CNM365. Chào ngày mới 30 tháng 11. Wikipedia ngày này năm xưa. Ngày sinh Mark Twain, đại văn hào nhà văn khôi hài, tiểu thuyết gia và là nhà diễn thuyết nổi tiếng của Mỹ. Mark Twain tên thật là Samuel Langhorne Clemens (30 tháng 11, 1835 – 21 tháng 4, 1910) . Ông sinh ra vào chính ngày sao chổi Halley xuất hiện năm 1835 và mất đúng vào lần sao chổi xuất hiện lần sau, năm 1910. Mark Twain đến nay vẫn được coi là ngôi sao sáng nhất trong giới những người cầm bút trên văn đàn Mỹ. Giống như vì tinh tú sao chổi Halley rực sáng trên bầu trời Florida khi ông sinh và mất. “Mark Twain đã làm thay đổi cách nghe nhìn của người Mỹ, ông chính là một Lincoln trong văn học”. Mark Twain đã cống hiến cho nền văn hóa Mỹ một thứ văn học tinh tế và đầy chất hài hước. Ngày 30 tháng 11 năm 1967 – Đảng Nhân dân Pakistan được Zulfikar Ali Bhutto thành lập. Tín điều của đảng là: “Hồi giáo là niềm tin của chúng ta; dân chủ là đường lối chính trị; chủ nghĩa xã hội là đường lối kinh tế; tất cả quyền lực thuộc về nhân dân”. PPP được xem là khá tự do hơn các chính đảng khác ở Pakistan và nổi tiếng vì đấu tranh cho các vấn đề như quyền phụ nữ và quyền của người nghèo và người bị áp bức. Năm 1982 – Ca sĩ người Mỹ Michael Jackson phát hành album thứ sáu, Thriller, là album bán chạy nhất thế giới. Michael Joseph Jackson (29 tháng 8 năm 1958 – 25 tháng 6 năm 2009) là một ca sĩ, nhạc sĩ, vũ công, doanh nhân và nhà từ thiện nổi tiếng người Mỹ. Ông được mệnh danh là “Vua nhạc pop” hay “Ông hoàng nhạc pop” (tiếng Anh: “King of pop”),[2] cũng như được công nhận là “Nhân vật giải trí thành công nhất mọi thời đại” theo sách kỷ lục Guinness.[3] Với những đóng góp không ngừng nghỉ của ông đối với ngành công nghiệp âm nhạc, khiêu vũ, thời trang cùng những biến động xung quanh cuộc sống cá nhân của mình, Michael Jackson đã trở thành một trong những cái tên phổ biến nhất nền văn hóa nghệ thuật toàn cầu trong hơn bốn thập kỷ qua. Trong những năm cuối đời, ông vẫn được mệnh danh là người đàn ông được nhắc đến nhiều nhất hành tinh. Thriller đã đưa Jackson trở thành một trong những ngôi sao nhạc pop xuất sắc vào cuối thế kỷ 20, và cho phép anh phá vỡ những rào cản chủng tộc của mình thông qua xuất hiện trên MTV và cuộc họp với Tổng thống Ronald Reagan tại Nhà Trắng. Album này là một trong những album đầu tiên thành công trong việc sử dụng video ca nhạc như một công cụ quảng bá thành công – các video “Thriller“,”Billie Jean” và “Beat It” đã được luân phiên phát sóng liên tục trên MTV. Thriller xếp thứ 20 trong danh sách 500 album hay nhất mọi thời đại của tạp chí Rolling Stone công bố năm 2003.
30 tháng 11
Ngày 30 tháng 11 là ngày thứ 334 (335 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 31 ngày trong năm.
« Tháng 11 năm 2015 » | ||||||
CN | T2 | T3 | T4 | T5 | T6 | T7 |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 |
8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 |
15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 |
22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 |
29 | 30 | |||||
Mục lục
Sự kiện
- 1803 – Tại New Orleans, các đại diện của Tây Ban Nha chính thức chuyển giao Lãnh thổ Louisiana cho một đại diện của Pháp. Chỉ 20 ngày sau đó, Pháp chuyển giao vùng đất này cho Hoa Kỳ với tên Vùng đất mua Louisiana.
- 1864 – Nội chiến Hoa Kỳ: Trận Franklin
- 1936 – Cung Thủy tinh tại thủ đô Luân Đôn của Anh Quốc bị phá hủy cùng với nhiều hiện vật triển lãm do hỏa hoạn.
- 1939 – Hồng quân Liên Xô vượt qua biên giới Phần Lan ở một số địa điểm và ném bom thủ đô Helsinki, khởi đầu Chiến tranh Mùa đông.
- 1961 – Nhà ngoại giao Miến Điện U Thant chính thức đảm nhiệm chức vụ Tổng thư ký thứ ba của Liên Hiệp Quốc.
- 1966 – Barbados trở thành một quốc gia độc lập từ Anh Quốc.
- 1967 – Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Yemen trở thành quốc gia độc lập từ Anh Quốc.
- 1967 – Đảng Nhân dân Pakistan được Zulfikar Ali Bhutto thành lập.
- 1982 – Ca sĩ người Mỹ Michael Jackson phát hành album thứ sáu, Thriller, là album bán chạy nhất thế giới.
- 1999 – ExxonMobil chính thức được hình thành từ Exxon và Mobil, sau một thỏa thuận sáp nhập trị giá 73,7 tỷ Đô la Mỹ được ký từ một năm trước đó.
Sinh
- 1602 – Otto von Guericke, nhà khoa học, nhà phát minh, nhà chính trị người Đức, tức ngày 20 tháng 11 theo lịch Julius (m. 1686)
- 1667 – Jonathan Swift, tác gia người Ireland (m. 1745)
- 1817 – Theodor Mommsen, pháp học giả, sử gia, học giả người Đức, đoạt Giải Nobel Văn học (m. 1903)
- 1825 – William-Adolphe Bouguereau, họa sĩ người Pháp (m. 1905)
- 1825 – Benignus von Safferling, tướng lĩnh Vương quốc Bayern thuộc Đế quốc Đức (m. 1895)
- 1835 – Mark Twain, tác gia người Mỹ (m. 1910)
- 1863 – Andrés Bonifacio, nhà hoạt động chính trị người Philippines (m. 1897)
- 1869 – Gustaf Dalén, nhà vật lý học người Thụy Điển, đoạt giải Nobel vật lý (m. 1937)
- 1874 – Winston Churchill, chính trị gia người Anh, Thủ tướng Anh, đoạt Giải Nobel Văn học (m. 1965)
- 1874 – Lucy Maud Montgomery, tác gia người Canada (m. 1942)
- 1915 – Henry Taube, nhà hóa học người Canada-Mỹ, đoạt Giải Nobel hóa học (m. 2005)
- 1941 – Ali Hassan al-Majid, tướng lĩnh người Iraq (m. 2010)
- 1943 – Terrence Malick, đạo diễn và người viết kịch bản người Mỹ
- 1944 – George Graham, cầu thủ bóng đá người Anh Quốc
- 1954 – Lawrence Summers, nhà kinh tế học người Mỹ
- 1960 – Gary Lineker, cầu thủ bóng đá người Anh
- 1965 – Fumihito, thân vương Nhật Bản
- 1972 – Abel Xavier, cầu thủ bóng đá người Bồ Đào Nha
- 1973 – Jason Reso, đô vật người Canada
- 1974 – Chung Hán Lương, ca sĩ, diễn viên, người mẫu Hồng Kông
- 1978 – Clay Aiken, ca sĩ và diễn viên người Mỹ
- 1984 – Nigel de Jong, cầu thủ bóng đá người Hà Lan có nguồn gốc Suriname-Indonesia
- 1983 – Anastasia Baburova, nhà báo người Nga (m. 2009)
- 1985 – Miyazaki Aoi, diễn viên người Nhật Bản
- 1987 – Smosh, diễn viên hài kịch trên mạng người Mỹ
- 1990 – Magnus Carlsen, kỳ thủ người Na Uy
- 1993 – Chinen Yuuri, diễn viên, ca sĩ người Nhật Bản
Mất
- 1602 – Tachibana Ginchiyo, nhân vật quân sự người Nhật Bản, tức 17 tháng 10 âm lịch (s. 1569)
- 1603 – William Gilbert, nhà vật lý học, bác sĩ và triết học tự nhiên người Anh (s. 1544)
- 1718 – Karl XII, Quốc vương Thụy Điển (s. 1682)
- 1830 – Giáo hoàng Piô VIII (s. 1761)
- 1845 – Friedrich List, nhà kinh tế học người Đức (s. 1789)
- 1900 – Oscar Wilde, tác gia người Ireland (s. 1854)
- 1921 – Hermann Amandus Schwarz, nhà toán học người Đức (s. 1843)
- 1984 – Lâm Hữu Phúc, chính trị gia người Singapore (s. 1914)
- 2007 – Evel Knievel, tay đua và diễn viên đóng thế người Mỹ (s. 1938)
- 2013 – Tabu Ley Rochereau, ca sĩ-người viết ca khúc người CHDC Congo
- 2013 – Paul Walker, diễn viên và nhà từ thiện người Mỹ (s. 1973)
Những ngày lễ và kỷ niệm
Tháng 1 | Tháng 2 | Tháng 3 | Tháng 4 | Tháng 5 | Tháng 6 | Tháng 7 | Tháng 8 | Tháng 9 | Tháng 10 | Tháng 11 | Tháng 12 |
Tham khảo
![]() |
Wikimedia Commons có thêm thư viện hình ảnh và phương tiện truyền tải về 30 tháng 11 |
Lich Vạn Niên ngày 30 tháng 11 năm 2015

Lịch vạn niên 2015, ngày 19 tháng 10, năm 2015 – Âm lịchXem ngày giờ tốt và hướng xuất hànhTrong một tháng có 2 loại ngày tốt, ngày xấu; trong một ngày lại có 6 giờ tốt, 6 giờ xấu gọi chung là Ngày/giờ Hoàng đạo (tốt) và Ngày/giờ Hắc đạo (xấu). Người Việt Nam từ xưa đều có phong tục chọn ngày tốt và giờ tốt để làm những việc lớn như cưới hỏi, khởi công làm nhà, nhập trạch, ký kết, kinh doanh v.v.v. Ngày 19 tháng 10, năm 2015 là ngày Hoàng đạo , các giờ tốt trong ngày này là: Mậu Dần, Canh Thìn, Tân Tỵ, Giáp Thân, ất Dậu, đinh Hợi Trong ngày này, các tuổi xung khắc nên cẩn thận trong chuyện đi lại, xuất hành, nói chuyện và làm các việc đại sự là: Giáp Thìn, Mậu Thìn, Giáp Tuất Xuất hành hướng Đông Bắc gặp Hỷ thần: niềm vui, may mắn, thuận lợi. Xuất hành hướng Nam gặp Tài thần: tài lộc, tiền của, giao dịch thuận lợi. Xem sao tốt và việc nên làm và nên kiêngTrong Lịch vạn niên, có 12 trực được sắp xếp theo tuần hoàn phân bổ vào từng ngày. Mỗi trực có tính chất riêng, tốt/xấu tùy từng công việc. Ngày 19 tháng 10, năm 2015 là Trực Bế: Tốt cho các việc làm cửa, thượng lương, giá thú, trị bệnh. Xấu cho các việc nhậm chức, châm chích, đào giếng, kiện thưa. |
Mark Twain
Samuel Langhorne Clemens | |
---|---|
![]() |
|
Sinh | 30 tháng 11, 1835 Florida, Missouri |
Mất | 21 tháng 4, 1910 Redding, Connecticut |
Bút danh | Mark Twain |
Công việc | nhà văn |
Quốc gia | Mỹ |
Thể loại | truyện lịch sử, phiêu lưu, trào phúng |
Ảnh hưởng tới[hiện]
|
|
|
|
Chữ ký | ![]() |
Samuel Langhorne Clemens (được biết đến với bút hiệu Mark Twain; 30 tháng 11, 1835 – 21 tháng 4, 1910)[2] là một nhà văn khôi hài, tiểu thuyết gia và là nhà diễn thuyết nổi tiếng của Mỹ. Ông sinh ra vào chính ngày sao chổi Halley xuất hiện năm 1835 và mất đúng vào lần sao chổi xuất hiện lần sau, năm 1910.
Mục lục
Cuộc đời của Mark Twain
![]() |
Bài hay đoạn này cần người am hiểu về chủ đề của nó biên tập lại. Bạn có thể giúp chỉnh sửa bài hoặc nhờ một ai đó. Xem trang thảo luận để biết thêm chi tiết. |
Mark Twain là nhà văn khôi hài bậc nhất của Hoa Kỳ, là tiểu thuyết gia rất sáng tạo và hấp dẫn do nơi sinh của ông thuộc về miền đất được coi là trái tim của Hoa Kỳ, gần vùng biên giới và ngay tại bờ sông Mississippi và con sông lớn này đã nối hai miền bắc và nam.
Mark Twain có tên thật là Sam Langhorne Clemens, chào đời vào ngày 30 tháng 11 năm 1835 tại Florida, thuộc tiểu bang Missouri, và là đứa con thứ sáu trong bảy người con.[3] Cha của Sam là ông John Marshall Clemens là một luật sư, đã rời khỏi tiểu bang Virginia để sang định cư tại Missouri còn bà mẹ Jane Lampton Clemens là người từ tiểu bang Kentucky. Cha mẹ ông gặp nhau khi cha ông dời đến sống ở Missouri và họ cưới nhau vào năm 1823.[4][5] Đây là một gia đình không giàu có nhưng cho các con được sống tự do, thoải mái. Vào thời kỳ đó, cả hai tiểu bang Missouri và Kentucky đều là tiểu bang duy trì chế độ nô lệ. Năm 1821, Missouri được nhận vào Liên Bang Hoa Kỳ.
Khi lên 4 tuổi tức là vào năm 1839, gia đình của Sam Clemens dọn về Hannibal, Missouri,[6] một thị trấn cảng nằm về phía tây trên bờ sông Mississippi. Hannibal cách thành phố lớn Saint Louis 120 dặm về phía bắc. Dân số của thị xã này vào khoảng 1.000 người, một nửa là nô lệ và những người da đen nào không có đủ giấy tờ đều bị bắt. Nhiều người nô lệ da đen bị bán cho các đồn điền thuộc phía Nam trong các tiểu bang như Louisiana, Georgia… Sam Clemens trải qua tuổi trẻ tại thị xã Hannibal, đã từng bơi lội trên sông, chơi đùa trong các cánh rừng hay trên các hòn đảo của dòng sông và đọc các cuốn truyện phiêu lưu mạo hiểm.
Mississippi là một dòng sông rất lớn, nối miền bắc với các thành phố phía nam như Memphis và New Orleans, và do con sông Ohio hội nhập lại, người dân có thể đi tới Cincinnati và các thành phố khác thuộc miền đông. Từ các phong cảnh, kinh nghiệm và kỷ niệm với dòng sông này, tác giả Mark Twain đã viết ra nhiều tác phẩm danh tiếng.
Năm 1847, người cha qua đời khi ông 11 tuổi,[7] Sam Clemens tới học nghề với người anh tên là Orion, người này có một nhà in và một tờ báo. Vào thời bấy giờ, thợ in không phải là một nghề kiếm nhiều tiền, Sam đã từng đi làm công tại nhiều thành phố như Keokuk hay New York, đã mơ tới xứ Nam Mỹ để đi tìm vàng, mơ tới các cách làm giàu nhanh chóng.
Sam Clemens tới học nghề lái tàu với ông Horace Bixby vào năm 1857 và đã ưa thích nghề mới này hơn tất cả các nghề khác đã từng làm trước kia. Vào thời kỳ đó, thuyền trưởng lái tàu trên sông là một người đứng sau bánh lái và nhiều phong cảnh đẹp của dòng sông đã hiện ra trước mắt, thời gian khác nhau trong ngày lại có các cảnh trí khác nhau, với các khúc sông quanh co chứa nhiều phong cảnh thay đổi từ mùa này sang mùa khác. Các kinh nghiệm và kỷ niệm của quãng đời học nghề lái tàu này đã được tác giả Mark Twain mô tả trong cuốn truyện “Đời sống trên dòng sông Mississippi” (Life on the Mississippi). Sam Clemens lấy được bằng lái tàu trên sông vào năm 1859 nhưng rồi Nội chiến Hoa Kỳ đã xảy ra, khiến cho việc lưu thông trên sông Mississippi bị chấm dứt.
Các cuộc du hành
Trong thời Nội Chiến, Sam Clemens đã tham gia vào Lực Lượng Quân Sự Miền Nam nhưng sau ba tuần lễ, đã đào ngũ, trốn đi theo nghề đào mỏ bạc tại tiểu bang Nebraska, rồi lang thang từ thị xã này qua thành phố kia và cuối cùng tới tiểu bang Nebraska, định cư tại thị xã Virginia City. Sam Clemens bắt đầu viết bài cho tờ báo Territorial Enterprise của thị xã này.[8]
Vào năm 1863, Sam Clemens dùng bút hiệu “Mark Twain”,[9] có nghĩa là “sâu 2 tầm”, do từ các kỷ niệm lái tàu trên dòng sông Mississippi. Sau lần cãi nhau với chủ bút tờ báo, Mark Twain rời Nebraska và dọn qua tiểu bang California vào mùa xuân năm 1864.[10] Từ năm 1865, danh tiếng đã tới với Mark Twain sau khi ông cho xuất bản cuốn truyện “Con ếch hay nhảy của quận hạt Calaveras” (the Jumping Frog of Calaveras County). Khi công ty Tàu Thủy Thái Bình Dương (the Pacific Steamboat Company) khánh thành tuyến đường thủy giữa thành phố San Francisco và các hải đảo Hawaii, thời bấy giờ còn được gọi là các đảo Sandwich (the Sandwich Islands), Mark Twain được tờ báo The Sacramento Union phái đi làm phóng sự.[11] Mark Twain đã viết một loại bài châm chọc các du khách. Mark Twain đã đưa lối văn đàm thoại (colloquial speech) vào cách hành văn Mỹ và nhờ các truyện ngắn, ông đã nổi danh là một nhà viết văn khôi hài (humorist), chuyên chế giễu các phong tục, tập quán và các định chế của xã hội đương thời và ông được xếp hạng cùng với các nhà văn như Bret Harte, Artemus Ward và Petroleum V. Nasby. Đây là các nhà văn rất nổi tiếng về các câu chuyện dân gian, viết bằng giọng văn có chứa đựng các thổ ngữ và nhiều chi tiết hài hước.
Năm 1867, Mark Twain thực hiện một chuyến du lịch qua châu Âu và miền Đất Thánh Palestine bằng con tàu thủy Quaker City. Các bức thư kể về chuyến du lịch này, gửi cho tờ báo Alta California tại thành phố San Francisco và tờ báo New York Tribune tại thành phố New York, được gom lại và xuất bản vào năm 1869 thành cuốn truyện “Các kẻ ngây thơ ở nước ngoài” (The Innocents Abroad). Qua cuốn này, Mark Twain đã chế giễu sự điên khùng của nhiều du khách Mỹ đã phải băng qua đại dương để đi coi các ngôi mộ của những người đã chết trong khi còn rất nhiều thứ đang sống, đáng coi hơn tại Hoa Kỳ. Tác giả Mark Twain cũng viết khôi hài về các cảnh nhìn thấy, về các tập quán nghịch lý của các quốc gia đã đi qua và so sánh Hoa Kỳ là một đất nước sống động, đang phát triển, trái ngược với châu Âu là một miền đất đang thoái hóa, suy tàn. Tác phẩm của ông đã khiến ông nổi tiếng và được nhiều người tôn trọng, đồng thời các nhà văn Miền Tây Hoa Kỳ không còn bị coi thường như trước kia.
Kết hôn
Do là một nhà văn nổi tiếng, Mark Twain kết hôn vào năm 1870 với cô Olivia Langdon,[11] thuộc một gia đình giàu có và danh giá. Các kỷ niệm và cách tán tỉnh người đẹp của thời kỳ này được lưu dấu trong các bức thư mà Mark Twain viết cho Olivia và cho các bạn của cô nàng, rồi về sau thể hiện qua lối ve vãn của Tom đối với Becky trong tác phẩm “Tom Sawyer”. Sau đám cưới 5 năm, Mark Twain rời gia đình về thành phố Elmira, thuộc tiểu bang New York, rồi dọn sang cư ngụ tại thành phố Hartford thuộc tiểu bang Connecticut vào năm 1871. Tại nơi sau này đã ra đời các người con của Mark Twain: con trai Langdon chết non vào năm 1872 do bệnh bạch hầu lúc 19 tháng tuổi, sau đó là ba cô con gái Susy, Clara và Jean, chào đời trong các năm từ 1872 tới 1880.[12] Vào năm 1874, gia đình Mark Twain dọn về một căn nhà sang trọng 19 phòng tại Hartford.
Tại thành phố Hartford, Mark Twain đã làm quen được một số nhân vật trong giới văn học, trong số này có William Dean Howells là một tác giả danh tiếng và chủ nhiệm của tờ nguyệt san “The Atlantic Monthly”. Howells đã sớm nhận ra tài năng hài hước của Mark Twain, ông đã khuyến khích nhà văn trẻ phát triển biệt tài đó bằng cách cố vấn và trợ giúp cho tờ nguyệt san Atlantic.
Khó khăn về tài chính
Vào thập niên 1880, Mark Twain đã thành lập và điều hành một công ty xuất bản cho riêng mình cũng như tìm cách đầu tư vào vài phạm vi thương mại khác, đặc biệt là việc chế tạo máy in do người phát minh tên là Paige. Trong các năm từ 1881 tới 1894, Mark Twain đã lỗ vốn gần 200,000 mỹ kim đầu tư vào thứ máy in kể trên, vì các thay đổi về kiểu mẫu, đặc tính đã đưa tới thất bại. Tháng 4 năm 1894, công ty ấn loát của Mark Twain phải tuyên bố phá sản rồi từ tháng 1 năm 1895, nhà văn bị ô danh vì không trả được nợ. Nhưng nhà văn đã tìm cách phục hồi tài sản bằng cách đi diễn thuyết, có khi thu được 1,000 đô la Mỹ mỗi lần và ông đã từng thực hiện nhiều chuyến đi được quảng cáo rầm rộ, tới cả các thành phố xa xôi thuộc Ấn Độ, Nam Mỹ và châu Úc. Mark Twain kết bạn với các nhân vật danh tiếng, giàu có như Andrew Carnegie, William Rockfeller và được trao tặng các văn bằng danh dự tại Đại học Yale vào năm 1901, Đại học Missouri vào năm 1902 và Đại học Oxford vào năm 1907. Tác giả Mark Twain là một nhân vật quốc tế, thường mặc bộ âu phục màu trắng mang vẻ phô trương, hút thuốc xì gà, với các bài nói chuyện hàm chứa nhiều chỉ trích xã hội một cách cay đắng và các bài văn này về sau được phổ biến qua các tác phẩm “Người ngồi trong bóng tối” (The Person sitting in the Darkness, 1901) và “Độc Thoại của Vua Leopold” (King Leopold ‘s Soliloquy, 1905).
Sau khi đã phục hồi được các vấn đề tài chính vào năm 1898, Mark Twain lại gặp các thảm cảnh trong đời sống gia đình. Người con gái lớn nhất Susy qua đời vào năm 1896 vì bệnh đau màng óc trong khi cha mẹ và em Clara đang ở nước ngoài. Năm 1903, Mark Twain bán đi ngôi nhà thân thương tại Hartford vì những kỷ niệm về Susy. Tới ngày 5 tháng 6 năm 1904, bà vợ Olivia cũng lìa đời vì bệnh tim rồi người con gái út tên là Jean, trước kia mắc bệnh kinh phong, cũng chết vào ngày 24 tháng 12 năm 1909.
Mặc dù các khó khăn tài chính và thảm cảnh gia đình trong các năm cuối đời, Mark Twain vẫn thu xếp để viết văn. Các tác phẩm cuối đời của ông gồm “Người Mỹ đòi quyền lợi” (The American Claimant, 1892) viết về một nhân vật không thực tế là đại tá Mulberry Sellers. Cuốn tiểu thuyết này được căn cứ vào vở kịch không thành công mà tác giả đã soạn ra cùng với nhà phê bình William Dean Howells vào năm 1883. Một tiểu thuyết trinh thám khác có tên là “Bi Kịch của Pudd’nhead Wilson” (The Tragedy of Pudd’nhead Wilson, 1894) bàn tới thành kiến chủng tộc (racial prejudice), một vấn đề quan trọng của xã hội Mỹ. “Nhớ về Joan of Arc” (Personal Recollections of Joan of Arc, 1896) là một cuốn tiểu sử (biography) dựa vào các tài liệu lịch sử. Mark Twain cũng kể lại những kinh nghiệm trong các chuyến đi diễn thuyết tại nước ngoài vào năm 1895, 1896 qua cuốn tiểu thuyết “Theo Đường Xích Đạo” (Following the Equator, 1897) trong khi cuốn truyện ngắn “Kẻ tham nhũng tại Hadleburg” (The Man that Corrupted Hadleburg, 1899) đã chế giễu các nhà lãnh đạo tự phụ của một thành phố. Các tác phẩm của Mark Twain càng về sau, càng mất dần tính khôi hài của thời tuổi trẻ và bộc lộ cách nhìn bi quan hơn do tác giả nghi ngờ các loại tôn giáo, do tác giả nhận ra các động lực chính của con người là lòng ích kỷ.
Qua đời
Đại Văn Hào Mark Twain qua đời vì bệnh tim vào ngày 21 tháng 4 năm 1910, để lại nhiều bản thảo kể cả một cuốn tự thuật lớn và dở dang. Bản thảo của một tác phẩm bi quan xuất bản vào năm 1916 có tên là “Người xa lạ bí mật” (The Mysterious Stranger) đã mô tả cuộc viếng thăm của quỷ Sa Tăng tới một ngôi làng thuộc nước Áo vào thời Trung Cổ.
Dù cho thất vọng trước cuộc đời, Đại Văn Hào Mark Twain vẫn nổi danh là một nhà văn khôi hài bởi vì ông đã nhìn thấy trong các hình ảnh rực rỡ và lãng mạn của xã hội, các tập quán và định chế giả hiệu, có gian ý, và ông đã dùng cách diễn tả quá đáng một cách hữu hiệu để công kích các thói đạo đức giả, các thái độ tự mãn của người đời, các bất công của xã hội. Ngoài các tác phẩm đặc sắc, một trong các đóng góp lớn lao của Đại Văn Hào Mark Twain là cách hành văn đặc biệt Mỹ, khác hẳn lối viết văn của các tác giả người Anh. Mark Twain là một trong các nhà văn Mỹ hạng nhất, một bậc thầy về ngôn ngữ theo hình thức tiêu chuẩn, chứa đựng thứ tiếng địa phương của Miền Tây Hoa Kỳ. Thể văn buông lỏng (loose rhythm of the language) trong các tác phẩm của Mark Twain đã cho người đọc cảm giác về lời nói thực sự (real speech) và lối hành văn hiện thực này đã ảnh hưởng tới nhiều nhà văn Mỹ khác, khiến cho Đại Văn Hào Ernest Hemingway đã có lần xác nhận rằng: “Tất cả nền văn chương hiện đại của Hoa Kỳ bắt nguồn từ … Huckleberry Finn”.
Sự nghiệp sáng tác
Mark Twain là một nhà văn trào phúng nổi tiếng của Mỹ. Những tác phẩm của ông, với tính chất châm biếm sâu sắc, với những nét miêu tả tâm lý xã hội cực kỳ khéo léo, đã trở thành những vũ khí sắc bén đấu tranh chống sự áp bức thống trị của bọn cầm quyền phong kiến tư bản, nhất là chống cái chính sách dã man phân biệt chủng tộc đối với người da đen ở Mỹ.
Con đường đến với văn học của Twain đến nay vẫn không khỏi khiến người ta ngạc nhiên, khởi đầu bằng một tác phẩm hài hước có tựa đề “The Celebrated Jumping Frog of Calaveras County” (Con ếch nhảy trứ danh ở Calaveras). Dù ngày nay đọc lại, tác phẩm đó không thể kiếm nổi của độc giả một nụ cười nhưng lúc bây giờ, “Con ếch nhảy…” đã giúp ông trở nên nổi tiếng chỉ sau một đêm. Tiếp đó là những chuyến ngao du khắp đất nước với những buổi nói chuyện trước những cử tọa chật kín, ông đã khiến khán giả cười vỡ bụng bằng khiếu nói chuyện hài hước và thông minh của mình.
Mark Twain đã đưa lối văn đàm thoại vào cách hành văn Mỹ và nhờ các truyện ngắn, ông đã nổi danh là một nhà viết văn khôi hài, chuyên chế giễu các phong tục, tập quán và các định chế của xã hội đương thời.
Trong 20 năm trường sống tại thành phố Hartford hay tại Quarry Farm gần thành phố Elmira, New York, Mark Twain đã viết rất nhiều và các bài viết được phổ biến qua các tạp chí văn học xuất bản tại hai thành phố Boston và New York.
Sau cuốn “Sống thiếu thốn” (Roughing It) kể về cuộc đời của một người thợ mỏ và một nhà báo, cuốn tiểu thuyết đầu tiên của Mark Twain là “Thời Kỳ Vàng Son” (The Gilded Age, 1873). Tác giả đã viết cuốn này chung với Charles Dudley Warner, một người bạn và một nhà văn sống tại Hartford. Cuốn “Thời Kỳ Vàng Son” nói về các thập niên sau Cuộc Nội Chiến qua đó tác giả châm chọc tính ích kỷ và các cách kiếm tiền phổ thông của thời bấy giờ.
“Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer” (The Adventures of Tom Sawyer, 1876) được coi là hồi ký của Mark Twain và tác giả mô tả Tom Sawyer, anh bạn Huck Finn và tên gian ác Injun Joe cũng như làng St. Petersburg nhờ các kỷ niệm sống tại Hannibal khi trước.
“Đi nước ngoài” (A Tramp Abroad, 1880) được viết ra từ chuyến du lịch châu Âu của tác giả vào năm 1878. Cuốn truyện này kể lại các chuyến đi qua các nước Đức, Thụy Sỹ và Ý và qua đó, tác giả đã pha trộn các truyền thuyết, chuyện kể, chuyện khôi hài và các nhân vật địa phương để chế giễu nhẹ nhàng các sách du lịch và nền văn hóa tại châu Âu.
“Hoàng Tử và kẻ nghèo” (The Prince and the Pauper, 1882) dùng khung cảnh nước Anh vào năm 1550, mô tả sự trao đổi nhân dạng giữa Hoàng Tử Edward-6 của nước Anh và đứa trẻ nghèo hèn tên là Tom Canty. Cuốn truyện này đã làm vừa lòng một số độc giả thuộc vùng Tân Anh Cát Lợi nhưng một số người khác lại bất mãn vì họ ưa thích loại truyện đã xuất bản trước kia.
“Đời sống trên dòng sông Mississippi” (Life on the Mississippi, 1883) mô tả về lịch sử, truyền thuyết, khung cảnh, con người của các con tàu thủy, của các thành phố dọc theo con sông Mississippi. Tác giả Mark Twain đã kể rõ về những ngày lái tàu của mình khi trước từ chương 4 tới chương 17. Các chương này trước kia đã được phổ biến trên tờ nguyệt san Atlantic vào năm 1875 qua loạt bài “Thời xưa trên dòng sông Mississippi” (Old Times on the Mississippi).
“Các cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn” (The Adventures of Huckleberry Finn) được coi là tác phẩm danh tiếng nhất của Mark Twain, được xuất bản tại nước Anh vào năm 1884 và Hoa Kỳ vào năm 1885, và là phần tiếp của cuốn “Tom Sawyer”. Cuốn truyện này mô tả các cuộc phiêu lưu của hai đứa trẻ trốn nhà, là Huck Finn và một em nô lệ da đen tên là Jim. Tom Sawyer cũng xuất hiện lại trong một số chương với trò khôi hài cố hữu. Trong truyện, Mark Twain đã dùng thứ ngôn ngữ hiện thực (realistic language) thêm vào là nhiều loại thổ ngữ (dialects) làm cho sống động các nhân vật. Các lối hành xử thiếu đạo đức, lời nói vô hạnh nhất thời của nhân vật Huck Finn và cách dùng văn phạm thiếu thận trọng của tác giả trong tác phẩm, đã làm cho một số độc giả bất mãn. Thư viện công lập Free Public Library đã cấm cuốn truyện này vào năm 1885. Ngoài ra, một số độc giả còn phản đối Mark Twain vì cho rằng ông đã chấp nhận chế độ nô lệ, lời văn mang tính kỳ thị và đã dùng chữ “nigger” (kẻ nô lệ dơ bẩn). Thực ra đối với thời bấy giờ, Mark Twain là một người tiến bộ về vấn đề chủng tộc và các chủ đề sâu xa viết về Huckleberry Finn đã bàn tới sự bình đẳng căn bản và khát vọng toàn cầu của mọi người thuộc mọi chủng tộc.
Cuối cùng, tác phẩm “Người Mỹ trong Triều Đình của Vua Arthur” (A Connecticut Yankee in King Arthur’s Court, 1889) đã trình bày một nhân vật khác nhiều màu sắc. Đây là người đốc công trong xưởng kim loại từ Hartford, Connecticut, tên là Hank Morgan. Nhờ quỷ thuật, Morgan thấy mình được sống tại nước Anh vào khoảng năm 500 sau Công nguyên, nên đã quyết định cải tổ xã hội Anh bằng cách đưa vào đó các lợi ích về kinh tế, tri thức và đạo đức của các năm 1800. Nhưng trước các cải cách và hoạt động từ thiện, đám đông quần chúng ngu dốt, cố vấn do giới Hiệp Sĩ và Tu Sĩ mê tín, đã nổi lên lật đổ Nhà Vua nước Anh. Qua các sự kiện xảy ra trong truyện, tác giả đã gián tiếp chế nhạo các thái độ tôn kính của một số tác giả đối với các Hiệp Sĩ Bàn Tròn, đồng thời Mark Twain cũng đưa ra một số câu hỏi về giá trị của nền văn hóa đương thời tại Hoa Kỳ.
Đánh giá về Mark Twain
Với những tiểu thuyết đặc sắc và những nhân vật sống động cống hiến cho nền văn học Mỹ, Mark Twain xứng đáng là vì tinh tú đầu tiên của nền văn học hiện đại nước này. Mark Twain tên thật là Samuel Langhorne Clemens. Ông sinh năm 1835 và mất năm 1910. Điều kỳ lạ là vào năm nhà văn ra đời, sao chổi Halley rực sáng trên bầu trời Florida và khi ông mất, năm 1910, sao chổi Halley lại một lần nữa vẫy cái đuôi sáng lòa của mình trên nền trời xanh thẳm. Như một ngôi sao với thứ ánh sáng rực rỡ quệt ngang qua bầu trời, Mark Twain đến nay vẫn được coi là ngôi sao sáng nhất trong giới những người cầm bút trên văn đàn Mỹ. Trong cuốn tiểu sử mới nhất có tựa đề Mark Twain: a Life (Mark Twain – một cuộc đời), tác giả Ron Powers viết: “Mark Twain đã làm thay đổi cách nghe nhìn của người Mỹ, ông chính là một Lincoln trong văn học”. Ông đã trả lại cho nước Mỹ ngôn ngữ và giọng điệu của con người bản xứ nước này, không phải bằng lối giễu nhại hay châm biếm mà bằng thứ văn học tinh tế và đầy chất hài hước. Bố mẹ Clemens là cư dân bang Virginia nhưng ông được sinh ra tại Florida, trong một gia cảnh khá chật vật, túng thiếu. Năm 1839, gia đình ông chuyển đến sống tại Hannibal, thành phố nhỏ nằm cạnh dòng sông Mississippi. Cha mất sớm, nhà văn tương lai phải bỏ học và theo nghề lái tàu kiếm sống. Khi cuộc nội chiến bùng nổ, nhà văn bỏ tàu, bỏ sông nước trôi dạt theo cuộc sống phiêu lưu ở những dãy núi miền Tây nước Mỹ. Nhưng những ngày tháng lênh đênh trên tàu đã để lại cho ông những ấn tượng sâu sắc, trở thành nguồn cảm hứng để nhà văn viết nên những kiệt tác như “Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer” (The Adventures of Tom Sawyer -1876), “Cuộc sống trên sông Mississippi” (Life on the Mississippi – 1883) và “Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn” (The Adventures of Huckleberry Finn – 1884). Những mỏ vàng, mỏ bạc ở miền viễn Tây đã quyến rũ giấc mơ làm giàu của Clemens nhưng vận may không mỉm cười với ông. Nhà văn tương lai rách rưới và bụi bặm đến nỗi khi đến nộp đơn xin làm phóng viên ở một tòa soạn báo, Clemens trông giống một tên ma cà bông hơn là một người có khả năng cầm bút. Sau khi đã định hình được một phong cách báo chí cho riêng mình, cái tên cúng cơm Samuel Clemens được đổi thành Mark Twain. Bút danh này xưa nay vẫn gây tranh cãi trong giới học giả nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn. Có hai giả thuyết chính. Giả thuyết thứ nhất cho rằng, Mark Twain có nghĩa là “mark two” – chỉ mực nước khoảng 2 sải (tương đương với 3,7m) – một thuật ngữ mà những người dò sông biển thường dùng để báo tin cho nhau, chỉ đường đi an toàn. Giả thuyết thứ hai giải thích, bút danh này bắt nguồn từ những ngày lang bạt kỳ hồ ở miền Tây của nhà văn. Lúc đó, ông thường vào quán, gọi liền hai cút rượu và bảo người phục vụ đánh dấu “Mark twain” vào hóa đơn của mình. Nhưng trong một tài liệu, nhà văn viết: “Người thuyền trưởng già, dù chẳng giỏi giang và hay chữ gì nhiều nhưng ông thường sử dụng ký tự MARK TWAIN để thông tin về tình hình sông nước. Những thông tin này cực kỳ chính xác và có giá trị, nó có nghĩa là an toàn, không nguy hiểm…”. Con đường đến với văn học của Twain đến nay vẫn không khỏi khiến người ta ngạc nhiên, khởi đầu bằng một tác phẩm hài hước có tựa đề “The Celebrated Jumping Frog of Calaveras County” (Con ếch nhảy trứ danh ở Calaveras). Dù ngày nay đọc lại, tác phẩm đó không thể kiếm nổi của độc giả một nụ cười nhưng lúc bây giờ, “Con ếch nhảy… ” đã giúp ông trở nên nổi tiếng chỉ sau một đêm. Tiếp đó là những chuyến ngao du khắp đất nước với những buổi nói chuyện trước những cử tọa chật kín, ông đã khiến khán giả cười vỡ bụng bằng khiếu nói chuyện hài hước và thông minh của mình.
Tác phẩm
- Sống thiếu thốn (Roughing It)
- The Celebrated Jumping Frog of Calaveras County and Other Sketches (1867)
- Các kẻ ngây thơ ở nước ngoài (Innocents Abroad, 1869)
- Thời kỳ vàng son (The Gilded Age, 1873).
- Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer (The Adventures of Tom Sawyer, 1876)
- Đi nước ngoài (A Tramp Abroad, 1880)
- Hoàng tử và kẻ nghèo (The Prince and the Pauper, 1882)
- Đời sống trên dòng sông Mississippi (Life on the Mississippi, 1883)
- Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn (The Adventures of Huckleberry Finn, 1884)
- Tên Yankee từ Connecticut trong triều đình vua Arthur (A Connecticut Yankee in King Arthur’s Court, 1889)
- Người ngồi trong bóng tối (The Person sitting in the Darkness, 1901)
- Độc thoại của vua Leopold (King Leopold ‘s Soliloquy, 1905)
- Người Mỹ đòi quyền lợi (The American Claimant, 1892)
- Bi kịch của Pudd’nhead Wilson (The Tragedy of Pudd’nhead Wilson, 1894) b
- Theo đường xích đạo (Following the Equator, 1897)
- Kẻ tham nhũng tại Hadleburg (The Man that Corrupted Hadleburg, 1899)
- Người xa lạ bí mật (The Mysterious Stranger, 1916)
- Liên quan đến người Do Thái (Concerning the Jews.1934)
- …
Xem thêm
Tham khảo
- ^ Ken Mills (Director) (ngày 21 tháng 7 năm 2009). The Cartoonist: Jeff Smith, BONE and the Changing Face of Comics (Documentary). Mills James Productions.
- ^ “The Mark Twain House Biography”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 10 năm 2006. Truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2006.
- ^ “Mark Twain’s Family Tree” (PDF). Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2007.
- ^ “Inventing Mark Twain”. 1997. New York Times.
- ^ Kaplan, Fred (tháng 10 năm 2007). “Chapter 1: The Best Boy You Had 1835–1847”. The Singular Mark Twain. Doubleday. ISBN 0-385-47715-5. . Cited in “Excerpt: The Singular Mark Twain”. About.com: Literature: Classic. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2006.
- ^ “Mark Twain, American Author and Humorist”. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2006.
- ^ “John Marshall Clemens”. State Historical Society of Missouri. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2007.
- ^ Comstock Commotion: The Story of the Territorial Enterprise and Virginia City News, Chapter 2.
- ^ “Mark Twain quotations”.
- ^ The Virtual Museum of the City of San Francisco. Samuel Dickson. Isadora Duncan (1878–1927). Retrieved on ngày 9 tháng 7 năm 2009.
- ^ a ă “Samuel Clemens”. PBS:The West. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2007.
- ^ “Mrs. Jacques Samossoud Dies; Mark Twain’s Last Living Child; Released ‘Letters From Earth’”. New York Times. Ngày 21 tháng 11 năm 1962, Wednesday.
San Diego, California, Nov. 20 (UPI) Mrs. Clara Langhorne Clemens Samossoud, the last living child of Mark Twain, died last night in Sharp Memorial Hospital. She was 88 years old.
Kiểm tra giá trị ngày tháng trong:|date=
(trợ giúp)
Đọc thêm
- Lucius Beebe. Comstock Commotion: The Story of the Territorial Enterprise and Virginia City News. Stanford University Press, 1954 ISBN 1-122-18798-X
- Louis J. Budd, ed. Mark Twain, Collected Tales, Sketches, Speeches & Essays 1891–1910 (Library of America, 1992) (ISBN 978-0-940450-73-8)
- Ken Burns, Dayton Duncan, and Geoffrey C. Ward, Mark Twain: An Illustrated Biography. New York: Alfred A. Knopf, 2001 (ISBN 0-375-40561-5)
- Gregg Camfield. The Oxford Companion to Mark Twain. New York: Oxford University Press, 2002 (ISBN 0-19-510710-1)
- Guy Cardwell, ed. Mark Twain, Mississippi Writings (Library of America, 1982) (ISBN 978-0-940450-07-3)
- Guy Cardwell, ed. Mark Twain, The Innocents Abroad & Roughing It (Library of America, 1984) ISBN 978-0-940450-25-7
- James M. Cox. Mark Twain: The Fate of Humor. Princeton University Press, 1966 (ISBN 0-8262-1428-2)
- Everett Emerson. Mark Twain: A Literary Life. Philadelphia: University of Pennsylvania Press, 2000 (ISBN 0-8122-3516-9)
- Shelley Fisher Fishkin, ed. A Historical Guide to Mark Twain. New York: Oxford University Press, 2002 (ISBN 0-19-513293-9)
- Susan K. Harris, ed. Mark Twain, Historical Romances (Library of America, 1994) (ISBN 978-0-940450-82-0)
- Hamlin L. Hill, ed. Mark Twain, The Gilded Age and Later Novels (Library of America, 2002) ISBN 978-1-931082-10-5
- Jason Gary Horn. Mark Twain: A Descriptive Guide to Biographical Sources. Lanham, Md.: Scarecrow Press, 1999 (ISBN 0-8108-3630-0)
- William Dean Howells. My Mark Twain. Mineloa, New York: Dover Publications, 1997 (ISBN 0-486-29640-7)
- Fred Kaplan. The Singular Mark Twain: A Biography. New York: Doubleday, 2003 (ISBN 0-385-47715-5)
- Justin Kaplan. Mr. Clemens and Mark Twain: A Biography. New York: Simon and Schuster, 1966 (ISBN 0-671-74807-6)
- J. R. LeMaster and James D. Wilson, eds. The Mark Twain Encyclopedia. New York: Garland, 1993 (ISBN 0-8240-7212-X)
- Jerome Loving, Mark Twain: The Adventures of Samuel L. Clemens (University of California Press; 2010) 491 pages, ISBN 978-0-520-25257-8; Draws on newly discovered archival materials in a detailed biography
- Bruce Michelson. Mark Twain on the Loose. Amherst: University of Massachusetts Press, 1995 (ISBN 0-87023-967-8)
- K. Patrick Ober. Mark Twain and Medicine: “Any Mummery Will Cure.” Columbia: University of Missouri Press, 2003 (ISBN 0-8262-1502-5)
- Albert Bigelow Paine. Mark Twain, A Biography: The Personal and Literary Life of Samuel Langhorne Clemens. Harper & Bros., 1912. ISBN 1-84702-983-3
- Ron Powers. Dangerous Water: A Biography of the Boy Who Became Mark Twain. New York: Da Capo Press, 1999. ISBN 0-306-81086-7
- Ron Powers. Mark Twain: A Life. New York: Random House, 2005. (0-7432-4899-6)
- R. Kent Rasmussen. Critical Companion to Mark Twain: A Literary Reference to His Life and Work. Facts On File, 2007. Revised edition of Mark Twain A to Z ISBN 0-8160-6225-0
- R. Kent Rasmussen, ed. The Quotable Mark Twain: His Essential Aphorisms, Witticisms and Concise Opinions. Contemporary Books, 1997 ISBN 0-8092-2987-0
- Anonymous (1873). Cartoon portraits and biographical sketches of men of the day. Illustrated by Frederick Waddy. London: Tinsley Brothers. tr. 122. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2011.
- Radavich, David. “Twain, Howells, and the Origins of Midwestern Drama.” MidAmerica XXXI (2004): 25-42.
Liên kết ngoài
![]() |
Wikimedia Commons có thêm thư viện hình ảnh và phương tiện truyền tải về Mark Twain |
![]() |
Wikiquote có sưu tập danh ngôn về: |
- Sinh 1835
- Mất 1910
- Mark Twain
- Tác giả viết truyện ngắn
- Tiểu thuyết gia Mỹ
- Nhà hài hước Mỹ
- Nhà diễn thuyết Mỹ
- Nhà văn Mỹ
- Tiểu thuyết gia Mỹ thế kỷ 20
- Người viết hồi ký Mỹ
- Người Mỹ gốc Anh
Đảng Nhân dân Pakistan
Đảng Nhân dân Pakistan پاکستان پیپلز پارٹی |
|
---|---|
Lãnh tụ | Bilawal Bhutto Zardari và Asif Ali Zardari |
Thành lập | 1967 |
Trụ sở | Ban thư ký Trung ương Parliament Lodges Islamabad, Pakistan |
Hệ tư tưởng/ vị thế chính trị |
dân chủ xã hội / trung tả |
Thuộc tổ chức quốc tế | Đảng Xã hội quốc tế |
Trang web | www.ppp.org.pk |
Pakistan |
![]() Chính trị và chính phủ Pakistan |
|
|
|
Đảng Nhân dân Pakistan (tiếng Urdu: پاکستان پیپلز پارٹی): là một chính đảng trung tả ở Pakistan hôi viên của Đảng Xã hội quốc tế. Lãnh đạo của đảng này, cho đến cuộc ám sát, chủ tịch Benazir Bhutto. Nghị sỹ Đảng Nhân dân Pakistan (tiếng Anh: The Pakistan Peoples Party Parliamentarians (PPPP) là một đảng thành được PPP thành lập năm 2002 nhằm đảm bảo tuân thủ theo luật bầu cử của Pakistan đối với các chính đảng.
Mục lục
Lịch sử
Đảng này được thành lập ngày 30 tháng 11 năm 1967, và Zulfikar Ali Bhutto đã trở thành chủ tịch đầu tiên. Tín điều của đảng là: “Hồi giáo là niềm tin của chúng ta; dân chủ là đường lối chính trị; chủ nghĩa xã hội là đường lối kinh tế; tất cả quyền lực thuộc về nhân dân.”
PPP được xem là khá tự do hơn các chính đảng khác ở Pakistan và nổi tiếng vì đấu tranh cho các vấn đề như quyền phụ nữ và quyền của người nghèo và người bị áp bức.
Dù trung tâm của đảng này nằm ở tỉnh miền nam Sindh, đảng này cũng có ủng hội ở tỉnh Punjab.
Tham khảo
Benazir Bhutto
Benazir Bhutto بینظیر بھٹو |
|
---|---|
![]() |
|
Chức vụ
|
|
Nhiệm kỳ | 2 tháng 12 năm 1988 – 6 tháng 8 năm 1990 |
Tiền nhiệm | Muhammad Khan Junejo |
Kế nhiệm | Ghulam Mustafa Jatoi |
Nhiệm kỳ | 18 tháng 7 năm 1993 – 5 tháng 11 năm 1996 |
Tiền nhiệm | Moin Qureshi (nhiệm quyền) |
Kế nhiệm | Miraj Khalid (nhiệm quyền) |
Thông tin chung
|
|
Đảng phái | Đảng Nhân dân Pakistan |
Sinh | 21 tháng 6, 1953 Karachi, Pakistan |
Mất | 27 tháng 12, 2007 (54 tuổi) Rawalpindi, Pakistan |
Tôn giáo | Hồi giáo phái Shia |
Benazir Bhutto (tiếng Urdu: بینظیر بھٹو; IPA: bɛnɜziɽ botɔ; 21 tháng 6 năm 1953 tại Karachi – 27 tháng 12 năm 2007 tại Rawalpindi) là một nữ chính trị gia Pakistan, cũng là người phụ nữ đầu tiên lãnh đạo một đất nước Hồi giáo sau thời kỳ thuộc địa. Bhutto đã hai lần đắc cử Thủ tướng Pakistan, tuyên thệ nhậm chức lần đầu năm 1988, nhưng bị bãi nhiệm 20 tháng sau đó theo một sắc lệnh gây nhiều tranh cãi của Tổng thống Ghulam Ishaq Khan, do những cáo buộc về tham nhũng. Benazir đắc cử lần nữa trong năm 1993, nhưng lại bị tổng thống bãi nhiệm năm 1996 cũng với những lý do tương tự.
Từ năm 1999, Bhutto sống lưu vong ở Dubai cho đến khi trở về Pakistan vào ngày 18 tháng 10 năm 2007, sau khi đạt được một thỏa thuận với Tổng thống Pervez Musharraf, theo đó một lệnh ân xá được dành cho bà, cùng lúc với quyết định rút lại mọi cáo buộc về tham nhũng.
Mặc dù không được chọn vào trong danh sách “100 phụ nữ nhiều quyền lực nhất thế giới” của tạp chí Forbes, trong trang dành cho các nữ chính khách, một bài viết của tờ báo đưa ra nhận xét “Từ một nơi nào đó ở tiểu lục địa Ấn Độ, có thể một người phụ nữ sẽ sớm trở về với quyền lực. Đó là cựu Thủ tướng Benazir Bhutto của Pakistan”.
Bà Benazir Bhutto bị ám sát ngày 27 tháng 12 năm 2007 trong một vụ đánh bom tự sát trong cuộc tuần hành của Đảng Nhân dân Pakistan tại thị trấn Rawalpindi.
Mục lục
Tiểu sử
Benazir Bhutto là con đầu của cựu Thủ tướng thứ 10 Zulfikar Ali Bhutto, người Pakistan gốc Sindhi và Begum Nusrat Bhutto, người Pakistan gốc Kurd. Benazir theo học tại Đại học Oxford chuyên ngành triết lý, chính trị và kinh tế, bà cũng có một văn bằng của Đại học Harvard. Ông nội của bà là Sir Shah Nawaz Bhutto. Chồng của bà là Asif Ali Zardari, cựu Bộ trưởng Bộ Môi trường Pakistan
Học vấn
Bhutto học tại trường Lady Jenning Nursery ở Karachi, rồi đến nữ tu viện Jesus và Mary tại Karachi. Hai năm sau, bà nhập học tại nữ tu viện Rawalpindi Presentation, rồi nữ tu viện Jesus và Mary tại Murree. Năm 15 tuổi, Bhutto đậu kỳ thi tốt nghiệp hạng trung bình.
Từ năm 1969 đến 1973, Bhutto theo học tại Đại học Radcliffe, tiểu bang Massachusetts, Hoa Kỳ rồi tiếp tục đến Đại học Harvard để tốt nghiệp với văn bằng cử nhân môn chính quyền so sánh.
Từ năm 1973 đến 1977, Bhutto đến Viện Lady Margaret thuộc Đại học Oxford, Anh Quốc để học triết, chính trị học, và kinh tế. Tháng 12 năm 1976 bà được bầu làm chủ tịch Oxford Union (một hội đoàn chuyên tổ chức các cuộc hội thảo đào tạo các chính trị gia tương lai), bà là phụ nữ châu Á đầu tiên lãnh đạo tổ chức danh giá này.
Ngoài ra, Bhutto còn hoàn tất khóa học Công pháp Quốc tế và Ngoại giao tại Oxford.
Ngày 18 tháng 12 năm 1987, Benazir kết hôn với Asif Ali Zardari, hôn lễ tổ chức tại Karachi. Hai người có ba con: Bilawal, Bakhtawar và Aseefa.
Thủ tướng
Sau khi tốt nghiệp đại học, Benazir Bhutto trở về Pakistan giữa lúc cha của bà bị tống giam rồi bị xử tử, còn bà liền bị quản thúc tại gia. Đến năm 1984, bà được phép quay lại Anh, và trở thành thủ lĩnh đối lập lưu vong của Đảng Nhân dân Pakistan (PPP) của cha, nhưng không có ảnh hưởng đáng kể nào trong nước cho đến khi Tướng Muhammad Zia-ul-Haq qua đời. Benazir Bhutto kế nhiệm mẹ lãnh đạo PPP và khối dân chủ đối lập với chính quyền Tổng thống Zia ul-Haq.
Ngày 16 tháng 11 năm 1988, trong cuộc bầu cử đầu tiên trong một thập niên, đảng PPP của Bhutto trở thành chính đảng giành nhiều ghế nhất tại Quốc hội. Ngày 2 tháng 12, Bhutto tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng liên minh cầm quyền ở tuổi 35, trở thành chính khách trẻ tuổi nhất và là người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử đương đại lãnh đạo chính phủ tại một nước có đa số dân theo Hồi giáo. Cũng trong năm ấy, tạp chí People chọn Bhutto vào danh sách “Năm mươi người đẹp nhất”.
Chính phủ Bhutto bị bãi nhiệm theo những cáo buộc tham nhũng mà bà bác bỏ. Benazir chưa bao giờ bị xét xử theo những tội danh này. Nawaz Sharif, người được Zia đỡ đầu, lên nắm quyền. Năm 1993, Bhutto tái đắc cử nhưng lại bị bãi nhiệm trong năm 1996 vì những cáo buộc tương tự. Tổng thống Farooq Leghari sử dụng tu chính án thứ tám để giải tán quốc hội và tổ chức bầu cử. Tối cao Pháp viện phê chuẩn quyết định của Leghari bằng một phán quyết có 6 phiếu thuận và 1 phiếu chống.
Phe chống đối Benazir thường thuộc thành phần thế lực người Punjab và các gia đình chủ đất, khi bà đẩy mạnh các cải cách quốc gia chống tầng lớp phong kiến mà theo cáo buộc của bà, là nguyên nhân gây ra tình trạng bất ổn tại Pakistan.
Chính sách về phụ nữ
Suốt trong chiến dịch bầu cử, chính phủ Bhutto bày tỏ sự quan tâm đối với các vấn đề xã hội và y tế liên quan đến phụ nữ, cũng như thái độ kỳ thị đối với phụ nữ. Bhutto công bố kế hoạch thiết lập các đồn cảnh sát và tòa án phụ nữ, cùng các ngân hàng phụ nữ. Song Bhutto không chịu đệ trình dự luật nào nhằm cải thiện các dịch vụ phúc lợi cho phụ nữ. Tương tự, bất kể những lời hứa hủy bỏ các đạo luật hạn chế quyền phụ nữ tại Pakistan (như luật Hudood và Zina), trong hai nhiệm kỳ thủ tướng của Bhutto, đảng của bà đã không thực hiện những lời hứa đã được đưa ra trong thời gian tranh cử, một phần là do áp lực từ phe đối lập.
Chỉ sau khi mất chức thủ tướng, đảng của Bhutto mới vận động thu hồi luật Zina (quy định những trừng phạt nghiêm khắc đối với người phạm tội ngoại tình), trong lúc chính phủ Tướng Musharaf cầm quyền. Nhưng nỗ lực này bị đánh bại bởi các đảng phái tôn giáo cánh hữu đang kiểm soát quốc hội.
Taliban
Trong thời gian Bhutto cầm quyền tại Pakistan, Taliban nổi lên như một thế lực mới tại Afghanistan, và tiến chiếm quyền lực tại Kabul vào tháng 9 năm 1996. Bhutto xem Taliban là một lực lượng có thể ổn định Afghanistan và mở đường thông thương mậu dịch đến các nước Trung Á. Chính quyền Bhutto cung cấp những hỗ trợ tài chính và quân sự cho Taliban, ngay cả việc gởi một đơn vị quân sự đến Afghanistan. Nhưng gần đây, bà theo đuổi lập trường chống Taliban, và lên tiếng kết án những hành động khủng bố của Taliban.
Lưu vong
Sau khi bị tổng thống Pakistan bãi nhiệm dựa trên những cáo buộc tham nhũng, đảng của Bhutto cũng thất bại trong kỳ tuyển cử tháng 10. Bhutto trở thành lãnh tụ phe đối lập trong khi Nawaz Sharif đảm nhiệm chức vụ thủ tướng trong ba năm kế tiếp. Đến kỳ bầu cử tổ chức vào tháng 10 năm 1993, liên minh PPP giành thắng lợi, và Bhutto trở lại nắm quyền. Đến năm 1996, chính phủ Bhutto lại bị giải tán về những cáo buộc tham nhũng. Năm 1998, Bhutto đến sống lưu vong ở Dubai.
Cáo buộc tham nhũng
Chính phủ các nước Pháp, Ba Lan, Tây Ban Nha và Thụy Sĩ đã cung cấp chứng cứ cho chính phủ Pakistan về những cáo buộc được cho là tham nhũng nhắm vào Bhutto và chồng bà, trong đó có cáo buộc rửa tiền qua các ngân hàng Thụy Sĩ. Zardari, được trả tự do năm 2004, nói đến sự tra tấn ông phải chịu trong thời gian bị cầm tù, các tổ chức nhân quyền hậu thuẫn ông, cho rằng những tố giác này là có thật.
Một báo cáo năm 1998 cho thấy các điều tra viên Pakistan phát hiện những tài liệu về một mạng lưới tài khoản ngân hàng, tất cả đều liên quan đến luật sư của gia đình Bhutto tại Thụy Sĩ, với Asif Zardari là cổ đông chính. Những tư liệu do giới hữu trách Pháp cung cấp cho thấy Zardari dành ưu tiên cho Dassault, một nhà sản xuất máy bay của Pháp, trong chương trình thay thế phản lực cơ chiến đấu cho không quân; đổi lại 5% tiền hoa hồng được chuyển cho một công ty Zardari nắm quyền kiểm soát ở Thụy Sĩ. Tài liệu này cũng đề cập đến một công ty Dubai được độc quyền nhập khẩu vàng vào Pakistan, nhờ đó Zardari nhận 10 triệu USD trả vào các tài khoản của ông tại Citibank ở Dubai. Chủ công ty này đã bác bỏ các cáo buộc trên. Bản báo cáo cho biết cha mẹ của Zardari, chỉ có một tài sản khiêm tốn khi con trai của họ kết hôn với Bhutto, nay sở hữu một lãnh địa rộng 355 mẫu Anh ở phía nam Luân Đôn. Lãnh địa này đã bị bán đấu giá theo lệnh của tòa án.
Bhutto vẫn duy trì luận cứ cho rằng mọi cáo buộc chống bà và chồng bà đều xuất phát từ những âm mưu chính trị, Bà nói: “Hầu hết những tài liệu này là giả mạo, cũng như các câu chuyện xung quanh chúng đều hoàn toàn sai lạc”. Một tường trình của Tổng Kiểm toán Pakistan ủng hộ quan điểm của Bhutto, đưa ra những thông tin cho rằng việc Benazir Bhutto bị truất bỏ quyền lực trong năm 1990 là kết quả của một chiến dịch bôi nhọ Bhutto có sự hậu thuẫn của tổng thống Ghulam Ishaq Khan, và vạch ra rằng Khan đã trả một khoản tiền bất hợp pháp 28 triệu ruppee cho các cố vấn pháp lý để họ xúc tiến 19 vụ kiện chống Bhutto và chồng bà về tội danh tham nhũng từ năm 1990 đến 1992.
Tuy nhiên, cho đến nay nhiều người vẫn tin rằng Bhutto và chồng có dính líu đến việc nhận những khoản hoa hồng trị giá hàng trăm triệu USD từ những hợp đồng và các vụ đấu thầu của chính phủ. Song, Bhutto và Musharaf vừa đồng ý với nhau về một thỏa thuận chia sẻ quyền lực, theo đó Bhutto được phép tiếp cận tài khoản của bà tại ngân hàng Thụy Sĩ trị giá 1, 5 tỉ USD.
Thụy Sĩ
Ngày 23 tháng 7 năm 1998, chính phủ Thụy Sĩ giao cho chính phủ Pakistan những văn kiện liên quan đến các cáo buộc tham nhũng chống lại Benazir Bhutto và chồng bà, bao gồm một cáo buộc chính thức của giới chức Thụy Sĩ về tội rửa tiền dành cho Zardari. Chính phủ Pakistan tiến hành một cuộc điều tra rộng rãi trong năm 1997 nhằm kiểm tra số tiền hơn 13,7 triệu USD đã bị đóng băng theo lệnh của giới hữu trách Thụy Sĩ, người ta cho rằng Bhutto và chồng đã kín đáo ký thác số tiền này vào các nhà băng.
Ngày 6 tháng 8 năm 2003, tại tòa án Thụy Sĩ, Benazir và chồng bị buộc tội rửa tiền và bị kết án sáu tháng tù treo, nộp phạt 50.000 USD và phải hoàn trả cho chính phủ Pakistan 11 triệu USD. Benazir và Zardari đã ký thác vào tài khoản ở Thụy Sĩ 10 triệu USD, tiền “lại quả” từ một công ty Thụy Sĩ sau khi công ty này giành được một hợp đồng tại Pakistan. Hai người cho biết họ sẽ kháng án. Theo các điều tra viên Pakistan, năm 1995 Zardari mở một tài khoản tại Citibank ở Genève, qua tài khoản này Zardari đã chuyển khoản 40 triệu trong số tiền 100 triệu USD tiền hoa hồng từ các công ty nước ngoài đang làm ăn tại Pakistan.
Ba Lan
Chính phủ Ba Lan công bố một tài liệu dày 500 trang liên quan đến những cáo buộc tham nhũng chống Benazir Bhutto và chồng bà, trong đó có một hợp đồng ký năm 1997 mua 8.000 chiếc máy kéo. Theo các viên chức Pakistan, trong tài liệu này còn có những chi tiết liên quan đến những khoản hoa hồng bất hợp pháp mà công ty máy kéo đã chi trả để có được hợp đồng, số tiền lên đến 2 triệu USD.
Pháp
Trong những tài liệu được công bố, vụ làm ăn đắt giá nhất là thương vụ có dính líu đến tập đoàn hàng không Dassaut Aviation. Giới hữu trách nước Pháp cho biết, năm 1998 chồng của Bhutto, Zardari, đề nghị dành độc quyền cho Dasault trong đề án thay thế chiến đấu cơ phản lực cho không quân Pakistan, để nhận 5% tiền hoa hồng; số tiền này được chuyển cho một công ty của Zardari ở Thụy Sĩ.
Vào lúc ấy, luật chống tham nhũng của Pháp cấm hối lộ các viên chức Pháp, nhưng lại cho phép “lại quả” cho các viên chức nước ngoài. Tuy vậy, đến năm 2000 Pháp đã thay đổi bộ luật này.
Trung Đông
Trong số các khoản tiền lớn nhất được trả một lần mà các điều tra viên phát hiện, có vụ một nhà buôn vàng thỏi ở Trung Đông đã ký thác ít nhất 10 triệu USD vào các tài khoản của Zardari, sau khi chính quyền dành cho nhà buôn này độc quyền nhập khẩu vàng nhằm duy trì ngành công nghiệp kim hoàn của Pakistan. Người ta tin rằng số tiền trên được chuyển vào tài khoản của Zardari tại Citibank ở Dubai.
Bờ biển Ả Rập của Pakistan, trải dài từ Karachi đến biên giới Iran, từ lâu là lãnh địa của giới buôn lậu vàng. Mãi cho đến đầu nhiệm kỳ thứ hai của chính phủ Bhutto, các thương vụ lên đến hàng trăm triệu USD hằng năm vẫn diễn ra rầm rộ ở đây với vàng miếng gọi là biscuit, sau này là vàng thỏi, được vận chuyển bằng máy bay và thuyền qua lại trên Vịnh Ba Tư mà không gặp trở ngại nào ở bờ biển Pakistan.
Sau khi Bhutto trở lại cầm quyền năm 1993, một nhà buôn vàng thỏi người Pakistan ở Dubai, Abdul Razzak Yaqub, đưa ra một đề xuất: để được độc quyền nhập khẩu vàng, Razzak sẽ giúp chính phủ đưa việc mua bán vàng vào qui củ. Tháng 11 năm 1994, Bộ Thương mại Pakistan cho Razzak biết ông đã được cấp giấy phép, ít nhất trong hai năm, để trở thành nhà nhập khẩu vàng độc quyền cho Pakistan. Trong một cuộc phỏng vấn tại văn phòng của mình ở Dubai, Razzak thừa nhận đã sử dụng giấy phép này để nhập khẩu lượng vàng trị giá hơn 500 triệu USD vào Pakistan, và thêm rằng ông đã đến Islamabad vài lần để gặp Bhutto và Zardari, nhưng bác bỏ bất cứ vụ hối lộ hoặc thỏa thuận ngầm nào. Razzak nói “Tôi không trả một xu nào cho Zardari”.
Lưu vong
Tuyển cử năm 2002
Trong kỳ tổng tuyển cử vào tháng 10 năm 2002, Đảng Nhân dân Pakistan (PPP) do Bhutto lãnh đạo giành được số phiếu cao nhất (28, 42%) và chiếm 80 ghế (23,16%) trong quốc hội. Liên minh Hồi giáo Pakistan của Nawaz chỉ được 18 ghế. Một số nghị sĩ thuộc PPP tách ra lập đảng PPP-Patriot và gia nhập chính phủ liên hiệp của Musharaf.
Thập niên 2000
Năm 2002, Tổng thống Pakistan Pervez Musharraf tu chính hiến pháp giới hạn chức vụ thủ tướng trong hai nhiệm kỳ. Điều khoản này ngăn chặn khả năng Bhutto trở lại cầm quyền. Nhiều người xem đây là động thái trực tiếp nhắm vào hai cựu thủ tướng Benazir Bhutto và Nawaz Sharif.
Từ tháng 9 năm 2004, Bhutto đến sống tại Dubai, Các Tiểu Vương quốc Ả rập. Ở đây bà lo chăm sóc các con và mẹ đang mắc bệnh Alzheimer; bà cũng đi diễn thuyết và vẫn giữ liên lạc với những người ủng hộ bà thuộc đảng PPP. Bhutto có ba con và đã đoàn tụ với chồng vào tháng 12 năm 2004 khi chồng bà được trả tự do sau 5 năm bị cầm tù.
Ngày 27 tháng 1 năm 2007, bà được mời đến nói chuyện trước một cử tọa đoàn gồm có Tổng thống Bush, các nghị sĩ quốc hội và các viên chức bộ ngoại giao.
Tháng 3 năm 2007, Bhutto xuất hiện trong chương trình Question Time của đài truyền hình BBC tại Anh. Bà cũng có mặt trong chương trình Newsnight của BBC. Tháng 5 năm 2007, Bhutto phản bác nhận xét của Muhamad Ijaz-ul-Haq về việc phong tước hiệp sĩ cho Salman Rushdie, cho rằng ul-Haq đang kêu gọi ám sát các công dân nước ngoài.
Bhutto tuyên bố ý định trở về Pakistan trong năm 2007, bất kể thông báo của Musharraf đưa ra trong tháng 5 năm 2007 không cho phép bà trở về trước kỳ tổng tuyển cử sẽ tổ chức vào cuối năm 2007, hoặc đầu năm 2008. Có những lời đồn đoán bà sẽ trở lại nắm quyền thủ tướng.
Đến giữa năm 2007, có những dấu hiệu cho thấy Hoa Kỳ đang thúc đẩy một thỏa hiệp, theo đó Musharraf sẽ duy trì chức vụ tổng thống sau khi rút khỏi vị trí tổng tư lệnh quân lực, và Bhutto, hoặc một nhân vật được bà ủng hộ, sẽ đảm trách chức vụ thủ tướng.
Ngày 5 tháng 10 năm 2007, Musharraf ký Sắc lệnh Hòa giải Quốc gia ân xá Bhutto và các nhà lãnh đạo chính trị khác – ngoại trừ cựu thủ tướng Nawaz Sharif đang sống lưu vong – khỏi mọi cáo buộc chống lại họ, kể cả tội danh tham nhũng. Sắc lệnh được ban hành một ngày trước khi có cuộc bầu cử chức vụ tổng thống. Đáp lại, Bhutto và đảng PPP của bà đồng ý không tẩy chay cuộc bầu cử tổng thống.
Ngày 6 tháng 10 năm 2007, Pervez Musharraf thắng cuộc bầu cử tổng thống tại quốc hội. Tuy nhiên, Tòa án Tối cao ra phán quyết sẽ không có tuyên bố kết quả chính thức cho đến khi tòa ra quyết định về việc Musharraf ra tranh cử tổng thống khi đang là tướng lĩnh quân đội có hợp pháp hay không. Đảng PPP của Bhutto đã không gia nhập các đảng đối lập tẩy chay cuộc bầu cử.
Hồi hương
Sau tám năm sống lưu vong ở Dubai và Luân Đôn, ngày 18 tháng 10 năm 2007, Bhutto trở về Karachi để chuẩn bị cho kỳ tổng tuyển cử năm 2008.
Ngày 18 tháng 10 năm 2007, trên đường đến một buổi tụ họp tại Karachi, hai quả bom đã phát nổ sau khi Bhutto rời Phi trường Quốc tế Jinnah. Bà không bị thương nhưng vụ nổ, kích hoạt bởi một kẻ đánh bom tự sát, giết chết 136 người và làm bị thương ít nhất 450 người khác. Trong số người tử nạn có ít nhất 50 vệ sĩ thuộc các toán an ninh của PPP, là những người tạo một màn chắn sống xung quanh chiếc xe chở Bhutto nhằm ngăn chặn những kẻ đánh bom. Ngoài ra, còn có 6 cảnh sát thiệt mạng trong vụ này.
Bhutto nói rằng bà đã cảnh báo chính phủ Pakistan về việc các toán đánh bom cảm tử sẽ nhắm vào bà nhưng chính phủ đã không hành động. Bhutto cẩn thận không nhắc đến Musharaf mà chỉ kết án “một vài cá nhân [trong chính quyền], là những người lạm dụng chức quyền” để ủng hộ các chiến binh Hồi giáo. Các phụ tá thân cận của Bhutto cho biết một trong những tên tuổi được nhắc đến trong bức thư Bhutto gởi chính phủ có tên Ijaz Shaz, tổng giám đốc Văn phòng Tình báo, một trong các cơ quan tình báo của Pakistan; Shaz cũng là phụ tá thân cận của Tướng Musharraf. Bhutto vẫn thường cáo buộc các cơ quan tình báo quân đội, nhất là cơ quan Tình báo Liên ngành (ISI), hoạt động chống lại bà và đảng của bà, bởi vì họ bất đồng với bà về lập trường tự do và chủ trương thế tục. Trong những thập niên qua, ISI vẫn hậu thuẫn các nhóm Hồi giáo ở Kashmir và Afghanistan.
Bị ám sát
Ngày 27 tháng 12 năm 2007, bà Bhutto đã thiệt mạng trong vụ tấn công tự sát tại thành phố Rawalpindi, ngay sau khi bà kết thúc bài diễn thuyết trong một cuộc vận động tranh cử. Một tay súng đã bắn vào cổ và thái dương bà rồi cho kích hoạt quả bom mang theo người khiến ít nhất hơn 22 người nữa thiệt mạng[1][2][3]. Thông tin ban đầu cho biết, bà Bhutto chỉ bị thương trong vụ đánh bom liều chết và được đưa tới bệnh viện để phẫu thuật. Nhưng phát ngôn viên của quân đội Pakistan và quan chức Đảng Nhân dân Pakistan (PPP) của bà Bhutto sau đó thông báo, bà đã qua đời lúc 18h16′ giờ địa phương tức 13h16′ giờ GMT[4].
Một giới chức trong chính phủ Pakistan cho biết nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của bà là do bị chấn thương sọ não, khi đầu bà đập vào cửa sổ trời của chiếc xe hơi lúc vụ nổ xảy ra[5]. Ông tiết lộ, qua khám nghiệm tử thi cho thấy bà Bhutto đã bị đập đầu mạnh vào đòn bẩy của cửa sổ trời trên nóc xe khi cúi nhanh xuống, sau khi kẻ đánh bom liều chết cho nổ tung mình. Vết thương đó đã khiến bà tử vong. Kẻ tấn công liều chết có vẻ như đã bắn ba phát vào bà, nhưng đều trượt. “Đòn bẩy đã đâm vào tai phải của bà, gây nứt hộp sọ. Không có mảnh đạn hay mảnh bom nào được tìm thấy trên người bà”.
Tuy nhiên phát ngôn viên đảng PPP, người lo việc khâm liệm thi thể của bà Bhutto để an táng, cho biết bà không chết vì đập đầu vào thành xe như chính phủ giải thích mà trúng đạn vào đầu[6].
Chiếc phi cơ C-130 chở thi thể của Benazir Bhutto đã hạ cánh xuống tỉnh Sindh trước rạng sáng ngày 28 tháng 12, chuẩn bị cho việc chôn cất bà tại khu mộ của gia đình. Bhutto sẽ được chôn cất cạnh ngôi mộ của người cha Zulfikar Ali Bhutto, trong khu nghĩa địa của dòng họ tại Garhi Khuda Bakhsh[7][8][9][10][11][12][13].
Trách nhiệm
Mạng lưới khủng bố quốc tế Al-Qaeda đã lên tiếng nhận trách nhiệm vụ ám sát bà Bhutto. Đài truyền hình Pakistan ARY dẫn lời Mustafa Abu al-Yazid, một chỉ huy cấp cao của Al-Qaeda tại Afghanistan: “Bà ta là người ủng hộ trung thành của Mỹ và theo đuổi mục tiêu trấn áp phong trào mujahideen. Vì thế, bà ta bị tiêu diệt”. Trong khi chính quyền Pakistan và Cục Điều tra Liên bang Mỹ FBI cho biết còn quá sớm để khẳng định ai là kẻ chủ mưu vụ ám sát này.
Phản ứng trong nước
Tổng thống Pakistan Pervez Musharraf cho biết: “Chúng ta sẽ không ngơi nghỉ cho đến khi nào giải quyết xong vấn đề này và tiêu diệt tất cả những kẻ khủng bố. Đây là con đường duy nhất để đất nước tiến lên, nếu không đây sẽ là trở ngại lớn nhất đối với sự tiến bộ của chúng ta. Tôi muốn nhân cơ hội này kêu gọi cả dân tộc hãy bình tĩnh và thể hiện sự dũng cảm chịu đựng”[14]. Lãnh đạo phe đối lập tại Pakistan, cựu thủ tướng Nawaz Sharif cũng phát biểu: “Đây không chỉ là một ngày buồn mà là một ngày đen tối nhất trong lịch sử của đất nước này. Có những chuyện không thể nghĩ đến và không thể hiểu nổi đã xảy ra”[14][15].
Những người ủng hộ cựu thủ tướng Benazir Bhutto đã nổi loạn đập phá các thành phố, cướp bóc ngân hàng, châm lửa xe hơi, đốt ga tàu hỏa. Ít nhất 20 người đã chết trong bạo lực trong đó có 3 cảnh sát.
Phản ứng của quốc tế
Liên Hiệp Quốc Liên Hiệp Quốc: Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon phát biểu: “Tôi cực lực lên án tội ác tàn ác này và kêu gọi phải đưa những thủ phạm ra trước công lý trong thời gian sớm nhất. Đây là một đòn tấn công vào sự ổn định của Pakistan và tiến trình dân chủ của nước này”[14]. Ông đã triệu tập cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc[16].
: Tổng thống George W. Bush: “Nước Mỹ lên án mạnh mẽ hành động hèn hạ này của những kẻ cực đoan sát nhân, những kẻ đang cố phá hoại nền dân chủ của Pakistan. Những kẻ gây ra vụ giết người phải bị đưa ra trước công lý”.
: Tổng thống Vladimir Putin: “Tôi hy vọng những kẻ tổ chức vụ ám sát này sẽ được tìm ra và chúng bị trừng phạt đích đáng vì những gì đã làm[17]. Đây là một thách thức do các lực lượng khủng bố đặt ra không chỉ với Pakistan mà với cả cộng đồng quốc tế[17]“.
Thủ tướng Gordon Brown: “Bà Benazir Bhutto có thể bị những kẻ khủng bố sát hại nhưng không được phép để những kẻ khủng bố đó sát hại nền dân chủ ở Pakistan. Sự tàn bạo này càng củng cố quyết tâm của chúng ta rằng, những kẻ khủng bố sẽ không được phép thắng tại đó, tại đây hay bất cứ nơi nào khác trên thế giới”[14].
Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy: “Tôi lên án hành động đáng ghê tởm này một cách mạnh mẽ nhất. Chủ nghĩa khủng bố và bạo lực không có chỗ trong cuộc tranh luận về dân chủ. Hơn lúc nào hết, Pakistan cần tiến hành cuộc bầu cử cơ quan lập pháp trong điều kiện an ninh và minh bạch”.
Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh: “Khi bà ấy qua đời thì cả tiểu lục địa đã mất đi một nhà lãnh đạo kiệt xuất, người luôn làm việc vì dân chủ và sự hòa giải ở đất nước mình. Cách thức bà ra đi là một sự nhắc nhở về những mối nguy hiểm chung mà khu vực chúng ta phải đối mặt trước các hành động hèn hạ của chủ nghĩa khủng bố và sự cần thiết phải diệt trừ mối đe dọa nguy hiểm này”[18].
: Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jose Manuel Barroso: “Đây là một vụ tấn công vào nền dân chủ và đất nước Pakistan. Chúng tôi hy vọng Pakistan sẽ kiên định trên con đường quay trở lại sự điều hành của chính quyền dân sự dân chủ”[14].
: Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Dũng: “Việt Nam cực lực lên án vụ tấn công khủng bố dã man giết hại cựu Thủ tướng Pakistan, bà Benazir Bhutto và nhiều dân thường khác. Mong rằng cuộc điều tra vụ việc sớm hoàn tất, những kẻ chủ mưu vụ khủng bố này phải bị trừng phạt đích đáng. Việt Nam hy vọng tình hình Pakistan sẽ sớm ổn định để nhân dân Pakistan tập trung vào công cuộc phát triển đất nước.”
Giải thưởng
- 1988 Giải Bruno Kreisky
- 2008 Giải Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc (truy tặng)
Tác phẩm
- Benazir Bhutto, (1983), Pakistan: The gathering storm, Vikas Pub. House, ISBN 0-7069-2495-9
- Benazir Bhutto, (1988), Hija de Oriente, (Spanish language) Seix Barral, ISBN 84-322-4633-6
- Benazir Bhutto (1989). Daughter of the East. Hamish Hamilton. ISBN 0-241-12398-4.
- Benazir Bhutto (1989). Daughter of Destiny: An Autobiography. Simon & Schuster. ISBN 0-671-66983-4.
Trích dẫn
- “Tôi nhận thấy mỗi khi tôi cầm quyền, hoặc khi cha tôi lên nắm quyền, mọi sự trở nên tốt lành. Kinh tế phát triển, mưa thuận gió hòa, vụ mùa tốt. Theo tôi, đó là do chúng tôi muốn dâng tặng tình yêu và được nhận lại tình yêu”[cần dẫn nguồn].
Chú thích
- ^ “Benazir Bhutto Assination NBC News Coverage”. NBC. Ngày 27 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2007.
- ^ “Benazir Bhutto Assination CBS News Coverage”. CBS. Ngày 27 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2007.
- ^ “Benazir Bhutto Assination ABC News Coverage”. ABC. Ngày 27 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2007.
- ^ “Benazir Bhutto killed”. Time. Ngày 27 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2007.
- ^ “Bhutto death explanation ‘pack of lies’”. Herald Sun. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2007.
- ^ [1]
- ^ “Benazir Bhutto Assassination: Video Shows Last Moments Of Former PM”. The Post Chronicle. Ngày 27 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2007.
- ^ Bhutto photographer: ‘Gunshots rang out and she went down’ CNN
- ^ “Bhutto’s body in Larkana for burial”. Ngày 28 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2007.
- ^ “Benazir Bhutto ‘killed in blast’”. BBC News. Ngày 27 tháng 12 năm 2007.
- ^ “Benazir Bhutto assassinated”. Ngày 27 tháng 12 năm 2007.
- ^ “Bhutto’s body flown home”. CNN Asia. Ngày 27 tháng 12 năm 2007.
- ^ Pakistanis Bury Bhutto and Brace for More Turmoil 29 tháng 12, 2007
- ^ a ă â b c “Reactions to Bhutto assassination”. BBC. Ngày 27 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2007.
- ^ “Sharif vows to fight Bhutto’s ‘war’”. IOL. Ngày 27 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2007.
- ^ Varner, Bill (ngày 27 tháng 12 năm 2007). “UN Security Council, Ban Condemn Slaying of Pakistan’s Bhutto”. Bloomberg. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2007.
- ^ a ă “Putin hopes those guilty of Bhutto’s death will be punished” (bằng tiếng Anh). RIA Novosti. ngày 27 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2007. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong:
|date=
(trợ giúp) - ^ Roy, Nilova (ngày 27 tháng 12 năm 2007). “India expresses shock, horror at Bhutto’s assassination”. Hindustan Times. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2007.
Tham khảo
- W.F. Pepper, (1983), Benazir Bhutto, WF Pepper, ISBN 0-946781-00-1
- Rafiq Zakaria (1990). The Trial of Benazir. Sangam Books. ISBN 0-86132-265-7. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong:
|date=
(trợ giúp) - Katherine M. Doherty, Caraig A. Doherty, (1990), Benazir Bhutto (Impact Biographies Series), Franklin Watts, ISBN 0-531-10936-4
- Rafiq Zakaria, (1991), The Trial of Benazir Bhutto: An Insight into the Status of Women in Islam, Eureka Pubns, ISBN 967-978-320-0
- Diane Sansevere-Dreher, (1991), Benazir Bhutto (Changing Our World Series), Bantam Books (Mm), ISBN 0-553-15857-0
- Christina Lamb, (1992), Waiting for Allah, Penguin Books Ltd, ISBN 0-14-014334-3
- M FATHERS, (1992), Biography of Benazir Bhutto, W.H. Allen / Virgin Books, ISBN 0-245-54965-X
- Elizabeth Bouchard, (1994), Benazir Bhutto: Prime Minister (Library of Famous Women), Blackbirch Pr Inc, ISBN 1-56711-027-4
- Iqbal Akhund, (2000), Trial and Error: The Advent and Eclipse of Benazir Bhutto, OUP Pakistan, ISBN 0-19-579160-6
- Libby Hughes, (2000), Benazir Bhutto: From Prison to Prime Minister, Backinprint.Com, ISBN 0-595-00388-5
- Iqbal Akhund, (2002), Benazir Hukoomat: Phela Daur, Kia Khoya, Kia Paya?, OUP Pakistan, ISBN 0-19-579421-4
- Mercedes Anderson, (2004), Benazir Bhutto (Women in Politics), Chelsea House Publishers, ISBN 0-7910-7732-2
- Mary Englar, (2007), Benazir Bhutto: Pakistani Prime Minister and Activist, Compass Point Books, ISBN 0-7565-1798-2
- Ayesha Siddiqa Agha, (2007), Military Inc.: Inside Pakistan’s Military Economy, Pluto Press, ISBN 0-7453-2545-9
- Abdullah Malik, (1988), Bhutto se Benazir tak: Siyasi tajziye, Maktabah-yi Fikr o Danish, ASIN B0000CRQJH
- Bashir Riaz, (2000), Blind justice, Fiction House, ASIN B0000CPHP8
- Khatm-i Nabuvat, ASIN B0000CRQ4A
- Mujahid Husain, ((1999)), Kaun bara bad °unvan: Benazir aur Navaz Sharif ki bad °unvaniyon par tahqiqati dastavez, Print La’in Pablisharz, ASIN B0000CRPC3
- Ahmad Ejaz, (1993), Benazir Bhutto’s foreign policy: A study of Pakistan’s relations with major powers, Classic, ASIN B0000CQV0Y
- Lubna Rafique, (1994), Benazir & British press, 1986-1990, Gautam, ASIN B0000CP41S
- Sayyid Afzal Haidar, (1996), Bhutto trial, National Commission on History & Culture, ASIN B0000CPBFX
- Mumtaz Husain Bazmi, (1996), Zindanon se aivanon tak, al-Hamd Pablikeshanz, ASIN B0000CRPOT
- Unknown author, (1996), Napak sazish: Tauhin-i risalat ki saza ko khatm karne ka benazir sarkari mansubah, Intarnaishnal Institiyut af Tahaffuz-i
Liên kết ngoài
![]() |
Wikimedia Commons có thêm thư viện hình ảnh và phương tiện truyền tải về Benazir Bhutto |
- Benazir Bhutto Aug 15, 2007 at the Council on Foreign Relations
- Benazir Bhutto is Kurdish
- Watch Benazir’s videos and interviews
- Benazir Bhutto Website
- Benazir Bhutto becomes Prime Minister
- Asif Zardari Profile
- Bhutto cleared of corruption
- Bhutto on Al-Qaeda
- All About Benazir Bhutto
- Interview
- Musharraf blocks PPP rallies
- Pakistan Peoples Party website
- Pakistani opposition protests Bhutto case
- Profile
- Witch Hunt
- Born to rule, bred to lose – US News and World Report 1990
- A Piece of Political Theatre
|
Thriller (album)
Thriller | ||||
---|---|---|---|---|
![]() |
||||
Album phòng thu của Michael Jackson | ||||
Phát hành | 30 tháng 11, 1982 | |||
Thu âm | 14 tháng 4 – 8 tháng 11, 1982 (Westlake Recording Studio) |
|||
Thể loại | Pop, R&B, post-disco, rock, funk | |||
Thời lượng | 42:19 | |||
Hãng đĩa | Epic Records EK-38112 |
|||
Sản xuất | Michael Jackson, Quincy Jones | |||
Thứ tự album của Michael Jackson | ||||
|
||||
Đĩa đơn từ Thriller | ||||
|
||||
Phiên bản đặc biệt 2001 | ||||
![]() |
“Thriller” là album phòng thu thứ 6 của nghệ sĩ thu âm người Mỹ Michael Jackson, phát hành vào ngày 30 tháng 11 năm 1982 bởi hãng đĩa Epic như một đợt tiến công sau thành công năm 1979 với album Off the Wall. Thriller là một sự trải nghiệm đa thể loại tương tự như Off the Wall, bao gồm funk, disco, soul, R&B, và pop.[1][2] Nội dung các bài hát của album cùng với cách dàn dựng mang màu sắc hoang tưởng và siêu nhiên.
Với ngân sách sản xuất $750.000, quá trình ghi âm diễn ra từ giữa tháng 4 và tháng 11 năm 1982 tại Westlake Recording Studios ở Los Angeles, California. Với sự hỗ trợ của nhà sản xuất Quincy Jones, Jackson đã viết lời 4 trong số 9 ca khúc của Thriller. Chỉ sau hơn một năm, album đã và hiện nay vẫn là album bán chạy nhất mọi thời đại, với doanh số ước tính khoảng 65 triệu bản trên toàn thế giới theo nhiều nguồn tin khác nhau.[3][4][5] Tại Mỹ, Thriller cùng với Their Greatest Hits (1971–1975) của Eagles là hai album bán chạy nhất khi đạt được doanh số 29 triệu bản. Bảy trong số chín ca khúc đã được phát hành đĩa đơn, và tất cả đều đạt đến top 10 trên Billboard Hot 100.
Thriller đã đưa Jackson trở thành một trong những ngôi sao nhạc pop xuất sắc vào cuối thế kỷ 20, và cho phép anh phá vỡ những rào cản chủng tộc của mình thông qua xuất hiện trên MTV và cuộc họp với Tổng thống Ronald Reagan tại Nhà Trắng. Album này là một trong những album đầu tiên thành công trong việc sử dụng video ca nhạc như một công cụ quảng bá thành công – các video “Thriller“,”Billie Jean” và “Beat It” đã được luân phiên phát sóng liên tục trên MTV. Năm 2001, một phiên bản đặc biệt của album được phát hành, trong đó bao gồm các đoạn phỏng vấn ghi âm, demo và bài hát “Someone in the Dark”, nằm trong album chiến thắng một giải Grammy E.T. the Extra-Terrestrial. Năm 2008, album đã được phát hành lại một lần nữa với tên Thriller 25, được remix cho phù hợp với âm nhạc đương thời nhằm kỷ niệm 25 năm ngày phát hành album vĩ đại này, album này gồm một bài hát trước đó chưa được phát hành và một DVD.
Thriller xếp thứ 20 trong danh sách 500 album hay nhất mọi thời đại của tạp chí Rolling Stone công bố năm 2003, và đã được liệt kê bởi Hiệp hội thị trường ghi âm quốc gia ở hạng 3 trong số 200 Album của mọi thời đại. Thriller đã được lưu giữ bởi các Thư viện Quốc hội Mỹ đến Hiệp hội Thu Âm Quốc gia, nó được xem như là “nền văn hóa quan trọng”. Tháng 2 năm 1984, Michael Jackson được đề cử 12 giải Grammy và đã thắng 8 giải, phá kỷ lục vào thời điểm đó về số giải Grammy giành được trong một năm. 7 giải thuộc về album Thriller trong đó hai giải quan trọng nhất là “Album của năm” và “Thu âm của năm” (cho “Beat It“). Cũng năm đó, Michael đã giành 8 giải âm nhạc Mỹ và 3 giải MTV Video Music Awards.
Ở tuổi 25, The New York Times đã gọi Michael Jackson là một “hiện tượng âm nhạc”, nhận xét rằng: “Trong làng nhạc Pop có một Michael Jackson và có vài người khác nữa”. Thời báo TIME cũng khẳng định rằng: Thriller đã đem lại cho ngành công nghiệp thương mại âm nhạc những ngày sáng láng kể từ năm 1978, khi mà album này đạt doanh thu trong nước khoảng 4,1 tỉ USD. Thriller cũng đã góp phần giúp đem tiếng hát của những nghệ sĩ Mỹ gốc Phi trở lại sóng phát thanh chính của radio kể từ giữa thập niên 70. Năm 2012, tạp chí Slant liệt kê album ở vị trí số một trong danh sách “Những album xuất sắc nhất của thập niên 1980”.[6]
Mục lục
Bối cảnh
Album Off the Wall (1979) của Jackson là một thành công quan trọng và nhận được đánh giá tốt.[7][8] Album cũng thành công trên phương diện thương mại, khi đã bán hơn 20 triệu bản trên toàn thế giới.[9]
Những năm giữa Off the Wall và Thriller là khoảng thời gian chuyển tiếp của nam ca sĩ này, tăng cường khả năng độc lập và đấu tranh với gia đình ông. Năm 1973, Joseph – cha của Jackson – bắt đầu một chuyện tình bí mật với một người phụ nữ trẻ hơn ông 20 tuổi, cặp vợ chồng đã có một đứa trẻ trong bí mật. Năm 1980, Joseph nói với gia đình về các thương vụ, Michael, đã nổi giận với cha vì ông lạm dụng tuổi thơ của mình, cảm thấy bị phản bội sau những gì ông đã phải trải qua ra với Joseph trong nhiều năm. Giai đoạn này dường như Michael chìm sâu trong buồn phiền; Jackson giải thích, “Ngay cả khi ở nhà, tôi vẩn cô đơn. Tôi ngồi trong phòng tôi và đôi lúc tôi khóc… Thật khó để tìm 1 người bạn… Thỉnh thoảng tôi đi bộ quanh khu phố vào ban đêm, chỉ hy vọng tìm được ai đó để nói chuyện với nhưng tôi chỉ kết thúc bằng việc quay trở về nhà…” Khi Jackson bước qua tuổi 21 vào tháng 8 năm 1979, ông đã từ chối để Joseph là người quản lý của mình và thay thế Joseph là John Branca.[10]
Jackson tâm sự với Branca rằng ông muốn được là “một nhà doanh nghiệp thành công nhất” và “giàu có”. Ông cảm thấy thất vọng trước những gì ông gặt hái được với Off the Wall, và ói, “Điều đó hoàn toàn không công bằng, nó đã không nhận được giải Bản Thu Âm Của Năm và điều đó không bao giờ có thể xảy ra lần nữa.” Ông cũng cảm thấy bị coi thường bởi ngành công nghiệp âm nhạc; năm 1980 khi Jackson gợi ý các nhà báo của Rolling Stone thực hiện một câu chuyện về ông, họ đã từ chối, Jackson trả lời, “Tôi đã bị nói đi nói nói lại rất nhiều rằng người da đen xuất hiện trên bìa tạp chí thì sẽ khó mà bán được… Đợi đi. Một ngày nào đó các tạp chí sẽ được xin tôi cho một cuộc phỏng vấn. Có thể tôi sẽ đồng ý. Hoặc có thể không.”[11]
Thu âm album
Jackson tái hợp với nhà sản xuất của Off the Wall – Quincy Jones – để ghi âm album thứ sáu của ông. Cặp đôi này đã làm việc cùng nhau trên 300 bài hát, trong đó có chin bài cuối cùng bao gồm Thriller đã được ghi nhận giữa tháng 4 và tháng 11 năm 1982, với ngân sách sản xuất của $750,000. Một vài thành viên của ban nhạc Toto cũng đã được tham gia vào việc thu âm và sản xuất của album.[12] Jackson đã viết bốn bài hát để thu âm: “Wanna Be Startin ‘Somethin'”, “Girl Is Mine” (với Paul McCartney), “Beat It” và “Billie Jean“.[13] Không giống như nhiều nghệ sĩ khác, Jackson không viết những bài hát trên giấy. Thay vào đó, ông sẽ nói để thu vào một máy ghi âm; khi thu âm ông sẽ hát theo trí nhớ.[14][15]
Mối quan hệ giữa Jackson và Jones trở nên căng thẳng trong quá trình thu âm album. Jackson dành nhiều thời gian để tập luyện các bước nhảy một mình.[15] Khi chín ca khúc của album được hoàn thành, cả Jones và Jackson không hài lòng với kết quả và phối âm của mỗi bài hát, bỏ ra 1 tuần cho mỗi bài, Jones cho rằng “Billie Jean” đã không đủ mạnh để được đưa vào thu âm, nhưng Jackson không đồng ý và giữ nó. Jones nói với Jackson rằng Thriller sẽ không có được thành công như Off the Wall đã có, bởi vì thị trường đã suy yếu. Đáp lại, Jackson đe dọa sẽ hủy bỏ việc phát hành album.[15]
Jackson đã được truyền cảm hứng để tạo ra một album mà “mỗi bài hát là một kẻ giết người”, như với Kẹp hạt dẻ của Tchaikovsky, điều mà Jones và nhạc sĩ Rod Temperton tiết lộ về những gì xảy ra trong phiên bản phát hành lại năm 2001 của album.[16][17] Jones đã thảo luận “Billie Jean” và tại sao nó lại mang tính cá nhân với Jackson, người đấu tranh để đối phó với một số người hâm mộ ám ảnh. Jones muốn phần mở đầu dài của bài hát cần được rút ngắn, tuy nhiên, Jackson khẳng định rằng nó cần được giữ, nó là cảm hứng khiến anh nhảy. Các phản ứng liên tục chống lại disco đã làm cho nó cần thiết để di chuyển theo một hướng âm nhạc khác từ đậm chất disco của Off the Wall. Jones và Jackson đã xác định để thực hiện một bài rock mà có thể thích hợp đến tất cả các thị hiếu và bỏ hàng tuần tìm kiếm một tay guitar phù hợp với bài hát “Beat It”, một bài hát do Jackson viết. Cuối cùng, họ tìm Eddie Van Halen của ban nhạc rock Van Halen.[13][15]
Khi Rod Temperton viết “Thriller“, ông ban đầu muốn gọi nó là “Starlight” hoặc “Midnight Man” nhưng chọn “Thriller” bởi vì ông cảm thấy tên ấy sẽ có tiềm năng bán hàng.[15] Temperton đã đưa đến diễn viên Vincent Price, người đã hoàn thành phần của mình chỉ trong nháy mắt. Temperton đã viết phần lời thoại trong một xe taxi trên đường vào phòng thu. Jones và Temperton nói rằng một số bản ghi âm đã được cắt rời khỏi phần cuối cùng bởi vì họ không có “sự cáu kỉnh” của các bài nhạc album khác.[13]
Âm nhạc
Thriller là một album post-disco.[18] Theo Steve Huey của Allmusic, Thriller được đặc chế từ các điểm mạnh của album trước Off the Wall. Các điệu nhảy và bài nhạc rock đã tích cực hơn, trong khi giai điệu nhạc pop và ballad nhẹ nhàng hơn và nhiều chất soul.[19] Đáng chú ý bao gồm các bản ballad “The Lady in My Life”, “Human Nature”, và “The Girl Is Mine”; các mảng funk “Billie Jean” và “Wanna Be Startin’ Somethin’“; và đậm chất disco với “Baby Be Mine” và “P. Y. T. (Pretty Young Thing)”.[19][20][21][22] Chất liệu âm thanh tương tự như Off The Wall. Bài hát được đi kèm với bass và nền bộ gõ và trung tâm của bài hát, mang ý nghĩa tôn giáo Swahili,[23] làm cho bài hát mang tính quốc tế.[24] “The Girl Is Mine” kể về cuộc chiến hai người bạn giành một người phụ nữ, tranh cãi ai yêu thương cô ấy nhiều hơn và kết luận với bằng rap nói.[15][24]
Mặc dù 2 bản thu âm đều mang âm hưởng pop nhẹ, Thriller thành công hơn Off the Wall, báo hiệu trước những bất ngờ không ngờ sẽ đến từ sự nghiệp của Jackson sau này.[25] Với Thriller, Jackson sẽ bắt đầu một liên đới với chủ đề cao siêu của hoang tưởng và hình ảnh tối hơn.[21] Đây là bằng chứng cho các bài hát “Billie Jean“, “Wanna Be Startin’ Somethin’” và “Thriller“.[20] Trong “Billie Jean“, Jackson hát về một fan hâm mộ ám ảnh những người cáo buộc ông là cha của đứa trẻ; trong “Wanna Be Startin’ Somethin'”, ông lập luận chống lại tin đồn và các phương tiện truyền thông.[19][21] Trong các bài hát cũ, Jones nhờ Jackson hát xướng âm, và trong nhạc jazz saxophone Tom Scott chơi một nhạc cụ hiếm. Louis Johnson chơi phần của mình trên một guitar bass Yamaha. Bài hát sẽ mở ra với một âm trầm dài và trống.[26] Trong bài “Thriller“, hiệu ứng âm thanh như cửa ọp ẹp, sấm, chân đi bộ trên ván gỗ, gió hú và chó có thể nghe thấy.[15]
Chống băng đảng bạo lực “Beat It” đã trở thành một sự kính trọng đến West Side Story, và lần đầu tiên Jackson thành công với mảng nhạc rock. Jackson sau này nói về “Beat It“, điểm nhấn là không ai cần phải là một người cứng rắn, mạnh mẽ, bạn có thể tránh xa cuộc chiến và vẫn một người đàn ông thực thụ. Bạn không cần phải chết để chứng minh bạn là một gã đàn ông”. “Human Nature” mang tính nội tâm, như đã chuyển tải trong lời bài hát “Looking out, across the morning, the City’s heart begins to beat, reaching out, I touch her shoulder, I’m dreaming of the street”.
Cuối những năm 1970, khả năng của Jackson rất được quan tâm; Allmusic mô tả anh như một ca sĩ năng khiếu tiềm ẩn. Rolling Stone so sánh giọng hát của ông như “Thì thào, tiếng lắp bắp đệm vào” của Stevie Wonder.[19][27] Phân tích của họ cũng cho rằng, “Jackson sở hữu một giọng nam tenor cao, đẹp và thánh thót. Rồi nó chuyển nhẹ nhàng sang giọng the thé một cách thật đáng yêu”. Với việc phát hành Thriller, Jackson có thể hát thấp xuống đến một basso thấp C-nhưng anh thích hát nhạc pop tenor cao hơn do để tạo phong cách. Rolling Stone đã có ý kiến rằng Jackson bây giờ là một giọng hát hoàn toàn dành cho người lớn đã bị “ảnh hưởng bởi nỗi buồn”.[28] “P. Y. T. (Pretty Young Thing)”, tin vào James Ingram và Quincy Jones, và “The Lady in My Life” của Rod Temperton, cả hai đã cho album hơi hướng R&B mạnh mẽ; các bài hát sau này được miêu tả là Jackson có một chất giọng gợi cảm và có sau những năm của ông ở Motown” bởi Taraborrelli.[24] Các ca sĩ đã kế tục “giọng nấc” mà ông vẫn tiếp tục thực hiện tại Thriller. Mục đích của tiếng nấc giống như nuốt không khí hoặc thở hổn hển là giúp thúc đẩy một cảm xúc nào đó; hứng thú, buồn bã hay sợ hãi.[29]
Phát hành và tiếp nhận
Thriller được phát hành vào ngày 30 tháng 11 năm 1982, và bán được một triệu bản trên toàn thế giới mỗi tuần vào giờ cao điểm của nó. Bảy đĩa đơn đã được phát hành trong album, bao gồm “The Girl Is Mine” được xem như là một sự lựa chọn kém cho việc phát hành và dẫn đến một số tin rằng trong album sẽ là một thất vọng, và có gợi ý rằng Jackson đã nghiêng về khán giả người da trắng. “The Girl Is Mine” được tiếp theo là single hit “Billie Jean“, đưa Thriller lên đỉnh cao.[30][31] Tiếp tục thành công với “Beat It“, mà đặc trưng guitar Eddie Van Halen và Steve Lukather.[32] Ca khúc chủ đề “Thriller” được phát hành và trở thành một hit quốc tế.
Thriller cũng đã nhận được tín hiệu tốt từ hầu hết bởi các nhà phê bình. Rolling Stone dành tặng bốn sao cho album, Christopher Connelly miêu tả nó như “một LP thú vị” với “một tin nhắn tăm tối và đau đớn”. Bất chấp các phản ứng tích cực, các tiêu đề của ca khúc bị chỉ trích mạnh mẽ. Rolling Stone bày tỏ một cách tiêu cực, chỉ trích “sự thoái hóa đáng xấu hổ”. Các tạp chí bày tỏ sự nhầm lẫn ở việc sử dụng Vincent Price hơn Count Floyd. The New York Times đã đưa ra một đánh giá tích cực cho album, và dành riêng cho một số lượng lớn các khoảng đưa tin của mình cho bài “Human Nature”. Họ miêu tả nó như là bài “đỉnh nhất” của album, và đã viết, “nó là một bản mang tính nghiền ngẫm, tư duy bởi Steve Porcaro và John Bettis với một điệp khúc khó mà cưỡng lại và nó phải là một hit khổng lồ”. xem xét kết luận của họ The New York Times thêm vào: “Còn rất nhiều bài hits khác. Trên tất cả sự ảnh hường của album trên toàn thế giới, Thriller hưa hẹn một tương lai to lớn cho Michael Jackson“.[33]
Robert Christgau đưa ra một cái nhìn tổng quan về album một vài ngày trước khi phát hành. Ông thừa nhận rằng đã có “chèn” vào bản thu âm nhưng vẫn cho nhãn nó “gần như cổ điển”.[34] Ông cũng bày tỏ ý kiến cho rằng, “Beat It” là ca khúc hay nhất của album, nhưng chỉ trích “The Girl Is Mine” như là “ý tưởng tệ nhất kể của Michael kể từ giai đoạn “Ben”. Có ý kiến rằng những người cộng sự đã không làm việc tốt, nhưng vẫn ca ngợi nó nhận được sự yêu thích trên đài phát thanh”.
Album đem đến cho Jackson một kỷ lục 8 giải Grammy năm 1984, bao gồm Album của năm.[35][36] Cùng năm đó, Jackson đã giành 8 American Music Awards, the Special Award of Merit và ba MTV Video Music Awards. Thriller được công nhận là album bán chạy nhất trên thế giới vào ngày 7 tháng 2 năm 1984, khi nó được ghi vào sách Kỷ lục Guinness.[37] Đây là một trong ba album nằm trong top ten của Billboard 200 cho trong suốt 1 năm, gồm 37 tuần tại vị trí số 1 và 80 tuần liên tiếp được trong top ten. Album này cũng là lần đầu tiên có ba trong số bảy đĩa đơn nằm trong top 10 Billboard Hot 100, và là album duy nhất thuộc hạng best-seller trong hai năm (1983-1984) ở Mỹ.[38]
Ngày 21 tháng 8 năm 2009, Thriller được chứng nhận 29 giải Multi-Platinum bởi RIAA dành cho các album bán được ít nhất là 29.000.000 bản tại Mỹ.[39][40] Album đã đứng đầu bảng xếp hạng ở nhiều nước, bán được 4.200.000 bản tại Anh,[41] 2.500.000 bản tại Nhật Bản[42] và đã đạt được 15 đĩa Bạch kim tại Úc.[43] Vẫn còn phổ biến đến ngày nay, Thriller ước tính bán được khoảng 130.000 bản tại Mỹ mỗi năm, nó đạt tới vị trí số hai trong bảng xếp hạng US Catalog trong tháng 2 năm 2003 và số 39 tại Vương quốc Anh tháng 3 năm 2007.[44] Album này được bán khoảng 40 đến 110 triệu bản trên toàn thế giới. Sách Kỷ lục Guinness công nhận Thriller bán được 65.000.000 (2007). Bên ngoài nước Mỹ, ước tính album đã bán được hơn 20 triệu bản.[45]
Ảnh hưởng và di sản
Ngành công nghiệp âm nhạc
Blender mô tả Jackson như “một biểu tượng nhạc pop vào cuối thế kỷ XX”, trong khi The New York Times đã cho ý kiến rằng ông là một “hiện tượng âm nhạc”, và rằng “trong thế giới của nhạc pop, có Michael Jackson và có tất cả mọi người”.[26][46] Jackson tham gia vào các lĩnh vực khác như một nhà nghệ thuật, và như là một tổ chức tài chính có lợi nhuận. Luật sư John Branca của ông quan sát thấy rằng Jackson đã đạt được tỷ lệ tiền bản quyền cao nhất trong ngành công nghiệp âm nhạc đến thời điểm này: khoảng $2 cho mỗi album bán được. Kết quả là, Jackson giành được kỷ lục lợi nhuận từ việc bán đĩa nhỏ gọn, và từ việc bán các bản sao của tài liệu này. Bộ phim Thriller của Michael Jackson, sản xuất bởi Jackson và John Landis, tài trợ bởi MTV, đã bán được hơn 350.000 bản trong vài tháng đầu của nó. Trong một thị trường bị chi phối bởi những đĩa đơn, Thriller đóng vai trò quan trọng trong album, nhưng nhiều single hit của nó thay đổi nhận thức, khái niệm như về số lượng các đĩa đơn thành công có thể được lấy từ một album cá nhân.[47] Thời kỳ chứng kiến sự xuất hiện mới lạ: những con búp bê Michael Jackson, xuất hiện trong các cửa hàng tháng năm 1984 với mức giá 12$.[48] Thriller giữ một vị trí quan trọng trong văn hóa Mỹ; thà tiểu sử J. Randy Taraborrelli giải thích: “Tại một số thời điểm, Thriller ngừng bán các tạp chí, đồ chơi, vé cho một bộ phim hit và bắt đầu bán chạy trở lại như một yếu tố tất yếu”.[49]
Tại thời điểm phát hành của album, Gil Friesen, chủ tịch A & M Records, đã dưa ra lời phát biểu,cho biết, “Toàn ngành công nghiệp âm nhạc đã góp phần vào sự thành công này”.[48] Tạp chí TIME suy đoán rằng “Thriller đã mang đến cho các nhạc kinh doanh một năm bội thu kể từ 1978, khi nó đã có một ước tính tổng doanh thu trong nước là $4.100.000.000”.[48] TIME tổng kết rằng Thriller đã tác động và phục hồi “niềm tin” cho một ngành công nghiệp đang “gây nhàm chán” bởi tàn tích của xu hướng nhạc pop tổng hợp”. Việc xuất bản mô tả ảnh hưởng của Jackson tại thời điểm đó là, “các hồ sơ, phát thanh, video như một người đàn ông giải cứu cho thị trường âm nhạc. Một nhạc sĩ người đánh bại cả một thập kỷ. Một vũ công với đôi chân ngoài sức tưởng tượng trên đường phố. Một ca sĩ người cắt đi tất cả các ranh giới của hương vị và màu sắc và phong cách hóa “.[48]
Video âm nhạc và sự bình đẳng chủng tộc
Trước khi thành công của Thriller, nhiều người cho rằng Jackson đã phải đấu tranh để được MTV phát sóng bởi vì ông là người da đen.[50] Trong mọi nỗ lực để đạt được, Jackson, CBS Records và Walter Yetnikoff gây áp lực MTV, tuyên bố: “Tôi sẽ đứng trước công chúng và nói với họ về thực tế bạn rằng không muốn chơi âm nhạc của một người da đen”.[26]
Vị trí của anh đã thuyết phục MTV để bắt đầu phát sóng “Billie Jean” và sau này “Beat It“. Điều đó dẫn tới một quan hệ đối tác lâu dài và sau đó đã giúp các nghệ sĩ âm nhạc da đen khác được chính thức công nhận.[51] MTV chối bỏ việc phân biệt chủng tộc trong phát sóng của họ.[52] Sự phổ biến của video của ông, như “Beat It” và “Billie Jean“, đã giúp cho kênh TV kênh mới này “trên bản đồ”, và MTV chuyển qua chú trọng vào nhạc pop và R&B.[51][53]
Jackson biến video âm nhạc thành một hình thức nghệ thuật và công cụ quảng cáo thông qua việc sử dụng những câu chuyện kết hợp nhảy, các hiệu ứng đặc biệt.[19] Khi 14-phút của video “Thriller” được phát sóng, MTV phải chiếu nó hai lần một giờ để đáp ứng nhu cầu.[54] Bộ phim ngắn đánh dấu sự gia tăng về quy mô cho các video âm nhạc và thường đã được cho là một trong những video âm nhạc tuyệt nhất.[47] Sự phổ biến của video đã khiến album đứng số một trong bảng xếp hạng các album, nhưng Jackson không nhận được sự hỗ trợ việc phát hành video ca nhạc thứ ba trong album. Họ hài lòng với sự thành công của mình, do đó, Jackson đã thuyết phục MTV để tài trợ cho dự án.[15][54] Tác giả, nhà phê bình âm nhạc và nhà báo Nelson George đã viết vào năm 2004, “Thật khó mà để chỉ nghe những bài hát của Thriller mà không đi cùng video đối với hầu hết chúng ta với những hình ảnh của bài hát. Trong thực tế, ta có thể lập luận rằng Michael là nghệ sĩ đầu tiên của MTV có một album kết nối sâu sắc trí tưởng tượng của công chúng với hình ảnh của nó”.[55] Phim ngắn như Thriller gần như vẫn duy nhất thuộc về Jackson, trong khi các nhóm múa trong chuỗi “Beat It” đã được thường xuyên bắt chước.[13] Các vũ đạo trong Thriller đã trở thành một phần của nền văn hóa pop toàn cầu, nhân rộng ở khắp mọi nơi từ Bollywood đến nhà tù ở Philippines.[56][57]
Đối với một nghệ sĩ da đen trong những năm 1980 tới thời điểm đó, sự thành công của Jacson là một hiện tượng lạ. Theo The Washington Post, Thriller mở đường cho các nghệ sĩ người Mỹ gốc Phi như Prince.[58] “The Girl Is Mine” đã được ghi nhận nhận được sự yêu thích trên đài phát thanh.[59] Tạp chí Time ghi nhận, “Jackson là hiện tượng lớn nhất kể từ The Beatles. Ông là hiện tượng đơn lẻ nóng nhất kể từ Elvis Presley. Ông là nghệ sĩ da đen vĩ đại nhất mọi thời đại.”[48]
Ngày nay, album này vẫn còn được xem trong một ánh sáng tích cực của một số nhà phê bình hai thập kỷ sau đó. Stephen Thomas Erlewine của Allmusic đã cho album năm ngôi sao tối đa và đã viết rằng các bản ghi âm đã có một cái gì đó để tất cả mọi người quan tâm. Ông tin rằng nó trình diễn khó hơn funk và hard rock, trong khi còn có “undeniably fun”. Ông tiếp tục ca ngợi “Billie Jean” và “Wanna Be Startin’ Somethin'” và nói, “Những kỷ lục của hai bài hát hay nhất: ‘Billie Jean,…Wanna Be Startin’ Somethin, và các cảnh rùng rợn trong album. Jackson từng ghi “Erlewine đã cho ý kiến rằng nó là một sự cải tiến trong album trước của nghệ sĩ., Mặc dù đã được Allmusic quan trọng hóa trọng việc xem xét các tiêu đề, mô tả nó ” nực cười “.[20] Tạp chí Slant đã cho album năm sao, và giống như việc xem xét All Music Guide và bản gốc Rolling Stone xem xét, khen ngợi lời bài hát “Wanna Be Startin’ Somethin'”.[22][60]
Nelson George đã viết về Jackson đã “tạo 1 sự ảnh hưởng lớn đến R. Kelly, Usher, Justin Timberlake và vô số người khác với Thriller như là một cuốn sách giáo khoa”. Năm 2003, Thriller được xếp hạng ở vị trí thứ 20 trên danh sách “500 album vĩ đại nhất mọi thời đại” của Rolling Stone, và được liệt kê theo Hiệp hội Thu Âm các quốc gia mua hàng tại vị trí ba trong số 200 Albums của mọi thời đại.[61][62] Trong năm 2009, MTV Base và VH1 đã liệt kê Thriller như một album phát hành hay nhất kể từ năm 1981. 40.000 người chọn Thriller là album hay nhất của tất cả thời gian bởi MTV Generation, đạt một phần ba của tất cả các phiếu.[63][64]
Tái bản và doanh số bán ra
Thriller đã được phát hành lại vào năm 2001 được mở rộng, với tiêu đề Thriller: Special Edition. Các bài hát gốc đã được phối lại, và trong album bao gồm một tập sách mới và bonus, bao gồm các bài hát ” Someone In the Dark”, “Carousel”, và bản gốc “Billie Jean” demo, cũng như các audio phỏng vấn với Temperton, Jones và những thảo luận các bản ghi âm của album.[13][65] Sony cũng thuê kỹ sư âm thanh và remixer Mick Guzauski[66][67] để làm việc với Jackson về việc tạo ra kênh âm thanh vòm 5.1 cho Thriller, cũng như tất cả các album khác của ông, cho phát hành trên định dạng mới Super Audio CD. Mặc dù nhiều đã nhiều lần thử lại, Jackson không bao giờ chấp nhận bất kỳ bản sửa nào.[68] Do đó, Thiller đã được phát hành trên SACD chỉ trong phiên bản âm thanh stereo.[69]
Tháng 2/2008, Epic Records phát hành Thriller 25 do Jackson làm điều hành sản xuất.[40] Thriller 25 xuất hiện trên CD, USB và vinyl với bảy bài nhạc bonus, một bài hát mới tên là “For All Time”, Một đoạn Vincent Price’s voice-over, Và năm bài tái hợp tác với các nghệ sĩ người Mỹ Fergie, will.i.am, Kanye West và Akon.[40][70][71] Nó cũng bao gồm một DVD với ba video âm nhạc, màn trình diễn Billie Jean tại Motown 25, và một tập sách với những lời nhắn từ Jackson.[40] Bản ballad “For All Time” được cho là đã ghi âm từ năm 1982, nhưng thường được đem ra xem xét trong giai đoạn ghi âm cho album Dangerous.[72] Hai đĩa đơn đã được phát hành từ album tái bản: “The Girl Is Mine 2008” và “Wanna Be Startin ‘Somethin’ 2008“.
Thriller 25 đã là một thành công thương mại và đặc biệt là khi nó chỉ được phát hành lại. Nó đạt vị trí số một tại tám quốc gia và khu vực Châu Âu. Nó đạt vị trí số hai ở Mỹ, số ba ở Anh và lọt vào top 10 trong bảng xếp hạng trên 30 quốc gia. Nó đã được chứng nhận Vàng tại 11 quốc gia trong đó có Vương quốc Anh, đã nhận được một giấy chứng nhận 2 vàng tại Pháp và nhận được chứng nhận giải bạch kim tại Ba Lan.[73][74][75] Tại Hoa Kỳ, Thriller 25 là album bán chạy thứ 2trong tuần, bán được 166.000 bản, chỉ cách vị trí số một 14 nghìn bản. Điều đó không đủ điều kiện lọt vào Billboard 200 như là một biểu đồ tái phát hành nhưng bước vào Pop Catalog Charts tại vị trí số một (nơi mà nó đứng vững được mười tuần không liên tiếp),[76] với doanh thu cao nhất trên thống kê kể từ tháng 12 năm 1996.[77][78][79] Cùng trong lễ Halloween trong tháng 11, Thriller 25 dành hạng nhất lần thứ 11 không liên tiếp trên bảng xếp hạng catalog album tại Hoa Kỳ. Điều này đã mang doanh thu cho album tới 688.000 bản, làm cho nó trở thành album catalog bán chạy nhất năm 2008.[80] Đây được xem là doanh số tốt nhất của Jackson kể từ năm 2001 với Invincible, bán 3 triệu bản trên toàn thế giới trong 12 tuần.[81]
Sau khi Jackson qua đời trong tháng 6 năm 2009, Thriller đã trở lại. Nó đã bán được hơn 100.000 bản, đặt nó ở vị trí thứ hai trên Top Pop Catalog Albums bảng xếp hạng. Bài hát từ Thriller cũng đã giúp Jackson trở thành nghệ sĩ đầu tiên bán hơn một triệu lượt tải trong một tuần.[82] Theo Nielsen Soundscan, Thriller bán được 1.4 triệu bản tại Mỹ trong năm 2009, tính tới ngày 30 tháng 8.[83]
Danh sách bài hát
Toàn bộ nhạc phẩm đều được soạn và sáng tác bởi Michael Jackson, những nhạc sĩ khác được ghi chú bên.
STT | Tên bài hát | Thời lượng |
---|---|---|
1. | “Wanna Be Startin’ Somethin’“ | 6:02 |
2. | “Baby Be Mine” (Rod Temperton) | 4:20 |
3. | “The Girl Is Mine“ | 3:42 |
4. | “Thriller” (Temperton) | 5:57 |
5. | “Beat It“ | 4:19 |
6. | “Billie Jean“ | 4:54 |
7. | “Human Nature” (John Bettis, Steve Porcaro) | 4:05 |
8. | “P.Y.T. (Pretty Young Thing)” (James Ingram, Quincy Jones) | 3:58 |
9. | “The Lady in My Life” (Temperton) | 4:59 |
Phiên bản đặc biệt 2001 | ||
---|---|---|
STT | Tên bài hát | Thời lượng |
10. | “Phỏng vấn Quincy Jones #1” | 2:18 |
11. | “Someone in the Dark (chưa được phát hành trước đó)” (Bergman/Bergman/Temperton) | 4:48 |
12. | “Phỏng vấn Quincy Jones #2” | 2:04 |
13. | “Billie Jean (Demo) (chưa có sẵn trước đó)” (Jackson) | 2:20 |
14. | “Phỏng vấn Quincy Jones #3” | 3:10 |
15. | “Phỏng vấn Rod Temperton #1” | 4:02 |
16. | “Phỏng vấn Quincy Jones #4” | 1:32 |
17. | “Voice-Over Session from “Thriller” (chưa được phát hành trước đó)” (Temperton) | 2:52 |
18. | “Phỏng vấn Rod Temperton #2” | 1:56 |
19. | “Phỏng vấn Quincy Jones #5” | 2:01 |
20. | “Carousel (chưa được phát hành trước đó)” (Sembello/D. Freeman) | 1:49 |
21. | “Phỏng vấn Quincy Jones #6” | 1:17 |
Diễn biến trên các bảng xếp hạng
Thriller là một trong những album bán chạy nhất tại nhiều quốc gia từ 1983 đến 1984, đứng đầu các bảng xếp hạng tại Mỹ,[84] Vương quốc Anh, Đức,[85] Nhật Bản,[86] Pháp,[87] Canada,[88] Úc,[89] Thụy Điển,[90] New Zealand,[91] và Hà Lan.[92]
Xếp hạng
Xếp hạng cuối năm
|
|
Xếp hạng thập niên
Bảng xếp hạng (1980–89) | Vị trí |
---|---|
Australian Albums Chart[89] | 3 |
Austrian Albums Chart[113] | 1 |
Japanese Albums Chart[114] | 2 |
UK Albums Chart[99] | 3 |
Chứng nhận
Quốc gia | Chứng nhận | Doanh số |
---|---|---|
Argentina (CAPIF)[115] | Kim cương | 500,000x |
Úc (ARIA)[116] | 16× Bạch kim | 1,150,000[117] |
Áo (IFPI Austria)[118] | 8× Bạch kim | 400.000x |
Brazil (ABPD) | 3,800,000[119] | |
Canada (Music Canada)[120] | 2× Kim cương | 2,400,000[121] |
Phần Lan (Musiikkituottajat)[122] | Bạch kim | 119,061[122] |
Pháp (SNEP)[123] | Kim cương | 2,366,700[123] |
Đức (BVMI)[124] | 3× Bạch kim | 1.500.000^ |
Hồng Kông (IFPI Hong Kong)[125] | Bạch kim | 20.000* |
Ý (FIMI)[126] | Bạch kim | 100.000* |
Nhật (RIAJ)[127] | Vàng | 2,500,000[128] |
Mexico (AMPROFON)[129] | 2× Bạch kim+Kim cương+Vàng | 1,600,000^ |
Hà Lan (NVPI)[130] | 8× Bạch kim | 1,400,000[131] |
New Zealand (RMNZ)[132] | 12× Bạch kim | 180.000^ |
Bồ Đào Nha (AFP)[133] | Bạch kim | 40.000x |
Thụy Điển (GLF)[134] | 4× Bạch kim | 400.000^ |
Thụy Sĩ (IFPI Switzerland)[135] | 6× Bạch kim | 300.000x |
Anh (BPI)[136] | 11× Bạch kim | 4,274,000[137] |
Hoa Kỳ (RIAA)[138] | 29× Bạch kim | 29.000.000^ |
Tóm lược | ||
Châu Âu (IFPI)[139] For sales in 2009 |
Bạch kim | 1.000.000* |
*Chứng nhận dựa theo doanh số tiêu thụ ^Chứng nhận dựa theo doanh số nhập hàng xChưa rõ ràng |
Xem thêm
![]() |
Chủ đề Michael Jackson |
- Danh sách album bán chạy nhất thế giới
- Danh sách album bán chạy nhất tại Hoa Kỳ
- Danh sách album bán chạy nhất theo năm tại Hoa Kỳ
Tham khảo
- ^ Heyliger, M., Music – Help – Web – Review[liên kết hỏng] – A State-of-the-Art Pop Album (Thriller by Michael Jackson): “Not many artists could pull off such a variety of styles (funk, post-disco, rock, easy listening, ballads) back then…”. Retrieved on ngày 12 tháng 3 năm 2011
- ^ “Michael Jackson: The Unlikely King of Rock”. Rolling Stone. 7 tháng 7 năm 2009. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2013.
the lustrous post-disco sound of Thriller
- ^ Craig Glenday (biên tập). “Biggest-selling Album Ever”. Guinness World Records. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 5 năm 2006. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2012.
- ^ Gitlin, Martin (ngày 1 tháng 3 năm 2011). The Baby Boomer Encyclopedia. ABC-CLIO. tr. 196. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2012.
- ^ Janosik, MaryAnn (2006). The Greenwood Encyclopedia of Rock History: The video generation, 1981-1990. Greenwood Press. tr. 16. ISBN 978-0-313-32943-2. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2011.
The phenomenal success of Thriller as a landmark pop/rock album was enhanced further by Jackson’s innovative dance based music videos
- ^ “Best Albums of the 1980s”. Slant Magazine. Ngày 5 tháng 3 năm 2012.
- ^ Erlewine, Stephen. “Off the Wall Overview”. Allmusic. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2008.
- ^ Holden, Stephen (ngày 1 tháng 11 năm 1979). “Off the Wall: Michael Jackson”. Rolling Stone. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2008.
- ^ “Michael Jackson: Off the Wall — Classic albums”. Virgin Media. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2008.
- ^ Taraborrelli, p. 206
- ^ Taraborrelli, p. 191
- ^ Taraborrelli, pp. 220–221
- ^ a ă â b c Jackson, Michael. Thriller Special Edition Audio.
- ^ Taraborrelli, pp. 209–210
- ^ a ă â b c d đ e Lyle, Peter (ngày 25 tháng 11 năm 2007). “Michael Jackson’s Monster Smash”. London: The Daily Telegraph. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2008.
- ^ Ebony Magazine: Michael: 25 Years After Thriller, December 2007, pg. 97–98
- ^ Jackson, Michael (ngày 27 tháng 3 năm 2005). Jesse Jackson Interviews Michael Jackson. Phỏng vấn bởi Jesse Jackson.
- ^ Medd, James (ngày 26 tháng 4 năm 2013). “!!! keep the party going with Thr!!!er”. The Guardian (London). The Guide section, p. 14. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2013.
Michael Jackson’s 1982 post-disco titan
- ^ a ă â b c Huey, Steve. “Michael Jackson — Biography”. Allmusic. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2006.
- ^ a ă â Erlewine, Stephen (ngày 19 tháng 2 năm 2007). “Thriller Overview”. Allmusic. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2008.
- ^ a ă â Connelly, Christopher (ngày 28 tháng 1 năm 1983). “Michael Jackson: Thriller”. Rolling Stone. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2008.
- ^ a ă Henderson, Eric (2003). “Michael Jackson: Thriller”. Slant Magazine. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2008.
- ^ Ben Zimmer (ngày 26 tháng 6 năm 2009). “Ma ma se, ma ma sa, ma ma coo sa”. Language Log.
The story behind these seemingly nonsensical syllables is a fascinating one, originating in the Cameroonian language Duala…Jackson apparently claimed his version was Swahili, but he eventually acknowledged his debt to [Cameroonian singer Manu] Dibango…
- ^ a ă â Taraborrelli, pp. 223–225
- ^ Pareles, Jon (tháng 9 năm 1987). “Critic’s Notebook; How Good Is Jackson’s ‘Bad’?”. The New York Times. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2007.
- ^ a ă â “Michael Jackson, “Billy Jean””. Blender. Ngày 1 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2010.[liên kết hỏng]
- ^ “Michael Jackson: Biography”. The New Rolling Stone Album Guide. 2004. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 1 năm 2008. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2008.
- ^ Connelly, Christoper (ngày 28 tháng 1 năm 1983). “Michael Jackson: Thriller”. Rolling Stone. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2008.
- ^ George, p. 22
- ^ “Sold On Song Top 100”. British Broadcasting Corporation. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2008.
- ^ “Sold On Song”. British Broadcasting Corporation. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2008.
- ^ “Sessions”. Steve Lukather. 2006. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2008.[liên kết hỏng]
- ^ Rockwell, John (ngày 19 tháng 12 năm 1982). “Michael Jackson’s Thriller’: Superb Job”. The New York Times. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2008.
- ^ Christgau, Robert (ngày 28 tháng 12 năm 1982). “Christgau’s Consumer Guide”. The Village Voice (New York). Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2008.
- ^ “Grammy for Michael Jackson, Quincy Jones and Bruce Swedien”. Grammy. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2009.
- ^ Guinness World Records (2006). Guinness World Records 2007. New York: Guinness World Records Ltd. ISBN 1-904994-12-1.
- ^ Taraborrelli, p. 482 (pictures)
- ^ “The Year In Pop 2012: Adele Repeats as Top Artist, Gotye Scores No. 1 Hot 100 Song”. billboard.com. Ngày 14 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2013.
- ^ “RIAA Diamond Awards”. Recording Industry Association of America. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2009.
- ^ a ă â b “Sony announce Thriller 25”. Reuters. Ngày 30 tháng 11 năm 2007. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2008.
- ^ |“Adele overtakes Michael Jackson in all-time biggest selling albums chart”. The Official Charts Company. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2012.
- ^ “Michael Jackson Remains A Global Phenomenon”. Billboard magazine. Ngày 2 tháng 7 năm 2009. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2009.
- ^ “ARIA Charts-Accreditations-2009 Albums”. ARIA. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2009.
- ^ Jackson, Michael. Michael Jackson: The Ultimate Collection booklet.
- ^ Steve Huey. “Michael Jackson – Music Biography, Credits and Discography”. Allmusic. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2013.
- ^ Pareles, Jon (tháng 1 năm 1984). “Michael Jackson At 25: A Musical Phenomenon”. The New York Times. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2007.
- ^ a ă “Michael Jackson”. VH1. 2007. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2007.[liên kết hỏng]
- ^ a ă â b c Cocks, Jay (tháng 3 năm 1984). “Why He’s a Thriller”. Time. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2007.
- ^ Taraborrelli, p. 226
- ^ “Michael Jackson, “Billy Jean:”. Blender. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2007.[liên kết hỏng]
- ^ a ă Gundersen, Edna (ngày 25 tháng 8 năm 2005). “music videos changing places”. USA Today. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2008.
- ^ “Why it took MTV so long to play black music videos”. Jet. 2006.
- ^ “Why Are Michael Jackson’s Fans So Devoted?”. ABC News. Ngày 23 tháng 2 năm 2005. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2007.
- ^ a ă Taraborrelli, pp. 270–271
- ^ George, p. 23
- ^ “1500 Prisoners Perform Thriller Dance”. The Wrong Advices. Ngày 21 tháng 7 năm 2007. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2008.
- ^ “Jacko goes bollywood”. TMZ.com. Ngày 3 tháng 10 năm 2006. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2008.
- ^ Harrington, Richard (tháng 10 năm 1988). “Prince & Michael Jackson: Two Paths to the Top of Pop”. The Washington Post. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2007.
- ^ Christgau, Robert. “Robert Christgau: Artist 932”. Robert Christgau.com. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2008.
- ^ Brackett, Nathan; Hoard, Christian biên tập (ngày 2 tháng 11 năm 2004). The New Rolling Stone Album Guide (ấn bản 4). Simon & Schuster. tr. 414. ISBN 0743201698. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2012.
- ^ “Michael Jackson, ‘Thriller’ – Rolling Stone”. Rolling Stone. Ngày 31 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2013.[liên kết hỏng]
- ^ “Definitive 200”. The Rock and Roll Hall of Fame and Museum. 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2008.
- ^ “MTV’s Greatest Album Ever — The Results”. MTV. Ngày 9 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2008.
- ^ “Michael Jackson’s album Thriller voted best album since 1981”. Daily Mirror. Ngày 9 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2008.
- ^ Jackson, Michael. Thriller Special Edition booklet.
- ^ Paul Verna (ngày 1 tháng 5 năm 2001). “Interview with Mick Guzauski”. Mix Online. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2009.
- ^ Kevin Becka (ngày 1 tháng 6 năm 2006). “Mix Interview: Mick Guzauski”. Mix Online. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2009.
- ^ Roger Friedman (ngày 23 tháng 7 năm 2001). “First Jackson Effort Rejected, New One Not Ready”. Fox News. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2009.
- ^ “Michael Jackson on SACD”. PS3SACD.com. Ngày 9 tháng 7 năm 2009. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2009.
- ^ “Kanye West, Will.I.Am On New Edition Of Michael Jackson’s Thriller”. MTV (Music Television). Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2007.
- ^ “Kanye, Akon Help Jackson Revisit ‘Thriller’”. Billboard. Ngày 30 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2008.
- ^ Paphides, Pete (ngày 8 tháng 2 năm 2008). “Michael Jackson: Thriller 25”. London: The Times. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2008.
- ^ “Zona Musical” (bằng tiếng Spanish). zm.nu. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2008.
- ^ “Thriller the best selling album of all time”. digitalproducer. Ngày 20 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2008.
- ^ “Michael Jackson Thriller 25”. ultratop.be. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2008.
- ^ Grein, Paul (ngày 18 tháng 5 năm 2008). “Diva Smackdown”. Yahoo. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2008.
- ^ Caulfield, Keith (ngày 20 tháng 2 năm 2008). “Big Grammy Gains For Many; King of Pop Returns”. Billboard magazine. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2008.
- ^ Hasty, Katy (ngày 20 tháng 2 năm 2008). “Johnson Remains No. 1; Winehouse, Hancock Soar”. Billboard magazine. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2008.
- ^ “US fans shun CD”. BBC. Ngày 30 tháng 7 năm 2005. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2008.
- ^ Waddell, Ray (ngày 7 tháng 11 năm 2008). “Michael Jackson Eyeing London Run?”. Billboard. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2008.
- ^ Friedman, Roger (ngày 16 tháng 5 năm 2008). “Jacko: Neverland East in Upstate New York”. Fox News. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2008.
- ^ “Michael Jackson Breaks Billboard Charts Records”. Billboard. Ngày 30 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2009.
- ^ Keith Caulfield (ngày 7 tháng 1 năm 2010). “Taylor Swift Edges Susan Boyle For 2009’s Top-Selling Album”. Billboard.com. Nielsen Business Media, Inc. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2010.
- ^ “allmusic (((Thriller > Charts & Awards > Billboard Albums)))”. allmusic.com. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2011.
- ^ “Album Search: Michael Jackson – Thriller” (bằng tiếng German). Media Control. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2012.
- ^ マイケル・ジャクソンさん『BAD』以来22年ぶりの1位 “Michael Jackson tops the chart for the first time in 22 years” (bằng tiếng Japanese). Ngày 3 tháng 11 năm 2009. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2012.
- ^ “InfoDisc: Tous les Albums classés par Artiste > Choisir Un Artiste Dans la Liste” (bằng tiếng French). infodisc.fr. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2012.
- ^ Library and Archives Canada. Retrieved 2012-01-17
- ^ a ă â b Kent, David (1993). Australian Chart Book 1970-1992. St Ives, N.S.W.: Australian Chart Book. ISBN 0-646-11917-6.
- ^ “swedishcharts.com Michael Jackson – Thriller” (ASP) (bằng tiếng Swedish). Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2012.
- ^ “charts.org.nz Michael Jackson – Thriller” (ASP). Hung Medien. Recording Industry Association of New Zealand. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2012.
- ^ “dutchcharts.nl Michael Jackson – Thriller” (ASP). Hung Medien. MegaCharts. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2012.
- ^ “Austriancharts.at – Jahreshitparade 1983”. Hung Medien. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2012.
- ^ “RPM Top 100 Albums of 1983”. RPM. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2012.
- ^ “Dutch charts jaaroverzichten 1983” (bằng tiếng Dutch). Dutchcharts.nl. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2014.
- ^ “Les Albums (CD) de 1983 par InfoDisc” (PHP) (bằng tiếng French). infodisc.fr. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2012.
- ^ “Hit Parade Italia – Gli album più venduti del 1983” (bằng tiếng Italian). hitparadeitalia.it. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2012.
- ^ “Japanese Year-End Albums Chart 1983” [1983年アルバム年間ヒットチャート] (bằng tiếng Japanese). Oricon. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2012.
- ^ a ă â “1980s Albums Chart Archive”. everyhit.com. The Official Charts Company. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2012.
- ^ “Top Pop Albums of 1983”. billboard.biz. Ngày 31 tháng 12 năm 1983. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2014.
- ^ “Album – Jahrescharts: 1983”. charts.de. Media Control Charts. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2012.
- ^ “Austriancharts.at – Jahreshitparade 1983”. Hung Medien. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2012.
- ^ “RPM Top 100 Albums of 1984”. RPM. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2012.
- ^ “Dutch charts jaaroverzichten 1984” (bằng tiếng Dutch). Dutchcharts.nl. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2014.
- ^ “Japanese Year-End Albums Chart 1984” [1984年アルバム年間ヒットチャート] (bằng tiếng Japanese). Oricon. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2012.
- ^ “Hitparade.ch – Schweizer Jahreshitparade 1984”. Hung Medien. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2012.
- ^ “Top Pop Albums of 1984”. billboard.biz. Ngày 31 tháng 12 năm 1984. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2014.
- ^ “ARIA Charts – End of Year Charts – Top 100 Albums 2009”. Australian Recording Industry Association. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2013.
- ^ “:: MTV | Album Jahrescharts 2009 | charts”. Mtv.de. Ngày 29 tháng 12 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 8 năm 2010. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2010.
- ^ a ă â Billboard Magazine – Charts: The Year in Music 2009. Billboard (Nielsen Business Media). Ngày 19 tháng 12 năm 2009. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2014.
- ^ “2010 End of Year Charts – Top 50 Catalogue Albums”. Australian Recording Industry Association. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2013.
- ^ a ă Billboard Magazine – Charts: The Year in Music 2010. Billboard (Nielsen Business Media). Ngày 18 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2014.
- ^ “Austriancharts.at – Bestenlisten – 80-er album” (bằng tiếng German). Hung Medien. Truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2011.
- ^ Oricon Album Chart Book: Complete Edition 1970-2005. Roppongi, Tokyo: Oricon Entertainment. 2006. ISBN 4-87131-077-9.
- ^ “Los premiados”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 3 năm 2005.
- ^ “2011 Albums Accreditations”. Australian Recording Industry Association. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2011.
- ^ Dale, David (ngày 13 tháng 1 năm 2013). “The music Australia loved”. The Sydney Morning Herald. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2013.
- ^ “Austrian album certifications – Jackson, Michael – Thriller” (bằng tiếng Đức). IFPI Áo. Nhập Jackson, Michael vào khung Interpret (Tìm kiếm). Nhập Thriller trong khung Titel (Tựa đề). Chọn album trong khung Format (Định dạng). Nhấn Suchen (Tìm)
- ^ “Rock And Roll”. rockandroll.gr. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 8 năm 2010. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2012.
- ^ “Canada album certifications – Michael Jackson – Thriller”. Music Canada.
- ^ Springsteen Big in canada too. Billboard. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2012.
- ^ a ă “Musiikkituottajat — Tilastot — Kulta- ja platinalevyt”. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2010.
- ^ a ă “InfoDisc: Les Certifications — Les Disques de Diamant”. InfoDisc.fr. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2010.
- ^ “Gold-/Platin-Datenbank (Michael Jackson; ‘Thriller’)” (bằng tiếng Đức). Bundesverband Musikindustrie. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2010.
- ^ “IFPIHK Gold Disc Award − 1984”. IFPI Hồng Kông.
- ^ “Italy album certifications – Michael Jackson – Thriller” (PDF) (bằng tiếng Ý). Federation of the Italian Music Industry. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2012.
- ^ “RIAJ > The Record > May 1994 > Page 5 > Certified Awards (March 1994)” (PDF). Recording Industry Association of Japan (bằng tiếng Japanese). Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2013.
- ^ “Michael Jackson Remains A Global Phenomenon”. Billboard. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 11 năm 2010. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2012.
- ^ “Mexican album certifications – Michael Jackson – Thriller”. Asociación Mexicana de Productores de Fonogramas y Videogramas. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2013.
- ^ “Netherlands album certifications – Michael Jackson – Thriller” (bằng tiếng Hà Lan). Nederlandse Vereniging van Producenten en Importeurs van beeld- en geluidsdragers. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2012.
- ^ “Een ster in het land van lilliputters”. Trouw.nl. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2012.
- ^ “Gold / Platinum Albums”. Recording Industry Association of New Zealand. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2012.
- ^ “Discos de Ouro e Platina-GALARDÕES 2009”. Associação Fonográfica Portuguesa. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 8 năm 2010. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2013.
- ^ “Guld- och Platinacertifikat − År 2008” (PDF) (bằng tiếng Thụy Điển). IFPI Thụy Điển. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2011.
- ^ “The Official Swiss Charts and Music Community: Awards (Michael Jackson; ‘Thriller’)”. Hung Medien. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2010.
- ^ “Certified Awards Search”. British Phonographic Industry. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2010.[liên kết hỏng] Note: User needs to enter “Michael Jackson” in the “Search” field, “Artist” in the “Search by” field and click the “Go” button. Select “More info” next to the relevant entry to see full certification history.
- ^ “Adele overtakes Michael Jackson’s ‘Thriller’ in all-time UK sales”. Digital Spy. Truy cập 8 tháng 2 năm 2015.
- ^ RIAA — Gold & Platinum “(Searching results by albums entitled “Thriller”)”. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2010.
- ^ “IFPI Europe Awards – 2009”. Liên đoàn Công nghiệp ghi âm quốc tế. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2011.
- Tài liệu
- George, Nelson (2004). Michael Jackson: The Ultimate Collection booklet. Sony BMG.
- Taraborrelli, J. Randy (2004). The Magic and the Madness. Terra Alta, WV: Headline. ISBN 0-330-42005-4.
Liên kết ngoài
- Album của Michael Jackson
- Album 1982
- Album tiếng Anh
- Album quán quân Billboard 200
- Giải Grammy cho Album của năm
- Album của hãng Epic Records
Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
- Chào ngày mới 29 tháng 11
- Chào ngày mới 28 tháng 11
- Bàn cờ thế sự
- Chào ngày mới 27 tháng 11
- Chào ngày mới 26 tháng 11
- Chu Văn Tiếp ở Đồng Xuân
- Chào ngày mới 25 tháng 11
- Sao Kim kỳ thú
- Chào ngày mới 24 tháng 11
- 24 tiết khí lịch nhà nông
- Kênh ông Kiệt giữa lòng dân
- Công việc này trao lại cho em
- Chào ngày mới 23 tháng 11
- Lời của Thầy theo mãi bước em đi
- Chào ngày mới 22 tháng 11
- Ơn Thầy
- Đọc lại và suy ngẫm
- Chào ngày mới 21 tháng 11
- Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời
- Chào ngày mới 20 tháng 11
- Sáu mươi năm ĐHNL tp.HCM
- Trường tôi và tình yêu ở lại
- Gowda địa chỉ xanh ICRISAT Ấn Độ
- Ký ức CIMMYT ở Mexico
- Chào ngày mới 18 tháng 11
- Chào ngày mới 17 tháng 11
- Myanmar đọc lại và suy ngẫm
- Chào ngày mới 16 tháng 11
- Im lặng mà bão giông
- Chào ngày mới 15 tháng 11
- Chào ngày mới 14 tháng 11
- Chào ngày mới 13 tháng 11
- Chào ngày mới 12 tháng 11
- Chuyện vỉa hè
- Chào ngày mới 11 tháng 11
- Chào ngày mới 10 tháng 11
- Angkor nụ cười suy ngẫm
- Cây Lương thực tháng 11.2015
- Chào ngày mới 9 tháng 11
- Lên Yên Tử sưu tầm thơ đức Nhân Tông
- Chào ngày mới 8 tháng 11
- Chào ngày mới 7 tháng 11
- Đọc lại và suy ngẫm
- Chào ngày mới 6 tháng 11
- Chào ngày mới 5 tháng 11
- Biển Đông vạn dặm
- Chào ngày mới 4 tháng 11
- Đọc lại và suy ngẫm
- Chào ngày mới 3 tháng 11
- Giống khoai lang ở Việt Nam
- Chào ngày mới 2 tháng 11
- Đọc lại và suy ngẫm
- Chào ngày mới 1 tháng 11
- Cây Lương thực 10.2015
- Đọc lại và suy ngẫm
- Chào ngày mới 31 tháng 10
- Chào ngày mới 30 tháng 10
- Chào ngày mới 29 tháng 10
- Chào ngày mới 28 tháng 10
- Chào ngày mới 27 tháng 10
- Minh triết sống thung dung phúc hậu
- Chào ngày mới 26 tháng 10
- Đến chốn thung dung
- Chào ngày mới 25 tháng 10
- Nghiên cứu Kinh Dược Sư
- Chào ngày mới 24 tháng 10
- Bàn cờ thế sự
- Tình Mẹ và đức Nhẫn
- Chào ngày mới 23 tháng 10
- Năng lượng tích tụ và giải phóng
- Chào ngày mới 22 tháng 10
- Tỉnh lặng với Osho
- Borlaug và Hemingway
- Chào ngày mới 21 tháng 10
- Bảy ngày đêm tỉnh lặng
- Viếng mộ cha mẹ
- Chào ngày mới 20 tháng 10
- Suối nhạc tình yêu cuộc sống
- Ngủ ngon và tỉnh thức
- Chào ngày mới 19 tháng 10
- Chào ngày mới 18 tháng 10
- Lời Thầy dặn
- Chào ngày mới 17 tháng 10
- Chào ngày mới 16 tháng 10
- Minh Không huyền thoại Bái Đính
- Dạo chơi non nước Việt
- Chào ngày mới 15 tháng 10
- Bàn cờ thế sự
- Biển Đông vạn dặm
- Chào ngày mới 14 tháng 10
- Nghị lực
- Quang Dũng những bài thơ hay
- Chào ngày mới 13 tháng 10
- Em ơi em can đảm bước chân lên
- Chào ngày mới 12 tháng 10
- Thắp đèn lên đi em!
- Chào ngày mới 11 tháng 10
- Bài ca Trường Quảng Trạch
- Chào ngày mới 10 tháng 10
- Bàn cờ thế sự 7
- Vua Phổ Friedrich II Đại Đế
- Chào ngày mới 9 tháng 10
- Chào ngày mới 8 tháng 10
- Bước ngoặt lịch sử chiến tranh Đông Dương
- Chào ngày mới 7 tháng 10
- Phan Khôi nắng được thì cứ nắng
- Bàn cờ thế sự 6
- Chào ngày mới 6 tháng 10
- Quả táo Apple Steven Jobs
- Chào ngày mới 5 tháng 10
- Vị tướng của lòng dân
- Chào ngày mới 4 tháng 10
- Praha Goethe và lâu đài cổ
- Chuyện vỉa hè 3
- Cây Lương thực 10.2015
- Chào ngày mới 3 tháng 10
- Chào ngày mới 2 tháng 10
- Sông Mekong tài liệu tổng hợp
- Cây Lương thực 9.2015
- Chào ngày mới 1 tháng 10
Video yêu thích
KimYouTube
Trở về trang chính
Hoàng KimNgọc Phương NamThung dungDạy và họcCNM365Tình yêu cuộc sốngCây Lương thựcDạy và HọcKim on LinkedInKimYouTubeKim on Facebook