CNM365. Chào ngày mới 11 tháng 12. Wikipedia Ngày này năm xưa. Năm 1997 Nghị định thư Kyoto (Kyoto Protocol) bắt đầu được tiến hành kí kết do UNFCCC khởi xướng. Nghị định thư Kyoto là một nghị định liên quan đến Chương trình khung về biến đổi khí hậu tầm quốc tế của Liên hiệp quốc với mục tiêu cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Bản dự thảo được kí kết vào ngày 11 tháng 12 năm 1997 tại Hội nghị các bên tham gia lần thứ ba khi các bên tham gia nhóm họp tại Kyoto, và chính thức có hiệu lực vào ngày 16 tháng 2 năm 2005. Kể từ tháng 9/2011 đã có khoảng 191 nước kí kết tham gia chương trình này. Trong đó có khoảng 36 nước phát triển (với liên minh Châu Âu được tính là một) được yêu cầu phải có hành động giảm thiểu khí thải nhà kính mà họ đã cam kết cụ thể trong nghị trình (lượng khí này chiếm hơn 61.6% của lượng khí của nhóm nước Annex I[1][2] cần cắt giảm). Nghị định thư cũng được khoảng 137 nước đang phát triển tham gia kí kết trong đó gồm Brasil, Trung Quốc và Ấn Độ nhưng không chịu ràng buộc xa hơn các vấn đề theo dõi diễn biến và báo cáo thường niên về vấn đề khí thải. Bên cạnh đó cũng còn nhiều tranh cãi xung quanh mức độ hiệu quả của nghị định này giữa các chuyên gia, khoa học gia và những nhà hoạt động môi trường. Một vài nghiên cứu về phí tổn bỏ ra nhằm hậu thuẫn cho sự thành công của nghị định cũng đã được quan tâm tiến hành.
Ngày 11 tháng 12 năm 1819 là ngày sinh của Tùng Thiện Vương Miên Thẩm (hình), hoàng thân và danh sĩ Việt Nam (mất năm 1870). Ông là một nhà thơ lớn thời nhà Nguyễn. Tùng Thiện Vương Miên Thẩm, tự Thận Minh, Trọng Uyên, hiệu Thương Sơn, biệt hiệu Bạch Hào Tử, là con trai thứ 10 của vua Minh Mạng, và là em vua Thiệu Trị. Ông nổi tiếng về thơ. Vua Tự Đức đã viết: “Văn như Siêu Quát vô tiền Hán; Thi đáo Tùng, Tuy thất thịnh Đường”. Miên Thẩm cùng với hai em là Tuy Lý Vương, Tương An Quận Vương, cũng được người đời xưng tụng là “Tam Đường”. Miên Thẩm là Đỗ Phủ văn chương Việt. Ông sống thận trọng, minh triết, trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt, các ông hoàng nhà Nguyễn không được đi thi, ít được tham gia chính sự, khi đất nước đang hết sức rối ren: nội bộ triều đình lủng củng, rạn nứt, loạn lạc khắp nơi, thiên tai, mất mùa nhiều năm cùng nạn ngoại bang xâm lấn. Hai trăm năm sau rất khó xác định được tài năng thật sự của ông trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự… Chỉ biết rằng sinh thời, Miên Thẩm là một ông hoàng có nhiều uy tín bởi đạo đức cao, tri thức rộng. Ông đến với mọi người đều bằng tấm lòng chân thực, khiêm tốn, phóng khoáng; không hề phân biệt địa vị, tuổi tác hay sang hèn. Nhờ vậy Tùng Vân xã (còn được gọi là Mặc Vân thi xã) mà ông là “Tao đàn nguyên súy” tập họp được nhiều danh sĩ, trong đó có Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát… Về văn nghiệp, ông là một nhà thơ chữ Hán bậc thầy, được các danh sĩ đương thời, kể cả vua Tự Đức, nhờ duyệt thơ và được một số nhà thơ Trung Quốc đánh giá cao, trong đó có Tiến sĩ Lao Sùng Quang. Cao Bá Quát (1809 – 1855) quốc sư của cuộc nổi dậy Mỹ Lương[1], và là một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam, tại bài đề tựa Thương Sơn thi tập của Miên Thẩm, đã viết:…”Tôi theo Quốc công (Tùng Thiện Vương) chơi đã lâu. Thơ của Quốc công đâu phải đợi đến ngày nay mới nói đến? Và cũng đâu phải đợi đến Quát này mới có thể nói được? Sáng ngày mai, đứng ở ngoài cầu Đốc Sơ trông về phía Nam… đó chẳng phải là núi Thương Sơn ư? Mua rượu uống rồi, cởi áo ở nơi bắc trường đình, bồi hồi ngâm vịnh các bài thơ “Hà Thượng” của Quốc công, lòng khách càng cảm thấy xa xăm man mác…”
Ngày 11 tháng 12 năm 1926 là ngày sinh Sơn Nam, nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu văn hóa người Việt Nam (mất năm 2008). Nhà văn Sơn Nam đã viết nên nhiều tác phẩm dấu ấn, ông được nhiều người gọi yêu là “ông già Nam Bộ”, “ông già Ba Tri“, “ông già đi bộ’, “pho từ điển sống về miền Nam” hay là “nhà Nam Bộ học”. Toàn bộ các sáng tác của ông được Nhà xuất bản Trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh mua bản quyền. Ông qua đời ngày 13 tháng 08 năm 2008 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Sơn Nam tên thật là Phạm Minh Tài sinh ngày 11 tháng 12 năm 1926, tại làng Đông Thái, quận An Biên, tỉnh Rạch Giá (nay thuộc xã Đông Thái, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang). Do sự nhầm lẫn của nhân viên hộ tịch, tên khai sinh của ông bị viết sai thành Phạm Minh Tày. Thuở nhỏ ông học tiểu học tại quê nhà, rồi học trung học tại Cần Thơ. Năm 1945, ông tham gia Thanh niên Tiền phong, giành lấy chính quyền ở địa phương, rồi lần lượt tham gia công tác ở Hội Văn hóa cứu quốc tỉnh, phòng Chính trị Quân khu, phòng Văn nghệ Ban Tuyên huấn Xứ ủy Nam Bộ. Bút danh Sơn Nam ra đời trong thời gian này, để tưởng nhớ người phụ nữ Khmer đã cho ông bú mớm thời thơ ấu (Sơn là một họ lớn của người Khmer, Nam là để nhắc nhớ mình là người phương Nam)[1]. Sau Hiệp định Genève 1954, ông về lại Rạch Giá. Năm 1955, ông lên Sài Gòn cộng tác với các báo: Nhân loại, Công Lý, Ánh sáng, Tiếng chuông, Lẽ sống… Năm 1960–1961, bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa bắt giam ở nhà lao Phú Lợi (Thủ Dầu Một, Bình Dương)[2]. Ra tù, ông tiếp tục làm báo, viết văn và khảo cứu về Nam Bộ. Sau 1975, ông tiếp tục hoạt động trên lĩnh vực văn hóa văn nghệ. Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
11 tháng 12
Ngày 11 tháng 12 là ngày thứ 345 (346 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 20 ngày trong năm.
« Tháng 12 năm 2015 » | ||||||
CN | T2 | T3 | T4 | T5 | T6 | T7 |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | ||
6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 |
20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 |
27 | 28 | 29 | 30 | 31 | ||
Mục lục
Sự kiện
- 220 – Sau khi buộc Hán Hiến Đế thiện vị vào ngày Ất Mão (25) tháng 10 (tức 25 tháng 11 DL), Tào Phi cử hành nghi lễ đăng cơ hoàng đế, khởi đầu triều Tào Ngụy, chính thức khởi đầu thời kỳ Tam Quốc tại Trung Quốc, tức ngày Tân Mùi (11) tháng 10 năm Canh Tý.
- 316 – Sau một thời gian bị tướng Lưu Diệu của Hán Triệu đem quân tiến công, Tấn Mẫn Đế Tư Mã Nghiệp cởi trần ra khỏi kinh thành Trường An đầu hàng, triều Tây Tấn diệt vong, tức ngày Ất Mùi (11) tháng 11 năm Bính Tý.
- 711 – Hoàng đế Đông La Mã Justinianos II bị loạn quân bắt giữ và xử tử bên ngoài Constantinopolis, ông là hoàng đế cuối cùng của triều đại Herakleios.
- 927 – Với sự ủng hộ của mẫu hậu Thuật Luật Bình, Da Luật Đức Quang lên ngôi hoàng đế Khiết Đan, tức ngày Nhâm Tuất (15) tháng 11 năm Đinh Hợi.
- 1816 – Indiana trở thành tiểu bang thứ 19 của Hoa Kỳ.
- 1886 – Câu lạc bộ bóng đá Dial Square, tiền thân của Arsenal F.C., giành chiến thắng 6–0 trước Eastern Wanderers trong cuộc thi đấu đầu tiên ở Isle of Dogs, Luân Đôn, Anh.
- 1927 – Khởi nghĩa Quảng Châu: Du kích cộng sản và Hồng vệ binh công nhân Trung Quốc tiến hành một cuộc nổi dậy tại Quảng Châu, chiếm giữ hầu hết thành phố và tuyên bố thành lập Xô viết Quảng Châu.
- 1936 – Trước những phản đối về việc ông kết hôn với phụ nữ người Mỹ Wallis Simpson do bà từng kết hôn hai lần trước đó, Edward VIII trở thành quốc vương Anh đầu tiên tự ý thoái vị.
- 1946 – Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc thành lập Quỹ Nhi đồng, mới đầu để cung cấp thực phẩm và y tế khẩn cấp cho trẻ em ở những nước bị phá phách trong Đệ nhị thế chiến.
- 1958 – Thượng Volta thuộc Pháp và Dahomey thuộc Pháp giành được quyền tự trị từ Đệ tứ Cộng hòa Pháp, tương ứng trở thành Thượng Volta và Cộng hòa Dahomey (nay là Bénin), gia nhâp vào Cộng đồng Pháp.
- 1964 – Che Guevara phát biểu tại Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc ở thành phố New York, Hoa Kỳ.
- 1994 – Chiến tranh Chechnya lần thứ nhất mở màn khi Tổng thống Nga Boris Nikolayevich Yeltsin lệnh cho quân đội Nga tiến vào nước cộng hòa ly khai Chechnya.
- 1997 – Bắt đầu tiến trình ký kết Nghị định thư Kyōto.
- 2001 – Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới.
- 2008 – Tỷ phú người Mỹ Bernard Madoff bị bắt giữ và bị buộc tội gian lận chứng khoán.
Sinh
- 1475 – Giáo hoàng Lêô X (m. 1521)
- 1803 – Hector Berlioz, nhà soạn nhạc người Pháp (m. 1869)
- 1819 – Tùng Thiện Vương Miên Thẩm, hoàng thân và danh sĩ Việt Nam (m. 1870)
- 1843 – Robert Koch, thầy thuốc người Đức, đoạt giải Nobel (m. 1910)
- 1882 – Max Born, nhà vật lý học người Đức, đoạt giải Nobel (m. 1970)
- 1899 – Giuse Maria Trịnh Như Khuê, Hồng y Tiên khởi người Việt Nam (mất 1978)
- 1911 – Naguib Mahfouz, nhà văn người Ai Cập, đoạt giải Nobel (m. 2006)
- 1918 – Aleksandr Solzhenitsyn, sĩ quan và tác gia người Nga, đoạt giải Nobel (m. 2008)
- 1926 – Sơn Nam, nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu văn hóa người Việt Nam (m. 2008).
- 1930 – Nguyễn Ngọc Loan, sĩ quan quân đội người Việt Nam (m. 1988)
- 1930 – Chus Lampreave, diễn viên người Tây Ban Nha
- 1930 – Jean-Louis Trintignant, diễn viên người Pháp
- 1931 – Rita Moreno, diễn viên, ca sĩ, vũ nữ người Puerto Rico
- 1931 – Bhagwan Shree Rajneesh, guru người Ấn Độ (m. 1990)
- 1935 – Ron Carey, diễn viên người Mỹ (m. 2007)
- 1935 – Pranab Mukherjee, chính khách người Ấn Độ, tổng thống thứ 13 của Ấn Độ
- 1943 – John Kerry, chính khách người Mỹ
- 1961 – Macky Sall, chính trị gia người Senegal, thống thống thứ 4 của Senegal
- 1966 – Lê Minh, ca sĩ và diễn viên người Trung Quốc
- 1969 – Viswanathan Anand, kỳ thủ người Ấn Độ
- 1974 – Oscar Gutierrez, đô vật chuyên nghiệp người Mỹ
- 1981 – Javier Saviola, cầu thủ bóng đá người Argentina
- 1984 – Leighton Baines, cầu thủ bóng đá người Anh
- 1992 – Tiffany Alvord, người viết ca khúc, ca sĩ và diễn viên người Mỹ
Mất
- 384 – Giáo hoàng Đamasô I (s. 305)
- 1241 – Oa Khoát Đài, hoàng đế/đại hãn của Đế quốc Mông Cổ, tức 8 tháng 11 năm Tân Sửu (s. 1186)
- 1282 – Mikhael VIII Palaiologos, hoàng đế của Đế quốc Đông La Mã (s. 1225)
- 1718 – Karl XII, quốc vương của Thụy Điển, tức 30 tháng 11 theo lịch Julius (s. 1682)
- 1817 – Marie Walewska, tình nhân người Ba Lan của Napoléon Bonaparte (s. 1786)
- 1840 – Kōkaku, thiên hoàng của Nhật Bản, tức 18 tháng 11 năm Canh Tý (s. 1771)
- 1938 – Christian Lous Lange, sử gia và giáo viên người Na Uy, đoạt giải Nobel (s. 1869)
- 1964 – Sam Cooke, ca sĩ người Mỹ (s. 1931)
- 1978 – Vincent du Vigneaud, nhà hóa học người Mỹ, đoạt giải Nobel (s. 1901)
- 2012 – Ravi Shankar, nghệ sĩ âm nhạc truyền thống Ấn Độ người Mỹ gốc Ấn (s. 1920)
Những ngày lễ và kỷ niệm
- 1997 Nghị định thư Kyoto (Kyoto Protocol) bắt đầu được tiến hành kí kết do UNFCCC khởi xướng.
Tháng 1 | Tháng 2 | Tháng 3 | Tháng 4 | Tháng 5 | Tháng 6 | Tháng 7 | Tháng 8 | Tháng 9 | Tháng 10 | Tháng 11 | Tháng 12 |
![]() |
Wikimedia Commons có thêm thư viện hình ảnh và phương tiện truyền tải về 11 tháng 12 |
Tham khảo
Lich Vạn Niên ngày 11 tháng 12 năm 2015

Lịch vạn niên 2015, ngày 1 tháng 11, năm 2015 – Âm lịchXem ngày giờ tốt và hướng xuất hànhTrong một tháng có 2 loại ngày tốt, ngày xấu; trong một ngày lại có 6 giờ tốt, 6 giờ xấu gọi chung là Ngày/giờ Hoàng đạo (tốt) và Ngày/giờ Hắc đạo (xấu). Người Việt Nam từ xưa đều có phong tục chọn ngày tốt và giờ tốt để làm những việc lớn như cưới hỏi, khởi công làm nhà, nhập trạch, ký kết, kinh doanh v.v.v. Ngày 1 tháng 11, năm 2015 là ngày Hoàng đạo , các giờ tốt trong ngày này là: Mậu Tí, Canh Dần, Tân Mão, Giáp Ngọ, ất Mùi, đinh Dậu Trong ngày này, các tuổi xung khắc nên cẩn thận trong chuyện đi lại, xuất hành, nói chuyện và làm các việc đại sự là: Qúy Mão, Kỷ Mão, Ất Sửu, Ất Mùi Xuất hành hướng Đông Bắc gặp Hỷ thần: niềm vui, may mắn, thuận lợi. Xuất hành hướng Nam gặp Tài thần: tài lộc, tiền của, giao dịch thuận lợi. Xem sao tốt và việc nên làm và nên kiêngTrong Lịch vạn niên, có 12 trực được sắp xếp theo tuần hoàn phân bổ vào từng ngày. Mỗi trực có tính chất riêng, tốt/xấu tùy từng công việc. Ngày 1 tháng 11, năm 2015 là Trực Thu: Tốt cho các việc khai trương, lập kho vựa, giao dịch, may mặc. Xấu cho các việc an táng, giá thú, nhậm chức, xuất nhập tài vật Nghị định thư KyōtoBách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nghị định thư Kyoto là một nghị định liên quan đến Chương trình khung về biến đổi khí hậu tầm quốc tế của Liên hiệp quốc với mục tiêu cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Bản dự thảo được kí kết vào ngày 11 tháng 12 năm 1997 tại Hội nghị các bên tham gia lần thứ ba khi các bên tham gia nhóm họp tại Kyoto, và chính thức có hiệu lực vào ngày 16 tháng 2 năm 2005 Kể từ tháng 9/2011 đã có khoảng 191 nước kí kết tham gia chương trình này. Trong đó có khoảng 36 nước phát triển (với liên minh Châu Âu được tính là một) được yêu cầu phải có hành động giảm thiểu khí thải nhà kính mà họ đã cam kết cụ thể trong nghị trình (lượng khí này chiếm hơn 61.6% của lượng khí của nhóm nước Annex I[1][2] cần cắt giảm). Nghị định thư cũng được khoảng 137 nước đang phát triển tham gia kí kết trong đó gồm Brasil, Trung Quốc và Ấn Độ nhưng không chịu ràng buộc xa hơn các vấn đề theo dõi diễn biến và báo cáo thường niên về vấn đề khí thải. Bên cạnh đó cũng còn nhiều tranh cãi xung quanh mức độ hiệu quả của nghị định này giữa các chuyên gia, khoa học gia và những nhà hoạt động môi trường. Một vài nghiên cứu về phí tổn bỏ ra nhằm hậu thuẫn cho sự thành công của nghị định cũng đã được quan tâm tiến hành. Mục lục
Nội dung chínhNghị định thư Kyoto là một cam kết được tiến hành dựa trên các nguyên tắc của Chương trình khung của Liên hiệp quốc về vấn đề biến đổi khí hậu. Trong đó những quốc gia tham gia kí kết phải chấp nhận việc cắt giảm khí CO2 và năm loại khí gây hiệu ứng nhà kính khác, hoặc có thể tiến hành biện pháp thay thế như Emission trading nếu không muốn đáp ứng yêu cầu đó. Theo một bài báo về Chương trình biến đổi khí hậu của Liên hiệp quốc thì: Nghị định thư đại diện cho sự thống nhất giữa các quốc gia công nghiệp trong vấn đề cắt giảm khí thải trên 5.2% so với năm 1990 (lưu ý rằng mức độ cắt giảm theo đó đến năm 2010 phải đạt được thì chỉ tiêu này là khoảng 29%). Mục tiêu hướng đến việc giảm thiểu các loại khí carbon dioxide, methane, nitơ ôxít, lưu huỳnh hexafluorua, clorofluorocarbon và perflourocarbon trong khoảng thời gian 2008-2021. Mức trần đã được quy định cho các nước tham gia cụ thể là 8% mức cắt giảm cho Liên minh Châu Âu và 7% cho Hoa Kỳ, 6% với Nhật Bản, 0% với Nga trong khi mức hạn ngạch cho phép tăng của Úc là 8%, và 10% cho Iceland[3]. Đó là sơ thảo do Chương trình khung về vấn đề biến đổi khí hậu của Liên hiệp quốc đưa ra – UNFCCC khi được nhất trí trong Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu tại Rio de Janeiro vào 1992. Khi đó chỉ có những nước thuộc Chương trình khung về vấn đề biến đổi khí hậu mới tham gia kí kết. Sau đó Nghị định thư Kyoto mới được đệ trình trong phiên họp thứ ba của Hội nghị các bên tham gia nằm trong Chương trình khung về vấn đề biến đổi khí hậu được tổ chức vào năm 1997 tại Kyoto, Nhật Bản. Hầu hết những điều khoản trong Nghị định thư là yêu cầu dành cho các nước công nghiệp phát triển – được liệt vào nhóm Annex I trong UNFCCC, và không có hiu lực đối với các nguồn khí thải đến từ lãnh vực hàng không và hàng hải thuộc phạm vi quốc tế. Nghị định thư giờ đây có hiệu lực với hơn 170 quốc gia, chiếm khoảng 60% các nước liên quan đến vấn đề khí thải nhà kính. Tính đến tháng 12 năm 2007, Hoa Kỳ và Kazakhstan là hai nước duy nhất không tiến hành các biện pháp cắt giảm dù có tham gia kí kết nghị định thư. Hiệu lực của bản hiện tại sẽ hết vào năm 2012, để vun đắp thành công cho nghị trình hiện tại, nhiều hội nghị quốc tế với sự tham gia của các bên liên quan đã được tiến hành từ tháng 5/2007[4]. Những nguyên tắc chính trong Nghị định thư KyotoNghị định được kí kết bởi chính phủ các quốc gia tham gia Liên hiệp quốc và được điều hành dưới các nguyên tắc do tổ chức này qui ước. Các quốc gia được chia làm hai nhóm: nhóm các nước phát triển-còn gọi là Annex I (vốn sẽ phải tuân theo các cam kết nhằm cắt giảm khí gây hiệu ứng nhà kính) và buộc phải có bản đệ trình thường niên về các hành động cắt giảm khí thải; và nhóm các nước đang phát triển-hay nhóm các nước Non-Annex I (không chịu ràng buộc các nguyên tắc ứng xử như Annex I nhưng có thể tham gia vào Chương trình cơ cấu phát triển sạch). Các quốc gia Annex I không đáp ứng được yêu cầu đặt ra như trong bản kí kết sẽ phải cắt giảm thêm 1.3 lượng khí vượt mức cho phép trong thời hạn hiệu lực tiếp theo của nghị định thư. Kể từ tháng 1/2008 đến hết năm 2012, nhóm nước Annex I phải cắt giảm lượng khí thải để lượng khí thải ra thấp hơn 5% lượng khí vào năm 1999 (với nhiều nước thành viên Châu Âu, mức này tương đương khoảng 15% lượng khí họ thải ra vào năm 2008). Trong khi trung bình của lượng khí phải cắt giảm là 5%, mức dao động giữa các quốc gia của Liên minh Châu Âu là 8% đến 10% (đối với Iceland), nhưng do ràng buộc với nghị định thư với từng nước trong khối có khác nhau[5] nên một số nước kém phát triển trong EU có thể được phép giữ cho mức tăng đến 27% (so với 1999). Quy ước này sẽ hết hạn vào năm 2013. Nghị định thư Kyoto cũng cho phép một vài cách tiếp cận linh hoạt cho các nước Annex I nhằm đạt được mục tiêu cắt giảm khí thải bằng cách cho phép các nước này mua lượng khí cắt giảm được từ những quốc gia khác. Điều này có thể đạt được dưới hình thức tài chính hay từ những chương trình hỗ trợ công nghệ cho các nước Non-Annex I (vốn có tham gia vào Chương trình cơ cấu phát triển sạch-CDM) để các nước này hoàn thành mục tiêu đã kí kết trong Nghị định thư, trong đó chỉ có những thành viên được chứng nhận CER trong Chương trình cơ cấu phát triển sạch mới được phép tham gia. Trong thực tế, điều này có nghĩa là các nền kinh tế nhóm nước đang phát triển tham gia Kyoto Protocol không bị bắt buộc phải giới hạn lượng khí thải gây ra, nhưng một khi chương trình cắt giảm khí thải được xúc tiến ở các quốc gia này nó sẽ nhận được một lượng hạn ngạch carbon cho phép (Carbon Credit), vốn có thể bán cho các nước Annex I. Quy định này xuất hiện trong Nghị định thư do:
Mục tiêu chínhNghị định thư Kyoto được mong đợi sẽ là một thành công trong vấn đề cắt giảm khí gây hiệu ứng nhà kính.
Mục tiêu được đặt ra nhằm “Cân bằng lại lượng khí thải trong môi trường ở mức độ có thể ngăn chặn những tác động nguy hiểm cho sự tồn tại và phát triển của con người vốn chịu ảnh hưởng sâu sắc của môi trường[6]“. Theo Chương trình hợp tác giữa các chính phủ về vấn đề biến đổi khí hậu (The Intergovernmental Panel on Climate Change-IPCC) nhiệt độ toàn cầu sẽ gia tăng từ 1.4°C (2.5°F) đến 5.8°C (10.4°F) từ 1990 đến 2100[7]. Các bên ủng hộ cho cũng nhấn mạnh rằng Nghị định thư Kyoto phải là bước đầu tiên[8][9] vì các điều kiện để thỏa mãn Chương trình khung về vấn đề biến đổi khí hậu – UNFCCC sẽ được liên tục cân nhắc sửa đổi cho phù hợp nhất[10] để hoàn thành mục tiêu cân bằng khí thải ở mức độ thích hợp cho sự phát triển của con người. Con đường đi đến hiệu lực của Nghị định thư KyotoHiệu lực của Nghị định thư Kyoto: màu xanh cho các nước đã tham gia kí kết, vàng đối với các nước đang tiến hành kí kết, và màu đỏ cho các nước dù có kí kết tham gia (ủng hộ) nhưng không tuân theo các điều khoản của Nghị định thư.
Các điều khoản trong Nghị định thư đã được đưa ra bàn thảo vào tháng 12/1997 tại thành phố Kyoto,Nhật Bản và được đưa ra kí kết thông qua từ 16 tháng 3 năm 1998 đến 15 tháng 3 năm 1999. Sau đó chính thức có hiệu lực từ ngày 16 tháng 2 năm 2005. Đến tháng 11 năm 2007 đã có 175 nước và đại diện chính phủ các nước tham gia kí kết (chiếm hơn 61.1% lượng khí thải từ các nước Annex I. Theo điều khoản 25 của Nghị định thư, thời gian hiệu lực sẽ được tính sau khoảng thời gian 90 ngày kể từ khi Nghị định đã có đủ 55 quốc gia tham gia kí kết và lượng khí thải của các nước này phải chiếm ít nhất 55% lượng carbon dioxide do các nước các nước phát triển tham gia kí kết Kyoto Protocol thải ra vào năm 1990. Điều kiện thứ nhất được thoả mãn vào ngày 23 tháng 5 năm 2002 khi số lượng 55 nước tham gia đạt được với chữ kí của Iceland, trong khi điều kiện thứ hai phải đến ngày 18 tháng 11 năm 2004 mới đạt được với sự tham gia của Nga. Không lâu sau đó, Nghị định thư Kyoto đã chính thức có hiệu lực cho tất cả các bên tham gia kí kết, đó là ngày 16 tháng 2 năm 2005. Tình trạng hiện tại của các nước tham giaNhật BảnTrong cuộc gặp gỡ tháng 11 năm 2007 tại Washington D.C., Thủ tướng Nhật Bản Yasuo Fukuda và Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush nhấn mạnh về sự hợp tác tiếp tục giữa hai nước về vấn đề biến đổi khí hậu, phát triển sạch và an ninh năng lượng. Theo đó hai bên đã cùng đưa ra các cam kết:
Cùng chung trách nhiệm nhưng chấp nhận khác biệtChương trình khung về vấn đề thay đổi khí hậu của Liên hiệp quốc đồng ý về sự có mặt của điều khoản trong đó nhấn mạnh về trách nhiệm chung của các nước tham gia nhưng cũng cho phép sự khác biệt của từng nước, theo đó:
Nói cách khác, những quốc gia như Trung quốc đại lục, Ấn Độ và các nước đang phát triển khác sẽ không bị ràng buộc bởi những hạn mức trong Nghị định thư Kyoto do không phải là những nhân tố chính tham gia vào thời kì phát triển tiền công nghiệp. Tuy nhiên những nước này vẫn có trách nhiệm chia sẻ những quan điểm chung với các nước khác về trách nhiệm đối với vấn đề cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Thương mại khí thảiMột nhà máy nhiệt điện chạy bằng than ở Đức. Do những tiêu chuẩn cắt giảm khí thải từ Kyoto Protocol, than đá sẽ trở thành dạng năng lượng kém cạnh tranh trong tương lai.
Nghị định thư Kyoto chấp nhận một hệ thống cho phép thương mại hóa lượng khí thải cắt giảm gọi là “cap and trade system” nhằm giúp các nước phát triển tham gia Nghị định thư Kyoto một cách linh hoạt hơn[12] khi tiến hành các biện pháp cắt giảm khí gây hiệu ứng nhà kính. Bình quân những nước này cần phải đạt mục tiêu lượng khí thải hàng năm thấp hơn 5.2% so với lượng thải năm 1990 và cam kết này có hiệu lực từ 2008 đến 2012. Mặc dù điều này được áp dụng cho mọi thành phần kinh tế nhưng trong thực tế các nước tham gia điều tiến hành đối với các loại hình liên quan đến các cơ sở công nghiệp sản xuất năng lượng và giấy. Một ví dụ về loại hình thương mại khí thải này phải kể đến là chương trình thương mại khí thải của Liên minh Châu Âu[13] Tại Hoa Kỳ, có thị trường quốc gia về giảm thiểu mưa axit và một số thị trường khu vực về giảm thiểu nitơ ôxit.[14] Điều này có nghĩa những thành phần mua hạn ngạch sẽ là những đơn vị sản xuất kinh doanh có mức khí thải vượt quá số hạn ngạch cho phép (Đơn vị cấp phát cố định -the Assigned Allocation Units, AAUs hay ngắn gọn là “Mức cho phép”). Cụ thể những đơn vị sản xuất này sẽ phải mua thêm số AAUs trực tiếp từ một bên khác nhằm gia tăng mức hạn ngạch cho phép, chủ yếu từ chương trình cơ cấu phát triển sạch – CDM hoặc dưới các hình thức trao đổi thương mại khác. Vì hạn ngạch carbon cho phép là những đơn vị có thể thương mại hóa dưới hình thức định dạng giá cả nên những nhà đầu tư có thể mua lại nhằm mục đích đầu cơ hay dành cho các thương vụ tương lai. Các giao dịch trên thị trường thứ cấp này sẽ giúp giá cả của mức hạn ngạch carbon cho phép thay đổi linh hoạt hơn nhằm giúp các cơ sở kinh doanh hay các dự án đầu tư nhằm thu hút vốn nước ngoài (ví dụ như Trung Quốc muốn thu hút đầu tư vào nước họ thì chính phủ sẽ hỗ trợ các thành phần kinh doanh hạn ngạch carbon bằng các hình thức trợ giá, và như vậy các cơ sở sản xuất ở TQ sẽ mua hạn ngạch carbon với giá thấp hơn so với các cơ sở ở Thụy Điển chẳng hạn). Hạn ngạch khí thải quy định trong Nghị định thư Kyoto được cung cấp bởi chương trình cơ cấu phát triển sạch – CDM và chương trình hỗ trợ bổ sung – Joint Implementation (Projects)/JI. Chương trình cơ cấu phát triển sạch/CDM cho phép các nước đang phát triển tham gia Kyoto Protocol thương mại hóa các khoản hạn ngạch carbon của nó trong khi Chương trình hỗ trợ bổ sung/JI cho phép các nước Annex I qui đổi lượng khí thải vượt trần cho phép (đã cam kết khi kí Nghị định thư Kyoto) sang lượng khí thải tương ứng của các nước Non-Annex I có tham gia Chương trình cơ cấu phát triển sạch dưới dạng các đơn vị hạn ngạch carbon. Chương trình CDM sẽ cung cấp Chứng nhận cắt giảm khí thải (CERs), và chương trình JI sẽ đưa ra Đơn vị khí thải cắt giảm (Emission Reduction Units – ERUs), vốn dĩ có giá trị tương đương với một đơn vị cấp phát cố định (the Assigned Allocation Units – AAUs). Ủng hộNhững người ủng hộ Nghị định thư Kyoto cho rằng công cuộc đấu tranh giảm thiểu các loại khí thải gây hiệu ứng nhà kính là việc làm tối quan trọng vì các loại khí này là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng ấm nóng toàn cầu. Ý kiến này cũng đã được minh chứng bằng nhiều nghiên cứu. Hầu như toàn bộ quốc hội của các nước tham gia kí kết điều ủng hộ các quy tắc ứng xử trong Nghị định thư. Trong đó phần nhiều là các quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu và các tổ chức bảo vệ môi trường. Bản thân Liên hiệp quốc và các cơ quan tham vấn phát triển công nghệ (chủ yếu là của các nước G8) cũng đã đệ trình những báo cáo ủng hộ cho tương lai của Nghị định thư Kyoto. Một nhóm các tổ chức thương mại lớn của Canada cũng lên tiếng kêu gọi những hành động cấp bách cho vấn đề ấm nóng toàn cầu và nhấn mạnh rằng Nghị định thư Kyoto chỉ là bước quan trọng đầu tiên. Phản đốiMột vài chuyên gia quan tâm đến vấn đề gia tăng nhiệt độ toàn cầu cho rằng Nghị định thư sẽ có tác động tiêu cực đến sự gia tăng của các nền dân chủ trên thế giới do các tác động của nó trong tiến độ chuyển giao thành quả công nghiệp cho các nước thuộc thế giới thứ ba. Một số khác lại cho rằng những đóng góp của Nghị định thư không đủ cho vấn đề cắt giảm lượng khí thải cần thiết cho mục tiêu mà nó đề ra[15]. Mặt khác cũng có tiếng chỉ trích từ các chuyên gia kinh tế môi trường[16][17][18] với suy nghĩ rằng chi phí bỏ ra cho hoạt động duy trì mục tiêu Nghị định thư là vượt xa hiệu quả mà nó mang lại, họ cũng bày tỏ hoài nghi về sự lạc quan quá mức trong khi chỉ có một lượng nhỏ khí thải được cắt giảm thông qua các cam kết[19][20]. Bảng theo dõi tăng khí thải nhà kính từ năm 1990Dưới đây là Bảng theo dõi tăng khí thải nhà kính từ năm 1990 đến năm 2004 của một số quốc gia trong Hiệp định thay đổi Khí hậu theo báo cáo của Liên Hợp Quốc[21]
Dưới đây là Bảng theo dõi tăng khí thải nhà kính ở một số nước.[22]
Ghi chú
Liên kết ngoài
Thể loại:
Tùng Thiện VươngBách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tùng Thiện Vương (chữ Hán: 從善王, 1819 – 1870); tự Thận Minh, Trọng Uyên, hiệu Thương Sơn, biệt hiệu Bạch Hào Tử. Ông là con trai thứ 10 của vua Minh Mạng, và là em vua Thiệu Trị đồng thời là một nhà thơ Việt Nam thời nhà Nguyễn. Mục lụcTiểu sửTùng Thiện Vương sinh ngày 24 tháng 10 năm Kỷ Mão (tức 11 tháng 12 năm 1819) tại cung Thanh Hòa trong cấm thành Huế. Thuở lọt lòng, ông được ông nội đặt tên là Ngợn[1]. Đến năm 1832, khi đã có Đế hệ thi, ông được cải tên là Miên Thẩm (Nguyễn Phúc Miên Thẩm). Năm lên 7 tuổi, Miên Thẩm cùng với các em vào Dưỡng Chính đường, được thầy Thân Văn Quyền[2] dạy chu đáo. Ông rất chịu khó học tập, nên mới 8 tuổi (1827), nhân theo hầu vua dự lễ Nam Giao, ông làm bài Nam Giao thi, rất được tán thưởng. Năm 1839, ông được phong làm Tùng Quốc Công, mở phủ ở phường Liêm Năng, bên bờ sông An Cựu, Huế. Năm 1849, ông lập thêm Tiêu Viên sau phủ, đón mẹ (Thục tân Nguyễn Thị Bửu) và ba em gái (Nguyễn Phúc Vĩnh Trinh, Nguyễn Phúc Trinh Thận tức nữ sĩ Mai Am và Nguyễn Phúc Tĩnh Hòa) ra phụng dưỡng chăm nuôi. Khi các em lần lượt có chồng, rồi mẹ mất, ông cải tạo phủ chính làm nhà thờ, còn mình lui về ở Tiêu Viên và dựng lều tranh bên cạnh mộ mẹ cư tang ba năm. Năm 1854, mãn tang, ông được gia phong Tùng Thiện Công. Năm 1858, ông mua 12 mẫu ruộng ở xã Dương Xuân, làm nhà ở gọi là Phương Thốn thảo đường. Năm 1865, ông giữ chức Tả Tôn Nhân phủ, trong thời gian này xảy ra sự biến giặc Chày vôi. Trước đó, ông đã gả con gái là Thể Cúc cho Đoàn Hữu Trưng, một thanh niên ở làng An Truyền (tức làng Chuồn). Năm 1866, Hữu Trưng ngầm làm cuộc nổi dậy (sử cũ gọi là giặc Chày Vôi) nhằm lật đổ vua Tự Đức. Việc thất bại, Hữu Trưng và nhiều người bị hành hình. Mặc dù trước đó, Hữu Trưng đã lấy cớ vợ cư xử trái lễ với mẹ chồng mà trả về để tránh liên lụy cho nhà vợ, Miên Thẩm cũng trói cả con gái và cháu ngoại, quỳ dâng sớ xin chịu tội. Vua Tự Đức không kết tội chỉ nói ông chọn rễ không cẩn thận để mất thanh danh, nay trừ bổng trong tám năm. Suốt những năm bị trừ bổng ấy, ông lên ngôi chùa cổ Từ Lâm hoang tàn ở xã Dương Xuân làm nơi cư ngụ, vợ con phải canh tác trồng cây quả đem ra chợ bán để có cái ăn hàng ngày. Ông mất ngày 30 tháng 3 năm Canh Ngọ (tức 30 tháng 4 năm 1870) lúc 51 tuổi. Năm 1878, ông được vua Tự Đức gia tặng là Tùng Thiện Quận Vương. Năm 1929, vua Bảo Đại mới truy phong ông là Tùng Thiện Vương, tước vị mà ngày nay người ta quen gọi. Tác phẩmSự nghiệp trước tác của Tùng Thiện Vương rất phong phú (14 tập). Trong số đó đáng kể là Thương Sơn thi tập, gồm 54 quyển chia ra 8 tập với hơn 2.200 bài thơ. Các tác phẩm khác: Thương Sơn từ tập, Thương Sơn thi thoại, Thương Sơn ngoại tập, Thương Sơn văn di v.v… Một tấm lòng thơLăng Tùng Thiện Vương ở gần chùa Từ Hiếu, Huế.
Thơ của ông dù viết theo thể loại nào (hành, dao, thán, từ…), dù mang nội dung cảm hoài, ngôn chí hay thù tạc…, tất cả đều có văn pháp giản dị, ý tứ thâm sâu, chữ nghĩa chọn lọc, đều mang tính hiện thực cao (rất gần với thơ Đỗ Phủ thời nhà Đường), chứa đựng tinh thần yêu nước, thương dân, hết lòng vì bè bạn. Có thể kể đến một bài như: “Phù lưu tiền hành”, “Mại trúc dao”, “Kim hộ thán”, “Bộ hổ từ”… Bên cạnh tai ách áp bức, nhũng nhiễu, bóc lột của tầng lớp trên; người dân còn lâm cảnh đói kém, lưu tán do thiên tai như lũ lụt, hạn hán nhiều năm liền như các bài: “Nam Định hải dật”, “Thủy, Lưu dân thán”… Và thao thức, dằn dặt trước bao biến động của đất nước như các bài: “Tống Lương từ”, “Mại chỉ y”, “Vận, Khiển sầu”, “Tuế mộ mặc vân sào dạ tập”, “Thương tâm”, Đọc Nguyễn Đình Chiểu, Nhạc Phi, Nhị nguyệt nhị thập… Bên cạnh những nỗi đau chung, nơi tâm tư ông còn trĩu nỗi đau riêng. Theo sử sách ghi, sau đám tang vua Thiệu Trị (1847), hai người cháu ruột của ông là Hồng Bảo và Hồng Nhậm cùng tranh giành ngôi vua, mở màn cho một bi kịch chốn vương triều. Cuối cùng, Hồng Bảo bị hạ ngục vì tội liên hệ với “bên ngoài”, để rồi phải tự tìm cái chết thân còn mang xiềng xích. Thảm cảnh đã được ông khéo gửi gấm trong một bài thơ khá dài: “Quỷ khốc hành”. Năm 1866, cuộc biến động ở Khiêm Lăng (loạn Chày vôi thời Tự Đức) do chính con rể đầu của ông là Đoàn Hữu Trưng chủ xướng, một lần nữa khiến vết thương lòng nhức nhói cho đến cuối đời (Vận, Tuế án độc tọa khiển muộn…). Tuy sau này vua Tự Đức xét ông vô can, nhưng chính nỗi đau mới này cùng với lo toan dân tình, nạn nước; tất cả khiến lòng ông thêm chán ngán cảnh điện ngọc, cung son đã khiến tinh thần ông thêm suy sụp nơi cơ thể vốn gầy gò, lắm bệnh. Ông viết:
Ngoài ra, ông còn có mảng thơ trữ tình viết về cảnh vật thiên nhiên và bè bạn…Tiến sĩ nhà Thanh là Lao Sùng Quang, khi đọc bài “Khiển hoài” của ông, đã phải khen rằng:
Nhận xét chungGò đất bên trái ảnh là nơi chôn cất ông
Theo như trong tập Thơ Tùng Thiện Vương[3], vào giữa thế kỷ 19 tại kinh thành Phú Xuân (Huế) đã xuất hiện một số nhà thơ dòng dõi hoàng tộc Nguyễn Phúc, trong đó có Tùng Thiện Công (tước vị của Miên Thẩm lúc bấy giờ), Nguyễn Phúc Miên Trinh, Nguyễn Phúc Miên Bửu, công chúa Mai Am (tất cả đều là em của ông) được nhiều người biết hơn cả. Ông sống trong một giai đoạn lịch sử hết sức rối ren: nội bộ triều đình lủng củng, rạn nứt, loạn lạc khắp nơi, thiên tai gây mất mùa nhiều năm cùng nạn ngoại bang xâm lấn nhưng theo quy chế nhà Nguyễn, các ông hoàng không được đi thi, ít được tham gia chính sự nên khó xác định được tài năng thật sự của ông trong các lĩnh vực khác (kinh tế, chính trị, quân sự…). Tùng Thiện Vương nổi tiếng về thơ, do đó vua Tự Đức đã viết: “Văn như Siêu Quát vô tiền Hán; Thi đáo Tùng, Tuy thất thịnh Đường”. Và cùng với hai em là Tuy Lý Vương, Tương An Quận Vương, cũng được người đời xưng tụng là “Tam Đường”. Văn như Siêu Quát vô tiền Hán, Thi đáo Tùng Tuy thất Thịnh ĐườngSinh thời, ông là một ông hoàng có nhiều uy tín bởi đạo đức cao, tri thức rộng. Ông đến với mọi người đều bằng tấm lòng chân thực, khiêm tốn, phóng khoáng; không hề phân biệt địa vị, tuổi tác hay sang hèn. Nhờ vậy Tùng Vân xã (còn được gọi là Mặc Vân thi xã) mà ông là “Tao đàn nguyên súy” tập họp được nhiều danh sĩ, trong đó có Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát… Về văn nghiệp, ông là một nhà thơ chữ Hán bậc thầy, được các danh sĩ đương thời, kể cả vua Tự Đức, nhờ duyệt thơ và được một số nhà thơ Trung Quốc đánh giá cao, trong đó có Tiến sĩ Lao Sùng Quang. Trong bài đề tựa Thương Sơn thi tập của ông, Cao Bá Quát viết:
Chú thích
Liên kết ngoài
Thể loại:
Sơn Nam (nhà văn)Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đối với các định nghĩa khác, xem Sơn Nam (định hướng).
Sơn Nam (1926 – 2008) là một nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam nổi tiếng. Mục lụcTiểu sửÔng tên thật là Phạm Minh Tài sinh ngày 11 tháng 12 năm 1926, tại làng Đông Thái, quận An Biên, tỉnh Rạch Giá (nay thuộc xã Đông Thái, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang). Do sự nhầm lẫn của nhân viên hộ tịch, tên khai sinh của ông bị viết sai thành Phạm Minh Tày. Thuở nhỏ ông học tiểu học tại quê nhà, rồi học trung học tại Cần Thơ. Năm 1945, ông tham gia Thanh niên Tiền phong, giành lấy chính quyền ở địa phương, rồi lần lượt tham gia công tác ở Hội Văn hóa cứu quốc tỉnh, phòng Chính trị Quân khu, phòng Văn nghệ Ban Tuyên huấn Xứ ủy Nam Bộ. Bút danh Sơn Nam ra đời trong thời gian này, để tưởng nhớ người phụ nữ Khmer đã cho ông bú mớm thời thơ ấu (Sơn là một họ lớn của người Khmer, Nam là để nhắc nhớ mình là người phương Nam)[1]. Sau Hiệp định Genève 1954, ông về lại Rạch Giá. Năm 1955, ông lên Sài Gòn cộng tác với các báo: Nhân loại, Công Lý, Ánh sáng, Tiếng chuông, Lẽ sống… Năm 1960–1961, bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa bắt giam ở nhà lao Phú Lợi (Thủ Dầu Một, Bình Dương)[2]. Ra tù, ông tiếp tục làm báo, viết văn và khảo cứu về Nam Bộ. Sau 1975, ông tiếp tục hoạt động trên lĩnh vực văn hóa văn nghệ. Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Nhà văn Sơn Nam đã viết nên nhiều tác phẩm dấu ấn, ông được nhiều người gọi yêu là “ông già Nam Bộ”, “ông già Ba Tri“, “ông già đi bộ’, “pho từ điển sống về miền Nam” hay là “nhà Nam Bộ học”. Toàn bộ các sáng tác của ông được Nhà xuất bản Trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh mua bản quyền. Ông qua đời ngày 13 tháng 08 năm 2008 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Danh mục sách
Ghi nhận công lao
Tưởng nhớSau khi ông qua đời, con gái ông đã dựng một nhà lưu niệm trên khuôn viên rộng 1500m2 bên bờ kênh Bảo Định (xã Đạo Thạnh, Mỹ Tho, Tiền Giang)[6][7]. Nơi đây được gia đình dùng làm nơi hương khói cho ông, đồng thời cũng để những người yêu mến ông có thể ghé thăm ông[6]. Tham khảo
Liên kết ngoài
Thể loại:
Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
Video yêu thích Trở về trang chính |
Pingback: Thầy Quyền thâm canh lúa | Tình yêu cuộc sống