CNM365. Chào ngày mới 17 tháng 4. Mặt trận Xuân Lộc 4/1975. Ngày 17 tháng 4 là ngày cuối của sau 11 ngày quyết chiến. Từ ngày 18 đến 21 / 4 Quân lực Việt Nam Cộng hòa tháo chạy khỏi Xuân Lộc đã bị cô lập Sáng 21 tháng 4, những tuyến phòng thủ cuối cùng tại Xuân Lộc tan rã. Trận Xuân Lộc là chiến thắng quyết định của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam; Ngày 17 tháng 4 năm 897 (nhằm ngày 12 tháng 3 năm Đinh Tỵ) là ngày sinh của Ngô Quyền, vị vua đầu tiên của nhà Ngô trong lịch sử Việt Nam. Năm 938, ông lãnh đạo nhân dân đánh bại quân Nam Hán trong trận Bạch Đằng nổi tiếng, chính thức kết thúc gần một ngàn năm Bắc thuộc, mở ra một thời kì độc lập lâu dài của Việt Nam. Ngày 17 tháng 4 năm 1790, ngày mất Benjamin Franklin, chính khách, nhà sáng chế, nhà ngoại giao, hoạ sĩ Mỹ (sinh năm 1706). Ngày 17 tháng 4 năm 1877, Lev Nikolayevich Tolstoy hoàn thành tiểu thuyết Anna Karenina. xem tiếp…
Trận Xuân Lộc
Chiến dịch Xuân Lộc hay Trận Xuân Lộc, tên đầy đủ là Chiến dịch tiến công tuyến phòng thủ Xuân Lộc – Long Khánh, là một chiến dịch trong Chiến tranh Việt Nam. Chiến dịch diễn ra trong khoảng 9–20 tháng 4 năm 1975 giữa Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đối đầu Quân lực Việt Nam Cộng hòa (QLVNCH) với sự hỗ trợ của Bộ chỉ huy Viện trợ Quân sự Mỹ tại Việt Nam.
Trận này là một mốc quan trọng của quá trình tiến tới sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, vì Xuân Lộc là khu vực phòng thủ trọng yếu trong tuyến phòng thủ cơ bản (Biên Hòa – Xuân Lộc – Bà Rịa – Vũng Tàu) của QLVNCH để phòng giữ cửa ngõ phía đông của Sài Gòn.
Lực lượng Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam tham chiến gồm có: Quân đoàn 4 (thiếu Sư đoàn 9) tăng cường Sư đoàn bộ binh 6 (Quân khu 7), ngoài ra còn một trung đoàn tăng, thiết giáp, một trung đoàn pháo binh, sau còn được tăng cường thêm Trung đoàn 95B (Sư đoàn bộ binh 325) và một đại đội xe tăng (tổng quân số khoảng 40.000[cần dẫn nguồn]) do Thiếu tướng Hoàng Cầm làm tư lệnh và Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện làm chính ủy, thương vong khoảng 2.000 người (trong đó 1.888 người bị thương vong thuộc về Quân đoàn 4 theo số liệu của Việt Nam).
Quân lực Việt Nam Cộng hoà có quân số khoảng 14.000 người, gồm Sư đoàn 18 Bộ binh (với các Trung đoàn 43, 48 và 52), lực lượng Địa phương quân, nghĩa quân Long Khánh và các đơn vị tăng phái gồm Trung đoàn 8 (thuộc Sư đoàn 5 Bộ binh), Lữ đoàn 3 Thiết kỵ, Liên đoàn 7 Biệt động quân, hai tiểu đoàn pháo binh, Liên đoàn 81 Biệt cách Dù, Lữ đoàn 1 Dù (với các Tiểu đoàn 1, 2, 8, 9) và Tiểu đoàn 3 Pháo binh Dù. Ngoài ra còn được sự hỗ trợ của 2 sư đoàn Không quân từ phi trường Biên Hòa và Cần Thơ yểm trợ chiến thuật. Toàn bộ tuyến phòng ngự do Chuẩn tướng Lê Minh Đảo, Tư lệnh Sư đoàn 18 chỉ huy, thương vong 2.056 người,[3] 2.731 bị bắt, chiến đoàn 52 bị đánh tan, Sư đoàn 18 và Lữ đoàn 1 Dù bị thiệt hại nặng.[4]
Mục lục
|
|
Bối cảnh
Với mục đích thăm dò khả năng quân sự và phản ứng của Mỹ, trung tuần tháng 12 năm 1974, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam dùng biện pháp nghi binh để quân Sài Gòn tập trung lực lượng bảo vệ Tây Ninh, bất ngờ tập kích các cứ điểm Bù Đăng, Đồng Xoài, khai thông đường 14, chớp thời cơ mở chiến dịch đánh chiếm Phước Long.
Rạng sáng ngày 31 tháng 12 năm 1974, Sư đoàn 7, 9 với xe tăng và pháo tầm xa tấn công tỉnh Phước Long do Sư đoàn 5 bộ binh[cần dẫn nguồn] của Quân lực Việt Nam Cộng hòa trấn giữ. Phước Long lọt vào tay Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam ngày 6 tháng 1 năm 1975 trong khi Việt Nam Cộng hòa không thể huy động đủ lực lượng để chiếm lại. Trước sự tấn công của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, Hoa Kỳ chỉ phản ứng lấy lệ bằng những tuyên bố ngoại giao.
Đánh giá Mỹ sẽ không can thiệp, Bộ Chính trị Đảng Lao động và Bộ Tổng Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam quyết tâm giải phóng miền Nam trong năm 1975. Mở màn với chiến dịch Tây Nguyên sử dụng các Sư đoàn 316, 10, 320, Trung đoàn 95B, Trung đoàn 198 Đặc công, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã nghi binh, khiến Quân lực Việt Nam Cộng hòa tin rằng họ sẽ tấn công thị xã Pleiku. Tuy nhiên, vào 02h00 sáng ngày 10/3/1975, Sư đoàn 316, Trung đoàn 95B, Trung đoàn 198 Đặc công bất ngờ đánh úp thị xã Ban Mê Thuột. Trung đoàn 53 thuộc Sư đoàn 23 Bộ binh và Liên đoàn Biệt Động quân số 21 của Quân lực Việt Nam Cộng hòa giữ thị xã bị tiêu diệt. 2 trung đoàn còn lại của Sư đoàn 23 Bộ binh mang số hiệu 44, 45 được trực thăng vận từ Pleiku đến tái chiếm Ban Mê Thuột, đổ bộ lọt vào trận địa của Sư đoàn 10 chờ sẵn và bị tiêu diệt nốt. 6 Liên đoàn Biệt Động quân đóng ở Pleiku hoảng sợ, cùng với lệnh bỏ Tây Nguyên của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu nên đã rút chạy theo đường số 7 để rồi bị Sư đoàn 320 truy kích tiêu diệt 5 trong 6 Liên đoàn. Toàn bộ lực lượng chủ lực của Quân lực Việt Nam Cộng hòa trên Tây Nguyên mất sạch.
Mất Tây Nguyên, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu tiếp tục ra lệnh rút Sư đoàn 1 Nhảy dù và Sư đoàn 1 Thủy quân Lục chiến về bảo vệ Sài Gòn. Lực lượng Vùng 1 Chiến thuật dưới sự chỉ huy của Trung tướng Ngô Quang Trưởng bị thiếu 2 sư đoàn trù bị thiện chiến nhất lập tức bị Quân đoàn 2 Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam gồm các Sư đoàn 304, 324, 325 tiến công. Sư đoàn 1, 2, 3 Bộ binh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa bị tiêu diệt và làm tan rã.
Sau ngày 2/4/1975, Vùng 2 Chiến thuật của Việt Nam Cộng hòa chỉ còn lại tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, nên được sát nhập vào Vùng 3 Chiến thuật. Phan Rang và Xuân Lộc trở thành hai cửa ngõ để Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam vào Sài Gòn bằng quốc lộ 1 và 20. Xuân Lộc là một vị trí chiến lược quan trọng vì là ngã ba của hai Quốc lộ 1 và 20, cửa ngõ từ miền Trung, miền Cao nguyên vào Sài Gòn chỉ cách nhau 80. Do đó Xuân Lộc được coi như vòng đai ngoài bảo vệ phi trường Biên Hòa và Sài Gòn.
Trên cơ sở nhận định chiến trường, ngày 3/4/1975, Bộ Tổng Tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa cùng với Chủ tịch Hội đồng tham mưu liên quân Hoa Kỳ, nguyên chỉ huy MACV (Bộ chỉ huy quân sự Mỹ tại Việt Nam), Frederick Carlton Weyand (sang Việt Nam từ cuối tháng 3 năm 1975), xây dựng phương án thành lập tuyến phòng thủ Xuân Lộc.[cần dẫn nguồn] Ngày 3 tháng 4 năm 1975, Nguyễn Văn Thiệu đã thảo luận với phó đại sứ Hoa Kỳ Lehman và tướng Fredrick C. Weyand về kế hoạch “Nỗ lực tối đa” nhằm giữ vững những phần đất còn lại.[cần dẫn nguồn] Theo đó cần phải lấy Xuân Lộc làm trung tâm phòng ngự, hai bên sườn phải giữ được Tây Ninh và Phan Rang.
Tại đây, phía Quân lực Việt Nam Cộng Hòa tập trung nhiều đơn vị thiện chiến, gồm có Sư đoàn 18 Bộ binh (với các Trung đoàn 43, 48 và 52 được tăng cường tương đương với quân số của chiến đoàn), lực lượng Địa phương quân ở tỉnh và các đơn vị tăng phái gồm Trung đoàn 8 (thuộc Sư đoàn 5 Bộ binh), Lữ đoàn 3 Thiết kỵ, Liên đoàn 7 Biệt động quân, hai tiểu đoàn pháo binh, Liên đoàn 81 Biệt cách Dù, toàn bộ Lữ đoàn 1 Dù (với các Tiểu đoàn 1, 2, 8, 9) và Tiểu đoàn 3 Pháo binh Dù. Sư đoàn 4 Không quân Việt Nam Cộng hòa từ phi trường Cần Thơ phụ trách không yểm chiến thuật. Tất cả lực lượng trên đặt dưới quyền chỉ huy của Chuẩn tướng Lê Minh Đảo (Tư lệnh Sư đoàn 18) và hai viên sĩ quan phụ tá là Đại tá (tư lệnh phó) Lê Xuân Mai và Đại tá Phạm Văn Phúc (Tỉnh trưởng Long Khánh). Mục đích bẻ gãy mũi xung kích của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam trong một trận chiến phòng ngự điển hình, tạo thế có lợi chặn đứng đà tiến công của đối phương.
Về phía Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, có Quân đoàn 4 do Thiếu tướng Hoàng Cầm chỉ huy gồm Sư đoàn 6 mới được thành lập, Sư đoàn 7 bộ đội chủ lực miền Đông Nam Bộ với kinh nghiệm chiến đấu dày dặn (đây nguyên là Sư đoàn 312A từ miền bắc hành quân vào nam từ năm 1965, đã đánh bại Sư đoàn 1 Anh Cả đỏ Mỹ tại đường 13, giết chết Trung tướng Mỹ Keith Lincoln Ware, Tư lệnh Sư đoàn này vào hồi 13h00 ngày 13/9/1968). Sư đoàn mạnh nhất của B2 (tức sư 9) phải ở lại phía tây, nên cánh phía đông được phối thuộc Sư đoàn Sông Lam (F341) mới thành lập do Đại tá Trần Văn Trân chỉ huy, một người đã từng là Tư lệnh Sư đoàn 1 Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, từng bị quân Mỹ bắt sống năm 1969 trong một chuyến đi công tác (ông bị giam giữ trong suốt 3 năm mà đối phương không dò ra được lai lịch, được thả về trong 1 đợt trao trả tù binh bên sông Thạch Hãn đầu năm 1973).
Lực lượng các bên tham chiến
Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam
Quần chúng nhân dân
Để đạt được thành công, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã nhận được sự hỗ trợ to lớn của nhân dân Xuân Lộc. Trước khi tiến hành công kích, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã tiến hành các hoạt động nhằm huy động sự ủng hộ của người dân, đưa người dân ra khỏi vùng chiến sự.[8] Hoạt động của người dân chủ yếu là nổi dậy giành chính quyền và hỗ trợ các đợt tấn công của QGP.[9][10]
Quân sự
- Quân đoàn 4 thiếu (gồm Sư đoàn 6, 7 và 341)
- 1 trung đoàn tăng, thiết giáp
- 1 trung đoàn pháo binh
Sau tăng cường:
- Trung đoàn 95B thuộc Sư đoàn bộ binh 325
- 1 đại đội xe tăng
- Trung đoàn 95A độc lập [cần dẫn nguồn]
- Đoàn Pháo binh 75
Quân lực Việt Nam Cộng hòa
- Sư đoàn 18 Bộ binh Việt Nam Cộng hòa thuộc Quân đoàn 3
- 1 liên đoàn Biệt động quân
- 1 trung đoàn thiết giáp
- 9 tiểu đoàn Địa phương quân, nghĩa quân
Sau tăng cường:
- Lữ đoàn Dù 1
- Trung đoàn Bộ binh 8 thuộc Sư đoàn 5
- 1 liên đoàn Biệt động quân
- 1 trung đoàn Thiết giáp
Diễn biến
Ngày 9 tháng 4 năm 1975, 5 giờ 40, sau khi Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam pháo kích các mục tiêu trong thị xã trong vòng một tiếng đồng hồ, sau đó các mũi bộ binh bắt đầu tiến công.
Tại hướng chính từ phía Đông, Trung đoàn 165 Sư đoàn 7 Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam với 8 xe tăng dẫn đầu tấn công về phía căn cứ Sư đoàn 18, khi còn cách khoảng 200 m thì vấp phải sự chống trả quyết liệt của Trung đoàn 43 Bộ binh và Tiểu đoàn 3/4 Địa phương quân Long Khánh, bị thiệt hại nặng, 3 trên 8 xe tăng bị hỏng và khoảng 100 lính miền Bắc bị hạ bởi các súng chống tăng M-72 và máy bay A-37, F-5 của Không lực Việt Nam Cộng hòa, nên chỉ chiếm được một phần hậu cứ của Chiến đoàn 52 (Sư đoàn 18). Đến 12 giờ, hướng này buộc phải ngừng tấn công.
Ở hướng phụ từ phía Bắc, Trung đoàn 266 (Sư đoàn 341) đánh thọc sâu vào thị xã, nhưng bị phản kích mạnh nên phải dừng lại bên ngoài sở chỉ huy tiểu khu.
Tại vòng ngoài, Ở hướng quốc lộ 20, Sư đoàn 6 tấn công vào các vị trí chốt giữ của Trung đoàn 52 của Sư đoàn 18 Việt Nam Cộng hòa, diệt được 5 chốt trên đoạn đường từ Hưng Nghĩa đến đèo Mẹ Bồng Con, Trung đoàn 52 phải bỏ Túc Trưng kéo về giữ ngã ba Dầu Giây. Ở hướng Quốc lộ 1, phía đông nam thị xã, Trung đoàn 209 (Sư đoàn 7) và Trung đoàn 270 (Sư đoàn 341) Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đánh bại hai tiểu đoàn Việt Nam Cộng Hòa, diệt 7 xe tăng của chiến đoàn 43, 48 (Sư đoàn 18 Việt Nam Cộng hòa) từ Tân Phong và Núi Thị vào cứu viện. Các trục lộ chính phía bắc Xuân Lộc đều bị cắt đứt, tuyến phòng thủ ngoại ô thị xã tan vỡ, toàn bộ lực lượng Việt Nam Cộng hòa rút vào trong thị xã Xuân Lộc để cố thủ.
Sáng ngày 10 tháng 4, đúng 5 giờ 30, quân Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam lại pháo kích các mục tiêu trong thị xã. Sau trận pháo kích, Trung đoàn 141 Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam (lực lượng dự bị của Sư đoàn 7), cùng một tiểu đoàn cao xạ 37 ly và một tiểu đoàn 57 ly, được tăng cường đột phá từ hướng bắc xuống phối hợp với Trung đoàn 165 Sư đoàn 7 tiếp tục tấn công vào căn cứ Sư đoàn 18. Tuy nhiên, do bị phản kích quyết liệt cùng với hỏa lực mạnh của quân Sài Gòn nên toàn bộ quân Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam cũng không đạt được mục tiêu.
Bước sang ngày thứ ba, 11 tháng 4, 7 giờ, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam pháo kích trong 70 phút rồi bắt đầu tấn công. Dưới hỏa lực mạnh và sự yểm trợ bằng không quân của bên phòng thủ, bên tấn công cũng vẫn không chiếm được các mục tiêu là sở chỉ huy Sư đoàn 18 và hậu cứ Chiến đoàn 43 và 52. Cuộc chiến kéo dài ác liệt, cả hai phía ra sức giành giật từng ngôi nhà, điểm phòng ngự. Sau 3 ngày chiến đấu, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã phải chịu thương vong lớn với khoảng 300 người chết, 1000 người bị thương.[11]
Qua đến ngày thứ tư, 12 tháng 4, thế trận đôi bên vẫn giằng co. Lữ đoàn 1 Nhảy dù gồm các Tiểu đoàn 1, 2, 8, 9 và Tiểu đoàn 3 Pháo binh Dù, với quân số khoảng 2.000 người, được điều tăng cường cho Xuân Lộc bằng tất cả trực thăng của hai Trung đoàn 3 và 4 Không quân từ Trảng Bom vào trận địa. Hai tiểu đoàn dù đầu tiên đã nhảy xuống để chiếm lại Bảo Định và Quốc lộ 1, nơi hai trung đoàn thuộc Sư đoàn 6 Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đang tập trung tấn công Bộ tư lệnh Sư đoàn 18 Việt Nam Cộng hòa tại Tân Phong. Một tiểu đoàn dù khác nhảy xuống chiếm lại khu vực vườn cây của cố Thống Tướng Lê Văn Tỵ. Các tiểu đoàn dù khác nhảy vào Xuân Lộc để giải vây cho các lực lượng Địa phương quân và Bộ Chỉ huy Tiểu khu Long Khánh. Các pháo đội cũng được trực thăng Chinook chuyển vận đến Bộ Chỉ huy Hành quân Nhảy dù đóng cạnh bên Bộ Tư lệnh Sư đoàn 18 Bộ binh.
Sau 5 ngày giao chiến, lực lượng phòng thủ tại Xuân Lộc gồm có Sư đoàn 18, các lực lượng địa phương quân, tăng cường Lữ đoàn 1 Dù và 6 khẩu pháo 155 mm tại ngã ba Tân Phong; Trung đoàn 8 bộ binh (Sư đoàn 5), 3 chi đoàn thiết giáp 315, 318, 322 (với hơn 300 xe các loại). Theo tướng Hoàng Cầm, khi đó là tư lệnh Quân đoàn 4 Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam,[12] tổng số quân phòng phủ tại Biên Hòa-Xuân Lộc lên tới 25.000, tương đương 2 sư đoàn, 4 trung đoàn và lữ đoàn bộ binh, chiếm 30% quân số của Vùng 3 chiến thuật; 4 thiết đoàn; 8 tiểu đoàn pháo. Ngoài ra, còn có 2 sư đoàn không quân (Sư đoàn 3 và 4) từ Biên Hòa, Tân Sơn Nhất và cả máy bay từ Trà Nóc dưới Cần Thơ cũng được tung vào yểm trợ cho Xuân Lộc.
Sau 5 ngày tiến công, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam không hoàn thành được tất cả các mục tiêu đề ra. Sức chống trả cộng với hỏa lực mạnh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa làm thiệt hại nặng lực lượng tấn công (trong ba ngày đầu, Sư đoàn 7 bị thương vong 300 người, Sư đoàn 341 bị thương vong 1200. 9 xe tăng bị bắn cháy 3, hỏng 3. Pháo 85 ly và 57 ly bị hỏng gần hết[13]). Tuy vậy, họ cũng đạt được phần nào mục tiêu khi phá vỡ tuyến phòng thủ vòng ngoài, cắt đứt trục lộ 1 và 20, làm cho lực lượng của Quân khu 1 và 2 Việt Nam Cộng hòa không thể rút về hỗ trợ cho Xuân Lộc. Toàn bộ lực lượng phòng thủ bị chia cắt thành 3 cụm: Núi Thị (do Trung đoàn 48 chốt giữ), Dầu Giây (Trung đoàn 52), và thị xã Long Khánh (Trung đoàn 43). Bộ chỉ huy Sư đoàn 18 bị uy hiếp, buộc phải dời vị trí về ngã ba Tân Phong.
Phía Việt Nam Cộng hòa đã bắt đầu lạc quan khi cho rằng Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam không thể chiếm được Xuân Lộc. Tình hình tạm lắng vào ngày 14 tháng 4 càng củng cố thêm nhận định của họ. Thậm chí, tướng Lê Minh Đảo còn cho họp báo tại mặt trận, tuyên bố thách thức tướng Hoàng Cầm. Về phía các tướng lĩnh Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, do thiệt hại nặng và không đạt được các mục tiêu đề ra, họ đã rút ra các khuyết điểm để điều chỉnh chiến thuật tấn công: chuyển từ đánh chiếm sang bao vây cô lập, từ đánh chính diện sang đánh tạt sườn, thay vì đánh chiếm Xuân Lộc thì đi vòng qua thị xã. Tướng Trần Văn Trà, tư lệnh Quân giải phóng miền Nam, đã đến bộ chỉ huy quân đoàn một ngày để cùng bàn cách đánh mới. Khi chiến sự tạm lắng vào ngày 14 chính là khi Quân đoàn 4 đang triển khai lực lượng theo cách đánh này.
Ngày 15 tháng 4, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam chuyển hướng tấn công. Pháo 130 ly bắt đầu bắn phá căn cứ không quân Biên Hòa, không cho máy bay từ đây yểm trợ Xuân Lộc. Sư đoàn 6 (sư đoàn phối thuộc của Quân khu 7), được tăng cường Trung đoàn 95, hiệp đồng tấn công Chiến đoàn 52 (gồm Trung đoàn 52 của Sư đoàn 18 Việt Nam Cộng hòa, Lữ đoàn 3 Thiết kỵ, và các lực lượng Địa phương quân ở Kiệm Tân, tổng cộng khoảng 2.000 người). Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã đánh chiếm được ngã ba Dầu Giây (giao điểm của Quốc lộ 1 và 20) và đoạn cuối đường 20 từ Trúc Tân đến Kiệm Tân, đánh bại nhiều cuộc phản kích từ Trảng Bom đánh ra, uy hiếp sở chỉ huy tiền phương Quân đoàn 3 Việt Nam Cộng hòa đặt tại Trảng Bom. Chiến đoàn 52 Bộ binh cuối cùng đã tan hàng vào đêm 15 tháng 4. Tất cả pháo binh, thiết giáp đều bị hủy diệt sau mấy ngày đêm cầm cự, thiệt hại nặng nề về người. Chín giờ đêm hôm đó, khi hầm chỉ huy của chiến đoàn bị bắn sập, đại tá chiến đoàn trưởng ra lệnh rút quân. Cùng theo ông chỉ còn 200 người sống sót. Quân đoàn 3 Việt Nam Cộng hòa phải ngừng phản kích cứu nguy cho Xuân Lộc. Cùng ngày hôm đó, tại Xuân Lộc, Sư đoàn 7 và Sư đoàn 341 Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đồng thời tấn công, đánh lui hai chiến đoàn 43 và 48 của Sư đoàn 18, diệt một phần Lữ đoàn 1 Dù.
Mất Dầu Giây và đường 20, Biên Hòa trở thành điểm tiền tiêu và Xuân Lộc bị cô lập và mất vị trí quan trọng, tướng Nguyễn Văn Toàn, Tư lệnh Quân đoàn 3 Việt Nam Cộng hòa, ra lệnh rút bỏ Long Khánh. Ngày 18 tháng 4, một phần lực lượng ở Xuân Lộc được bốc bằng trực thăng về Biên Hòa – Trảng Bom lập phòng tuyến mới. 9 giờ tối, các tiểu đoàn Nhảy dù Việt Nam Cộng hòa mới tới quốc lộ 1 và gần như toàn bộ giáo dân của xóm đạo Bảo Đình, Bảo Toàn, Bảo Hòa đã tập trung sẵn 2 bên vệ đường để theo binh sĩ Việt Nam Cộng hòa đi di tản. Sau đó đoàn người rút lui đã bị phục kích và triệt hạ gần hết.[14]
Lữ đoàn 1 Dù Việt Nam Cộng hòa rút lui sau cùng, chỉ riêng Tiểu đoàn 3 Pháo binh được di chuyển trên đường lộ với Đại đội Trinh sát Dù, còn các tiểu đoàn tác chiến khác đều mở đường bọc sâu trong rừng.
Bốn giờ sáng ngày 21 tháng 4 năm 1975, tại ấp Suối Cá, gần ranh giới Long Khánh-Phước Tuy, Tiểu đoàn 3 Dù bị 2 tiểu đoàn Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam phục kích gần như bị tiêu diệt hoàn toàn. Pháo Đội C và trung đội trinh sát bảo vệ, hầu hết đều bị thương vong. Cánh quân đi đầu của Tiểu đoàn 9 Dù cũng đụng độ nặng với quân Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam tại thung lũng Gia Rai, dưới chân núi Cam Tiên. Ngoài những thiệt hại kể trên, cuộc rút quân trên Liên tỉnh lộ 2 coi như hoàn tất, kết quả tốt đẹp.
Sáng 21 tháng 4, những tuyến phòng thủ cuối cùng của Quân lực Việt Nam Cộng hòa tại Xuân Lộc tan rã. Các lực lượng còn lại rút lui về Sài Gòn lập phòng tuyến mới.
Tại Xuân Lộc, Không lực Việt Nam Cộng hòa đã sử dụng hai quả bom phát quang BLU-82 “Daisy Cutter” 15000-pound,[15][16] vô số bom tọa độ 500-pound, và cả bom xăng tự tạo, để ném xuống các đơn vị bộ đội ở quanh thị xã. Với vai trò nỗ lực cuối cùng nhằm ngăn chặn bước tiến quân của đối phương, theo Frank Snepp,[17] sau khi Tổng thống Thiệu từ chức, tướng Nguyễn Văn Toàn Tư lệnh Vùng 3 chiến thuật đã đề nghị Mỹ sử dụng bom B-52 rải thảm lần cuối. Đề nghị này bị tướng Cao Văn Viên từ chối, thay vào đó là gợi ý sử dụng một loại vũ khí khác với sức hủy diệt tương tự. Ngày 21 tháng 4,[18][19][20] với sự trợ giúp của kỹ thuật viên DAO (Mỹ), một máy bay C-130 của không lực Việt Nam Cộng hòa đã thả một quả “bom nhiệt áp” CBU-55, loại vũ khí phi hạt nhân tàn bạo nhất trong kho vũ khí của Mỹ, xuống khu vực được cho là sở chỉ huy Sư đoàn 341 Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Nó đã đốt ôxy trong một vùng rộng 2 mẫu Anh, gây thương vong khá lớn dù không có thống kê chính xác (Hoa Kỳ ước tính nó đã giết chết hơn 250 người lính Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, nguồn khác ghi nhận con số 811 cả bộ đội và thường dân, nhưng đều không thể kiểm chứng).[21][22] Đây là lần đầu tiên và cuối cùng loại vũ khí này được sử dụng trong chiến tranh. Đài Hà Nội đã phản đối trong hai ngày liền, cáo buộc Mỹ và Việt Nam Cộng hòa sử dụng vũ khí sinh học bất hợp pháp.[23] Trung Quốc cũng phản ứng dữ dội không kém, miêu tả vụ ném bom như là cuộc ‘giết người hàng loạt’ và buộc tội Mỹ đã chỉ huy cuộc tấn công. Đây là chỉ trích mạnh mẽ nhất của Trung Quốc đối với Mỹ trong vòng 2 năm – từ khi hai nước bắt đầu quá trình đặt lại quan hệ ngoại giao.[21] Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã phản ứng ngay và hiệu quả. Trong vòng vài giờ sau vụ ném bom CBU, pháo binh bắn phá sân bay Biên Hòa được tăng cường đến độ các đường băng gần như không thể sử dụng được nữa. Các máy bay phản lực F-5A được rút nhanh về Sài Gòn, còn các máy bay ném bom nhẹ A-37 rút về Cần Thơ.
Kết quả và ý nghĩa
Chiến thắng Xuân Lộc của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã đánh sập “Cánh cửa thép” cuối cùng để tiến vào Sài Gòn. Xuân Lộc chính là yết hầu của Sài Gòn, chính Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ Đại tướng Frederick C. Weyand đã trực tiếp lên Xuân Lộc thị sát và nhấn mạnh: “Phải giữ cho được Xuân Lộc, mất Xuân Lộc là mất Sài Gòn”. Chiến thắng Xuân Lộc làm rung chuyển bộ máy chính quyền tại Sài Gòn. Ngay tối ngày Xuân Lộc được giải phóng, Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố từ chức và hai ngày sau đó thì trốn chạy khỏi Sài Gòn. Bên kia bờ đại dương, ngày 23/4/1975, Tổng thống Mỹ Gerald Ford tuyên bố “Cuộc chiến tại Việt Nam đã chấm dứt đối với người Mỹ”. Quân đội và chính quyền Sài Gòn đã hoang mang tột độ khi mất Tây Nguyên thì nay lại càng hoang mang, run sợ hơn.[24]. Chiến thắng Xuân Lộc còn khằng định sự ủng hộ của người dân miền Nam đối với Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam Việt Nam.[8]
Chiến thắng tại Xuân Lộc của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã thực sự là đòn quyết định, đập tan mọi hy vọng vào việc duy trì chế độ của Chính quyền Sài Gòn. Đây là bước đà trực tiếp, hữu hiệu cho cánh quân hướng Đông của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam nói riêng, cho cả Chiến dịch Hồ Chí Minh (từ 26 – 30/4/1975), giải phóng hoàn toàn Sài Gòn – Gia Định, kết thúc thắng lợi sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc Việt Nam nói chung.[1]
Các nhận xét về Trận Xuân Lộc
Trận Xuân Lộc là nỗ lực hiệu quả cuối cùng của Quân lực Việt Nam Cộng hòa nhằm ngăn chặn bước tiến của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, trên đường tiến vào Sài Gòn và thống nhất đất nước Việt Nam. Là một trong các trận đánh hiếm hoi QLVNCH tác chiến mạnh mẽ có hiệu quả mà không có hỏa lực Mỹ yểm trợ. Tuy có làm tổn thất đáng kể sinh lực của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, làm chậm bước tiến của đội quân này nhưng vẫn không cứu vãn được tình thế sụp đổ của chính quyền Việt Nam Cộng hòa.
Viết về trận Xuân Lộc:
- “Trận chiến đấu Xuân Lộc ngay từ những ngày đầu trở nên gay go, ác liệt. Các Sư đoàn 7, Sư đoàn 6 và Sư đoàn 341 của ta (QGP) đã phải tổ chức tiến công nhiều lần vào thị xã, đánh đi đánh lại diệt từng mục tiêu và phải nhiều lần đẩy lùi các cuộc phản kích của địch (QLVNCH). Trung đoàn 43 địch bị tổn thất nặng. Pháo binh chiến dịch và pháo binh đi cùng của các sư đoàn của ta đã phải dùng thêm cơ số đạn. Xe tăng, xe bọc thép của ta một số bị hỏng, một số phải trở về vị trí xuất phát tiến công để bổ sung xăng dầu, đạn dược. Kế hoạch tiến công Xuân Lộc của Quân đoàn 4 lúc đầu chưa tính hết được sự phát triển phức tạp của tình hình, chưa đánh giá hết tính chất ngoan cố của địch. Tính chất giằng co ác liệt qua trận đánh này không phải chỉ trong phạm vi của Xuân Lộc – Long Khánh nữa tồi. Nó liên quan đến việc mất hay còn của nguỵ quyền Sài Gòn, đến việc kéo dài những ngày giãy chết của chế độ Thiệu. Việc tổ chức, chỉ huy và tiến hành các cuộc chiến đấu của ta không thể làm theo như cũ được nữa. Cách đánh cũng cần phải thay đổi cho phù hợp với tình hình lúc đó…Xuân Lộc được giải phóng. Cánh cửa phía đông Sài Gòn đã mở sẵn đón lực lượng của Quân đoàn 2, Quân đoàn 4 và Sư đoàn 3, Quân khu 5 vào trận quyết chiến chiến lược cuối cùng. ” (Văn Tiến Dũng, Tư lệnh tiền phương Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam 1975, Đại Thắng Mùa Xuân 75).[25]
- “Tinh thần binh sĩ Việt Nam Cộng hòa tại Xuân Lộc rất cao, hệ thống truyền tin rất tốt. Các đơn vị Dù và Biệt động quân đã đến. Con đường Sài Gòn được khai thông. Các sĩ quan của Quân lực Việt Nam Cộng hòa đang gọi pháo binh và không yểm rất chính xác, nhanh chóng, tình trạng chiến đấu của họ gần giống như lúc còn quân đội Mỹ yểm trợ…” (Oliver Todd, Cruel April)[cần dẫn nguồn]
- “Tại chiến trường Long Khánh, rõ ràng Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã chứng tỏ sự quyết tâm và anh dũng chiến đấu chống lại địch quân đông gắp nhiều lần…” (Tướng X. Smith, Trưởng phòng tùy viên Quân sự, Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ)[cần dẫn nguồn]
- “Trận đánh Xuân Lộc nổ ra muộn, vào lúc địch gượng lại, chúng tăng cường phòng thủ khá mạnh, gồm những đơn vị tinh nhuệ nhất còn lại và quá nửa lực lượng dự trữ chiến lược của quân nguỵ (dù và thuỷ quân lục chiến) và vào thời gian này Mỹ cũng hối hả đưa vào miền Nam, được dùng tại Xuân Lộc thêm loại bom Đe-xi-cát tơ và bom CB thay cho phi vụ yểm trợ bằng máy bay B52 làm tăng thêm tính khốc liệt của trận đánh.” (Hoàng Cầm, Tư lệnh quân đoàn 4, Chặng đường mười nghìn ngày).[26]
Chú thích
- ^ a ă http://www.doisongphapluat.com/tin-tuc/tin-trong-nuoc/dien-bien-ac-liet-cua-chien-dich-mo-canh-cua-thep-xuan-loc-a90877.html
- ^ Chiến thắng Xuân Lộc – Long Khánh. Nhà xuất bản. Đồng Nai, 2004
- ^ a ă Cuộc tiến công từ Buôn Ma Thuột đến Sài Gòn Xuân 1975-Trịnh Ngọc Nghi, Nhà xuất bản Công An Nhân dân
- ^ a ă Chiến thắng Xuân Lộc – Long Khánh, Nhà xuất bản. Đồng Nai, 2004. tr. 863.
Trích: “Trận Xuân Lộc diễn ra 12 ngày đêm ta đã tiêu diệt 2.056 tên địch, bắt 2.731 tên, xoá sổ chiến đoàn 52 nguỵ, đánh thiệt hại nặng sư đoàn 18 bộ binh và Lữ đoàn dù số 1, phá huỷ 48 xe quân sự, 1.500 súng các loại trong đó có 18 khẩu pháo của địch.“ - ^ Lịch sử bộ đội quân y, Tập 3 (1969-1975), Nhà xuất bản Quân đội, 1996.- tr. 369
Trích: “Trong tác chiến tại Xuân Lộc, Long Khánh và xung quanh, Quân đoàn 4 đã có 1.888 thương vong, trong đó tử vong là 460 (24,36%). Tỷ lệ thương vong so với quân số tác chiến là 8,8%…“ - ^ Chiến thắng Xuân Lộc- Long Khánh Nhà xuất bản. Đồng Nai, 2004.-
tr. 178: “..Làm nên chiến thắng Xuân Lộc, Quân đoàn 4 đã có 460 đồng chí hy sinh, 1530 đồng chí bị thương..”
tr. 489: “..Ta bị thương 6,64%, hy sinh 1,17%. Bảo đảm quân số tác chiến 96,5%..” - ^ C. Tucker Spencer, Vietnam, Nhà xuất bản Routledge, 1999. tr. 185
- ^ a ă http://www.baodongnai.com.vn/chinhtri/201204/Bai-hoc-kinh-nghiem-tu-chien-thang-Xuan-Loc-Xay-dung-the-tran-long-dan-2149573/
- ^ http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/chien-dich-xuan-loc-qua-goc-nhin-cua-mot-vi-tuong-2229268.html
- ^ https://dost-dongnai.gov.vn/kinhtexahoi/Pages/noi-dung-tin.aspx?NewsID=1902&TopicID=9&CoLookup=1
- ^ Lời kể của Trung tướng Lê Nam Phong, nguyên Tư lệnh Sư đoàn 7. Nguồn: Đại thắng Mùa Xuân 1975, Nhà xuất bản Thông tấn, Hà Nội 2005
- ^ Hoàng Cầm, Tư lệnh quân đoàn 4, Chặng đường mười nghìn ngày, tr.413
- ^ Hoàng Cầm, Chương 20
- ^ Việt Nam-Cuộc chiến 10.000 ngày, tập 5
- ^ Tuyến Thép Xuân Lộc. Cựu Đại tá Hứa Yến Lến, Tham mưu Trưởng Hành Quân-SĐ18BB, trang 21
- ^ Michael Clodfelter, Warfare and Armed Conflicts: A Statistical Reference to Casualty and Other Figures, 1500-2000, tr.770
- ^ Frank Snepp, Decent Interval, tr. 327
- ^ Alan Dawson, 55 days: The fall of South Vietnam, Chương 12
- ^ Spencer C. tr.185
- ^ Có tài liệu của Việt Nam Cộng hòa viết ngày ném trái bom này là 19 tháng 4 chẳng hạn A View from the other side of the story (Lieutenant General Lam Quang Thi), trích Rolling Thunder in a Gentle Land: The Vietnam War Revisited, Andrew A. Wiest, tr. 132.
- ^ a ă Snepp, tr. 327
- ^ Spencer C., tr.185
- ^ Dawson, Chương 12
- ^ http://baotintuc.vn/tu-lieu/mo-toang-canh-cua-thep-xuan-loc-20150419135524618.htm
- ^ Đại Thắng Mùa Xuân 75, Đại tướng Văn Tiến Dũng, Chương 13, Thế trận đang hình thành
- ^ Hoàng Cầm, Tư lệnh quân đoàn 4, Chặng đường mười nghìn ngày, chương 20
Tham khảo
- Davidson, Philip. B (1988) Vietnam at War Xuan Loc. Novato: Presidio Press
- Hua Yen Len, Chief of Staff for Operations, 18th Infantry Division, (1988) The Line of Steel at Xuan Loc: 12 Days and Nights of Ferocious Combat
- Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam (2004)
- Tư lệnh Hoàng Cầm, Chặng đường mười nghìn ngày
Liên kết ngoài
- Hồ Đinh, Trận Xuân Lộc
- Báo điện tử Quân đội Nhân dân
- Sư đoàn 18 bộ binh
- Đập tan cánh cửa thép Xuân Lộc
- http://www.youtube.com/watch?v=tTgoNFcKlJI
- http://www.youtube.com/watch?v=VfhBb0eBNCY
- Trang www.sudoan18bobinh.com, bài viết “Người lính cuối cùng một trung đội chiến đoàn 52” ghi nhận: “Lần không yểm cuối cùng cho tuyến Núi Đốt, Định Quán, 2 trái bom 500 cân Anh rớt trúng xuống Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 43 (VNCH), khiến gần 200 thương vong.”
Mô tả
Ngô Quyền, còn được biết đến với tên gọi Tiền Ngô Vương, là vị vua đầu tiên của nhà Ngô trong lịch sử Việt Nam. Năm 938, ông là người lãnh đạo nhân dân đánh bại quân Nam Hán trong trận Bạch Đằng nổi tiếng, chính thức kết thúc gần một thiên niên kỷ Bắc thuộc, mở ra một thời kì độc lập lâu dài của Việt Nam. Wikipedia
Tiền Ngô Vương 前吳王 |
|
---|---|
Vua Việt Nam (chi tiết…) | |
![]() Tượng Ngô Quyền trong đền thờ ông ở thôn Cam Lâm.
|
|
Ngô Vương | |
Trị vì | 939–944 |
Tiền nhiệm | Sáng lập triều đại |
Kế nhiệm | Dương Bình Vương |
Thông tin chung | |
Vợ | Dương hậu Đỗ phi |
Hậu duệ | Ngô Xương Ngập Ngô Xương Văn Ngô Nam Hưng Ngô Càn Hưng |
Tên húy | Ngô Quyền (吳權) |
Thân phụ | Ngô Mân |
Thân mẫu | Phùng Thị Tinh Phong |
Sinh | 17 tháng 4, 897 Đường Lâm, Tĩnh Hải quân |
Mất | 18 tháng 1, 944 (46 tuổi) Tĩnh Hải quân |
Ngô Quyền (chữ Hán: 吳權, 897 – 944), còn được biết đến với tên gọi Tiền Ngô Vương (前吳王), là vị vua đầu tiên của nhà Ngô trong lịch sử Việt Nam. Năm 938, ông là người lãnh đạo nhân dân đánh bại quân Nam Hán trong trận Bạch Đằng nổi tiếng, chính thức kết thúc gần một thiên niên kỷ Bắc thuộc, mở ra một thời kì độc lập lâu dài của Việt Nam. Sau chiến thắng này, ông lên ngôi vua, trị vì từ năm 939 đến năm 944.
Ngô Quyền nằm trong danh sách 14 anh hùng dân tộc tiêu biểu của Việt Nam, là vị “vua đứng đầu các vua“,[1] Phan Bội Châu xem ông là vị Tổ Trung hưng[2] của Việt Nam.
Mục lục
Thân thế
Ngô Quyền sinh vào ngày 12 tháng 3 năm Đinh Tỵ (17 tháng 4 năm 897) [cần dẫn nguồn] trong một dòng họ hào trưởng có thế lực ở châu Đường Lâm. Cha là Ngô Mân làm chức châu mục Đường Lâm.[3] Ngô Quyền được sử sách mô tả là bậc anh hùng tuấn kiệt, “có trí dũng“.[1] Khi Ngô Quyền vừa mới sinh có ánh sáng lạ đầy nhà, dung mạo khác thường, có 3 nốt ruồi ở lưng, thầy tướng cho là lạ, bảo có thể làm chủ một phương, nên mới đặt tên là Quyền. Ngô Quyền lớn lên, khôi ngô, mắt sáng như chớp, dáng đi thong thả như hổ, có trí dũng, sức có thể nâng được vạc bằng đồng.[3][4]
Sự nghiệp
Bối cảnh
Thời bấy giờ nhà Đường ở Trung Quốc cai trị nước Việt. Từ giữa thế kỷ IX, nhà Đường phải đối phó với hai biến cố lớn là nông dân khởi nghĩa và phiên trấn cát cứ. Năm 907, nhà Đường mất, Chu Ôn lập nên nhà Hậu Lương, bắt đầu cuộc loạn Ngũ Đại, sử Trung Quốc gọi là Ngũ đại Thập quốc. Ở miền Nam Trung Quốc, Tiết độ sứ Quảng Châu là Lưu Nham đã cát cứ và dựng nước Nam Hán.[5]
Năm 905, nhân việc nhà Đường có loạn, một thổ hào người Việt là Khúc Thừa Dụ nổi lên đánh đuổi người Trung Quốc, chiếm giữ phủ thành, xưng là Tiết độ sứ. Năm 907, Khúc Thừa Dụ chết, con là Khúc Hạo lên thay. Khúc Hạo sai con là Khúc Thừa Mỹ làm Hoan hảo sứ sang dò xét nhà Nam Hán. Năm 917, Khúc Hạo chết, Khúc Thừa Mỹ lên thay, cho người sang nhà Lương lĩnh tiết việt, muốn lợi dụng sự mâu thuẫn giữa nước Lương và Nam Hán để củng cố sự nghiệp tự cường của mình. Vua Nam Hán là Lưu Cung tức giận, xua quân chiếm cứ Giao Chỉ. Năm 930, tướng Nam Hán Lý Khắc Chính đem binh đánh, bắt được Khúc Thừa Mỹ, Lý Khắc Chính lưu lại Giao Chỉ.[6]
Một hào trưởng người Ái Châu (thuộc Thanh Hóa ngày nay) là Dương Đình Nghệ nuôi 3000 con nuôi, mưu đồ khôi phục. Ngô Quyền lớn lên làm nha tướng cho Dương Đình Nghệ, được Dương Đình Nghệ gả con gái cho và quyền cai quản Ái châu, đất bản bộ của họ Dương. Năm 931, Dương Đình Nghệ phát binh từ Thanh Hóa ra Bắc đánh đuổi quân Nam Hán, đánh bại Lý Tiến và quân cứu viện do Trần Bảo chỉ huy, chiếm giữ bờ cõi nước Việt, xưng là Tiết độ sứ. Năm 937, hào trưởng đất Phong Châu là Kiều Công Tiễn sát hại Dương Đình Nghệ, trở thành vị Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ cuối cùng trong thời kì Tự chủ. Nhưng Công Tiễn lại không có chỗ dựa chính trị vững chắc, hành động tranh giành quyền lực của ông bị phản đối bởi nhiều thế lực địa phương và thậm chí nội bộ họ Kiều cũng chia rẽ trầm trọng. Bị cô lập, Công Tiễn vội vã cầu cứu nhà Nam Hán. Ngô Quyền nhanh chóng tập hợp lực lượng, kéo quân ra Bắc, giết chết Kiều Công Tiễn rồi chuẩn bị quyết chiến với quân Nam Hán. Thắng lợi của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng vào năm 938 đã đặt dấu chấm hết cho mọi âm mưu xâm lược Tĩnh Hải quân của nhà Nam Hán, đồng thời cũng kết thúc thời kì Bắc thuộc của Việt Nam. Năm 939, Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa, lập ra nhà Ngô. Ngô Vương qua đời ở tuổi 47, trị vì được 6 năm. Sau cái chết của ông, nhà Ngô suy yếu nhanh chóng, không khống chế được các thế lực cát cứ địa phương và sụp đổ vào năm 965.
Trận chiến Bạch Đằng
-
Bài chi tiết: Trận Bạch Đằng, 938
Năm 938, sau khi Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ; Ngô Quyền được tin về việc phản nghịch của Công Tiễn và thấy việc Công Tiễn quy phục Nam Hán là nguy hại cho cuộc tự chủ mà họ Khúc và Dương Đình Nghệ cố gắng xây nền móng nên phát binh từ Ái châu ra đánh Kiều Công Tiễn. Kiều Công Tiễn sai sứ sang đút lót để cầu cứu với nhà Nam Hán. Sách An Nam chí lược viết rằng: Công Tiễn bị Ngô Quyền vây, sức yếu bị thua mới cầu cứu nhà Nam Hán[7]. Vua Nam Hán là Lưu Cung nhân Giao Chỉ có loạn muốn chiếm lấy. Lưu Cung phong con mình là Vạn Vương Lưu Hoằng Tháo làm Giao Vương, đem quân cứu Kiều Công Tiễn. Nhưng khi quân Nam Hán chưa sang, mùa thu năm 938, Ngô Quyền đã giết được Kiều Công Tiễn.[8][9]
Lưu Cung tự làm tướng, đóng ở Hải Môn để làm thanh viện. Lưu Cung hỏi kế ở Sùng Văn sứ là Tiêu Ích, Tiêu Ích nói:“Nay mưa dầm đã mấy tuần, đường biển thì xa xôi nguy hiểm, Ngô Quyền lại là người kiệt hiệt, không thể khinh suất được. Đại quân phải nên thận trọng chắc chắn, dùng nhiều người hướng đạo rồi sau mới nên tiến”. Vua Nam Hán không nghe, sai Hoằng Tháo đem chiến thuyền theo sông Bạch Đằng mà vào, muốn đánh Ngô Quyền; nhưng quân chưa đến, Ngô Quyền đã giết Kiều Công Tiễn rồi.[8]
Ngô Quyền nghe tin Hoằng Tháo sắp đến, bảo các tướng tá rằng: Hoằng Tháo là đứa trẻ khờ dại,đem quân từ xa đến, quân lính còn mỏi mệt, lại nghe Công Tiễn đã chết, không có người làm nội ứng, đã mất vía trước rồi. Quân ta lấy sức còn khỏe địch với quân mỏi mệt, tất phá được. Nhưng bọn chúng có lợi ở chiến thuyền, ta không phòng bị trước thì thế được thua chưa biết ra sao. Nếu sai người đem cọc lớn vạt nhọn đầu bịt sắt đóng ngầm ở trước cửa biển, thuyền của bọn chúng theo nước triều lên vào trong hàng cọc thì sau đó ta dễ bề chế ngự, không cho chiếc nào ra thoát.[8]
Ngô Quyền định kế rồi, bèn cho đóng cọc ở hai bên cửa biển. Khi nước triều lên, Ngô Quyền sai người đem thuyền nhẹ ra khiêu chiến, giả thua chạy để dụ quân Nam Hán đuổi theo. Hoằng Tháo quả nhiên tiến quân vào. Khi binh thuyền đã vào trong vùng cắm cọc. Nước triều rút, cọc nhô lên, Ngô Quyền bèn tiến quân ra đánh, ai nấy đều liều chết chiến đấu. Quân Nam Hán không kịp sửa thuyền mà nước triều rút xuống rất gấp, thuyền đều mắc vào cọc mà lật úp, rối loạn tan vỡ, quân lính chết đuối quá nửa. Ngô Quyền thừa thắng đuổi đánh, bắt được Hoằng Tháo giết đi. Vua Nam Hán đồn trú ở cửa biển để cứu trợ nhưng không làm gì được; thương khóc, thu nhặt quân lính còn sót rút về.[8]
Sử gia Ngô Sĩ Liên nhận định trong sách Đại Việt sử ký toàn thư:
“ | Lưu Cung tham đất đai của người, muốn mở rộng bờ cõi, đất đai chưa lấy được mà đã hại mất đứa con của mình và hại cả nhân dân, tức như Mạnh Tử nói: “Đem cái mình không yêu mà hại cái mình yêu” vậy chăng? | ” |
— Đại Việt sử ký toàn thư |
Ngô Thì Sĩ nhận định trong sách Việt sử tiêu án:
“ | Lưu Nghiễm ngấp ngó Giao Châu, thừa lúc Đình Nghệ mới mất, cậy có quân ứng viện của Công Tiễn, chắc rằng có thể đánh một trận phá được Ngô Quyền, nhân thế lấy được nước Nam dễ như móc túi vậy. Nếu không có một trận đánh to để hỏa nhuệ khí của Lưu Nghiễm, thì cái tình hình ngoại thuộc lại dần dần thịnh lên, cho nên trận đánh ở Bạch Đằng là cái căn bản khôi phục quốc thống đó. Sau này Đinh, Lê, Lý, Trần còn phải nhờ dư liệt ấy. Võ công hiển hách của Ngô Quyền, tiếng thơm nghìn đời, đâu có phải chỉ khoe khoang một lúc bấy giờ mà thôi. | ” |
“ | Ngô Tiên Chúa giết được nghịch thần Công Tiễn, phá được giặc mạnh Hoằng Thao. | ” |
— Khảo tổng luận, Lê Tung |
Cai trị
Ngô Quyền lên ngôi ngày 10 tháng 1 năm Kỷ Hợi (21.1.939).[11]
Mùa xuân năm 939, Ngô Quyền xưng là vương, xây dựng nhà nước tự chủ, trở thành vị vua sáng lập ra nhà Ngô,sách Đại Việt sử ký toàn thư gọi Ngô Quyền là Tiền Ngô Vương. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng: Mùa xuân, vua bắt đầu xưng vương, lập Dương thị làm hoàng hậu, đặt trăm quan, chế định triều nghi phẩm phục. Sách Việt sử tiêu án chép: Vương giết Công Tiễn, phá Hoằng Tháo, tự lập làm vua, tôn Dương thị làm Hoàng hậu, đặt đủ 100 quan, dựng ra nghi lễ triều đình, định các sắc áo mặc, đóng đô ở Cổ Loa thành, làm vua được 6 năm rồi mất.
Về lãnh thổ, học giả Đào Duy Anh cho rằng các triều đại phong kiến đầu tiên cai trị 8 châu: Giao, Lục, Phong, Trường, Ái, Diễn, Hoan, Phúc Lộc nằm trên đất Giao Châu cũ. Ngô Quyền chỉ có quyền được ở các châu mà cư dân là con cháu của người Lạc Việt, tức miền trung du và miền đồng bằng Bắc bộ, vùng Thanh Nghệ; còn miền thượng du là các châu ky my (châu tự trị, chỉ phải cống nạp) của nhà Đường trước kia do các tù trưởng nắm giữ mà độc lập.[12]
Những người thân cận, các tướng tá cùng các hào trưởng địa phương quy phục đã được nhà Ngô phong tước, cấp đất, như Phạm Lệnh Công ở Trà Hương (Nam Sách, Hải Dương); Lê Lương ở Ái châu, Đinh Công Trứ (cha của Đinh Bộ Lĩnh) ở Hoan Châu.[12]
Kinh đô
Nhà Đường cai trị nước Việt, dùng huyện Tống Bình và xây thành Tống Bình làm trị sở của họ, tức phần đất thuộc Giao Châu, bên sông Tô Lịch (Hà Nội ngày nay). Sau khi lên ngôi Ngô Quyền không đóng đô ở trị sở cũ của nhà Đường như họ Khúc hay Dương Đình Nghệ nữa mà chuyển kinh đô lên Cổ Loa thuộc Phong Châu (thuộc huyện Đông Anh, tỉnh Phúc Yên cũ)[13]. Lý giải cho việc Ngô Quyền không chọn Đại La sầm uất và có truyền thống nhiều thế kỷ là trung tâm chính trị trước đó, các sử gia cho rằng có 2 nguyên nhân: tâm lý tự tôn dân tộc và ý thức bảo vệ độc lập chủ quyền của đất nước từ kinh nghiệm cũ để lại:
- Ý thức dân tộc trỗi dậy, tiếp nối quốc thống xưa của nước Âu Lạc xưa[14], quay về với kinh đô cũ thời Âu Lạc, biểu hiện ý chí đoạn tuyệt với Đại La do phương Bắc khai lập.[12][15]
- Đại La trong nhiều năm là trung tâm cai trị của các triều đình Trung Quốc đô hộ Việt Nam, là trung tâm thương mại sầm uất nhiều đời chủ yếu của các thương nhân người Hoa nắm giữ. Đại La do đó là nơi tụ tập nhiều người phương Bắc, từ các quan lại cai trị nhiều đời, các nhân sĩ từ phương Bắc sang tránh loạn và các thương nhân. Đây là đô thị mang nhiều dấu vết cả về tự nhiên và xã hội của phương Bắc, và thế lực của họ ở Đại La không phải nhỏ. Do đó lực lượng này dễ thực hiện việc tiếp tay làm nội ứng khi quân phương Bắc trở lại, điển hình là việc Khúc Thừa Mỹ nhanh chóng thất bại và bị Nam Hán bắt về Phiên Ngung. Rút kinh nghiệm từ thất bại của Khúc Thừa Mỹ, Ngô Quyền không chọn Đại La.
Theo Tạ Chí Đại Trường: Chiếm giữ Đại La xong, Ngô Quyền không đóng đô nơi phủ trị cũ mà lại tìm một vị trí bên lề để canh chừng. Tại sao? Vì còn tự ti thấy mình chưa đủ sức thay thế chủ cũ? Hay vì cái thế Đại La trống trải trong tầm sông nước dễ dàng cho sự xâm lấn của Nam Hán so với Cổ Loa khuất lấp hơn một ít mà vẫn còn có ngôi thành Kén của Mã Viện làm thế đương cự? Dù sao thì sự từ chối Đại La cũng là một dấu vết co cụm để tính chất địa phương nổi lên không những chỉ trong gia đình ông mà còn thấy trong cách ứng xử của các tập đoàn quyền lực khác ở phủ Đô hộ cũ nữa.[16]
Qua đời
Ngô Quyền mất ngày 18 tháng 1 năm Giáp Thìn (944).[11]
Năm 944, Ngô Vương qua đời, hưởng dương 47 tuổi; trước khi chết ông di chúc giao cho Dương Tam Kha phò tá cho con của mình. Ông không có miếu hiệu và thụy hiệu, sử sách xưa nay chỉ gọi ông là Tiền Ngô Vương. Sách Thiền Uyển tập anh, phần truyện Quốc sư Khuông Việt có nhắc Ngô Thuận Đế.[17]
Nhận định
“ | Tiền Ngô Vương có thể lấy quân mới họp của đất Việt ta mà phá được trăm vạn quân[18] của Lưu Hoằng Tháo, mở nước xưng vương, làm cho người phương Bắc không dám lại sang nữa. Có thể nói là một cơn giận mà yên được dân, mưu giỏi mà đánh cũng giỏi vậy. Tuy chỉ xưng vương, chưa lên ngôi đế, đổi niên hiệu, nhưng chính thống của nước Việt ta, ngõ hầu đã nối lại được. | ” |
- Ngô Sĩ Liên viết rằng mưu tài đánh giỏi, làm nên công dựng lại cơ đồ, đứng đầu các vua đồng thời cho rằng cách thức cai trị của ông có quy mô của bậc đế vương. Phan Bội Châu tôn vinh ông là “vua Tổ Phục hưng dân tộc“[2].
“ | Ngô Tiên Chúa giết được nghịch thần Công Tiễn, phá được giặc mạnh Hoằng Thao, đặt ra cấp bậc các quan văn võ, định chế độ luật lệ y phục, thực là bậc tài giỏi cứu đời. Song ký thác không được người tốt, để lại tai vạ cho con. | ” |
— Khảo tổng luận, Lê Tung |
- Theo Trần Trọng Kim chép trong Việt Nam sử lược:Ngô Quyền trong thì giết được nghịch thần, báo thù cho chủ, ngoài thì phá được cường địch, bảo toàn cho nước, thật là một người trung nghĩa lưu danh thiên cổ, mà cũng nhờ có tay Ngô Quyền, nước Nam ta mới cởi được ách Bắc thuộc hơn một nghìn năm, và mở đường cho Đinh, Lê, Lý, Trần về sau này được tự chủ ở cõi Nam vậy.[20]
Tồn nghi về quê hương
Vào thế kỷ 13, Lê Tắc, một vị quan nhà Trần đào ngũ theo quân Nguyên, khi quân Nguyên thua trận ông đã sang Trung Quốc và viết quyển sách sử An Nam chí lược, sách này viết rằng: Ngô Quyền, người Châu Ái (phần đất thuộc Thanh Hóa ngày nay), nha tướng của Đình Nghệ, giết Công Tiện, tự lập làm vua.[21]
Vào thế kỷ 15, nhà Minh xâm chiếm Việt Nam, họ đã đốt toàn bộ sách vở hoặc thu sách vở về Trung Quốc. Lê Lợi đánh đuổi người Minh, dựng nên nhà Lê, đến đời con ông là Lê Thái Tông đã sai Sử quan Ngô Sỹ Liên biên soạn bộ sách chính sử là Đại Việt sử ký toàn thư. Sách chép rằng Ngô Quyền là người ở châu Đường Lâm nhưng Ngô Sỹ Liên chỉ chép mỗi tên châu Đường Lâm chứ không chép rõ Đường Lâm ở đâu.[22]. Các học giả Việt Nam đời sau đã có nhiều ý kiến về vị trí của châu Đường Lâm, nay trích dưới đây.
Đường Lâm (Hà Nội)
Vào thế kỷ 19, một học giả là Nguyễn Văn Siêu trong sách Đại Việt địa dư toàn biên viết: “Nay xét sử cũ chép: Bố Cái Đại Vương là Phùng Hưng. Tiền Ngô Vương Quyền đều là người Đường Lâm. Nay xã Cam Lâm, tổng Cam Giá, huyện Phúc Thọ (xã Cam Lâm trước là xã Cam Tuyền) có hai đền thờ Bố Cái Đại Vương và Tiền Ngô Vương. Còn có một bia khắc rằng: Bản xã đất ở rừng rậm, đời xưa gọi là Đường Lâm, đời đời có anh hào. Đời nhà Đường có Phùng Vương tên húy Hưng, đời Ngũ Đại có Ngô Vương tên húy Quyền. Hai vương cùng một làng, từ xưa không có. Uy đức còn mãi, miếu mạo như cũ. Niên hiệu đề là Quang Thái năm thứ ba mùa xuân tháng hai, ngày 18 làm bia này“.
Nguyễn Văn Siêu đã khẳng định châu Đường Lâm quê hương của Ngô Quyền nằm ở xã Cam Lâm, tổng Cam Giá, huyện Phúc Thọ, phủ Quảng Oai, tỉnh Sơn Tây tức nay là làng cổ Đường Lâm thuộc Hà Nội. Đại Nam nhất thống chí cũng ghi tương tự[22]. Đến thời hiện đại, một người làm trong Viện Sử học Việt Nam là giáo sư sử họcTrần Quốc Vượng khẳng định[23] mà theo như chính ông nhận xét thì nó được “tiếp thu ngay“,[24] trở thành kiến thức lịch sử chính thống đưa vào giảng dạy trong nhà trường và phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng. Làng cổ Đường Lâm cũng được mệnh danh là đất hai vua[25].
Theo Ngô Thì Sĩ trong Việt sử tiêu án thì Đường Lâm thuộc Phong Châu tức là Hà Nội ngày nay.[26]
Đường Lâm (Bắc Trung Bộ)
Người đầu tiên nghi ngờ ý kiến cho rằng quê hương Đường Lâm ở Sơn Tây là học giả Đào Duy Anh. Trong sách Đất nước Việt Nam qua các đời xuất bản năm 1964, ông viết “Đại Việt sử ký toàn thư (Ngoại, q. 5) chép rằng Ngô Quyền là người Đường-lâm, con Ngô Mân là châu mục bản châu. Sách Cương mục (Tb, q. 5) chú rằng: Đường-lâm là tên xã xưa, theo sử cũ chú là huyện Phúc-lộc, huyện Phúc-lộc nay đổi làm huyện Phúc-thọ, thuộc tỉnh Sơn-tây. Xét Sơn-tây tỉnh chí thì thấy nói xã Cam-lâm huyện Phúc-thọ xưa gọi là Đường-lâm, Phùng Hưng và Ngô Quyền đều là người xã ấy, nay còn có đền thờ ở đó. Chúng tôi rất ngờ những lời ghi chú ấy và nghĩ rằng rất có thể người ta đã lầm Đường-lâm là tên huyện đời Đường thuộc châu Phúc-lộc (Phúc-lộc châu có huyện Đường-lâm) thành tên xã Đường-lâm ở huyện Phúc-thọ. Huyện Đường-lâm châu Phúc-lộc là ở miền nam Hà-tĩnh. An-nam kỷ lược thì lại chép rằng Ngô Quyền là người Ái-châu, cũng chưa biết có đúng không[27]“.
Sau đó, khi phê bình Đại Việt sử ký toàn thư, Văn Tân nhận xét: “Ý kiến bạn Đào-duy-Anh rất đáng cho chúng ta để ý.[…] Ngô Quyền là người huyện Đường-lâm thuộc Hoan-châu chứ không phải là người huyện Phúc-thọ tỉnh Hà-tây.[…] Ngô Quyền là quý tộc con Ngô Mân quê ở Hoan-châu (có chỗ nói Ái-châu) đã dấy quân từ Hoan-châu tiến ra bắc phá quân Nam Hán ở cửa Bạch-đằng. Như vậy Ngô Quyền phải là người huyện Đường-lâm châu Phúc-lộc (Hà-tĩnh) chứ không phải người xã Đường-lâm huyện Phúc-thọ (Sơn-tây). Có thế mới phù hợp với tình hình xã hội hồi thế kỷ VIII, IX và X[28]“.
Năm 1967, với bài viết Về quê hương của Ngô Quyền, Trần Quốc Vượng đã phản bác lại ý kiến của Đào Duy Anh và Văn Tân, đồng thời khẳng định quê hương Ngô Quyền nằm ở làng cổ Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội hiện thời. Có thể coi đây là tiếng nói quan trọng nhất của giới sử học Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lúc bấy giờ để quyết định vấn đề quê hương Ngô Quyền[22].
Vào thế kỷ 13, Lê Tắc, người Ái Châu (Đông Sơn, Thanh Hóa), viết trong An Nam chí lược rằng: “Ngô Quyền, người châu Ái“.[29]
Trong tập kỷ yếu hội thảo “Quốc sư Khuông Việt và Phật giáo Việt Nam đầu kỷ nguyên độc lập” tổ chức vào tháng 3 năm 2011, các nhà nghiên cứu Trần Ngọc Vượng, Trần Trọng Dương, Nguyễn Tô Lan thuộc Viện Nghiên cứu Hán Nôm, với bài viết Đường Lâm là Đường Lâm nào?[22] cùng nhiều luận cứ lịch sử, đã chứng minh tấm bia cổ Phụng tự bi 奉祀碑 (ký hiệu 36002 trong kho lưu trữ bản dập của viện Nghiên cứu Hán Nôm) được coi là có niên đại từ đời Trần mà Nguyễn Văn Siêu đề cập tới, hiện ở đền thờ Ngô Quyền tại xã Đường Lâm ở Sơn Tây, cứ liệu quan trọng mà Trần Quốc Vượng dựa vào trong bài viết Về quê hương của Ngô Quyền, kì thực chỉ được dựng vào đầu thời Nguyễn.
Và cái tên Đường Lâm của xã Đường Lâm hiện thời mới chỉ xuất hiện từ năm 1964, năm mà Quốc hội Việt Nam chính thức ra quyết định đổi tên xã này thành xã Đường Lâm[22], trước đó, đất này có tên là xã Cam Lâm. Từ đó, các nhà nghiên cứu này khẳng định rằng “quê Ngô Quyền nằm loanh quanh giữa vùng Thanh Hóa – Nghệ An ngày nay mà khó có thể ở vị trí Sơn Tây (khi đó là huyện Gia Ninh của Phong Châu) được“.
Phả hệ họ Ngô Việt Nam xác định khởi tổ họ Ngô Việt Nam là Ngô Nhật Đại tham gia cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan năm 722 chống lại nhà Đường. Cuộc khởi nghĩa thất bại thì Ngô Nhật Đại chạy ra châu Ái lập nghiệp bằng nghề nông. Ngô Quyền là đời thứ sáu, sinh ra ở Đường Lâm, Sơn Tây. Địa danh Cam Lâm có lẽ có xuất xứ từ Thanh Hoá. Hiện ở đó còn có làng Mía thuộc xã Thịnh Mỹ huyện Lôi Dương xưa, nay là huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa.
Gia đình
Vợ
- Dương hậu: Bà là con gái của Dương Đình Nghệ, kết duyên cùng với Ngô Quyền khi ông trở thành nha tướng của Dương Đình Nghệ, một cuộc hôn nhân mang nhiều ý nghĩa liên minh chính trị. Một số tài liệu ghi rằng bà tên là Dương Như Ngọc, nhưng theo nhà sử học Lê Văn Lan thì đây chỉ là một cái tên do người đời sau “đặt”, để “phân biệt” với bà Dương hậu khác là bà Dương Vân Nga, bản thân cái tên Dương Vân Nga cũng chỉ là cái tên trong dân gian mà hậu thế “đặt” cho bà. Chính sử chỉ gọi bà là Dương thị.
- Đỗ phi: Bà là người ở làng Dục Tú, huyện Đông Anh, Hà Nội hiện nay. Trước kia có đền thờ bà ở gần cầu Tây Dục Tú nhưng nay đã bị phá. Nhà thờ họ Đỗ ở thôn Hậu Dục Tú vẫn còn đôi câu đối nói về cuộc hôn phối giữa bà và Ngô Quyền mang ý nghĩa liên minh chính trị Ngô – Đỗ.
Ngô Quyền chỉ có duy nhất một người vợ là con gái Dương Đình Nghệ. Bà có tên là Dương Thị Vy, hiện được thờ ở đình làng Nguyễn Xá (trước là Ngô Xá) xã Bồ Đề huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam. Bà Đỗ Thị Sa người làng Dục Tú huyện Đông Anh thì theo Gia phả họ Đỗ tại đây bà là Cung phi vương phủ tức là phi của một vị chúa Trịnh nào đó sống cách thời Ngô Quyền chừng 700 năm chứ khong phải phi của Ngô Quyền. Kết quả nghiên cứu nói trên do nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Chiến thực hiện và báo cáo trong Hội thảo khoa học “Ngô Quyền với Cổ Loa”, sau đó được in thành sách với tên như trên vào năm sau, 2014 do Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam ấn hành.
Con cái
- Thiên Sách Vương Ngô Xương Ngập: Là con trai trưởng của Ngô Quyền, được phỏng đoán sinh ra vào khoảng thập niên thứ hai của thế kỉ 10. Tiền Ngô Vương truyền ngôi cho Ngô Xương Ngập nhưng bị Dương Tam Kha cướp ngôi, Xương Ngập phải bỏ trốn. Năm 950, Dương Tam Kha bị lật đổ, ông được em là Nam Tấn Vương Ngô Xương Văn đón về, hai anh em cùng làm vua. Năm 954, ông mất.
- Nam Tấn Vương Ngô Xương Văn: Là con trai thứ hai của Ngô Quyền, mẹ là Dương hậu. Ông đã làm đảo chính, phế truất Dương Bình Vương, trung hưng lại cơ nghiệp nhà Ngô. Trị vì cùng với anh là Thiên Sách Vương từ năm 950 đến năm 954, sau đó, ông một mình trị nước từ năm 955 đến năm 965 thì mất. Nhà Ngô sụp đổ.
- Ngô Nam Hưng: Là con trai của Ngô Quyền, mẹ là Dương hậu. Không được sử sách đề cập gì thêm.
- Ngô Càn Hưng: Là con trai của Ngô Quyền, mẹ là Dương hậu. Không được sử sách đề cập gì thêm.
Tuyên truyền và tưởng niệm
Hiện nay ngoài vùng Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) có đền và lăng thờ Ngô Quyền thì còn có gần 50 nơi khác có liên quan đã lập đền thờ tưởng nhớ Ngô Quyền và các tướng lĩnh thuộc triều đại Ngô Vương, trong đó nhiều nhất thuộc vùng đất Hải Phòng (34 di tích), Thái Bình (3 di tích), Hà Nam (1 di tích), Phú Thọ (1 di tích), Hưng Yên (3 di tích).[30]
Đền thờ và lăng Ngô Quyền ở thôn Cam Lâm, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây là một địa chỉ du lịch và tâm linh nổi tiếng của làng cổ này. Đền được xây dựng bằng gạch, lợp ngói mũi hài, quay về hướng đông, có tường bao quanh. Qua tam quan, hai bên có tả mạc, hữu mạc, mỗi dãy nhà gồm năm gian nhỏ. Đại bái có hoành phi khắc bốn chữ “Tiền Vương bất vọng“. Ngày nay tòa đại bái được dùng làm phòng trưng bày về thân thế, sự nghiệp của Ngô Quyền và nhà triển lãm chiến thắng Bạch Đằng. Hậu cung kiến trúc theo kiểu chữ đinh (丁), có tượng Ngô Quyền, đã được tu tạo vào năm 1877. Lăng Ngô Quyền có mái che, cao 1,5 mét, bia đá được khắc thời Tự Đức, có ghi bốn chữ Hán “Tiền Ngô Vương lăng“. Tiền Ngô vương lăng đã được trùng tu năm 2013 với vốn đầu tư trùng tu lăng là 29 tỉ đồng, trong đó gia tộc họ Ngô đóng góp 30%.[31]
Trước năm 1945, đền thờ Ngô Quyền có hai mẫu ruộng do ba xóm Đông, Tây, Nam của làng Cam Lâm thay nhau cấy lúa để sửa soạn tế lễ. Lễ vật gồm một con lợn nặng 50 kg, 30 đấu gạo nếp để thổi xôi, trầu cau, hương hoa… Trong hai ngày tế lớn (14 và 15 tháng 8 âm lịch), làng cử một thủ từ và tám tuần phiên để canh gác nhà thờ [32].
Phố Nguyễn Công Trứ ở thành phố Hải Phòng có đình Hàng Kênh cũng thờ Tiền Ngô Vương Ngô Quyền. Tương truyền trước khi đánh quân Nam Hán, Ngô Quyền đã đóng quân, chiêu binh tập mã ở An Dương (nay thuộc Hải Phòng). Dân nhiều làng ở đây đã làm quân cận vệ và chuẩn bị những cọc gỗ đóng xuống lòng sông Bạch Đằng để chống quân Nam Hán. Hằng năm vào trung tuần tháng hai âm lịch, đình mở hội, cúng tế, có hát ả đào, hát chèo, múa hạc gỗ và nhiều trò dân gian khác [32]. Quanh khu vực hạ lưu sông Bạch Đằng có đến hơn 30 đền miếu thờ Ngô Quyền và các tướng của ông.
Các cơ sở thờ tự Ngô Quyền
1- Tiền Ngô Vương lăng (Cam Lâm, Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội)
2- Đền Già (Dị Chế, Tiên Lữ, Hưng Yên): thờ Ngô Quyền và Hoàng hậu Dương Thị Vy.
3- Đền Vương (Thị trấn Vương, Tiên Lữ, Hưng Yên): thờ Ngô Quyền và Hoàng hậu Dương Thị Vy.
4- Đình làng Nghĩa Chế (Dị Chế, Tiên Lữ, Hưng Yên): thờ Ngô Quyền, Ngô Xương Ngập, Ngô Xương Văn.
5- Đình Hiền Lương (An Tiến, Mỹ Đức, Hà Nội): thờ Ngô Quyền.
6- Đình Thượng Tiết (Đại Hưng, Mỹ Đức, Hà Nội): thờ Ngô Quyền.
7- Từ Lương Xâm (Nam Hải, An Hải, Hải Phòng): thờ Ngô Quyền.
8- Tượng đài Ngô Quyền (Nam Hải, An Hải, Hải Phòng)
9- Đền thờ Ngô Quyền (Thị trấn Mỹ Đức, Thuỷ Nguyên, Hải Phòng): thờ Ngô Quyền.
10-Đền Trạng Chiếu (Hải Triều, Tân Lễ, Hưng Hà, Thái Bình): thờ Ngô Quyền và Phạm Đôn Lễ.
11- Đền thờ Ngô Quyền (Cam Lâm, Đường Lâm, Sơn Tây, Hà nội): thờ Ngô Quyền.
12- Đình Hải Triều (Tân Lễ, Hưng Hà, Thái Bình): thờ Ngô Quyền.
13- Đình An Trì (Hùng Vương, Hồng Bàng, Hải Phòng): thờ Ngô Quyền, Ngô Xương Ngập.
14- Đình Lạc Viên (108 Lạc Xuân Đài, Lạc Viên, Ngô Quyền, Hải Phòng): thờ Ngô Quyền.
15- Đền Chẹo (Nam Cường, Tam Nông, Phú Thọ): thờ Ngô Quyền.
16- Đình Ngô Xá (Nguyễn Xá, Bồ Đề, Bình Lục, Hà Nam): thờ Ngô Quyền và Hoàng hậu Dương Thị Vy.
Nhiều đường phố mang tên Ngô Quyền như tại quận Hoàn Kiếm và Hà Đông, Hà Nội, thành phố Thanh Hóa, thị xã Quảng Yên, thành phố Đà Nẵng… Tên ông cũng là tên của một quận nội thành của Hải Phòng. Nhiều trường học ở Việt Nam cũng mang tên Ngô Quyền.
Ảnh
Xem thêm
- Khúc Thừa Dụ
- Dương Đình Nghệ
- Trận Bạch Đằng, 938
- Nhà Ngô
- Dương Tam Kha
- Dương hậu
- Ngô Xương Ngập
- Ngô Xương Văn
- Hậu Ngô Vương
Tham khảo
- ^ a ă Nhiều tác giả 1972, tr. 147.
- ^ a ă Phan Bội Châu 1906
- ^ a ă Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà Xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội, 1998, tập 1, tr. 204.
- ^ Đại Việt Sử ký Toàn thư; Soạn giả Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên…; Dịch giả Viện Sử học Việt Nam; Nhà Xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội, 1993; bản điện tử, trang 54.
- ^ Đại Việt Sử ký Toàn thư; Soạn giả Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên…; Dịch giả Viện Sử học Việt Nam; Nhà Xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội, 1993; bản điện tử, trang 53, 54.
- ^ Đất nước Việt Nam qua các đời, Nhà Xuất bản Nhã Nam, tr. 130, năm 2016.
- ^ An Nam chí lược, soạn giả Lê Tắc; Dịch giả:Ủy ban phiên dịch sử liệu Việt Nam; Nhà Xuất bản: Viện Đại học Huế 1961; bản điện tử, trang 42.
- ^ a ă â b c Đại Việt Sử ký Toàn thư; Soạn giả Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên…; Dịch giả Viện Sử học Việt Nam; Nhà Xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội, 1993; bản điện tử, trang 53.
- ^ Đất nước Việt Nam qua các đời, Nhà Xuất bản Nhã Nam, tr. 131, 132, năm 2016.
- ^ [1] Khảo tổng luận, Lê Tung.
- ^ a ă Theo Phả hệ họ Ngô Việt Nam.
- ^ a ă â Đất nước Việt Nam qua các đời, Nhà Xuất bản Nhã Nam, 2016, tr. 133.
- ^ Việt Nam sử lược, Nhà Xuất bản Tân Việt, 1968, tr. 85.
- ^ Trần Quốc Vượng 2009, tr. 56-57.
- ^ Nhiều tác giả 2010, tr. 267-268.
- ^ Tạ Chí Đại Trường (2009), Sơ thảo: Bài sử khác cho Việt Nam, ấn bản điện tử; trang 68, 69.
- ^ Thiền Uyển tập anh; soạn giả Kim Sơn – Thiền phái Trúc Lâm; Dịch giả Lê Mạnh Thát, Nhà Xuất bản Đại học Vạn Hạnh – Saigon; 1976; bản điện tử, trang 21.
- ^ Đây là cách nói phóng đại, theo sử sách đạo quân này chỉ có 2 vạn người.
- ^ [2] Khảo tổng luận.
- ^ Việt Nam sử lược, Nhà Xuất bản Tân Việt, 1968, tr. 73.
- ^ An Nam chí lược, Soạn giả Lê Tắc, Nhà Xuất bản Sử địa, 1991.
- ^ a ă â b c “Đường Lâm là Đường Lâm nào ?” (PDF).
- ^ Trần Quốc Vượng 1967, tr. 60-62.
- ^ Trần Quốc Vượng 2006
- ^ “Đường Lâm – đất hai vua”.
- ^ Việt sử tiêu án, Nhà Xuất bản Văn Sử, 1991, trang 26.
- ^ Đào Duy Anh 1964, tr. 84-86.
- ^ Văn Tân 1966, tr. 31-32.
- ^ Lê Tắc 2009, tr. 211.
- ^ ội thảo khoa học “Ngô Quyền và sự nghiệp trung hưng đất nước”
- ^ Quái thú chắn trước lăng vua, Tuổi Trẻ, 06/03/2014.
- ^ a ă “Đền thờ và lăng Ngô Quyền”. Báo Kinh tế & Đô thị điện tử. 26 tháng 11 năm 2009. Truy cập 15 tháng 4 năm 2013.
Tham khảo
- Nhiều tác giả (1972), Đại Việt sử ký toàn thư, Cao Huy Giu phiên dịch, Nhà Xuất bản Khoa học xã hội.
- Phan Bội Châu (1909), Việt Nam quốc sử khảo.
- Nhiều tác giả (1991), Lịch sử Việt Nam 1; Nhà Xuất bản Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp.
- Tạ Chí Đại Trường (2009), Sơ thảo: Bài sử khác cho Việt Nam, ấn bản điện tử.
- Trần Quốc Vượng (2009), Hà Nội như tôi hiểu; Nhà Xuất bản Thời đại.
- Trần Quốc Vượng (2006), Đường Lâm – dưới góc nhìn địa-văn hóa-lịch sử; Tạp chí Di sản.
- Trần Quốc Vượng (1967), Về quê hương của Ngô Quyền; Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử.
- Đào Duy Anh (1964), Đất nước Việt Nam qua các đời; Nhà Xuất bản Khoa học.
- Văn Tân (1966), Vài sai lầm về tài liệu của bộ “Đại Việt sử ký toàn thư”; Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử.
- Lê Tắc (2009), An Nam chí lược, Ủy ban phiên dịch sử liệu Việt Nam thuộc Viện Đại học Huế dịch, Trần Kinh Hòa chỉ đạo và cố vấn, Hà Nội; Nhà Xuất bản Lao động, Trung tâm Văn hóa ngôn ngữ Đông Tây.
- Lê Văn Lan (2004), Lịch sử Việt Nam – Hỏi và đáp; Báo Khoa học và Đời sống.
- Khuyết danh (2001), Thiên Nam ngữ lục, Nguyễn Thị Lâm dịch; Nhà Xuất bản Văn học.
- Nhiều tác giả (2010), Thăng Long – Hà Nội tuyển tập công trình nghiên cứu lịch sử; Nhà Xuất bản Hà Nội.
- Ban Liên lạc họ Ngô Việt Nam (2003), Phả hệ họ Ngô Việt Nam; Nhà Xuất bản Văn hóa Thông tin.
|
Tiền nhiệm: Không có |
Vua nhà Ngô 939–944 |
Kế nhiệm: Dương Bình Vương |
- Bát cơm
- Chào ngày mới 16 tháng 4
- Vườn Quốc gia ở Việt Nam
- Chào ngày mới 15 tháng 4
- Giáo dục tinh hoa
- Học để làm ở Ấn Độ
- Chào ngày mới 14 tháng 4
- Mưa xuân
- Bên lề chính sử
- Tin Nông nghiệp Việt Nam
- Chào ngày mới 13 tháng 4
- Để tôi đọc lại
- Suối nguồn hạnh phúc
- Chào ngày mới 12 tháng 4
- Cây Lương thực 4.2016
- Tạp ký 365 Về trong tỉnh thức
- Chào ngày mới 11 tháng 4
- Ma Văn Kháng thầy giáo Việt văn
- Chào ngày mới 10 tháng 4
- Trần Hưng Đạo và chùa Thắng Nghiêm
- Chào ngày mới 9 tháng 4
- Ai là ai đọc lại và suy ngẫm
- Chào ngày mới 8 tháng 4
- Thương nhớ đồng quê phim hay Việt
- Chào ngày mới 7 tháng 4
- Ngày xuân đọc Trạng Trình
- Chào ngày mới 6 tháng 4
- Truyện Bà Chúa Ngọc
- Tin Nông nghiệp Việt Nam
- Cây Lương thực 3.2016
- Chào ngày mới 5 tháng 4
- Quả táo Apple Steven Jobs
- Đọc lại và suy ngẫm
- Truyện Norodom Sihanouk
- Chào ngày mới 4 tháng 4
- Truyện Joseph Stalin
- Chào ngày mới 3 tháng 4
- Nha Trang và Yersin
- Chào ngày mới 2 tháng 4
- Bài viết cá tháng Tư hay nhất
- Chào ngày mới 1 tháng 4
- Chào ngày mới 31 tháng 3
- Chào ngày mới 30 tháng 3
- Ấn tượng Obama
- Chào ngày mới 29 tháng 3
- Rừng Lipa
- Chào ngày mới 28 tháng 3
- Chào ngày mới 27 tháng 3
- Nhà tôi
- Chào ngày mới 26 tháng 3
- Chào ngày mới 25 tháng 3
- Chào ngày mới 24 tháng 3
- Chào ngày mới 23 tháng 3
- Chào ngày mới 22 tháng 3
- Đêm trắng và Bình minh
- Sông Mekong tài liệu tổng hợp
- Chào ngày mới 21 tháng 3
- Kiệt tác của tâm hồn
- Nhà tôi có chim về làm tổ
- Chào ngày mới 20 tháng 3
- Sông Mekong tài liệu tổng hợp
- Chào ngày mới 19 tháng 3
- Hoa Lúa
- Chào ngày mới 18 tháng 3
- Đọc lại và suy ngẫm
- Cây Lương thực 3.2016
- Đọc lại và suy ngẫm
- Cây Lương thực 3.2016
- Chào ngày mới 17 tháng 3
- Chào ngày mới 16 tháng 3
- 500 năm nông nghiệp Brazil
- Chào ngày mới 15 tháng 3
- Ngọc lục bảo Paulo Coelho
- Chào ngày mới 14 tháng 3
- Kiệt tác của tâm hồn
- Chào ngày mới 13 tháng 3
- Chào ngày mới 12 tháng 3
- Chào ngày mới 11 tháng 3
- 24 tiết khí lịch nhà nông
- Chào ngày mới 10 tháng 3
- Chào ngày mới 9 tháng 3
- Bên suối một nhành mai
- Lên đỉnh Mã Phì Lèng
- Chào ngày mới 8 tháng 3
- Đọc lại và suy ngẫm
- Tổ Quốc nhìn từ những kiệt tác
- Jackson bài ca sống mãi
- Chào ngày mới 7 tháng 3
- Đọc lại và suy ngẫm
- Chào ngày mới 6 tháng 3
Video nhạc tuyển
Mưa Xuân
Lãng du trong văn hoá Việt Nam
Việt Nam quê hương tôi
KimYouTube
Trở về trang chính
Hoàng Kim Ngọc Phương Nam Phúc Hậu Thung dung Dạy và học Cây Lương thực Dạy và Học Tình yêu cuộc sống Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter