Thiên hà trong vắt khuya
chuyển mùa
tự nhiên tỉnh
ta ngắm trời, ngắm biển
chòm sao em.
vầng sáng anh,
dưới vòm trời lấp lánh
khoảnh khắc thời gian
thăm thẳm
một tầm nhìn.
(GET UP
clear late galaxies
transfer season
natural awakening
I watch the sun, watching the sea
watching the constellations.
glow from where he
under the sparkling sky
moment of time
chasms
a vision).
Sông
Gianh tỉnh Quảng Bình là dòng sông huyền thoại nối liền đôi bờ lịch sử
“Đằng Ngoài và Đằng Trong” của thời Lê Trịnh Nguyễn. Sông Việt Nam có
2.360 sông kênh lớn nhỏ hợp thành 45 tuyến giao thông đường thủy chính,
bao gồm 17 tuyến phía Bắc, 10 tuyến miền Trung và 18 tuyến phía Nam,
trong đó có 198 sông kênh thuộc Danh mục đường thuỷ nội địa quốc gia
được Ban hành kèm theo Quyết định số 970/QĐ-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm
2009 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Sông Gianh tuy không là sông
lớn như hệ thống sông Hồng, hệ thống sông Cữu Long nhưng lại là một
trong những con sông sử thi chủ yếu của Việt Nam quan hệ nhiều đến quá
trình Nam Tiến của người Việt.
Lịch
sử Nam tiến của dân tộc Việt đi như một dòng sông lớn, thuận chiều,
xuôi dòng, hướng về biển lớn. Dòng sông về biển có khi hiền hòa có khi
hung dữ tùy theo thế nước nhưng mãi mãi là nguồn sống, nguồn sinh lực
của con người, cây xanh và vạn vật.
Sông
Đồng Nai và Văn miếu Trấn Biên là tình yêu lớn, quê hương thứ hai của
tôi ở đất phương Nam. Gia đình tôi do số phận và hoàn cảnh đặc biệt mà
tôi đã kể tại Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời đã học thái độ của nước để đi như một dòng sông:
LINH GIANG DÒNG SÔNG QUÊ HƯƠNG
Hãy học thái độ của nước mà đi như dòng sông Hoàng Kim
Nhà mình gần ngã ba sông
Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình
Linh Giang sông núi hữu tình
Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con
Chèo thuyền cho khuất bến Son
Để con khỏi chộ nước non thêm buồn
Câu ru quặn thắt đời con
Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ
Câu
chuyện Nam Tiến của tôi quan hệ đến chuyện học “đúp 5 lớp đại học” .
Chuyện của tôi nghe qua thì buồn cười nhưng thực tế là có thật. Tôi thi
đậu vào Trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc năm 1970, học Trồng trọt 4
cùng khóa với các bạn Trần Văn Minh, Đỗ Thị Minh Huệ, Phan Thanh Kiếm,
Đỗ Khắc Thịnh, Vũ Mạnh Hải, Phạm Sĩ Tân, Phạm Huy Trung, Lê Xuân Đính,
Nguyễn Hữu Bình, Lê Huy Bá … cho đến ngày 02 tháng 9 năm 1971 thì tôi
gia nhập quân đội cùng lứa với Nguyễn Văn Thạc.
Đợt
tuyển quân sinh viên trong ngày độc lập đã nói lên sự quyết liệt sinh
tử và ý nghĩa thiêng liêng của ngày cầm súng. Chiến trường đánh lớn.
Đơn vị chúng tôi chỉ huấn luyện rất ngắn rồi vào trận ngay với 81 đại
đội vượt sông Thạch Hãn. Chiến dịch Quảng Trị năm 1972 sau này đã đi
vào huyền thoại: “Đò lên Thạch Hãn ơi chèo nhẹ/ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm/ Có tuổi hai mươi thành sóng nước/ Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm”. Tổ chúng tôi bốn người thì Xuân và Chương hi sinh, chỉ Trung và tôi trở về trường sau ngày đất nước thống nhất.
Những
vần thơ viết dưới đây là xúc động sâu xa của tôi khi nghĩ về bạn học
đồng đội đã khuất: “Trận chiến hôm qua bạn góp máu hồng. Lớp học hôm
nay bạn không trở lại. Trách nhiệm trong mình nhân lên gấp bội. Đồng
chí ơi, tôi học cả phần anh”.
Tôi
về học tiếp năm thứ hai tại Trồng trọt 10 của Đại học Nông nghiệp 2 Hà
Bắc đến cuối năm 1977 thì chuyển trường vào Đại học Nông nghiệp 4,
tiền thân Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Trồng trọt 2
thuở đó là một lớp chung mãi cuối khóa mới tách ra 2A,2B, 2C. Tôi làm
Chủ tịch Hội Sinh viên thay cho anh Nguyễn Anh Tuấn khoa thủy sản ra
trường về dạy ở Trường Đại học Cần Thơ.
Những
lớp sinh viên nông nghiệp chúng tôi, nay nhìn lại, phần lớn đều Nam
tiến, theo đúng con đường của dân tộc đang đi. Các bạn sinh viên lứa
tôi ở trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc đi bộ đội đợt 1971 khoảng 150
người, sau này khoảng bốn mươi phần trăm hi sinh ở chiến trường phương
Nam, số bạn về trường học lại còn khoảng bốn mươi phần trăm, và hai
mươi phần trăm nữa chuyển ngành sang học trường khác hoặc làm nghề
khác.
Khóa
4 thời đó, số bạn không đi bộ đội, lúc ra trường sau 1975, phần lớn
đều vào nhận nhiệm sở ở Nam Bộ, Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ .
Lứa bạn tôi ở khóa 10 trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc cũng vậy, có
khoảng trên sáu mươi phần trăm tăng cường cho nông nghiệp miền Nam.
Đối
với lúa bạn ở ba lớp Trồng trọt 2A,2B, 2C của Trường Đại học Nông Lâm
thành phố Hồ Chí Minh tuyển sinh ở phía Nam thì hiển nhiên sau này ra
nghề làm việc ở miền Nam. Có một số ít bạn theo gia đình sang Mỹ, Pháp,
Đan Mạch …
Ai
bảo Nam Tiến là dễ ? Nam Tiến, đi như một dòng sông, nói thì dễ nhưng
sự thật đời người là khó. Bạn học cùng tổ với tôi là Cao Văn Hàng, là
một thí dụ mưu sinh, tìm đường sống lập nghiệp.
Cao Văn Hàng dân Thanh Hóa tốt nghiệp kỹ sư nông học Trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc (tiền thân của Trường Đại học Nông Lâm Huế và Đại học Nông – Lâm Bắc Giang
ngày nay). Anh viết đơn tình nguyện “đi bất cứ nơi nào khi Tổ Quốc
cần” theo sự phân công của tổ chức. Và anh đã được toại nguyện Nam Tiến
về nông trường Con Cuông một nơi heo hút phía Tây Nghệ An.
Anh
Cao Văn Hàng Nam Tiến với ước mơ cháy bỏng “hành được những điều sở
học” về một nông trường nghèo vùng núi sâu, ít cán bộ có bằng cấp chính
quy đại học thực thụ, năm năm sau tạm ổn định và cố gắng lấy vợ sinh
con, mười năm sau có được một vị trí công việc hợp với mình và nơi ấy,
mười lăm năm sau có được chút thành quả, hai mươi năm sau có được một
sản phẩm gì đó trở về “bái tổ” ở đất quê hương.
Mấy
chục năm sau, tôi về thăm anh thì anh đã lộn ngược về quê Thanh Hóa
cũ. Anh trở về với cái gốc ban đầu và đang tính đường … nuôi hươu. Nằm
ngủ tại nhà bạn Cao Văn Hàng dưới túp tranh nghèo, tôi ám ảnh trước bài
thơ của anh:
Tiếc một đời sống dở, ở không xong
Ta đã sống một thời bay theo gió
Hương còn đó hồi sinh đang đó
Mà bơ vơ lạc lõng giữa quê nhà.
Đọc thơ Cao Văn Hàng tự dưng tôi liên tưởng tới “Đường sống” của Lev Tonstoy mà tôi đã trích dẫn trong “Con đường xanh của chúng ta“.
Nam Tiến nghề nông chúng tôi căn bản
đã đi theo đúng con đường Nam tiến của dân tộc. Lớp chúng tôi hôm về
thăm Văn Miếu Trấn Biên, đã ngồi trò chuyện với nhau bên dòng sông lớn
Đồng Nai, đã chiêm nghiệm về điều ấy.
Đường trần ta lại rong chơi
Vui thêm chút nữa buồn thôi lại về …
Đọc thơ cũ, bình câu thơ mới
Nhớ bạn hiền phơi phới LỘC XUÂN
Tuy xa mà thật là gần
ĐƯỜNG XUÂN vui bạn, thơ xuân an nhàn.
XẾP CỤC GẠCH chén anh chén chú
Vô tình gieo MẦM NHỚ cho ai
Đình Quang XUÂN LỘC với người
Thung dung ‘PHÍM’ CHIẾN, bạn chơi chân thành
Nay cảnh giới thuyền câu TĨNH LẶNG
Chim vào MÙA LÁ RỤNG ngẫn ngơ
VẦNG TRĂNG CỔ TÍCH duyên thơ
QUÊ HƯƠNG XỨ NHÃN đến bờ HƯƠNG GIANG
ĐI NHƯ MỘT DÒNG SÔNG thanh thản
TỈNH THỨC vui cùng bạn làm thơ
Mình vui chính việc mình ưa
Bận tâm chi những chuyện thừa thế gian
(*) Trăng, chim và thuyền câu tĩnh lặng (ảnh Hoahuyen Đào Ngọc) Những chữ in hoa là tên của các tác phẩm của Hoahuyen Đào Ngọc, Hoàng Đình Quang, Hoàng Kim và bạn hữu, được tác giả ví như LỘC XUÂN https://hoangkimvietnam.wordpress.com/locxuan/
Rời phố khi trời ưng ửng sớm Về rừng lúc đất tỏa hương khuya Mai núi nghiêng soi bên suối biếc Bình yên xóm nhỏ tiếng chim gù …
TẮM TIÊN Ở CHƯ JANG SIN Hoàng Kim II Thiên Thai lạc bước đỉnh ngàn mây Hạ giới quên đường tít chim bay Vườn Tượng nai thưa sương xuống mỏng Đào Nguyên hoa kín cỏ lên dày Tiên Cô suối biếc yêu đời thế Chúa Liễu rừng thông thoải mái thay Bồng Lai nơi ấy rồng tiên ẩn Ai thích tiêu dao hợp chốn này. (***)
Chư Yang Sin là một trong 30 Vườn Quốc gia Việt Nam, đây là khu rừng đặc dụng nằm trên địa bàn các xã Yang Mao, Cư Drăm, Cư Pui, Hoà Phong, Hoà Lễ, Hoà Sơn, Khuê Ngọc Điền thuộc huyện Krông Bông và các xã Yang Tao, Bông Krang, Krông Nô, Đắk Phơi thuộc huyện Lắk, tỉnh Đăk Lăk. Nơi đây có đỉnh núi Chư Yang Sin 2.442 mét, cao nhất hệ thống núi cao cực Nam Trung Bộ. Vườn Quốc gia Chư Yang Sin được thành lập ngày 12 tháng 7 năm 2002 theo quyết định số 92/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Tắm tiên ở Chư Jang Sin, tắm mình trong nguồn năng lượng vô tận của trời xanh, cây xanh, gió mát và không khí an lành là quà tặng cuộc sống.
Đường trần thênh thênh bước Ngắm ảnh nhớ Cổ Sơn. Đồng xuân hương trời thoảng Non xanh thăm thẳm rừng.
‘Ráng trời mờ tỏ Bà Đen Bóng in đáy nước thôi miên cả chiều Cháy lòng khao khát Sông yêu Lặng im nghe Núi nói điều chứa chan’ (1)
Người đi tìm Ngọc phương Nam Nhớ bầu sữa Mẹ muôn vàn yêu thương Bà Đen Dầu Tiếng Tây Ninh Khoai mì (*) đậu phộng (**) nên danh ơn Người (2).
(*) Tây Ninh là nôi nuôi dưỡng và phát triển các giống khoai mì KM94, SM937-26, KM98-1, KM98-5, KM140, KM419 là các giống khoai mì chủ lực tạo nên danh tiếng toàn cầu “Cách mạng sắn Việt Nam”; (**) Tây Ninh cũng là nôi nuôi dưỡng và phát triển các giống đậu phộng HL25, Lì và Giấy chọn lọc, đậu xanh HL89-E3, đậu rồng và các loại đậu đỗ thực phẩm … đóng góp hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp. — cùng với Hoang Kim và 2 người khác.
NHỚ NÚI Hoàng Kim
Ngày vui lại nhớ chứa chan (*) chán chưa, chưa chán lại càng chứa chan …
Ngày này có nhớ nhau không? Nôn nao lòng lại giục lòng nhớ thương Chân đi muôn dặm nẻo đường Phải đâu cứ đất quê hương mới là …
Đêm nằm nghe gió thoảng qua Nồng thơm hương lúa, đậm đà tình quê Chợt dưng lòng lại gọi về Vùng quê xa với gió hè chứa chan
Vục đầu uống ngụm nước trong Nhớ sao nơi ấy ngọt dòng sông xanh Nhớ từ chốn ấy xa em Nhớ lên núi biếc, mây xanh lững lờ
Xa em từ bấy đến chừ Một vầng trăng sáng, sẻ chia đôi miền Em về nơi ấy đồng xanh Anh đi muôn nẻo với niềm nhớ thương
Nằm đêm lưng chẳng tới giường Nôn nao nhớ núi, nhớ rừng canh khuya Trường Sơn lá đỏ (**) xa mờ Thái Dương nhớ thuở tiến vô Sài Gòn.
Giữa ngày vui nhớ Chứa Chan Nôn nao nổi nhớ thủy chung vẹn toàn Phải vì vất vả gian nan Bao năm tình nghĩa nhớ thương đến rày …
Non sông những tháng năm này Lọc muôn sắc đỏ cho ngày hội vui Nhớ em trong dạ bùi ngùi … Nhớ đồng xuân nhớ đất trời Chứa Chan.
(*) Núi Chứa Chancòn gọi là núi Gia Ray hay núi Gia Lào thuộc huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, là ngọn núi cao thứ hai khu vực Nam Bộ và đồng bằng Sông Cửu Long, với chiều cao 800m so với mặt nước biển. Núi Chứa Chan nổi tiếng với phong cảnh hùng vĩ. (**) Lá đỏ (thơ Nguyễn Đình Thi, nhạc Hoàng Hiệp) (***) Ngày Thống nhất đất nước, anh em cùng gặp nhau giữa thành phố.
Tháp vàng, hoa trắng, nắng Mekong
Ấn tượng Viên Chăn thật lạ lùng
Nơi đâu hối hả, đây trầm lắng
Một vùng đất Phật ở ven sông.
Nhớ thuở Nguyễn công gây nghiệp lớn
Ai Lao thường mở lối đi về
Trung Hưng thành tựu nhờ chung sức
Núi thẳm, lòng dân đã chở che.
Dân Việt ngàn năm xuôi lấn biển Tựa lưng vào núi hướng về Nam Thoáng chốc nghìn năm nhìn trở lại Tháp vàng, hoa trắng, nắng Mekong.
LÚA SẮN CAMPUCHIA VÀ LÀO Hoàng Kim
Lúa sắn Campuchia và Lào là điểm nhấn không quên. Campuchia và Lào tôi đã đến nhiều lần làm việc du lịch sinh thái và có nhiều bạn ở đó. Đông Dương Việt Nam Lào Cămpuchia chung nôi bán đảo vận mệnh, kết nối mật thiết đất nước con người, Lúa sắn Campuchia và Lào có nhiều điều thật thú vị đáng suy ngẫm. So sánh bức tranh nông sản lúa sắn Việt Nam Cămpuchia Lào thì Việt Nam năm 2014 diện tích canh tác lúa là 7.816,476 ha, năng suất lúa 5,75 tấn/ ha, sản lượng 44,97 triệu tấn; diện tích sắn 552.760 ha, năng suất sắn 18,47 tấn/ha, sản lượng sắn 10,20 triệu tấn. Campuchia năm 2014 diện tích lúa là 2.856.703 ha, năng suất 3,26 tấn/ ha, sản lượng 9,32 triệu tấn; diện tích sắn 257.845 ha, năng suất 25,78 tấn/ha, sản lượng 8,58 triệu tấn. Lào năm 2014 diện tích canh tác lúa là 957.836 ha, năng suất 4,17 tấn/ ha, sản lượng 4,00 triệu tấn; diện tích sắn 60.475 ha, năng suất 26,95 tấn/ha, sản lượng 1,63 triệu tấn. Việt Nam năm 2016 diện tích canh tác lúa là 7.783.113 ha, năng suất lúa 5,58 tấn/ ha, sản lượng 43,43 triệu tấn; diện tích sắn 579.898 ha, năng suất sắn 19,04 tấn/ha, sản lượng sắn 11,04 triệu tấn. Campuchia năm 2016 diện tích canh tác lúa là 2.866.973 ha, năng suất 3,42 tấn/ ha, sản lượng 9,82 triệu tấn; diện tích sắn 387.636 ha, năng suất 26,33 tấn/ha, sản lượng 10,20 triệu tấn. Lào năm 2016 diện tích canh tác lúa là 973.327 ha, năng suất 4,26 tấn/ ha, sản lượng 4,14 triệu tấn; diện tích sắn 94.726 ha, năng suất 32,68 tấn/ ha, sản lượng 3,09 triệu tấn. LÚA SẮN CĂMPUCHIA
Lúa, sắn Cămpuchia, chúng ta có thể dạy và học gì với nông dân? Tôi lưu lại đây một điểm nhấn hợp tác lúa sắn với nông nghiệp Căm pu chia để có dịp quay lại viết sâu hơn, kể câu chuyện tiếp nối các câu chuyện Hợp tác Bảo tồn và Phát triển. Đất nước Angkor nụ cười suy ngẫm .
Câu chuyện này tôi đã kể với Sango Mahanty giáo sư và chuyên gia kinh tế nổi tiếng của Trường Đại học Úc. Tôi kết luận về sự trãi nghiệm và suy ngẫm của tôi với đất nước này.“Tiềm năng hợp tác nghiên cứu phát triển lúa sắn Việt Nam Căm pu-chia là rất to lớn. Điều này không chỉ đối với cây lúa, cây sắn mà với tất cả các lĩnh vực hợp tác về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, nông lâm ngư nghiệp, điện, nước, du lịch và thương mại, đời sống dân sinh cũng đều như vậy. Nhưng chúng ta không được ăn vào tiềm năng. Hãy nghĩ đến một sự hợp tác thân thiện, bền vững, khai mở được tiềm năng to lớn của hai dân tộc để cùng có lợi, cùng phát triển”.
Sự thay đổi xã hội, môi trường dọc biên giới Campuchia Việt Nam là thật nhanh chóng. Một thí dụ nhỏ về cây sắn. Nhìn lại số liệu sắn Campuchia đầu năm 2011 khi tôi sang khảo sát bên đó thì năm 2010 Campuchia có tổng diện tích sắn là 20.230 ha, đạt sản lượng thu hoạch 4,24 triệu tấn, năng suất sắn củ tươi bình quân là 20,99 tấn/ ha. So với Việt Nam cùng kỳ (năm 2010) có tổng diện tích sắn là 498.000 ha, đạt sản lượng thu hoạch 8,59 triệu tấn, năng suất sắn củ tươi bình quân là 17,26 tấn/ ha. (FAOSTAT 2015). Tốc độ phát triển sắn Campuchia những năm gần đây nhanh hơn sắn Việt Nam. Lý do vì: doanh nghiệp Việt Nam và Cămpuchia tổ chức trồng sắn kinh doanh tại những vùng đất dọc biên giới, nơi trồng sắn hầu hết là rừng mới khai phá đất tốt; Sư tổ chức canh tác phần lớn theo kiểu sản xuất kinh doanh khép kín để bán củ tươi về Việt Nam hoặc chế biến tại chỗ. Giống sắn Campuchia do các thương lái Việt Nam chuyển sang buôn bán cây giống để thu mua củ tươi, nên theo rất sát nhưng tiến bộ giống sắn mới nhất của Việt Nam. Hiện tại tổng diện tích sắn trồng của Cămpuchia có trên 90% được trồng là ba giống sắn tốt nhất KM419 ( khoảng 60%), KM98-5 (khoảng 10%) và KM94 (khoảng 20%) . Mười biện pháp kỹ thuật canh tác sắn thích hợp bền vững theo kinh nghiệm đúc kết của Việt Nam và CIAT được bạn ứng dụng nhanh và tốt trong sản xuất.
Đến đất nước Cămpuchia nhiều lần trong các chuyến khảo sát sản xuất thị trường sắn, cũng như giúp các doanh nghiệp Việt Nam, Cămpuchia và các bạn quốc tế canh tác sắn tại Cămpuchia. tôi thường thích mang theo tài liệu “Du lịch Cămpuchia” và cuốn sách “Hồi ký Sihanouk: Những lãnh tụ thế giới mà tôi từng biết” (dịch từ Nguyên tác Sihanouk Reminisces World Leaders I Have Known). Qua cửa khẩu Hoa Lư và các cửa khẩu khác dọc biên giới Việt _Cămpuchia, tôi chứng kiến nhiều lần những hàng xe tải lớn chở sắn nối đuôi nhau mút tầm mặt, gợi mở bao điều muốn nói về một tiềm năng hợp tác to lớn. Tôi khuyên Sango nên tìm lại những người sản xuất và kinh doanh lúa sắn Angkor là bạn cũ của tôi ở bên ấy. Họ sẽ giúp Sango và Bảo Chinh khám phá những điều mới mẻ trong nghiên cứu phát triển lúa sắn, những biến đổi xã hội và môi trường nhanh chóng dọc theo biên giới Campuchia-Việt Nam. Luật nhân quả và những minh triết sâu sắc của cuộc sống sẽ khai mở cho chúng ta nhiều điều để dạy và học.
Cămpuchia đất rừng bạt ngàn, phần lớn là đất xám khá bằng phẳng, khó thoát nước. Dân cư thưa thớt. Trẻ em nghèo ít học khá phổ biến ở vùng sâu vùng xa.
Những giống sắn phổ biến ở Căm pu chia là KM94, KM98-5 nhập từ Việt Nam. Giống sắn mới triển vọng KM419 (BKA900 x KM 98-5 lai tạo tại Việt Nam) và KM325 (nguồn gốc SC5 x SC5 lai tạo tại Việt Nam) cũng đã được trồng nhiều nơi khá rộng rãi.
Chị Soc Chia thôn Tờ Rôn, nhà cách Snua 15 km, chồng trước đi lính nay chủ yếu đi xẻ cây, có tám con, năm đứa đi học , trường xa 4-5 km có đất mì 4 ha, đất lúa 1 ha , nuôi 5 bò và một số gà vịt. Nhà chở nước uống xa đến 5 km.
Hộ ông Seng San trồng 4 ha sắn KM98-5 và KM94 làm thuê cho ông Kim Ren ở Snua, đầu tư giống mới, xịt phân bón qua lá, chưa dùng phân chuống và NPK.
Sắn KM94 trồng luống từ cuối tháng 10 nay sinh trưởng khá tốt, nếu bón phân đúng cách và sạch cỏ có thể đạt trên 30 tấn củ tươi/ha do đất mới khai phá còn giàu dinh dưỡng.
Cây giống sắn KM94 bảo quản tự nhiên gần rẫy từ tháng 11 để trồng lại đầu tháng 5 năm sau. (Ở Kampong Cham, Karatie và Mondulkiri những vùng trồng sắn chính của Căm pu chia cũng có hai vụ chính trồng sắn tương tự như Tây Ninh và Bình Phước của Việt Nam).
Tiềm năng phát triển sắn thật lớn từ Kam Pong Cham đến Karatia đến Sen Monorom. Giống chủ lực nay là KM94, KM419, KM98-5, KM325 những giống sắn tốt từ Việt Nam. Lòng chúng tôi xúc động tự hào vì cống hiến của các nhà khoa học Việt Nam qua hệ thống doanh nhân của hai nước đã làm giàu cho nhiều người dân và góp phần mang lại thịnh vượng chung cho cộng đồng Việt Miên Lào.
Anh Phạm Anh Tuấn (Tổng Giám đốc Công ty TNHH Nhiên liệu Sinh học Phương Đông, cô Nguyễn Thị Mỵ, Tổng Giám đốc HAMICO đều tâm đắc với sự đánh giá và trao đổi của tôi: “Tiềm năng hợp tác nghiên cứu phát triển sắn Việt Nam – Căm pu-chia là rất to lớn, Điều này không chỉ đối với cây sắn mà với tất cả các lĩnh vực hợp tác về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, nông lâm ngư nghiệp, điện, du lịch và thương mại, đời sống dân sinh cũng đều như vậy. Nhưng không được ăn vào tiềm năng. Hãy nghĩ đến một sự hợp tác thân thiện, bền vững, khai mở được tiềm năng to lớn của hai dân tộc để cùng có lợi, cùng phát triển …”
Tôi đã có ít nhất tám lần đến Angkor, nhưng lần nào cũng chỉ kịp lưu lại một ít hình ảnh và ghi chép ngắn mà chưa kịp biên tập. Đất nước Angkor, nụ cười suy ngẫm Thăm quần thể kiến trúc Angkor, bơi thuyền trên Biển Hồ và đi dạo ban mai ở Phnôm Pênh, nơi hợp lưu của sông Mekong và sông Tonlé Sap là ba việc thú vị nếu bạn chỉ có thời gian ngắn du lịch Campuchia.
Bạn nếu sang làm việc dài ngày thì nên dành thì giờ tìm hiểu sự chuyển biến kinh tế, xã hội, môi trường dọc theo biên giới Việt Miên Lào hoặc xuôi dòng Mekong bạn sẽ có rất nhiều điều kỳ thú. Lúa Cămpuchia đoạt chất lượng gạo ngon cao giá nhất hiện nay.Cây sắn Cămpuchia chuyển đổi sản lượng từ bốn triệu tấn năm 2010 tăng gấp đôi lên tám triệu tấn năm 2013, và vượt sản lượng năng suất Việt Nam từ năm 2016 chỉ sau sáu năm. Tôi không ngạc nhiên vì biết rõ những gì đã xảy ra và vì sao như vậy, nhưng thật khó lý giải. Nhiều năm giúp bạn trồng lúa sắn, đi trên đất nước Angkor, tôi hiểu mình đang đối thoại với một nền văn hóa lớn. Angkor nụ cười suy ngẫm. Lúa sắn Angkor.
Đền Banteay Srei thờ thần Shiva được thánh hóa ngày 22 tháng 4 năm 967 tại khu vực Angkor thuộc Campuchia ngày nay. Ngày huyền thoại này gợi cho tôi trở về ký ức lúa sắn Angkor.
Đền Banteay Srei thờ nữ thần Thánh Mẫu Shiva tại tọa độ 13,59 độ vĩ bắc,103,96 độ kinh đông, nằm gần đồi Phnom Dei, cách 25 km về phía đông bắc của nhóm các đền Angkor Thom của các kinh đô cổ đại .Đền Thành Mẫu Banteay Srei gợi sự đồng văn với Đạo Mẫu Việt Nam trong tư duy triết học Phương Đông của dịch lý truyền nhân mà người chồng nếu bị hủy diệt thì người vợ chính là nguồn gốc để truyền nhân, “còn da lông mọc, còn chồi nãy cây” vì người Mẹ là gốc sinh tồn của muôn loài, mà có dịp tôi sẽ bàn sâu hơn với bạn trong một chuyên khảo khác.
Shiva là là một vị thần quan trọng của Ấn Độ giáo một trong năm hình thức nguyên sơ của Thượng đế. Shiva là hiện thân của sáng tạo và sự khởi đầu cái mới, đại diện cho sự hủy diệt cái cũ để phát triển. Shiva hợp chung cùng Trimurti, Vishnu thành ba vị thần sáng tạo, bảo quản và tiêu hủy. Shiva được xem như vô hạn, siêu việt, bất biến và vô tướng vô hình vừa nhân từ vừa kinh sợ, được mô tả như là một vị thần toàn trí, bảo trợ của yoga và nghệ thuật. Shiva sống khổ hạnh trên núi Kailash với vợ và hai con nhưng ở khía cạnh kinh sợ, Shiva thường được mô tả như một ác thần hay chém giết. Shiva có các biểu tượng chính là có con mắt thứ ba trên trán, con rắn Vasuki quanh cổ, trăng lưỡi liềm trang hoàng, sông thánh Ganga (Sông Hằng) chảy từ mái tóc rối bù của mình, với vũ khí là đinh ba (Trishula) và nhạc cụ là một loại trống lắc (damaru). Thần Shiva thường được thờ cúng dưới hình thức Shiva linga. Trong các ảnh tượng, thần được thể hiện trong trạng thái thiền định sâu hoặc đang múa điệu Tandava trên Maya.
Đền Banteay Srei là viên ngọc quý của nghệ thuật Khme được xây chủ yếu bằng đá sa thạch đỏ và chất pha màu đặc biệt được lưu dấu trên các bức điêu khắc trang trí tỉ mỉ trên tường đạt hình thức cực kỳ tinh xảo của tiêu chuẩn đặc biệt cao của các công trình Angkor cho ngôi đền đặc biệt nổi tiếng.Ngôi đền là là bức tranh tuyệt tác về nghệ thuật điêu khắc trên đá ong và sa thạch đỏ. Bản thân ngôi đền được xem là tuyệt đỉnh của nghệ thuật trên đá với những bức phù điêu hoa văn tinh tế và đặc biệt khéo léo đến từng chi tiết nhỏ. Ngôi đền ban đầu thờ thần Shiva, trong khi đó ngôi đền phía Bắc lại thờ thần Vishnu, với nhiều bí mật lâu đài cổ, và các câu chuyện cổ xưa cần được khám phá. Tôi đến đây đã mấy lần nhưng nhiều sâu sắc vẫn chưa thấu tỏ.
Lúa Angkor, sắn Angkor và Du lịch sinh thái là ba ấn tượng yêu thích nhất.
LÚA SẮN LÀO
Lúa sắn ở Lào có một vị trí quan trọng. Khái quát về lịch sử và điều kiện sinh thái. Lào là một đất nước miền núi ở trung tâm bán đảo Đông Nam Á. Nước Lào có nguồn gốc lịch sử văn hoá từ Vương quốc Lan Xang (Vạn Tượng, Triệu Voi) được vua Lào Phà Ngừm khai sáng năm 1354. Vương quốc Lan Xang sau thời kỳ thịnh vương đến năm 1695 đã rơi vào khủng hoảng bởi tranh giành nội bộ và năm 1707 bị chia ba thành Vương quốc Luang Phrabang ở phía bắc, Vương quốc Viêng Chăn ở trung tâm, Vương quốc Champasak ở phía nam. Năm 1893, Pháp bảo hộ Liên bang Đông Dương đã hợp nhất ba vương quốc này thành lãnh thổ Lào. Sau khi Nhật chiếm đóng, Lào giành độc lập song người Pháp đã áp đặt lại quyền cai trị cho đến khi Lào được tự trị vào năm 1949. Lào độc lập vào năm 1953 với chính thể quân chủ lập hiến. Lào xẩy ra nội chiến trường kỳ kết thúc vào năm 1975 với phong trào Pathet Lào do Đảng Nhân dân Cách mạng Lào lãnh đạo đã lập nên chính thể hiện nay. Lào có điều kiện sinh thái tương tự vùng miền Trung và Tay Nguyên Việt Nam với khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10,mùa khô mát từ tháng 11 đến tháng 2, mùa khô nóng từ tháng 3 đến tháng 4. Lượng mưa hàng năm từ 1350mm đến 3700mm. Tổng diện tích đất đai Lào 23.080.000 ha trong đó đất nông nghiệp: 1.959.000 ha (8,5%), đất trồng trọt khoảng 1.000.000 ha (4.3%) đ 30% slope?”>ất dốc trên 30% chiếm 54%, đất dốc trên 8% slope “> 89% chiếm 8%. Lào là nước có mức sống người dân nghèo hơn so với Việt Nam và Cămpuchia. Nông nghiệp Lào chiếm 40% GDP, ngành công nghiệp chiếm 35% (chủ yếu là khai thác mỏ gổ và thủy điện) Dịch vụ 25% (chủ yếu là kinh doanh du lịch). 80% người dân tham gia các hoạt động nông nghiệp với hầu hết là nông dân sản xuất nhỏ. Lúa là cây trồng chính trong mùa mưa, đặc biệt là ở các nơi đất thấp dọc lưu vực sông Mêkông. Lúa nương, sắn, khoai lang, rau, ngô, cà phê, cao su, mía, thuốc lá, bông, chè, đậu phộng, là những cây trồng quan trọng đối với nhiều nông hộ ở vùng cao. Chiến lược quốc gia là thu hút đầu tư trong và ngoài nước tham gia vào sản xuất, tiếp thị và chế biến nhằm mục đích tối đa hóa sự tham gia của người nông dân và gia đình, ưu tiên cao su, mía đường, lâm nghiệp, cà phê, sắn, ngô, sử dụng cạnh tranh cho đất, khai thác mỏ, thủy điện, phát triển “chiến lược quốc gia về xoá đói và giảm nghèo” (gồm 47 huyện ưu tiên rất nghèo và 25 huyện nghèo .
Tôi lần đầu tham gia đào tạo và tập huấn ở Lào cùng với tiến sĩ Reinhardt Howeler về “phương pháp FPR chuyển giao tiến bộ kỹ thuật canh tác sắn” năm 2001, lần kế tiếp họp lúa sắn ở thủ đô Viên Chăn với tiến sĩ Nguyễn Văn Ngãi, một lần khác tham gia hội thảo sắn châu Á năm 2008 với tiến sĩ Rod Lefroy, giám đốc vùng sắn châu Á của CIAT, giáo sư Trần Ngọc Ngoạn, thạc sĩ Nguyễn Thị Phương Loan, tiến sĩ Nguyễn Thị Hoa Lý, tiến sĩ Nguyễn Hữu Hỷ và tiến sĩ Nguyễn Phương. Sau đó tôi cũng có ba lần tham gia học tập trao đổi, đánh giá khảo sát hiệu quả đầu tư với các tổ chức Quốc tế và với nhóm chuyên gia Hernan Ceballos CIAT, Keith Fahrney CIAT- Lào, VinayakaHegde CTCRI, Ấn Độ, Bernardo Ospina,CLAYUCA, Colombia, Tin Maung Aye CIAT- Lào, Tian Yinong GSCRI, Trung Quốc . Nhiều báo cáo power point, tài liệu làm việc và những câu chuyện lúa sắn chưa dịp kể. Tháp vàng hoa trăng nắng Mekong hóa ra lắng đọng nhất.
Tháp Vàng (That Luang), Hoa Trắng (Champa), nắng Mekong (golden light in Mekong River) là những ấn tượng khó quên về đất nước Lào. Tháp vàng là biểu tượng quốc gia. Hoa trắng là sắc hoa sứ thanh khiết mà người Lào rất mến chuộng. Nắng vàng rực rỡ trên sông Mekong tạo nên vẻ đẹp kỳ ảo của Viên Chăn. Uống bia Lào, ăn mực và nhâm nhi cà phê Việt, ngắm nắng chiều dát vàng trên sông xanh mà bờ sông bên kia là Thái Lan, để lắng nghe nhịp sống chậm rãi và yên bình.Tôi vui được tham dự Hội nghị Nghiên cứu Sắn Quốc tế lần thứ Tám (8th Asian Cassava Research Workshop) tổ chức tại Viên Chăn, đã cảm khái viết bài thơ “Tháp vàng hoa trắng nắng Mekong” và lưu lại một số hình ảnh đẹp về đất nước Lào.
The truth is better than a thousandwords Follow Uncle, Vietnam is the green road Vietnamese rice and cassava are great lessons Glad to celebrate the new day, try to come up!
Niềm vui ngày mùa, hình ảnh thu hoạch các giống sắn mới KM419, KM440, KM444, KM397, KM414 trên ruộng nông dân tại Phú Yên (17.3.2015). Hình ảnh tiếp nối tạo dòng DH giống sắn năng suất tinh bột cao và ít nhiễm bệnh CMD, gồm các giống KM568, KM536, KM535, KM534, C39 (thông tin cập nhật đến 30 5 2019*)
CNM365 Chào ngày mới 29 tháng 5. Lên Thái Sơn hướng Phật; Thổ Nhĩ Kỳ với ‘vành đai và con đường’; Ngày 29 tháng 5 năm 1453, Constantinopolis (Istanbul ngày nay) thất thủ: Đế quốc Ottoman theo đạo Hồi (Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay) dưới quyền Sultan Mehmed II đã chiếm được kinh đô của Đế quốc Đông La Mã.theo đạo Ki-tô giáo. Constantinopolis trong suốt thời Trung Cổ là thành phố lớn nhất và giàu nhất châu Âu, được biết đến với tên gọi là “Nữ hoàng của các Thành phố. Istanbul ngày nay là trung tâm kinh tế văn hóa lịch sử của Thổ Nhĩ Kỳ cũng là một trong số các vùng đô thị lớn nhất châu Âu và một trong những thành phố đông dân nhất thế giới, với dân số hơn 14 triệu người năm 2014. Ngày 29 tháng 5 năm 1953, Edmund Hillary và Tenzing Norgay trở thành những người đầu tiên lên đến đỉnh Everest là đỉnh núi cao nhất Trái Đất đạt 8848 mét so với mực nước biển. Đường lên đỉnh Everest là biên giới giữa Nepal và Tây Tạng. (Trung Quốc).Ngày 29 tháng 5 năm 1929 là ngày sinh của Đỗ Quốc Sam (mất năm. 2010), Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học, nguyên Đại biểu Quốc hội Việt Nam, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ trưởng đầu tiên của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam. Ông Đỗ Quốc Sam có phu nhân là Nguyễn Phương Nhã (cưới 1961), là con gái của giáo sư Nguyễn Xiển và con trai là Đỗ Quốc Anh (sinh 18/6/1980) đạt Huy chương Vàng Olympic Toán Quốc tế năm 1997 đã tốt nghiệp Tiến sĩ Kinh tế tại Khoa Kinh tế Đại học Harvard.
Sir Edmund Percival Hillary (20 tháng 7 năm 1919 – 11 tháng 1 năm 2008) là một nhà thám hiểm và leo núi người New Zealand. Ngày 29 tháng 5 năm 1953, Hillary và nhà leo núi người Sherpan, Tenzing Norgay đã trở thành hai người đầu tiên trèo lên đỉnh Everest và quay về an toàn.
Tenzing Norgay (tháng 5 năm 1914 – 9 tháng 5 năm 1986), còn được biết đến với tên Sherpa Tenzing, là một nhà leo núi người Nepal thuộc dân tộc Sherpa. Ngày 29 tháng 5 năm 1953, ông cùng nhà leo núi người New Zealand Edmund Hillary là hai người đầu tiên trên thế giới leo đến đỉnh Everest.
Sir George Everest (1790-1866) là nhà địa lý học người Wales. Tên của ông đã được đặt cho ngọn núi Everest nổi tiếng.
Đường trần thênh thênh bước
Đỉnh xanh mờ sương đêm
Hoàng Thành, Trúc Lâm sáng
Phước Đức vui kiếm tìm.
“Khoai Hoang Long, Lúa Siêu Xanh, Núi Thái Sơn là ba điểm đến yêu thích nhất của tôi tại đất nước Trung Hoa. Tôi bắt đầu sự nghiệp nghiên cứu của mình bằng khoai Hoàng Long và lấy tên khoai Hoàng Long đặt tên cho con trai Hoang Long của mình. Con trai tôi bắt đầu sự nghiệp của cuộc đời con bằng lúa siêu xanh. Hai cha con tôi tạ ơn bằng sự leo núi Thái Sơn đêm trăng rằm Phật Đản 2018 ở đất nước Trung Hoa”. Hoàng Kim đã nói với thầy Li và thầy Zheng như vậy. Giáo sư viện sĩ Zhikang Li là nhà di truyền chọn giống cây trồng hàng đầu Trung Quốc, IRRI và Thế giới, nhà khoa học chính của Dự án IRRI Green Super Rice GSR, và Phó Giáo sư Tiến sĩ Tian Qing Zheng là Trưởng nhóm nghiên cứu GSR vùng Châu Á và Châu Phi, quản lý nguồn gen lúa gạo GSR của Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc, Bắc Kinh, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Đêm Thái Sơn cha con tôi đã có một chuyến leo núi thật tuyệt vời, một trãi nghiệm không bao giờ quên và giấc ngủ thật ngon dưới gốc tùng ở Thái An, Sơn Đông. Nhớ về kỷ niệm cũ khoai lang, tôi gom ba bài viết cũ ‘Giống khoai lang ở Việt Nam‘, ‘Thơ cho con‘, ‘Đến Thái Sơn nhớ Đào Duy Từ” vào phần ba, với một số hình ảnh đẹp chụp cảnh xưa thu hoạch khoai Hoàng Long tại Sơn Đông cùng với nông dân và các chuyên gia khoai lang Trung Quốc, CIP năm 1996, ảnh đẹp chụp ở ‘Khổng miếu’ với giáo sư khoai lang Ấn Độ, ảnh đẹp chụp ‘Khổng Lâm’ với giáo sư khoai lang nổi tiếng Rasco người Philippine. Chùm bài viết ‘Lên Thái Sơn hướng Phật” gồm bảy bài báo: Bài một “Thái Sơn ngọn núi thiêng nhất Trung Quốc”, Bài hai “Trò chuyện Trung Quốc với Lão Khoa”, Bài ba “Giống khoai lang Hoàng Long Việt Nam”, Bài bốn “lúa siêu xanh ở Việt Nam”, Bài năm ‘ Khổng Tử dạy và học’. Bài sáu ‘ Trung Việt vành đai và con đường’. Bài bảy ‘Suy ngẫm lên Thái Sơn hướng Phật”. Nội dung câu chuyện này liên quan nhiều đến khoa học cây trồng, văn hóa giáo dục, nông nghiệp du lịch sinh thái và triết luận …. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/len-thai-son-huong-phat/
THỔ NHĨ KỲ VỚI ‘VÀNH ĐAI VÀ CON ĐƯỜNG’
Hoàng Kim Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra sáng kiến “Vành đai và
Con đường” vào năm 2013, khi nền kinh tế Trung Quốc đã trỗi dậy trở
thành nền kinh tế đứng hàng thứ hai thế giới sau Mỹ. Trung Á Thổ Nhĩ Kỳ
Trung Đông có vị trí quan trọng trong ba trụ cột của chiến lược “Liên Nga, bạn Ấn, mở rộng Á Âu Phi” Thổ Nhĩ Kỳ với ‘Vành đai và Con đường” có tương quan và đối sách gì, có bài học gì cho Việt Nam?
Sáng kiến ‘vành đai và con đường’ nội dung gồm hai kế hoạch thành phần là “Vành đai Kinh tế Con đường tơ lụa và Đường hàng hải”.
Trung Quốc khắc họa Sáng kiến Vành đai và Con đường như một đại dự án
quốc tế, được thiết kế nhằm tạo các tuyến giao thương mới và các
đường liên kết kinh tế kết nối vượt qua biên giới quốc gia. Mỗi điểm
trong chuỗi liên kết ‘Vành đai và Con đường’ chạy xuyên qua 67 nước và
mọi tỉnh của Trung Quốc đều có kế hoạch đầu tư ‘Vành đai và Con
đường’ cho riêng mình. Đây là một chiến lược có tầm nhìn dài hạn, có
lộ trình, có kế sách liên hoàn, và rất khó thay đổi khi đã khởi động,
khác xa với các mưu lược thông thường. Các nướcTrung Á và Tây Á, hầu
như đều đồng thuận sáng kiến này, có cả Kazakhstan, Turkmenistan…Đây
là cách Trung Quốc thể hiện sức mạnh kinh tế kết nối các nước tạo lưu
thông hàng hóa, dịch vụ, thương mại.
Tom
Miller 2017, trong nghiên cứu “Giấc mộng Châu Á của Trung Quốc”
(China’s Asian dream empire building along the new silk road, Đoàn Duy
dịch, TS. Phạm Sĩ Thành hiệu đính, có dẫn lời của Lưu Á Châu, một vị
tướng thẳng tính của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc từng gọi Trung Á
là “món lễ vật hậu hĩ nhất được trời cao ban cho người Trung Quốc“.
Đối với Trung Quốc, Trung Á mang lại nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi
dào, Kazakhstan có nguồn trữ lớn về dầu và uranium. Turkmenistan cung
ứng gần phân nữa lượng khí đốt nhập khẩu Trung Quốc và ở đây có tiềm
năng to lớn cho việc tăng cường rút lấy nguồn khoáng sản trong khu
vực. Tây Á, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Đông tầm nhìn và vị trí chiến lược trong
chuỗi liên kết này ra sao. Nghiên cứu Thổ Nhĩ Kỳ với ‘Vành đai và
Con đường’, bài học gì cho Việt Nam?
Thổ
Nhĩ Kỳ nông nghiệp sinh thái điều kiện tự nhiên ảnh hưởng rất lớn đến
văn hóa Lưỡng Hà và Ai Cập. Bản đồ văn minh Lưỡng Hà ( phần phủ màu
xanh) đã cho thấy L miền đất giữa hai con sông Tigris và Euphrates tạo
thành một khu vực đất phì nhiêu, rất thích hợp cho nghề nông. Chất đất ở
Lưỡng Hà chủ yếu là đất sét dùng để làm gạch và đồ gốm rất tốt đã tạo
nên một sắc thái riêng biệt của nền văn hóa Lưỡng Hà.Thế núi mạch
sông của thủ đô Ankara, thành phố Istanbul và Bursa (tây bắc Ankara), Eskişehir và İzmir
(tây Ankara ), Sam Sun (bắc Ankara ), Erzurum (đông bắc Ankara, tiền
đồn NATO), Antalya và Konya (tây nam Ankara), Mersin và Adana (nam
Ankara), Kayseri và Gaziantep (đông nam Ankara) và những vùng phụ cận trên ‘Vành đai và Con đường’ của Thổ Nhĩ Kỳ ở vị trí đặc biệt trọng yếu nối tuyến Vành đai Kinh tế Con đường tơ lụa và Đường hàng hải tại ngã ba Á Âu Phi là quan trọng biết bao.
Văn minh Lưỡng Hà, văn hóa Lưỡng Hà là câu chuyện quen mà lạ. “Một nền văn minh vĩ đại đã hình thành ở Trung Đông từ các khu định cư ở vùng Crescent Màu Mỡ. Nơi
an tọa của vị thánh siêu quần, chủ nghĩa siêu thực linh thiêng và chủ
nghĩa thực dụng tàn nhẫn. Nơi chúng ta có thể tìm thấy cội nguồn luật
pháp, buôn bán, tiền bạc và máu đổ tràn lan. “Vùng đồng bằng Lưỡng
Hà” trong loạt phim 52 tập Văn minh Phương Tây. ,,, Nếu bạn đang tìm
về cội nguồn, có thể nói rằng nền văn minh Phương Tây khởi nguồn từ
nền văn minh Lưỡng Hà châu Á, Văn minh phương Tây ngày nay có nguồn
gốc sâu xa trong một lớp bụi dày của lịch sử trãi từ Biển Đen đến vịnh
Ba Tư. Mảnh đất tối tăm và đẫm máu, không bao giờ thôi khuấy đảo
trong những vị thần, trong những cuộc chiến tranh, trong sự hiếu thắng
của chúng ta và cả óc sáng tạo, táo bạo và chủ nghĩa bành trường của
mình. Và còn có một chân lý lớn hơn nữa, đó là lịch sử Trung Đông
nhiều biến động, với những nền văn minh cổ xưa đã biến đổi và từ đó
tưới mát cả nền văn minh phương Tây.ngày nay. GS. Eugen Weber, Giảng viên Lịch sử, Trường Đại học Los Angeles đã nói vậy khi giới thiệu bộ phim Lưỡng Hà.
Người Tây Á, chữ viết Tây Á là một trong những nền văn minh cổ nhất thế giới. “Cùng
với nền văn minh Ai Cập, văn minh Sumer là nền văn minh cổ nhất thế
giới: từ cuối thiên niên kỷ thứ IV trước công nguyên, ở vùng bình
nguyên bên hai con sông Tigris và Euphrates đã hình thành xã hội có
giai cấp. Nhưng khác với ở Ai Cập, văn hóa Lưỡng Hà không thuần nhất,
tham gia vào việc tạo lập nên nó có những người Sumer là một dân tộc
nói thứ ngôn ngữ không thuộc vào bất cứ họ ngôn ngữ nào mà chúng ta đã
biết, những ngưới Akkad (Babylon và Assyria) sử dụng một trong những
ngôn ngữ Semite cùng họ với tiếng Do Thái cổ, những người Phenician và
Ả rập, những người Hurrit sinh sống ở vùng Bắc Mesopotamia và Bắc
Syria và nhiều dân tộc khác. Chữ viết ở vùng Lưỡng Hà có lẽ do người
Sumer sáng tạo nên. Những người Akkad và sau đó là những dân tộc Tiền Á
vay mượn hệ thống chữ viết của họ (văn tự dạng nêm), và nó được sử
dụng trong suốt ba thiên niên kỷ, dần dần tiến hóa và hoàn thiện. Như
vậy, khi nghiên cứu nền văn học viết bằng văn tự dạng nêm, chúng ta có
thể tìm hiểu được con đường hình thành văn học ở những giai đoạn sớm
nhất của nền văn minh nhân loại, trong một quá trình hết sức lâu dài” Tác giả V.K.AFANASYEVA đã viết như vậy, PGS.TS. Trần Thị Phương Phương dịch)
Vua
thành Lagash Gudea, trị vì vào thời hậu Akkad (thế kỷ XXII tr. CN).
nói đến nguyên nhân khiến ông cho xây đền do được vị thần ra lệnh trong
giấc mơ định mệnh:
Trong giấc mơ một người bỗng hiện ra
Sừng sững như bầu trời, vĩ đại như mặt đất
Đầu đội vương miện thần linh
Con đại bàng Anzud đậu trên tay
Dưới chân ầm ầm bão tố
Nằm bên trái, bên phải là bầy sư tử
Ngài ra lệnh xây một ngôi nhà
Nhưng ý nghĩa của giấc mơ ta không hiểu.
Khi bình minh ửng sáng phía chân trời, một người đàn bà xuất hiện
Bà là ai, bà là ai?
Đó là mẹ của vua, nữ thần Nanshe
Bà cất lời: Hỡi kẻ chăn chiên!
Ta sẽ giải thích giấc mơ cho con!
Con người sừng sững như bầu trời, vĩ đại như mặt đất
Với vương miện thần linh trên đầu, với đại bàng trên tay
Dưới chân là bão tố, trái phải là sư tử
Đó chính thực là em trai ta Ningirsu
Yêu cầu con xây cho Eninne một ngôi đền.
Rekai
Akman trò chuyện với tôi thật nhiều về đất nước và con người Thổ Nhĩ
Kỳ, mà với tôi sự lắng đọng hơn cả là nền văn minh Lưỡng Hà tàn lụi và
phục hồi thấy rõ trên chính đất nước Thổ như vầng trăng lưỡi liềm và
ngôi sao trắng nền đỏ là quốc kỳ Thổ.
Thổ Nhĩ Kỳ và quốc phụ Ataturk là đất nước và con người thú vị. Ataturk là Tổng
thống đầu tiên, nhà cách mạng của Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ. Ông là thống
soái siêu việt của Thổ Nhĩ Kỳ, đã đánh bại lực lượng Đồng Minh trong
cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất và khai sinh ra nước Cộng hòa Thổ
Nhĩ Kỳ. Chuỗi chiến thắng của quân Phổ trước lực lượng Anh Pháp tiến
hành cuộc đổ bộ lớn nhất trong lịch sử Chiến tranh thế giới thứ nhất
nhằm chi viện cho Nga của quân Đồng Minh là các trận đánh vì Tổ quốc
quả cảm đẫm máu và không cân sức. Đồng Minh rất mạnh kết cục đã thua ở
Thổ. Các nước lớn xúm vào xâu xé Thổ trên thất bại của Đế chế
Ottoman. Sự tái sinh của nước Thổ là do Ataturk và Phong trào Dân tộc
Thổ Nhĩ Kỳ đã kiên quyết đấu tranh giành lại độc lập cho đất
nước. Ataturk là Tổng thống đầu tiên của Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ từ năm
1923 cho đến khi ông qua đời vào năm 1938. Tư tưởng thế tục và dân
tộc, chính sách và lý thuyết của Mustafa Kemal Atatürk đã thành chủ
thuyết Kemalism với khẩu hiệu nổi tiếng “hòa bình trong mỗi gia đình,
hòa bình trên toàn thế giới” giúp đất nướcThổ Nhĩ Kỳ kế tục hiệu quả
đế quốc Ottoman và trỗi dậy mạnh mẽ là cường quốc khu vực có vai trò
vị trí chủ lực hiện nay trong NATO ở Trung Đông mà Mỹ Nga Trung Đức
Anh Pháp đều tìm cách liên thủ theo phương thức có lợi nhất. Ngược lại
Thổ Nhĩ Kỳ cùng làm nghệ sĩ đi trên dây tìm cách bảo tồn và phát
triển bền vững theo phương cách riêng của mình”.
“Môhamet và đạo Hồi rất nên nghiên cứu kỹ. Đạo
Hồi khoảng gần hai tỷ người, chiếm 23- 30% dân số thế giới Đạo Hồi
đang phát triển nhanh nhất và lớn thứ hai trên thế giới sau Kitô. Đạo
Hồi và không tôn giáo đang thịnh hành và niềm tin thế tục dường như duy
nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ. Rekai Akman trò chuyện với tôi về Thiên
Kinh Qu’ran. Anh ta dường như thuộc na72m lòng mười tín điều và chép
ra thật nhanh, thuộc lòng không chút sai sót: “Tôi tin Allah (Trời /
Thiên Chúa) là Đấng Duy Nhất, Độc Lập và Cứu Rỗi. Ngài chẳng sinh ra
ai và cũng chẳng ai sinh ra Ngài. Không một ai đồng đẳng với Ngài.
Thiên Kinh Qu’ran có duy nhất mười tín điều: 1) Chỉ tôn thờ một Thiên
Chúa (tiếng Á Rập là Allah).2) Vinh danh và kính trọng cha mẹ.3)Tôn
trọng quyền của người khác.4) Hãy bố thí rộng rãi cho người nghèo.5)
Cấm giết người, ngoại trừ trường hợp đặc biệt (là giết những tên sát
nhân để trừ hại cho dân lành. Kháng cự hoặc chiến đấu chống lại những
kẻ lùng giết người đạo mình nhằm cưỡng bách bỏ đạo. Nhưng nếu chiến
thắng, phải noi gương thiên sứ Muhammad, tha thứ và đối xử nhân đạo với
phần đông kẻ bại trận).6) Cấm ngoại tình. 7) Hãy bảo vệ và chu cấp
trẻ mồ côi. 8) Hãy cư xử công bằng với mọi người.9) Hãy trong sạch
trong tình cảm và tinh thần. 10) Hãy khiêm tốn
Thổ Nhĩ Kỳ nông nghiệp sinh thái
là con đường di sản. Nông nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ có đặc thù riêng có nhiều
điểm tương đồng và khác biệt với Việt Nam. Đất đai của Thổ Nhĩ Kỳ khô
hạn dường như rất giống vùng Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên. Khí
hậu thì lạnh hơn Việt Nam như bài chi tiết đã đề cập ở https://hoangkimlong.wordpress.com/2018/11/13/tho-nhi-ky-vanh-dai-va-con-duong/.
Lúa mì, lúa mạch, ngô, lúa nước, khoai tây là những cây lương thực
chính. Chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp của nước bạn đã có hệ thống
sản xuất chế biến và tiêu thụ khá tốt và mạnh, nông nghiệp sinh thái kết
nối du lịch văn hóa lịch sử, bảo tồn và phát triển bền vững gợi mở
nhiều điều thú vị.
Thổ Nhĩ Kỳ với ‘Vành đai và Con đường’ là một câu chuyện dài …
CNM365 Chào ngày mới 28 tháng 5. Việt Nam Tổ Quốc tôi; Du lịch sinh thái nông nghiệp Việt Nam (ảnh); Ngày 28 tháng 5 năm 1840 ngày mất của Nhà bác học Việt Nam Phan Huy Chú, tự Lâm Khanh, hiệu Mai Phong; Phan Huy Chú thầy bách khoa thư là quan triều nhà Nguyễn, và là nhà thơ, nhà thư tịch lớn, nhà bác học Việt Nam. Ngày 28 tháng 5 năm 1827 là ngày sinh Nguyễn Thông (1827– 1884), tự Hy Phần, hiệu Kỳ Xuyên, biệt hiệu Độn Am; là danh sĩ tinh hoa, đại thần Việt Nam (mất năm 1884). Tự điển Văn học (bộ mới, Nhà xuất bản Thế giới, 2004, trang 1189) và Nhớ Nguyễn Thông[2] đánh giá:”Thơ văn Nguyễn Thông là tấm lòng ưu ái đối với những người xấu số, sự quan tâm đến nghề làm ruộng và gắn bó với đời sống của nông dân. Ông ca ngợi và xót thương những người hy sinh trong cuộc chiến đấu chống Pháp. Nổi bật và bao trùm là tấm lòng yêu mến quê hương mà ông phải lìa bỏ vì không chịu sống trên đất kẻ thù đã chiếm đóng…Sinh trưởng trong một gia đình nhà nho nghèo, sớm gần gũi với những người lao động, có vốn học thức, có năng khiếu thơ văn, lại được đi nhiều…nên hầu hết trước tác của ông đều thiên về tả thực, giàu chất trữ tình, mang tính tố cáo cao, không sa đà viễn vông hay sáo rỗng… Tuy đôi lúc trong thơ văn ông, cũng không tránh khỏi những nỗi buồn hiu hắt của một nhà nho cảm thấy bất lực trước vận mệnh tồn vong của non sông, của dân tộc mà ông yêu mến”. Ngày 28 tháng 5 năm 1900 ngày sinh của Cao Xuân Huy, giáo sư chuyên về lịch sử tư tưởng triết học Phương Đông, người Nghệ An. Giáo sư Cao Xuân Huy nhà triết học xuất sắc của thế kỷ XX là một nhà nghiên cứu chuyên về lịch sử tư tưởng triết học phương Đông, từng được gọi là “nhà đạo học” ngay từ thuở mới khoảng 30 tuổi. Ông được xem là một trong những người có những đóng góp to lớn trong việc đào tạo các nhà nghiên cứu cổ học Việt Nam. Ông để lại một số giáo trình đại học có giá trị về Kinh Dịch, Luận ngữ, Mạnh Tử, Bách gia chư tử. Ông còn là một Giáo sư của Viện Văn học. Con ông là Cao Xuân Hạo là một nhà ngôn ngữ học, dịch giả nổi tiếng tại Việt Nam. Bài chọn lọc ngày 28 tháng 5: Việt Nam Tổ Quốc tôi; Du lịch sinh thái nông nghiệp Việt Nam
Việt Nam Đất nước Con người câu hỏi thường gặp đầu
tiên là Việt Nam thông tin khái quát. Trả lời câu hỏi này, nguồn trích
dẫn chính được sử dụng là tài liệu Việt Nam Bách khoa Toàn thư mở
Wikipedia Tiếng Việt, đối chiếu với ngôn ngữ khác đặc biệt là Việt Nam
học tiếng Anh English và tiếng Trung 中文
làm định hướng, sau đó đi thẳng vào những trang liên kết trong và
ngoài nước để liên tục bổ sung hoàn thiện thêm. Tài liệu do nhóm
ngghiên cứu Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim đồng thực hiện liên
kết với việc giảng dạy ngôn ngữ với nông nghiệp du lịch sinh thái ở
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Trường Đại học Khoa học xã hội
nhân văn và tài liệu Ebook Việt đọc thêm, ‘lớp học trên đồng’ cho sinh
viên Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chi Minh. Mời các bạn
cùng học cùng đọc và trao đổi, hiệu đính, bổ sung thông tin tại đây
hoặc trên trang KimFacebook, Dạy và Học
Việt Nam là một quốc gia nằm ở phía đông, giáp với Lào và Campuchia,
thuộc bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á thuộc châu Á. Thông
tin VIỆT NAM trên Wikipedia tiếng Việt đến 28 tháng 5 năm 2019 được trích dẫn đầy đủ như sau:
Trước khi là thuộc địaPháp từ khoảng nửa sau thế kỷ XIX, quốc gia này có các triều đại độc lập xen lẫn những thời kỳ lệ thuộc phong kiến Trung Quốc. Thất bại tại Điện Biên Phủ năm 1954 khiến Pháp thoái lui và Việt Nam chia cắt làm hai, tái thống nhất sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc năm 1975. Năm 1986, Đảng Cộng sản cải cách hướng Việt Nam vào nền kinh tế thế giới. Từ năm 2000, Việt Nam là một trong những nước tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới[9], với tốc độ tăng chậm lại về sau.
VIỆT NAM HỌC NÔNG NGHIỆP Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim
Tiếng Việt văn hóa kinh tế 学中越文 Tổng quan văn hoá và kinh tế xã hội Việt Nam 越南社会经济和文化概述 là tập tài liệu giảng dạy nghiên cứu Việt Nam Học: Người Việt, Tiếng Việt, Nông nghiệp Việt Nam, văn hóa, kinh tế xã hội, du lịch sinh thái. Mục đích nhằm cung cấp một kiến thức nền về Việt Nam Học để hiểu biết đất nước con người Việt Nam “vốn xưng nền văn hiến đã lâu; núi sông bờ cõi đã chia, phong tục Bắc Nam cũng khác” (Nguyễn Trãi, 1428) với phẩm chất văn hóa thân thiện, tốt đẹp. Người Việt, tiếng Việt và nông nghiệp Việt Nam là ba di sản quý nhất của dân tộc Việt được bảo tồn và phát triển.
Người Việt gồm cộng đồng 54 dân tộc và 1 nhóm “người nước ngoài’. Tiếng Việt là ngôn ngữ chính. Nông nghiệp Việt Nam là một trong ba ngành kinh tế, chiếm tỷ trọng trong tổng GDP Việt Nam năm 2015 ước tính: Nông nghiệp (nông lâm thủy sản) 17.4%; Công nghiệp (khai thác khoáng sản, công nghiệp chế biến, công nghiệp vật liệu xây dựng, sản xuất phân phối khí, điện, nước,…) 38.8%; Dịch vụ (thương mại, tài chính, du lịch, văn hóa, giáo dục, y tế) 43.7%.
Việt Nam Học Nông nghiệp gồm tóm tắt 7 ý chính: 1) Nông nghiệp là nền tảng của kinh tế Việt Nam. 2) Bảy vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam; 3) Đặc điểm bảy vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam; 4) Hiện trạng tầm nhìn lao động nông nghiệp Việt Nam; 5) Du lịch sinh thái nông nghiệp Việt Nam; 6) Nông nghiệp Việt Nam ngày nay; 7) Việt Nam điểm đến yêu thích của bạn
I. Nông nghiệp là nền tảng của kinh tế Việt Nam
1.1 Người Việt trọng nông
Thành ngữ Việt Nam: “dĩ nông vi bản” (lấy nghề nông làm gốc).
Nông nghiệp là nền tảng của kinh tế Việt Nam vì đất nước là môi trường
sống, thức ăn là căn bản của đời sống con người. Việt Nam là chốn tổ của
nền văn minh lúa nước với các di tích khảo cổ về người tiền sử và các
nền văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn gần 10.000 năm trước Công nguyên đã chứng
tỏ sự xuất hiện của nông nghiệp và chăn nuôi. Nông nghiệp Việt Nam
ngày nay đang vượt ra khỏi sản xuất nông nghiệp truyền thống không chỉ
tạo ra lương thực thực phẩm cho con người (food) thức ăn cho các con
vật (feed) mà còn là nguyên liệu của các ngành công nghiệp may mặc, sợi
dệt, chất đốt, cây cảnh và sinh vật cảnh, chất hóa học, cơ giới
hóa nông nghiệp, sinh hóa học nông nghiệp. các loại phân bón, thuốc
trừ sâu, diệt cỏ.
1.2 Ba di sản lớn nhất Việt Nam Người Việt, Tiếng Việt và Nông nghiệp Việt Nam là Ba di sản lớn nhất Việt Nam cần bảo tồn và phát triển.Việt Nam là đất nước của 54 dân tộc (và 1 nhóm “người nước ngoài”, trong Danh mục các dân tộc Việt Nam, theo Quyết định số 421, ngày 2/3/1979 Tổng cục Thống kê).
Người Việt
chủ yếu là dân tộc Kinh (chiếm 86,2 % dân số) sinh sống trên khắp toàn
thể nước Việt Nam và một số nước khác nhưng đông nhất vẫn là các vùng
đồng bằng và thành thị trong nước. Người Kinh sống rải rác trên khắp
lãnh thổ Việt Nam, nhưng tập trung nhiều nhất ở các đồng bằng và châu
thổ các con sông. 53 dân tộc Việt Nam thiểu số còn lại sinh sống chủ
yếu ở miền núi và trung du, trải dài từ Bắc vào Nam; hầu hết trong số
họ sống xen kẽ nhau, điển hình là cộng đổng dân tộc thiểu số ở phía Bắc
và Bắc Trung Bộ. Các dân tộc thiểu số đông dân và có số lượng dao động
trên dưới một triệu người gồm Tày, Thái, Mường, Khmer, H’Mông, Nùng,
Hoa, người Dao, Gia Rai, Ê Đê, Chăm, Sán Dìu, Ra Glai, Đa số các dân
tộc này sống ở miền núi và vùng sâu vùng xa ở miền Bắc, Tây Nguyên,
miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long. Các dân tộc dân số ít nhất chỉ
trên 300 người như Brâu, Ơ đu và Rơ Măm. Các dân tộc thiểu số có trình
độ phát triển không đồng đều. Ở Trung du và miền núi phía Bắc, các cư
dân ở vùng thấp như Mường, Thái, Tày, Nùng sinh sống chủ yếu bằng canh
tác lúa nước và nương rẫy, chăn nuôi gia súc và gia cầm, có một phần
hái lượm, săn bắn, có nghề thủ công khá tinh xảo. Các dân tộc thiểu số ở
phía Nam sống biệt lập hơn. Các dân tộc thiểu số ởTây Nguyên phần lớn
sống theo tổ chức buôn-làng, kiếm sống dựa vào thiên nhiên mang tính tự
cung tự cấp. Người dân tộc Chăm, Hoa và Khmer sống ở vùng duyên hải
miền Trung và Nam Bộ có trình độ phát triển cao hơn, tạo thành những
cụm dân cư xen kẽ với người Kinh. Tất cả các nhóm dân tộc đều có nền
văn hóa riêng biệt và độc đáo. Tín ngưỡng và tôn giáo của các dân tộc
cũng khác biệt.
Tiếng Việt
là ngôn ngữ chính tiếng nói theo nhóm Việt-Mường Ngôn ngữ Việt gồm 8
nhóm tiếng nói: Việt-Mường;
Tày-Thái; Dao-Hmông; Tạng-Miến; Hán; Môn-Khmer; Mã Lai-Đa đảo: hỗn hợp
Nam Á, khác).
Nông nghiệp Việt Nam
là môi trường sống và nôi văn hóa Việt. Người Việt bản địa là chủ nhân
của nền văn hóa thời đồ đá tại Việt Nam từ 7.000 -20.000 năm trước.
Người Việt là chủ nhân của tiếng Việt và nền văn minh lúa nước, chốn tổ
của nghề trồng lúa nước trên thế giới. Các dân tộc Việt khác với cộng
đồng ít người hơn có nguồn gốc thiên di từ Tây Tạng, Hoa Nam,… di cư
đến Việt Nam sau thời kỳ đồ đá muộn.
1.3. Nông nghiệp Việt Nam là sớm nhất, căn bản nhất, giá đỡ của kinh tế Việt Quá trình hình thành dân tộc và nông nghiệp Việt Nam theo các
tài liệu phổ biến trong thế kỷ XX thì có thể chia thành ba giai đoạn:
Vào thời kỳ đồ đá giữa
khoảng 20.000-10.000 năm trước, có một bộ phận thuộc Đại chủng Á, sống
ở tiểu lục địa Ấn Độ di cư về phía đông, tới vùng ngày nay là Đông
Dương thì dừng lại. Tại đây, bộ phận của Đại chủng Á kết hợp với bộ
phận của Đại chủng Úc bản địa và kết quả là sự ra đời của chủng Cổ Mã
Lai.
Cuối
thời kỳ đồ đá mới, đầu thời kỳ đồ đồng khoảng 5.000 năm trước, chủng
Cổ Mã Lai tiếp xúc thường xuyên với Đại chủng Á từ phía bắc tràn
xuống, hình thành chủng Nam Á
Chủng Nam Á tại khu vực bắc Việt Nam và nam Trung Quốc (từ sông Dương Tử trở xuống) mà cổ thư Việt Nam và Trung Hoa gọi là Bách Việt. Ban đầu, họ nói một số thứ tiếng như: Môn-Khmer, Việt-Mường, Tày-Thái, H’Mông-Dao,…
Sau này quá trình chia tách này tiếp tục để hình thành nên các dân tộc
và các ngôn ngữ như ngày nay. Phía nam Việt Nam, dọc theo dải Trường
Sơn, trong khi đó, vẫn là địa bàn cư trú của người Cổ Mã Lai. Theo thời
gian họ chuyển biến thành chủng Nam Đảo. Đó là tổ tiên của các dân tộc thuộc nhóm Chăm. Người Việt
theo truyền thuyết dân tộc Kinh là con cháu của một thần rồng tên là
Lạc Long Quân và một vị tiên tên là Âu Cơ. Hai người này lấy nhau và đẻ
ra một bọc 100 trứng và nở ra 100 người con. Những người con sinh ra
cùng một bọc gọi là “cùng bọc” (hay còn gọi là đồng bào)
và “đồng bào” là cách gọi của người Việt để nói rằng tất cả người Việt
Nam đều cùng có chung một nguồn gốc. Về nhân chủng học, có ba luồng
quan điểm về nguồn gốc của người Việt. Các nhà nghiên cứu văn hóa lịch
sử khảo cổ học Việt Nam với dẫn liệu trống đồng và nỏ thần, các di chỉ
khảo cổ tin rằng người Việt đầu tiên có gốc bản địa . Một số học giả
khác thì truy nguyên nguồn gốc và cho rằng tộc iệt khởi đầu dần dần Một
số học giả tin rằng người Việt đầu tiên dần dần chuyển từ quần đảo
Indonesia thông qua bán đảo Mã Lai và Thái Lan cho đến khi họ định cư
trên các cạnh của sông Hồng ở Đồng bằng Bắc Bộ bằng cách lần theo con
đường của các công cụ đá từ cuối Thế Pleistocen (600,000-12,000 trước
Công nguyên), trên Java, Malaysia, Thái Lan và phía bắc Miến Điện. Những
công cụ bằng đá được cho là các công cụ con người đầu tiên được sử
dụng trong khu vực Đông Nam Á. Các nhà khảo cổ tin rằng vào thời điểm
này Hy Mã Lạp Sơn, một dãy núi ở miền bắc Miến Điện và Trung Quốc, tạo
ra một rào cản băng giá cô lập người dân Đông Nam Á. Một số khác cho
rằng người Việt đầu tiên vốn là một bộ tộc gốc Mông Cổ ở Tây Tạng, di
cư xuống phía nam từ thời đồ đá cũ. Nhóm dân tộc này định cư tại vùng
Bắc Bộ, thượng nguồn sông Hồng ngày nay và tạo nên nền văn minh Đông
Sơn. Nhóm bộ tộc này cũng có sự tương đồng rất lớn về nhân chủng, văn
hóa với các tộc người ở phía Nam Trung Quốc, mà sử Trung Quốc còn gọi
là cộng đồng Bách Việt.
Tiếng Việt là
ngôn ngữ của người Việt (người Kinh) và là ngôn ngữ chính thức
tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam, cùng
với hơn bốn triệu người Việt hải ngoại. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ
hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Mặc dù tiếng Việt có một số
từ vựng vay mượn từ tiếng Hán và trước đây dùng chữ Nôm, một hệ chữ dựa
trên chữ Hán để viết nhưng tiếng Việt được coi là một trong số các
ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Nam Á có số người nói nhiều nhất (nhiều hơn một
số lần so với các ngôn ngữ khác cùng hệ cộng lại) có nguồn gốc với ngôn
ngữ Nam Á về mặt từ vựng kết hợp với ngôn ngữ Tày-Thái về mặt thanh điệu.
Ngày nay, tiếng Việt dùng bảng chữ cái Latinh, gọi là chữ Quốc ngữ (do
Alexandre de Rhodes sáng lập), cùng các dấu thanh để viết. Tiếng Việt
trong quá trình phát triển đã tiếp thu và đồng hoá nhiều từ Hán thành
từ Hán-Việt, và tiếp thu một số lượng khá lớn các từ khoa học kỹ thuật
của các ngôn ngữ Pháp, Nga, Anh từ đầu thế kỷ 20 đến nay.
NgườiViệt, tiếng Việt và ngữ hệ Nam Á (Hoàng Tố Nguyên và ctv. 2018). Ngữ hệ Nam Á là một tổng hợp bao gồm khoảng
168 ngôn ngữ tại miền nam của châu Á, tập trung tại Đông Nam Á và rải
rác tại Ấn Độ cùng Bangladesh. Ngôn ngữ có nhiều người dùng nhất trong
hệ thống này là tiếng Việt, với trên 80 triệu người, sau đó là tiếng
Khmer, với khoảng 16 triệu người. Trong các ngôn ngữ của ngữ hệ Nam Á
thì tiếng Việt, tiếng Khmer và tiếng Môn là có lịch sử được ghi chép
lại lâu dài và tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam.
Nông nghiệp Việt Nam gắn liền với Lịch sử Việt Nam.
Người Việt tiền sử sinh sống tại đất Việt thì đã có hàng vạn năm trước
công nguyên, còn tính từ khi cơ cấu nhà nước được hình thành thì
khoảng từ năm 2879 TCN đến nay (năm 2018) là 4897 năm (gần 5000 năm)
Tại Việt Nam các nhà khảo cổ đã tìm thấy các di tích chứng minh loài
người đã từng sống từ nền văn hóa Tràng An, Ngườm, Sơn Vi và Soi Nhụ
thời kỳ Đồ đá cũ. Trong nền văn hóa Hòa Bình, văn hóa Bắc Sơn thời kỳ
Đồ đá mới; văn hóa Phùng Nguyên ở xã Kinh Kệ huyện Lâm Thao tỉnh Phú
Thọ thuộc sơ kỳ thời đại đồ đồng, cuối thời đại đồ đá mới, cách đây
chừng 4.000 năm đến 3.500 năm; Văn hóa Đồng Đậu và Văn hóa Gò
Mun ở thời đại đồ đồng, cách đây khoảng 3000 năm, di chỉ tại khu di
tích Đồng Đậu ở thị trấn Yên Lạc, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc, người
tiền sử tại vùng này đã phát triển chăn nuôi, nông nghiệp, đặc biệt là
kỹ thuật trồng lúa nước.Văn hóa Đông Sơn, Văn hóa Sa Huỳnh, và Văn hóa
Óc Eo khoảng 1200 TCN, cách ngày nay 3218 năm, đã có sự phát triển của
kỹ thuật trồng lúa nước và đúc đồ đồng trong khu vực sông Mã và đồng
bằng sông Hồng đã dẫn đến sự phát triển của nền văn hóa Đông Sơn, nổi
bật với các trống đồng. Các vũ khí, dụng cụ và trống đồng được khai
quật của văn hóa Đông Sơn minh chứng cho việc kỹ thuật đúc đồ đồng bắt
nguồn từ đây, nhiều mỏ đồng nhỏ xưa đã được khai quật ở miền Bắc Việt
Nam. Ở đây các nhà khảo cổ đã tìm thấy quan tài và lọ chôn hình thuyền,
nhà sàn, và bằng chứng về phong tục ăn trầu và nhuộm răng đen. Những
người Việt tiền sử trên vùng đồng bằng sông Hồng đã trồng lúa, trồng
trọt và đắp đê chống nước lụt đã tạo nên nền văn minh lúa nước và văn
hóa làng xã.
Nhà
nước Văn Lang của các vua Hùng người Việt đã xuất hiện nhà nước đầu
tiên trên miền Bắc Việt Nam ngày nay vào thời kỳ đồ sắt, vào khoảng thế
kỷ VII TCN với truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên mà người Việt Nam tự hào truyền miệng từ đời này qua đời khác.
Nông
nghiệp Việt Nam là căn bản nhất, giá đỡ của kinh tế Việt, hiển nhiên
đến mức mọi người dân Việt đều hiểu, không cần phải phân tích.
III. Đặc điểm bảy vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam
Vùng núi và trung du phía Bắc có
đặc điểm sinh thái chính: Núi cao nguyên và đồi thấp, Đất feralit đỏ
vàng, đất phù sa cổ bạc màu; Khí hậu cận nhiệt đới, ôn đới trên núi, có
mùa đông lạnh. Điều kiện kinh tế xã hội: Mật độ dân số tương đối thấp.
Dân có kinh nghiệm sản xuất lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp. Ở vùng
trung du có các cơ sở công nghiệp chế biến. Điều kiện giao thông tương
đối thuận lợi.Ở vùng núi còn nhiều khó khăn. Trình độ thâm canh thấp;
sản xuất theo kiểu quảng canh, đầu tư ít lao động và vật tư nông
nghiệp. Ở vùng trung du trình độ thâm canh đang được nâng cao. Chuyên
môn hóa sản xuất: Cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới
(chè, trầu, sở, hồi..); Đậu tương, lạc, thuốc lá. Cây ăn quả, cây dược
liệu; Trâu, bò lấy thịt và sữa, lợn (trung du).
Vùng đồng bằng sông Hồng
có đặc điểm chính về sinh thái nông nghiệp:Đồng bằng châu thổ có nhiều
ô trũng; Đất phù sa sông Hồng và sông Thái Bình; Có mùa đông lạnh.
Điều kiện kinh tế xã hội: Mật độ dân số cao nhất cả nước. Dân có kinh
nghiệm thâm canh lúa nước. Mạng lưới đô thị dày đặc; các thành phố lớn
tập trung công nghiệp chế biến. Quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa
đang được đẩy mạnh. Trình độ thâm canh: Trình độ thâm canh khá cao,
đầu tư nhiều lao động; Áp dụng các giống mới, cao sản, công nghệ tiến
bộ. Chuyên môn hóa sản xuất: Lúa cao sản, lúc có chất lượng cao; Cây
thực phẩm, đặc biệt là các loại rau cao cấp. Cây ăn quả; Đay, cói; Lợn,
bò sửa (ven thành phố lớn), gia cầm, nuôi thủy sản nước ngọt (ở các ô
trũng), thủy sản nước mặn, nước lợ.
Vùng Bắc Trung bộ:
Điều kiện sinh thái nông nghiệp: Đồng bằng hẹp, vùng đối trước núi Đất
phù sa, đất feralit (có cả đất badan) Thường xảy ra thiên tai (bão,
lụt), nạn cát bay, gió Lào; Điều kiện kinh tế – xã hội: Dân có kinh
nghiệm trong đấu tranh chinh phục tự nhiên. Có một số đô thị vừa và
nhỏ, chủ yếu ở dải ven biển. Có một số cơ sở công nghiệp chế biến.
Trình độ thâm canh: Trình độ thâm canh tương đối thấp. Nông nghiệp sử
dụng nhiều lao động. Chuyên môn hóa sản xuất: Cây công nghiệp hàng năm
(lạc, mía, thuốc lá..) Cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su) Trâu,
bò lấy thịt; nuôi thủy sản nước mặn, nước lợ.
Vùng Nam Trung bộ:
Điều kiện sinh thái nông nghiệp: Đồng bằng hẹp, khá màu mỡ. Có nhiều
vụng biển thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản. Dễ bị hạn hán về mùa khô;
Điều kiện kinh tế xã hội: Có nhiều thành phố, thị xã dọc dài ven biển.
Điều kiện giao thông vận tải thuận lợi. Trình độ thâm canh: Trình độ
thâm canh khá cao. Sử dụng nhiều lao động và vật tư nông nghiệp. Chuyên
môn hóa sản xuất: Cây công nghiệp hàng năm (mía, thuốc lá) Công công
nghiệp lâu năm (dừa) Lúa Bò thịt, lợn Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
Vùng Tây Nguyên:
Điều kiện sinh thái nông nghiệp: Các cao nguyên ba dan rộng lớn, ở các
độ cao khác nhau. Khí hậu phân ra hai mùa mưa, khô rõ rệt. Thiếu nước
về mùa khô. Điều kiện kinh tế xã hội: Có nhiều dân tộc ít người, còn
tiến hành nông nghiệp kiểu cổ truyền. Có các nông trường Công nghiệp
chế biến còn yếu Điều kiện giao thông khá thuận lợi Trình độ thâm canh:
Ở khu vực nông nghiệp cổ truyền, quảng canh là chính. Ở các nông
trường, các nông hộ, trình độ thâm canh đang được nâng lên Chuyên môn
hóa sản xuất: Cà phê, cao su, chè, dâu tằm, hồ tiêu Bò thịt và bò sữa
Vùng Đông Nam bộ:
Điều kiện sinh thái nông nghiệp: Các vùng đất ba dan và đất xám phù sa
cổ rộng lớn, khá bằng phẳng Các vùng trũng có khả năng nuôi trồng thủy
sản Thiếu nước về mùa khô Điều kiện kinh tế – xã hội: Có các thành phố
lớn, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tập trung nhiều cơ sở
công nghiệp chế biến Điều kiện giao thông vận tải thuận lợi Trình độ
thâm canh cao. Sản xuất hàng hóa, sử dụng nhiều máy móc, vật tư nông
nghiệp Chuyên môn hóa sản xuất: Các cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà
phê, điều) Cây công nghiệp ngắn ngày (đậu tương, mía) Nuôi trồng thủy
sản- Bò sữa (ven các thành phố lớn), gia cầm
Vùng Tây Nam bộ:
Các điều kiện sinh thái nông nghiệp: Các dải phù sa ngọt, các vùng đất
phèn, đất mặn Vịnh biển nông, ngư trường rộng Các vùng rừng ngập mặn
có tiềm năng để nuôi trồng thủy sản.Có thị trường rộng lớn là vùng Đông
Nam Bộ Điều kiện giao thông vận tải thuận lợi Có mạng lưới đô thị vừa
và nhỏ, có các cơ sở công nghiệp chế biến. Trình độ thâm canh cao. Sản
xuất hàng hóa, sử dụng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp Chuyên môn hóa
sản xuất: Lúa, lúa có chất lượng cao Cây công nghiệp ngắn ngày (mía,
đay, cói) Cây ăn quả nhiệt đời Thủy sản (đặc biệt là tôm) Gia cầm (đặc
biệt là vịt đàn)
Bảy vùng sinh thái trên đây tương đồng với Việt Nam vùng lãnh thổ hành chính; Vùng núi và trung du phía Bắc là kết hợp của hai tiểu vùng : Tiểu vùng Tây Bắc gồm 4 tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hoà Bình., với tiểu vùng Đông Bắc: gồm 11 tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Giang, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ
IV. Hiện trạng, tầm nhìn lao động nông nghiệp Việt Nam Lao động Nông nghiệp Việt Nam hiện có khoảng 22 triệu người chủ
yếu tập trung ở nông thôn khoảng 69 %, khu vực thành thị khoảng 31 %.
Việt Nam là nước nông nghiệp với nhiều lợi thế từ các sản phẩm nhiệt
đới nhưng sự biến tiềm năng đó thành hiện thực, làm động lực cho phát
triển nền nông nghiệp hàng hóa lớn và sản phẩm có thương hiệu và khả
năng cạnh tranh còn hạn chế.
Hệ
thống ngành nghề nông lâm ngư nghiệp thủy sản Việt Nam đang đào tạo
chính trong 9 nhóm ngành nghề nông lâm ngư nghiệp thủy sản gồm:
1. Ngành Trồng trọt: 2. Ngành chăn nuôi: 3. Ngành Nông học: 4. Ngành
Bảo vệ thực vật; 5. Ngành lâm nghiệp 6. Ngành Nông lâm kết hợp
7. Ngành Nuôi trồng thủy sản: 8. Ngành Cảnh quan và Kĩ thuật hoa viên:
9. Ngành Quản lí đất đai;
Việc
chuyển đổi tầm nhìn và đầu tư sâu vào quá trình đào tạo nguồn nhân lực
nông nghiệp sinh thái là rất cần thiết. Ngành Nông Lâm Ngư nghiệp nằm
trong các nhóm ngành có thu nhập không cao, nhưng mỗi năm Việt Nam cả
nước cần cung cấp ổn đinh trên 1 triệu lao động cho các nhóm ngành
chính: Nông nghiệp 58.000 – 60.000 người/năm, Lâm nghiệp 8.000 – 10.000
người/năm, thủy lợi 7.000 – 9.000 người/năm; thủy sản 8.000 – 8.500
người/năm.
V. Nông nghiệp Việt Nam và Du lịch sinh thái. Việt Nam có ba vùng du lịch sinh thái trọng điểm: Vùng du lịch
Bắc bộ, Vùng du lịch Trung bộ, Vùng du lịch Nam bộ, Tây Nguyên và Duyên
hải miền Trung. Vùng du lịch Bắc bộ lấy Hà Nội làm trung tâm với trục
động lực là Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long. Vùng du lịch Trung bộ lấy
Huế và Đà Nẵng làm trung tâm và trục động lực là Quảng Bình – Quảng
Trị – Huế – Đà Nẵng – Quảng Nam – Quảng Ngãi . Vùng du lịch Nam bộ Tây
Nguyên và Duyên hải miền Trung lấy trung tâm là thành phố Hồ Chí Minh,
với các trục động lực là thành phố Hồ Chí Minh – Cần Thơ – Hà Tiên –
Phú Quốc với TP. Hồ Chí Minh – Vũng Tàu – Phan Thiết – Nha Trang và TP.
Hồ Chí Minh – Đà Lạt – Nha Trang- Buôn Me Thuột – Kon Tum.
VI Nông nghiệp Việt Nam ngày nay
6.1 Nông nghiệp Việt Nam ngày nay là lĩnh vực đặc biệt quan trọng,
tạo sự ổn định xã hội và nâng cao chất lượng sống cho người nông dân,
góp phần phát triển kinh tế đất nước. Hiện nay, Việt Nam là nước có
nhiều lợi thế, tiềm năng phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp và trở
thành một nước xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới.
Hàng
nông sản chủ lực Việt Nam gồm gạo, chè, cà phê, hạt tiêu, hạt điều,
rau quả, thyủy sản (như cá tra, cá ba sa, cá ngừ, tôm, mực…) là những
mặt hàng có lợi thế, nhiều tiềm năng xuất khẩu sang thị trường các nước
như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Singapore, Tiểu các vương quốc
Ả rập thống nhất (UAE), thị trường châu Âu và châu Mỹ…
Năm
2017, thủy sản Việt Nam là ngành có giá trị xuất khẩu cao nhất, đạt
8,3 tỷ USD, tiếp đến là hạt điều với 3,516 tỷ USD, rau quả đạt 3,502 tỷ
USD, cà phê với 3,24 tỷ USD, gạo đạt 2,6 tỷ USD, hạt tiêu đạt 1,1 tỷ
USD, sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 1,03 tỷ USD…
6.2. Doanh nghiệp nông nghiệp tỷ lệ rất thấp 8% chủ yếu nhỏ và siêu nhỏ 92,35% Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến quý II/ 2018,
các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp Việt Nam ước tính cả nước có
khoảng hơn 49.600 doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, chiếm khoảng 8%
tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên cả nước, chủ yếu ở quy mô nhỏ
và siêu nhỏ, chiếm 92,35%, tiếp đến là doanh nghiệp có quy mô lớn với
5,59% và doanh nghiệp có quy mô vừa với 2,06%. Đầu tư vào nông nghiệp đã
tạo ra hơn 4,5 triệu việc làm, chiếm 32,5% lao động của toàn bộ doanh
nghiệp.
Đặc
thù của các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp có đặc thù là
phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên như thiên tai, rủi ro dịch bệnh
dẫn đến đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp chịu rất nhiều rủi ro so với
các ngành kinh tế khác. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp còn phản ánh gặp
khó khăn ở một số vấn đề chính như: quỹ đất nông nghiệp chưa đáp ứng
yêu cầu sản xuất của doanh nghiệp; ngành công nghiệp cơ khí hỗ trợ cho
nông nghiệp ở Việt Nam còn hạn chế. Nhiều thủ tục hành chính, điều kiện
kinh doanh trong nông nghiệp còn bất hợp lý. Hiệu quả của hầu hết các
loại hình tổ chức sản xuất, các ngành, các lĩnh vực sản xuất nông, lâm
nghiệp và thủy sản nhìn chung chưa cao. Ứng dụng khoa học và công nghệ,
liên kết chuỗi giá trị sản xuất trong nông nghiệp còn rất hạn chế, mới
chỉ ở bước đầu phát triển…
6.3. Tầm nhìn đột phá đầu tư, cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn Nghị định số 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích
đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn của Chính phủ Việt Nam thể chế hóa
tầm nhìn chuyển đổi tái cơ cấu nông nghiệp sau 30 năm đổi mới , cụ thể
hóa Nghị định 61/2010/NĐ-CP chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư
vào nông nghiệp, nông thôn; Nghị định 210/2013/NĐ-CP về chính sách
khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
Những chủ trương lớn mới đây trong tầm nhìn của chính phủ Việt Nam theo Cổng thông tin Chính phủ VCP News
“Trục sản phẩm chủ lực
Trên
cơ sở những kết quả đã đạt được, Bộ NNPTNT đề xuất một số định hướng
giải pháp ưu tiên thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn thời gian
tới như sau:
Thứ nhất,
thực hiện đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh quá trình cơ cấu lại ngành
nông nghiệp gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và xây dựng nông thôn
mới. trong đó, Bộ Nông nghiệp và PTNT xác định các ưu tiên phát triển
ngành theo ba trục sản phẩm chính, bao gồm:
Các
sản phẩm chủ lực quốc gia (các sản phẩm có giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ
USD/ năm: lúa gạo, cao su, cà phê, hạt tiêu, hạt điều, sắn, rau quả,
tôm, cá tra, gỗ và sản phẩm từ gỗ; các ngành hàng có quy mô thị trường
nội địa lớn như thịt lợn, thịt gia cầm).
Ưu
tiên thu hút đầu tư của doanh nghiệp quy mô lớn, đóng vai trò hạt
nhân, dẫn dắt, phát triển chuỗi giá trị đồng bộ. Tập trung thu hút đầu
tư vào các cụm liên kết ngành cấp vùng, gắn với các vùng chuyên canh
lớn của các doanh nghiệp, kết nối giữa khu hạt nhân của cụm (gồm trung
tâm nghiên cứu khoa học công nghiệp, tài chính, thương mại, logistic) và
các vệ tinh gồm các khu/cụm công nghiệp dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp cấp
tỉnh.
Các
vùng ưu tiên thu hút đầu tư cho các sản phẩm chiến lược này là: lúa
gạo ở vùng đồng bằng sông Hồng, vùng đồng bằng sông Cửu Long; cà phê,
cao su, hạt tiêu, hạt điều ở vùng Tây Nguyên và vùng Đông Nam Bộ; chè ở
vùng Trung du, miền núi phía Bắc và Tây Nguyên; cây ăn quả ở Trung du
miền núi Bắc Bộ, đồng bằng sông Hồng, duyên hải miền trung, Đông Nam Bộ
và đồng bằng sông Cửu Long); cá da trơn ở vùng đồng bằng sông Cửu
Long, tôm và hải sản ở vùng Duyên hải Trung Bộ, vùng Đông Nam Bộ và vùng
đồng bằng Sông Cửu Long; gỗ ở miền núi phía Bắc, vùng Duyên hải Trung
Bộ và Tây Nguyên.
Chuỗi
giá trị các sản phẩm chủ lực cấp tỉnh (như các sản phẩm đủ lớn có tổng
giá trị xuất khẩu từ 500 triệu USD/năm). Ưu tiên thu hút doanh nghiệp
vừa và nhỏ đối với sản phẩm có lợi thế của địa phương, tập trung thu
hút vào các cụm liên kết ngành cấp tỉnh, gắn với vùng nguyên liệu của
doanh nghiệp, kết nối giữa khu hạt nhân của cụm (khu/vùng nông nghiệp
ứng dụng công nghệ cao tại các tỉnh) và các khu/cụm công nghiệp – dịch
vụ hỗ trợ nông nghiệp cấp tỉnh.
Chuỗi
giá trị đặc sản địa phương (chuỗi giá trị sản phẩm đặc thù vùng miền)
có quy mô nhỏ, gắn với chỉ dẫn địa lý cụ thể, được xây dựng và phát
triển cùng với xây dựng nông thôn mới theo mô hình “Mỗi xã một sản
phẩm”. Ưu tiên thu hút đầu tư của doanh nghiệp quy mô cực nhỏ, doanh
nghiệp khởi nghiệp, các hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh đối với các
mặt hàng đặc sản của địa phương theo mô hình “Mỗi xã một sản phẩm” (one
commune one product – OCOP), gắn với các tiểu vùng có sản phẩm đặc sản
vùng miền.
Vùng sản xuất tập trung
Thứ hai, ưu tiên các doanh nghiệp đầu tư, nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng vào các nhóm lĩnh vực, ngành nghề sau:
Đầu tư, phát triển vùng sản xuất tập trung trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.
Sản
xuất, phát triển giống cây trồng, vật nuôi, giống cây lâm nghiệp,
giống thủy sản. Sản xuất đầu vào như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,
thức ăn chăn nuôi và thủy sản, chế phẩm sinh học, thuốc thú y chăn nuôi
và thủy sản.
Ứng
dụng công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới,
công nghệ tự động hóa và các công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát
triển trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy lợi,
thủy sản.
Đầu
tư vào lĩnh vực chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản, dược liệu,
tinh chế muối; sản xuất máy, thiết bị, chất phụ gia, phụ trợ phục vụ
cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, máy chế
biến thực phẩm; công nghệ giết mổ, bảo quản chế biến gia súc, gia cầm,
tập trung, công nghiệp; sản xuất hàng thủ công; sản phẩm văn hóa, dân
tộc truyền thống.
Thu
gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, nước thải sinh hoạt tại nông thôn;
thu gom xử lý chất thải làng nghề; đầu tư hệ thống cấp nước sạch,
thoát nước, công trình thủy lợi và hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm
nước.
Doanh nghiệp dẫn dắt các chuỗi giá trị
Thứ ba,
tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, đẩy mạnh cải cách hành chính
để thu hút mạnh mẽ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
Trong thời gian tới, doanh nghiệp nông nghiệp được coi là lực lượng dẫn
dắt các chuỗi giá trị nông nghiệp và tạo hiệu ứng lan tỏa cho phát
triển kinh tế – xã hội.
Để
có thể thu hút và khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp,
nông thôn, Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy
mạnh cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm các điều kiện đầu tư kinh
doanh không cần thiết, nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh trong
nông nghiệp, thực hiện tốt các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ doanh
nghiệp theo các Nghị định: số 52/2018/NĐ-CP, số 57/2018/NĐ-CP, số
58/2018/NĐ-CP, số 98/2018/NĐ-CP.
Đồng
thời, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận có thời hạn lâu dài với đất đai,
phù hợp vớicác quyền sử dụng hợp pháp của nhà đầu tư; tăng cường đầu tư
nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư
thực hiện các dự án; xây dựng cơ chế khuyến khích mạnh mẽ hơn các nhà
đầu tham gia xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông
thôn theo nhiều hình thức khác nhau, đặc biệt là đầu tư theo hình thức
đối tác công tư (PPP).
Thực
hiện Nghị định 58/2018/NĐ-CP về bảo hiểm nông nghiệp cũng sẽ khuyến
khích doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện và tạo điều kiện cho tổ chức, cá
nhân sản xuất trong ngành nông lâm thủy sản chủ động khắc phục và bù
đắp thiệt hại về tài chính do các rủi ro xảy ra trong quá trình sản
xuất. Các cá nhân, doanh nghiệp tổ chức sản xuất nông nghiệp theo mô
hình sản xuất hợp tác, liên kết, tập trung, quy mô lớn có ứng dụng khoa
học công nghệ và các quy trình sản xuất tiên tiến vào sản xuất, hướng
tới nền nông nghiệp sạch, công nghệ cao, thân thiện với môi trường được
hỗ trợ 20% phí bảo hiểm nông nghiệp.
Bên cạnh đó, Chính phủ tiếp tục hoàn thiện các chính sách nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật nông nghiệp, giúp giảm chi phí đào tạo ban đầu cho các nhà đầu tư, đặc biệt cho các lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư./.”
Phan
Huy Chú (1782 – 1840) là danh nhân văn hoá Việt Nam, nhà khoa học bách
khoa thư văn sử địa nổi tiếng với tác phẩm lớn “Lịch triều hiến chương
loại chí”. Ông đồng thời cũng là nhà giáo, nhà thơ của triều vua Minh
Mạng.
Phan Huy Chú (tên khác là Phan Huy Hạo, tên hiệu là Mai Phong), sinh
năm Nhâm Dần 1782, quê gốc xã Thu Hoạch, huyện Thiên Lộc, tỉnh Hà Tĩnh,
sinh ra và lớn lên ở xã Thụy Khê, huyện Yên Sơn, Phủ Quốc Oai, nay là
làng Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây. Ông xuất thân trong gia đình
có truyền thống khoa bảng, là con trai thứ ba của Lễ bộ Thượng thư,
tiến sĩ Phan Huy Ích. Ông nội là tiến sĩ Phan Huy Cận, ông ngoại là Ngô
Thì Sĩ, cha là Phan Huy Ích, bố vợ là Nguyễn Thế Lịch, bác là Ngô Thì
Nhậm, chú là Phan Huy Ôn, anh là Phan Huy Thực… Tiến sĩ Phan Huy Ích
trong “Thứ nam thực sinh hỉ phú” (bài phú mừng sinh nhật con trai thứ
hai Phan Huy Thực) đã viết: “Văn phái dư lan cự cửu nguyên”, nghĩa là:
“dòng văn để lại đủ cửu nguyên”. Ông cũng có lời chú trong “Dụ am ngâm
lục” rằng: “Phụ thân tôi Phan Huy Cận, thi Hương, thi Hội 2 lần đỗ đầu
(lưỡng nguyên). Tôi thi Hương, thi Hội, thi Ứng chế ba lần đều đỗ đầu
(tam nguyên). Bác Hy Doãn (Ngô Thì Nhậm) và chú Nhã Hiên (Phan Huy Ôn)
em trai thứ 3 của tôi đều đỗ đầu thi Hương. Tất cả cộng lại được chín
lần đỗ đầu, gọi là cửu nguyên”. Tác động của dòng dõi tài danh, hiếu
học và những quan hệ trí tuệ đã ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần, tính
cách của nhà khoa học Phan Huy Chú. Phan Huy Chú là một nhà bác học,
danh nhân văn hoá Việt Nam, với tài danh lỗi lạc về bách khoa thư. Ông
đã để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm có giá trị, nổi bật nhất là bộ
“Lịch triều hiến chương loại chí” gồm 49 quyển khảo cứu về lịch sử Việt
Nam từ lập quốc đến cuối triều Lê.
Phan Huy Chú trong bộ sách “Lịch triều hiến chương loại chí”, đã
sưu tầm tư liệu, khảo cứu sách vở, đối chiếu sắp xếp, trình bày cô
đọng, mạch lạc sinh động, có tầm khái quát cao, chia theo từng loại
hiến chương gọi là chí: dư địa chí, nhân vật chí, lễ nghi chí, khoa mục
chí, quốc dụng chí, hình luật chí, văn tịch chí, binh chế chí, quan
chức chí, bang giao chí. Trong đó: 1) Dư địa chí: Khảo cứu về đất đai,
phong thổ và lịch sử địa lý Việt Nam qua các đời; 2) Nhân vật chí: Nói
về tiểu sử từ vua chúa, tướng sĩ đến những người trung thần, tiết nghĩa
có công với nước; 3) Quan chức chí: Xét về chế độ quan lại ở Việt Nam;
4) Lễ nghi chí: Khảo sát các quy định, thể chế, phẩm phục của vua
chúa, quan lại cùng các nghi lễ trong triều đình; 5) Khoa mục chí: Nói
về chế độ giáo dục, khoa cử đời xưa; 6) Quốc dụng chí: Viết về chế độ
thuế khóa, tài chính qua các triều; 7) Hình luật chí: Xét về pháp luật
các đời. 8) Binh chế chí: Khảo về quy chế tổ chức và việc luyện binh
qua các đời; 9) Văn tịch chí: Nói về tình hình sách vở nước Việt xưa;
10) Bang giao chí: Khảo về việc giao thiệp, nghi lễ đón tiếp sứ thần
các nước qua các đời).
Lê Minh Quốc năm 2009 (5) cho biết: “Năm
1960, 120 năm sau ngày ông mất, Hội Sử học Việt Nam đã tổ chức dịch
tác phẩm bày ra chữ Quốc ngữ, dày đến 1.450 trang, khổ 14,5 x 20 cm và
ghi nhận: “Trong kho tàng thư tịch Việt Nam, nếu trước kia có bách khoa
toàn thư, thì phải nhận rằng, Lịch triều hiến chương loại chí là bộ
bách khoa toàn thư đầu tiên của Việt Nam, là cả một kho tư liệu cần
thiết cho công tác nghiên cứu và xây dựng các khoa học xã hội…”. Chúng
ta hãy đọc lại một đoạn ngắn trong Lịch triều hiến chương loại chí có
liên quan đến quần đảo Hoàng Sa … Nhà bác học Phan Huy Chú viết: “Ngoài
biển phía đông bắc có đảo Hoàng Sa, nhiều núi lớn nhỏ, đến hơn 130
ngọn núi. Từ chỗ núi chính đi ra biển sang các đảo khác ước chừng hoặc
một ngày; hoặc vài trống canh. Trên núi có suối nước ngọt. Trong đảo có
bãi cát vàng, dài ước chừng 30 dặm, bằng phẳng rộng rãi. Trong bãi có
dòng nước trong suốt đến đáy. Sườn đảo có vô số vỏ yến sào; các thứ
chim có đến hàng nghìn vạn con, thấy người vẫn cứ đỗ quanh, không bay
tránh. Bên bãi cát, vật lạ rất nhiều, có thứ ốc có vằn gọi là ốc tai
voi to như cái chiếu, trong bụng có hột châu to bằng ngón tay cái,
nhưng sắc nó đục, không bằng ngọc châu ở trong con trai; vỏ nó đẽo làm
bia được, lại có thể nung làm vôi để xây tường. Có thứ ốc gọi là ốc xà
cừ, có thể khảm vào các đồ vật; có thứ gọi là ốc hương. Thịt các con
trai, con hến đều có thể làm mắm hoặc nấu ăn được. Có thứ đồi mồi rất
lớn, gọi là hải ba, mai nó mỏng, có thể ghép làm các đồ vật; trứng nó
như đầu ngón tay cái. Lại có thứ gọi là hải sâm, tục gọi con đột đột,
nó bơi lội ở bên bãi cát, bắt về, xát vôi qua, rồi bỏ ruột đi phơi khô.
Khi nào ăn, lấy nước cua đồng mà ngâm, nấu với tôm và thịt lợn, ngon
lắm. Các thuyền buôn khi gặp gió thường nấp vào đảo này. Các đời chúa
Nguyễn đã đặt đội Hoàng Sa 70 người, người làng An Vĩnh thay phiên nhau
đi lấy hải vật. Hàng năm cứ đến tháng ba, khi nhận được mệnh lệnh sai
đi, phải đem đủ sáu tháng lương thực, chở năm chiếc thuyền nhỏ ra biển,
ba ngày ba đêm mới đến đảo ấy. Ở đấy tha hồ tìm kiếm các thứ; bắt cá
ăn, tìm được những thứ của quý của bọn Tàu ô rất nhiều và lấy được hải
vật rất nhiều. Đến tháng tám thì đội ấy lại về, vào cửa Yêu Môn (còn
gọi cửa Yêu Lục, tức cửa Thuận An) đến thành Phú Xuân đưa nộp”… Báo
Tiếng dân (số ra ngày 23/7/1938) cụ Minh Viên Huỳnh Thúc Kháng đã khẳng
định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa “Dấu tích đảo
Tây Sa (Paracels) trong lịch sử Việt Nam ta và giá trị bản “Phủ biên
tạp lục” của Lê Quý Đôn và “Lịch triều hiến chương loại chú” của Phan
Huy Chú “Hoàng Sa: là phần sở hữu của nước Nam ta, vì chính người Nam
đã chiếm trước hết và đã kinh dinh các công cuộc ở đảo ấy”. Với các tài
liệu ấy, theo cụ: “Trở thành món tài liệu rất quý giá có quan hệ đến
công pháp quốc tế không phải là ít”.
Bản
đồ Đại Nam nhất thống toàn đồ (tên gốc: 大南一統全圖 hoặc 大南一統全圖) do Phan
Huy Chú xuất bản đời Nguyễn vào khoảng năm 1838 (theo Trần Nghĩa, Viện
Nghiên cứu Hán Nôm 1990) là một chứng cứ pháp lý quốc tế về Hoàng Sa
Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam là không thể chối cãi. Chỉ riêng một
dẫn liệu về lời văn và bản đồ đã nêu trên đã cho thấy ý nghĩa và tầm
vóc đóng góp của Phan Huy Chú cho non sông Việt.
Ngoài
tác phẩm lớn “Lịch triều hiến chương loại chí”, Phan Huy Chú còn có
các tác phẩm khác như: “Hoàng Việt dư địa chí”, Mai Phong du Tây thành
dã lục, “Hoa thiều ngâm lục” (tập thơ đi sứ Tàu), “Bình Định quy
trang”, “Dương trình ký kiến”, “Hoa trình ngâm lục”, Lịch đại điển yếu
thông luận; “Hải trình chí lược”… hay còn gọi là Dương trình kí kiến
(ghi chép những điều trông thấy lúc đi Batavia); Điều trần tứ sự tấu sở.
Phan
Huy Chú là tấm gương lớn về hoạt động học thuật. Ông không được khoa
bảng như cha ông, song thực học, thực tài, uyên bác, xuất chúng. Ông
thực hiện công việc nghiên cứu bằng lao động khoa học miệt mài, với tâm
huyết lớn. “Lịch triều hiến chương loại chí” là công trình học thuật
cá nhân đồ sộ với hình thức độc đáo, nội dung lớn lao đã được ông thực
hiện trong mười năm (1809 – 1819), chưa kể thời gian đọc sách, ghi chép,
sưu tầm trước đó. Đây là “một bộ sách thường đọc của một đời”, là điểm
đặc sắc trong lịch sử văn hoá nước nhà.
Phan
Huy Chú viết: “Nước Việt ta tiếng khen lễ nghĩa đã hơn nghìn năm, vốn
có thư tịch đã từ lâu lắm. Kể từ Đinh, Lê dựng nước đối địch với Trung
Hoa, mệnh lệnh từ chương dần dần rõ rệt. Đến Lý, Trần nội trị, văn vật
mở mang, về tham định thì có những sách điển chương điều luật, về ngự,
chế thì có các thể chiếu sắc thi ca. Trị bình đời nối, văn nhã đủ điều.
Huống chi, nho sĩ đời nào cũng có, văn chương nảy nở như rừng, sách vở
ngày càng nhiều, nếu không trải qua binh lửa mà thành tro tàn… Than
ôi! Sách vở các đời đã từng tản mát, sách mất đã khó sưu tầm, sách còn
lại nhiều sai lẫn, đằng đẵng ngàn năm, biết theo vào đâu mà khảo xét?
Nhưng sự học ở các nhà nho quý ở tìm rộng, có sách vở để làm bằng. Tôi
bèn xét tìm sử cũ, tham khảo các nhà…” (Trích quyển XLII Lịch triều
hiến chương loại chí). Một thoáng như vậy để thấy tầm suy xét của Phan
Huy Chú khi bắt tay vào thực hiện pho sách đồ sộ này.
Phan
Huy Chú chuộng thực làm, thực học, không ưa danh hão. Ông đặt trọng
tâm cuộc đời vào việc viết sách và dạy học. Với ông “văn minh của loài
người đều chứa trong sách vở”. Ông không may mắn về đường quan lộ, 2
lần khoa cử chỉ đạt học vị tú tài, đến tuổi tứ tuần mới nhận chức quan,
trôi dạt trong cảnh quan trường thăng giáng, mờ tỏ.
Sách “Lịch triều hiến chương loại chí” ngày nay (*)
Phan
Huy Chú bắt đầu làm quan Hàn lâm Biên tu từ năm 1821, khi vua Minh
Mạng biết đến tài năng của ông và triệu vào Huế giữ chức này. Ông đã
dâng bộ “Lịch triều hiến chương loại chí” lên vua Minh Mạng, được vua
thưởng 30 lạng bạc, 1 áo sa đỏ, 30 cây bút và 30 thỏi mực. Năm Minh
Mạng thứ 4 (1823) ông làm “Lang trung bộ Lại”, năm Minh Mạng thứ 6
(1825) được sung vào sứ bộ sang Trung Quốc. Năm 1828 làm Thừa phủ Thừa
Thiên. Năm 1829 làm Hiệp trấn Quảng Nam, sau đó bị giáng. Năm 1831 được
cử làm Phó sứ sang Trung Quốc lần 2, khi về bị cách chức. Năm 1832 đi
Biên lực ở Giang Lưu Ba (nay là nước Indonesia). Xong nhiệm vụ trở về
ông được khôi phục giữ chức Tư vụ bộ Công… Vua Minh Mệnh là người chuộng
tài năng nhưng có tính tự phụ và đa nghi. Ông dè dặt với tầng lớp nho
sĩ Bắc Hà có quan hệ với triều Tây Sơn, trọng khí tiết và có chính
kiến. Phan Huy Chú bởi ấp ủ tấm lòng ưu ái vì dân nước nên năm 1823,
khi được thăng chức Lang trung bộ Lại, đã mạnh dạn dâng sớ điều trần
bốn việc: bớt thuế, bớt lính; thực hiện chế độ quân điền; bãi bỏ những
cuộc hành binh dẹp loạn; nghiêm trị bọn sâu mọt chuyên đục khoét lương
dân. Việc dâng sớ điều trần bốn việc của Phan Huy Chú đã bị vua Minh
Mệnh quở trách. Ông cũng như nhiều bậc tài trí thời ấy đã không được
vua thực sự tin dùng. Từ sau mấy lần bị vua Minh Mệnh đối xử thô bạo,
ông trở nên kín đáo, tuy không vội từ quan nhưng không còn hăm hở như
buổi đầu. Hơn mười năm làm quan, ông dù có lúc được thăng Hiệp trấn
Quảng Nam, hai lần đi sứ, nhưng ông vẫn luôn bị vua trách phạt. Cuối
cùng, chán cuộc đời làm quan, Phan Huy Chú vịn cớ đau yếu, xin từ quan
về nhà mở trường dạy học ở Thanh Mai thuộc huyện Tiên Phong, tỉnh Sơn
Tây (nay là xã Vạn Thắng, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây) rồi mất tại đó năm
Canh Tý 1840, thọ 58 tuổi.
Lăng mộ nhà bác học Phan Huy Chú
(Ba Vì – Hà Nội) Ảnh Nguyễn Văn Chiến (1)
PHAN HUY CHÚ
(1782 – 1840)
Chữ Hán 潘輝注 tự Lâm Khanh
Thuở nhỏ có tên là Hạo sau đổi tên là Chú
Là một danh sĩ triều nhà Nguyễn.
Nhà
thờ Phan Huy Chú hiện toạ lạc tại quê nhà Sài Sơn, huyện Quốc Oai,
tỉnh Hà Tây. Đây là di tích Lịch sử – Văn hoá đã được xếp hạng bởi Bộ
Văn hoá – Thông tin ngày 24 tháng 11 năm 2000.
Hoàng Kim
Tuyển chọn, Biên soạn
Bài đăng lần 1 năm 2008, soát xét và bổ sung lần 2 năm 2012
hiệu đính và bổ sung lần 3 vào ngày 27 tháng 5 năm 2016
hiệu đính và hoàn thiện lần 4 vào ngày 27 tháng 5 năm 2019
Tài
liệu tham khảo: 1) Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: Phan Huy Chú; 2)
Nguyễn Văn Chiến, 2009, Học vị, học vấn, học thuật Phan Huy Chú, Quê
Hương Online; 3) Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng 2000, Nghị quyết
số 06-2000/NQ-HĐ, khóa VI, ngày 19-7-2000 về đặt tên một số đường của TP
Đà Nẵng trong đó có đường Phan Huy Chú (kèm lược sử); 4) TS. Phan Huy
Dục 2008. Phan Huy Chú và văn hoá Việt Nam. An ninh Thủ Đô Online (Phan
Huy Chú, thư hoạ hình đầu tiên là trích dẫn theo Phan Huy Dục); 5) Lê
Minh Quốc 2009. Nhớ Phan Huy Chú 1782-1840 Nhà bách khoa toàn thư của
Việt Nam. Phụ Nữ Online (trang bìa sách Lịch triều Hiến chương loài chi
trong bài này đã dẫn theo tài liệu của Nguyễn Xuân Diện). 6) Ảnh đầu
trang: Phan Huy Chú và Văn hóa Việt Nam. Báo Đăk Lăk điện tử ngày 16
tháng 7 năm 2011.
TRUYỆN PIE ĐẠI ĐẾ Hoàng Kim
Pie đại đế là nhân vật lịch sử vĩ đại nhất nước Nga, vượt cả Stalin và Le Nin.
Ông đã có những thành tựu đặc biệt to lớn trong công cuộc hiện đại
hóa đất nước, chuyển đổi mạnh mẽ một nước Nga lạc hậu, đi sau Tây Âu
hàng trăm năm vượt lên trở thành một trong năm đại đế quốc của châu
Âu, chỉ trong một thời gian ngắn. Pie đại đế có tố chất quân vương
vừa cứng rắn vừa mềm dẽo: vừa nhiệt huyết kiên quyết, vừa bao dung mềm
mỏng, vừa tàn nhẫn cứng rắn, vừa tình cảm ân nghĩa. Ông đã tạo nên
bước ngoặt trong lịch sử nước Nga.
Pie đại đế ( tên thường gọi là Pyotr I ; tiếng Nga: ‘Пётр Алексеевич Романов, Пётр I, Пётр Великий’, có sách viết theo tiếng Anh là Peter I hay tiếng Pháp là Pierre I
) sinh ngày 10 tháng 6 năm 1672 tại Moskva, mất ngày 8 tháng 2 năm
1725 tại Sankt-Peterburg, là Sa hoàng của nước Nga cũ và sau đó là
Hoàng đế của Đế quốc Nga từ năm 1721, đồng cai trị với vua anh Ivan V –
một người yếu ớt và dễ bệnh tật – trước năm 1696. Ông được tôn là Pyotr Đại đế hay Pierre Đại đế, Pie Đại đế ( tiếng Nga: Пётр Великий, Pyotr Velikiy). Ông được xem là một trong những nhà cải cách kiệt xuất trong lịch sử Nga.
Pie
đại đế đã tiến hành cuộc cải tổ lớn lao tại nước Nga Sa hoàng.
Trong những năm 1697 – 1698 ông đi vòng quanh Tây Âu, học được những
điều mới lạ ở đó và truyền vào Nga. Dưới triều ông, nước Nga có nền
kinh tế phát triển và thành lập thể chế nghị viện. Trong việc xây dựng
đất nước, Pyotr thường tham vấn những cố vấn tài ba người nước
ngoài. Nhờ vậy, dưới triều đại không lâu dài của ông (1696 – 1725),
nước Nga trở thành một đế quốc hùng cường trên thế giới thời đó, Hải
quân Nga được thành lập. Người Nga đã có đủ sức giành chiến thắng
trước hai cựu thù vào thời đó là đế quốc Ottoman và Thụy Điển, nhằm
tái chiếm các lãnh thổ đã mất và lấy đường thông ra biển. Năm 1703,
ông hạ lệnh cho xây dựng thành phố Sankt-Peterburg. Chính tại đây,
năm 1782 người ta đã hoàn thành việc xây cất tượng Pyotr I – tức
tượng “Kị sĩ đồng”. Sankt – Peterburg trở thành một “thành Venezia
của phương Bắc”, và trở thành kinh đô nước Nga vào năm 1712. Người ta
đã ca ngợi ông như một vị “Đại đế Ross toàn nước Nga”, hay “Cha của
Tổ quốc”.
Kết quả của cuộc thăm dò ý kiến nhân dân Nga “Tên của nước Nga – Sự
lựa chọn lịch sử năm 2008″ do kênh truyền hình Rossia cùng với Viện
Lịch sử Nga thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga và Quỹ ý kiến xã hội tổ
chức đã bình chọn Pie đại đế là nhân vật lịch sử vĩ đại nhất nước Nga, kế đến là Stalin, Le Nin và Nga hoàng Nikolai II
là những nhà lãnh đạo kiệt xuất nhất lịch sử nước Nga. Điều đó đã
chứng tỏ những đánh giá của nhân dân Nga xuyên suốt một quá trình
trải nghiệm lịch sử lâu dài.
Pie đại đế
đã được sự ngưỡng mộ đặc biệt của nhân dân Nga, sử gia và nhân dân
nhiều nước trên thế giới. Ông có công lớn trong công cuộc xây dựng lực
lượng hải quân, đội thương thuyền hàng hải và hiện đại hóa nước Nga,
xây dựng Sankt-Peterburg, xây dựng hệ thống đường sá kênh đào vĩ
đại, hoàn thiện cơ sở pháp luật, cải cách hành chính, lập nên Viện Hàn
lâm Khoa học, thiết lập trường xóa mù chữ và dạy toán cấp cơ sở, trường
kỹ thuật đào tạo thợ chuyên môn, xưởng in, nâng cao vai trò người phụ
nữ,…
Pie đại đế là một vĩ nhân có tầm nhìn chiến lược sâu rộng,
nhận thức đúng đắn và quyết tâm sắt đá cao độ để đi đến đích. Ông nung
nấu hoài bão hiện đại hóa nước Nga nằm kề bên Tây Âu lúc ấy đã tiến bộ
khá xa. Vua Pie đại đế đã tự mình đóng một chiếc thuyền và học cách
điều khiển nó, tổ chức riêng cho mình một đội quân và tập trận thường
xuyên để cuối cùng chuyển thành đội quân tinh nhuệ hơn hẳn lực lượng
nòng cốt của triều đình. Ông tổ chức một phái bộ sứ thần đi Tây Âu để
học hỏi và tuyển chọn nhân tài về giúp cho triều đình của mình. Ông vào
vai thợ mộc học nghề ở Hà Lan để tự tay đóng một tàu chiến bắt đầu từ
những súc gỗ thô sơ cho đến khi hạ thủy. Vua Pie đại đế sớm nhận ra
nước Nga bao la không có hải quân mạnh, chỉ có đội thuyền đi đường
sông, chỉ có một cảng biển thông ra thế giới trong sáu tháng mỗi năm;
Vua Pie đại đế nhận thức được công dụng diệu kỳ của thuyền buồm có thể
đi ngược gió, điều mà các loại thuyền bè của Nga hồi ấy không làm được.
Ông đã quyết tâm xây dựng hải quân Nga và tạo dựng cảng biển từ tầm
nhìn chiến lược sâu rộng đó.
Pie Đại đế là người quyết đoán và quyết tâm rất cao.
Ông đã xây dựng thành phố Sankt-Peterburg bề thế từ bãi đầm lầy ngay
cả trong những năm tháng chiến tranh, ngay cả khi vùng đất mới được
chiếm từ Thụy Điển, chưa có hòa ước để hợp thức hóa là thuộc Nga vĩnh
viễn. Ông ra lệnh tịch thu chuông nhà thờ để đúc đại bác phục vụ
công cuộc chống ngoại xâm bất chấp giáo hội đầy quyền uy phản đối.
Ông đòi hỏi các tầng lớp tăng lữ, quý tộc và thương nhân góp chi phí
vào việc xây dựng hải quân nếu ai không làm sẽ bị tịch thu gia sản,
ai kêu nài sẽ phải đóng góp thêm. Ông ra lệnh đàn ông Nga phải cắt
râu cho gọn và tất cả người Nga phải chuyển trang phục truyền thống
sang kiểu gọn nhẹ , mục đích để dân Nga tăng năng suất làm việc. Ông
thể hiện quyết tâm sắt đá giành đường giao thông hàng hải và căn cứ
hải quân Nga bằng việc tranh đoạt Sankt-Peterburg thể hiện qua chính
sách là có thể nhượng bộ Thụy Điển bất cứ điều gì ngoại trừ trả lại
Sankt-Peterburg. Quyết tâm này được lưu truyền mãi về sau, với kết quả
là Sankt-Peterburg vẫn đứng vững trước các cuộc tấn công của vua
Karl XII của Thụy Điển, cũng như của Hoàng đế Napoléon I của Pháp và
Adolf Hitler của Đức Quốc xã sau này.
Pie Đại đế xác lập được quyền uy tuyệt đối và rất biết trọng dụng nhân tài,
cho dù họ là người Nga hoặc người nước ngoài. Ông ban hành luật theo ý
muốn, ngay cả quyền xử tử hình bất cứ ai đi ngược lại ý ông. Trong một
thể chế quân chủ lập hiến và một bối cảnh xã hội nước Nga trì trệ thì
chế độ độc đoán, hà khắc, đôi lúc tàn bạo của ông, có ý nghĩa cải tổ,
tuy có làm mất đi một số giá trị truyền thống của xã hội Nga. Những
tầng lớp thấp trong xã hội Nga, đặc biệt là nông dân, ít được hưởng lợi
trực tiếp từ thành quả của ông, trái lại, họ còn khổ sở hơn vì phải
trực tiếp hoặc gián tiếp chịu gánh nặng để xây dựng căn cứ hải quân,
xây thành phố Sankt-Peterburg, chi phí cho cuộc chiến với Thụy Điển. Sự
biện luận là khi nước Nga hùng cường thì đời sống nông dân Nga cũng
được nâng cao hơn.
Pie Đại đế rất sâu sát thực tiễn và hiếu học.
Ông đi viếng thăm đủ mọi nơi: nhà máy chế biến, xưởng cưa, nhà máy in,
xưởng se sợi, nhà máy giấy, xưởng cơ khí, viện bảo tàng, vườn thực
vật, phòng thí nghiệm,… Ông đến thăm và hỏi han các kiến trúc sư, nhà
điêu khắc, kỹ sư, nhà thiên nhiên học, người phát minh kính hiển vi,
giáo sư giải phẫu học,… Ông học hỏi từ người hành nghề tầm thường nhất
để biết cách vá quần áo của mình, đóng một đôi dép cho riêng mình, và
còn tập tháo ráp đồng hồ. Ông luôn phân tích tại sao dân Nga quá nghèo
và dân Tây Âu quá giàu khi thơ thẩn đi xem phố xá, chợ búa nước ngoại
cho đến lúc nghiêm túc gặp các nhà khoa học, các nơi làm việc. Với một
sự hiếu học hiếm thấy và sự tự do phóng khoáng trong suy nghĩ mà du
học sinh Pyotr Mikhailov đã hiểu rất sâu về thực tiễn thuộc nhiều lĩnh
vực :ngoại thương, cảng biển, đội thương thuyền, tôn giáo…. để đúc kết
thành chiến lược đồng bộ, tổng thể phát triển nước Nga.
Stalinrất ngưỡng mộ Pie đại đế
(*). Trong “Điếu Ngư Đài quốc sự phong vân” những bí mật của nền
ngoại giao Trung Quốc, do Lý Kiện biên soạn, Nhà Xuất bản Văn nghệ
Thái bạch (Trung Quốc) ấn hành, NXB Văn hóa Thông tin năm 2003, có kể
lại câu chuyện lịch sử: Đêm trước của cuộc nội chiến Quốc Cộng kéo dài
hơn hai mươi năm, Tưởng Giới Thạch từng giữ mối quan hệ ngoại giao
chính thức với Stalin đã dự cảm thầy Đảng Cộng sản Trung Quốc do Mao
Trạch Đông đứng đầu sẽ trở thành đối thủ khó có thể chiến thắng được.
Mẫn cảm và đa mưu, Tưởng Giới Thạch gọi con là Tưởng Kinh Quốc tới
giao nhiệm vụ thay mặt ông giao hảo với Stalin (tương tự như quan hệ
Trung Mỹ từ lâu ông đã giao độc quyền cho vợ ông là Tống Mỹ Linh).
Tưởng Giới Thạch nói với Tưởng Kinh Quốc: ” Cha muốn mời Liên Xô đứng
ra thử dàn xếp hộ quan hệ giữa cha và Mao Trạch Đông. Chỉ cần Trung
Cộng hạ vũ khí, thống nhất mệnh lệnh hành chính, chúng ta và Mao Trạch
Đông vẫn có thể là cộng sự được ! Mao Trạch Đông không nghe cha,
nhưng có thể lời nói của Stalin và người Liên Xô đối với họ ít nhiều
cũng có tác dụng”. Cuối năm 1945, Tưởng Kinh Quốc sang Liên Xô gặp
Stalin trong phòng làm việc ở điện Kremlin. Tất cả vẫn như cũ, duy chỉ
có một điều hơi khác lần trước Tưởng Kinh Quốc diện kiến Stalin năm
1931 là “Ngày trước ở sau lưng bàn sách của Stalin treo một bức tranh
sơn dầu Lê Nin đứng trên xe tăng kêu gọi nhân dân lao động” Bây giờ
thì đổi là bức ảnh Pie Đại đế. Lúc đầu Tưởng Kinh Quốc không hiểu ,
qua gợi mở của người thư ký Stalin , mới như bừng ra điều đại ngộ. Thì
ra ” giờ khác, trước khác” thời thế đã biến đổi. Quả như dự liệu,
Stalin muốn đứng trung lập giữa Tưởng và Mao để “tọa sơn quan hổ đấu”.
Tưởng Giới Thạch sau lần đi đó của Tưởng Kinh Quốc đã tinh ý nhận
biết sự chuyển hóa của đại cục, Tưởng chọn chiến lược ngã hẳn về Mỹ
nên dù thua, vẫn neo được Đài Loan cho mãi đến tận ngày nay.
Pie Đại đế là biểu tượng nhân vật lịch sử vĩ đại nhất nước Nga, vẫn sừng sững sau hơn ba thế kỷ khi ông qua đời (1725-2019). Ông được những nhà khoa học, văn nghệ sĩ kiệt xuất và quảng đại quần chúng nhân dân tôn kính, ngưỡng mộ và ca ngợi nồng nàn. Pie đại đế cùng nữ hoàng Ekaterina II là hai người được Tổng thống Nga Vladimir Vladimirovich Putin đề cao nhất trong lịch sử nước Nga.
Pie đại đế được Wikipedia Tiếng Việt đúc kết, trang Tình yêu cuộc sống và trang Chào ngày mới chọn lọc thông tin và tư liệu hóa vào ngày Pie đại đế thành lập thành phố Sankt-Peterburg trên lãnh thổ mới chiếm được từ Thụy Điển. (Hoàng Kim)
Xem thêm: (*)
TRUYỆN JOSEPH STALIN Hoàng Kim
Stalin là nhân vật lịch sử vĩ đại gây tranh cãi ở nước Nga. Stalin tên đầy đủ là Joseph Stalin. Ông sinh ngày 21 tháng 12 năm 1879 mất ngày 5 tháng 3 năm 1953,
là lãnh đạo tối cao của Liên bang Xô viết từ giữa thập niên 1920 cho
đến khi qua đời năm 1953. Ngày nay, Stalin là một nhân vật lịch sử
gây nhiều tranh luận. Nhiều nhà sử học và người phương Tây xem Stalin
là một bạo chúa, giáo sư Richard Lorenz, giáo sư về lịch sử Đông Âu
cho rằng Stalin đã lựa chọn một con đường tốn kém nhất để đưa Liên Xô
đạt tới một xã hội công nghệ, tuy nhiên cũng không thể phủ nhận nhờ
quá trình này mà Liên Xô đã giành thắng lợi trong thế chiến thứ hai.
Trong khi đó, quan điểm của người dân Liên bang Nga về Stalin khá
khác biệt, với một tỉ lệ đáng kể xem ông là một anh hùng dân tộc, một
vĩ nhân. Hướng dẫn cho giáo viên lịch sử được xuất bản vào năm 2008
của chính phủ Nga thì trình bày về Stalin như một lãnh đạo “quản lý
hiệu quả” và “người hiện đại hóa”.
Stalin
là một nhà cách mạng Bolshevik tham gia vào Cách mạng tháng Mười năm
1917, Stalin nhậm chức Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng năm
1922, khi đó chỉ là một vị trí ít có quyền lực. Stalin chiến thắng
trong cuộc đấu tranh quyền lực sau khi Lenin qua đời năm 1924 và đến
khoảng cuối thập niên 1920 ông nắm quyền tối cao tuyệt đối ở Liên Xô
qua các thời kỳ công nghiệp hóa và hợp tác hóa những năm 30, Chiến
tranh Xô-Đức và thời kỳ đầu Chiến tranh Lạnh. Bên cạnh vị trí lãnh đạo
đảng, ông cũng từng đảm nhiệm các vị trí Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng,
Dân ủy (tức Bộ trưởng) Quốc phòng Liên Xô, và tự phong hàm Đại Nguyên
soái Liên Xô.
Stalin
trong thời kỳ cầm quyền của mình, một mặt, đã lãnh đạo Liên Xô chiến
thắng Đức Quốc Xã trong Thế chiến thứ hai. Liên Xô cùng với việc Quốc
tế Cộng sản đóng ở Moskva, đã trỗi dậy thành một siêu cường. Nhờ vậy,
danh tiếng và ảnh hưởng của Stalin lan khắp thế giới. Mặt khác Stalin
đã tiến hành các biện pháp đàn áp các đối thủ chính trị hoặc những
người mà ông cho là nguy hiểm, đỉnh cao là những năm 1930.
Joshep
Stalin hiện là một nhân vật lịch sử gây nhiều tranh luận. Nhiều nhà sử
học và người phương Tây xem Stalin là một bạo chúa, giáo sư Richard
Lorenz, giáo sư về lịch sử Đông Âu cho rằng Stalin đã lựa chọn một con
đường tốn kém nhất để đưa Liên Xô đạt tới một xã hội công nghệ, tuy
nhiên cũng không thể phủ nhận nhờ quá trình này mà Liên Xô đã giành
thắng lợi trong thế chiến thứ hai. Trong khi đó, quan điểm của người dân
Liên bang Nga về Stalin khá khác biệt, với một tỉ lệ đáng kể xem ông
là một anh hùng dân tộc, một vĩ nhân. Hướng dẫn cho giáo viên lịch sử
được xuất bản vào năm 2008 của chính phủ Nga thì trình bày về Stalin
như một lãnh đạo “quản lý hiệu quả” và “người hiện đại hóa”.
Stalin
lúc còn sống rất được mọi người nể trọng và e ngại, có rất ít ai giỡn
mặt hoặc đùa bỡn về ông, ngoại trừ vài câu chuyện như truyện Josip
Broz Tito chỉ rãi rác. Tito viết thư cho Stalin: “Chúng tôi học
hỏi và theo gương của hệ thống Xô- viết, nhưng chúng tôi phát triển
chủ nghĩa xã hội theo dạng thái khác… Mỗi người chúng tôi dầu có yêu
đất chủ nghĩa xã hội Liên Xô bao nhiêu cũng không thể yêu hơn tổ quốc
của chính chúng tôi“. Khi Stalin đi xa hơn, ra lệnh thủ tiêu Tito nhưng thất bại. Tito lại gửi thư cho Stalin: “Đừng
gửi người sang giết tôi. Chúng tôi đã bắt được 5 tên, một tên mang
bom, một tên khác mang súng trường… Nếu ông không ngưng gửi sát thủ,
tôi buộc phải gửi một sát thủ sang Moskva, và tôi sẽ không cần gửi sát
thủ thứ nhì đâu.”
Tiếu lâm Liên Xô sau khi Stalin mất đã lâu, mới kể chuyện một thời, như chuyện “Stalin bị mất tẩu”: “Một
hôm Stalin bị mất tẩu và cho rằng có kẻ đã lấy cắp tẩu của mình. Liền
điều động người điều tra tìm ra thủ phạm. Hôm sau ngài tìm ra tẩu của
mình và gọi gấp cấp dưới hãy thả những kẻ tình nghi. – “Thưa đồng chí
tôi không thể thả 10 người đó được.” – “Tại sao?” – “Tất cả bọn họ đã
nhận tội trước máy quay của cơ quan điều tra, và đã được đưa lên truyền
hình quốc gia…” “Trong trại cải tạo” : “Trong trại cải tạo ở
Siberia, ba tù nhân nói chuyện và hỏi vì sao họ vào đây. Một người nói:
“Tôi bị tù vì hay đi làm muộn năm phút, và người ta xử tôi tội phá
hoại sản xuất.” Người thứ nhì tiếp: “Tôi thì hay đi làm sớm năm phút và
bị buộc tội làm gián điệp, theo dõi công xưởng cho địch.” Còn người
thứ ba thì thở dài: “Tôi luôn đi làm đúng giờ và họ hỏi vì sao thì tôi
lại chìa đồng hồ đeo tay ra và bị tù vì dùng hàng Phương Tây.”
Truyện Joseph Stalin là bài nghiên cứu lịch sử văn hóa. Thông tin chính được thu thập căn cứ từ các nguồn trích dẫn tuyển chọn tại thư mục Joshep Stalin trên Từ Điển Bách Khoa Mở Wikipedia Tiếng Việt, Wikipedia tiếng Anh, so sánh với bản http://www.history.com
có cùng thư mục. Bài viết này chắt lọc tư liệu nhằm cung cấp cho bạn
đọc, học sinh và sinh viên Việt Nam tài liệu về một nhân vật lịch sử
nước Nga.
THẦY BẠN TRONG ĐỜI TÔI Hoàng Kim
‘Thanh nhàn vô sự là tiên’ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã viết vậy trong dòng đầu của Sấm Ký. Norman Borlaug lời Thầy dặn thật thấm thía:“Việc chính đời người chỉ ít thôi. Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi. Phúc hậu suốt đời làm việc thiện. Di sản muôn năm mãi sáng ngời”. “Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó”; “Hãy vươn tới những vì sao. Cho dù không chạm được vào nó, nhưng nếu cố gắng hết sức, ít ra, chúng ta cũng chạm được những hạt bụi của ngôi sao”; Thầy bạn trong đời tôi là một điểm nhấn cần đọc lại và suy ngẫm. Hoàng Kim thật tâm đắc khi tự đáy lòng viết lên những lời: “Em đã học nhiều gương sáng danh nhân Hãy biết nhục biết hèn mà rèn chí Thắp đèn lên đi em ngọn đèn dầu bền bỉ Sáng giữa đời lấp lánh một niềm tin”. Bạn tốt khó tìm, khó bỏ lại, và không thể quên lãng. (Good friends are hard to find, harder to leave, and impossible to forget.) Hoàng Kim cám ơn Mai Thành Phụng, Nguyen Duc Thuận và các bạn. THẦy BẠN TRONG ĐỜI TÔI là thông tin và một số hình ảnh chọn lọc lưu lại để dạy và học Tình yêu cuộc sốnghttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-ban-trong-doi-toi/
CHÀO NGÀY MỚI 26 THÁNG 5 Hoàng Kim CNM365 Thắng cảnh hẻm núi Linh dương tại tiểu bang Arizona, Hoa Kỳ, ảnh Meckimac; Một niềm tin thắp lửa; Lời thương; Ông Bảy Nhị An Giang; Ngày 26 tháng 5 năm 1979 ngày mất của Kim Ngọc, nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Vĩnh Phú, Việt Nam (sinh năm 1917). Kim Ngọc (1917-1979) được mệnh danh là “cha đẻ của khoán hộ” quen gọi là “khoán mười”, “cha đẻ của Đổi mới trong nông nghiệp” ở Việt Nam. Ngày 26 tháng 5 năm 1805, Napoleon Bonaparte tiến hành nghi lễ đăng quang quốc vương của nước Ý tại nhà thờ chính tòa Milano. Napoléon Bonaparte là một nhà quân sự và nhà chính trị tiêu biểu của Pháp trong và sau cuộc cách mạng Pháp cũng như các cuộc chiến tranh liên quan ở châu Âu. Ngày 26 tháng 5 năm 1896, Nikolai II của Nga tiến hành nghi lễ đăng quang Sa hoàng Nga tại Đại giáo đường Upensky thuộc Moskva..Nikolai II là vị Sa hoàng cuối cùng trong lịch sử Nga, cũng là Đại Công tước Phần Lan và Vua Ba Lan trên danh nghĩa Hiện nay, ông được Giáo hội Chính Thống giáo Nga xem là Thánh Nikolai Người chịu nỗi thống khổ.và được bình chọn là một trong năm người ảnh hưởng lớn nhất đến nước Nga là Pie Đại Đế, Stalin, Lê Nin, Ekaterina II, Nikolai II. Bài chọn lọc ngày 26 tháng 5: Một niềm tin thắp lửa; Lời thương; Ông Bảy Nhị An Giang; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-26-thang-5/
Em cũng đi anh cũng đi Đường trần thăm thẳm bước say mê Núi Thái anh lên ban mai hửng Cổng Trời em đến nắng lên hương.
Thăm thăm trời thăm thẳm mây Ai xui ai đến hiểm sơn này Tự do hai tiếng ngời tâm đức Thung dung đời thanh thản vui.
Câu li biệt lẽ hợp tan Thời thế muôn năm biếng luận bàn Tình Yêu Cuộc Sống đi cùng Bụt Cửa nhà mình lối nhỏ bình an.
LỜI THƯƠNG (3) Hoàng Kim
Nhớ người thuở ấy thăm nhau. Bút vàng ruộng rẫy và câu ân tình. Thương chùm mận hậu rung rinh. Thủy chung bạn quý để dành người thân
LỜI THƯƠNG (2) Hoàng Kim
Cánh cò bay trong mơ ca dao em và tôi bảng lãng cánh cò bay giữa nhân gian.
Con cò đi đón cơn mưa Tối tăm mù mịt ai đưa cò về’ bâng khuâng Cánh cò Thương lời ru của mẹ:
“Tháng giêng, tháng hai, Tháng ba, tháng bốn, Tháng khốn, tháng nạn Đi vay đi dạm Được một quan tiền Ra chợ Kẻ Diên Mua con gà mái Về nuôi hắn đẻ Ra mười quả trứng Một trứng: ung Hai trứng: ung Ba trứng: ung Bốn trứng: ung Năm trứng: ung Sáu trứng: ung Bảy trứng: ung Còn ba trứng Nở được ba con Con: diều tha Con: quạ bắt Con: mặt cắt xơi
Đừng than phận khó ai ơi Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây”.
Cánh cò quê hương vầng trăng mẹ hiền mang đến cho em giấc mơ hạnh phúc
khi ban mai tỉnh thức mọc sớm sao Thần Nông thăm thẳm giữa tâm hồn Cánh cò bay trong mơ …
Ai viết cho ai Những câu thơ lưu lạc. Giữa trần gian thầm lặng tháng năm dài ? “Thập tải luân giao cầu cổ kiếm. Nhất sinh đê thủ bái hoa mai”.
Mười năm lưu lạc tìm gươm báu Đời ta chỉ cúi lạy hoa mai. “Nghêu ngao vui thú yên hà. Mai là bạn cũ, hạc là người quen”.
Cánh cò bay trong mơ Gốc mai vàng trước ngõ Nhà tôi có chim về làm tổ Hoa đồng nội và em
LỜi THƯƠNG (1) Hoàng Kim
Khoác thêm tấm áo trời se lạnh Đông tàn xuân đến đó rồi em Phúc hậu mỗi ngày chăm việc thiện Yêu thương xa cách hóa gần thêm
Ông Nguyễn Minh Nhị, bên phải, cùng anh Ngô Vi Nghĩa với giống mì ngắn ngày trên ruộng tăng vụ là chuyện cổ tích người lớn. Ông Nguyễn Minh Nhị, thường gọi là Bảy Nhị nguyên chủ tịch rồi bí thư của tỉnh An Giang. Ông sống tử tế đã nghỉ hưu, Tôi lưu lại chuyện hay nhớ mãi này tại Chuyện cổ tích người lớn đã năm năm nay quay lại. Có những giá trị cần chiêm nghiệm thử thánh “ủ ngấu” với thời gian. Bạn xuống An Giang hỏi ông Bảy Nhị chủ tịch ai cũng biết. Tôi gọi trõng tên ông biết là không phải nhưng với tôi thì ông tuy còn khỏe và đang sống sờ sờ nhưng ông đã là người lịch sử, tựa như Mạc Cữu, Mạc Thiên Tích xưa, oai chấn Hà Tiên, góp sức mộ dân mở cõi, làm phên dậu đất phương Nam của dân tộc Việt. Ông Bảy là nhân vật lịch sử trong lòng tôi.
Tôi có một kỷ niệm quí rất khó quên. Ông Bảy Nhị ba lần lên Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc tìm tôi khi đó làm Giám đốc Trung tâm. Ông tham khảo ý kiến chuyển đổi cơ cấu cây trồng, khai hoang phục hóa hiệu quả cho vùng đất phèn mặn ngập năn lác của hai huyện Tri Tôn, Tịnh Biên. Ông đồng tình với tôi việc ứng dụng canh tác giống lúa thơm Khao Dawk Mali 105 (KDM 105) nhưng trồng cây gì luân canh lúa hiệu quả trong các tháng mùa khô thì đó vẫn là bài toán khó?
Mờ sớm một ngày đầu tháng mười một. Trời se lạnh. Nhà tôi có chim về làm tổ. Buổi khuya, tôi mơ hồ nghe chim khách líu ríu lạ trên cây me góc vườn nên thức dậy. Tôi bước ra sân thì thấy một chiếc xe ô tô đậu và cậu lái xe đang ngủ nướng. Khi tôi ra, cậu lái xe thức dậy nói: “Chú Bảy Nhị, chủ tịch tỉnh An Giang lên thăm anh nhờ tuyển chọn giống mì ngắn ngày để giúp An Giang né lũ. Đợt trước chú đã đi cùng chú Tùng (là ông Lê Minh Tùng sau này làm Phó Chủ Tịch Tỉnh, Hiệu trưởng Trường Đại học An Giang) lên làm việc với anh rồi. Nay mì đã được năm tháng tuổi, chú muốn lên coi kỹ ở trên ruộng xem củ to bằng ngần nào. Chú Bảy giờ hành chính bận họp nên thăm sớm. Đến nhà anh, thấy sớm quá chú ngại nên ra thẳng ngoài đồng rồi, nhờ tui đón anh ra sau”.
Tôi giật mình nghĩ: “Cái ông này không thể xạo được. Mình nói là có giống mì bảy tháng. Năm tháng ông lên kiểm tra đồng ruộng nhổ thử, thiệt chu đáo. Ông thật biết cách kiểm tra sâu sát”. Chợt dưng tôi nhớ đến MỘT LỐI ĐI RIÊNG của Bác Hồ trong thơ Hải Như: “Chúng ta thích đón đưa/ Bác Hồ không thích/ Đến thăm chúng ta Bác Hồ thường “đột kích”/ Chữ “đột kích” vui này Người nói lại cùng ta/ Và đường quen thuộc/ Bác chẳng đi đâu/ Đường quen thuộc thường xa/ Bác hiện đến bằng lối tự tìm ra:/ Ngắn nhất/ Bác không muốn giẫm lên mọi đường mòn có sẵn/ Khi đích đã nhắm rồi/ Người luôn luôn tạo cho mình:/ Một lối đi riêng”. Sau này hiếm có đồng chí lãnh đạo nào học được cách làm như Bác. Họ đi đâu đều thường xếp lịch hành chính và đưa đón đàng hoàng, chẳng cần một lối đi riêng. Tôi thầm chợt cảm phục ông Bảy.
Ông Nguyễn Minh Nhị có mấy bài viết hay gửi ông Nguyễn Bá Thanh, tình cảm của họ thật chân thành và cảm động. Sự chân thành thân thiết theo tôi chẳng cần lời bình luận nào thêm mà chỉ cần ghi lại. Tôi trầm tư trước câu hỏi: Làm thế nào để tháo gỡ “những vật cản không dễ vượt qua”. Tôi tâm đắc với lời Bác Giáp suốt đời học Bác Hồ “dĩ công vi thượng” việc công trên hết. Câu trả lời thật rõ ràng là: Khi Nhân Dân, Tổ Quốc trên hết, thì bất cứ giải pháp nào có lợi cho Dân cho Nước cũng đều nghiên cứu vận dụng được cả, không từ một giải pháp nào. Thực chất đó là phép quyền biến “dĩ bất biến ứng vạn biến”.
Ông Bảy là con người thực tiễn. Ông đã nghỉ hưu, nay viết hồi ký “Tôi đã qua”. Ông kể lại những mẫu chuyện thực của đời mình. Sách “TÔI ĐÃ QUA” gồm hai tập với 675 trang. Lối kể chuyện của ông là tôn trọng sự thật, sát thực tế và tâm huyết. Tôi háo hức đọc và chia sẻ đôi lời cảm nhận với bạn, để mong cùng bạn từ trong chuyện đời thường rút tỉa được đôi điều về bài học cuộc sống.
Tôi bâng khuâng nhớ chuyệnxưa Đào Duy Từ còn mãi mang tâm nguyện và chí hướng lớn lao như sự thổ lộ của vua Trần Thái Tông “Nếu chỉ để lời nói suông cho đời sau, sao bằng đem thân mình đảm nhận trọng trách cho thiên hạ trước đã”. Di sản của vua Trần Thái Tông và Đào Duy Từ đều không phải ở trước tác mà là triều đại. Họ đều là những nhà thực tiễn sáng suốt, trọng thực tiễn hơn lý thuyết và có tầm nhìn sâu rộng lạ thường, ngay trong trước tác cũng rất chú trọng gắn thực tiễn với lý luận. Họ đều đặc biệt chú trọng thực tiễn mà không theo lối khoa trương, hủ nho của người đương thời.
Ôn cũ nói mới để không phải so sánh những vĩ nhân lỗi lạc kia với ông Bảy mà là để thấm thía lời ông Bảy, cũng là một mẫu người rất coi trọng thực tiễn : “Người dân hỏi chính khách làm gì cho dân nhờ chớ không hỏi hàng ngày ông làm gì? Cụ Đồ Chiểu có cho Tiểu Đồng nói trong thơ Lục Vân Tiên rất hay: “Đồng rằng trong túi vắng hoe/ Bởi tin nên mắc bởi nghe nên lầm” ! Ông Bảy nói vậy vì con đường đi lên của nông nghiệp Việt Nam thật vất vả và nhọc nhằn quá !
Nông nghiệp nông dân nông thôn Việt Nam sau khoán 10, sau nghị quyết 100, sau đổi mới, sau liên kết nông nghiệp 10 năm, nay tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, … thực tế đời sống người nông dân đã tăng lên bao nhiêu? tăng nhiều hay tăng ít ? có ổn định bền vững không? đã thật sự công bằng chưa? Hỏi xem thu nhập thực tế của nông dân túi họ có bao nhiêu tiền thì biết. Làm gì để chất lượng cuộc sống nông thôn tốt hơn?
Ông Bảy làm Chủ tịch Tỉnh, sau đó làm Bí thư tỉnh ủy An Giang là một tỉnh nông nghiệp. Vất vả đi lên từ hột lúa, con cá, ông thấm thía thật nhiều về sự liên kết nông nghiệp, đưa hiện đại hóa, công nghiệp hóa vào nông nghiệp, nông thôn. Ông đã từng tìm tòi và trả giá cho những bứt phá đúng nhưng chưa hợp thời như chuyện “Hai dự án tranh cãi”. Dự án thứ nhất là trồng bắp thu trái non, trồng đậu nành rau và xây dựng nhà máy đông lạnh rau quả xuất khẩu. Dự án thứ hai là nhà máy tinh bột khoai mì.
Hơn 20 năm sau nhìn lại, ông viết: “Hai dự án đầy tranh cãi mà Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn, Chủ tịch Nước Trần Đức Lương,… từng đến thăm mấy lần và khen ghê lắm. Dự án thứ nhất nay lãi hằng năm cũng vài tỷ rồi cả vài chục tỷ đồng; có việc làm ổn định cho gần một ngàn công nhân (không kể lao động ngoài nhà máy). Dự án thứ hai, dù cho nhà máy bán đi nhưng An Giang được 9.000 ha đất từ Kiên Giang được Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh cho, từ hoang hoá và phèn nặng trở thành đất sản xuất 2-3 vụ/năm, lập thêm hai xã mới với gần một vạn dân. Đây là mồ hôi và cả nước mắt của hàng vạn con người. Nhưng không có ai tranh cãi. Chỉ có tôi và những người không đổ mồ hôi mới tranh cãi mà thôi.”
Ông vui buồn trăn trở mà nói vậy thôi. An Giang nay đã vươn lên đứng đầu toàn quốc về sản lượng và xuất khẩu lúa, cá nhưng con đường nhọc nhằn của nghề nông, tâm huyết của một kẻ sĩ, luôn cánh cánh trong lòng câu hỏi: “Người dân hỏi chính khách làm gì cho dân nhờ chớ không hỏi hàng ngày ông làm gì?”. Tìm được câu trả lời vẹn toàn. Thật khó lắm thay!
Tôi kính trọng những người thực tiễn, tâm huyết, biết thao thức vận dụng học để làm trong thực tế cụ thể của chính mình, biến những điều học ở trường, học ở trong sách vở, học lẫn nhau và học ở dân để làm được điều gì đó thiết thực cụ thể cho dân, cho nước, cho cộng động xã hội gia đình, và cho chính bản thân mình.
Ông Bảy mail cho tôi những trang hồi ký chỉ để đọc giữa một ít người trong gia đình và thân quen. Ông vui khi đọc bài viết Kênh ông Kiệt giữa lòng dân và nhận xét: “HK viết lúc mình đã nghĩ hưu nên cả HK cũng không bị ai hiểu là “tâng kẻ có chức”. Tôi thì ám ảnh bởi những điều trong đời mình, chính đời mình mắt thấy tai nghe, nếu mà tôi không lưu lại, không kể lại được thì thật khó có thể trao truyền lại những bài học thực tiễn cho người thân và các bạn trẻ nên tôi lựa chọn để kể.
BẢY NHỊ VĂN VÀ ĐỜI
Ông Bảy Nhị An Giang viết: “Hôm nay, mồng 1 tháng 5 năm 2015, kỷ niệm 40 năm ngày tôi “Đến bờ mong đợi” tại Cây số 5 Long Sơn – Tân Châu và cũng là kỷ niệm ngày sanh cháu ngoại đầu lòng – Nguyễn Minh Tú Anh đã tròn 10 tuổi. Tôi vừa tự in xong tập hồi ký “TÔI ĐÃ QUA” gồm hai tập 675 trang như là câu chuyện về “nguồn cội” của hai họ Nguyễn – Đặng trên vùng đất khai hoang – mở cỏi và cũng là “lượt qua” cuộc đời tôi đã trãi.
Tôi đang vào tuổi 70 không tư duy, không suy nghĩ ra cái gì hay và không làm được việc gì mới. Nói như Nhà văn Nguyễn Trọng Tín năm tôi 60 tuổi về hưu: “Anh giờ như tằm chín chỉ còn ‘nhả ra’ chớ không còn ‘thâu vô’ được nữa”.
Đúng vậy! Mười năm qua, vợ chồng tôi chỉ tiếp tục lao động tạo ra của cải, giải quyết việc làm cho 60 lao động, lập ra trang trại làm lúa, nuôi cá, trồng rừng và lập cơ sở nuôi dạy trẻ… Những việc làm ấy tưởng như mới, nhưng thực ra cũng chỉ là tiếp tục cái vốn có của gia đình và bản thân thân tích lũy được. Nếu nói về cương vị xã hội thì vợ chồng tôi từ quan hệ “một chiều” là “người đày tớ”, hay “người lãnh đạo” tuy nhỏ nhưng là trách nhiệm tập thể, còn bây giờ thì chuyển sang quan hệ “hai chiều” nghĩa là vừa “làm chủ” vừa “làm thuê” cho dù quy mô không lớn nhưng phải tự chịu trách nhiệm. Một khi con tầm còn tơ là còn phải nhả vậy thôi!
Mười năm làm những công việc ấy; đồng thời nhớ lại và suy nghĩ dài theo đường đời mà “Tôi đã qua” ngót 60 năm, từ khi tôi chập chững vào đời,. Ngoài những con người, sự việc đã ghi trong hồi ký, mấy hôm nay tôi lục bài vỡ, tư liệu cũ sắp xếp lại cho ngăn nấp…Tôi như sống lại một thời sôi động với những việc làm vẫn còn tên gọi mà nay chỉ còn là kỷ niệm! Tất cả đều đã cũ, tôi gom lại, hệ thống, phân loại và in thành tập. Tôi đặt cho tập sách mới nầy cái tên “CÒN LÀ KỶ NIỆM”, hay Tập 3 của hồi ký “Tôi đã qua”.
“Còn là kỷ niệm” có mấy phần: Phần I – Những người tôi nhớ. Phần II – Những lời tôi nghe. Phần III – Những bài tôi viết trong 10 năm đầu nghĩ hưu. Và phần kết. Nguyễn Minh Nhị (mục này đăng theo đúng bản gốc của email tác giả gửi).
CHUYỆN CỔ TÍCH NGƯỜI LỚN
Sự thật và giá trị nhân văn lắng đọng. Sự thật tốt hơn ngàn lời nói. Đừng phán xét vội vã Nên đánh giá thực tiễn. Tôi tháng năm nhớ lại, năm 2018 xong tâm nguyện giúp hai con học nghề, đã thành tâm đi bộ lên Thái Sơn hướng Phật, thăm lại Khổng Tử chốn xưa KHỔNG TỬ DẠY VÀ HỌC. Ngẫm lời thơ và đánh giá của Bác.
Sâu sắc thay thơ “Thăm Khúc Phụ/ Hồ Chí Minh/ Mười chín tháng năm thăm Khúc Phụ,/ Thông già, miếu cổ thảy lu mờ./ Uy quyền họ Khổng giờ đâu nhỉ?/ Bia cũ còn soi chút nắng tà”. “Nếu Khổng Tử sống ở thời đại chúng ta và nếu ông khăng khăng giữ những quan điểm cũ thì ông sẽ trở thành phần tử phản cách mạng. Chính phủ Trung Quốc đã làm mất đi một thể chế cũ trái với dân chủ. Còn những người An Nam chúng ta hãy tự hoàn thiện mình, về mặt tinh thần bằng đọc các tác phẩm của Khổng Tử và về mặt cách mạng thì cần đọc các tác phẩm của Lênin!”. “Chúa Giêsu dạy: Đạo đức là bác ái. Phật Thích Ca dạy: Đạo đức là từ bi. Khổng Tử dạy: Đạo đức là nhân nghĩa” (Báo Nhân Dân ngày 14/6/1951).
Sự tu dưỡng đạo đức cá nhân và tự nguyện thực hành trọn đời của Hồ Chí Minh (và theo Hồ Chí Minh) về “cần kiệm liêm chính, chí công vô tư” là có noi theo Khổng Tử. Các đồng sự, học trò, đồng chí, đồng tâm, của thời đại Hồ Chí Minh bao nhiêu người thực lòng, lặng lẽ không phô trương, học để làm, học bởi làm (Learning by Doing) theo tinh thần ấy?
Trời mưa rây rây hạt Mình trồng hoa tiếp thôi Mồ hôi và mưa quyện Yêu thương thấm mát người.
Nắng mưa là thời trời Tốt lành là thế đất Phước đức bởi lòng người An nhiên mưa gió thổi.
Lắng nghe Lương Phủ ngâm (*) Ngắm nhìn non nước đổi Thung dung giấc ngủ ngon Tỉnh thức trồng tiếp nối …
“Ngược gió đi không nản Rừng thông tuyết phủ dày Ngọa Long cương đâu nhỉ Đầy trời hoa tuyết bay !” (**)
Ghi chú: (*) Lương Phủ Ngâm (thơ Gia Cát Lượng )
Một đêm gió bấc lạnh, vạn dặm mây mịt mù Trên không tuyết bay loạn, biến đổi cả giang sơn.
Ngửa mặt nhìn trời cao, thấy như rồng đang đấu Trùng trùng sư tử bay, chớp mắt biến vũ trụ.
Cưỡi lừa qua cầu nhỏ, một mình than mai gầy.
Nguyên văn
一夜北风寒, 万里彤云厚. 长空雪乱飘, 改尽江山旧.
仰面观太虚, 疑是玉龙斗. 纷纷鳞甲飞, 顷刻遍宇宙.
骑驴过小桥, 独叹梅花瘦!
Phiên âm: Nhất dạ bắc phong hàn, vạn lý đồng vân hậu. Trường không tuyết loạn phiêu, cải tận giang sơn cựu. Ngưỡng diện quan thái hư, nghi thị ngọc long đấu. Phân phân lân giáp phi, khoảnh khắc biến vũ trụ. Kỵ lư quá tiểu kiều, độc thán mai hoa sấu!
(**) Nhớ Đào Duy Từ (Thơ Hoàng Kim)
LÚA SIÊU XANH VIỆT NAM KẾT NỐI CAAS IRRI
Hoàng Kim
Sau bảy năm (2012-2018) đánh giá và tuyển chọn giống lúa siêu xanh (GSR
Green Super Rice) ở Việt Nam, ngày 24 tháng 5 năm 2018 tại Viện Khoa
học Cây trồng, Viện Hàn lâm Nông nghiệp Trung Quốc (CAAS) Giáo sư tiến
sĩ Zhikang Li, Phó Giáo sư tiến sĩ Tian-Qing Zheng, tiến sĩ Hoàng Long và tiến sĩ Hoàng Kim đã trao
đổi kế hoạch hợp tác Lúa Siêu Xanh Việt Nam kết nối CAAS IRRI qua việc
kết nối cùng đánh giá mở rộng các giống lúa GSR65, GSR90 tại Phú Yên,
các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Giáo sư tiến sĩ Zhikang Li và Phó Giáo sư tiến sĩ Tian-Qing Zheng
thông tin sẽ sắp xếp lịch đến thăm lúa siêu xanh ở Phú Yên và Đắc Lắc,
Sóc Trang vào các thời gian thích hợp của các năm 2019- 2020 phối hợp
kế họach chọn tạo và phát triển giống tốt; xây dựng vùng giống lúa siêu
xanh GSR năng suất cao chất lượng tốt cho sản xuất mở rộng .
Hồ Núi Cốc
là quần thể du lịch sinh thái thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
cách trung tâm thành phố 15 km về hướng Tây Nam theo lộ Đán -Tân Cương –
núi Cốc. Nơi đây có núi Cốc, sông Công, hồ núi Cốc – vịnh Hạ Long, hồ
trên núi – với diện tích mặt hồ khoảng 25 km2. Đền Hồ Chí
Minh trên rừng Yên Lãng, đỉnh đèo De dưới là mỏ than núi Hồng giữ ngọn
lửa thiêng, vùng huyền thoại chuyện tình yêu thương. Đảo Cái lưu dấu
những cổ vật đặc biệt quý hiếm. Chùa Vàng và đền bà chúa Thượng Ngàn
nổi tiếng. Đây là vùng đất địa linh của tam giác châu giữa lòng của
vòng cung Đông Triều với dãy Tam Đảo có 99 ngọn Nham Biền chạy xuống
Yên Tử , trường thành chắn Bắc (hướng kia là dãy Tản Viên 99 ngọn chạy
dọc sông Đáy tới Thần Phù, Nga Sơn nối Trường Sơn tạo thế trường tồn và
mở mang cho dân tộc Việt. Đây là vùng thiên nhiên trong lành, suối
nguồn tươi trẻ, lưu dấu tích anh hùng, mỹ nhân trong vầng trăng, bóng
nước giữa rừng …
Những tác phẩm âm nhạc vượt thời gian Huyền thoại Hồ Núi Cốc, nhạc và lời Phó Đức Phương, trình bày Vũ Phong Vũ (bản khác NSƯT Thanh Hoà), Thanh Lam Tùng Dương ; Hồ trên núi, nhạc và lời Phó Đức Phương, trình bày Hồ Quỳnh Hương (bản khác NSƯT Anh Thơ); Thơ giao lưu Hồ Núi Cốc
giữa những người bạn Mùa Thu Vàng, Hà Duy Tự, Trúc Nhã, LamCa07, Hoàng
Kim… được giao hòa trong khung cảnh thiên nhiên lộng lẫy, kỳ thú này.
Chương
trình Sắn Việt Nam cùng Chương trình Sắn Châu Á nhiều lần họp tại
Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, cùng đi khảo sát các vùng sắn ở
Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái, … và đã có hai lần thăm Hồ Núi Cốc.
Lưu lại những ấn tượng khó quên về một vùng đất thiêng liêng của Tổ Quốc Việt Nam.
BẠN TÔI ĐẶNG KIM SƠN Hoàng Kim Tôi có người bạn quý là Đặng Kim Sơn. Tôi coi Sơn là Chí Hiếu đối với Cha Mẹ với Thầy. Cha Mẹ Sơn là ông bà Đặng Kim Giang Nguyễn Thị Mỹ, Thầy của Sơn là Đào Thế Tuấn
Điếu văn Bà Nguyễn Thị Mỹ – quả phụ tướng Đặng Kim Giang
(Đặng Kim Sơn đọc
trước mộ mẹ ngày 25 tháng 5 năm 2019)
Kính thưa các ông bà, cô bác họ hàng, láng giềng, quí vị
quan khách. Gia đình chúng tôi vô cùng cảm kích được đón tiếp quí vị đến vĩnh
biệt Mẹ, Bà, Cụ của chúng tôi: Nguyễn Thị Mỹ, sinh ngày 2 tháng 3 năm 1919, mất
ngày 22 tháng 5 năm 2019 (tức ngày 18 tháng 4 âm lịch), tròn 100 tuổi đời đóng
góp cho đất nước, hi sinh vì gia đình.
Một đời làm mẹ. Ông ngoại tôi sang Lào làm việc,
sinh ra mẹ tôi ở thành phố Luangpharabang. Gia đình về Việt Nam để lại bà khi
đó mới mười mấy tuổi, suốt 7 năm một mình thay bố mẹ nuôi dạy hai em trên xứ
người. Năm 1944, bà về
Đà Lạt học trường cao đẳng nữ công thì chiến tranh nổ ra, mất liên lạc với lũ
em nhỏ, bà trở về quê hương ở làng Kim Lũ, phủ Hà Đông.
Cuối năm 1946, bà lập gia đình với ông Đặng Kim Giang. Hạnh phúc đến
đúng lúc toàn quốc kháng chiến, bà phải làm mẹ từ lúc chưa sinh con. Chồng gánh nhiệm
vụ chủ tịch Ủy ban Hành chính Kháng chiến tỉnh Hà Đông, bà phải một mình nuôi
con chồng, nuôi cháu chồng, chạy giặc từ quê hương Hà Đông đi xa dần ra Hà Nam,
Ninh Bình, Thanh Hóa rồi lên Việt Bắc. Kiếm sống gian nan mà mẹ vẫn mở
lòng đón thêm con nuôi đang cảnh bơ vơ.
Đàn con đầu đã lớn lên đi học và tham gia kháng chiến. Bà một mình sinh
con gái ở vùng tự do Thanh Hóa trong lúc chồng đang đánh chiến dịch Biên Giới,
sinh con trai trong khi ông đang chỉ huy hậu cần chiến dịch Điện Biên Phủ. Năm 1954, Hà Nội
hòa bình, hai ông bà được ở bên nhau khi hai con giai và gái ra đời và đón thêm
con gái chồng về cùng gia đình, tưởng như phúc phận người mẹ đã đủ đầy nhưng
những biến động chính trị một lần buộc bà tiếp tục thiên chức làm mẹ.
Năm 1967, cụ ông đang là thứ trưởng Bộ Nông trường Quốc
doanh thì lâm nạn chính trị.
Gia đình đang là cán bộ cao cấp trở thành đối tượng thù địch. Trong gian khó
thời chiến tranh và kinh tế bao cấp, mọi người dân đều khổ, các đối tượng bị
phân biệt đối xử lại càng gian nan hơn. Con cái phải phiêu bạt đào than
ngoài mỏ Quảng Ninh, đi xuất khẩu lao động xứ người, lên nông trường trên Yên
Thế, vào khai hoang trong Hà Tiên,… Bà chìa đôi vai nhỏ bé gánh mọi sức nặng,
làm trụ cột cho cả nhà.
Bà một mình chăm ông và làm mẹ nuôi dạy cả lũ 6 đứa cháu
nội, cháu ngoại.
Chăm cháu ốm, dạy cháu học, chạy chợ, nấu ăn, chăm sóc cả nhà,
bà còn lo kiếm thêm tiền bằng trông trẻ, khâu vá thuê. Đúng lúc gia cảnh
tối tăm, người ngoài xa lánh, bà vẫn dang tay cưu mang thêm con nuôi – con
người bạn chiến đấu đang gặp nạn là cháu Tân con bác Kỳ Vân.
Tình mẹ nhân hậu và vô tư ấy đã làm
rung động mọi trái tim của 9 người con và dâu rể, cháu, chắt và làm chúng tôi
thay đổi dù rất khác nhau về tính cách. Trong gia đình chúng tôi, mẹ là mẹ
chung. Di chúc của mẹ kể
tên cả 9 đứa con và căn dặn: “ Mẹ không có tiền của để lại cho các con nhưng
để lại cho các con muôn vàn tình thương yêu và nếu quả thật có linh hồn và có
quyền lực thì sẽ hết sức giúp đỡ con cái sau khi chết ”. Cả đến khi đã đi
xa mẹ vẫn dốc lòng chăm sóc đàn con.
Suốt đời làm thày. Tốt nghiệp Thành
chung năm 1937, cô giáo Mỹ bắt đầu nghề dạy học từ năm 18 tuổi, 7 năm dạy dỗ
những trò nhỏ xứ Xiêng Khoảng và Thà Khẹt. Trở về quê hương bà tiếp tục dạy
học ở thị xã Hà Đông.
Suốt 7 năm đầu kháng chiến, bà giáo tiếp tục dạy các trường vùng
tự do Thanh Môn, Nho Quan, nữ trung học Liên khu 3 và Nguyễn Thượng Hiền ở Hà
Đông, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa. Năm 1953, kháng chiến trở nên quyết
liệt, bà tạm biệt học trò, theo chồng lên chiến khu.
Hòa bình lập lại, tháng 11 năm 1954
bà rời quân ngũ với tấm Huy chương kháng chiến hạng nhất và huy chương Chiến
Thắng hạng nhì, về với bục giảng Hà Nội. Cô giáo Mỹ dạy trường Thanh Quan,
Đống Đa, Nguyễn Công Trứ, Chu Văn An, Nguyễn Trãi. Năm 1966, gia
đình lại rời Hà Nội về Bắc Ninh, bà dạy học sinh nông thôn ở trường cấp 2 Việt
Đoàn, trường Hiên Vân.
Dù trường tỉnh, thủ đô hay trường làng, ở đâu những bài giảng
văn học, những câu chuyện lịch sử, những kiến thức địa lý của cô giáo Mỹ cũng
thổi vào hồn học sinh tình người, nghĩa nước.
Cuộc chiến cam go nhất cho sự nghiệp giáo dục của bà là
đòi quyền học hành cho con mình. Suốt 40 năm “trồng người” nhưng bà
bị cách chức Hiệu phó trường làng, bị đưa ra khỏi Đảng. Người phụ nữ gày
yếu, nhỏ bé kiên cường gõ mọi cánh cửa từ trung ương đến địa phương đòi quyền
học hành cho con cái.
Chỉ nhờ sự dũng cảm của mẹ và lòng tử tế của những người trong
cuộc mà cánh cửa đại học, cao đẳng tưởng như đã sập lại hẳn, mới hé mở cho 3
người con nhỏ nhất trong nhà.
Thật vinh hạnh là anh chị em nhà tôi có những ngày được
học lớp do mẹ mình truyền dạy.
Trước lớp, con cái vẫn “thưa cô” với mẹ. Người thày trong
mẹ đã nâng giữ nhịp cầu để chúng tôi tiếp cận nền học vấn hiện đại, có cơ hội
thành đạt bằng trí tuệ.
Điều quan trọng hơn cả là truyền thống văn hóa của Bố, gương
sống của Mẹ đã hướng cho đội ngũ học trò và các lớp cháu con lẽ đời tử tế, tiếp
sức mạnh của tình người mà chẳng một ngôi trường danh tiếng nào khắp thế giới
truyền dạy nổi.
Một lòng giữ nước, cứu nhà.
Đến Đà Lạt học đúng lúc miền Bắc chìm trong nạn đói
1945, cô nữ sinh trường Pháp ngày đêm đi quyên tiền cứu giúp người. Cách mạng Tháng
Tám, như ngàn vạn trí thức đến với cách mạng, bà diện áo dài thêu hoa, đeo đồ
trang sức xuống đường tham gia tuần hành dành chính quyền rồi làm việc tại Ủy
ban Lâm thời Đà Lạt và tham gia ban Chấp hành phụ nữ Cứu quốc thành phố. Hưởng ứng “tuần
lễ vàng” năm 1945, bà dốc hết đồ trang sức và của nả đóng sạch cho ngân khố.
Hồ hởi đến với cách mạng, bà giáo vào quân ngũ và thấm
dần nỗi đớn đau cùng cực của chiến tranh. Ngày Hà Nội chìm trong lửa kháng
chiến 1947, bà trực tiếp giữ kho vũ khí 300 ở Hà Đông và dẫn dắt đám học trò
nhỏ đẩy toa tàu điện chở đạn từ Hà Đông ra tiếp tế cho mặt trận. Khi cuộc chiến
trở nên quyết liệt năm 1953, bà gia nhập quân đội, đánh máy cho Tổng cục Hậu
cần và làm báo địch vận tiếng Pháp trên chiến khu Việt Bắc.
Nhân thế đảo lộn dạy bà rằng cách mạng là hy sinh chứ
không phải là ngày hội và phải cuộc chiến áo cơm tàn ác chẳng kém đạn bom. Nhà tan cửa nát,
kiếm ăn từng bữa, bà vẫn kiên cường trước đe dọa, dụ dỗ quyền lợi, một lòng bảo
vệ chồng con. Lũ con đi xuất khẩu lao động xa xứ đổi mồ hôi, nước mắt gửi hàng
hóa về, bà ở nhà một mình nhận hàng, bán đồ, tả xung hữu đột với đám buôn bán
giang hồ, tích cóp cho con cái về mua xong nhà, xin được việc.
Một chiều năm 1996, cuối cùng gánh nặng công việc, sức
ép chính trị, nỗi lo gia đình đã xô ngã bà giáo già 77 tuổi, bà gục xuống một
mình trong căn bếp nhỏ.
Mấy tiếng mê man, đợi cháu đi học về, bà còn cố bò ra, đu lên mở
cửa, hoàn thành nhiệm vụ cuối.
Suốt 23 năm nằm liệt, bà kiên cường chiến đấu với bệnh tật, vẫn
vui vẻ bình luận thời sự, nói chuyện đời xưa cho đến ngày im lặng, nhẹ nhàng ra
đi.
Mẹ yêu quí của chúng con, nhìn lại 100 năm cuộc đời, đi qua 2
cuộc chiến tranh, chịu đựng bao biến động bể dâu, chứng kiến nhiều lẽ đời ngang
trái nhưng không ai hiểu nổi người mẹ vóc hạc, sức mây làm sao có được sức lực,
tinh thần để vượt qua sóng gió, chịu bao tủi nhục, xây hậu phương vững chắc cho
bố yên tâm chiến đấu bảo vệ tổ quốc, bảo vệ lẽ phải; cho 16 con cái,
dâu rể và 59 cháu chắt nội ngoại lớn khôn và rộng đường tiến tới tương lai.
Mẹ Mỹ yêu thương. Lũ con cháu chúng con bình sinh tầm
thường: thấy thiếu lo đói, thấy nguy sợ hãi, lúc vinh kiêu ngạo, lúc nhục trốn
tránh, có lúc ham chơi lười học, có lúc chìm đắm chức quyền, chăm con cái hơn
phụng dưỡng thân sinh, tham vật chất hơn trau dồi trí tuệ, nhiều lúc không nghe
lời cha, lắm lúc làm buồn lòng mẹ, may mắn thay có được đấng sinh thành là Bố
Mẹ. Chính gương sống
đẹp đẽ, nhân cách sáng trong của Người đã giúp lũ chúng con biết hổ thẹn, sửa
đổi mình, đoàn kết lại thành một gia đình hạnh phúc, và kì diệu thay, đã hình
thành gốc rễ vững chắc để cháu con vượt qua muôn ngàn bất định tương lai.
Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời. Của cải, chức
tước, quan hệ, sức khỏe, sắc đẹp không phải là đặc ân người trước truyền mãi
được cho đời sau.
Trước biến động thế gian, biết bao kẻ đang chết trên quyền lực,
sẽ khóc giữa bạc tiền.
Chỉ có lẽ sống mà bố mẹ để lại cho chúng con mới thực sự là giá
trị vĩnh cửu!. Con cháu sẽ đời đời khắc ghi lời mẹ di chúc: “Các con!các cháu!Hãy thương yêu
đùm bọc nhau cố phấn đấu vươn lên, sống tử tế nhân hậu.Có tài có đức sẽ
thành đạt” .
Chúng con, các cháu, xin vâng lời mẹ dạy!
Mẹ hãy yên tâm mà siêu thoát.
Literature Ms.
Nguyen Thi My – widow Dang Kim Giang
(Dang Kim Son read before his mother’s grave on May 25, 2019)
Dear grandparents, relatives, neighbors, guests. Our family is
extremely grateful to welcome you to our farewell Mother, Mrs., and Mrs. Nguyen
Thi My, born on March 2, 1919, died on May 22, 2019 (ie April 18th). lunar
calendar), 100 years old, contributing to the country, sacrificing for the
family.
A mother’s life. My grandfather went to Laos to
work, born my mother in Luangpharabang city. The family returned to Vietnam to
leave her when she was only ten years old, for 7 years alone, replacing her
parents raising two children in the country. In 1944, she went back to Dalat to
study at a college of women, the war broke out, lost contact with the children,
she returned to her hometown in Kim Lu village, Ha Dong province.
At the end of 1946, she married Mr. Dang Kim Giang. Happiness comes
at the right time for the whole country to resist the war, she has to be a
mother since she was not born.
Husband is in charge of chairing the Resistance Administrative
Committee of Ha Dong province, she must raise her husband, raise her husband
and run the enemy from Ha Dong homeland to go further to Ha Nam, Ninh Binh and
Thanh Hoa and then go to Vietnam. North. The arduous living sword still
opened my heart to welcome more adopted children.
The first children grew up going to school and joined
the resistance.
She alone gave birth to a daughter in the Thanh Hoa Free Zone
while her husband was fighting the Border Campaign, giving birth to a son while
he was conducting the logistics of the Dien Bien Phu campaign. In 1954, Hanoi
was peaceful, the two grandparents were together when the two daughters and
girls were born and welcomed their husbands and daughters back to their
families. times forced her to continue to be a mother.
In 1967, he was the deputy minister of the State
Agricultural Ministry, then he was in political trouble. Families are
high-ranking officials to become hostile. In the difficult time of war and
subsidized economy, all people were suffering, the discriminated subjects
became even more arduous.
Children have to go out to dig coal outside Quang Ninh mine,
export labor from the country, to the farm on Yen The, to reclaim the land in
Ha Tien, … She holds small shoulders to carry all the weight, as a pillar for
whole house.
She alone takes care of him and serves as a foster
mother to teach all 6 grandchildren and grandchildren. Take care of her
sick, teach her to learn, run the market, cook, take care of the whole family,
she also worries about earning more money by looking after children and sewing. At the right time
in the dark scene, the people are alienated, she still has a hand to carry more
adopted children – the son of a fighting friend who is in danger is a child of
a new son Ky Van.
That motherly and carefree
motherhood has touched all the hearts of 9 children and bride-in-law,
grandchildren, great-grandchildren and made us change despite being very
different in personality.
In our family, mother is a common mother. The mother’s will
tells the names of all 9 children and tells them: ” I have no money to
leave for you but leave you with a great deal of love and if there is indeed a
soul and power, it will end Helping children after death ”. Even when she was
away, she was still keen to take care of her cubs.
Lifelong work. Graduating from
the General City in 1937, the American teacher started her teaching career from
the age of 18, 7 years of teaching small games of Xieng Khoang and Tha Khet. Back home, she
continued to teach in Ha Dong town. During the first 7 years of the
resistance, the teacher continued to teach the liberal schools Thanh Mon, Nho
Quan, high school girls of the 3rd and Nguyen Thuong Hien districts in Ha Dong,
Ha Nam, Ninh Binh and Thanh Hoa. In 1953, the resistance became
fierce, and she bid farewell to the student, following her husband to the war
zone.
Peace was repeated, in November
1954 she left the army with the first-class Resistance Medal and the Second
Victory Medal, returning to the Hanoi podium. The American teacher taught the
schools Thanh Quan, Dong Da, Nguyen Cong Tru, Chu Van An and Nguyen Trai. In 1966, the
family left Hanoi for Bac Ninh, she taught rural students at Viet Doan
secondary school, Hien Van school. Whether the provincial school, the
capital or the village school, where the literature lectures, historical
stories, the geography knowledge of American teachers also blew into the souls
of the human love, the country.
The hardest fight for her education career is to demand
the right to study for her child. During 40 years of “planting
people”, she was dismissed from the village vice-rector. The frail woman,
small and stubborn, knocked on every door from the central to the local level,
demanding her children’s education. Only thanks to the courage of the
mother and the kindness of the insiders, the door of the university and college
seems to have collapsed completely, opening it to the three youngest children
in the house.
It is a pleasure to have my brothers and sisters have
the days of class taught by my mother. Before the class, the children were
still “ladies” with their mother. The teacher in the mother has
raised the bridge so that we can approach the modern education, have the
opportunity to succeed by intellect. The most important thing is the
cultural tradition of Dad, Mother’s life example has directed the team of
students and their grandchildren’s class to be kind, receiving the power of
human love without any famous school all over the world. well-known teaching circles.
A heart to keep the water, save the house.
Arriving in Da Lat at the right time when the North was
sunk in famine 1945, the French school girl day and night went to collect money
to help people.
August Revolution, like thousands of intellectuals who came to
the revolution, she wore a floral embroidery, jewelry and accessories to
participate in the government’s march, then worked at the Provisional Committee
of Da Lat and participated in the Committee. Executive City of the National
Salvation Responding to the “golden week” in 1945, she slipped
all of her jewelry and made it clear to the treasury.
Ho came to the revolution, the teacher entered the army
and absorbed the extreme pain of the war. On the day of Hanoi sunk in the
fire of resistance in 1947, she directly held the 300 arsenal in Ha Dong and
led the small pupils to push the electric carriages carrying bullets from Ha
Dong to supply the front.
When the war became fierce in 1953, she joined the army, typed
for the General Department of Logistics and made enemy soldiers move in French
on the Viet Bac war zone.
The world reversed to teach her that the revolution was
sacrificed, not a festival, and a war of cruelly like rice bombs. The house was
broken, and ate every meal, she was resilient to threaten, seduce benefits, and
protect her husband and children. Children go to export labor from
abroad to change sweat, tears to send goods, she stays home alone to receive
goods, sell goods, describe the sudden conflict with the trafficking
traffickers, accumulate children to finish buying home, get a job.
One afternoon in 1996, finally the burden of work,
political pressure, worrying about the family falling over a 77-year-old
teacher, she collapsed alone in a small kitchen. Some coma, waiting for her to go
home, she tried to crawl out, swing up and open the door, complete the last
mission. During 23 years
of paralysis, she was resilient in fighting the disease, still happily
commenting on the news, talking the old life until the day of silence, gently leaving.
Our beloved mother, looking back on 100 years of life,
went through 2 wars, endured many changes in the strawberry tank, witnessed
many things left and right, but no one understood the mother of the crane, how
to do it to gain strength and spirit to overcome the turbulence, to suffer
humiliation, to build a solid rear for him to be assured of fighting to defend
the country, to protect righteousness; for 16 children, bridegroom and 59
grandchildren to grow up and expand to the future.
My mother loves. Our children and grandchildren are
born mediocre: see lack of hunger, fear of fear, pride in pride, shame and
escape, sometimes sluggish play, sometimes sinking in power, taking care of
children more and more body and mind, materiality is better than cultivating
intellect, sometimes disobeying his father’s words, sometimes saddening his
mother, fortunately having the birth of a parent. It is the beautiful example of his
life, his bright personality, helping us to be ashamed, to modify ourselves, to
become a happy family, and miraculously, have formed a solid root for our
children. overcome thousands of uncertainties in the future.
Nobody is rich in three families, no one is difficult for three
lives. Wealth, title,
relationship, health, beauty are not the privilege of the people who passed on
to the next life.
Before the world fluctuations, so many people are dying on
power, will cry among the money. Only the life that my parents left
for us is truly an eternal value !. The children and grandchildren will
forever inscribe their mother’s wishes: “Children!children!Please love to
protect each other and strive to live up and live kindly and kindness.Having talent and
virtue will succeed ” .
We, grandchildren, obey my mother! Please rest assured that you escape.
“Thanh nhàn vô sự là tiên” , ngày xuân đọc Trạng Trình là học phong thái thung dung tự tại, gần với thiên nhiên và dân chúng. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491–1585) là nhà giáo, nhà tiên tri, nhà thơ triết lý, nhà văn hoá lớn của thời Lê – Mạc, bậc kỳ tài yêu nước thương dân, xuất xử hợp lý, hợp thời, sáng suốt. Sấm ký Nguyễn Bỉnh Khiêm thể hiện khả năng dự báo thiên tài và tầm nhìn kiệt xuất của một trí thức lớn.
Bài
tựa về Trạng Trình của tiến sĩ Vũ Khâm Lân có vị trí trọng yếu để tìm
hiểu thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tác phẩm được viết
năm 1743 cho tập gia phả dòng họ Trạng Trình sau khi cụ Trạng đã mất
khoảng 158 năm. Áng văn xuất sắc này là viên ngọc rất quý của người xưa
xứng đáng được đọc đi đọc lại nhiều lần. Hoàng Kim duyên may sưu tầm
được sách hay nay tuyển chọn, biên soạn thành chín mục, hổ trợ dạy và
học, đăng dần trên blog: Ngày xuân đọc Trạng Trình (1); Nguyễn Bỉnh Khiêm trí tuệ bậc Thầy (2); Bài tựa Nguyễn Công Văn Đạt phổ ký của TS. Vũ Khâm Lân (3) Sấm ký Nguyễn Bỉnh Khiêm (4); Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm (5). Thầy bạn Nguyễn Bỉnh Khiêm (6); Học trò Nguyễn Bỉnh Khiêm (7); Giai thoại về Trạng Trình (8); Cảm nhận về Trạng Trình (9).
Ngày
xuân đọc Trạng Trình để học gương đạo đức thương dân, học sự minh
triết thuận lý, tuỳ thời của kẻ sĩ trước biến động phức tạp. Học sự
thanh nhàn vô sự là tiên, thung dung tự tại, gần với thiên nhiên và dân
chúng. Học những trang thơ văn, sấm ký, thấm đẫm tình người và sự minh
triết. Học những giai thoại, lời truyền, tâm thức dân gian, di tích
lịch sử- văn hoá về Người.
Ngày xuân đọc Trạng Trình, càng thấy sự DẠY VÀ HỌC thật tâm huyết, trí tuệ và vinh dự biết bao!
NGUYỄN BỈNH KHIÊM TRÍ TUỆ BẬC THẦY
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491–1585) là nhà giáo, nhà tiên tri, nhà thơ triết lý, nhà văn hoá lớn của thời Lê -Mạc.
Nguyễn
Bỉnh Khiêm, sinh năm Tân Hợi (1491) đời vua Lê Thánh Tông, năm Hồng
Ðức thứ 21, quê gốc ở huyện Vĩnh Lại, Hải Dương, nay là huyện Vĩnh Bảo,
thành phố Hải Phòng. Ông sinh cùng thời với Nostradamus (1503-1566) là
nhà tiên tri đại tài của phương Tây. Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh trưởng
trong một danh gia vọng tộc, thân phụ ông là Thái bảo Nghiêm Quận công
Nguyễn Văn Định, thân mẫu là bà Nhữ Thị Thục, con gái quan Thượng thư
Nhữ Văn Lan, là người giỏi văn thơ và am hiểu lý số, nên Nguyễn Bỉnh
Khiêm từ sớm đã hấp thụ truyền thống gia giáo.Ông khôi ngô tuấn tú và
có tư chất thông minh khác thường, một tuổi đã nói sõi, năm tuổi đã
thuộc nhiều thơ văn chữ Nôm truyền miệng và kinh sách được mẹ dạy cho.
Năm 1497, vua Lê Thánh Tông mất, truyền ngôi cho Lê Hiếu Tông. Khi đó
mới bảy tuổi, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã phải sống với cha vì mẹ đã bỏ nhà đi
do bất đồng trong dạy con.
Lớn
lên, ông theo học người thầy nổi tiếng tinh thông Lý học là Bảng nhãn
Lương Đắc Bằng ở làng Lạch Triều, huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá. Ông
có nhân cách và tài năng lỗi lạc nên đã được thầy giảng dạy Bát quái
đồ, Kinh Dịch, Lý học và trao truyền cho bộ sách Thái Ất Thần Kinh.
Nguyễn
Bỉnh Khiêm khi vào tuổi trưởng thành thì nhà Lê cũng bắt đầu giai đoạn
cực kỳ suy yếu dưới thời vua Lê Uy Mục (1505-1509) “vua nghiện rượu,
hay giết người, hoang dâm, thích ra oai, giết hại người tôn thất, giết
ngầm tổ mẫu, họ ngoại chuyên quyền, trăm họ oán giận, người đời gọi là
vua Quỷ”. Tiếp đó là triều vua Lê Tương Dực (1510- 1516) “mặt thì đẹp
mà người lệch,tính thích dâm, là vua Lợn” “ham chơi mà không quyết
đoán, việc thổ mộc bừa bãi, nhân dân thất nghiệp, trộm cướp nổi dậy”
(Đại Việt sử ký toàn thư). Năm 1508, Mạc Đăng Dung vốn là chàng đánh cá
khoẻ ở làng Cổ Trai thuộc vùng Đồ Sơn đã thi trúng võ cử được lên chức
Đô chỉ huy sứ. Năm 1526, ông được phong tước Thái Sư và đã hiếp vua
phải nhường ngôi để lập ra nhà Mạc. Trong nước biến loạn, nhà Mạc tuy
thay thế nhà Lê nhưng chưa được lòng dân. Cựu thần nhà Lê là Lê Ý và
Nguyễn Kim dựng cờ “Lê Trung hưng” ở Thanh Hoá. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã ở
ẩn suốt hai mươi năm, cùng hai người bạn thân là Bùi Doãn Đốc và Nguyễn
Thừa Hưu (tam hữu: Tùng, Mai, Trúc) không ra dự thi tiến sĩ.
Nguyễn
Bỉnh Khiêm lúc 45 tuổi, thời Mạc Đăng Doanh lên nối ngôi năm Đại Chính
thứ sáu (1535), thì ông mới ra thi và đã đỗ Trạng nguyên. Hai bạn thân
của ông đã đỗ Bảng nhãn và Thám hoa. Vua Mạc cất ông lên làm Ðông các
Hiệu thư rồi được thăng tới chức Lại Bộ Tả thị lang kiêm Đông các Đại
học sĩ.
Nguyễn
Bỉnh Khiêm làm quan Tam phẩm triều Mạc 8 năm. Sau khi vua giỏi Mạc
Đăng Doanh đột ngột từ trần (1540), nhà Mạc không có vua sáng nối
nghiệp. Ông dâng sớ hạch tội 18 lộng thần dưới triều vua Mạc Phúc Hải
nhưng không được vua nghe. Năm 1542, ông đã xin cáo quan ở tuổi 53.
Sau
khi về trí sĩ, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã mở trường dạy học, dựng am Bạch
Vân, quán Trung Tân cạnh sông Hàn Giang, lấy hiệu là Bạch Vân Cư Sĩ và
học trò gọi ông là “Tuyết Giang Phu tử”. Học trò của ông có nhiều người
nổi tiếng như: Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, nhà ngoại giao lỗi lạc;
Nguyễn Dữ, tác giả “Truyền kỳ mạn lục”; Lương Hữu Khánh, Lễ bộ Thượng
thư của triều Lê Trung hưng; Giáp Hải, Trạng nguyên của triều Mạc;
Nguyễn Quyện, danh tướng của triều Mạc; Trương Thời Cử, Trương Thời
Trung, Nguyễn Mãn, Đinh Bá Lộc, Nguyễn Văn Chính … đều là những nhân
tài kiệt xuất một thời. Cụ ngay cả khi đã lui về dạy học, vẫn được các
vua Mạc đến vời ra giúp hoặc hỏi về mưu lược. Nguyễn Bỉnh Khiêm mặc dù
tôn phù nhà Mạc nhưng chúa Trịnh, chúa Nguyễn đều kính phục và vấn kế.
Nguyễn
Bỉnh Khiêm được dân gian truyền tụng và suy tôn là “nhà tiên tri” số
một của Việt Nam. Ông đã cho ra đời “Sấm ký” là những lời tiên tri mà
người đời gọi là “Sấm Trạng Trình. Tương truyền, khi Nguyễn Hoàng sợ bị
anh rể Trịnh Kiểm giết, ông khuyên nên xin về phía nam với câu “Hoành
Sơn nhất đái, vạn đại dung thân”. Khi vua Lê Trung Tông chết không có
con nối, Trịnh Kiểm sai người đến hỏi ông. Ông nói với chú tiểu, nhưng
thực ra là nói với bề tôi họ Trịnh: “Giữ chùa thờ Phật thì ăn oản” (ý
nói giữ là tôi của các vua Lê thì lợi hơn). Trịnh Kiểm nghe theo, sai
người tìm người tôn thất nhà Lê thuộc chi Lê Trừ (anh Lê Lợi) đưa lên
ngôi, tức là vua Anh Tông. Họ Trịnh mượn tiếng thờ nhà Lê nhưng nắm
thực quyền điều hành chính sự, còn nhà Lê nhờ họ Trịnh lo đỡ cho mọi
chuyện chính sự, hai bên nương tựa lẫn nhau tồn tại tới hơn 200 năm.
Bởi thế còn có câu: “Lê tồn Trịnh tại, Lê bại Trịnh vong”. Lúc nhà Mạc
sắp mất cũng sai người đến hỏi ông, ông khuyên vua tôi nhà Mạc “Cao Bằng
tuy thiển, khả diên sổ thể” (tức Cao Bằng tuy nhỏ, nhưng có thể giữ
được). Nhà Mạc theo lời ông và giữ được đất Cao Bằng gần 80 năm nữa.
Nguyễn
Bỉnh Khiêm là nhà văn hoá lớn, nhà thơ triết lý, nhà hiền triết thông
kim bác cổ, tài danh lỗi lạc “tác giả lớn của văn học thế kỷ XVI và của
cả giai đoạn văn học thế kỷ XVI, XVII và nửa đầu thế kỷ XVIII” (Từ
điển Văn học Việt Nam). Ông đã để lại tập thơ chữ Nôm “Bạch Vân Quốc
ngữ thi tập” “có cả ngàn bài” theo lời “Bài tựa” của chính ông, và
nhiều bài thơ chữ Hán. Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm đề cập đến nhiều vấn
đề hiện thực xã hội, là tiếng nói về đạo lý ở đời. Vũ Khâm Lân đã khen
“văn chương của tiên sinh thường bộc lộ cái tấc dạ ưu thời mẫn thế,
không cần điêu luyện mà tự nhiên, giản dị mà lưu loát, thanh đạm mà ý
vị, câu câu đều có ngụ ý răn đời” “ý nghĩa thanh cao mà siêu thoát”,
Phan Huy Chú thì cho rằng đọc qua thơ ông, dù nghìn năm sau còn tưởng
như trăng trong, gió mát”.
Cụ
từ trần ngày 28 tháng 11 năm Ất Dậu (1585) hưởng thọ 95 tuổi. Vua Mạc
Mậu Hợp truy phong Nguyễn Bỉnh Khiêm là Lại Bộ Thượng Thư Thái Phó
Trình Quốc Công, nên nhân dân quen gọi là Trạng Trình.
Nhận
xét về Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà sử học Phan Huy Chú đã viết trong bộ
sách lớn Lịch triều hiến chương lọai chí: “Một bậc kỳ tài, hiền danh
muôn thuở”. La Sơn Phu tử Nguyễn Thiếp khi về thăm đền thờ Nguyễn Bỉnh
Khiêm, có bài thơ Quá Trình tuyền mục tự (Qua thăm đền cũ Trình tuyền)
đã xem Trình tuyền là người có tài “Huyền cơ tham tạo hóa” (nắm được
huyền vi của tạo hóa). Tiến sĩ thời nhà Hậu Lê Vũ Khâm Lân đã làm bia ở
đền Trạng Trình và nói rằng danh tiếng Trạng Trình “ như núi Thái sơn,
sao Bắc Ðẩu / nghìn năm sau như vẫn một ngày/. Đạo Cao Đài đã suy tôn
ông là một trong ba vị Thánh cùng với Tôn Trung Sơn và Victor Hugo.
BÀI TỰA NGUYỄN CÔNG VĂN ĐẠT PHỔ KÝ
Tiến sĩ Vũ Khâm Lân viết năm 1743 Trích Gia phả dòng họ Trạng Trình
DẠY
VÀ HỌC. Hoàng Kim 2006 trích dẫn: Vũ Khâm Lân còn có tên là Vũ Khâm
Thận, sinh năm 1702 tại làng Ngọc Lặc, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. Ông
đỗ tiến sĩ năm 1727 làm quan đến chức Tham tụng, Ngự Sử đài, tước Ôn
Quận công. Bài tựa này được chép trong quyển “Công Dư Tiệp Ký” (Những
chuyện ghi nhanh trong lúc rãnh việc quan) của Vũ Phương Đề, cuốn 3, tờ
166- 175. Quyển “Công Dư Tiệp Ký” là của Vũ Phương Đề do vậy có người
nghi vấn tác giả bài tựa này là Vũ Phương Đề, sinh năm 1697, người làng
Mộ Trạch, huyện Đường An, nay là Bình Giang, Hải Dương, đỗ tiến sĩ năm
1736. Căn cứ trên văn bản thì tác giả “Bài tựa” này là của Vũ Khâm Lân
mà Vũ Phương Đề là người chép lại. “Bài tựa” này tuyển chọn từ trích
dẫn của nhà nghiên cứu Phạm Đan Quế năm 2000. Bản dịch tại quyển “Bạch
Vân Quốc ngữ Thi tập” của Nguyễn Quân, nhà xuất bản Sống Mới- Sài Gòn
năm 1974. Đây là một văn bản quý đã trải qua sự sàng lọc của thời gian
269 năm (1743- 2012). Nguồn tư liệu chuẩn mực, tin cậy với những dẫn
liệu chọn lọc và xác thực, lời văn chặt chẽ, súc tích, khoáng đạt.
“Trình
Quốc công Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (còn có tên khác là Nguyễn
Văn Đạt) tự Hành Phủ, đạo hiệu là Bạch Vân cư sĩ, người làng Trung Am,
huyện Vĩnh Lại, tỉnh Hải Dương. Tiên tổ ngày xưa tu nhân, tích đức
nhiều, nay không thể khảo cứu được, chỉ biết từ đời cụ tổ được tập
phong Thiếu bảoTư Quận công, cụ bà được phong Chính phu nhân Phạm Thị
Trinh Huệ. Nguyên trước các cụ lập gia cư ở nơi có núi sông bao bọc hợp
với kiểu đất của Cao Biền, tay phong thủy trứ danh đời Đường.
Phụ thân cụ Trạng được tặng phong tước Thái bảo Nghiêm Quận công, mỹ
tự là Văn Định, đạo hiệu là Cù Xuyên tiên sinh. Cụ Văn Định học rộng,
tài cao, có đưc tốt và đã có lần sung chức Thái học sinh đời Lê.
Thân mẫu cụ Trạng được phong tặng tước Từ Thục phu nhân. Bà là người
làng An Tử Hạ, huyện Tiên Minh cũng thuộc tỉnh Hải Dương, con gáí quan
Thượng thư Bộ Hộ Nhữ Văn Lân. Bà thông minh, học rộng, văn hay, lại
tinh thông tướng số. Ngay đời Hồng Đức (niên hiệu vua Lê Thánh Tôn), bà
đã đoán trước rằng vận mệnh nhà Lê chỉ bốn mươi năm nữa là suy đồi khó
gỡ. Bà có chí hướng muốn phò vua giúp nước như một bậc trượng phu nên
chỉ chịu kết duyên khi gặp người trai vừa ý. Bà kén chồng đến ngót hai
mươi năm, cho đến khi gặp ông Văn Định là người có tướng sinh quý tử,
mới thành lập gia thất.
Sau khi lấy ông Văn Định, có lần qua bến đò Hàn thuộc sông Tuyết (sông
thuộc làng Cổ Am) gặp một chàng thanh niên khác, bà nhìn người này và
ngạc nhiên than rằng “lúc trước không gặp, ngày nay sao đến đây làm
gì?”. Bọn theo hầu không hiểu nghĩa gì, cầm roi toan đánh đuổi chàng
thanh niên ấy, bà cản lại và hỏi tên họ. khi được biết, bà buồn rầu hối
hận đến cả mấy năm trời. Người thanh niên ấy không ai khác hơn là Mạc
Đăng Dung, Thái Tổ của nhà Mạc sau này.
Bỉnh Khiêm sinh năm Hồng Đức thứ 21 (tức năm Tân Hợi 1491), lúc nhỏ có
vóc dáng kỳ vĩ, chưa đầy một năm đã nói sõi. Một hôm vào buổi sáng
sớm, Văn Định được bế cậu trên tay, bỗng thấy cậu nói ngay rằng: “Mặt
trời mọc ở phương Đông” ông lấy làm lạ. Xem đó đủ biết con người khác
thường, từ lúc thơ ấu đã có vẻ khác thường.
Năm Bỉnh Khiêm được bốn tuổi, thân mẫu dạy cậu học các bài chính nghĩa
của Kinh, Truyện (tức các bài chính của các sách Tứ Thư, Ngũ Kinh). Bà
dạy bằng cách khi ru, khi hát, nhưng dạy đến đâu cậu thuộc lòng đến
đó. Cũng vào khoảng năm ấy, về thi ca, Bỉnh Khiêm đã thuộc vanh vách
đến cả mấy chục bài quốc âm (thơ Nôm)…
… Trong tám năm ở triều, tiên sinh dâng sớ hạch tội mười tám kẻ lộng
thần, xin đem ra chém để làm gương, bởi vì bản tâm. Tiên sinh chỉ muốn
trăm họ được an vui, những người tàn tật mù loà được hành nghề hát
xướng bói toán nhưng rồi thấy người con rể là Phạm Dao ỷ thế lộng hành,
tiên sinh sợ liên luỵ đến mình nên cáo quan về nghỉ. Năm ấy là năm
Quảng Hoà thứ hai (1542) đời Hiến Tông nhà Mạc, tiên sinh mới 52 tuổi.
Treo mũ về quê, tiên sinh dựng am Bách Vân ở phía đông làng và vẫn lấy
biệt hiệu là Bạch Vân cư sĩ. Tiên sinh bắc hai chiếc cầu là Nghinh
Phong và Trường Xuân để hóng mát, đồng thời dựng một cái quán ở bến
sông Tuyết gọi là Trung Tân quán, hiện nay quán này còn tấm bia đá làm
di tích để lại.
Ngoài ra, tiên sinh còn tu bổ chùa chiền. Tiên sinh thường cùng các
lão tăng đàm luận và thường khi thả thuyền dạo chơi Kim hải hay Úc hải
để xem người đánh cá. Các chỗ danh lam thắng cảnh như Yên Tử, Ngoạ Vân,
Kinh Chủ, Đồ Sơn, nơi nào tiên sinh cũng chống gậy trèo lên, thừa hứng
ngâm vịnh, có khi quên cả sớm chiều. Mỗi khi ngắm cảnh non cao chót
vót, rừng rậm xanh rờn, gió động rì rào, chim ca thánh thót, tiên sinh
lại hớn hở tự đắc, phiêu phiêu như một vị lục địa thần tiên (thần tiên ở
thế gian).
Thời gian tiên sinh dưỡng lão ở quê hương, tiên sinh không tham dự
quốc chính nhưng nhà Mạc vẫn kính như bậc thầy. Mỗi khi có việc trọng
đại, vua Mạc thường sai quan về hỏi hoặc mời lên kinh đô nói chuyện.
Tiên sinh dâng lên ý kiến được bổ ích rất nhiều. Mỗi lần lên kinh, xong
việc, tiên sinh lại xin về, triều đình ân cần lưu lại, thế nào cũng
không được. Sau tiên sinh được nhà Mạc xếp vào hạng đệ nhất công thần,
phong tước Trình Tuyền hầu, rồi thăng dần tới tước Lại bộ Thượng thư,
Thái phó, Trình Quốc công. Ông bà hai đời cũng được truy tặng chức tước,
ba người vợ và bảy người con cũng được thứ tự phong hàm.
Năm Cảnh Lịch thứ ba (1555) đời Mạc Tuyên Tôn (Mạc Phúc Nguyên) Thư
Quốc công Nguyễn Thiến (người làng Khoa Hoạch, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà
Đông) cùng con trai là Quyện và Miễn (cũng đọc Mồi) về hàng quốc triều
(nhà Lê), tiên sinh làm bài thơ gửi cho Thiến trong có câu: Cố ngã tồn
cô duy nghĩa tại/ Tri quân xử biến khởi cam tâm (Ta giúp con côi vì
nghĩa trọng/ Ông khi xử biến khá cam lòng) ; Lại có câu: “Vận chuyển
nhất chu ly phục hợp/ Tràng giang khởi hữu hạn đông nam (Vận chuyển một
vòng tan lại hợp/ Trường giang đâu có hạn đông nam). Thiến xem thơ,
trong lòng cảm thấy bứt rứt. Quyện là viên tướng có tài, luôn luôn lập
được chiến công. Mạc Phúc Nguyên lấy làm lo ngại sai vời tiên sinh lên
hỏi kế. Tiên sinh tâu: “Cha Quyện với hạ thần là chỗ bạn chí thân ngày
trước, có lúc đã ở tại nhà thần, nay ra trấn thủ Thiên Trường, đang ở
vào tình thế bán tín bán nghi nay muốn bắt lại, thật chẳng khó gì, cũng
như thò tay vào túi để móc một vật gì ra thôi”. Tiên sinh nói đoạn, xin
Mạc Phúc Nguyên giao cho một trăm tráng sĩ, sai đi phục sẵn trên bắc
ngạn, rồi tiên sinh gửi thư mời Quyện sang bên thuyền uống rượu để gặp
và nói chuyện tâm tình. Quyện nhận lời ngay; thừa lúc quá say, phục binh
nổi dậy, bắt cóc đem về nam ngạn. Quyện cảm động quá khóc nức nở. Tiên
sinh dẫn Quyện theo lại nhà Mạc và sau đó trở thành một danh tướng
lừng lẫy. Nhờ đó nhà Mạc duy trì được mấy chục năm nữa.
Trong thời gian ấy, đức Thế Tổ (tức Trịnh Kiểm) nhà chúa Trịnh đã dấy
nghĩa binh, thanh thế vang dội khắp xa gần; trong trận giao tranh ở cửa
biển Thần phù, Khiêm Vương Mạc Kính Điển (con thứ của Mạc Đăng Doanh)
thua to. Thừa thắng, đức Thế tổ tiến binh theo đường núi phía tây ra
tiến đánh Kinh Bắc, trong ngoài nơm nớp lo sợ. Nhà Mạc nhờ tiên sinh
hiến kế rất nhiều, mới ổn định được tình thế lúc ấy.
Năm Diên Thành thứ 8 (1585) đời Mạc Mậu Hợp, tiên sinh lâm bệnh. Vua
Mạc sai sứ đến thăm và hỏi kế quốc sự. Tiên sinh trả lời: Sau này nước
nhà có bề gì thì đất Cao Bằng tuy nhỏ cũng thêm được vài đời (Tha nhật
quốc sự hữu cố/Cao Bằng tuy thiểu, khả diên sổ thế). Qủa nhiên, cách
bảy năm sau, nhà Mạc mất, các chuà nhà Mạc như Càn Thống, Long Thái,
Thuận Đức, Vĩnh Xương rút lên Cao Bằng cũng còn giữ được hơn 70 năm,
nghĩa là sau ba, bốn đời mới hoàn toàn bị diệt. Xem đó thấy lời dự đoán
của tiên sinh rất nghiệm.
Ngày 28 tháng 11 (âm lịch) năm ấy, tiên sinh tạ thế, hưởng thọ 95
tuổi, học trò tôn hiệu là Tuyết Giang Phu tử. Phần mộ ở trên một mô đất
khá cao trong làng…
2
Năm Thuận Bình thứ tám (1556) vua Lê Trung Tông băng, không hoàng nam
nối ngôi, đức Thế Tổ (Trịnh Kiểm) do dự không biết lập ai, hỏi trạng
nguyên Phùng Khắc Khoan, cũng không quyết định nổi, mới sai ngầm đem lễ
vật ra tận Hải Dương hỏi tiên sinh. Tiên sinh không trả lời, chỉ quay
lại bảo các gia nhân rằng: – Vụ này lúa không được mẩy, chỉ tại thóc giống không tốt, vậy hãy đi tìm giống cũ mà gieo mạ. …
Nói xong, tiên sinh xe ra chùa, bảo các chú tiểu quét dọn và thắp
nhang, ngoài ra không đã động gì đến chuyện khác, và đó là cái thâm ý
tỏ ra cho biết “cứ việc thờ Phật thì sẽ có oản ăn”. Trạng Bùng thấy
thế, hiểu ý, xin từ giả. Qua lời kể lại, đức Thế Tổ hiểu ngay, nên đón
vua Anh Tôn về lập, tình hình nội bộ mới trở lại bình thường.
Trong thời gian ấy, Đoan Quốc Công Nguyễn Hoàng là con trai thứ Chiêu
Huân Tĩnh Vương (Nguyễn Kim) đương ở trong tình thế nguy ngập, sợ không
thát khỏi tay Trịnh Kiểm, thân mẫu ông, người làng Phạm Xá, huyện Tứ
Kỳ, với tiên sinh là chỗ đồng hương, nên trước cảnh ấy, sai người bí
mật về làng nhờ tiên sinh chỉ giúp con trai bà một lối sống. Sứ giả đặt
gói bạc nén trước mặt,rồi chắp tay lạy mãi.
Tiên sinh thấy sứ giả cố năn nỉ nhưng vẫn không đáp, rồi đứng phắt
dậy, cầm gậy thủng thẳng bước ra sau vườn. Đến chỗ núi non bộ (giả sơn)
do mười tảng đá xanh xếp thành một dãy quanh co, tiên sinh thấy trên
núi có bầy kiến đang men đá leo lên, đứng ngắm một lúc, mỉm cười đọc:
Hoành Sơn nhất đái, khả dĩ dung thân
Sứ giả hiểu ý trở về thuật lại, Nguyễn Hoàng liền nghĩ ra kế, xin vào
trấn thủ Quảng Nam, đến nay con cháu còn hùng cứ một phương.
Trong lúc ngày thường, có lần tiên sinh cùng người học trò là Bùi Thời
Cử bói dịch trúng quẻ Càn, thế mà tiên sinh dự đoán “chỉ sau tám đời
cuộc can qua nổi dậy”. Sau đúng như thế. Lời đoán của tiên sinh quả
thật thần diệu vậy.
Riêng số học trò của tiên sinh thì đông không biết bao nhiêu mà kể.
Những người có danh vọng lừng lẫy của bản triều (nhà Lê) như Phùng Khắc
Khoan, Lương Hữu Khánh, Nguyển Dữ và Trương Thời Cử đều là những người
nhờ sự dạy dỗ của tiên sinh.
Nhắc đến Phùng Khắc Khoan khi còn theo học, bỗng một đêm tiên sinh đến
thẳng nhà trọ, gõ cửa bảo: “Gà gáy rồi, sao chưa dậy nấu cơm, còn nằm ỳ
ngủ vậy?”. Khắc Khoan hiểu ý, vội thu xếp hành lý, tìm đường vào Thanh
Hóa, nhưng lại ẩn nơi nhà Nguyễn Dữ, người đã soạn bộ “Truyền kỳ mạn
lục”. Bộ này được thành một tác phẩm “thiên cổ kỳ bút” là một phần lớn
nhờ sự phủ chính rất nhiều của tiên sinh.
Xem đó thì thấy tiên sinh đối với bản triều (nhà Lê) cũng có góp phần đào tạo một số nhân tài vậy.
Tôi thấy tiên sinh là người lòng dạ khoáng đạt, tư chất cao siêu, sử
dụng sự hồn nhiên, không chút cạnh góc, ai hỏi thì nói không thì thôi,
đã nói câu gì là câu ấy không xê không dịch. Tiên sinh ở nơi thôn dã,
vui với cúc tùng, hơn mười năm trời vẫn không quên nước.
Văn chương của tiên sinh thường bộc lộ cái tấc dạ ưu thời mẫn thế,
không cần điêu luyện mà tự nhiên, giản dị mà lưu loát, thanh đạm mà ý
vị, câu câu đều có chỗ ngụ ý răn đời. Thơ Quốc âm của tiên sinh có
nhiều, trước đã soạn thành một tập gọi là Bạch Vân Quốc ngữ Thi tập, có
cả ngàn bài nhưng nay chỉ còn độ hơn trăm. Thơ Hán tự cũng nhiều nhưng
cũng thất lạc, tôi xem cũng đều thấy chứa những ý nghĩa thanh cao và
siêu thoát. Thí dụ câu tiên sinh tự thuật chí hướng mình:
Cao khiết thùy vi thiên hạ sĩ An nhàn ngã thị địa trung tiên (Cao khiết ai là thiên hạ sĩ An nhàn ta chính địa trung tiên)
Nói về gia đình thì tiên sinh có ba vợ:
Bà vợ cả người họ Dương, hiệu Từ Ý, quê tỉnh Hải Dương, người cùng huyện, là con gái quan Hình Bộ Thị lang Dương Đức Nhan.
Bà thứ hai, người họ Nguyễn, hiệu Như Tĩnh
Bà thứ ba hiệu Vi Tĩnh, cùng người họ Nguyễn
Tiên sinh có tất cả mười hai người con, gồm bảy người trai, năm người
gái. Con trưởng lấy hiệu Hàn Giang Cư sĩ, được tập ấm phong hàm Trung
Trinh đại phu, sau làm quan đến chức Phó hiến. Con thứ hai là Túy An
tiên sinh được phong hàm Triều Liệt đại phu, tước Quảng Nghĩa hầu. Con
thứ ba hàm Hiễn Cung đại phu, tước Xuyên Nghĩa bá. Con thứ tư hiệu
Thuần Phu, hàm Hoằng Nghị đại phu, tước Quảng Đô hầu. Con thư năm là
Thuần Đức, tước Bá Thư hầu (không thấy ghi người con thứ bảy). Mấy người
này đều có quân công cả.
Sau đó, Hàn Giang sinh ra Thiết Đức, Thiết Đức sinh Đạo Tiến, Đạo Tiến
sinh Đạo Thông. Đạo Thông sinh Đăng Doanh. Đăng Doanh sinh Thời Đương.
Thời Đương lúc này đã 65 tuổi, sinh được ba người con trai, đều là
cháu tám đời của tiên sinh vậy.
Năm Vĩnh Hựu nguyên niên (Ất Mão 1735 đời Lê Ý Tôn) người trong làng
vì nhớ thịnh đức của tiên sinh nên đã dựng hai đền thờ này. Người hàng
tổng cũng nhớ ơn đức, xuân thu hai kỳ đến tế lễ. Người trong họ của
tiên sinh là Nguyễn Hữu Lý sợ sau này gia phả thất lạc có soạn lại một
quyển và nhờ tôi viết cho bài tựa.
Tôi đây là người đất Hồng Châu, nghĩa là cùng quê với tiên sinh, nhưng nay đã cách 190 năm rồi, còn biết gì để viết.
Lúc thơ ấu , tôi cũng thường được nghe các bậc phụ huynh nói chuyện
tiên sinh, nhưng cũng chỉ biết đại khái là cụ Trạng Trình thôi. Sau
nhân những buổi bình luận về tiên hiền với các quan đại phu, tôi có
thêm ít nhiều nên ước có dịp thuận tiện sẽ về tận quê quán của tiên sinh
để tìm hiểu cho tường.
Ước mãi chưa được vì cứ luôn luôn bị việc quan bó buộc.
May thay! Năm Tân Dậu niên hiệu Cảnh Hưng (1741 đời Lê Hiển Tôn) tôi
vâng mệnh đổi đi Hồng Châu, nhận thấy cùng với nơi nhà cũ tiên sinh chỉ
trong gang tấc, tới lui dễ dàng, nhưng lại vì việc quân ngũ quá bề bộn
nên mãi đến mùa xuân năm sau, tức năm Nhâm Tuất, trong khi vâng mệnh
đi bối đắp đê sông Nhị Hà, mới thực hiện được ý định nói trên.
Đến quê hương của tiên sinh, tôi tìm đến nền quán Trung Tân, coi tấm
bia cũ, nhưng nét chữ đã quá mờ, không sao đọc nổi. Tôi vào đền thờ bái
yết, nhân tiện hỏi người cháu bảy đời là Nguyễn Thời Đương để xem hành
trạng nhưng cũng không thâu thập được gì. Hỏi thăm các bô lão thì sau
cơn binh lửa cũng chẳng còn ai biết; duy chỉ có viên hương ấp là Trần
Bá Quang biết sơ qua về mấy việc cũ. Ông này ôn lại cho nghe bài phú
quốc âm tức bài văn bia quán Trung Tân và đưa cho một bản lục ít bài
thơ của tiên sinh. Nhân tiện tôi hỏi đến những di tích của cầu Trường
Xuân, cầu Nghinh Phong rồi đi thăm nơi vườn cũ, tới nơi chỉ thấy ba gian
nhà lá. Thời Đương và con cháu hơn mười người cũng ở căn nhà đó.
Tôi nhìn quang cảnh đã sinh lòng hoài cảm, lại trông bốn phía càng bồi
hồi nữa. Này phía bên tả trước mặt là một cái đầm và bốn năm cái vũng,
tất cả độ vài trăm mẫu, bề sâu chỉ độ hơn trượng, chỗ đứt chỗ nối, chỗ
thắt chỗ phình, khi thì yên lặng, khi nắng vàng tỏa, phải chăng đây
chính là chỗ kiểu đất Nghiễn trì thủy ảnh (mặt hồ nghiên, ánh nước long
lanh) có khí thiêng chung đúc để sinh ra một đại nhân vậy?
Do đó tôi ngâm vịnh thẩn thơ, chẳng muốn dời chân. Ôi! Tôi muốn vì
tiên sinh viết bài tựa quyển Gia phả, nhưng ngặt vì việc quân khẩn cấp,
còn phải gác bút để đeo gươm, thành thử phải đợi ngày khác nữa.
3
Năm Quý Hợi (1743 đời Lê Hiển Tôn) khoảng mùa Đông, tôi vâng mệnh đi
dẹp bọn thuỷ khấu ở vùng Đồ Sơn , nhân lúc đóng quân trên bờ sông
Tuyết, lại đến yết kiến đền thờ của tiên sinh. Bọn Thời Đường cho tôi
xem quyển Gia phả và nói :
Trước đây đã trãi bao phen loạn lạc, chẳng còn quyển nào, sau họ mới
sưu tầm được mấy trang rách, trong đó chỉ biên tên họ tiền nhân, ngoài
ra chảng có gì khác cả.
Vì thế tôi phải thâu nhặt ý kiến nhiều người, rồi hợp với những điều
mắt thấy tai nghe để viết nên bài tựa. Còn việc sưu tầm những bài thơ
của tiên sinh, xếp thành thiên, đóng thành tập, để lưu lại cho đời sau
thì xin nhường phấn các vị cao minh khác.
Than ôi Phượng Hoàng, Kỳ Lân, đâu phải những vật thường thấy trong vũ
trụ xưa nay, mà có thì chúng phải hiện ở những chỗ như vườn nhà Đường
(vua Nghiêu) sân nhà Nhu (vua Thuấn) mới là điềm tốt lành.
Như tiên sinh đã có sẵn tư chất thông tuệ lại thâm hiểu đạo học thánh
hiền, ví phỏng gặp thời để thi thố sở học thì chắc sẽ tạo ra được cảnh
trị bình, biến đổi được thói ở trọc phù bạc ra lễ nghĩa văn minh. Khá
tiếc thay, một người có tài đức phù tá Vương nghiệp lại sinh giữa thời
đại bá giả, khiến cho sở học không áp dụng được gì.
Tuy nhiên, dùng thì làm, bỏ thì ẩn, sự đắc dụng hay không, đối với
tiên sinh cũng chẳng quan trọng gì. Tôi rất hâm mộ điểm ấy của tiên
sinh. Tiên sinh sinh trưởng trên đất nhà Mạc, có lúc thử ra làm quan để
thi hành sở học thì cũng là việc bắt chước việc Khổng Phu Tử xưa đi ra
mắt Công Sơn Phất Nhiễu; rồi khi thấy không thể giúp được, vội bỏ đi
thì lại muốn theo trí sáng của Trương Tử Phòng theo gót Xích Tùng Tử
xưa.
Nay tôi đọc những thi văn còn lại của tiên sinh, cũng chẳng khác nào
được nghe tiếng reo ngọc khua vàng, sang sủa như thái dương, rực rỡ như
mây màu, thơ thái như cái phong vị tắm nước sông Nghi rồi lên hóng mát
ở Vũ vu của Tăng Điểm ngày trước, và cái phong độ yêu sen thích lan
của các tiên nho xưa. Đồng thời cũng như thấy tiên sinh và được bái kiến
tiên sinh ở chỗ đang ngồi dạy học vậy.
Ngoài ra, tiên sinh lại là người tinh thông Lý học, thấu triệt hoạ
phúc, biết rõ dĩ vãng và tương lai, cả trăm đời sau chưa chắc đã có ai
hơn được.
Ôi ! Thiên hạ xưa nay, các bậc quân vương và hiền giả thiếu gì nhưng
sống thì phú quý vinh hoa còn khuất, hỏi thời gian sau, đã có mấy ai
được người đời nhắc đến. Còn tiên sinh, nay con cháu đã bảy tám đời mà
gần thì sĩ phu, dân thứ còn xem như sao Đẩu trên trời, cho cách nghìn
năm cũng còn mường tượng như mới buổi sớm nào; xa thì sứ giả Thanh
triều là Chu Xán khi nói đến nhân vật Lĩnh Nam cũng có câu “An Nam lý
học hữu Trình Tuyền” (về môn lý học nước Nam có ông Trình Tuyền) rồi
chép vào sách để truyền lại bên Tàu.
Như thế, đủ biết tiên sinh là người rất mực của nước ta về thời đại trước vậy“.
SẤM KÝ NGUYỄN BỈNH KHIÊM
Sấm
ký là những lời tiên tri của Nguyễn Bỉnh Khiêm về các biến cố chính
của dân tộc Việt trong khoảng 500 năm (từ năm 1509 đến năm 2009). Đây
là những dự báo thiên tài, hợp lý, tùy thời, tự cường, hướng thiện và
lạc quan theo lẽ tự nhiên “thuận thời thì an nhàn, trái thời thì vất
vả”. “Trạng Trình đã nắm được huyền cơ của tạo hóa” (lời Nguyễn Thiếp –
danh sĩ thời Lê mạt). “An Nam lý học hữu Trình Tuyền” (lời Chu Xán – sứ
giả của triều Thanh).
Sấm
ký ở bản A có 262 câu, gồm 14 câu “cảm đề” và 248 câu “sấm ký”. Đây là
bản trích ở bộ “Thành ngữ, điển tích, danh nhân từ điển” (tập 2) của
Trịnh Văn Thanh – Sài Gòn – 1966. Ngoài bản A còn có ít nhất ba dị bản
về sấm Trạng Trình. Tài liệu liên quan hiện có 20 văn bản, trong đó 7
bản là tiếng Hán Nôm lưu tại Thư viện Khoa học Xã hội (trước đây là
Viện Viễn Đông Bác Cổ) và Thư viện Quốc gia Hà Nội và 13 tựa sách quốc
ngữ về sấm Trạng Trình xuất bản từ năm 1948 đến nay. Bản tiếng quốc ngữ
phát hiện sớm nhất có lẽ là Bạch Vân Am thi văn tập in trong Quốc Học
Tùng Thư năm 1930 mà hiện nay vẫn chưa tìm được.
Sấm
ký gắn với những giai thoại và sự thật lịch sử. Nhiều nội dung trong
sấm ký hiện đã được giải mã, chứng minh tính đúng đắn của những quy
luật- dự đoán học trong Kinh Dịch và Thái Ất thần kinh”. (Đến nay đã có
36 giai thoại và sự thật lịch sử về Sấm Trạng Trình đã được giải mã mà
chúng tôi sẽ lần lượt đăng trong các bài nghiên cứu tiếp theo).
Trước
Nguyễn Bỉnh Khiêm, vua Phật Trần Nhân Tông (1258-1308) là người rất
coi trọng phép biến Dịch. Người đã viết trong “Cư trần lạc đạo”: “Kinh
Dịch xem chơi, yêu tính sáng yêu hơn châu báu. Sách Nhàn đọc giấu,
trọng lòng rồi trọng nữa hoàng kim”.
Trạng
Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với “Thái Ất thần kinh”, “Sấm ký”, “Bạch Vân
Am thi văn tập”, “huyền thoại và di tích lịch sử” đã lưu lại cho dân
tộc Việt Nam và nhân loại một tài sản văn hoá vô giá.
CẢM ĐỀ
Nguyễn Bỉnh Khiêm
1- Thanh nhàn vô sự là tiên Năm hồ phong nguyệt ruổi thuyền buông chơi Cơ tạo hoá Phép đổi dời Đầu non mây khói tỏa Mặt nước cánh buồm trôi Hươu Tần mặc kệ ai xua đuổi Lầu Hán trăng lên ngẫm mệnh trời Tuổi già thua kém bạn Văn chương gửi lại đời Dở hay nên tự lòng người cả Nghiên bút soi hoa chép mấy lời Bí truyền cho con cháu Dành hậu thế xem chơi.
SẤM KÝ
15- Nước Nam từ họ Hồng Bàng Biển dâu cuộc thế, giang sơn đổi dời Từ Đinh, Lê, Lý, Trần thuở trước Đã bao lần ngôi nước đổi thay Núi sông thiên định đặt bày Đồ thư một quyển xem nay mới rành
21- Hoà đao mộc lạc, Thập bát tử thành. Đông A xuất nhập Dị mộc tái sinh.
25- Chấn cung xuất nhật Đoài cung vẫn tinh. Phụ nguyên trì thống, Phế đế vi đinh.
29- Thập niên dư chiến, Thiên hạ cửu bình. Lời thần trước đã ứng linh, Hậu lai phải đoán cho minh mới tường.
33- Hoà đao mộc hồi dương sống lại Bắc Nam thời thế đại nhiễu nhương. Hà thời biện lại vi vương, Thử thời Bắc tận Nam trường xuất bôn.
37- Lê tồn, Trịnh tại, Lê bại, Trịnh vong. Bao giờ ngựa đá sang sông, Thì dân Vĩnh Lại quận công cả làng. Hà thời thạch mã độ giang. Thử thời Vĩnh Lại nghênh ngang công hầu.
43- Chim bằng cất cánh về đâu? Chết tại trên đầu hai chữ quận công. Bao giờ trúc mọc qua sông, Mặt trời sẽ lại đỏ hồng non Tây.
47- Đoài cung một sớm đổi thay, Chấn cung sao cũng sa ngay chẳng còn. Đầu cha lộn xuống chân con, Mười bốn năm tròn hết số thời thôi.
51- Phụ nguyên chính thống hẳn hoi, Tin dê lại phải mắc mồi đàn dê. Dục lòng chim chích u mê, Thập trên tứ dưới nhất đè chữ tâm.
55- Để loại quỷ bạch Nam xâm, Làm cho trăm họ khổ trầm lưu ly Ngai vàng gặp buổi khuynh nguy Gia đình một ở ba đi dần dần. Cho hay những gã công hầu, Giầu sang biết gửi nơi đâu chuyến này.
61- Kìa kìa gió thổi lá rung cây Rung Bắc, rung Nam, Đông tới Tây Tan tác kiến kiều an đất nước Xác xơ cổ thụ sạch am mây.
65- Lâm giang nổi sóng mù thao cát, Hưng địa tràn dâng hóa nước đầy. Một ngựa một yên ai sùng bái? Nhắn con nhà vĩnh bảo cho hay.
69- Tiền ma bạc quỷ trao tay Đồ, Môn, Nghệ, Thái dẫy đầy can qua, Giữa năm hai bẩy mười ba, Lửa đâu mà đốt tám gà trên mây.
73- Rồng nằm bể cạn dễ ai hay, Rắn mới hai đầu khó chịu thay, Ngựa đã gác yên không người cưỡi Dê không ăn lộc ngoảnh về Tây.
77- Khỉ nọ ôm con ngồi khóc mếu Gà kia vỗ cánh chập chùng bay Chó nọ vẫy đuôi mừng thánh chúa Ăn no ủn ỉn lợn kêu ngày.
81- Nói cho hay khảm cung ong dậy, Chí anh hùng biết đấy mới ngoan. Chữ rằng lục, thất nguyệt gian Ai mà giữ được mới nên anh tài.
85- Ra tay điều độ hộ mai Bấy giờ mới rõ là người an dân Lọ là phải nhọc kéo quân, Thấy nhân ai chẳng mến nhân tìm về.
89- Phá điền than đến đàn dê Hễ mà chuột rúc thì dê về chuồng Dê đi dê lại tuồn luồn Đàn đi nó cũng một môn phù trì
93- Thương những kẻ nam nhi chí cả Chớ vội sang tất tả chạy rong Học cho biết chữ cát hung Biết phương hướng đứng chớ đừng lầm chi Hễ trời sinh xuống phải thì Bất kỳ nhi ngộ tưởng gì đợi mong.
99- Kìa những kẻ vội lòng phú quý Xem trong mình một tí đều không Ví dù có gặp ngư ông Lưới dăng đâu dễ nên công mà hòng.
103- Khuyên những đấng thời trung quân tử Lòng trung nghi nên giữ cho mình Âm dương cơ ngẫu hộ sinh Thái Nhâm, Thái Ất trong mình cho hay. Chớ vật vờ quen loài ong kiến Hư vô bàn miệng tiếng nói không.
109- Ô hô thế sự tự bình bồng Nam Bắc hà thời thiết lộ thông Hồ ẩn sơn trung mao tận bạch Kình ngư hải ngoại huyết lưu hồng. 113- Kê minh ngọc thụ thiên khuynh bắc Ngưu xuất lam điền nhật chính đông Nhược đãi ưng lai sư tử thượng Tứ phương thiên hạ thái bình phong.
117- Ngỡ may gặp hội mây rồng Công danh rạng rỡ chép trong vân đài Nước Nam thường có thánh tài Sơn hà đặt vững ai hay tỏ tường?
121- So mấy lề để tàng kim quỹ Kể sau này ngu bỉ được coi Đôi phen đất lở, cát bồi Đó đây ong kiến, dậy trời quỷ ma
125- Ba con đổi lấy một cha Làm cho thiên hạ xót xa vì tiền Mão Thìn Tí Ngọ bất yên Đợi tam tứ ngũ lai niên cùng gần.
129- Hoành Sơn nhất đái Vạn đại dung thân Đến thời thiên hạ vô quân Làm vua chẳng dễ, làm dân chẳng lành.
133- Gà kêu cho khỉ dậy nhanh Phụ nguyên số đã rành rành cáo chung Thiên sinh hữu nhất anh hùng Cứu dân độ thế trừ hung diệt tà.
137- Thái Nguyên cận Bắc đường xa Ai mà tìm thấy mới là thần minh Uy nghi dung mạo khác hình Thác cư một góc kim tinh non đoài
141- Cùng nhau khuya sớm chăn nuôi Chờ cơ mới sẽ ra đời cứu dân Binh thư mấy quyển kinh luân Thiên văn địa lý, nhân dân phép màu
145- Xem ý trời ngõ hầu khải thánh Dốc sinh ra điều đỉnh hộ mai Song thiên nhật nguyệt sáng soi Thánh nhân chẳng biết thì coi như tường
149- Thông minh kim cổ khác thường Thuấn Nghiêu là trí, Cao Quang là tài Đấng hiên ngang nào ai biết trước Tài lược thao uyên bác vũ văn Ai còn khoe trí khoe năng Cấm kia bắt nọ hung hăng với người.
155- Chưa từng thấy nay đời sự lạ Chốc lại mòng gá vạ cho dân Muốn bình sao chẳng lấy nhân Muốn yên sao lại bắt dân ghê mình?
159- Đã ngu dại Hoàn, Linh đời Hán Lại đua nhau quần thán đồ lê Chức này quyền nọ say mê Làm cho thiên hạ khôn bề tựa nương Kẻ thì phải thuở hung hoang Kẻ thì bận của bổng toan, khốn mình
165- Cửu cửu càn khôn dĩ định Thanh minh thời tiết hoa tàn Trực đáo dương đầu mã vĩ Hồ binh bát vạn nhập Tràng An
169- Nực cười những kẻ bàng quang Cờ tam lại muốn toan đường chống xe Lại còn áo mũ xun xoe Còn ra xe ngựa màu mè khoe khoang.
173- Ghê thay thau lẫn với vàng Vàng kia thử lửa càng cao giá vàng Thánh ra tuyết tán mây tan Bây giờ mới sáng rõ ràng nơi nơi.
177- Can qua, việc nước bời bời Trên thuận ý trời, dưới đẹp lòng dân Oai phong khấp quỷ kinh thần Nhân nghĩa xa gần bách tính ngợi ca
181- Rừng xanh, núi đỏ bao la Đông tàn, Tây bại sang gà mới yên Sửu Dần thiên hạ đảo điên Ngày nay thiên số vận niên rành rành.
185- Long vĩ xà đầu khởi chiến tranh Can qua xứ xứ khổ đao binh Mã đề dương cước anh hùng tận Thân dậu niên lai kiến thái bình
189- Sự đời tính đã phân minh Thanh nhàn mới kểchyện mình trước sau Đầu thu gà gáy xôn xao Mặt trăng xưa sáng tỏ vào Thăng Long.
193- Chó kêu ầm ỉ mùa đông Cha con Nguyễn lại bế bồng nhau đi Lợn kêu tình thế lâm nguy Quỷ vương chết giữa đường đi trên giời
197- Chuột sa chỉnh gạo nằm chơi Trâu cày ngốc lại chào đời bước ra Hùm gầm khắp nẽo gần xa Mèo kêu rợn tiếng, quỷ ma tơi bời.
201- Rồng bay năm vẻ sáng ngời Rắn qua sửa soạn hết đời sa tăng Ngựa hồng quỷ mới nhăn răng Cha con dòng họ thầy tăng hết thời
205- Chín con rồng lộn khắp nơi Nhện giăng lưới gạch dại thời mắc mưu Lời truyền để lại bấy nhiêu Phương đoài giặc đã đến chiều bại vong Hậu sinh thuộc lấy làm lòng Đến khi ngộ biến đường trong giữ mình. 211- Đầu can Võ tướng ra binh Ắt là trăm họ thái bình âu ca Thần Kinh Thái Ất suy ra Để dành con cháu đem ra nghiệm bàn
215- Ngày thường xem thấy quyển vàng Của riêng bảo ngọc để tàng xem chơi Bởi Thái Ất thấy lạ đời Ấy thuở sấm trời vô giá thập phân
219- Kể từ đời Lạc Long Quân Đắp đổi xoay vần đến lục thất gian Mỗi đời có một tôi ngoan Giúp chung nhà nước dân an thái bình
223- Phú quý hồng trần mộng Bần cùng bạch phát sinh Hoa thôn đa khuyển phệ Mục giã giục nhân canh Bắc hữu Kim thành tráng Nam hữu Ngọc bích thành Phân phân tùng bách khởi Nhiễu nhiễu xuất đông chinh Bảo giang thiên tử xuất Bất chiến tự nhiên thành
233- Rồi ra mới biết thánh minh Mừng đời được lúc hiển vinh reo hò Nhị Hà một dải quanh co Chính thực chốn ấy đế đô hoàng bào Khắp hoà thiên hạ nao nao Cá gặp mưa rào có thích cùng chăng?
239- Nói đến độ thầy tăng mở nước Đám quỷ kia xuôi ngược đến đâu Bấy lâu những cậy phép màu Bây giờ phép ấy để lâu không hào
243- Cũng có kẻ non trèo biển lội Lánh mình vào ở nội Ngô Tề Có thầy Nhân Thập đi về Tả hữu phù trì, cây cỏ thành binh
247- Những người phụ giúp thánh minh Quân tiên xướng nghĩa chẳng tàn hại ai Phùng thời nay hội thái lai Can qua chiến trận để người thưởng công
251- Trẻ già được biết sự lòng Ghi làm một bản để hòng giở xem Đời này những thánh cùng tiên Sinh những người hiền trị nước an dân
255- Này những lúc thánh nhân chưa lại Chó còn nằm đầu khải cuối thu Khuyên ai sớm biết khuông phù Giúp cho thiên hạ Đường, Ngu ngỏ hầu.
259- Cơ tạo hoá phép mầu khôn tỏ, Cuộc tàn rồi mới tỏ thấp cao. Thấy sấm từ đây chép vào Một mảy tơ hào chẳng dám sai ngoa.”
NHỮNG KIỆT TÁC THƠ VĂN NGUYỄN BỈNH KHIÊM
Thơ
văn Nguyễn Bỉnh Khiêm là những kiệt tác bền vững với thời gian: “Biển
Đông vạn dặm giang tay giữ. Đất Việt muôn năm vững thái bình” (Cự ngao
đới sơn). An nhàn, vô sự là tiên (Sấm ký). Giữ khí, gìn tinh, lại dưỡng
thần Ít lo, ít muốn, ít lao thân (Dưỡng sinh thi). Nhàn (Thơ Nôm, bài
73) Chín mươi thì kể xuân đà muộn. Xuân này qua thì xuân khác còn (Chín
mươi, thơ Nôm bài 29 ). Vẹn toàn điều Thiện là Trung, không vẹn toàn
điều Thiện thì không phải là Trung. Tân là cái bến, biết chỗ dừng lại
là bến chính, không biết chỗ dừng lại là bến mê… Nghĩa chữ Trung chính
là ở chỗ Chí Thiện. (Trung Tân quán bi ký, 1543) Làm việc thiện không
phải vì công tích mà ở tấm lòng. Nay vừa sau cơn loạn lạc thì chẳng
những thân người ta bị chìm đắm, mà tâm người ta càng thêm chìm đắm.
Các bậc sĩ đệ nên khuyến khích nhau bằng điều thiện, để làm cho mọi
người dấy nên lòng thiện mà tạo nên miền đất tốt lành. (Diên Thọ kiều
bi ký, 1568). Sấm ký ở trên và những tuyển chọn dưới đây là những bài
đặc sắc trong kho tàng đồ sộ Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm
CỰ NGAO ĐỚI SƠN
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm
Bích tầm tiên sơn triệt đế thanh
Cự ngao đới đắc ngọc hồ sinh
Đáo đầu thạch hữu bổ thiên lực
Trước cước trào vô quyển địa thanh
Vạn lý Đông minh quy bá ác
Ức niên Nam cực điện long bình (*)
Ngã kim dục triển phù nguy lực
Vãn khước quan hà cựu đế thành
Dịch nghĩa
CON RÙA LỚN ĐỘI NÚI
Nước biếc ngâm núi tiên trong tận đáy
Con rùa lớn đội được bầu ngọc mà sinh ra
Ngoi đầu lên, đá có sức vá trời
Bấm chân xuống, sóng cuộn không dội tiếng vào đất
Vạn dặm biển Đông đưa về nắm trong bàn tay
Muôn năm cõi Nam đặt vững cảnh trị bình
Ta nay muốn thi thổ sức phù nguy
Lấy lại quan hà, thành xưa của Tổ tiên.
Dịch thơ
CON RÙA LỚN ĐỘI NÚI
Núi tiên biển biếc nước trong xanh
Rùa lớn đội lên non nước thành
Đầu ngẩng trời dư sức vá đá
Dầm chân đất sóng vỗ an lành
Biển Đông vạn dặm dang tay giữ
Đất Việt muôn năm vững thái bình
Chí những phù nguy xin gắng sức
Cõi bờ xưa cũ Tổ tiên mình.
Nguyễn Khắc Mai
dịch nghĩa và dịch thơ
DƯỠNG SINH THI
Nguyễn Bỉnh Khiêm
Tích khí, tồn tinh, cánh dưỡng thần
Thiểu tư, qủa dục, vật lao thân.
Thực thôi ban bảo, vô kiêm vị,
Tửu chỉ tam phân, mạc quá tần
Mỗi bả hý ngôn, đa thủ tiếu,
Thường hàm, lạc ý, mạc sinh xân
Nhiệt viêm, biến trá, đô hưu vấn
Nhiệm ngã tiêu dao qúa bách xuân
Dịch thơ
Giữ khí, gìn tinh, lại dưỡng thần
Ít lo, ít muốn, ít lao thân.
Cơm nên vừa bụng, đừng nhiều vị,
Rượu chỉ vài phân, chớ qúa từng.
Miệng cứ câu đùa, vui miệng mãi,
Bụng thường nghĩ tốt, bụng lâng lâng.
Bốc đồng, biến trá, thôi đừng hỏi,
Để tớ tiêu dao đến tuổi trăm.
(Bản dịch của GS. Lê Trí Viễn)
NHÀN (Thơ Nôm, bài 73)
Nguyễn Bỉnh Khiêm
Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao.
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
Rượu đến cội cây, ta sẽ nhắp
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.
CHÍN MƯƠI (Thơ Nôm, bài 29)
Nguyễn Bỉnh Khiêm
Tóc đã thưa, răng đã mòn,
Việc nhà đã phó mặc dâu con.
Bàn cờ, cuộc rươu, vầy hoa cúc
Bó củi, cần câu, trốn nước non.
Nhàn được thú vui hay nấn ná,
Bữa nhiều muối bể chứa tươi ngon
Chín mươi thì kể xuân đà muộn
Xuân ấy qua thì xuân khác còn.
NGUYỄN BỈNH KHIÊM: MẶT TRỜI MỌC Ở PHƯƠNG ĐÔNG
Vẹn
toàn điều Thiện là Trung, không vẹn toàn điều Thiện thì không phải là
Trung. Tân là cái bến, biết chỗ dừng lại là bến chính, không biết chỗ
dừng lại là bến mê… Nghĩa chữ Trung chính là ở chỗ Chí Thiện. (Trung
Tân quán bi ký, 1543)
Làm
việc thiện không phải vì công tích mà ở tấm lòng. Nay vừa sau cơn loạn
lạc thì chẳng những thân người ta bị chìm đắm, mà tâm người ta càng
thêm chìm đắm. Các bậc sĩ đệ nên khuyến khích nhau bằng điều thiện, để
làm cho mọi người dấy nên lòng thiện mà tạo nên miền đất tốt lành.
(Diên Thọ kiều bi ký, 1568).
Hoành Sơn nhất đái, khả dĩ dung thân (Nguyễn Bỉnh Khiêm nói với sứ giả của Đoan Quận công Nguyễn Hoàng)[7]
Cao Bằng tuy thiểu, khả diên sổ thế (Nguyễn Bỉnh Khiêm nói với sứ giả của vua Mạc)
Lê tồn Trịnh tại, Lê bại Trịnh vong (Nguyễn Bỉnh Khiêm nói về mối quan hệ giữa vua Lê và chúa Trịnh)
Tứ bách niên tiền, chung phục thuỷ / Thập tam thế hậu, dị nhi đồng (Nguyễn Bỉnh Khiêm viết về con cháu họ Mạc) [8]
Hồng Lam ngũ bách niên thiên hạ / Hưng tộ diên trường ức vạn xuân (Nguyễn Bỉnh Khiêm viết về thời vận mới của nước Việt)[9]
Cổ lai quốc dĩ dân vi bản / Đắc quốc ưng tri tại đắc dân (Thơ chữ Hán, Cảm hứng)[10]
Cổ lai nhân giả tư vô địch / Hà tất khu khu sự chiến tranh (Thơ chữ Hán)[11]
Tất cánh dục cầu ngô lạc xứ / Tri ngô hậu lạc tại tiên ưu (Thơ chữ Hán, Ngụ hứng)
Có thuở được thời mèo đuổi chuột / Đến khi thất thế kiến tha bò (Thơ Nôm, Bài 75)
Thớt có tanh tao ruồi đậu đến / Ang không mật mỡ kiến bò chi (Thơ Nôm, Bài 53)
Hoa càng khoe nở, hoa nên rữa / Nước chứa cho đầy, nước ắt vơi (Thơ Nôm, Bài 52)
Thế gian biến cải vũng nên đồi / Mặn nhạt chua cay lẫn ngọt bùi (Thơ Nôm, Bài 77)
Làm người hay một chớ hay hai / Chớ cậy rằng hơn, chớ cậy tài (Thơ Nôm, Bài 65)
Làm người chớ thấy tài mà cậy / Có nhọn bao nhiêu lại có tù (Thơ Nôm, Bài 11)
Làm người có dại mới nên khôn / Chớ dại ngây si, chớ quá khôn (Thơ Nôm, Bài 94)
Chớ cậy rằng khôn khinh rẻ dại / Gặp thời, dại cũng hoá ra khôn (Thơ Nôm, Bài 94)
Thuở khó dẫu chào, chào cũng lảng / Khi giàu chẳng hỏi, hỏi thời quen (Thơ Nôm, Bài 5)
Đạo ở mình ta lấy đạo trung / Chớ cho đục, chớ cho trong (Thơ Nôm, Bài 104)
CẢM NHẬN VỀ TRẠNG TRÌNH Hoàng Kim
Em đã học nhiều gương sáng danh nhân Hãy biết nhục biết hèn mà rèn chí Thắp đèn lên đi em ngọn đèn dầu bền bỉ Sáng giữa đời lấp lánh một niềm tin.
TỪ MAO TRẠCH ĐÔNG TỚI TẬP CẬN BÌNH Hoàng Kim
nghiên cứu bình sinh Mao Trạch Đông, bình sinh Tập Cận Bình, Từ Mao Trạch Đông đến Tập Cận Bình là góp phần tìm hiểu những vấn đề lịch sử hiện đại ảnh hưởng quan trọng đến đất nước Trung Hoa, quan hệ Việt Trung và Thế Giới. Bài này được khởi đăng lần đầu ngày 19. 06. 2015 đã bổ sung những sự kiện mới
Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông là một nhân vật hiếm có trong lịch sử, nghìn năm công tội. Thời gian và sự khen chê không thể xóa nhòa những dấu ấn nổi bật của Mao. Di sản của Mao Trạch Đông không chỉ là bốn bộ trước tác nổi tiếng “Luận về thực tiễn”, “Luận về mâu thuẫn”, “Bàn về đánh lâu dài” “Bàn về Chủ nghĩa Dân chủ mới” mà chủ yếu là triều đại, thực tiễn và tư tưởng. Chức vụ tối cao của Chủ tịch Mao Trạch Đông được trao truyền qua các thế hệ lãnh đạo của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa lần lượt từ Mao Trạch Đông, tiếp nối là Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, đến nay là Tập Cận Bình.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là con người bí ẩn với hai cuốn sách lớn “Làm việc với những thứ thật, bước đi ở vị trí hàng đầu” và “Những Suy tư từ sông Dương Tử“ góp phần giúp ông giành thắng lợi trong cuộc bầu cử khó khăn chọn ra người đứng đầu chính phủ cùa một quốc gia hơn 1, 34 tỷ người, dẫn đến việc chuyển giao quyền lực năm 2012. Cách hành xử của vị lãnh tụ này thật cẩn trọng, quyết đoán và khó lường. Các chuyên gia chiến lược thế giới suy đoán về tư tưởng và đường lối chính trị của ông là “theo Mao và mãi mãi theo Mao” nhưng đó cũng chỉ là sự suy luận thông qua việc làm và dư luận. Ông chọn theo Mao là chọn theo đường lối thực tiễn “có lý, có lợi, đúng lúc”.
Chủ tịch Tập Cận Bình trước và sau ngày ông được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ngày 14 tháng 3 năm 2013 về đối nội đã nhanh chóng ra tay chiến dịch “đả hổ, diệt ruồi, săn sói, quét muỗi”. Các con hổ lớn Bạc Hi Lai (2012), Từ Tài Hậu (2012), Chu Vĩnh Khang (2013), Quách Bá Hùng (2015), Lệnh Kế Hoạch (2016) lần lượt bị sa lưới. Chủ tịch Tập Cận Bình đề ra khẩu hiệu “Tứ Toàn” (Bốn toàn diện): “Xây dựng kinh tế xã hội thịnh vượng toàn diện; Cải tổ xã hội sâu sắc toàn diện; Thực hiện Nhà nước pháp quyền toàn diện; Thực thi kỷ cương Đảng toàn diện” là một cuộc chiến sinh tử, một cuộc cách mạng toàn diện, sâu sắc, rộng lớn và triệt để về kinh tế, xã hội, nhà nước và đảng cầm quyền. Trong cuộc chiến này, quan điểm của ông Tập là vạch trần mọi tật xấu, sai lầm, khuyết điểm, không được che dấu đảng viên và nhân dân điều gì, không có nhân vật nào bất khả xâm phạm, không một lãnh vực nào bị cấm, dù là lãnh tụ tối cao. Chủ tịch Tập Cận Bình về đối ngoại đang quyết tâm cao độ theo đuổi chủ thuyết Trung Nam Hải “nắm vững Trung, hướng về Nam, mở rộng Hải” của Chủ tịch Mao Trạch Đông trên cơ sở thuyết “biển lịch sử” từ thời đế quốc La Mã tuyên ngôn cách đây 2000 năm nhằm đưa ra phương lược mưu chiếm trọn 80% hải phận của vùng Đông Nam Á (theo đường Lưỡi Bò), khôi phục vị thế và địa giới lịch sử Trung Quốc thời kỳ rộng nhất, huy hoàng nhất. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khởi xướng chủ thuyết “Liện Nga, bạn Ấn , mở rộng Á Âu Phi” “Một vành đai, một con đường” Năm 2014 ông đã tuyên bố tại Thượng Hải “chính người Châu Á phải điều hành công việc của Châu Á, giải quyết các vấn đề của khu vực Châu Á và duy trì an ninh của Châu Á”. Ông ráo riết thực hiện chiến lược “không đánh mà thắng” với một loạt kế sách liên hoàn trên biển Đông thông qua sức mạnh kinh tế và tiến bộ công nghệ: xây dựng đảo trong quần đảo Trường Sa; điều giàn khoan thăm dò dầu khí chập chờn ở các điểm nóng; ký hợp tác Trung Nga nhận mua khí đốt và năng lượng dài hạn từ Nga giải tỏa giúp Nga sự căng thẳng suy thoái kinh tế do sức ép giá dầu lửa xuống thấp vì sự can thiệp của Tây Âu và Mỹ; Trung Quốc tỏ rõ lập trường ủng hộ Nga chống li khai để giữ vững đường hằng hải sống còn của Nga thông ra biển lớn mà Pie Đại Đế nhân vật lịch sử vĩ đại nhất nước Nga quyết tâm sắt đá tranh đoạt bằng được Sankt-Peterburg dù mọi giá. Trung Quốc thực hành chiến lược “Vành đai và con đường” hiện là tâm điểm của cuộc khủng hoảng địa chính trị, kinh tế, khoa học công nghệ đang ngày gia tăng tại châu Á và Thế giới. Chiến tranh thương mại Mỹ Trung Quốc và Quan hệ Mỹ Trung sau Covid19 là tâm điểm của thời sự Thế giới biến chuyển
Tôi dạo chơi Thiên An Môn, Cố Cung, Di Hòa Viên, Thiên Đàn trong ngày Quốc tế Lao động, ngắm những nơi lưu dấu các di sản của những triều đại hiển hách nhất Trung Hoa, lắng nghe đất trời và các cổ vật kể chuyện. Tôi ngắm nhìn người nghệ sĩ nhân gian, vui cùng ông và đùa cùng trẻ thơ. Ngày trước đó, tôi vinh hạnh được làm việc với giáo sư Zhikang Li, trưởng dự án Siêu Lúa Xanh (Green Super Rice) chương trình nghiên cứu lúa nổi tiếng của CAAS & IRRI và có cơ hội tiếp cận với các nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc. Suy ngẫm từ núi Xanh (景山, Jǐngshān, Cảnh Sơn, Green Mount), ngọn núi địa linh của đế đô Bắc Kinh, tôi tâm đắc lời nhắn gửi sâu xa của bậc hiền minh Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà tiên tri lỗi lạc: “Muốn bình sao chẳng lấy nhân / Muốn yên sao lại bắt dân ghê mình”. “Biển Đông vạn dặm giang tay giữ. Đất Việt muôn năm vững thái bình (Vạn lý Đông minh quy bá ác/ Ức niên Nam cực điện long bình). Suy ngẫm về cuộc cách mạng Xanh và đỉnh cao Hòa Bình. Lời giáo sư Norman Borlaug văng vẳng bên tai tôi: “Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó.” Sự hiền minh lỗi lạc của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, và di sản vô giá của giáo sư Norman Borlaug cùng với các bậc Thầy về cách mạng xanh mãi mãi là niềm tin và nổ lực của chúng ta. Chí thiện là lời sau cùng của bài viết này ! Nguồn bài viết đầy đủ được hiệu đính và lưu tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkim
VƯỜN QUỐC GIA VIỆT NAM Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim
33 Vườn Quốc gia Việt Nam là những di sản báu vật vô giá quê hương Việt Nam mà chúng ta may mắn được thừa hưởng.Đó là những điểm nhấn bảo tồn thiên nhiên và di sản lịch sử văn hóa, điểm đến du lịch đáng ao ước của cả đời người.
Việt Nam tổ quốc tôi tự hào có 33 di sản nổi tiếng Vườn Quốc gia Việt Nam trải rộng khắp các vùng sinh thái. Vùng núi và trung du phía Bắc có Tam Đảo, Hoàng Liên, Ba Bể, Du Già Cao nguyên đá Đồng Văn, Phia Oắc Phia Đén, Bái Tử Long, Xuân Sơn, Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử; Vùng đồng bằng sông Hồng có Ba Vì, Cúc Phương, Cát Bà, Xuân Thủy; Vùng ven biển bắc Trung Bộ có Phong Nha – Kẻ Bàng, Bến En, Pù Mát, Vũ Quang ; Vùng ven biển nam Trung Bộ có Bạch Mã, Núi Chúa, Phước Bình ; Vùng Tây Nguyên có Chư Yang Sin, Bidoup Núi Bà, Chư Mom Ray, Kon Ka Kinh, Yok Đôn; Vùng Đông Nam Bộ có Cát Tiên, Lò Gò Xa Mát, Bù Gia Mập, Côn Đảo; Vùng Tây Nam Bộ có Mũi Cà Mau, Phú Quốc, Tràm Chim, U Minh Hạ, U Minh Thượng.
Vườn Quốc gia Việt Nam đầu tiên được công nhận năm 1966 là vườn quốc gia Cúc Phương thuộc địa bàn 3 tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Hòa Bình. Vườn quốc gia Việt Nam mới được công nhận năm 2015 là Cao nguyên đá Đồng Văn (Du Già) là cao nguyên đá thuộc bốn huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc của tỉnh Hà Giang, quy mô diện tích 15.006 ha và Khu bảo tồn thiên nhiên Phia OắcPhia Đén được công nhận năm 2018 là khu rừng đặc dụng quy mô 10.245,6 ha nằm trên địa bàn 5 xã của huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Riêng Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử là khu di tích lịch sử văn hóa thiên nhiên đặc biệt gắn liền với sự ra đời, hình thành và phát triển của thiền phái Trúc Lâm Việt Nam được kỳ vọng là di sản thế giới liên tỉnh Bắc Giang, Hải Dương Quảng Ninh đầu tiên ở Việt Nam đã lập hồ sơ trình UNESCO công nhận nhưng tạm thời dừng lại vì những lý do đặc biệt, liên quan đến sự bảo đảm an ninh vphát triển bền vững quốc gia. Tổng diện tích 32 vườn quốc gia Việt Nam đã được công nhận đến cuối năm 2018 khoảng 10.455,74 km² (trong đó có 620,10 km² là mặt biển), chiếm khoảng 3% diện tích lãnh thổ đất liền. Bài này tóm tắt thông tin về những nơi đó.
THIÊN NHIÊN LÀ BÀ MẸ CUỘC SỐNG
Bạn đã đến nơi nào trong 33 di sản Vườn Quốc gia Việt Nam? Cuộc đời có những thứ giàu hơn tiền bạc. Sức khỏe, thiên nhiên, sư trãi nghiệm là điểm nhấn tình yêu cuộc sống. Đến với thiên nhiên, chúng ta được tắm mình trong nguồn năng lượng vô tận của trời xanh, cây xanh, gió mát và không khí an lành. Nhiều huyền thoại rừng thiêng lý thú tuyệt vời khám phá. Vườn Quốc gia Việt Nam là pho sách mở đời người cần được khai mở, bảo tồn và phát triển. Đó là một nguồn năng lượng dồi dào và mạch viết vô tận. Đặc biệt là khi kết nối hòa quyện được những di sản vô giá dân tộc với các di sản địa lý lịch sử văn hóa du lịch của toàn thế giới.
Ngắm di vật cổ ở Nam Cát Tiên, đối thoại với lịch sử văn hóa của một vùng đất, ta sẽ hiểu được tường tận nhiều điều.
DI SẢN 33 VƯỜN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM
Giới thiệu tóm tắt về Di sản 33 Vườn Quốc gia Việt Nam được Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018 đúc kết cập nhật và trích dẫn theo thông tin mới bổ sung.
Vườn
Quốc Gia ở Việt Nam 33 Quần thể di tích danh thắng Yên Tử (ảnh tư liệu
HK, trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)
33.Quần thể di tích danh thắng Yên Tử
là quần thể liên tỉnh Quảng Ninh Bắc Giang Hải Dương đặc biệt nổi
tiếng lần đầu tiên ở Việt Nam được đệ trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học
và Văn hóa của Liên hiệp quốc UNESCO xem xét, công nhận là Di sản Thế
giới, nhung tạm thời dừng lại vì những lý do đặc biệt liên quan đến sự bảo đảm an ninh và phát triển bền vững quốc gia. Núi
Yên Tử nối 99 ngọn núi Nham Biền tới Tam Đảo của vòng cung Đông Triều
“Trường thành chắn Bắc” với bề dày dãy núi non đặc biệt hiểm trở khoảng
400 km núi đá che chắn mặt Bắc của thủ đô Hà Nội non sông Việt. “Trăm năm tích đức tu hành. Chưa lên Yên Tử chưa thành quả tu”(Non thiêng Yên Tử, ảnh Hoàng Kim).
Vườn Quốc Gia ở Việt Nam 1 VQG Tam Đảo (ảnh tư liệu VQG Tam Đảo, trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)
1. Vườn quốc gia Tam Đảo là
một vườn quốc gia của Việt Nam, nằm trọn trên dãy núi Tam Đảo, một dãy
núi lớn dài trên 80 km, rộng 10–15 km chạy theo hướng Tây Bắc Đông
Nam. Vườn trải rộng trên ba tỉnh Vĩnh Phúc (huyện Tam Đảo), Thái Nguyên
(huyện Đại Từ) và Tuyên Quang (huyện Sơn Dương), cách Hà Nội khoảng
75 km về phía Bắc.Tọa độ địa lý của Vườn quốc gia Tam Đảo:
21°21′-21°42′ vĩ Bắc và 105°23′-105°44′ kinh Đông. Ngày 6 tháng 3 năm
1986, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 136/TTg về việc phê duyệt
“Dự án khả thi đầu tư xây dựng Vườn quốc gia Tam Đảo”. Ngày 15 tháng 5
năm 1996 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có quyết
định số 601 NN-TCCB/QĐ về việc thành lập Vườn quốc gia Tam Đảo trực
thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Vườn
Quốc Gia ở Việt Nam 2 VQG Hoàng Liên (ảnh tư liệu VQG Hoàng Liên,
trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)
2. Vườn quốc gia Hoàng Liên
là một vườn quốc gia Việt Nam được thành lập năm 2002, nằm ở độ cao từ
1.000-3000m so với mặt biển trên dãy Hoàng Liên Sơn thuộc địa bàn các
huyện Than Uyên, Phong Thổ tỉnh Lai Châu và Sa Pa của tỉnh Lào Cai. Tọa
độ địa lý của vườn từ 22°07′-22°23′ độ vĩ Bắc và 103°00′-104°00′ độ
kinh Đông. Trước khi được công nhận là vườn quốc gia, khu vực này là
một khu bảo tồn thiên nhiên mang tên Khu Bảo tồn Thiên nhiên Hoàng Liên
– Sa Pa từ năm 1996. Vườn quốc gia Hoàng Liên được thành lập theo
Quyết định số 90/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 12 tháng 7
năm 2002, về việc chuyển Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên-Sa Pa thành
Vườn quốc gia Hoàng Liên. Vườn quốc gia Hoàng Liên được
chọn là một Trung tâm đa dạng của các loài thực vật trong Chương trình
bảo tồn các loàì thực vật của Hiệp hội Bảo vệ Thiên nhiên Thế giới
(IUCN). Vườn cũng được Quỹ môi trường toàn cầu được xếp vào loại A, cao
cấp nhất về giá trị đa dạng sinh học của Việt Nam. Năm 2006, Vườn quốc
gia Hoàng Liên được công nhận là Vườn di sản ASEAN.
Vườn Quốc Gia ở Việt Nam 3 VQG Ba Bể (ảnh tư liệu VQG Ba Bể, trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)
3. Vườn quốc gia Ba Bể
là một vườn quốc gia, rừng đặc dụng, khu du lịch sinh thái của Việt
Nam, nằm trên địa phận tỉnh Bắc Kạn, với trung tâm là hồ Ba Bể. Vườn
quốc gia Ba Bể được thành lập theo Quyết định số 83/TTg ngày 10 tháng
11 năm năm 1992 của Thủ tướng Chính phủ. Vườn quốc gia Ba Bể nằm trên
địa bàn 5 xã Nam Mẫu, Khang Ninh, Cao Thương, Quảng Khê, Cao Trĩ thuộc
huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, có tọa độ là 105°36′55″ kinh đông, 22°24′19″
vĩ bắc. Vườn quốc gia này Hà Nội 250 km về phía bắc, thuộc địa bàn
huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn và cách thành phố Bắc Kạn 50 km. Vườn quốc
gia Ba Bể là một điểm du lịch sinh thái lý tưởng với phong cảnh kỳ thú
và sự đa dạng sinh học. Năm 2004, Ba Bể đã được công nhận là một di sản
thiên nhiên của ASEAN. Trước đó, đây từng là Khu danh lam thắng cảnh
và Di tích lịch sử, là Khu rừng cấm hồ Ba Bể. Vườn Quốc gia Ba Bể được
thành lập theo quyết định số 83/TTg ngày 10/11/1992 của Chính phủ với
diện tích 7.610 ha, trong đó có 3.226 ha là phân khu bảo vệ nghiêm ngặt
và hơn 300 ha diện tích mặt hồ. Những nghiên cứu khoa học khẳng định
đây là khu vực giàu có về đa dạng sinh học, có nhiều nét đặc trưng của
hệ sinh thái điển hình rừng thường xanh trên núi đá vôi và hồ trên núi,
rừng thường xanh đất thấp. Trung tâm của vườn là hồ Ba Bể với chiều
dài tới 8 km và chiều rộng 800 m, nằm trên độ cao 178 m, là “hồ tự
nhiên trên núi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng ở Việt Nam”. Nằm trên
vùng núi đá vôi, vốn có rất nhiều hang động caxtơ….mà hồ vẫn tồn tại
với cảnh đẹp mê người là điều diệu kì, hấp dẫn mà thiên nhiên ban tặng.
Vườn Quốc gia Ba Bể có 1.281 loài thực vật thuộc 162 họ, 672 chi,
trong đó có nhiều loài thực vật quý hiếm có giá trị được ghi vào Sách
Đỏ của Việt Nam và Thế giới.
Vườn
Quốc Gia ở Việt Nam 4 VQG Bái Tử Long (ảnh tư liệu VQG Bái Tử Long,
trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)
4. Vườn quốc gia Bái Tử Long
là một khu bảo tồn sinh quyển cấp quốc gia tại khu vực vịnh Bái Tử
Long huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh Việt Nam. Vườn được thành lập theo
quyết định 85/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, ngày 1 tháng 6 năm 2001. Vườn quốc gia Bái Tử Long
nằm trong vùng có tọa độ địa lý là: 20°55’05” ÷ 21°15’10” vĩ độ Bắc và
107°30’10” ÷ 107°46’20” kinh độ Đông. Diện tích tự nhiên của vườn bao
gồm diện tích đất đai của tất cả các đảo nằm trong khu vực tọa độ trên,
kèm theo các vùng biển vùng quanh các đảo này với bề rộng 1 km tính từ
đường bờ biển các đảo đó, tổng diện tích là 15.783 ha. Các đảo thuộc
vườn quốc gia bao gồm: Ba Mùn, Trà Ngọ Lớn, Trà Ngọ Nhỏ, Sậu Nam, Sậu
Động, Đông Ma, Hòn Chính, Lò Hố, Máng Hà Nam, Máng Hà Bắc, Di To, Chầy
Cháy, Đá Ẩy, Soi Nhụ,…, và các đảo nhỏ trong vùng tọa độ nêu trên.
Vườn Quốc Gia ở Việt Nam 5 VQG Xuân Sơn (ảnh tư liệu VQG Xuân Sơn, trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)
5. Vườn quốc gia Xuân Sơn
là một vườn quốc gia nằm trên địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.
Vườn quốc gia Xuân Sơn với kiểu địa hình núi đá vôi đặc trưng, được
chuyển từ khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Sơn thành vườn quốc gia theo
Quyết định của Thủ tướng chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
số 49/2002/QĐ-TTg ngày 17 tháng 4 năm 2002. Vườn quốc gia Xuân Sơn nằm ở
huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, cách thành phố Việt Trì 80 km, Hà Nội
120 km, có tọa độ địa lý: Từ 21°03′ đến 21°12′ vĩ bắc và từ 104°51′ đến
105°01′ kinh đông, phạm vi ranh giới được xác định: Phía Đông giáp các
xã Tân Phú, Minh Đài, Long Cốc, huyện Tân Sơn. Phía Tây giáp huyện Phù
Yên (tỉnh Sơn La), huyện Đà Bắc (tỉnh Hoà Bình). Phía Nam giáp huyện
Đà Bắc (tỉnh Hoà Bình). Phía Bắc giáp xã Thu Cúc, huyện Tân Sơn. Vườn
quốc gia Xuân Sơn nằm trên hệ thống núi đá vôi có độ cao từ 700 đến
1.300 m. Trong khu vực có rất nhiều hang đá. Vườn quốc gia Xuân Sơn có
diện tích vùng đệm 18.369 ha, trong đó diện tích vùng lõi là 15.048 ha
khu vực bảo vệ nghiêm ngặt là 11.148 ha, Điểm đặc trưng của Xuân Sơn là
vườn quốc gia duy nhất có rừng nguyên sinh trên núi đá vôi (2.432 ha).
Xuân Sơn được đánh giá là rừng có đa dạng sinh thái phong phú, đa dạng
sinh học cao, đa dạng địa hình kiến tạo nên đa dạng cảnh quan.
Vườn Quốc Gia ở Việt Nam 6 VQG Ba Vì (ảnh tư liệu VQG Ba Vì, trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)
6. Vườn quốc gia Ba Vì
là một vườn quốc gia của Việt Nam, nằm trên khu vực dãy núi Ba Vì
thuộc huyện Ba Vì (Hà Nội) và hai huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn tỉnh Hòa Bình
với diện tích 10.814,6 ha, có toạ độ địa lý: từ 20 độ 55′ đến 21 độ
07′ vĩ bắc và 105 độ 18′ đến 105 độ 30′ kinh đông, cách trung tâm Hà
Nội 50 km về phía tây, và cách Sơn Tây, Hà Nội 15 km, được thành lập
năm 1991 theo quyết định số 17-CT ngày 16 tháng 01 năm 1991 của Chủ
tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam. Vườn quốc gia Ba Vì từ đầu thế kỉ 20,
đã là địa danh nổi tiếng về sự đa dạng hệ sinh thái và phong cảnh đẹp,
khí hậu mát mẻ. Vườn quốc gia này nằm trong dãy núi cao chạy dọc theo
hướng đông bắc – tây nam với đỉnh Vua cao 1.296 m, đỉnh Tản Viên cao
1.227m, đỉnh Ngọc Hoa cao 1.131 m. Về động vật, có 45 loài thú, 115
loài chim, 61 loài bò sát và 27 loài ếch nhái, trong đó có nhiều loài
quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới như gà lôi trắng,
khỉ, báo, gấu, sóc bay, v.v. Hiện tại, người ta đã biết trên 1.000 loài
thực vật, trong số đó có khoảng 200 loài cây dược liệu, nhiều loài quý
như bách xanh, thông, dẻ, lát hoa.
Vườn
Quốc Gia ở Việt Nam 7 VQG Cúc Phương (ảnh tư liệu VQG Cúc Phương,
trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)
7. Vườn Quốc gia Cúc Phương (hay rừng Cúc Phương)
là một khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng đặc dụng nằm trên địa phận
ranh giới 3 khu vực Tây Bắc, châu thổ sông Hồng và Bắc Trung Bộ thuộc ba
tỉnh: Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa. Vườn quốc gia này có hệ động
thực vật phong phú đa dạng mang đặc trưng rừng mưa nhiệt đới. Nhiều
loài động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cao được phát hiện và bảo tồn
tại đây. Đây cũng là vườn quốc gia đầu tiên tại Việt Nam. Vườn quốc
gia Cúc Phương là một địa điểm khảo cổ. Các di vật của người tiền sử có
niên đại khoảng 12.000 năm đã được phát hiện như mồ mả, rìu đá, mũi
tên đá, dao bằng vỏ sò, dụng cụ xay nghiền… trong một số hang động ở
đây chứng tỏ con người đã từng sinh sống tại khu vực này từ 7.000 đến
12.000 năm trước. Năm 1960, rừng Cúc Phương được công nhận là khu bảo
tồn rừng và được thành lập theo Quyết định 72/TTg ngày 7 tháng 7 năm
1962 với diện tích 20.000 ha đánh dấu sự ra đời khu bảo vệ đầu tiên của
Việt Nam. Quyết định số 18/QĐ-LN ngày 8 tháng 1 năm 1966 chuyển hạng
lâm trường Cúc Phương thành VQG Cúc Phương. Quyết định số 139/CT ngày
09/5/1998 của Chính phủ thành lập Vườn quốc gia Cúc Phương. Vườn thuộc
địa giới hành chính của ba tỉnh: Ninh Bình (hầu hết xã Cúc Phương, một
phần xã Kỳ Phú, Văn Phương, Yên Quang của huyện Nho Quan), Thanh Hóa
(phần lớn núi đá vôi, núi đất, thung lũng các xã Thạch Lâm, Thạch Yên,
Thành Mỹ, Thành Yên của huyện Thạch Thành), Hoà Bình (toàn bộ rừng núi
đá vôi các xã Lạc Thịnh, Yên Lạc, Phú Lai, Yên Trị, Ngọc Lương của
huyện Yên Thủy, xã Yên Nghiệp, Ân Nghĩa thuộc huyện Lạc Sơn). Vườn quốc
gia Cúc Phương được xác định là 1 trong 7 trung tâm đa dạng thực vật
bậc nhất của Việt Nam, là địa điểm du lịch đặc biệt nổi tiếng về sinh
thái, môi trường, thu hút trên hàng trăm nghìn lượt du khách tham quan
hàng năm.
Vườn Quốc Gia ở Việt Nam 8 VQG Cát Bà (ảnh tư liệu VQG Cát Bà, trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)
8. Vườn quốc gia Cát Bà
là khu rừng đặc dụng của Việt Nam, khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Vườn quốc gia Cát Bà thuộc huyện Cát Hải, Hải Phòng. VQG Cát Bà thành
lập ngày 31/3/1986 theo quyết định số 79/CP của Hội đồng Bộ trưởng Việt
Nam (nay là chính phủ). Gồm các hệ sinh thái biển, hệ sinh thái rừng
trên cạn, hệ sinh thái rừng ngập mặn. VQG Cát Bà nằm cách trung tâm
thành phố Hải Phòng 30 hải lý về phía đông, có tọa độ địa lý:
20°44′50″-20°55′29″ vĩ độ bắc,106°54′20″-107°10′05″ kinh độ đông. Bắc
giáp xã Gia Luận. Đông giáp vịnh Hạ Long. Tây giáp thị trấn Cát Bà và
các xã Xuân Đám, Trân Châu, Hiền Hào. Tổng diện tích tự nhiên của vườn
là 16.196,8 ha. Trong đó có 10.931,7 ha là rừng núi và 5.265,1 ha là
mặt nước biển. Địa hình toàn bộ VQG Cát Bà gồm một vùng núi non hiểm
trở có độ cao <500 m, trong đó đa phần là nằm trong khoảng 50–200 m.
Đảo Cát Bà chủ yếu núi đá vôi xen kẽ nhiều thung lũng hẹp chạy dài
theo hướng Đông Bắc -Tây Nam.
Vườn Quốc Gia ở Việt Nam 9 VQG Xuân Thủy (ảnh tư liệu VQG Xuân Thủy, trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)
9. Vườn quốc gia Xuân Thủy
là một vùng bãi bồi rộng lớn nằm ở phía Nam cửa Sông Hồng, cách Hà Nội
khoảng 150 km về hướng Đông Nam, có tổng diện tích tự nhiên là 7.100
ha. Phú sa màu mỡ của Sông Hồng và biển đã tạo dựng nên khu đất ngập
nước với nhiều loài động thực vật hoang dã và các loài chim di cư quý
hiếm. Từ tháng 01/1989 Xuân Thủy đã là vùng đất ngập nước đầu tiên của
Đông Nam Á tham gia Công ước quốc tế RAMSAR (Công ước bảo tồn các
vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế đặc biệt như là nơi cư trú
của những loài chim nước – Ramsar, Iran, 1971). Đến tháng
01/2003, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định sô 01/2003/QĐ-TTg chính thức
nâng hạng Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Xuân Thủy thành Vườn
quốc gia Xuân Thủy, với mục tiêu nhiệm vụ chính là: * Bảo tồn hệ sinh
thái đất ngập nước điển hình của vùng cửa Sông Hồng, các loài động vật,
thực vật đặc trưng của hệ sinh thái đất ngập nước, đặc biệt là các
loài thủy sinh và các loài chim nước, chim di trú. * Phục vụ cho nghiên
cứu khoa học, giáo dục môi trường và phát triển du lịch sinh thái. *
Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, phục vụ cho công tác đào tạo, nghiên
cứu khoa học và giáo dục môi trường, phát triển du lịch sinh thái, góp
phần phát triển kinh tế xã hội, tạo công ăn việc làm cho cộng đồng dân
cư địa phương. Tháng 12/2004, UNESCO tiếp tục công nhận Vườn quốc gia
Xuân Thủy trở thành vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển thế giới khu vực
ven biển liên tỉnh đồng bằng châu thổ Sông Hồng.
Vườn Quốc Gia ở Việt Nam 10 VQG Phong Nha Kẻ Bàng (ảnh tư liệu HK, trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)
10. Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng
là Di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chí địa chất, địa mạo được
UNESCO công nhận lần 1 năm 2003, Di sản thiên nhiên thế giới với tiêu
chí đa dạng sinh học, sinh thái được UNESCO công nhận lần 2 vào ngày 3
tháng 7 năm 2015 là một vườn quốc gia Việt Nam tại huyện Bố Trạch, và
Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, cách thành phố Đồng Hới khoảng 50 km về phía
Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội khoảng 500 km về phía nam. Vườn quốc gia
này giáp khu bảo tồn thiên nhiên Hin Namno ở tỉnh Khammouan, Lào về
phía tây, cách Biển Đông 42 km về phía đông kể từ biên giới của hai
quốc gia. Phong Nha-Kẻ Bàng nằm ở một khu vực núi đá vôi rộng khoảng
200.000 ha thuộc lãnh thổ Việt Nam, khu vực lãnh thổ Lào tiếp giáp vườn
quốc gia này cũng có diện tích núi đá vôi khoảng 200.000 ha. Diện tích
vùng lõi của vườn quốc gia là 85.754 ha và một vùng đệm rộng 195.400
ha. Tháng 8 năm 2013, Thủ tướng chính phủ đã có quyết định mở rộng vườn
quốc gia này lên 1233,26 km2. Vườn quốc gia này được thiết lập để bảo
vệ một trong hai vùng carxtơ lớn nhất thế giới với khoảng 300 hang động
và bảo tồn hệ sinh thái bắc Trường Sơn ở khu vực Bắc Trung Bộ Việt
Nam. Đặc trưng của vườn quốc gia này là các kiến tạo đá vôi, 300 hang
động, các sông ngầm và hệ động thực vật quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt
Nam và Sách đỏ thế giới. Các hang động ở đây có tổng chiều dài khoảng
hơn 80 km nhưng các nhà thám hiểm hang động Anh và Việt Nam mới chỉ
thám hiểm 20 km, trong đó 17 km ở khu vực Phong Nha và 3 km ở khu vực
Kẻ Bàng.
Vườn Quốc Gia ở Việt Nam 10 Hang Động Sơn Đoòng (ảnh tư liệu HK, trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)
Tháng
4 năm 2009, một đoàn thám hiểm thuộc Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh
đã phát hiện và công bố hang Sơn Đoòng là hang động có kích thước lớn
nhất thế giới (dài trên năm km, cao 200m, và rộng 150m), lớn hơn nhiều
so với hang Deer ở Vườn quốc gia Gunung Mulu ở Sarawak, Malaysia, lớn
gấp 4 đến 5 lần so với Phong Nha. Trong đợt khảo sát này, đoàn thám
hiểm cũng tìm thấy nhiều hang động khác. Kiến tạo carxtơ của Vườn quốc
gia Phong Nha-Kẻ Bàng được hình thành từ 400 triệu năm trước, từ thời
kỳ Đại Cổ Sinh do đó là carxtơ cổ nhất ở châu Á. Trải qua nhiều thay
đổi lớn về địa tầng và địa mạo, địa hình khu vực này hết sức phức tạp.
Phong Nha-Kẻ Bàng phô diễn các bằng chứng ấn tượng về lịch sử Trái Đất,
giúp nghiên cứu lịch sử hiểu được lịch sử địa chất và địa hình của khu
vực. Khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng là một trong những mẫu hình riêng biệt
và đẹp về sự kiến tạo carxtơ phức tạp ở Đông Nam Á.
Vườn Quốc Gia ở Việt Nam 11 VQG Bến En (ảnh tư liệu VQG Bến En, trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)
11. Vườn quốc gia Bến En
là một vườn quốc gia thuộc tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam, được thành lập
theo quyết định số 33 ngày 27 tháng 1 năm 1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ
trưởng Việt Nam. Vườn quốc gia Bến En thuộc huyện Như Thanh và huyện
Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa, cách thành phố Thanh Hóa khoảng 36 km về phía
tây nam. Tọa độ từ 19°31′ tới 19°43′ vĩ bắc và 105°25′ tới 105°38′
kinh đông. Tổng diện tích là 14.735 ha, trong đó rừng nguyên sinh là
8.544 ha. Vườn quốc gia Bến En diện tích 3000 ha, có địa hình nhiều đồi
núi, sông, suối và hồ Mực trên núi với 21 đảo nổi ở giữa, Vườn có
nhiều loài sinh vật quý, với 1389 loài thực vật (lim xanh, lát hoa, chò
chỉ, trai lý, bù hương…), có 1004 loài động vật,66 loài thú (với 29
loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam như: sói đỏ, gấu ngựa, vượn đen,
phượng hoàng đất, gà tiền mặt vàng…) với cảnh quan thiên nhiên kỳ thú
tuyệt đẹp.
Vườn Quốc Gia ở Việt Nam 12 VQG Pù Mát (ảnh tư liệu VQG Pù Mát, trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)
12. Vườn quốc gia Pù Mát
là một khu rừng đặc dụng ở phía tây tỉnh Nghệ An. Tiếng Thái, Pù Mát
có nghĩa là những con dốc cao, được thành lập theo quyết định số
174/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 08/11/2001 về việc chuyển
hạng Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Mát thành Vườn quốc gia. Vườn quốc gia
Pù Mát hiện được xác định là vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển miền
tây Nghệ An do UNESCO công nhận năm 2007. Vị trí địa lý từ 18°46′ đến
19°12′ vĩ bắc và từ 104°24′ đến 104°56′ kinh độ đông. Tổng diện tích
của Vườn quốc gia Pù Mát là 94.804 ha, trải rộng trên 3 huyện Tương
Dương, Con Cuông và Anh Sơn của tỉnh Nghệ An. Vùng đệm của Vườn quốc
gia Pù Mát có diện tích 86.000 ha. Độ cao biến động của rừng Pù Mát là
từ 200 – 1.814 m trong đó đỉnh Pù Mát cao nhất: 1.814m. Sự đa dạng sinh
học phong phú với trên 1.144 loài thực vật có mạch , 3 loài thú đặc
hữu Đông Dương, 259 loài chim, với nhiều loài quý hiếm.
Vườn Quốc Gia ở Việt Nam 13 VQG Vũ Quang (ảnh tư liệu VQG Vũ Quang, trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)
13. Vườn quốc gia Vũ Quang (còn gọi với tên: Vườn quốc gia Vụ Quang)
là một vườn quốc gia thuộc tỉnh Hà Tĩnh, nơi có nhiều loài sinh vật
đặc hữu chỉ có ở Việt Nam, được thành lập theo quyết định số
102/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam ngày 30 tháng 7 năm 2002. Vị trí địa lý Vườn quốc gia Vũ Quang nằm ở
phía tây bắc tỉnh Hà Tĩnh, cách thành phố Hà Tĩnh 75 km. Phía đông
giáp xã Hoà Hải (huyện Hương Khê). Phía tây giáp xã Sơn Kim (huyện
Hương Sơn). Phía nam giáp biên giới Việt Nam Lào. Phía bắc giáp xã Sơn
Tây (huyện Hương Sơn), và các xã Hương Đại, Hương Minh (huyện Vũ
Quang). Tọa độ địa lý từ 18°09′ đến 18°26′ vĩ bắc; từ 105°16′ đến
105°33′ kinh đông. Tổng diện tích: 55.028,9 ha.
Vườn Quốc Gia ở Việt Nam 14 VQG Bạch Mã (ảnh tư liệu VQG Bạch Mã, trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)
14. Vườn quốc gia Bạch Mã
là một vườn quốc gia thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế và huyện Đông Giang
thuộc tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Huế 40 km, được thành lập theo
quyết định số 214-CT ngày 15 tháng 7 năm 1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ
trưởng Việt Nam. Vị trí địa lý tại tọa độ 16°05′ tới 16°15′ vĩ bắc và
107°43′ tới 107°53′ kinh đông. Vườn Quốc gia Bạch Mã có diện
tích 37.487 ha, nằm trên 3 huyện Phú Lộc và Nam Đông thuộc tỉnh Thừa
Thiên-Huế và huyện Đông Giang thuộc tỉnh Quảng Nam. Đỉnh Bạch Mã là
đỉnh núi cao nhất của vườn với độ cao 1.450 m so với mực nước biển .
Vườn Quốc gia Bạch Mã có tính đa dạng sinh học cao. Thực vật ở đây gồm
2147 loài, trong đó có một số loài hiếm và có giá trị như hoàng đàn
giả, trầm hương. Động vật đã ghi nhận được 1.493 loài, đặc biệt có một
số loài thú mới được phát hiện ở Việt Nam như sao la, 894 loài côn
trùng của 580 chi và nằm trong 125 họ và 17 bộ.
Vườn Quốc Gia ở Việt Nam 15 VQG Núi Chúa (ảnh tư liệu VQG Núi Chúa, trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)
15. Vườn quốc gia Núi Chúa
là một vườn quốc gia tại huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận, Việt Nam
được thành lập vào năm 2003 theo Quyết định số 134/2003/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ngày 9 tháng 7 năm
2003. Vị trí địa lý ở toạ độ từ 11°35’25” đến 11°48’38” vĩ bắc và
109°4’5″ đến 109°14’15” kinh đông, giới hạn phía bắc là ranh giới giáp
tỉnh Khánh Hòa, nhưng nếu dựa trên địa hình tự nhiên cả quần thể vùng
núi thì ranh giới phía bắc phải đến 11°52’27” tại Mũi Xốp thuộc Hòn Một
ngay cửa vịnh Cam Ranh, như vậy chiều bắc nam sẽ là khoảng 33 km và
tổng chiều dài đường bờ biển sẽ đến 57 km. Khu vực Núi Chúa có ba mặt
giáp biển, phía bắc là phần dưới của vịnh Cam Ranh thuộc xã Cam Lập
thành phố Cam Ranh tỉnh Khánh Hòa, phía đông và nam là biển Đông với
các xã Vĩnh Hải và Nhơn Hải thuộc huyện Ninh Hải, phía nam là đầm Nại,
phía tây giới hạn bằng quốc lộ 1A. Núi Chúa-Phan Rang dạng địa hình
lòng chảo, ngăn cách ở phía bắc, tây và nam là các khối núi có địa hình
cao trên 500m cho đến trên 1000m, cao nhất là đỉnh núi Cô Tuy có độ
cao 1.039m. Ở hai đầu phía bắc và nam bị chặn lại bởi các khối núi ăn
lan ra biển có cao độ trung bình 500-700m, giữa là đồng bằng nhỏ Phan
Rang, bao bọc xung quanh bởi các khối núi cao. Vườn Quốc gia Núi Chúa
có 9 tháng khô, 4 tháng hạn và 2 tháng kiệt và được xếp vào loại khô
hạn nhất ở Việt Nam, với lượng mưa trung bình năm dưới 700mm, có những
năm dưới 500mm. Đây là vùng đặc biệt để nghiên cứu sinh vật và môi
trường vùng khô hạn và bán khô hạn.
Vườn Quốc Gia ở Việt Nam 15 VQG Núi Chúa (ảnh tư liệu VQG Núi Chúa, trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)
Vườn
Quốc Gia ở Việt Nam 16 VQG Bidoup Núi Bà (ảnh tư liệu VQG Bidoup Núi
Bà, trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)
16. Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà
nằm trên địa bàn huyện Lạc Dương và huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng,
cách thành phố Đà Lạt 50 km theo tỉnh lộ 723. Tháng 06/2015, tại Paris
(Pháp), kỳ họp lần thứ 27 của Hội đồng Điều phối quốc tế chương trình
Con người và sinh quyển của UNESCO đã công nhận là Langbiang là Khu dự
trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam (đây là Khu dự trữ sinh quyển thế
giới thứ 9 tại Việt Nam, đầu tiên tại Tây Nguyên). Ngày 29/12/2015,
trong khuôn khổ Festival Hoa Đà Lạt tại Đà Lạt (Lâm Đồng), đại diện tổ
chức UNESCO tại Việt Nam đã trao quyết định công nhận là Khu dự trữ
sinh quyển thế giới. Khu dự trữ này có diện tích hơn 275.000 ha gồm
rừng nguyên sinh rộng lớn và vùng lõi là Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà
(66.000ha). Nơi đây là một trong những trung tâm chim đặc hữu của thế
giới và là một trong bốn trung tâm đa dạng sinh học của Việt Nam (cùng
với Khu vực núi cao Hoàng Liên Sơn ở phía Bắc, khu vực núi cao Ngọc
Linh ở miền Trung, khu vực rừng mưa ở Bắc Trung bộ). Giá trị bảo tồn đa
dạng sinh học sinh của khu dự trữ sinh quyển Langbiang thể hiện ở sự
có mặt của 1.945 loài thực vật, trong đó có 96 loài đặc hữu; 153 loài
động, thực vật nằm trong sách đỏ Việt Nam và 154 loài động, thực vật có
tên trong Danh lục đỏ IUCN (sách về tình trạng bảo tồn và đa dạng của
các loài động, thực vật trên thế giới). Trong đó có một số loài động
vật quý hiếm như: Vượn đen má hung, Voọc chà vá chân đen, Gấu chó, Bò
tót, Sơn dương…
Vườn
Quốc Gia ở Việt Nam 17 VQG Phước Bình (ảnh tư liệu VQG Phước Bình,
trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)
17. Vườn quốc gia Phước Bình thuộc xã Phước Bình,
huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận. Thành lập theo Quyết định số 822/QĐ-TTg
ngày 8 tháng 6 năm 2006 do phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định
chuyển Khu bảo tồn thiên nhiên Phước Bình thành Vườn quốc gia Phước
Bình trong hệ thống các khu rừng đặc dụng của Việt Nam. Vườn có tổng
diện tích 19.814 ha. Tọa độ: Từ 11°58′32″ tới 12°10′00″ vĩ bắc và
108°41′00″ tới 108°49′05″ kinh đông. Vị trí địa lý phía Đông giáp: huyện
Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hoà, phía Tây giáp rừng phòng hộ đầu nguồn Thuỷ
điện Đa Nhim, tỉnh Lâm Đồng, phía Nam giáp Công ty Lâm nghiệp Tân
Tiến, tỉnh Ninh Thuận, phía Bắc giáp Vườn quốc gia Bi Doup – Núi Bà,
tỉnh Lâm Đồng và công ty Lâm sản Khánh Hoà tỉnh Khánh Hoà. Vườn quốc
gia Phước Bình đồng thời cùng với Vườn quốc gia BiDoup – Núi Bà ở Lâm
Đồng để tạo thành một vùng bảo tồn thiên nhiên rộng lớn của hệ sinh
thái rừng vùng núi cao đa dạng sinh học ở Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.
Bảo tồn sinh cảnh rừng tự nhiên tiêu biểu, độc đáo của hệ sinh thái
rừng vùng núi cao với các kiểu rừng kín thường xanh, rừng mưa ẩm nhiệt
đới; rừng hỗn hợp cây lá rộng và cây lá kim á nhiệt đới; rừng lá kim;
rừng thưa cây họ dầu tiêu biểu cho kiểu rừng khô hạn của tỉnh Ninh
Thuận. Ngoài ra, vườn còn có nhiệm vụ góp phần nâng cao năng lực phòng
hộ đầu nguồn nước cho hệ thống sông Cái của tỉnh Ninh Thuận nhằm phục
vụ các hoạt động sản xuất và đời sống, phát triển kinh tế – xã hội của
vùng Nam Trung Bộ. Vườn quốc gia Phước Bình có 1.225 loài thực vật và
327 loài động vật quý hiếm.
Vườn
Quốc Gia ở Việt Nam 18 VQG Chư Mom Ray (ảnh tư liệu VQG Chư Mom Ray,
trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)
18. Vườn quốc gia Chư Mom Ray,
nguyên là khu bảo tồn thiên nhiên Chư Mom Ray, thuộc tỉnh Kon Tum, là
một vườn quốc gia trong hệ thống các khu rừng đặc dụng của Việt Nam.
Được thành lập theo quyết định của Thủ tướng chính phủ Cộng hòa Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam số 103/2002/QĐ-TTg ngày 30 tháng 7 năm 2002. Vườn
quốc gia Chư Mom Ray nằm ở phía bắc Tây Nguyên và phía tây của tỉnh Kon
Tum, trên địa phận của 2 huyện Sa Thầy và Ngọc Hồi. Phía bắc giáp địa
giới hành chính các xã Bờ Y, Sa Loong (thuộc huyện Ngọc Hồi). Phía nam
giáp địa giới hành chính các xã Mô Rai, Ya Xiêr (thuộc huyện Sa Thầy).
Phía đông giáp địa giới hành chính các xã: Rơ Kơi, Sa Nhơn và thị trấn
Sa Thầy. Phía tây giáp biên giới Việt Nam – Campuchia–Lào. Tọa độ địa
lý: từ 14°18′ đến 14°38′ vĩ bắc, và từ 107°29′ đến 107°47′ kinh đông.
Tổng diện tích: 56.621 ha. Vùng đệm của vườn quốc gia Chư Mom Ray có
diện tích 188.749 ha bao gồm các xã: Bờ Y, Sa Loong (thuộc huyện Ngọc
Hồi); Rơ Kơi, Sa Nhơn, Sa Sơn, Mô Rai, Ya Xiêr, thị trấn Sa Thầy (thuộc
huyện Sa Thầy), tỉnh Kon Tum. Vườn quốc gia Chư Mom Ray là vùng lõi
của khu vực núi cao Ngọc Linh ở miền Trung thuộc Khu dự trữ sinh quyển
thế giới. Nơi đây được đánh giá có vốn rừng phong phú, đa dạng sinh học
cao và có nhiều nguồn gen quý bậc nhất của Việt Nam và là Vườn Quốc
gia duy nhất của Việt Nam tiếp giáp với hai nước bạn Lào và Campuchia.
Năm 2004, Vườn Quốc gia Chư Mom Ray đã được Hiệp hội các nước Đông Nam Á
công nhận là Di sản ASEAN. Theo thống kê, Vườn Quốc gia Chư Mom Ray có
gần 1.500 loài thực vật thuộc 154 họ và 551 chi, trong đó có 131 loài
được xác định là quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng như: phong lan, ngành
hạt trần, các loài họ dầu, lớp tuế… Bên cạnh đó, có khoảng 2.000 loài
thực vật quý hiếm khác như: kim giao, thông tre, trắc, cẩm lai… Động
vật ở đây cũng rất đa dạng với khoảng 452 loài, trong đó có 115 loài
thú, 276 loài chim, 44 loài bò sát và 17 loài lưỡng cư, trong đó có
khoảng 114 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam và thế giới. Đặc biệt, cánh
đồng cỏ – thung lũng Ja Book, với diện tích rộng hơn 9.000ha thuộc Vườn
Quốc gia Chư Mom Ray đã thu hút nhiều loài thú móng guốc và thú ăn
thịt quý hiếm như: Trâu rừng, hổ, bò tót, voi, gấu ngựa, beo lửa, mang
Trường Sơn… cùng rất nhiều các loài bò sát, lưỡng cư khác tới sinh
sống.
Vườn
Quốc Gia ở Việt Nam 19 VQG Chư Jang Sin (ảnh tư liệu VQG Chư Jang
Sin, trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)
19. Vườn quốc gia Chư Yang Sin là một khu rừng đặc
dụng của Việt Nam, nằm trên địa bàn các xã Yang Mao, Cư Drăm, Cư Pui,
Hoà Phong, Hoà Lễ, Hoà Sơn, Khuê Ngọc Điền thuộc huyện Krông Bông và
các xã Yang Tao, Bông Krang, Krông Nô, Đắk Phơi thuộc huyện Lắk, tỉnh
Đăk Lăk, tại đây có đỉnh núi Chư Yang Sin (2.442 mét) cao nhất hệ thống
núi cao cực Nam Trung Bộ. Vườn quốc gia Chư Yang Sin được thành lập
theo quyết định số 92/2002/QĐ-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2002 của Thủ tướng
chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Toạ độ địa lý: Từ
120°14′16″ đến 130°30′58″ vĩ bắc; Từ 108°17′47″ đến 108°34′48″ kinh
đông; Vị trí địa lý: Phía Đông: dọc sông Krông Bông đến ngã ba suối Ya
Brô đến đường phân thuỷ sông Krông Ana. Phía Tây: từ suối Đắk Cao đến
ngã ba suối Đắk Kial và đến đường phân thuỷ giữa Đắk Cao và Đắk Phơi.
Phía Nam: dọc sông Krông Nô, ranh giới Đăk Lăk và Lâm Đồng. Phía Bắc:
bắt đầu từ thác Krông Kmar qua dãy Chư Ju – Chư Jang Bông đến suối Ea
Ktuor. Tổng diện tích là: 58.947 ha; Diện tích vùng đệm của Vườn quốc
gia Chư Yang Sin là 183.479 ha, nằm trên địa bàn các huyện Lạc Dương,
Lâm Hà thuộc tỉnh Lâm Đồng và các huyện Krông Bông, Lắk thuộc tỉnh Đắk
Lắk. Vườn quốc gia Chư Yang Sin có 876 loài thực vật (143 loài đặc hữu
Việt Nam, 54 có tên trong sách đỏ Việt Nam); 203 loài chim; 46 loài thú
được ghi nhận có mặt ở đây.
Vườn
Quốc Gia ở Việt Nam 20 VQG Kon Ka Kinh (ảnh tư liệu VQG Kon Ka Kinh,
trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)
20. Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh
là một vườn quốc gia của Việt Nam, nằm ở cao nguyên Kon Tum, thuộc địa
bàn ba huyện Mang Yang, KBang và Đắk Đoa của tỉnh Gia Lai, phần trung
tâm nằm ở xã Ayun, huyện Mang Yang, phía đông bắc tỉnh Gia Lai, cách
thành phố Pleiku khoảng 50 km về hướng đông bắc. Vườn quốc gia Kon Ka
Kinh được thành lập theo Quyết định số 167/2002/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11
năm 2002 của Thủ tướng chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
trên cơ sở chuyển đổi và nâng cấp từ Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Ka
Kinh. Diện tích là 41.780 ha, với tọa độ địa lý từ 14°09′ đến 14°30′ vĩ
bắc và từ 108°16′ đến 108°28′ kinh đông. Phía bắc giáp xã Đắk Roong
huyện KBang, phía nam giáp xã Hà Ra và một phần xã A Yun, xã Đắk Yă
cùng huyện Mang Yang, phía đông giáp các xã Đắk Roong, Kon Pne, Kroong
và Lơ Ku huyện KBang, phía tây giáp xã Hà Đông huyện Đắk Đoa. Vườn quốc
gia Kon Ka Kinh là một khu vực ưu tiên về bảo tồn đa dạng sinh học của
Việt Nam, khu vực và quốc tế mà trong tương lai nó còn là một địa điểm
du lịch sinh thái hấp dẫn. Ngoài sự đa dạng và phong phú của hệ động
thực vật rừng, Vườn quốc gia Kon Ka Kinh đóng vai trò quan trọng trong
việc bảo vệ lưu vực đầu nguồn của các con sông như sông Ba và sông Đắk
Pne, cung cấp nước tưới tiêu cho hàng ngàn ha cà phê, hồ tiêu, đất nông
nghiệp và cung cấp nước sinh hoạt cho các huyện của tỉnh Gia Lai và
Kon Tum. Phía tây của vườn quốc gia là một phần lưu vực của nhà máy
thủy điện Yaly. Vườn quốc gia Kon Ka Kinh đã thống kê được 687 loài
thực vật thuộc 459 chi và 140 họ, trong đó có 11 loài đặc hữu, 34 loài
quý hiếm, đã được ghi trong sách đỏ Việt Nam và thế giới, 428 loài động
vật, trong đó có 223 loài động vật có xương sống sinh sống trên cạn
(34 bộ, 74 họ) và 205 loài động vật không xương sống (như bướm) thuộc
10 họ bộ Cánh vẩy Vườn quốc gia Yok Đôn là một trong những khu rừng đặc
dụng lớn nhất Việt Nam, thuộc 2 tỉnh Đắk Nông và Đăk Lăk. Vườn quốc
gia Yok Đôn nằm trên địa bàn 7 xã thuộc 3 huyện: xã Krông Na, huyện
Buôn Đôn, xã Ea Bung, Chư M’Lanh huyện Ea Súp (tỉnh Đăk Lăk) và xã Ea
Pô huyện Cư Jút (tỉnh Đăk Nông); Vườn quốc gia Yok Đôn cách thành phố
Buôn Ma Thuột khoảng 40 km về phía tây bắc, được phê duyệt theo quyết
định số 352/CT ngày 29 tháng 10 năm 1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ
trưởng Việt Nam với mục đích bảo vệ 58.200 ha hệ sinh thái rừng khộp
đất thấp. Ngày 24 tháng 6 năm 1992 Bộ Lâm nghiệp ra quyết định 301/TCLĐ
thành lập Vườn quốc gia Yok Đôn trực thuộc Bộ Lâm nghiệp. Vườn quốc
gia Yok Đôn được mở rộng theo quyết định số 39/ 2002/QĐ -TTg ngày 18
tháng 3 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam. Quy mô diện tích
được mở rộng với diện tích 115.545 ha. Toạ độ địa lý: Từ 12°45′ đến
13°10′ vĩ bắc và từ 107°29′30″ đến 107°48′ 30″ kinh đông. Ranh giới của
vườn quốc gia này như sau: Phía bắc theo đường tỉnh lộ 1A từ ngã ba Chư
M’Lanh qua đồn biên phòng số 2 đến biên giới Việt Nam-Campuchia. Phía
tây giáp biên giới Việt Nam-Campuchia. Phía đông theo tỉnh lộ 1A từ ngã
ba Chư M’Lanh đến Bản Đôn, ngược dòng sông Serepôk đến giáp ranh giới
huyện Cư Jút. Phía nam giáp huyện Cư Jút và cắt đường 6B tại Km 22+500,
theo đường 6B đến suối Đăk Dam giáp biên giới Việt Nam-Campuchia. Phía
nam giáp huyện Cư Jút và cắt đường 6B tại Km 22+500, theo đường 6B đến
suối Đăk Dam giáp biên giới Việt Nam-Campuchia. Vườn nằm trên một vùng
tương đối bằng phẳng, với hai ngọn núi nhỏ ở phía nam của sông
Serepôk, rừng chủ yếu là rừng tự nhiên, phần lớn là rừng khộp. Yok Đôn
cũng là vườn quốc gia duy nhất ở Việt Nam bảo tồn loại rừng đặc biệt
này.
Vườn Quốc Gia ở Việt Nam 20a VQG Kon Ka Kinh (ảnh tư liệu VQG Kon Ka Kinh, trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)
Vườn
quốc gia Yok Đôn có 63 loài động vật có vú, 196 loài chim, 40 loài bò
sát, 13 loài lưỡng cư, 464 loài thực vật, trong đó có voi rừng, trâu
rừng và bò tót khổng lồ.
Vườn Quốc Gia ở Việt Nam 21 VQG Cát Tiên (ảnh tư liệu VQG Cát Tiên, trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)
21. Vườn quốc gia Cát Tiên là một khu bảo tồn thiên
nhiên, đặc trưng là rừng đất thấp ẩm ướt nhiệt đới, nằm trên địa bàn
năm huyện Tân Phú, Vĩnh Cửu (Đồng Nai), Cát Tiên, Bảo Lộc (Lâm Đồng) và
Bù Đăng (Bình Phước), cách Thành phố Hồ Chí Minh 150 km về phía bắc.
Vườn quốc gia Cát Tiên được thành lập theo quyết định số 01/CT ngày 13
tháng 1 năm 1992 của Thủ tướng chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam trên cơ sở kết nối khu rừng cấm Nam Cát Tiên (được thành lập theo
quyết định số 360/TTg, ngày 7 tháng 7 năm 1978 của Thủ tướng chính phủ)
và khu bảo tồn thiên nhiên Tây Cát Tiên (được thành lập theo quyết định
số 194/CT, ngày 9 tháng 8 năm 1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng).
Vườn quốc gia Cát Tiên nằm ở khu vực có toạ độ từ 11°20′50″ tới
11°50′20″ vĩ bắc, và từ 107°09′05″ tới 107°35′20″ kinh đông, trên địa
bàn của ba tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai và Bình Phước với tổng diện tích là
71.920 ha. Vùng Nam Cát Tiên trên địa bàn Tân Phú và Vĩnh Cửu có Bàu
Sấu, Bàu Chim, Bàu Cá, Trảng Cò,… tổng diện tích vùng đất ngập nước
khoảng 137,60 km² (trong đó 1,5 km² ngập nước thường xuyên, 53,6 km²
ngập nước theo mùa, và phần còn lại có độ cao tuyệt đối không quá 125
m). Vùng Tây Cát Tiên trên địa bàn Bù Đăng. Vùng Cát Lộc dành để bảo tồn
loài tê giác Java (nay đã tiệt chủng), bò tót, với số lượng khoảng
70-80 con (hiện cũng đang có nguy cơ tuyệt chủng cao do bị săn bắn trộm
và mất chỗ ở vì rừng bị chặt phá) nằm trên địa bàn Cát Tiên và Bảo Lộc.
Vườn quốc gia Cát Tiên hiện có khoảng 50% diện tích là rừng cây xanh,
40% là rừng tre, 10% là nông trại. Động vật đặc trưng có tê giác Java
một sừng, voi châu Á, bò tót, gấu chó, gấu ngựa, trâu rừng, hổ, báo hoa
mai, báo gấm, nai…Các loài chim của Cát Tiên cũng phong phú đa dạng:
đại bàng đen, vịt trời cánh trắng, chim mỏ sừng lớn… Cát Tiên là nơi cư
ngụ của 40 loài nằm trong Sách đỏ thế giới, Cát Tiên còn là địa bàn
của 62 loại lan. Vườn quốc gia Cát Tiên phát hiện khảo cổ trong khu vực
giữa rừng này cho thấy có một nền văn minh cổ đã tồn tại. Cát Tiên
được UNESCO công nhận là “Khu dự trữ sinh quyển thế giới” do sự đa dạng
sinh học nhưng thất bại trong bầu chọn là di sản thiên nhiên thế giới
còn tiếp…
THĂM VÙNG DI SẢN LÀ HẠNH PHÚC LỚN
ANH THÍCH ĐƯA EM VỀ SAPA Hoàng Kim
Anh thích đưa em về Sa Pa
Nơi núi gặp sông, nơi trời gặp đất
Nơi mây trắng quyện hồn thiêng dân tộc
Suối nước trong veo tình tự bên rừng
Em chợp mắt dưới trời Tam Đảo Trùng điệp Nham Biền mờ mịt khói sương Lênh đênh Thần Phù, bâng khuâng Bái Đính Chìm nổi ba đào chẳng vụng đường tu
Anh thích đưa em đi xa hơn … Tới những miền rộng mở Nơi cõi riêng của miền thương nhớ Khát khao xanh hạnh phúc an lành.
Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh có nhiều thầy bạn giỏi về
lĩnh vực Nông Lâm nghiệp. Tôi thật may mắn được làm nhà khoa học
xanh, người thầy chiến sĩ nông nghiệp, được sống với ruộng đồng, nông
dân và sinh viên, tuy cực mà vui, cuộc đời được trãi nghiệm với phần lớn
trong 33 di sản vườn quốc gia quý giá ấy. Đó là hạnh phúc lớn. Tôi
thật yêu thích rừng núi suối nguồn và đặc biệt là vườn quốc gia ở Việt
Nam dù tôi chỉ người thầy nghề nông. Các con tôi chuyển tải nội dung
bài học này để giảng dạy Việt Nam học và ngôn ngữ đối chiếu cho các bạn
quốc tế. Thật hạnh phúc khi nghĩ về thầy bạn và những bài thơ tản
văn viết về núi rừng dòng sông Việt Nam như Dạo chơi non nước Việt, Đất mẹ vùng di sản,Câu cá bên dòng Srepok , Tắm tiên ở Chư Yang Sin, Cát Tiên di sản và huyền thoại … lấy cảm hứng từ các chuyến đi thực tế thú vị này. Tôi xin lưu một bức ảnh Phong Nha-Kẻ Bàng của quê hương yêu dấu “Nhà mình gần ngã ba sông/ Rào Nan chợ Mới nguồn Son Quảng Bình
ở đầu trang; một bức ảnh Nam Cát Tiên nơi tôi đang sinh sống tại Đồng
Nai ở giữa trang, và một bóng nắng Tam Đảo Ba Vì nhớ về Nghĩa Lĩnh
Đền Hùng ở cuối trang, để bắt đầu một ký ức về Việt Nam Tổ quốc tôi.
Chúc mừng ngày hạnh phúc của con Hoang Long và các bạn, ngày 22 5 2018 bảo vệ luận án tiến sĩ tại Viện Hàn Lâm Khoa học Nông nghiệp (CAAS) Bắc Kinh, Trung Quốc
CÓ MỘT NGÀY NHƯ THẾ Hoàng Kim
Có một ngày như thế Lớp học giữa tình thân Hợp tác đào tạo tốt Hoa Người thắm lộc xuân
Có một ngày như thế Hạnh phúc òa niềm vui Cùng lắng nghe chia sẻ Bắc Kinh xa mà gần.
Có một ngày như thế Chí hướng và niềm tin Chọn tạo lúa siêu xanh Thành tựu là hiệu quả
Có một ngày như thế
Á Phi gần bên ta
Thầy là người bạn lớn
Phúc hậu trong một nhà.
Đường trần thênh thênh bước Đỉnh xanh mờ sương đêm Hoàng Thành, Trúc Lâm sáng Phước Đức vui kiếm tìm.
“Khoai Hoang Long, Lúa Siêu Xanh, Núi Thái Sơn là ba điểm đến yêu thích nhất của tôi tại đất nước Trung Hoa. Tôi bắt đầu sự nghiệp nghiên cứu của mình bằng khoai Hoàng Long và lấy tên khoai Hoàng Long đặt tên cho con trai Hoang Long của mình. Con trai tôi bắt đầu sự nghiệp của cuộc đời con bằng lúa siêu xanh. Hai cha con tôi tạ ơn bằng sự leo núi Thái Sơn đêm trăng rằm Phật Đản 2018 ở đất nước Trung Hoa”. Hoàng Kim đã nói với thầy Li và thầy Zheng như vậy. Giáo sư viện sĩ Zhikang Li là nhà di truyền chọn giống cây trồng hàng đầu Trung Quốc, IRRI và Thế giới, nhà khoa học chính của Dự án IRRI Green Super Rice GSR, và Phó Giáo sư Tiến sĩ Tian Qing Zheng là Trưởng nhóm nghiên cứu GSR vùng Châu Á và Châu Phi, quản lý nguồn gen lúa gạo GSR của Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc, Bắc Kinh, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Đêm Thái Sơn cha con tôi đã có một chuyến leo núi thật tuyệt vời, một trãi nghiệm không bao giờ quên và giấc ngủ thật ngon dưới gốc tùng ở Thái An, Sơn Đông. Nhớ về kỷ niệm cũ khoai lang, tôi gom ba bài viết cũ ‘Giống khoai lang Việt Nam‘, ‘Thơ cho con‘, ‘Đến Thái Sơn nhớ Đào Duy Từ” vào phần ba, với một số hình ảnh đẹp chụp cảnh xưa thu hoạch khoai Hoàng Long tại Sơn Đông cùng với nông dân và các chuyên gia khoai lang Trung Quốc, CIP năm 1996, ảnh đẹp chụp ở ‘Khổng miếu’ với giáo sư khoai lang Ấn Độ, ảnh đẹp chụp ‘Khổng Lâm’ với giáo sư khoai lang nổi tiếng Rasco người Philippine. Chùm bài viết ‘Lên Thái Sơn hướng Phật” gồm bảy bài báo: Bài một “Thái Sơn ngọn núi thiêng nhất Trung Quốc”, Bài hai “Trò chuyện Trung Quốc với Lão Khoa”, Bài ba “Giống khoai lang Hoàng Long Việt Nam”, Bài bốn “lúa siêu xanh ở Việt Nam”, Bài năm ‘ Khổng Tử dạy và học’. Bài sáu ‘ Trung Việt vành đai và con đường’. Bài bảy ‘Suy ngẫm lên Thái Sơn hướng Phật”. Nội dung câu chuyện này liên quan nhiều đến khoa học cây trồng, văn hóa giáo dục, nông nghiệp du lịch sinh thái và triết luận …. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/len-thai-son-huong-phat/
Chúng tôi hành hương lên Thái Sơn hướng Phật để thấu hiểu và giác ngộ. Lên Thái Sơn hướng Phật là con đường di sản soi thấu trên 5000 năm lịch sử văn hóa Trung Quốc mà tôi và Hoang Long đã may mắn được thực hiện trong trong đêm Phật đản năm 2018. Hoàng Long vừa hoàn thành thật tốt việc bảo vệ luận án tiến sĩ về đề tài lúa siêu xanh (Green Super Rice GSR) với sự hướng dẫn của hai chuyên gia di truyền chọn giống lúa lỗi lạc hàng đầu của đất nước Trung Hoa. Học để làm (Learning to Doing), học bởi làm (Learning by Doing) là nguyên lý giáo dục hiện đại gắn kết ngành hàng với chất lượng thương hiệu sản phẩm, giá trị kinh tế, hiệu quả sản xuất đích thực.
NÚI THÁI SƠN TRUNG QUỐC
Núi Thái Sơn là điểm đến du lịch nổi bật bậc nhất tại Trung Quốc. Núi Thái Sơn di sản thế giới hỗn hợp với hai hai yếu tố nổi bật nhất về văn hóa và thiên nhiên, đáp ứng đủ 7 tiêu chuẩn,và đạt nhiều tiêu chuẩn nhất hiện nay của UNESCO.Núi Thái Sơn với vùng hoang dã ở Tasmania của Úc là 2 di sản thế giới hỗn hợp đáp ứng đủ 7 tiêu chuẩn của UNESCO, nhưng Tasmania thì đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn di sản thiên nhiên còn Thái Sơn thì đáp ứng đủ 7 tiêu chuẩn di sản thiên nhiên và văn hóa. Do vậy, núi Thái Sơn năm 1988 đã được UNESCO công nhận là di sản đứng đầu trong số 9 khu di sản tổng hợp của thế giới, là điểm du lịch thiên nhiên văn hóa nổi tiếng, mà nhiều người thích leo núi trên 4 tiếng đi bộ từ chân núi lên đỉnh núi vào ban đêm, để ngắm mặt trời mọc vào sáng sớm.
Núi
Thái Sơn có tổng diện tích 426 km² nằm phía Bắc của thành phố Thái
An, tỉnh Sơn Đông. Thái Sơn đứng đầu trong năm núi linh thiêng nhất của
Trung Quốc bao gồm Đông Nhạc Thái Sơn, Tây Nhạc Hóa Sơn, Nam Nhạc Hành
Sơn, Bắc Nhạc Hằng Sơn, Trung Nhạc Tung Sơn. Thái Sơn được dân Trung
Quốc coi là cột chống trời, liên hệ với bình minh, sinh, tái sinh,
thiêng nhất trong năm ngọn núi thiêng.
Núi
Thái Sơn do vị trí ở phía đông nên được gắn liền với mặt trời mọc, là
biểu tượng cho sự ra đời và sự hồi sinh. Theo thần thoại Trung Quốc,
Ngũ Nhạc có nguồn gốc từ thân thể và đầu của Bàn Cổ, vị thần đầu tiên
sáng tạo ra thế giới. Thái Sơn được cho là được tạo thành từ phần đầu
của Bàn Cổ. Ông Lucas, chuyên gia Hiệp hội di sản thiên nhiên của Tổ
chức giáo dục, khoa học và văn hoá Liên hợp quốc UNESCO sau khi đến
khảo sát tháng 5/1987, đã đánh giá: “Di sản thế giới chia thành di sản
thiên nhiên và di sản văn hoá. Hiếm khi cả hai giá trị này ở trong cùng
một khu bảo tồn, và Thái Sơn là di sản có cả hai giá trị đó”.
Núi
Thái Sơn là thắng cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, nổi bật là đỉnh Ngọc
Hoàng cao 1.532,7 m so với mặt nước biển, ngoài ra còn có đỉnh Nhật
Quang, đỉnh Nguyệt Quang, vách Trăm Trượng và nhiều danh thắng thiên
nhiên như cầu Tiên Nhân, thác Vân Kiều, thác Long Đàm với rất nhiều cây
tùng bách cây cổ thụ trên 100 năm tuổi, đặc biệt cây Ngân Hạnh có niên
đại 2000 năm tuổi được mệnh danh là ” hóa thạch sống” cho hệ thực vật
tiêu biểu của Thái Sơn.
Núi
Thái Sơn là nơi ngắm bình minh, hoàng hôn, tuyết và sương mù tuyệt
đẹp. Trên đỉnh Ngọc Hoàng phía Đông Quan Nhật Đình, buổi sáng, ngắm mặt
trời mọc, những đám mây tầng tầng bay trên đỉnh núi, Tây Thông Thiên
đến đỉnh Nguyệt Quang có Vọng Hà đình, cửa Nam Thiên dài 2078m, độ dốc
603m, đi cáp treo chỉ mất 7 phút.
Núi
Thái Sơn rất nổi tiếng về di tích lịch sử văn hóa. Vào thời kỳ đồ đá
cách đây hàng vạn năm, đã có người sống trên đỉnh núi này. Theo sử
sách ghi chép thì cách đây 500 năm sườn núi phía Nam núi Thái Sơn là nơi
phồn hoa của nền văn hóa Long Sơn và nền văn hóa Đại Văn Khẩu. Thái
Sơn ở phía đông Trung Quốc có ý nghĩa biểu tượng mặt trời mọc, nơi phát
sinh của muôn vật và hóa thân của thần linh nên suốt chiều dài lịch sử
đế vương các triều đại đã tới đây tế lễ. Kể từ khi Tần Thủy Hoàng lên
núi Thái Sơn, đến đời vua Càn Long đã có tới 12 vị hoàng đế Trung Quốc
lên núi tế trời . Trên đỉnh Thái Sơn có rất nhiều đình đài miếu mạo và
các công trình kiến trúc độc đáo như đền Đại, đầm Vương Mẫu, cửa Nam
Thiên, đền Bích Xá, cung Đấu Mẫu, lầu Xích Thiên… Rất nhiều danh nhân đã
đến đây thưởng ngọan phong cảnh và đã để lại nhiều bút tích như Khổng
Tử với:”Đăng Thái Sơn nhi tiểu thiên hạ” hay Đỗ Phủ: “Hội đương quân
tuyệt đỉnh, nhất lản chúng sơn tiểu” và hàng ngàn bài thơ ca ngợi cảnh
đẹp của núi Thái Sơn.
Hoàng Kim và Hoang Long trên đường lên Thái Sơn bàn chuyện về các học giả Việt Nam đã nói gì về Trung Quốc ngày nay. Đầu tiên là phiếm đàm ‘tào lao với Lão Khoa‘ về Trung Quốc kế tiếp là những chuyện nóng hổi khác.Tào lao với Lão Khoa gọi là nhàn đàm nhưng thật ra có nhiều việc quốc kế dân sinh. Trần Đăng Khoa vừa hiệu đính và đăng lại bài viết này về Trung Hoa, tiếng là ‘tào lao’ mà thật sự nóng hổi và nghiêm cẩn. Khoa viết đúng sự thật của Trung Quốc ngày nay: “Trung Quốc là một nước phát triển rất hùng mạnh về tất cả mọi lĩnh vực, trong đó có truyền thông, thông tin. Thế kỷ XXI này là Thế kỷ Trung Quốc. Ở đâu cũng truy cập được internet, nhưng tiếc ở đó không dùng được Email, Google, Blog và cả Facebook. Vì thế, tôi như kẻ lạc rừng. Trung Quốc có gần trăm kênh truyền hình. Kênh nào cũng rất đẹp. Nhưng toàn truyền hình nội bộ của các tỉnh thành Trung Quốc, tuyệt không có một kênh nào của nước ngoài.” “Đúng là chúng tôi cũng còn nhiều hạn chế. Chúng tôi đang mở cửa. Nhưng mở cửa theo quy trình. Mở cửa từng bước…”.
Sự đánh giá này của Khoa về Trung Quốc trong sự quản lý xây dựng, giao thông, du lịch văn hóa cũng là chí lý: “Cái
chúng ta còn phải phấn đấu để vươn tới thì Trung Quốc lại có cả một
kho kinh nghiệm. Nói như một đồng chí ở Đại sứ quán ta, Trung Quốc có
một đội ngũ cán bộ lãnh đạo rất giỏi. Ngay một cán bộ ở địa phương cũng
có tầm nhìn của trung ương. Lấy tư duy của trung ương để xử lý cả
những việc cỏn con ở cơ sở. Vì thế họ có được sự đồng bộ và nhất quán
xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương. Chúng tôi qua Lệ Giang rồi Đại
Lý, một thành phố cổ của Trung Quốc ở tỉnh Vân Nam. Thành phố này đã
bị phá hủy vào năm 1996 trong trận động đất 7,5 độ richte. Vậy mà họ
vẫn khôi phục lại được. Một thành phố rất đẹp, cổ kính. Nhiều ngôi nhà
dựng lại mà trông cổ kính như có tuổi thọ hàng ngàn năm tuổi. Phải nói
là rất tài. Trung Quốc là thế đấy. Họ kỹ lưỡng đến từng chi tiết nhỏ.
Bởi thế, Trung Quốc là đất nước của du lịch. Thành phố nào cũng có
những vẻ đẹp bí ẩn khiến người ta muốn chiêm ngưỡng, khám phá. Đó là
những vẻ đẹp không chỉ chinh phục du khách nước ngoài mà còn có thể mê
hoặc được cả chính người dân Trung Quốc. Chỉ riêng khách du lịch Trung
Quốc cũng đã đủ “nuôi” ngành du lịch Trung Quốc rồi.”
Tôi thích văn phong của Khoa “giản dị, xúc động, ám ảnh” và lối viết tưng tửng nhưng rất sát sự thật. Dẫu vậy, tôi thấy có điều đánh giá này là chưa thật ổn: “Trung Quốc to mà vẫn không lớn. Vì rất không đàng hoàng. Ông bạn này cứ như một anh hàng xóm rất giàu có nhưng lại có cái tính rất khó chịu là cứ thích ăn cắp vặt. Nhà có hàng núi vàng, nhưng vẫn thích thó của những anh hàng xóm trái cam hay quả trứng gà. Nếu không lấy được thì khó chịu. Cái việc họ lấn đất, lấn biển lấn đảo cũng thế. Giả thiết nếu không có mấy hòn đảo ăn cắp, hay cả Biển Đông nữa, họ vẫn cứ lớn, vẫn giầu có, ở không ít mặt họ còn vượt cả Nga, cả Mỹ. Thế mà vẫn cứ càm cắp những thứ bé hin hin chẳng phải của mình. Khó chịu là thế!“. “Mấy hòn đảo ăn cắp, hay cả Biển Đông nữa” sao có thể coi là nhỏ khi so sánh 2,5 triệu kilomet vuông kinh tế biển với 9,3 triệu kilomet vuông đất liền? Trung Quốc ngày nay có luận thuyết Trung Nam Hải, “nắm vững Trung, hướng về Nam, tranh chấp Hải” đó là luận thuyết biển lịch sử, là cửa “sinh đạo” trong Dịch lý, ngược hướng với “Tử Cấm Thành”. Thuyết này là khâu trọng yếu của ‘giấc mộng Trung Hoa vành đai và con đường’ để Trung Hoa trỗi dây, đâu có thể lấy lý lẽ ‘trộm vặt’ ‘ăn cắp vặt’ để lý giải, mà cần là một hệ thống lý luận sâu hơn. Tôi thích minh triết Hồ Chí Minh, ‘Bình Ngô’ của cụ Nguyễn Trãi, ý thơ của các cụ Trạng Trình, Nguyễn Du, Giáp Hải và triết lý của Engels hơn. Minh triết Hồ Chí Minh khác sự diễn đạt trên, và triết gia Engels cũng nói: “Tự do là cái nhìn sâu sắc vào sự cần thiết.” (Engels 1878. freedom is the insight into necessity. Anti-Dühring, pt. 1, ch. 11). “Nền kinh tế hay khoa học làm giàu sinh ra ghen tị lẫn nhau và sự tham lam của các thương gia chính trị này, mang trên trán của nó là dấu hiệu của sự ích kỷ đáng ghét nhất.”. (This political economy or science of enrichment born of the merchants’ mutual envy and greed, bears on its brow the mark of the most detestable selfishness. Outlines of a Critique of Political Economy (1844). Nhiều người dân Trung Quốc lương thiện trung hậu khác với một cộng đồng ‘diều hâu’ toan tính trỗi dậy bá quyền. Trung Quốc mộng tạo dựng một đế quốc Á Châu với cam kết ‘Trung Quốc sẽ không áp đặt QUÁ KHỨ BI THẢM CỦA CHÍNH HỌ lên các quốc gia khác’ ‘ Nhân dân Trung Quốc kiên trì theo đuổi các mối giao thiệp hữu hảo với toàn bộ các quốc gia khác”. “Giấc mộng Trung Hoa vành đai và con đường” là một thế lực phi chính thức và phần lớn dựa vào kinh tế để cố kết cơ sở hạ tầng cứng thuộc vòng ảnh hưởng của Trung Quốc mà Mỹ , Nga, cộng đồng châu Âu EU , cộng đồng Hồi giáo buộc phải tôn trọng. Họ mở cửa từng phần cũng vì dân trí có tốt có xấu.
Nguyễn Trần Bạt có bài viết “Donald Trump, Tập Cận Bình và Putin đang tháo ra để lắp lại nền chính trị thế giới”, Tom Miller có chuyên khảo công phu “Giấc mộng châu Á của Trung Quốc” nói về Donald Trump, Tập Cận Bình và Putin hiện là tiêu điểm tầm nhìn đầy lo âu, hi vọng của nền chính trị lớn thế giới và tất cả cộng đồng nhân loại.Chúng ta nhớ lại thông điệp sau cùng của cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama cuối năm 2016 về bức tranh tối tương lai thế giới đầy lo âu hơn: “Tôi muốn kết luận lại bài diễn văn của mình bằng cách nói rằng tôi thừa nhận lịch sử đang kể một câu chuyện rất khác câu chuyện tôi nói ngày hôm nay. Chúng ta đã chọn một cái nhìn lịch sử đen tối hơn và đầy hoài nghi hơn. (Let me conclude by saying that I recognize history tells a different story than the one that I’ve talked about here today. There’s a much darker and more cynical view of history that we can adopt).
Nhân
chuyện ‘Tào lao với Lão Khoa’ về Trung Hoa, tôi muốn bàn chuyện có nên
hợp tác với Trung Quốc về lúa siêu xanh, đào tạo nguồn lực nông nghiệp
công nghệ cao, nông nghiệp du lịch sinh thái, giao lưu ngôn ngữ văn
hóa giáo dục dưỡng sinh đông tây y kết hợp … có hay không? Câu trả lời
thực tiễn là cụ thể, có tâm thế có lý có lợi đúng lúc, điều này có
nhưng điều kia không.
Trong bài “Ba đặc khu liệu có đột phá?”
tôi đã nêu chính kiến là “không” đối với ba đặc khu cụ thể này, mà nên
chọn người hiền tài và tự mình ở những điểm nhậy cảm an ninh quốc
phòng kinh tế văn hóa đời sống dân sinh, Việc hợp tác cần thấu hiểu ‘dĩ
bất biến ứng vạn biến’ và quyền biến. Ba đặc khu đang dự định thành
lập chỉ thích hợp cho phát triển du lịch, cơ sở nghỉ dưỡng, dịch vụ vui
chơi, giải trí… Và do đó, không cần đưa ra các ưu đãi vượt trội về
thuế, về quyền thuê đất lâu dài. Đó là một câu chuyện khác. Luật đầu tư
và hợp tác bền vững thành thực phải là vùng đặc khu hợp tác nghiên cứu
phát triển trọng điểm hướng tới chén cợm ngon của người dân, lao động,
việc làm, an sinh xã hội và giáo dục đào tạo nguồn lực con người hiền
tài để phát huy sự tương đồng văn hóa. Một dân tộc truyền kiếp bị đối
xử không bình đẳng thì độc lập, tự do, hạnh phúc là điểm tương đồng sâu
sắc nhất ‘.
Tôi cũng đã đến Trung quốc thật nhiều lần, có mấy lần ăn cơm chung với nông dân trên núi cao và ngoài ruộng. Năm 1996, có dịp khảo sát vùng khoai lang ở Sơn Đồng và Giang Tô và năm 2018 quay lại tự mình khảo sát so sánh nông nghiệp của chính vùng này, tận mắt và chính kiến nhìn nhận đánh giá. Năm 2014, tôi dạo chơi Thiên An Môn, Cố Cung, Di Hòa Viên, Thiên Đàn trong ngày Quốc tế Lao động, ngắm những nơi lưu dấu các di sản của những triều đại hiển hách nhất Trung Hoa, lắng nghe đất trời và các cổ vật kể chuyện. Tôi ngắm nhìn người nghệ sĩ nhân gian, vui cùng ông và đùa cùng trẻ thơ. Ngày trước đó, tôi vinh hạnh được làm việc với giáo sư Zhikang Li, trưởng dự án Siêu Lúa Xanh (Green Super Rice) chương trình nghiên cứu lúa nổi tiếng của CAAS & IRRI và có cơ hội tiếp cận với các nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc. Năm 2018 này, tôi lại có cơ hội tự mình đi du lịch bằng tàu cao tốc từ Bắc Kinh qua Thiên Tân đến Sơn Đông khảo sát nhanh nông nghiệp Trung Quốc, chuyến đi hơn 600 km mất hai giờ. Những điều tôi trực tiếp chứng kiến là tích cực và ấn tượng. Suốt dọc đường tới Thiên Tân và ba thành phố khác đến thành phố Thái An của Sơn Đông, tôi đã lưu đầy 5 video hình ảnh nông nghiệp Trung Quốc ngày nay để so sánh thấy được sự đổi thay cực kỳ ấn tượng của sản xuất nông nghiệp nước bạn.
Suy
ngẫm từ núi Xanh (景山, Jǐngshān, Cảnh Sơn, Green Mount), ngọn núi địa
linh của đế đô Bắc Kinh, suy ngẫm từ đỉnh núi Thái Sơn ở Sơn Đông, tôi
tâm đắc lời nhắn gửi sâu xa của bậc hiền minh lỗi lạc Trạng Trình
Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Muốn bình sao chẳng lấy nhân / Muốn yên sao lại bắt
dân ghê mình” “Biển Đông vạn dặm giang tay giữ. Đất Việt muôn năm vững
thái bình) (Vạn lý Đông minh quy bá ác/ Ức niên Nam cực điện long
bình). Suy ngẫm về cuộc cách mạng Xanh và đỉnh cao Hòa Bình. Chủ tịch
Tập Cận Bình đang tiếp nối Tổng thống Tôn Trung Sơn để phát triển chủ
thuyết liên Nga thân Việt trừ tà tứ toàn, một vành đai một con đường,
ông cam kết những điều tốt đẹp với Việt Nam. Thế nhưng tại sao động
thái tình hình thực tế của hai nước nhiều việc chưa tạo đủ niềm tin bạn
hữu. Việt Nam tự cũng cố và trầm tĩnh theo dõi. Tôi sẽ còn viết tiếp
câu chuyện Từ Mao Trạch Đông tới Tập Cận Bình.
Lời
giáo sư Norman Borlaug văng vẳng bên tai tôi: “Đời người tối thiểu
phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức
khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng
phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó.” Sự hiền minh lỗi lạc của
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, và di sản vô giá của giáo sư Norman
Borlaug cùng với các bậc Thầy về cách mạng xanh mãi mãi là niềm tin và
nổ lực của chúng ta !
Trò chuyện Trung Quốc với Lão Khoa, tôi thích nói về một món ngon ở Bắc Kinh (hình). Đặc sản và biểu tượng của một vùng đất luôn thi vị trong lòng của người hành hương. Suốt mấy ngày ở Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc, tôi thường chén món ngon này, như khi leo núi Thái Sơn thì ưa dùng món xúp ‘bát bửu’, ‘khoai Hoàng Long” và “rượu Thái Sơn”. “Thịt lợn kho Tàu Tô Đông Pha” là món ăn ngon nổi tiếng Hàng Châu, được đặt tên để vinh danh ông. Tô Đông Pha là một nhân vật quan trọng trong chính trị thời Tống, ông cùng Tư Mã Quang cựu tể tướng và sử gia danh tiếng thuộc phái “coi trọng đạo đức, lẽ phải, kỷ cương”, đối lập với chính sách mới “cường thịnh và phát triển lớn mạnh quốc gia bất chấp đạo lý” do Vương An Thạch chủ trương. Tô Đông Pha đã nổi tiếng là một nhà viết chính luận, các tác phẩm văn của ông đều đặc biệt sâu sắc, góp phần to lớn vào việc nâng cao dân trí và hiểu biết bách khoa thư, văn học du lịch Trung Quốc thế kỷ thứ 11. Thơ Tô Đông Pha nổi tiếng suốt lịch sử lâu dài, có tầm ảnh hưởng rộng lớn tại Trung Quốc, Nhật Bản và các vùng lân cận, cũng được biết đến trong phần nói tiếng Anh trên thế giới thông qua các bản dịch của Arthur Waley và các người khác. Về biểu tượng nghệ thuật, Tô Đông Pha được coi là nhân cách ưu việt của thế kỷ XI. Tôi đã từng chén “Thịt lợn kho Tàu Tô Đông Pha” ở Hàng Châu mà thương về hạt gạo làng ta còn chưa có thương hiệu Việt mạnh trên thế giới.
GIỐNG KHOAI LANG HOÀNG LONG
Hoàng Long là giống khoai lang phổ biến nhất Việt Nam suốt trên nửa thế kỷ qua.(1968-2020) Nguồn gốc giống khoai lang Hoàng Long tại Thái An, Sơn Đông, Trung Quốc đã được nhập nội vào Việt Nam do đoàn chuyên gia nông nghiệp Trung Quốc và Việt Nam có ông Quách Ngọc Ân mang vào trồng tại Cẩm Lương, Cẩm Thủy, Thanh Hóa, Việt Nam năm 1968. Giống do Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh tuyển chọn và giới thiệu (Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy, 1981). Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1981. Thời gian sinh trưởng 85-95 ngày. Năng suất củ tươi 15 – 27 tấn/ ha, tỷ lệ chất khô 27-30%, chất lượng củ luộc khá, vỏ củ màu hồng sẫm, thịt củ màu vàng cam, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím phủ luống gọn, mức độ nhiễm sùng và sâu đục dây trung bình; “Thơ cho con” và Đến Thái Sơn nhớ Người được lấy cảm hứng từ giống khoai lang Hoàng Long và núi Thái Sơn, Sơn Đông nơi phát sinh của giống khoai lang này.
THƠ CHO CON Hoàng Kim
Thương yêu tặng hai con
Tố Nguyên Hoàng Long
Con!
Thân thương một tiếng gọi
Hạnh phúc bật nên lời
Lòng Cha bồi hồi
Sung sướng gọi:
Con!
Cha đi công tác xa
Mong đợi Con, từng ngày chờ thư Mẹ
Thư đến!
Con ra đời!
Cha run lên vì mừng
Thao thức suốt đêm
Không ngủ
Bạn bè vây quanh Cha
Trân trọng niềm vui thiêng liêng
Nâng cốc chúc Cha
Hạnh phúc!
Tiếng Con ngọt ngào môi Cha
Dào dạt lòng Cha vỗ mãi
Có Con
Nối cuộc đời Cha
Gấp đôi
Có Con
Đan giữa cuộc đời
Hạnh phúc
Con là sợi dây máu thịt
Yêu thương gắn Mẹ và Cha
Có Con
Cha thấy cuộc đời ý nghĩa hơn
Cuộc sống – Tình yêu – Sự nghiệp
Hai Con là hai con mắt
Cửa sổ tâm hồn Cha
Dẫu đời Cha nhiều chông gai
Trái chín cuộc đời vẫn ngọt
Con là giấc mơ trong trẻo
Là ban mai tươi vui
Là viên ngọc trao đời
Là hương hoa hạnh phúc
Ước vọng cuộc đời Cha
Có Con đi nối con đường sự nghiệp
Con đứng trên vai Cha
Vươn tới những chân trời mơ ước
Hai Con
Hai viên ngọc
Chị con và Con
Mẹ con dịu hiền hơn
Mẹ con đảm đang hơn
Cha bớt vụng về mỗi việc làm nho nhỏ
Con trở thành ngọn lửa
Sưởi ấm lòng Mẹ Cha
Khi mỗi ngày khó khăn
Trong trẻo tiếng Con
Mẹ Cha hết mệt
Con là niềm vui lớn nhất
“Con hơn Cha nhà có phúc”
Cha mong dồn cho Con.
Lớn lên
Con sẽ hỏi Cha
Sao Cha đặt tên Con là Hoàng Long?
Con ơi!
Tên Con là khúc hát yêu thương
Của lòng Cha Mẹ
Cha Mẹ thương nhau
Vì qúy trọng những điều ân nghĩa
Sự nghiệp và tình yêu
Những ngày gian khổ
Cùng nghiên cứu củ sắn, củ khoai
Con là giống khoai Hoàng Long
Tỏa rộng nhiều vùng đất nước
Dẫu không là trái thơm qủa ngọt
Nhưng là niềm vui người nghèo
Để Cha nhớ về quê hương
Khoai sắn bốn mùa vất vã
Để Cha nhớ những ngày gian khổ
Năm năm
Cơm ngày một bữa
Khoai sắn không phụ lòng
Để Cha nhớ về
Lon khoai nghĩa tình
Nắm khoai bè bạn
Gom góp giúp Cha ăn học
Khi vào đời
Cha gặp Mẹ con
Cho nên:
Cha muốn Con
Trước khi làm những điều lớn lao
Hãy biết làm củ khoai, củ sắn
Hãy hướng tới những người lao động
Nhớ quê nghèo cắt rốn, chôn rau
Lớn lên
Con sẽ hỏi cha
Sao Cha đặt tên con Hoàng Long?
Long là rồng
Con là đậu rồng
Là công trình thứ hai Mẹ Cha nghiên cứu
Mẹ con chọn hạt
Cha gieo nên con
Vất vả gian nan
Hứa hẹn một mùa gặt hái
Con là tháng ngày mong đợi
Là niềm vui đóng góp cho đời
Từ hạt đậu củ khoai
Cha Mẹ trao Con sự nghiệp
Cha nhớ câu đối trăm năm
Về một gia đình hạnh phúc
“Sáng khoai, trưa khoai, tối khoai
ngày khoai ba bữa
Cha đỗ, mẹ đỗ, con đỗ
đều đỗ cả nhà”
Chị con và Con
Là mong ước
Của Mẹ và Cha
Lớn lên
Con sẽ hỏi Cha
Sao Cha đặt tên con Hoàng Long?
Long là rồng
Nghĩa mẹ tạo nền
Công cha xây móng
Trước mắt con là sông dài, biển rộng
Ước mong con bay lên
Con hãy đi đến cùng
Mục đích của con
Làm được những điều cao cả
Hãy cố gắng không ngừng
Kiên gan
Bền chí
Ước mơ và hiện thực
Hôm nay và mai sau
Nghị lực là thước đo cuộc đời
Hai chữ đầu tiên Con học làm người
Phải học hai điều NHÂN NGHĨA
Cha mong Con lớn lên
Ít nếm trãi khó khăn, vất vả
Nhưng đừng bao giờ quên
Những ngày đói khổ
Thời thơ ấu của Cha
Mồng Ba tháng Giêng ngày mất của Bà
Hai mươi tháng Mười ngày ông Mỹ giết
Ngày mà cửa nhà tan nát
Đói nghèo Bác dắt dìu Cha
Tuổi thơ thì bắt ốc, mò cua
Lớn một chút trồng khoai, dạy học
Qua danh lợi hiểu vinh, hiểu nhục
Trãi đói nghèo biết nghĩa, biết ân
Phan Thiết là nơi Mẹ đã sinh Con
Ông Bà ngoại nuôi cho Con khôn lớn
Tuổi thơ của Con lớn trong yên ấm
Tao nôi êm ả, thanh bình
Ru cho Con “uống nước nhớ nguồn”
Khi con lớn đừng quên điều HIẾU THẢO
Cha say viết về Con
Kể về Con
Thơ cho Con
Cô bác vây quanh Cha
Gật gù
Thông cảm
Thơ chắp mối
Từng vần,
Từng mảng
Câu thơ chưa chỉnh lời
Nhưng tứ thơ
Dồn dập
Bối hồi
Hạnh phúc lớn
Trong lòng Cha
Ngân mãi
Praha, 17.2.1986 (Hoàng Long sinh đêm Giáng sinh 24 tháng 12 năm 1985 nhưng Thư đến Praha ngày 17.2.1986)
ĐẾN THÁI SƠN NHỚ NGƯỜI Hoàng Kim
Ngược gió đi không nản Rừng thông tuyết phủ dày Ngọa Long Cương đâu nhỉ Đầy trời hoa tuyết bay.
Khoai Việt từ giống tốt đến thương hiệu, đó là một câu chuyện dài. Khoai lang Việt Nam hiện đã có những giống khoai lang tốt chất lượng ngon, năng suất cao, được nông dân thích trồng và thị trường ưa chuộng như giống khoai HL518 (Nhật đỏ), HL491 (Nhật tím), Hoàng Long, Kokey 14 (Nhật vàng), Bí Đà Lạt… Giống khoai lang Hoàng Long là giống khoai lang tốt, thích nghi rộng, từ lúc công nhận giống cho đến nay đã hơn 35 năm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong diện tích khoai lang trồng ở các tỉnh phía Bắc.
Chúng ta cũng đã có Kỳ tích từ cây lúa, củ khoai ở Hòn Ðất tỉnh Kiên Giang với doanh nghiệp của ông Đỗ Quý Hạo. trồng khoai lang rất thành công tạo dựng thương hiệu khoai lang Ba Hạo vang bóng một thời. Anh Đỗ Quý Hạo đã được Nhà nước Việt Nam vinh danh trong Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc năm 2010 và nay anh đang thành chuyên gia khoai lang giúp nhiều tỉnh “xây dựng mô hình khoai lang Nhật”. Thế nhưng, khoai lang Việt từ giống tốt đến thương hiệu vẫn còn là một câu chuyện dài…
Khoai
lang Việt Nam 40 năm (1975- 2015) nhìn lại. Trước năm 1975, giống
khoai lang ở Việt Nam chủ yếu được tiêu thụ tươi và làm thức ăn gia
súc. Giống khoai lang phổ biến ở miền Nam là Trùi Sa, Trà Đõa, Dương
Ngọc lá tròn, Dương ngọc lá tím, Tàu Nghẹn, Bí Đế, Đặc Lý, Bí mật Đà
Lạt và Okinawa 100. Đề tài : “Chọn tạo giống sắn khoai lang thích hợp
với các vùng sinh thái nông nghiệp miền Nam” là đề tài do Viện Khoa học
Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam chủ trì thực hiện, thuộc chương trình cấp
Bộ 1981-1990, sau đó tiếp tục 1991-2006, và kết nối hợp tác Quốc tế
với CIAT, VEDAN (sắn), CIP (khoai lang), Việt Tiệp (sắn xen đậu rồng),
IRRI (hệ thống cây trồng cây có củ trên nền lúa)… với nhiều tổ chức
quốc tế khác. Mục tiêu: nhập nội, thu thập, lai tạo, bảo tồn, tuyển
chọn và phát triển các giống sắn và khoai lang có năng suất cao, chất
lượng tốt, thích hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp miền Nam. Kết
quả (riêng về khoai lang) “Tiến bộ mới trong chọn tạo giống khoai lang ở
các tỉnh phía Nam” (1981- 2006) đã tuyển chọn được bảy giống khoai
lang tốt được Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn công nhận giống
ở các tỉnh phía Nam (Kỷ yếu 90 năm Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp
Miền Nam 1925-2015, trang 51) bao gồm: Hoàng Long, Chiêm Dâu, Bí Đà
Lạt, Khoai Gạo (Bộ Nông nghiệp Công nghiệp Thực phẩm công nhận giống
năm 1981), HL4 (Bộ Nông nghiệp Công nghiệp Thực phẩm công nhận giống
năm 1987), HL518 và HL491 (Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn công
nhận giống năm 1997). Đây là những giống khoai lang chủ lực trong sản
xuất tại thời điểm. HL518 (Nhật đỏ) và HL491 (Nhật tím) đột phá về chất
lượng khoai ngon. Những tỉnh trồng hai giống khoai lang này nhiều là
Vĩnh Long, Kiên Giang, Đà Lạt, Đăk Nông, Gia Lai, Đồng Nai và Sóc
Trăng. Điển hình tỉnh Vĩnh Long sản lượng khoai lang năm 2000 là 46,2
ngàn tấn, diện tích khoai lang 2,5 ngàn ha, năng suất bình quân 18,4
tấn/ ha, năm 2011 sản lượng khoai lang đạt 248,7 ngàn tấn, diện tích
khoai lang 8,5 ngàn ha, năng suất bình quân 29,2 tấn/ ha (Tổng cục
Thống kê 2014) do trồng thâm canh Nhật tím HL491 và Nhật đỏ HL518.
Tại các tỉnh phía Bắc, bốn giống khoai lang trồng phổ biến hiện có là Hoàng Long, KB1, K51, Tự Nhiên. Đây là những giống thích nghi rộng hơn trong số 15 giống khoai lang tốt đã được Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn công nhận trong hơn 40 qua (1975- 2015). 15 giống khoai lang này được tuyển chọn theo ba hướng chính: 1) Nhóm giống khoai lang năng suất củ tươi cao, ngắn ngày, chịu lạnh thích hợp vụ đông gồm K1, K2, K3, K4, K7, K8, VX37-1, Cực nhanh là những giống khoai lang chủ yếu tuyển chọn để tăng vụ khoai lang đông từ nguồn gen nhập nội từ CIP, Trung Quốc, Nga, Philippines trong giai đoạn 1980-1986. 2) Nhóm giống khoai lang năng suất củ cao, nhiều dây lá thích hợp chăn nuôi, gồm K51, KL1, KL5 là các giống khoai lang phục vụ chăn nuôi hợp tác với CIP, Úc giai đoạn 1986-2000. 3) Nhóm giống khoai lang năng suất củ cao, phẩm chất ngon, bao gồm việc phục tráng và chọn lọc giống khoai lang Hoàng Long, Chiêm Dâu (Vũ Tuyên Hoàng, Mai Thạch Hoành 1986, 1992), Tự Nhiên (Trương Văn Hộ và ctv, 1999); tuyển chọn và phát triển giống khoai lang KB1 (Nguyễn Thế Yên, 2003) và phục tráng chọn lọc giống khoai lang Hoàng Long gần đây của Viện Di truyền Nông nghiệp.
Hai giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) và HL491 (Nhật tím) đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997 (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim và ctv. 1997) hiện đã được trồng khá phổ biến và mang lại sự thay đổi căn bản về năng suất cao và chất lượng ngon cho sự canh tác khoai lang tại nhiều tỉnh của Việt Nam. Giống khoai lang Hoàng Long nửa thế kỷ nhập nội từ Trung Quốc (1968-2018) và được tuyển chọn theo hướng năng suất cao, phẩm chất ngon, vỏ hồng đỏ, ruột củ vàng ươm hoặc vàng cam, hiện tại các tỉnh Thanh Hóa, Hải Dương, Nghệ An, Ninh Bình… vẫn được ưa chuộng và quan tâm khoai Hoàng Long hiện vẫn được phục tráng chỉ tiếc ít cơ hội.
Khó
khăn chính trong sản xuất khoai lang hiện nay là: Giống khoai lang lẫn
tạp và thoái hóa; Kỹ thuật canh tác khoai lang chưa thật phù hợp (từ
thời vụ trồng, chọn đất, chọn hom giống tốt, kỹ thuật làm đất, bón phân
NPK và hữu cơ vi sinh, kỹ thuật trồng, mật độ trồng, phòng trừ sùng
khoai lang, sâu đục dây và bệnh hại, đến các biện pháp làm cỏ, nhấc
dây, tổ chức sản xuất kinh doanh và tiêu thụ khép kín…); Chưa kiểm soát
tốt sùng hà gây hại; Ít đầu tư thâm canh; Chưa tổ chức sản xuất kinh
doanh tiêu thụ khép kín.
Một số hình ảnh về chọn giống khoai lang của chúng tôi trong nửa thế kỷ qua được chọn lọc lưu lại dưới đay