
CHÀO NGÀY MỚI 14 THÁNG 3
Hoàng Kim
CNM365 Chào ngày mới 14 tháng 3. Sớm xuân qua Đại Lãnh; Ngô Việt Nam và những người thầy; Thầy Uy ngô Việt Nam; Đường tới IAS 100 năm; Câu chuyện ảnh tháng Ba COVID19 NEWS Ngày 14 tháng 3 ngày Hôn nhân Quốc tế, White day, kỷ niệm một tháng sau ngày Valentine tại Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Ngày 14 tháng 3 năm 1988, Hải quân Trung Quốc và Hải quân Việt Nam xảy ra xung đột tại đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa, kết quả hải quân Trung Quốc chiếm được đá này. Ngày 14 tháng 3 năm 1988, Ngày Pi được tổ chức lần đầu tiên ở San Francisco Exploratorium theo ý tưởng của Larry Shaw. Sớm xuân qua Đại Lãnh; Ngô Việt Nam và những người thầy; Thầy Uy ngô Việt Nam; Đường tới IAS 100 năm; Câu chuyện ảnh tháng Ba COVID19 NEWS.Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoaqngkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-14-thang-3/

SỚM XUÂN QUA ĐẠI LÃNH
Hoàng Kim
Vui được dịp sớm xuân qua Đại Lãnh
Ngắm đất trời núi biển lúc hừng đông
Nghe vó ngựa ruổi dài đường vạn dặm
Đá Bia ơi.thăm thẳm đất Tiên Rồng


Đường tới IAS 100 năm
THẦY UY NGÔ VIỆT NAM
Hoàng Kim
Đường tới IAS 100 năm (1025-2025) chúng tôi biết ơn những gương sáng tri thức và tấm lòng của những thầy bạn lớn nhà nông từ nhiều nơi khác nhau đã đến chung sức với Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam làm nên những thành tựu quý giá cho sản xuất nông nghiệp. Giáo sư Trần Hồng Uy là một người thân thiết trong số đó. Hình ảnh giáo sư Trần Hồng Uy trở về thăm và tặng quà Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, với sự chứng kiến của lãnh đạo địa phương nhân dịp Thầy được tặng danh hiệu anh hùng lao động, thao thức trong lòng tôi.

Cựu Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn là nhà quản lý hàng đầu trong ngành nông nghiệp. sinh thời rất quan tâm cây ngô và có những chuyến thăm đồng với giáo sư Trần Hồng Uy. Những người thầy ngô lai Việt Nam lĩnh vực chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp cây ngô, nghiên cứu khoa học kỹ thuật cây ngô, đào tạo đội ngũ chuyên sâu cây ngô, tiêu biểu nhất thời kỳ ba mươi năm đổi mới 1986- 2016 là giáo sư Trần Hồng Uy, giáo sư Ngô Hữu Tình và giáo sư Trần Văn Minh. Đó là ba chuyên gia ngô lai Việt Nam hàng đầu, các thầy bạn nhà nông thật thân thiết. Giáo sư Trần Hồng Uy là cánh chim đầu đàn trong số đó.

Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc là điểm sáng ngô lai Việt Nam ở Nam Bộ. Thầy Trần Hồng Uy, thuở thầy làm Viện trưởng Viện Nghiên cứu Ngô thường vào với chúng tôi. Thầy đã nói lời chân tình thật xúc động “Các cậu là gương sáng lao động thực tiễn mà tôi là anh hùng lao động lưu danh” khi Thầy làm phản biện chính đánh giá xuất sắc giống ngô lai VN25-99, sau đó lại trở về trao cho Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc chúng tôi bức tranh sơn mài quý giá, kỷ niệm ngày vui của Thầy với sự chứng kiến của lãnh đạo địa phương.
Giáo sư Trần Hồng Uy với Trung tâm Hưng Lộc có nhiều chi tiết đời thường thật cảm động. Thầy lột đồng hồ đeo tay trao tặng cho anh Tiến lái xe của Trung tâm Hưng Lộc để biết ơn những ngày vất vả đã cùng thầy lội ruộng (Chiếc đồng hồ này thầy vẫn thường đeo, và có mặt trong tấm ảnh này), Thầy nhiều lần xuống thăm nhà riêng bạn cũ là Nguyễn Khang và gia đình chúng tôi, những đàn em mà ông quý. Ông Nguyễn Khang trước là cán bộ lái máy gieo trồng chăm sóc thu hoạch ngô rất giỏi của Trung tâm Nghiên cứu Ngô Sông Bôi của Thầy sau này là phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc; Thầy ngủ tại nhà khách đơn sơ của Viện nhiều lần đi điểm mà khi ít ngủ khách sạn Thầy chơi thân với anh Vực, anh Định, chị Rịnh, cùng nhiều anh chị em làm ngô ở Hưng Lộc và Viện, rất hòa đồng với anh em bảo vệ lái xe và nhân viên hành chính trực phòng, dọn vệ sinh. Chúng tôi ở Hưng Lộc biết ơn thầy Uy khi thầy đã chia sẻ phần kinh phí ít ỏi của đề tài cây màu mà thầy làm chủ nhiệm để khoai sắn những khi khó khăn được nương bóng thầy vui đồng hành đồng tác giả “Chọn tạo và phát triển giống sắn KM98-1”. Thầy tham gia phần lớn các hội thảo quốc tế, quốc gia về cây có củ. Tôi nhớ như in cái xiết tay cảm thông và những lời an ủi động viên của Thầy khi giống sắn KM98-5, KM140 đã có quyết định rồi của tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai công nhận sản xuất thử và cho phép sản xuất đại trà trong tỉnh nhưng lại chậm được thủ tục công nhận khác. Cây khoai lang cũng vậy, thầy Uy, thầy Quyền, thầy Tình, thầy Minh, thầy Bửu,… đều khuyến khích chúng tôi nghiên cứu chọn giống đừng buông bỏ trước khó khăn, trong khi việc đúc kết của Viện đôi khi lại xuýt quên khoai (!). Nhờ những nổ lực và góc nhìn bao dung, những lời khuyên ấm áp chân thành của những bạn thầy mà chúng ta có được những giống khoai lang ngon Hoàng Long, HL4, Chiêm Dâu, Khoai Gạo , khoai Bí Đá Lạt, HL518 Nhật đỏ, HL491 Nhật tím . Tôi thật tâm đắc với bài thơ “Chung sức” “Ngô khoai chẳng phụ dày công Viện” Nguyên văn bài thơ dưới đây có bóng dáng nhiều người thầy ngô Việt Nam, mà nổi bật thuở ấy là thầy Uy, thầy Tình.
CHUNG SỨC
Hoàng Kim
Chung sức bao năm một chặng đường
Cuộc đời nhìn lại phúc lưu hương
Ngô khoai chẳng phụ dày công Viện
Lúa sắn chuyên tâm mến nghĩa Trường
Dạy học tinh hoa giàu trí tuệ
Chuyển giao chuyên nghiệp khiếu văn chương
Người chọn vãng sanh vui một cõi
Ai theo cực lạc đức muôn phương

Ngô Việt Nam là cây lương thực quan trọng thứ hai sau lúa, có diện tích canh tác hàng năm hiện đạt khoảng 1,15 triệu ha, năng suất bình quân 4,55 tấn/ha, sản lượng 5,24 triệu tấn (Tổng cục Thống kê 2017). Sản phẩm ngô Việt Nam chủ yếu dùng cho chăn nuôi, nay dùng làm thực phẩm cho người hơn 5%. Cuộc cách mạng về giống ngô lai Việt Nam đã góp phần tăng nhanh diện tích, năng suất và sản lượng ngô trong toàn quốc, đưa nước ta đứng vào hàng ngũ những nước trồng ngô lai tiên tiến của vùng châu Á. So với năm 1985 trước đổi mới, ngô Việt Nam lúc ấy có diện tích 397 ngàn ha, năng suất bình quân 1,47 tấn/ha, sản lượng 0,37 triệu tấn thì đến nay ngô Việt Nam ngày nay đã đạt một bước tiến vượt bậc gấp 3 lần về năng suất và 14 lần về sản lượng. Mặc dù, sản lượng ngô hiện nay vẫn chưa đủ cung cấp cho ngành chăn nuôi của cả nước, Việt Nam mỗi năm vẫn phải nhập khoảng 1,60 – 2,00 triệu tấn ngô hạt để làm thức ăn chăn nuôi, nhưng Việt Nam đã cùng Thái Lan và Trung Quốc nằm tốp đầu những quốc gia trồng ngô tiên tiến ở châu Á. Trong thành tựu ấy, có công đóng góp hiệu quả của giáo sư Trần Hồng Uy ở chặng đường đầu.

Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp Hưng Lộc có những công trình nghiên cứu chọn tạo giống ngô và mô hình trồng ngô lai xen đậu xanh, đậu nành, lạc, đầu rồng với sắn phù hợp vụ trồng và điều kiện sinh thái. Giáo sư Trần Hồng Uy sâu sát thực tiễn, nâng đỡ và đánh giá cao những kết quả tốt nổi bật phục vụ sản xuất đó. Thầy thực sự là con người của thực tiễn, của hành động. Chúng tôi thực sự quý trọng Thầy về điều đó.
Giáo sư Tiến sĩ Khoa học Trần Hồng Uy nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu ngô Việt Nam Thầy được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học Công nghệ trong lĩnh vực Nông nghiệp vào năm 2000 với công trình nghiên cứu tạo giống ngô lai ở Việt Nam. GS.TSKH Trần Hồng Uy sinh ngày 2/2/1938 tại thôn Hương Gián, xã Thái Sơn, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Thủa thiếu thời GS đã có những hoài bão phục vụ nông nghiệp nước nhà…Lớn lên thầy dành trọn đời mình cho sự nghiên cứu bảo tồn và phát triển cây ngô Việt Nam với thành tựu nổi bật là Ngô lai Việt Nam, Ngô đông Việt Nam, Ngô chất lượng cao. TS. Bùi Mạnh Cường Viện trưởng Viện Nghiên cứu Ngô với bài viết “GS.TSKH Trần Hồng Uy cây đại thụ của ngành ngô Việt Nam” trên báo Nông nghiệp Việt Nam đã đúc kết các bài học kinh nghiệm sâu lắng: ”Ngoài truyền bá kiến thức mới cho người dân, gần gũi với nông dân, giải quyết những vấn đề mới phát sinh trong sản xuất ngô, GS Trần Hồng Uy còn đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ cao, uyên thâm về kiến thức chọn tạo, đó là các tiến sỹ, thạc sỹ, công nhân kỹ thuật đủ sức gánh vác nhiệm vụ nặng nề của Viện trong những năm vừa qua. Nhiều học trò của Thầy đã trưởng thành, giữ các trọng trách cao của Viện, các Sở, Ban ngành của các địa phương. Trong cuộc sống thầy sống giản dị, chân thành, giàu lòng nhân ái, thường xuyên truyền đạt những kiến thức mới, bác học, với phương châm phải lấy thực tiễn là thước đo để đánh giá hiệu quả trong công tác nghiên cứu khoa học, phương châm ấy đã trở thành qui luật bất biến của Viện. Nhưng điều lớn lao hơn mà giáo sư đã để lại cho hậu thế là một kho kiến thức về cuộc sống, tác phong sinh hoạt, tư duy khoa học, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm”.

Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc với công trình nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai VN25-99, VN112 và mô hình trồng ngô lai xen đậu xanh, đậu nành, lạc, đầu rồng với sắn, phù hợp vụ trồng và điều kiện sinh thái, đã đồng hành với các giống ngô lai xuất sắc của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam vang bóng một thời. Viện IAS chúng ta có sự chung sức của giáo sư Trần Hồng Uy, giáo sư Ngô Hữu Tình cùng nghiên cứu đánh giá giống ngô và các mô hình hệ thống canh tác ngô. Sự hợp tác bền bỉ bao năm đã lưu lại ấn tượng sâu sắc trong lòng chúng tôi mãi không bao giờ quên..
Soi mình trong gương không bằng soi mình trong lòng người.
Năm tháng đi qua chỉ tình yêu ở lại.
Thông tin tại https://hoangkimlong.wordpress.com/2020/03/13/thay-uy-ngo-viet-nam/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/cate…/chao-ngay-moi-13-thang-3/

NGÔ VIỆT NAM VÀ NHỮNG NGƯỜI THẦY
Hoàng Long và Hoàng Kim
Ngô Việt Nam là cây lương thực quan trọng thứ hai sau lúa, có diện tích canh tác hàng năm hiện đạt khoảng 1,15 triệu ha, năng suất bình quân 4,55 tấn/ha, sản lượng 5,24 triệu tấn (Tổng cục Thống kê 2017). Sản phẩm ngô Việt Nam chủ yếu dùng cho chăn nuôi, nay dùng làm thực phẩm cho người hơn 5%. Cuộc cách mạng về giống ngô lai Việt Nam đã góp phần tăng nhanh diện tích, năng suất và sản lượng ngô trong toàn quốc, đưa nước ta đứng vào hàng ngũ những nước trồng ngô lai tiên tiến của vùng châu Á. So với năm 1985 trước đổi mới, ngô Việt Nam lúc ấy có diện tích 397 ngàn ha, năng suất bình quân 1,47 tấn/ha, sản lượng 0,37 triệu tấn thì đến nay ngô Việt Nam đã đạt một bước tiến vượt bậc, gấp 3 lần về năng suất và 14 lần về sản lượng. Sản lượng ngô hiện nay mặc dù vậy vẫn chưa đủ cung cấp cho ngành chăn nuôi của cả nước, Việt Nam mỗi năm vẫn phải nhập khoảng 1,60 – 2,00 triệu tấn ngô hạt để làm thức ăn chăn nuôi, nhưng Việt Nam đã cùng Thái Lan và Trung Quốc nằm tốp đầu trồng ngô tiên tiến của châu Á. Trong thành tựu ấy, có công đóng góp hiệu quả của một đội ngũ chuyên nghiên cứu giảng dạy và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật Ngô Việt Nam.
Đội ngũ gia đình Ngô Việt Nam tiêu biểu gồm: giáo sư Trần Hồng Uy, giáo sư Ngô Hữu Tình, giáo sư Trần Văn Minh, tiến sĩ Phạm Đồng Quảng, phó giáo sư Trương Đích, tiến sĩ Mai Xuân Triệu, tiến sĩ Bùi Mạnh Cường, tiến sĩ Phan Xuân Hào,Tiến sĩ Lê Quý Kha, Tiến sĩ Lê Quý Tường, thầy Luyện Hữu Chỉ, thầy Trần Như Nguyện, thầy Võ Đình Long, thầy Đỗ Hữu Quốc, tiến sĩ Trần Kim Định, nghiên cứu viên Phạm Thị Rịnh, nghiên cứu viên Phạm Văn Ngọc, tiến sĩ Trần Thị Dạ Thảo, tiến sĩ Hoàng Kim, tiến sĩ Trương Vĩnh Hải, thạc sĩ Nguyễn Hữu Để, thạc sĩ Bùi Xuân Mạnh, thạc sĩ Nguyễn Thế Hùng, thạc sĩ Lê Văn Gia Nhỏ, … cùng một đội ngũ đông đảo những thầy giáo, chuyên gia, các nghiên cứu viên, kỹ thuật viện, khuyến nông viên, dày công thực hiện chọn tạo giống ngô, nghiên cứu hệ thống canh tác ngô đậu thích hợp hiệu quả, hoàn thiện quy trình sản xuất phát triển ngô Việt Nam, đóng to lớn trong sản xuất thực tiển và đào tạo nguồn lực cây ngô ở chặng đường đầu 40 năm qua. Năng suất ngô Việt Nam tăng lên gấp ba lần (từ 1,47 tấn/ha năm 1985 lên 4,55 tấn/ha năm 2016) và sản lượng ngô Việt Nam năm 2016 ( 5,24 triệu tấn) tăng lên gấp 14 lần so với năm 1985 ( 0,37 triệu tấn) là năm trước đổi mới..



Tiến sĩ Lê Quý Kha (Quy Kha Le) trang vàng ngô Việt là một trong những người thầy ngô Việt Nam dâng hiến lặng lẽ, say mê nghiên cứu, giảng dạy và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cây ngô hiệu quả. Thầy là phó Viện trưởng Viện Khoa học Nông nghiệp miền Nam, đã cùng nhiều đồng đội say mê làm, lặng lẽ đào tạo, tích lũy trang viết để trao lại ngọc cho đời, làm được những việc tốt cho nghề ngô Việt Nam. Chúng tôi chưa kịp đúc kết sâu những thành tựu, chỉ lưu lại ít hình ảnh và thông tin để học trực tuyến nhân việc ứng phó với COVID19 đại dịch toàn cầu https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ngo-viet-nam-va-nhung-nguoi-thay — cùng với Vu Trinh và 8 người khác.
xem tiếp Đường tới IAS 100 năm, bài học lớn trong câu chuyện nhỏ. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/duong-toi-ias-100-nam/
Ngô Việt Nam và những người thầy https://hoangkimlong.wordpress.com/
category/ngo-viet-nam-va-nhung-nguoi-thay/
Tài liệu tham khảo chính
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
14 tháng 3
Ngày 14 tháng 3 là ngày thứ 73 (74 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 292 ngày trong năm.
Mục lục
Sự kiện
- 313 – Hoàng đế Lưu Thông của Hán Triệu cho người đầu độc giết chết Tấn Hoài Đế Tư Mã Xí, người đang là tù binh của Lưu Thông.
- 1273 – Trận chiến Tương Dương kéo dài sáu năm giữa hai nước Tống – Nguyên kết thúc sau khi tướng Tống là Lã Văn Hoán dâng thành đầu hàng quân Nguyên.
- 1900 – Tiền tệ Hoa Kỳ tiếp tục dựa trên tiêu chuẩn vàng với sự phê chuẩn của đạo luật Gold Standard.
- 1945 – Trong khi oanh tạc Bielefeld của Đức, không quân Hoàng gia Anh lần đầu tiên sử dụng bom động đất.
- 1953 – Sau khi Georgy Malenkov buộc phải rút khỏi ban bí thư, Nikita Khrushchev bắt đầu đảm nhiệm cương vị lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên Xô, song đến tháng 9 cùng năm ông mới nhậm chức Bí thư thứ nhất.
- 1988 – Hải quân Trung Quốc và Hải quân Việt Nam xảy ra xung đột tại đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa, kết quả hải quân Trung Quốc chiếm được đá này.
- 1997 – Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc thông qua việc thành lập trực hạt thị Trùng Khánh từ bốn đơn vị hành chính cấp địa ở đông bộ tỉnh Tứ Xuyên.
Sinh
- 1638 – Johann Georg Gichtel, người thần bí người Đức (m. 1710)
- 1681 – Georg Philipp Telemann, nhà soạn nhạc người Đức (m. 1767)
- 1790 – Ludwig Emil Grimm, họa sĩ, thợ khắc người Đức (m. 1863)
- 1804 – Johann Strauss, nhạc sĩ nổi tiếng người Áo
- 1807 – Josephine of Leuchtenberg, nữ hoàng Thụy Điển, Na Uy (m. 1876)
- 1823 – Théodore de Banville, nhà văn người Pháp (m. 1891)
- 1835 – Giovanni Schiaparelli, nhà thiên văn người Ý (m. 1910)
- 1840 – Nguyễn Phúc Hồng Tiệp, tước phong Mỹ Lộc Quận công, hoàng tử con vua Thiệu Trị nhà Nguyễn (m. 1863).
- 1853 – Ferdinand Hodler, họa sĩ Thụy Sĩ (m. 1918)
- 1854 – Paul Ehrlich, nhà khoa học, giải thưởng Nobel người Đức (m. 1915)
- 1854 – Alexandru Macedonski, nhà văn người România (m. 1920)
- 1854 – John Lane, nhà xuất bản người Anh (m. 1925)
- 1862 – Vilhelm Bjerknes, nhà vật lý người Na Uy (m. 1961)
- 1869 – Algernon Blackwood, nhà văn người Anh (m. 1951)
- 1879 – Albert Einstein, nhà vật lý, giải thưởng Nobel người Mỹ gốc Đức (m. 1955)
- 1879 – Nguyễn Phúc Bửu Lân, tức vua Thành Thái, hoàng đế thứ 10 của triều Nguyễn (m. 1954).
- 1882 – Waclaw Sierpinski, nhà toán học người Ba Lan (m. 1969)
- 1886 – Firmin Lambot, vận động viên xe đạp người Bỉ (m. 1964)
- 1887 – Sylvia Beach, nhà xuất bản người Mỹ (m. 1962)
- 1888 – Marc-Aurèle Fortin, họa sĩ Quebec (m. 1970)
- 1894 – Osa Johnson, nhà thám hiểm người Mỹ (m. 1953)
- 1898 – Arnold Chikobava, nhà ngôn ngữ học người Gruzia (m. 1985)
- 1899 – K.C. Irving, nhà tư bản công nghiệp người Canada (m. 1992)
- 1900 – Hồ Trọng Hiếu, tức nhà thơ Tú Mỡ (m. 1976)
- 1905 – Raymond Aron, nhà triết học người Pháp (m. 1983)
- 1912 – Les Brown, người chỉ huy dàn nhạc nhỏ người Mỹ (m. 2001)
- 1912 – Charles Van Acker, người đua xe người Bỉ (m. 1998)
- 1914 – Bill Owen, diễn viên người Anh (m. 1999)
- 1914 – Lee Petty, người lái xe đua người Mỹ (m. 2000)
- 1915 – Alexander Brott, người chỉ huy dàn nhạc, nhà soạn nhạc người Canada (m. 2005)
- 1916 – Horton Foote, tác gia, nhà soạn kịch, người viết kịch bản phim người Mỹ
- 1918 – Dennis Patrick, diễn viên người Mỹ (m. 2002)
- 1920 – Hank Ketcham, người vẽ tranh biếm hoạ người Mỹ (m. 2001)
- 1922 – Les Baxter, nhạc sĩ, nhà soạn nhạc người Mỹ (m. 1996)
- 1923 – Diane Arbus, nhà nhiếp ảnh người Mỹ (m. 1971)
- 1925 – Francis A. Marzen, giáo chủ thiên chúa giáo người Mỹ (m. 2004)
- 1928 – Frank Borman, nhà du hành vũ trụ, CEO người Mỹ
- 1931 – Phil Phillips, ca sĩ, người sáng tác bài hát người Mỹ
- 1933 – Sir Michael Caine, diễn viên người Anh
- 1933 – Quincy Jones, nhạc sĩ, nhà soạn nhạc người Mỹ
- 1934 – Eugene Cernan, nhà du hành vũ trụ người Mỹ
- 1936 – Bob Charles, vận động viên golf người New Zealand
- 1939 – Raymond J. Barry, diễn viên người Mỹ
- 1939 – Bertrand Blier, đạo diễn phim, người viết kịch bản phim người Pháp
- 1939 – Stavros Xarhakos, nhà soạn nhạc người Hy Lạp
- 1939 – Pilar Bardem, nữ diễn viên người Tây Ban Nha
- 1941 – Nguyễn Tuấn Khanh, tức họa sĩ Rừng, người Mỹ gốc Việt
- 1941 – Wolfgang Petersen, người đạo diễn người Đức
- 1942 – Rita Tushingham, nữ diễn viên người Anh
- 1943 – Anita Morris, nữ diễn viên người Mỹ (m. 1994)
- 1945 – Jasper Carrott, diễn viên hài người Anh
- 1945 – Walter Parazaider, nhạc công saxophon Chicago người Mỹ
- 1946 – Steve Kanaly, diễn viên người Mỹ
- 1947 – Pam Ayres, nhà thơ người Anh
- 1947 – William J. Jefferson, chính khách người Mỹ
- 1948 – Billy Crystal, diễn viên, diễn viên hài người Mỹ
- 1956 – Jonathan Bowen, máy tính nhà khoa học người Anh
- 1956 – Colin Ayre, cầu thủ bóng đá người Anh
- 1957 – Andrew Robinson, tác gia người Anh
- 1957 – Tad Williams, tác gia người Mỹ
- 1958 – Albert II, Monaco hoàng tử
- 1959 – Tamara Tunie, nữ diễn viên người Mỹ
- 1960 – Kirby Puckett, vận động viên bóng chày người Mỹ (m. 2006)
- 1961 – Penny Johnson Jerald, nữ diễn viên người Mỹ
- 1961 – Hiro Matsushita, người đua xe người Nhật Bản
- 1963 – Bruce Reid, cầu thủ cricket người Úc
- 1965 – James Kevin Brown, vận động viên bóng chày người Mỹ
- 1965 – Catherine Dent, nữ diễn viên người Mỹ
- 1965 – Aamir Khan, diễn viên Ấn Độ
- 1965 – Kevin Williamson, người viết kịch bản phim người Mỹ
- 1966 – Elise Neal, nữ diễn viên người Mỹ
- 1968 – Megan Follows, nữ diễn viên người Canada
- 1969 – Larry Johnson, cầu thủ bóng rổ người Mỹ
- 1970 – Ebru Kavaklıoğlu, vận động viên người Nga
- 1970 – Meredith Salenger, nữ diễn viên người Mỹ
- 1974 – Patrick Traverse, vận động viên khúc côn cầu trên băng người Canada
- 1975 – Stephen Harper, Anh cầu thủ bóng đá người Anh
- 1975 – Wendy Rice, nữ diễn viên người Mỹ
- 1976 – Merlin Santana, diễn viên người Mỹ (m. 2002)
- 1977 – Aki Hoshino, người mẫu, người Nhật Bản
- 1978 – Pieter van den Hoogenband, vận động viên bơi lội người Đức
- 1979 – Nicolas Anelka, cầu thủ bóng đá người Pháp
- 1979 – Chris Klein, diễn viên người Mỹ
- 1979 – Love, cầu thủ bóng đá người Angola
- 1980 – Aaron Brown, Anh cầu thủ bóng đá người Anh
- 1980 – Matteo Grassotto, người đua xe người Ý
- 1980 – Ben Herring, cầu thủ Liên đoàn Bóng bầu dục người New Zealand
- 1980 – Mercedes McNab, nữ diễn viên người Canada
- 1981 – Bobby Jenks, vận động viên bóng chày người Mỹ
- 1981 – Mei-Ting Sun, nghệ sĩ dương cầm người Trung Quốc
- 1982 – Carlos Marinelli, cầu thủ bóng đá người Argentina
- 1982 – Kate Maberly, diễn viên, ca sĩ người sáng tác bài hát người Anh
- 1983 – Bakhtiyar Artayev, võ sĩ quyền Anh người Kazakhstan
- 1985 – Idaira, ca sĩ người Tây Ban Nha
- 1986 – Jamie Bell, diễn viên người Anh
- 1986 – Elton Chigumbura, cầu thủ cricket người Zimbabwe
- 1986 – Andy Taylor, Anh cầu thủ bóng đá người Anh
Mất
- 1471 – Sir Thomas Malory, tác gia người Anh (s. 1405)
- 1647 – Frederick Henry, Orange hoàng tử (s. 1584)
- 1680 – René Le Bossu, nhà phê bình người Pháp (s. 1631)
- 1682 – Jacob Isaakszoon van Ruysdael, họa sĩ người Đức (s. 1628)
- 1696 – Jean Domat, luật gia người Pháp (s. 1625)
- 1698 – Claes Rålamb, chính khách người Thụy Điển (s. 1622)
- 1748 – George Wade, chỉ huy quân sự người Anh (s. 1673)
- 1803 – Friedrich Gottlieb Klopstock, nhà văn người Đức (s. 1724)
- 1805 – Stanisław Szczęsny Potocki, tướng người Nga (s. 1753)
- 1823 – Charles François Dumouriez, tướng người Pháp (s. 1739)
- 1883 – Karl Marx, người khởi xướng chủ nghĩa Marx (s. 1818)
- 1884 – Quintino Sella, chính khách người Ý (s. 1827)
- 1946 – Werner von Blomberg, nguyên soái (s. 1878)
- 1973 – Howard Aiken, kĩ sư người Mỹ (s. 1900)
- 1973 – Rafael Godoy, nhà soạn nhạc người Colombia (s. 1907)
- 1973 – Chic Young, người vẽ tranh biếm hoạ người Mỹ (s. 1901)
- 1975 – Susan Hayward, nữ diễn viên người Mỹ (s. 1917)
- 1976 – Busby Berkeley, biên đạo múa, người đạo diễn người Mỹ (s. 1895)
- 1977 – Fannie Lou Hamer, nhà đấu tranh cho nhân quyền người Mỹ (s. 1917)
- 1980 – Mohammad Hatta, chính khách người Indonesia (s. 1902)
- 1982 – Nguyễn Đức Nguyên, tức nhà văn Hoài Thanh
- 1983 – Maurice Ronet, diễn viên người Pháp (s. 1927)
- 1988 – Trần Đức Thông, Trung tá, Phó Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân quân đội Việt Nam, tử trận tại Gạc Ma (s. 1944)
- 1988 – Vũ Phi Trừ, Đại úy, Thuyền trưởng tàu vận tải HQ-604, Lữ đoàn 125, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân quân đội Việt Nam, tử trận tại Gạc Ma (s. 1955)
- 1988 – Trần Văn Phương, Thiếu úy, Phó Chỉ huy trưởng đảo Gạc Ma, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân quân đội Việt Nam, tử trận tại đảo Gạc Ma (s. 1965)
- 1989 – Edward Abbey, tác gia, nhà hoạt động môi trường người Mỹ (s. 1927)
- 1991 – Howard Ashman, nhà thơ trữ tình, nhà soạn kịch người Mỹ (s. 1950)
- 1991 – Doc Pomus, nhà soạn nhạc người Mỹ (s. 1925)
- 1991 – Margery Sharp, tác gia trẻ em (s. 1905)
- 1992 – Jean Poiret, diễn viên, người đạo diễn, người viết kịch bản phim người Pháp (s. 1926)
- 1995 – William Alfred Fowler, nhà vật lý, giải thưởng Nobel người Mỹ (s. 1911)
- 1997 – Fred Zinnemann, người đạo diễn người Áo (s. 1907)
- 1999 – Kirk Alyn, diễn viên người Mỹ (s. 1910)
- 2002 – Hans-Georg Gadamer, nhà triết học người Đức (s. 1900)
- 2002 – Cherry Wilder, tác gia người New Zealand (s. 1930)
- 2003 – Jack Goldstein, nghệ sĩ người Canada (s. 1945)
- 2003 – Jean-Luc Lagardère, nhà xuất bản người Pháp (s. 1928)
- 2006 – Lennart Meri, tổng thống Estonia (s. 1929)
- 2007 – Gareth Hunt, diễn viên người Anh (s. 1943)
- 2008 – Nhạc sĩ Anh Việt
- 2018 – Stephen Hawking, nhà vật lý học Anh (s. 1942)
Xem thêm
Ngày lễ và kỷ niệm
- Ngày Valentine Trắng
Pingback: Chào ngày mới 8 tháng 4 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Ai là ai đọc lại và suy ngẫm | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Chào ngày mới 9 tháng 4 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Chào ngày mới 9 tháng 4 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Trần Hưng Đạo và chùa Thắng Nghiêm | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Chào ngày mới 10 tháng 4 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Ma Văn Kháng thầy giáo Việt văn | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Chào ngày mới 11 tháng 4 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Ngày mới | Tạp ký 365
Pingback: Tạp ký 365 Về trong tỉnh thức | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Chào ngày mới 12 tháng 4 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Nhà tôi | Tạp ký 365
Pingback: Tạp ký 365 Suối nguồn hạnh phúc | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Tạp ký 365 để tôi đọc lại | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Để tôi đọc lại | Tạp ký 365
Pingback: Để tôi đọc lại | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Suối nguồn hạnh phúc | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Chào ngày mới 13 tháng 4 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Bên lề chính sử | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Mưa xuân | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Chào ngày mới 14 tháng 4 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Học để làm ở Ấn Độ | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Giáo dục tinh hoa | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Chào ngày mới 15 tháng 4 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Vườn Quốc gia ở Việt Nam | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Chào ngày mới 16 tháng 4 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Bát cơm | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Chào ngày mới 17 tháng 4 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Chiến tranh và Hòa bình | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Tắm tiên ở Chư Yang Sin | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Chào ngày mới 18 tháng 4 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Lời vàng Albert Einstein | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Chào ngày mới 19 tháng 4 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Thăm ngôi nhà cũ của Darwin | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Thăm ngôi nhà cũ của Darwin | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Đôi khi ta mệt mỏi | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Chất lượng cuộc sống | Tình yêu cuộc sống