CNM365. Chào ngày mới 30 tháng 12. Wikipedia Ngày này năm xưa. Năm 1075 – Khâm Châu thất thủ trong Chiến dịch đánh Tống, 1075-1076 của quân Đại Việt.(Sông núi Quế Lâm, Khâm Châu, Trung Quốc, hình). Năm 1408 – Chiến tranh Minh-Việt: Quân Hậu Trần giành thắng lợi trước quân Minh trong Trận Bô Cô tại Nam Định ngày nay. Năm 1972 – Chiến tranh Việt Nam: Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon tuyên bố chấm dứt Chiến dịch Linebacker II– chiến dịch ném bom miền bắc Việt Nam. Năm 2012 – ngày mất Rita Levi-Montalcini, nhà thần kinh học người Ý, đoạt giải Nobel (sinh năm 1909).
30 tháng 12
Ngày 30 tháng 12 là ngày thứ 364 (365 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 1 ngày trong năm.
« Tháng 12 năm 2015 » | ||||||
CN | T2 | T3 | T4 | T5 | T6 | T7 |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | ||
6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 |
20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 |
27 | 28 | 29 | 30 | 31 | ||
Mục lục
Sự kiện
- 1075 – Khâm Châu thất thủ trong Chiến dịch đánh Tống, 1075-1076 của quân Đại Việt.
- 1408 – Chiến tranh Minh-Việt: Quân Hậu Trần giành thắng lợi trước quân Minh trong Trận Bô Cô tại Nam Định ngày nay.
- 1896 – Nhà yêu nước và chủ trương cải cách Philippines José Rizal bị chính quyền Tây Ban Nha hành hình tại Manila vì tội nổi loạn.
- 1918 – Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản của nước Đức bắt đầu tổ chức tại Berlin.
- 1922 – Đại diện của bốn nước cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết là Nga, Ngoại Kavkaz, Ukraina, Belorussia ký vào bản hiệp định thành lập nên Liên Xô tại Moskva.
- 1945 – Hội xúc tiến dân chủ Trung Quốc được thành lập tại Thượng Hải.
- 1965 – Ferdinand Marcos trở thành Tổng thống Philippines, chức vụ mà ông tiếp tục nắm giữ trong 21 năm sau đó.
- 1972 – Chiến tranh Việt Nam: Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon tuyên bố chấm dứt Chiến dịch Linebacker II– chiến dịch ném bom miền bắc Việt Nam.
- 1993 – Quân đội Nga rút khỏi Mông Cổ.
- 2006 – Cựu lãnh đạo Iraq Saddam Hussein bị hành hình sau khi bị tòa án kết luận phạm tội ác chống nhân loại.
- 2011 – Samoa và Tokelau quyết định chuyển đổi múi giờ từ UTC-11 thành UTC +13, tại hai quốc gia này sau ngày 29 tháng 12 là ngáy 31 tháng 12.
Sinh
- 39 – Titus, hoàng đế của Đế quốc La Mã (m. 81)
- 159 – Biện thị, thái hậu của triều Tào Ngụy, tức ngày Kỉ Tị (3) tháng 12 năm Kỉ Hợi (m. 230)
- 1673 – Ahmed III, sultan của Đế quốc Ottoman (m. 1736)
- 1809 – Wilhelm von Tümpling, tướng lĩnh quân đội người Đức (m. 1884)
- 1822 – Hans Lothar von Schweinitz, tướng lĩnh quân đội người Đức (m. 1901)
- 1838 – Émile Loubet, chính trị gia người Pháp, tổng thống của Pháp (m. 1929)
- 1851 – Asa Griggs Candler, doanh nhân, chính khách người Mỹ (m. 1929)
- 1865 – Rudyard Kipling, nhà văn người Anh, đoạt giải Nobel (m. 1936)
- 1884 – Hideki Tojo, tướng lĩnh và chính trị gia người Nhật Bản, thủ tướng của Nhật Bản (m. 1948)
- 1910 – Hoàng Như Tiếp, kiến trúc sư người Việt Nam (m. 1982)
- 1933 – Trần Thị Lý, nhà hoạt động vũ trang người Việt Nam (m. 1992)
- 1935 – Omar Bongo, chính trị gia người Gabon, tổng thống của Gabon
- 1937 – Gordon Banks, cầu thủ bóng đá người Anh
- 1945 – Davy Jones, ca sĩ và diễn viên người Anh (m. 2012)
- 1946 – Berti Vogts, cầu thủ bóng đá người Đức
- 1948 – Randy Schekman, nhà sinh học người Mỹ, đoạt giải Nobel
- 1950 – Bjarne Stroustrup, nhà khoa học máy tính người Đan Mạch
- 1954 – Lê Thanh Cung, chính trị gia người Việt Nam
- 1961 – Nguyễn Thị Diệu Thảo, nhà ẩm thực, nhà nghiên cứu giáo dục người Việt Nam
- 1962 – Alessandra Mussolini, diễn viên, người mẫu, chính trị gia người Ý
- 1974 – Kim Sul-song, quân nhân và chính trị gia người Triều Tiên
- 1975 – Tiger Woods, vận động viên golf người Mỹ
- 1980 – Quan Trí Bân, ca sĩ, diễn viên người Philippines-Hồng Kông
- 1981 – K.Will, ca sĩ, vũ công và diễn viên người Hàn Quốc
- 1982 – Kristin Kreuk, diễn viên người Canada
- 1986 – Ellie Goulding, ca sĩ và nhà sản xuất âm nhạc người Anh
- 1989 – Ryan Sheckler, vận động viên trượt ván người Mỹ
- 1989 – Dương Thị Việt Anh, vận động viên điền kinh người Việt Nam
Mất
- 274 – Giáo hoàng Fêlix I
- 1591 – Giáo hoàng Innôcentê IX (s. 1519)
- 1644 – Johan Baptista van Helmont, nhà hóa học sinh tại lãnh thổ nay là Bỉ (s. 1577)
- 1886 – Hans Alexis von Biehler, tướng lĩnh quân đội người Đức (s. 1818)
- 1896 – José Rizal, nhà hoạt động chính trị người Philippines (b. 1861)
- 1919 – Karl von Wedel, quân nhân người Đức (s. 1842)
- 1940 – Robert Anderson, danh nhân và tướng người Úc (s. 1865)
- 1944 – Romain Rolland, nhà văn người Pháp, đoạt giải Nobel (s. 1866)
- 1968 – Kirill Meretskov, tướng lĩnh quân đội tại Liên Xô (s. 1897)
- 2000 – Nguyễn Xuân Huy, nhà báo, nhà văn và nhà thơ người Việt Nam (s. 1915)
- 2003 – Mai Diễm Phương, ca sĩ và diễn viên người Hồng Kông (s. 1963)
- 2006 – Saddam Hussein, chính trị gia người Iraq, tổng thống của Iraq (s. 1937)
- 2010 – Bùi Danh Lưu, chính trị gia người Việt Nam (s. 1935)
- 2012 – Rita Levi-Montalcini, nhà thần kinh học người Ý, đoạt giải Nobel (s. 1909)
Những ngày lễ và kỷ niệm
Tháng 1 | Tháng 2 | Tháng 3 | Tháng 4 | Tháng 5 | Tháng 6 | Tháng 7 | Tháng 8 | Tháng 9 | Tháng 10 | Tháng 11 | Tháng 12 |
Tham khảo
![]() |
Wikimedia Commons có thêm thư viện hình ảnh và phương tiện truyền tải về 30 tháng 12 |
Lich Vạn Niên ngày 30 tháng 12 năm 2015

Lịch vạn niên 2015, ngày 20 tháng 11, năm 2015 – Âm lịchXem ngày giờ tốt và hướng xuất hànhTrong một tháng có 2 loại ngày tốt, ngày xấu; trong một ngày lại có 6 giờ tốt, 6 giờ xấu gọi chung là Ngày/giờ Hoàng đạo (tốt) và Ngày/giờ Hắc đạo (xấu). Người Việt Nam từ xưa đều có phong tục chọn ngày tốt và giờ tốt để làm những việc lớn như cưới hỏi, khởi công làm nhà, nhập trạch, ký kết, kinh doanh v.v.v. Ngày 20 tháng 11, năm 2015 là ngày Hắc đạo , các giờ tốt trong ngày này là: Mậu Dần, Canh Thìn, Tân Tỵ, Giáp Thân, ất Dậu, đinh Hợi Trong ngày này, các tuổi xung khắc nên cẩn thận trong chuyện đi lại, xuất hành, nói chuyện và làm các việc đại sự là: Giáp Tuất, Mậu Tuất, Giáp Thìn Xuất hành hướng Đông Bắc gặp Hỷ thần: niềm vui, may mắn, thuận lợi. Xuất hành hướng Nam gặp Tài thần: tài lộc, tiền của, giao dịch thuận lợi. Xem sao tốt và việc nên làm và nên kiêngTrong Lịch vạn niên, có 12 trực được sắp xếp theo tuần hoàn phân bổ vào từng ngày. Mỗi trực có tính chất riêng, tốt/xấu tùy từng công việc. Ngày 20 tháng 11, năm 2015 là Trực Định: Tốt cho các việc giao dịch, buôn bán, làm chuồng lục súc, thi ơn huệ. Xấu cho các việc xuất hành, thưa kiện, châm chích, an sàng. |
Khâm Châu
Khâm Châu | |
---|---|
— Địa cấp thị — | |
钦州市 | |
Chuyển tự Trung văn | |
• Giản thể | 钦州市 |
• Phồn thể | 欽州市 |
• Bính âm | Qīnzhōu shì |
![]() Qinzhou
|
|
![]() Vị trí tại Quảng Tây |
|
Vị trí tại Trung Quốc |
|
Tọa độ: 21°57′50″B 108°37′11″Đ | |
Quốc gia | Trung Quốc |
Khu tự trị | Choang Quảng Tây |
Diện tích | |
• Địa cấp thị | 4,187 mi2 (10.843 km2) |
Dân số (2006) | |
• Địa cấp thị | 3.100.000 |
• Mật độ | 740/mi2 (290/km2) |
• Vùng đô thị | 944.000 |
Múi giờ | Giờ chuẩn Trung Quốc (UTC+8) |
Mã bưu chính | 535000 |
Biển số xe | 桂N |
Trang web | http://www.qinzhou.gov.cn/ |
Khâm Châu (钦州市) là một địa cấp thị thuộc tỉnh Quảng Tây, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Khâm Châu nằm bên vịnh Bắc Bộ. Khâm Châu có dân số 3,1 triệu người, diện tích 10.843 kilômét vuông. Khâm Châu trước đây thuộc tỉnh Quảng Đông.
Địa lý
Khâm Châu nằm ở phía nam Quảng Tây, trên vùng bờ biển thuộc vịnh Bắc Bộ. Phía bắc tiếp giáp với địa cấp thị Nam Ninh, phía tây tiếp giáp địa cấp thị Phòng Thành Cảng, phía đông tiếp giáp địa cấp thị Ngọc Lâm, phía đông bắc tiếp giáp Quý Cảng, phía đông nam giáp Bắc Hải. Nằm trong khoảng từ 20°54′ tới 22°41′ vĩ bắc, 107°27′ tới 109°56′ kinh đông. Đường bờ biển dài 311,44 km. Phía đông bắc và tây bắc có 2 dãy núi là Lục Vạn Đại Sơn và Thập Vạn Đại Sơn, với độ cao đều trên 1.000 m. Là hải cảng chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu cho vùng duyên hải tây nam Trung Quốc.
Phân chia hành chính
Về mặt hành chính, địa cấp thị Khâm Châu được chia thành các đơn vị cấp huyện sau:
- Quận Khâm Nam (钦南区, Qīnnán Qū)
- Quận Khâm Bắc (钦北区, Qīnběi Qū)
- Huyện Linh Sơn (灵山县, Língshān Xiàn)
- Huyện Phố Bắc (浦北县, Pǔběi Xiàn)
|
Tham khảo
![]() |
Wikimedia Commons có thêm thư viện hình ảnh và phương tiện truyền tải về Khâm Châu |
Chiến tranh Tống-Việt, 1075-1076
|
|
Chiến dịch đánh Tống 1075-1076 là tên gọi chiến dịch do tướng nhà Lý là Lý Thường Kiệt phát động nhằm tấn công quân Tống ở 3 châu dọc theo biên giới Tống – Việt năm 1075–1076.
Mục lục
Hoàn cảnh lịch sử
Năm 1010, Lý Công Uẩn lập ra nhà Lý. Để củng cố khu vực biên giới phía bắc, nhà Lý dùng chính sách gả công chúa cho các thủ lĩnh miền núi để gắn chặt mối quan hệ với họ. Trải qua 3 triều vua Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông và Lý Thánh Tông, nước Đại Việt phát triển ổn định, khá vững mạnh.
Ở phương bắc, nhà Tống từ khi thành lập (năm 960) đã phải khắc phục những hậu quả do thời chia cắt Ngũ đại Thập quốc để lại. Ngoài việc đánh dẹp các nước cát cứ, nhà Tống phải đối phó với nước Liêu của người Khiết Đan lớn mạnh ở phương bắc – quốc gia được vua nhà Hậu Tấn cắt cho 16 châu Yên Vân ở phía bắc từ năm 936 nên lãnh thổ bành trướng nhiều về phía Trung Quốc và thường nhân đó can thiệp vào trung nguyên. Đến thời Tống Thái Tông, dù dẹp hết các nước trong Thập quốc nhưng nguy cơ uy hiếp từ phía nhà Liêu vẫn luôn tiềm ẩn với nhà Tống.
Sang thời Tống Nhân Tông, nhà Tống lại bị thêm sự uy hiếp của nước Tây Hạ của người Đảng Hạng phía tây bắc mới nổi. Nhà Tống phải cống nộp nhiều của cải và bị mất nhiều phần lãnh thổ cho Liêu và Tây Hạ. Trong nước, triều Tống bị rối loạn bởi những cải cách của Vương An Thạch.
Chủ trương tiến đánh các nước phía nam Trung Quốc để giải tỏa các căng thẳng trở thành một chiến lược của nhà Tống.
Ý định nam tiến của Tống
Từ năm 1070, Vương An Thạch chú ý đến phương nam và muốn lập công ở ngoài biên, tâu lên vua Tống rằng:
- “Giao Chỉ vừa đánh Chiêm Thành bị thất bại, quân không còn nổi một vạn, có thể lấy quân Ung Châu sang chiếm Giao Chỉ.”[8].
Năm 1073, vua Tống Thần Tông phái Thẩm Khởi làm Quảng Tây kinh lược sứ lo việc xuất quân. Thẩm Khởi đặt các doanh trại, sửa đường tiếp tế, phủ dụ 52 động thuộc Ung Châu sung công các thuyền chở muối để tập thủy chiến.
Thẩm Khởi sau đó làm trái ý vua Tống, bị điều đi nơi khác và Lưu Di thay chức. Lưu Di được lệnh tăng cường binh lực, tiếp tục điểm dân, tích lương, đóng chiến thuyền, luyện tập thủy binh và cấm người Đại Việt sang đất Tống buôn bán vì sợ bị do thám.
Đặc biệt, nhà Tống đã biến Ung Châu thành một căn cứ xuất phát để đánh Đại Việt và giao cho Tô Giám, một viên tướng dày dặn kinh nghiệm trong cuộc chiến chống Nùng Trí Cao trước đây chỉ huy căn cứ này.
Đại Việt ra tay trước
Năm 1072 vua Lý Thánh Tông qua đời, thái tử Càn Đức mới 7 tuổi lên thay, tức là vua Lý Nhân Tông. Thái phi Ỷ Lan làm nhiếp chính, được sự phò tá của các đại thần Lý Thường Kiệt, Lý Đạo Thành nên tình hình quốc gia vẫn khá ổn định.
Tuy Tống cố gắng giữ bí mật, nhưng tình báo của Đại Việt vẫn nắm được ý đồ của quân Tống. Đặc biệt, năm 1073, một tiến sỹ nhà Tống là Từ Bá Tường vì không được trọng dụng nên đã thông báo với nhà Lý. Bởi thế Đại Việt đã nắm được khá đầy đủ tình hình chuẩn bị chiến tranh của nhà Tống.
Lúc này số quân Tống đang tập hợp ở các căn cứ Ung, Khâm, Liêm khoảng 10 vạn đang luyện tập, song chưa thể đánh ngay được vì số quân này là quân Hoa Nam vừa mới tuyển. Nhà Tống sẽ rút 45 ngàn cấm binh thiện chiến ở phương bắc để lập đạo quân chủ lực, thì việc đó làm chưa xong.[9][10].
Trước tình hình đó, thái úy Đại Việt là Lý Thường Kiệt cho rằng:
- Ngồi yên đợi giặc sao bằng đánh trước để bẻ gãy mũi nhọn của nó
Chủ trương thực hiện một chiến lược đánh đòn phủ đầu, Tiên phát chế nhân. Ông quyết định mở trận tiến công quy mô sang đất Tống[11][12].
Trận châu Khâm-châu Liêm
Đại Việt đã huy động 10 vạn quân sang đánh phá căn cứ châu Ung của Tống, bao gồm cả lực lượng chính quy của triều đình lẫn quân của các thủ lĩnh dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc.
Đạo quân của triều đình ở phía Đông do đích thân Lý Thường Kiệt chỉ huy, gồm cả thủy lục quân xuất phát từ vùng Móng Cái ngày nay tiến vào đất Tống nhằm tới châu Khâm.
Còn đạo quân của các thủ lĩnh dân tộc thiểu số ở phía Tây đặt dưới sự chỉ huy của Tông Đản chia làm 4 mũi tiến vào đất Tống: Lưu Kỷ từ Quảng Nguyên (Cao Bằng), Hoàng Kim Mãn từ Môn Châu (Đông Khê – Cao Bằng), Thân Cảnh Phúc từ Quang Lang (Lạng Sơn) và Vi Thủ An từ Tô Mậu (Quảng Ninh) và nhắm tới châu Ung[13]. Đạo quân phía Tây sẽ “dương Tây” để đạo quân phía Đông bất ngờ “kích Đông”.
Phòng ngự châu Ung gồm hai phần, tổng số có 5.000 quân[4]. Giữ biên thuỳ Đại Việt và đóng quân trong thành: 2.000 quân đóng ở thành Ung, 3.000 chia đóng ở 5 trại tiếp giáp biên giới Đại Việt: Hoành Sơn, Thái Bình, Vĩnh Bình, Cổ Vạn, Thiên Long[4]. Khâm Châu và Liêm Châu sát biển tiếp giáp Quảng Ninh và Lạng Sơn ngày nay, đặt viên Phòng biên tuần sứ cai quản đoàn quân Đằng Hải để hợp với quân của hai viên tuần kiểm, không quá 500 người, đóng ở hai trại: Như Tích giáp biên thuỳ châu Vĩnh Anh và Để Trạo ở cửa sông Khâm Châu.[5]
Ngày 27 tháng 10 năm 1075, Vi Thủ An dẫn 700 quân từ Tô Mậu vào đánh Cổ Vạn, chiếm được trại Cổ Vạn. Tin tức đến tận ngày 21 tháng 12 mới tới được triều đình nhà Tống. Tiếp theo, các mũi quân phía Tây lần lượt đánh chiếm trại Vĩnh Bình, Thái Bình, các châu Tây Bình, châu Lộc, trại Hoành Sơn[14][15].
Quân Tống bị thu hút vào phía Tây, nên lơ là phía Đông. Đã có người Khâm châu phát hiện và báo cho tướng giữ thành là Trần Vĩnh Thái nhưng Thái không tin. Khi có tin đạo quân phía Đông của Đại Việt đến tập kích, Thái vẫn thản nhiên bày tiệc uống rượu. Quân Tống đã không chống đỡ nổi. Ngày 30 tháng 12 năm 1075, châu Khâm bị chiếm, Trần Vĩnh Thái và các thủ hạ Văn Lương, Ngô Phúc, Tưởng Cẩn, Tống Đạo đều bị bắt và bị giết. Quân Lý không phải giao phong một trận nào, lấy hết của cải mang đi[14]. Người dân địa phương của Bắc Tống dù sau này thương Thái bị giết mà lập đền thờ nhưng vẫn chê cười Thái là người ngu muội; hễ thấy ai không thông tuệ thì gọi là Trần Thừa Chỉ (Thừa chỉ là hàm chức của Vĩnh Thái)[16].
Nghe tin Khâm châu thất thủ, quân Tống ở Liêm châu cố phòng bị nhưng không chống nổi. Ngày 2 tháng 1 năm 1076, châu Liêm thất thủ[14][15] Chúa các trại Như Tích và Để Trạo đều tử trận. Phía Tống bị bắt tới 8.000 tù binh dùng để đưa đồ vật cướp được xuống thuyền sau cũng đem giết hết. Quan trấn thủ châu Khâm là Lỗ Khánh Tôn và các thủ hạ Lương Sở, Chu Tông Thích, Ngô Tông Lập đều bị giết.
Sau đó, Lý Thường Kiệt dẫn quân đến châu Ung cùng đạo quân phía Tây quyết tâm hạ thành châu Ung.
Phát “Phạt Tống lộ bố văn”
Lý Thường Kiệt kéo quân tiến sâu vào nội địa. Phía Tống không còn quân cản đường quân Lý kéo đến thành Ung châu[17]. Nhưng Lý Thường Kiệt vẫn lo ngại dân Tống sẽ cản đường về của quân Lý, do đó nhằm phô trương danh nghĩa cuộc bắc phạt, Lý Thường Kiệt viết Phạt Tống lộ bố văn và sai yết ở dọc đường để kể tội nhà Tống.
Dân Tống thấy lời tuyên cáo đều vui mừng đồng tình, mang rượu thịt ra khao quân Lý. Từ đó mỗi khi dân Tống thấy cờ hiệu Lý Thường Kiệt từ xa đều nói đó là quân của cha họ Lý người nước Nam và cùng nhau bày án bái phục trên đường. Do đó uy danh quân Lý lan rất xa[17].
Trận Ung Châu
Quân Lý vây thành
Ngày 10 tháng 12, Tông Đản kéo đến Ung Châu. Cánh quân chiếm được Khâm Châu tiến lên Ung Châu. Cánh chiếm được Liêm Châu tiến sang miền Đông Bắc chiếm châu Bạch[18].
Nửa tháng sau Ty kinh lược Quảng Tây mới hay tin về cuộc tấn công này để thông báo về triều. Vua tôi nhà Tống hết sức bối rối. Rồi nhiều nơi khác bị mất lại được cáo cấp về, nhà Tống càng hoang mang, sau đó có lệnh của Tống Thần Tông cho Quảng Châu, Quảng Tây phải cố thủ ở các nơi hiểm yếu nhất, vận chuyển tiền, vải, lương thực để khỏi lọt vào tay quân Lý, cách chức Lưu Di, cử Thạch Giám thay coi Quế Châu và đưa viện binh tới các thị trấn đang bị uy hiếp.
Ngày 18 tháng 1 năm 1076, đạo quan của Lý Thường Kiệt cũng tới thành Ung. Mấy vạn quân của Lý Thường Kiệt, Lưu Kỷ và các tù trưởng khác vây thành Ung vài vòng kín như bưng. Tướng giữ thành là Tô Giám thấy thế quân Đại Việt mạnh nên đã áp dụng triệt để chính sách cố thủ để chờ viện quân, tính chỉ hai tuần lễ có thể đến nơi. Tô Giám ban đầu tin rằng Ung Châu cách Quế Châu chỉ có 14 ngày đường, nên viện binh thế nào cũng sẽ đến kịp cho nên đóng cửa thành cố thủ. Kiểm điểm binh lương, trong thành Ung lúc ấy chỉ có 2.800 quân. Dân thành Ung tất cả được gần 6 vạn người bấy giờ sợ hãi đạp nhau mà chạy. Ông đem hết công nhu (tiền công) phát hết cho dân khích lệ mọi người vững lòng, kiên trí. Kẻ nào bỏ trốn phải tội theo quân lệnh (Địch Tích là một bộ hạ dưới trướng của Tô Giám bị chém trong trường hợp này). Ông còn phao tin viện binh không còn xa thành là bao nhiêu.
Trước đó con Tô Giám là Tử Nguyên làm quan ở Quế Châu đem gia đình đến thăm cha, lúc sắp trở về thì thành Ung bị vây, Tô Giám lại bắt Tử Nguyên để vợ con ở lại chỉ được về Quế Châu một mình, vì sợ nếu để người nhà đi đông thì nhân dân cũng bỏ trốn hết.
Viện binh Quế Châu
Lúc này Lưu Di giữ Quế Châu nghe tin thành Ung bị nguy liền phái Trương Thủ Tiết đem quân đi cứu. Thủ Tiết nghe tin quân Lý đông và mạnh, không dám tiến thẳng đến Ung châu, đi vòng theo đường Quý Châu tới Tân Châu rồi hạ trại ở Khang Hòa nghe ngóng.
Ung Châu bị vây gấp quá, Tô Giám cho người mang lạp thư – thư viết vào giấy rồi bọc trong nến – mà ngậm vào miệng phá vòng vây ra báo cho Tống Cầu ở Quế Châu. Tống Cầu giục Trương Thủ Tiết đi gấp. Tiết bất đắc dĩ kéo quân đi, đến núi Hỏa Giáp[19] rồi ra giữ ải Côn Lôn giữa châu Tân và châu Ung, cách Ung 40 km.
Lý Thường Kiệt biết tin viện binh Tống đến, bèn cho quân đón đánh. Ngày 4 tháng Giêng âm lịch, tức ngày 11 tháng 2 năm 1076, quân Lý kéo thẳng đến ải Côn Lôn, quân Tống hốt hoảng bỏ chạy. Trương Thủ Tiết, Nguyên Dụ, Trương Biện, Hứa Dự, Vương Trấn là các chỉ huy của lực lượng viện binh nhà Tống đều bị giết tại trận. Nhiều quân sĩ Tống đầu hàng quân Lý[16].
Quân Lý hạ thành
Thành Ung châu vững chắc, chính Vương An Thạch tin rằng quân Lý sẽ không phá nổi.
Để công phá Ung Châu, mấy vạn quân Lý bắc thang mây để leo thành. Quân Tống dùng đuốc mà đốt nên không thể bắc gần được. Lý Thường Kiệt lại dùng tên độc mà bắn, người ngựa trên thành chết nằm gối lên nhau. Quân Tống dùng thần tư (một loại nỏ) ra bắn. Thành cao và chắc, quân Lý đánh phá hơn 40 ngày không hạ được. Có tù bình bên Tống hiến kế với Lý Thường Kiệt dùng phép thổ công, tức là chèo qua bao đất vào thành. Quân Đại Việt liền lấy túi cho đất vào, cứ thế đắp vào chân thành. Khi các bao đất cao lên, quân Lý theo đó mà leo lên mặt thành. Lý Thường Kiệt theo đó mà tiến đánh.
Ngày 1 tháng 3 năm 1076, sau 42 ngày kiên cường kháng cự[20], thành Ung thất thủ. Tô Giám cố gắng đốc thúc cùng bọn tàn quân chiến đấu đến phút cuối cùng. Khi đã kiệt sức ông cho 36 thân nhân tự sát rồi tự thiêu mà chết. Không tìm thấy Tô Giám, quân Đại Việt giết hết dân trong thành, tổng cộng hơn 50.000 người[20]. Trận này quân Lý bị thiệt hại 15.000 quân, cùng một số voi chiến[21].
Đại Việt rút quân
Lấy xong Ung châu, Lý Thường Kiệt kéo quân lên phía bắc, tỏ ý muốn đánh tiếp Tân châu. Tướng giữ Tân châu nhà Tống là Cổ Cắn Lặc nghe tin, sợ hãi bỏ thành chạy.
Lý Thường Kiệt ra lệnh tiêu hủy thành lũy, phá kho tàng dự trữ trong vùng Tả Giang và lấy đá lấp sông chặn đường cứu viện của quân Tống[22].
Liệu chừng đại quân Tống từ phương bắc sắp kéo xuống, nếu tiến gấp có thể qua vùng khê động đánh vào châu Quảng Nguyên của Đại Việt, mà quân Lý công phá thành Ung châu hơn 1 tháng đã mệt mỏi, Lý Thường Kiệt quyết định thu quân trở về Đại Việt để lo bố phòng.
Tháng 3 năm 1076, quân Lý rút khỏi Ung châu.
Kết quả và ý nghĩa
Nhà Tống chủ trương tập trung căn cứ hậu cần tại các cứ điểm phía nam để chuẩn bị đánh Đại Việt. Nhà Lý đánh phá các châu Liêm, Khâm và Ung, đốt hết các trại Vĩnh Bình, Thái Bình, Thiên Long, Cổ Vạn đã đạt được mục tiêu ra quân chặn thế mạnh của Tống.
Sau thất bại này, cả Tống Thần Tông và Vương An Thạch đều quy lỗi cho các tướng dưới quyền. Thẩm Khởi và Lưu Di bị truy xét tội trạng. Vương An Thạch viết trong Tư kỷ:
- Vua sai Khởi kinh chế kín việc Giao Chỉ, các đại thần không hay. Phàm Khởi tâu xin gì, vua cũng nghe.
Nhưng Tống Thần Tông từ chối việc từng sai Thẩm Khởi chuẩn bị đánh Đại Việt, tự tay viết chiếu nói:
- Trước Thẩm Khởi ở Quảng Tây nói dối là nhận được mật chỉ của triều đình bảo soạn đánh Giao Chỉ[23]
Cả Tống Thần Tông và Vương An Thạch đều hối tiếc vì không đánh Đại Việt sớm, ngay khi Lý Nhân Tông mới lên ngôi. Sau khi Ung châu thất thủ, phía nhà Tống thừa nhận không còn cơ hội “đánh úp Giao Chỉ” nhưng vẫn chuẩn bị kế hoạch phục thù.
Nhà nghiên cứu Hoàng Xuân Hãn cho rằng:
- Tống tiếc rẻ không đánh Đại Việt trước, nhưng không biết rằng sở dĩ Tống bị đánh trước vì dự định đánh Đại Việt. Trong cuộc chiến này, phía Đại Việt nhờ có Lý Thường Kiệt chủ động đi bước trước nên đã giành thắng lợi hoàn toàn và tránh khỏi được thất bại về sau (trong toàn cuộc chiến với Tống)[24].
Xem thêm
- Nhà Lý
- Lý Thường Kiệt
- Lý Nhân Tông
- Nùng Tông Đản
- Phạt Tống lộ bố văn
- Chiến tranh Tống – Việt, 1075-1077
Tham khảo
- Đại Việt sử lược
- Đại Việt sử ký toàn thư
- Hoàng Xuân Hãn (1996), Lý Thường Kiệt, lịch sử ngoại giao và tông giáo triều Lý, Nhà xuất bản Hà Nội
- Phạm Văn Sơn, Việt Sử Toàn Thư – bản điện tử
- Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (2003), Lịch sử quân sự Việt Nam, tập 3, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
- Tống Sử
- Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược – bản điện tử
Chú thích
- ^ a ă Tống sử: Quyển 446, Liệt truyện 205: Tô Giám truyện
- ^ Đại Việt Sử Lược, Quyển II, Vua Nhân Tông, trích: “Nhà vua biết vậy, bèn trước tiên cho xuất phát các đạo binh gồm 100.000 người, chia làm hai đạo như sau: Sai Nguyễn Thường Kiệt lãnh đạo thủy quân xuất phát từ Vĩnh Yên tiến đến Châu Khâm, châu Liêm (hai châu đều thuộc tỉnh Quảng Đông- ND). Tông Đản lãnh đạo lục quân xuất phát từ Vĩnh Bình tiến đánh Châu Ung (tức là thành Nam Ninh thuộc tỉnh Quảng Tây- ND).”
- ^ Đại Việt sử ký toàn thư, bản kỷ quyển 3
- ^ a ă â b Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (2003), sách đã dẫn, tr 237. Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
không hợp lệ: tên “VLSQS237” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác - ^ a ă â Hà Hữu Nga (2000), Hạ Long Lịch Sử, Ban quản lý Vịnh Hạ Long xuất bản, tr.102-103.
- ^ Phạm Văn Sơn. Việt Sử Toàn Thư, tr. 148-150
- ^ Đại Việt sử lược
- ^ Phạm Văn Sơn, Việt Sử Toàn Thư, tr 146
- ^ Hoàn Xuân Hãn, sách đã dẫn, tr 165
- ^ Phạm Hồng Sơn, Viện quân sự cấp cao, Nghệ thuật đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam, 1990, tr10
- ^ Phạm Hồng Sơn, Viện quân sự cấp cao, Nghệ thuật đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam, 1990, tr 10
- ^ Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (2003), sách đã dẫn, tr 238.
- ^ Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, sách đã dẫn, tr 241.
- ^ a ă â Hoàng Xuân Hãn, sách đã dẫn, tr 172
- ^ a ă Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, sách đã dẫn, tr 242.
- ^ a ă Hoàng Xuân Hãn, sách đã dẫn, tr 173
- ^ a ă Hoàng Xuân Hãn, sách đã dẫn, tr 174
- ^ Việt Sử Toàn Thư, tr 148
- ^ Có sách nói là núi Đại Giáp.
- ^ a ă Đại Việt Sử Lược-Quyển II
- ^ Hoàng Xuân Hãn, sách đã dẫn, tr 183
- ^ Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, sách đã dẫn, tr 245.
- ^ Hoàng Xuân Hãn, sách đã dẫn, tr 189
- ^ Hoàng Xuân Hãn, sách đã dẫn, tr 192
|
Trận Bô Cô
|
Trận Bô Cô hay Bồ Cô diễn ra vào ngày 30 tháng 12 năm 1408 (tức 14 tháng 12 năm Mậu Tý) tại bến Bô Cô, thuộc tỉnh Nam Định ngày nay. Đây có lẽ là trận đánh lớn nhất trong cuộc chiến giữa nhà Minh và nhà Hậu Trần. Quân Minh do Chinh Di tướng quân Mộc Thạnh chỉ huy đã bị quân nhà Hậu Trần đánh bại.
Mục lục
Bối cảnh
Giữa năm 1407, nhà Hồ bị quân Minh đánh bại. Nước Đại Ngu bị diệt và bị quân Minh chiếm đóng. Tuy ban đầu dùng danh nghĩa giúp nhà Trần chống nhà Hồ nhưng khi chiếm được Đại Ngu, Minh Thành Tổ lại hạ lệnh lùng bắt con cháu họ Trần và biến Đại Ngu thành quận Giao Chỉ nội thuộc Trung Quốc. Sự đô hộ tàn bạo của nhà Minh đã dẫn đến việc nhân dân Đại Việt nổi dậy mong muốn giành lại độc lập, hàng loạt các cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ nổi ra trên phạm vi cả nước.[3]
Tháng 11 năm 1407, Trần Triệu Cơ tôn tông thất nhà Trần cũ là Trần Ngỗi lên làm vua, lập lại nhà Trần tại Yên Mô (Ninh Bình), dấy binh chống lại quân Minh.
Thời gian đầu, nhà Hậu Trần yếu thế và bị mãnh tướng Trương Phụ nhà Minh đánh bại, quân Hậu Trần phải rút vào Hóa châu. Ngay lúc đó, chiến tranh giữa nước Minh và các bộ tộc Bắc Nguyên lại bùng phát dữ dội. Trương Phụ đã nhận được lệnh triệu hồi, cùng Mộc Thạnh rút về Đông Quan (Hà Nội) rồi phải mang đại quân về nước, giao quyền đánh dẹp lại cho các tướng người Hán và các hàng tướng người Việt.
Nắm bắt thời cơ, nhà Hậu Trần mở đợt tấn công mới đánh thẳng ra Nghệ An, sau đó đến cuối năm 1408 thì tiến chiếm toàn bộ các vùng Thanh Hóa, Nghệ An, Diễn Châu, Tân Bình, Thuận Hóa. Theo lệnh của Giản Định Đế, Đặng Tất mang toàn quân tấn công ra bắc. Khi quân Hậu Trần đến Tràng An thì rất đông hào kiệt ra hưởng ứng.
Cùng lúc, quân tiếp viện của Mộc Thạnh lại kéo sang họp cùng số quân ở thành Đông Quan tiến về hướng nam. Quân Giản Định đế sau khi giải phóng được một vùng rộng lớn thì cũng ra sức dưỡng quân, tuyển quân, trữ lương, rèn khí cụ, đóng chiến thuyền.
Lực lượng
Sử sách không ghi rõ số quân nhà Hậu Trần, chỉ ghi khi quân Hậu Trần gồm 5 trấn từ Thanh Hóa đến Thuận Hóa và khi ra đến Tràng An thì số người theo rất đông[2].
Về lực lượng quân Minh, sử Trung Quốc ghi nhận gồm đạo quân viện binh của Chinh Di tướng quân Mộc Thanh và Thượng thư Bộ Binh Lưu Tuấn là 4 vạn; còn quân của Đô ty Lã Nghị ở Giao Chỉ là 2 vạn quân[1]. Sử Việt Nam cũng ghi chép khác nhau, Đại Việt sử ký toàn thư cho rằng quân Minh có ít nhất 10 vạn người, trong đó đạo viện binh của Mộc Thạnh là 5 vạn[2], còn Việt sử tiêu án không ghi số quân Minh, Khâm định Việt sử thông giám cương mục ghi số quân viện binh của Mộc Thạnh là 4 vạn[4].
Diễn biến
Chi tiết về trận đánh được các sách sử mô tả rất sơ sài. Theo mô tả trong sử sách, đạo quân viện binh của Mộc Thạnh từ Vân Nam kéo sang, hợp với quân của Lã Nghị và tiến đến Bô Cô. Phía quân Hậu Trần được mô tả là “quân ngũ nghiêm chỉnh”[5] hay “quân dung nghiêm chỉnh”[2], dưới quyền chỉ huy của Quốc công Đặng Tất, có vua Giản Định cùng đi thân chinh, tiến từ Tràng An đến Bô Cô và chạm trán quân Minh.
Cả quân Hậu Trần và quân Minh đều chia ra hai cánh thủy và bộ cầm cự với nhau[4].
Nhân lúc gió to và nước triều thổi mạnh, Giản Định Đế và Đặng Tất lệnh cho quân sĩ đóng cọc để giữ và đắp lũy hai bên bờ. Mộc Thạnh chia quân thủy bộ để chống lại hai cánh quân Hậu Trần[5].
Hai bên giáp chiến ác liệt, vua Giản Định Đế tự mình cầm dùi đánh trống khích lệ tướng sĩ, thúc các cánh quân Hậu Trần xông vào trận[4][5]. Hai bên giao chiến từ giờ Tỵ (khoảng 11 giờ) đến giờ Thân (16 giờ)[2]. Sử sách Việt Nam ghi nhận quân Hậu Trần chém được Binh bộ thượng thư là Lưu Tuấn, Đô ty Lã Nghị[2][4] và Tham chính ty Bố Chính Giao Chỉ là Lưu Dục[5]. Sử Trung Quốc cho rằng Lưu Tuấn không phải tử trận mà đã thắt cổ tự vẫn trong lúc bị vây hãm[6].
Quân Minh đại bại, Mộc Thạnh dẫn tàn quân chạy vội vào thành Cổ Lộng gần đó[2].
Về thiệt hại của quân Minh, Đại Việt sử ký toàn thư ghi là 10 vạn người[2], nhưng các sử gia hiện đại căn cứ theo số quân Minh cũ và mới chỉ có khoảng 6 vạn nên cho rằng con số của Toàn thư mang tính khuếch trương[7]. Các sách Việt sử tiêu án và Khâm định Việt sử thông giám cương mục không ghi thiệt hại của quân Minh. Riêng Đại Việt sử ký tiền biên của Ngô Thì Sĩ thận trọng hơn, cho rằng có trên 10 vạn quân Minh tham chiến, gần như toàn bộ bị giết và tan vỡ chạy[8].
Không có tài liệu nào nói về thiệt hại của quân Hậu Trần.
Ý nghĩa và hậu quả
Trận Bô Cô là trận thắng lớn nhất của quân Hậu Trần. Một bộ phận lớn quân Minh đồn trú và viện binh sang Giao Chỉ đã bị tiêu diệt[7].
Trước thời cơ lớn, Giản Định Đế muốn nhân đà thắng lợi đánh ngay vào lấy Đông Quan, nhưng Đặng Tất lại chủ trương đánh xong số quân địch còn sót lại rồi mới tiến. Vua tôi bàn mãi chưa quyết định được, viện binh quân Minh ở Đông Quan đã tiếp ứng cho Mộc Thạnh chạy về cố thủ Đông Quan. Đặng Tất chia quân vây các thành và gửi hịch đi các lộ kêu gọi hưởng ứng đánh quân Minh[2]
Do bất đồng về sách lược, vua Giản Định không bằng lòng với Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân, nội bộ vua tôi nhà hậu Trần trở nên chia rẽ. Vài tháng sau, sau khi nghe theo lời gièm pha, vua Giản Định sợ uy tín của hai người quá cao, lại nghi ngờ hai tướng “có ý khác” nên tháng 3 năm 1409, vua Giản Định giết chết Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân.[9]
Hai người con hai ông là Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Dị bất bình vì cha bị giết oan, bỏ đi lập Trần Quý Khoáng làm vua, tức là Trần Trùng Quang Đế.[9]
Vì bất đồng ý kiến về chiến thuật sau trận đánh, nhà Hậu Trần đã không tận dụng được trận thắng lớn để đánh quân Minh mà cuối cùng lại chia rẽ và tự suy yếu.
Tài liệu tham khảo
- Đại Việt sử ký toàn thư, Bản kỷ quyển 9
- Khâm định Việt sử Thông giám cương mục, quyển VII
- Việt Nam sử lược
- Viện sử học (2007), Lịch sử Việt Nam, tập 3, Nhà xuất bản Khoa học xã hội
- Ngô Thì Sĩ (2011), Đại Việt sử ký tiền biên, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin
- Minh thực lục – Quan hệ Trung Quốc – Việt Nam thế kỷ 14-17, Hồ Bạch Thảo dịch, Nhà xuất bản Hà Nội, 2010
Chú thích
- ^ a ă Viện sử học, sách đã dẫn, tr 81. Dẫn theo Minh sử
- ^ a ă â b c d đ e ê Đại Việt sử ký toàn thư, Bản kỷ quyển 9
- ^ Trần Trọng Kim, tr. 78
- ^ a ă â b Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Chính biên quyển 12
- ^ a ă â b Ngô Thì Sĩ, sách đã dẫn, tr 642
- ^ Minh Thực lục, tập 1, tr 317
- ^ a ă Viện Sử học, sách đã dẫn, tr 82
- ^ Ngô Thì Sĩ, sách đã dẫn, tr 642: “quân cũ và mới hơn 10 vạn người chết, tan chạy gần hết”
- ^ a ă Trần Trọng Kim, tr. 79
Chiến dịch Linebacker II
|
|
Chiến dịch Linebacker II là chiến dịch quân sự cuối cùng của Hoa Kỳ chống lại Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trong Chiến tranh Việt Nam, từ 18 tháng 12 đến 30 tháng 12 năm 1972 sau khi Hội nghị Paris bế tắc và đổ vỡ do hai phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mỹ bất đồng về các điều khoản trong hiệp định.
Chiến dịch này là sự nối tiếp của chiến dịch ném bom Linebacker diễn ra từ tháng 5 đến tháng 10 năm 1972, ngoại trừ điểm khác biệt lớn là lần này trọng tâm sẽ là các cuộc tấn công dồn dập bằng máy bay ném bom chiến lược B-52 thay vì các máy bay ném bom chiến thuật và mục đích là dùng sức mạnh và biện pháp không hạn chế đánh thẳng vào các trung tâm đầu não của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Tại chiến dịch này Hoa Kỳ đã sử dụng lực lượng không quân chiến lược với B-52 làm nòng cốt ném bom rải thảm huỷ diệt xuống Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên và các mục tiêu khác liên tục trong 12 ngày đêm. Đây là những cuộc ném bom dữ dội nhất trong Chiến tranh Việt Nam và là một trong những cuộc tập kích có cường độ cao nhất trong lịch sử các cuộc chiến tranh. Trong 12 ngày, Mỹ đã thả hơn 36.000 tấn bom, vượt quá khối lượng bom đã ném trong toàn bộ thời kì từ 1969 đến 1971.[9]
Cuộc ném bom tuy có gây những tổn thất nặng nề cho phía Việt Nam Dân chủ Cộng hoà nhưng đã không làm thay đổi được lập trường của lãnh đạo nước này về vấn đề cơ bản của hiệp định hoà bình, đồng thời nó gây một làn sóng bất bình lớn của người Mỹ, dư luận và chính giới của các nước trên thế giới trong đó có cả các đồng minh lâu dài của Hoa Kỳ, uy tín của Chính phủ Hoa kỳ bị xuống thấp nghiêm trọng. Bị phản đối trong nước, bị cô lập trên trường quốc tế, gặp phải sự chống trả hiệu quả gây thiệt hại lớn cho lực lượng không quân chiến lược, lại không thể buộc đối phương thay đổi lập trường, Tổng thống Richard Nixon đã phải ra lệnh chấm dứt chiến dịch vào ngày 30 tháng 12, đề nghị nối lại đàm phán tại Paris và cuối cùng nhanh chóng ký kết Hiệp định Paris trên cơ sở dự thảo mà phía Mỹ trước đó đã từ chối ký kết. Sau chiến dịch ném bom khí thế, lòng tự hào trong Quân đội nhân dân Việt Nam và người dân tại miền Bắc Việt Nam lên rất cao: họ đã đánh thắng được “thần tượng B-52”, đó là những cơ sở để phía Việt Nam Dân chủ Cộng hoà coi chiến dịch này là một thắng lợi to lớn của họ.
Chiến dịch này còn có một ý nghĩa tâm lý nặng nề cho giới quân sự Hoa Kỳ: đây là chiến dịch mà phía Mỹ đã chủ động lựa chọn mục tiêu, thời điểm, phương thức chiến đấu và đặc biệt là sử dụng sở trường của mình để chống lại sở đoản của đối phương (trình độ khoa học công nghệ), một cuộc đấu mà đối phương sẽ không thể sử dụng yếu tố “du kích” – một cách hình tượng: phía Mỹ thách đấu và được quyền lựa chọn vũ khí và đã thất bại.
Chiến dịch này cũng cho thấy điểm yếu của vũ khí máy bay ném bom chiến lược của Hoa Kỳ: một trong những vũ khí chiến lược dùng để chống chọi đối thủ tiềm tàng xứng tầm là Liên Xô cho một cuộc chiến tranh công nghệ cao đã thể hiện điểm yếu ngay khi đối phương có trình độ kinh tế, quân sự, khoa học – công nghệ kém hơn nhiều và vũ khí chống trả chưa phải là loại cao cấp của đối phương (vào thời điểm 1972, tên lửa SA-2 mà Việt Nam sử dụng đã bị Liên Xô thay thế bằng SA-4 và SA-5 mạnh hơn nhiều). Ngay sau Chiến tranh Việt Nam, vì lý do này Hoa Kỳ đã phải nỗ lực rất cao trong chạy đua vũ trang trong lĩnh vực máy bay ném bom mà ngày nay đã có kết quả là các máy bay ném bom B-1 Lancer và B-2 Spirit tàng hình.[cần dẫn nguồn]
Ở Việt Nam sự kiện này thường được gọi là “12 ngày đêm” và báo chí, truyền thông hay dùng hình tượng “Điện Biên Phủ trên không” để nhấn mạnh ý nghĩa thắng lợi cuối cùng và to lớn của sự kiện.
Mục lục
Mục tiêu của các bên
Hoa Kỳ
Sau thất bại của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa trong chiến dịch Lam Sơn 719, quân đội Nhân dân Việt Nam tại miền Nam liên tục mở các cuộc tấn công vào các căn cứ và vị trí chiến lược của Việt Nam Cộng Hòa qua chiến dịch Xuân Hè 1972, làm thất bại kế hoạch Việt Nam hóa chiến tranh của Mỹ. Nhằm giữ thể diện của một siêu cường quân sự và để rút quân trong danh dự, Hoa Kỳ đã tiến hành chiến dịch đánh bom lần cuối này với ý định “đưa miền Bắc về thời kỳ đồ đá”, giảm bớt sự hỗ trợ quân sự của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cho chiến trường miền Nam.
Tại Paris đầu tháng 12, cuộc đàm phán Việt Nam – Hoa Kỳ một lần nữa lâm vào bế tắc. Việt Nam Cộng hòa (vốn không tham gia họp kín để đàm phán về điều khoản hiệp định) ra sức phản đối bản dự thảo hiệp định, theo đó Quân đội Nhân dân Việt Nam được giữ những vị trí của họ tại miền Nam. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cho rằng Hoa Kỳ làm vậy là để rũ bỏ trách nhiệm với họ. Nixon không muốn mang tiếng là đã bỏ mặc Việt Nam Cộng hòa, nên phía Hoa Kỳ đòi thay đổi lại nội dung cốt lõi nhất của dự thảo hiệp định, đó là về quy chế của Quân đội Nhân dân Việt Nam tại chiến trường miền Nam Việt Nam. Theo đó, Hoa Kỳ muốn “có đi có lại”, khi quân Mỹ rút khỏi Việt Nam thì quân Giải phóng cũng phải rút khỏi miền Nam Việt Nam. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không chấp nhận, vì đề nghị như vậy đặt họ ngang hàng với “kẻ xâm lược“ là Mỹ, đồng thời sẽ khiến quân Giải phóng gặp rất nhiều khó khăn sau này.
Ngày 4 đến 13 tháng 12, đàm phán tiếp tục tại Paris suôn sẻ cho đến khi phía Mỹ một lần nữa lật lại vấn đề cốt lõi: quy chế của lực lượng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, và nêu vấn đề khu phi quân sự. Phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phản ứng bùng nổ bằng cách thu hồi các nhượng bộ từ các buổi họp trước đó và đưa ra đòi hỏi mới, trong đó có việc lật lại vấn đề cơ bản về trao trả tù binh Mỹ. Tháng 10, phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã đồng ý trao trả tù binh Mỹ vô điều kiện trong vòng 60 ngày. Nay họ muốn gắn việc trao trả tù binh với việc thả hàng ngàn tù chính trị tại Nam Việt Nam – một vấn đề mà họ đã từng đồng ý dành nó cho các thương thảo cụ thể sau này giữa các bên Việt Nam. Nixon triệu hồi Kissinger về Mỹ và ngừng đàm phán.[10]
Ngày 5 tháng 12, Nixon điện cho Kissinger: “Hãy để một chỗ hở ở cửa cho cuộc họp tiếp. Tôi có thể sẵn sàng cho phép ném bom ồ ạt miền Bắc Việt Nam trong thời gian nghỉ ngơi đó”[11] (ám chỉ kỳ nghỉ lễ Giáng Sinh). Đêm 12 tháng 12, Chánh văn phòng Nhà trắng Heizman thừa uỷ quyền của Richard Nixon gửi một bức điện cho Kissinger có đoạn viết: “Chúng ta cần tránh làm bất cứ điều gì có vẻ như là chúng ta phá vỡ thương lượng một cách đột ngột. Nếu xảy ra tan vỡ thì phải làm như là do họ chứ không phải do chúng ta. Trong bất cứ trường hợp nào, Hoa Kỳ không được chủ động cắt đứt cuộc nói chuyện. Chúng ta cần yêu cầu hoãn cuộc họp để tham khảo thêm”.[12] Tuy cố tình trì hoãn ở hậu trường, nhưng khi tuyên bố chính thức, Hoa Kỳ đổ lỗi cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã không chịu “đàm phán nghiêm chỉnh”. Do vậy, nhiều tài liệu phương Tây vẫn cho rằng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã bỏ họp trước, và chiến dịch ném bom của Mỹ là để khiến Việt Nam “biết điều” mà chấp nhận họp lại.
Ngày 14 tháng 12, Tổng thống Nixon họp với cố vấn an ninh Kissinger, tướng Alexander Haig và chủ tịch Hội đồng tham mưu truởng liên quân – đô đốc Thomas Moorer thông qua lần cuối cùng kề hoạch Chiến dịch Linerbacker II. Nixon nói với đô đốc Thomas H. Moorer, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Hoa Kỳ: “Điều may mắn của ông là được sử dụng một các cách hiệu quả sức mạnh quân sự của chúng ta để thắng cuộc chiến tranh này. Nếu ông không làm được việc đó, tôi sẽ coi ông là người chịu trách nhiệm”.
Mục tiêu mà Hoa Kỳ đặt ra trong chiến dịch Linebacker II là duy trì nỗ lực tối đa để phá hủy tất cả các tổ hợp mục tiêu chính ở khu vực Hà Nội và Hải Phòng, trong đó phá hủy đến mức tối đa những mục tiêu quân sự chọn lọc tại vùng lân cận của Hà Nội/Hải Phòng. Linebacker II cũng loại bỏ các rất nhiều các hạn chế trong các chiến dịch trước đó ở Bắc Việt Nam, ngoại trừ cố gắng để “giảm thiểu nguy hiểm cho dân thường tới mức có thể cho phép mà không ảnh hưởng hiệu quả” và “tránh các khu giam giữ tù binh, bệnh viện và khu vực tôn giáo“.[13] Mục tiêu của Linebacker II cũng vẫn là mục tiêu của Linebacker nhưng với cường độ, sức công phá và mật độ lớn đến mức khủng khiếp để buộc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải chấp nhận điều khoản của Mỹ, đồng thời tỏ rõ cho Nguyễn Văn Thiệu thấy rằng Hoa Kỳ đã cố làm hết trách nhiệm bảo vệ Việt Nam Cộng Hòa, thay vì rút lui mà không chiến đấu. Cũng trong ngày 14 tháng 12, Nixon gửi một tối hậu thư cho Hà Nội: trong 72 giờ đồng hồ để quay lại ký theo phương án Hoa Kỳ đề nghị, nếu không sẽ ném bom lại Bắc Việt Nam.[10]
Về lý do quân sự, chính trị thì cuộc ném bom này không cần thiết vì khi đó Hoa Kỳ đã quyết tâm rút quân khỏi cuộc chiến. Hoa Kỳ biết rõ rằng không thể nào bắt Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhượng bộ một vấn đề cốt lõi mà họ đã chiến đấu gần 20 năm, với chỉ bằng một cuộc ném bom dù ác liệt đến đâu. Nó chỉ làm dư luận Mỹ và thế giới bất bình với chính phủ Hoa Kỳ.[14] Đây thực chất chỉ là cách để thể hiện trách nhiệm nghĩa vụ cuối cùng đối với đồng minh Việt Nam Cộng hoà: khi dự thảo hiệp định đã được ký tắt với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chính phủ Việt Nam Cộng hoà đã phản đối kịch liệt và không chấp nhận, Hoa Kỳ quyết định dùng nấc thang quân sự mạnh tay nhất này để chứng tỏ họ đã cố gắng hết mức cho quyền lợi của đồng minh.[15][16]
Ngày 15 tháng 12, Lê Đức Thọ và Kissinger chia tay nhau tại sân bay Le Bourger (Paris). Ngày 16 tháng 12, Kissinger họp báo tại Washington DC đổ lỗi cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kéo dài đàm phán. Tối 18 tháng 12, khi Lê Đức Thọ vừa về đến nhà (sau khi ghé qua Moskva và Bắc Kinh) thì những trái bom đầu tiên từ B-52 trong Chiến dịch Linebacker II rơi xuống Hà Nội.[17]
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Với kinh nghiệm chính trị dày dặn, ngay từ mùa xuân năm 1968, chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói với tướng Phùng Thế Tài, lúc này là Phó Tổng tham mưu trưởng lời dự báo:
“ | Sớm muộn đế quốc Mỹ cũng sẽ đưa B-52 ra ném bom Hà Nội rồi có thua mới chịu thua. Chú nên nhớ trước khi đến Bàn Môn Điếm ký hiệp định đình chiến ở Triều Tiên, Mỹ đã cho không quân hủy diệt Bình Nhưỡng. Ở Việt Nam, Mỹ nhất định thua, nhưng nó chỉ chịu thua sau khi thua trên bầu trời Hà Nội | ” |
— Hồ Chí Minh.[18]
|
Loạt bài Chiến tranh Việt Nam |
---|
Giai đoạn 1954–1959 |
Thuyết Domino |
Hoa Kỳ can thiệp |
Miền Bắc – Miền Nam |
Giai đoạn 1960–1965 |
Diễn biến Quốc tế – Miền Nam |
Kế hoạch Staley-Taylor |
Chiến tranh đặc biệt |
Đảo chính Chính phủ Ngô Đình Diệm |
Giai đoạn 1965–1968 |
Miền Bắc Chiến dịch: Sự kiện Vịnh Bắc Bộ Mũi Tên Xuyên –Sấm Rền |
Miền Nam Chiến tranh cục bộ Chiến dịch: Các chiến dịch Tìm-Diệt Phượng Hoàng –Tết Mậu Thân, 1968 |
Diễn biến Quốc tế |
Giai đoạn 1968–1972 |
Diễn biến Quốc tế |
Việt Nam hóa chiến tranh |
Hội nghị Paris |
Hiệp định Paris |
Chiến dịch: Lam Sơn 719 – Chiến cục năm 1972 – Hè 1972 –Mặt trận phòng không 1972 –Phòng không Hà Nội 12 ngày đêm |
Giai đoạn 1973–1975 |
Chiến dịch: Xuân 1975 Phước Long |
Tây Nguyên –Huế – Đà Nẵng Phan Rang – Xuân Lộc |
Hồ Chí Minh |
Trường Sa và các đảo trên Biển Đông |
Sự kiện 30 tháng 4, 1975 |
Hậu quả chiến tranh |
Tổn thất nhân mạng |
Tội ác của Hoa Kỳ và đồng minh |
Chất độc da cam |
Thuyền nhân |
sửatiêu bản |
Từ tháng 5/1972, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các cán bộ tham mưu tác chiến của Quân chủng Phòng không đặt vấn đề: “Tỷ lệ B-52 bị bắn rơi mức độ nào thì Nhà Trắng rung chuyển, mức độ nào thì Mỹ không chịu nổi, phải thua?”. Sau mấy tuần, câu trả lời đã được đưa ra:
- N1 – tỷ lệ Mỹ chịu đựng được là 1-2% (trên tổng số B-52 tham chiến của Mỹ);
- N2 – tỷ lệ làm Nhà Trắng rung chuyển là 6 – 7%;
- N3 – tỷ lệ buộc Mỹ thua cuộc là trên 10%.
Quân chủng Phòng không-Không quân loại trừ N1, quyết tâm đạt N2 và vươn tới N3. Quân chủng Phòng không Không quân đã thực hiện vượt mức chỉ tiêu N3. Trong 12 ngày đêm mùa đông năm 1972, tỷ lệ B-52 bị bắn hạ là 17,6% (34/197 chiếc, Hà Nội góp công trong đó 23 chiếc).
Lực lượng
Không lực Hoa Kỳ
Theo Karl J. Eschmann Mỹ đã huy động[19]:
- Gần 50% B-52 của toàn nước Mỹ (197 trên tổng số 400 chiếc). Thực tế xuất kích 741 lần chiếc
- Gần 1/3 số máy bay chiến thuật của toàn nước Mỹ (1.077 trên tổng số 3.041 chiếc). Thực tế xuất kích 3920 lần chiếc.
- 1/4 số tàu sân bay (6 trên tổng số 24 chiếc),cùng nhiều tàu chỉ huy – dẫn đường, tàu khu trục, tàu tên lửa, tàu radar, tàu bảo vệ, tàu cấp cứu,…
- Tập đoàn không quân 7 và 8 (Seventh air force và Eighth air force): trong đó có các liên đội không quân chiến lược B-52 (Strategic Wing) số 43 và 72 đóng tại căn cứ không quân Andersen trên đảo Guam gồm 143 chiếc B-52G, B-52D và liên đội không quân chiến lược số 307 gồm 54 máy bay B-52D đóng tại căn cứ Utapao (Thái Lan); 6 liên đội không quân chiến thuật (Tactical Fighter Wing) gồm 455 máy bay đóng căn cứ tại các căn cứ không quân Ubon Korat và Takhli trên đất Thái Lan, 2 liên đội 124 máy bay đóng tại miền Nam Việt Nam (Đà Nẵng).
- Không đoàn đặc nhiệm 77 (Task force 77) là các máy bay trên các tàu sân bay của hải quân gồm 6 liên đội với 420 máy bay trên các tàu sân bay:
- USS America: liên đội số 8 (Carrier Air Wing 8) là các máy bay F-4, A-6, A-7.
- USS Enterprise: liên đội 14 (F-4, A-6, A-7)
- USS Midway: liên đội 5 (F-4, A-7)
- USS Oriskany: liên đội 19 (F-8, A-7)
- USS Ranger: liên đội 2 (F-4, A-6, A-7)
- USS Saratoga: liên đội 3 (F-4, -6, A-7)
Quân đội nhân dân Việt Nam
Phòng không
- Sư đoàn 361 bảo vệ Hà Nội do đại tá Trần Quang Hùng làm tư lệnh, đại tá Trần Văn Giang làm chính ủy. Các đơn vị trực thuộc gồm 3 trung đoàn tên lửa SA-2 (có 1 trung đoàn thiếu) và 5 trung đoàn cao xạ:[20]
- Trung đoàn tên lửa “Thành Loa” do trung tá Trần Hữu Tạo chỉ huy, gồm 4 tiểu đoàn hỏa lực và 1 tiểu đoàn kỹ thuật, mỗi tiểu đoàn hỏa lực có 6 bệ phóng và cơ số đạn sẵn sàng chiến đấu 12 quả:
- Tiểu đoàn hỏa lực 57 do thượng úy Nguyễn Văn Phiệt chỉ huy.
- Tiểu đoàn hỏa lực 59 do đại úy úy Nguyễn Thăng chỉ huy.
- Tiểu đoàn hỏa lực 93 do đại úy Nguyễn Mạnh Hùng chỉ huy.
- Tiểu đoàn hỏa lực 94 do thượng úy Trần Minh Thắng chỉ huy.
- Tiểu đoàn kỹ thuật 95 do đại úy Đỗ Bỉnh Khiêm chỉ huy.
- Trung đoàn tên lửa “Cờ Đỏ” do trung tá Nguyễn Ngọc Điển chỉ huy, biên chế hỏa lực và kỹ thuật như Trung đoàn 261:
- Tiểu đoàn hỏa lực 76 do đại úy Lê Văn Hệ chỉ huy.
- Tiểu đoàn hỏa lực 77 do thượng úy Đinh Thế Văn chỉ huy.
- Tiểu đoàn hỏa lực 78 do thượng úy Nguyễn Chấn chỉ huy.
- Tiểu đoàn hỏa lực 79 do thượng úy Nguyễn Văn Chiến chỉ huy.
- Tiểu đoàn kỹ thuật 80 do thượng úy Vương Toàn Tước chỉ huy.
- Trung đoàn tên lửa “Hùng Vương” vùa hành quân từ Vĩnh Linh ra, lúc bắt đầu chiến dịch chỉ còn một tiểu đoàn có khí tài sẵn sàng chiến đấu.
- Tiểu đoàn hỏa lực 86 do đại úy Phạm Đình Phùng chỉ huy: sẵn sàng chiến đấu từ đầu chiến dịch.
- Tiểu đoàn hỏa lực 87 do đại úy Đỗ Ngọc Mỹ chỉ huy: không có khí tài
- Tiểu đoàn hỏa lực 88 do thượng úy Lê Ký chỉ huy: sẵn sàng chiến đấu từ 26 tháng 12.
- Tiểu đoàn hỏa lực 89 do đại úy Nguyễn Thế Thức chỉ huy: sẵn sàng chiến đấu từ 26 tháng 12.
- Tiểu đoàn kỹ thuật 90 do đại úy Nguyễn Trắc chỉ huy.
- Các trung đoàn cao xạ “Sông Đuống”, “Tam Đảo”, “Đống Đa”, “Tháng Tám”.
- Trung đoàn cao xạ “Sông Thương”, “Ba Vì”: tăng cường cho Sư đoàn 361 từ 25 tháng 12
- Dân quân tự vệ Hà Nội (phối thuộc 361): gồm 226 trung đội, được trang bị 741 súng pháo các loại, trong đó có 18 pháo cao xạ 100 mm.
- Trung đoàn tên lửa “Thành Loa” do trung tá Trần Hữu Tạo chỉ huy, gồm 4 tiểu đoàn hỏa lực và 1 tiểu đoàn kỹ thuật, mỗi tiểu đoàn hỏa lực có 6 bệ phóng và cơ số đạn sẵn sàng chiến đấu 12 quả:
- Sư đoàn 363 bảo vệ Hải Phòng do đại tá Bùi Đăng Tự làm tư lệnh, thượng tá Vũ Trọng Cảng làm chính ủy, biên chế gồm 2 trung đoàn Tên lửa SA-2, mỗi trung đoàn có 3 tiểu đoàn hỏa lực, 1 tiểu đoàn kỹ thuật trong tư thế sẵn sàng chiến đấu; 1 trung đoàn cao xạ và 1 cụm tiểu cao.[21]
- Trung đoàn tên lửa “Hạ Long” do trung tá Đào Công Thận chỉ huy, 3/4 tiểu đoàn hỏa lực trong tình trạng đủ khí tài và cơ số đạn tiêu chuẩn.
- Tiểu đoàn hỏa lực 81: sẵn sàng chiến đấu từ đầu chiến dịch.
- Tiểu đoàn hỏa lực 82: sẵn sàng chiến đấu từ đầu chiến dịch.
- Tiểu đoàn hỏa lực 83: sẵn sàng chiến đấu từ đầu chiến dịch.
- Tiểu đoàn hỏa lực 84: không đủ khí tài.
- Tiểu đoàn kỹ thuật 85: sẵn sàng chiến đấu từ đầu chiến dịch.
- Trung đoàn tên lửa “Nam Triệu” do trung tá Nguyễn Đình Lâm chỉ huy, 3/4 tiểu đoàn hỏa lực trong tình trạng đủ khí tài và cơ số đạn tiêu chuẩn.
- Tiểu đoàn hỏa lực 71: sẵn sàng chiến đấu từ đầu chiến dịch, từ 21-12 được điều động phối thuộc Sư đoàn 361
- Tiểu đoàn hỏa lực 72: do thượng úy Phạm Văn Chắt chỉ huy, sẵn sàng chiến đấu từ đầu chiến dịch, từ 21-12 được điều động phối thuộc Sư đoàn 361
- Tiểu đoàn hỏa lực 73: do thượng úy Kiều Thanh Tịnh chỉ huy, sẵn sàng chiến đấu từ đầu chiến dịch
- Tiểu đoàn hỏa lực 74: không đủ khí tài.
- Tiểu đoàn kỹ thuật 75: sẵn sàng chiến đấu từ đầu chiến dịch.
- Trung đoàn cao xạ “Sông Cấm” gồm 3 đại đội pháo 37 mm, 1 đại đội pháo 57 mm, 2 đại đội pháo 100 mm và 1 cụm súng máy phòng không 14,5 mm và 12 mm.
- Dân quân tự vệ Hải Phòng (phối thuộc Sư đoàn 363) gồm 92 trung đội, được trang bị hơn 200 súng bộ binh (RPD, AK-47 và K-44).
- Trung đoàn tên lửa “Hạ Long” do trung tá Đào Công Thận chỉ huy, 3/4 tiểu đoàn hỏa lực trong tình trạng đủ khí tài và cơ số đạn tiêu chuẩn.
- Sư đoàn phòng không 365 bảo vệ khu vực từ Nam đồng bằng Bắc bộ đến Quảng Bình, biên chế gồm 3 trung đoàn tên lửa và 3 trung đoàn cao xạ. Trong đó, chỉ có 6/12 tiểu đoàn hỏa lực tên lửa trong tình trạng đủ khí tài sẵn sàng chiến đấu.[22]
- Trung đoàn tên lửa “Quang Trung” có các tiểu đoàn hỏa lực 41 và 42 trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu.
- Trung đoàn tên lửa “Điện Biên” có các tiểu đoàn hỏa lực 52 và 53 trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu.
- Trung đoàn tên lửa “Sóc Sơn” có các tiểu đoàn hoa lực 66 và 67 trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu.
- Các trung đoàn cao xạ “Sông Lam”, “Hoa Lư”, “Sông Gianh”.
- Sư đoàn phòng không 375 bảo vệ đường 1 Bắc từ Bắc Giang đến Đồng Mỏ, khu công nghiệp Thái Nguyên và tuyến đường sắt Vĩnh Yên – Lào Cai, biên chế gồm 1 trung đoàn tên lửa và 5 trung đoàn cao xạ:[23]
- Trung đoàn tên lửa “Hồng Kỳ” trang bị tên lửa Hunqi 1 (Trung Quốc) đã bị hỏng khí tài, không khôi phục được.
- Các trung đoàn cao xạ “Sông Cầu”, “Chi Lăng”, “Vạn Kiếp”
- Trung đoàn cao xạ 256 thuộc Quân khu Việt Bắc (phối thuộc Sư đoàn 375) bảo vệ Thái Nguyên.
- Trung đoàn cao xạ 254 thuộc Quân khu Tây Bắc (phối thuộc Sư đoàn 375) bảo vệ Yên Bái.
Không quân
Các trung đoàn “Sao Đỏ”, “Yên Thế”, “Lam Sơn”, được trang bị các máy bay MiG-21, MiG-19 và MiG-17
Radar cảnh giới quốc gia
Các trung đoàn “Phù Đổng”, “Sông Mã”, “Ba Bể”, “Tô Hiệu” và Tiểu đoàn 8
Dân quân tự vệ phòng không
Gồm 364 đội với 1428 khẩu súng hoặc pháo các loại. Trong đó có 769 khẩu trung-đại liên (RPD, RPK, PK…); 284 khẩu trọng liên 12,7mm; 263 khẩu trọng liên 14,5mm; 61 khẩu pháo cao xạ 37mm; 19 khẩu pháo cao xạ 57mm, 32 khẩu pháo cao xạ KS-19 100mm.
Chiến thuật của các bên
Không quân Mỹ
Trước khi diễn ra chiến dịch, B-52 đã nhiều lần bay vào oanh tạc không phận miền Bắc Việt Nam. Lần đầu tiên máy bay B-52 tham chiến chính là tại Việt Nam, và tại đây nó đã thể hiện sức tàn phá rất ghê gớm. Trong một phi vụ oanh tạc, máy bay B-52 thường đi thành nhóm ba chiếc theo đội hình mũi tên, trên độ cao 9–10 km và ném khoảng gần 100 tấn bom (mỗi chiếc hơn 30 tấn) với mật độ dày đặc xuống một khu vực khoảng 2,5 km². Nếu một quả bom tiêu chuẩn là 500 lb (gần 250 kg) thì mật độ bom rơi là khoảng 130 quả trên 1 km², tức là khoảng cách trung bình giữa hai hố bom cạnh nhau là khoảng 80 mét. Với mật độ ném bom cao như vậy, xác suất hủy diệt sinh mạng và phá hủy công trình trong bãi bom B-52 sẽ là cực cao.
Không quân Mỹ có một thuận lợi đến từ đồng minh của mình. Trong Chiến tranh Sáu ngày năm 1967, Israel đã tịch thu được hơn 20 hệ thống SAM-2 nguyên vẹn bị quân Ả Rập bỏ lại khi rút chạy, nhờ vậy Mỹ đã nắm được tường tận chi tiết của hệ thống này.[24] Năm 1969, đến lượt 1 hệ thống radar cảnh giới P-12 của Ai Cập bị rơi vào tay Israel, toàn bộ kết quả phân tích được chuyển giao cho Mỹ.[25]
Như vậy đến năm 1970, các loại radar phòng không chủ yếu của Quân đội nhân dân Việt Nam đều đã bị Mỹ nắm bắt, và Mỹ đã chế tạo ra các thiết bị gây nhiễu rất hiệu quả. Như phiên bản B-52D, lúc đầu mang 8 máy gây nhiễu, thì tới tháng 12/1972 đã có tới 15 máy gây nhiễu, 2 máy phóng nhiễu giấy bạc. Một tốp 3 chiếc B-52 có 45 máy, như vậy tất cả nhiễu đó tạo thành giải nhiễu chồng chéo, dày đặc, đan xen, công suất rất lớn và rộng. Phiên bản B-52G có khoang lắp đặt thiết bị điện tử được mở rộng để lắp hệ thống gây nhiễu mới. B52G được trang bị 16 máy gây nhiễu điện tử tích cực, 2 máy gây nhiễu tiêu cực và 2 máy thu tần số ra-đa để tạo màn nhiễu dày đặc che toàn bộ máy bay trước hệ thống ra-đa, tên lửa phòng không của đối phương. Các thiết bị này sẽ tự động thu, phân tích tần số sóng ra-đa của đối phương và cung cấp cho sĩ quan điều khiển để lựa chọn phát tần số sóng để chế áp. Theo một số phi công Mỹ, chỉ riêng hệ thống gây nhiễu trên B-52G đã có giá tương đương một chiến đấu cơ F-4D. Ngoài ra, B-52G còn được lắp 4 đạn tên lửa “chim mồi” ADM-20 Quail (chim cút). Khi được phóng, ADM-20 sẽ giả lập tín hiệu giống máy bay B-52 để tạo mục tiêu giả thay cho B-52.
Với vai trò là máy bay ném bom chiến lược, các phi đội B-52 không hoạt động độc lập mà được hộ tống bởi các máy bay trinh sát điện tử EA-6A, EB-66, EC-121 và các chiến đấu cơ F-4, F-105, A-6, A-7 với các thiết bị gây nhiễu chủ động và thụ động đi kèm. Rất nhiều phi đội F-4 đã giả lập tín hiệu nhiễu của B-52 hòng lừa lưới lửa phòng không đối phương. Các máy bay F-4 còn thả các “bom” gây nhiễu gồm hàng triệu sợi kim loại màu bạc, rất mỏng nhẹ (mỗi quả bom chứa 450 bó nhiễu), các sợi kim loại gây nhiễu này có thể làm ra-đa không thể nhận diện được các mục tiêu, nặng thì làm trắng xóa màn hình ra-đa (mất hoàn toàn khả năng theo dõi và bám mục tiêu). Các biện pháp gây nhiễu tổng hợp của Mỹ khiến rada của hệ thống phòng không gặp nhiễu, không thể phát hiện và khóa bắn được B-52. Các đài radar nhìn vòng P-12 của các tiểu đoàn tên lửa SAM-2 chỉ thu được các giải nhiễu đậm đặc, có lúc làm trắng xóa cả màn hình.
Quân đội nhân dân Việt Nam
Trong khi đó, SAM-2 là loại tên lửa phòng không duy nhất có trong trang bị của Quân đội nhân dân Việt Nam. Được sản xuất vào giữa thập niên 1950, đến thời điểm năm 1972, SAM-2 đã tỏ ra khá lạc hậu. Khi đó, Liên Xô đã thay thế loại tên lửa này bằng những hệ thống SAM-4, SAM-5, SAM-6 có tính năng cao hơn nhiều. Tuy nhiên, do chính sách hòa giải với Mỹ, Liên Xô đã không viện trợ những loại tên lửa mới này cho Việt Nam. Vì vậy, Quân đội Nhân dân Việt Nam không thể trông chờ vào viện trợ bên ngoài để chống lại Mỹ. Để tìm cách chống trả bằng những gì hiện có trong tay, Quân đội Nhân dân Việt Nam phải tìm ra những chiến thuật mới để khắc chế ưu thế công nghệ của Mỹ.
Quân ủy Trung ương chỉ thị cho Quân chủng Phòng không – Không quân nghiên cứu các biện pháp chống nhiễu, nghiên cứu cách đánh, kiên quyết bắn rơi máy bay chiến lược B-52. Sau 19 ngày Mỹ đem thả bom ở đèo Mục Giạ, tây bắc Quảng Bình, Hồ Chủ tịch nói ngày 19/7/1965: “Dù Mỹ có B-57, B-52 hay B gì đi nữa, ta cũng đánh mà đánh là nhất định thắng. Các chú muốn bắt cọp phải vào hang.”[26]
Từ cuối năm 1968, Bộ tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân đã cử nhiều đoàn cán bộ kỹ thuật, trong đó có một bộ phận của tiểu đoàn trinh sát đi cùng các tiểu đoàn tên lửa vào nam Quân khu 4 và tuyến vận tải chiến lược đường Trường Sơn theo dõi, nghiên cứu nhận dạng và tìm cách đánh máy bay B-52.
Qua theo dõi trong hai mùa khô năm 1968-1969 và 1969-1970, nhóm cán bộ phát hiện có một loại radar máy bay B-52 không gây nhiễu được. Trên cơ sở đó, cuối năm 1971, một tổ cán bộ nghiên cứu đề xuất một công trình nghiên cứu cải tiến kỹ thuật: Dùng loại radar không bị máy bay B-52 gây nhiễu ghép nối với đài điều khiển phục vụ tên lửa đánh B-52.
Tháng 1/1972, tổ nghiên cứu hoàn thành bản vẽ thiết kế, sau đó chuyển đến Tiểu đoàn 76, Trung đoàn tên lửa 257 lắp ráp thành bộ khí tài mới. Tháng 6/1972, Cục Kỹ thuật cung cấp bản vẽ và một số mẫu cho nhà máy Z119 thuộc Cục Quân giới để lắp ráp 6 bộ khí tài mới. Các bộ khí tài mới mang ký hiệu KX.[27]
Cùng với bộ khí tài KX, các tổ rada cũng nghiên cứu khả năng “vạch nhiễu” ở các loại rada khác, nhằm phát hiện được mục tiêu B-52 vốn rất mờ nhạt trong dải nhiễu. Các dạng nhiễu có đủ kiểu, đủ loại với những tên gọi khác nhau được đặt theo hình dáng như: nhiễu quét, nhiễu giọt mưa, nhiễu xoắn thừng, nhiễu râu… Tháng 10-1972, tập tài liệu mang tên “Cách đánh B-52 của bộ đội tên lửa” được in, gọi tắt là cuốn “Cẩm nang bìa đỏ“, dày 30 trang đánh máy và được bọc ngoài một tờ bìa màu đỏ. Trong cuốn sách là kinh nghiệm phân biệt mục tiêu thật-giả trước màn hiện sóng để bộ đội tên lửa có thể ngắm trúng mục tiêu.
Cuốn “Cẩm nang bìa đỏ” cho biết:
- Tuy không quân Mỹ gây nhiễu dày đặc nhưng trong mớ hỗn loạn các loại tín hiệu nhiễu trên màn hiện sóng, B-52 không phải là hoàn toàn vô hình, nếu tinh mắt vẫn có thể phát hiện được mục tiêu B-52 một cách gián tiếp: đó là các đám nhiễu tín hiệu mịn trôi dần theo tốc độ di chuyển của B-52. Tuy mục tiêu không hiển thị rõ rệt để có thể xác định mục tiêu và điều khiển tên lửa chính xác nhưng cẩm nang đã đề ra biện pháp bắn theo xác suất: bắn một loạt đạn tên lửa vào đám nhiễu theo cự ly giãn cách nhất định sẽ có xác suất tiêu diệt mục tiêu khá cao, phương án bắn xác suất này được “cẩm nang” gọi là “phương án P”.
- Khi mục tiêu B-52 đi thẳng vào đài phát cường độ nhiễu sẽ tăng lên nhưng tín hiệu mục tiêu sẽ tăng mạnh hơn, mục tiêu sẽ hiển thị rõ nét hơn, đây là thời cơ có thể bắn điều khiển tên lửa chính xác theo “phương án T”, khi đó chỉ cần 1 đến 2 quả tên lửa B-52 sẽ phải rơi tại chỗ.
- Trong “cẩm nang” đồng thời cũng đề ra các hướng dẫn cụ thể cho các cấp chỉ huy các tiểu đoàn tên lửa về công tác chỉ huy, cách chọn giải nhiễu, chọn thời cơ phát sóng, cự ly phóng đạn, phương pháp bắn, phương pháp bám sát mục tiêu trong nhiễu…
Một chiến thuật khác là “phương pháp bắn 3 điểm” dựa trên bộ khí tài hiện có. Khi B-52 vào Hà Nội, cường độ gây nhiễu cũng đã bị phân tán. Hướng này bị nhiễu nặng, song ở hướng khác, hai bên sườn, phía trước, phía sau… các đơn vị tên lửa lại có thể phát hiện được B-52 trên nền nhiễu. Quân đội Nhân dân Việt Nam đã bố trí đội hình tên lửa đánh bọc lót cho nhau, sao cho mỗi tốp máy bay Mỹ có thể bị công kích từ nhiều hệ thống tên lửa ở nhiều hướng, sử dụng phương pháp bắn 3 điểm và linh hoạt sử dụng phương pháp bắn đón nửa góc khi thấy mục tiêu.[28]
Ngoài ra còn có kỹ thuật điều khiển bắn bằng quang học thay cho radar. Các kíp chiến đấu nhận thấy việc bám sát chia đôi dải nhiễu như trước đây không còn phù hợp và sẽ khó tiêu diệt được máy bay, trắc thủ hai góc phải bám sát dải nhiễu như thế nào để đưa máy bay địch vào đúng tâm cánh sóng thì mới có thể bám bắt và khai hỏa. Phương án sử dụng trắc thủ quang học để chỉ chuẩn cho các trắc thủ tay quay xe điều khiển bám sát. Từ năm 1968, các chuyên gia Liên Xô đã tiến hành lắp thêm kính quang học PA-00 trên nóc anten phương vị của xe thu phát. Thiết bị này được thiết kế để khi hai trắc thủ quang học bám sát chính xác vào một máy bay thì hai trắc thủ góc tà và phương vị của xe điều khiển cũng bám sát đúng vào chiếc máy bay đó, mặc dù trên màn hiện sóng là dải nhiễu tạp. Ngoài ra, đài radar P-12 của tiểu đoàn xác định chính xác cự li mục tiêu để chọn cự ly phóng đạn phù hợp.[29]
Về phía Hoa Kỳ, vũ khí lợi hại là tên lửa chống radar (như loại AGM-45 Shrike, AGM-78 Standard ARM). Tên lửa Shrike sau khi phóng sẽ tìm và “bắt” mục tiêu theo sóng ra-đa, rồi lao thẳng vào gây nổ, là vũ khí chuyên dụng để phá hủy các hệ thống phòng không đối phương. Khi cách rađa vài chục mét thì tên lửa phát nổ lần thứ nhất, văng ra hàng vạn viên bi vuông để phả hủy rađa, tiếp đó phần còn lại lao xuống đất nổ lần thứ 2 để phá hủy nốt. Tại Trung Đông, hàng chục hệ thống tên lửa phòng không của Khối Ả Rập từng bị loại tên lửa này phá hủy, khiến lực lượng này mất khả năng chiến đấu. Quân đội Việt Nam đã nghiên cứu, vô hiệu hóa bằng cách phát sóng tức thì, tắt máy đột ngột và quay đài ăng-ten đi hướng khác, tên lửa Shrike cứ thế lao theo quán tính và rơi chệch trận địa. Cùng với trận địa chính, bộ đội Việt Nam làm nhiều trận địa giả, sau mỗi lần phóng tên lửa lại nhanh chóng kéo bệ sang trận địa khác. Những quả tên lửa giả được làm bằng cót, phủ sơn trông như thật. Khi tên lửa thật phóng đạn, thì các bệ tên lửa giả cũng đốt rơm, tạo khói mù mịt, đánh lừa máy bay Mỹ.[30] Nhờ vậy trong suốt 12 ngày đêm của chiến dịch, chỉ có 1 số ít trận địa phòng không bị đánh trúng, lực lượng phòng không Việt Nam vẫn bảo toàn được lực lượng để tiếp tục chiến đấu.
Đại tá Nguyễn Văn, chỉ huy 1 trung đoàn tên lửa phòng không, sau chiến tranh đã trả lời một quân nhân Mỹ: “Việc phát triển chiến thuật để đối phó với đối phương vượt trội về công nghệ là nhiệm vụ thường trực. Rốt cuộc, chính Liên Xô cũng phải học tập những chiến thuật của chúng tôi. Về mặt kỹ thuật, người Liên Xô là thầy của chúng tôi, nhưng về mặt thủ thuật, chúng tôi là thầy của họ”[31].
Đối với không quân, ngay từ giữa 1972, 12 phi công đã được chọn để lái tiêm kích bay đêm (vốn đòi hỏi kỹ thuật cao hơn so với tiêm kích ban ngày) để sẵn sàng đón đánh B-52. Phi công Phạm Tuân cho biết: “Với không quân thì khó khăn hơn, máy bay B-52 được yểm trợ rất mạnh, lại bay ban đêm, gây nhiễu rađa, gây nhiễu mục tiêu… ngoài ra, bản thân B-52 được trang bị tên lửa mồi, nếu MiG-21 bắn tên lửa thì B-52 thả tên lửa mồi, chưa kể B-52 cũng được trang bị súng phía đuôi có khả năng tiêu diệt máy bay tiêm kích. B-52 còn được bảo vệ bằng các máy bay chiến đấu, tiêm kích đánh chặn, đánh ngay vào mục tiêu như sân bay, trận địa tên lửa. Không quân phải có sân bay, tránh được máy bay F-4 bảo vệ B-52, để có thể nhanh chóng tiếp cận. Vì vậy, không quân phải tập bay ở những sân bay ngắn, mới làm ở các nông, lâm trường, tập bay thấp, bay cao để có thể tiếp cận nhanh được B-52. Những thời điểm như vậy thể hiện trí tuệ, sáng tạo của dân tộc, của Không quân Nhân dân Việt Nam. Chúng ta phải cất cánh trong những điều kiện khó khăn, phải cất cánh lên được để đánh. Điều này đòi hỏi ý chí, nhưng ý chí không đủ, phải sáng tạo. Ví dụ ta làm rất nhiều sân bay dự bị, hoặc cất cánh trên đường băng phụ. Thậm chí, có khi chúng tôi đeo thêm 2 quả tên lửa bổ trợ, khi đó máy bay có thể cất cánh trên đường băng chỉ 200-300m so với đường băng 1,5 km thông thường… Nga sản xuất máy bay và dạy chúng ta cách bay, nhưng đối diện với thực tế bị nhiễu, rất khó biết B52 nằm ở chỗ nào, rất khó biết được chính xác. Thế cho nên, phi công phải chủ động. Ở đây là bản lĩnh của phi công, phải phán đoán được tình huống như thế nào.”[26]
Một điểm đáng lưu ý, một số nguồn tin cho rằng tên lửa SA-2 đã được cải tiến nối tầng nâng tầm bắn. Nhưng thực tế là không phải, bởi tên lửa SA-2 có thể hạ mục tiêu ở độ cao trên 24.000m trong khi trần bay tối đa của B-52 chỉ là 17.000m (khi bay ném bom thì độ cao bay 10.000m), nên việc nâng tầm bắn là không cần thiết. Trên thực tế, yếu tố giúp bắn hạ B-52 nằm ở việc cải tiến các thiết bị radar để “vạch nhiễu tìm thù”.
Một vấn đề khác liên quan là việc 2 hệ thống SAM-3 của Việt Nam không kịp tham chiến. Được Liên Xô viện trợ cho khối Ả Rập từ năm 1969 nhưng mãi tới năm 1972, Liên Xô mới đồng ý viện trợ SAM-3 cho Việt Nam (chính sách của Liên Xô là ưu tiên khối Ả Rập hơn và không viện trợ vũ khí mới cho Việt Nam để tránh gây căng thẳng với Mỹ, cũng như tránh bị Trung Quốc sao chép công nghệ). Theo kế hoạch, 2 trung đoàn SAM-3 cùng 200 quả tên lửa sẽ được đưa sang Việt Nam vào cuối tháng 12/1972. Theo Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt, thì SAM-3 có tốc độ bắn nhanh hơn (có 2 tên lửa trên 1 bệ phóng thay vì 1 tên lửa như SA-2), khả năng chống nhiễu cao hơn do dùng tần số quét khác SAM-2, do đó có xác suất trúng mục tiêu cao hơn SAM-2. Tới đêm 18/12, Trung đoàn 276 – trung đoàn SAM-3 thứ hai về đến ga Kép (Bắc Giang). Trung đoàn 276 tập trung mọi khả năng cho tiểu đoàn hỏa lực 169 hoàn chỉnh đồng bộ bước vào chiến dịch trước. Ngày 30/12/1972, Tiểu đoàn 169 đã chiếm lĩnh và triển khai trận địa ở Bắc Hồng (Đông Anh, Hà Nội), nhân viên kỹ thuật triển khai nhanh dây chuyền lắp ráp được 4 quả đạn SAM-3. Tuy nhiên, khi công tác chuẩn bị chiến đấu hoàn tất thì chiến dịch phòng không đã kết thúc vào đêm hôm trước.[32]
Diễn biến
Trong chiến dịch có tổng cộng 741 lượt B-52 vào ném bom Bắc Việt Nam trong đó có 12 lượt bị hủy[33], trong thời gian đó vẫn có 212 lượt B-52 đi ném bom ở miền Nam Việt Nam. Hỗ trợ cho các máy bay ném bom là 3.920 lượt máy bay ném bom chiến thuật của không quân và hải quân. Tổng cộng đã có hơn 36.000 tấn bom đã được thả xuống những nơi được Mỹ coi là 18 mục tiêu công nghiệp và 14 mục tiêu quân sự (trong đó có 8 địa điểm có tên lửa SAM).
Cuộc tập kích của không quân Mỹ diễn ra liên tục trong ngày với trọng tâm là các cuộc ném bom của B-52 vào ban đêm. Một lực lượng lớn máy bay B-52, mỗi chiếc mang tối đa 66 quả bom 750-pound (340 kg) hoặc 108 quả bom 500-pound (227 kg) thực hiện các cuộc tấn công hủy diệt hàng đêm tại Hà Nội và Hải Phòng. Còn ban ngày các bay chiến thuật thay nhau liên tục đánh phá ác liệt các sân bay của không quân tiêm kích Bắc Việt Nam, các trận địa tên lửa và các trạm radar phòng không.
Trong 12 ngày đêm cuối năm 1972, hơn nửa triệu dân nội đô (xấp xỉ 50% dân số Hà Nội lúc đó) đã được tổ chức sơ tán về các huyện ngoại thành và các tỉnh lân cận để tránh thương vong. Thiếu tướng Nguyễn Văn Ninh, nguyên phó cục trưởng Cục Tác chiến Bộ Tổng tham mưu, kể rằng việc ông quan tâm và dành thời gian tìm hiểu là cuộc sơ tán thần tốc của người dân Hà Nội trong những ngày chiến tranh ác liệt nhất. Nhờ làm tốt chủ trương này mà Hà Nội đã giảm thiểu được thương vong về người trước sức công phá ác liệt của các loại vũ khí hiện đại.[34]
Để tránh né hệ thống phòng không miền Bắc, Hoa Kỳ đã dùng máy bay B-52 bay ở độ cao lớn rải thảm bom vào các mục tiêu như sân bay Kép, Phúc Yên, Hòa Lạc, hệ thống đường sắt, nhà kho, nhà máy điện Thái Nguyên, trạm trung chuyển đường sắt Bắc Giang, kho xăng dầu tại Hà Nội… Thiệt hại về cơ sở hạ tầng tại miền Bắc Việt Nam là rất nặng nề. Hà Nội, Hải Phòng bị tàn phá, các nhà máy, xí nghiệp, các khu dân cư xung quanh mục tiêu quân sự và dân sự trở thành đống gạch vụn. Ở Hà Nội, ngày 26/12, riêng tại phố Khâm Thiên, bom trải thảm đã phá sập cả dãy phố, sát hại 287 dân thường, làm bị thương 290 người, 178 đứa trẻ trở thành mồ côi, trong đó có 66 trẻ em mồ côi cả cha lẫn mẹ[35]. Bệnh viện Bạch Mai, cơ sở y tế lớn nhất miền Bắc Việt Nam đã bị phá huỷ hoàn toàn khiến 30 bác sĩ, y tá và 1 bệnh nhân bên trong thiệt mạng. Số dân thường bị thiệt mạng trong chiến dịch là 2.200 người[36], trong đó con số tại Hà Nội được thống kê là 1.318 người[37]. Chiến dịch này đã phá hoại nặng nề nhiều cơ sở vật chất, kinh tế, giao thông, công nghiệp và quân sự ở miền Bắc Việt Nam nhưng mục tiêu cốt lõi là làm thay đổi được lập trường của lãnh đạo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thì đã không đạt được.
Trước khi chiến dịch diễn ra ít ngày, ngày 22/11/1972, bộ đội tên lửa Quân đội Nhân dân Việt Nam đã thành công trong việc bắn trúng 1 chiếc B-52 tại Thanh Hóa. Chiếc máy bay B-52 bị hư hại nặng, nhưng tổ lái đã cố gắng xoay xở để lái chiếc máy bay “rách nát” về tới sân bay ở Thái Lan rồi hạ cánh, thoát ra ngoài trước khi chiếc B-52 bị bốc cháy hoàn toàn trên đường băng.
Ngày 18/12/1972
Ngày 18/12/1972, những tốp B-52 đầu tiên xuất kích. Trên bảng tiêu đồ tại Sở chỉ huy, một trong số ba nữ tiêu đồ viên có tên Nguyễn Thị Vân lo lắng khi thấy tín hiệu báo những chiếc B-52 bay tới. Cô nhớ lại: “Thoạt tiên là một tốp, rồi tiếp tới 2 tốp, sau đó là hàng loạt tốp xuất hiện như một bầy ruồi. Nhưng tinh thần hoàn thành nhiệm vụ của một người lính đã giúp tôi lấy lại bình tĩnh và tiếp tục đánh dấu đường bay”. Sở chỉ huy Sư đoàn 361 theo dõi hướng tấn công của các tốp mục tiêu trước khi phân công số tốp và nhiệm vụ tiêu diệt mục tiêu cho các phân đội hỏa lực.
Tiểu đoàn 57 Trung đoàn tên lửa 261 có trận địa ngay bờ bắc sông Hồng là phân đội tên lửa đầu tiên chặn đánh đội hình tập kích. Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 57 Nguyễn Văn Phiệt là một chỉ huy dày dạn, từng lăn lộn chiến đấu chống các trận không kích của Mĩ trong suốt 5 năm nhưng cũng chưa bao giờ gặp trường hợp nhiễu nặng như vậy. Ông nhớ lại: “Tất cả các tín hiệu mục tiêu đều biến mất trong đám nhiễu trắng lóa khắp màn hiện sóng. Màn hiện sóng trước mặt sĩ quan điều khiển và các trắc thủ hiện lên các vạch xanh đậm đan chéo chằng chịt với nhau và biến đổi không ngừng, các dải nhiễu nhằng nhịt nối tiếp nhau xuất hiện, tụ vào rồi lại tan ra trước khi xuất hiện hàng trăm, hàng nghìn đốm sáng trùm lên màn hiện sóng giống cả đám tín hiệu mục tiêu đang di chuyển hỗn loạn. Với cả mớ tín hiệu hỗn loạn đi kèm với màn hiện sóng radar chập chờn trôi xuống liên tục giống như trận mưa trút nước…”. Trên các xe điều khiển, các kíp trắc thủ điều khiển tên lửa cố gắng bám theo dải nhiễu B-52 nhờ đài radar cảnh giới P-12 thay vì bật radar điều khiển Fan Song để tránh làm lộ vị trí đài phát trước đám máy bay tiêm kích chế áp phòng không Wild Weasel mang tên lửa chống radar. Nhưng việc bám mục tiêu thụ động cũng không mấy hiệu quả do bị nhiễu quá nặng.[38]
Về mặt quân sự, Hoa Kỳ đã đánh giá thấp lực lượng phòng không của đối phương.[39] Không lực Hoa Kỳ quá tin tưởng vào các biện pháp kỹ thuật gây nhiễu điện tử để bịt mắt radar và tên lửa phòng không của đối phương. Để đáp lại, các lực lượng tên lửa phòng không Quân đội nhân dân đã giải quyết vấn đề bằng những biện pháp chiến thuật sáng tạo và hợp lý. Dù Hoa Kỳ sử dụng các thiết bị gây nhiễu rada mạnh, phòng không Việt Nam đã tìm ra cách dò dấu vết B-52 trong dải nhiễu, bắn các máy bay B-52 theo xác suất và đã thành công vượt xa mức trông đợi[40].
Trong ngày chiến đấu đầu tiên, khi đội hình máy bay tập kích tiến tới, tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 78 Nguyễn Chấn nhìn thấy “tầng tầng lớp lớp các loại nhiễu nhìn giống những chiếc nan quạt lớn chồng chéo lên nhau cùng xổ xuống, xóa nhòa tất cả các dải tần, làm lóa mắt kíp trắc thủ. Tín hiệu mục tiêu xoắn quện, vón cục rối bời với nhau trông như một cuộn len.” Khi đội hình B-52 tới gần mà radar cảnh giới của đơn vị vẫn không phát hiện được mục tiêu, Chấn đã quyết định mở máy phát sóng sục sạo mục tiêu. Ngay sau đó sĩ quan điều khiển Nguyễn Văn Luyện đã bám được vào dải nhiễu của một chiếc B-52 và nhấn nút chuyển tín hiệu bám mục tiêu sang màn hiện sóng của 3 trắc thủ. Trắc thủ cự li Đinh Trọng Duệ hô to “B-52” rồi cùng các trắc thủ khác thao tác tinh chỉnh cự li, phương vị và góc tà bám sát dải nhiễu.
Cách Hà Nội vài cây số về hướng bắc, Tiểu đoàn tên lửa 59 phóng cả 4 đạn đều trượt, mà lại còn bị đối phương quăng bom trùm lên trận địa. Lúc này, trong khi đang quan sát đội hình ném bom của đối phương bay vào trên màn hiện sóng radar P-12 và bảng tiêu đồ kế bên, tiểu đoàn trưởng Nguyễn Thăng nhận được lệnh từ sở chỉ huy Trung đoàn 261 giao nhiệm vụ diệt tốp mục tiêu 671 có độ cao 10.000 mét. Tiểu đoàn trưởng Thăng lệnh ngay cho sĩ quan điều khiển Dương Văn Thuận: “Mục tiêu, phương vị 350, cự li 30 km, độ cao 10.000 mét, phát sóng”. Thuận đánh tay quay chỉnh an-ten về góc phương vị 350 rồi bật công tắc phát sóng bắt mục tiêu. Sau 4 giây lên sóng, khi thấy trên màn hiện sóng hiện lên các dải nhiễu cho thấy đội hình một biên đội 3 chiếc B-52, Thuận báo cáo tiểu đoàn trưởng Thăng: “Phát hiện mục tiêu, phương vị 352, không rõ cự li, độ cao 10.000 mét, theo tốp, bay vào”. Thăng chuyển qua ngó màn hiện sóng trước mặt sĩ quan điều khiển rồi quay lại vị trí để kiểm tra tín hiệu tốp mục tiêu trên màn hiện sóng chỉ huy và đường bay trên bảng tiêu đồ, sau đó ra lệnh cho Thuận chuẩn bị phóng 2 đạn.
Ngay cả trong điều kiện chiến đấu bình thường thì điều khiển tên lửa bằng tay bám theo tín hiệu mục tiêu hiện rõ trên màn hiện sóng đã là một việc khó, huống hồ là lái tên lửa vào dải nhiễu của B-52. Chỉ cần vê tay quay điều khiển giật cục hay lỡ trớn thì tên lửa đã bay trệch mục tiêu tới hàng cây số hay phát nổ ngay trên không. Khi chiếc B-52 tiến vào, Thuận đã nhấn nút phóng liền 2 đạn rồi cùng các trắc thủ tập trung vào màn hiện sóng và tay quay, vừa bám sát mục tiêu vừa lái đạn. 24 giây sau khi các quả đạn được phóng đi, đèn báo hiệu ngòi nổ cận đích của quả đạn đầu tiên rồi quả thứ hai nháy sáng trên bảng điều khiển báo hiệu đạn nổ tốt. Trắc thủ phương vị Nguyễn Văn Độ và trắc thủ góc tà Lê Xuân Linh lần lượt báo cáo tín hiệu dải nhiễu của mục tiêu biến mất trên màn hiện sóng phương vị và nhanh chóng tụt độ cao trên màn hiện sóng góc tà. Chiếc B-52 có mật danh liên lạc Charcoal 1 của Bob Certain bị bắn hạ khi đã tới sát mục tiêu rải bom, 3 trong số 6 phi công tử trận. Đó là chiếc B-52 đầu tiên bị hạ trong chiến dịch.[38]
Ngày 21/12/1972
Đêm 20 rạng ngày 21 tháng 12 chứng kiến nỗ lực phòng thủ mãnh liệt nhất của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chống lại các máy bay B-52, đó là ngày B-52 phải chịu tổn thất cao nhất trong toàn chiến dịch. Trong đêm đó, lực lượng phòng không Việt Nam đã phóng 36 tên lửa SAM trong suốt 3 đợt tấn công. Lưới lửa được tổ chức và điều khiển rất khôn ngoan. Đôi khi Quân đội Nhân dân Việt Nam không tấn công biên đội đầu tiên trên vùng trời mục tiêu mà dùng nó để xác định đường bay và các điểm lượn vòng, tiếp đó các biên đội sau phải chịu hỏa lực mạnh ở gần các điểm thả bom, nơi mà họ phải bay ổn định, và trên đường rút khỏi mục tiêu.
Trong một tình huống có tới cả 3 tiểu đoàn tên lửa cùng phóng đạn vào một chiếc B-52 vừa mở khoang bom khiến nó nổ tung. Chớp lửa từ vụ nổ của 30 tấn bom mạnh đến nỗi một máy bay trinh sát của Mĩ hoạt động trên Vịnh Bắc bộ cách đó tới 80 dặm vẫn còn nhìn thấy. Chỉ 2 trong số 6 thành viên kíp lái trên chiếc máy bay này sống sót. Tại hầm Sở chỉ huy Sư đoàn 361 nữ phát thanh viên liên tục thông báo tình hình chiến sự cho biết hết chiếc này tới chiếc khác B-52 bị bắn rơi. Tư lệnh Quân chủng phòng không Lê Văn Tri điện xuống Sư đoàn 361 thông báo: “Đội hình tấn công của đối phương đã rối loạn. Chúng đang réo gọi nhau một cách hoảng loạn và kêu gào lực lượng tìm cứu phi công…”.
Vào nửa đêm hôm đó, Bộ tư lệnh Không quân chiến lược Hoa Kỳ đã hủy lệnh cho B-52 ném bom đợt 2 xuống các mục tiêu ở Hà Nội mà chuyển sang mục tiêu khác ở tít trên phía bắc. Các kíp tên lửa phòng không Việt Nam đã làm được cái điều mà người Nhật, Đức, Bắc Triều Tiên, Trung Quốc chịu không làm được trong các cuộc chiến trước, đó là lần đầu tiên và duy nhất trong lịch sử các chiến dịch tập kích đường không của Mĩ, đội hình máy bay ném bom đang trên đường tới tấn công mục tiêu đã phải thúc thủ quay về vì vấp phải hệ thống phòng không của đối phương. Dù đã cho hủy lệnh tấn công đợt hai nhưng SAC vẫn cố tung đợt tấn công thứ 3 tới đánh phá Hà Nội vào 4 giờ sáng ngày hôm sau, lúc mà lực lượng tên lửa phòng không Việt Nam đã được tiếp đạn đầy đủ, thêm 3 chiếc B-52 bị hạ. Tổng cộng trong đêm đó, 4 máy bay B-52G và 2 máy bay B-52B bị bắn rơi, một máy bay B-52D bị bắn hỏng.[38]
Ngày 27/12/1972
Cũng trong chiến dịch này, vào đêm ngày 27-12, lần đầu pháo đài bay B-52 bị hạ bởi một máy bay tiêm kích MiG-21, do Phạm Tuân điều khiển. B-52 tuy chỉ có khả năng không chiến yếu, nhưng nó luôn có đội hình gồm hàng chục chiếc tiêm kích F-4 bay theo để bảo vệ, nên việc công kích là rất khó. Phạm Tuân kể lại: Do B-52 trang bị nhiều mồi nhiệt làm nhiễu đầu dò tên lửa nên ông đã cố gắng áp sát B-52 ở cự ly 2–3 km rồi mới phóng tên lửa (dù tầm bắn của tên lửa là 8 km), ở cự ly này tên lửa chỉ mất 2-3 giây để tới mục tiêu nên chiếc B-52 sẽ không kịp thả mồi nhiễu. Rút kinh nghiệm từ vụ của Vũ Đình Rạng (chỉ phóng 1 quả tên lửa thì không đủ để hạ tại chỗ B-52) nên ông đã phóng liền cả 2 tên lửa vào mục tiêu, không giữ lại tên lửa dự phòng. Sau khi bắn, Phạm Tuân giảm tốc, kéo máy bay lên cao và lật ngửa để thoát ly thì nhìn thấy chiếc B-52 nổ, sau đó máy bay lao vượt qua phía trên điểm nổ. Tuy nhiên do động tác cơ động thoát ly cấp tốc này nên máy ảnh phía mũi chiếc MiG-21 đã không thể chụp lại khoảnh khắc đó làm tư liệu.
Phạm Tuân kể tiếp: “Khi lên trời rồi, phi công phải nhanh chóng đi vào điều kiện thuận lợi, vậy chúng ta phải phán đoán F-4 thường chặn chúng ta ở đâu, tầm cao nào để chúng ta tránh. Nếu F-4 bay ở độ cao 3 km thì chúng ta phải bay cao hơn, tốc độ hơn. Tất cả những kinh nghiệm đó để xây dựng thành phương án bay để tránh F-4. Lên thấy F-4 nhiều lắm, bên phải có, bên trái có. Bên dưới chỉ huy là vượt qua mà đi. Vậy vượt qua bằng cách nào? Ở đây là bản lĩnh của phi công, phải phán đoán được tình huống như thế nào. Trận đánh B-52 của tôi rất nhanh, tiếp cận B-52 chưa đầy một phút. Khi tiếp cận đằng sau B-52 với tốc độ rất cao, 1.500 km/h so với tốc độ của B52 là 900 km/h nên đã vượt qua tất cả. Vượt qua phải bao gồm tất cả nỗ lực, từ tổ chức chỉ huy, sân bay cất cánh, dẫn đường, để có được điều kiện tốt nhất. Hiệp đồng với binh chủng tên lửa phải chặt, khi tên lửa bắn lên F-4 phải dạt ra tránh, chúng tôi tranh thủ để vượt qua. Rồi lựa chọn hướng vào tiếp cận B-52 như thế nào. Tất cả tạo nên điều kiện thuận lợi nhất đánh B-52. Tôi bắn B-52 xong rồi mà F-4 vẫn ở đằng sau nhưng không làm gì được.”
Một số nguồn tài liệu Hoa Kỳ cho rằng tên lửa của ông đã bắn trượt, chiếc B-52 đã trúng tên lửa SA-2 rồi nổ trên không trung, khiến Phạm Tuân nghĩ rằng tên lửa của ông đã phá hủy mục tiêu.[41] Nhưng nếu phân tích, điều này là rất khó xảy ra. Thời gian từ khi phóng tên lửa tới khi thoát ly của Phạm Tuân chỉ kéo dài 4-5 giây. Trong số các phi công Mỹ bị bắt, trung úy Paul Louis Granger, phi công phụ lái B-52 khai máy bay của anh ta bị MiG bắn trước, sau đó lại bị tên lửa SA-2 bồi thêm.[42] Tuy nhiên đó là trường hợp của chiếc B-52D số hiệu 56-0622, mật danh “Orange 03” bị bắn rơi tại Yên Viên lúc 20 giờ 32 phút (tức 13 giờ 32 phút giờ GMT) ngày 20 tháng 12 năm 1972.[43][44]
Ngày 28/12/1972
Ngày hôm sau tức đêm 28-12, phi công Vũ Xuân Thiều cũng được ghi nhận đã hạ được B-52 trên bầu trời Sơn La, nhưng Thiều và máy bay bị mất cùng với máy bay địch.
Kết quả
Thiệt hại của Không quân Mỹ theo phía Mỹ công bố là 11 chiếc B-52 đã bị bắn rơi trên lãnh thổ Bắc Việt Nam, 5 chiếc khác rơi tại Lào hoặc Thái Lan[45]. 26 phi công B-52 được cứu thoát, 33 người khác bị chết hoặc mất tích, 33 bị bắt làm tù binh chiến tranh[45]. Đồng thời không quân chiến thuật Mỹ mất 12 máy bay (2 F-111, 3 F-4, 2 A-7, 2 A-6, 1 EB-66, 1 trực thăng cứu hộ HH-53 và 1 máy bay RA-5C), 10 phi công chiến thuật bị chết, 8 bị bắt, và 11 được cứu thoát. Trong số 28 máy bay cả B-52 và chiến thuật bị bắn rơi, 17 trường hợp do trúng tên lửa SA-2, 3 trường hợp do bị máy bay MiG tấn công vào ban ngày, 3 do pháo phòng không, và 3 trường hợp không rõ nguyên nhân. 4 chiếc B-52 khác bị trúng đạn hư hại nặng nhưng vẫn bay về được sân bay và 5 chiếc khác bị hỏng mức trung bình.
Theo số liệu của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa[46], tổng cộng trong 12 ngày đêm có 81 máy bay bị bắn rơi, trong đó có 34 chiếc B-52 (có 16 chiếc rơi tại chỗ), 5 chiếc F-111 (có 2 chiếc rơi tại chỗ).
Theo ước tính của Hoa Kỳ, Việt Nam đã phóng hơn 1.000 tên lửa sau 12 ngày đêm, nghĩa là theo Mỹ thì lượng đạn tên lửa của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã sắp cạn kiệt, có những ý kiến cho rằng nếu Hoa Kỳ kiên trì đánh phá thêm vài ngày thì có thể đã giành được chiến thắng. Tuy nhiên theo thống kê của Quân đội Nhân dân Việt Nam, thực ra trong toàn chiến dịch họ chỉ phóng 334 đạn tên lửa SA-2 (bao gồm 241 tên lửa phóng ở Hà Nội)[47], bằng 60% dự trữ số đạn tốt của Hà Nội, Hải Phòng. Việc Hoa Kỳ ước tính số tên lửa đã phóng cao gấp 3 lần thực tế là do chiến thuật bắn “tên lửa giả” của Việt Nam (tên lửa vẫn nằm dưới đất nhưng lại phát sóng tên lửa ra ngoài để làm đội hình F-4 bảo vệ B-52 của Mỹ tưởng bị nhắm bắn, phải tìm cách né tránh làm rối loạn đội hình)[47] Mặt khác, trong 12 ngày đêm, quân đội Việt Nam cũng phục hồi được hơn 300 tên lửa cũ để tái sử dụng, như vậy thực ra kho tên lửa dự trữ của Việt Nam chỉ sụt đi khoảng 6% (khoảng 30 quả).
Cùng với đạn tên lửa là 2.036 viên đạn pháo 100mm, 15.669 viên đạn 57mm, 19.454 viên đạn 37mm, 1.147 viên đạn 14.5mm đã được bắn, chiếm 66% lượng dự trữ của Hà Nội và Hải Phòng. Như vậy nếu tiếp tục duy trì cường độ này, Quân đội Nhân dân Việt Nam vẫn có đủ đạn dược để chiến đấu thêm 20 ngày nữa. Ngoài ra, trong trường hợp kho đạn tại Hà Nội-Hải Phòng cạn kiệt thì có thể huy động hàng trăm đạn tên lửa từ các kho ở Khu IV (Thanh Hóa, Nghệ An) để tiếp tục chiến đấu thêm khoảng 10 ngày (tổng cộng có thể kéo dài chiến đấu thêm 30 ngày). Chưa kể 2 trung đoàn tên lửa SA-3 mới có năng lực cao hơn SA-2 cùng 200 tên lửa được dự kiến sẽ đưa vào chiến đấu vào ngày 31 tháng 12 năm 1972. Trên thực tế, khi các cuộc không kích của Hoa Kỳ tiếp diễn tại Khu IV trong tháng 1 năm 1973, các đơn vị tên lửa SA-2 của Việt Nam đóng ở Thanh Hóa vẫn đủ sức tiếp tục chiến đấu, bắn rơi và bắn hỏng thêm 4 chiếc B-52[48]
Một số thống kê khác của Việt Nam:[49]
- Trong 34 B-52 bị bắn rơi, 29 chiếc là do tên lửa phòng không, 3 chiếc là do pháo cao xạ 100mm, 2 chiếc là do tiêm kích MiG-21.
- Tên lửa phòng không bắn rơi 36 máy bay các loại, không quân tiêm kích bắn rơi 12 máy bay, còn lại là pháo hoặc súng máy cao xạ bắn rơi.
- Đơn vị phát hiện B-52 đầu tiên: Đại đội radar 16 trung đoàn 291 – 19h10 ngày 18 tháng 12.
- Đơn vị đầu tiên đánh B-52: Tiểu đoàn 78 trung đoàn 257 – 19h44 ngày 18 tháng 12.
- Đơn vị bắn rơi B-52 đầu tiên: Tiểu đoàn 59 trung đoàn 261 – 20h13 ngày 18 tháng 12.
- Trung đoàn 261 bắn rơi nhiều B-52 nhất: 12 chiếc.
- Trung đoàn 257 bắn rơi tại chỗ nhiều B-52 nhất: 8 chiếc.
- Tiểu đoàn 57 (trung đoàn 261) bắn rơi nhiều B-52 nhất: 4 chiếc.
- Tiểu đoàn bắn rơi tại chỗ nhiều B-52 nhất: Tiểu đoàn 77 (trung đoàn 257) và Tiểu đoàn 93 (trung đoàn 261): mỗi tiểu đoàn bắn rơi 3 chiếc B-52.
- Tiểu đoàn 79 (trung đoàn 257) bắn rơi chiếc B-52 cuối cùng: 23h16 ngày 29 tháng 12
- Tiểu đoàn 72 (trung đoàn 285) bắn quả tên lửa cuối cùng trong chiến dịch: 23h29 ngày 29 tháng 12
Sự phản đối của quốc tế
Chiến dịch ném bom bị phản đối rất mạnh mẽ trên khắp thế giới, công dân ở các nước Xã hội Chủ nghĩa gây áp lực để yêu cầu chính phủ của mình chính thức lên án các cuộc ném bom. Trung Quốc và Liên Xô đều đặn thể hiện sự bất bình trước việc tái ném bom, nhưng họ đã không có một động thái nào khác. Thực tế, các chỉ trích mạnh mẽ hơn lại là ở các nước phương Tây. Tại Paris, báo Le Monde so sánh với cuộc ném bom hủy diệt Guernica do Phát-xít Đức thực hiện trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha. Tờ báo lớn nhất của Anh, the Daily Mirror, bình luận: “Việc Mỹ quay lại ném bom Bắc Việt Nam đã làm cho cả thế giới lùi lại vì ghê sợ”. Các chính phủ Anh, Ý và Thụy Điển đã lên tiếng. Một trong những phản ứng dữ dội nhất là của Thủ tướng Thụy Điển, ông đã lên án cuộc ném bom là một tội ác chống lại loài người trên quy mô đạo đức của sự tàn bạo của phát xít tại trại tập trung Treblinka. Palme còn đích thân đến một cửa hàng tổng hợp để thu thập chữ ký cho một kiến nghị toàn quốc đòi chấm dứt ném bom – để gửi tới Nixon.[50]
Tại Mỹ, Nixon bị chỉ trích là điên rồ (madman). Nhiều người trong số những người đã từng ủng hộ cuộc ném bom hồi tháng 5 nay chất vấn cả sự cần thiết và tính tàn bạo bất thường của Linebacker II.[51] Quyển Võ Nguyên Giáp – Tổng tập hồi ký dẫn bài báo của hãng AP có đăng lời của Nguyễn Văn Thiệu vào tháng 8/1972 kêu gọi Mỹ “hãy ném bom tan nát miền Bắc Việt Nam”. Quyển hồi ký của Võ Nguyên Giáp cũng dẫn bài trên báo Nhân đạo (L’humanité) của Pháp bình luận rằng: “Ngay cả trong Thế chiến thứ hai, những viên tướng Pháp phản bội cũng không dám đề nghị đồng minh của chúng (Đức Quốc xã) tàn phá Paris (để ngăn quân Anh-Mỹ). Thế mà nay Thiệu lại muốn Mỹ ném bom tàn phá đất nước mình. Thiệu thật đáng xấu hổ hơn cả sự xấu hổ”[52]
Ngày 30 tháng 12 năm 1972, Tổng thống Nixon ra lệnh chấm dứt ném bom (với lý do duy nhất được phát ngôn viên của ông đưa ra là “có dấu hiệu rõ ràng rằng đàm phán nghiêm túc có thể được nối lại”) và hội đàm lại để ký kết hiệp định. Có hai xu hướng bình luận về sự kiện này. Một xu hướng cho rằng đó là do áp lực của dư luận thế giới và nhân dân Mỹ, và thất bại trong việc buộc Hà Nội nhượng bộ. Xu hướng khác[33] lại cho rằng đó là do chiến dịch đã đạt được mục tiêu là chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tỏ ý muốn quay lại đàm phán, nhưng đại tướng Võ Nguyên Giáp thì khẳng định phía Mỹ bỏ họp trước và chính phía Mỹ đề nghị nhóm họp lại bằng một công điện gửi vào ngày 22/12 (1 ngày sau khi 7 chiếc B-52 bị bắn hạ chỉ trong 1 đêm)[53] Dù sao, điều quan trọng là Hiệp định Paris có phương án cuối cùng về cơ bản không khác mấy so với phương án đã được ký tắt trước khi đàm phán bị đình trệ do Hoa Kỳ từ chối ký kết. Điều này có nghĩa rằng Chiến dịch Linebacker II mà Hoa Kỳ tiến hành đã không thu được một kết quả nào.
Đánh giá
Sách báo Việt Nam gọi chiến dịch Linebacker II này là trận Điện Biên Phủ trên không, như một cách nêu bật thắng lợi của lực lượng phòng không Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong chiến dịch.
Charles Barrows, đại úy hoa tiêu B-52 bị bắt làm tù binh đặt vấn đề ngay khi còn ngồi ở Hỏa Lò: “Hệ thống điện tử trên máy bay B-52 rất tinh vi và đắt tiền nhưng vẫn không gây nhiễu nổi rađa Bắc Việt Nam. Siêu pháo đài bay B-52 đã cải tiến nhiều lần, máy móc rất tốt… Các phi công B-52 được huấn luyện công phu, thành thạo các chiến thuật hiện đại và B-52 được bảo vệ dày đặc, nhưng vẫn bị bắn rơi vì đạn phòng không… Không quân chiến lược của Mỹ không thể chịu đựng nổi tỷ lệ tổn thất về B.52 trên bầu trời Hà Nội”.[54]
Trên tạp chí Không quân Mỹ, John L. Frisbee viết: “Trong thời kỳ Thế chiến thứ 2, tổn thất máy bay ném bom bị phòng không hay máy bay chiến đấu đối phương bắn hạ tại hai chiến trường chính yếu được ước tính trung bình: cứ 64 phi xuất thì có 1 chiếc bị bắn hạ. Trái lại, trên không phận Hà Nội và Hải Phòng thì cứ 49 phi xuất lại có một B-52 bị bắn rơi”.
Cựu Phó Tham mưu trưởng không quân Mỹ khi trả lời tạp chí AirForce vào tháng 6/1973 cũng thừa nhận: “Bắc Việt Nam rõ ràng là có nhiều kinh nghiệm bắn tên lửa SAM cũng như các loại súng phòng không khác. Họ cũng có nhiều kinh nghiệm trong việc phát hiện máy bay từ các đài điều khiển mặt đất… Không quân Mỹ đã tiến hành chiến tranh điện tử trên quy mô lớn, nhưng các máy bay vẫn dễ bị tổn thương. Chúng tôi cho rằng Bắc Việt Nam đã phát triển được các lực lượng phòng không dày dạn kinh nghiệm nhất thế giới. Rõ ràng họ có kinh nghiệm hơn bất cứ nước nào trong việc phóng tên lửa để hạ máy bay”.[54]
Ngay khi mặt trời mọc vào sáng hôm 19-12, 2 chiếc B-52 đã bị hạ ngay trong đêm đầu tiên. Điện mừng từ khắp nơi tới tấp gửi về Bộ tư lệnh phòng không Thủ đô. Tướng Nhẫn nhớ lại: “Một bầu không khí đặc biệt tràn ngập sở chỉ huy các cấp từ các tiểu đoàn tới Bộ tổng tham mưu, từ hậu phương miền Bắc tới tiền tuyến miền Nam. Việc lực lượng phòng không Thủ đô đã đương đầu và giáng trả được loại vũ khí mạnh nhất của Mĩ, điều đó đã làm nức lòng quân dân cả nước”.[38]
Đại tá Markov Lev Nicolayevich, từ tháng 10-1971 đến tháng 8-1972 từng giảng dạy tại Trường Sĩ quan Phòng không và huấn luyện các kíp trắc thủ tên lửa cho Việt Nam. Ông cho rằng: “Tôi đã nghiên cứu kỹ chiến lược chiến tranh của nhiều nước và thấy rằng, trên thế giới ít có cuộc chiến nào mà bên phòng vệ thắng bên tấn công, nhất là khi có sự chênh lệch quá lớn về tiềm lực quân sự, vũ khí trang bị như giữa quân đội Việt Nam và quân đội Mỹ, đặc biệt là “siêu pháo đài bay B-52“, mà người Mỹ khoe là không thể bị bắn hạ! Vậy mà Việt Nam đã đánh thắng rất giòn giã. Đó thực sự là cuộc chiến tranh của trí tuệ với trí tuệ, thông minh “chọi” thông minh, chứ không phải là cuộc chiến tranh thông thường!”.[55]
Tác giả Marshall Michael viết: “Sau này hai phía mới chỉ dừng ở việc cùng công nhận rằng Linebacker II là trận đấu quan trọng quyết định cục diện chiến tranh. Đối với người Mỹ, Hiệp định hòa bình Paris đã giúp tổng thống Nixon hoàn thành mục tiêu đưa tù binh về nước và chấm dứt sự can dự của Mỹ vào cuộc chiến Việt Nam mà vẫn thực hiện cam kết làm chỗ dựa cho chính quyền Nam Việt Nam. Người Việt Nam lại cho rằng chiến dịch ném bom của Mỹ là nhằm mục đích buộc họ khuất phục và rút quân khỏi Miền Nam. Vậy nên khi bản Hiệp định cho phép họ vẫn được giữ quân ở Miền Nam, người Việt Nam cho rằng chiến dịch Linebacker II đã thất bại và niềm tin này càng được củng cố khi quân đội của họ trú quân ở phía nam tiến hành chiến dịch tổng tiến công thống nhất đất nước vào năm 1975. Nhưng để hiểu một cách tường tận sự khác biệt quan điểm này, tôi đã phải ghi nhận cách hiểu của người Việt rằng Linebacker II đơn giản chỉ là một thắng lợi trong chuỗi thắng lợi trong suốt 30 năm kháng chiến giành độc lập. Bằng chứng cho thắng lợi đó là việc họ đã hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước.”[38]
Tưởng nhớ
Trong trận bom rải thảm phố Khâm Thiên, Hà Nội đêm 26 tháng 12 năm 1972 đã làm chết 278 người, trong đó có 91 phụ nữ, 40 cụ già, 55 trẻ em; làm cho 178 cháu mồ côi trong đó có 66 cháu mồ côi cả cha lẫn mẹ; 290 người bị thương, 2.000 ngôi nhà, trường học, đền chùa, rạp hát, trạm xá bị sập, trong đó có 534 ngôi nhà bị phá hủy hoàn toàn.[56]
Ngôi nhà số 51 phố Khâm Thiên chỉ còn là một hố bom, bảy người sống trong ngôi nhà này không còn ai sống sót. Mảnh đất này trở thành một đài tưởng niệm với một tấm bia mang dòng chữ “Khâm Thiên khắc sâu căm thù giặc Mỹ” và một bức tượng bằng đồng tạc hình một phụ nữ bế trên tay một đứa trẻ đã chết vì bom Mỹ, tượng được lấy nguyên mẫu từ chính chủ nhân của ngôi nhà bị hủy diệt này. Kể từ sau trận bom ấy, hàng năm, đến những ngày kỉ niệm trận bom, người dân trên phố, và nhiều nơi khác tới đây thắp hương tưởng niệm những người đã chết vì bom Mỹ.
Trong sân bệnh viện Bạch Mai có tấm bia mang chữ “Căm thù” để ghi nhớ về vụ B-52 ném bom trúng bệnh viện này vào ngày 22 tháng 12. khiến 1 bệnh nhân và 30 y tá, bác sĩ thiệt mạng, có 1 y tá đang mang thai 3 tháng[57]. (khi đó hầu hết bác sĩ, bệnh nhân đã được sơ tán. Mỗi khoa chỉ giữ lại vài ba người để trực cấp cứu. Có khoảng 300 bệnh nhân ở dưới hầm).
Chú thích
- ^ James R. McCathy and Robert E. Rayfield. Linebacker II a view from the rock. page 29-34
- ^ Nghiêm Đình Tích (Chủ biên). Lịch sử Bộ đội Tên lửa phòng không 1965-2005. NXB Quân đội nhân dân. Hà Nội 2005. trang 361-362.
- ^ a ă B-52_Stratofortress, Project Get Out and Walk
- ^ Robt. F. Dorr and Lindsay Peacock. Boeing’s Cold War Warrior: B-52 Stratofortress. Published 1995.
- ^ Nguyễn Minh Tâm (chủ biên). Hà Nội – Điện biên phủ trên không. NXB Quân đội nhân dân. Hà Nội. 2008. trang 218-221.
- ^ Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tập VI
- ^ John Morocco, Rain of Fire. Boston: Boston Publishing Company, 1985, p. 150.
- ^ “Nga nói gì về cuộc đấu MiG-21 và F-4 ở Việt Nam(2)”. Kienthuc.net.vn. Truy cập 14 tháng 10 năm 2015.
- ^ George Herring, America’s Longest War, John Wikey & Sons, 1979, tr. 248
- ^ a ă Chronology: How Peace Went off the Rails 1 tháng 1, 1973. TIME.
- ^ Richard Nixon. The memory of Nixon. Grosset and Dunlap. London.1978.page 730,734.
- ^ Henry Kissinger. A la Maison Blanch. 1968-1973. Ed. Fayard. Paris. 1979.
- ^ Clashes: Air Combat Over North Vietnam, 1965-1972, Marshall L. Michell III, Naval Institute Press, ISBN/SKU: 9781591145196, page 271, trích “Linebacker II was completely different from the interdiction policy of Rolling Thunder and Linerbacker I; Linerbacker II would be a sustained maximum effort to destroy all major target complexes in the Hanoi and Haiphong areas. This could be done by Phantoms, even with LGBs; it required a massive application of force, which could only be exerted by B-52 strikes. Linebacker II also involved the removal of many of the restrictions surrounding the previous operations over North Vietnam, except an atempt to “minimize the danger to civillian population to the extent feasible without compromising effectiveness” and to “avoid known POW compounds, hospitals and religious structures.“
- ^ George Ireken, The Diary of Senate (US), 1977, page 55, 57 và 136
- ^ George C. Herring, Cuộc chiến tranh dài ngày nhất của nước Mỹ, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998.
- ^ Gabriel Kolko. Giải phẫu một cuộc chiến tranh. Dịch giả: Nguyễn Tấn Cưu. NXB Quân đội Nhân dân. Hà Nội. 2003. trang 64, 66
- ^ Lưu Văn Lợi – Nguyễn Anh Vũ. Các cuộc thương lượng Lê Đức Thọ-Kissinger tại Paris. NXB Công an nhân dân. Hà Nội. 2002
- ^ Nghiêm Đình Tích (chủ biên). Lịch sử bộ đội tên lửa phòng không (1965-2005). NXB Quân đội nhân dân. Hà Nội. 2005. trang 357.
- ^ Linebacker: Karl J. Eschmann. The Untold Story of the Air Raids Over North Vietnam
- ^ Nghiêm Đình Tích (chủ biên). Lịch sử bộ đội tên lửa phòng không (1965-2005). NXB Quân đội nhân dân. Hà Nội. 2005. Trang 361.
- ^ Nghiêm Đình Tích (chủ biên). Lịch sử bộ đội tên lửa phòng không (1965-2005). NXB Quân đội nhân dân. Hà Nội. 2005. Trang 361-362.
- ^ Nguyễn Minh Tâm (chủ biên). Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không. NXB Quân đội nhân dân. Hà Nội. 2008. trang 30.
- ^ Nguyễn Minh Tâm (chủ biên). Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không. NXB Quân đội nhân dân. Hà Nội. 2008. trang 29-30.
- ^ Nguyễn Minh Tâm (chủ biên). Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không. NXB Quân đội nhân dân. Hà Nội. 2008. trang 37-38
- ^ Cuộc tập kích căn cứ radar Ai Cập năm 1969 của Israel, VnExpress, 21/1/2004
- ^ a ă “Điện Biên Phủ trên không”: Các anh hùng không quân giải nghĩa chiến thắng, Infonet – Báo điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông, Thứ hai 10/12/2012
- ^ Bộ khí tài KX “vạch nhiễu” tìm B52, Đại tá, TS DƯƠNG ĐÌNH LẬP, Báo điện tử Quân đội nhân dân, ngày 16/11/2012
- ^ Những ngày “vạch nhiễu tìm thù”, Bùi Vũ Minh, Báo điện tử Quân đội nhân dân, Chủ Nhật, 19/12/2010
- ^ Phương pháp bắn 3 điểm – sáng tạo độc đáo của bộ đội tên lửa, Nguyễn Đình Kiên, Báo điện tử Quân đội nhân dân, ngày 12/05/2012
- ^ Bộ đội tên lửa Việt Nam rất dũng cảm, sáng tạo…, QUÂN THỦY, Báo điện tử Quân đội nhân dân, 08/12/2012
- ^ Chân trần Chí thép. James Zumwalt. NXB tổng hợp TP Hồ Chí Minh. Trang 173
- ^ “Rồng lửa” xuất trận, ác quỷ rùng mình…, Thái Hà, Pháp luật & Xã hội, Thứ Bảy, 08/12/2012
- ^ a ă LINEBACKER II, Walter J. Boyne, November 1997, Vol. 80, No. 11, Air Force Magazine Online
- ^ Hà Nội – những tháng ngày sơ tán, báo Tuổi trẻ
- ^ Nguyễn Thị Tâm Bắc, Hà Nội máu và hoa, báo Quân đội Nhân dân, 22/12/2007
- ^ George Herring, tr. 248
- ^ “North Vietnam Says 1,318 Dead in the Raids on Hanoi,” New York Times, tháng 5, 1973, tr. 3.
- ^ a ă â b c Chiến dịch ném bom Giáng Sinh. Tác giả: Marshall Michael – Tạp chí Hàng không và Vũ trụ số 1/1/2001
- ^ “American airmen not only underestimated the North Vietnamese defenses, they especially underestimated the impact of flak”.
Kenneth P. Werrell, Linebacker II: The Decisive Use of Air Power?, Air University Review, January-March 1987 - ^ Điện Biên Phủ trên không, 35 năm ôn lại, Hoàng Liêm, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, 18/12/2007
- ^ Michel 2002, pp. 205–206.
- ^ Lê Kim. Trên những chặng đường giải phóng miền Nam, (tập ký sự). NXB Công an nhân dân. Hà Nội. 2004. trang 201 (trong phần 2: “Kể chuyện giặc lái B-52”)
- ^ Thống kê máy bay bị bắn rơi của USAF từ ngày 18 đến ngày 19 tháng 12 năm 1972 (bản này ghi là B-52G)
- ^ Tài liệu thống kê các trường hợp bị rơi của máy bay B-52
- ^ a ă McCarthy, Brig. Gen. James R. and LtCol. George B. Allison, Linebacker II: A View from the Rock, page 172, 173. Maxwell Air Force Base AL: Air University Press, 1979
- ^ Hiệp định Pari-Mốc son chói lọi của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam , Bộ Ngoại giao Việt Nam, 25/1/2003
- ^ a ă http://dantri.com.vn/xa-hoi/b52-sap-bay-ten-lua-sam-2-tren-bau-troi-ha-noi-672699.htm
- ^ Nghiêm Đình Tích (chủ biên). Lịch sử bộ đội tên lửa phòng không. NXB Quân đội nhân dân. 2005. trang 411-412
- ^ Nguyễn Minh Tâm (chủ biên). Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không. NXB Quân đội nhân dân. Hà Nội. 2008. trang 221-224
- ^ 40 năm chiến thắng Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không: Dư luận cô lập Richard Nixon, Báo Lao Động số 303 – Thứ tư 26/12/2012
- ^ George Herring, tr. 248,249
- ^ Võ Nguyên Giáp – Tổng tập hồi ký. NXB Quân đội nhân dân. Trang 1148
- ^ Võ Nguyên Giáp, Tổng tập hồi ký Võ Nguyên Giáp, Tổng hành dinh trong mùa xuân toàn thắng, Chương 1, trang 1155, Nxb Quân đội Nhân dân, 2006
- ^ a ă CHẶN ĐỨNG “PHÁO ĐÀI BAY”, Trường Minh, Báo VietNamNet, 03/12/2012
- ^ Cố vấn Liên Xô: Chiến thắng B-52 của Việt Nam là độc nhất
- ^ Nguyễn Minh Tâm (chủ biên). Hà Nội – Điện biên phủ trên không. NXB Quân đội nhân dân. Hà Nội. 2008. trang 156-157.
- ^ 4 ngày đào bới cứu người ở Bệnh viện Bạch Mai, Báo Lao Động số 297 – Thứ tư 19/12/2012
Liên kết ngoài
- Walter J. Boyne, Linebacker II, November 1997, Vol. 80, No. 11, Air Force Magazine Online.
- Điện Biên Phủ trên không Thượng tá Trần Việt Anh (Viện Lịch sử quân sự Việt Nam), báo Nhân dân điện tử ngày 11-12-2004.
- Qua những trang sách “Linebecker II”-Phi công Mỹ nhớ lại
Một số bài báo đăng trên tạp chí TIME vào các thời điểm quanh chiến dịch Linebacker II:
- Chronology: How Peace Went off the Rails bài đăng ngày 01-01-1973, trình tự các sự kiện xung quanh đàm phán tại Paris cho đến khi đợt ném bom được bắt đầu.
- More Bombs Than Ever bài đăng ngày 01-01-1973 về diễn biến đợt ném bom.
- Outrage and Relief bài đăng ngày 8-01-1973, liệt kê bình luận của báo chí và các chính khách trước và sau khi đợt ném bom chấm dứt.
- Paris Peace in Nine Chapters bài đăng ngày 05-02-1973. Nội dung hiệp định Paris và so sánh với phiên bản trước cuộc ném bom.
- Bí mật chiến dịch Linebacker II (trên báo Thanh Niên): kỳ I, kỳ II, kỳ III, kỳ IV, kỳ cuối
- Phạm Duy Trưởng – Điện Biên Phủ trên không: Ta thắng Mỹ bởi bản lĩnh, trí tuệ Việt Nam Kỳ 2 (Vỏ quýt dày có móng tay nhọn)
Xem thêm
- Mặt trận đất đối không miền Bắc Việt Nam 1972
- B-52 trong Chiến tranh Việt Nam
- Em bé Hà Nội (1974, phim)
- Hà Nội 12 ngày đêm (2002, phim)
- Trận đánh và chiến dịch trong Chiến tranh Việt Nam
- Chấm dứt năm 1972
- Khởi đầu năm 1972
- Xung đột năm 1972
Rita Levi-Montalcini
Rita Levi-Montalcini | |
---|---|
![]() Rita Levi-Montalcini
|
|
Sinh | 22 tháng 4, 1909 Torino, Ý |
Mất | 30 tháng 12, 2012 (103 tuổi) Rome, Ý |
Sắc tộc | Do Thái |
Tôn giáo | Theo thuyết bất khả tri |
Ngành | Thần kinh học |
Alma mater | Trường Y học Torino – Đại học Torino |
Nổi tiếng vì | Nhân tố tăng trưởng thần kinh (NGF) |
Giải thưởng | Giải Nobel Sinh lý và Y khoa (1986) Huy chương Khoa học quốc gia (1987) |
Rita Levi-Montalcini (sinh 22 tháng 4, 1909 – mất 30 tháng 12, 2012[1]), được trao Huân chương Cavaliere di Gran Croce, OMRI[2] là một nhà thần kinh học người Ý, cùng với đồng nghiệp Stanley Cohen, đã đoạt Giải Nobel Sinh lý và Y khoa năm 1986 cho công trình phát hiện ra Nhân tố tăng trưởng thần kinh (Nerve Growth Factor, NGF). Từ năm 2001, bà cũng là thượng nghị sĩ suốt đời ở Thượng nghị viện Ý.
Hiện nay, bà là người đoạt giải Nobel lớn tuổi nhất còn sống và cũng là người đầu tiên đoạt giải Nobel sống tới 100 tuổi[3]. Ngày 22.4.2009 bà đã ăn mừng sinh nhật thứ 100 của mình tại tòa thị sảnh Roma.[4]
Mục lục
Tiểu sử
Thời niên thiếu
Bà sinh tại Torino[1] trong một gia đình Do Thái Sephardic[5], cùng với người chị song sinh Paola, bà là con út trong số 4 người con. Cha của bà là Adamo Levi, một kỹ sư ngành điện và một nhà toán học có năng khiếu; mẹ là Adele Montalcini, một họa sĩ có tài, theo Levi-Montalcini mô tả là “một người thanh lịch”.
Levi-Montalcini quyết định theo học trường y, sau khi thấy một bạn thân của gia đình chết vì bệnh ung thư. Bà đã vượt qua được sự phản đối của người cha — ông tin rằng “một nghề chuyên môn sẽ gây trở ngại cho các bổn phận của người vợ và người mẹ” — và ghi tên vào học trường y khoa Torino năm 1930, cùng học với Giuseppe Levi. Sau khi tốt nghiệp năm 1936, bà làm phụ tá cho Levi, nhưng sự nghiệp của bà bị cắt đứt bởi Tuyên ngôn Chủng tộc[6] của Benito Mussolini và sau đó việc áp dụng bộ luật ngăn cản các người Do Thái làm các nghề theo trình độ đại học và các nghề chuyên môn.
Sự nghiệp
Trong Thế chiến thứ hai, bà làm các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm ở nhà, nghiên cứu sự tăng trưởng của các sợi thần kinh trong phôi của gà. Việc này dẫn tới công trình nghiên cứu căn bản của bà sau này. Phòng thí nghiệm di truyền học đầu tiên của bà được đặt trong phòng ngủ ở nhà. Năm 1943, gia đình bà di chuyển xuống phía nam tới Firenza, và bà cũng lập phòng thí nghiệm tư ở đây. Năm 1945, gia đình quay trở lại Torino.
Tháng 9 năm 1946, Levi-Montalcini nhận một lời mời tới Đại học Washington tại St. Louis, dưới sự trông nom của giáo sư Viktor Hamburger. Mặc dù lời mời ban đầu chỉ là một học kỳ, nhưng bà đã ở lại đây 30 năm. Chính tại đây, bà đã làm công trình quan trọng nhất của mình: Từ các quan sát một số mô ung thư – loại mô gây ra tốc độ tăng trưởng tế bào thần kinh cực nhanh – bà đã cô lập nhân tố tăng trưởng thần kinh (NGF) trong năm 1952. Bà được cử làm giáo sư năm 1958, và năm 1962, bà lập một đơn vị nghiên cứu ở Roma, chia thời gian làm việc giữa Rome và St. Louis.
Từ năm 1961 tới năm 1969 bà lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu khoa Sinh học thần kinh (Neurobiology) tại “Hội đồng nghiên cứu quốc gia” (Consiglio Nazionale delle Ricerche, CNR) (Rome), và từ năm 1969 tới năm 1978 lãnh đạo Phòng thí nghiệm Sinh học tế bào.
Thượng nghị sĩ suốt đời
Ngày 1.8.2001 bà được tổng thống Cộng hòa Ý, Carlo Azeglio Ciampi bổ nhiệm làm thượng nghị sĩ suốt đời[1].
Ngày 28–29.4.2006 Levi-Montalcini, ở tuổi 97, tham dự buổi khai mạc cuộc họp thượng nghị viện mới được bầu, để bầu chọn chủ tịch thượng nghị viện; bà tuyên bố ủng hộ ứng cử viên phe trung tả Franco Marini. Levi-Montalcini – thượng nghị sĩ niên trưởng ở thượng viện – đã chọn không làm chủ tịch tạm thời trong dịp này. Bà luôn tham dự các cuộc thảo luận ở thượng viện, trừ khi bận công việc khoa học. Do việc ủng hộ chính phủ Romano Prodi của mình, bà thường bị một số thượng nghị sĩ cánh hữu chỉ trích, cáo buộc bà đã “cứu” chính phủ khi phe ủng hộ chính phủ ở thượng viện chỉ là đa số ít ỏi (nhờ lá phiếu của bà). Bà thường bị công khai lăng nhục, cả trên các blogs, từ năm 2006, bởi cả các thượng nghị sĩ trung hữu như Francesco Storace, lẫn các bloggers cực hữu, vì tuổi cao và nguồn gốc Do Thái của mình.[7][8]
Cho tới 2012, Levi-Montalcini là người đoạt giải Nobel già nhất và sống lâu nhất, mặc dù tai bị nghễnh ngãng và mắt gần như bị mù, vẫn giữ cương vụ chính trị trong nước mình.[9]
Bà qua đời nửa chừng ở ngày 30 tháng 12 năm 2012 ở tuổi 103 tại Rome, Ý trong khi bà vẫn chưa sống qua mùa đông năm 2012.
Gia đình
Bà có một người anh trai, Gino, bị chết năm 1974 vì đau tim. Ông là một trong các kiến trúc sư nổi tiếng nhất của Ý và là giáo sư tại Đại học Torino.
Bà cũng có hai chị gái: Anna, lớn hơn bà 5 tuổi, và Paola, chị em song sinh với bà Paola Levi-Montalcini, là một nghệ sĩ được ưa chuộng, đã từ trần năm 2000.
Giải thưởng và vinh dự
- Năm 1968, bà trở thành người phụ nữ thứ 10 được bầu vào Viện hàn lâm Khoa học quốc gia Hoa Kỳ.
- Năm 1974, bà được bầu vào Viện hàn lâm giáo hoàng về Khoa học
- Năm 1982, bà được trao Giải Rosenstiel (chung với Stanley Cohen)
- Năm 1983, bà được trao giải Louisa Gross Horwitz của Đại học Columbia cùng với Stanley Cohen (người cùng đoạt giải Nobel Sinh lý và Y khoa năm 1986) và Viktor Hamburger.
- Năm 1986, Levi-Montalcini và người cộng tác Stanley Cohen được nhận giải Nobel Sinh lý và Y khoa, và bà trở thành người thứ tư thuộc cộng đồng Do Thái thiểu số (dưới 50.000 người) nhưng lâu đời ở Ý đoạt giải Nobel, sau Emilio Segrè, Salvador Luria (một người bạn và đồng liêu ở đại học) và Franco Modigliani.
- Năm 1987, bà được thưởng Huy chương Khoa học quốc gia, vinh dự cao nhất của giới khoa học Hoa Kỳ.
- Năm 1999, bà được Tổng giám đốc của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) Jacques Diouf bổ nhiệm làm đại sứ thiện chí của cơ quan này.[10]
- Năm 2001, bà được tổng thống Ý Carlo Azeglio Ciampi bổ nhiệm làm thượng nghị sĩ suốt đời.
- Năm 2006 bà nhận học vị danh dự về kỹ thuật y-sinh (biomedical engineering) của Đại học bách khoa Torino, thành phố sinh trưởng của bà.
- Năm 2008 bà nhận bằng tiến sĩ danh dự của Đại học Complutense Madrid (Universidad Complutense de Madrid, UCM), Tây Ban Nha.
- Bà là thành viên của Hàn lâm viện Khoa học giáo hoàng (Pontifical Academy of Sciences)
Các sách xuất bản
- Rita Levi Montalcini, Elogio dell’imperfezione, Gli elefanti Saggi, Garzanti, 1999 (nuova edizione accresciuta).
- Rita Levi-Montalcini, Origine ed Evoluzione del nucleo accessorio del Nervo abducente nell’embrione di pollo, Tip. Cuggiani, 1942
- Rita Levi-Montalcini, Elogio dell’imperfezione, Garzanti, 1987
- Rita Levi-Montalcini, NGF: apertura di una nuova frontiera nella neurobiologia, Roma Napoli, 1989
- Rita Levi-Montalcini, Sclerosi multipla in Italia: aspetti e problemi, AISM, 1989
- Rita Levi-Montalcini, Il tuo futuro, Garzanti, 1993
- Rita Levi-Montalcini, Per i settanta anni della Enciclopedia italiana, 1925-1995, Istituto della Enciclopedia italiana, 1995
- Rita Levi-Montalcini, Senz’olio contro vento, Baldini & Castoldi, 1996
- Rita Levi-Montalcini, L’asso nella manica a brandelli, Baldini & Castoldi, 1998
- Rita Levi-Montalcini, La galassia mente, Baldini & Castoldi, 1999
- Rita Levi-Montalcini, Cantico di una vita, Raffaello Cortina Editore, 2000
- Rita Levi-Montalcini, Un universo inquieto, 2001
- Rita Levi-Montalcini, Tempo di mutamenti, 2002
- Rita Levi-Montalcini, Abbi il coraggio di conoscere, 2004
- Rita Levi-Montalcini, Tempo di azione, 2004
- Rita Levi-Montalcini, Eva era africana, 2005
- Rita Levi-Montalcini, I nuovi Magellani nell’er@ digitale, 2006
- Rita Levi-Montalcini, Tempo di revisione, 2006
- Rita Levi-Montalcini, Rita Levi-Montalcini racconta la scuola ai ragazzi, 2007
- Rita Levi-Montalcini, Cronologia di una scoperta, 2009
Nguồn
- Levi-Montalcini, Rita, In Praise of Imperfection: My Life and Work. Basic Books, New York, 1988.
- Yount, Lisa (1996). Twentieth Century Women Scientists. New York: Facts on File. ISBN 0-8160-3173-8.
- Muhm, Myriam: Vage Hoffnung für Parkinson-Kranke – Überlegungen der Medizin-Nobelpreisträgerin Rita Levi-Montalcini, Süddeutsche Zeitung #293, p. 22. December 1986 [1]
Chú thích
- ^ a ă â Page at Senate website (tiếng Ý).
- ^ Quirinale.it
- ^ Nature: “Neuroscience: One hundred years of Rita”
- ^ 22 tháng 4 năm 2009_122334965.html Ansa.it: News in English – Montalcini feted at 100
- ^ Người Do Thái ở bán đảo Iberia và vùng Magfreb
- ^ tiếng Ý là “Manifesto della razza” tháng 7 năm 1938, tước quyền công dân Ý của các ngưòi Do Thái và các chức vụ trong chính phủ cũng như nghề nghiệp mà họ hành xử trước đây
- ^ Mastella: sì al procedimento su Storace
- ^ Dispetto alla Montalcini al seggio, La Repubblica ngày 14 tháng 4 năm 2008
- ^ See: http://www.positanonews.it/dettaglio.php?id=23060
- ^ See: http://www.fao.org/getinvolved/ambassadors/ambassadors/ambassadors-ritalevimontalcini/en/
Tham khảo
- Aloe, Luigi (2004), “Rita Levi-Montalcini: the discovery of nerve growth factor and modern neurobiology.”, Trends Cell Biol. (1 tháng 7 năm 2004) 14 (7): 395–9, doi:10.1016/j.tcb.2004.05.011, PMID 15246433
- Shampo, Marc A.; Kyle, Robert A. (2003), “Stamp vignette on medical science. Rita Levi-Montalcini’s Nobel Prize for work in neurology.”, Mayo Clinic Proc. (1 tháng 12 năm 2003) 78 (12): 1448, doi:10.4065/78.12.1448, PMID 14661672
- Aloe, L. (2003), “Rita Levi-Montalcini and the discovery of nerve growth factor: past and present studies.”, Archives italiennes de biologie (tháng 3 năm 2003) 141 (2-3): 65–83, PMID 12825318
- Cowan, W.M. (2001), “Viktor Hamburger and Rita Levi-Montalcini: the path to the discovery of nerve growth factor.”, Annual Neuroscience Review 24: 551–600, doi:10.1146/annurev.neuro.24.1.551, PMID 11283321
- Provine, R.R. (2001), “In the trenches with Viktor Hamburger and Rita Levi-Montalcini (1965-1974): one student’s perspective.”, Int. J. Dev. Neurosci. (tháng 4 năm 2001) 19 (2): 143–49, doi:10.1016/S0736-5748(00)00081-2, PMID 11255028
- Levi-Montalcini, R (2000), “From a home-made laboratory to the Nobel Prize: an interview with Rita Levi-Montalcini.”, Int. J. Dev. Biol. 44 (6): 563–66, PMID 11061418
- Raju, T.N. (2000), “The Nobel chronicles – 1986: Stanley Cohen (b. 1922); Rita Levi-Montalcini (b. 1909).”, Lancet (ngày 5 tháng 2 năm 2000) 355 (9202): 506, PMID 10841166
- Aloe, L. (1999), “Rita Levi-Montalcini: a brief biographic view of past and present studies on nerve growth factor.”, Microsc. Res. Tech. 45 (4-5): 207–09, doi:10.1002/(SICI)1097-0029(19990515/01)45:4/5<207::AID-JEMT3>3.0.CO;2-E, PMID 10383112
- Bendiner, E. (1992), “Rita Levi-Montalcini and the unveiling of growth factors.”, Hosp. Pract. (Off. Ed.) (1992 Apr 30) 27 (4A): 135–45, PMID 1560084 Kiểm tra giá trị ngày tháng trong:
|publicationdate=
(trợ giúp)
- Pécsi, T. (1987), “Nobel Prize for medicine, 1986 (Rita Levi-Montalcini)”, Orvosi hetilap (ngày 17 tháng 5 năm 1987) 128 (20): 1047–48, PMID 3295669
- Weltman, J.K. (1987), “The 1986 Nobel Prize for Physiology or Medicine awarded for discovery of growth factors: Rita Levi-Montalcini, M.D., and Stanley Cohen, Ph.D.”, N Engl Reg Allergy Proc 8 (1): 47–48, doi:10.2500/108854187779045385, PMID 3302667
Liên kết ngoài
- Autobiography at the Nobel e-Museum
- Article in German
- The Official Site of Louisa Gross Horwitz Prize
- Article in Nature at 100th anniversary: “Neuroscience: One hundred years of Rita”
- AFP Biography (dated ngày 22 tháng 4 năm 2009) celebrating Rita Levi-Montalcini’s 100th Birthday
|
|
![]() |
Wikimedia Commons có thêm thư viện hình ảnh và phương tiện truyền tải về Rita Levi-Montalcini |
- Sinh 1909
- Mất 2012
- Người Ý gốc Do Thái
- Người đoạt giải Nobel Sinh lý và Y khoa
- Người Ý đoạt giải Nobel
- Phụ nữ đoạt giải Nobel
- Hội viên nước ngoài của Royal Society
- Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Pháp
- Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học quốc gia
- Người đoạt Huy chương Khoa học quốc gia (Hoa Kỳ)
- Người song sinh
- Người thọ bách niên Ý
Bài viết mới trên Tình yêu cuộc sống
- Con đường lúa gạo Việt Nam
- Lương Định Của cuộc đời và sự nghiệp
- Lương Định Của quê hương và dòng họ
- Lương Định Của những năm tháng tuổi trẻ
- Lương Định Của luồng gió từ Hà Nội
- Lương Định Của nhà bác học nông dân
- Lương Định Của chính khách giữa lòng dân
- Thầy bạn và học trò Lương Định Của
- Ông bà Của cổ tích giũa đời thường
- Chào ngày mới 28 tháng 12
- Hoàng Kim về với rằm xuân
- Helen Keller người mù điếc huyền thoại
- Chào ngày mới 27 tháng 12
- Trời nhân loại mênh mông
- Chào ngày mới 26 tháng 12
- Chào ngày mới 25 tháng 12
- Đi tìm lịch sử bị quên lãng
- Ông già Noel thật
- Đêm thiêng hạnh phúc
- Chào ngày mới 24 tháng 12
- Mùa xuân quê hương
- Những bài ca bình minh
- Chào ngày mới 23 tháng 12
- Bên lề chính sự: Sự kiện chính cuối năm
- Chào ngày mới 22 tháng 12
- Bên lề chính sự: Nhìn xa hơn 2016
- Chào ngày mới 21 tháng 12
- Chào ngày mới 20 tháng 12
- Chào ngày mới 19 tháng 12
- Bên lề chính sử: Chiến tranh Đông Dương
- Bên lề chính sử: Thư Thủ tướng
- 90 năm Viện KHKTNN miền Nam
- Nhà văn tồn tại ở tác phẩm
- Chào ngày mới 18 tháng 12
- Chào ngày mới 17 tháng 12
- Đến Thái Sơn nhớ Đào Duy Từ
- Chào ngày mới 16 tháng 12
- Đào Duy Từ còn mãi với non sông
- Chào ngày mới 15 tháng 12
- Sông Thương
- Sắn Việt Nam bảo tồn phát triển bền vững
- Chào ngày mới 14 tháng 12
- Chào ngày mới 13 tháng 12
- Đất Mẹ vùng di sản
- Chào ngày mới 12 tháng 12
- Miên Thẩm là Đỗ Phủ văn chương Việt
- Chào ngày mới 11 tháng 12
- Cây Lương thực 12 2015
- Chào ngày mới 10 tháng 12
- Hồ đẹp Tanganyika và Victoria
- Chào ngày mới 9 tháng 12
- Đọc Đỗ Phủ nhớ Đặng Dung
- Chào ngày mới 8 tháng 12
- Lên non thiêng Yên Tử
- Chào ngày mới 7 tháng 12
- Đông Dương tìm tòi và cảm nhận
- Chào ngày mới 6 tháng 12
- Thăm ngôi nhà cũ của Darwin
- Chào ngày mới 5 tháng 12
- Chào ngày mới 4 tháng 12
- Bí mật cung Đan Dương tại Huế
- Ngày Người khuyết tật Quốc tế nhớ bạn
- Helen Keller người mù điếc huyền thoại
- Chào ngày mới 3 tháng 12
- Tháp vàng hoa trắng nắng Mekong
- Chuyện vỉa hè
- Chào ngày mới 2 tháng 12
- Chào ngày mới 1 tháng 12
- Mark Twain là Lincoln văn học Mỹ
- Chuyện vỉa hè
- Bàn cờ thế sự
- Chu Văn Tiếp ở Đồng Xuân
- Sao Kim kỳ thú
- 24 tiết khí lịch nhà nông
- Kênh ông Kiệt giữa lòng dân
- Công việc này trao lại cho em
- Lời của Thầy theo mãi bước em đi
- Ơn Thầy
- Đọc lại và suy ngẫm
- Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời
- Sáu mươi năm ĐHNL tp.HCM
- Trường tôi và tình yêu ở lại
- Gowda địa chỉ xanh ICRISAT Ấn Độ
- Ký ức CIMMYT ở Mexico
- Myanmar đọc lại và suy ngẫm
- Im lặng mà bão giông
- Chuyện vỉa hè
- Angkor nụ cười suy ngẫm
- Cây Lương thực tháng 11.2015
- Lên Yên Tử sưu tầm thơ đức Nhân Tông
- Đọc lại và suy ngẫm
- Biển Đông vạn dặm
- Đọc lại và suy ngẫm
- Giống khoai lang ở Việt Nam
Video yêu thích
KimYouTube
Trở về trang chính
Hoàng Kim Ngọc Phương Nam Thung dung Dạy và học Cây Lương thực Dạy và Học Tình yêu cuộc sống Kim on LinkedIn Kim on Facebook
Pingback: Nhớ Đặng Dung đêm thanh mài kiếm | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Giáo sư Mai Văn Quyền người Thầy nghề nông | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Khatkhaoxanh 2015 in blogging | Khát khao xanh
Pingback: CNM365 Chào ngày mới 365 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Thầy Mai Văn Quyền nghề nông | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Thầy Quyền thâm canh lúa | Tình yêu cuộc sống