CNM365. Chào ngày mới 26 tháng 12. Wikipedia Ngày này năm xưa. Năm 1867 –ngày sinh Phan Bội Châu, nhà hoạt động chính trị người Việt Nam (mất năm 1940). Năm 1893 – ngày sinh Mao Trạch Đông, chỉ huy quân sự, chính trị gia người Trung Quốc (mất năm 1976). Năm 1982 – Trong số các nhân vật của năm của Tạp chí Time, lần đầu tiên xuất hiện một thứ không phải con người, đó là máy tính cá nhân.
26 tháng 12
Ngày 26 tháng 12 là ngày thứ 360 (361 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 5 ngày trong năm.
« Tháng 12 năm 2015 » | ||||||
CN | T2 | T3 | T4 | T5 | T6 | T7 |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | ||
6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 |
20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 |
27 | 28 | 29 | 30 | 31 | ||
Mục lục
Sự kiện
- 1776 – Cách mạng Mỹ: Lục quân Lục địa tiến công và đánh bại lính đánh thuê Hessen trong trận Trenton tại New Jersey.
- 1860 – Trận đấu bóng đá đầu tiên giữa các câu lạc bộ diễn ra giữa Hallam F.C. và Sheffield F.C. tại Sheffield, Anh Quốc.
- 1898 – Phát hiện của Marie Curie và Pierre Curie về radi được công bố cho viện Hàn lâm Khoa học Pháp.
- 1925 – Thổ Nhĩ Kỳ chấp nhận Lịch Gregory.
- 1961 – Hợp chúng quốc Ả Rập giải thể
- 1963 – Các nhạc phẩm “I Want to Hold Your Hand” và “I Saw Her Standing There” của The Beatles được phát hành tại Hoa Kỳ, khởi đầu hiện tượng Beatlemania ở cấp độ quốc tế.
- 1982 – Trong số các nhân vật của năm của Tạp chí Time, lần đầu tiên xuất hiện một thứ không phải con người, đó là máy tính cá nhân.
- 1991 – Hội đồng các nước cộng hòa của Đoàn Chủ tịch Xô viết Tối cao Liên Xô họp và tuyên bố Liên bang chính thức tan rã
- 2004 – Một trận động đất mạnh xảy ra ở đáy biển ngoài khơi phía tây đảo Sumatra gây ra một loạt các sóng thần tàn phá các khu vực nằm ven Ấn Độ Dương, khiến hơn hai trăm nghìn người thiệt mạng.
Sinh
- 1194 – Frederick II, hoàng đế Đế quốc La Mã Thần thánh (m. 1250)
- 1791 – Charles Babbage, nhà toán học, nhà phát minh người Anh (m. 1871)
- 1864 – Yun Chi-Ho, chính trị gia người Triều Tiên (m. 1945)
- 1867 – Phan Bội Châu, nhà hoạt động chính trị người Việt Nam (m. 1940)
- 1872 – Norman Angell, nhà báo, tác gia, chính trị gia người Anh, đoạt giải Nobel (m. 1967)
- 1893 – Mao Trạch Đông, chỉ huy quân sự, chính trị gia người Trung Quốc (m. 1976)
- 1934 – Lâm Đại, diễn viên người Trung Quốc (m. 1964)
- 1938 – Nguyễn Khôi, nhà thơ người Việt Nam
- 1940 – Edward C. Prescott, nhà kinh tế học người Mỹ, đoạt giải Nobel
- 1940 – Nguyễn Hoa Thịnh, nhà cơ học Việt Nam
- 1942 – Gray Davis, chính trị gia người Mỹ
- 1949 – José Ramos-Horta, chính trị gia người Đông Timor, tổng thống của Đông Timor, đoạt giải Nobel
- 1957 – Nguyễn Thanh Sơn, chính trị gia người Việt Nam
- 1958 – Lý Quốc Lập, đạo diễn người Hồng Kông
- 1959 – Vương Lập Quân, sĩ quan công an người Trung Quốc
- 1962 – James Kottak, tay trống người Mỹ
- 1979 – Hoắc Kiến Hoa, diễn viên, ca sĩ người Đài Loan
- 1982 – Oguri Shun, diễn viên, người mẫu, người Nhật Bản
- 1985 – Shirota Yuu, diễn viên và ca sĩ người Nhật Bản-Tây Ban Nha
- 1988 – Satoh Kayo, người mẫu và nhân vật truyền hình người Nhật Bản
- 1990 – Aaron Ramsey, cầu thủ bóng đá người Anh Quốc
Mất
- 268 – Giáo hoàng Điônisiô
- 418 – Giáo hoàng Dôsimô
- 1530 – Babur, hoàng đế của Đế quốc Mogul (s. 1483)
- 1895 – Oskar von Meerscheidt-Hüllessem, tướng lĩnh người Đức (s. 1825)
- 1889 – Helmuth von Gordon, tướng lĩnh quân đội người Đức (s. 1811)
- 1972 – Harry S. Truman, tổng thống Mỹ thứ 33 (s. 1884)
- 1945 – Nguyễn Phúc Vĩnh San, tức Duy Tân Đế, hoàng đế triều Nguyễn (s. 1900)
- 2006 – Gerald Ford, tổng thống Mỹ thứ 38 (s. 1913)
Ngày lễ và kỷ niệm
Tham khảo
Tháng 1 | Tháng 2 | Tháng 3 | Tháng 4 | Tháng 5 | Tháng 6 | Tháng 7 | Tháng 8 | Tháng 9 | Tháng 10 | Tháng 11 | Tháng 12 |
![]() |
Wikimedia Commons có thêm thư viện hình ảnh và phương tiện truyền tải về 26 tháng 12 |
Lich Vạn Niên ngày 26 tháng 12 năm 2015

Lịch vạn niên 2015, ngày 16 tháng 11, năm 2015 – Âm lịchXem ngày giờ tốt và hướng xuất hànhTrong một tháng có 2 loại ngày tốt, ngày xấu; trong một ngày lại có 6 giờ tốt, 6 giờ xấu gọi chung là Ngày/giờ Hoàng đạo (tốt) và Ngày/giờ Hắc đạo (xấu). Người Việt Nam từ xưa đều có phong tục chọn ngày tốt và giờ tốt để làm những việc lớn như cưới hỏi, khởi công làm nhà, nhập trạch, ký kết, kinh doanh v.v.v. Ngày 16 tháng 11, năm 2015 là ngày Hắc đạo , các giờ tốt trong ngày này là: Mậu Tí, Kỷ Sửu, Tân Mão, Giáp Ngọ, Bính Thân, đinh Dậu Trong ngày này, các tuổi xung khắc nên cẩn thận trong chuyện đi lại, xuất hành, nói chuyện và làm các việc đại sự là: Canh Ngọ, Mậu Ngọ Xuất hành hướng Đông Bắc gặp Hỷ thần: niềm vui, may mắn, thuận lợi. Xuất hành hướng Nam gặp Tài thần: tài lộc, tiền của, giao dịch thuận lợi. Xem sao tốt và việc nên làm và nên kiêngTrong Lịch vạn niên, có 12 trực được sắp xếp theo tuần hoàn phân bổ vào từng ngày. Mỗi trực có tính chất riêng, tốt/xấu tùy từng công việc. Ngày 16 tháng 11, năm 2015 là Trực Kiến: Tốt cho các việc thi ơn huệ, trồng cây cối Xấu cho các việc chôn cất, đào giếng, lợp nhà |
Phan Bội Châu
Phan Bội Châu | |
---|---|
![]() |
|
Tên: | Phan Bội Châu |
Hán-Nôm: | 潘佩珠 |
Ngày sinh: | 26 tháng 12 năm 1867 |
Ngày mất: | 29 tháng 10, 1940 (72 tuổi) |
Phan Bội Châu (1867–1940) là một danh sĩ và là nhà cách mạng Việt Nam, hoạt động trong thời kỳ Pháp thuộc.
Mục lục
Tên gọi
Phan Bội Châu vốn tên là Phan Văn San.[1] Vì San trùng với tên húy vua Duy Tân (Vĩnh San) nên phải đổi thành Phan Bội Châu.[2] Hai chữ “bội châu” (佩珠) trong tên của ông lấy từ câu: “城中蛾眉女珠佩何珊珊 [Thành trung nga mi nữ châu bội hà san san].”[3]
Ông có hiệu là Hải Thụ, về sau đổi là Sào Nam. Tên gọi Sào Nam (巢南) được lấy từ câu “越鳥巢南枝 [Việt điểu sào nam chi nghĩa là Chim Việt làm tổ cành Nam].”[3] Phan Bội Châu còn có nhiều biệt hiệu và bút danh khác như Thị Hán, Phan Giải San, Sào Nam Tử, Hạo Sinh, Hiếu Hán vân vân.[4]
Thân thế
Phan Bội Châu sinh ngày 26 tháng 12 năm 1867 tại làng Đan Nhiễm, xã Nam Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Cha ông là Phan Văn Phổ, mẹ là Nguyễn Thị Nhàn. Ông nổi tiếng thông minh từ bé, năm 6 tuổi học 3 ngày thuộc hết Tam Tự Kinh, 7 tuổi ông đã đọc hiểu sách Luận Ngữ, 13 tuổi ông thi đỗ đầu huyện.
Thuở thiếu thời ông đã sớm có lòng yêu nước. Năm 17 tuổi, ông viết bài “Hịch Bình Tây Thu Bắc” đem dán ở cây đa đầu làng để hưởng ứng việc Bắc Kỳ khởi nghĩa kháng Pháp. Năm 19 tuổi (1885), ông cùng bạn là Trần Văn Lương lập đội “Sĩ tử Cần Vương” (hơn 60 người) chống Pháp, nhưng bị đối phương kéo tới khủng bố nên phải giải tán.
Gia cảnh khó khăn, ông đi dạy học kiếm sống và học thi. Khoa thi năm Đinh Dậu (1897) ông đã lọt vào trường nhì nhưng bạn ông là Trần Văn Lương đã cho vào tráp mấy cuốn sách nhưng ông không hề biết nên ông bị khép tội hoài hiệp văn tự (mang văn tự trong áo) nên bị kết án chung thân bất đắc ứng thí (suốt đời không được dự thi).[5]
Sau cái án này, Phan Bội Châu vào Huế dạy học, do mến tài ông nên các quan đã xin vua Thành Thái xóa án. Nhờ vậy, ngay khoa thi hương tiếp theo, năm Canh Tý (1900), ông đã đậu đầu (Giải nguyên) ở trường thi Nghệ An [6].
Hoạt động Cách mạng
Lập Duy Tân hội, sang Nhật cầu viện
- Bài chính: Duy Tân hội
Trong vòng 5 năm sau khi đỗ Giải nguyên, Phan Bội Châu bôn ba khắp nước Việt Nam kết giao với các nhà yêu nước như Phan Chu Trinh[7], Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, Nguyễn Thượng Hiền, Nguyễn Hàm (tức Tiểu La Nguyễn Thành), Đặng Nguyên Cẩn, Ngô Đức Kế, Đặng Thái Thân, Hồ Sĩ Kiện, Lê Huân, Nguyễn Quyền, Võ Hoành, Lê Đại,…
Năm 1904, ông cùng Nguyễn Hàm và khoảng 20 đồng chí khác thành lập Duy Tân hội ở Quảng Nam để đánh đuổi Pháp, chọn Kỳ Ngoại hầu Cường Để – một người thuộc dòng dõi nhà Nguyễn – làm hội chủ.
Năm 1905, ông cùng Đặng Tử Kính và Tăng Bạt Hổ sang Trung Quốc rồi sang Nhật Bản, để cầu viện Nhật giúp Duy Tân hội đánh đuổi Pháp. Tại Nhật, ông gặp Lương Khải Siêu, một nhà cách mạng người Trung Quốc, và được khuyên là nên dùng thơ văn (nghe lời Phan Bội Châu viết Việt Nam vong quốc sử) để thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam. Lại nghe hai nhân vật quan trọng của Đảng Tiến Bộ đang cầm quyền ở Nhật Bản, là Bá tước Ôi Trọng Tín (Okuma Shigenobu) và Thủ tướng Khuyển Dưỡng Nghị (Inukai Tsuyoshi) khuyên là nên cổ động thanh niên ra nước ngoài học tập để sau này về giúp nước.
Tháng 6 năm 1905, Phan Bội Châu cùng Đặng Tử Kính mang theo một số sách Việt Nam vong quốc sử về nước. Tháng 8 năm 1905 tại Hà Tĩnh, ông và các đồng chí nồng cốt trong Duy Tân hội bàn bạc rồi đưa ra kế hoạch hành động đó là:
- Nhanh chóng đưa Kỳ Ngoại hầu Cường Để ra nước ngoài.
- Lập các hội nông, hội buôn, hội học để tập hợp quần chúng và để có tài chánh cho hội.
- Chọn một số thanh niên thông minh hiếu học, chịu được gian khổ, đưa đi học ở nước ngoài[8].
Phát động phong trào Đông Du
- Bài chính: Phong trào Đông Du
Trong ba nhiệm vụ trên, thì nhiệm vụ thứ ba hết sức quan trọng và bí mật, nên Duy Tân hội đã cử Phan Bội Châu và Nguyễn Hàm tự định liệu. Sau đó, phong trào Đông Du được hai ông phát động, được đông đảo người dân ở cả ba kỳ tham gia và ủng hộ, nhất là ở Nam Kỳ.
Tháng 10 năm 1905, Phan Bội Châu trở lại Nhật Bản cùng với ba thanh niên, sau đó lại có thêm 45 người nữa. Năm 1906, Cường Để qua Nhật, được bố trí vào học trường Chấn Võ. Kể từ đó cho đến năm 1908, số học sinh sang Nhật Bản du học lên tới khoảng 200 người, sinh hoạt chung trong một tổ chức có quy củ gọi là Cống hiến hội…
Tháng 3 năm 1908, phong trào “cự sưu khất thuế” (tức phong trào chống sưu thuế Trung Kỳ nổi lên rầm rộ ở Quảng Nam rồi nhanh chóng lan ra các tỉnh khác. Bị thực dân Pháp đưa quân đàn áp, nhiều hội viên trong phong trào Duy Tân và Duy Tân hội bị bắt, trong số đó có Nguyễn Hàm, một yếu nhân của hội[9].
Mất mát này chưa kịp khắc phục, thì hai phái viên của hội là Hoàng Quang Thanh và Đặng Bỉnh Thành lại bị Pháp đón bắt được khi từ Nhật về Nam Kỳ nhận tiền quyên góp cho phong trào Đông Du. Tiếp theo nữa là Pháp và Nhật vừa ký với nhau một hiệp ước (tháng 9 năm 1908), theo đó chính phủ Nhật ra lệnh trục xuất các du học sinh người Việt ra khỏi đất Nhật. Tháng 3 năm 1909, Cường Để và Phan Bội Châu cũng bị trục xuất. Đến đây, phong trào Đông Du mà Phan Bội Châu và các thành viên khác đã dày công xây dựng hoàn toàn tan rã, kết thúc một hoạt động quan trọng của hội.
Trong “cuộc bút đàm đẫm lệ” giữa Phan Bội Châu và Lương Khải Siêu là lời cảnh báo không nên “cầu viện” Nhật để giành độc lập vì theo Lương Khải Siêu, “Mưu ấy sợ không tốt. Quân Nhật đã một lần vào nước, quyết không lý gì đuổi nó ra được”. Và đến năm 1909, do thỏa thuận giữa Nhật và Pháp, các du học sinh Việt Nam đồng loạt bị trục xuất khỏi nước Nhật. Điều này giải thích tại sao trong các tự thuật, hồi ức viết về sau như Ngục trung thư, Phan Bội Châu niên biểu, Phan Bội Châu đã không có chỗ nào nhắc đến tác phẩm Á tế Á ca, bài thơ từng hết lời ca ngợi Nhật Bản[10].
Lúc này, ở nhiều nơi trong nước, mọi hoạt động quyên góp tài chính và chuẩn bị vũ trang bạo động của Duy Tân hội cũng bị thực dân cho quân đến đàn áp dữ dội. Những người sống sót sau các đợt khủng bố đều phải nằm im, hoặc vượt biên sang Trung Quốc, Xiêm La, Lào để mưu tính kế lâu dài.
Cuối năm 1910, Phan Bội Châu chuyển một đại bộ phận hội viên (trong đó có khoảng 50 thanh niên) ở Quảng Đông về xây dựng căn cứ địa ở Bạn Thầm (Xiêm La). Tại đây, họ cùng nhau cày cấy, học tập và luyện tập võ nghệ để chuẩn bị cho một kế hoạch phục quốc sau này.
Thượng tuần tháng 5 năm Nhâm Tý (tháng 6 năm 1912), trong cuộc “Đại hội nghị” tại từ đường nhà Lưu Vĩnh Phúc ở Quảng Đông (Trung Quốc), có đông đủ đại biểu khắp ba kỳ đã quyết định giải tán Duy Tân hội và thành lập Việt Nam Quang phục Hội, tức thay đổi tôn chỉ từ chủ nghĩa quân chủ sang chủ nghĩa dân chủ để đánh đuổi quân Pháp, khôi phục Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc kiến lập Việt Nam [11], đáp ứng tình hình chuyển biến mới trên trường quốc tế.
Hoạt động ở Trung Quốc
Mặc dù thay đổi tôn chỉ, nhưng Phan Bội Châu vẫn duy trì Kỳ Ngoại hầu Cường Để trong vai trò chủ tịch chính phủ lâm thời Việt Nam Quang phục Hội, nhằm tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân trong nước.
Sau đó, Việt Nam Quang phục Hội cử một số hội viên về nước để trừ khử một vài viên chức Pháp và cộng sự đắc lực của họ, nhằm “đánh thức đồng bào”, “kêu gọi hồn nước”. Các cuộc bạo động bằng tạc đạn tuy xảy ra lẻ tẻ, nhưng vẫn khuấy động được dư luận trong và ngoài nước, làm nhà cầm quyền Pháp tăng cường khủng bố, khiến nhiều người bị bắt và bị giết. Bị kết tội chủ mưu, Phan Bội Châu và Cường Để bị thực dân Pháp cùng với Nam triều kết án tử hình vắng mặt.
Năm 1913, thực dân Pháp cử người đến Quảng Đông “mặc cả” với Tổng đốc Long Tế Quang yêu cầu bắt Phan Bội Châu và các yếu nhân của hội. Ngày 24 tháng 12 năm 1913, Phan Bội Châu bị bắt. Nhưng nhờ Nguyễn Thượng Hiền lúc bấy giờ đang ở Bắc Kinh vận động, nên Long Tế Quang không thể giao nộp ông cho Pháp, mà chỉ đưa giam vào nhà tù Quảng Đông, mãi đến tháng 2 năm 1917, ông mới được giải thoát[12].
Ra tù, Phan Bội Châu lại tiếp tục hoạt động cách mạng. Năm 1922, phỏng theo Quốc dân Đảng của Tôn Trung Sơn, ông định cải tổ Việt Nam Quang phục Hội thành Đảng Quốc dân Việt Nam. Được Nguyễn Ái Quốc (lúc này đang làm Ủy viên Đông phương bộ, phụ trách Cục phương Nam của Quốc tế cộng sản) góp ý, Phan Bội Châu định thay đổi đường lối theo hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng chưa kịp cải tổ thì ông bị bắt cóc ngày 30 tháng 6 năm 1925[13].
Phan Bội Châu và phong trào cộng sản
Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói chuyện trong lễ kỷ niệm 130 năm ngày sinh của Phan Bội Châu tại Hà Nội ngày 26/12/1997, đã cho biết trong nhà của Phan Bội Châu có treo ở giữa tấm ảnh của Lenin. Trước đó từ lâu khi còn ở Trung Quốc, Phan Bội Châu còn viết một cuốn tiểu sử Lenin.[14]
Trung tướng Phạm Hồng Cư, bạn thân của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong sách Đại tướng Võ Nguyên Giáp thời trẻ cộng tác với phu nhân của Đại tướng Võ Nguyên Giáp là bà Đặng Bích Hà, đã kể lại thời kỳ thiếu niên của Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi thăm “ông già Bến Ngự” đang bị Pháp giam lỏng tại Huế, trong nhà Phan Bội Châu treo ba bức ảnh: Thích-ca Mâu-ni, Tôn Trung Sơn, Lenin. Ba bức ảnh này nói lên phần nào quan điểm triết học và chính trị của ông.[15]
Trong hồi ký Ngôi nhà Bến Ngự và con đò sông Hương, nhà báo Tạ Quang Đạm (em giáo sư Tạ Quang Bửu), người đã sống chung với Phan Bội Châu một năm (để học chữ Hán và làm thư ký cho ông), sau khi Phan Bội Châu an trí tại căn nhà tranh đầu dốc Bến Ngự (Huế), đã kể lại rằng trên tường căn nhà tranh 3 gian – nơi ở và cũng là nơi ông dạy học – có treo nhiều tranh ảnh, trong đó ấn tượng nhất là bức chân dung Lenin được treo trang trọng trên bức tường mặt trước gần sát trần nhà. Có lẽ là một bức họa vẽ theo một bức tượng kiểu huy hiệu. Dưới chân dung có hai chữ Hán: Liệt Ninh (Lenin).[16]
Giáo sư sử Nguyễn Thế Anh, hiện sống tại Pháp cho biết, ông không tìm thấy bằng chứng rằng Phan Bội Châu có xu hướng ủng hộ phong trào cộng sản. Nhất là khi, theo ý ông, tờ báo Tiếng Dân của cụ Huỳnh Thúc Kháng mà Phan Bội Châu có cộng tác đã lên án cách thức tiêu diệt trí thức của phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh[17].
Giáo sư Nguyễn Đình Chú thì cho biết Phan Bội Châu đón nhận học thuyết Marx từ tư cách nhà văn hóa hơn là nhà chính trị. Phan Bội Châu vừa ca ngợi Marx, Lenin, vừa ca ngợi Khổng, Mạnh, Tôn Trung Sơn, Gandhi, Rousseau, Montesquieu. Phan Bội Châu từng viết quyển sách hơn 50 trang Xã hội chủ nghĩa trong thời gian 1928-1934 để giới thiệu chủ nghĩa Marx, giới thiệu nội dung chủ yếu của học thuyết Marxist như: thặng dư giá trị, giai cấp đấu tranh, lao động chuyên chính, kinh tế học, phương pháp xã hội cách mạng, tư bản luận. Phan Bội Châu đã kết luận: “Ở trong các nhà xã hội học, ông (Marx) thật đáng là một vị tiên sư, sở dĩ chúng ta nghiên cứu xã hội chủ nghĩa, chỉ cần nghiên cứu Mã Khắc Tư (Marx) chủ nghĩa là xong rồi”. Phan Bội Châu còn viết “Lược truyện Liệt Ninh, vĩ nhân của nước Nga đỏ” viết in trên Binh sự tạp chí, Hàng Châu, Trung Quốc năm 1921.[18]
Phan Bội Châu và Nguyễn Ái Quốc
Tại vùng Nghệ Tĩnh, người ta đã lưu truyền những câu sấm của Trạng Trình như sau: “Đụn Sơn phân giải/ Bò Đái thất thanh/ Thủy đáo Lam thành/ Nam Đàn sinh thánh”‘ (Khi núi Đụn chẻ đôi, khe Bò Đái mất tiếng, sông Lam khoét vào chân núi Lam Thành, đất Nam Đàn sẽ sinh ra bậc thánh nhân). Sau phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh, câu sấm này được nhắc lại và bàn tán. Lúc đó, khe Bò Đái cũng đã ngừng chảy, tiếng suối chảy ở khe không còn nghe được nữa, do đó người dân càng tin và chờ đợi. Trong một cuộc gặp giữa Phan Bội Châu (lúc này đã bị Pháp bắt và quản thúc) với Đào Duy Anh và nhà nho Trần Lê Hữu, ông Hữu có hỏi: “Thưa cụ Phan, “Bò Đái thất thanh, Nam Đàn sinh thánh” chẳng phải là cụ hay sao? Cụ còn thất bại nữa là người khác!”. Phan Bội Châu đáp: “Kể cái nghề cử tử xưa kia tôi cũng có tiếng thật. Dân ra thường có thói trọng người văn học và gán cho người ta tiếng nọ tiếng kia. Nhưng nếu Nam Đàn có thánh thực thì chính là ông Nguyễn Ái Quốc chứ chẳng phải ai khác”[19].
Bị Pháp bắt và an trí
Ngày 30 tháng 6 năm 1925, ông bị thực dân Pháp bắt cóc[20] tại Thượng Hải giải về nước xử án tù chung thân, mặc dù trước đó (1912) ông đã bị đối phương kết án vắng mặt [21]. Trước phong trào đấu tranh của nhân dân cả nước đòi thả Phan Bội Châu, và nhờ sự can thiệp của Toàn quyền Varenne, ông được về an trí tại Bến Ngự (Huế). Trong 15 năm cuối đời, ông (lúc bấy giờ được gọi là Ông già Bến Ngự) vẫn giữ trọn phẩm cách cao khiết, không ngừng tuyên truyền tinh thần yêu nước bằng văn thơ, nên rất được nhân dân yếu mến.
Phan Bội Châu mất ngày 29 tháng 12 năm 1940 tại Huế. Hiện tên ông đã được đặt cho nhiều trường học và nhiều con đường trên cả nước, trong đó có trường chuyên của tỉnh Nghệ An và một con phố lớn tại Hà Nội, Hạ Long.
Tác phẩm
Tác phẩm về cách mạng Việt Nam
- Việt Nam Quốc sử khảo (1909)
- Ngục Trung Thư (1913) – Sài Gòn: Nhà xuất bản Tân Việt, 1950
- Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư (19??)
- Việt Nam vong quốc sử (1905)
- Việt Nam Quốc sử bình diễn ca (1927)
- Cao Đẳng Quốc Dân Di Cảo – Huế: Nhà xuất bản Anh-Minh, 1957
- Chủng diêt dự ngôn – Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa hoc xã hội, 1991
- Tân Việt Nam – Hà Nội: Nhà xuất bản Cục lưu trữ nhà nước, 1989
- Thiên Hồ Đế Hồ – Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1978
- Khuyến quốc dân du học ca
- Hải ngoại huyết thư (1906)
- Dĩ cửu niên lai sở trì chủ nghĩa
- Hà thành liệt sĩ ca
- Truyện Lê Thái Tổ
- Tuồng Trưng nữ vương
- Gia huấn ca
- Giác quần thư
- Nam quốc dân tu tri
- Nữ quốc dân tu tri
- Truyện Chân tướng quân (1917)
- Truyện tái sinh sinh
- Truyện Phạm Hồng Thái
Tác phẩm biên khảo, thi ca
- Kí niệm lục
- Vấn đề phụ nữ
- Luận lí vấn đáp
- Sào nam văn tập
- Hậu Trần dật sử – Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa-thông tin, 1996
- Khổng Học Đăng (19??) – Houston, TX: Nhà xuất bản Xuân Thu, 1986
- Phan Bội Châu Niên Biểu – Sài Gòn: Nhóm nghiên-cứu Sử Địa, 1971
- Phan Bội Châu Toàn Tập – Huế: Nhà xuất bản Thuận hóa: Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, 2001
- Trùng Quang Tâm Sử Hà Nội: Nhà xuất bản Văn học, 1971 [22].
Nhận xét
Phan Bội Châu chủ trương cầu viện Nhật để giúp đánh đuổi Pháp, bởi ông cho rằng người Nhật cùng là người châu Á “máu đỏ da vàng”, có cùng kẻ thù chung với người châu Âu “da trắng tóc vàng”. Nhưng thực tế, Đế quốc Nhật Bản là một nước đi theo “chủ nghĩa đế quốc quân phiệt”, cũng tích cực bành trướng thuộc địa như thực dân Châu Âu. Đến thời điểm đó, Nhật Bản đã xâm chiếm và đô hộ Triều Tiên, và chuẩn bị xâm chiếm Trung Quốc. Do vậy chủ trương của Phan Bội Châu là rất khó thành công, và dù có thành công thì Việt Nam sẽ lại phải đối diện với mối nguy mới từ Nhật Bản. Vì lẽ ấy, Nguyễn Ái Quốc dù khâm phục lòng yêu nước của Phan Bội Châu nhưng nhận xét đường lối của ông giống như “Đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa sau”[23].
Đương thời, nhà chí sĩ Phan Châu Trinh đã viết về Phan Bội Châu như sau:
“ | Phan Bội Châu nhận hẳn rằng người Pháp quyết không có thiệt lòng khai hóa cho người Nam, nên nói việc khai hóa, trước phải tìm cách đánh đổ chính phủ Pháp, mà muốn đánh đổ chính phủ Pháp, không nhờ cậy thế lực một nước mạnh ngoài, thì tự người Nam không làm gì được. Hiện nay nước mạnh duy có Nhật Bản là nước đồng văn đồng chủng nên cầu viện với Nhật Bản…Tôi bác cái thuyết trên của Sào Quân, lấy lẽ rằng, người nước Nam chui rúc dưới chính thể chuyên chế đã trên ngàn năm, chưa có tư cách quốc dân độc lập, dẫu có cậy sức nước ngoài, chỉ diễn cái trò “đổi chủ làm đầy tớ thứ hai”, không có ích gì. Vả lại, nước Pháp là một nước làm tiền đạo văn minh cả hoàn cầu, nay hiện bảo hộ nước ta, mình nhân đó mà học theo, chuyên dụng tâm về mặt khai trí trị sinh các việc thực dụng. Dân trí đã mở, trình độ một ngày một cao tức là cái nền độc lập ngày sau ở đấy. Còn theo chính kiến “cậy sức nước ngoài” thì nó quanh co khúc chiết, mình không tự lập, ai là kẻ cứu mình, Triều Tiên, Đài Loan, cái gương rõ ràng, người Nhật chắc gì hơn người Pháp…Sào Quân không nghe, cũng không nhận là phải, phủi áo ra đi, làm theo ý kiến mình. | ” |
— Phan Châu Trinh, Cuộc nói chuyện với quan Thống soái Sài Gòn trên đảo Côn Lôn[24]
|
“ | Phan Bội Châu là người rất có chí khí, có nghị lực, nhẫn nhục, dám làm; có điều tin vào thì không chịu bỏ, dẫu có sấm sét cũng không đổi. Nay sỹ phu khắp nước chưa ai có thể ví với ông ấy. Tiếc thay học thuật không rành, thời thế không rõ, thích dùng quyền thuật, tự dối mình dối người, ngoan cố không đổi. Lớn lời không ai bì, hãm quốc dân vào đất chết, cam chịu tiếng ác mà không tự biết. Tuy nhiên ông ấy vừa hiêu hiêu tự cho là người yêu quốc dân, từ nay về sau ông ấy càng hăng hái nói ra…Chủ nghĩa phục thù cực đoan mà Phan Bội Châu chủ trương thật là hết sức sai lầm, chỉ hãm quốc dân vào chỗ chết, không hợp thời thế, không sát với lý luận… Bởi vì ông ấy là người đại biểu cho thói quen trên lịch sử ngàn năm của dân tộc nước Nam. Không biết chân tướng của người nước Nam, xem ông ấy thì biết được. Dân nước Nam rất giàu tính bài ngoại, thì bài ngoại của ông ấy đến chỗ cực đoan. Người nước Nam rất thích dựa người ngoài, ông ấy lại ỷ ngoại đến chỗ cực đoan. Dân Nam rất thiếu tính tự lập, ông ấy lại càng hơn nữa. Tính chất, trình độ của ông ấy đều cùng hợp với tính chất, trình độ của quốc dân. Cho nên nhân chỗ hơn chỗ kém của quốc dân mà lợi dụng; đó là điều mà thầy thuốc gọi là thuật tắc nhân tắc dụng.
Cho nên điều mà ông ấy lo, là quốc dân oán nước Pháp không sâu. Những sách ông ấy viết ra, không bàn thời thế, không nói lợi hại, dựa vào chỗ không mà biên soạn, tự dối mình, dối người. Nói tóm lại, đều là kêu gọi lòng thù ghét của quốc dân mà thôi. Đợi đến khi lòng thù ghét đã sâu, phản loạn nổi lên bốn phía, ông ấy mới nhân đó mà vào, để thỏa cái lòng phá hoại. Không phải là không biết cách mệnh không thể làm, nhưng lợi dụng cái ngu của dân – tức tính bài ngoại, không làm thì không chịu. Không phải là không biết Nhật Bản chẳng làm gì được, nhưng lợi dụng cái yếu của dân – tức tính ỷ ngoại, không làm thì không chịu. Mà quốc dân sở dĩ mù quáng nghe theo chạy theo, đến chết chưa tỉnh, ấy là vì tính chất gần nhau, cho nên thâm nhập khá sâu….Đó là ý kiến và thủ đoạn của Phan Bội Châu mà thôi. Cho nên người không biết ông ấy thì bảo đó là người hết sức ngu lầm, chứ không biết ông ấy lợi dụng cái ngu của quốc dân để khoe trí mình, lợi dụng chỗ kém của quốc dân để làm rõ cái hay của mình. Than ôi! Không biết cái ngu cái kém mà làm thì cũng có thể thứ cho. Biết cái ngu, cái kém, cái không địch lại mà cứ muốn lợi dụng để thực hành chí mình thì ta không biết ông ấy đã cư xử theo cách nào. |
” |
— Phan Châu Trinh, Pháp Việt liên hiệp hậu chi tân Việt Nam[25]
|
Lúc bấy giờ, Phan Bội Châu cũng đã được một luật sư người Pháp tên là Bona ca ngợi rằng:
- Cụ Phan (Phan Bội Châu) là người quả không hổ là kẻ ái quốc, ái quân chân chính. Dầu tôi là người Pháp, đối với cụ Phan tôi cũng phải ngưỡng mộ. Tôi ngưỡng mộ là ngưỡng mộ cái thân thế quang minh, cái tinh thần cao thượng, cái nghị lực bất di, bất khuất đã chứng tỏ ra trong việc làm của cụ.[26]
Gần đây, trong sách Đại cương cương lịch sử Việt Nam (xuất bản 2006) đã có đoạn viết:
- Theo Phan Bội Châu, chỉ có con đường vũ trang bạo động[27]…Đây là con đường đúng đắn nhất. Tuy nhiên, ông thất bại là vì “không có lực lượng bên trong mà chỉ ỉ lại vào người ngoài thì thật là khó”, “ỉ lại vào người thì không thể thành công được”(trích Niên biểu)…Những lời tự phê phán của ông thật sự nghiêm khắc mà cũng vô cùng chính xác!…Mặc dù không giành được thắng lợi, nhưng đường lối bạo động cách mạng đó đã phát động mạnh mẽ tinh thần yêu nước, giải phóng dân tộc của nhân dân Việt. Đó là cống hiến lớn lao của Phan Bội Châu và các tổ chức của ông…[28]
Ngoài sự nghiệp cách mạng, ông còn viết rất nhiều sách báo, và đã được phổ biến sâu rộng trong nhân dân. Trong Từ điển văn học (bộ mới xuất bản 2004), sau khi giới thiệu về ông và sự nghiệp văn chương của ông, cũng đã kết luận rằng:
- Trong lịch sử văn học Việt Nam không dễ gì có nhiều văn chương có sức lay động quần chúng đứng lên đấu tranh cách mạng lớn lao như văn chương của Phan Bội Châu. Ngày nay trong văn chương đó, về tư tưởng và quan niệm, có thể điểm này điểm khác không còn phù hợp, nhưng trái tim chan chứa nhiệt huyết của tác giả vẫn còn nguyên giá trị. Ông là một trong số những nhà văn lớn của văn học Việt Nam trong nửa đầu thế kỷ 20[29].
Xem thêm
Tham khảo
- ^ Nguyên Huệ, “Phan Bội Châu, người đã viết về thiền sư Thiện Quảng,” Tạp chí Văn hóa Nghệ An, truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2014, http://vanhoanghean.com.vn/goc-nhin-van-hoa3/nh%E1%BB%AFng-g%C3%B3c-nh%C3%ACn-v%C4%83n-h%C3%B3a/phan-boi-chau-nguoi-da-viet-ve-thien-su-thien-quang.
- ^ Theo Họ và tên người Việt Nam– PGS.TS Lê Trung Hoa, nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2005).
- ^ a ă Chu Trọng Huyến, “Những chuyến đi và các tên hiệu: Sào Nam, Bội Châu của Phan Văn San,” Sở Khoa học và Công nghệ Nghệ An, truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2014, http://www.ngheandost.gov.vn/JournalDetail/ar1912_Nhung_chuyen_di_va_cac_ten_hieu__Sao_Nam,_Boi_Chau_cua_Phan_Van_San.aspx.
- ^ Chương Thâu, “Phan Bội Châu – nhà yêu nước lớn đầu thế kỷ 20,” Nhân Dân, truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2014, http://www.nhandan.com.vn/vanhoa/chan-dung/item/12646702-.html; Đỗ Hiếu, “Lễ kỷ niệm 100 năm Phong trào Đông Du của cụ Phan Bội Châu,” RFA Tiếng Việt, truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2014, http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/100aniversary_GoEastMovement_DHieu-20050608.html.
- ^ Trường Sơn,Người xưa xử lý sai phạm trong thi cử, Báo ViệtNamNet, 05/06/2007
- ^ Xem Gia Phả Họ Phan, Phần Thứ Hai, Chương V-03
- ^ Năm 1904, Phan Châu Trinh từ quan rồi bí mật sang Quảng Đông (Trung Quốc) gặp Phan Bội Châu, trao đổi ý kiến rồi cùng sang Nhật Bản, tiếp xúc với nhiều nhà chính trị tại đây (trong số đó có Lương Khải Siêu) và xem xét công cuộc duy tân của xứ sở này (theo Phạm Văn Sơn, Việt sử tân biên, Quyển 5, Tập Trung, tr. 429). Ông hoan nghênh việc Phan Bội Châu đưa thanh niên ra nước ngoài học tập, phổ biến tài liệu tuyên truyền giáo dục trong nước, nhưng ông phản đối chủ trương duy trì nền quân chủ, phương pháp bạo động vũ trang và việc mưu cầu ngoại viện. Bởi theo ông, muốn cứu được nước nhà, phải đi theo con đường dân chủ và cải cách xã hội, bằng việc nâng cao dân trí và dân quyền rồi mới có thể mưu tính được việc khác.Tuy nhiên, hai khuynh hướng này song song tồn tại và không đối lập nhau một cách tuyệt đối mà đan xen, hòa lẫn vào nhau, tạo điều kiện cho nhau phát triển. Xem chi tiết ở trang Phong trào Đông Du.
- ^ Theo nhóm Đinh Xuân Lâm, sách đã dẫn, tr. 142.
- ^ Nguyễn Hàm bị đày đi Côn Đảo và mất tại đó năm 1911.
- ^ “Hình tượng « Đông Á bệnh phu » trong văn học duy tân Đông Á, Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX”. Truy cập 15 tháng 2 năm 2015.
- ^ Theo Phan Bội Châu toàn tập, Tập 4. Nhà xuất bản Thuận Hóa, 1990, tr 178.
- ^ Theo nhóm Đinh Xuân Lâm (sách đã dẫn, tr,. 181).
- ^ Theo Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam [1] và Từ điển văn học Việt Nam (bộ mới). Nhà xuất bản Thế giới, 2004, tr, 1378.
- ^ Tạp chí Xưa & Nay, số 48, tháng 2 năm 1998, tr.9-10.
- ^ Phạm Hồng Cư (xuất bản năm 2004). “2”. Đại tướng Võ Nguyên Giáp thời trẻ.
Việt Nam: Nhà xuất bản Thanh Niên. tr. 11. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong:
|date=
(trợ giúp) - ^ Phan Bội Châu, người đầu tiên treo ảnh Lê-nin ở Việt Nam, Nguyễn Khắc Phê, Ông già Bến Ngự” – NXB Thuận Hóa, 1987
- ^ Nói tiếp về Phan Bội Châu và Cường Để BBC truy cập 19.05.2013.
- ^ PHAN BỘI CHÂU – NHÀ VĂN HÓA, Nguyễn Đình Chú, Trung tâm Văn hóa học Lý luận và Ứng dụng, Trường Đại học KHXH & NV – ĐHQG Tp. HCM
- ^ “Giải mã những tiên tri kinh ngạc của Trạng Trình”. Báo điện tử VTC News. Truy cập 30 tháng 9 năm 2015.
- ^ Theo Vĩnh Sính trong “Mối liên hệ giữa Phan Bội Châu và Nguyễn Ái Quốc ở Trung Quốc, 1924-1925 – giới thiệu tài liệu mới phát hiện” thì: “Trong Phan Bội Châu niên biểu, Phan Bội Châu quy cho Nguyễn Thượng Huyền, người được ông nuôi dưỡng ở Hàng Châu, tội mật báo với Pháp để họ bắt cóc ông ở ga Thượng Hải. Tuy nhiên, Kỳ Ngoại hầu Cường Để, trong hồi ký, lại quy cho Lâm Đức Thụ là người chủ mưu (Vĩnh Sính, tr. 242).
- ^ Từ điển văn học (bộ mới), tr. 1378.
- ^ Các bản có đánh dấu (loc) hiện còn lưu trữ.
- ^ Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb.CTQG-Nxb.TN, H.1994, tr.12.
- ^ Phan Châu Trinh toàn tập, tập 2, trang 90-91, Nxb Đà Nẵng, 2005
- ^ Phan Châu Trinh toàn tập, tập 3, trang 66-68, Nxb Đà Nẵng, 2005
- ^ Dẫn theo Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam do Nguyễn Q. Thắng-Nguyễn Bá Thế biên soạn. Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1992, tr. 773.
- ^ Vì vậy, Duy Tân hội do Phan Bội Châu và các đồng chí của ông thành lập còn được gọi là Ám xã, khác với phong trào Duy Tân do Phan Châu Trinh đề xướng (1906), được gọi là Minh xã, vì họ hoạt động công khai và không bạo động…
- ^ Theo nhóm Đinh Xuân Lâm, sách đã dẫn, tr. 181-182.
- ^ Lược theo Nguyễn Đình Chú, mục từ Phan Bội Châu trong Từ điển văn học (bộ mới). Nhà xuất bản Thế giới, 2004, tr. 1380.
Thư mục
- Một phần của bài này được trích dịch từ tài liệu A Country Study: Vietnam của Thư viện Quốc hội của Hoa Kì, thuộc phạm vi công cộng.
- GS Phan Khoang, Việt Nam Pháp Thuộc Sử (VNPTS), nxb Đại Nam, Sài Gòn, 1961
- Mạc Định Hoàng Văn Chí, Từ Thực Dân Đến Cộng Sản, nxb Chân Trời Mới, Sài Gòn, 1964
- Vĩnh Sính, Mối liên hệ giữa Phan Bội Châu và Nguyễn Ái Quốc ở Trung Quốc, 1924-1925 – giới thiệu tài liệu mới phát hiện, trong Việt Nam và Nhật Bản giao lưu văn hóa, Nhà xuất bản Văn Nghệ, Tp Hồ Chí Minh, 2001.
- Sophie Quinn-Judge, Nguyen Ai Quoc, The Comintern and the Vietnamese Communist Movement (1919-1941), trong HO CHI MINH The missing years, The University of California Press, California, 2002.
- Gia Phả Họ Phan, Phần Thứ Hai, Chương V-03.
- Đinh Xuân Lâm (chủ biên) – Nguyễn Văn Khánh – Nguyễn Đình Lễ, Đại cương cương lịch sử Việt Nam (Tập 2). Nhà xuất bản Giáo dục, 2006.
Liên kết ngoài
![]() |
Wikisource có các tác phẩm gốc nói đến hoặc của: |
- Phan Boi Chau Youth Group
- Giáo sư sử học Vĩnh Sính viết về Phan Chu Trinh và Phan Bội Châu
- Giáo sư sử học Vĩnh Sính viết về Phan Chu Trinh và Phan Bội Châu nhân 100 năm Phong Trào Duy Tân
- Phan Bội Châu, từ báo Nhân Dân
- Học lại Phan Bội Châu và Phong trào Đông Du, từ BBC Việt ngữ
- Bối cảnh xã hội Việt Nam và Phong trào Đông Du, từ BBC Việt ngữ
- Phan Bội Châu – Giáo trình văn học Đại học Cần Thơ
- Phan Bội Châu và phong trào Đông Du (tiếng Anh và Pháp)
- Nguyễn Ái Quốc và Phan Bội Châu: Tình nhà, nghĩa nước, báo Quân đội Nhân dân
- Việt Nam Quang phục hội
- Phan Bội Châu
- Nguyễn Thái Học Foundation
- Chủ tịch Hồ Chí Minh qua những mối quan hệ và gặp gỡ với Phan Bội Châu – Tạp chí Sông Hương
- Phan Bội Châu, người đầu tiên treo ảnh Lê-nin ở Việt Nam – Tiền phong online
- Bức thư Phan Bội Châu gửi Lý Thụy (Nguyễn Ái Quốc) – Ban quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
|
Mao Trạch Đông
Mao Trạch Đông 毛泽东 |
|
![]() Mao Trạch Đông |
|
Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc | |
---|---|
Nhiệm kỳ | 20 tháng 3, 1943 – 9 tháng 9, 1976 |
Kế nhiệm | Hoa Quốc Phong |
Phó Chủ tịch | Lưu Thiếu Kỳ Lâm Bưu Chu Ân Lai Hoa Quốc Phong |
Chủ tịch Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa | |
Nhiệm kỳ | 27 tháng 9, 1954 – 27 tháng 4, 1959 |
Kế nhiệm | Lưu Thiếu Kỳ |
Phó Chủ tịch | Chu Đức |
Chủ tịch Quân ủy Trung ương | |
Nhiệm kỳ | 8 tháng 9, 1954 – 9 tháng 9, 1976 |
Kế nhiệm | Hoa Quốc Phong |
Chủ tịch Hiệp Chính | |
Nhiệm kỳ | 1 tháng 10, 1949 – 25 tháng 12, 1976 |
Kế nhiệm | Chu Ân Lai |
Ủy viên Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc | |
Đại diện | Khu vực Bắc Kinh (54 – 59; 64 – 76) |
Đảng | ![]() |
Sinh | 26 tháng 12, 1893 Thiều Sơn, Tương Đàm, Hồ Nam, Đại Thanh Quốc |
Mất | 9 tháng 9, 1976 (82 tuổi) Bắc Kinh, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa |
Dân tộc | Hán |
Tôn giáo | Không |
Phu nhân | La Thị (罗一秀) Dương Khai Tuệ (杨开慧) Hạ Tử Trân (贺子珍) Giang Thanh (江青) |
Con cái | Mao Ngạn Anh (毛岸英) Mao Ngạn Thanh (毛岸青) Mao Ngạn Long Lý Mẫn (李敏) Lý Nạp (李讷) |
Chữ kí | ![]() |
Trung văn phồn thể: 毛澤東; giản thể: 毛泽东; phanh âm: Máo Zédōng; 26 tháng 12 năm 1893 – 9 tháng 9 năm 1976), tự Nhuận Chi (潤之) [ban đầu là Vịnh Chi (詠芝), sau đổi là Nhuận Chi (潤芝, chữ “chi” 之 có thêm đầu chữ thảo 艹], bút danh: Tử Nhậm (子任) là Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc từ năm 1943 đến khi qua đời. Dưới sự lãnh đạo của ông, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã giành thắng lợi trong cuộc nội chiến với Quốc Dân Đảng, lập nên nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH) năm 1949 và trở thành đảng cầm quyền ở Trung Quốc.
(Ông đã tạo ra một chủ nghĩa Mác-Lênin được Trung Quốc hóa có tên là chủ nghĩa Mao mà ngày nay ban lãnh đạo Trung Quốc gọi là tư tưởng Mao Trạch Đông (Những người theo chủ nghĩa này gọi là những người Mao-ít (Maoist), tương tự như Marxist, Leninist)
Mao Trạch Đông là người có công trong việc gần như thống nhất được Trung Quốc, đưa Trung Quốc thoát khỏi ách áp bức của ngoại quốc kể từ cuộc Chiến tranh Nha phiến cuối thế kỷ 19, nhưng cũng bị phê phán về trách nhiệm của ông trong nạn đói 1959–1961 và những tai họa của Cách mạng văn hóa. Dưới thời ông, nông nghiệp Trung Quốc được tập thể hóa dưới hình thức công xã nhân dân. Chính sách Đại nhảy vọt) trong kinh tế đã để lại những hậu quả tai hại. Mao Trạch Đông cũng là người phát động Đại Cách mạng văn hóa vô sản, thường gọi là Cách mạng văn hóa. Theo một số liệu thống kê[1], các chính sách sai lầm của Mao Trạch Đông đã trực tiếp hay gián tiếp gây ra cái chết cho khoảng 1 triệu người.[2]
Mao Trạch Đông thường được gọi một cách tôn kính tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là Mao Chủ tịch (毛主席). Vào thời đỉnh cao của sự sùng bái cá nhân, ông được tôn là người có bốn cái “vĩ đại”: Người thầy vĩ đại, Lãnh tụ vĩ đại, Thống soái vĩ đại, Người cầm lái vĩ đại (伟大导师,伟大领袖,伟大统帅,伟大舵手 vĩ đại đạo sư, vĩ đại lãnh tụ, vĩ đại thống soái, vĩ đại đà thủ).
Theo một cuộc thăm dò dư luận quần chúng năm 1994 được phối hợp tiến hành bởi Ban Tuyên truyền Trung ương ĐCSTQ, Phòng Nghiên cứu chính trị Trung ương, Phòng Nghiên cứu chính sách Viện Khoa học Xã hội và Uỷ ban Giáo dục quốc gia, sai lầm của Mao được cho là lớn hơn công lao.[3]
Mục lục
Những năm đầu
Là con út trong một gia đình trung nông, Mao Trạch Đông sinh giờ Thìn ngày 19 tháng 11 năm Quý Tị (năm Quang Tự thứ 19) theo âm lịch, tức 26 tháng 12 năm 1893 tại làng Thiều Sơn, huyện Tương Đàm (湘潭縣), tỉnh Hồ Nam. Dòng tộc của ông vào thời nhà Minh đã di cư từ tỉnh Giang Tây đến đây và nhiều đời làm nghề nông.
Trong cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911), lúc này Mao còn là một học sinh 18 tuổi, triều nhà Thanh bị lật đổ, Trung Quốc tuyên bố thành lập chế độ cộng hòa; người lãnh đạo Cách mạng không thành lập được một chính phủ thống nhất và vững vàng, dẫn đến cuộc nội chiến trong một thời gian dài. Khi Mao đang phục vụ trong quân đội tỉnh Hồ Nam. Sau đó Mao trở về trường học. Sau khi tốt nghiệp Trường Sư phạm số 1 tỉnh Hồ Nam vào năm 1918, Mao cùng với người thầy học và là cha vợ tương lai, giáo sư Dương Xương Tế (杨昌济), lên Bắc Kinh, nơi giáo sư Dương nhận một chân giảng dạy tại Đại học Bắc Kinh. Nhờ sự giới thiệu của giáo sư Dương, Mao được vào làm nhân viên thư viện của trường đại học (thư viện do Lý Đại Chiêu phụ trách). Đồng thời Mao học tại chức tại Đại học Bắc Kinh, nghe nhiều học giả hàng đầu như Trần Độc Tú, Hồ Thích (胡適) và Tiền Huyền Đồng (錢玄同) giảng bài. Sau này Mao kết hôn với Dương Khai Tuệ, con gái giáo sư Dương và cũng là sinh viên Đại học Bắc Kinh. (Khi Mao 14 tuổi, bố ông đã sắp xếp cho ông lấy một cô gái cùng làng là La thị (羅氏), nhưng Mao không công nhận cuộc hôn nhân ép buộc này.)
Sau phong trào Ngũ Tứ, Mao về Hồ Nam tổ chức đoàn thanh niên, ra hai tờ báo tuyên truyền cách mạng là Tương Giang bình luận và Tân Hồ Nam. Hai tờ báo này bị đóng cửa và Mao bị trục xuất khỏi Hồ Nam. Năm 1920, Mao đã tham gia tiểu tổ cộng sản ở Trường Sa (Hồ Nam).
Ngày 23 tháng 7 năm 1921, Mao đã tham gia Đại hội lần thứ nhất thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Thượng Hải. Hai năm sau, tại Đại hội lần thứ ba (1923), ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương của Đảng chỉ gồm 5 người. Tháng 1 năm 1924, theo chủ trương Quốc – Cộng hợp tác, Mao Trạch Đông tham dự Đại hội lần thứ nhất Quốc dân Đảng họp ở Quảng Châu và được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Quốc dân Đảng. Sau đó ông lên đường đi Thượng Hải làm việc tại cơ quan Ban chấp hành Quốc dân Đảng, rồi sang năm sau lại về Quảng Châu làm quyền trưởng Ban tuyên truyền của Quốc dân Đảng, rồi kiêm thêm một chân trong Ủy ban vận động nông dân của đảng này. Lúc này ông đã bị Trần Độc Tú đẩy ra khỏi Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản tại Đại hội 4 họp vắng mặt ông vào tháng 1 năm 1925. Tại Đại hội lần thứ hai Quốc dân Đảng (tháng 1 năm 1926), ông lại được bầu làm ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Quốc dân Đảng và làm quyền Trưởng ban Tuyên truyền đến tháng 5 năm 1926.
Sau khi Tưởng Giới Thạch quay sang đàn áp Đảng Cộng sản, Mao Trạch Đông chủ trương đấu tranh vũ trang với Tưởng nhưng không được Trần Độc Tú chấp nhận và bị thất sủng. Mao Trạch Đông bèn lui về quê cho ra đời Báo cáo khảo sát phong trào nông dân Hồ Nam, tác phẩm quan trọng đầu tiên của chủ nghĩa Mao.
Chiến tranh và cách mạng
Mao thoát được bạch sắc khủng bố vào năm 1927 và lãnh đạo Cuộc khởi nghĩa Vụ gặt Mùa thu ở Trường Sa, Hồ Nam nhưng thất bại. Tàn quân du kích chưa đầy 1.000 người của Mao tìm nơi ẩn náu ở vùng núi Tỉnh Cương Sơn, nơi giáp giới giữa hai tỉnh Hồ Nam và Giang Tây. Năm 1928 đội quân này hợp nhất với quân của Chu Đức, lập ra Quân đoàn 4 công nông, do Chu Đức làm Quân đoàn trưởng. Mao đã góp phần xây dựng căn cứ, chính quyền và một quân đội tiến hành chiến tranh du kích có hiệu quả, thực hiện cải cách ruộng đất. Chính tại nơi đây từ 1931 đến 1934, nhà nước Cộng hòa Xô-viết Trung Hoa được lập ra và Mao được bầu làm Chủ tịch Chính phủ Trung ương lâm thời. Vào thời kỳ này, Mao kết hôn với Hạ Tử Trân, sau khi Dương Khai Tuệ bị lực lượng Quốc dân Đảng giết chết.
Khu Xô-viết này trở thành nơi trú ngụ của Ban Lãnh đạo Đảng Cộng sản chạy trốn sự khủng bố của Tưởng Giới Thạch ở các thành phố lớn, chủ yếu là Thượng Hải. Dưới áp lực của các chiến dịch bao vây càn quét của Quốc dân Đảng, trong nội bộ Ban Lãnh đạo Đảng Cộng sản diễn ra cuộc tranh giành quyền lực và đấu tranh về đường lối và chiến thuật. Phe theo đường lối chính thống của Moskva, mà đại diện là nhóm 28 người Bolshevik, đã thắng thế và Mao dần dần bị gạt ra khỏi các chức vụ quan trọng.
Với quyết tâm tiêu diệt bằng được những người cộng sản, tháng 10 năm 1934 Tưởng Giới Thạch trực tiếp chỉ huy 50 vạn quân bao vây tấn công khu Xô-viết trung ương, buộc Hồng quân phải mở đường máu rời bỏ nơi đây, tiến hành cuộc Vạn lý trường chinh cực kỳ gian khổ, vượt 9.600 km trong suốt một năm trời để đến tỉnh Thiểm Tây xây dựng căn cứ mới. Trên đường trường chinh Mao Trạch Đông đã bước lên nắm quyền lãnh đạo từ Hội nghị Tuân Nghĩa họp vào tháng 1 năm 1935. Tại hội nghị này, Chu Ân Lai ngả về phía Mao, Tổng Bí thư Bác Cổ và cố vấn quân sự Otto Braun (tên Trung Quốc là Lý Đức) bị hạ bệ, Mao vào Ban thường vụ Bộ Chính trị, nắm quyền thực tế và năm 1943 được bầu làm Chủ tịch Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Từ căn cứ mới ở Diên An, Mao đã lãnh đạo những người cộng sản tiến hành cuộc kháng chiến chống Nhật (1937–1945) thông qua hợp tác Quốc–Cộng lần thứ hai. Tại đây, Mao đã củng cố quyền lực trong Đảng Cộng sản bằng cách mở cuộc vận động chỉnh phong. Tại Đại hội lần thứ 7 của Đảng Cộng sản Trung Quốc họp tại Diên An tháng 6 năm 1945, Mao được bầu làm Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Đảng. Cũng tại Diên An, Mao ly thân với Hạ Tử Trân và lấy Lam Bình, một diễn viên mới tới Diên An mà sau này khuynh đảo chính trường Trung Quốc với tên gọi là Giang Thanh.
Ngay sau khi Chiến tranh Trung-Nhật kết thúc, nội chiến đã diễn ra giữa Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản, kết thúc bằng thắng lợi của Đảng Cộng sản vào năm 1949.
Lãnh đạo Trung Quốc
Mao Trạch Đông thuộc phái tả kiên định, năm 1920, Mao trở thành người Mác xít. Năm 1921, là một trong 21 người sáng lập Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhưng mãi đến năm 1935, Mao mới trở thành người lãnh đạo của Đảng. Đảng Cộng sản Trung Quốc sau hai lần thất bại vào năm 1927 và 1934, nhưng cuối cùng cũng vượt qua được nhờ Mao Trạch Đông lên nắm quyền lãnh đạo Đảng, lực lượng của Đảng dần được củng cố mạnh lên. Đến năm 1947, Mao Trạch Đông đã chuẩn bị phát động cuộc tấn công toàn diện vào Chính phủ Quốc Dân Đảng do Tưởng Giới Thạch đứng đầu.
Mao Trạch Đông lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc giành chính quyền năm 1949 và giải phóng toàn bộ đại lục Trung Quốc; trong suốt 27 năm, ông đã kiên trì thực hiện công cuộc cải cách vĩ đại mang ý nghĩa sâu xa trên đất nước Trung Quốc. Sau khi đánh bại Trung Hoa Dân Quốc, Mao cho thiết quân luật ở Trung Quốc. Vấp phải sự phản đối của một số tướng lĩnh then chốt trong guồng máy cộng sản, Mao cho ám sát và đưa đi an trí một số người như: Đặng Tiểu Bình, Chu Đức,…
Từ năm 1949 đến 1976, Mao Trạch Đông luôn là nhân vật quan trọng nhất trong Chính quyền Trung ương Trung Quốc. Mao đã lái Trung Quốc theo con đường chủ nghĩa xã hội không tưởng dựa vào bạo lực. Tiếp đó Mao phát động phong trào Đại nhảy vọt và Công xã hoá, vào thời kỳ cuối những năm 50 của thế kỷ XX – Đây là kế hoạch với ý đồ nhấn mạnh biện pháp sản xuất quy mô nhỏ, sản xuất thủ công, tiến hành cuộc thực nghiệm chủ nghĩa xã hội không tưởng lớn chưa từng thấy nhưng cuối cùng bị thất bại và phải hủy bỏ. Nó gây ra tấn thảm kịch lớn chưa từng thấy trong lịch sử loài người: 37,55 triệu người chết đói.[4]
Kế hoạch tiếp theo mà Mao ủng hộ là cuộc “Đại Cách mạng văn hóa vô sản” vào những năm 60 của thế kỷ XX.
Có điều đặc biệt là khi phát động “Đại nhảy vọt”, Mao Trạch Đông đã hơn 60 tuổi; còn “Đại Cách mạng văn hóa” diễn ra lúc ông gần 70 tuổi; và khi quyết định thiết lập ngoại giao với Hoa Kỳ thì Mao đã gần 80 tuổi.
Qua đời
Mao Trạch Đông qua đời ngày 9 tháng 9 năm 1976, 10 phút sau nửa đêm ở thủ đô Bắc Kinh. [5]
Ông chết vì bệnh xơ cứng teo cơ (tên khoa học amyotrophic lateral sclerosis), ở Hoa Kỳ bệnh này thường được gọi là Lou Gehrig’s hoặc Motor Neurone, cùng một căn bệnh với Stephen Hawking. Sức khỏe của Mao Trạch Đông đã rất kém trong nhiều năm và suy giảm rất rõ rệt trong thời gian vài tháng trước khi chết. Thi hài ông được an táng tại Đại lễ đường nhân dân. Lễ tưởng niệm ông cử hành vào ngày 18 tháng 9 năm 1976 tại quảng trường Thiên An Môn. Trong lễ tưởng niệm có 3 phút mặc niệm. Sau đó thi hài ông được đặt trong Lăng Mao Trạch Đông, mặc dù ông muốn được hỏa táng và là nhà lãnh đạo cấp cao đầu tiên ký văn bản chính thức vào tháng 11 năm 1956 quy định tất cả những người lãnh đạo cấp trung ương sau khi chết sẽ được an táng theo nghi thức hỏa táng. [6]
Đánh giá
Theo cuốn Mao Trạch Đông ngàn năm công tội, của Tân Tử Lăng, do nhà xuất bản Thư Tác Phường ấn hành tháng 7 năm 2007 viết:
“ | Nhân dân đã thức tỉnh. Việc tiếp tục treo ảnh Mao trên Thiên An Môn, tiếp tục để thi hài Mao ở nhà kỷ niệm là lạc hậu so với quần chúng rồi, cần xử lý thỏa đáng đất nước ta triệt để bóng đen Mao Trạch Đông. | ” |
— Tân Tử Lăng
|
“ | Đánh giá một nhà chính trị thời kỳ cận đại là rất khó khăn; Có thể so sánh Mao Trạch Đông với Tần Thủy Hoàng; vì họ đều là người Trung Quốc, đều là các nhà cải cách. Nếu so sánh Mao Trạch Đông với Lê Nin cũng là xác đáng, họ đều sống ở thế kỷ 20, Mao Trạch Đông là người kiến tạo Chủ nghĩa Marx ở Trung Quốc, cũng như Lê Nin là người đặt nền móng cho Chủ nghĩa Marx ở nước Nga. Mới nhìn ta thấy Mao Trạch Đông gần như nổi bật hơn Lê Nin vì Trung Quốc có số dân gấp ba lần Liên Xô, nhưng Lê Nin có trước và đã là một tấm gương cho Mao Trạch Đông, có ảnh hưởng đối với Mao Trạch Đông. | ” |
— NXB CTQG
|
Gia đình
Những người vợ
- La Thị (羅氏) (1889–1910), do gia đình sắp đặt nhưng Mao không công nhận và hai người chưa hề ăn ở với nhau. Kết hôn năm 1907. Không có con.
- Dương Khai Tuệ (杨开慧, 1901–1930) ở Trường Sa, kết hôn năm 1921, sống với nhau đến năm 1927, bị Quốc dân Đảng hành quyết năm 1930. Bà sinh được 3 người con trai.
- Hạ Tử Trân (贺子珍, 1909? / tháng 8 năm 1910 – 19 tháng 4 năm 1984) người Vĩnh Tân, tỉnh Giang Tây, kết hôn từ tháng 5 năm 1928, đến năm 1937 thì bà sang Liên Xô chữa bệnh. Bà sinh nở 6 lần nhưng 5 con chết non hoặc mất tích và chỉ có Lý Mẫn trưởng thành.
- Giang Thanh (江青): kết hôn từ năm 1938 đến lúc Mao mất. Có 1 con gái là Lý Nạp.
- Theo hồi ký của Lý Chí Thỏa, bác sĩ riêng của ông, Mao đã làm tình với cả trăm người phụ nữ khác. Qua đó ông ta chấp nhận là họ có thể bị lây bệnh hoa liễu, bởi vì chính ông đã bị mắc bệnh này mà không thể chữa khỏi được.[7] Tuy nhiên, một số học giả, những người thân và những người từng làm việc với Mao đã lên tiếng chỉ trích về tính chính xác của những nguồn hồi ký cá nhân như vậy.[8] Một nhóm nghiên cứu gồm ba tác giả đã dẫn những hồ sơ y tế cũ của Mao cho thấy Lý Chí Thỏa chỉ chăm sóc Mao có 1 ngày duy nhất (ngày 3 tháng 6 năm 1957). Như vậy, Lý Chí Thỏa không phải là bác sĩ thường trực của Mao Trạch Đông và vì thế không có khả năng có được những thông tin “riêng tư, bí mật” mà ông viết ra trên sách[9].
Ông nội, cụ và bố mẹ
- Mao Di Xương (毛贻昌), bố, tên tự là Mao Thuận Sinh (毛顺生) (15 tháng 10 năm 1870 – 23 tháng 1 năm 1920)
- Văn Thất Muội (文七妹), mẹ (12 tháng 2 năm 1867 – 5 tháng 10 năm 1919), lấy chồng năm 1885
- Mao Ân Phổ (毛恩普), ông nội
- Mao Tổ Nhân (毛祖人), cụ nội
Anh chị em
Bố mẹ Mao Trạch Đông có cả thảy 5 con trai và 2 con gái. Hai người con trai và cả 2 con gái chết sớm, còn lại 3 anh em Mao Trạch Đông, Mao Trạch Dân, Mao Trạch Đàm. Cũng như Dương Khai Tuệ, Mao Trạch Dân và Mao Trạch Đàm đều bị Quốc dân Đảng giết hại trong thời kỳ nội chiến.
- Mao Trạch Dân (毛泽民, 1895? / 3 tháng 4 năm 1896 – 27 tháng 9 năm 1943), em trai
- Mao Trạch Đàm (毛泽覃, 25 tháng 9 năm 1905 – 26 tháng 4 năm 1935), em trai
- Có hai chị em gái đều chết trẻ, trong đó có Mao Trạch Oanh
Ngoài ra Mao Trạch Kiến (毛泽建, 1905 – 1929) tức Mao Trạch Hồng là chị họ, bị Quốc dân Đảng giết hại năm 1930
Những người con
- Mao Ngạn Anh (毛岸英, 1922-1950): Con trai cả của Dương Khai Tuệ, kết hôn với Lưu Tư Tề (刘思齐), tên khai sinh là Lưu Tùng Lâm (刘松林)
- Mao Ngạn Thanh (毛岸青, 1923-2007): Con trai của Dương Khai Tuệ, kết hôn với Thiệu Hoa (邵华), em gái Lưu Tư Tề, sinh ra con trai là Mao Tân Vũ
- Mao Ngạn Long (1927- 1931?): con trai út của Dương Khai Tuệ, mất tích
- Lý Mẫn (李敏, 1936): Con gái của Hạ Tử Trân, kết hôn với Khổng Lệnh Hoa (孔令华), sinh ra con trai là Khổng Kế Ninh (孔继宁), con gái là Khổng Đông Mai (孔冬梅). Mao từng có biệt danh là Lý Đức Thắng, nên Lý Mẫn lấy họ này?
- Lý Nạp /Nột (李讷, 1940): Con gái của Giang Thanh, kết hôn với Vương Cảnh Thanh (王景清), sinh ra con trai là Vương Hiệu Chi (王效芝). Lý là họ gốc của Giang Thanh
Lưu ý là tên đệm trong từng thế hệ gia đình Mao là giống nhau, tuần tự các đời là Tổ-Ân-Di-Trạch-Ngạn. Các con của Mao Trạch Dân và Mao Trạch Đàm có tên đệm là Viễn.
Các tác phẩm
- Thực tiễn luận (Luận về vấn đề “thực tiễn”)
- Mâu thuẫn luận (Luận về vấn đề “mâu thuẫn”)
- Luận trì cửu chiến (Luận về đánh lâu dài)
- Tân dân chủ chủ nghĩa luận (Luận về chủ nghĩa dân chủ mới)
- Mao Trạch Đông ngữ lục (Tổng hợp các câu nói ấn tượng của Mao Trạch Đông)
- Hồng bảo thư
Những câu nói nổi tiếng
“ | Chính trị là chiến tranh không có đổ máu, chiến tranh là chính trị có đổ máu | ” |
“ | Súng đẻ ra chính quyền | ” |
“ | Nông thôn bao vây thành thị | ” |
“ | trí thức không bằng cục phân | ” |
Báo chí Việt Nam và Mao Trạch Đông
Các bài trên báo Cứu quốc của Mặt trận Liên Việt và báo Nhân dân:
“ | Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Các Mác – Lênin – Xíttalin và tư tưởng Mao Trạch Đông, nhân loại tiến bộ nhất định thắng lợi hoàn toàn trong cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập quốc gia, bảo vệ dân chủ, bảo vệ hòa bình chống đế quốc gây chiến[11] | ” |
“ | Chủ tịch Mao Trạch Đông đã áp dụng tài tình chủ nghĩa Mác- Ăngghen – Lênin – Stalin vào hoàn cảnh Trung Quốc, hoàn cảnh một nước nông nghiệp nửa thuộc địa, lãnh đạo nhân dân Trung Quốc đánh tan thế lực phản động, lập nên nước Trung Hoa cộng hòa nhân dân vĩ đại, cùng với Liên Xô làm một thành trì vô cùng vững mạnh cho phong trào hòa bình thế giới, mở đường cho nhân dân các nước nhỏ yếu đứng dậy đấu tranh đòi độc lập và hòa bình. Đặc biệt đối với Việt Nam, Trung Quốc đã giúp đỡ mọi mặt và là một hậu phương chắc chắn cho cuộc kháng chiến của Việt Nam…Kính yêu và tin tưởng vào Đại nguyên soái Stalin và Mao chủ tịch, nhân dân thế giới học tập và quyết tâm thực hiện mỗi lời nói của hai vị lãnh tụ. Vui mừng sinh nhật Đại nguyên soái Stalin, vị lãnh tụ tối cao của nhân loại tiến bộ, và sinh nhật Chủ tịch Mao Trạch Đông, lãnh tụ tối cao của nhân dân châu Á, nhân dân châu Á và thế giới hướng về Liên Xô và Trung Quốc lấy lời nói của hai vị lãnh tụ làm phương châm…Nhân dân Việt Nam kính yêu Đại nguyên soái Stalin và Chủ tịch Mao Trạch Đông và tỏ lòng biết ơn công lao vĩ đại của hai vị lãnh tụ đối với Cách mạng thế giới và Cách mạng Việt Nam.[12] | ” |
“ | Đại tướng rút ra mấy kinh nghiệm và bài học lớn mà chiến dịch này đã đem lại: 1/Tác dụng quyết định của sự chỉ đạo sáng suốt của Hồ Chủ tịch, Chính phủ và Trung ương Đảng Lao động trong sự nhận định tình hình ngay lúc ban đầu. Nhận định này đã căn cứ trên những phân tách dựa theo lý luận Mác – Lênin và tư tưởng Mao Trạch Đông áp dụng vào chiến tranh ở Việt Nam…[13] | ” |
“ | Đại gia đình hòa bình và dân chủ do Liên Xô lãnh đạo đầy tình thân yêu và có một sức mạnh vĩ đại. Chúng tôi tin rằng tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc sẽ cao như núi, sâu như bể…Chúng ta hãy nâng cốc chúc sức khỏe của Mao Chủ tịch, Mặt Trời vĩ đại của phương đông…[14] | ” |
“ | Đứng bên cạnh Liên Xô, công ơn của Trung Quốc với chúng ta thật không sao kể xiết. Tỏ lòng biết ơn Trung Quốc, biết ơn Mao Chủ tịch, chúng ta nguyện ra sức học tập Trung Quốc. Trong những điều mà cách mạng Trung Quốc dạy chúng ta, quý báu nhất là kinh nghiệm áp dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác – Ăngghen – Lênin-Stalin vào hoàn cảnh một nước phong kiến lạc hậu thuộc địa, nửa thuộc địa. Đó là tư tưởng Mao Trạch Đông, là kinh nghiệm xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất, đấu tranh vũ trang và xây dựng Đảng lãnh đạo. Đó là ba pháp bảo đã đưa cách mạng Trung Quốc đến thành công rực rỡ, và đã được Hồ Chủ tịch và Đảng Lao động Việt Nam vận dụng vào hoàn cảnh Việt Nam khiến công cuộc kháng chiến và kiến quốc của ta đã thu được nhiều thắng lợi lớn.[15] | ” |
“ | Với tư tưởng Mao Trạch Đông kết tinh của chủ nghĩa Mác-Lênin-Stalin áp dụng vào thực tiễn phương Đông, Trung Quốc đang soi đường cho các dân tộc châu Á cùng tiến, để cùng nhân dân thế giới đấu tranh giành độc lập dân tộc và một nền hòa bình, hạnh phúc lâu dài.[16] | ” |
“ | Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc như Mao Chủ tịch nói “đã phát triển từ chỗ không đến chỗ có“…Nhưng nắm vững đường lối “đoàn kết toàn dân, tự lực cánh sinh, trường kỳ kháng chiến” của Mao Chủ tịch và Đảng Cộng sản Trung Quốc, quân đội của nhân dân Trung Quốc càng ngày càng giành được nhiều thắng lợi lớn…Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, trong ngót ba chục năm lịch sử chiến đấu vĩ đại đã chứng tỏ rằng một quân đội từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu thì dù phải đương đầu với những kẻ thù hung ác thế nào, nhất định sẽ chiến thắng[16] | ” |
“ | Nhờ có Mao Chủ tịch và Đảng Cộng sản lãnh đạo, áp dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin- Stalin vào hoàn cảnh Trung Quốc, nhờ quân và dân đoàn kết nhất trí, một lòng một dạ tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng, Quân đội giải phóng và nhân dân Trung Quốc đã chiến thắng phát xít Nhật, bè lũ Tưởng Giới Thạch do Mỹ vũ trang và chỉ huy…Mao Chủ tịch và Đảng Cộng sản đã phát động phong trào “chống Mỹ, giúp Triều, giữ nhà, giữ nước“…Sau ba năm chiến đấu anh dũng, quân dân Trung – Triều đã đánh bại đế quốc Mỹ, buộc chúng phải ký kết đình chiến ở Triều Tiên. Đó là một thắng lợi lớn lao của nhân dân Trung – Triều và của phe hòa bình và dân chủ trên thế giới.[15] | ” |
.
“ | Dưới sự lãnh đạo của Hồ Chủ tịch và Đảng Lao động Việt Nam, nhân dân Việt Nam quyết học tập tư tưởng Mao Trạch Đông, học tập kinh nghiệm Trung Quốc, ra sức tiêu diệt thực dân Pháp và can thiệp Mỹ[17] | ” |
“ | Mỗi lần lên diễn đài, việc đầu tiên của chúng tôi là chuyển lời chào cùng lời chúc thắng lợi của Mao chủ tịch và nhân dân Trung Quốc. Thế là hàng vạn con người đứng cả dậy, tiếng hô Mao Chủ tịch muôn năm, Hồ Chủ tịch muôn năm, tình đoàn kết Việt – Hoa vang lên như sấm[17] | ” |
.
“ | Phong độ nhân từ, lời nói thấm thía của Người cho chúng tôi cái cảm giác như đứng trước Hồ Chủ tịch thân yêu của chúng ta[18] | ” |
“ | Nhân dân Việt Nam tin chắc rằng lực lượng hùng cường và trái tim sắt đá của 600 triệu nhân dân Trung Quốc, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Mao Chủ tịch và Đảng Cộng sản Trung Quốc và được nhân dân châu Á cùng nhân dân thế giới nhiệt liệt đồng tình, nhất định sẽ giành được thắng lợi hoàn toàn, nhất định giải phóng được Đài Loan[19] | ” |
“ | Phổ biến kinh nghiệm đấu tranh của nhân dân Trung Quốc, Mao Chủ tịch, lãnh tụ tối cao của nhân dân Trung Quốc và nhân dân châu Á, đã nêu rõ cho nhân dân ta thấy con đường đấu tranh trường kỳ, kiên quyết và bền bỉ chống đế quốc là con đường đi tới thành công hoàn toàn [20] | ” |
.
“ | Kính yêu và tin tưởng vào Đại nguyên soái Stalin và Mao Chủ tịch, nhân dân thế giới học tập và quyết tâm thực hiện mỗi lời nói của hai vị lãnh tụ[12] | ” |
.
“ | Thể hiện tình cảm cách mạng cao cả của Chủ tịch Mao Trạch Đông kính mến: “700 triệu nhân dân Trung Quốc là hậu thuẫn vững mạnh của nhân dân Việt Nam, đất nước Trung Quốc bao la là hậu phương đáng tin cậy của nhân dân Việt Nam“, Đảng Cộng sản, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc đã luôn luôn dành cho sự nghiệp chống Mỹ cứu nước của nhân dân miền Nam Việt Nam sự đồng tình sâu sắc…[21] | ” |
Kể từ sau năm 1972, khi quan hệ với Trung Quốc xấu đi, báo chí Việt Nam chỉ trích Mao Trạch Đông vì “tư tưởng bá quyền Trung Quốc”. Văn kiện quan trọng “Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua” của Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố ngày 4/10/1979 viết:
“ | Những người lãnh đạo Trung Quốc coi Việt Nam là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu đối với chiến lược của họ, luôn luôn tìm cách nắm Việt Nam… một nước Việt Nam độc lập, thống nhất và giàu mạnh, có đường lối độc lập tự chủ và đường lối quốc tế đúng đắn là một cản trở lớn cho chiến lược toàn cầu của những người lãnh đạo Trung Quốc, trước hết là cho chính sách bành trướng của họ ở Đông nam châu Á… Họ tập trung mọi cố gắng để dấy lên một cuộc “thập tự chinh quốc tế” của các lực lượng đế quốc và phản động chống Liên Xô dưới chiêu bài “chống bá quyền” theo công thức của chủ tịch Mao Trạch Đông: “Ngồi trên núi xem hổ đánh nhau”.[22] | ” |
Chú thích
- ^ 1900-2000: A century of genocides
- ^ HOW MANY DID COMMUNIST REGIMES MURDER? – By R.J. Rummel
- ^ Mao Trạch Đông ngàn năm công tội, Tr.5, Nhà xuất bản Thư tác bảng, Hồng Công 2007, Thông tấn xã Việt Nam dịch và in 2009
- ^ Mao Trạch Đông ngàn năm công tội, Tr.7, Nhà xuất bản Thư tác bảng, Hồng Công 2007, Thông tấn xã Việt Nam dịch và in 2009
- ^ Những năm cuối đời của Mao Trạch Đông qua lời kể
- ^ Những bí mật về việc bảo quản thi hài Mao Trạch Đông
- ^ Jonathan Mirsky: Unmasking the Monster, The New York Review of Books, Nov 17, 1994, S. 22-28 (Rezension zur englischen Ausgabe von Li Zhisui: Ich war Maos Leibarzt. Die persönlichen Erinnerungen des Dr. Li Zhisui an den Vorsitzenden. Lübbe, Bergisch Gladbach 1994).
- ^ DeBorja, Q.M. and Xu L. Dong (eds) (1996). Manufacturing History: Sex, Lies and Random House’s Memoirs of Mao’s Physician. New York: China Study Group. p. 04
- ^ Lin Ke, Xu Tao and Wu Xujun (1995). Lishi de Zhenshi: Mao Zedong Shenbian Gongzuo Renyuan de Zhengyan (The Truth of History: Testimony of the personnel who had worked with Mao Zedong). Hong Kong: Liwen Chubanshe. Page 150
- ^ [1]
- ^ Báo Cứu Quốc ngày 17 Tháng Ba 1952
- ^ a ă Cứu Quốc ngày 23 Tháng Mười Hai 1952
- ^ Tường thuật Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói chuyện về chiến thắng Hòa Bình, Báo Cứu Quốc ngày 9 Tháng Ba 1952
- ^ Nhân Dân ngày 9 Tháng Tám 1954
- ^ a ă Cứu Quốc ngày 2 Tháng Hai 1954
- ^ a ă Cứu Quốc 2 Tháng Hai 1954
- ^ a ă Cứu Quốc ngày 1 Tháng Mười 1952
- ^ Cứu Quốc ngày 19 Tháng Một 1952
- ^ Nhân Dân 21 Tháng Tám 1954
- ^ Cứu Quốc 16 Tháng Hai 1952
- ^ Nhân Dân ngày 13 Tháng Ba 1971
- ^ “Kỳ 75: Mao Trạch Đông – ‘Hoàng đế đỏ’ của Trung Hoa cộng sản!”. Một Thế Giới. Truy cập 24 tháng 9 năm 2015.
Đọc thêm
- Đời tư của Mao Chủ tịch, hồi ký của Lý Chí Thỏa, từng là bác sĩ riêng và người thân tín của Mao từ 1954 đến 1976 (Li, Zhisui (1996). The Private Life of Chairman Mao. Random House. ISBN 0679764437.).
- Becker, Jasper (1998). Hungry Ghosts: Mao’s Secret Famine. Holt Paperbacks. ISBN 0805056688.
- Chang, Jung; Halliday, Jon (2005). Mao: The Unknown Story. Knopf. ISBN 0679422714.
- Cheek, Timothy, ed. Mao Zedong and China’s Revolutions: A Brief History with Documents (The Bedford Series in History and Culture. NY: Palgrave, 2002).
- Cheek, Timothy, ed.A Critical Introduction to Mao (New York: Cambridge University Press, 2010 ISBN 978-0-521-88462-4).
- Dikötter, Frank. Mao’s Great Famine: The History of China’s Most Devastating Catastrophe, 1958–62. Walker & Company, 2010. ISBN 0-8027-7768-6
- Feigon, Lee (2003). Mao: A Reinterpretation. Ivan R. Dee, Publisher. ISBN 1566635225.
- MacFarquhar, Roderick; Schoenhals, Michael (2006). Mao’s Last Revolution. Harvard University Press. ISBN 0674023323.
- Mobo, Gao (2008). The Battle for China’s Past: Mao and the Cultural Revolution. Pluto Press. ISBN 074532780X.
- Schram, Stuart R. (1967). Mao Tse-Tung. Penguin. ISBN 0140208402.
- Schwartz, Benjamin Isadore (1951). Chinese Communism and the Rise of Mao. Harvard University Press. ISBN 0674122518.
- Short, Philip (2001). Mao: A Life. Owl Books. tr. 761. ISBN 0805066381.
- Spence, Jonathan D. (1999). Mao Zedong. Viking. ISBN 0670886696.
- Terrill, Ross (1980). Mao: A Biography. Stanford University Press. ISBN 0804729212.
- Chinese Writers on Writing featuring Mao Zedong. Ed. Arthur Sze. (Trinity University Press, 2010).
- Mao Trạch Đông ngàn năm công tội, Nhà xuất bản Thư tác bảng, Hồng Công 2007, Thông tấn xã Việt Nam dịch và in 2009
Liên kết ngoài
![]() |
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Mao Trạch Đông |
- BBC 中国丛谈特辑(上)
- BBC 中国丛谈特辑(上)采访录音
- BBC 中国丛谈特辑(下)
- BBC 中国丛谈特辑(下)采访录音
- “Mao: The Unknown Story” on Amazon.com
- 開放出版社 《毛澤東:鮮為人知的故事》中文版
- 《毛澤東:鮮為人知的故事》 英文注釋
- Asia Source biography
- Mao Zedong Biography From Spartacus Educational
- The Mao Zedong Reference Archive at marxists.org
- Collected Works of Mao Zedong at the Maoist Internationalist Movement
- Mao Zedong on propaganda posters Set of propaganda paintings showing Mao Zedong as the great leader of China.
- Other Chinese leaders
- CNN profile
- (tiếng Trung) Sayings of Chairman Mao [2]
- The Oxford Companion to Politics of the World: Mao Zedong
- Uncounted Millions: Mass Death in Mao’s China (July 1994 Washington Post article by Daniel Southerland)
- Getting My Reestimate Of Mao’s Democide Out (blog article by professor R. J. Rummel)
- China must confront dark past, says Mao confidant by Jonathan Watts for The Guardian
- Báo Biên Phòng, Những điều ít biết về bài báo chữ to “Nã pháo vào Bộ Tư lệnh” của Mao Trạch Đông
|
|
|
|
|
- Bản mẫu có phiên bản để in
- Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc
- Chủ tịch Trung Quốc
- Sinh 1893
- Mất 1976
- Người Hồ Nam
- Người Cộng sản
- Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc
- Người sáng lập Đảng Cộng sản Trung Quốc
- Chủ nghĩa Mao
- Độc tài
- Nhà lý luận Mác-xít
- Nhà cách mạng Trung Quốc
- Đảng Cộng sản Trung Quốc
- Lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc
- Lãnh tụ Cộng sản
- Mao Trạch Đông
- Nhà cách mạng
Nhân vật của năm (tạp chí Time)
Nhân vật của năm (Person of the Year, trước năm 1999 là Man of the Year [1]) là danh hiệu được tạp chí Time của Hoa Kỳ bình chọn hàng năm. Đây được xem là cuộc bình chọn có uy tín và được chờ đợi nhất trên thế giới.
Mục lục
Lịch sử
Truyền thống bình chọn Nhân vật của năm được tạp chí Time bắt đầu từ năm 1927, khi các biên tập viên của tờ tạp chí này trăn trở về việc làm thế nào để có những câu chuyện hấp dẫn người đọc trong một tuần lễ “đói” tin tức. Ý tưởng tổ chức bình chọn “Nhân vật của năm” cũng là một nỗ lực nhằm “chữa cháy” cho sai lầm của tạp chí này, khi không đưa Charles Lindbergh lên trang bìa dù ông đã thực hiện được chuyến bay lịch sử xuyên Đại Tây Dương vào đầu năm 1927. Và vì thế, Lindbergh chính là Nhân vật của năm đầu tiên xuất hiện trên trang bìa của Time, việc làm được coi là “một mũi tên trúng hai đích”.
Các biên tập viên của Time luôn chịu trách nhiệm là “ban giám khảo” trong cuộc bình chọn được đánh giá là có uy tín bậc nhất trên toàn cầu. Cứ mỗi năm, tạp chí Time lại đưa ra một danh sách các ứng viên có thể trở thành “Nhân vật của năm”. Kết quả chính thức sẽ được công bố vào cuối năm.[2]
Nhân vật của năm
Năm | Chân dung | Lựa chọn | Năm sinh-năm mất | Ghi chú | |
---|---|---|---|---|---|
1927 | ![]() |
Charles Lindbergh | ![]() |
1902–1974 | |
1928 | ![]() |
Walter Chrysler | ![]() |
1875–1940 | |
1929 | ![]() |
Owen D. Young | ![]() |
1874–1962 | |
1930 | ![]() |
Mohandas Karamchand Gandhi | ![]() |
1869–1948 | |
1931 | ![]() |
Pierre Laval | ![]() |
1883–1945 | |
1932 | ![]() |
Franklin D. Roosevelt | ![]() |
1882–1945 | |
1933 | ![]() |
Hugh Samuel Johnson | ![]() |
1882–1942 | |
1934 | ![]() |
Franklin D. Roosevelt | ![]() |
1882–1945 | |
1935 | ![]() |
Hoàng đế Haile Selassie I | ![]() |
1892–1975 | |
1936 | Wallis Simpson | ![]() |
1896–1986 | ||
1937 | ![]() |
Tưởng Giới Thạch | ![]() |
1887–1975 | |
Tống Mỹ Linh | ![]() |
1898–2003 | |||
1938 | ![]() |
Adolf Hitler | ![]() |
1889–1945 | |
1939 | ![]() |
Joseph Stalin | ![]() |
1878–1953 | |
1940 | ![]() |
Winston Churchill | ![]() |
1874–1965 | |
1941 | ![]() |
Franklin D. Roosevelt | ![]() |
1882–1945 | |
1942 | ![]() |
Joseph Stalin | ![]() |
1878–1953 | |
1943 | George Marshall | ![]() |
1880–1959 | ||
1944 | ![]() |
Dwight D. Eisenhower | ![]() |
1890–1969 | |
1945 | ![]() |
Harry S. Truman | ![]() |
1884–1972 | |
1946 | ![]() |
James F. Byrnes | ![]() |
1879–1972 | |
1947 | George Marshall | ![]() |
1880–1959 | ||
1948 | ![]() |
Harry S. Truman | ![]() |
1884–1972 | |
1949 | ![]() |
Winston Churchill | ![]() |
1874–1965 | Man of the half-century |
1950 | Những người lính Quân đội Hoa Kỳ | ![]() |
Trong Chiến tranh Triều Tiên | ||
1951 | ![]() |
Mohammed Mossadegh | ![]() |
1882–1967 | |
1952 | ![]() |
Nữ hoàng Elizabeth II | [n 1] | 1926– | |
1953 | ![]() |
Konrad Adenauer | ![]() |
1876–1967 | |
1954 | ![]() |
John Foster Dulles | ![]() |
1888–1959 | |
1955 | ![]() |
Harlow Curtice | ![]() |
1893–1962 | |
1956 | Những người đấu tranh cho tự do ở Hungary | ![]() |
|||
1957 | ![]() |
Nikita Khrushchev | ![]() |
1894–1971 | |
1958 | ![]() |
Charles de Gaulle | ![]() |
1890–1970 | |
1959 | ![]() |
Dwight D. Eisenhower | ![]() |
1890–1969 | |
1960 | Các nhà khoa học Hoa Kỳ | ![]() |
Đại diện bởi George Beadle, Charles Draper, John Enders, Donald A. Glaser, Joshua Lederberg, Willard Libby, Linus Pauling, Edward Purcell, Isidor Rabi, Emilio Segrè, William Shockley, Edward Teller, Charles Townes, James Van Allen, và Robert Woodward | ||
1961 | ![]() |
John F. Kennedy | ![]() |
1917–1963 | |
1962 | ![]() |
Giáo hoàng Gioan XXIII | ![]() ![]() |
1881–1963 | Là người đứng đầu Giáo hội Công giáo từ 1958 tới 1963. Ông cũng tình nguyện đóng vai trò trung gian hòa giải trong cuộc Khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962. |
1963 | ![]() |
Martin Luther King, Jr. | ![]() |
1929–1968 | |
1964 | ![]() |
Lyndon B. Johnson | ![]() |
1908–1973 | |
1965 | ![]() |
William Westmoreland | ![]() |
1914–2005 | |
1966 | Những đứa trẻ trong thời bùng nổ dân số (Baby boomers) | Những đứa trẻ sinh ra vào thời kì bùng nổ dân số sau Chiến tranh thế giới thứ hai, lớn lên giữa những năm 1946 – 1964 | |||
1967 | ![]() |
Lyndon B. Johnson | ![]() |
1908–1973 | |
1968 | ![]() |
Các nhà du hành chuyến bay Apollo 8 | ![]() |
William Anders, Frank Borman, và Jim Lovell | |
1969 | Tầng lớp trung lưu Hoa Kỳ | ![]() |
|||
1970 | ![]() |
Willy Brandt | ![]() |
1913–1992 | |
1971 | ![]() |
Richard Nixon | ![]() |
1913–1994 | |
1972 | ![]() |
Richard Nixon | ![]() |
1913–1994 | |
![]() |
Henry Kissinger | ![]() |
1923– | ||
1973 | John Sirica | ![]() |
1904–1992 | ||
1974 | ![]() |
Quốc vương Faisal | ![]() |
1906–1975 | |
1975 | Phụ nữ Hoa Kỳ | ![]() |
Đại diện bởi SHoa Kỳn Brownmiller, Kathleen Byerly, Alison Cheek, Jill Conway, Betty Ford, Ella Grasso, Carla Hills, Barbara Jordan, Billie Jean King, Carol Sutton, Susie Sharp, and Addie Wyatt | ||
1976 | ![]() |
Jimmy Carter | ![]() |
1924– | |
1977 | ![]() |
Anwar Sadat | ![]() |
1918–1981 | |
1978 | ![]() |
Đặng Tiểu Bình | ![]() |
1904–1997 | |
1979 | Ruhollah Khomeini | ![]() |
1902–1989 | ||
1980 | ![]() |
Ronald Reagan | ![]() |
1911–2004 | |
1981 | ![]() |
Lech Wałęsa | ![]() |
1943– | |
1982 | Máy tính cá nhân | Máy móc của năm | |||
1983 | ![]() |
Ronald Reagan | ![]() |
1911–2004 | |
Yuri Andropov | ![]() |
1914–1984 | |||
1984 | ![]() |
Peter Ueberroth | ![]() |
1937– | |
1985 | ![]() |
Đặng Tiểu Bình | ![]() |
1904–1997 | |
1986 | ![]() |
Corazon C. Aquino | ![]() |
1933–2009 | |
1987 | ![]() |
Mikhail Gorbachev | ![]() |
1931– | |
1988 | ![]() |
Trái Đất bị thương tổn | Hành tinh của năm | ||
1989 | ![]() |
Mikhail Gorbachev | ![]() |
1931– | Người của thập kỷ |
1990 | ![]() |
George H. W. Bush | ![]() |
1924– | |
1991 | Ted Turner | ![]() |
1938– | ||
1992 | ![]() |
Bill Clinton | ![]() |
1946– | |
1993 | Những người kiến tạo hòa bình (The Peacemakers) | ![]() ![]() ![]() |
Đại diện bởi Yasser Arafat, F.W. de Klerk, Nelson Mandela, and Yitzhak Rabin | ||
1994 | ![]() |
Giáo hoàng Gioan Phaolô II | ![]() ![]() |
1920–2005 | |
1995 | ![]() |
Newt Gingrich | ![]() |
1943– | |
1996 | David Ho | ![]() ![]() |
1952– | ||
1997 | ![]() |
Andrew Grove | ![]() ![]() |
1936– | |
1998 | ![]() |
Bill Clinton | ![]() |
1946– | |
![]() |
Kenneth Starr | ![]() |
1946– | ||
1999 | ![]() |
Jeffrey P. Bezos | ![]() |
1964– | |
2000 | ![]() |
George W. Bush | ![]() |
1946– | |
2001 | ![]() |
Rudolph Giuliani | ![]() |
1944– | |
2002 | The Whistleblowers | ![]() |
Đại diện bởi Cynthia Cooper (WorldCom), Coleen Rowley (FBI) and Sherron Watkins (Enron) | ||
2003 | Những người lính Quân đội Hoa Kỳ | ![]() |
|||
2004 | ![]() |
George W. Bush | ![]() |
1946– | |
2005 | Những người Samaria nhân lành | ![]() ![]() |
Đại diện bởi Bono, Bill Gates, and Melinda Gates | ||
2006 | Các bạn | Hàm ý tôn vinh hàng triệu người có những đóng góp cho các mạng xã hội, những trang bách khoa toàn thư điện tử hữu ích và những phần mềm mã nguồn mở.[2] Đại diện bởi cá nhân người phát minh World Wide Web | |||
2007 | ![]() |
Vladimir Putin[3] | ![]() |
1952– | |
2008 | ![]() |
Barack Obama[4] | ![]() |
1961– | |
2009 | ![]() |
Ben Bernanke[5] | ![]() |
1953– | |
2010 | ![]() |
Mark Zuckerberg[6] | ![]() |
1984– | |
2011 | ![]() |
Người Biểu tình [7][8] | Đại diện cho phong trào phản kháng toàn cầu – ví dụ Mùa xuân Ả Rập, Phong trào nổi giận, Phong trào Tea Party and Phong trào chiếm đóng – cũng như những cuộc biểu tình tại Hy Lạp, Ấn Độ và Nga, và những nơi khác | ||
2012 | ![]() |
Barack Obama[9][10][11] | ![]() |
1961– | Năm 2012, Obama tái đắc cử Tổng thống |
2013 | ![]() |
Giáo hoàng Phanxicô[12] | ![]() ![]() |
1936– | Được bầu làm người đứng đầu Giáo hội Công giáo sau khi Giáo hoàng Biển Đức XVI từ chức. |
2014 | ![]() |
Những Dũng sĩ Ebola[13][14] | Vinh danh những người chiến đấu chống căn bệnh Ebola | ||
2015 | ![]() |
Angela Merkel[15] | ![]() |
1954– | Với vai trò lãnh đạo của bà trong cuộc khủng hoảng nợ công, khủng hoảng người nhập cư châu Âu cũng như cuộc khủng hoảng tại Ukraine. |
- ^ Ở đây không thể hiện quốc kì vì lúc đó Nữ hoàng Elizabeth II cai trị nhiều quốc gia: Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, Canada, Australia, New Zealand, Ceylon, Pakistan and Cộng hòa Nam Phi
Chú thích
- ^ Người đầu tiên được chọn là “Person” of the Year (thay vì “Man” of the Year) là Jeff Bezos của amazon.com.
- ^ a ă “Time và cuộc bình chọn Nhân vật của năm”. VnExpress. 21 tháng 11 năm 2011.
- ^ “Person of the Year 2007”. Time. 2007. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2012.
- ^ “Person of the Year 2008”. Time. 17 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2012.
- ^ Grunwald, Michael (ngày 16 tháng 12 năm 2009). “Person of the Year 2009”. Time. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2012.
- ^ Grossman, Lev (ngày 15 tháng 12 năm 2010). “Person of the Year 2010”. Time. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2012.
- ^ Anh Ngọc (ngày 16 tháng 12 năm 2011). “Chân dung ‘Người biểu tình’ – Nhân vật năm của Time”. VnExpress. Truy cập 16 tháng 12 năm 2014.
- ^ Grunwald, Michael (ngày 14 tháng 12 năm 2011). “Person of the Year 2011”. Time. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2012.
- ^ Scherer, Michael. “2012 Person of the Year: Barack Obama, the President”. Time Magazine. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2012.
- ^ Tổng thống Obama: Nhân vật trong năm của báo Time VOA 19/12/2012
- ^ Obama lần thứ hai là ‘Nhân vật của năm’ Anh Ngọc VnExpress 19/12/2012, 21:35 GMT+7
- ^ “Pope Francis, The People’s Pope”. Time. 11 tháng 12 năm 2013. Truy cập 11 tháng 12 năm 2013.
- ^ “Những dũng sĩ Ebola được bình chọn là Nhân vật của năm”.
- ^ “Nhân vật của năm 2014: Vinh danh những người chiến đấu chống Ebola”.
- ^ “Angela Merkel”. Time. 9 tháng 12 năm 2015. Truy cập 9 tháng 12 năm 2015.
Liên kết ngoài
- TIME’s Person of the Year: All 84! – slideshow by Life magazine
- TIME’s Person of the Year, from 1927 to 2011
- Person of the Year: A Photo History
Bài viết mới trên Tình yêu cuộc sống
- Đi tìm lịch sử bị quên lãng
- Ông già Noel thật
- Đêm Thánh vô cùng
- Chào ngày mới 24 tháng 12
- Mùa xuân quê hương
- Những bài ca bình minh
- Chào ngày mới 23 tháng 12
- Bên lề chính sự: Sự kiện chính cuối năm
- Chào ngày mới 22 tháng 12
- Bên lề chính sự: Nhìn xa hơn 2016
- Chào ngày mới 21 tháng 12
- Chào ngày mới 20 tháng 12
- Chào ngày mới 19 tháng 12
- Bên lề chính sử: Chiến tranh Đông Dương
- Bên lề chính sử: Thư Thủ tướng
- 90 năm Viện KHKTNN miền Nam
- Nhà văn tồn tại ở tác phẩm
- Chào ngày mới 18 tháng 12
- Chào ngày mới 17 tháng 12
- Đến Thái Sơn nhớ Đào Duy Từ
- Chào ngày mới 16 tháng 12
- Đào Duy Từ còn mãi với non sông
- Chào ngày mới 15 tháng 12
- Sông Thương
- Sắn Việt Nam bảo tồn phát triển bền vững
- Chào ngày mới 14 tháng 12
- Chào ngày mới 13 tháng 12
- Đất Mẹ vùng di sản
- Chào ngày mới 12 tháng 12
- Miên Thẩm là Đỗ Phủ văn chương Việt
- Chào ngày mới 11 tháng 12
- Cây Lương thực 12 2015
- Chào ngày mới 10 tháng 12
- Hồ đẹp Tanganyika và Victoria
- Chào ngày mới 9 tháng 12
- Đọc Đỗ Phủ nhớ Đặng Dung
- Chào ngày mới 8 tháng 12
- Lên non thiêng Yên Tử
- Chào ngày mới 7 tháng 12
- Đông Dương tìm tòi và cảm nhận
- Chào ngày mới 6 tháng 12
- Thăm ngôi nhà cũ của Darwin
- Chào ngày mới 5 tháng 12
- Chào ngày mới 4 tháng 12
- Bí mật cung Đan Dương tại Huế
- Ngày Người khuyết tật Quốc tế nhớ bạn
- Helen Keller người mù điếc huyền thoại
- Chào ngày mới 3 tháng 12
- Tháp vàng hoa trắng nắng Mekong
- Chuyện vỉa hè
- Chào ngày mới 2 tháng 12
- Chào ngày mới 1 tháng 12
- Mark Twain là Lincoln văn học Mỹ
- Chuyện vỉa hè
- Bàn cờ thế sự
- Chu Văn Tiếp ở Đồng Xuân
- Sao Kim kỳ thú
- 24 tiết khí lịch nhà nông
- Kênh ông Kiệt giữa lòng dân
- Công việc này trao lại cho em
- Lời của Thầy theo mãi bước em đi
- Ơn Thầy
- Đọc lại và suy ngẫm
- Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời
- Sáu mươi năm ĐHNL tp.HCM
- Trường tôi và tình yêu ở lại
- Gowda địa chỉ xanh ICRISAT Ấn Độ
- Ký ức CIMMYT ở Mexico
- Myanmar đọc lại và suy ngẫm
- Im lặng mà bão giông
- Chuyện vỉa hè
- Angkor nụ cười suy ngẫm
- Cây Lương thực tháng 11.2015
- Lên Yên Tử sưu tầm thơ đức Nhân Tông
- Đọc lại và suy ngẫm
- Biển Đông vạn dặm
- Đọc lại và suy ngẫm
- Giống khoai lang ở Việt Nam
Video yêu thích
KimYouTube
Trở về trang chính
Hoàng Kim Ngọc Phương Nam Thung dung Dạy và học Cây Lương thực Dạy và Học Tình yêu cuộc sống Kim on LinkedIn Kim on Facebook
Pingback: Trời nhân loại mênh mông | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Trời nhân loại mênh mông | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Dạo chơi cùng Goethe | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Helen Keller người mù điếc huyền thoại | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Ngày mới yêu thương | Khát khao xanh
Pingback: Hoàng Kim về với rằm xuân | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Chào ngày mới 28 tháng 12 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Helen Keller người huyền thoại | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Ông bà Của cổ tích giữa đời thường | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Thầy bạn và học trò Lương Định Của | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Lương Định Của nhà bác học nông dân | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Lương Định Của chính khách giữa lòng dân | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Lương Định Của luồng gió từ Hà Nội | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Lương Định Của những năm tháng tuổi trẻ | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Lương Định Của quê hương và dòng họ | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Lương Định Của cuộc đời và sự nghiệp | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Con đường lúa gạo Việt Nam | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Ung Khâm Liêm xưa và nay | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Nhớ Đặng Dung đêm thanh mài kiếm | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Giáo sư Mai Văn Quyền người Thầy nghề nông | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Khatkhaoxanh 2015 in blogging | Khát khao xanh
Pingback: CNM365 Chào ngày mới 365 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Thầy Mai Văn Quyền nghề nông | Tình yêu cuộc sống
Hello there, I discovered your blog by the use of Google while searching for a comparable matter, your web site came up, it appears to be like good. I have bookmarked it in my google bookmarks.
Pingback: Thầy Quyền thâm canh lúa | Tình yêu cuộc sống