“Đi đâu cũng không bằng Tổ quốc mình. Nói gì, làm gì cũng không bằng dạy, học và làm cho đồng bào đất nước mình. Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương. Mục đích sau cùng của dạy và học là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và làm được việc. Dạy và học thực tiễn trên chính Tổ quốc mình”. Đêm trắng và bình minh Hoàng Kim lời tâm đắc
“Dĩ bất biến ứng vạn biến”. Đường lối cách mạng của nước Việt Nam ngày nay thích hợp bền vững trong tình hình mới, thời đại mới, đã được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đúc kết tinh hoa tại bài viết: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” xác định rõ đường lối, quan điểm, tầm nhìn chiến lược, cương lĩnh và kế hoạch hành động:“Đoàn kết ‘xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh’ như di nguyện của Bác Hồ kính yêu”; “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức; Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; Bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế (in đậm để nhấn mạnh HK); Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại; Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện“.
#vietnamhoc #cnm365 #cltvn VIỆT NAM THÔNG TIN KHÁI QUÁT Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim
Việt Nam thông tin khái quát tiếp nối bài Thông tin nhanh về Việt Nam thuộc nội dung VIỆT NAM HỌC Tổng quan văn hoá và kinh tế xã hội Việt Nam là tập tài liệu giảng dạy nghiên cứu Việt Nam Học: người Việt, tiếng Việt, nông nghiệp Việt Nam, văn hóa, kinh tế, xã hội, du lịch sinh thái. Mục đích tập tài liệu này nhằm đúc kết kiến thức nền Việt Nam Học, giúp việc tìm hiểu đất nước con người Việt Nam “vốn xưng nền văn hiến đã lâu; núi sông bờ cõi đã chia, phong tục Bắc Nam cũng khác” (Nguyễn Trãi, 1428) với phẩm chất văn hóa thân thiện, tốt đẹp.Việt Nam thông tin khái quát được đúc kết cập nhật theo Wikipedia tiếng Việt và các nguồn trích dẫn chính thực có liên quan tới ngày 30 tháng 6 năm.2021. Thông tin nhanh về Việt Nam và một số bài đọc thêm có liên quan lưu ở cuối trang này xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/viet-nam-thong-tin-khai-quat/
Chiến tranh là sự chết chóc, chia lìa và tốn kém tiền bạc. Trong chiến tranh mong mỏi duy nhất của người dân là hoà bình, đoàn tụ. Để tránh được chiến tranh chúng ta phải hiểu được nguyên do của từng cuộc chiến, từ đó có ứng xử thích hợp góp phần đẩy xa nguy cơ những cuộc chiến. Bài viết chỉ là sự phân tích logic với các sự kiện đang diễn ra. Những sự kiện về Phần Lan – Liên Xô tham khảo từ cuốn Sụp đổ của Jared Diamond.
TỪ PHẦN LAN
Nhìn vào bản đồ chúng ta thấy được Phần Lan có phía Bắc giáp với Na uy, phía Tây giáp với Thuỵ Điển, phía Đông giáp với Nga. Cách vịnh Phần Lan có Estonia, Latvia, Luthuania, Belarus.
Khoảng từ năm 1100, thì Phần Lan bị Thuỵ Điển và Nga tranh giành. Phần Lan gần như bị Thuỵ Điển kiểm soát đến năm 1809 thì Nga thôn tính hoàn toàn. Cách mạng tháng 10 của Nga nổ ra Phần Lan được độc lập. Từ đó Phần Lan là một nước theo chế độ dân chủ tư bản tự do, nhưng vẫn là một quốc gia nông nghiệp nghèo nàn.
Vào tháng 8 năm 1939 Hitler và Stalin ký với nhau Hiệp ước Bất tương xâm Đức – Liên Xô bao gồm cả thoả thuận ngầm Phần Lan thuộc ảnh hưởng của Liên Xô. Việc ký kết vừa xong thì bất ngờ Đức đánh vào Ba Lan. Stalin hiểu càng phải đẩy biên giới của Liên Xô càng xa phía Tây càng tốt nhằm ngăn chặn mối đe doạ của Đức. Do đó vào tháng 10 năm 1939, Liên Xô gửi tối hậu thư yêu cầu bốn nước vùng Baltic: Phần Lan, Estonia, Latvia và Luthuania sát nhập vào Liên Xô duy nhất chỉ có Phần Lan từ chối.
Đầu tháng 10 năm 1939 Liên Xô đưa ra hai yêu sách với Phần Lan: Biên giới Liên Xô – Phần Lan ở Eo đất Karelia phải lùi xa Leningrad. Và Phần Lan phải để Liên Xô thiết lập căn cứ Hải quân trên bờ biển phía Nam Phần Lan gần thủ đô Helsinki đồng thời nhượng lại một số đảo nhỏ trong vịnh Phần Lan. Lo sợ nếu nhượng bộ một phần yêu sách sẽ phải tiếp tục nhượng bộ trong tương lai, họ từ chối.
Ngày 30 tháng 11 năm 1939 Liên Xô dùng 500.000 quân với hàng ngàn xe tăng, máy bay và pháo binh tối tân. Phần Lan không có xe tăng, máy bay, pháo binh cũng như súng chống tăng. Họ chỉ có súng cá nhân và súng máy nhưng đạn được hạn chế. Họ sử dụng chiến thuật du kích sử dụng ván trượt tuyết để kéo dài trận chiến đấu. Không có một nước nào giúp đỡ họ trong cuộc chiến này cả. Binh lính Phần Lan hiểu họ đang chiến đấu cho gia đình, cho đất nước và nền độc lập. Họ khao khát hy sinh cho nền độc lập của họ. Việc kéo dài chiến tranh làm tổn thất quân lính Liên Xô phục vụ mục đích đàm phán với Liên Xô và chờ sự chi viện các nước đồng minh. Nhưng tất cả lời hứa chi viện đều là lừa phỉnh dối trá, chẳng có quân đội và máy bay nào sẵn sàng cho việc chi viện cả. Yêu sách của Liên Xô để kết thúc chiến tranh là toàn bộ vùng đất của Karelia, số dân ở đây vào khoảng 10% dân số Phần Lan phải rời bỏ Karelia lùi về phần đất còn lại của Phần Lan (giải toả trắng). Cảng Hanko gần Helsinki được Nga sử dụng làm căn cứ hải quân.
Đến năm 1941 Phần Lan lại bị cuốn vào chiến tranh thế giới thứ 2 vì họ cũng muốn lấy lại vùng đất Karelia. Đến tháng 7 năm 1944 họ phải đến Moscow để tìm kiếm hoà bình và ký hiệp định mới. Phần Lan trả tiền bồi thường chiến tranh cho Liên Xô 300 triệu đô trong 6 năm. Đó là khoản tiền lớn đối với nền kinh tế nhỏ lẻ chưa công nghiệp hoá của Phần Lan lúc bấy giờ. Rồi chính nghịch cảnh này là động lực cho họ phát triển công nghiệp nặng như đóng tàu, các nhà máy xuất khẩu. Phần Lan phải chấp nhận 20% giao thương thương mại với Liên Xô. Phần Lan nhập khẩu dầu, đầu máy xe lửa, nhà máy điện hạt nhân và kể cả xe Moskvich của Liên Xô. Phần Lan xuất khẩu tàu thuyền, tàu phá băng, hàng tiêu dùng sang Liên Xô. Về phía Liên Xô, Phần Lan là nguồn cung cấp công nghệ và là cửa ngõ của Liên Xô đến với phương Tây.
Với họ là một đất nước nhỏ bé và yếu ớt, không nhận được sự giúp đỡ nào từ phương Tây khi bị Liên Xô xâm lược. Do đó việc duy trì sự tin tưởng của Liên Xô đòi hỏi họ phải hạ mình bằng cách hy sinh một số về kinh tế và một số tự do biểu đạt. Họ phải kiểm duyệt để truyền thông không được nói xấu Liên Xô. Họ hiểu rằng Phần Lan sẽ không bao giờ an toàn nếu Liên Xô cảm thấy không an toàn. Trong quan hệ đối ngoại, Phần Lan luôn đi trên dây giữa việc phát triển mối quan hệ với phương Tây đồng thời duy trì tin cậy với Liên Xô. Khi tổng thống của Phần Lan đang được Liên Xô tin cậy thì họ thậm chí thông qua một đạo luật khẩn cấp để gia hạn nhiệm kỳ của tổng thống Kekkonen thêm 4 năm.
Đây là một thể chế dân chủ xã hội tự do mà trong nhiều thập niên vẫn duy trì được một mối quan hệ tuyệt hảo và tin cậy với Liên bang Xô Viết trước đây và nước Nga hiện thời mà không phải trở thành một nước đàn em.
Phần Lan chỉ là một nước nhỏ, có biên giới dài với Liên Xô. Không thể trông cậy vào các nước đồng minh. Trách nhiệm sống còn của của dân tộc, của đất nước phải tự thân. Nước xa không cứu được lửa gần. Cho dù là một thành viên của EU và từng được mời gia nhập khối NATO nhưng cho đến nay Phần Lan vẫn chỉ bảo lưu lời mời đó. Họ biết rằng nếu họ gia nhập NATO thì chắc chắn Nga không để cho họ được yên ổn.
NHÌN VỀ UKRAINE
Năm 1991 Liên Xô Viết tan rã, 12 nước cộng hoà lần lượt được tách ra và tuyên bố độc lập. Ukraine là một trong số các nước cộng hoà đó tách ra từ Liên Xô. Giống như Nga sau khi được tách ra, Ukraine cũng có tình trạng kinh tế trì trệ. Hy vọng kinh tế khởi sắc nhờ việc bắt tay hợp tác với phương Tây và Mỹ. Sự thật Mỹ và phương Tây không hậu thuẫn cho Ukraine phát triển kinh tế trong hoà bình và thịnh vượng. Họ chỉ hậu thuẫn vũ khí quân sự để Ukraine đối đầu với Nga. Ukraine không học được bài học mà Phần Lan đã rút ra: họ sẽ không an toàn nếu Nga không cảm thấy an toàn.
Lịch sử không có chữ nếu, nhưng lịch sử mang lại cho chúng ta những bài học. Tại thời điểm Nga chiếm đóng bán đảo Crimea của Ukraine, sau đó sáp nhập vào Nga, nếu Ukraine chấp nhận thực tại như Phần Lan đã từng chấp nhận mất lãnh thổ, đồng thời không có ý định gia nhập vào khối NATO, làm cho Nga không cảm thấy bị mất an toàn thì sẽ không có sự kiện Putin ký sắc lệnh công nhận độc lập hai vùng ly khai Ukraine ngày hôm nay. Chấp nhận thực tại về lãnh thổ, đóng sách vở sang Phần Lan học cách phát triển bên cạnh một nước lớn mà không phải làm đàn em. Tranh thủ nguồn năng lượng giá rẻ của Nga để giảm chi phí đầu vào cho sản xuất công nghiệp. Bài học đầu tiên mà Phần Lan dạy cho Ukraine không phải là phát triển kinh tế mà: Muốn mình an toàn thì đừng để Nga cảm thấy mất an toàn từ mình và nước xa không cứu được lửa gần.
Bài học Phần Lan không được áp dụng, nên Ukraine trở thành con tốt trong bàn cờ địa chính trị giữa Nga với Mỹ và các nước phương Tây, để tự mình đứng vào những nước thuộc Thế giới hỗn loạn. Đó là những nước mà tiến hay lùi đều không được nữa. Lưu ý với các bạn rất nhiều nước thuộc Thế giới hỗn loạn có nguyên nhân từ Mỹ mà tôi có thể kể tên: Iraq, Somali, Afghastan, Syria … Ukraine sẽ không bao giờ thắng Nga trong các cuộc tranh chấp và Mỹ cùng với các nước phương Tây cũng chẳng bao giờ cho phép Ukraine thua tan tác. Họ sẽ tiếp tục hơi thổi ngạt để Ukraine ít nhất cũng sống lâm sàng với mục đích là một cái gai chọc vào sườn của Nga.
Lần lượt các nước Đông Âu trong phe CNXH cũ và những nước cộng hoà tách từ Liên Xô trở thành thành viên của EU và gia nhập khối NATO. Rào dậu biên giới, bước đệm để bảo vệ sự tấn công quân sự ngày càng siết chặt nước Nga. Kinh tế giảm sút, tiếng nói trên nghị trường Quốc tế không có giá trị, chỉ còn lại sức mạnh quân sự. Các đòn trừng phạt của Liên minh Châu Âu (EU) liên tục giáng vào Nga làm cho nền kinh tế khó khăn càng khó khăn hơn. Do đó Nga có thể cho rằng nền kinh tế của họ đã nằm ở đáy rồi, họ không còn gì mà mất về mặt kinh tế nữa, mà nếu có mất cũng không đáng kể.
Là một Quốc gia đã từng là cường quốc, Nga không thể đứng khoanh tay nhìn bản thân bị siết chặt đến mức ngạt thở. Nga sẽ không chấp nhận việc bị đe doạ về quân sự và kinh tế. Đó là lý do mà Putin ký sắc lệnh công nhận độc lập hai vùng ly khai Ukraine.
BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
Địa chính trị của Thế giới luôn biến đổi như biểu đồ chứng khoán. Không có đồng minh vĩnh viễn, chỉ có lợi ích vĩnh viễn, là một câu mà chúng ta vẫn thường nghe và nó luôn đúng. Chúng ta không từng nghĩ đến việc sụp đổ của Liên Xô và cuối cùng nó đã xảy ra. Thì chuyện Trung Quốc tan đàn sẻ nghé cũng hoàn toàn có thể đến. Do đó việc kiên trì với mục đích kéo dài hoà bình cho đất nước, tranh thủ phát triển kinh tế, mang lại cuộc sống ngày càng tốt hơn cho người dân là điều mà chúng ta cần hướng tới.
Hiện nay có một số “chí sĩ yêu nước bàn phím” tự nhận là cấp tiến, nhưng tầm nhìn không qua ngọn cỏ. Đó là những người bài Tàu một cách cực đoan, nhưng thực tế chuyên buôn hàng Tàu đểu, hay nếu bắt phải bỏ tất cả những thứ gì liên quan đến Trung Quốc ra thì họ đang khoả thân. Do nhận thức kém, do mù quáng họ luôn luôn kích động chống phá ảnh hưởng đến đường lối ngoại giao của nhà nước. Xin được nhắc lại một bài học nữa từ Phần Lan, là một nước dân chủ tự do nhưng họ phải kiểm duyệt để truyền thông không được nói xấu Liên Xô. Những người tự nhận là cấp tiến muốn nước mình phải là đồng minh của Mỹ, cho Mỹ thuê Cảng quân sự Cam Ranh với hy vọng Mỹ sẽ bảo vệ mình. Họ không biết hay quên rằng Mỹ đã từng bỏ rơi đồng minh của mình là Việt Nam Cộng hoà hay gần đây nhất là Afghanistan. Những “chí sĩ yêu nước bàn phím” này luôn muốn người phát ngôn Bộ Ngoại giao phải nói như họ nói. Sống bên cạnh thằng hàng xóm đầu gấu mà lắm tiền, thì phải ăn nói nhỏ nhẹ chứ không nó vả cho không còn cái răng nào!
Việt Nam một nước nhỏ sống bên một nước lớn Trung Quốc luôn có dã tâm xâm chiếm, vị trí địa chính trị của chúng ta tương tự như Phần Lan với Liên Xô hay như Ukraine với Nga. Do vậy chúng ta cần phải học kỹ những bài học lịch sử đã và đang diễn ra trên thế giới. Là người đã sống trong chiến tranh, có nhiều mất mát trong chiến tranh tôi luôn trân quý hoà bình. Vì vậy đối với tôi một lãnh tụ giỏi là người có đường lối ngoại giao uyển chuyển làm sao cho đất nước không chịu chiến tranh để phát triển kinh tế, từng bước cải thiện đời sống cho nhân dân!
KHỦNG HOẢNG UKRAINA: SỰ THẬT VÀ DỐI TRÁ Tác giảThomas Ertl, người dịch Ngô Mạnh Hùng
#cnm365 Thomas Erti là người Mỹ theo đạo Cơ Đốcgiáo. Ông đãv đăng bài này trên Tạp chí Russia Insider. người dịch: Ngô Mạnh Hùng. Sự trích dẫn bởi Phó Văn Việt, 17.2 2022 và PGS Phan Thanh Kiếm. Bài viết thể hiiện quan điểm của tác giả đối với mối quan hệ Nga Ucraina ngày nay.
“Này Mỹ, hãy để Nga kết thúc quá trình phục hồi. Hãy để số phận mới của Nga đi theo hướng của nó. Một định mệnh sẽ một lần nữa đưa Nga đến một nơi như một trong những quốc gia Cơ đốc giáo vĩ đại trên thế giới”.
Trong bộ truyện trinh thám lâu đời Dragnet, nhân vật chính Sgt. Joe Friday đã trở nên nổi tiếng với câu nói của mình, “Chỉ là sự thật, thưa bà!”. Ngày nay, liệu có thể hiểu “chỉ là sự thật” về bất cứ điều gì trong thế giới phương Tây không? Không, bởi các phương tiện truyền thông công ty đồng lõa với tất cả tội ác của những chủ nhân toàn cầu của họ và đã trở thành cánh tay tuyên truyền thông tin sai lệch thúc đẩy chương trình nghị sự toàn cầu hóa của họ.
Đây là trường hợp của đế chế toàn cầu chủ nghĩa đang khiêu khích Nga bằng cách chống lại Ukraina. Tất nhiên là theo “đế chế”, ý tôi là Đế chế Anh-Mỹ-Zionist của Trật tự Thế giới Mới có trụ sở chính tại Thành phố Luân Đôn với các văn phòng ở Brussels, New York và Washington, DC.
Mục tiêu thống trị thế giới của Đế chế trong nhiều thập kỷ của thế kỷ trước đã đạt được thông qua cả sự lừa dối và vũ lực. Bằng cách sử dụng tuyên truyền và thông tin sai lệch, cùng với các cuộc cách mạng màu, Đế chế đã tài trợ cho các ủy ban được sử dụng để gây bất ổn cho các quốc gia mà họ tìm cách lật đổ và tiếp quản. Đó cũng là những gì đang xảy ra ở Ukraine ngay hiện nay. “Cuộc khủng hoảng” ngày một tăng lên này không phải vì hạnh phúc của Ukraine, mà là nỗ lực của Đế chế nhằm loại bỏ Nga và cô lập họ, vì họ là bức tường lửa đối với mục tiêu của Đế chế là khuất phục thế giới.
Vì vậy, chúng ta hãy xem xét các phương tiện truyền thông dối trá và tuyên truyền của Đế chế và đối chiếu nó với sự thật. Tôi viết từ thế giới quan của một người Mỹ theo đạo Tin lành, nghĩa là người đặt tôn giáo Cơ đốc của mình lên trên chủ nghĩa dân tộc của mình, và trên hết là SỰ THẬT.
TUYÊN TRUYỀN # 1: NGA LÀ KẺ THÙ CỦA PHƯƠNG TÂY.
SỰ THẬT: Kể từ khi Liên Xô sụp đổ và các quốc gia khác của Khối phía Đông tái độc lập khỏi Liên Xô, Liên bang Nga hiện tại, được thành lập vào năm 1991, đã không hề làm gì đe dọa Hoa Kỳ hoặc để thỏa hiệp lại các biên giới của mình. Họ đã không lập các căn cứ quân sự gần Hoa Kỳ, cũng như không gây ra bất kỳ mối đe dọa nào đối với nền kinh tế trong đất nước của chúng ta.
Đúng, Nga đang cạnh tranh với Mỹ để cung cấp khí đốt tự nhiên cho châu Âu, nhưng họ đang làm như vậy – hê hê – theo đúng cách thức của thị trường tự do tư bản chủ nghĩa. Sản phẩm của họ nhanh hơn và rẻ hơn. Hãy nhớ rằng, chính Đức đã đề nghị Nga xây dựng Nord Stream II.
Nếu câu hỏi được đặt ra, “Liên Xô có phải là kẻ thù của Mỹ không?”, thì câu trả lời sẽ là có. Nhưng đâu còn Liên Xô nữa, đất nước vĩ đại mà Reagan đã gán cho chính xác cái tên “Đế chế Ác ma” khi cáo buộc nó có các hành động xâm lược quân sự bành trướng.
Tổng thống Nga Putin đã bị chỉ trích dữ dội ở chính đất nước của mình vì đã hòa giải với Mỹ trong các bài phát biểu trước công chúng, coi Mỹ là “đồng nghiệp và đối tác”. Putin, cùng với Ngoại trưởng Sergei Lavrov, luôn hướng tới đối thoại và hợp tác hơn là hành động quân sự cưỡng bức, hối lộ bằng “viện trợ nước ngoài” hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác. Khi đối phó với Đế quốc và NATO, chính sách đối ngoại của Nga đối với Ukraina là phòng thủ nghiêm ngặt. Nhưng thời gian của họ sắp hết. Cũng giống như Hoa Kỳ vào đầu những năm 60 không muốn vũ khí hạt nhân của Nga ở Cuba, thì Nga cũng không muốn các căn cứ quân sự và tên lửa của NATO ở Ukraina.
Khi xem xét “sự thật”, những gì chúng ta thấy là sự kiên nhẫn đến khó tin của Nga trước sự xâm lược không ngừng của Đế quốc và sự kích động không ngừng của bộ máy tuyên truyền phương Tây.
TUYÊN TRUYỀN # 2: VLADIMIR PUTIN LÀ “ĐẠI MA ĐẦU”
SỰ THẬT: Câu thần chú này được các nhà bình luận bảo thủ như Bill O’Reilly, Sean Hannity, Glenn Beck và Ben Shapiro truyền tụng một cách tàn nhẫn. Tuy nhiên, khi kiểm tra, không có lời tuyên bố nào của họ được chứng minh bằng các dữ kiện hoặc bằng chứng. Tuyên truyền của họ dựa trên việc quay trở lại thời đại đã qua, những định kiến cũ về Liên Xô và những ký ức xa xôi của những thập kỷ trước.
Putin là một người Nga gốc Âu. Trong số 144 triệu người Nga, có 111 triệu người sống ở phía tây của Dãy núi Ural ở lục địa Châu Âu. Về tôn giáo và văn hóa, Putin là người châu Âu hơn nhiều so với là người châu Á. Tuy nhiên, ông ấy bị phương Tây quỷ hóa và tấn công bằng những lời nói dối trá, liên tục.
Trong bốn cuộc bầu cử tổng thống gần đây nhất của Putin từ năm 2000–2018, ông ấy có tỷ lệ phiếu bầu cao hơn so với đối thủ cạnh tranh gần nhất là 23,9%, 58,1%, 46,2% và 64,9%. Chính trị gia phương Tây nào có thể có được sự ngưỡng mộ và tôn trọng từ người dân của mình như Putin?
Putin được mẹ bí mật rửa tội khi còn là một đứa trẻ sơ sinh vào năm 1952 tại một buổi lễ dưới lòng đất của Nhà thờ Chính thống giáo. Ông ấy tự nhận mình là một Cơ đốc nhân Chính thống giáo Nga và thường tham dự các buổi lễ vào Chủ nhật ở Moscow. Đức tin của Putin có chân chính không? Điều đó là việc riêng của ông ấy với Chúa. Điều quan trọng nhất đối với người dân Nga là sự ủng hộ vững chắc của Putin đối với nhà thờ. Ông rất gần gũi và ủng hộ Nhà thờ Chính thống Nga và có công trong việc đổi mới mối quan hệ lịch sử “giao hưởng” giữa nhà thờ và nhà nước của Nga. Ở Mỹ, chính phủ tấn công nhà thờ. Ở Nga, nhà thờ và nhà nước làm việc cùng nhau để thúc đẩy một nền văn hóa Cơ đốc giáo. Người Nga biết không có Chính thống giáo Ba ngôi thì không có nước Nga. Niềm tin Cơ đốc 1.000 năm của họ là nền tảng văn hoá của họ.
Cuốn tiểu thuyết “Loạn luân” nổi tiếng năm 1984 của George Orwell có “hai phút căm ghét” nơi tâm trí của người dân được tạo điều kiện để chống lại bất cứ điều gì mà đảng cầm quyền muốn họ phản đối. Putin chính là Emmanuel Goldstein (nhân vật trong tiểu thuyết nói trên – người dịch) mới của Đế chế.
Trên thực tế, Putin sẽ đi vào lịch sử nước Nga với tư cách là một trong số những ông hoàng vĩ đại nếu không muốn nói là vĩ đại nhất. Bằng một cách thần kỳ, ông đã tách nước Nga khỏi các đầu sỏ ngân hàng phương Tây, cắt đứt nền kinh tế Nga khỏi sự ký sinh của phương Tây, khôi phục hệ thống phòng thủ của Nga, và chỉ cho quốc gia này con đường hồi phục hoàn toàn. Trong thế giới ngoại giao hiện đại, Putin là người lớn nhất trong một căn phòng gồm toàn những chàng trai phương Tây bốc đồng và những kẻ cuồng si của họ.
TUYÊN TRUYỀN # 3: UKRAINE LÀ MỘT NƯỚC TỰ DO
SỰ THẬT: Đây là một trong những lời nói dối của “người bán cá giống”. Thực tế là Ukraina hiện chỉ đang là một chư hầu của Đế chế Anh-Mỹ, và chính phủ thực sự nằm trong bóng tối của nó đang tháo chạy khỏi đại sứ quán Hoa Kỳ ở Kiev, được lãnh đạo và điều hành bởi một người Mỹ gốc Nga, Victoria Nuland, với tư cách là Thứ trưởng Ngoại giao, đặc phái viên của Hoa Kỳ.
Mọi chủ quyền mà Ukraine sở hữu đều đã biến mất khi Bộ Ngoại giao Mỹ tiến hành một cuộc đảo chính, nơi tổng thống được bầu cử dân chủ Viktor Yanukovych buộc phải bỏ trốn vào năm 2014. Những sự kiện này được gọi là “Cách mạng Maidan”. Trong các phương tiện truyền thông phương Tây, nó được gọi là “Cuộc cách mạng về phẩm giá”. Đó là một trong nhiều “cuộc cách mạng màu” của Đế chế nhằm cô lập và loại bỏ Nga cũng như mở rộng quyền bá chủ của Đế chế.
Câu chuyện chính được tạo ra bởi Đế quốc, đảng chiến tranh của Mỹ, những người theo chủ nghĩa duy tân, và các chuyên gia bảo thủ ủng hộ họ là, “Ukraine là một quốc gia có chủ quyền, và nó xứng đáng được Hoa Kỳ bảo vệ và hỗ trợ”. Tuy nhiên, điều ngược lại mới là đúng. Sự thay đổi chế độ do Hoa Kỳ lãnh đạo trong chính phủ Ukraina nằm dưới sự kiểm soát trực tiếp của Hoa Kỳ, quốc gia đã gài bẫy những con rối kế tiếp của mình. Người Mỹ rất thoải mái với việc thực hiện “thay đổi chế độ” trong khi nói một cách đạo đức giả về việc “tôn trọng chủ quyền”. Sự tự mâu thuẫn ở đây là không gì có thể rõ ràng hơn.
Nếu các nhà bình luận Mỹ thực sự lo ngại về chủ quyền của Ukraina, họ có nên vạch trần những hành động chống lại chủ quyền của Ukraina trong quá khứ của Bộ Ngoại giao Mỹ và NATO hay không?
TUYÊN TRUYỀN # 4: UKRAINE NÊN ĐƯỢC TỰ DO GIA NHẬP NATO.
SỰ THẬT: Sẽ không thể hiểu được lời nói dối này một cách hiệu quả nếu không biết lịch sử của NATO (1949) và sự tan rã của Liên Xô vào năm 1991.
NATO được thành lập như một liên minh quân sự của các nước Tây Âu, bao gồm cả Canada và Mỹ, nhằm chống lại cuộc chinh phục của Stalin đối với bảy nước Đông Âu vào năm 1948.
Liên bang Xô viết bị giải thể vào năm 1991, và Liên bang Nga được thành lập với một tổng thống ủng hộ Đế chế, Boris Yeltsin, được lập nên. Vào thời điểm đó, George HW Bush, James Baker và các nhà ngoại giao Mỹ đã đảm bảo với Tổng thống Gorbachev rằng NATO sẽ không mở rộng về phía đông. Không có thỏa thuận nào trong số này được đưa ra thành văn bản (đó là sai lầm của Gorbachev) và Mỹ đã nhanh chóng trở mặt với chính cam kết của họ. NATO, khởi đầu với 12 thành viên như một câu trả lời cho các quốc gia thuộc Khối Hiệp ước Warsaw trước đây, hiện đã có 30 thành viên và đang không ngừng nỗ lực bao vây Nga và các quốc gia khác. Trong khi đó, Hiệp ước Warsaw đã bị giải thể vào ngày 1 tháng 7 năm 1991, sau khi hệ thống cộng sản sụp đổ ở khối này.
Vấn đề liên quan đến việc Ukraina trở thành thành viên NATO là điểm mấu chốt trong an ninh của Nga, bởi Điều 5 trong thỏa thuận của các quốc gia thành viên NATO. Điều 5 dựa trên các cam kết của liên minh quân sự này rằng khi một quốc gia thành viên bị tấn công, tất cả các thành viên NATO khác phải đứng ra bảo vệ. Điều ngớ ngẩn này là một con đường chắc chắn sẽ dẫn đến chiến tranh. Điều này tương tự như “các liên minh đang vướng mắc” đối với Serbia đã kéo cả châu Âu vào thảm họa của Thế chiến I.
Một liên hệ đơn giản của Quy tắc vàng sẽ làm rõ tất cả điều này trong quan điểm: Chúng ta sẽ phản ứng như thế nào nếu Nga xây dựng và củng cố các căn cứ quân sự ở Cuba, Mexico và Canada, đồng thời tích trữ tên lửa hạt nhân ở đó? Tất cả chúng ta đều biết điều đó đã diễn ra như thế nào. Vậy tại sao mọi người lại mong đợi và đòi hỏi Nga không phản ứng tương tự khi NATO tìm cách mở rộng sang Ukraina và đặt một lượng lớn thiết bị quân sự và thậm chí cả vũ khí hạt nhân ở biên giới của họ? Tại sao chúng ta không thể thành thật về điều này? Tại sao các nhà bình luận bảo thủ của chúng ta không bao giờ đưa điều này ra thảo luận?
TUYÊN TRUYỀN # 5: NGA LÀ NGƯỜI ĐỨNG SAU KHỦNG HOẢNG TRONG VỤ BREXIT CỦA ANH QUỐC.
SỰ THẬT: Lời nói dối này lại là một luận điệu lừa bịp khác. Mỹ, quốc gia điều hành Ukraina, đã đặt các đặc vụ CIA và nhiều cố vấn quân sự trên khắp Ukraina, cùng với các vũ khí quân sự tấn công và phòng thủ. Việc cung cấp thiết bị quân sự cho một quốc gia có biên giới với đối thủ, tự nó đã là một hành động chiến tranh.
Để đối phó, Nga đã phải xây dựng hệ thống phòng thủ ở đất nước của mình gần biên giới Ukraina và Belarus.
Đế chế và NATO đang tiến về sát nách Nga, chỉ cách Moscow ít dặm mà Nga lại là kẻ xâm lược? Putin hiện đã tuyên bố rằng Nga không còn nơi nào khác để rút lui. Người ta thường nói rằng bên nào bắn phát súng đầu tiên sẽ là kẻ bắt đầu cuộc chiến. Điều này không thực sự đúng. Đó là một thủ thuật mới. Người làm cho phát súng đầu tiên nổ để lấy cớ mới là người bắt đầu cuộc chiến. Mục tiêu cuối cùng của Đế chế nhằm vào Nga là bao vây, tấn công, tiêu diệt và khuất phục.
TUYÊN TRUYỀN # 6: HOA KỲ ĐANG Ở UKRAINA ĐỂ GIÚP ĐỠ NGƯỜI DÂN UKRAINA
SỰ THẬT: Tuyên bố này thật nực cười. Khi Đế chế chặt đầu một quốc gia, lắp đặt những con rối của chính họ và nắm quyền kiểm soát quốc gia, quốc gia đó cuối cùng sẽ bị cướp đoạt toàn bộ do bị phụ thuộc vào những kẻ đã chinh phục họ.
Trong những ngày của thời đại Liên Xô, và ngay cả sau khi hệ thống cộng sản Đông Âu sụp đổ vào năm 1991, Ukraina vẫn là một trung tâm nông nghiệp và công nghiệp. Kể từ năm 1991, và nhất là từ sự thay đổi chế độ do bàn tay của Đế chế vào năm 2014, Ukraine đã nhanh chóng trở thành quốc gia nghèo nhất châu Âu và mất đi 14,7 triệu người khi họ rời bỏ mảnh đất này.
Ukraina không khác gì các quốc gia khác dưới quyền bá chủ của phương Tây: phải đối mặt với đói nghèo, tê liệt hệ thống phòng thủ, mất số lớn dân và phụ thuộc vào thế giới thứ ba.
Kẻ xâm lược thực sự là ai?
Lý do duy nhất mà Bộ Ngoại giao Mỹ có mặt ở Ukraina là nhằm gây bất ổn cho Nga. Kế hoạch của Đế chế là cô lập Nga bằng nhiều cuộc cách mạng màu mà nó tổ chức ở các quốc gia giáp biên giới với Nga. Ví dụ gần đây nhất là những gì vừa xảy ra vào tháng Giêng này ở Kazakhstan. Thủ phạm của cuộc cách mạng màu Kazakhstan và các cuộc cách mạng màu khác gần đây luôn giống nhau: CIA của Mỹ, MI6 của Anh và Mossad của Israel.
TUYÊN TRUYỀN # 7: NẾU NGA ĐƯA QUÂN SỰ VÀO UKRAINA, ĐÓ SẼ LÀ MỘT SỰ CAN THIỆP BẤT HỢP PHÁP CỦA NƯỚC NGOÀI
SỰ THẬT: Không, cuộc xâm lược thực sự đã diễn ra từ năm 2005 và 2014 bởi Đế quốc và NATO. Cuộc xâm lược của Đế chế ở đây cũng tương tự như các cuộc xâm lược các nước khác: thay đổi chế độ, tiếp quản quân đội và điều hành các chính phủ bù nhìn từ các đại sứ quán Hoa Kỳ, biến Ukraina từ quốc gia có chủ quyền thành một nước chư hầu.
Nếu quân đội Nga tiến vào lãnh thổ Ukraina, nó sẽ nhằm mục đích giải phóng người dân Ukraina khỏi những kẻ xâm lược hiện tại của họ. Cuộc giải phóng sẽ diễn ra đầu tiên ở khu vực Donbas được đánh dấu bằng viện trợ nhân đạo của Nga, với một số sự giúp đỡ để xây dựng lại cơ sở hạ tầng và nền kinh tế Ukraina mà Đế chế đã phá hủy.
Nga cam kết bảo vệ người dân Nga ở Donbas của Ukraina nhưng không muốn sáp nhập Ukraina vào Liên bang Nga.
THẾ GIỚI ĐA CỰC MỚI
Các nguồn sức mạnh cho một trật tự mới trên thế giới đã sẵn sàng. Thời kỳ bá chủ của Mỹ, được thiết lập tại Bretton Woods (1944), đang hoàn toàn bị đảo ngược. Thế giới đang nhanh chóng chuyển từ cơ sở đơn cực của Đế chế sang cơ sở quyền lực đa cực của Nga, Trung Quốc, Iran và Ấn Độ.
Thật không may, sự kiêu ngạo của Đế quốc khi họ từ chối Nga đã buộc người Nga phải tiến về phía đông để gặp Trung Quốc. Tuy nhiên, Nga luôn hết sức thận trọng trong mối quan hệ mới của họ với Trung Quốc, nên không đề cập đến một “liên minh”, nghĩa là về mặt quân sự, mà chỉ là “quan hệ đối tác chiến lược”, chủ yếu là kinh tế. Nga sẽ không bao giờ dại dột tham gia vào các nghĩa vụ của một liên minh quân sự.
Động thái này đã đặt Nga vào một tình thế hơi khó khăn, đặc biệt là nếu mối quan hệ ngày càng sâu sắc. Đối với Nga là Cơ đốc giáo và Trung Quốc là vô thần. Hy vọng của Nga ở đây là sẽ có số lượng và sức mạnh ngày càng tăng của nhà thờ Chính thống giáo Trung Quốc.
Lịch sử đã chứng minh rằng khi một sự thay đổi quyền lực lớn từ trật tự cũ sang trật tự mới, thì giai đoạn chuyển giao đó không bao giờ suôn sẻ. Vì mặc dù là các nước chư hầu của trật tự cũ, các nước nhỏ hơn luôn phụ thuộc về quân sự và kinh tế vào đế chế, thì khi một đế chế mất dần quyền lực, các tranh chấp cũ ngay lập tức xuất hiện và các nền kinh tế nhỏ hơn sẽ lập tức ở vào tình trạng “rơi tự do”.
Ngoài ra, bất chấp những bước tiến của Nga ra khỏi hệ thống tài chính phương Tây, chúng vẫn bị ràng buộc với một ngân hàng trung ương theo kiểu phương Tây. Họ sẽ không bao giờ thực sự thoát khỏi Đế chế cho đến khi họ thoát được khỏi trung tâm tài chính Thành phố London. Tất cả những điều này cần có thời gian.
Nhưng điều chắc chắn là các mảng kiến tạo quyền lực hiện đã chuyển từ trật tự cũ của Đế chế sang trật tự phương Đông mới. Đế chế cũ thối nát phải sụp đổ và hy vọng một trật tự đa cực mới sẽ tạo cơ sở cho các quốc gia chung sống trong hòa bình.
PHẦN KẾT LUẬN
Những người bảo thủ Mỹ và những người theo Cơ đốc cần bắt đầu đặt Cơ đốc giáo của họ lên trên chủ nghĩa dân tộc của họ và có một cái nhìn khách quan về chính sách đối ngoại của đất nước chúng ta. Chúng ta sẽ không thể sửa chữa các chính sách quốc tế tai hại của mình trừ khi chúng ta nhìn nhận một cách trung thực những gì chúng ta đã làm.
Thời của những người bảo thủ che đậy tội ác quốc tế của Bộ Ngoại giao với việc đập ngực và la hét “Oohrah” và “USA, USA” đã qua. Chúng ta phải ngừng nghe kiểu nhà bình luận Sean Hannity-matinee, những người “không thấy gì xấu xa” khi nhìn vào chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Những khuyết điểm mới của Mỹ đã được cân nhắc trong sự cân bằng và là mong muốn phải được tìm ra. Mệt mỏi vì chiến tranh đã ập đến. Người Mỹ đã ngán ngẩm vì những cuộc chiến vô tận và vô nghĩa của họ.
Các câu hỏi đang bắt đầu được đặt ra. Tại sao quân đội Hoa Kỳ có tới hơn 750 căn cứ tại hơn 150 quốc gia? Ai đã trao cho Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ quyền thống trị thế giới? Mối quan tâm thực sự của người Mỹ đối với những nước ngoài này là gì?
Chúng ta phải đối mặt với số lượng tàn phá lớn và sự khốn khổ của con người mà Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã gây ra cho thế giới kể từ Thế chiến II. Chính sách chiến tranh, trừng phạt kinh tế, thay đổi chế độ của Hoa Kỳ, tạo ra xung đột, phong tỏa, phá giá tiền tệ và hạn chế thương mại đã dẫn đến cuộc khủng hoảng nhân đạo lớn nhất kể từ khi Thế chiến II kết thúc. Liệu những người Mỹ bình thường có nhận ra rằng chúng ta là một quốc gia bị căm ghét và khinh thường trên toàn thế giới vì sự can thiệp của chúng ta không? “Giải cứu thế giới vì dân chủ ư?”. Oh, làm ơn, không!
Tôi e rằng tâm trí bình thường của người Mỹ – đã trải qua nhiều thập kỷ tuyên truyền ca ngợi chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ như hình ảnh thu nhỏ của sự công bình với một số kiểu kêu gọi thánh thiện – sẽ không thể thoát khỏi tình trạng tinh thần hiện nay của họ. Nhưng đó là tin tốt. Đế chế Anh-Mỹ-Zionist đang trong sự sụp đổ tự do. Quân đội Mỹ và bá quyền trên toàn thế giới sắp kết thúc. Sự tan rã của NATO đang diễn ra. Hiện đã có các chính trị gia Pháp thúc đẩy Pháp rút khỏi NATO.
Tất cả các đế chế đều sụp đổ. Đế chế này cũng sẽ rơi. Các đế chế sụp đổ bởi vì họ không thể duy trì các chi phí của quyền bá chủ và họ đã tan vỡ. Thất bại của Đế chế ở Afghanistan là khởi đầu của một khuôn mẫu lớn hơn sẽ tiếp tục đến tận cùng các góc cạnh của Đế chế.
Tin tốt khác là sự gia tăng ảnh hưởng của Liên bang Nga trên toàn thế giới. Nga, dường như là tiếng nói quốc tế duy nhất trên thế giới, đã có ảnh hưởng rất ổn định trong thập kỷ qua. Nga hầu như đã chấm dứt việc Mỹ tài trợ và dẫn đầu các cuộc chiến tranh ủy nhiệm ở Trung Đông, và Nga là một trong số ít quốc gia có thể kiểm soát được nhà nước bất hảo của Israel, nơi họ buộc phải sống trong hòa bình với các nước láng giềng.
Nga cũng đã từng là một đế chế. Họ không tìm kiếm lại điều đó hoặc trở thành một đế chế khác, nhưng họ muốn có được sự an toàn cho người dân của họ khỏi những kẻ xấu xa, yêu chiến tranh, đề cao chủ nghĩa thống trị, phân biệt giới tính, khoái lạc, ủng hộ phá thai, khiêu dâm, phản gia đình, phản Chúa – các quốc gia của phương Tây.
Này phương Tây, hãy để Nga yên. Sự phục hồi của họ sau thời kỳ vô thần là điều kỳ diệu hiện đại của thời đại chúng ta. Ai có thể chứng kiến một nước Nga Cơ đốc xuất hiện từ đống đổ nát của sự sụp đổ Liên Xô, và tất cả điều đó chỉ diễn ra trong ba thập kỷ?
Mỹ, hãy để Nga hoàn thành công cuộc phục hồi. Hãy để số phận mới của Nga đi theo hướng của nó. Định mệnh một lần nữa sẽ đưa Nga đến một nơi như một trong những quốc gia Cơ đốc giáo vĩ đại trên thế giới.
Đối với Châu Âu và Châu Mỹ thời hậu Cơ đốc giáo, tất cả những gì còn lại là chịu sự phán xét. Tôi tin rằng nó là không thể thay đổi. Phương Tây đã phung phí di sản Cơ đốc giáo và các phước lành của mình. 100 năm chiến tranh không hồi kết, khủng bố do nhà nước bảo trợ và sự suy đồi được thể chế hóa đã tạo nên cơn lốc. Sự sụp đổ không đến, mà nó đã ở trên chúng ta.
Giống như Nga, phương Tây cũng có số phận sắp tới và phải chạy theo lộ trình của nó. Sau khi sụp đổ, Châu Âu và Châu Mỹ phải xây dựng lại. Có thể trong sự quan phòng ân cần của Đức Chúa Trời, một nước Nga Cơ đốc có thể là kiểu mẫu của chúng ta và hỗ trợ chúng ta trong việc canh tân một nền văn minh Cơ đốc mới.
Hai nước cộng hoà tự xưng Donetsk và Lugansk nằm trên biên giới Nga – Ukraine. Ảnh: Economist
Ngày 21/2/2022, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã công nhận hai khu vực ly khai ở miền đông Ukraine là Donetsk và Luhansk là các quốc gia độc lập.
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày hôm qua 21/2 thông báo, hai khu vực ly khai ở miền đông Ukraine là Donetsk và Luhansk đã được công nhận là các quốc gia độc lập và ký một sắc lệnh tuyên bố hai khu vực này không còn là một phần của Ukraine.
Ông Putin cũng đã chỉ thị cho các lực lượng vũ trang Nga thực hiện nhiệm vụ trên lãnh thổ “Cộng hòa Nhân dân Donetsk” và “Cộng hoà Nhân dân Luhansk” với mục đích “gìn giữ hòa bình”.
Việc này đã diễn ra sau khi các nhà lãnh đạo của hai nước cộng hòa tự xưng công bố video kêu gọi tuyên bố độc lập.
Tổng thống Nga Vladimir Putin ký sắc lệnh công nhận hai khu vực ly khai ở miền đông Ukraine là các quốc gia độc lập. Ảnh: Reuters
Vị trí địa lý
Các khu vực Donetsk và Luhansk – được gọi chung là Donbass – nằm ở phía đông Ukraine, gần biên giới với Nga. Khu vực này do cả Kiev và phe ly khai kiểm soát. Các ngành công nghiệp chính trong khu vực là khai thác than và sản xuất thép.
Thành phần dân số
Có 3,6 triệu người sống ở các khu vực Donetsk và Luhansk, hầu hết đều nói tiếng Nga. Đây là kết quả của việc di cư của công nhân Nga đến đây trong thời kỳ Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ 2.
Theo hãng tin AP, trong những năm gần đây, Moscow đã cấp hơn 720.000 hộ chiếu Nga cho khoảng 1/5 dân cư địa phương.
Khu vực do lực lượng vũ trang ly khai kiểm soát
Những người ly khai thân Nga ở Donetsk và Luhansk đã tiếp quản các toà nhà của chính quyền tại đây vào năm 2014 và tuyên bố hai khu vực là “nước cộng hòa nhân dân” độc lập. Trước khi có tuyên bố này, Nga từng sáp nhập Crimea từ Ukraine.
Xung đột tại Donbass
Kể từ năm 2014, hơn 14.000 người đã thiệt mạng trong các cuộc đụng độ giữa lực lượng ly khai thân Nga và quân đội Ukraine ở vùng Donbass. Ukraine và phương Tây cáo buộc Nga hỗ trợ lực lượng ly khai về mặt quân sự và tài chính, nhưng Moscow bác bỏ cáo buộc này.
Trong thời gian xung đột, một máy bay chở khách của Malaysia Airlines đã bị bắn rơi ở miền đông Ukraine vào năm 2014, khiến tất cả 298 người trên máy bay thiệt mạng. Các nhà điều tra quốc tế kết luận rằng, tên lửa do Nga cung cấp và được phóng từ khu vực do lực lượng ly khai thân Nga kiểm soát. Nhưng Nga đã phủ nhận liên quan đến vụ máy bay bị bắn rơi.
Nền độc lập tự xưng
Sau khi lực lượng ly khai ở các vùng Donetsk và Luhansk giành được chính quyền tại địa phương vào năm 2014, họ đã bỏ phiếu để tuyên bố độc lập. Cho đến nay, vẫn chưa có quốc gia nào công nhận nền độc lập của họ.
Ngày hôm qua 21/2, sau cuộc họp của Hội đồng An ninh Liên bang Nga, Tổng thống Putin đã tuyên bố công nhận nền độc lập của hai khu vực. Tuyên bố của ông Putin được đưa ra sau khi các nhà lãnh đạo ly khai của hai khu vực công bố video kêu gọi công nhận nền độc lập của họ.
Các nhà lãnh đạo của hai nước cộng hòa tự xưng
Cả hai vùng đều có tổng thống tự xưng. Trong một cuộc bỏ phiếu không được Kiev công nhận vào năm 2018, Denis Pushilin đã được bầu làm Tổng thống của “Cộng hòa Nhân dân Donetsk”, còn nhà lãnh đạo của “Cộng hoà Nhân dân Lugansk” là Leonid Pasechnik.
Hai nhà lãnh đạo của các nước cộng hoà tự xưng: Leonid Pasechnik (trái) và Denis Pushilin (phải). Ảnh: Sputnik
Tiến trình hòa bình Minsk
Việc Nga công nhận nền độc lập của hai khu vực ly khai đã chấm dứt hiệu lực của Thỏa thuận Minsk. Thỏa thuận Minsk được ký kết vào năm 2014 và 2015, kêu gọi một mức độ tự trị đáng kể cho cả hai khu vực bên trong lãnh thổ Ukraine. Nhưng thỏa thuận này chưa bao giờ được thực hiện đầy đủ.
Các khu vực ly khai khác đang được Nga kiểm soát
Trước đó, Nga đã công nhận nền độc lập của hai khu vực ly khai của Gruzia là Abkhazia và Nam Ossetia sau một cuộc chiến ngắn với Gruzia vào năm 2008. Kể từ đó, Nga đã đóng quân tại các khu vực này và trao quyền công dân Nga cho người dân địa phương.
Ta chưa về lại sông Thương ghé thăm bến đợi hoàng hôn trời chiều Sông Cầu nước chảy trong veo Ngại chi chí thạnh cách đèo sông ngăn. Ước Trời chở gió vào Nam chở mây ra Bắc để làm thành mưa. Biển trời cá nước duyên ưa kể chi bến đợi sông chờ hỡi em.
QUA SÔNG THƯƠNG GỬI VỀ BẾN NHỚ Hoàng Kim
Ta lại hành quân qua sông Thương Một đêm vào trận tuyến Nghe Tổ Quốc gọi lên đường! Mà lòng ta xao xuyến Và hồn ta căng gió reo vui Như dòng sông Thương chảy mãi về xuôi Hôm nay ta ra đi Súng thép trên vai nóng bỏng
Không qua nhịp cầu ngày xưa soi bóng Phà đưa ta sang sông Rạo rực trời khuya, thao thức trong lòng Rầm rập dòng sông sóng nhạc Như tình thân yêu muôn vàn của Bác Tiễn đàn con ra đi
Tầu cập bến rầm rì tiếng máy Tiếng động cơ sục dưới khoang tàu Hay sôi ở trong lòng đất cháy Hay giữa tim ta thúc giục lên đường Chào bờ Bắc thân yêu hẹn ngày trở lại!
Ôi những con thuyền đèn trôi suốt canh khuya Có khua nhẹ mái chèo qua bến cũ Nhắn cho ai ngày đêm không ngủ Rằng ta đi chưa kịp báo tin vui
Đêm nay bên dòng nước nghiêng trôi Sông vẫn thức canh trời Tổ Quốc Rạo rực lòng ta bồi hồi tiếng hát Đổ về bến lạ xa xôi Với biển reo ca rộng mở chân trời
Sông Thương còn gọi là sông Nhật Đức, sông Nam Bình, sông Lạng Giang, sông Long Nhỡn, là một sông lớn ở địa phận các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương và là một chi lưu của sông Thái Bình.Cụm địa danh lịch sử này là nơi xẩy ra Trận Như Nguyệtnăm 1077 nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam (thời gian từ ngày 18 tháng 1 năm 1077 đến ngày 28 tháng 2,1077) Lý Thường Kiệt đánh quân Tống gồm 300.000 quân do Quách Quỳ chỉ huy,.kết thúc bằng chiến thắng của quân đội Đại Việt và thiệt hại nhân mạng lớn của quân Tống (thương vong và tổn thất 76.600 quân và 80.000 phu phục dịch), đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược Đại Việt của họ, buộc họ phải thừa nhận Đại Việt là một quốc gia “Nam quốc sơn hà Nam Đế cư…”
Sông Thương bắt nguồn từ dãy núi Na Pa Phước, làng Man, xã Vân Thuỷ, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, chảy trong máng trũng Mai Sao Chi Lăng và chảy vào địa phận tỉnh Bắc Giang. Sông chảy qua thành phố Bắc Giang (tên cũ là Phủ Lạng Thương) và điểm cuối là thị trấn Phả Lại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Tại đây nó hợp lưu với sông Lục Nam (ngã ba Nhãn) và sông Cầu (ngã ba Lác), rồi tạo thành sông Thái Bình tại chính ngã ba Lác. Trên địa phận tỉnh Bắc Giang, sông Thương chảy qua các huyện Lạng Giang, Yên Thế, Tân Yên, Thành phố Bắc Giang và huyện Yên Dũng. Sông Thương có nhánh lưu vực sông lớn là sông Sỏi, sông Máng và Sông Sim. Sông Sỏi chảy từ huyện Yên Thế (Bắc Giang), chúng hợp lưu tại nơi tiếp giáp của ba huyện: Yên Thế, Tân Yên và Lạng Giang.Sông Máng là một sông nhân tạo tại Việt Nam, sông được hình thành từ thời Pháp thuộc và có chiều dài 52 km, sông Máng nối với sông Cầu tại khu vực gần thác Huống (đập Huống) tại khu vực trung tâm tỉnh Thái Nguyên và nối với sông Thương tại Bến Thôn thuộc khu vực tây bắc tỉnh Bắc Giang, sông Máng là một hệ thống kênh dùng cho cả mục đích nông nghiệp và giao thông, phục vụ chủ yếu cho huyện Phú Bình (Thái Nguyên), huyện Tân Yên (Bắc Giang) và hai xã: Minh Đức và Nghĩa Trung (huyện Việt Yên), các kênh dẫn nhỏ của sông cũng phục vụ tưới tiêu cho nhiều khu vực khác trong tỉnh Bắc Giang, trên sông có một hệ thống âu thuyền được xây dựng từ những năm 20 của thế kỉ 20 để đưa thuyền bè từ Bắc Giang và các tỉnh đồng bằng tới Thái Nguyên. Sông Sim [ngòi sim] bắt nguồn từ Thái Nguyên chảy qua các huyện hiệp hòa và huyện Việt Yên đến xã Đa Mai thì hợp lưu với dòng sông Thương nước sông Thương vốn trong xanh nay có dòng nước đục thêm vào thành ra sông có hai dòng chảy song song, một bên trong, một bên đục. Do đó hiện tượng này có thể nhìn thấy được tới thành phố Bắc Giang.
Sông Thương có chiều dài 157 km, diện tích lưu vực: 6.640 km². Giá trị vận tải được trên 64 km, từ Phả Lại, tỉnh Hải Dương đến thị trấn Bố Hạ, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Các loại tàu thuyền có tải trọng 200-250 tấn, xà lan 250-300 tấn tham gia vận tải đường sông từ Phả Lại-Bến Tuần (huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang dài 49 km), từ Bến Tuần – Bố Hạ, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang các loại thuyền nhỏ có tải trọng từ 50-70 tấn tham gia vận tải được trong 2 mùa (đoạn Bến Tuần – Bố Hạ dòng sông hẹp có nhiều bãi bồi). Thời phong kiến khi quan, quân lên trấn ải biên thùy Lạng Sơn thì gia quyến của họ được phép tiễn đưa đến con sông này, người đi xa, kẻ ở lại chia tay nhau ở đây thật là thương cảm lên từ đó người con sông nay được gọi là Sông Thương. Thời kháng chiến chống Mỹ giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc, vùng Hà Bắc là căn cứ chính của sư đoàn 325 (căn cứ khác ở Quảng Bình) để huấn luyện quân tăng cường cho chiến trường miền Nam .
Sông Cầu bắt nguồn từ phía Nam đỉnh Phia Bioóc (cao 1.578 m) của dãy Văn Ôn trong địa phận xã Phương Viên huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn, chảy ngoằn ngoèo giữa hai dãy núi Ngân Sơn và dãy núi Sông Gâm theo hướng bắc tây bắc-nam đông nam tới địa phận xã Dương Phong, huyện Bạch Thông rồi đổi hướng để chảy theo hướng tây tây nam-đông đông bắc qua thành phố Bắc Kạn tới xã Mỹ Thanh huyện Bạch Thông. Tại đây nó đổi hướng để chảy theo hướng đông bắc-tây nam. Tại xã Nông Hạ huyện Chợ Mới nó nhận một chi lưu phía hữu ngạn, chảy về từ xã Mai Lạp cùng huyện theo hướng tây bắc-đông nam. Tới địa phận thị trấn Chợ Mới, nó nhận một chi lưu nữa phía hữu ngạn rồi đổi hướng sang tây bắc-đông nam. Tới địa phận xã Vân Lăng, xã Cao Ngạn (huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên), nhận một chi lưu phía tả ngạn rồi đổi hướng sang bắc đông bắc-nam tây nam. Tới xã Sơn Cẩm huyện Phú Lương nhận tiếp một chi lưu phía hữu ngạn là sông Đu rồi chảy qua phía đông thành phố Thái Nguyên. Chảy tới xã Nga My huyện Phú Bình thì đổi sang hướng đông bắc-tây nam tới xã Thuận Thành, huyện Phổ Yên nhận tiếp một chi lưu là sông Công. Tới ranh giới xã Mai Đình huyện Hiệp Hòa và xã Việt Long huyện Sóc Sơn (Hà Nội) nó nhận một chi lưu nhỏ phía hữu ngạn là sông Cà Lồ rồi chảy tiếp về phía đông qua ranh giới của hai huyện Việt Yên và Yên Phong rồi hợp lưu với sông Thương tại ngã ba Lác ở ranh giới của xã Đồng Phúc (huyện Yên Dũng) với thị trấn Phả Lại (huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương) để tạo thành sông Thái Bình.
Sông Cầu có dòng chính với chiều dài 290 km bắt nguồn từ núi Văn Ôn (Vạn On) ở độ cao 1.170 m và đổ vào sông Thái Bình ở Phả Lại, có diện tích lưu vực khoảng 6.030 km² Trong lưu vực sông Cầu có tới 26 phụ lưu cấp một với tổng chiều dài 670 km và 41 phụ lưu cấp hai với tổng chiều dài 645 km và hàng trăm km sông cấp ba, bốn và các sông suối ngắn dưới 10 km. Lưu vực sông Cầu nằm trong vùng mưa lớn (1.500-2.700 mm/năm) của các tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên. Tổng lưu lượng nước hàng năm đạt đến 4,2 tỷ m³. Sông Cầu được điều tiết bằng hồ Núi Cốc trên sông Công một chi lưu của nó với dung tích hàng trăm triệu m³. Đây là một địa điểm du lịch danh tiếng Trong truyền thuyết, Đức thánh Tam Giang cai quản sông Thương, sông Cầu, sông Đuống.là Trương Hống, Trương Hát của Triệu Việt Vương. Sau khi chết Đức thánh Tam Giang được phong thần đã hiển linh giúp Nam Tấn Vương, Ngô Quyền, Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt …đánh bại giặc phương Bắc.
GIỐNG KHOAI LANG HL491 Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh Nguyễn Thị Sâm 1997
Giống khoai lang HL491 (Nhật tím) do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc chọn tạo và giới thiệu từ tổ hợp lai Murasa Kimasari polycross nguồn gốc Nhật Bản = CN76-2 CIP/AVRDC (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997). Giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997, hiện phổ biến trong sản xuất phía Nam và bán nhiều ở các siêu thị..Đặc tính nông học chủ yếu: Thời gian sinh trưởng: 95 -110 ngày. Năng suất củ tươi: 15-27 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27- 31%. chất lượng củ luộc khá, vỏ củ màu tía, thịt củ màu tím đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây.
Hai giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) và HL491 (Nhật tím) đã được trồng khá phổ biến và mang lại sự thay đổi căn bản về năng suất cao và chất lượng ngon cho sự canh tác khoai lang tại nhiều tỉnh của Việt Nam. Những tỉnh trồng hai giống khoai lang này nhiều là Vĩnh Long, Kiên Giang, Đà Lạt, Đăk Nông, Gia Lai, Đồng Nai và Sóc Trăng, … Tại Vĩnh Long, việc thay thế giống khoai lang địa phương Dương Ngọc, Tàu Nghẹn, Bí Đế bằng hai giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) và HL491 (Nhật tím) và ứng dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh thích hợp đã đưa sản lượng khoai lang Vĩnh Long năm 2000 từ diện tích khoai lang 2,5 ngàn ha, năng suất bình quân 18,4 tấn/ ha, sản lượng 46,2 ngàn tấn, lên diện tích khoai lang 8,5 ngàn ha, năng suất bình quân 29,2 tấn/ ha , sản lượng 248,7 ngàn tấn, (Tổng cục Thống kê 2014).
Việc ứng dụng giống khoai lang tốt có năng suất chất lượng cao và các biện pháp kỹ thuật thâm canh đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho nông dân. Tuy vậy, năng suất, sản lượng, hàm lượng các chất trong củ khoai lang (% chất khô, tinh bột, vitamin, … ) là có sự sai khác rất rõ giữa các địa phương, vùng miền, tùy thuộc chủ yếu vào các yếu tố: đặc điểm sinh thái khí hậu đất đai và mức độ thích hợp với các giống khoai lang khác nhau; trình độ kỹ thuật thâm canh của dân địa phương và điều kiện kinh tế xã hội liên quan đến sản xuất và tiêu thụ khoai lang; mô hình tổ chức sản xuất tiêu thụ khép kín theo VIETGAP và lợi thế so sánh của khoai lang tại nơi thực hiện. Khó khăn chính trong sản xuất khoai lang hiện tại là: Giống khoai lang lẫn tạp và thoái hóa; Kỹ thuật canh tác khoai lang chưa thật phù hợp (từ thời vụ trồng, chọn đất, chọn hom giống tốt, kỹ thuật làm đất, bón phân NPK và hữu cơ vi sinh, kỹ thuật trồng, mật độ trồng, phòng trừ sùng khoai lang, sâu đục dây và bệnh hại, đến các biện pháp làm cỏ, nhấc dây, tổ chức sản xuất kinh doanh và tiêu thụ khép kín…); Chưa kiểm soát tốt sùng hà gây hại; Ít đầu tư thâm canh; Chưa tổ chức sản xuất kinh doanh và tiêu thụ khép kín. Chúng tôi sẵn sàng hợp tác nghiên cứu phát triển giống khoai lang và các biện pháp kỹ thuật thâm canh để lựa chọn giống xác định địa bàn phù hợp đạt chất lượng năng suất khoai lang cao và hiệu quả kinh tế.
Giống khoai lang Việt Nam ngon nhất hiện nay là HL518 Nhật đỏ, HL491 Nhật tím (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997) và khoai lang Hoàng Long (Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy 1981). Ba giống khoai lang ngon này kháng sùng trung bình.
I Ta thích được đùa vui cùng Thuận Nghĩa Lắng nghe tiêu, học trực tuyến cùng thầy Học xong bài thấy bình an dễ chịu Hơi thở an lành khoan khoái phiêu diêu
Nguyễn Văn Hưởng thầy dưỡng sinh luyện thở Phương pháp Dưỡng sinh hay giữa đời thường Nhớ cụ Nguyễn Khắc Viện luyên thở Thầy Nguyễn Bình Khiêm với Dưỡng sinh thi
“Giữ khí, gìn tinh, lại dưỡng thần Ít lo, ít muốn, ít lao thân. Cơm nên vừa bụng, đừng nhiều vị, Rượu chỉ vài phân, chớ qúa từng. Miệng cứ câu đùa, vui miệng mãi, Bụng thường nghĩ tốt, bụng lâng lâng. Bốc đồng, biến trá, thôi đừng hỏi, Để tớ tiêu dao đến tuổi trăm.” (Bản dịch của GS. Lê Trí Viễn
“TRUNG DUNG THUYẾT MỘNG” LUẬN GIẢI. Lê Thuận Nghĩa
Khác với tiêu Shakuhachi hiện đại, các thang âm được chia theo quảng 7: Đồ- rê- mi- pha- son- la- xi/ C- D-E- F- G- A- B. Tiêu Shakuhachi cổ truyền của Nhật Bản theo truyền thống của phái Thiền Hư Vô từ thế kỷ 7 được chia thành hệ thống âm thanh Ngũ Âm, như nhạc dân ca cổ truyền của Trung Quốc, Việt Nam và một số nước Châu Á khác… Tiêu Shakuhachi cổ truyền trước đây của Nhật Bản thường chỉ dùng cho các Lễ hội Phật giáo và chủ yếu là hỗ trợ việc tụng Kinh, Chú.Mà tiêu Shakuhachi cổ truyền của Nhật Bản lại có xuất xứ từ loại tiêu Lục Mạch, một loại Pháp khí của Phật Giáo Tây Vực. Tiêu Lục Mạch của Tây Vực chia thang âm thành 6 nốt theo hệ thống Lục Mạch trong học thuyết Thai Tạng của Mật Tông. Bao gồm các nốt: Thức- Địa- Thủy- Hỏa- Phong- Không (Địa đại, Thủy đại, Hỏa đại, Phong đại, Không đại và Thức đại)Tiêu lục mạch của Tây Vực chủ yếu dùng để trì luyện Tantra (Mật chú), ngày xưa chỉ truyền thừa trong giới Hành giả của Mật Tông Tôi sẽ có bài viết kỹ càng về đề tài này sau, hôm nay tôi chỉ luận bàn sơ về tiêu phổ Trung Dung Thuyết Mộng mà hôm trước tôi đã có đưa lên Youtube.Trung Dung Thuyết Mộng là bản tiêu phổ chỉ dành riêng cho loại Tiêu lục mạch, tiêu Shakuhachi hiện đại hay cổ truyền đều không thể thổi được bản tiêu phổ này vì cấu trúc thang âm hoàn toàn khác nhau. Trung Dung Thuyết Mộng là bản phổ do tôi dựa vào bản tiêu phổ trì tụng Chú Dược Sư (Medicine Buddha Mantra) trên tiêu Lục Mạch của kinh cổ.Bản phổ này do có một sự cố về mối quan hệ trong bổn môn, nên tôi tùy cảm mà phối ra nó. Sau này tôi hoàn thiện lại cảm âm và viết thành tiêu phổ dành cho Thất thương tiêu. Thất thương tiêu là một biến tấu khác của Tiêu lục mạch, gần hệ âm với tiêu Shakuhachi cổ truyền của Nhật Bản hơn. Sở dĩ tôi phối bản phổ “Trung dung Thuyết mộng” trên Thất thương tiêu là vì biến tấu cho phù hợp với cách phát âm khi trì Chú “Dược Sư Quán Đảnh Chân Ngôn” của người Việt và người Hoa.Bản phổ “Trung dung Thuyết mộng” hôm tôi đưa lên trên Youtube thực ra là một bản “Dao động âm thanh” dựa trên nền tảng của “Chú Dược Sư” có tác dụng “Bình tâm, giải uất”… giúp loại bỏ các hiệu ứng bệnh lý do áp lực Tâm lý, Thần kinh đưa lại và cũng giúp người nghe có giấc ngủ được sâu hơn… Vì là bản “Dao động Âm thanh” được phát ra trên nền tảng của nội hàm Hơi thở, cho nên tôi có lồng thêm tiếng sóng biển để phá vỡ bớt âm lực tương tác lên người nghe.Bản tiêu phổ này, cũng là nền tảng kỹ thuật cho người sử dụng tiêu Lục mạch. Vì vậy học viên của “Thuận Nghĩa Dưỡng Sinh Đường”, ai đã nhận tiêu Lục mạch từ tôi, thì nên có sự quan tâm đặc biệt với bản tiêu phổ này.Khoảng 16 giờ, giờ Châu Âu hôm nay, tức là 21 giờ Việt Nam, tôi sẽ trực tiếp lý giải về Âm lực của bản tiêu phổ này trên Livestream. Ai có hứng thú thì vào xem nhé.Để tiện cho việc theo giỏi các bạn có thể tìm hiểu về “Chú Dược Sư” và “Dược Sư Lưu Ly Quang Phật” trước nhé.Bản “Dược Sư Quán Đảnh Chân Ngôn” phiên âm theo tiếng Việt dưới đây: “Nam mô bạt đà phạt đế, bệ sát xả, lụ rô Thích lưu ly, bát lạc hà, hắc ra xà dã, đát tha yết đa da, a ra hắt đế, tam miệu tam bột đà da, đắc diệt tha, Án, bệ sát thệ, bệ sát thệ, bệ sát xã, tam một yến đế tá ha”Bản “Trung Dung Thuyết Mộng” dựa vào Âm lực của bản Chân ngôn này để thiết lập các tiết tấu của Âm thanh. Vì vậy các bạn phải có sự chuẩn bị tham khảo trước.Nhớ theo dõi buổi Livetream hôm nay nhé.
Ta về lại thăm rừng xưa Thuận Nghĩa Chuyện cùng Lão Phu đàm đạo Thần Thông Thập nhị nhân duyên mười hai tuyệt kỹ Khả năng thích nghi năng lực siêu phàm
Tha tâm thông hiểu hành vi người khác Thiên nhãn thông nhìn thấu suốt nơi xa Thiên nhĩ thông nghe những lời kín tiếng Khinh công thông nhanh gió dục mây vần
Thủy thượng phiêu lướt bay trên mặt nước Tâm thức chuyển di thoắt ở thoắt về Huyền nhiệt luyện ngọn lửa thiêng Tam muội Lôi hỏa điện thân phát điện ngàn vôn
Thiết bố sam luyện mình đồng, thân sắt Sư tử hống tiếng gầm chúa sơn lâm Truyền âm nhập mật thâm sâu thấu tỏ Năng lực thích nghi bí ẩn sinh tồn
Ta chợt thấu những chuyện đời khó giải Tình thế Biển Đông tiến thoái lưỡng nan Mèo vờn chuột thuận thiên và kế hiểm Bức tranh nhân gian thiện ác khó bàn.
III
Ta về lại rừng xưa cùng Thuận Nghĩa Gặp Lão Phu múa gậy dưới trăng rằm Thuận thời Càn Khôn, Hàm Hằng chính đạo Kí Tế xong rồi, Vị Tế chưa xong …
Thích Tiếu Ngạo Giang Hồ qua bể ái Cưỡi hạc tung tăng chơi chốn Bồng Lai Thung dung cuộc đời, thảnh thơi trời đất Vô sự an nhàn sống giữa thiên nhiên.
Thích cùng lão dạo chơi VÔ PHƯƠNG CÚ Dấu chân hoang Thong thả lạc non ngàn Chẳng e ngại chông chênh hay tâm bão Bởi tâm hồn tĩnh lặng thật an nhiên
Người Hoa Đất duyên may còn sức khỏe Nẻo Âm Dương xin Bụt ước ba điều Con và cháu thêm ba nguồn trí huệ Ngọc cho đời Thành Phước Đức cho Dân
Tâm an định nên lòng không vướng bận trí an hòa xử thế thật thung dung khi kho báu trong lòng ta đã rõ chẳng Ưu Tư mặc gió dục mây vần
dẫu như vậy đôi khi bâng khuâng hỏi cửa Thần Phù khéo giữ trọn đường tu lênh đênh nước lênh đênh con thuyền nhỏ chốn nhân gian ước được thế nhân phù.
những lúc ấy mới hay duyên tiền định trong thâm tâm mới tỏ sự luân hồi luật Nhân Quả lật Sách Trời gạn hỏi Mới hiểu đời học mãi vẫn chưa thôi
Vô Phương Cú Câu thơ thần tĩnh lặng Vòm trời xanh thăm thẳm một thinh không Ta chợt ngộ Ban mai chào trước ngõ Bình minh lên Trời đất thật VÔ CÙNG…
hướng dẫn nghe tiêu và tập thở để rèn luyện sức khỏe và tuệ học như sau: “Đối với người chưa tập luyện qua Hơi thở bụng, ngồi tĩnh tâm, nhắm hờ mắt lắng nghe tiếng tiêu trong Video đính kèm. Nghe hết bản nhạc mà bạn không cảm thấy khó chịu, ngược lại, lại cảm thấy dễ chịu thoải mái, buồn ngủ….thì bạn có căn cơ về hơi thở để tiếp cận Huyền Nhiệt Tốc Đạt. Bài viết đã dài. Mọi chi tiết sẽ thông báo trong bài viết tiếp theo. Chúc các bạn an lành, và cảm ơn sự theo dõi”.
Đừng bỏ quên nông dân, đó là bài học lớn lịch sử.Thái Bình Thiên Quốc là phong trào nông dân lớn nhất, tiêu biểu nhất trong lịch sử Trung Quốc thế kỷ 19, là kinh nghiệm đặc biệt quý giá cho các cuộc cách mạng về sau. Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông thường nghiền ngẫm Tư trị Thông giám, Thủy Hử, Tam Quốc và Thái Bình Thiên Quốc Tác phẩm đầu tiên của Mao Trạch Đông là “Báo cáo khảo sát phong trào nông dân Hồ Nam”. Đối với một đất nước chủ yếu là nông dân thì hiệu quả đổi mới đích thực là nhìn vào chất lượng cuộc sống của người nông dân, là khi người nông dân thay đổi được số phận của mình. Thái Bình Thiên Quốc là bài học lịch sử lớn soi thấu thành công và thất bại của nông dân cầm quyền. Nhân ngày Thái Bình Thiên Quốc đọc lại, xem tiếp Trung Quốc một suy ngẫm
“Đi đâu cũng không bằng Tổ quốc mình. Nói gì, làm gì cũng không bằng dạy, học và làm cho đồng bào đất nước mình. Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương. Mục đích sau cùng của dạy và học là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và làm được việc. Dạy và học thực tiễn trên chính Tổ quốc mình”. Đêm trắng và bình minh Hoàng Kim lời tâm đắc
“Dĩ bất biến ứng vạn biến”. Đường lối cách mạng của nước Việt Nam ngày nay thích hợp bền vững trong tình hình mới, thời đại mới, đã được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đúc kết tinh hoa tại bài viết: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” xác định rõ đường lối, quan điểm, tầm nhìn chiến lược, cương lĩnh và kế hoạch hành động: “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức; Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; Bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế (in đậm để nhấn mạnh HK); Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại; Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện“.
#vietnamhoc #cnm365 #cltvn VIỆT NAM THÔNG TIN KHÁI QUÁT Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim
Việt Nam thông tin khái quát tiếp nối bài Thông tin nhanh về Việt Nam thuộc nội dung VIỆT NAM HỌC Tổng quan văn hoá và kinh tế xã hội Việt Nam là tập tài liệu giảng dạy nghiên cứu Việt Nam Học: người Việt, tiếng Việt, nông nghiệp Việt Nam, văn hóa, kinh tế, xã hội, du lịch sinh thái. Mục đích tập tài liệu này nhằm đúc kết kiến thức nền Việt Nam Học, giúp việc tìm hiểu đất nước con người Việt Nam “vốn xưng nền văn hiến đã lâu; núi sông bờ cõi đã chia, phong tục Bắc Nam cũng khác” (Nguyễn Trãi, 1428) với phẩm chất văn hóa thân thiện, tốt đẹp.Việt Nam thông tin khái quát được đúc kết cập nhật theo Wikipedia tiếng Việt và các nguồn trích dẫn chính thực có liên quan tới ngày 30 tháng 6 năm.2021. Thông tin nhanh về Việt Nam và một số bài đọc thêm có liên quan lưu ở cuối trang này xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/viet-nam-thong-tin-khai-quat/
Tin mới và nóng nhất hôm nay. Quan hệ Nga Ucraina | Wikipedia Tiếng Việt; Bản đồ Nga với Ucraina và các khu vực liên quan; Căng thẳng nga – Ukraine: Ai sẽ là “cứu tinh” xoa dịu tình hình? | VTC Now 26.2 Không phải những siêu cường như Trung Quốc hay Đức – những quốc gia vẫn không có động thái trực tiếp về căng thẳng giữa Nga và Ukraine, liệu còn bên nào đủ tâm thế để làm trung gian hòa giải cho cả hai phía? https://youtu.be/H3pYT7GKLpg; Nóng Nga Ukraine mới nhất. Ông Medvedev hé lộ kịch bản trả đũa phương Tây cực đáng sợ | Tv24h https://youtu.be/_ZXsRlOn88w; Vì sao Mỹ, EU không loại Nga khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT? | VTC Now https://youtu.be/oY2EzLPJFFU; Ông Putin lần đầu công khai kêu gọi lật đổ chính phủ Ukraine | VTC Tin mới Ngày 25/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lần đầu lên tiếng công khai về ý muốn thay đổi chính quyền ở Kiev. https://youtu.be/NH2KsyQCy7k; Chủ tịch Hạ viện Nga: Tổng thống Ukraine Zelensky đã rời thủ đô Kiev | VTC Now Ngày 26/2, Chủ tịch Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga Vyacheslav Volodin cho biết Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã rời thủ đô Kiev để tới thành phố Lvov. https://youtu.be/2d1VFT80B4A; Đoạn kết nào cho Ukraine trong xung đột với Nga? | VTC Now 26.2 https://youtu.be/o8an6Nk14P4; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/2022/02/26/the-gioi-trong-mat-ai-2/
1. “Gian nan xây dựng thương hiệu gạo Việt“, chúng tôi tâm đắc với bài viết này của tác giả Cao Phong đăng trên Báo Sài Gòn Giải Phóng Online SGGP Thứ Bảy, 19/2/2022. Bài báo đã dẫn ý kiến của PGS TS Dương Văn Chín (Chin Duong). “Thời gian qua, Bộ NN-PTNT đã công bố logo thương hiệu gạo Việt “Vietnam Rice”, nhưng có được bao nhiêu công ty nộp phí để được gắn logo này? Khi gắn logo này lên sản phẩm của họ thì có tăng được giá trị hạt gạo hay không; bán được giá cao hơn hay không? Đó là những lý do mà thương hiệu gạo của Việt Nam chưa đi vào cuộc sống thực tiễn”. Đây cũng là điều mà Bộ NN-PTNT và Hiệp hội Lương thực Việt Nam cần nghiêm túc suy nghĩ. “Vấn đề hiện nay là tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển hạt gạo ở thị trường trong nước và xuất khẩu. Mỗi phân khúc gạo nên có chính sách khích lệ nhiều doanh nghiệp làm ra từng nhãn hiệu hàng hóa để kinh doanh, đảm bảo chất lượng, giữ uy tín lâu dài. Đối với phân khúc gạo thơm trắng cao cấp, nên sử dụng những giống lúa đoạt giải quốc tế như Lộc Trời 28, ST25. Phân khúc gạo thơm trung bình thì dùng các giống như Jasmine 85, OM 18, Đài thơm 8; gạo trắng hạt dài thì dùng giống OM 5451”.
GIAN NAN XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU GẠO VIỆT Cao Phong Báo Sài Gòn Giải Phóng Online SGGP Thứ Bảy, 19/2/2022 06:56
Lâu nay nhiều người vẫn ưa chọn gạo nàng thơm Chợ Đào, ST24, ST25… cho bữa cơm hàng ngày; đây là dấu ấn của các loại gạo đã khẳng định được chất lượng. Cách đây 4 năm, tại Festival Lúa gạo Việt Nam ở Long An, Bộ NN-PTNT chính thức công bố logo thương hiệu Gạo Việt Nam với dòng chữ “Vietnam Rice”. Thế nhưng, vẫn còn nhiều điều phải nói về câu chuyện thương hiệu gạo Việt.
Gạo ST lên ngôi, Chợ Đào loanh quanh Mỹ Lệ
Vụ lúa đông xuân 2022 sắp đến kỳ thu hoạch, nhiều xã viên ở HTX Tân Long (huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang) vui mừng khi lúa được bao tiêu với giá cao. Khoảng 140ha lúa, trong đó có 50% là giống ST24 của xã viên được HTX bao tiêu với giá 7.300 đồng/kg; những nông dân làm đúng quy trình (sản xuất sạch) được cộng thêm 1.000 đồng/kg. Như vậy, với giá bao tiêu 8.300 đồng/kg, nông dân trồng lúa thơm ST24 đạt lợi nhuận trên mức 50%.
Song, ông Nguyễn Văn Thích, Phó Giám đốc HTX Tân Long nhìn nhận: “HTX chỉ dám đặt hàng nông dân trồng lúa thơm khi tìm đầu ra chắc chắn từ doanh nghiệp. HTX không dám đặt hàng trồng nhiều lúa thơm vì không đủ vốn để mua, sẽ đánh mất niềm tin với nông dân”. Hiện khách hàng từ Hà Nội, TPHCM, Cần Thơ… đặt mua gạo sạch Vị Thủy do HTX Tân Long sản xuất khoảng 7.000 tấn. Ông Nguyễn Văn Thích nói thêm: “Kỹ năng trồng lúa của xã viên đang dần thuần thục. Chúng tôi kỳ vọng, các doanh nghiệp sẽ biết và sớm đặt hàng để mở rộng sản xuất, đưa hạt gạo sạch đi xa hơn, nông dân dễ thở hơn”.
Gần 5 năm trước, gạo ST24 của Việt Nam được vinh danh cùng với gạo Thái Lan và gạo Campuchia trong “Tốp 3 gạo ngon nhất thế giới”. Kỹ sư Hồ Quang Cua, “cha đẻ” của dòng gạo thơm ST, đã thuyết minh: “ST24 là gạo đạt chuẩn hạt dài, trắng trong, cơm dẻo vừa và có hương thơm mùi lá dứa. Năm 2019, gạo ST24 và ST25 đều đạt chuẩn, chiếm ngôi vị gạo ngon nhất thế giới, nhưng Việt Nam chỉ được chọn 1, là ST25 đăng quang ngôi vương”. Đây là bước tiến không nhỏ của các loại gạo thơm ST do kỹ sư Hồ Quang Cua và ngành nông nghiệp Sóc Trăng dày công nghiên cứu trong 25 năm qua.
Trước khi dòng gạo thơm ST nổi lên, ở ĐBSCL cũng có giống lúa khá nổi tiếng là nàng thơm Chợ Đào. Thế nhưng, khi nhìn lại nhiều người không khỏi ái ngại. Tại sao gạo nàng thơm Chợ Đào không phát triển được? PGS-TS Dương Văn Chín, nguyên Phó Viện trưởng Viện lúa ĐBSCL cho biết: “Gạo nàng thơm Chợ Đào có tiếng từ lâu, nhưng chỉ một vùng đất hẹp ở xã Mỹ Lệ (Long An) trồng mới có chất lượng ngon. Ở các cuộc đấu xảo gạo ngon trong nước và quốc tế, chưa có doanh nghiệp nào cũng như tỉnh Long An cũng không chuẩn bị mẫu để dự thi nên chưa biết độ thơm ngon của giống này thế nào, so với các loại gạo khác. Chưa có nhóm nhà khoa học của các viện, trường nào tìm ra vùng đất nước lợ ở ven biển Nam bộ có điều kiện đất và nước tương tự như ở xã Mỹ Lệ và du nhập giống nàng thơm Chợ Đào về trồng xem coi chất lượng còn ngon như xã Mỹ Lệ hay không”.
Hiện nay chỉ cần gõ chữ “gạo nàng thơm Chợ Đào”, Google cho ra gần 200.000 kết quả với đủ hình ảnh bán buôn trên mạng. PGS-TS Dương Văn Chín cho biết thêm, có nhiều loại gạo dán nhãn là nàng thơm Chợ Đào nhưng thực chất là giả, dùng gạo của các giống lúa cao sản, đóng bao để lừa người tiêu dùng, do đó gạo nàng thơm Chợ Đào đang đứng trước nguy cơ ngày càng… mất uy tín.
Phát triển hợp lý các phân khúc xuất khẩu gạo
Gạo thơm ST24, ST25 hay nàng thơm Chợ Đào… đều ngon. Nhưng các nhà khoa học và doanh nghiệp thừa hiểu không thể chỉ chăm bẵm vào vài dòng gạo thơm này. Tại thị trường Việt Nam, người tiêu dùng cân nhắc túi tiền trước khi nghĩ đến mua gạo ST25 hay Chợ Đào. Bởi gạo Chợ Đào có giá bán khoảng 20.000 đồng/kg (1.000 USD/tấn), còn ST25 ở mức 35.000 đồng/kg (khoảng 1.500 USD/tấn). Đây là mức giá mà nhiều doanh nghiệp mơ ước khi cao gấp 2-3 lần so với mặt bằng giá xuất khẩu – khoảng 500 USD/tấn gạo của Việt Nam trong năm 2021.
Trong khi nhu cầu thị trường lúa gạo thế giới dao động ở ngưỡng 30 triệu tấn/năm thì lúa thơm chỉ chiếm dưới 10%, nghĩa là chỉ khoảng chừng 2-3 triệu tấn. Các chuyên gia lúa gạo nhận định: “Đây là một thị trường rất nhỏ, giống như mình đi buôn kim cương hay hàng cao cấp vậy. Thị trường này rất kén chọn, trong khi trước giờ chỉ Thái Lan đã chiếm khoảng 1,5-1,8 triệu tấn; Ấn Độ và Pakistan chiếm khoảng 300.000-400.000 tấn”.
Thực tế, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam đang đi đúng hướng trong xác định các phân khúc xuất khẩu gạo. Cách đây gần 20 năm, các doanh nghiệp chỉ tập trung cho phân khúc gạo phẩm cấp thấp (gạo 25% tấm) với khoảng 80%, nay tỷ lệ này đã đảo chiều.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), năm 2021, tỷ trọng gạo chất lượng cao chiếm trên 89% lượng xuất khẩu, đã góp phần nâng cao giá xuất khẩu từ 496 USD/tấn năm 2020 lên trên 503 USD/tấn. GS-TS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường ĐH Nam Cần Thơ cho rằng: “Xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam phải bắt đầu từ doanh nghiệp, sự hợp tác của doanh nghiệp và nông dân cùng nghiên cứu của các nhà khoa học sẽ tạo ra vùng sản xuất rộng lớn”. Hơn ai hết, doanh nghiệp “biết mình, biết ta” trong cuộc cạnh tranh trên thị trường, họ cũng biết các “đối thủ” của hạt gạo Việt đã có nhiều bước đi và thủ thuật marketing độc đáo trên thị trường thế giới. Những khuyến nghị này đã được tỉnh Sóc Trăng thực hiện khá bài bản để có kết quả như hôm nay.
Bàn về câu chuyện logo thương hiệu “Vietnam Rice”, nhiều người vẫn còn băn khoăn. Ông Phạm Thái Bình, Tổng Giám đốc Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An cho rằng: “Xây dựng được thương hiệu gạo Việt là mang đến lợi ích cho nông dân, doanh nghiệp và cả quốc gia. Điều còn băn khoăn là chúng ta đã xây dựng thương hiệu gạo nhưng đã mang lại hiệu quả gì? Thực tế chưa có doanh nghiệp nào sử dụng, vì doanh nghiệp băn khoăn khâu giá trị gia tăng từ thương hiệu này chưa rõ ràng”.
Đồng quan điểm trên, PGS-TS Dương Văn Chín nói: “Thời gian qua, Bộ NN-PTNT đã công bố logo thương hiệu gạo Việt “Vietnam Rice”, nhưng có được bao nhiêu công ty nộp phí để được gắn logo này? Khi gắn logo này lên sản phẩm của họ thì có tăng được giá trị hạt gạo hay không; bán được giá cao hơn hay không? Đó là những lý do mà thương hiệu gạo của Việt Nam chưa đi vào cuộc sống thực tiễn”. Đây cũng là điều mà Bộ NN-PTNT và Hiệp hội Lương thực Việt Nam cần nghiêm túc suy nghĩ.
“Vấn đề hiện nay là tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển hạt gạo ở thị trường trong nước và xuất khẩu. Mỗi phân khúc gạo nên có chính sách khích lệ nhiều doanh nghiệp làm ra từng nhãn hiệu hàng hóa để kinh doanh, đảm bảo chất lượng, giữ uy tín lâu dài. Đối với phân khúc gạo thơm trắng cao cấp, nên sử dụng những giống lúa đoạt giải quốc tế như Lộc Trời 28, ST25. Phân khúc gạo thơm trung bình thì dùng các giống như Jasmine 85, OM 18, Đài thơm 8; gạo trắng hạt dài thì dùng giống OM 5451”…
GẠO VIỆT VÀ THƯƠNG HIỆU Hoàng Long và Hoàng Kim
Gạo Việt và thương hiệu đang chuyển đổi mạnh mẽ từ lượng sang chất, thích ứng với biến đổi khí hậu, phù hợp với thị trường tiêu thụ và định hướng phát triển nông nghiệp hữu cơ bền vững. Sự cấp thiết chọn tạo giống lúa siêu xanh thích ứng biến đổi khí hậu ở Việt Nam, phát triển mạnh mẽ thương hiệu gạo Việt đáp ứng tốt nhất theo từng phân khúc gạo trên thị trường; đồng thời phục tráng lại một số giống lúa đặc sản địa phương đáp ứng tốt yêu cầu xây dựng vùng lúa chuyên canh; tổ chức đánh giá nguồn tài nguyên giống lúa địa phương và nhập nội để bảo tồn và phát triển nguồn gen và nghề lúa gạo Việt chốn tổ của nghề lúa.
CANH TÁC LÚA GẠO VIỆT THEO VÙNG SINH THÁI
Sự chuyển đổi phù hợp dựa trên đặc điểm từng vùng sinh thái, kinh tế xã hội, thế mạnh lợi thế cạnh tranh cây con và nhu cầu an sinh xã hội với thị trường nông sản . Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) ngày nay có tổng sản lượng lúa đạt trên 25 triệu tấn, chiếm khoảng 90% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước. So với năm 1976 sản lượng lúa ĐBSCL thời ấy chỉ đạt 4,5 triệu tấn, năm 1986 khoảng 7 triệu tấn thì sự gia tăng sản lượng lúa gạo ở ĐBSCL ngày nay là thành tựu kinh tế đặc biệt ấn tượng. ĐBSCL nửa thế kỷ chyển đổi kinh tế, xã hội và môi trường đang đặt ra những thách thức mới
“Phát triển lúa gạo trong bối cảnh biến đổi khí hậu và hội nhập ở Việt Nam” bài phát biểu của PGS TS Nguyễn Văn Bộ tại Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ Hai Cần Thơ ngày 11-12 tháng 8 năm 2016 đã nêu rõ : “Lúa là cây lương thực quan trọng nhất của Việt Nam với diện tích thu hoạch năm 2015 là 7.835 ngàn ha, sản lượng 45,2 triệu tấn thóc, xuất khẩu 6.997 ngàn tấn gạo với kim ngạch 2.852 triệu USD. Tuy nhiên, xét thuần túy về kinh tế, lúa gạo chỉ đóng góp khoảng 5,45% GDP của cả nước và người sản xuất lúa gạo chỉ có thu nhập thuần 419 USD/ha so với 1.128 USD /ha của nông dân Thái Lan. Thêm nữa, theo kịch bản biến đổi khí hậu 2016, chúng ta có tới 38,9% diện tích đồng bằng sông Cửu Long và 16,8 % diện tích đồng bằng sông Hồng bị ngập lụt khi mực nước biển dâng 100 cm và nếu điều này xảy ra, sản lượng lúa gạo có thể giảm trên 30-35%. Do vậy, việc sản xuất và xuất khẩu lúa gạo cần được xem xét một cách thấu đáo từ góc độ kinh tế, xã hội và môi trường trên cơ sở đảm bảo ổn định an ninh lương thực quốc gia và ổn định xã hội“. “Phát triển lúa gạo đang đối mặt với thách thức to lớn về Biến đổi khí hậu, cạnh tranh về đất đai với nông nghiệp đô thị và giao thông Canh tác quá mức với việc thâm canh , tăng vụ làm cho suy giảm sức sản xuất của đất, ô nhiễm môi trường, tăng phát thải khí nhà kính. Thêm nữa, sản xuất lúa gạo mang lại lợi nhuận thấp nên gần như không có doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất lúa. Chi phí tăng cao cùng với thị trường bấp bênh làm cho người nông dân thực sự không an tâm với nghề trồng lúa. Đã đến lúc chúng ta cần đối xử với hạt gạo và người trồng lúa một cách công bằng hơn. Phải coi trọng sản xuất lúa gạo không chỉ là vấn đề kinh tế mà là lĩnh vực đảm bảo an sinh xã hội và ổn định kinh tế. Chuyển đổi một phần diện tích đất lúa hoặc giảm vụ một cách hợp lý cùng với việc tích tụ ruộng đất là xu hướng cần được xem xét . Việc bảo hiểm cho nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa gạo nói riêng cũng cần có giải pháp khả thi với sự quan tâm hiệu quả từ Nhà nước. Xuất khẩu gạo nên xem xét lại về mặt chiến lược dài hạn, lấy thu nhập của người sản xuất lúa gạo làm trung tâm.”
ĐBSCL nửa thế kỷ chuyển đổi kinh tế xã hội và môi trường, :giáo sư Nguyễn Ngọc Trân nhận định “ĐBSCL sản xuất tăng nhanh liên tụcnhưng đang tụt hậu so với cả nước ; tài nguyên đất bị khai thác kiệt quệ, đồng ruộng không còn được hứng phù sa và làm vệ sinh hàng năm vào mùa lũ như trước đây; Tài nguyên nước bị lãng phí vì một lượng nước vào mùa mưa trước đây tràn đồng thì nay bị dồn vào trong lòng dẫn các sông kênh chảy siết để thoát lũ, gây nên tình trạng sạt lở bờ sông ngày càng tăng về số lượng và về mức độ nghiêm trọng. Đa dạng sinh học, đặc biệt các loài cá đen, rùa, rắn, các loài chim, trong các hệ sinh thái ngập nước trong Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, Rừng tràm U Minh biến mất dần. Sản xuất lúa gạo do canh tác quá mức với việc thâm canh, tăng vụ làm cho suy giảm sức sản xuất của đất, ô nhiễm môi trường, tăng phát thải khí nhà kính, lợi nhuận thấp chi phí tăng cao cùng với thị trường bấp bênh làm cho người nông dân thực sự không an tâm với nghề trồng lúa. Thủy sản là một thế mạnh khác, sau lúa gạo, của ĐBSCL. Đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, kể cả thủy sản biển hãy còn khiêm tốn trong thập niên 1980. Hiện nay tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản ĐBSCL chiếm khoảng 60% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước mặt hàng này Thủy sản là thế mạnh sau lúa gạo, của ĐBSCL có giá trị kim ngạch xuất chưa tương xứng với tiềm năng”.
Năm năm qua (2016-2020) ĐBSCL xoay trục chiến lược nông nghiệp phát triển bền vững theo ba vùng, (là vùng thượng, vùng giữa và vùng ven biển) và xoay trục chiến lược sang thủy sản; trái cây; lúa gạo. Bộ NN & PTNT xác định:” Dựa trên biến động về nguồn nước, tính thích nghi về đất đai và nhu cầu thị trường, các ngành hàng chiến lược được phân thành vùng ổn định, vùng chuyển đổi và vùng linh hoạt. Cơ cấu lại sản xuất theo 3 trục sản phẩm (nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia; nhóm sản phẩm chủ lực cấp tỉnh; nhóm sản phẩm địa phương, chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”)”. ” Tạo đột phá trong phát triển chế biến và thương mại hóa chuỗi giá trị nông nghiệp và nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ để giải quyết 3 khâu là giống, thức ăn và chế biến nông lâm thủy sản. ĐBSCL đặt mục tiêu đến năm 2025, xác định được bộ giống tốt nhất cho 3 ngành hàng chủ lực (thủy sản, trái cây, lúa);đến năm 2030, làm chủ nguồn giống trong nước và vươn tầm quốc tế.Tăng cường thâm canh bền vững, giảm tối đa sử dụng vật tư (phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật), bảo vệ môi trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Phát triển các trung tâm hỗ trợ kỹ thuật cho vùng chuyên canh, các cụm/ khu công nghiệp chế biến, các hệ thống thương mại hậu cần, chuỗi bảo quản lạnh để kết nối thị trường.”.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường tại Hội nghị đánh giá 2 năm triển khai Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu, đã nhấn mạnh: “Quy hoạch ĐBSCL sẽ tích hợp, đa ngành, lĩnh vực, thực hiện đồng bộ các giải pháp ‘không hối tiếc’ có điều phối liên vùng, liên kết ngành, lĩnh vực với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị toàn vùng. Huy động nguồn lực tổng thể của Nhà nước, các thành phần kinh tế, toàn dân, hợp tác quốc tế”. Định hướng các vùng cũng được xác định rõ. Trong đó, vùng thượng: Phát triển nông nghiệp đa dạng, có tính đến thích ứng với lũ cực đoan; là vùng trọng điểm về sản xuất lúa và cá tra theo hướng hiện đại, bền vững. Vùng đóng vai trò điều tiết và hấp thụ lũ cho ĐBSCL, Vùng giữa: Phát triển nông nghiệp miệt vườn điển hình, là trung tâm chuyên canh trái cây lớn nhất ĐBSCL và cả nước. Bên cạnh đó, phát triển một số vùng lúa gạo tập trung, thủy sản nước ngọt, rau màu, cây công nghiệp và thủy sản nước lợ ở mức độ vừa phải. Vùng đóng vai trò điều tiết nước ngọt cho vùng ven biển. Cuối cùng là vùng ven biển: Phát triển nông nghiệp dựa chính vào nước mặn và lợ, phát huy lợi thế thủy sản; kết hợp vùng lúa gạo đặc sản, các cây trồng sử dụng ít nước ngọt và chịu mặn.”
VIỆN LÚA ĐIỂM SÁNG GẠO VIỆT 45 NĂM QUA
Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long là địa chỉ xanh Việt Nam rạng danh Tổ Quốc tại xã Tân Thạnh, huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ Điện thoại: 0710 3861954; Fax: 0710 3861457; Website: http://www.clrri.org thành viên Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long có tiền thân là Trung tâm kỹ thuật Nông nghiệp ĐBSCL thành lập ngày 31/1/1977. Trong gần nửa thế kỷ xây dựng và phát triển Viện Lúa đã bảo tồn hơn 3.000 mẫu giống lúa được đánh giá và tư liệu hóa, đã chọn tạo và được công nhận đưa vào sản xuất 166 giống lúa, phần lớn là giống lúa OM thời gian sinh trưởng ngắn 90 – 100 ngày; các giống lúa OMCS cực sớm. Viện Lúa Sao Thần Nông 45 năm qua (1977-2021) luôn là lá cờ đầu nông nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực chọn tạo giống lúa, nghiên cứu quy trình kỹ thuật canh tác lúa; hệ thống canh tác thích hợp hiệu quả cho vùng ĐBSCL. Viện Lúa Sao Thần Nông bảo tồn và phát triển trong 45 năm qua đã góp phần đưa năng suất lúa của vùng nàỳ từ 2 – 3 tấn/ ha/ vụ tăng lên 6 – 7 tấn/ha/ vụ, tăng sản lượng lúa ở ĐBSCL lên hơn gấp 6 lần, từ 4 triệu tấn/ của năm 1977 vượt lên trên 25 triệu tấn/năm của mỗi năm liên tục từ năm 2017 đến nay.
Nông nghiệp ĐBSCL ngày nay đang bị ảnh hưởng rất sâu sắc của ranh mặn đã lấn rất sâu vào đất liền. Bản đồ dự báo xâm nhập mặn ĐBSCL mùa khô năm 2020-2021, do Phòng Dự báo Thủy văn Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ cung cấp đã cho thấy điều rõ Sự biến đổi khí hậu và nguồn nước sông Mekong bị điều tiết nghiêm trọng bởi hệ thống đập thủy điện trên sông, cùng với việc suy kiệt thảm rừng thực vật đầu nguồn đã gây nên hiệu ứng kép của môi sinh môi trường biến đổi. Viện Lúa ĐBSCL tiếp tục là địa chỉ xanh tiêu biểu của nông nghiệp Việt Nam và toàn vùng ĐBSCL. Viện tiếp tục phát huy những kết quả nổi bật trọng tâm về chọn tạo giống lúa và chuyển giao giống lúa tốt vào sản xuất. Theo đó, Viện Lúa ĐBSCL có 11 giống lúa tốt được công nhận chính thức và 23 giống lúa tốt được bảo hộ..Giống lúa OM của Viện Lúa ĐBSCLchiếm tỉ lệ trên 70% tổng diện tích lúa gieo trồng ở ĐBSCL. Giống lúa OM của Viện Lúa ĐBSCL không chỉ được trồng tốt ở vùng ĐBSCL và lan tỏa nhiều vùng trong cả nước.Đặc biệt, trong tình hình hạn mặn vừa qua, Viện đã kịp thời khuyến cáo và cung cấp các giống lúa có khả năng chống chịu mặn ở mức độ từ 2-4‰ như các giống: OM6976, OM11735, OM9582, OM9577, OM429, OM380, OM18 đã đáp ứng kịp thời và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do hạn mặn gây ra. Viện Lúa ĐBSCL tiếp tục nghiên cứu chọn tạo giống lúa theo hướng nâng cao chất lượng gạo phù hợp với biến đổi khí hậu cho vùng ĐBSCL và nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu. Phục tráng các giống lúa mùa đặc sản của địa phương và xây dựng những vùng sản xuất gạo đặc sản chuyên canh có giá trị hàng hóa cao. Đánh giá tiềm năng dinh dưỡng của các giống lúa và phát triển các sản phẩm có giá trị cao từ gạo và các phế phụ phẩm trong sản xuất và chế biến lúa gạo”, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL tiến sĩ Trần Ngọc Thạch khẳng định.
Gạo thơm Sóc Trăng ST25 anh hùng lao động Hồ Quang Cua và đồng sự là điểm sáng gạo ngon thương hiệu Việt trong sự chuyển đổi chất lượng gạo ngon Việt
Tập đoàn Lộc Trời PGS Dương Văn Chín giới thiệu giống lúa chất lượng cao Lộc Trời 28 và OM 18 thích hợp ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
PGS Nguyễn Văn Hoan cùng Công ty CP Hạt giống vàng Thái Bình giới thiệu giống lúa Hạt vàng 36 được đưa vào trồng khảo nghiệm ở các tỉnh phía Bắc và các vùng miền trên cả nước để xem độ thích ứng và tiềm năng năng suất
Thầy Hoan vào làm lúa Tây Nguyên
GS Trần Duy Quý giới thiệu các giống lúa BQ, DT19 và Q14;
PGS Lê Văn Thảo giới thiệu hai giống lúa Thảo Cẩm 5 và Thảo Cẩm 9.
ThaiBinh Seed TBR225, TBR 288 là các giống lúa thật tốt, thời gian sinh trưởng phù hợp năng suất cao và chất lượng gạo ngon đang thổi luồng sinh khí mạnh mẻ vào sự chuyển đổi giống lúa cho vùng đồng bằng sông Hồng và miền Trung
Những trận đánh liên tục Cánh én gọi mùa xuân Đánh thức tiềm năng đất Thắp lên niềm tin yêu.
Hội hè già trước tuổi Lao động trẻ trung hoài Say mê làm việc tốt Dạy và học đi đôi
Doanh nghiệp và nông dân Đầu ra cho nông sản ThaiBinh Seed thắng lớn Chúc mừng bạn thành công.
ThaiBinhSeed anh hùng lao động Trần Mạnh Báo có nhiều kinh nghiệm tốt ‘Liên kết Doanh Nghiệp và HTX trong sản xuất nông nghiệp tìm đầu ra cho nông sản!”
Chọn tạo giống lúa siêu xanh năng suất cao, chất lượng tốt, thích ứng biến đổi khí hậu và xây dựng quy trình thâm canh thích hợp cho vùng lúa chính đang là nổ lực của chúng tôi. GSR65, GSR90; Lúa siêu xanh (Green Super Rice) là giải pháp tốt tiếp nối cho trước mắt và lâu dài của Gạo Việt để tích hợp được nhiều đặc tính quý về dạng hình cây lúa siêu xanh lý tưởng, với năng suất cao, chất lượng tốt, ngắn ngày, ít sâu bệnh, thích ứng biến đổi khí hậu ở Việt Nam và thích hợp với các vùng lúa hạn, mặn, thâm canh.
DẠY VÀ HỌC thực tiễn sát thực tế đã cho chúng ta một điểm hẹn lý tưởng tuyệt vời mà chúng ta cùng gặp.
Gạo Việt và thương hiệu thao thức những khát vọng…
LÚA SIÊU XANH VIỆT NAM GSR65 Hoang Long et al. 2015, Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018a, Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018b
Giống lúa siêu xanh GSR65 Nguồn gốc giống: Giống lúa GSR65 có nguồn gốc từ giống lúa Huang Hua Zhang (HHZ) cải tiến HHZ5-DT11-SAL2-7, được lai tạo và nhập nội nguồn gen từ chương trình chọn tạo giống lúa siêu xanh (GSR) của Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) với Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc (CAAS). Giống lúa GSR65 được Mạng lưới Nghiên cứu Lúa Siêu Xanh Việt Nam tuyển chọn và phát triển thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu tại Việt Nam (Hoang Long et al. 2015, Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018a, Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018b). Giống lúa siêu xanh GSR 65 đã được tuyển chọn qua bảy vụ tại Phú Yên với sáu khảo nghiệm cơ bản (12 giống lúa trong ba vụ tại hai điểm); bốn khảo nghiệm sản xuất (5 giống lúa tuyển chọn trong hai vụ tại hai điểm), bốn trình diễn xây dựng mô hình sản xuất thử (trong hai vụ tại hai điểm). Giống lúa GSR65 đang được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Yên chủ trì phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại Học Nông Lâm Huế, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sóc Trăng, Viện Hàn Lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc lập hồ sơ công nhận giống lúa mới.
Đặc điểm giống: Giống lúa siêu xanh GSR65 năng suất cao chất lượng tốt thích hợp vùng thâm canh và vùng mặn, vùng hạn. Giống có thời gian sinh trưởng 95 – 100 ngày đối với lúa sạ và 100 – 105 ngày khi cấy. Giống có chiều cao cây 98 – 100 cm. Giống có 336 – 354 bông/m2, trọng lượng 1000 hạt khoảng 24 – 25g. Tỷ lệ gạo lật, tỷ lệ gạo xát và tỷ lệ gạo nguyên đều đạt tốt, chất lượng gạo loại 1. Giống GSR65 đạt mức protein cao trên 7%, có hàm lượng amylose trung bình, có mùi thơm và cơm ngon. Giống có đặc điểm nông sinh học tốt dạng hình lúa siêu xanh, bộ lá xanh lâu bền (điểm 1), thấp cây (điểm 1), cứng cây không đổ ngã (điểm 1), độ thoát cổ bông cao (điểm 1), dạng hạt gạo thon dài. Giống GSR65 kháng vừa rầy nâu, có phản ứng nhiễm vừa với bệnh đạo ôn hại lúa. Giống lúa GSR65 tại Phú Yên trong khảo nghiệm cơ bản đạt năng suất thực thu bình quân là 8,70 tấn/ ha vượt 30,12% so với đối chứng ML48 đạt 6,69 tấn/ha, trong mô hình trình diễn khảo nghiệm sản xuất thử đạt năng suất thực thu bình quân là 7,98 tấn/ ha vượt 11,92% so với đối chứng ML48 đạt 71,3 tạ/ha
Xuân đưa Tết đến thật duyên thơ Nước tưới cây chăm chẳng dám ngơ Quốc Tuấn Trạng Trình gieo giải lụa Hoàng Thành Phước Đức dệt đường tơ Trúc Lâm đất cảm cây đương mộng Bạch Ngọc trời thương chí vẫn mơ Trăm năm công nghiệp cầu ân đức Tỏ Ngọc Quan Âm thỏa đợi chờ
(*) Thơ Hoàng Kim cung kính mừng xuân mới cụ Đỗ Hoàng Phong đại thọ Bài thi họa viết lúc 23:31 26 tháng 2 đêm Rằm Nguyên Tiêu·2021.Bài xướng Én gọi xuân về của Cụ Đỗ thật tuyệt vời, cháu Kim xin phép nương vần
Én gọi xuân về Đỗ Hoàng Phong 95 tuổi Hải Dương
Én gọi xuân về một áng thơ Thắm tình thi hứng dám làm ngơ Trên lầu Ngưng Bích so cung nhạc Dưới mái Tây hiên dạo khúc tơ Chọn tứ vườn mai ươm cõi mộng Xây vần ngõ trúc dệt niềm mơ Bao giờ lại đến mùa tao ngộ Để khách tao nhân mải đợi chờ
Cụ Đỗ Hoàng Phong thơ tuyệt hay Chín lăm sức viết đọc thật say Con Kim Đỗ Trọng ngời phẩm hạnh Cháu Ho Dinh Bac sáng danh tài Đình Làng Ngà vui nơi hạc ẩn Núi Phượng Hoàng thỏa chốn chim bay Vắt ngang thế kỷ trồng cây đức Người và Cha cháu quý thư tay
Bảy lăm tuổi Đảng chẳng chùng dây Cụ Đỗ Hoàng Phong rộng tháng ngày Gia tộc thầy hiền gương người tốt Xóm giềng bạn quý sáng điều hay Duy Hưng, Huyền Linh vui chân bước Thúy Hoa, Lê Nguyễn vững gót giầy Cụ Trạng Trình xưa khen xuân muộn Xuân này qua xuân khác gửi “ phây “
Chín lăm in sách tưởng nghe nhầm “Chiều xuân” thơ Cụ thật uyên thâm ‘Xứ Đông Thi Tập” sâu duyên nghiệp “Nghĩa Hưng kháng chiến” lắng phương châm “Thắp sáng Đường Thi” lưu phước đức “Hương đồng gió nội” gửi nhân tâm Bảy lăm tuổi Đảng “tình quê” vẹn Hải Dương nức tiếng ngưỡng mộ tầm.
2
Nắng hửng lên rồi gió phây phây Thanh thản an nhiên với tháng ngày. Ông cháu vui đùa chân nối gót Cha con cố gắng khuỷu liền tay Tình yêu cuộc sống nên bài học Thung dung phúc hậu kết cờ vây Thịnh suy thế nước theo thời vận Ngày mới ban mai nắng mới đầy
3
Nắng ban mai ghé cửa Tỉnh thức hoa bình minh Sớm xuân cuối đêm lạnh Cười nụ nhớ an nhiên.
Trăng rằm thương nhớ anh Đêm lạnh vầng trăng tỏ Nắng xuân tươi trước cửa Trăng thương nơi cuối trời
Thích chia cùng thiền sư Giọt sương mai đầu nụ bạch ngọc thích tánh tuệ Trăng rằm thương người hiền
Hoa Bình Minh
Rằm Tháng Giêng Tết Nguyên Tiêu
ĐÈO NGANG THĂM THẲM NHỚ Hoàng Kim
Trèo đèo hai mái chân vân / Lòng về Hà Tĩnh, dạ ân Quảng Bình. Đèo Ngang là con đèo lịch sử đã đi vào ca dao, huyền thoại. Nhiều danh nhân- thi sĩ như Lê Thánh Tông, Nguyễn Thiếp, Vũ Tông Phan, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Du, Bà huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát, Hồ Chí Minh … đã lưu dấu tại đèo Ngang những tuyệt phẩm thơ. Đặc biệt, bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà huyện Thanh Quan rất nổi tiếng.
Lê Thánh Tông (1442 – 1497) là vị Hoàng đế thứ 5 của nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam. Ông trị vì từ năm 1460 đến 1497, tổng cộng 37 năm. Ông nổi tiếng là vị minh quân, là người đã đưa Đại Việt lên tới thời hoàng kim của chế độ phong kiến. Ông cũng được xem là một nhà văn hoá và một người coi trọng hiền tài. Lê Thánh Tông trên đường chinh phục Chiêm Thành năm 1469 có bài Di Luân hải tần (Cửa Roòn) gửi Ma Cô (đền thiêng thờ công chúa Liễu Hạnh, ở xã Quảng Đông nam Đèo Ngang)
CỬA ROÒN Lê Thánh Tông (*)
Tây Hoành Sơn thấy rõ Di Luân Cát trải mênh mông tiếp biển gần Sóng nước đá nhô xây trạm dịch Gió sông sóng dựng lập đồn quan Muối Tề sân phố mời thương khách Rượu Lỗ quầy bàn tiếp thị dân Muốn nhắn Ma Cô nhờ hỏi giúp Bụi trần Nam Hải có xua tan.
Trần Châu Báu Di Luân cẩn dịch
DI LUÂN HẢI TẤN
Hoành Sơn tây vọng thị Di Luân Diễu diễu bình sa tiếp hải tần Yên thủy sa đầu phân dịch thứ Phong đào giang thượng kiến quan tân Tề diêm trường phố yêu thương khách Lỗ tửu bồi bàn túy thị nhân Dục phỏng Ma Cô bằng ký ngữ Nam minh kim dĩ tức dương trần.
Nguyễn Thiếp, (1723 – 1804), là nhà giáo, danh sĩ cuối đời Hậu Lê và Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam. Ông được vua Quang Trung rất nể trọng. Nguyễn Thiếp đã hiến kế cho vua Quang Trung ” “Người Thanh ở xa tới mệt nhọc không biết tình hình khó dễ thế nào. Vả nó có bụng khinh địch, nếu đánh gấp thì không ngoài mười ngày sẽ phá tan. Nếu trì hoãn một chút thì khó lòng mà được nó”. Ông đồng thời cũng là người dâng ba kế sách “quân đức, dân tâm, học pháp”, dùng chữ Nôm thay chữ Hán để tạo thế lâu bền giữ nước, xây dựng Phượng Hoàng Trung Đô nơi đất khởi nghiệp Hồ Phi Phúc (tổ nghiệp của nhà Tây Sơn) để sâu rễ bền gốc. Vào khoảng đầu năm 1803, lúc Nguyễn Thiếp 80 tuổi, lúc vua Quang Trung đã mất, vua Quang Toản không giữ được cơ nghiệp, vua Gia Long nhà Nguyễn thắng nhà Tây Sơn đã triệu ông vào gặp vua tại Phú Xuân để hỏi việc nước. Nghe vị chúa này tỏ ý muốn trọng dụng, ông lấy cớ già yếu để từ chối, rồi xin về. Trên đường về, khi qua đỉnh đèo Ngang, ông đã cảm khái đọc bài thơ Nôm:
ĐÃ TRÓT LÊN ĐÈO PHẢI XUỐNG ĐÈO Nguyễn Thiếp
Đã trót lên đèo, phải xuống đèo Tay không mình tưởng đã cheo leo Thương thay thiên hạ người gồng gánh Tháng lọn ngày thâu chỉ những trèo!
Danh sĩ Ngô Thì Nhậm(1746–1803), nhà văn, nhà mưu sĩ đời hậu Lê–Tây Sơn, người có công lớn trong việc giúp triều Tây Sơn đánh lui quân Thanh cũng cảm khái khi “lên đèo Ngang ngắm biển”. Bài thơ cao khiết, bi tráng, mang sắc thái thiền.
LÊN ĐÈO NGANG NGẮM BIỂN Ngô Thì Nhậm
Bày đặt khen thay thợ hóa công, Khéo đem hang cọp áp cung rồng. Bóng cờ Trần đế (1) dường bay đó, Cõi đất Hoàn vương (2) thảy biến không. Chim đậu lùm xanh, xanh đã lão, Ngạc đùa sóng bạc, bạc nên ông. Việc đời bọt nổi, xưa nay thế, Phân họp giành trong giấc hạc nồng (3)
Bản dịch của Nguyễn Sĩ Lâm
ĐĂNG HOÀNH SƠN VỌNG HẢI
Tạo hóa đương sơ khổ dụng công, Khước tương hổ huyệt xấn giao cung. Hoàn vương phong vực qui ô hữu, Trần đế tinh kì quải thái không. Tình thụ thê cầm thương dục lão, Nộ đào hí ngạc bạch thành ông. Vô cùng kim cổ phù âu sự. Phân hợp du du hạc mộng trung.
Chú thích: (1) Trần đế:Các vua đời Trần. (2) Hoàn vương: Chiêm Thành. (3) Giấc hạc: Giấc mộng hạc. Câu thơ ý nói cuộc tranh giành đất đai giữa Đằng Ngoài và Đằng Trong chẳng qua chỉ là giấc mộng trần thế sẽ tiêu tan.
Đại thi hào Nguyễn Du (1765-1820) có bài thơ “Qua đèo Ngang” trong Hải Ông Tập; họa vần bài thơ “năm Giáp Dần (1794), vâng mệnh vào kinh Phú Xuân, lúc lên đường lưu biệt các bạn ở Bắc Thành” của Hải Ông Đoàn Nguyễn Tuấn ( Đoàn Nguyễn Tuấn là con Đoàn Nguyễn Thục, đỗ Hương Cống đời Lê, có chiêu mộ người làng giúp Trịnh Bồng đánh Chỉnh, sau ra giúp Tây Sơn, làm đến chức Tả Thị Lang Bộ Lại, tước Hải Phái Bá. Có đi sứ Trung Quốc năm 1790 và có tập thơ nhan đề Hải Ông tập. Ông là anh vợ Nguyễn Du, hơn Nguyễn Du khoảng 15 tuổi). Đọc bài thơ này của Nguyễn Du để hiểu câu thơ truyện Kiều “Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo”.
QUA ĐÈO NGANG Nguyễn Du
Họa Hải Ông Đoàn Nguyễn Tuấn
Tiến về Nam qua đèo Ngang Hành trình đầy đủ gươm đàn mang theo Thuốc thần nào đã tới đâu Mảnh da beo vẫn mối đầu lụy thân Ánh mầu nước, chén rượu xanh Dõi theo vó ngựa một vành trăng quê Gặp gia huynh hỏi xin thưa Đường cùng tôi gặp, tóc giờ điểm sương
HỌA HẢI ÔNG ĐOÀN NGUYỄN TUẤN
Hoành Sơn sơn ngoại lĩnh nam trình Cần kiếm tương thùy thướng ngọc kinh Thỏ tủy vị hoàn tân đại dược Báo bì nhưng lụỵ cựu phù danh Thương minh thủy dẫn bôi trung lục Cố quốc thiềm tùy mã hậu minh Thử khứ gia huynh như kiến vấn Cùng đồ bạch phát chí tinh tinh
Nguyễn Tâm Hàn phỏng dịch
Danh sĩ Vũ Tông Phan, (1800 – 1851), nhà giáo dục, người có công lớn trong việc chấn hưng văn hóa Thăng Long thời vua Minh Mệnh cũng có bài thơ “Qua lũy Ninh Công nhớ chuyện xưa” rất nổi tiếng:
QUA LUỸ NINH CÔNG NHỚ CHUYỆN XƯA Vũ Tông Phan
Đất này ví thử phân Nam, Bắc Hà cớ năm dài động kiếm dao? Trời tạo Hoành Sơn còn chẳng hiểm, Người xây chiến lũy tổn công lao. Thắng, thua rốt cuộc phơi hoang mộ, Thù hận dư âm rợn sóng đào. Thiên hạ nay đà quy một mối Non sông muôn thuở vẫn thanh cao.
QÚA NINH CÔNG LŨY HOÀI CỔ
Nhược tương thử địa phân Nam Bắc, Hà sự kinh niên động giáp bào? Thiên tạo Hoành Sơn do vị hiểm, Nhân vi cô lũy diệc đồ lao. Doanh thâu để sự không di chủng, Sát phạt dư thanh đái nộ đào. Vũ trụ như kim quy nhất thống, Mạc nhiên sơn thủy tự thanh cao.
Người dịch: Vũ Thế Khôi Nguồn: Đào Trung Kiên (Thi Viện)
Chu Thần Cao Bá Quát (1809 – 1855) là quốc sư của cuộc nổi dậy Mỹ Lương, và là một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam. Cao Bá Quát có hai bài thơ viết ở đèo Ngang đó là Đăng Hoành Sơn (Lên núi Hoành Sơn) và Hoành Sơn Quan (Ải Hoành Sơn)
LÊN NÚI HOÀNH SƠN Cao Bá Quát
Muôn dặm đường đi núi lẫn đồi, Bên non cỏ nội tiễn đưa người. Ai tài kéo nước nghìn năm lại ? Trăm trận còn tên một lũy thôi. Ải bắc mây tan mưa dứt hạt, Thôn nam nắng hửng sớm quang trời. Xuống đèo mới biết lên đèo khổ, Trần lụy, sao đành để cuốn lôi ?
ĐĂNG HOÀNH SƠN
Sơn ngại thanh sơn vạn lý Trình, Sơn biên dã thảo tống nhân hành. Anh hùng mạc vãn thiên niên quốc, Chinh chiến không tồn nhất lũy danh. Bắc lĩnh đoạn vân thu túc vũ, Nam trang sơ hiểu đái tân tình, Há sơn phản giác đăng sơn khổ, Tự thán du du ủy tục tình!
Người dịch: Nguyễn Quý Liêm Nguồn: Lương Sơn Thi Đàn
ẢI HOÀNH SƠN Cao Bá Quát
Non cao nêu đất nước, Liền một dẫy ra khơi. Thành cũ trăm năm vững, Ải xa nghìn dặm dài. Chim về rừng lác đác, Mây bám núi chơi vơi. Chàng Tô nấn ná mãi, Tấm áo rách tơi rồi.
HOÀNH SƠN QUAN
Địa biểu lập sàn nhan, Liêu phong đáo hải gian. Bách niên khan cổ lũy, Thiên lý nhập trùng quan. Túc điểu sơ đầu thụ, Qui vân bán ủng sơn. Trì trì Tô Quí tử, Cừu tệ vị tri hoàn.
Bản dịch của Hóa Dân Nguồn: Lương Sơn Thi Đàn
Hồ Chí Minh (19 tháng 5 năm 1890 – 2 tháng 9 năm 1969) nhà cách mạng, sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam trong thế kỷ 20. Hai bài thơ của Bác Hồ lúc 5 tuổi, là hai bài đồng dao của Nguyễn Sinh Cung (Nguyễn Tất Thành, tên thuở nhỏ của Hồ Chí Minh ) tại đèo Ngang, trong chuyện kể “Tất Đạt tự ngôn” được Sơn Tùng ghi lại. Đó cũng là những câu thơ lưu lạc, huyền thoại giữa đời thường. Câu chuyện “đường lưỡi bò” và lời đồng dao “Biển là ao lớn, Thuyền là con bò” “Em nhìn thấy trước, Anh trông thấy sau” của cậu bé Nguyễn Sinh Cung “nói” năm 1895 mà Sơn Tùng đã ghi lại và in trên báo Cứu Quốc lần đầu năm 1950. Câu chuyện trẻ con đan xen những ẩn khuất lịch sử chưa được giải mã đầy đủ về Quốc Cộng hợp tác, tầm nhìn Hoàng Sa, Trường Sa của Tưởng Giới Thạch, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1424-1427, lúc mà Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Lý Thụy làm phiên dịch cho Borodin trưởng đoàn cố vấn của chính phủ Liên Xô tới Quảng Châu giúp chính phủ Trung Hoa Dân quốc của Tưởng Giới Thạch.
KHÔNG ĐỀ Nguyễn Sinh Cung – 1895
Núi cõng con đường mòn Cha thì cõng theo conNúi nằm ì một chỗ Cha thì cúi lom khom Đường bám lì lưng núi Con tập chạy lon ton Cha siêng hơn ngọn núi Con đường lười hơn con.
Biển là ao lớn. Thuyền là con bò Bò ăn no gió Lội trên mặt nước Em nhìn thấy trước Anh trông thấy sau Ta lớn mau mau Vượt qua ao lớn.
Bà Huyện Thanh Quan (1805-1848), tên thật là Nguyễn Thị Hinh, là một nhà thơ nữ nổi tiếng trong thời cận đại của lịch sử văn học Việt Nam với bàithơ “Qua đèo Ngang’, một tuyệt phẩm thơ cổ, được người đời truyền tụng hơn cả (1) (2).
QUA ĐÈO NGANG Bà huyện Thanh Quan
Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà Cỏ cây chen đá, lá chen hoa Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông rợ mấy nhà. Nhớ nước đau lòng con quốc quốc, Thương nhà mỏi miệng cái gia gia Dừng chân đứng lại trời, non, nước Một mảnh tình riêng ta với ta.
Bộ đáo Hoành Quan nhật dĩ tà, Yên ba gian thạch, thạch gian hoa. Tiều quy nham hạ, ta ta tiểu, Thị tập giang biên, cá cá đa. Đỗ vũ tâm thương, thanh quốc quốc, Giá cô hồn đoạn, tứ gia gia. Đình đình trữ vọng: thiên, sơn, hải, Nhất phiến cô hoài, ta ngã ta.
Bản dịch chữ Hán của Nguyễn Văn Thích
QUÁ HOÀNH SƠN
Quá Hoành Sơn đỉnh tịch dương tà Thảo mộc tê nham diệp sấn hoa Kỳ khu lộc tế tiều tung yểu Thác lạc giang biên điếm ảnh xa Ưu quốc thương hoài hô quốc quốc Ái gia quyện khẩu khiếu gia gia Tiểu đình hồi vọng thiên sơn thuỷ Nhất phiến ly tình phân ngoại gia.
Bản dịch chữ Hán của Lý Văn Hùng.
Đèo Ngang và những tuyệt phẩm thơ cổ, nơi lưu dấu những huyền thoại (2).
Hoàng Kim
(1) Hoàng Đình Quang họa vần “Qua đèo Ngang” với lời bình xác đáng:
Thế sự mông lung lộn chính tà Quần hồng ghi dấu bậc tài hoa Sáu bài thơ cổ lưu tên phố (*) Nửa thế kỷ nay đánh số nhà (**) Khanh tướng chắc gì nên vọng tộc Câu thơ còn đó lập danh gia Chẳng bia, chẳng tượng, không đến miếu Ngẫm sự mất còn khó vậy ta?
(*) Toàn bộ sự nghiệp thơ ca của Bà Huyện Thanh Quan chỉ còn lại 6 bài, trong đó có 2 bài được coi là kiệt tác: Qua đèo Ngang và Thăng Long thành hoài cổ. (**) Từ năm 1955, chính quyền Việt Nam (miền Nam) chính thức đặt tên đường Bà Huyện Thanh Quan cho một đường phố của thành phố Sài Gòn, (thay thế tên cũ Flandin do người Pháp) và tồn tại cho đến ngày nay.
(2) Qua đèo chợt gặp mai đầu suối, Hoàng Kim đã thuật lại câu chuyện “Tầm hữu vị ngộ Hồ Chí Minh” do cố Bộ trưởng Xuân Thủy kể trên đỉnh đèo Ngang năm 1970. “Nghìn dặm tìm anh chẳng gặp anh/ Đường về vó ngựa dẫm mây xanh/ Qua đèo chợt gặp mai đầu suối/ Đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành“ Bài thơ kỳ lạ này của Bác Hồ đăng trên báo khoảng năm 1970 ẩn chứa nhiều triết lý sâu sắc không dễ thấy, là thơ Bác Hồ mà ít thấy sách báo nào nhắc đến gần nửa thế kỷ qua“.
Mộ bác Giáp an táng tại mũi Rồng gần vũng Chùa nam đèo Ngang.
“Tôi nhớ đèo Ngang, nhớ những vần thơ thuở nhỏ, nhớ buổi “Thăm đèo Ngang gặp bác Xuân Thủy“. “Bốn ông họa bốn bài thơ, đều vịnh đèo Ngang núi hiểm” mà tôi đã kể bạn nghe trong bài “Qua đèo chợt gặp mai đầu suối“. Còn đó đèo Ngang gánh hai đầu đất nước, niềm nhớ thương khắc khoải của những người con xa xứ. Còn đó Hoành Sơn, Linh Giang ẩn tàng huyền thoại, lưu dấu những tuyệt phẩm thơ cổ còn mãi với thời gian”
THĂM ĐÈO NGANG GẶP BÁC XUÂN THỦY Hoàng Kim
Ta lên thăm đèo Ngang Cũng gặp Người trèo qua núi hiểm Đỉnh dốc chênh vênh Xe mù bụi cuốn Có lẽ thiên nhiên đã định bao giờ Một dãy Hoành Sơn bát ngát trận đồ Điệp điệp núi cao Trùng trùng rừng thẳm.
Người thấy Súng gác trời xanh Gió lùa biển lớn Nông dân rộn rịp đường vui Thanh Quan người hỡi có hay Cảnh mới đã thay cảnh cũ.
Ta hay Máu chồng đất đỏ Mây cuốn dặm khơi Nhân công giọt giọt mồ hôi Hưng Đạo thầy ơi có biết Người nay nối chí người xưa.
Tới đây Nước biếc non xanh Biển rộng gió đùa khuấy nước Đi nữa Đèo sâu vực thẳm Núi cao mây giỡn chọc trời
Nhớ thù nhà, luống thẹn làm trai Thương dân nước, thà sinh phận gái “Hoành Sơn cổ lũy” Hỏi đâu dấu tích phân tranh? Chỉ thấy non sông Lốc cuốn, bốn phương sấm động.
Người vì việc nước ra đi Ta muốn cứu dân nên thăm trận thế Điều không hẹn mà xui gặp mặt Vô danh lại gặp hữu danh Cuộc đời dài ắt còn sẽ gặp nhau Nay hội ngộ giữa đỉnh cao trời đất Anh em ta ngự trên xe đạp Còn Người thì lại đáp com măng Đường xuyên sơn Anh hùng gặp anh hùng Nhìn sóng biển Đông Như ao trời dưới núi.
Xin kính chào Bậc anh hùng tiền bối Ta ngưỡng mộ Người Và tỏ chí với non sông Mẹ hiền ơi! Tổ Quốc ơi! Xin tiếp bước anh hùng!” 1970
QUA ĐÈO NGANG Hoàng Ngọc Dộ (*)
Qua đèo Ngang, qua đèo Ngang Rừng thẳm Hoành Sơn giống bức màn Tường thành hai dãy nhiều lũy nhỏ Gió chiều lướt thổi nhẹ hơi hương Cổng dinh phân định đà hai tỉnh Cheo leo tầng đá, giá hơi sương Người qua kẻ lại đều tức cảnh Ta ngẫm thơ hay của Xuân Hương (1)
(1) Thơ Xuân Hương: “Một đèo, một đèo, lại một đèo Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo …” (*) Rút trong tập: Khát vọng, thơ Hoàng Ngọc Dộ EM ƠI EM CAN ĐẢM BƯỚC CHÂN LÊN Nguyễn Khoa Tịnh
Thầy ước mong em noi gương Quốc Tuấn
Đọc thơ em, tim tôi thắt lại Lòng nghẹn ngào, nước mắt chảy rưng rưng Nửa xót xa nhưng nửa lại vui mừng Xót xa vì đời em còn thơ dại Mới tuổi thơ mà cuộc đời đầy khổ ải Mới biết cười đã phải sống mồ côi Như chiếc thuyền giữa biển tự trôi Như chiếc lá bay về nơi vô định “Bụng đói” viết ra thơ em vịnh:
“Cơm ngày một bữa sắn trộn khoai Có biết lòng ta bấy hỡi ai? Vơi vơi lòng dạ, cồn cào bụng Kể chi no đói, mặc ngày dài”
Phải! Kể chi no đói mặc ngày dài Rất tự hào là thơ em sung sức Rất tự hào là em tôi đầy nghị lực Đã hiển lộ mình qua “Cái chảo rang”
“Trung dũng ai bằng cái chảo rang Lửa to mới biết sáp hay vàng Xào nấu chiên kho đều vẹn cả Chua cay mặn ngọt giữ an toàn Ném tung chẳng vỡ như nồi đất Quăng bừa xó bếp vẫn nằm ngang Tốt đẹp đâu cần danh tiếng hão Bạn cùng lửa đỏ, nóng chang chang”
Phải! Lửa to mới biết sáp hay vàng! Em hãy là vàng, Mặc ai chọn sáp! Tôi vui sướng cùng em Yêu giấc “Ngủ đồng” Hiên ngang khí phách:
“Sách truyền sướng nhất chức Quận công Ta sướng khi ra ngủ giữa đồng Lồng lộng trời hè muôn làn gió Đêm thanh sao sang mát thu không Nằm ngữa ung dung như khanh tướng Lấy mấy vần thơ tỏ nỗi lòng Tinh tú bao quanh hồn thời đại Ngủ đồng khoan khoái ngắm gương trong”
Tôi biết chí em khi “Qua đèo Ngang” Ung dung xướng họa với người anh hùng Đã làm quân thù khiếp sợ:
“Ta đi qua đèo Ngang Cũng gặp Người trèo qua núi hiểm Đỉnh dốc chênh vênh Xe mù bụi cuốn Có lẽ thiên nhiên đã định bao giờ Một dãy Hoành Sơn bát ngát trận đồ Điệp điệp núi cao Trùng trùng rừng thẳm. Người thấy Súng gác trời xanh Gió lùa biển lớn Nông dân rộn rịp đường vui Thanh Quan nàng nhẽ có hay Cảnh mới đã thay cảnh cũ. Ta hay Máu chồng đất đỏ Mây cuốn dặm khơi Nhân công giọt giọt mồ hôi Hưng Đạo thầy ơi có biết Người nay nối chí người xưa
Tới đây Nước biếc non xanh Biển rộng gió đùa khuấy nước Đi nữa Đèo sâu vực thẳm Núi cao mây giỡn chọc trời
Nhớ thù nhà, luống thẹn làm trai Thương dân nước, thà sinh phận gái “Hoành Sơn cổ lũy” Hỏi đâu dấu tích phân tranh? Chỉ thấy non sông Lốc cuốn, bốn phương sấm động.
Người vì việc nước ra đi Ta muốn cứu dân nên thăm trận thế Điều không hẹn mà xui gặp mặt Vô danh lại gặp hữu danh Cuộc đời dài ắt còn sẽ gặp nhau Nay hội ngộ giữa đỉnh cao trời đất Anh em ta ngự trên xe đạp Còn Người thì lại đáp com măng Đường xuyên sơn Anh hùng gặp anh hùng Nhìn sóng biển Đông Như ao trời dưới núi.
Xin kính chào Bậc anh hùng tiền bối Ta ngưỡng mộ Người Và tỏ chí với non sông Mẹ hiền ơi! Tổ Quốc ơi! Xin tiếp bước anh hùng!”
Hãy cố lên em! Noi gương danh nhân mà lập chí Ta với em Mình hãy kết thành đôi tri kỷ! Đất Quảng Trạch này đâu kém Nam Dương Tôi tự hào bài “Tỏ chí” của em:
“Quốc Tuấn ngày xưa chí vững bền Thù nhà, nợ nước chẳng hề quên Đến bữa quên ăn, đêm quên ngủ Thương dân, yêu nước quyết báo đền Văn hay thu phục muôn người Việt Võ giỏi kinh hồn lũ tướng Nguyên Mươi năm sau nữa ơi ông Tuấn Nối chí ông, nay cháu tiến lên!”
Tôi thương mến em Đã chịu khó luyện rèn Biết HỌC LÀM NGƯỜI ! Học làm con hiếu thảo. Mười lăm tuổi đã “Tập làm thầy giáo”
Vui gì hơn buổi đầu làm thầy giáo Của lớp vở lòng đất mẹ yêu thương Trưa nắng luyến các em cùng đến lớp Giọng líu lo như chim hót ven đường.
Đứng trước các em tuổi nhỏ đáng yêu Mà đã tưởng tới bao nhiêu người lớn Nghe em đọc giọng thanh thanh dễ mến Mà đã nghe đất nước xuyến xao mình!
Tổ Quốc đang chờ em phía trước. Em ơi em, can đảm bước chân lên!
1970
(**) Thầy Nguyễn Khoa Tịnh mất ngày 20 (âm lịch) tháng 10 năm 1993. di cảo thơ thầy tặng em Hoàng Kim viết năm 1970.
QUA ĐÈO NGANG (Bác Xuân Thủy đọc, chưa rõ tác giả)
Không bóng tiều dưới núi lom khom Đèo Ngang ngẫng đầu trong gió bão Máy bay giặc quay cuồng, điên đảo Trên mình đèo xe vẫn băng qua.
Đường xuyên sơn cỏ mọc chen hoa Bom dội không tan lòng quốc quốc. Đèo Ngang gánh hai đầu đất nước Biển sóng cồn mỗi bước ta đi
Đêm miền Trung vời vợi sao khuya Một mảnh tình chung luôn tỉnh thức Ta qua đây chưa dừng chân được Còn thù còn nữa nước trong kia.
1970.
ĐÓN KHÁCH ANH HÙNG VÀO TUYẾN LỬA (Bác Nguyễn Tư Thoan đọc, ghi theo trí nhớ) … Súng gác trời xanh giữ mọi nhà Đón khách anh hùng vào tuyến lửa Tưng bừng tiền tuyến nở muôn hoa Thanh Quan người hỡi hay chăng nhẽ Cảnh mới … … ta.
1970.
LÊN ĐÈO NGANG NGẮM BIỂN Hoàng Kim
Đèo chạy vắt ngang ôm biển lớn Hoành Sơn chân rảo nhẹ bồi hồi Trên núi hoa rừng muôn cánh nở Dưới sông chim biển vạn nhành thoi Ầm ầm xe lướt âm vang đất Lớp lớp mây bay cuốn rợp trời Núi giăng biển uốn thành đồ trận Lặng nhìn thêm thẹn chí làm trai
Cảm tác lên đỉnh đèo Ngang ngắm biển, gặp bộ trưởng Xuân Thuỷ và ông Nguyễn Tư Thoan. Tôi lúc đó 17 tuổi đã cùng họa thơ với anh Hoàng Ngọc Dộ và các vị trên. Đọc tiếp tại Lửa đèn vầng trăng soi
Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của giáo sư tiến sĩ khoa học Đỗ Tất Lợi là công trình nghiên cứu rất có giá trị ở Việt Nam và Thế Giới. Sách xuất bản đến nay là lần thứ 11. Hội đồng chứng chỉ khoa học tối cao Liên Xô năm 1968 đã công nhận học vị Tiến sĩ khoa học cho Người xứng danh tiến sĩ không cần bảo vệ luận ándược sĩ Đỗ Tất Lợi trên cơ sở cuốn sách này. Triển lãm hội chợ sách quốc tế Matxcơva năm 1983, bộ sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam được bình chọn là một trong bảy viên ngọc quý của Thế Giới trong triển lãm sách.GS.TS. Đỗ Tất Lợi, nhà dược học phương Đông lỗi lạc, danh y Việt Nam (2 tháng 1 năm 1919 – 3 tháng 2 năm 2008), là gương sáng người thầy khoa học, “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
Tải sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của Giáo sư Đỗ Tất Lợi dạng pdf tại đây. Cuốn sách viết về nguồn gốc, phân bố, dược tính, thành phần các vị thuốc, các cách sử dụng, kinh nghiệm dùng thuốc… Cuốn sách bao gồm các phần: Phần 1: Phần chung 1.1 Một số điểm cần chú ý khi sử dụng thuốc Nam. 1.2. Cơ sở lý luận về tìm thuốc và tác dụng thuốc theo Đông y. 1.3. Bào chế thuốc theo Đông y. 1.4. Cơ sở để xem xét tác dụng của thuốc theo y học hiện đại (Tây y). Phần ll.- Những cây thuốc và vị thuốc 1. Các cây thuốc và vị thuốc chữa bệnh phụ nữ 2. Các cây thuốc và vị thuốc chữa mụn nhọt mẩn ngứa 3. Các cây thuốc và vị thuốc trị giun sán. 4. Các cây thuốc và vị thuốc chữa lỵ 5. Các cây thuốc và vị thuốc thông tiểu tiện và thông mật 6. Các cây thuốc và vị thuốc cầm máu 7. Các cây thuốc và vị thuốc hạ huyết áp 8. Các cây và vị thuốc có chất độc 9. Các cây và vị thuốc chữa bệnh ở bộ máy tiêu hóa. 10. Các cây và vị thuốc chữa đi lõng, đau bụng. 11. Các cây và vị thuốc chữa nhuận tràng và tẩy. 12. Các cây và vị thuốc chữa đau dạ dày. 13. Các cây và vị thuốc chữa tê thấp, đau nhức. 14. Các cây và vị thuốc đắp vết thương rắn rết cắn. 15. Các cây và vị thuốc chữa bệnh tai mắt mũi răng họng. 16. Các cây và vị thuốc chữa bệnh tim. 17. Các cây và vị thuốc chữa bệnh cảm sốt. 18. Các cây và vị thuốc chữa bệnh ho hen. 19. Các cây và vị thuốc ngủ, an thần, trấn kinh. 20. Các vị thuốc bổ, thuốc bồi dưỡng nguồn gốc thảo vật. 21. Các vị thuốc bổ nguồn gốc động vật. 22. Các vị thuốc khác nguồn gốc động vật. 23. Các vị thuốc nguồn gốc khoáng vật. Phần III: Phụ lục
Nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27 tháng 2, xin trân trọng đăng bài viết về Giáo sư Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi, một trong nhiều người thầy thuốc Việt Nam, đã cống hiến tâm đức trí tuệ và tài năng cho sức khỏe của con người. Mong các Bác sĩ và những người làm nghề y luôn khỏe và hạnh phúc để mang lại sức khỏe và hạnh phúc cho nhiều người hơn nữa.
GIẤC MƠ LAI KHOAI LANG Hoàng Kim Giống khoai lang Việt Nam. Chúng tôi trong bốn mươi năm qua đã chọn tạo được bảy giống khoai lang tốt phục vụ sản xuất, nổi bật là năm giống khoai ngon năng suất cao, trồng phổ biến Giống khoai lang HL518, Giống khoai lang HL491, Giống khoai lang HL4, Giống khoai Hoàng Long,Giống khoai Bí Đà Lạt, Gần đây, anh Hoàng Đại Nhân có bài thơ ‘Chuyện Tình Hoa Muống Biển” gợi nhớ về giấc mơ lai khoai lang..Bài thơ này trong sáng giản dị và hay, cốt truyện tình yêu đẹp, giá trị nhân văn cao, hình ảnh tuyệt vời. Tôi lúc còn trẻ đã biết rõ muống biển và đã thường tự hỏi liệu có thể lai khoai lang với muống biển để gia tăng tính kháng?nhưng vì sinh kế và tính thực dụng mà thường chọn tổ hợp lai năng suất cao chất lượng ngon mà chưa hề dám mạo hiểm lai khoai lang với muống biển, cho tới hôm nay.
Hoa muống biển và hoa khoai lang hình thái thật giống nhau.
Muống biển và khoai lang là hai loài thực vật có quan hệ gần gũi. Muống biển (Ipomoea pes-caprae (L.) R.Br.) là loài thực vật thuộc họ Bìm bìm (Convolvulaceae) mọc phổ biến trên của các bãi biển và chịu được không khí mặn. Carl von Linné (23 tháng 5 năm 1707 – 10 tháng 1 năm 1778), nhà thực vật học, bác sĩ kiêm động vật học người Thụy Điển, người tiên phong của ngành sinh thái học “Hoàng tử của giới thực vật học“, cha đẻ của hệ thống phân loại theo danh pháp hiện đại, là người đầu tiên mô tả loài thực vật này; năm 1818, Robert Brown là người phân loại nó vào chi hiện tại. Muống biển được tìm thấy trên bờ cát vùng nhiệt đới ven biển Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, phía bắc của bang New South Wales, và dọc bờ biển bang Queensland thuộc nước Úc. Muống biển ở Việt Nam mọc hoang khắp các bãi cát ven biển từ Hà Tiên, Rạch Giá (Kiên Giang), đến Vũng Tàu (Bà Rịa Vũng Tàu), Nha Trang (Khánh Hòa), Quảng Trị, Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, Hải Phòng…Muống biển có công dụng làm thuốc nhưng hiện chưa có các nghiên cứu sâu về cây này. Theo Nông nghiệp Việt Nam muống biển công dụng trong y học cổ truyền được dùng toàn cây để chữa trị các chỗ viêm do dị ứng với sứa biển, phong độc, bệnh ngoài da; hạt để chữa trị mệt mỏi; lá được dùng để giã nát đắp lên chỗ ngứa do sứa biển.
Khoai lang (Ipomoea batatas L) là cây hai lá mầm thuộc họ Bìm bìm Convolvulaceae, chi Ipomoea, Chi phụ: Quamoclit; Phân chi: Batatas Loài: Ipomoea batatas. Họ Bìm bìm có 55 chi và khoảng 1650 loài, trong đó chi Ipomoea là chi lớn nhất với khoảng 600 loài (Austin, 1997). Ở Việt Nam có 13 chi và 76 loài (Lương Ngọc Toàn và csv, 1978). Cây khoai lang được phân loại trong chi Batatas. Hiện nay trong nội tộc phân chi Batatas có 13 loài hoang dại quan hệ với khoai lang. Khoai lang có số nhiễm sắc thể 15, là dạng lục bội thể (6x) duy nhất có khả năng tạo củ để làm lương thực. Trần Văn Minh 2008 đã trích dẫn tài liệu của Iting và Kehr 1953 nghiên cứu sự phân chia giảm nhiễm ở các giống khoai lang của Mỹ và giả thuyết là khoai lang có nguồn gốc đa bội khác nguồn. Nó hình thành từ tổ hợp lai giữa một tứ bội thể với nhị bội, sau đó xẩy ra quá trình phân đôi nhiễm sắc thể ở con lai bất dục. Nishiyama 1982 và Shiotani 1988 thì lại cho rằng khoai lang là một tứ bội cùng nguồn, hình thành do sự đa bội hoá của loài lưỡng bội.
Carl von Linné nhà thực vật học Thụy Điển, nhà bác học hàng đầu của nhân loại ngành sinh thái học “Hoàng tử của giới thực vật học“, cha đẻ của hệ thống phân loại theo danh pháp hiện đại. Ông là người đầu tiên mô tả loài muống biển. Ông cũng là nhà thơ, nhà ngôn ngữ lừng danh mà August Strindberg tác giả người Thụy Điển viết: “Linné kỳ thực là một nhà thơ sinh ra để trở thành nhà tự nhiên học”. Linné được Goethe nhà bác học thiên tài người Đức ca ngợi: “Trừ Shakespeare và Spinoza, tôi không biết ai giữa những người không còn sống mà ảnh hưởng tới tôi lớn hơn thế”.
Hình ảnh cậu bé tiến về biển lúc bình minh gợi chúng ta nhớ về câu chuyện muống biển, khoai lang quan hệ với “Hai vạn dặm dưới đáy biển” một tiểu thuyết khoa học viễn tưởng của Jules Verne nhà văn Pháp nay đã chuyển thể thành phim. Hai Vạn Dặm Dưới Đáy Biển http://hdonline.vn/phim-hai-van-dam-duoi-day-bien-10140.htm…
Câu chuyện “20,000 Leagues Under the Sea” 1954 kể rằng: Trong năm 1868, tin đồn về một con quái vật biển tấn công tàu ở Thái Bình Dương đã tạo ra lo âu và khiếp sợ trong thủy thủ Hoa Kỳ, làm gián đoạn đường vận chuyển hàng hải . Chính phủ Hoa Kỳ mời Giáo sư Pierre Aronnax và Conseil phụ tá của ông lên một tàu chiến thám hiểm để chứng minh hay bác bỏ sự tồn tại của con quái vật. Kết quả “Hai vạn dặm dưới đáy biển” Giáo sư Pierre Aronnax nhà bác học biển và cộng sự đã thấu hiểu đại dương, thế giới biển, nguồn thức ăn khác biệt và vô tận dưới biển sâu, và năng lực của tàu ngầm, phát minh khoa học làm mở rộng tầm mắt và thay đổi nhận thức về thế giới biển.
Giống khoai lang ở Việt Nam HL491 và HL518 chất lượng ngon, năng suất cao.
Giống khoai lang Việt Nam ngon nhất hiện nay là HL518 Nhật đỏ, HL491 Nhật tím (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997) và khoai lang Hoàng Long (Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy 1981), Ba giống khoai lang ngon này mức kháng sùng chỉ đạt trung bình (http://foodcrops.blogspot.com/2010/01/giong-khoai-lang-o-viet-nam.html)
Giáo sư Vũ Đình Hòa (Học Viện Nông nghiệp Việt Nam) trong luận án tiến sĩ năm 1991 có thực hiện việc lai giống khoai lang loài khoai lang Ipomoea batatas L với loài khoai lang dại IpomoeaTrifida để tìm giải pháp giống khoai lang kháng sùng.
Vậy, muống biển liệu có thể lai khoai lang để gia tăng tính kháng?
Ban mai trên biển Quê hương, nơi có sóng, có gió và loài hoa muống biển. Tôi yêu quê tôi, yêu vùng gió cát “Chang chang cồn cát nắng trưa Quảng Bình”. Nhớ đết thắt lòng con “dèm” nhỏ, con cua nhỏ nên dòng Gianh và những vạt muống biển xanh bất tận bên bờ Nhật Lệ. Và bài thơ Sóng yêu thương vỗ mãi đến vô cùng đã ra đời từ đó.
SÓNG YÊU THƯƠNG VỖ MÃI
Hoàng Kim
Anh yêu biển tự khi nào chẳng rõ Bởi lớn lên đã có biển quanh rồi Gió biển thổi nồng nàn hương biển gọi Để xa rồi thương nhớ chẳng hề nguôi
Nơi quê mẹ mặt trời lên từ biển Mỗi sớm mai gió biển nhẹ lay màn Ráng biển đỏ hồng lên như chuỗi ngọc Nghiêng bóng dừa soi biếc những dòng sông
Qua đất lạ ngóng xa vời Tổ Quốc Lại dịu hiền gặp biển ở kề bên Khi mỗi tối điện bừng bờ biển sáng Bỗng nhớ nhà những lúc mặt trăng lên
Theo ngọn sóng trông mù xa tít tắp Nơi mặt trời sà xuống biển mênh mông Ở nơi đó là bến bờ Tổ Quốc Sóng yêu thương vỗ mãi đến vô cùng …
Nhưng đất cát nghèo Quê Choa ven sông ven biển không chỉ nắng, có gió, có phi lao và có muống biển mà còn có khoai lang. Đèo Ngang “đang nghèo” Linh Giang dòng sông quê hương cũng là vùng quê nghèo ‘khoai khoai toàn khoai’ của tuổi thơ tôi. Củ khoai lang ‘sâm người nghèo’ lặn vào trong ký ức. Tôi lớn lên bên khoai lang và muống biển và tuổi thơ bên gió cát dòng Gianh. Thuở nhỏ, tôi thường tần ngần cầm hai bông hoa nhỏ khoai lang và muống biển mơ đến một ngày … lai khoai lang. Mời bạn ngắm ảnh Biển Nhật Lệ Quảng Bình và đọc bài viết gốc tại đây https://hoangkimvietnam.wordpress.com/2012/05/01/bi%E1%BB%83n-nh%E1%BA%ADt-l%E1%BB%87/
Hoàng Kim
Tài liệu dẫn:
(1) Truyện thơ CHUYỆN TÌNH HOA MUỐNG BIỂN Hoàng Đại Nhân
Khi mặt trăng vừa từ biển mọc lên Tỏa ánh sáng dịu dàng bờ cát trắng Biển đêm nay êm đềm, con sóng lặng Từng cặp đôi đang sải bước ven bờ
Cô gái hiền lành, trong sáng ngây thơ Bên chàng trai khi tình vừa chớm nở Họ cùng nhau thì thầm trao lời hứa Hai con tim cùng nhịp đập rộn ràng
Chàng trai nghèo bao hy vọng chứa chan Cùng người đẹp sẽ nên duyên chồng vợ Cái ngày ấy chẳng còn bao xa nữa Khi người yêu đã thề nguyện chung tình.
Cha cô gái hay tin nổi nóng, bất bình Biết chàng nghèo, chẳng “môn đăng hộ đối” Ông thẳng thắn: “Đừng nên mơ ước vội Hãy kiếm đi, đủ lễ vật…, ta chờ”
Chàng trai nghèo sau những phút sững sờ Hiểu phận mình, đâu trách gì cô gái Càng yêu thương, chàng càng thêm hăng hái Quyết ra khơi mong có dịp đổi đời
Biển quê hương như cũng hiểu lòng người Giúp chàng trai nặng thêm từng mẻ lưới Chàng thầm nghĩ chỉ thêm vài ngày tới Số tiền ta sắm lễ vật đủ rồi
Lần cuối cùng chàng lướt sóng ra khơi Lòng khấp khởi tràn trề bao hy vọng Căng sức trẻ, đâu sợ gì con sóng Khi con tim mang hình bóng của nàng
Cô gái đợi chờ, hy vọng chứa chan Hoàng hôn xuống, đón thuyền chàng cập bến Nhưng… bất hạnh bỗng từ đâu ập đến Nàng đâu hay, bão biển đã cướp chàng
Nỗi niềm đau, con tim trẻ nát tan Nàng quên ăn, cứ ngày ngày hướng biển Nàng cầu mong con thuyền chàng xuất hiện Nhưng biển xa chỉ tung sóng cuộn trào
Qua nhiều ngày cô tiều tụy mòn hao Rồi gục chết khi biển chiều tàn nắng Ơi cô gái ! Một con tim trong trắng Phút cuối đời vẫn hướng phía biển xa
Trời thương cô, cho hóa kiếp thành hoa Loài muống biển vươn dài trên bờ cát Hướng về biển, nghe dập dìu biển hát Lời yêu thương cháy bỏng những hẹn hò
Chàng trai hóa thành những ngọn sóng xô Cứ ào ạt cản ngăn loài muống biển Hãy quay lại, em ơi, xin đừng tiến Để an lành tươi thắm một loài hoa.
Biển hôm nay mãi hát khúc tình ca Bản tình ca thắm màu hoa muống biển Mãi tươi hồng đón chào con sóng đến Lời thủy chung son sắt đến trọn đời. —– – Hình ảnh từ Internet – Ngẫu hứng từ chuyện SỰ TÍCH HOA MUỐNG BIỂN (Kho tàng chuyện cổ Việt Nam, nguồn Internet).
1. “Gian nan xây dựng thương hiệu gạo Việt“, chúng tôi tâm đắc với bài viết này của tác giả Cao Phong đăng trên Báo Sài Gòn Giải Phóng Online SGGP Thứ Bảy, 19/2/2022. Bài báo đã dẫn ý kiến của PGS TS Dương Văn Chín (Chin Duong). “Thời gian qua, Bộ NN-PTNT đã công bố logo thương hiệu gạo Việt “Vietnam Rice”, nhưng có được bao nhiêu công ty nộp phí để được gắn logo này? Khi gắn logo này lên sản phẩm của họ thì có tăng được giá trị hạt gạo hay không; bán được giá cao hơn hay không? Đó là những lý do mà thương hiệu gạo của Việt Nam chưa đi vào cuộc sống thực tiễn”. Đây cũng là điều mà Bộ NN-PTNT và Hiệp hội Lương thực Việt Nam cần nghiêm túc suy nghĩ. “Vấn đề hiện nay là tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển hạt gạo ở thị trường trong nước và xuất khẩu. Mỗi phân khúc gạo nên có chính sách khích lệ nhiều doanh nghiệp làm ra từng nhãn hiệu hàng hóa để kinh doanh, đảm bảo chất lượng, giữ uy tín lâu dài. Đối với phân khúc gạo thơm trắng cao cấp, nên sử dụng những giống lúa đoạt giải quốc tế như Lộc Trời 28, ST25. Phân khúc gạo thơm trung bình thì dùng các giống như Jasmine 85, OM 18, Đài thơm 8; gạo trắng hạt dài thì dùng giống OM 5451”.
GIAN NAN XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU GẠO VIỆT Cao Phong Báo Sài Gòn Giải Phóng Online SGGP Thứ Bảy, 19/2/2022 06:56
Lâu nay nhiều người vẫn ưa chọn gạo nàng thơm Chợ Đào, ST24, ST25… cho bữa cơm hàng ngày; đây là dấu ấn của các loại gạo đã khẳng định được chất lượng. Cách đây 4 năm, tại Festival Lúa gạo Việt Nam ở Long An, Bộ NN-PTNT chính thức công bố logo thương hiệu Gạo Việt Nam với dòng chữ “Vietnam Rice”. Thế nhưng, vẫn còn nhiều điều phải nói về câu chuyện thương hiệu gạo Việt.
Gạo ST lên ngôi, Chợ Đào loanh quanh Mỹ Lệ
Vụ lúa đông xuân 2022 sắp đến kỳ thu hoạch, nhiều xã viên ở HTX Tân Long (huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang) vui mừng khi lúa được bao tiêu với giá cao. Khoảng 140ha lúa, trong đó có 50% là giống ST24 của xã viên được HTX bao tiêu với giá 7.300 đồng/kg; những nông dân làm đúng quy trình (sản xuất sạch) được cộng thêm 1.000 đồng/kg. Như vậy, với giá bao tiêu 8.300 đồng/kg, nông dân trồng lúa thơm ST24 đạt lợi nhuận trên mức 50%.
Song, ông Nguyễn Văn Thích, Phó Giám đốc HTX Tân Long nhìn nhận: “HTX chỉ dám đặt hàng nông dân trồng lúa thơm khi tìm đầu ra chắc chắn từ doanh nghiệp. HTX không dám đặt hàng trồng nhiều lúa thơm vì không đủ vốn để mua, sẽ đánh mất niềm tin với nông dân”. Hiện khách hàng từ Hà Nội, TPHCM, Cần Thơ… đặt mua gạo sạch Vị Thủy do HTX Tân Long sản xuất khoảng 7.000 tấn. Ông Nguyễn Văn Thích nói thêm: “Kỹ năng trồng lúa của xã viên đang dần thuần thục. Chúng tôi kỳ vọng, các doanh nghiệp sẽ biết và sớm đặt hàng để mở rộng sản xuất, đưa hạt gạo sạch đi xa hơn, nông dân dễ thở hơn”.
Gần 5 năm trước, gạo ST24 của Việt Nam được vinh danh cùng với gạo Thái Lan và gạo Campuchia trong “Tốp 3 gạo ngon nhất thế giới”. Kỹ sư Hồ Quang Cua, “cha đẻ” của dòng gạo thơm ST, đã thuyết minh: “ST24 là gạo đạt chuẩn hạt dài, trắng trong, cơm dẻo vừa và có hương thơm mùi lá dứa. Năm 2019, gạo ST24 và ST25 đều đạt chuẩn, chiếm ngôi vị gạo ngon nhất thế giới, nhưng Việt Nam chỉ được chọn 1, là ST25 đăng quang ngôi vương”. Đây là bước tiến không nhỏ của các loại gạo thơm ST do kỹ sư Hồ Quang Cua và ngành nông nghiệp Sóc Trăng dày công nghiên cứu trong 25 năm qua.
Trước khi dòng gạo thơm ST nổi lên, ở ĐBSCL cũng có giống lúa khá nổi tiếng là nàng thơm Chợ Đào. Thế nhưng, khi nhìn lại nhiều người không khỏi ái ngại. Tại sao gạo nàng thơm Chợ Đào không phát triển được? PGS-TS Dương Văn Chín, nguyên Phó Viện trưởng Viện lúa ĐBSCL cho biết: “Gạo nàng thơm Chợ Đào có tiếng từ lâu, nhưng chỉ một vùng đất hẹp ở xã Mỹ Lệ (Long An) trồng mới có chất lượng ngon. Ở các cuộc đấu xảo gạo ngon trong nước và quốc tế, chưa có doanh nghiệp nào cũng như tỉnh Long An cũng không chuẩn bị mẫu để dự thi nên chưa biết độ thơm ngon của giống này thế nào, so với các loại gạo khác. Chưa có nhóm nhà khoa học của các viện, trường nào tìm ra vùng đất nước lợ ở ven biển Nam bộ có điều kiện đất và nước tương tự như ở xã Mỹ Lệ và du nhập giống nàng thơm Chợ Đào về trồng xem coi chất lượng còn ngon như xã Mỹ Lệ hay không”.
Hiện nay chỉ cần gõ chữ “gạo nàng thơm Chợ Đào”, Google cho ra gần 200.000 kết quả với đủ hình ảnh bán buôn trên mạng. PGS-TS Dương Văn Chín cho biết thêm, có nhiều loại gạo dán nhãn là nàng thơm Chợ Đào nhưng thực chất là giả, dùng gạo của các giống lúa cao sản, đóng bao để lừa người tiêu dùng, do đó gạo nàng thơm Chợ Đào đang đứng trước nguy cơ ngày càng… mất uy tín.
Phát triển hợp lý các phân khúc xuất khẩu gạo
Gạo thơm ST24, ST25 hay nàng thơm Chợ Đào… đều ngon. Nhưng các nhà khoa học và doanh nghiệp thừa hiểu không thể chỉ chăm bẵm vào vài dòng gạo thơm này. Tại thị trường Việt Nam, người tiêu dùng cân nhắc túi tiền trước khi nghĩ đến mua gạo ST25 hay Chợ Đào. Bởi gạo Chợ Đào có giá bán khoảng 20.000 đồng/kg (1.000 USD/tấn), còn ST25 ở mức 35.000 đồng/kg (khoảng 1.500 USD/tấn). Đây là mức giá mà nhiều doanh nghiệp mơ ước khi cao gấp 2-3 lần so với mặt bằng giá xuất khẩu – khoảng 500 USD/tấn gạo của Việt Nam trong năm 2021.
Trong khi nhu cầu thị trường lúa gạo thế giới dao động ở ngưỡng 30 triệu tấn/năm thì lúa thơm chỉ chiếm dưới 10%, nghĩa là chỉ khoảng chừng 2-3 triệu tấn. Các chuyên gia lúa gạo nhận định: “Đây là một thị trường rất nhỏ, giống như mình đi buôn kim cương hay hàng cao cấp vậy. Thị trường này rất kén chọn, trong khi trước giờ chỉ Thái Lan đã chiếm khoảng 1,5-1,8 triệu tấn; Ấn Độ và Pakistan chiếm khoảng 300.000-400.000 tấn”.
Thực tế, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam đang đi đúng hướng trong xác định các phân khúc xuất khẩu gạo. Cách đây gần 20 năm, các doanh nghiệp chỉ tập trung cho phân khúc gạo phẩm cấp thấp (gạo 25% tấm) với khoảng 80%, nay tỷ lệ này đã đảo chiều.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), năm 2021, tỷ trọng gạo chất lượng cao chiếm trên 89% lượng xuất khẩu, đã góp phần nâng cao giá xuất khẩu từ 496 USD/tấn năm 2020 lên trên 503 USD/tấn. GS-TS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường ĐH Nam Cần Thơ cho rằng: “Xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam phải bắt đầu từ doanh nghiệp, sự hợp tác của doanh nghiệp và nông dân cùng nghiên cứu của các nhà khoa học sẽ tạo ra vùng sản xuất rộng lớn”. Hơn ai hết, doanh nghiệp “biết mình, biết ta” trong cuộc cạnh tranh trên thị trường, họ cũng biết các “đối thủ” của hạt gạo Việt đã có nhiều bước đi và thủ thuật marketing độc đáo trên thị trường thế giới. Những khuyến nghị này đã được tỉnh Sóc Trăng thực hiện khá bài bản để có kết quả như hôm nay.
Bàn về câu chuyện logo thương hiệu “Vietnam Rice”, nhiều người vẫn còn băn khoăn. Ông Phạm Thái Bình, Tổng Giám đốc Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An cho rằng: “Xây dựng được thương hiệu gạo Việt là mang đến lợi ích cho nông dân, doanh nghiệp và cả quốc gia. Điều còn băn khoăn là chúng ta đã xây dựng thương hiệu gạo nhưng đã mang lại hiệu quả gì? Thực tế chưa có doanh nghiệp nào sử dụng, vì doanh nghiệp băn khoăn khâu giá trị gia tăng từ thương hiệu này chưa rõ ràng”.
Đồng quan điểm trên, PGS-TS Dương Văn Chín nói: “Thời gian qua, Bộ NN-PTNT đã công bố logo thương hiệu gạo Việt “Vietnam Rice”, nhưng có được bao nhiêu công ty nộp phí để được gắn logo này? Khi gắn logo này lên sản phẩm của họ thì có tăng được giá trị hạt gạo hay không; bán được giá cao hơn hay không? Đó là những lý do mà thương hiệu gạo của Việt Nam chưa đi vào cuộc sống thực tiễn”. Đây cũng là điều mà Bộ NN-PTNT và Hiệp hội Lương thực Việt Nam cần nghiêm túc suy nghĩ.
“Vấn đề hiện nay là tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển hạt gạo ở thị trường trong nước và xuất khẩu. Mỗi phân khúc gạo nên có chính sách khích lệ nhiều doanh nghiệp làm ra từng nhãn hiệu hàng hóa để kinh doanh, đảm bảo chất lượng, giữ uy tín lâu dài. Đối với phân khúc gạo thơm trắng cao cấp, nên sử dụng những giống lúa đoạt giải quốc tế như Lộc Trời 28, ST25. Phân khúc gạo thơm trung bình thì dùng các giống như Jasmine 85, OM 18, Đài thơm 8; gạo trắng hạt dài thì dùng giống OM 5451”…
GẠO VIỆT VÀ THƯƠNG HIỆU Hoàng Long và Hoàng Kim
Gạo Việt và thương hiệu đang chuyển đổi mạnh mẽ từ lượng sang chất, thích ứng với biến đổi khí hậu, phù hợp với thị trường tiêu thụ và định hướng phát triển nông nghiệp hữu cơ bền vững. Sự cấp thiết chọn tạo giống lúa siêu xanh thích ứng biến đổi khí hậu ở Việt Nam, phát triển mạnh mẽ thương hiệu gạo Việt đáp ứng tốt nhất theo từng phân khúc gạo trên thị trường; đồng thời phục tráng lại một số giống lúa đặc sản địa phương đáp ứng tốt yêu cầu xây dựng vùng lúa chuyên canh; tổ chức đánh giá nguồn tài nguyên giống lúa địa phương và nhập nội để bảo tồn và phát triển nguồn gen và nghề lúa gạo Việt chốn tổ của nghề lúa.
CANH TÁC LÚA GẠO VIỆT THEO VÙNG SINH THÁI
Sự chuyển đổi phù hợp dựa trên đặc điểm từng vùng sinh thái, kinh tế xã hội, thế mạnh lợi thế cạnh tranh cây con và nhu cầu an sinh xã hội với thị trường nông sản . Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) ngày nay có tổng sản lượng lúa đạt trên 25 triệu tấn, chiếm khoảng 90% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước. So với năm 1976 sản lượng lúa ĐBSCL thời ấy chỉ đạt 4,5 triệu tấn, năm 1986 khoảng 7 triệu tấn thì sự gia tăng sản lượng lúa gạo ở ĐBSCL ngày nay là thành tựu kinh tế đặc biệt ấn tượng. ĐBSCL nửa thế kỷ chyển đổi kinh tế, xã hội và môi trường đang đặt ra những thách thức mới
“Phát triển lúa gạo trong bối cảnh biến đổi khí hậu và hội nhập ở Việt Nam” bài phát biểu của PGS TS Nguyễn Văn Bộ tại Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ Hai Cần Thơ ngày 11-12 tháng 8 năm 2016 đã nêu rõ : “Lúa là cây lương thực quan trọng nhất của Việt Nam với diện tích thu hoạch năm 2015 là 7.835 ngàn ha, sản lượng 45,2 triệu tấn thóc, xuất khẩu 6.997 ngàn tấn gạo với kim ngạch 2.852 triệu USD. Tuy nhiên, xét thuần túy về kinh tế, lúa gạo chỉ đóng góp khoảng 5,45% GDP của cả nước và người sản xuất lúa gạo chỉ có thu nhập thuần 419 USD/ha so với 1.128 USD /ha của nông dân Thái Lan. Thêm nữa, theo kịch bản biến đổi khí hậu 2016, chúng ta có tới 38,9% diện tích đồng bằng sông Cửu Long và 16,8 % diện tích đồng bằng sông Hồng bị ngập lụt khi mực nước biển dâng 100 cm và nếu điều này xảy ra, sản lượng lúa gạo có thể giảm trên 30-35%. Do vậy, việc sản xuất và xuất khẩu lúa gạo cần được xem xét một cách thấu đáo từ góc độ kinh tế, xã hội và môi trường trên cơ sở đảm bảo ổn định an ninh lương thực quốc gia và ổn định xã hội“. “Phát triển lúa gạo đang đối mặt với thách thức to lớn về Biến đổi khí hậu, cạnh tranh về đất đai với nông nghiệp đô thị và giao thông Canh tác quá mức với việc thâm canh , tăng vụ làm cho suy giảm sức sản xuất của đất, ô nhiễm môi trường, tăng phát thải khí nhà kính. Thêm nữa, sản xuất lúa gạo mang lại lợi nhuận thấp nên gần như không có doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất lúa. Chi phí tăng cao cùng với thị trường bấp bênh làm cho người nông dân thực sự không an tâm với nghề trồng lúa. Đã đến lúc chúng ta cần đối xử với hạt gạo và người trồng lúa một cách công bằng hơn. Phải coi trọng sản xuất lúa gạo không chỉ là vấn đề kinh tế mà là lĩnh vực đảm bảo an sinh xã hội và ổn định kinh tế. Chuyển đổi một phần diện tích đất lúa hoặc giảm vụ một cách hợp lý cùng với việc tích tụ ruộng đất là xu hướng cần được xem xét . Việc bảo hiểm cho nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa gạo nói riêng cũng cần có giải pháp khả thi với sự quan tâm hiệu quả từ Nhà nước. Xuất khẩu gạo nên xem xét lại về mặt chiến lược dài hạn, lấy thu nhập của người sản xuất lúa gạo làm trung tâm.”
ĐBSCL nửa thế kỷ chuyển đổi kinh tế xã hội và môi trường, :giáo sư Nguyễn Ngọc Trân nhận định “ĐBSCL sản xuất tăng nhanh liên tụcnhưng đang tụt hậu so với cả nước ; tài nguyên đất bị khai thác kiệt quệ, đồng ruộng không còn được hứng phù sa và làm vệ sinh hàng năm vào mùa lũ như trước đây; Tài nguyên nước bị lãng phí vì một lượng nước vào mùa mưa trước đây tràn đồng thì nay bị dồn vào trong lòng dẫn các sông kênh chảy siết để thoát lũ, gây nên tình trạng sạt lở bờ sông ngày càng tăng về số lượng và về mức độ nghiêm trọng. Đa dạng sinh học, đặc biệt các loài cá đen, rùa, rắn, các loài chim, trong các hệ sinh thái ngập nước trong Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, Rừng tràm U Minh biến mất dần. Sản xuất lúa gạo do canh tác quá mức với việc thâm canh, tăng vụ làm cho suy giảm sức sản xuất của đất, ô nhiễm môi trường, tăng phát thải khí nhà kính, lợi nhuận thấp chi phí tăng cao cùng với thị trường bấp bênh làm cho người nông dân thực sự không an tâm với nghề trồng lúa. Thủy sản là một thế mạnh khác, sau lúa gạo, của ĐBSCL. Đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, kể cả thủy sản biển hãy còn khiêm tốn trong thập niên 1980. Hiện nay tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản ĐBSCL chiếm khoảng 60% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước mặt hàng này Thủy sản là thế mạnh sau lúa gạo, của ĐBSCL có giá trị kim ngạch xuất chưa tương xứng với tiềm năng”.
Năm năm qua (2016-2020) ĐBSCL xoay trục chiến lược nông nghiệp phát triển bền vững theo ba vùng, (là vùng thượng, vùng giữa và vùng ven biển) và xoay trục chiến lược sang thủy sản; trái cây; lúa gạo. Bộ NN & PTNT xác định:” Dựa trên biến động về nguồn nước, tính thích nghi về đất đai và nhu cầu thị trường, các ngành hàng chiến lược được phân thành vùng ổn định, vùng chuyển đổi và vùng linh hoạt. Cơ cấu lại sản xuất theo 3 trục sản phẩm (nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia; nhóm sản phẩm chủ lực cấp tỉnh; nhóm sản phẩm địa phương, chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”)”. ” Tạo đột phá trong phát triển chế biến và thương mại hóa chuỗi giá trị nông nghiệp và nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ để giải quyết 3 khâu là giống, thức ăn và chế biến nông lâm thủy sản. ĐBSCL đặt mục tiêu đến năm 2025, xác định được bộ giống tốt nhất cho 3 ngành hàng chủ lực (thủy sản, trái cây, lúa);đến năm 2030, làm chủ nguồn giống trong nước và vươn tầm quốc tế.Tăng cường thâm canh bền vững, giảm tối đa sử dụng vật tư (phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật), bảo vệ môi trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Phát triển các trung tâm hỗ trợ kỹ thuật cho vùng chuyên canh, các cụm/ khu công nghiệp chế biến, các hệ thống thương mại hậu cần, chuỗi bảo quản lạnh để kết nối thị trường.”.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường tại Hội nghị đánh giá 2 năm triển khai Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu, đã nhấn mạnh: “Quy hoạch ĐBSCL sẽ tích hợp, đa ngành, lĩnh vực, thực hiện đồng bộ các giải pháp ‘không hối tiếc’ có điều phối liên vùng, liên kết ngành, lĩnh vực với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị toàn vùng. Huy động nguồn lực tổng thể của Nhà nước, các thành phần kinh tế, toàn dân, hợp tác quốc tế”. Định hướng các vùng cũng được xác định rõ. Trong đó, vùng thượng: Phát triển nông nghiệp đa dạng, có tính đến thích ứng với lũ cực đoan; là vùng trọng điểm về sản xuất lúa và cá tra theo hướng hiện đại, bền vững. Vùng đóng vai trò điều tiết và hấp thụ lũ cho ĐBSCL, Vùng giữa: Phát triển nông nghiệp miệt vườn điển hình, là trung tâm chuyên canh trái cây lớn nhất ĐBSCL và cả nước. Bên cạnh đó, phát triển một số vùng lúa gạo tập trung, thủy sản nước ngọt, rau màu, cây công nghiệp và thủy sản nước lợ ở mức độ vừa phải. Vùng đóng vai trò điều tiết nước ngọt cho vùng ven biển. Cuối cùng là vùng ven biển: Phát triển nông nghiệp dựa chính vào nước mặn và lợ, phát huy lợi thế thủy sản; kết hợp vùng lúa gạo đặc sản, các cây trồng sử dụng ít nước ngọt và chịu mặn.”
VIỆN LÚA ĐIỂM SÁNG GẠO VIỆT 45 NĂM QUA
Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long là địa chỉ xanh Việt Nam rạng danh Tổ Quốc tại xã Tân Thạnh, huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ Điện thoại: 0710 3861954; Fax: 0710 3861457; Website: http://www.clrri.org thành viên Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long có tiền thân là Trung tâm kỹ thuật Nông nghiệp ĐBSCL thành lập ngày 31/1/1977. Trong gần nửa thế kỷ xây dựng và phát triển Viện Lúa đã bảo tồn hơn 3.000 mẫu giống lúa được đánh giá và tư liệu hóa, đã chọn tạo và được công nhận đưa vào sản xuất 166 giống lúa, phần lớn là giống lúa OM thời gian sinh trưởng ngắn 90 – 100 ngày; các giống lúa OMCS cực sớm. Viện Lúa Sao Thần Nông 45 năm qua (1977-2021) luôn là lá cờ đầu nông nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực chọn tạo giống lúa, nghiên cứu quy trình kỹ thuật canh tác lúa; hệ thống canh tác thích hợp hiệu quả cho vùng ĐBSCL. Viện Lúa Sao Thần Nông bảo tồn và phát triển trong 45 năm qua đã góp phần đưa năng suất lúa của vùng nàỳ từ 2 – 3 tấn/ ha/ vụ tăng lên 6 – 7 tấn/ha/ vụ, tăng sản lượng lúa ở ĐBSCL lên hơn gấp 6 lần, từ 4 triệu tấn/ của năm 1977 vượt lên trên 25 triệu tấn/năm của mỗi năm liên tục từ năm 2017 đến nay.
Nông nghiệp ĐBSCL ngày nay đang bị ảnh hưởng rất sâu sắc của ranh mặn đã lấn rất sâu vào đất liền. Bản đồ dự báo xâm nhập mặn ĐBSCL mùa khô năm 2020-2021, do Phòng Dự báo Thủy văn Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ cung cấp đã cho thấy điều rõ Sự biến đổi khí hậu và nguồn nước sông Mekong bị điều tiết nghiêm trọng bởi hệ thống đập thủy điện trên sông, cùng với việc suy kiệt thảm rừng thực vật đầu nguồn đã gây nên hiệu ứng kép của môi sinh môi trường biến đổi. Viện Lúa ĐBSCL tiếp tục là địa chỉ xanh tiêu biểu của nông nghiệp Việt Nam và toàn vùng ĐBSCL. Viện tiếp tục phát huy những kết quả nổi bật trọng tâm về chọn tạo giống lúa và chuyển giao giống lúa tốt vào sản xuất. Theo đó, Viện Lúa ĐBSCL có 11 giống lúa tốt được công nhận chính thức và 23 giống lúa tốt được bảo hộ..Giống lúa OM của Viện Lúa ĐBSCLchiếm tỉ lệ trên 70% tổng diện tích lúa gieo trồng ở ĐBSCL. Giống lúa OM của Viện Lúa ĐBSCL không chỉ được trồng tốt ở vùng ĐBSCL và lan tỏa nhiều vùng trong cả nước.Đặc biệt, trong tình hình hạn mặn vừa qua, Viện đã kịp thời khuyến cáo và cung cấp các giống lúa có khả năng chống chịu mặn ở mức độ từ 2-4‰ như các giống: OM6976, OM11735, OM9582, OM9577, OM429, OM380, OM18 đã đáp ứng kịp thời và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do hạn mặn gây ra. Viện Lúa ĐBSCL tiếp tục nghiên cứu chọn tạo giống lúa theo hướng nâng cao chất lượng gạo phù hợp với biến đổi khí hậu cho vùng ĐBSCL và nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu. Phục tráng các giống lúa mùa đặc sản của địa phương và xây dựng những vùng sản xuất gạo đặc sản chuyên canh có giá trị hàng hóa cao. Đánh giá tiềm năng dinh dưỡng của các giống lúa và phát triển các sản phẩm có giá trị cao từ gạo và các phế phụ phẩm trong sản xuất và chế biến lúa gạo”, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL tiến sĩ Trần Ngọc Thạch khẳng định.
Gạo thơm Sóc Trăng ST25 anh hùng lao động Hồ Quang Cua và đồng sự là điểm sáng gạo ngon thương hiệu Việt trong sự chuyển đổi chất lượng gạo ngon Việt
Tập đoàn Lộc Trời PGS Dương Văn Chín giới thiệu giống lúa chất lượng cao Lộc Trời 28 và OM 18 thích hợp ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
PGS Nguyễn Văn Hoan cùng Công ty CP Hạt giống vàng Thái Bình giới thiệu giống lúa Hạt vàng 36 được đưa vào trồng khảo nghiệm ở các tỉnh phía Bắc và các vùng miền trên cả nước để xem độ thích ứng và tiềm năng năng suất
Thầy Hoan vào làm lúa Tây Nguyên
GS Trần Duy Quý giới thiệu các giống lúa BQ, DT19 và Q14;
PGS Lê Văn Thảo giới thiệu hai giống lúa Thảo Cẩm 5 và Thảo Cẩm 9.
ThaiBinh Seed TBR225, TBR 288 là các giống lúa thật tốt, thời gian sinh trưởng phù hợp năng suất cao và chất lượng gạo ngon đang thổi luồng sinh khí mạnh mẻ vào sự chuyển đổi giống lúa cho vùng đồng bằng sông Hồng và miền Trung
Những trận đánh liên tục Cánh én gọi mùa xuân Đánh thức tiềm năng đất Thắp lên niềm tin yêu.
Hội hè già trước tuổi Lao động trẻ trung hoài Say mê làm việc tốt Dạy và học đi đôi
Doanh nghiệp và nông dân Đầu ra cho nông sản ThaiBinh Seed thắng lớn Chúc mừng bạn thành công.
ThaiBinhSeed anh hùng lao động Trần Mạnh Báo có nhiều kinh nghiệm tốt ‘Liên kết Doanh Nghiệp và HTX trong sản xuất nông nghiệp tìm đầu ra cho nông sản!”
Chọn tạo giống lúa siêu xanh năng suất cao, chất lượng tốt, thích ứng biến đổi khí hậu và xây dựng quy trình thâm canh thích hợp cho vùng lúa chính đang là nổ lực của chúng tôi. GSR65, GSR90; Lúa siêu xanh (Green Super Rice) là giải pháp tốt tiếp nối cho trước mắt và lâu dài của Gạo Việt để tích hợp được nhiều đặc tính quý về dạng hình cây lúa siêu xanh lý tưởng, với năng suất cao, chất lượng tốt, ngắn ngày, ít sâu bệnh, thích ứng biến đổi khí hậu ở Việt Nam và thích hợp với các vùng lúa hạn, mặn, thâm canh.
DẠY VÀ HỌC thực tiễn sát thực tế đã cho chúng ta một điểm hẹn lý tưởng tuyệt vời mà chúng ta cùng gặp.
Gạo Việt và thương hiệu thao thức những khát vọng…
LÚA SIÊU XANH VIỆT NAM GSR65 Hoang Long et al. 2015, Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018a, Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018b
Giống lúa siêu xanh GSR65 Nguồn gốc giống: Giống lúa GSR65 có nguồn gốc từ giống lúa Huang Hua Zhang (HHZ) cải tiến HHZ5-DT11-SAL2-7, được lai tạo và nhập nội nguồn gen từ chương trình chọn tạo giống lúa siêu xanh (GSR) của Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) với Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc (CAAS). Giống lúa GSR65 được Mạng lưới Nghiên cứu Lúa Siêu Xanh Việt Nam tuyển chọn và phát triển thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu tại Việt Nam (Hoang Long et al. 2015, Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018a, Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018b). Giống lúa siêu xanh GSR 65 đã được tuyển chọn qua bảy vụ tại Phú Yên với sáu khảo nghiệm cơ bản (12 giống lúa trong ba vụ tại hai điểm); bốn khảo nghiệm sản xuất (5 giống lúa tuyển chọn trong hai vụ tại hai điểm), bốn trình diễn xây dựng mô hình sản xuất thử (trong hai vụ tại hai điểm). Giống lúa GSR65 đang được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Yên chủ trì phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại Học Nông Lâm Huế, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sóc Trăng, Viện Hàn Lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc lập hồ sơ công nhận giống lúa mới.
Đặc điểm giống: Giống lúa siêu xanh GSR65 năng suất cao chất lượng tốt thích hợp vùng thâm canh và vùng mặn, vùng hạn. Giống có thời gian sinh trưởng 95 – 100 ngày đối với lúa sạ và 100 – 105 ngày khi cấy. Giống có chiều cao cây 98 – 100 cm. Giống có 336 – 354 bông/m2, trọng lượng 1000 hạt khoảng 24 – 25g. Tỷ lệ gạo lật, tỷ lệ gạo xát và tỷ lệ gạo nguyên đều đạt tốt, chất lượng gạo loại 1. Giống GSR65 đạt mức protein cao trên 7%, có hàm lượng amylose trung bình, có mùi thơm và cơm ngon. Giống có đặc điểm nông sinh học tốt dạng hình lúa siêu xanh, bộ lá xanh lâu bền (điểm 1), thấp cây (điểm 1), cứng cây không đổ ngã (điểm 1), độ thoát cổ bông cao (điểm 1), dạng hạt gạo thon dài. Giống GSR65 kháng vừa rầy nâu, có phản ứng nhiễm vừa với bệnh đạo ôn hại lúa. Giống lúa GSR65 tại Phú Yên trong khảo nghiệm cơ bản đạt năng suất thực thu bình quân là 8,70 tấn/ ha vượt 30,12% so với đối chứng ML48 đạt 6,69 tấn/ha, trong mô hình trình diễn khảo nghiệm sản xuất thử đạt năng suất thực thu bình quân là 7,98 tấn/ ha vượt 11,92% so với đối chứng ML48 đạt 71,3 tạ/ha
Trăng xưa cùng anh cuốc đất Trăng nay mình em làm thơ Không gian một vầng trăng tỏ Trăng ơi rọi đến bao giờ
Đèn giời vầng trăng soi Mẹ Cha Anh vời vợi Lửa hiếu trung cháy mãi Ngọn đèn trong đêm thiêng
Em đã đọc nhiều gương sáng danh nhân Hãy biết nhục biết hèn mà lập chí Thắp đèn lên đi em ngọn đèn dầu bền bỉ Sáng giữa đời lấp lánh một niềm tin
ĐÊM MAI LÀ TRĂNG RẰM Hoàng Kim
Hôm nay trăng mười bốn. Đêm mai là trăng rằm. Nhớ anh cuốc đất đêm Thơ đi cùng năm tháng
Chuyện ngày xưa của bố Theo con suốt cuộc đời Bố bán nhà cứu mẹ Lồng lộng vầng trăng soi
Nhà mình như suối nước Đi như dòng sông xanh Giữa đôi bờ thương nhớ Thấu hiểu điều tử sinh.
THẮP ĐÈN LÊN ĐI EM Hoàng Kim
Thắp đèn lên đi em! Xua tăm tối, giữa đêm trường ta học Vũ trụ bao la đèn em là hạt ngọc Cùng sao khuya soi sáng mảnh đất này Dù sớm chiều em đã học hăng say Dù ngày mệt chưa một hồi thanh thản Đèn hãy thắp sáng niềm tin chiến thắng Em thắp đèn lên cho trang sách soi mình.
Thắp đèn lên đi em! Xua tăm tối giữa đêm trường ta học Em đâu chỉ học bằng ánh mắt Mà bằng cả lòng mình, cả khối óc hờn căm Thù giặc giết cha, bom cày sập tung hầm Nhà tan nát, sân trường đầy miệng hố Hãy học em ơi, dù ngày có khổ Lao động suốt ngày em cần giấc ngủ ngon Nhưng đói nghèo đâu có để ta yên Và nghị lực nhắc em đừng ngon giấc Nợ nước thù nhà ngày đêm réo dục Dậy đi em, Tổ quốc gọi anh hùng.
Thắp đèn lên đi em! Xua tăm tối giữa đêm trường ta học Mặc cho gió đêm nay lạnh về tê buốt Tấm áo sờn không đủ ấm người em Vùng dậy khỏi mền, em thắp ngọn đèn lên Để ánh sáng xua đêm trường lạnh cóng Qua khổ cực càng yêu người lao động Trãi đói nghèo càng rèn đức kiên trung Em đã đọc nhiều gương sáng danh nhân Hãy biết nhục, biết hèn mà lập chí Thắp đèn lên đi em, ngọn đèn dầu bền bỉ Sáng giữa đời lấp lánh một niềm tin.
Đêm Vu Lan nhớ bài thơ đi học Thấm nhọc nhằn củ sắn củ khoai Nhớ tay chị gối đầu khi mẹ mất Thương lời cha căn dặn học làm người
TRĂNG RẰM VUI CHƠI GIĂNG Hoàng Kim
Trăng rằm đường sáng dạo chơi giăng, Nhớ Bác đôi câu hỏi chị Hằng: “Thế nước thịnh suy sao đoán định? Lòng dân tan hợp biết hay chăng? Vành đai thế biến nhiều mưu hiểm, Con đường lực chuyển lắm lăng nhăng? Dân Nam Tiếng Việt nhiều gian khó Hưng thịnh làm sao hỡi chị Hằng?”.
* “Bác Hồ thơ ‘Chơi giăng’ đó ông Vầng trăng cổ tích sáng non sông, Tâm sáng đức cao chăm việc tốt Chí bền trung hiếu quyết thắng không? Nội loạn dẹp tan loài phản quốc Ngoại xâm khôn khéo giữ tương đồng. Khó dẫu vạn lần dân cũng vượt. Lòng dân thế nước chắc thành công”.
Nguyên vận thơ Bác Hồ CHƠI GIĂNG Hồ Chí Minh
Gặp tuần trăng sáng, dạo chơi giăng, Sẵn nhắn vài câu hỏi chị Hằng: “Non nước tơi bời sao vậy nhỉ? Nhân dân cực khổ biết hay chăng? Khi nào kéo được quân anh dũng, Để dẹp cho tàn bọn nhố nhăng? Nam Việt bao giờ thì giải phóng Nói cho nghe thử, hỡi cô Hằng?”.
* Nguyệt rằng: “Tôi kính trả lời ông: Tôi đã từng soi khắp núi sông, Muốn biết tự do chầy hay chóng, Thì xem tổ chức khắp hay không. Nước nhà giành lại nhờ tài sắt, Sự nghiệp làm nên bởi chữ đồng. Tổ chức, tuyên truyền càng rộng rãi, Tức là cách mệnh chóng thành công”.
Báo Việt Nam độc lập, số 135, ngày 21-8-1942. Nguồn: Hồ Chí Minh toàn tập (tập 3), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000
GẶP CÂY RAU TÀU BAY Hoàng Gia Cương
Thuở xưa địch càn, chạy miết Bao phen lạc giữa rừng hoang Củ mài, củ nâu vét cạn May còn “kim thất” lót lòng!
Tên “rau tàu bay” là lạ Ăn quen tưởng ngọn cải canh Tuy đồn “có mang độc tố” – Còn chi lựa chọn bấy giờ?
“Tàu bay” hay là “cộng sản” “Cỏ Lào”, “bơm bớp”, “cỏ hôi”… Đói lòng “cải trời” giải nạn Khen chê mặc kệ thói đời!
Bây giờ có đầy thực phẩm Từ lâu quên món “cải trời” Gặp cây như gặp bạn cũ Nghĩa tình nhớ thuở xa xôi!
* HGC: Hôm giáp Tết vừa rồi, mình (HGC) cùng vài người thân đi thăm mộ một bà chị trên “Công viên Vĩnh Hằng”. Mấy năm rồi mình mới thăm lại nơi này. Bất chợt mình gặp một cây “rau tàu bay” mọc xanh tốt bên mép rào nghĩa trang. Cây “rau tàu bay” còn có tên là cây “kim thất”, cây “bơm bớp”, cây “cỏ Lào”, cây “cộng sản”, nhiều nơi còn gọi là cây “cỏ hôi”. Thời kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, loài cây này đã trở thành một nguồn thực phẩm rất tốt dành cho cả quân và dân ta. Cây không độc như lời đồn thất thiệt!
** HK: Kính cậu Hoàng Gia.Cương Cậu gặp cây rau tàu bay Nghĩa tình ngỡ người thân cũ Cháu nhớ vầng trăng ngọn lửa Yêu thương theo cháu trọn đời Đêm mai là trăng rằm. Thắp đền lên đi em .Cậu viết “Gặp cây rau tàu bay”, gợi sâu sắc trong cháu “Vầng trăng và ngọn lửa” với thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy Nhuệ: Trăng cứ tròn vành vạnh/ kể chi người vô tình/ ánh trăng im phăng phắc/ đủ cho ta giật mình. Cảm ơn cậu. Đêm mai đêm trăng rằm, nhớ anh cháu mất, cũng là đêm thiêng của cháu. Ánh trăng là bài thơ hay nhất, giỏi nhất, sâu sắc nhất của Nguyễn Duy trong lòng cháu. Thông tin tại: http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-25-thang-2
ÁNH TRĂNG Nguyễn Duy
Hồi nhỏ sống với đồng với sông rồi với bể hồi chiến tranh ở rừng vầng trăng thành tri kỷ
Trần trụi với thiên nhiên hồn nhiên như cây cỏ ngỡ không bao giờ quên cái vầng trăng tình nghĩa
Từ hồi về thành phố quen ánh điện cửa gương vầng trăng đi qua ngõ như người dưng qua đường
Thình lình đèn điện tắt phòng buyn-đinh tối om vội bật tung cửa sổ đột ngột vầng trăng tròn
Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng
Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình
TP. Hồ Chí Minh, 1978
Nguồn:1. Nguyễn Duy, Ánh trăng, NXB Tác phẩm mới, 1984 2. Nguyễn Duy, Cát trắng, NXB Quân đội nhân dân, 1995
Anh cùng em sang bên kia cầu Nơi có những miền quê yên ả Nơi có những ngọn đèn thắp trong kẽ lá Quả cây chín đỏ hoe Trái nhót như ngọn đèn tín hiệu Trỏ lối sang mùa hè, Quả cà chua như cái đèn lồng nhỏ xíu Thắp mùa đông ấm những đêm thâu, Quả ớt như ngọn lửa đèn dầu Chạm đầu lưỡi chạm vào sức nóng… Mạch đất ta dồi dào sức sống Nên nhành cây cũng thắp sáng quê hương Chúng nó đến từ bên kia biển Rủ nhau bay như lũ ma trơi Từ trên trời bảy trăm mét Thấy que diêm sáng mặt người Một nghìn mét từ trên trời Nhìn thấy ngọn đèn dầu nhỏ bé Tám nghìn mét Thấy ánh lửa đèn hàn chớp loé Mà có cần đâu khoảng cách thấp cao Chúng lao xuống nơi nao Loé ánh lửa, Gió thổi tắt đèn, bom rơi máu ứa. Trên đất nước đêm đêm Sáng những ngọn đèn Mang lửa từ nghìn năm về trước, Lấy từ thuở hoang sơ, Giữ qua đời này đời khác Vùi trong tro trấu nhà ta. Ôi ngọn lửa đèn Có nửa cuộc đời ta trong ấy! Giặc muốn cướp đi Giặc muốn cướp lửa tim ta đấy
II – TẮT LỬA
Anh cùng em sang bên kia cầu Nơi có những miền quê yên ả Nơi tắt lửa đêm đêm khiến đất trời rộng quá Không nhìn thấy gì đâu Bóng tối che rồi Cây trúc làm duyên phải nhờ gió thổi Cô gái làm duyên phải dùng giọng nói Bông hoa làm duyên phải luỵ hương bay… Bóng tối phủ dày Che mắt địch Nơi tắt lửa là nơi vang rền xe xích Kéo pháo lên trận địa đồng cao Tiếng khẩu đội trưởng ở đâu Đấy là đuôi khẩu pháo Tiếng anh đo xa điểm đều Vang ở đâu, đấy là giữa điểm đồ Nơi tắt lửa là nơi in vết bánh ôtô, Những đoàn xe đi như không bao giờ hết, chiếc sau nối chiếc trước ì ầm Như đàn con trẻ chơi u chơi âm Đứa này nối hơi đứa khác.
Nơi tắt lửa là nơi dài tiêng hát Đoàn thanh niên xung phong phá đá sửa đường; Dẫu hố bom kề bên còn bay mùi khét Tóc lá sả đâu đó vẫn bay hương Đêm tắt lửa trên đường Khi nghe gần xa tiếng bước chân rậm rịch Là tiếng những đoàn quân xung kích Đi qua. Từ trong hốc mắt quầng đen bóng tối tràn ra Từ dưới đáy hố bom sâu hun hút Bóng tối dâng đầy toả ngợp bao la, Thành những màn đen che những bào thai chiến dịch Bóng đêm ở Việt Nam Là khoảng tối giữa hai màn kịch Chứa bao điều thay đổi lớn lao,
Bóng đêm che rồi không nhìn thấy gì đâu Cứ đi, cứ đi nghe lắm âm thanh mới lạ.
III – THẮP ĐÈN
Anh cùng em sang bên kia cầu Nơi có những miền quê yên ả Nơi đêm ngày giặc điên cuồng bắn phá Những ngọn đèn vẫn cứ thắp lên Chiếc đèn chui vào ống nứa Cho em thơ đi học ban đêm, chiếc đèn chui vao lòng trái núi Cho xưởng máy thay ca vời vợi, Chiếc đèn chui vào chiếu vào chăn Cho những tốp trai làng đọc lá thư thăm
Ta Thắp đèn lên trên đỉnh núi Gọi quân thù đem bom đến dội Cho đá lở đá lăn Lấy đá xây cầu, lấy đá sửa đường tàu Ta bật đèn pha ôtô trong chớp loè ánh đạn Rồi tắt đèn quay xe Đánh lạc hướng giặc rồi ta lại lái xe đi… Ngày mai, ngày mai hoàn toàn chiến thắng Anh dắt tay em, trời chi chit sao giăng “Thắp đèn ta sẽ chơi trăng ngoài thềm” Ta thắp đèn lồng, thắp cả đèn sao năm cánh Ta dẫn nhau đến ngôi nhà đèn hoa lấp lánh Nơi ấy là phòng cưới chúng mình
Ta sẽ làm cây đèn kéo quân thật đẹp Mang hình những người những cảnh hôm nay Cho những cuộc hành quân nào còn trong bóng tối Sẽ hiện muôn đời trên mặt ngọn đèn xoay. 1967
Ghi chú của tác giả: Hồi cuối năm 1966 tại Tây Bắc, tôi (PTD) đã có mấy tháng là pháo thủ pháo cao xạ (tiểu đoàn 24 trực thuộc Quân khu). Ấy thế mà còn viết nhầm. Do khi viết cứ mê đi, mụ đi mà nhầm. Ấy là dòng này “Tiếng anh đo xa điểm đều như đếm nhịp chày giã gạo”. Những dòng trên đã cho thấy pháo đây là pháo tầm thấp. Ban đêm làm sao dùng được máy đo xa bằng mắt thường. Nhưng thôi, không sửa. Đã là cuộc đời thì hẳn có tì vết.
Nguồn: Thơ Phạm Tiến Duật, NXB Hội nhà văn, 2007
VIẾNG MỘ CHA MẸ Hoàng Trung Trực
“Dưới lớp đất này là mẹ là cha Là khởi phát đời con từ bé bỏng Là lời mẹ ru dịu dàng cánh võng Là gươm đao cha một thuở đau đời.
Hành trang cho con đi bốn phương trời Là nghĩa khí của cha, là nhân từ của mẹ Vẫn bầu sữa tinh thần không ngừng không nghỉ Để hành trang cho con đi tiếp cuộc đời
Cuộc đời con bươn chải bốn phương trời Nay về lại nơi cội nguồn sinh trưởng Dâng nén hương mà lòng hồi hồi tưởng Thuở thiếu thời trong lồng cánh mẹ cha
“Ước hẹn anh em một lời nguyền Thù nhà đâu sá kể truân chiên Bao giờ đền được ơn trung hiếu Suối vàng nhắm mắt mới nằm yên” (6)
“Không vì danh lợi đua chen Công Cha nghĩa Mẹ quyết rèn bản thân !”
Hoàng Trung Trực đời lính ghi lại kỹ niệm một thời của người lính chấp nhận sự hi sinh thân mình cho độc lập tự do và thống nhất của Tổ Quốc. Trang thơ gắn với sự thân thiết của nhiều đồng đội đã ngã xuống, sự đau đời mảnh đạn trong người và sự mẫu mực thầm lặng, ung dung đời thường của người con trung hiếu sau chiến tranh.
Hoàng Trung Trực sinh ngày 26 tháng 2 năm 1944 tại xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, là đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam thời chống Mỹ, thương binh bậc 2/4, hiện đã nghĩ hưu từ tháng 11/1991 tại số nhà 28/8/25 đường Lương Thế Vinh , phường Tân Thới Hòa, quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh. Ông sinh ra và lớn lên trong thời điểm của hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm dài nhất, ác liệt nhất trong lịch sử dân tộc. Ông đã trở thành người lính trưởng thành trong lửa đạn, chỉ huy từ tiểu đội đến sư đoàn binh chủng hợp thành, trãi qua các chiến dịch giải phóng nước bạn Lào 10/1963- 5/1965, đường 9 Khe Sanh Quảng Trị 6/1965 -12/1967, Mậu Thân ở Thừa Thiên Huế 1/1968 – 12/1970, đường 9 Nam Lào 1/1971-4/1971, thành cổ Quảng Trị 5/1972-11/1973; các chiến dịch Phước Long, Chơn Thành, Dầu Tiếng, Xuân Lộc và chiến dịch Hồ Chí Minh 12/1973-4/1975; các chiến dịch giúp nước bạn Cămpuchia 5/1977-12/1985. Ông đã qua Học viện Lục Quân Đà Lạt, Học viện Quân sự Cao cấp Khóa 1 ở Hà Nội, Chủ tịch Quân quản Quận 10, Quận 11 thành phố Hồ Chí Minh, Phó Tư lệnh Đặc khu Vũng Tàu Côn Đảo.Ông có vợ là bà Trần Thị Hương Du làm ở Ngân hàng với hai con Hoàng Thế Tuấn kỹ sư bách khoa điện tử viễn thông và Hoàng Thế Toàn bác sỹ.
Tập thơ “Dấu chân người lính” ghi lại kỹ niệm một thời của người lính dấn thân trong lửa đạn, chấp nhận sự hi sinh thân mình cho độc lập tự do và thống nhất của Tổ Quốc. Trang thơ gắn với sự thân thiết của nhiều đồng đội đã ngã xuống, sự đau đời mảnh đạn trong người và sự mẫu mực thầm lặng, ung dung đời thường của người con trung hiếu sau chiến tranh. Năm bài thơ: Nhớ bạn, Mảnh đạn trong người, Viếng mộ cha mẹ, Bền chí, Trò chuyện với Thiền sư, … vui được hiến tặng bạn đọc … Hoàng Trung Trực DẤU CHÂN NGƯỜI LÍNH
Hai anh em gặp nhau giữa Sài Gòn giải phóng (Hoàng Trung Trực sư 341, Hoàng Kim sư 325B)
Gia đình tôi trong ngày viếng bác Giáp
BAN MAI ĐỨNG TRƯỚC BIỂN Hoàng Kim Đảo Yến trong mắt ai Ban mai đứng trước biển Thăm thẳm một tầm nhìn Vị tướng của lòng dân.
ĐÈO NGANG THĂM THẲM NHỚ Hoàng Kim
“Trèo đèo hai mái chân vân / Lòng về Hà Tĩnh, dạ ân Quảng Bình”. Đèo Ngang là con đèo lịch sử đã đi vào ca dao, huyền thoại. Nhiều danh nhân- thi sĩ như Lê Thánh Tông, Nguyễn Thiếp, Vũ Tông Phan, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Du, Bà huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát, Hồ Chí Minh đã lưu dấu tại đèo Ngang những tuyệt phẩm thơ. Đặc biệt, bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà huyện Thanh Quan rất nổi tiếng.
Lê Thánh Tông (1442 – 1497) là vị Hoàng đế thứ 5 của nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam. Ông trị vì từ năm 1460 đến 1497, tổng cộng 37 năm. Ông nổi tiếng là vị minh quân, là người đã đưa Đại Việt lên tới thời hoàng kim của chế độ phong kiến. Ông cũng được xem là một nhà văn hoá và một người coi trọng hiền tài. Lê Thánh Tông trên đường chinh phục Chiêm Thành năm 1469 có bài Di Luân hải tần (Cửa Roòn) gửi Ma Cô (đền thiêng thờ công chúa Liễu Hạnh, ở xã Quảng Đông nam Đèo Ngang)
CỬA ROÒN
Lê Thánh Tông (*)
Tây Hoành Sơn thấy rõ Di Luân Cát trải mênh mông tiếp biển gần Sóng nước đá nhô xây trạm dịch Gió sông sóng dựng lập đồn quan Muối Tề sân phố mời thương khách Rượu Lỗ quầy bàn tiếp thị dân Muốn nhắn Ma Cô nhờ hỏi giúp Bụi trần Nam Hải có xua tan.
Trần Châu Báu Di Luân cẩn dịch
DI LUÂN HẢI TẤN
Hoành Sơn tây vọng thị Di Luân Diễu diễu bình sa tiếp hải tần Yên thủy sa đầu phân dịch thứ Phong đào giang thượng kiến quan tân Tề diêm trường phố yêu thương khách Lỗ tửu bồi bàn túy thị nhân Dục phỏng Ma Cô bằng ký ngữ Nam minh kim dĩ tức dương trần.
Nguyễn Thiếp, (1723 – 1804), là nhà giáo, danh sĩ cuối đời Hậu Lê và Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam. Ông được vua Quang Trung rất nể trọng. Nguyễn Thiếp đã hiến kế cho vua Quang Trung ” “Người Thanh ở xa tới mệt nhọc không biết tình hình khó dễ thế nào. Vả nó có bụng khinh địch, nếu đánh gấp thì không ngoài mười ngày sẽ phá tan. Nếu trì hoãn một chút thì khó lòng mà được nó”. Ông đồng thời cũng là người dâng ba kế sách “quân đức, dân tâm, học pháp”, dùng chữ Nôm thay chữ Hán để tạo thế lâu bền giữ nước, xây dựng Phượng Hoàng Trung Đô nơi đất khởi nghiệp Hồ Phi Phúc (tổ nghiệp của nhà Tây Sơn) để sâu rễ bền gốc. Vào khoảng đầu năm 1803, lúc Nguyễn Thiếp 80 tuổi, lúc vua Quang Trung đã mất, vua Quang Toản không giữ được cơ nghiệp, vua Gia Long nhà Nguyễn thắng nhà Tây Sơn đã triệu ông vào gặp vua tại Phú Xuân để hỏi việc nước. Nghe vị chúa này tỏ ý muốn trọng dụng, ông lấy cớ già yếu để từ chối, rồi xin về. Trên đường về, khi qua đỉnh đèo Ngang, ông đã cảm khái đọc bài thơ Nôm:
ĐÃ TRÓT LÊN ĐÈO PHẢI XUỐNG ĐÈO
Nguyễn Thiếp
Đã trót lên đèo, phải xuống đèo Tay không mình tưởng đã cheo leo Thương thay thiên hạ người gồng gánh Tháng lọn ngày thâu chỉ những trèo!
Danh sĩ Ngô Thì Nhậm(1746–1803), nhà văn, nhà mưu sĩ đời hậu Lê–Tây Sơn, người có công lớn trong việc giúp triều Tây Sơn đánh lui quân Thanh cũng cảm khái khi “lên đèo Ngang ngắm biển”. Bài thơ cao khiết, bi tráng, mang sắc thái thiền.
LÊN ĐÈO NGANG NGẮM BIỂN
Ngô Thì Nhậm
Bày đặt khen thay thợ hóa công, Khéo đem hang cọp áp cung rồng. Bóng cờ Trần đế (1) dường bay đó, Cõi đất Hoàn vương (2) thảy biến không. Chim đậu lùm xanh, xanh đã lão, Ngạc đùa sóng bạc, bạc nên ông. Việc đời bọt nổi, xưa nay thế, Phân họp giành trong giấc hạc nồng (3)
Bản dịch của Nguyễn Sĩ Lâm
ĐĂNG HOÀNH SƠN VỌNG HẢI
Tạo hóa đương sơ khổ dụng công, Khước tương hổ huyệt xấn giao cung. Hoàn vương phong vực qui ô hữu, Trần đế tinh kì quải thái không. Tình thụ thê cầm thương dục lão, Nộ đào hí ngạc bạch thành ông. Vô cùng kim cổ phù âu sự. Phân hợp du du hạc mộng trung.
Chú thích: (1) Trần đế:Các vua đời Trần. (2) Hoàn vương: Chiêm Thành. (3) Giấc hạc: Giấc mộng hạc. Câu thơ ý nói cuộc tranh giành đất đai giữa Đằng Ngoài và Đằng Trong chẳng qua chỉ là giấc mộng trần thế sẽ tiêu tan.
Đại thi hào Nguyễn Du (1765-1820) có bài thơ “Qua đèo Ngang” trong Hải Ông Tập; họa vần bài thơ “năm Giáp Dần (1794), vâng mệnh vào kinh Phú Xuân, lúc lên đường lưu biệt các bạn ở Bắc Thành” của Hải Ông Đoàn Nguyễn Tuấn ( Đoàn Nguyễn Tuấn là con Đoàn Nguyễn Thục, đỗ Hương Cống đời Lê, có chiêu mộ người làng giúp Trịnh Bồng đánh Chỉnh, sau ra giúp Tây Sơn, làm đến chức Tả Thị Lang Bộ Lại, tước Hải Phái Bá. Có đi sứ Trung Quốc năm 1790 và có tập thơ nhan đề Hải Ông tập. Ông là anh vợ Nguyễn Du, hơn Nguyễn Du khoảng 15 tuổi). Đọc bài thơ này của Nguyễn Du để hiểu câu thơ truyện Kiều “Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo”.
QUA ĐÈO NGANG
Nguyễn Du
Họa Hải Ông Đoàn Nguyễn Tuấn
Tiến về Nam qua đèo Ngang Hành trình đầy đủ gươm đàn mang theo Thuốc thần nào đã tới đâu Mảnh da beo vẫn mối đầu lụy thân Ánh mầu nước, chén rượu xanh Dõi theo vó ngựa một vành trăng quê Gặp gia huynh hỏi xin thưa Đường cùng tôi gặp, tóc giờ điểm sương
HỌA HẢI ÔNG ĐOÀN NGUYỄN TUẤN
Hoành Sơn sơn ngoại lĩnh nam trình Cần kiếm tương thùy thướng ngọc kinh Thỏ tủy vị hoàn tân đại dược Báo bì nhưng lụỵ cựu phù danh Thương minh thủy dẫn bôi trung lục Cố quốc thiềm tùy mã hậu minh Thử khứ gia huynh như kiến vấn Cùng đồ bạch phát chí tinh tinh
Nguyễn Tâm Hàn phỏng dịch
Danh sĩ Vũ Tông Phan, (1800 – 1851), nhà giáo dục, người có công lớn trong việc chấn hưng văn hóa Thăng Long thời vua Minh Mệnh cũng có bài thơ “Qua lũy Ninh Công nhớ chuyện xưa” rất nổi tiếng:
QUA LUỸ NINH CÔNG NHỚ CHUYỆN XƯA
Vũ Tông Phan
Đất này ví thử phân Nam, Bắc Hà cớ năm dài động kiếm dao? Trời tạo Hoành Sơn còn chẳng hiểm, Người xây chiến lũy tổn công lao. Thắng, thua rốt cuộc phơi hoang mộ, Thù hận dư âm rợn sóng đào. Thiên hạ nay đà quy một mối Non sông muôn thuở vẫn thanh cao.
QÚA NINH CÔNG LŨY HOÀI CỔ
Nhược tương thử địa phân Nam Bắc, Hà sự kinh niên động giáp bào? Thiên tạo Hoành Sơn do vị hiểm, Nhân vi cô lũy diệc đồ lao. Doanh thâu để sự không di chủng, Sát phạt dư thanh đái nộ đào. Vũ trụ như kim quy nhất thống, Mạc nhiên sơn thủy tự thanh cao.
Người dịch: Vũ Thế Khôi Nguồn: Đào Trung Kiên (Thi Viện)
Chu Thần Cao Bá Quát (1809 – 1855) là quốc sư của cuộc nổi dậy Mỹ Lương, và là một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam. Cao Bá Quát có hai bài thơ viết ở đèo Ngang đó là Đăng Hoành Sơn (Lên núi Hoành Sơn) và Hoành Sơn Quan (Ải Hoành Sơn)
LÊN NÚI HOÀNH SƠN
Cao Bá Quát
Muôn dặm đường đi núi lẫn đồi, Bên non cỏ nội tiễn đưa người. Ai tài kéo nước nghìn năm lại ? Trăm trận còn tên một lũy thôi. Ải bắc mây tan mưa dứt hạt, Thôn nam nắng hửng sớm quang trời. Xuống đèo mới biết lên đèo khổ, Trần lụy, sao đành để cuốn lôi ?
ĐĂNG HOÀNH SƠN
Sơn ngại thanh sơn vạn lý Trình, Sơn biên dã thảo tống nhân hành. Anh hùng mạc vãn thiên niên quốc, Chinh chiến không tồn nhất lũy danh. Bắc lĩnh đoạn vân thu túc vũ, Nam trang sơ hiểu đái tân tình, Há sơn phản giác đăng sơn khổ, Tự thán du du ủy tục tình!
Người dịch: Nguyễn Quý Liêm Nguồn: Lương Sơn Thi Đàn
ẢI HOÀNH SƠN
Cao Bá Quát
Non cao nêu đất nước, Liền một dẫy ra khơi. Thành cũ trăm năm vững, Ải xa nghìn dặm dài. Chim về rừng lác đác, Mây bám núi chơi vơi. Chàng Tô nấn ná mãi, Tấm áo rách tơi rồi.
HOÀNH SƠN QUAN
Địa biểu lập sàn nhan, Liêu phong đáo hải gian. Bách niên khan cổ lũy, Thiên lý nhập trùng quan. Túc điểu sơ đầu thụ, Qui vân bán ủng sơn. Trì trì Tô Quí tử, Cừu tệ vị tri hoàn.
Bản dịch của Hóa Dân Nguồn: Lương Sơn Thi Đàn
Hồ Chí Minh (19 tháng 5 năm 1890 – 2 tháng 9 năm 1969) nhà cách mạng, sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam trong thế kỷ 20. Hai bài thơ của Bác Hồ lúc 5 tuổi, là hai bài đồng dao của Nguyễn Sinh Cung (Nguyễn Tất Thành, tên thuở nhỏ của Hồ Chí Minh ) tại đèo Ngang, trong chuyện kể “Tất Đạt tự ngôn” được Sơn Tùng ghi lại. Đó cũng là những câu thơ lưu lạc, huyền thoại giữa đời thường. Câu chuyện “đường lưỡi bò” và lời đồng dao “Biển là ao lớn, Thuyền là con bò” “Em nhìn thấy trước, Anh trông thấy sau” của cậu bé Nguyễn Sinh Cung “nói” năm 1895 mà Sơn Tùng đã ghi lại và in trên báo Cứu Quốc lần đầu năm 1950. Câu chuyện trẻ con đan xen những ẩn khuất lịch sử chưa được giải mã đầy đủ về Quốc Cộng hợp tác, tầm nhìn Hoàng Sa, Trường Sa của Tưởng Giới Thạch, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1424-1427, lúc mà Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Lý Thụy làm phiên dịch cho Borodin trưởng đoàn cố vấn của chính phủ Liên Xô tới Quảng Châu giúp chính phủ Trung Hoa Dân quốc của Tưởng Giới Thạch.
KHÔNG ĐỀ
Nguyễn Sinh Cung – 1895
Núi cõng con đường mòn Cha thì cõng theo con Núi nằm ì một chỗ Cha thì cúi lom khom Đường bám lì lưng núi Con tập chạy lon ton Cha siêng hơn ngọn núi Con đường lười hơn con.
Biển là ao lớn. Thuyền là con bò Bò ăn no gió Lội trên mặt nước Em nhìn thấy trước Anh trông thấy sau Ta lớn mau mau Vượt qua ao lớn.
Bà Huyện Thanh Quan (1805-1848), tên thật là Nguyễn Thị Hinh, là một nhà thơ nữ nổi tiếng trong thời cận đại của lịch sử văn học Việt Nam với bàithơ “Qua đèo Ngang’, một tuyệt phẩm thơ cổ, được người đời truyền tụng hơn cả (1) (2).
QUA ĐÈO NGANG
Bà huyện Thanh Quan
Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà Cỏ cây chen đá, lá chen hoa Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông rợ mấy nhà. Nhớ nước đau lòng con quốc quốc, Thương nhà mỏi miệng cái gia gia Dừng chân đứng lại trời, non, nước Một mảnh tình riêng ta với ta.
Bộ đáo Hoành Quan nhật dĩ tà, Yên ba gian thạch, thạch gian hoa. Tiều quy nham hạ, ta ta tiểu, Thị tập giang biên, cá cá đa. Đỗ vũ tâm thương, thanh quốc quốc, Giá cô hồn đoạn, tứ gia gia. Đình đình trữ vọng: thiên, sơn, hải, Nhất phiến cô hoài, ta ngã ta.
Bản dịch chữ Hán của Nguyễn Văn Thích
QUÁ HOÀNH SƠN
Quá Hoành Sơn đỉnh tịch dương tà Thảo mộc tê nham diệp sấn hoa Kỳ khu lộc tế tiều tung yểu Thác lạc giang biên điếm ảnh xa Ưu quốc thương hoài hô quốc quốc Ái gia quyện khẩu khiếu gia gia Tiểu đình hồi vọng thiên sơn thuỷ Nhất phiến ly tình phân ngoại gia.
Bản dịch chữ Hán của Lý Văn Hùng.
Đèo Ngang và những tuyệt phẩm thơ cổ, nơi lưu dấu những huyền thoại (2).
Hoàng Kim
(1) Hoàng Đình Quang họa vần “Qua đèo Ngang” với lời bình xác đáng:
Thế sự mông lung lộn chính tà Quần hồng ghi dấu bậc tài hoa Sáu bài thơ cổ lưu tên phố (*) Nửa thế kỷ nay đánh số nhà (**) Khanh tướng chắc gì nên vọng tộc Câu thơ còn đó lập danh gia Chẳng bia, chẳng tượng, không đến miếu Ngẫm sự mất còn khó vậy ta?
(*) Toàn bộ sự nghiệp thơ ca của Bà Huyện Thanh Quan chỉ còn lại 6 bài, trong đó có 2 bài được coi là kiệt tác: Qua đèo Ngang và Thăng Long thành hoài cổ. (**) Từ năm 1955, chính quyền Việt Nam (miền Nam) chính thức đặt tên đường Bà Huyện Thanh Quan cho một đường phố của thành phố Sài Gòn, (thay thế tên cũ Flandin do người Pháp) và tồn tại cho đến ngày nay.
(2) Qua đèo chợt gặp mai đầu suối, Hoàng Kim đã thuật lại câu chuyện “Tầm hữu vị ngộ Hồ Chí Minh” do cố Bộ trưởng Xuân Thủy kể trên đỉnh đèo Ngang năm 1970. “Nghìn dặm tìm anh chẳng gặp anh/ Đường về vó ngựa dẫm mây xanh/ Qua đèo chợt gặp mai đầu suối/ Đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành“ Bài thơ kỳ lạ này của Bác Hồ đăng trên báo khoảng năm 1970 ẩn chứa nhiều triết lý sâu sắc không dễ thấy, là thơ Bác Hồ mà ít thấy sách báo nào nhắc đến gần nửa thế kỷ qua“.
Đỉnh đèo Ngang , ranh giới Hà Tĩnh Quảng Bính nơi lưu giấu huyền thoại “Qua đèo chợt gạp mai đầu suối”. Mộ bác Giáp an táng tại mũi Rồng gần vũng Chùa nam đèo Ngang (ảnh đầu trang).
Bài nghiên cứu Môhamet và đạo Hồi của Hoàng Kim đã cung cấp một góc nhìn khái lược toàn cảnh về thế giới Hồi giáo ngày nay cho những ai chỉ chăm chú việc chính của mình, ít thời gian quan tâm thời cuộc nhưng có thể hiểu khách quan đúng bản chất sự vật và tránh được sự ngộ nhận https://hoangkimlong.wordpress.com/category/mohamet-va-dao-hoi/
“Đi đâu cũng không bằng Tổ quốc mình. Nói gì, làm gì cũng không bằng dạy, học và làm cho đồng bào đất nước mình. Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương. Mục đích sau cùng của dạy và học là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và làm được việc. Dạy và học thực tiễn trên chính Tổ quốc mình”. Đêm trắng và bình minh Hoàng Kim lời tâm đắc
“Dĩ bất biến ứng vạn biến”. Đường lối cách mạng của nước Việt Nam ngày nay thích hợp bền vững trong tình hình mới, thời đại mới, đã được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đúc kết tinh hoa tại bài viết: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” xác định rõ đường lối, quan điểm, tầm nhìn chiến lược, cương lĩnh và kế hoạch hành động: “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức; Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; Bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế (in đậm để nhấn mạnh HK); Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại; Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện“.
VIỆT NAM THÔNG TIN KHÁI QUÁT Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim
Việt Nam thông tin khái quát tiếp nối bài Thông tin nhanh về Việt Nam thuộc nội dung VIỆT NAM HỌC Tổng quan văn hoá và kinh tế xã hội Việt Nam là tập tài liệu giảng dạy nghiên cứu Việt Nam Học: người Việt, tiếng Việt, nông nghiệp Việt Nam, văn hóa, kinh tế, xã hội, du lịch sinh thái. Mục đích tập tài liệu này nhằm đúc kết kiến thức nền Việt Nam Học, giúp việc tìm hiểu đất nước con người Việt Nam “vốn xưng nền văn hiến đã lâu; núi sông bờ cõi đã chia, phong tục Bắc Nam cũng khác” (Nguyễn Trãi, 1428) với phẩm chất văn hóa thân thiện, tốt đẹp.Việt Nam thông tin khái quát được đúc kết cập nhật theo Wikipedia tiếng Việt và các nguồn trích dẫn chính thực có liên quan tới ngày 30 tháng 6 năm.2021. Thông tin nhanh về Việt Nam và một số bài đọc thêm có liên quan lưu ở cuối trang này xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/viet-nam-thong-tin-khai-quat/
lên Thái Sơn hướng Phật, cha con tôi có 20 ghi chú về Trung Quốc một suy ngẫm trò chuyện những bàn luận của các học giả, nhà văn khả kính Việt Nam về Trung Quốc ngày nay. Trong đó có phiếm đàm của Trần Đăng Khoa “Tào lao với Lão Khoa” Tiếng là phiếm đàm nhưng sự thực là những việc quốc kế dân sinh, tuy là ‘tào lao’ mà thật sự nóng và hay và nghiêm cẩn.
Trung Quốc một suy ngẫm là một câu chuyện dài . Hoàng Kim và Hoàng Long đã có 20 ghi chú nhỏ (Notes), mỗi ghi chú là một đường link, được chép chung trong bài “Lên Thái Sơn hướng Phật” ghi lại những ký ức về các chuyến du khảo Trung Hoa của chúng tôi, tạm coi là nhận thức luận của riêng mình. Ngoài ra còn có bài nghiên cứu lịch sử Từ Mao Trạch Đông tới Tập Cận Bình được định hình thành hai bài viết “ Bình sinh Mao Trạch Đông và Bình sinh Tập Cận Bình . Trung Quốc có nhiều nơi hiểm trở, núi cao vọi và sông vực sâu thẳm quanh co, có đủ các hạng người, có đủ chí thiện cực ác và minh sư. Nguyễn Du trăng huyền thoại gợi nhiều suy ngẫm. Bài này là các ghi chú nhỏ cho chính mình và chép tặng bạn đọc. xem thêm (*) Hoa Kỳ newsTin Tức Về Trung quốc. 25 tháng 2 lúc 20:06
Thái Bình Thiên Quốc là phong trào nông dân lớn nhất, tiêu biểu nhất trong lịch sử Trung Quốc thế kỷ 19, là kinh nghiệm đặc biệt quý giá cho các cuộc cách mạng về sau. ” Đừng bỏ quên nông dân, đó là bài học lớn lịch sử”. Mao Trạch Đông Chủ tịch Trung Quốc mới thế hệ thứ nhất đã nói vậy. Ông thường nghiền ngẫm Tư trị Thông giám, Thủy Hử, Tam Quốc và Thái Bình Thiên Quốc Mao Trạch Đông tác phẩm đầu tiên là “Báo cáo khảo sát phong trào nông dân Hồ Nam”. Thái Bình Thiên Quốc là bài học lịch sử lớn soi thấu thành công và thất bại của nông dân cầm quyền. Một đất nước chủ yếu là nông dân thì hiệu quả đổi mới đích thực là nhìn vào chất lượng cuộc sống của người nông dân, là khi người nông dân thay đổi được số phận của mình. Nhân ngày Thái Bình Thiên Quốc đọc lại Bình sinh Mao Trạch Đông (trích); Trung Quốc một suy ngẫm
Bình sinh Mao Trạch Đông và Bình sinh Tập Cận Bình là nghiên cứu lịch sử nhằm tìm hiểu bình sinh Mao Trạch Đông và bình sinh Tập Cận Bình chủ yếu ở lĩnh vực sáng tạo và công nghệ. Bởi họ là những người đứng đầu có ý nghĩa rất quan trọng trong quyết sách quốc gia để trỗi dậy hay trả giá đau đớn. Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông là một nhân vật hiếm có trong lịch sử, nghìn năm công tội. Thời gian và sự khen chê không thể xóa nhòa những dấu ấn nổi bật của Mao. Di sản của Mao Trạch Đông không chỉ là bốn bộ trước tác nổi tiếng “Luận về thực tiễn”, “Luận về mâu thuẫn”, “Bàn về đánh lâu dài” “Bàn về Chủ nghĩa Dân chủ mới” mà chủ yếu là triều đại, thực tiễn và tư tưởng. Chức vụ tối cao của Mao Trạch Đông được trao truyền qua các thế hệ lãnh đạo của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa lần lượt từ Mao Trạch Đông, tiếp nối là Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, đến Tập Cận Bình, nay đã trên 70 năm. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là con người bí ẩn với hai cuốn sách lớn “Làm việc với những thứ thật, bước đi ở vị trí hàng đầu” và “Những Suy tư từ sông Dương Tử“ góp phần giúp ông giành thắng lợi trong cuộc bầu cử khó khăn chọn ra người đứng đầu chính phủ cùa một quốc gia hơn 1, 34 tỷ người, dẫn đến việc chuyển giao quyền lực năm 2012. Cách hành xử của vị lãnh tụ này thật cẩn trọng, quyết đoán và khó lường. Các chuyên gia chiến lược thế giới suy đoán về tư tưởng và đường lối chính trị của Chủ tịch Tập Cận Bình là Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới ,Giấc mộng Trung Quốc, ‘Một vành đai một con đường’ kế thừa và phát triển Chủ nghĩa Mác-Lênin Tư tưởng Mao Trạch Đông Lý luận Đặng Tiểu Bình, Thuyết Ba Đại Diện, Quan điểm phát triển khoa học. Chủ tịch Tập Cận Bình chọn theo Mao là chọn theo đường lối thực tiễn “có lý, có lợi, đúng lúc”.Từ Mao Trạch Đông tới Tập Cận Bình Bài 1 đã được đăng năm 2015 . Bài 2 đã được đăng năm 2016. Bài 3 đăng vào ngày 10 tháng 10 năm 2017 Bài 4 đăng ngày 23 tháng 7 năm 2018. Bài 5 đăng ngày 23 tháng 7 năm 2020.
BÌNH SINH MAO TRẠCH ĐÔNG
Ngày 19 tháng 6 năm 1945, Mao Trạch Đông được bầu làm Chủ tịch Uỷ ban Trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông liên tục giữ chức vụ này cho đến khi từ trần. Ngày 19 tháng 6 năm 1944, trước đó một năm so ngày Mao đượcbầu , cũng là ngày khởi đầu trận hải chiến bằng hàng không mẫu hạm lớn nhất trong lịch sử thế giới giữa hải quân Đế quốc Nhật Bản và hải quân Mỹ tại quần đảo Mariana, thuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai, kết quả hải quân Mỹ thắng.
Chủ tịch Mao Trạch Đông sinh ngày 26 tháng 12 năm 1893, mất ngày 9 tháng 9 năm 1976, ông tên tự Nhuận Chi, bút danh là Tử Nhậm, làm Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc từ năm 1943 đến khi qua đời. Dưới sự lãnh đạo của ông, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã giành thắng lợi trong cuộc nội chiến với Quốc Dân Đảng, lập nên nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1949 và trở thành đảng cầm quyền ở Trung Quốc.
Chủ tịch Mao Trạch Đông đã tạo ra một chủ nghĩa Mác-Lênin được Trung Quốc hóa có tên là chủ nghĩa Mao mà ngày nay ban lãnh đạo Trung Quốc gọi là tư tưởng Mao Trạch Đông. Những người theo chủ nghĩa này gọi là những người Mao-ít (Maoist), tương tự như Marxist, Leninist.
Chủ tịch Mao Trạch Đông là người có công trong việc gần như thống nhất được Trung Quốc, đưa Trung Quốc thoát khỏi ách áp bức của ngoại quốc kể từ cuộc Chiến tranh Nha phiến cuối thế kỷ 19, nhưng cũng bị phê phán về trách nhiệm của ông trong nạn đói 1959 – 1961 và những tai họa của Cách mạng văn hóa. Dưới thời ông, nông nghiệp Trung Quốc được tập thể hóa dưới hình thức công xã nhân dân. Chính sách Đại nhảy vọt) trong kinh tế đã để lại những hậu quả tai hại. Mao Trạch Đông cũng là người phát động Đại Cách mạng văn hóa vô sản, thường gọi là Cách mạng văn hóa. Theo một số liệu thống kê, Mao Trạch Đông là nhà lãnh đạo đã trực tiếp hay gián tiếp gây ra cái chết cho khoảng 1 triệu người.
Chủ tịch Mao Trạch Đông thường được gọi một cách tôn kính tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là Mao Chủ tịch. Vào thời đỉnh cao của sự sùng bái cá nhân, ông được tôn là người có bốn cái “vĩ đại”: Người thầy vĩ đại, Lãnh tụ vĩ đại, Thống soái vĩ đại, Người cầm lái vĩ đại.
Chủ tịch Mao Trạch Đông nắm chức vụ tối cao của thế hệ thứ nhất ngày 19 tháng 6 năm 1945 và chức vụ này được trao truyền qua các thế hệ lãnh đạo của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa lần lượt từ Mao Trạch Đông, tiếp nối là Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, đến Tập Cận Bình. Từ đó cho đến ngày 19 tháng 6 năm 2015 là vừa tròn 70 năm. Theo quy định về tuổi tác và nhiệm kỳ thì Tập Cận Bình sẽ phải về hưu sau đại hội năm 2022, và sau đại hội năm 2017 thì 5 trên 7 ủy viên thường vụ hiện nay sẽ phải về hưu nhường chỗ cho các gương mặt mới cũng như đại diện của thế hệ thứ sáu (*). Đường lối của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hiện nay, theo đánh giá của Peter Martin và David Cohen, là “theo Mao và mãi mãi theo Mao” (Mao and Forever).
Mao Trạch Đông gia đình và dòng họ
Chủ tịch Mao Trạch Đông sinh giờ Thìn ngày 19 tháng 11 năm Quý Tị (năm Quang Tự thứ 19) theo âm lịch, tức 26 tháng 12 năm 1893 tại làng Thiều Sơn, huyện Tương Đàm, tỉnh Hồ Nam. Ông là con út trong một gia đình trung nông.
Mao Trạch Đông có bố là Mao Di Xương, tên tự là Mao Thuận Sinh, sinh ngày 15 tháng 10 năm 1870, mất ngày 23 tháng 1 năm 1920. Mẹ của Mao Trạch Đông là Văn Thất Muội sinh ngày 12 tháng 2 năm 1867 mất ngày 5 tháng 10 năm 1919, lấy chồng năm 1885. ông nội là Mao Ân Phổ; cố nội là Mao Tổ Nhân. Dòng tộc của ông vào thời nhà Minh đã di cư từ tỉnh Giang Tây đến đây và nhiều đời làm nghề nông.
Mao Trạch Đông có bảy anh chị em gồm 5 trai và 2 gái. Hai anh trai và chị gái Mao Trạch Đông đều chết sớm. Hai em trai Mao Trạch Dân, Mao Trạch Đàm cùng Dương Khai Tuệ vợ Mao Trạch Đông và chị họ Mao Trạch Kiến (còn gọi là Mao Trạch Hồng) đều bị Quốc dân Đảng giết trong thời kỳ nội chiến.
Mao Trạch Đông lần lượt kết hôn với bốn người. Khi 14 tuổi, bố ông đã sắp xếp cho ông lấy một cô gái cùng làng là La thị (1889–1910), kết hôn năm 1907, nhưng Mao không công nhận cuộc hôn nhân ép buộc này và hai người chưa hề ăn ở với nhau và không có con. Ông kết hôn năm 1921 với Dương Khai Tuệ (1901–1930) ở Trường Sa, sống với nhau đến năm 1927. Bà bị Quốc dân Đảng hành quyết năm 1930. Bà sinh được 3 người con trai. Ông kết hôn với Hạ Tử Trân (1910 – 1984) người Vĩnh Tân, tỉnh Giang Tây. Hai người chung sống từ tháng 5 năm 1928, đến năm 1937 thì bà sang Liên Xô chữa bệnh. Bà sinh nở 6 lần nhưng 5 con chết non hoặc mất tích và chỉ có Lý Mẫn trưởng thành. Ông kết hôn với Giang Thanh từ năm 1938 đến lúc Mao mất và có một con gái là Lý Nạp.
Mao Trạch Đông có bốn người con trưởng thành (chưa tính những người chết lúc còn quá nhỏ): Con cả của ông với bà Dương Khai Tuệ là Mao Ngạn Long (1921- 1931?) mất tích. (*) Có người cho rằng đó là Tô Chú, biệt danh là Hoa Quốc Phong, là người tham gia cuộc kháng chiến chống Nhật, sau khi thực hiện cuộc Vạn lý trường chinh năm 1936, gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1938, tham gia chiến đấu trong Bát Lộ Quân 12 năm dưới sự chỉ huy của tướng Chu Đức, phụ trách Uỷ ban tuyên truyền cấp tỉnh của Đảng hồi giữa thập niên 1940, được bầu vào Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản năm 1969, trở thành bộ trưởng Bộ Công an năm 1972, sau khi người tiền nhiệm là Tạ Phú Trị qua đời, vào Bộ Chính trị năm 1973, trở thành Phó Thủ tướng năm 1975, quyền Thủ tướng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sau khi Chu Ân Lai mất tháng 1 năm 1976, trở thành Thủ tướng và phó Chủ tịch thứ nhất của Đảng tháng 4 năm 1976, và Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc khi Mao chết, tháng 9 năm 1976, được chỉ định kế tục Mao Trạch Đông trở thành lãnh tụ tối cao Đảng Cộng sản Trung Quốc và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, vài năm sau, ông bị Đặng Tiểu Bình lật đổ và buộc phải về hưu sớm); Con trai thứ hai của Mao Trạch Đông với bà Dương Khai Tuệ là Mao Ngạn Anh (1922-1950), trước học ở Liên Xô, sau chết trong kháng Mỹ viện Triều, kết hôn với Lưu Tư Tề, tên khai sinh là Lưu Tùng Lâm; Con trai thứ ba của ông với bà Dương Khai Tuệ là Mao Ngạn Thanh (1923-2007), kết hôn với Thiệu Hoa, em gái Lưu Tư Tề, sinh ra con trai là Mao Tân Vũ hiện là tướng lĩnh trong quân đội Trung Quốc; Con gái của Mao Trạch Đông với Hạ Tử Trân là Lý Mẫn, sinh năm 1936), kết hôn với Khổng Lệnh Hoa, sinh ra con trai là Khổng Kế Ninh, con gái là Khổng Đông Mai. Mao từng có biệt danh là Lý Đức Thắng, nên có lẽ vì vậy mà Lý Mẫn lấy họ này; Con gái của Mao Trạch Đông với Giang Thanh là Lý Nạp, sinh năm 1940, kết hôn với Vương Cảnh Thanh, sinh ra con trai là Vương Hiệu Chi. Lý là họ gốc của Giang Thanh. Lưu ý là tên đệm trong từng thế hệ gia đình Mao là giống nhau, tuần tự các đời là Tổ-Ân-Di-Trạch-Ngạn. Các con của Mao Trạch Dân và Mao Trạch Đàm có tên đệm là Viễn. Mao Viễn Tân là một nhận vật quan trọng thời cách mạng văn hóa. Người Trung Nam Hải xì xào, Mao có đại phúc tướng nhưng chỉ có diễm phúc mà thiếu thê phúc. Quan hệ vợ con ngoài hôn thú của Mao Trạch Đông hiện vẫn còn là điều bí ẩn.
Mao Trạch Đông cuộc đời và sự nghiệp
Mao Trạch Đông lúc còn là một học sinh 18 tuổi thì Cách mạng Tân Hợi (1911) bùng nổ, triều nhà Thanh bị lật đổ, những người lãnh đạo Cách mạng Trung Quốc tuyên bố thành lập chế độ cộng hòa nhưng không thành lập được một chính phủ thống nhất và vững vàng, dẫn đến cuộc nội chiến trong một thời gian dài. Mao Trạch Đông phục vụ trong quân đội tỉnh Hồ Nam, sau đó trở về trường học. Sau khi tốt nghiệp Trường Sư phạm số 1 tỉnh Hồ Nam vào năm 1918, Mao cùng với giáo sư Dương Xương Tế, người thầy học và là cha vợ tương lai, lên Bắc Kinh. Giáo sư Dương nhận một chân giảng dạy tại Đại học Bắc Kinh và giới thiệu Mao Trạch Đông làm nhân viên thư viện của trường đại học (thư viện do Lý Đại Chiêu phụ trách). Đồng thời Mao học tại chức tại Đại học Bắc Kinh, nghe nhiều học giả hàng đầu như Trần Độc Tú, Hồ Thích và Tiền Huyền Đồng giảng bài. Sau này Mao kết hôn với Dương Khai Tuệ, con gái giáo sư Dương và cũng là sinh viên Đại học Bắc Kinh. Sau phong trào Ngũ Tứ, ngày 4 tháng 5 năm 1919, Mao về Hồ Nam tổ chức đoàn thanh niên, ra hai tờ báo tuyên truyền cách mạng là Tương Giang bình luận và Tân Hồ Nam. Hai tờ báo này bị đóng cửa và Mao bị trục xuất khỏi Hồ Nam. Năm 1920, Mao đã tham gia tiểu tổ cộng sản ở Hồ Nam.
Mao Trạch Đông đã tham gia Đại hội lần thứ nhất thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Thượng Hải ngày 23 tháng 7 năm 1921. Hai năm sau, tại Đại hội lần thứ ba (1923), ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc gồm 5 người. Tháng 1 năm 1924, theo chủ trương Quốc – Cộng hợp tác, Mao Trạch Đông tham dự Đại hội lần thứ nhất Quốc dân Đảng họp ở Quảng Châu và được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Quốc dân Đảng. Sau đó ông lên đường đi Thượng Hải làm việc tại cơ quan Ban chấp hành Quốc dân Đảng, rồi sang năm sau lại về Quảng Châu làm quyền trưởng Ban tuyên truyền của Quốc dân Đảng, rồi kiêm thêm một chân trong Ủy ban vận động nông dân của đảng này. Lúc này ông đã bị Trần Độc Tú đẩy ra khỏi Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản tại Đại hội 4 họp vắng mặt ông vào tháng 1 năm 1925. Tại Đại hội lần thứ hai Quốc dân Đảng (tháng 1 năm 1926), ông lại được bầu làm ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Quốc dân Đảng và làm quyền Trưởng ban Tuyên truyền đến tháng 5 năm 1926.
Mao Trạch Đông chủ trương đấu tranh vũ trang với Tưởng Giới Thạch sau khi Tưởng quay sang đàn áp Đảng Cộng sản, nhưng ông không được Trần Độc Tú chấp nhận và Mao Trạch Đông bị thất sủng. Ông bèn lui về quê ở Hồ Nam cho ra đời Báo cáo khảo sát phong trào nông dân Hồ Nam, tác phẩm quan trọng đầu tiên của chủ nghĩa Mao.
Mao thoát được bạch sắc khủng bố vào năm 1927 và lãnh đạo Cuộc khởi nghĩa Vụ gặt Mùa thu ở Trường Sa, Hồ Nam nhưng thất bại. Ông thu thập tàn quân du kích chưa đầy 1.000 người tìm nơi ẩn náu ở vùng núi Tỉnh Cương Sơn, nơi giáp giới giữa hai tỉnh Hồ Nam và Giang Tây. Năm 1928 đội quân này hợp nhất với quân của Chu Đức, lập ra Quân đoàn 4 công nông, do Chu Đức làm Quân đoàn trưởng. Mao đã góp phần xây dựng căn cứ, chính quyền và một quân đội tiến hành chiến tranh du kích có hiệu quả, thực hiện cải cách ruộng đất. Chính tại nơi đây từ 1931 đến 1934, nhà nước Cộng hòa Xô-viết Trung Hoa được lập ra và Mao được bầu làm Chủ tịch Chính phủ Trung ương lâm thời. Vào thời kỳ này, Mao kết hôn với Hạ Tử Trân, sau khi Dương Khai Tuệ bị lực lượng Quốc dân Đảng giết chết.
Ban Lãnh đạo Đảng Cộng sản chạy trốn sự khủng bố bởi các chiến dịch bao vây càn quét của Tưởng Giới Thạch ở các thành phố lớn, chủ yếu là Thượng Hải nên chạy dạt về trú ngụ ở khu Xô-viết. Nội bộ Ban Lãnh đạo Đảng Cộng sản diễn ra cuộc tranh giành quyền lực, đấu tranh về đường lối và chiến thuật. Phe theo đường lối chính thống của Moskva, mà đại diện là nhóm 28 người Bolshevik, đã thắng thế và Mao dần dần bị gạt ra khỏi các chức vụ quan trọng.
Tưởng Giới Thạch với quyết tâm tiêu diệt bằng được những người cộng sản, tháng 10 năm 1934, đã trực tiếp chỉ huy 50 vạn quân bao vây tấn công khu Xô-viết trung ương, buộc Hồng quân phải mở đường máu rời bỏ nơi đây, tiến hành cuộc Vạn lý trường chinh cực kỳ gian khổ, vượt 9.600 km trong suốt một năm trời để đến tỉnh Thiểm Tây xây dựng căn cứ mới.
Mao Trạch Đông trên đường trường chinh đã bước lên nắm quyền lãnh đạo từ Hội nghị Tuân Nghĩa họp vào tháng 1 năm 1935. Tại hội nghị này, Chu Ân Lai ngả về phía Mao, Tổng Bí thư Bác Cổ và cố vấn quân sự Otto Braun (tên Trung Quốc là Lý Đức) bị hạ bệ, Mao vào Ban thường vụ Bộ Chính trị, nắm thực quyền và năm 1943 được bầu làm Chủ tịch Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Mao Trạch Đông từ căn cứ mới ở Diên An, đã lãnh đạo những người cộng sản tiến hành cuộc kháng chiến chống Nhật (1937–1945) thông qua hợp tác Quốc–Cộng lần thứ hai. Tại đây, Mao đã củng cố quyền lực trong Đảng Cộng sản bằng cách mở cuộc vận động chỉnh phong. Tại Đại hội lần thứ 7 của Đảng Cộng sản Trung Quốc họp tại Diên An tháng 6 năm 1945, Mao được bầu làm Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Đảng. Cũng tại Diên An, Mao ly thân với Hạ Tử Trân và lấy Lam Bình, một diễn viên mới tới Diên An mà sau này khuynh đảo chính trường Trung Quốc với tên gọi là Giang Thanh.
Ngay sau khi Chiến tranh Trung-Nhật kết thúc, nội chiến đã diễn ra giữa Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản, kết thúc bằng thắng lợi của Đảng Cộng sản vào năm 1949.
Mao Trạch Đông thuộc phái tả kiên định, năm 1920, Mao trở thành người Mác xít. Năm 1921, là một trong 21 người sáng lập Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhưng mãi đến năm 1935, Mao mới trở thành người lãnh đạo của Đảng. Đảng Cộng sản Trung Quốc sau hai lần thất bại vào năm 1927 và 1934, nhưng cuối cùng cũng vượt qua được nhờ Mao Trạch Đông lên nắm quyền lãnh đạo Đảng, lực lượng của Đảng dần được củng cố mạnh lên. Đến năm 1947, Mao Trạch Đông đã phát động cuộc tấn công toàn diện vào Chính phủ Quốc Dân Đảng do Tưởng Giới Thạch đứng đầu. Qua hai năm rưỡi đánh nhau, bằng ba đại chiến dịch “Liêu Thẩm” “Bình Tân” và “Hoài Hải”, Mao Trạch Đông đã lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc giành chính quyền năm 1949 và giải phóng toàn bộ đại lục Trung Quốc; Mao Trạch Đông làm Chủ tịch chính phủ nhân dân trung ương , Lưu Thiếu Kỳ, Chu Đức, Chu Ân Lai làm Phó Chủ tịch, trong đó Chu Ân Lai kiêm nhiệm Thủ tướng Quốc vụ viện.
Mao Trạch Đông từ năm 1949 đến 1976, trong suốt 27 năm, ông luôn là nhân vật quan trọng nhất trong Chính quyền Trung ương Trung Quốc, đã kiên trì thực hiện công cuộc cải cách vĩ đại mang ý nghĩa sâu xa trên toàn đất nước, nhưng ông đồng thời cũng bắt nhân dân phải trả giá đau đớn. Mao phải chịu trách nhiệm chính về phong trào “trăm hoa đua nở” năm 1957 bắt hữu phái, tát cạn trí thức tinh anh; phong trào “giương cao ba ngọn cờ hồng” năm 1958 “đường lối chung, đại nhảy vọt, công xã nhân dân” điển hình là “Đại nhảy vọt kinh tế”: ” toàn dân xây dựng công xã nhân dân, xây dựng nhà ăn công cộng” “toàn dân luyện gang thép” thiệt hại lớn, đất nước lâm vào đói kém, do “ba phần thiên tai, bảy phần nhân họa” mà không chỉ là “chính sách sai lệch, Liên Xô đòi nợ, thiên tai hoành hành”. Năm 1959, tại Lư Sơn, ông giương cao cờ chống hữu, đấu thắng Bành Đức Hoài, tẩy sạch những ai dám nói. Diệu kế của Mao là khi cảm nhận được ba ngọn cờ hồng sẽ gây ra tai họa, ông nhường bớt quyền bính giao tuyến 1 cho Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình đảm nhận với cương vị là Chủ tịch Nước và Tổng Bí thư Đảng xử lý công việc thường nhật. Ông lui về tuyến 2 chuyên công tác nghiên cứu lý luận Mác Lê Nin, thông qua Lâm Bưu làm Phó Chủ tịch Đảng sau này là Bộ trưởng Quốc phòng (thay thế Bành Đức Hoài) phát động phong trào học tập “Mao tuyển” trên toàn quốc.
Tiếp đó, Mao ủng hộ “Đại Cách mạng văn hóa vô sản” vào những năm 60 của thế kỷ XX. Mao tự đánh giá “”Đại Cách mạng văn hóa” là một trong hai đại sự lớn nhất đời Mao . Có điều đặc biệt là khi phát động “Đại nhảy vọt”, Mao Trạch Đông đã hơn 60 tuổi; còn “Đại Cách mạng văn hóa” diễn ra lúc ông gần 70 tuổi; và khi quyết định thiết lập ngoại giao với Hoa Kỳ thì Mao đã gần 80 tuổi.
Mao Trạch Đông qua đời ngày 9 tháng 9 năm 1976, 10 phút sau nửa đêm ở thủ đô Bắc Kinh. Ông chết vì bệnh xơ cứng teo cơ (tên khoa học amyotrophic lateral sclerosis), ở Hoa Kỳ bệnh này thường được gọi là Lou Gehrig’s hoặc Motor Neurone, cùng một căn bệnh với Stephen Hawking. Sức khỏe của Mao Trạch Đông đã rất kém trong nhiều năm và suy giảm rất rõ rệt trong thời gian vài tháng trước khi chết. Thi hài ông được an táng tại Đại lễ đường nhân dân. Lễ tưởng niệm ông cử hành vào ngày 18 tháng 9 năm 1976 tại quảng trường Thiên An Môn. Trong lễ tưởng niệm có 3 phút mặc niệm. Sau đó thi hài ông được đặt trong Lăng Mao Trạch Đông, mặc dù ông muốn được hỏa táng và là nhà lãnh đạo cấp cao đầu tiên ký văn bản chính thức vào tháng 11 năm 1956 quy định tất cả những người lãnh đạo cấp trung ương sau khi chết sẽ được an táng theo nghi thức hỏa táng.
Mao Trạch Đông di sản và đánh giá
Sách “Giang Thanh toàn truyện”, nguyên tác Diệp Vĩnh Liệt. Người dịch Vũ Kim Thoa, Chương 21 Màn cuối cùng. Trong bệnh nặng, Mao Trạch Đông dặn dò hậu sự. Khi xẩy ra sự kiện Thiên An Môn, Mao Trạch Đông ốm nặng… Ông tự biết những ngày còn lại không bao nhiêu, sợ bệnh tim bột phát; vào lúc cảm thấy tinh thần còn sáng suốt, ngày 15 tháng 6 năm 1976, Mao Trạch Đông triệu tập Hoa Quốc Phong, Vương Hồng Văn, Trương Xuân Kiều, Giang Thanh, Diêu Văn Nguyên, Vương Hải Dung … để nói chuyện như thể dặn dó lúc lâm chung. Mao Trạch Đông nói rất vất vả, tốn sức lực, tuy nhiên còn chưa đến nổi lắm. Mao Trạch Đông nói:
“Nhân sinh thất thập cổ lai hy” tôi đã ngoài 80, người gia bao giờ cũng nghĩ đến hậu sự. Trung Quốc có câu cổ thoại, ý nói: “đậy nắp quan tài định luận. Tôi tuy chưa đậy nắp quan tài nhưng cũng sắp đến lúc rồi, có thể định luận được rồi.
Trong đời tôi đã làm hai việc, một là đấu tranh với Tưởng Giới Thạch mấy chục năm, đuổi hắn chạy ra ngoài đảo xa. Rồi kháng chiến tám năm, đã mời được người Nhật Bản trở về nhà họ. Với sự việc này không có mấy ai dị nghị , chỉ có năm ba người xì xào đến tai tôi, đó là muốn tôi sớm thu hồi mấy hòn đảo kia về. Một sự việc khác, các đồng chí đều biết, đó là việc phát động đại Cách mạng Văn hóa. Về việc này người ủng hộ không nhiều, người phản đối không ít.
Hai việc này đều chưa xong. Di sản này phải giao lại cho đời sau. Giao như thế nào? Giao một cách hòa bình không được thì phải giao trong sự lộn xộn . Làm không nên có khi còn đổ máu. Vì thế, các đồng chí làm như thế nào, chỉ có trời biết”.
Trong cuộc đời Mao Trạch Đông, lần nói chuyện này chính là một cuộc tổng kết. Di sản của Mao Trạch Đông không chỉ là bốn bộ trước tác nổi tiếng “Luận về thực tiễn”, “Luận về mâu thuẫn”, “Bàn về đánh lâu dài” “Bàn về Chủ nghĩa Dân chủ mới” mà chủ yếu là triều đại, thực tiễn và tư tưởng. Những câu nói nổi tiếng: “Súng đẻ ra chính quyền” “Nông thôn bao vây thành thị” “trí thức không bằng cục phân” “Dụ địch vào sâu” ” tự cũng cố và trầm tĩnh theo dõi, ngồi trên núi xem hổ đánh nhau” “Chính trị là chiến tranh không có đổ máu, chiến tranh là chính trị có đổ máu” “có lý, có lợi, đúng lúc“,…
Mao Trạch Đông khởi xướng chính sách được phổ biến năm 1954 trong cuốn “Lịch sử Tân Trung Quốc” có kèm theo bản đồ, nhắc lại lời Mao: “Tất cả các lãnh thổ và hải đảo thuộc khu vực ảnh hưởng của Trung Quốc đã từng bị phe đế quốc Tây phương và Nhật Bản chiếm đoạt từ giữa thế kỷ 19 đến sau thế chiến lần thứ nhất, như Ngoại Mông, Triều Tiên, An Nam, Mã Lai, Thái Lan, Miến Điện, Bhutan, Nepal, Ladakh, Hồng Kông, Macao, cùng những hải đảo Thái Bình Dương như Đài Loan, Bành Hồ, Ryukyu, Sakhalin, phải được giao hoàn cho Trung Quốc.”
Mao Trạch Đông đưa ra phương lược “tam tuyến” hướng xử lý khi có chiến tranh lớn, tại Hội nghị Trung Ương từ ngày 18 tháng 9 đến ngày 12 tháng 10 năm 1965. Ông nói:
“Trung Quốc không sợ bom nguyên tử vì bất kỳ một ngọn núi nào cũng có thể ngăn chặn bức xạ hạt nhân. Dụ địch vào sâu nội địa tới bờ bắc Hoàng Hà và bờ nam Trường Giang, dùng kế “đóng cửa đánh chó” lấy chiến tranh nhân dân, chiến tranh du kích, vận động chiến, đánh lâu dài níu chân địch, tận dụng thiên thời địa lợi nhân hòa, thời tiết mưa gió lầy lội, phá tan kế hoạch tốc chiến tốc thắng của địch. Bắc Kinh, Trùng Khánh, Thượng Hải, Thiên Tân là bốn thành phố trực thuộc Trung Ương, chuyển hóa công năng để phát huy hiệu lực bảo tồn và phát triển. Trùng Khánh là thủ đô kháng chiến lúc đất nước Trung Hoa động loạn”… (xem thêm: Trân Vũ Hán bài học lịch sử; Từ Trường Giang Tam Hiệp đến Mekong)
Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia nhận xét:
Đánh giá một nhà chính trị thời kỳ cận đại là rất khó khăn; Có thể so sánh Mao Trạch Đông với Tần Thủy Hoàng; vì họ đều là người Trung Quốc, đều là các nhà cải cách. Nếu so sánh Mao Trạch Đông với Lê Nin cũng là xác đáng, họ đều sống ở thế kỷ 20, Mao Trạch Đông là người kiến tạo Chủ nghĩa Marx ở Trung Quốc, cũng như Lê Nin là người đặt nền móng cho Chủ nghĩa Marx ở nước Nga. Mới nhìn ta thấy Mao Trạch Đông gần như nổi bật hơn Lê Nin vì Trung Quốc có số dân gấp ba lần Liên Xô, nhưng Lê Nin có trước và đã là một tấm gương cho Mao Trạch Đông, có ảnh hưởng đối với Mao Trạch Đông.
BÌNH SINH TẬP CẬN BÌNH
Chủ tịch Tập Cận Bình là nhà lãnh đạo quốc gia tối cao, thuộc thế hệ lãnh đạo thứ 5 của nước Trung Quốc mới đang trỗi dậy. Trung Quốc sau bốn thập kỷ tăng trưởng liên tục, đến thời Chủ tịch Tập Cận Bình, đã vượt lên nổi nhục bị tám đế quốc xâu xé cuối thời Mãn Thanh, sự nội chiến Quốc Cộng hơn 20 năm, sự xâm lược và chiếm đóng của Nhật Bản, sự xáo động dữ dội của thời kỳ “đại loạn” đại cách mạng văn hóa, sự hiểm họa cực kỳ do tham nhũng, tranh chấp quyền lực, lũng đoạn kinh tế, suy thoái môi trường , phân hóa giàu nghèo và phát triển nóng. Đến nay, tuy nguy cơ này vẫn rất cao nhưng có vẻ như đang từng bước vượt qua.
Tập Cận Bình tiểu sử tóm tắt
Chủ tịch Tập Cận Bình hiện là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18, 19 Chủ tịch Quân Ủy Trung ương, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và là nhân vật số một trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, cơ quan thực quyền cao nhất Trung Quốc. Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường là thế hệ tiếp nối ngay sau thế hệ thứ tư là Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo.
Chủ tịch Tập Cận Bình, sinh ngày 1 tháng 6 năm 1953 tại Bắc Kinh, là con trai cựu Phó Thủ tướng Trung Quốc Tập Trọng Huân, gia đình gốc ở Phú Bình, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Khi ông 10 tuổi, cha ông bị thanh trừng và gởi đi làm việc tại một hãng xưởng ở Lạc Dương, Hà Nam. Vào năm 1968 khi ông được 15 tuổi thì cha ông bị giam tù trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa. Tháng 1 năm 1969, ông tham gia đại đội Lương Gia Hà, xã Văn An Dịch, huyện Diên Xuyên, tỉnh Thiểm Tây. Tháng 1 năm 1974, ông gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc, sau đó làm Bí thư Chi bộ Đảng của nhóm sản xuất (1969-1975).
Từ năm 1975 đến 1979, ông là sinh viên học tập tại Trường Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh. Từ năm 1979 đến 1982, làm Thư ký Văn phòng Quốc vụ viện và Thư ký Văn phòng Quân ủy Trung ương. Năm 1982-1983, Phó Bí thư Huyện ủy huyện Chính Định, tỉnh Hà Bắc. Từ năm 1983 đến năm 2007, ông đã trải qua các chức vụ như: Bí thư Huyện ủy huyện Chính Định, tỉnh Hà Bắc (1983-1985); Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến (1985-1988); Bí thư Thị ủy Ninh Đức, tỉnh Phúc Kiến (1988-1990); Thường vụ Thành ủy thành phố Phúc Châu, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Thành phố Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến (1990-1993); Thường vụ Tỉnh ủy tỉnh Phúc Kiến, Bí thư thành phố Phúc Châu, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Phúc Châu (1993- 1995); Phó Bí thư Tỉnh ủy Phúc Kiến, Bí thư thành phố Phúc Châu, Chủ tịch HĐND Thành phố Phúc Châu (1995-1996); Phó Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Phúc Kiến (1996-1999); Phó Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Phúc Kiến, Chủ tịch lâm thời tỉnh Phúc Kiến (1999-2000); Phó Bí thư Tỉnh ủy, Tỉnh trưởng Phúc Kiến (2000- 2002); Phó Bí thư Tỉnh ủy, Tỉnh trưởng Triết Giang (2002- 2003); Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Triết Giang (2003-2007); Bí thư Thành phố Thượng Hải (2007). Năm 1998-2002, tiếp tục học tại Đại học Thanh Hoa và lấy bằng Tiến sỹ Luật.
Ủy viên Dự khuyết Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 15, Ủy viên Chính thức Trung ương Đảng các khoá 16, 17. Tháng 10 năm 2007, tại Đại hội 17 Đảng Cộng sản Trung Quốc, được bầu làm Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư Trung ương; được phân công kiêm nhiệm Hiệu trưởng Trường Đảng Trung ương.
Ngày 15 tháng 3 năm 2008, được Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc bầu làm Phó Chủ tịch Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông được phân công làm Tổng Chỉ huy công tác tổ chức Olympic Bắc Kinh khai mạc lúc 8 giờ 8 phút tối ngày 8 tháng 8 năm 2008. (Beijing 2008 *)
Ngày 18 tháng 10 năm 2010, Hội nghị Toàn thể Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 5, khóa 17, Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Bắc Kinh đã bầu Tập Cận Bình giữ chức Phó Chủ tịch Quân Ủy Trung ương – đây là cơ quan chỉ đạo và quyết định mọi hướng đi của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.
Ngày 15 tháng 11 năm 2012, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18 đã tiến hành phiên họp đầu tiên sau đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 18 và quyết định bầu ông làm Tổng Bí thư BCH Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc.
Ngày 14 tháng 3 năm 2013, ông được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, kết thúc quá trình chuyển giao quyền lực ở quốc gia đông dân nhất thế giới.
Tập Cận Bình những chính sách lớn
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang quyết tâm cao độ theo đuổi chủ thuyết Trung Nam Hải “nắm vững Trung, hướng về Nam, mở rộng Hải” của Chủ tịch Mao Trạch Đông trên cơ sở thuyết “biển lịch sử” từ thời đế quốc La Mã tuyên ngôn cách đây 2000 năm nhằm đưa ra phương lược mưu chiếm trọn 80% hải phận của vùng Đông Nam Á (theo đường Lưỡi Bò), khôi phục vị thế và địa giới lịch sử Trung Quốc thời kỳ rộng nhất, huy hoàng nhất. Trung Quốc không còn chấp nhận vai trò của Mĩ như một cảnh sát khu vực để duy trì hòa bình và giữ cho các tuyến đường biển thông suốt.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vạch chiến lược “3 mũi nhọn” thâu tóm châu Á và đã tuyên bố tại Thượng Hải “chính người Châu Á phải điều hành công việc của Châu Á, giải quyết các vấn đề của khu vực Châu Á và duy trì an ninh của Châu Á”. Ông ráo riết thực hiện chiến lược “không đánh mà thắng” với một loạt kế sách liên hoàn trên biển Đông thông qua sức mạnh kinh tế và tiến bộ công nghệ: xây dựng đảo trong quần đảo Trường Sa; điều giàn khoan thăm dò dầu khí chập chờn ở các điểm nóng; ký hợp tác Trung Nga nhận mua khí đốt và năng lượng dài hạn từ Nga giải tỏa giúp Nga sự căng thẳng suy thoái kinh tế do sức ép giá dầu lửa xuống thấp do sự can thiệp của Tây Âu và Mỹ; Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngồi cạnh Tổng Thống Nga Putin trong đại lễ 70 năm kỷ niệm Ngày Chiến thắng Chủ nghĩa Phát xít khi Tổng thống Mỹ Obama cùng nguyên thủ nhiều nước châu Âu và thế giới theo phe Mỹ không tham dự, Trung Quốc tỏ rõ lập trường ủng hộ Nga chống li khai để giữ vững đường hằng hải sống còn của Nga thông ra biển lớn mà Pie Đại Đế nhân vật lịch sử vĩ đại nhất nước Nga quyết tâm sắt đá tranh đoạt bằng được Sankt-Peterburg dù mọi giá thể hiện qua chính sách là có thể nhượng bộ Thụy Điển bất cứ điều gì ngoại trừ trả lại Sankt-Peterburg. Trung Quốc thực hành chiến lược “Nam Nam” mở rộng ảnh hưởng nước lớn tại Đông Nam Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Trung Quốc hiện là tâm điểm của cuộc khủng hoảng địa chính trị, kinh tế, khoa học công nghệ hiện đang ngày một gia tăng tại châu Á và Thế giới .
Chủ tịch Tập Cận Bình trước và ngay sau ngày 14 tháng 3 năm 2013 (ông được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa) đã nhanh chóng ra tay chiến dịch “đả hổ, diệt ruồi, săn sói, quét muỗi”. Các con hổ lớn Bạc Hi Lai (2012), Từ Tài Hậu (2012), Chu Vĩnh Khang (2013) và mới đây là Quách Bá Hùng (2015) lần lượt bị sa lưới. Chiến dịch này hiện đang ở vào hồi kết thúc của giai đoạn ” đả hổ, diệt ruồi” giành thắng lợi quyết định ở cấp lãnh đạo thượng tầng, quân đội, công an, tài chính kinh tế và truyền thông tại các thành phố lớn, nay đang chuyển sang giai đoạn “săn sói, quét muỗi” càn quét cường hào tham nhũng ừa và nhỏ ở vùng nông thôn và những nguy cơ tiềm ẩn ở các lĩnh vực khác.
Chủ tịch Tập Cận Bình “chống tham nhũng không màng sống chết cá nhân”. Ông đề ra khẩu hiệu “Tứ Toàn” (Bốn toàn diện): “Xây dựng kinh tế xã hội thịnh vượng toàn diện; Cải tổ xã hội sâu sắc toàn diện; Thực hiện Nhà nước pháp quyền toàn diện;Thực thi kỷ cương Đảng toàn diện”. Đây là một cuộc chiến sinh tử, một cuộc cách mạng toàn diện, sâu sắc, rộng lớn và triệt để về kinh tế, xã hội, nhà nước và đảng cầm quyền. Trong cuộc chiến này, quan điểm của ông Tập là vạch trần mọi tật xấu, sai lầm, khuyết điểm, không được che dấu đảng viên và nhân dân điều gì, không có nhân vật nào bất khả xâm phạm, không một lãnh vực nào bị cấm, dù là lãnh tụ tối cao.
Chủ tịch Tập Cận Bình thực hiện mưu lược ”dương đông kích tây” lợi dụng mâu thuẫn Mỹ – Nga và cuộc bầu cử tổng thống Mỹ để hướng dư luận ra bên ngoài, rãnh tay dẹp yên trong, trực tiếp nắm lại quân đội. Hôm 25/7, Tòa án quân sự Trung Quốc đã tuyên phạt cựu Phó chủ tịch Quân ủy Quách Bá Hùng tù chung thân, tước quyền chính trị suốt đời, tước quân hàm Thượng tướng và tịch thu toàn bộ tài sản. Nga – Trung chuẩn bị tập trận trên Biển Đông vào tháng 9 tới. Ông cũng thực hành mưu lược “an dân” nhằm tháo ngòi nổ phẩn uất trong lòng của một lực lượng đông đảo nạn nhân, đối lập và bất bình đã làm chia rẽ xã hội Trung Quốc.Theo tạp chí chính trị Zhengming ở Hồng Kông. Nhà tưởng niệm Mao sẽ biến mất khỏi Bắc Kinh. Quyết định bí mật này đã được giới lãnh đạo Trung Quốc đưa ra. Xác ướp của Mao sẽ được chuyển đến thành phố quê hương của ông ta. Cấp dưới của cựu phụ tá lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc bị thất sủng tiếp tục ngã ngựa. Lệnh Kế Hoạch, 59 tuổi, từng là Chánh văn phòng Trung ương Đảng và phụ tá cho cựu lãnh đạo Đảng Hồ Cẩm Đào. Ông ta bị bắt vào ngày 20 tháng 7 năm 2015, và bị buộc tội tham nhũng và lĩnh án tù chung thân vào 4 tháng 7 năm 2016. Gần đây, hai cấp phó của Lệnh là Triệu Thắng Hiên và Hà Dũng cũng đã bị âm thầm đưa ra khỏi vị trí lãnh đạo. Hà Dũng là người đã bị Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công (WOIPFG) nhận dạng đóng vai trò tích cực trong việc bức hại Pháp Luân Công, do cựu lãnh đạo Đảng Giang Trạch Dân phát động ngày 20 tháng 7 năm 1999 lúc Pháp Luân Công có trên 70 triệu người Trung Quốc tập luyện.
“Tập Cận Bình giống Mao Trạch Đông hay Tưởng Giới Thạch?” Đài phát thanh VOA (Voice of America) của Mỹ ngày 25/5 đã dẫn chứng quan điểm nêu trên của ông James Carter – Giáo sư lịch sử của trường Đại học Saint Joseph, Hoa Kỳ và ông Jeffrey Wasserstrom – Nhà sử học và Giáo sư của trường Đại học California. Hai vị học giả đã phát biểu bài viết của mình trên trang tạp chí “Thời báo Los Angeles” vào ngày 24/5, “nếu muốn hiểu Tập Cận Bình, người lãnh đạo quyền lực nhất của Trung Quốc trong mấy năm trở lại đây, thì tuyệt đối đừng so sánh ông với Mao Trạch Đông, mà hãy tìm hiểu về Tưởng Giới Thạch”.
Trước đó, BBC Tiếng Việt ngày 20 tháng 12 năm 2013 có đăng bài viết “Ông Mao là gì với Trung Quốc hôm nay?” của Sidney Rittenberg Cựu đảng viên cộng sản Trung Quốc. “Giống như mọi thứ khác ở Trung Quốc , vai trò của Mao ngày nay mang nhiều nét đối nghịch . Ông vừa lớn hơn, lại vừa nhỏ hơn so với bức chân dung khổng lồ đặt tại Thiên An Môn- tấm hình chắc sẽ không dễ dỡ đi nay mai“. “Lớn hơn, bởi Mao là một nhân vật kiểu George Washington. Ông là người sáng lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, thống nhất được một quốc gia giàu truyền thống nhưng có nhiều khác biệt và dàn trải trên một lãnh thổ rộng lớn. Nhỏ hơn, bởi giới trẻ Trung Quốc hiện nay, gồm cả những đảng viên cộng sản, hầu như không biết gì về những bài viết, học thuyết, thành công và cả những sai lầm khủng khiếp của ông. Tập Cận Bình và ban lãnh đạo mới của Trung Quốc đã cảnh báo rằng sự đi xuống của chủ nghĩa Mao, tương tự như ở Liên Xô, sẽ dẫn tới sự hỗn loạn và làm suy yếu chế độ hiện tại-chế độ vốn coi sự ổn định là yếu tố tiên quyết trên con đường cải cách đầy chông gai. Tuy vậy, họ cũng không ngần ngại khi chỉ ra những thảm họa dưới thời Mao Trạch Đông như “Đại Nhảy Vọt” thời cuối thập niên 1950 và thời Cách Mạng Văn Hóa giai đoạn 1966- 1976. Những cuộc thử nghiệm xã hội đầy hoang tưởng đó đã cướp đi mạng sống của hàng chục triệu người vô tội.”Bài báo viết. “Ông Tập Cận Bình đang trái ngược hoàn toàn với kinh tế kiểu Mao, nhưng ông đã khéo léo sử dụng logic biện chứng của chủ nghĩa Mao để phân tích các vấn đề của Trung Quốc, và từ đó đưa ra những giải pháp thích hợp. Ông cũng thường ca ngợi những thành tựu tích cực của thời đại Mao Trạch Đông… Học thuyết phân tích và tổng hợp của Mao là vũ khí bí mật của Trung Quốc, dù nó đang bị bỏ quên tại thời điểm hiện tại, ngay cả ở chính Trung Quốc“.
Bí mật kho báu trên đỉnh Tuyết Sơn có nói về Đại văn hào Kim Dung đã viết bộ tiểu thuyết võ hiệp đầu tay Tuyết Sơn phi hồ (Flying Fox of Snowy Mountain) đăng trên Minh báo năm 1959 và viết Lộc Đỉnh Ký là bộ sách tâm đắc nhất cuối cùng. Kim Dung nói rằng ông gửi gắm những điều vi diệu tâm đắc nhất của ông vào hai bộ sách khai tập và kết thúc này. Năm 2007, một đoạn trích tác phẩm “Tuyết Sơn phi hồ” đã được đưa vào chương trình sách giáo khoa môn ngữ văn tại Trung Quốc, thay thế “AQ chính truyện”, đã gây nên nhiều dư luận rất khác nhau.
Trung Quốc đang muốn vẽ lại biểu tượng người Trung Hoa mới thay thế AQ. Hình tượng Mao Trạch Đông thời trẻ nay sừng sững trên núi Tuyết khiến người ta liên tưởng trận đấu sinh tử của Hồ Phỉ tuổi trẻ anh hùng nghĩa hiệp và nhân ái trên đỉnh Tuyết Sơn. Mao Trạch Đông có bài thơ Tuyết – Thẩm Viên Xuân – mô tả về núi sông hùng vĩ , đánh giá về hào kiệt các thời của đất nước Trung Hoa và bài thơ Côn Lôn – Niệm Nô Kiều – chính là ngầm ý nói về sự hùng vĩ của Tuyết Sơn và hùng tâm tráng khí cách mạng của ông cải tạo Trung Hoa và Thế Giới. Những chính khách Trung Quốc tiếp nối Mao Trạch Đông dường như yêu thích Vi Tiểu Bảo hoặc Khang Hy trong Lộc Đỉnh Ký của Kim Dung hơn. Đó là nhân vật giảo hoạt , quyền biến “bất kể mèo trắng hoặc mèo đen miễn là bắt được chuột”.
Hai vị học giả James Carter và Jeffrey Wasserstrom thì cho rằng, Tập Cận Bình của năm 2016 rất giống với Tưởng Giới Thạch của năm 1946. Tập Cận Bình cũng giống như Tưởng Giới Thạch, chuẩn bị chu toàn để tạo dựng tầm ảnh hưởng với thế giới. Họ đều cho rằng hiện đại hóa của Trung Quốc có thể hòa hợp với tư tưởng của Nho gia. Tập Cận Bình từ sau khi nhậm chức đến nay đã không ngừng nhấn mạnh ý nghĩa của văn hóa truyền thống đặc biệt là tư tưởng Nho gia: “Quốc gia có tứ duy (tức 4 cơ sở chính yếu lập quốc của Trung quốc: lễ, nghĩa, liêm, sỉ), tứ duy không lớn mạnh, đất nước ắt sẽ diệt vong! Tứ duy hưng thịnh, đất nước sẽ phục hưng bền vững!”. Tập Cận Bình tôn trọng văn hóa truyền thống Trung Quốc, đồng thời tỏ ý sẽ kế thừa và phát huy nền văn hóa ấy. Năm 2013, Tập Cận Bình đặc biệt đến thăm Khúc Phụ để tế bái mộ Khổng Tử. Vào ngày nhà giáo năm 2014, ông Tập đã đặc biệt đến trường Đại học Sư phạm Bắc Kinh công khai phản đối việc sách giáo khoa lược bỏ văn hóa truyền thống Trung Hoa. Ông nói, “lược bỏ đi kinh điển văn hóa truyền thống trong sách giáo khoa là điều đáng buồn thay”.
Tác giả Bùi Mẫn Hân (Minxin Pei) đã viết bài “Thời kỳ hoàng hôn của Đảng Cộng sản cai trị ở Trung Quốc” (The Twilight of Communist Party Rule in China) công bố tại The American Interest Vol. 11, No, 4. 2015, người dịch Song Phan, tháng 3-4/2016, nguồn ABS, nhận định:
“Một trong những lựa chọn chiến lược khôn ngoan nhất do Đặng Tiểu Bình thực hiện là phát triển quan hệ thân thiện với phương Tây do Mỹ đứng đầu để đẩy mạnh chương trình hiện đại hóa của Trung Quốc. Trong thời kỳ hậu Đặng Tiểu Bình, hai người tiền nhiệm của Tập Cận Bình là Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào, cũng đã học được bài học quan trọng từ sự sụp đổ của Liên Xô: một cuộc xung đột chiến lược với Hoa Kỳ sẽ gây nguy hiểm đến sự sống còn thật sự của ĐCSTQ. Chi phí của một cuộc chạy đua vũ trang mới là khó có thể kham nổi, và sự thù địch dứt khoát trong quan hệ Trung- Mỹ sẽ phá hủy quan hệ kinh tế song phương. Hiện chưa rõ liệu lãnh đạo ĐCSTQ có hiểu hết những nguy cơ chiến lược sinh tồn mới của họ và nguy cơ chiến lược sinh tồn đó vẫn còn đang tiến triển hay không. Nếu các thành viên của ĐCSTQ tin chắc rằng, chỉ có chiến lược này mới có thể cứu vãn được quyền cai trị của ĐCSTQ, hiện đang bị đe dọa bởi việc gãy đổ những trụ cột chính của mô hình hậu Thiên An Môn, thì có khả năng họ sẽ tiếp tục trên con đường hiện nay. Trớ trêu thay, con đường đó, nếu phân tích bên trên là đúng, càng chắc chắn hơn sẽ đẩy ĐCSTQ sụp đổ nhanh hơn, thay vì ngăn chặn sự sụp đổ của họ.”
Bùi Mẫn Hân (Minxin Pei) là giáo sư về Chính quyền học tại trường ĐH Claremont McKenna College và là thành viên cao cấp không thường trực Quỹ Marshall Đức của Hoa Kỳ. Cuốn sách mới nhất của ông: China’s Crony Capitalism: Dynamics of Regime Decay (Chủ nghĩa tư bản bè cánh của Trung Quốc: Động lực làm phân rã chế độ), sẽ được Đại học Harvard xuất bản vào năm 2016. Bài viết này được rút ra từ một dự án nghiên cứu lớn hơn về quá trình chuyển đổi chế độ có khả năng xảy ra của Trung Quốc được ủng hộ tài chính từ Quỹ Smith Richardson, Tổng công ty Carnegie của New York, Quỹ John D. và Catherine T. MacArthur.
Những nhận xét cuối bài viết của tác giả Bùi Mẫn Hân :“The Twilight of Communist Party Rule in China” được dịch là “Thời kỳ hoàng hôn của Đảng Cộng sản cai trị ở Trung Quốc” cũng có thể hiểu “Hoàng hôn của mô hình Đảng cộng sản Trung Quốc” hoặc ” “Hoàng hôn của khuôn vàng thước ngọc Đảng Cộng sản Trung Quốc”. Ông ngầm chơi chữ “Rule” (cứng, thước, khuôn vàng thước ngọc, mô hình) tùy góc nhìn, cách hiểu và tầm nhìn.
Góc nhìn Mỹ, giấc mơ Mỹ, lối sống Mỹ lựa chọn biểu tượng George Washington “trang nghiêm và uy nghi, trước sau như một, ôn hòa và thành thật, lễ nghĩa công bình nhân đạo” thích “nói và làm đi đôi” “nói và làm nhất quán” mới tạo được “lòng tin chiến lược“. Thế nhưng, góc nhìn phương Đông có thể khác “quyền biến“, “mềm, năng động, có mềm có cứng“, “trong cứng có mềm, trong mềm có cứng“,”nói vậy mà không phải vậy“, “nói một đằng làm một nẻo“, “bất kể mèo trắng mèo đen, miễn là bắt được chuột“, “không không có có không có có không“. Điều đó có nghĩa : nói làm đi đôi, làm mà không nói, nói mà không làm, có thể cứng Rule, có thể mềm, vô pháp vô thiên như cách Mao Trạch Đông.
Bí mật Trung Cộng và TC cưỡng bách tù nhân chính trị bán bộ phận cơ thể là hai thông tin thâm cung bí sử của thượng tầng lãnh đạo Trung Quốc tại nguồn tin của an ninh Mỹ qua thu thập của trang ABS. Theo nguồn tin này, thương gia Lệnh Hoàn Thành (Ling Wancheng) biến mất khỏi tầm mắt công chúng của vùng California năm ngoái sau khi người anh ruột Lệnh Kế Hoạch (Ling Jihua), cựu viên chức cao cấp trong đảng cộng sản Trung Quốc bị bắt vì tội tham nhũng tại Trung Hoa. Lệnh Hoàn Thành đã tiết lộ những bí mật về chính trị và quân sự kể cả chi tiết về hệ thống vũ khí nguyên tử của Trung Cộng (TC) cho giới chức tình báo Hoa Kỳ FBI và CIA, từ mùa thu năm 2015 và được giữ bí mật vì tình báo TC tìm cách bắt giữ hoặc thủ tiêu ông. Cũng theo trang tin này, TC cưỡng bách tù nhân chính trị bán bộ phận cơ thể, việc này đang làm sôi nổi những ý kiến chống đối liên quan đếp Pháp Luân Công và vai trò của Giang Trạch Dân.
Ngày 22 tháng 8 năm 2017, Đài VOA Hoa Kỳ có bài bình luận: “Tập Cận Bình sẽ được nâng lên ngang hàng Mao Trạch Đông?” cho hay: “Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đạt được sự đồng thuận về việc đưa tư tưởng mang tên ông vào điều lệ Đảng Cộng sản Trung Quốc tại cuộc họp kín của các lãnh đạo cùng các nguyên lão trong Đảng tại Bắc Đới Hà, các nguồn tin cho biết. Như vậy với động thái này, địa vị của ông Tập trong Đảng Cộng sản đã được nâng lên ngang hàng với cố Chủ tịch Mao Trạch Đông, người duy nhất cho đến nay được ghi tư tưởng của mình vào Điều lệ Đảng tại Đại hội 7 hồi năm 1945.
Theo hãng truyền thông AsiaToday thì hội nghị Bắc Đới Hà hồi tuần trước “gần như chắc chắn” đồng ý đưa Tư tưởng Tập Cận Bình vào Điều lệ Đảng. Hãng truyền thông dẫn lời một số nguồn tin phương Tây ở Bắc Kinh cho biết quyết định này đã được thông qua mà không vấp phải bất kỳ sự phản đối nào. Hãng tin AP cũng dẫn lời các nhà phân tích cho rằng ông Tập sẽ thực hiện điều này tại Đại hội 19. Nếu như việc này được chính thức thông qua tại Đại hội Đảng lần thứ 19 vào cuối năm nay thì vị thế của ông Tập đã vượt qua những người tiền nhiệm của ông là các cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào…AsiaToday cho rằng hội nghị Bắc Đới Hà năm này là hội nghị “của ông Tập, bởi ông Tập và vì ông Tập”.
Quyền lực của ông Tập Cận Bình đã và đang rất mạnh trước và sau đại hội 19 đảng Cộng sản Trung Quốc (năm 2017). Hơn 1,3 triệu quan tham Trung Quốc ‘ngã ngựa’, Báo Nông nghiệp Việt Nam ngày 9 tháng 10 năm 2017 đưa tin: “Theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc (CCDI), chỉ trong vòng 5 năm qua, đã có hơn 1,343 triệu quan chức nước này bị trừng phạt vì tham nhũng. Chiến dịch “đả hổ, diệt ruồi” của ông Tập Cận Bình đã phát huy hiệu quả, đem lại sự tin tưởng và hài lòng với nhân dân…THX dẫn báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra kỷ luật trung ương Trung Quốc (CCDI) hôm qua cho biết, tổng cộng đã có 1,343 triệu quan chức từ cao cấp tới cấp thấp bị trừng phạt do tội danh tham nhũng ở nước này 5 năm qua. Trong số đó, 648.000 là quan chức cấp thôn, xã liên quan đến các vụ tham nhũng quy mô nhỏ, tham nhũng vặt. Không dừng lại ở trong nước, Trung Quốc đồng thời phối hợp với quốc tế để truy lùng tội phạm tham nhũng qua chiến dịch “Sky Net” (Lưới trời). Tính tới cuối tháng 8/2017, đã có 3.339 đối tượng bị bắt tại hơn 90 quốc gia và vũng lãnh thổ, trong đó có 628 là cựu quan chức. CCDI cho biết qua đó đã tịch thu lại 9,36 tỉ NDT (1,41 tỉ USD) cho nhà nước. Trong số 100 nghi phạm thuộc diện bị truy nã gắt gao theo danh sách của Interpol (tổ chức Cảnh sát quốc tế), 46 đã bị bắt. Do áp lực từ Bắc Kinh, số lượng các quan chức tham nhũng bỏ trốn ra nước ngoài đã giảm rõ rệt, từ 101 năm 2014 xuống 31 trường hợp năm 2015 và tới năm 2016 chỉ còn 19 trường hợp. Tờ Chinadaily cho biết thêm, để ngăn chặn tham nhũng, Trung Quốc đã ban hành bộ quy tắc 8 điểm, chỉ rõ các biểu hiện của suy thoái đạo đức, từ quan liêu, cửa quyền tới tiêu xài xa hoa, lãng phí. Cho đến cuối năm 2016, đã có 155.300 vụ việc vi phạm bị điều tra. Số liệu kiểm tra cũng cho thấy các vụ việc giảm dần theo từng năm: 78,2% vụ việc xảy ra trong năm 2013 và 2014, 15,1% trong năm 2015 và 6,7% trong năm 2016. Khảo sát của Cơ quan Thống kê quốc gia (NBS), 92,9% người dân Trung Quốc hài lòng với chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập, tăng 17,9% so với năm 2012. Ông Tập Cận Bình được xác định sẽ tiếp tục nhiệm kỳ thứ 2 trên cương vị Tổng bí thư trong 5 năm, từ 2017-2022. Một loạt “hổ” Trung Quốc bị đả trong thời gian vừa qua được bình luận là bước chuẩn bị cho Đại hội 19 của ông Tập. Tờ Straitstimes (Singapore) từng nhận định, ông Tập đang trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết, và không loại trừ khả năng nắm mở rộng quyền lực thêm một nhiệm kỳ nữa, vượt qua giới hạn 2 nhiệm kỳ theo Hiến pháp Trung Quốc hiện nay“.
Tập Cận Bình những chính sách lớn dường như đang phát huy tác dụng. Theo nhà báo Hiệu Minh ngày 19 tháng 10 năm 2017 trích dẫn số liệu của Tổng cục Thống kê Hoa Kỳ về bức tranh xuất nhập khẩu Trung Quốc Hoa Kỳ (1985-2017), với đường mầu xanh là Trung Quốc xuất sang Mỹ và đường mầu đỏ là Trung Quốc nhập từ Mỹ. Trung Quốc thắng lớn trong toàn cầu hóa, năm 2017 Mỹ nhập siêu 239 tỷ từ Trung Quốc so với năm 2016 là 347 tỷ đô la. Mỹ bị thua thiệt kinh tế trong chiến lược toàn cầu. GDP Trung Quốc đạt 11 ngàn tỷ đô la năm 2016 chỉ đứng sau Hoa Kỳ với 18 ngàn tỷ, chỉ tính riêng tỉnh Quảng Đông thì GPD của họ đã gấp 5 lần GPD của Việt Nam.
Tập Cận Bình những chính sách lớn là khá nhất quán từ ngày 18 tháng 10 năm 2010, khi ông giữ chức Phó Chủ tịch Quân Ủy Trung ương đến ngày 15 tháng 11 năm 2012 được bầu làm Tổng Bí thư BCH Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, đến sau ngày 14 tháng 3 năm 2013, khi ông được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, kết thúc quá trình chuyển giao quyền lực ở quốc gia đông dân nhất thế giới. Năm năm qua, ông Tập đã liệt kê những thành tựu của Trung Quốc trong nhiệm kỳ (2012-2017) của ông: Về đối nội thực hiện chiến dịch “đả hổ, diệt ruồi, săn sói, quét muỗi”, chống tham nhũng khiến hơn một triệu quan chức bị xử phạt, hiện đại hóa quân đội, quyết liệt làm “Tứ Toàn” (Bốn toàn diện): “Xây dựng kinh tế xã hội thịnh vượng toàn diện; Cải tổ xã hội sâu sắc toàn diện; Thực hiện Nhà nước pháp quyền toàn diện; Thực thi kỷ cương Đảng toàn diện”. Ông kêu gọi các đảng viên “luôn gắn bó với người dân, dốc tâm trí xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân”. Về đối ngoại, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vạch chiến lược “3 mũi nhọn” thâu tóm châu Á và đã tuyên bố tại Thượng Hải “chính người Châu Á phải điều hành công việc của Châu Á, giải quyết các vấn đề của khu vực Châu Á và duy trì an ninh của Châu Á”. Ông ráo riết thực hiện chiến lược “không đánh mà thắng” với một loạt kế sách liên hoàn, khởi xướng và thực thi chiến lược ‘liên Nga, bạn Ấn, mở rộng ảnh hưởng Á Âu Phi’ “một vành đai, một con đường”, xử lý vấn đề biển Hoa Đông, lưỡi bò biển Đông, đưa tầu chiến áp sát cuộc tập trận NATO, trỗi dậy thách thức Mỹ về chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế.
Trung Quốc trong nhiệm kỳ tiếp theo của Tập Cận Bình đang rời bỏ vị thế “ẩn mình chờ thời” mà đã bước ra vũ đài thế giới khẳng định Trung Quốc như một cường quốc hàng đầu thế giới, theo giới quan sát. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tuyên bố Trung Quốc bước vào “thời đại mới” và cần đóng vai trò “trung tâm trên thế giới”, nhờ “chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc” và cho thấy có “lựa chọn mới” cho các nước. Ông phát biểu khai mạc Đại hội Đảng 19 với 14 điểm chính sách và ba trọng tâm.
Giảm Đặng tăng Mao đề cao ý Tập. Từ Mao Trạch Đông tới Tập Cận Bình từ ‘Có lý, có lợi, đúng lúc’ đến ’14 điểm chính sách và ba trọng tâm’. (*) Đại hội Đảng lần thứ 19 (năm 2017) gồm có 7 ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị gồm có: Tập Cận Bình,Lý Khắc Cường, Uông Dương, Lật Chiến Thư, Vương Hỗ Ninh, Triệu Lạc Tế, Hàn Chính, 7 ủy viên Ban Bí thư gồm có Vương Hỗ Ninh, Đinh Tiết Tường, Dương Hiểu Độ, Trần Hi, Quách Thanh Côn, Hoàng Khôn Minh, Vưu Quyền; 25 ủy viên chính thức Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 19 gồm có: Đinh Tiết Tường, Vương Thần, Vương Hỗ Ninh, Lưu Hạc, Hứa Kỳ Lượng, Lý Hi, Lý Cường, Lý Khắc Cường, Lý Hồng Trung, Dương Khiết Trì, Dương Hiểu Độ, Uông Dương, Trương Hựu Hiệp, Trần Hi, Trần Toàn Quốc, Trần Mẫn Nhĩ, Triệu Lạc Tế, Hồ Xuân Hoa, Lật Chiến Thư, Quách Thanh Côn, Hoàng Khôn Minh, Hàn Chính, Thái Kỳ, Tôn Xuân Lan
Đại dịch Covid 19 đã làm thay đổi thế giới. Trung Quốc và trật tự thế giới mới hậu Covid-19 đang thay đổi. Liên Hiệp Quốc rơi vào tình trạng mất trật tự sau 75 năm tồn tại. “Quyền lãnh đạo toàn cầu bị mất tích trong lúc thi hành nhiệm vụ – Global leadership is missing in action”, tờ báo Anh The Economist nhận xét. Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa trừng phạt chưa từng có của Mỹ nhắm vào nhiều quan chức Trung Quốc Mỹ đình chỉ tài trợ và đe dọa rời bỏ Tổ Chức Y Tế Thế Giới, quan tâm nhiều hơn đến việc đổ lỗi cho Trung Quốc về đại dịch này. Liên minh về công nghệ gián điệp giữa Mỹ, Anh, Úc, Canada và New Zealand đã được thiết lập. Mỹ áp đặt lệnh cấm liên quan 5 công ty công nghệ của Trung Quốc gồm Huawei, ZTE, Hytera Communications, Hangzhou Hikvision Digital Technology và Dahua Technology. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định tiếp tục chính sách nhất quán trong bài phát biểu của ông tại Davos năm 2017 bảo vệ thương mại tự do và hành động chung về biến đổi khí hậu, trong khi Tổng thống Mỹ Donald Trump có quan điểm hoàn toàn ngược lại. Trung Quốc áp dụng Luật An ninh Quốc gia gây tranh cãi ở Hồng Kông, tiếp cận Tổ chức Thương mại Thế giới, tham gia G20, ký kết hiệp định Paris về biến đổi khí hậu trong khi Mỹ đã rút ra khỏi hiệp định này. Trung Quốc đưa ra các chính sách đối ngoại quyết đoán hơn bao giờ hết trong những tháng gần đây, tranh chấp mạnh hơn ở Biển Đông và mở rộng ảnh hưởng bắng nhiều ngả, khi thế giới vẫn tập trung kiểm soát đại dịch. Nga thản nhiên giành lấy Crimée vùng tranh chấp với Ukraina, Liên Âu đàm phán căng thẳng suốt thời gian dài và mấy hôm nay tại Bruxelles vẫn không thể tìm được tiếng nói chung chấn hưng kinh tế châu Âu, trong khi Đức đồng tình với Ý, Tây Ban Nha và Pháp là các quốc gia thành viên bị Covid-19 tấn công mạnh nhất của khối và đang nóng lòng đợi gói kich cầu do Liên Âu giúp đỡ, thì Hà Lan, Áo, Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan lại chủ trương thắt lưng buộc bụng.
Tất cả những thông tin hé lộ, trong một chừng mực nào đó giúp cho sự nghiên cứu lịch sử đánh giá đúng tình hình. Dẫu vậy, mọi suy đoán chỉ có tính cách tham khảo.Từ điển Bách khoa Mở Wikipedia tiếng Việt, Wikipedia tiếng Anh và những bài nghiên cứu quốc tế về Trung Quốc được thu thập đúc kết thông tin cập nhật liên quan bài viết này.
Suy ngẫm từ núi xanh Bắc Kinh
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có hai cuốn sách lớn “Làm việc với những thứ thật, bước đi ở vị trí hàng đầu” và “Những Suy tư từ sông Dương Tử“ góp phần giúp ông giành thắng lợi trong cuộc bầu cử khó khăn chọn ra người đứng đầu chính phủ cùa một quốc gia hơn 1, 34 tỷ người, dẫn đến việc chuyển giao quyền lực năm 2012. Tư tưởng và đường lối chính trị của vị lãnh tụ này hiện còn là điều bí ẩn. Thế giới chỉ có thể suy đoán và hiểu người qua việc làm và dư luận. Năm năm qua (2012-2017) Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được đánh giá là đang trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết và đã xác định nhiệm kỳ 2 trên cương vị Tổng bí thư từ 2017-2022.
Peter Martin và David Cohen có bài viết : “ Mao and Forever: Xi Jinping’s Authoritarian Reforms” (Những cải cách độc đoán của Tập Cận Bình: theo Mao và mãi mãi theo Mao), người dịch Huỳnh Phan. Bài nghiên cứu giúp chúng ta một góc nhìn đối thoại. Mao Trạch Đông là một nhân vật hiếm có trong lịch sử, nghìn năm công tội. Thời gian và sự khen chê không thể xóa nhòa những dấu ấn nổi bật của Mao. Chọn theo Mao là chọn theo đường lối thực tiễn “có lý, có lợi, đúng lúc”.
Tôi dạo chơi Thiên An Môn, Cố Cung, Di Hòa Viên, Thiên Đàn trong ngày Quốc tế Lao động, ngắm những nơi lưu dấu các di sản của những triều đại hiển hách nhất Trung Hoa, lắng nghe đất trời và các cổ vật kể chuyện. Tôi ngắm nhìn người nghệ sĩ nhân gian, vui cùng ông và đùa cùng trẻ thơ. Ngày trước đó, tôi vinh hạnh được làm việc với giáo sư Zhikang Li, trưởng dự án Siêu Lúa Xanh (Green Super Rice) chương trình nghiên cứu lúa nổi tiếng của CAAS & IRRI và có cơ hội tiếp cận với các nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc.
Suy ngẫm từ núi Xanh (景山, Jǐngshān, Cảnh Sơn, Green Mount), ngọn núi địa linh của đế đô Bắc Kinh, tôi tâm đắc lời nhắn gửi sâu xa của bậc hiền minh lỗi lạc Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Muốn bình sao chẳng lấy nhân / Muốn yên sao lại bắt dân ghê mình” “Biển Đông vạn dặm giang tay giữ. Đất Việt muôn năm vững thái bình) (Vạn lý Đông minh quy bá ác/ Ức niên Nam cực điện long bình). Suy ngẫm về cuộc cách mạng Xanh và đỉnh cao Hòa Bình. Tập Cận Bình nối Tôn Trung Sơn liên Nga thân Việt trừ tà tứ toàn.
Lời giáo sư Norman Borlaug văng vẳng bên tai tôi: “Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó.” Sự hiền minh lỗi lạc của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, và di sản vô giá của giáo sư Norman Borlaug cùng với các bậc Thầy về cách mạng xanh mãi là niềm tin và nổ lực của chúng ta !
Việt Nam tự cũng cố, trầm tĩnh theo dõi sát, ứng phó chủ động thích hợp.
Hoàng Kim
Tamim Ansary
Trần Quang Nghĩa dịch
LỜI GIỚI THIỆU
Thế Giới Hồi Giáo Ngày Nay
Lớn lên tại Afghanistan Hồi giáo, từ rất sớm tôi đã tiếp thu câu chuyện thế giới sử hoàn toàn khác với câu chuyện mà các học sinh Âu châu và Mỹ châu nghe hàng ngày. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, điều ấy không hình thành nếp suy nghĩ của tôi bởi vì tôi đọc lịch sử cốt mua vui, và ở Farsi không có nhiều thứ để đọc trừ các sách giáo khoa chán ngấy. Ở mức độ đọc của tôi, mọi thứ hấp dẫn đều viết bằng Anh ngữ.
Cuốn sách ưa thích buổi đầu của tôi là Lịch sử Thế Giới cho Trẻ Em rất hấp dẫn của V. V. Hillyer. Chỉ đến khi đọc lại quyển sách đó khi đã lớn, nhiều năm sau đó, tôi mới nhận ra nó xem châu Âu là tâm điểm một cách rất phản cảm, đầy những thiên kiến phân biệt chủng tộc. Hồi trẻ tôi không thể nhận ra đặc điểm này vì Hillyer kể chuyện quá hay.
Khi lên 9 hay 10, nhà sử học Arnold Toynbee đi ngang qua thị trấn bé xíu Lashkargah của tôi trên một chuyến công tác, và ai đó bảo với ông trong thị trấn có một thằng nhóc Afghan là con mọt sách mê lịch sử. Toynbee thích thú và mời tôi lại dùng trà, vì vậy tôi được dịp ngồi với một quý ông Anh lớn tuổi, hồng hào và tôi chỉ biết trả lời bẽn lẽn, nhát gừng những câu hỏi tử tế của ông. Điều duy nhất tôi chú ý ở nhà sử học vĩ đại này là thói quen dúi chiếc khăn tay vào tay áo mà tôi thấy rất kỳ cục.
Khi chúng tôi chia tay, Toynbee tặng tôi một món quà: cuốn Câu Chuyện Nhân Loại của Hendrick Willem Van Loon. Chỉ cái tựa thôi cũng đủ làm tôi ngất ngây – cái ý tưởng là tất cả “nhân loại” có chung một câu chuyện duy nhất. Vậy là sao nhỉ, tôi cũng là một phần của “nhân loại”, vậy đây cũng có thể là câu chuyện của tôi, theo một nghĩa nào đó, hoặc ít ra có thể định vị tôi trong một câu chuyện lớn được mọi người chia sẻ! Tôi nuốt chửng quyển sách đó, và tôi yêu thích nó, và lối tường thuật Tây phương về lịch sử thế giới trở thành bộ khung của tôi kể từ đó. Tất cả lịch sử hoặc hư cấu lịch sử tôi đọc từ đó trở đi chỉ thêm thịt cho bộ khung xương đó. Rồi còn phải học các sách giáo khoa lịch sử thông thái rởm ở Farsi ấn định cho chúng tôi ở trường nhưng chỉ đọc nó để qua được các kỳ thi và rồi sẽ trả lại thầy.
Tuy nhiên, những vang vọng yếu ớt của câu chuyện kể khác ắt hẳn còn nấn ná trong tôi, bởi vì 40 năm sau, vào mùa thu 2000, khi tôi làm công việc biên tập sách giáo khoa ở Hoa Kỳ, nó lại trào ra. Một nhà xuất bản sách giáo khoa ở Texas đã thuê tôi triển khai một sách giáo khoa thế giới sử trung học mới toanh, và công việc đầu tiên là soạn ra một mục lục, nhằm hình thành một quan điểm về hình thái toàn bộ của lịch sử nhân loại. Cái duy nhất được cho biết là cấu trúc của quyển sách. Để khớp với phân phối chương trình của năm học, nhà xuất bản quy định nó phải được chia thành 10 đơn vị, mỗi đơn vị gồm 3 chương.
Nhưng toàn bộ thời gian được chia ra cho 10 đơn vị (hoặc 30 chương) như thế nào? Thế giới sử, sau hết, không phải là danh sách biên niên của mọi sự kiện xảy ra; nó là một chuỗi các sự kiện có tính nhân quả nhất, được chọn lọc và sắp xếp để hiển lộ ra cốt truyện – chính cốt truyện mới là đáng kể.
Tôi hăng hái dấn thân vào câu đố trí tuệ này, nhưng các quyết định của tôi phải vượt qua một đội hình pha-lăng các cố vấn: các chuyên gia chương trình, các giáo viên sử, các nhà điều hành thương mại, các viên chức giáo dục tiểu bang, các học giả chuyên môn và những nhân vật vai vế khác. Đây là hoạt động hoàn toàn bình thường trong việc xuất bản sách giáo khoa trung học, và theo tôi là hoàn toàn thích đáng, vì chức năng của loại sách này là để chuyển tải, không phải thách thức, sự đồng thuận xã hội được cập nhật mới nhất về điều được cho là chân lý. Một dàn đồng ca các cố vấn được lên danh sách để đánh giá về các quyết định triển khai của biên tập viên giúp bảo đảm sản phẩm cuối cùng phản ánh chương trình hiện hành, nếu không quyến sách sẽ có nguy cơ khó bán được.
Tuy nhiên, khi chúng tôi duyệt qua tiến trình, tôi nhận thấy có sự kèn cựa thú vị giữa các cố vấn của tôi và tôi. Chúng tôi đồng thuận gần như trên mọi việc chỉ trừ – tôi thì luôn muốn viết nhiều hơn về Hồi giáo trong lịch sử thế giới, còn họ lại cứ muốn kéo nó lùi trở lại, bớt nó xuống, chia nhỏ nó thành những phần bên lề trong các đơn vị dành chủ yếu cho các đề mục khác. Không ai trong chúng tôi nói vì sự trung thành hẹp hòi đối với “nền văn minh của chúng tôi.” Không ai nói là Hồi giáo tốt hơn hay tệ hơn “phương Tây”. Tất cả chúng tôi chỉ đơn giản diễn tả nhận thức tốt nhất của mình về sự kiện nào có tầm ảnh hưởng đối với câu chuyện lịch sử nhân loại.
Ý kiến của tôi là ý kiến thuộc thiểu số nhiều đến nỗi chẳng khác nào một ý kiến sai lầm, vì thế chúng tôi kết thúc với một bảng mục lục trong đó Hồi giáo chỉ chiếm một chương trong một đơn vị gồm 3 chương (sách có 10 đơn vị và 30 chương). Hai chương kia trong cùng đơn vị là “Các Nền Văn Minh Tiền Columbus ở Châu Mỹ” và “Các Đế Chế Phi Châu Cổ Đại”.
Thậm chí như vậy đã là mở rộng. Chương trình sử thế giới bán chạy nhất của chu kỳ sách giáo khoa lần trước, ấn bản 1997 Các Viễn Cảnh về Quá Khứ, chỉ nói về Hồi giáo trong đúng một chương trong tổng số 37 chương, và phân nửa chương đó (một phần của đơn vị có tựa “Thời Trung Cổ”) lại dành cho Đế Chế Byzantine.
Tóm lại, không đầy một năm trước vụ 11/9/2001, các chuyên gia đều đồng thuận ý kiến cho rằng Hồi giáo là một hiện tượng tương đối nhỏ mà tác động của nó đã kết thúc lâu trước thời Phục Hưng. Nếu bạn đi theo bảng mục lục của chúng tôi một cách nghiêm ngặt bạn sẽ không hề đoán được Hồi giáo còn tồn tại.
Lúc đó, tôi công nhận sự phán xét của mình có thể lệch lạc. Suy cho cùng, tôi có một thiên kiến cá nhân với đạo Hồi vốn là một phần thuộc bản sắc của riêng minh. Không chỉ tôi trưởng thành trong một đất nước Hồi giáo, mà tôi sinh ra trong một gia đình mà vị thế xã hội cao cấp một thời ở Afghanistan đều hoàn toàn dựa vào sự sùng đạo nổi tiếng và sự hiểu biết thâm sâu về giáo lý. Họ của tôi cho biết chúng tôi thuộc dòng dõi Ansars, “những người Hỗ Trợ”, tức nhóm người đầu tiên cải sang đạo Hồi ở Medina đã từng hỗ trợ Nhà Tiên Tri thoát khỏi vụ mưu sát ở Mecca và nhờ đó ông mới sống sót để hoàn thành sứ mạng của mình.
Gần đây hơn, ông cố của ông nội tôi là một nhà thần bí Hồi giáo được địa phương tôn kính mà lăng mộ của ông vẫn còn là một điện thờ đến nay còn có hàng trăm tín đồ, và di sản của ông thấm truyền xuống đến đời cha tôi, tiêm nhiễm trong dòng họ chúng tôi một ý thức toàn bộ về nghĩa vụ để hiểu rõ điều này tốt hơn một người trung bình. Lớn lên, tôi nghe tiếng vo ve về các chuyện vặt vãnh, lời bình phẩm, và ức đoán về Hồi giáo trong môi trường tôi sống và một số tôi hiểu ra, cho dù tính khí của tôi phần nào cương quyết quay về thế tục.
Và vẫn còn thế tục sau khi tôi chuyển sang Mỹ sống; vậy mà ở đây tôi thấy mình quan tâm đến Hồi giáo nhiều hơn là khi sống trong thế giới Hồi giáo. Mối quan tâm của tôi càng sâu nặng thêm khi em tôi đi theo chủ nghĩa “cơ yếu” Hồi giáo (chủ nghĩa đòi hỏi quay trở về nguồn gốc của một tôn giáo, hoặc ý thức hệ nào đó, nếu cần thì phải dùng những biện pháp cực đoan: ND). Tôi bắt đầu đào sâu vào triết lý đạo Hồi qua các tác giả như Fazlur Rahman và Syed Hussein Nasr cũng như lịch sử đạo Hồi qua các nhà học thuật như Ernst Grunebaum và Albert Hourani, chỉ cố dò đến nguồn cội nơi anh em tôi xuất thân, hoặc trong trường hợp của cậu ta, muốn tiến đến đâu.
SỰ BÀNH TRƯỚNG CỦA ĐẠO HỒI
Xét về mặt cá nhân, tôi có thể chịu nhận là mình có thể đánh giá quá cao tầm quan trọng của đạo Hồi. Và vậy mà … còn một chút xíu ngờ vực ở lại. Đánh giá của tôi có hoàn toàn không có cơ sở khách quan không? Hãy nhìn vào 6 bản đồ trên đây, hình ảnh nhanh gọn của thế giới Hồi giáo tại 6 niên đại khác nhau:
Khi tôi nói “thế giới Hồi giáo”, tôi muốn nói các xã hội có số dân chúng theo đạo Hồi và/ hoặc có người Hồi cai trị. Tất nhiên, ở Anh, Pháp, Hoa Kỳ vẫn có người Hồi giáo, và gần như mọi nơi khác trên quả địa cầu, nhưng sẽ là lầm lẫn, trên cơ sở đó, nếu xem London hay Paris hay New York là một bộ phận của thế giới Hồi giáo. Tuy nhiên, thậm chí theo định nghĩa hạn chế của tôi, có phải “thế giới Hồi giáo” chưa từng là một sự kiện địa lý nổi bật trong suốt nhiều thế kỷ của nó hay không? Bộ nó vẫn không phải là một sự kiện địa lý nổi bật đến ngày hôm nay, khi mà lãnh thổ Hồi giạng chân trên một vùng đất bao la Á-Phi và tạo thành một vùng đệm khổng lồ giữa châu Âu và Đông Á hay sao? Về diện tích, nó chiếm một vùng rộng lớn hơn châu Âu và Hoa Kỳ họp lại. Trong quá khứ, nó từng là một thực thể chính trị đơn lẻ, và các khái niệm về sự đơn lẻ và tính thống nhất chính trị còn vang vọng trong một số người Hồi thậm chí ngay lúc này. Nhìn vào 6 bản đồ này, tôi còn phải tự hỏi làm sao, ngay trước ngày 11/9, lại có người có thể không xem Hồi giáo là một tay chơi chủ yếu trên sân khấu lịch sử thế giới?
Sau ngày 11/9, các nhận thức đã thay đổi. Những người không theo đạo Hồi ở phương Tây bắt đầu hỏi Hồi giáo là gì, những người đó là ai, và chuyện gì xảy ra ở đó. Cũng các câu hỏi đó bắt đầu kêu vo vo một cách khẩn thiết mới mẻ trong đầu óc tôi. Năm đó, đi thăm Pakistan và Afghanistan lần đầu tiên trong vòng 38 năm, tôi mang theo một quyển sách mà tôi bắt gặp trong một hiệu sách cũ ở London, Hồi giáo trong Lịch Sử Hiện Đại của Wilfred Cantwell Smith quá cố, giáo sư tôn giáo tại McGill và Harvard. Smith xuất bản tác phẩm này vào năm 1957, vì vậy “lịch sử hiện đại” mà ông nói đến đã kết thúc hơn 40 năm trước, vậy mà bài phân tích của ông làm tôi choáng váng – đúng hơn là bối rối – vì còn quá thích hợp với lịch sử đang diễn tiến trong năm 2002.
Smith chiếu ánh sáng mới vào thông tin tôi sở hữu từ thời thơ ấu và từ việc đọc sách sau này. Chẳng hạn, trong những ngày đi học ở Kabul, tôi biết rõ một người có tên Sayyid Jamaluddin-i-Afghan. Như “mọi người”, tôi biết ông là một nhân vật sừng sững trong lịch sử Hồi giáo hiện đại; nhưng nói thẳng thắn tôi chưa hề tìm hiểu sâu xa lý do ông đạt được tiếng tăm đó, ngoài sự kiện là ông theo đuổi “chủ nghĩa liên Hồi giáo”, dường như đối với tôi chỉ là chủ nghĩa sô-vanh Hồi giáo xanh xao. Giờ đây, sau khi đọc Smith, tôi nhận ra rằng các giáo điều cơ bản của “chủ nghĩa Hồi giáo”, ý thức hệ chính trị vốn lên tiếng ầm ĩ chung quanh ta vào năm 2001, đã được đúc nặn ra cách đây hơn trăm năm bởi triết gia sừng sững về “chủ nghĩa Hồi giáo” này. Làm sao mà ngay cái tên của ông phần đông người không theo đạo Hồi lại không biết?
Tôi cày cuốc trở lại lịch sử Hồi giáo, không còn để truy vấn để tìm bản sắc cá nhân, mà trong một nỗ lực để hiểu ra các diễn biến đáng báo động trong giới tín đồ Hồi giáo của thời đại tôi – những chuyện khủng khiếp ở Afghanistan; tình trạng rối loạn ở Iran, ở Phi Luật Tân, và nơi khác; những vụ không tặc, đánh bom liều chết ở Trung Đông, chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo chính trị càng ngày càng cứng rắn; và giờ đến sự xuất hiện của Taliban. Chắc chắn, một cái nhìn cận cảnh vào lịch sử sẽ phát hiện làm thế nào lại xảy ra tình trạng này trên Trái đất.
Và dần dần, tôi mới nhận ra vì đâu đã nên nỗi này. Tôi đi đến nhận thức rằng, không giống lịch sử của Pháp hoặc Malta hoặc Nam Mỹ, lịch sử các vùng đất Hồi giáo “bên đó” không phải là một tiểu bộ phận của một lịch sử thế giới đơn lẻ nào đó được chia sẻ bởi tất cả. Nó giống một lịch sử thế giới khácr toàn bộ trong tự thân, cạnh tranh với và phản chiếu cái lịch sử thế giới mà tôi đã cố gắng tạo ra cho nhà xuất bản Texas, hoặc lịch sử thế giới do McDougall-Littell xuất bản mà tôi đã viết “các chương Hồi giáo.”
Hai lịch sử đã bắt đầu tại cùng một nơi, giữa hai sông Tigris và Euphrates của Iraq cổ đại, và chúng đã đến cùng một nơi, cuộc đấu tranh toàn cầu này trong đó dường như phương Tây và thế giới Hồi giáo đóng vai chính. Ở khoảng giữa, tuy nhiên, họ đã đi qua những khung cảnh khác nhau và vậy mà song hành một cách kỳ lạ.
Vâng, song hành một cách kỳ lạ: hãy nhìn lại, chẳng hạn, từ bên trong khung sườn thế giới sử Tây phương, ta thấy một đế quốc lớn đơn lẻ đứng sừng sững trên mọi đế chế khác có từ trước vào thời cổ đại: đó là La Mã, nơi đó giấc mơ của một nhà nước chính trị phổ quát ra đời.
Nhìn trở lại từ bất kỳ nơi đâu trong thế giới Hồi giáo, ta cũng thấy một đế chế xác định đơn lẻ lù lù ở đó, hiện thân cho một tầm nhìn của một nhà nước phổ quát, nhưng nó không phải là La Mã. Nó là chính quyền kha-lip của đạo Hồi thuở ban đầu.
Trong cả hai lịch sử, đế chế ban đầu vĩ đại phân mảnh đơn giản bởi lẽ nó bành trướng quá rộng lớn. Khi đó đế chế đang băng hoại bị bọn man rợ du mục tấn công từ phía bắc – nhưng trong thế giới Hồi giáo, “phía bắc” là chỉ đến các thảo nguyên vùng Trung Á và trong thế giới đó bọn man rợ du mục không phải là người Đức mà là người Thổ. Trong cả hai trường hợp, bọn xâm lược đều xâu xé nhà nước rộng lớn thành những miếng vá gồm các vương quốc nhỏ hơn thẩm thấu toàn bộ bằng một chính thống giáo thống nhất, đơn lẻ. Đạo Cơ đốc ở phương Tây, đạo Hồi Sunni ở phương Đông.
Lịch sử thế giới luôn là câu chuyện làm thế nào “chúng ta” đến được ở đây và hiện giờ, vì thế hình thái tự thuật tùy thuộc mật thiết với ai chúng ta muốn nói là “chúng ta” và điều gì chúng ta muốn nói là ‘ở đây và hiện giờ”. Lịch sử thế giới Tây phương theo truyền thống giả định rằng ở đây và hiện giờ là nền văn minh kỹ nghệ và dân chủ (và hậu kỹ nghệ). Ở Hoa Kỳ sự giả định càng mạnh hơn cho rằng lịch sử thế giới đưa đến sự ra đời các lý tưởng đặt nền móng như tự do và bình đẳng và kết quả là nó trỗi dậy thành một siêu cường dẫn đầu hành tinh đi đến tương lai. Tiền đề này thiết lập một định hướng cho lịch sử và đặt điểm cuối ở đâu đó trên con đường hiện giờ chúng ta đang đi. Nó khiến ta dễ bị tổn thương nếu cho rằng mọi người đều di chuyển theo cùng chiều hướng đó, cho dù một số còn xa mới bắt kịp – hoặc bởi vì họ đã khởi hành quá muộn, hoặc bởi vì họ di chuyển quá chậm – với bất kỳ lý do nào chúng ta gọi xứ sở của họ là “những quốc gia đang phát triển.”
Khi tương lai lý tưởng theo tầm nhìn của xã hội hậu kỹ nghệ, Tây phương dân chủ được xem như điểm cuối của lịch sử, bố cục câu chuyện đưa đến các đặc điểm ở-đây-và-hiện-giờ dường như theo các giai đoạn sau:
Sự ra đời của văn minh (Ai Cập và Mesopotamia)
Thời kỳ cổ điển (Hy Lạp và La Mã)
Thời đại Tối Tăm (sự trỗi dậy của Cơ đốc giáo)
Sự Phục Sinh: thời Phục Hưng và Cải Cách)
Thời Khai Sáng (thám hiểm và khoa học)
Các Cuộc Cách Mạng (dân chủ, kỹ nghệ, công nghệ)
Sự trỗi dậy của nhà nước-quốc gia: Cuộc Đấu Tranh giành Đế Chế
Thế Chiến I và II
Chiến Tranh Lạnh
Thắng Lợi của Chủ Nghĩa Tư Bản Dân Chủ
Nhưng điều gì xảy ra nếu chúng ta nhìn vào lịch sử thế giới qua con mắt Hồi giáo? Chúng ta có thể nào tự coi mình là các phiên bản còi cọc của phương Tây, đang phát triển về hướng cùng một điểm cuối, nhưng kém hiệu quả hơn hay không? Tôi nghĩ là không. Một lí do, chúng tôi nhìn theo một ngưỡng khác trong cách chia đường thời gian thành “trước” và “sau”: năm 0 của chúng tôi là năm Nhà Tiên Tri Mohammed di tản khỏi Mecca đến Medina, sự kiện Hijra của ông, khai sinh ra cộng đồng Hồi giáo. Đối với chúng tôi, cộng đồng này hiện thân cho ý nghĩa “văn minh”, và hoàn thiện lý tưởng này tạo nên sức tác động đã tạo hình và định hướng cho lịch sử.
Nhưng vào các thế kỷ gần đây, chúng ta cảm thấy rằng có điều gì đó lệch lạc với dòng chảy. Chúng ta biết rằng cộng đồng đã ngừng mở rộng, đã trở nên lúng túng, đã thấy mình bị hoàn toàn cắt đứt bởi một dòng chảy khác cắt ngang, một chiều hướng lịch sử tranh chấp. Là người thừa kế truyền thống đạo Hồi, chúng tôi buộc phải tìm kiếm ý nghĩa của lịch sử trong chiến bại thay vì chiến thắng. Chúng ta cảm thấy xung đột giữa hai lực tác động: thay đổi quan niệm của chúng ta về “văn minh” để song hành với dòng lịch sử hoặc chiến đấu với dòng lịch sử để sắp xếp nó theo quan niệm của chúng ta về “văn minh”.
Nếu hiện tại còi cọc mà xã hội Hồi giáo trải nghiệm được chấp nhận như cái ở-đây-và-hiện-giờ để được lý giải bởi câu chuyện thế giới sử, thế thì bố cục câu chuyện có thể được phân chia thành các giai đoạn sau:
Thời Cổ Đại: Mesopotamia và Ba Tư
Sự Ra Đời của đạo Hồi
Vương triều Kha-lip: Truy Tìm Tính Thống Nhất Phố Quát
Sự Phân Mảnh: Thời đại các Sultan
Thảm Họa: Thập Tự Chinh và Quân Mông Cổ
Sự Phục Sinh: Kỷ Nguyên Ba Đế Chế
Phương Tây thấm nhuần Phương Đông
Các Phong Trào Cải Cách
Thắng Lợi của các Nhà Hiện Đại Thế Tục
Phản Ứng của Hồi Giáo
Nhà phê bình văn học Edward Said đã lập luận rằng trong nhiều thế kỷ, phương Tây đã kiến tạo một điều tưởng tượng “Đông phương” về thế giới Hồi giáo, trong đó một nhận thức xấu xa về “tính khác lạ” trộn lẫn với những hình ảnh đố kỵ về sự giàu có bại hoại. Vâng, vậy là đến một mức độ nào đó Hồi giáo đã đi vào óc tưởng tượng của người Tây phương, được miêu tả nhiều hơn hay ít hơn
Nhưng càng khó hiểu hơn đối với tôi là sự vắng mặt tương đối của bất kỳ sự miêu tả nào. Trong thời của Shakespeare, chẳng hạn, quyền lực nổi trội của thế giới tập trung tại ba đế chế Hồi giáo. Nhưng trong tác phẩm của ông những người Hồi đâu cả rồi? Biệt tăm. Nếu bạn không biết người Moor là người Hồi, bạn sẽ không biết được điều ấy từ Othello.
Đây là hai thế giới to lớn song hành bên nhau, điều nổi bật là chúng hiếm khi chú ý đến nhau. Nếu thế giới Tây phương và Hồi giáo là hai con người, chúng ta có thể nhìn thấy những biểu hiện của sự áp bức ở đây. Chúng ta có thể hỏi, *Chuyện gì đã xảy ra giữa hai người này? Họ có từng yêu nhau không? Có xảy ra chuyện lạm dụng nào không?”
Nhưng, theo ý tôi, tồn tại một cách lý giải khác ít ấn tượng hơn. Trong phần lớn lịch sử, phương Tây và cốt lõi của những gì thuộc thế giới Hồi giáo hiện giờ là như hai thế giới riêng biệt, mỗi bên bận bịu với những vấn đề nội bộ của mình, mỗi bên đều giả định rằng chính mình mới là trung tâm của lịch sử nhân loại, mỗi bên kể lại một câu chuyện khác nhau – cho đến cuối thế kỷ 17 khi hai câu chuyện bắt đầu giao nhau. Tại thời điểm này, bên này hoặc bên kia phải nhường đường vì hai câu chuyện cắt dòng nhau. Phương Tây hùng mạnh hơn, trào lưu của nó thắng thế và đạp bên kia xuống mà tiến lên.
Nhưng lịch sử bị thế chỗ không hề thực sự kết thúc. Nó tiếp tục chảy ngầm bên dưới, và đến giờ vẫn còn tiếp tục chảy ở đó. Khi bạn định vị trên bản đồ các điểm nóng trên thế giới—Kashmir, Iraq, Chechnya, vùng Balkans, Israel và Palestine, Iraq – bạn đang rình rập bên ngoài đường biên của một thực thể nào đó đã biệt tăm khỏi bản đồ nhưng vẫn còn quẫy đạp và dãy dụa trong nỗ lực phải sống còn.
Đó là câu chuyện tôi kể trong những trang sau đây, và tôi nhấn mạnh “câu chuyện.” Vận Mệnh Đứt Đoạn không phải là một sách giáo khoa cũng không phải một luận đề học thuật. Nó giống nhiều hơn với những gì tôi sẽ kể lể với bạn nếu chúng ta gặp nhau trong một quán cà phê và bạn hỏi, “Một lịch sử thế giới song hành là nói về chuyện gì?” Lập luận tôi đưa ra có thể được tìm thấy trong nhiều tác phẩm giờ được bày trên kệ các thư viện đại học. Đến đó đọc chúng nếu bạn không ngại loại ngôn ngữ và chú giải hàn lâm. Đọc ở đây nếu bạn muốn biết cốt truyện. Dù không phải là học giả, tôi đã trích dẫn công trình các học giả đã sàng lọc nguồn tư liệu thô của lịch sử để rút ra các kết luận và của các nhà hàn lâm đã sàng lọc công trình của các nhà nghiên cứu học thuật để rút ra các kết luận thâm sâu.
Trong lịch sử kéo dài vài ngàn năm, tôi dành một không gian có vẻ như không tương xứng cho khoảng nửa thế kỷ ngắn ngủi cách này đã lâu, nhưng tôi la cà ở đây vì thời kỳ này kể về sự nghiệp của Tiên Tri Mohammed và bốn vị đầu tiền kế nghiệp ông, câu chuyện sáng lập đạo Hồi. Tôi kể lại chuyện này như kể bi kịch của người thân, vì đó là cách mà tín đồ đạo Hồi hiểu biết nó. Các nhà hàn lâm tiếp cận câu chuyện này một cách hoài nghi hơn, chỉ tin vào nguồn tư liệu phi Hồi giáo hơn là lời tường thuật ít khách quan hơn của người Hồi, bởi vì họ chủ yếu quan tâm việc đào xới những điều “thực sự xảy ra”. Mục tiêu của tôi chủ yếu là chuyển tải những gì người Hồi cho rằng đã xảy ra, bởi vì đó là điều đã tạo động lực cho người Hồi qua nhiều thời đại và là điều khiến vai trò của họ trong lịch sử thế giới có thể nhận ra được.
Tuy nhiên, tôi sẽ xác nhận một cảnh báo ở đây về nguồn gốc đạo Hồi. Không như các tôn giáo có lâu đời hơn – như đạo Do Thái, đạo Phật, Ấn giáo, thậm chí Cơ đốc giáo ;- người Hồi bắt đầu sưu tập, ghi nhớ, thuật lại và gìn giữ lịch sử của họ ngay khi nó xảy ra, và họ không chỉ gìn giữ lịch sử của mình mà còn gắn kết mỗi giai thoại vào trong một tổ các nguồn cội, gọi tên các nhân chứng cho mỗi sự kiện và liệt kê tất cả những người lưu truyền câu chuyện xuyên thời gian xuống đến người đầu tiên viết lại câu chuyện đó, các tham chiếu có tác dụng như một dây xích giam giữ, có giá trị như một mảnh chứng cứ trong một phiên xử.
Điều này ám chỉ rằng các câu chuyện Hồi giáo cốt lõi không thể được tiếp cận tốt nhất như những truyện ngụ ngôn. Với một truyện ngụ ngôn, chúng ta bất cần hỏi chứng cứ sự kiện có xảy ra không; đó không phải là điểm mấu chốt. Chúng ta bất cần câu chuyện có xảy ra thực không; chúng ta chỉ muốn bài học có thực. Các câu chuyện Hồi giáo không đóng gói những bài học thuộc loại đó: chúng không phải là các câu chuyện về những con người lý tưởng trong một phạm trù lý tưởng. Chúng đến với chúng ta, thay vào đấy, như các truyện kể về những người thực vật lộn với những vấn đề thực tiễn trong bùn lầy và u ám của lịch sử hiện thực, và chúng ta rút ra từ chúng những bài học gì mình muốn.
Không thể chối cãi rằng các câu chuyện Hồi giáo có tính ngụ ý, cũng như một số đã được chế biến, cũng như nhiều và thậm chí tất cả được người kế chuyện điều chỉnh tùy nghi cho phù hợp với lịch trình của người nghe và thời điểm. Chỉ cần nói thêm rằng người Hồi đã truyền lại câu chuyện nguồn cội của mình trong cùng một tinh thần của những tường thuật lịch sử, và chúng tôi hiểu về những người này và sự kiện này không khác mấy điều chúng tôi biết về những gì đã xảy ra giữa Sulla và Marius vào thời La Mã cổ đại. Những chuyện này nằm đâu đó giữa lịch sử và thần thoại, và nếu kể lại chúng mà tước bỏ tính bi kịch nhân loại sẽ làm sai lệch ý nghĩa mà chúng gợi ra cho người Hồi, khiến càng khó hiểu hơn những điều mà người Hồi đã làm qua bao thế kỷ. Thế thì đây là cách thức tôi dự tính sẽ kể lại câu chuyện, và nếu bạn muốn cùng thuyền với tôi, hãy nai nịt và khởi hành.
CHƯƠNG 1: TRUNG THẾ GIỚI
Rất lâu trước khi đạo Hồi ra đời, hai thế giới thành hình giữa Đại Tây Dương và Vịnh Bengal. Mỗi thế giới kết tinh chung quanh một mạng lưới khác nhau về tuyến đường mậu dịch và thông thương; một trong số đó, chủ yếu là đường biển, tuyến kia là đường bộ.
Nếu bạn nhìn vào việc lưu thông đường biển thời cổ đại, Địa Trung Hải xuất hiện như trung tâm hiển nhiên của lịch sử thế giới, vì chính tại nơi đây mà người Mycenae, Cretan, Phoenicia, Lydia, Hy Lạp, La Mã, và rất nhiều nền văn hóa sớm năng động khác gặp gỡ và hòa nhập vào nhau. Những người sống gần vùng Địa Trung Hải có thể dễ dàng nghe về và tương tác với những người khác cũng sống gần vùng Địa Trung Hải, và vì vậy chính vùng biển này trở thành một lực tổ chức lôi kéo những con người khác nhau vào các câu chuyện của nhau và đan quyện các vận mệnh của họ với nhau để tạo thành mầm mống của một lịch sử thế giới, và từ mầm mống này ra đời “văn minh Tây phương.”
Tuy nhiên, nếu bạn nhìn vào việc thông thương đường bộ thời cổ đại, Nhà ga Trung tâm hoành tráng của thế giới là mối quan hệ các con đường và tuyến đường kết nối tiểu lục địa Ấn Độ, Trung Á, vùng cao nguyên Iran, Mesopotamia, và Ai Cập, các con đường chạy bên trong một lãnh thổ bao quanh bởi sông và biển – Vịnh Ba Tư, các con sông Ấn và Oxus, các biển Aral, Caspian, và Biển Đen; Địa Trung Hải, sông Nile, và Biển Đỏ. Vùng này cuối cùng sẽ trở thành thế giới Hồi giáo.
THẾ GIỚI ĐỊA TRUNG HẢI (Xác định bởi các Tuyến Đường Biển)
TRUNG THẾ GIỚI (Xác định bởi các Tuyến Đường Bộ)
Khổ thay, cách sử dụng thông thường không gán danh hiệu đơn lẻ nào cho vùng thứ hai này. Một phần của nó được gọi một cách điển hình là Trung Đông, nhưng đặt tên cho một phần của nó làm lu mờ tính liên kết của toàn thể, và ngoài ra, cụm từ Trung Đông giả định rằng người ta đang đứng ở tây Âu – nếu bạn đứng ở cao nguyên Ba Tư, chẳng hạn, vùng gọi là Trung Đông thực sự là Trung Tây. Do đó, tôi thích gọi toàn bộ vùng từ Sông Ấn đến Istanbul là Trung Thế giới, vì nó nằm giữa vùng Địa Trung Hải và Trung Quốc.
Thế giới Trung Quốc, tất nhiên, là một vũ trụ riêng và không dính líu gì nhiều đến hai thế giới kia; và điều đó chỉ cần dựa một mình trên cơ sở địa lý là thấy rõ. Trung Quốc bị tách lìa với vùng Địa Trung Hải chỉ bởi khoảng cách và với Trung Thế Giới bởi dãy Hy Mã Lạp Sơn, Sa mạc Gobi và vùng rừng rậm đông nam Á, một hàng rào gần như bất khả xâm phạm, chính là lý do tại sao Trung Quốc và các nước vệ tinh và đối thủ của nó hiếm khi bước vào “lịch sử thế giới” tập trung ở Trung Thế Giới, và tại sao họ ít được đề cập đến trong quyển sách này. Điều này cũng đúng với châu Phi tiểu Sahara, bị cắt khỏi phần còn lại của Á Âu bởi sa mạc lớn nhất thế giới. Cũng vì lý do đó, châu Mỹ hợp thành một vũ trụ khác biệt với một lịch sử thế giới của riêng mình.
Tuy nhiên, địa lý không chia tách các vùng Địa Trung Hải và Trung Thế Giới một cách triệt để như nó cô lập Trung Quốc hoặc châu Mỹ. Hai vùng này kết tinh như các thế giới khác nhau vì chúng là điều mà sử gia Philip D. Curtin đã gọi là “những vùng liên thông”: mỗi vùng có tương tác nội bộ nhiều hơn có với vùng khác. Từ bất cứ nơi đâu gần bờ biển Địa Trung Hải, dễ dàng đi đến một nơi nào khác gần bờ biển Địa Trung Hải hơn là đến Persepolis hoặc Sông Ấn. Tương tự, các đoàn xe trên các tuyến đường bộ xuôi ngược khắp Trung Thế Giới trong thời cổ đại có thể đổi hướng tại bất kỳ giao lộ nào – có rất nhiều các giao lộ như thế. Khi họ đi về hướng tây, tuy nhiên, vào Tiểu Á (vùng chúng ta ngày nay gọi là Thổ Nhĩ Kỳ), hình dạng của vùng đất dần dần thắt lại thành cổ chai hẹp nhất thế giới, cây cầu (nếu tình cờ có một chiếc vào thời điểm đó) bắc qua Eo Bosporus. Điều này có khuynh hướng bóp nghẹt sự lưu thông trên bộ chỉ còn một dòng nhỏ giọt và quay trở lại các đoàn xe về hướng trung tâm hoặc về hướng nam dọc theo bờ biển Địa Trung Hải.
Các lời bàn tán, truyện kể, truyện cười, tin đồn, các dấu ấn lịch sử, thần thoại tôn giáo, hàng hóa, và các mảnh vụn văn hóa khác di chuyển cùng với thương nhân, lữ hành và nhà chinh phục. Các tuyến đường mậu dịch và lữ hành vì vậy có tác dụng như các mao quản, dẫn truyền dòng máu văn minh. Các xã hội bị thẩm thấu bởi mạng lưới mao quản như thế có khả năng trở thành những nhân vật trong các câu chuyện của nhau, cho dù họ có bất đồng về vai nào tốt và vai nào xấu.
Vì vậy mà các vùng Địa Trung Hải và Trung Thế Giới triển khai các câu chuyện phần nào khác biệt về lịch sử thế giới. Những người sống quanh Địa Trung Hải có đủ lý do để nghĩ chính mình đang ở trung tâm của lịch sử nhân loại, nhưng những người sống tại Trung Thể Giới cũng có đủ lý do không kém để nghĩ mình đang ở trung tâm của mọi thứ.
Tuy nhiên, hai lịch sử thế giới này gối lên nhau trên một dải đất hẹp nơi ngày nay là Israel, nơi ngày nay là Lebanon, nơi ngày nay là Syria và Jordan – nơi ngày nay bạn, tóm lại, tìm thấy quá nhiều rắc rối. Đây là bờ đông của thế giới xác định bởi các làn đường biển và bờ tây của thế giới xác định bởi các tuyến đường bộ. Từ góc nhìn của Địa Trung Hải, vùng này đã luôn là bộ phận của lịch sử thế giới mà Địa Trung Hải là mầm mống và hạt nhân của nó. Từ góc nhìn khác, nó từng là bộ phận của Trung Thế Giới có Mesopotamia là và Ba Tư là hạt nhân của nó. Bộ không phải hiện giờ đang và xưa kia từng xảy ra sự tranh cãi khó giải quyết về mảnh đất này: nó là bộ phận của thế giới nào?
Trung Thế Giới trước khi có Đạo Hồi
Những nền văn minh đầu tiên xuất hiện hai bên bờ các con sông chảy chậm rộng lớn khác nhau thường lụt lội hàng năm. Châu thổ Hoàng Hà ở Trung Quốc, Châu thổ Sông Ấn ở Ấn Độ, Châu thổ Sông Nile ở châu Phi – đây là những địa điểm mà, hơn 6,000 năm cách đây, những người săn bắt và hái lượm du mục quyết định định cư, xây cất làng ấp, và trở thành nhà nông.
Có lẽ nơi nảy mầm sinh động nhất của văn minh nhân loại thuở đầu là vùng đất màu mỡ xen giữa hai sông Tigris và Euphrates được biết dưới tên Mesopotamia – nghĩa là “giữa hai sông”. Tình cờ, dải đất hẹp bị kẹp giữa hai sông này gần như chia đôi quốc gia ngày nay là Iraq. Khi chúng ta nói về “vùng lưỡi liềm màu mỡ” là “cái nôi của văn minh”, chúng ta đang nói về Iraq – đây là nơi mọi sự bắt đầu.
Một đặc điểm địa lý chủ chốt tách Mesopotamia ra khỏi một số vườn ươm văn hóa ban đầu khác. Hai con sông hình thành nó chảy qua những bình nguyên bằng phẳng, sinh sống được và có thể tiếp cận từ bất kỳ hướng nào. Địa lý không cung cấp những phòng vệ thiên nhiên nào cho dân cư sống tại đây – không giống Sông Nile, chẳng hạn, vốn được bảo vệ hai sườn, sườn phía đông bởi các đầm lầy, sườn phía tây bởi sa mạc Sahara không sinh sống được, và bởi các sườn dốc hiểm trở ở mút thượng nguồn. Địa lý tạo cho Ai Cập sự liên tục nhưng cũng làm giảm bớt sự tương tác với các nền văn hoá khác, tạo cho nó một tình trạng tĩnh tại nào đó.
Mesopotamia thì không thể. Tại đây, thuở ban sơ, một kiểu dạng thành hình, được lặp lại nhiều lần qua một tiến trình hơn một ngàn năm, một cuộc đấu tranh phức tạp giữa dân du cư và người thành thị, tạo ra các đế chế lớn hơn. Kiểu dạng đi theo cách này:
Những nhà nông định cư xây dựng các hệ thống thủy lợi chu cấp cho làng mạc và thị trấn. Cuối cùng một ông gan lỳ nào đó, một giáo sĩ có tài tổ chức nào đó, hoặc hai người đồng minh sẽ đặt một số trung tâm đô thị dưới quyền cai trị của một quyền lực duy nhất, nhờ đó đúc thành một đơn vị chính trị lớn hơn – một liên bang, một vương quốc, một đế chế. Rồi một bộ tộc nhóm người du mục lì lợm sẽ tiến vào, chinh phục quân vương thời điểm đó, chiếm đoạt tất cả tài sản của ông ta, và trong tiến trình đó mở rộng đế chế của họ. Cuối cùng bọn người du cư lì lợm sẽ trở thành cư dân đô thị điềm đạm, ưa xa xỉ, chính xác giống hệt loại cư dân mà họ đã chinh phục. Rồi đến lúc lại có một bộ tộc du mục lì lợm khác ùa đến, chinh phục họ, và chiếm lấy đế chế.
Chinh phục, củng cố, mở rộng, suy thoái, chinh phục – đó là kiểu dạng. Nó đã được sử gia Hồi giáo vĩ đại Ibn Khaldun hệ thống hóa vào thế kỷ 14, dựa vào các quan sát của ông về thế giới nơi ông đang sống. Ibn Khaldun cảm nhận được rằng trong kiểu dạng này ông đã phát hiện mạch đập ngầm của lịch sử.
Tại bất kỳ thời điểm nào, tiến trình này đang xảy ra tại nhiều hơn một nơi, một đế chế phát triển chỗ này, một đế chế khác nảy mầm chỗ kia, cả hai đế chế bành trướng cho đến khi chúng va chạm nhau, lúc đó một đế chế sẽ chính phục đế chế kia, lập thành một đế chế đơn lẻ mới và rộng lớn hơn.
Cách đây khoảng 5,500 năm độ một chục thành phố dọc bờ sông Euphrates hợp thành một mạng lưới đơn lẻ gọi là Sumer. Tại đây, chữ viết được sáng chế, bánh xe, xe bò, bàn xoay thợ gốm, và một hệ thống số sơ đẳng. Rồi người Akkad, gồ ghề hơn từ thượng lưu xuống chinh phục Sumer. Lãnh tụ của họ, Sargon, là nhà chính phục nổi bật đầu tiên được biết tên trong lịch sử, một gã hung bạo theo bất kỳ tiêu chuẩn nào và tự tay dựng lấy cơ đồ tột đỉnh, bởi vì ông xuất thân nghèo khó và vô danh nhưng để lại chiến công hiển hách được ghi lại dưới dạng các bảng khắc đất sét viết bằng chữ hình nêm, cho biết, “Tên này đứng lên và ta đánh ngã hắn; tên kia đứng lên và ta đánh ngã hắn.”
Sargon cầm đầu đoàn quân tiến rất xa về phương nam cho đến khi có thể rửa sạch vũ khí trong nước biển. Tại đó, ông tuyên bố, “Giờ đây, bất kỳ vị vua nào dám xưng là ngang hàng với ta, ta đi đến đâu, hãy để y đi đến đó!” có nghĩa, “Hãy xem có ai khác chinh phục nhiều như ta đã chinh phục.” Đế chế của ông nhỏ hơn bang New Jersey.
Rồi đến lúc một làn sóng mới các tên vô lại du cư từ cao nguyên tràn xuống và chính phục Akkad, và rồi họ bị người khác chinh phục, và đến lượt người này lại bị người khác nữa chinh phục – người Guti, Kassite, Hurri, Amorite – kiểu dạng cứ lặp lại. Nhìn kỹ hơn bạn sẽ thấy các nhà cai trị mới làm chủ về cơ bản gần như cùng một lãnh thổ, nhưng luôn luôn rộng lớn hơn.
Người Amorite bấm một giờ khắc quyết định trong chu kỳ này khi họ xây lên thành phố tiếng tăm Babylon và từ kinh thành này cai trị Đế chế Babylonia (đầu tiên). Người Babylonia nhường đường cho người Assyria, cai trị từ kinh thành còn tráng lệ và rộng lớn hơn Nineveh. Đế chế của họ trải dài từ Iraq đến Ai Cập và bạn có thể tưởng tượng một lãnh địa bao la như thế nào tại một thời điểm mà cách nhanh nhất để đi từ nơi này đến nơi khác là cưỡi ngựa. Người Assyria có tai tiếng trong lịch sử là các nhà độc tài không khoan nhượng. Thật khó để nói họ có thực sự tệ hơn nhưng người khác vào thời đó hay không, nhưng họ thực sự thực hiện một biện pháp mà Stalin đã từng làm trong thế kỷ 20: họ nhổ khỏi gốc rễ toàn bộ dân số và dời chuyển họ đến những nơi ở khác, trên lý thuyết rằng dân tộc nào đã mất hết nơi chôn nhau cắt rốn và đến sống giữa những người xa lạ, bị cắt đứt khỏi nguồn cội thân yêu, sẽ hoang mang và khổ sở để có thể dấy loạn.
Cách này có tác dụng một thời gian, nhưng không là mãi mãi. Người Assyria cuối cùng thất thủ trước một dân tộc thần dân của họ, người Chaldea. Họ tái thiết Babylon và chiếm một vị thế rực rỡ trong lịch sử vì những thành tựu trí tuệ của mình trong thiên văn, y học, và toán học. Họ sử dụng hệ thống cơ số 12 (trong khi chúng ta sử dụng cơ số 10) và là những người tiên phong trong phép đo và phân chia thời gian, trong đó một năm có 12 tháng, giờ có 60 phút (5 lần 12), và một phút có 60 giây. Họ là những nhà thiết kế đô thị và kiến trúc sư cừ khôi – chính một nhà vua Chaldea đã xây nên những Vườn Treo Babylon đó, mà người thời cổ đã xếp nó vào một trong 7 kỳ quan thế giới.
Nhưng người Chaldea cũng bắt chước biện pháp phát vãng toàn bộ dân chúng của người Assyria để chia và trị họ. Vua Nebuchadnezzar của họ là người đầu tiên phá hủy Jerusalem và bắt bớ người Do Thái làm tù binh. Cũng một vị vua Chaldea khác, Balshazzar, người, mà trong một buổi dạ yến, bỗng trông thấy một bàn tay cụt viết trên bức tường cung điện mình một dòng chữ lửa, “Mene mene tekel upharsin.”
Các tên nịnh thần của ông chẳng hiểu mô tê những chữ đó nghĩa là gì, chắc hẳn vì chúng cũng đã say khướt, nhưng cũng bởi vì những chữ ấy được viết bằng ngôn ngữ kỳ lạ (tiếng Aramaic, một cách tình cờ.) Họ cho đòi tên tù binh Do Thái Daniel giải thích dòng chữ có nghĩa “Ngày tháng của ngươi đã được đếm; ngươi đã bị cân nhắc và xét xử là bất xứng; vương quốc ngươi sẽ bị phân chia.” Ít nhất câu chuyện trong Cựu ước Sách của Daniel cho biết như thế.
Balshazzar chỉ vừa đủ thời gian suy nghĩ về lời tiên tri thì nó đã ứng nghiệm. Một trận tắm máu tàn khốc đã thình lình ập xuống Babylon bởi một băng đảng vô lại mới nhất từ cao nguyên, một liên minh giữa Ba Tư và Medes. Hai bộ tộc Ấn-Âu này đặt dấu chấm hết cho Babylonia thứ hai và thay thế nó bằng Đế chế Ba Tư.
Đến thời điểm này, kiểu dạng thường tái diễn của các đế chế luôn lớn rộng hơn ngay lòng Trung Thể Giới đã đến đoạn kết hoặc ít ra tạm dừng lâu hơn. Có điều, khi mà người Ba Tư đã xong việc, thì không còn gì nhiều để chinh phục. Cả ‘những cái nôi của văn minh,” Ai Cập và Mesopotamia, cuối cùng thành một bộ phận của lãnh địa họ. Quyền bá chủ của họ vươn dài về phía tây đến tận Tiểu Á, về phía nam đến sông Nile, và về phía đông quá cao nguyên Iran và Afghanistan đến sông Ấn. Người Ba Tư chải chuốt và thơm tho ắt hẳn không thấy cần phải chinh phục xa hơn nữa: về phía nam sông Ấn là vùng rừng rậm ngun ngút, và phía bắc Afghanistan trải dài các thảo nguyên khô cằn gió rét cào nát và lang thang các dân du mục Thổ Nhĩ Kỳ đang sống lay lất với bầy cừu và đàn gia súc – có ai muốn cai trị nhóm người đó chứ? Do đó người Ba Tư bằng lòng với việc xây dựng một chuỗi các thành lũy ngăn giữ bọn man rợ ở ngoài, để những người hiền lương có thể theo đuổi các ngành nghệ thuật của cuộc sống văn minh trong vùng định cư bên kia đường biên giới.
Lúc người Ba Tư đảm nhận chính quyền, khoảng 550 TCN, nhiều công trình củng cố đã được thực hiện: trong mỗi vùng, những nhà chinh phục trước đây đã lôi kéo các bộ tộc địa phương và thị trấn khác nhau vào thành các hệ thống đơn lẻ được một quân vương cai trị từ một kinh đô trung ương, hoặc Elam, Ur, Nineveh, hoặc Babylon. Người Ba Tư lợi dụng công trình (và các trận đổ máu) của những người tiền nhiệm của họ.
Vậy mà Đế chế Ba Tư vẫn nổi bật vì một số lý do. Thứ nhất, người Ba Tư chống bọn Assyria. Trên một lãnh địa mênh mông họ triển khai một chính sách cai trị hoàn toàn đối nghịch. Thay vì nhổ tận gốc toàn bộ dân tộc, chính quyền Ba Tư tái định cư họ. Họ giải phóng dân Do Thái khỏi tù đày và giúp họ trở lại Canaan. Các hoàng đế Ba Tư theo đuổi một chính sách đa văn hóa, nhiều-người-dưới-một-căn-lều-lớn. Họ kiểm soát lãnh địa bao la của mình bằng cách để mọi dân tộc thành phần sống theo tập quán và phong tục riêng của họ, dưới quyền cai trị của các lãnh tụ của mình, miễn là họ đóng thuế đầy đủ và tuân phục một số ít các mệnh lệnh và yêu sách của hoàng đế. Về sau người Hồi đi theo ý tưởng này, và duy trì nó suốt thời Ottoman.
Thứ hai, người Ba Tư nhìn thấy ở giao thương là chìa khóa của việc thống nhất, và nhờ đó kiểm soát được, lãnh địa của mình. Họ quảng bá một bộ luật thuế chặt chẽ và phát hành tiền tệ duy nhất cho toàn đế chế, tiền tệ là phương tiện giao thương làm ăn. Họ xây dựng một mạng lưới đường xá quy mô và đặt các quán trọ để việc đi lại được dễ dàng. Họ cũng triển khai một hệ thống bưu chính hiệu quả, một phiên bản sớm của Pony Express (Dịch vụ thư gửi tin nhắn, báo chí và thư từ sử dụng những người cưỡi ngựa hoạt động từ năm 1860 đến năm 1861, giữa Missouri và California ở Hoa Kỳ). Cái trích dẫn đó mà bạn đôi khi nhìn thấy liên quan với Dịch vụ Bưu chính Hoa Kỳ, “Không có tuyết giá hoặc mưa gió hoặc nóng bức hoặc đêm tối có thể ngăn cản người đưa tin này hoàn thành nhanh chóng phần vụ được giao phó,” xuất xứ từ Ba Tư cổ đại.
Người Ba Tư cũng sử dụng nhiều nhà phiên dịch. Bạn không thể thoát được với lời năn nỉ, “Nhưng, thưa sĩ quan, tôi không biết điều này là vi phạm luật; tôi không biết nói tiếng Ba Tư.” Qua người phiên dịch các hoàng đế có thể quảng bá những văn bản mô tả về sự uy nghi và vĩ đại bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau để tất cả thần dân đều có thể ngưỡng mộ họ. Darius Đại Đế, người mang Đế chế Ba Tư lên đỉnh cao mới, đã cho khắc trên vách đá câu chuyện đời mình tại một nơi gọi là Behistun (hình dưới). Ông cho khắc bằng ba ngôn ngữ: Ba Tư cổ, tiếng Elam, và Babylonia, 15,000 từ dành mô tả những chiến công và chinh phục của Darius, ghi chép chi tiết các vụ phản loạn thất bại đã nổi lên và lật đổ ông và những hình phạt trừng trị mà chúng phải nhận lãnh, cơ bản là đưa ra thông điệp là bạn không nên gây rối với vị hoàng đế này: ông ta sẽ cắt mũi bạn, và có khi còn tệ hơn nữa. Dù sao thì các thần dân của đế chế cũng cho rằng nền cai trị Ba Tư cơ bản là nhân từ. Bộ máy vương quyền trơn tru cho phép thường dân sinh hoạt để nuôi nấng gia đình, trồng trọt, và sản xuất hàng hóa hữu dụng.
Phần chữ khắc của Darius tại Behistun bằng tiếng Ba Tư cổ có thể đọc được bởi người Ba Tư hiện đại, vì thế khi nó được phát hiện lại vào thế kỷ 19, các học giả có thể sử dụng nó để giải mã hai ngôn ngữ khác và nhờ đó mở cửa vào được các thư viện chữ hình nêm của Mesopotamia cổ đại, các thư viện quá phong phú đến nỗi chúng ta biết về cuộc sống thường nhật của vùng đất này cách đây 3000 năm nhiều hơn chúng ta biết về cuộc sống thường nhật ở Tây Âu cách đây 1200 năm.
Tôn giáo thấm đượm thế giới Ba Tư. Nó không phải là ý tưởng về một triệu thần như Ấn giáo, cũng không như hệ thần Ai Cập gồm các sinh vật thần bí nửa người nửa vật, cũng không phải đa thần giáo Hy Lạp, thấy mọi thứ trong thiên nhiên đều có thần cai quản, những vị thần hình người và cũng khiếm khuyết như con người. Không, trong vũ trụ Ba Tư, Hỏa giáo (Zoroastrianism) giữ một địa vị cao quý. Giáo chủ là Zoroaster sống trước Christ khoảng 1,000 năm, có thể sớm hơn hoặc muộn hơn; không ai thực sự biết rõ. Ngài đến từ bắc Iran, hoặc có thể bắc Afghanistan, hoặc có thể đâu đó từ phía đông Afghanistan; cũng không ai thực sự biết rõ. Zoroaster không hề tuyên bố mình là đấng tiên tri hay người khai thông năng lượng thần thánh, nói chi đến thánh thể hoặc thần linh. Ngài chỉ xưng mình là một triết gia và người tìm kiếm. Nhưng các đệ tử của ngài xem ngài là thánh nhân.
Zoroaster thuyết giảng rằng vũ trụ được chia làm hai giữa bóng tối và ánh sáng, giữa thiện và ác, giữa chân và ngụy, giữa sống và chết. Vũ trụ tách ra thành hai phe đối lập nhau vào lúc sáng thế, chúng bị khoá chặt trong cuộc đấu tranh kể từ đó, và sẽ tiếp diễn cho đến ngày mạt thế.
Con người, Zoroaster cho biết, chứa cả hai nguyên lý bên trong họ. Họ được tự do chọn đi theo hướng này hay hướng khác. Nếu chọn thiện, con người sẽ xiển dương sức mạnh của ánh sáng và sự sống. Nếu chọn ác, họ sẽ gia tăng sức mạnh cho bóng tối và cái chết. Trong vũ trụ của giáo thuyết Zoroaster không có gì gọi là tiền định. Kết quả của cuộc chiến đấu vĩ đại luôn luôn không biết trước được, và không chỉ mọi người đều được tự do đưa ra những lựa chọn đạo lý, và mọi lựa chọn đạo lý đều ảnh hưởng đến cục diện của vũ trụ.
Zoroaster nhìn thấy bi kịch của vũ trụ gói gọn trong hai vị thần linh – không phải một, không phải hàng ngàn, mà là hai. Ahura Mazda hiện thân cho nguyên lý thiện, Ahriman hiện thân cho nguyên lý ác. Lửa được sử dụng làm biểu tượng cho Ahura Mazda, khiến một số người xem các tín đồ đạo Zoroaster là tín đồ đạo thờ lửa (Hoả giáo), nhưng những gì họ tôn thờ không phải là lửa tự thân, mà là Ahura Mazda. Zoroaster đã nói về kiếp sau nhưng đề xuất rằng người thiện đi đến đó không như một phần thưởng vì đã hành thiện mà như một hậu quả do đã chọn đi theo chiều hướng đó. Bạn có thể nói họ tự cất mình lên thiên đường bởi sức nâng do cách lựa chọn của mình. Các tín đồ đạo Zoroaster Ba Tư bác bỏ các tượng, hình ảnh, biểu tượng tôn giáo, đặt cơ sở cho sự ghét bỏ việc thể hiện trong nghệ thuật tôn giáo và khuynh hướng này tái xuất mạnh mẽ trong đạo Hồi.
Đôi khi Zoroaster, hoặc ít nhất những người theo đạo ngài, gọi Ahura Mazda là “Vị Chúa Minh Triết” và nói như thể ngài thực sự là người sáng tạo ra toàn bộ vũ trụ và như thể chính ngài là người đã phân chia mọi tạo vật thành hai phạm trù đối nghịch nhau một khoảnh khắc ngay sau sau thời điểm sáng thế. Do đó, chủ thuyết nhị nguyên của Zoroaster nhích dần đến chủ nghĩa độc thần, nhưng không hoàn toàn đạt đến đó. Cuối cùng, đối với tín đồ Zoroaster thời Ba Tư cổ đại, hai vị thần có quyền lực ngang nhau cùng cư trú trong vũ trụ, và con người là sợi dây thừng trong cuộc chiến kéo co giữa họ.
Một giáo sĩ đạo Zoroaster được gọi là magus, số nhiều là magi: ba “người chiêm tinh ở phương Đông”, theo Tân ước, mang nhũ hương và mộc dược dâng cho hài nhi Jesus nằm trong máng cỏ là những giáo sĩ đạo Zoroaster. Những giáo sĩ này được người ta cho rằng (và đôi khi tự mình tuyên bố) sở hữu các quyền năng mầu nhiệm.
Vào những ngày cuối cùng của đế chế, Ba Tư tan vỡ vào thế giới Địa Trung Hải và quậy dữ dội nhưng ngắn ngủi trong thế giới sử Tây phương. Hoàng đế Ba Tư Darius xông về phía tây để trừng phạt người Hy Lạp. Tôi nói “trừng phạt”, không nói “xâm lăng” hoặc “chinh phục,” bởi vì theo quan điểm Ba Tư cái gọi là Chiến tranh Ba Tư không phải là trận đụng độ có tầm ảnh hưởng nào đó giữa hai nền văn minh. Ba Tư xem người Hy Lạp như các cư dân sơ khai của một vài thành phố nhỏ trên bờ tây xa mút của thế giới văn minh, những thành phố ngầm hiểu là thuộc về Ba Tư, cho dù họ ở quá xa để có thể cai trị trực tiếp. Hoàng đế Darius muốn người Hy Lạp chỉ cần khẳng định mình là thần dân của ông ta bằng cách mang đến cho mình một bình nước và một hộp đất cát như hàng triều cống tượng trưng. Người Hy Lạp từ chối. Darius tập họp quân đội để dạy cho người Hy Lạp một bài học mà họ không bao giờ quên, nhưng ngay kích cỡ của quân đoàn vừa là một lợi thế vừa là một trở ngại: Làm thế nào bạn có thể điều động quá nhiều người qua một khoảng đường xa như thế? Làm sao tiếp tế liên tục cho họ? Darius không biết nguyên tắc đầu tiên của chiến lược quân sự: không nên chiến đấu trên bộ ở châu Âu. Cuối cùng, chính người Hy Lạp đã dạy cho người Ba Tư một bài học không thể nào quên – một bài học mà họ nhanh chóng quên đi không đến một thế hệ sau đó, đứa con trai tối dạ Xerxes của Darius quyết tâm rửa hận cho cha mình bằng cách lặp lại lỗi lầm của vua cha. Xerxes, cũng vậy, khập khiễng chạy về nhà, và đó là đoạn kết của cuộc phiêu lưu Âu châu của Ba Tư.
Tuy nhiên, nó không kết thúc ở đó. Khoảng 150 năm sau, Alexander Đại Đế đánh trận theo một cách khác. Chúng ta thường nghe nói Alexander Đại Đế chinh phục thế giới, nhưng những gì ông thực sự chinh phục là Ba Tư, nước đã chinh phục “thế giới.”
Với Alexander, câu chuyện Địa Trung Hải hùng hỗ xông vào câu chuyện Trung Thế Giới. Alexander mơ ước hoà lẫn hai thế giới làm một: mơ ước thống nhất châu Âu và châu Á. Ông đang dự tính định vị kinh đô mình tại Babylon. Alexander cắt sâu và tạo ra một dấu vết. Ông xuất hiện trong nhiều truyền thuyết và truyện kể Ba Tư, khoác cho ông phẩm chất anh hùng quá cỡ, mặc dù không phải toàn là tích cực (cũng không hoàn toàn xấu ác). Một số thành phố trong thế giới Hồi giáo được đặt theo tên ông. Alexandria là một ví dụ lộ liễu, nhưng kín đáo hơn là Kandahar – giờ vẫn còn nổi tiếng vì Taliban chọn nó làm thủ đô của mình. Kandahar tên gốc gọi là “Iskandar,” là cách phát âm từ “Alexander” ở phương Đông, nhưng âm “Is” bị bỏ đi, và “Kandar” làm mềm đi thành “Kandahar.”
Nhưng vết cắt mà Alexander tạo ra đã lành lặn, đã lên da non, và sức tác động của 11 năm của ông ở châu Á đã phai nhạt. Một đêm tại Babylon ông đột ngột qua đời, có lẽ vì cúm, sốt rét, say xỉn, hoặc bị đầu độc, không ai biết. Ông đã bố trí các tướng lĩnh của mình tại các bộ phận khác nhau trên lãnh thổ ông đã chinh phục, và sau khi ông chết, các tướng lĩnh dạn dày nhất chiếm lấy phần đất mình đang cai quản, lập ra các vương quốc kiểu Hy Lạp kéo dài một vài thế kỷ nữa. Chẳng hạn, ở vương quốc Bactria (giờ là bắc Afghanistan) các nghệ sĩ tạo nên những điêu khắc dáng vẻ Hy Lạp; sau này, khi các ảnh hưởng Phật giáo xâm nhập vào miền bắc từ Ấn Độ, hai phong cách nghệ thuật hòa nhập, kết quả là ra đời nghệ thuật Hy Lạp-Phật giáo như giờ ta đã biết.
Tuy nhiên, cuối cùng các vương quốc đó suy yếu đi, ảnh hưởng Hy Lạp phai nhạt, ngôn ngữ Hy Lạp không còn được sử dụng tại đây, và Ba Tư từ lớp ngầm lại trồi lên. Một đế chế khác tiến lên chiếm gần như cùng vùng lãnh thổ của Ba Tư cổ đại (mặc dù không lớn bằng). Các vị vua mới xưng mình là người Parthia, và họ là các chiến binh khủng. Người Parthia đánh với La Mã khiến họ phải dừng chân, ngăn cản họ mở rộng về phía đông. Quân đội họ là người đầu tiên bổ sung lực lượng kỵ sĩ mặc áo giáp toàn thân cưỡi trên lưng các chiến mã cũng mang giáp, không khác với kỵ sĩ thời phong kiến Âu châu. Những kỵ sĩ Parthia này giống như các lâu đài đi động. Nhưng lâu dài di động thì cồng kềnh, vì thế quân Parthia cũng có thêm một lữ đoàn kỵ binh khác, y phục nhẹ cưỡi ngựa trần. Một chiến thuật tác chiến họ thường áp dụng là kỵ binh nhẹ đôi khi giả vờ tháo chạy; giữa lúc giao chiến đang nóng rát, họ thình lình quay đầu và chạy đi. Quân địch thấy vậy rời bỏ đội hình và truy đuổi, vừa chạy vừa hò hét. Bất ngờ quân Parthia hồi mã và bắn tên như mưa vào đám hỗn quân náo loạn, tiêu diệt chúng trong phút chốc.
Người Parthia xuất thân là dân du mục săn bắn và chăn thả từ vùng núi đông bắc Ba Tư, nhưng một khi họ đã chiếm đoạt bộ khung của Đế chế Ba Tư cũ, họ trở thành, vì những lý do thực tiễn, người Ba Tư. Đế chế này kéo dài hàng thế kỷ mà không để lại nhiều dấu tích, vì họ ít quan tâm đến nghệ thuật và văn hóa, và các lâu đài di động được tái chế để lấy kim loại tái sử dụng một khi các chiến binh bên trong chúng lìa đời.
Tuy nhiên, trong khi họ tại vị, người Parthia bảo vệ và xúc tiến mậu dịch, và những đoàn xe hàng di chuyển tự do bên trong lãnh thổ của họ. Kinh đô Parthia được người Hy Lạp biết dưới tên Hecatompylos, “100 cổng”, vì có quá nhiều tuyến đường hội tụ về đó. Trong cửa hiệu ở các thành phố Parthia, bạn chắc chắn nghe được những tin đồn thổi từ khắp khu vực trên đế chế và xã hội mà nó tiếp giáp: các vương quốc Hy Lạp-Phật giáo ở phía đông, Ấn giáo ở phía nam, Trung Quốc tận phía đông xa xôi, các vương quốc Hy Lạp (Seleucid) đang suy yếu ở phía tây, và người Armenia ở phía bắc … Người Parthia ít giao lưu xã hội với người La Mã, trừ khi đánh nhau được kể là giao lưu. Dòng máu văn minh biến người Parthia thành Ba Tư không chảy xuyên qua biên giới, và vì vậy một lần nữa thế giới Địa Trung Hải và Trung Thế Giới tách rời nhau.
Khoảng thời gian người Parthia bắt đầu trỗi dậy, lần đầu tiên Trung Quốc thống nhất. Thật ra, những năm vinh quang của triều đại nhà Hán gần như trùng hợp với thời kỳ người Parthia thống trị. Ở phương Tây, người La Mã bắt đầu bành trướng gần với thời kỳ bắt đầu kỷ nguyên Parthia. Ngay lúc La Mã đánh bại Carthage lần đầu tiên, người Parthia đang chiếm Babylonia. Ngay khi Julius Caesar xâu xé xứ Gaul, quyền lực người Parthia lên đến đỉnh cao tại Trung Thế Giới. Vào năm 53 TCN người Parthia đè bẹp người La Mã trong một trận đánh, bắt sống 34,000 lính viễn chinh La Mã và giết chết Crassus, người cùng với Caesar và Pompey, đã từng là đồng trị vì La Mã. 30 năm sau, người Parthia đánh bại Mark Anthony tan tác và thiết lập Sông Euphrates làm biên giới giữa hai đế chế. Người Parthia vẫn còn bành trướng về hướng đông khi Christ ra đời. Việc truyền bá đạo Cơ đốc không được người Parthia chú ý lắm, vì họ ưu ái đạo Zoroaster hơn. Khi các nhà truyền đạo Cơ đốc bắt đầu lẻ tẻ đi về hướng đông, người Parthia vẫn để họ vào; họ không quan tâm nhiều đến tôn giáo, cách này hay cách khác.
Người Parthia luôn hoạt động theo một chế độ phong kiến, với quyền lực được phân bổ xuống qua nhiều tầng lãnh chúa. Theo thời gian, quyền lực hoàng chế rò rỉ qua chế độ phong kiến càng ngày càng phân mảnh này. Vào thế kỷ thứ 3 theo CN, một cuộc nổi dậy ở tỉnh lỵ lật đổ đời vua cuối cùng của Parthia và triều đại Sassanid được thành lập, và nó nhanh chóng bành trướng và chiếm tất cả lãnh thổ của Parthia trước đây và ngoài ra thêm một chút nữa. Triều đại Sassanid không thay đổi chiều hướng biến đổi văn hóa; họ chỉ tổ chức đế chế hiệu quả hơn, bôi xoá những dấu vết cuối cùng của ảnh hưởng Hy Lạp, và hoàn tất việc phục hồi lớp áo Ba Tư. Họ xây dựng những công trình kiến trúc hoành tráng, những tòa nhà đồ sộ, và những thành phố bề thế. Đạo Zoroaster lại trỗi dậy hùng tráng – lửa và tro tàn, ánh sáng và bóng tối, Ahura Mazda và Ahriman: đó là quốc giáo. Các thầy tu Phật giáo từ Afghanistan đã lang thang về hướng tây, rao giảng Phật pháp, nhưng hạt mầm họ gieo xuống không nảy mầm trên mảnh đất đạo Zoroaster của Ba Tư, vì thế họ quay sang phía đông, và kết quả là đạo Phật truyền đến Đông Nam Á và Trung Quốc nhưng không đến châu Âu. Vô số câu chuyện và truyền thuyết Ba Tư các thời đại sau đi ngược lại đến thời kỳ Sassanid này. Vị vua vĩ đại nhất của triều đại Sassanid, Khusrow Anushervan, được các diễn giả Ba Tư nhớ đến như là hình mẫu một vị minh quân, có thể so sánh với Kay Khosrow, vị vua thứ ba thuộc triều đại thứ nhất huyền thoại của Iran, từa tựa nhân vật Arthur với các hiệp sĩ bàn tròn trong truyền thuyết Anh.
Trong khi đó Đế chế La Mã đang tan rã. Vào năm 293, hoàng đế Diocletian chia đế chế làm bốn phần để dễ điều hành: nó đã phồng to quá mức và quá cồng kềnh để có thể điều hành từ một trung tâm duy nhất. Nhưng cải cách của Diocletian kết thúc bằng việc chia tách đế chế ra làm hai. Hoá ra của cải đều tập trung ở phương đông, nên phần phía tây của Đế chế La Mã bị rệu rã. Khi các bộ tộc du cư Đức tràn vào đế chế phương Tây, các dịch vụ công tắt nghẽn, luật pháp và trật tự đảo lộn, và mậu dịch suy sụp. Trường học đóng cửa, người châu Âu không còn đọc hay viết nhiều nữa, và châu Âu chìm vào cái gọi là Thời đại Tối Tăm. Các thành phố La Mã tại những vùng như Đức, Pháp, và Anh rơi vào cảnh hoang tàn, và xã hội rút lại chỉ gồm giới nông nô, chiến binh và tu sĩ. Định chế duy nhất gắn kết các địa phương tạp nham lại với nhau là Cơ đốc giáo, được giám mục La Mã neo giữ, sớm xưng danh là giáo hoàng.
Phần phía đông của Đế chế La Mã, đặt tổng hành dinh ở Constantinople, tiếp tục lay lắt. Các địa phương còn gọi thực thể này là La Mã nhưng đối với các sử gia sau này nó dường như là một điều gì mới mẻ, quá hoài niệm đến nỗi họ cho nó một tên mới: Đế chế Byzantine.
Cơ đốc Chính thống giáo được tập trung ở đây. Không như Cơ đốc Tây phương, giáo hội này không có nhân vật giáo hoàng. Mỗi thành phố với số giáo dân Cơ đốc khá lớn có riêng giám mục đứng đầu của mình, và mọi giám mục được xem như ngang hàng, mặc dù giám mục chóp bu ở Constantinople có vai vế hơn tất cả. Tuy nhiên, đứng trên tất cả họ là hoàng đế. Kiến thức, kỹ thuật, và hoạt động trí tuệ Tây phương chuyển giao đến Byzantium. Tại đây, các tác giả và nghệ sĩ tiếp tục sáng tác sách, tranh, và những sản phẩm khác, vậy mà một khi đông La Mã trở thành Đế chế Byzantine nhiều hay ít nó đã ra khỏi lịch sử Tây phương.
Nhiều người tranh luận về phát biểu này – Đế chế Byzantine là đế chế Cơ đốc, suy cho cùng. Thần dân của nó nói tiếng Hy Lạp, và các triết gia của nó … vâng, chúng ta đừng nói quá nhiều về các triết gia của nó. Gần như mọi người Tây phương có học thức đều biết về Socrates, Plato, và Aristotle, ấy là chưa kể Sophocles, Virgil, Tacitus, Pericles, Alexander xứ Macedon, Julius Caesar, Augustus, và nhiều người khác; nhưng không kể các học giả chuyên ngành lịch sử Byzantine, ít ai có thể nêu ra được tên 3 triết gia Byzantine, hoặc 2 thi sĩ Byzantine, hoặc 1 hoàng đế Byzantine sau đời Justinian. Đế chế Byzantine kéo dài gần 1000 năm, nhưng ít ai có thể nêu ra được 5 sự kiện xảy ra trong đế chế trong thời gian đó.
So sánh với La Mã cổ đại, Đế chế Byzantine không nắm nhiều ảnh hưởng, nhưng trong vùng lãnh thổ của mình nó là một siêu cường, chủ yếu vì nó không có đối thủ và vì kinh thành Constantinople với tường thành bao quanh của nó ắt hẳn là thành phố bất khả xâm phạm nhất mà thế giới từng biết. Vào giữa thế kỷ 6, người Byzantine cai trị hầu hết vùng Tiểu Á và một số miền mà hiện nay ta gọi là đông Âu. Họ đương đầu với Ba Tư triều đại Sassanid, cũng là siêu cường trong vùng. Người Sassanid cai trị một vạt đất kéo dài về phía đông đến chân dãy Hy Mã Lạp Sơn. Giữa hai đế chế là một dải lãnh thổ bị tranh chấp, những vùng đất chạy dọc bờ biển Địa Trung Hải, nơi hai thế giới gối lên nhau và nơi các vụ tranh chấp là đặc hữu. Về phía nam, trong bóng tối của cả hai đế chế to lớn, toạ lạc Bán đảo Ả Rập, nơi cư trú của nhiều bộ tộc tự trị. Đó là cấu hình chính trị của Trung Thế Giới ngay trước khi đạo Hồi ra đời.
Ngày mới Ngọc cho đời VẠN AN LỜI YÊU THƯƠNG NHỚLỜI VÀNGALBERT EINSTEIN Hoàng Kim Hoàng Gia
CNM365 Tình yêu cuộc sống #vietnamhoc#cnm365#cltvn Xuân mới; Bảo tồn và phát triển sắn; Vietnamese cassava today; IAS đường tới trăm năm; Sớm Xuân thơ giữa lòng; Ngày mới Ngọc cho đời; Có một ngày như thế; Hương lúa giữa đồng xuân; Ngày mới lời yêu thương; Quả táo Apple Steve Jobs; Ngày 24 tháng 2 năm 1955 là ngày sinh của Steve Jobs, doanh nhân và nhà sáng chế người Mỹ, đồng sáng lập viên, chủ tịch, và cựu tổng giám đốc điều hành của hãng Apple. Ông là một trong những người có ảnh hưởng lớn nhất ở ngành công nghiệp vi tính toàn cầu. Ngày 24 tháng 2 năm 1918, tại Tallinn, Ủy ban Cứu quốc Estonia ra tuyên bố Estonia độc lập từ Nga, và bổ nhiệm chính phủ lâm thời. Ngày 24 tháng 2 năm 1861, Pháp xâm lược Đại Nam , bắt đầu bằng trận Đại đồn Chí Hòa tại Gia Định , quân Pháp giành chiến thắng sau hai ngày giao chiến. Trước đó quân Pháp đã tấn công Đà Nẵng nhưng không thành công, nên quay vào đánh chiếm Sài Gòn. Sau 23 năm (1861-1884), cho đến tháng 6 năm 1884 thì người Pháp xâm chiếm toàn bộ lãnh thổ Đại Nam và thiết lập bộ máy cai trị, bắt đầu thời kỳ Pháp thuộc trong lịch sử Việt Nam; Bài chọn lọc ngày 24 tháng 2: #vietnamhoc#cnm365#cltvn Xuân mới; Bảo tồn và phát triển sắn; Vietnamese cassava today; IAS đường tới trăm năm; Sớm Xuân thơ giữa lòng; Ngày mới Ngọc cho đời Có một ngày như thế; Hương lúa giữa đồng xuân; Ngày mới lời yêu thương; Quả táo Apple Steve Jobs; Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Công viên Tao Đàn HCM; Ngày mới bình minh an; Chuyện đồng dao cho em; A Na bà chúa Ngọc; Ngôn ngữ văn hóa Việt; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay–moi-24-thang-2/;
Nếu ai hỏi tôi nhà khoa học phát minh nào xuất chúng nhất trong lịch sử loài người thì tôi trả lời ngay : ông Einstein. Tiếng Đức Ein là (số) một. Stein là Đá. Einstein le một tảng đá.
Đây là hình Einstein trên hóa thạch. Tôi rất súc động khi làm bức hình này.
NHỚLỜI VÀNGALBERT EINSTEIN Hoàng Kim
Albert Einstein thật minh triết: “Tình yêu là người thầy tốt hơn trách nhiệm (Love is a better teacher than duty). Nếu anh không thể giải thích đơn giản thì anh chưa hiểu đủ rõ (If you can’t explain it simply, you don’t understand it well enough). Học từ ngày hôm qua, sống ngày hôm nay, hi vọng cho ngày mai. Điều quan trọng nhất là không ngừng đặt câu hỏi (Learn from yesterday, live for today, hope for tomorrow. The important thing is not to stop questioning). Khoa học mà thiếu tôn giáo thì khập khiễng. Tôn giáo mà không có khoa học thì mù quáng (Science without religion is lame, religion without science is blind). Đừng tham công nhưng hãy cố gắng làm người có ích (Strive not to be a success, but rather to be of value)“. Nhớ lời vàng Albert Einstein. Học và thực hành tốt năm lời vàng này là đủ dùng cho cả một đời ( Hoàng Kim); xem tiếphttp://hoangkimlong.wordpress.com/category/nho-loi-vang- albert-einstein/
Albert Einsteinthiên tài Vật lý
Albert Einstein là nhà bác học đặc biệt nổi tiếng, thiên tài Vật lý của “thuyết tương đối” qua phương trình E = mc2 về sự tương đương khối lượng năng lượng. Ông nổi tiếng nhất thế giới được trao Giải Nobel Vật lý năm 1921 “cho những cống hiến của ông đối với vật lý lý thuyết, và đặc biệt cho sự khám phá ra định luật của hiệu ứng quang điện là công trình khai sinh ra lý thuyết lượng tử. Ông đồng thời cũng là nhà bác học có các danh ngôn minh triết.(Collected famous quotes from Albert), có tầm ảnh hưởng quan trọng rộng khắp toàn cầu.
Albert Einstein là nhà vật lý lý thuyết người Do Thái gốc Đức mang quốc tịch Mỹ và Thụy Sĩ, người đã phát triển thuyết tương đối tổng quát, một trong hai trụ cột của vật lý hiện đại (trụ cột kia là cơ học lượng tử). Albert Einstein sinh ngày 14 tháng 3 năm 1879 tại Ulm là một thị trấn nhỏ bên dòng sông Danube thuộc bang Baden-Württemberg của Đức.Ông nhận quốc tịch Thụy Sĩ năm 1901, và nhận quốc tịch Mỹ năm 1940 nhưng vẫn giữ quốc tịch Thụy Sĩ. Ông mất vào lúc 4 giờ chiều ngày 18 tháng 4 năm 1955 tại Trenton, New Jersey, Mỹ..
Anbert Einstein sau khi tốt nghiệp trường đại học kỹ thuật Eidgenössische Technische Hochschule năm 1900 ở Zurich, Thụy Sĩ, ông nhận quốc tịch Thụy Sĩ năm 1901 và dạy toán tại một trường đại học kỹ thuật khác ở Winterthur, rồi từ 1902 đến 1908, bắt đầu làm việc cho văn phòng cấp bằng sáng chế kỹ thuật tại Bern, với chức vụ giám định viên kỹ thuật hạng III. Einstein trong thời gian này hoàn toàn tự nghiên cứu ngoài giờ mà không có nhiều liên hệ trực tiếp với đồng nghiệp và tài liệu khoa học nhưng ông đã có những phát kiến rất quan trọng về vật lý lý thuyết làm nền tảng cho sự nghiệp của ông sau này. Anbert Einstein nhận bằng tiến sĩ từ Đại học Zurich năm 1905 và cùng năm này xuất bản ba công trình khoa học trong đó có thuyết tương đối hẹp.
Ngày 27 tháng 9 năm 1905, Albert Einstein định rõ phương trình E=mc² trong bài luận “Quán tính của một vật có tùy theo nội dung Năng lượng?” xuất bản trên Tạp chí Vật lý học Annalen der Physik. Albert Einstein (14 tháng 3 năm 1879 – 18 tháng 4 năm 1955) là nhà vật lý lý thuyết người Đức, người đã phát triển thuyết tươg đối tổng quát, một trong hai trụ cột của vật lý hiện đại, trụ cột kia là cơ học lượng tử. Albert Einstein thật minh triết, ông không chỉ để lại di sản “thuyết tương đối” nổi tiếng thế giới mà còn để lại những danh ngôn lỗi lạc, lời khuyên khôn ngoan của một nhà hiền triết, minh triết của một trí tuệ thiên tài.
Ngay sau khi ông công bố những phát kiến về nguyên lý tương đương của trọng trường năm 1907, ông được mời làm giảng viên Đại học Bern năm 1908, rồi trở thành giáo sư vật lý tại Đại học Zurich năm 1909 và bắt đầu nổi danh là một nhà khoa học vật lý hàng đầu. Năm 1911, ông đến giảng dạy tại trường Đại học Karl Praha là trung tâm khoa học nổi tiếng châu Âu và thủ đô của Tiệp Khắc. Ông đưa ra tiên đoán đầu tiên của thuyết tương đối rộng là ánh sáng phải đi theo đường cong khi qua gần Mặt Trời. Một năm sau đó, ông trở lại Zurich tiếp tục phát triển lý thuyết về trọng trường bằng tính toán tensor, với sự giúp đỡ của Marcel Grossmann nhà toán học danh tiếng và cũng là bạn học.
Năm 1914 Anbert Einstein quay về Đức làm thành viên Viện Hàn lâm Khoa học Đức. Năm 1915, lần đầu thuyết tương đối rộng được xuất bản. Năm 1919, đoàn chuyên gia người Anh đã đo đạc ánh sáng mặt trời khi có nhật thực và khẳng định tiên đoán thiên tài năm 1911 của Anbert Einstein. Trong khi ông trở nên nổi tiếng toàn cầu thì ở Đức ông bị các phần tử bài Do Thái gây rối và tấn công.
Năm 1921 Anbert Einstein được nhận giải thưởng Nobel về vật lý đối với hiệu ứng quang điện mà không phải thuyết tương đối công trình nổi tiếng nhưng còn gây tranh cãi vào thời điểm đó. Từ năm 1920 đến năm 1927, ông đi khắp thế giới (1921 ở Mỹ, 1922 ở Pháp và Nhật, 1923 ở Palestine, 1924 ở Nam Mỹ) để thuyết trình khoa học và hoạt động xã hội . Bắt đầu từ năm 1927, Einstein tham gia vào một cuộc tranh luận với Niels Bohr về thuyết lượng tử. Ông làm việc quá sức và lâm bệnh năm 1928. Mặc dù bình phục ngay trong năm này, cường độ làm việc của ông buộc phải thư giãn hơn trước.
Năm 1932, Einstein nhận giảng dạy tại Đại học Princeton, tại Mỹ, và không quay trở lại nữa vì chính quyền chống Do Thái Đức quốc xã đã cầm quyền ở Đức. Năm 1933, ông tiếp tục chu du Oxford, Glasgow, Brussels, Zurich và nhận được những vị trí danh dự mà ông đã từng mơ ước vào năm 1901 từ Jerusalem, Leiden, Oxford, Madrid và Paris. Năm 1935 Einstein quyết định ở lại Princeton thực hiện những cố gắng trong việc thống nhất các định luật của vật lý.
Năm 1940 ông nhận quốc tịch Mỹ, và vẫn giữ quốc tịch Thụy Sĩ. Anbert Einstein không chỉ là khai sinh ra “thuyết tương đối” nổi tiếng thế giới mà còn là một nhà khoa học phản đối chiến tranh. Ông đã gây được 6 triệu đô la tiền quỹ bằng việc bán đấu giá bản viết tay về thuyết tương đối hẹp vào năm 1944. Phương trình năng lượng của vật chất: E=mc2 trong bao nhiêu năm trời chỉ là đề tài tranh luận của các cuộc cãi vả lý thuyết, cho đến khi kết quả thực tế về năng lượng hạt nhân của quả bom nguyên tử đã làm san bằng thành phố Hiroshima năm 1945 chứng minh sự thật của phương trình đó.
Albert Einstein, tác giả của phương trình lừng danh này luôn coi thường và lãnh đạm mọi tôn vinh. Ông chỉ khao khát được suy nghĩ làm việc.
Anbert Einstein bắt đầu lâm bệnh năm 1949 và viết di chúc năm 1950. Chính phủ Israel năm 1952, mời Einstein nhận chức tổng thống, nhưng ông đã từ chối. Một tuần trước khi mất, Anbert Einstein đã ký tên vào một bức thư kêu gọi các nước không xây dựng vũ khí hạt nhân.
Ông mất tại Trenton, New Jersey, Mỹ lúc 4 giờ chiều ngày 18 tháng 4 năm 1955.
Albert Einsteindanh ngôn minh triết
Albert Einstein luôn suy nghĩ làm việc. Cách làm và cách suy nghĩ của ông lắng đọng những điều sâu sắc. Một số phát ngôn và ghi chép đời thường của ông được lưu dưới đây.
Albert Einstein có những lời vàngthật thấm thía. “Không thể gìn giữ hòa bình bằng bạo lực. Nó chỉ có thể đạt được bằng sự thông hiểu lẫn nhau”. (Peace cannot be kept by force; it can only be achieved by understanding).
Albert Einstein đã nhận định: “Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học” “Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học.Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó”.
Albert Einstein có lối diễn đạt ‘chân thiện mỹ’ thật đáng suy ngẫm: “Tình yêu là người thầy tốt hơn trách nhiệm” (Love is a better teacher than duty). “Nếu anh không thể giải thích đơn giản thì anh chưa hiểu đủ rõ” (If you can’t explain it simply, you don’t understand it well enough). “Học từ ngày hôm qua, sống ngày hôm nay, hi vọng cho ngày mai. Điều quan trọng nhất là không ngừng đặt câu hỏi ” (Learn from yesterday, live for today, hope for tomorrow. The important thing is not to stop questioning). Trả lời về Thuyết tương đối, Albert Einstein nói: “Khi người đàn ông ngồi với một cô gái xinh đẹp trong một giờ, dường như đó chỉ là một phút. Nhưng nếu anh ta ngồi trên một cái bếp lò nóng trong một phút, thời gian đó còn dài hơn cả một giờ. Đấy là thuyết tương đối.” – Trích “The Yale Book of Quotations”
Albert Einstein nói và viết (Collected famous quotes from Albert) và 25 câu nói nổi tiếng của Albert Einstein Theo Business Insider, Bích Ngân dịch, tôi thích đọc lại và suy ngẫm.
Albert Einstein di sản “thuyết tương đối” thiên tài và danh ngôn minh triết của ông là những bài học lớn bền vững với thời gian.
Hoàng Kim (thu thập, tổng hợp, biên soạn)
ALBERT EINSTEIN NÓI VÀ VIẾT Collected famous quotes from Albert
Học từ ngày hôm qua, sống ngày hôm nay, hi vọng cho ngày mai. Điều quan trọng nhất là không ngừng đặt câu hỏi.
Learn from yesterday, live for today, hope for tomorrow. The important thing is not to stop questioning.
Chỉ có hai điều là vô hạn: vũ trụ và sự ngu xuẩn của con người, và tôi không chắc lắm về điều đầu tiên.
Only two things are infinite, the universe and human stupidity, and I’m not sure about the former.
Sự khác biệt giữa quá khứ, hiện tại và tương lai chỉ là một ảo tưởng dai dẳng đến ngoan cố.
The distinction between the past, present and future is only a stubbornly persistent illusion.
Không phải là tôi quá thông minh, chỉ là tôi chịu bỏ nhiều thời gian hơn với rắc rối.
It’s not that I’m so smart, it’s just that I stay with problems longer.
Sự đơn điệu và cô độc của một cuộc sống yên lặng kích thích trí sáng tạo.
The monotony and solitude of a quiet life stimulates the creative mind.
Có một câu hỏi đôi khi khiến tôi thấy mơ hồ: Tôi điên hay người khác điên?
A question that sometimes drives me hazy: am I or are the others crazy?
Kẻ ngu xuẩn nào cũng có thể khiến mọi thứ trở nên to hơn, phức tạp hơn và bạo lực hơn. Chỉ bàn tay của thiên tài – và thật nhiều dũng khí – để biến chuyển ngược lại.
Any fool can make things bigger, more complex, and more violent. It takes a touch of genius – and a lot of courage – to move in the opposite direction.
Đừng tham công nhưng hãy phấn đấu để mình có ích.
Strive not to be a success, but rather to be of value.
Người đọc quá nhiều và dùng tới bộ óc quá ít sẽ rơi vào thói quen suy nghĩ lười biếng.
Any man who reads too much and uses his own brain too little falls into lazy habits of thinking.
Chúa luôn chọn cách đơn giản nhất.
God always takes the simplest way.
Logic sẽ đưa anh từ điểm A tới điểm B. Trí tưởng tượng sẽ đưa anh tới mọi nơi.
Logic will get you from A to B. Imagination will take you everywhere.
Sự khác biệt giữa thiên tài và kẻ ngu dốt là ở chỗ thiên tài luôn có giới hạn.
The difference between stupidity and genius is that genius has its limits.
Tôi nghĩ và nghĩ hàng năm hàng tháng. Chín mươi chín lần tôi đi tới kết luận sai lầm. Lần thứ một trăm tôi đúng.
I think and think for months and years. Ninety-nine times, the conclusion is false. The hundredth time I am right.
Tôi không biết chiến tranh thế giới thứ 3 sẽ sử dụng vũ khí nào nhưng tôi biết rằng chiến tranh thế giới thứ 4 sẽ sử dụng gậy gộc và đá!
I know not with what weapons World War III will be fought, but World War IV will be fought with sticks and stones.
Tôi sống với sự cô đơn đau đớn trong tuổi trẻ nhưng lại ngọt ngào trong những năm tháng trưởng thành.
I live in that solitude which is painful in youth, but delicious in the years of maturity.
Tôi là người vô đạo tới sâu sắc – điều này có phần như là một thứ tôn giáo mới.
I am a deeply religious nonbeliever – this is a somewhat new kind of religion.
Trước Chúa chúng ta đều thông thái và ngu xuẩn như nhau.
Before God we are all equally wise – and equally foolish.
Nếu anh không thể giải thích đơn giản thì anh chưa hiểu đủ rõ.
If you can’t explain it simply, you don’t understand it well enough.
Anh càng đi nhanh, anh càng đi được ít.
The faster you go, the shorter you are.
Trí tưởng tượng quan trọng hơn kiến thức.
Imagination is more important than knowledge.
Tiền lực luôn luôn thu hút những kẻ không có đạo đức.
Force always attracts men of low morality.
Kẻ nào chưa từng mắc phải lỗi lầm cũng là kẻ chưa bao giờ thử làm việc gì cả.
A person who never made a mistake never tried anything new.
Không thể gìn giữ hòa bình bằng bạo lực. Nó chỉ có thể đạt được bằng sự thông hiểu lẫn nhau.
Peace cannot be kept by force; it can only be achieved by understanding.
Đừng làm gì trái với lương tâm, ngay cả khi chính quyền yêu cầu bạn.
Never do anything against conscience even if the state demands it.
Lực hấp dẫn không chịu trách nhiệm cho việc con người ta yêu nhau.
Gravitation is not responsible for people falling in love.
Tôi không bao giờ tin vào vị Chúa chơi xúc xắc với thế gian này.
I shall never believe that God plays dice with the world.
Chính trị chỉ cho hiện tại, nhưng phương trình là mãi mãi.
Politics is for the present, but an equation is for eternity.
Sợ chết là nỗi sợ hãi phi lý nhất, vì người đã chết chẳng có nguy cơ bị tai nạn.
The fear of death is the most unjustified of all fears, for there’s no risk of accident for someone who’s dead.
Tôi không có tài năng đặc biệt nào, tôi chỉ có sự tò mò đầy nhiệt huyết.
I have no special talent. I am only passionately curious.
Môi trường là tất cả những gì không phải là tôi.
The environment is everything that isn’t me.
Nhiệm vụ của chúng ta là tự giải phóng bản thân bằng cách làm rộng vòng tròn của lòng trắc ẩn để ôm lấy mọi sinh vật sống và tất cả sắc đẹp của thiên nhiên.
Our task must be to free ourselves by widening our circle of compassion to embrace all living creatures and the whole of nature and its beauty.
Nếu thực tế không vừa với học thuyết, hãy thay đổi thực tế.
If the facts don’t fit the theory, change the facts.
Khoa học mà thiếu tôn giáo thì khập khiễng. Tôn giáo mà không có khoa học thì mù quáng.
Science without religion is lame, religion without science is blind.
Thông tin không phải là kiến thức.
Information is not knowledge.
Tôi không những chỉ là một người chuộc hòa bình mà còn là một người chuộc hòa bình máu chiến. Tôi sẵn sàng chiến đấu vì hòa bình. Không gì có thể kết thúc chiến tranh nếu bản thân con người không từ chối tham gia chiến tranh.
I am not only a pacifist but a militant pacifist. I am willing to fight for peace. Nothing will end war unless the people themselves refuse to go to war.
Đừng lo lắng về khó khăn của bạn trong toán học, tôi đảm bảo với bạn rằng những khó khăn toán học của tôi còn gấp bội.
Do not worry about your difficulties in Mathematics. I can assure you mine are still greater.
Tất cả những điều có giá trị trong xã hội con người đều dựa vào cơ hội phát triển hòa hợp trong mỗi cá nhân.
All that is valuable in human society depends upon the opportunity for development accorded the individual.
Chúa trời rất khó hiểu, nhưng không ma mãnh.
God may be subtle, but he isn’t plain mean.
Chính là trải nghiệm về những điều bí ẩn – thậm chí ngay cả khi lẫn trong niềm kính sợ – đã sản sinh ra tôn giáo.
It was the experience of mystery – even if mixed with fear – that engendered religion.
Nỗ lực kết hợp giữa trí tuệ và quyền lực hiếm khi thành công, mà có thành công cũng chỉ trong chốc lát.
The attempt to combine wisdom and power has only rarely been successful and then only for a short while.
Nguồn tri thức duy nhất là kinh nghiệm.
The only source of knowledge is experience.
Thật kỳ diệu rằng sự tò mò vẫn sống sót sau giáo dục truyền thống.
It is a miracle that curiosity survives formal education.
Toán học thuần túy, theo cách của riêng nó, là thi ca của tư duy logic.
Pure mathematics is, in its way, the poetry of logical ideas.
Nghệ thuật tối thượng của người thầy là đánh thức niềm vui trong sự diễn đạt và tri thức sáng tạo.
It is the supreme art of the teacher to awaken joy in creative expression and knowledge.
Giận dữ chỉ náu mình trong lồng ngực của những kẻ ngu xuẩn.
Anger dwells only in the bosom of fools.
Người trí thức giải quyết rắc rối; bậc anh tài ngăn chặn rắc rối.
Với tôi thì tôi ưa thói xấu câm lặng hơn là đức hạnh phô trương.
As far as I’m concerned, I prefer silent vice to ostentatious virtue.
Tình yêu là người thầy tốt hơn trách nhiệm.
Love is a better teacher than duty.
Chỉ cuộc đời sống cho người khác là cuộc đời đáng giá.
Only a life lived for others is a life worthwhile.
Quy luật của toán học càng liên hệ tới thực tế càng không chắc chắn, và càng chắc chắn thì càng ít liên hệ tới thực tế.
As far as the laws of mathematics refer to reality, they are not certain, and as far as they are certain, they do not refer to reality.
Ai cũng nên được tôn trọng như một cá nhân, nhưng không phải là thần tượng hóa.
Everyone should be respected as an individual, but no one idolized.
Mỗi người nên đi tìm điều vốn thế chứ không phải điều mình nghĩ là nên thế.
A man should look for what is, and not for what he thinks should be.
Khi chúng ta chấp nhận giới hạn của mình, chúng ta đã vượt qua nó.
Once we accept our limits, we go beyond them.
Giáo dục là thứ gì còn lại sau khi anh đã quên những gì anh học ở trường.
Education is what remains after one has forgotten what one has learned in school.
Ít người thực sự nhìn với đôi mắt của mình và cảm nhận bằng trái tim mình.
Few are those who see with their own eyes and feel with their own hearts.
Những tâm hồn vĩ đại luôn va phải sự chống đối mãnh liệt từ những trí óc tầm thường.
Great spirits have always encountered violent opposition from mediocre minds.
Điên rồ: lặp đi lặp lại một việc và hy vọng những kết quả khác nhau.
Insanity: doing the same thing over and over again and expecting different results.
Tôi chẳng bao giờ nghĩ tới tương lai – nó luôn luôn đến đủ sớm.
I never think of the future – it comes soon enough.
Chủ nghĩa dân tộc là căn bệnh tiềm ẩn. Nó là bệnh sởi của loài người.
Nationalism is an infantile disease. It is the measles of mankind.
Chủ nghĩa anh hùng theo mệnh lệnh, bạo lực phi lý và tất cả những điều vô nghĩa nhân danh lòng ái quốc – tôi mới căm ghét chúng làm sao!
Heroism on command, senseless violence, and all the loathsome nonsense that goes by the name of patriotism – how passionately I hate them!
Điều đếm được không nhất thiết đáng kể; điều đáng kể không nhất thiết đếm được.
Everything that can be counted does not necessarily count; everything that counts cannot necessarily be counted.
Ta có thể nói rằng bí ẩn vĩnh cửu của thế giới này chính là sự lĩnh hội.
One may say the eternal mystery of the world is its comprehensibility.
Nó đã trở nên rõ rệt tới kinh hoàng rằng công nghệ đã vượt xa nhân loại.
It has become appallingly obvious that our technology has exceeded our humanity.
Về sự thật và công lý, không có sự khác biệt giữa những vấn đề lớn nhỏ, vì những điều liên quan tới cách con người được đối sử đều giống như nhau.
In matters of truth and justice, there is no difference between large and small problems, for issues concerning the treatment of people are all the same.
Niềm vui quan sát và lĩnh hội là món quà đẹp nhất của tạo hóa.
Joy in looking and comprehending is nature’s most beautiful gift.
Ký ức dễ lừa gạt vì nó khoác màu những sự kiện của hôm nay.
Memory is deceptive because it is colored by today’s events.
Người đàn ông nào có thể vừa hôn mỹ nhân vừa lái xe an toàn đơn giản là không dành cho nụ hôn sự tận tâm mà nó đáng được nhận.
Any man who can drive safely while kissing a pretty girl is simply not giving the kiss the attention it deserves.
Khoa học là điều tuyệt vời nếu anh không phải kiếm sống bằng nó.
Science is a wonderful thing if one does not have to earn one’s living at it.
Nếu chúng ta biết rằng chúng ta đang làm gì, thì công việc đó đã không còn được gọi là nghiên cứu.
If we knew what it was we were doing, it would not be called research, would it?
Mọi thứ đều nên đơn giản như nó vốn có, nhưng không nên đơn giản hơn.
Everything should be as simple as it is, but not simpler.
Chiếc bàn, cái ghế, bát hoa quả và cây đàn vi ô lông; còn cần gì hơn cho hạnh phúc?
A table, a chair, a bowl of fruit and a violin; what else does a man need to be happy?
Tôi không tin rằng nhân loại sẽ bị quét sạch trong chiến tranh với bom nguyên tử. Có lẽ chỉ hai phần ba người trên trái đất sẽ bị tiêu diệt.
I do not believe that civilization will be wiped out in a war fought with the atomic bomb. Perhaps two-thirds of the people of the earth will be killed.
Ác quỷ đã đặt hình phạt lên tất cả những thứ chúng ta yêu thích trong đời. Hoặc chúng ta kém sức khỏe, hoặc chúng ta khốn khổ về tinh thần, hoặc chúng ta trở nên béo.
The devil has put a penalty on all things we enjoy in life. Either we suffer in health or we suffer in soul or we get fat.
Người làm khoa học là triết gia tồi.
The man of science is a poor philosopher.
Đôi khi người ta bỏ ra nhiều nhất cho thứ mà người ta có thể có được chẳng mất gì cả.
Sometimes one pays most for the things one gets for nothing.
Người không coi trọng sự thật trong những vấn đề tiểu tiết cũng không thể tin cậy được trong việc lớn.
Anyone who doesn’t take truth seriously in small matters cannot be trusted in large ones either.
Sự phát triển trí tuệ nên bắt đầu khi sinh và kết thúc khi chết.
Intellectual growth should commence at birth and cease only at death.
Thế giới sẽ bị hủy diệt không phải bởi những người làm điều ác, mà bởi những người đứng nhìn mà không làm gì cả.
The world will not be destroyed by those who do evil, but by those who watch them without doing anything.
Tôi tin chắc rằng làm đổ máu dưới màu áo chiến tranh không gì khác là hành động sát nhân.
It is my conviction that killing under the cloak of war is nothing but an act of murder.
Nếu bạn ra ngoài để nói lên sự thật thì hãy để sự tao nhã lại cho thợ may.
If you are out to describe the truth, leave elegance to the tailor.
Tôi tin rằng cuộc sống đơn giản và không phỏng đoán là tốt nhất với tất cả mọi người, tốt nhất cả cho tâm hồn và thể xác.
I believe that a simple and unassuming manner of life is best for everyone, best both for the body and the mind.
Người không còn có thể dừng lại để ngạc nhiên hay say mê kính sợ cũng như người đã chết; mắt anh ta nhắm lại rồi.
He who can no longer pause to wonder and stand rapt in awe, is as good as dead; his eyes are closed.
Hiện thực chỉ là ảo tưởng, mặc dầu đó là thứ ảo tưởng dai dẳng.
Reality is merely an illusion, albeit a very persistent one.
25 CÂU NÓI NỔI TIẾNG CỦA ALBERT EINSTEIN
25 câu nói của Einstein được nhiều người trích lại nhất, mỗi một câu đều cho bạn hiểu rõ thêm về tư duy của huyền thoại này.
Về quyền thế
(ảnh: Flickr/jeffmcneill)
“Sự tôn sùng quyền thế mà không suy nghĩ chính là kẻ thù lớn nhất của chân lý.” – Trích “The Curious History of Relativity”
Về quy mô
“Thiên nhiên chỉ cho chúng ta thấy cái đuôi của con sư tử. Nhưng tâm trí tôi không hề nghi ngờ rằng có con sư tử ở đó, ngay cả khi nó không thể xuất hiện toàn thân thể trước con mắt thịt của tôi bởi vì kích thước quá to lớn.” – Trích “Smithsonian, 02/1979”
Về chính trị
(ảnh: Wikimedia)
“Tôi thừa hưởng di sản của người Do thái, là công dân của Thụy Sĩ, và trưng diện như một con người, và chỉ một con người, không hề có gắn kết bất kỳ với nhà nước hay tổ chức quốc gia nào.” – Trích “The Yale Book of Quotations”
Về sự chắc chắn
“Quy luật của toán học càng liên hệ tới thực tế càng không chắc chắn, và càng chắc chắn thì càng ít liên hệ tới thực tế.” – Phát biểu tại Viện Khoa học Prussian, 01/1921
Về sự khiêm nhường
“Là con người, người ta được ban cho chỉ vừa đủ trí tuệ để có thể thấy rõ ràng trí tuệ ấy nhỏ bé thảm hại thế nào khi đứng trước thế giới này.” – Trích Thư gửi Nữ Hoàng Elisabeth tại Bỉ, 09/1932
Thuyết tương đối
“Khi người đàn ông ngồi với một cô gái xinh đẹp trong một giờ, dường như đó chỉ là một phút. Nhưng nếu anh ta ngồi trên một cái bếp lò nóng trong một phút, thời gian đó còn dài hơn cả một giờ. Đấy là thuyết tương đối.” – Trích “The Yale Book of Quotations”
Về sự phát triển của bản thân
(ảnh: Wikipedia)
“Đúng là cha mẹ tôi đã rất lo lắng bởi tôi biết nói khá trễ, đến mức họ phải đi tư vấn bác sĩ. Tôi không thể khẳng định lúc đó mình bao nhiêu tuổi – nhưng chắc chắn là không dưới ba tuổi.” – Trích Thư năm 1954
Về lẽ thường
“Lẽ thường chẳng khác nào một khoản định kiến đã nằm sẵn trong tâm trí từ trước khi bạn đủ 18 tuổi.” – Trích “The Universe and Dr. Einstein”
Về sự thành công
“Nếu đặt A là một sự thành công trong cuộc sống, vậy thì A bằng X cộng với Y cộng với Z. Làm việc chính là X, vui chơi chính là Y, còn biết giữ mồm giữ miệng chính là Z.” – Trích “The Yale Book of Quotations”
Về chủ nghĩa quốc gia
(ảnh qua imgur.com)
“Chủ nghĩa quốc gia là căn bệnh của trẻ con. Nó là bệnh sởi của loài người.” – Trích từ sách “Albert Einstein, the Human Side”
Về những điều huyền bí
(ảnh: Baby Boomer Talk)
“Trải nghiệm tươi đẹp nhất mà chúng ta có chính là những điều huyền bí. Nó là cảm xúc cơ bản đứng trong cái nôi của nghệ thuật và khoa học chân chính. Những ai không biết nó và cũng chẳng còn tự hỏi, chẳng còn lấy làm ngạc nhiên, thì cũng bằng như đã chết, và mắt họ đã bị mờ đi.” – Trích “The World As I See It,” 1930.
Về sự đơn độc
(ảnh: Apple)
“Ý thức đam mê của tôi về trách nhiệm và công lý xã hội luôn luôn tương phản một cách kỳ quái với sự thiếu vắng nhu cầu phải tiếp xúc trực tiếp với người khác và cộng đồng. Tôi thực sự là “kẻ độc hành” và chưa bao giờ, với cả trái tim mình, thuộc về đất nước, tổ ấm, bạn bè của mình, thậm chí cả người thân ngay trong gia đình; khi đối diện với các mối ràng buộc này, tôi chưa bao giờ mất đi cảm giác cần có một khoảng cách và nhu cầu được đơn độc.” – Trích “The World As I See It,” 1930.
Về vẻ bề ngoài
(ảnh: Wikimedia)
“Nếu tôi bắt đầu quan tâm đến việc chải chuốt, tôi sẽ không còn là chính mình nữa.” – Trích Thư, 12/1913.
Về trí tưởng tượng
(ảnh: Getty)
“Trí tưởng tượng còn quan trọng hơn cả kiến thức. Kiến thức thì hạn chế. Trí tưởng tượng lại bao quanh cả thế giới.” – Trích Smithsonian, 02/1979
Về động lực
(ảnh: ebravolosada / Flickr)
“Lý tưởng thắp sáng con đường của tôi, và nhiều lần cho tôi dũng khí mới để có thể đối diện cuộc sống một cách vui tươi, đó chính là Chân, Thiện, Mỹ. Nếu không có cảm giác thân hữu với những người cùng tư duy, không có sự hiện hữu với thế giới khách quan, sự bất tận vĩnh hằng trong lĩnh vực nghệ thuật và khoa học, thế giới sẽ dường như trống rỗng đối với tôi. Những mục tiêu nhàm chán của loài người – của cải, thành công bề ngoài, sự xa hoa – tôi luôn xem là đáng khinh thường.” – Trích “The World As I See It,” 1930
Về giáo dục
“Mục đích [của giáo dục] phải là sự đào tạo ra những cá nhân biết hành động và tư duy một cách độc lập, tuy nhiên lại là những người xem việc phục vụ cộng đồng là vấn đề lớn nhất trong cuộc đời.” – 10/1936
Về tham vọng
“Điều có giá trị thực sự sẽ không bao giờ phát sinh từ tham vọng hoặc từ ý thức bổn phận đơn thuần, nó bắt nguồn từ tình yêu và sự tận tâm đối với con người và những điều khách quan.” – Trích Thư, 07/1947
Về sự học hỏi
(ảnh: Flickr/recuerdosdepandora)
“Hầu hết các giáo viên phí hoài thời gian bằng việc đặt những câu hỏi nhằm tìm những điều học sinh không biết, trong khi nghệ thuật đặt câu hỏi chính là để khám phá xem học sinh thực sự biết và có khả năng biết những gì.” – Trích trong một buổi đối thoại năm 1920.
Về việc suy nghĩ
(ảnh: Wikimedia commons)
“Tôi rất ít khi suy nghĩ bằng câu từ. Khi một ý nghĩ đến, về sau tôi mới cố gắng thể hiện nó ra thành lời nói.” – Trích “Productive Thinking,” 1959
Về cuộc sống
“Một người hạnh phúc đã quá hài lòng với hiện tại, anh ta sẽ không sống quá nhiều ở thì tương lai.” – Trích Smithsonian, 02/1979
Về sự tò mò
(ảnh: Flickr/timi)
“Điều quan trọng chính là đừng bao giờ ngừng đặt câu hỏi. Sự tò mò có lý do tồn tại riêng của nó.” – Trích Nova.
Về đạo đức trong công việc
“Trạng thái tinh thần cho phép một người làm loại công việc này… là giống với hình thức người ta tôn sùng tín ngưỡng hay yêu nhau; nỗ lực hằng ngày không đến từ chủ ý hay lập trình, mà từ chính trái tim.” – 1918
Về tuổi thơ
“Người lớn bình thường không bao giờ nghĩ về các vấn đề thời gian-không gian… Tôi, trái lại, phát triển quá chậm đến mức tôi không hề thắc mắc về thời gian và không gian cho đến khi đã trưởng thành. Nên sau này tôi đào sâu nghiên cứu vào vấn đề này nhiều hơn bất kỳ một người lớn hay đứa trẻ nào.” – Trích Thư 1956
Về vai trò của khoa học
(ảnh: Wikimedia Commons)
“Có một điều mà tôi đã học được trong cả cuộc đời: Rằng khoa học của chúng ta, khi đem đo lường với thực tại, là rất thô sơ và ngô nghê – nhưng nó lại là điều quý giá nhất mà chúng ta có.” – Trích sách “Albert Einstein: Creator and Rebel,” 1972
Về sự thúc ép
“Cách duy nhất để thoát khỏi sự lung lạc của những lời tán dương chính là tiếp tục đi làm việc” – Trích Smithsonian, February 1979
Đêm Vu Lan nhớ bài thơ đi học Thấm nhọc nhằn củ sắn, củ khoai Nhớ tay chị gối đầu khi mẹ mất Thương lời cha căn dặn học làm người…
Trăng sáng lung linh, trăng sáng quá! Đất trời lồng lộng một màu trăng Dẫu đêm khuya vắng người quên ngắm Trăng vẫn là trăng, trăng vẫn rằm
Cây mầm xanh người và cây cùng cảnh Lớn âm thầm trong chất phác chân quê Hoa và Ong siêng năng cần mẫn Mai đào thơm nước biếc lộc xuân về
NGÀY MỚI NGỌC CHO ĐỜI Hoàng Kim
Một đóa mai vàng sinh nhật Một lời ấm áp tình thân Một Biển Hồ soi bóng nắng Một Giác Tâm xa mà gần.
GỐC MAI VÀNG TRƯỚC NGÕ Hoàng Kim
“Anh trồng gốc mai này cho em!” Anh cả tôi trước khi mất đã trồng tặng cho tôi một gốc mai trước ngõ vào hôm sinh nhật con tôi. Cháu sinh đêm trước Noel còn anh thì mất lúc gần nửa đêm trăng rằm tháng giêng, trùng sinh nhật của tôi. Anh trò chuyện với anh Cao Xuân Tài bạn tôi trong khi tôi cùng vài anh em đào huyệt và xây kim tỉnh cho anh. Nhìn anh bình thản chơi với các cháu, tôi nao lòng rưng rưng. Chưa bao giờ và chưa khi nào tôi thấm thía những bài thơ về hoa mai cuối mùa đông tàn bằng lúc đó. Anh đi rằm xuân1994 do căn bệnh ung thư hiểm nghèo khi các con anh còn thơ dại.
Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết
Bài kệ “Cáo tật thị chúng” (Cáo bệnh với đệ tử) của thiền sư Mãn Giác (1052 – 1096) trong Thiền Uyển Tập Anh và lời bình của anh về nhân cách người hiền, cốt cách hoa mai đã đi thẳng vào lòng tôi:
Xuân khứ bách hoa lạc Xuân đáo bách hoa khai Sự trục nhãn tiền quá Lão tùng đầu thượng lai. Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.
Xuân đi trăm hoa rụng Xuân đến trăm hoa cười Trước mặt việc đi mãi Trên đầu già đến rồi Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết Đêm qua sân trước một cành mai.
(Bản dịch của Ngô Tất Tố) Khi Lâm Cúc và anh Đình Quang trao đổi về chủ đề hoa mai, mạch ngầm tâm thức trong tôi đã được khơi dậy như suối nguồn tuôn chảy.
Đêm qua sân trước một cành mai
Thiền sư Mãn Giác viết bài kệ “Cáo tật thị chúng” khi Người 45 tuổi, sau đó Người đã an nhiên kiết già thị tịch. Bài thơ kiệt tác vỏn vẹn chỉ có sáu câu, ba mươi tư chữ, bền vững trãi nghìn năm. Đối diện với cái chết, thiền sư ung dung, tự tại, thấu suốt lẽ sinh tử: Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết / Đêm qua sân trước một cành mai.
Lời thơ thanh thoát, giản dị một cách lạ lùng! Thực tế cuộc sống đã được hiểu đầy đủ và rõ ràng. Bản tính cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và luôn vô thường. Xuân đi trăm hoa rụng/ xuân đến trăm hoa cười/ trước mặt việc đi mãi/ trên đầu già đến rồi. Đó là qui luật muôn đời, hoa có tàn có nở, người có diệt có sinh. Hạnh phúc cuộc sống là phong thái luôn vui vẻ và sung sướng, thanh thản và thung dung, không lo âu, không phiền muộn. Sống với một tinh thần dịu hiền và một trái tim nhẹ nhõm.
Tình yêu cuộc sống thể hiện trong ý xuân và trật tự các câu thơ.“Xuân đi trăm hoa rụng/ xuân đến trăm hoa cười” ẩn chứa triết lý sâu sắc hơn là “Xuân đến trăm hoa cười, xuân đi trăm hoa rụng/”. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491–1585) trong bài thơ nôm “Chín mươi” có câu: “Chín mươi thì kể xuân đà muộn/ Xuân ấy qua thì xuân khác còn”. Tăng Quốc Phiên chống quân Thái Bình Thiên Quốc “càng đánh càng thua” nhưng trong bản tấu chương gửi vua thì ông đã quyết ý đổi lại là “càng thua càng đánh”. Việc “đánh thua” thì vẫn vậy nhưng ý tứ của câu sau mạnh hơn hẵn câu trước.
Hoa mai là biểu tượng của mùa xuân, của sự may mắn, vui tươi và trường thọ. Cành mai ẩn tàng thông điệp của mùa xuân. Hoa mai vừa có cốt cách, vừa đẹp thanh nhã, vừa có hương thơm và nở sớm nhất trong các loại hoa xuân. Vì vậy, hoa mai đã được chọn để biểu hiện cho cốt cách thanh cao của người hiền. Hoa mai, hoa đào, hoa lê, hoa mận có nhiều loài với vùng phân bố rộng lớn ở nhiều nước châu Á nhưng chỉ riêng mai vàng là đặc sản của Việt Nam, trong khi mai trắng và hoa đào là phổ biến tại Trung Quốc, Nhật Bản, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc và các nước Trung Á.
Mai vàng hoa xuân của Tết Việt
Mai vàng là đặc sản Việt Nam. Hoa mai, hoa đào, bánh chưng là hình ảnh Tết cổ truyền của dân tộc Việt. Hoa mai là một trong bốn loài hoa kiểng quý nhất (mai, lan, cúc, trúc) của Việt Nam đặc trưng cho bốn mùa. Hoa mai gắn liền với văn hóa, đời sống, tâm linh, triết lý sống, nghệ thuật ứng xử, thơ văn, nhạc họa. Hiếm có loài hoa nào được quan tâm sâu sắc như vậy
“Nghìn dặm tìm anh chẳng gặp anh. Đường về vó ngựa dẫm mây xanh. Qua đèo chợt gặp mai đầu suối . Đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành” (Hồ Chí Minh 1890-1969); “Đêm qua sân trước một nhành mai” (Mãn Giác 1052-1096) “Lâm râm mưa bụi gội cành mai” (Trần Quang Khải 1241-1294); Ngự sử mai hai hàng chầu chắp/ Trượng phu tùng mấy rặng phò quanh” (Huyền Quang 1254-1334); Quét trúc bước qua lòng suối/ Thưởng mai về đạp bóng trăng” (Nguyễn Trãi 1380-1442); “Cốt cách mai rừng nguyên chẳng tục”( Nguyễn Trung Ngạn 1289-1370); “Mai cốt cách, tuyết tinh thần” (Nguyễn Du 1765-1820) “Nhờ chúa xuân ưu ái/ Xếp đứng đầu trăm hoa/ Chỉ vì lòng khiêm tốn/ Nên hẵng nở tà tà” (Phan Bội Châu 1867-1940); “Mộng mai đình” (Trịnh Hoài Đức 1725-1825) ; “Non mai rồi gửi xương mai nhé/ Ước mộng hồn ta hóa đóa mai” (Đào Tấn 1845-1907); “Một đời chỉ biết cúi đầu vái trước hoa mai” (Cao Bá Quát 1809-1855) “Hững hờ mai thoảng gió đưa hương” (Hàn Mặc Tử 1912-1940) “Tìm em tôi tìm/ Mình hạc xương mai”(Trịnh Công Sơn 1939-2001),…
Gốc mai vàng trước ngõ. Rằm xuân lại nhớ anh. Cành mai rung rinh quả. Xuân sang lộc biếc cành. … Vườn nhà buổi sáng mai nay. Nước xao tăm cá vườn đầy nắng xuân. Mẹ gà quấn quýt đàn con. Đất lành chim đậu lộc xuân ân tình.
Hạnh phúc đâu chỉ là đích đến hạnh phúc là con đường trãi nghiệm vỗ về, chờ đợi, nhớ thương … Gốc mai vàng trước ngõ truyện nhiều năm còn kể
Hoàng Kim Hoàng Gia Minh thăm Gốc mai vàng trước ngõ. Hai mươi bảy năm trước, mẹ của cháu Hoàng Gia Minh là Hoàng Tố Nguyên (người mặc áo hồng trên đứng cạnh bác Hai Hoàng Ngọc Dộ), nay đã là giảng viên Trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh. Gốc mai vàng trước ngõ là kỷ niêm tuổi thơ một thời.Tôi nhớ mãi câu nói của anh Hai: “Dặn con cháu khiêm nhu cần kiệm. Cảnh mãi theo người được đâu em. Hết khổ hết cay hết vận hèn. Nghiệp sáng đèn giời đà chỉ rõ. Rồi đây cay đắng chẳng buồn chen” (Hoàng Ngọc Dộ khát vọng).
Lời dặn của Anh Hai, chuyện Gốc mai vàng trước ngõ vẫn theo em và gia đình mình thao thiết đi cùng năm tháng, bên thầy quý bạn bạn với không gian bình an trong lành cùng chúng ta đi về phía trước.
Ngày mới Ngọc cho đời MỘT NIỀM TIN THẮP LỬA Hoàng Kim
Nhìn đàn em ngời niềm vui rạng rỡ. Chợt thấy lòng rưng rưng. Công việc nghề nông cực mà hạnh phúc. Cố lên em nổ lực không ngừng !
Hột mồ hôi lắng vào hạt gạo Câu ca ông bà theo suốt tháng năm Thêm bữa cơm ngon cho người lao động Nâng chén cơm thơm, qúy trọng người trồng.
Em ơi hãy học làm ruộng giỏi Nghề nông thời nào cũng quý kỹ năng Người dân khá hơn là niềm ao ước Công việc này giao lại cho em.
Có một mùa xuân hạnh phúc Ơn mẹ cha lam lũ sớm hôm Thương con vạc gọi sao mai dậy sớm Một niềm tin thắp lửa giữa tâm hồn.
Bước tiếp bước giữa trường đời gian khó Học làm người lao động siêng năng Rèn nhân cách vượt lên bao cám dỗ Đức và Tài tử tế giữa Nhân Dân.
Chúc mừng tiến sĩ Trần Công Khanh giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cây Điều, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn được Thủ tướng Chính phủ tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua toàn quốc giai đoạn 2016 – 2020 cho tác giả là chủ trì các sáng kiến có giá trị ảnh hưởng đến sản xuất trên phạm vi toàn quốc. Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây Điều có thành tựu nổi bật gần đây bên cạnh các tiến bộ kỹ thuật về canh tác điều là đã lai tạo và chọn lọc được hai giống điều mới LBC5 và LBC1. Hai giống điều mới ưu tú này ra hoa lần đầu lúc 18 tháng sau khi trồng, năng suất năm thứ sáu sau trồng đạt 3,5 tấn/ha với mật độ 208 cây/ha, tỷ lệ nhân đạt trên 31%, tỷ lệ hạt chìm trong nước 95,0%. Cây sinh trưởng khỏe, có tán cao trung bình đến thấp, ra hoa nhiều đợt thích nghi với sinh thái vùng Đông Nam Bộ. TS. Trần Công Khanh trước đây đã là tác giả chính của giống sắn KM140 (1) giải Nhất Vifotech toàn quốc lần 10, và đồng tác giả của ba giống sắn tốt KM419 (2), KM98-5 (3), KM98-1 (4) với hai giống khoai lang ngon HL518 Nhật đỏ, HL491 Nhật tím, hồ sơ công nhận giống tốt thông tin tóm tắt kèm theo.
(1) Trần Công Khanh, Hoàng Kim, Võ Văn Tuấn, Nguyễn Hữu Hỷ, Phạm Văn Biên, Đào Huy Chiên, Reinhardt Howeler và Hernan Ceballos 2007. Kết quả chọn tạo và phát triển giống sắn KM140. Tài liệu báo cáo công nhận giống sắn KM140. Hội nghị nghiệm thu đề tài Bộ Nông nghiệp & PTNT. 45 trang.. Trong sách: Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp (Journal of Agricultural Sciences and Technology) Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, số 1&2/2007, trang 14-19. Giống sắn KM140 được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống tại Quyết định số 3468 /QĐ-BNN-TT ngày 5 tháng 11 năm 2007 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quyết định công nhận giống chính thức số 358 ngày 20/9/2010 và Thông tư số 65/2010/TT BNN PTNT ngày 5/11/2010. Giải Nhất Vifotech Hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật toàn quốc lần thứ 10 năm 2010.
(2) Hoàng Kim, Trần Ngọc Ngoạn, Nguyễn Thị Trúc Mai, Võ Văn Quang, Nguyễn Phương, Hoàng Long, Nguyễn Minh Cường, Đào Trọng Tuấn, Nguyễn Thị Lệ Dung, Trần Công Khanh, Nguyễn Minh Hiếu, Nguyễn Văn Bộ, Nguyễn Thị Cách, Nguyễn Trọng Hiển, Lê Huy Hàm, Hernan Ceballos, Manabu Ishitani 2016. Kết quả chọn tạo và phát triển giống sắn KM419. (KM419 New Cassava variety MARD 2016) Báo cáo công nhận giống sắn mới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hội đồng Giống Quốc gia, Hà Nội. Quyết định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn số 85 / QĐ-BNN-TT Hà Nội ngày 13 tháng 1 năm 2016 về việc công nhận sản xuất thử giống cây trồng mới giống sắn KM419 cho vùng sinh thái Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
(3) Trần Công Khanh, Hoàng Kim, Võ Văn Tuấn, Nguyễn Hữu Hỷ, Phạm Văn Biên, Reinhardt Howeler 2005/ 2009. Kết quả chọn tạo và phát triển giống sắn KM98-5. Tài liệu báo cáo công nhận giống sắn KM98-5 Hội nghị nghiệm thu đề tài Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam. 44 trang. Results of breeding and developing variety KM98-5 Report for official recognition by the Scientific Council of Agriculture and Rural Development, Ho ChiMinh City. Dec 2009. 40 p. VNCP- IAS- CIAT-VEDAN Document
(4) Hoàng Kim, Kazuo Kawano, Trần Hồng Uy, Trần Ngọc Quyền, Võ Văn Tuấn, Trần Công Khanh 1999. Kết qủa tuyển chọn giống sắn KM98-1. Báo cáo công nhận chính thức giống sắn KM98-1. Hội nghị Khoa học Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức tại Đà Lạt, Lâm Đồng 29-31/7/1999. 27 trang. MARD Recognition document report of KM98-1 variety. Scientific Conference of Agriculture and Rural Development, held in Da Lat. July 29-31, 1999. 27 p. The decision of the Ministry of Agriculture and Rural Development Certificate No. No. 3493/QD-BNN–KHKT, Sep 9, 1999
(5) Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997.Hai giống khoai lang mới HL518 và HL491 (Two new sweet potato varieties: HL 518 and HL 491) Tài liệu báo cáo công nhận chính thức hai giống khoai lang HL518 và HL419. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Hội nghị khoa học kỹ thuật nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 16-18/9/1997. 18 trang.
Ngày mới Ngọc cho đời NGÀY HẠNH PHÚC CỦA EM Hoàng Kim
Báo Dân tộc và Miền núi đưa tin:. Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3: Nhà khoa học trẻ gửi trọn đam mê vào cây sắn. Phạm Cường (TTXVN) | 17:00 | 08-03-2021. Với nhiều cống hiến cho ngành nông nghiệp, đặc biệt là các công trình nghiên cứu phát triển giống sắn mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần giảm nghèo ở vùng núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Phú Yên. Tiến sỹ Nguyễn Thị Trúc Mai (sinh năm 1987, cư trú tại xã Xuân Sơn Nam, huyện Đồng Xuân, Phú Yên), hiện là Phó Trưởng phòng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đồng Xuân, vinh dự được tôn vinh là “Nhà khoa học của nhà nông” https://dantocmiennui.vn/ngay-quoc-te-phu-nu-83-nha-khoa-hoc-tre-gui-tron-dam-me-vao-cay-san/300762.html . Chúc mừng em Trúc Mai, Ngày mới ngọc cho đời; Một niềm tin thắp lửa. https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=444196760092360&id=100035061194376
TRĂNG RẰM VUI CHƠI GIĂNG Hoàng Kim
Trăng rằm vui chơi giăng Đêm Vu Lan mờ tỏ Trăng rằm khuya lồng lộng giữa trời Thăm thẳm lời Người nói …
Mẹ cũ như ngôi nhà cũ Chiếc áo mẹ mang bạc phếch tháng năm Cha cũ như con thuyền cũ Dòng sông quê hương thao thiết đời con
Anh chị cũ tình vẹn nghĩa Trọn đời thương nhau lồng lộng trăng rằm Em tôi hồn quê dáng cũ Con cháu niềm vui thơm thảo tháng năm
Thầy bạn lộc xuân đầy đặn Bài ca thời gian ngời ngợi trăng rằm.
Thắp đèn lên đi em Đêm Vu Lan tỉnh thức Thương nhớ bài thơ cũ Chuyện đời không nỡ quên …
Ngày mới và đêm Vu Lan Vầng trăng Sao Hôm Sao Kim thân thiết. Loanh quanh tìm tòi cái mới Đêm Vu Lan thức về lại chính mình.
Đêm Vu Lan nhớ mùa thu đi học Nhớ ngọn đèn mờ tỏ giấc mơ xưa Thương con vạc gọi sao Mai mọc sớm Vầng trăng khuya thăm thẳm giữa tâm hồn
Đêm Vu Lan nhớ bài thơ đi học Thấm nhọc nhằn củ sắn củ khoai Nhớ tay chị gối đầu khi mẹ mất Thương lời cha căn dặn học làm người
*
Em đi chơi cùng Mẹ Trăng rằm vui chơi giăng Thảo thơm vui đầy đặn Ân tình cùng nước non.
Trăng khuyết rồi lại tròn An nhiên cùng năm tháng Ơi vầng trăng cổ tích Soi sáng sân nhà em.
Đêm nay là đêm nao? Ban mai vừa ló dạng Trăng rằm soi bóng nắng Bạch Ngọc trời phương em.
*
Trăng sáng lung linh trăng sáng quá Đất trời lồng lộng một màu trăng Dẫu đêm khuya vắng người quên ngắm Trăng vẫn là trăng, trăng vẫn rằm.
*
Trăng rằm đường sáng dạo chơi giăng, Nhớ Bác đôi câu hỏi chị Hằng: “Thế nước thịnh suy sao đoán định? Lòng dân tan hợp biết hay chăng? Vành đai thế biến nhiều mưu hiểm, Con đường lực chuyển lắm lăng nhăng? Dân Nam Tiếng Việt nhiều gian khó Hưng thịnh làm sao hỡi chị Hằng?”.
* “Bác Hồ thơ ‘Chơi giăng’ đó ông Vầng trăng cổ tích sáng non sông, Tâm sáng đức cao chăm việc tốt Chí bền trung hiếu quyết thắng không? Nội loạn dẹp tan loài phản quốc Ngoại xâm khôn khéo giữ tương đồng. Khó dẫu vạn lần dân cũng vượt. Lòng dân thế nước chắc thành công”.
Nguyên vận thơ Bác Hồ CHƠI GIĂNG Hồ Chí Minh
Gặp tuần trăng sáng, dạo chơi giăng, Sẵn nhắn vài câu hỏi chị Hằng: “Non nước tơi bời sao vậy nhỉ? Nhân dân cực khổ biết hay chăng? Khi nào kéo được quân anh dũng, Để dẹp cho tàn bọn nhố nhăng? Nam Việt bao giờ thì giải phóng Nói cho nghe thử, hỡi cô Hằng?”.
* Nguyệt rằng: “Tôi kính trả lời ông: Tôi đã từng soi khắp núi sông, Muốn biết tự do chầy hay chóng, Thì xem tổ chức khắp hay không. Nước nhà giành lại nhờ tài sắt, Sự nghiệp làm nên bởi chữ đồng. Tổ chức, tuyên truyền càng rộng rãi, Tức là cách mệnh chóng thành công”.
Báo Việt Nam độc lập, số 135, ngày 21-8-1942. Nguồn: Hồ Chí Minh toàn tập (tập 3), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000; xem tiếpTrăng rằm vui chơi giăng
TRĂNG RẰM THƯƠNG NHỚ ANH Hoàng Kim Trăng xưa cùng anh cuốc đất Trăng nay mình em làm thơ Không gian một vầng trăng tỏ Trăng rằm rọi sáng giấc mơ ...
LỜI ANH DẶN Hoàng Ngọc Dộ
‘Không vì danh lợi đua chen Thù nhà nợ nước quyết rèn bản thân’ ‘Dặn con cháu khiêm nhu cần kiệm’
Nhá củ lòng anh nhớ các em Đang cơn lửa tắt khó thắp đèn Cảnh cũ chưa lìa đeo cảnh mới Vơi ăn, vơi ngủ, với vơi tiền
Cảnh mãi đeo người được đâu em Hết khổ, hết cay, hết vận hèn Nghiệp sáng đèn giời đà chỉ rõ Rồi đây cay đắng chẳng buồn chen
Vầng trăng cổ tích Hoàng Ngọc Dộ
Bóng đêm trùm kín cả không trung Lấp lánh phương Đông sáng một vừng Mây bủa mây giăng còn chẳng ngại Ngắm nhìn trần thế bạn văn chương.
Cuốc đất đêm Hoàng Ngọc Dộ
Mười lăm trăng qủa thật tròn Anh hùng thời vận hãy còn gian nan Đêm trăng nhát cuốc xới vàng Trăng dòm, ta hẹn, trăng càng dòm thêm Đất vàng, vàng ánh trăng đêm Đêm khuya, ta với nàng quên nhọc nhằn.
Chia tay bạn quý (*) Hoàng Ngọc Dộ
Đêm ngày chẳng quản đói no Thức khuya dậy sớm lo cho hai người Chăm lo văn sách dùi mài Thông kim bác cổ, giúp đời cứu dân
Ngày đêm chẵng quản nhọc nhằn Tối khuyên, khuya dục, dạy răn hai người Mặc ai quyền quý đua bơi Nghèo hèn vẫn giữ trọn đời thủy chung
Vận nghèo giúp kẻ anh hùng Vận cùng giúp kẻ lạnh lùng vô danh Mặc ai biết đến ta đành Dăm câu ca ngợi tạc thành lời thơ
Hôm nay xa vắng đồng hồ Bởi chưng hết gạo, tớ cho thay mày Mày tuy gặp chủ tốt thay Nhớ chăng hôm sớm có người tri âm
(*) Hết gạo, tắt bữa, buộc phải bán đồng hồ
Nấu ăn Hoàng Ngọc Dộ
Ngày một bữa đỏ lửa Ngày một bữa luốc lem Ngày một bữa thổi nhen Ngày một bữa lường gạo Ngày một bữa tần tảo Ngày một bữa nấu ăn.
Dự liên hoan Hoàng Ngọc Dộ
Hôm nay anh được chén cơm ngon Cửa miệng anh ăn, nuốt chả trơn Bởi lẽ ngày dài em lam lũ Mà sao chỉ có bữa cơm tròn.
Thức Kim dậy Hoàng Ngọc Dộ
Đã bốn giờ sáng Ta phải dậy rồi Sao Mai chơi vơi Khoe hào quang sáng
Ta kêu Kim dậy Nó đã cựa mình Vớ vẫn van xin Cho thêm chút nữa.
Thức, lôi, kéo, đỡ Nó vẫn nằm ỳ Giấc ngủ say lỳ Biết đâu trời đất
Tiếc giấc ngủ mật Chẳng chịu học hành Tuổi trẻ không chăm Làm sao nên được
Đêm ni, đêm trước Biết bao là đêm Lấy hết chăn mền Nó say sưa ngủ
Ta không nhắc nhủ Nó ra sao đây Khuyên em đã dày Nó nghe chẳng lọt
Giờ đây ta guyết Thực hiện nếp này Kêu phải dậy ngay Lay phải trở dậy
Quyết tâm ta phải Cố gắng dạy răn Để nó cố chăm Ngày đêm đèn sách
Ta không chê trách Vì nó tuổi thơ Ta không giận ngờ Vì nó tham ngủ
Ban mai chợt tỉnh giấc, Nghe đầy tiếng chim kêu. Đêm qua mây mưa thế, Hoa xuân rụng ít nhiều?
Mạnh Hạo Nhiên (689 – 740) là nhà thơ người Tương Dương, Tương Châu, nay thuộc tỉnh Hồ Bắc ,Trung Quốc thời nhà Đường, thuộc thế hệ đàn anh của Lí Bạch. Ông là người nhân cách lỗi lạc, yêu thiên nhiên, phúc hậu đức độ, học vấn tài năng trác tuyệt, giỏi thơ văn, nhưng chán ghét cảnh quan trường nên ẩn cư vui với thiên nhiên, sông núi quê hương , đặc biệt là Long Môn, Nam San và Lumen Sơn. Sự nghiệp văn chương của ông sừng sững như núi cao với hai trăm sáu mươi bài thơ, phần lớn là những bài thơ sơn thuỷ tuyệt bút . Thơ năm chữ của Mạnh Hạo Nhiên luật lệ nghiêm cách, phóng khoáng, hùng tráng, rất nổi tiếng. Bài Xuân hiểu và Lâm Động Đình rất được yêu thích. Lí Bạch rất hâm mộ Mạnh Hạo Nhiên và có thơ tặng ông:
Tặng Mạnh Hạo Nhiên Lý Bạch
Ta mến chàng họ Mạnh, Phong lưu dậy tiếng đồn Tuổi xanh khinh mũ miện Đầu bạc ngủ mây cồn Dưới trăng nghiêng ngửa chén Bên hoa mê mẩn hồn Hương bay thầm đón nhận Không với tới đầu non
春 眠 不 覺 曉, Xuân miên bất giác hiểu. 處 處 聞 啼 鳥。 Xứ xứ văn đề điểu 夜 來 風 雨 聲, Dạ lai phong vũ thinh. 花 落 知 多 少? Hoa lạc tri đa thiểu
Dịch nghĩa: SỚM XUÂN (Đang nằm trong) giấc ngủ mùa xuân, không biết trời đã sáng. Khắp nơi nơi nghe tiếng chim kêu (rộn rã). Đêm qua có tiếng gió mưa. Không biết hoa rụng nhiều hay ít ?. Hoàng Nguyên Chương dịch
Dịch thơ
Giấc xuân trời sáng không hay, Chim kêu ríu rít từng bầy khắp nơi. Đêm qua mưa gió tơi bời Biết rằng hoa cũng có rơi ít nhiều.
(Bản dịch Trần Trọng Kim)
SỚM XUÂN Giấc ngủ mùa xuân, không biết sáng. Khắp nơi rộn rã tiếng chim kêu. Đêm qua sầm sập trời mưa gió Không biết hoa bay rụng ít nhiều (bản dịch Hoàng Nguyên Chương).
BUỔI SÁNG MÙA XUÂN Giấc xuân, sáng chẳng biết; Khắp nơi chim ríu rít; Đêm nghe tiếng gió mưa; Hoa rụng nhiều hay ít ?
(Bản dịch Tương Như)
SỚM XUÂN Giấc xuân nào biết hừng đông. Tỉnh ra chim đã véo von khắp trời, Đêm qua mưa gió bời bời, Ngoài kia nào rõ hoa rơi ít nhiều!
(Bản dịch của Ngô Văn Phú)
BUỔI SÁNG MÙA XUÂN Đêm xuân ngủ sáng chẳng hay, Bên ngoài chim đã hót đầy nơi nơi. Đêm nghe mưa gió tơi bời, Chẳng hay hoa rụng hoa rơi ít nhiều?
(Bản dịch của Hoàng Giáp Tôn)
“Xuân hiểu” (Sớm xuân) của Mạnh Hạo Nhiên nói về giấc ngủ mùa xuân (xuân miên) thung dung, an nhiên, tự tai cho đến khi trời chợt sáng (bất giác hiểu?). “Xuân hiểu” không đơn thuần chỉ là mùa xuân mà còn chỉ ngày mới, quy luật vĩnh cữu của trời đất, khoảnh khắc huyền diệu của vũ trụ, thời điểm chuyển tiếp từ đêm sang ngày, từ âm sang dương, từ tĩnh sang động, từ tối đến sáng. Đó là thời khắc ban mai tuyệt diệu của tạo hóa, đất trời và con người hòa chung làm một, là thời khắc giao hoà tuyệt vời được thể hiện thanh thoát lạ lùng.
Điều đặc sắc của tác phẩm “Xuân hiểu” là đã dùng chữ xuân và chữ hiểu. Chữ xuân thì dễ thấy để chỉ sự tươi trẻ, khởi đầu, triết lý sống lạc quan. Chữ hiểu “giác” (覺) có nghĩa là hiểu mà không dùng chữ “tri” (知) có nghĩa là biết để chỉ sự hiểu biết tận cùng chân tính của sự vật. Tác giả đã dùng chữ “hiểu” (曉) để chỉ về ban mai mà không dùng các chữ khác như: đán (旦) , tảo (早) hạo (暭), thịnh (晟), thần (晨), thự (曙), hi (晞) v.v.. Bởi chữ hiểu vừa có nghĩa là hiểu biết , lại vừa có nghĩa chỉ về buổi sớm, ban mai, ngày mới, cái khoảnh khắc huyền diệu của vũ trụ.
Nhà Phật đã dùng chữ “giác” (覺) này trong “giác ngộ”, “chính giác” để chỉ những điều thấu hiểu đã đạt ngộ đến đích của thiền tính. Khoa học giúp ta tri thức, sự biết , Phật học là minh sư chỉ ra sự đạt ngộ, giác ngộ này . Nhà bác học Anhstanh, cha đẻ của Thuyết tương đối, nhận định: “Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học” chính là nói trên ý nghĩa đó.
Tôi thích lời bình của Hoàng Nguyên Chương về thơ Mạnh Hạo Nhiên: “Sau cái tĩnh lặng của giấc ngủ là cái động, thức giấc của con người, mặt trời và sự sống. Ta thấy sự sống tưng bừng của vũ trụ “xứ xứ” (khắp nơi) rộn tiếng chim. Chữ “văn” ở đây cho ta xác định được cái tiểu vũ trụ của tác giả và chính tác giả là chủ thể của con người trung tâm đang nhìn ra khắp chốn (xứ xứ) của đại vũ trụ để bắt nguồn giao cảm từ ý nghĩa vạn vật đều có đủ trong ta (vạn vật giai bị ư ngã) hoặc vạn vật với ta là một (vạn vật dữ ngã vi nhất) hay nói khác hơn đó là vạn vật đã đồng nhất với cái ngã. Hình tượng chim (điểu) cũng chỉ là một thực thể bé nhỏ và âm thanh kêu, hót (đề) cũng chỉ là “dữ cộng tương sinh” nhưng lại là đại biểu cho tất cả mọi sinh vật làm biểu tượng cho cả sự sống muôn loài vừa trổi dậy. Như thế mỗi thực thể bé nhỏ ở đây không chỉ là mỗi tiểu vũ trụ mà đã hình thành biểu trưng cho cả một đại vũ trụ.” …Con người hiện tại tiếp tục suy tư chiêm nghiệm để tự hỏi: Dạ lai phong vũ thinh (Đêm qua có tiếng gió mưa). Hình ảnh gió mưa chính là nguyên nhân đưa đến hiện trạng của ngày mới. Đóa hoa là biểu tượng của sự sống, của nguồn sinh mệnh trong cõi đời. Đó là những thực thể bé nhỏ nhưng lại là những tiểu vũ trụ như lời Đỗ Phủ: “Nhất phiến hoa phi giảm khước xuân” (một cánh hoa rơi làm giảm đi vẻ đẹp của xuân) nhưng ý tưởng lại còn đi xa hơn thế nữa. Bởi vì hình thức mỗi cánh hoa còn lại trên cành hay rụng đi là một nỗi băn khoăn về lẽ tồn tại hay không tồn tại. Đó là sự thao thức về đời người và thân phận con người. Câu thơ “Hoa lạc tri đa thiểu” (không biết hoa rụng nhiều hay ít?) là câu thơ tuyệt bút đã làm bài thơ bừng tỏa. … Đây cũng là phong cách tiêu biểu của Đường thi, phong cách đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật và mỗi chữ mỗi lời là một viên ngọc...” .
Ngày mớilà ngày xuân
Noi theo tứ thơ khoáng đạt “Chim lượn trăm vòng” của Chế Lan Viên: “Tôi yêu quá! cuộc đời như con đẻ/ Như đêm xuân người vợ trẻ yêu chồng…/ Cánh thơ tôi thoát khỏi phòng nhỏ bé? Lượn trăm vòng trên Tổ quốc mênh mông”: Tôi đọc và tâm đắc thơ “Xuân hiểu” của Mạnh Hạo Nhiên, nay thử tìm lối diễn đạt mới cho tuyệt phẩm này. “Xuân hiểu” là “Ngày mới”; “Ban mai chợt tỉnh giấc / Nghe đầy tiếng chim kêu/ Đêm qua mây mưa thế/ Hoa xuân rụng ít nhiều?”.
Ngày mới là ngày xuân. Mây mưa vừa tục vừa thanh như cuộc đời này. Hoa xuân rụng nhiều hay ít là sự thao thức về “hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi”, đời người và thân phận con người.
SẮN PHÚ YÊN GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TS. Nguyễn Thị Trúc Mai, TS. Hoàng Kim, TS. Hoàng Long Báo cáo Phú Yên 28 12 2021 Hội nghị “Giới thiệu về các công nghệ trong sản xuất Nông Lâm Thủy sản”, tài liệu hội nghị và bài tham luận tại Phú Yên 31 12 2021 “Hội nghị Tổng kết hoạt động khoa học và công nghệ giai đoạn 2016- 2020, định hướng phát triển ứng dụng KHCN & ĐMST giai đoạn 2021-2025” UBND Tỉnh Phú Yên,
SẮN VIỆT NAM NGÀY NAY Vietnamese cassava today Hoàng Kim, Nguyễn Thị Trúc Mai, Hoàng Long see morehttps://hoangkimlong.wordpress.com/2022/02/23/vietnamese-cassava-today/ and #cnm365 #cltvn 23 tháng 2 Sắn Việt Nam ngày nay là một ngành hàng xuất khẩu và chế biến nội địa đầy triển vọng, với diện tích hơn nửa triệu ha và giá trị xuất khẩu hơn một tỷ đô la Mỹ mỗi năm. Sắn Việt Nam ngày nay đạt lợi thế cạnh tranh cao tại nhiều địa phương, thích hợp nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa theo hướng hiện đại có năng suất, chất lượng, hiệu quả, bền vững, thuộc nhóm dẫn đầu trong khu vực và trên thế giới Cách mạng sắn Việt Nam https://youtu.be/81aJ5-cGp28, với sự tham gia của hàng triệu nông dân trồng sắn, đã thực sự đạt được sự chuyển đổi to lớn cây sắn và ngành hàng sắn về năng suất, sản lượng, giá trị sử dụng, hiệu quả kinh tế, thu nhập thực tế, sinh kế, việc làm và bội thu giá trị lao động sống ngành sắn cho hàng triệu người dân trên toàn quốc.Sắn Việt Nam ngày nay đang tiếp tục cuộc trường chinh mới “Bảo tồn và phát triển sắn bền vững ở Việt Nam” . VNCP CIAT là câu chuyện thành công, với sự hoạt động hiệu quả, thiết thực, hợp tác tốt của Chương trình sắn Việt Nam (VNCP – Vietnam Cassava Program) suốt trên một phần tư thế kỷ và sự hổ trợ nguồn gen giống sắn tốt với các giải pháp kỹ thuật tốt của CIAT. Chọn giống sắn và hệ thống nhân giống sắn Việt Nam ngày nay tiếp tục khẳng định các giống sắn thương mại chủ lực KM419, KM94 và các giống sắn phổ biến KM440, KM140, KM98-1, KM98-5, STB1 trong khi chờ đợi các giống sắn mới triển vọng KM568 TMEB419 … được khảo nghiệm và nhân giống.
#quantv#dangvanquan#CLTVN Giống sắn KM440 Tây Ninh (Cassava variety KM440 Tay Ninh), https://youtu.be/9mZHm08MskE, nông dân thường gọi là “mì tai trắng”, để phân biệt với Giống sắn chủ lực KM419 (Cassava popular variety KM419), nông dân thường gọi là “mì tai đỏ”, và Giống sắn KM94 (Cassava variety KM94), nông dân thường gọi là “mì KUC đọt tím” là giống sắn MKUC28-77-3 = KU50= KM94 được khảo nghiệm sản xuất rộng rải tại Tây Ninh năm 1994 và Bộ Nông nghiệp PTNT Việt Nam công nhận giống tiến bộ kỹ thuật đặc cách năm 1995 xem thêm https://kimyoutube.blogspot.com/2021/12/giong-san-km440-tay-ninh.html
Hoàng Kim tham dự hội nghị Phú Yên 31 12 2021 theo giấy mời của Chủ tịch UBND Tỉnh Phú Yên. Chúng tôi lưu trích đoạn lúa sắn thuộc lĩnh vực kỹ thuật công nghệ trong phim của Đài Phát thanh và Truyền hình Phú Yên với Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp thực hiện tháng 12 năm 2021 . Phim chiếu tại Hội nghị Tổng kết Hoạt động Khoa học Công nghệ giai đoạn 2016-2020, Định hướng Phát triển Ứng dụng KHCN & ĐMST giai đoạn 2021-2025.
Trong khi đang họp, tôi nhớ lại ký ức không quên tin nhắn “Dân vùng sắn chạy lũ” ngày 14 11 năm 2021 https://youtu.be/6nbaafj1clM; với giống sắn KM397
CHỌN GIỐNG SẮN VIỆT NAM TỔNG QUAN 1975-2021 Vietnamese Cassava breeding highlight 1975-2021 Bảo tồn và phát triển sắn thích hợp, bền vững Hoàng Kim, Nguyễn Thị Trúc Mai, Hoàng Long
Chọn giống sắn Việt Nam tổng quan 1975-2021. Tiến bộ di truyền của nguồn gen giống sắn Việt Nam đúc kết thông tin hệ thống từ các tài liệu khoa học được công bố chính thức, có các quyết định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận các giống sắn chủ lực và thương mại, phổ biến được lưu hành tổng hợp tại hình 1. Các giống sắn triển vọng tạo thành trong nước, và các giống sắn nhập nội (cần nhận diện đúng giống gốc theo hồ sơ giống nhập nội/ tạo thành, kết quả khảo nghiệm DUS, VCU, có báo cáo đặc điểm nông sinh học của giống)
Nguồn gốc và đặc điểm của hai giống sắn chủ lực KM419, KM94 và bốn giống sắn có diện tích trồng phổ biến rộng tại Việt Nam KM140, KM98-5, KM98-1, SM937-26 như sau:
Giống sắn chủ lực KM419 Ở Việt Nam, chúng tôi khuyên nông dân nên trồng các loại giống sạch bệnh của giống sắn chủ lực KM419, và các giống sắn phổ biến KM440, KM94, KM140, KM98-5, KM98-1; cần thử nghiệm sản xuất diện rộng đánh giá năng suất tinh bột và khả năng kháng bệnh khảm lá (CMD), bệnh chổi rồng (CMBD) đối với các giống sắn KM568, KM535, KM440, STB1, HN3, HN5, HLS12 để bảo tồn và phát triển sắn thích hợp. bền vững: xem thêmhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/chon-giong-san-khang-cmd/;#hoangkimlong#CLTVN
Phú Yên nôi lúa sắnhttps://youtu.be/CKdEr4aS2NA là lời biết ơn chân thành bởi Hoàng Kim và đs. 2021. Hoàng Kim tham dự hội nghị theo giấy mời của UBND Tỉnh Phú Yên. Chúng tôi lưu trích đoạn lúa sắn thuộc lĩnh vực kỹ thuật công nghệ trong phim của Đài Phát thanh và Truyền hình Phú Yên với Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp thực hiện tháng 12 năm 2021. Phim chiếu tại Hội nghị tổng kết hoạt động khoa học công nghệ giai đoạn 2016-2020, định hướng phát triển ứng dụng KHCN & ĐMST giai đoạn 2021-2025 https://youtu.be/CKdEr4aS2NA
Nguyễn Thị Trúc Mai “Với mong muốn góp phần phát triển cây sắn bền vững, bảo vệ kết quả sản xuất người trồng sắn, hiện nay Trúc Mai đang thực hiện chuyển giao số lượng lớn giống sắn KM419 (còn gọi là Siêu bột, Cút lùn, Tai đỏ) và KM94 và hỗ trợ kỹ thuật MIỄN PHÍ. Quy cách giống: 20 cây/bó; độ dài tối thiểu 1,2m/cây, cây giống khỏe, HOÀN TOÀN SẠCH BỆNH (có thể giữ lá cây giống để kiểm tra bệnh khảm + các loại sâu bệnh khác). Địa điểm nhận giống: huyện Đồng Xuân, Phú Yên. Liên hệ Ts sắn TRÚC MAI: 0979872618. Đừng ngại thời tiết và giới tính .Giống sắn KM419 cây thấp gọn, dễ trồng dày, thân xanh thẳng, nhặt mắt, không phân cành, lá già xanh đậm, đọt non màu xanh, cọng xanh tím, số củ 8-12, củ to và đồng đều, dạng củ đẹp, thịt củ màu trắng, chịu hạn tốt.” Thông tin ngày 18/11/2021https://www.facebook.com/TrucMa…/posts/5134183749930863…tích hợp tại #hoangkimlong,#CLTVN ; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cltvn/
Giống sắn KM419nguồn gốc chọn tạo Giống sắn KM 419 được chọn tạo từ tổ hợp lai BKA900 x KM 98-5. Giống do Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Yên, Trường Đại học Nông Lâm Huế tuyển chọn và giới thiệu (Hoàng Kim, Trần Ngọc Ngoạn, Nguyễn Thị Trúc Mai, Võ Văn Quang, Nguyễn Bạch Mai, Nguyễn Thị Lệ Dung, Nguyễn Phương, Hoàng Long, Nguyễn Minh Cường, Đào Trọng Tuấn, Trần Công Khanh, Nguyễn Minh Hiếu, Nguyễn Văn Bộ, Nguyễn Thị Cách, Nguyễn Trọng Hiển, Lê Huy Ham, H. Ceballos and M. Ishitani. (2016), Giống được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận sản xuất thử tại Quyết định số 85 / QĐ-BNN-TT Hà Nội ngày 13 tháng 1 năm 2016 cho vùng sinh thái Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ).
Quá trình chọn tạo và khảo nghiệm giống: KM419 là con lai ưu tú của tổ hợp lai KM98-5 x BKA900 ban đầu do Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh tuyển chọn và giới thiệu Giống KM419 đã được tỉnh Tây Ninh tổ chức trồng rộng rãi từ năm 2009 (Hoàng Kim, Cao Xuân Tai, Nguyễn Phương, Trần Công Khanh, Hoàng Long. 2009. “Tuyển chọn các dòng sắn lai đơn bội kép nhập nội từ CIAT”. Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, Báo cáo tổng kết Đề tài cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo, Mã số đề tài: B2007-12-45; Thời gian thực hiện 1/2007-12/2008. Nghiệm thu đề tài tháng 10/2009). Giống mẹ KM98-5 là giống sắn tốt đã được tỉnh Đồng Nai và Tây Ninh cho phép mở rộng sản xuất năm 2002, 2005 và Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 2009 (Trần Công Khanh, Hoàng Kim và ctv, 2002, 2005, 2007, 2009 ). Giống bố BKA900 là giống sắn ưu tú nhập nội từ Braxil có ưu điểm năng suất củ tươi rất cao nhưng chất lượng cây giống không thật tốt, khó giữ giống cho vụ sau. Giống sắn lai KM419 do kết hợp được nhiều đặc tính tốt của cha mẹ, dẫn đầu năng suất hầu hết các thí nghiệm (Hoang Kim, Nguyen Van Bo Nguyen Phuong, Hoang Long, Tran Cong Khanh, Nguyen Van Hien, Hernan Ceballos, Rod Leproy, Keith Fahrney, Reinhardt Howeler and Tin Maung Aye 2011. Current situation of cassava in Vietnam and the breeding of improved cultivars. In A New Future for Cassava in Asia: Its Use as Food, Feed, and Fuel to Benefit the Poor, 8th Asian Cassava Research Workshop October 20 – 24, 2008 in Vientiane, Lao PDR)
+ Thân xanh xám thẳng, ngọn xanh cọng đỏ, lá xanh đậm, không phân nhánh. + Năng suất củ tươi: 34,9 – 54,9 tấn/ha. + Tỷ lệ chất khô: 35,1- 39.0%. + Hàm lượng tinh bột: 27,8 – 30,7%. + Năng suất tinh bột: 10,1-15,8 tấn/ ha + Chỉ số thu hoạch: 62 %. + Thời gian thu hoạch: 7-10 tháng. + Nhiễm trung bình bệnh chồi rồng và bệnh khảm lá virus CMD + Cây cao vừa, nhặt mắt, tán gọn, thích hợp trồng mật độ dày 12,500- 14.000 gốc/ ha .
Giống sắn KM419 đã phát triển rộng rãi tại Tây Ninh, Đồng Nai, Đắk Lắk, Phú Yên,…được nông dân các địa phương ưa chuộng với tên gọi sắn giống cao sản siêu bột Nông Lâm. Đặc biệt tại tỉnh Phú Yên giống sắn KM419 được trồng trên 85% tổng diện tích sắn của toàn tỉnh mang lại bội thu năng suất và hiệu quả cao về kinh tế xã hội. Tại Tây Ninh, năm 2019 diện tích sắn bị nhiễm bệnh CMD tuy vẫn còn cao nhưng mức độ hại giảm mạnh, lý do vì KM419 và KM94 là giống chủ lực chiếm trên 76% diện tích mỗi vụ của toàn tỉnh (KM419 chiếm 45% ở vụ Đông Xuân và 54,2% ở vụ Hè Thu; KM94 chiếm 31% ở vụ Đông Xuân và 21,6% ở vụ Hè Thu). Tại Đăk Lắk, năm 2019 diện tích sắn KM419 chiếm trên 70% diện tích mỗi vụ của toàn tỉnh.
Sự bùng nổ về năng suất sản lượng và hiệu quả kinh tế sắn đã trùng hợp với sự xuất hiện, lây lan của các bệnh hại bệnh sắn nghiêm trọng. Đặc biệt bệnh khảm lá CMD do virus gây hại (Sri Lanka Cassava Mosaic Virus) lây lan rất nhanh và gây hại khủng hoảng các vùng trồng sắn. Tại Việt Nam, bệnh này được phát hiện vào tháng 5/2017 trên giống sắn HLS11, đến tháng 7/ 2019 bệnh đã gây hại các vùng trồng sắn của 15 tỉnh, thành phố, trên hầu hết các giống sắn hiện có ở Việt Nam. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Cục BVTV đã có văn bản 1068 ngày 9/5/2019 xác định “Việc hướng dẫn nông dân mua giống KM419 sạch bệnh là giải pháp an toàn, kinh tế nhất hiện nay” .
Nguồn gốc: KM440 là giống sắn KM94 chiếu xạ hạt giống KM94 bằng tia Gamma nguồn Co 60, thực hiện trên 24.000 hạt sắn KM94 đã qua tuyển chọn đơn bội kép do nhóm nghiên cứu sắn Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hố Chí Minh (NLU) chủ trì chọn tạo giống (Hoàng Kim, Lương Thu Trà, Bùi Trang Việt, và ctv 2004. Ứng dụng đột biến lý học và nuôi cấy mô để tạo giống khoai mì có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất củ tươi và hàm lượng tinh bột cao, phù hợp với việc né lũ của tỉnh An Giang. Uỷ ban Nhân dân Tỉnh An Giang, Sở Khoa học Công nghệ An Giang, Long Xuyên, An Giang, tháng 5/2004) sau đó tiếp tục cải tiến giống bằng phương pháp tạo dòng đơn bội kép (Hoàng Kim và ctv 2009)
Đặc điểm giống: KM440 thân xanh, thẳng, nhặt mắt, không phân cành, lá già xanh đậm, đọt non màu xanh tím, củ đồng đều, dạng củ đẹp, thịt củ màu trắng, ít nhiễm sâu bệnh, năng suất củ tươi 40,5 đến 53,1 tấn/ha. Hàm lượng bột đạt từ 27,0 -28,9%,. giống ngắn ngày, thời gian giữ bột sớm hơn KM94. (Nguyễn Thị Lệ Dung 2011, Luận văn thạc sĩ NLU; Đào Trọng Tuấn 2013 Luận văn thạc sĩ NLU; Trần Ngọc Ngoạn, Nguyễn Trọng Hiển, Nguyễn Thị Cách, Hoàng Kim 2013; Nguyễn Minh Cường 2014, Luận văn thạc sĩ NLU; Nguyễn Thị Trúc Mai 2017 Luận án tiến sĩ Đại học Huế; Nguyễn Bạch Mai 2018 Luận án tiến sĩ Đại học Tây Nguyên)
Tại Tây Ninh ngày nay, giống sắn chủ lực KM419 (tai đỏ), nông dân trồng lẫn với giống KM 440 (tai trắng), và các giống phổ biến KM140, KM98-5 (tai xanh), KM98-1. Giống sắn KM94 là giống sắn ngọn tím, cây cao cong khó trồng dày và dễ nhiễm bệnh chồi rồng
Chọn giống sắn Việt Nam ngày nay giải pháp hiệu quả là sử dụng giống sắn KM419 năng suất tinh bột cao, sạch bệnh tiếp tục lai tạo với các giống sắn kháng bệnh CMD đã có. Chọn giống sắn Việt Nam tổng quan 1975 – 2021(hình 1) Sự cải tiến, nâng cấp giống sắn chủ lực KM419, là giống sắn tốt nhất hiện nay, đang đồng hành nổ lực đi tới Hoàng Kim, Trúc Mai, Hoang Long, BM Nguyễn, Hung Nguyenviet, Nguyen Van Nam, Nhan Pham, Jonathan Newby; …
Giống sắn HLS11 rất nhiễm bệnh virus khảm lá, vỏ củ màu nâu đỏ như màu vỏ củ KM94,cây giống HLS11 cao hơn hẳn so với cây giống KM419, KM440 tán gọn, cây cao vừa phải,.
Giống sắn KM419 bìa trái thấp cây, tán gọn, cọng đỏ, chống chịu trung bình với bệnh CMD và các dòng sắn lai ít bệnh CMD và CWBD, so với HLS 11 giữa, cao cây, cọng xanh, nhiễm nặng bệnh CMD
Giống sắn chủ lực KM419 kháng trung bình (cấp 2-3) bệnh CMD, so với HLS11 nhiễm nặng (cấp 5).
GIỐNG SẮN KM 94
Tên gốc KU50 (hoặc Kasetsart 50) được nhập nội từ CIAT/Thái Lan trong bộ giống khảo nghiệm Liên Á năm 1990. Giống do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nhập nội, tuyển chọn và giới thiệu (Trần Ngọc Quyền, Hoàng Kim, Võ Văn Tuấn, Kazuo Kawano 1995, Trịnh Phương Loan, Trần Ngọc Ngoạn và ctv. 1995). Giống được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống quốc gia năm 1995 trên toàn quốc tại Quyết định số 97/NN-QLCN/QĐ ngày 25/11/1995. Giống sắn KM94 là giống sắn chủ lực của Việt Nam có diện tích thu hoạch năm 2008 chiếm 75, 54% (Hoang Kim Nguyen Van Bo et al. 2010), năm 2016 chiếm 31,8 % và năm 2020 chiếm khoảng 38% tổng diện tích sắn toàn Việt Nam
Giống KM94 có đặc điểm:
+ Thân xanh xám, ngọn tím, không phân nhánh. + Năng suất củ tươi: 33,0 tấn/ha. + Tỷ lệ chất khô: 35,1- 39.0%. + Hàm lượng tinh bột: 28,7%. + Năng suất tinh bột: 7,6-9,5 tấn/ ha + Chỉ số thu hoạch: 58 %. + Thời gian thu hoạch: 9-11 tháng. + Nhiễm trung bình bệnh chồi rồng, bệnh khảm lá sắn CMD và bệnh cháy lá + Cây cao, cong ở phần gốc, thích hợp trồng mật độ 10.000-11 000 gốc/ ha .
GIỐNG SẮN KM 140 Nguồn gốc: Giống sắn KM140 là con lai của tổ hợp KM 98-1 x KM 36 do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam tuyển chọn và giới thiệu (Trần Công Khanh, Hoàng Kim, Võ Văn Tuấn, Nguyễn Hữu Hỷ, Phạm Văn Biên, Đào Huy Chiên, Reinhardt Howeler và Hernan Ceballos 2007, 2009). Giống đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống quốc gia năm 2009 trên toàn quốc và đoạt giải Nhất Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc VIFOTEC năm 2010. Giống KM140 được trồng nhiều tại các tỉnh phía Nam với diện tích thu hoạch năm 2008 trên 30.000 ha, Năm 2012 ước trồng trên 150.000 ha.
Đặc điểm giống: + Thân xanh, thẳng, ngọn xanh, cây cao vừa phải, không phân nhánh. + Năng suất củ tươi: 33,4 – 35,0 tấn/ha. + Tỷ lệ chất khô: 34,8 – 40,2%. + Hàm lượng tinh bột: 26,1- 28,7%. + Năng suất bột : 9,5 -10,0 tấn/ha + Chỉ số thu hoạch: 58 -65 %. + Thời gian thu hoạch: 8-10 tháng. + Nhiễm nhẹ bệnh cháy lá. + Thời gian giữ bột ngắn hơn KM94
GIỐNG SẮN KM98-5
Nguồn gốc: Giống sắn KM98-5 là con lai của tổ hợp KM 98-1 x Rayong 90 do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam tuyển chọn và giới thiệu (Trần Công Khanh, Hoàng Kim, Võ Văn Tuấn, Nguyễn Hữu Hỷ, Phạm Văn Biên, Đào Huy Chiên, Reinhardt Howeler và Hernan Ceballos 2006, 2009). Giống được UBND tỉnh Tây Ninh và UBND tỉnh Đồng Nai công nhận kết quả đề tài ứng dụng KHKT cấp Tỉnh năm 2006. Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống năm 2009 cho các vùng Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên Giống KM98-5 được trồng nhiều tại các tỉnh phía Nam với diện tích thu hoạch năm 2008 trên 25.000 ha, năm 2012 ước trồng trên 100.000 ha, ngày nay vẫn còn là giống phổ biến..
Đặc điểm giống: + Thân xanh, hơi cong ở gốc, ngọn xanh, ít phân nhánh. + Giống sắn KM98-5 có cây cao hơn và dạng lá dài hơn so với KM419 + Năng suất củ tươi: 34,5 tấn/ha. + Tỷ lệ chất khô: 39,2%. + Hàm lượng tinh bột: 28,5%. + Năng suất bột : 9,8 tấn/ha + Chỉ số thu hoạch: 63 %. + Thời gian thu hoạch: 8-10 tháng. + Thời gian giữ bột tương đương KM94 + Nhiễm nhẹ bệnh cháy lá. Giống sắn KM98-1
Nguồn gốc: KM98-1 là con lai Rayong 1x Rayong 5 (= Rayong 72) do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam tuyển chọn và giới thiệu (Hoàng Kim, Võ Văn Tuấn, Trần Công Khanh, 1999). Giống KM98-1 được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận năm 1999 cho các vùng Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên. Giống KM98-1 được trồng phổ biến tại các tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai, Nghệ An, Thừa Thiên Huế…. với diện tích thu hoạch năm 2008 trên 18.000 ha, hiện trồng trên 20.000 ha ở Việt Nam, Giống sắn KM98-1 nay (2021) vẫn còn là phổ biến ở Việt Nam, nhưng trước đó nguồn giống KM98-1 từ Việt Nam đã được mở rộng thành giống sắn chủ lực tại Lào, Campuchia và Myanmar .
Đặc điểm giống: + Thân xanh, tai lá rõ, lá xanh, cọng tím + Năng suất củ tươi: 32,5 – 40,0 tấn/ha. + Tỷ lệ chất khô: 35,8%. + Hàm lượng tinh bột: 27,2- 28,3 %. + Năng suất bột : 8,9 tấn/ha + Chỉ số thu hoạch: 66 %. + Thời gian thu hoạch: 8-10 tháng. + Nhiễm nhẹ bệnh cháy lá. + Bảo quản giống ngắn hơn KM94
KM98-1 = Rayong 1 x Rayong 5, lai tạo tại Việt Nam, cùng cha mẹ với là Rayong 72 của Thái Lan, cũng là giống sắn 81 ở Cămpuchia https://you
Hoang Kim, K. Kawano, Tran Hong Uy, Tran Ngoc Quyen, Vo Van Tuan and Tran Cong Khanh.1999. Result of selection KM98-1 cassava variety. Recognition document report of KM98-1 variety. Scientific Conference of Agriculture and Rural Development, held in Da Lat. July 29-31, 1999. 29 p.
The KM98-1 cassava variety is a Rayong 1x Rayong 5 hybrid Thai KU 72 in the picture above, but the selection of the parent variety, crossbreeding and line selection is entirely done in Vietnam) by the Institute of Science and Technology. Southern Agriculture techniques selected and introduced (Hoang Kim, Kazuo Kawano, Tran Hong Uy, Tran Ngoc Quyen, Vo Van Tuan, Tran Cong Khanh, 1999). The variety KM98-1 was recognized by the Ministry of Agriculture and Rural Development in 1999 for the Southeast, Central Coast and Central Highlands regions. Like KM98-1 is popularly grown in the provinces of Tay Ninh, Dong Nai, Nghe An, Thua Thien Hue…. with the harvested area in 2008 of over 18,000 hectares, in 2010 planted over 20,000 hectares. There is a popular variety now. The cassava variety KM98-1 released to Laos in the Vietnam-Laos cooperation program contributed very effectively to CIAT.
Hoang Kim, K. Kawano, Pham Van Bien, Tran Ngoc Ngoan, Tran Ngoc Quyen and Trinh Phuong Loan. 2001. Cassava breeding and varietal dissemination in Vietnam from 1975 to 2000. In: R.H. Howeler and S.L. Tan (Eds.). Cassava’s Potential in the 21st Century: Present Situation and Future Research and Development Needs. Proc. 6th Regional Workshop, held in Ho Chi Minh city, Vietnam. Feb. 21-25, 2000. pp. 147-160. http://danforthcenter.org/iltab/cassavanet
Hoang Kim, Pham Van Bien and R. Howeler 2003. Status of cassava in Vietnam: Implications for future research and development. In: A review of cassava in Asia with country case studies on Thailand and Viet Nam. FAO-IFAD-CIAT-CIRAD-IITA-NRI. Proc. Validation Forum on theGlobal Cassava Development Strategy, held in FAO, Rome, Italy. April 26-28, 2000. Vol/3.Rome, Italy. pp. 103-184 http://www.globalcassavastrategy.net
Hoang Kim, Tran Ngoc Quyen, Nguyen Thi Thuy, Vo Van Tuan, Tran Cong Khanh, Nguyen Thi Sam, Truong Van Ho, Nguyen Thanh Binh, Nguyen Dang Mai, Luong Thi Quyet, Hoang Thi Hien, K. Kawano, R. Howeler, P. Vanderzaag, E. Chujoy, Il Gin Mok, Zhang Dapheng and YehFang Ten. 2006a. Final Report, Breeding of Cassava and Sweet Potatoes Suitable for Agroecological Regions of South Vietnam (1981-2006). Institute of Agricultural Sciences for Southern Vietnam, Proc. 90th Establishment Anniversary (1925-2015).
Hoang Kim, Pham Van Bien, R. Howeler, H. Ceballos, Joel J. Wang, Tran Ngoc Ngoan, Tran Cong Khanh, Nguyen Huu Hy, Nguyen Thi Thuy, Tran Ngoc Quyen, Vo Van Tuan, Trinh Phuong Loan, Nguyen Trong Hien, Nguyen Thi Sam, Tran Thi Dung, Tran Van Minh, Dao Huy Chien,Nguyen Thi Cach, Nguyen Thi Bong, Nguyen Viet Hung, Le Van Luan, Ngo Vi Nghia, Tran Quang Phuoc and Nguyen Xuan Thuong. 2006b. Cassava Development Project Summary (2001-2005). In: Institute of Agricultural Sciences for Southern Vietnam, Proc. 90th Establishment Anniversary (1925-2015).
KM98-1 = Rayong 1 x Rayong 5, lai tạo tại Việt Nam, cùng cha mẹ với là Rayong 72 của Thái Lan, cũng là giống sắn 81 ở Cămpuchia https://youtu.be/bkExg8Jh_Ds
see more Cassava conservation and sustainable development in Vietnam In: Share book https://cgspace.cgiar.org/handle/10568/72642 Sustainable cassava production in Asia for multiple uses and for multiple markets: Proceedings of the ninth regional workshop held in Nanning, Guangxi, China PR, 27 Nov – 3 Dec 2011
Jonathan Newby đã phát trực tiếp. Quản trị viên · 16 giờ · Tuần tới, đánh giá giữa kỳ cho dự án “Thiết lập các giải pháp bền vững cho bệnh sắn ở Đông Nam Á Đại lục” sẽ được tiến hành. Giữ kết nối để nghe từ các nhóm nghiên cứu của chúng tôi về tiến trình được thực hiện https://www.facebook.com/jononewby/videos/2851801758451493
Thông tin mới về Hội thảo Sắn Châu Á 23 12 2022 cập nhật tại đây
Cập nhật tiến bộ mới
Jonathan Newby đã phát trực tiếp. Quản trị viên. Ngày 23 tháng 2 năm 2022 , đánh giá giữa kỳ cho dự án “Thiết lập các giải pháp bền vững cho bệnh sắn ở Đông Nam Á Đại lục” được tiến hành. Giữ kết nối để nghe từ các nhóm nghiên cứu của chúng tôi về tiến trình được thực hiện https://www.facebook.com/jononewby/videos/2851801758451493
Develop and evaluate technically feasible and economically sustainable cassava seed system models
Develop and evaluate technically feasible and economically sustainable cassava seed system models for the rapid dissemination of new varieties and clean planting material to smallholder farmers in different production systems and value chains
Giống sắn HLS11nhiễm nặng bệnh CMD ở mức 5 Photo by Jonathan Newby FB 21 10 2020 confirm by (Nhan Pham) Phạm Thị Nhạn
CẢNH BÁO: Giống sắn HLS11nhiễm nặng bệnh CMD ở mức 5, cao hơn so với giống KM419, KM140 và giống sắn KM98-5 đạt mức 2-3 nhiễm nhẹ CMD đến trung bình, do đã có gen kháng CMD của giống sắn C39, được tích hợp trong sơ đồ tuyển chọn phả hệ giống sắn Việt Nam, Hiện nay chúng tôi đang tiếp tục chọn giống sắn kháng CMD theo hướng này. Xem thêm KM568, Chọn giống sắn kháng CMD; Chọn giống sắn Việt Nam
Chúc mừng tiến bộ mới đề tài qua thông tin này.Thật tuyệt vời nguồn gen kháng bệnh CMD.
Hai câu hỏi đối với Jonathan Newby 1) Giống sắn HLS 11 nhiễm nặng bệnh CMD (giữa) so sánh với giống sắn kháng bệnh CMD ( ở bên cạnh giống HLS11) của hình trên là giống sắn gì? có nguồn gốc di truyền như thế nào đối với giống sắn “KM419 siêu bột cọng đỏ”, tác giả giống, năm và nơi phóng thích giống? 2) Giống sắn này có điểm mới gì về đặc tính nông sinh học trong sự so sánh năng suất tinh bột, năng suất sắn lát khô so giống sắn thương mại chủ lực KM419 và KM94 hiện chiếm tỷ lệ trồng 42% và 31% diện tích sắn Việt Nam ?
Màu da vỏ ngoài củ sắn thương phẩm Thái Lan chủ yếu là màu nâu đỏ, có tương đồng với màu vỏ ngoài của củ giống HLS 11 của Việt Nam, cũng có màu nâu đỏ, xem hình trong bài “Thái Lan tìm cách chống sự giảm giá sắn ”
Màu sắc vỏ ngoài sắn Việt Nam và Campuchia, chủ yếu là màu xám trắng, xem hình trong bài “Sắn lên giá khi thu hoạch muộn” của tờ báo The Phnom Peng Post ngày 13 tháng 12 năm 2020. Đây là màu sắc đặc trưng của giống sắn chủ lực KM419 chiếm trên 50% diện tích trồng ở cả Việt Nam và Campuchia, kế tiếp là các giống KM98-5 và KM140 cũng rất phổ biến ở Campuchia. Xem thêm https://www.phnompenhpost.com/…/cassava-prices-delayed…
Hoang Kim, K. Kawano, Tran Hong Uy, Tran Ngoc Quyen, Vo Van Tuan and Tran Cong Khanh.1999. Result of selection KM98-1 cassava variety. Recognition document report of KM98-1 variety. Scientific Conference of Agriculture and Rural Development, held in Da Lat. July 29-31, 1999. 29 p.
The KM98-1 cassava variety is a Rayong 1x Rayong 5 hybrid Thai KU 72 in the picture above, but the selection of the parent variety, crossbreeding and line selection is entirely done in Vietnam) by the Institute of Science and Technology. Southern Agriculture techniques selected and introduced (Hoang Kim, Kazuo Kawano, Tran Hong Uy, Tran Ngoc Quyen, Vo Van Tuan, Tran Cong Khanh, 1999). The variety KM98-1 was recognized by the Ministry of Agriculture and Rural Development in 1999 for the Southeast, Central Coast and Central Highlands regions. Like KM98-1 is popularly grown in the provinces of Tay Ninh, Dong Nai, Nghe An, Thua Thien Hue…. with the harvested area in 2008 of over 18,000 hectares, in 2010 planted over 20,000 hectares. There is a popular variety now. The cassava variety KM98-1 released to Laos in the Vietnam-Laos cooperation program contributed very effectively to CIAT.
Hoang Kim, K. Kawano, Pham Van Bien, Tran Ngoc Ngoan, Tran Ngoc Quyen and Trinh Phuong Loan. 2001. Cassava breeding and varietal dissemination in Vietnam from 1975 to 2000. In: R.H. Howeler and S.L. Tan (Eds.). Cassava’s Potential in the 21st Century: Present Situation and Future Research and Development Needs. Proc. 6th Regional Workshop, held in Ho Chi Minh city, Vietnam. Feb. 21-25, 2000. pp. 147-160. http://danforthcenter.org/iltab/cassavanet
Hoang Kim, Pham Van Bien and R. Howeler 2003. Status of cassava in Vietnam: Implications for future research and development. In: A review of cassava in Asia with country case studies on Thailand and Viet Nam. FAO-IFAD-CIAT-CIRAD-IITA-NRI. Proc. Validation Forum on theGlobal Cassava Development Strategy, held in FAO, Rome, Italy. April 26-28, 2000. Vol/3.Rome, Italy. pp. 103-184 http://www.globalcassavastrategy.net
Hoang Kim, Tran Ngoc Quyen, Nguyen Thi Thuy, Vo Van Tuan, Tran Cong Khanh, Nguyen Thi Sam, Truong Van Ho, Nguyen Thanh Binh, Nguyen Dang Mai, Luong Thi Quyet, Hoang Thi Hien, K. Kawano, R. Howeler, P. Vanderzaag, E. Chujoy, Il Gin Mok, Zhang Dapheng and YehFang Ten. 2006a. Final Report, Breeding of Cassava and Sweet Potatoes Suitable for Agroecological Regions of South Vietnam (1981-2006). Institute of Agricultural Sciences for Southern Vietnam, Proc. 90th Establishment Anniversary (1925-2015).
Hoang Kim, Pham Van Bien, R. Howeler, H. Ceballos, Joel J. Wang, Tran Ngoc Ngoan, Tran Cong Khanh, Nguyen Huu Hy, Nguyen Thi Thuy, Tran Ngoc Quyen, Vo Van Tuan, Trinh Phuong Loan, Nguyen Trong Hien, Nguyen Thi Sam, Tran Thi Dung, Tran Van Minh, Dao Huy Chien,Nguyen Thi Cach, Nguyen Thi Bong, Nguyen Viet Hung, Le Van Luan, Ngo Vi Nghia, Tran Quang Phuoc and Nguyen Xuan Thuong. 2006b. Cassava Development Project Summary (2001-2005). In: Institute of Agricultural Sciences for Southern Vietnam, Proc. 90th Establishment Anniversary (1925-2015).
see more Cassava conservation and sustainable development in Vietnam In: Share book https://cgspace.cgiar.org/handle/10568/72642 Sustainable cassava production in Asia for multiple uses and for multiple markets: Proceedings of the ninth regional workshop held in Nanning, Guangxi, China PR, 27 Nov – 3 Dec 2011
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam đã đúc kết tốt 90 năm nông nghiệp miền Nam lịch sử phát triển (1925-2015) và đang trên đường tới ‘100 năm nông nghiệp Việt Nam’ (1925-2025). Công tác chuẩn bị cho ngày tổng kết và lễ hội quan trọng này này vào năm 2025 đang được chuẩn bị từ hiện nay.
90 năm Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, sự nhìn lại bản tóm tắt nông nghiệp 90 năm (1925-2015) thật khá thú vị: Tác giả Bùi Chí Bửu, Trần Thị Kim Nương, Nguyễn Hồng Vi, Nguyễn Đỗ Hoàng Việt, Nguyễn Hiếu Hạnh, Đinh Thị Lam, Trần Triệu Quân, Võ Minh Thư, Đỗ Thị Nhạn, Lê Thị Ngọc, Trần Duy Việt Cường, Nguyễn Đức Hoàng Lan, Trần Thị Kim Cúc, Nguyễn Thị Kim Thoa, Đinh Thị Hương, Trần Văn Tưởng, Phan Trung Hiếu, Hồ Thị Minh Hợp, Đào Huy Đức* (*Chủ biên chịu trách nhiệm tổng hợp).
“Khoa học nông nghiệp là một tổng thể của kiến thức thực nghiệm, lý thuyết và thực tế về nông nghiệp, nông dân, nông thôn do các nhà nghiên cứu phát triển với các phương pháp khoa học, trong đó đặc biệt là sự quan sát, giải thích, và dự báo những hiện tượng của nông nghiệp. Việt Nam là đất nước “dĩ nông vi bản”, do đó nông nghiệp của chúng ta gắn liền với lịch sử phát triển của đất nước. Viện đã không ngừng phát triển trong chặng đường lịch sử 90 năm. Viện đã cùng đồng hành với nông dân Việt Nam, người mà lịch sử Việt Nam phải tri ân sâu đậm. Chính họ là lực lựơng đông đảo đã làm cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân thành công; đồng thời đã đóng góp xuất sắc trong thời kỳ đổi mới, xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, với nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, tạo nên những đột phá liên tục làm tiền đề cho công nghiệp và dịch vụ phát triển như ngày nay. Sự kiện 02 triệu người chết đói năm 1945 luôn nhắc người Việt Nam rằng, không có độc lập dân tộc, không có khoa học công nghệ, sẽ không có ổn định lương thực cho dù ruộng đất phì nhiêu của Đồng bằng Sông Cửu Long có tiềm năng vô cùng to lớn.
Lịch sử của Viện cũng là lịch sử của quan hệ hợp tác mật thiết với các tổ chức nông dân, với lãnh đạo địa phương, với các Viện nghiên cứu trực thuộc VAAS và các Trường, Viện khác, với các tổ chức quốc tế. Khoa học nông nghiệp không thể đứng riêng một mình. Khoa học nông nghiệp phải xem xét cẩn thận các yếu tố kinh tế, môi trường, chính trị; trong đó có thị trường, năng lượng sinh học, thương mại hóa toàn cầu. Đặc biệt, nông nghiệp phải nhấn mạnh đến chất lượng nông sản và an toàn lương thực, thực phẩm, khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Lịch sử đang đặt ra cho Viện những thách thức mới trong điều kiện Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng, hàng rào thuế quan được dỡ bỏ, thay vào đó là rào cản kỹ thuật đối với nông sản trên thương trường quốc tế. Thách thức do bùng nổ dân số, thiếu đất nông nghiệp, thiếu tài nguyên nước ngọt, biến đổi khí hậu với diễn biến thời tiết cực đoan, thu nhập nông dân còn thấp là những nhiệm vụ vô cùng khó khăn, nhưng rất vinh quang của Viện, đang mong đợi sự năng động và thông minh của thế hệ trẻ.”
Lịch sử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam được chia là hai phân kỳ : Từ ngày thành lập Viện 1925 đến năm 1975, và từ năm 1975 đến năm 2018.
Từ năm 1975 đến nay, IAS đường tới trăm năm, Viện trãi qua 5 đời Viện trưởng GS Trần Thế Thông, GS Phạm Văn Biên, GS Bùi Chí Bửu, TS Ngô Quang Vinh và TS Trần Thanh Hùng. Hoàng Kim , bên lề chính sử, lưu lại một số bức ảnh tư liệu kỷ niệm một thời mà mình biết rõ, với những sự kiện chính không thể nào quên.
Viện IAS từ năm 1975 đến năm 2015 là một Viện nông nghiệp lớn đa ngành, duy nhất trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam. Đó là tầm nhìn phù hợp điều kiện thực tế thời đó. Viện có một đội ngũ cán bộ khoa học nông nghiệp hùng hậu, có trình độ chuyên môn cao, thế hệ đầu tiên của giai đoạn hai mươi lăm năm đầu tiên sau ngày Việt Nam thống nhất (1975 – 2000) gồm các chuyên gia như: Giáo sư Trần Thế Thông, Giáo sư Vũ Công Hậu, Giáo sư Lê Văn Căn, Giáo sư Mai Văn Quyền, Giáo sư Trương Công Tín, Giáo sư Dương Hồng Hiên, Giáo sư Phạm Văn Biên, … là những đầu đàn trong khoa học nông nghiệp.
Viện có sự cộng tác của nhiều chuyên gia lỗi lạc quốc tế đã đến làm việc ở Viện như: GSTS. Norman Bourlaug (CIMMYT), GS.TS. Kazuo Kawano, TS. Reinhardt Howeler, GS.TS. Hernan Ceballos, TS. Rod Lefroy, (CIAT), GS.TS. Peter Vanderzaag, TS. Enrique Chujoy, TS. Il Gin Mok, TS. Zhang Dapheng (CIP), GS.TS. Wiliam Dar, TS. Gowda (ICRISAT), GSTS. V. R. Carangal (IRRI), TS. Magdalena Buresova , GSTS. Pavel Popisil (Tiệp), VIR, AVRDC, …
Thật đáng tự hào về một khối trí tuệ lớn những cánh chim đầu đàn nêu trên. Chúng ta còn nợ những chuyên khảo sâu các đúc kết trầm tích lịch sử, văn hóa, sinh học của vùng đất này để đáp ứng tốt hơn cho các vấn đề nông dân, nông nghiệp, nông thôn, đời sống và an sinh xã hội. để vận dụng soi tỏ “Niên biểu lịch sử Việt Nam“, ” 500 năm Nông nghiệp Việt Nam”, “90 năm Nông nghiệp miền Nam” “Trăm năm nông nghiệp Việt Nam (1925-2025)” nhằm tìm thấy trong góc khuất lịch sử dòng chủ lưu tiến hóa của nông nghiệp, giáo dục, văn hóa Việt Nam.
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam (IAS) từ cuối năm 2015 đến đầu năm 2025 đang chuyển đổi mạnh mẽ trong xu thế hội nhập và phát triển. Viện cấu trúc hài hòa các Bộ môn Bảo vệ Thực vật; Công nghệ Sinh học; Chọn tạo giống cây trồng; Nông học; Cây Công Nghiệp. Viện IAS vừa xử lý tốt các vấn đền đề vùng miền vừa đáp ứng tốt những đề tài trọng điểm quốc gia theo chuỗi giá trị hàng hóa chuyên cây, chuyên con và tổng hợp quốc gia mà Viện có thế mạnh như Điều, Sắn, Cây Lương thực Rau Hoa Quả, Nông nghiệp hữu cơ, Nông nghiệp đô thị, Đào tạo và huấn luyện nguồn lực, xây dựng phòng hợp tác nghiên cứu chung và trao đổi chuyên gia quốc tế … trong cấu thành chỉnh thể Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.
DARWIN THÍCH NGHI ĐỂ TỒN TẠI
Đôi mắt Darwin soi thấu nguồn gốc các loài. Thăm ngôi nhà cũ của Darwin, tìm đến tư duy mạch lạc của một trí tuệ lớn “Darwin thích nghi để tồn tại” để vận dụng soi tỏ “Niên biểu lịch sử Việt Nam“, ” 500 năm Nông nghiệp Việt Nam”, “90 năm Nông nghiệp miền Nam” “IAS đường tới trăm năm” (1925 -2025); nhằm tìm trong sự rối loạn và góc khuất lịch sử dòng chủ lưu tiến hóa, chấn hưng văn hóa, giáo dục và nông nghiệp Việt.
Thăm ngôi nhà cũ Darwin
Down House là ngôi nhà cũ của nhà tự nhiên học người Anh Charles Darwin (12 tháng 2, 1809 – 9 tháng 4, 1882) và gia đình ông. Nơi đây Darwin đã làm việc về thuyết tiến hóa bởi chọn lọc tự nhiên và nhiều thí nghiệm khác. “Nguồn gốc các loài” của Charles Darwin xuất bản lần đầu tiên ngày 24 tháng 11 năm 1859 là ấn phẩm khoa học tiêu biểu và là tác phẩm nòng cốt của ngành sinh học tiến hóa, chứng minh rằng mọi loài đều tiến hóa theo thời gian từ những tổ tiên chung qua quá trình chọn lọc tự nhiên. Hiện nay học thuyết tiến hóa của Darwin đang được tôn vinh và phê phán dữ dội. Vượt qua mọi khen chê của nhân loại và thời đại biến đổi, triết lý của Charles Darwin thật sâu sắc. “Mọi loài đều tiến hóa theo thời gian từ những tổ tiên chung qua quá trình chọn lọc tự nhiên“, “thích nghi để tồn tại” bài học tình yêu cuộc sống đắt giá của tự nhiên, chính mỗi người, cộng đồng dân tộc và nhân loại.
Thích nghi để tồn tại
“Kẻ sống sót không phải là kẻ mạnh nhất hay thông minh nhất, mà là kẻ thích nghi tốt nhất” Charles Darwin đã nói vậy: “It is not the strongest of the species that survives, nor the most intelligent that survives. It is the one that is most adaptable to change” Bảo tồn và phát triển bền vững, thích nghi để tồn tại là câu chuyện lớn của mỗi người và nhân loại, là lời nhắc của quá khứ hiện tại và tương lai cho nhân loại và chính cộng đồng người dân Việt Nam để không bao giờ được phép quên lãng. Thích nghi để tồn tại mới là người THẮNG sau cùng. Cân bằng hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường, tiến bộ và công bằng an sinh xã hội, giữ vững độc lập thống nhất chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia là những vấn đề trọng yếu trong chính sách kinh tế xã hội tự nhiên và an sinh..
VIỆN IAS TRONG LÒNG TÔI Một số hình ảnh lư liệu cá nhân
GS Trần Thế Thông nay đã qua tuổi 93, trò chuyện về Viện
GS Trần Thế Thông, GS Vũ Công Hậu làm việc cùng chuyên gia Viện Vavilop Liên Xô.
GS.Vũ Công Hậu và chuyên gia Liên Xô chương trình thu thập bảo tồn tài nguyên cây trồng.
Mô hình trồng xen lạc, đậu xanh, đậu nành, đậu rồng với ngô lai, sắn có hiệu quả cao ở vùng Đông Nam Bộ và Duyên hải miền Trung. TS. Hoàng Kim đang báo cáo kết quả nghiên cứu và phát triển mô hình trồng xen ngô đậu với bộ trưởng Nguyễn Ngọc Trìu.
GS Mai Văn Quyền hướng dẫn chuyên gia IRRI và chuyên gia Viện Lúa ĐBSCL thăm mô hình trồng xen ngô đậu trong hệ thống cây trồng vùng Đông Nam Bộ.
Những người bạn Sắn Việt Nam với Những người bạn lớn của nông dân trồng sắn châu Á
Viện trưởng GS. Phạm Văn Biên với chuyên gia CIAT và các lãnh đạo Mạng lưới Sắn châu Á, châu Mỹ La tinh tại Hội thảo Sắn châu Á tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh năm 2000
Viện trưởng GS. Phạm Văn Biên hướng dẫn Bộ trưởng Lê Huy Ngọ thăm các giống điều ghép PN1 và các giống điều mới chọn tạo tại Trung tâm Hưng Lộc, Đồng Nai
Viện Trưởng GS. Bùi Chí Bửu hướng dẫn Tổng Giám đốc CIAT thăm các giống sắn mới.
Quyền Viện Trưởng TS. Ngô Quang Vình cùng các chuyên gia CIAT đánh giá các giống sắn mới (KM419 bên phải và KM140 bên trái)
Viện trưởng TS. Trần Thanh Hùng (giữa) nhận hoa chúc mừng của các đồng nghiệp.
CHUNG SỨCTRÊN ĐƯỜNG XUÂN Hoàng Kim
1
Thầy bạn nhà nông mến dặm đường Tình yêu cuộc sống đức lưu hương Trình, Đào thanh thản nương thời vận Tô, Nguyễnthung dung nhẹ đoạn trường Lúa sắn ngô khoai yêu khoa học Mai lan cúc trúc thú văn chương Tâm bình minh triết thành công quả An vui trí sáng đức muôn phương.
2
Chung sức bao năm một chặng đường Cuộc đời nhìn lại phúc lưu hương Ngô khoai chẳng phụ dày công Viện Lúa sắn chuyên tâm mến nghĩa Trường Dạy học tinh hoa giàu trí tuệ Chuyển giao chuyên nghiệp khiếu văn chương Người chọn vãng sanh vui một cõi Ai theo cực lạc đức muôn phương
Tallinn là thủ đô Estonia, một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa quan trọng của Estonia nằm trên bờ biển Baltic. Tallinn với trung tâm Phố Cổ là Di sản thế giới UNESCO (1997) xem tiếpLúa sắn Việt Châu Phi
NGÀY MỚI NGỌC CHO ĐỜI Hoàng Kim
Một đóa mai vàng sinh nhật Một lời ấm áp tình thân Một Biển Hồ soi bóng nắng Một Giác Tâm xa mà gần.
Steve Jobs là con người huyền thoại của thế kỷ 21, một trong những người có ảnh hưởng lớn nhất ở ngành công nghiệp vi tính toàn cầu, là đồng sáng lập viên, chủ tịch, và cựu tổng giám đốc điều hành của hãng Apple, Thương hiệu Apple được định giá gần 119 tỷ USD và chiếm vị trí thương hiệu giá trị nhất thế giới từ năm 2014. Quả táo Apple Steven Jobs là bài ca thời gian về Jobs, quả táo, bài ca cây táo, hoa và ong. Ba quả táo làm thay đổi thế giới: quả táo trong vườn địa đàng Adam và Eva, quả táo rơi trúng Newton, và quả táo cắn dở của Steve Jobs. Những câu chuyện về Jobs luôn là nguồn cảm hứng dồi dào cho thế hệ trẻ. Mỗi năm vào ngày này tôi lại trở về với câu chuyện”Quả táo Apple Steve Job” Có những giá trị vĩnh cửu đích thực về con người nhân văn cần phải nhấn mạnh cho mọi người, đặc biệt là lớp trẻ. Dạy và học để làm ngày nay không chỉ trao truyền tri thức mà cần thắp lên ngọn lửa. Chừng nào mỗi chúng ta chưa ứa nước mắt thấm hiểu sự nhọc nhằn của người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt gạo. Chừng nào những giá trị lao động khoa học cao quý, liên tục, âm thầm chưa mang lại đủ niềm vui cho bữa ăn của người dân nghèo. Chừng đó chúng ta sẽ còn phải dạy và học. Cái gốc của sự học là học làm Người. Quả táo Apple Steve Jobs là bài học lớn về nhân cách sống và nổ lực khởi nghiệp. Tài sản quý giá nhất của đời người là sức khỏe. Bài học sau cùng của Steve Jobs những phút cuối đời thực sự lay động hàng triệu người. Tình yêu cuộc sống là tài sản qúy giá nhất. .
CÂU CHUYỆN VỀ STEVE JOBS
Steve Jobs, sinh ngày 24 tháng 2 năm 1955, mất ngày 5 tháng 10, năm 2011. Ông là doanh nhân và nhà sáng chế người Mỹ. Ngày 24 tháng 1 năm 1984, Steve Jobs giới thiệu Macintosh 128K, loại máy tính cá nhân đầu tiên của Macintosh, dòng máy tính cá nhân đầu tiên được thương mại hóa thành công, tạo nên bước đột phá trong ngành công nghệ máy tính. Câu chuyện về Jobs được thế giới quan tâm từ sự kiện này.
Quả táo là Apple. Quả táo cũng là Steven Jobs. Quả táo là loại trái cây ngon phổ biến nhất hành tinh. Quả táo nay cũng là máy tính chất lượng Apple là thương hiệu giá trị nhất thế giới. Quả táo Steve Jobs cũng như Kiều Nguyễn Du. Ai nói đến Kiều lập tức gợi nhớ Nguyễn Du; ai nói đến Quả táo Apple lập tức gợi nhớ Steve Jobs và ngược lại. Thương hiệu Apple, điều hay nhất là “quả táo có cắn một miếng”. Chúng ta nhìn quả táo Jobs đã cắn một miếng mà thấy thèm. Táo ngon mọi người đều thèm cắn. Apple Steve Jobs đã làm nên giá trị Mỹ, là tấm giấy thông hành của nước Mỹ đi ra thế giới.
Việt Nam chúng ta đã có tấm giấy thông hành của một đất nước độc lập, đẹp và thân thiện với những danh nhân minh triết dựng nước, giữ nước và nhiều gương anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang nhưng thiếu vắng những giá trị Việt, thương hiệu Việt lừng lẫy như Apple Steve Jobs.
Tôi kể em nghe “câu chuyện về Jobs”,“câu chuyện quả táo”, “hoa và ong” với những trãi nghiệm và suy ngẫm của riêng mình. Thật lạ lùng ý tưởng này của tôi lại trùng hợp với thầy Nguyễn Lân Dũng. Thầy Lân Dũng cũng nâng niu, sưu tầm, biên soạn Câu chuyện ông chủ Apple. Thầy đã gần tám mươi tuổi mà vẫn thật tận tụy thu thập tuyển chọn thông tin về các điều hay lẽ phải, những gương sáng lập nghiệp để trao lại cho lớp trẻ. Biển học vô bờ, siêng năng là bến. Kiến thức nhân loại là mênh mông như biển và cao vọi như núi. Việc chính đời người là chọn lọc thông tin để dạy, học và làm được những điều bổ ích cho chính mình, cộng đồng và đất nước.
Steve Jobs đã qua đời vào sáng 5 tháng 10 năm 2011 ở tuổi 56 khiến cả thế giới bàng hoàng sửng sốt và tiếc nuối. Ông là người kín tiếng, gần như không bao giờ nói về đời tư của mình cho đến khi Jobs bị bệnh ung thư, và ông lặng lẽ chịu đựng cho đến ngày 24 tháng 8 năm 2011, thì ông tuyên bố từ chức tổng giám đốc điều hành của Apple và mạnh mẽ gửi gắm rằng Tim Cook là người kế nhiệm ông. Steve Jobs do yêu cầu này, được bổ nhiệm làm chủ tịch hội đồng quản trị của Apple và bài phát biểu dưới đây là cuộc trò chuyện sau cùng cởi mở nhất của ông tại lễ tốt nghiệp đại học. Ông nói, bản dịch tiếng Việt https://www.youtube.com/embed/mlv9dWT_0cc?version=3&rel=1&showsearch=0&showinfo=1&iv_load_policy=1&fs=1&hl=vi&autohide=2&wmode=transparent
“Tôi rất vinh dự có mặt trong lễ trao bằng tốt nghiệp của các bạn hôm nay tại một trong những trường đại học uy tín nhất thế giới. Tôi chưa bao giờ có bằng đại học. Phải thú nhận đây là lần tôi tiếp cận gần nhất với một buổi tốt nghiệp. Tôi muốn kể cho các bạn ba câu chuyện về cuộc đời tôi. Không có gì nhiều nhặn. Chỉ là ba câu chuyện.
Chuyện thứ nhất là về việc kết nối các dấu chấm
Tôi bỏ trường Reed College ngay sau 6 tháng đầu, nhưng sau đó lại đăng ký học thêm 18 tháng nữa trước khi thực sự rời trường. Vậy, vì sao tôi bỏ học?
Mọi chuyện như đã định sẵn từ trước khi tôi sinh ra. Mẹ đẻ tôi là một sinh viên, bà chưa kết hôn và quyết định gửi tôi làm con nuôi. Bà nghĩ rằng tôi cần được nuôi dưỡng bởi những người đã tốt nghiệp đại học nên sắp đặt để trao tôi cho một vợ chồng luật sư ngay trong ngày sinh. Tuy nhiên, mọi chuyện thay đổi vào phút chót bởi họ muốn nhận một bé gái hơn là tôi.
Vì thế, cha mẹ nuôi của tôi, khi đó đang nằm trong danh sách xếp hàng, đã nhận được một cú điện thoại vào nửa đêm rằng: “Chúng tôi có một đứa con trai không mong đợi, ông bà có muốn chăm sóc nó không?” và họ trả lời: “Tất nhiên rồi”. Mẹ đẻ tôi sau đó phát hiện ra mẹ nuôi tôi chưa bao giờ tốt nghiệp đại học còn cha tôi thậm chí chưa tốt nghiệp phổ thông trung học. Bà từ chối ký vào giấy tờ trao nhận và chỉ đồng ý vài tháng sau đó khi bố mẹ hứa rằng ngày nào đó tôi sẽ vào đại học.
Sau đó 17 năm, tôi thực sự đã vào đại học. Nhưng tôi ngây thơ chọn ngôi trường đắt đỏ gần như Đại học Stanford vậy. Toàn bộ số tiền tiết kiệm của bố mẹ tôi phải dồn vào trả học phí cho tôi. Sau 6 tháng, tôi thấy việc đó không hề hiệu quả. Tôi không có ý niệm về những gì muốn làm trong cuộc đời mình và cũng không hiểu trường đại học sẽ giúp tôi nhận ra điều đó như thế nào. Tại đó, tôi tiêu hết tiền mà cha mẹ tiết kiệm cả đời. Vì vậy tôi ra đi với niềm tin rằng mọi việc rồi sẽ ổn cả. Đó là khoảnh khắc đáng sợ, nhưng khi nhìn lại, đấy lại là một trong những quyết định sáng suốt nhất của tôi. Tôi bắt đầu bỏ những môn học bắt buộc mà tôi không thấy hứng thú và chỉ đăng ký học môn tôi quan tâm.
Tôi không có suất trong ký túc, nên tôi ngủ trên sàn nhà của bạn bè, đem đổi vỏ chai nước ngọt lấy 5 cent để mua đồ ăn và đi bộ vài km vào tối chủ nhật để có một bữa ăn ngon mỗi tuần tại trại Hare Krishna. Những gì tôi muốn nói là sau này tôi nhận ra việc cố gắng theo đuổi niềm đam mê và thỏa mãn sự tò mò của mình là vô giá.
Tôi sẽ kể cho các bạn một ví dụ: Đại học Reed khi đó có lẽ là trường tốt nhất dạy về nghệ thuật viết chữ đẹp ở Mỹ. Khắp khuôn viên là các tấm áp-phích, tranh vẽ với những dòng chữ viết tay tuyệt đep. Vì tôi đã bỏ học, tôi quyết định chỉ đăng ký vào lớp dạy viết chữ để tìm hiểu họ làm điều đó thế nào. Tôi học cách biến hóa với nét bút, về khoảng cách giữa các chữ, về nét nghiêng, nét đậm. Đây là môn học nghệ thuật và mang tính lịch sử mà khoa học không thể nắm bắt được và tôi thấy nó thật kỳ diệu.
Những thứ này khi đó dường như chẳng có chút ứng dụng thực tế nào trong cuộc đời tôi. Nhưng 10 năm sau, khi chúng tôi thiết kế máy Macintosh, mọi thứ như trở lại trong tôi. Và chúng tôi đưa nó vào trong Mac. Đó là máy tính đầu tiên có các font chữ đẹp. Nếu tôi không bỏ học chỉ để theo một khóa duy nhất đó, máy Mac sẽ không bao giờ được trang bị nhiều kiểu chữ hoặc có được sự cân xứng về khoảng cách các chữ như vậy (sau này Windows đã sao chép lại). Nếu tôi không bỏ học, tôi có lẽ sẽ không bao giờ tham gia lớp nghệ thuật viết chữ và máy tính có lẽ không có được hệ thống chữ phong phú như hiện nay.
Tất nhiên, chúng ta không thể kết nối các dấu ấn tương lai, bạn chỉ có thể móc nối chúng khi nhìn lại quá khứ. Vậy hãy tin rằng các dấu chấm, các sự kiện trong cuộc đời bạn về mặt này hay mặt khác sẽ ảnh hưởng đến tương lai của bạn. Bạn phải có niềm tin vào một thứ gì đó – sự can đảm, số phận, cuộc đời, định mệnh hay bất cứ điều gì – cách nghĩ đó đã tạo nên những sự khác biệt trong cuộc đời tôi.
Câu chuyện thứ hai là về tình yêu và sự mất mát
Tôi may mắn khi đã nhận ra những gì tôi yêu quý ngay từ khi còn trẻ. Woz (Steve Wozniak) cùng tôi sáng lập Apple tại garage của bố mẹ khi tôi mới 20 tuổi. Chúng tôi làm việc miệt mài trong 10 năm và phát triển từ một cái nhà xe thành một công ty trị giá 2 tỷ USD với 4.000 nhân viên. Chúng tôi cho ra đời thành quả sáng tạo – Macintosh – khi tôi mới bước sang tuổi 30.
Sau đó, tôi bị sa thải. Sao bạn lại có thể bị sa thải tại ngay công ty mà bạn lập ra? Apple đã thuê một người mà tôi nghĩ là đủ tài năng để điều hành công ty với mình và năm đầu tiên, mọi thứ đã diễn ra tốt đẹp. Nhưng sau đó, tầm nhìn về tương lai của chúng tôi khác nhau và không thể hợp nhất. Khi đó, ban lãnh đạo đứng về phía ông ấy. Ở tuổi 30, tôi phải ra đi. Những gì tôi theo đuổi cả đời đã biến mất, nó đã bị phá hủy.
Tôi không biết phải làm gì trong những tháng tiếp theo. Tôi cảm thấy như mình đã đánh rơi mất cây gậy trong cuộc chơi khi người ta vừa trao nó cho tôi. Tôi đã gặp David Packard và Bob Noyce, cố gắng xin lỗi vì đã làm mọi chuyện trở nên tồi tệ. Tôi còn nghĩ đến chuyện bỏ cuộc. Nhưng mọi thứ bắt đầu kéo tôi trở lại. Tôi vẫn yêu những gì tôi làm. Bước ngoặt tại Apple không thay đổi con người tôi. Tôi bị từ chối, nhưng tôi vẫn còn yêu. Vì thế tôi quyết định làm lại từ đầu.
Khi đó tôi đã không nhận ra, nhưng hóa ra bị sa thải lại là điều tốt nhất dành cho tôi. Sức ép duy trì sự thành công đã được thay thế bằng tinh thần nhẹ nhàng của người mới bắt đầu lại và không chắc về những gì sẽ diễn ra. Nó giải phóng tôi để bước vào giai đoạn sáng tạo nhất cuộc đời.
Trong năm năm tiếp theo, tôi thành lập NeXT và một công ty khác mang tên Pixar và phải lòng một người phụ nữ tuyệt vời, người trở thành vợ tôi sau này. Pixar tạo ra bộ phim từ đồ họa máy tính đầu tiên trên thế giới – Toy Story và hiện là xưởng phim hoạt hình thành công nhất toàn cầu. Apple mua lại NeXT, tôi trở lại và công nghệ tôi phát triển ở NeXT là trọng tâm trong cuộc phục hưng Apple. Tôi và vợ Laurene cũng có một cuộc sống gia đình tuyệt vời.
Tôi khá chắc chắn rằng những điều trên sẽ không xảy ra nếu tôi không bị Apple sa thải. Nó như một liều thuốc đắng và kinh khủng, nhưng bệnh nhân cần nó. Đôi khi cuộc đời sẽ giáng một viên gạch vào đầu bạn. Đừng mất niềm tin. Tôi hiểu thứ duy nhất khiến tôi vững vàng chính là niềm đam mê. Bạn phải tìm ra bạn yêu cái gì. Nó đúng cho công việc và cho cả những người thân yêu của bạn. Công việc chiếm phần lớn cuộc đời và cách duy nhất để thực sự hài lòng là làm những gì bạn tin nó sẽ trở nên tuyệt vời. Và cách duy nhất có công việc tuyệt vời là yêu những gì bạn làm. Nếu chưa nhận ra, hãy tiếp tục tìm kiếm. Đừng dừng lại. Như mọi mối quan hệ trong cuộc đời, nó sẽ trở nên ngày càng tốt đẹp hơn qua từng năm.
Câu chuyện thứ ba là về cái chết.
Khi 17 tuổi, tôi đọc ở đâu đó rằng: “Nếu sống mỗi ngày như thể đó là ngày cuối cùng, một ngày nào đó bạn sẽ đúng”. Điều đó gây ấn tượng với tôi và 33 năm qua, tôi nhìn vào gương mỗi sáng và hỏi: “Nếu hôm nay là ngày cuối của cuộc đời mình, mình có muốn làm những gì định làm hôm nay không?”. Nếu câu trả lời là “Không” kéo dài trong nhiều ngày, đó là lúc tôi biết tôi cần thay đổi.
Luôn nghĩ rằng mình sẽ sớm chết là công cụ quan trọng nhất giúp tôi tạo ra những quyết định lớn trong đời. Vì gần như mọi thứ, từ hy vọng, niềm tự hào, nỗi sợ hãi, tủi hộ hay thất bại, sẽ biến mất khi bạn phải đối mặt với cái chết, chỉ còn lại điều thực sự quan trọng với bạn. Nghĩ rằng mình sắp chết là cách tốt nhất tôi tránh rơi vào bẫy rằng tôi sẽ mất cái gì đó. Khi không còn gì nữa, chẳng có lý gì bạn không nghe theo lời mách bảo của trái tim.
Một năm trước, tôi biết mình bị ung thư. Tôi được chụp cắt lớp lúc 7h30 và nhìn thấy rõ khối u trong tuyến tụy. Tôi còn chẳng biết tuyến tụy là cái gì. Bác sĩ bảo tôi bệnh này không chữa được và tôi chỉ có thể sống thêm 3 đến 6 tháng nữa. Ông ấy khuyên tôi về nhà và sắp xếp lại công việc, cố gắng trò chuyện với bọn trẻ những điều mà tôi định nói với chúng trong 10 năm tới, nhưng giờ phải tâm sự trong vài tháng. Nói cách khác, hãy nói lời tạm biệt.
Tối hôm đó, tôi được kiểm tra sinh thiết. Họ đút một ống qua cổ họng tôi xuống dạ dày và ruột rồi đặt một cái kim vào tuyến tụy để lấy mẫu tế bào khối u. Tôi giữ thái độ bình thản, và vợ tôi, cũng có mặt lúc đó, kể với tôi rằng khi các bác sỹ xem các tế bào dưới kính hiển vi, họ đã reo lên khi phát hiện đây là trường hợp ung thư tuyến tụy hiếm hoi có thể chữa được bằng phẫu thuật. Tôi đã được phẫu thuật và bây giờ tôi đã khỏe lại.
Đó là lần gần nhất tôi đối mặt với cái chết. Tôi hy vọng lần tiếp theo sẽ là vài thập kỷ nữa. Không ai muốn chết. Ngay cả người mong được lên thiên đường cũng không muốn chết để tới đó. Nhưng cái chết là đích đến mà chúng ta đều phải tới. Không ai thoát được nó. Cái chết như là phát minh hay nhất của sự sống. Nó là tác nhân thay đổi cuộc sống. Nó loại bỏ sự cũ kỹ (người già) để mở đường cho cái mới (lớp trẻ). Các bạn chính là thế hệ trẻ, nhưng ngày nào đó sẽ già đi và rời bỏ cuộc sống. Xin lỗi vì đã nói thẳng nhưng điều đó là sự thật.
Thời gian của bạn không nhiều, đừng lãng phí bằng cách sống cuộc đời của người khác. Đừng nghe những lời giáo điều, vì đó là suy nghĩ của người khác. Đừng để những quan điểm ồn ào lấn át tiếng nói bên trong bạn. Chúng biết bạn muốn gì. Mọi thứ khác chỉ là thứ yếu.
Khi tôi còn trẻ, có một cuốn sách thú vị là “The Whole Earth Catalog “(Cẩm nang thế giới). Nó giống như một cuốn kinh thánh, kim chỉ nam của thế hệ tôi. Tác giả Steward Brand tạo ra nó vào thập niên 60, trước thời máy tính cá nhân. Nội dung sách được soạn bằng máy đánh chữ, bằng kéo và bằng máy ảnh polaroid. Nó như Google trên giấy vậy. Ở bìa sau của cuốn sách có in ảnh một con đường trong ánh bình minh, bên dưới là dòng chữ: “Sống khát khao. Sống dại khờ”. Tôi luôn chúc điều đó cho chính mình. Hôm nay, các bạn tốt nghiệp và sắp bước vào cuộc đời mới, tôi cầu chúc điều đó cho các bạn.
Hãy luôn khát khao. Hãy cứ dại khờ.
Steven Jobs”
Qua Steven Jobs chuyện đời tự kể, bạn hẵn tìm thấy bài học cuộc sống và lời khuyên thấm thía cho riêng mình. Quả táo Apple là cảm hứng của Steve Jobs cho sự ra đời thương hiệu Apple Inc. nổi tiếng thế giới và chính Apple Inc. lại làm bừng sáng giá tri cao quý của Apple, Quả táo, loài quả phổ biến nhất hành tinh.
CÂY TÁO BÀI CA THỜI GIAN Hoàng Kim
William Cullen Bryant (1794-1878) nhà thơ và nhà báo Mỹ đã viết “Bài ca cây táo” rất nổi tiếng. Lời vàng của bài thơ này đã tạc cây táo vào văn chương Anh Mỹ và văn hóa nhân loại nhưng sự dịch bài thơ này sang tiếng Việt hay và chuẩn là khó đến nản lòng. Mời bạn tham gia dịch thuật. Nguyên văn bài thơ và Bài thơ này Hoàng Kim tạm dịch như dưới đây, có nguyên tác tiếng Anh:và tạm dịch ý kèm theo
Cây táo bài ca thời gian William Cullen Bryant ((1794-1878) nguyên tác tiếng Anh Hoàng Kim tạm dịch thơ tiếng Việt
Cây táo này của chúng ta. Ngọt ngào trăm suối rừng hoa xuân về. Gió trời tải cánh đam mê, Khi hương táo ngát tình quê gọi mời Mở toang cánh cửa đất trời Ong say làm mật bồi hồi bên hoa, Hoa em mòn mỏi đợi chờ, Nhánh hoa mừng trẻ mong chờ ngày sinh, Hoa xuân của tiết Thanh Minh Chúng ta trồng táo gieo lành phước duyên.
Nguyên tác tiếng Anh
“What plant we in this apple tree? Sweets for a hundred flowery springs To load the May-wind’s restless wings, When, from the orchard-row, he pours Its fragrance through our open doors; A world of blossoms for the bee, Flowers for the sick girl’s silent room, For the glad infant sprigs of bloom, We plant with the apple tree”
Cây táo này của chúng ta. Ngọt ngào cho trăm suối hoa xuân. Tải cánh bồn chồn của gió tháng năm, Khi các hàng táo đưa hương thơm qua những cánh cửa mở; Một thế giới của hoa cho ong, hoa cho phòng tĩnh lặng của cô gái mòn mỏi đợi chờ, nhánh hoa mừng cho trẻ sơ sinh, Chúng ta trồng cây táo.
TÁO TÂY, TÁO TA VÀ TÁO TÀU
Cây Táo trên Thế giới và Việt Nam được phân biệt Táo Tây, Táo Ta và Táo Tàu. Táo Tây có tên khoa học là Malus domestica, tiếng Anh gọi là Apple, tiếng Việt gọi là Táo Tây hoặc bôm, phiên âm từ pomme tiếng Pháp. Cây táó trong tiếng Việt là gồm cả táo tây, táo ta và táo tàu; đó là một trong những loại trái cây phổ biến nhất trên thế giới. Cây táo đã gợi cảm hứng cho Steve Jobs đặt tên Apple cho thương hiệu “Quả táo khuyết’ ngày nay trở thành thương hiệu giá trị nhất hành tinh. Cây táo cũng đã gợi cảm hứng cho William Cullen Bryant (1794-1878) là nhà thơ và nhà báo Mỹ viết “Bài ca cây táo” nổi tiếng lưu danh tại thế giới thi ca Viện Hàn Lâm Khoa học Nhận văn của Mỹ. Lời vàng của bài thơ này đã tạc cây táo vào văn chương Anh Mỹ và vào văn hóa nhân loại .
Táo TâyMalus domestica là một loài cây thân gỗ trong họ Hoa hồng ( Rosaceae) được biết đến vì quả ngọt của nó (quả táo tây). Nó là loài được trồng rộng rãi nhất trong chi Hải đường (Malus).và là một loài cây ăn quả chủ lực của toàn thế giới.
Cây Táo Tây có nguồn gốc ở Trung Á, nơi tổ tiên của nó là loài táo dại Tân Cương vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.
Họ Táo (Rhamnaceae) là một họ lớn trong thực vật có hoa, chủ yếu là cây gỗ, cây bụi và một số dây leo. Họ này chứa khoảng 50-60 chi và khoảng 870-950 loài (APG II công nhận 52 chi với 925 loài [1]). Họ Rhamnaceae phân bố rộng khắp thế giới, nhưng là phổ biến hơn trong khu vực cận nhiệt đới và nhiệt đới.
Họ Táo Rhamnaceae, có chi Prunus, tiếng Việt Nam Bộ gọi là táo, tiếng Việt Bắc Bộ gọi là mận. Hai hình minh hoa dưới đây là quả táo ta.
Táo ta hay còn gọi là táo chua (tên khoa học Ziziphus mauritiana) là loài táo nhiều phổ biến hơn trong các loài táo ở Việt Nam, là loại cây ăn quả của vùng nhiệt đới, thuộc về họ Táo. Nó được gọi là táo chua, táo Ấn Độ, táo Điền Vân Nam,hay táo gai Vân Nam.
Cây Táo chua có thể lớn rất nhanh thậm chí trong các khu vực khô và cao tới 12 mét và đạt tuổi thọ 25 năm. Nó có nguồn gốc ở châu Á, chủ yếu là Ấn Độ, mặc dù cũng có thể tìm thấy ở châu Phi. Một loài táo khác tên khoa học Ziziphus nummularia, cũng được gọi là táo ta.
Táo Tàu trên thị trường thường hay gọi lẫn với táo Tây xanh vì vỏ quả phổ biến màu xanh (gọi là Táo xanh) và nguồn gốc địa lý mua bán loại táo xanh này chủ yếu sản xuất tại Trung Quốc Sự thật thì Táo Tàu hay đại táo hoặc hồng táo (tiếng Trung: 枣, 棗, 红枣), (tiếng Triều Tiên:대추), tiếng Nhật: 棗 natsume) (danh pháp khoa học: Ziziphus jujuba) là để chỉ một loài cây thân gỗ nhỏ hay cây bụi với lá sớm rụng, thuộc họ Rhamnaceae (họ Táo). Theo sự đúc kết của Wikipedia Ttiếng Việt, Táo Tàu được cho rằng nó có nguồn gốc từ Bắc Phi và Syria, nhưng đã dịch chuyển về phía đông, qua Ấn Độ tới Trung Quốc, là khu vực nó đã được trồng trên 4.000 năm. Cây Táo Tàu có thể cao khoảng 5–12 m, với các lá xanh bóng, và đôi khi có gai. Các hoa nhỏ, màu trắng hoặc ánh lục, khó thấy, quả hình trứng, kích cỡ tự quả ô liu, thuộc loại quả hạch. Dạng cây và dạng quà theo như hai hình dưới đây. Quả của Táo Tàu được sử dụng khá phổ biến trong y học truyền thống của người Trung Quốc, Triều Tiên và Việt Nam
Một thế giới của Hoa và Ong, của những con người lao động cần cù và Giấc mơ lành yêu thương .Hai câu chuyên trên đây cho thấy Steve Jobs đã mang đến “Quả táo” “Apple” thương hiệu Mỹ giá trị biết bao ‘Hãy luôn khát khao Hãy cứ dại khờ’. Quả táo Apple Steve Jobs mãi là Bài ca thời gian.
Ba quả táo làm thay đổi thế giới:: Quả táo trong vườn địa đàng Adam và Eva; Quả táo rơi trúng Newton, và Quả táo cắn dở của Steve Jobs. Câu chuyện cây táo, quả táo, bài ca thời gian và câu chuyện Steve Jobs luôn là nguồn cảm hứng dồi dào cho lớp trẻ..
Bill Gates học để làm là con người đã làm rung động lương tâm và tầm nhìn của nhiều người trên thế giới và để lại các bài học vô giá thật đáng suy ngẫm. Bill Gates là chuyên gia hàng đầu của máy tính nhưng trong Gates Notes công việc đầu tư tiền bạc, công sức và thời gian của ngân quỹ Bill & Melinda Gates Foundation lại xếp hàng đầu cho nông nghiệp, thiên nhiên, đồ ăn thức uống của con người. Bill Gates nổi tiếng bởi sự giàu có và bài học quý của cuộc đời, Thế nhưng khi soi vào Steve Jobs thì phần nào đó Steve Jobs vẫn nhận được ngưỡng mộ, yêu quý và cảm thông đôi khi nhiều hơn vì Steve Jobs ít may mắn hơn và thiệt thòi, đau đớn hơn, cũng bởi Steve Jobs có năng lực sáng tạo, tinh thần gần gũi, một con người thực sự đã làm thay đổi thế giới: máy tính cá nhân Mac, điện thoại Iphone, Ipad, Ipod, Xưởng phim hoạt hình Pixar, hay cả trong âm nhạc với Itune…
Tôi thực sự đồng cảm với Bill Gates trước lời nói giản dị mà thức tỉnh:của ông “Đừng so sánh mình với bất cứ ai trong thế giới này … nếu bạn làm như vậy, bạn đang sỉ nhục chính mình” (Don’t compare yourself with anyone in this world … if you do so, you are insulting yourself. Bill Gates).Cuộc đời của nhiều người không thành công và kém may mắn có thể vịn lờicủa Bill Bates và vịn bài học cuộc sống của Steve Jobs mà đứng dậy. Minh triết nhân sinh của họ thật chí thiện, trí tuệ với tư duy mạch lạc và hệ thống khoa học..
Cây táo bài ca thời gian và Quả táo Apple Steve Jobs là giá trị vàng đích thực
“Bài học rút ra của Steve Jobs những phút cuối đời đã có sức lay động hàng triệu người, bởi họ cũng như ông: lao vào công việc mà bỏ quên chính mình, không chăm sóc thân – tâm!
Là một hình tượng mẫu mực của sự thành công trong giới kinh doanh, nhưng Steve Jobs lại sớm qua đời vì căn bệnh ung thư ở tuổi 56. Những lời cuối cùng trước khi ông ra đi đã làm thức tỉnh hàng triệu người.
Tất cả sự công nhận, sự giàu có, vinh quang mà ông đã mất rất nhiều năm tháng tuổi trẻ để có đuợc dần trở nên vô nghĩa khi cận kề với cái chết. Đối mặt với giây phút ấy, ông mới nhận ra tình yêu và sức khỏe mới là những thứ quan trọng nhất…:
SẮN PHÚ YÊN GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TS. Nguyễn Thị Trúc Mai, TS. Hoàng Kim, TS. Hoàng Long Báo cáo Phú Yên 28 12 2021 Hội nghị “Giới thiệu về các công nghệ trong sản xuất Nông Lâm Thủy sản”, tài liệu hội nghị và bài tham luận tại Phú Yên 31 12 2021 “Hội nghị Tổng kết hoạt động khoa học và công nghệ giai đoạn 2016- 2020, định hướng phát triển ứng dụng KHCN & ĐMST giai đoạn 2021-2025” UBND Tỉnh Phú Yên,
#quantv#dangvanquan#CLTVN Giống sắn KM440 Tây Ninh (Cassava variety KM440 Tay Ninh), https://youtu.be/9mZHm08MskE, nông dân thường gọi là “mì tai trắng”, để phân biệt với Giống sắn chủ lực KM419 (Cassava popular variety KM419), nông dân thường gọi là “mì tai đỏ”, và Giống sắn KM94 (Cassava variety KM94), nông dân thường gọi là “mì KUC đọt tím” là giống sắn MKUC28-77-3 = KU50= KM94 được khảo nghiệm sản xuất rộng rải tại Tây Ninh năm 1994 và Bộ Nông nghiệp PTNT Việt Nam công nhận giống tiến bộ kỹ thuật đặc cách năm 1995 xem thêm https://kimyoutube.blogspot.com/2021/12/giong-san-km440-tay-ninh.html
Hoàng Kim tham dự hội nghị Phú Yên 31 12 2021 theo giấy mời của Chủ tịch UBND Tỉnh Phú Yên. Chúng tôi lưu trích đoạn lúa sắn thuộc lĩnh vực kỹ thuật công nghệ trong phim của Đài Phát thanh và Truyền hình Phú Yên với Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp thực hiện tháng 12 năm 2021 . Phim chiếu tại Hội nghị Tổng kết Hoạt động Khoa học Công nghệ giai đoạn 2016-2020, Định hướng Phát triển Ứng dụng KHCN & ĐMST giai đoạn 2021-2025.
Trong khi đang họp, tôi nhớ lại ký ức không quên tin nhắn “Dân vùng sắn chạy lũ” ngày 14 11 năm 2021 https://youtu.be/6nbaafj1clM; với giống sắn KM397
CHỌN GIỐNG SẮN VIỆT NAM TỔNG QUAN 1975-2021 Vietnamese Cassava breeding highlight 1975-2021 Bảo tồn và phát triển sắn thích hợp, bền vững Hoàng Kim, Nguyễn Thị Trúc Mai, Hoàng Long
Chọn giống sắn Việt Nam tổng quan 1975-2021. Tiến bộ di truyền của nguồn gen giống sắn Việt Nam đúc kết thông tin hệ thống từ các tài liệu khoa học được công bố chính thức, có các quyết định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận các giống sắn chủ lực và thương mại, phổ biến được lưu hành tổng hợp tại hình 1. Các giống sắn triển vọng tạo thành trong nước, và các giống sắn nhập nội (cần nhận diện đúng giống gốc theo hồ sơ giống nhập nội/ tạo thành, kết quả khảo nghiệm DUS, VCU, có báo cáo đặc điểm nông sinh học của giống)
Nguồn gốc và đặc điểm của hai giống sắn chủ lực KM419, KM94 và bốn giống sắn có diện tích trồng phổ biến rộng tại Việt Nam KM140, KM98-5, KM98-1, SM937-26 như sau:
Giống sắn chủ lực KM419 Ở Việt Nam, chúng tôi khuyên nông dân nên trồng các loại giống sạch bệnh của giống sắn chủ lực KM419, và các giống sắn phổ biến KM440, KM94, KM140, KM98-5, KM98-1; cần thử nghiệm sản xuất diện rộng đánh giá năng suất tinh bột và khả năng kháng bệnh khảm lá (CMD), bệnh chổi rồng (CMBD) đối với các giống sắn KM568, KM535, KM440, STB1, HN3, HN5, HLS12 để bảo tồn và phát triển sắn thích hợp. bền vững: xem thêmhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/chon-giong-san-khang-cmd/;#hoangkimlong#CLTVN
Phú Yên nôi lúa sắnhttps://youtu.be/CKdEr4aS2NA là lời biết ơn chân thành bởi Hoàng Kim và đs. 2021. Hoàng Kim tham dự hội nghị theo giấy mời của UBND Tỉnh Phú Yên. Chúng tôi lưu trích đoạn lúa sắn thuộc lĩnh vực kỹ thuật công nghệ trong phim của Đài Phát thanh và Truyền hình Phú Yên với Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp thực hiện tháng 12 năm 2021. Phim chiếu tại Hội nghị tổng kết hoạt động khoa học công nghệ giai đoạn 2016-2020, định hướng phát triển ứng dụng KHCN & ĐMST giai đoạn 2021-2025 https://youtu.be/CKdEr4aS2NA
Nguyễn Thị Trúc Mai “Với mong muốn góp phần phát triển cây sắn bền vững, bảo vệ kết quả sản xuất người trồng sắn, hiện nay Trúc Mai đang thực hiện chuyển giao số lượng lớn giống sắn KM419 (còn gọi là Siêu bột, Cút lùn, Tai đỏ) và KM94 và hỗ trợ kỹ thuật MIỄN PHÍ. Quy cách giống: 20 cây/bó; độ dài tối thiểu 1,2m/cây, cây giống khỏe, HOÀN TOÀN SẠCH BỆNH (có thể giữ lá cây giống để kiểm tra bệnh khảm + các loại sâu bệnh khác). Địa điểm nhận giống: huyện Đồng Xuân, Phú Yên. Liên hệ Ts sắn TRÚC MAI: 0979872618. Đừng ngại thời tiết và giới tính .Giống sắn KM419 cây thấp gọn, dễ trồng dày, thân xanh thẳng, nhặt mắt, không phân cành, lá già xanh đậm, đọt non màu xanh, cọng xanh tím, số củ 8-12, củ to và đồng đều, dạng củ đẹp, thịt củ màu trắng, chịu hạn tốt.” Thông tin ngày 18/11/2021https://www.facebook.com/TrucMa…/posts/5134183749930863…tích hợp tại #hoangkimlong,#CLTVN ; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cltvn/
Giống sắn KM419nguồn gốc chọn tạo Giống sắn KM 419 được chọn tạo từ tổ hợp lai BKA900 x KM 98-5. Giống do Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Yên, Trường Đại học Nông Lâm Huế tuyển chọn và giới thiệu (Hoàng Kim, Trần Ngọc Ngoạn, Nguyễn Thị Trúc Mai, Võ Văn Quang, Nguyễn Bạch Mai, Nguyễn Thị Lệ Dung, Nguyễn Phương, Hoàng Long, Nguyễn Minh Cường, Đào Trọng Tuấn, Trần Công Khanh, Nguyễn Minh Hiếu, Nguyễn Văn Bộ, Nguyễn Thị Cách, Nguyễn Trọng Hiển, Lê Huy Ham, H. Ceballos and M. Ishitani. (2016), Giống được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận sản xuất thử tại Quyết định số 85 / QĐ-BNN-TT Hà Nội ngày 13 tháng 1 năm 2016 cho vùng sinh thái Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ).
Quá trình chọn tạo và khảo nghiệm giống: KM419 là con lai ưu tú của tổ hợp lai KM98-5 x BKA900 ban đầu do Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh tuyển chọn và giới thiệu Giống KM419 đã được tỉnh Tây Ninh tổ chức trồng rộng rãi từ năm 2009 (Hoàng Kim, Cao Xuân Tai, Nguyễn Phương, Trần Công Khanh, Hoàng Long. 2009. “Tuyển chọn các dòng sắn lai đơn bội kép nhập nội từ CIAT”. Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, Báo cáo tổng kết Đề tài cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo, Mã số đề tài: B2007-12-45; Thời gian thực hiện 1/2007-12/2008. Nghiệm thu đề tài tháng 10/2009). Giống mẹ KM98-5 là giống sắn tốt đã được tỉnh Đồng Nai và Tây Ninh cho phép mở rộng sản xuất năm 2002, 2005 và Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 2009 (Trần Công Khanh, Hoàng Kim và ctv, 2002, 2005, 2007, 2009 ). Giống bố BKA900 là giống sắn ưu tú nhập nội từ Braxil có ưu điểm năng suất củ tươi rất cao nhưng chất lượng cây giống không thật tốt, khó giữ giống cho vụ sau. Giống sắn lai KM419 do kết hợp được nhiều đặc tính tốt của cha mẹ, dẫn đầu năng suất hầu hết các thí nghiệm (Hoang Kim, Nguyen Van Bo Nguyen Phuong, Hoang Long, Tran Cong Khanh, Nguyen Van Hien, Hernan Ceballos, Rod Leproy, Keith Fahrney, Reinhardt Howeler and Tin Maung Aye 2011. Current situation of cassava in Vietnam and the breeding of improved cultivars. In A New Future for Cassava in Asia: Its Use as Food, Feed, and Fuel to Benefit the Poor, 8th Asian Cassava Research Workshop October 20 – 24, 2008 in Vientiane, Lao PDR)
+ Thân xanh xám thẳng, ngọn xanh cọng đỏ, lá xanh đậm, không phân nhánh. + Năng suất củ tươi: 34,9 – 54,9 tấn/ha. + Tỷ lệ chất khô: 35,1- 39.0%. + Hàm lượng tinh bột: 27,8 – 30,7%. + Năng suất tinh bột: 10,1-15,8 tấn/ ha + Chỉ số thu hoạch: 62 %. + Thời gian thu hoạch: 7-10 tháng. + Nhiễm trung bình bệnh chồi rồng và bệnh khảm lá virus CMD + Cây cao vừa, nhặt mắt, tán gọn, thích hợp trồng mật độ dày 12,500- 14.000 gốc/ ha .
Giống sắn KM419 đã phát triển rộng rãi tại Tây Ninh, Đồng Nai, Đắk Lắk, Phú Yên,…được nông dân các địa phương ưa chuộng với tên gọi sắn giống cao sản siêu bột Nông Lâm. Đặc biệt tại tỉnh Phú Yên giống sắn KM419 được trồng trên 85% tổng diện tích sắn của toàn tỉnh mang lại bội thu năng suất và hiệu quả cao về kinh tế xã hội. Tại Tây Ninh, năm 2019 diện tích sắn bị nhiễm bệnh CMD tuy vẫn còn cao nhưng mức độ hại giảm mạnh, lý do vì KM419 và KM94 là giống chủ lực chiếm trên 76% diện tích mỗi vụ của toàn tỉnh (KM419 chiếm 45% ở vụ Đông Xuân và 54,2% ở vụ Hè Thu; KM94 chiếm 31% ở vụ Đông Xuân và 21,6% ở vụ Hè Thu). Tại Đăk Lắk, năm 2019 diện tích sắn KM419 chiếm trên 70% diện tích mỗi vụ của toàn tỉnh.
Sự bùng nổ về năng suất sản lượng và hiệu quả kinh tế sắn đã trùng hợp với sự xuất hiện, lây lan của các bệnh hại bệnh sắn nghiêm trọng. Đặc biệt bệnh khảm lá CMD do virus gây hại (Sri Lanka Cassava Mosaic Virus) lây lan rất nhanh và gây hại khủng hoảng các vùng trồng sắn. Tại Việt Nam, bệnh này được phát hiện vào tháng 5/2017 trên giống sắn HLS11, đến tháng 7/ 2019 bệnh đã gây hại các vùng trồng sắn của 15 tỉnh, thành phố, trên hầu hết các giống sắn hiện có ở Việt Nam. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Cục BVTV đã có văn bản 1068 ngày 9/5/2019 xác định “Việc hướng dẫn nông dân mua giống KM419 sạch bệnh là giải pháp an toàn, kinh tế nhất hiện nay” .
Nguồn gốc: KM440 là giống sắn KM94 chiếu xạ hạt giống KM94 bằng tia Gamma nguồn Co 60, thực hiện trên 24.000 hạt sắn KM94 đã qua tuyển chọn đơn bội kép do nhóm nghiên cứu sắn Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hố Chí Minh (NLU) chủ trì chọn tạo giống (Hoàng Kim, Lương Thu Trà, Bùi Trang Việt, và ctv 2004. Ứng dụng đột biến lý học và nuôi cấy mô để tạo giống khoai mì có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất củ tươi và hàm lượng tinh bột cao, phù hợp với việc né lũ của tỉnh An Giang. Uỷ ban Nhân dân Tỉnh An Giang, Sở Khoa học Công nghệ An Giang, Long Xuyên, An Giang, tháng 5/2004) sau đó tiếp tục cải tiến giống bằng phương pháp tạo dòng đơn bội kép (Hoàng Kim và ctv 2009)
Đặc điểm giống: KM440 thân xanh, thẳng, nhặt mắt, không phân cành, lá già xanh đậm, đọt non màu xanh tím, củ đồng đều, dạng củ đẹp, thịt củ màu trắng, ít nhiễm sâu bệnh, năng suất củ tươi 40,5 đến 53,1 tấn/ha. Hàm lượng bột đạt từ 27,0 -28,9%,. giống ngắn ngày, thời gian giữ bột sớm hơn KM94. (Nguyễn Thị Lệ Dung 2011, Luận văn thạc sĩ NLU; Đào Trọng Tuấn 2013 Luận văn thạc sĩ NLU; Trần Ngọc Ngoạn, Nguyễn Trọng Hiển, Nguyễn Thị Cách, Hoàng Kim 2013; Nguyễn Minh Cường 2014, Luận văn thạc sĩ NLU; Nguyễn Thị Trúc Mai 2017 Luận án tiến sĩ Đại học Huế; Nguyễn Bạch Mai 2018 Luận án tiến sĩ Đại học Tây Nguyên)
Tại Tây Ninh ngày nay, giống sắn chủ lực KM419 (tai đỏ), nông dân trồng lẫn với giống KM 440 (tai trắng), và các giống phổ biến KM140, KM98-5 (tai xanh), KM98-1. Giống sắn KM94 là giống sắn ngọn tím, cây cao cong khó trồng dày và dễ nhiễm bệnh chồi rồng
Chọn giống sắn Việt Nam ngày nay giải pháp hiệu quả là sử dụng giống sắn KM419 năng suất tinh bột cao, sạch bệnh tiếp tục lai tạo với các giống sắn kháng bệnh CMD đã có. Chọn giống sắn Việt Nam tổng quan 1975 – 2021(hình 1) Sự cải tiến, nâng cấp giống sắn chủ lực KM419, là giống sắn tốt nhất hiện nay, đang đồng hành nổ lực đi tới Hoàng Kim, Trúc Mai, Hoang Long, BM Nguyễn, Hung Nguyenviet, Nguyen Van Nam, Nhan Pham, Jonathan Newby; …
Giống sắn HLS11 rất nhiễm bệnh virus khảm lá, vỏ củ màu nâu đỏ như màu vỏ củ KM94,cây giống HLS11 cao hơn hẳn so với cây giống KM419, KM440 tán gọn, cây cao vừa phải,.
Giống sắn KM419 bìa trái thấp cây, tán gọn, cọng đỏ, chống chịu trung bình với bệnh CMD và các dòng sắn lai ít bệnh CMD và CWBD, so với HLS 11 giữa, cao cây, cọng xanh, nhiễm nặng bệnh CMD
Giống sắn chủ lực KM419 kháng trung bình (cấp 2-3) bệnh CMD, so với HLS11 nhiễm nặng (cấp 5).
GIỐNG SẮN KM 94
Tên gốc KU50 (hoặc Kasetsart 50) được nhập nội từ CIAT/Thái Lan trong bộ giống khảo nghiệm Liên Á năm 1990. Giống do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nhập nội, tuyển chọn và giới thiệu (Trần Ngọc Quyền, Hoàng Kim, Võ Văn Tuấn, Kazuo Kawano 1995, Trịnh Phương Loan, Trần Ngọc Ngoạn và ctv. 1995). Giống được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống quốc gia năm 1995 trên toàn quốc tại Quyết định số 97/NN-QLCN/QĐ ngày 25/11/1995. Giống sắn KM94 là giống sắn chủ lực của Việt Nam có diện tích thu hoạch năm 2008 chiếm 75, 54% (Hoang Kim Nguyen Van Bo et al. 2010), năm 2016 chiếm 31,8 % và năm 2020 chiếm khoảng 38% tổng diện tích sắn toàn Việt Nam
Giống KM94 có đặc điểm:
+ Thân xanh xám, ngọn tím, không phân nhánh. + Năng suất củ tươi: 33,0 tấn/ha. + Tỷ lệ chất khô: 35,1- 39.0%. + Hàm lượng tinh bột: 28,7%. + Năng suất tinh bột: 7,6-9,5 tấn/ ha + Chỉ số thu hoạch: 58 %. + Thời gian thu hoạch: 9-11 tháng. + Nhiễm trung bình bệnh chồi rồng, bệnh khảm lá sắn CMD và bệnh cháy lá + Cây cao, cong ở phần gốc, thích hợp trồng mật độ 10.000-11 000 gốc/ ha .
GIỐNG SẮN KM 140 Nguồn gốc: Giống sắn KM140 là con lai của tổ hợp KM 98-1 x KM 36 do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam tuyển chọn và giới thiệu (Trần Công Khanh, Hoàng Kim, Võ Văn Tuấn, Nguyễn Hữu Hỷ, Phạm Văn Biên, Đào Huy Chiên, Reinhardt Howeler và Hernan Ceballos 2007, 2009). Giống đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống quốc gia năm 2009 trên toàn quốc và đoạt giải Nhất Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc VIFOTEC năm 2010. Giống KM140 được trồng nhiều tại các tỉnh phía Nam với diện tích thu hoạch năm 2008 trên 30.000 ha, Năm 2012 ước trồng trên 150.000 ha.
Đặc điểm giống: + Thân xanh, thẳng, ngọn xanh, cây cao vừa phải, không phân nhánh. + Năng suất củ tươi: 33,4 – 35,0 tấn/ha. + Tỷ lệ chất khô: 34,8 – 40,2%. + Hàm lượng tinh bột: 26,1- 28,7%. + Năng suất bột : 9,5 -10,0 tấn/ha + Chỉ số thu hoạch: 58 -65 %. + Thời gian thu hoạch: 8-10 tháng. + Nhiễm nhẹ bệnh cháy lá. + Thời gian giữ bột ngắn hơn KM94
GIỐNG SẮN KM98-5
Nguồn gốc: Giống sắn KM98-5 là con lai của tổ hợp KM 98-1 x Rayong 90 do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam tuyển chọn và giới thiệu (Trần Công Khanh, Hoàng Kim, Võ Văn Tuấn, Nguyễn Hữu Hỷ, Phạm Văn Biên, Đào Huy Chiên, Reinhardt Howeler và Hernan Ceballos 2006, 2009). Giống được UBND tỉnh Tây Ninh và UBND tỉnh Đồng Nai công nhận kết quả đề tài ứng dụng KHKT cấp Tỉnh năm 2006. Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống năm 2009 cho các vùng Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên Giống KM98-5 được trồng nhiều tại các tỉnh phía Nam với diện tích thu hoạch năm 2008 trên 25.000 ha, năm 2012 ước trồng trên 100.000 ha, ngày nay vẫn còn là giống phổ biến..
Đặc điểm giống: + Thân xanh, hơi cong ở gốc, ngọn xanh, ít phân nhánh. + Giống sắn KM98-5 có cây cao hơn và dạng lá dài hơn so với KM419 + Năng suất củ tươi: 34,5 tấn/ha. + Tỷ lệ chất khô: 39,2%. + Hàm lượng tinh bột: 28,5%. + Năng suất bột : 9,8 tấn/ha + Chỉ số thu hoạch: 63 %. + Thời gian thu hoạch: 8-10 tháng. + Thời gian giữ bột tương đương KM94 + Nhiễm nhẹ bệnh cháy lá. Giống sắn KM98-1
Nguồn gốc: KM98-1 là con lai Rayong 1x Rayong 5 (= Rayong 72) do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam tuyển chọn và giới thiệu (Hoàng Kim, Võ Văn Tuấn, Trần Công Khanh, 1999). Giống KM98-1 được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận năm 1999 cho các vùng Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên. Giống KM98-1 được trồng phổ biến tại các tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai, Nghệ An, Thừa Thiên Huế…. với diện tích thu hoạch năm 2008 trên 18.000 ha, hiện trồng trên 20.000 ha ở Việt Nam, Giống sắn KM98-1 nay (2021) vẫn còn là phổ biến ở Việt Nam, nhưng trước đó nguồn giống KM98-1 từ Việt Nam đã được mở rộng thành giống sắn chủ lực tại Lào, Campuchia và Myanmar .
Đặc điểm giống: + Thân xanh, tai lá rõ, lá xanh, cọng tím + Năng suất củ tươi: 32,5 – 40,0 tấn/ha. + Tỷ lệ chất khô: 35,8%. + Hàm lượng tinh bột: 27,2- 28,3 %. + Năng suất bột : 8,9 tấn/ha + Chỉ số thu hoạch: 66 %. + Thời gian thu hoạch: 8-10 tháng. + Nhiễm nhẹ bệnh cháy lá. + Bảo quản giống ngắn hơn KM94
KM98-1 = Rayong 1 x Rayong 5, lai tạo tại Việt Nam, cùng cha mẹ với là Rayong 72 của Thái Lan, cũng là giống sắn 81 ở Cămpuchia https://you
Hoang Kim, K. Kawano, Tran Hong Uy, Tran Ngoc Quyen, Vo Van Tuan and Tran Cong Khanh.1999. Result of selection KM98-1 cassava variety. Recognition document report of KM98-1 variety. Scientific Conference of Agriculture and Rural Development, held in Da Lat. July 29-31, 1999. 29 p.
The KM98-1 cassava variety is a Rayong 1x Rayong 5 hybrid Thai KU 72 in the picture above, but the selection of the parent variety, crossbreeding and line selection is entirely done in Vietnam) by the Institute of Science and Technology. Southern Agriculture techniques selected and introduced (Hoang Kim, Kazuo Kawano, Tran Hong Uy, Tran Ngoc Quyen, Vo Van Tuan, Tran Cong Khanh, 1999). The variety KM98-1 was recognized by the Ministry of Agriculture and Rural Development in 1999 for the Southeast, Central Coast and Central Highlands regions. Like KM98-1 is popularly grown in the provinces of Tay Ninh, Dong Nai, Nghe An, Thua Thien Hue…. with the harvested area in 2008 of over 18,000 hectares, in 2010 planted over 20,000 hectares. There is a popular variety now. The cassava variety KM98-1 released to Laos in the Vietnam-Laos cooperation program contributed very effectively to CIAT.
Hoang Kim, K. Kawano, Pham Van Bien, Tran Ngoc Ngoan, Tran Ngoc Quyen and Trinh Phuong Loan. 2001. Cassava breeding and varietal dissemination in Vietnam from 1975 to 2000. In: R.H. Howeler and S.L. Tan (Eds.). Cassava’s Potential in the 21st Century: Present Situation and Future Research and Development Needs. Proc. 6th Regional Workshop, held in Ho Chi Minh city, Vietnam. Feb. 21-25, 2000. pp. 147-160. http://danforthcenter.org/iltab/cassavanet
Hoang Kim, Pham Van Bien and R. Howeler 2003. Status of cassava in Vietnam: Implications for future research and development. In: A review of cassava in Asia with country case studies on Thailand and Viet Nam. FAO-IFAD-CIAT-CIRAD-IITA-NRI. Proc. Validation Forum on theGlobal Cassava Development Strategy, held in FAO, Rome, Italy. April 26-28, 2000. Vol/3.Rome, Italy. pp. 103-184 http://www.globalcassavastrategy.net
Hoang Kim, Tran Ngoc Quyen, Nguyen Thi Thuy, Vo Van Tuan, Tran Cong Khanh, Nguyen Thi Sam, Truong Van Ho, Nguyen Thanh Binh, Nguyen Dang Mai, Luong Thi Quyet, Hoang Thi Hien, K. Kawano, R. Howeler, P. Vanderzaag, E. Chujoy, Il Gin Mok, Zhang Dapheng and YehFang Ten. 2006a. Final Report, Breeding of Cassava and Sweet Potatoes Suitable for Agroecological Regions of South Vietnam (1981-2006). Institute of Agricultural Sciences for Southern Vietnam, Proc. 90th Establishment Anniversary (1925-2015).
Hoang Kim, Pham Van Bien, R. Howeler, H. Ceballos, Joel J. Wang, Tran Ngoc Ngoan, Tran Cong Khanh, Nguyen Huu Hy, Nguyen Thi Thuy, Tran Ngoc Quyen, Vo Van Tuan, Trinh Phuong Loan, Nguyen Trong Hien, Nguyen Thi Sam, Tran Thi Dung, Tran Van Minh, Dao Huy Chien,Nguyen Thi Cach, Nguyen Thi Bong, Nguyen Viet Hung, Le Van Luan, Ngo Vi Nghia, Tran Quang Phuoc and Nguyen Xuan Thuong. 2006b. Cassava Development Project Summary (2001-2005). In: Institute of Agricultural Sciences for Southern Vietnam, Proc. 90th Establishment Anniversary (1925-2015).
KM98-1 = Rayong 1 x Rayong 5, lai tạo tại Việt Nam, cùng cha mẹ với là Rayong 72 của Thái Lan, cũng là giống sắn 81 ở Cămpuchia https://youtu.be/bkExg8Jh_Ds
see more Cassava conservation and sustainable development in Vietnam In: Share book https://cgspace.cgiar.org/handle/10568/72642 Sustainable cassava production in Asia for multiple uses and for multiple markets: Proceedings of the ninth regional workshop held in Nanning, Guangxi, China PR, 27 Nov – 3 Dec 2011
Jonathan Newby đã phát trực tiếp. Quản trị viên · 16 giờ · Tuần tới, đánh giá giữa kỳ cho dự án “Thiết lập các giải pháp bền vững cho bệnh sắn ở Đông Nam Á Đại lục” sẽ được tiến hành. Giữ kết nối để nghe từ các nhóm nghiên cứu của chúng tôi về tiến trình được thực hiện https://www.facebook.com/jononewby/videos/2851801758451493
Nguyễn Trãi là anh hùng dân tộc, nhà chính trị kiệt xuất và danh nhân văn hóa lỗi lạc của non sông Việt, Thơ Nguyễn Trãi đề Yên Tử sơn Hoa Yên tự, lồng lộng đỉnh non cao khi mặt trời mới mọc (ảnh). Nguyễn Trãi đã có nhiều tôn vinh nhưng như giáo sư Phan Huy Lê nhận xét trong bài “Nguyễn Trãi – 560 năm sau vụ án Lệ chi viên“: ”Cho đến nay, sử học còn mang một món nợ đối với lịch sử, đối với Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ là chưa khám phá và đưa ra ánh sáng những con người cùng với những âm mưu và hành động lợi dụng việc từ trần đột ngột của vua Lê Thái Tông ở Lệ Chi Viên để vu oan giá hoạ dựng nên vụ án kết liễu thảm khốc cuộc đời của một anh hùng vĩ đại, một nữ sĩ tài hoa, liên luỵ đến gia đình ba họ. Với tình trạng tư liệu quá ít ỏi lại bị chính sử che đậy một cách có dụng ý, thì quả thật khó hi vọng tìm ra đủ chứng cứ để phá vụ án bí hiểm này. Nhưng lịch sử cũng rất công bằng. Với thời gian và những công trình nghiên cứu của nhiều thế hệ các nhà sử học, nhà văn học, nhà tư tưởng, nhà văn hoá…, lịch sử càng ngày càng làm sáng rõ và nâng cao nhận thức về con người và sự nghiệp của Nguyễn Trãi, về những công lao, cống hiến, những giá trị đích thực của ông trong lịch sử cứu nước và dựng nước, lịch sử văn hoá của dân tộc”. Dẫu vậy, trong tất cả những tư liệu lịch sử để lại thì tư liệu sáng giá nhất, rõ rệt nhất, sâu sắc nhất để minh oan cho Người lại chính là Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi, “Họa phúc có nguồn đâu bổng chốc, Anh hùng để hận mãi nghìn năm” “Số khó lọt vành âu bởi mệnh.Văn chưa tàn lụi cũng do trời “. Bài thơ thần “Yên Tử “của Nguyễn Trãi “Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong. Trời mới ban mai đã rạng hồng. Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả. Nói cười lồng lộng giữa không trung…” (thơ Nguyễn Trãi trên Yên Tử, hình ảnh và cẩn dịch Hoàng Kim). Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi lưu bài “Yên Tử” “Ngôn chí,” “Quan hải”, “Oan than” của Người kèm cảm nhận “Trời ban tối biết về đâu?” của Vũ Bình Lục.
Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai, người làng Nhị Khê, huyện Thượng Phúc nay là huyện Thường Tín, Hà Nội, sinh năm 1380 , mất năm 1442,. cha là Nguyễn Phi Khanh, nguyên quán làng Chi Ngại , huyện Phương So8n (Chí Linh, Hải Dương) mẹ là Trần Thị Thái, con gái của Trần Nguyên Đán. Nguyễn Trãi thi đỗ Thái học sinh (tiến sĩ) năm 1400, cha con đều từng làm quan dưới triều Hồ. Sau khi Việt Nam bị rơi vào sự cai trị của nhà Minh, Nguyễn Trãi tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo. Ông trở thành mưu sĩ bày tính mưu kế về mọi mặt chính trị, quân sự, ngoại giao của nghĩa quân Lam Sơn. Ông là khai quốc công thần của nhà Hậu Lê, được ban quốc tính, năm 1428 viết Bình Ngô đại cáo thiên cổ hùng văn, năm 1433 ông đã viết văn bia Vĩnh Lăng nổi tiếng khi Lê Lợi mất,.Tuy nhiên, năm 1442, toàn thể gia đình Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc trong vụ án Lệ Chi Viên. Năm 1464, vua Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan cho ông. Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo (Lòng Ức Trai sáng như sao Khuê).
Dưới đây là năm bài thơ trong Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi và cảm nhận “Trời ban tối biết về đâu?” của Vũ Bình Lục
Yên Sơn sơn thượng tối cao phong Tài ngũ canh sơ nhật chính hồng Vũ trụ nhãn cùng thương hải ngoại Tiếu đàm nhân tại bích vân trung Ủng môn ngọc sóc sâm thiên mẫu Quải thạch châu lưu lạc bán không Nhân miếu đương niên di tích tại Bạch hào quang lý đổ trùng đồng. YÊN TỬ
Đề chùa Hoa Yên, núi Yên Tử Nguyễn Trãi
Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong Trời mới ban mai đã rạng hồng Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả Nói cười lồng lộng giữa không trung Giáo trúc quanh chùa giăng nghìn mẫu Cỏ cây chen đá rũ tầng không Nhân Tông bảo tháp còn lưu dấu Mắt sáng hào quang tỏa ánh đồng
(Bản dịch của Hoàng Kim)
Trên dải Yên Sơn đỉnh tuyệt vời Đầu canh năm đã sáng trưng rồi Mắt ngoài biển cả ôm trời đất Người giữa mây xanh vẳng nói cười Giáo ngọc quanh nhà giăng vạn khoảnh D4i châu treo đá rũ lưng trời Nhân Tông còn miếu thời nao đó Thấy rõ đôi ngươi giữa ánh ngời (1)
(1) Tương truyền vua Trần Nhân Tông mắt có hai con ngươi (Bản dịch của Khương Hữu Dụng)
Trên núi Yên Tử chòm cao nhất Vừa mới canh năm đã sáng trời Tầm mắt bao trùm nơi biển tận Từng mây nghe thoảng tiếng ai cười Rừng vươn giáo dựng tre nghìn mẫu Đá rũ rèm buông nhũ nửa vời Miếu cổ Nhân Tông hằng để dấu Mắt còn trắng tỏa ánh đôi ngươi.
(Bản dịch của Lê Cao Phan)
Trên non Yên Tử chòm cao nhất, Trời mới canh năm đã sáng tinh. Vũ trụ mắt đưa ngoài biển cả, Nói cười người ở giữa mây xanh. Muôn hàng giáo ngọc tre gài cửa, Bao dãi tua châu đá rủ mành. Dấu cũ Nhân tôn còn vẫn đấy, Trùng đồng thấy giữa áng quang minh.
(Bản dịch của nhóm Đào Duy Anh) Nguồn: Nguyễn Trãi toàn tập, Đào Duy Anh, NXB Khoa học xã hội, 1976
Trên non Yên Tử ngọn cao nhất Chỉ mới canh năm sáng đỏ trời! Ngoài vũ trụ xanh màu biển thẳm Giữa mây biếc rộn tiếng người cười. Cửa cài ngọc dựng, ken nghìn mẫu Đá rũ châu rơi, rớt nửa vời! Miếu cổ Nhân Tông di tích đó Đôi mày sáng trắng rực hai ngươi!
(Bản dịch của Lâm Trung Phú)
NGÔN CHÍ
Am trúc, hiên mai ngày tháng qua Thị phi nào đến chốn yên hà Cơm ăn dù có dưa muối Áo mặc nài chi gấm là Nước dưỡng cho thanh, trì thưởng nguyệt Đất cày ngõ ải luống ương hoa Trong khi hứng động bề đêm tuyết Ngâm được câu thần dững dưng ca
Tà dương bóng ngả thuở giang lâu Thế giới đông nên ngọc một bầu Tuyết sóc treo cây điểm phấn Cõi đông giãi nguyệt in câu. Khói chìm thuỷ quốc quyên phẳng Nhạn triện hư không gió thâu Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ Trời ban tối biết về đâu?
Thung mộc trùng trùng hải lãng tiền Trầm giang thiết tỏa diệt đồ nhiên Phúc chu thủy tín dân do thủy Thị hiểm nan bằng mệnh tại thiên. Họa phúc hữu môi phi nhất nhật Anh hùng [3] di hận kỷ thiên niên. Càn khôn kim cổ vô cùng ý, Khước tại thương lang viễn thụ yên.
Dịch nghĩa : NGẮM BIỂN
Cọc gỗ lớp lớp trồng trước sóng biển Xích sắt ngầm dưới sông cũng vậy thôi. Thuyền bị lật mới tin rằng dân là như nước Cậy đất hiểm cũng khó dựa, mệnh là ở trời. Họa phúc có manh mối không phải một ngày Anh hùng để mối hận mấy nghìn năm sau. Lẽ của trời đất và xưa nay, thực là vô cùng Vẫn là ở chỗ sắc nước bát ngát, cây khói xa vời
CỬA BIỂN
Lớp lớp cọc ngăn giữa sóng nhồi Thêm ngầm dây sắt – uổng công thôi ! Lật thuyền, thấm thía dân như nước Cậy hiểm, mong manh : mệnh ở trời Hoạ phúc có nguồn, đâu bỗng chốc? Anh hùng để hận, dễ gì nguôi? Xưa nay trời đất vô cùng ý Nơi sóng xanh cây khói tuyệt vời
Phù tục thăng trầm ngũ thập niên ; Cố sơn tuyền thạch phụ tình duyên. Hư danh thực họa thù kham tiếu ; Chúng báng cô trung tuyệt khả liên. Số hữu nan đào tri thị mệnh ; Văn như vị táng dã quan thiên. Ngục trung độc bối [1] không tao nhục ; Kim khuyết hà do đạt thốn tiên ?
Dịch nghĩa THAN NỔI OAN
Nổi chìm trong phù tục đã năm chục năm, Đành phụ tình duyên với khe và đá của núi cũ. Danh hư mà họa thực, rất đáng buồn cười ; Lắm kẻ ghét một mình trung, rất đáng thương hại. Khó trốn được số mình, biết là vì mệnh ; Tư văn như chưa bỏ, cũng bởi ở trời. Trong ngục viết ở lưng tờ, khi không bị nhục ; Cửa khuyết vàng làm thế nào mà đạt được tờ giấy lên ?
Dịch Thơ: THAN NỔI OAN:
Biển tục thăng trầm nữa cuộc đời Non xưa suối đá phụ duyên rồi Trung côi , ghét lắm, bao đau xót Họa thực, danh hư , khéo tức cười Số khó lọt vành âu bởi mệnh Văn chưa tàn lụi cũng do trời Trong lao độc bối cam mang nhục Cửa khuyết làm sao tỏ khúc nhôi?
Bản dịch của Thạch Cam
Năm mươi năm thế tục bình bồng Khe núi lòng cam bội ước chung Cười nạn hư danh, trò thực họa Thương phường báng bổ kẻ cô trung Mạng đà định số, làm sao thoát Trời chửa mất văn, vẫn được dùng Lao ngục đau nhìn lưng mảnh giấy Oan tình khó đạt tới hoàng cung.
Bản dịch của Lê Cao Phan
TRỜI BAN TỐI, BIẾT VỀ ĐÂU?
Vũ Bình Lục
(Về bài thơ NGÔN CHÍ – SỐ13 của Nguyễn Trãi)
Tà dương bóng ngả thuở giang lâu Thế giới đông nên ngọc một bầu Tuyết sóc treo cây điểm phấn Cõi đông giãi nguyệt in câu. Khói chìm thuỷ quốc quyên phẳng Nhạn triện hư không gió thâu Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ Trời ban tối biết về đâu?
Nguyễn Trãi sống cách chúng ta khoảng sáu trăm năm. Riêng nói về thơ Nôm, dẫu thất lạc sau thảm hoạ tru di năm 1442, cũng còn được hơn 250 bài. Có thể nói, Nguyễn Trãi đã dựng lên một tượng đài sừng sững bằng thơ, mà trước hết là thơ viết bằng ngôn ngữ dân tộc-Thơ Nôm. Chùm thơ “Ngôn chí” có rất nhiều bài hay, đọc kỹ, nghiền ngẫm kỹ mới thấy cái hay, bởi chữ Nôm cách nay sáu trăm năm, rất nhiều từ nay không còn dùng nữa, hoặc rất ít dùng. Phải tra cứu một số từ, một số điển tích, mới dần sáng tỏ một hồn thơ lớn, lớn nhất, trong lịch sử thơ ca Việt Nam!
Đây là bài Ngôn chí số 13, do những người biên soạn sách Tuyển tập thơ văn Nguyễn Trãi sắp xếp.
Hai câu đầu: Tà dương bóng ngả thuở giang lâu Thế giới đông nên ngọc một bầu
Hai câu thơ đơn thuần chỉ là tả cảnh, đặc tả một buổi chiều, mà gam màu chủ đạo là màu vàng thẫm rất quen mà huyễn hoặc. Bóng chiều tà đã ngả, đang quấn lấy một ngôi lầu ở bên sông, hay đang trùm lên ngôi lầu bên sông một màu vàng thẫm. Nhưng có điều cần lưu ý, đây là ngôi lầu giành cho đàn bà con gái thuộc tầng lớp quý tộc giàu sang, trong một không gian rộng lớn và yên tĩnh, rất yên tĩnh. Câu tiếp theo mới thật diễm lệ: Thế giới đông nên ngọc một bầu. Vậy thế giới đông là gì? Theo điển dẫn, đông chính là khí tốt, khí thiêng của thế giới, của vũ trụ đông đặc lại mà thành phong cảnh đẹp như ngọc. Thế đấy! Còn như Bầu, cũng theo điển sách Đạo gia, kể rằng Trương Thân thường treo một quả bầu rất lớn, hoá làm trời đất, ở trong cũng có mặt trời mặt trăng, đêm chui vào đó mà ngủ, gọi là trời bầu, hay bầu trời cũng vậy…Quả là một bức tranh được vẽ bằng ngôn ngữ, rất xưa, tinh khiết và tráng lệ, dường như đã đạt đến mức cổ điển!
Đấy là hai câu thất ngôn. Hai câu tiếp theo, lại là lục ngôn, vẫn tiếp tục tả cảnh: Tuyết sóc treo cây điểm phấn Cõi đông giải nguyệt in câu.
Tuyết sóc, nghĩa là tuyết ở phương bắc (sóc) chả biết gieo xuống từ bao giờ, mà còn giăng mắc trên những cành cây như những bông hoa trắng muốt, như điểm phấn cho cây, trang trí làm đẹp cho cây. Có người bảo nước ta làm gì có tuyết, chỉ là ước lệ cho đẹp văn chương mà thôi. Nhưng họ nhầm đấy! Các tỉnh phía Bắc nước ta như Lào Cai, Hà Giang và chắc là còn một số nơi khác nữa ngày nay vẫn có tuyết, nhiều nữa kia. Vậy thì sao thơ văn ngày xưa các cụ ta nói đến tuyết, con cháu lại hàm hồ bác bỏ? Cách đây mấy trăm năm, sao lại không thể không có tuyết mà các cụ phải đi mượn của người? Phía bắc là tuyết, là hoa tuyết điểm phấn cho cây, thì Cõi đông giải nguyệt in câu. Phương đông in một giải lụa trăng vàng óng. Thế là cả một không gian rực rỡ sắc màu. Màu trắng của tuyết hoa tương ánh cùng màu vàng của ánh nguyệt in bóng nước, của chiều tà vàng thẫm, tạo một bức tranh vừa rộng vừa sâu, gợi một khoảnh khắc giao thoa hỗn mang rất nhiều tâm trạng.
Hai câu tiếp theo, vẫn cấu trúc bằng lục ngôn: Khói chìm thuỷ quốc quyên phẳng Nhạn triện hư không gió thâu
Bây giờ là sương khói trong chiều muộn. Cúi xuống nhìn dòng nước, thấy khói chiều in xuống mặt nước trong veo phẳng lặng. Quyên, từ cổ là mặt nước trong, do đó quyên phẳng nghĩa là mặt nước trong phẳng lặng, như thể nhìn rõ khói chiều đang chìm dưới đáy nước. Rõ là nước lộn trời, vàng gieo đáy nước, “Long lanh đáy nước in trời / Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng”. Có lẽ Nguyễn Du mấy trăm năm sau đã tiếp thu tinh thần của câu thơ Nguyễn Trãi mà sáng tạo lại trong Truyện Kiều câu thơ trên, khi mà tiếng Việt đã đạt đến độ nhuần nhuyễn và trang nhã chăng? Còn trên trời thì đàn chim nhạn đang xếp hình chữ triện mà mỏi mệt bay về rừng tìm chốn ngủ. Và gió nhẹ, thổi rỗng cả trời…
Cảnh chỉ là điểm xuyết, mà gợi nên bức tranh đủ sắc màu, rất sống động, và tiếp đó, nó như thể đang chuyển động dần về phía đêm tối, về phía lụi tàn.
Hai câu cuối, tác giả viết: Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ Trời ban tối ước về đâu?
Con thuyền nhỏ nhoi (Thuyền mọn) của Tiên sinh, hay con thuyền của một vị khách nào đó, vẫn còn đang mải miết chèo trên sông, như chẳng muốn dừng lại. Trong nhập nhoạng bóng tà, con thuyền mọn như càng nhỏ bé hơn, chưa muốn, hay chưa tìm được nơi đỗ lại mà nghỉ ngơi, hay bởi vì Trời ban tối, ước về đâu, biết về đâu? Câu bảy thất ngôn, dàn trải thêm, biểu hiện sự buông thả, lửng lơ, phân vân… Câu tám bỗng đột ngột thu lại lục ngôn, như một sự dồn nén tâm sự.
Có bao nhiêu phần trăm sự thực trong bức tranh chiều tà bên sông lộng lẫy mà buồn? Có lẽ cũng chẳng nên đặt vấn đề cân đong cụ thể, bởi thơ nhìn chung là sản phẩm sáng tạo của trí tưởng tượng, thực và ảo hoà trộn đan xen. Hai câu kết của bài thơ xem ra mới thật sự là tâm điểm của bài thơ. Phải chăng, con thuyền mọn kia, chính là hình ảnh Ức Trai Tiên sinh, như con thuyền nhỏ bé ấy, đang một mình đi tìm bến đỗ, mà chưa tìm thấy nơi đâu là bến là bờ? Từ cái ngôn chí này, có thể ước đoán Ức Trai viết bài thơ này vào thời điểm quân Minh đang đô hộ nước ta, Ức Trai đang bị giam lỏng ở thành Đông Quan, chưa tìm được minh chủ mà đem tài giúp nước? Cũng có thể đây là thời điểm Nguyễn Trãi bị thất sủng, về ở ẩn tại Côn Sơn, trong hoàn cảnh chính sự trong nước đang rất đen tối, nhất là ở nơi triều chính. Nguyễn Trãi từ tin tưởng, đến nghi ngờ và thất vọng trước thực tại đau lòng: Biết bao trung thần bị hãm hại, còn lũ gian thần hiểm ác nổi lên như ong, nhũng lọan cả triều đình. Làm sao mà không bi quan cho được khi mà Trời ban tối, biết về đâu?
*
Lên non thiêng Yên Tử, tôi thành tâm đi bộ từ chùa Hoa Yên lúc nửa đêm để lên thấu đỉnh chùa Đồng lúc ban mai.Nguyễn Trãi bài thơ thần trên trang sách mở, lồng lộng giữa nền trời bình minh trên đỉnh cao phong Yên Tử. Tôi chợt tỉnh thức, thấm thía, thấu hiểu sự nhọc nhằn của đức Nhân Tông hội tụ minh triết Việt. Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn.”xưa nay trời đất vô cùng ý. Nơi sóng xanh cây khói tuyệt vời”.
CÔNG VIÊN TAO ĐÀN HCM Hoàng Kim
Dinh Thống Nhất và Vườn Tao Đàn thành phố Hồ Chí Minh là quần thể danh thắng đặc biệt tiêu biểu về di sản lịch sử, địa lý, chính trị, văn hóa, kiến trúc của Sài Gòn Gia Định xưa và thành phố Hồ Chí Minh ngày nay.
Dinh Thống Nhất
Dinh Thống Nhất nguyên là Dinh Độc Lập trước năm 1975, là di tích quốc gia đặc biệt được Chính phủ Việt Nam đặc cách xếp hạng. Tiền thân Dinh Độc lập là Dinh Thống đốc Nam Kỳ, do kiến trúc sư người Pháp Hermite thiết kế năm 1868. Sau khi dinh cũ nhiều lần bị ném bom, hư hại, san bằng và Dinh Độc Lập được xây mới năm 1962, thực hiện theo thiết kế của kiến trúc sư khôi nguyên La Mã Ngô Viết Thụ và đã khánh thành năm 1966 . Dinh Độc Lập cao 26 m, rộng 4.500 m2, với 100 phòng gồm 3 tầng chính và một sân thượng cho máy bay trực thăng đáp, hệ thống hầm ngầm kiên cố. Địa danh này chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử thăng trầm của thành phố từng được ví là Hòn ngọc phương Đông. Trưa 30/4/1975, xe tăng của quân giải phóng miền Nam đã húc đổ cánh cửa sắt Dinh Độc lập, đánh dấu thời khắc lịch sử của Sài Gòn. Quá trình chuyển giao và tiếp nhận chính thể mới cũng diễn ra tại đây. Sau 1975, Dinh Độc Lập đổi tên thành Dinh Thống Nhất, ngày nay trở thành địa điểm tham quan lịch sử của du khách khi đến với Sài Gòn. Quần thể Dinh Độc lập, vườn Tào Đàn và Hồ Con Rùa là vùng đất địa linh nổi bật nhất của dấu ấn hòn ngọc phương Đông.
Dinh Độc Lập với kiến trúc chữ T là chữ cái đầu của chữ THỤ (trong chữ THIÊN THỤ”. Đó là bốn kế lớn chấn hưng đất nước “vua sáng, kinh tế, nông nghiệp, nội chính” qua bốn công trình chính liên hoàn: chữ T dinh Độc Lập, chữ H chợ Đà Lạt, chữ U Trường Đại học Nông nghiệp Sài Gòn và dấu nặng (.) là Hồ Con Rùa.Biểu tượng Dinh Độc lập (hình chữ T) với ý nghĩa đất nước muốn giàu mạnh, thì trước hết người lãnh đạo đất nước phải là “bậc minh quân hiền tài”, trọng “quân đức, dân tâm, học pháp”, biết “chăm lo sức dân để lập đại kế sâu rễ bền gốc” bảo tồn và phát triển bền vững năng lực Quốc gia.
Biểu tượng Chợ Đà Lạt (hình chữ H) với ý nghĩa trọng tâm của nổ lực quốc gia là phải phát triển kinh tế (phi thương bất phú), mở mang giao thương, chấn hưng nghiệp cũ, phát triển nghề mới, khuyến học dạy dân, “Nên thợ, nên thầy nhờ có học/ No ăn, no mặc bởi hay làm” (Nguyễn Trãi), “chú trọng mậu dịch buôn bán, lấy việc thông thương an toàn làm chữ Nghĩa (Nguyễn Hoàng), chú trọng lao động để dân giàu nước mạnh.
Biểu tượng Trường Đại Học Nông Nghiệp Sài Gòn (hình chữ U) với ý nghĩa là phải chấn hưng giáo dục đại học, phát triển khoa học công nghệ, đặc biệt là giáo dục phát triển nông nghiệp để nâng cao thu nhập, sinh kế, việc làm và an sinh xã hội, nâng cao chất lượng và giá trị nông sản (dĩ nông vi bản) vì quá nữa người Việt làm nghề nông.
Và sau cùng là biểu tượng Hồ Con Rùa (hình dấu (.) nặng) với ý nghĩa là nội chính an dân, thượng tôn pháp luật, kỷ cương phép nước, giữ vững bờ cõi, bảo tồn nguyên khí, thương yêu dân chúng an vui lạc nghiệp, “biết thương yêu dân, luyện tập binh sĩ để xây dựng cơ nghiệp muôn đời” (Lời chúa Nguyễn Hoàng dặn chúa Nguyễn Phúc Nguyên),
Vườn Tao Đàn
Đền Hùng tại chính mặt sau Dinh Thống Nhất của Vườn Tao Đàn “lá phổi xanh thành phố”. Trong Vườn Tao Đàn có Đền Hùng, Giếng Ngọc đền Hùng, đền Mẫu Phương Nam, vườn đá tiếng Việt, hồ sen đền Hùng, vườn hoa và cây xanh Tao Đàn. Quần thể danh thắng Dinh Thống Nhất, Vườn Tao Đàn, Hồ Con Rùa “mắt ngọc của đầu rồng” trở thành vùng sử thi huyền thoại. Đền Hùng tại vườn Tao Đàn thành phố Hồ Chí Minh là biểu tượng khát vọng đất nước Việt Nam thống nhất, hòa hợp dân tộc, không chấp nhận chia rẽ “chia để trị” đã thấm vào máu thịt của con dân Việt. “Nam Bộ là thịt của thịt Việt Nam là máu của máu Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn nhưng chân lý đó không bao giờ thay đổi” (Hồ Chí Minh). Dinh Thống Nhất vì thế đã thay cho tên gọi Dinh Độc Lập và Dinh Thống đốc Nam Kỳ trước đó.
Mẫu Phương Nam ở Vườn Tao Đàn trong quần thể Đền Hùng cùng với mẫu Việt Nam, Bác Hồ, Giếng Ngọc Đền Hùng là những điểm nhấn lịch sử, địa chính trị, văn hóa, tâm linh huyền thoại.
Dạo chơi giếng Ngọc vườn Tao Đàn nhớ lời thơ Nguyễn Trãi: ‘Nên thợ nên thầy nhờ có học dư ăn dư mặc bởi hay làm’. Văn là đẹp, chương là sáng. Ngôn ngữ sáng đẹp, thấm thía, xúc động, ám ảnh. Lưu ít ảnh và ghi chú mùa Covid 19, đọc lại và suy ngẫm
Đất Gia Định xưa
Lược sử đất Gia Định xưa được tóm tắt trong câu thơ của thi tướng Huỳnh Văn Nghệ “Nhớ Bắc”: “Từ độ mang gươm đi mở cõi/ Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long“.
Đất Gia Định xưa thuộc nước Phù Nam (tồn tại khoảng đầu thế kỷ 1 đến khoảng nửa thế kỷ 7), sau đó thuộc vương quốc Chân Lạp (nay là Campuchia). Tuy nhiên, “thuộc” một cách lỏng lẻo: “các dân tộc vẫn sống tự trị, và mấy sóc Khrmer lẻ tẻ chưa hợp thành đơn vị hành chánh thuộc triều đình La Bích (Chân Lạp). Trong khi đó triều đình ấy phải tập trung lực lượng ở phía nam Biển Hồ (sau khi bỏ Ăngco ở phía bắc) để đối đầu với Xiêm La (nay là Thái Lan) đang tiếp tục lấn đất Chân Lạp ở phía tây. Đất Gia Định vẫn là đất tự do của các dân tộc và hầu như vô chủ, là đất hoang nhàn cả về kinh tế lẫn chủ quyền từ xưa”[1].
Theo sử liệu, lưu dân Việt đã đến đây khai hoang và làm ăn sinh sống vào đầu thế kỷ 17, nhờ có cuộc hôn nhân giữa công nữ Ngọc Vạn với vua Chân Lạp Chey Chetta II vào năm 1620. Lưu dân Việt do mưu sinh, nên có thể đã có mặt ở Sài Gòn Gia Định từ xa xưa trước cuộc hôn nhân ấy. Song, chính nhờ mối lương duyên giữa công chúa Ngọc Vạn với vua Chân Lạp Chey Chetta II, mà quan hệ Đại Việt (nay là Việt Nam) và Chân Lạp trở nên êm đẹp, dân cư hai nước có thể tự do qua lại sinh sống, tạo điều kiện cho lưu dân Việt ngày càng đông đảo hơn ở khu vực Đồng Nai, Sài Gòn…[2].
Chuyện kể rằng: Tiên chúa Nguyễn Hoàng, người khởi đầu của chín đời chúa Nguyễn và mười ba đời vua vương triều nhà Nguyễn, đã nghe theo lời khuyên của bậc danh sĩ tinh hoa hiền tài lỗi lạc, nhà tiên tri Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân” [1]. Ông đã nhờ chị ruột mình là bà Ngọc Bảo (vợ Trịnh Kiểm) xin Trịnh Kiểm cho vào trấn thủ ở Thuận Hoá (là khu vực từ Quảng Bình đến Thừa Thiên-Huế ngày nay). Trịnh Kiểm thấy Thuận Hóa là nơi xa xôi, đất đai cằn cỗi nên đã đồng ý, và tâu vua Lê Anh Tông cho Nguyễn Hoàng vào trấn nhậm vào năm 1558. Nguyễn Hoàng cùng với các chúa Nguyễn sau này làm chúa phương Nam trong khi Trình Kiểm cùng với các chúa Trịnh sau đó làm chúa phương Bắc, tạo nên cục diện Đàng Trong, Đàng Ngoài, Trịnh-Nguyễn phân tranh của thời Nhà Hậu Lê. Nguyễn Hoàng dùng các danh thần Lương Văn Chánh, Văn Phong vừa chống lại sự quấy nhiễu cướp phá của Chăm Pa vừa mộ dân lập ấp, khai khẩn đất đai, mở rộng về Nam.
Cho tới năm 1613 khi Nguyễn Hoàng mất, diện tích của xứ Thuận Quảng do Nguyễn Hoàng trấn nhậm đã rộng tới 45000 km²[13] trải dài từ đèo Ngang, Hoành Sơn (Quảng Bình nay) qua đèo Hải Vân tới núi Đá Bia (Thạch Bi Sơn), gần đèo Cả, (tỉnh Phú Yên ngày nay và đã làm chủ Bãi Cát Vàng là một vùng đất vô chủ thời đó.
Năm 1613, chúa Nguyễn Phúc Nguyên nối nghiệp và tuân theo di huấn của chúa Nguyễn Hoàng: “Nếu Bắc tiến được thì tốt nhất, bằng không giữ vững đất Thuận Quảng và mở mang bờ cõi về phía Nam“. Ông trong dụng bậc kỳ tài kiệt xuất, nhà chính trị và quân sự lỗi lạc Đào Duy Từ cùng với các danh tướng Nguyễn Hữu Dật, Nguyễn Hữu Tiến giữ vững nghiệp chúa Nguyễn ở Đàng Trong, chặn được quân Trịnh ở Đàng Ngoài, làm cho Đàng Trong thời ấy trở nên phồn thịnh, nước lớn lên, người nhiều ra, xây dựng được một định chế chính quyền rất được lòng dân, đặt nền móng vững chắc cho triều Nguyễn lưu truyền chín chúa mười ba đời vua và mở đất phương Nam thuận thời, thuận lòng người.
Năm 1631, chúa Nguyễn Phúc Nguyên gả con gái là Ngọc Khoa (có sách gọi là Ngọc Hoa) cho vua Chăm Pa là Po Rome, và gả con gái là Ngọc Vạn cho vua Chân Lạp là Chey Chetta II. Hai cuộc hôn phối này làm quan hệ Việt – Chăm và Việt – Chân diễn ra tốt đẹp[24][25]. Đàng Trong thời ấy vốn đã được các nước lân ban rất nể phục . Sự kiện hai cuộc lương duyên này càng làm cho mối bang giao của Đàng Trong ở mặt phía Nam ổn định, giúp cho chúa Nguyễn có thể tập trung lực lượng để đối phó trước các cuộc tấn công của chúa Trịnh Đàng Ngoài, đồng thời cũng tạo thêm cơ hội cho người Việt di dân và mở rộng lãnh thổ về phương Nam.
Năm 1635, chúa Nguyễn Phúc Lan kế nghiệp cho đến năm 1648 thì truyền ngôi cho cho con trai là Nguyễn Phúc Tần rồi mất. Cùng năm ấy (1648) chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần nối nghiệp cho đến năm 1687 và việc Nam tiến của người Việt đến Sài Gòn Gia Định ở thời này càng nhiều hơn trước. Năm 1658, tình hình Chân Lạp rối ren, chú cướp ngôi của cháu. Hai người con sống sót của vua Chân Lạp Preah Outey là Ang Sur và Ang Tan dấy binh chống lại Ramathipadi I (Nặc Ông Chân) nhưng thất bại. Họ đã theo lời khuyên của Thái hậu Ngọc Vạn, cầu cứu chúa Nguyễn Phúc Tần.
Sách Gia Định thành thông chí chép: “Năm Mậu Tuất (1658)…vua (chúa Nguyễn Phúc Tần) sai Phó tướng Yến Vũ hầu (Nguyễn Phước Yến)…đem 2000 quân, đi tuần đến thành Mỗi Xoài nước Cao Mên, đánh phá được, bắt vua nước ấy là Nặc Ông Chân, đóng gông đem đến hành tại ở dinh Quảng Bình. Vua dụ tha tội…Khi ấy địa đầu trấn Gia Định là hai xứ Mỗi Xoài, Đồng Nai đã có dân lưu tán của nước ta cùng ở lẫn với người Cao Mên, để khai khẩn đất”..[3]
Ang Sur lên ngôi vua xưng là Barom Reachea V, đóng tại Oudong (cố đô Campuchia từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19 trước khi vương triều Khmer thiên đô xuống Phnom Penh), phong cho em là Ang Nan (Nặc Ông Nộn) làm Phó vương đóng tại thành Sài Gòn. Các Quốc vương Chân Lạp đổi lại phải thần phục Đàng Trong và thực hiện triều cống định kỳ, dẫn tới hệ quả người Việt chuyển đến sinh sống nhiều ở vùng đất thuộc Chân Lạp.
Tháng 12, năm 1672, Quốc vương Barom Reachea V (Ang Sur) bị Bô Tâm[12] giết chết rồi cướp ngôi, Bô Tâm xưng là Chey Chettha III. Ang Tan (Nặc Ông Tân), chú của Chey Chettha III, chạy sang cầu cứu chúa Nguyễn. Nhưng ngay sau đó tháng 5 năm 1673, Chey Chettha III cũng bị giết trên giường ngủ bởi người Mã Lai thuộc phe của Nặc Ông Chân (Ramathipadi I). Ang Chea (Nặc Ông Đài), con trai đầu của vua Barom ReacheaV lên ngôi sau đó, xưng là Keo Fa II. Năm 1674, Nặc Ông Đài đã đi cầu viện Thái Lan (Ayutthaya) đánh Nặc Ông Nộn (Ang Nan) và chiếm được thành Sài Gòn. Nặc Ông Nộn bỏ chạy sang cầu cứu chúa Nguyễn ở Khánh Hòa (dinh Thái Khang xưa). Trong khi đó, Nặc Ông Đài đắp lũy chống giữ ở vùng Bà Rịa – Vũng Tàu ngày nay và đắp thành Nam Vang, nhờ Xiêm (Thái Lan) cứu viện để chống lại quân chúa Nguyễn. Chúa Hiền bèn sai Cai cơ đạo Nha Trang là Nguyễn Dương Lâm cùng với Nguyễn Đình Phái làm tham mưu đem binh chia ra hai đạo sang đánh Nặc Ông Đài.
Năm 1674, quân Nguyễn chiếm được (Sài Gòn Gia Định (đất Sài Côn xưa thuộc trấn Phiên An), và tiến quân lên vây thành Nam Vang. Nặc Ông Đài phải bỏ thành chạy vào rừng và bị thuộc hạ giết chết. Nặc ông Thu ra hàng. Nặc ông Thu là chính dòng con trưởng cho nên lại lập làm chính quốc vương đóng ở Oudong (cố đô Campuchia như đã dẫn) và để Nặc Ông Nộn làm đệ nhị quốc vương như cũ, đóng ở thành Sài Gòn, bắt hằng năm phải triều cống[14]. Chúa Nguyễn gia phong cho Nguyễn Dương Lâm làm Trấn thủ dinh Thái Khang (Khánh Hòa) lo việc phòng ngự ngoài biên và làm chủ tình thế cả vùng Đồng Nai. Phần lãnh thổ còn lại của người Chăm (từ Phú Yên tới Bình Thuận) sát nhập hoàn toàn vào lãnh thổ Đàng Trong năm 1693.
Năm 1679, các quan tướng nhà Minh không chịu làm tôi nhà Thanh là Dương Ngạn Địch (tổng binh Long Môn, Quảng Tây) với Hoàng Tiến (phó tướng), Trần Thượng Xuyên ( tổng binh châu Cao, châu Lôi, châu Liêm thuộc Quảng Đông) và Trần An Bình (phó tướng), đem 3000 quân cùng 50 chiếc thuyền cập bến cửa Hàn xin được làm dân mọn xứ Việt. Chúa Nguyễn Phúc Tần khao đãi ân cần, chuẩn y cho giữ nguyên chức hàm, phong cho quan tước rồi lệnh cho tới Nông Nại (Đồng Nai) khai khẩn đất đai. Mặt khác, triều đình còn hạ chỉ dụ cho Quốc vương Cao Miên (Thủy Chân Lạp) biết việc ấy để không xảy ra chuyện ngoài ý muốn[14]. Dương Ngạn Địch và Hoàng Tiến đem binh thuyền vào cửa Xoài Rạp và cửa Đại cửa Tiểu thuộc trấn Định Tường dừng trú tại xứ Mỹ Tho. Trần Thượng Xuyên và Trần An Bình thì đem binh thuyền vào cửa Cần Giờ rồi đồn trú tại Đồng Nai ( trấn Biên Hòa). Họ khai khẩn đất đai, lập ra phố chợ, giao thông buôn bán. Tàu thuyền người Hoa, người phương Tây, người Nhật, người Chà Và lui tới tấp nập, phong hóa Trung Quốc dần dần lan ra cả vùng Đông Phố[14].
Khi nhà Minh bị diệt, Mạc Cửu một thương gia trẻ cũng bỏ nước ra đi gần như cùng lúc với Trần Thượng Xuyên ở Cù lao Phố, Dương Ngạn Địch ở Mỹ Tho. Ông đến vùng Chân Lạp, ông bỏ tiền ra mua chức Ốc Nha và làm quan tại đây. Tuy nhiên do tình hình Chân Lạp hết sức rối ren, ông bỏ Nam Vang về phủ Sài Mạt[7]
Gia Định thành thông chí là sách địa chí của Trịnh Hoài Đức (1765-1825) viết về miền đất Gia Định bằng chữ Hán cổ và chữ Nôm, là một sử liệu quan trọng về Nam bộ Việt Nam thời nhà Nguyễn. Sách gồm sáu quyển, đóng làm 3 tập theo bản chép tay lưu tại thư viện Viện sử học Việt Nam (ký hiệu HV. 151 (1-6). Việc biên soạn được cho là đã tiến hành vào giữa các năm 1820 và 1822[3].
Sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức chép về Mạc Cửu ở đất Hà Tiên: “Hà Tiên vốn là đất cũ của Chân Lạp, tục gọi là Mường Khảm, tiếng Tàu gọi là Phương Thành[3] Ban đầu có người tên là Mạc Cửu gốc xã Lê Quách, huyện Hải Khang, phủ Lôi Châu, tỉnh Quảng Đông, vào thời Đại Thanh, niên hiệu Khang Hy thứ 19 (1680), nhà Minh mất hẳn (nhưng mãi đến năm Khang Hy thứ 19, vùng Quảng Đông mới bình định xong). Mạc Cửu không khuất phục chính sách buổi đầu của nhà Đại Thanh, mới chừa tóc rồi chạy qua phương Nam, trú tại phủ Nam Vang nước Cao Miên. Ông thấy ở phủ Sài Mạt[4] của nước ấy, người Việt, người Trung Hoa, Cao Miên, Đồ Bà (Chà Và) các nước tụ tập mở trường đánh bạc để lấy xâu, gọi là thuế hoa chi, bèn thầu mua thuế ấy, lại còn đào được một hầm bạc nên bỗng trở thành giàu có. Từ đó ông chiêu mộ dân Việt Nam lưu tán ở các xứ Phú Quốc, Lũng Kỳ (hay Trũng Kè, Lũng Cả ), Cần Bột (Cần Vọt – Kampôt), Hương Úc (Vũng Thơm – Kompong Som), Giá Khê (Rạch Giá), Cà Mau lập thành bảy xã thôn.[5] Tương truyền ở đây thường có tiên xuất hiện trên sông, do đó mới đặt tên là Hà Tiên (tiên trên sông)[6].
Sách Gia Định thành thông chí chép tiếp: Lúc này ở Gia Định, các chúa Nguyễn đã lập xong phủ Gia Định. Người Việt và các di thần người Hoa đang định cư yên ổn. Nhận thấy muốn tồn tại phải có thế lực đủ mạnh để bảo vệ, che chở cho lãnh địa mà ông đã tốn công gây dựng. Sau khi cân nhắc, năm 1708[11] Mạc Cửu cùng thuộc hạ là Lý Xá, Trương Cầu đem lễ vật đến xin thần phục. “Mạc Cửu sai thuộc hạ là Trương Cầu, Lý Xá dâng biểu trần trình lên kinh đô Phú Xuân khẩn cầu xin được đứng đầu trông coi đất ấy. Tháng 8 mùa thu năm thứ 18 Mậu Tý (1708), chúa Nguyễn Phúc Chu, chuẩn ban cho Mạc Cửu làm Tổng binh trấn Hà Tiên và phong tước là Cửu Ngọc hầu. Mạc Cửu lo xây dựng dinh ngũ và đóng binh tại Phương Thành (Hà Tiên), từ đó dân càng qui tụ đông đúc.
Như vậy, các chúa Nguyễn sau các cuộc di dân của người Việt ở Đàng Trong vào sinh sống chung với người Khmer, đã lần lượt thiết lập chủ quyền từng phần trên vùng đất Nam Bộ, sau các cuộc chiến với vương quốc Khmer, vương quốc Ayutthaya cũng như các yếu tố chính trị khác. Từ năm 1698 đến năm 1757 chính quyền Đàng Trong đã giành được hoàn toàn Nam Bộ ngày nay vào sự kiểm soát của mình. Cùng với việc mở rộng lãnh thổ trên đất liền, chính quyền Đàng Trong lần lượt đưa người ra khai thác và kiểm soát các hòn đảo lớn và quần đảo trên biển Đông và vịnh Thái Lan. Quần đảo Hoàng Sa được khai thác và kiểm soát từ đầu thế kỷ 17, Côn Đảo từ năm 1704, Phú Quốc từ năm 1708 và quần đảo Trường Sa từ năm 1816[15]
Lịch sử Sài Gòn Gia Định đến nay đã có hơn 320 năm.
Dinh Thống Nhất xưa và nay.
Dinh Thống Nhất trước khi Việt Nam thống nhất năm 1975 gọi là Dinh Độc Lập được xây mới năm 1962 thực hiện theo thiết kế của kiến trúc sư khôi nguyên La Mã Ngô Viết Thụ và đã khánh thành năm 1966. Trước đó thời Pháp thuộc, tại nơi này dinh cũ gọi là Dinh Thống đốc Nam Kỳ do Thống đốc Nam Kỳ Lagrandière làm lễ đặt viên đá đầu tiên khởi công xây dựng năm 1868 theo đồ án do kiến trúc sư Hermite phác thảo.
Năm 1858, Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng mở đầu cuộc chiến tranh xâm chiếm Việt Nam. Năm 1867, Pháp chiếm xong lục tỉnh Nam kỳ (Biên Hoà, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên). Ngày 23 tháng 2 năm 1868, ông Thống đốc Nam Kỳ Lagrandière đã làm lễ đặt viên đá đầu tiên khởi công xây dựng Dinh Thống đốc Nam Kỳ mới tại Sài Gòn thay cho dinh cũ được dựng bằng gỗ vào năm 1863. Dinh mới được xây dựng theo đồ án do kiến trúc sư Hermite phác thảo (người phác thảo đồ án Tòa thị sảnh Hongkong). Viên đá lịch sử này là khối đá lấy ở Biên Hòa, hình vuông rộng mỗi cạnh 50 cm, có lỗ bên trong chứa những đồng tiền hiện hành thuở ấy bằng vàng, bạc, đồng có chạm hình Napoleon đệ tam.
Công trình này được xây cất trên một diện tích rộng 12 ha, bao gồm một dinh thự lớn với mặt tiền rộng 80 m, bên trong có phòng khách chứa 800 người, và một khuôn viên rộng với nhiều cây xanh và thảm cỏ. Phấn lớn vật tư xây dựng dinh được chở từ Pháp sang. Do chiến tranh Pháp-Phổ 1870 nên công trình này kéo dài đến 1871 mới xong. Sau khi xây dựng xong, dinh được đặt tên là dinh Norodom và đại lộ trước dinh cũng được gọi là đại lộ Norodom, lấy theo tên của Quốc vương Campuchia lúc bấy giờ là Norodom (1834-1904). Từ 1871 đến 1887, dinh được dành cho Thống đốc Nam kỳ (Gouverneur de la Cochinchine) nên gọi là dinh Thống đốc. Từ 1887 đến 1945, các Toàn quyền Đông Dương (Gouverneur-général de l’Indochine Française) đã sử dụng dinh thự này làm nơi ở và làm việc nên dinh gọi là dinh Toàn quyền. Nơi ở và làm việc của các Thống đốc chuyển sang một dinh thự gần đó.
Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, Dinh Norodom trở thành nơi làm việc của chính quyền Nhật ở Việt Nam. Nhưng đến tháng 9 năm 1945, Nhật thất bại trong Thế chiến II, Pháp trở lại chiếm Nam bộ, Dinh Norodom trở lại thành trụ sở làm việc của Pháp ở Việt Nam.
Sau năm 1954, người Pháp rút khỏi Việt Nam. Việt Nam bị chia cắt thành 2 quốc gia, miền Bắc là nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, còn miền Nam là nước Quốc Gia Việt Nam (sau thành Việt Nam Cộng Hòa). Ngày 7 tháng 9 năm 1954 Dinh Norodom được bàn giao giữa đại diện Pháp, tướng 5 sao Paul Ely, và đại diện Quốc gia Việt Nam, Thủ tướng Ngô Đình Diệm.
Năm 1955, sau một cuộc trưng cầu dân ý, Thủ tướng Ngô Đình Diệm phế truất Quốc trưởng Bảo Đại và lên làm Tổng thống. Ông quyết định đổi tên dinh này thành Dinh Độc Lập. Từ đó Dinh Độc Lập trở thành nơi đại diện cho chính quyền cũng như nơi ở của tổng thống và là nơi chứng kiến nhiều biến cố chính trị. Thời kỳ này, Dinh Độc Lập còn được gọi là Dinh Tổng thống. Theo thuật phong thủy của Dinh được đặt ở vị trí đầu rồng, nên Dinh cũng còn được gọi là Phủ đầu rồng.
Ngày 27 tháng 2 năm 1962, hai viên phi công thuộc Quân lực Việt Nam Cộng hòa, Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc, lái 2 máy bay AD-6 ném bom làm sập toàn bộ phần chính cánh trái của dinh. (xem thêm: Vụ đánh bom Dinh tổng thống Việt Nam Cộng Hòa năm 1962). Do không thể khôi phục lại, ông Ngô Đình Diệm đã cho san bằng và xây một dinh thự mới ngay trên nền đất cũ theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, người Việt Nam đầu tiên đạt giải Khôi nguyên La Mã.
Dinh Độc Lập mới được khởi công xây dựng ngày 1 tháng 7 năm 1962. Trong thời gian xây dựng, gia đình Tổng thống Ngô Đình Diệm tạm thời chuyển sang sống tại Dinh Gia Long (nay là Bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh). Công trình đang xây dựng dở dang thì ông Ngô Đình Diệm bị phe đảo chính ám sát ngày 2 tháng 11 năm 1963. Do vậy, ngày khánh thành dinh, 31 tháng 10 năm 1966, người chủ tọa buổi lễ là ông Nguyễn Văn Thiệu, Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia. Từ ngày này, Dinh Độc Lập mới xây trở thành nơi ở và làm việc của tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu sống ở dinh này từ tháng 10 năm 1967 đến ngày 21 tháng 4 năm 1975.
Ngày 8 tháng 4 năm 1975, chiếc máy bay F-5E do phi công Nguyễn Thành Trung lái, xuất phát từ Biên Hòa, đã ném bom Dinh, gây hư hại không đáng kể.
Lúc 10 giờ 45 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975, xe tăng T54B mang số hiệu 843 của Quân đội Nhân dân Việt Nam dưới quyền chỉ huy của Trung úy Bùi Quang Thận đã húc nghiêng cổng phụ của Dinh Độc Lập, tiếp đó xe tăng T54 mang số hiệu 390 do Vũ Đăng Toàn chỉ huy đã húc tung cổng chính tiến thẳng vào dinh. Lúc 11 giờ 30 phút cùng ngày, Trung úy Quân Giải phóng Bùi Quang Thận, đại đội trưởng, chỉ huy xe 843, đã hạ lá cờ Việt Nam Cộng Hòa trên nóc dinh xuống, kéo lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam lên, kết thúc 30 năm cuộc chiến tranh Việt Nam.
Sau hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất hai miền Nam Bắc thành một đất nước Việt Nam thống nhất diễn ra tại dinh Độc Lập vào tháng 11 năm 1975. Cơ quan hiện quản lý di tích văn hoá Dinh Độc Lập có tên là Hội trường Thống Nhất[1] thuộc Cục Hành chính Quản trị II – Văn phòng Chính phủ. Đây là di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng được đông đảo du khách trong nước và nước ngoài đến tham quan. Nơi này được đặc cách xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt theo Quyết định số 77A/VHQĐ ngày 25/6/1976 của Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch) của chính quyền Việt Nam hiện nay.
Ngày nay, Dinh Độc Lập trở thành một trong những địa điểm du lịch không thể thiếu của mỗi người dân khi tới Thành phố Hồ Chí Minh. Không chỉ có ý ngh