CNM365. Chào ngày mới 19 tháng 11. Wikipedia Ngày này năm xưa. Năm 1955 – Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, một trong những trung tâm đào tạo và nghiên cứu lớn nhất về nông lâm ngư nghiệp của Việt Nam, có tiền thân là Trường Quốc gia Nông Lâm Mục Bảo Lộc, được thành lập. Năm 1863 – Tổng thống Hoa Kỳ Abraham Lincoln đọc bài Diễn văn Gettysburg đặc biệt nổi tiếng trong lễ thánh hiến nghĩa địa quân đội của Nội chiến Hoa Kỳ tại Gettysburg, Pennsylvania. Đây là một trong những bài diễn văn vĩ đại nhất và được trích dẫn nhiều nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Năm 1917 – ngày sinh Indira Gandhi là thủ tướng thứ ba của Ấn Độ, (mất năm1984), một trong những chính khách nổi bật nhất, là con gái của thủ tướng đầu tiên, Jawaharlal Nehru, và là mẹ của một thủ tướng khác, Rajiv Gandhi, Bà không có quan hệ họ hàng gì với Mahatma Gandhi nhưng có những tính cách nổi bật theo gương của vị thánh nhân lỗi lạc này.
19 tháng 11
Ngày 19 tháng 11 là ngày thứ 323 (324 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 42 ngày trong năm.
« Tháng 11 năm 2015 » | ||||||
CN | T2 | T3 | T4 | T5 | T6 | T7 |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 |
8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 |
15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 |
22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 |
29 | 30 | |||||
Mục lục
Sự kiện
- 461 – Nguyên lão Libius Severus trở thành hoàng đế của Đế quốc Tây La Mã, song quyền lực thực tế nằm trong tay Thống lĩnh Ricimer.
- 461 – Thánh Hilarius được trở thành Giáo Hoàng.
- 537 – Quân Đông Ngụy dưới quyền Cao Hoan giao tranh với quân Tây Ngụy dưới quyền Vũ Văn Thái trong trận Sa Uyển.
- 1493 – Cristoforo Colombo đổ bộ lên hòn đảo mà ông trông thấy vào ngày hôm trước, và đặt tên đảo là San Juan Bautista (Thánh Gioan Tẩy Giả), ngày nay là Puerto Rico. Ông là người Âu Châu đầu tiên đến đảo.
- 1863 – Nội chiến Hoa Kỳ: Tổng thống Hoa Kỳ Abraham Lincoln đọc bài Diễn văn Gettysburg trong lễ thánh hiến nghĩa địa quân đội tại Gettysburg, Pennsylvania.
- 1881 – Một vẫn thạch xuống đất gần làng Großliebenthal, về phía tây nam của Odessa (Ukraina).
- 1942 – Đệ Nhị Thế Chiến: Hồng quân Liên Xô dưới quyền lãnh đạo của Georgy Zhukov bắt đầu tiến hành Chiến dịch Sao Thiên Vương chống lại các lực lượng phe Trục tại Stalingrad và các vùng phụ cận.
- 1967 – Đài truyền hình TVB chính thức phát sóng tại Hồng Kông, hiện là đài truyền hình vô tuyến hàng đầu tại lãnh thổ này.
- 1969 – Cầu thủ bóng đá người Brasil Pelé ghi bàn thắng thứ 1000 của mình khi thi đấu cho Santos trong trận đấu với Vasco da Gama tại Rio de Janeiro.
- 1997 – Ngày đầu Internet tại Việt Nam được hòa vào mạng Internet toàn cầu.
Sinh
- 1168 – Tống Ninh Tông Triệu Khoách, hoàng đế Nam Tống (mất 1224)
- 1600 – Charles I của Anh (mất 1649)
- 1786 – Carl Maria von Weber, nhà soạn nhạc người Đức (mất 1826)
- 1805 – Ferdinand de Lesseps, nhà ngoại giao và công trình sư người Pháp, phát triển Kênh đào Suez (mất 1894)
- 1828 – Nữ chúa Lakshmibai, nữ vương Ấn Độ (mất 1858)
- 1831 – James A. Garfield, chính trị gia Hoa Kỳ, Tổng thống thứ 20 của Hoa Kỳ (mất 1881)
- 1875 – Mikhail Kalinin, chính trị gia Liên Xô (mất 1946)
- 1887 – James Batcheller Sumner, nhà hóa học người Mỹ, được nhận Giải Nobel hóa học (mất 1955)
- 1909 – Peter Drucker, nhà lý luận người Mỹ (mất 2005)
- 1915 – Earl Wilbur Sutherland Jr., nhà sinh lý học người Mỹ, được nhận Giải Nobel (mất 1974)
- 1917 – Indira Gandhi, chính trị gia Ấn Độ, Thủ tướng thứ ba của Ấn Độ (mất 1984)
- 1933 – Larry King, nhà báo và người dẫn chương trình trò chuyện truyền hình Hoa Kỳ
- 1934 – Valentin Kozmich Ivanov, cầu thủ bóng đá người Nga thi đấu trong đội tuyển Liên Xô (mất 2011)
- 1936 – Lý Viễn Triết, nhà hóa học người Mỹ gốc Đài Loan, được nhận giải Nobel hóa học
- 1961 – Meg Ryan, diễn viên và nhà sản xuất người Mỹ
- 1962 – Jodie Foster, diễn viên, đạo diễn, nhà sản xuất người Mỹ
- 1962 – Sean Parnell, chính trị gia người Mỹ, Thống đốc thứ 12 của Alaska
- 1964 – Petr Nečas, chính trị gia người Séc, Thủ tướng thứ 9 của Cộng hòa Séc
- 1965 – Laurent Blanc, cầu thủ bóng đá người Pháp
- 1973 – Ryukishi07, tác giả người Nhật
- 1975 – Sushmita Sen, người mẫu và diễn viên Ấn Độ, đăng quang Hoa hậu Hoàn vũ 1994
- 1985 – Chris Eagles, cầu thủ bóng đá người Anh
- 1989 – Tyga, người đọc rap người Mỹ
- 1993 – Suso, cầu thủ bóng đá người Tây Ban Nha
- 1994 – Ibrahima M’baye, cầu thủ bóng đá người Senegal
Mất
- 1009 – Lê Long Đĩnh, Hoàng đế cuối cùng của nhà Tiền Lê, Việt Nam (s. 986)
- 1148 – Hoàn Nhan Tông Bật (Ngột Truật), nhân vật quân sự và chính trị triều Kim.
- 1665 – Nicolas Poussin, họa sĩ người Pháp (sinh 1594)
- 1828 – Franz Schubert, nhà soạn nhạc người Áo (sinh 1797)
- 1931 – Từ Chí Ma, nhà thơ Trung Hoa (sinh 1897)
- 1970 – Andrey Ivanovich Yeryomenko, Nguyên soái Liên Xô (sinh 1892)
- 1990 – Tôn Lập Nhân, Tổng tư lệnh Lục quân Trung Hoa Dân Quốc (sinh 1900)
- 1993 – Leonid Iovich Gaidai, đạo diễn hài kịch Liên Xô (sinh 1923)
- 2004 – John Robert Vane, nhà dược lý học Anh Quốc, đoạt giải Nobel (sinh 1927)
- 2005 – Erik Balling, đạo diễn người Đan Mạch (sinh 1924)
Những ngày lễ
- Thế giới – Ngày lễ vệ sinh thế giới
- Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất – Ngày hành hương
- Trinidad và Tobago – Ngày quốc tế Đàn ông
- India – Ngày quốc tế Đàn ông
Tháng 1 | Tháng 2 | Tháng 3 | Tháng 4 | Tháng 5 | Tháng 6 | Tháng 7 | Tháng 8 | Tháng 9 | Tháng 10 | Tháng 11 | Tháng 12 |
Tham khảo
![]() |
Wikimedia Commons có thêm thư viện hình ảnh và phương tiện truyền tải về 19 tháng 11 |
Bắt đầu biết hối hận là bắt đầu một cuộc sống mới.G. Eliot
Giáp Tuất (19h-21h)
Xem ngày giờ tốt và hướng xuất hành
Trong một tháng có 2 loại ngày tốt, ngày xấu; trong một ngày lại có 6 giờ tốt, 6 giờ xấu gọi chung là Ngày/giờ Hoàng đạo (tốt) và Ngày/giờ Hắc đạo (xấu). Người Việt Nam từ xưa đều có phong tục chọn ngày tốt và giờ tốt để làm những việc lớn như cưới hỏi, khởi công làm nhà, nhập trạch, ký kết, kinh doanh v.v.v.
Ngày 8 tháng 10, năm 2015 là ngày Hoàng đạo , các giờ tốt trong ngày này là: ất Sửu, Mậu Thìn, Canh Ngọ, Tân Mùi, Giáp Tuất, ất Hợi
Trong ngày này, các tuổi xung khắc nên cẩn thận trong chuyện đi lại, xuất hành, nói chuyện và làm các việc đại sự là: Tân Tỵ, Đinh Tỵ
Xuất hành hướng Đông Bắc gặp Hỷ thần: niềm vui, may mắn, thuận lợi. Xuất hành hướng Nam gặp Tài thần: tài lộc, tiền của, giao dịch thuận lợi.
Xem sao tốt và việc nên làm và nên kiêng
Trong Lịch vạn niên, có 12 trực được sắp xếp theo tuần hoàn phân bổ vào từng ngày. Mỗi trực có tính chất riêng, tốt/xấu tùy từng công việc. Ngày 8 tháng 10, năm 2015 là Trực Kiến: Tốt cho các việc thi ơn huệ, trồng cây cối Xấu cho các việc chôn cất, đào giếng, lợp nhà
Mỗi ngày đều có nhiều sao Tốt (Cát tinh) và sao Xấu (Hung tinh). Các sao Đại cát (rất tốt cho mọi việc) như Thiên đức, Nguyệt đức, Thiên ân, Nguyệt ân. Có những sao Đại hung (rất xấu cho mọi việc) như Kiếp sát, Trùng tang, Thiên cương. Cũng có những sao xấu tùy mọi việc như Cô thần, Quả tú, Nguyệt hư, Không phòng, Xích khẩu… – xấu cho hôn thú, cưới hỏi, đám hỏi nói chung cần tránh. Hoặc ngày có Thiên hỏa, Nguyệt phá, Địa phá… xấu cho khởi công xây dựng, động thổ, sửa chữa nhà cửa nói chung cần tránh.
Khi tính làm việc đại sự, cần kiểm tra ngày Hoàng Đạo, Hắc Đạo. Xem công việc cụ thể nào, để tránh những sao xấu. Chọn các giờ Hoàng đạo để thực hiện (hoặc làm tượng trưng lấy giờ).
Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trường Đại học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh | |
---|---|
Thành lập | 1955 |
Loại hình | Đại học |
Địa chỉ | Khu phố 6, phường Linh Trung, quận Thủ Đức |
Vị trí | Thành phố Hồ Chí Minh , Việt Nam |
Điện thoại | (84-8) 38960711 |
Trang mạng | http://www.hcmuaf.edu.vn/nlu |
Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh là một trường đại học công lập, đa ngành, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, tọa lạc trên khu đất rộng 118 ha thuộc phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh và một phần thuộc phường Đông Hoà, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương,. cách trung tâm thành phố 16 km về hướng Bắc đang được phủ kín các công trình phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ sản xuất. Trường được thành lập ngày 19 tháng 11 năm 1955. Trãi qua trên 60 năm xây dựng và phát triển, hiện nay trường đang đào tạo các bậc học như đại học (56 chuyên ngành) thạc sĩ (14 chuyên ngành) tiến sĩ (8 chuyên ngành). Ngoài ra, trường còn thành lập hai phân hiệu đặt tại tỉnh Gia Lai và Ninh Thuận. Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh từ chiếc nôi nông nghiệp đã phấn đấu trở thành một trường đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực với chất lượng cao và có vị thế trong nước và quốc tế.
Mục lục
Lịch sử của Trường
Tiền thân của Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay là Trường Quốc gia Nông Lâm Mục Bảo Lộc, được thành lập vào ngày 19/11/1955; sau đó, Trường lần lượt đổi tên thành: Trường Cao đẳng Nông Lâm Súc (1963), Học viện Nông nghiệp (1972), Trường Đại học Nông nghiệp Sài Gòn (thuộc Viện Đại học Bách khoa Thủ Đức (1974), Trường Đại học Nông nghiệp 4 (1975), Trường Đại Học Nông Lâm Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (1985) trên cơ sở sát nhập Trường Đại học Nông nghiệp 4 (Thủ Đức – TP. HCM) và Trường Cao đẳng Lâm nghiệp (Trảng Bom – Đồng Nai), Trường Đại học Nông Lâm (thành viên Đại học Quốc gia TP. HCM – 1995) và từ năm 2000 được đổi tên thành Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, Trường đã đạt được nhiều thành tích xuất sắc về đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp, chuyển giao công nghệ, quan hệ quốc tế. Trường đã vinh dự được nhận Huân chương Lao động Hạng ba (năm 1985), Huân chương Lao động Hạng nhất (năm 2000), Huân chương Độc lập Hạng ba (năm 2005).
Ở giai đoạn nào, Nhà trường cũng là nơi quy tụ của nhiều nhà khoa học, thầy cô giáo danh tiếng để giảng dạy, nghiên cứu khoa học, rất nhiều công trình khoa học có giá trị về nông lâm ngư nghiệp cũng ra đời từ đây, đóng góp rất lớn vào công cuộc xây dựng nền nông nghiệp tiên tiến cho đất nước. Phong trào sinh viên của Nhà trường cũng hết sức sôi nổi, có chiều sâu, có sức lan tỏa, hoà nhịp chung với phong trào sinh viên thành phố Hồ Chí Minh và của cả nước; những đột phá, sáng tạo, xung kích của sinh viên chẳng những điển hình cho tính tích cực xã hội của tầng lớp trí thức trẻ, mà còn rất tiêu biểu cho tinh thần yêu nước và cách mạng của sinh viên và thanh niên Việt Nam.
Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay là một trong những trường đại học lớn và lâu năm nhất Việt Nam. Với 60 năm xây dựng và phát triển, Trường đã tạo ra nhiều giá trị và truyền thống văn hoá đại học, đã có nhiều đóng góp to lớn trong nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và đặc biệt nhất là trong suốt 60 năm qua đã liên tục cung cấp cho xã hội một đội ngũ trí thức đông đảo về các ngành nông lâm ngư nghiệp, kinh tế, cơ khí công nghệ, công nghệ hoá học, công nghệ thông tin, môi trường, sư phạm, ngoại ngữ. Có thể nói, không một địa phương nào, không một lĩnh vực nào liên quan đến nông lâm ngư nghiệp ở Việt Nam mà không có bóng dáng và sự cống hiến, đóng góp nhiệt tình, hiệu quả của cựu sinh viên Nhà trường, trong đó nhiều người đã trở thành nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú, nhà khoa học xuất sắc, nhà kinh tế quản lý giỏi, những chuyên gia lớn về nông lâm ngư nghiệp. Nhiều tên tuổi cựu sinh viên của Trường cũng đã trở nên bất tử trong lịch sử cách mạng Việt Nam như Nguyễn Thái Bình.
Hiện nay, Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm đào tạo và nghiên cứu lớn nhất về các ngành nông lâm ngư nghiệp của Việt Nam. Đó là truyền thống vẻ vang của Trường, là danh tiếng, là niềm tự hào của thầy cô giáo và sinh viên Nhà trường và đó cũng là sự khẳng định vững chắc vai trò, vị thế của Nhà trường trong xã hội.
Nhiệm vụ chính
Trường Đại học Nông Lâm thực hiện 3 nhiệm vụ chính:
- Đào tạo cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học và sau đại học về nông nghiệp và các lãnh vực liên quan.
- Từ năm 2000 trường mở rộng đào tạo sang các lãnh vực khác như: Công nghệ Thông tin, Công nghệ Môi trường, Công nghệ Sinh học, Ngoại ngữ và Sư phạm Kỹ thuật Nông nghiệp, Công Nghệ Ô tô, Công nghệ Nhiệt lạnh, Cơ điện tử, Điều khiển Tự động.
- Thực hiện các nghiên cứu khoa học và hợp tác nghiên cứu với các đơn vị trong và ngoài nước.
Đào tạo
Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh đào tạo trình độ đại học và sau đại học.
Chương trình đào tạo đại học có 56 chuyên ngành:
- Ngành đào tạo 4 năm cho các chuyên ngành: Nông học; Quản lý Đất đai – Môi trường và Tài nguyên Tự nhiên; Chăn nuôi; Lâm nghiệp; Chế biến gỗ; Thủy sản; Kinh tế Nông nghiệp; Cơ khí nông nghiệp; Bảo quản và Chế biến Nông sản Thực phẩm; Khuyến nông và Phát triển Nông thôn; Kế toán; Quản trị kinh doanh; Công nghệ Thông tin; Công nghệ sinh học; Chế biến Thủy sản; Kỹ thuật môi trường; Anh văn; Cơ khí Bảo quản – Chế biến; Sư phạm Kỹ thuật Nông nghiệp và Cảnh quan và Kỹ thuật Hoa viên; Công nghệ Giấy và Bột giấy; Quản lý Thị trường Bất động sản; Công nghệ GIS.
- Ngành đào tạo 5 năm cho ngành bác sĩ Thú y, bác sĩ Thú y chuyên ngành Dược.
- Ngành đào tạo 3 năm cho ngành cao đẳng tin học, Cao đẳng kế toán.
Chương trình đào tạo cao học để cấp bằng Thạc sĩ trong 2 – 3 năm theo các chuyên ngành: Nông học, Nông hóa, Thổ nhưỡng, Bảo vệ Thực vật, Chăn nuôi, Thú y, Lâm nghiệp, Thủy sản, Cơ khí Nông nghiệp và Kinh tế Nông nghiệp. Để lấy bằng Tiến sĩ, sinh viên phải học thêm ít nhất ba năm sau khi có bằng Thạc sĩ.
Chương trình đào tạo của trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh mang tính liên ngành nhằm mục đích cung cấp kiến thức đa dạng, phong phú cho sinh viên. Hàng năm, học kỳ 1 bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 1, và học kỳ 2 từ tháng 1 đến tháng 7. Mỗi học kỳ kéo dài 18 tuần.
Tổ chức nhà trường
Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh hiện có 12 khoa, 1 viện nghiên cứu, 6 bộ môn trực thuộc trường, 14 trung tâm và 2 phân hiệu đại học tại tỉnh Gia Lai và Ninh Thuận.
Khoa
- Khoa Nông học với các bộ môn: Cây công nghiệp; Cây lương thực, Rau, Hoa, Quả; Nông hóa Thổ nhưỡng; Bảo vệ Thực vật; Sinh lý Sinh hóa; Di truyền chọn giống; Thủy nông.
- Khoa Chăn nuôi Thú y với các bộ môn: Bệnh truyền nhiễm và Thú y cộng đồng; Thú y lâm sàng; Khoa học Sinh học Thú y, Chăn nuôi chuyên khoa; Di truyền giống; Dinh dưỡng.
- Khoa Lâm nghiệp với các bộ môn: Lâm sinh; Trồng rừng và Lâm nghiệp đô thị; Điều chế rừng; Lâm nghiệp Xã hội; Chế biến Lâm sản.
- Khoa Kinh tế với các bộ môn: Kinh tế Cơ bản; Phân tích định lượng; Kế toán tài chánh; Phát triển Nông thôn; Quản trị Kinh doanh; Kinh tế Môi Trường và Tài Nguyên.
- Khoa Cơ khí Công nghệ với các bộ môn: Công thôn; Kỹ thuật cơ sở; Máy sau thu hoạch và chế biến; Công nghệ Nhiệt lạnh; Tự động hoá; Kỹ thuật Ô tô; Cơ điện tử, Công thôn.
- Khoa Thủy sản với các bộ môn: Sinh học và Nguồn lợi Thủy sản; Kỹ thuật nuôi thủy sản; Quản lý và Phát triển thủy sản; Chế biến thủy sản; Bệnh học thủy sản.
- Khoa Công nghệ Thực phẩm với các bộ môn: Vi sinh thực phẩm, Hóa sinh thực phẩm, Công nghệ Sau thu hoạch và thiết bị chế biến, Phát triển sản phẩm.
- Khoa Khoa học với các bộ môn: Toán, Lý, Hóa, Sinh, Giáo dục thể chất, Khoa học xã hội nhân văn.
- Khoa Ngoại Ngữ với các bộ môn: Thực hành tiếng, Dịch thuật, Phương pháp giảng dạy, Ngôn ngữ học, Văn hóa nước ngoài, Anh ngữ chuyên biệt – không chuyên, Tiếng Anh quản lý, Pháp văn.
- Khoa Công nghệ Môi trường với các bộ môn: Sinh học môi trường, Hoá học môi trường, Công nghệ xử lý môi trường, Độc chất học môi trường, Quản lý môi trường.
- Khoa Công nghệ Thông tin với các bộ môn: Mạng máy tính, Tin học cơ sở, Công nghệ phần mềm, Hệ thống thông tin.
- Khoa Quản Lý Đất Đai và Bất Động Sản với các bộ môn: Công nghệ địa chính, Quy hoạch, Kinh tế đất và Chính sách Pháp Luật.
Viện Nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trường
- Nghiên cứu kỹ thuật gen.
- Ứng dụng công nghệ di truyền trong lai tạo giống mới.
- Nghiên cứu nuôi cấy mô động thực vật.
- Nghiên cứu và ứng dụng các chất có hoạt tính sinh học.
- Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vi sinh.
- Phát triển nhiên liệu Sinh học.
Bộ môn trực thuộc Trường
- Mác – Lênin;
- Công nghệ Sinh học;
- Sư phạm Kỹ thuật Nông nghiệp;
- Cảnh quan & Kỹ thuật Hoa viên;
- Công Nghệ Thông tin địa lý;
- Công nghệ hóa học.
- Công nghệ thông tin
Trung tâm
- Trung tâm Nghiên cứu Chuyển giao khoa học công nghệ với 5 nhiệm vụ chính:
- Cơ sở rèn nghề cho sinh viên các ngành trong trường;
- Địa bàn tiến hành thí nghiệm cho giảng viên và sinh viên;
- Hợp đồng nghiên cứu;
- Tổ chức các lớp huấn luyện khuyến nông cho các địa phương;
- Cung cấp dịch vụ thuốc thú y, gieo tinh nhân tạo cho heo, bò.
- Trung tâm Ngoại ngữ với 3 nhiệm vụ chính:
- Đào tạo và cấp bằng Anh ngữ trình độ A, B, C;
- Liên kết đào tạo với các trường đại học nước ngoài cấp bằng TOEFL;
- Tổ chức các lớp đào tạo chuyên đề ngắn hạn về Anh văn theo yêu cầu và đào tạo tiếng Việt cho người nước ngoài.
- Trung tâm Tin học Ứng dụng với 4 nhiệm vụ chính:
- Tổ chức thực tập tin học cho sinh viên các khoa trong trường;
- Đào tạo và cấp chứng chỉ tin học văn phòng và lập trình trung, sơ cấp;
- Nghiên cứu ứng dụng các phần mềm tin học sử dụng trong nông nghiệp;
- Thiết lập cơ sở dữ liệu nông nghiệp.
- Trung tâm Phân tích Thí nghiệm Hóa sinh:
- Thực hiện các phân tích hóa lý gồm các chỉ tiêu như: thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng, acid amin, vitamin, độc tố nấm (aflatoxin…), histamin, kháng sinh và nhiều chất khác, với các máy móc hiện đại như sắc ký khí, sắc ký lỏng cao áp, quang phổ kế hấp thu nguyên tư, quang phổ kế Tử ngoại Khả kiến;
- Thực hiện các chẩn đoán bệnh cây trồng vật nuôi bằng công nghệ sinh học phân tử
- Ứng dụng công nghệ sinh học vào các ngành của nông nghiệp như nông học, chăn nuôi thú y, lâm nghiệp, thủy sản, bảo quản chế biến.
- Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ Môi trường:
- Nghiên cứu các hình thức suy thoái, ô nhiễm môi trường và biện pháp bảo vệ;
- Nghiên cứu ứng dụng các phương pháp xử lý chất thải nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm;
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các độc chất, các chất gây ô nhiễm môi trường;
- Thực hiện đánh giá tác động môi trường; Phân tích các chỉ tiêu hóa, lý, sinh của môi trường đất, nước, không khí.
- Trung tâm Nghiên cứu Bảo quản và Chế biến Rau quả:
- Nghiên cứu quy trình bảo quản các loại rau hoa quả nhiệt đới;
- Nghiên cứu chế biến các sản phẩm rau hoa quả;…
- Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Kỹ thuật Địa chính:
- Vẽ bản đồ, quy hoạch đất đai;
- Phân loại đất sử dụng trong nông nghiệp;
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai;
- Tư vấn sử dụng đất cho các địa phương;…
- Trung tâm Nghiên cứu Khoa học và Kỹ thuật Chế biến Lâm sản:
- Nghiên cứu về vật liệu gỗ và các cây có sợi;
- Thực hiện đánh giá chất lượng và kiểm định và định danh gỗ;
- Sản xuất thử nghiệm ở quy mô nhỏ;
- Hợp tác nghiên cứu về công nghệ gỗ trong và ngoài nước, hỗ trợ cho việc chuyển giao kỹ thuật và công nghệ mới;
- Huấn luyện nâng cao trình độ kỹ thuật chế biến gỗ và lâm sản cho các cơ sở sản xuất
- Trung tâm Bồi dưỡng Kiến thức:
- Bồi dưỡng văn hóa
- Giới thiệu việc làm cho các sinh viên tốt nghiệp thuộc các khoa của trường.
- Trung tâm Bột giấy
- Trung tâm Hỗ trợ sinh viên và Quan hệ doanh nghiệp
- Trung tâm Khảo thí và kiểm định chất lượng
- Trung tâm Năng lượng và máy nông nghiệp
- Trung tâm Công nghệ và Thiết bị Nhiệt lạnh
Phân hiệu đại học Nông Lâm Gia Lai
- Trại thủy sản;
- Trại thí nghiệm chăn nuôi;
- Trại thực nghiệm nông học;
Nghiên cứu khoa học
Nông học
– Tuyển chọn và phổ biến các giống cây lương thực, lúa, ngô, sắn, khoai lang, rau, hoa, lạc, đậu nành, đậu xanh.
– Tuyển chọn các giống cây công nghiệp, mía, cà phê, ca cao.
– Nghiên cứu sâu bệnh hại lúa, rau cải, thuốc lá, cà phê, cao su, cây ăn trái và các biện pháp phòng trừ.
– Nghiên cứu quản lý nước và đất; Nghiên cứu các hệ thống canh tác tại miền Đông Nam Bộ.
– Nghiên cứu dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản và môi trường
– Nghiên cứu các kỹ thuật tưới tiêu, kỹ thuật phân bón cho cây trồng
– Thiết lập bản đồ nông hóa thổ nhưỡng, bản đồ quy hoạch và sử dụng đất.
Chăn nuôi – Thú y
– Nghiên cứu tính thích ứng của các giống gia súc nhập nội như heo, gà, bò sữa,… ở miền Nam Việt Nam
– Nghiên cứu dinh dưỡng cho bò sữa, heo và gia cầm.
– Nghiên cứu dịch tễ học của vật nuôi.
– Nghiên cứu các bệnh thường gặp ở trâu, bò, heo và gà.
– Sử dụng chất thải trong chăn nuôi để tạo năng lượng.
– Nghiên cứu dư lượng các chất kháng sinh, hormon… trong thịt, sữa và trứng.
Lâm nghiệp
– Nghiên cứu trồng rừng trên các vùng đất hoang hóa, thuộc vùng cao và đất ướt; Nghiên cứu quản lý tài nguyên rừng.
– Nghiên cứu các kỹ thuật bảo quản, chế biến lâm sản.
– Nghiên cứu phổ biến các kỹ thuật nông lâm kết hợp.
– Nghiên cứu lâm nghiệp xã hội và lâm nghiệp đô thị.
Thủy sản
– Thiết lập cơ sở dữ liệu cho việc phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản và quản lý tài nguyên thủy sản thiên nhiên.
– Phát triển các mô hình quản lý bền vững tài nguyên thủy sản trong các thủy vực.
– Phát triển kỹ thuật nuôi thủy sản quy mô nhỏ phù hợp cho các vùng sinh thái khác nhau.
– Cải thiện chất lượng cá giống.
Cơ khí Công nghệ
– Nghiên cứu kỹ thuật làm đất trong sản xuất lúa, bắp, mía và dứa.
– Nghiên cứu và sản xuất các máy thu hoạch lúa, bắp, đậu phụng.
– Nghiên cứu và sản xuất các máy chế biến thức ăn gia súc.
– Nghiên cứu và sản xuất các loại máy sấy lúa, thuốc lá, bắp
– Nghiên cứu và sản xuất các loại máy móc thiết bị dùng trong nông nghiệp và kỹ thuật….
Kinh tế nông nghiệp
– Nghiên cứu về kinh tế nông trại.
– Nghiên cứu hiệu quả kinh tế của các hệ thống canh tác khác nhau.
– Nghiên cứu hiệu quả kinh tế sản xuất rau và gia súc, gia cầm vùng ngoại thành. – Ngành điều khiển tự động – Công nghệ ô tô – Cơ điện tử
Công nghệ thực phẩm
– Nghiên cứu và phát triển kỹ thuật chế biến các sản phẩm từ thịt, cá.
– Nghiên cứu và phát triển kỹ thuật chế biến các loại rau và trái cây.
– Nghiên cứu các kỹ thuật bảo quản nông sản.
– Nghiên cứu kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Khoa học
– Nghiên cứu ứng dụng máy tính để thiết kế cải tiến chương trình giảng dạy các môn cơ bản.
– Nghiên cứu về nước.
– Kết hợp với các khoa khác hướng dẫn sinh viên làm đề tài tốt nghiệp.
Môi trường
– Nghiên cứu đánh giá mức độ tạp nhiễm các chất có hại trong nông sản thực phẩm.
– Nghiên cứu các biện pháp xử lý hóa, lý hoặc sinh học các chất thải Công và Nông nghiệp
Ngoại ngữ
– Đảm nhận nghiên cứu khoa học cấp bộ, cấp trường liên quan đến giáo dục, tốt nghiệp và đào tạo tiếng Anh.
Khuyến nông
Đại học Nông Lâm chuyển giao những kết quả nghiên cứu đã đạt được đến đối tượng sản xuất trong vùng và các vùng lân cận.
Việc phổ biến chuyển giao kỹ thuật của nhà trường thông qua các chương trình phát thanh, truyền hình, báo chí và tập san khoa học kỹ thuật của nhà trường, bên cạnh đó, nhà trường cũng hợp tác với địa phương để tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo ngắn và dài hạn.
Hiệu trưởng và Hợp tác
Hiệu trưởng qua các thời kỳ
- Thầy Vũ Ngọc Tân (Hiệu trưởng, 1955-1958, Trường Quốc Gia Nông Lâm Mục Blao được thành lập theo nghị định 112 BCN/NĐ ngày 19.11.1955 tại Bảo Lộc, Trường đào tạo ba ngành Nông Lâm Súc, gồm cấp cao đẳng và cấp trung đẳng)
- Thầy Phan Lương Báu (Hiệu trưởng, 1958-1962)
- Thầy Đặng Quan Điện (Hiệu trưởng, 1962-1964, Trường Cao đẳng Nông Lâm Mục Sài Gòn được đặt tên theo nghị định 1361 BCTNT/NĐ/HC ngày 26.3.1962, cải biến từ Trường Quốc Gia Nông Lâm Mục Blao )
- Thầy Tôn Thất Trình (Hiệu trưởng, 1964-1967)
- Thầy Vũ Ngọc Tân (Hiệu trưởng, 1967-1968).
- Thầy Bùi Huy Thục (Giám đốc, 1968-1970, Trung tâm Quốc Gia Nông nghiệp được đặc tên theo sắc lệnh 158/SL/VHGD/TN ngày 9.11.1968 cải biến từ Trường Cao đẳng Nông Lâm Mục Sài Gòn)
- Thầy Phùng Trung Ngân (Giám đốc, 2-5/1970)
- Thầy Nguyễn Thành Hải (Giám đốc, 1970-1972)
- Thầy Nguyễn Thành Hải (Hiệu trưởng, 1972-1974, Học Viện Quốc Gia Nông nghiệp được đặt tên theo sắc lệnh 174/SL/GD ngày 29.11.1972. cải biến từ Trung tâm Quốc Gia Nông nghiệp)
- Thầy Lê Văn Ký (Hiệu trưởng, 1974–1975, Trường Đại học Nông nghiệp thuộc Viện Đại học Bách Khoa Thủ Đức được đặt tên theo sắc lệnh 10/SL/VH-GDTN ngày 11.1.1974, do sự sáp nhập Học Viện Quốc Gia Nông nghiệp với Học Viện Quốc Gia Kỹ thuật và Ban Cao Đẳng Sư Phạm Kỹ thuật )
- Thầy Điền Văn Hưng (Hiệu trưởng, 1975-1976, Trường Đại học Nông nghiệp 4 được đặt tên theo quyết định của Bộ Nông nghiệp ngày 8. 12. 1976)
- Thầy Trần Hữu Khối (Phó Hiệu trưởng phụ trách, 1977-1979)
- Thầy Nguyễn Phan (Quyền Hiệu trưởng (1979- 1982)
- Thầy Nguyễn Văn Hanh (Quyền Hiệu trưởng 1982-1983, Hiệu trưởng 1985-1989, năm 1985 Trường Đại học Nông nghiệp 4 sáp nhập thêm Trường Cao đẳng Lâm nghiệp Trảng Bom, đổi tên thành Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh)
- Thầy Đoàn Văn Điện (Hiệu trưởng, 1989 – 1994)
- Thầy Dương Thanh Liêm (Hiệu trưởng, 1994-1998; năm 1995-2000 Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh sáp nhập vào Trường Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh)
- Thầy .Bùi Cách Tuyến (Hiệu trưởng, 1998 – 2007; từ năm 2000 Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tách ra khỏi Trường Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh và trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo).
- Thầy Trịnh Trường Giang (Hiệu trưởng, 2007-2012)
- Thầy Nguyễn Hay (Hiệu trưởng, 2012-2017)
Hợp tác trong nước
Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh có quan hệ hợp tác chặt chẽ với hầu hết các Trường và các Viện trong ngành nông nghiệp Việt Nam như: Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long, Viện Sinh học Nhiệt đới, Viện Nghiên cứu Cao su, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Viện nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam, Viện nghiên cứu Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên, Trung tâm Dâu Tằm Tơ Bảo Lộc, các sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường, Trung tâm Khuyến nông của các tỉnh.
Hợp tác Quốc tế
A. Các Trường Đại học và Viện Nghiên cứu của nhiều nước trên thế giới, như:
- Anh: Các đại học Aberystwyth (Wales), Reading, Nottingham
- Bỉ: Đại học Louvain la Neuve.
- Canada: Các đại học Guelph, Laval, Sherbroke.
- Đan Mạch: Đại học Aarhus.
- Đài Loan: Đại học Quốc gia Chung Hsing.
- Đức: Viện Nghiên cứu Lâm nghiệp Rheinland Pfalz
- Hà Lan: Đại học Wageningen, Trường Quốc tế Nông nghiệp Larenstein.
- Malaysia: Đại học Putra Malaysia.
- Hàn Quốc: Đại học Sungkyunkwan
- Na Uy: Đại học Oslo
- Mỹ: Đại học Auburn, Trung tâm Đông Tây Hawaii, Đại học tiểu bang Louisiana, Đại học Hawaii ở Manoa, Đại học Texas Tech., Đại học Texas A&M, UC Davis, Oregon State University
- Nhật Bản: Các đại học Meiji, Kobe, Osaka, Ehime.
- Pháp: Viện Quốc gia Nông nghiệp – Paris Grignon, các trường Quốc gia về Thú y ở Alfort, ở Lyon, ở Toulouse, ở Nante, ở Montpellier và ENSIA – SIARC, Đại học Bordeaux 1, Đại học Tours, Đại học Purpan (Toulouse)
- Philippines: Các đại học Trung tâm Luzon, Silliman, Philippines tại Los-Banos, Đại học Philippines ở Diliman.
- Thái Lan: Các đại học Chiang Mai, Kasetsart, Khon Kaen, Viện nghiên cứu Hoàng gia Mongkut Thonburi
- Thụy Điển: Đại học Khoa học Nông nghiệp Thụy Điển (SLU).
- Úc: Các đại học Melbourne, New England, New South Wales, James Cook, Queesland, Newcastle
B. Các Viện Nghiên cứu Quốc tế, Tổ chức Quốc tế và Tổ chức phi chính phủ:AAACU, ACIAR, AIT, AVDRC, AUPELF-UREF, BIOTROP, CIAT, CIDSE, CIP, CIRAD, CSIRO, CSI, ESCAP-CGPRT, FAO, FFTC, Ford Foundation, GTZ, HELVETAS, IDRC, IFS, IPGRI, IRRI, JDC, KWT, MCC, SAREC, SDC, SEARCA, SECID, SIDA, Tree Link,..
Tham khảo
1 Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh 2015 . 60 năm xây dựng & phát triển (19/11/1955-19/11/2015)
2. GS.TS. Nguyễn Hay, Hiệu trưởng (đương nhiệm). Sự kiện 60 năm thành lập Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM http://60nam.hcmuaf.edu.vn/
3 GS.TS. Nguyễn Hay, Hiệu trưởng (đương nhiệm). Thư Ngỏ vận động xây dựng Phòng Truyền Thống, đường vào Trường và sân nhà chữ U http://ns.hcmuaf.edu.vn/data/file/Thungo_NLU.PDF
4. PGS.TS. Lưu Trọng Hiếu. Trường tôi và tấm lòng yêu thương gửi lại. http://dayvahoc.blogspot.com/2009/05/truong-toi-va-long-thuong-yeu-gui-lai.html
5. PGS.TS. Trịnh Xuân Vũ. 60 năm Đại học Nông Lâm TP.HCM https://cnm365.wordpress.com/2015/11/19/60-nam-dai-hoc-nong-lam-tp-hcm/
5. TS. Hoàng Kim. Thầy bạn là lôc xuân cuộc đời. https://cnm365.wordpress.com/2015/11/20/thay-ban-la-loc-xuan-cuoc-doi/
Liên kết ngoài
- Website Trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh
- Thông tin hướng nghiệp tuyển sinh Trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh
- Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM trên trang Face Book: https://www.facebook.com/NongLamUniversity
Tổng thống Abraham Lincoln
Diễn văn Gettysburg
Diễn văn Gettysburg là diễn từ nổi tiếng nhất của Tổng thống Hoa KỳAbraham Lincoln, và là một trong những bài diễn văn được trích dẫn nhiều nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Được đọc tại Lễ Cung hiến Nghĩa trang Chiến sĩ Quốc gia ở Gettysburg, tiểu bang Pennsylvania ngày 19 tháng 11 năm 1863, trong thời Nội chiến Mỹ, bốn tháng rưỡi sau khi xảy ra mặt trận Gettysburg đẫm máu trong đó quân đội Liên bang giành chiến thắng vẻ vang.[1]
Bài diễn văn được viết lách công phu của Lincoln, lúc ấy chỉ được xem là phần phụ trong buổi lễ, nhưng cuối cùng đã được nhìn nhận là một trong những bài diễn văn vĩ đại nhất trong lịch sử Mỹ Quốc. Trong bài diễn văn chưa tới 300 từ và dài từ hai đến ba phút này, Lincoln đã viện dẫn những nguyên tắc về bình đẳng được tuyên cáo bởi bản Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ, và khẳng định rằng cuộc Nội chiến là một sự đấu tranh không chỉ cho Liên bang mà để “sản sinh một nền tự do mới”, sẽ mang đến cho mọi công dân một sự bình đẳng thật.
Bài diễn văn này trở nên một trong những văn kiện hay nhất bằng tiếng Anh trong suốt bề dày lịch sử nhân loại.[1] Bắt đầu với câu nói nay đã trở thành khuôn mẫu “Four score and seven years ago,” (Tám mươi bảy năm trước), Lincoln đề cập đến những diễn biến trong cuộc Cách mạng Mỹ, và miêu tả buổi lễ tại Gettysburg là một cơ hội không chỉ để cung hiến nghĩa trang, nhưng cũng để hiến dâng mạng sống cho cuộc đấu tranh nhằm bảo đảm rằng “chính quyền của dân, cho dân, vì dân sẽ không lụi tàn khỏi mặt đất.”
Mục lục
Nội dung
Lincoln đã sử dụng từ “quốc gia” năm lần (bốn lần ông nói về nước Mỹ, một lần khác khi ông nói “bất cứ quốc gia nào cũng được thai nghén và cung hiến”), nhưng không lần nào nhắc đến từ “liên bang” – ngụ ý miền Bắc – như thế, mục tiêu phục hồi một quốc gia, không phải một liên bang gồm các tiểu bang tự trị, là quan trọng hơn hết. Bài diễn văn nhắc đến Chiến tranh Cách mạng Mỹ và câu nói nổi tiếng nhất của bản Tuyên ngôn Độc lập “mọi người sinh ra đều bình đẳng”.
Trong bài diễn văn, Lincoln không trích dẫn Hiến pháp năm 1789, trong đó chế độ nô lệ được mặc nhận trong “thỏa hiệp thứ ba mươi lăm”, ông cũng không sử dụng từ “nô lệ”.
Bối cảnh
5 tháng 7–6 tháng 7, 1863.
Trận chiến bùng nổ ở Gettysburg (1 tháng 7 – 3 tháng 7 năm 1863) kết thúc với thắng lợi lớn của phe Liên bang miền Bắc Hoa Kỳ (Union), buộc Liên minh miền Nam Hoa Kỳ (Confederacy) phải rút quân về Virginia.[2]Chiến thắng này mang lại lợi thế cho Liên bang trong cuộc chiến,[3] song trận kịch chiến ấy cũng vĩnh viễn thay đổi bộ mặt thị trấn nhỏ bé này. Bãi chiến trường ngổn ngang thi thể của hơn 7.500 binh sĩ tử trận và vài ngàn xác ngựa của Binh đoàn Potomac thuộc Liên bang cũng như Binh đoàn Bắc Virginia của Liên minh. Tử khí bốc lên từ hàng ngàn thi thể đang thối rữa của binh sĩ, chiến đấu từ hai bên chiến tuyến nhưng cùng nằm xuống trên một trận địa, làm cư dân thị trấn mắc bệnh nghiêm trọng, và việc chôn cất tử tế những người lính trận vong trở nên ưu tiên hàng đầu đối với vài ngàn cư dân Gettysburg. Theo sự hướng dẫn của David Wills, một luật sư giàu có 32 tuổi, tiểu bang Pennsylvania mua một khu đất rộng 17 mẫu Anh (69.000 m2) để xây dựng một nghĩa trang nhằm tôn vinh những người lính thiệt mạng trong trận đánh mùa hè năm ấy.
Lúc đầu, Wills dự định tổ chức lễ cung hiến nghĩa trang vào thứ Tư ngày 23 tháng 9, và mời Edward Everett, từng là Ngoại trưởng, Thượng nghị sĩ, Dân biểu Hoa Kỳ, Thống đốc tiểu bang Massachusetts, và Viện trưởng Đại học Harvard là diễn giả chính. Vào lúc ấy, Everett được xem là nhà hùng biện tài danh nhất. Trong lời phúc đáp, Everett cho biết ông không thể chuẩn bị cho bài diễn văn trong một thời gian ngắn như thế và đề nghị dời ngày lễ, ban tổ chức đồng ý và ấn định ngày lễ sẽ được tổ chức vào thứ Năm ngày 19 tháng 11.
Về sau, Wills và ban tổ chức mới nghĩ đến việc mời Lincoln đến tham dự buổi lễ. Bức thư của Will viết, “Chúng tôi mong ước sau phần diễn thuyết, tổng thống, với tư cách là người đứng đầu nhánh hành pháp của quốc gia, chính thức biệt riêng khu đất này cho mục đích thiêng liêng bằng vài lời cung hiến”. Vai trò của Lincoln trong buổi lễ là không quan trọng, tương tự như tập quán mời một nhân vật nổi tiếng đến cắt băng khánh thành.
Ngày 18 tháng 11, Lincoln đến Gettysburg bằng xe lửa, qua đêm tại nhà của Will ở quảng trường thị trấn, tại đây ông hoàn tất bài diễn văn đã viết dang dở từ Washington. Trái với các giai thoại, Lincoln không hoàn tất bài diễn văn trên tàu lửa cũng không viết nó trên bì thư. Vào lúc 9:30 sáng ngày 19 tháng 11, Lincoln gia nhập cuộc diễu hành với các nhân vật quan trọng, người dân thị trấn, và các góa phụ đến khu đất sẽ được cung hiến.
Ước tính có xấp xỉ 15.000 người đến tham dự buổi lễ, trong đó có các thống đốc đương nhiệm của 6 trong số 24 tiểu bang thuộc Liên bang: Andrew Gregg Curtin, tiểu bang Pennsylvania; Augustus Bradford, Maryland; Oliver P. Morton, Indiana; Horatio Seymour, New York; Joel Parker, New Jersey; và David Tod, Ohio.
Chương trình buổi lễ
Chương trình buổi lễ được hoạch định bởi Wills và ban tổ chức gồm có:
- Âm nhạc, Ban nhạc Birgfield
- Cầu nguyện, Mục sư T. H. Stockton, D. D.
- Âm nhạc, Dàn nhạc Thủy quân Lục chiến
- Diễn thuyết, Edward Everett
- Âm nhạc, Thánh ca sáng tác bởi B. B. French, Esq.
- Lời Cung hiến, Tổng thống Hoa Kỳ
- Bài ca Truy điệu, Ca đoàn
- Chúc phước, Mục sư H. L. Baugher, D. D.
Trong buổi lễ, “Diễn văn Gettysburg” được mọi người trông đợi không phải là bài viết ngắn được trình bày bởi Tổng thống Lincoln, mà là bài diễn từ dài hai giờ đồng hồ với 13.607 từ của Everett.
Diễn văn Gettysburg của Lincoln
Lincoln đọc bài diễn văn với giọng Kentucky trong quãng thời gian từ hai đến ba phút. Ông tóm tắt cuộc chiến trong mười câu và 272 từ, tái cung hiến đất nước cho cuộc đấu tranh và cho lý tưởng biểu thị rằng không chiến binh nào tử trận ở Gettysburg đã chết vô ích.
Qua đó, bài diễn văn lịch sử này cũng nêu lên tầm quan trọng của cuộc chiến Gettysburg vừa qua.[1] Nhưng trong bài diễn văn, với những câu đơn giản nhưng rõ ràng, Lincoln không nhắc đến công lao cũa riêng chiến sĩ nào, bên này hay bên kia chiến hào, Nam hay Bắc, mà ông vinh danh chung tất cả lý tưởng của những người hy sinh dù ở phe nào, và được kết hợp với các hành động sau đó của ông đã giúp cho sự hàn gắn vết thương chiến tranh và đoàn kết toàn dân.[4] Người ta nhắc lại tầm nhìn của Lincoln “một quốc gia mới, được thai nghén trong tự do”, quên đi quá khứ đau thương, hàn gắn những vết thương chiến tranh và tạo dựng quốc gia mới “cho dân và vì dân”, để xứng đáng với những hy sinh của người đã chết. Nhà sử học Garry Wills viết: “Lincoln đã làm cách mạng cuộc Cách mạng, đem lại cho nhân dân một quá khứ mới để sống trong đó, và quá khứ này sẽ thay đổi tương lai một cách vĩnh cữu”.[4]
Các học giả đương đại bất đồng với nhau về ngôn từ chính xác của bài diễn văn, cũng như các bản sao chép được ấn hành bởi báo chí, ngay cả những bản viết tay của Lincoln cũng khác nhau về ngôn từ, phân đoạn và cấu trúc. Trong các phiên bản này, văn bản của Bliss được xem là bản chuẩn. Đó là bản duy nhất có chữ ký của Lincoln:
“ |
|
” |
—Abraham Lincoln |
Một bản dịch khác:
“ |
|
” |
—Abraham Lincoln |
Khi ấy, ít người để ý đến bài diễn văn.[3] Tuy nhiên, chỉ trong vòng có vài tháng, nhân dân Hoa Kỳ đã nhận thức rõ rệt về tầm trọng đại của bài diễn văn hùng hồn này.[1]
Chú thích
- ^ aăâbGina DeAngelis, The Battle of Gettysburg: Turning Point of the Civil War, trang 39
- ^Gina DeAngelis, The Battle of Gettysburg: Turning Point of the Civil War, trang 36
- ^ aăMaria Fleming, Famous Americans: George Washington and Abraham Lincoln, trang 35
- ^ aăBài diễn văn Gettysburg huyền thoại của Abraham Lincoln, Nguyễn Xuân Sanh, bài đăng trên báo Gài Gòn Tiếp Thị, Báo Trẻ đăng l5i ngày 28/6/2014
Xem thêm
Liên kết ngoài
![]() |
Wikimedia Commons có thêm thư viện hình ảnh và phương tiện truyền tải về Diễn văn Gettysburg |
- Diễn văn Gettysburg của Abraham Lincoln
- Bài diễn văn nổi tiếng Gettysburg của Abraham Lincoln – Vietnamnet
- Ghi chú về Diễn văn Gettysburg by H.L. Mencken
- Diễn văn Gettysburg trưng bày tại Library of Congress, Washington, DC
- Thư viện Carl A. Kroch Division of Rare & Manuscript Collections, Cornell University, Ithaca, NY
- Công viên Quân đội Quốc gia Gettysburg (GNMP) Gettysburg Historical Handbook
- Website của Viện Bảo tàng Lincoln, urban legends debunked
- Diễn văn của Edward Everett “Gettysburg Oration”
- Readings of the Gettysburg Address: actors Sam Waterston, Jeff Daniels; musician Johnny Cash.
- Website của National Public Radioreading.
- Dư luận báo chí về bài diễn văn Cornell University Library exhibit.
- William V. Rathvon’s eyewitness audio recollections and reading of the address at NPR.org 6 min version [1]
- William V. Rathvon’s eyewitness audio recollections and reading of the address at NPR.org full 21 minute recording [2]
- A humorous PowerPoint version of the Gettysburg Address
- Translated into Yeshivish
Phân tích
Indira Gandhi
Indira Gandhi इन्दिरा प्रियदर्शिनी गान्धी |
|
---|---|
![]() |
|
Chức vụ
|
|
Thủ tướng Ấn Độ thứ 5 và 8
|
|
Nhiệm kỳ | 19 tháng 1 năm 1966 – 24 tháng 3 năm 1977 15 tháng 1 năm 1980 – 31 tháng 10 năm 1984 |
Tiền nhiệm | Gulzarilal Nanda Charan Singh |
Kế nhiệm | Morarji Desai Rajiv Gandhi |
Thông tin chung
|
|
Đảng phái | Quốc đại |
Sinh | 19 tháng 11 năm 1917 Allahabad, UP, Ấn Độ |
Mất | 31 tháng 10 năm 1984 New Delhi, Ấn Độ |
Chồng | Feroze Gandhi |
Indira Priyadarśinī Gāndhī (Devanāgarī: इन्दिरा प्रियदर्शिनी गान्धी; IPA: [ɪnd̪ɪraː prɪjəd̪ərʃɪniː gaːnd̪ʰiː]; 19 tháng 11 năm 1917 – 31 tháng 10 năm 1984) là Thủ tướng Ấn Độ từ 19 tháng 1 năm 1966 đến 24 tháng 3 năm 1977, và lần thứ hai từ ngày 14 tháng 1 năm 1980 cho đến khi bị ám sát ngày 31 tháng 10 năm 1984.
Là con gái của thủ tướng đầu tiên, Jawaharlal Nehru, và là mẹ của một thủ tướng khác, Rajiv Gandhi, Indira Gandhi là một trong những chính khách nổi bật nhất sau khi Ấn Độ giành độc lập. Bà không có quan hệ họ hàng gì với Mahatma Gandhi.
Mục lục
Thiếu thời
Gia tộcNehru thuộc giai cấp Brahmin ở bangJammu, ở Kashmir và ở Delhi. Ông nội của Indira là một luật sư giàu có ở Allahabad thuộc bang Uttar Pradesh. Ông là một trong số những thành viên quan trọng nhất của Đảng Quốc Đại Ấn Độ trong thời kỳ tiền Gandhi, là người soạn thảo bản Báo cáo Nehru, sự lựa chọn của nhân dân cho thể chế chính trị tương lai của Ấn Độ đối nghịch với thể chế của Anh. Cha của bà, Jawaharlal Nehru là một luật sư trí thức, cũng là nhà lãnh đạo được yêu thích trong Phong trào Độc lập Ấn Độ. Người vợ trẻ của ông, Kamala, sinh hạ Indira Gandhi vào thời điểm Nehru gia nhập phong trào độc lập cùng với Mahatma Gandhi.
Lớn lên trong sự chăm sóc của người mẹ vẫn thường bệnh tật và xa cách gia đình bên nội, Gandhi phát triển bản năng tự vệ và tính cách đơn độc. Indira thường bất hòa với các bà cô (chị em của cha), đáng kể nhất là với Vijayalakshmi Pandit (nữ chủ tịch đầu tiên của Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc), những tranh chấp này được họ đem theo vào chính trường.
Indira Gandhi thành lập phong trào Vanara Sena cho thanh thiếu niên, thủ giữ một vai trò tuy nhỏ nhưng có nhiều ảnh hưởng trong Phong trào Độc lập Ấn Độ, tổ chức những cuộc phản kháng và diễu hành, cũng như hỗ trợ các chính khách đảng Quốc Đại phổ biến các ấn phẩm nhạy cảm và tài liệu bị cấm đoán. Theo một giai thoại, Indira đã giấu một văn kiện quan trọng trong cặp sách để đem ra khỏi ngôi nhà bị cảnh sát theo dõi cẩn mật, đó là bản phác thảo khởi xướng cuộc cách mạng vào đầu thập niên 1930.
Năm 1934, mẹ cô, Kamala Nehru, bị quật ngã bởi bệnh lao phổi sau một thời gian dài chữa trị. Khi ấy Indira Gandhi 17 tuổi, và chưa bao giờ có cơ hội hưởng không khí đầm ấm của gia đình trong suốt thời niên thiếu. Cô theo học tại những trường nổi tiếng của Ấn Độ, Âu châu và Anh Quốc như Santiniketan và Oxford, nhưng thành tích học tập yếu kém đã không giúp cô có được một văn bằng nào. Trong những năm sống ở Anh và Âu châu đại lục, Indira gặp Feroze Gandhi, một thành viên tích cực của đảng Quốc Đại. Họ kết hôn năm 1942, ngay trước lúc khởi xướng Phong trào Bất phục tùng Dân sự Ấn Độ (Quit India Movement) – một cuộc cách mạng tối hậu và rộng khắp phát động bởi Mahatma Gandhi và đảng Quốc Đại. Đôi vợ chồng mới cưới bị giam giữ trong vài tháng vì dính líu đến phong trào. Năm 1944, Rajiv Gandhi chào đời, hai năm sau là Sanjay Gandhi.
Suốt trong giai đoạn hỗn loạn năm 1947 khi người Anh chia cắt lục địa này thành hai quốc gia: Ấn Độ và Pakistan, Gandhi giúp tổ chức những trại tị nạn cũng như cung ứng việc chăm sóc y tế cho hàng triệu người tị nạn đến từ Pakistan. Đó là hoạt động xã hội đầu tiên của cô, và là kinh nghiệm quý báu cho những giai đoạn khó khăn sắp đến.
Gandhi và chồng đến định cư tại Allahabad, ở đây Feroze cùng lúc làm việc cho một nhật báo của đảng Quốc Đại và một công ty bảo hiểm. Cuộc sống hôn nhân có một khởi đầu tốt, nhưng trở nên tồi tệ khi Gandhi đến sống tại Delhi để giúp đỡ cha cô, lúc ấy là Thủ tướng đương chức, đang sống cô độc trong một môi trường đầy áp lực. Cô trở nên người thân tín, thư ký và người chăm sóc cha cô. Hai cậu con trai sống với mẹ, nhưng dần dà cô sống biệt lập với Feroze mặc dù hai người vẫn còn ràng buộc với nhau bởi hôn nhân.
Năm 1951 khi cuộc tổng tuyển cử đến gần, Gandhi điều hành các chiến dịch tranh cử cho cả Nehru và Feroze. Feroze không hỏi ý kiến Nehru khi ra tranh cử, ngay cả khi đắc cử Feroze cũng chọn sống tại một ngôi nhà riêng ở Dehli. Feroze mau chóng phát triển danh tiếng của mình như là một chiến sĩ chống tham nhũng, phát hiện một vụ tai tiếng quan trọng ở công ty bảo hiểm quốc doanh dẫn đến việc từ chức của bộ trưởng tài chính, một phụ tá của Nehru.
Tại đỉnh điểm của tình trạng căng thẳng, Gandhi và chồng quyết định ly hôn. Tuy nhiên, năm 1958, sau khi tái đắc cử, Feroze mắc bệnh tim, căn bệnh đã hàn gắn cuộc hôn nhân của họ. Đến sống với chồng ở Kashmir và giúp chồng hồi phục, gia đình Gandhi ngày càng gắn kết hơn. Nhưng Feroze qua đời ngày 8 tháng 11 năm 1960 khi Indira đang đi cùng Nehru trong một chuyến viếng thăm nước ngoài.
Vươn đến Quyền lực
Trong năm 1959 và 1960, Gandhi ra tranh cử và đắc cử Chủ tịch Đảng Quốc Đại Ấn Độ. Không có biến động nào trong nhiệm kỳ này. Bà cũng đảm trách việc quản lý nhân sự cho cha. Vì Nehru thường lớn tiếng chỉ trích chủ trương gia đình trị, bà không ra tranh cử trong kỳ bầu cử năm 1962.
Nehru từ trần ngày 24 tháng 5 năm 1964. Theo lời khẩn nài của tân Thủ tướng Lal Bahadur Shastri, Gandhi ra tranh cử và bắt đầu tham chính, được bổ nhiệm Bộ trưởng Thông tin và Phát thanh. Bà đến Madras khi bạo động bùng nổ ở những tiểu bang miền nam không sử dụng tiếng Hindi chống lại việc tiếng Hindi được chọn làm quốc ngữ. Bà nói chuyện với các viên chức địa phương, xoa dịu sự giận dữ của các thủ lĩnh cộng đồng và đôn đốc công cuộc tái thiết khu vực bị ảnh hưởng. Shastri và các bộ trưởng cao cấp tỏ ra bối rối vì ở thế thụ động, dù có lẽ hành động của Gandhi không nhắm vào Shastri cũng không nhằm nâng cao uy tín chính trị của bà. Nhiều nhận xét cho rằng Gandhi ít quan tâm đến các chức năng hành chính của một bộ trưởng, nhưng tỏ ra khôn khéo trong giao tiếp với công chúng, lão luyện trong nghệ thuật chính trị và biết cách vun đắp cho mình hình ảnh thu hút của một chính khách.
Khi cuộc chiến Ấn Độ-Pakistan bùng nổ năm 1965, Gandhi đang trong kỳ nghỉ ở thành phố biên địa Srinagar. Dù đã được quân đội cảnh báo về sự thâm nhập của lực lượng nổi dậy Pakistan đã kề cận thành phố, Gandhi từ chối di chuyển đến Jammu hoặc Dehli. Bà triệu tập chính quyền địa phương và hoan nghênh sự quan tâm của các phương tiện truyền thông trong nỗ lực trấn an dân chúng. Shastri qua đời tại Tashkent, chỉ vài giờ sau khi ký hòa ước với Tổng thống Pakistan Ayub Khan qua trung gian hòa giải của Liên Xô.
Shastri từng được đề cử vì mục tiêu đồng thuận, san bằng khoảng cách giữa cánh tả và cánh hữu cũng như ngăn chặn Morarji Desai, một chính trị gia có khuynh hướng bảo thủ rất được lòng dân. Gandhi là ứng cử viên được hậu thuẫn bởi các nhóm quyền lợi và những nhân vật trung gian có nhiều ảnh hưởng trên các khu vực trong nước, họ nghĩ rằng bà là người dễ bị điều khiển.
Trong cuộc bầu phiếu của Đảng Quốc Đại, Gandhi đánh bại Morarji Desai với số phiếu 355 – 169 để trở thành thủ tướng thứ ba của Ấn Độ và là phụ nữ đầu tiên đảm nhận chức vụ này.
An ninh Hạt nhân và Cách mạng Xanh
Trong cuộc chiến năm 1971, Hoa Kỳ gởi Đệ Thất Hạm đội đến Vịnh Bengal như là một lời cảnh cáo Ấn Độ chớ sử dụng nạn diệt chủng diễn ra ở Đông Pakistan (nay là Bangladesh) như là cái cớ để tấn công Tây Pakistan (nay là Pakistan), nhất là đối với lãnh thổ đang tranh chấp Kashmir. Động thái này khiến Ấn Độ càng xa lánh thế giới thứ nhất và thúc đẩy Thủ tướng Gandhi dẫn dắt chính sách ngoại giao và an ninh quốc gia theo hướng mới. Những hỗ trợ chính trị và quân sự từ Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Hỗ tương ký với Liên Xô trước đó góp phần đáng kể vào chiến thắng của Ấn Độ trong cuộc chiến năm 1971.
Gandhi cũng cho đẩy mạnh chương trình hạt nhân quốc gia vì Ấn Độ cảm nhận mối đe dọa hạt nhân từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng như những quyền lợi của hai siêu cường có thể xung đột với sự ổn định và nền an ninh của Ấn. Bà mời tân Tổng thống PakistanZulfikar Ali Bhutto đến Shimla dự cuộc họp thượng đỉnh kéo dài một tuần. Sau những khó khăn ban đầu, hai nhà lãnh đạo ký kết Thỏa hiệp Shimla, ràng buộc hai quốc gia này phải giải quyết tranh chấp Kashmir bằng thương thảo và các biện pháp hòa bình.
Năm 1974, Ấn Độ thực hiện thành công một thí nghiệm hạt nhân dưới mặt đất kế cận ngôi làng Pokhran trong sa mạc ở Rajasthan. Mặc dù miêu tả cuộc thí nghiệm là vì “mục đích hòa bình”, từ nay Ấn Độ trở thành cường quốc hạt nhân.
Kế hoạch đổi mới nông nghiệp và các trợ giúp của chính phủ khởi đầu từ thập niên 1960 giúp Ấn Độ thoát khỏi tình trạng thiếu hụt lương thực triền miên, rồi dần dà thặng dư trong sản xuất lúa mì, lúa gạo, sợi, sữa và bắt đầu xuất khẩu thực phẩm và đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp. Tiến trình này được biết đến dưới tên cuộc Cách mạng Xanh. Đồng thời, cuộc Cách mạng Trắng được tiến hành nhằm phát triển công nghiệp sản xuất sữa với mục tiêu kiềm chế nạn suy dinh dưỡng, nhất là trong trẻ em.
Tình trạng khẩn trương
Sau sự ủy nhiệm mạnh mẽ của cử tri trong năm 1971, chính phủ Gandhi đối diện với nhiều vấn nạn nghiêm trọng. Cấu trúc nội tại của Đảng Quốc Đại lung lay sau nhiều cuộc ly khai, khiến đảng hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng lãnh đạo của Gandhi để kiếm phiếu trong các kỳ bầu cử. Cuộc Cách mạng Xanh đã thay đổi cuộc sống của đông đảo người dân thuộc giai tầng thấp trong xã hội Ấn Độ, nhưng không đạt được tốc độ, cũng không được tiến hành theo cung cách như đã hứa. Con số việc làm đang gia tăng cũng không đủ để kìm chế nạn thất nghiệp theo sau sự trì trệ kinh tế toàn cầu gây ra bởi những biện pháp triệt để về dầu hỏa của OPEC.
Vốn đã bị cáo buộc là có khuynh hướng chuyên quyền, nay Gandhi sử dụng thế đa số tại quốc hội để tu chính Hiến pháp nhằm tước khỏi tay các tiểu bang một số quyền lực vốn dành cho họ trong hệ thống liên bang. Đã hai lần chính phủ trung ương áp đặt Quyền cai trị của Tổng thống chiếu theo Điều 356 của Hiến pháp tuyên bố các tiểu bang dưới quyền của đảng đối lập là “rối loạn và không luật pháp” để dành quyền kiểm soát tại những bang này. Các viên chức dân cử và các công sở bất bình trước ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Sanjay Gandhi, hiện là cố vấn chính trị thân cận cho Gandhi, thế chỗ của những người như P. N. Haksar, nhà chiến lược đã giúp Gandhi thăng tiến trong chính trường. Những nhân vật nổi tiếng từng là các chiến sĩ đấu tranh cho tự do của Ấn Độ như Jaya Prakash Narayan, Ram Manohar Lohia và Acharya Jivatram Kripalani đều du hành lên miền Bắc, tích cực đăng đàn chống chính phủ Gandhi.
Tháng 6 năm 1975, Tòa Thượng thẩm bang Allahabad buộc tội thủ tướng đương nhiệm đã sử dụng công chức cho chiến dịch bầu cử của bà và cho công tác của đảng Quốc Đại. Trên nguyên tắc, phán quyết này xem cuộc bầu cử là gian lận và tòa án ra lệnh trục xuất Gandhi khỏi Quốc hội cũng như cấm bà tranh cử trong vòng sáu năm.
Gandhi kháng án; các đảng đối lập tổ chức những cuộc tụ tập đông đảo kêu gọi bà từ chức. Các nghiệp đoàn đình công và các cuộc tụ tập phản kháng làm tê liệt nhiều tiểu bang. Liên minh Janata của J.P. Narayan kêu gọi cảnh sát bất tuân thượng lệnh nếu bị buộc phải bắn vào đám đông không vũ trang. Sự thất vọng của công chúng gia tăng do kinh tế suy thoái và do thái độ thờ ơ của chính phủ. Một đám đông khổng lồ bao vây tòa nhà Quốc hội và tư dinh của Gandhi ở Dehli yêu cầu bà cư xử đúng mực và từ chức.
Thủ tướng Gandhi khuyên Tổng thống Fakhruddin Ali Ahmed công bố tình trạng khẩn trương, tuyên bố các cuộc đình công và tụ tập phản kháng là tạo ra tình trạng “hỗn loạn trong nước”. Ahmed là đồng minh chính trị lâu đời, và ở Ấn Độ tổng thống thường hành động theo lời khuyên của thủ tướng. Ngày 26 tháng 6 năm 1975, tình trạng khẩn trương được ban hành chiếu theo Điều 352 của Hiến pháp.
Ngay cả khi quốc hội chưa kịp phê chuẩn Công bố Tình trạng Khẩn trương, Gandhi kêu gọi cảnh sát và quân đội phá vỡ các cuộc đình công và phản kháng, ra lệnh bắt giữ các thủ lĩnh đối lập ngay trong đêm. Nhiều người trong số họ từng ngồi tù thời thuộc địa Anh trong thập niên 1930 và 1940. Cảnh sát được giao quyền thiết lập giới nghiêm và giam giữ không hạn chế, trong khi các phương tiện truyền thông đại chúng bị kiểm duyệt trực tiếp bởi Bộ Thông tin và Phát thanh. Các cuộc bầu cử bị hoãn vô thời hạn, chính quyền những tiểu bang không ở dưới quyền kiểm soát của đảng Quốc Đại bị giải tán.
Thủ tướng thúc đẩy thông qua một loạt các dự luật và tu chính hiến pháp mà không có nhiều tranh luận. Đáng lưu ý là một nỗ lực tu chính hiến pháp không chỉ để bảo vệ thủ tướng lúc đương chức mà còn ngăn cản mọi sự truy tố thủ tướng sau khi rời nhiệm sở. Rõ ràng là Gandhi đang cố bảo vệ mình khỏi bị truy tố một khi tình trạng khẩn trương bị thu hồi.
Gandhi thúc đẩy Tổng thống Fakhruddin Ali Ahmed ban hành sắc luật mà không thông qua Quốc hội, cho phép bà – và Sanjay – cai trị bằng sắc lệnh. Inder Kumar Gujral, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thanh, từ chức để phản đối Sanjay đã can thiệp vào chức trách của ông.
Tình trạng Khẩn trương kéo dài 19 tháng. Trong giai đoạn này, bất kể những xung đột chính trị, đất nước trải qua những tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực kinh tế và công nghiệp, chủ yếu là do chấm dứt được những cuộc đình công ở nhà máy, bãi khóa ở trường học và kìm chế các nghiệp đoàn và hiệp hội sinh viên. Đồng bộ với sự xuất hiện của các loại biểu ngữ ở khắp mọi nơi “Baatein kam, kaam zyada” (Nói ít Làm nhiều) là gia tăng sản xuất và cải cách hành chính. Nhiệt tâm của các viên chức chính phủ giúp kiềm chế nạn trốn thuế, mặc dù tình trạng tham nhũng vẫn tiếp tục tồn tại. Sản phẩm công nghiệp và nông nghiệp gia tăng đáng kể nhờ chương trình hành động 20 điểm của Gandhi; lợi tức gia tăng và vị thế của nền tài chính quốc gia được nâng cao trong cộng đồng quốc tế. Như thế, giới trung lưu đô thị cảm thấy được đền bù cho những bất bình trong chính sự.
Cùng lúc là một chiến dịch mạnh tay được tiến hành nhằm loại trừ những người chống đối như giam cầm và tra tấn hàng ngàn nhà hoạt động chính trị; dẹp sạch những khu nhà ổ chuột ở vùng Jama Masjid thuộc Dehli theo lệnh của Sanjay, khiến hàng người thiệt mạng và hàng trăm ngàn người trở nên vô gia cư dẫn đến tình trạng các khu nhà ổ chuột phát triển tràn lan khắp thủ đô; chương trình kế hoạch hóa gia đình buộc hàng ngàn ông bố cắt ống dẫn tinh do điều hành tồi khiến công chúng phẫn nộ phản kháng lại mọi nỗ lực kế hoạch hóa gia đình mãi cho đến thế kỷ 21.
Năm 1977, do nhận định sai về uy tín của mình, Gandhi tổ chức bầu cử và thất bại thảm hại trước Đảng Janata. Đảng Janata đang đặt dưới quyền lãnh đạo của Desai, đối thủ lâu đời của Gandhi, và Narayan, nhà lãnh đạo tinh thần của đảng. Janata tuyên bố kỳ bầu cử là cơ hội sau cùng cho người dân Ấn chọn lựa giữa “dân chủ và chuyên quyền”. Trái với mọi dự đoán, đặc biệt ở phương Tây, Gandhi khiêm nhường đồng ý rút lui.
Thất sủng, giam cầm, và hồi sinh
Desai nhậm chức thủ tướng và Neelam Sanjiva Reddy trở thành tổng thống Ấn Độ. Gandhi mất ghế ở quốc hội và nhận ra rằng bà không còn việc làm, lợi tức và tư dinh. Đảng Quốc Đại bị phân hóa, những người từng ủng hộ bà như Jagjivan Ram bỏ sang đảng Janata. Đảng Quốc Đại (Gandhi) nay chỉ còn là một nhúm đối lập nhỏ ở Quốc hội. Do những tranh chấp nội bộ, chính phủ liên hiệp Janata tỏ ra không đủ uy tín để kiểm soát tình thế, Bộ trưởng Nội vụ Choudhary Charan Singh ra lệnh tống giam Indira và Sanjay Gandhi dựa trên một số cáo buộc không chính đáng. Tuy nhiên, việc bắt giữ và xét xử kéo dài khiến hình ảnh một phụ nữ yếu đuối bị ngược đãi làm thay đổi tình cảm của công chúng và là nhân tố dẫn đến sự hồi sinh chính trị cho Gandhi.
Các thành phần trong Chính phủ liên hiệp Janata đã gắn kết với nhau do căm ghét Gandhi, nhưng khi tự do được hồi phục chính phủ lại lún sâu trong những tranh chấp nội bộ đến nỗi không ai quan tâm đến những nhu cầu thiết yếu của bà. Gandhi liền tận dụng tình thế để biến thành lợi thế. Bà khởi sự diễn thuyết trước công chúng, khôn khéo nhận lỗi về những sai sót đã phạm trong thời kỳ Khẩn trương, và tìm kiếm sự ủng hộ từ những nhân vật được tôn trọng như Vinoba Bhave. Tháng 6 năm 1979, Desai phải từ chức, Singh được tổng thống bổ nhiệm vào chức thủ tướng.
Singh cố gắng thành lập chính phủ với liên minh Janata của ông nhưng không giành được thế đa số. Sự kiện Charan Singh chấp nhận thương thảo với Gandhi để tìm kiếm sự hậu thuẫn của các dân biểu thuộc đảng Quốc Đại khiến nhiều người tức giận vì cho rằng Singh không ngần ngại ve vãn đối thủ chính trị lớn nhất của liên minh Janata. Sau một thời gian ngắn, Gandhi rút lại sự ủng hộ ban đầu, Tổng thống Reddy giải tán Quốc hội, quyết định tổ chức bầu cử trong năm 1980. Đảng Quốc Đại của Gandhi trở lại cầm quyền với đa số áp đảo.
Indira Gandhi được tặng Giải thưởng Hòa bình Lenin (cho năm 1983–1984).
Chiến dịch Blue Star và vụ Ám sát
Trong những năm cuối đời, Gandhi vướng mắc vào nhiều khó khăn liên quan đến tiểu bang Punjab. Một thủ lĩnh tôn giáo địa phương, Jarnail Singh Bhindranwale được chi bộ đảng Quốc Đại hậu thuẫn và xem ông là một sự thay thế cho đảng Akali Dal, nhưng Bhindranwale bị chỉ trích kịch liệt như một kẻ cực đoan và chủ trương ly khai khi các hoạt động của người này trở nên bạo động. Tháng 9 năm 1981, Bhindranwale bị bắt giữ tại Amritsar, nhưng được trả tự do 25 ngày sau đó vì thiếu chứng cứ. Bhindranwale rút về căn cứ địa ở Mehta Chowk với Guru Nanak Niwas bên trong khu vực biệt lập của Đền Vàng (Golden Temple).
Bối rối vì sự bành trướng sức mạnh quân sự của nhóm Bhindrawale, ngày 3 tháng 6 năm 1984, Gandhi cho phép quân đội tấn công Đền Vàng để trục xuất Bhindranwale và đồng bọn. Biến cố này gây nên sự phẫn nộ đối với nhiều người Sikh vì điều họ xem là một sự xúc phạm đối với nơi thờ phụng thiêng liêng nhất của họ.
Ngày 31 tháng 10 năm 1984, hai người Sikh thuộc toán cận vệ của Gandhi, Satwant Singh và Beant Singh, ám sát bà ngay trong khu vườn của Tư dinh Thủ tướng tại số 1 đường Safdarjung ở New Dehli. Lúc ấy, Gandhi đang dạo bước nói chuyện với diễn viên người Anh Peter Ustinov trong một cuộc phỏng vấn như là một phần của bộ phim tư liệu thực hiện cho truyền hình Ireland. Khi bước qua chiếc cổng nhỏ, bà cúi chào theo phong tục Ấn Satwant và Beant đang đứng gác, hai người liền nổ súng. Gandhi từ trần khi đang trên đường đến bệnh viện.
Indira Gandhi được hỏa táng ngày 3 tháng 11, tại Shakti Sthal, gần Raj Ghat (nơi hỏa táng Mahatma Gandhi).
Sau cái chết của Gandhi, những cuộc bạo động chống người Sikh bùng nổ khắp New Delhi khiến hàng ngàn người thiệt mạng và nhiều người khác mất nhà cửa.
Trong suốt cuộc đời mình, Indira Gandhi không chỉ thay đổi đất nước Ấn Độ mà còn làm thay đổi quốc gia Pakistan kế cận.
Gia tộc Nehru-Gandhi
Lúc đầu, Sanjay được chọn là người thừa kế Indira, nhưng sau khi Sanjay thiệt mạng trong một tai nạn phi cơ, bà cố thuyết phục người con trai trưởng, Rajiv Gandhi, từ bỏ công việc của một phi công hàng không dân dụng để bước vào chính trường vào tháng 1 năm 1981. Sau khi mẹ chết, Rajiv trở thành thủ tướng; đến tháng 5 năm 1991, ông bị ám sát, lần này do các thành viên của tổ chức Hổ Tamil. Vợ góa của Rajiv, Sonia Gandhi, sinh trưởng tại Ý, lãnh đạo một liên minh với thành phần chính là đảng Quốc Đại đến chiến thắng bất ngờ trong kỳ bầu cử năm 2004, loại bỏ Atal Behari Vajpayee và Liên minh Quốc gia Dân chủ khỏi chính quyền.
Sonia Gandhi từ chối cơ hội trở thành thủ tướng nhưng vẫn duy trì quyền kiểm soát bộ máy quyền lực của đảng Quốc Đại; Tiến sĩ Manmohan Singh được chọn để lãnh đạo chính phủ. Các con của Rajiv, Rahul Gandhi và Priyanka Gandhi, đã khởi đầu sự nghiệp chính trị. Vợ góa của Sanjay Gandhi, Maneka Gandhi, sau khi chồng chết, đã tách khỏi ảnh hưởng của nhạc mẫu, cùng với con trai, Varun Gandhi, hoạt động tích cực với tư cách là thành viên của đảng BJB đối lập.
Cần lưu ý rằng Indira Gandhi và các thành viên Gia tộc Nehru-Gandhi không có quan hệ họ hàng gì với Mohandas Gandhi, dù ông là một người bạn của gia đình.
Tham khảo
- Ved Mehta, A Family Affair: India Under Three Prime Ministers (1982) ISBN 0-19-503118-0
- Katherine Frank, Indira: the life of Indira Nehru Gandhi (2002) ISBN 0-395-73097-X
Xem thêm
![]() |
Wikimedia Commons có thêm thư viện hình ảnh và phương tiện truyền tải về Indira Gandhi |
Liên kết ngoài
- Tài liệu Dữ liệu bản mẫu
- Sinh 1917
- Mất 1984
- Nữ thủ tướng
- Thủ tướng Ấn Độ
- Gia tộc Nehru-Gandhi
- Chính khách Ấn Độ bị ám sát
Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
- Gowda địa chỉ xanh ICRISAT Ấn Độ
- Ký ức CIMMYT ở Mexico
- Chào ngày mới 18 tháng 11
- Chào ngày mới 17 tháng 11
- Myanmar đọc lại và suy ngẫm
- Chào ngày mới 16 tháng 11
- Im lặng mà bão giông
- Chào ngày mới 15 tháng 11
- Chào ngày mới 14 tháng 11
- Chào ngày mới 13 tháng 11
- Chào ngày mới 12 tháng 11
- Chuyện vỉa hè
- Chào ngày mới 11 tháng 11
- Chào ngày mới 10 tháng 11
- Angkor nụ cười suy ngẫm
- Cây Lương thực tháng 11.2015
- Chào ngày mới 9 tháng 11
- Lên Yên Tử sưu tầm thơ đức Nhân Tông
- Chào ngày mới 8 tháng 11
- Chào ngày mới 7 tháng 11
- Đọc lại và suy ngẫm
- Chào ngày mới 6 tháng 11
- Chào ngày mới 5 tháng 11
- Biển Đông vạn dặm
- Chào ngày mới 4 tháng 11
- Đọc lại và suy ngẫm
- Chào ngày mới 3 tháng 11
- Giống khoai lang ở Việt Nam
- Chào ngày mới 2 tháng 11
- Đọc lại và suy ngẫm
- Chào ngày mới 1 tháng 11
- Cây Lương thực 10.2015
- Đọc lại và suy ngẫm
- Chào ngày mới 31 tháng 10
- Chào ngày mới 30 tháng 10
- Chào ngày mới 29 tháng 10
- Chào ngày mới 28 tháng 10
- Chào ngày mới 27 tháng 10
- Minh triết sống thung dung phúc hậu
- Chào ngày mới 26 tháng 10
- Đến chốn thung dung
- Chào ngày mới 25 tháng 10
- Nghiên cứu Kinh Dược Sư
- Chào ngày mới 24 tháng 10
- Bàn cờ thế sự
- Tình Mẹ và đức Nhẫn
- Chào ngày mới 23 tháng 10
- Năng lượng tích tụ và giải phóng
- Chào ngày mới 22 tháng 10
- Tỉnh lặng với Osho
- Borlaug và Hemingway
- Chào ngày mới 21 tháng 10
- Bảy ngày đêm tỉnh lặng
- Viếng mộ cha mẹ
- Chào ngày mới 20 tháng 10
- Suối nhạc tình yêu cuộc sống
- Ngủ ngon và tỉnh thức
- Chào ngày mới 19 tháng 10
- Chào ngày mới 18 tháng 10
- Lời Thầy dặn
- Chào ngày mới 17 tháng 10
- Chào ngày mới 16 tháng 10
- Minh Không huyền thoại Bái Đính
- Dạo chơi non nước Việt
- Chào ngày mới 15 tháng 10
- Bàn cờ thế sự
- Biển Đông vạn dặm
- Chào ngày mới 14 tháng 10
- Nghị lực
- Quang Dũng những bài thơ hay
- Chào ngày mới 13 tháng 10
- Em ơi em can đảm bước chân lên
- Chào ngày mới 12 tháng 10
- Thắp đèn lên đi em!
- Chào ngày mới 11 tháng 10
- Bài ca Trường Quảng Trạch
- Chào ngày mới 10 tháng 10
- Bàn cờ thế sự 7
- Vua Phổ Friedrich II Đại Đế
- Chào ngày mới 9 tháng 10
- Chào ngày mới 8 tháng 10
- Bước ngoặt lịch sử chiến tranh Đông Dương
- Chào ngày mới 7 tháng 10
- Phan Khôi nắng được thì cứ nắng
- Bàn cờ thế sự 6
- Chào ngày mới 6 tháng 10
- Quả táo Apple Steven Jobs
- Chào ngày mới 5 tháng 10
- Vị tướng của lòng dân
- Chào ngày mới 4 tháng 10
- Praha Goethe và lâu đài cổ
- Chuyện vỉa hè 3
- Cây Lương thực 10.2015
- Chào ngày mới 3 tháng 10
- Chào ngày mới 2 tháng 10
- Sông Mekong tài liệu tổng hợp
- Cây Lương thực 9.2015
- Chào ngày mới 1 tháng 10
Video yêu thích
Trường ĐHNL TPHCM (Video)
KimYouTube
Trở về trang chính
Hoàng KimNgọc Phương NamThung dungDạy và họcCNM365Tình yêu cuộc sốngCây Lương thựcDạy và HọcKim on LinkedInKimYouTubeKim on Facebook
Pingback: Trường tôi và tình yêu ở lại | Tình yêu cuộc sống
Pingback: 60 năm Đại học Nông Lâm TP. HCM | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Ngày mới yêu thương | Khát khao xanh
Pingback: Đọc lại và suy ngẫm | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Ơn Thầy | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Lời của Thầy theo mãi bước em đi | Tình yêu cuộc sống
Pingback: CNM365 Tình yêu cuộc sống | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Công việc này trao lại cho em | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Kênh ông Kiệt giữa lòng dân | Tình yêu cuộc sống
Pingback: 24 tiết khí lịch nhà nông | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Sao Kim kỳ thú | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Chu Văn Tiếp ở Đồng Xuân | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Bàn cờ thế sự | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Mark Twain là Lincoln văn học Mỹ | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Chuyện vỉa hè | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Tháp vàng hoa trắng nắng Mekong | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Helen Keller người mù điếc huyền thoại | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Ngày Người khuyết tật Quốc tế nhớ bạn | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Bí mật cung Đan Dương tại Huế | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Thăm ngôi nhà cũ của Darwin | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Đông Dương tìm tòi và cảm nhận | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Lên non thiêng Yên Tử | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Chào ngày mới 7 tháng 12 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Đọc Đỗ Phủ nhớ Đặng Dung | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Hồ đẹp Tanganyika và Victoria | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Chào ngày mới 10 tháng 12 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Miên Thẩm là Đỗ Phủ văn chương Việt | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Đất Mẹ vùng di sản | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Chào ngày mới 14 tháng 12 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Sắn Việt Nam bảo tồn phát triển bền vững | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Sông Thương | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Đào Duy Từ còn mãi với non sông | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Chào ngày mới 16 tháng 12 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Đến Thái Sơn nhớ Đào Duy Từ | Tình yêu cuộc sống
Pingback: CNM365 Chào ngày mới 365 | Tình yêu cuộc sống