CNM365 Chào ngày mới 22 tháng 1 Ngày 22 tháng 1 năm 1909 – ngày sinh U Thant, nhà ngoại giao người Miến Điện, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc (mất năm 1974). Ngày 22 tháng 1 năm 1984, Apple Inc. giới thiệu máy tính Macintosh đầu tiên thông qua phim quảng cáo trên truyền hình. Ngày 22 tháng 1 năm 1968, Chương trình ngăn chặn mới của Mỹ mục đích nhằm thiết lập một hệ thống thám báo điện tử ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc qua đường mòn Hồ Chí Minh, gồm 2 hệ thống phối hợp với nhau: hệ thống thám báo tự động (Igloo White) và hệ thống đánh phá tự động (Commando Hunt) được triển khai,
22 tháng 1
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
22 tháng 1 là ngày thứ 22 của năm theo lịch Gregory. Sau ngày này còn 343 ngày trong năm thường hoặc 344 ngày trong năm nhuận.
Sự kiện
Sinh
- 1552 – Walter Raleigh, quý tộc, tác gia, binh sĩ, điệp viên, nhà thám hiểm người Anh (m. 1618)
- 1553 – Mori Terumoto, quân phiệt người Nhật Bản (m. 1625)
- 1561 – Francis Bacon, triết gia người Anh (m. 1626)
- 1788 – Lord Byron, thi nhân người Anh (m. 1824)
- 1849 – August Strindberg, tác gia người Thụy Điển (m. 1912)
- 1869 – Grigori Yefimovich Rasputin, tu sĩ người Nga, tức 9 tháng 1 theo lịch Julius (m. 1916)
- 1877 – Hjalmar Schacht, kinh tế gia, chính trị gia người Đức (m. 1970)
- 1879 – Mikhail Velikanov, nhà thủy văn học người Nga và Liên Xô, tức 10 tháng 1 theo lịch Julius (m. 1964)
- 1891 – Antonio Gramsci, triết gia và chính trị gia người Ý (m. 1937)
- 1892 – Marcel Dassault, doanh nhân người Pháp, thành lập Dassault Aviation (m. 1986)
- 1901 – Walther Sommerlath, doanh nhân người Đức (m. 1990)
- 1908 – Lev Landau, nhà vật lý học người Nga, đoạt giải Nobel, tức 9 tháng 1 theo lịch Julius (m. 1968)
- 1909 – U Thant, nhà ngoại giao người Miến Điện, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc (m. 1974)
- 1914 – Giacôbê Nguyễn Văn Mầu, giám mục người Việt Nam (m. 2013)
- 1914 – Sisowath Sirik Matak, thành viên vương thất và chính trị gia người Campuchia (m. 1975)
- 1930 – Hildegard Goss-Mayr, nhà thần học, nhà hoạt động người Áo
- 1931 – Sam Cooke, ca sĩ người Mỹ (m. 1964)
- 1931 – Nguyễn Kiến Giang, nhà hoạt động chính trị, nhà báo người Việt Nam (m. 2013)
- 1936 – Vương Đỉnh Xương, chính trị gia người Singapore, Tổng thống Singapore (m. 2002)
- 1936 – Alan J. Heeger, nhà hóa học người Mỹ, đoạt giải Nobel
- 1955 – Neil Bush, doanh nhân người Mỹ
- 1965 – Diane Lane, diễn viên người Mỹ
- 1965 – Chintara Sukapatana, diễn viên người Thái Lan
- 1966 – Hữu Châu, diễn viên người Việt Nam
- 1969 – Hứa Tình, diễn viên người Trung Quốc
- 1971 – Stan Collymore, cầu thủ bóng đá người Anh
- 1973 – Rogério Ceni, cầu thủ bóng đá người Brasil
- 1977 – Nakata Hidetoshi, cầu thủ bóng đá người Nhật Bản
- 1982 – Fabricio Coloccini, cầu thủ bóng đá người Argentina
- 1984 – Raica Oliveira, người mẫu người Brasil
- 1985 – Mohamed Sissoko, cầu thủ bóng đá người Mali
- 1988 – Marcel Schmelzer, cầu thủ bóng đá người Đức
Mất
- 239 – Tào Duệ, tức Ngụy Minh Đế, hoàng đế của triều Tào Ngụy, tức ngày Đinh Hợi (1) tháng giêng năm Kỉ Mùi theo lịch của Tào Ngụy (s. 205)
- 1170 – Vương Trùng Dương, đạo sĩ người Trung Quốc, tức 4 tháng giêng năm Canh Dần (s. 1113)
- 1666 – Shah Jahan, hoàng đế của Đế quốc Mogul (s. 1592)
- 1901 – Victoria của Anh Quốc (s. 1819)
- 1922 – Fredrik Bajer, chính trị gia người Đan Mạch, đoạt giải Nobel (s. 1837)
- 1922 – Giáo hoàng Biển Đức XV (s. 1854)
- 1973 – Lyndon B. Johnson, Tổng thống Hoa Kỳ (s. 1908)
- 1995 – Phùng Quán, tác gia người Việt Nam (s. 1932)
- 2005 – Consuelo Velázquez, nghệ sĩ dương cầm và nhà sáng tác người Mexico (s. 1924)
- 2007 – Ngô Quang Trưởng, tướng lĩnh người Việt Nam (s. 1929)
- 2007 – Cha Pierre, tu sĩ người Pháp (s. 1912)
- 2008 – Heath Ledger, diễn viên người Úc (s. 1979)
- 2008 – Cao Văn Viên, tướng lĩnh người Việt Nam (s. 1921)
- 2009 – Lương Vũ Sinh, nhà văn người Trung Quốc (s. 1926)
- 2014 – Lê Hiếu Đằng, nhà hoạt động chính trị người Việt Nam (s. 1944)
Những ngày lễ
 |
Wikimedia Commons có thêm thư viện hình ảnh và phương tiện truyền tải về 22 tháng 1 |
Tham khảo
U Thant
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
- Trong tên người Miến Điện này, U là một kính ngữ.
Thant ( /θɑːnt/; tiếng Miến Điện: သန့်; MLCTS: san.; Phát âm tiếng Myanma: [θa̰ɴ]; 22 tháng 1 năm 1909 – 25 tháng 11 năm 1974), gọi kính trọng là U Thant ( /ˌuː ˈθɑːnt/) là một nhà ngoại giao người Miến Điện và là Tổng thư ký thứ ba của Liên Hiệp Quốc từ năm 1961 đến năm 1971; là người ngoài châu Âu đầu tiên giữ chức vụ này. Thant có quê tại Pantanaw, ông theo học tại Trường trung học Quốc gia và tại Đại học Rangoon. Trong thời gian tình hình chính trị tại Miến Điện trở nên căng thẳng, ông giữ quan điểm ôn hòa và đặt bản thân giữa dân tộc chủ nghĩa nhiệt thành và trung thành với Anh. Ông là một người bạn thân của thủ tướng đầu tiên của Miến Điện là U Nu, và giữ một số chức vụ trong nội các của Nu từ năm 1948 đến năm 1961. Thant có thái độ bình tĩnh và khiêm tốn, giúp ông được đồng sự kính trọng.
Ông được bổ nhiệm làm Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc vào năm 1961 sau khi người tiền nhiệm là Dag Hammarskjöld thiệt mạng trong một vụ rơi máy bay. Trong nhiệm kỳ đầu của mình, Thant tạo thuận lợi cho đàm phán giữa Tổng thống Hoa Kỳ John F. Kennedy và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô Nikita Khrushchev trong Khủng hoảng tên lửa Cuba. Tháng 12 năm 1962, Thant ra lệnh tiến hành Chiến dịch Grand Slam, kết thúc nổi loạn ly khai tại Congo. Ông được tái bổ nhiệm làm Tổng thư ký vào ngày 2 tháng 12 năm 1966. Trong nhiệm kỳ thứ hai của mình, Thant nổi tiếng vì công khai chỉ trích hành vi của Hoa Kỳ trong Chiến tranh Việt Nam. Ông giám sát quá trình gia nhập Liên Hiệp Quốc của một số quốc gia mới độc lập tại châu Phi và châu Á. Thant từ chối phục vụ nhiệm kỳ thứ ba và nghỉ hưu vào năm 1971. Thant qua đời do ung thư phổi vào năm 1974. Là một tín đồ Phật giáo nhiệt thành và là nhà ngoại giao Miến Điện đầu tiên phục vụ trên trường quốc tế, Thant được dân cư Miến Điện ngưỡng mộ rộng khắp và hết sức kính trọng. Khi chính phủ quân sự từ chối vinh danh ông, bạo loạn bùng phát tại Rangoon. Tuy nhiên, chính phủ tiến hành trấn áp mãnh liệt khiến hàng chục người tử vong.
Sinh hoạt ban đầu
Thant là con cả trong bốn anh em, ông sinh tại Pantanaw, Miến Điện thuộc Anh trong một gia đình địa chủ và buôn gạo tương đối giàu có. Cha của ông là Po Hnit từng theo học tại Calcutta, Po Hnit là người duy nhất trong thị trấn có thể giao thiệp tốt bằng tiếng Anh. Po Hnit là thành viên sáng lập của Hội Nghiên cứu Miến Điện, và giúp thành lập báo The Sun (Thuriya) tại Rangoon. [3] Mặc dù các thành viên trong gia đình ông thuộc dân tộc Miến và tôn sùng Phật giáo, song cha của Thant theo lời Thant Myint-U (cháu ngoại của U Thant) có tổ tiên xa là “những người đến từ cả Ấn Độ và Trung Quốc, tín đồ Phật giáo và Hồi giáo, cũng như người Shan và người Mon“.[4] Po Hnit hy vọng rằng cả bốn người con trai của mình đều có bằng đại học. Những người con trai khác là Khant, Thaung, và Tin Maung trở thành các chính trị gia và học giả.[3]
Po Hnit thu thập được một thư viện cá nhân gồm nhiều sách của Mỹ và Anh, và tạo thói quen đọc sách cho các con. Do đó, Thant trở thành một người mê đọc sách và bạn cùng trường gán biệt danh cho ông là “nhà triết học”. Ngoài đọc sách, ông còn tham gia nhiều môn thể thao như đi bộ đường dài, bơi, và chơi Chinlone. Ông theo học tại Trường trung học Quốc gia tại Pantanaw. Năm 11 tuổi, Thant tham gia bãi khóa chống Đạo luật Đại học 1920. Ông có ước muốn trở thành một ký giả và khiến gia đình ngạc nhiên khi viết một bài cho tạp chí Union of Burma Boy Scouts (Liên hiệp nam hướng đạo sinh Miến Điện). Năm ông 14 tuổi, cha ông qua đời và một loạt tranh chấp thừa kế khiến cho mẹ của Thant là Nan Thaung cùng bốn người con lâm vào thời kỳ khó khăn về tài chính.[8]
Sau khi cha qua đời, Thant tin rằng bản thân không thể lấy bằng cử nhân bốn năm và thay vào đó ông theo học hai năm lấy chứng chỉ sư phạm tại Đại học Rangoon vào năm 1926. Do là con cả, ông phải hoàn thành các nghĩa vụ làm con của mình và chịu trách nhiệm với gia đình. Tại đại học, Thant cùng với thủ tướng tương lai là Nu theo học lịch sử do D. G. E. Hall giảng dạy. Nu được một người họ hàng xa của cả hai nhờ chăm sóc cho Thant, và hai người sớm trở thành bạn thân. Thant được bầu làm đồng thư ký của Hiệp hội triết học tại đại học và thư ký của Hội Văn chương và Tranh luận. Tại Rangoon, Thant gặp J.S. Furnivall, người thành lập Câu lạc bộ Sách Miến Điện và tạp chí The World of Books– nơi Thant thường xuyên đóng góp. Furnivall thuyết phục Thant hoàn thành khóa đại học bốn năm và tham gia phục vụ công vụ song Thant từ chối. Sau khi có chứng chỉ, ông trở lại Pantanaw để giảng dạy tại Trường trung học Quốc gia với thân phận giáo viên cấp cao vào năm 1928. Ông thường xuyên tiếp xúc với Furnivall và Nu, viết bài và tham gia các cuộc thi dịch thuật của The World of Books.
Năm 1931, Thant giành giải nhất kỳ Khảo thí giáo viên toàn Miến Điện và trở thành hiệu trưởng ở tuổi 25. Thant thường xuyên đóng góp cho một số báo chí dưới bút danh “Thilawa” và dịch một số sách, trong đó có một cuốn về Hội Quốc Liên.[15] Những người có ảnh hưởng lớn đến ông là chính trị gia Công đảng Anh Stafford Cripps, Tôn Trung Sơn và Mahatma Gandhi. Trong thời gian căng thẳng chính trị tại Miến Điện, Thant giữ quan điểm ôn hòa giữa dân tộc chủ nghĩa nhiệt thành và trung thành với Anh.
Công chức
Thant cùng Nu năm 1955 khi tản bộ lúc sáng sớm
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản chiếm đóng Miến Điện từ năm 1942 đến 1945. Người Nhật đưa Thant đến Rangoon để lãnh đạo Ủy ban Tái tổ chức Giáo dục. Tuy nhiên, Thant không có bất kỳ thực quyền nào và trở lại Pantanaw. Khi người Nhật ra lệnh cưỡng bách học tiếng Nhật trong các trường trung học tại Pantanaw, Thant bất chấp lệnh và hợp tác với phong trào kháng Nhật đang phát triển.
Năm 1948, Miến Điện giành độc lập từ Anh. Nu trở thành thủ tướng của Miến Điện độc lập, người này bổ nhiệm Thant làm giám đốc truyền thông vào năm 1948. Đến lúc này, nội chiến bùng phát tại Miến Điện, người Karen bắt đầu khởi nghĩa và Thant liều mạng đến các trại của người Karen nhằm đàm phán về hòa bình. Đàm phán đổ vỡ, và đến năm 1949 phiến quân đốt cháy quê ông, trong đó có cả nhà ông. Phiến quân từng đẩy tiền tuyến đến nơi chỉ cách thủ đô Rangoon bốn dặm Anh (~6,4 km) song bị đánh lui. Sang năm sau, Thant được bổ nhiệm làm thư ký của chính phủ Miến Điện trong Bộ Thông tin. Từ năm 1951 đến năm 1957, Thant là thư ký của thủ tướng, viết các bài phát biểu cho U Nu, dàn xếp các chuyến đi ngoại quốc của ông ta, và gặp các khách ngoại quốc. Trong toàn thời kỳ này, ông là bạn tâm giao và cố vấn thân cận nhất của U Nu.
Ông cũng tham gia một số hội nghị quốc tế và là thư ký của Hội nghị thượng định Á-Phi lần thứ nhất vào năm 1955 tại Bandung, Indonesia, là sự kiện khai sinh Phong trào Không liên kết. Từ năm 1957 đến năm 1961, ông là đại biểu thường trực của Miến Điện tại Liên Hiệp Quốc và trở nên tích cực tham gia trong các cuộc đàm phán về Ageria độc lập. Năm 1961, Thant được bổ nhiệm làm chủ tịch của Ủy ban Liên Hiệp Quốc về Congo. Chính phủ Miến Điện trao cho ông huân chương Maha Thray Sithu.[17]
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc
Tháng 9 năm 1961, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Dag Hammarskjöld thiệt mạng trong một tai nạn máy bay trên đường đến Congo. Hội đồng Bảo an gấp rút tìm kiếm một tổng thư ký mới, song lâm vào bế tắc trong vòng vài tuần sau đó, nguyên nhân là Hoa Kỳ và Liên Xô không thể đồng thuận về bất kỳ ứng cử viên nào do các thành viên khác đề xuất. Các siêu cường không còn phản đối khi các đại biểu từ các quốc gia nhỏ và Phong trào Không liên kết đề cử Thant tiếp tục nhiệm kỳ còn lại của Hammarskjöld. Ngày 3 tháng 11 năm 1961, Thant được Đại hội đồng nhất trí bầu làm quyền tổng thư ký, theo tiến cử của Hội đồng Bảo an trong Nghị quyết 168. Ngày 30 tháng 11 năm 1962, Đại hội đồng nhất chí bổ nhiệm ông làm tổng thư ký trong một nhiệm kỳ sẽ kết thúc vào ngày 3 tháng 11 năm 1966. Trong nhiệm kỳ đầu tiên, ông giành được uy tín rộng rãi do vai trò của mình trong tháo ngòi nổ Khủng hoảng tên lửa Cuba và kết thúc Nội chiến Congo. Ông cũng phát biểu rằng mình muốn làm dịu căng thẳng giữa các đại cường trong khi phục vụ tại Liên Hiệp Quốc.[18]
Nhiệm kỳ thứ nhất
Trong một thời khắc nguy cấp—khi các cường quốc hạt nhân dường như khởi đầu một cuộc chay đua xung đột-sự can thiệp của Tổng thư ký làm chuyển hướng các tàu của Liên Xô hướng đến Cuba và bị Hải quân ta chặn. Đây là bước đầu tiên không thể thiếu trong giải pháp hòa bình khủng hoảng Cuba.
—
Adlai Stevenson, Ủy ban Ngoại giao Thượng viện Hoa Kỳ khóa 88, 13 tháng 3 năm 1963
Chưa đầy một năm trên cương vị Tổng thư ký, Thant phải đối diện với một thách thức nguy cấp là tháo ngòi nổ Khủng hoảng tên lửa Cuba, thời khắc thế giới tiến gần nhất đến chiến tranh hạt nhân. Ngày 20 tháng 10 năm 1962, hai ngày trước khi tuyên bố công khai, Tổng thống Hoa Kỳ John F. Kennedy trưng cho Thant các ảnh trinh sát trên không của máy bay U-2 về các căn cứ tên lửa của Liên Xô tại Cuba. Tổng thống Hoa Kỳ sau đó ra lệnh “cách ly” hải quân nhằm loại bỏ toàn bộ vũ khí tấn công từ các tàu của Liên Xô đi hướng về Cuba. Trong khi đó, các tàu của Liên Xô tiếp cận khu vực cách ly. Để tránh đối đầu hải quân, Thant đề xuất rằng Hoa Kỳ sẽ đảm bảo không xâm chiếm Cuba để đổi lấy việc Liên Xô rút tên lửa. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô Khrushchev hoan nghênh đề xuất, nó tạo cơ sở cho các đàm phán tiếp theo. Khrushchev còn chấp thuận đình chỉ vận chuyển tên lửa trong khi đang diễn ra đàm phán.[21] Tuy nhiên, ngày 27 tháng 10 năm 1962, một máy bay U-2 bị bắn hạ trên không phận Cuba, khiến khủng hoảng thêm sâu sắc. Kennedy chịu áp lực mãnh liệt từ Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân và Ủy ban Hành pháp là phải xâm chiếm Cuba, song ông ta hy vọng Thant đóng vai trò trung gian và sau đó đáp lại hai cơ quan này, “Mặt khác chúng ta có U Thant, và chúng ta không muốn đánh đắm một chiếc tàu…ngay giữa khi U Thant được cho là đang thu xếp để người Nga ở ngoài.”
Các cuộc đàm phán tiếp tục, Hoa Kỳ chấp thuận tháo dỡ các tên lửa tại Thổ Nhĩ Kỳ và đảm bảo không bao giờ xâm chiếm Cuba để đổi lấy việc loại bỏ các tên lửa Liên Xô tại Cuba. Thant đi máy bay đến Cuba và thảo luận cùng Fidel Castro để cho phép các thanh sát viên tên lửa Liên Hiệp Quốc giám sát và trao trả thi thể phi công U-2 bị bắn hạ. Fidel Castro tức giận trước việc Liên Xô chấp thuận loại bỏ tên lửa mà không cho ông biết, do vậy thẳng thừng bác bỏ bất kỳ thanh sát viên Liên Hiệp Quốc nào, song trao trả thi thể phi công, Hoạt động thanh sát được phi cơ và chiến hạm Hoa Kỳ thực hiện trên biển. Khủng hoảng được giải quyết và một cuộc chiến giữa các siêu cường bị ngăn chặn.
Mặc dù thể hiện là một người theo chủ nghĩa hòa bình và một tín đồ Phật giáo sùng đạo, ông không lưỡng lự sử dụng vũ lực khi cần thiết. Trong Nội chiến Congo năm 1962, quân ly khai dưới quyền Moise Tshombe liên tục tấn công lực lượng của Liên Hiệp Quốc tại Congo. Trong tháng 12 năm 1962, sau khi lực lượng Liên Hiệp Quốc phải chịu một cuộc tấn công liên tục kéo dài bốn ngày tại Katanga, Thant ra lệnh tiến hành “Chiến dịch Grand Slam” nhằm mục tiêu để lực lượng Liên Hiệp Quốc hoạt động hoàn toàn tự do trên toàn Katanga. Chiến dịch tỏ ra kiên quyết và kết thúc nổi loạn ly khai. Đến tháng 1 năm 1963, thủ đô của quân ly khai là Elizabethville rơi vào tay lực lượng Liên Hiệp Quốc.
Do vai trò của ông trong việc tháo ngòi nổ khủng hoảng Cuba và các nỗ lực duy trì hòa bình khác, đại biểu thường trực của Na Uy tại Liên hiệp Quốc truyền tin cho Thant rằng ông sẽ được trao giải Nobel Hòa bình 1965. Ông khiêm tốn đáp lại “Chẳng phải Tổng thư ký chỉ làm công việc của mình khi hành động vì hòa bình sao?” Trên phương diện khác, Chủ tịch Gunnar Jahn của ủy ban giải Nobel Hòa bình vận động mãnh liệt chống lại việc trao giải cho Thant, và cuối cùng giải được trao cho UNICEF. Bất đồng kéo dài trong ba năm và không có giải Nobel hòa bình nào được trao vào năm 1966 và 1967, khi Gunnar Jahn phủ quyết hữu hiệu việc trao giải cho Thant.[25] Một thuộc cấp của Thant, và cũng từng được trao giải Nobel là Ralph Bunche phê bình quyết định của Gunnar Jahn là “bất công thô bạo đối với U Thant.”
Đêm trước Giáng Sinh năm 1963, xung đột liên cộng đồng bùng phát tại Síp. Người Síp gốc Thổ Nhĩ Kỳ rút vào các khu tách biệt của họ, khiến chính phủ trung ương hoàn toàn nằm dưới quyền kiểm soát của người Síp gốc Hy Lạp. Một “lực lượng kiến tạo hòa bình” được lập ra dưới quyền chỉ huy của Anh song không thể kết thúc chiến đấu, và một hội nghị về Síp được tổ chức tại Luân Đôn trong tháng 1 năm 1964 kết thúc trong bất đồng. Ngày 4 tháng 3 năm 1964, giữa nguy cơ thù địch gia tăng về quy mô, Hội đồng Bảo an nhất trì cấp quyền cho Thant lập một lực lượng duy trì hòa bình tại Síp, với ủy thác giới hạn trong ba tháng nhằm ngăn chặn tái diễn giao tranh và khôi phục trật tự. Hội đồng còn yêu cầu tổng thư ký bổ nhiệm một nhà trung gian nhằm tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho vấn dề Síp. Thant bổ nhiệm Galo Plaza Lasso làm trung gian song người này từ chức khi báo cáo của ông ta bị Thổ Nhĩ Kỳ bác bỏ trong tháng 3 năm 1965, và trách nhiệm người dàn xếp hết hiệu lực.[26]
Tháng 4 năm 1964, Thant chấp thuận để Tòa Thánh làm quan sát viên thường trực. Dường như không có sự tham gia của Hội đồng Bảo an hay Đại hội đồng trong quyết định này.[27]
Nhiệm kỳ thứ hai
Thant được Đại hội đồng tái bổ nhiệm làm Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc vào ngày 2 tháng 12 năm 1966, theo tiến cử nhất trí của Hội đồng Bảo an. Nhiệm kỳ của ông tiếp tục đến khi ông nghỉ hưu vào ngày 31 tháng 12 năm 1971. Trong nhiệm kỳ này, ông giám sát quá trình hàng chục quốc gia mới tại châu Á và châu Phi gia nhập Liên Hiệp Quốc và là một đối thủ kiên quyết của apartheid tại Nam phi. Ông cũng cho lập nhiều cơ quan, quỹ và chương trình phát triển và môi trường của Liên Hiệp Quốc, như Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), Đại học Liên Hiệp Quốc, Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển, Viện Liên Hiệp Quốc về Đào tạo và Nghiên cứu (UNITAR), và Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc. Chiến tranh Sáu Ngày giữa các quốc gia Ả Rập và Israel, Mùa xuân Praha và sau đó là Liên Xô xâm chiếm Tiệp Khắc, và Chiến tranh Ấn Độ–Pakistan 1971 kéo theo khai sinh Bangladesh đều diễn ra trong nhiệm kỳ thứ hai của ông trong vai trò tổng thư ký.
U Thant họp cùng Tổng thống Hoa Kỳ Lyndon B. Johnson tại Nhà Trắng, ngày 21 tháng 2 năm 1968.
Ông bị chỉ trích tại Hoa Kỳ và Israel vì chấp thuận rút lực lượng Liên Hiệp Quốc khỏi Sinai vào năm 1967 theo yêu cầu từ Tổng thống Ai Cập Nasser.[28] Đại biểu thường trực của Ai Cập thông báo cho Thant rằng chính phủ Ai Cập quyết định kết thúc sự hiện diện của lực lượng Liên Hiệp Quốc tại Sinai và Dải Gaza, và yêu cầu các bước rút quân càng sớm càng tốt. Thant không có lựa chọn nào khác ngoài chấp thuận. Liên Hiệp Quốc sau đó phát biểu “Do Israel từ chối chấp thuận UNEF trên lãnh thổ của họ, lực lượng chỉ được triển khai bên phía Ai Cập của biên giới, và do đó nhiệm vụ của họ hoàn toàn tùy thuộc sự thỏa thuận của Ai Cập với tư cách quốc gia chủ nhà. Một khi sự thỏa thuận là triệt thoái, hoạt động của họ không còn được duy trì.”[29]
Khủng hoảng Síp lại nổi lên vào tháng 11 năm 1967, song đe dọa can thiệp quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ được ngăn chặn, phần lớn là do Hoa Kỳ phản đối. Các cuộc đàm phán được tiến hành giữa Cyrus Vance đại diện cho hoa Kỳ và José Rolz-Bennett nhân danh tổng thư ký nhằm tìm một giải pháp. Thương thảo liên cộng đồng bắt đầu trong tháng 6 năm 1968, thông qua các quan chức của tổng thư ký, nằm trong quá trình tìm giải pháp. Thương thảo bế tắc, song Thant đề xuất một công thức để tái kích hoạt chúng dưới bảo trợ của đại diện đặc biệt của ông là B.F. Osorio-Tafall, và chúng khôi phục vào năm 1972, sau khi Thant rời chức vụ.[26]
Mối quan hệ từng hữu hảo với chính phủ Hoa Kỳ của ông nhanh chóng xấu đi khi ông công khai chỉ trích hành vi của Hoa Kỳ trong Chiến tranh Việt Nam.[30] Các nỗ lực của ông về đàm phán hòa bình trực tiếp giữa Hoa Kỳ và miền Bắc Việt Nam cuối cùng bị chính phủ Johnson bác bỏ.
Nghỉ hưu
Ngày 23 tháng 1 năm 1971, Thant dứt khoát tuyên bố rằng dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào ông cũng không sẵn sàng cho một nhiệm kỳ tổng thư kỳ thứ ba. Trong nhiều tuần lễ, Hội đồng Bảo an bế tắc trong tìm kiếm một người kế nhiệm trước quyết định cuối cùng là để Kurt Waldheim kế nhiệm Thant làm tổng thư ký vào ngày 21 tháng 12 năm 1971, chỉ mười ngày trước khi nhiệm kỳ thứ hai của Thant kết thúc. Không giống như hai người tiền nhiệm, Thant nghỉ hưu sau mười năm giao thiệp với toàn bộ các đại cường quốc. Năm 1961, khi ông lần đầu được bổ nhiệm, Liên Xô nỗ lực kiên quyết về công thức nhóm ba tổng thư ký, mỗi người đại diện cho mỗi khối trong Chiến tranh Lạnh, nhằm duy trì tính bình đẳng trong Liên Hiệp Quốc giữa các siêu cường. Đến năm 1966, khi Thant được tái bổ nhiệm, toàn bộ các đại cường quốc, trong cuộc bỏ phiếu nhất trí của Hội đồng Bảo an, xác nhận tầm quan trọng của chức vụ tổng thư ký cùng các chức vụ dưới quyền, một đóng góp hiển nhiên của Thant.
Trong diễn văn tạm biệt trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, Tổng thư ký Thant phát biểu rằng ông cảm thấy rất nhẹ nhõm khi thoát khỏi gánh nặng của chức vụ.[31] Trong một bài xã luận xuất bản khoảng ngày 27 tháng 12 năm 1971, tán dương Thant, The New York Times viết rằng “những lời khuyên khôn ngoan của người đàn ông tận tụy cho hòa mình này sẽ vẫn cần thiết sau khi ông nghỉ hưu”. Bài xã luận có tiêu đề “The Liberation of U Thant” (Sự giải phóng của U Thant.
Sau khi nghỉ hưu, Thant được bổ nhiệm làm một thành viên cấp cao trong Học viện Adlai Stevenson về sự vụ quốc tế. Ông dành những năm cuối đời để viết sách và và ủng hộ sự phát triển của một cộng đồng toàn cầu thực sự và các chủ đề chung khác mà ông từng nỗ lực xúc tiến trong thời gian giữ chức tổng thư ký. Trong thời gian tại nhiệm tổng thư ký, Thant sống tại Riverdale, Bronx, trong một bất động sản rộng 4,75 mẫu Anh (1,92 ha) gần 232nd Street, giữa các đại lộ Palisade và Douglas.[32]
Qua đời và di sản
Mộ của Thant, đường chùa Shwedagon, Rangoon.
Thant qua đời do ung thư phổi tại New York vào ngày 25 tháng 11 năm 1974. Đương thời, Miến Điện do chính phủ quân sự cai trị, họ từ chối vinh danh ông. Tổng thống Miến Điện đương thời là Ne Win đố kỵ với tầm vóc quốc tế của Thant và sự kính trọng của dân chúng Miến Điện dành cho ông. Ne Win cũng oán giận liên hệ thân thiết của Thant với chính phủ dân chủ của U Nu, tức chính quyền mà Ne Win lật đổ trong một cuộc đảo chính quân sự vào ngày 2 tháng 3 năm 1962. Ne Win ra lệnh không công chức nào được tham dự hay kỷ niệm an táng Thant. Từ trụ sở Liên Hiệp Quốc tại New York, thi thể của Thant được đưa về Rangoon, song không có đội quân danh dự hay các quan chức cấp cao hiện diện tại sân bay khi quan tài đến ngoại trừ Thứ trưởng giáo dục U Aung Tun, nhân vật này sau đó bị cách chức.[33] Ngày an táng Thant 5 tháng 12 năm 1974, hàng chục nghìn người xếp hàng trên đường phố Rangoon để biểu thị lòng kính trọng của họ. Quan tài của Thant được đặt tại trường đua Kyaikasan tại Rangoon trong vài giờ trước khi được an táng theo kế hoạch. Quan tài của Thant sau đó bị một nhóm sinh viên lấy đi ngay trước khi được đưa đi an táng theo kế hoạch trong một nghĩa trang bình thường tại Rangoon. Các sinh viên an táng Thant trong khuôn viên cũ của Hiệp hội sinh viên Đại học Rangoon (RUSU), là nơi Ne Win cho phá hủy vào ngày 8 tháng 7 năm 1962.[34]
Trong thời gian từ 5-11 tháng 12, các sinh viên cũng xây dựng một bảo tàng tạm thời về Thant trên khuôn viên của RUSU và có các diễn văn chống chính phủ. Trong những giờ đầu buổi sáng ngày 11 tháng 12 năm 1974, binh sĩ chính phủ xông vào trường, giết một số sinh viên đang bảo vệ bảo tàng tạm thời, đem quan tài Thant đi an táng tại chân chùa Shwedagon.[35] Hay tin binh sĩ đột kích Đại học Rangoon và dời quan tài của Thant, nhiều người làm loạn trên các đường phố tại Rangoon. Thiết quân luật được công bố tại Rangoon và khu vực xung quanh. Các sự kiện được gọi là khủng hoảng U Thant—các cuộc biểu tình do sinh viên lãnh đạo trước cách đối xử tệ của chính phủ với Thant song bị trấn áp.[35]
Sinh hoạt cá nhân
Thant cùng gia đình, trong đó có các em trai Khant, Thaung và Tin Maung, mẹ Nan Thaung, cùng con gái Aye Aye Thant và con rể Tyn Myint-U, năm 1964.
Thant có ba em trai là Khant, Thaung, và Tin Maung.[36] Ông kết hôn với Daw Thein Tin. Thant có hai con trai song đều mất sớm; Maung Bo mất khi còn sơ sinh, còn Tin Maung Thant ngã từ xe buýt khi thăm Yangon. Đám tang của Tin Maung Thant có sự tham gia của những quan chức cấp cao, và lớn hơn quốc tang của Phó Đề đốc Than Pe, một thành viên trong Hội đồng Cách mạng gồm 17 người và là bộ trưởng y tế và giáo dục. Thant còn lại một con gái, một con trai nuôi, năm cháu ruột, và năm chắt ruột. Cháu trai ruột duy nhất của ông là Thant Myint-U trở thành một sử gia và là cựu quan chức cấp cao của Cơ quan Liên Hiệp Quốc về chính vụ và là tác giả của The River of Lost Footsteps, một phần tiểu sử của Thant.
Trong nhiệm kỳ tổng thư ký của mình, Thant theo đuổi các báo cáo về UFO với một số quan tâm; năm 1967, ông sắp xếp cho nhà vật lý khí quyển người Mỹ James E. McDonald phát biểu trước Nhóm sự vụ ngoại không gian của Liên Hiệp Quốc về đề tài UFO.[37]
Giải thưởng, vinh dự
Thant thường miễn cưỡng nhận các giải thưởng và danh dự do bản tính khiên tốn cũng như liên hệ công khai với chúng. Ông từ chối vinh dự cao thứ nhì của Miến Điện mà chính phủ U Nu trao cho ông vào năm 1961. Khi ông được thông báo rằng giải Nobel Hòa bình 1965 sẽ được trao cho UNICEF do Chủ tịch Gunnar Jahn phủ quyết, theo lời Walter Dorn thì Thant cảm thấy vui lòng. Tuy nhiên, ông nhận giải Jawaharlal Nehru về Thông cảm quốc tế vào năm 1965,[38] giải Hòa bình Gandhi vào năm 1972, và hàng chục bằng danh dự khác.
Thant nhận bằng luật danh dự (LL.D) của Đại học Carleton, Học viện Williams, Đại học Princeton, Học viện Mount Holyoke, Đại học Harvard, Học viện Dartmouth, Đại học California tại Berkeley, Đại học Denver, Học viện Swarthmore, Đại học New York, Đại học Moskva, Đại học Queen’s, Học viện Colby, Đại học Yale, Đại học Windsor, Học viện Hamilton, Đại học Fordham, Học viện Manhattan, Đại học Michigan, Đại học Delhi, Đại học Leeds, Đại học Louvain, Đại học Alberta, Đại học Boston, Đại học Rutgers, Đại học Dublin (trường Ba Ngôi), Đại học Laval, Đại học Columbia, Đại học Philippines, và Đại học Syracuse. Ông cũng nhận bằng tiến sĩ thần học danh dự từ Giáo hội First Universal; tiến sĩ luật quốc tế từ Đại học Quốc tế Florida; tiến sĩ luật từ Đại học Hartford; tiến sĩ luật dân sự danh dự từ Đại học Colgate; tiến sĩ nhân văn từ Đại học Duke.[39]
Giải thưởng hòa bình U Thant do Nhóm Trầm tư Liên Hiệp Quốc lập ra để công nhận và vinh danh các cá nhân hoặc tổ chức có thành tựu xuất sắc hướng đến hòa bình thế giới. Nhóm này cũng đặt tên một đảo nhỏ tại East River đối diện trụ sở Liên Hiệp Quốc là đảo U Thant.[40] Jalan U-Thant (đường U-Thant) và thị trấn Taman U-Thant tại Kuala Lumpur, Malaysia cũng được đặt tên nhằm vinh danh ông.[41]
Tháng 12 năm 2013, nhờ nỗ lực của con gái Aye Aye Thant và cháu trai Thant Myint-U, nhà của Thant tại Yangon được chuyển thành một bảo tàng với các ảnh, tác phẩm và đồ dùng cá nhân của ông.[42]
Tham khảo
- ^ a ă Robert H. Taylor biên tập (2008). Dr. Maung Maung: Gentleman, Scholar, Patriot. Institute of Southeast Asian Studies. tr. 211–212. ISBN 978-981-230-409-4.
- ^ Thant Myint-U (2011). Where China Meets India: Burma and the New Crossroad of Asia. New York: Farrar, Straus and Giroux. tr. 76. ISBN 978-0-374-98408-3.
- ^ Franda, Marcus F. (2006). The United Nations in the 21st century: management and reform processes in a troubled organization. Rowman & Littlefield. p. 53. ISBN 978-0-7425-5334-7.
- ^ Naing, Saw Yan (January 22, 2009). Remembering U Thant and His Achievements. The Irrawaddy.
- ^ H.W. Wilson Company (1962). Current biography, Volume 23. H. W. Wilson Co.
- ^ “1962 In Review. United Press International.
- ^ “Kennedy Agrees to Talks on Thant Plan, Khrushchev Accepts It; Blockade Goes On; Russian Tanker Intercepted and Cleared”. New York Times. 26 tháng 10 năm 1962. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2014.
- ^ Geir Lundestad (2001). “The Nobel Peace Prize, 1901–2000”. Nobel Prize. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2014.
- ^ a ă “The Secretary-General – Developments under U Thant, 1961–1971”. National Encyclopedia. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2014.
- ^ Permanent Observer Mission of the Holy See to the United Nations, Interventions
- ^ Rikhye, Indar Jit (1980). The Sinai blunder: withdrawal of the United Nations Emergency Force leading to the Six-Day War of June 1967. Routledge. ISBN 978-0-7146-3136-3.
- ^ “Middle East UNEF: Background”. United Nations. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2014.
- ^ Dennen, Leon (August 12, 1968). U Thant Speaks No Evil on Czech Crisis. Daily News.
- ^ Whitman, Alden (November 26, 1974). “U Thant Is Dead of Cancer at 65; U Thant Is Dead of Cancer; United Nations Mourns” The New York Times.
- ^ Dunlap, David W. “Bronx Residents Fighting Plans Of a Developer”, The New York Times, November 16, 1987. Accessed 2008-05-04. “A battle has broken out in the Bronx over the future of the peaceful acreage where U Thant lived when he headed the United Nations. A group of neighbors from Riverdale and Spuyten Duyvil has demanded that the city acquire as a public park the 4,75 mẫu Anh (19.200 m2)[Chuyển đổi: Số không hợp lệ] parcel known as the Douglas-U Thant estate, north of 232d Street, between Palisade and Douglas Avenues.”
- ^ Asian almanac, Volume 13. (1975). s.n. p. 6809.
- ^ Smith, Martin (6 tháng 12 năm 2002). “General Ne Win”. The Guardian (London).
- ^ a ă Soe-win, Henry (June 17, 2008). Peace Eludes U Thant. Asian Tribune.
- ^ Bingham, June (1966). U Thant: The Search For Peace. Victor Gollancz. tr. 43.
- ^ Letter to U Thant / James E. McDonald. – Tucson, Ariz. : J.E. McDonald, 1967. – 2 s;Druffel, Ann; Firestorm: Dr. James E. McDonald’s Fight for UFO Science; 2003, Wild Flower Press; ISBN 0-926524-58-5
- ^ “List of the recipients of the Jawaharlal Nehru Award”. ICCR India. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2014.
- ^ “U Thant (Myanmar): Third United Nations Secretary-General”. United Nations. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2014.
- ^ Schneider, Daniel B. (6 tháng 10 năm 1996). “F.Y.I.”. The New York Times.
- ^ List of roads in Kuala Lumpur
- ^ Kyaw Phyo Tha (23 tháng 12 năm 2013). “At U Thant’s Rangoon Home, an Exhibit to Inspire”. The Irrawaddy. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2014.
Nguồn chủ yếu
Đọc thên
- Bernard J. Firestone (2001). The United Nations under U Thant, 1961–1971. Metuchen, N.J: Scarecrow Press. ISBN 0-8108-3700-5.
- Ramses Nassif (1988). U Thant in New York, 1961–1971: A Portrait of the Third UN Secretary-General. New York: St. Martin’s Press. ISBN 0-312-02117-8.
- U Thant (1978). View from the UN. Garden City, N.Y: Doubleday. ISBN 0-385-11541-5.
Liên kết ngoài
 |
Wikimedia Commons có thêm thư viện hình ảnh và phương tiện truyền tải về U Thant |
Apple Inc.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Apple Inc. |
 |
Loại hình
|
Công ty công nghệ |
Mã niêm yết |
NASDAQ: AAPL, LSE:0HDZ, FWB: APC |
Ngành nghề |
Phần cứng máy tính · Phần mềm máy tính, phụ kiện, thiết bị di động |
Thành lập |
1 tháng 4, 1976 (Cupertino, California, Mỹ) |
Người sáng lập |
Steve Jobs, Steve Wozniak, Ronald Wayne[1] |
Trụ sở chính |
Cupertino, California, Mỹ |
Số lượng trụ sở
|
437[2][3] (2014) |
Khu vực hoạt động |
Toàn thế giới |
Nhân viên chủ chốt
|
Tim Cook (CEO) |
Sản phẩm |
|
Dịch vụ |
|
Doanh thu |
US$ 182,795 tỉ (2014)[4] |
|
US$ 52,503 tỉ (2014)[4] |
Lợi nhuận ròng |
US$ 39,510 tỉ (2014)[4] |
Tổng tài sản |
US$ 231,839 tỉ (2014)[4] |
Tổng vốn chủ sở hữu |
US$ 111,547 tỉ (2014)[4] |
Số nhân viên
|
98.000 (2014)[5] |
Công ty con |
FileMaker Inc., Anobit, Braeburn Capital, Beats Electronics |
Website |
www.apple.com |
Apple Inc. là một tập đoàn công nghệ máy tính của Mỹ có trụ sở chính đặt tại Silicon Valley (Thung Lũng Si-li-côn) ở San Francisco, tiểu bang California. Apple được thành lập ngày 1 tháng 4 năm 1976 dưới tên Apple Computer, Inc., và đổi tên thành Apple Inc. vào đầu năm 2007. Với lượng sản phẩm bán ra toàn cầu hàng năm là 13,9 tỷ đô la Mỹ (2005), 74 triệu thiết bị iPhone được bán ra chỉ trong một quý 4 năm 2014 và có hơn 98.000 nhân viên ở nhiều quốc gia, sản phẩm là máy tính cá nhân, phần mềm, phần cứng, thiết bị nghe nhạc và nhiều thiết bị đa phương tiện khác. Sản phẩm nổi tiếng nhất là máy tính Apple Macintosh, máy nghe nhạc iPod (2001), chương trình nghe nhạc iTunes, điện thoại iPhone (2007), máy tính bảng iPad (2010) và đồng hồ thông minh Apple Watch (2014-2015) hoạt động trên nhiều quốc gia trên thế giới.
Theo bảng xếp hạng do hãng nghiên cứu thị trường toàn cầu Millward Brown thực hiện vào năm 2014, Apple đã bị Google soán ngôi thương hiệu đắt giá nhất thế giới sau 3 năm liên tiếp giữ ngôi quán quân. Theo bảng xếp hạng này Google xếp vị trí đầu bảng, Apple đứng vị trí thứ hai, tiếp theo lần lượt là IBM, Microsoft, McDonald’s, Coca Cola, Visa…[6]
Sáng lập
Ba nhà sáng lập ra Apple là Steve Wozniak, Steve Jobs và Ronald Wayne. Trước khi trở thành đồng sáng lập công ty Apple Computer Inc., Steve Wozniak đã từng là một kỹ sư điện tử và năm 1975 ông bắt đầu tham dự vào Homebrew Computer Club.
Vào thời điểm đó tổng quát chỉ có hai hãng sản xuất microcomputer-CPU là Intels 8080 giá 179$ và Motorola 6800 giá 170$. Wozniak ưa chuộng phiên bản 6800, nhưng mà không có ý tưởng cho những sản phẩm của họ. Vì vậy ông tự thỏa mãn bằng cách xem xét, học hỏi và thiết kế máy vi tính trên giấy, đến khi ông được lời khuyên cho một cái CPU. Đó là một ý tưởng xuất sắc nhất xảy ra cho thị trường máy tính.
Khi MOS Technologies cho ra sản phẩm nổi tiếng 6502 giá 25$ năm 1976, Wozniak đồng thời bắt đầu phát triển một ấn hành BASIC cho con chip này. Khi ông hoàn thành xong, ông bắt đầu thiết kế một chiếc máy vi tính, cho BASIC có thể chạy được. Phiên bản 6502 đã được thiết kế bởi nhiều người, họ cũng là người thiết kế phiên bản 6800, khi rất nhiều người ở Silicon Valley rời khỏi chỗ làm việc để được độc lập. Wozniaks trước bản vẽ máy vi tính yêu cầu chỉ một chút thay đổi mới có thể chạy được con chip mới này.
Ông hoàn thành xong bộ máy và đem nó theo hội nghị Homebrew Computer Club để trình bày hệ thống của mình. Ở đó ông gặp người bạn cũ là Steve Jobs, người rất thích thú về cơ hội buôn bán trong tương lai của những chiếc máy nhỏ này.
Thời kỳ đầu: 1976–1980
The
Apple I, Apple’s first product. Sold as an assembled circuit board, it lacked basic features such as a keyboard, monitor, and case. The owner of this unit added a keyboard and a wooden case.
Apple đã được thành lập vào ngày 1 tháng 4 năm 1976 bởi Steve Jobs, Steve Wozniak, và Ronald Wayne,[1] để bán bộ sản phẩm máy vi tính cá nhân Apple I. Sản phẩm này được xây dựng bởi Wozniak[7][8] và lần đầu tiên được công bố tại Homebrew Computer Club.[9] Apple I được bán bao gồm bo mạch chủ (với CPU, RAM, và chip xử lý đồ họa cơ bản) ít hơn những gì mà chúng ta xem là một sản phẩm máy tính cá nhân hoàn thiện ngày nay.[10] Apple I bắt đầu bán vào tháng 7 năm 1976 với giá thị trường là $666,66 (thời giá 1976, đã điều chỉnh lạm phát).[11][12][13][14][15]
Apple đã hợp nhất vào ngày 3 tháng 1 năm 1977[16] mà không có Wayne, ông ta đã bán lại toàn bộ số cổ phần của mình cho Jobs và Wozniak với số tiền là $800. Một nhà triệu phú Mike Markkula đã giúp đỡ bằng những kinh nghiệm kinh doanh thiết yếu và một khoản đầu tư trị giá $250.000 trong suốt giai đoạn non trẻ của Apple.[17][18]
Những năm tiếp theo
Sau khi trải qua cuộc tranh đấu chức vị giám đốc điều hành với John Sculley giữa năm 1980, Jobs rời khỏi Apple và sáng lập NeXT Computer. Tiếp theo, trong cuộc thử nghiệm để cứu vãn hoạt động của hãng, Apple mua lại NeXT, và lúc này Jobs trở lại vị trí lãnh đạo Apple. Công việc đầu tiên của ông là phát triển iMac, đã cứu sống Apple khỏi cảnh phá sản.
Một dòng máy tính xách tay Macintosh, PowerBook được sản xuất bắt đầu vào năm 1990. Những sản phẩm khác của Apple là ProDOS, Mac OS og A/UX, kết nối sản phẩm AppleTalk và chương trình nghe nhạc QuickTime. Những sản phẩm không được trình bày nữa chẳng hạn như Apple Power Mac G4 Cube và Apple Newton.
Những sản phẩm mới kết hợp những cái khác Apple AirPort, sử dụng kết nối các loại máy tình khác nhau mà không sử dụng cổng cable. Ngoài ra iBook và G5. Năm 1998 Apple thay đổi thiết kế iMac và phát triển đồng thời sản phẩm Mac OS X.
Apple Computer và sản phẩm PowerBook và sau này là iBook và iMac có thể xem phim và TV. Vào thời điểm đó Apple giới thiệu đoạn phim quảng cáo PowerBook, đoạn phim được lấy từ Mission Impossible. Các sản phẩm của Apple còn có các chương trình TV 24 Timer.
Tháng 10 năm 2001, Apple giới thiệu sản phẩm máy nghe nhạc iPod cầm tay. Phiên bản đầu tiên có ổ đĩa 5 GB, và chứa khoảng 1000 bài hát nhưng khá cồng kềnh và không được mọi người chú ý. Jonathan Ive là người thiết kế, và ông đã nâng cấp các thế hệ iPod nhiều lần. Năm 2002 Apple thỏa thuận với các hãng ghi âm về việc bán nhạc trên iTunes Music Store. Với gian hàng này mọi người có thể sử dụng để mà ghi đĩa CD, phân chia và chơi nhạc trên ba máy vi tính và tất nhiên chuyển bài hát lên máy nghe nhạc iPod.
Hơn hai triệu bài hát đầu tiên đã được bán trên iTunes Music Store trong vòng 16 ngày; mọi người mua qua máy Macintosh. Chương trình iTunes cũng hoạt động trên Windows.
Vào ngày 9 tháng 1 năm 2007, Apple chính thức giới thiệu chiếc iPhone đầu tiên của hãng với thiết kế đột phá bằng nhôm và có màn hình cảm ứng điện dung 3.5 inch và hệ điều hành (được gọi là iPhone chạy OS X) mượt mà dễ dùng cùng con chip lõi đơn nhưng chưa chạy được trên băng tần mạng 3G.
Ngày 9 tháng 6 năm 2008, Apple trình làng iPhone 3G, và đúng như cái tên, smartphone này chạy trên băng tần 3G.
Năm 2009, Apple ra mắt iPhone 3GS, chiếc smartphone được nâng cấp đáng kể về phần cứng lẫn phần mềm, nâng cấp camera lên đến 3MP, quay phim 480p và cùng với phần mềm iPhone OS 3 tích hợp chức năng Copy, Paste, chỉnh sửa văn bản dạng kính lúp thông minh, tích hợp La bàn số, Voice Control.
Tháng 1 năm 2010, Apple đã cho ra mắt dòng sản phẩm đột phá mới với những tính năng phục vụ như cầu giải trí: iPad. iPad có thể nói là “mô hình phóng lớn” của iPhone với những tính năng xem phim, nghe nhạc, đọc e-book, sao lưu hình ảnh được sử dụng với công nghệ cảm ứng siêu đặc biệt. iPad được cải tiến với hơn 150.000 ứng dụng cùng với các tính năng lướt web, dò đường, quản lý tài liệu cá nhân,…
Tháng 6 năm 2010, Apple cho ra mắt chiếc iPhone 4, chiếc smartphone thiết kế cao cấp với hai mặt kính và khung kim loại, màn hình độ phân giải cao nhất với độ phân giải 960×640 pixel được gọi là màn hình Retina, cùng với vi xử lý Apple A4 (ARM Cortex A8) mạnh mẽ và bộ nhớ Ram 512 MB và camera nâng cấp lớn lên đến 5 MP quay phim 720p với 30 khung hình 1 giây và có đèn Led ở đằng sau, đây cũng là chiếc smartphone được trang bị camera trước với độ phân giải VGA và tính năng gọi video call lần đầu tiên có tên là Facetime độc quyền của Apple.
Ngày 4 tháng 10 năm 2011, Apple đã làm một sự kiện để cho ra mắt dòng iPhone 4S với chip lõi kép A5 và camera 8MP và tính năng trợ lý ảo Siri thông minh.
Năm 2012, chiếc iPhone 5 được ra đời, là chiếc iPhone có màn hình 4 inch đầu tiên chạy vi xử lý A6 và có 1GB RAM. iPad sản xuất series iPad Mini, màn hình XGA và vi xử lý Apple A5.
Năm 2013, iPhone 5S ra đời, là chiếc iPhone đầu tiên có vi xử lý Apple A7 cấu trúc 64-bit và công nghệ bảo mật cảm biến vân tay có tên là Touch ID cùng khả năng quay video 120 khung hình 1 giây. Đồng thời iPhone 5C đa màu sắc ra đời thay thế cho thế hệ iPhone 5 với chip A6, nhưng vỏ nhựa. Nên trên phương diện nào đó thì iPhone 5C chưa thành công.
Tháng 9 năm 2014, bộ đôi iPhone 6/6 Plus ra đời với màn hình 4,7 và 5,5 inch với tên gọi màn hình là Retina HD, chip A8 và Camera có khả năng quay video Slowmotion 240 khung hình 1 giây, quay Video 1080p với 60 khung hình 1 giây và dịch vụ thanh toán Apple Pay kèm theo đó Apple ra mắt Apple Watch, một trong những chiếc đồng hồ chạy Watch OS thông minh của Apple, tháng 10 iPad Air 2 cũng được ra mắt. iPad Air 2 cũng là sản phẩm sử dụng vi xử lý A8X 64-bit đầu tiên có lõi ba, RAM 2GB.
Năm 2015, bộ đôi iPhone 6S/6S Plus ra đời với kích thước màn hình giống với iPhone 6/6 Plus, cùng với chip A9 đang là con chip trên smartphone mạnh nhất hiện nay cùng với tốc độ đọc ghi dữ liệu nhanh hơn cả bộ nhớ UFs 2.0, camera được nâng lên 12MP với khả năng quay video 4K và chế độ Live Photos kèm tính năng Retina Flash khi chụp hình bằng camera Facetime 5MP về đêm, lần đầu tiên iPhone 6S/6S Plus được trang bị cảm ứng lực mang tên 3D Touch và có thêm màu Vàng Hồng cùng với các màu còn lại như màu Vàng, màu Bạc và màu Xám Không Gian, và iPad Pro 12.9 inch cũng là sản phẩm vô cùng mạnh mẽ với vi xử lý A9X 64-bit cùng bộ nhớ RAM 4 GB với kỳ vọng thay thế laptop = tablet.
Tháng 3 Năm 2016, Apple ra mắt chiếc iPhone SE có màn hình 4 inch với thiết kế như iPhone 5S nhưng cấu hình lại giống hệt như iPhone 6S nhưng không được trang bị màn hình cảm ứng lực 3D Touch, iPhone SE được thêm màu Vàng Hồng, iPad Pro 9.7 inch được ra mắt và nâng cấp về Camera lên 12MP có tính năng Live Photos như trên iPhone 6S và khả năng quay video 4K và có đèn Flash ở đằng sau, cùng với camera Facetime 5MP với tính năng Retina Flash, iPad Pro 9.7 inch ra mắt nhằm vào những người không thích Tablet màn hình to như iPad Pro 12.9 inch và được thêm màu Vàng Hồng.
Ngày 7 tháng 9 năm 2016, Apple trình làng iPhone 7 và iPhone 7 Plus cùng thay đổi cải tiến như bổ sung màu Jet Black và loại bỏ màu Space Gray và thay thế bằng màu Black, chống nước chống bụi IP 67, vi xử lí A10 Fusion mạnh mẽ hơn, iPhone 7 vẫn là camera đơn nhưng Mô đun camera to hơn và có ổn định hình ảnh quang học OIS, còn iPhone 7 Plus được tích hợp hai camera, chức năng của hai camera của iPhone 7 Plus là zoom quang học 2x và chụp xoá phông ở chế độ Chân dung trong máy ảnh, cả hai đều có khẩu độ f 1.8 để chụp thiếu sáng tốt hơn và trang bị 4 đèn flash led True Tone, phím Home vật lí bị loại bỏ và thay thế bằng nút Home cảm ứng lực được giả lập tác lực các nấc ấn của người dùng bằng Tapic Engine, đồng thời máy bị loại bỏ cổng tai nghe 3.5mm, iPhone 7 và 7 Plus lần lượt các màu sắc như Jet Black, Black, Sliver, Gold, Rose Gold và kèm theo Apple Watch Series 2 ra mắt với vi xử lí S2 mạnh hơn, chống nước tận 50 mét và có GPS
Gần cuối tháng 3 năm 2017, Apple cho ra mắt iPhone 7 và 7 Plus màu đỏ để gây quỹ ủng hộ cho người nhiễm HIV AIDS, máy bán ra bắt đầu phiên bản 128 GB trở lên, cùng với đó Apple ra mắt iPad 2017 nhằm thay thế iPad Air 2 với cấu hình vi xử lí A9, iPad 2017 dày lên 7.5 mm.
Sản phẩm được Apple sản xuất
Chú thích
- ^ a ă Linzmayer, Ronald W. (1999). Apple Confidential: The Real Story of Apple Computer, Inc. No Starch Press. Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
không hợp lệ: tên “AppleConf” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
- ^ “Apple Store—Store List”. Apple Inc. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2008.
- ^ http://seekingalpha.com/article/115797-apple-inc-f1q09-qtr-end-12-27-08-earnings-call-transcript?source=front_page_transcripts&page=-1
- ^ a ă â b c “Apple FY14 Results” (XBRL). United States Securities and Exchange Commission. Ngày 20 tháng 10 năm 2014.
- ^ “Apple – Diversity – Inclusion inspires innovation.”. Apple.com. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2014.
- ^ “Top 10 thương hiệu đắt giá nhất thế giới năm 2014”. [[Dân trí (báo)|]]. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2014.
- ^ “IOL Technology – Co-founder tells his side of Apple story”.
- ^ “NPR: A Chat with Computing Pioneer Steve Wozniak”.
- ^ Wozniak, Stephen. Homebrew and How the Apple Came to Be, Digital Deli. Truy cập 2 tháng 3 năm 2007.
- ^ Kahney, Leander. Rebuilding an Apple From the Past, Wired, 19 tháng 11 năm 2002.
- ^ “BBC News: History of Technology”. 15 tháng 11 năm 2007. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2008.
- ^ “Computer History Museum (ComputerHistory.org)”. Truy cập January 19 năm 2008.
- ^ Game Makers (TV Show): Apple II. Originally aired 6 tháng 1 năm 2005.
- ^ “Picture of original ad featuring US666.66 price”.
- ^ Wozniak, Steven: “iWoz“, trang 180. W. W. Norton, 2006. ISBN 978-0-393-06143-7
- ^ Apple Investor Relations FAQ, và trở thành Apple Inc – tên chính thức vào thời điểm 2 tháng 3 năm 2007.
- ^ “Apple Chronology”. Fortune (CNN). 6 tháng 1 năm 1998. Truy cập 11 tháng 9 năm 2008.
- ^ “Apple Inc.[liên kết hỏng]” MSN Encarta. Truy cập 2 tháng 3 năm 2007. Lưu trữ 31 tháng 10 năm 2009.
Liên kết ngoài
 |
Wikimedia Commons có thư viện hình ảnh và phương tiện truyền tải về Apple Inc. |
Thể loại:
Vương Trùng Dương
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Vương Trùng Dương (1113 – 1170) là một đạo sỹ sống vào đời nhà Tống. Ông là người sáng lập ra Toàn Chân giáo, là Bắc Tông của Đạo giáo Trung Quốc.
Vương Trùng Dương tên thật là Vương Trung Phu (trong tiểu thuyết dựa Kim Dung “Thần điêu hiệp lữ“, tên của ông trước khi xuất gia là Vương Triết), tên tự là Duẫn Khanh, sinh ra tại Hàm Dương trong một gia đình giàu có. Thuở nhỏ ông chăm chỉ, tinh thông cả văn lẫn võ, lớn lên nhờ vậy mà nổi tiếng gần xa. Khi người Kim xâm lấn, ông tụ họp nhân dân nổi dậy chống lại nhưng không thành công.
Theo truyền thuyết, năm 1159, ông được gặp Lã Động Tân và Hán Chung Ly, hai vị tiên trong nhóm tám vị tiên sống ở Bồng Lai tiên đảo của Trung Quốc, được truyền thụ khẩu quyết luyện đan là Toàn Chân. Ý nói bảo toàn tam bảo (toàn tinh, toàn khí, toàn thần) hội tụ trung cung, kim đan thành tựu.
Từ đó ông chuyên tâm nghiên cứu Đạo giáo, đổi tên là Triết, tự là Tri Minh, thành lập ra Toàn Chân giáo. Tôn chỉ của Toàn Chân giáo là cứu giúp chúng sinh nên nhân dân rất kính trọng. Học trò tìm đến ông rất đông, nhưng ông dạy dỗ nghiêm khắc, thường đánh đập để thử thách nên cuối cùng chỉ còn lại bảy người. Đó chính là Toàn Chân thất tử.
Tiểu thuyết hoá
Vương Trùng Dương được Kim Dung tiểu thuyết hoá trở thành một nhân vật vắng mặt trong Xạ Điêu Tam Bộ Khúc.
Trong tác phẩm dựa Kim Dung “Võ Lâm Ngũ Bá”, tên “Trùng Dương” do sư phụ Thanh Hư chân nhân đặt, lấy ý ông đã chết rồi còn được cứu sống lại.
Trong truyện, Vương Trùng Dương mất trước khi thời đại Xạ Điêu bắt đầu. Những câu chuyện về ông thường được kể thông qua sư đệ Chu Bá Thông và các học trò của ông.
Theo đó, Vương Trùng Dương vốn khởi nghĩa chống quân Kim nhưng không thành. Ông quay về núi Chung Nam lập ra phái Toàn Chân. Ông lại có tình cảm với nữ hiệp Lâm Triều Anh nhưng không kết hôn, khiến nàng giận dỗi, chiếm lấy Hoạt tử nhân mộ của ông ở trên núi Chung Nam, từ đó hai người không nhìn mặt nhau.
Tại Hoa Sơn luận kiếm lần thứ nhất, Vương Trùng Dương được bầu là người võ công cao nhất, hiệu là Trung Thần Thông, được giữ bộ Cửu Âm chân kinh. 4 người còn lại là Đông Tà Hoàng Dược Sư, Tây Độc Âu Dương Phong, Nam Đế Đoàn Trí Hưng và Bắc Cái Hồng Thất Công.
Khi bệnh nặng, sắp mất, lo Âu Dương Phong tìm đến lấy chân kinh, ông liền giả chết. Âu Dương Phong tìm đến không phòng bị, bị ông đánh trọng thương bỏ chạy. Lúc đó Vương Trùng Dương mới mất hẳn.
Võ công
Võ công của Vương Trùng Dương là vô địch khi còn sống, nhưng Kim Dung lại không nói đến xuất xứ võ công của ông, chỉ nói ông từng một lãnh tụ chống nhà Kim, sau đó thất chí nên xuất gia làm đạo sĩ, tu tập các phép dưỡng sinh của Đạo gia. Từ đó ta có thể tạm suy luận rằng võ công của ông được sáng tạo bằng cách tổng kết các phép cận chiến từ chiến trận và phép khí công của Đạo gia. Sau đây là một số võ công của Vương Trùng Dương nói riêng và của Toàn Chân giáo nói chung:
- Tiên Thiên công: môn nội công thượng thặng của Vương Trùng Dương, có tác dụng đả thông kỳ kinh bát mạch, tu luyện đến mức tận cùng cũng không thua kém gì Cửu Âm chân kinh vì theo lời Vương Trùng Dương, có luyện thêm nữa cũng chỉ là thiên hạ đệ nhất mà thôi. Theo lời Chu Bá Thông đây cùng với Nhất Dương Chỉ của Đại Lý Đoàn Nam Đế là 1 trong 2 môn nội công mang tính khắc Cáp Mô Công, chuyên dùng để đối phó với Tây Độc. Khi sắp mất, Vương Trùng Dương biết Âu Dương Phong không bỏ ý định cướp kinh nên đến Đại Lý trao đổi môn võ này với Nam Đế đổi lấy Nhất Dương Chỉ. Vì ông sợ khi ông mất thì không ai áp chế được Âu Dương Phong nữa nên mới truyền thụ môn võ này cho Nam Đế để Âu Dương Phong phải kiêng dè vì hiện tại Nam Đế học được cả hai môn võ có thể khắc chế được y. Tuy nhiên, có thể hiểu được môn nội công này rất khó luyện, muốn tu luyện thì điều kiện rất khắc nghiệt, vì trong truyện ngay cả Chu Bá Thông, Toàn Chân thất tử và các đệ tử của họ cũng không có ai được truyền thụ. Theo sự suy vi của phái Toàn Chân và sự diệt vong của Đại Lý, môn võ công này cũng thất truyền.
- Toàn Chân tâm pháp: theo lời Quách Tĩnh đây là tâm pháp Đạo gia huyền môn chính tông, được diễn hóa từ Tiên Thiên Công nhưng không khắc nghiệt, trái lại rất dễ tu luyện, có tác dụng dưỡng sinh. Tu luyện lúc đầu thì chậm chạp, nhưng càng về sau thì càng cao cường, vì là huyền môn chính tông nên không sợ tẩu hỏa nhập ma. Cách tu luyện theo lời Mã Ngọc chỉ các phép thổ nạp (hô hấp) kết hợp với các động tác đi, đứng, nằm, ngồi kết hợp với khẩu quyết độc môn của phái Toàn Chân để tạo ra nội công lưu chuyển trong cơ thể. Người tu luyện càng loại bỏ tạp niệm thì tiến bộ càng nhanh, những người chân chất như Quách Tĩnh không có tạp niệm nên tiến bộ thấy rõ. Triệu Chí Kính truyền thụ cho Dương Quá chỉ nói khẩu quyết nhưng không chỉ cách hô hấp và các động tác nên Dương Quá không học được môn nội công này.
- Tam Hoa Tụ Đỉnh chưởng
- Kim Nhạn công: khinh công độc môn của Toàn Chân giáo. Mã Ngọc lúc đầu dạy cho Quách Tĩnh bằng cách buộc Quách Tĩnh vào sợi dây, truyền thụ khẩu quyết và yêu cầu Quách Tĩnh leo lên vách đá. Khi Quách Tĩnh thành thạo rồi thì tự mình dùng Kim Nhạn công để leo lên vách đá mà không cần dùng dây buộc. Lúc giao đấu với Kim Luân Pháp Vương trên tường thành Tương Dương, Quách Tĩnh lúc rơi xuống đã dùng Kim Nhạn Công đạp lên tường thành mà chạy thẳng lên nhảy vào trong thành.
- Toàn Chân kiếm pháp: kiếm pháp độc môn của Toàn Chân giáo. Theo lời kể của các nhân vật trong truyện, trong lần Hoa Sơn luận kiếm, Vương Trùng Dương dựa vào bộ kiếm pháp này mà đánh bại quần hùng. Chiêu mạnh nhất của bộ kiếm pháp là “Nhất khí hóa Tam Thanh“.
- Nhất Dương Chỉ: Vương Trùng Dương dùng Tiên Thiên công đổi môn võ này với Đoàn Nam Đế. Khi Âu Dương Phong đến cướp kinh, Vương Trùng Dương nhảy ra từ trong quan tài, dùng Nhất Dương Chỉ đánh vào my tâm (giữa 2 mắt) của Âu Dương Phong, phá Cáp Mô Công của y và buộc y phải chạy về Tây Vực.
- Thiên Cương Bắc Đẩu trận: trận pháp được Vương Trùng Dương sáng tạo dựa trên chòm sao Bắc Đẩu, cần có bảy người để lập trận. Trận pháp này Vương Trùng Dương lưu lại để đối phó với những cao thủ như Ngũ Tuyệt còn lại vì không có đồ tử đồ tôn nào có võ công cao bằng ông. Trận pháp này khi thiết lập thì ngay cả Đông Tà Hoàng Dược Sư cũng rất khó phá giải. Trận pháp này nguyên chỉ cần 7 người, nhưng khi đối đầu đại địch có thể huy động 7*7=49 người để lập thành Thiên Cương Bắc Đẩu Đại trận. Sau này khi Toàn Chân thất tử còn lại 5 người (Mã Ngọc và Đàm Xứ Đoan đã chết), đã cùng sáng tạo ra 1 chiêu “Thất Tinh tụ hội” dựa trên Thiên Cương Bắc Đẩu trận để thoát khỏi sự lệ thuộc vào trận pháp.
- Cửu Âm chân kinh: tuy không tu luyện, nhưng Vương Trùng Dương đã xem qua kinh thư. Khi bị Lâm Triêu Anh phá hết võ công độc môn của mình, Vương Trùng Dương đã khắc một số võ công của Cửu Âm chân kinh lên tường đá ở Cổ Mộ, chuyên dùng để phá giải võ công của Lâm Triêu Anh cùng với câu nói: “Trùng Dương cả đời, không thua kém ai!”.
- Ngoài ra còn một số môn võ công yêu cầu thân đồng tử mới luyện thành. Chu Bá Thông nói rằng nếu không phải mất thân đồng tử thì đã tu luyện mấy môn võ công này để đánh bại Hoàng Dược Sư.
Phim ảnh
Vương Trùng Dương (中神通王重陽) cũng là tên của một bộ phim võ hiệp TVB năm 1992 xây dựng từ hình ảnh trong tiểu thuyết của Kim Dung, do Trịnh Y Kiện Ekin Cheng thủ vai Vương, Châu Huệ Mẫn thủ vai Trình Nhược Thi, mẹ Vương Trùng Dương, Lương Bội Linh (Fiona Leung – 梁藝齡) vai Lâm Triều Anh.
Xem thêm
Tham khảo
Liên kết ngoài
|
Tiểu thuyết |
|
|
Nhân vật |
Nhân vật chính |
|
|
Các võ sư |
|
|
Khác |
|
|
|
Môn phái |
|
|
Phim |
Anh hùng xạ điêu |
|
|
Thần điêu hiệp lữ |
|
|
Ỷ Thiên Đồ Long ký |
|
|
Khác |
|
|
|
Truyền hình |
Anh hùng xạ điêu |
|
|
Thần điêu hiệp lữ |
|
|
Ỷ Thiên Đồ Long ký |
|
|
Khác |
|
|
|
|
|
Chiến dịch Igloo White
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chiến dịch Igloo White là một kế hoạch của Hoa Kỳ trong Chiến tranh Việt Nam nhằm thiết lập một hệ thống thám báo tự động ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc qua đường mòn Hồ Chí Minh. Chiến dịch được triển khai từ năm 1968
Bối cảnh
Sau cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968, Hàng rào điện tử McNamara đã chứng tỏ sự vô hiệu của nó trong việc ngăn chặn sự tiếp viện của Bắc Việt qua Trường Sơn. Chứng kiến sự thiếu hiệu quả của một tuyến hàng rào cố định, giới quân sự Mỹ chuyển sang dùng một hệ thống ngăn chặn linh hoạt dựa trên kỹ thuật viễn thông quân sự hiện đại. Tổng thống Nixon coi phương sách mới này là có hiệu quả hơn trong việc thực hiện mục tiêu chiến lược. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ C. Cliford liền huy động các quân chủng tham gia Chương trình ngăn chặn mới. Chương trình này gồm 2 hệ thống phối hợp với nhau: hệ thống thám báo tự động (Igloo White) và hệ thống đánh phá tự động (Commando Hunt).
Igloo White
Igloo White có nghĩa đen là “mái lều tròn tuyết trắng”, một loại lều của thổ dân Esquimo ở Bắc Cực. Trung tâm chỉ huy của Igloo White được đặt tại Nakhon Phanom, Thái Lan. Với 2 máy tính khổng lồ IBM 360/65, trung tâm này quán xuyến toàn bộ những thiết bị điện tử được rải xuống khắp 40.000 km² trên Trường Sơn. Chúng kiểm soát từng vùng theo mã số, đánh hơi người, bắt âm thanh theo các tần số, phát hiện những vật di động, xác định thời gian và địa điểm… rồi thông báo tức thì cho loại máy bay Night Hawk đến đánh phá. Chi phí cho toàn bộ hệ thống thám báo tự động này là 1,7 tỷ USD.[1]
Các thiết bị điện tử
Máy bay QU-22B Pave Eagle sử dụng trong Chiến dịch Igloo White
Những thiết bị điện tử gồm khoảng gần 100 loại khác nhau được rải xuống Trường Sơn, được mệnh danh là những “thám tử giấu mặt”, những “kẻ gác đường”. Có những máy radar nhỏ rải rác khắp các nẻo đường để phát hiện tiếng động hoặc tía hồng ngoại do các xe cơ giới phát ra, báo về trung tâm chỉ huy. Có những máy đánh hơi được mùi amoniac trong mồ hôi để gọi máy bay oanh tạc tới. Trong số các loại thiết bị này, có thể kể đến một số loại phổ biến:
- SPIKE BUOY: Cảm ứng âm thanh do máy bay thả xuống đất, lẫn màu cây cỏ, lặng lẽ phát hiện các tiếng động: chân đi, xe chạy, người nói, chó sủa, gà gáy… được truyền tất cả về trung tâm.
- ACOU BUOY: Loại máy cảm ứng có dù do máy bay thả xuống các khu rừng, treo bám trên cành cây, lẫn vào lá, rất khó phát hiện, làm nhiệm vụ tương tự loại trên.
- ADSID: Cảm ứng địa chấn có tần số nhỏ nhất ròi báo tín hiệu về cho trung tâm, được thả xuống từ máy bay. Thường được lực lượng bộ đội gọi là “cây nhiệt đới”.
- ACOUSID: Máy cảm ứng địa chấn và âm thanh tương tự ADSID, nhưng có thêm chức năng truyền âm thanh.
Để phòng khi sóng bị nhiễu (do đối phương phá sóng, do ảnh hưởng vật lý…), giới kỹ thuật Mỹ còn chế tạo một số phương tiện hỗ trợ như máy chuyển tiếp, đặt trên phi cơ không người lái QU-22B bay ở độ cao lớn, đi được vào vùng có hoả lực phòng không dày đặc, nhận tín hiệu từ mặt đất rồi chuyển về trung tâm. Sau đó, họ còn chế tạo thêm trạm chuyển tiếp tự động (DART), hay chương trình bảo trợ Commando Bolt, tức hệ thống điều hành toàn bộ hệ thống trinh sát điện tử để có thể chỉ huy tự động, đảm bảo cho không quân Mỹ không kích chính xác trong mọi hoàn cảnh thời tiết.[2]
Sự đối phó của Bắc Việt
Tuy Hoa Kỳ đã sử dụng trong chiến dịch này những phương tiện kỹ thuật tối tân nhất, nhưng họ đã nhanh chóng gặp phải những giải pháp chống đỡ khôn ngoan của lực lượng bộ đội Trường Sơn. Ở các binh trạm thường thành lập các nhóm chuyên trách săn tìm các thiết bị do thám, là nhưng người rất thông thạo trong việc định vị và tháo dỡ chúng. Theo Đại tá Hồ Minh Trí, nguyên là Tư lệnh Sư đoàn 473, các thiết bị này rất khó phát hiện và chỉ có thể sử dụng mắt thường để tìm. Các máy cảm ứng thường có cấu tạo thêm một bộ phận tự huỷ để chống tháo gỡ. Trước tiên phải làm liệt chi tiết này, và các thao tác đã được nghiên cứu, học tập và phổ biến ngay. Với loại có dù treo cao trên ngọn cây, nếu cao quá thì bắn huỷ, nếu thấp thì hạ xuống rồi vô hiệu hoá. Với các loại “cây nhiệt đới” (ADSID, ACOUSID) thì cắt ngay cần ăng ten. Đối với những loại khó tháo gỡ thì đơn giản nhất là áp 200g thuốc nổ vào (gói theo kiểu bộc phá) rồi cho nổ cắt đôi khí tài là xong. Đánh lừa các thiết bị này cũng là một giải pháp được sử dụng phổ biến. Những máy phát hiện nhiệt năng của động vật bị đánh lừa, khi thay cho những đoàn quân đi lại là những đoàn súc vật. Những máy phát hiện mùi mồ hôi cũng bị đánh lừa bằng những lọ nước tiểu của người và gia súc được treo trong những tuyến đường “không trọng điểm”, làm cho phía Mỹ luôn bị báo động rằng đang có hàng sư đoàn địch đi qua, khi máy bay tới dội bom cũng là lúc những đoàn quân đã di chuyển qua những con đường khác.[2][3] Về vấn đề này, Tư lệnh bộ đội Trường Sơn Đồng Sĩ Nguyên cho biết:
“ |
Tương tự Hàng rào điện tử McNamara, những thiết bị do thám thả xuống trông giống như cây rừng. Chúng được thả trong một khu vực có chiều rộng tới 100 cây số, bao trùm một mạng lưới giao thông của chúng tôi. Phải mất bảy ngày để tìm ra giải pháp. Rồi chúng tôi đưa xe tới gần chỗ có thiết bị đó và cho chạy đi chạy lại (để lừa phía Mỹ). Trong vòng vài tháng sau đó, người Mỹ tiếp tục thả máy do thám xuống trước khi ngưng hẳn. Phương cách này khiến chúng tôi mất một số xe khi máy bay Mỹ tấn công khu vực mà chúng tôi cố ý cho xe tải chạy để đánh lừa. Khi người Mỹ bị dụ tới một địa điểm khác, các đoàn xe của chúng tôi hoạt động an toàn hơn[3] |
” |
Không chỉ dừng lại ở đó, những kỹ sư, công binh kỹ thuật giỏi còn có thể tận dụng được các linh kiện của các thiết bị điện tử Mỹ. Có trường hợp họ còn dùng chính phương tiện của Mỹ để lừa máy bay và sở chỉ huy Mỹ, làm chúng lạc đích, thậm chí đánh vào nhau, như trường hợp binh trạm trưởng Nguyễn Khang của Binh trạm 34 đã từng dùng các sensor của Mỹ kết hợp với âm thanh trong đài cassette để khiến cho các căn cứ Mỹ bị giội bom. Chính biện pháp này đã gây hiểu lầm cho phía Mỹ rằng tình báo Bắc Việt đã thâm nhập các hệ thống thông tin của đối phương, và điều khiển pháo binh và không quân tấn công vào các đơn vị của Hoa Kỳ, như trong một số tài liệu mật của phía Mỹ mới được giải mật hồi tháng 1 năm 2008.[2]
Kết quả
Sau 2 năm, Chiến dịch Igloo White nói riêng và Chương trình ngăn chặn mới nói chung đã không thể thu được kết quả như mong muốn. Đến năm 1970, các thông tin của cơ quan tình báo chiến trường Mỹ đã khiến người ta phải sửng sốt. Theo đó, từ năm 1969 cho đến năm 1970, mức thâm nhập qua Trường Sơn lên tới 348 đoàn, trong đó có 46 tiểu đoàn trang bị mạnh, 24.530 tấn vũ khí, có 335 chuyến bay các loại bí mật thả vũ khí xuống các hành lang ở Lào.[2] John McConnell, Tham mưu trưởng Không quân Mỹ thừa nhận:
“ |
Không quân Mỹ đang phải gánh chịu những tổn thất to lớn trong cuộc chiến kỳ lạ để giành lấy những thắng lợi nhỏ nhoi… Tôi chưa bao giờ thất vọng như lúc này[4] |
” |
Sau khi Hàng rào McNamara bị chọc thủng, đến lượt kế hoạch Igloo White bị phá sản. Từ sau năm 1970, kỹ thuật quân sự Mỹ bế tắc, không tìm ra lời giải mới nào khả quan hơn[5] Tuy nhiên, kế hoạch này vẫn tiếp tục được kéo dài cho đến năm 1973, khi Hiệp định Paris được ký kết.
Chú thích
- ^ 5 đường mòn Hồ Chí Minh, Đặng Phong, NXB Tri Thức (trích theo The Vietnam War, Comprehensive and Illustrated History of the Conflict in Southeast Asia, London, p.26)
- ^ a ă â b 5 đường mòn Hồ Chí Minh, Đặng Phong, NXB Tri Thức
- ^ a ă Chân trần, chí thép (Bare Feet, Iron Will), James G. Zumwalt, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh
- ^ 5 đường mòn Hồ Chí Minh, Đặng Phong, NXB Tri Thức (trích theo Nguyễn Việt Phương, Trường Sơn đường Hồ Chí Minh huyền thoại, sđd, tập 1, tr.334)
- ^ 5 đường mòn Hồ Chí Minh, Đặng Phong, NXB Tri Thức (theo Nguyễn Việt Phương, sđd, tập 1 tr.327-322)
Xem thêm
Ukraina
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Ukraina (tiếng Ukraina: Україна, chuyển tự Latinh: Ukrayina) là một quốc gia thuộc khu vực Đông Âu. Ukraina giáp với Liên bang Nga về phía Đông, giáp với Belarus về phía Bắc, giáp với Ba Lan, Slovakia và Hungary về phía Tây, giáp với Rumani và Moldova về phía Tây Nam và giáp với biển Đen và biển Azov về phía Nam. Thành phố Kiev là thủ đô của Ukraina.
Lịch sử của Ukraina cũng như lịch sử Nga bắt đầu từ khoảng thế kỉ 9 sau công nguyên khi vùng đất này trở thành trung tâm của nền văn minh Đông Slav với quốc gia Rus Kiev hùng mạnh tồn tại đến thế kỉ 12. Khi đế quốc Mông Cổ của Thành Cát Tư Hãn trỗi dậy và bành trướng, Rus Kiev bị Mông Cổ đánh tan và chịu cảnh nô lệ suốt nhiều thế kỷ. Sau khi Mông cổ suy yếu, lãnh thổ của Ukraina lại bị phân chia giữa nhiều thế lực khác nhau tại châu Âu, cụ thể là Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga. Đến thế kỉ 19, khi Nga bành trướng và đánh bại hai địch thủ còn lại, hầu hết lãnh thổ của Ukraina đã nằm trong Đế quốc Nga. Năm 1922, Ukraina trở thành một nước đồng sáng lập Liên bang Xô viết và trở thành một nước cộng hòa theo thể chế xã hội chủ nghĩa nằm trong Liên Xô. Năm 1991, Liên Xô sụp đổ và Ukraina lại trở thành một quốc gia độc lập. Từ đó đến nay, Ukraina đã tiến hành mở cửa và xây dựng nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên kinh tế Ukraina vẫn gặp nhiều thách thức to lớn và đây vẫn là một trong những quốc gia có thu nhập bình quân thấp nhất châu Âu.
Ukraina là một quốc gia thống nhất gồm 24 tỉnh, một nước cộng hòa tự trị (Cộng hòa Tự trị Krym) và hai thành phố có địa vị pháp lý đặc biệt là Kiev và Sevastopol. Nước này theo thể chế cộng hòa bán tổng thống.
Lịch sử
Buổi đầu lịch sử
Khu định cư của con người trong lãnh thổ Ukraina ít nhất có từ năm 4500 trước Công Nguyên, khi nền văn hoá Cucuteni thời kỳ Đồ đá mới phát triển tại một khu vực lớn bao phủ nhiều vùng của Ukraina hiện đại gồm Trypillia và toàn bộ vùng Dnieper–Dniester. Trong thời kỳ đồ sắt, vùng đất này được cư trú bởi người Cimmeria, Scythia, và Sarmatia.[2] Từ năm 700 trước Công Nguyên tới 200 trước Công Nguyên nó là một phần của Vương quốc Scythian, hay Scythia. Sau này, các thuộc địa của Hy Lạp cổ đại, La Mã cổ đại, và Đế chế Đông La Mã, như Tyras, Olbia, và Hermonassa, đã được thành lập, bắt đầu ở thế kỷ thứ 6 trước Công Nguyên, trên bờ phía đông bắc Biển Đen, và trở nên thịnh vượng trong thế kỷ thứ 6th sau Công Nguyên. Người Goths sống trong vùng nhưng nằm dưới sự thống trị của người Hung từ những năm 370 sau Công Nguyên. Ở thế kỷ thứ 7, lãnh thổ đông Ukraina là trung tâm của Đại Bulgaria Cổ. Cuối thế kỷ đó, đa số các bộ tộc Bulgar di cư theo nhiều hướng và vùng đất lại rơi vào tay người Khazar.
Thời kỳ huy hoàng của Kiev
-
Bản đồ nước Rus Kiev hồi thế kỷ 11 Trong thời kỳ huy hoàng của Kiev, vùng đất
Nga bao trùm hầu hết Ukraina, Belarus, và tây Nga hiện nay.
Trong thế kỷ thứ 9, đa phần Ukraina hiện nay là nơi sinh sống của người Rus’, họ lập ra Nước Rus Kiev. Nước Rus Kiev bao gồm hầu như toàn bộ lãnh thổ Ukraina, Belarus hiện đại với một phần lớn lãnh thổ của nó nằm trong lãnh thổ nước Nga hiện nay. Trong thế kỷ thứ 10 và 11, nó trở thành nước lớn nhất và mạnh nhất ở Châu Âu.[3] Trong những thế kỷ tiếp sau, nó đặt nền móng cho tính đồng nhất quốc gia của người Ukraina và người Nga.[4] Kiev, thủ đô của Ukraina hiện đại, đã trở thành thành phố quan trọng nhất của Nga. Theo Biên niên sử Đầu tiên, giới thượng lưu Nga ban đầu gồm những người Varangian từ Scandinavia. Người Varangian sau này bị đồng hoá vào xã hội cư dân Slavơ địa phương và trở thành một phần của triều đại Nga đầu tiên là nhà Rurik.[4] Kievan Rus’ gồm nhiều công quốc do các Hoàng tử nhà Rurik có quan hệ huyết thống với nhau cai trị. Khu vực Kiev, công quốc thịnh vượng và có ảnh hưởng nhất, trở thành mục tiêu tranh giành giữa các hoàng tử nhà Rurik và là đích tối thượng cho cuộc tranh giành quyền lực của họ.
Thời kỳ huy hoàng của nước Rus Kiev bắt đầu với sự cai trị của Vladimir Vĩ đại (980–1015), ông đã đưa Rus’ theo Thiên Chúa giáo Byzantine. Trong thời cầm quyền của con trai ông, Yaroslav Thông thái (1019–1054), nước Rus Kiev đạt tới cực điểm phát triển văn hoá và quyền lực quân sự.[4] Tiếp sau đó là sự tan rã ngày càng nhanh của quốc gia khi các cường quốc trong vùng lại xuất hiện. Sau một cuộc nổi dậy cuối cùng dưới thời cai trị của Vladimir Monomakh (1113–1125) và con trai ông Mstislav (1125–1132), nước Rus Kiev cuối cùng tan rã thành nhiên công quốc sau cái chết của Mstislav.
Trong thế kỷ 11 và 12, những cuộc xâm lược thường xuyên của các bộ tộc Turk du mục như Pechenegs và Kipchak, gây ra những cuộc di cư lớn của dân cư Slavơ tới những vùng an toàn và có nhiều rừng cây hơn ở phía bắc.[5] Thế kỷ 13, cuộc xâm lược của Mông Cổ đã tàn phá nước Rus Kiev. Kiev bị phá huỷ hoàn toàn năm 1240.[6] Trên lãnh thổ Ukraina, nhà nước Kievan Rus’ được kế tục bởi các công quốc Galich (Halych) và Volodymyr-Volynskyi, chúng sáp nhập thành nhà nước Galicia-Volhynia.
Sự đô hộ của nước ngoài
-
Giữa thế kỷ 14, Galicia-Volhynia bị Casimir Đại đế của Ba Lan chinh phục, tuy vùng đất trung tâm của Nga, gồm cả Kiev, rơi vào tay Gediminas của Lãnh địa Đại công tước Litva sau Trận đánh trên Sông Irpen’. Sau năm 1386 Liên minh Krevo, một liên minh các triều đại giữa Ba Lan và Litva, hầu hết lãnh thổ Ukraina bị giới quý tộc Litva địa phương ngày càng Ruthenia hoá cai trị như một phần của Lãnh địa Đại công tước Litva. Ở thời điểm này, thuật ngữ Ruthenia và người Ruthenia như các phiên bản La tinh hoá của “Rus'”, bắt đầu được áp dụng rộng rãi cho vùng đất và con người Ukraina.[7]
Tới năm 1569, Liên minh Lublin thành lập Khối thịnh vượng chung Ba Lan-Litva, và một phần lớn lãnh thổ Ukraina được chuyển từ quyền cai trị chủ yếu Litva sang cho bộ máy hành chính Ba Lan, như nó đã được chuyển giao cho Vua Ba Lan. Dưới áp lực văn hoá và chính trị của quá trình Ba Lan hoá đa phần thượng Ruthenia chuyển theo Cơ đốc giáo và trở nên không thể phân biệt với giới quý tộc Ba Lan.[8] Vì thế, những người thường dân Ukraina, mất đi những người bảo hộ địa phương của mình trong giới quý tộc Ruthenia, quay sang tìm kiếm sự bảo hộ của người Cozak, họ luôn kiên quyết trung thành với chính thống giáo và có khuynh hướng quay sang dùng bạo lực chống lại những kẻ mà họ cho là kẻ thù, đặc biệt là nhà nước Ba Lan và những đại diện của nó.[9]
Khả hãn quốc Krym từng là một trong những cường quốc mạnh nhất ở Đông Âu cho tới cuối thế kỷ 17.
Giữa thế kỷ 17, một quân đội kiểu nhà nước của người Cozak, Đạo quân Zaporozhia được thành lập bởi những người Cozak sông Dnieper và các nông dân Ruthenia chạy trốn chế độ nông nô Ba Lan.[10] Ba Lan ít có quyền kiểm soát thực tế với vùng đất này, quả thực họ thấy rằng người Cossack là một lực lượng chiến đấu hữu hiệu chống lại người Thổ và người Tatar,[11] ở những thời điểm hai lực lượng liên kết trong các chiến dịch quân sự.[12] Tuy nhiên, quá trình tiếp tục nông nô hoá các nông dân của giới quý tộc Ba Lan được tăng cường thêm bởi tham muốn mãnh liệt khai thác nguồn nhân lực, và quan trọng nhất, là sự đàn áp Nhà thờ Chính thống được thúc đẩy bởi tham muốn của người Cossack rời bỏ Ba Lan.[11] Mong muốn của họ là có đại diện trong Sejm, công nhận các truyền thống Chính thống và sự mở rộng dần dần của Cossack Registry. Tất cả chúng đều bị giới quý tộc Ba Lan kịch liệt phản đối. Cuối cùng người Cozak quay sang tìm kiếm sự bảo hộ của Chính thống giáo Nga, một quyết định sau này sẽ dẫn tới sự sụp đổ của nhà nước Ba Lan-Litva,[10] và sự bảo tồn Nhà thờ Chính thống và tại Ukraina.[13]
Năm 1648, Bohdan Khmelnytsky lãnh đạo những cuộc nổi dậy lớn nhất của người Cossack chống lại Khối thịnh vượng chung và vua Ba Lan John II Casimir.[14] Bờ tả Ukraina cuối cùng sáp nhập vào Nga như Cossack Hetmanate, sau Hiệp ước Pereyaslav năm 1654 và cuộc Chiến tranh Nga Ba Lan sau đó. Sau cuộc phân chia Ba Lan ở cuối thế kỷ 18 bởi Phổ, nhà Habsburg của Áo, và Nga, Tây Ukraina Galicia bị Áo chiếm, trong khi phần còn lại của Ukraina dần bị sáp nhập vào Đế quốc Nga. Từ đầu thế kỷ 16 tới cuối thế kỷ 17 các nhóm cướp phá của người Tatar vùng Krym hầu như đột nhập hàng năm vào các vùng đất nông nghiệp Slavơ bắt người để bán làm nô lệ.[15] Sau sự sáp nhập Khả hãn quốc Crimea năm 1783, vùng này là nơi định cư của những người du cư từ các vùng khác của Ukraina.[16] Dù có những lời hứa trao cho Ukraina quyền tự trị trong Hiệp ước Pereyaslav, giới lãnh đạo Ukraina và người Cossack không bao giờ có tự do và tự trị mà họ chờ đợi từ Đế quốc Nga. Tuy nhiên, bên trong Đế chế, người Ukraina lên được những chức vụ cao nhất của nhà nước Nga, và Nhà thờ Chính thống Nga.[a] Ở giai đoạn sau này, chính quyền Sa hoàng tiến hành chính sách Nga hoá các vùng đất Ukraina, cấm sử dụng ngôn ngữ Ukraina trong xuất bản và công cộng.[17]
Cách mạng và Chiến tranh thế giới thứ nhất
-
Ukraina bước vào Chiến tranh thế giới thứ nhất bên cạnh cả phe Liên minh, với đế quốc Áo-Hung, và phe Hiệp ước, với Nga. 3.5 triệu người Ukraina chiến đấu trong Quân đội Đế quốc Nga, trong khi 250,000 người chiến đấu cho Quân đội Áo-Hung.[18] Trong cuộc chiến, chính quyền Áo-Hung thành lập Quân đoàn Ukraina để chiến đấu chống lại Đế quốc Nga. Quân đoàn này là nền tảng của Quân đội Galician Ukraina chiến đấu chống lại cả những người Bolshevik và Ba Lan trong giai đoạn hậu Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919–23). Những người bị nghi ngờ có các tình cảm thân Nga tại Áo bị đối xử tàn nhẫn. Lên tới 5,000 người ủng hộ Đế quốc Nga thuộc Galicia bị giam giữ và đưa vào các trại tập trung Áo tại Talerhof, Styria, và trong các khu rừng tại Terezín (hiện ở Cộng hoà Séc).[19]
Với sự sụp đổ của Đế quốc Nga và Áo-Hung sau chiến tranh và cuộc Cách mạng Nga năm 1917, một phong trào quốc gia Ukraina đòi quyền tự quyết tái xuất hiện. Trong giai đoạn 1917–20, nhiều nhà nước Ukraina riêng biệt xuất hiện trong một giai đoạn ngắn: Cộng hoà Nhân dân Ukraina, Hetmanate, Tổng cục Ukraina và Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Ukraina (hay Xô viết Ukraina, được đảng Bolshevik giúp đỡ) liên tiếp được thành lập trong các lãnh thổ cũ của Đế quốc Nga; đồng thời Cộng hoà Nhân dân Tây Ukraina xuất hiện một thời gian ngắn trong lãnh thổ của Áo-Hung cũ. Trong bối cảnh cuộc Nội chiến, một phong trào vô chính phủ được gọi là Hắc quân lãnh đạo bởi Nestor Makhno cũng phát triển ở miền Nam Ukraina.[20] Tuy nhiên với sự thất bại của Tây Ukraina trong Chiến tranh Ba Lan-Ukraina tiếp theo là sự thua trận của cuộc tấn công của Ba Lan bị những người Bolshevik đẩy lùi. Theo Hiệp ước Hoà bình Riga được ký kết giữa người Xô viết và Ba Lan, tây Ukraina chính thức bị sáp nhập vào Ba Lan đổi lại Ba Lan công nhận nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Ukraina vào tháng 3 năm 1919, sau này trở thành một thành viên sáng lập Liên bang Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết hay Liên xô tháng 12 năm 1922.[21]
Ukraina Xô viết giữa hai cuộc chiến
Poster tuyển lính với chủ đề đã được Ukraina hoá. Dòng chữ viết: “Con trai! Đăng ký vào trường
chỉ huy Đỏ, và việc bảo vệ
Xô viết Ukraina sẽ được đảm bảo.”
Sau cuộc cách mạng, chính phủ Xô viết phải đối đầu với sự tàn phá Ukraina. Hậu quả của chiến tranh là 1.5 triệu người chết và hàng trăm nghìn người mất nhà cửa. Xô viết Ukraina phải đối mặt với nạn đói năm 1921.[22] Chứng kiến một xã hội đang kiệt quệ, chính phủ Xô viết trở nên rất mềm dẻo trong thập kỷ 1920.[23] Vì thế, Văn hoá Ukraina và ngôn ngữ đã có sự phục hồi, bởi sự Ukraina hoá trở nên một phần địa phương của việc áp dụng chính sách Korenisation (nghĩa đen bản xứ hoá) trên khắp Liên xô.[21] Người Bolshevik cũng cam kết thực hiện chăm sóc y tế phổ thông, cung cấp các lợi ích giáo dục và an sinh xã hội, cũng như quyền làm việc và có nhà ở.[24] Các quyền của phụ nữ được tăng cường mạnh thông qua các bộ luật mới có mục đích loại bỏ những sự bất bình đẳng từ nhiều thế kỷ.[25] Hầu hết cách chính sách đó đã bị đảo ngược hồi đầu thập niên 1930 sau khi Iosif Stalin dần củng cố quyền lực để trên thực tế trở thành người lãnh đạo đảng cộng sản và một nhà độc tài của Liên bang Xô viết.
Nhà máy thuỷ điện
DniproGES đang được xây dựng khoảng năm 1930
Bắt đầu từ cuối thập niên 1920, Ukraina tham gia vào cuộc công nghiệp hoá Liên xô và sản phẩm công nghiệp của nước cộng hoà đã tăng gấp bốn lần trong thập niên 1930.[21] Tuy nhiên, cuộc công nghiệp hoá khiến tầng lớp nông dân phải trả giá đắt, về nhân khẩu họ là xương sống của quốc gia Ukraina. Để đáp ứng nhu cầu của quốc gia về nguồn lương thực ngày càng tăng, và để cung cấp tài chính cho cuộc công nghiệp hoá, Stalin tiến hành một chương trình tập thể hoá nông nghiệp khi nhà nước thu ruộng đất và gia súc của nông dân vào trong các trang trại tập thể và ép buộc thực hiện các chính sách bằng quân đội thường trực và cảnh sát mật.[21] Những người chống đối bị bắt giữ và trục xuất và hạn ngạch sản xuất gia tăng lại được đặt lên vai người nông dân. Sự tập thể hoá đã gây tác động tàn phá với sản xuất nông nghiệp. Bởi các thành viên của các nông trang tập thể không được phép nhận bất kỳ hoa lợi nào cho tới khi đạt mức hạn ngạch nộp thuế, sự thiếu ăn lan tràn khắp Liên bang Xô viết. Trong năm 1932–33, hàng triệu người chết đói trong một nạn đói do con người tạo ra được gọi là Holodomor.[c] Các học giả đang tranh cãi liệu nạn đói này có thích hợp với định nghĩa diệt chủng, nhưng nghị viện Ukraina và hơn một chục quốc gia khác công nhận nó là như vậy.[c]
Những thời gian công nghiệp hoá và Holodomor cũng trùng với cuộc tấn công của Liên xô vào giới tinh hoa chính trị và văn hoá quốc gia thường bị buộc tội “chệch hướng quốc gia”. Hai làn sóng đàn áp chính trị và truy tố của Stalin tại Liên bang Xô viết (1929–34 và 1936–38) đã dẫn tới sự giết hại 681,692 người; con số này gồm bốn phần năm giới tinh hoa văn hoá Ukraina và ba phần tư toàn bộ sĩ quan cao cấp của quân đội.[21][b]
Chiến tranh thế giới thứ hai
-
Sau cuộc Xâm lược Ba Lan vào tháng 9 năm 1939, quân đội Đức và Liên xô phân chia lãnh thổ Ba Lan. Vì thế, Đông Galicia và Volhynia với dân số Ukraina ở đó được tái thống nhất với phần còn lại của Ukraina. Sự thống nhất Ukraina lần đầu tiên trong lịch sử được hoàn thành và là sự kiện mang tính quyết định trong lịch sử đất nước.[26][27]
Sau khi Pháp đầu hàng Đức, România nhượng Bessarabia và bắc Bukovina theo các yêu cầu của Liên xô. Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Ukraina sáp nhập các quận phía bắc và phía nam của Bessarabia, bắc Bukovina, và vùng chiếm đóng Hertsa của Liên xô. Nhưng nó nhượng lại phần phía tây Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Tự trị Moldavia cho nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết Moldavia mới được thành lập. Toàn bộ những lãnh thổ giành được đó đều được quốc tế công nhận theo Các Hiệp ước Hoà bình Paris năm 1947.
Quân đội Đức xâm lược Liên xô ngày 22 tháng 6 năm 1941, khởi động một cuộc chiến tranh tổng lực kéo dài trong bốn năm liền. Liên minh phe Trục ban đầu tiến nhanh trước những nỗ lực tuyệt vọng nhưng không hiệu quả của Hồng quân. Trận bao vây Kiev, thành phố được ca ngợi như một “Thành phố anh hùng“, diễn ra bởi lo ngại sự kháng cự của Hồng Quân và dân chúng địa phương Hơn 600,000 binh sĩ Xô viết (hay một phần tư của Mặt trận phía Tây) bị giết hay bị bắt giữ tại đó.[28][29] Dù đại đa số người Ukraina chiến đấu bên cạnh Hồng quân và cuộc kháng chiến Xô viết,[30] một số thành phần quốc gia Ukraina bí mật lập ra một phong trào quốc gia chống Liên xô tại Galicia, Quân đội Nổi dậy Ukraina (1942) chiến đấu cùng các lực lượng Phát xít và tiếp tục chiến đấu với Liên bang Xô viết trong những năm hậu chiến. Sử dụng các chiến thuật chiến tranh du kích, những người nổi dậy thực hiện ám sát và khủng bố những người họ cho là đại diện, hay hợp tác ở bất kỳ mức độ nào với nhà nước Xô viết.[31][32] Cùng lúc ấy một phong trào quốc gia khác chiến đấu bên cạnh quân Phát xít. Tổng cộng, số người Ukraina chiến đấu trong mọi cấp bậc Quân đội Liên xô được ước tính từ 4.5 triệu[30] tới 7 triệu.[33][d] Cuộc kháng chiến du kích của quân kháng chiến ủng hộ Liên xô tại Ukraina ước tính ở con số 47,800 người từ đầu cuộc xâm lược lên tới đỉnh điểm 500,000 người năm 1944; với khoảng 50 phần trăm trong số họ là người Ukraina.[34] Nói chung, các con số lính của Quân đội Nổi dậy Ukraina rất không đáng tin cậy, thay đổi trong khoảng từ 15,000 tới 100,000 chiến binh.[35][36]
Ban đầu, người Đức được đón nhận như những người giải phóng bởi một số người ở tây Ukraina, họ chỉ mới gia nhập Liên xô năm 1939. Tuy nhiên, sự cai trị hà khắc của người Đức tại các vùng lãnh thổ chiếm đóng cuối cùng đã khiến những người ủng hộ họ quay sang chống đối sự chiếm đóng. Các viên chức Phát xít tại các vùng lãnh thổ Liên xô đã bị chiếm đóng ít có nỗ lực để khai thác sự bất mãn của dân chúng trong lãnh thổ Ukraina với các chính sách kinh tế và chính trị của Stalin.[37] Thay vào đó, Phát xít duy trì hệ thống trang trại tập thể, tiến hành một cách có hệ thống các chính sách diệt chủng chống lại người Do Thái, bắt những người khác tới làm việc tại Đức, và bắt đầu một cuộc di dân có hệ thống tại Ukraina để chuẩn bị cho việc thực dân hoá của Đức,[37] gồm cả phong toả lương thực với Kiev[cần dẫn nguồn].
Đại đa số trận đánh trong Chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra tại Mặt trận phía Đông,[38] và theo nguồn thống kê mang tính tuyên truyền thổi phồng của Liên Xô thì Phát xít Đức chịu 93 phần trăm thương vong tại đây.[39] Tổng cộng thiệt hại với dân số Ukraina trong cuộc chiến được ước tính trong khoảng năm tới tám triệu người,[40][41] gồm hơn một nửa triệu người Do thái bị Einsatzgruppen giết hại, thỉnh thoảng với sự giúp đỡ của những kẻ cộng tác người địa phương. Trong ước tính 8.7 triệu lính Xô viết hi sinh trong chiến đấu chống Phát xít,[42][43][44] 1.4 triệu là người Ukraina.[42][44][d][e] Vì thế tới ngày nay, Ngày Chiến thắng được coi là một trong mười ngày lễ quốc gia của Ukraina.[45]
Hậu Thế chiến thứ hai
-
Nước cộng hoà bị thiệt hại nặng trong chiến tranh, và cần những nỗ lực to lớn để khôi phục. Hơn 700 thành phố và thị trấn và 28,000 ngôi làng bị phá huỷ.[46] Tình hình càng nghiêm trọng hơn bởi một nạn đói năm 1946–47 do hạn hán và hư hỏng cơ sở hạ tầng khiến hàng chục nghìn người chết.[47]
Năm 1945 Ukraina là một trong những thành viên sáng lập tổ chức Liên hiệp quốc. Máy tính đầu tiên của Liên xô MESM được chế tạo tại Viện kỹ thuật điện Kiev và đi vào hoạt động năm 1950.
Theo các con số thống kê, tới ngày 1 tháng 1 năm 1953, người Ukraina đứng thứ hai chỉ sau người Nga trong số người lớn “bị trục xuất đặc biệt“, chiếm 20% tổng số. Ngoài người Ukraina, hơn 450,000 người thuộc sắc tộc Đức từ Ukraina và hơn 200,000 người Tatar Crimea là những nạn nhân của những cuộc di cư bắt buộc.[48]
Sau cái chết của Stalin năm 1953, Nikita Khrushchev trở thành lãnh đạo mới của Liên bang Xô viết. Là Thư ký thứ nhất của Đảng Cộng sản Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Ukraina trong giai đoạn 1938-49, Khrushchev rất gần gũi với nước cộng hoà sau khi nắm quyền trên toàn liên bang, ông bắt đầu nhấn mạnh tình hữu nghị giữa quốc gia Ukraina và Nga. Năm 1954, kỷ niệm lần thứ 300 Hiệp ước Pereyaslav được tổ chức khắp nơi, và đặc biệt, Krym được chuyển từ Liên bang Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết Nga cho Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraina.[49]
Tới năm 1950, nước cộng hoà đã vượt qua mức sản xuất công nghiệp thời tiền chiến.[50] Trong kế hoạch năm năm 1946-1950 gần 20 phần trăm ngân sách Liên xô được đầu tư vào Ukraina Xô viết, tăng 5% so với các kế hoạch tiền chiến. Nhờ thế lực lượng lao động Ukraina tăng 33.2% từ 1940 tới 1955 trong khi sản lượng công nghiệp tăng 2.2 lần trong cùng thời kỳ. Xô viết Ukraina nhanh chóng trở thành một nước dẫn đầu Châu Âu về sản xuất công nghiệp.[51] Nó cũng trở thành một trung tâm quan trọng của ngành công nghiệp vũ khí và nghiên cứu kỹ thuật cao của Liên xô. Vai trò quan trọng đó dẫn tới một ảnh hưởng to lớn tới giới tinh hoa địa phương. Nhiều thành viên ban lãnh đạo Liên xô tới từ Ukraina, đáng chú ý nhất là Leonid Brezhnev, người sau này đã lật đổ Khrushchev và trở thành lãnh đạo Liên xô từ năm 1964 tới năm 1982, cũng như nhiều vận động viên thể thao, nhà khoa học, nghệ sĩ ưu tú khác của Liên xô. Ngày 26 tháng 4 năm 1986, một lò phản ứng của Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl nổ, dẫn tới thảm hoạ Chernobyl, tai nạn lò phản ứng hạt nhân nghiêm trọng nhất trong lịch sử.[52] Ở thời điểm vụ tai nạn bảy triệu người đang sống tại các vùng lãnh thổ bị ô nhiễm, gồm 2.2 triệu người tại Ukraina.[53] Sau vụ tai nạn, một thành phố mới, Slavutych, được xây dựng bên ngoài khu vực cấm làm nơi ở và hỗ trợ cho các nhân viên của nhà máy chất dứt công việc năm 2000. Một báo cáo do Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế và Tổ chức Y tế Thế giới cho rằng 56 thiệt mạng trực tiếp do vụ tai nạn và ước tính có thể có tới 4,000 ca chết vì ung thư khác.[54]
Độc lập
Ngày 16 tháng 7 năm 1990, một nghị viện mới thông qua Tuyên bố Nhà nước Ukraina có Chủ quyền.[55] Tuyên bố lập ra các nguyên tắc tự quyết của nhà nước Ukraina, nền dân chủ, sự độc lập chính trị và kinh tế và sự ưu tiên của luật pháp Ukraina trong lãnh thổ Ukraina so với luật pháp Liên Xô. Một tháng trước đó, một tuyên bố tương tự đã được nghị viện Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga thông qua. Các sự kiện trên khởi đầu một giai đoạn ngắn có sự bất đồng giữa chính quyền trung ương Liên Xô và các chính quyền Cộng hoà mới. Tháng 8 năm 1991, Ủy ban Khẩn cấp Nhà nước chỉ huy một số sư đoàn Hồng quân, KBG cùng chính phủ Xô viết các nước Belarus và Azerbaijan tiến hành nổi dậy/đảo chính để loại bỏ Mikhail Gorbachev và tái lập quyền lực của Đảng Cộng sản Liên Xô. Sau khi cuộc đảo chính thất bại, ngày 24 tháng 8 năm 1991 nghị viện Ukraina thông qua Luật Độc lập trong đó nghị viện tuyên bố Ukraina là một nhà nước dân chủ độc lập.[56] Một cuộc trưng cầu dân ý và bầu cử tổng thống đầu tiên diễn ra ngày 1 tháng 12 năm 1991. Ngày hôm đó, hơn 90% người dân Ukraina thể hiện sự ủng hộ Luật Độc lập, và họ bầu chủ tịch nghị viện, Leonid Kravchuk trở thành Tổng thống đầu tiên của đất nước. Tại cuộc gặp gỡ ở Brest, Belarus ngày 8 tháng 12, tiếp sau là cuộc gặp tại Alma Ata ngày 21 các lãnh đạo Belarus, Nga, và Ukraina chính thức giải tán Liên bang Xô viết và lập ra Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS).[57]
Ban đầu Ukraina được coi là một nước cộng hoà có nhiều điều kiện thuận lợi về kinh tế so với các vùng khác của Liên Xô.[58] Tuy nhiên, nước này rơi vào tình trạng giảm phát kinh tế sâu hơn một số nước cộng hoà thuộc Liên Xô cũ khác. Trong thời kỳ giảm phát, Ukraina mất 60% GDP từ 1991 tới 1999,[59][60] và có tỷ lệ lạm phát ở mức năm con số.[61] Bất mãn với các điều kiện kinh tế, cũng như tình trạng tội phạm và tham nhũng, người dân Ukraina tiến hành các cuộc biểu tình và bãi công có tổ chức.[62]
Nền kinh tế Ukraina ổn định vào cuối thập niên 1990. Một đồng tiền tệ mới, hryvnia, được đưa vào lưu thông năm 1996. Từ năm 2000, nước này đã có tăng trưởng kinh tế thực bền vững khoảng 7% hàng năm.[63][64] Một Hiến pháp Ukraina mới được thông qua năm1996, biến Ukraina thành một nhà nước cộng hoà bán tổng thống và thiết lập một hệ thống chính trị ổn định. Tuy nhiên, Kuchma bị phe đối lập chỉ trích vì tập trung quá nhiều quyền lực vào tay mình, tình trạng tham nhũng, chuyển tài sản vào tay giới đầu sỏ trung thành, không khuyến khích tự do ngôn luận và gian lận bầu cử.[65]
Cách mạng Cam
-
Những người phản đối tại công trường Độc lập vào ngày đầu tiên của
Cách mạng Cam
Năm 2004, Viktor Yanukovych, khi ấy là Thủ tướng, được tuyên bố là người chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống, đã bị gian lận ở diện rộng, như Toà án Tối cao Ukraina tuyên bố sau này.[66] Các kết quả dẫn tới một sự phản đối của công chúng ủng hộ ứng cử viên đối lập, Viktor Yushchenko, người không thừa nhận kết quả của cuộc bầu cử và lãnh đạo cuộc Cách mạng Cam hoà bình. Cuộc cách mạng đưa Viktor Yushchenko và Yulia Tymoshenko lên nắm quyền lực, biến Viktor Yanukovych thành phe đối lập.[67] Tuy nhiên Yanukovych lại trở thành Thủ tướng năm 2006[68] cho tới cuộc bầu cử đột xuất vào tháng 9 năm 2007 đưa Tymoshenko lên làm Thủ tướng trở lại.[69]
Các cuộc xung đột với Nga về giá khí tự nhiên (ngắn) đã ngừng toàn bộ nguồn cung cấp khí tự nhiên cho Ukraina năm 2006 và 2009, dẫn tới những thiếu hụt khí đốt tại nhiều nước Châu Âu khác (cả hai lần).[70][71]
Vào cuộc bầu cử tổng thống 2010, Viktor Yanukovych đã đánh bại Tymoshenko trong vòng nhì với tỷ lệ 48%-45%.[72]
Chính phủ và Chính trị
Ukraina là một nước cộng hoà bán tổng thống với các nhánh lập pháp, hành pháp, và tư pháp riêng biệt. Tổng thống được bầu bởi các cử tri phổ thông với nhiệm kỳ năm năm là lãnh đạo chính thức của nhà nước.[73]
Nhánh lập pháp Ukraina gồm nghị viện lưỡng viện 450 ghế, Verkhovna Rada.[74] Nghị viện chịu trách nhiệm chính về việc thành lập nhánh hành pháp và Nội các, do Thủ tướng lãnh đạo.[75]
Luật, đạo luật của nghị viện và nội các, nghị định tổng thống, và đạo luật của nghị viện Crimea có thể bị Toà án Hiến pháp huỷ bỏ, nếu chúng vi phạm vào Hiến pháp Ukraina. Các đạo luật có tính quy phạm khác và là đối tượng xem xét lại của nhánh tư pháp. Toà án Tối cao là cơ quan chính trong hệ thống toà án của tư pháp chung. Việc tự quản lý của địa phương được chính thức đảm bảo. Các hội đồng địa phương và các thị trưởng thành phố được dân chúng bầu ra và thực hiện quyền kiểm soát với ngân sách địa phương. Các lãnh đạo vùng và các cơ quan hành chính quận được tổng thống chỉ định.
Ukraina có rất nhiều đảng chính trị, nhiều đảng trong số đó có ít thành viên và không được công chúng biết tới. Các đảng nhỏ thường tham gia vào các liên minh đa đảng (khối bầu cử) cho mục tiêu tham gia vào bầu cử nghị viện.
Quân đội
Sau sự sụp đổ của Liên bang Xô viết, Ukraina được thừa hưởng một lực lượng quân sự 780,000 lính trên lãnh thổ của mình, được trang bị kho vũ khí hạt nhân lớn thứ ba thế giới.[76][77] Tháng 5 năm 1992, Ukraina ký Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược (START) theo đó nước này đồng ý trao mọi vũ khí hạt nhân cho Nga và gia nhập Hiệp ước Không Phổ biến Vũ khí Hạt nhân như một quốc gia phi hạt nhân. Ukraina phê chuẩn hiệp ước năm 1994, và tới năm 1996 nước này không còn sở hữu vũ khí hạt nhân.[76] Quân đội Ukraina hiện tại lớn thứ hai ở Châu Âu, sau Nga.[78]
Ukraina đã thực hiện các bước kiên quyết nhằm cắt giảm các vũ khí quy ước. Họ đã ký Hiệp ước về Các lực lượng Vũ trang Quy ước tại Châu Âu, kêu gọi giảm bớt số lượng xe tăng, pháo và các phương tiện thiết giáp (các lực lượng quân đội được giảm xuống 300,000 người). Nước này có kế hoạch chuyển chế độ nghĩa vụ quân sự sang một chế độ quân sự tự nguyện không chậm hơn năm 2011.[79]
Ukraina đã đóng một vai trò ngày càng quan trọng hơn trong các chiến dịch gìn giữ hoà bình. Quân Ukraina đã được triển khai tại Kosovo như một phần của Tiểu đoàn Ukraina-Ba Lan.[80] Một đơn vị Ukraina đã được triển khai tại Liban, như một phần của Lực lượng Lâm thời Liên hiệp quốc đảm bảo việc thực hiện thoả thuận ngừng bắn. Cũng có một tiểu đoàn bảo dưỡng và huấn luyện được triển khai tại Sierra Leone. Năm 2003–05, một đơn vị Ukraina được triển khai tại Iraq, như một phần của Lực lượng Đa quốc gia tại Iraq dưới quyền chỉ huy của Ba Lan. Tổng cộng số quân Ukraina được triển khai trên khắp thế giới là 562 người.[81]
Sau khi độc lập, Ukraina tự tuyên bố mình là một nhà nước trung lập.[82] Nước này đã có sự đối tác quân sự hạn chế với Nga, các quốc gia thành viên Hội đồng các quốc gia độc lập khắc và một đối tác của NATO từ năm 1994. Trong những năm 2000, chính phủ nước này nghiêng về phía NATO, và một sự hợp tác sâu hơn với liên minh đã được thiết lập theo Kế hoạch Hành động NATO-Ukraina được ký kết năm 2002. Sau đó nước này đã đồng ý rằng vấn đề gia nhập NATO phải được giải quyết bằng một cuộc trưng cầu dân ý toàn quốc ở một thời điểm nào đó trong tương lai.[79]
Phân chia hành chính
Bản đồ hành chính Ukraina (tiếng Anh)
Hệ thống phân chia hành chính Ukraina phản ánh vị thế quốc gia như một nhà nước đơn nhất (như đã được ghi trong hiến pháp nhà nước) với các chế độ pháp lý và hành chính thống nhất cho mỗi đơn vị.
Ukraina được chia thành 24 oblast (tỉnh) và một nước cộng hoà tự trị (avtonomna respublika), Krym. Ngoài ra, các thành phố Kiev, thủ đô, và Sevastopol, đều có vị thế pháp lý đặc biệt. 24 oblast và Krym được chia thành 490 raion (quận), hay các đơn vị hành chính cấp hai. Diện tích trung bình của một tỉnh Ukraina là 1,200km2; dân số trung bình của một quận là 52,000 người.[83]
Các vùng đô thị (thành phố) hoặc có thể phụ thuộc vào các cơ quan hành chính nhà nước (như trong trường hợp của Kiev và Sevastopol), oblast hay raion, phụ thuộc vào dân số và tầm quan trọng kinh tế xã hội của nó. Các đơn vị hành chính thấp hơn gồm các khu định cư kiểu đô thị, tương tự như các cộng đồng nông nghiệp, nhưng đô thị hoá hơn, gồm các doanh nghiệp công nghiệp, các cơ sở giáo dục và các kết nối giao thông, và các làng.
Tổng cộng, Ukraina có 457 thành phố, 176 trong số đó được xếp hạng oblast, 279 nhỏ hơn là các thành phố cấp raion, và hai thành phố có vị thế pháp lý đặc biệt. Tiếp theo đó là 886 khu định cư kiểu đô thị và 28,552 làng.[83]
Bản mẫu:Danh sách phân chia Ukraina
Địa lý
Với diện tích 603,700 km2 và bờ biển rộng 2782 km2, Ukraina là nước lớn thứ 44 trên thế giới (sau Cộng hoà Trung Phi, trước Madagascar). Nó là nước nằm toàn bộ ở Châu Âu lớn nhất và nước lớn thứ hai ở Châu Âu (sau phần Châu Âu của Nga, trước Mẫu quốc Pháp).[3]
Phong cảnh Ukraina gồm chủ yếu là các đồng bằng phì nhiêu (hay thảo nguyên) và các cao nguyên, bị cắt ngang bởi các con sông như Dnieper (Dnipro), Seversky Donets, Dniester và Southern Buh khi chúng chảy về phía nam vào Biển Đen và Biển Azov nhỏ hơn. Ở phía tây nam, đồng bằng Danube tạo thành biên giới với Romania. Vùng núi duy nhất của nước này là Núi Carpathian ở phía tây, trong đó đỉnh cao nhất là Hora Hoverla ở độ cao 2061 m, và những ngọn núi trên bán đảo Krym, ở cực nam dọc theo bờ biển.[84]
Ukraina chủ yếu có khí hậu ôn hoà và lục địa, dù một kiểu khí hậu mang nhiều đặc điểm khí hậu Địa Trung Hải hơn có tại bờ biển nam Crimea. Lượng mưa phân bố không đều; cao nhất ở phía tây và phía bắc và thấp nhất ở phía đông và đông nam. Tây Ukraina, có lượng mưa khoảng 1200mm hàng năm, trong khi Krym có lượng mưa khoảng 400mm. Những mùa đông từ mát dọc Biển Đen tới lạnh ở sâu hơn trong lục địa. Nhiệt độ trung bình năm trong khoảng từ 5.5–7 °C (42–45 °F) ở phía bắc, tới 11–13 °C (52–55.4 °F) ở phía nam.[85]
Kinh tế
-
Những toà nhà chọc trời Dnipropetrovsk
Kiev, trung tâm kinh tế của thành phố
Trong thời Xô viết, kinh tế Ukraina lớn thứ hai bên trong Liên xô, là một thành phần công nghiệp và nông nghiệp quan trọng trong nền kinh tế kế hoạch của đất nước.[3] Với sự sụp đổ của hệ thống Xô viết, nước này chuyển từ một nền kinh tế kế hoạch sang kinh tế thị trường. Quá trình chuyển tiếp rất khó khăn cho hầu hết dân cư và đa số họ rơi vào tình trạng nghèo khổ.[86] Kinh tế Ukraina giảm phát nghiêm trọng trong những năm sau sự sụp đổ của Liên xô. Cuộc sống hàng ngày cho người dân thường sống tại Ukraina là một cuộc chiến đấu. Một số lớn công dân tại các vùng nông thôn Ukraina sống bằng lương thực tự trồng, thường làm hai hay nhiều việc và có được các nhu yếu phẩm thông qua trao đổi.[87]
Năm 1991, chính phủ tự do hoá hầu hết giá cả để giải quyết sự thiếu hụt hàng hoá trên diện rộng, và đã thành công. Cùng lúc ấy, chính phủ tiếp tục bao cấp cho các ngành công nghiệp và nông nghiệp do nhà nước quản lý bằng các khoản tiền công khai. Các chính sách tiền tệ lỏng lẻo đầu thập niên 1990 đẩy lạm phát lên các mức độ siêu lạm phát. Năm 1993, Ukraina giữ kỷ lục thế giới về mức lạm phát trong một năm.[88] Những người sống nhờ thu nhập cố định gặp khó khăn nhiều nhất.[21] Giá cả chỉ ổn định lại sau khi đồng tiền tệ mới ra đời, đồng hryvnia, năm 1996. Nước này cũng chậm chạm trong việc áp dụng các cải cách cơ cấu. Sau khi giành độc lập, chính phủ đã thành lập một cơ cấu pháp lý cho việc tư nhân hoá. Tuy nhiên, sự chống đối lan rộng với các cải cách bên trong chính phủ và từ một phần đông dân chúng nhanh chóng làm đóng băng các nỗ lực cải cách. Một số lớn doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước đã bị loại khỏi quá trình tư nhân hoá. Cùng lúc ấy, tới năm 1999, GDP đã rơi xuống thấp hơn 40% so với mức năm 1991,[89] nhưng đã hổi phục tới hơn 100% ở cuối năm 2006.[59] Đầu những năm 2000, nền kinh tế cho thấy sự tăng trưởng mạnh 5 tới 10% và dựa nhiều vào xuất khẩu với sản xuất công nghiệp tăng trưởng hơn 10% mỗi năm.[90] Ukraina đã bị tác động từ cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 và vào tháng 11 năm 2008, IMF đã thông qua một khoản vay khẩn cấp $16.5 tỷ cho nước này.[91]
GDP (theo PPP) năm 2007 của Ukraina theo tính toán của CIA, xếp hạng 29 trên thế giới và ước tính ở mức $359.9 tỷ.[3] GDP trên đầu người năm 2008 của nước này theo CIA ở mức $7,800 (theo PPP), xếp hạng 83 thế giới.[3] GDP danh nghĩa (theo dollar Mỹ, được tính theo tỷ giá trao đổi thị trường) là $198 tỷ, xếp hạng 41 trên thế giới.[3] Ở thời điểm tháng 7 năm 2008 lương danh nghĩa trung bình tại Ukraina đạt 1,930 hryvnias mỗi tháng.[92] Dù vẫn ở mức thấp hơn các quốc gia trung Âu láng giềng, tăng trưởng thu nhập năm 2008 đứng ở mức 36.8%[93] Theo UNDP năm 2003 4.9% dân số Ukraina sống với dưới 2 dollar Mỹ mỗi ngày[94] và 19.5% dân cư sống dưới ngưỡng nghèo quốc gia cùng trong năm ấy.[95]
Ukraina chế tạo hầu như mọi kiểu phương tiện vận tải và tàu vũ trụ. Các máy bay Antonov và xe tải KrAZ đã được xuất khẩu tới nhiều quốc gia. Đa số xuất khẩu của Ukraina là sang Liên minh Châu Âu và Cộng đồng các quốc gia độc lập.[96] Từ khi độc lập, Ukraina đã duy trì cơ quan vũ trụ của riêng minh, Cơ quan Vũ trụ Quốc gia Ukraina (NSAU). Ukraina đã trở thành một bên tham gia tích cực vào việc thám hiểm khoa học vũ trụ và các phi vụ tìm kiếm từ xa. Trong giai đoạn 1991 tới 2007, Ukraina đã phóng sáu vệ tinh và 101 phương tiện phóng do họ tự chế tạo, và tiếp tục thiết kế tàu vũ trụ.[97] Vì thế tới ngày nay, Ukraina được công nhận là nước hàng đầu thế giới trong việc chế tạo tên lửa và kỹ thuật liên quan tới tên lửa.[98][99]
Nước này nhập khẩu hầu hết năng lượng, đặc biệt là dầu mỏ và khí tự nhiên, và ở mức độ lớn hơn phụ thuộc vào Nga trong năng lượng. Tuy 25% khí tự nhiên ở Ukraina có từ các nguồn nội địa, khoảng 35% đến từ Nga và số còn lại 40% từ Trung Á qua các đường vận chuyển thuộc quyền kiểm soát của Nga. Cùng lúc đó, 85% khí của Nga được chuyển tới Tây Âu qua Ukraina.[100]
Ngân hàng Thế giới xếp hạng Ukraina là quốc gia có thu nhập trung bình.[101] Các vấn đề lớn gồm cơ sở hạ tầng và vận tải kém phát triển, tham nhũng và quan liêu. Năm 2007 thị trường chứng khoán Ukraina ghi nhận mức tăng trưởng cao thứ hai thế giới với 130%.[102] Theo CIA, năm 2006 tư bản hoá thị trường của thị trường chứng khoán Ukraina là $111.8 tỷ.[3] Các lĩnh vực đang phát triển của kinh tế Ukraina gồm thị trường công nghệ thông tin (IT), đứng đầu các nước Trung và Đông Âu năm 2007, tăng trưởng khoảng 40%.[103]
Du lịch
Ukraina đứng thứ 8 thế giới về số lượng khách du lịch, theo xếp hạng của Tổ chức Du lịch Thế giới.[104]
Bảy kì quan Ukraina là bảy công trình lịch sử và văn hóa được bình chọn trong một cuộc thi vào tháng 7-2007, ở Ukraina.
Văn hoá
Các phong tục Ukraina bị ảnh hưởng nhiều bởi Thiên chúa giáo, là tôn giáo vượt trội trong nước.[105] Các vai trò giới tính cũng thường có tính truyền thống hơn, và người ông đóng một vai trò lớn hơn trong giáo dục trẻ em so với tại phương Tây.[106] Văn hoá Ukraina cũng đã bị ảnh hưởng bởi các nước láng giềng phía đông và phía tây, nó được phản ánh trong kiến trúc, âm nhạc và nghệ thuật Ukraina.
Thời kỳ cộng sản có một ảnh hưởng khá mạnh trong nghệ thuật và văn học Ukraina.[107] Năm 1932, Stalin đã đưa ra chính sách nhà nước chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa tại Liên xô khi ông ban hành nghị định “Về việc Xây dựng các Tổ chức Văn học và Nghệ thuật”. Chính sách này đã kìm chế khả năng sáng tác rất nhiều. Trong thập niên 1980 chính sách glasnost (mở cửa) được đưa ra và các nghệ sĩ cùng nhà văn Liên xô đã được tự do thể hiện mình như họ muốn.[108]
Truyền thống trứng Phục sinh, còn được gọi là pysanky, có nguồn gốc từ lâu ở Ukraina. Những quả trứng này được vẽ sáp để tạo ra một hình mẫu; sau đó, trứng được nhuộm màu để khiến nó có những màu sắc vui mắt, màu nhuộm không ăn lên những phần đã được vẽ sáp trước đó trên quả trứng. Sau khi toàn bộ quả trứng được nhuộm, lớp sáp bị loại bỏ chỉ để lại những mẫu hình màu sắc đẹp mắt. Truyền thống này đã có từ hàng nghìn năm, và có trước khi Thiên chúa giáo xuất hiện tại Ukraina.[109] Tại thành phố Kolomya gần chân dãy các ngọn đồi dưới dãy núi Carpathian năm 2000 một bảo tàng Pysanka đã được xây dựng và nó được coi như một công trình hiện đại của Ukraina năm 2007, một phần của hoạt động xây dựng Bảy kỳ quan của Ukraina.
Món ăn truyền thống Ukraina gồm gà, lợn, bò, cá và nấm. Người Ukraina cũng thường ăn rất nhiều khoai tây, ngũ cốc rau tươi. Các món ăn truyền thống bình dân gồm varenyky (bánh bao hấp với nấm, khoai tây, dưa cải bắp, phó mát làm từ sữa gạn kem hay anh đào), borscht (súp nấu từ củ cải đường, cải bắp và nấm hay thịt) và holubtsy (cải bắp cuộn với gạo, cà rốt và thịt). Các món đặc sản Ukraina còn gồm Gà Kiev và Bánh Kiev. Các món đồ uống Ukraina gồm quả hầm, các loại nước hoa quả, sữa, nước sửa (họ làm phó mát sữa gạn bằng thứ này), nước khoáng, trà và cà phê, bia, rượu và horilka.[110]
Ngôn ngữ
-
Phần trăm người nói tiếng Ukraina như tiếng mẹ đẻ theo khu vực.
Phần trăm người nói tiếng Nga như tiếng mẹ đẻ theo khu vực.
[f]
Theo Hiến pháp, ngôn ngữ nhà nước của Ukraina là tiếng Ukraina. Tiếng Nga, trên thực tế là ngôn ngữ chính thức của Liên xô, được sử dụng rộng rãi, đặc biệt tại phía đông và phía nam Ukraina. Theo cuộc điều tra dân số năm 2001, 67.5 phần trăm dân số tuyên bố tiếng Ukraina là tiếng mẹ đẻ và 29.6 phần trăm tuyên bố là tiếng Nga.[111] Đa số người dùng tiếng Ukraina như tiếng mẹ đẻ biết tiếng Nga như một ngôn ngữ thứ hai.
Các chi tiết kết quả khác biệt nhau rất nhiều tuỳ theo từng cuộc điều tra, và thậm chí một câu hỏi chỉ hơi khác biệt cũng dẫn tới những câu trả lời khác từ một nhóm người khá lớn.[f] Tiếng Ukraina chủ yếu được dùng ở phía tây và trung Ukraina. Ở phía tây Ukraina, tiếng Ukraina cũng là nguôn ngữ phổ biến trong các thành phố (như Lviv). Ở trung Ukraina, tiếng Ukraina và tiếng Nga được sử dụng như nhau trong các thành phố, tiếng Nga hơi phổ biến hơn ở Kiev,[f] trong khi tiếng Ukraina là ngôn ngữ chính tại các cộng đồng nông thôn. Tại phía đông và phía nam Ukrain, tiếng Nga được dùng chủ yếu trong các thành phố, tiếng Ukraina được dùng ở các vùng nông thôn.
Trong một phần lớn thời gian thời kỳ Xô viết, số người nói tiếng Ukraina giảm sút sau mỗi thế hệ, và tới giữa thập niên 1980, việc sử dụng tiếng Ukraina trong đời sống công cộng đã sụt giảm đáng kể.[112] Sau khi giành độc lập, chính phủ Ukraina bắt đầu chính sách Ukraina hoá,[113] để tăng cường việc sử dụng tiếng Ukraina, trong khi không khuyến khích tiếng Nga, vốn đã bị cấm hay hạn chế trên truyền thông và phim ảnh.[114][115] Điều này có nghĩa các chương trình tiếng Nga phải được dịch hay chạy tít tiếng Ukraina, nhưng điều này không áp dụng với các tác phẩm truyền thông được thực hiện trong thời Xô viết.
Theo Hiến pháp của Cộng hoà Tự trị Krym, tiếng Ukraina là ngôn ngữ nhà nước duy nhất của nước cộng hoà. Tuy nhiên, hiến pháp nước cộng hoà đặc biệt công nhận tiếng Nga là một ngôn ngữ được đa số người dân của nó sử đụng và đảm bảo việc sử dụng tiếng Nga ‘trong mọi lĩnh vực của đời sống công cộng’. Tương tự, tiếng Tatar Crimea (ngôn ngữ của 12% dân số Crimea[116]) được đảm bảo một sự bảo hộ đặc biệt của nhà nước cũng như trong ‘các ngôn ngữ của các sắc tộc khác’. Những người nói tiếng Nga chiếm đại đa số dân cư Crimea (77%), tiếng Ukraina chỉ chiếm 10.1%, và người nói tiếng Tatar Crimea chiếm 11.4%.[117] Nhưng trong đời sống hàng ngày đa số người Tatar Crimea và người Ukraina ở Crimea sử dụng tiếng Nga.[118]
Văn học
Lịch sử văn học Ukraina có từ thế kỷ 11, sau sự Thiên chúa giáo hóa Kievan Rus’.[119] Các tác phẩm thời gian này chủ yếu là về nghi thức tôn giáo và được viết bằng tiếng Nhà thờ Slavơ cổ. Các văn bản lịch sử thời gian này được gọi là biên niên sử, tác phẩm quan trọng nhất là Biên niên sử Đầu tiên.[120][g] Hoạt động văn học bất thần suy tàn trong thời Mông Cổ xâm lược Rus’.[119]
Văn học Ukraina lại bắt đầu phát triển một lần nữa ở thế kỷ 14, và tiến bộ vượt bậc ở thế kỷ 16 với sự ra đời của kỹ thuật in và với sự khởi đầu của thời đại Cossack, dưới cả sự ảnh hưởng của Nga và Ba Lan.[119] Người Cossack đã lập ra một xã hội độc lập và truyền bá một kiểu thơ sử thi mới, đánh dấu đỉnh cao của văn học truyền khẩu Ukraina.[120] Những tiến bộ này mất đi trong thế kỷ 17 đầu thế kỷ 18, khi việc xuất bản bằng tiếng Ukraina bị đặt ra ngoài vòng pháp luật và bị ngăn cấm. Tuy nhiên, tới cuối thế kỷ 18 văn học hiện đại Ukraina cuối cùng đã xuất hiện trở lại.[119]
Thế kỷ 19 khởi đầu một thời kỳ tiếng địa phương tại Ukraina, khởi đầu với tác phẩm Eneyida của Ivan Kotliarevsky, tác phẩm xuất bản đầu tiên của Ukraina hiện đại. Tới thập niên 1830, chủ nghĩa lãng mạn Ukraina bắt đầu phát triển, và nhân vật văn hoá nổi tiếng nhất Ukraina là nhà thơ/hoạ sĩ lãng mạn Taras Shevchenko. Nếu Ivan Kotliarevsky được coi là người cha của văn học tiếng địa phương Ukraina; Shevchenko là người cha của sự hồi phục quốc gia Ukraina.[121] Sau đó, vào năm 1863, việc sử dụng tiếng Ukraina trong in ấn đã hoàn toàn bị ngăn cấm bởi Đế quốc Nga.[17] Điều này đã hoàn toàn hạn chế hoạt động văn học trong khu vực, và các tác giả Ukraina bị buộc hoặc phải xuất bản tác phẩm bằng tiếng Nga hoặc phát hành chúng tại vùng Galicia do Áo quản lý. Lệnh cấm chưa từng bị chính thức dỡ bỏ, nhưng nó đã mất nhiều hiệu lực sau cuộc cách mạng và khi những người Bolshevik lên nắm quyền.[120]
Văn học Ukraina tiếp tục phát triển trong những năm đầu thời kỳ Xô viết, khi hầu hết mọi khuynh hướng văn học đều được cho phép. Những chính sách này đã thay đổi trong thập niên 1930, khi Stalin áp dụng chính sách chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa. Học thuyết này không đàn áp tiếng Ukraina, nhưng nó buộc các tác giả phải theo một số kiểu cách trong tác phẩm của mình. Các hoạt động văn học tiếp tục bị hạn chế ở một số điểm bởi đảng cộng sản, và chỉ tới khi Ukraina giành độc lập năm 1991 thì các tác giả mới có thể thể hiện mình như mình muốn.[119]
Thể thao
Ukraina được hưởng lợi nhiều từ chính sách nhấn mạnh trên giáo dục thể chất thời Liên xô. Những chính sách này khiến Ukraina có hàng trăm sân vận động, bể bơi, phòng tập thể dục và nhiều cơ sở thể thao khác.[122] Môn thể thao được ưa chuộng nhất là bóng đá. Giải chuyên nghiệp hàng đầu là Vyscha Liha, cũng được gọi là Ukrainian Premier League. Hai đội có nhiều thành tích nhất tại Vyscha Liha là hai đối thủ FC Dynamo Kyiv và FC Shakhtar Donetsk. Dù Shakhtar là nhà đương kim vô địch Vyscha Liha, Dynamo Kyiv có lịch sử giàu truyền thống hơn, đã giành hai UEFA Cup Winners’ Cup, một UEFA Super Cup, một kỷ lục 13 lần vô địch Liên xô và kỷ lục 12 lần giành Ukrainian Championship; trong khi Shakhtar chỉ giành bốn Ukrainian championship.[123] Nhiều cầu thủ Ukraina cũng đã chơi cho Đội tuyển bóng đá quốc gia Liên Xô, đáng chú ý nhất là Ihor Belanov và Oleh Blokhin, người giành giải Quả bóng vàng Châu Âu danh giá cho cầu thủ hay nhất năm. Giải thưởng này chỉ được trao cho một người Ukraina sau khi Liên Xô tan rã, đó là Andriy Shevchenko, cựu thủ quân của đội tuyển bóng đá quốc gia Ukraina. Đội tuyển Ukraina lần đầu tiên có mặt tại 2006 FIFA World Cup, và lọt vào tới vòng tứ kết trước khi thua nhà vô địch sau đó, đội tuyển Ý. Người Ukraina cũng ưa thích đấm bốc, nơi hai anh em trai Vitali Klitschko và Vladimir Klitschko đang giữ nhiều chức vô địch quyền anh hạng nặng thế giới. Ukraina lần đầu tiên đồng đăng cai Euro 2012 (cùng với Ba Lan) và cũng là lần đầu tiên được tổ chức tại hai quốc gia thuộc Đông Âu.
Ukraina lần đầu tham dự Olympic tại Olympic Mùa đông năm 1994. Tuy nhiên, Ukraina có nhiều thành công hơn tại Olympic Mùa hè (96 huy chương cho bốn lần tham gia) so với Olympic Mùa đông (năm huy chương vàng cho bốn lần tham gia). Ukraina hiện xếp thứ 35 về số lượng huy chương vàng giành được tại tất cả các kỳ Olympic, nơi tất cả các nước xếp trên, ngoại trừ Nga, đều có số lần tham dự nhiều hơn. Bước mới của Ukraina trong thể thao thế giới là tham gia đăng cai tổ chức Olympic Mùa đông năm 2018. Chính phủ Ukraina đã đưa Bukovel – khu thể thao trượt tuyết mới nhất của Ukraina[124] để làm nơi tổ chức năm 2018. Bên chiến thắng sẽ được thông báo năm 2011 tại cuộc họp thứ 123 của IOC tại Durban, Nam Phi.
Nhân khẩu
Người Ukraina tại Ukraina (2001)
Theo Điều tra dân số Ukraina năm 2001, người Ukraina chiếm 77.8% dân số. Các nhóm sắc tộc lớn khác gồm người Nga (17.3%), người Belarus (0.6%), người Moldova (0.5%), người Tatar Crimea (0.5%), người Bulgari (0.4%), người Hungary (0.3%), người Romania (0.3%), người Ba Lan (0.3%), người Do Thái (0.2%), người Armenia (0.2%), người Hy Lạp (0.2%) và người Tatars (0.2%).[125] Các vùng công nghiệp ở phía đông và đông nam có dân số đông đúc nhất, và khoảng 67.2% dân số sống tại các vùng đô thị.[126]
Ukraina được coi là đang ở trong khủng hoảng nhân khẩu vì tỷ lệ tử cao và tỷ lệ sinh thấp. Tỷ lệ sinh hiện tại của Ukraina là 9.55 sinh/1,000 dân, và tỷ lệ tử là 15.93 tử/1,000 dân. Một yếu tố góp phần vào tỷ lệ tử cao là tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh cao trong nhóm nam ở độ tuổi làm việc từ các lý do có thể tránh được như nhiễm độc rượu và hút thuốc.[127] Năm 2007, dân số nước này giảm ở tỷ lệ nhanh thứ tư thế giới.[128]
Số dân theo đơn vị triệu (1950–2012)
Để giúp giải quyết tình trạng này, chính phủ tiếp tục tăng các khoản hộ trợ cho trẻ em. Chính phủ cung cấp khoản chi trả một lần 12,250 Hryvnia cho đứa trẻ thứ nhất, 25,000 Hryvnia cho đứa trẻ thứ hai và 50,000 Hryvnia cho đứa trẻ thứ ba và thứ tư, cùng với các khoản chi trả theo tháng là 154 Hryvnia cho mỗi đứa trẻ.[93][129] Khuynh hướng nhân khẩu cho thấy các dấu hiệu cải thiện, bởi tỷ lệ sinh đã tăng vững chắc từ năm 2001.[130] Tăng dân số thực trên chín tháng đầu tiên của năm 2007 được ghi nhận ở năm tỉnh (trong số 24 tỉnh), và sự hao hụt dân số cho thấy những dấu hiệu ổn định trên toàn quốc. Năm 2007 tỷ lệ sinh cao nhất thuộc các tỉnh phía tây.[131]
Nhập cư lớn diễn ra ở những năm đầu tiên sau khi Ukraina độc lập. Hơn một triệu người đã tới Ukraina trong giai đoạn 1991–2, chủ yếu từ các nước cộng hoà thuộc Liên xô cũ. Tổng cộng, trong giai đoạn 1991 và 2004, 2.2 triệu người đã nhập cư vào Ukraina (trong số đó 2 triệu người tới từ các nước cộng hoà thuộc Liên xô cũ) và 2.5 triệu người di cư khỏi Ukraina (trong số đó 1.9 triệu người tới các nước cộng hoà thuộc Liên xô cũ).[132] Hiện tại, người nhập cư chiếm khoảng 14.7% tổng dân số, hay 6.9 triệu người; đây là con số lớn thứ tư thế giới.[133] Năm 2006, có ước tính 1.2 triệu người Canada có tổ tiên là người Ukraina,[134] khiến Canada là nước đứng thứ ba thế giới về số người Ukraina sau Ukraina và Nga. Bản mẫu:Thành phố Ukraina
Tôn giáo
“Bạn thuộc nhóm tôn giáo nào?”. Cuộc điều tra xã hội học của Trung tâm Razumkov về tình hình các tôn giáo tại Ukraina (2006)
Vô thần hay không thuộc bất kỳ một nhà thờ nào
UOC – Tòa Thượng phụ Kiev
UOC (Tòa Thượng phụ Moscow)
UAOC
Công giáo Hy lạp Ukraina
Công giáo Rôma
Tôn giáo chủ yếu tại Ukraina là Chính thống giáo Đông phương, hiện thuộc về ba Giáo hội: Giáo hội Chính thống Ukraina – Tòa Thượng phụ Kiev, Giáo hội Chính thống Ukraina (Tòa Thượng phụ Moscow) cơ quan nhà thờ tự quản thuộc Tòa Thượng phụ Moscow, và Giáo hội Chính thống Độc lập Ukraina.[105]
Đứng thứ hai về số lượng tín đồ là Giáo hội Công giáo Hy Lạp Ukraina thuộc Nghi lễ Đông phương, thực hành truyền thống phụng vụ và tinh thần như Chính thống giáo Đông phương, nhưng hiệp thông với Toà thánh Vatican của Giáo hội Công giáo Rôma và công nhận vị trí lãnh đạo của Giáo hoàng như người lãnh đạo Hội Thánh.[137]
Ngoài ra, có 863 cộng đồng Công giáo Rôma theo Nghi lễ Latin, và 474 giáo sỹ phục vụ khoảng một triệu tín đồ Công giáo Latin tại Ukraina.[105] Nhóm này chiếm khoảng 2.19% dân số và chủ yếu gồm sắc tộc Ba Lan và Hungary, sống tại các vùng phía tây đất nước.
Đạo Tin Lành cũng chiếm khoảng 2.19% dân số. Số tín đồ Tin lành đã tăng nhiều kể từ khi Ukraina giành độc lập. Liên đoàn Phúc âm Báp tít Ukraina là nhóm lớn nhất với hơn 150,000 thành viên và khoảng 3000 tăng lữ. Nhà thờ Tin lành đứng thứ hai là Hội thánh Đức tin Phúc Âm Ukraina (Phong trào Ngũ tuần) với 110000 thành viên và 1500 nhà thờ địa phương cùng hơn 2000 tăng lữ, nhưng cũng tồn tại các nhóm và liên hiệp Ngũ tuần khác tất cả là hơn 300,000 người với hơn 3000 nhà thờ địa phương. Tương tự có nhiều trường giáo dục cao học Ngũ tuần như Lviv Theological Seminary và Kiev Bible Institute. Các nhóm khác gồm thuyết Canvin, Giáo hội Lutheran, Giám lý, Nhân chứng Jehovah và Giáo hội Cơ đốc Phục lâm. Giáo hội Các Thánh hữu Ngày sau của Chúa Giêsu Kitô (Mormon) cũng tồn tại.[105]
Có ước tính 500,000 tín đồ Hồi giáo tại Ukraina, và khoảng 300,000 trong số họ là người Tatar Crimea. Có 487 cộng đồng Hồi giáo có đăng ký, 368 trong số đó ở bán đảo Crimea. Ngoài ra, khoảng 50,000 người Hồi giáo sống tại Kiev; chủ yếu là người sinh ở nước ngoài.[138] Cộng đồng Do Thái chỉ bằng một phần nhỏ cộng đồng có trước Thế chiến II. Các thành phố có đông người Do Thái nhất năm 1926 là Odessa, 154,000 hay 36.5% tổng dân số; và Kiev, 140,500 hay 27.3%.[139] Cuộc điều tra dân số năm 2001 cho biết có 103,600 người Do Thái tại Ukraina, dù các lãnh đạo cộng đồng tuyên bố dân Do Thái lên tới 300,000 người. Không có các con số thống kê về tỷ lệ người Do Thái Ukraina, nhưng Đạo Do Thái Chính thống có sự hiện diện mạnh nhất tại Ukraina. Các nhóm Cải cách và Bảo thủ (Masorti) cũng có tồn tại.[105]
Giáo dục
Theo hiến pháp Ukraina, giáo dục miễn phí được cung cấp tới mọi công dân. Hoàn thành giáo dục cấp hai là bắt buộc tại các trường nhà nước và đại đa số học sinh đều qua cấp này. Giáo dục cao hơn miễn phí tại các cơ sở giáo dục nhà nước và vùng được cung cấp trên một cơ sở cạnh tranh.[140] Cũng có một số nhỏ trường học và các cơ sở giáo dục cấp cao của tư nhân.
Vì sự nhấn mạnh của Liên xô trên tổng số người tiếp cận giáo dục trên toàn bộ dân số, vẫn tiếp tục đến ngày nay, tỷ lệ biết chữ được ước tính ở mức 99.4%.[3] Từ năm 2005, một chương trình học mười một năm đã được thay thế bằng chương trình mười hai năm: giáo dục cấp một bốn năm (bắt đầu từ khi sáu tuổi), cấp hai năm năm; giáo dục cấp ba ba năm.[141] Ở lớp 12, học sinh thực hiện các bài Kiểm tra Chính phủ, cũng được gọi là kỳ thi ra trường. Những bài kiểm tra này sau đó được sử dụng cho việc vào đại học.
Hệ thống giáo dục cao học Ukraina gồm các cơ sở giáo dục cao học, khoa học và phương pháp luận thuộc liên bang, địa phương và các cơ sở tự quản chịu trách nhiệm giáo dục.[142] Tổ chức giáo dục cao học tại Ukraina được xây dựng theo cơ cấu giáo dục cao học của các nước phát triển trên thế giới, như được định nghĩa bởi UNESCO và UN.[143]
Cơ sở hạ tầng
Đa phần hệ thống đường bộ Ukraina đã không được nâng cấp từ thời Xô viết, và hiện nay đã quá cũ. Chính phủ Ukraina đã cam kết xây dựng khoảng 4,500 km (2,800 dặm) đường cao tốc tới thời điểm năm 2012.[144] Tổng cộng, đường trải nhựa tại Ukraina có chiều dài 164,732 km.[3] Vận tải đường sắt tại Ukraina đóng vai trò quan trọng kết nối mọi vùng đô thị, cơ sở hải cảng và trung tâm công nghiệp quan trọng với các quốc gia láng giềng. Nơi tập trung nhiều mạng lưới đường sắt nhất là vùng Donbas của Ukraina. Mặc dù số lượng hàng hoá được vận chuyển bằng đường sắt đã giảm 7.4% năm 1995 so với năm 1994, Ukraina vẫn là một trong các quốc gia sử dụng đường sắt với mật độ cao nhất thế giới.[145] Tổng chiều dài đường sắt tại Ukraina là 22,473 km, trong số đó 9,250 km đã được điện khí hoá.[3]
Ukraina là một trong những quốc gia tiêu thụ năng lượng lớn nhất Châu Âu; nước này sử dụng lượng điện gấp đôi Đức, trên mỗi đơn vị GDP.[146] Một phần lớn lượng điện cung cấp tại Ukraina có từ các nhà máy điện hạt nhân, và nước này có được nguồn nguyên liệu hạt nhân chủ yếu từ Nga. Ukraina phụ thuộc nặng vào nguồn năng lượng nguyên tử của mình. Nhà máy điện hạt nhân lớn nhất Châu Âu, Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia, nằm ở Ukraina. Năm 2006, chính phủ có kế hoạch xây dựng 11 lò phản ứng mới vào năm 2030, trên thực tế, hầu như tăng gấp đôi năng lực sản xuất điện hạt nhân.[147] Lĩnh vực năng lượng Ukraina lớn hàng thứ 12 thế giới về công suất đã xây dựng, với 54 gigawatt (GW).[146] Năng lượng tái tạo vẫn đóng một vai trò yếu kém trong sản xuất điện, và vào năm 2005 lượng điện được đáp ứng từ các nguồn sau: hạt nhân (47%), nhiệt điện (45%), thuỷ điện và khác (8%).[147]
- Khác
Tọa độ:
31°B 35°ĐBản mẫu:Geology locale (8-way)
Tham khảo
- ^ Dân số các Quốc Gia trên Thế Giới, CIA World Factbook ước tính
- ^ “Scythian”. Encyclopædia Britannica (fee required). Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2007.
- ^ a ă â b c d đ e ê g “Ukraine”. CIA World Factbook. Ngày 13 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2007.
- ^ a ă â “Kievan Rus”. 2001–2005. Retrieved on 2008-01-27.
- ^ Klyuchevsky, Vasily (1987). The course of the Russian history. v.1: “Myslʹ. ISBN 5-244-00072-1.
- ^ “The Destruction of Kiev”. University of Toronto’s Research Repository. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2008.
- ^ Subtelny, p. 69
- ^ Subtelny, p. 92–93
- ^ “Poland”. Encyclopædia Britannica (fee required). Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2007.
- ^ a ă Krupnytsky B. and Zhukovsky A. “Zaporizhia, The”. Encyclopedia of Ukraine. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2007.
- ^ a ă “Ukraine – The Cossacks”. Encyclopædia Britannica (fee required). Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2007.
- ^ The Crimean Tatars and their Russian-Captive Slaves. Eizo Matsuki, Mediterranean Studies Group at Hitotsubashi University.
- ^ Magocsi, p. 195
- ^ Subtelny, p. 123–124
- ^ Halil Inalcik. “Servile Labor in the Ottoman Empire” in A. Ascher, B. K. Kiraly, and T. Halasi-Kun (eds), The Mutual Effects of the Islamic and Judeo-Christian Worlds: The East European Pattern, Brooklyn College, 1979, pp. 25-43.
- ^ Ukraine under direct imperial Russian rule. Encyclopaedia Britannica.
- ^ a ă Remy, Johannes (March-June 2007). “Valuev Circular and Censorship of Ukrainian Publications in the Russian Empire (1863-1876)”. Canadian Slavonic Papers. findarticles.com. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2007.
- ^ Subtelny, Orest (2000). Ukraine: A History. University of Toronto Press. tr. 340–344. ISBN 0-8020-8390-0.
- ^ Horbal, Bogdan. “Talerhof”. The world academy of Rusyn culture. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2008.
- ^ Cipko, Serge. “Makhno, Nestor”. Encyclopedia of Ukraine. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2008.
- ^ a ă â b c d “Interwar Soviet Ukraine”. Encyclopædia Britannica (fee required). Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2007.
- ^ Famine, Encyclopedia of Ukraine
- ^ Subtelny, p. 380
- ^ “Communism”. MSN Encarta. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2008.
- ^ Cliff, p. 138–39
- ^ Wilson, p. 17
- ^ Subtelny, p. 487
- ^ Roberts, p. 102
- ^ Boshyk, p. 89
- ^ a ă “World wars”. Encyclopedia of Ukraine. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2007.
- ^ Piotrowski p. 352–54
- ^ Weiner p.127–237
- ^ “Losses of the Ukrainian Nation, p. 2”. Peremoga.gov.ua (bằng Ukrainian). Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2007.
- ^ Subtelny, p. 476
- ^ Magocsi, p. 635
- ^ “Ukrainian Insurgent Army”. Encyclopedia of Ukraine. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2007.
- ^ a ă “Ukraine – World War II and its aftermath”. Encyclopædia Britannica (fee required). Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2007.
- ^ Weinberg, p. 264
- ^ Rozhnov, Konstantin, Who won World War II?. BBC. Citing Russian historian Valentin Falin. Truy cập 2008-07-05.
- ^ “Losses of the Ukrainian Nation, p. 1”. Peremoga.gov.ua (bằng Ukrainian). Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2007.
- ^ Kulchytsky, Stalislav, “Demographic losses in Ukrainian in the twentieth century”, Zerkalo Nedeli, October 2-8, 2004. Available online in Russian and in Ukrainian. Truy cập 2008-01-27.
- ^ a ă “Losses of the Ukrainian Nation, p. 7”. Peremoga.gov.ua (bằng Ukrainian). Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2007.
- ^ Overy, p. 518
- ^ a ă Кривошеев Г. Ф., Россия и СССР в войнах XX века: потери вооруженных сил. Статистическое исследование (Krivosheev G. F., Russia and the USSR in the wars of the 20th century: losses of the Armed Forces. A Statistical Study) (tiếng Nga)
- ^ “Holidays”. Ministry of Foreign Affairs of Ukraine. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2008.
- ^ “Ukraine: World War II and its aftermath”. Encyclopædia Britannica (fee required). Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2007.
- ^ Kulchytsky, Stanislav, “Demographic losses in Ukraine in the twentieth century”, October October 2-8 2004. Available online in Russian and in Ukrainian.
- ^ “Migration and migration policy in Ukraine”. Olena Malynovska.
- ^ “The Transfer of Crimea to Ukraine”. International Committee for Crimea. July năm 2005. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2007.
- ^ “Ukraine – The last years of Stalin’s rule”. Encyclopædia Britannica (fee required). Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2007.
- ^ Magocsi, p. 644
- ^ Remy, Johannes (1996). “’Sombre anniversary’ of worst nuclear disaster in history – Chernobyl: 10th anniversary”. UN Chronicle. findarticles.com. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2007.
- ^ “Geographical location and extent of radioactive contamination”. Swiss Agency for Development and Cooperation. (quoting the “Committee on the Problems of the Consequences of the Catastrophe at the Chernobyl NPP: 15 Years after Chernobyl Disaster”, Minsk, 2001, p. 5/6 ff., and the “Chernobyl Interinform Agency, Kiev und”, and “Chernobyl Committee: MailTable of official data on the reactor accident”) Retrieved on 2008-01-27.
- ^ “IAEA Report”. In Focus: Chernobyl. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2008.
- ^ “Declaration of State Sovereignty of Ukraine”. Verkhovna Rada of Ukraine. Ngày 16 tháng 7 năm 1990. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2007.
- ^ “Verkhovna Rada of Ukraine Resolution On Declaration of Independence of Ukraine”. Verkhovna Rada of Ukraine. Ngày 24 tháng 8 năm 1991. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2007.
- ^ “Soviet Leaders Recall ‘Inevitable’ Breakup Of Soviet Union”. RadioFreeEurope. Ngày 8 tháng 12 năm 2006. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2007.
- ^ Shen, p. 41
- ^ a ă “Ukrainian GDP (PPP)”. World Economic Outlook Database, October 2007. International Monetary Fund (IMF). Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2008.
- ^ “Can Ukraine Avert a Financial Meltdown?”. World Bank. June năm 1998. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2007.
- ^ Figliuoli, Lorenzo; Lissovolik, Bogdan (ngày 31 tháng 8 năm 2002). “The IMF and Ukraine: What Really Happened”. International Monetary Fund. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2007.
- ^ Aslund, Anders (Autumn năm 1995). “Eurasia Letter: Ukraine’s Turnaround”. Foreign Policy (JSTOR) (100): 125–143. doi:10.2307/1149308. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2007.
- ^ Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Macroindicators_NBU
- ^ “Ukraine. Country profile” (PDF). World Bank. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2007.
- ^ Wines, Michael (ngày 1 tháng 4 năm 2002). “Leader’s Party Seems to Slip In Ukraine”. The New York Times. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2007.
- ^ “The Supreme Court findings” (bằng Ukrainian). Supreme Court of Ukraine. Ngày 3 tháng 12 năm 2004. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2008.
- ^ “Ukraine-Independent Ukraine”. Encyclopædia Britannica (fee required). Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2008.
- ^ Ukraine comeback kid in new deal, BBC News (ngày 4 tháng 8 năm 2006)
- ^ Tymoshenko picked for Ukraine PM, BBC News (ngày 18 tháng 12 năm 2007)
- ^ Russia shuts off gas to Ukraine, BBC News (ngày 1 tháng 1 năm 2009)
- ^ Q&A: Russia-Ukraine gas row, BBC News (ngày 20 tháng 1 năm 2009)
- ^ Ukraine election: Yanukovych urges Tymoshenko to quit, BBC News (ngày 10 tháng 2 năm 2010)
- ^ “General Articles about Ukraine”. Government Portal. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2007.
- ^ “Verkhovna Rada of Ukraine”. Verkhovna Rada of Ukraine Official Web-site. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2007.
- ^ “Constitution of Ukraine”. Wikisource. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2007.
- ^ a ă “The history of the Armed Forces of Ukraine”. The Ministry of Defence of Ukraine. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2008.
- ^ “Ukraine Special Weapons”. globalsecurity.org. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2007.
- ^ “Ukraine”. MSN encarta. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2008.
- ^ a ă “White Book 2006” (PDF). Ministry of Defense of Ukraine. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 11 năm 2007. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2007.
- ^ “Multinational Peacekeeping Forces in Kosovo, KFOR”. Ministry of Defense of Ukraine. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2007.
- ^ “Peacekeeping”. Ministry of Defense of Ukraine. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2008.
- ^ “Declaration of State Sovereignty of Ukraine”. Verkhovna Rada of Ukraine Official Web-site. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2007.
- ^ a ă “Regions of Ukraine and their divisions”. Verkhovna Rada of Ukraine Official Web-site (bằng Ukrainian). Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2007.
- ^ “Ukraine – Relief”. Encyclopædia Britannica (fee required). Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2007.
- ^ “Ukraine – Climate”. Encyclopædia Britannica (fee required). Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2007.
- ^ Child poverty soars in eastern Europe, BBC News, ngày 11 tháng 10 năm 2000. Truy cập 2009-01-12.
- ^ “Independent Ukraine”. Encyclopædia Britannica (fee required). Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2007.
- ^ Skolotiany, Yuriy, The past and the future of Ukrainian national currency, Interview with Anatoliy Halchynsky, Mirror Weekly, #33(612), 2—ngày 8 tháng 9 năm 2006. Truy cập 2008-07-05
- ^ “CIA World Factbook – Ukraine. 2002 edition”. CIA. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2008.
- ^ “CIA World Factbook – Ukraine. 2004 edition”. CIA. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2008.
- ^ Head of IMF’s Resident Representative Office in Ukraine to change his job, Interfax-Ukraine (Retrieved on 2008-12-17)
- ^ “Average Wage Income in 2008 by Region”. State Statistics Committee of Ukraine. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2008.
- ^ a ă “Bohdan Danylyshyn at the Economic ministry”. Economic Ministry. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2008.
- ^ Human and income poverty: developing countries / Population living below $2 a day (%), Human Development Report 2007/08, UNDP. Truy cập 2008-02-03
- ^ Data Human and income poverty: developing countries / Population living below the national poverty line (%), Human Development Report 2007/08, UNDP. Truy cập 2008-02-03
- ^ “Structure export and import, 2006”. State statistics Committee of Ukraine. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2008.
- ^ “Statistics of Launches of Ukrainian LV”. National Space Agency of Ukraine. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2007.
- ^ “Missle defence, NATO: Ukraine’s tough call”. Business Ukraine. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2008.
- ^ “Ukraine Special Weapons”. The Nuclear Information Project. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2008.
- ^ “Ukraine’s gas sector” (.pdf). Oxford institute for energy studies. tr. 36 of 123. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2008.
- ^ “What are Middle-Income Countries?”. The World Bank – (IEG). Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2008.
- ^ Pogarska, Olga. “Ukraine macroeconomic situation – Feb 2008”. UNIAN news agency. Truy cập ngày 29 tháng 2 năm 2008.
- ^ Ballmer, Steve (ngày 20 tháng 5 năm 2008). “Microsoft CEO Steve Ballmer Visits Ukraine”. Microsoft. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2008.
- ^ UNWTO World Tourism Barometer, volume 6, UNWTO (June 2008)
- ^ a ă â b c “State Department of Ukraine on Religious”. 2003 Statistical report. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2008.
- ^ “Cultural differences”. Ukraine’s Culture. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2008.
- ^ “Interwar Soviet Ukraine”. Encyclopædia Britannica (fee required). Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2007. “In all, some four-fifths of the Ukrainian cultural elite was repressed or perished in the course of the 1930s”
- ^ “Gorbachev, Mikhail”. Encyclopædia Britannica (fee required). Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2008. ‘Under his new policy of glasnost (“openness”), a major cultural thaw took place: freedoms of expression and of information were significantly expanded; the press and broadcasting were allowed unprecedented candour in their reportage and criticism; and the country’s legacy of Stalinist totalitarian rule was eventually completely repudiated by the government’
- ^ “Pysanky – Ukrainian Easter Eggs”. University of North Carolina. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2008.
- ^ Stechishin, Savella. “Traditional Foods”. Encyclopedia of Ukraine. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2007.
- ^ “Linguistic composition of the population”. All-Ukrainian population census, 2001. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2008.
- ^ Shamshur, p. 159-168
- ^ “Світова преса про вибори в Україні-2004 (Ukrainian Elections-2004 as mirrored in the World Press)”. Архіви України (National Archives of Ukraine). Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2008.
- ^ “Anger at Ukraine’s ban on Russian”. BBC. Ngày 15 tháng 4 năm 2004. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2008.
- ^ “Wanted: Russian-language movies in Ukraine”. RussiaToday. Ngày 6 tháng 7 năm 2008. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2008.
- ^ National structure of the population of Autonomous Republic of Crimea, 2001 Ukrainian Census. Truy cập 2008-01-27.
- ^ Linguistic composition of population Autonomous Republic of Crimea, 2001 Ukrainian Census. Truy cập 2008-01-27.
- ^ For a more comprehensive account of language politics in Crimea, see Natalya Belitser, “The Constitutional Process in the Autonomous Republic of Crimea in the Context of Interethnic Relations and Conflict Settlement,” International Committee for Crimea. Retrieved ngày 12 tháng 8 năm 2007.
- ^ a ă â b c “Ukraine – Cultual Life – Literature”. Encyclopædia Britannica (fee required). Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2008.
- ^ a ă â “Ukraine – Literature”. MSN Encarta. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2008.
- ^ Struk, Danylo Husar. “Literature”. Encyclopedia of Ukraine. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2008.