CNM365. Chào ngày mới 9 tháng 12. Wikipedia Ngày này năm xưa. Ngày Quốc tế chống Tham nhũng (International Anti-Corruption Day). Năm 1961 – Tanganyika giành được độc lập từ Anh Quốc trước khi hợp nhất với Zanzibar để hình thành Tanzania ba năm sau đó. Tanzania nằm ở Đông Phi, gồm một phần lục địa (Tanganyika cũ) và các đảo Zanzibar và Pemba. Bắc giáp Uganda (hồ Victoria làm thành một phần biên giới) và Kenya, Nam giáp Mozambique và Malawi, Đông giáp Ấn Độ Dương, Tây giáp Rwanda, Burundi và Cộng hòa Dân chủ Congo (một phần hồ hồ Tanganyika tạo thành biên giới chung giữa hai nước). Thung lũng Great Rift Valley, miền bắc Tanzania (hình) có các hồ Malawi, hồ Tanganyika là nơi tiếp nối cao nguyên miền Trung ít màu mỡ là địa hình đặc trưng của Tanzania với độ cao trung bình 1.200 m so mặt biển. Tanzania có đông bắc là vùng núi, nơi có đỉnh Kilimanjaro(5.895 m) điểm cao nhất châu Phi; phía đông nam là hồ Tanganyika và hồ Victoria; miền trung là các cao nguyên rộng lớn, với đồng bằng và vùng đất trồng trọt. Bờ biển phía đông nóng và ẩm ướt, ít bằng phẳng và nhiều đá ngầm. Các vùng rừng thưa và thảo nguyên Tanzania có nhiều động vật hoang dã. Tanzania có nhiều công viên sinh thái rộng và rất đẹp, trong đó nổi tiếng là công viên quốc gia Serengeti ở phía nam. Năm 1971 – Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất gia nhập Liên Hiệp Quốc. Năm 2002 – ngày mất Tố Hữu, tác gia và chính trị gia người Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam (sinh năm 1920). Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành quê gốc ở làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Ông là một nhà thơ tiêu biểu của thơ cách mạng Việt Nam, đồng thời là một chính trị gia. Ông đã từng giữ các chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị của Việt Nam như Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch thứ Nhất Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. “Tố Hữu là một nhà thơ lớn. Nói đúng hơn, ông là nhà thơ lãng mạn cách mạng. Cả cuộc đời ông gắn bó với cách mạng. Thơ với đời là một. Trước sau đều nhất quán. Tố Hữu nhìn cách mạng bằng con mắt lãng mạn của một thi sĩ. Thơ ông dường như chỉ có một giọng. Đó là giọng hát tưng bừng ca ngợi cách mạng. Đọc ông trong bất cứ hoàn cảnh và tâm trạng nào, ta cũng thấy phấn chấn, náo nức như đi trẩy hội. Đến đâu cũng nghe vang tiếng trống, tiếng kèn. Mà thơ ông đâu chỉ có trống phách linh đình như một đám rước, ông còn bắn cả 21 phát đại bác vang trời. Cho đến nay, chỉ có ông là nhà thơ Việt Nam duy nhất đã bắn đại bác trang trọng như thế.” —Chân dung và đối thoại- Trần Đăng Khoa.
9 tháng 12
Ngày 9 tháng 12 là ngày thứ 343 (344 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 22 ngày trong năm.
« Tháng 12 năm 2015 » | ||||||
CN | T2 | T3 | T4 | T5 | T6 | T7 |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | ||
6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 |
20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 |
27 | 28 | 29 | 30 | 31 | ||
Mục lục
Sự kiện
- 1531 – Maria được cho là hiện ra ở đồi Tepeyac nay thuộc thành phố Mexico.
- 1851 – Chi hội đầu tiên tại Bắc Mỹ của Hiệp hội Thanh niên Cơ Đốc được thành lập tại Montréal, Canada.
- 1793 – Noah Webster cho xuất bản báo American Minerva, nhật báo đầu tiên của thành phố New York, Hoa Kỳ.
- 1931 – Nghị viện lập pháp phê chuẩn Hiến pháp cho Đệ nhị Cộng hòa Tây Ban Nha, thiết lập một hệ thống dân chủ thế tục.
- 1953 – General Electric tuyên bố rằng tất cả người lao động theo chủ nghĩa cộng sản sẽ bị sa thải khỏi công ty.
- 1961 – Tanganyika giành được độc lập từ Anh Quốc trước khi hợp nhất với Zanzibar để hình thành Tanzania ba năm sau đó.
- 1962 – Vườn quốc gia rừng hóa đá được thành lập tại bang Arizona, Hoa Kỳ.
- 1966 – Barbados gia nhập Liên Hiệp Quốc.
- 1971 – Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất gia nhập Liên Hiệp Quốc.
- 1979 – Các nhà khoa học nổi tiếng trong ủy ban Tổ chức Y tế Thế giới chứng nhận rằng bệnh đậu mùa được tiệt trừ trên toàn thế giới, là bệnh đầu tiên của con người bị thanh toán.
- 1988 – Loại chiến đấu cơ JAS 39 Gripen, do hãng hàng không Saab của Thụy Điển sản xuất, có chuyến bay thử nghiệm thành công đồng tiên.
- 1990 – Lech Wałęsa chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống dân chủ đầu tiên của Ba Lan.
Sinh
- 1447 – Chu Kiến Thâm, tức Minh Hiến Tông hay Thành Hoá Đế, Hoàng đế triều Minh tại Trung Quốc, tức 2 tháng 11 năm Đinh Mão (m. 1487)
- 1579 – Martino de Porres, tu sĩ Công giáo La Mã người Peru được phong thánh (d. 1639)
- 1594 – Gustav II Adolf, quốc vương của Thụy Điển (d. 1632)
- 1608 – John Milton, nhà thơ người Anh (m. 1674)
- 1748 – Claude Louis Berthollet, nhà hóa học người Pháp (m. 1822)
- 1842 – Peter Kropotkin, nhà hoạt động chính trị người Nga, tức 27 tháng 11 theo lịch Julius (m. 1921)
- 1868 – Fritz Haber, nhà hóa học người Đức, đoạt giải Nobel (m. 1934)
- 1906 – Grace Murray Hopper, sĩ quan hải quân, nhà khoa học máy tính người Mỹ, phát triển COBOL (m. 1992)
- 1909 – Lê Thị Xuyến, chính trị gia người Việt Nam (m. 1996)
- 1916 – Kirk Douglas, diễn viên người Mỹ
- 1917 – James Rainwater, nhà vật lý học người Mỹ, đoạt giải Nobel (m. 1986)
- 1919 – William Lipscomb, nhà hóa học người Mỹ, đoạt giải Nobel
- 1929 – Bob Hawke, chính trị gia người Úc, thủ tướng Úc thứ 23
- 1946 – Sonia Gandhi, chính trị gia người Ấn Độ gốc Ý
- 1953 – John Malkovich, diễn viên người Mỹ
- 1954 – Jean-Claude Juncker, chính trị gia người Luxembourg, Thủ tướng Luxembourg
- 1962 – Felicity Huffman, diễn viên người Mỹ
- 1963 – Masako, hoàng thái tử phi của Nhật Bản
- 1963 – Zurab Zhvania, chính trị gia người Gruzia, Thủ tướng Gruzia
- 1968 – Kurt Angle, đô vật và diễn viên người Mỹ
- 1970 – Kara DioGuardi, ca sĩ-người viết ca khúc và nhà sản xuất âm nhạc người Mỹ
- 1972 – Fabrice Santoro, vận động viên quần vợt người Pháp
- 1978 – Jesse Metcalfe, diễn viên người Mỹ
- 1979 – Trần Hảo, diễn viên và ca sĩ người Trung Quốc
- 1991 – Minho, ca sĩ, vũ công, và diễn viên người Hàn Quốc (Shinee)
Mất
- 1437 – Sigismund, hoàng đế Đế quốc La Mã Thần thánh (s. 1368)
- 1565 – Pius IV, giáo hoàng (s. 1499)
- 1641 – Anthony van Dyck, họa sĩ người Bỉ (s. 1599)
- 1669 – Clement IX, giáo hoàng (s. 1600)
- 1798 – Johann Reinhold Forster, nhà thực vật học người Đức (s. 1729)
- 1897 – Hans von Bülow, tướng lĩnh Vương quốc Phổ, Đế quốc Đức (s. 1816)
- 1916 – Natsume Sōseki, tác gia người Nhật Bản (s. 1867)
- 1937 – Nils Gustaf Dalén, nhà vật lí người Thụy Điển, đoạt giải Nobel (s. 1869)
- 1941 – Dmitry Merezhkovsky, nhà văn, nhà triết học người Nga (s. 1865)
- 1955 – Hermann Weyl, nhà toán học người Đức (s. 1885)
- 1964 – Edith Sitwell, nhà thơ và nhà phê bình người Anh (b. 1887)
- 1970 – Artem Ivanovich Mikoyan, nhà thiết kế máy bay người Armenia tại Liên Xô, đồng sáng lập Mikoyan (s. 1905)
- 1971 – Ralph Bunche, nhà ngoại giao người Mỹ, đoạt giải Nobel (s. 1904)
- 1996 – Mary Leakey, nhà khảo cổ học và nhân loại học người Anh (b. 1913)
- 1996 – Alain Poher, chính khách người Pháp, Tổng thống Pháp (s. 1909)
- 2002 – Tố Hữu, tác gia và chính trị gia người Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam (s. 1920)
Những ngày lễ và kỷ niệm
- Ngày Quốc tế chống Tham nhũng (International Anti-Corruption Day)
Tháng 1 | Tháng 2 | Tháng 3 | Tháng 4 | Tháng 5 | Tháng 6 | Tháng 7 | Tháng 8 | Tháng 9 | Tháng 10 | Tháng 11 | Tháng 12 |
![]() |
Wikimedia Commons có thêm thư viện hình ảnh và phương tiện truyền tải về 9 tháng 12 |
Tham khảo
Ngày Quốc tế chống tham nhũng
Ngày Quốc tế chống tham nhũng | |
---|---|
![]() |
|
Tên chính thức | International Anti-Corruption Day |
Tên gọi khác | IACD |
Cử hành bởi | Các thành viên LHQ |
Ngày | 09 tháng Mười Hai |
Tổ chức | Liên Hiệp Quốc |
Hoạt động | Nâng cao nhận thức về phòng chống tham nhũng |
Ngày Quốc tế chống tham nhũng, viết tắt là IACD (International Anti-Corruption Day) được tổ chức vào ngày 09 Tháng 12 hàng năm, kể từ khi thông qua Công ước Liên Hiệp Quốc về chống tham nhũng vào ngày 31 Tháng 10 năm 2003[1]
Đây là một sự kiện thường niên do Liên Hiệp Quốc tổ chức, với mục đích nâng cao nhận thức của công chúng về tham nhũng và các vấn đề có liên quan, và vinh danh những người chống tham nhũng trong cộng đồng và chính phủ của họ.
Mục lục
Công ước phòng chống tham nhũng
Công ước Liên Hợp Quốc, trích đoạn:
- “lo ngại về mức độ nghiêm trọng của các vấn đề và mối đe dọa từ tham nhũng đến sự ổn định và an ninh của xã hội, phá hoại các tổ chức và các giá trị dân chủ, các giá trị đạo đức và công lý và gây nguy hiểm cho sự phát triển bền vững và các quy định của pháp luật”
và các quốc gia phê chuẩn Công ước này phải có trách nhiệm:
- “thúc đẩy và tăng cường các biện pháp phòng, chống tham nhũng có hiệu quả và hiệu quả hơn… thúc đẩy, tạo điều kiện và hỗ trợ hợp tác quốc tế và hỗ trợ kỹ thuật trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng… [và] thúc đẩy toàn vẹn, trách nhiệm và quản lý tốt các vấn đề công cộng và tài sản công… “
Chiến dịch nói KHÔNG
“Chiến dịch nói KHÔNG” (“Your NO Counts”) là một chiến dịch quốc tế được tạo ra bởi Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc và Văn phòng Liên Hiệp Quốc về Ma túy và Tội phạm để đánh dấu ngày chống tham nhũng quốc tế (09 tháng 12) và nâng cao nhận thức về tham nhũng và làm thế nào để chống lại nó.[2][3]
Chiến dịch quốc tế năm 2009 tập trung vào vấn nạn tham nhũng cản trở những nỗ lực để đạt được các thoả thuận quốc tế về Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, làm suy yếu nền dân chủ và pháp quyền, dẫn đến các vi phạm nhân quyền, làm méo mó thị trường, làm xói mòn chất lượng cuộc sống và cho phép tổ chức tội phạm, khủng bố và các mối khác đe dọa an ninh con người phát triển.[3]
Tham khảo
- ^ Anti-Corruption Day
- ^ Corruption: Making your NO count the world over
- ^ a ă “Fighting corruption is our common duty”, United Nations Office on Drugs and Crime, 9-12-2009
Xem thêm
Liên kết ngoài
![]() |
Wikimedia Commons có thêm thư viện hình ảnh và phương tiện truyền tải về Ngày Quốc tế chống tham nhũng |
- Anti-Corruption Day trên trang web chính thức của Liên Hiệp Quốc.
- Tham nhũng
- Ngày Liên Hiệp Quốc
- Ngày lễ và Ngày Hành động trong tháng Mười Hai
- Hoạt động chống tham nhũng
- Ngày Hành động
Tanzania
Cộng hoà Thống nhất Tanzania | |||||
---|---|---|---|---|---|
Jamhuri ya Muungano wa Tanzania (tiếng Swahili) | |||||
|
|||||
Khẩu hiệu | |||||
Uhuru na Umoja (Tiếng Swahili: “Tự do và Thống nhất”) |
|||||
Quốc ca | |||||
Mungu ibariki Afrika (Chúa phù hộ châu Phi) |
|||||
Hành chính | |||||
Chính phủ | Cộng hoà | ||||
• Tổng thống • Thủ tướng |
Jakaya Mrisho Kikwete Mizengo Pinda |
||||
Ngôn ngữ chính thức | Tiếng Swahili (de facto) | ||||
Thủ đô | Dodoma |
||||
Thành phố lớn nhất | Dar es Salaam | ||||
Địa lý | |||||
Diện tích | 954.090 km² (hạng 30) | ||||
Diện tích nước | 6,2% % | ||||
Múi giờ | MSK (UTC+3) | ||||
Lịch sử | |||||
Độc lập
|
|||||
Ngày thành lập | Từ Vương quốc Anh 9 tháng 12, 1961 19 tháng 12, 1963 26 tháng 4, 1964 |
||||
Dân cư | |||||
Dân số ước lượng (2012) | 46.912.768[1] người (hạng 28) | ||||
Dân số (2000) | 35.922.454 người (hạng 33) | ||||
Mật độ | 20 người/km² (hạng 163) | ||||
Kinh tế | |||||
GDP (PPP) (2003) | Tổng số: Khoảng 29 tỷ USD | ||||
HDI (2003) | 0,418 thấp (hạng 164) | ||||
Đơn vị tiền tệ | Shilling Tanzania (TZS ) |
||||
Thông tin khác | |||||
Tên miền Internet | .tz |
Cộng hòa Thống nhất Tanzania (tiếng Swahili: Jamhuri ya Muungano wa Tanzania) là một đất nước ở bờ biển phía đông châu Phi. Phía bắc giáp Kenya và Uganda, phía đông giáp Burundi và Cộng hòa Dân chủ Congo ở phía tây, và phía nam giáp Zambia, Malawi và Mozambique. Bờ biển phía đông là Ấn Độ dương.
Mục lục
Lịch sử
Vào khoảng thế kỉ 1, người Bantu đã đến định cư ở vùng này. Từ thế kỉ 10, các thương gia Ấn Độ, Indonesia, Ba Tư và Ả Rập mang tơ lụa và vải bông châu Á đến vùng bờ biển và các đảo lân cận để đổi lấy vàng, ngà voi và nô lệ. Sau khi Vasco da Gama phát hiện ra xứ sở này năm 1498, người Bồ Đào Nha bắt đầu đến vùng bờ biển Tanzania và muốn giành quyền kiểm soát việc buôn bán đang thịnh đạt nơi đây. Suốt thế kỉ 16 người Ả Rập nhiều lần nổi dậy chống lại, buộc người Bồ Đào Nha phải rút khỏi Tanzania. Người Ả Rập giành quyền thống trị từ năm 1652. Đầu thế kỉ 19, vương quốc Hồi giáo Uman được thành lập tại đảo Zanzibar và các vùng lãnh thổ ven biển. Vào thời đó, người Ả Rập kiểm soát các đường mậu dịch vùng nội địa, dân cư ở đây trao đổi ngà voi và nô lệ để lấy vũ khí. Từ năm 1890, Anh đặt quyền bảo hộ tại đảo Zanzibar và các vùng ven biển trong khi Đức kiểm soát vùng cao nguyên và lập thuộc địa Đông Phi thuộc Đức. Năm 1920, vùng lãnh thổ này đặt dưới sự ủy trị của Anh với tên gọi Tanganyika.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào dân tộc phát triển dưới sự dẫn dắt của Julius Nyerere, nhà lãnh đạo Liên minh Dân tộc châu Phi Tanganyika. Năm 1961, trong khi vương quốc Hồi giáo Zanzibar vẫn còn thuộc quyền bảo hộ của Anh, Tanganyika tuyên bố độc lập. Năm 1964, Tanganyika hợp nhất với Zanzibar, hình thành nên Cộng hòa Thống nhất Tanganyika và Zanzibar, sau này đổi tên thành Cộng hòa Thống nhất Tanzania. Tanzania trở thành một thành viên của Khối Thịnh vượng chung Anh từ sau khi giành được độc lập năm 1961. Julius Nyerere trở thành nguyên thủ quốc gia. Năm 1965, Nyerere tiến hành quốc hữu hóa và thành lập các hợp tác xã nông nghiệp. Năm 1966, thủ đô của Tanzania được chính thức chuyển từ Dar es Salaam tới Dodoma, mặc dù nhiều cơ quan chính phủ vẫn còn đặt ở thủ đô cũ. Năm 1985, Ali Hassan Mwinyi được bầu làm Tổng thống. Mwinyi theo đuổi chính sách tự do hóa nền kinh tế.
Năm 1995, Benjamin Mikapa trở thành nhà lãnh đạo mới sau cuộc tuyển cử Tổng thống tự do lần đầu tiên. Mikapa tìm cách gia tăng hiệu quả kinh tế, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường và nạn phá rừng. Với hơn 1.000.000 người bị nhiễm HIV, việc quan tâm và phòng ngừa bệnh AIDS trở thành mục tiêu chính trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Trong chính sách đối ngoại, Tanzania đóng vai trò ngoại giao hàng đầu trong vùng Đông Phi, đứng ra tổ chức các cuộc đàm phán hòa bình cho các phe tham chiến của nước Burundi láng giềng. Năm 2000, Mikapa tái đắc cử Tổng thống.[2]
Tháng 12 năm 2005, Tanzania vừa bầu cử Tổng thống. Ông Jakaya M. Kikwete trúng cử Tổng thống với hơn 80% phiếu bầu, đồng thời là Chủ tịch Đảng Cách mạng Tanzania (CCM-Đảng cầm quyền). Nội bộ Tanzania ổn định, nhưng vẫn tồn tại mâu thuẫn về quyền lực giữa các bộ tộc, phe phái cũng như giữa Tanganyika và Zanzibar. Zanzibar (dân số nửa triệu) có chính phủ, Tổng thống riêng. Tanganiyka cũng đang đòi có những cơ cấu tương tự.
Tanzania thực hiện chính sách không liên kết, sẵn sàng hợp tác với tất cả các nước, chống đế quốc, thực dân, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, ủng hộ các phong trào giải phóng dân tộc.
Tanzania là thành viên của Tổ chức Thống nhất châu Phi (OUA), của Liên Hiệp Quốc và Phong trào không liên kết. Tanzania có vai trò quan trọng trong việc duy trì đoàn kết châu Phi và tích cực góp phần thúc đẩy hợp tác Nam-Nam.
Tanzania có quan hệ tốt và nhận nhiều viện trợ của các nước phương Tây, nhất là Mỹ và Trung Quốc. Tanzania là thành viên của Cộng đồng Đông Phi (East African Community-EAC) và Cộng đồng Phát triển miền nam châu Phi (Southern Africa Development Community-SADC). Năm 2002, các nước EAC đã cố gắng để đi đến ký kết Nghị định thư về thành lập Liên minh thuế quan EAC vào tháng 11 năm 2003, tiếp tục các thủ tục để mở thị trường chứng khoán ở Dar es Salaam, Nairobi và Kampala. Các nước EAC cũng đang cố gắng hoàn tất dự thảo Chiến lược phát triển ngành nông nghiệp EAC với mục tiêu tăng cường hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp và an ninh lương thực và phân tích các cơ hội và thách thức trong việc phát triển vùng hồ Victoria thành một khu vực tăng trưởng kinh tế đặc biệt.
Chính trị
Tanzania theo thể chế cộng hòa tổng thống.
Theo Hiến pháp 1965, quyền lực chính quyền được tập trung vào tay Tổng thống – được bầu trực tiếp cho nhiệm kỳ 5 năm. Tổng thống sẽ chỉ định 2 phó Tổng thống (một người là Tổng thống của Zanzibar (bán đảo tự trị) và người kia là Thủ tướng của Chính phủ hợp nhất. Quyền lập pháp được tập trung vào Quốc hội – có nhiệm kỳ năm năm và gồm có 295 ghế trong đó 232 ghế đại biểu được bầu trực tiếp cùng một số đại biểu được bầu gián tiếp.
Tuy nhiên, do tình hình thay đổi và dưới sức ép của các lực lượng chính trị, tháng 2 năm 1992, CCM (Đảng Cách mạng Tanzania) đã nhất trí tán thành hệ thống chính trị đa đảng và ngày 17 tháng 6 năm 1992 đã thông qua đạo luật cho phép các chính đảng đối lập hoạt động.
Nội bộ Tanzania ổn định, nhưng vẫn tồn tại mâu thuẫn về quyền lực giữa các bộ tộc, phe phái cũng như giữa Tanganyika và Zanzibar. Zanzibar là bán đảo tự trị (dân số nửa triệu) có chính phủ, Tổng thống riêng. Tanganiyka cũng đang đòi có những cơ cấu tương tự.
Tháng 12 năm 2005, Tanzania vừa bầu cử Tổng thống. Ông Jakaya M. Kikwete trúng cử Tổng thống với hơn 80% phiếu bầu, đồng thời là Chủ tịch Đảng Cách mạng Tanzania (CCM-Đảng Cầm quyền).
Quốc hội Tanzania gồm 274 thành viên, trong đó 232 thành viên được bầu trực tiếp theo phổ thông đầu phiếu, 37 thành viên được phân cho phụ nữ do Tổng thống đề cử, 5 thành viên là thành viên của Hạ nghị viện Zanzibar, các nghị sĩ Quốc hội có nhiệm kì 5 năm. Đảo Zanzibar có cơ quan lập pháp riêng: Hạ nghị viện Zanzibar gồm 50 thành viên, được bầu trực tiếp theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kì 5 năm.
Cơ quan tư pháp là Tòa Thượng thẩm; Tòa án cấp cao, các thẩm phán do Tổng thống bổ nhiệm.
Các đảng phái chính gồm có: Đảng Cách mạng Tazania (CCM); Mặt trận Thống nhất nhân dân (CUF); Hiệp hội quốc gia xây dựng và cải cách (NCCR); Liên minh Dân chủ đa đảng phái (UMD); Đảng Dân chủ thống nhất (UDP), v.v..
Địa lý
Tanzania nằm ở Đông Phi, gồm một phần lục địa (Tanganyika cũ) và các đảo Zanzibar và Pemba. Bắc giáp Uganda (hồ Victoria làm thành một phần biên giới) và Kenya, Nam giáp Mozambique và Malawi, Đông giáp Ấn Độ Dương, Tây giáp Rwanda, Burundi và Cộng hòa Dân chủ Congo (một phần hồ Tanganyika tạo thành biên giới chung giữa hai nước).
Cao nguyên miền Trung ít màu mỡ có độ cao trung bình 1.200 m, các con sông bắt nguồn từ vùng cao nguyên này đổ vào các hồ Malawi, hồ Tanganyika thuộc vùng lũng hẹp dài Great Rift Valley ở phía Tây và hồ Victoria ở phía Bắc hoặc chảy băng qua vùng đồng bằng ven biển phía Đông. Các ngọn núi lửa Uhuru (tên cũ: Kilimanjaro) cao 5.895 m, Meru và Ngorongoro tập trung ở vùng phía Bắc. Bờ biển ít bằng phẳng và có nhiều đá ngầm. Các vùng rừng thưa và thảo nguyên ở đây có một hệ động vật hoang dã rất phong phú
Tanzania có phần đông-bắc là vùng núi, nơi có đỉnh Kilimanjaro, điểm cao nhất châu Phi. Phía nam và đông là hồ Victoria (hồ rộng nhất châu Phi) và hồ Tanganyika. Miền trung Tanzania gồm cao nguyên rộng lớn, với đồng bằng và vùng đất trồng trọt. Bờ biển phía đông nóng và ẩm ướt.
Tanzania có nhiều công viên sinh thái rộng và rất đẹp, trong đó nổi tiếng có công viên quốc gia Serengeti ở phía nam.
Khí hậu
Tanzania có khí hậu nhệt đới. Ở các vùng cao, nhiệt độ phân bố giữa 10 và 20 °C (50 và 68 °F) tương ứng theo mùa đông và hè. Phần còn lại của đất nước, nhiệt độ hiếm khi nào dưới 20 °C (68 °F). Khoảng thời gian nóng nhất rơi vào tháng 11 đến tháng 2 (25–31 °C / 77,0–87,8 °F trong khi khoảng thời gian lạnh nhất rơi vào giữa tháng 5 và tháng 8 (15–20 °C / 59–68 °F). Nhiệt độ trung bình hàng năm là 20 °C (68,0 °F). Khi hậu lạnh hơn ở các vùng núi cao.
Tanzania có hai vùng mưa chính. Một vùng có một mùa mưa (tháng 12–tháng 4) và vùng còn lại có hai mùa mưa (tháng 10-tháng 12 và tháng 3–tháng 5). Vùng trước phân bố ở miền nam, tây nam, trung và những phần phía tây của đất nước, vùng còn lại ở phía bắc và vùng biển phía bắc.
Ở kiểu hai mùa mưa, tháng 3-tháng 5 được gọi là mùa mưa dài hay Masika, trong khi khoảng thời gian tháng 10-tháng 12 được gọi là mùa mưa ngắn hay Vuli. Đất nước nằm gần xích đạo nên khí hậu nóng và ẩm. Những cơn gió gây mưa đến sớm nhất ở vùng ven biển phía đông.
Hành chính
Tanzania được chia thành 26 khu vực, 21 ở đất liền và 5 ở đảo Zanzibar và 99 huyện.
Có 114 hội đồng điều hành trong 99 huyện, 22 là đô thị và 92 là nông thôn. 22 đơn vị đô thị được phân loại là hội đồng thành phố (Dar es Salaam, Mwanza), Hội đồng thành phố trực thuộc Trung ương (Arusha, Dodoma, Iringa, Kilimanjaro, Mbeya, Morogoro, Shinyanga, Tabora, và Tanga) hoặc Hội đồng thành phố (mười một cộng đồng còn lại).
Hai mươi sáu khu vực hành chính của Tanzania:
Arusha · Dar es Salaam · Dodoma · Iringa · Kagera · Kigoma · Kilimanjaro · Lindi · Manyara · Mara · Mbeya · Morogoro · Mtwara · Mwanza · Pemba North · Pemba South · Pwani · Rukwa · Ruvuma · Shinyanga · Singida · Tabora · Tanga · Zanzibar North · Zanzibar Urban/West
Kinh tế
Kinh tế Tanzania phụ thuộc vào nông nghiệp (chiếm một nửa GDP) chiếm 90% nhân lực. Nông nghiệp là nguồn cung cấp chủ yếu cho thu nhập quốc dân và chiếm 85% lượng hàng xuất khẩu, nhưng kỹ thuật canh tác lạc hậu, sản lượng thấp nên hàng năm phải nhập khẩu lương thực… Cơ giới hóa chỉ tập trung ở các nông trường, đồn điền, trang trại của tư bản ngoại quốc. Các công ty của Tanzania nhập gạo của Việt Nam đều đánh giá gạo của Việt Nam có chất lượng tốt, giá cả phải chăng.
Với khí hậu tốt và đa dạng, đất đai màu mỡ, mặc dù ngành du lịch và ngành mỏ trong những năm gần đây ngày càng trở nên quan trọng nhưng ngành nông nghiệp vẫn duy trì chỗ đứng trong nền kinh tế. Nó đóng góp đáng kể đối với tăng trưởng toàn diện, xuất khẩu, việc làm, và các ngành khác. Tỷ lệ tăng trưởng ngành nông nghiệp năm 2001 và 2002 đạt 5% và ước tính đạt 5,5%.
Sự tăng trưởng thấp của ngành nông nghiệp phần lớn do điều kiện khí hậu không thuận lợi tại một số khu vực của đất nước. Nông nghiệp chiếm 54% GDP, 70% ngoại hối và sử dụng 80% lực lượng lao động của quốc gia. Vì vậy, Chính phủ đề ra mục tiêu tỷ lệ tăng trưởng nông nghiệp duy trì ít nhất 10% do sự tác động của nó đến xóa đói giảm nghèo.
Do tư nhân hoá một số ngành, Chính phủ hiện nay đã rút khỏi ngành sản xuất, marketing và chế biến các sản phẩm nông nghiệp. Chính phủ cũng đã bỏ dần bao cấp và giảm đầu tư công cộng tới ngành này. Các khu vực tư nhân cần đầu tư vào khu vực nông nghiệp. Chính phủ cũng đã mở rộng và cải thiện cơ sở hạ tầng xã hội và kinh tế, tạo ra thể chế thích hợp và đưa ra khung luật hợp lý để khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư vốn, công nghệ và trình độ quản lý vào ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, khu vực tư nhân (bảo gồm các doanh nghiệp nông nghiệp và các trang trại quy mô vừa và nhỏ) chưa cụ thể hoá những việc làm trên nên tạo thành khoảng trống trong ngành nông nghiệp khi Chính phủ rút khỏi.
Hoạt động cho vay đối với khu vực này còn rất nhỏ do khung pháp luật chưa cho phép các hộ nông dân sử dụng đất để thế chấp. Chỉ 5% hộ nông dân Tanzania có thể tiếp cận được khoản tín dụng từ các nguồn vay từ quan hệ bên ngoài.
Thu hoạch ruộng đất tập trung vào các những cây hoa màu như vải côttton, cà phê, chè, đường, sợi sidan, cacao, hạt điều, hạt giống dầu cải, thuốc lá, rau mùi, hoa cúc, gạo, ngô, sắn, chuối và lúa mì. Sản phẩm xuất khẩu truyền thống như cà phê, côtton, sợi sidan, hạt điều, hạt giống dầu cải, chè và thuốc lá. Chính phủ Tanzania gần đây đã nhấn mạnh việc thay thế và đa dạng hoá các sản phẩm xuất khẩu, chuyển từ những sản phẩm truyền thống sang phi truyền thống như nghề làm vườn, gia vị, các sản phẩm cá và các mặt hàng đã qua sản xuất.
Ngành lâm nghiệp phục vụ thương nghiệp cũng đang phát triển đặc biệt là các sản phẩm làm từ gỗ. Chính phủ Tanzania phối hợp với Ngân hàng Thế giới và Nhật xem xét việc phát triển các trang trại với quy mô lớn thông qua chương trình được gọi là “Dự án Phát triển nông nghiệp và tái thiết lại sự màu mỡ cho đất” (SOFRAIP). Mục đích của chương trình này là để xây dựng môi trường thuận lợi để đầu tư và tạo điều kiện sẵn có các sản phẩm đầu vào.
Hà Lan thông qua các chương trình PSOM tài trợ cho các dự án nông nghiệp (trồng trọt, nuôi cá, chế biến pplâm nghiệp [[và các loại tương tự.). Hiện nay, Chính phủ Tanzania đang thực hiện Chiến lược Phát triển khu vực kinh tế tư nhân quốc gia thực hiện tới năm 2003, chiến lược này tạo ra khuôn khổ đầu tư tư nhân trong lĩnh vực nông nghiệp.
Nông sản xuất khẩu chủ yếu của Tanzania là sisal (là một loại cây nhiệt đới, lá cây dùng để bện dây thừng và lợp nhà) với sản lượng xuất khẩu đứng đầu thế giới. Ngoài ra còn có cà phê Arabica, bông, đinh hương, cùi dừa, điều, thuốc lá, mía… Rừng cũng là một nguồn lợi lớn của Tanzania với sản lượng khai thác hàng năm hơn 30 triệu m3 gỗ. Về khoáng sản, Tanzania có kim cương, vàng, thiếc, magne, niken, than đá. Tanzania chủ trương phát triển công nghiệp nhẹ, trước hết là công nghiệp địa phương, nhằm sử dụng nguyên liệu tại chỗ, nhưng trên thực tế Tanzania phụ thuộc nhiều vào Hoa Kỳ và các nước công nghiệp phát triển khác về phương tiện máy móc, kỹ thuật. Những năm gần đây Tanzania gặp nhiều khó khăn về kinh tế do nạn hạn hán ở khu vực gây ra.
Công nghiệp chiếm 22,6% GDP (năm 2009). Tanzania chủ trương phát triển công nghiệp nhẹ, trước hết là công nghiệp địa phương nhằm sử dụng nguyên liệu tại chỗ nhưng lại phụ thuộc nhiều vào các nước công nghiệp về máy móc, kỹ thuật. Mặc dù chương trình tư nhân hoá đã đem lại những nguồn đầu tư đối với ngành này, tỷ lệ tăng trưởng hàng năm vẫn thấp, mặc dù không phải chịu thuế, chi phí bán ra cao, hàng hoá đầu vào nhập khẩu rẻ.
Những yếu tố tác động đến các sản phẩm đã qua sản xuất như thép cuốn, pin khô, đồ trang sức, bia rượu, lưới đánh cá và dây cáp sợi sidan. Ngành công nghiệp Tanzania cũng chịu sự cung cấp điện không thể tin nổi. Những chi phí thanh toán tiêu thụ điện làm tăng chi phí kinh doanh. Các vấn đề thanh lý, quản lý yếu kém, thiếu phụ kiện, vốn nhập khẩu nguyên vật liệu thô và cạnh tranh với các mặt hàng nhập khẩu đã gây thiệt hại cho ngành này. Tăng trưởng vẫn thấp cho dù đã giảm sản xuất ở một số ngành công nghiệp; lừa đảo và bán hạ giá cũng làm suy yếu sự cạnh tranh trong ngành này. Sản phẩm công nghiệp gồm: đường, bia, thuốc lá, sợi sisal, vàng và kim cương, giầy dép, xi măng, dệt may… Về khoáng sản, Tanzania có kim cương, đá quý, thiếc, phốt phát, quặng sắt, niken…
Dịch vụ chiếm 50,9% GDP (năm 2009), trong đó du lịch là một trong những ngành thu ngoại tệ lớn nhất và tăng trưởng nhanh. Du lịch là một trong những ngành đem lại nguồn ngoại hối lớn nhất cho Tanzania. Nhiều cơ hội phát triển ngành du lịch như tắm biển, leo núi, ngắm cảnh, săn bắn và săn ảnh. Tiềm năng du lịch của nước này rất lớn và được tận dụng hiệu quả so với các nước như Kenya, Zimbabwe và Nam Phi. Năm 2000, có 501,669 khách du lịch đến thăm đất nước này. Hiện nay, du lịch đem lại nguồn ngoại hối lớn nhất cho Tanzania. Vào năm 2000, ngành này đem lại 739,1 triệu ngoại hối và mở ra nhiều cơ hội việc làm cho 156,050 người. Bộ Du lịch và Tài nguyên do Chính phủ đảm trách với sự hỗ trợ của Văn phòng bảo lãnh đầu tư đa phương (MIGA) thuộc Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển Nam Phi bảo trợ cho việc phát triển đầu tư du lịch. Kế hoạch tổng thể về du lịch mang tính hội nhập được cập nhật. Trong đó tập trung vào việc phát triển cơ sở hạ tầng yếu kém.
Từ năm 1997, đầu tư du lịch của Tanzania tăng đáng kể. Trong khi đó, hầu hết các đầu tư tập trung vào khu vực phía bắc của đất nước mà khu vực được biết đến là địa phận phía bắc Safari (miệng núi lửa Ngorongoro, các đồng bằng Serengeti, hồ Manyara), Chính phủ đang cố gắng tạo mọi điều kiện mở cửa cho các nhà đầu tư quy mô lớn và nhỏ đầu tư vào địa phận phía Nam (khu vui chơi Selous, các công viên quốc gia Mikumi và Ruaha)-nơi địa hình nghèo nàn và các điều kiện dịch vụ còn kém và cần phải có sự hỗ trợ vốn từ bên ngoài để đưa nơi này đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.
Các vùng khác cũng đem lại những cơ hội đầu tư rất tốt như các khu nghỉ mát bãi biển, khu hoang dã, những di tích lịch sử, các công viên vui chơi giải trí, câu cá, săn bắn và du ngoạn trên biển, hồ. Một trong những biện pháp khuyến khích đầu tư cho du lịch là việc được hoãn trả thuế VAT và chỉ phải trả 5% trên tư liệu sản xuất.
Về ngoại thương, kim ngạch xuất khẩu năm 2009 đạt 2,98 tỷ USD, Các mặt hàng xuất khẩu gồm cà phê, bông, sisal, hạt điều, khoáng sản, thuốc lá. Các bạn hàng xuất khẩu chủ yếu là Trung Quốc, Ấn Độ, Hà Lan, Đức,….
Năm 2009, Tanzania nhập khẩu 5,78 tỷ USD. Các mặt hàng nhập khẩu gồm sản phẩm chế tạo (máy móc, hàng tiêu dùng, phương tiện), hóa chất, dược phẩm, nguyên liệu công nghiệp, dầu thô… Bạn hàng nhập khẩu chủ yếu là Nam Phi, Trung Quốc, Ấn Độ, UAE…
Về đầu tư nước ngoài, nhờ có các hoạt động cải cách kinh tế và những cải thiện trong môi trường đầu tư, điều kiện chính trị xã hội ổn định, hoạt động đầu tư nước ngoài không ngừng gia tăng. Những năm gần đây Tanzania được IMF, WB và các nước tài trợ giúp về tài chính để cải thiện cơ sở hạ tầng. Các cuộc cải cách trong hệ thống ngân hàng gần đây giúp Tazania thu hút đầu tư và thúc đẩy tăng trưởng trong lĩnh vực tư nhân. Với sự giúp đỡ của các nhà tài trợ và các chính sách kinh tế vĩ mô chắc chắn, nền kinh tế Tanzania có những bước tiến đáng kể.
Với kế hoạch “Tầm nhìn 2025” nhằm cải thiện mức sống người dân, kiện toàn hệ thống luật pháp, tăng tính hiệu quả của bộ máy lãnh đạo tạo ra một nền kinh tế mạnh mẽ đầy tính cạnh tranh để hướng ra xuất khẩu, giảm sự phụ thuộc vào viện trợ nước ngoài. Thực hiện tầm nhìn 2025, Tanzania sẽ triển khai một số dự án lớn như xây dựng cầu nối từ Tanzania đến Mozambique, mở rộng quy mô cảng cửa ngõ Dar Es Salaam, xây dựng mạng lưới điện nối từ Zambia tới Kenya, hành lang phát triển kinh tế Mtwara…
Nhân khẩu học
Phần lục địa gồm có người bản xứ 99% (95% là dân tộc da đen thuộc sắc tộc Bantu gồm hơn 130 bộ lạc), dân tộc khác 1% (gồm người Châu Á, Châu Âu, người Ả Rập); Vùng đảo Zanzibar -gồm có người Ả Rập và người bản xứ. Vào năm 2006, dân số ước đoán của Tanzania là 38.329.000, với tỉ lệ gia tăng dân số là 2 phần trăm. Dân số phân bố rất không đồng đều, với mật độ dân số từ 1 người tith density varrên một kilomet vuông ở những vùng khô hạn cho đến 51 người trên một kilomet vuông ở những vùng nhiều nước đến 134 người trên một kilomet vuông ở Zanzibar.[3] Hơn 80 phần trăm dân số sống ở nông thôn. Dar es Salaam là thành phố lớn nhất và cũng là trung tâm kinh tế.
Tôn giáo
Mặc dù chính phủ Tanzania không thu thập dữ liệu nhận dạng tôn giáo trong điều tra dân số, nhưng Bộ Ngoại giao Mỹ đã báo cáo rằng 62% dân số của Tanzania là Kitô giáo, 35% là người Hồi giáo, và 3% là thành viên của các nhóm tôn giáo khác.[4] Ngày 18 tháng 12 năm 2012, trong một báo cáo về tôn giáo của Trung tâm nghiên cứu Pew cho biết trong năm 2010, 61,4% dân số Tanzania là Kitô giáo, 35,2% là người Hồi giáo, và 1,8% là tín đồ của tôn giáo bản địa.[5]
Kitô giáo ở Tanzania bao gồm nhiều giáo phái khác nhau như Công giáo Rôma, Giáo hội Luther, Anh giáo, Phong trào Ngũ Tuần, Giáo hội Cơ Đốc Phục Lâm, Mặc Môn, và các thành viên Nhân chứng Jehovah.[6]
Người Hồi giáo chiếm hơn 28% dân số của khu vực đất liền (Tanganyika) và chiếm đến hơn 99% dân số trên đảo Zanzibar.[7] Phần lớn là người Hồi giáo Sunni,một số ít là Hồi giáo Shia dòng giáo phái Ahmadi thiểu số.[8]
Ấn Độ giáo là một tôn giáo thiểu số ở Tanzania, với khoảng 30.000 tín đồ (1996). Hầu hết họ là con cháu của người Ấn Độ (Gujarat) di cư đến. Có một số ngôi đền Ấn Độ trong Dar es Salaam, hầu hết trong số đó nằm tại trung tâm thành phố.[9]
Đức tin Bahá’í ở Tanzania bắt đầu khi người tiên phong đầu tiên là Claire Gung mang đến đây năm 1950.[10] Hội đồng tin thần tôn giáo Bahá’í địa phương đầu tiên được bầu vào năm 1952 ở Dar es Salaam. Đến năm 1964, Hội đồng tin thần tôn giáo Bahá’í quốc gia Tanzania được thành lập. Từ năm 1986 các tín đồ Baha’is đã thành lập trường Trung học Ruaha như là một trường học Bahá’í. Năm 2005, các tín đồ Baha’is ở Tanzania được ước tính khoảng 163.800 người.[11]
Giáo dục
Chương trình tiểu học được giảng dạy bằng tiếng Swahili, tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai. Chương trình trung học dạy bằng tiếng Anh. Trẻ em trai được học nhiều hơn trẻ em gái. Tanzania có một trường Đại học Sư phạm. Ngoài ra còn có Trường Đại học Nông nghiệp Sokoine ở Morogoro và một vài trường khác.
Tỷ lệ biết chữ ở Tanzania được ước tính là 73%.[12] Giáo dục là bắt buộc trong bảy năm, cho đến 15 tuổi, nhưng hầu hết trẻ em không đi học, và một số không tham dự bất kỳ cấp bậc giáo nào. Trong năm 2000, có 57% trẻ em từ 5-14 tuổi được đi học. Đến năm 2006, 87,2% trẻ em bắt đầu đi học tiểu học và có khả năng học đến hết lớp 5.[13]
Y tế
Y tế: Chăm sóc sức khỏe theo các tiêu chuẩn tương đối cao chỉ có ở các thành phố lớn. Ở khu vực nông thôn cũng có các bệnh viện đa khoa, nhưng thường thiếu nhân viên y tế và trang thiết bị cần thiết để phục vụ việc chữa bệnh.
Văn hóa
Người Tanzania nhìn chung rất lịch thiệp, thân thiện và sẵn sàng giúp đỡ người khác. Tính kiên nhẫn, cá tính và linh hoạt là các yếu tố cần thiết cho sự thành công của mọi người.
Để hiểu hơn về văn hoá Tanzania nói chung và văn hoá kinh doanh nói riêng, cần phải phá bỏ rào cản về ngôn ngữ, nghĩa là nên học một chút tiếng Swahili. Học tiếng Swahili sẽ giải phóng khỏi việc lệ thuộc vào người phiên dịch văn hoá, đồng thời sẽ mở rộng mối quan hệ với người bản địa.
Bước đầu tiên để tạo các mối quan hệ tốt tại Tanzania là bạn phải đạt được sự tin tưởng từ những người xung quanh, trước hết là với các đồng nghiệp và hàng xóm của bạn. Nên dành thời gian tham gia vào một số sự kiện như đám cưới, lễ kỉ niệm…
Đối với người phiên dịch, không nên để họ biết chính xác ta đang muốn gì hoặc điều gì khiến ta đang quan tâm. Bởi vì thông thường những người này thường nói được ít nhất 3 ngôn ngữ (tiếng Anh, tiếng Swahili và một ngôn ngữ địa phương khác), nếu ta cho họ thấy điều quan tâm chính của ta thì có thể họ sẽ chi phối bạn theo các ý kiến của họ.
Người Tanzania không thích bị nhầm lẫn với những người từ Mỹ hay Kenya.
Tham khảo
- ^ Dân số các Quốc Gia trên Thế Giới, CIA World Factbook ước tính
- ^ “Thế giới”. Truy cập 16 tháng 8 năm 2015.
- ^ “Tanzania (12/07)”. State.gov. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2010.
- ^ “Tanzania”. Truy cập 23 tháng 4 năm 2015.
- ^ “Table: Religious Composition by Country, in Percentages”. Truy cập 23 tháng 4 năm 2015.
- ^ “Tanzania”. Truy cập 23 tháng 4 năm 2015.
- ^ “CIA Site Redirect — Central Intelligence Agency”. Truy cập 26 tháng 9 năm 2015.
- ^ http://www.pewforum.org/uploadedFiles/Topics/Religious_Affiliation/Muslim/the-worlds-muslims-full-report.pdf
- ^ “List of Hindu temples outside India”. Truy cập 23 tháng 4 năm 2015.
- ^ “Means and Materials”. Truy cập 23 tháng 4 năm 2015.
- ^ “Most Baha’i Nations (2005)”. Truy cập 23 tháng 4 năm 2015.
- ^ “Statistics”. UNICEF Children’s Rights & Emergency Relief Organization. Truy cập 23 tháng 4 năm 2015.
- ^ http://www.dol.gov/ilab/programs/ocft/PDF/2008OCFTreport.pdf
Liên kết ngoài
- Website Quốc gia của Cộng hòa Thống nhất Tanzania (tiếng Anh, tiếng Swahili)
- Trang chính của Nghị viện Tanzania (tiếng Anh)
- Tanzania.eu
- Chính phủ
- Tổng quan
- Mục “Tanzania” trên trang của CIA World Factbook.
- Tanzania from UCB Libraries GovPubs
- The Citizen from The Citizen – Tanzania most preferred independent English Newspaper
- Mwananchi from Mwananchi – Tanzania’s most circulated daily Newspaper (Swahili)
- Mwanaspoti from Mwanaspoti – Tanzania most circulated biweekly sports and entertainment Newspaper
- Tanzania tại DMOZ (trang đề nghị)
Wikimedia Atlas của Tanzania, có một số bản đồ liên quan đến Tanzania.
- Văn hóa
- Du lịch
![]() |
Wikivoyage có chỉ dẫn du lịch về Tanzania |
![]() |
Wikimedia Commons có thêm thư viện hình ảnh và phương tiện truyền tải về Tanzania |
|
|
- Tanzania
- Cộng hòa
- Quốc gia thành viên Khối Thịnh vượng chung Anh
- Quốc gia và vùng lãnh thổ nói tiếng Anh
- Quốc gia châu Phi
- Các quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc
Tố Hữu
Tố Hữu, tên thật là Nguyễn Kim Thành (4 tháng 10 năm 1920 – 9 tháng 12 năm 2002), quê gốc ở làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế.
Ông là một nhà thơ tiêu biểu của thơ cách mạng Việt Nam, đồng thời là một chính trị gia. Ông đã từng giữ các chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị của Việt Nam như Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch thứ Nhất Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Mục lục
Nguồn gốc bút danh Tố Hữu
Theo lời Tố Hữu tự giải thích về nguồn gốc bút danh Tố Hữu của mình[1] thì năm 1938 ông sang Lào thăm một người anh. Ở đây ông gặp một cụ đồ người Quảng Bình. Cụ đồ đã đặt cho ông bút danh “Tố Hữu” (chữ Hán: 素有), lấy từ câu nói của Đỗ Thị[2] “Ngô nhi tố hữu đại chí” 吾兒素有大志. Tố Hữu 素有 có nghĩa là “sẵn có, ý chỉ khí phách tiềm ẩn trong người”. Tố Hữu nhận tên gọi này nhưng hiểu theo nghĩa là “người bạn trong trắng”, viết bằng chữ Hán là “素友”, khác với tên do cụ đồ đặt ở chữ “hữu”.
Tiểu sử
Thiếu niên
Nguyễn Kim Thành sinh ngày 4 tháng 10 năm 1920 tại Hội An tỉnh Quảng Nam. Đến năm 9 tuổi, ông cùng cha về ở tại làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Cha ông là một nhà nho nghèo, không đỗ đạt và phải kiếm sống rất chật vật nhưng lại thích thơ, thích sưu tập ca dao tục ngữ. Ông đã dạy Tố Hữu làm thơ cổ. Mẹ ông cũng là con của một nhà nho, thuộc nhiều ca dao dân ca Huế và rất thương con. Cha mẹ đã góp phần nuôi dưỡng tâm hồn thơ Tố Hữu. Mẹ ông mất vào năm ông lên 12 tuổi. Năm 13 tuổi, ông vào trường Quốc học Huế. Tại đây, được trực tiếp tiếp xúc với tư tưởng của Karl Marx, Friedrich Engels, Vladimir Ilyich Lenin, Maxim Gorky,… qua sách báo, kết hợp với sự vận động của các đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam bấy giờ (Lê Duẩn, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Chí Diểu), Nguyễn Kim Thành sớm tiếp cận với lý tưởng cộng sản. Năm 1936 ông gia nhập Đoàn thanh niên Dân chủ Đông Dương.
Hoạt động trong đảng Cộng sản
Năm 1938 ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản. Tháng 4/1939, ông bị bắt, bị tra tấn dã man và đày đi nhà lao Thừa Phủ (Huế) rồi chuyển sang nhà tù Lao Bảo (Quảng Trị) và nhiều nhà tù khác ở Tây Nguyên. Tháng 3-1942, ông vượt ngục và bắt liên lạc với Đảng (về hoạt động bí mật ở huyện Hậu Lộc và thôn Tâm Quy xã Hà Tân huyện Hà Trung Thanh Hóa). Đến năm 1945, khi Cách mạng tháng Tám bùng nổ, ông được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Khởi nghĩa Thừa Thiên – Huế.
Năm 1946, ông là Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa. Cuối 1947, ông lên Việt Bắc làm công tác văn nghệ, tuyên huấn. Từ đó, ông được giao những chức vụ quan trọng trong công tác văn nghệ, trong bộ máy lãnh đạo Đảng và nhà nước:
- 1948: Phó Tổng thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam;
- 1952: Giám đốc Nha Tuyên truyền và Văn nghệ thuộc Thủ tướng phủ;
- 1954: Thứ trưởng Bộ Tuyên truyền;
- 1963: Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam;
- Tại đại hội Đảng lần II (1951): Ủy viên dự khuyết Trung ương; 1955: Ủy viên chính thức;
- Tại đại hội Đảng lần III (1960): vào Ban Bí thư;
- Tại đại hội Đảng lần IV (1976): Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, Bí thư Ban chấp hành Trung ương, Trưởng ban Tuyên truyền Trung ương, Phó Ban Nông nghiệp Trung ương;
- Từ 1980: Ủy viên chính thức Bộ Chính trị;
- 1981: Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, rồi Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng cho tới 1986. Ngoài ra ông còn là Bí thư Ban chấp hành Trung ương.
Năm 1996, ông được Nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật (đợt 1).
Ông từng đảm nhiệm nhiều chức vụ khác như Hiệu trưởng Trường Nguyễn Ái Quốc, Trưởng Ban Thống nhất Trung ương, Trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương, Trưởng Ban Khoa giáo Trung ương. Ông còn là Đại biểu Quốc hội khoá II và VII.
Trong thời gian phụ trách mảng văn nghệ, ông là người đã phê phán quyết liệt phong trào Nhân văn-Giai phẩm (1958). Nhiều ý kiến coi ông là tác giả chính của vụ án văn nghệ-chính trị này[3]. Sau khi Lê Duẩn mất, có sự thay đổi mạnh mẽ tiến tới đổi mới nhằm thoát khỏi khủng hoảng kinh tế toàn diện. Ông bị mất uy tín vì vai trò “nhà thơ đi làm kinh tế” qua những vụ khủng hoảng tiền tệ những năm 1980 nên bị miễn nhiệm mọi chức vụ, chỉ còn làm một chức nghiên cứu hình thức.
Ông mất lúc 9 giờ 15 phút 7 giây,ngày 9 tháng 12 năm 2002 tại Bệnh viện 108.
Quan điểm chính trị
- Là nhà thơ đã chọn con đường Cách mạng từ thời thanh niên, trải qua những năm tháng tù đày, thơ của ông là tiêu biểu của quan niệm nghệ thuật Cách mạng. Ông quan niệm: “Muốn có thơ hay, trước hết, phải tạo lấy tình. Nhà thơ chân chính phải không ngừng phấn đấu, tu dưỡng về lập trường tư tưởng; xác định thật rõ ràng tầm nhìn, cách nhìn. Tự nguyện gắn bó chân thành là yêu cầu cao nhất đối với người nghệ sĩ trong quan hệ với đất nước, với nhân dân. Ngoài ra, các nhà thơ Cách mạng còn phải kiên quyết đấu tranh, không khoan nhượng trước những biểu hiện lệch lạc, với cái xấu cái ác. Tóm lại, viết thơ phải xứng đáng là người chiến sĩ xung kích trên mặt trận văn hóa tư tưởng.”
- Ngoài vai trò nhà thơ, ông còn là một nhà chính trị, có một số bài thơ ca ngợi các lãnh tụ phong trào cộng sản quốc tế như Stalin (Đời đời nhớ Ông), Mao Trạch Đông (Đường sang nước bạn), Hồ Chí Minh (Bác ơi, Cháu nhớ Bác Hồ), Fidel Castro (Từ Cuba).
Đóng góp văn học
Ở Tố Hữu có sự thống nhất đẹp đẽ giữa cuộc đời cách mạng và cuộc đời thơ. Chặng đường thơ của Tố Hữu là chặng đường lịch sử của cả một dân tộc. Ông được coi là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng và kháng chiến.
Các tác phẩm
- Từ ấy (1946)
- Việt Bắc (1954)
- Gió lộng (1961)
- Ra trận (1962-1971)
- Máu và Hoa (1977)
- Một tiếng đờn (1992)
- Ta với ta (1999)
- Xây dựng một nền văn nghệ lớn xứng đáng với nhân dân ta, thời đại ta (tiểu luận, 1973)
- Cuộc sống cách mạng và văn học nghệ thuật (tiểu luận, 1981)
Nguyễn Huy Tưởng đã dành cho Tố Hữu những dòng bày tỏ sự yêu quý, kính trọng, như: “Tố Hữu vững chắc quá, được toàn thể anh em văn nghệ sĩ kính phục” (trích nhật ký ngày ngày 28 tháng 9 năm 1949); “Nghĩ đến Tố Hữu, rực rỡ như vàng, như ánh sáng” (trích nhật ký tháng 12-1949); “Hôm nay lại tranh thủ ý kiến Tố Hữu. ý kiến hay…” (trích nhật ký ngày ngày 28 tháng 4 năm 1959); “Lên chơi Tố Hữu. Thoải mái. Nói chuyện sắp đi Vĩnh Linh. Tố Hữu tán thành. Cần phải đi cho biết rộng” (trích nhật ký ngày ngày 8 tháng 8 năm 1959); “Lên gặp Tố Hữu. Nhắc chuyện 1956, một dự định kịch và tiểu thuyết của ta cái hồi ấy…Tố Hữu đã góp cho nhiều ý kiến về vấn đề này”. Qua buổi gặp đó, Nguyễn Huy Tưởng thấy “yêu Đảng, yêu cách mạng” (trích nhật ký ngày ngày 11 tháng 10 năm 1959)[4]
Bài thơ tiêu biểu
Bài thơ cuối cùng
Tạm biệt đời ta yêu quý nhất
Còn mấy dòng thơ, một nắm tro.
Thơ gửi bạn đường. Tro bón đất
Sống là cho. Chết cũng là cho.[6]
Phong tặng và Giải thưởng văn học chính
- Giải nhất giải thưởng văn học Hội Văn nghệ Việt Nam 1954-1955 (tập thơ Việt Bắc)
- Giải thưởng Văn học ASEAN của Thái Lan năm 1996 cho tập thơ “Một tiếng đờn”.
- Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật (đợt 1, 1996)
- Huân chương Sao Vàng (1994)
Phong cách nghệ thuật
Về nội dung
Thơ Tố Hữu mang đậm chất trữ tình chính trị sâu sắc:
- Trong việc biểu hiện tâm hồn, thơ, Tố Hữu luôn hướng đến cái ta chung:
- Hồn thơ Tố Hữu luôn hường đến cái ta chung, lẽ sống lớn, niềm vui lớn của dân tộc và của Cách mạng. Cái tôi nếu có là cái tôi của người chiến sĩ, cái tôi nhân danh Đảng và dân tộc. Vì thế có ý nghĩa khái quát, rộng lớn.[7]
- Cảm hứng thơ Tố Hữu thường bắt đầu từ cảm hứng chính trị, từ những tình cảm lớn cao cả, tiêu biểu: tình yêu lý tưởng, lãnh tụ, đồng bào đồng chí,….[7]
- Trong việc miêu tả đời sống, thơ Tố Hữu mang đậm chất sử thi:
- Đối tượng thể hiện chủ yếu trong thơ Tố Hữu là những sự kiện lớn của dân tộc, những vấn đề có ý nghĩa lịch sử, có tình chất toàn dân, những biến cố quan trọng tác động đến vận mệnh dân tộc → cảm hứng chủ đạo trong thơ là cảm hứng lịch sử dân tộc, là vận mệnh của cộng đồng.[7]
- Các nhân vật trữ tình thường mang phẩm chất tiêu biểu cho dân tộc: anh vệ quốc quân, anh giải phóng quân,….[7]
- Tất cả những điều trên thể hiện qua giọng thơ mang tính chất tâm tình rất tự nhiên đằm thắm, chân thành:
- Nhiều vấn đề chính trị kho khan được diễn tả bằng tình cảm của muôn đời: tình mẹ con, vợ chồng, tình yêu đôi lứa → giọng điệu của tình thương mến.[7]
- Đặc biệt: tác giả rung động trước đời sống cách mạng trong kháng chiến → hướng về đồng chí, đồng bào mà trò chuyện tâm tình, nhắn nhủ. Những lời tâm tình đó có cội nguồn từ chất Huế trong hồn thơ Tố Hữu..[7]
Về nghệ thuật
Nghệ thuật biểu hiện trong thơ Tố Hữu mang tính dân tộc rất đậm đà[7]
- Về thể thơ: Tố Hữu có tiếp thu những tinh hoa của phong trào Thơ mới, nhưng ông đặc biệt thành công khi vận dụng những thể thơ truyền thống của dân tộc. Những bài thơ lục bát mang cả sắc thái lục bát ca dao và lục bát cổ điển, dạt dào những âm hưởng nghĩa tình của hồn thơ dân tộc. Những bài thơ theo thể thất ngôn trang trọng nhưng không khuôn sáo, trái lại, hơi thơ rất liền mạch, tự nhiên, diễn tả được hiện thực đa dạng và nhiều trạng thái cảm xúc khác nhau[7]
- Về ngôn ngữ: ông thường sử dụng những từ ngữ và cách nói quen thuộc với dân tộc. Đặc biệt, thơ Tố Hữu đã phát huy cao độ tính nhạc phong phú của Tiếng Việt, nhà thơ sử dụng rất tài tình các từ láy, các thanh điệu, các vần thơ[7]
Sự kiện rắc rối sau khi ông mất
Bài phỏng vấn Tố Hữu với tựa đề: “Gặp Tố Hữu tại biệt thự 76 Phan Đình Phùng” của Nhật Hoa Khanh được công bố sau khi ông mất đã gặp phải sự phản kháng từ gia đình ông. Vào tháng 4 năm 2004, tài liệu này bắt đầu được phổ biến trong giới văn nghệ, báo chí tại Việt Nam. Vào tháng 5 năm 2004, báo Quân Đội Nhân Dân trích đăng 3 kì từ tài liệu này với nhan đề “Tố Hữu” và “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”, (kì số 3 vào ngày 7 tháng 5 năm 2004). Ngoài ra bài này cũng được đăng thành nhiều phần nhỏ trong các báo khác như Nhân Dân, Tiền Phong Chủ Nhật, Người Hà Nội,… Nội dung bài phỏng vấn có nhắc tới các sự kiện văn hóa trước đây như Nhân văn-Giai phẩm và các nhà văn nạn nhân…, ông Tố Hữu có những lời ca ngợi các người này.
Bài phỏng vấn được thực hiện năm 1997, nhưng đến khi phổ biến thì bị bà Vũ Thị Thanh, vợ của Tố Hữu, phủ nhận và cho đó là những tài liệu giả mạo “pha chế nhiều ý kiến riêng, mượn danh Tố Hữu, biến Tố Hữu thành người phát ngôn cho ý mình”. Bà yêu cầu cơ quan chức năng vào cuộc để điều tra làm rõ sự giả mạo của tài liệu này, nhưng ông Nhật Hoa Khanh nói có đầy đủ băng ghi âm ghi lại cuộc nói chuyện của ông với Tố Hữu.
Thực hay giả, đúng hay sai, nhưng thực tế nó đã được các tờ báo chính thống ở Việt Nam phổ biến. Sau đó sự kiện này không được các cơ quan báo chí, văn nghệ nhắc tới nữa[8].
Câu nói
“ | “Chưa bao giờ Ông Cụ[9] khen thơ tôi” | ” |
—Chân dung và đối thoại- Trần Đăng Khoa |
Tố Hữu và vụ Nhân Văn Giai Phẩm
Tố Hữu, khi ấy là Ủy viên Trung ương Đảng Lao Động Việt Nam, phụ trách về công tác văn hóa văn nghệ, tuyên truyền được coi là người dập tắt phong trào Nhân Văn–Giai Phẩm. Trong cuốn Qua cuộc đấu tranh chống nhóm phá hoại “Nhân Văn – Giai Phẩm” trên mặt trận văn nghệ, nhà xuất bản Văn Hoá, 1958, mà ông là tác giả, Tố Hữu đã nhận định về phong trào này và những người bị coi là dính líu như sau:
Lật bộ áo “Nhân Văn – Giai Phẩm” thối tha, người ta thấy ra cả một ổ phản động toàn những gián điệp, mật thám, lưu manh, trốt-kít, địa chủ tư sản phản động, quần tụ trong những tổ quỷ với những gái điếm, bàn đèn, sách báo chống cộng, phim ảnh khiêu dâm; (trg 9. Sđd). Trong cái công ty phản động “Nhân Văn – Giai Phẩm” ấy thật sự đủ mặt các loại “biệt tính”: từ bọn Phan Khôi, Trần Duy mật thám cũ của thực dân Pháp đến bọn gián điệp Thụy An, từ bọn trốt-kít Trương Tửu, Trần Đức Thảo đến bọn phản Đảng Nguyễn Hữu Đang, Trần Dần, Lê Đạt. Một đặc điểm chung là hầu hết bọn chúng đều là những phần tử thuộc giai cấp địa chủ và tư sản phản động, và đều ngoan cố giữ lập trường quyền lợi giai cấp cũ của mình, cố tình chống lại cách mạng và chế độ;. (trg 17. Sđd). Báo cáo tổng kết vụ “Nhân Văn – Giai Phẩm” cũng do Tố Hữu viết có kết luận về tư tưởng chính trị và quan điểm văn nghệ của phong trào Nhân Văn–Giai Phẩm như sau:
Những tư tưởng chính trị thù địch Kích thích chủ nghĩa cá nhân tư sản, bôi nhọ chủ nghĩa cộng sản. Xuyên tạc mâu thuẫn xã hội, khiêu khích nhân dân chống lại chế độ và Đảng lãnh đạo. Chống lại chuyên chính dân chủ nhân dân, chống lại cách mạng xã hội chủ nghĩa. Gieo rắc chủ nghĩa dân tộc tư sản, gãi vào đầu óc sô-vanh chống lại chủ nghĩa quốc tế vô sản. Những quan điểm văn nghệ phản động Nhóm “Nhân Văn – Giai Phẩm” phản đối văn nghệ phục vụ chính trị, thực tế là phản đối văn nghệ phục vụ đường lối chính trị cách mạng của giai cấp công nhân. Chúng đòi “tự do, độc lập” của văn nghệ, rêu rao “sứ mạng chống đối” của văn nghệ, thực ra chúng muốn lái văn nghệ sang đường lối chính trị phản động. Nhóm “Nhân Văn – Giai Phẩm” phản đối văn nghệ phục vụ công nông binh, nêu lên “con người” trừu tượng, thực ra chúng đòi văn nghệ trở về chủ nghĩa cá nhân tư sản đồi trụy. Nhóm “Nhân Văn – Giai Phẩm” hằn học đả kích nền văn nghệ xã hội chủ nghĩa, nhất là văn nghệ Liên Xô, đả kích nền văn nghệ kháng chiến của ta. Thực ra, chúng phản đối chế độ xã hội chủ nghĩa, chúng đòi đi theo chế độ tư bản chủ nghĩa. Nhóm “Nhân Văn – Giai Phẩm” phản đối sự lãnh đạo của Đảng đối với văn nghệ, chúng đòi “trả văn nghệ cho văn nghệ sĩ”, thực ra chúng đòi đưa quyền lãnh đạo văn nghệ vào tay bọn phản cách mạng.
Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, trong nhật ký của mình, sau khi nhắc tới tên một số người trong nhóm Nhân văn – Giai phẩm cũng đã cho hay: “Bọn họ có người nói: Đừng viết nữa, để dành cho trẻ viết. Vô luận một bài, một sáng tác nào của anh em mà họ gọi là “cây đa cây đề”, họ đều gạt đi, cho là tồi. Trong khi đó thì họ tâng bốc những bài của họ mà phần lớn là không ngửi được!” (trích nhật ký ngày ngày 23 tháng 1 năm 1956).
Nhận định
“ | “Tôi chỉ biết ông là nhà thơ có nhiều bạn đọc nhất trong thời đại của ông. Tôi chỉ biết rằng ông đã sinh ra đúng thời. Giọng nói của ông là giọng nói của thời đại ấy. Có hai người làm thơ sinh đúng thời nhất: Tố Hữu và Trần Đăng Khoa. Tôi không hiểu nếu những năm tháng này, Tố Hữu đang 20 tuổi trai trẻ và Trần Đăng Khoa đang 8 tuổi ấu thơ thì giọng nói của họ sẽ vang lên như thế nào. Họ có tài và họ sẽ làm thơ. Nhưng họ sẽ viết những câu thơ ra sao? Tôi luôn luôn nghĩ Tố Hữu là người nghệ sĩ nhân dân. Thơ ông là bài ca vui bất tận. Khi thơ ông bước vào cái tuổi sung sức nhất lại chính là lúc dân tộc Việt Nam sau bao năm làm thân phận nô lệ đã thành người tự do. Ai sống trong thời đại ấy cũng sẽ quên đi những nỗi buồn cá nhân để cất cao tiếng hát của mình trong bài ca độc lập của dân tộc.” | ” |
—Tố Hữu và ngọn đèn đã tắt- Nguyễn Quang Thiều |
“ | “Tố Hữu là một nhà thơ lớn. Nói đúng hơn, ông là nhà thơ lãng mạn cách mạng. Cả cuộc đời ông gắn bó với cách mạng. Thơ với đời là một. Trước sau đều nhất quán. Tố Hữu nhìn cách mạng bằng con mắt lãng mạn của một thi sĩ. Thơ ông dường như chỉ có một giọng. Đó là giọng hát tưng bừng ca ngợi cách mạng. Đọc ông trong bất cứ hoàn cảnh và tâm trạng nào, ta cũng thấy phấn chấn, náo nức như đi trẩy hội. Đến đâu cũng nghe vang tiếng trống, tiếng kèn. Mà thơ ông đâu chỉ có trống phách linh đình như một đám rước, ông còn bắn cả 21 phát đại bác vang trời. Cho đến nay, chỉ có ông là nhà thơ Việt Nam duy nhất đã bắn đại bác trang trọng như thế.” | ” |
—Chân dung và đối thoại- Trần Đăng Khoa |
“ | “Cuối cùng, như mọi kiếp người, ông đã giã từ đời sống về nơi cát bụi trong một ngày mùa đông giá rét. Ông không còn được lưu lại trên thế gian để đón thêm một mùa xuân nữa. Từ đây, những câu thơ viết về mùa xuân của ông mà có thời rất nhiều người đọc Việt Nam chờ đợi khi xuân tới sẽ chẳng bao giờ sinh ra. Một lần, tôi gặp ông trong một cuộc hội thảo, ông bảo tôi: “Hôm nào tới nhà mình chơi, mình kể cho ông mấy chuyện hay lắm. ông có khả năng viết tư liệu đấy.” Nhưng cuộc trò chuyện ấy không bao giờ có được. Có thể sau này, khi tôi cũng thành người thiên cổ và gặp ông ở cõi vĩnh hằng thì có thể tôi sẽ được ông kể cho nghe. Nhưng tôi nghĩ trong cõi vĩnh hằng, những chuyện dở, chuyện hay chẳng còn quan trọng gì nữa. Vì nơi ấy, mọi đau khổ đều được chữa chạy, mọi tăm tối đều được chiếu sáng, mọi lầm lỗi đều được tha thứ, mọi sợ hãi đều được che chở, mọi tuyệt vọng đều được cứu vớt… Giờ đây, linh hồn ông đang mỉm cười hay đang suy ngẫm, thở phào nhẹ nhõm hay dằn vặt khổ đau -“ | ” |
—Tố Hữu và ngọn đèn đã tắt- Nguyễn Quang Thiều[10] |
“ | ” Thời đại ta đã may mắn có được nhà thơ Tố Hữu” | ” |
—Hoài Thanh[[11] |
Gia đình
- Phu nhân là Vũ Thị Thanh, nguyên Phó Trưởng ban Ban Tuyên huấn Trung ương (nay là Ban Tuyên giáo Trung ương). Mối tình của hai người được họ tự khen ngợi là một mối tình đẹp và bà Thanh đã viết hồi ký về Tố Hữu mang tên Ký ức người ở lại.[12] Bà qua đời năm 2012.
- Vợ chồng Tố Hữu có ba con, hai gái và một trai.
Chú thích
- ^ Văn Mộc, Bút danh của nhà thơ Tố Hữu, Báo Bắc Giang. Ngày 7 tháng 1 năm 2009 [Ngày 14 tháng 8 năm 2013].
- ^ Thực ra câu “Ngô nhi tố hữu đại chí” 吾兒素有大志 không phải là của Khổng Tử mà là lời của Đỗ thị (杜氏) nói về con trai của mình là Triệu Khuông Dận (趙匡胤) (陳邦瞻,宋史紀事本末,卷十 金匱之盟。[2013年8月14日]。). Nguyên văn như sau:
- Hán văn:
- 吾兒素有大志,今果然矣。
- Phiên âm Hán Việt:
- Ngô nhi tố hữu đại chí, kim quả nhiên hĩ.
- Dịch nghĩa:
- Con ta sẵn có chí lớn, nay quả nhiên như vậy.
- Hán văn:
- ^ Qua cuộc đấu tranh chống nhóm phá hoại “Nhân Văn – Giai Phẩm” trên mặt trận văn nghệ, Nhà xuất bản Văn Hoá, 1958
- ^ http://www.thotre.com/luutru/index.php?menu=detail&mid=55&nid=2271
- ^ “Thơ của Tố Hữu về Joseph Stalin”. BBC tiếng Việt. 31 tháng 10 năm 2007.
- ^ Thơ Tố Hữu, Hà Minh Đức, Nhà xuất bản văn học
- ^ a ă â b c d đ e ê Bộ Giáo dục. Sách giáo khoa Văn lớp 12, 2007
- ^ “Mượn danh nhà thơ Tố Hữu truyền bá quan điểm riêng”. Truy cập 29 tháng 11 năm 2004. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong:
|accessdate=
(trợ giúp) - ^ Tức Bác Hồ
- ^ “Tố Hữu và ngọn đèn cô đơn đã tắt”. Truy cập 14 tháng 9 năm 2008. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong:
|accessdate=
(trợ giúp) - ^ http://vnca.cand.com.vn/doi-song-van-hoa/Nha-phe-binh-van-hoc-Hoai-Thanh-Noi-oan-khong-kho-go-326866/]Nhà phê bình văn học Hoài Thanh: Nỗi oan không khó gỡ
- ^ Bà Vũ Thị Thanh viết hồi ký về Tố Hữu – Mối tình đẹp trong đời và cả trong thơ
Liên kết ngoài
- Sinh 1920
- Mất 2002
- Tố Hữu
- Nhà thơ Việt Nam thời Pháp thuộc
- Nhà thơ Việt Nam thời kỳ 1945-1975
- Nhà cách mạng Việt Nam
- Người Thừa Thiên-Huế
- Học sinh Quốc học Huế
- Phó Thủ tướng Việt Nam
- Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
- Ủy viên Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
- Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 2
- Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 7
- Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa
- Giải thưởng Hồ Chí Minh
- Huân chương Sao Vàng
- Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch Việt Nam
- Nhà thơ Việt Nam
Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
- Đọc Đỗ Phủ nhớ Đặng Dung
- Chào ngày mới 8 tháng 12
- Lên non thiêng Yên Tử
- Chào ngày mới 7 tháng 12
- Đông Dương tìm tòi và cảm nhận
- Chào ngày mới 6 tháng 12
- Thăm ngôi nhà cũ của Darwin
- Chào ngày mới 5 tháng 12
- Chào ngày mới 4 tháng 12
- Bí mật cung Đan Dương tại Huế
- Ngày Người khuyết tật Quốc tế nhớ bạn
- Helen Keller người mù điếc huyền thoại
- Chào ngày mới 3 tháng 12
- Tháp vàng hoa trắng nắng Mekong
- Chuyện vỉa hè
- Chào ngày mới 2 tháng 12
- Chào ngày mới 1 tháng 12
- Mark Twain là Lincoln văn học Mỹ
- Chào ngày mới 30 tháng 11
- Chuyện vỉa hè
- Chào ngày mới 29 tháng 11
- Chào ngày mới 28 tháng 11
- Bàn cờ thế sự
- Chào ngày mới 27 tháng 11
- Chào ngày mới 26 tháng 11
- Chu Văn Tiếp ở Đồng Xuân
- Chào ngày mới 25 tháng 11
- Sao Kim kỳ thú
- Chào ngày mới 24 tháng 11
- 24 tiết khí lịch nhà nông
- Kênh ông Kiệt giữa lòng dân
- Công việc này trao lại cho em
- Chào ngày mới 23 tháng 11
- Lời của Thầy theo mãi bước em đi
- Chào ngày mới 22 tháng 11
- Ơn Thầy
- Đọc lại và suy ngẫm
- Chào ngày mới 21 tháng 11
- Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời
- Chào ngày mới 20 tháng 11
- Sáu mươi năm ĐHNL tp.HCM
- Trường tôi và tình yêu ở lại
- Gowda địa chỉ xanh ICRISAT Ấn Độ
- Ký ức CIMMYT ở Mexico
- Chào ngày mới 18 tháng 11
- Chào ngày mới 17 tháng 11
- Myanmar đọc lại và suy ngẫm
- Chào ngày mới 16 tháng 11
- Im lặng mà bão giông
- Chào ngày mới 15 tháng 11
- Chào ngày mới 14 tháng 11
- Chào ngày mới 13 tháng 11
- Chào ngày mới 12 tháng 11
- Chuyện vỉa hè
- Chào ngày mới 11 tháng 11
- Chào ngày mới 10 tháng 11
- Angkor nụ cười suy ngẫm
- Cây Lương thực tháng 11.2015
- Chào ngày mới 9 tháng 11
- Lên Yên Tử sưu tầm thơ đức Nhân Tông
- Chào ngày mới 8 tháng 11
- Chào ngày mới 7 tháng 11
- Đọc lại và suy ngẫm
- Chào ngày mới 6 tháng 11
- Chào ngày mới 5 tháng 11
- Biển Đông vạn dặm
- Chào ngày mới 4 tháng 11
- Đọc lại và suy ngẫm
- Chào ngày mới 3 tháng 11
- Giống khoai lang ở Việt Nam
- Chào ngày mới 2 tháng 11
- Đọc lại và suy ngẫm
- Chào ngày mới 1 tháng 11
- Cây Lương thực 10.2015
Video yêu thích
KimYouTube
Trở về trang chính
Hoàng KimNgọc Phương NamThung dungDạy và họcCNM365Tình yêu cuộc sốngCây Lương thựcDạy và HọcKim on LinkedInKimYouTubeKim on Facebook
Pingback: Hồ đẹp Tanganyika và Victoria | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Chào ngày mới 10 tháng 12 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Miên Thẩm là Đỗ Phủ văn chương Việt | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Đất Mẹ vùng di sản | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Chào ngày mới 14 tháng 12 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Sắn Việt Nam bảo tồn phát triển bền vững | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Sông Thương | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Đào Duy Từ còn mãi với non sông | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Chào ngày mới 16 tháng 12 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Đến Thái Sơn nhớ Đào Duy Từ | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Chào ngày mới 18 tháng 12 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Nhà văn tồn tại ở tác phẩm | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Sao anh không giận em ? | Khát khao xanh
Pingback: 90 năm Viện KHKTNN miền Nam | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Bên lề chính sử: Thư Thủ tướng | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Bên lề chính sử: Chiến tranh Đông Dương | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Bên lề chính sự: Nhìn xa hơn 2016 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Mùa đông của anh | Khát khao xanh
Pingback: Bên lề chính sự: Sự kiện chính cuối năm | Tình yêu cuộc sống
Pingback: CNM365 Chào ngày mới 365 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Những bài ca bình minh | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Chào ngày mới 24 tháng 12 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Đêm Thánh vô cùng | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Ông già Noel thật | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Đi tìm lịch sử bị quên lãng | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Chào ngày mới 25 tháng 12 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Mùa xuân quê hương | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Trời nhân loại mênh mông | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Dạo chơi cùng Goethe | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Dạo chơi cùng Goethe | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Helen Keller người mù điếc huyền thoại | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Helen Keller người mù điếc huyền thoại | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Ngày mới yêu thương | Khát khao xanh
Pingback: Hoàng Kim về với rằm xuân | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Chào ngày mới 28 tháng 12 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Ông bà Của cổ tích giữa đời thường | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Thầy bạn và học trò Lương Định Của | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Lương Định Của nhà bác học nông dân | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Lương Định Của chính khách giữa lòng dân | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Lương Định Của luồng gió từ Hà Nội | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Lương Định Của những năm tháng tuổi trẻ | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Lương Định Của quê hương và dòng họ | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Lương Định Của cuộc đời và sự nghiệp | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Con đường lúa gạo Việt Nam | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Ung Khâm Liêm xưa và nay | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Nhớ Đặng Dung đêm thanh mài kiếm | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Giáo sư Mai Văn Quyền người Thầy nghề nông | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Khatkhaoxanh 2015 in blogging | Khát khao xanh
Pingback: Miên Thẩm là Đỗ Phủ Việt | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Thầy Quyền thâm canh lúa | Tình yêu cuộc sống