CNM365. Chào ngày mới 3 tháng 9. Wikipedia Ngày này năm xưa. Năm 1300 – ngày mất Trần Quốc Tuấn, nhà chính trị, quân sự, nhà văn kiệt xuất thời nhà Trần. Chiến công đánh bại quân đội nhà Nguyên năm 1285 và 1287 đã đưa ông vào hàng đại danh nhân nổi tiếng nhất của lịch sử Việt Nam. Năm 1883 – ngày mất Ivan Sergeyevich Turgenev đại văn hào Nga với tiểu thuyết Cha và con được coi là một trong những tác phẩm lớn nhất thế kỉ 19. Năm 1868 – kinh đô Tōkyō (Đông Kinh) được Thiên hoàng Minh Trị, vị minh quân có công lớn nhất của Nhật Bản, xuống chiếu cho xây dựng.
3 tháng 9
Ngày 3 tháng 9 là ngày thứ 246 (247 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 119 ngày trong năm.
« Tháng 9 năm 2015 » | ||||||
CN | T2 | T3 | T4 | T5 | T6 | T7 |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | ||
6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 |
20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 |
27 | 28 | 29 | 30 | |||
Mục lục
Sự kiện
- 590 – Bắt đầu triều đại của Giáo hoàng Grêgôriô I, vị giáo hoàng đầu tiên xuất thân từ đan sĩ.
- 863 – Quân Đông La Mã giành thắng lợi trước quân Melitene trong trận Lalakaon tại Tiểu Á.
- 1868 – Thiên hoàng Minh Trị xuống chiếu đổi tên thành Edo và cho xây dựng thành kinh đô Tōkyō (Đông Kinh).[1]
- 1189 – Richard I tiến hành nghi lễ đăng quang quốc vương của Anh tại Tu viện Westminster.
- 1783 – Hoa Kỳ và Anh Quốc ký kết Hiệp định Paris, chính thức chấm dứt Cách mạng Mỹ.
- 1901 – Bản thiết kế nguyên bản của Quốc kỳ Úc được treo lần đầu, trên nóc Tòa nhà Triển lãm Hoàng gia tại Melbourne.
- 1907 – Dưới sức ép của Thực dân Pháp, vua Thành Thái phê chuẩn chiếu thoái vị, sau đó ông bị đưa đi quản thúc tại Cap Saint Jacques.
- 1967 – Cuộc bầu cử Tổng thống và Thượng viện Việt Nam Cộng hòa.
- 1997 – Một chiếc máy bay Tupolev Tu-134 của Vietnam Airlines gặp tai nạn khi hạ cánh xuống sân bay quốc tế Phnôm Pênh, 64 người tử vong.
Sinh
- 1967 – Daron Acemoglu, nhà kinh tế học mang hai quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ–Hoa Kỳ
Mất
- 1226 – Lý Huệ Tông, Hoàng đế thứ 8 của nhà Lý, Việt Nam (s. 1194)
- 1300 – Trần Quốc Tuấn, danh nhân quân sự Việt Nam thời nhà Trần
- 1883 – Đại văn hào Nga Ivan Sergeyevich Turgenev
- 2001 – Thuỳ Trang, diễn viên người Mỹ gốc Việt
- 2010 – Băng Sơn, nhà văn Việt Nam chuyên viết về Hà Nội (s. 1932)
Những ngày lễ và kỷ niệm
Tháng 1 | Tháng 2 | Tháng 3 | Tháng 4 | Tháng 5 | Tháng 6 | Tháng 7 | Tháng 8 | Tháng 9 | Tháng 10 | Tháng 11 | Tháng 12 |
Tham khảo
![]() |
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về 3 tháng 9 |
Lich Vạn Niên ngày 3 tháng 9 năm 2015

Lúc nhàn nhã là lúc làm được điều gì đó hữu ích. Sự nhàn nhã này người siêng năng sẽ đạt được còn kẻ lười biếng thì không bao giờ.
Leisure is the time for doing something useful. This leisure the diligent person will obtain the lazy one never.Benjamin Franklin
Đọc thêm tại: http://www.tudiendanhngon.vn/ © TuDienDanhNgon.vn
Lịch vạn niên 2015, ngày 21 tháng 7, năm 2015 – Âm lịchXem ngày giờ tốt và hướng xuất hànhTrong một tháng có 2 loại ngày tốt, ngày xấu; trong một ngày lại có 6 giờ tốt, 6 giờ xấu gọi chung là Ngày/giờ Hoàng đạo (tốt) và Ngày/giờ Hắc đạo (xấu). Người Việt Nam từ xưa đều có phong tục chọn ngày tốt và giờ tốt để làm những việc lớn như cưới hỏi, khởi công làm nhà, nhập trạch, ký kết, kinh doanh v.v.v. Ngày 21 tháng 7, năm 2015 là ngày Hắc đạo , các giờ tốt trong ngày này là: Canh Tí, Tân Sửu, Qúy Mão, Bính Ngọ, Mậu Thân, Kỷ Dậu Trong ngày này, các tuổi xung khắc nên cẩn thận trong chuyện đi lại, xuất hành, nói chuyện và làm các việc đại sự là: Giáp Tý, Canh Tý, Bính Tuất, Bính Thìn Xuất hành hướng Đông Bắc gặp Hỷ thần: niềm vui, may mắn, thuận lợi. Xuất hành hướng Nam gặp Tài thần: tài lộc, tiền của, giao dịch thuận lợi. Xem sao tốt và việc nên làm và nên kiêngTrong Lịch vạn niên, có 12 trực được sắp xếp theo tuần hoàn phân bổ vào từng ngày. Mỗi trực có tính chất riêng, tốt/xấu tùy từng công việc. Ngày 21 tháng 7, năm 2015 là Trực Khai: Tốt cho các việc làm nhà, động thổ, làm chuồng gia súc, giá thú, đào giếng. Xấu cho các việc giao dịch, châm chích, trồng tỉa. Trần Hưng ĐạoBách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trần Hưng Đạo (chữ Hán: 陳興道; 1232 – 20 tháng 8, 1300), còn được gọi là Hưng Đạo Vương (興道王) hay Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương (仁武興道大王), là một nhà chính trị, nhà quân sự kiệt xuất, và còn là nhà văn nổi tiếng thời Trần.Chiến công đánh bại quân đội Nhà Nguyên vào năm 1285 và 1287 đưa ông vào hàng đại danh nhân của lịch sử Việt Nam. Mục lụcThân thếÔng tên thật là Trần Quốc Tuấn (陳國峻), con trai thứ 3 của Khâm Minh đại vương Vương Trần Liễu, gọi Trần Thái Tông bằng chú ruột, mẹ ông là Thiện Đạo quốc mẫu (善道國母)[cần dẫn nguồn], một người trong tôn thất họ Trần. Ông có người mẹ nuôi đồng thời là cô ruột, Thụy Bà công chúa (瑞婆公主)[1]. Ông sinh ra ở kinh đô Thăng Long, quê quán ở thôn Tức Mặc, phường Lộc Vượng, TP Nam Định ngày nay[2]. Năm 1237, khi lên 5 tuổi ông làm con nuôi cô ruột là Thụy Bà Công Chúa,vì cha là Trần Liễu chống lại triều đình (Trần Thủ Độ). Đại Việt sử ký toàn thư mô tả ông là người có dung mạo khôi ngô, thông minh hơn người, nhờ được những người tài giỏi đến giảng dạy mà ông sớm trở thành người đọc thông hiểu rộng, có tài văn võ [3]. Biến động gia đìnhNăm 1237, gia đình ông đã xảy ra biến động. Do chú ông là Trần Thái Tông lên ngôi và kết hôn đã lâu nhưng chưa có con nối dõi, Thái sư Trần Thủ Độ đang nắm thực quyền phụ chính ép cha ông là Trần Liễu phải nhường vợ là Thuận Thiên công chúa (chị của Lý Chiêu Hoàng) cho Trần Thái Tông dù bà đang mang thai với Trần Liễu được ba tháng, đồng thời giáng Lý hoàng hậu xuống làm Công chúa. Phẫn uất, Trẫn Liễu họp quân chống lại nhưng thế cô không làm gì được, phải xin đầu hàng. Vì Thái Tông cũng thương anh và xin với Trần Thủ Độ nên Trần Liễu được tha tội, nhưng quân lính theo ông đều bị giết[4]. Mang lòng hậm hực, Trần Liễu tìm khắp những người tài nghệ để dạy văn, võ cho Trần Quốc Tuấn. Khi trưởng thành, Trần Quốc Tuân (19 tuổi) đem lòng yêu công chúa Thiên Thành, công chúa trưởng của Trần Thái Tông và Lý Chiêu Hoàng. Đầu năm 1251, Trần Thái Tông muốn gả công chúa cho Trung Thành vương, nên đã cho công chúa đến ở trong dinh Nhân Đạo vương (cha của Trung Thành vương). Ngày rằm tháng giêng, Trần Thái Tông mở hội lớn, ý muốn cho công chúa làm lễ kết tóc với Trung Thành vương. Trần Quốc Tuấn muốn lấy công chúa, nhưng không làm thế nào được, mới nhân ban đêm lẻn vào chỗ ở của công chúa[5]. Mẹ nuôi Trần Quốc Tuấn là Thụy Bà công chúa biết chuyện, sợ ông bị hại trong phủ, liền chạy đến gõ cửa cung điện cáo cấp, xin Trần Thái Tông cứu Trần Quốc Tuấn. Trần Thái Tông vội sai người đến dinh Nhân Đạo vương, vào chỗ Thiên Thành, thì thấy Trần Quốc Tuấn đã ở đấy. Hôm sau, Thụy Bà công chúa dâng 10 mâm vàng sống đến chỗ Trần Thái Tông xin làm lễ cưới Thiên Thành công chúa cho Trần Quốc Tuấn. Thái Tông bắt đắc dĩ phải gả công chúa cho ông và lấy 2000 khoảnh ruộng ở phủ Ứng Thiên để hoàn lại sính vật cho Trung Thành vương[5]. Tháng 4 năm đó, Trần Liễu ốm nặng. Lúc sắp mất, Trần Liễu cầm tay Trần Quốc Tuấn, trăng trối rằng: “Con không vì cha lấy được thiên hạ, thì cha chết dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được”. Trần Quốc Tuấn ghi để trong lòng, nhưng không cho là phải. Sự nghiệpBa lần chống quân Nguyên MôngLần thứ nhấtTrần Hưng Đạo trở thành võ quan nhà Trần lúc nào không rõ, chỉ biết vào tháng Chín (âm lịch) năm Đinh Tỵ (1257), ông giữ quyền “tiết chế” để chuẩn bị chống lại cuộc xâm lược của quân Nguyên Mông. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Tháng 9 (1257), (Trần Thái Tông) xuống chiếu, lệnh cho tả hữu tướng quân đem quân thủy bộ ra ngăn giữ biên giới (phía Bắc) theo sự tiết chế của Trần Quốc Tuấn” [6]. Quân Mông Cổ bị đánh đuổi không lâu sau đó. Do hiềm khích giữa cha ông với gia đình Trần Thái Tông trước đây, sau khi đánh đuổi được quân Mông, ông vẫn giữ nguyên tước cũ và trở về thái ấp ở Vạn Kiếp. Còn con vua Thái Tông là hoàng tử Trần Quang Khải không lâu sau được phong tước Đại vương và thăng làm Thái úy. Lần thứ haiTuy bị đánh bại nhưng Mông Cổ vẫn lớn mạnh ở phía bắc, thành lập nhà Nguyên và tiêu diệt Nam Tống vào năm 1279, tiếp giáp với biên giới Đại Việt. Trước sự bành trường của nhà Nguyên, nhà Trần đã đề phòng, chuẩn bị kháng cự. Trần Quốc Tuấn mở trường dạy võ, dạy con em hoàng tộc và những người tài giỏi trong nước. Ông thường đi khắp các lộ, kiểm soát các giảng võ đường địa phương, thu dụng nhiều người tài giỏi trong nước như Yết Kiêu, Dã Tượng, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Chế Nghĩa, Đỗ Hành…[7]. Đầu năm 1277, Trần Thánh Tông thân chinh đánh các bộ tộc thiểu số ở động Nẫm Bà La (nay thuộc Quảng Bình). Trần Quang Khải đi theo, ghế tể tướng bỏ không, vừa lúc có sứ phương Bắc đến. Thượng hoàng Trần Thái Tông gọi Trần Quốc Tuấn tới, tỏ ý định lấy ông làm Tư đồ để tiếp sứ phương Bắc. Trần Quốc Tuấn trả lời:
Khi Thánh Tông trở về, việc ấy lại bỏ đấy, vì hai người vốn không ưa nhau[5]. Sau đó, Trần Quốc Tuấn chủ động gạt bỏ hiềm khích với Trần Quang Khải vì việc nước. Một hôm, Trần Hưng Đạo từ Vạn Kiếp tới, Trần Quang Khải xuống thuyền chơi suốt ngày mới trở về. Trần Quang Khải vốn sợ tắm gội, Trần Hưng Đạo thì thích tắm thơm, từng đùa bảo Trần Quang Khải: “Mình mẩy cáu bẩn, xin tắm giùm”, rồi cởi áo Trần Quang Khải ra, dùng nước thơm tắm cho ông và nói: “Hôm nay được tắm cho Thượng tướng”. Trần Quang Khải cũng nói: “Hôm nay được Quốc công tắm rửa cho”. Từ đó, tình nghĩa qua lại giữa hai ông ngày càng tốt[8]. Đầu năm 1281, vua Nguyên Mông là Hốt Tất Liệt sai Sài Xuân đem ngàn quân hộ tống nhóm Trần Di Ái về nước. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Sài Xuân ngạo mạn vô lễ, cưỡi ngựa đi thẳng vào cửa Dương Minh. Quân sĩ Thiên Trường ngăn lại, Xuân dùng roi ngựa quất họ bị thương ở đầu… Vua (Trần Nhân Tông) sai Trần Quang Khải đến sứ quán khoản tiếp. Xuân nằm khểnh không ra, Quang Khải vào hẳn trong phòng, hắn cũng không dậy tiếp. Hưng Đạo Vương Quốc Tuấn nghe thấy thế, tâu xin đến sứ quán xem Xuân làm gì. Lúc ấy Quốc Tuấn đã gọt tóc, mặc áo vải. Đến sứ quán, ông đi thẳng vào trong phòng. Xuân đứng dậy vái chào mời ngồi. Mọi người đều kinh ngạc, có biết đâu gọt tóc, mặc áo vải là hình dạng nhà sư phương Bắc. Ông ngồi xuống pha trà, cùng uống với hắn. Người hầu của Xuân cầm mũi tên đứng sau Quốc Tuấn, chọc vào đầu đến chảy máu, nhưng sắc mặt Quốc Tuấn vẫn không hề thay đổi. Khi trở về, Xuân ra cửa tiễn ông…”[9] Năm 1282, nhà Nguyên sai Toa Đô mang quân vượt biển đánh Chiêm Thành ở phía nam Đại Việt. Chiến tranh giữa Đại Việt với nhà Nguyên đến gần. Tháng Mười (âm lịch) năm 1283, để chuẩn bị kháng chiến lần hai, Trần Hưng Đạo được vua Trần Nhân Tông phong làm Quốc công Tiết chế thống lĩnh các lực lượng quân sự. Tháng Tám (âm lịch) năm sau (1284), ông cho duyệt quân ở bến Đông Bộ Đầu (gần dốc Hàng Than, Hà Nội ngày nay), đọc bài “Hịch tướng sĩ” nổi tiếng, rồi chia quân đóng giữ nơi hiểm yếu. Đầu năm 1285, quân Nguyên Mông lại ào ạt tiến công vào phía bắc và vùng Thanh Hóa–Nghệ An. Những trận đánh chặn ở biên giới của nhà Trần thất bại, quân Trần bị tổn thất. Trần Hưng Đạo phải thu quân về Vạn Kiếp. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, quân Trần đã tan vỡ; Trần Quốc Tuấn thoát được là nhờ có Yết Kiêu kiên quyết giữ thuyền đợi chủ tướng[5]. Thủy quân Nguyên do Ô Mã Nhi chỉ huy tấn công vào Vạn Kiếp, quân Nguyên vây quân của Trần Quốc Tuấn. Một trận thủy chiến lớn giữa 2 bên đã diễn ra. Vua Trần đã đem quân đến trợ chiến cho Trần Quốc Tuấn. Ô Mã Nhi đã không ngăn nổi quân Trần rút lui. Toàn bộ quân Trần rút khỏi Vạn Kiếp, Phả Lại, Bình Than về dàn trận bên bờ sông Hồng gần thành Thăng Long. Quân Nguyên tiến theo đường bộ về Thăng Long.[10]. Để bảo toàn lực lượng và thực hiện kế “thanh dã” (vườn không nhà trống), Trần Hưng Đạo ra lệnh rút quân. Quân xâm lược vào Thăng Long rồi tiến xuống Thiên Trường (vùng Nam Định) đuổi theo vua Trần. Vua Trần Thánh Tông lo ngại, vờ hỏi ông xem có nên hàng không. Ông khảng khái trả lời “Bệ hạ chém đầu tôi rồi hãy hàng”[11]. Sau trận quân nhà Trần phản công quân Nguyên không thành và việc mặt trận Thanh-Nghệ bị tan vỡ (do sự phản bội của Trần Kiện), đại quân Trần chỉ lâm vào thế bị ép từ 2 mặt Bắc-Nam. Trần Hưng Đạo đưa thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông rút về vùng bờ biển ở Quảng Ninh và Hải Phòng ngày nay, là nơi mà quân Nguyên chưa vươn tới. Trong hành trình rút lui, quân Trần bị quân Nguyên đuổi gấp. Trước thế quân Nguyên Mông bức bách, ông đưa hai vua Trần ngầm đi chiếc thuyền nhỏ đến Tam Trĩ nguyên (sông Ba Chẽ, thuộc tỉnh Quảng Ninh ngày nay), sai người đưa thuyền ngự ra Ngọc Sơn địch. Lúc ấy, xa giá nhà vua đang phiêu giạt, lại còn mối hiềm cũ của Trần Liễu, nên có nhiều người nghi ngại. Trần Quốc Tuấn theo vua, tay cầm chiếc gậy có bịt sắt nhọn. Mọi người đều gườm mắt nhìn. Trần Quốc Tuấn liền rút đầu sắt nhọn vứt đi, chỉ chống gậy không mà đi, bởi vậy hai vua Trần và mọi người khỏi nghi ngại[12]. Khi thấy đạo quân của Toa Đô đã rời Thanh Hóa tiến lên đóng ở Trường Yên (Ninh Bình), ngày 7 tháng 4 năm 1285, Trần Hưng Đạo lại đưa 2 vua Trần cùng đại quân vượt biển vào Thanh Hóa, thoát khỏi thế bị kìm kẹp của đối phương.[13] Hàng loạt tông thất nhà Trần ra hàng quân Nguyên như hoàng tử Trần Ích Tắc, các hoàng thân Trần Lộng, Trần Kiện. Tháng 5 (dương lịch) năm ấy (1285), ông vạch kế hoạch tổng phản công. Chỉ sau một tháng chiến đấu quyết liệt với quân Nguyên, các cánh quân Trần do Trần Hưng Đạo cùng các hoàng tử Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật chỉ huy thắng lợi ở Hàm Tử, Chương Dương, Tây Kết, Vạn Kiếp,… quân dân nhà Trần đã tiến vào Thăng Long, hoàng tử Thoát Hoan nhà Nguyên bỏ chạy. Trần Hưng Đạo và Trần Tung dẫn hơn 2 vạn quân tấn công quân Nguyên ở bờ Bắc sông Hồng. Quân Nguyên đại bại rút chạy về phía Bắc.[14]. Quân Trần do con Trần Hưng Đạo là Trần Quốc Hiến (Trần Quốc Nghiễn) chỉ huy truy kích đến tận biên giới, quân Nguyên phải giấu Thoát Hoan trong ống đồng để chạy trốn[15]. Trong cuộc chiến này, quân Trần giết được tướng Nguyên là Toa Đô và Lý Hằng. Lần thứ baCuối năm 1287, nhà Nguyên xâm lược lần thứ ba. Trần Nhân Tông hỏi ông: “Năm nay đánh giặc thế nào?”. Trần Hưng Đạo đáp: “Năm nay đánh giặc nhàn”. Lần này biết nhà Trần đã phòng bị ở Thanh – Nghệ, Thoát Hoan tiến thẳng vào từ phía bắc và đông bắc. Sau những cuộc đụng độ bất lợi ở biên giới, quân Trần rút lui. Khác với lần trước, Trần Hưng Đạo không bỏ kinh đô mà tổ chức phòng thủ ở Thăng Long. Tháng 2 năm 1288, quân Nguyên đánh thành, quân Trần nấp trong thành bắn tên đạn ra. Trần Quốc Tuấn sai Trần Cao vài lần đến trại Thoát Hoan xin giảng hoà, nhưng ban đêm thường kéo ra từng toán nhỏ đánh lén vào trại quân Nguyên, đốt phá lương thực rồi rút lui. Thoát Hoan điều quân ra ngoài truy kích, nhưng quân Trần thường ẩn nấp khó phát hiện ra[16]. Quân Nguyên bao vây tấn công vài lần không có kết quả, cuối cùng phải rút lui. Trong khi đó, đoàn thuyền lương quân Nguyên do Trương Văn Hổ chỉ huy bị Trần Khánh Dư chặn đánh tiêu diệt ở Vân Đồn. Thoát Hoan bỏ Thăng Long về hành dinh Vạn Kiếp. Do bị thiếu lương và bệnh dịch, Thoát Hoan buộc phải rút lui, một ngả của thủy quân do Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp chỉ huy, một ngả của bộ binh do Thoát Hoan chỉ huy. Trần Hưng Đạo bố trí lực lượng mai phục ở cửa sông Bạch Đằng trực tiếp tổ chức chiến trường tiêu diệt toàn bộ binh thuyền của Ô Mã Nhi vào tháng Tư (âm lịch) năm Mậu Tý (1288), bắt sống Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp và Tích Lệ Cơ. Thoát Hoan dẫn quân bộ tháo chạy theo đường Lạng Sơn, dọc đường bị quân Việt đón đánh khiến “quân sĩ mười phần, tổn hại mất 5, 8 phần”[17]. Lui về Vạn Kiếp rồi qua đờiTháng Tư (âm lịch) năm Kỷ Sửu (1289), luận công ba lần đánh đuổi quân Nguyên Mông, Trần Hưng Đạo được phong tước Hưng Đạo đại vương. Sau đó, ông lui về ở Vạn Kiếp, là nơi ông được phong ấp (nay thuộc xã Hưng Đạo, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương). Nhân dân lúc bấy giờ kính trọng ông, lập đền thờ sống ông ở Vạn Kiếp. Tại đền có bài văn bia của vua Trần Thánh Tông, ví ông với Thượng phụ (tức Khương Tử Nha)[18] Tháng Sáu (âm lịch) năm Canh Tý (1300), Trần Hưng Đạo ốm nặng. Vua Trần Anh Tông ngự tới nhà thăm, hỏi rằng: “Nếu có điều chẳng may, mà giặc phương Bắc lại sang xâm lược thì kế sách như thế nào?”. Ông trả lời: “Ngày xưa Triệu Vũ Đế (tức Triệu Đà) dựng nước, vua nhà Hán cho quân đánh, nhân dân làm kế thanh dã (vườn không nhà trống), đại quân ra Khâm Châu, Liêm Châu đánh vào Trường Sa, Hồ Nam, còn đoản binh thì đánh úp phía sau. Đó là một thời. Đời nhà Đinh, nhà Tiền Lê dùng người tài giỏi, đất phương nam mới mạnh mà phương bắc thì mệt mỏi suy yếu, trên dưới một dạ, lòng dân không lìa, xây thành Bình Lỗ mà phá được quân Tống. Đó lại là một thời. Vua nhà Lý mở nền, nhà Tống xâm phạm địa giới, dùng Lý Thường Kiệt đánh Khâm, Liêm, đến tận Mai Lĩnh là vì có thế. Vừa rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây. Vì vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước góp sức, giặc phải bị bắt. Đó là trời xui nên vậy. Đại khái, nó cậy trường trận, ta dựa vào đoản binh. Dùng đoản binh chế trường trận là sự thường của binh pháp. Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa, như gió thì thế dễ chế ngự. Nếu nó tiến chậm như các tằm ăn, không cầu thắng chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được. Vả lại, khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy”[19]. Chữa mãi không khỏi bệnh, ông mất ngày 20 tháng Tám (âm lịch) năm ấy, thọ 68 tuổi. Khi sắp mất, Trần Hưng Đạo vương dặn các con rằng: “Ta chết thì phải hỏa táng, lấy vật tròn đựng xương, bí mật chôn trong vườn An Lạc, rồi san đất và trồng cây như cũ, để người đời không biết chỗ nào, lại phải làm sao cho mau mục”[20] Nghe tin Trần Hưng Đạo vương mất, triều đình nhà Trần phong tặng ông là “Thái sư Thượng Phụ Thượng Quốc công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương”. Ông được nhân dân cả nước tôn vinh là “Đức Thánh Trần” và lập đền thờ ở nhiều nơi, song nổi tiếng hơn cả là Đền Kiếp Bạc ở xã Hưng Đạo (Chí Linh, Hải Dương). Đây là nơi ông lập căn cứ, tích trữ lương thực, huấn luyện quân sĩ trong các cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông. Cá tính, nhân cáchGạt bỏ hiềm khích riêngNăm Đinh Dậu (1237), Thái sư Trần Thủ Độ ép Trần Liễu (cha Trần Hưng Đạo) phải nhường vợ là Thuận Thiên Công chúa (chị của Lý Chiêu Hoàng) cho em ruột là vuaTrần Thái Tông (Trần Cảnh) dù bà này đã có thai với Trần Liễu được ba tháng, đồng giáng Lý Chiêu Hoàng (đang là Hoàng hậu) xuống làm Công chúa. Phẫn uất, Trẫn Liễu họp quân làm loạn. Trần Thái Tông chán nản bỏ đi lên Yên Tử. Sau Trần Liễu biết không làm gì được phải đóng giả làm người đánh cá trốn lên thuyền vua Trần Thái Tông xin tha tội. Trần Thủ Độ biết được, cầm gươm đến định giết Trần Liễu nhưng Thái Tông lấy thân mình che cho Trần Liễu. Trần Liễu được tha tội nhưng quân lính theo ông đều bị giết. Mang lòng hậm hực, Trần Liễu tìm khắp những người tài nghệ để dạy Trần Quốc Tuấn (tức Trần Hưng Đạo). Lúc sắp mất, ông cầm tay Quốc Tuấn, trăng trối rằng: “Con không vì cha lấy được thiên hạ, thì cha chết dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được”. Quốc Tuấn ghi để trong lòng, nhưng không cho là phải. Đến khi vận nước lung lay, quyền quân quyền nước đều do ở mình, Trần Quốc Tuấn đem lời cha trăng trối để dò ý hai thuộc tướng thân tín là Dã Tượng và Yết Kiêu. Hai người thuộc hạ ấy can rằng: “Làm kế ấy tuy được phú quý một thời nhưng để lại tiếng xấu ngàn năm. Nay Đại Vương há chẳng đủ phú và quý hay sao? Chúng tôi thề xin chết già làm gia nô, chứ không muốn làm quan mà không có trung hiếu”…Trần Quốc Tuấn cảm phục đến khóc, khen ngợi hai người. Dù cha ông có hiềm khích lớn với nhà Trần Thái Tông, Trần Hưng Đạo luôn đặt việc nước lên trên, một lòng trung thành, hết lòng phò tá các vua Trần đánh ngoại xâm cứu nước. Đối với lời dặn của Trần Liễu trước khi mất, Trần Quốc Tuấn từng vờ hỏi các con. Ông hỏi Hưng Vũ vương Trần Quốc Hiến: “Người xưa có cả thiên hạ để truyền cho con cháu, con nghĩ thế nào? Hưng Vũ vương thưa: “Dẫu khác họ cũng không nên, huống chi là cùng một họ!”. Trần Quốc Tuấn ngẫm cho là phải. Lại một hôm ông đem chuyện ấy hỏi người con thứ là Hưng Nhượng vương Trần Quốc Tảng. Quốc Tảng tiến lên thưa: “Tống Thái Tổ vốn là một ông lão làm ruộng, đã thừa cơ dấy vận nên có được thiên hạ”. Trần Quốc Tuấn rút gươm kể tội: “Tên loạn thần là từ đứa con bất hiếu mà ra” và định giết Quốc Tảng, Hưng Vũ vương vội chạy tới khóc lóc xin chịu tội thay, Trần Quốc Tuấn mới tha. Sau đó, ông dặn Hưng Vũ vương: “Sau khi ta chết, đậy nắp quan tài đã rồi mới cho Quốc Tảng vào viếng” [21]. Hưng Vũ vương Nghiễn được lấy Công chúa Thiên Thụy, thế nhưng tướng Trần Khánh Dư lại thông dâm với Thiên Thụy, khiến nhà vua phải xuống chiếu trách phạt và đuổi Khánh Dư về Chí Linh vì “sợ phật ý Quốc Tuấn”. Tuy nhiên khi quân Nguyên Mông sang xâm lược Đại Việt lần thứ 3, Trần Hưng Đạo đã gạt bỏ hiềm riêng, tin cậy “giao hết công việc biên thùy cho phó tướng Vân Đồn là Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư” khi ông này được phục chức. Ngoài ra, khi soạn xong Vạn Kiếp tông bí truyền thư, thì Trần Khánh Dư cũng là người được ông chọn để viết bài Tựa cho sách[22]. Khéo tiến cử người tài giỏi, kính cẩn giữ tiết làm tôiCổng vào đền thờ Trần Hưng Đạo ở quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Đền thờ Trần Hưng Đạo ở địa chỉ trên
Trần Hưng Đạo khéo tiến cử người tài giỏi cho đất nước, như Dã Tượng, Yết Kiêu là gia thần của ông, có dự công dẹp Ô Mã Nhi, Toa Đô. Các người nổi tiếng khác như Phạm Ngũ Lão, Trần Thì Kiến, Trương Hán Siêu, Phạm Lãm, Trịnh Dũ, Ngô Sĩ Thường, Nguyễn Thế Trực vốn là môn khách của ông, đều nổi tiếng thời đó về văn chương và chính sự [23] Vì có công lao lớn nên nhà vua gia phong ông là Thượng quốc công, cho phép ông được quyền phong tước cho người khác, từ minh tự trở xuống, chỉ có tước hầu thì phong trước rồi tâu sau. Nhưng Trần Hưng Đạo chưa bao giờ phong tước cho một người nào. Khi quân Nguyên vào xâm chiếm nước Việt, ông lệnh cho nhà giàu bỏ thóc ra cấp lương quân, mà cũng chỉ cho họ làm lang tướng giả chứ không cho họ tước lang thực, ông rất kính cẩn giữ tiết làm tôi…[24] Tác phẩmTác phẩm của Trần Hưng Đạo hiện còn:
Ghi nhận công laoTượng đài Trần Hưng Đạo tại bến Bạch Đằng (TP. Hồ Chí Minh)
Dưới sự lãnh đạo của Trần Hưng Đạo, quân đội nhà Trần đã vượt qua vô vàn khó khăn và nguy hiểm, ba lần đánh tan hàng vạn quân Mông Nguyên xâm lược, giành thắng lợi lẫy lừng, “tiếng vang đến phương Bắc, khiến chúng thường gọi ông là An Nam Hưng Đạo Vương mà không dám gọi thẳng tên”[25]. Công lao to lớn này đã đưa ông lên hàng “thiên tài quân sự có tầm chiến lược, và là một anh hùng dân tộc bậc nhất của nhà Trần” [26]. Là một Tiết chế đầy tài năng, khi “dụng binh biết đợi thời, biết thừa thế tiến thoái”[27], đặc biệt là có một có một lòng tin sắt đá vào sức mạnh và ý chí của nhân dân, của tướng sĩ, nên Trần Hưng Đạo đã đề ra một đường lối kháng chiến ưu việt, tiêu biểu là các cuộc rút lui chiến lược khỏi kinh thành Thăng Long, để bảo toàn lực lượng. Kế hoạch “thanh dã” (vườn không nhà trống) và những hoạt động phối hợp nhịp nhàng giữa “hương binh” và quân triều đình, những trận tập kích và phục kích có ý nghĩa quyết định đối với cả chiến dịch như ở Chương Dương, Hàm Tử, Tây Kết, Vân Đồn, và nhất là ở Bạch Đằng…đã làm cho tên tuổi ông bất tử [26]. Có thể nói tư tưởng quán xuyến suốt đời của Trần Hưng Đạo, là một tấm lòng tận tụy đối với đất nước, là ý muốn đoàn kết mọi tầng lớp trong dân tộc thành một lực lượng thống nhất, là tinh thần yêu thương dân. Cho nên trước khi mất, ông vẫn còn dặn vua Trần Anh Tông rằng: “Phải nới sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc” cho sự nghiệp lâu dài của nước nhà[26]. Gia quyến
Vinh danh
Đền thờ
Tượng đài Trần Hưng Đạo nằm trên một ngọn đồi của bán đảo Phương Mai ở Làng chài Hải Minh thuộc phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn.
Câu nói nổi tiếng
Xem thêm
Sách tham khảo chính
Chú thích
Liên kết ngoài
Thể loại:
Ivan Sergeyevich TurgenevBách khoa toàn thư mở Wikipedia
Ivan Sergeyevich Turgenev (tiếng Nga: Иван Сергеевич Тургенев) (9 tháng 11 năm 1818 – 3 tháng 9 năm 1883) là một nhà văn và nhà soạn kịch nổi tiếng của Nga thế kỉ 19. Tiểu thuyết Cha và con (Отцы и Дети) của ông được coi là một trong những tác phẩm lớn nhất thế kỉ 19. Mục lụcTiểu sửIvan Turgenev sinh ngày 9 tháng 11 (lịch cũ ngày 28 tháng 10) năm 1818 trong một gia đình quý tộc ở Oryol thuộc Đế quốc Nga. Cha ông, Sergei Nikolaevich Turgenev, là một đại tá kỵ binh trong quân đội Nga Hoàng, ông mất năm Ivan 16 tuổi, mẹ của Turgenev là bà Varvara Petrovna Lutovinova, một phụ nữ có học, thông minh, chăm lo đến việc học hành của con cái nhưng đối xử tàn nhẫn, khắc nghiệt với nông nô. Hình ảnh bà mẹ khó tính ấy đã khắc sâu trong tâm khảm ông và được ông thể hiện trong nhiều tác phẩm sau này. Bước vào đại học, Turgenev học năm đầu tiên tại Đại học Moskva sau đó chuyển đến Đại học Sankt-Peterburg để học văn học Nga và ngữ văn. Thời gian này ông bắt đầu làm thơ. Đến năm 1938 Ivan được gửi tới Đại học Berlin để học triết học (đặc biệt là triết học Hegel) và lịch sử. Ở đây ba năm, ông có dịp làm quen với nhiều nhà văn, nhà triết học trẻ tuổi như Stankevic, Bakunin… Turgenev
Năm 1841, nhà văn trở về nước. Năm 1842 bảo vệ luận án tiến sĩ ở Petersburg. Ước mơ trở thành một giáo sư triết học những không được hành nghề vì có nhiều tư tưởng tiến bộ. Từ 1847, ông ra nước ngoài cho đến cuối đời. Tháng 11 năm 1850, mẹ mất, ông trở về để tang. Nhờ đó mà ông được thừa kế một gia sản lớn, có điều kiện đi du lịch và sáng tác. Ông là một người yêu Tổ quốc, có tư tưởng tự do chủ nghĩa nhưng sợ bão táp cách mạng, sợ đổ máu, nhưng vẫn ôm khát vọng giải phóng nhân dân Nga khỏi chế độ chuyên chế. Trong Thư gửi Gogol ông từ bỏ ý định trở thành nhà triết học mà say mê văn học. Turgenev chưa từng cưới vợ tuy rằng ông có con với một trong số những nông nô của gia đình. Ông là người ít lời, thận trọng và nói chuyện nhẹ nhàng. Bạn văn thân thiết của Ivan là Gustave Flaubert, trong khi quan hệ của ông với những nhà văn lớn của Nga cùng thời như Lev Tolstoy và Fyodor Dostoevsky lại khá căng thẳng vì sự đối kháng về quan điểm, Turgenev là người có tư tưởng thân phương Tây trong khi Tolstoy và Dostoevsky lại là hai người thân Xla-vơ. Thời gian cuối đời Turgenev không sống ở Nga mà ông thường qua lại giữa Baden-Baden, một thành phố nhỏ ở Đức, và Paris. Ivan Turgenev qua đời tại Bougival ở gần Paris ngày 4 tháng 9 năm 1883 do ung thư cột sống. Ngày 1 tháng 10 năm 1883 thi hài ông được đưa từ Paris về nước và an táng tại nghĩa trang Voncovo, St.Peterburg ngày 9 tháng 10 năm 1883. Sau khi mất bộ não của nhà văn đã được đem cân thử và nó nặng tới 2021 gram. Hành tinh 3323 Turgenev đã được đặt theo tên của ông. Sự nghiệpTập tin:SPb Turgenev statue (Manezhnaya square).jpg
Tượng đài Turgenev, quảng trường Manezhnaya)
Ivan Turgenev tập sáng tác văn học từ khá sớm. Năm 1846, ông viết truyện kí đầu tiên nhưng tên tuổi của ông chỉ thực sự được biết đến sau tập 25 truyện ngắn Bút ký người đi săn (Записки охотника) được sáng tác trong khoảng thời gian từ 1847 đến 1852. Được sáng tác trong những cuộc đi săn của nhà văn ở điền trang Spasskoye, tập sách nói về thiên nhiên nước Nga và cuộc sống, phẩm chất của những người nông nô bằng phong cách viết theo chủ nghĩa hiện thực của Turgenev và phản ánh tư tưởng chống chế độ nông nô của ông. Năm 1852, sau bài điếu văn viếng lễ tang Gogol, ông bị bắt giam gần một tháng và đưa về quản thúc ở trang trại hơn một năm. Tại đây ông viết Mumu (1954), tố cáo chế độ nông nô. Năm 1854 nhà văn bắt đầu chuyển sang sống ở nước ngoài và cho ra đời những cuốn tiểu thuyết đề cập đến số phận trí thức quý tộc như: Rudin (Рудин) (1856), Tổ quý tộc (Дворянское гнездо) (Dvarjanskoje Gnezdo, 1859). Năm 1860 và 1862 Turgenev cho xuất bản hai tác tiểu thuyết xuất sắc nhất của ông, đều viết về cuộc sống Nga trước ngày chế độ nông nô sụp đổ. Đêm trước (Накануне) (Nakanune, 1860), tác phẩm đầu tiên thể hiện hình ảnh người trí thức bình dân, dân chủ trong văn học Nga. Điều này thể hiện rõ nhất trong Cha và con (Отцы и дети). Bên cạnh tiểu thuyết, Turgenev còn sáng tác kịch và truyện ngắn, tác phẩm lớn cuối cùng của ông là Thơ văn xuôi (Stikhotverenja v Proze, 1878 – 1882) gồm các bài kí ngắn, trữ tình. Ivan Turgenev được coi là một trong những nhà văn lớn nhất nước Nga thế kỉ 19, các tác phẩm của ông thường được so sánh với các tác phẩm của hai nhà văn lớn cùng thời là Lev Tolstoy và Fyodor Dostoevsky. Tác phẩmXem thêm
Thể loại:
TokyoBách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đối với các định nghĩa khác, xem Đông Kinh.
Tokyo (tiếng Nhật: 東京都 (とうきょうと), Rōmaji: Tōkyō-to, ; có thể viết thành Tokio) là thủ đô và một trong 47 tỉnh của Nhật Bản, thủ đô Tōkyō nằm ở phía đông của đảo chính Honshū. Trong tiếng Nhật, Tokyo có nghĩa là “Kinh đô ở phía đông”. Không chỉ là một đô thị riêng lẻ mà ngày nay Tokyo là trung tâm của Vùng thủ đô Tōkyō. Trung tâm hành chính của Tokyo đặt ở khu Shinjuku. Vùng đô thị Tokyo là vùng đô thị đông dân nhất thế giới với dân số từ 35-39 triệu người (tùy theo cách định nghĩa) và là vùng đô thị có GDP cao nhất thế giới với GDP 1.479 tỷ đô la Mỹ theo sức mua tương đương vào năm 2008[1]. Tokyo được Saskia Sassen mô tả là một trong 3 “trung tâm chỉ huy” của nền kinh tế thế giới, cùng với Luân Đôn và Thành phố New York[2] Thành phố này được xem là một alpha+ thành phố thế giới, theo xếp hạng của GaWC năm 2008 inventory[3]. Tokyo là nơi đặt có cơ quan đầu não của Chính phủ Nhật Bản, Hoàng cung Nhật Bản và là nơi cư ngụ của Hoàng gia Nhật Bản. Mục lụcTên gọiKinh đô Tokyo từng được biết đến là Edo, có nghĩa là cửa sông[4]. Thành phố được đổi tên thành Tokyo (Tōkyō: tō (Đông) + kyō (Kinh)) khi nó trở thành kinh đô của vương triều. Trong suốt triều vua Minh Trị, thành phố được gọi là “Tōkei”[5], một cách phiên âm đảo nghịch cho kí tự Trung Quốc diễn tả từ “Tokyo”. Một vài tài liệu chính thống bằng Tiếng Anh còn sót lại tới ngày nay vẫn sử dụng cách đọc “Tokei”, tuy nhiên cách phiên âm này hiện không còn được dùng nữa.[6] Lịch sửBiểu tượng của Tokyo, cầu Nijubashi nằm trong hoàng cung
Tầm quan trọng của Tokyo được nâng lên chủ yếu là do công của hai nhà lãnh đạo lỗi lạc: Tokugawa Ieyasu và Minh Trị Thiên Hoàng (Meiji). Vào năm 1603, sau khi thống nhất các sứ quân đánh lẫn nhau ở Nhật Bản, Shogun Tokugawa Ieyasu thiết lập Edo (bây giờ là Tokyo) như là căn cứ của ông. Kết quả là, thành phố phát triển nhanh chóng và trở thành một trong những thành phố lớn nhất trên thế giới với dân số trên 1 triệu người vào thế kỉ 18. Nó trở thành kinh đô trên thực tế của đất nước Nhật Bản mặc dù Thiên hoàng sống ở Kyoto, kinh đô Nhật Bản thời bấy giờ. Xem Edo. Sau 263 năm, chế độ Mạc phủ bị lật đổ và Thiên hoàng phục hồi Đế quyền. Vào năm 1869, Minh Trị Thiên Hoàng vừa 17 tuổi dời đô từ Kyoto về Edo, được đặt tên lại là “Tokyo” (Đông Kinh) một năm trước đó. Tokyo đã là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của quốc gia, và cung vua làm nó trở thành một kinh đô trên thực tế của đất nước cũng như là thành Edo trước đây trở thành Hoàng cung. Thành phố Tokyo được thiết lập và tiếp tục là thủ đô cho đến khi nó trở thành một quận vào năm 1943 và sát nhập vào “Khu đô thị mở rộng” của Tokyo. Tòa nhà chính quyền Tōkyō.
Tokyo, cũng như Osaka, đã được thiết kế từ thập niên 1900 như là thành phố đường sắt, nghĩa là thành phố xây xung quanh các nhà ga xe lửa lớn với một mật độ dân số cao, do đó các đường sắt nội thành có thể được xây với giá khá rẻ ở độ cao của mặt đường. Điều này khác với các thành phố trên thế giới khác như Los Angeles với mật độ dân thấp chủ yếu là cho xe hơi chạy, và mặc dù các đường cao tốc đã được xây dựng, các thiết kế cơ bản vẫn không thay đổi cho đến ngày hôm nay. Tokyo đã trải qua hai tai họa lớn và hồi phục một cách đáng kể từ hai sự kiện đó. Một là trận động đất lớn Kanto vào năm 1923, và tai họa kia là cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939 – 1945). Những bom lửa năm 1945 cũng hủy diệt không kém hai quả bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki cộng lại. Nhiều khu vực trong thành phố bị san phẳng. Sau chiến tranh, Tokyo được xây dựng lại hoàn toàn, và được trưng bày cho thế giới xem trong Thế vận hội 1964 tổ chức tại thành phố này. Tokyo trở thành thành phố lớn nhất trên thế giới vào năm 1965 (vượt qua khỏi New York). Thập niên 1970 đem lại những phát triển về chiều cao như Sunshine 60, một sân bay mới và gây tranh cãi (Sân bay quốc tế Narita) tại Narita (rất xa bên ngoài Tokyo), và một dân số tăng lên khoảng 11 triệu người (trong khu vực metropolitan). Hệ thống tàu điện ngầm của Tokyo và các đường xe lửa đi lại trong thành phố trở thành bận rộn nhất trên thế giới bởi vì càng nhiều người di chuyển đến khu vực này. Vào thập niên 1980, giá địa ốc tăng vọt trong nền kinh tế bong bóng: nhiều người giàu lên nhanh chóng, nhưng bong bóng vỡ đầu thập niên 1990 và nhiều công ty, ngân hàng, và cá nhân bị vướng phải giá địa ốc suy giảm về giá trị. Sự suy thoái kinh tế theo sau đó, làm thập niên 1990 thành “thập niên bị mất” của Nhật, mà bây giờ nó đang hồi phục chậm chạp. Tokyo vẫn chứng kiến các phát triển đô thị mới trên những vùng đất ít sinh lợi hơn. Những công trình gần đây bao gồm Ebisu Garden Place, Tennozu Isle, Shiodome, Roppongi Hills, Shinagawa (bây giờ cũng là nhà ga Shinkansen), và nhà ga Tokyo (phía Marunouchi). Các tòa nhà quan trọng đã bị phá bỏ để dành chỗ cho những khu siêu thị hiện đại hơn như dãy đồi Omotesando. Các dự án đắp thêm đất ở Tokyo cũng đã diễn ra trong nhiều thế kỉ. Nổi bật nhất là khu vực Odaiba, bây giờ là một trung tâm mua bán và giải trí. Tokyo bị tàn phá bởi các trận động đất mạnh vào năm 1703, 1782, 1812, 1855 và 1923. Trận động đất năm 1923, với ước tính cường độ vào khoảng 8.3, giết hại 142.000 người. Cũng có nhiều dự án khác nhau được đề nghị để di chuyển các cơ quan chức năng của nhà nước từ Tokyo đến một thủ đô thứ hai ở một vùng khác của Nhật Bản, để làm giảm đi sự phát triển nhanh chóng ở Tokyo và vực dậy những vùng chậm phát triển về mặt kinh tế. Những dự án này còn nhiều tranh cãi trong Nhật Bản và chưa được thực hiện. Do sự tiến hóa trong phương pháp chữ Nhật được phiên âm ra Romaji, các văn bản cũ có thể nhắc đến thành phố như là “Tokio”. Địa lý và Hành chínhPhần lục địa của Tokyo nằm ở phía tây bắc của vịnh Tokyo và ước tính có chiều dài 90 km từ đông tới tây và 25 km từ bắc tới nam. Tỉnh Chiba tiếp giáp phía đông, Yamanashi phía tây, Kanagawa phía nam và Saitama phía bắc. Phần nằm trong lục địa của Tokyo được phân chia thành những khu đặc biệt (chiếm phần phía đông) và vùng Tama chạy dọc về hướng tây. Danh giới hành chính của vùng đại Tokyo còn bao gồm hai chuỗi hòn đảo thuộc Thái Bình Dương chạy thẳng về phía nam: Quần đảo Izu và quần đảo Ogasawara, kéo dài hơn 1000 km so với vùng đất liền Nhật Bản. Theo luật Nhật Bản, Tokyo được phân định là Đô(都-to)[7]. Cấu trúc hành chính ngang bằng với các tỉnh của Nhật Bản. Trong vùng Tokyo thì lại có nhiều cấu trúc hành chính nhỏ hơn, được gọi là thành phố. Bao gồm 23 khu đặc biệt (特別区-khu), đây là những khu tự trị, mỗi khu có một thị trưởng và một hội đồng riêng và có cấu trúc của một thành phố. Ngoài 23 khu đặc biệt này, Tokyo còn có 26 tiểu thành phố (市 –thị), 5 thị trấn (町-đinh) và 8 làng (村-thôn), mỗi phân khu hành chính đều có chính quyền địa phương riêng. Người đứng đầu chính quyền thủ đô Tokyo là một tỉnh trưởng được bầu công khai và hội đồng thành phố. Trụ sở của thành phố nằm ở khu Shibuya, đây là nơi điều hành toàn bộ Tokyo, bao gồm cả sông, ngòi, đầm, đảo, công viên quốc gia, thêm vào đó là cả những tuyến phố, những tòa nhà chọc trời và hệ thống tàu điện ngầm. Hai Mươi ba khu đặc biệtKhu đặc biệt (tokubetsu-ku) của Tokyo bao gồm một vùng từng hình thành nên thành phố Tokyo. Vào ngày 1 tháng 7 năm 1943, thành phố Tokyo được sáp nhập vào tỉnh Tokyo (東京府, Tōkyō-fu) và thành lập nên “tỉnh thủ đô”. Sau vụ sáp nhập, không giống các khu thành phố khác ở Nhật Bản, những khu này không thuộc bất cứ một thành phố bao bọc lớn hơn nào. Mỗi khu là một đô thị tự trị với thị trưởng được bầu ra bởi chính khu đó và có hội đồng giống các thành phố khác ở Nhật. Điểm khác biệt của các khu này khác biệt so với các thành phố khác là mối quan hệ hành chính đặc biệt với chính quyền tỉnh. Vài chức năng đô thị nhất định, chẳng hạn như cung cấp nước, hệ thống cống rãnh, cứu hỏa được điều hành bởi chính quyền thủ đô Tokyo. Để trả cho những chi phí hành chính phát sinh, tỉnh thu thuế đô thị, thuế này sẽ thường được thu bởi thành phố[8]. Hiện nay Tokyo có 23 khu đặc biệt gồm: Tây TokyoHibiyabori
Phía tây của những khu đặc biệt gồm có những thành phố, thôn, làng có cấu trúc hành chính giống những nơi khác ở Nhật. Dù đóng vai trò chủ yếu là những nơi sinh sống của người những người dân làm việc ở trung tâm Tokyo nhưng một vài nơi ở đây cũng có những cơ sở công nghiệp và thương mại địa phương. Những khu này thường được gọi là vùng Tama hay Tây Tokyo. Thành phốCó 26 thành phố nằm ở vùng phía tây Tokyo: Quận, thôn, làngĐoạn cực tây có quận Nishitama. Phần lớn vùng này là núi và điều kiện địa hình không phù hợp cho phát triển đô thị. Ngọn núi cao nhất ở Tokyo là núi Kumotori, cao 2,017m; những ngọn núi khác bao gồm Takasu (1737 m), Odake (1266 m), và Mitake (929 m). Hồ Okutama, gần sông Tama cạnh tỉnh Yamanashi, là hồ lớn nhất của Tokyo. ĐảoTokyo nhìn từ vệ tinh
Tokyo có vô số hòn đảo ngoài khơi, kéo dài xa tới 1850 km so với trung tâm Tokyo. Vì khoảng cách xa của những hòn đảo này so với trụ sở chính quyền thành phố ở Shibuya nên những văn phòng chính quyền địa phương quản lí những hòn đảo này. Quần đảo Izu là một nhóm các đảo núi lửa hình thành nên Công viên Quốc gia Fuji-Hakone-Izu. Những hòn đảo nằm gần Tokyo nhất theo thứ tự gồm: Izu Ōshima, Toshima, Niijima, Shikinejima, Kozushima, Miyakejima, Mikurajima, Hachijojima, và Aogashima. Izu Ōshima và Hachijojima là những thị trấn, những hòn đảo còn lại là thôn, trong đó Niijima và Shikinejima là một thôn. Quần đảo Ogasawara bao gồm, từ bắc tới nam, Chichi-jima, Nishinoshima, Haha-jima, Kita Iwo Jima, Iwo Jima, và Minami Iwo Jima. Ogasawara cũng quản lý hai đảo nhỏ ngoài khơi: Minami Torishima và Okino Torishima. Hai chuỗi đảo và những hòn đảo ngoài khơi này không có người sinh sống lâu dài mà chỉ là nơi đồn trú của các sĩ quan thuộc Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản. Chỉ có hai đảo Chichi-jima và Haha-jima là có người địa phương sinh sống. Hai đảo này hình thành nên thôn Ogasawara. Vườn quốc giaCó một vài công viên quốc gia thuộc Tokyo bao gồm: Dân sốTokyo vào buổi tối
Tính đến tháng 10 năm 2007, ước tính có khoảng 12.79 triệu người sống tại Tokyo với 8.653 triệu người sống tại 23 khu đặc biệt. Vào ban ngày, dân số tăng thêm 2.5 triệu người, gồm những người đi làm và học sinh lưu chuyển từ các vùng lân cận vào trung tâm. Tác động này có thể thấy rõ nhất ở 3 khu trung tâm là Chiyoda, Chūō và Minato, những khu có dân số là 326,000 vào ban đêm và 2.4 triệu người vào ban ngày theo điều tra dân số năm 2005. Toàn bộ tỉnh Tokyo có 12,790,000 cư dân vào tháng 10 năm 2007 (8,653,000 trong 23 khu), với số tăng 3 triệu người vào ban ngày. Dân số Tokyo đang tiếp tục tăng do người dân đang có xu hướng quay trở lại sống tại các khu trung tâm khi giá đất ngày càng giảm nhẹ. Tính đến năm 2005, những người có quốc tịch nước ngoài sống tại Tokyo theo điều tra gồm: người Trung Quốc (123,661), người Hàn Quốc (106,697), người Bắc Triều Tiên (62,000), người Phillipin (31,077), người Mỹ (18,848), người Anh (7,696), người Brazil (5,300) và người Pháp (3,000).[9] Khí hậu và địa chấtTokyo nằm ở vành đai khí hậu cận nhiệt đới ẩm [10], mùa hè ẩm ướt và mùa đông dịu mát với những đợt rét. Lượng mưa bình quân là 1,380mm. Lượng tuyết ít nhưng vẫn thường xuyên diễn ra [11]. Tokyo là một ví dụ điển hình cho loại khí hậu nhiệt đô thị đảo, dân số đông góp một phần quan trọng đến khí hậu thành phố.[12]. Tokyo được xem là “một ví dụ thuyết phục cho mối quan hệ giữa sự tăng trưởng đô thị và khí hậu”. Tokyo cũng thường có bão hàng năm, nhưng phần lớn là bão yếu. Tokyo từng hứng chịu các trận động đất vào năm 1703, 1782, 1812, 1855 và 1923[13][14]. Trận động đất năm 1923 với cường độ đã cướp hết sinh mạng của 142.000 người. Kinh tếĐường Hamamatsucho
Không chỉ là trung tâm hành chính của Nhật Bản mà Tokyo còn là trung tâm kinh tế của thế giới. Là một trong 3 trung tâm kinh tế toàn cầu cùng với New York và Luân Đôn, theo điều tra của PricewaterhouseCoopers, khu đại đô thị Tokyo (35.2 triệu người) có tổng GDP theo sức mua tương đương là 1.191 tỷ USD năm 2005, biến nó trở thành vùng đô thị có GDP lớn nhất toàn cầu. Tính đến năm 2008, có 47 công ty trong danh sách Global 500 có trụ sở đặt tại Tokyo, gấp đôi so với Paris. Tokyo là trung tâm tài chính quốc tế, là nơi đặt trụ sở chính của một vài ngân hàng đầu tư và công ty bảo hiểm lớn nhất thế giới, đóng vai trò đầu mối của Nhật về giao thông, công nghiệp xuất bản và phát thanh truyền hình. Trong phát triển mang tính tập trung của nền kinh tế Nhật Bản theo sau cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai, nhiều công ty lớn di chuyển tổng hành dinh của họ từ các thành phố như Osaka (thủ đô thương mại lịch sử của Nhật) đến Tokyo, trong cố gắng lợi dụng sự thâm nhập dễ dàng hơn vào hệ thống nhà nước. Xu hướng này đã bắt đầu chậm dần đi do sự bùng nổ dân số ở Tokyo và mức sống đắt đỏ ở đó. Tokyo được xếp hạng bởi Economist Intelligence Unit là thành phố đắt đỏ nhất trên thế giới (giá sinh hoạt cao nhất) trong 14 năm liền cho đến 2006[18]. Chú ý rằng điều này chỉ đúng cho mức sống của một thương gia người phương Tây. Nhiều người Nhật vẫn sống được qua ngày một cách tiết kiệm ở Tokyo, do tỉ lệ tiết kiệm quốc gia cao. nhỏ|trái|Mitsubishi UFJ, một trong những ngân hàng lớn nhất thế giới Thị trường chứng khoán Tokyo lớn thứ nhì trên thế giới tính theo trị giá thị trường của các cổ phiếu được niêm yết, với hơn 4.000 tỷ USD. Chỉ có Thị trường chứng khoán New York là lớn hơn. Tuy nhiên, tầm vóc của nó đã giảm đi đáng kể từ sau vụ bong bóng của thị trường địa ốc đạt cực đỉnh đầu những năm 1990, khi nó chiếm trên 60 phần trăm của toàn bộ trị giá chứng khoán trên thế giới. Tính đến năm 2003, theo Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản, Tokyo có 8,460 ha đất nông nghiệp, là tỉnh có tỉ lệ đất nông nghiệp thấp nhất cả nước. Đất nông nghiệp tập trung chủ yếu ở tây Tokyo. Những mặt hàng dễ thối hỏng như rau, hoa quả và hoa có thể dễ dàng chuyển tới những khu chợ ở phía đông tỉnh. Rau bina Nhật Bản và rau bina là những loại rau quan trọng nhất, đến năm 2000, Tokyo cung cấp 32.5% lượng rau bina Nhật Bản được bán tại các chợ trung tâm. Với 36% diện tịch bị bao phủ bởi rừng, Tokyo là nơi phát triển dày đặc của cây liễu sam và cây bách Nhật, đặc biệt là những vùng nhiều núi như Akiruno, Ōme, Okutama, Hachiōji, Hinode, and Hinohara. Với việc giảm giá gỗ nguyên liệu, tăng giá thành sản xuất cộng thêm việc phát triển rừng đã làm sụt giảm sản lượng gỗ ở Tokyo. Vịnh Tokyo là nguồn cung thủy sản chính. Hiện tại, phần lớn thủy sản của Tokyo đến từ những hòn đảo ngoài khơi như Izu Ōshima và Hachijōjima. Cá ngừ, noji và aji là những mặt hàng thủy sản chính. Giao thôngTàu cao tốc Shinkansen tại ga Tokyo
Tokyo, với vai trò là trung tâm của vùng đại đô thị Tokyo, là trung tâm giao thông nội địa và quốc tế lớn nhất Nhật Bản với hệ thống giao thông đường sắt, đường bộ và đường không phát triển hiện đại. Giao thông công cộng trong Tokyo bao gồm chủ yếu là hệ thống xe lửa và tàu điện ngầm bao quát được quản lý bởi nhiều nhà điều hành [19]. Xe buýt, xe lửa một ray và xe điện cũng đóng vai trò quan trọng trong việc lưu chuyển tại thành phố. Tại Ōta, một trong 23 khu đặc biệt của Tokyo, sân bay quốc tế Tokyo (Haneda) phục vụ những chuyến bay nội địa. Ngoài Tokyo, sân bay quốc tế Narita nằm ở tỉnh Chiba, là nơi đón khách quốc tế. Nhiều đảo ở Tokyo cũng có sân bay như Hachijōjima (sân bay Hachijojima), Miyakejima (sân bay Miyakejima) và Izu Ōshima (sân bay Oshima) có những chuyến bay tới các sân bay ở Tokyo và quốc tế. Đường sắt là loại hình giao thông chủ yếu ở Tokyo, Tokyo có hệ thống đường sắt đô thị lớn nhất thế giới. Công ty đường sắt Đông Nhật Bản điều hành hệ thống đường sắt lớn nhất của Tokyo, bao gồm đường ray Yamanote chạy quanh khu trung tâm thương mại của Tokyo. Hai tổ chức khác điều hành hệ thống tàu điện ngầm gồm: công ty tư nhân Tokyo Metro và Cục giao thông đô thị Tokyo thuộc chính phủ. Những hãng vận tải tư nhân và nhà nước điều hành các tuyến xe buýt, bao gồm các dịch vụ địa phương, vùng và trong nước. Hệ thống đường cao tốc nối thủ đô tới các điểm khác trong vùng đại Tokyo, vùng Kantō và các đảo Kyūshū và Shikoku. Những phương tiện giao thông khác bao gồm taxi hoạt động tại các khu đặc biệt, thành phố và thôn. Những bến phà đường dài cũng phục vụ tại các đảo của Tokyo và chuyên chở hành khách và hàng hóa tới các cảng trong nước và quốc tế. Văn hóaTokyo Dome, sân nhà của Yomiuri Giants
Tamagawa Jōsui Hamura
Tokyo có rất nhiều bảo tàng. Riêng tại công viên Ueno đã có 4 bảo tàng quốc gia gồm: Bảo tàng Quốc gia Tokyo, bảo tàng lớn nhất của Nhật Bản và chuyên về nghệ thuật truyền thống Nhật Bản; Bảo tàng Quốc gia nghệ thuật phương Tây; Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại Quốc gia Tokyo, với những bộ sưu tập về nghệ thuật Nhật Bản cũng như hơn 40,000 bộ phim của Nhật Bản và quốc tế. Ở vườn hoa Ueno cũng có Bảo tàng Khoa học Quốc gia và vườn thú công cộng. Các bảo tàng khác bao gồm: Bảo tàng Nghệ thuật Nezu tại Aoyama; Bảo tàng Edo-Tokyo tại Sumida dọc sông Sumida ở trung tâm Tokyo và thư viện nghị viện quốc gia, Cơ quan lưu trữ quốc gia và Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại Quốc gia, nằm gần hoàng cung. Tokyo có rất nhiều nhà hát cho nghệ thuật biểu diễn. Trong đó có những nhà hát tư nhân và nhà nước dành cho các loại hình nghệ thuật truyền thống của Nhật Bản như kịch Noh và Kabuki cũng như cho các thể loại kịch hiện đại. Các dàn nhạc giao hưởng và những nhóm nhạc biểu diễn âm nhạc phương Tây và âm nhạc truyền thống. Tokyo có rất nhiều nơi biểu diễn dành cho thể loại nhạc pop và rock với đủ các kích cỡ từ những câu lạc bộ nhỏ cho tới những khu lớn như Nippon Budokan. Có rất nhiều lễ hội diễn ra khắp Tokyo. Những lễ hội lớn phải kể đến Sannō tại đền Hie, Sanja tại đền Asakura và lễ hội Kanda tổ chức hai năm một lần. Thường niên, vào cuối ngày thứ bảy của tháng bảy, tại sông Sumida sẽ có màn biểu diễn pháo hoa thu hút hơn một triệu người xem. Vào mùa hoa anh đào nở vào tháng tư, rất nhiều người tụ tập tại công viên Ueno, công viên Inokashira và vườn quốc gia Shinjuku Gyoen để tổ chức picnic dưới bóng cây anh đào. Harajuku, một địa điểm thuộc khu Shibuya, được biết đến trên toàn thế giới với phong cách và thời trang của giới trẻ Nhật Bản. Giáo dụcĐại học Tokyo.
Tokyo có rất nhiều trường đại học, cao đẳng và dạy nghề. Rất nhiều trường danh giá nhất Nhật Bản nằm ở Tokyo, bao gồm Đại học Tokyo, Đại học Hitotsubashi, Viện Công nghệ Tokyo, Đại học Waseda và Đại học Keio. Những đại học lớn của Nhật Bản nằm ở Tokyo gồm có: Quốc lập:
Công lập: Tư lập: Thể thaoRyōgoku Kokugikan, nhà thi đấu sumo
Thể thao tại Tokyo rất đa dạng. Tokyo có hai đội bóng chày chuyên nghiệp là Yomiuri Giants (sân nhà là Tokyo Dome) và Yakult Swallows (sân nhà là sân vận động Meiji-Jingu). Hiệp hội Sumo Nhật Bản có trụ sở tại Tokyo đặt tại nhà thi đấu Ryōgoku Kokugikan, nơi có 3 giải Sumo chính thức được tổ chức thường niên (vào tháng giêng, tháng năm và tháng chín). Những câu lạc bộ bóng đá ở Tokyo bao gồm F.C. Tokyo and Tokyo Verdy, cả hai đều có chung sân nhà là sân vận động Ajinomoto tại Chōfu. Tokyo là thành phố đã tổ chức Thế vận hội Mùa hè 1964. Sân vận động quốc gia, được biết đến với tên là sân vận động Olympic, Tokyo đã tổ chức một số sự kiện thể thao quốc tế. Là một thành phố có nhiều khu thi đấu thể thao đạt đẳng cấp quốc tế, Tokyo thường xuyên tổ chức những sự kiện thể thao trong nước và quốc tế như các giải tennis, bơi, marathon, thể thao biểu diễn kiểu Mỹ, judo, karate. Cung thể dục thể thao trung tâm Tokyo, nằm ở Sendagaya, Shibuya, là khu liên hợp thể thao lớn bao gồm nhiều bể bơi, phòng tập và một nhà thi đấu trong nhà. Tokyo cũng sẽ lần lần thứ hai tổ chức Thế vận hội Mùa hè 2020. Tokyo trong văn hóa đại chúngTrụ sở đài truyền hình Fuji
Với vai trò là một trung tâm dân số lớn nhất Nhật Bản và là nơi có trụ sở của những đài truyền hình lớn nhất nhất quốc gia, Tokyo thường xuyên được chọn làm bối cảnh cho những bộ phim, show truyền hình, anime, manga. Trong thể loại kaiju (phim kinh dị), những thắng cảnh của Tokyo thường bị phá hủy bởi những con quái vật khổng lồ như Godzilla. Một vài đạo diễn Hollywood đã chọn Tokyo là nơi quay phim cũng như bối cảnh của bộ phim. Một vài ví dụ cho những bộ phim thời hậu chiến là Tokyo Joe, My Geisha, tập phim You Only Live Twice trong loạt phim về James Bond; nhiều bộ phim nổi tiếng khác bao gồm Kill Bill, The Fast and the Furious: Tokyo Driff và Lost in Translation. Khung cảnhKiến trúc của Tokyo được hình thành phần lớn bởi lịch sử của thành phố. Tokyo từng hai lần bị tàn phá trong lịch sử: lần thứ nhất là do hậu quả của trận Đại động đất Kantō và lần thứ hai là kết quả của những cuộc oanh tạc trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai[20]. Do vậy, khung cảnh chủ yếu của Tokyo hiện nay là thuộc kiến trúc hiện đại và đương thời, có rất ít các công trình cổ.[20] Tokyo cũng có rất nhiều vườn hoa và công viên Toàn cảnh Shinjuku và núi Phú Sĩ.
Toàn cảnh Hoàng cung Tokyo nhìn từ Marunouchi.
Hoa anh đào nở trong Hoàng cung.
Thành phố kết nghĩaTokyo có 11 thành phố và bang kết nghĩa:[21] Chú thích
Liên kết ngoài
Thể loại:
Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
Video yêu thích Trở về trang chính |
Pingback: Như là có nhau | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Tư liệu quý Ngày Độc Lập 2. 9 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: CNM365 Tình yêu cuộc sống | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Khoang trời thung dung | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Sấm ký đồng dao huyền thoại | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Neva Sankt-Peterburg Pie Đại Đế | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Những người Việt lỗi lạc ở FAO | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Chiến tranh và hòa bình | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Lương tri tỉnh thức | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Chào ngày mới 13 tháng 9 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Bàn cờ thế sự | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Quà tặng cuộc sống | Khát khao xanh
Pingback: Nguyễn Du 250 năm nhìn lại | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Nỗi ám ảnh của quá khứ | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Tâm sáng Ức Trai trong tựa ngọc | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Di sản Walter Scott | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Tự nguyện tiếng Anh cho em | Khát khao xanh
Pingback: Quả táo Apple Steven Jobs | Khát khao xanh
Pingback: Chỉ còn anh và em cùng tình yêu ở lại | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Bí mật vườn thiêng | Khát khao xanh
Pingback: Tiệp Khắc kỷ niệm một thời | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Bàn cờ thế sự 5 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Praha Goethe và lâu đài cổ | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Sông Mekong tài liệu tổng hợp | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Bàn cờ thế sự 3 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Bàn cờ thế sự 2 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Bàn cờ thế sự 4 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Anh và em dạo chơi cùng Goethe | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Cây Lương thực 10.2015 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Chuyện vỉa hè 3 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Vị tướng của lòng dân | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Quả táo Apple Steven Jobs | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Bàn cờ thế sự 6 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Phan Khôi nắng được thì cứ nắng | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Bước ngoặt lịch sử chiến tranh Đông Dương | Khát khao xanh
Pingback: Bước ngoặt lịch sử chiến tranh Đông Dương | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Vua Phổ Friedrich II Đại Đế | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Bàn cờ thế sự 7 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Bài ca Trường Quảng Trạch | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Thắp đèn lên đi em ! | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Em ơi em can đảm bước chân lên | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Yên Phụ và Yên Tử | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Quang Dũng những bài thơ hay | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Nghị lực | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Biển Đông vạn dặm | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Dạo chơi non nước Việt | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Minh Không huyền thoại Bái Đính | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Lời Thầy dặn | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Chào ngày mới 18 tháng 10 | Tình yêu cuộc sống