CNM365. Chào ngày mới 30 tháng 9. Wikipedia Ngày này năm xưa. Ngày Độc lập tại Botswana (1966); Năm 1935 – Đập Hoover, nằm trên biên giới giữa hai bang Arizona và Nevada của Hoa Kỳ, được khánh thành. Phía Bắc đập nước đã thành hồ Mead, một trong những kho nước nhân tạo lớn nhất thế giới, dài 177 km, tuyến bờ hồ dài 1.323 km. Năm 1988 – ngày mất Trường Chinh, Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hội đồng Nhà nước của Việt Nam (sinh năm 1907).
30 tháng 9
Ngày 30 tháng 9 là ngày thứ 273 (274 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 92 ngày trong năm.
« Tháng 9 năm 2015 » | ||||||
CN | T2 | T3 | T4 | T5 | T6 | T7 |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | ||
6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 |
20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 |
27 | 28 | 29 | 30 | |||
Mục lục
Sự kiện
- 1520 – Suleiman I đăng quang Sultan của Ottoman, đế quốc đạt đỉnh cao về quân sự, chính trị và kinh tế trong thời gian ông trị vì.
- 1745 – Chiến tranh Kế vị Áo: Quân Phổ giành chiến thắng trước quân Áo-Sachsen trong trận Soor.
- 1935 – Đập Hoover, nằm trên biên giới giữa hai bang Arizona và Nevada của Hoa Kỳ, được khánh thành.
- 1938 – Anh, Đức, Pháp, Ý ký kết Hiệp ước München, cho phép Đức chiếm đóng vùng Sudety của Tiệp Khắc.
- 2005 – Nhật báo Đan Mạch Jyllands-Posten xuất bản một số biếm họa về Muhammad, gây ra nhiều kháng nghị từ thế giới Hồi giáo.
- 2009 – Một trận động đất xảy ra ở ngoài khơi đảo Sumatra của Indonesia, khiến 1.115 người thiệt mạng.
Sinh
- 1981 – Cecelia Ahern, Nữ nhà văn Ireland
- 2001 – Huy Nguyễn
Mất
- 420 – Jerome, Người dịch (Kinh Thánh) (s. 347)
- 1988 – Trường Chinh, Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hội đồng Nhà nước của Việt Nam (s. 1907)
Ngày lễ và kỷ niệm
Tháng 1 | Tháng 2 | Tháng 3 | Tháng 4 | Tháng 5 | Tháng 6 | Tháng 7 | Tháng 8 | Tháng 9 | Tháng 10 | Tháng 11 | Tháng 12 |
Tham khảo
![]() |
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về 30 tháng 9 |
Lich Vạn Niên ngày 30 tháng 9 năm 2015

Lịch vạn niên 2015, ngày 18 tháng 8, năm 2015 – Âm lịchXem ngày giờ tốt và hướng xuất hànhTrong một tháng có 2 loại ngày tốt, ngày xấu; trong một ngày lại có 6 giờ tốt, 6 giờ xấu gọi chung là Ngày/giờ Hoàng đạo (tốt) và Ngày/giờ Hắc đạo (xấu). Người Việt Nam từ xưa đều có phong tục chọn ngày tốt và giờ tốt để làm những việc lớn như cưới hỏi, khởi công làm nhà, nhập trạch, ký kết, kinh doanh v.v.v. Ngày 18 tháng 8, năm 2015 là ngày Hoàng đạo , các giờ tốt trong ngày này là: Giáp Tí, Bính Dần, đinh Mão, Canh Ngọ, Tân Mùi, Qúy Dậu Trong ngày này, các tuổi xung khắc nên cẩn thận trong chuyện đi lại, xuất hành, nói chuyện và làm các việc đại sự là: Tân Mão, Ất Mão Xuất hành hướng Đông Bắc gặp Hỷ thần: niềm vui, may mắn, thuận lợi. Xuất hành hướng Nam gặp Tài thần: tài lộc, tiền của, giao dịch thuận lợi. Xem sao tốt và việc nên làm và nên kiêngTrong Lịch vạn niên, có 12 trực được sắp xếp theo tuần hoàn phân bổ vào từng ngày. Mỗi trực có tính chất riêng, tốt/xấu tùy từng công việc. Ngày 18 tháng 8, năm 2015 là Trực Kiến: Tốt cho các việc thi ơn huệ, trồng cây cối Xấu cho các việc chôn cất, đào giếng, lợp nhà BotswanaBách khoa toàn thư mở Wikipedia
Botswana, tên chính thức Cộng hoà Botswana (tiếng Tswana: Lefatshe la Botswana, Tiếng Việt: Bốt-xoa-na[1]), là một quốc gia nằm kín trong lục địa tại Nam Phi. Trước kia nó là quốc gia bị bảo hộ Bechuanaland bởi Vương quốc Anh, Botswana đã đổi tên mới và trở thành một quốc gia độc lập bên trong Khối thịnh vượng chung Anh Quốc ngày 30 tháng 9, 1966. Nước này có chung biên giới với Nam Phi ở phía nam và đông nam, Namibia ở phía tây, Zambia ở phía bắc, và Zimbabwe phía đông bắc. Về kinh tế, nước này có quan hệ chặt chẽ với Nam Phi, chủ yếu dựa vào khai mỏ (đặc biệt là kim cương), chăn nuôi gia súc, và du lịch. Đất nước được đặt tên theo nhóm sắc tộc lớn nhất, Tswana. Mục lụcLịch sửTừ thế kỷ 13, nhiều bộ lạc du mục từ miền Bắc châu Phi, trong đó có người Suana, đã đến sinh sống ở vùng đất ngày nay thuộc Botswana. Cuối thế kỷ 19, sự thù địch xảy ra giữa người Shona sống tại Botswana và các bộ lạc Ndebele di cư tới lãnh thổ này từ Sa mạc Kalahari. Căng thẳng cũng tăng lên với người định cư Boer từ Transvaal. Sau những lời kêu gọi trợ giúp của các lãnh đạo Batswana Khama III, Bathoen và Sebele, Ngày 31 tháng 3, 1885 chính phủ Anh đặt “Bechuanaland” dưới quyền bảo hộ của nước này. Lãnh thổ phía bắc tiếp tục nằm dưới quyền cai trị trực tiếp với tư cách là Quốc gia bảo hộ Bechuanaland và trở thành Botswana hiện nay, trong khi lãnh thổ phía nam trở thành một phần của Thuộc địa Cape và hiện là một phần của tỉnh phía tây bắc Nam Phi, với đa số người nói tiếng Setswana hiện sống tại Nam Phi. Việc Anh Quốc mở rộng quyền lực trung ương và khuynh hướng chính phủ bộ lạc dẫn tới việc thành lập hai hội đồng tư vấn đại diện Người Phi và Người Âu vào năm 1920. Các tuyên bố năm 1934 quy định quyền của bộ lạc. Một hội đồng tư vấn Âu-Phi được thành lập năm 1951, và hiến pháp năm 1961 thành lập một hội đồng tư vấn lập pháp. Địa lý và Môi trườngChủ yếu là cao nguyên bằng phẳng hơi lồi lõm; Sa mạc Kalahari nằm ở phía tây nam Chính trị và Chính phủChính trị Botswana dựa trên mô hình cộng hoà đại diện dân chủ tổng thống, theo đó Tổng thống Benin vừa là nguyên thủ quốc gia vừa là lãnh đạo chính phủ, và trên một hệ thống đa đảng đa nguyên. Quyền hành pháp do chính phủ đảm nhận. Quyền lập pháp do chính phủ và Nghị viện Botswana đảm nhận. Từ khi giành lại độc lập, hệ thống đảng phái do Đảng Dân chủ Botswana thống trị. Nhánh tư pháp độc lập với lập pháp và hành pháp. Khu vực hành chínhBotswana được chia thành chín quận:
Các quận lại được chia thành 28 khu dưới cấp quận.
Các thành phố Thị trấn và Làng mạc Quân độiỞ thời độc lập Botswana không có các lực lượng quân đội. Chỉ sau khi bị quân đội Rhodesian tấn công, Botswana mới thành lập Lực lượng Phòng vệ Botswana (BDF) để tự vệ năm 1977. Tổng thống là tổng tư lệnh và một ủy ban quốc phòng được tổng thống chỉ định. BDF hiện gồm khoảng 12.000 thành viên. Quan hệ nước ngoàiBotswana đặt ưu tiên hàng đầu cho việc hội nhập kinh tế và chính trị vào Nam Phi. Nước này tìm cách biến Cộng đồng Phát triển Nam Châu Phi (SADC) thành một tổ chức hữu hiệu để phát triển kinh tế và tăng cường các nỗ lực nhằm đưa vùng này ngày càng có khả năng tự quyết cao hơn trong đối ngoại, giải quyết xung đột, và quản lý tốt. Sau khi chấm dứt thời kỳ apartheid Nam Phi cũng đang tích cực tham gia vào những nỗ lực trên. Botswana có chung quan điểm với châu Phi về hầu hết các vấn đề quốc tế và hiện họ là thành viên của các tổ chức quốc tế như Liên hiệp quốc, Khối thịnh vượng chung và Liên minh Châu Phi (AU). Botswana cũng là thành viên của Tòa án Tội phạm Quốc tế với một Thỏa thuận Miễn trừ Song phương bảo vệ cho quân đội Hoa Kỳ (như được quy định trong Điều 98). Kinh tếTừ khi độc lập, Botswana có mức tăng trưởng thu nhập trên đầu người cao nhất thế giới [2] Tăng trưởng kinh tế trung bình ở mức 9% trong giai đoạn 1966 tới 1999. Chính phủ luôn duy trì một chính sách thuế lành mạnh, dù có thâm hụt ngân sách trong giai đoạn 2002 và 2003, và mức độ nợ nước ngoài không đáng kể. Nước này có tỷ lệ tín dụng tốt nhất Châu Phi[cần dẫn nguồn] và có kho dữ trữ ngoại tệ (hơn $5.1 tỷ năm 2003/2004) tương đương mức nhập khẩu trong hai năm rưỡi. Kỷ lục đáng chú ý của kinh tế Botswana được xây dựng trên nền tảng sử dụng thông minh nguồn thu và số tiền có được từ khai thác kim cương cung cấp cho phát triển kinh tế thông qua các chính sách thuế đáng tin cậy và chính sách đối ngoại cẩn trọng. Debswana, công ty mỏ kim cương duy nhất hoạt động tại Botswana, thuộc 50% sở hữu nhà nước và cung cấp một nửa nguồn thu cho chính phủ. Phát triển lĩnh vực tư nhân và đầu tư nước ngoàiBotswana đang tìm cách đa dạng hóa nền kinh tế, không còn phụ thuộc nhiều vào khai thác mỏ, vốn chiếm tới một phần ba GDP, và đã giảm từ mức một nửa GDP trong thập kỷ 1990. Đầu tư và quản lý nước ngoài đang được khuyến khích tại Botswana. Botswana đã hủy bỏ việc kiểm soát trao đổi ngoại tệ năm 1999, và có mức thuế tổng thể thấp (15%), không cấm người nước ngoài sở hữu các công ty, và giữ được mức lạm phát trung bình (7.6% tháng 11, 2004). Chính phủ Botswana hiện dự kiến đưa ra các chính sách mới nhằm thúc đẩy khả năng cạnh tranh, gồm cả một Chiến lược Quản lý Đầu tư Nước ngoài mới, Chính sách Cạnh tranh, Kế hoạch Tư nhân hoá, và Chiến lược Phát triển Xuất khẩu Quốc gia. Tình hình kinh tế năm 2010Mặc dù chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới trong năm 2009 (tăng trưởng âm 5,2%) nhưng nhờ có sự ổn định tương đối về chính trị, quản lý tài chính – ngân sách chặt chẽ, hiệu quả và có nguồn tài nguyên khoáng sản giàu có, kinh tế Botswana đã thoát ra khỏi suy thoái và có mức tăng trưởng đạt 3,1% trong năm 2010. Du lịch![]() Botswana không phải chỉ có cát và các đầm lấy: trẻ em đang chơi tại Moremi Gorge phía đông Palapye.
Du lịch đóng một vai trò quan trọng tại Botswana. Một số vườn quốc gia và các khu bảo tồn, với sự phong phú các loài động thực vật hoang dã, đang là nơi thu hút nhiều du khách. Văn hoáNghệ thuậtỞ vùng phía bắc Botswana, phụ nữ trong các làng Etsha và Gumare nổi tiếng về nghề thủ công làm thúng từ Cọ Mokola và các loại thuốc nhuộm địa phương. Những chiếc thúng này nói chung được đan theo ba kiểu: lớn, thúng có nắp để đựng, thúng lớn không nắp để đội các vật trên đầu hay chứa thóc đã quạt sạch, và các thúng dẹt để đựng các loại gạo đã giã. Tính nghệ thuật của những chiếc thúng này được nâng cao nhờ việc sử dụng màu sắc và kiểu thiết kế, hiện tại chúng ngày càng được sản xuất chủ yếu cho mục đích thương mại. Văn họcBessie Head thường được coi là nhà văn nổi tiếng Botswana. Bà đã chạy trốn chế độ apartheid tại Nam Phi sang sống và sáng tác tại Botswana. Bà đã sống ở đây từ năm 1964 (khi nó vẫn là Quốc gia Bảo hộ Bechuanaland) cho tới khi mất khi 49 tuổi năm 1986. Bà đã sống tại Serowe, và những cuốn sách nổi tiếng nhất của bà, When Rain Clouds Gather, Maru, và A Question of Power đều được sáng tác ở đây. Ngày lễ
Tôn giáoƯớc tính có khoảng 70% công dân của nước này tự nhận mình là Kitô hữu. Anh giáo, Methodist chiếm đa số trong các Kitô hữu. Ngoài ra còn có Giáo hội Luther, người Công giáo La Mã, Giáo hội Cơ Đốc Phục Lâm, Báp-tít, Mennonites, Mặc Môn, Nhân chứng Jehovah, và giáo phái Kitô giáo khác. Giáo dụcBotswana đã có những bước tiến bộ vượt bậc trong giáo dục kể từ khi giành lại độc lập năm 1966. Thời ấy có rất ít người trong nước có học thức và chỉ một số phần trăm nhỏ dân cư được đến trường. Ghi chú và Tham khảo
Xem thêm
Liên kết ngoài
Thành viên Cộng đồng phát triển Nam Phi
Thể loại:
Đập HooverBách khoa toàn thư mở Wikipedia
Con sông “dữ dội”
Đập Hoover, đã từng có tên gọi là đập Boulder, là một đập vòm bê tông trọng lực trong Black Canyon của sông Colorado, trên biên giới giữa các tiểu bang Arizona và Nevada của Hoa Kỳ. Nó được xây dựng giữa năm 1931 và 1936 trong cuộc Đại suy thoái. Việc xây dựng dập là kết quả của một nỗ lực to lớn liên quan đến hàng ngàn công nhân, và lấy đi hơn 100 sinh mạng. Đập được tranh cãi có tên trong danh dự của Tổng thống Herbert Hoover. Sông Colorado rộng lớn với chiều dài 2.333 km, cung cấp nước tưới cho 1/12 ruộng đất nước Mỹ. Sông bắt đầu từ đầu nguồn thượng lưu dãy núi Rocheuses hướng về Tây Nam xuyên vượt sông Colorado, Utah và chảy qua khe sâu lớn, chảy vào bang New Mexico trước khi rót vào vịnh California, thành sông ranh giới giữa bang Arizona và bang Nevada, bang Arizona và bang Califonia. Sông Colorado là một con sông “dữ dội”. Năm 1905, nó đột nhiên hoàn toàn thay đổi đường đi, hình thành nên hồ Sorton dài 77 km2, đe dọa đánh chìm lòng sông Inpiril bang California. Để khống chế và cải thiện điều kiện tưới nước, đồng thời dùng nó với mục đích phát điện, nhà chức trách quyết định xây dựng một đập nước lớn ở đoạn sông giáp giới bang Arizona và Nevada. Năm 1928, quốc hội xuất tiền, và công trình được khởi công vào năm 1931. Tổng thống lúc bấy giờ là Herbert Hoover hết sức quan tâm đến dự án này, quyết định lấy tên mình đặt là đập nước Hoover. Năm 1936, công trình xây xong, nhưng tổng thống Roosevelt gọi nó là đập nước Borde. Tên này được dùng mãi đến năm 1947, về sau quốc hội mới khôi phục lại tên cũ. Đập nước Hoover khổng lồ
Để xây dựng đập nước này, người ta phải đào 8,2 triệu tấn nham thạch, với số lượng thép tương đương dùng để xây dựng Empire State Building. Nền đập dày 201 m, cao 221 m, suýt soát với độ cao của tòa nhà 70 tầng. Chỗ dựa sát vào phía Bắc đập nước đã thành hồ Mead, một trong những kho nước nhân tạo lớn nhất thế giới, với hình răng cưa không có quy tắc, dài 177 km, tuyến bờ hồ dài 1.323 km. Ở phía Bắc hồ Mead là công viên quốc gia sa thạch đỏ rộng 14.165 ha. Sa thạch ở đây đang từ màu đỏ như lửa dần biến thành màu tím nhạt. Mưa gió xâm thực, sa thạch bị đẽo gọt thành dạng lọng tròn, tổ ong và các hình trạng lạ lùng độc đáo, giống như đầu và vòi của con voi lớn. Khoảng 4.000 người đã tham gia xây dựng đập nước Hoover. Hoover nằm tại thị trấn Borde, một khu làng xinh xắn dễ chịu, với đủ nét đặc sắc của cả thành thị và thôn quê. Hoover vào năm 1942
Bên trong Hoover
Tham khảo
Thể loại:
Trường ChinhBách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đối với các định nghĩa khác, xem Trường Chinh (định hướng).
Trường Chinh (1907–1988) là một chính khách Việt Nam. Ông đã giữ các chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị của Việt Nam như Tổng bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam (là nhân vật duy nhất hai lần giữ chức Tổng Bí thư), Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (tương đương với Chủ tịch nước bây giờ) và Chủ tịch Quốc hội Việt Nam. Ông còn là một nhà thơ với bút danh Sóng Hồng. Mục lụcThân thếÔng tên thật là Đặng Xuân Khu, sinh ngày 9 tháng 2 năm 1907, ở thôn Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Cụ nội ông là cụ Đặng Xuân Bảng, đỗ Tiến sĩ tam giáp đệ nhất danh năm 1856. Cha ông là cụ Đặng Xuân Viện, là một nhà nho không thành đạt trong đường khoa bảng, là một thành viên trong nhóm Nam Việt đồng thiên hội, là người biên soạn bộ Minh đô sử (gồm 100 quyển đóng thành sách).[1] Do truyền thống gia đình, được sự giáo dục của cha, từ nhỏ, ông đã làm quen với Tứ thư, Ngũ kinh, thơ Đường và được đào tạo bài bản về văn hóa và lịch sử theo truyền thống Nho học. Khi lớn lên, ông bắt đầu tiếp xúc Tây học và theo học bậc Thành chung tại Nam Định. Tham gia hoạt động cách mạngChịu ảnh hưởng tinh thần yêu nước của cha, từ năm 1925, khi còn học ở bậc Thành Chung (nay là trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong, Thành phố Nam Định), ông đã tham gia phong trào đấu tranh đòi ân xá cho Phan Bội Châu, lãnh đạo cuộc bãi khóa ở Nam Định để truy điệu Phan Chu Trinh. Năm 1926, ông bị trường đuổi học. Năm 1927, ông chuyển lên Hà Nội, tiếp tục học ở trường Cao đẳng Thương mại và tham gia Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội. Năm 1929, ông tham gia cuộc vận động thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng ở Bắc Kỳ và trở thành một trong những đảng viên đầu tiên của đảng này. Năm 1930, ông được chỉ định vào Ban tuyên truyền cổ động Trung ương của Đảng Cộng sản Đông Dương. Cuối năm này, ông bị Pháp bắt và kết án 12 năm tù và đày đi Sơn La, đến năm 1936 được trả tự do. Giai đoạn 1936–1939, ông là Xứ Ủy viên Bắc Kỳ cùng Hoàng Văn Thụ và Hoàng Quốc Việt, đại biểu của Đảng Cộng sản Đông Dương trong Ủy ban Mặt trận Dân chủ Bắc Kỳ. Năm 1940, ông được cử làm chủ bút báo Cờ giải phóng, cơ quan của Xứ ủy Bắc Kỳ, kiêm phụ trách các tờ báo tiếng Pháp như Le Travail, Rassemblement, En Avant và báo Tin tức. Con trai ông là Đặng Ngọc Bích, Đặng Xuân Kỳ, cháu là Đặng Xuân Thanh (hiện nay là Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai) và Đặng Xuân Quang, chắt là Đặng Xuân Quỳnh Trang và Đặng Xuân Quỳnh Hương. Con gái ông là Đặng Việt Nga, kiến trúc sư và chủ nhân Biệt thự Hằng Nga tại Đà Lạt.[2] Trở thành nhà lãnh đạo chủ chốtTại Hội nghị Trung ương 7 họp tại làng Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh từ ngày 6 đến ngày 9 tháng 11 năm 1940, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương cùng Hoàng Văn Thụ,Hoàng Quốc Việt và được cử làm Quyền Tổng Bí thư Đảng thay Nguyễn Văn Cừ. Tháng 5 năm 1941, tại Hội nghị Trung ương 8 họp tại Cao Bằng, ông được bầu làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương, kiêm Trưởng Ban tuyên huấn Trung ương, kiêm Chủ bút báo “Cờ giải phóng” và “Tạp chí Cộng sản”, Trưởng Ban Công vận Trung ương. Năm 1943, ông bị thực dân Pháp kết án tử hình vắng mặt. Tháng 3 năm 1945, ông triệu tập và chủ trì Hội nghị Thường vụ Trung ương ra Chỉ thị nổi tiếng “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta“, xác định thời cơ Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Trong giai đoạn chuẩn bị Cách mạng tháng Tám 1945, tại Hội nghị toàn quốc của Đảng do ông chủ trì, ông được cử phụ trách Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc. Cuối năm 1945, nhằm mục đích tránh những bất lợi về chính trị và tạo điều kiện thuận lợi hơn trong chỉ đạo phong trào Việt Minh, Đảng Cộng sản Đông Dương rút vào hoạt động bí mật nên tuyên bố tự giải tán, chuyển thành Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Đông Dương do ông làm Hội trưởng. Khi cuộc cuộc kháng chiến toàn quốc nổ ra, để xác định mục tiêu và cổ vũ tinh thần cho những người kháng chiến, ông đã viết loạt bài báo nổi tiếng với tựa đề “Kháng chiến nhất định thắng lợi“, đăng trên báo “Sự thật” từ số 70 (4 tháng 3 năm 1947) đến số 81 (1 tháng 8 năm 1947). Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận định: “Bác Hồ là linh hồn của cuộc kháng chiến chống Pháp, nhưng đề ra đường lối cụ thể, chỉ đạo cụ thể về lý luận với cuốn Kháng chiến nhất định thắng lợi, là do anh Trường Chinh“.[3]. Năm 1951, tại Đại hội lần thứ 2 của Đảng, [đổi tên thành Đảng Lao động Việt Nam], ông được bầu lại vào Ban chấp hành Trung ương và giữ chức Tổng Bí thư cho đến tháng 10 năm 1956. Ngay sau khi ông tái bầu Tổng Bí thư, báo Cứu quốc của Liên Việt đã đăng bài giới thiệu, đánh giá: “Người ta có thể nói, Hồ Chủ tịch là linh hồn của cách mạng và kháng chiến, thì ông Trường Chinh là bàn tay điều khiển, chỉ huy[4]. Vai trò trong cải cách ruộng đấtTừ năm 1938, ông cùng với Võ Nguyên Giáp viết chung một tiểu luận nhỏ có tựa đề “Vấn đề dân cày“, xác định vấn đề cần phải thực hiện cuộc “Cải cách ruộng đất” để có thể tái phân phối lại quyền sử dụng đất đai. Đây cũng là một trong những mục tiêu mà Việt Minh đặt ra và từ đó có được sự ủng hộ của số đông nông dân, vốn chỉ chiếm giữ một tỷ lệ rất nhỏ đất đai. Đường lối cải cách ruộng đất cũng được đưa ra trong Báo cáo chính trị của ông tại Đại hội II của Đảng năm 1951. Quan điểm của ông về cải cách ruộng đất tại bản Luận cương về cách mạng Việt Nam trình Đại hội II:…Đối tượng của cách mạng dân chủ nhân dân và đặc biệt của chính sách cải cách ruộng đất là địa chủ. Nhưng lúc này, để tập trung lực lượng của toàn dân đánh bại kẻ thù chung là thực dân Pháp và bọn can thiệp Mỹ, và do chỗ nhận định trong từng lớp địa chủ nước ta còn khả năng phản đế một phần nào, Đảng chủ trương kéo một phần lớn địa chủ (tiểu và trung địa chủ) về phe kháng chiến hay ít nhất làm cho họ trung lập có thiện cảm đối với kháng chiến, đồng thời đánh đổ bọn đại địa chủ phong kiến phản động. Cho nên hiện thời, Đảng chủ trương thừa nhận cho những địa chủ không phản quốc có quyền công dân, quyền có của, không đụng đến quyền sở hữu ruộng đất của họ, và vẫn thừa nhận quyền hưởng công điền của họ. Ta có hạn chế sự bóc lột của họ bằng cách thực hiện giảm tô, giảm tức. Song, khi thi hành, cần phối hợp việc hành chính ra lệnh, quần chúng đòi hỏi, với việc thuyết phục, giải thích, nhưng chủ yếu là thuyết phục, giải thích cho địa chủ hiểu rằng họ giảm tô, giảm tức là làm một phần nghĩa vụ của họ đối với kháng chiến. Khi họ đã giảm, ta bảo đảm cho họ quyền thu địa tô đúng luật. Chính sách của ta hiện nay là: địa chủ phải giảm tô đúng luật, tá điền phải nộp tô đúng giao kèo. Mặt khác, ta vận động họ hiến ruộng cho Nhà nước, mở một con đường tiến bộ cho những địa chủ sáng suốt muốn tự cải tạo. Đồng thời ta khuyến khích họ bỏ vốn vào việc kinh doanh công thương nghiệp.[5]. Năm 1953, giữa lúc Quân đội Nhân dân Việt Nam bắt đầu chiếm ưu thế trên chiến trường, ông được cử làm Trưởng ban cải cách ruộng đất Trung ương. Cuộc cải cách ban đầu có những kết quả nhất định khi chỉ thực hiện việc tịch thu tài sản, đất đai của những người bị xem là “phản quốc” (theo Pháp, chống lại đất nước), “phản động” (chống lại chính quyền) và chia cho bần nông, cố nông. Chính việc cải cách này đã góp một phần không nhỏ nâng cao sự ủng hộ của dân chúng để dốc toàn lực cho trận chiến quyết định Tuy nhiên, sau khi nắm được quyền kiểm soát miền Bắc, dưới áp lực của các cố vấn Trung Quốc,cuối năm 1954, chiến dịch cải cách ruộng đất bắt đầu được đẩy mạnh và nhanh, với cường độ lớn. Từ giữa năm 1955 ở một số nơi đã xuất hiện hiện tượng đấu tố tràn lan, mất kiểm soát. Nhiều người bị quy tội sơ sài là “địa chủ, tư sản bóc lột” và bị xử tử hình hay tù khổ sai. Nhiều trường hợp lạm quyền của các cán bộ đội viên đội công tác ruộng đất trong công tác đất đai, dẫn đến trả thù cá nhân, thậm chí bùng phát bạo lực, dẫn đến nhiều cái chết oan ức. Tuy không trực tiếp và là người chịu trách nhiệm duy nhất về những sai lầm của cấp dưới, nhưng là người lãnh đạo cao nhất của Cải cách ruộng đất, tất nhiên ông phải gánh phần nặng nhất. Tháng 9 năm 1956, trong Hội nghị Trung ương về vấn đề sửa sai cải cách ruộng đất, ông phải từ chức Tổng Bí thư. Sau đó ông đứng đầu chỉ đạo công tác sửa sai, cho đến năm 1958. Những năm tiếp theoNăm 1958, ông được bổ nhiệm làm Phó Thủ tướng kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Nhà nước. Đến năm 1960, ông lại được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị, phụ trách công tác Quốc hội và công tác lý luận của Đảng. Cũng trong năm này, ông được Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bầu làm Chủ tịch Quốc hội và đến năm 1976, giữ chức vụ này trong Quốc hội Việt Nam thống nhất cho đến năm 1981. Năm 1981, ông được Quốc hội bầu làm Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Nỗ lực cuối đờiNgày 14 tháng 7 năm 1986, tại Hội nghị đặc biệt Ban Chấp hành Trung ương, ông được bầu làm Tổng Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam thay cho Lê Duẩn vừa mất. Tháng 12 năm 1986, tại Đại hội Đảng lần thứ VI, ông rút khỏi các chức vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước và được cử làm Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng, phó trưởng Ban soạn thảo Cương lĩnh và chiến lược kinh tế và kiêm Trưởng tiểu ban soạn thảo Cương lĩnh chính trị của Đảng. Ông được Nhà nước Việt Nam tặng Huân chương Sao vàng và nhiều Huân chương khác.[cần dẫn nguồn] Ông qua đời ngày 30 tháng 9 năm 1988 do tai nạn bất ngờ[cần dẫn nguồn], thọ 81 tuổi. Đánh giáBên cạnh công lao tổ chức lực lượng chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám, lâu nay một bộ phận dư luận vẫn xem Trường Chinh là một nhân vật nặng phần bảo thủ, không có sáng tạo gì thật mạnh dạn và mới mẻ. Là người phụ trách lý luận của đảng, quan điểm của ông có tính giáo điều. Chính ông đã phê phán quyết liệt việc khoán hộ sản phẩm của Kim Ngọc[6]. Sau đó, cũng chính ông trong vai trò Tổng bí thư đã đóng vai trò quyết định phát động công cuộc Đổi Mới (sau khi Lê Duẩn qua đời), điều Nguyễn Văn Linh viết Báo cáo chính trị, và sau chủ động từ chức, nhường chỗ cho Nguyễn Văn Linh ở Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI. Với vai trò là người tán thành, lãnh đạo đường lối đổi mới, nhằm đưa đất nước thoát khỏi sự khủng hoảng toàn diện trong vòng 10 năm sau ngày thống nhất, ông được cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt gọi là “Tổng bí thư của đổi mới”[7] và nhiều lãnh đạo đảng ca ngợi. Trong hồi ký của hầu hết các lão thành cách mạng Việt Nam đều có những trang hết sức trân trọng dành cho cố Tổng Bí thư Trường Chinh, coi Trường Chinh như một người thầy, một người bạn lớn trong sự nghiệp hoạt động cách mạng của mình. Nhiều cán bộ cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam và học giả trong nước đánh giá cao ông, là người có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng của Đảng. Chính ông là người sớm chủ trì Hội nghị Thường vụ Trung ương ra Chỉ thị “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” tháng 3 năm 1945 và tác giả tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” tập hợp những bài viết của ông đăng trên báo “Sự thật” từ số 70 (4.3.1947) đến số 81 (1.8.1947). Đại tướng Võ Nguyên Giáp có viết “Bác Hồ là linh hồn của cuộc kháng chiến chống Pháp, nhưng đề ra đường lối cụ thể, chỉ đạo cụ thể về lý luận với cuốn Kháng chiến nhất định thắng lợi, là do anh Trường Chinh“.[8]. Đóng góp quan trọng nhất của ông là vào công cuộc Đổi mới đưa ra tại Đại hội VI năm 1986. Tạp chí cộng sản có viết: “Cống hiến đặc biệt của đồng chí Tổng Bí thư Trường Chinh là đặt nền móng cho công cuộc đổi mới. Năm 1986, với cương vị Tổng Bí thư, đồng chí đã đề ra chủ trương đổi mới.[9]. Trường Chính từng được cho là người có lý luận bảo thủ, nhưng trong những năm cuối đời quan điểm của ông có nhiều thay đổi. Ông Tám Cao kể: Vào dịp nghỉ hè năm 1983, anh Ba Duẩn đi Liên Xô, còn anh Năm (Chủ tịch HĐNN Trường Chinh), anh Tô (Chủ tịch HĐBT Phạm Văn Đồng) và anh Võ Chí Công – Thường trực Ban Bí thư vô Đà Lạt. Nhân cơ hội này, anh Mười Cúc (Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Linh) đã xin ý kiến ba anh trong Bộ Chính trị, mỗi ngày để ra 1 giờ đồng hồ để gặp gỡ, nghe các đồng chí ở dưới cơ sở báo cáo chi tiết những việc đã làm trong thời gian qua. Các anh ấy đều vui vẻ nhận lời…Trước khi xuất phát từ Thành phố Hồ Chí Minh lên Đà Lạt, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Linh đã nói với các thành viên được Thành ủy lựa chọn, rằng: “Hiện nay có các đồng chí trong Bộ Chính trị đang ở Đà Lạt. Thành phố chúng ta đã đăng ký xin được báo cáo về những việc đã làm của chúng ta trong thời gian qua, cũng như những khó khăn tồn tại để Bộ Chính trị có thêm cơ sở thực tế mà đề ra đường lối chính sách mới. Thường vụ Thành ủy và tôi cử các đồng chí là những người trực tiếp lãnh đạo cơ sở lên Đà Lạt báo cáo. Sứ mệnh của các đồng chí rất nặng nề”…Sáng ngày 12/7/1983, 5 chiếc xe ô tô xuất phát từ Thành phố Hồ Chí Minh, chạy thẳng hướng Đà Lạt. Sáng hôm sau, bắt đầu cuộc họp mà sau này được coi là “Sự kiện Đà Lạt – Cái mốc của công cuộc đổi mới”. Ba vị lãnh đạo cao cấp của Đảng chăm chú lắng nghe rất kỹ từng báo cáo của các lãnh đạo cơ sở. Việc trình bày, báo cáo của các đơn vị cơ sở diễn ra trong 4 ngày, từ 13 đến 16/7/1983. Chiều hôm đó, các đại diện cơ sở trở về TP HCM. Các đồng chí lãnh đạo TP tiếp tục ở lại báo cáo riêng với các đồng chí trong Bộ Chính trị. Đến chiều 18/3/1983, sau khi báo cáo xong, các đồng chí Võ Thành Công, Nguyễn Văn Nam, Lê Văn Quýnh trở về TP HCM, riêng Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Linh còn ở lại làm việc riêng với 3 đồng chí trong Bộ Chính trị. Sáng 20/7/1983, đồng chí Nguyễn Văn Linh lên đường trở về TP HCM…”. Ông Tám Cao nhận xét: Nhờ công rất lớn của anh Năm thì những đổi mới từ thực tiễn của Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương khác mới được đúc kết đưa vào Nghị quyết Đại hội lần thứ VI của Đảng. Anh Năm là một nhà lãnh đạo cực kỳ nguyên tắc, nếu chỉ nghe báo cáo thì anh ấy vẫn chưa tin. Chỉ khi nào đi thị sát trực tiếp tại cơ sở, lắng nghe ý kiến của quần chúng, thì anh ấy mới tin tưởng”. “Quả nhiên như vậy, sau 1 tuần lắng nghe báo cáo của lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh và các cơ sở, Chủ tịch Trường Chinh yêu cầu thành phố tổ chức để Chủ tịch tới thăm hàng loạt các nhà máy, đơn vị xé rào… Trong chuyến đi thăm và khảo sát thực tế này, Chủ tịch Thành phố Hồ Chí Minh Mai Chí Thọ là người tháp tùng Chủ tịch HĐNN Trường Chinh. Kết thúc chuyến đi thực tế này, một bữa, Chủ tịch HĐNN Trường Chinh nói nhỏ với Chủ tịch Thành phố Hồ Chí Minh Mai Chí Thọ rằng: “Hóa ra, ở Hà Nội, tôi toàn được nghe những thông tin sai lệch!”.”. “Sự kiện Đà Lạt” và chuyến đi thực tế của Chủ tịch HĐNN Trường Chinh tại Thành phố Hồ Chí Minh chẳng những như một luồng gió mát xoa dịu nỗi ấm ức, bi quan của những đơn vị, những người xé rào, mà còn tạo tiền đề tối quán trọng cho công cuộc đổi mới của dân tộc và được Nghị quyết hóa trong Đại hội lần thứ VI của Đảng’“.[10]. Theo Giáo sư Trần Nhâm: “Tại hội nghị trung ương VI (từ 3/7 đến 10/7/1984), Cố TBT Trường Chinh bắt đầu bài phát biểu của mình về vấn đề cơ chế quản lý. Ông cho rằng nền kinh tế nước ta hiện nay đòi hỏi phải có một cơ chế quản lý năng động có khả năng bãi bỏ tập trung quan liêu, bảo thủ, trì trệ và bao cấp tràn lan” và “kiên quyết đấu tranh không khoan nhượng để từng bước cùng với tập thể Bộ Chính trị và Ban Chấp hành T.Ư khóa V xác lập nên mô hình mới, cơ chế mới, đặt nền tảng lý luận cho đường lối đổi mới toàn diện tại Đại hội Đảng VI“. Giáo sư Lê Văn Viện kể: “Một buổi sáng cuối tháng 9-1986, tôi nhận được tin lập tức theo đoàn cán bộ xuống nhà nghỉ Vạn Hoa – Đồ Sơn (Hải Phòng) họp khẩn cấp với Tổng bí thư Trường Chinh. Có mặt ở cuộc họp này là toàn bộ tổ biên tập văn kiện Đại hội VI (do ông Hoàng Tùng làm tổ trưởng và ông Đào Duy Tùng làm tổ phó) và một số chuyên viên trong nhóm tư vấn của tổng bí thư. Chính tại đây, ông Trường Chinh tuyên bố: viết lại văn kiện đại hội!“. Tình thế chuyển ngay lập tức. Ba người “tư duy mới” được bổ sung tổ biên tập là Hà Nghiệp, Trần Đức Nguyên và Lê Văn Viện. Tổng bí thư đích thân giao trọng trách cho tổ văn kiện tổng hợp ý kiến đóng góp và rút lấy tinh thần chung để soạn thảo lại văn kiện cho đại hội đã rất cận kề. Ông Đào Xuân Sâm, thành viên nhóm cố vấn cho Trường Chinh nhớ: “giữa năm 1986, cả nước thiếu đói trầm trọng. Các dự án kinh tế đầu tư khổng lồ đều không phát huy tác dụng. Nguyên vật liệu khan hiếm khiến các nhà máy sống thoi thóp. Lạm phát lên 300, 400, 500 và 700%… Lòng người từ trong đến ngoài Đảng, từ cơ sở đến trung ương hoang mang và loay hoay không biết lối ra. Tư tưởng chia hai hướng: xé rào để khắc phục khủng hoảng hoặc kiên định, triệt để áp dụng cơ chế kế hoạch, bao cấp. Tổng bí thư (TBT) Lê Duẩn qua đời. Đại hội Đảng lần VI chỉ còn tính từng ngày. Thế nhưng báo cáo chính trị gửi xuống đơn vị, cơ sở bị phản đối dữ dội vì mọi quan điểm, đường lối vẫn không có gì mới. Tức là hướng thoát khủng hoảng vẫn mịt mờ… Đồng chí Trường Chinh lúc đó được Đảng giao tạm thời giữ chức TBT. Ông đi đến một quyết định táo bạo, quyết đoán chưa từng có: viết lại toàn bộ báo cáo chính trị theo quan điểm: quyết tâm đưa đất nước phát triển theo đường lối mới. Chấp nhận hi sinh, mất mát để khắc phục những hậu quả sai lầm.” Ông Trần Đức Nguyên nhớ: ”giữa lúc những lý luận CNXH trong phát triển kinh tế là kế hoạch tập trung, tự cung tự cấp, quốc doanh tập thể… đang là kim chỉ nam bất biến thì đồng chí Trường Chinh tổ chức hội nghị “Ba quan điểm”. Ba luận điểm quan trọng đi ngược lại đường lối cũ là: phát triển kinh tế nhiều thành phần (thay vì chỉ có quốc doanh và tập thể); chuyển đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu đầu tư (tập trung làm hàng xuất khẩu, hàng tiêu dùng thay vì hàng công nghiệp; bỏ, hoãn các dự án lớn nhưng không hiệu quả…) và đổi mới quản lý (thay vì tập trung quan liêu bao cấp bằng tự chủ và cơ cấu mở). Hội nghị này trở thành “linh hồn” văn kiện Đại hội VI. Ông Đặng Việt Bích, con trai cố TBT Trường Chinh, nhớ: “Thời đó cha tôi chịu rất nhiều chỉ trích, chống đối, qui chụp của tư tưởng bảo thủ. Nhưng ông rất quyết đoán. Một buổi tối hai cha con ngồi xem tivi, một cán bộ Chính phủ xuất hiện bày tỏ quan điểm chống lại đổi mới. Ông nói ngay: phải thay vị trí này! Và lập tức ông thuyên chuyển công tác của vị đó, kèm theo hàng loạt nhân vật bảo thủ khác”“.[11] Theo Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh: “Năm 1986, ở cương vị Tổng Bí thư, đồng chí Trường Chinh đã sớm nhận rõ được xu thế của thời đại, thực trạng của đất nước, yêu cầu và nguyện vọng của nhân dân, đồng chí đã có nhiều đóng góp rất quan trọng vào việc đề ra chủ trương đổi mới. Vang mãi trong lòng nhân dân ta lời phát biểu của đồng chí trong quá trình chuẩn bị Đại hội VI: Đối với nước ta, đổi mới là yêu cầu bức thiết, là vấn đề có tầm quan trọng sống còn“.[12] Trường Chinh cũng là người trình bày báo cáo “Bàn về cách mạng Việt Nam” tại Đại hội II của Đảng năm 1951. Trong báo cáo có đề cập đến vấn đề kháng chiến và cải cách ruộng đất. Nội dung cơ bản của bản báo cáo được phản ánh trong Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam được Đại hội thông qua. Ông cũng là Trưởng ban chỉ đạo trực tiếp cuộc cải cách ruộng đất những năm 1953-1956 và phải từ chức sau đó. Sau đó ông là người chỉ đạo chiến dịch sửa sai. Vào cuối năm 1968, chính Trường Chinh là người phản đối gay gắt hiện tượng “khoán hộ” ở Vĩnh Phú. Theo Giáo sư Trần Nhâm: “” Một ngày trước khi ông mất (Cố TBT Trường Chinh mất vào ngày 30.9.1988), ông còn nói với tôi về chuyện Vĩnh Phú. Tôi có hỏi “sao lúc bấy giờ Bác lại làm to chuyện như vậy?”. Ông điềm tĩnh trả lời tôi rằng, có lẽ lúc bấy giờ nhận thức của mình không bắt kịp với tình hình thực tế, hơn nữa vấn đề nghe báo cáo, nắm thông tin không chính xác.“[12] Tại Đại hội VI năm 1986 ông được cử làm cố vấn Ban Chấp hành Trung ương, là phó trưởng ban soạn thảo cương lĩnh và chiến lược kinh tế kiêm trưởng tiểu ban soạn thảo cương lĩnh của đảng. Mặc dù qua đời năm 1988 nhưng “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” thông qua tại đại hội VII có dấu ấn đóng góp của ông. Một số tác phẩm
Gia đìnhVợ là Nguyễn Thị Minh (sinh năm 1912), người cùng làng Hành Thiện. Bốn người con:
Đường Trường ChinhTên của ông được đặt cho các đường phố ở Hà Nội (nối đường Đại La với đường Láng),Thành phố Hồ Chí Minh (nối đường Cách Mạng Tháng Tám với đường Xuyên Á), Nam Định (một trong những con đường lớn nhất TP Nam Định, quê hương ông),Đà Nẵng (nối đường Tôn Đức Thắng với quốc lộ 1A), Hải Phòng (nối đường Lê Duẩn với đường Cầu Niệm), Đồng Hới, Quảng Bình (nối đường F.325 với đường Hữu Nghị), Huế (nối đường Tôn Đức Thắng với đường Hoàng Quốc Việt), Tuy Hòa (nối đường Trần Phú với đường Lý Thường Kiệt), Vinh (nối đường Lệ Ninh và đường Trần Hưng Đạo)… Chú thích
Tham khảo
Thể loại:
Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
Video yêu thích Trở về trang chính
|
Pingback: CNM365 Tình yêu cuộc sống | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Sông Mekong tài liệu tổng hợp | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Anh và em dạo chơi cùng Goethe | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Cây Lương thực 10.2015 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Praha Goethe và lâu đài cổ | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Chuyện vỉa hè 3 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Vị tướng của lòng dân | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Quả táo Apple Steven Jobs | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Bàn cờ thế sự 6 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Phan Khôi nắng được thì cứ nắng | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Bước ngoặt lịch sử chiến tranh Đông Dương | Khát khao xanh
Pingback: Bước ngoặt lịch sử chiến tranh Đông Dương | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Vua Phổ Friedrich II Đại Đế | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Bàn cờ thế sự 7 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Bài ca Trường Quảng Trạch | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Thắp đèn lên đi em ! | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Em ơi em can đảm bước chân lên | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Yên Phụ và Yên Tử | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Quang Dũng những bài thơ hay | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Nghị lực | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Biển Đông vạn dặm | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Bàn cờ thế sự | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Dạo chơi non nước Việt | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Minh Không huyền thoại Bái Đính | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Lời Thầy dặn | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Chào ngày mới 18 tháng 10 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Ngủ ngon và tỉnh thức | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Suối nhạc tình yêu cuộc sống | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Viếng mộ cha mẹ | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Bảy ngày đêm tỉnh lặng | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Borlaug và Hemingway | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Tỉnh lặng với Osho | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Năng lượng tích tụ và giải phóng | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Tình Mẹ và đức Nhẫn | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Chào ngày mới 24 tháng 10 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Nghiên cứu Kinh Dược Sư | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Đến chốn thung dung | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Minh triết sống thung dung phúc hậu | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Đọc lại và suy ngẫm | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Đêm thu | Khát khao xanh
Pingback: Giống khoai lang ở Việt Nam | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh | Tình yêu cuộc sống
Pingback: CNM365 Chào ngày mới 365 | Tình yêu cuộc sống