CNM365. Chào ngày mới 16 tháng 8. Wikipedia Ngày này năm xưa. Năm 1945 – Quốc dân đại hội đầu tiên do Đảng Cộng Sản Việt Nam tổ chức họp tại Chiến khu Tân Trào (hình: Cây đa Tân Trào) thông qua 10 chính sách lớn của Việt Minh, chủ trương tổng khởi nghĩa, quy định Quốc kỳ, Quốc ca Việt Nam. Năm 1563, ngày sinh chúa sãi Nguyễn Phúc Nguyên , một trong những minh chúa của Đàng Trong, sau được nhà Nguyễn suy tôn miếu hiệu là Hy Tông hiếu văn hoàng đế. Năm 1949, ngày mất Margaret Mitchell, nhà văn Mỹ, tác giả Cuốn theo chiều gió (sinh năm 1900).
16 tháng 8
Ngày 16 tháng 8 là ngày thứ 228 (229 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 137 ngày trong năm.
« Tháng 8 năm 2015 » | ||||||
CN | T2 | T3 | T4 | T5 | T6 | T7 |
1 | ||||||
2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 |
16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 |
23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 |
30 | 31 | |||||
Mục lục
Sự kiện
- 873 – Hoàng thái tử Lý Huân trở thành hoàng đế triều Đường, tức Đường Hy Tông, đế quốc hầu như tan rã trong thời gian ông trị vì.
- 1762 – Trong Chiến tranh Bảy năm, quân Phổ giành chiến thắng trước quân Áo trong trận Reichenbach.
- 1930 – Đại hội thể thao Đế quốc Anh lần đầu tiên được khai mạc tại Hamilton, Ontario, Canada.
- 1945 – Quốc dân đại hội đầu tiên do Đảng Cộng Sản Việt Nam tổ chức họp tại Chiến khu Tân Trào thông qua 10 chính sách lớn của Việt Minh, chủ trương tổng khởi nghĩa, quy định Quốc kỳ, Quốc ca Việt Nam.
- 1945 – Hoàng đế Mãn Châu Quốc Phổ Nghi bị Quân đội Liên Xô bắt trong lúc ông chuẩn bị chạy trốn sang Nhật Bản.
- 1964 – Nguyễn Khánh ban hành “Hiến chương Vũng Tàu”, theo đó ông là Chủ tịch Hội đồng Quân nhân Cách mạng, kiêm Quốc trưởng, kiêm Thủ tướng của Việt Nam Cộng hòa.
Sinh
- 1563, chúa sãi Nguyễn Phúc Nguyên của Đàng Trong, sau được nhà Nguyễn suy tôn miếu hiệu là Hy Tông hiếu văn hoàng đế
- 1935 – Nhà văn Duyên Anh, tác giả nhiều truyện thiếu nhi, cùng những bài báo trên các báo chí thịnh hành của Việt Nam Cộng hòa (m. 1997)
- 1958 – Madonna, nữ ca sĩ Mỹ được mệnh danh là “Nữ hoàng nhạc pop”
- 1982, Cam Gigandet, diễn viên người Mỹ
Mất
- 1949 Margaret Mitchell, nhà văn Mỹ, tác giả Cuốn theo chiều gió (s. 1900)
Những ngày lễ và kỷ niệm
Tháng 1 | Tháng 2 | Tháng 3 | Tháng 4 | Tháng 5 | Tháng 6 | Tháng 7 | Tháng 8 | Tháng 9 | Tháng 10 | Tháng 11 | Tháng 12 |
Tham khảo
![]() |
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về 16 tháng 8 |
Quốc hội Việt Nam
Quốc hội Việt Nam | |
---|---|
Quốc hội khóa 13 | |
![]() |
|
Dạng | |
Mô hình |
Đơn viện
|
Lãnh đạo | |
Cơ cấu | |
Số nghị sĩ | 500 |
![]() |
|
Các chính đảng | Đảng Cộng sản Việt Nam (458) Độc lập (42) |
Bầu cử | |
Bầu cử vừa qua | 22 tháng 5, 2011 Quốc hội khóa 13 |
Trụ sở | |
Quảng trường Ba Đình, Hà Nội | |
Trang Web | |
quochoi.vn |
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam |
![]() Chính trị và chính phủ Việt Nam |
Học thuyết[hiện]
Hiến pháp· Luật· Bộ luật[hiện]
Quốc hội[hiện]
Khác[hiện]
|
|
Quốc hội Việt Nam là một cơ quan quan trọng trong hệ thống chính trị Việt Nam, là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân Việt Nam và là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Cơ quan này có ba chức năng chính:
- Lập hiến, Lập pháp
- Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước
- Giám sát tối cao hoạt động của Nhà nước.
Thành phần nhân sự của cơ quan này là các đại biểu quốc hội Việt Nam, do cử tri Việt Nam bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Các đại biểu được bầu chịu trách nhiệm trước cử tri bầu ra mình và trước cử tri cả nước. Thông qua các đại biểu và thông qua quốc hội, nhân dân Việt Nam sử dụng quyền lực của mình để định đoạt các vấn đề của đất nước.
Theo hiến pháp và luật pháp nhà nước, các đại biểu quốc hội không có nghĩa vụ phải tuân theo các chỉ thị của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội được đề cử bởi Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam[1], và phần lớn các đại biểu quốc hội là đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam (hiện nay là khoảng 90%)[2] và họ phải tuân thủ các chỉ thị của đảng. Do đó, Quốc hội Việt Nam không có được sự độc lập khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam khi quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
Các nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của quốc hội Việt Nam được quy định theo Điều 84 trong Hiến pháp Việt Nam. Quốc hội Việt Nam tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số. Cơ quan này có các đơn vị trực thuộc là Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội Việt Nam.
Quốc hội Việt Nam họp thường lệ mỗi năm 2 kỳ do Uỷ ban thường vụ Quốc hội triệu tập. Uỷ ban thường vụ Quốc hội có thể triệu tập phiên họp bất thường theo quyết định của mình, hoặc khi Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ hoặc khi có ít nhất 1/3 tổng số Đại biểu Quốc hội yêu cầu. Các cuộc họp của Quốc hội đều công khai, một số được truyền hình trực tiếp, phát sóng toàn quốc và ra nước ngoài. Quốc hội Việt Nam cũng có thể họp kín theo đề nghị của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ hoặc của ít nhất 1/3 tổng số đại biểu Quốc hội. Thành viên của Chính phủ không phải là đại biểu Quốc hội được mời tham dự các phiên họp toàn thể của Quốc hội. Đại diện cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang, cơ quan báo chí, công dân và khách quốc tế có thể được mời dự các phiên họp công khai của Quốc hội.
Chức vụ đứng đầu Quốc hội Việt Nam là Chủ tịch Quốc hội, hiện do Nguyễn Sinh Hùng đảm nhiệm.
Quốc hội Việt Nam hiện nay là thành viên của Liên minh Nghị viện thế giới (IPU), Liên minh Nghị viện Hiệp hội các nước ASEAN (AIPO), Liên minh Nghị viện Cộng đồng Pháp ngữ (APF), là thành viên sáng lập Diễn đàn Nghị sĩ các nước châu Á – Thái Bình Dương (APPF), Tổ chức Liên nghị viện các nước châu Á vì Hoà bình (AAPP).
Mục lục
- 1 Lịch sử
- 1.1 Khóa I (1946-1960)
- 1.2 Khóa II (1960-1964)
- 1.3 Khóa III (1964-1971)
- 1.4 Khóa IV (1971-1975)
- 1.5 Khóa V (1975-1976)
- 1.6 Khóa VI (1976-1981)
- 1.7 Khóa VII (1981-1987)
- 1.8 Khóa VIII (1987-1992)
- 1.9 Khóa IX (1992-1997)
- 1.10 Khóa X (1997-2002)
- 1.11 Khóa XI (2002-2007)
- 1.12 Khóa XII (2007-2011)
- 1.13 Khóa XIII (2011-2016)
- 2 Danh sách Chủ tịch Quốc hội và các Phó chủ tịch khoá XIII
- 3 Tổ chức của Quốc hội
- 4 Quy trình xây dựng và thông qua luật tại Quốc hội
- 5 Lấy phiếu tín nhiệm
- 6 Quyền lực lãnh đạo của Đảng Cộng sản
- 7 Xem thêm
- 8 Nhận định
- 9 Tham khảo
- 10 Chú thích
- 11 Liên kết ngoài
Lịch sử
Quốc hội Việt Nam hiện nay, ra đời cùng nhà nước này sau cuộc tổng tuyển cử ngày 6 tháng 1 năm 1946. Từ đó đến nay, cơ quan này đã trải qua 13 khóa làm việc, với 8 đời Chủ tịch Quốc hội.
Theo chiều dài thời gian thì từ những năm đầu đến Khóa VII thập niên 1980 hoạt động của Quốc hội rất yếu ớt, mờ nhạt. Mỗi năm Quốc hội chỉ nhóm họp một lần, kéo dài không quá năm ngày. Có đôi lần Quốc hội nhóm họp lâu hơn vì tính cách tượng trưng lịch sử, như Khóa VI họp đến chín ngày nhân dịp nghị hội toàn quốc thống nhất hai Miền Nam Bắc. Những năm đó Quốc hội có mỗi một chức năng duy nhất là hợp thức hóa đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam.[3]
Phải đến năm 1985 Quốc hội Việt Nam mới bắt đầu khởi sắc, tuy vẫn do Đảng và Bộ Chính trị chi phối nhưng cũng có những tiếng nói riêng dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội. Quốc hội từ đấy có những đại biểu lên tiếng phát biểu tự do hơn, không như trước kia khi Tổng Thư ký Quốc hội phải duyệt trước bài diễn văn trước khi đại biểu được nói. Cũng theo đó Quốc hội không còn việc biểu quyết với tỷ số 100% răm rắp. Sang thập niên 1990 Quốc hội mới có lệ chất vấn chính phủ, và kể từ năm 1998 thì có truyền hình phát hình trực tiếp để công chúng theo dõi.[4]
Năm 2013, Quốc hội bắt đầu bỏ phiếu tín nhiệm các thành viên chính phủ (Thủ tướng và các bộ trưởng).
Khóa I (1946-1960)
Quốc hội khóa đầu tiên được bầu 6 tháng 01 năm 1946. Gồm 403 đại biểu: 333 đại biểu được bầu, 70 ghế theo đề nghị của Hồ Chí Minh (dành cho người của Việt Nam Quốc dân Đảng [50] và Việt Nam Cách mạng Đồng minh Hội [20]), những đại biểu không qua bầu cử được gọi là đại biểu “truy nhận”.
Kỳ họp thứ nhất (2 tháng 3 năm 1946) công nhận: Chính phủ liên hiệp kháng chiến do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch, Kháng chiến ủy viên hội do Võ Nguyên Giáp làm Chủ tịch, Vĩnh Thụy làm Cố vấn tối cao, Ban dự thảo Hiến pháp gồm 11 thành viên.
Quốc hội khóa I đã thông qua hiến pháp đầu tiên (Hiến pháp 1946) ngày 9 tháng 11 năm 1946, thông qua Hiến pháp sửa đổi (Hiến pháp 1959) ngày 31 tháng 12 năm 1959.
Ban hành sắc lệnh cải cách ruộng đất và phê chuẩn Hiệp định Geneva.
Tuy lúc đầu Quốc hội có 403 đại biểu nhưng đến khóa mùa thu năm 1946 thì số đại biểu chỉ còn 291 và khi mãn khóa thì chỉ còn 242 vì hầu hết các đại biểu đối lập thuộc Việt Nam Cách mạng đồng minh hội (Việt Cách) và Việt Nam Quốc dân đảng (Việt Quốc) đã bỏ chạy sang Hoa Nam khi không còn sự hậu thuẫn về quân sự và chính trị của quân đội Trung Hoa Dân quốc sau Hiệp định Sơ bộ ngày 6 tháng 3 năm 1946.[5]
Khóa II (1960-1964)
Bầu ngày 8 tháng 5 năm 1960. Gồm 453 đại biểu (362 đại biểu được bầu, 91 đại biểu khóa I của Miền Nam được lưu nhiệm).
Kỳ họp thứ nhất (từ ngày 6 đến 15 tháng 7 năm 1960) bầu Chủ tịch nước Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng và Thủ tướng Phạm Văn Đồng.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm 21 ủy viên chính thức, 5 ủy viên dự khuyết. g
Khóa III (1964-1971)
Bầu ngày 26 tháng 4 năm 1964. Gồm 453 đại biểu: 366 đại biểu được bầu, 87 đại biểu khóa I của Miền Nam được lưu nhiệm.
Kỳ họp thứ nhất (từ ngày 25 tháng 6 đến ngày 3 tháng 7 năm 1964) bầu Chủ tịch nước Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng và Thủ tướng Phạm Văn Đồng.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm 23 ủy viên chính thức, 3 ủy viên dự khuyết.
Khóa IV (1971-1975)
Bầu ngày 11 tháng 4 năm 1971. Bầu 420 đại biểu.
Kỳ họp thứ nhất (từ ngày 6 đến ngày 10 tháng 6 năm 1971) bầu Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng và Thủ tướng Phạm Văn Đồng.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm 24 ủy viên chính thức, 3 ủy viên dự khuyết.
Khóa V (1975-1976)
Bầu ngày 6 tháng 4 năm 1975. Bầu 424 đại biểu.
Kỳ họp thứ nhất (từ ngày 3 đến ngày 6 tháng 6 năm 1975) bầu Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng và Thủ tướng Phạm Văn Đồng.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm 19 ủy viên chính thức, 3 ủy viên dự khuyết.
Khóa VI (1976-1981)
Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất. Bầu ngày 25 tháng 4 năm 1976. Bầu 492 đại biểu.
Kỳ họp thứ nhất (từ ngày 24 tháng 6 đến ngày 3 tháng 7 năm 1976) bầu Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng, 2 Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng và Nguyễn Hữu Thọ, Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Cũng tại kỳ họp này, ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội đã quyết định đổi tên nước thành Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và đổi tên Sài Gòn thành Thành phố Hồ Chí Minh.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm 21 ủy viên chính thức, 2 ủy viên dự khuyết.
Thông qua Hiến pháp 1980 tại kỳ họp 7 ngày 18 tháng 12 năm 1980.
Khóa VII (1981-1987)
Bầu ngày 26 tháng 4 năm 1981. Bầu 496 đại biểu.
Kỳ họp thứ nhất (từ ngày 24 tháng 6 đến ngày 4 tháng 7 năm 1981) bầu Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Trường Chinh và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng.
Hội đồng Nhà nước gồm 12 thành viên đảm nhận chức năng của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, là cơ quan cao nhất hoạt động thường xuyên của Quốc hội.
Khóa VIII (1987-1992)
Bầu ngày 19 tháng 4 năm 1987. Bầu 496 đại biểu.
Kỳ họp thứ nhất (từ ngày 17 đến ngày 22 tháng 6 năm 1987) bầu Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng.
Hội đồng Nhà nước gồm 15 thành viên.
Thông qua Hiến pháp 1992 tại kỳ họp 11 ngày 15 tháng 4 năm 1992.
Khóa IX (1992-1997)
Bầu ngày 19 tháng 7 năm 1992. Bầu 395 đại biểu.
Kỳ họp thứ nhất (từ ngày 19 tháng 9 đến ngày 8 tháng 10 năm 1992) bầu Chủ tịch nước Lê Đức Anh, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình và Thủ tướng Võ Văn Kiệt.
Quay trở lại mô hình Ủy ban Thường vụ Quốc hội: gồm 13 ủy viên. Đoàn thư ký kỳ họp Quốc hội do Vũ Mão làm trưởng đoàn.
Chủ tịch Quốc hội là Nông Đức Mạnh
Khóa X (1997-2002)
Bầu ngày 20 tháng 7 năm 1997. Bầu 450 đại biểu.
Kỳ họp thứ nhất (từ ngày 20 đến ngày 29 tháng 9 năm 1997) bầu Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình và Thủ tướng Phan Văn Khải.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội: gồm 8 ủy viên. Đoàn thư ký kỳ họp Quốc hội do Vũ Mão làm trưởng đoàn.
Khóa XI (2002-2007)
Bầu ngày 19 tháng 5 năm 2002. Bầu 498 đại biểu.
Kỳ họp thứ nhất (từ ngày 19 tháng 7 đến ngày 12 tháng 8 năm 2002) bầu Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa và Thủ tướng Phan Văn Khải.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội: gồm 9 ủy viên. Đoàn thư ký kỳ họp Quốc hội do Bùi Ngọc Thanh làm trưởng đoàn.
Kỳ họp thứ 9 (đến ngày 29 tháng 6 năm 2006) bầu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Khóa XII (2007-2011)
Bầu ngày 20 tháng 5 năm 2007. Bầu được 493 đại biểu. Quốc hội khoá XII rút ngắn thời gian hoạt động 1 năm để tiến hành bầu cử Quốc hội khoá XIII cho cùng thời gian với cuộc bầu cử đại biểu HĐND các cấp năm 2011.
Khóa XIII (2011-2016)
Bầu ngày 22 tháng 5 năm 2011
Danh sách Chủ tịch Quốc hội và các Phó chủ tịch khoá XIII
- Chủ tịch
- Nguyễn Sinh Hùng, UVBCT, Chủ tịch UB Sửa đổi hiến pháp 1992
- Các Phó Chủ tịch
- Bà Tòng Thị Phóng, sinh năm 1954;
- Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, sinh năm 1954;
- Ông Uông Chu Lưu, sinh năm 1955;
- Ông Huỳnh Ngọc Sơn, sinh năm 1951.
Tổ chức của Quốc hội
Điều 3 Luật tổ chức Quốc hội quy định: Quốc hội tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số. Hiệu quả hoạt động của Quốc hội được bảo đảm bằng hiệu quả của các kỳ họp Quốc hội, hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội và các Đại biểu Quốc hội.
Các cơ quan của Quốc hội gồm có:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội
- Hội đồng Dân tộc
- Ủy ban Pháp luật
- Ủy ban Tư pháp
- Ủy ban Kinh tế
- Ủy ban Tài chính, Ngân sách
- Ủy ban Quốc phòng và An ninh
- Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng
- Ủy ban về các Vấn đề Xã hội
- Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường
- Ủy ban Đối ngoại
Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội là các cơ quan của Quốc hội Quốc hội quyết định số lượng Ủy ban và bầu các thành viên của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội. Khi xét thấy cần thiết, Quốc hội thành lập Ủy ban lâm thời để nghiên cứu, thẩm tra một dự án hoặc điều tra một vấn đề nhất định.
Một vấn đề liên quan đến sự độc lập Quốc hội và chức năng chấp hành là cơ cấu giữa Quốc hội và Đảng Cộng sản Việt Nam. Theo giáo sư và cựu đại biểu Nguyễn Minh Thuyết thì mọi việc đã do Trung ương Đảng Cộng sản quyết định rồi, nên Quốc hội bị hạn chế không có toàn quyền suy xét nghị luận. Hơn nữa vì đại đa số Đại biểu Quốc hội là đảng viên nên cũng không thể làm trái với nghị quyết của Trung ương Đảng.[6]
Quy trình xây dựng và thông qua luật tại Quốc hội
Lấy phiếu tín nhiệm
Quyền lực lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Tổ chức của Đảng đoàn Quốc hội
Vai trò lãnh đạo rõ rệt nhất của Đảng Cộng sản đối với Quốc hội là cơ quan Đảng đoàn Quốc hội. Đây là một tổ chức của Đảng Cộng sản trong Quốc hội, gồm các đảng viên nắm vai trò trọng yếu trong Quốc hội như Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đảng đoàn Quốc hội chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Các chức vụ Bí thư, Phó Bí thư và các Ủy viên Đảng đoàn đều do Bộ Chính trị chỉ định.
Về danh nghĩa, Đảng đoàn Quốc hội là một tổ chức có tư cách pháp nhân có con dấu độc lập. Trên thực tế, các hoạt động của Quốc hội đều được Bộ Chính trị và Ban Bí thư định hướng gián tiếp thông qua Đảng đoàn Quốc hội.
Thành viên Đảng đoàn Quốc hội hiện gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, các ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội; thành viên khác (nếu có) do Đảng đoàn đề nghị, Bộ Chính trị quyết định. Chủ tịch Quốc hội làm Bí thư Đảng đoàn, 1 Phó Chủ tịch Quốc hội làm Phó Bí thư Đảng đoàn.
Nhiệm vụ của Đảng đoàn Quốc hội
- Lãnh đạo Quốc hội thực hiện đúng đắn đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng.
- Thực hiện các nghị quyết của Đảng về tổ chức, cán bộ; quyết định những vấn đề về tổ chức, cán bộ theo sự phân công, phân cấp của Bộ Chính trị.
- Kiểm tra việc thực hiện đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng trong hoạt động của Quốc hội.
- Được triệu tập đảng viên hoặc đại diện đảng viên ở các đoàn đại biểu Quốc hội để bàn chủ trương và biện pháp thực hiện nghị quyết của Đảng trong Quốc hội.
- Báo cáo và kiến nghị với cấp ủy có thẩm quyền biện pháp xử lý đối với đảng viên là đại biểu Quốc hội vi phạm nguyên tắc kỷ luật Đảng trong hoạt động Quốc hội.
- Chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị, Ban Bí thư về những đề xuất và các quyết định của Đảng đoàn.
- Phối hợp với Đảng ủy khối và Đảng ủy cơ quan xây dựng Đảng bộ cơ quan Văn phòng Quốc hội trong sạch, vững mạnh.
Vấn đề thuộc thẩm quyền của Bộ Chính trị
Đảng đoàn Quốc hội trình Bộ Chính trị:
- Những vấn đề Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có ý kiến khác với ý kiến Bộ Chính trị trước khi Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết thông qua (nếu có).
- Về định hướng trọng tâm hoạt động giám sát trong cả nhiệm kỳ của Quốc hội.
- Về việc Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn khi có sai phạm.
- Về kết quả giám sát, các kiến nghị, đề xuất sau giám sát đối với việc thực hiện các công trình trọng điểm quốc gia, các chủ trương lớn của Đảng có ảnh hưởng đến kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của đất nước; kiến nghị xử lý các vi phạm, kết luận về trách nhiệm của các cá nhân thuộc diện Bộ Chính trị quản lý.
- Kiến nghị xử lý về trách nhiệm cá nhân cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị quản lý khi có vi phạm trong hoạt động Quốc hội.
- Những vấn đề khác Đảng đoàn Quốc hội thấy cần xin ý kiến Bộ Chính trị.
Vấn đề thuộc thẩm quyền của Ban Bí thư
Đảng đoàn Quốc hội trình Ban Bí thư:
- Kiến nghị xử lý về trách nhiệm cá nhân cán bộ thuộc diện Ban Bí thư quản lý khi có vi phạm trong hoạt động Quốc hội.[7]
Bí thư Đảng đoàn Quốc hội hiện là Nguyễn Sinh Hùng, phó bí thư: Tòng Thị Phóng
Xem thêm
Nhận định
Giáo sư Gerry Ferguson, trưởng khoa quan hệ pháp luật vùng Châu Á-Thái Bình Dương thuộc đại học Victoria, Canada nhận định về Quốc hội Việt Nam: “từ năm 1945, Quốc hội Việt Nam hoạt động như là một cơ quan “gật đầu” (rubber stamp) mọi quyết định được đưa ra trước từ các ban cao nhất thuộc đảng hợp pháp độc nhất (Đảng Cộng sản Việt Nam)“.[8]
Theo nhà phân tích David Koh của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore thì dù Quốc hội đã bắt đầu bỏ phiếu tính nhiệm chính phủ từ năm 2013 nhưng vẫn không giải quyết được những mâu thuẫn trong cơ chế chính trị Việt Nam. Ví dụ như nếu Quốc hội bất tín nhiệm nhân sự trong chính phủ nhưng Đảng vẫn tín nhiệm thì sao? Cuộc bỏ phiếu vẫn không có tác động nào.[9]
- Luật gia Nguyễn Minh Tuấn, giảng sư đại học Hà Nội nhận xét: “Quốc hội nắm quyền lập pháp, nhưng thực tế phần lớn các dự thảo luật là do Chính phủ và các Bộ ngành soạn thảo, đệ trình.”[10]
Tham khảo
- Fall, Bernard. The Viet Minh Regime. Ithaca, NY: Cornell University Press, 1956.
- Huy Đức. Bên thắng cuộc II: Quyền bính. Boston, MA: Osinbook, 2012.
Chú thích
- ^ Thủ tướng Chính phủ sẽ trả lời chất vấn? VnExpress 22/5/2001, 03:03 GMT+7
- ^ Cử tri Việt Nam đi bỏ phiếu BBC 20 Tháng 5 2007 – Cập nhật 09h56 GMT
- ^ Huy Đức II. trang 228-9
- ^ Huy Đức II. trang 230-3
- ^ Phillip B. Davidson Vietnam At War. The History 1946-1975. — Oxford University Press, 1991 ISBN 0195067924
- ^ Lập lưỡng viện hay để nguyên Quốc hội” theo BBC
- ^ Bộ Chính trị ĐCSVN; Trương Tấn Sang (28/4/2009). “Quy định (Bổ sung) số 216-QĐ/TW ngày 01 tháng 4 năm 2009 về quan hệ lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư với đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước và một số tổ chức đảng trực thuộc ở Trung ương.” (bằng tiếng Việt, English,…). Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 1 năm 2009. Truy cập 15/6/2010. “Quy định (Bổ sung) số 216-QĐ/TW”
- ^ Gerry Ferguson (1988), Asia-Pacific Legal Development, UBC Press, p 257
- ^ Vietnam Political Dead Lock theo BBC
- ^ Quốc hội lập pháp chuyên nghiệp, vnexpress, 8.5.2014
Liên kết ngoài
![]() |
Wikisource có các tác phẩm gốc nói đến hoặc của: |
|
Quốc hội Việt Nam các khóa |
---|
I | II | III | IV | V | VI | VII | VIII | IX | X | XI | XII | XIII |
Danh sách đại biểu Quốc hội Việt Nam các khóa |
---|
I | II | III | IV | V | VI | VII | VIII | IX | X | XI | XII | XIII |
Chiến khu Tân Trào
![]() |
Thông tin trong bài này hoặc đoạn này không thể kiểm chứng được do không được chú giải từ bất kỳ nguồn tham khảo nào. Xin bạn hãy cải thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn uy tín. Nếu bài được dịch từ Wikipedia ngôn ngữ khác thì hãy chuyển nguồn tham khảo từ phiên bản đó cho bài này. |
Chiến khu Tân Trào | |
---|---|
Cây đa Tân Trào
|
Tân Trào là khu di tích lịch sử của cách mạng Việt Nam thời kỳ Cách mạng tháng Tám. Hiện nay, nơi đây đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt. Tân Trào là thủ đô lâm thời của khu giải phóng, nơi Ðảng Cộng sản Việt Nam tiến hành hội nghị toàn quốc ngày 13 tháng 8 năm 1945 để quyết định tổng khởi nghĩa. Ðại hội quốc dân đã họp tại đây ngày 16 tháng 8 năm 1945, thông qua 10 chính sách lớn của Việt Minh, bầu ra một chính phủ lâm thời do Hồ Chí Minh làm chủ tịch và quân giải phóng Việt Nam làm lễ ra quân.
Tân Trào là tên mới, được hợp nhất từ hai xã Tân Lập và Hồng Thái vào năm 1945 (trước đây còn gọi là Kim Long và Kim Châu).
Mục lục
Vị trí địa lý
Khu di tích lịch sử Tân Trào nằm trong một thung lũng nhỏ thuộc huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, cách Thành phố Tuyên Quang khoảng 41 km, cách Hà Nội khoảng 150 km, với diện tích khoảng 6.633 ha. Đây là vùng đồi núi thấp, có độ cao trong khoảng từ 95 đến 814 m. Khu vực này nằm trong lưu vực sông Đáy, sông này đổ vào sông Hồng tại Việt Trì.
Chiến khu Tân trào ghi đậm dấu ấn của cách mạng Việt Nam và ngày nay đây là một địa chỉ du lịch thu hút nhiều du khách.
Các địa danh nằm trong chiến khu
Đình Tân Trào là một đình nhỏ được xây dựng vào năm 1923 theo kiểu nhà sàn, cột gỗ, ba gian hai chái, mái lợp lá cọ, sàn lát ván, để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng và là nơi hội họp, sinh hoạt văn hoá của dân làng. Đình thờ 8 vị thành hoàng làng đại diện cho các thần sông, thần núi của làng Tân Lập, xã Tân Trào. Dưới mái đình này, ngày 16 tháng 8 năm 1945 đã họp Quốc dân Đại hội để quyết định lệnh tổng khởi nghĩa, 10 chính sách lớn quy định quốc kỳ, quốc ca và cử ra một chính phủ lâm thời.
Đình Hồng Thái cách đình Tân Trào gần 1 km trên đường đi Sơn Dương, đình được xây dựng tại địa phận của làng Cả, xã Tân Trào. Năm 1919, đình có tên là đình Làng Cả hay đình Kim Trận. Đình Hồng Thái còn là trạm giao liên và là nơi huấn luyện quân sự trong suốt thời kỳ kháng chiến. Đình còn là điểm dừng chân của các đại biểu toàn quốc về dự Quốc dân Đại hội], là trạm thường trực của “An toàn khu của Trung ương đóng ở Tân Trào”.
Lán Nà Lừa đây là một căn lán nhỏ, nằm ở sườn núi Nà Lừa, cách làng Tân Lập gần 1 km về hướng đông, lán được dựng bằng tre theo kiểu nửa sàn, nửa đất của người miền núi, dưới các đám cây rậm rạp. Lán do đơn vị giải phóng quân dựng để Hồ Chí Minh ở và làm việc từ tháng 6 năm 1945 đến cuối tháng 8 năm 1945. Lán Nà Lừa có hai gian nhỏ, gian bên trong là nơi Hồ Chí Minh nghỉ ngơi, còn gian ngoài là chỗ Hồ Chí Minh làm việc và tiếp khách. Tại đây, ngày 4 tháng 6 năm 1945, Hồ Chí Minh đã triệu tập Hội nghị cán bộ để củng cố căn cứ địa cách mạng, thành lập khu giải phóng và Quân giải phóng, chuẩn bị Hội nghị toàn quốc của Đảng và Quốc dân Đại hội.
Cây đa Tân Trào cách đình Tân Trào khoảng 500 mét về phía Đông. xem trên bản đồ tại đây
Dưới bóng cây đa này, chiều 16 tháng 8 năm 1945, Việt Nam Giải phóng quân đã làm lễ xuất quân trước sự chứng kiến của nhân dân Tân Trào và 60 đại biểu. Võ Nguyên Giáp đọc bản Quân lệnh số 1 và ngay sau đó hành quân về giải phóng Hà Nội.
Hang Bòng là nơi làm việc của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính phủ và Hồ Chí Minh ở Việt Bắc trong thời kỳ chống Pháp (1946–1954). Hang cách không xa Hồng Thái, Tân Trào. Từ 1950 đến 1951, Hồ Chí Minh ở hang này, trực tiếp đi chỉ đạo chiến dịch Biên Giới (1950) và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ hai (tháng 2 năm 1951).
Ngoài ra, khu di tích Tân Trào còn có những di tích có giá trị lịch sử và du lịch khác như: Bản Khuổi Kịch, đình Thanh La, Vực Thia, làng Tân Lập, lán Cảnh Vệ – Điện Đài, lán Đồng Minh, sân bay Lũng Cò, đèo Chắn, Đồng Man – Lũng Tẩu, Khấu Lẩu – Vực Hồ, Ban Tuyên huấn Trung ương, hang Thia, hang Bòng, thôn Lập Binh, xã Trung Yên, hầm An toàn của Bác, hầm Trung ương Đảng, hầm Chính phủ và Bảo tàng Tân Trào.
Tham khảo
Liên kết ngoài
|
- Hoàn toàn không có nguồn tham khảo
- Di tích quốc gia đặc biệt
- Chiến khu Việt Nam
- Lịch sử Việt Nam thời kỳ 1945-1975
- Bảo tàng về Chiến tranh Việt Nam
- Tuyên Quang
Nguyễn Phúc Nguyên
Chúa Sãi | ||
---|---|---|
Sãi vương (chi tiết…) | ||
Chúa Nguyễn | ||
Trị vì | 1614 – 1635 | |
Tiền nhiệm | Nguyễn Hoàng | |
Kế nhiệm | Nguyễn Phúc Lan | |
Thông tin chung | ||
Thê thiếp | Mạc Thị Giai | |
Hậu duệ |
|
|
Tên húy | Nguyễn Phúc Nguyên | |
Tước vị |
|
|
Thụy hiệu | Hiển Mô Quang Liệt Ôn Cung Minh Duệ Dực Thiện Tuy Du Hiếu Văn Hoàng Đế Ngắn: Hiếu Văn hoàng đế |
|
Miếu hiệu | Hy Tông | |
Gia tộc | Họ Nguyễn | |
Thân phụ | Nguyễn Hoàng | |
Thân mẫu | Nguyễn thị phu nhân | |
Sinh | 16/8/1563[1] | |
Mất | 19/11/1635[1] Đàng Trong, Việt Nam |
Sãi vương Nguyễn Phúc Nguyên (chữ Hán: 阮福源; 1563 – 1635) là vị chúa Nguyễn thứ hai của chính quyền Đàng Trong trong lịch sử Việt Nam (ở ngôi từ 1614 đến 1635) sau chúa Tiên Nguyễn Hoàng. Trong thời gian ở ngôi chúa, ông đã xây dựng một vương triều độc lập ở Đàng Trong, từng bước ly khai khỏi chính quyền vua Lê – chúa Trịnh ở Đàng Ngoài.
Chúa Nguyễn Phúc Nguyên được dân chúng gọi là chúa Sãi, chúa Bụt hay Phật chúa.
Mục lục
Thân thế
Nguyễn Phúc Nguyên là con thứ sáu của chúa Tiên Nguyễn Hoàng (1525-1613) và một bà vợ họ Nguyễn. Ông sinh ngày 28 tháng 7 năm Quý Hợi, tức ngày 16 tháng 8 năm 1563.
Nguyễn Phúc Nguyên là người đầu tiên trong dòng dõi chúa Nguyễn mang họ kép Nguyễn Phúc. Tương truyền lúc mang thai, thân mẫu ông chiêm bao thấy có vị thần đưa cho một tờ giấy trên có đề chữ “Phúc”. Lúc kể lại chuyện, mọi người chúc mừng bà và đề nghị đứa bé ra đời được đặt tên là “Phúc”[2]. Nhưng bà nói rằng, nếu chỉ đặt tên Phúc cho đứa bé thì chỉ một mình nó hưởng, để cho nhiều người trong dòng họ được hưởng phúc, bà đề nghị lấy chữ này làm chữ lót. Và khi thế tử ra đời bà đặt tên là Nguyễn Phúc Nguyên[2].
Trong các con của Nguyễn Hoàng, người con đầu là Nguyễn Hà, con thứ là Nguyễn Hán, con thứ ba là Nguyễn Diễn và con thứ tư là Nguyễn Thành đều đã mất sớm; người con thứ năm là Nguyễn Hải ở lại Bắc Hà làm con tin, chỉ còn Nguyễn Phúc Nguyên là người đủ khả năng và điều kiện để kế nghiệp cha.
Năm 1585, khi mới 22 tuổi, Thế tử Nguyễn Phúc Nguyên dẫn một hạm đội 10 chiếc đến bến Cửa Việt, tiêu diệt hai chiếc tàu hải tặc Shirahama Kenki[3][4] (Bạch Tần Hiển Quý), người Nhật Bản. Chúa Tiên vui mừng khen rằng:
- Con ta thực là anh kiệt.[1]
Năm Nhâm Dần (1602), Nguyễn Phúc Nguyên được cử đến trấn thủ dinh Quảng Nam[1].
Điều hành Đàng Trong
Tháng 6 năm Quý Sửu (1613), chúa Tiên Nguyễn Hoàng mất, các quan vâng di chiếu tôn Phúc Nguyên làm Thống lãnh Thuỷ bộ Chư dinh kiêm Tổng Nội ngoại Bình chương Quân quốc Trọng sự Thái bảo Thụy Quận công.[1]. Bấy giờ ông đã 51 tuổi. Ông còn được vua Lê Kính Tông (1599 – 1619) sắc phong làm trấn thủ hai xứ Thuận Hóa, Quảng Nam gia hàm Thái bảo, tước Quận công[1][5].
Năm 1620, 2 người em là Nguyễn Phúc Hiệp và Nguyễn Phúc Trạch âm mưu nổi loạn thông đồng với họ Trịnh. 2 người này đem quân chiếm kho Ái Tử và đắp lũy Cồn Cát để làm phản. Chúa sai người đến dỗ song họ không chịu nghe. Sau Chúa cùng tiên phong Tôn Thất Tuyên đem đại binh đi đánh. 2 người em thua chạy bị bắt được. Chúa định tha nhưng các tướng đều khuyên ngăn, cuối cùng 2 người chỉ bị giam vào ngục.
Năm 1622, Chúa Sãi cho đặt dinh Ai Lao, do đất này có sông Hiếu là giáp ranh với đất Ai Lao và các bộ lạc Man Lục Hoàn, Vạn Tượng, Trấn Ninh, Quy Hợp. Mộ dân các nơi chia làm 6 thuyền quân để coi giữ.
Năm 1626, Chúa cho dời cung phủ về làng Phước Yên, xã Phúc Yên, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên.[1]
Được sự tiến cử của Khám lý Trần Đức Hòa, Chúa Phúc Nguyên đã thu dụng Đào Duy Từ (1572 – 1634). Nhờ có sự hiến kế của Đào Duy Từ, ông đã cho xây Lũy Thầy (lũy Trường Dục, lũy Nhật Lệ và lũy Trường Sa). Tạo thành một thế vững chắc cho xứ Đàng Trong, gây dựng chính quyền độc lập với Đàng Ngoài.
Do nhu cầu phát triển lực lượng chống Trịnh, Chúa mời cha con nhà Jean De La Croix (Bồ Đào Nha) từ Hội An ra Huế giúp nhà Chúa mở xưởng đúc vũ khí đạn dược. Jean De La Croix cần có nơi hành lễ hàng tuần và sau đó nhà thờ Cơ đốc giáo đầu tiên xuất hiện trên đất Huế.
Năm 1631, Chúa lập ra sở đúc súng đại bác, mở trường bắn, trường tập voi, tập ngựa, cứ hằng năm luyện tập để phòng bị chiến tranh.
Hành chính
Chúa Phúc Nguyên đã tiến hành cải tổ lại bộ máy hành chính. Lãnh thổ được chia theo Thừa Tuyên hay Xứ, phân thành Chính Dinh, Dinh ngoài. Dưới dinh là các phủ huyện. Được chia ra 7 dinh: Chính Dinh (Phú Xuân), Cựu Dinh (Ái Tử – Quảng Trị), Quảng Bình, Vũ Xá, Bố Chính, Quảng Nam và Trấn Biên.
Mỗi dinh có thể coi như một tỉnh hiện nay. Hành chính có chức quan lưu thủ đứng đầu, quân sự thì có chức quan tuần thủ chỉ huy.
Quan chế
1 năm sau khi lên ngôi Chúa (năm 1614), Nguyễn Phúc Nguyên quyết định bãi bỏ Đô ty, Thừa ty, Hiến ty, là thiết chế quân sự của hệ thống chính quyền nhà Lê.
Trong các năm 1614 và 1615, ông tổ chức lại việc cai trị, đặt ra tam ti tại Chính dinh và các chức lệnh sử để trông coi mọi việc, định qui chế các chức vụ ở phủ, huyện, phân chia ruộng đất ở thôn xã[1].
Tam-ti là: Xá sai ti, Tướng thần lại ti, Lệnh sử ti.
- Xá sai ti: giữ việc từ tụng văn án. Có quan Đô tri, Ký lục làm đầu.
- Tướng thần lại ti: giữ việc thu tiền thu thuế, chi phát lương thực cho quan các đạo. Có quan cai bạ làm đầu.
- Lệnh sử ti: giữ việc tế tự, tết nhất và việc chi cấp lương cho quân ở Chính Dinh. Có quan Nha úy làm đầu.
- Mỗi ti lại có quan ‘Cai hợp’, ‘Thủ hợp’ và các lại ti để làm mọi việc.
Bên cạnh đó còn các ty Nội Lệnh sử kiêm coi các thứ thuế, Tả Lệnh sử và Hữu Lệnh sử chia nhau thu tiền sai dư ở hai xứ về nộp Nội phủ.
Tại các dinh ở ngoài, tuỳ theo từng nơi, có nơi Chúa chỉ đặt một Lệnh sử ti kiêm cả việc Xá sai ti và Tướng thần lại ti, nhưng cũng có nơi đặt hai ti là Xá sai ti và Tướng thần lại ti, có nơi thì đặt Xá sai ti và Lệnh sử ti để coi việc quân dân, đinh điền, sổ sách, từ tụng, thuế khóa… nghĩa là tùy nơi quan trọng hay là không, mà thêm bớt quan viên.
Đầu năm 1615, các quy chế mới về chức trách và quyền hạn của các phủ, huyện được ban hành. Theo quy chế này thì ở phủ huyện, Tri phủ, Tri huyện coi việc từ tụng; các thuộc hạ thì có: Đề lại, Thông lại chuyên việc tra khám. Huấn đạo, Lễ sinh chuyên việc tế tự ở chỗ sở tại. Còn việc thu thuế thì đặt quan khác để coi về việc ấy.
Về đàng quan võ thì đặt chức: chưởng đinh, chưởng cơ, cai cơ, cai đội để coi việc binh.
Quan lại ở Bắc Bổ được bổ vào xứ Thuận Quảng cho đến khi chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên không chịu nộp thuế cho nhà Lê.
Chiến tranh với quân Trịnh
Năm 1600, Nguyễn Hoàng sau khi từ Bắc trở về Thuận Hóa đã quyết tâm đẩy mạnh xây dựng chính quyền độc lập. Tuy vẫn giữ quan hệ hoà hiếu với chính quyền Lê-Trịnh, hàng năm vẫn nộp thuế má, Nguyễn Hoàng đã tạo những cơ sở bước đầu tuy vẫn còn hết sức mong manh. Đây chính là điều ông trăn trở nhất và cũng là sự uỷ thác cao nhất cho người kế nhiệm Nguyễn Phúc Nguyên trước lúc qua đời.
- “Làm con phải hiếu, làm tôi phải trung. Anh em trước hết phải thân yêu nhau. Mày mà giữ được lời dặn đó thì ta không ân hận gì.”[6]
- “Đất Thuận Quảng phía Bắc có núi Hoành Sơn và sông Gianh hiểm trở, phía nam ở núi Hải Vân và núi Đá Bia vững bền. Núi sẵn vàng sắt, biển có cá muối, thật là đất dụng võ của người anh hùng. Nếu biết dạy dân luyện binh để chống chọi với họ Trịnh thì đủ xây dựng cơ nghiệp muôn đời. Ví bằng thế lực không địch được, thì cố giữ vững đất đai để chờ cơ hội, chứ đừng bỏ qua lời dặn của ta”.[7]
Thực hiện di nguyện của cha, Nguyễn Phúc Nguyên đã từng bước xây dựng lực lượng nhằm ly khai hẳn với triều đình Lê-Trịnh. Cuộc chiến đầu tiên năm 1627 mở đầu cho 7 cuộc đại chiến kéo dài 45 năm giữa 2 chính quyền Trịnh- Nguyễn.
Cuộc chiến đầu tiên 1627
Năm 1620, Chúa Phúc Nguyên ngừng nộp thuế cho chính quyền Lê-Trịnh đàng ngoài[8] Năm 1624, nhân khi nhà Minh đang chống chọi với nhà Thanh, và nhà Mạc ở Cao Bằng bị diệt, Chúa Trịnh Tráng mới sai quan vào Thuận Hóa đòi tiền thuế từ ba năm về trước[9]. Chúa Sãi tiếp sứ nhưng không chịu nộp thuế. Chúa Trịnh lại sai sứ mang sắc vua Lê vào dụ Chúa Sãi cho con ra chầu, và đòi nộp 30 con voi cùng 30 chiếc thuyền để đưa đi cống nhà Minh. Chúa Sãi không chịu.
Chúa Trịnh thấy vậy, bèn quyết ý đánh họ Nguyễn. Tháng 3 năm 1627, sai Nguyễn Khải và Nguyễn Danh Thế đem 5000 quân đi làm tiên phong vào đóng ở xã Hà Trung (tục gọi là Cầu Doanh), còn Chúa Trịnh Tráng thống lãnh 20 vạn đại quân thủy bộ, hai đạo tiến vào hội binh ở cửa Nhật Lệ.
Chúa Sãi cử các tướng Nguyễn Hữu Dật, Nguyễn Phúc Vệ và Nguyễn Phúc Trung đón đánh.
Quân Trịnh chủ động tấn công nhưng không chọc thủng được tuyến phòng thủ của quân Nguyễn. Phía Nguyễn có lợi thế là đại bác kiểu Bồ Đào Nha nên làm quân Trịnh sợ chạy dạt. Hai tướng Trịnh là Nguyễn Khải và Lê Khuê đều thua chạy.
Trong lúc hai bên tiếp tục giằng co thì tướng Nguyễn Hữu Dật phao tin ở miền Bắc, Trịnh Gia và Trịnh Nhạc mưu phản. Chúa Trịnh Tráng nghi ngờ vội rút quân về bắc.
Năm 1630, Chúa Sãi đã làm theo kế của Đào Duy Từ trả lại sắc cho vua Lê – chúa Trịnh[10] và khuyên nên đánh lấy đất Nam Bố Chính [11] để lấy sông Gianh làm biên giới phòng thủ tự nhiên (09-1630).
Cuộc chiến thứ hai 1633
Khi quân Trịnh thu quân, Chúa Sãi theo kế của Đào Duy Từ gấp rút xây lũy Trường Dục (lũy Thầy) để phòng thủ.
Năm 1631, con trưởng của Sãi vương là Nguyễn Phúc Kỳ qua đời, con thứ hai là Nguyễn Phúc Lan được làm Thế tử, con thứ tư là Nguyễn Phúc Anh ra thay Kỳ trấn giữ Quảng Nam. Anh bất mãn vì không được lập làm thế tử, cho nên mưu thông đồng với chúa Trịnh, bèn viết thư hẹn làm nội ứng cho Trịnh Tráng.
Năm 1633, Thanh Đô Vương Trịnh Tráng rước vua Lê đem binh nam tiến lần thứ hai, đóng ở cửa Nhật Lệ như trước. Sãi vương cử Nguyễn Hữu Dật, Nguyễn Hữu Tiến làm tướng ra đánh. Chúa Trịnh đang đợi suốt hơn 10 hôm không thấy hiệu làm nội ứng của Phúc Anh thì bị quân Nguyễn đánh úp, quân Trịnh hoảng loạn tan vỡ bỏ chạy. Thanh Đô Vương rút về bắc, để lại con rể là Nguyễn Khắc Liệt trấn thủ châu Bắc Bố Chính.
Hội An
Nhà Chúa Nguyễn Đàng Trong đã chú trọng phát triển ngoại thương, tận dụng ưu thế địa lý, yếu tố chính trị như nằm trên lối ra vào giao thương đường thủy Đông Á với phương Tây, Mạc Phủ Nhật Bản phải dùng Châu Ấn Thuyền để qua đây giao dịch mua bán hàng hoá (do nhà Minh cấm mua bán với Nhật Bản).
Chúa Nguyễn đã lập ở Hội An 1 hệ thống hành chính hoạt động rất hiệu quả (đặt tại Dinh trấn Thanh Chiêm) cách Hội An khoảng 10 km. Chính sách định cư lúc đó thoáng hơn cả. Người Nhật, người Hoa được định cư lâu dài, được lập phố riêng, gọi là phố Khách, phố Nhật. Thậm chí người Nhật, người Hoa được lập khu hành chính riêng, tự quản. Năm 1618, vị thị trưởng phố Nhật ở Hội An đầu tiên được Chúa Nguyễn công nhận là một chủ tàu kiêm nhà buôn tên là Furamoto Yashiro. Trong 19 địa điểm người Nhật đến buôn bán thì có 4 nơi họ được lập phố riêng.
Giáo sĩ Christoforo Borri đã cư trú tại Hội An năm 1618 miêu tả đô thị:
- Hải cảng đẹp nhất, nơi tất cả người ngoại quốc đều tới và cũng là nơi có hội chợ danh tiếng chính là hải cảng thuộc tỉnh Quảng Nam…
- “Thành phố rộng rãi, có thể nhận ra hai khu vực, một khu vực do người Hoa ở, khu vực kia thì người Nhật Bản ở”
- “Người Hoa và Nhật Bản là những thương nhân chủ yếu của chợ phiên, năm nào cũng mở và kéo dài trong bốn tháng. Người Nhật thường đem lại 4, 5 vạn nén bạc, người Trung Hoa thì đi một thứ thuyền buồm đem lại nhiều tơ lụa tốt và sản vật đặc biệt của họ”.
- “Do chợ này mà Quốc vương thu được số tiền thuế lớn, toàn quốc nhờ vậy cũng được nhiều lợi ích”.
Đối ngoại
Lan Xang
Tháng 4, năm Tân Dậu (1621), bọn thổ mục Lục Hoàn (tức Lạc Hòn) thuộc Lan Xang thả quân qua sông Hiếu sang cướp bóc ở biên thùy, Sãi vương sai Tôn Thất Hòa đi đánh.
Hòa chia quân phục ở các đường trọng yếu, sai những lái buôn mua bán để nhử. Quả nhiên quân Man đến cướp nhưng bị phục binh bắt được hết đem về. Chúa muốn lấy ân tín vỗ về người đất xa, bèn sai cởi hết trói và thả về nên làm người Man cảm phục, từ đấy họ không quấy nhiễu nữa[1][12].
Chân Lạp
Về cuộc Nam tiến, Chúa Sãi dùng chính sách hoà bình với Chân Lạp (Campuchia). Năm 1620, ông chấp nhận lời hỏi cưới con gái ông của quốc vương Chân Lạp là Chey Chetta II, gả con gái là Ngọc Vạn cho Chey Chettha II[13]. Chey Chetta II đã xin chúa viện trợ vũ khí và quân đội để chống lại sự đe dọa của Xiêm La (Thái Lan). Trên thực tế thì Chúa Sãi đã chuẩn bị vũ khí và mộ binh giúp vua Chân Lạp, cung cấp cho ông này thuyền chiến và quân binh để cầm cự chống Xiêm[13].
Chúa Sãi hai lần giúp con rể Chey Chetta II đẩy lui quân Xiêm sang xâm lược. Giáo sĩ người Ý tên Christoforo Borri ở Quy Nhơn đã nhìn thấy viện binh từ Đàng Trong tiến sang Cao Miên, nên đã ghi lại trong cuốn Hồi ký của mình (xuất bản năm 1631) như sau:
- Chúa Nguyễn luôn luyện tập binh sĩ và gởi quân đội giúp vua Cao Miên, tức chàng rể chồng của con chúa. Chúa viện trợ cho vua Cao Miên thuyền bè, binh lính để chống lại vua Xiêm…[14]
Năm 1623, một sứ bộ Đàng Trong được cử tới Oudong, đem theo thư cùng nhiều tặng phẩm để tỏ tình thân hữu và bảo đảm sự ủng hộ của triều đình chúa Phúc Nguyên, và đã thương lượng thành công với vua Chey Chettha II, được chấp thuận nhượng vùng đất Mô Xoài[15], lập 2 thương điểm (đồn thu thuế) là Kas Krobei[16] và Prei Nokor[17] để tiến hành thu thuế.
Triều đình Đàng Trong còn phái tướng lĩnh đem quân đóng đồn binh ở Prei Nokor để bảo vệ lưu dân người Việt làm ăn, buôn bán, khai hoang và đồng thời giúp chính quyền Chân Lạp gìn giữ trật tự. Khi Chey Chetta II mất, vùng đất từ Prei Nokor trở ra Bắc đến biên giới Chiêm Thành (tức là Sài Gòn, Biên Hòa, Bà Rịa ngày nay) đã có nhiều người Việt đến ở và khai thác đất đai[18].
Chăm Pa
Năm 1629, lưu thủ Phú Yên là Văn Phong liên kết với người Chăm Pa nổi lên chống lại chúa Nguyễn[19].
Địch đã tập kết binh lực tại các căn cứ trên đất Kauthara (Bắc Khánh Hòa ngày nay) gần khu vực biên thùy tiếp giáp phủ Phú Yên của Đàng Trong, đại quân hai đường thủy bộ khẩn trương xuất kích.
Lũy Choại[20] nằm ở bờ Nam sông Đà Diễn[21] là một trong những tiền đồn kiên cố quân Nguyễn dựng lên từ thời Lương Văn Chánh mà cánh quân bộ của Chăm Pa phải dùng đại bác Bồ Đào Nha và voi chiến để vượt qua. Còn đoàn chiến thuyền sau khi tập kích yểm trợ bộ binh vượt sông ở cửa sông Đà Diễn, đã nhanh chóng tiến lên phía Bắc vào cửa biển Bà Đài. Tại đây, Văn Phong và lực lượng nội ứng của ông ta nhận được sự tiếp chiến của đại quân người Chăm, đã làm chủ phủ lỵ Hội An nằm kề trên bờ vịnh. Phủ Qui Nhân phía Bắc núi Cù Mông đặt trong tình trạng khẩn cấp, huy động binh thuyền ra cửa Thi Nại chặn đường tiến của hạm đội Chăm Pa và Văn Phong.
Tin Văn Phong làm phản về đến dinh Chúa. Do quân Trịnh có thể đánh bất cứ lúc nào, nguy cả mặt trên và dưới nên buộc Chúa Sãi phải tạm nhận sắc phong của sứ giả triều đình Lê – Trịnh và nhận lệnh chỉ ra Đông Đô đánh quân Mạc.
Chúa Sãi cử Phó tướng Nguyễn Hữu Vinh[22] đem quân dẹp yên, và đổi phủ Phú Yên thành dinh Trấn Biên[23].
Quân Trịnh đã không mở cuộc tấn công như mật tin tình báo, sau vài trận giao tranh thăm dò, nhận thấy binh lực đối phương có phần áp đảo, Văn Phong điều đình với các tướng lĩnh Chăm, để bảo toàn lực lượng đã cho quay về phòng thủ tại phía Nam dãy Đại Lĩnh. Văn Phong đã mang theo những thủ lĩnh, lãnh chúa địa phương mà ông hợp tác và đội quân do ông tập hợp được về với Chăm Pa cùng nhiều kho tàng, của cải.
Từ cuối thế kỷ 16, người Chăm phát triển ngoại thương rất mạnh, thường buôn bán với người Trung Hoa, Hà Lan, nhất là Bồ Đào Nha ở Ma Cao. Thương thuyền Bồ Đào Nha hay ghé buôn bán trao đổi với người Chiêm ở hải cảng Cam Ranh và Phan Rang. Sự liên hệ này khiến chúa Sãi lo ngại người Chăm sẽ liên kết với Bồ Đào Nha, để chống lại mình.
Năm 1631, chúa gả con gái là Ngọc Khoa (có sách gọi là Ngọc Hoa) cho vua Chăm Pa là Po Rome. Cuộc hôn phối này làm quan hệ Việt – Chăm diễn ra tốt đẹp[24][25]. Sự kiện này tạo sự ổn định cho Đàng Trong ở mặt phía Nam, giúp cho chúa Nguyễn có thể tập trung lực lượng để đối phó trước các cuộc tấn công của chúa Trịnh Đàng Ngoài.
Nhật Bản
Trên thư đóng dấu ấn triện Trấn thủ tướng quân chi ấn (鎮守將軍之印), cùng dòng chữ: An Nam quốc thiên hạ thống binh đô nguyên soái Thụy Quốc công (安南國天下統兵都元帥瑞國公).
Thời Chúa Phúc Nguyên giao thương Việt – Nhật càng mở mang phát triển hơn. Chúa cho người Nhật mở thương điếm tại Hội An. Chúa đích thân viết thư mời các thương nhân nước ngoài vào làm ăn tại Hội An.
Năm 1634, Chúa Sãi gửi thư cho thương gia người Nhật là Toba, ông này được Chúa nhận làm con nuôi.
Năm 1619, Chúa Phúc Nguyên gả một con gái của mình cho Araki Sutaru[26] – một thương nhân người Nhật làm chủ cửa hàng lớn ở Hội An, và có tàu viễn dương[27]. Nhằm nhờ tàu của Araki đi mua kim loại, diêm tiêu từ Áo Môn, Quảng Đông và Trường Kỳ về. Nhờ vậy mà quân đội của chúa Nguyễn được trang bị rất đầy đủ và chống đỡ được các cuộc tấn công của quân Trịnh.[28].
2 ông con nuôi và con rể của Chúa Phúc Nguyên này đã cầm đầu 17 chiếc thuyền trong tổng số 84 chiếc thuyền buôn của Nhật đến Đàng Trong từ năm 1604-1635[29].
Chúa Nguyễn cũng có 1 loạt các bức thư trao đổi về ngoại giao và thương mại với chính quyền Mạc phủ Tokugawa (Nhật Bản) thời bấy giờ. Những văn bản An Nam Quốc Thư này hiện lưu trữ tại National Archives of Japan (国立公文書館).
Từ năm 1604 đến năm 1634 (Nguyễn Phúc Nguyên được giao là Trấn thủ dinh Quảng Nam năm 1602), Mạc phủ đã cấp 130 giấy phép đến 6 cảng thuộc khu vực tương đương với Việt Nam hiện nay. Riêng cảng Hội An có 86 thuyền được cấp giấy phép chiếm 25,98% số giấy phép cấp cho toàn bộ khu vực Đông Nam Á, gấp gần 5 lần tỷ số bình quân chung trong khu vực, chiếm 66,15% số giấy phép cấp cho toàn bộ khu vực Việt Nam, gấp 6 lần tỷ số bình quân chung cho Việt Nam[30].
Các sự kiện khác
- Năm 1624, Chúa Nguyễn Phúc Nguyên gửi thư và tặng vật cho Toàn quyền Hà Lan ở Nam Dương (Inđônêxia) ngỏ lời mời thuyền buôn Hà Lan qua lại buôn bán với Đàng Trong.
- Cuối năm 1624, Linh mục Alexandre de Rhodes và 6 giáo sĩ dòng Tên đến Hội An. Năm 1634, Chúa Phúc Nguyên ra lệnh cấm truyền bá đạo Công giáo.
- Năm 1631-1636, các tàu biển thuộc Công ty Đông Ấn Hà Lan bị nạn tại quần đảo Hoàng Sa (thời đó gọi là Pracel) thuộc xứ Đàng Trong thời Chúa Phúc Nguyên có ghi chép như sau:
- “Ngày 20 tháng 7, các tàu này rời Vịnh Đà Nẵng, ngày 21 thì gặp bão ngoài khơi, nên lạc nhau. Chiếc tàu Vin-hu-zen tới Đài Loan ngày 2 tháng 8, chiếc Scha-zen tới ngày 10 cùng tháng. Riêng chiếc Grootebroek bị đắm gần đảo Paracel ở vĩ tuyến 17° Bắc. Thương gia Jean de Sormeau cùng 8 thủy thủy đoàn đã hy sinh. Trong số hàng hóa trị giá 153.690 florins, thì số hàng hóa chìm cùng tàu là 70.695 florins. Phần còn lại được thủy thủ cứu và cất dấu nơi an toàn tại đảo. Thuyền trưởng Huijich Jansen và 12 thủy thủ đi bằng thuyền nhỏ vào duyên hải xứ Đàng Trong…
- Thuyền trưởng Jansen làm báo trình về việc thuyền Grootebroek bị đắm tại Paracels và sự tịch thu 23.580 réaux bởi nhà chức trách xứ Đàng Trong.[31]
Qua đời
Sãi vương Nguyễn Phúc Nguyên qua đời năm 1635, hưởng thọ 73 tuổi. Lăng mộ táng tại Sơn Phận, huyện Quảng Điền; sau cải táng về vùng núi Hải Cát, Hương Trà, Thừa Thiên. Tên lăng là Trường Diễn.
Con trai ông là Nguyễn Phúc Lan lên kế nghiệp, tức Thượng vương.
Nhà Nguyễn sau này đã truy phong ông miếu hiệu là Hy Tông, thụy là Hiển Mô Quang Liệt Ôn Cung Minh Duệ Dực Thiện Tuy Du Hiếu Văn hoàng đế.[1]
Gia quyến
Sãi vương Nguyễn Phúc Nguyên có 11 công tử và 4 công nữ:[1]
Vợ
Công tử
|
Công nữ
|
Nhận định
Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên là nhân vật có vai trò then chốt trong cuộc nội chiến Trịnh- Nguyễn. Một cuộc nội chiến ác liệt, kéo dài và không phân thắng bại; nó tiêu huỷ sức người, sức của, triệt phá đồng ruộng xóm làng và dẫn đến chia cắt sự thống nhất của quốc gia Đại Việt. Nhưng chế độ Đàng Trong của chúa Nguyễn đã thực thi những chính sách cai trị cách tân, khác với Đàng Ngoài, lúc đó đang theo xu hướng hoài cổ Nho giáo thời Lê sơ, kìm hãm sự phát triển của xã hội. Về mặt khách quan cuộc nội chiến có lợi cho xu thế phát triển của lịch sử dân tộc.
Ông đã tạo nên 1 nền ngoại thương hàng hải mạnh, với thương cảng Hội An trở thành thương cảng chính không chỉ của Đàng Trong mà trên toàn khu vực tương đương với Việt Nam và Đông Nam Á hiện nay.
Ông là vị chúa đầu tiên xây dựng cơ nghiệp Đàng Trong của nhà Nguyễn với ý chí cương quyết, tạo nên một xứ Đàng Trong độc lập, tự chủ. Ông đã chỉnh đốn việc cai trị, củng cố quốc phòng, biết dùng người tài để chăm lo việc nước nên nhân dân được an cư lạc nghiệp. Ngoài ra, ông còn đẩy lui được các cuộc tấn công của chúa Trịnh ở Đàng Ngoài.[1]
Chú giải và tham khảo
- ^ a ă â b c d đ e ê g h i Gia tộc Nguyễn Phước 2006
- ^ a ă Thi Long 1998, tr. 22
- ^ http://hannom.vass.gov.vn/noidung/thongbao/Pages/baiviet.aspx?ItemID=1076
- ^ Đại Nam thực lục tiền biên. Nxb. Giáo dục. H. 2004, Quyển I, tr.32. Bản chữ Hán ký hiệu A.27/1-66 (VHN).
- ^ Đại Nam thực lục tiền biên quyển II.
- ^ Sách Đại Nam thực lục Tiền biên
- ^ Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, T.1, Bản dịch đã dẫn, tr.37.
- ^ Đại Nam thực lục tiền biên, tập 2, p32
- ^ Trịnh Tráng sai Công bộ thượng thư Nguyễn Duy Thì và nội giám Phạm Văn Tri đến đòi thuế đất
- ^ Quốc sử quán triều Nguyễn: Đại Nam thực lục, T.1, bản dịch đã dẫn, tr. 45-46
- ^ Huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình ngày nay. Phần đất từ Bắc sông Nhật Lệ đến Nam sông Gianh.
- ^ Đại Nam thực lục tiền biên. Quyển II
- ^ a ă Bản mẫu:Christoforo Borri, Cochin – China, London, 1633, Da Capo press. Theatrem Orbis Ltd Amsterdam, New York, 1970, Chap.VII, p.H.4.
- ^ Christophoro Borri (1631), “Tường thuật về chuyến truyền giáo mới của các linh mục Dòng Tên tại vương quốc Đàng Trong” (Relatione della nouva missione delli PP della Compangia di Giese al Rengo della Cocincina), xuất bản tại Roma (Ý).
Tác phẩm này được đăng trong BAVH năm 1931, số III-IV, Bonifacy dịch và chú thích. Christoforo Borri (1633), Cochin – China, London, Da Capo press. Theatrem Orbis Ltd Amsterdam, New York, 1970, Chap.VII, p. H.4
Christophoro Borri (1998), Xứ Đàng Trong năm 1621, Nxb. Tp. Hồ Chí Minh, tr.84. - ^ Vùng đất Mô Xoài bao gồm phần lớn đất đai của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ngày nay.
- ^ Nay là khu vực cột cờ Thủ Ngữ, quận 1, tp. HCM. Nằm bên bờ sông Bến Nghé
- ^ Nay là vùng Chợ Lớn. Nằm bên bờ rạch Bến Nghé (hay kênh Tàu Hủ, gọi là rạch Sài Gòn – khu Chợ Lớn từ năm 1859).
- ^ Phan Khoang, Việt sử xứ Đàng Trong, Nxb. Văn học, 2001, tr.309.
- ^ Có thuyết nói rằng Po Rome ngầm liên kết với Văn Phong, nhưng không ra mặt trực tiếp vì sợ đối phương vin vào cớ đó để xâm lược
- ^ Cổ danh là Vườn tre ông Phù Già, bọc xung quanh những giồng đất cao trồng khoai, mía. Khảo sát thực địa vào năm 1965 của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư cho biết phía Nam vườn tre có cánh đồng rộng gọi là Lũy Choại Xứ (lũy: bờ thành; choại: thoai thoải, không cao lắm do thời gian bào mòn).
- ^ Nay là sông Đà Rằng, tp. Tuy Hòa, Phú Yên
- ^ Con trưởng Mạc Cảnh Huống, lấy công chúa Ngọc Liên
- ^ Đại Nam nhất thống chí, tỉnh Bình Định, 5,tr7
- ^ Hội đồng trị sự Nguyễn Phúc tộc (1995), Nguyễn Phúc tộc thế phả, Nxb Thuận Hóa, Huế, tr.126.
- ^ Nhóm Nhân văn trẻ, Hỏi đáp Lịch sử Việt nam, tr. 188, tập 3, NXB Trẻ, 2007.
- ^ Có thể là con nuôi thuộc dòng bên ngoài của Chúa Phúc Nguyên.
http://www.erct.com/2-ThoVan/3-Unna/CongnuNgocHoa.htm - ^ Sách Ngoại phiên thông thư (quyển 13, tr.87-88)
- ^ Việt sử giai thoại của Đào Trinh Nhất, Hn, 1943
- ^ Theo sách của “Xứ Đàng Trong- Lịch sử kinh tế và xã hội thế kỷ 17 và 18” của Litana (NXB Trẻ dịch, 1999)
- ^ Theo nghiên cứu của GS. Iwao Seiichi. Được ghi trong “Người Nhật, phố Nhật và di tích Nhật Bản ở Hội An trong Đô thị cổ Hội An”, Vũ Minh Giang, sđd, tr.206-207.
- ^ Tạp chí Trường Viễn Đông bác cổ của Pháp ở Đông Dương (Bulletin de l’ Ecole Francaise d’ Extrême Orient, tome XXXVI). Nội dung cuốn nhật ký Batavia của Công ty Đông Ấn Hà Lan
- ^ Đại Nam thực lục tiền biên,4,tr56
Thư mục
- Trần Trọng Kim (2005), Việt Nam sử lược, Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
- Phan Khoang (2001), Việt sử xứ Đàng Trong, Nhà xuất bản Văn Học.
- Thi Long (1998), Nhà nguyễn chín Chúa mười ba Vua, Nhà xuất bản Đà Nẵng.
- Gia tộc Nguyễn Phước (2006), “Đức Hy tông Hiếu Văn Hoàng đế húy Nguyễn Phúc Nguyên (1563 – 1635)”, Vương phả Nguyễn Phước Tộc (Gia tộc Nguyễn Phước).
Đọc thêm
- Quốc sử quán triều Nguyễn: Đại Nam thực lục, tập 1, bản dịch Nhà xuất bản Giáo Dục, Hà Nội, 2002
- Tôn Thất Bình (2006). Kể Chuyện Chín Chúa Mười Ba Vua Triều Nguyễn, Việt Nam: NXB Trẻ
- Bích Ngọc (3/2009). Sãi Vương Nguyễn Phúc Nguyên – Kể chuyện lịch sử Việt Nam, Việt Nam: NXB Văn hóa Thông tin
Liên kết ngoài
- Kỳ 1: Nguyễn Phúc Nguyên – Vị chúa kỳ công mở cõi đầu thế kỷ đầu thế kỷ XVII
- Kỳ 2: Nguyễn Phúc Nguyên – Vị chúa mở cõi, thành lập đội Hoàng Sa
Xem thêm
Tiền nhiệm: Chúa Tiên Nguyễn Hoàng |
Sãi vương 1613–1635 |
Kế nhiệm: Chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan |
|
Bản mẫu:Tổ tiên các triều vua chúa Việt Nam
Margaret Mitchell
Margaret Mitchell | |
---|---|
![]() Margaret Mitchell và chiếc máy đánh chữ hiệu Remington dùng để soạn thảo Cuốn Theo Chiều Gió
|
|
Sinh | 8 tháng 11, 1900 Atlanta, Georgia, Hoa Kỳ |
Mất | 16 tháng 8, 1949 (48 tuổi) Grady Memorial Hospital, Atlanta, Georgia, Hoa Kỳ |
Công việc | Nhà văn |
Thể loại | Tiểu thuyết lãng mạn, Tiểu thuyết lịch sử |
Ảnh hưởng tới[hiện]
|
Margaret Munnerlyn Mitchell (8/11/1900 – 16/8/1949) là một tiểu thuyết gia người Mĩ. Bà đã nhận được giải Pulitzer cho tác phẩm hư cấu vào năm 1937 nhờ quyển tiểu thuyết cực kỳ thành công Cuốn Theo Chiều Gió (Gone with the Wind), xuất bản năm 1936. Quyển tiểu thuyết này là một trong những cuốn sách phổ biến nhất mọi thời đại và đã bán được hơn 28 triệu bản. Bộ phim Cuốn Theo Chiều Gió, khởi chiếu năm 1939, đã trở thành bộ phim có doanh thu cao nhất trong lịch sử Hollywood và đạt một con số kỷ lục về số giải Oscar nhận được.
Mục lục
Cuộc sống
Margaret Mitchell ra đời ở Atlanta, Georgia (Hoa Kỳ), là con của Eugene Mitchell và Mary Isabelle. Bà có một người anh trai tên Stephens và lớn hơn bà bốn tuổi. Tuổi thơ của bà đã chịu ảnh hưởng từ những người cựu chiến binh của cuộc Nội chiến Mỹ và từ những người họ hàng bên họ ngoại của mình. Đôi khi người ta biết đến bà với cái tên Peggy.
Sau khi tốt nghiệp trường Whasington Seminary (hiện nay là Westminster Schools), bà đã học tại trường đại học Smith nhưng nghỉ học ngay sau kỳ kiểm tra cuối khóa năm 1918. Bà trở về Atlanta để trông nom mọi việc sau khi mẹ của bà qua đời vào đầu năm vì đại dịch cúm Tây Ban Nha 1918 (và cái chết của mẹ Scarlett vì bệnh thương hàn trong truyện cũng bắt nguồn từ việc này)
Mitchell kết hôn với Red Upshaw vào năm 1922, nhưng ly dị sau đó khi bà biết ông ta là một người buôn rượu lậu. Sau đó bà kết hôn với một người bạn của Upshaw là John Marsh vào ngày 4/7 năm 1925. Marsh chính là người phù rể cho đám cưới của bà với Upshaw và một số người còn nói rằng cả hai người này đã theo đuổi bà cùng lúc vào năm 1921 và 1922, nhưng Upshaw đã đưa ra lời cầu hôn trước.
Nghề nghiệp
Từ 1922 tới 1926, Mitchell đã viết rất nhiều bài báo, một số bài bình luận và thực hiện các cuộc phỏng vấn. Trong số đó có cuộc phỏng vấn ngôi sao phim câm Rudolph Valentino, hay như cuộc phỏng vấn về một người tù Georgia làm những bông hoa giả và bán chúng từ phòng giam của mình để chu cấp cho gia đình.
Bà cũng viết tiểu sử về một số vị tướng quan trọng của Georgia trong cuộc Nội chiến. Cuốn tiểu sử đầu tiên trở nên rất phổ biến ở Atlanta, vì thế các biên tập viên đã yêu cầu bà viết thêm nhiều cuốn như thế nữa. Một số học giả tin rằng việc nghiên cứu tiểu sử về những người này đã thúc đẩy bà viết nên quyển Cuốn Theo Chiều Gió.
Tính cách của bà cộng thêm khả năng khắc họa sâu sắc tính cách nhân vật đã làm cho quyển Cuốn Theo Chiều Gió trở thành một trong những quyển tiểu thuyết được dịch ra nhiều thứ ngôn ngữ nhất trong lịch sử. Mặc dù bà biến mình như một người kể chuyện trung lập nhưng ta vẫn có thể thấy tính cách của bà xuất hiện khá rõ trong truyện.
Cuốn Theo Chiều Gió
Nhiều người nói rằng Mitchell đã bắt đầu viết Cuốn Theo Chiều Gió khi đang nằm trên giường bệnh vì bị bể mắt cá chân. Chồng bà, John Marsh, đem về nhà những cuốn sách lịch sử từ thư viện để bà giải khuây khi đang hồi phục. Sau khi bà đã đọc gần hết những cuốn sách lịch sử của thư viện, chồng bà nói:”Peggy, nếu em muốn một cuốn sách khác, tại sao em lại không tự viết một cuốn cho riêng mình?”. Bà đã sử dụng kiến thức về cuộc Nội chiến và những khoảnh khắc kịch tính của cuộc đời bà để viết nên quyển tiểu thuyết tuyệt vời này bằng chiếc máy đánh chữ hiệu Remington. Lúc đầu bà gọi nhân vật nữ chính là “Pansy O’Hara”, và “Tara” là “Fontenoy Hall”. Bà cũng cân nhắc tới hai cái tên cho quyển tiểu thuyết là Tote The Weary Load hoặc Tomorrow Is Another Day.
Mitchell chỉ viết cho sự tiêu khiển của chính mình, với sự giúp sức của chồng bà và bà giữ cuốn tiểu thuyết đó bí mật với cả bạn bè của mình. Bà giấu những trang viết của mình dưới khăn tắm, phòng để đồ, che dưới trường kỷ và thậm chí dưới giường ngủ. Chương cuối cùng được viết trước tiên, và bà viết các chương còn lại một cách ngẫu nhiên không theo thứ tự. Chồng bà thường xuyên chỉnh sửa bản thảo đang ngày càng hoàn thiện để giữ cho bà tiếp tục. Vào năm 1929, khi mắt cá chân của bà đã hồi phục, phần lớn quyển sách đã được viết xong và bà cũng mất đi niềm say mê để hoàn thành tác phẩm văn chương của mình.
Mặc dù Mitchell vẫn thường nói các nhân vật trong Cuốn Theo Chiều Gió của bà không dựa trên bất cứ con người thực nào, những nhà nghiên cứu gần đây đã tìm thấy những điểm tương đồng với những người trong cuộc sống của bà, những người mà bà biết hoặc từng nghe nói tới.
Sự xuất bản
Mitchell chỉ sống như một nữ nhà báo bình thường ở Atlanta cho đến khi một người của nhà xuất bản Macmillan là Howard Latham ghé qua Atlanta vào năm 1935. Latham đang đi tìm một cây bút triển vọng ở Miền Nam, và một người bạn của Mitchell, vốn làm việc cho Latham, đã nhờ bà dẫn ông ta đi tham quan Atlanta. Latham rất chú ý tới Mitchell và hỏi bà liệu có từng viết một cuốn sách nào không. Mitchell ngập ngừng. Latham đã cầu xin bà: “Nếu bà đã từng viết một cuốn sách, vui lòng cho tôi xem trước tiên”. Cuối ngày hôm đó, một người bạn của Mitchell khi nghe được đoạn đối thoại này đã cười phá lên: “Tưởng tượng xem, một người ngờ nghệch như Peggy lại viết một cuốn sách”. Mitchell đã tức giận khi nghe lời phê bình này và đi về nhà để tìm những phong bì chứa các phần bản thảo rời rạc của bà. Sau đó bà đi tới khách sạn The Georgian Terrace, vừa kịp lúc Latham chuẩn bị rời khỏi Atlanta. “Đây”, bà nói, “giữ nó trước khi tôi đổi ý”.
Latham đã phải mua thêm một chiếc vali mới để chứa tập bản thảo khổng lồ này. Khi Mitchell về tới nhà, bà đã rất lo lắng về hành động thiếu suy nghĩ của mình và gởi một bức điện tín cho Latham: “Đã đổi ý, gởi trả tập bản thảo”. Nhưng Latham đã đọc đủ để nhận ra đây sẽ là một trái bom tấn. Ông ta đã viết một bức thư cho bà và nói về sự thành công tiềm tàng của tác phẩm này. MacMillan gởi một tấm chi phiếu để khuyến khích bà hoàn thành cuốn tiểu thuyết này-bà vẫn chưa viết xong chương đầu tiên.. Bà đã hoàn thành tác phẩm của mình vào tháng 3.1936. Cuốn Theo Chiều Gió được xuất bản vào ngày 30.6.1936
Tham khảo
Bản mẫu:Thể loại Commons-inline
![]() |
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về Margaret Mitchell |
Cảnh báo: Từ khóa xếp mặc định “Mitchell, Magaret” ghi đè từ khóa trước, “Mitchell, Margaret”.
Cuốn theo chiều gió
Cuốn theo chiều gió | |
---|---|
![]() |
|
Thông tin sách | |
Tác giả | Margaret Mitchell |
Quốc gia | Mỹ |
Ngôn ngữ | tiếng Anh |
Thể loại | Tình cảm, lịch sử |
Nhà xuất bản | Nhà xuất bản Macmillan |
Ngày phát hành | 30 tháng 6, 1936 |
Kiểu sách | In (bìa cứng và bìa mềm) |
Số trang | 1037 (xuất bản lần đầu) 1024 (sách bìa mềm của Warner Books) |
ISBN | ISBN 0-446-36538-6 (Warner) |
Bản tiếng Việt | |
Người dịch | Dương Tường |
Cuốn theo chiều gió (Nguyên văn: Gone with the wind), xuất bản lần đầu năm 1936, là một cuốn tiểu thuyết tình cảm của Margaret Mitchell, người đã dành giải Pulitzer với tác phẩm này năm 1937. Câu chuyện được đặt bối cảnh tại Georgia và Atlanta, miền Nam Hoa Kì trong suốt thời kì nội chiến và thời tái thiết. Tác phẩm xoay quanh Scarlett O’Hara, một cô gái miền Nam đầy sức mạnh, phải tìm mọi cách để sống sót qua chiến tranh và vượt lên cuộc sống khó khăn trong thời hậu chiến. Tiểu thuyết đã được chuyển thể thành phim năm 1937.
Mục lục
- 1 Nhan đề
- 2 Cốt truyện
- 3 Nhân vật
- 3.1 Gia đình Butler
- 3.2 Gia đình O’hara (đồn điền Tara)
- 3.3 Gia đình Wilkes (đồn điền Twelve Oaks)
- 3.4 Gia đình Hamilton
- 3.5 Gia đình Tarleton (đồn điền Fairhill)
- 3.6 Gia đình Fontaine (đồn điền Mimosa)
- 3.7 Gia đình Munroe (đồn điền Lovejoy)
- 3.8 Gia đình Calvert (đồn điền Pine Bloom)
- 3.9 Gia đình Merriwether
- 3.10 Gia đình Meade
- 3.11 Gia đình Elsing
- 3.12 Các nhân vật khác
- 4 Chuyển thể
- 5 Giải thưởng
- 6 Xem thêm
- 7 Chú thích
- 8 Liên kết ngoài
Nhan đề
Ban đầu tác giả từng có ý định đặt nhan đề Ngày mai là một ngày khác (Tomorrow is Another Day) cho tiểu thuyết, lấy từ câu kết thúc tác phẩm.[1] Các nhan đề từng được xem xét bao gồm: Bugles Sang True, Not in Our Stars, và Tote the Weary Load.[2] Nhan đề cuối cùng mà tác giả được lấy từ dòng đâu tiên của khổ 3 bài thơ Non Sum Qualis Eram Bonae sub Regno Cynarae của Ernest Dowson:
Nguyên văn:
- I have forgot much, Cynara! gone with the wind,
- Flung roses, roses riotously with the throng,
- Dancing, to put thy pale, lost lilies out of mind…[3]
Scarlett O’Hara sử dụng cụm từ nhan đề khi cô tự vấn bản thân mình liệu nhà cô ở “Tara” có còn đứng vững hay đã bị “cuốn theo chiều gió quét qua Georgia”[4] Theo cách hiểu chung, “Cuốn theo chiều gió” là một lối nói ẩn dụ cho sự ra đi của một cuộc sống đã từng tồn tại ở miền Nam trước Nội chiến. Khi được dùng trong bài thơ của Dowson về “Cynara”, cụm từ “cuốn theo chiều gió” ám chỉ sự mất mát về tình cảm chứ không mang ý nghĩa giống như nhan đề tiểu thuyết.[5]
Cốt truyện
Cuốn theo chiều gió được chia làm 5 phần:
Phần 1
Tác phẩm lấy bối cảnh miền Nam nước Mỹ trước cuộc nội chiến, một thế giới với những đồn điền bông vải sang cả trải dài bất tận theo những mộng mơ của một xã hội thượng lưu quý phái. Tiểu thuyết mở đầu vào tháng 4 năm 1861 bằng cảnh nhân vật chính của truyện, Scarlett O’Hara đang ngồi tại đồn điền Tara nhà mình ở hạt Clayton, Georgia cùng tán gẫu với 2 anh em sinh đôi Brent và Stuart Tarleton sống ở đồn điền kế bên. Qua cuộc nói chuyện này, Scarlett biết rằng người nàng thầm yêu từ lâu, Ashley Wilkes chuẩn bị đính hôn với cô em họ là Melanie Hamilton ở Atlanta. Scarlett choáng váng khi nghe tin đó và cuộc nói chuyện cũng kết thúc. Nàng vội vã đi tìm cha mình, Gerald O’Hara, để xác minh lại câu chuyện và cha nàng khuyên nếu nàng và Ashley lấy nhau sẽ là một điều tồi tệ và nàng nên lấy một trong hai anh em sinh đôi trên.
Scarlett cho rằng Ashley có ý định đính hôn vì chàng không biết nàng đã yêu mình. Nàng quyết định trong buổi tiệc ngoài trời tại trại Twelve Oaks sẽ thổ lộ tình yêu với chàng và cùng chàng trốn đi. Nhưng mọi thứ không theo kế hoạch của Scarlett: Ashley ân cần với nàng nhưng nói rằng chàng vẫn sẽ cưới Melanie. Vị khách không mời trong buổi tiệc, Rhett Butler, người vô tình lắng nghe toàn bộ câu chuyện buông lời trêu chọc Scarlett làm nàng nổi điên, điều này lại ngẫu nhiên quyến rũ Rhett. Trong cơn tức giận cùng với việc nghe lén Honey Wilkes, vợ chưa cưới của Charles Hamilton nói xấu mình, Scarlett đã nhận lời lấy Charles Hamilton vừa làm Ashley ghen vừa trả thù Honey. Buổi tiệc kết thúc cũng là lúc có tin cuộc Nội chiến Hoa Kỳ nổ ra và các chàng trai phải đi nhập ngũ.
Đám cưới của Scarlett diễn ra nhanh chóng sau đó 2 tuần để Charles nhập ngũ, một ngày trước đám cưới giữa Ashley và Melanie. Một tuần sau khi cưới, Charles nhập ngũ và 2 tuần sau, Ashley cùng đội kị binh của tiểu bang lên đường. Tuy nhiên, Charles đã chết vì đậu mùa ở căn cứ Nam Carolina trước khi có dịp được ra chiến trường. Sau đó, con trai Charles ra đời và được đặt tên là Wade Hampton Hamilton (theo tên chỉ huy của Charles là tướng Wade Hamilton).
Trở thành một góa phụ làm thay đổi cuộc sống hằng ngày của Scarlett: Lúc nào cũng mặc đồ tang, không chuyện trò sôi nổi hoặc cười to, không vui vẻ khi gặp đàn ông. Scarlett cảm thấy đau đớn vì sự buồn chán và việc phải làm mẹ hơn là cái chết của chồng. Mẹ nàng, Ellen O’Hara, muốn nàng vơi bớt nỗi buồn đã gửi nàng đến Atlanta sống cùng Melanie và bà cô của Charles, Pittypat Hamilton.
Phần 2
Scarlett đến Atlanta vào tháng 5 năm 1862. Tại đây, Scarlett nhanh chóng thích sự nhộn nhịp và hối hả của thành phố này. Nàng bị bắt buộc làm y tá tình nguyện ở dưỡng đường nhưng vô cùng chán ghét công việc này. Vì còn đang chịu tang chồng nên nàng bị cấm đoán đủ thứ, trong đó có cuộc bán đồ phúc thiện với sự góp mặt của nhiều cư dân thành phố, nhưng đến cuối cùng, Scarlett may mắn được dự vì để thay cho một bà khác có con bị bệnh. Tại đây, nàng gặp lại Rhett Butler, mà giờ đây là một thuyền trưởng vượt phong tỏa nổi tiếng, chuyên chở các mặt hàng thiết yếu cho miền Nam. Rhett Butler đã mời nàng nhảy với cái giá 150 dollar vàng. Mặc dù đang chịu tang nhưng Scarlett vẫn đồng ý vì nàng thèm muốn được khiêu vũ cuồng nhiệt với bất kì giá nào để thoát khỏi cái vỏ nhàm chán của một góa phụ.
Kể từ đó mối quan hệ giữa Scarlett và Rhett được cải thiện. Rhett bằng bản tính hài hước, hay trêu chọc Scarlett và cố làm cho nàng vui. Tuy nhiên gần như cả thành phố đều căm ghét hắn. Scarlett lại lúc nào cũng chỉ nghĩ đến Ashley. Tình hình ngoài mặt trận ngày càng căng thẳng. Thất bại của quân đội Hợp bang trong trận Gettysburg tạo nên một bước ngoặt trong cuộc nội chiến và thương vong của quân đội Hợp bang ngày càng nhiều. Giáng sinh năm 1862, Ashley trở về nhưng trái với mong đợi của Scarlett, chàng chỉ quan tâm đến vợ mình, Melanie. Ngày Ashley rời nhà trở lại chiến trường, Scarlett lại một lần nữa thổ lộ tình yêu với chàng hi vọng chàng sẽ bỏ vợ để cưới nàng nhưng chàng không nói gì và dặn dò nàng chăm sóc Melanie nếu chàng có mệnh hệ gì ngoài chiến trường. Chàng vội vã ra đi và lần thứ hai, Scarlett vỡ mộng.
Phần 3
Cuộc nội chiến ngày càng diễn biến bất lợi cho miền Nam. Sau những thất bại liên tiếp của quân đội Hợp bang, quân đội Liên bang đã tiến sát và bao vây Atlanta, do đó người dân thành phố phải tổ chức di tản. Tuy nhiên, Scarlett và Melanie không thể đi cùng mọi người vì Melanie đang có thai và có thể sinh con bất cứ lúc nào. Do các bác sĩ phải chăm sóc các thương binh, lúc này đã tràn ngập thành phố nên Scarlett phải đỡ đẻ cho Melanie. Sau khi Melanie sinh xong, Scarlett phải cầu cứu Rhett và hắn đã lấy cắp của quân đội cho nàng một chiếc xe ngựa nhưng con ngựa vô cùng ốm yếu. Hắn chở Melanie và con nàng, Prissy, Wade và Scarlett, chạy khỏi Atlanta. Tuy vậy, đi đến giữa đường thì Rhett bỏ mặc những người còn lại để gia nhập quân đội Hợp bang. Trước khi đi, hắn hôn nàng và nói yêu nàng nhưng Scarlett giận dữ chửi rủa và tát hắn.
Scarlett trở về đồn điền Tara và gặp những cảnh tượng kinh hoàng: Mẹ mất vì bệnh, ngôi nhà bị tàn phá nặng nề, phần lớn các nô lệ đã bỏ trốn, 2 người em gái bệnh nặng nằm liệt giường và người cha bị sốc vì cái chết của vợ cũng trở nên loạn trí. Giờ đây Scarlett trở thành chủ nhân đích thực của Tara. Bằng bản tính ngoan cường và cách suy nghĩ thực tế, nàng dần vực dậy ấp Tara và làm mọi công việc, kể cả những việc mà khi xưa chỉ có nô lệ làm. Một tên lính Yankee đến ăn cắp đã bị nàng cầm súng bắn chết. Melanie vẫn còn phải nằm trên giường sau khi sinh xong nhưng vẫn cầm thanh kiếm của Charles đến giúp tuy nàng không đủ sức nâng nó. Hành động này khiến Scarlett thán phục và tình cảm của cô dành cho Melanie giờ đây bắt đầu trỗi dậy. Sau đó, Scarlett đã lấy tiền và ngựa của tên lính bị giết rồi chôn hắn ta ngay tại ấp Tara.
Chiến tranh gần kết thúc và Tara lại bị tàn phá lần nữa khi quân đội Liên bang đến. Một tháng sau thì cuộc nội chiến kết thúc với thắng lợi thuộc về Liên bang. Những người lính Hợp bang trên đường trở về nhà đã ghé qua Tara để lấy thức ăn hoặc dưỡng thương. Trong số đó có một người lính bị thương nặng tên là Will Benteen, được em gái Scarlett là Carreen chăm sóc cẩn thận. Sau khi bình phục, Will đã ở lại ấp Tara và giúp đỡ Scarlett vực dậy nó. Có Will, công việc của Scarlett đã được đỡ đần rất nhiều.
Ashley sau khi chiến tranh kết thúc vẫn chưa về được liền vì còn là tù binh của Liên bang. Một ngày kia chàng bất ngờ xuất hiện tại ấp Tara. Cả Scarlett và Melanie đều chạy ra đón chàng nhưng Will ngăn Scarlett lại và hỏi cô: “Anh ta là chồng cô ấy, phải không nào?” khiến Scarlett bất đắc dĩ phải quay trở lại.
Phần 4
Chiến tranh kết thúc nhưng một lần nữa số phận Tara lại bị đe doạ khi chính phủ Yankee tăng tiền thuế của đồn điền lên để Scarlett không có tiền trả và phải nhượng lại Tara cho tên quản gia Yankee Jonas Wilkerson và vợ hắn, một kẻ da trắng cặn bã. Để có tiền cứu Tara, Scarlett phải đến Atlanta mượn tiền Rhett. Rhett vô cùng giàu có nhưng lúc này đang phải ngồi tù. Scarlett trang điểm và đến thăm Rhett để mượn một khoản tiền mà không để hắn biết là nàng đang cố tán tỉnh hắn vì tiền. Nàng đã gần như thuyết phục được Rhett cho đến khi đôi mắt sắc sảo của hắn thấy đến bàn tay chai sần của Scarlett, bằng chứng cho những công việc nặng nhọc mà nàng đã làm và hoàn cảnh của gia đình, khiến cô phải thú nhận mục đích thật sự của chuyến viếng thăm. Cuối cùng, Rhett đã từ chối cho cô mượn tiền. Trong cơn tuyệt vọng, Scarlett tình cờ gặp Frank Kennedy, chồng chưa cưới của Suellen, nay đã là chủ một cửa hàng và có một khoản tiền khá. Bằng cách nói dối Frank rằng Suellen đã lấy người khác, Scarlett đã quyến rũ Frank để ông lấy mình. Nàng đã thành công và có tiền cứu Tara. Sau khi ra tù, Rhett cho nàng mượn tiền để có thể mua thêm xưởng cưa với điều kiện là nàng không được dùng tiền giúp Ashley Wilkes.
Scarlett điều hành xưởng cưa rất thành công nhưng nó cũng làm cho nàng bị nhiều dị nghị vì đó không phải là việc dành cho phụ nữ. Sau đó nàng đã có thai với Frank nhưng vẫn thường xuyên phơi mình nơi công cộng nên ngày càng nhiều người khinh ghét. Sau đó không lâu, Gerald qua đời. Khi về Tara dự đám tang, nàng biết được rằng cái chết của cha mình có liên quan trực tiếp đến cô em gái Suellen. Will dù yêu Carreen nhưng cuối cùng đã lấy Suellen để làm dịu lại quan hệ gia đình. Carreen sau cái chết của Brent Tarleton vì quá đau khổ nên gửi mình vào tu viện. Sau đám tang cha, Scarlett đã mời Ashley trở lại Atlanta giúp nàng điều hành xưởng cưa và ngăn chàng lên miền bắc kiếm việc làm. Ashley lưỡng lự nhưng Melanie kiên quyết đồng ý nên Ashley đành chiều theo ý vợ.
Sau khi sinh con, Scarlett thường xuyên lái xe ngựa một mình đến xưởng cưa mặc dù đã nhiều lần được cảnh báo về sự nguy hiểm. Một ngày nọ nàng bị một tên da trắng nghèo khổ và một tên da đen giải phóng tấn công và suýt bị cưỡng hiếp. May mắn là Big Sam, một nô lệ da đen từng làm việc ở Tara, đã cứu nàng kịp thời. Frank, Ashley và một số người đàn ông khác thuộc đảng Ku Klux Klan phải đi trả thù và kết cục là Ashley bị thương và Frank bị giết. Còn các thành viên còn lại được Rhett, với sự giúp đỡ của Belle Watling, một gái mại dâm ở Atlanta, đã dựng chuyện và tìm cách cứu họ. Từ đó mối quan hệ của Rhett và nhân dân thành phố dần dần được cải thiện. Sau cái chết của Frank, Rhett ngay lập tức cầu hôn Scarlet trước khi nàng có thể lấy một người nào khác.
Phần 5
Scarlett lấy Rhett. Hắn chiều chuộng nàng hết mức và tạo điều kiện cho nàng hưởng thụ những thú vui mà Scarlett chưa bao giờ biết đến ở New Orleans. Cũng qua Rhett mà Scarlett có được những người bạn mới: Những người Yankee và những kẻ giàu lên nhờ đầu cơ và làm ăn gian dối trong chiến tranh. Do đó mà mối quan hệ giữa vợ chồng Scarlett và những người bạn cũ ngày càng trở nên xấu đi và đỉnh điểm là trong 1 buổi tiệc, vợ chồng Scarlett đã mời thống đốc bang thuộc đảng Cộng hòa đến dự khiến tầng lớp thượng lưu miền Nam hoàn toàn cắt đứt mối quan hệ với hai người, ngoại trừ Melanie.
Scarlett sau đó cũng sinh cho Rhett 1 đứa con gái mặc dù nàng cũng không hề muốn. Đứa bé được đặt tên là Eugenia Victoria (theo tên nữ hoàng Victoria và hoàng hậu Pháp Eugenie). Cô bé vô cùng xinh đẹp với đôi mắt xanh dương nên được đặt thêm biệt danh Bonnie Blue Butler, theo tên lá cờ Hợp bang – Bonnie Blue Flag (lá cờ xanh xinh đẹp). Rhett vô cùng hạnh phúc và rất thương yêu con gái mình. Nhưng vì tình yêu với Ashley, Scarlett kiên quyết không ngủ chung với chồng nữa để tránh việc mang thai lần nữa. Rhett tức giận và cãi cọ liên tục với nàng về mối quan hệ bạn bè, cách nuôi dạy con cái. Hắn muốn con gái mình sẽ trở thành một công chúa trong tầng lớp thượng lưu miền Nam cũ. Rồi Rhett cùng với con gái đi khỏi Atlanta một thời gian.
Tại Georgia, sự tham nhũng của đảng Cộng Hòa ngày càng tăng và khiến uy tín của đảng này giảm sút đến không ngờ. Rhett giờ đây lại đứng về đảng Dân chủ cùng với những bạn bè xưa cũ khiến cho quan hệ giữa hắn và họ ngày một tốt đẹp, thực chất là hắn muốn gây dựng một tương lai đảm bảo và thanh danh cho Bonnie, cô con gái hắn yêu thương vô hạn. Rhett giờ đây còn nổi tiếng là một người bố yêu thương con hết mực.
Melanie tổ chức một bữa tiệc sinh nhật bất ngờ cho Ashley. Melanie nhờ Scarlett đến xưởng cưa giữ chân Ashley để mình có thêm thời gian chuẩn bị. Tại đây, Ashley và Scarlett vì xúc động khi nhớ về những ngày xưa êm đềm, đã ôm nhau trong tình cảm trong sáng, nhưng lại bị India Wilkes, bà Elsing và Archie, đánh xe của Melanie bắt gặp. Rhett biết được chuyện này từ Archie nhưng vẫn bắt Scarlett phải đến dự buổi sinh nhật của Ashley với phong thái kiêu hãnh và can đảm, để không huỷ hoại tương lai của Bonnie. Melanie cũng nghe chuyện nhưng với tâm hồn trong sáng, nàng nhất mực không tin và ra sức bênh vực Scarlett. Melanie một lòng tin tưởng Scarlett vì những gì Scarlett đã làm cho nàng. Cũng vì đứng về phía Scarlett, Melanie đã gây chia rẽ trong gia đình và bạn bè thân hữu.
Đêm hôm đó, Scarlett bắt gặp Rhett trong trạng thái say khướt. Sau đó, Rhett xốc bổng nàng lên cầu thang và cả hai trải qua một đêm ân ái đầy nồng nàn. Scarlett thức dậy một mình vào sáng hôm sau và háo hức muốn gặp chồng nhưng Rhett lẩn tránh nàng. Rhett đưa Bonnie đến Luân Đôn. Hắn bỏ đi khiến Scarlett cảm thấy day dứt về những việc mình đã làm với hắn và cả với hai đứa con đầu của mình. Nàng có thai lần nữa và đây là lần đầu tiên cảm thấy hạnh phúc vì điều đó. Ngày Rhett cùng Bonnie trở về, nàng đã háo hức muốn báo tin đó cho Rhett, nhưng không tin vào tình yêu mình nhìn thấy trong mắt Scarllet, hắn giễu cợt nàng. Scarllet quá tức giận nên ngã cầu thang và sẩy thai.
Sau tai nạn đó, Scarlett phải về Tara một thời gian để điều dưỡng. Rhett đã bàn với Ashley tìm cách lừa Scarlett để cô nhượng lại hai xưởng cưa cho Ashley. Đảng Cộng hòa cuối cùng cũng bị lật nhào, kéo theo đó là những người bạn mới của Scarlett. Bonnie ngày càng được Rhett cưng chiều. Cô bé rất thích cưỡi ngựa. Một ngày, Bonnie gặp tai nạn trong khi cho ngựa vượt rào và gãy cổ. Rhett bị chấn động tâm lí nặng nề sau cái chết của Bonnie và chỉ có Melanie mới giúp hắn vượt qua cú sốc đó.
Melanie mang thai và giấu mọi người để sinh con, mặc dù đã bị bác sĩ cấm đoán. Nhưng do thể trạng quá yếu, nàng lâm nguy kịch. Scarlett về sau khi nhận được điện khẩn của Rhett. Trên giường bệnh, Melanie trăng trối lại với Scarlett hãy giúp nàng chăm sóc Ashley và Beau. Cuối cùng, Melanie khuyên Scarlett hãy trân trọng Rhett và tình cảm của hắn. Scarlett bỏ chạy và gặp Ashley. Giờ đây nàng mới nhận ra Melanie quan trọng với mình đến nhường nào và suốt bao nhiêu năm qua, tình yêu của nàng đối với Ashley cũng chỉ như khi một đứa bé muốn với tới một mặt trăng hão huyền, đó là tình yêu do nàng tự tưởng tượng ra.
Trong lúc tuyệt vọng, Scarlett nghĩ đến Rhett và chợt nhận ra Rhett mới là người nàng cần. Nàng đã dần yêu Rhett trong bao nhiêu năm qua nhưng cái bóng quá lớn của Ashley đã chặn tầm mắt nàng lại. Rhett luôn luôn ở bên Scarlett mỗi khi nàng cần và giúp đỡ nàng theo cách tuyệt vời nhất, bằng sự thông hiểu sâu sắc. Nàng vội vã đi tìm Rhett. Nhưng giờ đây hắn lại hoàn toàn ghẻ lạnh với nàng. Hắn lạnh lùng bảo tình yêu bao năm qua hắn dành cho nàng giờ đã lụi tàn cùng với sự thờ ơ hắn nhận được, chỉ còn lại hai điều nàng ghét nhất là lòng thương hại và nhân từ.
Choáng váng vì những gì nghe thấy nhưng Scarlett vẫn can đảm thổ lộ: “Nhưng em yêu anh “. Rhett thản nhiên đáp lại: “Đó là nỗi bất hạnh của em”. Rồi hắn bảo nàng rằng hắn sắp đi xa và có thể sẽ trở về quê nhà Charleston để tìm lại những ngày xưa cũ êm đềm và đẹp đẽ. Scarlett van lơn: “Ôi anh yêu dấu, em biết làm gì nếu anh đi ?” và Rhett trả lời bằng 1 giọng hờ hững nhưng dịu dàng: “Em yêu ạ, anh cóc cần quan tâm”.
Scarlett lặng lẽ nhìn Rhett bỏ đi và giờ đây nàng nhận ra, vì nàng không hiểu hai người mình yêu nên đã để tuột mất cả hai. Nàng quyết định sẽ trở về Tara, nơi nàng đã từng vực dậy từ trắng tay. Với tính tình mạnh mẽ cứng cỏi, Scarlett tin rằng mình có thể chiếm lại được Rhett. Chưa người đàn ông nào cưỡng lại nàng nếu nàng quyết tâm chinh phục. Tác phẩm kết thúc bằng hình ảnh Scarlett đầy cương nghị đứng trước thềm Tara ngập nắng với câu tiếp sức mạnh quen thuộc của mình: “Sau tất cả, ngày mai là một ngày mới” (After all, tomorrow is another day!)
Nhân vật
Gia đình Butler
- Katie Scarlett O’Hara Hamilton Kennedy Butler: Nhân vật chính của tác phẩm, một cô gái xinh đẹp, con của một gia đình điền chủ giàu có ở đồn điền Tara, hạt Clayton, Georgia. Cô đã 3 lần kết hôn, tính tình ích kỷ, ngang bướng nhưng đầy nghị lực.
- Rhett Butler: Người chồng thứ 3 của Scarlett, một con người từng trải, mưu trí, vô cùng thông minh và sâu sắc, thực dụng nhưng cũng rất đa cảm và có một tình yêu thương vô bờ bến với Scarlett và Bonnie.
- Wade Hampton Hamilton: con trai của Scarlett và người chồng thứ nhất, Charles Hamilton.
- Ella Lorena Kennedy: Con gái của Scarlett và người chồng thứ hai, Frank Kennedy.
- Eugenie Victoria “Bonnie Blue” Butler: con gái của Scarlett và Rhett. Chết vì ngã ngựa.
- Ross Butler: Em trai Rhett.
- Rosemary Butler: Em gái Rhett.
Gia đình O’hara (đồn điền Tara)
- Gerald O’Hara: Cha của Scarlett, một người Ireland thấp bé, phúc hậu và vui vẻ, gây dựng nên đồn điền Tara từ hai bàn tay trắng.
- Ellen Robillard O’Hara: Mẹ của Scarlett, xuất thân trong một gia đình quý phái gốc Pháp ở Savannah, một mệnh phụ cao quý và đức hạnh, là chỗ dựa tinh thần của Scarlett cho đến khi bà qua đời vì bệnh thương hàn trong lúc Tara bị quân Yankee vây hãm.
- Susan Eleanor “Suellen” O’Hara: Em gái thứ hai của Scarlett, một cô gái lười biếng và đua đòi.
- Caroline Irene “Carreen” O’Hara: Em gái thứ ba của Scarlett, hiền lành và tốt bụng, không quên được cái chết của Brent nên vào tu viện Charleston.
- Gerald O’hara. Jr: ba cậu con trai đã chết trước khi biết đi của Gerald.
- Mammy: Bà vú da đen nghiêm khắc và cứng cỏi của Scarlett.
- Pork: Nô lệ đầu tiên của Gerald O’Hara và vô cùng trung thành.
- Dilcey: Vợ của Pork, được ông Gerald mua về từ Twelve Oaks.
- Prissy: Con gái của Pork và Dilsey, vú em của Wade và ở cùng với Scarlett tại Atlanta thời kì đầu của chiến tranh.
- Big Sam: Nô lệ da đen rất khỏe mạnh đã cứu Scarlett khỏi bị cưỡng hiếp tại Shantytown.
- Will Benteen: Một người lính Liên minh miền Nam dừng chân ở Tara trên đường trở về quê hương sau khi đầu hàng và ở lại luôn tại đó để giúp đỡ Scarlett, yêu Carreen nhưng cuối cùng kết hôn với Suellen.
Gia đình Wilkes (đồn điền Twelve Oaks)
- John Wilkes: Chủ đồn điền Twelve Oaks và là cha của Ashley, Honey và India.
- George Ashley Wilkes: Chồng của Melanie và là người Scarlett theo đuổi đến gần hết tác phẩm. Một người đàn ông quý phái và hay mơ mộng, thông minh nhưng yếu đuối, dễ gục ngã trước thực tế.
- Melanie Hamilton Wilkes: Vợ và là em họ của Ashley, chị chồng Scarlett, một người phụ nữ quý phái, mảnh mai, hiền dịu, đôn hậu nhưng lại đầy nghị lực và sức mạnh tiềm ẩn, là điểm tựa tinh thần của Ashley và Scarlett. Nàng qua đời trong khi mang thai đứa con thứ hai vì không đủ sức khỏe.
- Beauregard Wilkes: Con trai của Melanie và Ashley.
- India Wilkes: Con gái của John Wilkes, em gái Ashley. Là một cô gái kì dị và ngang bướng. Đính hôn với Stuart Tarleton nhưng anh tử trận trong trận Gettysburg nên cô quyết tâm ở vậy. Sống với bà Pittypat sau khi Scarlett cưới Rhett.
- Honey Wilkes: Con gái của John Wilkes, em gái Ashley, vợ chưa cưới của Charles Hamilton trước khi Scarlett lấy anh ta.
Gia đình Hamilton
- Đại tá William. R. Hamilton: cha của Charles và Melanie, đã chết.
- Chú Henry Hamilton: chú của Melanie và Charles, luật sư tại Atlanta, một ông già nhỏ nhắn và vui tươi.
- Cô Sarah Jane “Pittypat” Hamilton: Cô của Melanie và Charles, sống ở Atlanta, một đứa trẻ trong hình dáng của một bà cô đứng tuổi mập mạp.
- Charles Hamilton: Anh trai của Melanie, chồng đầu tiên của Scarlett, cha của Wade Hampton. Tính tình nhút nhát, e thẹn, chết vì bệnh đậu mùa ở Nam Carolina sau 2 tháng lấy Scarlett.
- Bác Peter: Nô lệ trung thành của nhà Hamilton.
Gia đình Tarleton (đồn điền Fairhill)
- Jim Tarleton: cha của 8 anh em Tarleton
- Beatrice Tarleton: vợ của Jim, mẹ của 4 đứa con trai và 4 cô con gái, tính tình nóng nảy nhưng giàu tình thương, yêu ngựa như tính mạng.
- Boyd Tarleton: con cả, hi sinh trong chiến tranh.
- Thomas “Tom” Tarleton: con thứ, hi sinh tại trận Gettysburg
- Stuart và Brenton Tarleton: Hai anh em song sinh nghịch ngợm, vui tươi, bạn thời thơ ấu của Scarlett, hi sinh tại trận Gettysburg
- Hetty, Camilla, Randa, Elizabeth Tarleton: bốn cô con gái út nhà Tarleton.
Gia đình Fontaine (đồn điền Mimosa)
- Ông bác sĩ Fontaine: Hi sinh trong chiến tranh
- Bà cụ Fontaine: Một bà già cằn cỗi khó tính, hay dạy bảo Scarlett
- Joseph “Joe” Fontaine: hi sinh trong trận trận Gettysburg, chồng của Sally Munroe.
- Tony Fontaine: Từng tham gia nội chiến, trốn đi Texas sau khi bắn chết một tên da đen để rửa nhục cho em dâu.
- Alex Fontaine: Từng tham gia nội chiến, sau cưới chị dâu goá Sally Munroe.
Gia đình Munroe (đồn điền Lovejoy)
- Buck Munroe và Evan Munroe: điền chủ của Lovejoy.
- La Fayette Munroe: con trai độc nhất, hi sinh tại trận Gettysburg, người yêu của Cathleen Calvert.
- Sally Munroe Fontaine: con gái ông bà Munroe, vợ goá của Joe Fontaine, sau cưới Alex Fontaine.
- Alice, Dimity, Letty Munroe: con gái ông bà Munroe.
Gia đình Calvert (đồn điền Pine Bloom)
- Hugh Calvert: Điền chủ
- Rainfort Calvert, Cade Calvert: hai con trai, đều hi sinh trong chiến tranh.
- Cathleen Calvert Hilton: một cô gái xinh xắn nhưng rỗng tuếch, sau chiến tranh bị buộc phải lấy tên quản gia Yankee.
- Hilton: quản gia người Yankee, chồng của Cathleen, góp phần gây ra cái chết của Gerald.
Gia đình Merriwether
- Cụ ông Merriwether: bạn của chú Henry, là người lạc quan, vui vẻ, cũng tham dự vụ đột kích của Klan.
- Bà Merriwether: quả phụ, con dâu cụ Merriwether, một trong những bà trụ cột ở Atlanta, tính tình nóng nảy, hay chỉ trích Scarlett.
- Maybelle Merriwether Picard: con gái bà Merriwether
- René Picard: người Créole, chồng của Maybelle.
- Raoul Picard: con trai Maybelle và René
Gia đình Meade
- Bác sĩ Meade: kênh kiệu, hay ra vẻ đạo đức, tham dự vụ đột kích của Klan và được Rhett cứu.
- Darcy Meade: con trai cả của ông bà Medea, hy sinh tại trận Gettysburg.
- Phil Meade: con trai thứ, cũng hy sinh trong chiến tranh.
Gia đình Elsing
- Bà Elsing: một bà quả phụ kiểu cách, hay lên mặt dạy đời, một trong những trụ cột ở Atlanta.
- Hugh Elsing: con trai bà Elsing, đốc công của Scarlett nhưng bị giáng xuống làm đánh xe.
- Fanny Elsing Wellburn: con gái bà Elsing, người yêu của Dallas McLure, lấy Tommy Wellburn sau khi Dallas chết.
- Tommy Wellburn: một phế binh, sau chiến tranh làm thầu khoán, chết cùng Frank Kennedy trong vụ đột kích của Klan.
Các nhân vật khác
- Frank Kennedy: Trước là chồng chưa cưới của Suellen, sau trở thành chồng thứ hai của Scarlett, cha của Ella Lorena. Một người tốt bụng, chết trong một vụ đột kích của Ku Klux Klan để trả thù cho Scarlett.
- Belle Watling: Gái mại dâm ở Atlanta, bạn thân của Rhett.
- Jonas Wilkerson: Đốc công cũ tại Tara, cha của đứa con hoang của Emmie Slattery.
- Emmie Slattery: Vợ Jonas Wilkerson, thuộc gia đình da trắng cặn bã, bị mọi người khinh bỉ.
- Archie: Đánh xe và bảo vệ của Melanie, từng vào tù 40 năm vì tội giết người vợ ngoại tình.
Chuyển thể
Cuốn theo chiều gió được nhiều lần được đưa lên màn ảnh nhưng nổi tiếng nhất là bộ phim cùng tên năm 1939 với sự tham gia của Clark Gable và Vivien Leigh.
Tác phẩm cũng được chuyển thể thành vở nhạc kịch Scarlett, công diễn năm 1972 và vở nhạc kịch Cuốn theo chiều gió, công diễn năm 2008.[6]
Đạo diễn Nhật Takarazuka Revue cũng soạn một vở nhạc kịch cùng tên phỏng theo bộ tiểu thuyết, công diễn lần đầu năm 1977.
Giải thưởng
Xem thêm
- Nội chiến Hoa Kì.
- Scarlett O’Hara.
- Rhett Butler.
- Melanie Wilkes
- Ashley Wilkes
- 100 cuốn sách hay nhất thế kỷ 20 của Le Monde
Chú thích
- ^ Jenny Bond and Chris Sheedy, (2008) Who the Hell is Pansy O’Hara?: The Fascinating Stories Behind 50 of the World’s Best-Loved Books, Penguin Books, trg 96. ISBN 978-0-14-311364-5
- ^ The Making of Gone With the Wind, Gavin Lambert (February 1973) Atlantic Monthly. Cập nhập ngày 14 tháng 5, 2011.
- ^ Ernest Dowson (1867-1900),Non Sum Qualis Eram Bonae sub Regno Cynarae. Cập nhập ngày 29 tháng 8, 2011
- ^ Phần 3, Chương 24
- ^ John Hollander, (1981) The Figure of Echo: a mode of allusion in Milton and after, University of California Press, trg 107. ISBN 9780520053236
- ^ “Gone with the Wind show to close”. BBC News. 1 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2008.
Liên kết ngoài
Tiếng Anh
![]() |
Wikiquote có sưu tập danh ngôn về: |
- Tiểu thuyết của Margaret Mitchell
- Tiểu thuyết chiến tranh
- Tiểu thuyết đoạt giải Pulitzer
- Tiểu thuyết 1936
- Cuốn theo chiều gió
- Tiểu thuyết nước ngoài có bản dịch tiếng Việt
- Phim 1939
- Phim có nhà quay phim giành giải Oscar cho quay phim xuất sắc nhất
- Phim Mỹ
- Phim lấy bối cảnh ở Luân Đôn
- Phim sử thi
- Phim tiếng Anh
- Phim được lưu trữ tại Cơ quan lưu trữ phim Quốc gia Hoa Kỳ
- Nam Hoa Kỳ trong các tác phẩm giả tưởng
Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
- Quản lý sắn bền vững ở châu Á
- Học để làm ở Ấn Độ
- Chào ngày mới 15 tháng 8
- Hoa xương rồng
- Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương
- Chào ngày mới 13 tháng 8
- Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi
- Chào ngày mới 12 tháng 8
- Từ Mao Trạch Đông đến Tập Cận Bình
- Thơ hay về biển
- Chào ngày mới 11 tháng 8
- Chào ngày mới 10 tháng 8
- Chào ngày mới 9 tháng 8
- Đến với những bài thơ hay
- Ta về trời đất Hồng Lam
- Ong và Hoa
- Chào ngày mới 8 tháng 8
- Bài ca thời gian
- Chào ngày mới 7 tháng 8
- Chào ngày mới 6 tháng 8
- Di sản Engels
- Đợi Anh
- Chào ngày mới 5 tháng 8
- Chào ngày mới 4 tháng 8
- Chào ngày mới 3 tháng 8
- Khổng Tử dạy và học
- Tiếng Anh cho em
- Chào ngày mới 2 tháng 8
- Rằm Xuân Hà Nội
- Chào ngày mới 1 tháng 8
- Chào ngày mới 31 tháng 7
- Henry Ford và Thượng Đế
- Chào ngày mới 30 tháng 7
- Lê Phụng Hiểu truyện hay nhớ mãi
- Chào ngày mới 29 tháng 7
- Ông Hồ Sáu làm kinh tế giỏi
- Biển Đông vạn dặm
- Chào ngày mới 28 tháng 7
- Bài thơ không thể nào quên
- Chào ngày mới 27 tháng 7
- Nhớ bạn
- Chào ngày mới 26 tháng 7
- Gọi đôi
- Chào ngày mới 25 tháng 7
- Mảnh đạn trong người
- Chào ngày mới 24 tháng 7
- Năm tháng đó là em
- Chào ngày mới 23 tháng 7
- Chào ngày mới 22 tháng 7
- Thăm Borlaug và Hemingway ở CIANO
- Chào ngày mới 20 tháng 7
- Biển Đông vạn dặm
- Chào ngày mới 19 tháng 7
- Chào ngày mới 18 tháng 7
- Chào ngày mới 17 tháng 7
- Lớp học trên đồng ĐăkGlong Oxfam
- Chào ngày mới 16 tháng 7
- Từ Mekong nhớ Neva
- Chào ngày mới 15 tháng 7
- Ngày mới yêu thương
- Chào ngày mới 14 tháng 7
- Chào ngày mới 13 tháng 7
- Mạc triều trong sử Việt
- Chào ngày mới 12 tháng 7
- Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời
- Giấc mơ tình yêu cuộc sống
- Chào ngày mới 11 tháng 7
- Khoảnh khắc tuyệt đẹp
- Tiếng Anh cho em
- Tháng Bảy mưa Ngâu
- Chào ngày mới 10 tháng 7
- Biển Đông vạn dặm
- Chào ngày mới 9 tháng 7
- Đợi mưa
- Ngày mới yêu thương
- Chào ngày mới 8 tháng 7
- Chào ngày mới 7 tháng 7
- Chào ngày mới 6 tháng 7
- Dưới đáy đại dương là Ngọc
- Lộc xuân cuộc đời
- Chào ngày mới 5 tháng 7
- Ngày mới yêu thương
- Biển Đông vạn dặm
- Chào ngày mới 4 tháng 7
- Trần Thánh Tông
- Bà Đen
- Lộc xuân cuộc đời
- Đọc lại và suy ngẫm 2
- Chào ngày mới 2 tháng 7
- Tiếng Anh cho em
- Biển Đông vạn dặm
- Chào ngày mới 1 tháng 7
- Lời vàng của Anbe Anhstanh
Video nhạc tuyển
Khí công Y đạo: Bài học tốt tự chăm sóc sức khỏe
Ban Mai
MAR AKRAM – Dancing with the wind♥
KimYouTube
Trở về trang chính
Hoàng Kim Ngọc Phương Nam Thung dung Dạy và học CNM365 Tình yêu cuộc sống Cây Lương thực Dạy và Học Kim on LinkedIn KimYouTube Kim on Facebook