Ta chưa về lại sông Thương (*) ghé thăm bến đợi hoàng hôn trời chiều Sông Cầu nước chảy trong veo Ngại chi chí thạnh cách đèo sông ngăn. Ước Trời chở gió vào Nam chở mây ra Bắc để làm thành mưa. Biển trời cá nước duyên ưa kể chi bến đợi sông chờ hỡi em.
Qua sông Thương gửi về bến nhớ Hoàng Kim
Ta lại hành quân qua sông Thương
Một đêm vào trận tuyến
Nghe Tổ Quốc gọi lên đường!
Mà lòng ta xao xuyến
Và hồn ta căng gió reo vui
Như dòng sông Thương chảy mãi về xuôi
Hôm nay ta ra đi
Súng thép trên vai nóng bỏng
Không qua nhịp cầu ngày xưa soi bóng
Phà đưa ta sang sông
Rạo rực trời khuya, thao thức trong lòng
Rầm rập dòng sông sóng nhạc
Như tình thân yêu muôn vàn của Bác
Tiễn đàn con ra đi
Tầu cập bến rầm rì tiếng máy
Tiếng động cơ sục dưới khoang tàu
Hay sôi ở trong lòng đất cháy
Hay giữa tim ta thúc giục lên đường
Chào bờ Bắc thân yêu hẹn ngày trở lại!
Ôi những con thuyền đèn trôi suốt canh khuya
Có khua nhẹ mái chèo qua bến cũ
Nhắn cho ai ngày đêm không ngủ
Rằng ta đi chưa kịp báo tin vui
Đêm nay bên dòng nước nghiêng trôi
Sông vẫn thức canh trời Tổ Quốc
Rạo rực lòng ta bồi hồi tiếng hát
Đổ về bến lạ xa xôi
Với biển reo ca rộng mở chân trời
Hoàng Kim
(Rút trong tập THƠ VIỆT NAM 1945-2000
Nhà Xuất bản Lao động 2001, trang 646)
Nguồn: Qua sông Thương gửi về bến nhớ
(ảnh Sông Thương của Mưa xanh)
Những bài viết cùng chủ đề sông Thương, bến đợi (Sưu tầm)
QUA SÔNG THƯƠNG
Lưu Quang Vũ
*Sao tên sông lại là Thương
Để cho lòng anh nhớ?
Người xưa bảo đây đôi dòng lệ nhỏ
Những suối buồn gửi tới mênh mang
Đò về Nhã Nam
Đò qua Phủ Lạng
Mưa chiều nắng rạng
Đã bao năm?
Nỗi đau cũ thật không cùng
Sông cũng thành nước mắt
Hôm nay anh lại qua sông
Đò anh đi giữa những đóa sen hồng
Ong chấp chới bay, đây đương mùa dứa
Đò ngược xuôi chở trái chín vàng
Thơm ngát mật hương mùa hạ
Thôn xóm đôi bờ xanh biếc quá
Những đường xe chạy đỏ bụi bay
Những tiếng cười khúc khích sau vườn cây
Nước vỗ mạn thuyền dào dạt
Buồm trắng nắng căng phồng gió mát
Phủ Lạng thương sừng sững thân cầu
Giặc đánh hai lần ta lại sửa mau
Dòng nước đêm nay đựng trời sao
Hay ánh đèn điện sáng
Lấp lánh công trình phân đạm
Bóng ai kia trên giàn giáo tầng cao?
Thôi chẳng mất công tìm nhau
Hãy lắng nghe loa truyền tin vui quá nhỉ?
Sông Thương ơi, đang những ngày đánh Mỹ
Nên đôi bờ nòng pháo hướng trời mây
Những cô lái đò súng khoác trên vai
Đời đẹp vô cùng dòng lệ hóa dòng vui
Đò anh đi vẫn mùa sen thắm
Xuôi dòng về ngã ba sông
Bỗng ào ào nước mênh mông
Vui gì bằng những dòng sông gặp gỡ?
Mang vè bóng làng bóng người bóng lá
Những đò trái chín hẹn hò nhau …
Mùa đánh Mỹ qua sông xưa nước mắt
Mà vạt áo người nay chẳng ướt
Chỉ nghe lồng lộng tiếng ca vang
Nghe sông gọi người đi đánh giặc
Đất nước nặng tình phù sa bát ngát
Tâm hồn ta tắm với bóng mây trong
Yêu quá sông Thương nước chảy đôi dòng
BẾN ĐỢI
Nguyễn Tuyết Hạnh
Mình về Bến đợi
Nghe anh
Con sông xưa cũ
Bỗng
Xanh
Nhức lòng
Gió đùa vạt nắng
Đi rong
Câu ca ai hát
Uốn
Cong
Cả chiều
Thôi thì lấy ít làm nhiều
Giữa dòng chiếc bách
Chở chiều
Vào đêm…
Ánh trăng buông dải lụa mềm
Buộc mình hai đứa
Một đêm
Đá vàng…
Chẳng đành mọi sự nhỡ nhàng
” Dư âm tiếng hát…” *
Mênh mang đất trời
Ánh trăng xanh cõi xa vời
Buộc mình hai đứa
Một lời
Tri âm….
Tôi là một trong những người may mắn, may mắn bởi tuổi thơ tôi được
tắm mát bên hai dòng sông quê hương: sông Cầu thơ mộng và sông Thương
đôi dòng trong đục. Nếu như bao kỉ niệm khi nhỏ đã gắn với dòng sông Cầu
cùng những chiều chăn trâu, cắt cỏ, những buổi mò hến, bơi sông…, và
còn nữa những trò trẻ dại: ném tàu qua lại, thi bơi xa mùa nước lên..,
thì dòng sông Thương mang cho tôi cảm giác thân thương, gần gũi suốt một
thời “ngày hai buổi đến trường”.
Sông Thương nước chảy đôi dòng.
Bên trong bên đục em trông bên nào?
Nếu không có những ngày sang sông học thêm, thì có lẽ hình ảnh con
sông Thương cũng bình thường như bao con sông khác trong tiềm thức của
tôi, như bao con sông tôi biết đến qua môn địa lý thầy dậy ở trường.
Tuần ba buổi, sau khi tan lớp tôi lại lọc cọc con xe đạp cà tàng thẳng
hướng Phà Bến Đám. Điểm dừng chân ăn trưa của tôi có khi là Neo, có khi
là bất kỳ quán lá nào ven đường, hay cũng ngạy tại các quán chân dốc
Phà. Chúng tôi lúc ba, lúc bốn…nhưng hễ xuống phà là lại trở thành những
cậu nhóc lái phà thực thụ. Dần thành quen, có ngày khoái chí rủ nhau
lái cho vài ba quệt phà ngang, mệt bở hơi tai. Mệt nhưng vui, cái vui mà
chẳng bao giờ có lại được.
Nước dòng sông Thương đoạn Phà có khi trong khi đục. Mùa nước cạn,
dòng sông hiền hòa, nước trong veo, mát lạnh. Mùa nước lên, tháng 6
tháng 7, nước đục như nước sông Hồng, chảy mạnh hơn, các phao cảnh báo
cũng nhiều hơn. Nhiều lần cầm đòn kéo cáp, giữa dòng sông, cố tìm cho ra
cái danh giới giữa hai dòng trong – đục mà sao chẳng thấy? Hỏi ra mới
biết cái khúc có trong, có đục đó không phải ở đây, mà ở trên đoạn cao
hơn nửa, trên tít Thị xã xa xa cơ. Một đoạn làm nên đặc tính, nét duyên
dáng của cả 1 dòng sông, một dòng sông “nước chảy đôi dòng”.
Sông Hương xứ Huế mềm mại, thiết tha như chính dánh hình người thiếu
nữ Huế, trong veo từ ngay cả giọng nói, lời chào. Sông Đuống trường kỳ,
hình tượng qua những câu thơ đứt ruột: “Nằm nghiêng nghiêng trong kháng
chiến trường kỳ”…Mỗi con sông gắn với mỗi vùng đất, đều có nét riêng.
Tên mỗi con sông cũng ngân lên chính cái hồn của nó vậy. Sông
Thương…..nghe vừa mềm mại, trìu mến, mộng mơ, nhưng cũng rất cá tính.
Sao tên sông lại là Thương
Để cho lòng anh nhớ?
(Lưu Quang Vũ)
Sông Thương đã đi vào thơ ca cũng bằng chính những nét độc đáo:
… Một dòng sông dôi dòng thơ mộng:
Có ai đã từng nghe Chiều sông Thương mà không cảm thấy như được
thương, được nhớ? Tiếng hát cứ ngân vang như dòng sông hiền hòa, êm dịu
nâng niu hồn người nghe:
Đi suốt cả chiều quê
vẫn chưa về lối cũ
Dùng dằng câu quan họ
nở tím bờ sông Thương
Nước vẫn chảy đôi dòng,
chiều uốn cong lưỡi hái
Những gì sông muốn nói
cánh buồm giờ hát lên
(Chiều Sông Thương – An Thuyên, thơ Hữu Thỉnh)
Đạn bom chiến tranh không thể làm phai đi chất thơ mộng, mĩ miều của đôi dòng nặng trĩu phù sa:
Đất nước nặng tình phù sa bát ngát
Tâm hồn ta tắm với bóng mây trong
Yêu quá sông Thương nước chảy đôi dòng
(Lưu Quang Vũ)
Sông Thương một dải mờ xanh,
Yêu thương anh xẻ ngọt lành anh trao.
(Ngô Trọng Đình)
Sông Thương không cuồn cuộn, oai hùng như sông Đà, không “mặt im lìm,
đáy vùi sâu xác giặc” như sông Cầu, sông Mã…, nó mềm mại, thiết tha như
mái tóc dài thiếu nữ:
Mai đành xa sông Thương tóc dài
Vạn Kiếp tình yêu anh gửi lại
Xuân ơi xuân, lẽ nào im lặng mãi
Hạ chưa về… nhưng nắng đã Côn Sơn
(Hoàng Nhuận Cầm)
…Một dòng sông anh hùng:
Cùng con người, sông cũng thao thức cùng chiến tuyến chống quần thù.
Sông vẫn thở và người vẫn hát, hát trong lửa đạn chiến tranh:
Sông Thương ơi, đang những ngày đánh Mỹ
Nên đôi bờ nòng pháo hướng trời mây
Những cô lái đò súng khoác trên vai
Đời đẹp vô cùng dòng lệ hóa dòng vui
………………………
Nghe sông gọi người đi đánh giặc
Đất nước nặng tình phù sa bát ngát
Tâm hồn ta tắm với bóng mây trong
Yêu quá sông Thương nước chảy đôi dòng
(Lưu Quang Vũ)
“Quê hương ai cũng có một dòng sông êm đềm…”: Lời bài hát như đưa
chúng ta về với quá khứ, về với tuổi thơ, về với quê hương, nơi có dòng
sông yêu dấu. Thời gian có thể làm thay đổi con sông đó, nhưng hình ảnh
về một con sông tuổi thơ đã đi vào thi ca, đi vào tiềm thức thì mãi rõ
nét như chính tên gọi của nó vậy. Có ai quên được quê hương? Nhớ về quê
hương có ai không nhớ về những dòng sông êm đềm, thơ mộng? Sông Thương
vẫn cứ mãi êm đềm, thơ mộng như chính tự nó, là cội nguồn cảm hứng sáng
tác vô bờ bến.
…Nhớ con sông Thương đôi dòng trong đục,
Như dải lụa đào hai sắc thắm em mang,
Nhớ ngọn Non Voi, nhớ dòng Như Nguyệt,
Nhớ những buổi chiều cắt cỏ, chăn trâu…
Ước cho dòng sông Thương mãi cứ hiền hòa, thơ mộng.
Con Phà không còn nữa, một con cầu mới ôm hai bờ khoảng cách, nhưng những kỷ niệm với sông Thương thì không bao giờ hết.
Sông Thương hay sông Nhật Đức (xưa còn gọi là sông Nam Bình, sông Lạng Giang, sông Long Nhỡn) là một sông lớn ở địa phận các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương và là một chi lưu của sông Thái Bình
Sông Thương bắt nguồn từ dãy núi Na Pa Phước, làng Man, xã Vân Thuỷ, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, chảy trong máng trũng Mai Sao – Chi Lăng và chảy vào địa phận tỉnh Bắc Giang. Sông chảy qua thành phố Bắc Giang (tên cũ là Phủ Lạng Thương) và điểm cuối là thị trấn Phả Lại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Tại đây nó hợp lưu với sông Lục Nam (ngã ba Nhãn) và sông Cầu (ngã ba Lác), rồi tạo thành sông Thái Bình tại chính ngã ba Lác.
Trên địa phận tỉnh Bắc Giang, sông Thương chảy qua các huyện Lạng
Giang, Yên Thế, Tân Yên, Thành phố Bắc Giang và huyện Yên Dũng.
Sông Thương có nhánh lưu vực sông lớn là sông Sỏi, sông Máng và Sông sim. Sông Sỏi chảy từ huyện Yên Thế
(Bắc Giang), chúng hợp lưu tại nơi tiếp giáp của ba huyện: Yên Thế, Tân
Yên và Lạng Giang.Sông Máng là một sông nhân tạo tại Việt Nam, sông
được hình thành từ thời Pháp thuộc và có chiều dài 52 km, sông Máng nối
với sông Cầu tại khu vực gần thác Huống (đập Huống) tại khu vực trung
tâm tỉnh Thái Nguyên và nối với sông Thương tại Bến Thôn thuộc khu vực
tây bắc tỉnh Bắc Giang, sông Máng là một hệ thống kênh dùng cho cả mục
đích nông nghiệp và giao thông, phục vụ chủ yếu cho huyện Phú Bình (Thái
Nguyên), huyện Tân Yên (Bắc Giang) và hai xã: Minh Đức và Nghĩa Trung
(huyện Việt Yên), các kênh dẫn nhỏ của sông cũng phục vụ tưới tiêu cho
nhiều khu vực khác trong tỉnh Bắc Giang, trên sông có một hệ thống âu
thuyền được xây dựng từ những năm 20 của thế kỉ 20 để đưa thuyền bè từ
Bắc Giang và các tỉnh đồng bằng tới Thái Nguyên. Sông Sim [ngòi sim] bắt
nguồn từ Thái Nguyên chảy qua các huyện hiệp hòa và huyện Việt Yên đến
xã Đa Mai thì hợp lưu với dòng sông Thương nước sông Thương vốn trong
xanh nay có dòng nước đục thêm vào thành ra sông có hai dòng chảy song
song, một bên trong, một bên đục. Do đó hiện tượng này có thể nhìn thấy
được tới thành phố Bắc Giang.
Sông Thương có chiều dài 157 km, diện tích lưu vực: 6.640 km². Giá trị vận tải được trên 64 km, từ Phả Lại, tỉnh Hải Dương đến thị trấn Bố Hạ, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.
Các loại tàu thuyền có tải trọng 200-250 tấn, xà lan 250-300 tấn tham gia vận tải đường sông từ Phả Lại-Bến Tuần (huyện Lạng Giang,
tỉnh Bắc Giang dài 49 km), từ Bến Tuần – Bố Hạ, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc
Giang các loại thuyền nhỏ có tải trọng từ 50-70 tấn tham gia vận tải
được trong 2 mùa (đoạn Bến Tuần – Bố Hạ dòng sông hẹp có nhiều bãi bồi).
Thời phong kiến
khi quan, quân lên trấn ải biên thùy Lạng Sơn thì gia quyến của họ được
phép tiễn đưa đến con sông này, người đi xa, kẻ ở lại chia tay nhau ở
đây thật là thương cảm lên từ đó người con sông nay được gọi là Sông
Thương.
Sông Thương được nhắc đến nhiều trong văn học và các ca khúc âm nhạc. Như trong ca khúc tiền chiến “Con thuyền không bến” của Đặng Thế Phong:
…Lướt theo chiều gió, một con thuyền,Theo trăng trong, trôi trên sông Thương,nước chảy đôi dòng, biết đâu bờ bếnThuyền ơi thuyền trôi nơi đâuTrên con sông Thương, nào ai biết nông sâu?Nhớ khi chiều sương, cùng ai trắc ẩn tấm lòng.Biết bao buồn thương, thuyền mơ buồn trôi xuôi dòng…
Sông Thương ơi nước chẩy đôi ba dòngAnh về Hà Nội một lòng, lòng yêu emSông Thương ơi nước đục người đenAnh về thành phố không quên cô mình…
Lấy ý từ câu ca dao:
Sông Thương nước chảy đôi dòng.Bên trong bên đục em trông bên nào?
Theo sự nhận xét của nhà văn Toan Ánh thì chuyện “Sông Thương nước chảy đôi dòng” là có thật!
Đó chẳng qua là hiện tượng nhập giang của con sông Sim (ngòi Sim)
với dòng sông Thương (nước của cánh đồng chiêm thì đục đầy phù sa, gặp
nước sông Thương trong xanh, hai dòng nước không hòa lẫn với nhau ở một
đoạn khá dài (khoảng 100 thước). Hiện tượng này, ngày nay không còn nữa
và sự phân ly của người xưa đã hết, nhưng con sông Thương đã chảy vào
lòng người những tâm tình tràn ngập phù sa thương nhớ.
Sông Cầu, còn gọi là sông Như Nguyệt, sông Thị Cầu, sông Nguyệt Đức (xưa kia còn có tên là sông Vũ Bình[1]), là con sông quan trọng nhất trong hệ thống sông Thái Bình.
Lưu vực sông Cầu là một trong những lưu vực sông lớn ở Việt Nam, có
vị trí địa lý đặc biệt, đa dạng và phong phú về tài nguyên cũng như về
lịch sử phát triển kinh tế – xã hội của các tỉnh nằm trong lưu vực của
nó.
Sông Cầu bắt nguồn từ phía Nam đỉnh Phia Bioóc (cao 1.578 m) của dãy Văn Ôn trong địa phận xã Phương Viên huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn, chảy ngoằn ngoèo giữa hai dãy núi Ngân Sơn và dãy núi Sông Gâm theo hướng bắc tây bắc-nam đông nam tới địa phận xã Dương Phong, huyện Bạch Thông rồi đổi hướng để chảy theo hướng tây tây nam-đông đông bắc qua thành phố Bắc Kạn tới xã Mỹ Thanh huyện Bạch Thông. Tại đây nó đổi hướng để chảy theo hướng đông bắc-tây nam. Tại xã Nông Hạ huyện Chợ Mới nó nhận một chi lưu
phía hữu ngạn, chảy về từ xã Mai Lạp cùng huyện theo hướng tây bắc-đông
nam. Tới địa phận thị trấn Chợ Mới, nó nhận một chi lưu nữa phía hữu
ngạn rồi đổi hướng sang tây bắc-đông nam. Tới địa phận xã Vân Lăng, xã Cao Ngạn (huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên), nhận một chi lưu phía tả ngạn rồi đổi hướng sang bắc đông bắc-nam tây nam. Tới xã Sơn Cẩm huyện Phú Lương nhận tiếp một chi lưu phía hữu ngạn là sông Đu rồi chảy qua phía đông thành phố Thái Nguyên. Chảy tới xã Nga My huyện Phú Bình thì đổi sang hướng đông bắc-tây nam tới xã Thuận Thành, huyện Phổ Yên nhận tiếp một chi lưu là sông Công. Tới ranh giới xã Mai Đình huyện Hiệp Hòa và xã Việt Long huyện Sóc Sơn (Hà Nội) nó nhận một chi lưu nhỏ phía hữu ngạn là sông Cà Lồ rồi chảy tiếp về phía đông qua ranh giới của hai huyện Việt Yên–Bắc Giang và Yên Phong–Bắc Ninh rồi hợp lưu với sông Thương tại ngã ba Lác ở ranh giới của xã Đồng Phúc (huyện Yên Dũng) với thị trấn Phả Lại (huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương) để tạo thành sông Thái Bình.
Thông số chính
Sông Cầu có diện tích lưu vực khoảng 6.030 km², với chiều dài khoảng 290 km, độ cao bình quân lưu vực: 190 m, độ dốc bình quân 16,1%, chiều rộng lưu vực trung bình: 31 km, mật độ lưới sông 0,95 km/km² và hệ số uốn khúc 2,02.
Sông Cầu, đoạn qua Việt Yên, Bắc Giang
Sông Cầu chảy qua Sóc Sơn, Hà Nội
Làng Thổ Hà bên dòng sông Cầu
Cầu Vát in bóng xuống dòng sông Cầu
Sông Cà Lồ – một nhánh của sông Cầu
Chế độ thủy văn
Lưu vực sông Cầu có dòng chính là sông Cầu với chiều dài 290 km bắt nguồn từ núi Văn Ôn (Vạn On) ở độ cao 1.170 m và đổ vào sông Thái Bình ở Phả Lại.
Trong lưu vực sông Cầu có tới 26 phụ lưu cấp một với tổng chiều dài
670 km và 41 phụ lưu cấp hai với tổng chiều dài 645 km và hàng trăm km
sông cấp ba, bốn và các sông suối ngắn dưới 10 km. Lưu vực sông Cầu nằm
trong vùng mưa lớn (1.500-2.700 mm/năm) của các tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên. Tổng lưu lượng nước hàng năm đạt đến 4,2 tỷ m³. Sông Cầu được điều tiết bằng hồ Núi Cốc trên sông Công (một chi lưu của nó) với dung tích hàng trăm triệu m³.
Chế độ thuỷ văn của các sông trong lưu vực sông Cầu được chia thành 2 mùa:
Mùa lũ bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 9 và chiếm 70-80% tổng lưu lượng dòng chảy trong năm.
Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau, chỉ chiếm 20-30% tổng lưu lượng dòng chảy của năm.
Lưu lượng dòng chảy trung bình các tháng trong năm chênh lệch nhau
tới 10 lần, mực nước cao và thấp nhất chênh nhau khá lớn, có thể tới 5–6
m.
Các vấn đề liên quan
Do việc khai thác và phát triển chưa hợp lý như phát triển công
nghiệp và khai khoáng ồ ạt, chặt phá rừng phòng hộ đầu nguồn cũng như
phát triển làng nghề chưa có quy hoạch cụ thể và việc xử lý nước thải
còn bị coi nhẹ v.v nên nguồn nước, cảnh quan và hệ sinh thái của sông
Cầu cũng như lưu vực đang bị suy thoái và có nguy cơ cạn kiệt, nguồn
nước ngày càng bị ô nhiễm nặng nề, giảm giá trị sử dụng, ảnh hưởng xấu
đến sản xuất và đời sống, môi trường sinh thái, cảnh quan thiên nhiên.
Ngày 23 tháng 6 năm 2001, tại thị xã Bắc Giang
đã diễn ra Hội nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân 6 tỉnh (thuộc đề án sông
Cầu) lần thứ 4 nhằm tìm ra giải pháp toàn diện cho các vấn đề kể trên.
Tại hội nghị đã ký “Thỏa ước về hợp tác bảo vệ và khai thác bền vững
sông Cầu và lưu vực sông Cầu”.
Hiện trên sông Cầu có các cây cầu bắc qua:
Cầu trên xã Đôn Phong, huyện Bạch Thông, Bắc Kạn, nối xã với tỉnh lộ 257
sông Cà Lồ, lấy nước từ sông Hồng, kết hợp với nguồn nước từ dãy núi Tam Đảo, để đổ vào sông Cầu tại địa phận xã Việt Long (huyện Sóc Sơn – Hà Nội), sông có chiều dài 89 km
Sông Công dài 96 km, bắt nguồn từ huyện Định Hóa (Thái Nguyên chảy theo hướng đông nam hợp lưu với Sông Cầu tại địa phận xã Trung Giã (huyện Sóc Sơn).
Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam
của giáo sư tiến sĩ khoa học Đỗ Tất Lợi là công trình nghiên cứu rất có
giá trị ở Việt Nam và Thế Giới. Sách xuất bản đến nay là lần thứ 11.
Hội đồng chứng chỉ khoa học tối cao Liên Xô năm 1968 đã công nhận học vị
Tiến sĩ khoa học cho Người xứng danh tiến sĩ không cần bảo vệ luận ándược sĩ Đỗ Tất Lợi trên cơ sở cuốn sách này. Triển lãm hội chợ sách quốc tế Matxcơva năm 1983, bộ sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam được bình chọn là một trong bảy viên ngọc quý của Thế Giới trong triển lãm sách.GS.TS. Đỗ Tất Lợi, nhà dược học phương Đông lỗi lạc, danh y Việt Nam (2 tháng 1 năm 1919 – 3 tháng 2 năm 2008), là gương sáng người thầy khoa học, “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
Tải sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của Giáo sư Đỗ Tất Lợi dạng pdf tại đây. Cuốn
sách viết về nguồn gốc, phân bố, dược tính, thành phần các vị thuốc,
các cách sử dụng, kinh nghiệm dùng thuốc… Cuốn sách bao gồm các phần:
Phần 1: Phần chung
1.1 Một số điểm cần chú ý khi sử dụng thuốc Nam.
1.2. Cơ sở lý luận về tìm thuốc và tác dụng thuốc theo Đông y.
1.3. Bào chế thuốc theo Đông y.
1.4. Cơ sở để xem xét tác dụng của thuốc theo y học hiện đại (Tây y).
Phần ll.- Những cây thuốc và vị thuốc
1. Các cây thuốc và vị thuốc chữa bệnh phụ nữ
2. Các cây thuốc và vị thuốc chữa mụn nhọt mẩn ngứa
3. Các cây thuốc và vị thuốc trị giun sán.
4. Các cây thuốc và vị thuốc chữa lỵ
5. Các cây thuốc và vị thuốc thông tiểu tiện và thông mật
6. Các cây thuốc và vị thuốc cầm máu
7. Các cây thuốc và vị thuốc hạ huyết áp
8. Các cây và vị thuốc có chất độc
9. Các cây và vị thuốc chữa bệnh ở bộ máy tiêu hóa.
10. Các cây và vị thuốc chữa đi lõng, đau bụng.
11. Các cây và vị thuốc chữa nhuận tràng và tẩy.
12. Các cây và vị thuốc chữa đau dạ dày.
13. Các cây và vị thuốc chữa tê thấp, đau nhức.
14. Các cây và vị thuốc đắp vết thương rắn rết cắn.
15. Các cây và vị thuốc chữa bệnh tai mắt mũi răng họng.
16. Các cây và vị thuốc chữa bệnh tim.
17. Các cây và vị thuốc chữa bệnh cảm sốt.
18. Các cây và vị thuốc chữa bệnh ho hen.
19. Các cây và vị thuốc ngủ, an thần, trấn kinh.
20. Các vị thuốc bổ, thuốc bồi dưỡng nguồn gốc thảo vật.
21. Các vị thuốc bổ nguồn gốc động vật.
22. Các vị thuốc khác nguồn gốc động vật.
23. Các vị thuốc nguồn gốc khoáng vật.
Phần III: Phụ lục
Nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27 tháng 2,
xin trân trọng đăng bài viết về Giáo sư Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi, một trong
nhiều người thầy thuốc Việt Nam, đã cống hiến tâm đức trí tuệ và tài
năng cho sức khỏe của con người. Mong các Bác sĩ và những người làm nghề
y luôn khỏe và hạnh phúc để mang lại sức khỏe và hạnh phúc cho nhiều
người hơn nữa.
SÓNG YÊU THƯƠNG VỖ MÃI ĐẾN VÔ CÙNG Hoàng Kim
Anh yêu biển tự khi nào chẳng rõ Bởi lớn lên đã có biển quanh rồi Gió biển thổi nồng nàn hương biển gọi Để xa rồi thương nhớ chẳng hề nguôi
Nơi quê mẹ mặt trời lên từ biển Mỗi sớm mai gió biển nhẹ lay màn Ráng biển đỏ hồng lên như chuỗi ngọc Nghiêng bóng dừa soi biếc những dòng sông
Qua đất lạ ngóng xa vời Tổ Quốc Lại dịu hiền gặp biển ở kề bên Khi mỗi tối điện bừng bờ biển sáng Bỗng nhớ nhà những lúc mặt trăng lên
Theo ngọn sóng trông mù xa tít tắp Nơi mặt trời sà xuống biển mênh mông Ở nơi đó là bến bờ Tổ Quốc Sóng yêu thương vỗ mãi đến vô cùng …
GIẤC MƠ LAI KHOAI LANG Hoàng Kim
Giống khoai lang Việt Nam ngon nhất hiện nay là HL518 Nhật đỏ, HL491 Nhật tím (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997)
và khoai lang Hoàng Long (Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy 1981).
Giáo sư Vũ Đình Hòa (Học Viện Nông nghiệp Việt Nam) trong luận án tiến sĩ năm 1991 có thực hiện việc lai giống khoai lang loài khoai lang Ipomoea batatas L với loài khoai lang dại Ipomoea Trifida để tìm giải pháp giống khoai lang kháng sùng.
Vậy, muống biển liệu có thể lai khoai lang để gia tăng tính kháng?
Có thể hay không thể. To be or not to be.
MUỐNG BIỂN LAI KHOAI LANG?
Hoa muống biển và hoa khoai lang hình thái thật giống nhau.
Muống biển và khoai lang là hai loài thực vật có quan hệ gần gũi. Muống biển (Ipomoea pes-caprae (L.) R.Br.) là loài thực vật thuộc họ Bìm bìm (Convolvulaceae) mọc phổ biến trên của các bãi biển và chịu được không khí mặn. Carl von Linné (23 tháng 5 năm 1707 – 10 tháng 1 năm 1778), nhà thực vật học, bác sĩ kiêm động vật học người Thụy Điển, người tiên phong của ngành sinh thái học “Hoàng tử của giới thực vật học“, cha đẻ của hệ thống phân loại theo danh pháp hiện đại, là người đầu tiên mô tả loài thực vật này; năm 1818, Robert Brown là người phân loại nó vào chi hiện tại. Muống biển được tìm thấy trên bờ cát vùng nhiệt đới ven biển Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, phía bắc của bang New South Wales, và dọc bờ biển bang Queensland thuộc nước Úc. Muống biển ở Việt Nam mọc hoang khắp các bãi cát ven biển từ Hà Tiên, Rạch Giá (Kiên Giang), đến Vũng Tàu (Bà Rịa Vũng Tàu), Nha Trang (Khánh Hòa), Quảng Trị, Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, Hải Phòng…Muống biển có công dụng làm thuốc nhưng hiện chưa có các nghiên cứu sâu về cây này. Theo Nông nghiệp Việt Nam muống biển công dụng trong y học cổ truyền được dùng toàn cây để chữa trị các chỗ viêm do dị ứng với sứa biển, phong độc, bệnh ngoài da; hạt để chữa trị mệt mỏi; lá được dùng để giã nát đắp lên chỗ ngứa do sứa biển.
Khoai lang (Ipomoea batatas L) là cây hai lá mầm thuộc họ Bìm bìm Convolvulaceae, chi Ipomoea, Chi phụ: Quamoclit; Phân chi: Batatas Loài: Ipomoea batatas. Họ Bìm bìm có 55 chi và khoảng 1650 loài, trong đó chi Ipomoea là chi lớn nhất với khoảng 600 loài (Austin, 1997). Ở Việt Nam có 13 chi và 76 loài (Lương Ngọc Toàn và csv, 1978). Cây khoai lang được phân loại trong chi Batatas. Hiện nay trong nội tộc phân chi Batatas có 13 loài hoang dại quan hệ với khoai lang. Khoai lang có số nhiễm sắc thể 15, là dạng lục bội thể (6x) duy nhất có khả năng tạo củ để làm lương thực. Trần Văn Minh 2008 đã trích dẫn tài liệu của Iting và Kehr 1953 nghiên cứu sự phân chia giảm nhiễm ở các giống khoai lang của Mỹ và giả thuyết là khoai lang có nguồn gốc đa bội khác nguồn. Nó hình thành từ tổ hợp lai giữa một tứ bội thể với nhị bội, sau đó xẩy ra quá trình phân đôi nhiễm sắc thể ở con lai bất dục. Nishiyama 1982 và Shiotani 1988 thì lại cho rằng khoai lang là một tứ bội cùng nguồn, hình thành do sự đa bội hoá của loài lưỡng bội.
Carl von Linné nhà thực vật học Thụy Điển, nhà bác học hàng đầu của nhân loại ngành sinh thái học “Hoàng tử của giới thực vật học“, cha đẻ của hệ thống phân loại theo danh pháp hiện đại. Ông là người đầu tiên mô tả loài muống biển. Ông cũng là nhà thơ, nhà ngôn ngữ lừng danh mà August Strindberg tác giả người Thụy Điển viết: “Linné kỳ thực là một nhà thơ sinh ra để trở thành nhà tự nhiên học”. Linné được Goethe nhà bác học thiên tài người Đức ca ngợi: “Trừ Shakespeare và Spinoza, tôi không biết ai giữa những người không còn sống mà ảnh hưởng tới tôi lớn hơn thế”.
Hình ảnh cậu bé tiến về biển lúc bình minh gợi chúng ta nhớ về câu chuyện muống biển, khoai lang quan hệ với “Hai vạn dặm dưới đáy biển” một tiểu thuyết khoa học viễn tưởng của Jules Verne nhà văn Pháp nay đã chuyển thể thành phim. Hai Vạn Dặm Dưới Đáy Biển http://hdonline.vn/phim-hai-van-dam-duoi-day-bien-10140.htm…
Câu chuyện “20,000 Leagues Under the Sea” 1954 kể rằng: Trong năm 1868, tin đồn về một con quái vật biển tấn công tàu ở Thái Bình Dương đã tạo ra lo âu và khiếp sợ trong thủy thủ Hoa Kỳ, làm gián đoạn đường vận chuyển hàng hải . Chính phủ Hoa Kỳ mời Giáo sư Pierre Aronnax và Conseil phụ tá của ông lên một tàu chiến thám hiểm để chứng minh hay bác bỏ sự tồn tại của con quái vật. Kết quả “Hai vạn dặm dưới đáy biển” Giáo sư Pierre Aronnax nhà bác học biển và cộng sự đã thấu hiểu đại dương, thế giới biển, nguồn thức ăn khác biệt và vô tận dưới biển sâu, và năng lực của tàu ngầm, phát minh khoa học làm mở rộng tầm mắt và thay đổi nhận thức về thế giới biển.
Giống khoai lang ở Việt Nam HL491 và HL518 chất lượng ngon, năng suất cao.
Giống khoai lang Việt Nam ngon nhất hiện nay là HL518 Nhật đỏ, HL491 Nhật tím (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997) và khoai lang Hoàng Long (Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy 1981), Ba giống khoai lang ngon này mức kháng sùng chỉ đạt trung bình (http://foodcrops.blogspot.com/2010/01/giong-khoai-lang-o-viet-nam.html)
Giáo sư Vũ Đình Hòa (Học Viện Nông nghiệp Việt Nam) trong luận án tiến sĩ năm 1991 có thực hiện việc lai giống khoai lang loài khoai lang Ipomoea batatas L với loài khoai lang dại IpomoeaTrifida để tìm giải pháp giống khoai lang kháng sùng.
Vậy, muống biển liệu có thể lai khoai lang để gia tăng tính kháng?
Ban mai trên biển Quê hương, nơi có sóng, có gió và loài hoa muống biển. Tôi yêu quê tôi, yêu vùng gió cát “Chang chang cồn cát nắng trưa Quảng Bình”. Nhớ đết thắt lòng con “dèm” nhỏ, con cua nhỏ nên dòng Gianh và những vạt muống biển xanh bất tận bên bờ Nhật Lệ. Và bài thơ Sóng yêu thương vỗ mãi đến vô cùng đã ra đời từ đó.Nhưng đất cát nghèo Quê Choa ven sông ven biển không chỉ nắng, có gió, có phi lao và có muống biển mà còn có khoai lang. Đèo Ngang “đang nghèo” Linh Giang dòng sông quê hương cũng là vùng quê nghèo ‘khoai khoai toàn khoai’ của tuổi thơ tôi. Củ khoai lang ‘sâm người nghèo’ lặn vào trong ký ức. Tôi lớn lên bên khoai lang và muống biển và tuổi thơ bên gió cát dòng Gianh. Thuở nhỏ, tôi thường tần ngần cầm hai bông hoa nhỏ khoai lang và muống biển mơ đến một ngày … lai khoai lang.
Nắng ban mai ghé cửa Tỉnh thức hoa bình minh Sớm xuân cuối đêm lạnh Cười nụ nhớ an nhiên.
Trăng rằm thương nhớ anh Đêm lạnh vầng trăng tỏ Nắng xuân tươi trước cửa Trăng thương nơi cuối trời
Thích chia cùng thiền sư Giọt sương mai đầu nụ bạch ngọc thích tánh tuệ Trăng rằm thương người hiền
MẠC TRIỀU TRONG SỬ VIỆT Hoàng Kim
Ngày 12 tháng 7 năm 1527, Lê Cung Hoàng ra chiếu nhường ngôi hoàng đế cho Mạc Đăng Dung, kết thúc triều Lê sơ và mở đầu triều Mạc trong lịch sử Việt Nam. Mạc Triều mở đầu từ đó trãi ba thời kỳ, tổng cộng là 156 năm, trong đó ở Thăng Long 1527-1592 và ở Cao Bằng 1593 -1683. Mạc triều thay thế triều Lê sơ là một tất yếu lịch sử và đã để lại những dấu ấn nổi bật về tiến bộ xã hội.
Hình thế đất Việt khoảng năm 1590: Lãnh thổ nằm trong tầm kiểm soát của nhà Mạc xanh lục và nhà Lê trung hưng xanh lam. Mạc Triều ngoài các vị vua danh tiếng như Mạc Đăng Dung, Mạc Đăng Doanh còn có những danh thần tài đức lỗi lạc như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Giáp Hải, Nguyễn Quyện, Mạc Ngọc Liễn,… Mạc triều là một vương triều chính thống trong sử Việt nhưng lâu nay việc đánh giá còn thiên lệch, thiếu khách quan do nhận thức, ý thức hệ và sự thừa kế sử liệu chưa công bằng. Bài này đúc kết các thông tin nghiên cứu và trao đổi về Mạc triều trong sử Việt, nhằm góp phần phục thủy sự thật lịch sử để hậu thế đánh giá công bằng hơn và rút ra những được những bài học thấm thía hơn đối với những nhân vật lịch sử. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm có câu sấm truyền về dòng tộc Mạc “Tứ bách niên tiền chung phục thủy/Thập tam thế hậu dĩ nhi đồng.”
CAO BẰNG VỚI NHÀ MẠC
Tỉnh
Cao Bằng có làng Đà Quận ở xã Hưng Đạo, huyện Hòa An, từ thời Mạc đến
nay hàng năm đều có Lễ hội chùa Đà Quận từ ngày 9 âm lịch đến rằm Nguyên
tiêu tháng Giêng hàng năm để tảo mộ tổ tiên và dâng hương tưởng nhớ.
Cao Bằng là đất sau cùng của nhà Mạc tiếp tục tồn tại hơn 100 năm sau
khi nhà Mạc không còn triển vọng phục quốc mới nhập vào đất nhà Hậu Lê.
Làng Đà Quận là làng dân Mạc theo hương linh Đà Quận Công Mạc Ngọc Liễn.
Nhà Mạc tuân theo di nguyện của Mạc Ngọc Liễn danh tướng thái phó vua
Mạc là không bao giờ vì dòng họ mình mà nồi da xáo thịt đưa ngoại viện
vào giày xéo non sông. Mạc tộc lúc kế cùng lực kiệt đã đổi họ Mạc thành
họ khác và lưu tán khắp mọi nơi trong cả nước, trong đó có Hoàng chi Mạc
tộc Làng Minh Lệ và cho đến nay có Hoàng chi Mạc tộc đất phương Nam
cũng là những người con xa xứ.
LỜI DẶN MẠC NGỌC LIỄN
Cao Bằng với nhà Mạc thất thủ năm 1592 vì sự công phá của nhà Lê Trịnh. Lời dặn Mạc Ngọc Liễn’ tại quốc sử Việt: “Nay khí vận nhà Mạc đã hết, họ Lê lại trung hưng, đó là số trời. Dân ta là người vô tội mà khiến để phải mắc nạn binh đao, ai nỡ lòng nào! Chúng ta nên lánh ra ở nước khác, nuôi dưỡng uy lực, chịu khuất đợi thời, chờ khi nào mệnh trời trở lại mới làm được, chứ không thể lấy lực chọi với lực. Khi hai con hổ tranh nhau, tất phải có một con bị thương, không có ích gì cho công việc. Nếu thấy quân họ đến đây thì chúng ta nên tránh đi, chớ có đánh nhau với họ, cốt phòng thủ cẩn thận là chính; lại chớ nên mời người Minh vào trong nước ta mà để dân ta phải lầm than đau khổ, đó cũng là tội lớn không gì nặng bằng”. Sử gia Trần Gia Phụng trong bài viết: “Những cuộc đổi họ lớn trong lịch sử” có đoạn bình luận về lời trăng trối của ông: “Đây không phải lời nói suông trong cảnh trà dư tửu hậu, nhưng đây là tâm huyết của một con người sắp nằm xuống trong cơn hoạn nạn cùng cực vì mất nước. Suốt trong lịch sử Việt Nam, chúng ta thường được nghe những lời nói của Trần Hưng Đạo, Trần Bình Trọng, Đặng Dung, hào hùng như vó ngựa tổ tiên, nhưng ít khi được đọc những dặn dò như Mạc Ngọc Liễn – nhân bản, đầy tình tự dân tộc không khác gì lời ru êm ái trong những câu ca dao mộc mạc”.
Chùm ảnh trong bài: Linh Giang dòng sông quê hương nơi ven sông có mộ tổ tiên Hoàng chi Mạc tộc (ảnh Hoàng Kim); Thái Thượng Hoàng Mạc Đăng Dung tiếp sứ Minh (ảnh tư liệu Mạc tộc); Ban mai trên sông Son (ảnh Hoàng Kim) Linh Giang dòng sông quê hương (ảnh Hoàng Kim) ; Ban Mai trên sông Nhật Lệ( ảnh Bu Lu Khin).
Nhà thơ Hoàng Gia Cương, hậu duệ nhà Mạc giới thiêu khái quát về nguồn gốc Mạc tộc
TÌM VỀ NGUỒN CỘI Hoàng Gia Cương
Tìm về Lũng Động, Cổ Trai (1) Thắp hương bái lạy bao đời Tổ Tông Biển gom nước vạn dòng sông “Thập tam thế hậu… nhi đồng” là đây! (2)
Qua bao giông bão, tháng ngày Thay tên đổi họ chẳng thay đổi lòng Vẫn là cha, vẫn là ông Vẫn dòng máu ấy cuộn trong tim này!
Hoàng, Phan, Lều, Thạch … về đây Trăm phương như nước như mây tụ nguồn Gốc còn trên đất Hải Dương Lá cành hoa trái đã vươn khắp miền.
Ta về tìm lại Tổ tiên Tìm về nguồn cội khí thiêng sinh thành Hương dâng là nghĩa là tình Thoảng thơm như thể tinh anh giống dòng.
Cúi mình trước đấng Tổ Tông Râm ran như được tiếp dòng máu thiêng !
1) Lũng Động thuộc huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương là quê của Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đỉnh Chi; Cổ Trai thuộc huyện Kiến Thụy thành phố Hải Phòng là quê của Hoàng đế Mạc Đăng Dung. 2) Sau khi vương triều Mạc bị diệt, con cháu li tán phải đổi thành nhiều họ khác nhau. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm có câu sấm truyền về dòng tộc Mạc “Tứ bách niên tiền chung phục thủy/Thập tam thế hậu dĩ nhi đồng”
Ông Phạm Đức Hải với bài thơ “Phục thủy” lấy ý của cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, với các minh chứng dẫn liệu lịch sử .
PHỤC THỦY Phạm Đức Hải
Ai đã nghe sấm trạng Trình Xin mời đến đất Dương kinh thăm đền cho dù khác họ, chưa quen “thập tam thế hậu…”anh em một nhà
cùng từ họ Mạc mà ra ngày xưa Quốc sử ngợi ca hết lời: “Ra đường không nhặt của rơi” “cửa không cần đóng…”,”trộm thời bặt tăm…”
đắm chìm suốt bốn trăm năm đao xưa Thái tổ vẫn cầm còn đây Phò ba vua, dạ thẳng ngay để rồi phải chịu tội này: cướp ngôi
chiếu nhường vị vẫn đấy thôi sử gia đã chép: lòng người hướng theo… xuất thân từ cảnh đói nghèo quý từng tấc đất, thương yêu đồng bào
trọng hiền tài, giỏi ngoại giao suốt thời Nhà Mạc, giặc nào sang đâu nhiều đời Trịnh, Nguyễn đánh sau chỉ vì tham lợi , quên câu “vận Trời”
mấy trăm năm, bấy nhiêu đời… Gương trong “phục thủy” để rồi thêm trong thắp hương khấn với tổ tông cũng xin một nén vái ông: Trạng Trình (*)
Phạm Đức Hải ĐT : 0986668160 Lỗi Sơn, Gia Phong, Gia Viễn, Ninh Bình
CNM365. Chào ngày mới 26 tháng 2. Ngày 26 tháng 2 năm 1802 là ngày sinh của Victor Hugo, nhà văn người Pháp (ông mất năm 1885). Ngày 26 tháng 2 năm 1815 là ngày Napoleon Bonaparte trốn khỏi Elba, một hòn đảo ngoài khơi bờ biển Ý nơi ông bị lưu đày sau khi Hiệp ước Fontainebleau được kí kết một năm trước đấy. Ngày 26 tháng 2 năm 1998 là ngày mất của Theodore Schultz, nhà kinh tế học người Mỹ, người đoạt giải thưởng Nobel (ông sinh năm 1902). Bài viết chọn lọc ngày 26 tháng 2: Đèo Ngang và những tuyệt phẩm thơ cổ. xem tiếp…https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-26-thang-2/
ĐÈO NGANG VÀ NHỮNG TUYỆT PHẨM THƠ CỔ Hoàng Kim
“Trèo đèo hai mái chân vân / Lòng về Hà Tĩnh, dạ ân Quảng Bình”.
Đèo Ngang là con đèo lịch sử đã đi vào ca dao, huyền thoại. Nhiều danh
nhân- thi sĩ như Lê Thánh Tông, Nguyễn Thiếp, Vũ Tông Phan, Ngô Thì
Nhậm, Nguyễn Du, Bà huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát, Hồ Chí Minh … đã lưu
dấu tại đèo Ngang những tuyệt phẩm thơ. Đặc biệt, bài thơ “Qua Đèo
Ngang” của Bà huyện Thanh Quan rất nổi tiếng.
Lê Thánh Tông (1442 – 1497) là vị Hoàng đế thứ 5 của nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam. Ông trị vì từ năm 1460 đến 1497, tổng cộng 37 năm. Ông nổi tiếng là vị minh quân, là người đã đưa Đại Việt lên tới thời hoàng kim của chế độ phong kiến. Ông cũng được xem là một nhà văn hoá và một người coi trọng hiền tài. Lê Thánh Tông trên đường chinh phục Chiêm Thành năm 1469 có bài Di Luân hải tần (Cửa Roòn) gửi Ma Cô (đền thiêng thờ công chúa Liễu Hạnh, ở xã Quảng Đông nam Đèo Ngang)
CỬA ROÒN
Lê Thánh Tông (*)
Tây Hoành Sơn thấy rõ Di Luân
Cát trải mênh mông tiếp biển gần
Sóng nước đá nhô xây trạm dịch
Gió sông sóng dựng lập đồn quan
Muối Tề sân phố mời thương khách
Rượu Lỗ quầy bàn tiếp thị dân
Muốn nhắn Ma Cô nhờ hỏi giúp
Bụi trần Nam Hải có xua tan.
Trần Châu Báu Di Luân cẩn dịch
DI LUÂN HẢI TẤN
Hoành Sơn tây vọng thị Di Luân
Diễu diễu bình sa tiếp hải tần
Yên thủy sa đầu phân dịch thứ
Phong đào giang thượng kiến quan tân
Tề diêm trường phố yêu thương khách
Lỗ tửu bồi bàn túy thị nhân
Dục phỏng Ma Cô bằng ký ngữ
Nam minh kim dĩ tức dương trần.
Nguyễn Thiếp, (1723
– 1804), là nhà giáo, danh sĩ cuối đời Hậu Lê và Tây Sơn trong lịch sử
Việt Nam. Ông được vua Quang Trung rất nể trọng. Nguyễn Thiếp đã hiến kế
cho vua Quang Trung ” “Người Thanh ở xa tới mệt nhọc không biết tình
hình khó dễ thế nào. Vả nó có bụng khinh địch, nếu đánh gấp thì không
ngoài mười ngày sẽ phá tan. Nếu trì hoãn một chút thì khó lòng mà được
nó”. Ông đồng thời cũng là người dâng ba kế sách “quân đức, dân tâm,
học pháp”, dùng chữ Nôm thay chữ Hán để tạo thế lâu bền giữ nước, xây
dựng Phượng Hoàng Trung Đô nơi đất khởi nghiệp Hồ Phi Phúc (tổ nghiệp
của nhà Tây Sơn) để sâu rễ bền gốc. Vào khoảng đầu năm 1803, lúc Nguyễn
Thiếp 80 tuổi, lúc vua Quang Trung đã mất, vua Quang Toản không giữ được
cơ nghiệp, vua Gia Long nhà Nguyễn thắng nhà Tây Sơn đã triệu ông vào
gặp vua tại Phú Xuân để hỏi việc nước. Nghe vị chúa này tỏ ý muốn trọng
dụng, ông lấy cớ già yếu để từ chối, rồi xin về. Trên đường về, khi qua
đỉnh đèo Ngang, ông đã cảm khái đọc bài thơ Nôm:
ĐÃ TRÓT LÊN ĐÈO PHẢI XUỐNG ĐÈO
Nguyễn Thiếp
Đã trót lên đèo, phải xuống đèo
Tay không mình tưởng đã cheo leo
Thương thay thiên hạ người gồng gánh
Tháng lọn ngày thâu chỉ những trèo!
Danh sĩ Ngô Thì Nhậm(1746–1803), nhà văn, nhà mưu sĩ đời hậu Lê–Tây Sơn, người có công lớn trong việc giúp triều Tây Sơn đánh lui quân Thanh cũng cảm khái khi “lên đèo Ngang ngắm biển”. Bài thơ cao khiết, bi tráng, mang sắc thái thiền.
LÊN ĐÈO NGANG NGẮM BIỂN
Ngô Thì Nhậm
Bày đặt khen thay thợ hóa công,
Khéo đem hang cọp áp cung rồng.
Bóng cờ Trần đế (1) dường bay đó,
Cõi đất Hoàn vương (2) thảy biến không.
Chim đậu lùm xanh, xanh đã lão,
Ngạc đùa sóng bạc, bạc nên ông.
Việc đời bọt nổi, xưa nay thế,
Phân họp giành trong giấc hạc nồng (3)
Bản dịch của Nguyễn Sĩ Lâm
ĐĂNG HOÀNH SƠN VỌNG HẢI
Tạo hóa đương sơ khổ dụng công,
Khước tương hổ huyệt xấn giao cung.
Hoàn vương phong vực qui ô hữu,
Trần đế tinh kì quải thái không.
Tình thụ thê cầm thương dục lão,
Nộ đào hí ngạc bạch thành ông.
Vô cùng kim cổ phù âu sự.
Phân hợp du du hạc mộng trung.
Chú thích:
(1) Trần đế:Các vua đời Trần.
(2) Hoàn vương: Chiêm Thành.
(3) Giấc hạc: Giấc mộng hạc. Câu thơ ý nói cuộc tranh giành đất đai giữa
Đằng Ngoài và Đằng Trong chẳng qua chỉ là giấc mộng trần thế sẽ tiêu
tan.
Đại thi hào Nguyễn Du (1765-1820) có bài thơ “Qua đèo Ngang” trong Hải Ông Tập; họa vần bài thơ “năm Giáp Dần (1794), vâng mệnh vào kinh Phú Xuân, lúc lên đường lưu biệt các bạn ở Bắc Thành”
của Hải Ông Đoàn Nguyễn Tuấn ( Đoàn Nguyễn Tuấn là con Đoàn Nguyễn
Thục, đỗ Hương Cống đời Lê, có chiêu mộ người làng giúp Trịnh Bồng đánh
Chỉnh, sau ra giúp Tây Sơn, làm đến chức Tả Thị Lang Bộ Lại, tước Hải
Phái Bá. Có đi sứ Trung Quốc năm 1790 và có tập thơ nhan đề Hải Ông tập.
Ông là anh vợ Nguyễn Du, hơn Nguyễn Du khoảng 15 tuổi). Đọc bài thơ này
của Nguyễn Du để hiểu câu thơ truyện Kiều “Gươm đàn nửa gánh, non sông
một chèo”.
QUA ĐÈO NGANG
Nguyễn Du
Họa Hải Ông Đoàn Nguyễn Tuấn
Tiến về Nam qua đèo Ngang
Hành trình đầy đủ gươm đàn mang theo
Thuốc thần nào đã tới đâu
Mảnh da beo vẫn mối đầu lụy thân
Ánh mầu nước, chén rượu xanh
Dõi theo vó ngựa một vành trăng quê
Gặp gia huynh hỏi xin thưa
Đường cùng tôi gặp, tóc giờ điểm sương
HỌA HẢI ÔNG ĐOÀN NGUYỄN TUẤN
Hoành Sơn sơn ngoại lĩnh nam trình
Cần kiếm tương thùy thướng ngọc kinh
Thỏ tủy vị hoàn tân đại dược
Báo bì nhưng lụỵ cựu phù danh
Thương minh thủy dẫn bôi trung lục
Cố quốc thiềm tùy mã hậu minh
Thử khứ gia huynh như kiến vấn
Cùng đồ bạch phát chí tinh tinh
Nguyễn Tâm Hàn phỏng dịch
Danh sĩ Vũ Tông Phan,
(1800 – 1851), nhà giáo dục, người có công lớn trong việc chấn hưng
văn hóa Thăng Long thời vua Minh Mệnh cũng có bài thơ “Qua lũy Ninh Công
nhớ chuyện xưa” rất nổi tiếng:
QUA LUỸ NINH CÔNG NHỚ CHUYỆN XƯA
Vũ Tông Phan
Đất này ví thử phân Nam, Bắc
Hà cớ năm dài động kiếm dao?
Trời tạo Hoành Sơn còn chẳng hiểm,
Người xây chiến lũy tổn công lao.
Thắng, thua rốt cuộc phơi hoang mộ,
Thù hận dư âm rợn sóng đào.
Thiên hạ nay đà quy một mối
Non sông muôn thuở vẫn thanh cao.
QÚA NINH CÔNG LŨY HOÀI CỔ
Nhược tương thử địa phân Nam Bắc,
Hà sự kinh niên động giáp bào?
Thiên tạo Hoành Sơn do vị hiểm,
Nhân vi cô lũy diệc đồ lao.
Doanh thâu để sự không di chủng,
Sát phạt dư thanh đái nộ đào.
Vũ trụ như kim quy nhất thống,
Mạc nhiên sơn thủy tự thanh cao.
Người dịch: Vũ Thế Khôi
Nguồn: Đào Trung Kiên (Thi Viện)
Chu Thần Cao Bá Quát (1809 – 1855) là quốc sư
của cuộc nổi dậy Mỹ Lương, và là một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19
trong lịch sử văn học Việt Nam. Cao Bá Quát có hai bài thơ viết ở đèo
Ngang đó là Đăng Hoành Sơn (Lên núi Hoành Sơn) và Hoành Sơn Quan (Ải
Hoành Sơn)
LÊN NÚI HOÀNH SƠN
Cao Bá Quát
Muôn dặm đường đi núi lẫn đồi,
Bên non cỏ nội tiễn đưa người.
Ai tài kéo nước nghìn năm lại ?
Trăm trận còn tên một lũy thôi.
Ải bắc mây tan mưa dứt hạt,
Thôn nam nắng hửng sớm quang trời.
Xuống đèo mới biết lên đèo khổ,
Trần lụy, sao đành để cuốn lôi ?
ĐĂNG HOÀNH SƠN
Sơn ngại thanh sơn vạn lý Trình,
Sơn biên dã thảo tống nhân hành.
Anh hùng mạc vãn thiên niên quốc,
Chinh chiến không tồn nhất lũy danh.
Bắc lĩnh đoạn vân thu túc vũ,
Nam trang sơ hiểu đái tân tình,
Há sơn phản giác đăng sơn khổ,
Tự thán du du ủy tục tình!
Người dịch: Nguyễn Quý Liêm
Nguồn: Lương Sơn Thi Đàn
ẢI HOÀNH SƠN
Cao Bá Quát
Non cao nêu đất nước,
Liền một dẫy ra khơi.
Thành cũ trăm năm vững,
Ải xa nghìn dặm dài.
Chim về rừng lác đác,
Mây bám núi chơi vơi.
Chàng Tô nấn ná mãi,
Tấm áo rách tơi rồi.
HOÀNH SƠN QUAN
Địa biểu lập sàn nhan,
Liêu phong đáo hải gian.
Bách niên khan cổ lũy,
Thiên lý nhập trùng quan.
Túc điểu sơ đầu thụ,
Qui vân bán ủng sơn.
Trì trì Tô Quí tử,
Cừu tệ vị tri hoàn.
Bản dịch của Hóa Dân
Nguồn: Lương Sơn Thi Đàn
Hồ Chí Minh
(19 tháng 5 năm 1890 – 2 tháng 9 năm 1969) nhà cách mạng, sáng lập Đảng
Cộng sản Việt Nam, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công
cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam trong thế
kỷ 20. Hai bài thơ của Bác Hồ lúc 5 tuổi, là hai bài đồng dao của Nguyễn
Sinh Cung (Nguyễn Tất Thành, tên thuở nhỏ của Hồ Chí Minh ) tại đèo
Ngang, trong chuyện kể “Tất Đạt tự ngôn” được Sơn Tùng ghi lại. Đó cũng
là những câu thơ lưu lạc, huyền thoại giữa đời thường. Câu chuyện “đường
lưỡi bò” và lời đồng dao “Biển là ao lớn, Thuyền là con bò” “Em nhìn
thấy trước, Anh trông thấy sau” của cậu bé Nguyễn Sinh Cung “nói” năm
1895 mà Sơn Tùng đã ghi lại và in trên báo Cứu Quốc lần đầu năm 1950.
Câu chuyện trẻ con đan xen những ẩn khuất lịch sử chưa được giải mã đầy
đủ về Quốc Cộng hợp tác, tầm nhìn Hoàng Sa, Trường Sa của Tưởng Giới
Thạch, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1424-1427, lúc mà
Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Lý Thụy làm phiên dịch cho Borodin
trưởng đoàn cố vấn của chính phủ Liên Xô tới Quảng Châu giúp chính phủ
Trung Hoa Dân quốc của Tưởng Giới Thạch.
KHÔNG ĐỀ
Nguyễn Sinh Cung – 1895
Núi cõng con đường mòn
Cha thì cõng theo conNúi nằm ì một chỗ
Cha thì cúi lom khom
Đường bám lì lưng núi
Con tập chạy lon ton
Cha siêng hơn ngọn núi
Con đường lười hơn con.
Biển là ao lớn.
Thuyền là con bò
Bò ăn no gió
Lội trên mặt nước
Em nhìn thấy trước
Anh trông thấy sau
Ta lớn mau mau
Vượt qua ao lớn.
Bà Huyện Thanh Quan (1805-1848), tên thật là Nguyễn Thị Hinh, là một nhà thơ nữ nổi tiếng trong thời cận đại của lịch sử văn học Việt Nam với bàithơ “Qua đèo Ngang’, một tuyệt phẩm thơ cổ, được người đời truyền tụng hơn cả (1) (2).
QUA ĐÈO NGANG
Bà huyện Thanh Quan
Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông rợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân đứng lại trời, non, nước
Một mảnh tình riêng ta với ta.
Bộ đáo Hoành Quan nhật dĩ tà,
Yên ba gian thạch, thạch gian hoa.
Tiều quy nham hạ, ta ta tiểu,
Thị tập giang biên, cá cá đa.
Đỗ vũ tâm thương, thanh quốc quốc,
Giá cô hồn đoạn, tứ gia gia.
Đình đình trữ vọng: thiên, sơn, hải,
Nhất phiến cô hoài, ta ngã ta.
Bản dịch chữ Hán của Nguyễn Văn Thích
QUÁ HOÀNH SƠN
Quá Hoành Sơn đỉnh tịch dương tà
Thảo mộc tê nham diệp sấn hoa
Kỳ khu lộc tế tiều tung yểu
Thác lạc giang biên điếm ảnh xa
Ưu quốc thương hoài hô quốc quốc
Ái gia quyện khẩu khiếu gia gia
Tiểu đình hồi vọng thiên sơn thuỷ
Nhất phiến ly tình phân ngoại gia.
Bản dịch chữ Hán của Lý Văn Hùng.
Đèo Ngang và những tuyệt phẩm thơ cổ, nơi lưu dấu những huyền thoại (2).
Hoàng Kim
(1) Hoàng Đình Quang họa vần “Qua đèo Ngang” với lời bình xác đáng:
Thế sự mông lung lộn chính tà
Quần hồng ghi dấu bậc tài hoa
Sáu bài thơ cổ lưu tên phố (*)
Nửa thế kỷ nay đánh số nhà (**)
Khanh tướng chắc gì nên vọng tộc
Câu thơ còn đó lập danh gia
Chẳng bia, chẳng tượng, không đến miếu
Ngẫm sự mất còn khó vậy ta?
(*) Toàn bộ sự nghiệp thơ ca của Bà Huyện Thanh Quan chỉ còn lại 6 bài, trong đó có 2 bài được coi là kiệt tác: Qua đèo Ngang và Thăng Long thành hoài cổ.
(**) Từ năm 1955, chính quyền Việt Nam (miền Nam) chính thức đặt tên đường Bà Huyện Thanh Quan cho một đường phố của thành phố Sài Gòn, (thay thế tên cũ Flandin do người Pháp) và tồn tại cho đến ngày nay.
(2) Qua đèo chợt gặp mai đầu suối, Hoàng Kim đã thuật lại câu chuyện “Tầm hữu vị ngộ Hồ Chí Minh” do cố Bộ trưởng Xuân Thủy kể trên đỉnh đèo Ngang năm 1970. “Nghìn dặm tìm anh chẳng gặp anh/ Đường về vó ngựa dẫm mây xanh/ Qua đèo chợt gặp mai đầu suối/ Đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành“ Bài
thơ kỳ lạ này của Bác Hồ đăng trên báo khoảng năm 1970 ẩn chứa nhiều
triết lý sâu sắc không dễ thấy, là thơ Bác Hồ mà ít thấy sách báo nào
nhắc đến gần nửa thế kỷ qua“.
Đỉnh đèo Ngang , ranh giới Hà Tĩnh Quảng Bính nơi lưu giấu huyền thoại “Qua đèo chợt gạp mai đầu suối”. Mộ bác Giáp an táng tại mũi Rồng gần vũng Chùa nam đèo Ngang (ảnh đầu trang).
CNM365. Chào ngày mới 25 tháng 2. Truyện George Washington; Về nơi cát đá . Ngày 25 tháng 2 năm 1793, George Washington triệu tập cuộc họp nội các đầu tiên sau khi nhậm chức Tổng thống Mỹ. Ngày 25 tháng 2 năm 1861, Đại đồn Chí Hòa thất thủ. Ngày 25 tháng 2 năm 1945, Chiến tranh Đông Dương: Chiến dịch Hòa Bình kết thúc với thắng lợi của Việt Minh, quân Liên hiệp Pháp rút lui. Bài chọn lọc ngày 25 tháng 2: Truyện George Washington; Thao thức; Sắn Châu Á và sắn Việt Nam; Về nơi cát đá. Xem tiếp: https://cnm365.wordpress.com/categ…/chao-ngay-moi-25-thang-2 Về nơi cát đá https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ve-noi-cat-da/
TRUYÊN GEORGE WASHINGTON Hoàng Kim George
Washington sinh ngày 22 tháng 2 năm 1732, được Cử tri đoàn Hoa Kỳ nhất
trí bầu làm tổng thống đầu tiên của nước Mỹ ngày 4 tháng 2 năm 1789, mất
ngày 14 tháng 12 năm 1799. Ông hiện được biết như vị cha già của nước
Mỹ. Các học giả lịch sử luôn xếp George Washington là một trong số hai
hoặc ba vị tổng thống vĩ đại nhất. Bức tranh George Washington là kiệt
tác nổi tiếng của danh họa Emanuel Leutze (1816–1868) trong Viện bảo
tàng mỹ thuật Metropolitan tại thành phố New York đã mô tả hình ảnh ông
dẫn dắt mọi người vượt trở ngại đi tới phía trước. Tên của George Washington
được đặt cho thủ đô Washington D.C được thành lập vào ngày 16 tháng 7
năm 1790 với tên chính thức ban đầu là Đặc khu Columbia (District of
Columbia), Biểu tượng Washington D.C. là Museums, đó là niềm tự hào của
nước Mỹ.
George Washingtonlà biểu tượng của nước Mỹ
George Washington là nhà
lãnh đạo chính trị và quân sự có ảnh hưởng lớn đối với quốc gia non trẻ
Hoa Kỳ từ năm 1775 đến năm 1799 lúc đó là vùng đất mới, thực dân Anh
Pháp với nhiều nước khác đang tìm đến tranh giành đất đai, tài nguyên.
Người bản xứ đang co dần, miền Tây nước Mỹ hoang vu, nghèo nàn mới được
khai phá. George Washington
với tư cách là tổng tư lệnh Lục quân Lục địa năm 1775 -1783 đã lãnh đạo
người Mỹ chiến thắng Vương quốc Anh trong cuộc Chiến tranh Cách mạng
Mỹ, và ông cũng đã trông coi việc viết ra Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787.
Quốc hội nhất trí chọn lựa George Washington làm tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ (1789–1797).
George Washington có nhân cách cá nhân, tư tưởng tầm nhìn và tác phong lãnh đạo đặc biệt ưu tú. “Người
đầu tiên trong chiến tranh, người đầu tiên trong hòa bình, và người đầu
tiên nằm trong lòng dân tộc, ông là người có một không hai về đức tính
khiêm nhường và trải qua những đoạn đời riêng tư. Lễ nghĩa, công bình,
nhân đạo, ôn hòa, và thành thật; trước sau như một, trang nghiêm và uy
nghi; mẫu người của ông như đang soi sáng cho tất cả những người quanh
ông cũng như những hiệu ứng của mẫu hình này vẫn đang trường tồn… Xuyên
suốt chúng, cái xấu rung động trước sự hiện diện của ông và cái đẹp luôn
cảm thấy có bàn tay giúp đỡ của ông. Đức tính cá nhân thanh khiết của
ông đã thắp sáng đức độ phục vụ công chúng của ông… Ông là một người đàn
ông như thế, người đàn ông mà quốc gia chúng ta đang thương tiếc“. Henry Lee, một người bạn chiến đấu cùng thời, đã đúc kết về phẩm chất cá nhân của Washington như vậy..
George Washington là vị tướng kiệt xuất trong chiến
tranh, gần đây năm 1976 được nước Mỹ vinh thăng là Đại thống tướng, nhà
lãnh đạo cách mạng thành công đầu tiên trong lịch sử thế giới chống
lại một đế quốc thuộc địa. Washington đã trở thành biểu tượng toàn cầu
cho phong trào yêu nước, giành độc lập và giải phóng dân tộc. Hình
tượng Washington đặc biệt được ngưỡng mộ tại Pháp và châu Mỹ Latin.
Bản tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ, tuyên bố vào 4 tháng 7 năm 1776, là
văn bản chính trị tuyên bố ly khai khỏi Anh của 13 thuộc địa Bắc Mỹ, dẫu
tác giả là Thomas Jefferson là tổng thống thứ 3 của Hợp chúng quốc Hoa
Kỳ, người sáng lập ra Đảng Dân chủ-Cộng hòa Hoa Kỳ và là một trong những
người theo chủ nghĩa tự do nhiệt thành lớn nhất thời cận đại, một chính
khách thiên tài khác của nước Mỹ, mà sau này những người theo chủ nghĩa
Thomas Jefferson trong nhiều năm trời vẫn tiếp tục không tin vào ảnh
hưởng của Washington và cố tìm cách trì hoãn xây dựng tượng đài
Washington, nhưng hình tượng của George Washington vẫn ngời sáng trong lòng dân như là người tiên phong khai sáng, vị cha già của nước Mỹ.
George Washington có tầm nhìn xa rộng về phương
cách tổ chức một quốc gia hùng mạnh và vĩ đại, xây dựng trên nền tảng
cộng hòa, biết yêu thương kính trọng con người, chăm lo đời sống nhân
dân, sử dụng triệt để sức mạnh của toàn liên bang để cải thiện cơ sở hạ
tầng, mở rộng lãnh thổ phía tây, lập trường đại học quốc gia, khuyến
khích chấn hưng thương mại, xây dựng thành phố thủ đô (sau này được gọi
là Washington, D.C.), giảm thiểu sự phân hóa giàu nghèo giữa các vùng,
vinh danh tinh thần yêu nước, xóa bỏ tính cục bộ địa phương.Ảnh hưởng
của ông với công chúng là tượng đài Washington sừng sững trong lòng
dân.
Phong cách lãnh đạo chuẩn mực của ông là đặt việc công lên trên hết, “khiêm nhường, lễ nghĩa, công bình, nhân đạo, ôn hòa, và thành thật; trước sau như một, trang nghiêm và uy nghi”,
không thu vén cá nhân, không tạo nên đặc quyền đặc lợi, xây dựng thể
thức cộng hòa, chăm lo xây dựng định chế dân sự rất được lòng dân. Không
phải bằng lời nói mà bằng việc làm, định chế tổ chức thực tiễn, George Washington
đã ảnh hưởng đặc biệt sâu sắc đến hình thức, lễ nghi của chính quyền
Mỹ không những của thời đó mà còn được sử dụng từ đó cho đến ngày nay.
Thí dụ như cách tổ chức hệ thống nội các, các buổi đọc diễn văn nhậm
chức, thông điệp liên bang đã trở thành nền nếp quốc gia . George Washington
với tư cách là tổng thống đã xây dựng một chính quyền quốc gia mạnh mẽ
giàu tài chính, tránh khỏi chiến tranh, dập tắt nổi loạn, chiếm được
sự đồng thuận của tất cả người Mỹ, làm thay đổi quan niệm của những lực
lượng đối lập.
George Washington cuộc đời và sự nghiệp
George
Washington sinh ngày 22 tháng 2 năm 1732 tại trang trại Pope’s Creek
gần nơi nay là Colonial Beach, Quận Westmoreland, Virginia. Ông là con
trai đầu của Augustine Washington (1694–1743) và người vợ thứ hai Mary
Ball Washington (1708–1789). Ông cố của ông là John Washington di cư
từ Anh đến Virginia năm 1657. Một số tài liệu cho rằng George
Washington và Nữ hoàng Anh Elizabeth II có chung tổ tiên. Cha của ông,
Augustine là một nhà trồng thuốc lá có sở hữu người nô lệ và sau này có
thử thời vận với nghề khai thác quặng sắt. Gia đình ông thuộc thành
phần trung lưu tại Virginia..
Ông có bốn anh chị em ruột là Samuel, Elizabeth, John Augustine và
Charles và có hai người anh cùng cha khác mẹ Lawrence và Augustine, là
con của cha ông với bà vợ cả Jane Butler Washington. Ba anh chị em khác
đã mất trước khi trưởng thành: em gái ruột Mildred chết lúc một tuổi,
người anh trai khác mẹ mất khi còn sơ sinh và người chị khác mẹ Jane
chết lúc 12 tuổi khi George hai tuổi. Lúc Washington 11 tuổi thì cha
mất. Người anh khác mẹ của Washington là Lawrence sau đó trở thành người
thay cha và cũng là mẫu người Washington noi gương. William Fairfax là
cha vợ của Lawrence và là người anh em họ với địa chủ lớn nhất Virginia,
Thomas Fairfax cũng có ảnh hưởng lớn đối với ông. Washington dành nhiều
thời gian lúc còn bé ở nông trại Ferry trong Quận Stafford gần
Fredericksburg. Lawrence Washington thừa hưởng gia sản khác của cha, đó
là một đồn điền nằm trên bờ sông Potomac mà sau này ông đặt tên là Mount
Vernon. Washington thừa hưởng nông trại Ferry ngay khi cha ông qua đời,
và dần sau đó nhận thừa kế Mount Vernon sau khi Lawrence qua đời.
George Washington do cha mất sớm nên không có được cơ hội du học
trường Appleby ở Anh như các người anh trai. Ông học trường làng tại
Fredericksburg cho đến tuổi 15 và mong muốn vào Hải quân Hoàng gia
nhưng mẹ không cho vì cho là rất khó cho ông. Washington lúc 17 tuổi năm
1749 may mắn trở thành thanh tra quận Culpeper nhờ mối liên hệ của
người anh trai cùng cha khác mẹ Lawrence với một gia đình quyền lực tại
Fairfax. Đây là một nghề lương cao nên đã giúp cho ông mua được đất đai
trong thung lũng Shenandoah, cũng là lần đầu trong nhiều vụ mua đất của
ông tại Tây Virginia sau đó. Lawrence với vai trò tư lệnh địa phương
quân Virginia, và có cổ phần trong Công ty Ohio, một công ty đầu tư đất
đai bất động sản được tài trợ bởi những nhà đầu tư tại Virginia. Nhờ vị
trí của Lawrence nên George Washington cao to, khôi ngô kỳ vĩ như một
hảo hán, cao 1m88 vượt trội những người đương thời, đã lọt vào tầm mắt
xanh của thống đốc mới Virginia là Robert Dinwiddie.
Năm 1751, Washington đã đi với anh trai cùng cha khác mẹ là Lawrence
đến Barbados để giúp anh chữa trị bệnh lao với hy vọng khí hậu tốt và
thầy thuốc giỏi ở đó sẽ có thể giúp cho Lawrence bình phục. Tiếc thay
Lawrence không thể qua khỏi và phải quay về Mount Vernon để mất ở đó năm
1752. Washington trong chuyến đi này bị dính bệnh đậu mùa làm cho khuôn
mặt của ông bị rỗ, nhưng điều này cũng lại giúp cho ông miễn nhiễm với
căn bệnh quái ác này về sau. Vị trí lãnh đạo địa phương quân Virginia
của Lawrence sau khi ông mất, Thống đốc Dinwiddie chia cho bốn người và
Washington được bổ nhiệm làm một trong bốn vị trí mới đó, vào tháng 2
năm 1753 với cấp bậc thiếu tá. Washington cũng gia nhập Hội Tam Điểm tại
Fredericksburg vào lúc đó. Hội Tam Điểm là một hội kín, có nghĩa là
“nền tảng tự do”, dùng để chỉ một tập hợp “tự do, tự nguyện” được tạo
dựng trên những môi trường hội nhập và những hiện tượng lịch sử, xã hội
rất khác nhau. Cách tuyển chọn thành viên dựa theo nguyên tắc bổ sung,
gọi tóm tắt là “tam giác quyền lực” như “thế tam phân” của kế lớn Khổng
Minh trong Tam Quốc. Các nghi lễ gia nhập có liên hệ tới những ẩn dụ về
người thợ xây đá. Tên gọi trong tiếng Việt của hội này là “Hội Tam Điểm”
được giải thích là do các hội viên người Pháp khi viết thư cho nhau
thường gọi nhau là sư huynh, sư đệ, hay đại sư phụ, viết tắt F hay M và
thêm vào phía sau 3 chấm như 3 đỉnh hình tam giác đều. Hồ Chí Minh trên
con đường tìm kiếm lý luận và thực tiễn của chủ thuyết “độc lập, tự do,
hạnh phúc” có nghiên cứu sâu về Hội Tam Điểm và học thuyết khai sáng.
Những bí ẩn này cho đến nay vẫn chưa hé lộ và ít được nói tới).
Washington trong chiến tranh chống Pháp và người bản thổ: Năm 1753,
người Pháp bắt đầu mở rộng tầm kiểm soát quân sự của họ đến “Xứ Ohio“,
là Virginia quê hương của Washington và Pennsylvania hai trong số mười
ba thuộc địa Anh tuyên bố chủ quyền. Cuộc tranh chấp chủ quyền này đã
dẫn đến cuộc Chiến tranh chống người bản thổ và Pháp (French and Indian War)
từ năm 1754 -1762. Cuộc chiến tranh này đã góp phần khởi sự Chiến tranh
7 năm trên toàn cầu (1756 – 1763) và George Washington ở vào đúng tâm
điểm của cuộc chiến này khi mới bùng nổ. Công ty Ohio, cỗ xe đầu tư của
các nhà tài phiệt người Anh đang mở rộng lãnh thổ bằng cách thiết lập
những khu định cư mới và trạm mậu dịch mới để buôn bán với người dân bản
thổ Mỹ. Thống đốc Dinwiddie nhận lệnh từ chính phủ Anh cảnh cáo người
Pháp về chủ quyền của Anh tại vùng này và ông phái thiếu tá Washington
cuối năm 1753 mang thư thông báo tuyên bố chủ quyền của Anh đến người
Pháp và yêu cầu người Pháp phải dời đi. Washington cũng đã mang thư đến
gặp “già làng” Tanacharison và các lãnh tụ khác của người bản thổ da đỏ
Iroquois tại Logstown đang liên minh với Virginia để nhận sự ủng hộ của
họ trong trường hợp có xung đột với người Pháp. Washington và già làng
Tanacharison trở thành bạn bè và đồng minh. Washington giao lá thư này
cho tư lệnh địa phương của Pháp nhưng ông này từ chối một cách lịch sự
là không rời bỏ lãnh thổ này. Thống đốc Dinwiddie phái Washington trở
lại Xứ Ohio để bảo vệ một nhóm nhân viên của Công ty Ohio đang xây dựng
một pháo đài tại đây, nơi mà ngày nay là Pittsburgh, Pennsylvania. Nhưng
trước khi Washington đến nơi thì một lực lượng Pháp đã đuổi hết các
nhân viên làm việc của công ty ra khỏi khu vực này và họ bắt đầu xây
dựng Đồn Duquesne. Một nhóm nhỏ quân Pháp do Joseph Coulon de Jumonville
chỉ huy bị Tanacharison và cận vệ của ông nhìn thấy người Pháp đang
làm việc này tại khu vực phía đông mà nay là Uniontown, Pennsylvania.
Washington và lính địa phương quân của mình đã cùng với các người bản
thổ Mingo đồng minh phục kích người Pháp. Viên chỉ huy người Pháp
Jumonville bị trọng thương và bị giết chết. Nguyên nhân do đâu thì cho
đến hiện nay vẫn còn tranh cãi, có thể là do “già làng” Tanacharison
chém bằng rìu, cũng có thể do ai đó bắn chết bằng súng khi vị sĩ quan bị
thương này ngồi cạnh Washington. Hai nghi vấn này đều chưa rõ ràng.
Người Pháp phản ứng trả đũa bằng một cuộc tấn công và bắt Washington tại
đồn Necessity vào tháng 7 năm 1754 vì tố cáo rằng Washington ám sát
Jumonville trong lúc Jumonville đang thực hiện một sứ mệnh ngoại giao.
Tuy nhiên, Washington được phép quay trở về Virginia cùng với binh sĩ
của mình vì thiếu bằng cớ. Sử gia Joseph Ellis kết luận rằng tình tiết
trận đánh này đã chứng tỏ Washington can đảm, chủ động, thiện chiến
nhưng thiếu kinh nghiệm. Pháp và Anh đều sẵn sàng lâm chiến để tranh
giành quyền kiểm soát vùng này. Vì vậy cả hai nước đều đưa quân đến Bắc
Mỹ năm 1755 và châm ngòi cho cuộc chiến tranh được chính thức tuyên bố
vào năm 1756.
Washington sau đó làm là phụ tá cao nhất người Mỹ cho tướng Anh
Edward Braddock trong cuộc hành quân xấu số lớn nhất của nước Anh đến
các thuộc địa Bắc Mỹ, với ý định đuổi người Pháp ra khỏi Xứ Ohio. Họ bị
rơi và ổ phục kích của quân Pháp và người bản xứ thân Pháp tại trận
Monongahela. Tướng Anh Edward Braddock bị chết ngay từ đầu và quân Anh
bị thiệt hại nặng phải rút chạy tán loạn. Tuy vậy, Washington đã chứng
tỏ lòng quả cảm khi ông không sợ nguy hiểm, cưỡi ngựa chạy quanh trận
địa, động viên tàn quân Anh và địa phương quân Virginia rút lui có tổ
chức. Sau trận thất bại này, Thống đốc Dinwiddie thăng chức Washington
năm 1755 lên cấp bậc “đại tá trung đoàn Virginia và Tổng tư lệnh tất cả
các lực lượng được tuyển mộ để bảo vệ thuộc địa của nhà vua”. Washington
được giao nhiệm vụ bảo vệ biên cương Virginia. Trung đoàn Virginia là
đơn vị quân sự toàn thời gian đầu tiên của người Mỹ tại các thuộc địa.
Washington được quyền tùy nghi “hành động tự vệ hay phản công” bất cứ
khi nào ông nghĩ là tốt nhất.
Washington là tư lệnh của một ngàn binh sĩ. Ông là một chiến binh gan
dạ, có kỉ luật, giỏi huấn luyện và tổ chức chiến đấu. Ông đã lãnh đạo
những cuộc chiến đầy thương vong nguy hiểm, chống lại người bản thổ Mỹ
thiện chiến ở miền Tây (Họ không chấp nhận lưu dân da trắng tới nước
Mỹ); Trung đoàn của Washington trong 10 tháng đã đánh 20 trận, hi sinh
khoảng 1/3 quân số. Dân chúng ở vùng biên cương Virginia chịu đựng thiệt
hại ít hơn so với các thuộc địa khác, an ninh được thiết lập, do tài
năng cầm quân và nỗ lực của Washington. “Đây là thành công không được
nhắc đến duy nhất” trong cuộc đời binh nghiệp của ông. Năm
1758, Washington tham gia cuộc viễn chinh Forbes nhằm chiếm Đồn
Duquesne. Ông sượng sùng khi một đơn vị quân ông đánh nhầm một đơn vị
Anh làm 14 người chết và 26 người bị thương vì lầm tưởng đó là quân
Pháp. Kết quả là người Pháp rút bỏ đồn và người Anh đã hoàn toàn giành
quyền kiểm soát thung lũng Ohio, ghi được một chiến thắng chiến lược lớn
mà Washington không hề có bất cứ một trận đánh lớn khác trong cuộc hành
quân này. Sau cuộc viễn chinh này, Washington trở về đời sống dân sự từ
tháng 12 năm 1758 và chỉ trở lại đời quân nhân khi cuộc cách mạng Mỹ
bùng nổ năm 1775.
Washington do trãi nghiệm thực tiễn nên đã tích lũy được các kỹ năng
lãnh đạo chính trị, quân sự. Ông quan sát kỹ chiến thuật, hiểu rõ các
điểm mạnh yếu của người Anh, người Pháp, mặc dù ông chưa hề được biên
chế vào lục quân Anh và chưa được học những tinh hoa nghệ thuật quân sự
của họ. Đó là những bài học vô giá cho ông trong suốt cuộc Cách mạng Mỹ
sau này. Washington đã chứng tỏ sự can đảm, kiên cường trong những tình
huống khó khăn nhất, lúc nguy biến buộc tháo lui. Ông đã phát triển
phong cách chỉ huy tận tâm, chịu đựng, quả cảm và xuất hiện trước chiến
sĩ của mình như là một vị chỉ huy tự nhiên, tin cậy và họ tuyệt đối tuân
lệnh ông. Qua tổ chức thực tiển các trận đánh, ông đã học và thực hành
được những căn bản về nghệ thuật chiến tranh, cách tổ chức và tiếp vận, hiểu
biết tổng thể về chiến lược, đặc biệt là việc tìm ra những địa điểm địa
chính trị chiến lược. Ông có tầm nhìn miền Tây từ thời điểm này.
Ngày 6 tháng 1 năm 1759, Washington kết hôn với Martha Dandridge
Custis, một góa phụ thông minh xinh đẹp, có kinh nghiệm điều hành trang
trại có nô lệ phục vụ, giàu có và đã có hai con riêng tên là “Jackie”
và “Patsy” với người chồng quá cố là John Parke Custis. Trước đó hình
như ông có yêu Sally Fairfax sau này làm vợ của một người bạn. Cặp vợ
chồng mới cưới dời về Mount Vernon gần Alexandria nơi ông sống cuộc đời
của một người trồng trọt và một khuôn mặt chính trị. George Washington
và Martha Washington không có con cái chung, có lẽ căn bệnh đậu mùa của
ông năm 1751 đã khiến cho ông không thể có con. Washington do kiêu hãnh
tuy không thể thừa nhận điều này nhưng lúc riêng tư ông cảm thấy buồn.
Gia đình Washington sau này nuôi thêm hai cháu của bà Washington là
Eleanor Parke Custis và George Washington Parke Custis. Cuộc hôn nhân
của Washington với Martha đã làm gia tăng tài sản và địa vị xã hội của
ông rất lớn lao. Ông trở thành một trong số những người giàu có nhất
Virginia. Ông được một phần ba trong số 73 km² (18.000 mẫu Anh) điền sản
của gia đình vợ ngay sau khi kết hôn, đáng giá khoảng 100.000 đô la Mỹ
và quản lý phần điền sản còn lại cho con của Martha, những đứa con riêng
của vợ mà ông chân thành chăm sóc. Ông mua thêm đất và được cấp đất ở
vùng Tây Virginia như là tặng phẩm dành cho công lao phục vụ Chiến tranh
chống người bản thổ và Pháp. Vào năm 1775, Washington tăng gấp đôi diện
tích của Mount Vernon lên 26 km² (6.500 mẫu Anh) và tăng số người làm
lên trên 100 người. Washington là một anh hùng quân sự được nể trọng và
một chủ đất lớn nên ông có chức vị tại địa phương và được bầu vào nghị
viện tỉnh Virginia bắt đầu vào năm 1758. Washington có lối sống quý tộc
và săn cáo là một hoạt động nhàn rỗi ưa thích của ông. Ông cũng thích
khiêu vũ, họp hội, xem kịch, xem đua ngựa và đá gà. Washington cũng biết
chơi bài, chơi cờ và bi da. Ông ưa nhập những hàng hóa đắt tiền từ Anh
và trả tiền hàng bằng cách bán thuốc lá mà ông trồng. Virginia là vùng
thuốc lá nổi tiếng toàn cầu. Thị trường thuốc lá rớt giá làm nhiều người
nợ nần, ngay cả Thomas Jefferson tổng thống đời thứ ba của Mỹ cũng là
nhà trồng trọt ở Virginia lúc qua đời với nợ nần chồng chất. Washington
tự cứu mình khỏi nợ bằng cách kinh doanh đa dạng và chuyển đổi mùa vụ
chính sinh lợi từ thuốc lá sang lúa mì. Patsy Custis (con gái riêng của
vợ ông, mất năm 1773 vì động kinh ) đã giúp cho Washington trả hết nợ
nần cho những chủ nợ người Anh vì phân nửa tài sản của Patsy được đưa
sang cho ông.
George Washington từ một người lính đã trở thành một nhà nông học
thành công. Ông trở thành một lãnh đạo trong giới thượng lưu xã hội tại
Virginia. Từ năm 1768 đến năm 1775, mỗi năm ông mời khoảng 2000 khách
đến nhà mình, đó là những người bạn thân thiết chọn lọc. Đặc tính khiêm
nhường, ôn hòa, điềm tĩnh là phong cách sống thường ngày của
Washington: “trang nghiêm và uy nghi, trước sau như một, ôn hòa và
thành thật, lễ nghĩa công bình nhân đạo” “hãy thân thiện với mọi người
nhưng giữ khoảng cách thích hợp vì khi họ càng quen thì họ càng lờn
mặt, và lúc đó bạn mất quyền lực đối với họ”. Năm 1769, ông trở
nên tích cực hoạt động chính trị, đệ trình lên nghị viện Virginia đạo
luật cấm nhập cảng hàng hóa từ Vương quốc Anh. Năm 1754 Phó thống đốc
Dinwiddie hứa tặng đất đai cho các sĩ quan và binh sĩ có công trong
cuộc Chiến tranh chống người bản thổ và Pháp. Washington nhận được
khoảng 81 km² (23.200 mẫu Anh) gần sông Kanawha đổ vào sông Ohio, nay
là Tây Virginia. Đây là thời gian trước cuộc cách mạng Mỹ.
George Washington tích cũ viết lại
Truyện
George Washington được viết căn cứ trên các nguồn thông tin tuyển chọn
tại Từ Điển Bách Khoa Mở Wikipedia Tiếng Việt, và đối chiếu với bản
tiếng Anh cùng thư mục. Bài viết được chắt lọc tư liệu với mục đích
cung cấp cho bạn đọc, học sinh và sinh viên Việt Nam tài liệu tin cậy về
một nhân vật lịch sử vĩ đại của nhân loại.
Bản tuyên ngôn độc lập do Hồ Chí Minh viết, sau đó đọc tại Quảng
trường Ba Đình, Hà Nội, ngày 2 tháng 9 năm 1945, tuyên bố Việt Nam độc
lập, thoát khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp, phát xít Nhật, thành lập
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, câu đầu tiên trích dẫn Bản tuyên ngôn
độc lập Hoa Kỳ “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng.
Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những
quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.
Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy
rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều
sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và
quyền tự do“.
Hồ Chí Minh đã noi gương George Washington gầy dựng nước Việt Nam mới.
THAO THỨC Hoàng Kim
Sắn châu Á và sắn Việt Nam Kawano & Kim, các bạn và tôi, 1995
Đêm nay đêm 12 Khoảnh khắc thời gian trầm lắng Chút nữa là 13 Phút chuyển mình rất chậm.
Mọi người giờ này chắc đã ngủ say Có ai đó còn thao thức? Bản tin tiếng Anh cuối ngày Điệu múa lân bang dìu dặt…
Ngày mai trở về Tổ Quốc Đêm nay là đêm cuối cùng Đi một ngày đàng học một sàng khôn Buổi tối đi xa, ai nỡ ngủ.
Nghe thêm một bản tin thời sự Lắng đọng thêm bài học nước ngoài Tách trà đậm và say Đêm nay khó ngủ.
Lặng nhìn qua của sổ Ánh điện và ánh sao trời sáng lung linh Đêm Thái Lan xáo động xô bồ và bình yên Tội lỗi và thánh thiện.
Vẩn vơ nghĩ về số đếm
Mỉm cười con số 13
Là rủi , là may, là đến, hay đi
Thời gian không trở lại
Ai ơi đừng quên Thời gian không trở lại.
Thời gian không trở lại bao giờ ! Phải sống hết lòng và biết ước mơ Cuộc sống là mỗi ngày cộng lại.
CNM365. Chào ngày mới 24 tháng 2. Quả táo Apple Steve Jobs. Ngày 24 tháng 2 năm 1955 là ngày sinh của Steve Jobs, doanh nhân và nhà sáng chế người Mỹ, đồng sáng lập viên, chủ tịch, và cựu tổng giám đốc điều hành của hãng Apple. Ông là một trong những người có ảnh hưởng lớn nhất ở ngành công nghiệp vi tính toàn cầu. Ngày 24 tháng 2 năm 1918, tại Tallinn, Ủy ban Cứu quốc Estonia ra tuyên bố Estonia độc lập từ Nga, và bổ nhiệm chính phủ lâm thời. Ngày 24 tháng 2 năm 1861, Pháp xâm lược Đại Nam , bắt đầu bằng trận Đại đồn Chí Hòa tại Gia Định , quân Pháp giành chiến thắng sau hai ngày giao chiến. Trước đó quân Pháp đã tấn công Đà Nẵng nhưng không thành công, nên quay vào đánh chiếm Sài Gòn. Sau 23 năm (1861-1884), cho đến tháng 6 năm 1884 thì người Pháp xâm chiếm toàn bộ lãnh thổ Đại Nam và thiết lập bộ máy cai trị, bắt đầu thời kỳ Pháp thuộc trong lịch sử Việt Nam; Bài chọn lọc ngày 24 tháng 2: Quả táo Apple Steve Jobs (Hoàng Kim); Ngày mới (Hoàng Kim); Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi (Hoàng Kim); Dinh Thống Nhất và Vườn Tạo Đàn (Hoàng Kim); Cassava and Vietnam: Now and Then (Kazuo Kawano) Crop diversification in Vietnam (Nguyen Van Luat) xem tiếp… https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-24-thang-2/;
Tallinn là thủ đô Estonia, một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa
quan trọng của Estonia nằm trên bờ biển Baltic. Tallinn với trung tâm
Phố Cổ là Di sản thế giới UNESCO (1997)
QUẢ TÁO APPLE STEVE JOBS
Hoàng Kim
Steve Jobs là con người huyền thoại của thế kỷ 21, là đồng sáng lập
viên, chủ tịch, và cựu tổng giám đốc điều hành của hãng Apple, là một
trong những người có ảnh hưởng lớn nhất ở ngành công nghiệp vi tính toàn
cầu. Thương hiệu Apple được định giá gần 119 tỷ USD và chiếm vị trí
thương hiệu giá trị nhất thế giới từ năm 2014. Quả táo Apple Steven Jobs
là câu chuyện về Jobs, quả táo bài ca cây táo hoa và ong, bài ca thời
gian.
Steve Jobs, sinh ngày 24 tháng 2 năm 1955, mất ngày 5 tháng 10, năm
2011. Ông là doanh nhân và nhà sáng chế người Mỹ. Ngày 24 tháng 1 năm
1984, Steve Jobs giới thiệu Macintosh 128K, loại máy tính cá nhân đầu
tiên của Macintosh, dòng máy tính cá nhân đầu tiên được thương mại hóa
thành công, tạo nên bước đột phá trong ngành công nghệ máy tính. Câu
chuyện về Jobs được thế giới quan tâm từ sự kiện này.
Ba quả táo làm thay đổi thế giới: quả táo trong vườn địa đàng Adam và
Eva, quả táo rơi trúng Newton, và quả táo cắn dở của Steve Jobs. Những
câu chuyện về Jobs luôn là nguồn cảm hứng dồi dào cho thế hệ trẻ.
Quả táo là Apple. Quả táo cũng là Steven Jobs. Quả táo là loại trái
cây ngon phổ biến nhất hành tinh. Quả táo nay cũng là máy tính chất
lượng Apple là thương hiệu giá trị nhất thế giới. Quả táo Steve Jobs
cũng như Kiều Nguyễn Du. Ai nói đến Kiều lập tức gợi nhớ Nguyễn Du; ai
nói đến Quả táo Apple lập tức gợi nhớ Steve Jobs và ngược lại. Thương
hiệu Apple, điều hay nhất là “quả táo có cắn một miếng”. Chúng ta nhìn
quả táo Jobs đã cắn một miếng mà thấy thèm. Táo ngon mọi người đều thèm
cắn. Apple Steve Jobs đã làm nên giá trị Mỹ, là tấm giấy thông hành của
nước Mỹ đi ra thế giới.
Việt Nam chúng ta đã có tấm giấy thông hành của một đất nước độc lập,
đẹp và thân thiện với những danh nhân minh triết dựng nước, giữ nước và
nhiều gương anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang nhưng thiếu vắng
những giá trị Việt, thương hiệu Việt lừng lẫy như Apple Steve Jobs.
Tôi kể em nghe “câu chuyện về Jobs”,“câu chuyện quả táo”, “hoa và
ong” với những trãi nghiệm và suy ngẫm của riêng mình. Thật lạ lùng ý
tưởng này của tôi lại trùng hợp với thầy Nguyễn Lân Dũng. Thầy Lân Dũng
cũng nâng niu, sưu tầm, biên soạn Câu chuyện ông chủ Apple. Thầy đã gần
tám mươi tuổi mà vẫn thật tận tụy thu thập tuyển chọn thông tin về các
điều hay lẽ phải, những gương sáng lập nghiệp để trao lại cho lớp trẻ.
Biển học vô bờ, siêng năng là bến. Kiến thức nhân loại là mênh mông như
biển và cao vọi như núi. Việc chính đời người là chọn lọc thông tin để
dạy, học và làm được những điều bổ ích cho chính mình, cộng đồng và đất
nước.
Câu chuyện về SteveJobs
Steve Jobs đã qua đời vào sáng 5 tháng 10 năm 2011 ở tuổi 56 khiến cả
thế giới bàng hoàng sửng sốt và tiếc nuối. Ông là người kín tiếng, gần
như không bao giờ nói về đời tư của mình cho đến khi Jobs bị bệnh ung
thư, và ông lặng lẽ chịu đựng cho đến ngày 24 tháng 8 năm 2011, thì ông
tuyên bố từ chức tổng giám đốc điều hành của Apple và mạnh mẽ gửi gắm
rằng Tim Cook là người kế nhiệm ông. Steve Jobs do yêu cầu này, được bổ
nhiệm làm chủ tịch hội đồng quản trị của Apple và bài phát biểu dưới đây
là cuộc trò chuyện sau cùng cởi mở nhất của ông tại lễ tốt nghiệp đại
học. Ông nói, bản dịch tiếng Việt
“Tôi rất vinh dự có mặt trong lễ trao bằng tốt nghiệp của các bạn
hôm nay tại một trong những trường đại học uy tín nhất thế giới. Tôi
chưa bao giờ có bằng đại học. Phải thú nhận đây là lần tôi tiếp cận gần
nhất với một buổi tốt nghiệp. Tôi muốn kể cho các bạn ba câu chuyện về
cuộc đời tôi. Không có gì nhiều nhặn. Chỉ là ba câu chuyện.
Chuyện thứ nhất là về việc kết nối các dấu chấm
Tôi bỏ trường Reed College ngay sau 6 tháng đầu, nhưng sau đó lại
đăng ký học thêm 18 tháng nữa trước khi thực sự rời trường. Vậy, vì sao
tôi bỏ học?
Mọi chuyện như đã định sẵn từ trước khi tôi sinh ra. Mẹ đẻ tôi là
một sinh viên, bà chưa kết hôn và quyết định gửi tôi làm con nuôi. Bà
nghĩ rằng tôi cần được nuôi dưỡng bởi những người đã tốt nghiệp đại học
nên sắp đặt để trao tôi cho một vợ chồng luật sư ngay trong ngày sinh.
Tuy nhiên, mọi chuyện thay đổi vào phút chót bởi họ muốn nhận một bé gái
hơn là tôi.
Vì thế, cha mẹ nuôi của tôi, khi đó đang nằm trong danh sách xếp
hàng, đã nhận được một cú điện thoại vào nửa đêm rằng: “Chúng tôi có một
đứa con trai không mong đợi, ông bà có muốn chăm sóc nó không?” và họ
trả lời: “Tất nhiên rồi”. Mẹ đẻ tôi sau đó phát hiện ra mẹ nuôi tôi chưa
bao giờ tốt nghiệp đại học còn cha tôi thậm chí chưa tốt nghiệp phổ
thông trung học. Bà từ chối ký vào giấy tờ trao nhận và chỉ đồng ý vài
tháng sau đó khi bố mẹ hứa rằng ngày nào đó tôi sẽ vào đại học.
Sau đó 17 năm, tôi thực sự đã vào đại học. Nhưng tôi ngây thơ
chọn ngôi trường đắt đỏ gần như Đại học Stanford vậy. Toàn bộ số tiền
tiết kiệm của bố mẹ tôi phải dồn vào trả học phí cho tôi. Sau 6 tháng,
tôi thấy việc đó không hề hiệu quả. Tôi không có ý niệm về những gì muốn
làm trong cuộc đời mình và cũng không hiểu trường đại học sẽ giúp tôi
nhận ra điều đó như thế nào. Tại đó, tôi tiêu hết tiền mà cha mẹ tiết
kiệm cả đời. Vì vậy tôi ra đi với niềm tin rằng mọi việc rồi sẽ ổn cả.
Đó là khoảnh khắc đáng sợ, nhưng khi nhìn lại, đấy lại là một trong
những quyết định sáng suốt nhất của tôi. Tôi bắt đầu bỏ những môn học
bắt buộc mà tôi không thấy hứng thú và chỉ đăng ký học môn tôi quan tâm.
Tôi không có suất trong ký túc, nên tôi ngủ trên sàn nhà của bạn
bè, đem đổi vỏ chai nước ngọt lấy 5 cent để mua đồ ăn và đi bộ vài km
vào tối chủ nhật để có một bữa ăn ngon mỗi tuần tại trại Hare Krishna.
Những gì tôi muốn nói là sau này tôi nhận ra việc cố gắng theo đuổi niềm
đam mê và thỏa mãn sự tò mò của mình là vô giá.
Tôi sẽ kể cho các bạn một ví dụ: Đại học Reed khi đó có lẽ là
trường tốt nhất dạy về nghệ thuật viết chữ đẹp ở Mỹ. Khắp khuôn viên là
các tấm áp-phích, tranh vẽ với những dòng chữ viết tay tuyệt đep. Vì tôi
đã bỏ học, tôi quyết định chỉ đăng ký vào lớp dạy viết chữ để tìm hiểu
họ làm điều đó thế nào. Tôi học cách biến hóa với nét bút, về khoảng
cách giữa các chữ, về nét nghiêng, nét đậm. Đây là môn học nghệ thuật và
mang tính lịch sử mà khoa học không thể nắm bắt được và tôi thấy nó
thật kỳ diệu.
Những thứ này khi đó dường như chẳng có chút ứng dụng thực tế nào
trong cuộc đời tôi. Nhưng 10 năm sau, khi chúng tôi thiết kế máy
Macintosh, mọi thứ như trở lại trong tôi. Và chúng tôi đưa nó vào trong
Mac. Đó là máy tính đầu tiên có các font chữ đẹp. Nếu tôi không bỏ học
chỉ để theo một khóa duy nhất đó, máy Mac sẽ không bao giờ được trang bị
nhiều kiểu chữ hoặc có được sự cân xứng về khoảng cách các chữ như vậy
(sau này Windows đã sao chép lại). Nếu tôi không bỏ học, tôi có lẽ sẽ
không bao giờ tham gia lớp nghệ thuật viết chữ và máy tính có lẽ không
có được hệ thống chữ phong phú như hiện nay.
Tất nhiên, chúng ta không thể kết nối các dấu ấn tương lai, bạn
chỉ có thể móc nối chúng khi nhìn lại quá khứ. Vậy hãy tin rằng các dấu
chấm, các sự kiện trong cuộc đời bạn về mặt này hay mặt khác sẽ ảnh
hưởng đến tương lai của bạn. Bạn phải có niềm tin vào một thứ gì đó – sự
can đảm, số phận, cuộc đời, định mệnh hay bất cứ điều gì – cách nghĩ đó
đã tạo nên những sự khác biệt trong cuộc đời tôi.
Câu chuyện thứ hai là về tình yêu và sự mất mát
Tôi may mắn khi đã nhận ra những gì tôi yêu quý ngay từ khi còn
trẻ. Woz (Steve Wozniak) cùng tôi sáng lập Apple tại garage của bố mẹ
khi tôi mới 20 tuổi. Chúng tôi làm việc miệt mài trong 10 năm và phát
triển từ một cái nhà xe thành một công ty trị giá 2 tỷ USD với 4.000
nhân viên. Chúng tôi cho ra đời thành quả sáng tạo – Macintosh – khi tôi
mới bước sang tuổi 30.
Sau đó, tôi bị sa thải. Sao bạn lại có thể bị sa thải tại ngay
công ty mà bạn lập ra? Apple đã thuê một người mà tôi nghĩ là đủ tài
năng để điều hành công ty với mình và năm đầu tiên, mọi thứ đã diễn ra
tốt đẹp. Nhưng sau đó, tầm nhìn về tương lai của chúng tôi khác nhau và
không thể hợp nhất. Khi đó, ban lãnh đạo đứng về phía ông ấy. Ở tuổi 30,
tôi phải ra đi. Những gì tôi theo đuổi cả đời đã biến mất, nó đã bị phá
hủy.
Tôi không biết phải làm gì trong những tháng tiếp theo. Tôi cảm
thấy như mình đã đánh rơi mất cây gậy trong cuộc chơi khi người ta vừa
trao nó cho tôi. Tôi đã gặp David Packard và Bob Noyce, cố gắng xin lỗi
vì đã làm mọi chuyện trở nên tồi tệ. Tôi còn nghĩ đến chuyện bỏ cuộc.
Nhưng mọi thứ bắt đầu kéo tôi trở lại. Tôi vẫn yêu những gì tôi làm.
Bước ngoặt tại Apple không thay đổi con người tôi. Tôi bị từ chối, nhưng
tôi vẫn còn yêu. Vì thế tôi quyết định làm lại từ đầu.
Khi đó tôi đã không nhận ra, nhưng hóa ra bị sa thải lại là điều
tốt nhất dành cho tôi. Sức ép duy trì sự thành công đã được thay thế
bằng tinh thần nhẹ nhàng của người mới bắt đầu lại và không chắc về
những gì sẽ diễn ra. Nó giải phóng tôi để bước vào giai đoạn sáng tạo
nhất cuộc đời.
Trong năm năm tiếp theo, tôi thành lập NeXT và một công ty khác
mang tên Pixar và phải lòng một người phụ nữ tuyệt vời, người trở thành
vợ tôi sau này. Pixar tạo ra bộ phim từ đồ họa máy tính đầu tiên trên
thế giới – Toy Story và hiện là xưởng phim hoạt hình thành công nhất
toàn cầu. Apple mua lại NeXT, tôi trở lại và công nghệ tôi phát triển ở
NeXT là trọng tâm trong cuộc phục hưng Apple. Tôi và vợ Laurene cũng có
một cuộc sống gia đình tuyệt vời.
Tôi khá chắc chắn rằng những điều trên sẽ không xảy ra nếu tôi
không bị Apple sa thải. Nó như một liều thuốc đắng và kinh khủng, nhưng
bệnh nhân cần nó. Đôi khi cuộc đời sẽ giáng một viên gạch vào đầu bạn.
Đừng mất niềm tin. Tôi hiểu thứ duy nhất khiến tôi vững vàng chính là
niềm đam mê. Bạn phải tìm ra bạn yêu cái gì. Nó đúng cho công việc và
cho cả những người thân yêu của bạn. Công việc chiếm phần lớn cuộc đời
và cách duy nhất để thực sự hài lòng là làm những gì bạn tin nó sẽ trở
nên tuyệt vời. Và cách duy nhất có công việc tuyệt vời là yêu những gì
bạn làm. Nếu chưa nhận ra, hãy tiếp tục tìm kiếm. Đừng dừng lại. Như mọi
mối quan hệ trong cuộc đời, nó sẽ trở nên ngày càng tốt đẹp hơn qua
từng năm.
Câu chuyện thứ ba là về cái chết.
Khi 17 tuổi, tôi đọc ở đâu đó rằng: “Nếu sống mỗi ngày như thể đó
là ngày cuối cùng, một ngày nào đó bạn sẽ đúng”. Điều đó gây ấn tượng
với tôi và 33 năm qua, tôi nhìn vào gương mỗi sáng và hỏi: “Nếu hôm nay
là ngày cuối của cuộc đời mình, mình có muốn làm những gì định làm hôm
nay không?”. Nếu câu trả lời là “Không” kéo dài trong nhiều ngày, đó là
lúc tôi biết tôi cần thay đổi.
Luôn nghĩ rằng mình sẽ sớm chết là công cụ quan trọng nhất giúp
tôi tạo ra những quyết định lớn trong đời. Vì gần như mọi thứ, từ hy
vọng, niềm tự hào, nỗi sợ hãi, tủi hộ hay thất bại, sẽ biến mất khi bạn
phải đối mặt với cái chết, chỉ còn lại điều thực sự quan trọng với bạn.
Nghĩ rằng mình sắp chết là cách tốt nhất tôi tránh rơi vào bẫy rằng tôi
sẽ mất cái gì đó. Khi không còn gì nữa, chẳng có lý gì bạn không nghe
theo lời mách bảo của trái tim.
Một năm trước, tôi biết mình bị ung thư. Tôi được chụp cắt lớp
lúc 7h30 và nhìn thấy rõ khối u trong tuyến tụy. Tôi còn chẳng biết
tuyến tụy là cái gì. Bác sĩ bảo tôi bệnh này không chữa được và tôi chỉ
có thể sống thêm 3 đến 6 tháng nữa. Ông ấy khuyên tôi về nhà và sắp xếp
lại công việc, cố gắng trò chuyện với bọn trẻ những điều mà tôi định nói
với chúng trong 10 năm tới, nhưng giờ phải tâm sự trong vài tháng. Nói
cách khác, hãy nói lời tạm biệt.
Tối hôm đó, tôi được kiểm tra sinh thiết. Họ đút một ống qua cổ
họng tôi xuống dạ dày và ruột rồi đặt một cái kim vào tuyến tụy để lấy
mẫu tế bào khối u. Tôi giữ thái độ bình thản, và vợ tôi, cũng có mặt lúc
đó, kể với tôi rằng khi các bác sỹ xem các tế bào dưới kính hiển vi, họ
đã reo lên khi phát hiện đây là trường hợp ung thư tuyến tụy hiếm hoi
có thể chữa được bằng phẫu thuật. Tôi đã được phẫu thuật và bây giờ tôi
đã khỏe lại.
Đó là lần gần nhất tôi đối mặt với cái chết. Tôi hy vọng lần tiếp
theo sẽ là vài thập kỷ nữa. Không ai muốn chết. Ngay cả người mong được
lên thiên đường cũng không muốn chết để tới đó. Nhưng cái chết là đích
đến mà chúng ta đều phải tới. Không ai thoát được nó. Cái chết như là
phát minh hay nhất của sự sống. Nó là tác nhân thay đổi cuộc sống. Nó
loại bỏ sự cũ kỹ (người già) để mở đường cho cái mới (lớp trẻ). Các bạn
chính là thế hệ trẻ, nhưng ngày nào đó sẽ già đi và rời bỏ cuộc sống.
Xin lỗi vì đã nói thẳng nhưng điều đó là sự thật.
Thời gian của bạn không nhiều, đừng lãng phí bằng cách sống cuộc
đời của người khác. Đừng nghe những lời giáo điều, vì đó là suy nghĩ của
người khác. Đừng để những quan điểm ồn ào lấn át tiếng nói bên trong
bạn. Chúng biết bạn muốn gì. Mọi thứ khác chỉ là thứ yếu.
Khi tôi còn trẻ, có một cuốn sách thú vị là “The Whole Earth
Catalog “(Cẩm nang thế giới). Nó giống như một cuốn kinh thánh, kim chỉ
nam của thế hệ tôi. Tác giả Steward Brand tạo ra nó vào thập niên 60,
trước thời máy tính cá nhân. Nội dung sách được soạn bằng máy đánh chữ,
bằng kéo và bằng máy ảnh polaroid. Nó như Google trên giấy vậy. Ở bìa
sau của cuốn sách có in ảnh một con đường trong ánh bình minh, bên dưới
là dòng chữ: “Sống khát khao. Sống dại khờ”. Tôi luôn chúc điều đó cho
chính mình. Hôm nay, các bạn tốt nghiệp và sắp bước vào cuộc đời mới,
tôi cầu chúc điều đó cho các bạn.
Hãy luôn khát khao. Hãy cứ dại khờ.
Steven Jobs”
Qua Steven Jobs chuyện đời tự kể, bạn hẵn tìm thấy bài học cuộc sống
và lời khuyên thấm thía cho riêng mình. Quả táo Apple là cảm hứng của
Steve Jobs cho sự ra đời thương hiệu Apple Inc. nổi tiếng thế giới và
chính Apple Inc. lại làm bừng sáng giá tri cao quý của Apple, Quả táo,
loài quả phổ biến nhất hành tinh.
Câu chuyện quả Táo
Táo tây tiếng Anh là Apple tên khoa học là Malus domestica,
còn gọi là bôm, phiên âm từ pomme tiếng Pháp, là một trong những loại
cây ăn trái phổ biến nhất trên thế giới. Loài cây thân gỗ này thuộc họ
Hoa hồng (Rosaceae).Táo ta ở Việt Nam (Ziziphus mauritiana) là loại cây ăn quả của vùng nhiệt đới, thuộc họ Táo (Rhamnaceae).
Tại Trung Quốc, nó được gọi là táo chua, táo Ấn Độ hay táo Điền (táo
Vân Nam), táo gai Vân Nam. Cây Táo ta có đường kính tán khoảng 4m thậm
chí tới 12 mét và đạt tuổi thọ 25 năm. Nó có nguồn gốc ở châu Á (chủ yếu
là Ấn Độ) mặc dù cũng có thể tìm thấy ở châu Phi. Quả là loại quả hạch,
khi chín quả giòn, mọng, vị ngọt, mềm, chứa nhiều nước. Các quả chín
vào các khoảng thời gian khác nhau ngay cả khi chỉ trên một cây và có
màu lục nhạt khi còn xanh và vàng nhạt khi chín. Kích thước và hình dạng
quả phụ thuộc vào các giống khác nhau trong tự nhiên cũng như loại được
trồng. Quả được dùng để ăn khi đã chín hoặc ngâm rượu hay sử dụng để
làm đồ uống. Nó là một loại quả giàu chất dinh dưỡng và chứa nhiều
vitamin C.
Steve Jobs chưa kể cho chúng ta nghe vì sao ông lại chọn quả táo
Apple Inc làm thương hiệu và vì sao lại là biểu tượng quả táo khuyết.
Chính trong sự nhọc nhằn khởi nghiệp của Jobs, quả táo đã thấm sâu vào
tiềm thức. Thầy Nguyễn Lân Dũng tóm tắt điều này trong bài “Câu chuyện
về ông chủ Apple”:“Đầu những năm 1980, Jobs là một trong những người
đầu tiên nhìn thấy tiềm năng thương mại của giao diện người dùng điều
khiển đồ họa bằng cách sử dụng chuột dẫn đến việc ra đời Macintosh. Quá
trình hoạt động kinh doanh của Steve Jobs đã đóng góp nhiều cho các hình
ảnh biểu tượng mang phong cách riêng. Steve Jobs, nhà doanh nghiệp tiêu
biểu của Thung lũng Silicon, nhấn mạnh tầm quan trọng của thiết kế và
hiểu biết vai trò thiết yếu của tính thẩm mỹ trong việc thu hút công
chúng. Công việc của ông thúc đẩy sự phát triển của các sản phẩm mà chức
năng và tính thanh lịch của chúng đã thu hút những người ủng hộ hết
mình”.
Thương hiệu Apple được định giá gần 119 tỷ USD. Ảnh: NDTV. “Apple
vẫn là thương hiệu giá trị nhất thế giới. Năm 2014 là năm thứ 2 liên
tiếp Táo Khuyết qua mặt Google để chiếm vị trí thương hiệu giá trị nhất
thế giới với gần 119 tỷ USD. Ngoài Apple và Google, không có thương hiệu
nào được định giá trên 100 tỷ USD, theo báo cáo thường niên Best Global
Brands của Interbrand. Hãng tư vấn đánh giá các thương hiệu dựa trên 3
tiêu chí chính. Ngoài năng lực tài chính, họ còn nhìn vào khả năng tăng
giá và ảnh hưởng của thương hiệu lên sự lựa chọn của khách hàng.” Thông tin Vnexpress, Hà Thu, ngày 10/10/2014 cho biết. “Apple
được định giá 118,9 tỷ USD, tăng 21% so với năm 2013. Trong khi đó, còn
số này tại Google là 107,43 tỷ USD, tăng 15% so với năm ngoái. “Sự tăng
trưởng của Apple và Google là minh chứng cho sức mạnh của việc xây dựng
thương hiệu”, Jez Frampton – CEO Interbrand nhận xét. Những danh
hiệu nổi tiếng thế giới, ngoài Táo Khuyết và Google, các công ty công
nghệ chiếm nửa top 10, với IBM ở vị trí thứ 4, Microsoft thứ 5 và
Samsung thứ 7. Trong khi đó, ngành ôtô cũng có 4 đại diện trong top 20
là Toyota (8), Mercedes-Benz (10), BMW (11) và Honda (20). Giá trị 3
thương hiệu xe hơi khác là Audi, Volkswagen và Nissan cũng có sức tăng
trưởng vượt bậc với hơn 20%.”
Hai câu chuyên trên đây cho thấy Steve Jobs đã mang đến “Quả táo” “Apple” thương hiệu Mỹ giá trị biết bao.
Cây táo Hoa và Ong
William Cullen Bryant (1794-1878) nhà thơ và nhà báo Mỹ đã viết “Bài
ca cây táo” rất nổi tiếng. Lời vàng của bài thơ này đã tạc cây táo vào
văn chương Anh Mỹ và văn hóa nhân loại nhưng sự dịch bài thơ này sang
tiếng Việt hay và chuẩn là thật khó. Mời bạn vui góp bài:
“What plant we in this apple tree?
Sweets for a hundred flowery springs
To load the May-wind’s restless wings,
When, from the orchard-row,
he pours Its fragrance through our open doors;
A world of blossoms for the bee,
Flowers for the sick girl’s silent room,
For the glad infant sprigs of bloom,
We plant with the apple tree”
Tạm dịch ý:
Cây táo này của chúng ta.
Ngọt ngào cho trăm suối hoa xuân.
Tải cánh bồn chồn của gió tháng năm,
Khi các hàng táo đưa hương thơm
qua những cánh cửa mở;
Một thế giới của hoa cho ong,
hoa cho phòng tĩnh lặng của cô gái mòn mỏi đợi chờ,
nhánh hoa mừng cho trẻ sơ sinh,
Chúng ta trồng cây táo.
CÂY TÁO HOA VÀ ONG thơ William Cullen Bryant Hoàng Kim chuyển ngữ thơ Việt
Mình ơi cây táo chúng ta Ngọt như trăm suối ngàn hoa xuân về Gió trời tải cánh đam mê Ngát thơm hương táo tình quê gọi mời Mở toang cánh cửa đất trời Ong say làm mật bồi hồi bên hoa Hoa em mòn mỏi đợi chờ Nhánh hoa mừng trẻ mong giờ phục sinh Hoa xuân của tiết Thanh Minh Chúng ta trồng táo gieo lành phước duyên.
Nguồn: Classic Quotes by William Cullen Bryant
(1794-1878) US poet and newspaper editor
Ba quả táo làm thay đổi thế giới: quả táo trong vườn địa đàng Adam và
Eva, quả táo rơi trúng Newton, và quả táo cắn dở của Steve Jobs. “Những
câu chuyện về Jobs luôn là nguồn cảm hứng dồi dào cho thế hệ trẻ. Nếu
như Bill Gates nổi tiếng bởi sự giàu có và tấm lòng nhân hậu chinh phục
lòng người thì Steve Jobs phần nào đó vẫn được yêu quý hơn bởi năng lực
sáng tạo, tinh thần gần gũi, một con người thực sự đã làm thay đổi toàn
thế giới: Máy tính cá nhân Mac, điện thoại Iphone, Ipad, Ipod, Xưởng
phim hoạt hình Pixar, hay cả trong âm nhạc với Itune…“. Tôi thực sự rất
đồng cảm với em.
Một thế giới của hoa cho ong, của Hoa và Ong, của những giấc mơ lành
hạnh phúc. ‘Hãy luôn khát khao Hãy cứ dại khờ’. Quả táo Apple Steve Jobs
mãi là Bài ca thời gian.
“Bài học rút ra của Steve Jobs những phút cuối đời đã có sức lay động hàng triệu người, bởi họ cũng như ông: lao vào công việc mà bỏ quên chính mình, không chăm sóc thân – tâm!
Là một hình tượng mẫu mực của sự thành công trong giới kinh doanh,
nhưng Steve Jobs lại sớm qua đời vì căn bệnh ung thư ở tuổi 56. Những
lời cuối cùng trước khi ông ra đi đã làm thức tỉnh hàng triệu người.
Tất cả sự công nhận, sự giàu có, vinh quang mà ông đã mất rất nhiều năm tháng tuổi trẻ để có đuợc dần trở nên vô nghĩa khi cận kề với cái chết. Đối mặt với giây phút ấy, ông mới nhận ra tình yêu và sức khỏe mới là những thứ quan trọng nhất…”
CNM365. Chào ngày mới 23 tháng 2. Dinh Thống Nhất và Vườn Tạo Đàn, cụm danh thắng nổi tiếng ở thành phố Hồ Chí Minh ngày nay trên đất Sài Gòn xưa, một khái quát. Ngày 23 tháng 2 năm 1868,Thống đốc Nam Kỳ Lagrandière làm lễ đặt viên đá đầu tiên khởi công xây dựng Dinh Thống đốc Nam Kỳ mới tại Sài Gòn (là Dinh Độc lập, trước năm 1975 và là Hội trường Thống Nhất ngày nay). Ngày 23 tháng 2 năm 1947, Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế được thành lập nhằm thúc đẩy các tiêu chuẩn về quyền sở hữu, công nghiệp và thương mại trên toàn thế giới. Ngày 23 tháng 2 năm 1966, Guyana là quốc gia duy nhất thuộc Khối thịnh vượng chung Anh nằm trên lục địa Nam Mỹ lần đầu tiên tổ chức lễ Cộng hòa Mashramani; Bài chọn lọc ngày 23 tháng 2: Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi; Dinh Thống Nhất và Vườn Tạo Đàn (Hoàng Kim); Ana Bà Chúa Ngọc Cassava and Vietnam: Now and Then (Kazuo Kawano) Crop diversification in Vietnam (Nguyen Van Luat) xem tiếp … https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-23-thang-2/; đọc thêm: Ngày xuân đọc lại 100 bài thơ; Truyện George Washington ; Bí mật kho báu trên đỉnh Tuyết Sơn; Sinh nhật A Na
NHỮNG KIỆT TÁC THƠ VĂN NGUYỄN TRÃI
Hoàng Kim
CNM365. TÌNH YÊU CUỘC SỐNG.
Nguyễn Trãi là anh hùng dân tộc, bậc hào kiệt lỗi lạc, nhà chính trị
kiệt xuất và danh nhân văn hóa. Yên Tử là bài thơ thần của Nguyễn Trãi
lúc ban mai trên non thiêng (ảnh Hoàng Kim). Sau đây là 5 bài thơ trong Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi và bài bình ” Trời ban tối biết về đâu?” của Vũ Bình Lục.
Giáo sư Phan Huy Lê nhận xét trong bài “Nguyễn Trãi – 560 năm sau vụ án Lệ Chi Viên”: “Cho
đến nay, sử học còn mang một món nợ đối với lịch sử, đối với Nguyễn
Trãi và Nguyễn Thị Lộ là chưa khám phá và đưa ra ánh sáng những con
người cùng với những âm mưu và hành động lợi dụng việc từ trần đột ngột
của vua Lê Thái Tông ở Lệ Chi Viên để vu oan giá hoạ dựng nên vụ án kết
liễu thảm khốc cuộc đời của một anh hùng vĩ đại, một nữ sĩ tài hoa, liên
luỵ đến gia đình ba họ. Với tình trạng tư liệu quá ít ỏi lại bị chính
sử che đậy một cách có dụng ý, thì quả thật khó hi vọng tìm ra đủ chứng
cứ để phá vụ án bí hiểm này. Nhưng lịch sử cũng rất công bằng. Với thời
gian và những công trình nghiên cứu của nhiều thế hệ các nhà sử học, nhà
văn học, nhà tư tưởng, nhà văn hoá…, lịch sử càng ngày càng làm sáng rõ
và nâng cao nhận thức về con người và sự nghiệp của Nguyễn Trãi, về
những công lao, cống hiến, những giá trị đích thực của ông trong lịch sử
cứu nước và dựng nước, lịch sử văn hoá của dân tộc”.
Trong tất cả những tư liệu lịch sử để lại thì tư liệu sáng giá nhất, rõ
rệt nhất, sâu sắc nhất để minh oan cho Người lại chính là Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi, “Họa phúc có nguồn đâu bổng chốc, Anh hùng để hận mãi nghìn năm” “Số khó lọt vành âu bởi mệnh.Văn chưa tàn lụi cũng do trời “.
Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai, người làng Nhị Khê, huyện Thượng Phúc
nay là huyện Thường Tín, Hà Nội. Ông sinh năm 1380, mất năm 1442, cha là
Nguyễn Phi Khanh, nguyên quán làng Chi Ngại , huyện Phương Sơn (Chí
Linh, Hải Dương) mẹ là Trần Thị Thái, con gái của Trần Nguyên Đán.
Nguyễn Trãi thi đỗ Thái học sinh (tiến sĩ) năm 1400, lúc 20 tuổi, cha
con đều từng làm quan dưới triều Hồ. Sau khi Việt Nam bị rơi vào sự cai
trị của nhà Minh, Nguyễn Trãi tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê
Lợi lãnh đạo. Ông trở thành mưu sĩ bày tính mưu kế về mọi mặt chính
trị, quân sự, ngoại giao của nghĩa quân Lam Sơn. Ông là quân sư kiệt
xuất, trù hoạch mưu kế, viết thư thảo hịch. Ông là khai quốc công thần
của nhà Hậu Lê, được ban quốc tính. Năm 1433 ông đã viết văn bia Vĩnh Lăng
nổi tiếng khi Lê Lợi mất. Tuy nhiên, năm 1442, toàn thể gia đình Nguyễn
Trãi bị tru di tam tộc trong vụ án Lệ Chi Viên. Năm 1464, vua Lê Thánh
Tông xuống chiếu giải oan cho ông: “Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo” (Lòng Ức Trai sáng như sao Khuê). Ở thế kỉ 20, thủ tướng Phạm Văn Đồng đã đánh giá: “Nguyễn
Trãi, người anh hùng của dân tộc, văn võ song toàn; văn là chính trị:
chính trị cứu nước, cứu dân, nội trị ngoại giao” mở nền thái bình muôn
thủa, rửa nỗi thẹn nghìn thu”; võ là quân sự : chiến lược và chiến
thuật, “yếu đánh mạnh, ít địch nhiều … thắng hung tàn bằng đại nghĩa”;
văn và võ đều là võ khí, mạnh như vũ bão, sắc như gươm đao… Thật là một
con người vĩ đại về nhiều mặt trong lịch sử nước ta. (Nguồn: Nguyễn Trãi – Wikipedia tiếng Việt).
Những cống hiến của Nguyễn Trãi về chính trị, quân sự, ngoại giao, tư
tưởng, văn chương, địa chí, văn hóa là đặc biệt to lớn. Tiếc rằng di
sản văn học của ông hầu hết đã bị triều đình ra lệnh tiêu hủy, nay chỉ
một phần nhỏ thơ văn còn sót lại trong toàn bộ trước tác đồ sộ của ông.
Một số tác phẩm của Nguyễn Trãi còn lại như Bình Ngô đại cáo thiên cổ hùng văn viết năm 1428 lưu tryuền muôn đời và Quân trung từ mệnh tập gồm những thông điệp gửi cho bọn tướng giặc Minh là mẫu mực của văn chính luận sắc bén. Dư địa chí là
nguồn thông tin cương vực lãnh thổ quốc gia đặc biệt giá trị (trong
Tổng tập Dư Địa Chí Việt Nam 4 quyển, quyển 1 trang 537-680 Viện Đại học
Huế, Nhà Xuất bản Thanh Niên), Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập, Chí Linh sơn phú, Băng Hồ di sự lục . Nhiều tác phẩm đã bị thất lạc như Ngọc đường di cảo, Thạch khánh đồ, Luật thư, Giao tự đại lễ , v.v…
Tôi chọn chép lại dưới đây năm bài thơ thần của Nguyễn Trãi “Yên Tử” , “Ngôn chí”, “Quan hải”, “Hải khẩu dạ bạc hữu cảm” và “Oan thán” để góp phần tìm hiểu Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi.
Cháu Hoàng Lê hỏi: Ông ơi, ông có thể cho cháu ý kiến về định
hướng tìm hiểu bài thơ “Hải khẩu dạ bạc hữu cảm” của Nguyễn Trãi được
không ạ. Cháu có tìm hiểu nhưng có thể phần chìm của tác phẩm cháu chưa
hiểu hết được. Cháu cảm ơn ông ạ !
Tôi nhắn với cháu là: “1) Hãy tìm hiểu kỹ cuộc đời và thơ văn
Nguyễn Trãi, gắn thơ và đời, 2) Hiểu rõ hoàn cảnh ra đời tác phẩm và tư
tưởng, cốt cách, minh triết xử thế của Nguyễn Trãi; 3) Đối chiếu so sánh
nguyên tác với dịch nghĩa, và các bản dịch thơ, đặc biệt lưu ý các điển
cố và nơi năm sáng tác. Nguyễn Trãi là danh nho chính phái,
quan điểm làm thơ viết văn rất nghiêm cẩn như lời Khổng Minh: “nho cũng
có nho quân tử, nho tiểu nhân; nho quân tử thì trung quân ái quốc, giữ
chính ghét tà, chăm những sự ơn khắp đời, để tiếng về sau, nho tiểu nhân
thì chỉ chăm văn chương, nghiên bút, phú kinh, bút múa thì hay, ruột
thì rỗng tuếch, …” quan điểm văn chương tác động sâu sắc chất lượng sáng tác. Hiểu đúng Nguyễn Trãi mới có thể mới định hướng đúng, bình đúng khi tìm hiểu thơ Nguyễn Trãi. Mời đọc 5 bài thơ trong Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi
và một bài bình ” Trời ban tối biết về đâu?” của Vũ Bình Lục. Bài thơ
nếu đặt trong bối cảnh giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến thì sẽ khác xa
bối cảnh giai đoạn cuối đời của ông. Để hiểu bài thơ “Hải khẩu dạ bạc
hữu cảm” cháu cần lưu ý ba điểm lưu ý định hướng trên.
Hoan nghênh những ý kiến đóng góp trao đổi của mọi người tại đây và tại KimonFaceBook
NGÔN CHÍ
Am trúc, hiên mai ngày tháng qua
Thị phi nào đến chốn yên hà
Cơm ăn dù có dưa muối
Áo mặc nài chi gấm là
Nước dưỡng cho thanh, trì thưởng nguyệt
Đất cày ngõ ải luống ương hoa
Trong khi hứng động bề đêm tuyết
Ngâm được câu thần dững dưng ca
Tà dương bóng ngả thuở giang lâu
Thế giới đông nên ngọc một bầu
Tuyết sóc treo cây điểm phấn
Cõi đông giãi nguyệt in câu.
Khói chìm thuỷ quốc quyên phẳng
Nhạn triện hư không gió thâu
Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ
Trời ban tối biết về đâu?
Thung mộc trùng trùng hải lãng tiền
Trầm giang thiết tỏa diệt đồ nhiên
Phúc chu thủy tín dân do thủy
Thị hiểm nan bằng mệnh tại thiên.
Họa phúc hữu môi phi nhất nhật
Anh hùng[3] di hận kỷ thiên niên.
Càn khôn kim cổ vô cùng ý,
Khước tại thương lang viễn thụ yên.
Dịch nghĩa : NGẮM BIỂN
Cọc gỗ lớp lớp trồng trước sóng biển
Xích sắt ngầm dưới sông cũng vậy thôi.
Thuyền bị lật mới tin rằng dân là như nước
Cậy đất hiểm cũng khó dựa, mệnh là ở trời.
Họa phúc có manh mối không phải một ngày
Anh hùng để mối hận mấy nghìn năm sau.
Lẽ của trời đất và xưa nay, thực là vô cùng
Vẫn là ở chỗ sắc nước bát ngát, cây khói xa vời
CỬA BIỂN
Lớp lớp cọc ngăn giữa sóng nhồi
Thêm ngầm dây sắt – uổng công thôi !
Lật thuyền, thấm thía dân như nước
Cậy hiểm, mong manh : mệnh ở trời
Hoạ phúc có nguồn, đâu bỗng chốc ?
Anh hùng để hận, dễ gì nguôi ?
Xưa nay trời đất vô cùng ý
Nơi sóng xanh cây khói tuyệt vời
(Bản dịch của HƯỞNG TRIỀU)
YÊN TỬ
Nguyên văn chữ Hán
Ðề Yên Tử sơn Hoa Yên tự
Yên Sơn sơn thượng tối cao phong
Tài ngũ canh sơ nhật chính hồng
Vũ trụ nhãn cùng thương hải ngoại
Tiếu đàm nhân tại bích vân trung
Ủng môn ngọc sóc sâm thiên mẫu
Quải thạch châu lưu lạc bán không
Nhân miếu đương niên di tích tại
Bạch hào quang lý đổ trùng đồng.
YÊN TỬ
Đề chùa Hoa Yên, núi Yên Tử Nguyễn Trãi
Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong
Trời mới ban mai đã rạng hồng
Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả
Nói cười lồng lộng giữa không trung
Giáo trúc quanh chùa giăng nghìn mẫu
Cỏ cây chen đá rũ tầng không
Nhân Tông bảo tháp còn lưu dấu
Mắt sáng hào quang tỏa ánh đồng
(Bản dịch của Hoàng Kim)
Trên dải Yên Sơn đỉnh tuyệt vời
Đầu canh năm đã sáng trưng rồi
Mắt ngoài biển cả ôm trời đất
Người giữa mây xanh vẵng nói cười
Giáo ngọc quanh nhà giăng vạn khoảnh
D4i châu treo đá rũ lưng trời
Nhân Tông còn miếu thời nao đó
Thấy rõ đôi ngươi giữa ánh ngời (1)
(1) Tương truyền vua Trần Nhân Tông mắt có hai con ngươi
(Bản dịch của Khương Hữu Dụng)
Trên núi Yên Tử chòm cao nhất
Vừa mới canh năm đã sáng trời
Tầm mắt bao trùm nơi biển tận
Từng mây nghe thoảng tiếng ai cười
Rừng vươn giáo dựng tre nghìn mẫu
Đá rũ rèm buông nhũ nửa vời
Miếu cổ Nhân Tông hằng để dấu
Mắt còn trắng tỏa ánh đôi ngươi.
Trên non Yên Tử chòm cao nhất,
Trời mới canh năm đã sáng tinh.
Vũ trụ mắt đưa ngoài biển cả,
Nói cười người ở giữa mây xanh.
Muôn hàng giáo ngọc tre gài cửa,
Bao dãi tua châu đá rủ mành.
Dấu cũ Nhân tôn còn vẫn đấy,
Trùng đồng thấy giữa áng quang minh.
(Bản dịch của nhóm Đào Duy Anh)
Nguồn: Nguyễn Trãi toàn tập, Đào Duy Anh, NXB Khoa học xã hội, 1976
Trên non Yên Tử ngọn cao nhất
Chỉ mới canh năm sáng đỏ trời!
Ngoài vũ trụ xanh màu biển thẳm
Giữa mây biếc rộn tiếng người cười.
Cửa cài ngọc dựng, ken nghìn mẫu
Đá rũ châu rơi, rớt nửa vời!
Miếu cổ Nhân Tông di tích đó
Đôi mày sáng trắng rực hai ngươi!
(Bản dịch của Lâm Trung Phú)
HẢI KHẨU DẠ BẠC HỮU CẢM (I)
Nguyên văn chữ Hán 一別江湖數十年, 海門今日繫吟船。 波心浩渺滄洲月, 樹影參差浦漵煙。 往事難尋時易過, 國恩未報老堪憐。 平生獨抱先憂念, 坐擁寒衾夜不眠。
Nhất biệt giang hồ sổ thập niên,
Hải môn kim nhật hệ ngâm thuyền.
Ba tâm hạo diểu thương châu nguyệt
Thụ ảnh sâm si phố tự yên .
Vãng sự nan tầm thời dị quá.
Quốc ân vị báo lão kham liên.
Bình sinh độc bão tiên ưu niệm,
Toạ ủng hàn khâm dạ bất miên.
Dịch nghĩa
Từ ra đi khoảng giang hồ đã mấy chục năm
Cửa biển tối nay mới buộc thuyền thơ
Lòng nước mênh mông, trăng chiếu trên bãi
Bóng cây so le, mặt vụng khói lồng
Việc xưa khó tìm, thời dễ qua mau lắm
Ơn nước chưa đền, mà đã già đáng thương
Bình sinh một mình ôm cái chí lo trước
Ngồi ôm chăn lạnh không ngủ suốt đêm
Cảm hứng đêm đậu thuyền ở cửa biển (I)
Bao năm xa cách sông hồ,
Ðêm nay lại buộc thuyền thơ chốn này.
Mênh mông sóng bãi trăng đầy.
Khói lồng bến nước bóng cây im lìm.
Thời qua, việc cũ khó tìm
Chưa đền ơn nước buồn thêm tuổi già.
“Tiên ưu” ray rứt lòng ta,
Khoác chăn trằn trọc canh tà khôn khuây…
Bao năm hồ hải, hứng hoài sinh
Bước khắp đất trời dạ nhẹ thênh
Xuân sắc bày tranh, nhìn đắm đuối
Triều âm vỗ gối, mộng yên lành
Vô tình tuế nguyệt tô đầu bạc
Nhất niệm quân thân giữ tấc thành
Sự nghiệp đời ta, cười chí phải
Lãi chăng ôi! Một chút phù danh…
Hồ hải lâu nay hứng chửa tàn,
Đất trời đâu chẳng thấy lòng khoan.
Xuân bày trước mắt người say ngắm,
Sóng vỗ bên đầu mộng muốn tan.
Ngày tháng vô tình hai mái bạc,
Vua cha để dạ một niềm đan.
Suốt đời sự nghiệp nên cười thực,
Lãi được sống thừa giữa thế gian.
(bản dịch của nhóm Đào Duy Anh)
Nguồn: Nguyễn Trãi toàn tập, Đào Duy Anh, NXB Khoa học xã hội, 1976
Hồ biển ngao du hứng chứa chan,
Đất trời đâu cũng thoáng tâm can.
Sắc xuân quanh mắt, lòng ngây ngất,
Tiếng sóng hòa mơ lạnh dưới màn.
Năm tháng vô tình hai mái bạc,
Lòng son trọn vẹn nghĩa quân thân.
Đáng cười sự nghiệp đời ta nhỉ?
Được chút phù sinh giữa thế gian.
Bao năm chưa thỏa hải hồ
Ðất trời, đâu cũng mến ưa trong lòng.
Sắc xuân say đắm não nùng,
Sóng nghe bên gối lạnh lùng mưa hoa.
Tháng năm buồn tóc sương pha
Vua tôi nghĩa nặng lòng ta há dời.
Cười thay, sự nghiệp một đời!
Chút hư danh, gửi miệng người thế gian…
Phù tục thăng trầm ngũ thập niên ;
Cố sơn tuyền thạch phụ tình duyên.
Hư danh thực họa thù kham tiếu ;
Chúng báng cô trung tuyệt khả liên.
Số hữu nan đào tri thị mệnh ;
Văn như vị táng dã quan thiên.
Ngục trung độc bối [1] không tao nhục ;
Kim khuyết hà do đạt thốn tiên ?
Dịch nghĩa THAN NỔI OAN
Nổi chìm trong phù tục đã năm chục năm,
Đành phụ tình duyên với khe và đá của núi cũ.
Danh hư mà họa thực, rất đáng buồn cười ;
Lắm kẻ ghét một mình trung, rất đáng thương hại.
Khó trốn được số mình, biết là vì mệnh ;
Tư văn như chưa bỏ, cũng bởi ở trời.
Trong ngục viết ở lưng tờ, khi không bị nhục ;
Cửa khuyết vàng làm thế nào mà đạt được tờ giấy lên ?
Dịch Thơ: THAN NỔI OAN:
Biển tục thăng trầm nữa cuộc đời
Non xưa suối đá phụ duyên rồi
Trung côi , ghét lắm, bao đau xót
Họa thực, danh hư , khéo tức cười
Số khó lọt vành âu bởi mệnh
Văn chưa tàn lụi cũng do trời
Trong lao độc bối cam mang nhục
Cửa khuyết làm sao tỏ khúc nhôi?
Bản dịch của Thạch Cam
Năm mươi năm thế tục bình bồng
Khe núi lòng cam bội ước chung
Cười nạn hư danh, trò thực họa
Thương phường báng bổ kẻ cô trung
Mạng đà định số, làm sao thoát
Trời chửa mất văn, vẫn được dùng
Lao ngục đau nhìn lưng mảnh giấy
Oan tình khó đạt tới hoàng cung.
Bản dịch của Lê Cao Phan
TRỜI BAN TỐI, BIẾT VỀ ĐÂU?
Vũ Bình Lục
(Về bài thơ NGÔN CHÍ – SỐ 13 của Nguyễn Trãi)
Tà dương bóng ngả thuở giang lâu Thế giới đông nên ngọc một bầu Tuyết sóc treo cây điểm phấn Cõi đông giãi nguyệt in câu. Khói chìm thuỷ quốc quyên phẳng Nhạn triện hư không gió thâu Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ Trời ban tối biết về đâu?
Nguyễn Trãi sống cách chúng ta khoảng sáu trăm năm. Riêng nói về thơ
Nôm, dẫu thất lạc sau thảm hoạ tru di năm 1442, cũng còn được hơn 250
bài. Có thể nói, Nguyễn Trãi đã dựng lên một tượng đài sừng sững bằng
thơ, mà trước hết là thơ viết bằng ngôn ngữ dân tộc-Thơ Nôm. Chùm thơ
“Ngôn chí” có rất nhiều bài hay, đọc kỹ, nghiền ngẫm kỹ mới thấy cái
hay, bởi chữ Nôm cách nay sáu trăm năm, rất nhiều từ nay không còn dùng
nữa, hoặc rất ít dùng. Phải tra cứu một số từ, một số điển tích, mới dần
sáng tỏ một hồn thơ lớn, lớn nhất, trong lịch sử thơ ca Việt Nam!
Đây là bài Ngôn chí số 13, do những người biên soạn sách Tuyển tập thơ văn Nguyễn Trãi sắp xếp.
Hai câu đầu: Tà dương bóng ngả thuở giang lâu Thế giới đông nên ngọc một bầu
Hai câu thơ đơn thuần chỉ là tả cảnh, đặc tả một buổi chiều, mà gam
màu chủ đạo là màu vàng thẫm rất quen mà huyễn hoặc. Bóng chiều tà đã
ngả, đang quấn lấy một ngôi lầu ở bên sông, hay đang trùm lên ngôi lầu
bên sông một màu vàng thẫm. Nhưng có điều cần lưu ý, đây là ngôi lầu
giành cho đàn bà con gái thuộc tầng lớp quý tộc giàu sang, trong một
không gian rộng lớn và yên tĩnh, rất yên tĩnh. Câu tiếp theo mới thật
diễm lệ: Thế giới đông nên ngọc một bầu. Vậy thế giới đông là gì? Theo
điển dẫn, đông chính là khí tốt, khí thiêng của thế giới, của vũ trụ
đông đặc lại mà thành phong cảnh đẹp như ngọc. Thế đấy! Còn như Bầu,
cũng theo điển sách Đạo gia, kể rằng Trương Thân thường treo một quả bầu
rất lớn, hoá làm trời đất, ở trong cũng có mặt trời mặt trăng, đêm chui
vào đó mà ngủ, gọi là trời bầu, hay bầu trời cũng vậy…Quả là một bức
tranh được vẽ bằng ngôn ngữ, rất xưa, tinh khiết và tráng lệ, dường như
đã đạt đến mức cổ điển!
Đấy là hai câu thất ngôn. Hai câu tiếp theo, lại là lục ngôn, vẫn tiếp tục tả cảnh: Tuyết sóc treo cây điểm phấn Cõi đông giải nguyệt in câu.
Tuyết sóc, nghĩa là tuyết ở phương bắc (sóc) chả biết gieo xuống từ
bao giờ, mà còn giăng mắc trên những cành cây như những bông hoa trắng
muốt, như điểm phấn cho cây, trang trí làm đẹp cho cây. Có người bảo
nước ta làm gì có tuyết, chỉ là ước lệ cho đẹp văn chương mà thôi. Nhưng
họ nhầm đấy! Các tỉnh phía Bắc nước ta như Lào Cai, Hà Giang và chắc là
còn một số nơi khác nữa ngày nay vẫn có tuyết, nhiều nữa kia. Vậy thì
sao thơ văn ngày xưa các cụ ta nói đến tuyết, con cháu lại hàm hồ bác
bỏ? Cách đây mấy trăm năm, sao lại không thể không có tuyết mà các cụ
phải đi mượn của người? Phía bắc là tuyết, là hoa tuyết điểm phấn cho
cây, thì Cõi đông giải nguyệt in câu. Phương đông in một giải lụa trăng
vàng óng. Thế là cả một không gian rực rỡ sắc màu. Màu trắng của tuyết
hoa tương ánh cùng màu vàng của ánh nguyệt in bóng nước, của chiều tà
vàng thẫm, tạo một bức tranh vừa rộng vừa sâu, gợi một khoảnh khắc giao
thoa hỗn mang rất nhiều tâm trạng.
Hai câu tiếp theo, vẫn cấu trúc bằng lục ngôn: Khói chìm thuỷ quốc quyên phẳng Nhạn triện hư không gió thâu
Bây giờ là sương khói trong chiều muộn. Cúi xuống nhìn dòng nước,
thấy khói chiều in xuống mặt nước trong veo phẳng lặng. Quyên, từ cổ là
mặt nước trong, do đó quyên phẳng nghĩa là mặt nước trong phẳng lặng,
như thể nhìn rõ khói chiều đang chìm dưới đáy nước. Rõ là nước lộn trời,
vàng gieo đáy nước, “Long lanh đáy nước in trời / Thành xây khói biếc,
non phơi bóng vàng”. Có lẽ Nguyễn Du mấy trăm năm sau đã tiếp thu tinh
thần của câu thơ Nguyễn Trãi mà sáng tạo lại trong Truyện Kiều câu thơ
trên, khi mà tiếng Việt đã đạt đến độ nhuần nhuyễn và trang nhã chăng?
Còn trên trời thì đàn chim nhạn đang xếp hình chữ triện mà mỏi mệt bay
về rừng tìm chốn ngủ. Và gió nhẹ, thổi rỗng cả trời…
Cảnh chỉ là điểm xuyết, mà gợi nên bức tranh đủ sắc màu, rất sống
động, và tiếp đó, nó như thể đang chuyển động dần về phía đêm tối, về
phía lụi tàn.
Hai câu cuối, tác giả viết: Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ Trời ban tối ước về đâu?
Con thuyền nhỏ nhoi (Thuyền mọn) của Tiên sinh, hay con thuyền của một vị khách nào đó, vẫn còn đang mải miết chèo trên sông, như chẳng muốn dừng lại. Trong nhập nhoạng bóng tà, con thuyền mọn như càng nhỏ bé hơn, chưa muốn, hay chưa tìm được nơi đỗ lại mà nghỉ ngơi, hay bởi vì Trời ban tối, ước về đâu, biết về đâu? Câu bảy thất ngôn, dàn trải thêm, biểu hiện sự buông thả, lửng lơ, phân vân… Câu tám bỗng đột ngột thu lại lục ngôn, như một sự dồn nén tâm sự. Có bao nhiêu phần trăm sự thực trong bức tranh chiều tà bên sông lộng lẫy mà buồn? Có lẽ cũng chẳng nên đặt vấn đề cân đong cụ thể, bởi thơ nhìn chung là sản phẩm sáng tạo của trí tưởng tượng, thực và ảo hoà trộn đan xen. Hai câu kết của bài thơ xem ra mới thật sự là tâm điểm của bài thơ. Phải chăng, con thuyền mọn kia, chính là hình ảnh Ức Trai Tiên sinh, như con thuyền nhỏ bé ấy, đang một mình đi tìm bến đỗ, mà chưa tìm thấy nơi đâu là bến là bờ? Từ cái ngôn chí này, có thể ước đoán Ức Trai viết bài thơ này vào thời điểm quân Minh đang đô hộ nước ta, Ức Trai đang bị giam lỏng ở thành Đông Quan, chưa tìm được minh chủ mà đem tài giúp nước? Cũng có thể đây là thời điểm Nguyễn Trãi bị thất sủng, về ở ẩn tại Côn Sơn, trong hoàn cảnh chính sự trong nước đang rất đen tối, nhất là ở nơi triều chính. Nguyễn Trãi từ tin tưởng, đến nghi ngờ và thất vọng trước thực tại đau lòng: Biết bao trung thần bị hãm hại, còn lũ gian thần hiểm ác nổi lên như ong, nhũng loạn cả triều đình. Làm sao mà không bi quan cho được khi mà Trời ban tối, biết về đâu?
DINH THỐNG NHẤT VÀ VƯỜN TAO ĐÀN Hoàng Kim
Dinh Thống Nhất và vườn Tao Đàn thành phố Hồ Chí Minh là quần thể
danh thắng đặc biệt tiêu biểu về di sản lịch sử, địa lý, chính trị, văn
hóa, kiến trúc của Sài Gòn Gia Định xưa và thành phố Hồ Chí Minh ngày
nay.
Dinh Thống Nhất
Dinh Thống Nhất nguyên là Dinh Độc Lập trước năm 1975, là di tích
quốc gia đặc biệt được Chính phủ Việt Nam đặc cách xếp hạng. Tiền thân
Dinh Độc lập là Dinh Thống đốc Nam Kỳ, do kiến trúc sư người Pháp
Hermite thiết kế năm 1868. Sau khi dinh cũ nhiều lần bị ném bom, hư hại,
san bằng và Dinh Độc Lập được xây mới năm 1962, thực hiện theo thiết kế
của kiến trúc sư khôi nguyên La Mã Ngô Viết Thụ và đã khánh thành năm
1966 . Dinh Độc Lập cao 26 m, rộng 4.500 m2, với 100 phòng gồm 3 tầng
chính và một sân thượng cho máy bay trực thăng đáp, hệ thống hầm ngầm
kiên cố. Địa danh này chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử thăng trầm của
thành phố từng được ví là Hòn ngọc phương Đông. Trưa 30/4/1975, xe tăng
của quân giải phóng miền Nam đã húc đổ cánh cửa sắt Dinh Độc lập, đánh
dấu thời khắc lịch sử của Sài Gòn. Quá trình chuyển giao và tiếp nhận
chính thể mới cũng diễn ra tại đây. Sau 1975, Dinh Độc Lập đổi tên thành
Dinh Thống Nhất, ngày nay trở thành địa điểm tham quan lịch sử của du
khách khi đến với Sài Gòn. Quần thể Dinh Độc lập, vườn Tào Đàn và Hồ Con
Rùa là vùng đất địa linh nổi bật nhất của dấu ấn hòn ngọc phương Đông.
Dinh Độc Lập với kiến trúc chữ T là chữ cái đầu của chữ THỤ (trong
chữ THIÊN THỤ”. Đó là bốn kế lớn chấn hưng đất nước “vua sáng, kinh tế,
nông nghiệp, nội chính” qua bốn công trình chính liên hoàn: chữ T dinh
Độc Lập, chữ H chợ Đà Lạt, chữ U Trường Đại học Nông nghiệp Sài Gòn và
dấu nặng (.) là Hồ Con Rùa. Biểu tượng Dinh Độc lập (hình chữ T) với ý
nghĩa đất nước muốn giàu mạnh, thì trước hết người lãnh đạo đất nước
phải là “bậc minh quân hiền tài”, trọng “quân đức, dân tâm, học pháp”,
biết “chăm lo sức dân để lập đại kế sâu rễ bền gốc” bảo tồn và phát
triển bền vững năng lực Quốc gia.
Biểu tượng Chợ Đà Lạt (hình chữ H) với ý nghĩa trọng tâm của nổ lực
quốc gia là phải phát triển kinh tế (phi thương bất phú), mở mang giao
thương, chấn hưng nghiệp cũ, phát triển nghề mới, khuyến học dạy dân, “Nên thợ, nên thầy nhờ có học/ No ăn, no mặc bởi hay làm” (Nguyễn Trãi), “chú trọng mậu dịch buôn bán, lấy việc thông thương an toàn làm chữ Nghĩa (Nguyễn Hoàng), chú trọng lao động để dân giàu nước mạnh.
Biểu tượng Trường Đại Học Nông Nghiệp Sài Gòn (hình chữ U) với ý
nghĩa là phải chấn hưng giáo dục đại học, phát triển khoa học công nghệ,
đặc biệt là giáo dục phát triển nông nghiệp để nâng cao thu nhập, sinh
kế, việc làm và an sinh xã hội, nâng cao chất lượng và giá trị nông sản
(dĩ nông vi bản) vì quá nữa người Việt làm nghề nông.
Và sau cùng là biểu tượng Hồ Con Rùa (hình dấu (.) nặng) với ý nghĩa
là nội chính an dân, thượng tôn pháp luật, kỷ cương phép nước, giữ vững
bờ cõi, bảo tồn nguyên khí, thương yêu dân chúng an vui lạc nghiệp, “biết thương yêu dân, luyện tập binh sĩ để xây dựng cơ nghiệp muôn đời” (Lời chúa Nguyễn Hoàng dặn chúa Nguyễn Phúc Nguyên),
Vườn Tao Đàn
Đền Hùng tại chính mặt sau Dinh Thống Nhất của Vườn Tao Đàn “lá phổi
xanh thành phố”. Trong Vườn Tao Đàn có Đền Hùng, Giếng Ngọc đền Hùng,
đền Mẫu Phương Nam, vườn đá tiếng Việt, hồ sen đền Hùng, vườn hoa và cây
xanh Tao Đàn. Quần thể danh thắng Dinh Thống Nhất, Vườn Tao Đàn, Hồ Con
Rùa “mắt ngọc của đầu rồng” trở thành vùng sử thi huyền thoại. Đền Hùng
tại vườn Tao Đàn thành phố Hồ Chí Minh là biểu tượng khát vọng đất nước
Việt Nam thống nhất, hòa hợp dân tộc, không chấp nhận chia rẽ “chia để
trị” đã thấm vào máu thịt của con dân Việt. “Nam Bộ là thịt của thịt
Việt Nam là máu của máu Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn nhưng
chân lý đó không bao giờ thay đổi” (Hồ Chí Minh). Dinh Thống Nhất vì thế
đã thay cho tên gọi Dinh Độc Lập và Dinh Thống đốc Nam Kỳ trước đó.
Mẫu Phương Nam ở Vườn Tao Đàn trong quần thể Đền Hùng cùng với mẫu
Việt Nam, Bác Hồ, Giếng Ngọc Đền Hùng là những điểm nhấn lịch sử, địa
chính trị, văn hóa, tâm linh huyền thoại.
Đất Gia Định xưa
Lược sử đất Gia Định xưa được tóm tắt trong câu thơ của thi tướng Huỳnh Văn Nghệ “Nhớ Bắc”: “Từ độ mang gươm đi mở cõi/ Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long“.
Đất Gia Định xưa thuộc nước Phù Nam (tồn tại khoảng
đầu thế kỷ 1 đến khoảng nửa thế kỷ 7), sau đó thuộc vương quốc Chân Lạp
(nay là Campuchia). Tuy nhiên, “thuộc” một cách lỏng lẻo: “các dân tộc
vẫn sống tự trị, và mấy sóc Khrmer lẻ tẻ chưa hợp thành đơn vị hành
chánh thuộc triều đình La Bích (Chân Lạp). Trong khi đó triều đình ấy
phải tập trung lực lượng ở phía nam Biển Hồ (sau khi bỏ Ăngco ở phía
bắc) để đối đầu với Xiêm La (nay là Thái Lan) đang tiếp tục lấn đất Chân
Lạp ở phía tây. Đất Gia Định vẫn là đất tự do của các dân tộc và hầu
như vô chủ, là đất hoang nhàn cả về kinh tế lẫn chủ quyền từ xưa”.
Theo sử liệu, lưu dân Việt đã đến đây khai hoang và làm ăn sinh sống
vào đầu thế kỷ 17, nhờ có cuộc hôn nhân giữa công nữ Ngọc Vạn với vua
Chân Lạp Chey Chetta II vào năm 1620. Lưu dân Việt do mưu sinh, nên có
thể đã có mặt ở Sài Gòn Gia Định từ xa xưa trước cuộc hôn nhân ấy. Song,
chính nhờ mối lương duyên giữa công chúa Ngọc Vạn với vua Chân Lạp Chey
Chetta II, mà quan hệ Đại Việt (nay là Việt Nam) và Chân Lạp trở nên êm
đẹp, dân cư hai nước có thể tự do qua lại sinh sống, tạo điều kiện cho
lưu dân Việt ngày càng đông đảo hơn ở khu vực Đồng Nai, Sài Gòn…
Chuyện kể rằng: Tiên chúa Nguyễn Hoàng, người khởi đầu của chín đời
chúa Nguyễn và mười ba đời vua vương triều nhà Nguyễn, đã nghe theo lời
khuyên của bậc danh sĩ tinh hoa hiền tài lỗi lạc, nhà tiên tri Trạng
Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân” .
Ông đã nhờ chị ruột mình là bà Ngọc Bảo (vợ Trịnh Kiểm) xin Trịnh Kiểm
cho vào trấn thủ ở Thuận Hoá (là khu vực từ Quảng Bình đến Thừa
Thiên-Huế ngày nay). Trịnh Kiểm thấy Thuận Hóa là nơi xa xôi, đất đai
cằn cỗi nên đã đồng ý, và tâu vua Lê Anh Tông cho Nguyễn Hoàng vào trấn
nhậm vào năm 1558. Nguyễn Hoàng cùng với các chúa Nguyễn sau này làm
chúa phương Nam trong khi Trình Kiểm cùng với các chúa Trịnh sau đó làm
chúa phương Bắc, tạo nên cục diện Đàng Trong, Đàng Ngoài, Trịnh-Nguyễn
phân tranh của thời Nhà Hậu Lê. Nguyễn Hoàng dùng các danh thần Lương
Văn Chánh, Văn Phong vừa chống lại sự quấy nhiễu cướp phá của Chăm Pa
vừa mộ dân lập ấp, khai khẩn đất đai, mở rộng về Nam. Cho tới năm 1613
khi Nguyễn Hoàng mất, diện tích của xứ Thuận Quảng do Nguyễn Hoàng trấn
nhậm đã rộng tới 45000 km² trải dài từ đèo Ngang, Hoành Sơn (Quảng Bình
nay) qua đèo Hải Vân tới núi Đá Bia (Thạch Bi Sơn), gần đèo Cả, (tỉnh
Phú Yên ngày nay và đã làm chủ Bãi Cát Vàng là một vùng đất vô chủ thời
đó.
Năm 1613, chúa Nguyễn Phúc Nguyên nối nghiệp và tuân theo di huấn của chúa Nguyễn Hoàng: “Nếu Bắc tiến được thì tốt nhất, bằng không giữ vững đất Thuận Quảng và mở mang bờ cõi về phía Nam“.
Ông trong dụng bậc kỳ tài kiệt xuất, nhà chính trị và quân sự lỗi lạc
Đào Duy Từ cùng với các danh tướng Nguyễn Hữu Dật, Nguyễn Hữu Tiến giữ
vững nghiệp chúa Nguyễn ở Đàng Trong, chặn được quân Trịnh ở Đàng Ngoài,
làm cho Đàng Trong thời ấy trở nên phồn thịnh, nước lớn lên, người
nhiều ra, xây dựng được một định chế chính quyền rất được lòng dân, đặt
nền móng vững chắc cho triều Nguyễn lưu truyền chín chúa mười ba đời vua
và mở đất phương Nam thuận thời, thuận lòng người.
Năm 1631, chúa Nguyễn Phúc Nguyên gả con gái là Ngọc Khoa (có sách
gọi là Ngọc Hoa) cho vua Chăm Pa là Po Rome, và gả con gái là Ngọc Vạn
cho vua Chân Lạp là Chey Chetta II. Hai cuộc hôn phối này làm quan hệ
Việt – Chăm và Việt – Chân diễn ra tốt đẹp[24][25].
Đàng Trong thời ấy vốn đã được các nước lân ban rất nể phục . Sự kiện
hai cuộc lương duyên này càng làm cho mối bang giao của Đàng Trong ở mặt
phía Nam ổn định, giúp cho chúa Nguyễn có thể tập trung lực lượng để
đối phó trước các cuộc tấn công của chúa Trịnh Đàng Ngoài, đồng thời
cũng tạo thêm cơ hội cho người Việt di dân và mở rộng lãnh thổ về phương
Nam.
Năm 1635, chúa Nguyễn Phúc Lan kế nghiệp cho đến năm 1648 thì truyền
ngôi cho cho con trai là Nguyễn Phúc Tần rồi mất. Cùng năm ấy (1648)
chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần nối nghiệp cho đến năm 1687 và việc Nam tiến
của người Việt đến Sài Gòn Gia Định ở thời này càng nhiều hơn trước. Năm
1658, tình hình Chân Lạp rối ren, chú cướp ngôi của cháu. Hai người con
sống sót của vua Chân Lạp Preah Outey là Ang Sur và Ang Tan dấy binh
chống lại Ramathipadi I (Nặc Ông Chân) nhưng thất bại. Họ đã theo lời
khuyên của Thái hậu Ngọc Vạn, cầu cứu chúa Nguyễn Phúc Tần.
Sách Gia Định thành thông chí chép: “Năm Mậu Tuất (1658)…vua
(chúa Nguyễn Phúc Tần) sai Phó tướng Yến Vũ hầu (Nguyễn Phước Yến)…đem
2000 quân, đi tuần đến thành Mỗi Xoài nước Cao Mên, đánh phá được, bắt
vua nước ấy là Nặc Ông Chân, đóng gông đem đến hành tại ở dinh Quảng
Bình. Vua dụ tha tội…Khi ấy địa đầu trấn Gia Định là hai xứ Mỗi Xoài,
Đồng Nai đã có dân lưu tán của nước ta cùng ở lẫn với người Cao Mên, để
khai khẩn đất”..
Ang Sur lên ngôi vua xưng là Barom Reachea V, đóng tại Oudong (cố đô
Campuchia từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19 trước khi vương triều Khmer thiên
đô xuống Phnom Penh), phong cho em là Ang Nan (Nặc Ông Nộn) làm Phó
vương đóng tại thành Sài Gòn. Các Quốc vương Chân Lạp đổi lại phải thần
phục Đàng Trong và thực hiện triều cống định kỳ, dẫn tới hệ quả người
Việt chuyển đến sinh sống nhiều ở vùng đất thuộc Chân Lạp.
Tháng 12, năm 1672, Quốc vương Barom Reachea V (Ang Sur) bị Bô Tâm
giết chết rồi cướp ngôi, Bô Tâm xưng là Chey Chettha III. Ang Tan (Nặc
Ông Tân), chú của Chey Chettha III, chạy sang cầu cứu chúa Nguyễn. Nhưng
ngay sau đó tháng 5 năm 1673, Chey Chettha III cũng bị giết trên giường
ngủ bởi người Mã Lai thuộc phe của Nặc Ông Chân (Ramathipadi I). Ang
Chea (Nặc Ông Đài), con trai đầu của vua Barom Reachea V lên ngôi sau
đó, xưng là Keo Fa II. Năm 1674, Nặc Ông Đài đã đi cầu viện Thái Lan
(Ayutthaya) đánh Nặc Ông Nộn (Ang Nan) và chiếm được thành Sài Gòn. Nặc
Ông Nộn bỏ chạy sang cầu cứu chúa Nguyễn ở Khánh Hòa (dinh Thái Khang
xưa). Trong khi đó, Nặc Ông Đài đắp lũy chống giữ ở vùng Bà Rịa – Vũng
Tàu ngày nay và đắp thành Nam Vang, nhờ Xiêm (Thái Lan) cứu viện để
chống lại quân chúa Nguyễn. Chúa Hiền bèn sai Cai cơ đạo Nha Trang là
Nguyễn Dương Lâm cùng với Nguyễn Đình Phái làm tham mưu đem binh chia ra
hai đạo sang đánh Nặc Ông Đài. Năm 1674, quân Nguyễn chiếm được (Sài
Gòn Gia Định (đất Sài Côn xưa thuộc trấn Phiên An), và tiến quân lên vây
thành Nam Vang. Nặc Ông Đài phải bỏ thành chạy vào rừng và bị thuộc hạ
giết chết. Nặc ông Thu ra hàng. Nặc ông Thu là chính dòng con trưởng cho
nên lại lập làm chính quốc vương đóng ở Oudong (cố đô Campuchia như đã
dẫn) và để Nặc Ông Nộn làm đệ nhị quốc vương như cũ, đóng ở thành Sài
Gòn, bắt hằng năm phải triều cống. Chúa Nguyễn gia phong cho Nguyễn
Dương Lâm làm Trấn thủ dinh Thái Khang (Khánh Hòa) lo việc phòng ngự
ngoài biên và làm chủ tình thế cả vùng Đồng Nai. Phần lãnh thổ còn lại
của người Chăm (từ Phú Yên tới Bình Thuận) sát nhập hoàn toàn vào lãnh
thổ Đàng Trong năm 1693.
Năm 1679, các quan tướng nhà Minh không chịu làm tôi nhà Thanh là
Dương Ngạn Địch (tổng binh Long Môn, Quảng Tây) với Hoàng Tiến (phó
tướng), Trần Thượng Xuyên ( tổng binh châu Cao, châu Lôi, châu Liêm
thuộc Quảng Đông) và Trần An Bình (phó tướng), đem 3000 quân cùng 50
chiếc thuyền cập bến cửa Hàn xin được làm dân mọn xứ Việt. Chúa Nguyễn
Phúc Tần khao đãi ân cần, chuẩn y cho giữ nguyên chức hàm, phong cho
quan tước rồi lệnh cho tới Nông Nại (Đồng Nai) khai khẩn đất đai. Mặt
khác, triều đình còn hạ chỉ dụ cho Quốc vương Cao Miên (Thủy Chân Lạp)
biết việc ấy để không xảy ra chuyện ngoài ý muốn. Dương Ngạn Địch và
Hoàng Tiến đem binh thuyền vào cửa Xoài Rạp và cửa Đại cửa Tiểu thuộc
trấn Định Tường dừng trú tại xứ Mỹ Tho. Trần Thượng Xuyên và Trần An
Bình thì đem binh thuyền vào cửa Cần Giờ rồi đồn trú tại Đồng Nai ( trấn
Biên Hòa). Họ khai khẩn đất đai, lập ra phố chợ, giao thông buôn bán.
Tàu thuyền người Hoa, người phương Tây, người Nhật, người Chà Và lui tới
tấp nập, phong hóa Trung Quốc dần dần lan ra cả vùng Đông Phố.
Khi nhà Minh bị diệt, gần như cùng lúc với Trần Thượng Xuyên ở Cù lao
Phố, Dương Ngạn Địch ở Mỹ Tho, Mạc Cửu – một thương gia trẻ – cũng bỏ
nước ra đi. Đến vùng Chân Lạp, ông bỏ tiền ra mua chức Ốc Nha và làm
quan tại đây. Tuy nhiên do tình hình Chân Lạp hết sức rối ren, ông bỏ
Nam Vang về phủ Sài Mạt… Gia Định thành thông chí là sách địa chí của
Trịnh Hoài Đức (1765-1825) viết về miền đất Gia Định bằng chữ Hán cổ và
chữ Nôm, là một sử liệu quan trọng về Nam bộ Việt Nam thời nhà Nguyễn.
Sách gồm sáu quyển, đóng làm 3 tập theo bản chép tay lưu tại thư viện
Viện sử học Việt Nam (ký hiệu HV. 151 (1-6). Việc biên soạn được cho là
đã tiến hành vào giữa các năm 1820 và 1822.
Sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức chép về Mạc Cửu ở đất Hà Tiên: “Hà Tiên vốn là đất cũ của Chân Lạp, tục gọi là Mường Khảm, tiếng Tàu gọi là Phương Thành[3] Ban
đầu có người tên là Mạc Cửu gốc xã Lê Quách, huyện Hải Khang, phủ Lôi
Châu, tỉnh Quảng Đông, vào thời Đại Thanh, niên hiệu Khang Hy thứ 19
(1680), nhà Minh mất hẳn (nhưng mãi đến năm Khang Hy thứ 19, vùng Quảng
Đông mới bình định xong). Mạc Cửu không khuất phục chính sách buổi đầu
của nhà Đại Thanh, mới chừa tóc rồi chạy qua phương Nam, trú tại phủ Nam
Vang nước Cao Miên. Ông thấy ở phủ Sài Mạt[4]
của nước ấy, người Việt, người Trung Hoa, Cao Miên, Đồ Bà (Chà Và) các
nước tụ tập mở trường đánh bạc để lấy xâu, gọi là thuế hoa chi, bèn thầu
mua thuế ấy, lại còn đào được một hầm bạc nên bỗng trở thành giàu có.
Từ đó ông chiêu mộ dân Việt Nam lưu tán ở các xứ Phú Quốc, Lũng Kỳ (hay
Trũng Kè, Lũng Cả –réam), Cần Bột (Cần Vọt – Kampôt), Hương Úc (Vũng Thơm – Kompong Som), Giá Khê (Rạch Giá), Cà Mau lập thành bảy xã thôn. Tương truyền ở đây thường có tiên xuất hiện trên sông, do đó mới đặt tên là Hà Tiên (tiên trên sông).
Sách Gia Định thành thông chí chép tiếp: Lúc này ở Gia Định, các
chúa Nguyễn đã lập xong phủ Gia Định. Người Việt và các di thần người
Hoa đang định cư yên ổn. Nhận thấy muốn tồn tại phải có thế lực đủ mạnh
để bảo vệ, che chở cho lãnh địa mà ông đã tốn công gây dựng. Sau khi cân
nhắc, năm 1708 Mạc Cửu cùng thuộc hạ là Lý Xá, Trương Cầu đem lễ vật
đến xin thần phục. “Mạc Cửu sai thuộc hạ là Trương Cầu, Lý Xá dâng
biểu trần trình lên kinh đô Phú Xuân khẩn cầu xin được đứng đầu trông
coi đất ấy. Tháng 8 mùa thu năm thứ 18 Mậu Tý (1708), chúa Nguyễn Phúc
Chu, chuẩn ban cho Mạc Cửu làm Tổng binh trấn Hà Tiên và phong tước là
Cửu Ngọc hầu. Mạc Cửu lo xây dựng dinh ngũ và đóng binh tại Phương Thành
(Hà Tiên), từ đó dân càng qui tụ đông đúc.
Như vậy, các chúa Nguyễn sau các cuộc di dân của người Việt ở Đàng
Trong vào sinh sống chung với người Khmer, đã lần lượt thiết lập chủ
quyền từng phần trên vùng đất Nam Bộ, sau các cuộc chiến với vương quốc
Khmer, vương quốc Ayutthaya cũng như các yếu tố chính trị khác. Từ năm
1698 đến năm 1757 chính quyền Đàng Trong đã giành được hoàn toàn Nam Bộ
ngày nay vào sự kiểm soát của mình. Cùng với việc mở rộng lãnh thổ trên
đất liền, chính quyền Đàng Trong lần lượt đưa người ra khai thác và kiểm
soát các hòn đảo lớn và quần đảo trên biển Đông và vịnh Thái Lan. Quần
đảo Hoàng Sa được khai thác và kiểm soát từ đầu thế kỷ 17, Côn Đảo từ
năm 1704, Phú Quốc từ năm 1708 và quần đảo Trường Sa từ năm 1816
Lịch sử Sài Gòn Gia Định đến nay đã có hơn 315 năm.
Dinh Thống Nhất xưa và nay.
Dinh Thống Nhất trước khi Việt Nam thống nhất năm 1975 gọi là Dinh
Độc Lập được xây mới năm 1962 thực hiện theo thiết kế của kiến trúc sư
khôi nguyên La Mã Ngô Viết Thụ và đã khánh thành năm 1966. Trước đó thời
Pháp thuộc, tại nơi này dinh cũ gọi là Dinh Thống đốc Nam Kỳ do Thống
đốc Nam Kỳ Lagrandière làm lễ đặt viên đá đầu tiên khởi công xây dựng
năm 1868 theo đồ án do kiến trúc sư Hermite phác thảo.
Năm 1858, Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng mở đầu cuộc chiến tranh xâm
chiếm Việt Nam. Năm 1867, Pháp chiếm xong lục tỉnh Nam kỳ (Biên Hoà, Gia
Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên). Ngày 23 tháng 2 năm
1868, ông Thống đốc Nam Kỳ Lagrandière đã làm lễ đặt viên đá đầu tiên
khởi công xây dựng Dinh Thống đốc Nam Kỳ mới tại Sài Gòn thay cho dinh
cũ được dựng bằng gỗ vào năm 1863. Dinh mới được xây dựng theo đồ án do
kiến trúc sư Hermite phác thảo (người phác thảo đồ án Tòa thị sảnh
Hongkong). Viên đá lịch sử này là khối đá lấy ở Biên Hòa, hình vuông
rộng mỗi cạnh 50 cm, có lỗ bên trong chứa những đồng tiền hiện hành thuở
ấy bằng vàng, bạc, đồng có chạm hình Napoleon đệ tam.
Công trình này được xây cất trên một diện tích rộng 12 ha, bao gồm
một dinh thự lớn với mặt tiền rộng 80 m, bên trong có phòng khách chứa
800 người, và một khuôn viên rộng với nhiều cây xanh và thảm cỏ. Phấn
lớn vật tư xây dựng dinh được chở từ Pháp sang. Do chiến tranh Pháp-Phổ
1870 nên công trình này kéo dài đến 1871 mới xong. Sau khi xây dựng
xong, dinh được đặt tên là dinh Norodom và đại lộ trước
dinh cũng được gọi là đại lộ Norodom, lấy theo tên của Quốc vương
Campuchia lúc bấy giờ là Norodom (1834-1904). Từ 1871 đến 1887, dinh
được dành cho Thống đốc Nam kỳ (Gouverneur de la Cochinchine) nên gọi là dinh Thống đốc. Từ 1887 đến 1945, các Toàn quyền Đông Dương (Gouverneur-général de l’Indochine Française)
đã sử dụng dinh thự này làm nơi ở và làm việc nên dinh gọi là dinh Toàn
quyền. Nơi ở và làm việc của các Thống đốc chuyển sang một dinh thự gần
đó.
Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, Dinh Norodom trở thành
nơi làm việc của chính quyền Nhật ở Việt Nam. Nhưng đến tháng 9 năm
1945, Nhật thất bại trong Thế chiến II, Pháp trở lại chiếm Nam bộ, Dinh
Norodom trở lại thành trụ sở làm việc của Pháp ở Việt Nam.
Sau năm 1954, người Pháp rút khỏi Việt Nam. Việt Nam bị chia cắt
thành 2 quốc gia, miền Bắc là nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, còn miền
Nam là nước Quốc Gia Việt Nam (sau thành Việt Nam Cộng Hòa). Ngày 7
tháng 9 năm 1954 Dinh Norodom được bàn giao giữa đại diện Pháp, tướng 5
sao Paul Ely, và đại diện Quốc gia Việt Nam, Thủ tướng Ngô Đình Diệm.
Năm 1955, sau một cuộc trưng cầu dân ý, Thủ tướng Ngô Đình Diệm phế
truất Quốc trưởng Bảo Đại và lên làm Tổng thống. Ông quyết định đổi tên
dinh này thành Dinh Độc Lập. Từ đó Dinh Độc Lập trở
thành nơi đại diện cho chính quyền cũng như nơi ở của tổng thống và là
nơi chứng kiến nhiều biến cố chính trị. Thời kỳ này, Dinh Độc Lập còn
được gọi là Dinh Tổng thống. Theo thuật phong thủy của Dinh được đặt ở
vị trí đầu rồng, nên Dinh cũng còn được gọi là Phủ đầu rồng.
Ngày 27 tháng 2 năm 1962, hai viên phi công thuộc Quân lực Việt Nam
Cộng hòa, Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc, lái 2 máy bay AD-6 ném bom làm
sập toàn bộ phần chính cánh trái của dinh. (xem thêm: Vụ đánh bom Dinh tổng thống Việt Nam Cộng Hòa năm 1962).
Do không thể khôi phục lại, ông Ngô Đình Diệm đã cho san bằng và xây
một dinh thự mới ngay trên nền đất cũ theo đồ án thiết kế của kiến trúc
sư Ngô Viết Thụ, người Việt Nam đầu tiên đạt giải Khôi nguyên La Mã.
Dinh Độc Lập mới được khởi công xây dựng ngày 1 tháng 7 năm 1962.
Trong thời gian xây dựng, gia đình Tổng thống Ngô Đình Diệm tạm thời
chuyển sang sống tại Dinh Gia Long (nay là Bảo tàng thành phố Hồ Chí
Minh). Công trình đang xây dựng dở dang thì ông Ngô Đình Diệm bị phe đảo
chính ám sát ngày 2 tháng 11 năm 1963. Do vậy, ngày khánh thành dinh,
31 tháng 10 năm 1966, người chủ tọa buổi lễ là ông Nguyễn Văn Thiệu, Chủ
tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia. Từ ngày này, Dinh Độc Lập mới xây trở
thành nơi ở và làm việc của tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Tổng thống
Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu sống ở dinh này từ tháng 10 năm 1967
đến ngày 21 tháng 4 năm 1975.
Ngày 8 tháng 4 năm 1975, chiếc máy bay F-5E do Nguyễn Thành Trung
lái, xuất phát từ Biên Hòa, đã ném bom Dinh, gây hư hại không đáng kể.
Lúc 10 giờ 45 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975, xe tăng T54B mang số
hiệu 843 của Quân đội Nhân dân Việt Nam dưới quyền chỉ huy của Trung úy
Bùi Quang Thận đã húc nghiêng cổng phụ của Dinh Độc Lập, tiếp đó xe tăng
T54 mang số hiệu 390 do Vũ Đăng Toàn chỉ huy đã húc tung cổng chính
tiến thẳng vào dinh. Lúc 11 giờ 30 phút cùng ngày, Trung úy Quân Giải
phóng Bùi Quang Thận, đại đội trưởng, chỉ huy xe 843, đã hạ lá cờ Việt
Nam Cộng Hòa trên nóc dinh xuống, kéo lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng
miền Nam Việt Nam lên, kết thúc 30 năm cuộc chiến tranh Việt Nam.
Sau hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất hai miền Nam Bắc thành
một đất nước Việt Nam thống nhất diễn ra tại dinh Độc Lập vào tháng 11
năm 1975. Cơ quan hiện quản lý di tích văn hoá Dinh Độc Lập có tên là Hội trường Thống Nhất[1]
thuộc Cục Hành chính Quản trị II – Văn phòng Chính phủ. Đây là di tích
lịch sử văn hoá nổi tiếng được đông đảo du khách trong nước và nước
ngoài đến tham quan. Nơi này được đặc cách xếp hạng di tích quốc gia đặc
biệt theo Quyết định số 77A/VHQĐ ngày 25/6/1976 của Bộ Văn hóa (nay là
Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch) của chính quyền Việt Nam hiện nay.
Ngày nay, Dinh Độc Lập trở thành một trong những địa điểm du lịch
không thể thiếu của mỗi người dân khi tới Thành phố Hồ Chí Minh. Không
chỉ có ý nghĩa về lịch sử mà Dinh Độc Lập còn thể hiện nét kiến trúc
tiêu biểu của Việt Nam thời kì những thập niên 60. Kế tiếp quần thể danh
thắng “Dinh Thống Nhất – Vườn Tao Đàn – Hồ Con Rùa“ là cụm danh thắng
“Tòa nhà Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh – đường hoa Sài Gòn- Tòa
nhà cao tầng Bitesco – Bến Nhà Rồng” cũng là biểu tượng đặc biệt và
cũng tà điểm đến được ưa thích nhất tại thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra
còn nhiều danh thắng khác như Chùa Giác Lâm, bảo tàng Hồ Chí Minh (Bến
Nhà Rồng), Việt Nam Quốc Tự, Nam Thiên Nhất Trụ – Chùa Một Cột Miền Nam,
chùa Bát Bửu Phật Đài, chùa Hoằng Pháp, Đền tưởng niệm liệt sĩ Bến
Dược, Địa đạo Củ Chi, …
ANA BÀ CHÚA NGỌC Hoàng Kim A Na Bà Chúa Ngọc tại tháp Po Nagar, Nha Trang, có văn bia do cụ Phan Thanh Giản soạn ngày 20 tháng 5 năm Tự Đức thứ 9 (1857) , bản dịch của Quách Tấn, ông bà Lê Vinh tạc năm 1970. Tôi may mắn được ngưỡng vọng Hình tượng Mẹ tuyệt vời này trong tín ngưỡng Đạo Mẫu Việt Nam với văn hóa Việt Chăm. May thay gần đây tôi lại được tiếp cận với những công trình nghiên cứu lịch sử văn hóa của các tác giả Ngô Đức Thịnh 2009, Lê Đình Phụng 2015, Huỳnh Thiệu Phong 2016 và những người khác giúp soi thấu nhiều góc khuất để hiểu và viết bài A na Bà Chúa Ngọc, tích cũ viết lại. Tôi xin chép lại những cứ liệu “cảo thơm lần giở trước đèn” và mong nhận được thông tin góp ý bổ sung của các bậc cao minh với quý bạn đọc. Cám ơn các tác giả của những tài liệu trích dẫn dưới đây (HK).
Văn bia viết về Thiên Y A Na tại tháp Po Nagar, Nha Trang do cụ Phan Thanh Giản soạn ngày 20 tháng 5 năm Tự Đức thứ 9 (1857) – bản dịch của Quách Tấn – ông bà Lê Vinh tạc năm 1970 (Thiên Y A NA Wikipedia Tiếng Việt)
ĐẠO MẪU VIỆT NAM (tập 1 & tập 2) Ngô Đức Thịnh 2009 (NXB Tôn Giáo 2009) Sách Việt Dec 24, 2015
Bộ sách gồm 2 tập gần 1000 trang giấy khổ lớn này là công trình nghiên cứu qua nhiều năm của Giáo sư Tiến sĩ Ngô Đức Thịnh, thuộc Trung tâm Nghiên cứu và bảo tồn tín ngưỡng Việt Nam, bao gồm hầu hết những vấn đề liên quan đến tục thờ Mẫu ở Việt Nam từ xưa đến nay và trên khắp ba miền Nam, Trung, Bắc, tất nhiên là được trình bày dưới sự nhìn nhận và đánh giá của khoa học hiện đại.
Sách chia làm 6 phần. Phần thứ nhất trình bày những thành tựu nghiên cứu hiện nay về những vấn đề chung nhất đối với đạo Mẫu. Phần thứ hai, thứ ba và thứ tư tuần tự phân tích chi tiết về đạo Mẫu ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Phần thứ năm đánh giá chung về đạo Mẫu và các giá trị tích cực cũng như tiêu cực của nó. Cuối cùng, phần thứ sáu là phần sưu tầm các bản văn thơ, tư liệu bằng văn bản được lưu truyền trong đạo Mẫu.Link Download eBook có trong tuyển tập DVD Văn Hóa https://www.scribd.com/doc/239678283/Dao-Mau-Viet-Nam
Tác giả Lê Đình Phụng; Nhà Xuất bản Khoa học xã hội; Khổ sách 16 cm x 24 cm; Số lượng 302 trang; Năm 2015.
Văn hóa Champa là một nền văn hóa lớn, độc đáo, mang bản sắc riêng, có nhiều đóng góp quan trọng vào văn hóa dân tộc trong lịch sử và tỏa sáng đến ngày nay. Kế thừa từ văn hóa cội nguồn của tộc người và sự tiếp thu hội nhập từ văn minh Ấn Độ đưa lại, người Chăm đã xây dựng và phát triển tạo nên một nền văn hóa rực rỡ có mặt từ Nam đèo Ngang (tỉnh Quảng Bình) chạy dài theo dải đất miền Trung đến bờ Bắc sông Đồng Nai (tỉnh Bình Thuận), lan tỏa lên vùng cao nguyên đại ngàn hùng vĩ cùng hệ thống các đảo ven biển miền Trung.Lê Đình Phùng là một cán bộ nghiên cứu công tác tại Viện Khảo cổ. Ông được phân công nghiên cứu về khảo cổ học Champa. Sau hơn 30 năm nghiên cứu về nền văn hóa này, với lòng yêu nghề và niềm đam mê đã thôi thúc tác giả luôn tìm hiểu, tự đặt ra những câu hỏi và tự tìm kiếm câu trả lời. Cuốn sách “ Đối thoại với nền văn minh cổ Champa” như sự tự độc thoại với nền văn minh trong quá khứ. Tác giả không nêu các thành tựu nghiên cứu đã đạt được mà chỉ nêu những vấn đề còn chưa có lời giải thỏa đáng.
Tác phẩm gồm 4 nội dung chính:
Phần I: Đối thoại với chủ nhân nền văn hóa Champa – Người Chăm Phần II : Đối thoại với lịch sử Champa Phần III : Đối với tín ngưỡng và tôn giáo Champa Phần IV : Đối thoại với di sản vật chất Champa
Thư viện Bảo tàng Lịch sử quốc gia (số 25 Tông Đản – Hoàn Kiếm – Hà Nội) xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!
Dân tộc Chăm – một trong số 54 dân tộc anh em đang sinh sống trên lãnh thổ dân tộc Việt Nam đã từng có một thời kỳ huy hoàng trong lịch sử dân tộc. Ngày nay, mặc dù Vương quốc Chăm Pa đã không còn nữa, người Chăm hiện diện với tư cách là một tộc người bộ phận trong đại gia đình các dân tộc anh em của Việt Nam; song, những giá trị cả về lịch sử lẫn văn hóa mà Vương quốc Chăm nói chung, con người Chăm nói riêng để lại vẫn còn nguyên vẹn. Có những giá trị đã được phơi bày trước ánh sáng khoa học; nhưng đồng thời cũng có những giá trị vẫn còn là một dấu chấm hỏi đặt ra để thử thách giới khoa học.
Một quá trình hỗn cư vì điều kiện lịch sử quy định đã cho phép quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa diễn ra giữa hai nền văn hóa Việt – Chăm. Giới nghiên cứu trong nước đã có những công trình khoa học nghiên cứu nghiêm túc và có giá trị về sự giao lưu và tiếp biến văn hóa giữa hai nền văn hóa này.
Trong quá trình học tập, sự tìm hiểu về văn hóa Chăm là cần thiết và thường xuyên đối với bản thân tác giả. Điều kiện của tác giả hiện nay tốt hơn những bậc tiên bối đi trước, vì tôi có được sự kế thừa những thành quả nghiên cứu của họ. Tiếp nối những thành quả đó, bài viết này mang tính kế thừa là chủ yếu. Tôi tập trung làm rõ diễn trình “biến hóa” của Mẹ Nữ thần Xứ sở Yang Po Inâ Nâgar để trở thành Thiên Yana Diễn Ngọc Phi thông qua việc tập trung giải quyết 3 câu hỏi: Hình tượng Mẹ Xứ sở trong tâm thức người Chăm là như thế nào? – Cơ sở biến đổi từ Mẹ Xứ sở sang Nữ thần Thiên Yana là gì? – Dấu ấn của sự giao thoa đó được biểu hiện trên những bình diện nào?
Với 3 vấn đề đó, cá nhân tôi nghĩ cũng là tạm đủ trong khuôn khổ một bài viết mang tính kế thừa như vậy. Hi vọng sẽ là hữu ích cho người đọc.
*
Vương quốc Chăm Pa trong lịch sử là vương quốc được hình thành từ sự hợp nhất của bộ tộc Cau và bộ tộc Dừa. Sự hình thành của Vương quốc Chăm được đánh mốc từ năm 192, sau khi Khu Liên (Kurung) nổi lên chống lại phong kiến nhà Đông Hán và thành lập Vương quốc Lâm Ấp – tiền thân của Chăm Pa. Với việc hình thành nhà nước từ sớm, trải qua quá trình phát triển lâu dài, người Chăm có đời sống văn hóa rất phát triển, đặc biệt là đời sống tinh thần. Trong đó, vì nằm trên địa bàn thuận lợi về giao thông biển cho nên “… từ văn hóa Sa Huỳnh, cư dân nơi đây đã có mối liên hệ giao lưu trao đổi với văn hóa Ấn Độ…” [6: 147]. Cho đến hiện nay, về cơ bản thì các nhà nghiên cứu tạm chia người Chăm ra làm 4 nhóm: Chăm Ahier – Chăm Awal – Chăm Islam – Chăm H’roi. Sự phân chia này được đề xuất dựa trên cơ sở tôn giáo. Tôi không có tham vọng làm rõ việc phân chia đó là hợp lý hay chưa trong bài viết này.
Tôn giáo và tín ngưỡng là hai nội hàm khái niệm hoàn toàn khác biệt nhau. Nếu tôn giáo là một tổ chức có hệ thống phân chia rõ ràng thì tín ngưỡng chỉ dừng lại ở mức là một niềm tin vào một lực lượng siêu nhiên nào đó, chưa có một hệ thống rõ ràng để lý giải và chúng chủ yếu lưu truyền trong dân gian. Cũng như người Việt, bên cạnh việc ảnh hưởng từ yếu tố tôn giáo (có thể là nội sinh hoặc ngoại nhập), người Chăm cũng có tín ngưỡng bản địa của riêng mình. Một trong số đó là tín ngưỡng thờ Mẹ. Điều này được thể hiện qua hình tượng Yang Po Inâ Nâgar – vị Mẫu thần mà người Chăm tôn thờ và gọi bà là Mẹ Nữ thần Xứ sở. Việc “lựa chọn” này của người Chăm đã trùng với sự “lựa chọn” của người Việt để rồi sau này, khi điều kiện lịch sử chi phối thì hình tượng Thiên Yana Diễn Ngọc Phi đã ra đời như một sự khẳng định cho dấu ấn giao thoa hai nền văn hóa Việt – Chăm.
Trong phân tích về nguồn gốc chế độ Mẫu hệ của người Chăm, Phú Văn Hẳn đã căn cứ đến 4 yếu tố mà theo ông, chính đó là nguyên nhân lý giải cho việc người Chăm theo Mẫu hệ. Bốn yếu tố đó bao gồm: Nguồn gốc lịch sử, chính trị – kinh tế, nguồn gốc nhân chủng – yếu tố tình cảm [1: 34]. Trong đó, cá nhân tác giả bài viết đặc biệt quan tâm đến nguyên nhân thứ nhất là nguồn gốc lịch sừ; “Về nguồn gốc lịch sử, theo truyền thuyết, dân tộc Champa tôn xưng Nữ thần Po Inâ Nâgar là “Thần mẹ của xứ sở”, người đã khai sáng ra giang sơn gấm vóc của dân tộc Champa… Phải chăng vì nhân vật đầu tiên khai sáng ra non sông Champa là một nữ thần nên dân tộc Champa từ trong quá khứ của cội nguồn?” [1: 34]. Giả định này của Phú Văn Hẳn có lẽ còn cần phải xem xét lại về độ tin cậy. Tuy nhiên, việc đặt giả định như vậy cũng cho thấy ảnh hưởng của nữ thần Yang Po Inâ Nâgar trong tâm thức người Chăm là lớn đến nhường nào.
Về nguồn gốc của vị nữ thần này, căn cứ vào các nguồn tư liệu, Ngô Đức Thịnh đã phân thành hai nhánh truyền thuyết: Một mang tính vũ trụ luận tôn giáo, một mang tính dân gian phi tôn giáo. Sau đây, xin được trích dẫn hai dị bản mang tính vũ trụ luận tôn giáo về truyền thuyết của Bà.
“… Bà là vị thần từ cõi trời xuống trần gian, Bà có 97 người chồng, 36 người con tượng trưng cho 37 màu máu, 37 màu máu biến thành 37 giống cây trồng, vật nuôi và các tục lệ cúng thần khác. Thân thể bà đồng nhất và tượng trưng cho các phần khác nhau của vũ trụ: Thân của bà chính là bầu trời, đầu của bà chính là mũ đội của các vị vua, của các sư cả Bàlamôn, cánh tay của bà tượng trưng cho Sao Cày, đôi chân bà là sao Bắc Đẩu, răng của bà rìu đá của thần Sấm Sét, …” [7: 203, 204]. Một dị bản khác thì cho rằng: “Theo người Chàm, nữ thần Pô Nagar với tên gọi đầy đủ là Pô Yang Ino Nagara được sinh ra từ mây trời và từ bọt biển, nữ thần đã hiện thân dưới hình dáng một khúc gỗ kỳ nam nổi trên mặt biển. Bà có 97 người chồng, trong đó Po Yang Amô là người yêu có nhiều mãnh lực nhứt, và bà đã sinh 38 người con gái, đều cũng đã trở thành nữ thần như mẹ. Bà đã tạo sinh ra đất đai, cây kỳ nam và lúa gạo, không khí chung quanh bà đượm mùi thơm của lúa và chính bà đã đem sinh khí cho cây sung thần” [3: 225, 226].Như vậy, hai truyền thuyết về vị nữ thần này dù có sự khác nhau đôi chút về phương diện mô tả, song tất cả đều hướng đến một mục đích là khẳng định vai trò to lớn của Yang Po Inâ Nâgar trong việc lập quốc.
Hiện nay, tại một số di tích đền tháp Chăm còn sót lại, ngoài các vị thần “ngoại lai” được du nhập vào tôn giáo của người Chăm từ việc tiếp nhận Bàlamôn giáo, Yang Po Inâ Nâgar vẫn là vị nữ thần được tôn thờ nhiều nhất trong các đền tháp. Những di tích đền tháp này tập trung chủ yếu ở khu vực Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên [7: 209]. Trong những di tích đó, đáng kể nhất là tại Nha Trang với quần thể di tích Tháp Bà. Một điểm khá thú vị mà Ngô Đức Thịnh đã rút ra được trong công trình Đạo Mẫu Việt Nam (tập 1) chính là: “… các di tích thờ Pô Inư Nưgar từ Nha Trang trở ra đến Huế đã bị Việt hóa, thành nơi thờ phụng các nữ thần mang danh thần Việt, như Thiên Yana, Bà Chúa Ngọc…” [7: 209]. Đến đây, một vị nữ thần khác là Thiên Yana đã xuất hiện và có thể xem đây là dấu ấn to lớn nhất trong quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa Việt – Chăm. Sự giao thoa này cần phải được xem xét trước tiên ở góc độ lịch sử.
“Hoành Sơn, một dãy núi ngang, ở vào 10 thế kỷ trước, nó chẳng những là ranh giới giữa hai nước Đại Việt và Chiêm Thành mà còn là ranh giới giao tiếp của hai nền văn hóa lớn của nhân loại: phía Bắc là vùng ảnh hưởng của văn hóa chữ Hán, phía nam chịu ành hưởng của văn hóa Ấn Độ giáo” [3: 225]. Tuy nhiên, những biến thiên của lịch sử đã biến vị thế của ngọn núi ấy, tưởng chừng như là rào cản lớn lao, trở nên vô nghĩa. Sự mở rộng lãnh thổ của Đại Việt và thu hẹp lãnh thổ của vương quốc Chăm về phương Nam đã tạo nên một hình tượng mới trong văn hóa tín ngưỡng dân gian của người Việt. Và, Thiên Yana “ra đời” như một điều tất yếu. Quá trình đi về phương Nam của người Việt đã đồng hành với quá trình Nho giáo hóa ở vùng đất mới; tuy nhiên, vốn là vùng đất từng tồn tại một nền văn hóa rực rỡ, không đơn giản cho những người chủ mới (người Việt)biến đổi tính bản địa của văn hóa khu vực này một cách nhanh chóng mà ngược lại, “… người Việt đã tiếp xúc với việc thờ cúng nguyên mẫu các thần Chăm, trong đó có thần Pô Yang Ino Nagar”[3: 230].
Thiên Yana là ai ? Nói như Ngô Văn Doanh, Bà là một nữ thần bản địa của người Chăm đã được Việt hóa, là một Thượng đẳng thần và được người dân địa phương tôn kính thờ phụng [5: 272]. Đây có lẽ là câu trả lời ngắn gọn nhất nhưng chưa phải là rõ ràng nhất, nhất là trong việc ta muốn làm rõ tính hỗn dung văn hóa Việt – Chăm. Hiện nay, đa phần các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng hình tượng Thiên Yana và Yang Po Inâ Nâgar chính là một chỉnh thể duy nhất, song là hai vị nữ thần của hai dân tộc khác nhau. Cơ sở của sự tiếp nhận hình tượng Yang Po Inâ Nâgar của người Chăm thành nữ thần Thiên Yana theo tôi bắt nguồn từ hai nguyên nhân chính: (1) Sự trùng hợp về việc tôn trọng vai trò người phụ nữ trong văn hóa truyền thống – (2) Sự hỗn cư của hai tộc người Việt – Chăm trong lịch sử.
Việt Nam vốn là quốc gia nông nghiệp, vai trò người phụ nữ luôn được đề cao. Sự ảnh hưởng của Nho giáo sau này mới làm cho vai trò và vị trí của người phụ nữ bị giảm sút. Trong khi đó, như đã đề cập, người phụ nữ trong văn hóa Chăm vốn dĩ đã trở nên vĩ đại với việc họ tôn sùng người khai sinh ra dân tộc là một vị nữ thần – Nữ thần Yang Po Inâ Nâgar.
Sự hỗn cư của hai tộc người Việt – Chăm trong lịch sử đã tạo ra bước ngoặc trong việc giao lưu và tiếp biến văn hóa.“… Lâu nay, khi nói về quá trình Nam tiến đó, thì nhiều người nghĩ đơn giản là cứ mỗi lần mở rộng phạm vi lãnh thổ quốc gia Đại Việt, người Việt tiến sâu về phương nam thì người Chăm càng co dần rút về tụ cư ở vùng đất Ninh Thuận Bình Thuận ngày nay. Thực ra không hoàn toàn là như vậy, mà cơ bản người Chăm vẫn bám trụ đất cũ, cùng cộng cư với người Việt mới tới và diễn ra quá trình người Chăm đồng hóa người Việt…” [7: 227].
Còn một nguyên nhân phụ khác, theo tôi cũng nên đề cập mặc dù nó không phải là nguyên nhân chính. Đó chính là việc tiếp nhận hình tượng Yang Po Inâ Nâgar lúc ban đầu của người Việt chính là biểu hiện của việc tôn trọng tổ tiên của vùng đất này trước đây. Hai nguyên nhân chính và một nguyên nhân phụ chính là tiền đề cho việc hình thành hình tượng “Thiên Yana Diễn Ngọc Phi”.
Danh xưng đầy đủ của vị nữ thần này là “Thiên Yana Diễn Ngọc Phi”. Trong việc phân tích danh xưng đầy đủ của vị nữ thần người Việt này, Nguyễn Hữu Hiếu đã có những kiến giải rất hợp lý. Thiên Yana là sự Việt hóa từ khái niệm Devayana, trong đó Thiên = Yang = Deva = Trời; Yana = phần còn lại của Devayana. “Diễn Ngọc Phi” hay “Diễn Phi Chúa Ngọc” phản ánh sự kiện vào năm 1797, Tổng trấn Nguyễn Văn Thành cho xây dựng đền thờ Bà Chúa Ngọc trên núi Diễn (Khánh Hòa) để mong vùng đất này không bị cọp quấy nhiễu [3]. Như vậy, ngay trong danh xưng của hai vị nữ thần này ta đã thấy có sự trùng hợp về mặt ngôn ngữ.
Sự tiếp nhận hình tượng Yang Po Inâ Nâgar của người Chăm và đưa vào hệ thống điện thờ của người Việt đã vấp phải những rào cản nhất định. Thực chất hiện nay, ở mỗi địa phương khác nhau, hình tượng Thiên Yana đã có sự biến đổi tương đối. Sự biến đổi ở đây có thể là biến đổi về danh xưng (Thiên Yana – Bà Chúa Ngọc – Bà Bô Bô – Bà Thu Bồn – Bà Mẹ Đất) hoặc có thể là biến đổi về chức năng thờ cúng (có thể Bà là Mẹ Đất, Mẹ Sông, …) [6, 7]. Theo tôi, đặc điểm này được quy định bởi yếu tố địa – văn hóa. Bởi vì, ở một số địa phương, Thiên Yana được thờ phụng cạnh một số dòng sông và khi đó, danh xưng lẫn chức năng của vị nữ thần này cũng đồng thời bị biến đổi. Mặt khác, ở địa phương không có sông suối, bà lại trở lại thành Bà Chúa Ngọc hay Thiên Yana.
Dấu ấn của sự giao thoa văn hóa được thể hiện rõ nét nhất chính là tại quần thể di tích Tháp Bà ở Nha Trang. Ai trong chúng ta cũng đều biết, đây vốn là một công trình đền tháp của người Chăm xây dựng nhằm tôn thờ Mẹ Nữ thần Xứ sở của họ. Tuy nhiên, hiện nay, tại đây lại để cụm chữ “Tháp – Thiên – Y – Thánh – Mẫu” và có vẻ như đã phủ nhận hoàn toàn hình tượng Yang Po Inâ Nâgar (?).Và một thực tế là du khách khi đến tham quan tại quần thể di tích Tháp Bà hiện nay quan sát đều có thể thấy, cộng đồng người Chăm tại khu vực này còn tập trung rất ít, các nghi lễ thờ cúng do người Việt phụ trách là đa số.
Nói tóm lại, có thể xem thờ Mẫu là một điểm chung giữa hai nền văn hóa Việt – Chăm: “… sự hỗn cư giữa người Chăm và người Việt, thì tín ngưỡng thờ Mẹ [của người Chăm – HTP] vẫn được duy trì bảo lưu và có sự gia nhập của người Việt, mang trong tinh thần Việt tục thờ Mẫu hội nhập với tục thờ Mẹ của người Chăm…” [6: 146]. Vì điều kiện lịch sử, giữa hai nền văn hóa này đã diễn ra sự chung đụng, quá trình tiếp biến văn hóa đã diễn ra như một quy luật tất yếu như nhận định của Nguyễn Thừa Hỷ “Trên thế giới, các nền văn hóa không đứng cô lập và bất biến” [4: 12]. Ta có quyền tự hào về hình tượng Thiên Yana – một sản phẩm minh chứng rõ nét cho quá trình giao lưu văn hóa Việt – Chăm trong dòng chảy lịch sử văn hóa dân tộc./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]: Chi hội Dân tộc Chăm (2014), Những vấn đề văn hóa – xã hội người Chăm ngày nay, NXB Trẻ. [2]: Ngô Văn Doanh (2006), Lễ hội Chuyển mùa của người Chăm, NXB Trẻ. [3]: Nguyễn Hữu Hiếu (2010), Diễn trình văn hóa vùng đồng bằng sông Cửu Long, NXB Thời đại. [4]: Nguyễn Thừa Hỷ (2012), Văn hóa Việt Nam truyền thống một góc nhìn, NXB Thông tin và Truyền thông. [5]: Nhiều tác giả (2013), Văn hóa một số vùng miền ở Việt Nam, NXB Thời đại. [6]: Lê Đình Phụng (2015), Đối thoại với nền văn minh cổ Chămpa, NXB Khoa học Xã hội. [7]: Ngô Đức Thịnh (2009), Đạo Mẫu Việt Nam – tập 1, NXB Tôn giáo.
Crop diversification in Vietnam Nguyen Van Luat, Professor and Senior Scientist, Cuulong Delta Rice Research Institute, Omon, Cantho, Vietnam
Cultivated and growing area under rice amounts to 4.2 and 7.6 million hectares, which occupies 54 percent and 68 percent of the national crop area, respectively. It is necessary to reduce the area under rice for crop diversification in order to enable farmers to get higher incomes and practice sustainable agriculture. Two main directions should be applied to enhance crop diversification: a) to increase the trade value of crop products by growing more profitable crops and adding value through processing; and b) to educate farmers of the 13 million households in Viet Nam in improving their dietary habits by consuming non-rice food crops rich in protein, oil, vitamins and minerals.
Đa dạng hóa cây trồng ở Việt Nam Nguyễn Văn Luật Giáo sư và nhà khoa học cao cấp, Viện nghiên cứu lúa gạo Đồng bằng Sông Cửu Long, Ô Môn, Cần Thơ, Việt Nam
“Diện tích trồng trọt và trồng lúa lên tới 4.2 và 7.6 triệu ha, chiếm lần lượt 54% và 68% diện tích cây trồng quốc gia. Cần giảm diện tích trồng lúa để đa dạng hóa cây trồng nhằm tạo điều kiện cho nông dân có thu nhập cao hơn và thực hành nông nghiệp bền vững. Hai hướng chính cần được áp dụng để tăng cường đa dạng hóa cây trồng: a) tăng giá trị thương mại của các sản phẩm trồng trọt bằng cách trồng các loại cây có lợi hơn và tăng giá trị thông qua chế biến; và b) để giáo dục nông dân của 13 triệu hộ gia đình ở Việt Nam cải thiện thói quen ăn uống của họ bằng cách tiêu thụ các loại cây lương thực không phải là gạo giàu protein, dầu, vitamin và khoáng chất”. xem tiếp : https://foodcrops.blogspot.com/2009/07/crop-diversification-in-vietnam.html
SẮN VÀ VIỆT NAM: BÂY GIỜ VÀ SAU ĐÓ Kazuo Kawano (Hoàng Kim trích dịch và giới thiệu)
Cassava
and Vietnam: Now and Then là chủ đề bộ phim cùng tên của hãng phim
NHK Nhật Bản công chiếu năm 2009/ 2012. Giáo sư tiến sĩ Kazuo Kawano đã
đúc kết một phóng sự ảnh. Giáo sư tiến sĩ Kazuo Kawano là người bạn
lớn của nông dân trồng sắn Thế giới, châu Á và Việt Nam, người đã đóng
góp nhiều công sức với thực tiễn sản xuất sắn Việt Nam, biên soạn 11
sách, 157 bài báo khoa học và đoạt nhiều giải thưởng lớn quốc tế, trong
đó có huy chương hữu nghị của chính phủ Việt Nam năm 1997. Gíao sư
Kazuo Kawano là chuyên gia chọn giống sắn rất nổi tiếng. Hình ảnh trích
dẫn dưới đây về giống sắn KM419 phổ biến trong sản xuất ở Tây Ninh
năm 2009 và các giống sắn tốt khảo nghiệm năm đó trên đồng ruộng . Câu
chuyện sắn của giáo sư Kazuo Kawano là góc nhìn về sự bảo tồn và phát
triển.sắn Việt Nam.
Cassava and Vietnam: Now and Then
(キャッサバとベトナム-今昔物語)
Kazuo Kawano
I visited Vietnam for a week this last December, where a team of NHK
video-taped for a documentary of the changes caused by the new cassava
varieties I introduced 20 years ago in the lives of small framers, the
enhanced activities of industrial and business communities and the
development of research organizations. It was a most interesting,
amusing and rewarding visit where I reunited with a multitude of former
small farmers who are more than willing to show me how their living had
been improved because of KM-60 and KM-94 (both CIAT-induced varieties) ,
many “entrepreneurs” who started from a village starch factory, and
several former colleagues who became Professor, Vice Rector of
Universities, Directors of research centers and so on. Vietnam can be
regarded as a country who accomplished the most visible and visual
progress most rapidly and efficiently utilizing CIAT-induced technology.
For my own record as well as for responding to the requests from my
Vietnamese colleagues, I decided to record the changes and progress that
had taken place in Vietnam in general and in cassava varietal
development in particular in a series of picture stories. This is the
first of long stories that would follow.
KK and Kim in Tay Ninh at KM 419 field in Dec 2009. KM-94 is still
the best for mono-culture cassava in Tay Ninh, Mr. Thanh agrees. But he
is planting KM98-5 (tai xanh) and KM419 (tai do) extensively in his
field, probably because being a new variety, KM98-5 and KM419 still
offers good opportunities for planting stake sale. Kazuo Kawano và
Hoàng Kim trên cánh đồng KM419 tháng 12 năm 2009. KM-94 vẫn là tốt nhất
cho sắn trồng thuần ở Tây Ninh, ông Thanh đồng ý. Nhưng anh ấy đang
trồng rộng rãi KM98-5 (tai xanh) và KM419 (tai do) trong cánh đồng của
mình, có lẽ vì là giống mới, KM98-5 và KM419 vẫn mang lại cơ hội tốt để
trồng bán cây giống. Giáo sư Kazuo Kawano kể lại.
Bạn tốt khó tìm, khó bỏ lại, và không thể quên lãng (Good friends are hard to find, harder to leave, and impossible to forget). Sắn Việt Nam là chuyện nhiều năm còn kể. Câu chuyện của họ là câu chuyện đời thực của gia đình sắn Việt Nam. Xem tiếp (See more) https://hoangkimlong.wordpress.com/category/san-viet-nam-hom-nay-va-ngay-mai/
SỰ KIỆN LÀM VIỆC VỚI NÔNG DÂN giáo sư Kazuo Kawano đã kể qua phóng sự ảnh “Cassava and Vietnam: Now and Then“:
“Một điều nổi bật trong sự hợp tác của chúng tôi với các đồng nghiệp
Việt Nam là sự sẵn sàng cấp bách của họ để làm việc chặt chẽ với nông
dân. Điều này trái ngược với trải nghiệm Mỹ Latinh của tôi. Cánh đồng
sắn gần Hà Nội, vào khoảng năm 1995. Loan, một người vợ nông trại, KK
(Kazuo Kawano) và Hộ. Nghe từ nông dân ở Hà Tây năm 1996. KK và ông
Chiến, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Cây Có Củ, VASI. Loan điều
hành một cuộc họp sắn ở Hà Tây vào năm 1996. Ngoan chủ trì một cuộc họp
thôn ở Phổ Yên năm 1996. Thu hoạch thử nghiệm sắn trên thực địa ở Bắc
Thái năm 1996; một hỗn hợp kỳ lạ của Ngoan (có lẽ đã là Giáo sư), sinh
viên, nông dân,một bà già và một em bé. Đoàn tụ tại nhà ông Kiên ở Phổ
Yên 13 năm sau đó”
READINESS FOR WORKING WITH FARMERS. Kazuo Kawano.One thing
outstanding in our collaboration with the Vietnamese colleagues is
their acute readiness for working closely with farmers. This is in good
contrast to my Latin American experience. Cassava field near Hanoi,
circa 1995. Loan, a farm wife, KK and Ho.Hearing from farmers in Hatay
in 1996. KK and Mr. Chien, Deputy Director of Root Crop Research
Center, VASI. Loan leading a town meeting in Hatay in 1996. Ngoan
presiding a village meeting in Pho Yen in 1996. Harvest of a field
trial in Bac Thai in 1996; a curious mixture of Ngoan (Professor to
be), students, farmers, an old woman and a baby. Reunion at Mr. Kien’s
house in Pho Yen 13 years later.. In Cassava Now and Then by Kazuo
Kawano)
Danh sách “100 bài thơ Việt Nam hay nhất thế kỷ 20” là kết quả cuộc thi “Chọn những bài thơ Việt Nam hay nhất thế kỷ 20” do Trung tâm văn hóa doanh nhân và Nhà xuất bản Giáo Dục phối hợp tổ chức Nhà Xuất bản Giáo Dục in thành sách và phát hành rộng rãi. nhiều năm qua vẫn làm háo hức những người yêu thơ Việt chọn đọc lại. Danh sách “100 bài thơ Việt Nam hay nhất thế kỷ 20,” ngoài “Nguyên tiêu”, 99 bài còn lại được sắp xếp theo tên tác giả dựa vào bảng chữ cái. Trang Thi Viện của tiến sĩ Đào Trung Kiên sáng lập lưu trữ và giới thiệu:
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên.
Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.
Dịch nghĩa
Đêm nay, rằm tháng giêng, trăng vừa tròn,
Nước sông xuân tiếp liền với màu trời xuân.
Giữa nơi khói sóng thăm thẳm, bàn bạc việc quân,
Nửa đêm trở về, thuyền chở đầy ánh trăng.
Tháng 2 năm 1948.
Nguồn:
1. Hồ Chí Minh – Thơ, NXB Văn học, Hà Nội, 1975
2. Hồ Chí Minh toàn tập (tập 5), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000
RẰM THÁNG GIÊNG Hồ Chí Minh
Rằm xuân lồng lộng trăng soi,
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.
Giữa dòng bàn bạc việc quân,
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.
Chủ tịch Hồ Chí Minh có lời đùa với bộ trưởng nhà thơ Xuân Thủy: “Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên” có ba chữ xuân, sao lại dịch chỉ có hai chữ xuân“Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân” ?
Báo Tuổi trẻ đã đăng tải tin này với ý kiến của Nhà văn Lê Lựu, Giám đốc Trung tâm Văn hóa Doanh nhân, cho biết: “Chúng tôi nhận được rất nhiều bài viết công phu, thể hiện tình yêu và thái độ trân trọng với thơ ca. Có những độc giả viết đến hàng chục trang bình chọn và đưa ra nhiều lý lẽ bảo vệ cho sự lựa chọn của mình“ đại ý như trên. “100 bài thơ chia đều cho 100 tác giả, không một ai được vinh dự góp mặt với hơn một sáng tác. Hiện tượng này khiến không ít độc giả ngậm ngùi tiếc nuối khi Xuân Diệu có Nguyệt cầm nhưng không có Đây mùa thu tới hay Vội vàng… Hoàng Cầm có Bên kia sông Đuống nhưng không có Lá diêu bông… Nguyễn Duy có Đò lèn nhưng lại vắng Tre Việt Nam hay Hơi ấm ổ rơm… Ngoài ra sự vắng mặt của nhiều bài thơ nổi tiếng trong danh sách này không khỏi khiến người yêu thơ phải nuối tiếc. Phong trào Thơ Mới góp mặt trong danh sách với số lượng tác giả, tác phẩm lớn nhất. Tiếp đó là những sáng tác có ảnh hưởng sâu nặng đến suy nghĩ và hành động của bao thế hệ độc giả qua hai cuộc kháng chiến chống Mỹ và chống Pháp.
TRUYÊN GEORGE WASHINGTON Hoàng Kim George Washington sinh ngày 22 tháng 2 năm 1732, được Cử tri đoàn Hoa Kỳ nhất trí bầu làm tổng thống đầu tiên của nước Mỹ ngày 4 tháng 2 năm 1789, mất ngày 14 tháng 12 năm 1799. Ông hiện được biết như vị cha già của nước Mỹ. Các học giả lịch sử luôn xếp George Washington là một trong số hai hoặc ba vị tổng thống vĩ đại nhất. Bức tranh George Washington là kiệt tác nổi tiếng của danh họa Emanuel Leutze (1816–1868) trong Viện bảo tàng mỹ thuật Metropolitan tại thành phố New York đã mô tả hình ảnh ông dẫn dắt mọi người vượt trở ngại đi tới phía trước. Tên của George Washington được đặt cho thủ đô Washington D.C được thành lập vào ngày 16 tháng 7 năm 1790 với tên chính thức ban đầu là Đặc khu Columbia (District of Columbia), Biểu tượng Washington D.C. là Museums, đó là niềm tự hào của nước Mỹ.
George Washingtonlà biểu tượng của nước Mỹ
George Washington là nhà
lãnh đạo chính trị và quân sự có ảnh hưởng lớn đối với quốc gia non trẻ
Hoa Kỳ từ năm 1775 đến năm 1799 lúc đó là vùng đất mới, thực dân Anh
Pháp với nhiều nước khác đang tìm đến tranh giành đất đai, tài nguyên.
Người bản xứ đang co dần, miền Tây nước Mỹ hoang vu, nghèo nàn mới được
khai phá. George Washington
với tư cách là tổng tư lệnh Lục quân Lục địa năm 1775 -1783 đã lãnh đạo
người Mỹ chiến thắng Vương quốc Anh trong cuộc Chiến tranh Cách mạng
Mỹ, và ông cũng đã trông coi việc viết ra Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787.
Quốc hội nhất trí chọn lựa George Washington làm tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ (1789–1797).
George Washington có nhân cách cá nhân, tư tưởng tầm nhìn và tác phong lãnh đạo đặc biệt ưu tú. “Người
đầu tiên trong chiến tranh, người đầu tiên trong hòa bình, và người đầu
tiên nằm trong lòng dân tộc, ông là người có một không hai về đức tính
khiêm nhường và trải qua những đoạn đời riêng tư. Lễ nghĩa, công bình,
nhân đạo, ôn hòa, và thành thật; trước sau như một, trang nghiêm và uy
nghi; mẫu người của ông như đang soi sáng cho tất cả những người quanh
ông cũng như những hiệu ứng của mẫu hình này vẫn đang trường tồn… Xuyên
suốt chúng, cái xấu rung động trước sự hiện diện của ông và cái đẹp luôn
cảm thấy có bàn tay giúp đỡ của ông. Đức tính cá nhân thanh khiết của
ông đã thắp sáng đức độ phục vụ công chúng của ông… Ông là một người đàn
ông như thế, người đàn ông mà quốc gia chúng ta đang thương tiếc“. Henry Lee, một người bạn chiến đấu cùng thời, đã đúc kết về phẩm chất cá nhân của Washington như vậy..
George Washington là vị tướng kiệt xuất trong chiến tranh, gần đây năm 1976 được nước Mỹ vinh thăng là Đại thống tướng, nhà lãnh đạo cách mạng thành công đầu tiên trong lịch sử thế giới chống lại một đế quốc thuộc địa. Washington đã trở thành biểu tượng toàn cầu cho phong trào yêu nước, giành độc lập và giải phóng dân tộc. Hình tượng Washington đặc biệt được ngưỡng mộ tại Pháp và châu Mỹ Latin.
Bản tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ, tuyên bố vào 4 tháng 7 năm 1776, là
văn bản chính trị tuyên bố ly khai khỏi Anh của 13 thuộc địa Bắc Mỹ, dẫu
tác giả là Thomas Jefferson là tổng thống thứ 3 của Hợp chúng quốc Hoa
Kỳ, người sáng lập ra Đảng Dân chủ-Cộng hòa Hoa Kỳ và là một trong những
người theo chủ nghĩa tự do nhiệt thành lớn nhất thời cận đại, một chính
khách thiên tài khác của nước Mỹ, mà sau này những người theo chủ nghĩa
Thomas Jefferson trong nhiều năm trời vẫn tiếp tục không tin vào ảnh
hưởng của Washington và cố tìm cách trì hoãn xây dựng tượng đài
Washington, nhưng hình tượng của George Washington vẫn ngời sáng trong lòng dân như là người tiên phong khai sáng, vị cha già của nước Mỹ.
George Washington có tầm nhìn xa rộng về phương cách tổ chức một quốc gia hùng mạnh và vĩ đại, xây dựng trên nền tảng cộng hòa, biết yêu thương kính trọng con người, chăm lo đời sống nhân dân, sử dụng triệt để sức mạnh của toàn liên bang để cải thiện cơ sở hạ tầng, mở rộng lãnh thổ phía tây, lập trường đại học quốc gia, khuyến khích chấn hưng thương mại, xây dựng thành phố thủ đô (sau này được gọi là Washington, D.C.), giảm thiểu sự phân hóa giàu nghèo giữa các vùng, vinh danh tinh thần yêu nước, xóa bỏ tính cục bộ địa phương.Ảnh hưởng của ông với công chúng là tượng đài Washington sừng sững trong lòng dân.
Phong cách lãnh đạo chuẩn mực của ông là đặt việc công lên trên hết, “khiêm nhường, lễ nghĩa, công bình, nhân đạo, ôn hòa, và thành thật; trước sau như một, trang nghiêm và uy nghi”, không thu vén cá nhân, không tạo nên đặc quyền đặc lợi, xây dựng thể thức cộng hòa, chăm lo xây dựng định chế dân sự rất được lòng dân. Không phải bằng lời nói mà bằng việc làm, định chế tổ chức thực tiễn, George Washington đã ảnh hưởng đặc biệt sâu sắc đến hình thức, lễ nghi của chính quyền Mỹ không những của thời đó mà còn được sử dụng từ đó cho đến ngày nay. Thí dụ như cách tổ chức hệ thống nội các, các buổi đọc diễn văn nhậm chức, thông điệp liên bang đã trở thành nền nếp quốc gia . George Washington với tư cách là tổng thống đã xây dựng một chính quyền quốc gia mạnh mẽ giàu tài chính, tránh khỏi chiến tranh, dập tắt nổi loạn, chiếm được sự đồng thuận của tất cả người Mỹ, làm thay đổi quan niệm của những lực lượng đối lập.
George Washington cuộc đời và sự nghiệp
George Washington sinh ngày 22 tháng 2 năm 1732 tại trang trại Pope’s Creek gần nơi nay là Colonial Beach, Quận Westmoreland, Virginia. Ông là con trai đầu của Augustine Washington (1694–1743) và người vợ thứ hai Mary Ball Washington (1708–1789). Ông cố của ông là John Washington di cư từ Anh đến Virginia năm 1657. Một số tài liệu cho rằng George Washington và Nữ hoàng Anh Elizabeth II có chung tổ tiên. Cha của ông, Augustine là một nhà trồng thuốc lá có sở hữu người nô lệ và sau này có thử thời vận với nghề khai thác quặng sắt. Gia đình ông thuộc thành phần trung lưu tại Virginia..
Ông có bốn anh chị em ruột là Samuel, Elizabeth, John Augustine và
Charles và có hai người anh cùng cha khác mẹ Lawrence và Augustine, là
con của cha ông với bà vợ cả Jane Butler Washington. Ba anh chị em khác
đã mất trước khi trưởng thành: em gái ruột Mildred chết lúc một tuổi,
người anh trai khác mẹ mất khi còn sơ sinh và người chị khác mẹ Jane
chết lúc 12 tuổi khi George hai tuổi. Lúc Washington 11 tuổi thì cha
mất. Người anh khác mẹ của Washington là Lawrence sau đó trở thành người
thay cha và cũng là mẫu người Washington noi gương. William Fairfax là
cha vợ của Lawrence và là người anh em họ với địa chủ lớn nhất Virginia,
Thomas Fairfax cũng có ảnh hưởng lớn đối với ông. Washington dành nhiều
thời gian lúc còn bé ở nông trại Ferry trong Quận Stafford gần
Fredericksburg. Lawrence Washington thừa hưởng gia sản khác của cha, đó
là một đồn điền nằm trên bờ sông Potomac mà sau này ông đặt tên là Mount
Vernon. Washington thừa hưởng nông trại Ferry ngay khi cha ông qua đời,
và dần sau đó nhận thừa kế Mount Vernon sau khi Lawrence qua đời.
George Washington do cha mất sớm nên không có được cơ hội du học
trường Appleby ở Anh như các người anh trai. Ông học trường làng tại
Fredericksburg cho đến tuổi 15 và mong muốn vào Hải quân Hoàng gia
nhưng mẹ không cho vì cho là rất khó cho ông. Washington lúc 17 tuổi năm
1749 may mắn trở thành thanh tra quận Culpeper nhờ mối liên hệ của
người anh trai cùng cha khác mẹ Lawrence với một gia đình quyền lực tại
Fairfax. Đây là một nghề lương cao nên đã giúp cho ông mua được đất đai
trong thung lũng Shenandoah, cũng là lần đầu trong nhiều vụ mua đất của
ông tại Tây Virginia sau đó. Lawrence với vai trò tư lệnh địa phương
quân Virginia, và có cổ phần trong Công ty Ohio, một công ty đầu tư đất
đai bất động sản được tài trợ bởi những nhà đầu tư tại Virginia. Nhờ vị
trí của Lawrence nên George Washington cao to, khôi ngô kỳ vĩ như một
hảo hán, cao 1m88 vượt trội những người đương thời, đã lọt vào tầm mắt
xanh của thống đốc mới Virginia là Robert Dinwiddie.
Năm 1751, Washington đã đi với anh trai cùng cha khác mẹ là Lawrence
đến Barbados để giúp anh chữa trị bệnh lao với hy vọng khí hậu tốt và
thầy thuốc giỏi ở đó sẽ có thể giúp cho Lawrence bình phục. Tiếc thay
Lawrence không thể qua khỏi và phải quay về Mount Vernon để mất ở đó năm
1752. Washington trong chuyến đi này bị dính bệnh đậu mùa làm cho khuôn
mặt của ông bị rỗ, nhưng điều này cũng lại giúp cho ông miễn nhiễm với
căn bệnh quái ác này về sau. Vị trí lãnh đạo địa phương quân Virginia
của Lawrence sau khi ông mất, Thống đốc Dinwiddie chia cho bốn người và
Washington được bổ nhiệm làm một trong bốn vị trí mới đó, vào tháng 2
năm 1753 với cấp bậc thiếu tá. Washington cũng gia nhập Hội Tam Điểm tại
Fredericksburg vào lúc đó. Hội Tam Điểm là một hội kín, có nghĩa là
“nền tảng tự do”, dùng để chỉ một tập hợp “tự do, tự nguyện” được tạo
dựng trên những môi trường hội nhập và những hiện tượng lịch sử, xã hội
rất khác nhau. Cách tuyển chọn thành viên dựa theo nguyên tắc bổ sung,
gọi tóm tắt là “tam giác quyền lực” như “thế tam phân” của kế lớn Khổng
Minh trong Tam Quốc. Các nghi lễ gia nhập có liên hệ tới những ẩn dụ về
người thợ xây đá. Tên gọi trong tiếng Việt của hội này là “Hội Tam Điểm”
được giải thích là do các hội viên người Pháp khi viết thư cho nhau
thường gọi nhau là sư huynh, sư đệ, hay đại sư phụ, viết tắt F hay M và
thêm vào phía sau 3 chấm như 3 đỉnh hình tam giác đều. Hồ Chí Minh trên
con đường tìm kiếm lý luận và thực tiễn của chủ thuyết “độc lập, tự do,
hạnh phúc” có nghiên cứu sâu về Hội Tam Điểm và học thuyết khai sáng. Những bí ẩn này cho đến nay vẫn chưa hé lộ và ít được nói tới).
Washington trong chiến tranh chống Pháp và người bản thổ: Năm 1753,
người Pháp bắt đầu mở rộng tầm kiểm soát quân sự của họ đến “Xứ Ohio“,
là Virginia quê hương của Washington và Pennsylvania hai trong số mười
ba thuộc địa Anh tuyên bố chủ quyền. Cuộc tranh chấp chủ quyền này đã
dẫn đến cuộc Chiến tranh chống người bản thổ và Pháp (French and Indian War)
từ năm 1754 -1762. Cuộc chiến tranh này đã góp phần khởi sự Chiến tranh
7 năm trên toàn cầu (1756 – 1763) và George Washington ở vào đúng tâm
điểm của cuộc chiến này khi mới bùng nổ. Công ty Ohio, cỗ xe đầu tư của
các nhà tài phiệt người Anh đang mở rộng lãnh thổ bằng cách thiết lập
những khu định cư mới và trạm mậu dịch mới để buôn bán với người dân bản
thổ Mỹ. Thống đốc Dinwiddie nhận lệnh từ chính phủ Anh cảnh cáo người
Pháp về chủ quyền của Anh tại vùng này và ông phái thiếu tá Washington
cuối năm 1753 mang thư thông báo tuyên bố chủ quyền của Anh đến người
Pháp và yêu cầu người Pháp phải dời đi. Washington cũng đã mang thư đến
gặp “già làng” Tanacharison và các lãnh tụ khác của người bản thổ da đỏ
Iroquois tại Logstown đang liên minh với Virginia để nhận sự ủng hộ của
họ trong trường hợp có xung đột với người Pháp. Washington và già làng
Tanacharison trở thành bạn bè và đồng minh. Washington giao lá thư này
cho tư lệnh địa phương của Pháp nhưng ông này từ chối một cách lịch sự
là không rời bỏ lãnh thổ này. Thống đốc Dinwiddie phái Washington trở
lại Xứ Ohio để bảo vệ một nhóm nhân viên của Công ty Ohio đang xây dựng
một pháo đài tại đây, nơi mà ngày nay là Pittsburgh, Pennsylvania. Nhưng
trước khi Washington đến nơi thì một lực lượng Pháp đã đuổi hết các
nhân viên làm việc của công ty ra khỏi khu vực này và họ bắt đầu xây
dựng Đồn Duquesne. Một nhóm nhỏ quân Pháp do Joseph Coulon de Jumonville
chỉ huy bị Tanacharison và cận vệ của ông nhìn thấy người Pháp đang
làm việc này tại khu vực phía đông mà nay là Uniontown, Pennsylvania.
Washington và lính địa phương quân của mình đã cùng với các người bản
thổ Mingo đồng minh phục kích người Pháp. Viên chỉ huy người Pháp
Jumonville bị trọng thương và bị giết chết. Nguyên nhân do đâu thì cho
đến hiện nay vẫn còn tranh cãi, có thể là do “già làng” Tanacharison
chém bằng rìu, cũng có thể do ai đó bắn chết bằng súng khi vị sĩ quan bị
thương này ngồi cạnh Washington. Hai nghi vấn này đều chưa rõ ràng.
Người Pháp phản ứng trả đũa bằng một cuộc tấn công và bắt Washington tại
đồn Necessity vào tháng 7 năm 1754 vì tố cáo rằng Washington ám sát
Jumonville trong lúc Jumonville đang thực hiện một sứ mệnh ngoại giao.
Tuy nhiên, Washington được phép quay trở về Virginia cùng với binh sĩ
của mình vì thiếu bằng cớ. Sử gia Joseph Ellis kết luận rằng tình tiết
trận đánh này đã chứng tỏ Washington can đảm, chủ động, thiện chiến
nhưng thiếu kinh nghiệm. Pháp và Anh đều sẵn sàng lâm chiến để tranh
giành quyền kiểm soát vùng này. Vì vậy cả hai nước đều đưa quân đến Bắc
Mỹ năm 1755 và châm ngòi cho cuộc chiến tranh được chính thức tuyên bố
vào năm 1756.
Washington sau đó làm là phụ tá cao nhất người Mỹ cho tướng Anh
Edward Braddock trong cuộc hành quân xấu số lớn nhất của nước Anh đến
các thuộc địa Bắc Mỹ, với ý định đuổi người Pháp ra khỏi Xứ Ohio. Họ bị
rơi và ổ phục kích của quân Pháp và người bản xứ thân Pháp tại trận
Monongahela. Tướng Anh Edward Braddock bị chết ngay từ đầu và quân Anh
bị thiệt hại nặng phải rút chạy tán loạn. Tuy vậy, Washington đã chứng
tỏ lòng quả cảm khi ông không sợ nguy hiểm, cưỡi ngựa chạy quanh trận
địa, động viên tàn quân Anh và địa phương quân Virginia rút lui có tổ
chức. Sau trận thất bại này, Thống đốc Dinwiddie thăng chức Washington
năm 1755 lên cấp bậc “đại tá trung đoàn Virginia và Tổng tư lệnh tất cả
các lực lượng được tuyển mộ để bảo vệ thuộc địa của nhà vua”. Washington
được giao nhiệm vụ bảo vệ biên cương Virginia. Trung đoàn Virginia là
đơn vị quân sự toàn thời gian đầu tiên của người Mỹ tại các thuộc địa.
Washington được quyền tùy nghi “hành động tự vệ hay phản công” bất cứ
khi nào ông nghĩ là tốt nhất.
Washington là tư lệnh của một ngàn binh sĩ. Ông là một chiến binh gan
dạ, có kỉ luật, giỏi huấn luyện và tổ chức chiến đấu. Ông đã lãnh đạo
những cuộc chiến đầy thương vong nguy hiểm, chống lại người bản thổ Mỹ
thiện chiến ở miền Tây (Họ không chấp nhận lưu dân da trắng tới nước
Mỹ); Trung đoàn của Washington trong 10 tháng đã đánh 20 trận, hi sinh
khoảng 1/3 quân số. Dân chúng ở vùng biên cương Virginia chịu đựng thiệt
hại ít hơn so với các thuộc địa khác, an ninh được thiết lập, do tài
năng cầm quân và nỗ lực của Washington. “Đây là thành công không được
nhắc đến duy nhất” trong cuộc đời binh nghiệp của ông. Năm
1758, Washington tham gia cuộc viễn chinh Forbes nhằm chiếm Đồn
Duquesne. Ông sượng sùng khi một đơn vị quân ông đánh nhầm một đơn vị
Anh làm 14 người chết và 26 người bị thương vì lầm tưởng đó là quân
Pháp. Kết quả là người Pháp rút bỏ đồn và người Anh đã hoàn toàn giành
quyền kiểm soát thung lũng Ohio, ghi được một chiến thắng chiến lược lớn
mà Washington không hề có bất cứ một trận đánh lớn khác trong cuộc hành
quân này. Sau cuộc viễn chinh này, Washington trở về đời sống dân sự từ
tháng 12 năm 1758 và chỉ trở lại đời quân nhân khi cuộc cách mạng Mỹ
bùng nổ năm 1775.
Washington do trãi nghiệm thực tiễn nên đã tích lũy được các kỹ năng
lãnh đạo chính trị, quân sự. Ông quan sát kỹ chiến thuật, hiểu rõ các
điểm mạnh yếu của người Anh, người Pháp, mặc dù ông chưa hề được biên
chế vào lục quân Anh và chưa được học những tinh hoa nghệ thuật quân sự
của họ. Đó là những bài học vô giá cho ông trong suốt cuộc Cách mạng Mỹ
sau này. Washington đã chứng tỏ sự can đảm, kiên cường trong những tình
huống khó khăn nhất, lúc nguy biến buộc tháo lui. Ông đã phát triển
phong cách chỉ huy tận tâm, chịu đựng, quả cảm và xuất hiện trước chiến
sĩ của mình như là một vị chỉ huy tự nhiên, tin cậy và họ tuyệt đối tuân
lệnh ông. Qua tổ chức thực tiển các trận đánh, ông đã học và thực hành
được những căn bản về nghệ thuật chiến tranh, cách tổ chức và tiếp vận, hiểu
biết tổng thể về chiến lược, đặc biệt là việc tìm ra những địa điểm địa
chính trị chiến lược. Ông có tầm nhìn miền Tây từ thời điểm này.
Ngày 6 tháng 1 năm 1759, Washington kết hôn với Martha Dandridge
Custis, một góa phụ thông minh xinh đẹp, có kinh nghiệm điều hành trang
trại có nô lệ phục vụ, giàu có và đã có hai con riêng tên là “Jackie”
và “Patsy” với người chồng quá cố là John Parke Custis. Trước đó hình
như ông có yêu Sally Fairfax sau này làm vợ của một người bạn. Cặp vợ
chồng mới cưới dời về Mount Vernon gần Alexandria nơi ông sống cuộc đời
của một người trồng trọt và một khuôn mặt chính trị. George Washington
và Martha Washington không có con cái chung, có lẽ căn bệnh đậu mùa của
ông năm 1751 đã khiến cho ông không thể có con. Washington do kiêu hãnh
tuy không thể thừa nhận điều này nhưng lúc riêng tư ông cảm thấy buồn.
Gia đình Washington sau này nuôi thêm hai cháu của bà Washington là
Eleanor Parke Custis và George Washington Parke Custis. Cuộc hôn nhân
của Washington với Martha đã làm gia tăng tài sản và địa vị xã hội của
ông rất lớn lao. Ông trở thành một trong số những người giàu có nhất
Virginia. Ông được một phần ba trong số 73 km² (18.000 mẫu Anh) điền sản
của gia đình vợ ngay sau khi kết hôn, đáng giá khoảng 100.000 đô la Mỹ
và quản lý phần điền sản còn lại cho con của Martha, những đứa con riêng
của vợ mà ông chân thành chăm sóc. Ông mua thêm đất và được cấp đất ở
vùng Tây Virginia như là tặng phẩm dành cho công lao phục vụ Chiến tranh
chống người bản thổ và Pháp. Vào năm 1775, Washington tăng gấp đôi diện
tích của Mount Vernon lên 26 km² (6.500 mẫu Anh) và tăng số người làm
lên trên 100 người. Washington là một anh hùng quân sự được nể trọng và
một chủ đất lớn nên ông có chức vị tại địa phương và được bầu vào nghị
viện tỉnh Virginia bắt đầu vào năm 1758. Washington có lối sống quý tộc
và săn cáo là một hoạt động nhàn rỗi ưa thích của ông. Ông cũng thích
khiêu vũ, họp hội, xem kịch, xem đua ngựa và đá gà. Washington cũng biết
chơi bài, chơi cờ và bi da. Ông ưa nhập những hàng hóa đắt tiền từ Anh
và trả tiền hàng bằng cách bán thuốc lá mà ông trồng. Virginia là vùng
thuốc lá nổi tiếng toàn cầu. Thị trường thuốc lá rớt giá làm nhiều người
nợ nần, ngay cả Thomas Jefferson tổng thống đời thứ ba của Mỹ cũng là
nhà trồng trọt ở Virginia lúc qua đời với nợ nần chồng chất. Washington
tự cứu mình khỏi nợ bằng cách kinh doanh đa dạng và chuyển đổi mùa vụ
chính sinh lợi từ thuốc lá sang lúa mì. Patsy Custis (con gái riêng của
vợ ông, mất năm 1773 vì động kinh ) đã giúp cho Washington trả hết nợ
nần cho những chủ nợ người Anh vì phân nửa tài sản của Patsy được đưa
sang cho ông.
George Washington từ một người lính đã trở thành một nhà nông học thành công. Ông trở thành một lãnh đạo trong giới thượng lưu xã hội tại Virginia. Từ năm 1768 đến năm 1775, mỗi năm ông mời khoảng 2000 khách đến nhà mình, đó là những người bạn thân thiết chọn lọc. Đặc tính khiêm nhường, ôn hòa, điềm tĩnh là phong cách sống thường ngày của Washington: “trang nghiêm và uy nghi, trước sau như một, ôn hòa và thành thật, lễ nghĩa công bình nhân đạo” “hãy thân thiện với mọi người nhưng giữ khoảng cách thích hợp vì khi họ càng quen thì họ càng lờn mặt, và lúc đó bạn mất quyền lực đối với họ”. Năm 1769, ông trở nên tích cực hoạt động chính trị, đệ trình lên nghị viện Virginia đạo luật cấm nhập cảng hàng hóa từ Vương quốc Anh. Năm 1754 Phó thống đốc Dinwiddie hứa tặng đất đai cho các sĩ quan và binh sĩ có công trong cuộc Chiến tranh chống người bản thổ và Pháp. Washington nhận được khoảng 81 km² (23.200 mẫu Anh) gần sông Kanawha đổ vào sông Ohio, nay là Tây Virginia. Đây là thời gian trước cuộc cách mạng Mỹ.
George Washington tích cũ viết lại
Truyện George Washington được viết căn cứ trên các nguồn thông tin tuyển chọn tại Từ Điển Bách Khoa Mở Wikipedia Tiếng Việt, và đối chiếu với bản tiếng Anh cùng thư mục. Bài viết được chắt lọc tư liệu với mục đích cung cấp cho bạn đọc, học sinh và sinh viên Việt Nam tài liệu tin cậy về một nhân vật lịch sử vĩ đại của nhân loại.
Bản tuyên ngôn độc lập do Hồ Chí Minh viết, sau đó đọc tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, ngày 2 tháng 9 năm 1945, tuyên bố Việt Nam độc lập, thoát khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp, phát xít Nhật, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, câu đầu tiên trích dẫn Bản tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do“.
Hồ Chí Minh đã noi gương George Washington gầy dựng nước Việt Nam mới.
BÍ MẬT KHO BÁU TRÊN ĐỈNH TUYẾT SƠN Hoàng Kim
Vì sao Trung Quốc quyết không cho Tây Tạng tự trị ?. Lý do chính là
vì kho báu có thật trên núi Tuyết. Kho báu là nguồn tài chính quốc gia,
cổ vật, báu vật của triều đại nhà Minh khi thời thế thay đổi bị nhà
Thanh thay thế đã tìm cách chôn giấu. Núi cao, đảo xa, các trung tâm tài
chính ổn định là những địa điểm được tính đến trong sự che giấu này
nhưng tâm điểm chính yếu nhất là núi Tuyết. Tài liệu Rampa Đức Đạt – lai Lạt – ma tiên tri và tái sinh đã hé mở những bí mật về kho báu Lasha có thật tại Tây Tạng.
Rampa viết: “Rampa đi nhiều quốc gia trên thế giới và bùi ngùi nhìn
lại đất nước Tây Tạng của mình, tự nhận xét: Bề ngoài Tây Tạng không có
nguồn lợi kinh tế nào đáng kể, vì mặt đất cằn cỗi toàn đá cứng, đồng
ruộng núi đồi quanh năm tuyết phủ. Nhưng thực ra, trong lòng đất “Tây
Tạng cũng có đủ những mỏ vàng, mỏ bạc và uranium”, nhiều không kể xiết
“những tượng Phật đúc bằng vàng khối, những đĩa vàng, chén vàng, những
xác ướp bọc vàng- tại xứ này vàng không phải là một kim loại hiếm quý –
mà là một kim khí linh thiêng”. Người dân bao đời giữ niềm tin mỏ vàng
mỏ bạc “là long mạch của quốc gia” nên nếu khai quật sẽ mang lại tai
ương không lường trước được. Tài nguyên ẩn kín và vị trí chiến lược của
Tây Tạng trên dãy Hymalaya thu hút “lòng tham không đáy” của các quốc
gia quen lấy “sự chiếm đoạt tài sản của nước khác” làm tài sản của mình,
đã nâng các cuộc xâm lược đẫm máu lên hàng quốc sách. Trung Quốc đang
khuấy động Hymalaya – Tây Tạng (tổ sơn) và khuấy nhiễu biển Đông (tổ
long), sẽ phải gánh chịu hậu quả khủng khiếp“.(L. Rampa sđd. tr. 88). Kim Dung Tuyết Sơn phi hồ là
bài học thú vị đã góp phần vén bức màn lịch sử ấy về Lý Tự Thành và kho
báu nhà Minh. Phúc Khang An chết. Sấm Vương Lý Tự Thành cùng bốn thủ hạ
thân tín lộ diện trong kho báu trên đỉnh núi Tuyết vào năm Càn Long thứ
48 thời nhà Thanh, là những bài học tinh tế của cuộc sống. Lời bình
luận xin nhường cho bạn đọc.
Bí mật kho báu trên núi Tuyết với ba tồn nghi lớn của lịch sử: Vì sao Trung Quốc quyết không cho Tây Tạng tự trị? Lý Tự Thành và kho báu đời Minh nay ở đâu? Hệ lụy ngoại giao thời vua Càn Long với nhà Tây Sơn? Đó là một chuỗi lịch sử lớn cần được nghiên cứu, giải mã thấu đáo. Sự nghiên cứu lịch sử này liên quan rất mật thiết đến Việt Nam: thế Tam Quốc trong thời Nguyễn Du, vua Lê Chiêu Thống bị bán đứng, vua Quang Trung cái chết bí ẩn, Nguyễn Du cuộc đời và thời thế, Nguyễn Du 250 năm nhìn lại. Nguyễn Du quyết ý không theo nhà Tây Sơn do nhìn thấu những bất hòa trong nội tình nhà Tây Sơn và phương thức xử lý đại cục nên không chịu ra làm quan “Phượng bay cao phi ngô đồng không đỗ. Sỹ ẩn minh phi minh chủ không thờ”. Vua Càn Long sau này khi Nguyễn Du làm chánh sứ triều Nguyễn đã đích thân tự tay viết bức đại tự tặng Nguyễn Du di tích lịch sử Nguyễn Tiên Điền nay còn lưu lại quả là sâu sắc.
Ngoại giao thời vua Càn Long với nhà Tây Sơn, theo tài liệu Nguyễn Du những sự thật mới biết
nghiên cứu lịch sử của Hoàng Kim, đã hé lộ sự thật bị che khuất nhiều
năm nay: Vua Càn Long sau thất bại nặng nề của nhà Thanh trong chiến
tranh với Tây Sơn đã sai danh tướng Phúc Khang An thay thế Tôn Sĩ Nghị
làm Tổng đốc Lưỡng Quảng. Phúc Khang An được giao quyền tùy cơ hành xử
và phao tin điều động thêm 50 vạn quân để ứng chiến vùng biên giới nhằm
hư trương thanh thế. Phúc Khang An nguyên là đặc sứ phụ trách hậu cần
cho đội quân của Tôn Sĩ Nghị là người mà vua Càn Long đặc biệt yêu quý
và tin cẩn.
Phúc Khang An dân gian cho rằng đó là con ngoài giá thú của vua Càn
Long với em gái của Hoàng Hậu. Sự thật là, vua Càn Long đang cố tìm kiếm
một thắng lợi ngoại giao với nhà Tây Sơn cho “thập toàn đại công” của
ông thay vì tìm kiếm một thắng lợi quân sự vừa rất khó khăn trong lúc
nhà Thanh đang phải xử lý một vấn đề cơ mật tối quan trọng tại Tây Tang
là kho vàng đặc biệt quan trọng trên núi Tuyết.
Kho vàng này theo chính sử, năm 1789, có tại tu viện Mật Tông ở Tây
Tạng là điểm quan tâm lớn nhất của vua Càn Long. Khi đó kho vàng đang bị
quân Khuếch Nhĩ Khách Mông Cổ dòm ngó chuẩn bị tấn công. Vua Càn Long
đã 78 tuổi, ông có tính toán riêng về người kế vị là Hoàng tử Gia Khánh
và phúc tướng Phúc Khang An nên việc cơ mật này duy nhất không thể cử ai
khác mà phải chính là Phúc Kháng An đảm nhiệm. Lưỡng Quảng và Đại Việt
tuy cần sớm an định, nhưng điểm nóng Cam Túc là bệnh gan ruột làm vua
Thanh rất lo nghĩ, trong khi nước Nam ở xa xôi, Nguyễn Huệ anh dũng
thiện chiến không thể xem thường nên vua Càn Long lựa ý vỗ về hơn là đem
binh thảo phạt.
Phúc Khang An và Thang Hùng Nghiệp sớm biết tình thế nên đã đón ý
hoặc phân vai mật trao đổi với nhà Tây Sơn. Nguyễn Huệ thấy rõ chỗ yếu
của quân Thanh và biết họ đang tìm cách để giảng hòa, trong khi ông cũng
đang bận tâm xử lý phía Nam. Do vậy sau khi Nguyễn Huệ thắng trận đã
sai mang nhiều vàng bạc hối lộ Phúc Khang An và Tả giang Binh bị đạo
Thang Hùng Nghiệp để nghị hòa và cho cháu là Nguyễn Quang Hiển lên cửa
ải Nam Quan cầu phong và xin cho Nguyễn Huệ được về Bắc Kinh triều kiến
Càn Long. Mưu mẹo này là sự thông đồng giữa hai bên với sự thách giá trả
giá bên trong và cách qua mặt vua Lê Chiêu Thống cùng số cựu thần nhà
Lê chỉ là sự hợp lý hóa. Bài viết “Ngoại giao Việt Nam thời Tây Sơn” là
tư liệu quý trong chính sử đề nghị xem kỹ để hiểu rõ.
Lê Chiêu Thống tiếp tục xin nhà Thanh cho quân cứu viện. Nhà Thanh,
phần sợ Quang Trung, phần đã ngán ngẩm việc chinh chiến, nên chỉ hứa hão
với Chiêu Thống mà không cho quân. Thân vương nhà Thanh là Phúc Khang
An hứa giúp quân cho Chiêu Thống, nhưng lại tâu với vua Thanh Càn
Long rằng Chiêu Thống không còn muốn trở về nước nữa. Phúc Khang An được
hưởng nhiều lợi từ nhà Tây Sơn, nhận rõ tình thế và có dụng ý riêng,
nên đã dâng biểu xin hoàng đế Càn Long bãi binh, đồng thời ông cũng chỉ
thị cho Thang Hùng Nghiệp gửi mật thư cho Quang Trung gợi ý nên hoà
hiếu, tránh binh đao và lập các mẹo mực bang giao để giữ thể diện cho
vua Càn Long mà tránh được chiến tranh.
Thư ngoại giao “Trần tình biểu” của vua Quang Trung lúc đầu khá cứng
rắn nhưng với sự mưu kế của Thang Hùng Nghiệp nên đã nhẹ đi rất nhiều.
Tây Sơn theo phương lược vạch sẵn, với tài ngoại giao khéo léo của Ngô
Thì Nhậm, đã nhanh chóng bình thường hóa bang giao với phương Bắc.Nhà
Thanh đồng ý hủy bỏ việc động binh để trả thù, và tiếp nhận sứ thần của
Tây Sơn. Vua Quang Trung phải dâng biểu “Nộp lòng thành”, nộp cống phẩm.
Nhà Thanh đã chịu chấm dứt chiến tranh, nhưng vẫn chưa chịu thừa nhận
Nguyễn Huệ làm An Nam quốc vương. Phúc Khang An viết cho vua Quang Trung
một bức thư dài báo cho vua Quang Trung biết là vua Càn Long đã ban cho
Quang Trung một chuỗi hạt trai, “Ơn trời cao đất dày đến thế là tốt lắm” lại báo cho vua Quang Trung biết rằng: bọn Lê Duy Kỳ đã bị róc tóc, mặc quần áo kiểu người Thanh, đã bị đưa đi an trí ở “ngoại biên” “quyết không cho về nước nữa”.
Rồi sau đó Phúc Khang An đòi Tây Sơn phải làm miếu thờ Hứa Thế Hanh,
Sầm Nghi Đống. Lại cho biết là khoảng tháng bảy, tháng tám năm Canh Tuất
(1790) nhà Thanh sẽ làm lễ bát tuần vạn thọ vua Càn Long “Có hàng vạn nước vượt biển trèo non đem ngọc xe lễ vật đến chầu“.
Phúc Khang An yêu cầu vua Quang Trung đến ngày đó cũng phải “chỉnh
trang” sang chầu, và như thế phải khởi hành vào tháng tư năm Canh Tuất
(1790)
Đáng chú ý là sau đó, vua Càn Long xuống chỉ cho vua Quang Trung đại ý
nói: do quân Thanh vượt biên giới đến Thăng Long, Nguyễn Huệ phải đem
quân ra để hỏi Lê Duy Kỳ vì cớ gì cầu cứu thiên binh; vì bị quân Thanh
đánh, quân Tây Sơn bất đắc dĩ phải đánh lại; gặp lúc cầu phao đứt, nên
quân Thanh bị chết hại nhiều. Trong tờ chỉ Càn Long còn nhận rằng Nguyễn
Huệ đã bắt và giết hết những người đã giết Hứa Thế Hanh và Sầm Nghi
Đống. Ông còn cho rằng khi quân Thanh vào Thăng Long, ông đã ra lệnh cho
Tôn Sĩ Nghị rút quân về nước, vì Sĩ Nghị không tuân lệnh, cho nên có
trận đại bại vào đầu năm Kỷ Dậu. Ông lại đòi lập đền thờ Hứa Thế Hanh và
Sầm Nghi Đống, và đòi vua Quang Trung phải đích thân sang Yên Kinh
triều cận vào dịp Càn Long làm lễ bát tuần vạn thọ năm Canh Tuất. Ông
lại nhắc rằng “Lê Duy Kỳ hèn lười, không tài, bỏ ấn trốn đi, chiểu
theo pháp luật của Thiên triều phải tội nặng; rằng ông quyết an trí bọn
chúng ở Quế Lâm, không bao giờ cho về nước nữa; rằng ông đã ra lệnh cho
Phúc Khang An đưa phái đoàn Nguyễn Quang Hiển đến xem chỗ bọn Lê Duy Kỳ
ở” Nhưng rồi vua Quang Trung viện cớ là mình chưa được phong vương,
sợ có điều bất tiện khi gặp các vị quốc vương các nước ở Yên Kinh. Thế
là Càn Long đành phải phong cho Nguyễn Huệ làm An Nam quốc vương để có
điều kiện đến Yên Kinh triều cận một cách đàng hoàng. Vua Càn Long qua
Phúc Khang An lại ra điều kiện đòi triều Tây Sơn phải đúc người vàng đem
cống như các triều đại trước.
Ngô Thì Nhậm đã viết cho Phúc Khang An bức thư, trong đó có đoạn: “Quốc
trưởng nước tôi vùng lên từ thủa áo vải, nhân thời biết việc, đối với
vua Lê vốn không có danh phận vua tôi. Mất hay còn là do số trời; theo
hay bỏ là do lòng người. Quốc trưởng tôi có ý cướp ngôi của nhà Lê đâu
mà lại coi như kẻ thoán đoạt. Trước đây Tôn bộ đường đem quân đến, quốc
trưởng nước tôi bất đắc dĩ phải đem quân ra ứng chiến, không hề có ý xâm
phạm biên cảnh để mang tội. Nay đại nhân theo lệ cũ của Trần, Lê, Mạc
bắt cống người vàng, như vậy chẳng hóa ra quốc trưởng nước tôi được nước
một cách quang minh chính đại mà lại bị coi như hạng ngụy Mạc hay sao?
Như thế thì tấm lòng kính thuận sợ trời thờ nước lớn cũng bị coi như
việc nhà Trần bắt Ô Mã Nhi, nhà Lê giết Liễu Thăng hay sao?…Mong đại
nhân noi theo mệnh lớn, miễn cho nước tôi lệ đúc người vàng để tiến
cống…” Nguyễn Huệ trong thư này đã nói rõ rằng các vua Việt
Nam thời trước sở dĩ phải cống người vàng là để chuộc một tội lỗi nào đó
đối với Thiên triều còn Nguyễn Huệ tự coi không có tội gì với nhà Lê và
cũng không có tội gì với nhà Thanh nên Tây Sơn không thể đúc người vàng
để tiến cống.
Tháng 7 năm 1789, Càn Long ra chỉ dụ phong Nguyễn Huệ làm An Nam quốc
vương. Tháng 1 năm 1790, Hoàng đế Quang Trung giả (do Phạm Công Trị,
cháu gọi Nguyễn Huệ bằng cậu đóng) đã sang triều kiến và dự lễ mừng thọ
80 tuổi của vua Càn Long. Đoàn sứ bộ Tây Sơn gồm 159 người có giả vương
Nguyễn Huệ và Nguyễn Quang Thùy (mà vua Càn Long tưởng là hoàng thái tử
của Nguyễn Huệ). Mục đích khác của đoàn sứ là thăm dò thái độ của nhà
Thanh đối với vị vua lưu vong Chiêu Thống của nhà Lê. Đại quan nhà Thanh
là Phúc Khang An, từng sang chiến trường Đại Việt, đứng sau lưng đoàn
sứ bộ, nên nhiều tướng lĩnh nhà Thanh biết người cầm đầu sứ bộ không
phải Nguyễn Huệ, nhưng ngại gây hấn nên không nói ra.
Sứ thần Tây Sơn đi đợt đó có Ngô Văn Sở, Phan Huy Ích (thượng thư,
nhà ngoại giao, quê Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, tiền bối của nhà sử học Phan
Huy Lê, giáo sư nhà giáo nhân dân, là một trong những chuyên gia hàng
đầu về lịch sử Việt Nam hiện đại, người có ảnh hưởng lớn đến chính sử
hiện tại trong sự đánh giá nhà Nguyễn và nhà Tây Sơn), Vũ Huy Tấn ( Thị
lang bộ Công, tước bá, sau khi đi sứ về ông được phong làm Thượng thư bộ Công, tước Hạo Trạch hầu.
Dưới triều Cảnh Thịnh, ông được đặc cách lên hàng Thượng trụ quốc, Thị
trung đãi chiếu Thượng thư). Sứ đoàn Tây Sơn lần đó cũng có Nguyễn Nể là
anh cùng cha khác mẹ với Nguyễn Du và Đoàn Nguyễn Tuấn là anh vợ
Nguyễn Du. Dọc đường đi, đoàn sứ giả có gặp hành tung của một số người
họ Nguyễn ở Quảng Tây và sau đó cùng đi lên Yên Kinh. Người đời sau ngờ
rằng đó chính là Nguyễn Du và Hà Mỗ.
Đoàn sứ thần Tây Sơn có giả vương Nguyễn Huệ làm thế nào để che mắt
sứ đoàn vua Lê Chiêu Thống hiển nhiên có mặt?. Phúc Khang An đã ngầm
thông đồng mưu kế với Tây Sơn: “Tìm một người diện mạo giống quốc
vương đi thay. Việc này chỉ có Công gia, Thang đại nhân, Vương đại nhân
và ta là bốn người biết mà thôi. Nếu sợ Lê Duy Kỳ biết, ta bẩm ngay với
Công gia đem 1000 người bọn ấy giữ kỹ không cho ra ngoài, còn ai biết
được nữa”. (theo Bang giao tập, ngoại giao nhà Tây Sơn).
Ngoại giao Việt Nam thời Tây Sơn thực chất là như vậy! Người đời sau
vốn tin vào “Hoàng Lê Nhất thống chí”, các chứng cứ của Phan Huy Ích và
Bang giao tập, mà ít để ý đến bí mật kho báu Tây Tạng, Cam Túc trong sự
chuyển giao ngai vàng. Phúc Khang An cần nhanh chóng lập được đại công
quản lý Lưỡng Quảng và vỗ yên Đại Việt để tính toán vị thế đối
trọng danh chính ngôn thuận với ngôi vua mà vua Càn Long chuyển giao cho
Gia Khánh đang đến rất gần. Điều này đã ảnh hưởng sâu sắc tới kế sách,
thái độ của vua Càn Long và Phúc Khang An đối với Lê Duy Kỳ.
Lê Duy Kỳ và các cựu thần nhà Lê có đối sách ngoại giao gì? sách Cương mục viết: “Nhà
vua căm giận vì bị người Thanh lừa gạt, bèn cùng các bầy tôi là bọn
Phạm Như Tùng, Hoàng Ích Hiểu, Lê Hân, Nguyễn Quốc Đống, Nguyễn Viết
Triệu, Lê Quý Thích, Nguyễn Đình Miên, Lê Văn Trương, Lê Tùng và Lê Thức
mười người uống máu ăn thề, làm bài biểu định đưa lên vua Thanh để xin
quân cứu viện, nếu không được thì xin được đất hai châu Tuyên Quang và
Thái Nguyên để quay về giữ việc thờ cúng tổ tiên hay là cùng nhau lén về
Gia Định nương nhờ triều ta (triều Nguyễn Ánh) để dần dà toan tính việc
khôi phục, chứ quyết không chịu sống thừa ở đất Bắc.”
Năm 1791, Lê Duy Kỳ thấy không thể mong chờ viện binh của quân Thanh
nên đã trở về chiếm đất Tuyên Quang, Cao Bằng dựa vào thế lực của tù
trưởng Nùng Phúc Tấn, Hoàng Văn Đồng, liên kết với Trình Cao, Quy Hợp,
các vùng Trấn Ninh của Vạn Tượng mưu đánh Nghệ An. Nguyễn Huệ sai trấn
tướng Nguyễn Quang Diệu và đô đốc Nguyễn Văn Uyển đem năm nghìn tinh
binh theo đường thượng lộ Nghệ An tiến đánh chiếm được Trấn Ninh, diệt
Trịnh Cao, Quy Hợp. Vua nước Vạn Tượng phải bỏ thành mà chạy. Quang Diệu
thừa thắng đuổi dài đến tận Xiêm La, chém tướng Vạn Tượng là tả súy
Phan Dung và hữu súy Phan Siêu, sau đó kéo quân về Bảo Lộc. Nùng Phúc
Tấn và Hoàng Văn Đồng thế cùng không chống đỡ nổi đều bị quân Quang Diệu
giết chết. Nguyễn Quýnh em Nguyễn Du quay trở về Hồng Lĩnh khởi nghĩa
bị bắt và bị giết năm 1791 tròn 30 tuổi, dinh thự và làng Tiên Điền bị
đốt sạch. Vua Lê Chiêu Thống cô thế với các cựu thần trung thành lại
phải về Yên Kinh.
Nguyễn Huệ sau khi đã được nhà Thanh phong làm An Nam quốc vương và
truy sát đuổi dài tận diệt những mầm mống hồi phục nhà Lê và các cựu
thần nhà Lê ứng nghĩa, đã đặt thể chế Hoàng Đế, lập Lê Thị Ngọc Hân làm
Bắc Chính cung Hoàng hậu, phong con trưởng là Nguyễn Quan Toản làm thái
tử, chọn Nghệ An làm thủ đô với tên Phượng Hoàng trung đô, đắp thành đất
ở núi Kỳ Lân, dựng lầu điện, chia cả nước thành các trấn để cai trị,
định quan danh, làm sổ ba tịch đinh điền, phát thẻ tín lệnh (tương tự
CMND ngày nay) để quan lý hộ tịch hộ khẩu. Về đối ngoại xin mở cửa ải
hải quan giao thương với nhà Thanh ở Cao Bằng, Lạng Sơn để dân hai nước
họp chợ thông thương, lại xin đặt phái bộ đại diện ở phủ Nam Ninh trong
nội địa Trung Quốc, xin cưới công chúa nhà Thanh. Tất cả những điều
Nguyễn Huệ đề đạt với vua Càn Long đều được vua Càn Long đồng ý.
SẮN VÀ VIỆT NAM: BÂY GIỜ VÀ SAU ĐÓ Kazuo Kawano (Hoàng Kim trích dịch và giới thiệu)
Cassava and Vietnam: Now and Then là chủ đề bộ phim cùng tên của hãng phim NHK Nhật Bản công chiếu năm 2009/ 2012. Giáo sư tiến sĩ Kazuo Kawano đã đúc kết một phóng sự ảnh. Giáo sư tiến sĩ Kazuo Kawano là người bạn lớn của nông dân trồng sắn Thế giới, châu Á và Việt Nam, người đã đóng góp nhiều công sức với thực tiễn sản xuất sắn Việt Nam, biên soạn 11 sách, 157 bài báo khoa học và đoạt nhiều giải thưởng lớn quốc tế, trong đó có huy chương hữu nghị của chính phủ Việt Nam năm 1997. Gíao sư Kazuo Kawano là chuyên gia chọn giống sắn rất nổi tiếng. Hình ảnh trích dẫn dưới đây về giống sắn KM419 phổ biến trong sản xuất ở Tây Ninh năm 2009 và các giống sắn tốt khảo nghiệm năm đó trên đồng ruộng . Câu chuyện sắn của giáo sư Kazuo Kawano là góc nhìn về sự bảo tồn và phát triển.Cách mạng sắn Việt Nam. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cach-mang-san-viet-nam/
Cassava and Vietnam: Now and Then
(キャッサバとベトナム-今昔物語)
Kazuo Kawano
I visited Vietnam for a week this last December, where a team of NHK
video-taped for a documentary of the changes caused by the new cassava
varieties I introduced 20 years ago in the lives of small framers, the
enhanced activities of industrial and business communities and the
development of research organizations. It was a most interesting,
amusing and rewarding visit where I reunited with a multitude of former
small farmers who are more than willing to show me how their living had
been improved because of KM-60 and KM-94 (both CIAT-induced varieties) ,
many “entrepreneurs” who started from a village starch factory, and
several former colleagues who became Professor, Vice Rector of
Universities, Directors of research centers and so on. Vietnam can be
regarded as a country who accomplished the most visible and visual
progress most rapidly and efficiently utilizing CIAT-induced technology.
For my own record as well as for responding to the requests from my
Vietnamese colleagues, I decided to record the changes and progress that
had taken place in Vietnam in general and in cassava varietal
development in particular in a series of picture stories. This is the
first of long stories that would follow.
KK and Kim in Tay Ninh at KM 419 field in Dec 2009. KM-94 is still
the best for mono-culture cassava in Tay Ninh, Mr. Thanh agrees. But he
is planting KM98-5 (tai xanh) and KM419 (tai do) extensively in his
field, probably because being a new variety, KM98-5 and KM419 still
offers good opportunities for planting stake sale. Kazuo Kawano và
Hoàng Kim trên cánh đồng KM419 tháng 12 năm 2009. KM-94 vẫn là tốt nhất
cho sắn trồng thuần ở Tây Ninh, ông Thanh đồng ý. Nhưng anh ấy đang
trồng rộng rãi KM98-5 (tai xanh) và KM419 (tai do) trong cánh đồng của
mình, có lẽ vì là giống mới, KM98-5 và KM419 vẫn mang lại cơ hội tốt để
trồng bán cây giống. Giáo sư Kazuo Kawano kể lại.
Bạn tốt khó tìm, khó bỏ lại, và không thể quên lãng (Good friends are hard to find, harder to leave, and impossible to forget). Sắn Việt Nam là chuyện nhiều năm còn kể. Câu chuyện của họ là câu chuyện đời thực của gia đình sắn Việt Nam. Xem tiếp (See more) https://hoangkimlong.wordpress.com/category/san-viet-nam-hom-nay-va-ngay-mai/
SỰ KIỆN LÀM VIỆC VỚI NÔNG DÂN
giáo sư Kazuo Kawano đã kể qua phóng sự ảnh “Cassava and Vietnam: Now and Then“: “Một điều nổi bật trong sự hợp tác của chúng tôi với các đồng nghiệp Việt Nam là sự sẵn sàng cấp bách của họ để làm việc chặt chẽ với nông dân. Điều này trái ngược với trải nghiệm Mỹ Latinh của tôi. Cánh đồng sắn gần Hà Nội, vào khoảng năm 1995. Loan, một người vợ nông trại, KK (Kazuo Kawano) và Hộ. Nghe từ nông dân ở Hà Tây năm 1996. KK và ông Chiến, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Cây Có Củ, VASI. Loan điều hành một cuộc họp sắn ở Hà Tây vào năm 1996. Ngoan chủ trì một cuộc họp thôn ở Phổ Yên năm 1996. Thu hoạch thử nghiệm sắn trên thực địa ở Bắc Thái năm 1996; một hỗn hợp kỳ lạ của Ngoan (có lẽ đã là Giáo sư), sinh viên, nông dân,một bà già và một em bé. Đoàn tụ tại nhà ông Kiên ở Phổ Yên 13 năm sau đó”
READINESS FOR WORKING WITH FARMERS. Kazuo Kawano.One thing
outstanding in our collaboration with the Vietnamese colleagues is
their acute readiness for working closely with farmers. This is in good
contrast to my Latin American experience. Cassava field near Hanoi,
circa 1995. Loan, a farm wife, KK and Ho.Hearing from farmers in Hatay
in 1996. KK and Mr. Chien, Deputy Director of Root Crop Research
Center, VASI. Loan leading a town meeting in Hatay in 1996. Ngoan
presiding a village meeting in Pho Yen in 1996. Harvest of a field
trial in Bac Thai in 1996; a curious mixture of Ngoan (Professor to
be), students, farmers, an old woman and a baby. Reunion at Mr. Kien’s
house in Pho Yen 13 years later.. In Cassava Now and Then by Kazuo
Kawano)
CNM365. Chào ngày mới 21 tháng 2. Solokhop sông Đông êm đềm Ngày 21 tháng 2 năm 1984 là ngày mất của Mikhail Aleksandrovich Sholokhov, (ông sinh năm 1905). nhà văn Liên Xô, người thắng giải Nobel Văn học năm 1965 Tác phẩm Sông Đông êm đềm của ông là kiệt tác của nhân loại, và được Jorge Amado cho rằng có thể sánh với Chiến tranh và hòa bình của Lev Tolstoy. Ngày 21 tháng 2 năm 1848 Tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản của Karl Marx và Friedrich Engels lần đầu tiên được xuất bản tại Luân Đôn, Anh Quốc. Cuốn sách được coi là một trong các văn kiện chính trị có ảnh hưởng lớn nhất của thế giới. Bài chọn lọc ngày 21 tháng 2: Solokhop sông Đông êm đềm; Sắn Việt Nam hôm nay và ngày mai, Cassava and Viet Nam: Now and Then; xem tiếp… https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-21-thang-2/
SẮN VIỆT NAM HÔM NAY VÀ NGÀY MAI Hoàng Kim
Cách mạng sắn ở Việt Nam thành tựu và bài học là những kinh nghiệm quý giá.
Ở Việt Nam, sắn là cây lương thực quan trọng thứ ba sau lúa và ngô.
Sắn Việt Nam ngày nay là một ngành xuất khẩu đầy triển vọng với diện
tích hơn nửa triệu ha và giá trị xuất khẩu hơn một tỷ đô la Mỹ mỗi năm.
Cuộc cách mạng sắn ở Việt Nam (Cassava revolution in Vietnam),
với sự tham gia của hàng triệu nông dân trồng sắn, đã đạt được sự
chuyển đổi lớn về năng suất, sản lượng, giá trị sử dụng và hiệu quả kinh
tế. , thu nhập của cuộc sống, sinh kế và việc làm cho người dân trên
toàn quốc. Sắn Việt Nam hôm nay và ngày mai tiếp tục một cuộc cách mạng
mới. Cuộc chiến chống lại bệnh khảm lá sắn (CMD) và bệnh chồi rồng
(CWBD) với chương trình sinh kế và giá trị sắn của ACIAR. “Thiết lập các
giải pháp bền vững cho cây sắn ở Đông Nam Á” là sự tiếp nối và hỗ trợ
đặc biệt cấp bách, cần thiết, hiệu quả, có tính khả thi cao để bảo tồn
và phát triển Cách mạng sắn ở Việt Nam . (xem https://hoangkimlong.wordpress.com/carget/san-viet-nam-hom-nay-va-ngay-mai/
Chương trình Sắn Việt Nam (Viet Nam Cassava Program VNCP) là một địa chỉ xanh của gia đình sắn.
Đó là một kinh nghiệm quý giá về sự liên kết chặt chẽ giữa nông dân với
‘bạn nhà nông’, bao gồm các chuyên gia quốc tế với gia đình sắn Việt
Nam cùng làm việc chặt chẽ với nông dân xây dựng mô hình điểm trình
diễn, là chìa khóa của sự bảo tồn và phát triển sắn bền vững. Chúng tôi
đã cùng nhau đánh giá giống sắn mới và kỹ thuật thâm canh sắn thích hợp
trên ruộng nông dân. Sư hợp tác chặt chẽ đã xâu chuỗi sự thành công bền
vững của Cách mạng sắn ở Việt Nam. https://youtu.be/81aJ5-cGp28
VIETNAM ACIAR CIAT AND IDENTITY (Hoang Kim review). Cassava revolution in Vietnam
achievements and lessons are valuable experiences. In Vietnam cassava
is the third most important food crop after rice and corn. Vietnam
cassava today is a promising export industry with an area of over half a
million hectares and an export value of over one billion US dollars
per year. The cassava revolution in Vietnam (The cassava revolution in
Vietnam), with the participation of millions of cassava farmers, has
achieved great transformation in productivity, output, use value and
economic efficiency. , income of living, livelihoods and jobs for people
nationwide. Vietnam cassava today and tomorrow continue a new
revolution. The fight against the cassava leaf mosaic disease (CMD) and
dragon bud disease cassava witches Broom Disease (CWBD) with ACIAR’s
cassava livelihood and value program. ‘Establishing sustainable
solutions for cassava in mainland Southeast Asia’ is a continuation and
support especially urgent, necessary, effective, with high feasibility
for the preservation and development of Cassava Revolution in Vietnam.
(see https://hoangkimlong.wordpress.com/category/san-viet-nam-hom-nay-va-ngay-mai/
Bạn tốt khó tìm, khó bỏ lại, và không thể quên lãng (Good friends are hard to find, harder to leave, and impossible to forget). Sắn Việt Nam là chuyện nhiều năm còn kể.
ACIAR CIAT VÀ SẮN VIỆT NAM
Chương trình sinh kế và chuỗi giá trị sắn của ACIAR. ‘Thiết lập giải pháp bền vững cho bệnh sắn ở vùng Đông Nam Á’ là sự tiếp nối và hổ trợ đặc biệt cấp bách, cần thiết, hiệu quả, với tính khả thi cao cho sự bảo tồn và phát triển Cách mạng sắn ở Việt Nam. Tiến sĩ Jonathan Newby
khuyến nghị giữa kỳ của AGB / 2012/078 và ASEM / 2014/053 vào tháng 1
năm 2018 về các giải pháp can thiệp khẩn cấp ngăn chặn dịch bệnh khảm
lá sắn (CMD) và dịch bệnh chổi rồng (CWBD) : 1). nhân rộng các vật
liệu trồng sạch bệnh và tích hợp với giám sát sâu bệnh; 2). hỗ trợ phát
triển hệ thống cung cấp nguyên liệu trồng sạch bệnh; 3). phát triển
các xét nghiệm chẩn đoán nhanh để cải thiện sâu bệnh và theo dõi bệnh;
và 4). giới thiệu các dòng giống kháng bệnh cải tiến vào các chương
trình nhân giống quốc gia. Đề xuất này tích hợp các khuyến nghị và hoạt
động này vào dự án AGB/2018/172 hiện tại tập trung vào tìm hiểu thị
trường, chuỗi giá trị và chính sách cho các công nghệ mở rộng nhằm cải
thiện tính bền vững và lợi nhuận của ngành sắn. (Thông tin tại ACIAR
Cassava Value Chain and Livelihood Program https://www.facebook.com/groups/1462662477369426/)
Chọn tạo và phát triển giống sắn năng suất cao có khả năng kháng bệnh CMD,
thiết lập thí nghiệm thực địa cho mô hình sắn Việt Nam tại các vùng
sinh thái chính trồng sắn là khẩn cấp, lâu dài và khó khăn nhất trong
bốn mục tiêu nghiên cứu. Sáu yếu tố chính (6 M) của một dự án thành
công, bao gồm: “Man Power con người” “Materials Vật liệu” “Market Thị
trường” “Management Quản lý” “Method Phương pháp” và “Money Tiền”. Trong
6 yếu tố này, Man Power Con người” và “Material Vật liệu” là hai yếu tố
quan trọng nhất. Sự tích hợp các dòng giống sắn kháng bệnh cải tiến vào
các giống sắn năng suất cao nhất và ít nhiễm bệnh CMD của ‘sắn việt
nam’ là sự tiếp nối những thành tựu và bài học trước đây .
Sắn Việt Nam hôm nay và ngày mai. Tiến sĩ
Claude M. Fauquest là một trong các người bạn tốt của nông dân trồng
sắn châu Á. Ý kiến tư vấn đặc biệt quan trọng của ông đối với Sắn Việt
Nam tại đây Hình
ảnh ghi nhận chuyến đi của tiến sĩ Claude M. Fauquest, Giám đốc Quan hệ
đối tác Sắn toàn cầu Thế kỷ 21 (Director of the Global Cassava
Partnership for the 21st Century – GCP21), CIAT, Apdo. Aereo 6713,
Cali, Colombia, thăm nhà máy chế biến sắn Đăk Lăk, đánh giá hiện trạng
canh tác sắn tại Đăk Lăk và Phú Yên tháng 8/2017.
Bạn tốt khó tìm, khó bỏ lại, và không thể quên lãng (Good friends are hard to find, harder to leave, and impossible to forget). Sắn Việt Nam là chuyện nhiều năm còn kể. Câu chuyện của họ là câu chuyện đời thực của gia đình sắn Việt Nam, ACIAR, CIAT và bản sắc; Xem tiếp (See more) https://hoangkimlong.wordpress.com/category/san-viet-nam-hom-nay-va-ngay-mai/
Sắn Việt Nam câu chuyện thành công, thành tựu bài
học cần bảo tồn và phát triển. Tiến sĩ Reinhardt Howeler là người biên
soạn rất nhiều sách sắn chuyên khảo với tác phẩm mới “Quản lý bền vững
sắn châu Á từ nghiên cứu đến thực hành” Howeler R.H. and T. M. Aye 2015
(Nguyên tác: Sustainable Management of Cassava in Asia – From Research
to Practice, CIAT, Cali, Colombia, 147 p). Người dịch: Hoàng Kim,
Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Bạch Mai 2015; Quản lý bền vững
sắn châu Á : Từ nghiên cứu đến thực hành. Viện Khoa học Nông nghiệp
Việt Nam, Nhà Xuất bản Thông tấn, Hà Nội, Việt Nam, 148 trang. Tác phẩm
này được đánh giá cao “Thay cho những lời khuyên tốt nhất hiện có
về kỹ thuật canh tác sắn sau hơn 50 năm kinh nghiệm thực tiễn kết hợp
nghiên cứu và làm việc với nông dân để thấu hiểu những thách thức thực
tế cuộc sống và cơ hội mà họ phải đối mặt” (The work summarized in
this manual represents the best available advice from more than 50
years of combined research experience and work with farmers to
understand their real-life challenges and opportunities. – Clair
Hershey, CIAT Cassava program). Reinhardt Howeler là chuyên gia sắn
nổi tiếng thế giới, người bạn lớn của nông dân trồng sắn châu Á có 23
năm kinh nghiệm làm việc vời nông dân châu Á và Việt Nam. Ông đã được
chính phủ Việt Nam trao tăng huy chương hữu nghị vì sự nghiệp phát
triển nông nghiệp Việt Nam năm 1997 đồng thời với tiến sĩ Kazuo Kawano.
“Cassava and Vietnam: Now and Then” (Sắn và Việt
Nam: bây giờ và sau đó) là chủ đề của bộ phim cùng tên của hãng phim
NHK Nhật Bản công chiếu năm 2009. Kazuo Kawano là người bạn lớn của
nông dân trồng sắn Thế giới, châu Á và sắn Việt Nam, người đã đóng góp
nhiều công sức với thực tiễn sản xuất sắn Việt Nam, biên soạn 11 sách,
157 bài báo khoa học và đoạt nhiều giải thưởng lớn quốc tế, trong đó có
huy chương hữu nghị năm 1997 của chính phủ Việt Nam. Ông đã đúc kết một
phóng sự ảnh . Gíao sư Kazuo Kawano là chuyên gia chọn giống sắn rất
nổi tiếng. Hình ảnh trích dẫn dưới đây về giống sắn KM419 phổ biến trong
sản xuất ở Tây Ninh năm 2009 và giống sắn tốt khảo nghiệm năm đó trên
đồng ruộng. Câu chuyện sắn của giáo sư Kazuo Kawano là góc nhìn về sự
bảo tồn và phát triển.sắn Việt Nam.
Kazuo Kawano
KK and Kim in Tay Ninh at KM 419 field in Dec 2009. KM-94 is still the best for mono-culture cassava in Tay Ninh, Mr. Thanh agrees. But he is planting KM98-5 (tai xanh) and KM419 (tai do) extensively in his field, probably because being a new variety, KM98-5 and KM419 still offers good opportunities for planting stake sale. Kazuo Kawano và Hoàng Kim trên cánh đồng KM419 tháng 12 năm 2009. KM-94 vẫn là tốt nhất cho sắn trồng thuần ở Tây Ninh, ông Thanh đồng ý. Nhưng anh ấy đang trồng rộng rãi KM98-5 (tai xanh) và KM419 (tai do) trong cánh đồng của mình, có lẽ vì là giống mới, KM98-5 và KM419 vẫn mang lại cơ hội tốt để trồng bán cây giống. Giáo sư Kazuo Kawano kể lại.
Bạn tốt khó tìm, khó bỏ lại, và không thể quên lãng (Good friends are hard to find, harder to leave, and impossible to forget). Sắn Việt Nam là chuyện nhiều năm còn kể. Câu chuyện của họ là câu chuyện đời thực của gia đình sắn Việt Nam. Xem tiếp (See more) https://hoangkimlong.wordpress.com/category/san-viet-nam-hom-nay-va-ngay-mai/
SỰ KIỆN LÀM VIỆC VỚI NÔNG DÂN giáo sư Kazuo Kawano đã kể qua phóng sự ảnh “Cassava and Vietnam: Now and Then“:
“Một điều nổi bật trong sự hợp tác của chúng tôi với các đồng nghiệp
Việt Nam là sự sẵn sàng cấp bách của họ để làm việc chặt chẽ với nông
dân. Điều này trái ngược với trải nghiệm Mỹ Latinh của tôi. Cánh đồng
sắn gần Hà Nội, vào khoảng năm 1995. Loan, một người vợ nông trại, KK
(Kazuo Kawano) và Hộ. Nghe từ nông dân ở Hà Tây năm 1996. KK và ông
Chiến, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Cây Có Củ, VASI. Loan điều
hành một cuộc họp sắn ở Hà Tây vào năm 1996. Ngoan chủ trì một cuộc họp
thôn ở Phổ Yên năm 1996. Thu hoạch thử nghiệm sắn trên thực địa ở Bắc
Thái năm 1996; một hỗn hợp kỳ lạ của Ngoan (có lẽ đã là Giáo sư), sinh
viên, nông dân,một bà già và một em bé. Đoàn tụ tại nhà ông Kiên ở Phổ
Yên 13 năm sau đó”
READINESS FOR WORKING WITH FARMERS. Kazuo Kawano.One thing
outstanding in our collaboration with the Vietnamese colleagues is
their acute readiness for working closely with farmers. This is in good
contrast to my Latin American experience. Cassava field near Hanoi,
circa 1995. Loan, a farm wife, KK and Ho.Hearing from farmers in Hatay
in 1996. KK and Mr. Chien, Deputy Director of Root Crop Research
Center, VASI. Loan leading a town meeting in Hatay in 1996. Ngoan
presiding a village meeting in Pho Yen in 1996. Harvest of a field
trial in Bac Thai in 1996; a curious mixture of Ngoan (Professor to
be), students, farmers, an old woman and a baby. Reunion at Mr. Kien’s
house in Pho Yen 13 years later.. In Cassava Now and Then by Kazuo
Kawano)
Cassava and Vietnam: Now and Then
(キャッサバとベトナム-今昔物語)
Kazuo Kawano
I visited Vietnam for a week this last December, where a team of NHK
video-taped for a documentary of the changes caused by the new cassava
varieties I introduced 20 years ago in the lives of small framers, the
enhanced activities of industrial and business communities and the
development of research organizations. It was a most interesting,
amusing and rewarding visit where I reunited with a multitude of former
small farmers who are more than willing to show me how their living had
been improved because of KM-60 and KM-94 (both CIAT-induced varieties) ,
many “entrepreneurs” who started from a village starch factory, and
several former colleagues who became Professor, Vice Rector of
Universities, Directors of research centers and so on. Vietnam can be
regarded as a country who accomplished the most visible and visual
progress most rapidly and efficiently utilizing CIAT-induced technology.
For my own record as well as for responding to the requests from my
Vietnamese colleagues, I decided to record the changes and progress that
had taken place in Vietnam in general and in cassava varietal
development in particular in a series of picture stories. This is the
first of long stories that would follow.
Trong ký ức tuổi thơ của tôi có dòng sông quê hương và Sholokhov sông
Đông êm đềm thao thiết chảy. Sông Đông êm đềm là sử thi về số phận của
một dân tộc, một vùng đất như lời trong một bài hát Cossack cổ: ” Mảnh đất thân thương, mảnh đất vinh quang của chúng ta được gieo những cái đầu Cossack. Điểm trang sông Đông êm đềm của chúng ta có những nàng gái góa trẻ măng. Hoa nở trên sông Đông êm đềm, cha của chúng ta là bầy trẻ thơ côi cút. Sông Đông êm đềm đầy nước mắt những người mẹ, người cha.”. Tôi nhớ về sông Đông êm đềm là nhớ một cái kết, với đại ý“Năm
tháng đi qua. Những cuộc chiến tranh đã thôi tàn phá. Những cuộc cách
mạng đã thôi gào thét.. Chỉ đọng lại không phôi pha. Tấm lòng em nhân
hậu, dịu dàng. Và tràn đầy yêu thương“. Đời người, ai cũng có một dòng sông quê hương. Tôi cũng có Linh Giang dòng sông quê hương của tôi và những cuốn sách tuổi thơ được đọc. Tôi đã noi theo Linh Giang dòng sông quê hương
và noi theo trang sách tuổi thơ Sholokhov sông Đông êm đềm để đi như
một dòng sông . Ngày 24 tháng 5 là kỷ niệm ngày sinh và 21 tháng 2 là kỷ
niệm ngày mất của đại thi hào Nga Mikhail Aleksandrovich Sholokhov tác giả bộ sử thi vĩ đại Sông Đông êm đềm,
tôi cùng các bạn, chúng ta hãy cùng nhau soát lại Wikipedia – Tiếng
Việt về đại cương tác giả và tác phẩm, đọc lại và suy ngẫm. Phần dưới
đây chỉ là một phiên bản Wikipedia chỉnh sửa theo nhận thức với góc
nhìn hẹp của riêng tôi.
Sông Đông êm đềm tóm tắt tác phẩm
Sông Đông êm đềm (tiếng Nga: Тихий Дон, Tikhy Don) là bộ tiểu
thuyết vĩ đại nhất của nhà văn Nga Mikhail Aleksandrovich Sholokhov. Bộ
tiểu thuyết này đã được Sholokhov viết ròng rã trong gần 14 năm với 4
tập, nội dung nói về cuộc sống của những người Cozak . Đây là một trong
những tiểu thuyết phổ biến nhất của Văn học Xô viết , đã đem lại cho tác
giả của nó Giải Nobel Văn học năm 1965, và được Jorge Amado cho rằng có
thể sánh với Chiến tranh và hòa bình của Lev Tolstoy.
Sông Đông êm đềm miêu tả giai đoạn lịch sử mười năm (1912 –
1922) của Chiến tranh thế giới thứ nhất tại mặt trận miền Tây nước Nga
Ukraina, Ba Lan, România cho đến Sankt-Peterburg, Moskva nhưng chủ yếu
diễn ra ở hai bờ sông Đông và tập trung vào một làng Cossack ven sông.
Trong phần đầu của tiểu thuyết, Sholokhov đã quay lại quá khứ của gia
đình Melekhov từ thời người ông nội với cô vợ người Thổ Nhĩ Kì bị người
dân Cossack xa lánh và dị nghị do lối sống kì lạ. Gregori Melekhov là
con thứ hai trong một gia đình ông nội là người Cossack, bà nội là người
Thổ Nhĩ Kỳ.
Gregori đem lòng yêu Aksinia, vợ một người hàng xóm và nhằm ngăn cản
mối quan hệ này, gia đình Melekhov cưới Natalia cho chàng. Gregori và
Aksinia muốn được tiếp tục sống bên nhau nên đã cùng bỏ nhà đi làm thuê.
Tủi nhục, phẫn uất, Natalia đã quyên sinh nhưng không chết. Gregori
phải đi lính khi đến tuổi và cùng với những chàng trai Cossack khác,
trong đó có người anh Pyotr nhập ngũ trước đó chiến đấu chống lại quân
Áo, Đức trong những năm đầu của Thế chiến thứ nhất. Tham gia chiến
tranh, do cứu sống một Trung tá bị thương, chàng được tặng Huân chương
thánh Gorge đồng thời cảm nhận thấy tính chất tàn bạo, vô nghĩa của
chiến tranh và luôn day dứt về điều đó.
Ở quê nhà, Aksinia sống trong cơ cực, cô đơn, tuyệt vọng, đứa con đầu
lòng cũng không sống nổi vì bệnh tật, nàng đã chấp nhận quan hệ với
Evgeni, con trai của chủ nhà. Bị thương và về phép, biết được chuyện của
Aksinia, Gregori quay trở về sống với Natalia và sau khi chàng trở lại
quân ngũ ít lâu thì Natalia sinh đôi một trai, một gái. Cách mạng tháng
Mười nổ ra, trong những ngày hỗn loạn ấy, Gregori bị xô đẩy hết từ “bên
Đỏ” rồi lại sang “bên Trắng”. Mặc dù chán ghét và không ý thức được mình
chém giết để làm gì nhưng vó ngựa Cossack của Gregori vẫn phiêu bạt
khắp các chiến trường, lao vào những trận đánh đẫm máu. Bất chấp những
gì đã xảy ra, Gregori và Aksinia vẫn yêu nhau và họ đã nối lại quan hệ.
Tuyệt vọng, Natalia nhờ một bà lang băm bỏ đi giọt máu của mình và
Gregori mà nàng đang mang trong người rồi chết do mất máu, trước khi
chết Natalia đã tha thứ cho Gregori. Không lâu sau, con gái của Gregori
và Natalia cũng chết do thiếu thốn, bệnh tật.
Sau khi giải ngũ về quê, đã chán ghét cảnh chém giết trên chiến
trường chàng chỉ mong có một cuộc sống bình yên cùng Aksinia. Bất chấp
điều đó và mặc dù giữa em gái Gregori với Miska Kosevoi, một người bạn
của chàng đã trở thành đại diện cho chính quyền Xô viết trong vùng yêu
nhau tha thiết, chàng luôn sống trong sự đe dọa phải trả giá cho những
gì đã gây ra khi chống lại chính quyền mới. Lo sợ trước nguy cơ bị bắt
giam và xét xử, Gregori bỏ trốn theo quân thổ phỉ của Fomin. Chính quyền
Xô viết ngày càng được củng cố và toán phỉ của Fomin không còn đất dung
thân, Gregori đem Aksinia bỏ trốn đi một nơi xa mong có được cuộc sống
yên ổn nhưng trên đường trốn chạy bị phát hiện, truy đuổi, Aksinia trúng
đạn chết trên tay Gregori. Cùng trong lúc này, Gregori đã đem tất cả vũ
khí thả xuống sông Đông như một hành động giã từ vũ khí.
Trở về vùng sông Đông, anh gặp lại con trai. Anh được biết bố mẹ đã
mất, anh trai (lính bảo hoàng) bị em rể (hồng quân) giết. Tất cả những
gì còn lại của Gregori trên đời là đứa con trai duy nhất. Hình ảnh cuối
cùng của bộ tiểu thuyết là cảnh Gregori bồng đứa con về nhà.
Mikhail Sholokhov và quá trình sáng tác
Mikhail Sholokhov sinh năm 1905 trong một gia đình người Cozak ở
Kamenskaya thuộc Đế quốc Nga. Bố của ông là một nông dân Cozak, còn mẹ
ông xuất thân từ một gia đình nông dân người Ukraina đã từng có một đời
chồng. Sholokhov đi học tại các trường phổ thông ở Kargin, Moskva,
Boguchar và Veshenskaya; đến năm 1918 thì tham gia Hồng quân chiến đấu
trong Nội chiến Nga. Khi đó Sholokhov mới 13 tuổi.
Sau khi tham gia cuộc Nội chiến ở phía Hồng quân năm 1920, Sholokhov
trở về quê, một làng Cossack thuộc trấn Veshenskaya vùng sông Đông (nay
là tỉnh Rostovsky, Liên bang Nga) năm 1924. Ông bắt đầu viết Sông Đông êm đềm từ năm 1925 và lần lượt phát hành:
Phần một, (1928), viết về giai đoạn 1912 đến 1916: nhân vật chính
Gregori Melekhov mới bắt đầu lớn lên, gia nhập quân ngũ và tham gia
chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
Phần hai (1929), viết về giai đoạn 1916 đến đầu 1918, giai đoạn cuộc
Cách mạng tháng Mười nổ ra, hoạt động của đội quân Bạch vệ của tướng
Cornhilov, khởi đầu cuộc Nội chiến Nga.
Phần ba (1933), viết về giai đoạn đầu 1918 đến tháng 5 năm 1919, giai đoạn cuộc nội chiến diễn ra khốc liệt.
Phần bốn (1940), viết về giai đoạn từ tháng 5 năm 1919 cho đến khi cuộc nội chiến kết thúc năm 1922.
Bản dịch tiếng Việt phổ biến nhất là của dịch giả Nguyễn Thụy Ứng,
được in thành tám tập. Năm 2005, được in làm bốn tập, trong đó dịch giả
đã hiệu đính lại bản dịch, thêm phần phụ lục để giới thiệu một số đoạn
trước đây bị cắt bỏ. Lần tái bản gần nhất (2007), Nhà xuất bản Văn học
gộp thành hai quyển.
Giá trị căn bản của Sông Đông êm đềm
Sông Đông êm đềm được so sánh với Chiến tranh và Hoà bình
của Lev Nikolayevich Tolstoy. Bộ sử thi này một trong những tác phẩm
tiêu biểu nhất của trường phái Hiện thực Xã hội chủ nghĩa mà trong đó
Sholokhov đã hợp nhất được những di sản nghệ thuật của Tolstoy và Gogol.
Ngay từ chương mở đầu tác phẩm đưa đã đưa độc giả vào cuộc sống của
những người nông dân Cossack vùng sông Đông trước cách mạng tháng Mười
với nếp sống phong kiến gia trưởng nghiệt ngã, cùng những xung đột căng
thẳng trong những quan hệ gia đình, sinh hoạt. Từ chương 2 hành động của
tiểu thuyết mở rộng dần sang những vấn đề xã hội nóng bỏng gắn liền với
những biến động của lịch sử diễn ra trên đất nước: những định kiến của
người dân Cossack, vốn trước kia được Nga hoàng ưu đãi đặc biệt nhằm mua
chuộc, sử dụng để chống phá mọi phong trào đấu tranh của nhân dân, sự
phân hóa xã hội trong cộng đồng Cossack, cuộc đấu tranh giai cấp đặc
biệt phức tạp và ác liệt vùng sông Đông. Trong các tập 2, 3 và 4, tác
phẩm tập trung miêu tả bối cảnh lịch sử những năm nội chiến, những xung
đột gia đình gắn với xung đột xã hội.
Cũng như các tác giả kinh điển của trường phái hiện thực, Sholokhov đã viết Sông Đông êm đềm
với tất cả sự thật dù tàn nhẫn nhưng là lô-gíc tất yếu của hoàn cảnh,
tác động xã hội. Mặc dù rất đáng yêu, đáng được hưởng hạnh phúc nhưng số
phận của Gregori, Aksinia, Natalia và nhiều nhân vật khác nữa đều bi
thảm trong dòng chảy khốc liệt của những biến động xã hội lớn lao ở nước
Nga thời kỳ Nội chiến. Bộ sử thi đồ sộ với trên 100 nhân vật diễn ra
trong 10 năm trên một không gian rộng lớn, với những sự kiện dồn dập
nhưng được kết cấu vô cùng chặt chẽ. Mỗi nhân vật đều được mô tả với đặc
điểm tâm lý, tính cách và cả thể hình rất riêng biệt, từ người nông dân
bần cùng nhiệt tình đi theo cách mạng đến bọn phú nông chống phá cách
mạng với lòng hằn thù sâu sắc, từ những đảng viên trung kiên đến bọn chỉ
huy, binh lính trong các đạo quân bạch vệ liều lĩnh và tàn bạo, từ các
chàng trai Cossack bộc trực và quả cảm đến những cô gái Cossack yêu
thương say đắm và giàu lòng vị tha.
Độc giả bị cuốn hút bởi tính cách, tâm hồn Aksinia và cũng nhớ cả
“lọn tóc trên cái gáy rám nắng” của nàng. Tính hiện thực sâu sắc của Sông Đông êm đềm
thể hiện rõ nét ở từng hình tượng nhân vật với tất cả những gì tốt đẹp,
bình thường, thậm chí xấu xa như cuộc đời vẫn luôn là như vậy. Aksinia
hấp dẫn, mãnh liệt, chiến đấu đến cùng để giành giật tình yêu nhưng cũng
không vượt qua nổi những phút cô đơn, tuyệt vọng và cả bản năng rất đàn
bà. Natalia thủy chung, hiền dịu nhưng nhẫn nhục, cam chịu và yếu đuối.
Chính vì vậy những nhân vật của Sông Đông êm đềm lại càng thực, càng sống trong lòng độc giả. Với tình yêu và hấp thụ được cái hồn của vùng đất sông Đông, Sholokhov đã đưa vào Sông Đông êm đềm cảnh vật quê hương, những tập tục và các bài dân ca một cách nhuần nhuyễn, hòa quyện với con người.
Trong Sông Đông êm đềm hình tượng nhân vật Gregori tiêu biểu
cho tầng lớp trung nông trải qua nhiều lầm lạc, dao động về tư tưởng
chính trị trong những năm bão táp. Tính cách của Gregori phức tạp, mâu
thuẫn. Đó là một con người chính trực, tự trọng, nồng nhiệt, mạnh mẽ và
dũng cảm rất Cossack, yêu làng xóm và quê hương, nhưng cũng có những mặt
xấu như thô bạo, ít nhiều tàn nhẫn và tư hữu. Với những định kiến đã
hình thành từ lâu trong cộng đồng Cossack, Gregori cho rằng cách mạng đã
tước đoạt mất những quyền lợi của cộng đồng Cossack, xâm phạm vào
truyền thống, danh dự của họ. Gregori muốn rằng những người Cossack
không theo phe đỏ cũng không thuộc phe trắng, nhưng rồi cuộc đấu tranh
quyết liệt diễn ra ngay trên quê hương sông Đông, ngay trong những người
Cossack đã không cho phép họ lựa chọn con đường thứ ba. Gregori đã rơi
vào lầm lạc khi tách khỏi nhân dân, đi theo quân bạch vệ, phạm tội chống
lại nhân dân, chống lại tổ quốc. Nhưng giữa những ngày tháng đó chàng
vẫn không thôi dằn vặt, cảm thấy mình lạc lõng, đau khổ với những quyết
định của mình. Gregori đã bỏ trốn về nhà mà trong thâm tâm vẫn chưa xác
định được con đường tất yếu phải đi. Những định kiến và tư tưởng cũ vẫn
níu giữ Gregori trong tư thế bấp bênh, lưng chừng, có lúc chàng gia nhập
hồng quân, có lúc lại bị cuốn về phe đối nghịch. Kết cục của sự lừng
chừng giữa những dòng xoáy của xã hội đã khiến chàng không tìm được cho
mình một con đường, không tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống, những người
phụ nữ gắn bó với chàng phải chịu kết cục thảm thương và bản thân chàng
rơi vào tình thế nguy hiểm khi mang trọng tội phản bội chính quyền xô
viết và bên mình không còn một ai thân thích.
Không chỉ những nhân vật được khắc họa tới mức điển hình, những vấn
đề muôn thuở của con người như tình yêu, ý nghĩa cuộc sống, những quan
hệ họ tộc và làng xóm được mô tả rất thành công, Sông Đông êm đềm
còn biểu hiện một cách chân thực, sống động cuộc sống, số phận của cả
một dân tộc, một vùng đất của người Cossack đúng như trong lời một bài
hát Cossack cổ: Mảnh đất thân thương, mảnh đất vinh quang của chúng ta được gieo những cái đầu Cossack. Điểm trang sông Đông êm đềm của chúng ta có những nàng gái góa trẻ măng. Hoa nở trên sông Đông êm đềm, cha của chúng ta là bầy trẻ thơ côi cút. Sông Đông êm đềm đầy nước mắt những người mẹ, người cha và của người dân Nga nói chung trong thời kỳ Nội chiến.
“Sức mạnh nghệ thuật và sự chính trực, mà với nó, trong cuốn sử thi
sông Đông, ông đã biểu hiện cả một giai đoạn lịch sử của người dân Xô
viết.’”[2] chính là những gì làm nên Giải Nobel Văn học của Sholokhov.
Sông Đông êm đềm thoạt đầu có những nghi vấn về tác giả, với các luận
cứ chính được đưa ra: Mikhail Sholokhov là người ít học, ông chỉ học
bốn năm cấp một ở trường làng rồi bỏ học đi làm liên lạc cho Hồng quân;
Sholokhov còn quá trẻ và thiếu trải nghiệm cuộc sống để có thể viết nên
những áng văn như thế (khi phần đầu tiên của Sông Đông êm đềm được xuất bản năm 1928 lúc Sholokhov mới 23 tuổi); Các tác phẩm sau này của Sholokhov (như Đất vỡ hoang, Họ đã chiến đấu vì Tổ quốc, Khoa học căm thù, Số phân một người ; không sánh được chất lượng văn chương so với Sông Đông êm đềm.
Gần đây nghi vấn này đã bị xóa bỏ khi các bản thảo thất lạc trong chiến
tranh đã tìm lại được và dùng máy tính phân tích, so sánh các văn bản
văn chương.
Sông Đông êm đềm đã được chuyển thể thành phim, năm 1930 bởi đạo diễn Olga Ivan Pravov, thành phim truyền hình năm 1957 – 1958 bởi đạo diễn Sergey Gerasimov, và thành phim truyền hình năm 1992 bởi đạo diễn Sergey Bondarchuk.
Sholokhov sông Đông êm đềm là di sản văn chương quý giá của nước Nga và thế giới.
NGÀY MỚILỜI YÊU THƯƠNG Hoàng Kim 10 Xuân ấm áp tình thân Thầy bạn trong đời tôi. Ngày mới lời yêu thương Chúc vui khỏe hạnh phúc.
NGÀY MỚILỜI YÊU THƯƠNG Hoàng Kim 9 Khoác thêm tấm áo trời se lạnh Tâm bình vui bước tới an nhiên Phúc hậu mỗi ngày thêm việc thiện Yêu thương xa cách hóa gần thêm.
NGÀY MỚI LỜI YÊU THƯƠNG Hoàng Kim 8 Nắng dát vàng Bến Lội Khoai mướt xanh Cồn Dưa Núi sẫm tím Đá Dựng Cò đậu trắng đôi bờ
Linh Giang ơi Linh Giang Quê hương thăm thẳm nhớ Rào Nan và Nguồn Son Dòng đời thao thiết chảy
“Cảnh mãi theo người được đâu em Hết khổ hết cay hết vận hèn Nghiệp sáng đèn giời đà chỉ rõ Rồi đây cay đắng chẳng buồn chen” (*)
(*) Khát vọng, thơ Hoàng Ngọc Dộ.
NGÀY MỚI LỜI YÊU THƯƠNG Hoàng Kim 7 Mái nhà xưa nơi đây Mẹ cha thành bóng hạc Thương câu thơ lưu lạc Chuyện đời đâu dễ quên.
Người thân, họ hàng quen Tảo mộ mừng gặp lại Ngày mới trên quê hương Sông xanh thao thiết chảy
NGÀY MỚI LỜI YÊU THƯƠNG Hoàng Kim 6 Đêm Giáng Sinh an lành Ông Già Noel mở cửa Chuông ngân nga mười hai giờ đêm Đông tàn xuân đã đến
Sáng mai Em dậy đi làm sớm Trời còn se lạnh Đừng quên giữ ấm nghe em
Lời nhắn yêu thương Tình yêu đầy đặn Thung dung cuộc đời Ngày mới trên quê hương.
NGÀY MỚILỜI YÊU THƯƠNG Hoàng Kim 5 Nay vui là chính bạn và ta, Hào hứng cười to một tiếng oa (*), An nhiên thanh thản vui lòng mẹ, Nối nghiệp theo nghề thỏa chí cha. Tâm học Đào, Phan công việc tốt Đức noi Hoàng, Nguyễn lộc thêm hoa. Minh Lệ Hiếu Kim ngày trở lại (**) Mai vui về Huế ghé thăm nhà.
Hơn chín mươi lăm triệu dân ta, Nay lại vừa thêm một tiếng oa Chúc cháu an lành vui lòng mẹ, Mừng nhà thịnh vượng thỏa chí cha. Đất Huế thanh trà thơm ngọt trái Trời Nam giống tốt lộc đầy hoa. Minh Hiếu Quê Choa nay thành nội Phúc hậu đời thương phước đến nhà.
Ghi chú (*) Bài thơ cụ Phan Bội Châu chúc mừng cụ Đào Duy Anh và chúc phúc GS Đào Thế Tuấn (*) là thân phụ của TS. The Anh Dao .Cụ Phan tiên đoán tương lai của ‘con cháu dòng họ Đào Công’ không chỉ sẽ theo được mà còn làm rạng rỡ thêm truyền thống gia đình, (nay điều đó đã trở thành hiện thực); nguyên vận bài thơ cụ Phan:
Hai mươi lăm triệu giống dòng ta, Hôm trước nghe thêm một tiếng oa, Mừng chị em mình vừa đáng mẹ, Mong thằng bé nọ khéo in cha. Gió đưa nam tới sen đầy hột, Trời khiến thu về quế nở hoa. Sinh tụ mười năm mong thế mãi, Ấy nhà là nước, nước là nhà.
(**) Dân số Việt Nam lúc 9g53 ngày 29 tháng 11 năm 2017 là 95929429 người thống kê vào đúng thời điểm 9g53 lúc thầy Hiếu đăng FB ngày 29 Tháng Mười Một, được cập nhật tại https://danso.org/viet-nam/ Thầy Hiếu quê choa nay thành nội’ ẩn ngữ hai nghĩa quê Quảng Bình nay ở thành Nội (Huế), Thầy Hiếu là ‘Thượng thư bộ Học’ đại học Huế nay thành ông nội, một nhà làm Thầy.
NGÀY MỚI LỜI YÊU THƯƠNG Hoàng Kim 4 Một đóa mai vàng sinh nhật Một lời ấm áp tình thân Một Biển Hồ soi bóng nắng Một Giác Tâm xa mà gần.
NGÀY MỚI LỜI YÊU THƯƠNG Hoàng Kim 3 Ai đến nơi nao xa thăm thẳm chia nửa vầng trăng khuyết lại tròn, mưa níu ngày dài thêm nỗi nhớ ngóng cửa chờ nhau ai nhớ ai …
Cứ đợi cứ chờ thương mòn mõi gìn vàng giữ ngọc nắng mai nay, Chút thôi mưa sớm trời quang lại, sương đọng mi ai lặng lẽ hoài …
NGÀY MỚI LỜI YÊU THƯƠNG Hoàng Kim 2 Thung dung cùng với cỏ hoa. Thảnh thơi đèn sách, nhẫn nha dọn vườn. Mặc ai tính thiệt so hơn. Bát cơm gạo mới vẫn thơm láng giềng.
Thiên nhiên là thú thần tiên. Chân quê là chốn bình yên đời mình. Bạn hiền bia miệng anh linh. An nhiên sống giữa ân tình thế gian
NGÀY MỚI LỜI YÊU THƯƠNG Xuân hiểu Mạnh Hạo Nhiên Bản dịch của Hoàng Kim 1 Ban mai chợt tỉnh giấc, Nghe đầy tiếng chim kêu. Đêm qua mây mưa thế, Hoa xuân rụng ít nhiều?
(*) Mạnh Hạo Nhiên (689 – 740) là nhà thơ người Tương Dương, Tương Châu, nay thuộc tỉnh Hồ Bắc ,Trung Quốc thời nhà Đường, thuộc thế hệ đàn anh của Lí Bạch. Ông là người nhân cách lỗi lạc, yêu thiên nhiên, phúc hậu đức độ, học vấn tài năng trác tuyệt, giỏi thơ văn, nhưng chán ghét cảnh quan trường nên ẩn cư vui với thiên nhiên, sông núi quê hương , đặc biệt là Long Môn, Nam San và Lumen Sơn. Sự nghiệp văn chương của ông sừng sững như núi cao với hai trăm sáu mươi bài thơ, phần lớn là những bài thơ sơn thuỷ tuyệt bút . Thơ năm chữ của Mạnh Hạo Nhiên luật lệ nghiêm cách, phóng khoáng, hùng tráng, rất nổi tiếng. Bài Xuân hiểu và Lâm Động Đình được nhiều người truyền tụng. Lí Bạch rất hâm mộ Mạnh Hạo Nhiên và có thơ tặng ông:
Tặng Mạnh Hạo Nhiên Lý Bạch
Ta mến chàng họ Mạnh, Phong lưu dậy tiếng đồn Tuổi xanh khinh mũ miện Đầu bạc ngủ mây cồn Dưới trăng nghiêng ngửa chén Bên hoa mê mẩn hồn Hương bay thầm đón nhận Không với tới đầu non
春 眠 不 覺 曉, Xuân miên bất giác hiểu. 處 處 聞 啼 鳥。 Xứ xứ văn đề điểu 夜 來 風 雨 聲, Dạ lai phong vũ thinh. 花 落 知 多 少? Hoa lạc tri đa thiểu
+ Dịch nghĩa: SỚM XUÂN (Đang nằm trong) giấc ngủ mùa xuân, không biết trời đã sáng. Khắp nơi nơi nghe tiếng chim kêu (rộn rã). Đêm qua có tiếng gió mưa. Không biết hoa rụng nhiều hay ít ?. Hoàng Nguyên Chương dịch
Dịch thơ
Giấc xuân trời sáng không hay, Chim kêu ríu rít từng bầy khắp nơi. Đêm qua mưa gió tơi bời Biết rằng hoa cũng có rơi ít nhiều.
(Bản dịch Trần Trọng Kim) SỚM XUÂN Giấc ngủ mùa xuân, không biết sáng. Khắp nơi rộn rã tiếng chim kêu. Đêm qua sầm sập trời mưa gió Không biết hoa bay rụng ít nhiều (bản dịch Hoàng Nguyên Chương).
BUỔI SÁNG MÙA XUÂN Giấc xuân, sáng chẳng biết; Khắp nơi chim ríu rít; Đêm nghe tiếng gió mưa; Hoa rụng nhiều hay ít ?
(Bản dịch Tương Như)
SỚM XUÂN Giấc xuân nào biết hừng đông. Tỉnh ra chim đã véo von khắp trời, Đêm qua mưa gió bời bời, Ngoài kia nào rõ hoa rơi ít nhiều!
(Bản dịch của Ngô Văn Phú)
BUỔI SÁNG MÙA XUÂN Đêm xuân ngủ sáng chẳng hay, Bên ngoài chim đã hót đầy nơi nơi. Đêm nghe mưa gió tơi bời, Chẳng hay hoa rụng hoa rơi ít nhiều?
(Bản dịch của Hoàng Giáp Tôn)
“Xuân hiểu” (Sớm xuân) của Mạnh Hạo Nhiên nói về giấc ngủ mùa xuân (xuân miên) thung dung, an nhiên, tự tai cho đến khi trời chợt sáng (bất giác hiểu?). “Xuân hiểu” không đơn thuần chỉ là mùa xuân mà còn chỉ ngày mới, quy luật vĩnh cữu của trời đất, khoảnh khắc huyền diệu của vũ trụ, thời điểm chuyển tiếp từ đêm sang ngày, từ âm sang dương, từ tĩnh sang động, từ tối đến sáng. Đó là thời khắc ban mai tuyệt diệu của tạo hóa, đất trời và con người hòa chung làm một, là thời khắc giao hoà tuyệt vời được thể hiện thanh thoát lạ lùng.
Điều đặc sắc của tác phẩm “Xuân hiểu” là đã dùng chữ xuân và chữ hiểu. Chữ xuân thì dễ thấy để chỉ sự tươi trẻ, khởi đầu, triết lý sống lạc quan. Chữ hiểu “giác” (覺) có nghĩa là hiểu mà không dùng chữ “tri” (知) có nghĩa là biết để chỉ sự hiểu biết tận cùng chân tính của sự vật. Tác giả đã dùng chữ “hiểu” (曉) để chỉ về ban mai mà không dùng các chữ khác như: đán (旦) , tảo (早) hạo (暭), thịnh (晟), thần (晨), thự (曙), hi (晞) v.v.. Bởi chữ hiểu vừa có nghĩa là hiểu biết , lại vừa có nghĩa chỉ về buổi sớm, ban mai, ngày mới, cái khoảnh khắc huyền diệu của vũ trụ.
Nhà Phật đã dùng chữ “giác” (覺) này trong “giác ngộ”, “chính giác” để chỉ những điều thấu hiểu đã đạt ngộ đến đích của thiền tính. Khoa học giúp ta tri thức, sự biết , Phật học là minh sư chỉ ra sự đạt ngộ, giác ngộ này . Nhà bác học Anhstanh, cha đẻ của Thuyết tương đối, nhận định: “Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học” chính là nói trên ý nghĩa đó.
Tôi thích lời bình của Hoàng Nguyên Chương về thơ Mạnh Hạo Nhiên: “Sau cái tĩnh lặng của giấc ngủ là cái động, thức giấc của con người, mặt trời và sự sống. Ta thấy sự sống tưng bừng của vũ trụ “xứ xứ” (khắp nơi) rộn tiếng chim. Chữ “văn” ở đây cho ta xác định được cái tiểu vũ trụ của tác giả và chính tác giả là chủ thể của con người trung tâm đang nhìn ra khắp chốn (xứ xứ) của đại vũ trụ để bắt nguồn giao cảm từ ý nghĩa vạn vật đều có đủ trong ta (vạn vật giai bị ư ngã) hoặc vạn vật với ta là một (vạn vật dữ ngã vi nhất) hay nói khác hơn đó là vạn vật đã đồng nhất với cái ngã. Hình tượng chim (điểu) cũng chỉ là một thực thể bé nhỏ và âm thanh kêu, hót (đề) cũng chỉ là “dữ cộng tương sinh” nhưng lại là đại biểu cho tất cả mọi sinh vật làm biểu tượng cho cả sự sống muôn loài vừa trổi dậy. Như thế mỗi thực thể bé nhỏ ở đây không chỉ là mỗi tiểu vũ trụ mà đã hình thành biểu trưng cho cả một đại vũ trụ.” …Con người hiện tại tiếp tục suy tư chiêm nghiệm để tự hỏi: Dạ lai phong vũ thinh (Đêm qua có tiếng gió mưa). Hình ảnh gió mưa chính là nguyên nhân đưa đến hiện trạng của ngày mới. Đóa hoa là biểu tượng của sự sống, của nguồn sinh mệnh trong cõi đời. Đó là những thực thể bé nhỏ nhưng lại là những tiểu vũ trụ như lời Đỗ Phủ: “Nhất phiến hoa phi giảm khước xuân” (một cánh hoa rơi làm giảm đi vẻ đẹp của xuân) nhưng ý tưởng lại còn đi xa hơn thế nữa. Bởi vì hình thức mỗi cánh hoa còn lại trên cành hay rụng đi là một nỗi băn khoăn về lẽ tồn tại hay không tồn tại. Đó là sự thao thức về đời người và thân phận con người. Câu thơ “Hoa lạc tri đa thiểu” (không biết hoa rụng nhiều hay ít?) là câu thơ tuyệt bút đã làm bài thơ bừng tỏa. … Đây cũng là phong cách tiêu biểu của Đường thi, phong cách đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật và mỗi chữ mỗi lời là một viên ngọc...” .
Noi theo tứ thơ khoáng đạt “Chim lượn trăm vòng” của Chế Lan Viên: “Tôi yêu quá! cuộc đời như con đẻ/ Như đêm xuân người vợ trẻ yêu chồng…/ Cánh thơ tôi thoát khỏi phòng nhỏ bé? Lượn trăm vòng trên Tổ quốc mênh mông”: Tôi đọc và tâm đắc thơ “Xuân hiểu” của Mạnh Hạo Nhiên, nay thử tìm lối diễn đạt mới cho tuyệt phẩm này.“Xuân hiểu” là “Ngày mới”; “Ban mai chợt tỉnh giấc / Nghe đầy tiếng chim kêu/ Đêm qua mây mưa thế/ Hoa xuân rụng ít nhiều?”.
Ngày mới là ngày xuân. Mây mưa vừa tục vừa thanh như cuộc đời này. Hoa xuân rụng nhiều hay ít là sự thao thức về “hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi”, đời người và thân phận con người.
SỚM XUÂN Hoàng Kim
Ngày mới thêm lộc xuân Xuân hiểu vần thơ cũ (*) Sớm xuân đầu năm mới Trời đất lắng yêu thương.
‘Ban mai chợt tỉnh giấc, Nghe đầy tiếng chim kêu. Đêm qua mây mưa thế, Hoa xuân rụng ít nhiều?‘.
Nõn lá xanh nhú mầm Hoa Bình Minh ghé cửa An nhiên và tỉnh thức Thung dung cùng tháng năm.
Ban mai chợt tỉnh giấc, Nghe đầy tiếng chim kêu. Đêm qua mây mưa thế, Hoa xuân rụng ít nhiều?
Mạnh Hạo Nhiên (689 – 740) là nhà thơ người Tương Dương, Tương Châu,
nay thuộc tỉnh Hồ Bắc ,Trung Quốc thời nhà Đường, thuộc thế hệ đàn anh
của Lí Bạch. Ông là người nhân cách lỗi lạc, yêu thiên nhiên, phúc hậu
đức độ, học vấn tài năng trác tuyệt, giỏi thơ văn, nhưng chán ghét cảnh
quan trường nên ẩn cư vui với thiên nhiên, sông núi quê hương , đặc biệt
là Long Môn, Nam San và Lumen Sơn. Sự nghiệp văn chương của ông sừng
sững như núi cao với hai trăm sáu mươi bài thơ, phần lớn là những bài
thơ sơn thuỷ tuyệt bút . Thơ năm chữ của Mạnh Hạo Nhiên luật lệ nghiêm
cách, phóng khoáng, hùng tráng, rất nổi tiếng. Bài Xuân hiểu và Lâm Động Đình được nhiều người truyền tụng. Lí Bạch rất hâm mộ Mạnh Hạo Nhiên và có thơ tặng ông:
Tặng Mạnh Hạo Nhiên
Lý Bạch
Ta mến chàng họ Mạnh,
Phong lưu dậy tiếng đồn
Tuổi xanh khinh mũ miện
Đầu bạc ngủ mây cồn
Dưới trăng nghiêng ngửa chén
Bên hoa mê mẩn hồn
Hương bay thầm đón nhận
Không với tới đầu non
春 眠 不 覺 曉,
Xuân miên bất giác hiểu.
處 處 聞 啼 鳥。
Xứ xứ văn đề điểu
夜 來 風 雨 聲,
Dạ lai phong vũ thinh.
花 落 知 多 少?
Hoa lạc tri đa thiểu
Dịch nghĩa:
SỚM XUÂN
(Đang nằm trong) giấc ngủ mùa xuân, không biết trời đã sáng.
Khắp nơi nơi nghe tiếng chim kêu (rộn rã).
Đêm qua có tiếng gió mưa.
Không biết hoa rụng nhiều hay ít ?. Hoàng Nguyên Chương dịch
Dịch thơ
Giấc xuân trời sáng không hay,
Chim kêu ríu rít từng bầy khắp nơi.
Đêm qua mưa gió tơi bời
Biết rằng hoa cũng có rơi ít nhiều.
(Bản dịch Trần Trọng Kim)
SỚM XUÂN
Giấc ngủ mùa xuân, không biết sáng.
Khắp nơi rộn rã tiếng chim kêu.
Đêm qua sầm sập trời mưa gió
Không biết hoa bay rụng ít nhiều
(bản dịch Hoàng Nguyên Chương).
BUỔI SÁNG MÙA XUÂN
Giấc xuân, sáng chẳng biết;
Khắp nơi chim ríu rít;
Đêm nghe tiếng gió mưa;
Hoa rụng nhiều hay ít ?
(Bản dịch Tương Như)
SỚM XUÂN
Giấc xuân nào biết hừng đông.
Tỉnh ra chim đã véo von khắp trời,
Đêm qua mưa gió bời bời,
Ngoài kia nào rõ hoa rơi ít nhiều!
(Bản dịch của Ngô Văn Phú)
BUỔI SÁNG MÙA XUÂN
Đêm xuân ngủ sáng chẳng hay,
Bên ngoài chim đã hót đầy nơi nơi.
Đêm nghe mưa gió tơi bời,
Chẳng hay hoa rụng hoa rơi ít nhiều?
(Bản dịch của Hoàng Giáp Tôn)
“Xuân hiểu” (Sớm xuân) của Mạnh Hạo Nhiên nói về giấc ngủ mùa xuân
(xuân miên) thung dung, an nhiên, tự tai cho đến khi trời chợt sáng (bất
giác hiểu?). “Xuân hiểu” không đơn thuần chỉ là mùa xuân mà còn chỉ
ngày mới, quy luật vĩnh cữu của trời đất, khoảnh khắc huyền diệu của vũ
trụ, thời điểm chuyển tiếp từ đêm sang ngày, từ âm sang dương, từ tĩnh
sang động, từ tối đến sáng. Đó là thời khắc ban mai tuyệt diệu của tạo
hóa, đất trời và con người hòa chung làm một, là thời khắc giao hoà
tuyệt vời được thể hiện thanh thoát lạ lùng.
Điều đặc sắc của tác phẩm “Xuân hiểu” là đã dùng chữ xuân và chữ
hiểu. Chữ xuân thì dễ thấy để chỉ sự tươi trẻ, khởi đầu, triết lý sống
lạc quan. Chữ hiểu “giác” (覺) có nghĩa là hiểu mà không dùng chữ “tri”
(知) có nghĩa là biết để chỉ sự hiểu biết tận cùng chân tính của sự vật.
Tác giả đã dùng chữ “hiểu” (曉) để chỉ về ban mai mà không dùng các chữ
khác như: đán (旦) , tảo (早) hạo (暭), thịnh (晟), thần (晨), thự (曙), hi
(晞) v.v.. Bởi chữ hiểu vừa có nghĩa là hiểu biết , lại vừa có nghĩa chỉ
về buổi sớm, ban mai, ngày mới, cái khoảnh khắc huyền diệu của vũ trụ.
Nhà Phật đã dùng chữ “giác” (覺) này trong “giác ngộ”, “chính giác” để
chỉ những điều thấu hiểu đã đạt ngộ đến đích của thiền tính. Khoa học
giúp ta tri thức, sự biết , Phật học là minh sư chỉ ra sự đạt ngộ, giác
ngộ này . Nhà bác học Anhstanh, cha đẻ của Thuyết tương đối, nhận định:
“Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại
thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để
cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần
phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo
bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học” chính là nói trên ý
nghĩa đó.
Tôi thích lời bình của Hoàng Nguyên Chương về thơ Mạnh Hạo Nhiên: “Sau
cái tĩnh lặng của giấc ngủ là cái động, thức giấc của con người, mặt
trời và sự sống. Ta thấy sự sống tưng bừng của vũ trụ “xứ xứ” (khắp nơi)
rộn tiếng chim. Chữ “văn” ở đây cho ta xác định được cái tiểu vũ trụ
của tác giả và chính tác giả là chủ thể của con người trung tâm đang
nhìn ra khắp chốn (xứ xứ) của đại vũ trụ để bắt nguồn giao cảm từ ý
nghĩa vạn vật đều có đủ trong ta (vạn vật giai bị ư ngã) hoặc vạn vật
với ta là một (vạn vật dữ ngã vi nhất) hay nói khác hơn đó là vạn vật đã
đồng nhất với cái ngã. Hình tượng chim (điểu) cũng chỉ là một thực thể
bé nhỏ và âm thanh kêu, hót (đề) cũng chỉ là “dữ cộng tương sinh” nhưng
lại là đại biểu cho tất cả mọi sinh vật làm biểu tượng cho cả sự sống
muôn loài vừa trổi dậy. Như thế mỗi thực thể bé nhỏ ở đây không chỉ là
mỗi tiểu vũ trụ mà đã hình thành biểu trưng cho cả một đại vũ trụ.”
…Con người hiện tại tiếp tục suy tư chiêm nghiệm để tự hỏi: Dạ lai
phong vũ thinh (Đêm qua có tiếng gió mưa). Hình ảnh gió mưa chính là
nguyên nhân đưa đến hiện trạng của ngày mới. Đóa hoa là biểu tượng của
sự sống, của nguồn sinh mệnh trong cõi đời. Đó là những thực thể bé nhỏ
nhưng lại là những tiểu vũ trụ như lời Đỗ Phủ: “Nhất phiến hoa phi giảm
khước xuân” (một cánh hoa rơi làm giảm đi vẻ đẹp của xuân) nhưng ý tưởng
lại còn đi xa hơn thế nữa. Bởi vì hình thức mỗi cánh hoa còn lại trên
cành hay rụng đi là một nỗi băn khoăn về lẽ tồn tại hay không tồn tại.
Đó là sự thao thức về đời người và thân phận con người. Câu thơ “Hoa lạc
tri đa thiểu” (không biết hoa rụng nhiều hay ít?) là câu thơ tuyệt bút
đã làm bài thơ bừng tỏa. … Đây cũng là phong cách tiêu biểu của Đường
thi, phong cách đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật và mỗi chữ mỗi lời là
một viên ngọc...” .
Ngày mới Hoàng Kim
Tôi tâm đắc thơ “Xuân hiểu” của Mạnh Hạo Nhiên, nên thử tìm lối diễn
đạt mới “Ngày mới” cho tuyệt phẩm “Xuân hiểu”: “Ban mai chợt tỉnh giấc
/ Nghe đầy tiếng chim kêu/ Đêm qua mây mưa thế/ Hoa xuân rụng ít
nhiều?”. Ngày mới là ngày xuân. Mây mưa vừa tục vừa thanh như cuộc đời
này. Chế Lan Viên có tứ thơ khoáng đạt “Chim lượn trăm vòng” cũng là sự diễn đạt tâm hồn đầy mơ ước: “Tôi
yêu quá! cuộc đời như con đẻ/ Như đêm xuân người vợ trẻ yêu chồng…/
Cánh thơ tôi thoát khỏi phòng nhỏ bé? Lượn trăm vòng trên Tổ quốc mênh
mông”: Hoa xuân rụng nhiều hay ít là sự thao thức về “hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi”, đời người và thân phận con người.
QUA ĐÈO CHỢT GẶP MAI ĐẦU SUỐI Hoàng Kim
“Nghìn dặm tìm anh chẳng gặp anh/ Đường về vó ngựa dẫm mây xanh/ Qua đèo chợt gặp mai đầu suối/ Đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành“.
Tôi biết bài thơ kỳ lạ này của Bác Hồ đăng trên báo khoảng năm 1970 do
một chuyện ngẫu nhiên tình cờ nên nhớ mãi. Bài thơ kỳ lạ vì ẩn chứa
nhiều triết lý sâu sắc không dễ thấy, vì nó là thơ của Bác Hồ mà ít
thấy sách báo nào nhắc đến gần nửa thế kỷ qua.
Thuở ấy, tôi mười bảy tuổi, đã cùng người anh trai Hoàng Ngọc Dộ
ra thăm đèo Ngang. Chúng tôi vừa đi xe đạp vừa đi bộ từ chân núi lên
đến đỉnh đèo. Gần cột mốc địa giới hai tỉnh trên đỉnh đường xuyên sơn,
cạnh khe suối ven đỉnh dốc sườn đèo có cây mai rừng rất đẹp. Chúng tôi
đang thưởng ngoạn thì chợt gặp xe của Bộ trưởng Xuân Thủy và bí thư tỉnh ủy Quảng Bình Nguyễn Tư Thoan vừa tới. Họ đã xuống xe ngắm nhìn trời, biển, hoa, núi và bộ trưởng Xuân Thuỷ đã bình bài thơ trên.
Bộ trưởng Xuân Thủy là nhà ngoại giao có kiến thức rộng, bạn thơ của
Hồ Chí Minh, giỏi dịch thơ chữ Hán. Ông cũng là người đã dịch bài thơ
“Nguyên tiêu” nổi tiếng, nên khi tôi tình cờ được nghe lời bình phẩm
trực tiếp của ông về bài thơ trên thì tôi đã nhớ rất lâu. Tôi cũng hiểu
nghĩa rõ ràng cụm từ “Trung Nam Hải” từ dịp ấy.
Ba mươi năm sau, khi anh Gia Dũng sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu
bài thơ “Tìm bạn không gặp” trong tập thơ “Ngàn năm thương nhớ” tuyển
thơ một nghìn năm Thăng Long, Hà Nội. Bài thơ “Tầm hữu vị ngộ” của
Bác do nhà Hán học nổi tiếng Phan Văn Các diễn nghĩa và dịch thơ. Nội
dung tuy vẫn thế nhưng bản dịch mới lời dịch sát nghĩa chữ Hán hơn
so với bản tự dịch thoáng ý của chính Bác và có khác MỘT chữ
so với bài mà tôi được nghe bình trước đây. Đó là từ “nghìn dặm” được thay bằng từ “trăm dặm”
(“bách lý tầm quân vị ngộ quân” thay vì “thiên lý tầm quân vị ngộ
quân”). Bản dịch mới có lời ghi chú, nghe nói là của Bác. Bài thơ viết
năm 1950 nhưng xuất xứ và cảm xúc thực sự của Người khi thăng hoa bài
thơ nổi tiếng này thì nay vẫn còn để ngỏ.
Tầm hữu vị ngộ, thơ Hồ Chí Minh
尋友未遇
千里尋君未遇君, 馬蹄踏碎嶺頭雲。 歸來偶過山梅樹, 每朵黃花一點春。
(Bản chữ Hán trên Thi Viện của Đào Trung Kiên)
Tầm hữu vị ngộ
Thiên lý tầm quân vị ngộ quân,
Mã đề đạp toái lĩnh đầu vân.
Quy lại ngẫu quá sơn mai thụ,
Mỗi đoá hoàng hoa nhất điểm xuân.
“ Trăm dặm tìm anh chẳng gặp anh,
Đường về vó ngựa dẫm mây xanh.
Qua đèo chợt gặp mai đầu suối
Đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành.”
(Bản tự dịch của Hồ Chí Minh, theo lời Xuân Thủy)
“Trăm dặm tìm không gặp cố nhân
Mây đèo dẫm vỡ ngựa dồn chân
Đường về chợt gặp cây mai núi
Mỗi đoá hoa vàng một nét xuân”
(Bản dịch thơ của Phan Văn Các)
Bác ra nước ngoài từ đầu năm 1950 đến đầu tháng Tư mới về nước theo
hồi ức “Chiến đấu trong vòng vây” của đại tướng Võ Nguyên Giáp. Bác lúc
đó đã sáu mươi tuổi, bí mật đi đến Bắc Kinh gặp chủ tịch Đảng Cộng sản
Trung Quốc Mao Trạch Đông rồi đi luôn sang Matxcơva gặp đồng chí Stalin.
Bác cũng đi tìm gặp đại tướng Trần Canh khi chuẩn bị chiến dịch Biên
giới. Trong cơn lốc của các sự kiện, Bác khẳng định: “Tổng phản công của
ta sẽ là một giai đoạn lâu dài. Rồi đây, có sự chi viện của Liên Xô và
Trung Quốc về vật chất, vũ khí, trang bị, ta sẽ đỡ khó khăn hơn, nhưng
giành được thắng lợi là phải do sức nỗ lực của chính bản thân ta quyết
định”.
“Nghìn dặm” hay “trăm dặm”? “gặp bạn” hay “không gặp” hoặc “gặp nhưng
không gặp về cách làm”? Ngữ nghĩa của câu thơ “Bách lý tầm quân vị ngộ
quân” khác hẳn với “thiên lý tầm quân vị ngộ quân” và không đơn giản
dịch là “Tìm bạn không gặp”. Dường như Bác đang đề cập một vấn đề rất
lớn của định hướng chiến lược đối ngoại. Nhiều sự kiện lịch sử hiện tại
đã được giải mã nhưng còn nhiều ẩn ý sâu sắc trong thơ Bác cần được tiếp
tục tìm hiểu, khám phá thêm. Những năm tháng khó khăn của cách mạng
Việt Nam “chiến đấu trong vòng vây”; Những tổn thất và sai lầm trong cải
cách ruộng đất do sự thúc ép từ phía Liên Xô và sự vận dụng không phù
hợp kinh nghiệm của Trung Quốc; Quan hệ của nước nhỏ đối với các nước
lớn. Nhiều điều tinh tế ẩn chứa trong thơ Bác.
Ý tứ trong bài thơ của Bác rất gần với với một bài thơ cổ của Trung Quốc thời nhà Tống: “Tận nhật tầm xuân bất kiến xuân/ Mang hài đạp phá lãnh đầu vân/ Quy lai khước phá mai hoa hạ/ Xuân tại chi đầu vị thập phân”.
Bài thơ tả một ni cô mang hài trèo đèo vượt núi cực khổ tìm xuân suốt
ngày mà vẫn chẳng gặp xuân. Đến khi trở về mới thấy xuân đang hiện trên
những cành mai trong vườn nhà.
Bác Hồ cũng vượt vòng vây phong tỏa, chịu nhiều gian khổ suốt bốn
tháng ròng để tìm sự ủng hộ quốc tế cho cách mạng Việt Nam đang “chiến
đấu trong vòng vây”. Trên đường về, qua đèo, Bác chợt gặp cây mai đầu
suối và Bác đã ngộ ra được những vấn đề sâu sắc của phương pháp cách
mạng. Đối diện với mặt trời đỏ “đông phương hồng, mặt trời lên” là mặt TRĂNG hiền hoà (rằm xuân lồng lộng trăng soi) và gốc MAI vàng cổ thụ bên SUỐI nguồn tươi mát (bên suối một nhành mai).
Trăng, suối, hoa mai là những cụm từ quan trọng trong thơ Bác. Nó là
triết lý ứng xử tuyệt vời của một nước nhỏ đối với các nước lớn trong
quan hệ quốc tế phức tạp.
Trời càng sáng, trăng càng trong, nước càng mát, mai càng nở rộ.
Ngày xuân, hiểu sâu thêm một bài thơ hay của Bác và góp thêm một tản văn về trăng, suối nguồn, hoa mai.
(*) Ghi chú: “Qua đèo chợt gặp mai đầu suối” là bài
tôi viết cách đây tám năm, được nhiều người yêu thích và trao đổi. Tôi
tuyển chọn và bổ sung thêm năm bài viết mới:
1) Tầm hữu vị ngộ thơ Hồ Chí Minh;
2) Nhành mai điểm nhấn tinh tế trong thơ Bác;
3) Đèo Ngang và những tuyệt phẩm thơ cổ;
4) Đèo Ngang nơi lưu dấu những huyền thoại.
5) Suy ngẫm về những câu thơ lưu lạc.
Hoàng Kim suy ngẫm về những câu thơ lưu lạc: “Ai gửi ai những câu thơ lưu lạc. Chốn nhân gian thầm lặng tháng năm dài. Nghêu ngao vui thú yên hà. Mai là bạn cũ, hạc là người quen;Thập tải luân giao cầu cổ kiếm. Nhất sinh đê thủ bái hoa mai (Mười năm lưu lạc tìm gương báu/ Bình sinh ta chỉ bái hoa mai).
Thơ ai mà tráng khí vậy? Đó chính là thơ Nguyễn Du. Hay và lạ thật !
Cách mạng sắn ở Việt Nam thành tựu và bài học là những kinh nghiệm quý giá. Ở Việt Nam, sắn là cây lương thực quan trọng thứ ba sau lúa và ngô. Sắn Việt Nam ngày nay là một ngành xuất khẩu đầy triển vọng với diện tích hơn nửa triệu ha và giá trị xuất khẩu hơn một tỷ đô la Mỹ mỗi năm. Cuộc cách mạng sắn ở Việt Nam (Cassava revolution in Vietnam), với sự tham gia của hàng triệu nông dân trồng sắn, đã đạt được sự chuyển đổi lớn về năng suất, sản lượng, giá trị sử dụng và hiệu quả kinh tế. , thu nhập của cuộc sống, sinh kế và việc làm cho người dân trên toàn quốc. Sắn Việt Nam hôm nay và ngày mai tiếp tục một cuộc cách mạng mới. Cuộc chiến chống lại bệnh khảm lá sắn (CMD) và bệnh chồi rồng (CWBD) với chương trình sinh kế và giá trị sắn của ACIAR. “Thiết lập các giải pháp bền vững cho cây sắn ở Đông Nam Á” là sự tiếp nối và hỗ trợ đặc biệt cấp bách, cần thiết, hiệu quả, có tính khả thi cao để bảo tồn và phát triển Cách mạng sắn ở Việt Nam . (xem https://hoangkimlong.wordpress.com/carget/san-viet-nam-hom-nay-va-ngay-mai/