CNM365. Chào ngày mới 23 tháng 8. Wikipedia Ngày này năm xưa. Năm 1907 – ngày mất Đào Tấn, vị quan thanh liêm nhà Nguyễn, nhà soạn tuồng nổi tiếng, ông tổ hát bội Việt Nam (sinh năm 1845). Năm 634 – Omar bin Khattab kế vị khalip của Abu Bakar, ông là một trong các khalip hùng mạnh và có ảnh hưởng nhất. Năm 1958 – Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc bắt đầu pháo kích Kim Môn, khởi đầu Khủng hoảng eo biển Đài Loan lần 2.
23 tháng 8
Ngày 23 tháng 8 là ngày thứ 235 (236 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 130 ngày trong năm.
« Tháng 8 năm 2015 » | ||||||
CN | T2 | T3 | T4 | T5 | T6 | T7 |
1 | ||||||
2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 |
16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 |
23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 |
30 | 31 | |||||
Mục lục
Sự kiện
- 476 – Sau khi phế truất hoàng đế La Mã Romulus Augustus, thủ lĩnh người Germain Odoacer được binh lính tôn là rex Italiae (Vua Ý).
- 634 – Omar bin Khattab kế vị khalip của Abu Bakar, ông là một trong các khalip hùng mạnh và có ảnh hưởng nhất.
- 1765 – Chiến tranh Xiêm-Miến bắt đầu khi hai vạn tinh binh Konbaung xuôi dòng sông Wang xâm chiếm Ayutthaya.
- 1866 – Chiến tranh Áo-Phổ kết thúc bằng Hòa ước Praha, theo đó Bang liên Đức tan rã, Áo bị mất vị thế trong các quốc gia Đức.
- 1939 – Liên Xô và Đức Quốc Xã ký kết Hiệp ước không xâm lược lẫn nhau, trong đó bao gồm việc phân chia ảnh hưởng tại Đông Âu.
- 1944 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Quốc vương Romania Mihai I giải tán chính phủ thân Đức Quốc Xã, Romania chuyển từ phe Trục sang phe Đồng Minh.
- 1958 – Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc bắt đầu pháo kích Kim Môn, khởi đầu Khủng hoảng eo biển Đài Loan lần 2.
- 1989 – Khoảng hai triệu người cùng nắm tay tạo thành một chuỗi qua Latvia, Litva và Estonia, biểu thị mong muốn độc lập khỏi Liên Xô.
Sinh
Mất
- 1363 – Trần Hữu Lượng, Hoàng đế Đại Hán bị quân của Chu Nguyên Chương (sau này là Minh Thái Tổ) giết chết ở hồ Bà Dương.
- 1907 – Đào Tấn, nhà soạn tuồng nổi tiếng, ông tổ hát bội Việt Nam (s. 1845).
Những ngày lễ và kỷ niệm
Tháng 1 | Tháng 2 | Tháng 3 | Tháng 4 | Tháng 5 | Tháng 6 | Tháng 7 | Tháng 8 | Tháng 9 | Tháng 10 | Tháng 11 | Tháng 12 |
Tham khảo
![]() |
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về 23 tháng 8 |
Đào Tấn
Đào Tấn | |
---|---|
![]() Đào Tấn
|
|
Sinh | Đào Đăng Tấn Tuy Phước, An Nhơn, Bình Định |
Nơi an nghỉ
|
Bình Định |
Đài tưởng niệm | Tên đường ở Hà Nội. |
Đào Tấn (1845 – 1907), tự là Chỉ Thúc, hiệu là Tô Giang và Mộng Mai, biệt hiệu là Tiểu Linh Phong Mai Tăng hoặc Mai Tăng, là một nhà soạn tuồng nổi tiếng Việt Nam. Ông được coi là ông tổ hát bội và là vị tổ thứ 2 trong 3 vị tổ nghề sân khấu Việt Nam (Phạm Thị Trân, Đào Tấn & Cao Văn Lầu). Ông là vị quan thanh liêm thời nhà Nguyễn, đã từng giữ chức vụ Tổng đốc An – Tĩnh (Nghệ An – Hà Tĩnh), Công Bộ Thượng thư.
Mục lục
Thân thế
Ông tên thật là Đào Đăng Tấn, sinh ngày 27 tháng 2 năm Ất Tỵ (tức 3 tháng 4 năm 1845), tại thôn Vinh Thạnh, tổng Thời Tú, huyện Tuy Phước, phủ An Nhơn, tỉnh Bình Định (nay thuộc thôn Vinh Thạnh, xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định). Do tránh quốc húy nên bỏ chữ Đăng, nên gọi gọn Đào Tấn.
Ông thuộc dòng dõi Lộc Khê hầu Đào Duy Từ (1572-1634), một danh nhân thời chúa Nguyễn, vào lập nghiệp ở đất Đàng trong đầu thế kỷ XVII. Cha là Đào Đức Ngạc, mẹ là Hà Thị Loan.
Thuở nhỏ, ông thọ giáo với cụ Tú Nguyễn Diêu, người làng Nhơn Ân (nay là thôn Nhơn Ân xã Phước Thuận cùng huyện); không những được thầy dạy chữ để đi thi mà còn đào tạo thành một nhà soạn tuồng. Năm 19 tuổi, lúc còn học với thầy, ông soạn tuồng đầu tay Tân Dã Đồn, nổi tiếng từ ấy.
Năm 23 tuổi, ông đỗ thứ 8 Cử nhân khoa Đinh Mão (1867) tại trường thi Bình Định, dưới triều vua Tự Đức. Tuy nhiên, dù văn tài xuất chúng, ông không vượt được kỳ thi hội tiếp theo đó.
Quan nghiệp
Mãi đến bốn năm sau, năm Tự Đức thứ 24 (1871), khi vua Tự Đức cho soát xét lại những người chưa đỗ đạt, Đào Tấn mới được triệu về kinh thành Huế, được sơ bổ Điển tịch, sung vào Hiệu thư ở Nội các, tức hội nhà văn của triều đình, lo việc biên soạn và sáng tác, do vua Tự Đức làm chủ tọa.
Năm 1874, ông được bổ nhiệm tri phủ Quảng Trạch sau thăng chức lên Phủ doãn Thừa Thiên. Làm quan suốt 3 triều, từ Tự Đức đến Thành Thái (1871 – 1904), ông kinh qua các chức vụ Tham biện, Tổng đốc An Tĩnh, Tổng đốc Nam Ngãi, Thượng thư Bộ Hình, Thượng thư Bộ Binh, Thượng thư Bộ Công, quan hàm nhất phẩm, được phong Hiệp biện Đại học sĩ, tước Vinh Quang tử. Năm 1904 vì chống đối với đại thần Nguyễn Thân, ông bị cách chức rồi lui về quê nhà ở ẩn.
Đào Tấn là một vị quan thanh liêm, cương trực, được giới sĩ phu trọng nể và nhân dân yêu quý[1]
Ông qua đời ngày 23 tháng 8 năm 1907. Hiện có ngôi mộ và đền thờ ông ở Bình Định.
Sự nghiệp tuồng
Sinh thời, Đào Tấn làm thơ, viết từ khúc và soạn tuồng hát bội. Nhưng xuất sắc hơn cả vẫn là sự nghiệp tuồng. Suốt thời gian làm quan, ông vừa làm quan vừa soạn tuồng, cống hiến cho nghệ thuật tuồng, hàng chục vở tuồng, những vở còn diễn đến ngày nay là Tam nữ đồ vương, Sơn Hậu, Đào Phi Phụng… Hàng chục vở tuồng do ông soạn thảo và chỉnh lý có giá trị, sức hấp dẫn trong văn tuồng Đào Tấn ở chỗ:
- Gắn với những vấn đề mang ý nghĩa thời sự của đất nước, mặt khác lại mở ra hướng tiếp cận cuộc sống hiện thực với những quan niệm gần gũi với nhân dân, nâng cao thị hiếu thẩm mỹ của quần chúng.
- Văn tuồng hiện đại, phá vỡ khuôn mẫu ước lệ công thức trong kết cấu kịch bản cũng như mang lại tính sinh động cho vở diễn. Tính bi kịch của tuồng cổ được xử lý mềm mại tinh tế, đan xen cả yếu tố hài kịch, nâng lên thành cái hài tư tưởng. Đào Tấn chú trọng xây dựng tính cách nhân vật, thổi hồn vào trong những nhân vật, tạo thành những hình tượng bất hủ.
- Tính tự sự – trữ tình, chất thơ trong từng kịch bản tuồng.
Tuồng phản chiếu khá đầy đủ diện mạo tâm hồn Đào Tấn, cũng như đánh dấu những mốc quan trọng trong cuộc đời tác giả. Vở tuồng đầu tiên Tân Dã đồn (1864) chưa thật sự mang dấu ấn phong cách riêng độc đáo, mà chỉ có giá trị mở đầu cho nghiệp tuồng suốt cuộc đời ông.
Tài năng của Đào Tấn về lĩnh vực tuồng hát bội chỉ thật sự có điều kiện mài giũa, khi ông chính thức được bổ làm chức quan trong ban Hiệu thư, soạn tuồng do nhà vua chỉ định. Soạn những vở như vậy, tất yếu Đào Tấn không có đất để thể hiện cái tôi cá tính nghệ sĩ của mình, nhưng bù lại đó là khoảng thời gian ông trau dồi được vốn ngôn từ bác học, trau chuốt lời văn tuồng bóng bẩy, giàu tính ước lệ uyên bác và nghiêm ngặt trong từng ý từng câu.
Từ 1898 – 1902 Đào Tấn soạn Cổ thành hội (còn gọi là Quan Công quá quan), Trầm Hương các, Hoàng Phi Hổ quá Giới Bài quan, Hộ sanh đàn. Đây chính là giai đoạn đỉnh cao trong sự nghiệp tuồng Đào Tấn.
Quan niệm Đào Tấn đã thể hiện qua đôi câu đối ông viết ở “Học bộ đình”:
- Thiên bất dự nhàn, thả hướng mang trung tầm tiểu hạ
- Sự đô như hí, hà tu giả xứ tiếu phi chân
Tạm dịch:
- Trời chẳng cho nhàn vào bận rộn này tìm chút rảnh.
- Việc đời như kịch, há trong chốn giả bảo không chân.
Câu đối trên đã cho thấy một Đào Tấn ý thức rất rõ vai trò của nghệ thuật hát bội trong mối liên hệ với cuộc sống. Ông muốn thông qua nghệ thuật hát bội để nói lên nỗi niềm truớc thời cuộc của chính mình, đồng thời cũng nhận thấy giá trị di dưỡng tinh thần cao quý của bộ môn nghệ thuật này [2]
Vụ án bồi Ba
Bồi Ba là một tên tay sai khét tiếng của Pháp. Bồi Ba mua bò của một người dân, nhưng không trả tiền còn vu cho chủ bò là dư đảng của Cần Vương rồi bắt giam chủ bò và đánh đập họ tàn nhẫn. Nghe tin, Đào Tấn liền cho điều tra, lập hồ sơ đầy đủ. Khi đã nắm chắc tội trạng của bồi Ba, Đào Tấn sai lính chặn đường bắt bồi Ba nhưng không đưa về giam trong ngục Phủ mà đưa thẳng ra bờ sông Hương, quãng khúc sông chảy qua kinh thành để trị tội chém đầu.[3] Khâm sứ Pháp hạch hỏi, Đào Tấn trả lời:
“ | Hắn làm việc cho bảo hộ nhưng hắn vẫn là người Việt Nam, sống ở đất Việt Nam, gây tội với dân Việt Nam thì sao quan Việt Nam không xử hắn mà phải hội thương với Bảo hộ? | ” |
Câu nói
“ | Sống ở đời mà thấy chuyện ngang trái không trị thì còn mặt mũi nào dạy dỗ thiên hạ trong tuồng.[3] | ” |
Ghi chú
- ^ Trích tóm tắt luận văn thạc sĩ “Đào Tấn với Trầm Hương các” của Trần Hà Nam
- ^ Trích Tóm tắt Luận Văn thạc sĩ Đào Tấn với vở tuồng Trầm Hương các của Trần Hà Nam
- ^ a ă Tường Linh (10 tháng 2 năm 2010). “Án xưa: Vụ án bồi Ba ngang nhiên chiếm bò”.
Omar bin Khattab
Omar Đại đế | ||
---|---|---|
Khalip của Ummah | ||
Tại vị | 634 ‐ 644 | |
Tiền nhiệm | Abu Bakar | |
Kế nhiệm | Othman bin Affan | |
Thông tin chung | ||
Tên đầy đủ | Omar bin Khattab | |
Tước vị |
|
|
Thân phụ | Khattab ibn Nufayl | |
Thân mẫu | Hantamah bint Hisham | |
Sinh | 586 Mecca, Ả Rập Saudi |
|
Mất | 3 tháng 11 năm 644 Medina, Ả Rập Saudi |
|
An táng | Al-Masjid al-Nabawi, Medina | |
Tôn giáo | Đạo Islam |
Omar bin Khattab hay `Umar ibn al-Khattāb (khoảng 586 SCN – 3 tháng 11, 644), cũng được gọi là Omar Đại đế hoặc là Umar Đại đế là vị khalip hùng mạnh nhất trong bốn vị khalip chính thống (Rashidun Caliphs) cũng như một trong những hoàng đế có ảnh hưởng lớn trong lịch sử Islam.[1] Ông là một bạn đạo của nhà tiên tri Muhammad. Ngày 23 tháng 8 năm 634, ông kế vị khalip Abu Bakar làm vị khalip chính thống thứ hai.
Mục lục
Tên
Umer, Umar, Omer, hay Omar là một từ tiếng Ả Rập có ý nghĩa tương ứng với từ tiếng Anh “who has long live”, tức là “người sống thọ”, vì vậy cái tên Umer cũng có nghĩa là “người sống thọ hơn”.
Umar ibn al khataab cũng được mọi người biết tới với danh hiệu `Umar al-Farūq (ý nghĩa: Umar người Phân biệt [giữa Sự thật và Giả dối]). Ông đã được người Hồi giáo Sunni công nhận là người thứ nhì trong số 4 vị Khulafā’ ar-Rashīdīn (ý nghĩa:Những khalip hoàn hảo hay Những khalip ngay thẳng).[2] Trong tiếng Anh, cái tên của ông còn được biết như Omar hoặc là Omer.
Cuộc đời
Đầu đời
Umar ibn al-Khattab ra đời tại Makka.
Thân phụ của ông là ông Khattab ibn NufayI, một người tộc trưởng được nhiều người rất là kính nể, mặc dù ông không phải là người xuất thân từ một gia đình trưởng giả.
Thân mẫu của ông là bà Hintimah, con gái của Hachim Al Moughira, một người thuộc nhánh Banou Makuzoum, một trong những gia đình danh giá và quyền thế của thị tộc Aâdi. Họ ngoại của Omar còn có đặc quyền phán quyết, làm trung hòa giải, cũng như đứng ra tổ chức những buổi lễ có mang tính tôn giáo. Ngoài ra, họ còn làm sứ giả đảm trách các việc dao dịch đối ngoại, vào thời kì tiền Hồi giáo.
Thuở thiếu thời, Omar phải chăn đàn gia súc của những người bà con trong họ. Khi lớn lên ông đi làm nghề buôn bán, thường xuyên di chuyển ở Cham.[3] Ông không phải là một thương gia giàu có, mà lại là một kỵ sĩ tài ba của Quraish, Omar mang nhiều cá tính độc đáo, thẳng thắn nghiêm khắc với chính mình nhưng lại cư xử bằng tình cảm, nhân hậu với mọi người xung quanh cho nên Omar rất được kính trọng. Ông không hề bỏ qua những cuộc tranh tài đua ngựa trong những khi hội chợ ở Okaz bởi vì ông rất thích. Omar vốn ưa chuộng văn chương, ham đọc sách và viết chữ đẹp, thuận cả hai tay. Ông nói năng hoạt bát, lời lẽ hùng hồn đầy sức thuyết phục và thu húc người nghe.
Omar đã cưới Zainab, con gái của một người thị tộc Jamah – Quraish Mad’oun trước khi ông cải theo Hồi giáo. Họ đã có ba người con, bao gồm:
- Abd-Allah (con trai), sau này là một tông đồ nổi tiếng của nhà tiên tri Muhammad.
- Abd-Arrahman al Akbar (con trai)
- Hafsa (con gái)
Sau đó, ông Umar còn cưới Oumn Khalthoum, con gái của Jarwal. Với bà này, ông còn có thêm hai người con trai nữa, đó là;
- Oubaid-Allah (hi sinh trong trận Siffin)
- Zaid (hi sinh trong trận Siffin)
Abd-Allah, con trai của Omar, kể lại về cha mình:
“ | Ông (Omar) là một con người vạm vỡ, khi cưỡi ngựa, dáng người ông có vẻ hơi to hơn so với con tuấn mã. Da của ông trắng, gương mặt hồng hào rám nắng, nổi bật với một bộ ria gọn màu nâu sậm, đôi mắt rất sáng và càng tăng phong độ của một người tự tin, trong ông lúc nào cũng vững vàng và uy dũng. | ” |
Cải theo đạo Hồi
Dời cư từ Makkah sang Medina
Năm 622, Omar tham gia vào một cuộc di dời lịch sử từ Makkah sang Medina (có nghĩa là “Thành phố”),[4] trong thời gian này ông trở thành một trong hai vị cố vấn của Muhammad, người kia là Abu Bakar.
Vào những năm sau đó, ông hoạt động trong các trận đánh ở Badr, Uhud, Khaybar, một cuộc tấn công vào Syria, v.v… và nhiều trận chiến khác. Ông trở thành một trong những người bạn của Muhammad. Năm 625, con gái Omar là Hafsah cưới Muhammad.
Dưới triều đại của Abu Bakar
Vào năm 632, sau khi nhà tiên tri Muhammad qua đời, ông Omar đứng ra ủng hộ và vận động để Abu Bakar (hay còn gọi là Abu Bakr) trở thành người lãnh đạo chính thức của cộng đồng Hồi giáo. Họ luôn luôn làm việc bên nhau.
Abu Bakar làm Khalip trong một thời gian ngắn ngủi. Suốt thời kì trị vì của mình ông tham gia vào cuộc chiến tranh Rida chống lại những bộ tộc rời bỏ khỏi liên minh Hồi giáo. Omar là một trong những vị cố vấn của Abu Bakar. Trước khi qua đời năm 634, Abū Bakar chọn Omar làm người kế vị của mình.
Omar trở thành Khalip
Vào năm 634, Abu Bakr qua đời, và Omar bin Khattab trở thành vị khalip thứ nhì của đạo Hồi..
Vào ngày nhậm chức khalip, Omar có đọc một bài diễn văn, trong đó có một đoạn:
“ | Hỡi những người tin tưởng!Các bạn đã chỉ định tôi vào chức vụ khalip, và nếu như tôi không đáp ứng được sự mong đợi của các bạn phó thác, không đủ tư cách để phục vụ hữu hiệu đạo Hồi cùng với tất cả những gì liên quan đến phúc lợi của người Hồi giáo. Tôi sẽ tự không cho phép mình ở cương vị lãnh đạo này nữa. Vì việc đó đã quá đủ cho sức chịu đựng chờ đến Ngày Phán Xét Cuối Cùng…[5] | ” |
Quân sự
Khalip Omar bin Khattab, với 10 năm trị vì của mình còn là một nhà chiến lược thiên tài của quân đội Đế quốc Ả Rập Hồi giáo, ông đã tổ chức cơ sở hậu cần tiếp liệu trong quân đội, cho thành lập các doanh trại kỵ binh cùng lúc ở nhiều thành phố khác nhau. Ở Koufa, Omar cho xây dựng một trại tiếp liệu trừ bị, có khoảng từ 4500 – 5000 con ngựa chiến, binh đội tại đây do Salman Ibn Rabi’a Al Bahili. Ông đã đề ra một phương thức hành chính, cùng lúc mang áp dụng phương thức này vào việc cải cách trong quân đội. Ông bảo đảm cuộc sống của gia đình các binh sĩ, khi họ phải vắng nhà vì chiến đấu ở ngoài trận mạc.
Năm 636, khalip Omar đã tái thu hồi thành phố Basra và biến nơi này thành một vị trí chiến lược quân sự quan trọng.
Năm 638, sau khi chiếm được thành Jerusalem, Omar đã đứng ra nhận trách nhiệm bảo vệ cộng đồng Thiên Chúa giáo đang cư ngụ tại nơi này.
Về mặt chiến lược, lịch sử đã ghi nhận lại ba trận đánh lừng lẫy của quân Ả Rập dưới thời kì trị vì kéo dài 10 năm của Umar ibn al-Khattab, đó là:
- Trận Al Qādissiya, đã khiến người Iraq và Al Ahwaz đón nhận Hồi giáo.
- Trận Babylon đưa ảnh hưởng Hồi giáo vào Ai Cập và Lybia
- Trận Nehaward, chiến thắng này đã đưa toàn thể đế chế Ba Tư dưới triều hoàng đế Sassanid Yazdgerd III vào tay của thế lực các Khalip Hồi giáo.
Trong các cuộc chiến của mình, Omar còn được trợ giúp bởi hai vị tướng tài ba nhất là Khalid ibn al-Walid (592-642) và Amr ibn al-
As (583-664).
Ám sát
Ngày 3 tháng 11 năm 644, Umar ibn al-Khattab bị một người lính Ba Tư, Pirouz Nahavandi ám sát.
Omar qua đời vào ngày 26 tháng Dhuu’l Hijja năm thứ 23 (theo lịch Hồi giáo), tức năm 644 theo Tây lịch, hưởng thọ 63 tuổi. Dhuu’l Hijja là tháng định mệnh của Omar, nó đánh dấu thời điểm ông gia nhập Hồi giáo đồng thời nó cũng là tháng mà ông qua đời.
Umar ibn al-Khattab đã được an táng bên cạnh ngôi mộ của Abu Bakar, mộ của cả hai vị này đều nằm ở bên trái mộ của nhà tiên tri Muhammad. Omar đã trở thành một người tử vì đạo.
Omar đã mất đột ngột, không kịp lựa chọn người kế vị cho mình. Tuy nhiên, giữa những người được xem là xứng đáng và có đủ tư cách lãnh đạo trong số sáu người kề cận của Omar (Othman bin Affan, Ali ibn Abu Talib, Talha, Zubayr, Abder Rahman Ibn Aawaf và Saa’d ibn Abu Waqqac),[6] mọi người thấy ông Othman là người nổi bật nhất.
Xem thêm
Chú thích
- ^ Ahmed, Nazee, Islam in Clobal History: From the Death of Prophet Muhammad (PBUH) to the First World War, American Institute of Islamic History and Cul, 2001, p. 34. ISBN 0-7388-5963-X.
- ^ Sách 1001 nhân vật và sự kiện lịch sử thế giới, tác giả:Ngọc Lê, trang 451
- ^ Một vùng đất rộng lớn, bao gồm Jordan, Palestine, Syria và Liban
- ^ Armstrong
- ^ Hải Đăng.org – Islam và Đời sống, nguồn chính của bài viết này
- ^ Trước khi chết, Umar ibn al-Khattab đã cho gọi sáu người này đến để chọn một trong số họ làm người kế vị, tuy nhiên, ông đã mất đột ngột mà không kịp chọn một người nào trong số họ thay ông làm khalip
Khủng hoảng eo biển Đài Loan lần 2
|
Khủng hoảng eo biển Đài Loan lần 2 (còn có tên khác là Khủng hoảng eo biển Đài Loan 1958) là một cuộc xung đột xảy ra giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Trung Hoa Dân quốc (tức chính quyền Đài Loan). CHNDTH đã nã pháo vào quần đảo Mã Tổ và Kim Môn nằm trên eo biển Đài Loan nhằm chiếm giữ những vùng lãnh thổ này từ Đài Loan.
Mục lục
Khái quát
Cuộc xung đột mở màn bằng trận nã pháo 823 (Chữ Hán phồn thể: 八二三炮戰; giản thể: 八二三炮战; Bính âm: Bāèrsān Pàozhàn; phiên âm: Bát nhị tam pháo chiến) vào lúc 5h30 chiều ngày 23 tháng 8, 1958 khi Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc bắt đầu nã pháo dữ dội vào Kim Môn. Lực lượng của Trung Hoa Dân quốc ở Kim Môn cũng nã pháo đáp trả. Vụ đấu pháo ác liệt này đã khiến 2.500 quân Đài Loan và 200 lính Trung Quốc thiệt mạng.
Vụ đối đầu bằng quân sự này là quá trình tiếp diễn cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ nhất, đã diễn ra ngay sau chiến tranh Triều Tiên. Tưởng Giới Thạch đã cho xây dựng nhiều công trình trên quần đảo Mã Tổ và Kim Môn. Năm 1954, CHNDTQ đã nã pháo vào cả hai quần đảo này, trong đó tập trung tấn công vào Kim Môn.
Để đáp lại yêu cầu được hỗ trợ từ phía THDQ theo đúng nghĩa vụ đã được ký kết trong Hiệp ước Phòng thủ Mỹ-Đài Loan 1954, chính quyền tổng thống Mỹ Dwight D. Eisenhower đã tăng viện cho các đơn vị hải quân Hoa Kỳ và ra lệnh cho các tàu chiến của mình đến hỗ trợ chính quyền Quốc Dân Đảng bảo vệ tuyến tiếp vận đến Kim Môn. Thông qua những hoạt động bí mật trong “Chiến dịch Ma thuật đen” (Operation Black Magic), hải quân Hoa Kỳ đã sửa đổi và bổ sung cho máy bay F-86 Sabre của không quân Đài Loan các tên lửa đối không AIM-9 Sidewinder mới được giới thiệu, nhằm tăng sức mạnh chống lại các máy bay chiến đấu MiG tiên tiến hơn của CHNDTH. Những nghiên cứu gần đây từ Cục Lưu trữ Quốc gia đã chỉ ra rằng Không quân Hoa Kỳ đã chuẩn bị cho một vụ tấn công hạt nhân nhằm vào Trung Quốc Đại lục. 12 lựu pháo tầm xa 203mm M115 howitzer và các khẩu 155mm khác đã được thủy quân lục chiến Mỹ chuyển cho quân đội Đài Loan và được gửi đến Kim Môn để xoay chuyển tình thế trong cuộc đọ pháo ở đây.
Liên Xô đã phái bộ trưởng ngoại giao Andrei Andreyevich Gromyko đến Bắc Kinh để thảo luận về những động thái của Trung Quốc.
Kết quả
Kết quả, cả hai bên tiếp tục bắn phá bên kia và rải truyền đơn. Tình trạng này cứ tiếp diễn cho đến khi Hoa Kỳ và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ năm 1979.
Trong cuộc đụng độ, CHNDTQ đã bắn khoảng 450.000 quả pháo lên đảo Kim Môn. Những quả pháo này đã trở thành nguồn cung cấp kim loại tái chế cho kinh tế địa phương. Từ sau cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần 2, Kim Môn được biết đến với sản phẩm dao phay làm từ vỏ đạn của Trung Quốc Đại lục. Một thợ rèn ở Kim Môn thông thường làm được 60 dao phay từ một vỏ đạn pháo và ngày nay các khách du lịch đến từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa mua dao Kim Môn để làm quà lưu niệm cùng với những sản vật khác của địa phương này.
Xem thêm
- Khủng hoảng eo biển Đài Loan lần 2
- Nội chiến Trung Quốc
Tham khảo
Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
- Chào ngày mới 22 tháng 8
- Chào ngày mới 21 tháng 8
- Bài thơ không thể nào quên
- Tháng bảy mưa Ngâu
- Chào ngày mới 20 tháng 8
- Chào ngày mới 19 tháng 8
- Chào ngày mới 18 tháng 8
- Suối nguồn hạnh phúc
- Chào ngày mới 17 tháng 8
- Thơ tình Hồ Núi Cốc
- Chào ngày mới 16 tháng 8
- Quản lý sắn bền vững ở châu Á
- Học để làm ở Ấn Độ
- Chào ngày mới 15 tháng 8
- Hoa xương rồng
- Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương
- Chào ngày mới 13 tháng 8
- Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi
- Chào ngày mới 12 tháng 8
- Từ Mao Trạch Đông đến Tập Cận Bình
- Thơ hay về biển
- Chào ngày mới 11 tháng 8
- Chào ngày mới 10 tháng 8
- Chào ngày mới 9 tháng 8
- Đến với những bài thơ hay
- Ta về trời đất Hồng Lam
- Ong và Hoa
- Chào ngày mới 8 tháng 8
- Bài ca thời gian
- Chào ngày mới 7 tháng 8
- Chào ngày mới 6 tháng 8
- Di sản Engels
- Đợi Anh
- Chào ngày mới 5 tháng 8
- Chào ngày mới 4 tháng 8
- Chào ngày mới 3 tháng 8
- Khổng Tử dạy và học
- Tiếng Anh cho em
- Chào ngày mới 2 tháng 8
- Rằm Xuân Hà Nội
- Chào ngày mới 1 tháng 8
- Chào ngày mới 31 tháng 7
- Henry Ford và Thượng Đế
- Chào ngày mới 30 tháng 7
- Lê Phụng Hiểu truyện hay nhớ mãi
- Chào ngày mới 29 tháng 7
- Ông Hồ Sáu làm kinh tế giỏi
- Biển Đông vạn dặm
- Chào ngày mới 28 tháng 7
- Bài thơ không thể nào quên
- Chào ngày mới 27 tháng 7
- Nhớ bạn
- Chào ngày mới 26 tháng 7
- Gọi đôi
- Chào ngày mới 25 tháng 7
- Mảnh đạn trong người
- Chào ngày mới 24 tháng 7
- Năm tháng đó là em
- Chào ngày mới 23 tháng 7
- Chào ngày mới 22 tháng 7
- Thăm Borlaug và Hemingway ở CIANO
- Chào ngày mới 20 tháng 7
- Biển Đông vạn dặm
- Chào ngày mới 19 tháng 7
- Chào ngày mới 18 tháng 7
- Chào ngày mới 17 tháng 7
- Lớp học trên đồng ĐăkGlong Oxfam
- Chào ngày mới 16 tháng 7
- Từ Mekong nhớ Neva
- Chào ngày mới 15 tháng 7
- Ngày mới yêu thương
- Chào ngày mới 14 tháng 7
- Chào ngày mới 13 tháng 7
- Mạc triều trong sử Việt
- Chào ngày mới 12 tháng 7
- Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời
- Giấc mơ tình yêu cuộc sống
- Chào ngày mới 11 tháng 7
- Khoảnh khắc tuyệt đẹp
- Tiếng Anh cho em
- Tháng Bảy mưa Ngâu
- Chào ngày mới 10 tháng 7
- Biển Đông vạn dặm
- Chào ngày mới 9 tháng 7
- Đợi mưa
- Ngày mới yêu thương
- Chào ngày mới 8 tháng 7
- Chào ngày mới 7 tháng 7
- Chào ngày mới 6 tháng 7
- Dưới đáy đại dương là Ngọc
- Lộc xuân cuộc đời
- Chào ngày mới 5 tháng 7
- Ngày mới yêu thương
- Biển Đông vạn dặm
- Chào ngày mới 4 tháng 7
- Trần Thánh Tông
- Bà Đen
- Lộc xuân cuộc đời
- Đọc lại và suy ngẫm 2
- Chào ngày mới 2 tháng 7
- Tiếng Anh cho em
- Biển Đông vạn dặm
- Chào ngày mới 1 tháng 7
Video nhạc tuyển
Khí công Y đạo: Bài học tốt tự chăm sóc sức khỏe
Ban Mai
MAR AKRAM – Dancing with the wind♥
KimYouTube
Trở về trang chính
Hoàng Kim Ngọc Phương Nam Thung dung Dạy và học CNM365 Tình yêu cuộc sống Cây Lương thực Dạy và Học Kim on LinkedIn KimYouTube Kim on Facebook
Pingback: Chào ngày mới 24 tháng 8 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: CNM365 Tình yêu cuộc sống | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Y học bốn phương | Khát khao xanh
Pingback: Mai Hoa Thi Thiệu Ung | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Trí tuệ bậc Thầy | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Anh cùng em đến bên tượng Goethe | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Tám người thực sự có siêu năng lực | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Borlaug và Hemingway | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Kẻ phi thường giữ nước | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Như là có nhau | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Sấm ký đồng dao huyền thoại | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Neva Sankt-Peterburg Pie Đại Đế | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Những người Việt lỗi lạc ở FAO | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Chiến tranh và hòa bình | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Lương tri tỉnh thức | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Bàn cờ thế sự | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Quà tặng cuộc sống | Khát khao xanh
Pingback: Nguyễn Du 250 năm nhìn lại | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Nỗi ám ảnh của quá khứ | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Tâm sáng Ức Trai trong tựa ngọc | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Di sản Walter Scott | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Tự nguyện tiếng Anh cho em | Khát khao xanh
Pingback: Quả táo Apple Steven Jobs | Khát khao xanh
Pingback: Chỉ còn anh và em cùng tình yêu ở lại | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Bí mật vườn thiêng | Khát khao xanh
Pingback: Tiệp Khắc kỷ niệm một thời | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Bàn cờ thế sự 5 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Praha Goethe và lâu đài cổ | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Sông Mekong tài liệu tổng hợp | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Bàn cờ thế sự 3 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Bàn cờ thế sự 2 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Bàn cờ thế sự 4 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Chuyện vỉa hè 3 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Vị tướng của lòng dân | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Quả táo Apple Steven Jobs | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Bàn cờ thế sự 6 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Phan Khôi nắng được thì cứ nắng | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Bước ngoặt lịch sử chiến tranh Đông Dương | Khát khao xanh
Pingback: Bước ngoặt lịch sử chiến tranh Đông Dương | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Vua Phổ Friedrich II Đại Đế | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Bàn cờ thế sự 7 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Bài ca Trường Quảng Trạch | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Thắp đèn lên đi em ! | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Em ơi em can đảm bước chân lên | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Yên Phụ và Yên Tử | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Quang Dũng những bài thơ hay | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Nghị lực | Tình yêu cuộc sống
Pingback: CNM365 Chào ngày mới 365 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Vùng trời nhân văn | Tình yêu cuộc sống