CNM365. Chào ngày mới 8 tháng 7. Wikipedia Ngày này năm xưa. Năm 2007, Boeing ra mắt mẫu máy bay 787 lần đầu tiên. Năm 2009, ngày mất 2009, Đoàn Trọng Truyến, Giáo sư – Nhà giáo Nhân dân Việt Nam (sinh năm 1922). Năm 1621, ngày sinh Jean de La Fontaine, nhà thơ ngụ ngôn nổi tiếng của Pháp (mất năm 1695).
8 tháng 7
Ngày 8 tháng 7 là ngày thứ 189 (190 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 176 ngày trong năm.
« Tháng 7 năm 2015 » | ||||||
CN | T2 | T3 | T4 | T5 | T6 | T7 |
1 | 2 | 3 | 4 | |||
5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 |
12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 |
19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 |
26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 | |
Mục lục
Sự kiện
- 2007, Boeing ra mắt mẫu máy bay 787 lần đầu tiên
Ngày sinh
Jean de La Fontaine
Người mất
- 1994, Kim Nhật Thành, Chủ tịch nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên (Bắc Triều Tiên).
- 2009, Đoàn Trọng Truyến, Giáo sư – Nhà giáo Nhân dân Việt Nam
Những ngày lễ và kỷ niệm
Tháng 1 | Tháng 2 | Tháng 3 | Tháng 4 | Tháng 5 | Tháng 6 | Tháng 7 | Tháng 8 | Tháng 9 | Tháng 10 | Tháng 11 | Tháng 12 |
Tham khảo
![]() |
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về 8 tháng 7 |
Boeing 787 Dreamliner
Boeing 787 | |
---|---|
![]() Boeing 787-8 của All Nippons Airways hạ cánh tại sân bay Okayama
|
|
Kiểu | máy bay phản lực thân rộng |
Hãng sản xuất | Boeing Commercial Airplanes |
Chuyến bay đầu tiên | 15 tháng 12, 2009 |
Được giới thiệu | 26 tháng 10, 2011 với All Nippon Airways (ANA) |
Tình trạng | đang sản xuất, đang hoạt động |
Hãng sử dụng đầu tiên | ANA |
Số lượng được sản xuất | 11[1] |
Chi phí máy bay | 787-3: US$146-151.5 triệu[2][3] 787-8: US$193,5 triệu[2] 787-9: US$227,8 triệu[2] |
Boeing 787 Dreamliner (hay Boeing Y2) là một loại máy bay phản lực hai động cơ phản lực, cỡ vừa, thân rộng, hiện đang được chế tạo bởi hãng Boeing’s Commercial Airplanes division và đã đi vào hoạt động thương mại vào tháng 10 năm 2011, do hãng All Nippon Airways sử dụng. Máy bay có sức chở từ 210-330 hành khách tùy theo biến thể và cấu hình bố trí chỗ ngồi. Boeing đã tuyên bố rằng máy bay này có hiệu suất nhiên liệu cao hơn các loại máy bay Boeing khác trước đó. Nó cũng là chiếc máy bay lớn đầu tiên sử dụng vật liệu composite cho phần lớn cấu trúc xây dựng lên nó.[4] Dòng máy bay này đã bị một loạt sự cố ở Hoa Kỳ và Nhật, điển hình là sự cố một chiếc 787 Dreamliner của hãng Japan Airlines bất ngờ bốc cháy khi đang đậu ở sân bay quốc tế Boston. Dòng máy bay này đã bị Cục hàng không Dân dụng Hoa Kỳ yêu cầu đình bay vì lý do an toàn. Hai hãng hàng không hàng đầu Nhật Bản là All Nippon Airways (ANA) và Japan Airlines cũng quyết định tạm dừng sử dụng dòng máy bay này. Ngày 16 tháng 1 năm 2013, Cục quan Hàng không Liên bang Mỹ đã yêu cầu các hãng hàng không phải chứng minh được rằng, loại pin ion lithium sử dụng trên 787 Dreamliner là an toàn và phù hợp với các tiêu chuẩn. Hầu hết các quốc gia khác trên thế giới đều đi theo Cục quan Hàng không Liên bang Mỹ trong các vấn đề về an toàn hàng không.[5][6]
Mục lục
Bối cảnh
Cuối thập niên 1990, Boeing bắt đầu xem xét một thay thế cho loại 767 khi tình hình tiêu thụ đã yếu đi do cạnh tranh của loại máy bay do Airbus sản xuất là A330-200. Khi sự tiêu thụ Boeing 747-400 cũng chậm lại, công ty này cũng đã kiến nghị hai loại máy bay mới: Sonic Cruiser và 747X. Dòng Sonic Cruiser sẽ có tốc độ cao hơn (khoảng 0,98 Mach) trong khi mức độ đốt nhiên liệu ngang với các máy bay hiện hữu là 767 và A330. Chiếc 747X, cạnh tranh với Airbus A380, sẽ nới thêm chiều dài của chiếc 747-400 và cải tiến tầm năng bằng cách chế tạo cánh bằng hỗn chất composite “siêu tới hạn” (supercritical).
Thị trường có thái độ quan tâm hờ hững đối với loại 747X nhưng dòng Sonic Cruiser thì đã có một triển vọng sáng sủa hơn. Nhiều hãng hàng không lớn ở Hoa Kỳ, bao gồm hãng Continental, ban đầu đã tỏ ra nhiệt tình đối với ý tưởng Sonic Cruiser, dù họ tỏ ra quan ngại về chi phí vận hành.[7] Bằng cách giảm thời gian đi lại, dòng máy bay này sẽ có thể tăng sự thỏa mãn của khách hàng và tăng hiệu suất sử dụng máy bay.
Vụ Tấn công 11 tháng 9 năm 2001 đã làm đảo lộn thị trường hàng không toàn cầu. Các hãng hàng không không thể biện hộ cho chi phí vốn lớn và việc giá dầu mỏ gia tăng đã khiến họ quan tâm đến hiệu quả hơn là tốc độ. Các hãng hàng không bị ảnh hưởng nặng nhất ở Hoa Kỳ đã được Boeing xem là các khách hàng khả dĩ nhất của dòng Sonic Cruiser. Boeing đã chào một lựa chọn sử dụng khung máy bay nhằm tăng tốc độ hoặc tăng hiệu quả nhưng chi phí cho dự án khung máy bay này đã khiến cầu giảm sút hơn. Boeing đã hủy bỏ 747X một khi Airbus bắt đầu sản xuất máy bay khổng lồ Airbus A380, và chuyển hướng qua một sản phẩm thay thế, đó là 7E7.[4]
Cho đến ngày 28 tháng 1 năm 2005, các hình ảnh ý tưởng được công bố ban đầu của mẫu 7E7 cho thấy một thiết kế với bề mặt có độ cong cao. Vào ngày 26 tháng 4 năm 2005, một năm sau ngày công bố chương trình, dáng vẻ bề ngoài của thiết kế 7E7 đã được ổn định, với một mũi kém thon hơn và một cánh đuôi đứng (vertical stabilizer) khác thường hơn. Mẫu cũng bắt đầu được gọi với tên gọi 787. Boeing đã hoàn thành việc lắp ráp cuối cùng chiếc 787 đầu tiên và chiếc này đã lăn bánh ra buổi lễ vào ngày 8 tháng 7 năm 2007.
Ngay từ ngày 26 tháng 4 năm 2004, hãng hàng không Nhật Bản All Nippon Airways (ANA) đã trở thành khách hàng đầu tiên của 787, lúc đó vẫn còn mang tên 7E7, bằng cách công bố một đơn hàng chắc chắn mua 50 chiếc với thời gian giao hàng bắt đầu từ tháng 4 năm 2008. Đơn hàng của ANA bao gồm 30 chiếc 787-3, 290–330 chỗ, máy bay nội địa một hạng và 20 chiếc 787-8, đường dài, 210–250 chỗ ngồi, hai hạng ghế cho các tuyến khu vực và quốc tế như Tokyo Narita–Bắc Kinh. Loại máy bay này sẽ cho phép ANA mở các tuyến mới đến các thành phố cỡ vừa mà trước đây chưa được phục vụ như Denver và Montreal. Là một thông lệ cho các khách hàng khởi đầu, người ta đồn đại rằng ANA đã được giảm giá từ 40-50% giá bán niêm yết.
Các dòng 787-3 và 787-8 sẽ là các biến thể cùng với 787-9 đi vào hoạt động năm 2010, bất chấp các đồn đại trong ngành rằng sẽ có chậm trễ do các đơn hàng đối với 787-3 và 787-8 đã bán hết các lô hàng trong đợt sản xuất ban đầu.
Boeing ban đầu báo giá biến thể 787-8 với giá 120 triệu dollar Mỹ, một con số thấp làm kinh ngạc ngành hàng không và kể từ đó hãng đã hai lần tăng giá. Đến thời điểm 2007, giá niêm yết là 146–151,5 triệu USD đối với 787-3, 157–167 triệu USD đối với 787-8 và 189–200 triệu USD đối với 787-9.[8]
Các đơn hàng đã thông báo khách hàng và các cam kết mua 787 đã đạt mức 237 chiếc trong năm bán hàng đầu tiên, với các đơn hàng chắc chắn đạt con số 677 vào thời điểm sơ diễn của 787 vào ngày 8 tháng 7 năm 2007 và lâu trước khi máy bay này đi vào hoạt động (EIS).[9] Điều này khiến cho chiếc Boeing 787 là loại máy bay thân rộng được tiêu thụ nhanh nhất từ trước đến nay trước khi đi vào sử dụng.[10][11][12] Cập nhật mới nhất tính đến tháng 3 năm 2008 là số đơn đặt hàng đã lên đến 885 chiếc, với 857 chiếc chắc chắn.
Triển khai dự án
Việc thay thế cho dự án Sonic Cruiser đã được mệnh danh là 7E7 (với một tên mã triển khai Y2.) Chữ “E” được người ta cho rằng viết tắt của nhiều thứ khác nhau, tùy theo người xem. Đối với vài người, nó là viết tắt của chữ “hiệu quả” (efficiency), đối với người khác thì nó là “thân thiện với môi trường” (environmentally friendly). Tóm lại, Boeing tuyên bố nó chỉ là viết tắt của “Tám” (Eight), sau khi máy bay này cuối cùng đã được đặt tên lại là “787”.[4]
Máy bay 787 sử dụng công nghệ như công nghệ đã đề xuất cho Sonic Cruiser bằng một cấu hình thông thường hơn (xem Features). Boeing tuyên bố chiếc 787 sẽ tiết kiệm ít nhất 20% nhiên liệu hơn các máy bay cạnh tranh hiện hữu. 1/3 hiệu suất thu được là do động cơ mang lại, 1/3 nữa từ những cải tiến khí động lực và việc gia tăng sử dụng các vật liệu composite nhẹ hơn và 1/3 cuối cùng mang đến việc tăng hiệu suất nhiên liệu là các hệ thống tiên tiến. Nhân tố đóng góp đáng kể nhất cho hiệu suất là kiến trúc điện thay thế bleed air và sức thủy lực bằng các máy nén và bơm chạy điện. Công nghệ từ Sonic Cruiser và 787 sẽ được sử dụng như một phần của dự án Boeing thay thể cả dây chuyền sản phẩm máy bay, một nỗ lực được gọi là Yellowstone Project (mà 787 là giai đoạn 1 của nó).
Boeing đã lựa chọn hai loại động cơ là General Electric GEnx và Rolls-Royce Trent 1000, để đẩy chiếc Boeing 787, cả hai đều được lắp đặt ở pods. Significantly, điều này đã bỏ rơi Pratt & Whitney, which normally has an entrant in the market, unable to offer one of its engines cho các khách hàng của787. Theo giám đốc điều hành UTC George David, Pratt & Whitney “không thể make the business case work cho động cơ đó.”[13] Cũng theo các nguồn tin trong ngành, Boeing cũng có thể đã muốn dựa vào các phiên bản cải tiến của các loại động cơ hiện hữu hơn là lựa chọn có rủi ro cao hơn từ một loại động cơ hoàn toàn mới từ Pratt & Whitney. Lần đầu tiên trong lịch sử hàng không thương mại, cả hai loại động cơ sẽ có một giao diện tiêu chuẩn với máy bay này, cho phép 787 có thể đồng thời hợp với một động cơ GE hoặc Rolls-Royce. Tính có thể thay thế lẫn nhau của động cơ khiến cho 787 là một tài sản linh hoạt hơn cho các hãng hàng không, cho phép các hãng có thể thay đổi dễ dàng từ một nhà sản xuất động cơ này sang nhà sản xuất động cơ khác nếu cần.[4] Thị trường động cơ cho 787 ước tính sẽ có trị giá 40 tỷ USD trong 25 năm tới. Động cơ ban đầu cho ba loại biến thể hiện nay của 787 là Rolls-Royce Trent 1000.
Việc cho ra đời một máy bay thương mại mới có thể dẫn đến các bình phẩm cay độc từ các đối thủ cạnh tranh. Sự hoài nghi của Boeing đối với Airbus A380 và các nhận xét chế nhạo của Airbus đối với Sonic Cruiser là các ví dụ gần đây. 787 cũng không phải là trường hợp ngoại lệ khi John Leahy của Airbus đã cố gắng bác lại tất cả các yêu sách của Boeing. Leahy công khai chỉ trích việc Boeing sử dụng composite với quy mô lớn trong 787 là “hấp tấp và lố bịch” dù Boeing đã chế tạo và thử nghiệm bộ phận làm bằng composite đầu tiên trong khi kiểm tra ý tưởng Sonic Cruiser gần 5 năm trước,[14] making the 787 a significantly refined product.[15] Airbus đã đưa ra dòng máy bay cạnh tranh A350 sử dụng dẫn xuất của động cơ phản lực cánh quạt đầy Rolls Royce được phát triển cho 787.
787 đã trải qua thử nghiệm trong ống khí động tại Transonic Wind Tunnel của Boeing, QinetiQ‘s five-meter wind tunnel at Farnborough, UK, and NASA Ames Research Center‘s wind tunnel, as well as at the French aerodynamics research agency, ONERA.
Boeing đã công bố hãng đang có khả năng phát triển một phiên bản “kéo dài”, 787-10, với sức chứa ghế ngồi từ 290-310 ghế.[16][17] This proposed model is intended to compete with the planned Airbus A350-900.[18] Chiếc 787-10 sẽ thany thế 777-200ER trong catalog hiện nay của Boeing và có thể cạnh tranh lại Airbus A330-300 và A340-300. Emirates Airlines và Qantas đã bày tỏ mối quan tâm đối với các phiên bản biến thể có thể đưa vào vận hành năm 2013 như thế.[19][20][21] Biến thể này vẫn chưa được Boeing chính thức công bố nhưng Mike Bair, người đứng đầu chương trình 787 đã tuyên bố rằng “Đó không thành vấn đề, nhưng chúng tôi đang sắp thực hiện chương trình… Phiên bản 787-10 sẽ là một phiên bản kéo dài của 787-9 và sẽ phải hy sinh về mặt tầm xa để bổ sung thêm ghế và sức chứa hàng vận chuyển.”[22]
Boeing đã cho công diễn chiếc 787 lần đầu vào ngày 8 tháng 7 năm 2007, ngày trung với tên của 787 theo cách ghi lịch của Hoa Kỳ là tháng-ngày-năm (7/08/07).[23]
Boeing 787-1000
Boeing 787-1000 (hay gọi là 787-10X) là một dòng máy bay Boeing 787 mới. Đây cũng là chiếc Boeing 787 to nhất và cũng là loại bay xa nhất trong dòng Boeing 787. Hiện, công ty Boeing đang triển khai và xây dựng dự án này. Và đến nay, vẫn chưa có một hãng hàng không nào đặt hàng Boeing 787-10X nào cả.
Các thông số kỹ thuật
Loại | 787-3 | 787-8 | 787-9 |
---|---|---|---|
Số phi công | 2 | ||
Số khách | 290 đến 330 | 210 đến 250 | 250 đến 290 |
Chiều dài | 186 ft 1 in (56,72 m) | 206 ft (63 m) | |
Sải cánh | 170 ft (52 m) | 197 ft (60 m) | 203 ft (62 m) |
Góc cụp cánh | 32.2° | ||
Chiều cao | 55 ft 6 in (16.92 m) | ||
Chiều rộng cabin | 18 ft 9 in (5,72 m) | ||
Sức chứa hàng | 4.400 ft³ (124,6 m³) 28 LD3 | 5.400 ft³ (152,9 m³) 36 LD3 | |
Trọng lượng rỗng | 223.000 lb (101.200 kg) |
242.000 lb (110.000 kg) |
254.000 lb (115.200 kg) |
Trọng lượng cất cánh tối đa | 364.000 lb (165.100 kg) |
484.000 lb (219.540 kg) |
540.000 lb (244.940 kg) |
Tốc độ bay tiết kiệm xăng | .85 Mach (567 mph, 490 knots, 913 km/hr ở độ cao 40.000 feet)[24][25][26] | ||
Tốc độ bay tiết kiệm xăng tối đa | .89 Mach (593 mph, 515 knots, 954 km/hr ở độ cao 40.000 feet) | ||
Tầm bay khi đầy tải | 2.500 – 3050 nm (4.650 – 5.650 km) |
7.650 – 8.200 nm (14.200 – 15.200 km) |
8.000 – 8.500 nm (14.800 – 15.750 km) |
Nhiên liệu tối đa | 33.528 US gal (126.920 L) | 36.693 US gal (138.700 L) | |
Độ cao bay vận hành | 43.000 ft (13.100 m) | ||
Động cơ (2×) | General Electric GEnx hoặc Rolls-Royce Trent 1000 | ||
Sức đẩy tối đa | 53.000 lbf (236 kN) | 64.000 lbf (285 kN) | 70.000 lbf (311 kN) |
Tham khảo
- ^ Ostrower, Jon. “First flight of Air India’s 787 cut short by failed sensor”. Air Transport Intelligence news via FlightGlobal.com, ngày 1 tháng 8 năm 2011.
- ^ a ă â Boeing Commercial Airplanes prices, retrived June 26, 2007.
- ^ “Boeing boosts aircraft prices 5.5% on rising cost of labor, materials”, Air Transport World, retrieved June 26 2007.
- ^ a ă â b Norris, G.; Thomas, G.; Wagner, M. and Forbes Smith, C. (2005). Boeing 787 Dreamliner – Flying Redefined. Aerospace Technical Publications International. ISBN 0-9752341-2-9.
- ^ “Boeing 787 ‘Dreamliner’ jets grounded in Japan, US”. South China Morning Post.
- ^ “DGCA directs Air India to ground all six Boeing Dreamliners on safety concerns”. The Economic Times. 17 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2013.[liên kết hỏng]
- ^ Banks, Howard (28 tháng 5, 2001). “Paper plane: That Mach 0.95 Sonic Cruiser from Boeing will never fly. Here’s why.”. Forbes. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2007.
- ^ “Commercial airplane – jet prices.” Boeing.
- ^ “Boeing’s 787 Dreamliner Surpasses 500 Customer Orders in under Three Years.” Boeing press release. 3 tháng 4, 2007.
- ^ “Boeing/McDonnell Douglas Orders and Deliveries.” Boeing.
- ^ 47th International Paris Air Show 2007: 787 Progress Report. Mike Bair, Vice President and General Manager, 787, Boeing Commercial Airplanes. 19 tháng 6, 2007.
- ^ ” Corporate Information – Orders and Deliveries.” EADS Airbus.
- ^ “Rolls-Royce At Your Service.” BusinessWeek. 14 tháng 11, 2006.
- ^ “Boeing Testing Sample Sonic Cruiser Fuselage.” Boeing.
- ^ “Development Work on Boeing 787 Noses Ahead.” Boeing. 13 tháng 7, 2005.
- ^ “Everett work force for 787 pegged at 1.000.” Wallace, J. Seattle Post-Intelligencer. 22 tháng 12, 2005.
- ^ Thomas, G. (2005-09-26). “Boeing looks at larger Dreamliner to meet Emirates, BA requirements”. Air Transport World (ATW Media Group).
- ^ Thomas, G. (2005-12-23). “Boeing bullish on 787-10, Dreamliner production”. Air Transport World (ATW Media Group).
- ^ Leach, Yvonne and Gunter, Lori. “Boeing Highlights Progress on First 787, Subsequent Airplanes”. Boeing Press Release. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2007.
- ^ Baseler, Randy. “Dash 10”. Boeing Blog. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2006.
- ^ Cameron, Doug and Done, Kevin (08 tháng 7, 2007). “Customers guard Boeing 787 delivery slots”. Financial Times. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2007.
- ^ “Boeing to Build Stretch 787 Jet,” The Wall Street Journal, 27 tháng 3, 2006.
- ^ “Boeing Says 787 is on Target for July 8 Rollout, August First Flight”. Aero-News.Net. 20 tháng 3, 2007. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2007.
- ^ Boeing 787-3 Dreamliner Fact Sheet
- ^ Boeing 787-8 Dreamliner Fact Sheet
- ^ Boeing 787-9 Dreamliner Fact Sheet
Liên kết ngoài
![]() |
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về Boeing 787 Dreamliner |
|
Đoàn Trọng Truyến
Đoàn Trọng Truyến | |
---|---|
![]() |
|
Chức vụ
|
|
Bộ trưởng, Tổng Thư ký Hội đồng Bộ trưởng
|
|
Nhiệm kỳ | Từ tháng 5 năm 1984 – đến tháng 2 năm 1987 |
Tiền nhiệm | Nguyễn Hữu Thụ |
Kế nhiệm | Nguyễn Khánh (Phó Thủ tướng) |
Chủ nhiệm Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng
|
|
Nhiệm kỳ | Từ tháng 5 năm 1984 – đến tháng 2 năm 1987 |
Tiền nhiệm | Nguyễn Hữu Thụ |
Kế nhiệm | Hồ Ngọc Nhường |
Chủ nhiệm Ủy ban Vật giá Nhà nước bắt đầu 3 = Từ tháng 5 năm 1981
|
|
Nhiệm kỳ | không rõ – đến tháng 2 năm 1984 |
Tiền nhiệm | Tô Duy |
Kế nhiệm | Phan Văn Tiệm |
Thông tin chung
|
|
Đảng phái | Đảng Cộng sản Việt Nam |
Sinh | ngày 15 tháng 1 năm 1922 Phú Lộc, Thừa Thiên – Huế |
Mất | 8 tháng 7, 2009 (87 tuổi) Bệnh viện Hữu Nghị, Hà Nội |
Vợ | Nguyễn Thị Kim Sa |
Đoàn Trọng Truyến (15 tháng 1 năm 1922 – 8 tháng 7 năm 2009), Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân; nguyên Bộ trưởng, Tổng Thư ký Hội đồng Bộ trưởng kiêm Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ từ tháng 5 năm 1984 đến tháng 2 năm 1987.[1]
Mục lục
Cuộc đời và Sự nghiệp
Ông Đoàn Trọng Truyến quê quán xã Lộc An, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – Huế; thường trú tại số 71b phố Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Trước đó, ông đã từng sống tại nhiều địa chỉ khác như số 70 phố Phan Đình Phùng, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội hay số 20 phố Nguyễn Biểu, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Ông Truyến, Đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam tham gia Cách mạng từ tháng 9 năm 1945, ông đã trải qua nhiều cương vị công tác khác nhau: Ủy viên Ủy ban hành chính kháng chiến Trung Bộ, Đổng lý sự vụ Bộ Kinh tế (1950) [2], Hiệu trưởng Trường Kinh tế Tài chính (nay là Đại học Kinh tế Quốc dân) (1960 – 1963); Phó Trưởng ban Tài chính Thương nghiệp Trung ương Đảng; Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch – Ngân sách Quốc hội; Phó Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương; Chủ nhiệm Ủy ban Vật giá Nhà nước (1981 – 1984); Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng [3]; Hiệu trưởng Trường Hành chính Trung ương (nay là Học viện Hành chính thuộc Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh); Đại biểu Quốc hội từ khoá I đến khoá VII.[4]
Cải cách giá – lương – tiền năm 1985 do Giáo sư Truyến Chủ nhiệm Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng, các Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Trần Phương và Trần Quỳnh được giao nhiệm vụ chỉ đạo. Sau sự thất bại của cải cách đó, ông Truyến đã thẳng thắn nhận định sai lầm cơ bản trong thời điểm ấy là đã nghe, đã học, đã áp dụng một cách máy móc nhiều kinh nghiệm của nước ngoài.[5]
Danh hiệu Tôn vinh
Ông được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phong tặng học hàm Giáo sư và danh hiệu Nhà giáo Nhân dân vì những đóng góp to lớn trong sự nghiệp trồng người.
Ông được trao tặng Huân chương Độc Lập hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến Hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước Hạng Nhất, Huân chương Lao động Hạng Nhất, Huy Hiệu 60 năm tuổi Đảng.
Ông đã có nhiều thành tích trong công tác giáo dục và nghiên cứu về cải cách hành chính và đã được tặng Giải thưởng Nhà nước Việt Nam về cụm công trình cải cách bộ máy Nhà nước.[6]
Công trình và tác phẩm chính
Gia đình và Cuộc sống riêng
Ông Đoàn Trọng Truyến có vợ là bà Nguyễn Thị Kim Sa (1924 – 2005), nguyên quán Thừa Thiên – Huế. Hai người quen nhau là do ông Truyến được chú của bà Nguyễn Thị Kim Sa mời làm thầy dạy học cho bà. Nhân duyên nảy nở, hai ông bà kết nghĩa vợ chồng. Ông Đoàn Trọng Truyến có bảy người con: Đoàn Mạnh Giao (nguyên là Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ từ năm 2002 đến năm 2007), Đoàn Mạnh Hưng (Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam), Đoàn Mạnh Thanh (Trung tá Quân đội Nhân dân Việt Nam), Đoàn Mạnh Tuyên (công tác tại trường Đại học Luật – Hà Nội), Đoàn Quốc Khánh (Giám đốc điều hành tại Việt Nam tập đoàn Dussmann – Cộng hòa Liên bang Đức), Đoàn Thị Thu Hà (Phó Giáo sư – Tiến sĩ, Giảng viên, Trưởng Bộ môn Khoa học quản lý, trường Đại học Kinh tế Quốc dân – Hà Nội) và Đoàn Thị Thu Hương (Bác sĩ Chuyên Khoa II, Trưởng khoa Răng – Hàm – Mặt, Bệnh viện Hữu nghị – Hà Nội) [7]. Ông chia sẻ tên của bảy người con cũng là hình ảnh cuộc hành trình ba mươi năm lịch sử kháng chiến và đấu tranh thống nhất đất nước:
- Đoàn Mạnh Giao: sinh ra ở bến Nam Giao, tỉnh Thừa Thiên – Huế năm 1944; kỷ niệm một thời gian ở đây và cũng dựa theo một điển tích do các ông trong họ Đoàn đặt cho.
- Đoàn Mạnh Hưng: sinh ra ở huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An năm 1947; sát với thành phố Vinh lúc đó đang bị địch phá.
- Đoàn Mạnh Thanh: sinh ra ở nơi sơ tán Thanh Hóa năm 1949. Khi đó ông Truyến đã rời Quân khu 4 và được điều động ra làm việc tại Bộ Kinh tế ở Việt Bắc.
- Đoàn Mạnh Tuyên: sinh ra ở Tuyên Quang năm 1952. Lúc đó ông Truyến đang đi công tác Trung Quốc cùng ông Nguyễn Lương Bằng để ký Hiệp định Thương mại đầu tiên Việt – Trung.
- Đoàn Quốc Khánh: sinh trùng ngày Quốc Khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, vào năm 1954, lúc cơ quan ông Truyến rời từ Tân Trào ra Sơn Dương huyện lỵ ven ATK Việt Bắc.
- Đoàn Thị Thu Hà: sinh ra vào mùa thu tại thành phố Hà Nội, cô con gái đầu tiên.
- Đoàn Thị Thu Hương: cô con út, sinh ra vào mùa thu, và để nhớ về quê hương cũng như hoài vọng về dòng sông Hương sau 12 năm xa cách.
Dòng họ Đoàn nhà ông Truyến đặt tên lót theo thứ tự các đời như sau: Thượng – Trọng – Mạnh – Quý. Vì lẽ đó tên các cháu trai họ nội của Ông Truyến đều có lót chữ Quý: Đoàn Quý Nhật Nam, Đoàn Quý Nhật Tuấn, Đoàn Quý Nhật Bắc, Đoàn Quý Duy.
Nhà ông Truyến tại số 71b phố Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội hiện còn lưu giữ câu đối chữ Hán nổi tiếng Ngô đẳng tri sở tài, Xích tuyết kinh thu ngung nhã phạm; Triều đình mậu khuyết thưởng Chu tinh lưỡng độ mục Hoàng ân. Đây là câu đối của cụ Phan Bội Châu làm cho cụ tú Hoàng Đức Trạch để cụ tú tặng ông thầy dạy mình. Ông thầy ấy là thân sinh của ông Đoàn Trọng Truyến.[8]
Nhận định
Giáo sư – Nhà giáo Nhân dân Đoàn Trọng Truyến được biết đến với nhân cách của một con người tận tụy và giàu tình cảm với cả đất nước, quê hương, gia đình.
Ông được giới chuyên môn ở Việt Nam, đặc biệt là các giáo sư tại Học viện Hành chính đánh giá là người đầu tiên[cần dẫn nguồn] nghiên cứu về Khoa học Hành chính và đặt nền móng cho quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này[cần dẫn nguồn].
Chú thích
- ^ [1] Chính phủ khóa VII
- ^ “Sắc lệnh 46/SL cử Đoàn Trọng Truyến giữ đổng lý Văn phòng, ông Bùi Thanh Vân Vũ Tiến Liễu giữ Phó Đổng lý Văn phòng Bộ Kinh tế”. Truy cập 12 tháng 3 năm 2015.
- ^ “Nhớ lần với cụ Đoàn Trọng Truyến về Giá – Lương – Tiền”. Báo Điện tử Tiền Phong. Truy cập 12 tháng 3 năm 2015.
- ^ [2] Giáo sư – Nhà giáo nhân dân Đoàn Trọng Truyến từ trần
- ^ [3] Nhớ lần với cụ Truyến về Giá – Lương – Tiền
- ^ [4] Tặng Huân chương Độc Lập cho Nhà giáo Đoàn Trọng Truyến
- ^ [5] Một gia đình có hai Bộ trưởng
- ^ [6] Câu đối nhà cụ Đoàn Trọng Truyến
Tham khảo
Liên kết ngoài
- Sinh 1922
- Mất 2009
- Người Thừa Thiên-Huế
- Giáo sư Việt Nam
- Đại biểu Quốc hội Việt Nam
- Huân chương Độc lập
- Huân chương Kháng chiến
- Huân chương Lao động
- Giải thưởng Nhà nước
- Nhà giáo Nhân dân
- Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Việt Nam
Jean de La Fontaine
Jean de La Fontaine | |
---|---|
![]() |
|
Sinh | 8 tháng 7, 1621 Château-Thierry, Champagne. 1 |
Mất | 13 tháng 4, 1695 (73 tuổi) Paris, Pháp |
Công việc | nhà thơ ngụ ngôn, nhà thơ |
Jean de La Fontaine (8 tháng 7 năm 1621 – 13 tháng 4 năm 1695), tên tiếng Hán Việt La Phụng Tiên hay Lã Phụng Tiên, là một nhà thơ ngụ ngôn nổi tiếng của Pháp, những bài thơ của ông được biết đến rất rộng rãi vào thế kỷ 17. Theo Gustave Flaubert, ông là nhà thơ Pháp duy nhất hiểu và làm chủ những kết cấu tinh vi trong của ngôn ngữ Pháp trước Victor Hugo. Một bộ phim nói về cuộc sống của ông đã được phát hành tại Pháp vào tháng 4 năm 2007 (Jean de La Fontaine – le défi).
Mục lục
Tiểu sử
La Fontaine sinh ra tại Château-Thierry trong một gia đình người quản lý rừng. Mẹ mất sớm, ông thừa hưởng sự giáo dục đầy tự do và sâu rộng của bố. Từ bé ông đã sống giữa thiên nhiên, yêu cảnh rừng núi và thú rừng hoang dã. Học xong ở Paris, ông trở về quê hương nối nghiệp cha quản lý khu rừng địa phương, sống với những người dân lao động nghèo khổ.
Những năm tháng học tập (1641-1658)
Có rất ít thông tin về những năm tháng học tập của La Fontaine. Người ta chỉ biết rằng Ông ta đã học tại trường Cao đẳng ở Château-Thierry cho đến năm thứ ba, nơi mà ông ta đã học tiếng latin, nhưng không phải là Tiếng Hy Lạp. Vào năm 1641, Ông tham gia vào tu hội Oratoire, nhưng vào năm 1642 ông đã ra khỏi hội tôn giáo này.
Ông ta tiếp tục học chuyên về luật, và tham gia thường xuyên vào hội những nhà thơ trẻ: kỵ sỹ bàn tròn, nơi mà ông đã gặp Pellisson,François Charpentier, Tallemant des Réaux. Vào năm 1649 Ông ta đã lấy được bằng luật sư tại quốc hộ Paris, trong khi đó vào năm 1647 Cha của ông, đã tổ chức cho ông lễ cưới với Marie Héricart, và ở lứa tuổi 14 ông đã có một đứa con trai gọi là Charles.
Các hoạt động văn học(1664-1679)
Năm 1664, Ông chuyển qua làm việc cho duchesse de Bouillon và duchesse d’Orléans, La Fontaine chia sẻ thời gian làm việc của mình giữ Paris và Château-Thierry, Đó là khi La Fontaine thực hiện những bước đầu tiên vào văn học bằng một câu chuyện hoang đường ‘xử bắn l’Arioste‘, Joconde. Sự viết lại này đã tạo nên một cuộc tranh luận văn học, cuộc tranh luận về sự tự do có thể làm phát triển lối kể chuyện theo kiểu hoang đường, nơi mà bản viết nháp là cực kỳ chính xác.
Và hai bộ sưu tập về các câu chuyện tiếp theo sau đó, vào năm 1665 và năm 1666, La Fontaine lại tiếp tục dựa trên những kinh nghiệm có được, nhưng lần này dưới dạng truyện ngắn, đây cũng là thời gian của đạo đức truyền thống, và thể loại ngụ ngôn đã được chọn lựa và ra đời vào năm 1668 dành riêng cho Grand Dauphin.
Năm 1669, La Fontaine đã thêm một thể loại mới vào hoạt động của ông ta, bằng việc cho xuất bản cuốn tuyểu thuyết Tình yêu của Psyché và chàng trai trẻ: trộn lẫn văn xuôi và thơ, một câu chuyện huyền thoại.
Năm 1672 cái chết của công tước Orléans, và lúc ấy cũng là lúc La Fontaine gặp khó khăn về tài chính, và đã ở nhờ tại nhà của Marguerite de La Sablière trong năm 1673.
Vào năm 1674, La Fontaine đã bắt đầu với một thể loại mới đó là opera hợp tác với Jean-Baptiste Lully.
Các tác phẩm
Chính cuộc sống chan hòa với thiên nhiên, gần gũi với người dân thường đã khiến cho thơ văn của ông giàu tính dân gian, giàu chất thơ của cuộc sống và sự thực tinh tế, sinh động. Khi ông miêu tả thiên nhiên hay viết về các loài thú, loài cây, về con cáo, chùm nho, con cừu, cây bắp cải cũng như thể hiện lòng nhân ái bao la của ông đói với người nghèo. Ông có kiến thức uyên bác về cả thiên nhiên và xã hội, giao thiệp rộng rãi với giới tri thức tự do, sống phóng túng, không thích gần gũi cung đình như nhiều nhà văn Cổ điển khác. Có lẽ vì vậy ông không được vua Louis XIX của Pháp ưa thích.
La Fontaine sáng tác nhiều tác phẩm với những thể loại khác nhau: Truyện, thơ (1665), tiểu thuyết (Xise, 1664-1674), kịch, nhưng ông nổi tiếng thế giới với tập Ngụ ngôn (1666-1694) gồm 12 quyển. Ông bước vào Viện Hàn lâm Pháp năm 1683.
Văn phong của La Fontaine giàu chất thơ, dí dỏm và hàm súc đa nghĩa. Truyện của ông gồm trên 60 truyện in thành tập, nổi bật với tài kể chuyện. Thơ ngụ ngôn của nhà thơ tiêu biểu cho bút pháp nhẹ nhàng linh hoạt, uyên bác, hài hước, dí dỏm và cũng mơ mộng, phóng túng. Thơ của ông mang tính chất dân tộc sâu sắc, là biểu tượng của nền văn hóa Pháp[cần dẫn nguồn].
La Fontaine có nhiều bài thơ nổi tiếng: Ve và Kiến, Quạ và cáo, Chó sói và cừu non, Thần chết và lão tiều phu, Con cáo và chùm nho, Gà trống và cáo, Ông già và các con, Gà mái đẻ trứng vàng, Thỏ và rùa, Chó thả mồi bắt bóng, Đám ma sư tử, Hội đồng chuột,… Chúng đã trở thành điển hình cho các tính cách và các tình huống của cuộc sống.
Nhà thơ kế thừa truyền thống sáng tác của các nhà thơ ngụ ngôn trước ông như Edov[ai nói?] (Hy Lạp), Brabiux[ai nói?] (Syria), Phedro[ai nói?] (La Mã) và sáng tạo nhiều hình tượng mới có tính chất thời đại.
Xã hội loài vật trong ngụ ngôn tượng trưng cho xã hội Pháp thời đại La Fontaine sống, với các cung bậc, tầng lớp, những mâu thuẫn bộc lộ bản chất của xã hội đó: từ những người thấp cổ bé họng đến những vị quyền cao chức trọng[cần dẫn nguồn].
La Fontaine trở thành nhà văn quen thuộc của mọi lứa tuổi, mọi thời đại, và ngày nay thơ ông vẫn giữ nguyên giá trị thời sự sâu sắc.
Thư viện
- Pierre Clarac, La Fontaine, Bordas, 1949.
- René Jasinski, La Fontaine và những tập ngụ ngôn đầu tiên, Nizet, 1966.
- Jean-Pierre Collinet, Thé giới văn học của La Fontaine, báo universitaires de Grenoble, 1970.
- Louis Marin, Câu truyện kể là một cái bẫy, Minuit, 1978.
- tham khảo Le Fablier, từ năm 1989, annuelle.
- Patrick Dandrey, Sự bịa đặt của những chuyện ngụ ngôn, Klincksieck, 1992.
- Olivier Leplatre, Những khả năng và lời nói trong chuyện Ngụ Ngôn, PUL, 2000.
- Jean-Charles Darmon, Triết lý trong ngụ ngôn. La Fontaine et la crise du Lyrisme, PUF, 2002.
- Marc Escola, 6 cách sắp xếp bố cục của La Fontaine, Báo Đại học Vincennes, 2003.
Danh mục phim
- 2007: Jean de la Fontaine, Sự thách thức, Thực hiện bởi Daniel Vigne.
Câu nói nổi tiếng
” Làm việc ngăn nắp sẽ đem đến cho ta tính nhẫn nại và sự hài lòng ”
Thư viện ảnh
-
Grandville: Sói và chó
-
La Fontaine (1).JPG
Tượng của Charles Correia năm 1983 tại ngôi vườn của Ranelagh ở Paris
Tham khảo
Liên kết ngoài
![]() |
Wikisource có các tác phẩm gốc nói đến hoặc của: |
![]() |
Wikisource tiếng Việt có toàn văn tác phẩm về: |
- Website của bảo tàng Jean de La Fontaine
- Các tác phẩm của La Fontaine. Truyện ngụ ngôn minh họa bởi Willy Aractingi
- Các hoạt động dưới nhiều thể loại tại Gutenberg.org
- Những tác phẩm được dựng thành kịch tại địa chỉ CÉSAR
- Các website thuộc hiệp hội Bảo tàng Jean de La Fontaine
- Ngụ ngôn La Fontaine dưới nhiều ngôn ngữ
- Hình ảnh phổ biến: Ngụ ngôn La Fontaine (19..).
- http://www.la-fontaine-ch-thierry.net/
- lastree.net: [1]
Bài viết mới
- Chào ngày mới 7 tháng 7
- Chào ngày mới 6 tháng 7
- Dưới đáy đại dương là Ngọc
- Lộc xuân cuộc đời
- Chào ngày mới 5 tháng 7
- Ngày mới yêu thương
- Biển Đông vạn dặm
- Chào ngày mới 4 tháng 7
- Trần Thánh Tông
- Bà Đen
- Lộc xuân cuộc đời
- Đọc lại và suy ngẫm 2
- Chào ngày mới 2 tháng 7
- Tiếng Anh cho em
- Biển Đông vạn dặm
- Chào ngày mới 1 tháng 7
- Lời vàng của Anbe Anhstanh
- Quà tặng cuộc sống
- Chào ngày mới 30 tháng 6
- Đêm nhớ Phan Huỳnh Điểu, Phan Nhân
- Ngày mới yêu thương
- Chào ngày mới 29 tháng 6
- Quà tặng cuộc sống
- Chào ngày mới 28 tháng 6
- Thạch Lam hạt ngọc đời nay
- Helen Keller người mù điếc huyền thoại
- Chào ngày mới 27 tháng 6
- Chào ngày mới 26 tháng 6
- Chào ngày mới 25 tháng 6
- GS Trần Văn Khê người Thầy nhạc Việt
- Nguyễn Hiến Lê học và viết
- Lộc xuân cuộc đời
- Quà tặng cuộc sống
- Chào ngày mới 24 tháng 6
- Ngày mới yêu thương
- Chào ngày mới 23 tháng 6
- Lộc xuân cuộc đời
- Chào ngày mới 22 tháng 6
- Chào ngày mới 21 tháng 6
- Biển Đông vạn dặm
- Con là nguồn hạnh phúc đầu tiên
- Chào ngày mới 20 tháng 6
- Từ Mao Trạch Đông đến Tập Cận Bình
- Ngày mới Mạnh Hạo Nhiên
Video yêu thích
Trở về trang chính
Hoàng Kim Ngọc Phương Nam Thung dung Dạy và học Cây Lương thực Dạy và Học Tình yêu cuộc sống Kim on LinkedIn Kim on Facebook