CNM365. Chào ngày mới 1 tháng 11. Wikipedia Ngày này năm xưa. Năm 1459 – (ngày 7 tháng 10 năm Đinh Sửu) Sau khi tiến hành binh biến sát hại Lê Nhân Tông, Lê Nghi Dân tự lập làm hoàng đế triều Lê sơ. Vụ trọng án này là một trong những mắt xích trọng yếu soi thấu vụ án oan khuất Lệ Chi Viên mà Nguyễn Thái hậu đã chủ động ra tay ám hại Thái Tông và đổ tội cho Nguyễn Trãi, tru di ba họ nhà ông, để Nhân Tông đang là Thái tử được lên thay. Năm 1604 – Vở kịch Othello của William Shakespeare, nhà thơ văn và nhà viết kịch vĩ đại nhất nước Anh, được công diễn lần đầu tiên tại cung Whitehall ở Luân Đôn, vương quốc Anh. Năm 1894 – Sa hoàng Nga Nikolai bắt đầu trị vì, là vị Sa hoàng cuối cùng trong lịch sử Nga, sau khi vua cha Aleksandr qua đời.
1 tháng 11
Ngày 1 tháng 11 là ngày thứ 305 (306 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 60 ngày trong năm.
« Tháng 11 năm 2015 » | ||||||
CN | T2 | T3 | T4 | T5 | T6 | T7 |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 |
8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 |
15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 |
22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 |
29 | 30 | |||||
Mục lục
Sự kiện
- 1179 – Philippe II đăng quang quốc vương Pháp.
- 1459 – Sau khi tiến hành binh biến sát hại Lê Nhân Tông, Lê Nghi Dân tự lập làm hoàng đế triều Lê sơ (7 tháng 10 năm Đinh Sửu).
- 1503 – Giáo hoàng Giuliô II được bầu.
- 1604 – Vở kịch Othello của William Shakespeare được công diễn lần đầu tiên tại cung Whitehall ở Luân Đôn, Anh.
- 1611 – Vở kịch Giông tố được trình diễn lần đầu tiên tại cung Whitehall tại Luân Đôn, Anh.
- 1755 – Thủ đô Lisboa của Bồ Đào Nha bị tàn phá hoàn toàn do một trận động đất và sóng thần mạnh, làm thiệt mạng từ 60.000 đến 90.000 người.
- 1765 – Quốc hội Anh ban hành Đạo luật tem tại Mười ba thuộc địa nhằm giúp thanh toán cho các chiến dịch quân sự của Anh tại Bắc Mỹ.
- 1805 – Napoléon Bonaparte xâm chiếm Áo trong Chiến tranh Liên minh thứ ba.
- 1876 – Thuộc địa New Zealand giải thể chín tỉnh của mình, thay thế chúng bằng 63 hạt.
- 1894 – Sa hoàng Nga Aleksandr qua đời, con là Nikolai bắt đầu trị vì, cũng là vị Sa hoàng cuối cùng trong lịch sử Nga.
- 1922 – Hội nghị Đại quốc dân Thổ Nhĩ Kỳ bãi bỏ chế độ quân chủ, Sultan Mehmed VI bị phế truất và bị trục xuất khỏi thủ đô, Đế quốc Ottoman diệt vong.
- 1942 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Cuộc tấn công Matanikau bắt đầu trong khuôn khổ Chiến dịch Guadalcanal và kết thúc ba ngày sau với thắng lợi của Hoa Kỳ.
- 1945 – Tờ báo chính thức của Bắc Triều Tiên, Lao động tân văn, được xuất bản lần đầu tiên với tên gọi Chính Lộ.
- 1953 – Andhra Pradesh lập bang, với thủ phủ là Kurnool.
- 1956 – Kerala, Andhra Pradesh, và Mysore chính thức được thiét lập theo Đạo luật Tái tổ chức các bang.
- 1963 – Khởi đầu một cuộc đảo chính nhằm lật đổ chính phủ Đệ nhất Cộng hòa Việt Nam. Ngày này về sau trở thành ngày quốc khánh của Đệ nhị Cộng hòa Việt Nam.
Sinh
- 1880 – Alfred Wegener nhà khí tượng học và địa vật lý học người Đức.
Mất
- 1888 – Tôn Thất Tiệp, trung thần nhà Nguyễn (s. 1870).
Những ngày lễ và kỷ niệm
Tháng 1 | Tháng 2 | Tháng 3 | Tháng 4 | Tháng 5 | Tháng 6 | Tháng 7 | Tháng 8 | Tháng 9 | Tháng 10 | Tháng 11 | Tháng 12 |
Tham khảo
![]() |
Wikimedia Commons có thêm thư viện hình ảnh và phương tiện truyền tải về 1 tháng 11 |
Lich Vạn Niên ngày 1 tháng 11 năm 2015

Lịch vạn niên 2015, ngày 20 tháng 9, năm 2015 – Âm lịchXem ngày giờ tốt và hướng xuất hànhTrong một tháng có 2 loại ngày tốt, ngày xấu; trong một ngày lại có 6 giờ tốt, 6 giờ xấu gọi chung là Ngày/giờ Hoàng đạo (tốt) và Ngày/giờ Hắc đạo (xấu). Người Việt Nam từ xưa đều có phong tục chọn ngày tốt và giờ tốt để làm những việc lớn như cưới hỏi, khởi công làm nhà, nhập trạch, ký kết, kinh doanh v.v.v. Ngày 20 tháng 9, năm 2015 là ngày Hoàng đạo , các giờ tốt trong ngày này là: Kỷ Sửu, Nhâm Thìn, Giáp Ngọ, ất Mùi, Mậu Tuất, Kỷ Hợi Trong ngày này, các tuổi xung khắc nên cẩn thận trong chuyện đi lại, xuất hành, nói chuyện và làm các việc đại sự là: Ất Hợi, Kỷ Hợi, Ất Tỵ Xuất hành hướng Đông Bắc gặp Hỷ thần: niềm vui, may mắn, thuận lợi. Xuất hành hướng Nam gặp Tài thần: tài lộc, tiền của, giao dịch thuận lợi. Xem sao tốt và việc nên làm và nên kiêngTrong Lịch vạn niên, có 12 trực được sắp xếp theo tuần hoàn phân bổ vào từng ngày. Mỗi trực có tính chất riêng, tốt/xấu tùy từng công việc. Ngày 20 tháng 9, năm 2015 là Trực Nguy: Tốt cho các việc cúng lễ, may mặc, từ tụng. Xấu cho các việc hội họp, châm chích, giá thú, làm chuồng lục súc, khai trương. Lê Nhân TôngBách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lê Nhân Tông (chữ Hán: 黎仁宗, 9 tháng 5, 1441 – 3 tháng 10, 1459) là vị hoàng đế thứ 3 của nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam, trị vì trong vòng 17 năm, từ năm 1442 sau khi Lê Thái Tông qua đời đến khi bị Lê Nghi Dân ám sát vào năm 1459. Tuyên Từ hoàng thái hậu Nguyễn thị làm Nhiếp chính cho ông từ khi mới lên ngôi báu cho đến khi ông tự thân chấp chính vào năm 1452[2]. Dưới triều Nhân Tông, nước Đại Việt thái bình thịnh trị, đời sống nhân dân ổn định. Quân Chiêm Thành tiến đánh châu Hóa hai lần, khiến cho Triều đình ông đã vài lần phát binh, đỉnh điểm là vào năm 1446 khi quân Đại Việt thắng lớn trong cuộc tiến công Chiêm Thành, bắt sống được cả Chúa Chiêm Thành và lập Chúa Chiêm mới lên thay.[1][2] Ngoài ra vào năm 1448, ông cũng sáp nhập đất của xứ Bồn Man vào lãnh thổ Đại Việt[1]. Như một vị Hoàng đế hiền minh, Nhân Tông sau khi lên thân chính vào năm 1452 đã truy tặng cho các công thần khai quốc của triều Hậu Lê, một việc mà hoàng đế Lê Thánh Tông sau này sẽ tiếp tục thực hiện, ban ruộng đất cho hậu duệ của họ và tăng lương cho quan lại, vương hầu. Ông cũng đối đãi tử tế với người anh khác mẹ là Lạng Sơn Vương Lê Nghi Dân, thế nhưng chính Lạng Sơn Vương đã sát hại ông vào năm 1459.[1][2] Cùng chết với ông có trung thần Đào Biểu[3][2]. Ông không có thói đam mê tửu sắc, và biết tôn trọng những người có công đối với Vương triều. Do lòng nhân từ cùng với sự sáng suốt của nhà vua trẻ tuổi, cái chết đến sớm của ông (khi ông mới 19 tuổi[1]) đã khiến cho quan lại “nuốt hận ngậm đau“, và thần dân “như mất cha mất mẹ”.[2] Mục lụcThân thếNhân Tông hoàng đế có tên thật là Lê Bang Cơ (黎邦基), sinh vào ngày 9 tháng 5 (ngày Giáp Tuất)[2] năm Tân Dậu (1441), là con trai thứ ba của Thái Tông Văn hoàng đế, mẹ là Tuyên Từ Văn hoàng hậu Nguyễn thị, người làng Bố Vệ huyện Đông Sơn, Thanh Hóa. Theo gia phả họ Đinh Danh (dòng họ của công thần Đinh Liệt), ông không phải là con đẻ của Thái Tông, Nguyễn hoàng hậu đã mang thai ông với Lê Bang Sơn trước khi vào cung với Thái Tông.[4] Trước khi Nhân Tông ra đời, Thái Tông hoàng đế mới gần 20 tuổi đã có hai người con trai: Dương Chiêu nghi sinh ra Lệ Đức hầu Nghi Dân; Bùi Quý nhân sinh ra Cung vương Lê Khắc Xương. Không lâu sau, vào năm 1442, Ngô Tiệp dư sinh ra Lê Tư Thành, là con trai út trong tổng số 4 người con trai của Thái Tông hoàng đế. Ngày 16 tháng 11 năm Tân Dậu (1441), Nhân Tông được lập làm Hoàng thái tử[2], thay cho anh là Nghi Dân lên 2 tuổi bị truất, vì Dương Chiêu nghi đã bị phế. Nguyễn hoàng hậu khi ấy là Thần phi (宸妃), rất được Thái Tông sủng ái, nên Nhân Tông còn nhỏ cũng được yêu mến. Thái Tông hoàng đế có ban chiếu[2]:
Thái Tông hoàng đế giáng Nghi Dân làm Lạng Sơn vương (諒山王) và phong anh thứ của Nhân Tông là Khắc Xương làm Tân Bình vương (新平王)[2]. Năm 1442, tại Lệ Chi Viên, Thái Tông hoàng đế đột ngột qua đời khi mới 20 tuổi, gia đình Nguyễn Trãi bị án tru di tam tộc vì cho rằng đã âm mưu ám sát Hoàng đế. Ngày 12 tháng 8 năm Nhâm Tuất (1442), Hoàng thái tử được các đại thần Trịnh Khả, Lê Thụ, Nguyễn Xí lập lên ngôi, đổi niên hiệu là Thái Hòa (大和), sử gọi là Lê Nhân Tông. Cai trịNguyễn Thái hậu nhiếp chínhLúc đó ông mới lên 1 tuổi, Nguyễn Thần phi được tôn làm Hoàng thái hậu, buông rèm nghe chính sự. Hoàng thái hậu dùng phép sẵn có từ đời trước, được các đại thần đắc lực của tiên triều phò tá nên trong khoảng hơn 10 năm giúp vị hoàng đế còn nhỏ, cả nước bình yên. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, vào ngày 8 tháng 1, Mùa Xuân năm Quý Hợi 1443, niên hiệu Thái Hòa thứ nhất, trên bầu trời phương Nam có sao sa xuất hiện. Đến ngày 2 tháng 2 năm ấy, Nhân Tông có chiếu:[2]
Vào ngày 16 tháng 3 năm 1443, Triều đình đưa chữ Cơ – tên của Hoàng đế – và chữ Anh – tên của Thái hậu Nhiếp chính – làm chữ húy. Miếu húy bao gồm bảy chữ.[2] Vào tháng 6 năm Thái Hòa thứ nhất (1443), vị Hoàng đế trẻ tuổi lấy ngày sinh của ông làm Hiến Thiên Thánh Tiết[2]. Chúa Chiêm Thành là Bí Cai hai lần mang quân vây Hóa Châu. Tuy triều đình đã mấy lần phát binh, quân Chiêm vẫn chưa bỏ thói gây hấn.[1] Vào năm 1446, Thái hậu sai Trịnh Khả, Lê Thụ, Lê Khắc Phục đi đánh, Bí Cai ra hàng, các tướng lập cháu Bí Cai là Ma Ha Quý Lai làm chúa Chiêm.[5] Với chiến thắng huy hoàng này, quân Đại Việt tóm gọn được các cung phi của Bí Cai mà đem về kinh thành Đông Kinh.[1] Vào năm Mậu Thìn 1448, quốc gia Bồn Man (盆蠻) chịu nội thuộc vào Đại Việt. Thái hậu sáp nhập Bồn Man, trở thành châu Quy Hợp (歸合) của Nhà nước Đại Việt. Ngoài ra, cũng trong những năm tháng Thái hậu chấp chính, Triều đình ban lệnh cho đào sông Bình Lỗ ở Thái Nguyên, mang lại thuận lợi cho việc giao thông vận tải.[1] Vào năm Kỷ Tị 1449, niên hiệu Thái Hòa thứ 7, Quý Lai bị Quý Do cướp ngôi. Quý Do sai sứ sang triều cống Đại Việt, nhưng Thái hậu từ chối không tiếp nhận lễ vật và phán: “”Tôi giết vua, em giết anh là tội đại ác xưa nay, trẫm không nhận đồ dâng”. Sau khi buộc sứ phải mang trả lại lễ vật về Chiêm, Thái hậu truyền lệnh cho Đồng tri hữu tri sự Nguyễn Hữu Quang, Điện trung thị ngự sử Trình Ngự đem thư sang Chiêm Thành, với nội dung như sau: “Sự thực của các ngươi như thế nào thì phải sang trình bày cho rõ”[2]. Thái hậu giết Trịnh Khả và Trịnh Khắc Phục năm 1451, người đương thời cho rằng ông bị oan.[1] Đích thân chấp chínhTháng 11 năm Quý Dậu (1453), Hoàng đế lên 12 tuổi, có thể tự coi chính sự, Thái hậu trả lại quyền chính cho Hoàng đế rồi lui về ở cung riêng. Khi tự mình ra coi chính sự, Hoàng đế xuống lệnh đại xá[2], và đổi niên hiệu là Diên Ninh (延寧). Năm 1454 trở thành năm Diên Ninh thứ nhất.[2] Vào tháng 1 năm 1454, Nhân Tông ra lệnh cho đúc đồng tiền Diên Ninh.[2] Dưới thời Lê Nhân Tông, năm Quý Hợi (1455) lần đầu tiên triều đình sai Phan Phu Tiên soạn Đại Việt sử ký tục biên, viết tiếp quyển thời Trần từ Trần Thái Tông cho đến khi người Minh về nước. Nhân Tông tỏ ra là người độ lượng với các công thần khai quốc có tội bị xử tử trước đây, từ thời Thái Tổ Cao hoàng đế, Thái Tông Văn hoàng đế đến khi Nguyễn Thái hậu chấp chính. Ngay khi ra cầm chính sự, ông ra nhiều chiếu chỉ biểu dương công lao của họ, hoặc trả lại của cải, ruộng đất cho con cháu họ. Ông khôi phục lại quan tước và ban cho con cháu Trịnh Khả (bị xử tử năm 1451) 100 mẫu ruộng; cấp 100 mẫu ruộng cho con cháu Lê Sát và Lê Ngân (bị xử tử năm 1437); trả lại điền sản trước đây cho con cháu Phạm Văn Xảo (bị xử tử năm 1430) và Trần Nguyên Hãn (bị xử tử năm 1429). Ông biểu dương công lao sự nghiệp của Nguyễn Trãi (bị xử tử năm 1442): Nguyễn Trãi là người trung thành giúp đức Thái Tổ dẹp yên giặc loạn, giúp đức Thái Tông sửa sang thái bình. Văn chương và đức nghiệp của Nguyễn Trãi, các danh tướng của bản triều không ai sánh bằng. Tuy nhiên, ông vẫn chưa minh oan cho Nguyễn Trãi, điều mà Lê Thánh Tông đã làm sau này. Ngoài ra, Lê Nhân Tông cũng xuống lệnh cho cứu giúp những kẻ không vợ, góa chồng, mồ côi, cô đơn và biểu dương những người chồng nghĩa khí, người vợ trinh tiết.[2] Một số nhà nghiên cứu cho rằng điều đó liên quan tới nỗi oan khuất của Nguyễn Trãi trong vụ án Lệ Chi Viên mà chính Nguyễn Thái hậu là thủ phạm sát hại Thái Tông hoàng đế để giấu thân thế của ông;[6] lời dị nghị của mọi người ngày càng nhiều khiến ông phần nào nhận ra thân thế của mình.[6] Bản thân Nhân Tông cũng ở vào thế khó xử khi phải phân biệt đúng sai rành mạch.[6] Mẹ con chịu nạnMặc dù là một vị hoàng đế sáng suốt và nhân từ, nhưng do lời đồn Nhân Tông không phải là con đích của Thái Tông Văn hoàng đế nên anh cả là Lạng Sơn vương Lê Nghi Dân vẫn thường có lòng oán hận và muốn đoạt ngôi. Một số ý kiến cho rằng ngày càng có nhiều người dị nghị về nguồn gốc của Nhân Tông [7] nên càng thúc đẩy Nghi Dân nổi loạn.[6] Theo Đại Việt thông sử, Nhân Tông nghĩ Nghi Dân là anh ruột nên không có ý đề phòng gì cả. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư còn có ghi chép rằng vào ngày 3 tháng 1, mùa Xuân năm Diên Ninh thứ ba (1456), Nhân Tông còn vời Nghi Dân vào cùng ngự yến.[2] Ngày 3 tháng 10 năm Kỷ Mão (tức 28 tháng 10 năm 1459), Nghi Dân đang đêm cùng các thủ hạ bắc thang vào tận trong cung cấm giết Nhân Tông. Hôm sau Hoàng thái hậu cũng bị hại. Khi đó ông mới 18 tuổi, trị vì được 17 năm. Theo ghi chép của Đại Việt sử ký toàn thư: ….Bấy giờ, Lê Đắc Ninh là Đô chỉ huy giữ cấm binh đương phiên trực, đã không chịu dẫn quân ra trước ngăn giữ, lại đem giúp kẻ phản nghịch. Cho nên Nghi Dân mới tiếm đoạt được ngôi báu, mà các quan văn võ phải nuốt hận ngậm đau, trăm họ bốn phương như mất cha mất mẹ[2]. Khi biết Nghi Dân sẽ làm đảo chính, viên Hoàng môn (người hầu trong Hoàng cung) là Đào Biểu đã giả mạo làm Lê Nhân Tông, khoác hoàng bào và lên long sàng mà nằm. Không may, Nghi Dân biết được, nên cũng giết Đào Biểu luôn.[3] Nghi Dân tự xưng làm Hoàng đế, ban chiếu: “Trẫm là con trưởng của Thái Tông Văn Hoàng Đế, trước đây đã được giữ ngôi chính ở Đông cung. Chẳng may Tiên đế đi tuần miền đông, bỗng băng ở bên ngoài. Nguyễn Thái hậu muốn giữ vững quyền vị, ngầm sai nội quan Tạ Thanh dựng Bang Cơ làm đế, bắt Trẫm làm phiên vương. Sau Tạ Thanh tiết lộ việc ấy, lây đến cả Thái úy Trịnh Khả và Tư không Trịnh Khắc Phục, Thái hậu bắt giết cả đi để diệt hết người nói ra. Cho nên từ đó đến giờ, hạn hán sâu bệnh liên tiếp xảy ra, tai dị luôn luôn xuất hiện, đói kém tràn lan, trăm họ cùng khốn. Diên Ninh tự biết mình không phải là con của tiên đế, hơn nữa lòng người ly tán, nên ngày mồng 3, tháng 10 năm nay, đã ra lệnh cho Trẫm lên thay ngôi báu. Trẫm nhờ người trông xuống, tổ tông phù hộ, cùng các vương, đại thần, các quan văn võ trong ngoài đồng lòng suy tôn, xin trẫm nên nối đại thống, hai ba lần khuyên mời, trẫm bất đắc dĩ đã lên ngôi vào ngày mồng 7, tháng 10 năm nay, đổi niên hiệu là Thiên Hưng”[2]. Thế nhưng, chỉ sau 8 tháng, Nghi Dân lại bị các đại thần Nguyễn Xí, Đinh Liệt, Lê Lăng, Nguyễn Đức Trung làm binh biến giết chết Nghi Dân. Các đại thần xét trong con của Thái Tông Văn hoàng đế còn lại Gia vương Lê Tư Thành, thông minh, hiền đức, bèn thỉnh ý đưa Gia vương lên ngôi, sử gọi là Lê Thánh Tông. Thánh Tông hoàng đế lên ngôi đã làm lễ chiêu hồn cho Nhân Tông và an táng cho ông ở Mục Lăng (穆陵), Lam Sơn. Ông được tôn miếu hiệu là Nhân Tông (仁宗), thụy hiệu là Khâm Văn Nhân Hiếu Tuyên Minh Thông Duệ Tuyên hoàng đế (欽文仁孝宣明聰睿宣皇帝). Đời sau gọi là Nhân Tông Tuyên hoàng đế (仁宗宣皇帝). Nhận địnhNhà sử học Phan Phu Tiên nhận định về Hoàng đế Lê Nhân Tông[2]:
Đại Việt Sử ký Toàn thư có lời đánh giá vua Lê Nhân Tông như sau[2]:
Bài văn bia tại Mục Lăng do Nguyễn Bá Kỷ sau có ghi nhận xét về Lê Nhân Tông như sau:
Tuy nhiên, bài Trung Hưng Ký viết vào năm Quang Thuận (đời vua Lê Thánh Tông) có phê phán về tình hình đất nước dưới triều Lê Nhân Tông như sau:[2]
Cũng theo bài Trưng Hưng Ký này, do sự canh phòng của Triều đình thiếu chặt chẽ như vậy, “Thế là nó dẫn quân cú vọ cáo cầy, ngầm nuôi mưu kế cướp ngôi phản nghịch. Bọn tặc thần Phạm Đồn, Phan Ban, Trần Lăng, Ngô Trang và phương chó lợn hơn 300 đứa, nửa đêm dám cả gan bắc thang trèo tường lẻn vào như là vào chỗ không người. Vua và Hoàng thái hậu đều bị hại, thương thay!”[2] Còn nhà sử học Trần Trọng Kim thì viết rằng, “Vua Nhân-tông có lẽ cũng nên được một ông vua hiền, nhưng chẳng may ngài có người anh là Lạng-sơn-vương Nghi Dân 宜 民… nửa đêm trèo thành vào giết Nhân-tông và Hoàng-thái-hậu”.[1] Xem thêmTham khảo
Chú thích
Liên kết ngoàiThể loại:
Lê Nghi DânBách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lê Nghi Dân (chữ Hán: 黎宜民; tháng 10, 1439[3]– 6 tháng 6, 1460), thường được gọi là Lệ Đức hầu (厲德侯), vị Hoàng đế thứ 4 của triều đại Lê sơ trong lịch sử Việt Nam. Ông tiếm vị trong 1 thời gian ngắn, từ tháng 10 năm 1459 đến khi bị truất vào tháng 6 năm 1460, với niên hiệu là Thiên Hưng (天興). Đôi khi, ông được gọi là Thiên Hưng Đế (天興帝). Lê Nghi Dân sinh ra là Trưởng tử, trước kia từng được lập Hoàng thái tử, sau đó bị phế truất làm phiên vương do mẹ là Dương phi bị thất sủng và bị giáng làm thứ nhân. Em trai của ông là Lê Bang Cơ được lập làm Hoàng trữ thay thế ông[4][5][6]. Về sau, Lê Nghi Dân làm binh biến, lật đổ em trai ông là Nhân Tông hoàng đế, tự lập lên ngôi vị. Nhưng chưa tròn một năm, Lê Nghi Dân bị lật đổ bởi các đại thần, vì cho rằng ông không có tài cán và mang tội phản nghịch[5][7]. Sau khi bị lật đổ, ông bị giáng làm Lệ Đức hầu và thường không được xem là vị quân chủ chính thống của nhà Hậu Lê. Mục lụcThiếu thờiLê Nghi Dân sinh vào tháng 10 năm 1439 tại Đông Kinh, là con trưởng của Thái Tông Văn hoàng đế Lê Nguyên Long, mẹ là Dương phi, không rõ xuất thân. Bấy giờ trong các cung tần hậu cung, Dương phi đang rất được Thái Tông hoàng đế sủng ái[5][8]. Ngày 21 tháng 3, năm Canh Thân (1440), tức năm Đại Bảo thứ nhất, Thái Tông hoàng đế lập Nghi Dân làm Hoàng thái tử[5][9]. Có con trai là Thái tử, lại được Hoàng đế sủng ái, Dương phi dần có ý kiêu căng, Thái Tông biết được bèn giáng xuống làm Chiêu nghi[10], muốn cho Dương thị sữa bỏ lỗi lầm. Nhưng Dương chiêu nghi lại càng hằn học trong lòng, không kiêng nể gì nữa. Thái Tông hoàng đế cho là Dương thị đã cố tình như vậy, thì con bà đẻ ra chưa chắc đã là người khá, mới giáng xuống làm Thứ nhân, rồi xuống chiếu nói cho thiên hạ biết là ngôi Thái tử chưa định[5][11][12]. Ngày mồng 9 tháng 5, năm Tân Dậu (1441), Hoàng tử Lê Bang Cơ con của Nguyễn Thần phi sinh. Thái Tông hoàng đế rất mừng, tháng 11 cùng năm, Hoàng đế liền lập Hoàng tử Lê Bang Cơ làm Hoàng thái tử, phong Trưởng hoàng tử Lê Nghi Dân làm Lạng Sơn vương (諒山王), Nhị hoàng tử Lê Khắc Xương (黎克昌) làm Tân Bình vương (新平王)[4][5][13]. Ngày mồng 4 tháng 8, năm Nhâm Tuất (1442), Thái Tông hoàng đế đột ngột giá băng ở vườn vải Gia Định. Các đại thần là Trịnh Khả, Nguyễn Xí, Lê Thụ nhận di mệnh cùng với bọn Đinh Liệt, Lê Bôi tôn Hoàng thái tử Bang Cơ lên ngôi, tức Nhân Tông Tuyên hoàng đế. Lúc ấy, Hoàng đế mới hơn 1 tuổi, Thần phi Nguyễn thị được tôn làm Hoàng thái hậu để nhiếp chính[5][14]. Binh biến Diên NinhLê Nghi Dân lớn lên, ngầm nuôi chí khác, nhòm ngó Hoàng vị. Bấy giờ, Nhân Tông hoàng đế vốn tính tình nhân từ, luôn coi Trưởng hoàng tử Nghi Dân là chỗ thân tình nên không nghi ngờ gì[15]. Ngày 3 tháng 10 năm Kỷ Mão (1459), những năm Diên Ninh, Lạng Sơn vương Lê Nghi Dân cùng viên chỉ huy sứ Lê Đắc Ninh là người chỉ huy vệ binh làm nội ứng, cùng các thủ hạ tin cậy là Phạm Đồn, Phan Ban, Trần Lăng và hơn 100 quân ban đêm bắc thang chia làm ba đường vào cung cấm giết chết Nhân Tông hoàng đế ở tẩm điện. Hôm sau, nhóm quân đó giết chết cả Hoàng thái hậu[16]. Theo nghiên cứu của một số nhà chuyên môn gần đây, Lê Nhân Tông không phải là con của Thái Tông Văn hoàng đế, Nguyễn Thái hậu đã mang thai Nhân Tông trước khi vào cung[17]. Khi những lời dị nghị về thân thế của Nhân Tông ngày càng nhiều và có nguy cơ đến tai Thái Tông hoàng đế, Nguyễn Thái hậu đã chủ động ra tay ám hại Thái Tông và đổ tội cho Nguyễn Trãi, tru di ba họ nhà ông, để Nhân Tông đang là Thái tử được lên thay[18]. Thiên Hưng đếNgày mồng 7 tháng 10, Lạng Sơn vương Lê Nghi Dân lên ngôi Hoàng đế, đại xá, đổi niên hiệu là Thiên Hưng (天興). Ban ân rộng rãi cho các quan văn võ trong ngoài, mỗi người được thăng 1 tư[5][19][20] Trong tháng đó, Hoàng đế sai Nguyễn Như Đổ, Lê Cảnh Huy đi triều cống nhà Minh và xin bỏ việc mò ngọc trai. Sau đó ông lại cử Trần Phong, Lương Như Hộc sang xin Minh Anh Tông phong chức[5][21][22]. Ban tờ đại xá, lời văn rằng:
Các nhà nghiên cứu cho rằng, trong quá trình trưởng thành, Lạng Sơn vương Lê Nghi Dân ngày càng biết rõ về thân thế của Nhân Tông[25] và đã có lý do để làm binh biến. Tháng giêng, năm Canh Thìn (1460), Thiên Hưng Đế phong Bình Nguyên vương Lê Tư Thành làm Gia vương (嘉王), Tân Bình vương Lê Khắc Xương làm Cung vương (恭王), đặc biệt cho xây phủ đệ ở bên hữu nội điện cho Gia vương Tư Thành ở[5][26][27][28]. Tháng 2 năm 1460, Nghi Dân bàn việc đặt phủ huyện, lại đặt 6 bộ, 6 khoa và các quan ở phủ, huyện châu[5][29][30]. Bị lật đổTháng 5 năm 1460, các tể tướng đại thần là Đỗ Bí, Lê Ngang, Lê Thụ, Lê Ê bí mật bàn việc lật đổ. Việc đó bị lộ, cả mấy người đều bị bắt giết[31]. Sau lần đó, Thiên Hưng Đế thay đổi nhiều pháp chế của đời trước, mọi người oán giận[32]. Các huân hựu đại thần là Thái phó bình chương quân quốc trọng sự Á quận hầu Nguyễn Xí, Đinh Liệt, Nhập nội kiểm hiệu Bình chương quân quốc trọng sự Á thượng hầu Lê Lăng, Tư mã tham dự triều chính Đình thượng hầu Lê Niệm, Tổng tri ngự tiền hậu quân Á hầu Lê Nhân Thuận, Tổng tri ngự tiền trung quân Quan nội hầu Lê Nhân Khoái, Tổng tri ngự tiền thiện trạo doanh quân Quan phục hầu Trịnh Văn Sái, Thiêm tri Bắc đạo quân dân bạ tịch Trịnh Đạc, Điện tiền ty đô chỉ huy Nguyễn Đức Trung, Thiết đột tả quân đại đội trưởng Nguyễn Yên, Nhập nội đại hành khiển Lê Vĩnh Trường, Điện tiền ty chỉ huy Lê Yên, Lê Giải, cùng bàn với nhau:
Ngày 6 tháng 6, năm Tân Hợi (1460) triều đình có buổi chầu sớm. Khi tan chầu, những người định làm binh biến ngồi ngoài cửa Sùng Vũ nơi Nghị sự đường. Nguyễn Xí phát động lệnh dẫn quân vào giết các bề tôi tin cẩn của Thiên Hưng Đế là Phạm Đồn, Phan Ban ở Nghị sự đường. Lê Nhân Thuận chém chết Trần Lăng, giữ chặt quân cấm binh, đóng các cửa thành. Hơn 100 người phe cánh của Thiên Hưng bị giết[34]. Thiên Hưng Đế bị bắt mang ra khỏi cung, bị truất làm Lệ Đức hầu (厲德侯) và trao cho một dải lụa bắt phải thắt cổ, lúc ấy mới 22 tuổi[35]. Ngày hôm ấy, các đại thần cho đón Gia vương Lê Tư Thành lên ngôi, tức Thánh Tông Thuần hoàng đế[4][5][36][37]. Nhận định
Xem thêmTham khảo
Chú thích
Thể loại:
William ShakespeareBách khoa toàn thư mở Wikipedia
William Shakespeare (phiên âm tiếng Việt: Uy-li-am Sếch-xpia, sinh năm 1564 (làm lễ rửa tội ngày 26 tháng 4,[Ghi chú 1] ngày sinh 23/4/1564), mất ngày 23 tháng 4, 1616, theo lịch Julian) là một nhà văn và nhà viết kịch Anh, được coi là nhà văn vĩ đại nhất của Anh và là nhà viết kịch đi trước thời đại.[1] Ông cũng được vinh danh là nhà thơ tiêu biểu của nước Anh và là “Nhà thơ của Avon” (Avon là quê của Shakespeare, viết tắt của Stratford-upon-Avon).[2][Ghi chú 2] Những tác phẩm của ông, bao gồm cả những tác phẩm hợp tác, bao gồm 38 vở kịch,[Ghi chú 3] 154 bản sonnet, 2 bản thơ tường thuật dài, và vài bài thơ ngắn. Những vở kịch của ông đã được dịch ra thành rất nhiều ngôn ngữ lớn và được trình diễn nhiều hơn bất kì nhà viết kịch nào.[3] Shakespeare được sinh ra và sinh trưởng tại Stratford-upon-Avon. Vào năm 18 tuổi, ông kết hôn với Anne Hathaway và có ba người con, đó là Susanna Hall và cặp đôi song sinh, Hamnet Shakespeare và Judith Quiney. Trong những năm từ 1585-1592, sự nghiệp của ông thành công vang dội tại thủ đô Luân Đôn với vai trò là một diễn viên, nhà văn và đôi lúc là người sở hữu của một công ty kịch Lord Chamberlain’s Men, với tên gọi sau đó là King’s Men. Ông quay về quê Stratford để nghỉ hưu vào năm 1613, lúc ông 49 tuổi, sau đó 3 năm ông qua đời tại đấy. Số ít tài liệu về cuộc sống của ông tại đây đã được tìm thấy, được suy đoán là về các vấn đề thể chất, tình dục, tín ngưỡng, tôn giáo, và được cho là do những người khác có quan hệ gần gũi với ông ghi chép lại.[4] Hầu hết các tác phẩm nổi tiếng nhất của ông được ông sáng tác trong giai đoạn từ 1589 đến 1613.[5][Ghi chú 4] Những vở kịch đầu tiên của ông chủ yếu là hài kịch và kịch lịch sử, những thể loại này được ông tăng lên sự tinh tế của nghệ thuật vào cuối thế kỉ XVI. Sau đó, ông sáng tác chủ yếu là bi kịch đến năm 1608, bao gồm các tác phẩm Hamlet, Vua Lear, Othello và Macbeth, gồm một vài tác phẩm nổi tiếng nhất của ông bằng tiếng Anh. Trong giai đoạn cuối cùng của sự nghiệp sáng tác, ông sáng tác những vở kịch buồn (tragicomedies), hay còn gọi là lãng mạn, và hợp tác với một số nhà viết kịch khác. Nhiều vở kịch của ông được tái bản nhiều lần với các chất lượng khác nhau và một cách chính xác trong suốt cuộc đời của ông. Năm 1623, hai đồng nghiệp cũ của Shakespeare, cũng làm việc trên sân khấu kịch, xuất bản First Folio, một tập hợp tất cả các vở kịch được coi là của ông. Nhưng đến nay, chỉ có hai trong tổng số đó được công nhận là của Shakespeare. Mục lụcCuộc đời và sự nghiệpẤu thơCăn nhà của John Shakespeare, thân phụ của William Shakespeare tại Stratford-upon-Avon. Đây được tin là nơi sinh của nhà văn.
William Shakespeare là con trai của John Shakespeare, một người thợ làm găng tay và ủy viên hội đồng địa phương đến từ Snitterfield và Mary Arden, con gái của một chủ đất giàu có.[6] Ông được sinh ra tại Stratford-upon-Avon và được rửa tội vào ngày 26 tháng 4 năm 1564 tại đó. Ngày sinh thật sự của ông vẫn chưa rõ, nhưng những báo cáo ban đầu là ngày 23 tháng 4 năm 1564, ngày của thánh George (St. George’s Day).[7] Ông là con thứ ba trong tổng số tám người con của gia đình Shakespeare và là người con duy nhất còn sống sót.[8] Mặc dù không còn những ghi chép về quãng đời đầu tiên của ông, nhưng các nhà nghiên cứu về tiểu sử của ông đồng ý rằng Shakespeare được giáo dục tại trường King’s New ở Stratford,[9] một ngôi trường miễn học phí thành lập năm 1553,[10] cách nhà ông khoảng một phần tư dặm. Vào thời Nữ hoàng Elizabeth, các trường dạy ngữ pháp có chất lượng không đồng nhất nhưng có một khuôn mẫu chương trình được quy định bởi luật pháp áp dụng trên toàn nước Anh,[11] và trường cũng cung cấp chương trình giáo dục chuyên sâu về ngữ pháp tiếng Latinh và những tác giả cổ điển trong tiếng Latinh. Năm 18 tuổi, Shakespeare kết hôn với một cô gái 26 tuổi, Anne Hathaway. Giáo hội của Worcester đồng ý cho phép tổ chức lễ cưới vào ngày 27 tháng 11, 1582. Sáu tháng sau khi kết hôn, Anne sinh được một người con gái, Susanna, được rửa tội vào ngày 26 tháng 5 năm 1583.[12] Cặp song sinh một trai Hamnet và một gái Judith được sinh ra hai năm sau đó và được rửa tội vào ngày 2 tháng 2 năm 1585.[13] Hamnet mất vì một nguyên nhân không rõ vào năm 11 tuổi và được mai táng vào ngày 11 tháng 8 năm 1596.[14] Sau khi cặp song sinh ra đời, Shakespeare rời quê. Đến Luân ĐônVào năm 1585, ông rời quê lên Luân Đôn đang lúc kịch trường ở chốn kinh kỳ trong thời kỳ sôi nổi. Bước đầu ông xin làm chân giữ ngựa, soát vé ở cổng rạp hát. Sau đó làm nghề nhắc tuồng, thợ sửa bản in, dần dần lên làm diễn viên, đạo diễn và nhà viết kịch. Lợi nhuận thu từ rạp hát là nguồn sống suốt đời của ông. Khi đời sống đã khá, ông củng cố địa vị xã hội bằng cách mua một tước quý tộc nhỏ. Lúc ở kinh thành Luân Đôn, ông được Bá tước Southampton giúp đỡ. Dưới mái nhà của bá tước, có một người Ý lưu vong là Giovani Florio. Ông Giovani Florio đã giúp Shakespeare hiểu biết thêm về văn học Phục Hưng của Ý và Pháp. Cuộc sống đang êm đềm thì xảy ra biến cố. Đó là vụ án Essex và Southampton (1601). Essex bị kết tội gây loạn chống triều đình Elizabeth I. Shakespeare cũng bị tình nghi có liên quan vì vở kịch Richard III được diễn ra một hôm trước đó. Essex bị chặt đầu, Southampton bị tù chung thân, còn Shakespeare trốn biệt[cần dẫn nguồn]. Vào năm 1603, Elizabeth I qua đời, Quốc vương nước Scotland là James VI lên nối ngôi và trở thành Quốc vương James I của nước Anh; khi đó Bá tước Southampton được trả tự do và trọng dụng. Shakespeare xuất hiện trở lại với đoàn kịch của mình và được triều đình hậu đãi. Vào năm 1612, Shakespeare rời kinh đô Luân Đôn sau 1/4 thế kỷ hoạt động sân khấu và trở về Stratford để sống những năm cuối đời. Ông mất ngày 23 tháng 4 năm 1616. Hiện nay, ở Stratford-upon-Avon quê hương ông, người ta thành lập Công ty kịch nghệ Shakespeare Hoàng gia.[15] Tác phẩmChữ ký của Shakespeare trong tờ di chúc
Trong đời mình, Shakespeare viết hơn 40 vở kịch, tất cả đều dưới dạng thơ, và được chia thành 3 loại:
Chú thíchTầm ảnh hưởngCống hiến của Shakepeare in đậm dấu ấn lên kịch nghệ và văn chương các thế hệ sau. Ví như ông đã phát triển kịch nghệ cả về xây dựng nhân vật, cốt truyện, ngôn ngữ và thể loại. Cho tới trước vở Romeo và Juliet, lãng mạn không được xem là đề tài giá trị đối với bi kịch. Độc thoại đã từng được sử dụng chủ yếu để truyền đạt thông tin về nhân vật và sự kiện nhưng Shakespeare đã sử dụng nó để khám phá tâm trí nhân vật. Tác phẩm của Shakepeare ảnh hưởng sâu sắc tới thi ca thế hệ sau. Rõ ràng, ông vĩ đại hơn hẳn các nhà viết kịch lớn của Pháp trước thời ông như Racine hay Molière.[16] Những nhà thơ trường phái lãng mạn đã nỗ lực để làm sống lại kịch thơ Shakespeare, dù đạt được rất ít thành công. Nhà phê bình Gorge Steiner phát biểu rằng tất cả các vở kịch thơ từ Coleridge đến Tennyson chỉ là những “phiên bản mờ nhạt viết dựa trên các chủ đề của Shakespeare”. Tuy nhiên, vào thế kỷ 18, đại văn hào nước Pháp là Voltaire (FranÇois-Marie Arouet, 1694 – 1778) – khi phân tích về kịch nghệ của Shakespeare cũng như những nhà soạn kịch nổi tiếng khác – đã phê phán ông, theo đó ông chỉ đáng được tôn vinh tại Anh:[17]
Voltaire cũng bảo Shakespeare là “quái vật” tuy nhiên, bảo đại văn hào Pháp không bao giờ biết khen ngợi ông thì thật sai lầm. Voltaire luôn luôn cho rằng, ông là một nhà soạn kịch “có bản chất cao đẹp, mặc dù tởm lợm”.[17] Thời đó, Quốc vương Friedrich II (tức Friedrich Đại Đế, 1712 – 1786) – vị đại anh quân của nước Phổ và cũng chính là bạn thân của Voltaire[18] chỉ có thể đọc Shakespeare bằng các bản dịch tiếng Pháp. Vào năm 1780, xuất bản tác phẩm “De la littérature allemande”. Qua đó, ông phê phán “các tác phẩm ghê tởm” của Shakespeare:[19][20]
Vị Quốc vương này chỉ trích Shakespeare còn thậm tệ hơn cả Voltaire: “Làm sao đống tác phẩm quái đản nửa đê tiện nửa cao thượng, nửa bi thảm nửa hài hước, lại thu hút ai được?”[22] Song, Shakespeare đã ảnh hưởng lên những nhà viết tiểu thuyết Thomas Hardy, William Faukner và Charles Dickens. Dickens thường trích dẫn Shakespeare, có thể rút ra 25 trong số các tựa tác phẩm của ông là lấy từ các tác phẩm của Shakespeare. Ngay từ thế kỷ 18, dù bị một đại anh quân nước Phổ và một đại văn hào nước Pháp phê phán dữ dội, trớ trêu thay, Shakespeare lại truyền cảm nền văn hóa nghệ – thuật khắp châu Âu, và trớ trêu hơn nữa – ảnh hưởng sâu đậm nhất đối với nền văn nghệ Đức, nhà thơ Johann Gottfried Herder đã tán dương tài năng viết kịch của ông “như thần thánh”.[23] Như doanh nhân nước Đức Ludwig Reiners (1896 – 1957) viết vào năm 1952, các đại văn hào Đức thời Friedrich II Đại Đế đã “bắt chước những vở kịch tồi tệ, nhảm nhí và chán ngắt của Shakespeare”.[24] Trước tình cảnh đó, Quốc vương Friedrich II Đại Đế – với thái độ công kích nền văn hóa Đức (kể cả tác phẩm duy nhất mà ông biết của đại thi hào Goethe chịu ảnh hưởng của Shakespeare[22]) – lại phải viết:[25]
Chú thích
Thư mục
Liên kết ngoài
Thể loại:
Nikolai II của NgaBách khoa toàn thư mở Wikipedia
Mục từ “Nicholas II” dẫn đến bài này. Xin đọc về một vị Giáo hoàng tại Giáo hoàng Nicôla II.
Nikolai II, cũng viết là Nicolas II (tiếng Nga: Николай II, Николай Александрович Романов, chuyển tự. Nikolay II, Nikolay Alexandrovich Romanov [nʲɪkɐˈlaj ftɐˈroj, nʲɪkɐˈlaj əlʲɪkˈsandrəvʲɪʨ rɐˈmanəf], phiên âm tiếng Việt là Nicôlai II Rômanốp[1] hay Ni-cô-la II) (19 tháng 5 năm 1868 – 17 tháng 7 năm 1918) là vị Hoàng đế, hay Sa hoàng cuối cùng trong lịch sử Nga, cũng là Đại Công tước Phần Lan và Vua Ba Lan trên danh nghĩa.[2] Tên đầy đủ của Nikolai II là Nikolai Aleksandrovich Romanov (tiếng Nga: Николай Александрович Романов). Tước hiệu chính thức của ông là Nikolai Đệ nhị, Hoàng đế và Đấng cai trị chuyên chính của toàn nước Nga[3]. Hiện nay, do sự phong thánh ông được Giáo hội Chính Thống giáo Nga xem là Thánh Nikolai Người chịu nỗi thống khổ. Hoàng đế Nikolai II trị quốc từ năm 1894 đến khi thoái vị vào ngày 15 tháng 3 năm 1917. Dưới triều ông, Nga – một trong những đế quốc hùng mạnh nhất thế giới thòi đó – đã lâm vào khủng hoảng kinh tế và quân sự. Những kẻ phê phán ông đã gọi ông là Nikolai Kẻ khát máu, vì vụ thảm kịch Khodynka, Ngày chủ nhật đẫm máu, và những vụ trấn áp người do thái xảy ra dưới triều ông. Ông đã đẩy nước Nga vào cuộc chiến tranh với đế quốc Nhật Bản, mà Nga là đế quốc bại trận. Cũng chính ông là người đã ra lệnh tổng động viên quân đội Nga vào tháng 8 năm 1914, đưa Nga vào cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất. Trong cuộc đại chiến, quân Nga tham chiến phe Đồng Minh, cùng quân Anh, Pháp chống lại quân Đức, Áo-Hung. Năm 1917, phong trào Cách mạng Tháng Hai thắng lợi, Nikolai II phải thoái vị. Đầu tiên, ông và gia đình bị giam lỏng tại Cung điện Aleksandr ở Hoàng Thôn, rồi được chuyển tới Dinh Tổng đốc tại Tobolsk, sau đó lại chuyển tới ngôi nhà Ipatiev tại Yekaterinburg. Đêm ngày 16 rạng sáng ngày 17 tháng 7 năm 1918, Nikolai II, Hoàng hậu, các công chúa và hoàng tử, quan Thái y, đầy tớ của Nga hoàng, nữ tỳ của Hoàng hậu cùng với đầu bếp của Hoàng gia cùng bị những người Bolshevik xử bắn trong một căn phòng. Năm 2000, Nikolai II cùng toàn bộ gia quyến được Giáo hội Chính Thống giáo Nga phong thánh.[4] Năm 2008, theo tuyên bố của Tòa án Tối cao Nga, Nga hoàng Nikolai II và gia đình là những “nạn nhân của các cuộc đàn áp chính trị và đã bị giết một cách bất hợp pháp”.[5] Mục lụcTiểu sửNikolai Aleksandrovich Romanov là con của Nga hoàng Aleksandr III và hoàng hậu Maria Feodorovna của Nga, tức công chúa Dagmar của Đan Mạch. Ông bà nội của ông là Nga hoàng Aleksandr II và hoàng hậu Maria Alexandrovna của Nga, tức là Công chúa Marie xứ Hesse. Ông bà ngoại của ông là vua Christian IX của Đan Mạch và Công chúa Louise xứ Hesse-Kassel. Năm 1881, ông được phong làm Tsaverich, tức Hoàng thái tử. Những bức thư của Nikolai II sau khi vua Aleksandr III mất năm 1894 cho thấy ông vẫn lưu luyến vua cha. Thưở bé, ông thường ghen tỵ với sức khỏe của Aleksandr III, chẳng hạn như khi vua cha nâng được một tảng đá nặng 60 pao bằng một tay. Ông và người mẹ Maria Feodorovna rất yêu thương nhau, thường viết thư gửi cho nhau.[6] Nikolai II có ba người em trai (Alexander [1869-1870], Georgi [1871-1899], và Mikhail [1878-1918]) hai người em gái. Do người em con chú của Aleksandr III, Đại Công tước Nikolai Nikolayevich, cũng có tên là Nikolai, vị Đại Công tước này được Hoàng gia gọi là “Nicholasha” để tránh nhầm lẫn với Nga hoàng tương lai. Thông qua mẹ ông, Nikolai II là cháu của một số vua chúa, trong số đó có George I của Hy Lạp, Frederick VIII của Đan Mạch, Hoàng hậu Alexandra của Anh và Vương phi Thyra xứ Hanover. Nga hoàng Nikolai II, cùng với Hoàng đế Đức Wilhelm II, vua Anh George V đều là cháu của nữ hoàng Anh Victoria.[7] Nikolai II, Hoàng hậu Nga Alexandra, và Hoàng đế Đức Wilhelm II đều là anh em họ của vua Anh George V. Mẹ của Nikolai, Hoàng hậu Marie (Công chúa Dagmar của Đan Mạch), là chị của vợ vua Edward VII là Hoàng hậu Alexandra – mẹ của George V. Vợ Nikolai II là con gái của Công chúa Alice – con gái của nữ hoàng Anh Nữ hoàng Victoria, vì vậy bà cháu gọi vua Edward VII bằng bác (bên họ mẹ) và là em họ của Hoàng đế Wilhelm II; và cùng là hậu duệ trực tiếp của Nữ hoàng Victoria. Wilhelm II là con của Hoàng đế Đức Friedrich III và công chúa Vicky – con gái cả của nữ hoàng Victoria. Wilhelm II – anh họ của Hoàng hậu Nga Alexandra – và Nikolai II đều là con cháu của vua nước Phổ Friedrich Wilhelm III. Hoàng thái tử nước NgaChúa phù hộ cho Nga hoàng. Tranh sơn dầu trên vải bạt của Ivan Makarov, cho thấy cảnh vua Aleksandr III, Hoàng hậu và các con yết kiến Chúa Giê-su.
Năm 13 tháng 3 năm 1881, ông trở thành Hoàng thái tử (Tsarevich) còn cha ông thì trở thành Nga hoàng Aleksandr III, sau khi ông nội Nikolai là Nga hoàng Aleksandr II bị tổ chức “Dân ý” ám sát. Ông và nhiều hoàng thân khác đã chứng kiến được sự kiện này khi đang ở Cung điện Mùa Đông tại kinh thành Sankt-Peterburg.[8] Vì lý do an toàn, Nga hoàng Aleksandr III và Hoàng gia thường sống ở Cung điện Gatchina phía ngoài Sankt-Peterburg, chứ không phải là Cung điện Mùa Đông. Một cuộc hành trình với những mục đích mang tính giáo dục là một phần quan trọng của việc dạy cho các hoàng thân Nga làm quen với hoạt động nhà nước. Năm 1890, Nga hoàng Aleksandr III tuyên bố thiết lập tuyến đường sắt xuyên Xibia. Thái tử Nikolai đã tham gia lễ khai mạc tuyến đường sắt trên Xibia, và từ nơi này, nhà vua hạ lệnh cho ông thực hiện chuyến hành trình khắp thế giới – mà người ta gọi là “Cuộc hành trình về phía Đông của Nikolai II“. Năm đó ông đã 22 tuổi, mới hoàn thành khóa học tại Học viện sĩ quan cận vệ đã, và cũng đã hoàn tất chương trình đào tạo nhân văn của Đại học tổng hợp quốc gia. Bấy giờ, nước Nga đã làm chủ của một đội Hải quân hùng hậu. Vì thế, với chuyến du hành này Nikolai học được về công việc ngoại giao cũng như với sóng nước trên biển. Ông cùng đoàn tàu đã hành trình dọc bờ Đại Tây Dương qua Địa Trung Hải và Ấn Độ, tới nhiều hải cảng có tên tuổi ở Hy Lạp, Ấn Độ, Xiêm La,… Công tước Esper Ukhtomsky – người được Thái tử rất tin cậy – là người tư vấn cho Thái tử thực hiện chuyến Đông du trong những năm 1890 – 1891.[9] Đến ngày 28 tháng 3 năm 1891 Thái tử nước Nga đến cửa sông Đồng Nai, sau đó cập bến cảng Sài Gòn. Ngay trên bến cảng, Toàn quyền Đông Dương khi đó là Jules Georges Piquet cùng quan quân triều Nguyễn và Pháp đã tổ chức đón tiếp. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử một chính khách người Nga đến thăm Việt Nam – bấy giờ còn nằm dưới ách đô hộ của đế quốc Pháp.[10] Đến Nhật Bản, ông bị một người Nhật mưu sát hụt tại Otsu. Trị vìLễ đăng quang của Hoàng đế Nikolai II và Hoàng hậu Alexandra
Tháng 5 năm 1896, sau khi vua cha Aleksandr III qua đời, Thái tử Nikolai lên nối ngôi. Giống như các vua đời trước, ông được xem là “đệ nhất tín đồ của Chính Thống giáo nước Nga”. Ông đã làm lễ đăng quang tại Đại giáo đường Upensky, trong điện Kremli. Khi đó, cho dù triều đình Nga đóng đô tại Sankt-Peterburg và Hoàng gia Nga ngụ tại Cung điện Mùa Đông, các Nga hoàng vẫn tổ chức lễ đăng quang tại Đại giáo đường Upensky (Cái chết của Đức Mẹ Đồng Trinh) ở Moskva, dưới sự chỉ đạo của Thượng phụ. Điều này thể hiện sự sùng Chính Thống giáo Đông phương đã lưu truyền qua các thế hệ Hoàng gia Nga.[11] Thời bấy giờ có nhà văn nổi tiếng Lev Nikolayevich Tolstoy (1828 – 1910) là người đã truyền bá tư tưởng cách mạng cho nhân dân Nga, đặc biệt là tầng lớp học sinh, thông qua thơ văn. Nhờ có nhà văn này mà trong đầu người Nga đã có tư tưởng cách mạng. Thấy vậy, Giáo hội Nga tố cáo Lev Nikolayevich Tolstoy tội tuyên truyền sai lệch và khai trừ nhà văn. Vài ba vạn học sinh thành phố Sankt-Peterburg tỏ ra bất bình, gây náo loạn vào năm 1901. Họ kiện lên Nga hoàng Nikolai II, cho rằng nhà văn L. N. Tolstoy bị oan. Nikolai II không đồng ý với họ, và truyền lệnh bắt họ phải im lặng. Ngày 17 tháng 3 năm 1901, học sinh Sankt-Peterburg bèn nổi dậy, cờ xí của họ toàn mang màu đỏ, ám chỉ rằng cách mạng không thể không đổ máu. Họ còn công bố một bản Tuyên ngôn rất dài, tố cáo Nikolai II và quyết định phải vùng dậy, lật đổ Hoàng gia và giành lấy quyền tự do. Cùng ngày, xảy ra xô xát giữa quân triều đình và các học sinh. Quân triều đình áp đảo các học sinh về trang bị và quan số. Vì vậy, quân triều đình đã dập tắt được cuộc loạn của học sinh. Hai bên đều thiệt hại nặng nề, tổ chức “Chữ thập đỏ” phái người đến giúp binh lính triều đình, chẳng khác nào kết quả của một cuộc chiến giữa hai đại đế quốc.[12] Tuy thất bại, các lực lượng học sinh đã tập hợp lại, toan đấu tranh với triều đình thêm một lần nữa. Học sinh trú ẩn ở nhiều nơi, việc bắt và hành hình tất cả các học sinh là điều khó đối với triều đình Nikolai II, vì vậy Nga hoàng khó có thể mà dùng vũ lực để ổn định tình hình. Sau đó, học sinh còn gửi thư đe dọa đến các Bộ trưởng của vua Nikolai II. Nga hoàng đành phải chủ trì một cuộc họp trong cung, cho phép Tolstoy được phục hồi vai vế trong Giáo hội, và cũng hạ lệnh cho học sinh được miễn làm lính đồng thời thực hiện cải cách về chế độ trường đại học. Sự kiện này đã khiến cho lực lượng học sinh chấm dứt hoạt động. Thủ đô Sankt-Peterburg kết thúc cuộc náo loạn sau một tuần lễ.[12] Triều đại ông chứng kiến một thời kì sóng gió trong lịch sử Nga.[11] Trong cuộc Chiến tranh Nga-Nhật (1904 – 1905), đế quốc Nga bại trận và mất nhiều đất. Ông còn tuyên chiến với Đức năm 1914, đẩy nhân dân Nga vào cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất và khiến cho nước Nga rơi vào tình trạng bi thảm. Triều đình Nga tỏ ra bất lực, không có khả năng trị vì như trước nữa. Các phong trào Cách mạng liên tiếp nổ ra, tiêu biểu là Cách mạng Nga 1905. Ngày 6 tháng 8 năm 1905, Nikolai II “Tuyên ngôn và đạo luật về việc thành lập Đuma Quốc gia“. Tầng lớp quý tộc, tư sản, trí thức và một số người đại diện nông dân giàu có chiếm đa số trong Đuma Quốc gia. Sau 12 năm hoạt động, Đuma Quốc gia Nga giải thể khi Cách mạng Tháng Hai 1917 bùng nổ.[13] Năm 1917, ông bị hạ bệ trong cuộc Cách mạng Tháng Hai. Cuộc cách mạng tư sản này đã đánh đổ chế độ phong kiến lâu đời của nước Nga.[14] Theo quyết định của Xô Viết Ural,[15] ông bị xử bắn tại Yekaterinburg. Nikolai cùng vợ, con trai, bốn con gái, ngự y của Hoàng gia, đầy tớ của Nga hoàng, nữ tỳ của hoàng hậu và đầu bếp của Hoàng gia bị những người Bolshevik hành quyết trong một căn phòng vào đêm ngày 16 rạng sáng ngày 17 tháng 7 năm 1918. Quan hệ với Phật giáoNga hoàng Nikolai II là một tín đồ ngoan đạo của Chính Thống giáo Đông phương, thậm chí được Giáo hội Chính Thống giáo Nga tôn thánh sau khi bị sát hại. Tuy nhiên, theo Minh Thạnh, ông là “một nhân vật mà chúng ta không thể không nhắc đến khi tìm hiểu về Phật giáo Nga”, “xứng đáng ghi nhận như là một vị vua có phần đóng góp cho sự phát triển của mình cho sự phát triển của Phật giáo”. Thật vậy, dưới triều đại ông, đạo Phật trên toàn nước Nga, đạt được bước phát triển quan trọng.[11] Là một Nga hoàng cầm quyền chuyên chính của đế quốc Nga, ông kế thừa quan điểm về một nước Nga có lãnh thổ ở cả châu Á lẫn châu Âu, một đất nước đa sắc tộc, đa tôn giáo. Với quan điểm này, dĩ nhiên là ông tôn trọng đạo Phật – được xem là “tôn giáo tượng trưng cho nền văn phương Đông”.[11] Dưới triều vua Aleksandr III, Vương công Esper Ukhtomsky là người được Nikolai rất tin tưởng. Esper Ukhtomsky – vốn am hiểu và ủng hộ sự phát triển của đạo Phật – đã đến xứ Buryat, một vùng đất theo Phật giáo nằm trong đế quốc Nga. Năm 1905, ông đã phong chức Đại sứ Nga ở Bắc Kinh cho Pokotilov – một nhà phương Đông học, cũng là bạn và người có cùng quan điểm với Vương công Ukhtomsky. Di sảnNăm 2008, kênh truyền hình Rossia cùng với Viện Lịch sử Nga thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga và Quỹ ý kiến xã hội đã tổ chức của cuộc thăm dò dư luận xã hội mang tên “Tên của nước Nga – Sự lựa chọn lịch sử năm 2008”. Tính đến ngày 14 tháng 7 năm đó, trên website cuộc cuộc tham dò này, nhân vật lịch sử đứng đầu trong số những người được nhân dân Nga xem là tiêu biểu cho nước Nga là Iosif Vissarionovich Stalin – một nhà lãnh đạo Liên bang Xô viết. Những nhân vật lịch sử được nhiều người bình chọn nhất sau Stalin là Nga hoàng Nikolai II và nhà lãnh đạo Vladimir Ilyich Lenin.[16] Con cáiSau đây là những người con của Nga hoàng Nikolai II và Hoàng hậu Alexandra:
Xem thêmChú thích
Tài liệu tham khảo
Liên kết ngoài
Thể loại:
Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
Video yêu thích Trở về trang chính |