CNM365. Chào ngày mới 25 tháng 11. Wikipedia Ngày này năm xưa. Năm 1784 – Thủy chiến ở Măng Thít. Thủy quân Xiêm – Nguyễn giao chiến với thủy quân Tây Sơn. Chu Văn Tiếp tử thương. Chu Văn Tiếp là danh tướng Việt Nam cuối thế kỷ 18 dưới thời Nguyễn Phúc Ánh, được người đời xưng tụng là một trong Tam hùng Gia Định. Mang Thít nay là một huyện của tỉnh Vĩnh Long, thuộc miền Tây Nam Bộ, Việt Nam. Huyện có sông Mang Thít không những là một thuỷ lộ quan trọng cả vùng Đồng bằng Sông Cửu Long mà đây còn là nơi nuôi cá bè cho năng suất rất cao. Mang Thít còn là huyện sản xuất nhiều lúa gạo và trái cây ngon. Năm 1992 – Hội đồng Liên bang Tiệp Khắc bỏ phiếu quyết định chia tách liên bang thành Cộng hòa Séc và Cộng hòa Slovakia từ ngày 1 tháng 1 năm 1993. Thủ đô Praha di sản văn hóa thế giới, nơi có Quảng trường Wenceslas nổi tiếng (hình). Năm 1887 – ngày sinh Nikolai Ivanovich Vavilov, (mất năm 1943) nhà di truyền học nổi tiếng của Nga và Liên Xô, được biết đến nhiều nhất vì đã nhận dạng ra các trung tâm nguồn gốc của các loại cây trồng. Ông dành cả cuộc đời mình cho việc nghiên cứu và cải thiện lúa mì, ngô và các loại cây lương thực khác, góp phần vào việc cải thiện và tăng năng suất các giống cây trồng.
25 tháng 11
Ngày 25 tháng 11 là ngày thứ 329 trong mỗi năm thường (thứ 330 trong mỗi năm nhuận). Còn 36 ngày nữa trong năm.
« Tháng 11 năm 2015 » | ||||||
CN | T2 | T3 | T4 | T5 | T6 | T7 |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 |
8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 |
15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 |
22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 |
29 | 30 | |||||
Mục lục
Sự kiện
- 1034 – Malcolm II nước Scotland qua đời. Duncan, con trai của con út thừa kế, thay vì Macbeth, con trai của con lớn.
- 1120 – Tàu Trắng bị đắm vào biển Măng sơ, William Adelin, con trai của Henry I nước Anh, bị chết đuối.
- 1177 – Baldwin IV của Jerusalem và Raynald xã Chatillon thắng Saladin ở Trận Montgisard.
- 1491 – Thành phố Granada, đồn lũy cuối cùng của người Maroc ở Tây Ban Nha, bắt đầu bị bao vây.
- 1542 – Ở Trận Solway Moss, quân đội Anh xâm lược Scotland và thắng quân đội Scotland.
- 1745 – Chiến tranh Kế vị Áo: Trận Katholisch-Hennersdorf và Görlitz kết thúc với thắng lợi của quân Phổ trước quân Áo-Sachsen.
- 1758 – Chiến tranh Pháp và Người da đỏ: Quân đội Anh lấy Pháo đài Duquesne từ chính quyền Pháp.
- 1783 – Cách mạng Hoa Kỳ: Quân đội cuối cùng của Vương quốc Anh ra khỏi Thành phố New York ba tháng sau khi Hiệp ước Paris được thỏa thuận.
- 1784 – Thủy chiến ở Măng Thít. Thủy quân Xiêm – Nguyễn giao chiến với thủy quân Tây Sơn. Chu Văn Tiếp tử thương.
- 1795 – Phân chia Ba Lan: Stanislaus August Poniatowski, quốc vương cuối cùng của nước độc lập Ba Lan, bị bắt phải thoái vị và trốn qua Nga.
- 1863 – Nội chiến Hoa Kỳ: Tại Missionary Ridge ở Tennessee, quân đội Liên bang dẫn bởi tướng Ulysses S. Grant gãy Bao vây Chattanooga khi đánh quân đội các Tiểu bang Liên minh Hoa Kỳ dưới tướng Braxton Bragg, trong Trận Missionary Ridge.
- 1874 – Đảng Giấy bạc Hoa Kỳ được thành lập làm đảng chính trị phần nhiều là người nông dân bị phá sản do Hoảng sợ năm 1873.
- 1876 – Chiến tranh Người da đỏ: Quân đội Hoa Kỳ trả thù những người da đỏ sau khi họ bị thua kinh khủng ở Trận Little Bighorn. Quân đội Hoa Kỳ phá đánh làng Cheyenne của Thủ lĩnh Dull Knife gần nguồn Sông Powder, những người ở làng đó đang ngủ.
- 1918 – Vojvodina, nguyên là thổ địa hoàng thất Áo-Hung, tuyên bố ly khai khỏi đế quốc và gia nhập vào Vương quốc Serbia.
- 1940 – Đệ nhị thế chiến: Hai loại máy bay De Havilland Mosquito và Martin B-26 Marauder thực hiện chuyến bay đầu tiên.
- 1970 – Nhà văn – quân nhân Nhật Bản Mishima Yukio tự vẫn theo nghi thức seppuku sau một nỗ lực đảo chính bất thành nhằm phục hồi thực quyền cho Thiên hoàng.
- 1992 – Hội đồng Liên bang Tiệp Khắc bỏ phiếu quyết định chia tách liên bang thành Cộng hòa Séc và Cộng hòa Slovakia từ ngày 1 tháng 1 năm 1993.
Sinh
- 902 – Liêu Thái Tông Da Luật Đức Quang, sinh ngày Ất Mùi (23) tháng 10 âm lịch (m. 947)
- 1075 – Kim Thái Tông Hoàn Nhan Thịnh, sinh ngày 15 tháng 10 âm lịch (m. 1135)
- 1609 – Henrietta Maria, Vương hậu của Anh, Scotland, và Ireland (m. 1669)
- 1717 – Aleksandr Petrovich Sumarokov, nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch người Nga (m. 1777)
- 1835 – Andrew Carnegie, doanh nhân, nhà từ thiện người Mỹ gốc Scotland (m. 1919)
- 1844 – Carl Benz, kỹ sư và doanh nhân người Đức, thành lập Mercedes-Benz (m. 1929)
- 1854 – Lương Văn Can, nhà cách mạng người Việt Nam (m. 1927)
- 1881 – Giáo hoàng Gioan XXIII (m. 1963)
- 1887 – Nikolai Ivanovich Vavilov, nhà di truyền học người Nga (m. 1943)
- 1915 – Augusto Pinochet, tướng lĩnh và chính trị gia người Chile, Tổng thống thứ 30 của Chile (m. 2006)
- 1919 – Huỳnh Phú Sổ, người sáng lập Phật giáo Hòa Hảo.
- 1926 – Poul Anderson, tác gia người Mỹ (m. 2001)
- 1941 – Riaz Ahmed Gohar Shahi, nhà lãnh đạo tinh thần và tác giả người Pakistan
- 1952 – Imran Khan, cầu thủ cricket và chính trị gia người Pakistan
- 1952 – John Lynch, chính trị gia người Mỹ
- 1960 – John F. Kennedy, Jr., nhà báo, luật sư người Mỹ (m. 1999)
- 1962 – Sakaguchi Hironobu, nhà sản xuất và đạo diễn trò chơi điện tử người Nhật
- 1969 – Dexter Jackson, vận động viên thể hình người Mỹ
- 1971 – Christina Applegate, diễn viên và ca sĩ người Mỹ
- 1978 – Shiina Ringo, ca sĩ-người viết ca khúc, nhạc sĩ, nhà sản xuất người Nhật
- 1981 – Xabi Alonso, cầu thủ bóng dá người Tây Ban Nha
- 1988 – Jay Spearing, cầu thủ bóng đá người Anh
Mất
- 1185 – Giáo hoàng Luciô III (s. 1097)
- 1784 – Châu Văn Tiếp, tướng lĩnh Việt Nam (s. 1738)
- 1819 – Alexander Tormasov, tướng lĩnh người Nga (s. 1752), mất ngày 13 tháng 11 theo lịch Julius.
- 1884 – Adolph Wilhelm Hermann Kolbe, nhà hóa học người Đức (s. 1818)
- 1925 – Vajiravudh, Quốc vương Thái Lan (s. 1881)
- 1950 – Johannes Vilhelm Jensen, tác gia người Đan Mạch, đoạt Giải Nobel Văn học (s. 1873)
- 1956 – Aleksandr Dovzhenko, đạo diễn người Ukraina tại Liên Xô (s. 1894)
- 1970 – Mishima Yukio, tác gia, nhà hoạt động, diễn viên và đạo diễn người Nhật (s. 1925)
- 1974 – U Thant, nhà ngoại giao người Myanmar, Tổng Thư ký thứ 3 của Liên Hiệp Quốc (s. 1909)
- 1986 – Gabdulkhay Akhatov, nhà ngôn ngữ học Liên Xô (s. 1927)
- 1992 – Phạm Văn Mùi, nhiếp ảnh gia người Việt Nam (s. 1907)
- 1997 – Hastings Banda, chính trị gia người Malawi, Tổng thống đầu tiên của Malawi (s. 1898)
- 1999 – Pierre Bézier, kỹ sư người Pháp, tạo ra đường cong Bézier và mặt phẳng Bézier (s. 1910)
- 2005 – George Best, cầu thủ bóng đá người Ireland (s. 1946)
Những ngày lễ và ngày kỷ niệm
Tháng 1 | Tháng 2 | Tháng 3 | Tháng 4 | Tháng 5 | Tháng 6 | Tháng 7 | Tháng 8 | Tháng 9 | Tháng 10 | Tháng 11 | Tháng 12 |
Chú thích
![]() |
Wikimedia Commons có thêm thư viện hình ảnh và phương tiện truyền tải về 25 tháng 11 |
Lich Vạn Niên ngày 25 tháng 11 năm 2015

Lịch vạn niên 2015, ngày 14 tháng 10, năm 2015 – Âm lịchXem ngày giờ tốt và hướng xuất hànhTrong một tháng có 2 loại ngày tốt, ngày xấu; trong một ngày lại có 6 giờ tốt, 6 giờ xấu gọi chung là Ngày/giờ Hoàng đạo (tốt) và Ngày/giờ Hắc đạo (xấu). Người Việt Nam từ xưa đều có phong tục chọn ngày tốt và giờ tốt để làm những việc lớn như cưới hỏi, khởi công làm nhà, nhập trạch, ký kết, kinh doanh v.v.v. Ngày 14 tháng 10, năm 2015 là ngày Hắc đạo , các giờ tốt trong ngày này là: đinh Sửu, Canh Thìn, Nhâm Ngọ, Qúy Mùi, Bính Tuất, đinh Hợi Trong ngày này, các tuổi xung khắc nên cẩn thận trong chuyện đi lại, xuất hành, nói chuyện và làm các việc đại sự là: Qúy Hợi, Tân Hợi, Tân tỵ Xuất hành hướng Đông Bắc gặp Hỷ thần: niềm vui, may mắn, thuận lợi. Xuất hành hướng Nam gặp Tài thần: tài lộc, tiền của, giao dịch thuận lợi. Xem sao tốt và việc nên làm và nên kiêngTrong Lịch vạn niên, có 12 trực được sắp xếp theo tuần hoàn phân bổ vào từng ngày. Mỗi trực có tính chất riêng, tốt/xấu tùy từng công việc. Ngày 14 tháng 10, năm 2015 là Trực Phá: Tốt cho các việc dỡ nhà, phá vách, ra đi. Xấu cho các việc mở cửa hàng, may mặc, sửa kho, hội họp. Châu Văn TiếpBách khoa toàn thư mở Wikipedia
Châu Văn Tiếp hay Chu Văn Tiếp (chữ Hán: 朱文接; Mậu Ngọ, 1738 – Giáp Thìn, 1784), là danh tướng Việt Nam cuối thế kỷ 18 dưới thời Nguyễn Phúc Ánh, được người đời xưng tụng là một trong Tam hùng Gia Định. Mục lụcThân thế và sự nghiệpChâu Văn Tiếp, tên tộc là Châu Doãn Ngạnh (朱尹梗)[1] nguyên quán huyện Phù Ly, phủ Hoài Nhơn (nay là Phù Mỹ – TP.Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) nhưng cư ngụ ở Vân Hòa, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Gia đình ông chuyên nghề buôn bán (chủ yếu là buôn ngựa), nhưng có học. Ông Tiếp có người anh cả là Châu Doãn Chữ, hai em là Châu Doãn Chấn, Châu Doãn Húc và em gái Châu Thị Đậu[2]. Ông thông thạo tiếng Chân Lạp, Xiêm La và có sức mạnh, lại ham học võ nghệ nên có biệt tài sử dụng đại đao. Tay buôn ngựaChâu Văn Tiếp theo nghề buôn bán ngựa, nên có dịp đi đó đây. Nhờ vậy, ông quen biết khá nhiều người mà sau này đều trở thành vương tướng của nhà Tây Sơn, như Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ, Võ Văn Dũng, Trần Quang Diệu, Võ Ðình Tú… Song người ông thân thiết nhất là Lý Văn Bửu vì cùng nghề. Lấy lý do chống lại sự áp bức của quyền thần Trương Phúc Loan, ủng hộ hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương, Nguyễn Nhạc cùng hai em là Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ cất binh khởi nghĩa vào năm 1771. Biết tài Châu Văn Tiếp, Nguyễn Nhạc có cho người đến mời tham gia, nhưng ông khéo từ chối. Để tạo cho mình một thế đứng trong việc mưu nghiệp lớn, bốn anh em Châu Văn Tiếp chiêu tập dân quân đến chiếm giữ núi Tà Lương (còn gọi là núi Trà Lang thuộc Phú Yên). Nguyễn Nhạc cử người đến mời lần nữa. Châu Văn Tiếp bày tỏ chính kiến của mình là không muốn thay ngôi chúa Nguyễn, mà chỉ muốn tôn phù hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương, muốn diệt trừ những tham quan, những quyền thần và Nguyễn Nhạc đã đồng ý. Thành danh tướngHứa hẹn vậy, nhưng khi kéo binh đến Quy Nhơn thì Châu Văn Tiếp mới hay Nguyễn Nhạc đã bội ước. Ông liền rút quân về núi cũ, dựng cờ khởi nghĩa, đề lên bốn chữ Lương Sơn tá quốc (quân giỏi ở núi rừng lo giúp nước), để đối đầu với quân Tây Sơn. Khi ấy, lưu thủ dinh Long Hồ là Tống Phước Hiệp (?-1776) đang đóng quân ở Vân Phong (nay thuộc Khánh Hòa), khuyên ông nên qui thuận chúa Nguyễn và ông đã nghe theo. Tháng 3 năm Đinh Dậu (1777), quân Tây Sơn vào đánh Gia Định, Tống Phúc Hiệp lui về tiếp cứu, giao ông giữ Phú Yên, Bình Thuận. Tình hình Gia Định càng thêm nguy khổn, ông cùng Đỗ Thanh Nhơn đem quân đi kháng cự, nhưng do đối phương quá mạnh mà Lý Tài và Đỗ Thanh Nhân lại luôn hiềm khích, Châu Văn Tiếp buộc phải dẫn bộ hạ về lại núi Tà Lương. Đành để Thái Thượng vương (Nguyễn Phúc Thuần) và Tân Chánh vương (Nguyễn Phúc Dương) bị quân Tây Sơn truy đuổi rồi bị bắt giết.[3] Sau cuộc đại bại ấy, trong dòng tộc chúa Nguyễn chỉ còn mỗi một chàng trai 17 tuổi tên Nguyễn Phúc Ánh trốn thoát, cho nên sau khi Đỗ Thanh Nhơn lấy lại Gia Định, Nguyễn Phúc Ánh được tướng sĩ rước về tôn làm Đại nguyên súy, Nhiếp quốc chính rồi xưng vương tại Sài Côn (Sài Gòn) vào năm Canh Tý (1780). Năm Tân Sửu (1781), Châu Văn Tiếp liên kết với hai đạo quân khác để đánh Bình Khang. Nhưng đạo quân của Châu Văn Tiếp chưa kéo binh ra khỏi hậu cứ Phú Yên đã bị Trấn thủ nơi này là Nguyễn Văn Lộc đánh cho tan tác, khiến ông lại phải trốn vào núi Tà Lương. Đạo quân do Tôn Thất Dụ từ Bình Thuận tiến ra, bị Trấn thủ Lê Văn Hưng đem tượng binh trấn áp làm cho tan vỡ. Đạo thủy quân của Tống Phước Thiêm thì không thể xuất phát được, vì quân Đông Sơn đang khởi loạn ở Gia Định, do chủ tướng của họ là Đỗ Thanh Nhơn vừa bị Nguyễn Phúc Ánh mưu hại (1781). Nhân cơ hội nội bộ nhà Nguyễn đang rạn nứt, tháng 3 năm Nhâm Dần (1782), Nguyễn Huệ cùng Nguyễn Nhạc mang quân thủy bộ tiến vào Nam. Hai bên đụng độ dữ dội ở khu vực sông Ngã Bảy (Thất Kỳ Giang) nơi cửa Cần Giờ. Cuối cùng, Nguyễn Phúc Ánh lại phải bỏ chạy ra đảo Phú Quốc, nay thuộc Kiên Giang. Một lần nữa, đạo quân Lương Sơn của Châu Văn Tiếp vào tiếp cứu. Khi ấy, Nguyễn Huệ và Nguyễn Nhạc đã rút quân về, nên quân Lương Sơn đánh đuổi được tướng Tây Sơn là Đỗ Nhàn Trập, lấy lại Sài Côn. Nhờ đại công này, ông được phong Ngoại tả Chưởng dinh. Tháng 2 năm Quý Mão (1783), Nguyễn Nhạc lại sai Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ, Lê Văn Hưng, Trương Văn Đa mang quân vào Nam. Châu Văn Tiếp dùng hỏa công nhưng bị trở gió nên thua trận. Chúa Nguyễn phải chạy xuống Ba Giồng (Định Tường), còn Châu Văn Tiếp phải men theo đường núi qua Cao Miên rồi qua Xiêm cầu viện. Nước Xiêm lúc bấy giờ ở dưới triều vua Chất Tri đương lúc thịnh vượng và đang nuôi tham vọng nuốt Cao Miên và Gia Ðịnh để mở rộng cõi bờ. Cho nên khi nghe Châu Văn Tiếp, một bề tôi thân tín của chúa Nguyễn, đến cầu cứu vua Xiêm liền đồng ý. Được hứa hẹn, Châu Văn Tiếp gởi ngay mật thư báo tin cho Nguyễn Phúc Ánh. Sau khi hội đàm với tướng Xiêm tên là Thát Xỉ Đa tại Cà Mau, vào tháng Hai năm Giáp Thìn (1784), chúa Nguyễn sang Vọng Các hội kiến với vua Xiêm. Được tiếp đãi và giúp đỡ, chúa Nguyễn tổ chức lại lực lượng gồm các quân tướng đi theo và nhóm người Việt lưu vong tại Xiêm, cả thảy trên dưới nghìn người, cử Châu Văn Tiếp làm Bình Tây đại đô đốc, Mạc Tử Sanh (con Mạc Thiên Tứ) làm Tham tướng, để dẫn quân Xiêm về nước đánh nhau với quân Tây Sơn… Tháng 7 năm ấy vua Xiêm La sai hai người cháu, cũng là hai viên tướng cao cấp là Chiêu Tăng và Chiêu Sương, đem 2 vạn quân thủy cùng 300 chiến thuyền vượt vịnh Xiêm La, qua ngả Kiên Giang, sang giúp. Ngoài ra, còn có đạo bộ binh gồm khoảng 3 vạn quân, do các tướng Lục Côn, Sa Uyển, Chiêu Thùy Biện (một cựu thần Chân Lạp thân Xiêm) chỉ huy, băng qua đất Chân Lạp, rồi tràn vào nước Việt qua ngả An Giang.[4]. Ngày 13 tháng 10 cùng năm (tức 25 tháng 11 năm 1784), Châu Văn Tiếp giáp chiến với quân Tây Sơn. Ngô Giáp Đậu kể: Chu Văn Tiếp dẫn thủy binh tiến đánh quân Tây Sơn ở sông Măng Thít (thuộc địa phận Long Hồ, nay là Vĩnh Long)[5] Chưởng cơ Bảo (Chưởng tiền Bảo) ra sức chống cự. Chu Văn Tiếp nhảy lên thuyền địch, bị quân Tây Sơn đâm trọng thương. Thế Tổ (Nguyễn Phúc Ánh) phất cờ ra lệnh cho quân đánh gấp vào, chém được Chưởng cơ Bảo…Chu Văn Tiếp không bao lâu cũng qua đời vì vết thương quá nặng…[6], hưởng dương 46 tuổi. Được tôn thờNhận được tin, Nguyễn vương tỏ lời thương tiếc:
Nguyễn vương dạy lấy ván thuyền ghép thành hòm, dùng nhung phục khấn liệm, rồi cho chôn tạm tại làng An Hội, Cồn Cái Nhum (Tam Bình, Vĩnh Long). Về sau, thâu phục được Gia Định, Nguyễn Phúc Ánh cho cải táng tại xã Hắc Lăng, huyện Phước An, thuộc dinh Trấn Biên (nay thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu). Năm 1802, Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi vua lấy niên hiệu là Gia Long, truy phong ông là Tả quân đô đốc, tước Quận công và cho lập đền thờ ở Hắc Lăng (nay thuộc xã Tam Phước, thị trấn Long Đất, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu). Năm Giáp Tý (1804), Châu Văn Tiếp được thờ nơi đền Hiển Trung (Sài Gòn). Đến năm Gia Long thứ 6 (1807), xét công lao các bề tôi qua Vọng Các (Xiêm La), ông được liệt hàng Đệ nhất đẳng khai quốc công thần và được thờ tại Trung Hưng Công Thần miếu (Huế). Đến năm vua Minh Mạng thứ 12 (1831), ông được truy phong tước Lâm Thao Quận công. Năm Tự Đức thứ ba (1850), nhà vua cho xây dựng lại đền ở Hắc Lăng, vì đã bị chiến tranh tàn phá nặng (chỉ còn trơ lại nền đất và móng đá, hiện ở phía trước chùa Bửu Quang). Nhưng năm sau (1851), mới được khởi công ở nơi mới, cách nơi cũ khoảng 500m. Năm 1920, đền thờ lại đổ nát. Mãi đến thời Lamère làm tỉnh trưởng Bà Rịa, nhân dân trong tỉnh tự tổ chức quyên góp và tái thiết đền với quy mô lớn. Theo Sổ tay hành hương đất phương Nam, dưới thời Pháp thuộc, các đền thờ công thần triều Nguyễn đều được cải danh thành đình làng; cũng chính vì thế đền thờ ông Tiếp trở thành đình Hắc Lăng. Hiện nơi đình vẫn thờ chiếc ngai do Gia Long ban thưởng, khuôn biển có khắc bốn chữ thếp vàng: Lâm Thao Quận Công cùng nhiều sắc phong của các vua Nguyễn…[8] Năm Tự Đức thứ 8 (1855), Khâm mạng đại thần Nguyễn Tri Phương đi kinh lược Nam Kỳ có đến viếng đền Châu Quận Công ở Măng Thít (nay thuộc xã Tân Long Hội, huyện Măng Thít) và có làm thơ điếu, hiện vẫn còn lưu giữ ở đền thờ. Châu Văn Tiếp mất không có con trai, cháu ngoại là Nguyễn Văn Hóa, con của Châu Thị Đậu, nhận phần phụng tự. Xem thêmChú thích
Tài liệu tham khảo
Liên kết ngoài
Thể loại:
Tiệp KhắcBách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tiệp Khắc (tiếng Séc: Československo, tiếng Slovak: Česko-Slovensko/trước 1990 Československo, tiếng Đức: Tschechoslowakei), còn gọi tắt là Tiệp (nhất là trong khẩu ngữ), là một nhà nước có chủ quyền tại Trung Âu tồn tại từ tháng 10 năm 1918, khi nó tuyên bố độc lập khỏi Đế quốc Áo-Hung, cho tới năm 1992. Từ 1939 tới 1945 quốc gia này trên thực tế không tồn tại, vì bị bắt buộc giải tán và sáp nhập một phần vào nước Đức Phát xít, nhưng Chính phủ Séc lưu vong quả thực có tồn tại trong giai đoạn này trong khi Slovakia độc lập khỏi Séc. Ngày 1 tháng 1 năm 1993 Tiệp Khắc phân chia trong hòa bình thành Cộng hòa Séc và Slovakia. Cộng hòa Séc hiện nay kế thừa Tiệp Khắc về mặt pháp lý. Mục lục
Tên gọiDanh xưng “Tiệp Khắc” trong tiếng Việt là giản xưng của Tiệp Khắc Tư Lạc Phạt Khắc (Trung văn: 捷克斯洛伐克, bính âm: Jiékè Sīluòfákè)), dịch danh Trung văn của quốc hiệu Tiệp Khắc. Trong đó, “Tiệp Khắc” (Jiékè) là chỉ Séc, “Tư Lạc Phạt Khắc” (Sīluòfákè) là chỉ Slovakia. Hiện nay cũng có một số người Việt Nam gọi Séc là “Tiệp Khắc” hoặc “Tiệp”. Các tính chất căn bảnHình thức nhà nước:
Nước láng giềng: Đức (1945–1990: Cộng hòa Liên bang Đức và Cộng hòa Dân chủ Đức), Ba Lan, từ 1945 Liên bang Xô viết (1992: Ukraina), România (cho tới năm 1939), Hungary, Áo Địa hình: Nói chung bằng phẳng. Vùng phía tây là một phần của dải đất cao bắc trung Âu. Vùng phía đông gồm phần phía bắc của lòng chảo Núi Carpathian và Sông Danube. Khí hậu: Chủ yếu lục địa nhưng thay đổi từ nhiệt độ ôn hòa của Trung Âu ở phía tây tới các hệ thống thời tiết khắc nghiệt hơn có ảnh hưởng Đông Âu và vùng phía tây Liên xô tại phía đông. Tên chính thức
Lịch sửThành lậpTiệp Khắc năm 1928
Tiệp Khắc được thành lập tháng 10 năm 1918 như một trong những quốc gia kế tục của Áo-Hung ở cuối Thế chiến I. Nó gồm các lãnh thổ hiện nay của Cộng hòa Séc, Slovakia và Carpathian Ruthenia. Lãnh thổ của nó gồm một số vùng rất công nghiệp hoá của Áo-Hung cũ. Đây là một quốc gia đa sắc tộc. Thành phần sắc tộc nguyên thủy của nhà nước mới gồm 51% người Séc, 16% người Slovak, 22% người Đức, 5% người Hung và 4% người Rusyn hay Ruthenia.[2] Nhiều người Đức, Hungary, Ruthenia và người Ba Lan[3] và một số người Slovak, cảm thấy bất lợi tại Tiệp Khắc, bởi giới lãnh đạo chính trị đất nước đưa ra một nhà nước trung ương tập quyền và đa số thời gian không cho phép tự trị chính trị cho các nhóm sắc tộc. Chính sách này, cộng với sự tuyên truyền Phát xít ngày càng tăng đặc biệt ở vùng công nghiệp hoá nói tiếng Đức Sudetenland, đã dẫn tới tình trạng căng thẳng leo thang trong sắc dân không phải Séc. Tư tưởng chính thống về nhà nước lập hiến của quốc gia mới thời điểm đó là không có người Séc và người Slovak, chỉ một dân tộc: Tiệp Khắc (xem Chủ nghĩa Tiệp Khắc). Nhưng không phải mọi sắc tộc đều đồng ý với tư tưởng này (đặc biệt là người Slovak) và một khi một nhà nước Tiệp Khắc thống nhất được tái lập sau Thế chiến II (sau sự giải tán của quốc gia trong Thế chiến II) ý tưởng này bị bỏ lại và Tiệp Khắc là một đất nước hai dân tộc – người Séc và người Slovak. Tiệp Khắc năm 1930: ngôn ngữ
Thế chiến IITheo Thoả thuận Munich năm 1938, Anh Quốc và Pháp buộc Tiệp Khắc nhượng các vùng biên giới nói tiếng Đức cho Phát xít Đức dù đã tồn tại những hiệp ước, trong cái thường được gọi là một phần của Sự phản bội phương Tây. Năm 1939 phần còn lại (“rump”) của Tiệp Khắc bị Phát xít Đức xâm lược và phân chia thành vùng Bảo hộ Bohemia và Moravia và Nhà nước Slovak con rối. Đa phần Slovakia và toàn bộ Subcarpathian Ruthenia bị Hungary sáp nhập. Tiệp Khắc Cộng sảnSau Thế chiến II, nước Tiệp Khắc trước chiến tranh được tái lập, ngoại trừ Subcarpathian Ruthenia, bị Liên xô sáp nhập và đưa vào Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraine. Nghị định Beneš được công bố liên quan tới sắc tộc Đức (xem Thoả thuận Potsdam) và sắc tộc Hungary. Theo các nghị định này, quyền công dân bị bãi bỏ với người có nguồn gốc sắc tộc Đức và Hungary, những người từng nhận quyền công dân Đức hoặc Hungary trong thời chiếm đóng. (Năm 1948 điều khoản này bị xoá bỏ cho người Hungary, nhưng chỉ một phần cho người Đức). Sau đó thường tịch thu tài sản của họ và trục xuất khoảng 90% dân số sắc tộc Đức tại Tiệp Khắc, hơn 2 triệu người. Những người còn lại bị buộc tội chung là đã ủng hộ Phát xít (sau Thoả thuận Munich, và 97.32% người Đức Sudeten thành niên bỏ phiếu cho NSDAP trong cuộc bầu cử tháng 12 năm 1938). Hầu như mọi nghị định đều nói dứt khoát rằng sự trừng phạt không áp dụng cho những người chống phát xít, dù thuật ngữ chống phát xít không được định nghĩa rõ ràng. Khoảng 250,000 người Đức, nhiều người lấy người Séc, một số người chống phát xít, và cả những người yêu cầu tái lập đất nước thời hậu chiến, vẫn ở lại Tiệp Khắc. Nghị định Beneš vẫn gây ra tranh cãi lớn giữa các nhóm quốc gia tại Cộng hòa Séc, Đức, Áo và Hungary.[5] Carpathian Ruthenia bị chiếm đóng bởi (và vào tháng 6 năm 1945 chính thức nhượng lại) Liên Xô. Năm 1946 trong cuộc bầu cử nghị viện Đảng Cộng sản Tiệp Khắc chiến thắng tại vùng đất Séc (Đảng dân chủ chiến thắng tại Slovakia). Tháng 2 năm 1948 những người Cộng sản lên nắm quyền lực. Dù họ tiếp tục duy trì sự đa nguyên chính trị bịa đặt với sự tồn tại của Mặt trận Quốc gia, ngoại trừ một thời gian ngắn cuối thập niên 1960 (Mùa xuân Prague) đất nước này có đặc trưng ở sự thiếu vắng dân chủ tự do. Tuy nền kinh tế của nó vẫn tiên tiến hơn nền kinh tế các nước láng giềng ở Đông Âu, Tiệp Khắc dần trở nên yếu ớt về kinh tế so với Tây Âu. Năm 1968, sau một giai đoạn tự do hoá ngắn, năm nước Khối Đông Âu xâm lược Tiệp Khắc. Liên Xô cho xe tăng tiến vào Prague ngày 21 tháng 8 năm 1968.[6] Người đứng đầu chính phủ Xô viết Leonid Brezhnev coi sự can thiệp này là tối cần thiết cho sự tồn tại của Xô viết, hệ thống xã hội chủ nghĩa và cam kết tiến hành can thiệp vào bất kỳ nước nào tìm cách thay thế chủ nghĩa xã hội bằng chủ nghĩa tư bản.[7] Năm 1969, Tiệp Khắc chuyển thành một liên bang gồm Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Séc và Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Slovak. Theo hình thức liên bang, những sự không công bằng giữa Séc và Slovak gây ảnh hưởng tới nhà nước bị hạn chế. Một số bộ, như bộ giáo dục, chính thức được chuyển cho hai nước cộng hòa. Tuy nhiên, sự quản lý chính trị tập trung bởi Đảng Cộng sản hạn chế khá nhiều hiệu quả của sự liên bang hoá. Thập niên 1970 chứng kiến sự trỗi dậy của phong trào phản đối tại Tiệp Khắc, đại diện bởi (trong số những người khác) Václav Havel. Phong trào tìm cách tham gia mạnh hơn vào chính trị và thể hiện dưới hình thức phản đối chính thức, diễn ra trong những giới hạn của các hoạt động công việc (đi xa tới mức một lệnh cấm nghiệp đoàn chuyên nghiệp và từ chối giáo dục cao cho con em những người bất đồng được ban ra), cảnh sát đe doạ và thậm chí là cả nhà tù. Sau 1989Năm 1989 đất nước này lại quay trở lại dân chủ sau Cách mạng Nhung. Điều này xảy ra cùng khoảng thời gian với sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản tại România, Bulgaria, Hungary và Ba Lan. Trong vòng ba năm những người cộng sản đã bị gạt bỏ khỏi Châu Âu. Không giống Nam Tư và Liên bang Xô viết, sự chấm dứt của Chủ nghĩa cộng sản ở nước này không tự động có nghĩa sự chấm dứt của cái tên “cộng sản”: từ “xã hội chủ nghĩa” bị bỏ đi ngày 29 tháng 3 năm 1990, và được thay bằng “liên bang”. Năm 1992, vì những căng thẳng leo thang của chủ nghĩa quốc gia, Tiệp Khắc giải tán trong hòa bình theo các quá trình trong nghị viện. Lãnh thổ của nó trở thành Cộng hòa Séc và Slovakia, được chính thức lập ra ngày 1 tháng 1 năm 1993. Lãnh đạo Nhà nước và Chính phủ
Chính sách đối ngoạiThoả thuận và thành viên tổ chức quốc tếSau Thế chiến II, thành viên tích cực trong Hội đồng Tương trợ Kinh tế (Comecon), Khối hiệp ước Warszawa, Liên hiệp quốc và các cơ quan khác của tổ chức này, tham gia ký kết Hội nghị An ninh và Hợp tác Châu Âu Phân chia hành chính
Nhóm dân và sắc tộcTại thời điểm trước khi phân chia, năm 1991, Tiệp Khắc có 15,6 triệu dân, trong đó người Séc chiếm 62,8%, người Slovakia chiếm 31%, người gốc Hungary chiếm 3,8%, người gốc Romania 0,7%, người gốc Silesi 0,3%. Ngoài ra, tại Tiệp Khắc còn một số ít người gốc Ruthe, Ukraina, Đức, Ba Lan và Do Thái. Người Séc, Slovakia, Silesi và Ba Lan cùng là các dân tộc Tây Slav. Người Ruthe và Ukraina cùng là các dân tộc Đông Slav. Chính trịSau Thế chiến II, một sự độc quyền chính trị do Đảng Cộng sản Tiệp Khắc (KSC) nắm giữ xuất hiện. Gustáv Husák được bầu làm thư ký thứ nhất của KSC năm 1969 (chuyển thành tổng thư ký năm 1971) và chủ tịch Tiệp Khắc năm 1975. Các đảng và tổ chức khác có tồn tại nhưng chỉ đóng vai trò phụ thuộc cho KSC. Tất cả các đảng chính trị cũng như nhiều tổ chức quần chúng bị gộp lại dưới bóng của Mặt trận Quốc gia. Những nhà hoạt động về quyền con người và tôn giáo bị đàn áp mạnh mẽ. Phát triển hiến phápTiệp Khắc có các hiến pháp sau trong lịch sử của mình (1918–1992):
Kinh tếSau Thế chiến II, kinh tế là tập trung kế hoạch hoá, với các liên kết chỉ huy từ đảng cộng sản, tương tự như Liên bang Xô viết. Ngành công nghiệp luyện kim lớn phụ thuộc vào nhập khẩu quặng sắt và phi sắt.
Nguồn tài nguyênSau Thế chiến II, nước này thiếu năng lượng, phụ thuộc vào nhập khẩu dầu thô và khí tự nhiên từ Liên xô, than xám trong nước, và năng lượng hạt nhân hay thuỷ điện. Năng lượng là một vấn đề lớn trong thập niên 1980. Vận tải và Viễn thôngXã hội và nhóm Xã hộiGiáo dụcGiáo dục là miễn phí ở mọi cấp độ và phổ cập từ tuổi lên sáu tới mười lăm. Đại đa số người dân biết chữ. Hệ thống dạy nghề phát triển cao và các trường nghề hỗ trợ các trường trung học và các viện giáo dục cao học. Tôn giáoNăm 1991: Cơ đốc giáo La Mã 46.4%, Phúc âm Lutheran 5.3%, Vô thần 29.5%, không rõ 16.7%, nhưng có những sự khác biệt lớn giữa hai nước cộng hoà lập hiến – xem Cộng hoà Séc và Slovakia Sức khỏe, an sinh xã hội và nhà ởSau Thế chiến II, chăm sóc sức khoẻ miễn phí được áp dụng cho mọi công dân. Kế hoạch chăm sóc sức khoẻ quốc gia nhấn mạnh tới phòng ngừa; các trung tâm y tế tại các nhà máy và các địa phương hỗ trợ cho các bệnh viện và các cơ sở y tế. Đã có những cải thiện lớn trong chăm sóc sức khoẻ tại nông thôn trong thập niên 1960 và 1970. Truyền thôngTruyền thông tại Tiệp Khắc bị kiểm soát bởi Đảng Cộng sản Tiệp Khắc (KSČ). Việc sở hữu cá nhân với mọi cơ quan xuất bản hay truyền thông bị cấm, dù các nhà thờ và các tổ chức khác có xuất bản các tạp chí định kỳ và các tờ báo. Thậm chí với sự độc quyền báo chí trong tay các tổ chức dưới sự kiểm soát của KSČ, mọi sách báo xuất bản đều bị Văn phòng Báo chí và Thông tin của chính phủ kiểm duyệt. Thể thaoĐội bóng đá quốc gia Tiệp Khắc khá nổi tiếng trên thế giới, với 8 lần góp mặt tại các vòng chung kết FIFA World Cup, đứng hạng 2 tại World Cup năm 1934 và 1962. Đội bóng cũng giành chức Vô địch Châu Âu năm 1976 và đứng hạng 3 năm 1980. Đội tuyển hockey trên băng Tiệp Khắc đã giành nhiều huy chương tại các giải đấu thế giới và Olympics. Emil Zátopek, người giành bốn huy chương vàng điền kinh Olympic được coi là một trong những vận động viên điền kinh hàng đầu trong lịch sử. Vera Časlavska là vận động viên thể dục đoạt nhiều huy chương, với tám huy chương vàng và bốn huy chương bạc, và đã đại diện cho Tiệp Khắc ở ba kỳ Olympics liên tiếp. Các tay vợt tennis nổi tiếng Ivan Lendl, Miloslav Mečíř, Daniela Hantuchová và Martina Navrátilová đều sinh ở Tiệp Khắc. Văn hoá
Tem thưXem thêm
Tham khảoNguồnGhi chú
Liên kết ngoài
Thể loại:
Nikolai Ivanovich VavilovBách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nikolai Ivanovich Vavilov (tiếng Nga: Николай Иванович Вавилов) (25/11/1887 – 26/1/1943) là một nhà thực vật học và nhà di truyền học nổi tiếng của Nga và Liên Xô, được biết đến nhiều nhất vì đã nhận dạng ra các trung tâm nguồn gốc của các loại cây trồng. Ông dành cả cuộc đời mình cho việc nghiên cứu và cải thiện lúa mì, ngô và các loại cây lương thực khác, góp phần vào việc cải thiện và tăng năng suất các giống cây trồng. Mục lụcTiểu sửNikolai Ivanovich Vavilov sinh ra trong một gia đình thương nhân giàu có làm nghề buôn bán giày dép tại Moskva. Cha ông là đại biểu duma thành phố Moskva. Ông là anh trai của nhà vật lý Xô viết nổi tiếng Sergey Ivanovich Vavilov (1891-1951). Ông tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp Petrovsky (nay là Đại học Nông nghiệp quốc gia Nga mang tên K.A. Timiryazev) năm 1911 với luận văn về ốc sên như là một loại dịch hại. Từ năm 1911 tới năm 1912, ông làm việc tại Phòng thực vật học ứng dụng và tại Phòng nấm học và bệnh học thực vật. Từ 1913 tới 1914 ông sang Tây Âu và nghiên cứu miễn dịch học thực vật, cộng tác với nhà sinh học người Anh William Bateson (1861-1926), người sáng lập ra ngành di truyền học, ở Đại học Cambridge. Từ 1917 tới 1921, ông là giáo sư tại khoa Nông học Đại học Saratov. Năm 1919, ông sáng tạo ra học thuyết về miễn dịch học thực vật. Năm 1920, ông lập ra công thức cho quy luật các dãy đồng đẳng trong đột biến di truyền. Khoảng giữa năm 1920, ông kết bạn với một nông dân trẻ tuổi là Trofim Denisovich Lysenko (1898-1976), người sau này là nguồn gốc dẫn tới cái chết thương tâm của ông. Từ 1921 tới 1924, ông là chủ nhiệm bộ môn thực vật học ứng dụng và chọn giống tại Leningrad. Trong năm 1924, bộ môn này được tổ chức lại thành Viện Thực vật học ứng dụng và các giống cây trồng mới Liên Xô và tới năm 1930 thì viện này đổi tên thành Viện trồng trọt Liên Xô (VIR). Ông là giám đốc viện này từ khi ra đời tới tháng 8 năm 1940. Năm 1923, ông được bầu là viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô (AN) thuộc bộ phận các khoa học toán lý (nhóm sinh học). Năm 1926, được tặng thưởng huân chương mang tên V. I. Lenin. Năm 1928, ông được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô thuộc bộ phận các khoa học toán-lý (nhóm thực vật học). Từ 1930 tới 1933 là người đứng đầu Phòng thí nghiệm di truyền học của AN tại Moskva. Từ 1931 tới 1940 là chủ tịch Hiệp hội địa lý Liên Xô. Từ 1933 tới 1940 đứng đầu Viện di truyền học của AN (thành lập trên cơ sở Phòng thí nghiệm di truyền học cũ). Năm 1940, bị bắt theo tố giác. Năm 1943, chết tại nhà tù do viêm phổi và suy dinh dưỡng. Vinh danhViện Hàn lâm Khoa học Liên Xô đã thành lập giải thưởng (năm 1965) và huy chương vàng (năm 1968) mang tên ông. Tại Saratov, năm 1969, người ta đã lấy tên ông đặt cho một đường phố, gọi là đường Vavilov. Năm 1997, ở đầu đường Vavilov đã dựng lên tượng đài kỷ niệm Nikolai Ivanovich Vavilov[2]. Tại Sankt Peterburg cũng có đường phố mang tên anh em nhà Vavilov. Tại Moskva và Lipetsk cũng có đường phố mang tên Vavilov, nhưng là để ghi công em trai ông (Sergey Ivanovich Vavilov). Tiểu hành tinh, 2862 Vavilov, do nhà thiên văn Liên Xô là Nikolai Stepanovich Chernykh phát hiện năm 1977 được đặt tên theo họ của ông và em trai ông là Sergey Ivanovich Vavilov.[3] Hố va chạm Vavilov trên Mặt tối của Mặt Trăng cũng được đặt tên theo họ của ông và em trai ông từ năm 1970. Tên tuổi ông cũng được nhắc tới trong bài hát When The War Came thuộc album The Crane Wife của nhóm Decemberists. Hoạt độngTrong khi phát triển học thuyết của mình về các trung tâm nguồn gốc giống cây trồng, Vavilov đã tổ chức một loạt các chuyến khảo sát nông học-thực vật học. Vavilov được coi là một trong những nhà địa lý thực vật tiên phong nhất thời kỳ đó. Để khảo sát các trung tâm nông nghiệp lớn tại Nga và ở ngoại quốc, Vavilov đã tổ chức và tham gia trong 110 cuộc sưu tập. Các chuyến khảo sát chính của ông diễn ra tại Iran (1916), Hoa Kỳ, Trung và Nam Mỹ (1921, 1930, 1932), Địa Trung Hải và Ethiopia (1926-1927). Ông đã được trao huy chương vàng N.M.Przhevalskii của Hiệp hội địa lý Nga cho cuộc khảo sát tới Afghanistan năm 1924.[4]. Ông thu thập hạt giống từ mọi nơi ông đến, và tạo ra tại Leningrad bộ sưu tập lớn nhất thế giới về hạt thực vật.[5] Ngân hàng hạt này đã được bảo vệ một cách diệu kỳ ngay cả trong thời kỳ vây hãm Leningrad kéo dài 28 tháng, mặc dù bị đói nhưng các cộng sự của Vavilov đã chịu chết đói để bảo vệ các kho hạt có thể ăn được này. Vavilov cũng đưa ra công thức cho quy luật dãy đồng đẳng trong đột biến di truyền.[6] Ông là thành viên của Xô viết tối cao Liên Xô, chủ tịch Hiệp hội địa lý Liên Xô và là người nhận huân chương Lenin. Trong phần lớn sự nghiệp của mình, Vavilov đã được hỗ trợ rất nhiều từ người phó của mình là Georgy Balabajev. Vavilov nhiều lần phê phán các khái niệm phi-Mendel của Trofim Denisovich Lysenko. Kết quả là Vavilov đã bị bắt ngày 2 tháng 8 năm 1942 và chết trong tù vì thiếu dinh dưỡng đầu năm 1943 tại Saratov. Một phần lớn các mẫu gen của ông đã bị đội thu thập khoa học đặc biệt của Đức quốc xã lấy đi năm 1943, và được chuyển tới Viện di truyền học thực vật của SS, đặt tại lâu đài Lannach gần Graz, Áo.[7] Tuy nhiên, đội này chỉ lấy được các mẫu lưu trữ tại vùng lãnh thổ bị quân Đức chiếm đóng, chủ yếu tại Ukraina và Krym. Ngân hàng gen chính tại Leningrad không bị ảnh hưởng. Người lãnh đạo của đội thu thập khoa học đặc biệt của Đức là Heinz Brücher (1915-1991), một quan chức SS, đồng thời cũng là một chuyên gia về di truyền học thực vật. Hiện nay, Viện trồng trọt toàn Nga mang tên Vavilov ở St. Peterburg vẫn là một trong những bộ sưu tập lớn nhất thế giới về vật liệu di truyền học thực vật.[8] Viện này bắt đầu như là Phòng thực vật học ứng dụng năm 1894 và được tổ chức lại năm 1924 thành Viện Nghiên cứu Thực vật học ứng dụng và giống cây trồng mới Liên Xô, năm 1930 thành Viện Nghiên cứu trồng trọt Liên Xô. Vavilov là giám đốc viện này từ 1921 tới 1940. Năm 1968, Viện mang tên ông nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngày sinh của Vavilov. Các cuộc khảo sát chính
Các danh hiệu khoa họcN.I.Vavilov là thành viên danh dự của:
Cũng như
Tác phẩmTiếng Nga
Dịch ra tiếng Anh
Tên gọi khoa họcVinh danh ông
Do Vavilov tham gia miêu tả
Xem thêm
Ghi chú
Tham khảo và trích dẫn
Liên kết ngoài
Thể loại:
Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
Video yêu thích Trở về trang chính |
Pingback: Chu Văn Tiếp ở Đồng Xuân | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Bàn cờ thế sự | Tình yêu cuộc sống
Pingback: CNM365 Tình yêu cuộc sống | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Mark Twain là Lincoln văn học Mỹ | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Chuyện vỉa hè | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Tháp vàng hoa trắng nắng Mekong | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Helen Keller người mù điếc huyền thoại | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Ngày Người khuyết tật Quốc tế nhớ bạn | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Bí mật cung Đan Dương tại Huế | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Thăm ngôi nhà cũ của Darwin | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Đông Dương tìm tòi và cảm nhận | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Lên non thiêng Yên Tử | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Chào ngày mới 7 tháng 12 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Đọc Đỗ Phủ nhớ Đặng Dung | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Hồ đẹp Tanganyika và Victoria | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Chào ngày mới 10 tháng 12 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Miên Thẩm là Đỗ Phủ văn chương Việt | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Đất Mẹ vùng di sản | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Chào ngày mới 14 tháng 12 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Sắn Việt Nam bảo tồn phát triển bền vững | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Sông Thương | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Đào Duy Từ còn mãi với non sông | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Chào ngày mới 16 tháng 12 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Đến Thái Sơn nhớ Đào Duy Từ | Tình yêu cuộc sống
Pingback: CNM365 Chào ngày mới 365 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Chào ngày mới 30 tháng 11 | Tình yêu cuộc sống