CNM365. Chào ngày mới 11 tháng 11. Wikipedia Ngày này năm xưa. Năm 1796 – ngày sinh Phan Thanh Giản, danh sĩ, đại thần nhà Nguyễn (mất năm 1867). Năm 1821 – ngày sinh Fyodor Mikhailovich Dostoevsky, đại văn hào Nga, với Lev Tolstoy, là hai nhà văn Nga vĩ đại thế kỷ 19. Các tác phẩm của Dostoevsky như Anh em nhà Karamazov hay Tội ác và hình phạt được giới phê bình đánh giá rất cao. Năm 1940 – ngày mất Hàn Mặc Tử, nhà thơ nổi tiếng, khởi đầu cho dòng thơ lãng mạn hiện đại Việt Nam.
11 tháng 11
Ngày 11 tháng 11 là ngày thứ 315 (316 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 50 ngày trong năm.
« Tháng 11 năm 2015 » | ||||||
CN | T2 | T3 | T4 | T5 | T6 | T7 |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 |
8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 |
15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 |
22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 |
29 | 30 | |||||
Sự kiện
- 1861 – Đồng Trị Đế lên ngôi hoàng đế triều Thanh khi mới 5 tuổi, Túc Thuận cùng Tái Viên và Đoan Hóa là đồng nhiếp chính.
- 1918 – Đức ký kết thỏa thuận đình chiến với các nước Đồng Minh, Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc giao tranh.
- 1926 – Hệ thống quốc lộ được đánh số tại Hoa Kỳ được thành lập.
- 1942 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Kết thúc Trận El Alamein thứ hai tại Ai Cập với thắng lợi thuộc về phe Đồng Minh.
- 1945 – Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bố tự giải tán.
- 1949 – Không quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc được thành lập.
- 1960 – Cuộc đảo chính quân sự do tướng Nguyễn Chánh Thi cầm đầu nhằm chống lại Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm bị dập tắt.
- 2004 – Tổng thống Chính quyền Quốc gia Palestine Yasser Arafat qua đời, nguyên nhân tử vong gây tranh cãi.
Sinh
- 1796 – Phan Thanh Giản, danh thần nhà Nguyễn (m. 1867)
- 1821 – Fyodor Mikhailovich Dostoevsky
- 1864 – Alfred Hermann Fried, ký giả Áo, giải Nobel Hoà bình năm 1911 (m. 1921)
- 1944 – Phaolô Bùi Văn Đọc – giám mục Công giáo, Tổng giám mục Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh
- 1962 – Demi Moore, nữ diễn viên điện ảnh Mỹ
Mất
- 642 – Vũ Văn Sĩ Cập, quan viên triều Tùy và triều Đường, tức ngày Bính Thân (14) tháng 10 năm Nhâm Dần.
- 1940 – Hàn Mặc Tử, nhà thơ nổi tiếng, khởi đầu cho dòng thơ lãng mạn hiện đại Việt Nam
Những ngày lễ và kỷ niệm
Tháng 1 | Tháng 2 | Tháng 3 | Tháng 4 | Tháng 5 | Tháng 6 | Tháng 7 | Tháng 8 | Tháng 9 | Tháng 10 | Tháng 11 | Tháng 12 |
Tham khảo
![]() |
Wikimedia Commons có thêm thư viện hình ảnh và phương tiện truyền tải về 11 tháng 11 |
Lich Vạn Niên ngày 11 tháng 11 năm 2015
Lịch vạn niên 2015, ngày 30 tháng 9, năm 2015 – Âm lịchXem ngày giờ tốt và hướng xuất hànhTrong một tháng có 2 loại ngày tốt, ngày xấu; trong một ngày lại có 6 giờ tốt, 6 giờ xấu gọi chung là Ngày/giờ Hoàng đạo (tốt) và Ngày/giờ Hắc đạo (xấu). Người Việt Nam từ xưa đều có phong tục chọn ngày tốt và giờ tốt để làm những việc lớn như cưới hỏi, khởi công làm nhà, nhập trạch, ký kết, kinh doanh v.v.v. Ngày 30 tháng 9, năm 2015 là ngày Hắc đạo , các giờ tốt trong ngày này là: Mậu Tí, Canh Dần, Tân Mão, Giáp Ngọ, ất Mùi, đinh Dậu Trong ngày này, các tuổi xung khắc nên cẩn thận trong chuyện đi lại, xuất hành, nói chuyện và làm các việc đại sự là: Qúy Dậu, Kỷ Dậu, Ất Sửu, Ất Mùi Xuất hành hướng Đông Bắc gặp Hỷ thần: niềm vui, may mắn, thuận lợi. Xuất hành hướng Nam gặp Tài thần: tài lộc, tiền của, giao dịch thuận lợi. Xem sao tốt và việc nên làm và nên kiêngTrong Lịch vạn niên, có 12 trực được sắp xếp theo tuần hoàn phân bổ vào từng ngày. Mỗi trực có tính chất riêng, tốt/xấu tùy từng công việc. Ngày 30 tháng 9, năm 2015 là Trực Chấp: Tốt cho các việc tạo tác, sửa giếng, thu người làm. Xấu cho các việc xuất nhập vốn liếng, khai kho, an sàng. |
Phan Thanh Giản
Phan Thanh Giản | |
---|---|
![]() |
|
Sinh | 1796 Bến Tre |
Mất | 1867 Vĩnh Long |
Công việc | Danh sĩ, quan nhà Nguyễn |
Phan Thanh Giản (chữ Hán: 潘清簡; 1796 – 1867), tự Tĩnh Bá, Đạm Như (淡如), hiệu Ước Phu, Lương Khê; là một danh sĩ, một đại thần triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.
Mục lục
Thân thế và sự nghiệp
Phan Thanh Giản xuất thân trong một gia đình nghèo khổ. Tương truyền tổ phụ Phan Thanh Giản là Phan Thanh Tập, hiệu Ngẫu Cừ, sống thời nhà Minh[1]. Sau khi nhà Minh bị nhà Mãn Thanh tiêu diệt, Phan Thanh Tập di cư sang phủ Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định (Việt Nam). Nơi đây ông cưới vợ tên Huỳnh Thị Học, sinh được một trai tên là Phan Thanh Ngạn tục gọi là Xán.
Năm 1771, gia đình ông Ngạn vào Nam tạm cư ở Thang Trông, thuộc tỉnh Định Tường Sau dó lại dời về Mân Thít, trấn Vĩnh Thanh (thuộc Vĩnh Long ngày nay), rồi lại dời về ở huyện Bảo An, phủ Hoằng Trị, cũng thuộc tỉnh Vĩnh Long. Cuối cùng ông Ngạn đến lập nghiệp tại thôn An Hòa, làng Tân Thạnh, huyện Vĩnh Bình, phủ Định Viễn, trấn Vĩnh Thạnh (nay là xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre).
Ở đây, ông cưới người vợ tên Lâm Thị Bút. Ngày 11 tháng 11 năm 1796, bà hạ sinh được một trai tên Phan Thanh Giản. Năm Phan Thanh Giản lên 7 (1802), thì mẹ qua đời, cha cưới người vợ nữa tên Trần Thị Dưỡng để có người chăm sóc con. Bà mẹ kế này rất thương yêu con chồng Đến tuổi đi học, ông theo học với nhà sư Nguyễn Văn Noa ở chùa làng Phú Ngãi.
Năm 1815, vì sự cáo gian của kẻ có thù riêng với gia đình [2], cha Phan Thanh Giản lúc ấy đang làm Thủ hạp (một viên chức nhỏ), phải ngồi tù.
Nóng lòng vì cha bị hàm oan, ông đệ đơn lên Hiệp trấn Lương (không rõ họ) ở Vĩnh Long xin được thay cha vào tù. Cảm động trước tấm lòng hiếu thảo, viên quan này đã cho ông ở gần nơi cha bị giam cầm, để vừa trau dồi kinh sử, vừa có cơ hội thăm cha mỗi ngày [1]. Sau khi cha được mãn tù, nghe lời Hiệp trấn Lương, Phan Thanh Giản ở lại Vĩnh Long để tiếp tục học và chờ đợi khoa thi. Tại đây, ông gặp một người đàn bà nhân hậu tên Ân. Bà này đã giúp ông tiền và cơm, áo…để tiếp tục theo đuổi việc đèn sách.
Ra làm quan
Năm 1825, ông đậu Cử nhân khoa Ất Dậu. Sau đó một năm, ông đậu đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ khoa Bính Tuất niên hiệu Minh Mạng thứ 7 (1826), vào năm 30 tuổi. Ông là người đậu Tiến sĩ khai khoa ở Nam bộ.
Từ đấy, ông làm quan trải ba triều, là Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức.
- Dưới triều Minh Mạng, ông lần lượt giữ các chức vụ: Hàn lâm viện biên tu, Lang trung bộ Hình (1827), Tham hiệp tỉnh Quảng Bình (1828), Hiệp trấn tỉnh Quảng Nam (1828), Quyền nhiếp Tham hiệp tỉnh Nghệ An (1829), Lễ bộ tả thị lang và tham gia nội các (1830), Hàn lâm viện kiểm thảo sung Nội các hành tẩu và Hộ bộ viên ngoại lang (1832), Đại lý tự khanh sung Cơ mật viện đại thần (1834), Kinh lược trấn Tây (1835), Tuần phủ Quảng Nam (1836), Thống chánh sứ và Phó sứ rồi Hộ bộ thị lang (1839). Dưới triều Minh Mạng, ông đã ba lần bị giáng chức, trong đó có lần ông phải làm “Lục phẩm thuộc viên”, tức giữ việc quét dọn, sắp đặt bàn ghế ở chốn công đường (1836).
- Dưới triều Thiệu Trị, ông làm Phó chủ khảo trường thi Thừa Thiên (1840), Phó đô ngự sử Đô sát viện (1847).
- Dưới triều Tự Đức, ông phụ trách giảng dạy và điều khiển trường Kinh Diên, Thượng thư bộ Lại, sung Cơ mật viện đại thần (1849). Năm 1850, ông được cử vào trấn nhậm miền Tây Nam Kỳ cùng với tướng Nguyễn Tri Phương. Sau đó, được phong làm Kinh lược sứ Nam Kỳ.
- Ông được vua Tự Đức giao làm Tổng tài Quốc sử quán coi việc biên soạn bộ Khâm định Việt sử Thông giám cương mục phụ tá có một Phó Tổng tài, 6 Toản tu góp tài liệu, viết lên, 6 Khảo hiệu xét lại và 6 Đằng tả viết chữ ngay ngắn. Sách soạn trong 3 năm 1856-1859, dâng lên Tự Đức coi lại các lần 1871, 1872, 1876, 1878 và có lời phê bên trên.
Thương nghị với người Pháp
Năm 1858, liên quân Pháp–Tây Ban Nha đổ bộ và tấn công tại cửa biển Đà Nẵng rồi lần lượt đánh chiếm các tỉnh miền Đông Nam Kỳ. Ông Phan Thanh Giản với vai trò là Chánh sứ và Lâm Duy Hiệp là Phó sứ được cử đi điều đình với Pháp, sau đó đại diện cho triều đình Tự Đức ký kết hiệp ước hòa bình và hữu nghị Hòa ước Nhâm Tuất ngày 5 tháng 6 năm 1862 tại Sài Gòn.
Hiệp ước gồm 12 khoản, theo đó, ba tỉnh Biên Hòa Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn (Côn Đảo) được nhượng cho Pháp (Khoản 3 Hiệp ước); triều đình phải trả cho Pháp và Tây Ban Nha một khoản bồi thường chiến phí là 4 triệu piastre trong 10 năm, mỗi năm 400.000 đồng (quy ra bạc là 288 nghìn lạng-Khoản 8 hiệp ước); đổi lại, người Pháp sẽ trả lại tỉnh Vĩnh Long cho triều đình Huế, nhưng kèm theo điều kiện là triều đình phải có biện pháp chấm dứt các cuộc khởi nghĩa chống lại người Pháp ở các tỉnh (Khoản 11 hiệp ước). Do hành động này mà dân gian có câu truyền “Phan Lâm mãi quốc, triều đình thí dân” (Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp bán nước; triều đình bỏ dân chúng). Theo nhà sử học Phan Huy Lê, nguồn gốc và xuất xứ của câu này chưa được làm rõ, theo ông câu này không thấy ghi chép lại trong những tác phẩm viết về Trương Định của những tác giả đương thời, như Nguyễn Thông.
Tuy việc thương nghị với phía Pháp, vua Tự Đức có cho ông tùy nghi tình thế mà định đoạt nhưng về việc cắt đất, nhà vua có căn dặn Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp ráng sức chuộc lại ba tỉnh với giá 1.300 vạn lạng, còn nếu phía Pháp đòi cắt đất luôn thì kiên quyết không nghe, nhưng Phan Thanh Giản đã phải cắt đất lại còn bồi thường chiến phí. Do đó mà hai ông khi trở về đã bị quở trách nặng nề [3].
Việc chuộc ba tỉnh không thành, Phan Thanh Giản bị cách lưu làm Tổng đốc Vĩnh Long, nhưng rồi lại được cử làm Chánh sứ (Phó sứ là Phạm Phú Thứ và Ngụy Khắc Đản) sang nước Pháp để điều đình một lần nữa về việc chuộc lại ba tỉnh miền Đông (1863), nhưng cũng không đạt được kết quả. Năm 1865, ông được phục chức Hiệp biện đại học sĩ, Hộ bộ thượng thư, sung Kinh lược sứ ba tỉnh miền Tây (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên) và được tha tội cách lưu.
Ngày 20 tháng 6 năm 1867, Pháp đánh chiếm Vĩnh Long (vốn đã được trao trả triều đình Huế ngày 25 tháng 5 năm 1863), yêu cầu ông gửi mật thư cho thủ thành An Giang và Hà Tiên buông súng đầu hàng. Trước sức mạnh áp đảo của Pháp về mặt quân sự, biết thế không thể giữ nổi, nên để tránh đổ máu vô ích, Phan Thanh Giản đã quyết định trao thành, không kháng cự, với yêu cầu người Pháp phải bảo đảm an toàn cho dân chúng. Thế là chỉ trong 5 ngày (20-24 tháng 6 năm 1867), Pháp chiếm gọn ba tỉnh miền Tây không tốn một viên đạn. Sau khi thành mất ông tuyệt thực suốt 17 ngày, rồi uống thuốc độc tự tử vào ngày 4 tháng 8 năm 1867, hưởng thọ 72 tuổi.
Đền thờ Phan Thanh Giản hiện ở ấp Thạnh Nghĩa, xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri, Bến Tre. Và từ rất lâu, nhân dân ở vùng núi Ba Thê, thuộc huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang vẫn coi ông là một vị thần Thành Hoàng. Ngoài ra ông còn được thờ tại Văn Thánh Miếu Vĩnh Long
Nhận định
Phan Thanh Giản được nhiều người kính trọng vì tính cương trực, khẳng khái, hiếu nghĩa, thanh liêm[4]. Tuy nhiên, trong cơn nước biến, thái độ ôn hòa của ông khiến không ít người đã phàn nàn. Tháng 11 năm 1868, vì làm mất Nam Kỳ, triều đình Huế đã xử ông án “trảm quyết” (nhưng vì chết nên được miễn), lột hết chức tước và cho đục bỏ tên ông ở bia tiến sĩ. Mãi đến 19 năm sau (1886) ông mới được vua Đồng Khánh khôi phục nguyên hàm Hiệp tá đại học sĩ và cho khắc lại tên ở bia tiến sĩ.[5].
Ngược lại, cũng có nhiều trí thức đương thời đã tỏ lòng thông cảm cho ông. Như Nguyễn Thông đã từng dâng sớ lên vua Tự Đức để giãi bày nỗi oan cho ông. Và nhà thơ đương thời Nguyễn Đình Chiểu cũng đã tỏ thái độ thương tiếc, trân trọng ông qua bài thơ điếu:
- Minh tinh chín chữ lòng son tạc,
- Trời đất từ rày mặc gió thu.
Trong bài “Văn tế lục tỉnh sĩ dân trận vong”, một lần nữa Nguyễn Đình Chiểu lại nêu cao tinh thần của Phan Thanh Giản:
- Ý người đặng xem tấm bản phong trần, Phan học sĩ hết lòng cứu nước.
Hai con trai của ông, Phan Tôn (1837 – 1893), Phan Liêm (1833 – 1896), nổi lên chống Pháp tại tỉnh Vĩnh Long.
Một sĩ quan Pháp là Reunier, người đã từng tham gia chiến tranh ở Trung Quốc và Nam Kỳ, đã nhận xét về ông như sau:
- Sống trong 4 tháng gần vị lão thành cao thượng ấy, chúng tôi có thể đánh giá các đức tính của ông ta…trong thời gian vượt biển này (chuyến đi sứ sang Pháp) ông không ngớt được khuyến khích bởi lòng nhiệt thành ái quốc của ông, và thúc đẩy bởi nguyện vọng thực hiện được công chuyện hữu ích cho nước nhà…[6]
Năm 1963, hành động giao nộp ba tỉnh miền Tây, được Trần Huy Liệu đem ra bàn luận, và đã kết tội ông là kẻ “bán nước” [7].
Sau 1975, nhiều đường phố ở miền Nam Việt Nam mang tên Phan Thanh Giản đã bị đổi thành tên khác[8][9].
Cho tới những ngày đầu năm 2008, Viện Sử học Việt Nam mới thống nhất kết luận rằng “Phan Thanh Giản là người nổi tiếng về đạo đức, có nhiều đóng góp trong lịch sử dân tộc; nên đề nghị tôn vinh ông, cho khôi phục, tôn tạo những di tích và những gì gắn liền với ông”; và đã được giới có thẩm quyền chấp thuận…[10]
Trong sách Đi & ghi nhớ của Sơn Nam (xuất bản năm 2008), một lần nữa, nhân vật lịch sử Phan Thanh Giản lại được đề cập trong một đoạn viết như sau:
- Hồi xưa, lúc còn nhỏ, tôi (lời thuật của một giáo viên lớn tuổi đi cùng với Sơn Nam) được dạy cẩn thận, khi đi ngang qua miếu Văn Thánh, học trò phải giở nón, cúi đầu để chào ông Phan. Chào ông Phan, (được xem như) là lời thề rửa hận cho ông, cho chớ không phải để bắt chước ông…Người có công nghiên cứu về Phan Thanh Giản là Lê Thọ Xuân, đăng báo Đồng Nai đâu từ năm 1931…với những chi tiết thú vị. Tuy làm quan to nhưng ông tự xem mình như người dân thường ở nông thôn, đối xử như người bình dân, không bao giờ phô trương quyền lực. Xin đề nghị: Trong chương trình Sử học cho học sinh, nên có một bài nói về ông, đủ lý đủ tình…Ông đã để lại cho đời sau chút gì khó quên, khó xóa nhòa, gọi là tâm linh, phóng khoáng, thơ mộng. [11]
Đường phố và trường học
Ở Thành phố Hồ Chí Minh trước năm 1975 (lúc đó gọi là Sài Gòn và Gia Định) có tới 2 con đường mang tên Phan Thanh Giản. Đường Phan Thanh Giản của Đô thành Sài Gòn cũ hiện nay là đường Điện Biên Phủ (đoạn từ vòng xoay cầu Điện Biên Phủ đến vòng xoay Ngã 7), còn đường Phan Thanh Giản của tỉnh Gia Định cũ nay là đường Nguyễn Thái Sơn ở quận Gò Vấp. Ngoài ra trước năm 1976, quận 10 còn có phường Phan Thanh Giản, ngày nay là địa bàn các phường 10 và 11 của quận 10.
Còn ở thành phố Cần Thơ trước năm 1975 có ngôi trường trung học Phan Thanh Giản (dành cho nam sinh) tọa lạc ngay trên đường Phan Thanh Giản. Sau đó, trường này bị đổi tên thành trường Trung học phổ thông Châu Văn Liêm, còn tên đường bị đổi tên thành đường Xô Viết Nghệ Tĩnh.
Tác phẩm
Phan Thanh Giản là một nhà văn lớn với nhiều tác phẩm giá trị.
- Lương Khê thi thảo
- Lương Khê văn thảo
- Sứ Thanh thi tập
- Tây phù nhật kí
- Ước Phu thi tập
- Tích Ung canh ca hội tập
- Sứ trình thi tập
- Việt sử thông giám cương mục (Chủ biên)
- Minh Mạng chính yếu (Chủ biên).
Ảnh
-
Đình Thần Phan Thanh Giản tại chân núi Ba Thê.
Chú thích
- ^ a ă Phan Thanh Giản (1796 – 1867). Trang chủ chính thức tỉnh Vĩnh Long. Truy cập ngày 6 tháng 3, năm 2008.
- ^ Theo GS. Trịnh Vân Thanh, sách dẫn bên dưới. Còn website tỉnh Vĩnh Long thì cho biết: “Phan Thanh Ngạn, đang làm thủ hiệu Phòng Công chánh Vĩnh Long bị lỗi vì chuyện thuế má phải chịu một năm tù” [1].
- ^ Tập san Sử Địa, số chuyên khảo về Phan Thanh Giản, tr 91
- ^ Năm 1852, Phan Thanh Giản được vua Tự Đức ban thưởng một tấm kim khánh trên khắc 4 chữ: “Liêm, Bình, Cần, Cán”
- ^ Theo Đại Nam thực lục, t.37, Hà Nội 1997, tr.223, 225.
- ^ Tập san Sử Địa số 7-8 Đặc khảo về Phan Thanh Giản tr26.
- ^ Trần Huy Liệu: Chúng ta đã nhất trí về việc nhận định Phan Thanh Giản. Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 55, tháng 10 năm 1963, tr. 18-19.
- ^ Tường Chân (ngày 1 tháng 5 năm 2005). “Xuân thanh bình đầu tiên và mãi mãi”. Báo Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2009.
- ^ “Con Đường Cổ Thụ”. Việt Báo. Ngày 27 tháng 1 năm 2003. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2009.
- ^ Xem thêm
- ^ Sơn Nam, Đi & ghi nhớ, Tạp chí Xưa & Nay – Nxb Văn hóa Sài Gòn, 2008, tr. 152-153.
Sách tham khảo
- GS. Trịnh Vân Thanh, Thành ngữ điển tích danh nhân từ điển(tập 2). Nhà xuất bản Hồn thiêng, Sài Gòn, 1966.
- Nguyễn Huệ Chi, trong Từ điển văn học (bộ mới). Nhà xuất bản Thế giới, 2004.
Liên kết ngoài
- Một công trình sử học mới: Phan Thanh Giản với bản án được tuyên sau cái chết
- Khi viết sai lá minh tinh, Phan Thanh Giản tự kết tội mình?
- Nhận định về Phan Thanh Giản
- Phan Thanh Giản, bi kịch lịch sử
![]() |
Wikisource có các tác phẩm gốc nói đến hoặc của: |
|
- Sinh 1796
- Mất 1867
- Người Bến Tre
- Người Việt gốc Hoa
- Quan nhà Nguyễn
- Nhà ngoại giao Việt Nam thời Nguyễn
- Tổng tài Quốc sử quán triều Nguyễn
- Người tự sát
Fyodor Mikhailovich Dostoevsky
Fyodor Mikhailovich Dostoyevsky | |
---|---|
![]() |
|
Sinh | 11 tháng 11 năm 1821 Moskva |
Mất | 9 tháng 2 năm 1881 Sankt-Peterburg |
Công việc | nhà văn |
Ảnh hưởng bởi[hiện]
|
|
Ảnh hưởng tới[hiện]
|
Fyodor Mikhailovich Dostoyevsky (tiếng Nga: Фёдор Миха́йлович Достое́вский , thường phiên âm là “Đốt-xtôi-ép-xki”) là nhà văn nổi tiếng người Nga, sinh ngày 11 tháng 11 (lịch cũ: 30 tháng 10), 1821 và mất ngày 9 tháng 2 (lịch cũ: 28 tháng 1), 1881. Cùng với Lev Tolstoy, Dostoevsky được xem là một trong hai nhà văn Nga vĩ đại thế kỷ 19. Các tác phẩm của ông, như Anh em nhà Karamazov hay Tội ác và hình phạt đã khai thác tâm lí con người trong bối cảnh chính trị, xã hội và tinh thần của xã hội Nga thế kỷ 19. Ông được giới phê bình đánh giá rất cao, phần lớn xem ông là người sáng lập hay là người báo trước cho chủ nghĩa hiện sinh thế kỷ 20, chẳng hạn, Walter Kaufman xem Bút ký dưới hầm là “tác phẩm về chủ nghĩa hiện sinh tuyệt vời nhất từng được viết”[4].
Tuy nhiên ở Liên Xô, sau Cách mạng tháng Mười, người ta hầu như phủ nhận toàn bộ các sáng tác của Dostoevsky. Từ 1972, tác phẩm của Dostoevsky mới được nhìn nhận lại và đánh giá đúng mức ở quê hương của mình.
Mục lục
Tiểu sử
Những năm đầu đời
Dostoevsky sinh năm 1821 ở Moskva, là con trai thứ hai trong gia đình có 7 anh em[5]. Cha ông là Mikhail, vốn dòng dõi quý tộc nhưng đã sa sút, một bác sĩ quân y sau khi nghỉ hưu làm việc tại bệnh viện Maryinski chuyên chữa trị các người nghèo. Mẹ ông là Maria Feodorovna, con một thương gia. Bệnh viện Maryinski, nơi Dostoevsky sống hồi nhỏ, nằm ở chỗ tồi tệ nhất của thành phố, một khu vực bao gồm một nghĩa trang cho tội nhân, một trại thương điên và một cô nhi viện cho trẻ sơ sinh.Khung cảnh khu phố này đã để lại một ấn tượng lâu dài lên thời trẻ Dostoevsky, sớm quan tâm tới những người nghèo, bị áp bức và thống khổ. Dù bị bố mẹ cấm, Dostoevsky vẫn thích lẻn ra vườn của bệnh viện, nơi những bệnh nhân đau khổ ngồi sưởi nắng. Cậu bé Dostoevsky thích dành thời gian ngồi bên các bệnh nhân và lắng nghe các câu chuyện của họ.
Có nhiều câu chuyện về cách cha Dostoevsky đối xử với những đứa con của mình, nhưng khó kiểm chứng về tính xác thực của chúng vì có lẽ chúng dựa trên tác phẩm Anh em nhà Karamazov hơn là đời thực của tác giả. Tuy vậy, những thư từ và tường thuật cho thấy giữa Dostoevsky và bố có một mối quan hệ khá tốt đẹp.
Năm 1837, mẹ của Dostoevsky mất vì bệnh lao. Ông Mikhail quyết định gửi các con trai của mình tới Học viện Kỹ thuật Quân sự ở kinh đô Sankt-Peterburg. Năm 1839, Fyodor Dostoevsky hay tin bố mình qua đời. Mặc dù chưa bao giờ được kiểm chứng, một số người tin rằng Mikhail Dostoevsky chết bởi chính những người nông nô của ông[6]. Theo một câu chuyện, trong một cơn say rượu, ông đã làm họ phẫn nộ và họ đã giữ ông ta, đổ vodka vào miệng ông tới khi chết. Những tình tiết tương tự được Dostoevsky miêu tả trong Bút ký dưới hầm. Một số khác lại tin rằng ông đã chết vì những nguyên nhân tự nhiên, còn câu chuyện sát nhân là do một người chủ trại láng giềng bịa đặt để có thể mua các tài sản với giá rẻ. Vài người lập luận rằng những tính cách của người cha đã ảnh hưởng lớn tới nhân vật Fyodor Pavlov Karamazov trong Anh em Karamazov, nhưng những ý kiến này chịu nhiều chỉ trích. Dù sao đi nữa sự kiện này đã ảnh hưởng lớn tới tâm hồn ông, đó là một cách giải thích cho chủ đề tội ác luôn xuất hiện trong các tác phẩm của Dostoevsky.
Những sáng tác đầu tiên
Dostoevsky mắc chứng động kinh[7]. Cơn động kinh đầu tiên xảy ra năm ông lên chín và thỉnh thoảng lại xuất hiện trong suốt cuộc đời ông. Trải nghiệm bản thân đã trở thành cơ sơ cho việc mô tả cơn động kinh của các nhân vật như Hoàng thân Myshkin (tiếng Việt thường phiên âm là Mưskin) trong tiểu thuyết Thằng ngốc hay Smerdyakov trong Anh em nhà Karamazov.
Ở Học viện Kỹ thuật Quân sự Sankt Peterburg, ông phải học toán học, một môn ông xem thường. Tuy vậy, ông cũng học văn học từ Shakespeare, Pascal, Hugo, Balzac, và E.T.A Hoffmann. Tập trung vào các lĩnh vực khác, Dostoevsky vẫn làm tốt các bài kiểm tra toán và nhận được học bổng năm 1841. Năm đó, ông được cho là đã viết hai vở kịch chịu ảnh hưởng của nhà thơ/ nhà viết kịch lãng mạn Đức Friedrich Schiller là Mary Stuart và Boris Godunov. Các vở kịch này chưa sưu tầm được. Dostoevsky tự miêu tả mình thời kỳ này như một người mơ mộng và tôn sùng Schiller. Nhưng sau này, ở thời kỳ đỉnh cao tài năng, ý kiến của ông đã thay đổi và thỉnh thoảng ông chế giễu Schiller.
Sau khi tốt nghiệp, Dostoevsky được điều về một đơn vị công binh, nhưng sau đó một năm ông xin giải ngũ.Khoảng thời gian này, Dostoevsky hoàn thành việc dịch cuốn Eugénie Grandet của Balzac nhưng không được chú ý lắm.
Khoảng cuối năm 1844, Dostoevsky bắt tay vào viết tiểu thuyết.Tác phẩm đầu tiên ra đời một năm sau đó, ”Những kẻ bần hàn” (Бедные люди). Khi mới in dưới dạng các phần trên tập san Sovremennik(Hiện đại),cuốn sách đã rất được hoan nghênh. Theo chuyện kể, biên tập viên của tờ bào, nhà thơ Nikolai Nekrasov đi vào văn phòng của nhà phê bình Vissarion Belinsky và nói: “Một Gogol mới hiện”. Cuốn tiểu thuyết được xuất bản thành sách những năm sau đó đã khiến Dostoevsky sơm nổi tiếng ở tuổi 24. Tuy nhiên, cuốn truyện vừa Con người kép (Двойник) và những tác phẩm ông viết mấy năm sau đó (Tiểu thuyết chín chữ, Ông Prokharchin, Bà chủ,…) không được đánh giá cao. Nhiều người đã cảm thấy tiên đoán của Belinsky, rằng F.Dostoevsky sẽ thành một trong những nhà văn Nga vĩ đại nhất có vẻ đã lầm lẫn.
Tù đày ở Xibia
Năm 1847, Dostoevsky tham gia vào nhóm Petrashevsky, một diễn đàn do Mikhail Vasilevich Petrashevsky – một người chịu ảnh hường của Fourier khởi xướng. Như phần lớn các diễn đàn của giời trí thức ở kinh đô Peterburg bấy giờ, đó là một tập hợp phức tạp của trí thức, sinh viên, viên chức,… chủ yếu thảo luận văn học và nhất là triết học phương Tây, cũng như một loạt câc vấn đề xã hội khác. Tuy không có quan điểm chính trị rõ rệt, phần lớn hội viên bất mãn với chế độ quân chủ Nga. Bất an về cuộc cách mạng 1848 ở châu Âu, hoàng đế Nikolai I đã quyết định đàn áp các diễn đàn như vậy. Ngày 23 tháng Tư năm 1849, Dostoevsky bị bắt.
Sau 9 tháng nằm tù trong hầm pháo đài Petropavlovskaya, ngày 16 tháng Mười một, Dostoevsky cùng 15 người khác bị đưa ra tòa và kết án tử hình. Ngày hành hình, họ đứng trong thời tiết lạnh giá để chờ đợi một loạt súng mà vào phút chót bị bãi bỏ bởi một lệnh ân xá của hoàng đế. Thay vào đó, họ bị kết án 4 năm lao động khổ sai tại Omsk, thuộc tây nam miền Xibia. Sau này Dostoevsky có mô tả cho người em của mình rằng những năm tháng khắc nghiệt đó với ông như “bị đóng trong quan tài”.
Về trại lính đổ nát mà “đáng lẽ phải sụp xuống từ một năm trước”, ông kể lại:
Mùa hè, ngột ngạt không chịu được. Mùa đông, rét không thể nói hết. Tất cả các tầng đều đã hỏng. Rác dày tới một inch, người ta có thể bị trượt ngã… Chúng tôi được đóng gói như cá trích trong thùng. Không có đủ không gian để mà xoay người…[8]
Ông ra khỏi nhà tù năm 1854, nhưng phải phục vụ trong Trung đoàn Xibia. Ông đã trải qua 5 năm kế tiếp như là một binh nhì (sau thành trung úy) ở Tiểu đoàn 7, đóng tại lâu đài của vùng Semipalatinsk (nay thuộc Kazakhstan). Thời gian ở đây, ông bắt đầu mối quan hệ với Maria Dmitrievna Isayeva, vợ một người bạn. Họ kết hôn vào tháng Hai 1857, khi người chồng qua đời.
Những trải nghiệm thời gian ở tù và quân ngũ đã làm thay đổi lớn niềm tin tôn giáo và chính trị của ông. Trước hết, ông đã tỉnh ngộ về những tư tưởng “phương Tây”, quyết định từ bỏ trào lưu triết học Tây Âu đương thời, thay vào đó công hiến những sáng tác của mình cho các “giá trị Nga” truyền thống, trọng nông như khái niệm Sobornost của Chủ nghĩa thân Slav (Slavophilia). Nhưng còn mạnh mẽ hơn thế là sự tăng cường đức tin Cơ đốc giáo, nhất là Chính thống giáo (sau này ông mô tả sự chuyển biến đó trong truyện ngắn Bác nông dân Marey). Từ đây Dostoevsky đứng trên thái độ phê phán hơn với triết học châu Âu đường thời, đồng thời có thái độ khắc nghiệt với các trào lưu hư vô và xã hội chủ nghĩa. Về mặt xã hội, ông quay ra chỉ trích những người cách mạng, nghi ngờ những cải cách xã hội và ngả sang những quan điểm bảo thủ.
Những năm chính trong sự nghiệp
Tháng Mười hai 1860, Fyodor Dostoevsky trở về kinh đô Sankt Peterburg, bắt tay vào xuất bản một loạt các tạp chí văn học như Время (Thời đại) và Эпоха (Kỷ nguyên) với người anh trai Mikhail nhưng không thành công. Số cuối cùng bị hủy bởi bài tường thuật của nó về Cuộc nổi dậy tháng Giêng ở Ba Lan năm 1863. Năm đó ông đi du lịch châu Âu và thường xuyên chơi bạc trong các casino. Ông đã gặp Apollinaria Suslova, một người đàn bà đẹp mà ông đã lấy làm hình mẫu cho hai nhân vật tên Katerina Ivanovna trong Anh em nhà Karamazov và Tội ác và hình phạt. Dostoevsky chìm sâu vào trầm uất và bài bạc. Ông thua rất nhiều, có câu chuyện kể rằng ông đã hoàn tất Tội ác và hình phạt với một sự gấp gáp điên cuồng vì mong mỏi khoản tiền trả trước của nhà xuất bản. Cuối cùng, ông thật sự rỗng túi. Trong tuyệt vọng, ông đã viết Con bạc (Игрок) để đáp ứng mong muốn của nhà xuất bản Stellovsky, khi họ tuyên bố sẽ tranh chấp quyền tác giả tất cả các sáng tác của Dostoevsky nếu ông không viết tiếp cho họ.
Dostoevsky trở về nước Nga sau cái chết của vợ (1864) và anh trai Mikhail (1865). Thời gian này, vì tiếp tục vướng vào cờ bạc, ông mắc nợ rất nhiều và phải sáng tác để trả nợ, nhưng không vì thế mà ông dễ dãi với những sáng tác của mình.
Năm 1864 xuất hiện cuốn Bút ký dưới hầm (Записки из подполья). Năm 1865, Dostoevsky bắt đầu viết Tội ác và hình phạt[9] (Преступление и наказание), một trong những tác phẩm quan trọng nhất của ông. Tội ác và hình phạt được đăng từng kỳ trên tờ báo “Người đưa tin Nga”.
Vì nhu cầu viết nhanh hơn, theo lời khuyên của một người bạn, ông quyết định tuyển một thư ký. Đó là Anna Grigorievna Snitkina, một cô gái rất trẻ, mới 20 tuổi. Năm 1867, Dostoevsky kết hôn với Anna và cùng nhau đi du lịch châu Âu. Thời gian này ông sáng tác cuốn Thằng ngốc (Идиот).
Năm 1868, Anna sinh hạ đứa con gái Sonya nhưng bé gái này bị chết yểu sau vài tháng. Về sau, Dostoevsky có thêm 3 con: con gái Lyubov sinh năm 1869, con trai Fyodor sinh năm 1870 và con trai Alyosha sinh năm 1875.
Fyodor Dostoevsky trở lại Sankt-Peterburg vào năm 1871 và liên lạc với các nhóm bảo thủ. Trong hai năm 1871 và 1872, ông viết tác phẩm Lũ người quỷ ám (Бесы). Sức khỏe của ông luôn yếu kém sau những năm lao tù tại miền Xibia, chứng bệnh động kinh thêm nặng và thời gian này ông còn mắc bệnh lao phổi, rồi căn bệnh trở thành ung thư phổi.
Năm 1880, ông xuất bản cuốn Anh em nhà Karamazov (Братья Карамазовы). Đó là cuốn tiểu thuyết cuối cùng và được xem là lớn của ông. Với tác phẩm này, Dostoevsky được toàn thế giới công nhận là một trong những đại văn hào nước Nga.
Dostoevsky mất năm 1881 tại Sankt-Peterburg.
Câu nói nổi tiếng
- Cái đẹp cứu rỗi thế giới. Còn được dịch: Cái đẹp giải thoát thế giới.
Tác phẩm nổi tiếng
- Những kẻ bần hàn (Бедные люди; tiếng Anh: Poor Folk; tiếng Pháp: Les Pauvres Gens – 1846)
- Con người kép (Двойник; The Double; Le Double – 1846)
- Đêm trắng (Белые ночи, bản dịch khác: Những đêm trắng; White Nights; Les Nuits blanches – 1848)
- Ghi chép từ Ngôi nhà chết (Записки из Мертвого дома; The House of the Dead; Souvenirs de la maison des morts – 1862)
- Những kẻ tủi nhục (Униженные и оскорблённые, tạm dịch: Những kẻ bị lăng mạ và tật nguyền; The Insulted and Humiliated; Humiliés et offensés – 1861)
- Con bạc (Игрок; The Gambler; Le Joueur – 1867)
- Bút ký dưới hầm (Записки из подполья; Notes from Underground; Les Carnets du sous-sol – 1864)
- Tội ác và hình phạt (Преступление и наказание; Crime and Punishment; Crime et Châtiment – 1866)
- Thằng ngốc (Идиот; The Idiot; L’Idiot – 1868)
- Lũ người quỷ ám (Бесы; The Possessed; Les Possédés – 1872)
- Anh em nhà Karamazov (Братья Карамазовы; The Brothers Karamazov; Les Frères Karamazov – 1880)
Chú thích
- ^ Dostoevsky’s other Quixote.(influence of Miguel de Cervantes’ Don Quixote on Fyodor Dostoevsky’s The Idiot) Fambrough, Preston
- ^ Pamuk, Orhan (2006). Istanbul: Memories of a City. Vintage Books. ISBN 978-1400033881.
- ^ Pamuk, Orhan (2008). Other Colors: Essays and a Story. Vintage Books. ISBN 978-0307386236.
- ^ Existentialism from Dostoyevsky to Sartre Walter Kaufmann ISBN 0-452-00930-8 page 12
- ^ The Best Short Stories of Dostoevsky: Translated with an Introntroduction by David Magarshack. New York: The Modern Library, Random House; 1971.
- ^ Notes from the Underground Coradella Collegita Bookshelf edition, About the Author.
- ^ epilepsy.com Famous authors with epilepsy.
- ^ Frank 76. Quoted from Pisma, I: 135-137.
- ^ Cao Xuân Hạo cho biết, ông dịch là Tội ác và hình phạt, nhà xuất bản sửa lại là Tội ác và trừng phạt, theo ông Hạo là “một lỗi ngữ pháp kếch xù“, “cái đầu đề đáng xấu hổ” – Báo Lao động cuối tuần, số 5 (249) từ 8-10.9.2006.
Liên kết ngoài
![]() |
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Fyodor Mikhailovich Dostoevsky |
- Fyodor Mikhailovich Dostoevsky, trang Vietscience
- Tác phẩm của Dostoyevsky tại Dự án Gutenberg
- Fyodor Mikhailovich Dostoevsky, giáo trình Đại học Cần Thơ
![]() |
Wikimedia Commons có thêm thư viện hình ảnh và phương tiện truyền tải về Fyodor Mikhailovich Dostoevsky |
Hàn Mặc Tử
Hàn Mặc Tử | |
---|---|
![]() Nhà thơ Hàn Mặc Tử
|
|
Bút danh | Hàn Mạc Tử, Lệ Thanh, Phong Trần |
Công việc | Nhà thơ |
Quốc gia | Việt Nam |
Dân tộc | Kinh |
Quốc tịch | Việt Nam |
Giai đoạn sáng tác | 1928-1940 |
Hàn Mặc Tử hay Hàn Mạc Tử (tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh 22 tháng 9, 1912 – mất 11 tháng 11, 1940) là một nhà thơ nổi tiếng, khởi đầu cho dòng thơ lãng mạn hiện đại Việt Nam, là người khởi xướng ra Trường thơ Loạn.[1]
Hàn Mặc Tử cùng với Quách Tấn, Yến Lan, Chế Lan Viên được người đương thời ở Bình Định gọi là Bàn thành tứ hữu, nghĩa là Bốn người bạn ở thành Đồ Bàn.[2]
Mục lục
Tiểu sử
Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ở làng Lệ Mỹ, Đồng Hới, Quảng Bình; lớn lên ở Quy Nhơn, tỉnh Bình Định trong một gia đình theo đạo Công giáo, ông được rửa tội tại Nhà thờ Tam Tòa với tên thánh là Phanxicô. Tổ tiên Hàn Mặc Tử gốc họ Phạm ở Thanh Hóa. Ông cố là Phạm Chương vì liên quan đến quốc sự, gia đình bị truy nã, nên người con trai là Phạm Bồi phải di chuyển vào Thừa Thiên Huế đổi họ Nguyễn theo mẫu tánh. Sinh ra ông Nguyễn Văn Toản lấy vợ là Nguyễn Thị Duy (con cụ Nguyễn Long, ngự y có danh thời vua Tự Đức), sinh hạ được 8 người con:
1-Nguyễn Bá Nhân (tức nhà thơ Mộng Châu) cũng là người dìu dắt Hàn Mặc Tử trên con đường thơ văn.
2- Nguyễn Thị Như Lễ.
3- Nguyễn Thị Như Nghĩa.
4- Nguyễn Trọng Trí (tức nhà thơ Hàn Mặc Tử).
5- Nguyễn Bá Tín (người dời mộ Hàn Mặc Tử từ Quy Hòa về Ghềnh Ráng vào ngày ngày 13 tháng 2 năm 1959).
6- Nguyễn Bá Hiếu;
7- Nguyễn Văn Hiền
8- Nguyễn Văn Thảo.
Hàn Mặc Tử mang vóc mình ốm yếu, tính tình hiền từ, giản dị, hiếu học và thích giao du bè bạn trong lĩnh vực văn thơ. Do cha ông là Nguyễn Văn Toản làm thông ngôn, ký lục nên thường di chuyển nhiều nơi, nhiều nhiệm sở, nên Hàn Mặc Tử cũng đã theo học ở nhiều trường khác nhau như Sa Kỳ (1920), Quy Nhơn, Bồng Sơn (1921-1923), Pellerin Huế (1926).
Hàn Mạc Tử, Lệ Thanh, Phong Trần là các bút danh khác của ông. Ông có tài năng làm thơ từ rất sớm khi mới 16 tuổi. Ông cũng đã từng gặp gỡ Phan Bội Châu và chịu ảnh hưởng khá lớn của chí sỹ này. Ông được Phan Bội Châu giới thiệu bài thơ Thức khuya của mình lên một tờ báo. Sau này, ông nhận một suất học bổng đi Pháp nhưng vì quá thân với Phan Bội Châu nên đành đình lại. Ông quyết định vào Sài Gòn lập nghiệp, năm ông 21 tuổi; lúc đầu làm ở Sở Đạc Điền.
Đến Sài Gòn, ông làm phóng viên phụ trách trang thơ cho tờ báo Công luận. Khi ấy, Mộng Cầm ở Phan Thiết cũng làm thơ và hay gửi lên báo. Hai người bắt đầu trao đổi thư từ với nhau, và ông quyết định ra Phan Thiết gặp Mộng Cầm. Một tình yêu lãng mạn, nên thơ nảy nở giữa hai người.[3]
Theo gia đình Hàn Mặc Tử, thì vào khoảng đầu năm 1935, họ đã phát hiện những dấu hiệu của bệnh phong trên cơ thể ông. Tuy nhiên, ông cũng không quan tâm vì cho rằng nó là một chứng phong ngứa gì đó không đáng kể. Cho đến năm 1936, khi ông được xuất bản tập “Gái quê”, rồi đi Huế, Sài Gòn, Quảng Ngãi, vào Sài Gòn lần thứ hai, được bà Bút Trà cho biết đã lo xong giấy phép cho tờ Phụ nữ tân văn, quyết định mời Hàn Mặc Tử làm chủ bút, bấy giờ ông mới nghĩ đến bệnh tật của mình. Nhưng ý ông là muốn chữa cho dứt hẳn một loại bệnh thuộc loại “phong ngứa” gì đấy, để yên tâm vào Sài Gòn làm báo chứ không ngờ đến một căn bệnh nan y. Năm 1938 – 1939, Hàn Mặc Tử đau đớn dữ dội. Tuy nhiên, ở bên ngoài thì không ai nghe ông rên rỉ than khóc. Ông chỉ gào thét ở trong thơ mà thôi. Trước ngày Hàn Mặc Tử vào trại phong Quy Hòa, Nguyễn Bá Tín, em ruột của nhà thơ cho biết tình trạng bệnh tật của anh mình như sau: Da anh đã khô cứng, nhưng hơi nhăn ở bàn tay, vì phải vận dụng sức khỏe để kéo các ngón khi cầm muỗng ăn cơm. Bởi vậy, trông như mang chiếc “găng” tay bằng da thô. Toàn thân khô cứng.
Ông Nguyễn Bá Tín, trong một chuyến thăm Bệnh viện Quy Hòa, có đến thăm bác sĩ Gour Vile. Bác sĩ nói rằng: Bệnh cùi rất khó phân biệt. Giới y học (thời đó) chưa biết rõ lắm. Tuy triệu chứng giống nhau, nhưng lại có nhiều thứ. Ông bác sĩ quả quyết bệnh cùi không thể lây dễ dàng được. Nhiều thông tin cho rằng, một hôm Hàn Mặc Tử đi dạo với bà Mộng Cầm ở lầu Ông Hoàng (Phan Thiết), qua một cái nghĩa địa có một ngôi mộ mới an táng thì gặp mưa. Bỗng ông phát hiện ra từng đốm đỏ bay lên từ ngôi mộ. Sau đó ông về nhà nghỉ, để rồi sớm mai ông phát hiện ra mình như vậy. Đó là căn bệnh do trực khuẩn Hansen gây nên.
Trước đây vì thành kiến sai lầm rằng đây là căn bệnh truyền nhiễm nên bao nhiêu bệnh nhân đã bị hắt hủi, cách ly, xa lánh thậm chí bị ngược đãi, thì Hàn Mặc Tử cũng không là ngoại lệ. Lúc này, gia đình ông phải đối phó với chính quyền địa phương vì họ đã hay tin ông mắc căn bệnh truyền nhiễm, đòi đưa ông cách ly với mọi người. Sau đó gia đình phải đưa ông trốn tránh nhiều nơi, xét về mặt hiệu quả chữa trị thì đúng là phản khoa học vì lẽ ra cần phải sớm đưa ông vào nơi có đầy đủ điều kiện chữa trị nhất lúc bấy giờ là Bệnh viện phong Quy Hòa.. Trong câu chuyện với người em của thi sĩ Hàn Mặc Tử, bác sĩ Gour Vile cũng nói rằng kinh nghiệm từ các trại cùi, không có bệnh nhân nào chỉ đau có từng ấy năm mà chết được. Ông trách gia đình Hàn Mặc Tử không đưa nhà thơ đi trại phong sớm. Và bác sĩ cho rằng, Hàn Mặc Tử chết là do nội tạng hư hỏng quá nhanh do uống quá nhiều thuốc tạp nham của lang băm trước khi nhập viện phong Quy Hòa.
Ông bỏ tất cả quay về Quy Nhơn vào nhà thương Quy Hòa (20 tháng 9 năm 1940) mang số bệnh nhân 1.134 và từ trần vào lúc 5 giờ 45 phút rạng sáng 11 tháng 11 năm 1940 tại nhà thương này vì chứng bệnh kiết lỵ,[4] khi mới bước sang tuổi 28.[5]
Cuộc đời Hàn Mặc Tử có duyên với 4 chữ Bình: sinh tại Quảng Bình, làm báo Tân Bình, có người yêu ở Bình Thuận và mất tại Bình Định. Ông được biết đến với nhiều mối tình, với nhiều người phụ nữ khác nhau, đã để lại nhiều dấu ấn trong văn thơ của ông – có những người ông đã gặp, có những người ông chỉ giao tiếp qua thư từ, và có người ông chỉ biết tên như Hoàng Cúc, Mai Đình, Mộng Cầm, Thương Thương, Ngọc Sương, Thanh Huy, Mỹ Thiện.
Bút danh Hàn MặcTử
Nguyễn Trọng Trí làm thơ từ năm mười sáu tuổi lấy hiệu là Phong Trần rồi Lệ Thanh. Đến năm 1936, khi chủ trương ra phụ trương báo Saigon mới đổi hiệu là Hàn Mạc Tử, sau ông lại đổi thành Hàn Mặc Tử. “Hàn Mạc Tử” nghĩa là chàng trai đứng sau bức rèm lạnh lẽo, trống trải. Sau đó bạn bè gợi ý ông nên vẽ thêm Mặt Trăng khuyết vào bức rèm lạnh lẽo để lột tả cái cô đơn của con người trước thiên nhiên, vạn vật. “Mặt Trăng khuyết” đã được “đặt vào” chữ “Mạc” thành ra chữ “Mặc”. Hàn Mặc Tử có nghĩa là “chàng trai bút nghiên”.
Tác phẩm
Các sáng tác của Hàn Mặc Tử, gồm có:
- Lệ Thanh thi tập (gồm toàn bộ các bài thơ Đường luật)
- Gái Quê (1936, tập thơ duy nhất được xuất bản lúc tác giả chưa qua đời)
- Thơ Điên (hay Đau Thương, thơ gồm ba tập: 1. Hương thơm; 2. Mật đắng; 3. Máu cuồng và hồn điên_1938_chú thích SGK Ngữ Văn Nâng Cao lớp 11 tập 2)
- Xuân như ý
- Thượng Thanh Khí (thơ)
- Cẩm Châu Duyên
- Duyên kỳ ngộ (kịch thơ_1939_chú thích SGK Ngữ Văn Nâng Cao lớp 11 tập 2)
- Quần tiên hội (kịch thơ, viết dở dang_1940_chú thích SGK Ngữ Văn Nâng Cao lớp 11 tập 2)
- Chơi Giữa Mùa Trăng (tập thơ-văn xuôi)
Ngoài ra còn có một số bài phóng sự, tạp văn, văn tế…[6] Xem thêm chi tiết ở bên dưới.
Bình luận và nhận xét
Đánh giá và bình luận về tài thơ của Hàn Mặc Tử có rất nhiều, sau đây là một số đánh giá của các nhà thơ văn nổi tiếng:
- “Trước không có ai, sau không có ai, Hàn Mặc Tử như một ngôi sao chổi xoẹt qua bầu trời Việt Nam với cái đuôi chói lòa rực rỡ của mình“
- “Tôi xin hứa hẹn với các người rằng, mai sau, những cái tầm thường, mực thước kia sẽ biến tan đi, và còn lại của cái thời kỳ này, chút gì đáng kể đó là Hàn Mạc Tử.“
- (Nhà thơ Chế Lan Viên)
- “Sẽ không thể giải thích được đầy đủ hiện tượng Hàn Mặc Tử nếu chỉ vận dụng thi pháp của chủ nghĩa lãng mạn và ảnh hưởng của Kinh thánh. Chúng ta cần nghiên cứu thêm lý luận của chủ nghĩa tượng trưng và chủ nghĩa siêu thực. Trong những bài thơ siêu thực của Hàn Mặc Tử, người ta không phân biệt được hư và thực, sắc và không, thế gian và xuất thế gian, cái hữu hình và cái vô hình, nội tâm và ngoại giới, chủ thể và khách thể, thế giới cảm xúc và phi cảm xúc. Mọi giác quan bị trộn lẫn, mọi lôgic bình thường trong tư duy và ngôn ngữ, trong ngữ pháp và thi pháp bị đảo lộn bất ngờ. Nhà thơ đã có những so sánh ví von, những đối chiếu kết hợp lạ kỳ, tạo nên sự độc đáo đầy kinh ngạc và kinh dị đối với người đọc.“
- (Nhà phê bình văn học Phan Cự Đệ)
- “Hàn Mặc Tử có khoảng bảy bài hay, trong đó có bốn bài đạt đến độ toàn bích. Còn lại là những câu thơ thiên tài. Những câu thơ này, phi Hàn Mặc Tử, không ai có thể viết nổi. Tiếc là những câu thơ ấy lại nằm trong những bài thơ còn rất nhiều xộc xệch…“
- (Nhà thơ Trần Đăng Khoa)
- “…Theo tôi thơ đời Hàn Mặc Tử sẽ còn lại nhiều. Ông là người rất có tài, đóng góp xứng đáng vào Thơ mới.“
- (Nhà thơ Huy Cận)
- “…Một nguồn thơ rào rạt và lạ lùng…” và “Vườn thơ Hàn rộng không bờ không bến càng đi xa càng ớn lạnh…“
- (Nhà phê bình văn học Hoài Thanh)
- Khen chê lúc khuất:
“ | Một người đau khổ đến nhường ấy, lúc sống ta hờ hững bỏ quên, bây giờ mất rồi ta xúm lại kẻ chê người khen. Chê hay khen tôi đều thấy có gì bất nhẫn. | ” |
—Mai 1941 |
Một số bài thơ nổi tiếng
Nhiều bài thơ của Hàn Mặc Tử đã được phổ nhạc vì tính lãng mạn của nó. Sau đây là một số bài được nhiều nhà phê bình đánh giá là hay và đã được đưa vào sách giáo khoa bậc trung học.
|
|
Tuyển tập
Gái quê (1936)
Thơ điên (sau đổi thành Đau thương – 1938)
Hương thơm
Mật đắng
Máu cuồng và hồn điên
Xuân như ý
Thượng thanh khí
Cẩm châu duyên
Kịch thơ
- Duyên kỳ ngộ (1939)
- Quần tiên hội (1940)
Khác
Lời chú ấn tượng
- Ra đời (Xuất thế gian):
“ | Phật giáo chia thế giới làm hai cõi: Thế gian và xuất thế gian, tức là thế giới hữu hình và thế giới vi vô, đây sánh xuất thế gian với cõi thanh tịnh của lòng. | ” |
—Hàn Mạc Tử |
Vinh danh
Hàn Mạc Tử | |
---|---|
Thông tin phim | |
Đạo diễn | Trần Mỹ Hà |
Sản xuất | Hãng phim Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh |
Kịch bản | Phan Cao Toại |
Diễn viên | Lê Văn Anh – Hàn Mặc Tử Tăng Thanh Hà – Mộng Huyền Tống Nha Cát – Thu Cúc Nguyệt Ánh – Mai Đường Phước Lập – Hồng Quân |
Âm nhạc | Bảo Chấn |
Quay phim | Bùi Vi Nghi |
Độ dài | 6 tập × 60 phút |
Quốc gia | Việt Nam |
Ngôn ngữ | Tiếng Việt |
Doanh thu | Giải thưởng: Bằng khen liên hoan truyền hình toàn quốc lần thứ 24 – 2005[7] |
Hàn Mặc Tử được biết đến là chủ soái của trường thơ loạn (Chế Lan Viên, Yến Lan, Bích Khê).
Nhiều nơi ở Việt Nam dùng tên của ông để đặt cho đường phố như:[8]
- Bà Rịa – Vũng Tàu (Đường Hàn Mạc Tử, phường 7, Vũng Tàu)
- Đà Nẵng (Đường Hàn Mạc Tử, phường Thuận Phước, Hải Châu)
- Đắk Lắk (Đường Hàn Mặc Tử, phường Tân An, Buôn Ma Thuột)
- Huế (Đường Hàn Mạc Tử, phường Vỹ Dạ, Huế, Thừa Thiên Huế)
- Nghệ An (Đường Hàn Mạc Tử, phường Trung Đô, Vinh)
- Phan Thiết (con đường dẫn lên Lầu Ông Hoàng)
- Quảng Bình (Đường Hàn Mặc Tử, phường Đồng Mỹ, Đồng Hới)
- Thanh Hóa (Phố Hàn Mặc Tử, phường Trường Thi, Thanh Hóa)
- Thành phố Hồ Chí Minh (Đường Hàn Mạc Tử, phường Số 12, Tân Bình và đường Hàn Mạc Tử, phường Tân Thành, Tân Phú)…
Có bài hát nói về cuộc đời ông: Hàn Mặc Tử của Trần Thiện Thanh.
Năm 2004, Hãng phim Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (TFS) đã thực hiện bộ phim Hàn Mặc Tử để kỷ niệm ông.
Các bản dịch ra tiếng nước ngoài
Năm 2001, nhà xuất bản Arfuyen đã xuất bản tuyển tập thơ của Hàn Mặc Tử sang tiếng Pháp, lấy tên Le Hameau des roseaux (Đây thôn Vĩ Dạ) do Hélène Péras và Vũ Thị Bích dịch.[9][10][11]
Chú thích
- ^ a ă Fahasasg.com.vn. “Tác giả tác phẩm – Hàn Mạc Tử”. Fahasasg.com.vn. Bản gốc lưu trữ
|url lưu trữ=
cần|ngày lưu trữ=
(trợ giúp). Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2010. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong:|accessdate=
(trợ giúp) - ^ Trong số bạn, Hàn Mặc Tử và Quách Tấn có mối thâm tình thật đặc biệt. Xem thêm Quách Tấn và Bàn thành tứ hữu
- ^ Theo Mộng Cầm – Người tình trong thơ của Hàn Mặc Tử trên báo Bình Định ngày 25/7/2007.
- ^ Hoàng Nguyên Vũ (5 tháng 8 năm 2007). “Hàn Mặc Tử không chết vì bệnh phong?”. Báo Công An Nhân Dân. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2010.
Bài viết có sử dụng một số tư liệu do nhà báo Trần Đình Thu cung cấp
Kiểm tra giá trị ngày tháng trong:|archivedate=, |accessdate=
(trợ giúp) - ^ Theo Hàn Mặc Tử – nhà thơ có số phận kỳ lạ: Cái chết được báo trước trong thơ trên báo Thanh Niên ngày 20/01/2005.
- ^ Phần liệt kê tác phẩm, căn cứ theo quyển Hàn Mặc Tử- Hương thơm và mật đắng, do Trần Thị Huyền Trang biên soạn. Nxb Hội nhà văn, 1990, tr. 6.
- ^ TFS
- ^ Tra cứu mã bưu chính theo từ khóa “Hàn Mặc Tử”
- ^ Thụy Khuê (27/04/2002). “Hélène Péras và Hàn Mặc Tử”. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2011. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong:
|year=, |date=, |accessdate=, |year= / |date= mismatch
(trợ giúp) - ^ Arfuyen. “HAN MAC TU – Le Hameau des roseaux” (bằng tiếng Pháp). Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2011. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong:
|accessdate=
(trợ giúp) - ^ (ISBN 2-908-82596-1)
Liên kết ngoài
![]() |
Wikisource có các tác phẩm gốc nói đến hoặc của: |
- Tạp chí Hoạt động Khoa Học (số 08.2005), Phương pháp luận trong nghiên cứu văn học, Tạp chí Hoạt động Khoa Học.
- Hàn Mặc Tử – Nhà thơ có số phận kỳ lạ, loạt bài trên báo Thanh Niên
- Vở kịch “100 phút cuối cùng của Hàn Mặc Tử” của Nguyên Hoàng
|
- Sinh 1912
- Mất 1940
- Người Quảng Bình
- Người Bình Định
- Nhà thơ Việt Nam thời Pháp thuộc
- Nhà thơ tiền chiến
- Hàn Mặc Tử
- Người bị phong cùi
- Tín hữu Công giáo Việt Nam
- Nhà thơ Việt Nam
Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
- Chào ngày mới 10 tháng 11
- Angkor nụ cười suy ngẫm
- Cây Lương thực tháng 11.2015
- Chào ngày mới 9 tháng 11
- Lên Yên Tử sưu tầm thơ đức Nhân Tông
- Chào ngày mới 8 tháng 11
- Chào ngày mới 7 tháng 11
- Đọc lại và suy ngẫm
- Chào ngày mới 6 tháng 11
- Chào ngày mới 5 tháng 11
- Biển Đông vạn dặm
- Chào ngày mới 4 tháng 11
- Đọc lại và suy ngẫm
- Chào ngày mới 3 tháng 11
- Giống khoai lang ở Việt Nam
- Chào ngày mới 2 tháng 11
- Đọc lại và suy ngẫm
- Chào ngày mới 1 tháng 11
- Cây Lương thực 10.2015
- Đọc lại và suy ngẫm
- Chào ngày mới 31 tháng 10
- Chào ngày mới 30 tháng 10
- Chào ngày mới 29 tháng 10
- Chào ngày mới 28 tháng 10
- Chào ngày mới 27 tháng 10
- Minh triết sống thung dung phúc hậu
- Chào ngày mới 26 tháng 10
- Đến chốn thung dung
- Chào ngày mới 25 tháng 10
- Nghiên cứu Kinh Dược Sư
- Chào ngày mới 24 tháng 10
- Bàn cờ thế sự
- Tình Mẹ và đức Nhẫn
- Chào ngày mới 23 tháng 10
- Năng lượng tích tụ và giải phóng
- Chào ngày mới 22 tháng 10
- Tỉnh lặng với Osho
- Borlaug và Hemingway
- Chào ngày mới 21 tháng 10
- Bảy ngày đêm tỉnh lặng
- Viếng mộ cha mẹ
- Chào ngày mới 20 tháng 10
- Suối nhạc tình yêu cuộc sống
- Ngủ ngon và tỉnh thức
- Chào ngày mới 19 tháng 10
- Chào ngày mới 18 tháng 10
- Lời Thầy dặn
- Chào ngày mới 17 tháng 10
- Chào ngày mới 16 tháng 10
- Minh Không huyền thoại Bái Đính
- Dạo chơi non nước Việt
- Chào ngày mới 15 tháng 10
- Bàn cờ thế sự
- Biển Đông vạn dặm
- Chào ngày mới 14 tháng 10
- Nghị lực
- Quang Dũng những bài thơ hay
- Chào ngày mới 13 tháng 10
- Em ơi em can đảm bước chân lên
- Chào ngày mới 12 tháng 10
- Thắp đèn lên đi em!
- Chào ngày mới 11 tháng 10
- Bài ca Trường Quảng Trạch
- Chào ngày mới 10 tháng 10
- Bàn cờ thế sự 7
- Vua Phổ Friedrich II Đại Đế
- Chào ngày mới 9 tháng 10
- Chào ngày mới 8 tháng 10
- Bước ngoặt lịch sử chiến tranh Đông Dương
- Chào ngày mới 7 tháng 10
- Phan Khôi nắng được thì cứ nắng
- Bàn cờ thế sự 6
- Chào ngày mới 6 tháng 10
- Quả táo Apple Steven Jobs
- Chào ngày mới 5 tháng 10
- Vị tướng của lòng dân
- Chào ngày mới 4 tháng 10
- Praha Goethe và lâu đài cổ
- Chuyện vỉa hè 3
- Cây Lương thực 10.2015
- Chào ngày mới 3 tháng 10
- Chào ngày mới 2 tháng 10
- Sông Mekong tài liệu tổng hợp
- Cây Lương thực 9.2015
- Chào ngày mới 1 tháng 10
Video yêu thích
KimYouTube
Trở về trang chính
Hoàng Kim Ngọc Phương Nam Thung dung Dạy và học CNM365 Tình yêu cuộc sống Cây Lương thực Dạy và Học Kim on LinkedIn KimYouTube Kim on Facebook
Pingback: Chuyện vỉa hè | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Im lặng mà bão giông | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Myanmar đọc lại và suy ngẫm | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Ký ức CIMMYT ở Mexico | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Gowda địa chỉ xanh ICRISAT Ấn Độ | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Trường tôi và tình yêu ở lại | Tình yêu cuộc sống
Pingback: 60 năm Đại học Nông Lâm TP. HCM | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Ngày mới yêu thương | Khát khao xanh
Pingback: Đọc lại và suy ngẫm | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Ơn Thầy | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Lời của Thầy theo mãi bước em đi | Tình yêu cuộc sống
Pingback: CNM365 Tình yêu cuộc sống | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Công việc này trao lại cho em | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Kênh ông Kiệt giữa lòng dân | Tình yêu cuộc sống
Pingback: 24 tiết khí lịch nhà nông | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Sao Kim kỳ thú | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Chu Văn Tiếp ở Đồng Xuân | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Bàn cờ thế sự | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Mark Twain là Lincoln văn học Mỹ | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Chuyện vỉa hè | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Tháp vàng hoa trắng nắng Mekong | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Helen Keller người mù điếc huyền thoại | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Ngày Người khuyết tật Quốc tế nhớ bạn | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Bí mật cung Đan Dương tại Huế | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Thăm ngôi nhà cũ của Darwin | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Đông Dương tìm tòi và cảm nhận | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Lên non thiêng Yên Tử | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Chào ngày mới 7 tháng 12 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Đọc Đỗ Phủ nhớ Đặng Dung | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Hồ đẹp Tanganyika và Victoria | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Chào ngày mới 10 tháng 12 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Miên Thẩm là Đỗ Phủ văn chương Việt | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Đất Mẹ vùng di sản | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Chào ngày mới 14 tháng 12 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Sắn Việt Nam bảo tồn phát triển bền vững | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Sông Thương | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Đào Duy Từ còn mãi với non sông | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Chào ngày mới 16 tháng 12 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Đến Thái Sơn nhớ Đào Duy Từ | Tình yêu cuộc sống
Pingback: CNM365 Chào ngày mới 365 | Tình yêu cuộc sống
Hello Web Admin, I noticed that your On-Page SEO is is missing a few factors, for one you do not use all three H tags in your post, also I notice that you are not using bold or italics properly in your SEO optimization. On-Page SEO means more now than ever since the new Google update: Panda. No longer are backlinks and simply pinging or sending out a RSS feed the key to getting Google PageRank or Alexa Rankings, You now NEED On-Page SEO. So what is good On-Page SEO?First your keyword must appear in the title.Then it must appear in the URL.You have to optimize your keyword and make sure that it has a nice keyword density of 3-5% in your article with relevant LSI (Latent Semantic Indexing). Then you should spread all H1,H2,H3 tags in your article.Your Keyword should appear in your first paragraph and in the last sentence of the page. You should have relevant usage of Bold and italics of your keyword.There should be one internal link to a page on your blog and you should have one image with an alt tag that has your keyword….wait there’s even more Now what if i told you there was a simple WordPress plugin that does all the On-Page SEO, and automatically for you? That’s right AUTOMATICALLY, just watch this 4minute video for more information at. Seo Plugin