CNM365. Chào ngày mới 29 tháng 2. Ngày đặc biệt chỉ có ở năm nhuận, xuất hiện mỗi bốn năm một lần như 2012, 2016, 2020, v.v. Người sinh ngày Song Ngư 29-2 có ý nghĩa là sở hữu một ngày sinh bất thường, là người có tài năng và tính cách khác thường, tốt bụng, thân thiện, lạc quan nhưng ưa nhìn đời tích cực và giữ bản tính vô tư với tâm trạng phấn khởi của tuổi thơ; Ngày này, theo truyền thuyết thế kỷ thứ 5 tại Ireland, Thánh Patrick đã đồng ý, chấp nhận cho phụ nữ trong vùng được phép hỏi cưới bất kỳ đàn ông nào mà họ thích vào ngày 29 tháng 2 mỗi năm nhuận. Ngày này sau đó được coi là Ngày phái đẹp tỏ tình. Wikipedia Ngày này năm xưa. Năm 2012 – Tháp Tokyo Sky Tree hoàn thành, là tháp cao nhất thế giới thời ấy.
29 tháng 2
Ngày 29 tháng 2 là ngày thứ 60 trong một năm nhuận của lịch Gregory. Còn 306 ngày trong năm. Theo định nghĩa, năm nào có ngày này là một năm nhuận. Nó chỉ xuất hiện mỗi bốn năm một lần như 2004, 2008, 2012, 2016, 2020, 2024, v.v. Đặc biệt năm nào có số chỉ năm chia hết cho 100 nhưng không chia hết cho 400 không phải là năm nhuận, ví dụ như các năm 1700, 1800, 1900, 2100, v.v. chỉ có 365 ngày
« Tháng 2 năm 2016 » | ||||||
CN | T2 | T3 | T4 | T5 | T6 | T7 |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | |
7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 |
14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 |
28 | 29 | |||||
Mục lục
Sự kiện
- 1752 – Aung Zeya xưng là Alaungpaya, lập ra triều Konbaung, nền quân chủ cuối cùng của Myanmar.
- 1720 – Không thể thiết lập đồng trị vì như William và Mary của Anh, nữ vương Ulrika Eleonora của Thụy Điển nhường ngôi cho phu quân, người trở thành Fredrik I.
- 1940 – Do chiến tranh, Ernest Lawrence được Lãnh sự quán Thụy Điển trao giải Giải Nobel Vật lý năm 1939 tại Berkeley, California.
- 1952 – Quyền cai quản đảo Heligoland được chuyển giao cho chính quyền Tây Đức.
- 2012 – Việc xây dựng Tokyo Sky Tree hoàn thành, đương thời là tháp cao nhất trên thế giới.
Sinh
- 1692 – John Byrom, nhà thơ người Anh (m. 1763)
- 1736 – Ann Lee, người sáng lập Shakers người Mỹ (m. 1784)
- 1792 – Gioacchino Rossini, nhà soạn nhạc người Ý (m. 1868)
- 1840 – John Philip Holland, nhà phát minh người Ireland (m. 1914)
- 1852 – Frank Gavan Duffy, quan tòa người Úc (m. 1936)
- 1860 – Herman Hollerith, kĩ thuật viên thống kê người Mỹ (m. 1929)
- 1896 – Morarji Desai, Ấn Độ thủ tướng (m. 1995)
- 1896 – William A. Wellman, đạo diễn phim người Mỹ (m. 1975)
- 1904 – Jimmy Dorsey, người chỉ huy dàn nhạc nhỏ người Mỹ (m. 1957)
- 1904 – Pepper Martin, vận động viên bóng chày (m. 1965)
- 1904 – Rukmini Devi Arundale, diễn viên múa, người sáng lập Kalakshetra Ấn Độ (m. 1986)
- 1908 – Balthus, họa sĩ người Pháp (m. 2001)
- 1908 – Dee Brown, nhà văn người Mỹ (m. 2002)
- 1908 – Alf Gover, cầu thủ cricket người Anh (m. 2001)
- 1916 – Dinah Shore, ca sĩ người Mỹ (m. 1994)
- 1920 – Arthur Franz, diễn viên người Mỹ (m. 2006)
- 1920 – James Mitchell, diễn viên người Mỹ
- 1920 – Michèle Morgan, nữ diễn viên người Pháp
- 1920 – Howard Nemerov, nhà thơ người Mỹ (m. 1991)
- 1924 – Al Rosen, vận động viên bóng chày người Mỹ
- 1924 – Carlos Humberto Romero, tổng thống El Salvador
- 1928 – Joss Ackland, diễn viên người Anh
- 1932 – Jaguar, người vẽ tranh biếm hoạ người Brasil
- 1932 – Gene Golub, nhà toán học người Mỹ (m. 2007)
- 1936 – Henri Richard, vận động viên khúc côn cầu người Canada
- 1936 – Alex Rocco, diễn viên người Mỹ
- 1944 – Phyllis Frelich, nữ diễn viên người Mỹ
- 1944 – Dennis Farina, diễn viên người Mỹ
- 1944 – Paolo Eleuteri Serpieri, người minh họa người Ý
- 1944 – Ene Ergma, chính khách người Estonia
- 1952 – Tim Powers, nhà văn người Mỹ
- 1952 – Raisa Smetanina, cross-country vân động viên trượt tuyết người Nga
- 1952 – Bart Stupak, chính khách người Mỹ
- 1956 – Jonathan Coleman, người dẫn chuyện giải trí người Úc-Anh
- 1956 – Bob Speller, chính khách người Canada
- 1956 – Aileen Wuornos, kẻ giết người hàng loạt người Mỹ (m. 2002)
- 1960 – Ian McKenzie Anderson, nhạc sĩ người Anh
- 1960 – Khaled, nhạc sĩ người Algérie
- 1960 – Richard Ramirez, kẻ giết người hàng loạt người Mỹ
- 1964 – Lyndon Byers, vận động viên khúc côn cầu người Canada
- 1964 – Jahred Shane, ca sĩ nhạc Rap, ca sĩ người Brasil
- 1968 – Chucky Brown, cầu thủ bóng rổ người Mỹ
- 1968 – Naoko Iijima, nữ diễn viên người Nhật Bản
- 1968 – Gonzalo Lira, tiểu thuyết gia Chile
- 1968 – Bryce Paup, cầu thủ bóng đá người Mỹ
- 1972 – Antonio Sabàto Jr., gốc diễn viên người Ý
- 1972 – Dave Williams, ca sĩ (Drowning Pool) người Mỹ (m. 2002)
- 1972 – Saul Williams, ca sĩ nhạc Rap, nhà thơ, diễn viên người Mỹ
- 1972 – Pedro Zamora, nhà hoạt động AIDS người Mỹ gốc Cuba (m. 1994)
- 1976 – Ja Rule, ca sĩ nhạc Rap, diễn viên người Mỹ
- 1980 – Simon Gagné, vận động viên khúc côn cầu trên băng người Canada
- 1980 – Taylor Twellman, cầu thủ bóng đá người Mỹ
- 1984 – Cam Ward, vận động viên khúc côn cầu trên băng người Canada
- 1984 – Darren Ambrose, cầu thủ bóng đá người Anh
- 1988 – Scott Golbourne, cầu thủ bóng đá người Anh
- 1988 – Benedikt Howedes, cầu thủ bóng đá người Đức
Mất
- 1528 – Patrick Hamilton, người cải tổ tôn giáo người Scotland (s. 1504))
- 1592 – Alessandro Striggio, nhà soạn nhạc người Ý (s. 1540)
- 1604 – John Whitgift, tổng giám mục Canterbury (s. 1530)
- 1740 – Pietro Ottoboni, giáo chủ hồng y người Ý (s. 1667)
- 1744 – John Theophilus Desaguliers, nhà triết học người Pháp (s. 1683)
- 1820 – Johann Joachim Eschenburg, nhà phê bình văn học người Đức (s. 1743)
- 1940 – Edward Frederic Benson, nhà văn người Anh (s. 1867)
- 1944 – Pehr Evind Svinhufvud, tổng thống Phần Lan (s. 1861)
- 1956 – Elpidio Quirino, tổng thống Philippines (s. 1890)
- 1968 – Tore Ørjasæter, nhà thơ người Na Uy (s. 1886)
- 1980 – Gil Elvgren, nghệ sĩ người Mỹ (s. 1914)
- 1992 – Ruth Pitter, nhà thơ người Anh (s. 1897)
- 2004 – Jerome Lawrence, nhà soạn kịch người Mỹ (s. 1915)
- 2008 – Phùng Tất Đắc, nhà biên soạn người Việt (s. 1907)
Ngày lễ và kỷ niệm
Tháng 1 | Tháng 2 | Tháng 3 | Tháng 4 | Tháng 5 | Tháng 6 | Tháng 7 | Tháng 8 | Tháng 9 | Tháng 10 | Tháng 11 | Tháng 12 |
Tham khảo
![]() |
Wikimedia Commons có thêm thư viện hình ảnh và phương tiện truyền tải về 29 tháng 2 |
29 tháng 2 Ngày phái đẹp tỏ tình
Theo Lao Động ngày 28 tháng 2, thì ngày 29 tháng 2 đặc biệt không chỉ bởi phải chờ đến 4 năm mới có ngày này mà vì nó còn được xem là “ngày phụ nữ tỏ tình” – ngày phái đẹp có thể chủ động cầu hôn với người trong mộng của mình.
Theo truyền thuyết phương Tây, truyền thống này đã có từ hồi thế kỷ thứ 5 tại Ireland, khi vị nữ thánh Kildare than phiền với thánh Patrick rằng phụ nữ ở xứ Ireland phải chờ đợi rất lâu mới được đàn ông trong vùng cầu hôn. Thánh Patrick đã đồng ý, chấp nhận cho phụ nữ trong vùng được phép hỏi cưới bất kỳ đàn ông nào mà họ thích vào ngày 29 tháng 2 mỗi năm nhuận.
Cho đến năm 1288, truyền thống này được nâng lên trở thành một đạo luật tại Scottland, ban bố bởi nữ hoàng Margarit và ngày 29.2 trở thành “ngày quyền lợi phụ nữ”. Theo đó, trong ngày này, phụ nữ có thể cầu hôn với người đàn ông mà mình yêu thương. Thậm chí, đạo luật này còn có quy định về các biện pháp trừng phạt những mày râu thích lăng nhăng nhưng lại không thích chịu trách nhiệm.
Theo thời gian, phong tục này ngày một phát triển và hiện nay đã lan rộng ra khắp Châu Âu và Mỹ. Đây được xem là cơ hội để các cô gái có thể thổ lộ tình cảm và mong muốn của mình tới phái mạnh mà không gặp phải bất cứ một rào cản nào. Chàng trai nào từ chối lời cầu hôn từ người bạn gái sẽ phải nộp 1 bảng Anh tiền “thế chấp” hoặc phải tặng 1 tấm áo lụa để xoa dịu những tổn thương từ phía cô gái. Tuy nhiên, theo thống kê, những tình huống “bồi thường” như thế thường rất ít xảy ra trong thực tế.
Trong lịch sử đã có rất nhiều nhân vật nổi tiếng nên duyên nhờ chủ động cầu hôn trong ngày này. Tiêu biểu là nữ minh tinh điện ảnh người Hungary G. Garbo. Ngoài ra, trong một vài ngày 29.2 trở lại đây cũng đã diễn ra những sự kiện thú vị liên quan đến phong tục này: Có tới hơn 7.000 phụ nữ Anh “rủ nhau” chủ động cầu hôn bạn trai trong ngày 29.2.2004. Trong đó có một MC đã cầu hôn thành công bạn trai ngay trên sóng truyền hình. Học tập phái nữ phương Tây, ngày 29.2.2008, website môi giới hôn nhân nổi tiếng Trung Quốc “Bách Hợp” cũng tổ chức chương trình “Bây giờ đến lượt chúng ta ngỏ lời” để cổ vũ, khuyến khích chị em hãy mạnh dạn “vùng lên” giành lấy hạnh phúc.
Năm nay, thế giới tiếp tục đón thêm một ngày 29.2 nữa. Mặc dù việc phái nữ chủ động tỏ tình đã trở nên khá phổ biến trong thời đại hiện nay nhưng bạn có nghĩ rằng 29.2. 2012 sẽ là một cơ hội đáng ghi nhớ trong đời?
Nguồn: Báo Lao động ngày 28/2
Theo http://zodiacodex.com Người sinh ngày 29 tháng 2 chắc chắn ít hơn người sinh những ngày khác rất nhiều. Ngày 29 tháng 2 là một ngày rất đãc biệt, bốn năm mới có một ngày. Họ có thể bình yên vượt qua nguy hiểm và khó khăn, mà còn có thể giữ được tuổi thanh xuân lâu dài. Do họ chú ý sức khỏe và tính cách vui vè cởi mở, đôi lúc thậm chí là ấu trĩ và thích nói đùa, tốc độ già yếu của họ chậm hơn rất nhiều so với người bình thường. Họ mong trở thành người bình thường nên có khả năng sẽ ghìm nén cá tính của mình. Họ gắng sức tiến đến thành công song có thể vây hãm mình trong thế giới ảo mộng cách ly với đời.
-
Sự nghiệp
Người sinh ngày 29 tháng 2 có chí tiến thủ mà còn không sợ khó khăn gian khổ. Trong công việc họ cố gắng mong mình không khiến người khác chú ý, thích làm những công việc liên quan mật thiết với cuộc sống hàng ngày của mọi người.
-
Tình yêu
Họ thích lãng mạn lại thích ảo tường, thường xuyên xem bạn là người tình trong mơ, sau khi biết rõ sự thật liền chia tay. Tình yêu của họ tràn nhập cảnh tan rồi lại hợp, hợp rồi lại tan.
-
Sức khỏe
Họ chú trọng sức khỏe của mình. Sức khỏe khá tốt, rất ít khi mắc bất kỳ bệnh gì. Tránh sử dụng bất kỳ loại thực phẩm nào chưa được chứng thực bảo đảm sức khỏe, không nên chú trọng sức khỏe quá đáng.
Tokyo Skytree
Tokyo Skytree | |
---|---|
東京スカイツリー | |
Tokyo Skytree in May 2012
|
|
Thông tin chung | |
Tình trạng | Hoàn thành |
Dạng | Tháp phát sóng, nhà hàng, và quan sát |
Phong cách | Tân vị lai |
Địa điểm | Sumida, Tokyo, Nhật Bản |
Tọa độ | 35°42′36,5″B 139°48′39″ĐTọa độ: 35°42′36,5″B 139°48′39″Đ |
Chủ đầu tư | Tobu Tower Skytree Co., Ltd. |
Xây dựng | |
Khởi công | 14 tháng 7 năm 2008 |
Hoàn thành | 29 tháng 2 năm 2012 |
Khánh thành | 22 tháng 5, 2012 |
Khánh thành | 22 tháng 5, 2012 |
Nhà thầu chính | Obayashi Corp. |
Chi phí xây dựng | 65 tỷ Yên (806 triệu USD)[1] |
Số tầng | 29 |
Số thang máy | 13 |
Chiều cao | |
Tính đến mái | 495,0 m (1.624 ft) |
Tính đến ăng ten | 634,0 m (2.080 ft) |
Tính đến sàn cao nhất | 451,2 m (1.480 ft) |
Thiết kế | |
Kiến trúc sư | Nikken Sekkei |
Trang web | |
www.tokyo-skytree.jp/english/ |
Tokyo Skytree (東京スカイツリー Tōkyō Sukaitsurī ) là một tháp phát sóng, nhà hàng, và quan sát tại quận Sumida của thủ đô Tokyo, Nhật Bản. Tháp là cấu trúc cao nhất tại Nhật Bản từ năm 2010[2] và đạt đủ độ cao là 634,0 mét (2.080 ft) vào tháng 3 năm 2011, do vậy trở thành tháp cao nhất trên thế giới, thay thế tháp Quảng Châu,[3][4] và là cấu trúc cao nhất trên thế giới sau Burj Khalifa (829.8 m/2,722 ft).[5]
Tháp là nơi phát sóng truyền hình và phát thanh chủ yếu cho khu vực Kantō; tháp Tokyo không còn hoàn thành phát sóng truyền hình kỹ thuật số mặt đất được bao quát do có nhiều tòa nhà cao nằm quanh tháp. Tokyo Skytree được hoàn thành vào ngày 29 tháng 2 năm 2012, và khai trương trước công chúng vào ngày 22 tháng 5 năm 2012.[6] Tháp là tâm điểm của một phát triển thương nghiệp lớn được tài trợ từ Tobu Railway và một nhóm gồm sáu đài phát thanh-truyền hình mặt đất do NHK đứng đầu.
Mục lục
Thiết kế
Thiết kế cho Tokyo Skytree được công bố vào ngày 24 tháng 11 năm 2006,[7] dựa trên ba quan niệm sau đây:
- Dung hợp thiết kế tân vị lai[8][9] và vẻ đẹp truyền thống của Nhật Bản,
- Xúc tác cho phục hưng thành phố,
- Đóng góp cho phòng ngừa động đất – “An toàn và An ninh”.
Phần chân tháp là một cấu trúc tương tự một kiềng ba chân; từ độ cao khoảng 350 m (1.150 ft) trở lên, cấu trúc tháp có hình trụ để tạo góc quan sát toàn cảnh sông và thành phố.[10] Có các đài quan sát tại độ cao 350 m (1.150 ft) với sức chứa lên tới 2000 người, và tại độ cao 450 m (1.480 ft) với sức chứa 900 người.[11] Đài quan sát phía trên là một đường tản bộ không gian có hình xoắn ốc, che bằng kính, du khách đi quãng đường có độ cao chênh tổng cộng 5 mét đến điểm cao nhất của tầng trên. Một đoạn sàn bằng kính tạo cho du khách một góc quan sát thẳng xuống bên dưới.[12]
Tokyo Sytree chống được động đất, gồm một trục trung tâm làm bằng bê tông cốt thép. Trụ chính gắn với cấu trúc ở phía ngoài đến độ cao 125 mét (410 ft) từ mặt đất. Từ đó cho đến độ cao 375 mét (1.230 ft) trụ gắn với khung tháp bằng các bộ giảm chấn dầu, đóng vai trò như đệm trong một trận động đất. Theo những nhà thiết kế, các bộ giảm chấn dầu có thể hấp thu 50% năng lượng từ một trận động đất.[13][14]
Khung lưới bên ngoài được sơn một màu với tên chính thức là “trắng Skytree”. Đây là một màu căn bản dựa trên một màu trắng hơi xanh truyền thống Nhật Bản gọi là “lam bạch” (藍白 aijiro ).[15]
Thiết kế chiếu sáng được công bố vào ngày 16 tháng 10 năm 2009. Hai mô hình chiếu sáng lấy cảm hứng từ các phạm trù thẩm mỹ cổ điển Nhật Bản, màu thiên thanh Iki (粋, túy) và hồng miyabi (雅, nhã) được sử dụng luân phiên hàng ngày. Tháp được chiếu sáng bằng các đèn LED.[16]
Tên gọi và độ cao
Thu thập ý kiến của đại chúng về danh xưng của tháp được tiến hành từ tháng 10 đến tháng 11 năm 2007. Ngày 19 tháng 3 năm 2008, một ủy ban lựa chọn ra sáu tên ứng cử vào chung kết: (東京スカイツリー Tōkyō Sukaitsurī , “Tokyo sky tree”), (東京EDOタワー Tōkyō Edo Tawā , “Tokyo Edo tower”), (ライジングタワー Raijingu Tawā , “Rising tower”), (みらいタワー Mirai Tawā , “tháp tương lai”), (ゆめみやぐら Yumemi Yagura , “mộng tháp”), (ライジングイーストタワー Raijingu Īsuto Tawā , “tháp thăng đông”). Tên chính thức được quyết định trong một cuộc bỏ phiếu toàn quốc, và được công bố vào ngày 10 tháng 6 năm 2008 với chiến thắng của “Tokyo Skytree”. Tên gọi này nhận được khoảng 33.000 phiếu (30%) trong số 110.000, tên được số phiếu cao thứ nhì là “Tokyo Edo Tower”.[17]
Do tên gọi được quyết định trong tiếng Nhật vốn không có khoảng cách giữa các ký tự, không rõ viết theo tiếng Anh là “Tokyo Skytree” hay “Tokyo Sky Tree”. Trang thông tin chính thức của tháp sử dụng “TOKYO SKYTREE” (viết hoa), một thương hiệu được đăng ký trong tiếng Anh, song phiên bản trên biểu trưng thì là “SKY TREE”.
Chiều cao 634 m (2.080 ft) được chọn do dễ nhớ. Các con số 6 (mu), 3 (sa), 4 (shi) tạo thành “Musashi”, tên cổ của khu vực mà Tokyo Skytree nằm trên.[18]
Sử dụng phát sóng
Tokyo Skytree được sử dụng để phát sóng phát thanh-truyền hình và thông tin.
Kênh | Tên kênh | Tín hiệu | Công suất tín hiệu | ERP | Khu vực phát sóng |
---|---|---|---|---|---|
1 | Tổng hợp NHK | JOAK-DTV | 10 kW | 10 kW | Tokyo |
2 | Giáo dục NHK | JOAB-DTV | |||
4 | Truyền hình Nippon | JOAX-DTV | |||
5 | Truyền hình Asahi | JOEX-DTV | |||
6 | Truyền hình TBS | JORX-DTV | |||
7 | Truyền hình Tokyo | JOTX-DTV | |||
8 | Truyền hình Fuji | JOCX-DTV |
Tần số | Tên kênh | Tín hiệu | Công suất | ERP | Khu vực phát sóng |
---|---|---|---|---|---|
594 kHz | NHK Radio 1 Tokyo | JOAK-AM | 100 kW | 100 kW | Tokyo |
693 kHz | NHK Radio 2 Tokyo | JOAB-AM | |||
82.5 MHz | NHK FM Broadcast Tokyo | JOAK-FM |
Móc thời gian
2008
- 14 tháng 7 năm 2008: Một lễ kỷ niệm được tổ chức tại địa điểm nhằm đánh dấu khởi công công trình.[19]
2009
- 6 tháng 4 năm 2009: Móng của ba chân chính hoàn thành.[20]
- 7 tháng 8 năm 2009: Tháp đạt độ cao 100 m.[21]
- 16 tháng 10 năm 2009: Chiều cao theo kế hoạch tăng từ 610 m lên 634 m to để trở thành tháp thép tự lực cao nhất. Ngoài ra, 6-3-4 đọc là Mu-sa-shi theo cách chơi chữ Nhật goroawase.[22]
- 10 tháng 11 năm 2009: Tháp đạt độ cao 200 m.[23]
2010
- 16 tháng 2 năm 2010: Tháp đạt độ cao 300 m (980 ft).[24]
- 29 tháng 3 năm 2010: Tháp đạt độ cao 338 m (1.109 ft), trở thành cấu trúc cao nhất tại Nhật Bản.[2]
- 24 tháng 4 năm 2010: Một mô hình có kích thước 1:25 của Tokyo Skytree được khánh thành tại công viên mô hình Quảng trường Thế giới Tobu tại Nikkō, Tochigi.[25]
- 30 tháng 7 năm 2010: Tháp vượt 400 m, đạt độ cao 408 m (1.339 ft).[26]
- 11 tháng 9 năm 2010: Tháp đạt độ cao 461 m, trở thành cấu trúc cao nhất từng được xây dựng tại Nhật Bản, vượt tháp Omega Tsushima cao 455 m xong đã bị tháo dỡ.[27]
- 23 tháng 10 năm 2010: Tháp đạt độ cao 497 m (1.631 ft), hoàn thành lắp ráp các bộ phận chính của tháp.
- 20 tháng 11 năm 2010: Hai bộ giảm chấn khối lượng điều chính với tổng trọng lượng 100 tấn tạm thời được đặt trên đỉnh tháp ở độ cao 497 m.[28][29]
- 1 tháng 12 năm 2010: Tháp vượt qua độ cao 500 m (1.600 ft) và đạt độ cao 511 m (1.677 ft), đánh bại Đài Bắc 101 có độ cao (509 m (1.670 ft)). Một cột thu lôi và hai bộ giảm chấn khối lượng điều chỉnh được đặt để tăng chiều cao cho tháp.[30]
- 16 tháng 12 năm 2010: Bộ Nội vụ và Thông tin phê chuẩn kế hoạch của NHK và năm đài chủ yếu tại Tokyo để thiết lập cơ sở phát sóng của họ trên tháp.[31]
- 18 tháng 12 năm 2010: Ăngten phát sóng cho truyền hình số mặt đất bắt đầu được đặt.
2011
- 1 tháng 3 năm 2011: Tháp vượt qua mốc 600 m (2.000 ft) và đạt độ cao 604 m (1.982 ft), đánh bại tháp Quảng Châu (600 m (2.000 ft)) và trở thành tháp cao nhất thế giới.[32][33]
- 12 tháng 3 năm 2011: Tháp đạt độ cao 625 m (2.051 ft). Một cuộc kiểm tra toàn diện được tiến hành, tìm kiếm khả năng chịu thiệt hại do động đất tại Đông Bắc và các dư chấn của nó.
- 18 tháng 3 năm 2011: Tháp đạt độ cao cuối cùng là 634 m (2.080 ft) vào lúc 1:34 chiều giờ Nhật Bản.[34]
- 23 tháng 5 năm 2011: Tháo dỡ bốn cần trục tháp tiếp tục cho đến giữa tháng bảy.[35]
- 7 tháng 6 năm 2011: Công bố ngày khánh thành Tokyo Skytree Town và phí vào cửa để lên các tầng quan sát.[36]
- 17 tháng 11 năm 2011: Kỷ lục Guinness Thế giới chứng nhận Tokyo Skytree là tháp đứng tự do cao nhất thế giới.[37]
2012
- 29 tháng 2 năm 2012: Hoàn thành xây dựng tháp, chậm hai tháng so với kế hoạch ban đầu do thiếu vật liệu vì tác động của động đất và sóng thần Đông Bắc 2011.[38]
- 2 tháng 3 năm 2012: Một lễ kỷ niệm được tổ chức để đánh dấu hoàn thành với một thầy tế kannushi (thần chủ) và 70 người từ Tập đoàn Tobu, các công ty xây dựng, phát sóng, và công ty khác.[39][40]
- 6 tháng 3 năm 2012: Chiếu sáng lần đầu trong Lễ hội Hotaru Tokyo
- 22 tháng 5 năm 2012: Khánh thành
- 1 tháng 10 năm 2012: Kênh 9 Tokyo MX bắt đầu truyền từ Tokyo Skytree.[41]
Khánh thành
Khi ngày khánh thành đến gần, nhân dân được ghi nhận là chờ thành hàng trong một tuần để có vé. Đến khi khánh thành, du ngoạn lên tháp được giữ chỗ trước trong hai tháng.[42] Ngày khánh thành thu hút đám đông hàng vạn người, bất cháp có mưa làm cản tầm nhìn từ tầng quan sát của tháp. Gió mạnh cũng buộc hai thang máy phải ngưng hoạt động, khiến một số du khách mắc kẹt trong thời gian ngắn trên tầng quan sát.[43]
Theo Tobu, 1,6 triệu thăm Skytree trong tuần đầu tiên. Các cư dân địa phương tường thuật rằng dòng du khách quấy rầy sự yên tĩnh trong cộng đồng của họ, và tạo ít lợi ích kinh tế cho địa phương.[44]
Quá trình xây dựng
Tham khảo
- ^ “Japan finishes Tokyo Sky Tree”. Mmtimes.com. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2013.
- ^ a ă Tokyo Sky Tree beats Tokyo Tower, now tallest building in Japan, The Mainichi Daily News, ngày 29 tháng 3 năm 2010
- ^ “Japan Finishes World’s Tallest Communications Tower”. Council on Tall Buildings and Urban Habitat. Ngày 1 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2012.
- ^ “Tokyo Sky Tree”. Emporis. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2012.
- ^ Arata Yamamoto (ngày 22 tháng 5 năm 2012). “Tokyo Sky Tree takes root as world’s second-tallest structure”. NBC News. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2012.
- ^ 事業概要. Tokyo Skytree Home (bằng tiếng Japanese). Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2011.
- ^ “The Tallest Tower in the World: Tokyo Skytree”. TheTallestEverything.com. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2014.
- ^ Tokyo Sky Tree: the world’s tallest broadcasting tower. megalopolisnow (2012-08-08). Truy cập 2014-06-23.
- ^ Japan | ArchDaily – Part 33. ArchDaily. Truy cập 2014-06-23.
- ^ “Tokyo Sky Tree, Japan”. designbuild-network.
- ^ “World’s tallest broadcasting tower Tokyo Skytree opens”. BBC News. Ngày 22 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2012.
- ^ Kyodo News, “Skytree reaches for hearts and minds“, Japan Times, ngày 25 tháng 5 năm 2012, p. 3
- ^ Nakata, Hiroko, “Tokyo Sky Tree opener looms large“, Japan Times, ngày 21 tháng 2 năm 2012, p. 3.
- ^ Bull, Brett, “The sky’s the limit“, Japan Times, ngày 20 tháng 5 năm 2012, p. 7
- ^ “Color Design”. Tokyo Skytree. Japan: Tobu Railway Co. 2008. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2011.
- ^ “Lighting Design”. Tobu Tower Skytree Co., Ltd.
- ^ Name of New Tower Decided (tiếng Nhật)
- ^ Kyodo News, “Tower’s developers considered several figures before finally settling on 634“, Japan Times, ngày 23 tháng 5 năm 2012, p. 2
- ^ “Tokyo Sky Tree construction starts”. The Japan Times (ngày 15 tháng 7 năm 2008). Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2008.
- ^ 高さ610メートル電波塔「スカイツリー」本体が地上に姿 [The height of 610 meter radio wave tower, “Skytree”, the main body of tower appeared on the ground]. Sankei Shimbun (bằng tiếng Japanese) (Tokyo). Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2009.
- ^ Rising-east.jp. “Tokyo Skytree is the height of the body beyond the 100m tower. Tree is growing steadily.” (PDF).
- ^ “東京スカイーツリーの最高高さを634mに決定しました。” [Maximum height of Tokyo Skytree to be 634 m] (PDF) (bằng tiếng Japanese). Tokyo: Tobu Railway and Tobu Tower Skytree. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 16 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2009.
- ^ [1][liên kết hỏng]
- ^ “Tokyo Skytree’s height of the tower body exceeds 300m” (PDF) (bằng tiếng Japanese). Rising East project. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 31 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2010.
- ^ “Nothing very little about this miniature”. Asahi Shimbun. Japan. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2010.
- ^ Tokyo Skytree, already tallest building in Japan, tops 400 meters, Kyodo News, ngày 30 tháng 7 năm 2010
- ^ スカイツリー、実はようやく日本一…461mに [Skytree, as a matter of fact, has finally become the tallest in Japan… 461m] (bằng tiếng Japanese). Yomiuri Online. Ngày 13 tháng 9 năm 2010. (Archived by WebCite at http://www.webcitation.org/5shjrEY4a)
- ^ 東京スカイツリー のつくり方「制振装置のあるゲイン塔頂部をつくる」 [“To make the tower tip with TMD installed”, how to make Tokyo Skytree] (bằng tiếng Japanese). Obayashi Corporation. Ngày 25 tháng 11 năm 2010. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2010.
- ^ 総重量は約100トン。制振装置が塔体の最頂部へ [Total weight 100 ton, TMD placed on tower tip.] (bằng tiếng Japanese). Blog from construction site, Obayashi Corporation. Ngày 25 tháng 11 năm 2010. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2010.
- ^ “Tokyo Sky Tree tops 500 meters during construction”. Japan Today. 1 tháng 12 năm 2016.
- ^ 東京スカイツリーへの放送局の無線設備の設置に向けた変更許可について [Approval of alteration to install the radio wave facility of broadcasting stations to Tokyo Skytree] (bằng tiếng Japanese). Kanto Bureau of Telecommunications of Ministry of Internal Affairs and Communications. Ngày 16 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2010.
- ^ “Tokyo Sky Tree tops 600 meters, becoming world’s tallest tower”. Japan Today. Ngày 1 tháng 3 năm 2011.
- ^ 世界一ツリー604メートル到達 東京スカイツリー [Tokyo Skytree reaches 604 m] (bằng tiếng Japanese). Nikkei Inc. Ngày 2 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2011.
- ^ スカイツリー、634メートルに到達 完成時の高さに [Skytree reaches final height of 634 m]. Asahi Shimbun (bằng tiếng Japanese) (Tokyo). Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2011.
- ^ Yomiuri-online movie: Dismantling cranes on ngày 23 tháng 5 năm 2011 (Japanese)
- ^ 東京スカイツリータウンの事業概要が決定しました [Decided the business outline of Tokyo Sky Tree Town] (PDF) (bằng tiếng Japanese). Tokyo Skytree Town. Ngày 7 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2011.
- ^ Mirai (ngày 19 tháng 11 năm 2011). “Tokyo Sky Tree officially tallest free-standing tower in the world”. Japanverse.com. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2012.
- ^ Japan finishes Tokyo Sky Tree, YAHOO!7 NEWS, AFP ngày 29 tháng 2 năm 2012, 4:07 pm
- ^ Tokyo Sky Tree completion ceremony, ngày 2 tháng 3 năm 2012, Kyodo News
- ^ 東京スカイツリーで竣工式 [Completion ceremony for Tokyo Skytree] (bằng tiếng Japanese). Tokyo. NHK TV. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2012.
- ^ 10月1日、東京スカイツリーから放送開始 [Start broadcasing from Tokyo Skytree on 1 Oct. 2012] (PDF) (bằng tiếng Japanese). Tokyo MX. Ngày 27 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2013.
- ^ Tim Newcomb (ngày 22 tháng 5 năm 2012). “Tokyo Skytree: The World’s Tallest Tower, By the Numbers”. Time. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2012.
- ^ “High winds mar opening of Tokyo’s Skytree tower”. BBC News. Ngày 22 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2012.
- ^ Aoki, Mizuho, “Skytree a mixed blessing for locals“, Japan Times, ngày 22 tháng 6 năm 2012, p. 3
Tài liệu
- Tokyo Skytree (tiếng Việt)
- Skyscrapernews article on New Tokyo Tower
- Profile on Phorio
- Project profile at Emporis
- “Sumida-Taito picked for new Tokyo Tower site“, The Japan Times, ngày 29 tháng 3 năm 2005.
- Broadcasters to use new Tokyo Tower as main transmitter, Japan Today, ngày 14 tháng 12 năm 2007.
Liên kết ngoài
![]() |
Wikimedia Commons có thêm thư viện hình ảnh và phương tiện truyền tải về Tokyo Skytree |
Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây cập nhật mỗi ngày
- Biển Đông vạn dặm
- Chào ngày mới 27 tháng 2
- Đọc lại và suy ngẫm
- Ngày mới yêu thương
- Chào ngày mới 26 tháng 2
- Truyện George Washington
- Chào ngày mới 25 tháng 2
- Hà Văn Lâu thung dung đời thường
- Chào ngày mới 24 tháng 2
- Dinh Thống Nhất và Vườn Tao Đàn
- Chào ngày mới 23 tháng 2
- Những câu thơ lưu lạc
- Đèo Ngang và những tuyệt phẩm thơ cổ
- Chào ngày mới 22 tháng 2
- Nhành mai điểm nhấn tinh tế trong thơ Bác
- “Tầm hữu vị ngộ” Hồ Chí Minh
- Chào ngày mới 21 tháng 2
- Ta hẹn em uống rượu ngắm trăng
- Chào ngày mới 20 tháng 2
- Gốc mai vàng trước ngõ
- Chào ngày mới 19 tháng 2
- Người phát minh chữ viết tiếng Việt
- Chào ngày mới 18 tháng 2
- Bài học lịch sử
- Chào ngày mới 17 tháng 2
- Ngày xuân tập Kiều
- Ngày mới Mạnh Hạo Nhiên
- Chào ngày mới 16 tháng 2
- Cây Lương thực 2.2016
- Chào ngày mới 15 tháng 2
- Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương
- Chào ngày mới 14 tháng 2
- Chào ngày mới 13 tháng 2
- Chào ngày mới 12 tháng 2
- Ngày xuân đọc Trạng Trình
- Chào ngày mới 11 tháng 2
- Viếng mộ cha mẹ
- Chào ngày mới 10 tháng 2
- Thơ xuân
- Chào ngày mới 9 tháng 2
- Nguyễn Du đêm thiêng đọc lại
- Chào ngày mới 8 tháng 2
- Bữa cơm gia đình ngày cuối năm
- Cây Lương thực 2.2016
- Chào ngày mới 7 tháng 2
- Bên lề chính sử
- Một trời thương nhớ
- Chào ngày mới 6 tháng 2
- Chào ngày mới 5 tháng 2
- Huyền Trang và Tháp Đại Nhạn
- Mark Zuckerberg và Facebook
- Chào ngày mới 4 tháng 2
- Đỗ Tất Lợi danh y Việt Nam
- Chào ngày mới 3 tháng 2
- Đến với bài thơ hay
- Chào ngày mới 2 tháng 2
- Chào ngày mới 1 tháng 2
- Cây Lương thực 1.2016
Video yêu thích
Những bài hát hay nhất của Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (25 bài)KimYouTube
Trở về trang chính
Hoàng Kim Ngọc Phương Nam Thung dung Dạy và học Cây Lương thực Dạy và Học Tình yêu cuộc sống Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter
Pingback: Đến với bài thơ hay | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Nha Trang và Yersin | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Chào ngày mới 1 tháng 3 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Vườn Quốc gia ở Việt Nam | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Chào ngày mới 2 tháng 3 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Truyện Norodom Sihanouk | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Chào ngày mới 3 tháng 3 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Dạo chơi non nước Việt | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Chào ngày mới 4 tháng 3 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Bên lề chính sử | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Trí tuệ bậc Thầy | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Chào ngày mới 5 tháng 3 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Đến với bài thơ hay | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Truyện Joshep Stalin | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Đọc lại và suy ngẫm | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Chào ngày mới 6 tháng 3 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Đêm trắng và Bình minh | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Chào ngày mới 7 tháng 3 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Jackson bài ca sống mãi | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Đến với bài thơ hay | Khát khao xanh
Pingback: Tổ Quốc nhìn từ những kiệt tác | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Chào ngày mới 8 tháng 3 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Lên đỉnh Mã Phì Lèng | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Bên suối một nhành mai | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Chào ngày mới 9 tháng 3 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Chào ngày mới 10 tháng 3 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: 24 tiết khí lịch nhà nông | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Chào ngày mới 11 tháng 3 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Chào ngày mới 12 tháng 3 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Chào ngày mới 13 tháng 3 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Kiệt tác của tâm hồn | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Chào ngày mới 14 tháng 3 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: O Alquimista của Paulo Coelho | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Ngọc lục bảo Paulo Coelho | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Chào ngày mới 15 tháng 3 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: 500 năm nông nghiệp Brazil | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Chào ngày mới 16 tháng 3 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Chào ngày mới 17 tháng 3 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Chào ngày mới 18 tháng 3 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Hoa Lúa | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Chào ngày mới 19 tháng 3 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Sông Mekong tài liệu tổng hợp | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Chào ngày mới 20 tháng 3 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Nhà tôi có chim về làm tổ | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Chào ngày mới 21 tháng 3 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Những tản văn hay | Khát khao xanh
Pingback: CNM365 Tình yêu cuộc sống | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Trăng 1946 đọc lại và suy ngẫm | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Vườn Quốc gia Việt Nam | Tình yêu cuộc sống