CNM365. Chào ngày mới 22 tháng 11. Wikipedia Ngày này năm xưa. Năm 1943, ngày độc lập của Liban từ Pháp. Liban là đất nước đa dạng tôn giáo nhất Trung Đông, Thánh đường Kitô giáo và Hồi giáo bên cạnh nhau (hình). Liban từng là ngã ba đường giữa các nền văn minh trong nhiều thiên niên kỷ, vì vậy không ngạc nhiên khi một đất nước nhỏ lại sở hữu một nền văn hóa giàu có và mạnh mẽ đến như vậy. Số lượng lớn các nhóm sắc tộc, tôn giáo ở Liban khiến nước này có một nền văn hóa ẩm thực, âm nhạc và các truyền thống văn học cũng như lễ hội rất lớn, đa dạng; đất nước ẩn tàng nhiều cơ hội và hiểm họa. Năm 1943 – Chiến tranh Thái Bình Dương – Tổng thống Hoa Kỳ Franklin D. Roosevelt, Thủ tướng Anh Quốc Winston Churchill, và nhà lãnh đạo Trung Quốc Tưởng Giới Thạch tụ họp tại Cairo, Ai Cập, nhằm thảo luận cách đánh bại Nhật Bản, tức Hội nghị Cairo. Năm 2005 – Angela Merkel trở thành nữ Thủ tướng Đức đầu tiên.
22 tháng 11
Ngày 22 tháng 11 là ngày thứ 326 trong mỗi năm thường (thứ 327 trong mỗi năm nhuận). Còn 39 ngày nữa trong năm.
« Tháng 11 năm 2015 » | ||||||
CN | T2 | T3 | T4 | T5 | T6 | T7 |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 |
8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 |
15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 |
22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 |
29 | 30 | |||||
Mục lục
Sự kiện
- 498 – Sau khi Giáo hoàng Anastasiô II qua đời, Symmacô được bầu làm Giáo hoàng tại Cung điện Laterano, trong khi Giáo hoàng đối lập Laurentiô được bầu làm Giáo hoàng tại Vương cung thánh đường Đức Bà Cả.
- 617 – Tùy mạt Đường sơ: Tiêu Tiển xưng là Lương vương và cải niên hiệu nhằm thể hiện sự độc lập với triều Tùy (ngày Bính Thân tháng 10 năm Đinh Sửu).
- 1635 – Quân đội Hà Lan bắt đầu tiến hành chiến dịch bình định các ngôi làng thổ dân đối địch ở khu vực Tây Nam Đài Loan.
- 1718 – Ở ngoài khơi bờ biển Bắc Carolina, hải tặc người Anh Edward Teach (còn được biết đến với tên gọi “Edward Teach”) bị hạ sát trong một trận chiến với Hải quân Hoàng gia Anh.
- 1757 – Chiến tranh Bảy năm: Quân Áo giành thắng lợi trước quân Phổ trong trận Breslau diễn ta tại khu vực nay thuộc Ba Lan.
- 1858 – William Larimer đặt tên một đô thị ở tây bộ Lãnh thổ Kansas là Thành phố Denver nhằm vinh danh Thống đốc Lãnh thổ Kansas James W. Denver, đây là mốc thành lập thành phố.
- 1864 – Nội chiến Hoa Kỳ: Cuộc tiến quân ra biển của Sherman: Tướng Miền Nam John Bell Hood xâm chiếm Tennessee trong một nỗ lực bất thành nhằm lôi kéo tướng Miền Bắc William Tecumseh Sherman khỏi Georgia.
- 1943 – Chiến tranh Thái Bình Dương – Tổng thống Hoa Kỳ Franklin D. Roosevelt, Thủ tướng Anh Quốc Winston Churchill, và nhà lãnh đạo Trung Quốc Tưởng Giới Thạch tụ họp tại Cairo, Ai Cập, nhằm thảo luận cách đánh bại Nhật Bản, tức Hội nghị Cairo.
- 1943 – Liban giành được độc lập từ Pháp.
- 1963 – Tổng thống Hoa Kỳ John F. Kennedy bị ám sát ở Dallas, Texas, thủ phạm là Lee Harvey Oswald theo các cuộc điều tra của chính phủ.
- 1974 – Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc trao cho Tổ chức Giải phóng Palestine địa vị quan sát viên.
- 1975 – Juan Carlos trở thành Quốc vương Tây Ban Nha sau khi nhà độc tài Francisco Franco qua đời.
- 1986 – Mike Tyson đánh bại Trevor Berbick, trở thành nhà vô địch quyền anh hạng nặng trẻ nhất trong lịch sử.
- 1988 – Tại Palmdale, California, Nguyên mẫu máy bay ném bom Northrop Grumman B-2 Spirit được trưng bày trước công chúng.
- 1990 – Thủ tướng Anh Quốc Margaret Thatcher rút lui khỏi cuộc bầu cử lãnh đạo Đảng Bảo thủ, xác nhận bà sẽ không tái nhiệm vị trí thủ tướng.
- 1995 – Toy Storym được phát hành, là bộ phim dài đầu tiên được hoàn thành hoàn toàn bằng cách sử dụng hình ảnh tạo ra từ máy vi tính.
- 2005 – Angela Merkel trở thành nữ Thủ tướng Đức đầu tiên.
- 2010 – 347 người thiệt mạng trong sự kiện hỗn loạn trên một cầu tại thủ đô Phnôm Pênh, Campuchia trong dịp Lễ hội Bon Om Touk.
Sinh
- 1710 – Wilhelm Friedemann Bach, nhà soạn nhạc người Đức (m. 1784)
- 1819 – George Eliot, nhà viết tiểu thuyết người Anh (m. 1880)
- 1852 – Paul-Henri-Benjamin d’Estournelles de Constant, nhà ngoại giao Pháp, từng nhận giải Nobel Hòa bình (m. 1924)
- 1869 – André Gide, nhà văn Pháp từng nhận giải Nobel Văn học (m. 1951)
- 1890 – Charles de Gaulle, Tổng thống Pháp (m. 1970)
- 1901 – Joaquin Rodrigo, nhà soạn nhạc Tây Ban Nha (m. 1999)
- 1902 – Philippe Leclerc de Hauteclocque, tướng lĩnh Pháp (m. 1947)
- 1907 – Dora Maar, nhiếp ảnh gia Pháp, người tình của Picasso (m. 1997)
- 1913 – Benjamin Britten, nhà soạn nhạc, nghệ sĩ dương cầm người Anh (d. 1976)
- 1916 – Phạm Huy Thông, nhà thơ, nhà giáo, và nhà khoa học xã hội Việt Nam (m. 1988)
- 1958 – Jamie Lee Curtis, nữ diễn viên Mỹ
- 1962 – Sumi Jo, giọng nữ cao người Hàn Quốc
- 1967 – Boris Becker, vận động viên tennis Đức
- 1976 – Torsten Frings, cầu thủ bóng đá Đức
- 1981 – Song Hye-kyo, ngưỡi mẫu và diễn viên Hàn Quốc
- 1982 – Thái Trác Nghiên, ca sĩ và diễn viên người Canada-Hồng Kông
- 1984 – Scarlett Johansson, nữ diễn viên Mỹ
- 1985 – Asamoah Gyan, cầu thủ bóng đá người Ghana
- 1987 – Marouane Fellaini, cầu thủ bóng đá người Bỉ
- 1989 – Candice Glover, ca sĩ người Mỹ
- 1989 – Gabriel Torje, cầu thủ bóng đá người Romania
- 1991 – Shimizu Saki, ca sĩ Nhật Bản
Mất
- 365 – Giáo hoàng đối lập Fêlix II
- 1617 – Ahmed I, sultan của đế quốc Ottoman (s. 1590)
- 1718 – Edward Teach, hải tặc người Anh (s. 1680)
- 1850 – Lâm Tắc Từ, nhân vật quân sự và chính trị nhà Thanh (s. 1785)
- 1916 – Jack London, nhà văn Mỹ (s. 1876)
- 1944 – Arthur Eddington, nhà vật lý học thiên thể người Anh (b. 1882)
- 1963 – Aldous Huxley, tác gia Anh (s. 1894)
- 1963 – Aldous Huxley, tác gia người Anh (b. 1894)
- 1963 – C. S. Lewis, nhà văn, nhà hộ giáo Ireland (s. 1898)
- 1963 – John F. Kennedy, Tổng thống thứ 35 của Hoa Kỳ (s. 1917)
- 1981 – Hans Adolf Krebs, nhà vật lí học và hóa học Đức, từng đoạt giải Nobel (s. 1900)
- 1988 – Luis Barragán, kiến trúc sư Mexico (s. 1908)
Ngày lễ và ngày kỷ niệm
- Ngày độc lập của Liban (từ Pháp, 1943)
Tháng 1 | Tháng 2 | Tháng 3 | Tháng 4 | Tháng 5 | Tháng 6 | Tháng 7 | Tháng 8 | Tháng 9 | Tháng 10 | Tháng 11 | Tháng 12 |
Tham khảo
![]() |
Wikimedia Commons có thêm thư viện hình ảnh và phương tiện truyền tải về 22 tháng 11 |
Lich Vạn Niên ngày 22 tháng 11 năm 2015

Lịch vạn niên 2015, ngày 11 tháng 10, năm 2015 – Âm lịch
Xem ngày giờ tốt và hướng xuất hành
Trong một tháng có 2 loại ngày tốt, ngày xấu; trong một ngày lại có 6 giờ tốt, 6 giờ xấu gọi chung là Ngày/giờ Hoàng đạo (tốt) và Ngày/giờ Hắc đạo (xấu). Người Việt Nam từ xưa đều có phong tục chọn ngày tốt và giờ tốt để làm những việc lớn như cưới hỏi, khởi công làm nhà, nhập trạch, ký kết, kinh doanh v.v.v.
Ngày 11 tháng 10, năm 2015 là ngày Hắc đạo , các giờ tốt trong ngày này là: Canh Tí, Tân Sửu, Giáp Thìn, ất Tỵ, đinh Mùi, Canh Tuất
Trong ngày này, các tuổi xung khắc nên cẩn thận trong chuyện đi lại, xuất hành, nói chuyện và làm các việc đại sự là: Canh Thân, Bính Thân, Bính Dần
Xuất hành hướng Đông Bắc gặp Hỷ thần: niềm vui, may mắn, thuận lợi. Xuất hành hướng Nam gặp Tài thần: tài lộc, tiền của, giao dịch thuận lợi.
Xem sao tốt và việc nên làm và nên kiêng
Trong Lịch vạn niên, có 12 trực được sắp xếp theo tuần hoàn phân bổ vào từng ngày. Mỗi trực có tính chất riêng, tốt/xấu tùy từng công việc. Ngày 11 tháng 10, năm 2015 là Trực Bình: Tốt cho các việc rời bếp, thượng lương, làm chuồng lục súc. Xấu cho các việc khai trương, xuất nhập tài vật, giá thú, động thở.
Mỗi ngày đều có nhiều sao Tốt (Cát tinh) và sao Xấu (Hung tinh). Các sao Đại cát (rất tốt cho mọi việc) như Thiên đức, Nguyệt đức, Thiên ân, Nguyệt ân. Có những sao Đại hung (rất xấu cho mọi việc) như Kiếp sát, Trùng tang, Thiên cương. Cũng có những sao xấu tùy mọi việc như Cô thần, Quả tú, Nguyệt hư, Không phòng, Xích khẩu… – xấu cho hôn thú, cưới hỏi, đám hỏi nói chung cần tránh. Hoặc ngày có Thiên hỏa, Nguyệt phá, Địa phá… xấu cho khởi công xây dựng, động thổ, sửa chữa nhà cửa nói chung cần tránh.
Khi tính làm việc đại sự, cần kiểm tra ngày Hoàng Đạo, Hắc Đạo. Xem công việc cụ thể nào, để tránh những sao xấu. Chọn các giờ Hoàng đạo để thực hiện (hoặc làm tượng trưng lấy giờ.
Liban
Cộng hoà Liban | |||||
---|---|---|---|---|---|
الجمهوريّة اللبنانيّة (tiếng Ả Rập) Al-Jumhuriyah al-Lubnaniya (tiếng Ả Rập) |
|||||
|
|||||
Quốc ca | |||||
Kulluna lil-watan lil ‘ula lil-‘alam | |||||
Hành chính | |||||
Chính phủ | Cộng hòa | ||||
• Quyền Tổng thống • Thủ tướng |
Tammam Salam | ||||
Ngôn ngữ chính thức | Tiếng Ả Rập[1] | ||||
Thủ đô | Beirut |
||||
Thành phố lớn nhất | Beirut | ||||
Địa lý | |||||
Diện tích | 10.452 km² (hạng 161) | ||||
Diện tích nước | 1,6% % | ||||
Múi giờ | EET (UTC+2); mùa hè: EEST (UTC+3) | ||||
Lịch sử | |||||
Ngày thành lập | Từ chính phủ Vichy Pháp 26 tháng 11, 1941 22 tháng 11, 1943 |
||||
Dân cư | |||||
Dân số ước lượng (2005) | 3.826.018[2] người (hạng 123) | ||||
Dân số (1932) | 861.399[3] người | ||||
Mật độ | 358 người/km² (hạng 16) | ||||
Kinh tế | |||||
GDP (PPP) (2005) | Tổng số: $19,49 tỷ đô la Mỹ | ||||
HDI (2003) | 0,759 trung bình (hạng 81) | ||||
Đơn vị tiền tệ | Bảng Liban (LBP ) |
||||
Thông tin khác | |||||
Tên miền Internet | .lb |
Cộng hòa Liban (phiên âm tiếng Việt: Li-băng; tiếng Pháp: Liban; tiếng Anh: Lebanon; tiếng Ả Rập: الجمهوريّة اللبنانيّة Al-Jumhuriyah al-Lubnaniya) là một quốc gia nhỏ tại vùng Trung Đông. Liban có nhiều núi, nằm cạnh bờ biển đông của Địa Trung Hải. Nó giáp với Syria về phía bắc và Đông, và Israel về phía nam, có bờ biển hẹp dọc theo ranh giới Tây. Quốc kỳ Liban có cây tuyết tùng Liban màu xanh trên nền trắng, và hai đường sọc đỏ có chiều cao một phần tư.
Cái tên Liban (cũng được viết là “Loubnan” hay “Lebnan”) có nguồn gốc từ ngôn ngữ Semitic, nghĩa là “trắng”, để chỉ đỉnh núi tuyết phủ ở Núi Liban.
Trước cuộc nội chiến (1975–1990), quốc gia này khá thịnh vượng. Vào tháng 6 năm 2006, phần lớn của nước này được ổn định hóa, xung đột giữa Israel và Hezbollah làm cả lính và thường dân bị thương nặng nề, cơ sở hạ tầng dân cư bị hư nặng nề, và nhiều dân bị đuổi ra nhà cửa.
Mục lục
Lịch sử
Từ đầu thiên niên kỉ 3 TCN, người Canaan và người Phoenicia đến xâm chiếm các vùng ven biển và lập các thành bang (Babylon, Berytos, Sidon và Tyr). Từ thế kỉ 7 TCN, đến thế kỉ 1 TCN, vùng lãnh thổ này lần lượt rơi vào ách thống trị của các đế quốc Assyria, Babylon, Ba Tư và Hi Lạp, rồi sáp nhập vào tỉnh Syria thuộc quyền kiểm soát của người La Mã (Thế kỷ 1 TCN), người Byzantin. Vào thế kỉ 7, cuộc chinh phục của người Ả Rậpã đẩy lùi những cộng đồng người Kitô giáo về phía các miền núi. Vùng này bị người Franc chiếm đóng (1098-1291), rồi đến người Ai Cập trước khi hoàn toàn rơi vào sự thống trị của đế quốc Ottoman (1516).
Từ thế kỉ 17, các tiểu vương quốc Hồi giáo người Druze đã thống nhất vùng núi Liban và tìm cách giành quyền tự trị, trong khi ảnh hưởng của cộng đồng Công giáo Maronite ngày càng lớn mạnh. Năm 1861, tiếp theo những xung đột giữa cộng đồng Hồi giáo và cộng đồng Công giáo, Pháp đã can thiệp nhằm bảo vệ người Công giáo và thành lập vùng tự trị Mont-Liban cho người Công giáo năm 1864. Sau Chiến tranh thế giới thứ I, Liban trở thành lãnh thổ ủy trị của Pháp. Năm 1943, Liban tuyên bố độc lập. Một “Hiệp ước dân tộc” được kí kết nhằm duy trì sự cân bằng quyền lực chính trị giữa các cộng đồng Hồi giáo Sunni, Shia và người Druze, Chính thống Hi lạp và Chính thống Armenia. Chức vụ Tổng thống thuộc về một thành viên thuộc cộng đồng người Maronite nhờ ưu thế đa số của người Cơ Đốc giáo, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng là một người Hồi giáo Shia; Chủ tịch Quốc hội là một người Hồi giáo Sunni.
Năm 1945, Liban tham gia thành lập Liên minh Ả Rập.
Thịnh vượng kinh tế đi kèm theo những gia tăng bất công xã hội làm phát sinh những căng thẳng giữa các cộng đồng, dẫn đến cuộc nội chiến đầu tiên năm 1958. Quân đội Hoa Kỳ được gởi đến theo yêu cầu của Tổng thống Camille Chamoun và rút quân sau khi thành lập chính quyền mới.[4]
Năm 1967, sau cuộc Chiến tranh Ả Rập-Israel 1948, người Palestine ồ ạt chạy sang lánh nạn ở Liban. Sự hiện diện của khoảng 350.000 người tị nạn Palestine và Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) bị Jordan trục xuất (1970- 1971) đã khiến cho cuộc nội chiến lần thứ hai bùng nổ năm 1976. Tình hình trở nên trầm trọng hơn khi quân đội Syria hiện diện ở một phần lãnh thổ Liban (1976) và sự can thiệp quân sự của Israel (1978). Năm 1982, quân đội Israel phong tỏa thủ đô Beyrouth và đánh đuổi lực lượng vũ trang của tổ chức PLO. Năm 1985, quân đội Israel rút khỏi Liban, nhưng vẫn duy trì sự hiện diện ở phần lãnh thổ phía nam, được gọi là “vùng an toàn”. Cuộc nội chiến vẫn tiếp tục kéo dài tình hình càng trở nên phức tạp hơn do những cuộc đối đầu giữa các khuynh hướng Hồi giáo khác nhau. Từ năm 1985, nhóm Hồi giáo Hezbollah gia tăng các vụ bắt cóc con tin người phương Tây. Tình hình này đã khiến cho quân đội Syria quay trở lại chiếm đóng ở Tây Beyrouth năm 1987. Nhiệm kì của Tổng thống Amine Gemayel kết thúc năm 1988 nhưng không có cuộc bầu cử người kế nhiệm. Hai chính phủ được hình thành: một chính phủ thuộc dân sự và Hồi giáo do Selim Hoss lãnh đạo đặt trụ sở tại Tây Beyrouth, chính phủ còn lại thuộc về giới quân sự và người Cơ Đốc giáo do Tướng Michel Aoun lãnh đạo có trụ sở ở Đông Beyrouth. Năm 1989, Elias Hraoui trở thành Tổng thống. Hiến pháp mới năm 1990 thành lập Đệ nhị Cộng hòa ở Liban đồng thời thừa nhận lại các thỏa thuận được kí kết tại Taif năm 1989. Thoả thuận được kí kết tại Taif dự kiến lập lại sự cân bằng đại diện hợp pháp giữa các cộng đồng Hồi giáo và cộng đồng Cơ Đốc giáo trong đó quân đội Liban được sự ủng hộ của Syria đã chấm dứt cuộc đối đầu của tướng Aoun. Năm 1991, hiệp ước Damascus lập quyền bảo hộ của Syria tại Liban. Năm 1996, cuộc chiến giữa tổ chức Hezbollah và quân đội Israel lại diễn ra ác liệt ở miền Nam Liban. Tháng 5 năm 2000, quân đội Israel rút quân khỏi miền Nam Liban, nhưng tình trạng xung đột giữa Israel và tổ chức Hồi giáo Hezbollah vẫn tiếp tục diễn ra.[5]
Vụ ám sát cựu Thủ tướng Rafik Hariri ngày 2 tháng 2 năm 2005 làm dấy lên các cuộc biểu tình chống lại sự hiện diện của quân đội Syria tại Liban và buộc Syria rút hết quân khỏi Liban tháng 4 năm 2005. Tháng 5 và tháng 6 năm 2005, Liban tổ chức cuộc bầu cử Quốc hội đầu tiên sau nội chiến không có sự can dự của nước ngoài dẫn đến thắng lợi cho liên minh của Saad Hariri (con trai cựu Thủ tướng Hariri bị sát hại) chiếm gần 2/3 số ghế Quốc hội. Sau 18 tháng khủng hoảng chính trị và 6 tháng bỏ trống ghế tổng thống, ngày 25 tháng 5 năm 2008. Quốc hội Liban đã bầu ông Michel Suleiman làm Tổng thống mới, chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị nói trên.
Chính trị
Liban là một nước cộng hòa trong đó ba chức vụ cao nhất được dành cho các thành viên thuộc các nhóm tôn giáo cụ thể:
- Tổng thống phải là tín đồ Công giáo Maronite.
- Thủ tướng phải là tín đồ Hồi giáo Sunni.
- Chủ tịch Nghị viện phải là một tín đồ Hồi giáo Shia.
- Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng và Phó Chủ tịch Nghị viện là 2 chức vụ dành cho tín đồ Chính thống giáo.
Sự sắp đặt này là một phần của “Hiệp ước Quốc gia” (tiếng Ả Rập: الميثاق الوطني – al Mithaq al Watani), một thỏa thuận không được ghi thành văn bản được đưa ra năm 1943 trong cuộc gặp gỡ giữa tổng thống đầu tiên của Liban (một tín đồ Maronite) và thủ tướng đầu tiên (một tín đồ Sunni), dù nó không được chính thức hóa trong Hiến pháp Liban cho tới tận năm 1990, tiếp sau Thỏa thuận Taif. Hiệp ước gồm cả một lời hứa của những người Kitô giáo không tìm kiếm sự bảo vệ của Pháp và chấp nhận “bộ mặt Ả Rập” cho Liban, và lời hứa của người Hồi giáo công nhận sự độc lập và tính hợp pháp của nhà nước Liban trong biên giới được vạch ra năm 1920 và từ bỏ tham vọng liên bang với Syria. Hiệp ước này dù khi ấy chỉ là một thỏa hiệp tạm thời, vẫn rất cần thiết cho tới khi Liban thật sự có được một sự đồng nhất quốc gia. Nó vẫn tiếp tục hiện diện và các cuộc nội chiến tiếp diễn sau đó tiếp tục có ảnh hưởng thống trị tới chính trị Liban.
Hiệp ước cũng quy định rằng số ghế trong Nghị viện phải được phân chia theo tôn giáo và theo vùng, với tỷ lệ 6 thành viên Kitô giáo trên 5 thành viên Hồi giáo, một tỷ lệ dựa trên cuộc điều tra dân số năm 1932, được tiến hành ở thời điểm các tín đồ Kitô giáo vẫn chiếm một đa số nhỏ. Thỏa thuận Taif thêm rằng tỷ lệ số ghế của hai tôn giáo sẽ là ngang nhau.
Hiến pháp cho phép người dân thay đổi chính phủ. Mặc dù, từ giữa thập niên 1970 cho tới cuộc bầu cử nghị viện năm 1992, cuộc nội chiến đã không cho phép người dân thực thi quyền này. Theo hiến pháp, các cuộc bầu cử nghị viện trực tiếp phải được tiến hành bốn năm một lần. Cuộc bầu cử gần đây nhất diễn ra năm 2000; cuộc bầu cử dự định năm 2004 đã bị trì hoãn một năm.
Thành phần nghị viện dựa trên sắc tộc và tôn giáo nhiều hơn ý thức hệ. Sự phân chia số ghế trong nghị viện gần đây đã được thay đổi.
Nghị viện bầu ra Tổng thống nước cộng hòa với nhiệm kỳ sáu năm. Tổng thống bị cấm giữ nhiệm kỳ liên tục. Quy định hiến pháp này đã được thông qua bởi hai lần sửa đổi gần đây, tuy nhiên, dưới sức ép của chính phủ Syria. Nhiệm kỳ của Elias Hrawi đúng ra đã kết thúc năm 1995, nhưng được kéo dài thêm ba năm nữa. Việc này lại được lặp lại năm 2004 cho phép Emile Lahoud tiếp tục giữ ghế tới năm 2007. Những người ủng hộ dân chủ đã phản đối những hành động này.
Cuộc bầu cử tổng thống cuối cùng diễn ra năm 1998. Tổng thống chỉ định Thủ tướng dựa trên sự đề xuất của Nghị viện. Liban có nhiều đảng chính trị, nhưng vai trò của chúng kém quan trọng trong đa số các hệ thống nghị viện. Trên thực tế, đa số chỉ đại diện cho quyền lợi của riêng mình; nhiều người trong số họ được lọt vào danh sách ứng cử viên chỉ vì là người nổi tiếng trong nước hay trên thế giới. Phiếu bầu thường dựa theo các cuộc đàm phán giữa các lãnh đạo địa phương, lãnh đạo dòng họ, các nhóm tôn giáo và các đảng chính trị; những liên minh lỏng lẻo này chỉ tồn tại trong thời gian bầu cử và hiếm khi hợp tác chặt chẽ với nhau thành một khối trong Nghị viện sau đó.
Hệ thống tư pháp Liban dựa trên Luật Napoléon. Các bồi thẩm đoàn không hiện diện tại các phiên xử. Hệ thống tòa án Liban có ba mức – tòa sơ thẩm, tòa phúc thẩm, và tòa phá án. Cũng có một hệ thống tòa án tôn giáo có quyền tái phán đối với các cá nhân bên trong cộng đồng của họ, phán xử các vụ như hôn nhân, ly dị, và thừa kế. Luật pháp Liban không quản lý hôn nhân dân sự (dù nó vẫn quản lý các cuộc hôn nhân có yếu tố nước ngoài); những nỗ lực của cựu Tổng thống Elias Hrawi nhằm hợp pháp hóa hôn nhân vào cuối thập kỷ 1990 về vấn đề này chỉ nhận được sự phản đối từ các giáo sĩ Hồi giáo. Ngoài ra, Liban có một hệ thống các tòa án quân sự cũng có quyền tài phán đối với cá nhân dân sự đối với các tội như gián điệp, phản bội, và các tội khác bị coi có liên quan tới an ninh. Các tòa án quân sự này bị các tổ chức nhân quyền như Ân xá quốc tế chỉ trích vì “vi phạm nghiêm trọng các tiêu chuẩn quốc tế về xét xử công bằng” và có “quyền tài phán quá rộng đối với các công dân”.
Các vùng hành chính
Liban được chia thành sáu tỉnh (muhafazah, số nhiều muhafazat); các tỉnh này lại được chia thành 25 quận (qadaa, số nhiều aqdya), dưới nữa là nhiều khu đô thị bao quanh một nhóm các thành phố hay làng mạc.
Địa lý
Là một quốc gia ở phía đông vùng Trung Đông, Liban giáp với Địa Trung Hải ở phía tây (bờ biển: 225 km) và phía đông giáp với Vùng trũng Syria-Châu Phi. Liban có 375 km biên giới ở phía bắc với Syria và 79 km biên giới ở phía nam với Israel. Biên giới với Israel đã được Liên hiệp quốc thông qua (xem Đường Xanh (Liban)), dù một phần lãnh thổ nhỏ, gọi là Shebaa Farms nằm trong Cao nguyên Golan được Liban tuyên bố chủ quyền nhưng bị Israel chiếm đóng, Israel tuyên bố trên thực tế vùng đất này thuộc Syria. Liên hiệp quốc đã chính thức tuyên bố vùng này thuộc Syria và không phải lãnh thổ của Liban, nhưng Hezbollah thỉnh thoảng tung ra các đợt tấn công vào Israeli vào các vị trí bên trong đó, với danh nghĩa giải phóng lãnh thổ Liban.
Kinh tế
Liban có một nền kinh tế dựa trên thị trường. Kinh tế theo định hướng dịch vụ; các lĩnh vực tăng trưởng chính gồm ngân hàng và du lịch. Không hề có hạn chế trao đổi ngoại tệ hay di chuyển đồng vốn, và độ bảo mật ngân hàng rất chặt chẽ. Đặc biệt không hề có hạn chế đối với đầu tư nước ngoài.
Cuộc nội chiến giai đoạn 1975-1991 đã tàn phá nghiêm trọng hạ tầng kinh tế Liban, làm giảm một nửa sản lượng sản xuất, và chấm dứt vị trí trung tâm phân phối vùng đông Trung Đông và đầu mối ngân hàng của nước này. Hòa bình giúp chính phủ trung ương tái kiểm soát quyền lực ở Beirut, bắt đầu thu thuế và tái kiểm soát cảng biển chính và các cơ sở chính phủ. Kinh tế hồi phục nhờ một hệ thống tài chính ngân hàng lành mạnh và nhờ sự phục hồi nhanh chóng các cơ sở sản xuất nhỏ và vừa với các khoản tiền hỗ trợ gia đình gửi về từ nước ngoài, các dịch vụ ngân hàng, xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp, trợ giúp nước ngoài và các nguồn trao đổi ngoại tệ.
Trong những năm qua Liban đã có bước phát triển đáng kể. Mức tài sản của các ngân hàng đạt tới tới hơn 70 tỷ dollar. Thậm chí với mức giảm sút 10% trong lĩnh vực du lịch năm 2005, hơn 1.2 triệu khách đã tới nước này. Sự tư bản hóa thị trường đang ở mức cao nhất. Tư bản hóa đạt hơn 7 tỷ dollar vào cuối tháng 1 năm 2006. Tuy nhiên, với hậu của những cuộc tấn công từ phía Israel vào tháng 7 năm 2006, nền kinh tế nước này bắt đầu bước vào giai đoạn suy thoái nghiêm trọng.[cần dẫn nguồn]
Nhân khẩu
Dân số Liban gồm ba nhóm sắc tộc và tôn giáo chính: Hồi giáo (Shi’ites, Sunnis, Alawite), giáo phái Druze, và Kitô giáo (đa số là Công giáo Maronite, Chính thống giáo Hy Lạp, Tông truyền Armenia, Công giáo Melkite, cũng như Chính thống giáo Syria, Công giáo Armenia, Công giáo Syria, Công giáo Chaldea, Công giáo Latinh, Cảnh giáo, Chính thống giáo Coptic và Tin Lành).
Không có số liệu điều tra dân số chính thức nào được tiến hành từ năm 1932, phản ánh sự nhạy cảm chính trị tại Liban về sự cân bằng tôn giáo. Theo ước tính khoảng 27% dân số là người Hồi giáo Sunni, 27% là người Hồi giáo Shia, 39% là người Kitô giáo và 5% người Druze. Từng có một số lượng nhỏ người Do Thái, chủ yếu sống tại trung tâm Beirut. Tương tự, một cộng đồng nhỏ (chưa tới 1%) người Kurds (cũng được gọi là Mhallamis hay Mardins) sống tại Liban. Có gần 15 triệu người Liban sống trên khắp thế giới, chủ yếu là tín đồ Kitô giáo, Brasil là nước có cộng đồng người Liban ở nước ngoài lớn nhất Argentina, Úc, Canada, Colombia, Pháp, Mexico, Venezuela và Hoa Kỳ cũng là những nước có số người nhập cư vào Liban đông đảo.
360.000 người tị nạn Palestine đã đăng ký với Cơ quan cứu trợ và việc làm Liên hợp quốc (UNRWA) tại Liban từ năm 1948, ước tính số người này hiện còn khoảng từ 180.000 đến 250.000.
Dân số thành thị, tập trung chủ yếu tại Beirut và Núi Liban, có số lượng doanh nghiệp thương mại rất đáng chú ý. Một thế kỉ rưỡi di cư rồi quay trở lại khiến mạng lưới thương mại của người Liban mở rộng trên toàn cầu từ Bắc và Nam Mỹ tới Châu Âu, Vịnh Ba Tư và Châu Phi. Liban có lực lượng lao động trình độ và tay nghề cao gần tương đương với đa số các nước Châu Âu.
Giáo dục
Lịch sử giáo dục Liban
Hai bộ đầu tiên quản lý giáo dục ở Liban là Bộ giáo dục và giáo dục cao học, và Bộ nghề nghiệp và đào tạo kỹ thuật, để thúc đẩy hệ thống giáo dục Liban. Năm 1946, sau khi giành độc lập (26 tháng 11, 1941) chính phủ đã thông báo chương trình giảng dạy cũ, từ thời bảo hộ Pháp, bằng các chương trình đào tạo mới và ngôn ngữ Ả Rập được dùng làm ngôn ngữ giảng dạy chính tại mọi trường, mang tính bắt buộc đối với mọi cấp học. Chính phủ cũng cho phép mọi sinh viên quyền tự do chọn lựa ngôn ngữ thứ hai hay thứ ba (tiếng Pháp, tiếng Anh, vân vân). Sau đó vào năm 1968 và 1971, chương trình giảng dạy lại được sửa đổi một lần nữa. Mỗi bậc giáo dục được quy định với mục tiêu chi tiết và nội dung các kỳ thi cũng được tiêu chuẩn hóa. Trước chiến tranh, năm 1975, Liban có tỷ lệ biết chữ thuộc hàng cao nhất thế giới Ả Rập. Hơn 80% người dân Liban biết đọc và viết. Nhưng kể từ đó, Liban trở thành một đất nước hỗn loạn làm héo hon nhân dân, tất cả đều vì lý do nội chiến và sự can thiệp nước ngoài. Khi cuộc chiến được tuyên bố “kết thúc”, người dân Liban đã bắt đầu tái thiết lại xã hội của mình, thúc đẩy giáo dục thông qua các biện pháp tự do hóa và khuyến khích.
Trường học tại Liban
Các trường học ở Liban được chia theo ba tiêu chí – trường tư, trường công và bán công. Các trường công thuộc quyền quản lý của chính phủ (Bộ Giáo dục) và miễn phí, được hỗ trợ từ tiền thuế. Bộ Giáo dục cung cấp cho các trường công mọi cuốn sách cần thiết, đối với mỗi cấp giáo dục, số học phí hầu như không đáng kể và thường là miễn phí. Các trường bán công, đa số là trường của nhà thờ như Ecoles des Saint Coeurs, hoạt động như các trường tư nhưng cũng không thu học phí giống như trường công. Các trường còn lại có thu học phí nhưng vẫn được hưởng trợ cấp của chính phủ.
Chính phủ buộc mọi trường học ở Liban đều phải theo một chương trình giảng dạy do Bộ giáo dục đưa ra. Các trường tư có thể thêm các môn học khác nhưng phải được sự đồng ý của Bộ Giáo dục. Ví dụ, các tiết học máy tính có tại hầu hết các trường học dù không thuộc trong chương trình giảng dạy chính thức. Đối với các trường học không có cơ sở vật chất dạy môn này, mọi sinh viên quan tâm đều có thể theo học các khoá máy tính tại các học viện hay các trung tâm khác có mặt ở hầu hết các vùng của Liban.
Tổng số trường công là 192 trường trung học và 1,125 trường tiểu học. Trong số trường trung học, 16 trường dành riêng cho nam sinh và 12 cho nữ sinh, 164 trường còn lại cho cả hai giới. Các trường tiểu học có tổng số 238.556 học sinh với 24.463 giáo viên. Ở tất cả các trường, học sinh được học với các giáo viên chuyên trách từng môn, không có giáo viên chung cho tất cả các môn. Mỗi lớp có khoảng 25 học sinh (một số trường công có thể lên tới 40 học sinh vì thiếu giáo viên). Các môn học chính là Toán học, Khoa học, Lịch sử, Giáo dục công dân, Địa lý, tiếng Ả Rập và tiếng Pháp/tiếng Anh/hay cả hai. Các cơ sở vật chất phục vụ giáo dục khác như Giáo dục thể chất, nghệ thuật, thư viện (không phải ở mọi trường), và chủ yếu tại các trường tư có thêm chuyên gia tư vấn.
Chương trình giảng dạy tại các trường Liban
Trường công, trường tư và bán công phải theo một chương trình giảng dạy đồng nhất do Bộ giáo dục đề ra đối với trẻ em từ 6 đến 11 tuổi
- Trung học cơ sở – Bốn năm, học sinh được cấp Bằng trung học khi hoàn thành
- Trung học – Ba năm, học sinh qua các kỳ thi chính thức được cấp Bằng tú tài toán, khoa học thực nghiệm và triết học
Giáo dục là miễn phí đối với mọi học sinh và là bắt buộc theo luật. Tuy nhiên, “bắt buộc” không hoàn toàn được tôn trọng. Đã có các kế hoạch nhằm thay đổi vấn đề này trong tương lai gần.
Các trường cao đẳng và đại học
Sau trung học, sinh viên Liban có thể lựa chọn học tập tại một trường đại học, một trường cao đẳng, một học viện hay một “trường kỹ thuật cao cấp”. Số năm học thay đổi tuỳ theo từng trường.
Liban có 15 trường đại học trong số đó Đại học Hoa Kỳ tại Beirut (AUB) và Đại học Hoa Kỳ Liban được công nhận quốc tế. AUB là trường đại học sử dụng tiếng Anh đầu tiên mở cửa tại Liban, trong khi trường đại học đầu tiên là Đại học Saint-Joseph của Pháp. 15 trường đại học, cả công và tư đều có sử dụng tiếng Ả Rập, tiếng Pháp hay tiếng Anh bởi vì đây là những ngôn ngữ được dùng nhiều nhất ở Liban. Có bốn học viện Pháp, 7 học viện Anh và 1 học viện Armenia. Nói chung, các trường đều dạy tiếng Ả Rập và bởi vì đây là ngôn ngữ được dùng nhiều nhất, vì thế nó cũng là ngôn ngữ căn bản trong chương trình học.
Tại các trường đại học dùng tiếng Anh, sinh viên nào đã tốt nghiệp từ một trường sử dụng chương trình dạy kiểu Mỹ vào học sẽ được cấp bằng tương đương với bằng của Bộ giáo dục cao học Liban. Bằng này chứng nhận cho họ được theo học các mức cao hơn. Các sinh viên đó cần có trình độ SAT I, SAT II và TOEFL để không phải qua các kỳ thi chính thức.
Giao thông vận tải
Văn hóa
Liban từng là ngã ba đường giữa các nền văn minh trong nhiều thiên niên kỷ, vì vậy không ngạc nhiên khi một đất nước nhỏ lại sở hữu một nền văn hóa giàu có và mạnh mẽ đến như vậy. Số lượng lớn các nhóm sắc tộc, tôn giáo ở Liban khiến nước này có một nền văn hóa ẩm thực, âm nhạc và các truyền thống văn học cũng như lễ hội rất lớn và đa dạng. Các trường phái nghệ thuật ở Beirut phát triển đầy sinh khí với nhiều cuộc trưng bày nghệ thuật sắp đặt, triển lãm, các buổi trình diễn thời trang, và các buổi hòa nhạc được tổ chức quanh năm tại các gallery, các bảo tàng, nhà hát và các tụ điểm công cộng. Liban có một xã hội hiện đại, giáo dục cao và có lẽ có thể so sánh được với các nước Châu Âu ở vùng Địa Trung Hải. Đa số người Liban có thể sử dụng hai thứ tiếng, tiếng Ả rập và tiếng Pháp, điều này giải thích việc Liban là một thành viên của Cộng đồng Pháp ngữ (La Francophonie); tuy nhiên, tiếng Anh cũng đã dần trở nên phổ biến, đặc biệt trong các sinh viên đại học. Đất nước này không chỉ là nơi giao hòa giữa Thiên chúa giáo và Hồi giáo mà Liban còn là cánh cổng nối thế giới Ả Rập với Châu Âu cũng như là cây cầu cho Châu Âu tới Ả Rập.
Liban cũng có nhiều trường đại học lớn, gồm Đại học Liban, Đại học Hoa Kỳ tại Beirut, Đại học Saint-Joseph và Đại học Hoa Kỳ Liban.
Nhiều lễ hội quốc tế được tổ chức tại Liban, với những nghệ sĩ và khán giả từ Liban cũng như từ nước ngoài. Những lễ hội mùa hè nổi tiếng nhất tại Baalbek, Beiteddine và Byblos.
Xem thêm
- Viễn thông ở Liban
- Danh sách các chủ đề liên quan tới Liban: nhằm liệt kê mọi bài viết liên quan tới Liban trên Wikipedia.
- Danh sách người Liban: danh sách những người Liban nổi tiếng, gồm cả những người nước ngoài có tổ tiên là người Liban.
- Quân đội Liban
- Xung đột Nam Liban
- Vận tải ở Liban
Chú thích
- ^ Các tài liệu chính thức cũng được viết bằng tiếng Pháp. Các ngôn ngữ được nói ở Liban bao gồm phương ngôn Liban của tiếng Ả Rập, tiếng Pháp, tiếng Anh và tiếng Armenia.
- ^ Cũng có 10–14 triệu người gốc Liban hải ngoại.
- ^ Chính phủ cố tình tránh việc cập nhật điều tra dân số năm 1932, sợ là nó có thể thay đổi hệ biểu diễn.
- ^ http://vansu.vn/?part=thegioi&opt=cacnuoc&act=view&code=lebanon
- ^ http://www.mofa.gov.vn/vi/cn_vakv/nr040830134623/nr040819103013/ns080619151144#OmJVZEXL8g5f. Truy cập 29 tháng 9 năm 2015.
|tựa đề=
trống hay bị thiếu (trợ giúp)
Liên kết ngoài
Tìm thêm về Lebanon tại những đồng dự án của Wikipedia: | |
![]() |
Từ điển ở Wiktionary |
![]() |
Sách ở Wikibooks |
![]() |
Cẩm nang du lịch ở Wikivoyage |
![]() |
Hồ sơ ở Wikiquote |
![]() |
Văn kiện ở Wikisource |
![]() |
Hình ảnh và phương tiện ở Commons |
![]() |
Tin tức ở Wikinews |
![]() |
Tài liệu giáo dục ở Wikiversity |
Văn hóa và Giáo dục
Du lịch
Thông tin chung
Nhân dân Liban
|
|
|
- Liban
- Cộng hòa
- Quốc gia thành viên Liên đoàn Ả Rập
- Levant
- Trăng lưỡi liềm Màu mỡ
- Quốc gia và vùng lãnh thổ nói tiếng Ả Rập
- Các quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc
- Phía nam Levant
- Tây Á
Hội nghị Cairo
Hội nghị Cairo (mật danh Sextant[1]) diễn ra từ ngày 22 đến 26 tháng 11 năm 1943 tại Cairo, Ai Cập. Hội nghị bàn luận về vị thế của Khối Đồng Minh trong cuộc kháng chiến chống Nhật Bản thời Chiến tranh thế giới thứ 2 và ra quyết định về châu Á sau cuộc chiến. Đến tham dự hội nghị này có tổng thống Hoa Kỳ Franklin D. Roosevelt, thủ tướng Anh Winston Churchill và tổng tư lệnh Trung Hoa Dân Quốc Tưởng Giới Thạch. Nhà lãnh đạo Liên Xô là Stalin từ chối tham dự vì lo ngại sự có mặt của Tưởng Giới Thạch tại hội nghị này sẽ kích động xung đột giữa Liên Xô và Nhật Bản. (Trước đó vào năm 1941, hai quốc gia từng đạt được thoả thuận không xâm phạm lẫn nhau trong thời hạn 5 năm thông qua kí kết Hiệp ước trung lập Xô-Nhật; nhờ đó mà vào năm 1943, tuy Nhật Bản đang trong tình trạng chiến tranh với Trung Quốc, Anh và Hoa Kỳ nhưng vẫn duy trì hoà bình với Liên Xô.)
Hội nghị Cairo được tổ chức tại nhà riêng của đại sứ Hoa Kỳ tại Ai Cập, ông Alexander Comstock Kirk, gần khu vực có các kim tự tháp.[2]
Hai ngày sau, Stalin có cuộc gặp với Roosevelt và Churchill tại Tehran, Iran trong khuôn khổ Hội nghị Tehran.
Tuyên bố Cairo được kí vào ngày 27 tháng 11 năm 1943 và được phát trên sóng radio trong với tên gọi Bản tuyên cáo Cairo (Cairo Communiqué) vào ngày 1 tháng 12 năm 1943,[3] nêu rõ ý định của Khối Đồng Minh về việc tiếp tục triển khai lực lượng quân sự cho đến khi nào Nhật Bản chịu đầu hàng vô điều kiện.
Xem thêm
Chú thích
- ^ Churchill, Winston Spencer (1951). The Second World War: Closing the Ring. Houghton Mifflin Company, Boston. tr. 642.
- ^ Life: Noel F. Busch, “Alexander Kirk,” ngày 13 tháng 8 năm 1945, accessed ngày 23 tháng 1 năm 2011
- ^ “Cairo Communique, ngày 1 tháng 12 năm 1943”. Japan National Diet Library. Ngày 1 tháng 12 năm 1943.
Liên kết ngoài
- Tài liệu ngoại giao của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Các hội nghị tại Cairo và Tehran (tiếng Anh)
- Hội nghị Cairo (tiếng Anh)
|
- 1943
- Hội nghị Chiến tranh thế giới thứ hai
- Quan hệ ngoại giao giữa các nước trong Chiến tranh thế giới thứ hai
- Quan hệ quốc tế 1943
- Sơ khai Chiến tranh thế giới thứ hai
- Chiến tranh thế giới thứ hai sơ thảo
Angela Merkel
Angela Dorothea Merkel | |
---|---|
![]() Angela Merkel trong chương trình vận động bầu cử tháng 8 năm 2013
|
|
Chức vụ
|
|
Nhiệm kỳ | 22 tháng 11 năm 2005 – |
Tiền nhiệm | Gerhard Schröder |
Kế nhiệm | Đang tại vị |
Nhiệm kỳ | 2000 – |
Thông tin chung
|
|
Đảng phái | CDU |
Sinh | 17 tháng 7, 1954 Hamburg, Đức |
Chồng | Ulrich Merkel (1977-1982) Joachim Sauer (1998-nay) |
Angela Dorothea Merkel (IPA: /ˈaŋɡela doroˈteːa ˈmɛɐkəl/; sinh tại Hamburg, Đức, ngày 17 tháng 7 năm 1954) là Thủ tướng đương nhiệm của nước Đức. Trong cương vị chủ tịch Đảng Liên minh Dân chủ Kitô giáo (Christlich Demokratische Union Deutschlands – CDU), Merkel thành lập chính phủ liên hiệp với đảng anh em, Liên minh Xã hội Cơ Đốc (Christlich-Soziale Union in Bayern – CSU) và Đảng Dân chủ Xã hội Đức (Sozialdemokratische Partei Deutschlands – SPD), sau những cuộc đàm phán kéo dài hai tháng nối tiếp cuộc bầu cử liên bang năm 2005.
Merkel, trúng cử vào Quốc hội Đức từ bang Mecklenburg-Vorpommern, là chủ tịch đảng CDU từ năm 2000, chủ tịch nhóm đảng CDU-CSU tại quốc hội từ năm 2002 đến năm 2005. Bà là phụ nữ đầu tiên đảm nhận chức vụ Thủ tướng Đức, cũng là công dân đầu tiên của Cộng hoà Dân chủ Đức (Đông Đức) vươn đến vị trí lãnh đạo nước Đức thống nhất, và là phụ nữ đầu tiên lãnh đạo nước Đức kể từ khi xứ sở này trở thành một quốc gia hiện đại năm 1871. Tính đến năm 2006, bà cũng là thủ tướng trẻ tuổi nhất kể từ sau Đệ nhị Thế chiến.
Theo bình chọn của tạp chí Forbes năm 2006, Angela Merkel thế chỗ của Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Condoleezza Rice, để đứng đầu danh sách 100 phụ nữ nhiều quyền lực nhất thế giới,[1] và tiếp tục giữ vị trí này trong hai năm kế tiếp: 2007,[2] và 2008.[3]
Mục lục
Xuất thân
Angela Dorothea Kasner sinh tại Hamburg, Đức, con gái của Horst Kasner, một mục sư Giáo hội Luther, vợ ông, Herlind (nhũ danh Jentzsch), là giáo viên. Năm 1954, Horst Kasner đến quản nhiệm một nhà thờ ở Quitzow, gần Perleberg, và gia đình dời đến ở Templin. Merkel lớn lên ở vùng quê chỉ 80 km phía bắc Berlin, thuộc lãnh thổ của Cộng hoà Dân chủ Đức.
Giống hầu hết học sinh khác, Merkel là đoàn viên Đoàn Thanh niên Tự do Đức. Về sau cô trở thành uỷ viên quận đoàn và bí thư chuyên trách dân vận và tuyên truyền tại Viện Hàn lâm Khoa học (viện nghiên cứu khoa học quan trọng nhất của Cộng hoà Dân chủ Đức, thành lập năm 1946, tiếp nối truyền thống 250 năm của Viện Hàn lâm Khoa học Phổ).
Bà Angela Merkel trong một cuộc nói chuyện trên truyền hình ngày ngày 19 tháng 5 năm 2009 kể rằng mật vụ Stasi của chính quyền Cộng sản Đông Đức từng muốn tuyển mộ bà khi bà xin việc trong Đại học Bách khoa Ilmenau nhưng bị Merkel từ chối hồi thập niên 70. Sau đó bà không được nhận vào làm việc ở trường đại học.[4]
Merkel theo học vật lý tại Đại học Leipzig từ năm 1973 đến năm 1978. Cô làm việc và nghiên cứu tại Viện Hóa Lý Trung ương thuộc Viện Hàn lâm Khoa học từ năm 1978 đến năm 1990. Sau khi tốt nghiệp với học vị tiến sĩ vật lý, Merkel làm việc trong lĩnh vực hoá lượng tử (quantum chemistry).
Thủ tướng Angela Merkel từng muốn vượt biên sang phương Tây và có cơ hội khi thăm thân ở Hamburg (Tây Đức) năm 1986 nhưng cuối cùng vì cha mẹ ở Đông Đức và các mối ràng buộc gia đình, bạn bè, bà đã quyết định trở về. Merkel cũng nói rằng bà đã mở một lon bia uống mừng khi bức tường Berlin sụp đổ năm 1989.[4]
Năm 1989, sau khi Bức tường Berlin sụp đổ, Merkel tham gia phong trào dân chủ, gia nhập đảng Demokratischer Aufbruch mới thành lập. Sau cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên ở Đông Đức, bà trở thành phụ tá phát ngôn của chính quyền lâm thời tiền thống nhất dưới quyền lãnh đạo của Lothar de Maizeiere. Trong cuộc tổng tuyển cử tổ chức vào tháng 12 năm 1990, sau khi đất nước thống nhất, Merkel đắc cử vào Bundestag (Quốc hội), từ một hạt bầu cử bao gồm hai quận Nordvorpommern và Rugen cùng thành phố Stralsund. Đảng của bà sáp nhập với đảng CDU của Tây Đức và Merkel trở nên Bộ trưởng Phụ nữ và Thanh niên trong nội các của thủ tướng Helmut Kohl. Năm 1994, Merkel được bổ nhiệm vào chức vụ Bộ trưởng Môi trường và An toàn Lò Phản ứng Hạt nhân, vị trí này giúp bà trở nên một nhân vật được nhiều người biết đến và cung cấp một diễn đàn giúp bà xây dựng sự nghiệp chính trị. Là một trong những chính khách được Kohl ưu ái và là bộ trưởng nội các trẻ tuổi nhất, Kohl thường gọi Merkel là “das Madchen” (“cô gái”).
Với khả năng nói tiếng Anh gần như hoàn hảo, khi nhận xét về xuất thân của mình là một “Ossi” (biệt danh chỉ các công dân Đông Đức), bà nói: “Bất cứ ai thực sự có một điều gì đó để bộc lộ thì không cần đến trang điểm”. Không chỉ thông thạo Anh ngữ, Angela còn nói tiếng Nga lưu loát.
Năm 1977, bà kết hôn với Ulrich Merkel, một nhà vật lý, rồi ly dị năm 1982. Từ năm 1998, bà kết hôn với một giáo sư hoá học ở Berlin tên Joachim Sauer. Bà không có con.
Lãnh tụ phe Đối lập
Khi chính phủ Kohl thất bại trong cuộc tổng tuyển cử năm 1998, Merkel được bổ nhiệm làm Tổng Thư ký Đảng CDU. Trong cương vị này, chỉ trong năm 1999 Merkel điều hành dẫn đến một chuỗi thắng lợi cho đảng của bà tại sáu trong bảy cuộc bầu cử cấp bang, phá vỡ thế đa số của liên minh SPD-Đảng Xanh tại Bundesrat (Hội đồng Liên bang), thiết chế lập pháp đại diện cho các bang. Sau vụ bê bối tài chính bên trong đảng liên quan đến nhiều nhân vật lãnh đạo đảng CDU (kể cả Kohl và chủ tịch đảng Wolfgang Schauble, người được chọn để kế nhiệm Kohl), Merkel chỉ trích người đỡ đầu trước đây của bà và xúc tiến một khởi đầu mới cho đảng mà không có Kohl. Ngày 10 tháng 4 năm 2000, bà được bầu chọn để thay thế vị trí của Shaube, trở nên người phụ nữ đầu tiên giữ ghế chủ tịch đảng, gây kinh ngạc cho nhiều nhà quan sát khi cá tính của bà đối nghịch với đảng đã chọn bà vào vị trí lãnh đạo; Merkel là một phụ nữ và là tín hữu Kháng Cách, xuất thân từ miền đông nước Đức đa số chấp nhận đức tin Kháng Cách, trong khi CDU vẫn có tập quán lãnh đạo bởi nam giới, bảo thủ và chịu ảnh hưởng sâu đậm truyền thống Công giáo, với hậu thuẫn vững chắc ở miền tây và nam nước Đức. Tháng 10 năm 2001, mặc dù những cam kết làm trong sạch đảng, Merkel từ chối đào sâu vào vụ tai tiếng về tài chính.
Sau khi trở nên lãnh tụ đảng, Merkel nhận được sự ủng hộ đáng kể từ người dân Đức để trở nên nhân vật thách thức Thủ tướng Gerhard Schroder trong cuộc bầu cử năm 2002. Tuy vậy, bà không được ưa thích ngay bên trong đảng, đặc biệt trong đảng anh em, Liên minh Cơ Đốc Xã hội Bavaria – CSU, sau đó bị loại bởi lãnh đạo CSU, Edmund Stoiber, người trở nên đối thủ của Schroder nhưng lại không biết tận dụng vị trí dẫn đầu trong các cuộc thăm dò dư luận để thua cuộc trong gang tấc. Sau thất bại của Stoiber trong năm 2002, bên cạnh vai trò chủ tịch đảng, Merkel nhận lãnh trách nhiệm lãnh đạo phe bảo thủ đối lập ở hạ viện tại Quốc hội Đức, Bundestag. Đối thủ của bà, Friedrich Merz, giữ vị trí này ở quốc hội trước cuộc bầu cử năm 2002, rút lui để nhường đường cho Merkel.
Diễn đàn chính trị
Merkel ủng hộ nghị trình cải cách liên quan đến hệ thống xã hội và kinh tế nước Đức, bà được xem là thiên về thị trường tự do; bà vận động sửa đổi luật lao động, dỡ bỏ những rào cản trong qui trình sa thải nhân viên và gia tăng số giờ làm việc trong tuần, bà cho rằng luật lệ hiện hành làm suy giảm tính cạnh tranh bởi vì các công ty không thể kiểm soát giá thuê mướn nhân công khi công việc kinh doanh đình trệ.
Merkel cho rằng chương trình cắt giảm năng lượng hạt nhân của nước Đức nên theo một lộ trình chậm hơn so với kế hoạch của chính phủ Schroder.
Merkel ủng hộ mối quan hệ mật thiết giữa Đức và Hoa Kỳ. Mùa xuân năm 2003, ngược lại lập trường chống đối quyết liệt của công luận, Merkel tỏ ý đồng tình với cuộc xâm lăng Iraq của Hoa Kỳ, miêu tả nó là “không thể tránh khỏi” và kết án Gerhard Schroder là có khuynh hướng chống Mỹ. Động thái này khiến bà bị những người chỉ trích gọi là kẻ xu nịnh nước Mỹ. Bà phê phán lập trường của chính phủ ủng hộ Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập Liên minh châu Âu, thay vào đó bà ủng hộ qui chế “đối tác đặc quyền” cho quốc gia này. Do đó, bà được xem là có quan điểm phù hợp với tuyệt đại đa số người dân Đức, xuất phát từ nỗi lo làn sóng nhập cư có thể trở nên gánh nặng quá sức cho nước Đức, cùng với sự hiện diện của quá nhiều ảnh hưởng Hồi giáo bên trong Liên minh châu Âu.
So sánh
Là một nữ chính khách đến từ một đảng trung hữu, và là một khoa học gia, Merkel thường được so sánh bởi các nhà báo Đức cũng như Anh, với cựu Thủ tướng Anh Margaret Thatcher. Nhiều người thích gọi bà với biệt danh “Iron Lady” hay “Iron Girl”; song ngoại trừ biệt danh, các nhà bình luận chính trị nhận thấy ít có sự tương đồng giữa các nghị trình chính sự của hai nữ chính khách này.
Ứng cử Thủ tướng
Ngày 30 tháng 5 năm 2005, Merkel giành được sự đề cử của liên minh CDU/CSU để trở nên đối thủ của Thủ tướng Gerhard Schroder của đảng SPD trong cuộc tổng tuyển cử năm 2005. Đảng của bà bắt đầu chiến dịch vận động tranh cử, dẫn trước với tỷ lệ 21% theo các cuộc thăm dò dư luận, mặc dù uy tín cá nhân của Merkel thấp hơn của thủ tướng đương nhiệm. Đã vậy, Merkel làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn khi hai lần lẫn lộn giữa lợi tức gộp và lợi tức ròng (gross income và net income) khi bà đem khả năng cạnh tranh của nền kinh tế làm trọng điểm cho lập trường của CDU trong một cuộc tranh luận trên truyền hình. Tuy vậy, bà giành lại lợi thế khi tuyên bố sẽ bổ nhiệm Paul Kirchhof, cựu thẩm phán tại Tòa án Hiến pháp Liên bang Đức và là một chuyên gia về chính sách tài chính, vào chức vụ bộ trưởng tài chính.
Kết quả cuộc bầu cử toàn quốc ngày 18 tháng 9 năm 2005 là bất phân thắng bại cho liên minh CDU/CSU của Merkel và đảng SPD của Schroder, với CDU/CSU dành 35,2% phiếu bầu (CDU 27,8% và CSU 7,4%) trong khi SPD chiếm 34,2%. Cả liên minh SPD-đảng Xanh và liên minh CDU/CSU với đảng Dân chủ Tự do đều không có đủ số ghế cần thiết để chiếm thế đa số tại Bundestag, nên Schroder và Merkel đều không thể tuyên bố chiến thắng. Một đại liên minh giữa CDU/CSU và SPD gặp trở ngại là cả hai đều muốn nắm giữ cho mình chức thủ tướng. Tuy nhiên, sau ba tuần lễ thương thảo, hai đảng đi đến thoả thuận theo đó Merkel sẽ là thủ tướng trong khi SPD nắm giữ 8 trong số 16 vị trí trong nội các. Thoả hiệp này được chuẩn thuận bởi hai đảng vào ngày 14 tháng 11. Merkel được bầu vào chức vụ thủ tướng bởi đa số phiếu của đại biểu (397-217) trong kỳ họp của Bundestag ngày 22 tháng 11, song có đến 51 thành viên của liên minh cầm quyền bỏ phiếu trắng hoặc phiếu chống.
Những bản tường trình chỉ ra rằng chính phủ liên hiệp sẽ theo đuổi chính sách hỗn hợp, có một số khía cạnh mâu thuẫn với lập trường chính trị của Merkel trong cương vị lãnh đạo phe đối lập và ứng cử viên thủ tướng, với chủ trương cắt giảm chi tiêu công trong khi tăng thuế giá trị gia tăng (VAT), tiền bảo hiểm xã hội và nâng mức trần của thuế lợi tức. Luật bảo vệ nhân dụng không còn có giá trị cho nhân viên trong hai năm đầu làm việc, lương hưu sẽ bị đóng băng và các khoản trợ cấp dành cho người mua nhà lần đầu sẽ bị cắt giảm. Về đối ngoại, nước Đức sẽ duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Pháp và các quốc gia Đông Âu, nhất là Nga, sẽ tiếp tục ủng hộ Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập Liên minh châu Âu (EU). Tuy nhiên, không chắc là Đức sẽ vận động dỡ bỏ lệnh cấm vận của EU bán vũ khí cho Trung Quốc khi nhiều lần Merkel đã bày tỏ sự chống đối về điều này.
Merkel cho biết mục tiêu chính của chính phủ là giảm tỷ lệ thất nghiệp, và chính phủ nên được đánh giá qua sự thành bại trong nỗ lực này.
Thủ tướng
Chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Merkel sau khi tuyên thệ nhậm chức là chuyến viếng thăm Paris để hội kiến với Tổng thống Pháp Jacques Chirac. Trong bài diễn văn của mình, Chirac nhấn mạnh đến tầm quan trọng của mối quan hệ đối tác Pháp-Đức đối với Âu châu. Sau đó, Merkel đến Bỉ để gặp gỡ các nhà lãnh đạo EU và Tổng thư ký NATO, Jaap de Hoop Scheffer, rồi đến Luân Đôn hội kiến với Thủ tướng Anh Tony Blair. Ngày 28 tháng 11 bà tiếp kiến quốc khách đầu tiên, Tổng thống Pohamba của Namibia, một cựu thuộc địa của Đức ở Phi châu. Ngày 30 tháng 11 năm 2005, trong bài diễn văn chính phủ đầu tiên, Merkel công bố mục tiêu cải thiện nền kinh tế Đức và hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp. Ngày 13 tháng 1 năm 2006, bà đến Hoa Kỳ trong chuyến viếng thăm đầu tiên trong cương vị thủ tướng.
Đầu năm 2006, các cuộc thăm dò dư luận cho thấy Angela Merkel, sau 100 ngày cầm quyền, giành được sự ủng hộ cao nhất trong vòng các thủ tướng lãnh đạo nước Đức kể từ năm 1949. Nhiều nhà phê bình kinh tế thường nhắc đến thuật ngữ “nhân tố Merkel” như là nguyên nhân của sự gia tăng nhanh chóng trong mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng và mức chi tiêu trong thị trường.
Sau hai năm liên tiếp (2006 và 2007) giữ vị trí quán quân trong danh sách 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới, tháng 8 năm 2008, Angela Merkel lại tiếp tục là nhân vật số một theo bình chọn của Tạp chí Forbes kèm theo nhận xét,
Với GDP 3, 3 ngàn tỷ USD, Đức là nền kinh tế lớn nhất châu Âu. Nỗ lực cải tổ của Merkel đã giúp phục hồi kinh tế và làm giảm tỷ lệ thất nghiệp (dù niềm tin của người tiêu dùng ở mức thấp nhất trong vòng 5 năm). Bà nâng cao tuổi về hưu, bổ nhiệm thêm phụ nữ vào các vị trí quan trọng trong chính quyền, tăng phụ cấp cho người chịu sinh thêm con. Có quan điểm cứng rắn trong các cuộc tranh luận, bà tiếp kiến Dalai Lama, trừng trị Mugabe, và muốn đồng euro thủ giữ vai trò quan trọng hơn trong thị trường tài chính trong lúc đồng đô-la đang suy yếu. Bà cũng cố biến nước Đức thành một quốc gia thân thiện hơn với môi trường bằng các biện pháp cắt giảm khí đốt nhà kính. Người dân Âu châu đã bỏ phiếu chọn bà là chính trị gia có nhiều ảnh hưởng nhất. – Tatiana Serafin.[5]
Lập chính phủ
Ngày 28 tháng 9, 2009, Merkel hứa sẽ sớm thành lập tân chính phủ có khuynh hướng trung-hữu chỉ trong vài tuần tới, nói rằng việc cắt giảm thuế có thể xảy ra năm 2011 và bác bỏ đòi hỏi phải giảm chi vì cho rằng sẽ gây nguy hại cho việc phục hồi kinh tế. Cử tri Ðức ngày 27 tháng 9 đã chấm dứt liên minh tả khuynh-hữu khuynh nhiều bế tắc của Merkel và cho bà thế đa số thoải mái trong phía trung-hữu-nhờ vào chiến thắng của đồng minh mới là đảng Dân chủ Tự do với khuynh hướng thân giới doanh nghiệp. “Ðức sẽ phải sớm có một chính phủ mới,” Merkel nói, nói rằng quốc gia này chỉ mới thoát ra cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Sau đó bà có cuộc họp với lãnh đạo đảng Dân chủ Tự do là Guido Westernwelle. Nước Ðức kỷ niệm 20 năm bức tường Berlin sụp đổ ngày 9 tháng 11/2009, và Merkel muốn chào đón các nhà lãnh đạo thế giới ngày 9 tháng 11 với thành phần chính phủ mới.
Kết quả cuộc bầu cử ngày 27/9, 2009 đưa quốc gia với nền kinh tế lớn nhất châu Âu về hướng thiên hữu, nhưng với người lãnh đạo là bà Merkel có tính thận trọng và luôn tìm sự thỏa thuận với mọi phe nhóm. Hiện không có chỉ dấu nào cho thấy sẽ có sự thay đổi lớn lao trong chính sách. Một trong những điểm căn bản trong lập trường tranh cử của Merkel là lời hứa hẹn đưa ra việc giảm thuế cho giới trung lưu. Ðảng Dân chủ Tự do muốn có sự thay đổi sâu rộng trong hệ thống thuế khóa, cắt thuế lợi tức cho cả thành phần giàu và nghèo. Merkel nói việc cắt giảm thuế có thể được thi hành vào năm 2011 hay 2012, nhưng không cho biết chi tiết rõ ràng vào lúc này.
Chuyện nhỏ
- Trong văn phòng thủ tướng, Merkel cho treo bức tranh Nữ hoàng Nga Ekaterina II, một công chúa sinh ở Đức, người được Merkel miêu tả là “một phụ nữ mạnh mẽ”.
- Angela Merkel cũng là lãnh đạo cấp quốc gia đầu tiên của Đức đi thăm nhà tù Hohenschoenhausen nơi Stasi, cơ quan an ninh Đông Đức Xã hội chủ nghĩa giam người một cách bí mật, đồng thời bà cũng lên án chủ nghĩa cộng sản và cho rằng: “Đây là ví dụ cho thấy sự tàn bạo vi phạm nhân phẩm của con người”.[4]
- Angela Merkel được tờ báo Anh Times chọn là “Người của năm 2014” với vai trò trung gian giữ Đông và Tây, qua những trao đổi với tổng thống Nga Putin. Theo tờ báo “bà là người mà chúng ta cần, trong một thế giới của những người đàn ông nguy hiểm” và “bà đã giúp đỡ Tây Âu tập trung vào những giá trị quan trọng nhất.”[6]
Quan điểm
- Trong một buổi nói chuyện với sinh viên tại đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh vào ngày 8 tháng 7 2014[7]:
“ | Công dân cần phải có cảm tưởng được pháp luật bảo vệ. Luật pháp phải tôn trọng nguyên tắc bảo vệ dân. Điều then chốt là phải có một xã hội tự do, cởi mở, đa nguyên để xây dựng một tương lai thành công tốt đẹp. | ” |
- Trong bài thuyết trình ở Sydney, Úc tại viện chính trị quốc tế Lowy có tiếng (16.11.2014) mà chỉ dành cho những nhân vật xuất sắc, Merkel sau khi nói chuyện tay đôi với Putin nhân dịp hội nghị thượng đỉnh G-20 tại Brisbane, nói:
“ | “Tại Âu Châu vẫn còn có những quyền lực, mà chỉ dựa vào thế lực của kẻ mạnh, và coi thường sức mạnh của luật pháp. Chẳng hạn như việc Nga chiếm lấy Bán đảo Krym vi phạm luật quốc tế.” [8] | ” |
- Trong chuyến công du Hungary vào ngày 02/02/2015, Merkel trong một cuộc họp báo cùng với thủ tướng Hung Orbán Viktor đã phê bình chính sách của ông, nhấn mạnh sự quan trọng của tự do báo chí, và tự do ngôn luận:
“ | “Chính phủ Hungary đang ở có vị thế đa số, và trong một thể chế dân chủ vai trò của phe đối lập, của xã hội dân sự và giới truyền thông là hết sức quan trọng…Nói thật là cá nhân tôi không biết phải làm sao khi nói tới một nền dân chủ mà lại có từ “phi tự do” (illiberal)!”.[9][10] | ” |
Tác phẩm
- Merkel, Angela; Ilka Böger, Hans Joachim Spangenberg, Lutz Zülicke (1982). “Berechnung von Hochdruck-Geschwindigkeitskonstanten für Zerfalls- und Rekombinationsreaktionen einfacher Kohlenwasserstoffmoleküle und -radikale (Calculation of High Pressure Velocity Constants for Reactions of Decay and Recombinations of simple Hydrocarbon Molecules and Radicals)”. Zeitschrift für Physikalische Chemie 263 (3): 449–460.
- Merkel, Angela; Lutz Zülicke (1985). “Berechnung von Geschwindigkeitskonstanten für den C-H-Bindungsbruch im Methylradikal (Calculation of Velocity Constants for the Break of the Carbon–Hydrogen–Bond in the Methyl Radical)”. Zeitschrift für Physikalische Chemie 266 (2): 353–361.
- Merkel, Angela; Lutz Zülicke (1987). “Nonempirical parameter estimate for the statistical adiabatic theory of unimolecular fragmentation carbon-hydrogen bond breaking in methyl”. Molecular Physics 60 (6): 1379–1393.
- Merkel, Angela; Zdenek Havlas, Rudolf Zahradník (1988). “Evaluation of the rate constant for the SN2 reaction fluoromethane + hydride: methane + fluoride in the gas phase”. Journal of American Chemical Society 110 (25): 8355–8359.
- Merkel, Angela (1998). “The role of science in sustainable development”. Science 281 (5375): 336–337.
Chú thích
- ^ Forbes.com. The 100 Most Powerful Women – 31.08.2006
- ^ Forbes.com. The 100 Most Powerful Women – 30.08.2007
- ^ Forbes.com. The 100 Most Powerful Women – 27.08.2008
- ^ a ă â [1]
- ^ Forbes.com #1 Angela Merkel, 27.08.2008
- ^ “Times” kürt Merkel zur “Person des Jahres”, N-TV, 26.12.2014
- ^ Tại Bắc Kinh, Thủ tướng Đức ca ngợi phúc lợi của tự do, dân chủ, RFI, 08.07.2014
- ^ Merkel rechnet mit Putin ab, n-tv, 17.11.2014
- ^ Khẩu chiến công khai Đức-Hungary về Ukraina và nhân quyền, RFI, ngày 7 tháng 2 năm 2015
- ^ Merkel weist Orbán zurecht, Zeit, ngày 2 tháng 2 năm 2015
Liên kết ngoài
![]() |
Wikimedia Commons có thêm thư viện hình ảnh và phương tiện truyền tải về Angela Merkel |
- (tiếng Đức) The Office of the Chancellor
- (tiếng Đức) Angela Merkel’s Homepage – Merkel’s personal website.
- English version of CDU website – Official party website.
- Các tác phẩm của Angela Merkel lưu trong catalogue Thư viện quốc gia Đức
- Angela Merkel Sworn in as German Chancellor – DW 22.11.2005 report from Deutsche Welle.
|
- Tài liệu Dữ liệu bản mẫu
- Sinh 1954
- Nhân vật còn sống
- Thủ tướng Đức
- Nhà hóa học Đức
- Nữ thủ tướng
- Tín hữu Giáo hội Luther
- Chủ tịch Hội đồng châu Âu
- Cựu sinh viên Đại học Leipzig
- Angela Merkel
- Chính khách Đức
- Dân biểu Đức
- Người đoạt Huy chương Tự do Tổng thống
- Người Hamburg
Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
- Ơn Thầy
- Đọc lại và suy ngẫm
- Chào ngày mới 21 tháng 11
- Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời
- Chào ngày mới 20 tháng 11
- Sáu mươi năm ĐHNL tp.HCM
- Trường tôi và tình yêu ở lại
- Gowda địa chỉ xanh ICRISAT Ấn Độ
- Ký ức CIMMYT ở Mexico
- Chào ngày mới 18 tháng 11
- Chào ngày mới 17 tháng 11
- Myanmar đọc lại và suy ngẫm
- Chào ngày mới 16 tháng 11
- Im lặng mà bão giông
- Chào ngày mới 15 tháng 11
- Chào ngày mới 14 tháng 11
- Chào ngày mới 13 tháng 11
- Chào ngày mới 12 tháng 11
- Chuyện vỉa hè
- Chào ngày mới 11 tháng 11
- Chào ngày mới 10 tháng 11
- Angkor nụ cười suy ngẫm
- Cây Lương thực tháng 11.2015
- Chào ngày mới 9 tháng 11
- Lên Yên Tử sưu tầm thơ đức Nhân Tông
- Chào ngày mới 8 tháng 11
- Chào ngày mới 7 tháng 11
- Đọc lại và suy ngẫm
- Chào ngày mới 6 tháng 11
- Chào ngày mới 5 tháng 11
- Biển Đông vạn dặm
- Chào ngày mới 4 tháng 11
- Đọc lại và suy ngẫm
- Chào ngày mới 3 tháng 11
- Giống khoai lang ở Việt Nam
- Chào ngày mới 2 tháng 11
- Đọc lại và suy ngẫm
- Chào ngày mới 1 tháng 11
- Cây Lương thực 10.2015
- Đọc lại và suy ngẫm
- Chào ngày mới 31 tháng 10
- Chào ngày mới 30 tháng 10
- Chào ngày mới 29 tháng 10
- Chào ngày mới 28 tháng 10
- Chào ngày mới 27 tháng 10
- Minh triết sống thung dung phúc hậu
- Chào ngày mới 26 tháng 10
- Đến chốn thung dung
- Chào ngày mới 25 tháng 10
- Nghiên cứu Kinh Dược Sư
- Chào ngày mới 24 tháng 10
- Bàn cờ thế sự
- Tình Mẹ và đức Nhẫn
- Chào ngày mới 23 tháng 10
- Năng lượng tích tụ và giải phóng
- Chào ngày mới 22 tháng 10
- Tỉnh lặng với Osho
- Borlaug và Hemingway
- Chào ngày mới 21 tháng 10
- Bảy ngày đêm tỉnh lặng
- Viếng mộ cha mẹ
- Chào ngày mới 20 tháng 10
- Suối nhạc tình yêu cuộc sống
- Ngủ ngon và tỉnh thức
- Chào ngày mới 19 tháng 10
- Chào ngày mới 18 tháng 10
- Lời Thầy dặn
- Chào ngày mới 17 tháng 10
- Chào ngày mới 16 tháng 10
- Minh Không huyền thoại Bái Đính
- Dạo chơi non nước Việt
- Chào ngày mới 15 tháng 10
- Bàn cờ thế sự
- Biển Đông vạn dặm
- Chào ngày mới 14 tháng 10
- Nghị lực
- Quang Dũng những bài thơ hay
- Chào ngày mới 13 tháng 10
- Em ơi em can đảm bước chân lên
- Chào ngày mới 12 tháng 10
- Thắp đèn lên đi em!
- Chào ngày mới 11 tháng 10
- Bài ca Trường Quảng Trạch
- Chào ngày mới 10 tháng 10
- Bàn cờ thế sự 7
- Vua Phổ Friedrich II Đại Đế
- Chào ngày mới 9 tháng 10
- Chào ngày mới 8 tháng 10
- Bước ngoặt lịch sử chiến tranh Đông Dương
- Chào ngày mới 7 tháng 10
- Phan Khôi nắng được thì cứ nắng
- Bàn cờ thế sự 6
- Chào ngày mới 6 tháng 10
- Quả táo Apple Steven Jobs
- Chào ngày mới 5 tháng 10
- Vị tướng của lòng dân
- Chào ngày mới 4 tháng 10
- Praha Goethe và lâu đài cổ
- Chuyện vỉa hè 3
- Cây Lương thực 10.2015
- Chào ngày mới 3 tháng 10
- Chào ngày mới 2 tháng 10
- Sông Mekong tài liệu tổng hợp
- Cây Lương thực 9.2015
- Chào ngày mới 1 tháng 10
Video yêu thích
Trường ĐHNL TPHCM (Video)
KimYouTube
Trở về trang chính
Hoàng KimNgọc Phương NamThung dungDạy và họcCNM365Tình yêu cuộc sốngCây Lương thựcDạy và HọcKim on LinkedInKimYouTubeKim on Facebook
|
Pingback: CNM365 Tình yêu cuộc sống | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Công việc này trao lại cho em | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Kênh ông Kiệt giữa lòng dân | Tình yêu cuộc sống
Pingback: 24 tiết khí lịch nhà nông | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Sao Kim kỳ thú | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Chu Văn Tiếp ở Đồng Xuân | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Bàn cờ thế sự | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Mark Twain là Lincoln văn học Mỹ | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Chuyện vỉa hè | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Tháp vàng hoa trắng nắng Mekong | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Helen Keller người mù điếc huyền thoại | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Ngày Người khuyết tật Quốc tế nhớ bạn | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Bí mật cung Đan Dương tại Huế | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Thăm ngôi nhà cũ của Darwin | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Đông Dương tìm tòi và cảm nhận | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Lên non thiêng Yên Tử | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Chào ngày mới 7 tháng 12 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Đọc Đỗ Phủ nhớ Đặng Dung | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Hồ đẹp Tanganyika và Victoria | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Chào ngày mới 10 tháng 12 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Miên Thẩm là Đỗ Phủ văn chương Việt | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Đất Mẹ vùng di sản | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Chào ngày mới 14 tháng 12 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Sắn Việt Nam bảo tồn phát triển bền vững | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Sông Thương | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Đào Duy Từ còn mãi với non sông | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Chào ngày mới 16 tháng 12 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Đến Thái Sơn nhớ Đào Duy Từ | Tình yêu cuộc sống
Pingback: CNM365 Chào ngày mới 365 | Tình yêu cuộc sống