CNM365. Chào ngày mới 16 tháng 12. Wikipedia Ngày này năm xưa. Năm 1308 – ngày mất Trần Nhân Tông, hoàng đế của triều Trần, tức 3 tháng 11 âm lịch năm Mậu Thân (sinh năm 1258). Trần Nhân Tông là vị hoàng đế thứ 3 của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Ông trị vì 15 năm (1278 – 1293) và làm Thái thượng hoàng 15 năm. Ông được sử sách ca ngợi là một trong những vị hoàng đế nổi tiếng anh minh trong lịch sử Việt Nam, có vai trò lãnh đạo quan trọng trong Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần 2 và lần 3. Lúc này, quân đội Đại Việt dưới sự chỉ huy trực tiếp của Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn đã đánh tan tác quân đội hùng mạnh của Nhà Nguyên, bảo vệ bờ cõi Đại Việt trước vó ngựa nổi tiếng vô địch của người Mông Cổ. Ngay sau khi dẹp yên quân giặc, ông cho giảm thuế, phát lương chẩn, tích cực khôi phục các công trình đã bị quân Nguyên hủy hoại, mau chóng sau đó quốc gia hồi phục, Đại Việt dần lấy lại sự hưng thịnh và phát triển cực thịnh thêm nữa. Năm 1293, Nhân Tông thoái vị, nhường ngôi cho Thái tử Trần Thuyên kế vị, tức Anh Tông hoàng đế, ông lui về làm Thái thượng hoàng, chuyên tâm vào nghiên cứu Phật giáo. Ông là người đã thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử nổi tiếng. Sau khi nhường ngôi, ông thường hay lấy pháp hiệu là Đầu đà Giác Hoàng Điều ngự. Bên cạnh là một vị hoàng đế tài năng, Nhân Tông còn nổi tiếng là một nhà thơ xuất sắc của triều đại nhà Trần. Thơ ông có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa cảm quan triết học và cảm quan thế sự, có tinh thần lạc quan, yêu đời, tấm lòng vị tha của một nhân cách cỡ lớn và sự rung động tinh tế, lòng yêu tự do thích thảng của một nhà nghệ sĩ. Ở đấy cũng thể hiện sự hoà hợp khó chia tách giữa một ngòi bút vừa cung đình vừa giản dị, có cả những kiến thức sách vở uyên bác lẫn với sự từng trải lịch lãm. Trần Nhân Tông đã có các tác phẩm Trần Nhân Tông thi tập, Đại hương hải ấn thi tập, Tăng già toái sự, Thạch thất mỵ ngữ và bộ Trung hưng thực lục do ông sai văn thần biên soạn. Tuy nhiên, hiện chỉ còn tìm thấy 31 bài thơ, hai cặp câu thơ lẻ, một bài minh và một bài tán. Ngoài ra, trong sách Thiền tông bản hạnh còn có hai bài văn Nôm biền ngẫu mà ông là tác giả.
Năm 2009 – Avatar được phát hành trên phạm vi quốc tế, sau đó trở thành phim có doanh thu cao nhất mọi thời đại. Avatar là một bộ phim khoa học viễn tưởng của Mỹ[5][6] năm 2009 do James Cameron viết kịch bản và đạo diễn, với sự tham gia của các diễn viên Sam Worthington, Zoe Saldana, Stephen Lang, Michelle Rodriguez, Joel David Moore, Giovanni Ribisi và Sigourney Weaver. Bộ phim lấy bối cảnh vào năm 2154, khi con người đang khai thác một khoáng vật quý giá gọi là unobtanium tại Pandora, một hành tinh tươi tốt mang sự sống nằm trong chòm sao Alpha Centauri.[7][8] Việc mở rộng khai thác mỏ tại cụm làng đang đe dọa sự tồn tại của tộc người bản địa Na’vi ở Pandora. Tiêu đề của bộ phim đề cập đến ứng dụng công nghệ gen trong việc lai ADN giữa người Na’vi và người Trái Đất của một nhóm nghiên cứu sự tương tác với người bản địa ở Pandora. Ý tưởng về Avatar bắt đầu vào năm 1994, khi Cameron viết 80 trang bản thảo cho bộ phim.[9] Việc quay phim được cho là diễn ra sau khi hoàn thành bộ phim của Cameron năm 1998 – Titanic, và trở thành một kế hoạch được triển khai vào năm 1999,[10] nhưng theo Cameron, những kỹ xảo cần thiết chưa có sẵn để đạt đến những gì ông đã tưởng tượng về bộ phim.[11] Bắt đầu làm việc với ý tưởng về một ngôn ngữ khác của người ngoài hành tinh vào mùa hè năm 2005, Cameron đã tiến đến phát triển kịch bản phim và suy nghĩ về một hành tinh hư cấu vào đầu năm 2006.[12][13] Avatar chính thức có được dự thảo ngân sách 237 triệu đô la Mỹ.[2] Ước tính khác cho rằng chi phí sản xuất khoảng 280 đến 310 triệu và 150 triệu đô la Mỹ cho quảng bá.[14][15][16] Bộ phim đã được trình chiếu dưới dạng xem 2D truyền thống, xem 3D (sử dụng các định dạng RealD 3D, Dolby 3D, XpanD 3D, IMAX 3D) và xem 4D. Việc làm phim nổi được xem là một bước đột phá trong công nghệ điện ảnh.[17] Ngày 10 tháng 12 năm 2009, Avatar được công chiếu tại Luân Đôn; ngày 16 tháng 12, phát hành quốc tế; ngày 18 tháng 12, công chiếu tại Mỹ và Canada, đồng thời được ca ngợi và tán dương nhiệt liệt.[18][19] và thành công trong thương mại.[20][21][22] Bộ phim đã phá vỡ kỉ lục phòng vé suốt thời gian trình chiếu và trở thành phim có doanh thu cao nhất mọi thời đại tại Mỹ, Canada và trên toàn thế giới, vượt qua Titanic, bộ phim đã giữ kỷ lục suốt 12 năm.[23] Nó cũng trở thành bộ phim đầu tiên kiếm được hơn 2 tỷ đô la.[24] Avatar đã được đề cử 9 giải Oscar, bao gồm Phim xuất sắc nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất,[25] và đoạt 3 giải: Quay phim xuất sắc, Hiệu ứng hình ảnh và Chỉ đạo nghệ thuật xuất sắc. Sau thành công của phim, Cameron đã ký hợp đồng với hãng 20th Century Fox để sản xuất hai phần tiếp theo, Avatar trở thành phần đầu trong kế hoạch bộ ba. Phiên bản 2D của bộ phim bị cấm chiếu trên toàn lãnh thổ Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa vì những lo ngại tình tiết nổi dậy, bạo động trong phim có thể ảnh hưởng đến người dân.[26]
Năm 2010 – ngày mất Trần Văn Giàu, nhà hoạt động chính trị, sử gia người Việt Nam (sinh năm 1911). Trần Văn Giàu (6 tháng 9, 1911 – 16 tháng 12, 2010[1]) là nhà hoạt động cách mạng, nhà khoa học, nhà nghiên cứu lịch sử, triết học và là nhà giáo Việt Nam.
16 tháng 12
Ngày 16 tháng 12 là ngày thứ 350 (351 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 15 ngày trong năm.
« Tháng 12 năm 2015 » | ||||||
CN | T2 | T3 | T4 | T5 | T6 | T7 |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | ||
6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 |
20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 |
27 | 28 | 29 | 30 | 31 | ||
Mục lục
Sự kiện
- 755 – Tiết độ sứ An Lộc Sơn khởi binh chống triều đình, song trên danh nghĩa tuyên bố nhận được mật chiếu của Đường Huyền Tông, khởi đầu loạn An Sử, tức ngày Giáp Tý (16) tháng 11 năm Ất Mùi.
- 1044 – Min Saw đăng cơ với vương hiệu Anawrahta tại Pagan, khởi đầu lịch sử nghiệm chứng được của Myanmar.
- 1431 – Henry VI của Anh cử hành nghi lễ đăng quang Quốc vương Pháp tại Nhà thờ Đức Bà ở Paris, Pháp.
- 1497 – Vasco da Gama đi vòng qua Mũi Hảo Vọng, địa điểm mà Bartolomeu Dias trước đó quyết định trở về Bồ Đào Nha.
- 1653 – Oliver Cromwell nhậm chức Bảo hộ công chung thân của Thịnh vượng chung Anh, Scotland và Ireland.
- 1740 – Quốc vương Phổ Friedrich II xâm chiếm Silesia, khởi đầu Chiến tranh Kế vị Áo.
- 1862 – Lực lượng của Trương Định đồng loạt tập kích các đồn Pháp tại miền Đông Nam Kỳ.
- 1863 – Nội chiến Hoa Kỳ: Joseph Johnston thay thế Braxton Bragg trong vai trò chỉ huy của Binh đoàn Tennessee.
- 1864 – Nội chiến Hoa Kỳ: Chiến dịch Franklin-Nashville – Trận Nashville – Đội quân dưới quyền tướng miền Bắc George Henry Thomas đánh bại Binh đoàn Tennessee của John Bell Hood.
- 1883 – Chiến tranh Pháp-Đại Nam: Quân Pháp chiếm được thành Sơn Tây từ tay Quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc.
- 1899 – Câu lạc bộ bóng đá A.C. Milan được thành lập bởi hai người Anh, với tên ban đầu là Milan Cricket and Foot-Ball Club.
- 1907 – Hạm đội Great White của Hoa Kỳ bắt đầu chuyến đi vòng quanh thế giới của mình.
- 1920 – Động đất với cường độ 8,5 độ Richter làm rung chuyển tỉnh Cam Túc, Trung Quốc, khiến khoảng 200 nghìn người thiệt mạng.
- 1941 – Thiết giáp hạm Yamato của Hải quân Đế quốc Nhật Bản được chính thức đưa vào hoạt động.
- 1944 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Bắt đầu Trận Ardennes giữa quân Đức Quốc xã và liên quân Anh Quốc-Hoa Kỳ.
- 1946 – Thái Lan gia nhập Liên Hiệp Quốc.
- 1947 – William Shockley, John Bardeen và Walter Houser Brattain xây dựng nên transistor tiếp điểm thực tiễn đầu tiên.
- 1950 – Chiến tranh Triều Tiên: Tổng thống Hoa Kỳ Harry S. Truman tuyên bố tình trạng khẩn cấp sau khi quân đội Trung Quốc tham chiến cùng lực lượng cộng sản Triều Tiên.
- 1989 – Các cuộc biểu tình bùng phát tại Timişoara, Romania để phản đối nỗ lực của chính quyền nhằm trục xuất mục sư bất đồng quan điểm người Hungary László Tőkés.
- 1991 – Kazakhstan độc lập từ Liên Xô.
- 1997 – Tập phim “Dennō Senshi Porigon” của Pokémon khiến 685 trẻ em Nhật Bản bị động kinh khi phát sóng trên truyền hình.
- 2002 – Tổ chức phi lợi nhuận Creative Commons ban hành Giấy phép Creative Commons, một giấy phép bản quyền công cộng cho phép phân phối tác phẩm của một cá nhân.
- 2009 – Avatar được phát hành trên phạm vi quốc tế, sau đó trở thành phim có doanh thu cao nhất mọi thời đại.
Sinh
- 1742 – Gebhard Leberecht von Blücher, thống chế người Đức (m. 1819)
- 1775 – Jane Austen, tác gia người Anh (m. 1817)
- 1834 – Léon Walras, nhà kinh tế học người Pháp, (m. 1910)
- 1858 – Agnes Baden-Powell, nhà hoạt động tôn giáo người Anh (m. 1945)
- 1866 – Wassily Kandinsky, họa sĩ người Nga-Pháp, tức 4 tháng 12 theo lịch Julius (m. 1944)
- 1882 – Zoltán Kodály, nhà soạn nhạc người Hungary (m. 1967)
- 1901 – Margaret Mead, nhà nhân chủng học người Mỹ (m. 1978)
- 1902 – Rafael Alberti, nhà thơ người Tây Ban Nha (m. 1999)
- 1908 – Remedios Varo, họa sĩ người Tây Ban Nha-Mexico (m. 1963)
- 1911 – Bùi Huy Phồn, nhà thơ, nhà văn, nhà báo người Việt Nam (m. 1990)
- 1917 – Arthur C. Clarke, tác gia người Anh (m. 2008)
- 1932 – Rodion Shchedrin, nghệ sĩ piano và nhà soạn nhạc Liên Xô và Nga
- 1959 – Tuấn Vũ, ca sĩ người Mỹ gốc Việt
- 1962 – Maruschka Detmers, diễn viên người Đức
- 1962 – La Gia Lương, diễn viên người Hồng Kông
- 1969 – Adam Riess, nhà vật lý học thiên thể người Đức, đoạt giải Nobel Vật lý
- 1970 – Kanō Yasuhiro, mangaka người Nhật Bản
- 1985 – Tachibana Keita, ca sĩ người Nhật Bản (W-inds.)
- 1987 – Mame Biram Diouf, cầu thủ bóng đá người Senegal
- 1988 – Mats Hummels, cầu thủ bóng đá người Đức
- 1988 – Anna Popplewell, diễn viên người Anh
Mất
- 401 – Giáo hoàng Anastasiô I
- 705 – Võ Tắc Thiên, hoàng hậu và thái hậu của triều Đường, hoàng đế triều Võ Chu, tức ngày 26 tháng 11 năm Ất Tị (s. 625)
- 1325 – Charles de Valois, vương tử nước Pháp (s. 1270)
- 1308 – Trần Nhân Tông, hoàng đế của triều Trần, tức 3 tháng 11 âm lịch năm Mậu Thân (s. 1258)
- 1598 – Yi Sun-sin, đô đốc người Triều Tiên (s. 1545)
- 1687 – William Petty, nhà khoa học, nhà triết học người Anh (s. 1623)
- 1774 – François Quesnay, nhà kinh tế học người Pháp (s. 1694)
- 1897 – Alphonse Daudet, tác gia người Pháp (b. 1840)
- 1921 – Camille Saint-Saëns, nhà soạn nhạc người Pháp (s. 1835)
- 1927 – Robert von Massow, tướng lĩnh người Đức (s. 1839)
- 1950 – Thôi Hữu, nhà thơ, nhà báo người Việt Nam (s. 1914)
- 1963 – La Vinh Hoàn, tướng lĩnh người Trung Quốc (s. 1902)
- 1965 – William Somerset Maugham, tác gia và nhà biên kịch người Pháp (s. 1874)
- 1975 – Khang Sinh, chính khách người Trung Quốc (s. 1898)
- 1980 – Harland Sanders, doanh nhân người Mỹ, sáng lập KFC (s. 1890)
- 2009 – Yegor Timurovich Gaidar, nhà kinh tế và chính trị người Nga, Thủ tướng Nga (s. 1956)
- 2010 – Trần Văn Giàu, nhà hoạt động chính trị, sử gia người Việt Nam (s. 1911)
Những ngày lễ và kỷ niệm
![]() |
Xin hãy cùng đóng góp cho bài hoặc đoạn này bằng cách phát triển nó. Nếu bài viết đã được phát triển, hãy gỡ bản mẫu này. |
Tháng 1 | Tháng 2 | Tháng 3 | Tháng 4 | Tháng 5 | Tháng 6 | Tháng 7 | Tháng 8 | Tháng 9 | Tháng 10 | Tháng 11 | Tháng 12 |
![]() |
Wikimedia Commons có thêm thư viện hình ảnh và phương tiện truyền tải về 16 tháng 12 |
Tham khảo
Lich Vạn Niên ngày 16 tháng 12 năm 2015

Lịch vạn niên 2015, ngày 6 tháng 11, năm 2015 – Âm lịchXem ngày giờ tốt và hướng xuất hànhTrong một tháng có 2 loại ngày tốt, ngày xấu; trong một ngày lại có 6 giờ tốt, 6 giờ xấu gọi chung là Ngày/giờ Hoàng đạo (tốt) và Ngày/giờ Hắc đạo (xấu). Người Việt Nam từ xưa đều có phong tục chọn ngày tốt và giờ tốt để làm những việc lớn như cưới hỏi, khởi công làm nhà, nhập trạch, ký kết, kinh doanh v.v.v. Ngày 6 tháng 11, năm 2015 là ngày Hắc đạo , các giờ tốt trong ngày này là: Mậu Tí, Kỷ Sửu, Nhâm Thìn, Qúy Tỵ, ất Mùi, Mậu Tuất Trong ngày này, các tuổi xung khắc nên cẩn thận trong chuyện đi lại, xuất hành, nói chuyện và làm các việc đại sự là: Giáp Thân, Nhâm Thân, Nhâm Tuất, Nhâm Thìn Xuất hành hướng Đông Bắc gặp Hỷ thần: niềm vui, may mắn, thuận lợi. Xuất hành hướng Nam gặp Tài thần: tài lộc, tiền của, giao dịch thuận lợi. Xem sao tốt và việc nên làm và nên kiêngTrong Lịch vạn niên, có 12 trực được sắp xếp theo tuần hoàn phân bổ vào từng ngày. Mỗi trực có tính chất riêng, tốt/xấu tùy từng công việc. Ngày 6 tháng 11, năm 2015 là Trực Mãn: Tốt cho các việc xuất hành, sửa kho, dựng nhà, mở tiệm. Xấu cho các việc chôn cất, thưa kiện, xuất vốn, nhậm chức. |
Trần Văn Giàu
Trần Văn Giàu | |
---|---|
![]() Giáo sư Trần Văn Giàu
|
|
Sinh | Trần Văn Giàu 6 tháng 9, 1911 Châu Thành, Long An |
Mất | 16 tháng 12, 2010 (99 tuổi) Thành phố Hồ Chí Minh |
Tên khác | Bút danh: Hồ Nam, Tầm Vu, Gió Nồm, M. N., Xuyên Vân Nhạn |
Con cái | không có |
Trần Văn Giàu (6 tháng 9, 1911 – 16 tháng 12, 2010[1]) là nhà hoạt động cách mạng, nhà khoa học, nhà nghiên cứu lịch sử, triết học và là nhà giáo Việt Nam.
Mục lục
Sự nghiệp cách mạng
Thời thanh niên sôi nổi
Ông sinh ngày 11 tháng 9 năm 1911, quê quán tại xã An Lục Long, huyện Châu Thành, tỉnh Tân An (nay là tỉnh Long An), sinh trưởng trong một gia đình điền chủ giàu có. Trong gia đình, ông có tên là Mười Ký[2], tuy nhiên nhiều người biết ông với tên Sáu Giàu.
Do điều kiện gia đình, năm 1926, ông lên Sài Gòn, theo học tại trường Chasseloup Laubat. Năm 1928, sau khi tốt nghiệp Tú tài, ông được gia đình cho sang Pháp du học tại Đại học Toulouse với lời hứa “mang về hai bằng tiến sĩ”.[2]
Tháng 3 năm 1929, ông xin gia nhập, trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản Pháp và tham gia tích cực các phong trào công nhân và phong trào đấu tranh của du học sinh và công nhân người Việt ở thành phố Toulouse. Tháng 5 năm 1930, ông được công nhân và du học sinh Việt Nam ở Toulouse cử làm đại biểu lên Paris tham gia biểu tình trước dinh tổng thống Pháp đòi hủy án tử hình đối với các thủ lĩnh cuộc Khởi nghĩa Yên Bái. Do việc này, ông bị cảnh sát bắt giam tại nhà tù Loa Roquillis, sau đó ông bị Chính phủ Pháp trục xuất về nước.[3]
Trở thành nhà cách mạng chuyên nghiệp
Trở về nước, cha ông chỉ nói: “Tận trung cũng là tận hiếu”[2]. Ông trở lại Sài Gòn, dạy học tại Trường tư thục Huỳnh Công Phát, đồng thời tham gia hoạt động cách mạng ở Sài Gòn – Chợ Lớn[3]. Trong thời gian này, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương, được tổ chức phân công cùng Hải Triều phụ trách Ban Học sinh và Ban Phản đế của Xứ ủy Nam Kỳ.
Sau cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, giữa năm 1931, ông được tổ chức đưa sang Liên Xô học tại Trường Đại học Đông Phương Matxcơva. Năm 1933, ông bảo vệ thành công đề tài tốt nghiệp “Vấn đề ruộng đất ở Đông Dương”, sau đó rời Matxcơva về nước.
Trở về Sài Gòn, ông tham gia tổ chức lại Xứ ủy Nam Kỳ, tham gia xuất bản tờ báo Cờ đỏ và bộ sách Cộng sản Tùng thư. Nổi tiếng với tài diễn thuyết cùng kiến thức sâu rộng cũng như kinh nghiệm hoạt động ở Pháp, Liên Xô, ông nhiều lần tham gia các buổi diễn thuyết trước hàng ngàn người ở Sài Gòn để đánh thức lòng yêu nước. Uy tín của ông ngày càng tăng trong quần chúng và cả trong giới nhân sĩ trí thức Nam Kỳ.
Với những hoạt động chống chính quyền thực dân công khai của mình, ông được chính quyền thực dân lưu tâm từ khi ông du học tại Pháp. Vì vậy, ngày 25 tháng 6 năm 1935, ông bị tòa án Pháp tại Sài Gòn kết án 5 năm tù và 10 năm quản thúc vì tội hoạt động lật đổ chính quyền. Khi bị giam ở Khám Lớn Sài Gòn với số tù 6826 mpp, ông được các tù nhân cử làm Tổng đại diện, nhiều lần đấu tranh với Chúa ngục đòi cải thiện chế độ sinh hoạt của tù nhân. Vì vậy, để cách ly, ngày 26 tháng 6 năm 1937, ông cùng một số đồng chí bị đưa vào biệt giam tại Bấtiment S cho đến khi mãn hạn tù.[4]
Ngày 23 tháng 4 năm 1940, ông mãn hạn tù, được tha, nhưng bị bắt lại sau mấy ngày và bị đưa đi an trí ở trại Tà Lài. Cùng chung chuyến áp giải với ông còn có Tào Tỵ, nhà báo Nguyễn Công Trung và một người lính áp tải là Trương Văn Giàu. Tại Tà Lài, ông một lần nữa được cử làm Tổng đại diện.
Cuối năm 1941, ông tham gia chỉ đạo một số anh em tù chính trị tổ chức vượt ngục Tà Lài. Bản thân ông tham gia chuyến vượt ngục đợt 2 vào đầu tháng 3 năm 1942, gồm 8 người, cùng với các ông Châu Văn Giác, Trần Văn Kiệt, Dương Văn Phúc, Trương Quang Nhâm, Nguyễn Công Trung, Nguyễn Văn Đức và Tô Ký. Cuộc đào thoát thành công, sau đó phân tán thành nhiều hướng. Trần Văn Giàu sau nhiều lần di chuyển, tìm cách bắt lại liên lạc và trở lại hoạt động tại Sài Gòn.[5]
Lãnh đạo chớp thời cơ
Từ ngày 13 đến 15 tháng 10 năm 1943, một số đại biểu các tổ chức Cộng sản các tỉnh, thành Nam Kỳ họp hội nghị ở Chợ Gạo, tỉnh Mỹ Tho quyết định tái lập Xứ ủy Nam Kỳ. Trần Văn Giàu vì không đến tham dự được, hội nghị bầu ông Dương Văn Phúc (Dương Quang Đông) làm bí thư, tuy nhiên ông Phúc tuyên bố chỉ tạm nhận chức (thực tế đảm nhiệm đến 9 tháng 3 năm 1945) và sẽ trao lại chức vụ này cho ông Giàu. Hội nghị đồng ý.[6]
Trên cương vị Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ, trong hoàn cảnh không liên lạc được với Trung ương ngoài Bắc, không hay biết việc Nguyễn Ái Quốc đã về nước, triệu tập Hội nghị Trung ương lần thứ 8 và thành lập Việt Minh, ông “Không đành chịu ngồi chờ, bất đắc dĩ bọn tôi phải tự vạch ra một đường lối cách mạng” cho Nam Kỳ[7]. Trong một thời gian ngắn, ông cùng các đồng chí tích cực hoạt động xây dựng cơ sở, nhằm có thể tập hợp lực lượng lớn chớp thời cơ đã được nhận định gần kề. Ông chủ trương: “Ta phải mạnh hơn tất cả các chánh đảng và giáo phái thân Nhật cộng lại thì mới mong đem chính quyền về tay nhân dân được”[8]. Trên cơ sở đó, Xứ ủy đã:
- Nhanh chóng khôi phục hệ thống tổ chức Đảng các cấp, đặc biệt, với các cơ sở tại Sài Gòn-Chợ Lớn. Đích thân ông phụ trách Ban cán sự thành phố Sài Gòn-Chợ Lớn.
- Phục hồi tổ chức công đoàn, thành lập Tổng công đoàn Nam Kỳ (tháng 4 năm 1944), trong nửa năm, phát triển nhanh chóng 40 công đoàn cơ sở với 5.000 đoàn viên.
- Tập hợp nhiều trí thức, sinh viên, nhà công thương vào một số tổ chức như Tân dân chủ đoàn, Hội truyền bá quốc ngữ, nhóm báo Thanh Niên…
- Xuất bản báo Tiền Phong và các sách bỏ túi như “Việt Nam trên đường độc lập”, “Rạng đông của dân tộc”…, mở các lớp huấn luyện chính trị do chính ông trực tiếp là giảng viên.[9]
Ông nhận định: “Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân; riêng lực lượng của Đảng không làm nổi cách mạng; phải có sự tham gia, sự nổi dậy của hàng triệu đồng bào”[8]. Đặc biệt, với việc hậu thuẫn thành lập và nắm chắc tổ chức Thanh niên Tiền phong thông qua một số đảng viên bí mật như Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Văn Thủ, Huỳnh Văn Tiểng,… Xứ ủy Nam Kỳ đã tạo được một bình phong cho các đảng viên Cộng sản hoạt động, nhanh chóng tập hợp được một lực lượng lớn, vượt qua các tổ chức chính trị khác thời bấy giờ, kể cả một nhóm những đồng chí Cộng sản của mình trong Xứ ủy Giải phóng.
“ | “Trần Văn Giàu chỉ thị cho đảng viên cộng sản gia nhập Thanh niên Tiền phong ở mọi cấp, dùng Thanh niên Tiền phong làm vỏ bọc hợp pháp để khôi phục những mối liên lạc bí mật và làm phương tiện móc nối với các nhóm chống thực dân khác…Những đảng viên cộng sản tham gia TNTP đã lợi dụng địa vị hợp pháp của họ để tiến hành những công việc bí mật của Đảng như lập lại các mối quan hệ với chi bộ địa phương, kết nạp những đoàn viên TNTP đáng tin cậy nhất vào những “đội xung phong” hay thành lập các đơn vị Cứu quốc của Việt Minh”. | ” |
—David Marr[10] |
“ | “Vào giữa hè 1945, phong trào Thanh niên Tiền phong kết nạp một số lớn đoàn viên trong vùng Sài Gòn và lan tỏa đến các làng xã… Nó được dùng như một phương tiện để phát triển hệ thống của Đảng cộng sản Đông Dương. Những người cộng sản nắm giữ những vị trí có chức trách ở mọi cấp trong phong trào và nhờ vậy có thể di chuyển và liên lạc một cách không giới hạn… Rõ ràng rằng chiến lược Thanh niên Tiền phong đã giúp những người cộng sản có vai trò lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc”. | ” |
—Stein Tønnesson[11] |
“ | “Xứ ủy Nam Bộ đã nắm quyền kiểm soát một tổ chức thanh niên được thành lập dưới sự bảo trợ của Nhật gọi là Thanh niên Tiền phong… Thanh niên Tiền phong đóng vai trò vỏ bọc cho những nỗ lực của Đảng vận động thanh niên yêu nước phục vụ sự nghiệp cách mạng trong tương lai… Phong trào này lan rộng trong giai đoạn mùa xuân và mùa hè 1945 tại các trường học, nhà máy và làng xã. Đến tháng 8, Thanh niên Tiền phong đã có số hội viên trên một triệu, ở hầu hết các tỉnh Nam Bộ”. | ” |
—William J. Duiker[12] |
Giữa tháng 4 năm 1945 Lý Chính Thắng cùng Nguyễn Thị Kỳ – giao liên của Trung ương Đảng mang theo Nghị quyết của Hội nghị TƯ 8 (1941) và Chỉ thị “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” về đến Nam Bộ, Xứ ủy tổ chức Mặt trận Việt Minh Nam Bộ.
Ba lần hội nghị tại Chợ Đệm
Sau khi Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng minh, nhận thấy thời cơ đã đến, Thường vụ Xứ ủy thành lập Ủy ban khởi nghĩa đêm 15 tháng 8 năm 1945 và triệu tập hội nghị Xứ ủy Nam Kỳ mở rộng bàn về khởi nghĩa, với dự định sẽ khởi nghĩa vào ngày hôm sau, nhân cơ hội Lễ tuyên thệ của Thanh niên Tiền phong tại Sài Gòn. Hội nghị họp tại Chợ Đệm tối 16, tuy nhiên, với kinh nghiệm Khởi nghĩa Nam Kỳ, một số đại biểu tranh luận gay gắt về thời điểm[13]. Hội nghị đồng ý tiếp tục chuẩn bị chu đáo, chờ tin từ Hà Nội, dời ngày khởi nghĩa đến ngày 18.[14]
Ngày 17, lễ ra mắt của 50.000 đoàn viên Thanh niên Tiền phong được tổ chức tại Sài Gòn, một hình thức biểu dương các lực lượng do Xứ ủy kiểm soát. Tuy vậy, các thành viên Xứ ủy đồng ý hoãn lại thời điểm khởi nghĩa. Thay vào đó, ngày 19, các lãnh đạo Mặt trận Việt Minh được Xứ ủy tổ chức “ra công khai”, đã đưa ông lên vị thế nhạc trưởng cuộc khởi nghĩa giành chính quyền chỉ vài ngày sau đó.[15]
Sau khi nhận được tin Hà Nội khởi nghĩa thắng lợi, ngay sáng ngày 20 tháng 8, hội nghị Chợ Đệm lần thứ hai tiếp tục bàn việc khởi nghĩa, dự định sẽ khởi nghĩa ngay chiều hôm đó. Tuy nhiên, vẫn có đại biểu vẫn có ý e ngại việc quân Nhật vẫn còn một lực lượng có thể trấn áp tại Sài Gòn[16]. Ông Giàu đề nghị chọn Tân An làm thí điểm khởi nghĩa và cử đại biểu trở về tỉnh phát động khởi nghĩa.
Khởi nghĩa ở Tân An thành công tối ngày 22 tháng 8. Hội nghị Chợ Đệm lần thứ ba tối ngày 23 tháng 8 đã lập tức chỉ định lập Ủy ban Hành chính lâm thời cho toàn Nam Bộ, gọi tắt là Lâm ủy Nam Bộ, với Trần Văn Giàu làm Chủ tịch. Chiều 24 tháng 8, lực lượng Thanh niên Tiền phong vũ trang dưới quyền lãnh đạo của Xứ ủy Nam Kỳ ở Tân An, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Tây Ninh khởi nghĩa giành chính quyền và sau đó dồn về Sài Gòn. Ngày 25 tháng 8, đến lượt Sài Gòn nổ ra cuộc biểu tình lớn và hầu hết các cơ sở quản trị lọt vào quyền kiểm soát của Lâm ủy Nam Bộ.
Tháng 10 năm ấy, Huỳnh Phú Sổ liên kết với các lãnh tụ tôn giáo và đảng phái quốc gia thành lập Mật Trận Quốc gia Thống Nhất. Mặt trận này quy tụ hầu hết các lực lượng tôn giáo, chính trị, và trí thức Miền Nam, nên Trần Văn Giàu, lúc bấy giờ là Chủ tịch Ủy ban Hành chính Nam Bộ ra lệnh bao vây văn phòng Phật giáo Hòa Hảo ở góc đường Miche và Sohier. Tất cả nhân viên tại đây đều bị bắt. Huỳnh Phú Sổ cùng một số tín đồ thân cận vượt khỏi vòng vây lên xe đi về ngoại ô châu thành Biên Hòa, sau đó đến rừng chồi Long Thành, cuối cùng băng rừng vượt suối đến Cỏ Nay, thuộc tỉnh Bà Rịa, rồi rút sâu vào rừng chà là.[cần dẫn nguồn]
Nhạc trưởng Nam Bộ
Tại Lễ đài Độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945, Lâm ủy Nam Bộ đã tổ chức buổi tiếp sóng Đài Tiếng nói Việt Nam và phát thanh lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập qua hệ thống loa phóng thanh nhưng do kỹ thuật, việc tiếp sóng không thành. Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, Thủ lãnh Thanh niên Tiền phong, Bộ trưởng Y tế trong Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đọc tuyên thệ của Chính phủ. Nhà báo Nguyễn Văn Nguyễn thay mặt Xứ ủy Nam Kỳ và Kỳ bộ Việt Minh kêu gọi ủng hộ Việt Minh. Và Trần Văn Giàu thay mặt cho Lâm ủy Nam Bộ ứng khẩu bài diễn văn chào mừng ngày lễ Độc lập. Khi đó, ông mới vừa 34 tuổi.
Trước đó, song song với Xứ ủy Nam Kỳ được thành lập lại từ tháng 10 năm 1943 do ông làm Bí thư, còn có một tổ chức của Đảng Cộng sản Đông Dương khác hoạt động độc lập. Để phân biệt, các nhà nghiên cứu lịch sử thường gọi là Xứ ủy Giải phóng, vì cơ quan ngôn luận của tổ chức này là báo Giải phóng, hoặc Việt Minh cũ, còn Xứ ủy do ông Giàu làm bí thư thường gọi là Xứ ủy Tiền phong, vì cơ quan ngôn luận của nó là báo Tiền phong, còn gọi là Việt Minh mới.
Tháng 1 năm 1941 Xứ ủy Nam Kỳ được tái lập, Phan Văn Khỏe làm Bí thư, ra báo Giải phóng. Sau khi Xứ ủy Nam Kỳ cũ bị chính quyền thực dân bắt bớ làm vô hiệu hóa từ giữa cuối năm 1941, năm 1942 Liên tỉnh ủy miền Đông thành lập, sau đó là Ban cán sự miền đông Nam Kỳ năm 1943 và năm 1944 là Kỳ bộ Việt Minh Nam Kỳ với một số đảng viên Cộng sản gồm Trần Văn Vi, Lê Hữu Kiều, Lê Minh Định, Trần Văn Trà, Chế (thợ giày), Bùi Văn Dự, Trần Văn Già, Tô Ký… trong nhóm xuất bản bí mật tờ báo Giải phóng, hoạt động độc lập và vẫn mang danh nghĩa Kỳ bộ. Nhóm dự định tổ chức lại Xứ ủy Nam Kỳ với thì trụ sở tại Sài Gòn, tuy nhiên do hoàn cảnh các thành viên chủ chốt bị truy bắt, phải liên tục di chuyển nên thường bị mất liên lạc, không triệu tập được.
Sau khi thành lập Xứ ủy Nam Kỳ mới, ông Giàu đã mời bà Nguyễn Thị Thập, một thành viên của nhóm Giải phóng, cùng tham gia Xứ ủy. Tuy nhiên, do sự khác nhau về cách thức tổ chức nên việc thống nhất lãnh đạo không thành. Nhóm Giải phóng vẫn tiếp tục hoạt động độc lập và xây dựng cơ sở riêng. Tháng 11 năm 1944, hầu hết thành viên của nhóm Giải phóng đều bị chính quyền thực dân bắt giam, nhà in cũng bị phá vỡ. Sau khi Nhật đảo chính Pháp tại Đông Dương, nhiều thành viên lợi dụng cơ hội thoát khỏi nhà giam.
Ngày 20 tháng 3 năm 1945, nhóm Giải phóng họp tại Xoài Hột (Mỹ Tho) và lập Xứ ủy Nam Kỳ lâm thời và bầu Dân Tôn Tử (tức Trần Văn Vi) làm bí thư. Tháng 5 năm 1945, Xứ ủy lâm thời họp tại Bà Điểm (Hóc Môn) lập ra Xứ ủy chính thức, gọi là Ban cán sự Nam Kỳ, có Nguyễn Thị Thập, Trần Văn Vi, Hoàng Dư Khương, do Lê Hữu Kiều làm bí thư.[17]
Theo nhận định của Tổng Bí thư Trường Chinh: Đảng bộ Nam Kỳ hiện đang gặp nguy cơ ấy. Trước cuộc “đảo chính” mồng 9 tháng Ba 1945, các đồng chí Hậu Giang ra báo Tiền phong đề xướng khẩu hiệu “Kháng Nhật, kiến quốc” chủ trương rút khẩu hiệu chống Pháp, lấy cớ là để bắt tay Pháp dân chủ, đánh phát xít Nhật. Các đồng chí Tiền Giang lại viết trong báo Giải phóng, chửi nhóm “Tiền phong” là “thân Pháp”, và cho được biểu dương tinh thần bài Pháp, các đồng chí ấy vẫn giữ khẩu hiệu “đánh đuổi phát xít Nhật, Pháp” sau cuộc “đảo chính” ngày 9 tháng Ba (Xem Giải phóng, tháng Tư 1945)[18]. Tháng 7 năm 1945, một ban hành động chung của hai Xứ ủy được thành lập, tuy nhiên hai Xứ ủy vẫn hoạt động riêng lẻ. Tháng 8 năm 1945 hai Xứ ủy sáp nhập làm một, Ung Văn Khiêm làm Bí thư.
Nền độc lập chỉ chưa tròn 1 tháng, và lực lượng dưới quyền kiểm soát của Lâm ủy tuy đông nhưng không có nhiều kinh nghiệm quản lý. Tình trạng vô chính phủ xảy ra ở nhiều nơi. Các tổ chức chính trị khác cũng độc lập phát triển thế lực riêng. Việc có cùng lúc 2 tổ chức Xứ ủy ở Nam Bộ dẫn đến việc giảm đi khả năng và uy tín của Đảng Cộng sản tại Nam Bộ, thậm chí đã có những mâu thuẫn và xung đột giữa 2 tổ chức này. Trung ương cử Hoàng Quốc Việt và Cao Hồng Lãnh vào nam (có mặt tại Sài Gòn từ 27 tháng 8) để thống nhất Xứ ủy, và hợp nhất Thanh niên Tiền phong và Thanh niên Cứu quốc, lập Lâm Ủy hành chính Nam Bộ mới ngày 7 tháng 9, Phạm Văn Bạch làm Chủ tịch và Trần Văn Giàu làm phó chủ tịch kiêm kiêm ủy trưởng quân sự, mời thêm một số nhân vật ngoài Việt Minh vào chính quyền. Theo Hoàng Quốc Việt “Chủ trương của chúng tôi và Xứ uỷ Nam Bộ lúc đó là phải chọn một số nhân sĩ trí thức có uy tín, chưa phải đảng viên cộng sản làm Chủ tịch Nam Bộ, vì tình hình Nam Bộ lúc này rất cần cả về đối nội lẫn đối ngoại”[19].
Trong khi đó, từ ngày 12 tháng 9 năm 1945, quân Pháp liên tục đổ vào Sài Gòn, thường xuyên khiêu khích hoặc đặt ra các điều kiện bất bình đẳng, một mặt kích động xung đột giữa các tổ chức, tìm cớ can thiệp vũ trang. Trước tình hình đó, chính quyền Lâm ủy non trẻ yếu ớt chỉ còn cách trì hoãn để chuẩn bị kháng chiến.
Đêm 22 tháng 9, quân Pháp nổ súng chiếm trụ sở Lâm ủy Nam Bộ, Quốc gia Tự vệ cuộc và một số cơ sở chính quyền Lâm ủy khác. Một mặt, do chuẩn bị từ trước, các lãnh đạo của Lâm ủy lập tức thoát khỏi sự truy bắt và chỉ đạo các đội vũ trang phản công. Ngày 23 tháng 9 năm 1945, trong hội nghị tại nhà số 629 đường Cây Mai (nay là đường Nguyễn Trãi), có các thành viên: Hoàng Quốc Việt, Cao Hồng Lãnh (của Tổng bộ Việt Minh), Ung Văn Khiêm, Nguyễn Văn Nguyễn (của Xứ uỷ); Phạm Ngọc Thạch, Ngô Tấn Nhơn (của Uỷ ban Nhân dân); Huỳnh Văn Tiểng, Trần Văn Giàu (của Uỷ ban Kháng chiến),… ông được cử làm Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ, phát lời kêu gọi Nam Bộ kháng chiến.
“ | “Đồng bào Nam Bộ, Nhân dân thành phố Sài Gòn,
Anh em công nhân, thanh niên, tự vệ, dân quân, binh sĩ! Đêm qua thực dân Pháp đánh chiếm trụ sở chính quyền ta ở trung tâm Sài Gòn. Như vậy là Pháp bắt đầu xâm chiếm nước ta một lần nữa. Ngày 2 tháng 9, đồng bào đã thề quyết hy sinh đến giọt máu cuối cùng để bảo vệ độc lập của Tổ quốc. Độc lập hay là chết! Hôm nay Ủy ban kháng chiến kêu gọi Tất cả đồng bào, già, trẻ, trai, gái hãy cầm võ khí xông lên đánh đuổi quân xâm lược. Ai không có phận sự do Ủy ban kháng chiến giao phó, thì hãy lập tức ra khỏi thành phố. Những người còn ở lại thì: – Không làm việc, không đi lính cho Pháp. – Không đưa đường, không báo tin, không bán lương thực cho Pháp. Hãy tìm thực dân Pháp mà diệt. Hãy đốt sạch, phá sạch các cơ sở, xe cộ, tàu bè, kho tàng, nhà máy của Pháp. Sài Gòn bị Pháp chiếm phải trở thành một Sài Gòn không điện, không nước, không chợ búa, không cửa tiệm. Hỡi đồng bào! Từ giờ phút này, nhiệm vụ hàng đầu của chúng ta là tiêu diệt giặc Pháp, tiêu diệt tay sai của chúng. Hỡi anh em binh sĩ, dân quân, tự vệ! Hãy nắm chặt vũ khí trong tay xông lên đánh đuổi thực dân Pháp, cứu nước. Cuộc kháng chiến bắt đầu! Sáng ngày 23 tháng 9 năm 1945 CHỦ TỊCH ỦY BAN KHÁNG CHIẾN NAM BỘ“ |
” |
—Trần Văn Giàu[20]. |
(Theo hồi ký của các ông Hoàng Quốc Việt, Tô Ký, bà Nguyễn Thị Thập (Đoàn Giỏi ghi) thì còn có một bản hiệu triệu khác, có trích trong “Đất rừng phương Nam” năm 1957)
Cùng với các đồng chí của mình, ông đã làm hết sức mình, ra các biện pháp để tập trung lực lượng liên hiệp chống Pháp, cứng rắn trấn áp các nhóm chính trị vũ trang có xu hướng ly khai Lâm ủy. Chính từ những chỉ thị này, ông thường bị những người đối lập xem là tàn bạo, lạnh lùng và vô cảm.
Giữa tháng 10, Trung ương ra quyết định thành lập Xứ ủy mới, thành lập trên cơ sở thống nhất giữa hai nhóm Cộng sản Tiền Phong và Giải Phóng, lấy tên gọi Xứ ủy Nam Bộ, do ông Tôn Đức Thắng làm Bí thư (15.10 – và đến 25.10 ông Lê Duẩn được cử làm Bí thư). Các tổ chức Tiền phong và đơn vị vũ trang đều được sát nhập vào Việt Minh, dùng danh xưng thống nhất trên toàn quốc. Sự phân biệt Việt Minh cũ và Việt Minh mới bấy giờ mới chấm dứt hoàn toàn.
Trung ương cũng điều động ông và bác sĩ Phạm Ngọc Thạch nguyên thủ lĩnh Thanh niên Tiền phong (được cử Bộ trưởng Bộ Y tế Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa), và Dương Bạch Mai ra Hà Nội. Tại Hà Nội, ông nhiều lần diễn thuyết dàn xếp mâu thuẫn Việt Minh và Quốc dân đảng[21]. Sau đó ông đề đạt nguyện vọng: cho phép ông trở lại chiến trường Nam bộ, nếu không được thì cho ông sang Campuchia và Thái Lan lập một căn cứ hậu cần cho Nam Bộ. Nguyện vọng thứ hai của ông được chấp thuận. Từ Thái Lan, ông vừa vận động nhiều thanh niên Việt kiều về Nam bộ chiến đấu, vừa mua sắm vũ khí tiếp tế cho quân dân Nam Bộ.
Sự nghiệp giáo dục và nghiên cứu khoa học lịch sử
Đầu năm 1947, ông được điều trở về chiến khu Việt Bắc để đảm nhận chức vụ Tổng giám đốc Nha Thông tin Bộ Nội vụ [22] thay bác sĩ Nguyễn Tấn Gi Trọng. Năm 1951, ông tham gia Bộ Giáo dục, xây dựng ngành dự bị đại học và sư phạm cao cấp.
Tháng 11 năm 1954, Đại học Sư phạm Văn khoa và Đại học Sư phạm Khoa học được thành lập, ông trở thành Bí thư Đảng ủy đầu tiên của Đảng bộ trường, kiêm giảng dạy các môn khoa học Chính trị, Triết học, Lịch sử thế giới và Lịch sử Việt Nam (được coi là người sáng lập những ngành khoa học này của nền Khoa học Sư phạm Việt Nam hiện đại).
Năm học 1955 – 1956, ông được Nhà nước phong học hàm Giáo sư đợt đầu tiên. Giữa năm 1956, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội được thành lập, ông được cử giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội nhưng vẫn tham gia đào tạo ở Đại học Sư phạm Hà Nội.
Những năm 1962 – 75, ông công tác tại Viện Sử học thuộc Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam (nay là Viện Khoa học Xã hội Việt Nam).
Từ năm 1975 đến nay, ông tiếp tục nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học xã hội.
GS Trần Văn Giàu đã bán ngôi nhà của mình lấy 1.000 lượng vàng gửi ngân hàng để làm Quỹ Trần Văn Giàu. Từ lãi suất của 1.000 lượng vàng này, hàng năm Giải thưởng Trần Văn Giàu được trao cho các công trình nghiên cứu ở trên hai lĩnh vực: Lịch sử và Lịch sử tư tưởng liên quan đến cực Nam Trung bộ (tỉnh Bình Thuận) và Nam bộ Việt Nam.[23]
Ông qua đời lúc 17 giờ 20 phút ngày 16 tháng 12 năm 2010 tại bệnh viện Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh.
Gia đình và học trò
Trần Văn Giàu một đời hoạt động cách mạng, không con cái. Tuy vậy, trong sự nghiệp giáo dục của mình, ông đã được xem là thầy của nhiều nhân vật nổi tiếng:
Danh hiệu và Giải thưởng
- Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng.
- Huân chương Hồ Chí Minh và nhiều huân chương cao quý khác.
- Nhà giáo Nhân dân (1992).
- Anh hùng Lao động thời kì đổi mới (2003).
- Toàn bộ công trình về Lịch sử Việt Nam gồm 5 bộ, 18 tập (1956-1957) của Giáo sư Trần Văn Giàu được Nhà nước trao Giải thưởng Hồ Chí Minh, đợt 1, năm 1996.
Tác phẩm
- Hồi ký 1940-1945 Trần Văn Giàu [24].
- Triết học phổ thông
- Biện chứng pháp.
- Vũ trụ quan.
- Duy vật lịch sử.
- Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam thế kỷ 19 đến Cách mạng tháng Tám.
- Giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam.
- Sự khủng hoảng của chế độ nhà Nguyễn trước 1858.
- Lịch sử chống xâm lăng.
- Giai cấp công nhân Việt Nam.
- Lịch sử cận đại Việt Nam.
- Miền Nam giữ vững thành đồng
- Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh
Vinh danh
Tên ông được đặt cho một ngôi trường tại quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Ngày 03/09/2012: 700 học sinh đầu tiên của trường PTTH Trần Văn Giàu đã tham gia lễ khai giảng năm học mới đầu tiên của trường. Đây là ngôi trường có diện tích 1,5ha và 45 phòng học.[25]
Giải thưởng Trần Văn Giàu (tên đầy đủ Giải thưởng khoa học Trần Văn Giàu) là giải thưởng do GS Trần Văn Giàu sáng lập năm 2002 với mục tiêu trao giải cho các tác giả với các công trình nghiên cứu về lịch sử và lịch sử tư tưởng tại Nam Bộ và khu vực cực Nam Trung Bộ. Giải thưởng được Ủy ban giải thưởng Trần Văn Giàu tổ chức và trao hằng năm.
Năm 2012 Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã đặt tên đường Trần Văn Giàu cho tuyến đường thuộc dự án mở rộng tỉnh lộ 10 và dự án tỉnh lộ 10B, thuộc huyện Bình Chánh và quận Bình Tân.[26]
Xem thêm
Chú thích
- ^ Giáo sư Trần Văn Giàu qua đời, thọ 100 tuổi
- ^ a ă â Phạm Vũ, “Giáo sư Trần Văn Giàu – Trăm năm vui giữa nhân gian”.
- ^ a ă Trí thức Nam Bộ (1945-1954), NXB Đại học Quốc gia TP.HCM.
- ^ Nguyên Hùng, “Nam Bộ, Những nhân vật một thời vang bóng”. NXB Công an Nhân dân, 2003. Tr. 84.
- ^ Nguyên Hùng, “Nam Bộ, Những nhân vật một thời vang bóng”. NXB Công an Nhân dân, 2003. Tr. 93.
- ^ Phan Hoàng, “Bí thư Xứ ủy Trần Văn Giàu và Cách mạng tháng Tám 1945 ở Nam Bộ”.
- ^ Trần Văn Giàu, “Hồi ký 1940- 1945” (bản đánh máy), TP. Hồ Chí Minh, 1995, tr.67. Dẫn theo Phan Hoàng, “Bí thư Xứ ủy Trần Văn Giàu và Cách mạng tháng Tám 1945 ở Nam Bộ”.
- ^ a ă Trần Văn Giàu, “Hồi ký 1940- 1945” (bản đánh máy), TP. Hồ Chí Minh, 1995, tr.123. Dẫn theo Phan Hoàng, “Bí thư Xứ ủy Trần Văn Giàu và Cách mạng tháng Tám 1945 ở Nam Bộ”.
- ^ Vì vậy, bấy giờ ông được các sinh viên tặng biệt danh là “Giáo sư Đỏ”.
- ^ Vietnam 1945 – The Quest for Power, University of California Press, Berkeley – Los Angeles – London, 1995, tr.218.
- ^ The Vietnamese Revolution of 1945, Nxb Sage, London, 1991, tr.384.
- ^ Ho Chi Minh – a Life, Nxb Hyperion, New York, 2000 (bản dịch của Bộ Ngoại giao Việt Nam, Hà Nội, 2001, tr.215).
- ^ Gồm Bùi Công Trừng và Nguyễn Văn Nguyễn.
- ^ Nguyên Hùng, “Nam Bộ, Những nhân vật một thời vang bóng”. NXB Công an Nhân dân, 2003. Tr. 100.
- ^ Anh Kiệt, “Khởi nghĩa với tầm vông vạt nhọn”.
- ^ Gồm Bùi Công Trừng, Nguyễn Văn Tạo, Nguyễn Văn Nguyễn, tức là những đảng viên kỳ cựu
- ^ Trần Trọng Tân (chủ biên), “Lịch sử Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh”, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1995, tập I, tr. 179.
- ^ “DCSVN”. Truy cập 1 tháng 3 năm 2015.
- ^ “DCSVN”. Truy cập 1 tháng 3 năm 2015.
- ^ Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1987. Tr. 356
- ^ “Giáo sư Trần Văn Giàu”. Truy cập 28 tháng 9 năm 2015.
- ^ laws.dongnai.gov.vn/1945_to_1950/1950/195003/195003040005
- ^ Người bán nhà, dành 1.000 lượng vàng cho nghiên cứu lịch sử – bài viết của Trần Hoàng Nhân trên báo Thể thao văn hóa
- ^ “Hồi ký 1940-1945 Trần Văn Giàu” (PDF). tapchithoidai.
- ^ Báo Tuổi Trẻ số ra ngày thứ 3 04/09/2012 trang 8
- ^ 3 lãnh đạo cấp cao được đề xuất đặt tên đường
Liên kết ngoài
- Trần Văn Giàu “Sức hấp dẫn của một tài năng và nhân cách lớn” (GS.NGND Phan Trọng Luận (Đai học Sư phạm Hà Nội)
- ThS Nguyễn Bá Cường đề nghị đính chính và bổ sung cống hiến của Giáo sư Trần Văn Giàu đối với ngành Sư phạm Việt Nam
- Tác phẩm được cho là hồi ký của ông Trần Văn Giàu
- Giáo sư Trần Văn Giàu – Một học giả lớn trên báo Sài Gòn Giải Phóng ngày 21 tháng 11 năm 2004.
- Giáo sư Trần Văn Giàu: Hai chuyện Cụ Hồ “chỉnh” tôi trên báo Sài Gòn Giải Phóng ngày 3 tháng 2 năm 2007.
- Thông tin trên BKTT VN
- Trần Văn Giàu – Nhà cách mạng tiêu biểu, học giả lớn, một nhân cách lớn trên Website của Đại học Quốc gia Hà Nội
- Giang sơn nhỏ lệ khóc Anh hùng ! trên Website của Đại học Quốc gia Hà Nội
- Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân, Anh hùng Lao động TRẦN VĂN GIÀU – Nguyên Bí thư Đảng ủy đầu tiên của Đảng bộ Trường ĐHSP Hà Nội đã vĩnh biệt chúng ta.
- Sinh 1911
- Mất 2010
- Trần Văn Giàu
- Người Long An
- Nhà sử học Việt Nam
- Nhà nghiên cứu địa lý học lịch sử Việt Nam
- Nhà nghiên cứu triết học Việt Nam
- Giải thưởng Hồ Chí Minh
- Nhà giáo Nhân dân
- Anh hùng Lao động
- Nhà cách mạng Việt Nam
- Cựu học sinh Collège Chasseloup-Laubat
Bài viết mới trên Tình yêu cuộc sống
- Chào ngày mới 15 tháng 12
- Sông Thương
- Sắn Việt Nam bảo tồn phát triển bền vững
- Chào ngày mới 14 tháng 12
- Chào ngày mới 13 tháng 12
- Đất Mẹ vùng di sản
- Chào ngày mới 12 tháng 12
- Miên Thẩm là Đỗ Phủ văn chương Việt
- Chào ngày mới 11 tháng 12
- Cây Lương thực 12 2015
- Chào ngày mới 10 tháng 12
- Hồ đẹp Tanganyika và Victoria
- Chào ngày mới 9 tháng 12
- Đọc Đỗ Phủ nhớ Đặng Dung
- Chào ngày mới 8 tháng 12
- Lên non thiêng Yên Tử
- Chào ngày mới 7 tháng 12
- Đông Dương tìm tòi và cảm nhận
- Chào ngày mới 6 tháng 12
- Thăm ngôi nhà cũ của Darwin
- Chào ngày mới 5 tháng 12
- Chào ngày mới 4 tháng 12
- Bí mật cung Đan Dương tại Huế
- Ngày Người khuyết tật Quốc tế nhớ bạn
- Helen Keller người mù điếc huyền thoại
- Chào ngày mới 3 tháng 12
- Tháp vàng hoa trắng nắng Mekong
- Chuyện vỉa hè
- Chào ngày mới 2 tháng 12
- Chào ngày mới 1 tháng 12
- Mark Twain là Lincoln văn học Mỹ
- Chào ngày mới 30 tháng 11
- Chuyện vỉa hè
- Chào ngày mới 29 tháng 11
- Chào ngày mới 28 tháng 11
- Bàn cờ thế sự
- Chào ngày mới 27 tháng 11
- Chào ngày mới 26 tháng 11
- Chu Văn Tiếp ở Đồng Xuân
- Chào ngày mới 25 tháng 11
- Sao Kim kỳ thú
- Chào ngày mới 24 tháng 11
- 24 tiết khí lịch nhà nông
- Kênh ông Kiệt giữa lòng dân
- Công việc này trao lại cho em
- Chào ngày mới 23 tháng 11
- Lời của Thầy theo mãi bước em đi
- Chào ngày mới 22 tháng 11
- Ơn Thầy
- Đọc lại và suy ngẫm
- Chào ngày mới 21 tháng 11
- Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời
- Chào ngày mới 20 tháng 11
- Sáu mươi năm ĐHNL tp.HCM
- Trường tôi và tình yêu ở lại
- Gowda địa chỉ xanh ICRISAT Ấn Độ
- Ký ức CIMMYT ở Mexico
- Chào ngày mới 18 tháng 11
- Chào ngày mới 17 tháng 11
- Myanmar đọc lại và suy ngẫm
- Chào ngày mới 16 tháng 11
- Im lặng mà bão giông
- Chào ngày mới 15 tháng 11
- Chào ngày mới 14 tháng 11
- Chào ngày mới 13 tháng 11
- Chào ngày mới 12 tháng 11
- Chuyện vỉa hè
- Chào ngày mới 11 tháng 11
- Chào ngày mới 10 tháng 11
- Angkor nụ cười suy ngẫm
- Cây Lương thực tháng 11.2015
- Chào ngày mới 9 tháng 11
- Lên Yên Tử sưu tầm thơ đức Nhân Tông
- Chào ngày mới 8 tháng 11
- Chào ngày mới 7 tháng 11
- Đọc lại và suy ngẫm
- Chào ngày mới 6 tháng 11
- Chào ngày mới 5 tháng 11
- Biển Đông vạn dặm
- Chào ngày mới 4 tháng 11
- Đọc lại và suy ngẫm
- Chào ngày mới 3 tháng 11
- Giống khoai lang ở Việt Nam
- Chào ngày mới 2 tháng 11
- Đọc lại và suy ngẫm
- Chào ngày mới 1 tháng 11
- Cây Lương thực 10.2015
Video yêu thích
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
Hoàng Kim Ngọc Phương Nam Thung dung Dạy và học Cây Lương thực Dạy và Học Tình yêu cuộc sống Kim on LinkedIn Kim on Facebook
Pingback: Đến Thái Sơn nhớ Đào Duy Từ | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Chào ngày mới 18 tháng 12 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Nhà văn tồn tại ở tác phẩm | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Sao anh không giận em ? | Khát khao xanh
Pingback: 90 năm Viện KHKTNN miền Nam | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Bên lề chính sử: Thư Thủ tướng | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Bên lề chính sử: Chiến tranh Đông Dương | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Bên lề chính sự: Nhìn xa hơn 2016 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Mùa đông của anh | Khát khao xanh
Pingback: Bên lề chính sự: Sự kiện chính cuối năm | Tình yêu cuộc sống
Pingback: CNM365 Chào ngày mới 365 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Những bài ca bình minh | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Chào ngày mới 24 tháng 12 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Đêm Thánh vô cùng | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Ông già Noel thật | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Đi tìm lịch sử bị quên lãng | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Chào ngày mới 25 tháng 12 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Mùa xuân quê hương | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Trời nhân loại mênh mông | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Dạo chơi cùng Goethe | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Helen Keller người mù điếc huyền thoại | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Ngày mới yêu thương | Khát khao xanh
Pingback: Hoàng Kim về với rằm xuân | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Chào ngày mới 28 tháng 12 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Ông bà Của cổ tích giữa đời thường | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Thầy bạn và học trò Lương Định Của | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Lương Định Của nhà bác học nông dân | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Lương Định Của chính khách giữa lòng dân | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Lương Định Của luồng gió từ Hà Nội | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Lương Định Của những năm tháng tuổi trẻ | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Lương Định Của quê hương và dòng họ | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Lương Định Của cuộc đời và sự nghiệp | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Con đường lúa gạo Việt Nam | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Ung Khâm Liêm xưa và nay | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Nhớ Đặng Dung đêm thanh mài kiếm | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Giáo sư Mai Văn Quyền người Thầy nghề nông | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Khatkhaoxanh 2015 in blogging | Khát khao xanh
Pingback: Bên lề chính sự | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Thầy Mai Văn Quyền nghề nông | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Thầy Quyền thâm canh lúa | Tình yêu cuộc sống