|
|
Thứ ba, Ngày 15 Tháng 9 Năm 2015
|
|
|
Âm lịch: Ngày 3 Tháng 8 Năm 2015 Ngày Julius: 2457281 |
Bát tự: Giờ Giáp Tí, ngày Giáp Ngọ, tháng ất Dậu, năm ất Mùi |
|
0:00 |
Giờ: Giáp Tí |
Ngày Hoàng đạo |
Sao: Kinh Quỹ |
Giờ Hoàng đạo |
Giáp Tí, ất Sửu, đinh Mão, Canh Ngọ, Nhâm Thân, Qúy Dậu |
Giờ Hắc đạo |
Bính Dần, Mậu Thìn, Kỷ Tỵ, Tân Mùi, Giáp Tuất, ất Hợi |
Năm |
Kim |
Sa trung kim |
Mùa: Mùa thu |
Vượng: Kim
Khắc: Hỏa |
Trọng |
Ngày |
Kim |
Sa trung kim |
Vàng trong cát |
Tuổi xung |
Mậu Tý, Nhâm Tý, Canh Dần, Nhâm Dần |
Tiết khí |
Giữa: Bạch lộ (Nắng nhạt) – Thu phân (Giữa thu) |
Sao |
Thất |
|
Ngũ hành |
Hỏa |
|
Động vật |
Lợn |
|
Trực |
Thu |
– Tốt cho các việc khai trương, lập kho vựa, giao dịch, may mặc.
– Xấu cho các việc an táng, giá thú, nhậm chức, xuất nhập tài vật |
Xuất hành |
Hỷ thần |
Đông Bắc |
Tài thần |
Đông Nam |
Kê thần |
(Lên trời) |
Cát tinh |
Tốt |
Kỵ |
Thiên tài |
Tốt cho việc cầu tài lộc, khai trương |
|
Nguyệt Không |
Tốt cho việc làm nhà, làm gường |
|
Phúc Sinh |
Tốt mọi việc |
|
Tuế hợp |
Tốt mọi việc |
|
Đại Hồng Sa |
Tốt mọi việc |
|
Hoàng Ân |
|
|
Sát tinh |
Kỵ |
Ghi chú |
Thiên Cương |
Xấu mọi việc |
|
Địa phá |
Kỵ xây dựng |
|
Địa Tặc |
Xấu đối với khởi tạo, an táng, động thổ, xuất hành |
|
Băng tiêu ngoạ hãm |
Xấu mọi việc |
|
Cửu không |
Kỵ xuất hành, cầu tài, khai trương |
|
Lỗ ban sát |
Kỵ khởi tạo |
|
Mặt trời |
Giờ mọc |
Giờ lặn |
Hà Nội |
05:46 |
17:57 |
TP.Hồ Chí Minh |
05:45 |
17:52 |
|
Kinh Quỹ |
Hoàng đạo |
|
1:00 |
Giờ: ất Sửu |
Kim Được |
Hoàng đạo |
|
3:00 |
Giờ: Bính Dần |
Bạch Hổ |
Hắc đạo |
|
5:00 |
Giờ: đinh Mão |
Ngọc Đường |
Hoàng đạo |
|
7:00 |
Giờ: Mậu Thìn |
Thiên Lao |
Hắc đạo |
|
9:00 |
Giờ: Kỷ Tỵ |
NGuyên Vũ |
Hắc đạo |
|
11:00 |
Giờ: Canh Ngọ |
Tư Mệnh |
Hoàng đạo |
|
13:00 |
Giờ: Tân Mùi |
Câu Trận |
Hắc đạo |
|
15:00 |
Giờ: Nhâm Thân |
Thanh Long |
Hoàng đạo |
|
17:00 |
Giờ: Qúy Dậu |
Minh Đường |
Hoàng đạo |
|
19:00 |
Giờ: Giáp Tuất |
Thiên Hình |
Hắc đạo |
|
21:00 |
Giờ: ất Hợi |
Chu Tước |
Hắc đạo |
|
23:00 |
Giờ: Giáp Tí |
Kinh Quỹ |
Hoàng đạo |
|
|
Lịch vạn niên 2015, ngày 3 tháng 8, năm 2015 – Âm lịch
Xem ngày giờ tốt và hướng xuất hành
Trong một tháng có 2 loại ngày tốt, ngày xấu; trong một ngày lại có 6 giờ tốt, 6 giờ xấu gọi chung là Ngày/giờ Hoàng đạo (tốt) và Ngày/giờ Hắc đạo (xấu). Người Việt Nam từ xưa đều có phong tục chọn ngày tốt và giờ tốt để làm những việc lớn như cưới hỏi, khởi công làm nhà, nhập trạch, ký kết, kinh doanh v.v.v.
Ngày 3 tháng 8, năm 2015 là ngày Hoàng đạo , các giờ tốt trong ngày này là: Giáp Tí, ất Sửu, đinh Mão, Canh Ngọ, Nhâm Thân, Qúy Dậu
Trong ngày này, các tuổi xung khắc nên cẩn thận trong chuyện đi lại, xuất hành, nói chuyện và làm các việc đại sự là: Mậu Tý, Nhâm Tý, Canh Dần, Nhâm Dần
Xuất hành hướng Đông Bắc gặp Hỷ thần: niềm vui, may mắn, thuận lợi. Xuất hành hướng Nam gặp Tài thần: tài lộc, tiền của, giao dịch thuận lợi.
Xem sao tốt và việc nên làm và nên kiêng
Trong Lịch vạn niên, có 12 trực được sắp xếp theo tuần hoàn phân bổ vào từng ngày. Mỗi trực có tính chất riêng, tốt/xấu tùy từng công việc. Ngày 3 tháng 8, năm 2015 là Trực Thu: Tốt cho các việc khai trương, lập kho vựa, giao dịch, may mặc. Xấu cho các việc an táng, giá thú, nhậm chức, xuất nhập tài vật
Mỗi ngày đều có nhiều sao Tốt (Cát tinh) và sao Xấu (Hung tinh). Các sao Đại cát (rất tốt cho mọi việc) như Thiên đức, Nguyệt đức, Thiên ân, Nguyệt ân. Có những sao Đại hung (rất xấu cho mọi việc) như Kiếp sát, Trùng tang, Thiên cương. Cũng có những sao xấu tùy mọi việc như Cô thần, Quả tú, Nguyệt hư, Không phòng, Xích khẩu… – xấu cho hôn thú, cưới hỏi, đám hỏi nói chung cần tránh. Hoặc ngày có Thiên hỏa, Nguyệt phá, Địa phá… xấu cho khởi công xây dựng, động thổ, sửa chữa nhà cửa nói chung cần tránh.
Khi tính làm việc đại sự, cần kiểm tra ngày Hoàng Đạo, Hắc Đạo. Xem công việc cụ thể nào, để tránh những sao xấu. Chọn các giờ Hoàng đạo để thực hiện (hoặc làm tượng trưng lấy giờ)
Ngày Quốc tế vì Dân chủ
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Năm 2007, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã quyết định ngày 15 tháng 9 hàng năm là Ngày Quốc tế vì Dân chủ (tiếng Anh: International Day of Democracy), với mục đích thúc đẩy và duy trì các nguyên tắc dân chủ và mời gọi tất cả các quốc gia và các tổ chức thành viên để kỷ niệm ngày này một cách thích hợp góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng.[1][2]
Lời mở đầu của Nghị quyết khẳng định:
“ |
Trong khi các nền dân chủ chia sẻ những đặc điểm chung, không có mô hình duy nhất của dân chủ và dân chủ không thuộc về riêng bất cứ quốc gia hoặc khu vực nào…Dân chủ là một giá trị phổ quát dựa trên ý chí tự do biểu đạt của người dân để xác định hệ thống chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa riêng của họ, và sự tham gia đầy đủ của họ trong tất cả các khía cạnh của cuộc sống |
” |
Bối cảnh
Vào tháng Chín năm 1997, Liên minh Liên nghị viện (IPU) đã thông qua một Tuyên bố chung về dân chủ.[3] Tuyên bố đó khẳng định các nguyên tắc dân chủ, các yếu tố và sự thực hiện của các chính phủ dân chủ, và phạm vi quốc tế của nền dân chủ.
Các cuộc hội thảo quốc tế về nền dân chủ mới và phục hồi [4](Quá trình ICNRD) bắt đầu vào năm 1988 theo sáng kiến của Tổng thống Corazon C. Aquino của Philippines sau khi diễn ra cuộc “Cách mạng sức mạnh Nhân dân” hòa bình để lật đổ 20 năm chế độ độc tài của Ferdinand Marcos. Lúc đầu là một diễn đàn liên chính phủ, quá trình ICNRD phát triển thành một cấu trúc ba bên với sự tham gia của các chính phủ, quốc hội và xã hội dân sự. Hội nghị lần thứ sáu (ICNRD-6) đã diễn ra tại Doha, Qatar vào năm 2006 củng cố bản chất ba bên của quá trình và kết thúc với Tuyên bố và Kế hoạch hành động nhằm tái khẳng định các nguyên tắc và các giá trị cơ bản của nền dân chủ.
Dựa trên kết quả của Hội nghị ICNRD-6, một Hội đồng tư vấn được thành lập bởi chủ tịch của quá trình – Qatar – đã quyết định để thúc đẩy một Ngày Quốc tế Dân chủ. Qatar đã dẫn đầu trong việc soạn thảo các văn bản của nghị quyết Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc triệu tập và họp tham vấn với các nước thành viên Liên Hiệp Quốc. Theo đề nghị của IPU, 15 tháng 9 (ngày thông qua Tuyên ngôn dân chủ) được chọn là ngày mà cộng đồng quốc tế sẽ cử hành Ngày Quốc tế Dân chủ mỗi năm. Nghị quyết với tựa đề “Hỗ trợ bởi hệ thống Liên hiệp quốc trong nỗ lực của các Chính phủ để thúc đẩy và củng cố nền dân chủ mới hoặc khôi phục”,[5] đã được thông qua bởi sự đồng thuận vào ngày 08 tháng 11 năm 2007.
Chương trình năm 2014
Chủ đề của Ngày Quốc tế Dân chủ vào năm 2014 là “Sự dấn thân của người trẻ vì dân chủ” (“Engaging youth on democracy“).
Trong thông cáo báo chí của mình, Chủ tịch IPU Abdelwahad Radi nói, “Đó là một lời sáo rỗng khi luôn luôn liên kết người trẻvới tương lai. Những người trẻ tuổi không chỉ có sức mạnh để xác định tương lai, mà còn quyết định hiện tại. Tuy nhiên, họ còn bị bỏ qua trong nhiều tiến trình ra quyết định chính trị chính thống và điều này cần phải thay đổi”.
IPU cho biết sự tham gia của thanh thiếu niên có một ý nghĩa đặc biệt cho dân chủ và một chương trình để hỗ trợ người trẻ và sự tham gia của phụ nữ trong tiến trình dân chủ đang được tiến hành, theo một nghị quyết đã được Hội đồng IPU thông qua vào năm 2010. IPU công bố sẽ tổ chức Hội nghị Nghị viên trẻ toàn cầu (Global Conference of Young Parliamentarians) đầu tiên vào ngày 10 và 11 Tháng 11 năm 2014 và tất cả các nghị viên đều được mời tham dự.
Một cuộc thi ảnh mang tên “Dấn thân để thay đổi” (“Engage for Change”) khuyến khích thanh thiếu niên thể hiện những hành động họ có thể làm để mang lại thay đổi tích cực trong xã hội, bằng cách gửi một bức ảnh cho thấy họ làm việc cho sự thay đổi tích cực trong cộng đồng, khu vực, quốc gia hay thế giới.
Chương trình năm 2015
Chủ đề của Ngày Quốc tế Dân chủ vào năm 2015 là “Tạo không gian cho xã hội dân sự” (“Space for Civil Society“).
Chú thích
Xem thêm
Liên kết ngoài
Thể loại:
Charles Darwin
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Charles Robert Darwin (12 tháng 2, 1809 – 19 tháng 4, 1882) là một nhà nghiên cứu nổi tiếng trong lĩnh vực tự nhiên học người Anh. Ông là người đã phát hiện và chứng minh rằng mọi loài đều tiến hóa theo thời gian từ những tổ tiên chung[1] qua quá trình chọn lọc tự nhiên. Nếu như sự tiến hóa được cộng đồng các nhà khoa học và công chúng chấp nhận ở thời đại Darwin, thì lý thuyết chọn lọc của ông trong những năm 1930 được xem như lời giải thích chính yếu cho quá trình này, và ngày nay đã trở thành nền tảng cho lý thuyết tiến hóa hiện đại. Khám phá của Darwin là lý thuyết thống nhất cho các ngành khoa học sinh vật vì có thể đưa ra lời giải thích duy lý cho sự đa dạng loài.[2]
Trong thời gian học ở Đại học Edingburgh, Darwin bỏ bê việc học y khoa để tìm hiểu những loài động vật biển có xương sống. Sau đó ông học ở Đại học Cambridge, ở đây người ta khuyến khích đam mê nghiên cứu khoa học[3]. Trong suốt chuyến hành trình năm năm sau đó ông có những quan sát và lý thuyết ủng hộ cho ý tưởng thống nhất sinh học của Charles Lyell. Ông cũng trở thành tác giả nổi tiếng sau khi xuất bản nhật ký về chuyến hải hành. Tự vấn về sự phân bố của các loài hoang dã và các hóa thạch theo phân vùng địa lý, Darwin đã tìm hiểu về sự biến đổi hình thái của các loài và phát triển lý thuyết chọn lọc tự nhiên vào năm 1838. Ông hoàn thành lý thuyết vào năm 1858. Khi đó Alfred Russel Wallace gởi đến ông bài luận cũng về ý tưởng như vậy. Sau đó cả hai cùng hợp tác để xuất bản lý thuyết này.[4]
Cuốn sách Nguồn gốc muôn loài (On the Origin of Species, 1859) của ông nói rằng tiến hóa qua các thế hệ là do biến dị và điều này cung cấp lời giải thích khoa học cho sự đa dạng trong tự nhiên[5][6]. Ông kiểm định sự tiến hóa của loài người và chọn lọc giới tính trong các cuốn Dòng dõi của Con người (The Descent of Man), Quá trình Chọn lọc Liên quan đến Giới tính (Selection in Relation to Sex), sau đó là Biểu lộ Cảm xúc ở Con người và Loài vật (The Expression of Emotions in Man and Animals). Những nghiên cứu của ông về thực vật được xuất bản trong một loạt cuốn sách. Cuốn cuối cùng của ông là về các loài địa côn trùng và ảnh hưởng của chúng đối với đất.[7][8]
Để ghi nhận công lao to lớn của Darwin, ông là một trong năm người không thuộc Hoàng gia Anh của thế kỷ 19 được cử hành quốc tang và được chôn ở Westminster Abbey, cạnh mộ của John Herschel và Isaac Newton.
Tuổi thơ và quá trình học tập
Charles Robert Darwin sinh ngày 12 tháng Hai năm 1809 tại Shrewbury, Shropshire, nước Anh. Darwin là con kế út trong gia đình khá giả có sáu người con.ông nội ông là một nhà bác học có những nghiên cứu rất sâu về động vật, thực vật,khoáng chất đồng thời ông là nhà phát minh,nhà triết học,thi sĩ và bác sĩ, còn ông ngoại là người nổi tiếng với phong cách vẽ màu trên đồ gốm hết sức nổi tiếng và độc đáo. Cha ông là bác sĩ và là nhà tài chính tên Robert Darwin, mẹ ông là Susannah Darwin. Ngay từ lúc tám tuổi, Charles đã được biết đến lịch sử tự nhiên và sưu tập. Tháng bảy năm 1817 mẹ ông qua đời. Từ tháng chín năm 1818 ông cùng anh trai học ở ngôi trường gần nhà.
Mùa hè năm 1825 Darwin làm bác sĩ tập sự cho cha ông để chữa trị những bệnh nhân nghèo ở Shropshire. Sau đó vào tháng mười ông cùng anh trai đến Đại học Edingburgh. Ông không thích những bài giảng và phẫu thuật nên bỏ bê việc học hành. Ông học việc nhồi xác động vật (taxidermy) từ John Edmonstone, một nô lệ da đen được trả tự do mà ông mô tả là “rất dễ chịu và thông minh”.
Năm thứ hai ông tham gia Hội Plinian (Plinian Society), một nhóm sinh viên đam mê lịch sử tự nhiên. Ông giúp Robert Edmund Grant tìm hiểu về giải phẫu và vòng đời của các động vật biển có xương sống. Tháng ba năm 1827 ông trình bày trước Hội Plinian phát hiện của ông về bào tử sống trong vỏ sò thực ra là trứng đĩa (skate leech). Darwin không thích những giờ giảng lịch sử tự nhiên trên lớp vì nó đề cập đến địa lí và tranh luận Neptunism và Plutonism. Ông học cách phân loại thực vật, tham gia sưu tập mẫu vật cho Bảo tàng Đại học – một trong những bảo tàng đồ sộ nhất châu Âu thời này.
Việc ông bỏ vê học hành y khoa làm cha ông nổi giận. Ông bị buộc vào trường Christ’s College, Cambridge để học cử nhân thần học, vì cha ông muốn con trai mình trở thành mục sư Anh giáo và đây là bước đầu để chuẩn bị. Darwin nhập học vào tháng Giêng năm 1828. Tuy nhiên, ông thích cưỡi ngựa săn bắn hơn học. Người anh em bà con giới thiệu ông với nhóm sưu tầm bọ. Ông hăng hái tham gia và có vài phát hiện được đăng trên tập Minh Họa Côn Trùng Học của Stevens. Ông là bạn thân đồng thời là môn đệ của giáo sư thực vật John Stevens Henslow. Ông có cơ hội gặp những nhà tự nhiên học hàng đầu khác. Mặc dù lơ là việc học nhưng ông cũng tập trung chăm chỉ khi các kỳ thi đến gần. Trong kỳ thi cuối khóa tháng Giêng năm 1831 ông làm bài tốt và đỗ hạng mười trong tổng số 178 sinh viên tốt nghiệp.
Darwin ở Cambridge tới tháng sáu năm đó. Ông học thuyết tự nhiên của Paley – lý thuyết đề cập đến vấn đề thừa kế trong tự nhiên và giải thích thích nghi là tác động của Chúa thông qua những quy luật tự nhiên. Ông đọc cuốn sách mới xuất bản của John Herchel nói về mục đích cao cả nhất của triết học tự nhiên là hiểu những quy luật của nó thông qua lý luận quy nạp dựa trên quan sát. Ông còn đọc cuốn Personal Narrative của Alexander von Humboldt. Với nhiệt huyết muốn cống hiến cho khoa học, Darwin dự định học xong sẽ đến Tenerife cùng bạn bè để nghiên cứu lịch sử tự nhiên vùng nhiệt đới. Để chuẩn bị cho chuyến đi, ông đã theo học lớp địa lý của Adam Sedgwick, sau đó cùng ông này đi lập bản đồ địa tầng ở Wales trong mùa hè. Ông trở về nhà và nhận được thư giới thiệu của Henslow cho vị trí nhà tự nhiên học trên tàu MHS Beagle đi thám hiểm và vẽ bản đồ bờ biển Nam Mỹ. Cha của Darwin lúc đầu phản đối kế hoạch vì ông cho rằng chuyến đi chỉ lãng phí thời gian. Sau đó, em rể ông thuyết phục để Darwin đi và cuối cùng ông cũng chấp nhận.
Hành trình của tàu Beagle
Chuyến hành trình lập bản đồ bờ biển kéo dài năm năm. Trong suốt thời gian này Darwin dành thời gian ở trên đất liền để tìm hiểu địa lí và sưu tập lịch sử tự nhiên. Ông ghi chép cẩn thận những quan sát và những giả thuyết của mình. Ông thường xuyên gửi những mẩu vật đến Cambridge và thư viết về nhật ký hành trình cho gia đình. Mặc dù thường xuyên bị say sóng, nhưng đa số ghi chép về động vật học của ông liên quan đến các loài động vật biển có xương sống.
Trong chuyến dừng chân đầu tiên ở St Jago, Darwin phát hiện được nhiều vỏ sò biển trên vách đá núi lửa. Thuyền trưởng FitzRoy đưa ông đọc tập một cuốn Địa Lý Cơ Bản của Charles Lyell. Quan sát của Darwin kiểm chứng cho giả thuyết của Charles Lyell nói rằng các vùng đất được nâng lên hoặc hạ xuống qua một khoảng thời gian dài. Darwin hình thành lý thuyết để viết một cuốn sách về địa lý. Đến Brazil, Darwin bị rừng nhiệt đới cuốn hút. Tuy nhiên, cảnh nô lệ ở đây làm ông thấy thương xót.
Ở Punta Alta, Patagonia, ông khám phá hóa thạch của những loài hữu nhũ khổng lồ bị tuyệt chủng trên vách đá bên cạnh những vỏ sò biển hiện đại. Điều này cho thấy rằng những loài này bị tuyệt chủng mà không gặp phải thảm họa hoặc biến đổi khí hậu. Ông nhận dạng được loài Megatherium nhỏ bé, với lớp giáp bằng sừng mà lúc đầu ông thấy giống như phiên bản thu nhỏ của loài ẩm dillos địa phương. Phát hiện này làm nhiều người thích thú khi họ quay về Anh. Trong quá trình đi sâu vào đất liền để khám phá địa lý và thu thập hóa thạch ông có thêm những hiểu biết về xã hội, chính trị và nhân chủng về người bản địa cũng như thực dân. Đi sâu hơn về phía Nam ông thấy những đồng bằng gồm những lớp đá cuội và vỏ sò nằm liên tiếp nhau. […]. Ông đọc tiếp tập hai cuốn sách của Lyell. Ông công nhận cách nhìn của Lyell về “trung tâm khởi tạo” của mọi loài. Tuy nhiên, những phát hiện và giả thuyết của ông lại mâu thuẫn với ý tưởng của Lyell về biến đổi dần dần (smooth continuity) và sự tuyệt chủng.
Trong chuyến đi này của tàu Beagle, có ba người Fuegians được đem về Anh trong một năm và sau đó đưa trở lại để làm nhà truyền giáo. Darwin thấy những người này thân thiện, có văn hóa, trong khi đó những người bản địa là “những thổ dân khốn khổ, thấp kém”. Darwin cho rằng sự khác biệt này cho thấy sự tiến bộ về văn hóa chứ không phải do chủng tộc. Khác với những nhà khoa học khác, Darwin nghĩ không có ranh giới bất khả giữa con người và động vật. Sau một năm, nhiệm vụ truyền giáo dừng lại. Một người Fuegian được đặt tên Jemmy Button sống như người bản địa khác, lấy vợ, và không muốn quay lại Anh.
Ở Chilê, Darwin gặp một trận động đất. Nhờ vậy ông thấy được vùng đất đã được nhô cao lên và kèm theo nó là các lớp vỏ trai. Trên dãy Andes ông thấy vỏ sò, vài hóa thạch cây cối từng sống trên bãi biển. Ông lập luận rằng khi mặt đất nhô lên thì những biển đảo chìm xuống và các bãi san hô hình thành nên các vòng san hô.
Trên địa vùng Quần đảo Galapagos mới hình thành, Darwin tìm kiếm bằng chứng để chứng minh những loài hoang dã ở đây được bắt nguồn từ tổ tiên “trung tâm sáng tạo”. Ông phát hiện vài loài chim nhại giống với loài tìm thấy ở Chile nhưng khác với các loài ở trên các đảo khác. Ông nghe nói những loài rùa có mai khác nhau cho biết chúng từ đảo nào nhưng không sưu tập được. Những con chuột túi và thú mỏ vịt ở Úc có hình dạng khác thường làm Darwin nghĩ rằng có hai Tạo hóa riêng biệt. Ông thấy người Úc bản địa “vui tính và dễ chịu”. Ông cũng lưu ý sự định cư của dân châu Âu đã tàn phá cuộc sống họ như thế nào.
Tàu Beagle tìm hiểu cách hình thành các vòng san hô của quần đảo Cocos. Điều này cũng giúp cũng cố thêm giả thuyết của Darwin. Thuyền trưởng FitzRoy bắt tay viết nhật ký tàu Beagle. Sau khi đọc nhật ký của Darwin, FitzRoy đề nghị hai người cộng tác để viết chung một cuốn sách. Nhật ký của Darwin được biên tập thành một tập riêng biệt về lịch sử tự nhiên.
Đến Mũi Hảo Vọng, Darwin và FitzRoy gặp John Herschel, người đã ngợi ca lý thuyết thống nhất của Lyell là giả định về “điều bí ẩn của những bí ẩn, sự thay thế các loài tuyệt chủng bởi các loài khác” là “một nhân tố tương phản với một tiến trình kỳ diệu”. Trên đường quay về nước Anh, Darwin ghi chú rằng nếu như những nghi ngờ của ông về chim nhại, rùa và vùng Falkland Island Fox là đúng, thì “những yếu tố này bác bỏ giả thuyết về Loài”. Sau đó ông cẩn thận thêm “có thể” trước “bác bỏ”. Sau này ông viết những yếu tố này “dường như đem lại ánh sáng cho nguồn gốc các loài”.
Khởi đầu cho Lý Thuyết Tiến Hóa
Tháng mười hai năm 1835, một năm trước khi trở về Anh, những bức thư của Darwin được thầy của mình là Henslow giới thiệu cho cộng đồng những nhà tự nhiên học. Ông nhanh chóng nổi tiếng. Darwin về đến Anh ngày 2 tháng mười năm 1836. Ông ghé thăm nhà ở Shrewbury để gặp họ hàng của mình, sau đó nhanh chóng đến Cambridge gặp thầy Henslow. Ông gợi ý Darwin tìm những nhà tự nhiên học để phân loại các mẫu sưu tập, chính ông cũng nhận phân loại những mẫu thực vật. Cha của Darwin tài trợ để ông nghiên cứu như nhà khoa học độc lập. Darwin phấn khích tìm khắp các viện nghiên cứu ở Luân Đôn các chuyên gia để phân loại mẫu vật.
Charles Lyell háo hức đến gặp Darwin lần đầu ngày 29 tháng mười. Ông giới thiệu với Darwin nhà giải phẫu Richard Owen, người đang trên đường đến Luân Đôn. Trường Cao đẳng Giải phẫu Hoàng gia (Royal College of Surgeons) nơi Owen nghiên cứu có trang thiết bị để phân tích những mẫu xương hóa thạch Darwin đã thu thập. Owen bất ngờ khi thấy những con lười (sloth) tuyệt chủng, một bộ xương gần hoàn chỉnh (của loài Scelidotherium, lúc bây giờ chưa biết tới), một hộp sọ giống loài gặm nhấm có kích thước sọ hà mã trông như của một con lợn nước (capybara) khổng lồ (của loài Toxodon). Có nhiều mãnh giáp của loài Glyptodon. Những loài bị tuyệt chủng này có mối liên hệ gần gũi với những loài sống ở Nam châu Mỹ.
Darwin đến ở Cambridge vào giữa tháng mười hai để sắp xếp công việc và biên tập lại nhật ký hành trình. Ông viết báo cáo khoa học đầu tiên nói về những vùng đất rộng lớn ở Nam Mỹ đang dần trồi lên. Lyell nhiệt thành giúp đỡ ông trình bày trước Hội Địa lí ở Luân Đôn ngày 4 tháng một năm 1837. Cũng ngày hôm đó, ông trình bày những mẫu vật động vật hữu nhũ và chim cho Hội Động vật Học. Nhà cầm học (ornithologist) [[John Gould nhận thấy những con chim mà Darwin đã lầm tưởng là những quạ, chim yến hồng, chim mỏ to thực ra là mười hai loài chim sẻ khác nhau. Ngày 17 tháng hai Darwin được bầu làm thành viên Hội Địa lí, nơi mà Lyell đang nắm chức chủ tịch. Lyell giới thiệu những phát hiện của Owen về những hóa thạch Darwin sưu tầm. Ông nhấn mạnh rằng sự thay đổi dần dần của các loài trải qua các vùng địa lý cũng cố cho ý tưởng của ông về thống nhất.
Đầu tháng ba, Darwin chuyển đến Luân Đôn để tiện cho công việc. Ông tham gia cộng đồng các nhà khoa học và savants của Lyell. Ông gặp được Charles Babbage, người mô tả Chúa là người lập trình cho các định luật. Lá thư của John Herschel về “bí ẩn của những bí ẩn” của các loài mới hình thành được bàn luận rộng rãi.
Đến giữa tháng bảy năm 1837 Darwin bắt tay viết Sự Biến Đổi của các Loài. Trên trang 36 của cuốn vở tựa là “B” này ông viết “Tôi nghĩ” bên trên cây tiến hóa. Trong lần gặp đầu tiên để trao đổi chi tiết những phát hiện của mình, Gould nói với Darwin những con chim nhại Galápagos trên các hòn đảo là những loài độc lập chứ không chỉ là các biến thể của nhau. Ngoài ra, những con chim hồng tước (wren) thuộc vào họ chim sẽ (finch). Hai con đà điểu cũng thuộc các loài khác nhau. Ngày 14 tháng ba Darwin thông báo rằng sự phân bố của chúng thay đổi đi về phía nam.
Giữa tháng ba Darwin đưa ra giả định là có khả năng “một loài biến đổi thành loài khác” để giải thích sự phân bố theo địa lý của các loài đang sống như đà điểu và các loài đã tuyệt chủng như Macrauchenia (trông như con guanaco khổng lồ). Ông phác họa một nhánh dòng dõi, và sau đó là một nhánh di truyền của một cây tiến hóa đơn lẻ. Với cây tiến hóa này thì “Thật vô nghĩa khi nói một loài vật tiến bộ hơn loài khác”, và như vậy là bác bỏ giả thuyết tiến triển tuyến tính độc lập từ dạng này sang dạng khác tiến bộ hơn của Lamarck.
Làm việc quá mức, bệnh tật, hôn nhân
Khi đang nghiên cứu về Sự Biến đổi, Darwin vướng vào các việc khác nữa. Vừa viết Nhật ký Hải hành, ông vừa biên tập và xuất bản các báo cáo khoa học về những mẫu sưu tầm. Được Henslow giúp sức, ông còn giành được phần thưởng 1000 bảng Anh tài trợ cho cuốn sách nhiều tập Động vật học. Darwin hoàn thành cuốn Nhật ký ngày 20 tháng bảy năm 1837 (ngày Nữ hoàng Victoria lên ngôi), sau đó các bằng chứng trong cuốn sách còn phải được sửa chữa lại.
Darwin gặp phải vấn đề sức khỏe do làm việc dưới áp lực. Ngày 20 tháng mười hai ông bị triệu chứng tim đập nhanh. Bác sĩ khuyên ông ngừng làm việc để đến vùng quê nghỉ trong vài tuần. Sau khi về thăm Shrewsbury ông đến họ hàng ở Maer Hall, Staffordshire. Những người ở đây lại quá háo hức muốn ông kể về chuyến đi (trên tàu Beagle) nên ông không được nghỉ ngơi nhiều. Chú Jos của ông chỉ ông xem một mảnh đất có bọt đá biến mất dưới đất mùn. Ông chú nghĩ có thể là do côn trùng đất và điều này gợi ý cho “một lý thuyết mới mẽ và quan trọng” về vai trò của côn trùng trong việc hình thành đất trồng trọt. Darwin trình bày kết quả trước Hội Địa lí vào ngày 1 tháng mười một.
William Whewell thúc giục Darwin nhận chức thư ký Hội Địa lí. Tháng ba năm 1838, sau vài lần từ chối thì cuối cùng Darwin cũng nhận lời. Mặc dù miệt mài viết và biên tập các báo cáo, Darwin cũng tạo nên những tiến bộ đáng kể về thuyết Sự Biến Đổi. Ông tận dụng mọi cơ hội có được để chất vấn các chuyên gia tự nhiên học cũng như những người có kinh nhiệm thực tế như nông dân, người nuôi chim bồ câu… Càng về sau nghiên cứu của ông còn lấy thông tin có từ người thân, con cái, người làm việc nhà, hàng xóm, những người định cư và những người cùng đi trên tàu Beagle hồi trước. Ông còn đưa con người vào giả thuyết của mình. Ngày 28 tháng ba năm 1838 ông thấy một con đười ươi trong sở thú và ghi chú nó có hành động giống như trẻ em.
Do làm việc quá sức, tháng sáu năm đó ông bị đau dạ dày, đau đầu và triệu chứng bệnh tim. Cho đến hết đời, ông liên tục bị hành hạ bởi đau dạ dày, ói, phỏng nặng, tim đập bất thường, run và các bệnh khác. Nguyên nhân bệnh tình của ông đến giờ vẫn không rõ, và những cố gắng điều trị đều không mấy thành công.
Ngày 23 tháng sáu ông đến Scotland để nghỉ ngơi. Đến tháng bảy ông đã hoàn toàn bình phục và quay trở lại Shrewsbury. Bình thường ông hay ghi chú những quan sát về sự sinh sản của động vật nên ông cũng dùng cách này để ghi những ý nghĩ về tiền đồ sự nghiệp. Ông dùng hai mảnh giấy trên đó ghi hai cột “Lấy vợ” và “Không lấy vợ”. Điểm lợi bao gồm “bạn đồng hành và là bạn đời khi về già… dù sao cũng hơn vật nuôi”, điểm bất lợi là “có ít tiền hơn để mua sách” và “mất quá nhiều thời gian”. Sau khi đã có quyết định cho riêng mình ông bàn với cha ông. Họ đến thăm Emma vào ngày 29 tháng bảy. Trái với lời khuyên của cha, ông không ngỏ lời cầu hôn mà chỉ nói với Emma nhứng ý tưởng của ông về Sự Biến Đổi.
Darwin quay lại London và tiếp tục nghiên cứu. Ông đọc cuốn Thảo luận về Nguyên lý của Dân số.
Tháng mười năm 1838, tức là mười lăm tháng kể từ khi tôi bắt đầu phân tích có hệ thống, tôi bắt gặp cuốn sách của Malthus bàn về Dân số. Qua quan sát hành vi của động thực vật suốt thời gian dài, tôi đã được biết cuộc đấu tranh sinh tồn hiện diện ở mọi nơi. Nó ngay lập tức làm tôi nảy ra ý nghĩ là trong những hoàn cảnh như vậy những biến dị phù hợp với môi trường sống sẽ được bảo tồn, còn những biến dị bất lợi sẽ bị tiêu diệt. Kết quả của quá trình này là một loài mới ra đời. Vậy là cuối cùng tôi cũng có một lý thuyết để nghiên cứu…
Malthus cho rằng nếu dân số không được kiểm soát thì nó sẽ phát triển theo cấp số nhân và sớm vượt ngưỡng cung lương thực (được biết với khái niệm thảm họa Malthusian). Darwin – với nền tảng kiến thức của mình – đã nhanh chóng nhận ra điều này cũng được áp dụng cho ý tưởng của de Candolle về “cuộc chiến giữa các loài” cây và đấu tranh sinh tồn giữa các loài hoang dã. Điều này giải thích được tại sao số lượng cá thể trong một loài được giử tương đối cân bằng. Các loài luôn sinh sản vượt quá nguồn cung thức ăn, những biến dị thuận lợi có các cơ quan tốt hơn để sinh tồn và được truyền lại cho con cháu của chúng, trong khi đó những biến dị bất lợi sẽ bị mất đi. Hệ quả là một loài mới được hình thành. Ngày 28 tháng mười hai năm 1838 ông ghi chú lại phát hiện mới mẻ này, và mô tả đó như là việc “chèn” những cấu trúc thích nghi vào những khoảng trống của tự nhiên do những cấu trúc yếu hơn bị loại bỏ đã để lại. Đến giữa tháng mười hai, ông nhận thấy điểm tương đồng giữa việc những nông dân chọn ra những giống gia súc sinh sản tốt nhất với sự chọn ngẩu nhiên từ những cá thể trong Thuyết tự nhiên Malthusian (Malthusian Nature). Mỗi phần của cấu trúc mới đều phù hợp với thực tế và hoàn hảo. Ông thấy sự so sánh này là “phần đẹp đẽ của lý thuyết”.
Darwin cưới Emma Wedgwood. Ngày 11 tháng mười một, ông quay lại Maer và ngỏ lời cầu hôn Emma, lần này ông cũng nói những ý tưởng của mình về Sự Biến Đổi. Cô nhận lời. Những lá thư sau đó cô cho biết mình đánh giá cao sự cởi mở của Darwin khi chia sẻ những điểm khác biệt giữa họ, đồng thời bày tỏ niềm tin sâu sắc của cô vào Unitarrian và lưu ý những nghi ngờ của ông sẽ chia cách họ khi đã qua đời ra sao. Darwin quay lại Luân Đôn để tìm mua nhà và lại bị những căn bệnh hành hạ. Emma viết cho ông nói rằng hãy nghỉ ngơi và lưu ý “Đừng bị bệnh nữa à Charley, cho đến khi em đến sống cùng anh và chăm sóc cho anh”. Darwin tìm được căn nhà tên Macaw Cottage ở phố Gower, sau đó chuyển nguyên “bảo tàng” của ông đến đây. Ngày 24 tháng một năm 1839 Darwin được bầu làm Thành viên Hội Hoàng gia.
Darwin cưới Emma Wedgwood ngày 29 tháng hai, ngay sau đó cả hai lên tàu đến ngôi nhà mới của mình ở Luân Đôn. Ông qua đời ngày 19 tháng 4 năm 1882. Vì những cống hiến vượt thời đại của ông với sinh học nói riêng và khoa học nói chung, người ta đã mai táng ông ở Westminster Abbey, cạnh mộ của Isaac Newton.
Thành công
Sau chuyến đi huyền thoại vòng quanh thế giới trong 5 năm trời, Charles Darwin đã đi đến một lý thuyết làm chấn động nền tảng khoa học của thế kỉ 19: loài người có họ hàng với loài vượn! Trong cuốn sách “Nguồn gốc muôn loài” (The Origin of Species) ông đã đưa ra một quan điểm có tính chất cách mạng nói rằng tất cả các loài sinh vật, từ con kiến cho đến con voi, đều nằm trong vòng chọn lọc của tự nhiên. Những con vật thích nghi với tự nhiên sẽ tồn tại; những con không thích nghi sẽ bị diệt vong. Nhà thờ và công chúng đã bị sốc nặng qua cuốn sách trên. Họ kêu: “Con người do Chúa trời tạo ra… Con người là loài siêu đẳng, độc nhất vô nhị.” Những cuộc tranh cãi bùng lên xoay quanh một quan điểm cốt tử: sự sống trên Trái Đất diễn ra như thế nào. Cuối cùng thế giới khoa học đã đồng ý với Darwin.
Lý thuyết của Darwin ngày nay có lẽ đã được toàn thể cộng đồng khoa học chấp nhận. Thực vậy, những nghiên cứu gần đây đã chứng tỏ rằng loài người xét cho cùng có chung một thủy tổ. Nhưng con người thời ấy cứ tưởng mình là chúa tể sáng thế, mọi giống loài khác đều chịu sự thống trị của mình, và đôi khi còn bị loài người hủy hoại.
Tham khảo
- ^ Coyne, Jerry A. (2009). Why Evolution is True. Viking. tr. 8–11. ISBN 978-0-670-02053-9.
- ^ Larson 2004, tr. 79–111
- ^ Leff 2000, About Charles Darwin
- ^ Desmond & Moore 1991, tr. 210, 284–285
- ^ Coyne, Jerry A. (2009). Why Evolution is True. Oxford: Oxford University Press. tr. 17. ISBN 0-19-923084-6.
In The Origin, Darwin provided an alternative hypothesis for the development, diversification, and design of life. Much of that book presents evidence that not only supports evolution but at the same time refutes creationism. In Darwin’s day, the evidence for his theories was compelling but not completely decisive.
- ^ Glass, Bentley (1959). Forerunners of Darwin. Baltimore, MD: Johns Hopkins University Press. tr. iv. ISBN 0-8018-0222-9.
Darwin’s solution is a magnificent synthesis of evidence…a synthesis…compelling in honesty and comprehensiveness
- ^ The Complete Works of Darwin Online – Biography. darwin-online.org.uk. Truy cập 2006-12-15
Dobzhansky 1973
- ^ As Darwinian scholar Joseph Carroll of the University of Missouri–St. Louis puts it in his introduction to a modern reprint of Darwin’s work: “The Origin of Species has special claims on our attention. It is one of the two or three most significant works of all time—one of those works that fundamentally and permanently alter our vision of the world…It is argued with a singularly rigorous consistency but it is also eloquent, imaginatively evocative, and rhetorically compelling.” Carroll, Joseph biên tập (2003). On the origin of species by means of natural selection. Peterborough, Ontario: Broadview. tr. 15. ISBN 1-55111-337-6.
Đọc thêm
- Anonymous (1882). “Obituary: Death Of Chas. Darwin”. The New York Times (21 tháng 4 năm 1882). Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2008.
- Balfour, J. B. (11 tháng 5 năm 1882). “Obituary Notice of Charles Robert Darwin”. Transactions & Proceedings of the Botanical Society of Edinburgh (14): 284–298.
- Bannister, Robert C. (1989). Social Darwinism: Science and Myth in Anglo-American Social Thought. Philadelphia: Temple University Press. ISBN 0-87722-566-4.
- Bowler, Peter J. (2003). Evolution: The History of an Idea (ấn bản 3). University of California Press. ISBN 0-520-23693-9.
- Browne, E. Janet (1995). Charles Darwin: vol. 1 Voyaging. London: Jonathan Cape. ISBN 1-84413-314-1.
- Browne, E. Janet (2002). Charles Darwin: vol. 2 The Power of Place. London: Jonathan Cape. ISBN 0-7126-6837-3.
- Darwin, Charles (1835). Extracts from letters to Professor Henslow. Cambridge: [privately printed]. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2008.
- Darwin, Charles (1837). Notebook B: [Transmutation of species]. Darwin Online. CUL-DAR121. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2008.
- Darwin, Charles (1839). Narrative of the surveying voyages of His Majesty’s Ships Adventure and Beagle between the years 1826 and 1836, describing their examination of the southern shores of South America, and the Beagle’s circumnavigation of the globe. [[The Voyage of the Beagle|Journal and remarks]]. 1832–1836. III. London: Henry Colburn. Truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2008.
- Darwin, Charles (1842). “Pencil Sketch of 1842”. Trong Darwin, Francis. The foundations of The origin of species: Two essays written in 1842 and 1844. Cambridge University Press (xuất bản 1909).
- Darwin, Charles (1845). [[The Voyage of the Beagle|Journal of researches]] into the natural history and geology of the countries visited during the voyage of H.M.S. Beagle round the world, under the Command of Capt. Fitz Roy, R.N. 2d edition. London: John Murray. Truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2008.
- Darwin, Charles; Wallace, Alfred Russel (1858). “On the Tendency of Species to form Varieties; and on the Perpetuation of Varieties and Species by Natural Means of Selection”. Journal of the Proceedings of the Linnean Society of London. Zoology 3: 46–50.
- Darwin, Charles (1859). [[Nguồn gốc các loài|On the Origin of Species]] by Means of Natural Selection, or the Preservation of Favoured Races in the Struggle for Life (ấn bản 1). London: John Murray. Truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2008.
- Darwin, Charles (1868). The variation of animals and plants under domestication. London: John Murray. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2008.
- Darwin, Charles (1871). [[The Descent of Man, and Selection in Relation to Sex]] (ấn bản 1). London: John Murray. Truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2008.
- Darwin, Charles (1872). The Origin of Species by Means of Natural Selection, or the Preservation of Favoured Races in the Struggle for Life (ấn bản 6). London: John Murray. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2009.
- Darwin, Charles (1887). Darwin, Francis, biên tập. The life and letters of Charles Darwin, including an autobiographical chapter. London: John Murray. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2008.
- Darwin, Charles (1958). Barlow, Nora, biên tập. [[The Autobiography of Charles Darwin]] 1809–1882. With the original omissions restored. Edited and with appendix and notes by his granddaughter Nora Barlow. London: Collins. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2008.
- Darwin, Charles (2006). van Wyhe, John, biên tập. “[Darwin’s personal ‘Journal’ (1809-1881)]”. Darwin Online. CUL-DAR158.1-76. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2008.
- Desmond, Adrian; Moore, James (1991). Darwin. London: Michael Joseph, Penguin Group. ISBN 0-7181-3430-3.
- Desmond, Adrian; Moore, James; Browne, Janet (2004). Oxford Dictionary of National Biography. Oxford, England: Oxford University Press. doi:10.1093/ref:odnb/7176.
- Dobzhansky, Theodosius (tháng 3 năm 1973). “Nothing in Biology Makes Sense Except in the Light of Evolution”. The American Biology Teacher 35: 125–129. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2008.
- Eldredge, Niles (2006). “Confessions of a Darwinist”. The Virginia Quarterly Review (Spring 2006): 32–53. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2008.
- FitzRoy, Robert (1839). Voyages of the Adventure and Beagle, Volume II. London: Henry Colburn. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2008.
- Freeman, R. B. (1977). The Works of Charles Darwin: An Annotated Bibliographical Handlist. Folkestone: Wm Dawson & Sons Ltd. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2008.
- Hart, Michael H. (2000). The 100: A Ranking of the Most Influential Persons in History. New York: Citadel.
- Herbert, Sandra (1980). “The red notebook of Charles Darwin”. Bulletin of the British Museum (Natural History). Historical Series (7 (24 April)): 1–164. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2009.
- Herbert, Sandra (1991). “Charles Darwin as a prospective geological author”. British Journal for the History of Science (24): 159–192. Truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2008.
- Keynes, Richard (2000). Charles Darwin’s zoology notes & specimen lists from H.M.S. Beagle. Cambridge University Press. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2008.
- Keynes, Richard (2001). Charles Darwin’s Beagle Diary. Cambridge University Press. Truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2008.
- Kotzin, Daniel (2004). “Point-Counterpoint: Social Darwinism”. Columbia American History Online. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2008.
- Leff, David (2000). “AboutDarwin.com” . Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2008.
- Leifchild (19 tháng 11 năm 1859). “Review of `Origin’”. Athenaeum (No. 1673). Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2008.
- Miles, Sara Joan (2001). “Charles Darwin and Asa Gray Discuss Teleology and Design”. Perspectives on Science and Christian Faith 53: 196–201. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2008.
- Moore, James (2005). “Darwin — A ‘Devil’s Chaplain’?” (PDF). American Public Media. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2008.
- Moore, James (2006). “Evolution and Wonder – Understanding Charles Darwin”. Speaking of Faith (Radio Program). American Public Media. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2008.
- Owen, Richard (1840). Darwin, C. R., biên tập. Fossil Mammalia Part 1. The zoology of the voyage of H.M.S. Beagle. London: Smith Elder and Co.
- Paul, Diane B. (2003). Hodge, Jonathan; Radick, Gregory, biên tập. “The Cambridge Companion to Darwin”. Cambridge University Press. tr. 214–239. ISBN 0-521-77730-5.
- Smith, Charles H. (1999). “Alfred Russel Wallace on Spiritualism, Man, and Evolution: An Analytical Essay”. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2008.
- Sulloway, Frank J. (1982). “Darwin and His Finches: The Evolution of a Legend” (PDF). Journal of the History of Biology 15 (1): 1–53. doi:10.1007/BF00132004. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2008.
- Sweet, William (2004). “Herbert Spencer”. Internet Encyclopedia of Philosophy. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2008.
- Wilkins, John S. (1997). “Evolution and Philosophy: Does evolution make might right?”. TalkOrigins Archive. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2008.
- Wilkins, John S. (2008). “Darwin”. Trong Tucker, Aviezer. A Companion to the Philosophy of History and Historiography. Blackwell Companions to Philosophy. Chichester: Wiley-Blackwell. tr. 405–415. ISBN 1-4051-4908-6.
- van Wyhe, John (27 tháng 3 năm 2007). “Mind the gap: Did Darwin avoid publishing his theory for many years?”. Notes and Records of the Royal Society 61: 177–205. doi:10.1098/rsnr.2006.0171. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2008.
- van Wyhe, John (2008). “Charles Darwin: gentleman naturalist: A biographical sketch”. Darwin Online. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2008.
- van Wyhe, John (14 tháng 9 năm 2015). “Darwin: The Story of the Man and His Theories of Evolution”. London: Andre Deutsch Ltd (xuất bản 1 tháng 9 năm 2008). ISBN 0-233-00251-0.
- von Sydow, Momme (2005). “Darwin – A Christian Undermining Christianity? On Self-Undermining Dynamics of Ideas Between Belief and Science” (PDF). Trong Knight, David M.; Eddy, Matthew D. Science and Beliefs: From Natural Philosophy to Natural Science, 1700–1900. Burlington: Ashgate. tr. 141–156. ISBN 0-7546-3996-7. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2008.
- Yates, Simon (2003). “The Lady Hope Story: A Widespread Falsehood”. TalkOrigins Archive. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2006.
Liên kết ngoài
- public domain
- Các công trình liên quan hoặc của Charles Darwin trên các thư viện của thư mục (WorldCat)
- Tài liệu lưu trữ liên quan đến Charles Darwin liệt kê tại Cơ quan lưu trữ quốc gia Vương quốc Anh
- Darwin 200: Celebrating Charles Darwin’s bicentenary, Natural History Museum
- A Pictorial Biography of Charles Darwin
- Listing of the significant places in Shrewsbury relevant to Darwin’s early life.
- Mis-portrayal of Darwin as a Racist
“Darwin, Charles Robert”. Encyclopædia Britannica (ấn bản 11). 1911.
- The life and times of Charles Darwin, an audio slideshow, The Guardian, Thursday 12 tháng 2 năm 2009, (3 min 20 sec).
- CBC Digital Archives: Charles Darwin and the Origins of Evolution
- Darwin’s Volcano – a short video discussing Darwin and Agassiz’ coral reef formation debate
- Darwin’s Brave New World – A 3 part drama-documentary exploring Charles Darwin and the significant contributions of his colleagues Joseph Hooker, Thomas Huxley and Alfred Russel Wallace also featuring interviews with Richard Dawkins, David Suzuki, Jared Diamond and Iain McCalman.
- A naturalists voyage around the world Account of the Beagle voyage using animation, in English from Centre national de la recherche scientifique, Paris.
Thể loại:
Quần đảo Galápagos
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Quần đảo Galápagos nhìn từ vũ trụ
Quần đảo Galapagos (tiếng Tây Ban Nha: Islas Galápagos hay Archipiélago de Colón) là địa danh đầu tiên được UNESCO đưa vào danh sách di sản thế giới, nó nằm trong vùng phía nam của Thái Bình Dương, cách bờ biển Ecuador 1.000 km về phía tây.
Địa lý
Quần đảo Galápagos là một tập hợp gồm 13 đảo chính, 6 đảo nhỏ và 107 khối đá nằm ở phía tây ngoài khơi bờ biển Ecuador, thuộc Thái Bình Dương, có tổng diện tích 8010 km2. Quần đảo nằm ở vị trí được xem là điểm nóng địa chất, nơi vỏ Trái Đất vẫn còn yếu do nham thạch phía dưới. Hòn đảo già nhất trong quần đảo được hình thành cách đây từ 5 đến 10 triệu năm. Trong khi những hòn đảo trẻ nhất, hòn Isabela và Fernandina, vẫn đang được hình thành và tạo ra các đợt phun trào núi lửa, lần phun trào mới nhất là năm 2005.
Hành chính
Hiện quần đảo Galápagos là một tỉnh của Ecuador, đồng thời cũng nằm trong hệ thống khu bảo tồn quốc gia của nước này. Galápagos nổi tiếng với các loài sinh vật đặc hữu (chỉ có tại Galápagos) rất phong phú. Chính hệ thống sinh vật đặc hữu phong phú của Galápagos là tiền đề cho những nghiên cứu giúp Darwin đưa ra thuyết tiến hóa sau này.
Lịch sử phát hiện, khám phá
Charles Darwin đã ghé thăm quần đảo này trong một chuyến du lịch vòng quanh thế giới kéo dài 5 năm trên tàu Beagle (27 tháng 12, 1831 – 2 tháng 10, 1836). Ông đã phát hiện ra rằng động vật hoang dã ở đây đã tiến hóa hoàn toàn độc lập với phần còn lại của Trái Đất, với nhiều loài độc nhất vô nhị không nơi nào có, trong số đó có 13 loài sẻ nhỏ. Chính vì vậy, quần đảo này đã trở thành một mô hình nghiên cứu tiến hóa lý tưởng của các nhà khoa học.
Người phương Tây đầu tiên đặt chân đến quần đảo là De Berlanga, một Giám mục người Panama, đến Galápagos vào ngày 10 tháng 3 năm 1535. Nhưng mãi đến năm 1570 quần đảo Galápagos mới xuất hiện trên bản đồ thế giới do Abraham Ortelius và Mercator vẽ với tên gọi “Insulae de los Galopegos” (Quần đảo của loài rùa) vì lúc đó trên đảo có rất nhiều rùa khổng lồ. Tuy nhiên, đến nay loài rùa khổng lồ Galápagos còn lại rất ít. Nổi tiếng nhất trong số đó là Lonesome George.
Từ năm 1934, quần đảo Galápagos được đưa vào danh sách các khu thiên nhiên cần được bảo vệ cùng với các loài sinh vật đặc hữu của nó. Lúc mới được đưa vào danh sách bảo tồn, chỉ có khoảng 1.000-2.000 người bản địa sống tại quần đảo Galápagos, nhưng đến nay con số này đã lên khoảng 30.000. Năm 1955, Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế tiến hành các cuộc khảo sát thực tế để đề ra biện pháp bảo tồn thích hợp cho quần đảo Galápagos. Năm 1957, UNESCO (Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của LHQ) kết hợp với chính quyền Ecuador để tiến hành các công tác bảo tồn trên quần đảo Galápagos và chọn một khu vực để đặt các hoạt động nghiên cứu.
Năm 1959, để kỷ niệm 100 năm ngày Darwin công bố thuyết tiến hóa, chính quyền Ecuador tuyên bố biến 95% quần đảo Galápagos thành khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia. Năm 1986, vùng biển 70.000 km² xung quanh quần đảo cũng được đưa vào khu bảo tồn, là khu bảo tồn dưới nước lớn thứ 2 trên thế giới, chỉ sau khu bảo tồn Dải San hô lớn của Australia. Hiện trên quần đảo Galápagos còn một số loài sinh vật đặc hữu quý hiếm như loài rùa khổng lồ Galápagos, rùa xanh Galápagos, loài kỳ nhông nước và kỳ nhông cạn Galápagos, chim cánh cụt Galápagos…
Mới đây, Tổng thống Ecuador Rafael Correa lên tiếng công bố tình trạng nguy hiểm cho các loài sinh vật đang được bảo tồn tại Galápagos. Ông Rafael cho biết các loài vật quý hiếm như rùa khổng lồ, kỳ nhông nước… trên đảo đang đối mặt với nguy cơ bị diệt vong do sự bành trướng của cư dân đảo. Ngoài ra, các loài vật đặc hữu tại đây cũng bị đe dọa nghiêm trọng từ các loài vật do con người mang đến sau này.
Quần thể động thực vật
Rùa Galápagos
Xem thêm
Tham khảo
Liên kết ngoài
Thể loại:
Thông tấn xã Việt Nam
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bài này viết về hãng thông tấn chính thức của chính thể Việt Nam hiện tại. Về hãng thông tấn chính thức của chính thể miền Nam Việt Nam trước đây, xin xem bài Việt tấn xã
Thông tấn xã Việt Nam là hãng thông tấn Quốc gia, trực thuộc Chính phủ Việt Nam và là cơ quan thông tin chính thức của Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. TTXVN liên tục cung cấp những thông tin đề cập đến các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, khoa học và công nghệ của Việt Nam và thế giới. Mục đích của TTXVN là phản ánh quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và nhà nước Việt Nam về những vấn đề thời sự lớn trong nước, khu vực và trên thế giới.
Giới thiệu
TTXVN có trụ sở chính ở số 1-3-5 và 75-79 Lý Thường Kiệt, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ngoài ra, TTXVN còn có Cơ quan đại diện tại TP. Hồ Chí Minh và TP. Đà Nẵng, cùng mạng lưới các phân xã ở 63/63 tỉnh thành trong nước và 27 phân xã ở nước ngoài được bố trí khắp 5 châu lục. Tin của TTXVN bao gồm nhiều thể loại, và có một số bài được dùng đồng loạt trên các báo in của Việt Nam vì được coi là thông tin chính thức.
Ngày 15 tháng 9 năm 1945 được coi là Ngày truyền thống của TTXVN (lúc đó mang tên Việt Nam Thông tấn xã). Đây là ngày VNTTX chính thức phát đi bản Tuyên ngôn độc lập và danh sách thành viên Chính phủ Lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bằng 3 thứ tiếng Việt, Anh và Pháp. Bản tin này được phát từ Đài phát sóng vô tuyến Bạch Mai (Hà Nội) ra toàn quốc và toàn thế giới.
TTXVN đã được Nhà nước tặng thưởng: Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh (2 lần), Huân chương Độc lập Hạng nhất, Huân chương Kháng chiến hạng nhất, Huân chương Thành đồng Tổ quốc hạng Nhất, Huân chương Giải phóng hạng Nhất và nhiều huân, huy chương cao quý khác của Việt Nam và nước ngoài. TTXVN là cơ quan báo chí duy nhất ở Việt Nam được phong tặng hai danh hiệu Anh hùng: Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới và Anh hùng các lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kỳ kháng chiến cứu quốc.
TTXVN là thành viên Tổ chức Thông tấn xã các nước Không liên kết (NANAP), thành viên Tổ chức các thông tấn xã châu Á, Thái Bình Dương (OANA) và là Ủy viên Ban Chấp hành OANA, thành viên Tổ chức các hãng thông tấn thế giới. TTXVN hiện có quan hệ hợp tác song phương và đa phương với gần 40 hãng thông tấn và tổ chức báo chí lớn trên thế giới như AFP, Reuters, AP, ITAR-TASS, RIA-Novosti, Tân Hoa xã, Yonhap, Kyodo News, Prensa Latina, Antara, Notimex, TNA, Bernama, KPL, APS, MAP, AKP, OANA, AsiaNet…
Trải qua hơn sáu thập kỷ hành trình cùng đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày nay TTXVN đã trở thành một trung tâm thông tin quốc gia tin cậy của Đảng và Nhà nước, một hãng thông tấn có uy tín trong khu vực, hướng tới xây dựng thành tập đoàn truyền thông. TTXVN không ngừng phát triển các hình thức truyền tin đa dạng: trang thông tin, tin truyền thanh, tin truyền hình, báo giấy, báo mạng…
Lịch sử hình thành và phát triển
Tiền thân của Thông tấn xã Việt Nam là Nha Thông tin (Bộ Thông tin, Tuyên truyền).
- 23 tháng 8, 1945, ngày làm việc đầu tiên.
- 15 tháng 9, 1945, phát sóng bản Tuyên ngôn Độc lập và danh sách thành viên Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
- 1946, đặt văn phòng đại diện tại Bangkok (Thái Lan).
- 6 tháng 1, 1946, ra bản tin tiếng Pháp.
- Tháng 8 năm 1946, ra bản tin tiếng Anh.
- 20 giờ, 19 tháng 12, 1946, phát “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Lên chiến khu Việt Bắc, thực hiện tiêu thổ kháng chiến.
- Tháng 3 năm 1947, ra bản tin tiếng Hoa “Việt Nam Tân Văn” tại Cao Bằng. Bản tin này chấm dứt sau khoảng 1 năm hoạt động.
- 1948, đặt văn phòng đại diện tại Rangoon (Miến Điện).
- 1949, nhận tin của các hãng thông tấn như TASS (Liên Xô) và Tân Hoa xã (Trung Quốc).
- 1952, đặt các phân xã nước ngoài lần lượt ở Bắc Kinh (Trung Quốc), Moskva (Liên Xô) và Paris (Pháp).
- Tháng 10 năm 1954, Hà Nội được giải phóng, VNTTX đặt trụ sở tại số 5 phố Lý Thường Kiệt.
- 1955, trở thành cơ quan trực thuộc Chính phủ.
- 12 tháng 10, 1960, Thông tấn xã Giải phóng (TTXGP) được thành lập tại chiến khu Dương Minh Châu, miền Đông Nam Bộ.
- 1975, kết thúc 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, gần 260 phóng viên, nhân viên của VNTTX và TTXGP đã tử nạn trong lúc làm nhiệm vụ.
- 1976 và 1977, hợp nhất VNTTX và TTXGP
- Tháng 5 năm 1976, đổi tên thành Thông tấn xã Việt Nam
- Ngày 25 tháng 8 năm 2010: Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ấn nút kích hoạt, đánh dấu sự ra đời chính thức của Truyền hình Thông tấn – kênh truyền hình thông tin thời sự chính luận đầu tiên tại Việt Nam (đã phát sóng thử nghiệm từ ngày 21/6/2010).
Các ấn phẩm của TTXVN
Thông tấn xã Việt Nam thường được viết tắt trên các bản tin, ấn phẩm là TTXVN (tiếng Việt), VNA (tiếng Anh), AVN (tiếng Tây Ban Nha), AVI (tiếng Pháp, 越通社 (tiếng Trung). Các bản tin thời sự phát trực tuyến trên Website: http://news.vnanet.vn và hàng chục ấn phẩm khác như:
+ Các bản tin hàng ngày:
1. Tin thời sự trong nước
2. Tin thế giới
3. Tin nhanh
4. Tài liệu Tham khảo Đặc biệt
5. Tin Tham khảo Thế giới
6. Tin kinh tế Tham khảo
7. Tin Kinh tế Việt Nam & Thế giới
8. Tin tiếng Anh
9. Tin tiếng Pháp
10. Tin tiếng Tây Ban Nha
+ Các bản tin chuyên đề tuần, tháng và quý:
11. Tin Kinh tế VN & Thế giới chủ nhật
12. Thông tin tư liệu (3 số/tuần)
13. Tin Kinh tế quốc tế
14. Tin Tham khảo Thế giới Chủ Nhật
15. Dư luận thế giới
16. Tài liệu tham khảo chuyên đề (tháng)
17. Các vấn đề quốc tế
18. Bản tin Khoa học & Công nghệ
19. Bản tin, ảnh Dân tộc và Miền núi (tiếng Việt, Ba na, Êđê, Giarai, Khơme và chuyên đề).
+ Các báo và tạp chí:
20. Báo Tin tức hàng ngày
21. Báo Tin tức cuối tuần
22. Báo Thể Thao & Văn Hoá hàng ngày
23. Báo Thể Thao & Văn hóa cuối tuần
24. Báo Thể thao Văn hóa & Đàn ông
25. Báo Việt Nam News (en:Việt Nam News)
26. Báo Viet Nam News Sunday
27. Tạp chí tháng Outlook
28. Le Courrier du Vietnam (Quotidien)
29. Le Courrier du Vietnam (Dimanche)
30. Báo ảnh Việt Nam (với 7 ngữ: Việt, Trung, Nga, Anh, Pháp, Nhật, Tây Ban Nha)
31. Vietnam Law & Legal Forum
32. Công báo tiếng Anh
33. Báo điện tử Vietnamplus
+ Ảnh thông tấn:
Hàng trăm bức ảnh thời sự trong nước và quốc tế- thông tin bằng hình của TTXVN được phát hàng ngày trên website của TTXVN
+ Kênh Truyền hình Thông tấn:
Phát sóng 24/24h/ngày, Kênh truyền hình Thông tấn (VNEWS) là kênh chuyên biệt tin tức của TTXVN, thực hiện nhiệm vụ chính trị tuyên truyền thiết yếu của quốc gia (Thông tư 09/2012/Bộ TTTT), với hệ thống các bản tin thời sự đầu giờ và nhiều chuyên mục về các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, đối ngoại, kinh tế, xã hội, văn hóa, thể thao và phổ biến kiến thức trong nước và quốc tế. Kênh Truyền hình Thông tấn phát trên hệ thống truyền hình cáp, truyền hình vệ tinh, truyền hình trực tuyến (IPTV) và truyền hình Internet (MobiTV).
+ Sản phẩm của Nhà xuất bản thông tấn:
Sách chuyên khảo liên quan đến thông tin, tuyên truyền đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước
Các Cơ quan trực thuộc TTXVN
Đơn vị giúp việc cho Tổng Giám đốc
- Ban Thư ký Biên tập
- Trung tâm Truyền hình Thông tấn
- Hội đồng nghiên cứu và phát triển ttxvn
- Ban Tổ chức Cán bộ
- Ban Kế hoạch – Tài chính
- Ban Kiểm tra
- Văn phòng
– Địa chỉ: 5 Lý Thường Kiệt, Hà Nội
Đơn vị biên tập
- Ban biên tập tin trong nước
- Ban biên tập tin thế giới
- Ban biên tập tin đối ngoại
- Ban biên tập tin kinh tế
- Ban Biên tập ảnh
- Trung tâm Truyền hình Thông tấn (VNews)
- Trung tâm Thông tin Tư liệu
Các cơ quan đại diện, phân xã, báo, tạp chí, các tổ chức sự nghiệp
- Cơ quan Thông tấn xã Việt Nam khu vực phía Nam
– Địa chỉ: 116-118-120 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 6, Quận 3, TP HCM
- Cơ quan Thông tấn xã Việt Nam khu vực miền Trung – Tây nguyên
– Địa chỉ: 28 Lê Thánh Tông- Quận Hải Châu, Đà Nẵng
- 63 cơ quan thường trú TTXVN tại các tỉnh, thành phố
- 27 cơ quan thường trú TTXVN ở nước ngoài
- Báo ảnh Việt Nam
– Địa chỉ: Số 11 Trần Hưng Đạo, Hà Nội
– Địa chỉ: Số 5 Lý Thường Kiệt, Hà Nội
- Báo điện tử “VietnamPlus”
– Địa chỉ: Số 79 Lý Thường Kiệt, Hà Nội
– Địa chỉ: Số 33 Lê Thánh Tông, Hà Nội
– Địa chỉ: Số 11 Trần Hưng Đạo, Hà Nội
- Báo Le Courrier du Vietnam
– Địa chỉ: Số 33 Lê Thánh Tông, Hà Nội
- Tuần tin Khoa học và Công nghệ
– Địa chỉ: Số 33 Lê Thánh Tông, Hà Nội
- Tòa soạn Dân tộc và Miền núi:
– Địa chỉ: Số 33 Lê Thánh Tông, Hà Nội
- Tạp chí Vietnam Law and Legal Forum
– Địa chỉ: Số 79 Lý Thường Kiệt, Hà Nội
- Tạp chí “Chân trời UNESCO”
– Địa chỉ: Số 79 Lý Thường Kiệt, Hà Nội
- Trung tâm Kỹ thuật Thông tấn
– Địa chỉ: Số 79 Lý Thường Kiệt, Hà Nội
- Trung tâm Hợp tác Quốc tế Thông tấn (VNA8):
– Địa chỉ: Số 8 Trần Hưng Đạo, Hà Nội
- Trung tâm Bồi dưỡng Nghiệp vụ Thông tấn
– Địa chỉ: Số 11 Trần Hưng Đạo, Hà Nội
– Địa chỉ: Số 79 Lý Thường Kiệt, Hà Nội
– Địa chỉ: Số 11 Trần Hưng Đạo, Hà Nội
- Trung tâm Tiếp thị, Phát hành và dịch vụ Quảng cáo:
– Địa chỉ: Số 79 Lý Thường Kiệt, Hà Nội
– Địa chỉ: Số 122-124-126 Nguyễn Thị Minh Khai, Q3, TP HCM
– Địa chỉ: Phố Hạ Đình, Phường Hạ Đình, Quận Thanh Xuân, Hà Nội
Tổng Giám đốc các thời kỳ
- Trần Kim Xuyến: TGĐ TTXVN từ 1945 – 1947
- Hoàng Tuấn: TGĐ TTXVN từ 1947 – 1962
- Đào Tùng: TGĐ TTXVN từ 1977 – 1990
- Đỗ Phượng: TGĐ TTXVN từ 1990 – 1996
- Hồ Tiến Nghị: TGĐ TTXVN từ 1996 – 2001
- Lê Quốc Trung: TGĐ TTXVN từ 2001 – 2006
- Nguyễn Quốc Uy: TGĐ TTXVN từ 2006 – 2008
- Trần Mai Hưởng: TGĐ TTXVN từ 2009 – 2011
- Nguyễn Đức Lợi: TGD TTXVN từ 2011 – nay
- Ban Tổng Giám đốc đương nhiệm
- Nguyễn Đức Lợi: Tổng Giám đốc
- Ngô Hà Thái: Phó Tổng Giám đốc
- Nguyễn Hoài Dương: Phó Tổng Giám đốc
- Lê Duy Truyền: Phó Tổng Giám đốc
- Đinh Đăng Quang: Phó Tổng Giám đốc
Liên kết ngoài
|
Quốc gia |
|
|
Trực thuộc Bộ ngành và Trung ương |
ANTV (Bộ Công An) • QPVN (Bộ quốc phòng) • TTXVN (Thông tấn Xã Việt Nam) • Kênh Quốc Hội (Quốc hội Việt Nam) • VTC (Bộ Thông tin và Truyền thông)
|
|
Địa phương |
|
|
|