CNM365. Chào ngày mới 17 tháng 12. Wikipedia Ngày này năm xưa. Ngày 17 tháng 12 năm 1819 là ngày Simón Bolívar tuyên bố nền độc lập của Đại Colombia tại Angostura thuộc Venezuela ngày nay. Simón Bolívar (1783 – 1830), là nhà cách mạng nổi tiếng người Venezuela, người lãnh đạo các phong trào giành độc lập ở Nam Mỹ đầu thế kỷ 19. Ông được tôn vinh là George Washington của Nam Mỹ, Người Giải phóng, đại anh hùng dân tộc. Những cuộc chiến đấu do ông lãnh đạo đã lật đổ sự thống trị của Tây Ban Nha, giành độc lập cho sáu quốc gia ngày nay là: Venezuela, Colombia, Panama, Ecuador, Peru, và Bolivia. Ông là Tổng thống Đệ nhị và Đệ tam Cộng hoà Venezuela (6 tháng 8, 1813 – 7 tháng 7, 1814); Tổng thống của Gran Colombia (bao gồm Colombia, Venezuela, Ecuado, Panama); Tổng thống đầu tiên của Bolivia; Tổng thống thứ 8 của Peru. Ông để lại những câu nói nổi tiếng : “Nếu cái chết của tôi góp phần cho việc chấm dứt các đảng phái cũng như cho sự hợp nhất thì tôi sẽ thanh thản bước xuống mồ”; “Trách nhiệm đầu tiên của một chính phủ là đưa giáo dục đến với nhân dân”.
Ngày 17 tháng 12 năm 1770 là ngày sinh của nhà soạn nhạc cổ điển thiên tài người Đức Ludwig van Beethoven (mất năm 1827). Ông sống chủ yếu ở Viên, Áo và là biểu tượng âm nhạc quan trọng của thời kỳ âm nhạc cổ điển chuyển sang thời kỳ âm nhạc lãng mạn. Ông được coi là người mở đường của thời kỳ âm nhạc lãng mạn. Beethoven được khắp thế giới công nhận là nhà soạn nhạc vĩ đại nhất, nổi tiếng nhất và có ảnh hưởng nhiều nhất tới những nhà soạn nhạc, nhạc sỹ, và khán giả về sau. Những kiệt tác của ông phải kể đến các bản Giao hưởng số 5 Đô thứ (Định mệnh), Giao hưởng số 6 Fa trưởng (Đồng quê), Giao hưởng số 7 La trưởng, Giao hưởng số 9 Rê thứ (Niềm vui), Giao hưởng số 2 Rê trưởng, Giao hưởng số 3 Mi giáng trưởng (Anh hùng ca), các tác phẩm cho dương cầm như Für Elise và các sonata Ánh trăng (Moonlight), Bi tráng (Pathétique), Bình minh (Waldstein), Khúc đam mê (Appasionata)… các sonata cho vĩ cầm như Mùa xuân (Spring), Kreutzer… các Piano Concerto số 2, số 3, số 5 Emperor (Hoàng đế), Violin Concerto D major… các khúc mở màn Overture Coriolan, Leonore, Egmont… và vở Opera duy nhất Fidelio, v.v. luôn làm say đắm lòng người hâm mộ.
Ngày 17 tháng 12 năm 1927 là ngày sinh của giáo sư Hoàng Tụy, nhà toán học tiêu biểu hàng đầu của Việt Nam. Giáo sư Hoàng Tụy cùng với Giáo sư Lê Văn Thiêm là người tiên phong trong việc xây dựng ngành Toán học Việt Nam và được coi là cha đẻ của lĩnh vực Tối ưu hóa toàn cục (Global Optimization) trong Toán học Ứng dụng. Giáo sư Hoàng Tụy không chỉ là một nhà Toán học, mà còn có nhiều đóng góp cho sự nghiệp chấn hưng giáo dục Việt Nam. Ông là sáng lập viên Viện Nghiên cứu Phát triển IDS mà ông là Chủ tịch Hội đồng Viện. Giáo sư Hoàng Tụy là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1950 tâm huyết và có chính kiến. Ngày 9.12.2015 ông cùng với 126 người khác, trong đó có các nhân vật tên tuổi như Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, TS Nguyễn Quang A, GS Nguyễn Huệ Chi, GS Nguyễn Đình Cống, GS Chu Hảo, GS Tương Lai, Huỳnh Tấn Mẫm, Hồ Ngọc Nhuận, GS Trần Văn Thọ, GS Nguyễn Đăng Hưng, Đại sứ Nguyễn Trung, GS Phạm Xuân Yêm…, đã gửi một bức thư ngỏ đến Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, các đại biểu dự Đại hội lần thứ XII và toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Bức thư đề nghị “đổi tên đảng (không gọi là Đảng Cộng sản); đổi tên nước (không gọi là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa); trả lại tự do cho những người khác chính kiến đang bị giam giữ; chấm dứt sự trấn áp và ngăn chặn nhân dân thực hiện quyền tự do dân chủ theo Hiến pháp“.
17 tháng 12
Ngày 17 tháng 12 là ngày thứ 351 (352 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 14 ngày trong năm.
« Tháng 12 năm 2015 » | ||||||
CN | T2 | T3 | T4 | T5 | T6 | T7 |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | ||
6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 |
20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 |
27 | 28 | 29 | 30 | 31 | ||
Mục lục
Sự kiện
- 1538 – Giáo hoàng Phaolô III rút phép thông công Quốc vương Henry VIII của Anh.
- 1577 – Francis Drake bắt đầu đi thuyền từ Plymouth, Anh trong một sứ mệnh bí mật nhằm khám phá vùng bờ biển Thái Bình Dương của châu Mỹ cho Nữ vương Elizabeth I của Anh.
- 1637 – Một số nông dân là tín hữu Ki-tô giáo ở Nhật Bản bắt đầu tiến hành cuộc khởi nghĩa Shimabara.
- 1777 – Pháp chính thức công nhận Hoa Kỳ.
- 1807 – Napoleon Bonaparte ban chiếu chỉ Milan, xác nhận Hệ thống phong tỏa Lục địa.
- 1819 – Simón Bolívar tuyên bố nền độc lập của Đại Colombia tại Angostura thuộc Venezuela ngày nay.
- 1862 – Nội chiến Hoa Kỳ: Tướng Ulysses Simpson Grant ra sắc lệnh trục xuất người Do Thái ra khỏi nhiều nơi ở Tennessee, Mississippi, và Kentucky.
- 1865 – Giao hưởng số 8 của Franz Schubert được trình diễn lần đầu tiên.
- 1892 – Tạp chí Vogue được phát hành lần đầu tiên.
- 1935 – Máy bay chở khách Douglas DC-3 có chuyến bay đầu tiên.
- 1938 – Nhà hóa học người Đức Otto Hahn khám phá ra phản ứng phân hạch hạt nhân của nguyên tố urani nặng, nền tảng khoa học và kỹ thuật của năng lượng hạt nhân.
- 1947 – Máy bay ném bom chiến lược Boeing B-47 Stratojet tiến hành chuyến bay đầu tiên.
- 1969 – Không quân Hoa Kỳ kết thúc chương trình nghiên cứu của mình về vật thể bay không xác định.
- 2010 – Người bán hàng dạo Mohamed Bouazizi tự thiêu, hành động này khởi nguồn cho Cách mạng Tunisia.
Sinh
- 1770 – Ludwig van Beethoven, nhà soạn nhạc người Đức (m. 1827)
- 1778 – Humphry Davy, nhà hóa học và vật lý học người Anh (m. 1829)
- 1797 – Joseph Henry, nhà vật lý học người Mỹ (m. 1878)
- 1829 – Friedrich Franz von Waldersee, sĩ quan quân đội người Đức (m. 1902)
- 1842 – Sophus Lie, nhà toán học người Na Uy (m. 1899)
- 1851 – Otto Schott, nhà hóa học người Đức (m. 1935)
- 1891 – Hồ Thích, triết học gia, tư tưởng gia, giáo dục gia người Trung Quốc (m. 1962)
- 1892 – Phạm Quỳnh, chính trị gia triều Nguyễn Việt Nam (m. 1945)
- 1898 – Nguyễn Thế Truyền, nhà hoạt động chính trị người Việt Nam (m. 1969)
- 1905 – Simo Hayha, xạ thủ bắn tỉa người Phần Lan (m. 2002)
- 1908 – Willard Libby, nhà hóa học người Mỹ, đoạt giải Nobel (m. 1980)
- 1912 – Bàng Bá Lân, nhà thơ, nhà giáo, nhà nhiếp ảnh người Việt Nam (m. 1988)
- 1925 – Nguyễn Từ Chi, nhà dân tộc học người Việt Nam (m. 1995)
- 1926 – José Lutzenberger, nhà môi trường học người Brasil (m. 2002)
- 1926 – Bùi Giáng, nhà thơ, dịch giả và là nhà nghiên cứu văn học người Việt Nam (m. 1988)
- 1927 – Hoàng Tụy, nhà toán học người Việt Nam.
- 1933 – Triều Dâng, nhạc sĩ người Việt Nam
- 1936 – Giáo hoàng Phanxicô
- 1949 – Sotiris Kaiafas, cầu thủ bóng đá người Síp
- 1961 – Mansoor Al-Jamri, nhà báo và tác gia người Bahrain
- 1972 – Laurie Holden, diễn viên người Mỹ
- 1975 – Milla Jovovich, diễn viên người Ukraina
- 1977 – Oksana Fyodorova, người mẫu, diên viên và ca sĩ người Nga, Hoa hậu Hoàn vũ
- 1978 – Pacquiao, võ sĩ quyền Anh và chính trị gia người Philippines
- 1981 – Tim Wiese, cầu thủ bóng đá người Đức
- 1982 – Boubacar Sanogo, cầu thủ bóng đá người Bờ Biển Ngà
- 1987 – Bradley Manning, binh sĩ người Mỹ
- 1988 – Takanashi Rin, diễn viên người Nhật Bản
- 1991 – Nadech Kugimiya, diễn viên người Thái Lan
- 2007 – James, thành viên vương thất Anh
Mất
- 1187 – Giáo hoàng Grêgôriô VIII (s. 1100)
- 1273 – Rumi, luật gia, thần học gia, thi nhân người Ba Tư (s. 1207)
- 1830 – Simón Bolívar, thủ lĩnh quân sự và chính trị gia người Venezuela (s. 1783)
- 1860 – Désirée Clary, vương hậu người Pháp của Quốc vương Karl XIV Johan của Thụy Điển (s. 1777)
- 1881 – Lewis Henry Morgan, nhà lý luận xã hội học người Mỹ (s. 1818)
- 1907 – William Thomson, nhà vật lí người Ireland (s. 1824)
- 1933 – Thổ-đan Gia-mục-thố, Đạt-lại Lạt-ma thứ 13 của Tây Tạng (s. 1876)
- 1947 – Johannes Nicolaus Brønsted, nhà lý-hóa người Đan Mạch (s. 1879)
- 1964 – Victor Francis Hess, nhà vật lý học người Mỹ gốc Áo, đoạt giải Nobel (s. 1883)
- 1967 – Harold Holt, thủ tướng người Úc (s. 1908)
- 1978 – Thanh Lãng, linh mục, nhà giáo dục, nhà nghiên cứu văn học người Việt Nam (s. 1924)
- 1986 – Guillermo Cano Isaza, nhà báo người Colombia (s. 1925)
- 1999 – Văn Phụng nhạc sĩ người Việt Nam-Mỹ (s. 1930)
- 2009 – Jennifer Jones, diễn viên người Mỹ (s. 1919)
- 2011 – Cesária Évora, ca sĩ người Cape Verde (s. 1941)
- 2011 – Kim Chính Nhật, chính trị gia người Triều Tiên, Lãnh tụ Triều Tiên (s. 1942)
Những ngày lễ và kỷ niệm
Tháng 1 | Tháng 2 | Tháng 3 | Tháng 4 | Tháng 5 | Tháng 6 | Tháng 7 | Tháng 8 | Tháng 9 | Tháng 10 | Tháng 11 | Tháng 12 |
![]() |
Wikimedia Commons có thêm thư viện hình ảnh và phương tiện truyền tải về 17 tháng 12 |
Tham khảo
Simón Bolívar
Simón Bolívar | |
---|---|
![]() |
|
Chức vụ
|
|
Tổng thống Đệ tam Cộng hoà Venezuela
|
|
Nhiệm kỳ | 6 tháng 8, 1813 – 7 tháng 7, 1814 |
Tiền nhiệm | Bản thân (Tổng thống Đệ nhị Cộng hoà Venezuela |
Kế nhiệm | José Antonio Páez (Tổng thống đầu tiên của Venezuela) |
Nhiệm kỳ | không rõ – không rõ |
Kế nhiệm | Domingo Caycedo |
Nhiệm kỳ | không rõ – không rõ |
Kế nhiệm | Antonio José de Sucre |
Nhiệm kỳ | không rõ – không rõ |
Tiền nhiệm | José Bernardo de Tagle, Marquis of Torre-Tagle |
Kế nhiệm | Andrés de Santa Cruz |
Tiền nhiệm | José Bernardo de Tagle, Marquis of Torre-Tagle |
Thông tin chung
|
|
Sinh | 24 tháng 7, 1783 Caracas, Captaincy General of Venezuela, Đế quốc Tây Ban Nha |
Mất | 17 tháng 12, 1830 (47 tuổi) Santa Marta, New Granada |
Tôn giáo | Cơ Đốc giáo La Mã |
Chữ ký | ![]() |
Simón Bolívar (tên đầy đủ: Simón José Antonio de la Santísima Trinidad Bolívar y Palacios, 1783 – 1830), là nhà cách mạng nổi tiếng người Venezuela, người lãnh đạo các phong trào giành độc lập ở Nam Mỹ đầu thế kỷ 19. Ông còn được mệnh danh là Người Giải phóng (tiếng Tây Ban Nha: El Libertador), George Washington của Nam Mỹ. Những cuộc chiến đấu do ông lãnh đạo đã lật đổ sự thống trị của Tây Ban Nha, giành độc lập cho sáu quốc gia ngày nay là: Venezuela, Colombia, Panama, Ecuador, Peru, và Bolivia.
Mục lục
Xuất thân và tuổi trẻ
Thời niên thiếu
Simón Bolívar sinh ngày 24 tháng 7 năm 1783 tại Caracas, Venezuela trong một gia đình quý tộc có nguồn gốc từ xứ Basque, Tây Ban Nha. Cha ông, đại tá Juan Vicente Bolívar y Ponte có dòng máu xa của vua xứ Castile Fernando III và bá tước vùng Savoy Amedeo IV, mẹ là bà María de la Concepción Palacios Blanco Simón. Dòng họ Bolivar định cư ở Venezuela từ thế kỷ XVI và việc sở hữu những mỏ vàng, mỏ đồng bên sông Aroa đã góp phần làm họ trở nên giàu có. Sau này, trong cuộc đời cách mạng của mình, Simón Bolívar đã dùng một phần thu nhập từ những mỏ vàng và đồng để tài trợ cho Những cuộc chiến tranh cách mạng Nam Mỹ. Bolívar mồ côi cha năm 3 tuổi (1786), mẹ ông vừa cai quản gia đình vừa đảm nhiệm việc giáo dục các con nhỏ. Năm 1792, khi Bolívar 9 tuổi, mẹ cũng mất, ông và người em trai được ông ngoại nuôi và dạy học. Sau khi ông ngoại mất, anh em Bolívar ở với chú, năm 12 tuổi, ông trốn đến nương nhờ nhà vợ chồng người chị María Antonia.
Học tập ở Caracas
Trong thời gian ở nhà người chị, ông được Simón Rodríguez (1769 – 1854), một hiệu trưởng trường tiểu học ở Caracas dạy dỗ. Giữa ông và người thầy nhân hậu đồng thời cũng là nhà nghiên cứu khoa học nhân văn, nhà cải cách xã hội này đã nảy sinh một mối quan hệ tốt đẹp và tồn tại suốt cuộc đời Bolívar vì ngoài kiến thức, giữa họ còn có sự đồng cảm sâu sắc. Sau đó, ông cũng đã từng theo học Andrés Bello (1781 – 1865), nhà nghiên cứu khoa học nhân văn, nhà lập pháp, nhà triết học, nhà giáo dục người Venezuela. Hai ông thầy nổi tiếng này đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến Simón Bolívar. Năm 14 tuổi, ông gia nhập tiểu đoàn du kích ở thung lũng Aragua, nơi gia đình ông có nhiều tài sản và cha ông đã từng làm tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn này. Trong vòng một năm, ông được phong quân hàm thiếu uý và vừa luyện tập quân sự vừa học các môn cơ bản thời bấy giờ như toán học, vật lý, đồ bản,… tại trường học của dòng họ do một cha cố dòng tu Francis dạy.
Sang châu Âu
Năm 1799, Bolívar sang Madrid, Tây Ban Nha, ông miệt mài nghiên cứu lịch sử, văn học cổ điển và đương đại, toán học rồi bắt đầu học tập bằng tiếng Pháp. Ngoài ra ông còn học khiêu vũ và hùng biện. Bolívar nhanh chóng tiến bộ trong tất cả các môn học và qua các buổi khiêu vũ, ông làm giàu ngoại ngữ đồng thời trở nên tinh tế, tự tin trong giao tiếp. Ngày 26 tháng 5 năm 1802, Bolívar kết hôn với bà María Teresa Rodríguez del Toro y Alaysa rồi cả hai trở về Venezuela. Nhưng không lâu sau đó, tháng 1 năm 1803, María Teresa chết do nhiễm bệnh sốt vàng da. Cuối năm 1803, ông trở lại châu Âu, đi lại giữa Cadiz[1] và Madrid rồi sang Paris năm 1804.
Lời thề ở thành Rome
Ở Paris ông gặp gỡ các học giả, tham gia những cuộc thảo luận và lao vào nghiên cứu văn học rồi tình cờ gặp lại Simón Rodríguez, người mà với trí tuệ và kinh nghiệm của mình đã trở thành một diễn giả xuất sắc. Hai ông đã đi bộ xuyên qua vùng Savoy để sang Ý và ở Roma, vào một ngày tháng 8 năm 1805, Bolívar đã thề trước mặt người thầy rằng ông sẽ không bao giờ cho phép cánh tay mình nghỉ ngơi cũng như linh hồn mình chết đi chừng nào ước mơ giải phóng Nam Mỹ khỏi sự thống trị của người Tây Ban Nha chưa thực hiện được. Cuối năm 1806, khi nghe tin về những hoạt động của nhà cách mạng Francisco de Miranda[2], Bolívar quyết định trở về nước.
Sự nghiệp giải phóng Nam Mỹ
Hoạt động cách mạng ở Venezuela và sứ mệnh ngoại giao
Ông đáp một con tàu dừng chân ở Charleston rồi đi qua nước Mỹ về đến Venezuela giữa năm 1807. Ở quê nhà, ông cùng với em trai và những người bạn gần gũi suy tính, bàn bạc về quá trình giành độc lập cho Venezuela. Lúc này Joseph Bonaparte được Napoleon lập làm vua Tây Ban Nha và những thuộc địa. Năm 1808, Bolívar tham gia “quân đội kháng chiến” ở Nam Mỹ. Ngày 19 tháng 4 năm 1810, quân đội kháng chiến Caracas tuyên bố độc lập, chính phủ quân sự cử Bolívar đi làm đại diện tại Anh, cùng đi có Luis López Méndez và Andrés Bello. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ ngoại giao ông trở về nước cuối năm 1810 [3]. Trở lại vị trí của mình trong Hội những người yêu nước Caracas Bolívar, trở thành một trong những diễn giả nhiệt tình nhất cho độc lập. Tháng 5 năm 1811, cơ quan lập pháp đã tuyên ngôn độc lập. Bolívar gia nhập quân đội, được phong quân hàm đại tá và tham gia cuộc đột kích Valencia[4] theo lệnh của Miranda năm 1811. Năm 1812, bất chấp những nỗ lực của ông, thành phố Puerto Cabello[5] thất thủ do có sự phản bội. Tháng 7 năm 1812, tướng Miranda đầu hàng người Tây Ban Nha. Ở thành phố cảng La Guaira[6] Một nhóm sỹ quan trong đó có Bolívar định bắt giữ Miranda nhưng không thành công. Ông quyết định tự cứu lấy bản thân mình và với sự giúp đỡ của một người bạn, ông có được hộ chiếu để đến Curazao rồi Cartagena de Indias[7]. Ở Cartagena de Indias ông đã viết Tuyên ngôn Cartagena, một trong những tác phẩm quan trọng nhất của mình, ở đó những lý tưởng chính trị đã được định hình và là kim chỉ nam cho những hành động của Bolívar sau này.
Chiến tranh cho đến chết
Ngày 14 tháng 5 năm 1813, dẫn đầu một đội quân nhỏ, Bolívar vượt sông Magdalena[8] và bắt đầu chiến dịch giải phóng Venezuela. Ngày 23 tháng 5 năm 1813, Bolívar tiến vào thành phố Mérida[9] và nhân dân ở đây là những người đầu tiên gọi ông là Người Giải phóng, ngày 9 tháng 6, Bolívar chiếm thành phố Trujillo[10]. Ngày 15 tháng 6 năm 1813, ông đọc bản mệnh lệnh nổi tiếng “Chiến tranh cho đến chết”. Bằng một loạt những trận đánh thông minh, sau 3 tháng, quân đội của Bolívar đã tiến vào Caracas ngày 6 tháng 8 năm 1813[11]. Chiến dịch đó sau này được gọi là “Chiến dịch thần diệu”. Tháng 10 năm 1813, trong một buổi lễ long trọng, chính quyền và nhân dân Caracas đã chính thức tặng cho ông danh hiệu đã đi vào lịch sử “Người Giải phóng”. Sau khi tiến vào Caracas, Bolívar tuyên bố thành lập nền Cộng hoà Venezuela thứ hai. Sau đó Bolívar tiếp tục tiến hành nhiều trận đánh và mặc dù giành được những thắng lợi quan trọng, ông và tướng Santiago Mariño (người đã giải phóng miền đông Venezuela) chịu thất bại trước đội quân đông đảo hơn gấp nhiều lần của tướng bảo hoàng José Tomás Boves. Sau thắng lợi của Boves trong trận đánh La Puerta (tháng 6 năm 1814), nền cộng hoà sụp đổ, những người đòi độc lập buộc phải sơ tán hàng loạt khỏi Caracas về phía đông. Cảm thấy quyền lực của mình và tướng Mariño bị thách thức bởi chính những người đồng hành, ông sang Nueva Granada[12]. Tại đây, Bolívar chỉ huy Quân đội quốc gia Colombia tiến vào Bogotá năm 1814 và sau đó dự định đến Cartagena để tìm kiếm sự ủng hộ của người dân địa phương nhằm chiếm thành phố Santa Marta[13]. Tuy nhiên sau những xung đột quân sự và chính trị với chính quyền thành phố Cartagena, tháng 5 năm 1815, Bolívar từ bỏ binh quyền để tránh một cuộc nội chiến.
Tái sinh nền cộng hoà ở Venezuela
Sau khi lánh sang Jamaica, từ tháng 5 đến tháng 12 năm 1815, Bolívar kiên nhẫn chờ đợi thời cơ để tiến hành những cuộc chiến đấu mới. Chính vì thế, ông nghiền ngẫm về số phận của Mỹ Latin và tháng 9 năm ấy viết “Bức thư Jamaica” nổi tiếng. Trong đó, với nhận thức sâu sắc cũng như cái nhìn tiên tri, ông đã đánh giá quá khứ, hiện tại và tương lai của lục địa này. Sự thất bại của Napoleon ở châu Âu và một đội quân Tây Ban Nha hùng mạnh do tướng Pablo Morillo dẫn đầu kéo đến Venezuela đã hâm nóng nhiệt tình của phe bảo hoàng. Bolívar, sau khi thoát khỏi một âm mưu ám sát đã đến Haiti nhằm tìm kiếm nguồn tài chính để tiếp tục cuộc chiến đấu, tổng thống Haiti, Alejandro Petion đã cho ông vay tiền. Đội quân viễn chinh do Bolívar dẫn đầu đến đảo Margarita[14] năm 1816 và nhanh chóng đổ bộ vào lục địa. Sau khi tấn công chiếm được Carúpano[15], ngày 2 tháng 6 năm 1816, Bolívar ra sắc lệnh giải phóng nô lệ. Trong khi đội quân đang tiến về Ocumare de la Costa[16], thì Bolívar bất ngờ bị tách khỏi bộ phận chủ yếu của quân đội và buộc phải trở lại Haiti. Ông tổ chức một đội quân thứ hai tiến về đến đảo Margarita cuối năm 1816. Đầu năm 1817, Bolívar dự định chiếm vùng Guayana[17] để làm bàn đạp giải phóng hoàn toàn Venezuela và đến tháng 7 năm 1817, ông chiếm được thủ phủ Angostura (ngày nay là Ciudad Bolívar) của vùng này. Bolívar thành lập một nhà nước mới, lập ra bộ máy chính quyền và cho xuất bản một tờ báo. Cuộc chiến đấu của ông không những diễn ra đối với quân Tây Ban Nha mà còn đối với những mầm mống vô chính phủ trong vùng. Tháng 10 năm 1817, sau một cuộc diễn tập, tướng Manuel Piar, một trong những lãnh đạo của những người cộng hòa bị xử bắn ở Angostura. Trong thời gian này, Bolívar ra sắc lệnh về Luật phân phối của cải quốc gia. Năm 1818, ông bất ngờ đột kích quân đội bảo hoàng của tướng Morillo ở thành phố Calabozo [18] nhưng quân đội cộng hòa bị đánh bại, Bolívar suýt nữa bị quân đội bảo hoàng giết chết. Ông trở về Angostura ngày 5 tháng 6 năm 1818 và lúc đó, đại diện ngoại giao của Mỹ cùng với một đội quân của những người châu Âu tình nguyện đã tới đây. Bolívar triệu tập Nghị viện Venezuela đệ nhị ở Angostura ngày 15 tháng 2 năm 1819 và đọc một bài diễn văn có vai trò quan trọng trong tư tưởng chính trị của ông đồng thời đệ trình dự thảo Hiến pháp.
Sáng lập Đại Colombia, tiến về Caracas
Không lâu sau đó, Bolívar mở chiến dịch giải phóng Nueva Granada. Quân đội của ông vượt qua dãy Andes, sau những trận đánh ác liệt tại Gameza[19] ngày 12 tháng 7 và Pantano de Vargas[20] ngày 25 tháng 7, Bolívar đã giành chiến thắng quyết định trong trận Boyacá ngày 7 tháng 8 năm 1819. Ông tiến vào Bogotá và sau khi trao quyền chỉ huy ở Nueva Granada cho tướng Francisco de Paula Santander, Bolívar trở về Angostura. Ở đó, theo đề nghị của ông, tháng 12 năm 1819, Nghị viện đã ban hành Hiến pháp Cộng hoà Colombia. Đất nước vĩ đại do Bolívar sáng lập này gồm các nước cộng hoà Venezuela, Colombia, Ecuador và Panamá. Quân đội cộng hoà đã giành được ưu thế ở mọi nơi: Cartagena bị vây hãm, Mérida và Trujillo được giải phóng. Sau cuộc Cách mạng giải phóng nổ ra ở Tây Ban Nha tháng 1 năm 1820, chính phủ mới của Tây Ban Nha cố gắng đạt được một hiệp định hoà bình và ở Trujillo, tháng 11 năm 1820 hai bên đã ký kết một thoả thuận ngừng bắn cùng với bản điều ước về chiến tranh. Sau khi thoả thuận ngừng bắn hết hiệu lực, quân đội cộng hoà bắt đầu hành quân hướng về Caracas. Ngày 24 tháng 6 năm 1821, trên bình nguyên Carabobo Bolívar đã giành thắng lợi trong một trận đánh đánh dấu sự khai sinh ra nền độc lập của Venezuela. Tàn quân của quân đội bảo hoàng lẩn trốn tại Puerto Cabello và cuối cùng tan rã năm 1823. Ngày 29 tháng 6 năm 1821, Người Giải phóng tiến vào thành phố quê hương trong sự chào đón hân hoan của nhân dân.
Giải phóng Ecuador
Bolívar giờ đây hướng tới Ecuador, nơi vẫn còn nằm dưới sự thống trị của người Tây Ban Nha. Ông tiến qua Maracaibo, Cúcuta [21] rồi tiến đến Bogotá. Năm 1822, hai cánh quân, mũi phía bắc do Bolívar chỉ huy, mũi phía nam xuất phát từ Guayaquil [22] do tướng Antonio José de Sucre chỉ huy bắt đầu tấn công giải phóng Quito. Sau chiến thắng của tướng Sucre của trong trận Pichincha[23] ngày 24 tháng 5 năm 1822, Ecuador được giải phóng và hợp nhất vào Cộng hoà Đại Colombia. Trong thời gian này, Bolíva đã gặp Manuela Saenz và bà trở thành người tình cho đến cuối đời ông. Ngày 25 tháng 7 năm 1822, “Người bảo hộ Perú”, tướng José de San Martín [24] từ Peru tới Guayaquil. Tại đây Bolívar đã gặp gỡ nhà lãnh đạo nổi tiếng của phong trào giành độc lập ở phía nam lục địa Nam Mỹ này. Sau cuộc gặp gỡ [25], Bolívar lĩnh lấy sứ mạng giải phóng hoàn toàn Peru.
Giải phóng hoàn toàn Peru
Ngày 7 tháng 8 năm 1823, Bolívar rời Guayaquil đến Callao[26] vào đầu tháng 9 năm đó. Trong tình trạng vô chính phủ, Bolívar đã tổ chức lại quân đội với nòng cốt là những tiểu đoàn của ông. Lima rơi vào tay quân bảo hoàng và ngày 10 tháng 2 năm 1824, Nghị viện Peru đã phong Bolívar là Tổng tài với quyền lực tuyệt đối trước khi tự giải tán. Bolívar rút về Trujillo để củng cố và chuyển sang tấn công. Ngày 6 tháng 8 năm 1824 ông đã đánh bại quân đội nhà vua Tây Ban Nha tại Junín[27][28] Chiến dịch tiếp tục phát triển và trong khi Bolívar tiến vào Lima, vây hãm Callao thì tướng Sucre đã tiêu diệt nốt quân đội nhà vua tại Ayacucho[29] ngày 9 tháng 12 năm 1824. Đến đây chiến tranh giành độc lập kết thúc, ngày 10 tháng 2 năm 1825, tại Nghị viện Perú ở Lima, Bolívar tuyên bố từ bỏ quyền lực tuyệt đối đã được trao cho ông để tiến hành chiến tranh giành độc lập. Hai ngày sau, Nghị viện Peru đã tuyên bố vinh danh và tặng thưởng cho ông cùng quân đội nhưng ông từ chối tiền thưởng. Bolívar rời thu đô Lima đến Arequipa, El Cuzco và những tỉnh thuộc Thượng Peru (Alto Perú). Những tỉnh này đã thành lập nên một quốc gia dưới sự bảo trợ của Bolivar và đặt tên là Cộng hoà Bolívar tức Bolivia ngày nay. Bolívar soạn thảo hiến pháp cho quốc gia mới này năm 1826, trong đó ông đã trình bày nhưng tư tưởng của mình về việc hợp nhất các quốc gia mới được giải phóng.
Sự phân hoá của Đại Colombia
Năm 1826, một cuộc nổi dậy gọi là La Cosiata [30] do tướng José Antonio Páez[31] lãnh đạo đã nổ ra để chống lại chính quyền trung ương ở Bogotá. Tháng 4 năm 1826, Bolívar trở về Caracas và cố gắng vãn hồi hoà bình. Tuy nhiên những lực lượng ly khai tỏ ra thắng thế trước xu hướng hợp nhất. Ngày 5 tháng 7 năm 1827, ông rời Caracas đáp tàu đi La Guaira rồi tới Bogotá. Ngày 10 tháng 9 năm 1827, ông tuyên thệ nhậm chức tổng thống Cộng hoà Đại Colombia. Hội nghị lập pháp họp ở Ocaña[32] tháng 4 năm 1828 đã giải tán mà không đạt được thoả thuận nào giữa những phe đối lập. Bolívar xưng là Tổng tài ngày 27 tháng 8 năm 1828. Ngày 25 tháng 9 năm 1828, ông thoát chết sau một vụ ám sát ở Bogotá với sự giúp đỡ của Manuela Saenz. Không lâu sau, ông buộc phải tiến hành một chiến dịch chống lại những đội quân của Perú đang đe dọa Ecuador. Bất chấp thể trạng ốm yếu, bệnh tật, ông vẫn kiên trì bảo vệ những thành quả của mình. Năm 1830, ông trở về Bogotá để thiết lập Hội đồng Hiến pháp nhưng Venezuela một lần nữa công khai đòi trở thành một quốc gia độc lập. Tại Nueva Granada, sự chống đối cũng dần trở nên mạnh mẽ hơn. Bolívar đã suy sụp sức khỏe, ông từ bỏ chức vụ tổng thống và đi đến vùng duyên hải, tin tức về cuộc ám sát tướng Sucre đã ảnh hưởng sâu sắc đến Bolívar. Ngày 10 tháng 12, ông đã viết một bản tuyên bố gửi nhân dân, đây được coi là di chúc chính trị của Người Giải phóng. Ông dự định sang châu Âu nhưng đột ngột ra đi ngày 17 tháng 12 năm 1830 tại San Pedro Alejandrino, một khu biệt thự ở Santa Marta vì bệnh lao. Đến năm 1942, trong một nghi thức hết sức trang trọng, thi hài ông được chuyển về Venezuela và đặt tại National Pantheon, Caracas.
Tư tưởng
Ngoài tư tưởng công bằng, tự do và bình đẳng mà ông đã cống hiến cả cuộc đời, tư tưởng Liên Mỹ của Bolívar thường được nhắc tới. Mục đích và quan điểm của Liên Mỹ được Bolívar diễn đạt trong những gì ông viết năm từ năm 1826 đó là hòa bình trên cơ sở một khối liên kết thống nhất cho các nước châu Mỹ và hy vọng rằng một ngày nào đó nó sẽ là tấm gương để mang lại hòa bình cho toàn thế giới: “Thế giới mới sẽ gồm các quốc gia độc lập gắn chặt với nhau bởi luật pháp chung quy định quan hệ đối ngoại của các nước và tạo cơ hội cho các nước đó, thông qua một cơ quan lập pháp chung, những phương thức để trường tồn… Mọi rào cản về xuất xứ, chủng tộc và màu da sẽ biến mất. Trong các thế kỷ tiếp theo, có thể tiến tới một chính phủ hợp nhất toàn thế giới như một liên bang” [33]. Kết quả của tư tưởng đó là tại Nghị viện Panama, các quốc gia châu Mỹ đã tuyên ngôn về lý tưởng hợp tác hòa bình, một nền hòa bình trong sự tự do, bình đẳng giữa các quốc gia và giải quyết mọi sự bất đồng bằng phương pháp hòa bình cũng như kiên định sự hợp tác đôi bên cùng có lợi. Lý tưởng của Bolívar không được thực hiện tại Nghị viện Panama nhưng nó tiếp tục là nguồn cảm hứng, là niềm hy vọng. Không được đón nhận vào lúc đó nhưng ngày nay, tư tưởng của Bolívar đã sống dậy trong xu hướng hợp tác và hợp nhất khu vực của thế giới hiện đại.
Vinh danh
- Ngoài một quốc gia mang tên ông, nhiều bang, thành phố, và rất nhiều địa danh, đại lộ… ở châu Mỹ và các nơi khác trên thế giới cũng mang tên Bolívar. Đồng tiền của Venezuela được gọi là Bolívar. Tượng đài Simón Bolívar được dựng ở nhiều nơi trên thế giới.
- UNESCO đã lập ra giải thưởng Simón Bolívar, trao tặng hai năm một lần cho những người có đóng góp quan trọng cho việc thực hiện lý tưởng của ông. Giải thưởng được trao lần đầu tiên ngày 24 tháng 7 năm 1983 nhân dịp kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Bolívar cho Nelson Mandela và vua Tây Ban Nha Juan Carlos I.
Những câu nói nổi tiếng
- “Nếu cái chết của tôi góp phần cho việc chấm dứt các đảng phái cũng như cho sự hợp nhất thì tôi sẽ thanh thản bước xuống mồ”
- “Trách nhiệm đầu tiên của một chính phủ là đưa giáo dục đến với nhân dân”
- “Chúa ban chiến thắng cho sự bền gan”
Thông tin thêm
- Bolívar có hai chị gái là Juana và María Antonia, một em trai Juan Vicente. Ngoài ra cha mẹ ông còn có con gái María del Carmen chết ngay khi sinh. Ông không có hậu duệ trực hệ.
- Mối tình với Manuela Saenz: xem Manuela Saenz
Tài liệu tham khảo
Chú thích
- ^ Cadiz: thành phố cảng ở tây nam Tây Ban Nha, thuộc xứ Andalusia
- ^ Francisco de Miranda (1750 – 1816): nhà cách mạng nổi tiếng người Venezuela, sau khi đầu hàng đã chết trong nhà tù ở Tây Ban Nha
- ^ Có tài liệu nói ông trở về nước năm 1811
- ^ Valencia: thành phố thủ phủ bang Carabobo, Venezuela.
- ^ Puerto Cabello: thành phố ven biển phía Bắc Venezuela, cách Caracas 75 km về phía tây.
- ^ La Guaira: thành phố cảng, thủ phủ bang Vargas, cách Caracas 30 km về phía đông nam.
- ^ Cartagena de Indias hay gọi tắt là Cartagena: thành phố cảng ở phía bắc Colombia, thủ phủ bang Bolívar
- ^ Magdalena: con sông chính chảy từ bắc xuống nam Colombia dài 1.450 km
- ^ Mérida: thành phố ở vùng núi Andes, thủ phủ của bang cùng tên, Venezuela
- ^ Trujillo: thành phố thủ phủ của bang cùng tên, Venezuela
- ^ Simón Bolívar trên britannica.
- ^ Nueva Granada: tên một quốc gia thời đó gồm phần lớn lãnh thổ Colombia, Ecuador và Venezuela ngày nay
- ^ Santa Marta: thành phố cảng ven biển Caribe ở phía bắc Colombia
- ^ Margarita: một hòn đảo trên biển Caribe, thuộc bang Nueva Esparta, Venezuela
- ^ Carúpano: một thị trấn nằm ven biển Caribe, thuộc bang Sucre, Venezuela
- ^ Ocumare de la Costa: một bang ở phía bắc Venezuela
- ^ Guayana: một vùng hành chính của Venezuela, giáp với Guayna.
- ^ Calabozo: thành phố nhỏ cách Caracas 123 dặm về phía nam tây nam.
- ^ Gameza: thành phố nhỏ thuộc bang Boyacá, Colombia.
- ^ Pantano de Vargas: một vùng đầm lầy thuộc bang Boyacá, Colombia.
- ^ Cúcuta: thành phố thủ phủ của bang Santander Bắc, Colombia, gần biên giới với Venezuela
- ^ Guayaquil: thành phố cảng lớn nhất Ecuador, cách thủ đô Quito 250 km về phía nam tây nam.
- ^ Pichincha: một ngọn núi lửa sát thủ đô Quito
- ^ José de San Martín (1778 – 1850): vị tướng nổi tiếng, anh hùng dân tộc của Argentina, người lãnh đạo phong trào giành độc lập ở phần phía nam lục địa Nam Mỹ.
- ^ Đây là cuộc gặp gỡ kín mà nội dung của nó gây nên sự tranh luận của các nhà sử học. Sau khi Bolívar giải phóng hoàn toàn Peru, José de San Martín từ bỏ binh quyền, không tham gia vào hoạt động chính trị và đi sang Pháp năm 1824
- ^ Callao: thành phố cảng lớn nhất Perú, ở phía tây thủ đô Lima.
- ^ Junín: một vùng cao nguyên ở trung tâm Perú.
- ^ Antonio José de Sucre trên Britannica.
- ^ Ayacucho: thành phố trung tâm của tỉnh Huamanga, Peru
- ^ La Cosiata: một từ chưa từng có trong tiếng Tây Ban Nha trước đó, được đặt ra để chỉ những gì huyền bí và không gọi được tên.
- ^ José Antonio Páez: vị tướng sau này thành tổng thống Venezuela khi tách ra khỏi Đại Colombia.
- ^ Ocaña: thị trấn nhỏ thuộc bang Stander Bắc, Colombia.
- ^ Historical Text Archive
Sách về Bolívar
- Reza, German de la. “La invención de la paz. De la república cristiana del duque de Sully a la sociedad de naciones de Simón Bolívar”, México, Siglo XXI Editores, 2009. ISBN 978-607-03-0054-7
- Bushnell, David. The Liberator, Simón Bolívar. New York: Alfred A. Knopf, 1970.
- Bushnell, David (ed.) and Fornoff, Fred (tr.), El Libertador: Writings of Simón Bolívar, Oxford University Press, 2003. ISBN 978-0195144819
- Bushnell, David and Macaulay, Neill. The Emergence of Latin America in the Nineteenth Century (Second edition). Oxford and New York: Oxford University Press, 1994. ISBN 0-19-508402-0
- Ducoudray Holstein, H.L.V. Memoirs of Simón Bolívar. Boston: Goodrich, 1829.
- Harvey, Robert. “Liberators: Latin America`s Struggle For Independence, 1810–1830”. John Murray, London (2000). ISBN 0-7195-5566-3
- Lynch, John. Simón Bolívar and the Age of Revolution. London: University of London Institute of Latin American Studies, 1983. ISBN 9780901145543
- Lynch, John. The Spanish American Revolutions, 1808–1826 (Second edition). New York: W. W. Norton & Co., 1986. ISBN 0-393-95537-0
- Lynch, John. Simón Bolívar: A Life, Yale University Press, 2006. ISBN 0300110626.
- Madariaga, Salvador de. Bolívar. Westport: Greenwood Press, 1952. ISBN 9780313220296
- Marx, Karl. “Bolívar y Ponte” in The New American Cyclopaedia: A Popular Dictionary of General Knowledge, Vol. III. New York: D. Appleton & Co., 1858.
- Masur, Gerhard. Simón Bolívar (Revised edition). Albuquerque: University of New Mexico Press, 1969.
- Mijares, Augusto. The Liberator. Caracas: North American Association of Venezuela, 1983.
- O’Leary, Daniel Florencio. Bolívar and the War of Independence/Memorias del General Daniel Florencio O’Leary: Narración (Abridged version). Austin: University of Texas, [1888] 1970. ISBN 0-292-70047-4
- Bastardo-Salcedo,JL (1993) Historia Fundamental de Venezuela UVC,Caracas.
Liên kết ngoài
![]() |
Từ điển từ Wiktionary |
![]() |
Tập tin phương tiện từ Commons |
![]() |
Tin tức từ Wikinews |
![]() |
Danh ngôn từ Wikiquote |
![]() |
Văn kiện từ Wikisource |
![]() |
Tủ sách giáo khoa từ Wikibooks |
![]() |
Tài nguyên học tập từ Wikiversity |
- The Life of Simón Bolívar
- The Louverture Project: Simón Bolívar – Information about the support Bolívar received from Haiti.
- In Profile: Simón Bolívar – The Liberator
- About the surname Bolíbar/Bolívar, tiếng Tây Ban Nha
- Paternal ancestors of the Liberator, tiếng Tây Ban Nha
- Coats of arms of the Bolíbars, tiếng Tây Ban Nha
- Maternal ancestors of the Liberator (Palacios family), tiếng Tây Ban Nha
- (tiếng Tây Ban Nha) Glrbv.org: Biography
- Beside Bolivar: The Edecán Demarquet – About C. E. Demarquet, one of Bolívar’s principal aides
- “Building a New History by Exhuming Bolívar” Simon Romero, The New York Times, ngày 3 tháng 8 năm 2010
Tiền nhiệm: Liên bang được thành lập |
Tổng thống của Colombia 17 tháng 12, 1819 – 4 tháng 5, 1830 |
Kế nhiệm: Domingo Caycedo |
Tiền nhiệm: Cristóbal Mendoza |
Tổng thống của Venezuela 6 tháng 8, 1813 – 7 tháng 7, 1814 15 tháng 2, 1819 – 17 tháng 12, 1819 |
Kế nhiệm: José Antonio Páez |
Tiền nhiệm: José Bernardo de Tagle |
Tổng thống của Peru Tháng 2, 1824 – Tháng 1, 1826 |
Kế nhiệm: Andres de Santa Cruz |
Tiền nhiệm: Cộng hòa được thành lập |
Tổng thống của Bolivia 1825–1826 |
Kế nhiệm: Antonio José de Sucre |
- Tổng thống Peru
- Sinh 1783
- Mất 1830
- Tổng thống Venezuela
- Tổng thống Bolivia
- Anh hùng dân tộc Venezuela
- Lịch sử Colombia
- Nhà cách mạng Venezuela
- Chết vì bệnh lao
- Lịch sử Peru
Peru
Cộng hoà Peru | |||||
---|---|---|---|---|---|
República del Perú (tiếng Tây Ban Nha) | |||||
|
|||||
Quốc ca | |||||
“Himno Nacional del Perú” (tiếng Tây Ban Nha) “Quốc ca Peru” |
|||||
Hành chính | |||||
Chính phủ | Cộng hòa | ||||
Tổng thống | Ollanta Humala | ||||
Thủ tướng | Pedro Cateriano | ||||
Ngôn ngữ chính thức | Tây Ban Nha | ||||
Thủ đô | Lima |
||||
Thành phố lớn nhất | thủ đô | ||||
Địa lý | |||||
Diện tích | 1.285.216 km² 496.225 mi² (hạng thứ 20) |
||||
Diện tích nước | 0,41 % | ||||
Múi giờ | PET (UTC−5) | ||||
Lịch sử | |||||
28 tháng 7, 1821 | Tuyên bố | ||||
9 tháng 12, 1824 | Thống nhất | ||||
14 tháng 8, 1879 | Công nhận | ||||
Dân cư | |||||
Tên dân tộc | Người Peru | ||||
Dân số ước lượng (2013) | 30.475.144 người (hạng thứ 40) | ||||
Dân số (2007) | 28.220.764 người | ||||
Mật độ | 23 người/km² (hạng 191) | ||||
Kinh tế | |||||
GDP (PPP) (2014) | Tổng số: $370,735 tỉ USD[1] Bình quân đầu người: 11.797 USD[1] |
||||
GDP (danh nghĩa) (2014) | Tổng số: 220,564 tỷ USD[1] Bình quân đầu người: 7.019 USD[1] |
||||
HDI (2010) | ![]() |
||||
Hệ số Gini (2009) | ▼48[3] (cao) | ||||
Đơn vị tiền tệ | Nuevo Sol (PEN ) |
||||
Thông tin khác | |||||
Tên miền Internet | .pe | ||||
Mã điện thoại | +51 | ||||
Lái xe bên | phải | ||||
Quechua, Aymara và các ngôn ngữ thiểu số khác là ngôn ngữ đồng chính thức tại các địa phương mà chúng chiếm ưu thế. |
Peru (tiếng Tây Ban Nha: Perú), tên chính thức là nước Cộng hòa Peru (tiếng Tây Ban Nha: República del Perú, phát âm [reˈpuβlika ðel peˈɾu] ( nghe)), là một quốc gia tại tây bộ Nam Mỹ. Về phía bắc, Peru có biên giới với Ecuador và Colombia, về phía đông là Brasil, về phía đông nam là Bolivia, ở phía nam là Chile, và phía tây Peru là Thái Bình Dương.
Lãnh thổ Peru là quê hương của nhiều nền văn hóa cổ đại, trải dài từ văn minh Norte Chico- một trong các nền văn minh cổ xưa nhất trên thế giới, đến Đế quốc Inca– quốc gia lớn nhất châu Mỹ thời kỳ tiền Colombo. Đế quốc Tây Ban Nha chinh phục khu vực vào thế kỷ 16 và thiết lập một phó vương quốc với thủ đô tại Lima. Sau khi giành được độc lập vào năm 1821, Peru trải qua các giai đoạn bất ổn định chính trị và khủng hoảng ngân sách, cũng như các giai đoạn ổn định và kinh tế tiến bộ.
Peru là một nước cộng hòa dân chủ đại nghị, được chia thành 25 vùng. Địa lý Peru biến đổi từ các đồng bằng khô hạn ở vùng duyên hải Thái Bình Dương đến các đỉnh của dãy Andes và các khu rừng nhiệt đới ở bồn địa Amazon. Peru là một quốc gia đang phát triển, có chỉ số phát triển con người ở mức cao và mức nghèo là khoảng 25,8%.[4] Các hoạt động kinh tế chính của quốc gia gồm có khai mỏ, chế tạo, nông nghiệp và ngư nghiệp.
Peru là quốc gia đa dân tộc, với dân số ước tính là 30,4 triệu, thành phần dân tộc bao gồm người da đỏ, người gốc Âu, người gốc Phi và người gốc Á. Ngôn ngữ chính được nói là tiếng Tây Ban Nha, song một lượng đáng kể người Peru nói tiếng Quechua hay các ngôn ngữ bản địa khác. Sự kết hợp của các truyền thống văn hóa khiến cho Peru có sự đa dạng lớn trên các lĩnh vực như nghệ thuật, ẩm thực, văn chương, và âm nhạc.
Mục lục
Từ nguyên
Từ Peru có khởi nguyên trong các ngôn ngữ khác nhau ở nam bộ Pháp và tây bắc bộ Tây Ban Nha và cũng tìm thấy tại xứ Corse, tuy nhiên đối với người châu Âu, từ Peru là phù hợp nhất để thay thế tên gọi nguyên bản Birú, là tên của một quân chủ bản địa sống vào đầu thế kỷ 16 gần vịnh San Miguel thuộc Panama ngày nay.[5] Khi các nhà thám hiểm Tây Ban Nha đến thăm lãnh thổ của ông vào năm 1522, đó là phần cực nam của Tân Thế giới mà người châu Âu biết đến.[6] Do đó, khi Francisco Pizarro khám phá khu vực ở xa hơn về phía nam, chúng được đặt tên là Birú hay Peru.[7]
Vương quốc Tây Ban Nha trao cho tên gọi này địa vị pháp lý trong Capitulación de Toledo năm 1529, theo đó gọi tên Đế quốc Inca là tỉnh Peru.[8] Dưới sự cai trị của Tây Ban Nha, quốc gia nhận tên gọi Phó vương quốc Peru, và trở thành nước Cộng hòa Peru sau chiến tranh giành độc lập.
Lịch sử
Các bằng chứng sớm nhất về sự hiện diện của con người tại lãnh thổ Peru có niên đại khoảng 9.000 năm TCN.[9] Xã hội phức tạp cổ nhất được biết đến tại Peru là văn minh Norte Chico, nền văn minh này hưng thịnh dọc theo bờ biển Thái Bình Dương trong khoảng từ 3.000 đến 1.800 TCN.[10] Theo sau những phát triển ban đầu này là các nền văn hóa khảo cổ học như Cupisnique, Chavin, Paracas, Mochica, Nazca, Wari, và Chimú. Vào thế kỷ 15, người Inca nổi lên thành một quốc gia hùng mạnh, tạo thành đế quốc lớn nhất châu Mỹ thời kỳ tiền Colombo, Đế quốc Inca tồn tại gần một thế kỷ.[11] Các xã hội Andes dựa vào nông nghiệp, sử dụng các kỹ thuật như thủy lợi và ruộng bậc thang; chăn nuôi lạc đà và ngư nghiệp cũng là hoạt động quan trọng. Tổ chức xã hội dựa trên sự hỗ thù và tái phân phối do các xã hội này không có khái niệm về thị trường hay tiền tệ.[12]
Vào tháng 12 năm 1532, một toán conquistador dưới quyền chỉ huy của Francisco Pizarro đánh bại và bắt giữ Hoàng đế Inca Atahualpa. Mười năm sau, Vương quốc Tây Ban Nha thiết lập Phó vương quốc Peru để quản lý hầu hết các thuộc địa tại Nam Mỹ của họ.[13] Phó vương Francisco de Toledo tái tổ chức quốc gia trong thập niên 1570, hoạt động kinh tế chính là khai mỏ bạc và nguồn lao động chính là những lao động cưỡng bức người da đỏ.[14]
Các thoi bạc của Peru cung cấp thu nhập cho Vương quốc Tây Ban Nha và thúc đẩy một mạng lưới mậu dịch phức tạp trải rộng đến tận châu Âu và Philippines.[15] Tuy nhiên, vào thế kỷ 18, sản lượng bạc suy giảm và kinh tế đa dạng hóa khiến cho thu nhập của vương thất Tây Ban Nha giảm mạnh.[16] Nhằm phản ứng, triều đình ban hành các cải cách Bourbon, với một loạt các chiếu chỉ nhằm tăng thuế và phân chia Phó vương quốc.[17] Các luật mới kích động các cuộc nổi dậy như của Túpac Amaru II, song tất cả đều bị đàn áp.[18]
Vào đầu thế kỷ 19, trong khi hầu hết Nam Mỹ bị cuốn vào các cuộc chiến giành độc lập, thì Peru vẫn là một thành trì của những người bảo hoàng. Do giới tinh hoa dao động giữa giải phóng và trung thành với chế độ quân chủ Tây Ban Nha, Peru chỉ giành được độc lập sau khi bị chiếm đóng do chiến dịch quân sự của José de San Martín và Simón Bolívar.[19] Trong những năm đầu cộng hòa, đấu tranh cục bộ nhằm giành quyền lực giữa các lãnh đạo quân sự khiến cho chính trị bất ổn định.[20]
Đặc tính dân tộc Peru được rèn luyện trong giai đoạn này, khi mà các kế hoạch của Simón Bolívar nhằm thành lập một Liên minh Mỹ Latinh gặp khó khăn và một liên minh với Bolivia sớm tàn.[21] Từ thập niên 1840 đến thập niên 1860, Peru trải qua một giai đoạn ổn định trong nhiệm kỳ tổng thống của Ramón Castilla nhờ thu nhập quốc gia tăng lên từ xuất khẩu phân chim.[22] Tuy nhiên, đến thập niên 1870, tài nguyên này bị cạn kiệt, quốc gia lâm vào tình trạng nợ nần nghiêm trọng, và đấu tranh chính trị lại nổi lên.[23]
Peru chiến bại trước Chile trong Chiến tranh Thái Bình Dương 1879–1883, phải nhượng hai tỉnh Arica và Tarapacá theo các hiệp ước Ancón và Lima. Tiếp sau đấu tranh nội bộ hậu chiến là một giai đoạn ổn định dưới sự lãnh đạo của Đảng Bình dân, giai đoạn này kéo dài đến khi bắt đầu chế độ độc tài của Augusto B. Leguía.[24] Đại khủng hoảng khiến Leguía bị hạ bệ, hồi phục rối loạn chính trị, và Đảng Nhân dân Cách mạng châu Mỹ (APRA) nổi lên.[25] Trong ba thập niên sau đó, chính trị Peru có đặc điểm là tình trạng kình địch giữa tổ chức này và một liên minh của giới tinh hoa và quân sự.[26]
Năm 1968, Lực lượng vũ trang Peru dưới sự chỉ huy của Tướng General Juan Velasco Alvarado tiến hành đảo chính chống Tổng thống Fernando Belaunde. Chế độ mới cam kết cải cách triệt để nhằm thúc đẩy phát triển, song không nhận được ủng hộ rộng rãi.[27] Năm 1975, Tướng Francisco Morales Bermúdez thay thế Velasco, làm tệ liệt các cải cách, và giám thị việc tái lập chế độ dân chủ.[28] Trong thập niên 1980, Peru phải đối mặt với nợ nước ngoài lớn, lạm phát ngày càng tăng, buôn bán ma túy nổi lên, và bạo lực chính trị quy mô lớn.[29] Trong nhiệm kỳ tổng thống của Alberto Fujimori (1990–2000), quốc gia bắt đầu phục hồi; tuy nhiên, các cáo buộc độc đoán, tham nhũng, và vi phạm nhân quyền buộc Fujimori phải từ nhiệm sau cuộc bầu cử năm 2000 gây tranh cãi.[30] Từ khi chế độ của Fujimori kết thúc, Peru cố gắng chống tham nhũng trong khi duy trì tăng trưởng kinh tế.[31]
Chính quyền
Peru là một nước cộng hòa dân chủ đại nghị tổng thống với một hệ thống đa đảng. Theo hiến pháp hiện nay, Tổng thống là nguyên thủ quốc gia và chính phủ; người này được bầu cho một nhiệm kỳ 5 năm. Tổng thống chỉ định Thủ tướng, và cố vấn trong việc bổ nhiệm các thành viên khác của Hội đồng Bộ trưởng. Nghị viện theo nhất viện chế với 130 thành viên được bầu cho một nhiệm kỳ 5 năm. Các dự luật có thể được nhánh hành pháp hoặc lập pháp đệ trình, chúng sẽ thành luật sau khi được Nghị viện thông qua và được Tổng thống ban hành. Bộ máy tư pháp độc lập trên danh nghĩa, song sự can thiệp của chính quyền đối với các vấn đề pháp luật đã phổ biến trong suốt lịch sử và được cho là vẫn tiếp tục đến nay.[32]
Chính phủ Peru được bầu cử trực tiếp, và bầu cử là bắt buộc đối với tất cả công dân từ 18 đến 70 tuổi. Cuộc bầu cử tổ chức vào năm 2011 kết thúc với chiến thắng của ứng cử viên tổng thống Ollanta Humala thuộc liên minh Gana Perú trước Keiko Fujimori thuộc Fuerza 2011.[33] Nghị viện hiện gồm có Gana Perú (47 ghế), Fuerza 2011 (37 ghế), Alianza Parlamentaria (20 ghế), Alianza por el Gran Cambio (12 ghế), Solidaridad Nacional (8 ghế) và Concertación Parlamentaria (6 ghế).[34]
Các xung đột biên giới với các quốc gia láng giềng chi phối quan hệ đối ngoại của Peru, hầu hết chúng đều được giải quyết xong trong thế kỷ 20.[35] Hiện nay, Peru có tranh chấp giới hạn hàng hải với Chile trên Thái Bình Dương.[36] Peru là một thành viên tích cực của một số tổ chức khu vực và là một trong số các quốc gia sáng lập Cộng đồng các quốc gia Andes. Quốc gia này cũng tham gia các tổ chức quốc tế như Tổ chức các quốc gia châu Mỹ và Liên Hiệp Quốc. Quân đội Peru gồm có lực lượng lục quân, hải quân và không quân; nhiệm vụ chính của quân đội Peru là bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia.[37] Các lực lượng vũ trang trực thuộc Bộ Quốc phòng và Tổng thống với vai trò là Tổng tư lệnh. Chế độ cưỡng bách tòng quân bị bãi bỏ vào năm 1999, thay thế là phục vụ quân sự tự nguyện.[38]
Khu vực
Peru được chia thành 25 vùng và tỉnh Lima. Mỗi vùng có một chính phủ được bầu gồm có Thống đốc và hội đồng, họ phục vụ theo các nhiệm kỳ 4 năm. Các chính phủ này đặt kế hoạch phát triển vùng, thực hiện các dự án đầu tư công, xúc tiến hoạt động kinh tế, và quản lý tài sản công. Tỉnh Lima được quản lý bởi một hội đồng thành phố. Mục tiêu của việc ủy thác quyền cho các chính phủ địa phương và thành phố, cùng với các hành động khác, là nhằm cải thiện sự tham gia của quần chúng. Các tổ chức phi chính phủ đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phân tán quyền lực và vẫn có ảnh hưởng đến chính trị địa phương.[39]
- Vùng
- Tỉnh
Địa lý
Peru có diện tích 1.285.216 km2 (496.225 sq mi), nằm ở tây bộ Nam Mỹ. Quốc gia này có biên giới với Ecuador và Colombia ở phía bắc, Brasil ở phía đông, Bolivia ở phía đông nam, Chile ở phía nam, và phía tây là Thái Bính Dương. Dãy núi Andes chạy song song với Thái Bình Dương; dãy núi này phân quốc gia thành ba khu vực về mặt địa lý. costa (duyên hải) ở phía tây là một đồng bằng hẹp, phần lớn là khô hạn ngoại trừ các thung lũng hình thành từ các sông theo mùa. sierra (đất cao) là khu vực Andes; gồm có cao nguyên Altiplano và đỉnh cao nhất quốc gia là Huascarán với cao độ 6.768 m (22.205 ft).[40] Vùng thứ ba là selva (rừng rậm) với địa hình bằng phẳng trải rộng với các rừng mưa Amazon mở rộng về phía đông. Khoảng 60% diện tích quốc gia thuộc vùng thứ ba này.[41]
Hầu hết sông tại Peru bắt nguồn từ các đỉnh của dãy Andes và chảy vào một trong ba lưu vực. Những sông đổ về Thái Bình Dương có đặc điểm là dốc và ngắn, dòng chảy không liên tục. Các chi lưu của sông Amazon có chiều dài lớn hơn, có dòng chảy lớn hơn nhiều, và có độ dốc nhỏ hơn khi ra khỏi khu vực sierra. Các sông đổ vào hồ Titicaca thường có chiều dài ngắn và có dòng chảy lớn.[42] Các sông dài nhất chảy qua lãnh thổ Peru là Ucayali, Marañón, Putumayo, Yavarí, Huallaga, Urubamba, Mantaro, và Amazon.[43]
Ảnh hưởng của dãy Andes và hải lưu Humboldt khiến quốc gia này có sự đa dạng rất lớn về khí hậu. Khu vực costa có nhiệt độ ôn hòa, lượng mưa thấp, độ ẩm cao, trừ phần phía bắc ấm hơn và có lượng mưa lớn hơn.[44] Khu vực sierra có mưa thường xuyên vào mùa hạ, nhiệt độ và ẩm độ giảm theo cao độ cho đến các đỉnh núi đóng băng của dãy Andes.[45] Khu vực selva có đặc trưng là lượng mưa lớn và nhiệt độ cao, ngoại trừ phần cực nam- là nơi có mùa đông lạnh và có mưa theo mùa.[46] Do địa hình và khí hậu đa dạng, Peru có đa dạng sinh học cao với 21.462 loài thực vật và động vật ghi nhận được tính đến năm 2003; 5.855 trong số đó là loài đặc hữu.[47]
Kinh tế
![]() |
![]() |
|
Các tòa nhà tại quận tài chính San Isidro của Lima; và hải cảng Callao, cửa ngõ xuất khẩu chính của Peru.
|
Kinh tế Peru được Ngân hàng Thế giới phân loại là thu nhập trung bình cao[48] và lớn thứ 39 thế giới.[49] Năm 2011, Peru là một trong các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới nhờ bùng nổ kinh tế trong thập niên 2000.[50] Peru có chỉ số phát triển con người 0,752 theo số liệu năm 2011. Về mặt lịch sử, kinh tế quốc gia gắn liền với xuất khẩu, thu về ngoại tệ mạnh để chi cho nhập khẩu và thanh toán nợ nước ngoài.[51] Mặc dù chúng đem đến thu nhập đáng kể, song tăng trưởng độc lập và phân bổ thu nhập công bằng hơn tỏ ra khó đạt được.[52] Theo dữ liệu năm 2010, 31,3% tổng dân số Peru là người nghèo.[53]
Chính sách kinh tế của Peru thay đổi nhiều trong những thập niên qua. Chính phủ của Juan Velasco Alvarado (1968–1975) tiến hành các cải cách triệt để, trong đó có cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa các công ty ngoại quốc, mở đầu hệ thống kinh tế kế hoạch, và thiết lập một khu vực quốc doanh lớn. Mục tiêu của các chính sách này là tái phân phối thu nhập và chấm dứt sự phụ thuộc kinh tế vào các quốc gia phát triển song kết quả là thất bại.[54]
Bất chấp kết quả này, hầu hết các cải cách vẫn được thực hiện cho đến thập niên 1990, khi chính phủ tự do hóa của Alberto Fujimori chấm dứt việc kiểm soát giá, bảo hộ mậu dịch, hạn chế đầu tư trực tiếp nước ngoài, và hầu hết quyền sở hữu nhà nước trong các công ty.[55] Các cải cách dẫn đến tăng trưởng kinh tế liên tục từ 1993, ngoại trừ một sự sụt giảm sau Khủng hoảng tài chính châu Á 1997.[56]
Các ngành dịch vụ chiếm 53% tổng sản phẩm quốc nội của Peru, kế tiếp là ngành chế tạo (22,3%), công nghiệp khai khoáng (15%), và các loại thuế (9,7%).[57] Tăng trưởng kinh tế gần đây được thúc đẩy thông qua ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện các điều kiện thương mại, tăng đầu tư và tiêu dùng.[58] Mậu dịch dự kiến sẽ tăng hơn nữa sau khi thực hiện một thỏa thuận mậu dịch tự do với Hoa Kỳ được ký vào năm 2006.[59] Các mặt hàng xuất khẩu chính của Peru là đồng, vàng, thiếc, hàng dệt may, và bột cá; Các đối tác mậu dịch chính của Peru là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Brasil và Chile.[60]
Nhân khẩu
Peru là một quốc gia đa dân tộc, hình thành từ các nhóm dân tộc khác nhau trong năm thế kỷ. Người da đỏ sống ở lãnh thổ Peru ngày nay từ hàng thiên niên kỷ trước khi người Tây Ban Nha chinh phục khu vực vào thế kỷ 16; theo sử gia Noble David Cook thì dân số của họ giảm từ khoảng 5–9 triệu vào thập niên 1520 xuống khoảng 600.000 vào năm 1620 với nguyên nhân chủ yếu là các bệnh truyền nhiễm.[62] Người Tây Ban Nha và người da đen châu Phi đến với số lượng lớn trong thời thuộc địa, họ hỗn chủng trên quy mô lớn với nhau và với người bản địa. Những người Âu đến từ Ý, Tây Ban Nha, Pháp, Anh Quốc, và Đức dần nhập cư đến Peru sau khi quốc gia này độc lập.[63] Peru giải phóng nô lệ da đen vào năm 1854.[64] Người Hoa đến vào thập niên 1850, họ thay thế các công nhân nô lệ, và từ đó có ảnh hưởng rất lớn đối với xã hội Peru.[65]
Cuộc điều tra dân số năm 1940 là cuộc điều tra dân số cuối cùng tại Peru nỗ lực phân loại các cá nhân theo dân tộc, khi đó 53% dân số nhận là người da trắng hoặc mestizo (lai da trắng và da đỏ) và 46% nhận là người da đỏ.[66] Theo CIA World Factbook, phần lớn dân cư Peru là người da đỏ, hầu hết là Quechua và Aymara, sau đó là người mestizo.[49] Trong một cuộc nghiên cứu vào năm 2006 của Cơ quan quốc gia về Thống kê và Tin học (INEI), dân cư Peru phần lớn nhận là mestizo (59,5%), sau đó là Quechua (22,7%), Aymara (2,7%), Amazon (1,8%), đen/Mulatto (1,6%), trắng (4,9%), và “khác” (6,7%).[61]
Với khoảng 29,5 triệu cư dân, Peru là quốc gia đông dân thứ 5 tại Nam Mỹ.[67] Mức tăng trưởng dân số giảm từ 2,6% xuống 1,6% trong giai đoạn 1950 đến 2000; dân số Peru dự kiến đạt khoảng 42 triệu vào năm 2050.[68] Năm 2007, 75,9% dân cư Peru sống tại các khu vực đô thị và 24,1% tại các khu vực nông thôn.[69] Các thành phố chính là Lima, Arequipa, Trujillo, Chiclayo, Piura, Iquitos, Cusco, Chimbote, và Huancayo; các thành phố này đều có trên 250.000 cư dân theo điều tra dân số năm 2007.[70] Có 15 bộ lạc da đỏ chưa tiếp xúc tại Peru.[71]
Tiếng Tây Ban Nha là ngôn ngữ thứ nhất của 83,9% người Peru 5 tuổi hoặc lớn hơn theo số liệu năm 2007. Tiếng Tây Ban Nha cùng tồn tại với một số ngôn ngữ bản địa, thông dụng nhất là tiếng Quechua được 12% dân số nói. Các ngôn ngữ bản địa và ngoại quốc khác được nói nhiều vào thời điểm đó lần lượt chiếm 2,7% và 0,1% dân số Peru.[72]
Theo điều tra dân số năm 2007, 81,3% dân số trên 12 tuổi mô tả bản thân là tín hữu Công giáo, 12,5% là tín hữu Tin Lành, 3,3% theo các giáo phái khác, và 2,9% không tôn giáo.[73] Tỷ lệ biết chữ ước tính là 92,9% trong năm 2007; mức này tại các khu vực nông thôn (80,3%) thấp hơn các khu vực thành thị (96,3%).[74] Giáo dục tiểu học và trung học là bắt buộc và các trường công miễn học phí.[75]
Văn hóa
Văn hóa Peru chủ yếu bắt nguồn từ truyền thống của người da đỏ và người Tây Ban Nha,[76] tuy nhiên nó cũng chịu ảnh hưởng từ các dân tộc Á, Phi, và Âu khác. Truyền thống nghệ thuật của Peru có truy nguyên từ những đồ gốm, đồ dệt may, trang sức, và công trình điêu khắc của văn hóa tiền Inca. Người Inca duy trì các nghề thủ công này và đạt được những thành tựu về kiến trúc như xây dựng Machu Picchu. Baroque chi phối nghệ thuật Peru thuộc địa, song cũng có cải biến theo truyền thống bản địa.[77]
Trong giai đoạn thuộc địa, nghệ thuật hầu hết tập trung vào chủ đề tôn giáo; biểu hiện là số lượng nhà thờ đông đảo trong thời kỳ này và các bức họa của trường phái Cuzco.[78] Nghệ thuật đình đốn sau khi độc lập, kéo dài cho đến khi ý thức hệ Indigenismo nổi lên vào đầu thế kỷ 20.[79] Từ thập niên 1950, nghệ thuật Peru được chiết trung hóa và định hình bởi cả dòng chảy nghệ thuật ngoại quốc và địa phương.[80]
Văn chương Peru bắt nguồn từ truyền thống truyền khẩu của các nền văn minh thời kỳ tiền Colombo. Người Tây Ban Nha đem đến chữ viết vào thế kỷ 16; văn chương thuộc địa bao gồm các biên niên sử và văn chương tôn giáo. Sau khi độc lập, chủ nghĩa phong tục và chủ nghĩa lãng mạn trở thành những thể loại văn học phổ biến nhất, minh chứng qua các tác phẩm của Ricardo Palma.[81] Phong trào Indigenismo vào đầu thế kỷ 20 do các nhà văn như Ciro Alegría[82] và José María Arguedas lãnh đạo.[83] Văn chương Peru hiện đại được thừa nhận là nhờ vào các tác gia như Mario Vargas Llosa, ông là một thành viên quan trọng của phong trào Mỹ Latinh bùng nổ.[84]
Ẩm thực Peru pha trộn giữa các món ăn da đỏ và Tây Ban Nha, với ảnh hưởng mạnh của cách nấu ăn kiểu Trung Hoa, châu Phi, Ả Rập, Ý, và Nhật Bản.[85] Các món ăn phổ biến là anticuchos, ceviche, và pachamanca. Khí hậu đa dạng của Peru tạo diều kiện cho sự phát triển của các loại thực vật và động vật khác nhau, là một điều tốt cho ẩm thực.[86]
Âm nhạc Peru có nguồn gốc Andes, Tây Ban Nha và châu Phi.[87] Vào thời kỳ tiền Tây Ban Nha, biểu hiện âm nhạc có sự khác biệt lớn giữa các vùng; quena và tinya là hai nhạc cụ phổ biến.[88] Người Tây Ban Nha đưa đến nhiều nhạc cụ mới, chẳng hạt như ghi-ta và hạc, kéo theo sự phát triển của các nhạc cụ tạp giao như charango.[89] Đóng góp của người gốc Phi cho âm nhạc Peru gồm các nhịp điệu của họ và cajón, một nhạc cụ gõ.[90] Vũ đạo dân gian Peru gồm có marinera, tondero, zamacueca, diablada và huayno.[91]
Tham khảo
- ^ a ă â b “Peru”. Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2013.
- ^ “Human Development Report 2010” (PDF). United Nations. 2010. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2010.
- ^ “Gini Index”. World Bank. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2011.
- ^ UN: Peru Posts One of Region’s Best Reductions in Poverty in 2011. Andean Air Mail and Peruvian Times, 28 tháng 11 năm 2012.
- ^ Porras Barrenechea, tr 83.
- ^ Porras Barrenechea, tr 84.
- ^ Porras Barrenechea, tr 86.
- ^ Porras Barrenechea, tr 87.
- ^ Dillehay, Tom, Duccio Bonavia and Peter Kaulicke. “The first settlers”. In Helaine Silverman (ed.), Andean archaeology. Malden: Blackwell, 2004, ISBN 0631234012, p. 20.
- ^ Haas, Jonathan, Creamer, Winifred and Ruiz, Alvaro (2004). “Dating the Late Archaic occupation of the Norte Chico region in Peru”. Nature 432: 1020–1023. doi:10.1038/nature03146. PMID 15616561.
- ^ D’Altroy, Terence. The Incas. Malden: Blackwell, 2002, ISBN 1405116765, các trang 2–3.
- ^ Mayer, Enrique. The articulated peasant: household economies in the Andes. Boulder: Westview, 2002, ISBN 081333716X, các trang 47–68
- ^ Recopilación de leyes de los Reynos de las Indias. Madrid: Cultura Hispánica, 1973, vol. II, các trang 12–13.
- ^ Bakewell, Peter. Miners of the Red Mountain: Indian labor in Potosi 1545–1650. Albuquerque: University of New Mexico, 1984, ISBN 0826307698, p. 181.
- ^ (tiếng Tây Ban Nha) Suárez, Margarita. Desafíos transatlánticos. Lima: FCE/IFEA/PUCP, 2001, các trang 252–253.
- ^ Andrien, Kenneth. Crisis and decline: the Viceroyalty of Peru in the seventeenth century. Albuquerque: University of New Mexico Press, 1985, ISBN 1597403237, các trang 200–202.
- ^ Burkholder, Mark. From impotence to authority: the Spanish Crown and the American audiencias, 1687–1808. Columbia: University of Missouri Press, 1977, ISBN 0826202195, các trang 83–87.
- ^ O’Phelan, Scarlett. Rebellions and revolts in eighteenth century Peru and Upper Peru. Cologne: Böhlau, 1985, ISBN 3412010855, 9783412010850, p. 276.
- ^ Anna, Timothy. The fall of the royal government in Peru. Lincoln: University of Nebraska Press, 1979, ISBN 0803210043, các trang 237–238.
- ^ Walker, Charles. Smoldering ashes: Cuzco and the creation of Republican Peru, 1780–1840. Durham: Duke University Press, 1999, ISBN 0822382164, các trang 124–125.
- ^ Gootenberg (1991) tr 12.
- ^ Gootenberg (1993) tr 5–6.
- ^ Gootenberg (1993) tr 9.
- ^ Mücke, Ulrich. Political culture in nineteenth-century Peru. Pittsburgh: University of Pittsburgh Press, 2004, ISBN 0822942291, các trang 193–194.
- ^ Klarén, tr 262–276.
- ^ Palmer, David. Peru: the authoritarian tradition. New York: Praeger, 1980, ISBN 0030461162, p. 93
- ^ Philip, George. The rise and fall of the Peruvian military radicals. London: University of London, 1978, các trang 163–165.
- ^ Schydlowsky, Daniel and Juan Julio Wicht. “Anatomy of an economic failure”. In Cynthia McClintock and Abraham Lowenthal (ed.), The Peruvian experiment reconsidered. Princeton: Princeton University Press, 1983, ISBN 0691076480, các trang 94–143 (106–107).
- ^ Klarén, tr 406–407.
- ^ BBC News, Fujimori: Decline and fall. Truy cập 21 tháng 7 năm 2007.
- ^ The Economist, Peru. Truy cập 18 tháng 7 năm 2007.
- ^ Clark, Jeffrey. Building on quicksand. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2007.
- ^ (tiếng Tây Ban Nha) Oficina Nacional de Procesos Electorales, [1]. Truy cập 28 tháng 7 năm 2011.
- ^ (tiếng Tây Ban Nha) Congreso de la República del Perú, [2]. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2011.
- ^ St John, Ronald Bruce. The foreign policy of Peru. Boulder: Lynne Rienner, 1992, ISBN 1555873049, các trang 223–224.
- ^ BBC News, Peru–Chile border row escalates. Truy cập 16 tháng 5 năm 2007.
- ^ Ministerio de Defensa. Libro Blanco de la Defensa Nacional. Lima: Ministerio de Defensa, 2005, p. 90.
- ^ Ley N° 27178, Ley del Servicio Militar, Các điều số 29, 42 và 45.
- ^ Monika Huber, Wolfgang Kaiser (tháng 2 năm 2013). “Mixed Feelings”. dandc.eu.
- ^ Andes Handbook, Huascarán. 2 tháng 6 năm 2002.
- ^ Instituto de Estudios Histórico–Marítimos del Perú, El Perú y sus recursos: Atlas geográfico y económico, tr. 16.
- ^ Instituto de Estudios Histórico–Marítimos del Perú, El Perú y sus recursos: Atlas geográfico y económico, tr 31.
- ^ Instituto Nacional de Estadística e Informática, Perú: Compendio Estadístico 2005, tr. 21.
- ^ Instituto de Estudios Histórico–Marítimos del Perú, El Perú y sus recursos: Atlas geográfico y económico, tr. 24–25.
- ^ Instituto de Estudios Histórico–Marítimos del Perú, El Perú y sus recursos: Atlas geográfico y económico, tr. 25–26.
- ^ Instituto de Estudios Histórico–Marítimos del Perú, El Perú y sus recursos: Atlas geográfico y económico, tr. 26–27.
- ^ Instituto Nacional de Estadística e Informática, Perú: Compendio Estadístico 2005, tr 50.
- ^ Ngân hàng Thế giới, Data by country: Peru. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2011.
- ^ a ă Peru. CIA, The World Factbook
- ^ BBC, Peru country profile. Truy cập 1 tháng 10 năm 2011.
- ^ Thorp, tr 4.
- ^ Thorp, tr 321.
- ^ Instituto Nacional de Estadística e Informática, Evolución de la Pobreza en el Perú al 2010, tr 38.
- ^ Thorp, các trang 318–319.
- ^ Sheahan, John. Searching for a better society: the Peruvian economy from 1950. University Park, Pennsylvania: The Pennsylvania State University Press, 1999, ISBN 0271018720, p. 157.
- ^ (tiếng Tây Ban Nha) Banco Central de Reserva, Producto bruto interno por sectores productivos 1951–2006. Truy cập 27 tháng 12 năm 2010.
- ^ số liệu năm 2006. (tiếng Tây Ban Nha) Banco Central de Reserva, Memoria 2006, p. 204. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2010.
- ^ (tiếng Tây Ban Nha) Banco Central de Reserva, Memoria 2006, tr. 15, 203. Truy cập 27 tháng 12 năm 2010.
- ^ Office of the U.S. Trade Representative, United States and Peru Sign Trade Promotion Agreement, 12 tháng 4 năm 2006. Truy cập 27 tháng 12 năm 2010.
- ^ số liệu năm 2006. (tiếng Tây Ban Nha) Banco Central de Reserva, Memoria 2006, tr 60–61. Truy cập 27 tháng 12 năm 2010.
- ^ a ă The Socioeconomic Advantages of Mestizos in Urban Peru. princeton.edu. tr 4–5.
- ^ Cook, Noble David. Demographic collapse: Indian Peru, 1520–1620. Cambridge: Cambridge University Press, 1981, ISBN 0521523141, p. 114.
- ^ Vázquez, Mario. “Immigration and mestizaje in nineteenth-century Peru”. In: Magnus Mörner, Race and class in Latin America. New York: Columbia University Press, 1970, ISBN 0231032951, các trang 79–81.
- ^ “Peru apologises for abuse of African-origin citizens“. BBC News. 29 tháng 11 năm 2009
- ^ Mörner, Magnus. Race mixture in the history of Latin America. Boston: Little, Brown and Co., 1967, p. 131
- ^ Galindo, Alberto Flores (2010). In Search of an Inca: Identity and Utopia in the Andes. Cambridge University Press. tr. 247. ISBN 0521598613.
- ^ United Nations, World Population ProspectsPDF (2.74 MB), các trang 44–48. Truy cập 29 tháng 7 năm 2007.
- ^ Instituto Nacional de Estadística e Informática, Perú: Estimaciones y Proyecciones de Población, 1950–2050, tr 37–38, 40.
- ^ Instituto Nacional de Estadística e Informática, Perfil sociodemográfico del Perú, tr 13.
- ^ Instituto Nacional de Estadística e Informática, Perfil sociodemográfico del Perú, tr 24.
- ^ “Isolated Peru tribe threatened by outsiders“. USATODAY.com. 31 tháng 1 năm 2012
- ^ Instituto Nacional de Estadística e Informática, Perfil sociodemográfico del Perú, tr 111.
- ^ Instituto Nacional de Estadística e Informática, Perfil sociodemográfico del Perú, tr 132.
- ^ Instituto Nacional de Estadística e Informática, Perfil sociodemográfico del Perú, tr 93.
- ^ Constitución Política del Perú, điều thứ 17.
- ^ Belaunde, Víctor Andrés. Peruanidad. Lima: BCR, 1983, p. 472.
- ^ Bailey, tr 72–74.
- ^ Bailey, tr 263.
- ^ Lucie-Smith, Edward. Latin American art of the 20th century. London: Thames and Hudson, 1993, ISBN 0500203563, các trang 76–77, 145–146.
- ^ Bayón, Damián. “Art, c. 1920–c. 1980”. In: Leslie Bethell (ed.), A cultural history of Latin America. Cambridge: University of Cambridge, 1998, ISBN 0521626269, các trang 425–428.
- ^ Martin, “Literature, music and the visual arts, k. 1820–1870”, tr. 37–39.
- ^ Martin, “Narrative since c. 1920”, các trang 151–152.
- ^ Martin, “Narrative since c. 1920”, các trang 178–179.
- ^ Martin, “Narrative since c. 1920”, tr 186–188.
- ^ Custer, tr. 17–22.
- ^ Custer, tr 25–38.
- ^ Romero, Raúl “Andean Peru”, tr 385–386.
- ^ Olsen, Dale. Music of El Dorado: the ethnomusicology of ancient South American cultures. Gainesville: University Press of Florida, 2002, ISBN 0813029201, các trang 17–22.
- ^ Turino, Thomas. “Charango”. In: Stanley Sadie (ed.), The New Grove Dictionary of Musical Instruments. New York: MacMillan Press Limited, 1993, vol. I, ISBN 0333378784, p. 340.
- ^ Romero, Raúl “La música tradicional y popular”, tr 263–265.
- ^ Romero, Raúl “La música tradicional y popular”, tr 243–245, 261–263.
Thư mục
- Bailey, Gauvin Alexander. Art of colonial Latin America. London: Phaidon, 2005, ISBN 0714841579.
- Constitución Política del Perú. 29 tháng 12 năm 1993.
- Custer, Tony. The Art of Peruvian Cuisine. Lima: Ediciones Ganesha, 2003, ISBN 9972920305.
- Garland, Gonzalo. “Perú Siglo XXI”, series of 11 working papers describing sectorial long-term forecasts, Grade, Lima, Peru, 1986-1987.
- Garland, Gonzalo. Peru in the 21st Century: Challenges and Possibilities in Futures: the Journal of Forecasting, Planning and Policy, Volume 22, Nº 4, Butterworth-Heinemann, London, England, May 1990.
- Gootenberg, Paul. (1991) Between silver and guano: commercial policy and the state in postindependence Peru. Princeton: Princeton University Press ISBN 0691023425.
- Gootenberg, Paul. (1993) Imagining development: economic ideas in Peru’s “fictitious prosperity” of Guano, 1840–1880. Berkeley: University of California Press, 1993, 0520082907.
- Instituto de Estudios Histórico–Marítimos del Perú. El Perú y sus recursos: Atlas geográfico y económico. Lima: Auge, 1996.
- Instituto Nacional de Estadística e Informática. Perú: Compendio Estadístico 2005PDF (8.31 MB). Lima: INEI, 2005.
- Instituto Nacional de Estadística e Informática. Perfil sociodemográfico del Perú. Lima: INEI, 2008.
- Instituto Nacional de Estadística e Informática. Perú: Estimaciones y Proyecciones de Población, 1950–2050. Lima: INEI, 2001.
- Klarén, Peter. Peru: society and nationhood in the Andes. New York: Oxford University Press, 2000, ISBN 0195069285.
- Bản mẫu:DOClink. ngày 28 tháng 9 năm 1999.
- Ley N° 27867, Ley Ley Orgánica de Gobiernos Regionales. ngày 16 tháng 11 năm 2002.
- Martin, Gerald. “Literature, music and the visual arts, c. 1820–1870”. In: Leslie Bethell (ed.), A cultural history of Latin America. Cambridge: University of Cambridge, 1998, các trang 3–45.
- Martin, Gerald. “Narrative since c. 1920”. In: Leslie Bethell (ed.), A cultural history of Latin America. Cambridge: University of Cambridge, 1998, pp. 133–225.
- Porras Barrenechea, Raúl. El nombre del Perú. Lima: Talleres Gráficos P.L. Villanueva, 1968.
- Romero, Raúl. “La música tradicional y popular”. In: Patronato Popular y Porvenir, La música en el Perú. Lima: Industrial Gráfica, 1985, pp. 215–283.
- Romero, Raúl. “Andean Peru”. In: John Schechter (ed.), Music in Latin American culture: regional tradition. New York: Schirmer Books, 1999, pp. 383–423.
- Thorp, Rosemary and Geoffrey Bertram. Peru 1890–1977: growth and policy in an open economy. New York: Columbia University Press, 1978, ISBN 0231034334
Đọc thêm
- Kinh tế
- (tiếng Tây Ban Nha) Banco Central de Reserva. Cuadros Anuales Históricos.
- (tiếng Tây Ban Nha) Instituto Nacional de Estadística e Informática. Perú: Perfil de la pobreza por departamentos, 2004–2008. Lima: INEI, 2009.
- Concha, Jaime. “Poetry, c. 1920–1950”. In: Leslie Bethell (ed.), A cultural history of Latin America. Cambridge: University of Cambridge, 1998, pp. 227–260.
Liên kết ngoài
![]() |
Từ điển từ Wiktionary |
![]() |
Tập tin phương tiện từ Commons |
![]() |
Tin tức từ Wikinews |
![]() |
Danh ngôn từ Wikiquote |
![]() |
Văn kiện từ Wikisource |
![]() |
Tủ sách giáo khoa từ Wikibooks |
![]() |
Tài nguyên học tập từ Wikiversity |
- Hồ sơ quốc gia từ BBC News
- Peru từ Encyclopædia Britannica
- Mục “Peru” trên trang của CIA World Factbook.
- Peru trên UCB Libraries GovPubs
- Peru tại DMOZ (trang đề nghị)
Wikimedia Atlas của Peru, có một số bản đồ liên quan đến Peru.
- (tiếng Tây Ban Nha) Cổng thông tin điện tử của Chính phủ Peru
- Peru
- Cộng hòa
- Quốc gia và vùng lãnh thổ nói tiếng Tây Ban Nha
- Các quốc gia Nam Mỹ
- Các nền dân chủ tự do
- Các quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc
Ludwig van Beethoven
Ludwig van Beethoven | |
---|---|
![]() Chân dung bởi Joseph Karl Stieler năm 1820
|
|
Sinh | Không có![]() |
Mất | ![]() |
Nguyên nhân mất
|
Sức khỏe kiệt quệ |
Nơi cư trú | ![]() |
Tên khác | Không |
Quốc tịch | ![]() |
Học vấn | Không |
Tiền lương | Không có |
Chữ ký | ![]() |
![]() |
Nhạc cổ điển |
Các nhà soạn nhạc |
A–B–C–D–E–F–G–H–I–J–K–L–M–N |
O–P–Q–R–S–T–UV–W–XYZ–Tất cả |
Các giai đoạn chính |
Trung cổ – Phục hưng |
Barốc – Cổ điển – Lãng mạn |
Thế kỷ 20 – Đương đại (2001–nay) |
Các thể loại âm nhạc |
Khí nhạc – Thanh nhạc – Nhạc tôn giáo |
Nhạc cụ |
Bộ gỗ – Bộ phím – Bộ dây |
Bộ đồng – Bộ gõ – Giọng |
Người diễn xuất |
Các hình thức và đoàn nhóm |
Các nhạc công |
Các ca sỹ |
Các nhạc trưởng |
Các tác phẩm âm nhạc |
Các tác phẩm cổ điển |
Lý thuyết / Thuật ngữ |
Từ vựng – Thể nhạc |
Thuật ngữ tiếng Ý – Xướng âm |
Ludwig van Beethoven (phiên âm: Lút-vích van Bét-thô-ven, 17 tháng 12 năm 1770 – 26 tháng 3 năm 1827) là một nhà soạn nhạc cổ điển người Đức. Phần lớn thời gian ông sống ở Viên, Áo. Ông là một hình tượng âm nhạc quan trọng trong giai đoạn giao thời từ thời kỳ âm nhạc cổ điển sang thời kỳ âm nhạc lãng mạn. Ông có thể được coi là người dọn đường (Wegbereiter) cho thời kỳ âm nhạc lãng mạn. Beethoven được khắp nơi công nhận là nhà soạn nhạc vĩ đại nhất, nổi tiếng nhất và có ảnh hưởng tới rất nhiều những nhà soạn nhạc, nhạc sỹ, và khán giả về sau.
Trong số những kiệt tác của ông phải kể đến các bản giao hưởng như Giao hưởng số 2 Rê trưởng, Giao hưởng số 3 Mi giáng trưởng (Anh hùng ca), Giao hưởng số 5 Đô thứ (Định mệnh), Giao hưởng số 6 Fa trưởng (Đồng quê), Giao hưởng số 7 La trưởng, Giao hưởng số 9 Rê thứ (Niềm vui), các tác phẩm cho dương cầm như Für Elise và các sonata Bi tráng (Pathétique), Ánh trăng (Moonlight), Bình minh (Waldstein), Khúc đam mê (Appasionata)… các sonata cho vĩ cầm như Mùa xuân (Spring), Kreutzer… các Piano Concerto số 2, số 3, số 5 Emperor (Hoàng đế), Violin Concerto D major… các khúc mở màn Overture Coriolan, Leonore, Egmont… và vở Opera duy nhất Fidelio, v.v.
Mục lục
- 1 Cuộc đời
- 2 Sự nghiệp
- 3 Thông tin về hộp sọ của ông
- 4 Tác phẩm
- 5 Xem thêm
- 6 Các bản nhạc
- 7 Chú thích
- 8 Tham khảo
- 9 Nguồn đọc thêm
- 10 Liên kết ngoài
Cuộc đời
Gia đình
Beethoven sinh tại Bonn, Đức, cha là Johann van Beethoven (1740–1792), người gốc Vlaanderen, và mẹ là Magdalena Keverich van Beethoven (1744–1787). Cho đến tận thời gian gần đây, nhiều công trình tham khảo coi ngày 16 tháng 12 là “ngày sinh” của Beethoven, với lý do là ông được rửa tội vào ngày 17 tháng 12 và trẻ con vào thời đó thường được rửa tội vào ngày hôm sau ngày sinh. Tuy nhiên, các học giả hiện đại không đồng ý dựa trên giả định như vậy. Một câu chuyện vô căn cứ, hoàn toàn không có nguồn gốc cho rằng, ông là con ruột của Quốc vương Friedrich II Đại Đế nước Phổ. Cũng có tin đồn cho ông là con ruột của cháu của Quốc vương Friedrich II Đại Đế – Quốc vương Friedrich Wilhelm II.[1][2] Nhạc sĩ Beethoven trở nên khó chịu, và thẳng tay bác bỏ những tin đồn nhảm kiểu này.[3]
Thầy dạy nhạc đầu tiên cho Beethoven là cha ông, là nhạc sĩ tại cung của Hầu-Tuyển đế ở Bonn, tuy nhiên cha ông cũng là người nghiện rượu, hay đánh ông và không thành công trong việc chứng minh ông là thần đồng, như Mozart. Tuy nhiên, tài năng của Beethoven sớm được mọi người chú ý. Beethoven được Christian Gottlob Neefe dạy bảo và nhận vào làm, cũng như được Hầu-Tuyển đế hỗ trợ về tài chính. Mẹ của Beethoven mất năm ông 17 tuổi, và trong vòng vài năm ông chịu trách nhiệm nuôi dưỡng hai người em trai của mình.
Ludwig van Beethoven sinh ra trong một gia đình nhạc sĩ, tuy nhiên tổ tiên là những người nông dân và thợ thủ công có nguồn gốc từ Vlaanderen. Chữ “van” trong tên ông không có nghĩa là xuất thân từ dòng dõi quý tộc (adlige Herkunft) mà đơn thuần chỉ là từ để chỉ nguồn gốc địa phương (örtliche Herkunft). Ông nội của ông là người Hà Lan, cũng mang tên Ludwig van Beethoven, là một người chỉ huy dàn nhạc cung đình ở Bonn, qua đời lúc Beethoven ba tuổi. Cha ông, Johann van Beethoven, là một ca sĩ giọng tenor trong giáo đường hoàng gia ở Bonn, biết chơi violon và piano. Mẹ của Beethoven là Maria Magdalena Keverich, là con gái một người đầu bếp cung đình, từng làm tớ gái, sau lấy tớ trai, không lâu sau lại thành vợ của ông Johann. Bà là người ngoan ngoãn, dịu hiền, chăm chỉ. Tuy cả gia đình chỉ dựa vào thu nhập ít ỏi từ ông Johann để sống qua ngày nhưng nhờ có sự đảm đang chống đỡ của bà nên vẫn duy trì được. Ludwig van Beethoven là con trai đầu trong gia đình. Ông sinh ngày 16 (hoặc 17) tháng 12 năm 1770, làm lễ rửa tội ngày 17 tháng 12 năm 1770.
Cha của Ludwig van Beethoven vốn rất ngưỡng mộ Mozart, người chỉ mới 5 tuổi đã là một nhà soạn nhạc. Thấy Beethoven còn nhỏ thích bấm lên phím piano của ông nội để lại, cha ông muốn ông trở thành một thiên tài âm nhạc như Mozart để gia đình sung sướng và danh giá nên ông được tập đàn clavio lúc ba tuổi, tiếp đó là những bài luyện đàn violon, piano, organ… Tuy nhiên kỷ luật nghiêm ngặt của ông bố lại làm ngăn trở sự phát triển của cậu con trai. Ông bị cha mình bắt đánh đàn suốt ngày đến nỗi ngón tay bị tê dại, sưng lên. Cha ông cũng không bằng lòng và thường xuyên mắng chửi ông, có khi còn đánh đập tàn nhẫn. Cha ông thường dựng Beethoven dậy vào lúc nửa đêm để tập chơi dương cầm. Do vậy Beethoven thường rất mệt mỏi và không tập trung được khi đến trường. Khi Beethoven được 11 tuổi, theo quyết định của cha, Beethoven phải nghỉ học để tập trung vào âm nhạc.
Cuộc sống của Beethoven cũng có rất nhiều khó khăn. Cha ông là một người nghiện rượu và thô lỗ, mẹ ông lại hay đau ốm. Trong sáu anh chị em của Beethoven chỉ còn có hai người sống sót. Trong khi mối quan hệ giữa Beethoven với cha rất căng thẳng và xa cách thì ông lại rất thương yêu mẹ. Vào khoảng 5 tuổi ông bị chứng viêm tai giữa nhưng bố mẹ ông không hề biết đến. Do vậy ông đã không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách. Có lẽ đây chính là nguyên nhân làm ông bị điếc về sau này.
May mắn là các đồng nghiệp của cha ông đã phát hiện ra tài năng thiên phú của Beethoven. Mọi người tìm cách thuyết phục cha Beethoven cho phép để Beethoven được tiếp tục theo học nhạc với các thầy dạy nhạc khác. Trong số các thầy dạy của Beethoven, có thể kể tên Christian Gottlob Neefe (nghệ sĩ dương cầm, đại phong cầm và cũng là một nhà soạn nhạc) và Franz Anton Ries (nghệ sĩ vĩ cầm).
Năm 1781, Beethoven lên 11 tuổi, ông đã biểu diễn như một nghệ sĩ piano điêu luyện tại Hà Lan. Cũng trong thời gian này, ông cũng được cử làm phụ tá chơi đàn organ trong nhà thờ tại Bonn.
Năm 1782 chính Neefe đã cho xuất bản tác phẩm đầu tiên của Beethoven, bản “Các variation cho clavecin của bản march của Ernst Christoph Dressler“. Cũng chính trong năm này, Beethoven trở thành người đại diện cho Neefe ở dàn nhạc hoàng gia với vai trò nghệ sĩ đại phong cầm. Năm 14 tuổi, Beethoven giành được vị trí chính thức là nghệ sĩ chơi đại phong cầm trong dàn nhạc này. Tuy nhiên trong thời gian này ông vẫn tiếp tục luyện tập dương cầm.
Học hành
Để tiếp tục học hỏi, năm 1787, Beethoven đến Viên. Trong túi áo, ông có một giấy giới thiệu của Tuyển hầu tước (Kurfürst) Maximilian Franz, em trai út của Hoàng đế Joseph II. Mục đích chính của chuyến đi là được theo học Wolfgang Amadeus Mozart. Vào thời điểm ấy, rất nhiều nhà soạn nhạc nổi tiếng như Joseph Haydn đã biến thủ đô của Áo thành trung tâm âm nhạc của cả châu Âu.
Tuy nhiên ước mơ theo học Mozart đã không thực hiện được vì lúc đó nhà soạn nhạc thiên tài này quá bận bịu. Hơn nữa, Beethoven cũng chỉ ở Wien được hai tháng thì mẹ ông bị bệnh nặng nên ông đành quay về Bonn. Không bao lâu sau khi ông trở về Bonn thì mẹ ông cũng qua đời. Beethoven trở thành trụ cột chính cho gia đình nên ông không có điều kiện học thêm mà phải vừa đi biểu diễn vừa đi dạy học để kiếm tiền.
Khi 19 tuổi (năm 1789), Beethoven bắt đầu theo học tại Đại học Bonn. Tại đây và đặc biệt là thông qua Eulogius Schneider, ông đã nhanh chóng tiếp cận với những tư tưởng của Cách mạng Pháp. Niềm hứng khởi của ông về những tư tưởng tự do và bác ái của cuộc cách mạng được phản ánh trong các tác phẩm của ông sau này, đặc biệt là trong vở nhạc kịch Fidelio.
Năm 1791, 21 tuổi, ông được một cụ già ở Bonn giúp quay trở lại Wien theo học hòa âm với Haydn và một số thầy dạy khác. Sau đó tìm được một học trò để dạy mà kiếm tiền tiêu, ngoài giờ dạy nhạc ông lại sáng tác. Vài tác phẩm thành công nhưng tác giả lại phải sống trong căn nhà thiếu vệ sinh, ăn bữa no bữa đói.
Năm 22 tuổi, lần thứ hai Ludwig van Beethoven tiếp tục đến Wien và lần này ông không bao giờ quay trở lại Bonn, thành phố quê hương của ông, nữa. Cha ông đã qua đời. Lãnh địa của vương hầu nơi đây đã bị diệt vong bởi sự xâm chiếm của người Pháp. Vào thời điểm đó, Wolfgang Amadeus Mozart cũng đã qua đời trong lặng lẽ. Tuy nhiên Beethoven được Joseph Haydn và Antonio Salieri nhận làm học trò. Nhờ sự giới thiệu cũng như thiên tài của mình, Beethoven đã được những người có thế lực bậc nhất của Wien như Nam tước van Swieten và nữ vương hầu Lichnowski nhận đỡ đầu.
Tình yêu
Cuộc sống riêng tư có một sự kiện gây cho Beethoven nỗi đau khôn xiết đó là vào mùa xuân năm 1809, khi ông gần ngót 40 tuổi thì đem lòng yêu cô học trò xinh đẹp là nàng Theresa de Brunowick mới 18 tuổi, con gái điền chủ Malfati người Hungary. Nhờ sự khuyến khích của nàng, Beethoven sáng tác Bản Giao hưởng Số 6 Đồng quê vì ông đã lầm tưởng sự tận tụy và lòng kính mến của cô gái đó với nghệ thuật là tình yêu. Mùa hè 1810, cô gái kiên quyết khước từ lời cầu hôn của nhạc sĩ. Niềm hy vọng kết hôn đã tan vỡ..
Những đau đớn thể xác
Trong cuộc đời của mình, Ludwig van Beethoven đã phải chịu đựng sự hành hạ đau đớn về mặt thể xác. Nguyên nhân bệnh tật của ông cho đến hôm nay vẫn còn là đề tài nghiên cứu của các nhà khoa học. Có một thời người ta cho rằng Ludwig van Beethoven mắc bệnh giang mai bẩm sinh.
Vào đầu tháng 12 năm 2005, Phòng thí nghiệm Quốc gia Argonne ở Chicago đã đưa ra bằng chứng là ngay từ thời thanh niên Ludwig van Beethoven đã bị nhiễm độc chì rất nặng. Công bố này dựa vào sự phân tích một mẫu xương sọ của Ludwig van Beethoven bằng X quang. Như vậy có thể nói ngay từ khi ông mới 20 tuổi Ludwig van Beethoven đã chịu đựng tác động rất nặng của tình trạng nhiễm độc chì.
Tài liệu lịch sử còn cho biết, ngay từ khoảng 20 tuổi, tính cách của Ludwig van Beethoven đã bắt đầu thay đổi. Cùng thời gian đó, ông cũng thường than phiền về chứng đau bụng không rõ nguyên do của mình.
Tuy nhiên người ta vẫn chưa rõ liệu chứng điếc của ông có phải do nhiễm độc chì hay không. Vào khoảng 30 tuổi, Ludwig van Beethoven bắt đầu biểu lộ những triệu chứng đầu tiên của bệnh xơ hóa thính giác và triệu chứng này ngày càng tồi tệ hơn, không có cách gì cứu vãn. Đến năm 1819 thì ông điếc hoàn toàn chính vì vậy ông không còn trình diễn nữa cũng như không thể chỉ huy dàn nhạc được. Việc giao tiếp lúc này đối với ông cũng vô cùng khó khăn.
Giữa tháng 11 năm 2005, Trung tâm Nghiên cứu Beethoven, thuộc Đại học San Jose (Hoa Kỳ) chính thức tuyên bố đã tìm ra hộp sọ của Beethoven. Đây là tài sản thừa kế của nhà doanh nghiệp Paul Kaufmann (người gốc Áo, hiện đang sống tại Danville, California, Hoa Kỳ).
Chiếc hộp sọ này gồm 13 mảnh (2 mảnh lớn phía sau sọ, 11 mảnh nhỏ) được khai quật năm 1863 rồi được cất giữ tại Pháp trước khi được chuyển giao cho Paul Kaufmann vào năm 1990.
Qua nghiên cứu hộp sọ (có so sánh DNA với các mẫu tóc của Beethoven), một số giả thuyết về cái chết của Beethoven đã bị bác bỏ (bệnh Crohn) hoặc được củng cố (hàm lượng chì cao).
Những năm cuối cùng
Đến 1818, Beethoven điếc hẳn cả hai tai và sáng tác Bản Giao hưởng Số 8, ông lang thang ngoài phố, dáng điệu trông thảm thương. Gặp một người bạn quen, Beethoven sĩ rút ra trong túi một cây viết chì, một cuốn sổ con rồi nói: “muốn nói chuyện với tôi thì cứ viết lên mặt giấy này!”. Cái rủi này dồn dập đến cái không may khác. Trong lúc đó, người anh của Beethoven qua đời, để lại một đứa con tên là Charles, nhờ Beethoven nuôi dưỡng. Charles là một đứa trẻ tinh nghịch, đủ tật xấu, nói dối, còn trẻ mà lại be bét rượu chè.
Và lúc ấy, Beethoven đã 50 tuổi. Nhạc sĩ vẫn tiếp tục sáng tác. Bản Giao hưởng Số 9 ra đời, sau đó còn sáng tác thêm Bản Lễ ca trang trọng, những sonata cuối cùng: Liên tấu cho đàn piano và Tứ tấu. Trong toàn bộ di sản của Beethoven, những tác phẩm này nổi bật hơn cả, chủ yếu vì chúng đã vượt ra ngoài các truyền thống cổ điển với lối diễn đạt hết sức thoải mái, các tâm trạng khác nhau của thế giới nội tâm.
Cuộc sống buồn chán lại tiếp diễn. Thỉnh thoảng, nghệ sĩ lại có chuyện bực mình với đứa cháu, lại lo lắng về tiền bạc, trong lúc con bị đau dạ dày. Năm 1826, Beethoven về sống với người em tên là Johann, để hưởng chút khí trời trong lành nhưng qua tháng 11 năm ấy, Beethooven bị gọi về Wien gấp, vì đứa cháu bị cảnh sát Wien bắt.
Beethoven đi nhờ trên chiếc xe bò của một người bán sữa đến thành Wien. Gặp trời giá lạnh, sức khỏe lúc này đã kiệt quệ, nghệ sĩ run cầm cập vì giá lạnh, hơi thở khó khăn. Beethoven khạc ra từng đống máu. Charles, đứa cháu vô phúc chẳng thiết gọi bác sĩ. Đến ngày 5 tháng 1 năm 1827, Beethoven tuyên bố để lại cho cháu tất cả di sản của ông. Bác sĩ tin cho nhạc sĩ biết cái chết gần kề. Beethoven không buồn, trái lại cảm thấy nhẹ người, tuyên bố với bạn bè: “các bạn hãy vỗ tay đi! màn bi kịch đã đến lúc hạ rồi!”.
Vào lúc 6 giờ tối ngày 26 tháng 3 năm 1827, nhạc sĩ danh tiếng nhất thế kỉ 19 trút hơi thở cuối cùng. Đám tang của ông có hàng ngàn người đưa tiễn và ngày sau đó toàn bộ tài sản Beethoven để lại, kể cả bản thảo, đều bị đem bán đấu giá. Tất cả đều rơi vào tay của hai nhà xuất bản sách là thương gia Gaflinger và Actari với giá rẻ mạt.
Sự nghiệp
Năm 1781, Beethoven 11 tuổi, ông đã biểu diễn như một nghệ sĩ piano điêu luyện tại Hà Lan. Cũng trong thời gian này, ông cũng được cử làm phụ tá chơi đàn organ trong nhà thờ tại Bonn. Năm 1782 chính Neefe đã cho xuất bản tác phẩm đầu tiên của Beethoven, bản “Các variation cho clavecin của bản march của Ernst Christoph Dressler“. Cũng chính trong năm này, Beethoven trở thành người đại diện cho Neefe ở dàn nhạc hoàng gia với vai trò nghệ sĩ đại phong cầm. Năm 14 tuổi, Beethoven giành được vị trí chính thức là nghệ sĩ chơi đại phong cầm trong dàn nhạc này. Tuy nhiên trong thời gian này ông vẫn tiếp tục luyện tập dương cầm
Năm 1795, Beethoven bắt đầu nổi danh là một nghệ sĩ piano với bản Concerto cung do trưởng. Nhưng chẳng may từ năm 1780 ông bắt đầu bị lãng tai. Lúc đầu ông mất hết hy vọng nhưng rồi cố gắng thích nghi với điều kiện sống và bắt đầu tập trung tư tưởng tình cảm cao độ hơn bất cứ lúc nào hết trong sáng tác.
Những tác phẩm của Beethoven hoàn thành trong khoảng 1803–1805 vượt trội hẳn những gì mà ông sáng tác trước đó. Đó là bản Sonate Kreutzar (1803) viết cho violon và piano. Bản Giao hưởng Số 3 Anh hùng ca (1804) có sức cuốn hút mạnh mẽ và gây xúc động sâu xa, lúc đầu ông đề tặng Napoléon nhưng khi Napoléon lên ngôi Hoàng đế thì ông đã xé đi lời đề tặng. Các Sonate cho piano, Bình minh (1804) và Appassionta (1805), Bản Giao hưởng Số 4 (1806), Bản Giao hưởng Số 5 Định mệnh (1808) đều có giá trị nghệ thuật lớn lao. Ông muốn lột tả trong âm thanh về một cuộc sống trong sự đấu tranh với cái chết bằng một sức mạnh khủng khiếp cuối cùng đã ca khúc khải hoàn, như nhân vật nữ trong vở Opera Fidelio (1805) ra sức bảo vệ người chồng của mình chống lại sự xấu xa bạo tàn, và trong khúc Missa solemnis là lời cầu nguyện để giải thoát khỏi đau thương chiến tranh.
Thông tin về hộp sọ của ông
Giữa tháng 11 năm 2005, Trung tâm Nghiên cứu Beethoven, thuộc Đại học San Jose (Hoa Kỳ) chính thức tuyên bố đã tìm ra hộp sọ của Beethoven. Đây là tài sản thừa kế của nhà doanh nghiệp Paul Kaufmann (người gốc Áo, hiện đang sống tại Danville, California, Hoa Kỳ).
Chiếc hộp sọ này gồm 13 mảnh (2 mảnh lớn phía sau sọ, 11 mảnh nhỏ) được khai quật năm 1863 rồi được cất giữ tại Pháp trước khi được chuyển giao cho Paul Kaufmann vào năm 1990.
Qua nghiên cứu hộp sọ (có so sánh DNA với các mẫu tóc của Beethoven), một số giả thuyết về cái chết của Beethoven đã bị bác bỏ (bệnh Crohn) hoặc được củng cố (hàm lượng chì cao).
Tác phẩm
Các số ở đầu dòng là số tác phẩm:
Tác phẩm dành cho dàn nhạc
Beethoven nổi tiếng nhất về chín bản giao hưởng của ông. Ông cũng soạn vài concerto, phần nhiều để ông trình diễn, cũng như nhạc dàn nhạc khác, nhất là ouverture và nhạc nền cho kịch tại nhà hát, và những tác phẩm để kỷ niệm những sự kiện đặc biệt.
Giao hưởng
- Giao hưởng số 1 cung Đô trưởng (soạn 1799–1800, trình diễn 1800)
- Giao hưởng số 2 cung Rê trưởng (soạn 1801–1802, trình diễn 1803)
- Giao hưởng số 3 cung Mi giáng trưởng (Eroica, “Anh hùng ca”; soạn 1802–1804, trình diễn 1805)
- Giao hưởng số 4 cung Si giáng trưởng (soạn 1806, trình diễn 1807)
- Giao hưởng số 5 cung Đô thứ (“Định Mệnh” soạn 1804–1808, trình diễn 1808)
- Giao hưởng số 6 cung Fa trưởng (Pastoral, “Đồng quê”; soạn 1803–1807, trình diễn 1808)
- Giao hưởng số 7 cung La trưởng (soạn 1811–1812, trình diễn 1813)
- Giao hưởng số 8 cung Fa trưởng (soạn 1811–1812, trình diễn 1814)
- Giao hưởng số 9 cung Rê thứ (Choral, “Thánh ca”; soạn 1817–1824, trình diễn 1824)
Ngày xưa người ta tưởng rằng Giao hưởng “Jena” cung Đô trưởng là một giao hưởng sớm của Beethoven, nhưng ngày nay được cho là của Friedrich Witt. Beethoven có lẽ muốn viết Giao hưởng số 10 vào năm cuối cùng của ông; một bản vẽ phác được soạn bởi Barry Cooper.
Concerto
- Concerto cho dương cầm số 1 cung Đô trưởng (1796–1797)
- Concerto cho dương cầm số 2 cung Si giáng trưởng (1798)
- Concerto cho dương cầm số 3 cung Đô thứ (1803)
- Concerto cho ba đàn vĩ cầm, hồ cầm, và dương cầm cung Đô trưởng (1805)
- Concerto cho dương cầm số 4 cung Sol trưởng (1807)
- Concerto cho vĩ cầm cung Rê trưởng (1806)
- Opus 61a: Bản chuyển soạn của Opus 61 cho dương cầm, đôi khi được gọi Concerto cho dương cầm số 6
- Concerto cho dương cầm số 5 cung Mi giáng trưởng (Emperor, “Hoàng đế”; 1809)
Bản khác dành cho người đơn ca và dàn nhạc
- Romance cho vĩ cầm và dàn nhạc số 1 cung Sol trưởng (1802)
- Romance cho vĩ cầm và dàn nhạc số 2 cung Fa trưởng (1798)
- “Khúc phóng túng thánh ca” (Khúc phóng túng cung Đô thứ cho dương cầm, đồng ca, và dàn nhạc; 1808)
Ouverture và nhạc thỉnh thoảng
- The Creatures of Prometheus, ouverture và nhạc kịch múa (1801)
- Ouverture Coriolan (1807)
- Các ouverture được soạn cho opera Fidelio của Beethoven:
- Opus 72: Ouverture Fidelio (1814)
- Opus 72a: Ouverture Leonore “số 2” (1805)
- Opus 72b: Ouverture Leonore “số 3” (1806)
- Opus 138: Ouverture Leonore “số 1” (1807)
- Egmont, ouverture và nhạc nền (1810)
- Chiến thắng của Wellington (“Giao hưởng Trận đánh”; 1813)
- Die Ruinen von Athen (“Tàn tích của Athens“), ouverture và nhạc nền (1811)
- König Stephan (Quốc vương Stephen), ouverture và nhạc nền (1811)
- Ouverture Zur Namensfeier (Feastday, “Ngày hội”) (1815)
- Ouverture Die Weihe des Hauses (“Hiến dâng Nhà”; 1822)
Tác phẩm nhạc phòng
Các tứ tấu đàn dây của Beethoven gần như nổi tiếng như các giao hưởng. Ông cũng soạn nhạc phòng cho vài loại đồng diễn khác, bao gồm các bộ ba dương cầm, bộ ba đàn dây, và sonata cho vĩ cầm và hồ cầm với dương cầm, cũng như các tác phẩm có kèn sáo.
Tứ tấu đàn dây
Sớm
Giữa
- Ba tứ tấu đàn dây số (“Rasumovsky”; 1806)
- Tứ tấu đàn dây số 7 cung Fa trưởng
- Tứ tấu đàn dây số 8 cung Mi thứ
- Tứ tấu đàn dây số 9 cung Đô trưởng
- Tứ tấu đàn dây số 10 cung Mi giáng trưởng (“Đàn hạc”) (1809)
- Tứ tấu đàn dây số 11 cung Fa thứ (Serioso, “Nghiêm chỉnh”; 1810)
Trễ
- Tứ tấu đàn dây số 12 cung Mi giáng trưởng (1825)
- Tứ tấu đàn dây số 13 cung Si giáng trưởng (1825)
- Tứ tấu đàn dây số 14 cung Đô thăng thứ (1826)
- Tứ tấu đàn dây số 15 cung La thứ (1825)
- Große Fuge cung Si giáng trưởng – mới đầu là chương cuối của Opus 130 (1824–1825)
- Bản chuyển soạn của Große Fuge, Opus 133, cho bộ đôi dương cầm (bốn tay; 1826)
- Tứ tấu đàn dây số 16 cung Fa trưởng (1826)
Ngũ tấu đàn dây
- Ngũ tấu đàn dây cung Đô trưởng (1801)
- Ngũ tấu đàn dây cung Đô thứ
- Fuga cho ngũ tấu đàn dây cung Rê trưởng
Tam tấu
Tam tấu dương cầm
- Ba tam táu dương cầm (1795)
- Tam táu dương cầm số 1 cung Mi giáng trưởng
- Tam táu dương cầm số 2 cung Sol trưởng
- Tam táu dương cầm số 3 cung Đô thứ
- Tam táu dương cầm số 4 cung Si giáng trưởng (“Gassenhauer”; 1797; bản có vĩ cầm)
- Hai tam táu dương cầm (1808)
- Tam táu dương cầm số 5 cung Rê trưởng (“Ma”)
- Tam táu dương cầm số 6 cung Mi giáng trưởng
- Tam táu dương cầm số 7 cung Si giáng trưởng (“Hoàng tử”; 1811)
Tam tấu đàn dây
- Tam tấu đàn dây số 1 cung Mi giáng trưởng (1794)
- Ba tam tấu đàn dây (1798)
- Tam tấu đàn dây 2 cung Sol trưởng
- Tam tấu đàn dây 3 cung Rê trưởng
- Tam tấu đàn dây 4 cung Đô thứ
Nhạc phòng có kèn sáo
- Tam tấu dương cầm số 4 cung B-flat major (“Gassenhauer”; 1797; bản có kèn dăm đơn)
- Ngũ tấu cho dương cầm và kèn sáo cung Mi giáng trưởng (1796)
- Thất tấu cho kèn dăm đơn, kèn thợ săn, kèn dăm kép, vĩ cầm, vĩ cầm trầm, hồ cầm, và Đại Hồ cầm cung Mi giáng trưởng (1799)
- Lục tấu cho kèn dăm đơn, kèn thợ săn, và kèn dăm kép cung Mi giáng trưởng (1796)
- Tam tấu cho hai kèn Ô-boa và kèn Anh cung Đô trưởng (1795)
- Cửu tấu cho kèn Ô-boa, kèn dăm đơn, kèn thợ săn, và kèn dăm kép cung Mi giáng trưởng (1792)
Sonata cho dụng cụ solo và dương cầm
Sonata cho vĩ cầm
- Ba sonata cho vĩ cầm (1798)
- Sonata cho vĩ cầm số 1 cung Rê trưởng
- Sonata cho vĩ cầm số 2 cung La trưởng
- Sonata cho vĩ cầm số 3 cung Mi giáng trưởng
- Sonata cho vĩ cầm số 4 cung La thứ (1801)
- Sonata cho vĩ cầm số 5 cung Fa trưởng (“Mùa xuân”; 1801)
- Ba sonata cho vĩ cầm (1803)
- Sonata cho vĩ cầm số 6 cung La trưởng
- Sonata cho vĩ cầm số 7 cung Đô thứ
- Sonata cho vĩ cầm số 8 cung Sol trưởng
- Sonata cho vĩ cầm số 9 cung La trưởng (“Kreutzer”; 1803)
- Sonata cho vĩ cầm số 10 cung Sol trưởng (1812)
Sonata cho hồ cầm
- Hai sonata cho hồ cầm (1796)
- Sonata cho hồ cầm số 1 cung Fa trưởng
- Sonata cho hồ cầm số 2 cung Sol thứ
- Sonata cho hồ cầm số 3 cung La trưởng (1808)
- Hai sonata cho hồ cầm (1815)
- Sonata cho hồ cầm số 4 cung Đô trưởng
- Sonata cho hồ cầm số 5 cung Rê trưởng
Sonata cho kèn thợ săn
- Sonata cho kèn thợ săn cung Fa trưởng (1800)
Tác phẩm dành cho dương cầm solo
Sonata cho piano
- 32 bản
Các khúc biến tấu
- 3 tập
Bagatelle
- 4 tập
Tác phẩm thanh nhạc
Opera
- Fidelio
Các tác phẩm thanh nhạc khác
- 4 tác phẩm
Xem thêm
Các bản nhạc
Moonlight Sonata | |
![]() |
|
Piano Sonata No. 14 in C-sharp minor, 1st movement |
Pathetique Sonata | |
![]() |
|
Piano Sonata No. 8 in C minor, 1st & 2nd movements |
Ode to Joy | |
![]() |
|
Excerpt, Symphony No. 9 in D minor, 4th movement |
Opus 47, movement 2 | |
![]() |
|
Violin Sonata No. 9 in A major “Kreutzer”, 2nd movement |
Opus 47, movement 3 | |
![]() |
|
Violin Sonata No. 9 in A major “Kreutzer”, 3rd movement |
Concerto 4, movement 1 | |
![]() |
|
Piano Concerto No. 4 in G major, 1st movement |
Concerto 4, movement 2 | |
![]() |
|
Piano Concerto No. 4 in G major, 2nd movement |
Opus 111, movement 1 | |
![]() |
|
Piano Sonata No. 32 in C minor, movement 1 |
Opus 111, movement 2 | |
![]() |
|
Piano Sonata No. 32 in C minor, 2nd movement |
Opus 62 | |
![]() |
|
Overture – Coriolan |
Symphony 5, movement 1 | |
![]() |
|
5th Symphony, 1st movement |
Symphony 5, movement 2 | |
![]() |
|
5th Symphony, 2nd movement |
Symphony 5, movement 3 | |
![]() |
|
5th Symphony, 3rd movement |
Symphony 5, movement 4 | |
![]() |
|
5th Symphony, 4th movement |
Rondino in E-flat for Wind Octet | |
![]() |
|
- Trục trặc khi nghe? Xem hướng dẫn.
Chú thích
Tham khảo
- Clive, Peter (2001). Beethoven and His World: A Biographical Dictionary. New York: Oxford University Press. ISBN 0-19-816672-9.
- Cooper, Barry (2008). Beethoven. Oxford University Press US. ISBN 9780195313314.
- Cross, Milton; Ewen, David (1953). The Milton Cross New Encyclopedia of the Great Composers and Their Music. Garden City, NJ: Doubleday. OCLC 17791083.
- Landon, H C Robbins; Göllerich; August (1970). Beethoven: a documentary study. Macmillan. OCLC 87180.
- Lockwood, Lewis (2005). Beethoven: The Music And The Life. W. W. Norton. ISBN 9780393326383.
- Sachs, Harvey, The Ninth: Beethoven and the World in 1824, London, Faber, 2010. ISBN 978-0-571-22145-5
- Solomon, Maynard (2001). Beethoven (ấn bản 2). New York: Schirmer Books. ISBN 0-8256-7268-6.
- Stanley, Glenn (ed) (2000). The Cambridge Companion to Beethoven. Cambridge: Cambridge University Press. ISBN 0-521-58074-9.
- Thayer, A. W.; Krehbiel, Henry Edward (ed, trans); Deiters, Hermann; Riemann, Hugo (1921). The Life of Ludwig Van Beethoven, Vol 1. The Beethoven Association. OCLC 422583.
- Bản mẫu:GroveOnline
Nguồn đọc thêm
- Carl Dahlhaus, Nineteenth Century Music, trans. J. Bradford Robinson (1989) ISBN 0-520-05291-9
- Albrecht, Theodore, and Elaine Schwensen, “More Than Just Peanuts: Evidence for December 16 as Beethoven’s birthday.” The Beethoven Newsletter 3 (1988): 49, 60–63.
- Bohle, Bruce, and Robert Sabin. The International Cyclopedia of Music and Musicians. London: J.M.Dent & Sons LTD, 1975. ISBN 0-460-04235-1.
- Davies, Peter J. The Character of a Genius: Beethoven in Perspective. Westport, Conn.: Greenwood Press, 2002. ISBN 0-313-31913-8.
- Davies, Peter J. Beethoven in Person: His Deafness, Illnesses, and Death. Westport, Conn.: Greenwood Press, 2001. ISBN 0-313-31587-6.
- DeNora, Tia. “Beethoven and the Construction of Genius: Musical Politics in Vienna, 1792–1803.” Berkeley, California: University of California Press, 1995. ISBN 0-520-21158-8.
- Geck, Martin. Beethoven. Translated by Anthea Bell. London: Haus, 2003. ISBN 1-904341-03-9 (h), ISBN 1-904341-00-4 (p).
- Hatten, Robert S (1994). Musical Meaning in Beethoven. Bloomington, IN: Đại học Indiana Press. ISBN 0-253-32742-3.
- Kornyei, Alexius. Beethoven in Martonvasar. Verlag, 1960. OCLC Number: 27056305
- Kropfinger, Klaus. Beethoven. Verlage Bärenreiter/Metzler, 2001. ISBN 3-7618-1621-9.
- Martin, Russell. Beethoven’s Hair. New York: Broadway Books, 2000. ISBN 978-0-7679-0350-9
- Meredith, William (2005). “The History of Beethoven’s Skull Fragments”. The Beethoven Journal 20: 3–46.
- Morris, Edmund. Beethoven: The Universal Composer. New York: Atlas Books / HarperCollins, 2005. ISBN 0-06-075974-7.
- Rosen, Charles. The Classical Style: Haydn, Mozart, Beethoven. (Expanded ed.) New York: W. W. Norton, 1998. ISBN 0-393-04020-8 (hc); ISBN 0-393-31712-9 (pb).
- Solomon, Maynard. Late Beethoven: Music, Thought, Imagination. Berkeley: University of California Press, 2003. ISBN 0-520-23746-3.
- Thayer, A. W., rev and ed. Elliot Forbes. Thayer’s Life of Beethoven. (2 vols.) Princeton: Princeton University Press. ISBN 0-691-09103-X
- Sullivan, J. W. N., Beethoven: His Spiritual Development New York: Alfred A. Knopf, 1927
Liên kết ngoài
![]() |
Wikimedia Commons có thêm thư viện hình ảnh và phương tiện truyền tải về Ludwig van Beethoven |
![]() |
Wikimedia Commons có thêm thư viện hình ảnh và phương tiện truyền tải về Tác phẩm của Ludwig van Beethoven |
![]() |
Wikiquote có sưu tập danh ngôn về: |
Wikisource có văn bản gốc từ 1911 Encyclopædia Britannica về:
- The Best of Beethoven
- The Best of Beethoven 1
- The Best of Beethoven 2
- Ludwig Van Beethoven: Record Hall
- All About Beethoven
- Beethoven Sheet Music – Public domain sheet music
- Ludwig van Beethoven: A Musical Titan
- Project Gutenberg – Works of Beethoven Sheet music, his letters, and autobiography
- Beethoven’s Heiligenstadt Testament
- Piano Society.com – Beethoven (A small biography and various free recordings)
- Beethoven’s Sheet Music by Mutopia Project
- Beethoven Haus Bonn, contains a large archive of historic and modern documents related to Beethoven
- PianoParadise – Beethoven biography along with free mp3 recordings.
- Beethoven Website, features Beethoven’s biography, timeline and pictures.
- Beethoven – A Character Study by George Alexander Fischer, 1905, from Project Gutenberg
- CBC News: Hair analysis says Beethoven died of lead poisoning
- Beethoven Lives Upstairs (1989) Film starring Neil Munro as Beethoven
- Immortal Beloved (1994) Film starring Gary Oldman as Beethoven
Ludwig van Beethoven |
Giao hưởng: số một – số hai – số ba – số bốn – số năm – số sáu – số bảy – số tám – số chín – số mười (chưa xong)Một số tác phẩm chính khác: Für Elise – Sô-nát Pathétique – Sô-nát ánh trăng |
- Infobox person using certain parameters when dead
- Sinh 1770
- Mất 1827
- Ludwig van Beethoven
- Nhà soạn nhạc Đức
- Người Bonn
- Người Wien
- Người điếc
- Nghệ sĩ piano cổ điển Đức
- Nhà soạn nhạc opera
- Thời kỳ Khai sáng
Hoàng Tụy
Hoàng Tụy | |
---|---|
Chức vụ
|
|
Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam
|
|
Nhiệm kỳ | 1980 – 1989 |
Tiền nhiệm | Lê Văn Thiêm |
Kế nhiệm | Phạm Hữu Sách |
Thông tin chung
|
|
Sinh | 17 tháng 12, 1927 Xuân Đài, Điện Bàn, Quảng Nam |
Hoàng Tụy (sinh 17/12/1927) là một giáo sư, nhà toán học tiêu biểu của Việt Nam. Cùng với Giáo sư Lê Văn Thiêm, ông là một trong hai người tiên phong trong việc xây dựng ngành Toán học của Việt Nam. Hoàng Tụy được coi là cha đẻ của lĩnh vực Tối ưu hóa toàn cục (Global Optimization) trong Toán học Ứng dụng.
Không chỉ là một nhà Toán học, Hoàng Tụy cũng có nhiều đóng góp cho giáo dục Việt Nam. Ông cũng là sáng lập viên Viện Nghiên cứu Phát triển IDS mà ông là Chủ tịch Hội đồng Viện.
Hoàng Tụy là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1950.[1]
Mục lục
Tiểu sử
Ông sinh ngày 17 tháng 12 năm 1927 tại làng Xuân Đài, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam, là cháu nội của cụ Hoàng Văn Bảng, đỗ Cử nhân và từng giữ chức Án sát sứ nhiều tỉnh như: Quảng Ngãi, Quảng Bình, Quảng Nam, Hà Tĩnh. Cụ Hoàng Văn Bảng chính là em ruột của Tổng đốc Hà Nội Hoàng Diệu[2]. Cha của ông là ông Hoàng Kỵ, từng làm quan dưới thời Duy Tân, Khải Định, được thăng chức Thị Giảng học sĩ. Các anh em ông có 7 người đỗ đạt thì 5 người làm giáo sư đại học như Hoàng Phê (ngôn ngữ học), Hoàng Quý (vật lý), Hoàng Kiệt (mỹ thuật), Hoàng Tụy và Hoàng Chúng (toán học)…
Tuy vậy, năm ông lên bốn tuổi thì cha qua đời. Cha làm quan thanh liêm, nên gia đình túng bấn lại đông anh em nên tuổi thơ của ông rất vất vả, tuy nhiên đều giữ nếp nhà trong việc học hành. Giỏi văn học Pháp, nhưng ngay từ thời trung học, Hoàng Tụy đã bộc lộ thiên hướng toán học. “Nhảy cóc” hai lớp, là thí sinh tự do, tháng 5 năm 1946, ông đỗ kỳ thi tú tài phần một và bốn tháng sau đó, đỗ đầu tú tài toàn phần ban toán tại Huế. Ông theo học Đại học Khoa học ở Hà Nội nhưng bỏ dở. Sau đó ông được mời dạy toán tại trường trung học Lê Khiết ở Liên khu V.
- Năm 1951, ông theo học Trường khoa học cơ bản do Lê Văn Thiêm phụ trách.
- Năm 1954, Hoàng Tụy bắt đầu dạy toán tại trường Đại học Khoa học, sau là Đại học Tổng hợp Hà Nội.
- Tháng 3 năm 1959, Hoàng Tụy trở thành một trong hai người Việt Nam đầu tiên bảo vệ thành công luận án phó tiến sĩ khoa học toán – lý tại Đại học Lomonosov tại Moskva.
- Từ năm 1961 đến 1968 ông là Chủ nhiệm Khoa Toán của Đại học Tổng hợp Hà Nội; là Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam từ năm 1980 đến 1989.
- Năm 1964, ông đã phát minh ra phương pháp “lát cắt Tụy” (Tuy’s cut) và được coi là cột mốc đầu tiên đánh dấu sự ra đời của một chuyên ngành toán học mới: Lý thuyết tối ưu toàn cục (global optimization).
- Vào tháng 8 năm 1997, Viện Công nghệ Linköping (Thụy Điển) đã tổ chức một hội thảo quốc tế với chủ đề “Tìm tối ưu từ địa phương đến toàn cục”, được tổ chức để tôn vinh Giáo sư Hoàng Tụy, “người đã có công trình tiên phong trong lĩnh vực tối ưu toàn cục và quy hoạch toán học tổng quát” và nhân dịp giáo sư tròn 70 tuổi.
- Ngày 27 tháng 9 năm 2007, ông cùng 9 nhà nghiên cứu độc lập tên tuổi khác là: Nguyễn Quang A, Phạm Chi Lan, Lê Đăng Doanh, Chu Hảo, Tương Lai, Phan Huy Lê, Trần Đức Nguyên, Trần Việt Phương thành lập Viện Nghiên cứu Phát triển IDS mà ông là Chủ tịch Hội đồng Viện. Viện IDS với tư cách một tổ chức độc lập, vừa là tổ chức mở, phi vụ lợi chuyên nghiên cứu các vấn đề liên quan đến các chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển cho các cơ quan nhà nước và các tổ chức kinh tế xã hội.
- Tháng 12 năm 2007, một hội nghị quốc tế về “Quy hoạch không lồi” đã được tổ chức ở Rouen, Pháp để ghi nhận những đóng góp tiên phong của GS Hoàng Tuỵ cho lĩnh vực này nói riêng và cho ngành Tối ưu Toàn cục nói chung nhân dịp ông tròn 80 tuổi.[3]
- Trong những năm của thế kỉ 21, GS Hoàng Tuỵ đã có một số bài viết phê phán, góp ý thẳng thắn về sự yếu kém, lạc hậu và tiêu cực trong ngành giáo dục Việt Nam cũng như tham gia nhiều hội nghị tham luận về cải cách giáo dục.
- Tháng 9 năm 2011, Giáo sư Hoàng Tụy vinh dự là người đầu tiên nhận được giải thưởng Constantin Caratheodory do Đại hội Quốc tế Tối ưu Toàn cục đề xướng cho những đóng góp tiên phong và nền tảng của ông trong lĩnh vực này.[4]
Một số công trình khoa học
- Trên 100 công trình đăng trên các tạp chí có uy tín quốc tế về nhiều lĩnh vực khác nhau của toán học như: Quy hoạch toán học, Tối ưu toàn cục, Lý thuyết điểm bất động, Định lý minimax, Lý thuyết các bài toán cực trị, Quy hoạch lõm,…[5]
- Reiner Horst và Hoàng Tụy (2006 – xb lần thứ 3). ‘Global Optimization – Deterministic Approaches (Tối ưu toàn cục – các cách tiếp cận tất định)’. Springer – Verlag. ISBN 3540610383. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong:
|date=
(trợ giúp) - Năm 1996, ông cùng Giáo sư Hiroshi Konno và nhà toán học trẻ Phan Thiên Thạch viết chung cuốn sách chuyên khảo nhan đề Optimization on Low Rank Nonconvex Structures (Tối ưu hóa trên những cấu trúc không lồi dạng thấp) dày 472 trang, đang được Kluwer Academic Publishers in đồng thời ở nhiều nơi.
- Một cuốn sách khác, bộ Convex Analysis and Global Optimization, một giáo trình nghiên cứu trong ngành tối ưu toàn cục, cũng được nhà xuất bản nói trên in ở Mỹ và châu Âu trong năm 1997.
- Ông là tổng biên tập của 2 tạp chí toán học tại Việt Nam (1980-1990), ủy viên ban biên tập của 3 tạp chí toán học quốc tế.[6]
Danh dự, giải thưởng
- Tiến sĩ danh dự trường Đại học Linköping, Thụy Điển (1995).
- Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I (1996).
- Giải thưởng Phan Châu Trinh (2010)
- Giải thưởng Constantin Carathéodory[7] (2011)
Chính kiến
Ngày 9.12.2015 ông cùng với 126 người khác, trong đó có các nhân vật tên tuổi như Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, TS Nguyễn Quang A, GS Nguyễn Huệ Chi, GS Nguyễn Đình Cống, GS Chu Hảo, GS Tương Lai, Huỳnh Tấn Mẫm, Hồ Ngọc Nhuận, GS Trần Văn Thọ, GS Nguyễn Đăng Hưng, Đại sứ Nguyễn Trung, GS Phạm Xuân Yêm…, đã gửi một bức thư ngỏ đến Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, các đại biểu dự Đại hội lần thứ XII và toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Bức thư đề nghị “đổi tên đảng (không gọi là Đảng Cộng sản); đổi tên nước (không gọi là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa); trả lại tự do cho những người khác chính kiến đang bị giam giữ; chấm dứt sự trấn áp và ngăn chặn nhân dân thực hiện quyền tự do dân chủ theo Hiến pháp” đồng thời nêu ý kiến “Thực tiễn của nước ta cũng như trải nghiệm của nhiều nước trên thế giới đã cho thấy rõ sai lầm và thất bại của đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác – Lênin“.[8]
Chú thích
- ^ Thư ngỏ gửi BCH Trung ương và toàn thể đảng viên Đảng CSVN, ijavn, 28.07.2014
- ^ GS. Hoàng Tụy, người khai sinh lý thuyết Tối ưu Toàn cục
- ^ http://ncp07.insa-rouen.fr/
- ^ GS Hoàng Tụy nhận giải thưởng toán học quốc tế, vietnamplus, 27.09.2011
- ^ Hoàng Tụy, List of recent publications
- ^ Theo Phạm Thịnh (21/11/2010). “GS Hoàng Tụy đồng tình việc nhận căn hộ của GS Ngô Bảo Châu”. Báo Tiền Phong. Bản gốc lưu trữ 21/11/2010. Truy cập 22/11/2010.
VTC News
Kiểm tra giá trị ngày tháng trong:|archivedate=, |date=, |accessdate=
(trợ giúp) - ^ Thế giới vinh danh GS Hoàng Tụy
- ^ “Kêu gọi lãnh đạo ‘đổi tên đảng, tên nước’”. BBC. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2015.
Liên kết ngoài
- GS. Hoàng Tụy, người khai sinh lý thuyết Tối ưu Toàn cục -website Đại học Quốc gia Hà Nội
- Phỏng vấn bởi tạp chí Optimization Research Bridge, with tributes from Taketomo Mitsui and Hiroshi Konno.
- Trang chủ tại Institute of Mathematics
- Một số bài viết của GS Hoàng Tuỵ về giáo dục Việt Nam trên vietsciences.free.fr
- Sinh 1927
- Nhân vật còn sống
- Người Quảng Nam
- Nhà toán học Việt Nam
- Giáo sư Việt Nam
- Giải thưởng Hồ Chí Minh
- Giải thưởng Phan Châu Trinh
- Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
- Nhà nghiên cứu chính sách xã hội Việt Nam
- Tổng biên tập Việt Nam
- Nhà khoa học Việt Nam
- Nhà toán học thế kỷ 20
- Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam
- Viện Nghiên cứu Phát triển IDS
- Người Việt Nam
Bài viết mới trên Tình yêu cuộc sống
- Chào ngày mới 16 tháng 12
- Đào Duy Từ còn mãi với non sông
- Chào ngày mới 15 tháng 12
- Sông Thương
- Sắn Việt Nam bảo tồn phát triển bền vững
- Chào ngày mới 14 tháng 12
- Chào ngày mới 13 tháng 12
- Đất Mẹ vùng di sản
- Chào ngày mới 12 tháng 12
- Miên Thẩm là Đỗ Phủ văn chương Việt
- Chào ngày mới 11 tháng 12
- Cây Lương thực 12 2015
- Chào ngày mới 10 tháng 12
- Hồ đẹp Tanganyika và Victoria
- Chào ngày mới 9 tháng 12
- Đọc Đỗ Phủ nhớ Đặng Dung
- Chào ngày mới 8 tháng 12
- Lên non thiêng Yên Tử
- Chào ngày mới 7 tháng 12
- Đông Dương tìm tòi và cảm nhận
- Chào ngày mới 6 tháng 12
- Thăm ngôi nhà cũ của Darwin
- Chào ngày mới 5 tháng 12
- Chào ngày mới 4 tháng 12
- Bí mật cung Đan Dương tại Huế
- Ngày Người khuyết tật Quốc tế nhớ bạn
- Helen Keller người mù điếc huyền thoại
- Chào ngày mới 3 tháng 12
- Tháp vàng hoa trắng nắng Mekong
- Chuyện vỉa hè
- Chào ngày mới 2 tháng 12
- Chào ngày mới 1 tháng 12
- Mark Twain là Lincoln văn học Mỹ
- Chuyện vỉa hè
- Bàn cờ thế sự
- Chu Văn Tiếp ở Đồng Xuân
- Sao Kim kỳ thú
- 24 tiết khí lịch nhà nông
- Kênh ông Kiệt giữa lòng dân
- Công việc này trao lại cho em
- Lời của Thầy theo mãi bước em đi
- Ơn Thầy
- Đọc lại và suy ngẫm
- Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời
- Sáu mươi năm ĐHNL tp.HCM
- Trường tôi và tình yêu ở lại
- Gowda địa chỉ xanh ICRISAT Ấn Độ
- Ký ức CIMMYT ở Mexico
- Chào ngày mới 18 tháng 11
- Chào ngày mới 17 tháng 11
- Myanmar đọc lại và suy ngẫm
- Chào ngày mới 16 tháng 11
- Im lặng mà bão giông
- Chào ngày mới 15 tháng 11
- Chuyện vỉa hè
- Angkor nụ cười suy ngẫm
- Cây Lương thực tháng 11.2015
- Lên Yên Tử sưu tầm thơ đức Nhân Tông
- Đọc lại và suy ngẫm
- Biển Đông vạn dặm
- Đọc lại và suy ngẫm
- Giống khoai lang ở Việt Nam
Trở về trang chính
Hoàng Kim Ngọc Phương Nam Thung dung Dạy và học Cây Lương thực Dạy và Học Tình yêu cuộc sống Kim on LinkedIn Kim on Facebook
Pingback: Chào ngày mới 18 tháng 12 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Nhà văn tồn tại ở tác phẩm | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Sao anh không giận em ? | Khát khao xanh
Pingback: 90 năm Viện KHKTNN miền Nam | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Bên lề chính sử: Thư Thủ tướng | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Bên lề chính sử: Chiến tranh Đông Dương | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Bên lề chính sự: Nhìn xa hơn 2016 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Mùa đông của anh | Khát khao xanh
Pingback: Bên lề chính sự: Sự kiện chính cuối năm | Tình yêu cuộc sống
Pingback: CNM365 Chào ngày mới 365 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Những bài ca bình minh | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Chào ngày mới 24 tháng 12 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Đêm Thánh vô cùng | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Ông già Noel thật | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Đi tìm lịch sử bị quên lãng | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Chào ngày mới 25 tháng 12 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Mùa xuân quê hương | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Trời nhân loại mênh mông | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Dạo chơi cùng Goethe | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Helen Keller người mù điếc huyền thoại | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Ngày mới yêu thương | Khát khao xanh
Pingback: Hoàng Kim về với rằm xuân | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Chào ngày mới 28 tháng 12 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Helen Keller người huyền thoại | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Ông bà Của cổ tích giữa đời thường | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Thầy bạn và học trò Lương Định Của | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Lương Định Của nhà bác học nông dân | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Lương Định Của chính khách giữa lòng dân | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Lương Định Của luồng gió từ Hà Nội | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Lương Định Của những năm tháng tuổi trẻ | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Lương Định Của quê hương và dòng họ | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Lương Định Của quê hương và dòng họ | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Lương Định Của cuộc đời và sự nghiệp | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Con đường lúa gạo Việt Nam | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Ung Khâm Liêm xưa và nay | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Nhớ Đặng Dung đêm thanh mài kiếm | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Giáo sư Mai Văn Quyền người Thầy nghề nông | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Khatkhaoxanh 2015 in blogging | Khát khao xanh
Pingback: Bên lề chính sự | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Thầy Mai Văn Quyền nghề nông | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Thầy Quyền thâm canh lúa | Tình yêu cuộc sống