CNM365. Chào ngày mới 24 tháng 12. Wikipedia Ngày này năm xưa. Đêm vọng Lễ Giáng Sinh (tiếng Anh: Christmas Eve, tiếng Pháp: Réveillon de Noël) là buổi tối trước ngày Lễ Giáng Sinh, tính từ hoàng hôn của ngày 24 tháng 12 hằng năm. Năm 1818 – “Đêm thánh vô cùng“, bài hát Giáng Sinh của tác giả Josef Mohr và Franz Gruber lần đầu tiên được biểu diễn tại một nhà thờ Áo. Đây là một trong những ca khúc Giáng sinh nổi tiếng, với phần lời gốc do linh mục Josef Mohr viết bằng tiếng Đức và phần giai điệu do nghệ sĩ organ Franz Xaver Gruber sáng tác năm 1818, cả hai đều là người Áo. Phiên bản đang được sử dụng rộng rãi ngày nay có đôi chút khác biệt với nguyên bản của Gruber. Ca khúc này đã được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào tháng 3 năm 2011. Năm 1996 – ngày mất Nguyễn Hữu Thọ, chính trị gia người Việt Nam (sinh năm 1910). Luật sư Nguyễn Hữu Thọ (10 tháng 7 năm 1910–24 tháng 12 năm 1996) là thành viên của Đảng Cộng sản Việt Nam và trở thành Chủ tịch đầu tiên của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Năm 1976, ông được bầu làm Phó Chủ tịch nước Việt Nam thống nhất.Tháng 4 năm 1980, sau khi Chủ tịch nước Việt Nam Tôn Đức Thắng qua đời, ông làm Quyền Chủ tịch nước cho đến tháng 7 năm 1981. Năm 1981, ông là Chủ tịch Quốc hội Việt Nam cho đến năm 1987, rồi là Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc tại đại hội năm 1988. Ông giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng nhà nước khóa VII, VIII. Ông được thưởng Huân chương Sao vàng năm 1993.[3] Ông qua đời tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 1996.
24 tháng 12
Ngày 24 tháng 12 là ngày thứ 358 (359 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 7 ngày trong năm.
« Tháng 12 năm 2015 » | ||||||
CN | T2 | T3 | T4 | T5 | T6 | T7 |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | ||
6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 |
20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 |
27 | 28 | 29 | 30 | 31 | ||
Mục lục
Sự kiện
- 36 – Quân chủ Thành Gia là Công Tôn Thuật tử chiến do bị trọng thương trong lúc giao chiến với quân Đông Hán, tức ngày Mậu Dần (18) tháng 11 năm Bính Thân.
- 563 – Nhà thờ Byzantine Hagia Sophia tại Constantinopolis được khánh thành lần thứ nhì sau khi bị động đất tàn phá.
- 940 – Hậu Tấn Cao Tổ Thạch Kính Đường phong Vương Diên Hy làm Mân quốc vương, tức ngày Giáp Thân (23) tháng 11 năm Canh Tý.
- 1294 – Bônifaciô VIII được bầu làm Giáo hoàng, thay thế Giáo hoàng Cêlestinô V do người này từ nhiệm.
- 1777 – Nhà thám hiểm James Cook phát hiện ra đảo Kiritimati, hay còn gọi là đảo Christmas.
- 1818 – “Đêm thánh vô cùng“, bài hát Giáng Sinh của tác giả Josef Mohr và Franz Gruber lần đần tiên được biểu diễn tại một nhà thờ Áo.
- 1865 – Tổ chức Ku Klux Klan được thành lập tại Tennessee, Hoa Kỳ.
- 1914 – Chiến tranh thế giới thứ nhất: “Hưu chiến đêm Giáng sinh” bắt đầu.
- 1924 – Albania trở thành một nước cộng hòa.
- 1941 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Quân đội Nhật Bản chiếm thành phố Kuching trên đảo Borneo.
- 1951 – Libya độc lập từ Ý. Idris được tuyên bố là Quốc vương Libya.
- 1964 – Chiến tranh Việt Nam: Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tiến hành Vụ đánh bom cư xá Brinks tại Sài Gòn.
- 1999 – Một máy bay của Indian Airlines bị ‘bắt cóc trên không phận Ấn Độ khi đang trong hành trình từ Kathmandu của Nepal đến Delhi.
- 2008 – Quân kháng chiến của Chúa bắt đầu tấn công một số làng tại Cộng hòa Dân chủ Congo, khiến ít nhất 400 người bị giết.
Sinh
- 3 TCN – Galba, hoàng đế của Đế quốc La Mã (m. 69)
- 1798 – Adam Mickiewicz, nhà thơ người Ba Lan (m. 1855)
- 1809 – Kit Carson, chiến binh người Mỹ (m. 1868)
- 1818 – James Prescott Joule, nhà vật lí người Anh (m. 1889)
- 1822 – Charles Hermite, nhà toán học người Pháp (m. 1901)
- 1845 – Georgios I, quốc vương của Hy Lạp (m. 1913)
- 1879 – Alexandrine, vương hậu của Đan Mạch (m. 1952)
- 1881 – Juan Ramón Jiménez, nhà văn người Tây Ban Nha, đoạt giải Nobel (m. 1958)
- 1886 – Michael Curtiz, đạo diễn người Hungary-Mỹ (m. 1962)
- 1917 – Kim Chính Thục, du kích và nhà hoạt động chính trị người Triều Tiên, phu nhân của lãnh tụ Triều Tiên Kim Nhật Thành (m. 1949)
- 1922 – Ava Gardner, diễn viên người Mỹ (m. 1990)
- 1942 – Đoàn Viết Hoạt, nhà báo và nhà hoạt động chính trị người Việt Nam
- 1943 – Tarja Halonen, luật sư và chính trị gia người Phần Lan, Tổng thống Phần Lan
- 1945 – Bạch Tuyết, ca sĩ cải lương người Việt Nam
- 1954 – Phạm Quý Ngọ, tướng lĩnh công an người Việt Nam.
- 1957 – Hamid Karzai, chính trị gia người Afghanistan, tổng thống của Afghanistan
- 1957 – Bàn Đức Vinh, chính trị gia người Việt Nam
- 1961 – Ilham Aliyev, chính trị gia người Azerbaijan, tổng thống của Azerbaijan
- 1968 – Choi Jin Sil, diễn viên người Hàn Quốc (m. 2008)
- 1969 – Pernille Fischer Christensen, đạo diễn người Đan Mạch
- 1970 – Amaury Nolasco, diễn viên người Mỹ
- 1971 – Ricky Martin, ca sĩ người Puerto Rico
- 1973 – Stephenie Meyer, nữ văn sĩ người Mỹ
- 1974 – Ryan Seacrest, người dẫn chương trình truyền hình người Mỹ
- 1981 – Dima Bilan, ca sĩ-người viết ca khúc và diễn viên người Nga
- 1981 – Lê Khánh, diễn viên người Việt Nam
- 1982 – Aiba Masaki, ca sĩ, diễn viên người Nhật Bản
- 1986 – Mori Riyo, người mẫu Nhật Bản, Hoa hậu Hoàn vũ 2007
- 1991 – Louis Tomlinson, ca sĩ người Anh
Mất
- 36 – Công Tôn Thuật, quân phiệt thời Hán, tức ngày Mậu Dần (18) tháng 11
- 905 – Dương Hành Mật, tiết độ sứ của triều Đường, tức ngày Canh Thìn (26) tháng 11 năm Ất Sửu (s. 852)
- 972 – Phạm Bạch Hổ, sứ quân người Việt Nam, tức 16 tháng 11 năm Nhâm Thân (s. 910)
- 1453 – John Dunstaple, nhà soạn nhạc người Anh (s. 1390)
- 1524 – Vasco da Gama, nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha (s. 1469)
- 1863 – William Makepeace Thackeray, tác gia người Anh (s. 1811)
- 1873 – Johns Hopkins, danh nhân, nhà hoạt động bãi nô, nhà từ thiện người Mỹ (s. 1795)
- 1895 – Kuno Thassilo von Auer, sĩ quan quân đội người Đức (s. 1818)
- 1935 – Alban Berg, nhà soạn nhạc người Áo (s. 1885)
- 1942 – Konstantin Dmitrievich Balmont, nhà thơ người Nga (s. 1867)
- 1972 – Châu Loan, ca sĩ người Việt Nam (s. 1926)
- 1973 – Gerard Kuiper, nhà thiên văn học người Hà Lan-Mỹ (s. 1905)
- 1982 – Louis Aragon, tác gia và nhà thơ người Pháp (s. 1897)
- 1992 – Peyo, họa sĩ truyện tranh người Bỉ (s. 1928)
- 1996 – Nguyễn Hữu Thọ, chính trị gia người Việt Nam (s. 1910)
- 1997 – Mifune Toshiro, diễn viên người Nhật Bản (s. 1920)
- 2008 – Harold Pinter, nhà viết kịch và đạo diễn người Anh, đoạt giải Nobel (s. 1930)
- 2008 – Samuel P. Huntington, nhà khoa học chính trị người Mỹ (s. 1927)
- 2009 – Rafael Caldera, luật sư và chính trị gia người Venezuela, tổng thống của Venezuela (s. 1916)
Những ngày lễ và kỷ niệm
Tháng 1 | Tháng 2 | Tháng 3 | Tháng 4 | Tháng 5 | Tháng 6 | Tháng 7 | Tháng 8 | Tháng 9 | Tháng 10 | Tháng 11 | Tháng 12 |
Tham khảo
![]() |
Wikimedia Commons có thêm thư viện hình ảnh và phương tiện truyền tải về 24 tháng 12 |
Lich Vạn Niên ngày 24 tháng 12 năm 2015

Lịch vạn niên 2015, ngày 14 tháng 11, năm 2015 – Âm lịchXem ngày giờ tốt và hướng xuất hànhTrong một tháng có 2 loại ngày tốt, ngày xấu; trong một ngày lại có 6 giờ tốt, 6 giờ xấu gọi chung là Ngày/giờ Hoàng đạo (tốt) và Ngày/giờ Hắc đạo (xấu). Người Việt Nam từ xưa đều có phong tục chọn ngày tốt và giờ tốt để làm những việc lớn như cưới hỏi, khởi công làm nhà, nhập trạch, ký kết, kinh doanh v.v.v. Ngày 14 tháng 11, năm 2015 là ngày Hắc đạo , các giờ tốt trong ngày này là: Bính Dần, Mậu Thìn, Kỷ Tỵ, Nhâm Thân, Qúy Dậu, ất Hợi Trong ngày này, các tuổi xung khắc nên cẩn thận trong chuyện đi lại, xuất hành, nói chuyện và làm các việc đại sự là: Nhâm Thìn, Canh Thìn, Canh Tuất Xuất hành hướng Đông Bắc gặp Hỷ thần: niềm vui, may mắn, thuận lợi. Xuất hành hướng Nam gặp Tài thần: tài lộc, tiền của, giao dịch thuận lợi. Xem sao tốt và việc nên làm và nên kiêngTrong Lịch vạn niên, có 12 trực được sắp xếp theo tuần hoàn phân bổ vào từng ngày. Mỗi trực có tính chất riêng, tốt/xấu tùy từng công việc. Ngày 14 tháng 11, năm 2015 là Trực Khai: Tốt cho các việc làm nhà, động thổ, làm chuồng gia súc, giá thú, đào giếng. Xấu cho các việc giao dịch, châm chích, trồng tỉa. Lich Vạn Niên ngày 24 tháng 12 năm 2015![]() Tháng 12 Năm 2015
24
Thứ năm
Lễ hội đền Nguyễn Công Trứ (Ninh Bình, huyện Kim Sơn)
Không có gì cao quý và tốt đẹp hơn là đem lại hạnh phúc cho nhiều người.Beethoven
Năm ất Mùi
Tháng Mậu Tí
Ngày Giáp Tuất
Giờ
23:19:24
Giờ Hoàng Đạo
Bính Dần (3h-5h)
Mậu Thìn (7h-9h)
Tháng Một (Đ)
14
Kỷ Tỵ (9h-11h)
Nhâm Thân (15h-17h)
Ngày Hắc đạo
Mệnh ngày:
Hoả – Sơn đầu hỏa
(Lửa trên đỉnh núi)
Tiết khí
Giữa: Đông chí (Giữa đông) – Tiểu hàn (Rét nhẹ)
Qúy Dậu (17h-19h)
ất Hợi (21h-23h)
|
Dự báo thời tiết ngày 24/12: Trời trở rét đêm Giáng sinh
Đêm vọng Lễ Giáng Sinh
Christmas Eve | |
---|---|
![]() Julaftonen (Christmas Eve), a 1904–05 Màu nước painting by Carl Larsson
|
|
Tên gọi khác | Christmas Evening Christmas Vigil Day before Christmas Night before Christmas |
Cử hành bởi | Christians Many non-Christians[1] |
Kiểu | Christian, cultural |
Ý nghĩa | Day or evening preceding the traditional birthday of Jesus |
Ngày | December 24 (alternatively January 5, January 6 or 18)[2][3] |
Hoạt động | Gift shopping, gift giving, goodwill greetings, Midnight Thánh lễ, other church services, meals, preparations for the arrival of Christmas gift-bringers, preparing for Christmas |
Liên quan đến | Christmas Day, Mùa Giáng Sinh, Giao thừa |
Đêm vọng Lễ Giáng Sinh (tiếng Anh: Christmas Eve, tiếng Pháp: Réveillon de Noël) là buổi tối trước ngày Lễ Giáng Sinh, tính từ hoàng hôn của ngày 24 tháng 12 hằng năm. Thời điểm này được xem là một trong những dịp lễ hội văn hóa quan trọng nhất trong Kitô giáo Tây phương và ngày nay đã trở thành lễ hội lớn trong xã hội thế tục ở nhiều quốc gia.[4] Ở khía cạnh tôn giáo, mùa Lễ Giáng Sinh được bắt đầu từ chiều tối ngày 24 tháng 12 vì Kitô giáo thừa hưởng quan niệm của Do Thái giáo rằng một ngày bắt đầu từ buổi hoàng hôn. Thông thường, các nhà thờ sẽ cử hành một thánh lễ trọng đại vào buổi tối hoặc nửa khuya ngày hôm đó để kỷ niệm sự giáng sinh của Chúa Giê-su. Đối với Giáo hội Công giáo Rôma, thánh lễ này sẽ khép lại Mùa Vọng trong năm phụng vụ. Ở khía cạnh xã hội thế tục, tùy theo nền văn hóa địa phương mà đêm vọng Lễ Giáng Sinh là dịp để mọi người trang trí nhà cửa, sum họp gia đình, ăn uống, vui chơi… và đặc biệt là tặng quà cho nhau. Ông già Noel đi tặng quà cho trẻ em là hình tượng tiêu biểu nhất trong đêm vọng Lễ Giáng Sinh.
Mục lục
Truyền thống tôn giáo
Giáo hội Công giáo Rôma và Anh giáo cử hành một thánh lễ lớn bắt đầu vào lúc nửa khuya ngày 24 tháng 12 hoặc vài giờ trước đó. Mặc dù thánh lễ này cử hành khá trang trọng và thường thu hút rất đông tín hữu tham dự nhưng nó không phải là Lễ Giáng Sinh thực sự, mà nó được gọi là “Thánh lễ vọng Giáng Sinh”. Lễ Giáng Sinh thật sự phải được cử hành vào ngày 25 tháng 12.
Những sự kiện liên quan
Hưu chiến đêm Giáng sinh
Xem thêm
Chú thích
- ^ Christmas as a Multi-faith Festival—BBC News. Retrieved November 24, 2011.
- ^ Several traditions of Eastern Christianity that use the Julian calendar celebrate on December 25 according to that calendar, which is now January 6 on the Gregorian calendar. Some Armenian churches use the Julian calendar, thus celebrating Christmas Eve on January 18 on the Gregorian calendar.
- ^ Ramzy, John. “The Glorious Feast of Nativity:? 29 Kiahk? 25 December?”. Coptic Orthodox Church Network. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2011.
- ^ Mary Pat Fisher (1997). Living Religions: an encyclopedia of the world’s faiths. I.B.Tauris. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2010.
Christmas is the celebration of Jesus’ birth on earth.
Liên kết ngoài
![]() |
Wikimedia Commons có thêm thư viện hình ảnh và phương tiện truyền tải về Đêm vọng Lễ Giáng Sinh |
- Sơ khai
- Ngày lễ và Ngày Hành động trong tháng Mười Hai
- Ngày lễ trong mùa Giáng Sinh
- Chủ đề liên quan đến ngày lễ
Đêm thánh vô cùng
“Đêm Thánh vô cùng” hoặc “Đêm yên lặng” (tiếng Đức: “Stille Nacht”; tiếng Anh: “Silent Night”) là một trong những ca khúc Giáng sinh nổi tiếng, với phần lời gốc do linh mục Josef Mohr viết bằng tiếng Đức và phần giai điệu do nghệ sĩ organ Franz Xaver Gruber sáng tác năm 1818, cả hai đều là người Áo. Phiên bản đang được sử dụng rộng rãi ngày nay có đôi chút khác biệt với nguyên bản của Gruber. Ca khúc này đã được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào tháng 3 năm 2011.[1]
Mục lục
Lịch sử
Ca khúc được sáng tác hoàn tất vào ngày 25 tháng 12 năm 1818 và được trình diễn lần đầu tại Nhà thờ Thánh Nicôla (Nicola-Kirche) ở Obendorf thuộc nước Áo. Linh mục Mohr viết lời cho bài hát từ năm 1816, nhưng mãi đến đêm vọng Lễ Giáng Sinh năm 1818 mới tìm gặp nghệ sĩ Gruber để nhờ soạn phần giai điệu cũng như phần phối âm cho đàn ghita. Có lẽ linh mục Mohr muốn có một ca khúc Giáng Sinh mới dành cho Thánh lễ nửa đêm Giáng Sinh, nhưng đàn phong cầm của nhà thờ đã bị hỏng. Lúc đầu, Gruber không đồng ý với đề nghị của Mohr vì e rằng giáo dân đến dự lễ sẽ không thích loại âm nhạc được trình bày với đàn ghita, bởi lẽ lúc đó quy chế về nhạc cụ trình diễn thánh ca phải là phong cầm. Nhưng vì không còn sự lựa chọn nào khác, Gruber phải chấp nhận và bắt tay vào việc. Chỉ trong vài giờ đồng hồ, phần nhạc của ca khúc được hoàn tất. Lúc đầu, người dự lễ tỏ ra kinh ngạc khi nghe ca khúc được trình bày với đàn ghita, nhưng chẳng bao lâu mọi người bị mê hoặc bởi giai điệu ngọt ngào của bài hát.
Từ đầu thập niên 1900, Nhà thờ Thánh Nicôla bị lũ lụt tàn phá, thị trấn được dời lên một nơi an toàn hơn ở thượng nguồn dòng sông, một ngôi nhà thờ mới được xây dựng bên cạnh một chiếc cầu. Một nhà nguyện nhỏ gọi là Stille-Nacht-Gedächtniskapelle (Nhà nguyện Tưởng nhớ Ca khúc Đêm Yên Lặng) được dựng lên ngay tại địa điểm của ngôi nhà thờ cũ bị phá hủy, và ngôi nhà kế cận được biến thành nhà bảo tàng, quanh năm thu hút du khách đến từ khắp nơi trên thế giới, nhưng đông nhất vẫn là trong tháng 12.
Mặc dù bản gốc của ca khúc đã bị thất lạc, một bản viết tay của Mohr đã được tìm thấy vào năm 1995, các nhà nghiên cứu xác định nó thuộc vào khoảng năm 1820. Điều này cho thấy linh mục Mohr đã viết lời bài hát vào năm 1816 khi ông được phân công đến một nhà thờ hành hương ở Mariapfarr (Áo), và phần nhạc được sáng tác bởi Gruber vào năm 1818. Đây là bản cổ nhất, cũng là bản viết tay duy nhất của Mohr. Giai điệu được sáng tác bởi Gruber chịu ảnh hưởng của âm nhạc truyền thống tại các vùng nông thôn, phảng phất những nét đặc trưng của dân ca Áo.
Chuyển ngữ
Năm 1859, John Freeman Young (Giám mục Giáo phận Florida, Hoa Kỳ) cho ra đời bản dịch tiếng Anh của ca khúc, và nó trở thành bản được nhiều người biết đến nhất hiện nay.[2] Nói chung, các phiên bản hiện nay có giai điệu được sử dụng thường là chậm, theo lối hát ru, có một chút khác biệt so với bản nguyên gốc của Gruber (đặc biệt là ở các dòng cuối cùng) có tiết tấu linh hoạt, gần như nhạc khiêu vũ. Ngày nay, lời và giai điệu ca khúc đã được đưa vào phạm vi công cộng của điều luật tác quyền.
Ca khúc vẫn thường được trình diễn không cần nhạc đệm theo lối a cappella. Mặc dù được sáng tác bởi hai tín hữu Công giáo, bài hát này cũng có một vị trí đặc biệt trong các nhà thờ thuộc Giáo hội Luther. Người ta tin rằng ca khúc Giáng Sinh này đã được dịch ra hơn 140 ngôn ngữ trên khắp thế giới, và là một trong những bài hát được yêu thích nhất mọi thời đại.[3][4] Phần chuyển ngữ và đặt tựa tiếng Việt của nhạc sĩ Hùng Lân.
Ca khúc này cũng từng được hát cùng một lúc bằng tiếng Pháp, tiếng Anh và tiếng Đức trong ngày hưu chiến đêm Giáng sinh [5] năm 1914 trong Chiến tranh thế giới thứ I, vì đây là một thánh ca mà các binh sĩ của cả hai bên của cuộc chiến đều biết.
Xem thêm
- Trường ca Messiah
- Phước cho Nhân loại (Joy to the World)
- Ân điển diệu kỳ (Amazing Grace)
- Hang Bê Lem
- Thánh ca Cơ Đốc
- Âm nhạc Cơ Đốc
Phương tiện
Franz Xaver Gruber, vẽ bởi Sebastian Stief (1846)
|
|
Tham khảo
- ^ “Österreichische UNESCO-Kommission – Nationalagentur für das Immaterielle Kulturerbe – Austrian Inventory”. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2014.
- ^ Underwood, Byron Edward, “Bishop John Freeman Young, Translator of ‘Stille Nacht‘”, The Hymn, v. 8, no. 4, October 1957, pp. 123–132.
- ^ Ronald M. Clancy, William E Studwell. Best-Loved Christmas Carols. Christmas Classics Ltd, 2000.
- ^ “Silent Night”. Silent Night Web.
- ^ Stanley Weintraub, Silent Night: The Remarkable Christmas Truce of 1914. New York: Free Press, 2001.
Liên kết ngoài
![]() |
Wikimedia Commons có thêm thư viện hình ảnh và phương tiện truyền tải về Đêm thánh vô cùng |
![]() |
Wikisource tiếng Việt có toàn văn tác phẩm về: |
- Stille-Nacht-Association, Salzburg
- Silent Night Web: translations (227 versions in 142 languages – 227 phiên bản trong 142 ngôn ngữ), notation, and history.
- Joseph Mohr Memorial Organ, Wagrain, Austria
- Ca khúc Giáng sinh
- Ca khúc nước ngoài có lời Việt
- Bài hát Áo
- Bài hát thế kỷ 19
- Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại
Pingback: Đêm Thánh vô cùng | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Ông già Noel thật | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Đi tìm lịch sử bị quên lãng | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Chào ngày mới 25 tháng 12 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Mùa xuân quê hương | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Trời nhân loại mênh mông | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Dạo chơi cùng Goethe | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Helen Keller người mù điếc huyền thoại | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Ngày mới yêu thương | Khát khao xanh
Pingback: Hoàng Kim về với rằm xuân | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Chào ngày mới 28 tháng 12 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Helen Keller người huyền thoại | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Ông bà Của cổ tích giữa đời thường | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Thầy bạn và học trò Lương Định Của | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Lương Định Của nhà bác học nông dân | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Lương Định Của chính khách giữa lòng dân | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Lương Định Của luồng gió từ Hà Nội | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Lương Định Của những năm tháng tuổi trẻ | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Lương Định Của quê hương và dòng họ | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Lương Định Của cuộc đời và sự nghiệp | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Con đường lúa gạo Việt Nam | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Ung Khâm Liêm xưa và nay | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Nhớ Đặng Dung đêm thanh mài kiếm | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Giáo sư Mai Văn Quyền người Thầy nghề nông | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Khatkhaoxanh 2015 in blogging | Khát khao xanh
Pingback: CNM365 Chào ngày mới 365 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Thầy Mai Văn Quyền nghề nông | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Thầy Quyền thâm canh lúa | Tình yêu cuộc sống