Bài học Việt Nam mới https://youtu.be/4cqT8672UF8 Hà Nội Mùa Đông Năm 46 Full HD | Phim Chiến Tranh Việt Nam Hay Nhất
VUI VỀ VỚI RUỘNG ĐỒNG Hoàng Kim
Người rất muốn đi về trong tịch lặng Quẳng lại sau lưng nhân thế muộn phiền Ta đến chốn thung dung tìm hoa lúa Rong chơi đường trần sống giữa thiên nhiên.
Tâm thanh thản buồn vui cùng nhân thế Đời Đạo thịnh suy sương sớm đầu cành Lòng hiền dịu và trái tim nhẹ nhõm Kho báu chính mình phúc hậu an nhiên.
Bao năm Trường Viện là nhà Sắn khoai ngô lúa đều là thịt xương Một đời người một rừng cây Thầy ươm giống tốt để mai thành rừng…
*
Đất nặng ân tình đất nhớ thương Ta làm hoa đất của quê hương Để mai mưa nắng con đi học Lưu dấu chân trần với nước non.
Hoàng Kim thật yêu thích những lời khai thị vàng ngọc “HÃY SỐNG TRONG THẾ GIỚI BIẾT ƠN” của Tịnh Không Pháp Sư do Lương y AHLĐ Dương Văn Sinh chép lại
Hãy biết ơn những người khiển trách ta VÌ HỌ GIÚP TA TĂNG TRƯỞNG ĐỊNH TUỆ Hãy biết ơn những người làm ta vấp ngã VÌ HỌ KHIẾN NĂNG LỰC CỦA TA MẠNH MẼ HƠN Hãy biết ơn những người bỏ rơi ta VÌ HỌ ĐÃ DẠY CHO TA BIẾT TỰ LẬP Hãy biết ơn những người đánh đập ta VÌ HỌ ĐÃ TIÊU TRỪ NGHIỆP CHƯỚNG CHO TA Hãy biết ơn những người lừa gạt ta VÌ HỌ TĂNG TIẾN KIẾN THỨC CHO TA Hãy biết ơn những người làm hại ta VÌ HỌ ĐÃ TÔI LUYỆN TÂM TRÍ CỦA TA Hãy biết ơn tất cả những người khiến ta được kiên định thành tựu
THẦY BẠN TRONG ĐỜI TÔI Hoàng Kim
Thầy bạn mỗi người một tính Giống nhau thích ở chữ hiền Tận tâm siêng năng công việc Suốt đời thanh thản an nhiên
Tu khoái vui chơi săn ảnh Tuyến ham lan với bệnh cây Hồng thích học thiền luyện trí Kim vui dạy học mỗi ngày
Hiền cứ hiền như vạn thuở Lý làm việc lớn như chơi Quốc mà việc nhà quá giỏi Chat xinh và giỏi ngời ngời.
Anh Nguyễn Quốc Toàn vừa giải nghĩa từ “quan tái” “Quan là cửa ải. Tái là thành lũy nơi biên giới” anh dẫn thơ Nguyễn Bính ở ải Nam Quan xứ Lạng “Chiều nay…thương nhớ nhất chiều nay/ Thoáng bóng em trong cốc rượu đầy/ Tôi uống cả em và uống cả/ Một trời quan tái mấy cho say.” với những lời bình sâu sắc hiếm thấy và ảnh thật đẹp thích hợp. Văn chương tinh hoa đúng là có ma lực Xin được chép về để thỉnh thoảng đọc lại “Lên Việt Bắc điểm hẹn” “Trở về nơi điểm hẹn” “Thầy bạn trong đời tôi“
Ta như ong làm mật Cuộc đời đầy hương hoa Thời an nhiên vẫy gọi Vui khỏe đời cho ta.
Vui đi dưới mặt trời Nắng dát vàng trên đồng xuân Mưa ướt vệt bóng mây, tím sắc trời cuối hạ Đất ước, cây trông, lòng nhớ …
Em trốn tìm đâu trong giấc mơ tâm tưởng Ngôi nhà con hạnh phúc trăm năm Bếp lửa ngọn đèn khuya Vận mệnh cuộc đời cố gắng
Tình yêu là người thầy tốt hơn trách nhiệm Đồng lòng đất cảm trời thương Phúc hậu minh triết tận tâm Cố gắng làm người có ích
Tháng năm tròn đầy vườn thiêng cổ tích Mừng ban mai mỗi ngày tỉnh thức bình an Chào ngày mới CNM365 Tình yêu cuộc sống Thảnh thơi vui cõi phúc được thanh nhàn.
Học mặt trời tỏa sáng Phúc hậu và an nhiên Biết kiên trì việc chính Học nước chảy đá mòn Vui đi dưới mặt trời
TRĂNG RẰM Hoàng Kim
Đêm nay trăng rằm Đông tháng cuối đầy trời còn mưa bay ta thì quen tháng nhớ người vẫn lạ năm chờ thoáng chốc tháng mười hai gõ cửa
Mùa Đông đi qua là Xuân tới ngại chi đêm trở lạnh ngại chi ngày việc nhiều biết nợ duyên nhân quả trời tạo nghiệp hiểu chí thiện phước đức đất nuôi bền
Đường Xuân khát khao xanh mãi vui đi dưới mặt trời.
hoạ đối thơ Quyen Ngo
VU VƠ Quyen Ngo
Thôi đừng nhắc bây giờ tháng mấy khi trời còn mưa bay ta còn đắp đổi nhớ người còn bận bịu chờ mắc mớ gì réo gọi tháng mười hai
Cuộc tình nào vừa mới đan tay lo chi câu lỗi hẹn lo chi đường còn dài dẫu câu hát tuổi nào xa xôi lắm chim én về chao liệng phía ban mai
Sớm Đông Trời tạnh mây quang Vươn vai Đón nắng Mặc cơn gió lùa
‘Vấn vương’ * câu hẹn ngày qua Đông tàn Ủ mộng Xuân sang nõn cành
II
Đêm lạnh đông tàn chậm nắng lên Nghe hơi sương giá buốt bên thềm Em đi làm sớm trời đang ngủ Giữ ấm xin đừng vội để quên.
VẤN VƯƠNG Đỗ Hoàng Phong
Giã bạn rồi mà vẫn ngóng theo Thuyền vừa buông mái sóng xô theo Người đi lãng đãng qua sông suối Kẻ ở bâng khuâng khuất núi đèo Gặp gỡ đôi nơi chừng xế bóng Đợi chờ hai ngả đã sang chiều Đò đưa ai hẹn vào chung bến Hỏi đến bao giờ mới thả neo?
(*) VẤN VƯƠNG’ thơ của cụ Đỗ Hoàng Phong, 95 tuổi, danh thủ Đường thi, Câu Lạc Bộ Đường Thi Nhà giáo Hải Dương.
CỤĐỖ THƠ CHIỀU XUÂN Hoàng Kim
Cụ Đỗ chiều xuân rộng tháng ngày Thơ hiền phơi phới đọc vui say Đỗ Phủ mưa lành tâm ý sáng Ức Trai nắng ấm đức tỏa bay Nhà an ruộng tốt trời thêm lộc Nước đủ người lành đất vén mây Xứ Đông sứ người đều thương mến Tuổi Hạc đông phong thích tỏ bày.
Chín lăm in sách tưởng nghe nhầm “Chiều xuân” thơ Cụ thật uyên thâm ‘Xứ Đông Thi Tập” sâu duyên nghiệp “Nghĩa Hưng kháng chiến” lắng phương châm “Thắp sáng Đường Thi” lưu phước đức “Hương đồng gió nội” gửi nhân tâm Bảy lăm tuổi Đảng “tình quê” vẹn Hải Dương nức tiếng ngưỡng mộ tầm.
Cụ Đỗ Hoàng Phong thơ tuyệt hay Chín lăm sức viết đọc thật say Con Kim Đỗ Trọng ngời phẩm hạnh Cháu Ho Dinh Bac sáng danh tài Đình Làng Ngà vui nơi hạc ẩn Núi Phượng Hoàng thỏa chốn chim bay Vắt ngang thế kỷ trồng cây đức Người và Cha cháu quý thư tay
Bảy lăm tuổi Đảng chẳng chùng dây Cụ Đỗ Hoàng Phong rộng tháng ngày Gia tộc thầy hiền gương người tốt Xóm giềng bạn quý sáng điều hay Duy Hưng, Huyền Linh vui chân bước Thúy Hoa, Lê Nguyễn vững gót giầy Cụ Trạng Trình xưa khen xuân muộn Xuân này qua xuân khác gửi “ phây “
Sớm Đông Mai Hạc ngắm xem hình Cụ Đỗ chiều xuân trí vẫn minh Vấn vương nhân hậu đời quên tuổi Chân thành tiết độ đạo đức kinh Tuổi Hạc sách trời tìm nghĩa lý Vườn Mai hoa đất quý nhân tình Vắt ngang thế kỷ trồng cây Đức Kim Hoàng theo đức nhớ đinh ninh
Thấy chữ mà sao chẳng thấy hình Hoàng Kim toả sáng trí thông minh Hán Nôm nho túc thông từng quyển Lịch sử uyên thâm thấu mấy kinh Trên gác bình văn tìm nghĩa lý Dưới thềm vịnh cảnh đạt nhân tình Cách núi ,ngăn sông e lạc lối Mong ngày hội ngộ vẫn đinh ninh
Người rất muốn đi về trong tịch lặng Quẳng lại sau lưng nhân thế muộn phiền Ta đến chốn thung dung tìm hoa lúa Rong chơi đường trần sống giữa thiên nhiên.
Tâm thanh thản buồn vui cùng nhân thế Đời Đạo thịnh suy sương sớm đầu cành Lòng hiền dịu và trái tim nhẹ nhõm Kho báu chính mình phúc hậu an nhiên.
NHIÊN LIỆU SINH HỌC TẠI VIỆT NAM cơ hội tồn tại và giải pháp
Hoàng Kim
Tại sao đến bây giờ người dân vẫn chưa biết nhiều về xăng sinh học thậm chí còn hiểu sai về tác dụng của xăng E5? Làm gì để thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ nhiên liệu sinh học tại Việt Nam? Mười tám năm (2000-2018) nhìn lại cây sắn Việt Nam và chương trình nhiên liệu sinh học sắn kết quả, bài học, cơ hội, tồn tại và giải pháp, tại sao và phải làm gì? https://www.facebook.com/daihocnonglam/posts/10213874972050088
Tôi được kênh truyền hình văn hóa đối ngoại VTV10 mời trao đổi đôi điều về cây sắn Việt Nam mười tám năm nhìn lại (2000-2018) và nói lên đôi chút ý kiến tư vấn chuyên gia (trò chuyện ngoài lề) cho chương trình nhiên liệu sinh học cây sắn, nói lên lời thực lòng kết quả được mất tại sao và phải làm gì? Câu trả lời phỏng vấn là góc nhìn tư vấn độc lập của một tiến sĩ nông học giảng viên chính giảng dạy nghiên cứu cây lương thực của Khoa Nông học Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, là người chọn giống sắn chính và Thư ký Chương trình Sắn Việt Nam có nhiều năm làm việc ở Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam,”Phi Củ Bất Thành Kim”. Những trao đổi dưới đây góp ý cho Chương trình nhiên liệu sinh học tại Việt Nam chỉ là một góc nhìn đối thoại. Sự trả lời chính thức phải là của người có thẩm quyền. .
Sắn Việt Nam sáu năm gần đây nhất (2013 -2018) đã và đang tiếp tục là nguồn nông sản xuất khẩu có giá trị,nguồn lợi kinh tế thiết thực xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho hàng triệu hộ nông dân nghèo của nhiều tỉnh Tây Ninh, Bình Phước, Đồng Nai, Ninh Thuận, Phú Yên, Đăk Lắk,… ở vùng sâu vùng xa . Sắn Việt Nam đã không phụ người dân Việt khi sắn trở thành cây trồng 4F (food, feed, flour, fuel) cây lương thực thực phẩm, cây thức ăn gia súc, cây tinh bột, và cây nhiên liệu sinh học. Cách mạng sắn Việt Nam thành tựu và bài học về các giống sắn mới và kỹ thuật canh tác sắn thích hợp bền vững đã là điểm sáng toàn cầu. Chương trình nhiên liệu sinh học tại Việt Nam trong thời gian qua tuy có nhiều tiềm năng triển vọng nhưng bị tổn thất nghiêm trọng và đang phục hồi (*). xem thêm các đường link: Mỹ sẵn sàng hỗ trợ cho Việt Nam đẩy mạnh sử dụng nhiên liệu sinh học ; PV OIL kinh doanh hiệu quả xăng E5; Cần có cơ chế chính sách hổ trợ cho việc hoạt động lại của NM NLSH Dung Quất; Nhiên liệu sinh học thực tiễn từ Thái Lan và triển vọng cho Việt Nam; Sử dụng nhiên liệu sinh học: Song hành nhiều lợi ích; Làm gì để đẩy nhanh các dự án nhiên liệu sinh học; …Chúng ta cần đánh giá và tổng kết đầy đủ kết quả được mất, nguyên nhân và bài học. để tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, phát huy lợi thế cây trồng bảo tồn và phát triển bền vững.
Cách mạng sắn ở Việt Nam cần tổng kết sâu sắc kết quả và bài học. Chương trình nhiên liệu sinh học tại Việt Nam cần xác định rõ nguyên nhân tồn tại và giải pháp phát triển Cây sắn Việt Nam đã chuyển đổi vai trò từ cây lương thực thực phẩm cây thức ăn gia súc, với năng suất củ tươi 8,3 tấn/ ha và sản lượng 1,8 triệu tấn củ tươi năm 2000, trở thành cây trồng chủ lực 4F của thế kỷ 21, cây nông sản xuất khầu có giá trị của Việt Nam hiện nay với năng suất sắn củ tươi bình quân tăng lên gấp đôi (16 tấn/ ha năm 2008) và tại nhiều mô hình sản xuất giỏi ở Tây Ninh, Phú Yên, Đăk Lắk năng suất sắn củ tươi đã tăng lên gấp bốn (trên 36 tấn/ ha năm 2016 ) Việt Nam năm 2016 diện tích sắn 579.898 ha, năng suất sắn 19,04 tấn/ha, sản lượng sắn 11,04 triệu tấn, tăng lên gấp 5 lần so với năm 2000. Chương trình nhiên liệu sinh học tại Việt Nam thời gian qua tuy có nhiều triển vọng nhưng bị tổn thất nghiêm trọng; Giải pháp đồng bộ 6M Con người (Man Power), Vật liệu mới công nghệ mới (Materials) Thị trường (Market), Quản lý Chính sách (Management) Cách làm (Method), Tiền đầu tư (Money) và Mười biện pháp kỹ thuật thâm canh sắn (10T) là bài học quý của sắn Việt Nam cần được vận dụng hiệu quả cho Chương trình nhiên liệu sinh học tại Việt Nam.
Cám ơn Phạm Văn Hạnh về hình ảnh tìm lại các chuyên gia Nhật cùng chung sức với những người bạn sắn Việt Nam và quốc tế chung đánh giá các giống sắn mới và xác định các giải pháp kỹ thuật thâm canh sắn trên đồng ruộng tại Nhà máy Nhiên liệu Sinh học Sắn Bình Phước. Chúng ta biết ơn những câu thơ tài hoa minh triết của cụ Nguyễn Du: “Thiện căn ở tại lòng ta. Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. https://hoangkimlong.wordpress.com/2017/12/16/nguyen-du-nhung-cau-tho-tai-hoa
SỚM ĐÔNG Hoàng Kim
Đêm lạnh đông tàn chậm nắng lên
Nghe hơi sương giá buốt bên thềm
Em đi làm sớm trời đang ngủ
Giữ ấm xin đừng vội để quên.
ĐỒNG NAI SỚM MAI NẮNG ẤM
Hoàng Kim
SỚM MAI
Sớm mai
Trời tạnh mây quang
Vươn vai
Đón nắng
Mặc cơn gió lùa
‘Vấn vương’ * câu hẹn ngày qua
Đông tàn
Ủ mộng
Xuân sang nõn cành …
HÀ NỘI GIỜ NÀY LẠNH LẮM…
Lê Quang Vinh
CHIỀU NAY
Chiều nay
Mưa gió lại về
Hồn ta
Chắc sẽ
Trăm bề ướt thôi
Chiều nay nỗi nhớ xa xôi
Nghe sao
Hưu quạnh
Một đời dở dang…
VẤN VƯƠNG
Đỗ Hoàng Phong
Giã bạn rồi mà vẫn ngóng theo
Thuyền vừa buông mái sóng xô theo
Người đi lãng đãng qua sông suối
Kẻ ở bâng khuâng khuất núi đèo
Gặp gỡ đôi nơi chừng xế bóng
Đợi chờ hai ngả đã sang chiều
Đò đưa ai hẹn vào chung bến
Hỏi đến bao giờ mới thả neo?
(*) Cụ Đỗ Hoàng Phong 93 tuổi (2018) danh thủ Đường thi, Câu Lạc Bộ Đường Thi Nhà giáo Hải Dương.
CNM365 Chào ngày mới 19 tháng 12. Bước ngoặt lịch sử chiến tranh Đông Dương; 90 năm Viện KHKTNN Miền Nam; Sớm mai; Cây thông mùa đông. Ngày 19 tháng 12 năm 1946 Chiến tranh Đông Dương chính thức bùng nổ, Hồ Chí Minh viết lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Ngày 19 tháng 12 năm 1997 Bộ phim Titanic của đạo diễn James Cameron được phát hành tại Hoa Kỳ, phim giành được thành công lớn về doanh thu và chuyên môn; Bài chọn lọc ngày 19 tháng 12: Bước ngoặt lịch sử chiến tranh Đông Dương; 90 năm Viện KHKTNN Miền Nam; Sớm mai ; Cây thông mùa Đông. Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/cat…/chao-ngay-moi-19-thang-12/
90 NĂM VIỆN KHKTNN MIỀN NAM
Hoàng Kim.
Chúc mừng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam 90 năm ngày thành lập ngày 19 tháng 12 năm 1925 ngày 19 tháng 12 năm 2015.! Chúng tôi về với Viện là trở về Gia đình Nông nghiệp của mình Thăm ngôi nhà cũ của Darwin nơi gắn bó cuộc đời mình ở đó. Mọi người ai nấy đều hân hoan vui ngày gặp mặt, ôn lại Chặng đường lịch sử 90 năm (1925-2015) duyệt lại Kỷ yếu khoa học giai đoạn 1975-2015, Tuyển tập giống và tiến bộ kỹ thuật cho sản xuất nông nghiệp, IAS Research Highlight 2015, đón nhận bức trướng “Sáng tạo, Thực tiễn, Liên kết, Phát triển” của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trao tặng.
Bài học chặng đường lịch sử 90 năm (1925-2015)của Viện thật minh triết và thú vị:”Khoa học nông nghiệp là một tổng thể của kiến thức thực nghiệm, lý thuyết và thực tế về nông nghiệp, nông dân, nông thôn do các nhà nghiên cứu phát triển với các phương pháp khoa học, trong đó đặc biệt là sự quan sát, giải thích, và dự báo những hiện tượng của nông nghiệp. Việt Nam là đất nước “dĩ nông vi bản”, do đó nông nghiệp của chúng ta gắn liền với lịch sử phát triển của đất nước. Viện đã không ngừng phát triển trong chặng đường lịch sử 90 năm. Viện đã cùng đồng hành với nông dân Việt Nam, người mà lịch sử Việt Nam phải tri ân sâu đậm. Chính họ là lực lựơng đông đảo đã làm cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân thành công; đồng thời đã đóng góp xuất sắc trong thời kỳ đổi mới, xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, với nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, tạo nên những đột phá liên tục làm tiền đề cho công nghiệp và dịch vụ phát triển như ngày nay. Sự kiện 02 triệu người chết đói năm 1945 luôn nhắc người Việt Nam rằng, không có độc lập dân tộc, không có khoa học công nghệ, sẽ không có ổn định lương thực cho dù ruộng đất phì nhiêu của Đồng bằng Sông Cửu Long có tiềm năng vô cùng to lớn.
Lịch sử của Viện cũng là lịch sử của quan hệ hợp tác mật thiết với các tổ chức nông dân, với lãnh đạo địa phương, với các Viện nghiên cứu trực thuộc VAAS và các Trường, Viện khác, với các tổ chức quốc tế. Khoa học nông nghiệp không thể đứng riêng một mình. Khoa học nông nghiệp phải xem xét cẩn thận các yếu tố kinh tế, môi trường, chính trị; trong đó có thị trường, năng lượng sinh học, thương mại hóa toàn cầu. Đặc biệt, nông nghiệp phải nhấn mạnh đến chất lượng nông sản và an toàn lương thực, thực phẩm, khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Lịch sử đang đặt ra cho Viện những thách thức mới trong điều kiện Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng, hàng rào thuế quan được dỡ bỏ, thay vào đó là rào cản kỹ thuật đối với nông sản trên thương trường quốc tế. Thách thức do bùng nổ dân số, thiếu đất nông nghiệp, thiếu tài nguyên nước ngọt, biến đổi khí hậu với diễn biến thời tiết cực đoan, thu nhập nông dân còn thấp là những nhiệm vụ vô cùng khó khăn, nhưng rất vinh quang của Viện, đang mong đợi sự năng động và thông minh của thế hệ trẻ.”
Tổng kết lịch sử 90 năm của Viện, TS. Trần Thanh Hùng, Viện Trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, đã đúc kết trong bài diễn văn VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP MIỀN NAM KỶ NIỆM 90 NĂM THÀNH LẬP khẳng định: Trải qua 90 năm xây dựng và phát triển, thế hệ các nhà khoa học, cán bộ viên chức của Viện đã đóng góp nhiều công trình nghiên cứu có giá trị khoa học và thực tiễn, góp phần đáng kể trong việc đưa nền sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam nói riêng và cả nước nói chung ngang tầm khu vực. Bản tổng kết toàn văn như sau:
“Ngày 02/04/1925 cơ sở Nghiên cứu Khoa học Nông Lâm nghiệp đầu tiên cho 3 nước Đông Dương được thành lập, lấy tên là Viện Khảo cứu Nông Lâm Đông Dương, tiền thân của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam ngày nay.
Trải qua 90 năm xây dựng và phát triển, thế hệ các nhà khoa học, cán bộ viên chức của Viện đã đóng góp nhiều công trình nghiên cứu có giá trị khoa học và thực tiễn, góp phần đáng kể trong việc đưa nền sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam nói riêng và cả nước nói chung, ngang tầm khu vực với nhiều mặt hàng xuất khẩu có giá trị đứng trong nhóm đầu của khu vực và thế giới.
Từ khi được thành lập nhiều nhà khoa học người Pháp, người Việt, Lào, Campuchia đã cùng làm việc tại đây, các công trình nghiên cứu đầu tiên tập trung vào việc mô tả vị trí địa lý các vùng sản xuất nông nghiệp ở Đông Dương, phân loại đất, chuyên khảo về đất đỏ và đất Bazan ở Đông Dương, phân loại các loại cây nông nghiệp, lâm nghiệp, bảo tồn các loại cây trồng bản địa. Các nghiên cứu về phân loại côn trùng và bệnh hại trên các loại cây trồng cũng đã được quan tâm, cho đến nay sau gần một thế kỷ những bộ tiêu bản về côn trùng, bộ tiêu bản về thực vật, bộ tiêu bản đất xây dựng khi đó vẫn được lưu trữ và giữ nguyên giá trị tham khảo.
Trong giai đoạn Nam – Bắc hai miền chia cắt, Viện mang tên là Viện Khảo cứu Nông nghiệp trực thuộc Bộ Canh nông, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa. Ngoài trụ sở chính ở Sài Gòn, Viện còn thành lập 16 Trung tâm, Trại nghiên cứu về trồng trọt, chăn nuôi, lâm sinh rãi khắp các tỉnh từ Thừa Thiên Huế tới ĐBSCL.Trong thời gian này, một số kết quả nghiên cứu nổi bật được ghi nhận như nghiên cứu khử phèn cho ruộng lúa ở Đức Hòa – Long An, lập bản đồ chi tiết cho 100.000 ha đất canh tác. Hợp tác với Hàn Quốc, Đài Loan, IRRI thử nghiệm các giống rau, hoa quả, mía, bắp và lúa. Các giống lúa IR5, IR8 (Thần Nông 5, Thần Nông 8) được thử nghiệm đưa vào sản xuất trong giai đoạn này.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn Giải phóng (30/4/1975) đất nước thống nhất, tiếp quản từ Viện Khảo cứu Nông nghiệp, Viện đã nhiều lần đổi tên và bổ sung chức năng nhiệm vụ như: Viện Kỹ thuật Nông nghiệp Đông Nam Bộ (1977), Viện Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam (1981), Viện Khoa học Nông nghiệp Miền Nam (1990), Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam (1998). Vào thời điểm đó Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam là Viện nghiên cứu Nông nghiệp đa ngành duy nhất ở Việt Nam. Từ ngày 10/12/2009 Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam chính thức trở thành 1 trong 18 đơn vị thành viên của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS).
Sau 40 năm đất nước đã có những thay đổi hết sức to lớn, nền nông nghiệp nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc nhiều mặt hàng lúa gạo, cà phê, điều, tiêu, thủy sản đã trở thành những hàng hóa xuất khẩu đứng trong nhóm đầu của thế giới. Ở các tỉnh phía Nam, nhiều vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa lớn được hình thành, góp phần vào thành tựu to lớn này có phần đóng góp đáng kể của thế hệ các nhà khoa học Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam.
Những thành tựu nổi bật trong thời kỳ này gồm: Về giống cây trồng: Các giống lúa IR50404, Jasmin85, VND95-19, VND95-20, DTM126. Các giống lúa cạn LC227, LC408 cho các tỉnh Tây Nguyên. Các giống bắp VN98.1, V118, MN-1. Các giống đậu đỗ, lạc HL25, V87-13, HL89E3. Các giống khoai tây PO3, TK96-1. Giống dâu tây Langbiang2,… Giống cà chua ghép sạch bệnh. Về Bảo vệ thực vật: Những nghiên cứu cơ bản về rầy nâu, bệnh đạo ôn đã góp phần quan trọng trong việc chặn đứng dịch rầy nâu, đạo ôn ở vựa lúa phía Nam trong những năm 1977-1980. Những nghiên cứu khoa học cơ bản về đất phèn Đồng Tháp Mười, đất dốc ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, đất cát vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và đất lúa nước Đồng bằng sông Cửu Long với rất nhiều các tiến bộ kỹ thuật về bón phân, tưới nước, hệ thống canh tác đã góp phần quan trọng trong việc mở rộng, khai thác duy trì và cải thiện độ phì nhiêu của đất. Về lĩnh vực chăn nuôi: Lần đầu tiên 2 giống lợn được nhân thuần và công nhận giống quốc gia là Yorkshire Việt Nam và Thuộc nhiêu.
Viện cũng đã nghiên cứu thành công và chuyển giao vào sản xuất “Dòng lợn nái tổng hợp giữa 2 nhóm giống Landrace và Yorkshire làm nái nền trong sản xuất lợn thương phẩm” và “Dòng lợn đực giống cuối cùng được lai giữa 2 nhóm giống Pietrain và Duroc”. Những tiến bộ kỹ thuật này đã được sử dụng rộng rãi để sản xuất lợn lai thương phẩm, góp phần cải tạo và nâng cao năng suất đàn lợn khu vực phía Nam. Các giống gà thịt thả vườn BT2 do Viện chọn tạo thích nghi tốt với điều kiện chăn nuôi nông hộ, năng suất tăng tiêu tốn thức ăn giảm.
Việc xây dựng ngân hàng dữ liệu về thành phần dinh dưỡng tỷ lệ tiêu hoá thức ăn là cơ sở để xây dựng quy trình chăn nuôi tiên tiến. Trung tâm Nghiên cứu và Huấn luyện chăn nuôi Bình Thắng, Trung tâm Nghiên cứu và huấn luyện chăn nuôi gia súc lớn là một trong những nơi cung cấp con giống tốt, quy trình chăn nuôi tiên tiến là cơ sở để phát triển đàn bò thịt, bò sữa ở các tỉnh vùng ven TP. Hồ Chí Minh.
Viện tập trung nghiên cứu những cây trồng có giá trị xuất khẩu: Cây Sắn đã được Viện đầu tư nghiên cứu từ những năm 80, trong suốt 30 năm nghiên cứu chọn tạo Viện đã có nhiều giống sắn cao sản có hàm lượng tinh bột cao như KM94, KM98-1, HL-S10, HL-S11 (năng suất 40-50 tấn; tỷ lệ bột 28%), các giống sắn cao sản này được trồng rộng rãi khắp toàn quốc chiếm tới 90% diện tích, năm 2014 kim ngạch xuất khẩu đạt 1,5 tỷ USD. Cây Điều: Viện đã được Bộ NN & PTNT cho phép thành lập 01 Trung tâm nghiên cứu riêng về cây điều với nhiều đề tài, dự án được đầu tư trọng điểm, đến nay các giống điều tốt như PN1, AB29, AB05-08 cùng các quy trình nhân giống, ghép chồi, ghép cải tạo vườn điều, quy trình thâm canh cải tạo vườn điều, đã đưa năng suất điều bình quân cả nước lên 1,3 tấn/ha. 9 năm liền Việt Nam là nước xuất khẩu nhân hạt điều lớn nhất thế giới, kim ngạch xuất khẩu năm 2014 đạt hơn 2 tỷ USD. Cây hồ tiêu: Đã được đề cập nghiên cứu từ thời Pháp thuộc, một số nhà khoa học đã nhận định vùng Vịnh Thái Lan (Campot, Hà Tiên) không đủ khả năng sản xuất tiêu phục vụ thị trường toàn cầu nên đã đề xuất phát triển ở những vùng có lợi thế hơn về khí hậu và đất đai phì nhiêu màu mỡ hơn (Đất đỏ Bazan) từ đó họ cho rằng Đông Dương có thể sản xuất và xuất khẩu tiêu cho toàn thế giới, những dự đoán đó đến nay hoàn toàn đúng. Các nghiên cứu của Viện về sau này như đánh giá các giống tiêu, quy trình trồng, chăm sóc chế biến, quy trình phòng trừ sâu bệnh hại tiêu là làm cơ sở, nền tảng cho ngành hàng sản xuất hồ tiêu hiện nay với kim ngạch xuất khẩu hơn 1 tỷ USD. Thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp tại địa phương: Trong toàn bộ hoạt động nghiên cứu của mình, Viện luôn lấy việc ứng dụng kết quả và sản xuất phục vụ nông dân là mục tiêu cao nhất. Trung tâm Chuyển giao TBKT của Viện thành lập cách đây hơn 30 năm luôn là cầu nối giữa các nhà khoa học với địa phương và nông dân. Dự án sản xuất thử nghiệm một số cây trồng, vật nuôi ở quần đảo Trường Sa thành công và đang được mở trộng trong những năm tới là một trong những điểm sáng của Viện trong việc chuyển giao TBKT cho bộ đội biên giới hải đảo của Tổ quốc.
Về đào tạo và hợp tác quốc tế: Đào tạo: Ngoài nghiên cứu khoa học Viện đã đào tạo được 33 tiến sỹ, nhiều nhà khoa học đã được phong hàm GS, PGS Hợp tác quốc tế: Trong suốt 40 năm qua Viện đã thực hiện 56 dự án hợp tác quốc trên nhiều lĩnh vực, chúng tôi trân trọng và ghi nhận những dự án HTQT này đã góp phần hết sức quan trọng trong việc tăng cường tiềm lực cơ sở vật chất và đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển của Viện. Các phần thưởng cao quý: Trong suốt 90 năm qua với những đóng góp toàn diện cho phát triển nông nghiệp ở phía Nam, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam đã được trao tặng nhiều phần thưởng cao quý (Huân chương độc lập hạng nhất, hạng nhì, hạng ba; Huân chương lao động hạng nhất, hạng nhì, hạng ba; Bằng khen của Thủ tướng chính phủ, của Bộ Nông nghiệp & PTNT,…) các nhà khoa học của Viện đã đạt nhiều giải thưởng khoa học có giá trị, giải thưởng Hồ Chí Minh về KHCN, giải thưởng nhà nước về KHCN, giải thưởng Vifotec và nhiều phần thưởng cao quý khác.
Định hướng ưu tiên giải pháp thực hiện đến năm 2020
Mục tiêu tổng thể: Cung cấp kịp thời luận cứ khoa học và giải pháp công nghệ phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất và năng lực cạnh tranh của nông sản hàng hóa góp phần cải thiện đời sống người nông dân và xây dựng nông thôn mới.
Các vấn đề chính 1) Công tác chọn lọc giống mới vẫn là ưu tiên hàng đầu, đặc biệt là các giống thích ứng với biến đổi khí hậu, chống chịu sâu bệnh, dễ trồng, chất lượng đáp ứng yêu cầu đa dạng của thị trường 2) Xác định các cây trồng chủ lực và thế mạnh của viện để tập trung đầu tư nghiên cứu, phát huy lợi thế cạnh tranh của sản phẩm, ưu tiên nghiên cứu các công đoạn mang lại hiệu quả cao trong chuỗi giá trị. 3)Nghiên cứu cơ sở khoa học và mô hình nông nghiệp đô thị, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái và hệ thống nông nghiệp của các vùng ven đô thị. 4)Nghiên cứu giảm thiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp và các giải pháp thích ứng
Các giải pháp cơ bản: 1) Sắp xếp lại hệ thống nghiên cứu trên cơ sở cân đối nguồn lực tại chỗ và lĩnh vực ưu tiên của Viện, hình thành các nhóm chuyên gia trong những lĩnh vực quan trọng nhằm tập hợp tốt nhất nguồn lực trong và ngoài Viện. 2)Coi con người là yếu tố quan trọng nhất vì vậy cần ưu tiên thỏa đáng cho việc hình thành đội ngũ chuyên gia hàng đầu trong một số lĩnh vực cùng với đó là hệ thống quản lý phù hợp theo hướng trọng dụng nhân tài. 3) Đẩy mạnh thương mại hóa sản phẩm khoa học công nghệ gắn khoa học với doanh nghiệp theo hướng đặt hàng và tư vấn chuyên gia. Tăng cường liên kết khoa học-chuyên gia- sản xuất. 4) Quốc tế hóa các hoạt động nghiên cứu để tiếp cận công nghệ mới, đào tạo nguồn lực trình độ cao rút ngắn khoảng cách về khoa học và công nghệ so với khu vực và thế giới.
Trong 90 năm xây dựng và phát triển, các nhà khoa học của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam qua các thế hệ đã viết lên những trang sử rất đáng tự hào, thành tựu của ngành nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ngày nay ở các tỉnh phía Nam in đậm dấu ấn của nhiều nhà khoa học thuộc Viện. Chúng ta những thế hệ bước tiếp, nguyện lấy vinh quang của thế hệ cha anh làm điểm tựu để phát triển, chúng ta tự hào về Viện song chúng ta cũng thấy trách nhiệm lớn lao trước dân tộc, trước nhân dân và các thế hệ đi trước.
Nhân dịp kỷ niệm 90 năm ngày truyền thống của Viện, chúng tôi xin thay mặt các thế hệ viên chức của Viện chân thành cảm ơn sự quan, tâm chăm lo đối với hoạt động của viện trong suốt thời gian qua của Đảng, Nhà nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các bộ ngành liên quan khác, cảm ơn sự ủng hộ của địa phương, doanh nghiệp và đặc biệt những người nông dân Việt Nam cần cù sáng tạo đã hiện thực hóa và nhân rộng kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học. Xin cảm ơn các tổ chức quốc tế đã hỗ trợ, giúp đỡ Viện trong suốt thời gian qua. Cảm ơn các cơ quan truyền thông báo chí, đội ngũ phóng viên, biên tập viên đã đồng hành cùng chúng tôi trên mỗi chặng đường xây dựng và phát triển. Xin cảm ơn Thứ trưởng Lê Quốc Doanh, các vị lãnh đạo bộ ngành địa phương, các ngài Đại sứ, các tổ chức quốc tế. Sự hiện diện của quý vị là nguồn động viên to lớn, là sự khích lệ mạnh mẽ đối với mỗi chúng tôi trong chặng đường sắp tới.”
Bộ Nông nghiệp và PTNT ghi nhận những đóng góp của Viện KHKTNNMN qua quyết định vinh danh và 8 chữ vàng “SÁNG TẠO THỰC TIỄN LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN” trao tặng. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT PGS.TS. Lê Quốc Doanh chúc mừng Viện và phát biểu chỉ đạo nhiệm vụ mới trong tình hình mới, Tổng Giám Đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam TS. Trịnh Khắc Quang chúc mừng Viện và chỉ đạo chi tiết thêm chức năng nhiệm vụ của Viện trong xu hướng và thách thức mới. Ông Lê Huy Ngọ, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Giáo sư Trần Thế Thông, nguyên Viện trưởng Viện KHKTNN Miền Nam phát biểu cảm nhận chân thành và tâm đắc đối với sự sáng tạo thực tiễn liên kết trưởng thành của Viện. Cả hai bai bậc lão thành đều nhấn mạnh về tầm nhìn và nguồn lực; sự kỳ vọng vào lớp trẻ kế thừa phát triển sáng tạo những kỹ thuật mới, công nghệ mới đáp ứng tốt cho phát triển bền vũng nông nghiệp nông dân nông thôn.
Bộ trưởng Lê Huy Ngọ trãi lòng tâm tư khi ông nhớ lại: “Tôi đãđến thăm một Trại nông nghiệp thời đó thuộc Viện (mà ông không nói rõ tên), thành tích về giống và tiến bộ kỹ thuật cho sản xuất nông nghiệp thì thật rộng khắp, ai cũng thấy, nhưng sao mà những người làm khoa học cực thế, điều kiện cơ sở vật chất thật thiếu thốn quá. Nơi ấy chẳng hơn gì một hợp tác xã địa phương“. Ông nói. Anh Vũ Trọng Khải bình ngay: “Sao Cụ không nói điều này khi Cụ còn là Bộ Trưởng mà lại nói khi nghỉ hưu ?” Tôi trả lời anh: “Không đâu anh. Cụ có nói đấy và có chỉ đạo đấy ! Nên Viện Miền Nam mới đổi được cơ sở này từ thời trước chiến tranh thành ngôi nhà mà anh đang ngồi họp hôm nay và Trung tâm Hưng Lôc mới có “nhà làm việc mới” và “xe” sắn. Nhưng Cụ cũng gặp “tai nạn” với “khu nông nghiệp công nghệ cao” vì Cụ muốn “xé rào, tìm đường tiến lên cho sản phẩm nông nghiệp” như bố con chị Ba Sương Nông trường Sông Hậu đó anh. Cụ có tâm nhưng mà Cụ chẳng thể làm được gì nhiều hơn cho những nơi, những người thực sự làm ra sản phẩm“. “Em từng nói với Cụ: Bộ đến thì Bộ lại thương. Bộ ra ngoài đường thì Bộ lại quên. Nông nghiệp là bà mẹ nghèo đông con , anh ạ“. Anh Khải cười và tôi cũng chạnh lòng.
Giáo sư Trần Thế Thông 86 tuổi có những lời gửi gắm thật tâm huyết. Thầy kỳ vọng lớp trẻ vươn tới đáp ứng tốt hơn những đòi hỏi của thực tiễn và tạo động lực mới cho nông nghiệp phát triển. Lúc ăn cơm và những phút riêng tư, Thầy cũng có những lúc chạnh lòng khi Khối Chăn nuôi đã tách chuyển về Viện Chăn nuôi và từ nay Viện không còn là một Viện đa ngành như trước nữa.
Tôi nói vui với Thầy là Thầy làm Viện trưởng đa ngành nông nghiệp duy nhất và lớn nhất miền Nam thời ấy, chắc hay hơn nhiều so Thầy chỉ làm thuần túy chăn nuôi dù Thầy có giải thưởng Hồ Chí Minh về công trình chọn giống heo. Vậy là Thầy đã hoàn thành tốt nhiệm vụ rồi, còn thì giao lại cho đời sau. Quy luật tiến hóa của tự nhiên đào thải và bảo tồn dường như “Nguồn gốc các loài” của Charles Darwin “Mọi loài đều tiến hóa theo thời gian từ những tổ tiên chung qua quá trình chọn lọc tự nhiên“. Quy luật phát triển của nông nghiệp miền Nam, đào thải và bảo tồn của một Viện nghiên cứu chủ yếu là do Người, thật khắc nghiệt và cũng thật thú vị. “Cái còn thì hãy còn nguyên/Cái tan thì tưởng vững bền cũng tan” như câu chiêm nghiệm của Trần Đăng Khoa.
Tôi có đôi điều suy ngẫm khiđược làm nhân chứng lịch sử 30 năm trong 90 năm nhìn lại nông nghiệp miền Nam : 1) Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam có tiền thân là Viện Khảo cứu Nông Lâm Đông Dương được thành lập sớm nhất (1925) để nghiên cứu khoa học nông lâm nghiệp đầu tiên của 3 nước Đông Dương, tọa lạc ở một trong những vị trí đắc địa nhất tại hòn ngọc Viễn Đông Sài Gòn nay là thành phố Hồ Chí Minh, nơi giao lộ của ba con đường huyền thoại: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Điện Biên Phủ, Hà Nội, chính là tâm điểm quy hoạch của thành phố động lực của vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam, gần Thảo Cầm Viên, cách Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 18km, không quá xa Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, Đồng Nai khoảng 60km. nơi đây hội tụ những chuyên gia hàng đầu của nông nghiệp miền Nam, như GS.TS. Auguste Chavalier (1873-1956) Người thành lập Viện Khảo cứu Khoa học Đông Dương, năm 1918; Yves Henry (1875-1966) Người thành lập Viện Khảo cứu Nông Lâm Đông Dương, năm 1925; GS. Tôn Thất Trình, GS. Thái Công Tụng, GS. Lương Định Của, … những chuyên gia nông nghiệp lỗi lạc lãnh đạo Viện trước ngày Việt Nam thống nhất; Giáo sư Trần Thế Thông, Giáo sư Vũ Công Hậu, Giáo sư Lê Văn Căn, Giáo sư Mai Văn Quyền, Giáo sư Trương Công Tín, Giáo sư Dương Hồng Hiên, Giáo sư Phạm Văn Biên, GS Bùi Chí Bửu … đều là những cánh chim đầu đàn trong khoa học nông nghiệp sau ngày Việt Nam thống nhất. Soi vào Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam và Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh là soi vào tiêu điểm để hiểu đúng và đánh giá đúng tầm nhìn và thành quả nông nghiệp, nông dân, nông thôn và giáo dục nông nghiệp của một thời vì đây là nơi đầu tư đào luyện và thực hành cao cấp nhất về nông nghiệp trong bức tranh tổng thể nông nghiệp của cả nước. 90 năm nhìn lại chặng đường lịch sử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam cũng là 90 năm nhìn lại nông nghiệp miền Nam. 2) Những thành tựu khoa học của Viện (1925-2015) thật đáng tự hào. Theo phân kỳ lịch sử Viện có ba giai đoạn chính: a) Thời Pháp thuộc (Viện Khảo cứu Khoa học Đông Dương, Viện Khảo cứu Nông Lâm Đông Dương, 1925-1945) trọng tâm là nghiên cứu lúa gạo, lâm sinh, hồ tiêu, dược liệu (cây canh kina), thủy sản, cao su, chè, cà phê, ca cao, cây ăn quả, cây bắp, đất đai, sâu bệnh, hóa học và di truyền; b) Thời Chiến tranh Đông dương và Chiến tranh Việt Nam (Viện Khảo cứu Nông Lâm Đông Dương; Viện Khảo cứu Nông nghiệp, 1945- 1975) trọng tâm nghiên cứu lúa gạo, cây màu (bắp, cao lương, khoai lang, sắn, khoai tây). cây đậu đỗ (đậu phộng, đậu nành, đậu cove) dừa, mía, rau hoa, lâm học, địa học và khoa học đất, quản lý sâu bệnh và cỏ dại, chế biến nông sản (sưu tập và tuyển chọn men rượu cồn làm rượu trái cây), ứng dụng vi sinh học, làm meo giống (nấm ăn); c) Thời Việt Nam thống nhất (Viện Khoa học Nông nghiệp phía Nam, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, 1975-2015). Trọng tâm nghiên cứu lúa gạo, cây bắp, cây sắn, khoai lang, cây đậu đỗ (bảo tồn nguồn gen, đậu xanh, đậu nành, lạc, đậu rồng), rau hoa và cây cảnh, cây hồ tiêu, cây điều, cây mía, cây trồng khác (khoai mỡ, cây đay, cây mè, cây nho, cây gấc), khoa học đất, bảo vệ thực vật, chăn nuôi heo, chăn nuôi gia cầm, chăn nuôi đại gia súc, dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi, nghiên cứu hệ thống nông nghiệp thị trường và chính sách. Bộ Tài liệu Chặng đường lịch sử 90 năm (1925-2015) (54 trang) Kỷ yếu khoa học giai đoạn 1975-2015 (416 trang), Tuyển tập giống và tiến bộ kỹ thuật cho sản xuất nông nghiệp 968 trang), IAS Research Highlight 2015 (63 trang) giúp chúng ta tầm nhìn toàn cảnh thật tốt và bổ ích. Sự thật lịch sử chỉ có một nhưng chép sử thì có thể phải viết đi viết lại nhiều lần, tùy thuộc tầm nhìn, sự hiểu biết, điều kiện khách quan và sẽ được hiệu đính, bổ sung hoàn thiện. 4) Bài học lịch sử của Viện SÁNG TẠO THỰC TIỄN LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vinh danh là bài học quý. Viện đồng hành cùng nông dân Việt Nam vận dụng sáng tạo khoa học công nghệ vào thực tiễn sản xuất với sự liên kết “bốn nhà” cùng nông dân nghiên cứu triển khai những giống tốt và tiến bộ kỹ thuật thích hợp vào sản xuất. Bài học lịch sử là những đúc kết tốt. 5) Tôi kính trọng những người Thầy phúc hậu, minh triết, tận tâm; yêu thiên nhiên thực tiễn thực làm, thích dạy và học khoa học cây trồng lịch sử văn hóa (1) (2). Đời tôi có trên 30 năm làm việc ở Viện.”Bao năm Trường Viện là nhà. Sắn khoai ngô lúa đều là thịt xương. Một đời người một rừng cây. Thầy ươm giống tốt để mai thành rừng” (3) Viện Khoa học Kỷ thuật Nông nghiệp Miền Nam và Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh là ngôi nhà thân thương của tôi. Năm tháng đi qua chỉ tình yêu ở lại.
Hoàng Kim
(1) Con đường lúa gạo Việt Nam https://cnm365.wordpress.com/category/con-duong-lua-gao-viet-nam/
(2) 500 năm nông nghiệp Brazil https://cnm365.wordpress.com/category/500-nam-nong-nghiep-brazil/
(3) Hoa của Đất https://cnm365.wordpress.com/category/hoa-cua-dat/
BƯỚC NGOẶT LỊCH SỬ CHIẾN TRANH ĐÔNG DƯƠNG Hoàng Kim
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến do Chủ tích Hồ Chí Minh soạn thảo đêm 19 tháng 12, khi chiến sự bùng nổ là ngày Toàn quốc kháng chiến, được phát ra vào sáng ngày 20 tháng 12 năm 1946. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến là bước ngoặt chiến tranh Đông Dương, chính thức phát động cuộc kháng chiến chống Pháp vào cuối năm 1946, sau khi những nỗ lực đàm phán hòa bình giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hoà với Pháp, vào giữa năm 1946, để công nhận một nước Việt Nam độc lập, không thành công.Câu nói Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh trong một bức thư của Hồ Chí Minh gửi những người lính của Việt Minh ở Hà Nội những ngày đầu toàn quốc kháng chiến đã được nhắc đến như một biểu tượng cho sự hy sinh vì nền độc lập của đất nước Việt Nam.
Chiến tranh Đông Dương trước khi nổ ra, chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà đã tìm hết mọi cách để tránh sự đối đầu của một dân tộc nhỏ yếu lạc hậu trước một cường địch lớn mạnh hơn đang mưu toan chia chác cưỡng đoạt nguồn lợi thống trị Việt Nam. Việc cứu vãn hòa bình là mong manh nhưng chính phủ Hồ Chí Minh tìm mọi chút hi vọng để chí ít cũng làm chậm lại chiến tranh để chuẩn bị đối phó, đồng thời khéo léo tìm được thế bắt đầu chiến tranh tốt nhất có thể (hay là ít xấu nhất). Hiệp định sơ bộ Việt-Pháp 6/3/1946 rồi Tạm ước Việt–Pháp 14/9/1946 lần lượt được ký kết, chủ tịch Hồ Chí Minh sang Pháp đàm phán. Quân Tưởng Giới Thạch phải theo các điều ước rút về nước.
Pháp quyết gây chiến tranh, liên tiếp gây ra các cuộc thảm sát ở Hải Phòng và Hà Nội. Sau đó Pháp đòi tước vũ khí của Việt Minh. Chiến tranh xảy ra trên toàn quốc đêm 19/12/1946 bởi trận đánh Hà Nội 1946. Ngày này được gọi là Toàn Quốc Kháng Chiến.
Ngày 3 tháng 12 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về làng Vạn Phúc, Hà Đông, sống trong nhà ông Nguyễn Văn Dương. Tại đây, vào ngày 19 tháng 12, trên căn gác xép nhỏ ông đã viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, dùng để phát động cuộc kháng chiến chống Pháp vào cuối năm, sau khi những nỗ lực đàm phán hòa bình giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hoà với Pháp, vào giữa năm 1946, để công nhận một nước Việt Nam độc lập, không thành công. Văn bản này đã được Trường Chinh chỉnh sửa một số chi tiết trước khi được Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc.
Ngày 20 tháng 12 tại Hang Trầm (huyện Chương Mỹ, Hà Tây), Đài Tiếng Nói Việt Nam đã phát đi “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”.
Hỡi đồng bào toàn quốc! Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa! Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên! Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp, cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước. Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân! Giờ cứu quốc đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước. Dù phải gian khổ kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta!
Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 1946 Hồ Chí Minh (bút tích lưu tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam)
Ngày 7 tháng 10 năm 1947, nếu Chủ tịch Hồ Chí Minh không thoát hiểm thì Việt Nam sẽ đi về đâu? Chúng ta không cần luận bàn sâu thêm về việc nếu Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng tư lệnh quân đội Việt Minh Võ Nguyên Giáp bị bắt ngày 7 tháng 10 năm 1947 thì tình hình của đất nước Việt Nam sau đó sẽ ra sao, bởi vì sự thật lịch sử chỉ có một. Do sự chi phối của những yếu tố tất nhiên và ngẫu nhiên của lịch sử mà tạo nên bước ngoặt quyết định là duyên nghiệp số phận dân tộc và cá nhân.Trước hết, giả thuyết là Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp bị bắt ngày 7 tháng 10 năm 1947, thì điều gì xẩy ra?
Câu trả lời là họ sẽ bị bắn ngay. Đó là mẹo “ném đá giấu tay” trong tam thập lục kế.
Sự thật lịch sử đã chỉ rõ cụ Nguyễn Văn Tố, Chủ tịch Quốc hội khóa I, Bộ trưởng Cứu tế Xã hội, bị bắt ngày 7 tháng 10 năm 1947 bị quân Pháp tra tấn và giết ngay; Trước đó trong lịch sử, Sa Hoàng Nikolai II vị vua nổi tiếng của Nga cùng toàn bộ các người thân tín sau khi bị bắt cũng bị giết ngay (Ngày nay thì Sa Hoàng Nikolai II được tôn vinh là Thánh, là nhân vật lịch sử nổi tiếng thứ ba ở Nga, tương đương phiếu bầu với Lê Nin và chỉ đứng sau số phiếu bầu của Pie Đại Đế và Stalin khi thăm dò dư luận công chúng Nga về nhân vật lịch sử ảnh hưởng lớn nhất tới nước Nga, mời xem thêm Truyện Pie Đại Đế) ; Cụ Thượng chi Phạm Quỳnh, người chủ thuyết Quân chủ lập hiến khôi phục quyền hành của Triều đình Huế trên cả ba kỳ, chống lại sự bảo hộ của Pháp và kiên trì chủ trương chủ nghĩa quốc gia, cũng bị giết ngay mà không rõ ai giết và lý do nào; Cựu hoàng Nguyễn Phúc Vĩnh San Duy Tân được Tướng De Gaulle (sau này là Tổng thống Pháp) đồng ý cho trở lại Việt Nam trên cương vị Hoàng đế; nhưng sau khi hoàng đế Duy Tân thẳng thừng đưa ra đề xuất đòi hỏi sự thống nhất của ba kỳ (Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ) thì ông đã bị tử nạn ngay tại Trung Phi và tất cả những người đi trên máy bay đều thiệt mạng; Tổng thống Ngô Đình Diệm là Tổng thống đầu tiên của Việt Nam Cộng hòa sau cuộc đảo chính Nam Việt Nam năm 1963 cũng bị giết ngay và câu hỏi thực chất ai đã giết tổng thống, vẫn là một câu hỏi nóng hổi tính thời sự.
Tướng Giáp là ẩn số Chính Trung. Cách mạng là sửa lại cho đúng để hợp thời thế. Chí Thiện là Chính Trung dĩ bất biến ứng vạn biến. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491– 1585) trong Trung Tân quán bi ký, viết năm 1543 có nói: Vẹn toàn điều Thiện là Trung, không vẹn toàn điều Thiện thì không phải là Trung. Tân là cái bến, biết chỗ dừng lại là bến chính, không biết chỗ dừng lại là bến mê… Nghĩa chữ Trung chính là ở chỗ Chí Thiện (xem thêm: Ngày xuân đọc Trạng Trình). Tướng Giáp biết nhiều, tâm đắc với “dĩ công vi thượng”. Tướng Giáp hiểu rõ Chính Trung là Chí Thiện của Hồ Chí Minh.
Sự cân nhắc đúng tầm mức chi phối thời cuộc của Pháp, Trung Hoa Dân Quốc, Anh, Trung Hoa Cộng sản, Mỹ, Nga. Sự lợi dụng mau lẹ và kiên quyết trước phong trào vô sản quốc tế và cộng sản đang trỗi dậy, ngọn nến hoàng cung vương triều Nhà Nguyễn phong kiến đang suy tàn nhưng có những lực cản thật mạnh mẽ, hệ thống thuộc địa thực dân cũ đã lung lay và hệ thống thực dân mới đang chuyển đổi nhanh chóng. Sự đánh giá đúng tầm vóc và vị thế lịch sử của Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Huỳnh Thúc Kháng, Hoàng Đế Duy Tân, Bảo Đại, Trần Trọng Kim, Ngô Đình Diệm, Hoàng Xuân Hãn, Trần Văn Giàu, Phạm Quỳnh, Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Trường Tam, Phan Văn Giáo, … Tư liệu đang tiếp tục bổ sung, hoàn thiện dần.
Đó là khối tư liệu và bài học lịch sử giá trị to lớn.
Đánh giá một giai đoạn lịch sử từ thời Khang Hy Ung Chính đến Càn Long, Tào Tuyết Cần đã phải dốc sức cho tác phẩm văn chương “Hồng Lâu Mông” trên mười năm và Tào Tuyết Cần có “lá bối lông chim” may mắn, đó là ông nội Tào Tỷ, bố Tào Dần, và chính Tào Tuyết Cần chính là người thực sự trãi nghiệm trong cuộc, hiểu rất tường tận. Lev Tonstoy với tác phẩm “Chiến tranh và Hòa bình” đỉnh cao vọi của sử thi Nga và triết học văn chương thế giới khi chiêm nghiệm một thời nhiễu loạn từ cách mạng tháng Hai đến cách mạng tháng Mười, ông không chỉ là người thực sự trong cuộc, hiểu tường tận Nga Hoàng và giới quý tộc Nga mà còn là người suy xét thấu hiểu thời cuộc với một tầm nhìn xa rộng, minh triết, tài năng, thông thời vận và cả sự may mắn. “Mọi lý thuyết đều là màu xám. Chỉ có cây đời mãi mãi tươi xanh.” (Goethe)
Nghiên cứu lịch sử này chỉ là bước đầu để thấu hiểu bước ngoặt lịch sử Việt.Nhà thơ Hoàng Gia Cương có câu đối từ sự nhận thức tư liệu hiện có về sự thật lịch sử : “CHÍ khí một hiền MINH, vạch lối, dẫn đường, gây nghiệp lớn hồi sinh đất nước. NGUYÊN vẹn từng trụ GIÁP, xua Tây, trừ Mỹ, lập công đầu bảo vệ non sông”.
Trên đây là nhàn đàm, điểm nhấn tóm tắt , xin mời bạn đọc tư liệu và chính văn tại đây
Giã bạn rồi mà vẫn ngóng theo
Thuyền vừa buông mái sóng xô theo
Người đi lãng đãng qua sông suối
Kẻ ở bâng khuâng khuất núi đèo
Gặp gỡ đôi nơi chừng xế bóng
Đợi chờ hai ngả đã sang chiều
Đò đưa ai hẹn vào chung bến
Hỏi đến bao giờ mới thả neo?
TÌNH YÊU CUỘC SỐNG. Hoàng Kim có bài thơ ‘Cây thông mùa đông’ nối vần bài thơ “Vịnh mùa Đông” của Cụ Nguyễn Công Trứ. Các bạn Quế Hằng, Nguyễn Vạn An, Phan Lan Hoa cũng vui đùa họa thơ ‘Vịnh Mùa Đông’ . Xin trân trọng chép tặng bạn đọc và mời nối vần.
CÂY THÔNG MÙA ĐÔNG
Hoàng Kim
Xuân, Hạ, Thu, Đông vốn phẳng sòng,
Bốn mùa chẳng thể thiếu mùa đông.
Tam Đảo non xanh, hai cánh rộng,
Cửu Long nước biếc, một chữ đồng.
Trẻ ham tâm đức nên cố gắng,
Già mong phúc hậu phải biết chùng.
Thung dung tận hưởng mùa đông tới,
Sông núi trúc mai với lão tùng.
“CÃI” CỤ NGUYỄN CÔNG TRỨ
Quế Hằng
Lão trời thực chất cũng không sòng
Chốn ấm như hè chốn giá đông
Mạn bắc tê lòng cây trắng núi
Phương nam mát mặt cỏ xanh đồng
Kẻ cày khô họng còn quần lửng
Người ngủ ấm lưng lại áo chùng
Được cái om mầm nên nõn lá
Qua sương đâu chỉ có riêng tùng
CỤ VÀ CÔ !
Nguyễn Vạn An
Cô Hằng, cụ Trứ cũng một sòng,
Xướng họa rù rì giữa lạnh đông
Người xưa sang sảng ra thơ ngọc
Kẻ hậu chăm chiu rót chén đồng
Vung thơ Cụ nhúng ngòi mực cạn
Nâng đàn Cô vặn sợi giây chùng
Bốn mùa cứ tưởng là xuân cả
Sao dám trăng son họa lão tùng?
“CÃI” CỤ NGUYỄN CÔNG TRỨ
Quế Hằng
Lão trời thực chất cũng không sòng
Chốn ấm như hè chốn giá đông
Mạn bắc tê lòng cây trắng núi
Phương nam mát mặt cỏ xanh đồng
Kẻ cày khô họng còn quần lửng
Người ngủ ấm lưng lại áo chùng
Được cái om mầm nên nõn lá
Qua sương đâu chỉ có riêng tùng
CỤ VÀ CÔ !
Nguyễn Vạn An
Cô Hằng, cụ Trứ cũng một sòng,
Xướng họa rù rì giữa lạnh đông
Người xưa sang sảng ra thơ ngọc
Kẻ hậu chăm chiu rót chén đồng
Vung thơ Cụ nhúng ngòi mực cạn
Nâng đàn Cô vặn sợi giây chùng
Bốn mùa cứ tưởng là xuân cả
Sao dám trăng son họa lão tùng?
VỊNH MÙA ĐÔNG
Nguyễn Công Trứ
Nghĩ lại thì trời vốn cũng sòng,
Chẳng vì rét mướt bỏ mùa đông.
Mây về ngàn Hống đen như mực,
Gió lọt rèm thưa lạnh tựa đồng.
Cảo mực hơi may ngòi bút rít,
Phím loan cưỡi nhuộm sợi tơ chùng.
Bốn mùa ví những xuân đi cả,
Góc núi ai hay sức lão tùng.
“CÃI” CỤ TRỨ VÀ CÔ HẰNG
Phan Lan Hoa
Vô – Hữu ở đời ai thấu chăng?
Mẹ hiền đau đẻ rõ ràng rang
Cớ sao lại bảo trời sinh phận
Người bảo công bằng, kẻ vãn than.
Vũ trụ bao la luôn dịch chuyển
Luân hồi mưa nắng đủ quanh năm
Sang hèn tính cách gieo nên cả
Muốn tới mùa xuân tự bước chân.
“Luận mãi làm chi cái Phẳng-Sòng”
Đạo trời nói mấy cũng không xong
Nhan Hồi tự giải oan trò Khổng
Vô sự, vô vi tự đáy lòng.
VỊNH MÙA ĐÔNG, CÂY THÔNG là hai bài thơ NGÔN CHÍ đặc sắc của cụ Hy Văn. Đó là ý tứ thâm hậu của cụ Uy Viễn Tướng Công Nguyễn Công Trứ “ra tướng võ, vào tướng văn” tỏ ý với vua Minh Mệnh và các vị quan cao cấp cùng thời Hà Tôn Quyền, Trương Đăng Quế, Nguyên Văn Siêu, Nguyễn Quý Tân,…
VỊNH MÙA ĐÔNG
Nguyễn Công Trứ
Nghĩ lại thì trời vốn cũng sòng, Chẳng vì rét mướt bỏ mùa đông. Mây về ngàn Hống đen như mực, Gió lọt rèm thưa lạnh tựa đồng. Cảo mực hơi may ngòi bút rít, Phím loan cưỡi nhuộm sợi tơ chùng. Bốn mùa ví những xuân đi cả, Góc núi ai hay sức lão tùng.
CÂY THÔNG
Nguyễn Công Trứ
“Ngồi buồn mà trách ông xanh.
Khi vui muốn khóc buồn tênh lại cười.
Kiếp sau xin chớ làm người.
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo.
Giữa trời vách đá cheo leo.
Ai mà chịu rét thì trèo với thông“
Nguyễn Công Trứ viết “Nghĩ lại thì trời vốn cũng sòng/ Chẳng vì giá rét bỏ mùa đông” là lời giải thích vì sao ông được vua Minh Mệnh tin dùng. Triều Nguyễn thời đó đang như mùa đông lạnh giá, vua Gia Long mới lập quốc, lòng người chưa quy về một mối, triều chính chưa ổn định, lòng người ly tán, số quan lại mới trổi dậy ham vơ vét, người công chính như Nguyễn Du thì không muốn hợp tác vì không được thực lòng tin dùng. Vua Gia Long mất, vua Minh Mệnh nối ngôi, việc thiết lập nhà nước kỷ cương cần những mẫu người kiêu dũng, dấn thân như Nguyễn Công Trứ.
Chính sử triều Nguyễn chép: Nguyễn Công Trứ (1778-1858) tên tục là Củng, tự là Tồn Chất, hiệu là Ngộ Trai, biệt hiệu là Hy Văn là một nhà quân sự, nhà kinh tế và nhà thơ lỗi lạc trong lịch sử Việt Nam cận đại. Năm 1841, Minh Mạng lâm bệnh nặng.[2] Lúc lâm chung, ông gọi quan đại thần Trương Đăng Quế[35] đến bên giường dụ rằng:” Hoàng tử Trường Khánh công lấy về ngôi thứ là hàng trưởng, lấy về đức, về tuổi nên nối ngôi lớn. Ngươi nên hết lòng giúp sức rập, hễ việc gì chưa hợp lẽ, ngươi nên lấy lời nói của ta mà can gián. Ngươi trông mặt ta, nên ghi nhớ lấy.“- Minh Mạng. Sau đó, ông cầm tay con trưởng là Trường Khánh Công Nguyễn Phúc Miên Tông trối trăng: “Trương Đăng Quế thờ ta đến 21 năm, trọn đạo làm tôi, một lòng công trung, bày mưu dưới trướng, ra sức giúp việc ngoài biên, thực là một người công thần kỳ cựu của triều đình. Ngươi nên đãi ngộ một cách ưu hậu, hễ nói thì phải nghe, bày mưu kế gì thì phải theo, ngày sau có thể được thờ vào nhà thế thất.” “Hà Tôn Quyền giỏi mưu kế, Hoàng Tế Mỹ giỏi văn chương, Nguyễn Công Trứ giỏi chiến trận, trong triều không nên để vắng ba người ấy”.
Toàn cảnh đất nước trong buổi đầu gian nan được Nguyễn Công Trứ tóm tắt trong bốn câu: “Mây về ngàn Hống đen như mực,/ Gió lọt rèm thưa lạnh tựa đồng./Cảo mực hơi may ngòi bút rít,/ Phím loan cửi nhuộm sợi tơ chùng.” Trong điều kiện ấy, Nguyễn Công Trứ đã đánh giá vua Minh Mệnh “Nghĩ lại thì trời vốn cũng sòng,… Bốn mùa ví những xuân đi cả,/Góc núi ai hay sức lão tùng.” không như là trường hợp “Thánh nhân bất đắc dĩ dụng QUYỀN”. “Vịnh mùa đông” “Cây thông” là những bài thơ ngôn chí đặc sắc nhất của ông. Nay có tiểu thuyết “Thông reo ngàn hống” 600 trang của nhà giáo nhà văn cẩn trọng, tài hoa, sâu sắc Nguyễn Thế Quang, chúng ta sẽ có thêm một góc nhìn để hiểu cụ Nguyễn và thích thú đón nhận những chia sẻ rất hay đời thường của nhiều quý Cụ, quý Cô, anh chị em và bạn đọc.
NGUYỄN CÔNG TRỨ CUỘC ĐỜI HUYỀN THOẠI
Nguyễn Công Trứ là con quan Đức Ngạn hầu Nguyễn Công Tấn, quê ở làng Uy Viễn, nay là xã Xuân Giang huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông Nguyễn Công Tấn, đậu cử nhân năm hai mươi bốn tuổi, làm giáo thụ phủ Anh Sơn, Nghệ An, sau thăng làm tri huyện Quỳnh Côi, rồi tri phủ Tiên Hưng, Thái Bình. Mẹ Nguyễn Công Trứ là con gái quan quản Nội thị Cảnh Nhạc bá, họ Nguyễn, người xã Phụng Dực, huyện Thượng Phúc, tỉnh Sơn Nam (nay thuộc Hà Nội).
Nguyễn Công Tấn năm khi quân đội Tây Sơn ra Bắc chiếm Thăng Long, ông đã cùng các cựu thần nhà Lê hưởng ứng chiếu cần vương chống lại, việc không thành, ông đưa gia đình về quê mở trường dạy học. Nguyễn Huệ mấy lần mời ra làm quan, ông đều từ chối.
Gia đình Nguyễn Công Trứ có sáu anh em, ba trai, ba gái, có một bà rất thông minh, giỏi thơ văn, người đương thời gọi là Năng văn nữ sĩ. Năm mười chín tuổi, chồng chết, bà nhất định không chịu tái giá, mà đi tu, bà được vua Minh Mệnh ban danh hiệu “Trinh tiết khả phong”.
Nguyễn Công Trứ do biến loạn thời cuộc nêu trên nên từ nhỏ đã sống trong cảnh nghèo khổ nhưng từ thuở còn hàn vi ông đã nuôi chí lớn lập công danh, sự nghiệp giúp đời cứu dân:
Làm trai đứng ở trong trời đất Phải có danh gì với núi sông.
Giai thoại kể rằng thuở nhỏ Nguyễn Công Trứ tục gọi là Cũng học với thầy dạy là bạn thân của cha. Lúc Cũng 10 tuổi, một hôm thầy học sang thăm Đức Ngạn Hầu, Cũng đứng hầu hai người lớn đàm đạo. Hai cụ rít thuốc lào và hỏi về sự học, Cũng ứng khẩu:
Nín hơn biển động ba tầng sóng Há miệng rồng bay chín khúc mây Ba tầng sóng dội vang trời bể Năm sắc mây bay thấp thoáng trời.
Một giai thoại khác về Nguyễn Công Trứ là trong một lần hành binh của vua Gia Long ra Bắc, Nguyễn Công Trứ đã ngủ ở tại một đụn rơm ven đường, quân lính đến, ông vẫn điềm nhiên ngủ mà không hề tỏ ra sợ hãi. Khi Lê Văn Duyệt hỏi vì sao không sợ quan thì Nguyễn Công Trứ đáp rằng: “Tiểu sinh là học trò, nghe rằng quân của Tả quân là đội quân nhân nghĩa, kỷ luật nghiêm minh nên không sợ. Tiểu sinh vì đi đường bị mệt nên ngủ quên”. Khi bắt ông vịnh ổ rơm thì ông ứng khẩu: Ba vạn anh hùng đè xuống dưới/ Chín lần thiên tử đội lên trên.
Nhà Nguyễn sau khi diệt nhà Tây Sơn đã tổ chức thi cử để chọn quan lại. Nguyễn Công Trứ hăm hở đi học đi thi. Năm 1819, ông thi đậu Giải nguyên và được bổ đi làm quan, lúc đó ông đã bốn mươi mốt tuổi.
Năm 1820 Nguyễn Công Trứ giữ chức Hành tẩu ở Quốc sử quán. Sau đó ông liên tiếp giữ các chức Tri huyện Đường Hào, Hải Dương (1823), Tư nghiệp Quốc tử Giám (năm 1824), Phủ thừa phủ Thừa Thiên (1825), Tham tán quân vụ, rồi thăng Thị lang Bộ hình (năm 1826). Năm 1828, ông được thăng Hữu tham tri Bộ hình, sung chức Dinh điền sứ, chuyên coi việc khai khẩn đất hoang. Năm 1832, ông được bổ chức Bố Chánh sứ Hải Dương, cùng năm thăng Tham tri Bộ binh, giữ chức Tổng đốc tỉnh Hải An… Sau nhiều thăng giáng, năm 1845 Nguyễn Công Trứ làm Chủ sự Bộ Hình, năm sau làm quyền Án sát Quảng Ngãi, rồi đổi ra làm Phủ thừa Phủ Thừa thiên. Năm 1847 ông thăng làm Phủ doãn Phủ Thừa thiên lúc tròn bảy mươi tuổi. Nguyễn Công Trứ xin về hưu, nhưng Thiệu Trị không cho. Năm 1848, Tự Đức nguyên niên, ông được nghỉ hưu. Nguyễn Công Trứ tự tổng kết đời mình qua bài thơ sau:
“Cũng may thay công đăng hoả có là bao, theo đòi nhờ phận lại nhờ duyên, quan trong năm bảy thứ, quan ngoài tám chín phen, nào cờ nào quạt, nào mão nào đai, nào hèo hoa gươm bạc, nào võng tía dù xanh, mặt tài tình trong hội kiếm cung, khắp trời Nam bể Bắc cũng tung hoành, mùi thế trải qua ngần ấy đủ; Thôi quyết hẳn cuộc phong trần chi nữa tá, ngất ngưởng chẳng tiên mà chẳng tục, hầu gái một vài cô, hầu trai năm bảy cậu, này cờ này kiệu, này rượu này thơ, này đàn ngọt hát hay, này chè chuyên chén mẫu, tay thao lược ngoài vòng cương toả, lấy gió mát trăng trong làm tri thức, tuổi trời ít nữa ấy là hơn”.
Nguyễn Công Trứ mất năm 1858 tại quê hương ông lúc 82 tuổ. Ông là nhân vật Việt Nam kiệt xuất thời cận đại, là một vị quan văn võ song toàn đã đóng góp nhiều công lao cho đất nước, Vị quan lớn được dân lập đền “thờ sống”, đặc biệt có nhiều giai thoại .
Nguyễn Công Trứ thơ Vịnh mùa Đông, ‘Nguyễn Công Trứ và Vịnh Thúy Kiều’ ‘Nguyễn Công Trứ thông reo ngàn Hống’ là ba ghi chép nhỏ của tôi về ba chặng đường của Uy Viễn Tướng Công. Cụ tỏ chí ở bài Vịnh mùa Đông, Cụ vạch rõ thái độ trung thành của Cụ với nhà Nguyễn ‘tiên phát chế nhân’ sẵn sàng dập tắt các ý đồ hoài Lê tranh phản của các thế lực ngấp nghé ngai vàng ở bài “Vịnh Thúy Kiều” và Cụ tỏ tài năng kinh bang tế thế ở bài ‘Cây thông” và câu thơ nổi tiếng “Làm trai đứng ở trong trời đất. Phải có danh gì với núi sông ‘Bốn mùa ví những xuân đi cả, Góc núi ai hay sức lão tùng. “Ngồi buồn mà trách ông xanh. Khi vui muốn khóc buồn tênh lại cười. Kiếp sau xin chớ làm người. Làm cây thông đứng giữa trời mà reo. Giữa trời vách đá cheo leo. Ai mà chịu rét thì trèo với thông“. Bài thơ “Cây thông” của Nguyễn Công Trứ là mẫu mực thơ lục bát Việt Nam, thể hiện ngôn chí của ông.
VUA MINH MỆNH, NGUYỄN CÔNG TRỨ, NGUYỄN DU
Lịch sử Việt Nam trãi bốn ngàn năm, thời vua Minh Mệnh đổi tên nước Đại Nam là có lãnh thổ rộng hơn cả. Ba nhân chứng lịch sử trọng yếu để soi thấu những uẩn khúc và giá trị nhân văn nổi bật nhất của thời kỳ nước Đại Nam là Minh Mệnh – Nguyễn Công Trứ – Nguyễn Du. Minh Mệnh là vị vua năng động và quyết đoán lập nên thế cục của thời ấy. Bất luận khen hay chê, ông là vị vua thời thịnh trị nhất nhà Nguyễn. Nguyễn Công Trứ là danh sĩ kỳ tài thời Minh Mệnh. Nguyễn Du là danh sĩ tinh hoa, là vầng trăng cổ tích soi thấu từ thời Nguyễn Ánh – Nguyễn Huệ – Lê Chiêu Thống đến thời Minh Mệnh.
Tôi đồng tình với kết luận của Trịnh Văn Định trong bài nghiên cứu Cặp đôi trác dị Minh Mệnh Nguyễn Công Trứ, đăng trên trang Văn hóa Nghệ An “John Stuart Mill trong On Liberty có viết: “Giá trị của một quốc gia, về lâu dài, chính là giá trị của những cá nhân tạo nên quốc gia đó”. Nguyễn Công Trứ và cả Minh Mệnh đều xứng đáng là những giá trị của quốc gia vì họ tạo nên quốc gia đó về lâu dài. Ngày nay, chúng ta cần nhiều hơn nữa những Nguyễn Công Trứ và cần thiết hơn là phải đi tiếp những khía cạnh mà Nguyễn Công Trứ chưa đi vì chưa có điều kiện đi hoặc vì những lý do chủ quan và khác quan khác và cần thiết hơn nữa là những vị đứng đầu với nhiều khía cạnh sáng suốt như Minh Mệnh: chuyển trọng tâm từ cái nhìn hệ thống sang trọng tâm cái nhìn về con người!
Minh Mệnh và Nguyễn Công Trứ có vua ấy, có tôi ấy đã làm nên những điều kỳ tích trong lịch sử. Thời Minh Mệnh mới lên cầm quyền, đất nước chưa yên giặc giã nổi dậy ở nhiều nơi, nổi bật và nguy cấp là: Giặc Phan Bá Vành nổi lên ở Nam Định, giặc Quảng Yên ở các đảo ven biển và giặc Nông Văn Vân ở miền núi phía Bắc. Đây là những kẻ cầm đầu lợi hại, giỏi võ nghệ thế lực mạnh, hoành hành rộng lớn làm triều đình nhà Nguyễn khó đối phó. Vua Minh Mệnh đã khéo dùng trí tướng Nguyễn Công Trứ một trí tướng đa mưu giảo hoạt linh lợi để chế thắng. Vua Minh Mệnh cũng trong dụng Nguyễn Công Trứ khai hoang ở Kim Sơn và Tiền Hải, mở rộng lãnh thổ, thu thuế và ổn định lưu dân đang thất nghiệp ở khắp nơi về lập làng lập ấp. Nguyễn Công Trứ đã tạo ra mối lợi vĩnh viễn: “tỏ sức ở chiến trường, nhiều lần lập được công chiến trận. Buổi đầu Trứ lĩnh chức Doanh điền, sửa sang mới có trong một năm mà các việc đều có đầu mối, mở mang ruộng đất, tụ họp lưu dân, thành ra mối lợi vĩnh viễn”. Cặp đôi trác dị Minh Mệnh Nguyễn Công Trứ đúng là cá tính và phẩm chất cá nhân kỳ tài soi sáng và lưu dấu một chặng đường dân tộc Việt.
Nguyễn Du và Nguyễn Công Trứ là hai danh nhân cùng thời. Nguyễn Du (1765 -1820) là nhà thơ lỗi lạc, nhà ngoại giao xuất chúng. Ông cũng là một võ quan có chí lớn, nhà lãnh đạo đặc biệt tài năng đã từng đương đầu với Nguyễn Huệ, đối thoại với Gia Long, hiểu rõ Nguyễn Văn Thành, thân thiết với Nguyễn Nễ, Vũ Trinh, Ngô Nhân Tĩnh, Lê Quang Định, Trịnh Hoài Đức. Ông hiểu sâu Lý số, thông tỏ Phong Thủy, rất vững Thiền học, thành thạo biến Dịch, đã đọc trên nghìn lần bộ kinh Kim Cương, với tâm sự gửi gắm Truyện Kiều và câu thơ kỳ bí: “Ba trăm năm nữa chốc mòng/ Biết ai thiên hạ khóc cùng Tố Như”.
Nguyễn Công Trứ (1778-1858) kém Nguyễn Du 13 tuổi và cùng đồng hương Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Ông là một vị tướng văn võ song toàn, phong lưu đa tình, gian thần đời loạn, năng thần đời trị. Nguyễn Công Trứ có công với triều Nguyễn trong cai trị, dẹp loạn . Ông cùng chủ kiến với Gia Long, Minh Mệnh ra tay trước (tiên phát chế nhân) để chặn bước những người xuất chúng và các thế lực tiềm tàng ngấp nghé ngai vàng.
Nguyễn Du 250 năm nhìn lại; Nguyễn Du cuộc đời và thời thế đã soi thấu nhiều điều trong câu chuyện Nguyễn Ánh – Nguyễn Huệ – Lê Chiêu Thống. Dẫu vậy đến thời Minh Mệnh phải thấu hiểu Nguyễn Công Trứ và Minh Mệnh mới hiểu được tư tương và hành trạng Nguyễn Du. Sâu sắc thay Nguyễn Du với Truyện Kiều và các ứng xử tuyệt vời thông tuệ của ông để tránh những thăng giáng tám lần như Nguyễn Công Trứ và kết cục thảm khốc của Nguyễn Văn Thành, Ngô Nhân Tĩnh, Lê Văn Duyệt !
Vua Minh Mệnh, Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ là ba nhân chứng lịch sử trọng yếu của thời kỳ nước Đại Nam giai đoạn vàng son nhất của nhà Nguyễn. Sự cần thiết nên đọc lại và suy ngẫm một cách thật kỹ lưỡng bài học lịch sử để soi thấu những uẩn khúc và giá trị nhân văn nổi bật nhất của những con người ấy và thời ấy.
Nguyễn Du danh sĩ tinh hoa an nhiên, thung dung, tự tại, sáng như trăng rằm cổ tích. Minh Mệnh Nguyễn Công Trứ kỳ tích lừng lẫy một thời, có vua ấy có thần ấy đều là kỳ tài. Nguyễn Công Trứ thông reo ngàn Hống, kỳ vĩ danh thần con người miền Trung “đã mang tiếng ở trong trời đất, phải có danh gì với núi sông. Ngồi buồn mà trách ông xanh” …
CÂY THÔNG MÙA ĐÔNG
Nguyễn Công Trứ và Nguyễn Du là hai danh nhân lỗi lạc cùng thời của trời đất Hồng Lam có công lớn làm tỏa sáng di sản tinh hoa văn hóa Ví dặm và Ca trù. Cụ Nguyễn Công Trứ làm chúng ta vui theo cái vui, cái buồn, cái bợn cợt của Cụ, điều này làm cho sự tiếp nhận và đàm luận về tác phẩm”Thông reo ngàn Hống” của nhà giáo nhà văn Nguyễn Thế Quang viết về Cụ Nguyễn Công Trứ càng thú vị hơn.
Thầy giáo Nguyễn Thế Quang viết: “Hoàng Kim thân quý. Những ngày kỷ niệm đầy ý nghĩ này, rất mừng khi gặp Hoàng Kim. Rất xúc động khi đọc được những vần thơ chân thành đầy tình yêu thương chung thủy của bạn với Miền Đông. Rất vui khi bạn đã nói được với con những tâm tình, truyền cho con những điều tốt đẹp qua những lời thơ và những tấm ảnh. Rất mừng khi cùng được gặp gỡ những người bạn của Hoàng Kim – những người mà nhìn qua ảnh, mình cảm nhận được đó là những con người trung hậu mà phóng khoáng với một đời sống tình cảm phong phú mà đẹp. Có được những người bạn tâm giao như vậy là quý lắm. THÔNG REO NGÀN HỐNG có nhiều điều thú vị. Cảm ơn cụ Hy Văn có một cuộc đời quá phong phú, hào hoa mà lỗi lạc để cho mình có thể có những trang viết đẹp. Mong Hoàng Kim và bạn bè đọc và đồng cảm, cùng chia sẻ nhé. Có gì Email cho mình: thequangcuc.na@gmail.com Nguyễn Thế Quang”
Tôi có cô em Ví dặm Ân tình nói thật như đùa: “Nếu Nguyễn Công Trứ mà còn sống, được làm lẽ ông ấy em cũng cam“. cũng viết lại: GỬI CÔ QUẾ HẰNG VÀ ANH HAI THẾ QUANG. Cám ơn thầy giáo, nhà văn Thế Quang đã cảm nhận rất nhanh bài viết này ngay sau khi “Nguyễn Công Trứ, thông reo ngàn Hống” vừa lên trang TÌNH YÊU CUỘC SỐNG , DẠY VÀ HỌC. THÔNG REO NGÀN HỐNG, riêng tên tác phẩm đã khơi đúng thần của cụ Hy Văn. Cô em Ví dặm ân tình, Quế Hằng và anh ba Nguyễn Vạn An đã trao đổi rất hay về “VỊNH MÙA ĐÔNG” của Nguyễn Công Trứ. Cô em Quế Hằng có cái thân thiết, ngang tàng, dám “cãi” cụ Nguyễn Công Trứ, anh ba Vạn An đã chỉ ra khí phách và nét đẹp tính cách của cụ Hy Văn và cô Quế Hằng (Riêng ý tưởng trăng soi từ thềm Quế cung Hằng đối với cụ Hy Văn thì thật là tuyệt diệu). Riêng cô Ví thì sâu sắc dịch lý bỡn cợt theo lối công chúa Liễu Hạnh ghẹo trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, nếu có anh hai Thế Quang vào đây để cảm nhận “vịnh mùa Đông” của cụ Hy Văn mượn mùa đông để nói lão Tùng “thông reo ngàn Hống” thì mới tỏ được hết cái hay của ông.
Nhớ ngày lịch sử bước ngoặt lịch sử chiến tranh Đông Dương và chuyển mùa Đông Xuân xin có bài viết nhàn đàm ‘Nguyễn Công Trứ thơ Vịnh mùa Đông’ Cây thông mùa đông” Tôi tâm đắc nhận ra rằng con người ta làm việc gì muốn thành công đều phải dám đánh và biết đánh thắng (lời đại tướng Võ Nguyên Giáp), dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm, biết dĩ công vi thượng (đặt việc chính yếu lên trên), đặt trái tim mình vào đó.
Cuối Đông, trong thời chuyển mùa, tôi càng thấm thía sâu sắc lời khuyên minh triết “Văn muốn đạt tài hoa, tâm cần sáng, tứ cần sâu, năng gạn đục khơi trong văn mới tuyệt. Nghệ mong nên tuyệt tác, trí phải minh, công phải trọng, biết tầm sư học đạo nghệ càng tinh“.
Hoàng Kim
Xem thêm:
CẶP ĐÔI TRÁC DỊ MINH MỆNH NGUYỄN CÔNG TRỨ
Nguyễn Văn Định
VHNA 26 9 2016
Còn một câu hỏi treo lên trong giới nghiên cứu là tại sao trong điều kiện đại thiết chế chuyên chế đang đi vào giai đoạn phát triển đỉnh cao của nó, lại xuất hiện kiểu phong lưu danh sĩ, tự do cá nhân và cá tính Nguyễn Công Trứ nở rộ như vậy ở ngoài lăng miếu. Đương nhiên, khía cạnh tài hoa, tài tử của Nguyễn Công Trứ là điều kiện không thế thiếu, nhưng nếu chỉ có yếu tố tài tử của ông thì chưa đủ, phải chăng, nó còn cần đến một điều kiện khác mở từ phía khác nữa, đó là vai trò, đặc biệt là vai trò của người đứng đầu thiết chế đối với sự ra đời tự do cá nhân, văn hóa cá tính[1]xuất hiện.Chúng tôi sẽ chứng minh rằng, sự xuất hiện của trường hợp đặc biệt Nguyễn Công Trứ không thể thiếu được sự “dung túng” của người đứng đầu nhà Nguyễn, người quan trọng nhất tạo ra trường hợp Nguyễn Công Trứ không ai khác chính là hoàng đế Minh Mệnh. Chính Minh Mệnh và cái nhìn độc đáo của ông đối với hạn chế của hệ thống khoa cử và từ đó thiết lập chế độ biệt nhưỡng người trác dị là tiền đề xuất hiện những kiểu ngườitrác dị, cá tính như Nguyễn Công Trứ. Và đương nhiên, phải có những cá nhân xuất chúng như Nguyễn Công Trứ có thể chia sẻ, tương tác và nắm bắt được thời cơ đặc biệt này để thể hiện tự do cá nhân và khẳng định cá tính trong lịch sử. Họ hình thành cặp đôi đặc biệt, chúng tôi định danh là cặp đôi trác dị[2].
1. Minh Mệnh và lịch sử đánh giá Minh Mênh trong ứng xử với Nguyễn Công Trứ
Theo Việt Nam sử lược Trần Trọng Kim, “Tháng giêng năm Canh thìn (1820) hoàng thái tử húy là Đảm lên ngôi, đặt niên hiệu là Minh Mệnh.
Vua Tháng tổ là một ông vua có tư chất minh mẫn, có tính hiếu đọc và lại hay làm; phàm có việc gì, ngài cũng xem xét đến, và có châu phê rồi mới được thi hành”[3]
Trước nay, trong mối quan hệ giữa Minh Mệnh và Nguyễn Công Trứ, có xu hướng chung đánh giá Minh Mệnh là ông vua chuyên chế hà khắc, xuống tay nhiều tình huống khá nặng với Nguyễn Công Trứ. Tuy nhiên, cũng có cái nhìn mang tính trung dung hơn và khách quan hơn. Trong số nhiều đánh giá về mối quan hệ này, điển hình cho cái nhìn thứ nhất là Phạm Thế Ngũ và nhà Nghiên cứu Lê Thước. Điển hình cho cái nhìn thứ hai là tác giả Việt Nam sử lược,Trần Trọng Kim.
Trong Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, tập 2, phần về Nguyễn Công Trứ, Phạm Thế Ngũ nhật xét về quan hệ Minh Mệnh với Nguyễn Công Trứ như sau: “Tư cách của một ông vua biết thủ đoạn dùng người, đánh, vuốt, thăng, giáng, lung lạc tinh thần người ta bằng đủ phương cách. Đối với Nguyễn Công Trứ, khi tín cẩn trọng dụng, cho tiền, cho quà, săn sóc, rỉ tai, khi nghiêm khắc trừng phạt, truất giáng đáo để”.[4]
Nhà Nghiên cứu Lê Thước cũng có nhận xét tương tự: “Tuy nhiên ấy là một cái thủ đoạn điên đảo hào kiệt, chứ kì thực thì nhà vua thấy cụ có tài cao đức trọng, ai cũng kính phục, không muốn để cái thanh thế cụ lớn lên quá, sợ khó giá ngự về sau; vì thế cho nên đã lấy ân mà cất lên, lại phải dùng oai mà ức xuống. Nhưng ân thì thường chỉ là ân mọn, mà oai thì toàn là oai lớn”.[5]
Nhà nghiên cứu Lê Thước còn kể: “Tháng 10 năm Minh Mệnh 7, bổ tham hiệp Thanh Hóa. Đi đến Hải Lăng (Quảng Trị) thì bị bệnh. Vua được tin xuống chỉ rằng: “Nay nghe Nguyễn Công Trứ đi đường chẳng may bị bệnh, chẳng hay đã lành chưa, lòng trẫm luống những bất an. Đặc phái một tên thị vệ đem theo viên ngự y, lập tức bắt trảm đi tới nơi điều trị, vụ được lành. Còn Nguyễn Công Trứ thì cứ an tâm mà uống thuốc bất kỳ một hai tháng, khi nào trong mình được thập phần khang kiện mới được ra đi chớ nên kíp vội, giờ mùa đông lạnh lẽo, nếu đau yếu lại, ấy là phụ các lòng quyến cố của Trẫm. Khâm thử”[6]. Theo Phạm Thế Ngũ, nó là thủ đoạn rỉ tai mà thôi.
Người có đánh giá tương đối khách quan hơn cả là Trần Trọng Kim, trong Việt Nam sử lược ông viết: “Vua Thánh Tổ là một ông vua chuyên chế, tất thế nào cũng có nhiều điều sai lầm và có nhiều điều tàn ác, nhưng xét cho kỹ, thì thật ngài cũng có lòng vì nước lắm. Trong lo sửa sang mọi việc, làm thành ra nền nếp chỉnh tề, ngoài , đánh Xiêm dẹp Lào, làm cho nước không đến nỗi kém hèn.
Vậy cứ bình tĩnh mà xét, thì dẫu ngài không được là ông anh quân nữa thì cũng không phải là ông vua tầm thường; cứ xem công việc của ngài làm thì hiểu rõ”.[7]
Như vậy, cả ba nhà nghiên cứu đều nhận xét Minh Mệnh là ông vua chuyên chế hà khắc, đối xử với Nguyễn Công Trứ ân mọn oai lớn, sợ Nguyễn Công Trứ uy danh vang dội nên một mặt bổ dùng nhưng một mặt phải ra oai để kìm kẹp. Nói chung, tất cả những nhận xét trên đây đều không sai nhưng có lẽ nó chưa đủ. Tôi rất thích một nhận xét của Trần Trọng Kim, “dẫu ngài không được là ông anh quân nữa thì cũng không phải là ông vua tầm thường”. Chúng tôi cho rằng, vượt lên trên cả hà khắc và tầm vóc, Minh Mệnh là một ông vuatrác dị một từ mà ông rất thích dùng để nói về những người đặc biệt xuất chúng. Chúng tôi sẽ chứng minh tính chất trác dị của Minh Mệnh qua việc ứng xử với Nguyễn Công Trứ. Tức là chúng tôi sẽ không đọc Nguyễn Công Trứ và Minh Mệnh như các tiền bối đã làm, chúng tôi thử áp dụng những tiêu chí của ông vua trác dị (đặc biệt xuất sắc, lạ thường) để soi chiếu vào ứng xử của Minh Mệnh với Nguyễn Công Trứ và cũng nhìn ngược lại Nguyễn Công Trứ đã hô ứng với ông vua trác dị này như thế nào. Sự hô ứng của ông vua trác dị và một phong lưu danh sĩ trác dị, kết thành cặp đôi trác dị lừng danh trong lịch sử. Và chính tính chất trác dị của Minh Mệnh, đặc biệt là trác dị trong việc tìm kiếm, đào tạo và tưởng thưởng cho người trác dị, Minh Mệnh đã đóng vai trò là người mở đường chongườikiểu Trứxuất hiện và phát tiết thời Nguyễn, mà ở đó Nguyễn Công Trứ là trường hợp tiêu biểu nhất.
2. Tư tưởng của Minh Mệnh về khoa cử, về tìm kiếm người trác dị và chế độ tưởng thưởng người trác dị và đặc biệt là tư tưởng về việc tìm kiếm, đào tạo, phát hiện người tài bằng con đường phi khoa cử – cơ chế mở đường người trác dị, những cá tính xuất hiện, đăng đàn và phát tiết.
Chính cái nhìn khác biệt của Minh Mệnh là cơ sở để cho những nhóm người được tuyển chọn chính thống hoặc cả nhóm phi chính thống có cơ hội được xuất hiện và phát triển. Những người có cá tính, khát vọng tự do cá nhân kiểu Trứ có cơ hội phát triển và thăng hoa. Theo chúng tôi, nó là yếu tố quan trọng nhất giúp Minh Mệnh có thể tuyển chọn được nhiều cá tính độc đáo. Cùng với đó là một cơ chế tưởng thưởng, khuyến khích đặc biệt, cả những ứng xử đặc biệt và đầy ngẫu hứng xuất hiện. Trong đó, sử dụng, tưởng thưởng và cả giáng cách với Nguyễn Công Trứ là sự ảnh xạ rõ nét nhất của tư tưởng khác thường của Minh Mệnh.
Một cái nhìn sắc sảo vào hạn chế của hệ thống khoa cử
Là người mang trọng trách kiện toàn thiết chế trong nước và mở rộng bờ cõi, Minh Mệnh quan tâm đặc biệt đến khía cạnh làm sao và bằng cách nào tìm kiếm được người tài năng, đặc biệt là tìm kiếm được người trác dị. Từ cái nhìn như vậy, ông đã nhìn trúng hạn chế cốt tử của hệ thống khoa cử: không những không tìm kiếm được người tài mà còn làm cho nhân tài mỗi ngày kém đi: “Lâu nay khoa cử làm cho người ta sai lầm. Trẫm nghĩ văn chương vốn không có quy củ nhất định, mà nay những văn cử nghiệp chỉ câu nệ cái hủ sáo, khoe khoang lẫn với nhau, biệt lập mỗi nhà một lối, nhân phẩm cao hay thấp tự đó, khoa tràng lấy hay bỏ cũng do tự đó. Học như thế thì trách nào nhân tài chẳng mỗi ngày mỗi kém đi. Song tập tục đã quen rồi, khó đổi ngay được, về sau nên dần dần đổi lại”.[8]
Có thể Minh Mệnh không thật thiện cảm với khoa cử và có thể hiểu ông cũng không có cái nhìn ưu ái với những người thành đạt từ khoa cử. Vậy, tập tục đã quen, sau dần đổi lại, Minh Mệnh đã hướng trọng tâm tìm kiếm người tài của mình theo một hướng phi chính thống, tìm kiếm người tài không thông qua con đường khoa cử và đây là trọng tâm trong tìm kiếm người tài của ông.Phải chăng như chính Mênh Mệnh nói: Quốc gia ta xây dựng nền tảng ở Phương Nam[9] là cội nguồn của một sự thoát ra khỏi văn chương khoa cử trong đào tạo người tài như vậy.
Tìm kiếm người tài phi khoa cử
Lật giở Minh Mệnh chính yếu thiên cầu hiền và kiến quan, chúng ta sẽ bắt gặp dày đặc những chỉ dụ của Minh Mệnh về cách thức tìm kiếm người không qua con đường khoa cử. Năm Minh Mệnh thứ mười sáu, quyển 4, Minh Mệnh chính yếu, “Vua xuống dụ rằng:“Cầu cho nước trị bình thì lấy nhân tài làm trước tiên. Nay trẫm ra lệnh phải đề cử người mình biết, là muốn mở rộng đường lối cử người hiền tài. Nếu biết đích người ấy quả thực có tiếng hiền tài, có chính trị giỏi, hoặc là nhân phẩm ngay thẳng đứng đắn, là có thể cho ra ứng cử, có phải trẫm bắt phải quen biết mật thiết mới am hiểu cái tài cái nết của con người đâu, sao mà trịnh trọng quá như vậy. Phương chi quan có kẻ cao người thấp, mà phận sự làm bầy tôi như nhau, hà tất phải chậm chạp đề cử sau người ta. Nay chuẩn cho phải lựa chọn mà cử cho nhanh, hoặc hai ba người cử một người cũng được.”[10]
Rõ ràng, thái độ ông rất quyết liệt và yêu cầu phải làm gấp. Không chỉ dừng lại ở đó, ông còn luôn đau đáu, lo lắng những người tài đi ở ẩn không chịu ra giúp triều đình. Minh Mệnh năm thứ mười sau, “vua xuống dụ cho thị thần rằng: “Trong nước có người hiền tại thì công trị bình được rực rỡ, cũng như núi sông có ngọc châu thì mới có ánh sáng, nhưng người hiền tài sinh ra chỉ muốn gặp được vua. Có kẻ dấu tên ẩn kín là tự vua không biết dùng thôi. Trẫm từ khi lên ngôi đến nay, hạ chiếu cầu hiền đến hai ba lần, tất là kẻ sĩ có tài đức không còn đi ẩn nữa, nếu được người hiền tài mà dùng thì đường lối trị bình trong nước mới có được”[11].
Đặc biệt, Minh Mệnh còn nghĩ đến cả những người tài vì không quen với sự bó buộc của trường quy mà thi không đỗ, hoặc vì hạn ngạch mà không tuyển được bằng con đường khoa cử…Tức là Minh Mệnh đã nghĩ đến những trường hơp đặc biệt, những trường hợp này vì tự do, vì cá tính mà không theo quy củ nên không thi hoặc thi không đỗ. Ông đã xót xa và nghĩ đến họ: “Vua xuống dụ cho Nội các rằng: “hiện nay trong nước thái bình là đường chính của sĩ tử khoa mục, đã mở khoa tuyển chọn rồi, ngoài ra lại có cống hiến người hằng năm, bổ làm giám sinh và tú tài để sung vào giáo chức. Sự trừ súc lấy nhân tài làm trước nên lại nghĩ đến kẻ ở cửa sài nhà tranh, có người vốn theo nghề học muốn do khoa cử tiến thân, lại vì trường quy bó buộc, không khỏi lao đao nơi trường thi. Cũng có kẻ học tập biết viết, biết tính, muốn vào các nhà làm, thì lại bị lệ ngạch hạn chế, rồi đến phải chìm đắm nơi đồng ruộng, hạng người này không phải ít”[12].
Ông nhìn ra những loại người tài mà không đi bằng hoặc không qua con đường khoa cử rất nhiều. Sự nhấn mạnh nhiều lần loại người này chứng tỏ ông có sự lưu tâm, đặc biệt chú trọng và coi trọng loại người này, nó như là một sự ám ảnh thường trực nơi ông.
Ông luôn đau đáu tìm cách có được người tài, nhưng ông cũng luôn băn khoăn suy nghĩ làm thế nào để có thể tìm kiếm được người tài thông qua tiến cử một cách thực chất, vì ông lo vàng thau lẫn lộn: “Trẫm muốn gấp dùng người tài, mà vẫn lo khó biết người, khoa đạo thường chầu ở hai bên, tiến cử cũng đã khả quan nhưng người hiền tài hay không chưa hay biết tường tận được. Muốn thử bằng lời nói, thì kẻ khéo biện luận thường nói quá sự thực, mà kẻ thành thực chất phác thường lại vụng lời nói, bằng vào đấy mà dùng hay bỏ, liệu không sai được chăng? Ngươi nên xét ai có thể dùng được thì đề cử lên”.[13]
“Người làm việc quan là do năng lực của anh ta”
Minh Mệnh nói rất rõ rằng, làm quan được xuất phát từ chính năng lực của anh ta. “Vua xuống dụ rằng:“Lập thành chính trị cần được người giỏi, mà sự cầu nhân tài không chỉ một cách nào. Kinh Thư nói: “Cử người làm được việc quan là do năng lực của anh”, đó là nói tiến người hiền lên vua dùng là chức vụ của kẻ đại thần vậy. Trẫm từ khi lên chấp chính đến nay, bên văn thì thi cử, bên võ thì tuyển chọn, lần lượt cử hành, đường lối cất nhắc nhân tài không phải là không mở rộng.Nhưng lại nghĩ đến người có tài năng hoặc còn chìm đắm ở những chức bên dưới, mà chưa xuất hiện được”. Bèn hạ lệnh ở kinh, bên văn thì thượng thư cử người khả kham làm hiệp trấn, tham tri cử người khả kham làm tham hiệp, thị lang cử người khả kham làm tri phủ, lang trung cử người khả kham làm tri huyện, huyện thừa. Bên võ thì chưởng doanh cử người khả kham làm vệ úy, đô thống thống chế cử người khả kham làm phó vệ úy quản cơ, thân binh, cấm binh, quản vệ cử người khả kham làm phó quản cơ, thành thủ úy, mỗi hạng một người. Người được cử không kể bị can phạt, giáng chức về việc công, cử khả kham làm được việc là chuẩn cho đề cử. Giám sinh (học trò nhà Giám) có học thức cũng cho phép giám thần (quan trong nhà Giám) xét cử lên”.[14]
Thưởng và phạt
Về việc thưởng phạt Minh Mệnh cũng rất rõ ràng và sòng phẳng: “Trẫm cũng muốn làm như thế, nhưng lại nghĩ giữ quyền quốc gia chỉ có thưởng với phạt; nay kẻ bị cách chức vừa mới có tội phải truất bỏ, mà lại đem ra dùng thi chúng lại lên mặt mà bảo nhau rằng: người có tư cách đời nay tuy bị bãi chức rồi lại được làm, rồi đến chỗ chúng bắt trước nhau, sợ không có cách nào dẹp được”[15].
Tìm kiếm và tưởng thưởng người trác dị
Minh Mệnh không chỉ khát khao ngày đêm tìm kiếm người có năng lực làm việc quan, ông còn khát khao tìm kiếm và tưởng thưởng người trác dị, từ này do chính ông dùng, được Quốc sử quán chép lại trongMinh Mệnh chính yếu. Trác dị, theo như giải thích của Quốc sử quán nhà Nguyễn là “đặc biệt hơn người”. Minh Mệnh năm thứ tám, quyển 4, “Định ra lệ trác dị cấp kỷ. Vua xuống dụ rằng: “Sự gia cấp kỷ lục (ghi chép) là để tưởng thưởng khuyến khích người có công, trước nay lệ gia cấp bậc và ghi công đặc biệt, chưa từng bàn đến. Khi giao cho đình thần bàn định thêm thì đều cho là người trác dị (đặc biệt hơn người) tất phải có công nghiệp hành chính đối với dân xuất sắc hơn, người ấy chưa dễ thường có. Duy có người làm chính công bằng, xử kiện đúng lý, giữ không có trộm cướp, dân được yên ổn, làm quan có tiếng tốt, thì nên thưởng để khuyên người có công, là việc không thể thiếu được”[16].
Như vậy, Minh Mệnh song song với tìm kiếm người tài bằng hình thức khoa cử, ông đặc biệt chú trọng và dành một sự ứu ái đặc biệt đối với những người được tiến cứ, tức không qua khoa cử. Ông hiểu rất rõ những cái hạn chế của chế độ khoa cử, ông thấu hiểu những người ở ẩn và không tiến thân bằng con đường khoa cử, ở một ý nghĩa nào đó ông trân trọng và chia sẻ với những người ưu tích tự do, không thích bó buộc và cả những người cá tính. Trong đó, ông mong ngóng và khát vọng ghi công đặc biệt cho những người trác dị. Hẳn phải là ông vua trác dị mới khát vọng tìm kiếm những người đồng điệu trác dị. Nhưng như chính ông nói, người trác dị chưa dễ thường có.
Điểm đặc biệt đáng chú ý là, Minh Mệnh đã không đặt niềm tin vào hệ thống (tức hệ thống khoa cử) mà ông chuyển hướng đặt niềm tin vào con người. Một sự chuyển hướng trọng yếu, không chỉ tạo ra sự khác biệt giữa Minh Mệnh với các hoàng đế khác mà còn là cơ sở trọng yếu tạo ra những người trác dịkiểu Nguyễn Công Trứ xuất hiện.
3. Ứng xử của Minh Mệnh với Nguyễn Công Trứ nhìn từ tiêu chí của ông vua trác dị ứng xử với Nguyễn Công Trứ trác dị.
Người trác dị dùng người trác dị vào những việc đặc biệt, công việc hệ trọng, những việc mà người thường không làm được nhưng người trác dị làm được. Minh Mệnh đã đặc biệt thành công trong việc dùng Nguyễn Công Trứ vào những công việc kiểu như vậy.
Dùng người trác dị vào việc dẹp loạn.
Trong giai đoạn Minh Mệnh chấp chính, do đất nước mới thống nhất nên giặc giã nổi lên ở nhiều nơi trên khắp cả nước, trong đó nổi bật và nguy cấp là: Giặc Phan Bá Vành, giặc Quảng Yên và giặc Nông Văn Vân. Giặc Phan Bá Vành ở Nam Định. Giặc Quảng Yên ở các đảo ven biển và giặc Nông Văn Vân ở miền núi phía Bắc. Đây cũng là những tên giặc đầu sỏ, hoành hành làm cho Minh Mệnh đau đầu, ăn ngủ không yên. Thú vị là, Minh Mệnh biết rõ Nguyễn Công Trứ là văn quan nhưng lại dùng ông với vai trò võ tướng dẫn đầu hoặc cùng dẫn đầu tiêu diệt nhưng giặc đảng nguy hiểm, khó đánh bắt được. Việc dùng văn quan cùng với vàdẫn đầu võ tướng là một cái nhìn đặc dị và cách dùng người đặc dị, có lẽ của những người trác dị, và vì thế Minh Mệnh cũng thành công đặc biệt và Nguyễn Công Trứ cũng tỏ ra là người trác dị, khi mà ông gạt bỏ được mối lo của Minh Mệnh, tạo ra môi trường ổn định, thống nhất trong nước. Vì công lao trác dị này, Minh Mệnh đã triệu Nguyễn Công Trứ về triều và có những hành động ban thưởng cũng hết sức trác dị, chúng ta hãy theo dõi sử quan nhà Nguyễn chép: “Đạo Tuyên Quang dùng kế hỏa công, Vân bị chết cháy. Tin thắng trận tâu lên. Vua hạ lệnh cho quân ba đạo hát khúc thắng trận về kinh. Trứ vào trước thềm ra mắt vua. Vua thân rót rượu ban cho để tỏ lòng yêu quý đáp công. Lại thường cho các đồ chơi quý báu; ấm thự cho một người con Trứ làm Hiệu úy cẩm y”[17].
Hành động rót rượu là một kiểu ứng xử đặc biệt dành cho Trứ, tưởng thưởng cho các đồ chơi quý báu (thuộc về chức năng chơi, biểu trưng hơn là giá trị vật chất) cũng là những kiểu đồ chơi không bình thường, đặc biệt. Và trác dị hơn nữa, là Minh Mệnh ấm thự cho người con Nguyễn Công Trứ. Một kiểu ứng xử tưởng thưởng cũng trác dị mà Minh Mệnh dành cho ông khi lập đại công.
Dùng người trác dị vào việc khẩn hoang
Minh Mệnh không chỉ thành công trong dùng Nguyễn Công Trứ với tư ách văn quan dẹp loạn ở vùng biên viễn, ông còn trác dị thể hiện ở việc dùng Nguyễn Công Trứ khai hoang, mở rộng lãnh thổ, thu thuế và ổn định lưu dân cho đế chế.Không chỉ thành công trong khai hoang ở Kim Sơn và Tiền Hải, quan trọng hơn nữa Nguyễn Công Trứ còn quy tụ và thu phục được lưa dân, lưu tán đang thất nghiệp ở khắp nơi về lập làng lập ấp. Không chỉ ổn định, tránh bạo loạn từ đám lưu dân này, khi lưu dân ổn định, đế chế còn nguồn lợi khác là thu thuế cho đế chế. Đánh giá về công lao của Nguyễn Công Trứ, Quốc sử quán nhà Nguyễn ghi nhận công lao của Nguyễn CôngTrứ một cách xác đáng: tạo ra mối lợi vĩnh viễn: “tỏ sức ở chiến trường, nhiều lần lập được công chiến trận. Buổi đầu Trứ lĩnh chức Doanh điền, sửa sang mới có trong một năm mà các việc đều có đầu mối, mở mang ruộng đất, tụ họp lưu dân, thành ra mối lợi vĩnh viễn”.[18]
Như vậy, mối lợi vĩnh viễn mà Trứ tạo ra cho đế chế gồm rất nhiều việc ông đã làm nhưng nổi bật là hai việc dẹp loạn và khẩn hoang. Bởi dẹp loạn nó tạo ra sự ổn định, bảo vệ tính quyền uy duy nhất của nhà Nguyễn mà Minh Mệnh là Hoàng đế và khai hoang không những mở rộng đất cho đế chế, còn thu thuế và đặc biệt ổn định lưu dân, giúp chống nổi loạn. Tất cả những việc làm này, hoàn toàn phù hợp thậm chí vượt qua tiêu chí của người trác dị mà minh mệnh hằng tìm kiếm.
Trác dị trong thưởng phạt, thăng giáng, luân chuyển
Nhìnvào diễn biến quan nghiệp của Nguyễn Công Trứ, dễ dàng phát hiện vô số khía cạnh bất thường, khác thường. Qua đó, có thể thấy tính bất thường trong ứng xử của Minh Mệnh đối với Nguyễn Công Trứ. Trước hết, tính bất thường trong thăng giáng.Nếu sơ đồ hóa nó như là hình lướt sóng, tức kiểu hình sin cứ lên lại xuống, cứ xuống lại lên. Tính bất thường của nó là nó không lên thượng đỉnh hẳn, cũng không lên một chiều, nó cũng không xuống đến đáy, tất nhiên có lúc cũng xuống đến cấp bậc thấp như Tri huyện Kinh. Nhưng sau đó lại thăng.Tính chất hình sin là đặc điểm nổi bật trong ứng xử của Minh Mệnh dành cho Nguyễn Công Trứ. Đặc điểm của hình sin này là: giữ thăng bằng trong khuông khổ và nằm trong tầm kiểm soát và không ở vị trí nào quá lâu, không bị giáng chức ở lâu vị trí nào mà thường giáng là thăng ngay. Tính ý đồ trong thăng giáng là hết sức rõ ràng.Giữ cho Nguyễn Công Trứ không theo một đường thẳng, hoặc không lên quá cao, hoặc không xuống quá thấp, tức không cực đoan hóa theo một định hướng nào phải chăng là dụng ý sâu xa trong ứng xử của Nguyễn Công Trứ với Minh Mệnh. Làm như vậy, Nguyễn Công Trứ vẫn vừa cống hiến cho nhà Nguyễn, nhưng lại giúp Minh Mệnh an toàn khi Nguyễn Công Trứ không đủ thời gian và tầm ảnh hướng để có thể quy tụ được một lực lượng đủ lớn để tạo thế đối trọng (nếu có), đồng thời, làm cho tính chất ổn định của Nguyễn Công Trứ luôn thay đổi.
Tính chất bất thường còn thể hiện ở việc ông liên tục được Thự (kiêm nhiệm) và luân chuyển qua nhiều vị trí khác nhau với công việc không giống nhau và ở những vùng miền khác nhau. Mặt khác, trong thưởng phạt cũng chứa nhiều điều không bình thường, phạt cũng có lúc rất nặng, nhưng như sử quán nhà Nguyễn chép, giáng lại thăng ngay và nhiều lúc thăng sửquán không biết lý do Minh Mệnh thăng là gì? Nó như là một kiểu dạng thức ứng xử riêng với người trác dị, tức nó theo lô gic của những người trác dĩ, duy họ mới hiểu ứng xử của nhau, nó ra ngoài khuôn khổ và người thường không hiểu được căn nguyên sâu xa của nó. Những món quà, mang tính đồ chơi cũng là một sự lạ, cả việc cho tiền, rỉ tai, cho bác sĩ riêng….cũng là những điểm không bình thường của Minh Mệnh dành cho Nguyễn Công Trứ, có lẽ chỉ có họ, hai người trác dị mới hiểu ý nghĩa và mới cảm được chiều sâu và sự khế ước ngầm trong ứng xử của cặp đôi trác dị này.
4. Những ứng xử trác dị Nguyễn Công Trứ dành cho Minh Mệnh
Tạo ra “mối lợi vĩnh viễn” cho Minh Mệnh
Ứng xử khác thường tức là những ứng xử vượt trội, đặc biệt đột biến hoặc đặc biệt xuất sắc mà người khác không làm thế hoặc không ứng xử được, được hiểu là ứng xửtrác dị. Điều dễ nhận ra nhất mà chính Quốc sử quán nhà Nguyễn đã tổng kết, ứng xử trác dị lớn nhất, lừng danh nhất của Nguyễn Công Trức dành cho Minh Mệnh là đã tạo ra mối lợi vĩnh viễn cho Minh Mệnh và đế chế Nguyễn dựa trên hai nền tảng và thành tựu cơ bản của ông là dẹp giặc loạn: Phan Bá Vành, giặc Quảng Yên và đặc biệt là Nông Văn Vân và thứ hai là khẩn hoang và ổn định lưu dân, khẩn hoang ở Kim Sơn và Tiền Hải. So với các tiêu chí về người trác dị Minh Mệnh nêu ra thì những thành tựu mà Nguyễn Công Trứ đã làm được vượt xa tiêu chí của người trác dị mà Minh Mệnh hằng mong mỏi.
Không oán thán, không làm phản là ứng xử trác dị thứ hai Nguyễn Công Trứ dành cho Minh Mệnh
Mặc dù mang lại mối lợi vĩnh viễn cho đế chế nhưng Nguyễn Công Trứ nhận được ứng xử cũng hết sức “trác dị” mà Minh Mệnh dành cho ông. Liên tục thăng, lại giáng, giáng lại thăng, có lúc đang ở đỉnh cao quyền lực giáng Tri huyện Kinh. Hay nói như nhà nghiên cứu Lê Thước ân mọn oai lớn. Nhưng ứng xử của Nguyễn Công Trứ cũng hết sức khác thường. Ông vẫn một lòng cống hiến phục vụ Minh Mệnh và đế chế đúng nghĩa đến hơi thở cuối cùng, khi đã già còn xin Tự Đức cho đi đánh Pháp. Không những thế, bị giáng liên tục, thậm chí bị giáng nặng hơn so với những sai lầm, nhưng ít thấy ở ông một sự phẫn uất, bất mãn (ít nhiều có). Đặc biệt, nó không đẩy Nguyễn Công Trứ cực đoan theo hướng về ở ẩn hoặc theo hướng trở thành lực lượng đối lập.Hẳn đó cũng là ứng xử khác thường mà Nguyễn Công Trứ dành cho Minh Mệnh.
5. Tổng luận về sự tương tác giữa Minh Mệnh và Nguyễn Công Trứ với tư cách là một cặp đôi trác dị.
Minh Mệnh – người “mở đường” cho Nguyễn Công Trứ đến với tự do cá nhân và phát triển cá tính
Như phần trên chúng tôi đã chỉ ra và nhiều nhà nghiên cứu đã đồng thuận, đến Nguyễn công Trứ đã hình thành tự do cá nhânvà dần hình thành một kiểu văn hóa cá tính[19]. Văn chương và ứng cử của phong lưu danh sĩ Nguyễn Công Trứ là minh chứng sinh động của một kiểu tự do trong lòng thiết chế chuyên chế.
Cần thiết nhắc lại rằng, về lý thuyết và cả trong thực tế không có sự xuất hiện tự do cá nhân trong lòng thiết chế chuyên chế, bởi thiết chế chuyên chế về một khía cạnh bản chất là phi tự do John Stuart Mill viết: “Ngay cả chế độ chuyên chế cũng không gây ra những ảnh hưởng tồi tệ nhất của nó miễn là tính cá biệt vẫn tồn tại dưới chế độ đó; và bất cứ cái gì bóp chết tính cá biệt đều là chuyên chế, dù cho nó được gọi là tên gì”[20]. Nếu có tự do và đứng bên trên mọi luật pháp, quy tắc ứng xử, một cách tương đối đó là một nhân vật duy nhất là Hoàng đế. Đồng thời, với tư cách là cái lõi của tự do cá nhân, cá tính một mặt là phẩm chất cá nhân, một mặt là kết tinh của tự do cá nhân. Cũng có nghĩa là không có cơ hội xuất hiện và phát triển trong lòng thiết chế chuyên chế. Vậy tại sao đến Nguyễn Công Trứ tự do cá nhân và cá tính Nguyễn Công Trứ được thể hiện ở ở thời đại đại chuyên chế nhà Nguyễn với ông vua hà khắc Minh Mệnh.
Câu trở lời cho sự bất thường này ngoài lý do chủ quan là tài năng, khát vọng và cá tính Nguyễn Công Trứ thì một điều kiện không thể thiếu đó là cơ chế, hay một cái ô bảo trợ cho sự xuất hiện đó là gì? Thời đại chuyên chế Nguyễn không hoặc chưa đủ điều kiện cho tự do cá nhân và văn hóa cá tính xuất hiện.Vì thế, Nguyễn Công Trứ là trường hợp đặc biệt, mang tính cá biệt, không mang tính đồng loạt. Như vậy, đế chế và người đứng đầu của nó, chỉ tạo điều kiện cho một trường hợp cá biệt trác dị Nguyễn Công Trứ có cơ hội phát triển cá tính và tự do cá nhân.
Nguyên nhân sâu xa của hiện tượng đặc dị này, như chúng tôi đã chỉ ra ở trên, chính là Minh Mệnh – người mở đường cho tự do cá nhân và cá tính Nguyễn Công Trứ xuất hiện và phát triển. Cụ thể hơn có nghĩa, chính định hướng quyết liệt tìm kiếm người ngoài khoa cử, tức không qua thi cử (đương nhiên Nguyễn Công Trú qua thi Hương đỗ thủ khoa), thông qua tiến cử và đặc biệt là chính sách tưởng thường và ưu đại đặc biệt dành cho người “trác dị” là đường hướng mở đường cho những kiểu người như Nguyễn Công Trứ có cơ hội phát triển tự do và cá tính phát triển. Theo chúng tôi, đó là cội nguồn về cơ chế, môi trường văn hóa và môi trường chính trị cho phép kiểu ứng xử và kiểu văn chương tự do đầy màu sắc cá tính, chơi cười, giễu, bỡn, say của Nguyễn Công Trứ được xuất hiện và phát triển.
Nguyễn Công Trứ – người “nhận đường” đến với tự do cá nhân và phát triển cá tính.
Thông qua những phân tích ở trên, có thể nhận thấy Nguyễn Công trứ đã đặc biệt hiểu, chia sẻ và tương tác với Minh Mệnh. Bằng chứng của sự tương tác này là ông đạt được thành tựu đặc biệt xuất sắc như mong muốn của Minh Mệnh về người trác dị, tạo mối lợi vĩnh viễn cho Minh Mệnh và đế chế. Hẳn Nguyễn Công Trứ cũng thấu hiểu những lần bị giáng cách nhưng ngay sau đó là thăng, và ông cũng rất hiểu nhiều lần một Minh Mệnh tuân theo phép tắc lại thăng ông không có lý do, và hình thức tưởng thưởng: thưởng tiền đột xuất, cho đồ chơi, ấm thự cho con của Nguyễn Công Trứ… Đặc biệt, tính chất hô ứng nhận đường, nhận tín hiệu từ Minh Mệnh của Nguyễn Công Trú thể hiện rất rõ quan hai mảng văn chương trong và ngoài lăng miếu[21]. Mảng văn chương trong lăng miếu mang thể dạng của đại thần mực thước, tuân thủ và chỉnh chu. Nhưng bộ phận văn chương ngoài lăng miếu lại đối lập hoàn toàn với bộ phân văn chương trong lăng miếu. Thông hiểu này rõ ràng được Nguyễn Công Trứ ý thức rõ ràng, phận sự đại thần và phục vụ đế chế Nguyễn Công Trứ vẫn luôn hoàn thành và hoàn thành đặc biệt xuất sắc, đương nhiên Minh Mệnh đặc biệt hài lòng. Khi đã hoàn thành phận sự đại thần, đóng góp đặc biệt cho đế chế, Minh Mệnh đã mở ra một con đường để Nguyễn Công Trứ đến với tự do cá nhân và phát triển cá tính. Nguyễn Công Trứ đã rất hô ứng với điều này, dấu hiệu giải thích cho sự hô ứng này rất hợp lý là ông đã rất chuyên biệt trong tư cách đại thần ở trong triều và đã rất phi đại thần trở thành hình ảnh phong lưu danh sĩ khi ngoài lăng miếu, đặc biệt thú vị là, văn chương trong lăng miếu hình ảnh Minh Mệnh mang đậm tính ngợi ca thì trong văn chương ngoài lăng miếu vắng bóng hình ảnh Minh Mệnh. Nhưng có lẽ đặc biệt nhất và thú vị nhất là, sở dĩ Minh Mệnh mở ra và không thổi còi đối với Nguyễn Công Trứ ở ngoài lăng miếu và Nguyễn Công Trứ ý thức triệt để việc đó là tự do cá nhân và cá tính Nguyễn Công Trứ không trực tiếp công phá và làm ảnh hưởng, tổn hại đến hình ảnh hoàng đế Minh Mệnh và đế chế. Nguyễn Công Trứ có giễu nhưng cao nhất là giễu quan đại thần, mà không dám trực tiếp giễu, bỡn Hoàng đế. Cả Minh Mệnh và Nguyễn Công Trứ đều khế ước với nhau và đó là bí mật của sự xuất hiện trường hợp tự do cá nhân và đặc thù cá tính với tư cách là trường hợp cá biệt xuất hiện, phát triển và thăng hoa ở thời Nguyễn Minh Mệnh.
KẾT LUẬN
Như vậy, tư tưởng về người trác dị, tìm kiếm người phi khoa cử và đánh giá thấp vai trò của khoa cử, và kiến tạo một cơ chế đặc dị cho người trác dị là đặc sắc, ghi dấu tầm vóc của Minh Mệnh. Vậy tại sao ông lại nghĩ khác các vị vua các triều đại trước, cội nguồn sâu xa của nó là gì? Có lẽ, để trả lời cần có một sự khảo luận kỹ càng nhưng có lẽ hợp lý nhất là, Minh Mệnh đặc biệt ý thức về tính chất địa chính trị và địa văn hóa của việc kiến tạo quốc gia mình, ông đã nói trước văn võ bá quan rằng: Quốc gia ta xây dựng nền tảng ở phương Nam[22], phải chăng, chính cái nền tảng Phương Nam đó khiến ông có cái nhìn mang tính Phương Nam, tức khai mở, khai phóng hơn về cách thức tìm kiếm và sử dụng người tài. Và thú vị hơn nữa là, một giai xứ Nghễ ngồn ngộn phẩm chất lại được tung hoành ở một nền tảng quốc gia phương Nam Nguyễn Công Trứ, tức tính chất khai phong, khai mở của tinh thần Phương Nam không chỉ là cơ sở nền tảng giúp Nguyễn Công Trứ thể hiện và xúc tác cho cá tính của ông thăng hoa, mà nhiều dấn ấn của phương Nam khai mở kết tinh trong cả ứng xử và văn chương nơi ông.
Để kết luận cho bài viết này, tôi xin dẫn lại câu nói của John Stuart Mill trong On Liberty: “Giá trị của một quốc gia, về lâu dài, chính là giá trị của những cá nhân tạo nên quốc gia đó”. Nguyễn Công Trứ và cả Minh Mệnh đều xứng đáng là những giá trị của quốc gia vì họ tạo nên quốc gia đó về lâu dài. Ngày nay, chúng ta cần nhiều hơn nữa những Nguyễn Công Trứ và cần thiết hơn là phải đi tiếp những khía cạnh mà Nguyễn Công Trứ chưa đi vì chưa có điều kiện đi hoặc vì những lý do chủ quan và khác quan khác và cần thiết hơn nữa là những vị đứng đầu với nhiều khía cạnh sáng suốt như Minh Mệnh: chuyển trọng tâm từ cái nhìn hệ thống sang trọng tâm cái nhìn về con người!
[21] Trong lăng miếu là văn chương trong triều đình, thuộc về triều đình. Văn chương ngoải lăng miếu là văn chương của Nguyễn Công Trứ ngoài triều đình, sáng tác tự do theo xúc cảm cá nhân.
VỀ SỰ ĐÁNH GIÁ NGUYỄN DU CỦA NGUYỄN CÔNG TRỨ QUA NHÂN VẬT THÚY KIỀU
Yến Nhi
Dưới góc nhìn văn hóa , Nguyễn Du (1765-1820) là nhà thơ lớn của dân tộc, tuy nhiên qua cuộc đời và sự nghiệp, dưới góc nhìn lịch sử, ta còn thấy nhiều nét nổi bật nữa ở con người Nguyễn, một thiên tài có nhiều tâm trạng, một con người “ba mươi tuổi đầu đã bạc”, hơn nửa thế kỷ trong cõi đời rất hiếm khi vui, đến lúc về nơi chín suối vẫn mang một tâm sự cô hoài! Là một nhà thơ lỗi lạc, ông còn là một võ quan nhiều mưu đồ đại nghiệp, một vị văn quan rất biết cách “chăn dân”, cũng là một nhà ngoại giao xuất chúng. Nhận xét tổng thể về Nguyễn Du ,thấy rõ những tài năng đa dạng và công lao của ông, các cụ đời sau đã thể hiện rất sâu sắc qua các bài văn truy điệu, văn bia trong các dịp tưởng niệm.
… Khi trưởng thành Ất bảng chen tên, tài thư kiếm vang lừng hai vế
Những muốn hùng binh mấy vạn rắp phen Trương Tử phục Hàn gia .
… Khi thủ hiến Tiên châu, khi Thần kinh lĩnh doãn, đức thanh cần thấm thía đến muôn dân…
Lúc Bắc hành chánh sứ, lúc Nam khuyết á khanh tài thao lược vang lừng trong hai nước…(1)
Một nhân cách, một sự nghiệp như vậy, nhưng tại sao một người cùng thời cũng tài năng sự nghiệp không kém lại là đồng hương, hạ một lời phê từng làm băn khoăn bao thế hệ. Nguyễn Công Trứ nhận xét Kiều thực ra là nhận xét Nguyễn Du Bán mình trong bấy nhiêu năm, Dễ đem chữ hiếu mà lầm được ai (2)( Vịnh Thuý Kiều).
Nguyễn Công Trứ (1778 – 1858) kém Nguyễn Du 13 tuổi (1765-1820), mất sau Nguyễn Du 40 năm, quê làng Uy Viễn, nay là xã Xuân Giang đồng hương huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông làm quan dưới các triều Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, đến chức phủ doãn Thừa Thiên thì nghỉ hưu.. Trong 28 năm quan trường, thăng tiến và giáng chức đến 8 lần. Ông nhiều lần cầm quân đi đánh giặc (dẹp một số cuộc khởi nghĩa của nông dân) lập nhiều công lớn với triều đình. Đặc biệt vào những năm cuối thập niên 1820, ông có sáng kiến chiêu mộ dân nghèo, đắp đê lấn biển, lập ấp, khai sinh các huyện Kim Sơn, Tiền Hải (thuộc hai tỉnh Thái Bình, Ninh Bình ngày nay), kiếm công ăn việc làm cho nhiều người xóa bỏ nạn trộm cướp, lập nhà học, hội buôn (xã thương) ở nông thôn nâng cao dân trí, thông thương hàng hóa. Những hoạt động của ông trong lĩnh vực khẩn hoang được nhân dân các vùng ghi nhớ, lập đền thờ ngay khi ông đang còn sống. Là một nhà quản trị giàu năng lực, một vị tướng tài, ông còn là một nhà thơ, một nghệ sĩ lớn. Ông để lại nhiều sáng tác thơ Nôm theo thể thơ đường luật và ca trù. Nội dung thơ phong phú, đa dạng, từ than cảnh nghèo, vạch trần nhân tình thế thái, đề cao chí nam nhi, đến ca ngợi thú cầm kì thi tửu. Trên phương diện tư tưởng và tâm lý Nguyễn Công Trứ là một khối mâu thuẫn lớn! Sinh thời ông vượt qua những lề thói bảo thủ, giả dối, tỏ một thái độ “phóng dật” bất cần trong lối sống, thách thức công nhiên dư luận, nhưng ông không vượt khỏi cái quỹ đạo tư tưởng Nho giáo mà đôi khi còn tỏ ra chịu chi phối nặng nề (đạo vua – tôi, nam trọng – nữ khi). Nguyễn Công Trứ có một nhân sinh quan tuy có nhiều khía cạnh tích cực đổi mới vượt ra khỏi những chuẩn tắc thời bấy giờ nhưng căn bản vẫn nằm trong phép xuất xử Nho gia. Hiểu được tính hai mặt này trong tính cách của Nguyễn Công Trứ là một điều cần thiết để đánh giá con người cũng như ngôn thuật của ông. Cho mãi đến nay có hai điều người ta vẫn băn khoăn khi giải thích về tư tưởng và tình cảm của Nguyễn Công Trứ:
1.Tuy giúp ích cho nông dân trong công cuộc khai khẩn điền địa ở Thái Bình nhưng ông cũng lại tiến hành nhiều cuộc đàn áp khốc liệt nông dân khởi nghĩa .
2. Sống hành lạc phóng lãng rất gần gũi với giới ca nhi, nhưng đánh giá rất khe khắt với Thuý Kiều, một siêu kỳ nữ – nhân vật mang nhiều tâm sự Nguyễn Du.
Vấn đề thứ nhất, mối quan hệ với nông dân, nhiều nhà nghiên cứu đã phân tích. Chúng tôi, sau đây, thử lý giải vấn đề thứ hai: quan hệ với nhân vật Thuý Kiều.
Bán mình trong bấy nhiêu năm, Dễ đem chữ hiếu mà lầm được ai .
Nguyễn Công Trứ đánh giá Thuý Kiều có lẽ là khe khắt nhất trong số các nhà nho thời bấy giờ. Ông cho Kiều bán mình đi làm “vợ” khắp người ta là tính cách “tà dâm” không đánh lừa được người đời dù biện bạch bằng các lý do này khác. Việc “đoạn trường” là “đáng kiếp”! Tại sao lại có những nhận xé , đánh giá đó khi Nguyễn Công Trứ từng là một khách chơi phóng lãng, một quan gia thăng giáng thất thường? Con người từng bất chấp tất cả mà lại không thể vượt qua được thành kiến hẹp hòi với một ca nhi hay có gì ẩn khuất đằng sau?
Sự khác biệt về đối tượng và tình cảm thẩm mỹ
Phải chăng trong cách nhìn của Nguyễn Công Trứ: Kiều chỉ là kỹ nữ, dẫu tài năng nhan sắc bao nhiêu cũng chỉ là một khách chơi , là cái hồng nhan mà sinh thời ông rất coi thường, ông luôn là kẻ đứng trên là cha thằng xích tử. Đời ông trai kép lúc trẻ, lúc tham gia trận mạc, lúc về già, khi chùa chiền, khi vãn cảnh đều có dăm ba nàng áo đỏ, áo xanh theo hầu, bảy mươi tuổi còn đèo bòng thiếp trẻ, luôn luôn mải mê với cái cảnh “hoa lê áp hải đường”… Tất cả chỉ là thú chơi, “chơi hoa cho biết mùi hoa, cầm cân cho biết cân già hay non” thế thôi. Hoàng Phủ Ngọc Tường trong một bài viết cho rằng Nguyễn Công Trứ ngoài “một bản lĩnh hành động” còn là “một tay chơi cuồng phóng”, gọi ông là “tay chơi” là có cái lý của nó vì chính Nguyễn cũng tự nhận “sống để mà chơi”(3). Tân nhân, mỹ nữ, ca nương, khách hồng quần… đều là đối tượng của cái thú “phong nguyệt tình hoài”, trong cái thú này thì “trăng hoa” là mục tiêu, xướng ca là phương tiện, không có chỗ cho những Hiếu, Trung cao đạo. Nguyễn Công Trứ hiểu sai và đánh giá thấp Kiều cũng nằm trong cái quỹ đạo suy nghĩ đó. Trong toàn bộ thi tập ca trù-hát nói của ông để lại, người phụ nữ không bao giờ xuất hiện như một đối tượng trữ tình mà cùng với ngón đàn điệu hát chỉ xuất hiện như những “khách chơi”, biết múa hát đong đưa nhưng không có tâm trạng, như những hình nhân trong bộ sưu tập…
Các nữ nhân trong thơ Nguyễn Công Trứ đa phần là ca nhi nhưng ngón cầm ca của họ khác xa với Kiều hoặc các cô Hồ, cô Cầm ở đấtt Thăng long và cái cách thưởng thức của Tố Như và Uy Viễn cũng với những tâm trạng khác nhau. Với Nguyễn Du các nữ nhân mà ông thường nhắc đến như cô bạn hái sen, cô lái đò thời trẻ, cô Cầm người đẹp Long Thành, cô ca nữ ở nhà em trai, cô Hồ bạn văn chương, hoặc như cô Tiểu Thanh, cô Thuý Kiều…trước hết đó là những con người cốt cách tao nhã, gần gũi, chịu nhiều oan khuất (phong vận kỳ oan), ông gửi gắm nơi họ những tình cảm tri âm, tri kỷ xem họ là những khách đồng điệu. Nguyễn Du thương cảm và đánh giá cao Kiều cũng như nhiều khách má hồng khác, họ không là “khách chơi” như Nguyễn Công Trứ quan niệm, mà là những kẻ “liên tài, liên tình”, những kẻ “tài thì đáng trọng, tình thì nên thương” . Nói đến các đào nương ,“một hạng người thường bị rẻ rúng đương thời, Ông không hạ mình xuống để thương vay mà thật sự tìm thấy mình trong họ”. Khóc cho những con người ấy là “khóc cho cuộc đời phong trần lận đận của chính mình và khóc cho cả những tài hoa Thăng Long bị vùi dập”(4). Những con người đó không chỉ là những kẻ “phong vận kỳ oan”mà còn là những “biểu tượng tài hoa của Thăng Long”, môi trường văn hoá đã ảnh hưởng sâu sắc trong tâm hồn Nguyễn Du ngay từ thời niên thiếu . Ta biết trong thiên tài của Nguyễn Du, ông đã thừa hưởng được cái tính dịu dàng và hào hoa của xứ Kinh Bắc nhờ ảnh hưởng đằng mẹ, đã hưởng được hào khí của đất Hồng Lam, hùng tâm của người xứ Nghệ, cùng là lòng tiết nghĩa, khiếu văn chương, do gia phong truyền lại trải bao nhiêu đời nhờ ảnh hưởng đằng nội. Thân sinh, quan đại tư đồ Nguyễn Nghiễm mất năm Nguyễn Du mười tuổi, mười ba tuổi mồ côi mẹ, suốt thời niên thiếu ở với anh tại Thăng Long. Anh cả Nguyễn Du là Nguyễn Khản, một đại quan rất được chuá Trịnh Sâm sủng ái cũng là một người say mê và am tường nghệ thuật, văn chương. Nguyễn Du có một người em là Nguyễn Ức kém ông hai tuổi, thời Lê là một quan to, thời Nguyễn được phong tước hầu. Khi chưa loạn lạc, trong dinh quan Nguyễn Ức ở Thăng Long, thường có những ca kỹ, “ những người mặc áo hồng hát ca uyển chuyển” phục vụ mua vui cho các quan, có người tài sắc trở thành nàng hầu . Dấu vết đài các hoa lệ , không khí nghệ thuật cao nhã của kinh đô cùng với những tao nhân mặc khách, văn nhân, kỳ nữ thường lui tới để lại nhiều ấn tượng trong ký ức Nguyễn không phải chỉ là đề tài cho những thi phẩm sau này mà nó trở thành một “nhân tố văn hóa Thăng Long” trong phong cách sống cũng như phong cách nghệ thuật của ông mà nhiều nhà nghiên cứu đã từng nhắc đến .
Nói kỹ những điều này chúng tôi muốn lưu ý rằng trong đời sống cũng như trong nghệ thuật của Nguyễn Du, nhân tố “văn hoá Thăng Long” trầm tích trong nhiều tác phẩm đặc biệt là ở mối quan hệ với các nhân vật nữ tạo nên cái nét riêng mà Thuý Kiều “ tài hoa mà phận bạc, đài các mà truân chuyên” là một điểm nhấn quan trọng bộc lộ rõ quan điểm và tình cảm thẩm mỹ của Nguyễn Du khác xa Nguyễn Công Trứ .Nếu bỏ qua điều này thì những lý giải khác sẽ trở nên hời hợt.Cũng chính bởi vậy mà sự phê phán của Nguyễn Công Trứ đối với Kiều có phần vừa khe khắt lại vừa hời hợt, phê phán mà không thấu hiểu.
Sự khác biệt về quan điểm lập thân. Nguyễn Du và nỗi buồn thời đại.
Như trên ta đã nói , nhận xét Kiều nhưng chính thực là nhằm vào Nguyễn Du, không hiểu Kiều , Nguyễn Công Trứ cũng không hiểu tâm trạng Nguyễn Du, nếu không nói là xa lạ . Lời nhận xét thật nặng nề , ông cho việc làm quan dưới triều Nguyễn của Nguyễn Du là tầm thường, xu phụ thời cuộc, nỗi buồn của Nguyễn Du là giả dối !
So với Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ có nhiều cái khác vềxuất thân cũng như hành trạng. Nguyễn Du con người hai triều đại , gia đình đại quí tộc của triều đại cũ, chịu nhiều áp lực của thời cuộc, triều Lê suy vi , nông dân Tây Sơn khởi nghĩa không hợp tác , triều Nguyễn khôi phục cơ đồ, bất đắc dĩ ra làm quan “thờ” chúa mới.Nguyễn Công Trứ là sản phẩm của triều đại mới không có cái băn khoăn “trung thần bất sự nhị quân” như Nguyễn Du. Gia tộc Nguyễn Du là đại quí tộc, Nguyễn Công Trứ hàn nho vào đời bằng tài năng là chính , thời trẻ trải nghiệm cuộc sống bình dân, về căn bản gắn với triều Nguyễn một cách lý tưởng , ông thuộc thế hệ hãnh tiến hăng hái xốc tới không có cái mặc cảm đại quý tộc trước “một phen thay đổi sơn hà” của Nguyễn Du. Nguyễn Công Trứ về quê thì cười cợt “ thuyền quyên ứ hự, anh hùng biết chăng”,không có cái bâng khuâng khi nhớ đến khúc sông ngày xưa “thuyền cha ta cờ xírợp trời” như Nguyễn Du. Ghé Thăng Long, Nguyễn Công Trứ ngoài công vụ, tìm cái thú giang hồ “phong nguyệt kho vô tận” , còn Nguyễn Du thì day dứt , bẽ bàng “thành mới trăng xưa bóng lững lờ”. Nguyễn Công Trứ thấy khinh cái cảnh quan lại tham những đục khoét nhưng tôn sùng vua, nhận bổng lộc vua ban một cách ngưỡng vọng, ông không trải cái cảnh anh em, bạn hữu bị lâm nạn, bị bức tử , bởi gian thần để nhận lộc vua ban mà thầm đau xót và lo lắng như Nguyễn Du. Việc ra làm quan của Nguyễn Du dưới triều Nguyễn là tình cảnh bất đắc dĩ, là bất khả kháng để bảo vệ mình và gia tộc chứ không phải vì mộng công hầu hoặc mưu tài lợi như thói thường. Hai nhân sinh quan , hai triết lý nghiệm sinh khác nhau nên không đồng cảm.
Nguyễn Du luôn mang một nỗi buồn lớn , cảm thấy bế tắc khó làm thay đổi cuộc đời . Nguyễn Công Trứ thấy mình cải tạo được cuộc sống dân nghèo, còn Nguyễn Du đi khắp gầm trời kể cả sang Trung Hoa – nơi lýtưởng trong cách nhìn nho gia thời bấy giờ, cũng thấy đầy rẩy bất công, tàn bạo.
56 năm trong cuộc đời của Nguyễn Du, vui có, buồn có nhưng tổng thể là một cuộc đời thành đạt, làm quan đến bực á khanh, vua trọng vọng, triều thần vị nể, người đời yêu mến . Dẫu vậy, việc sống buồn bã, tâm sự u uất luôn “rụt rè sợ hãi, chỉ vâng vâng dạ dạ cho qua chuyện thôi” là một điều có thật trong cuộc đời Nguyễn Du. Đối chiếu hành trạng của Nguyễn, cần có cái nhìn toàn diện để hiểu và giải thích rõ cái tâm sự u hoài tại sao đeo đẳng ông mãi thế, dẫu có khi làm đến bậc Á khanh,được hoàng đế Gia Long trọng dụng. Khi mắc bệnh nặng ông nhất định không chịu uống thuốc, chỉ chờ chết cho xong.(5) Ông đã đem theo xuống mồ cái tâm sự u uất, khó hiểu, người đời chỉ ức đoán qua câu thơ Bất tri tam bách dư niên hậu / Thiên hà hà nhân khấp Tố Như ? Đây là cái điều mà xưa nay ai cũng quan tâm nhưng lý giải thì mỗi người một cách. Có người cho là Nguyễn Du buồn vì tuy là quan nhưng là người cựu triều nên không ít kẻ ghen ghét, kẻ thì nghĩ rằng Nguyễn ở tân triều mà lòng khôn quên chúa cũ , như là đã ngược lại dòng tộc, chẳng là dòng họ này bao đời được người đời nể trọng vì truyền thống trung nghĩa. Đi xa hơn, Nguyễn Công Trứ lại xem nỗi buồn của Nguyễn Du là giả dối ,muốn che lấp sự đàm tiếu của thiên hạ về việc “phản bội” lại Nhà Lê đã từng mưa ân tưới phúc cho gia đình.
Theo chúng tôi nghĩ , nỗi buồn của Nguyễn Du không dừng lại ở cái nguyên nhân bé nhỏ là vì đồng sự ghen ghét hay mặc cảm về cái sự “tôi trung không thờ hai chúa”như có người nhận xét , mà ở cái nỗi niềm lớn lao hơn. Đó là tấm lòng yêu thương con người, là phẩm cách của một tâm hồn cao thượng , cảm thấy những nghịch lý, những nghịch cảnh tồn tại ở mọi thời , mọi nơi, như là một định mệnh không tài nào thay đổi được .Ở quê hương cũng như ở xứ người đều đầy rẫy những bất công, đau khổ. Tấm lòng nhân mênh mông pha mùi thiền, mùi đạo ở ông luôn cảm thấy bất lực, đó mới chính là cái điều sâu kín tạo nên nỗi u hoài khôn nguôi trong đời sống và là hồn cốt trong các sáng tác của Nguyễn. Nỗi u hoài, nỗi đau đáu của Nguyễn chúng ta từng gặp trên con đường thi ca một thuở trong nỗi sầu không thể nào vơi của tâm sự Lý Bạch : Cầm dao chặt nước nước cứ trôi, cất chén tiêu sầu, sầu không vơi (Trừu đao đoạn thuỷ thuỷ cánh lưu/Cử bôi tiêu sầu sầu cánh sầu- Tiễn biệt quan Hiệu thư Thúc Vân), cũng như cái cô đơn vô tiền khoáng hậu của Trần Tử Ngang: Trước không thấy người đi, Sau không thấy kẻ đến, Nghĩ trời đất phiêu du, Chỉ mình ta lệ chảy (Tiền bất kiến cố nhân/ Hậu bất kiến lai giả/ Niệm thiên địa chi du du/ Độc sảng nhiên nhi lệ hạ – Đăng U châu đài ca ). Dãi dầu mười mấy năm quan trường ,Nguyễn Du trước hoàn cảnh thường có một “tâm trạng kép” vừa mừng vừa sợ , sợ cho mình và cả họ tộc bị bức hại , mừng vì tai qua nạn khỏi, phủ định nhưng vẫn phải làm tròn chức phận không thể thoái thác. Nguyễn chủ động trong tư duy nhưng có lúc thụ động trong hành động. Tâm trạng thể hiện trong câu thơ tự thán “hùng tâm sinh kế lưỡng mang nhiên”. Phải chăng vì trạng thái nước đôi đó mà sau này Nguyễn Công Trứ đã “phê” Nguyễn thông qua lời nhận xét khắt khe về Thuý Kiều, nhân vật mà Nguyễn Du có nhiều kýthác .
*
Chúng ta với nhãn quan hiện đại thấy rõ sự khác biệt ở hai ông ,suy cho cùng vẫn không ra ngoài cái ngưỡng triết lý dân gian “ở bầu thì tròn ở ống thì dài”. Nguyễn Công Trứ tuy có tài kinh bang tế thế nhưng là một vị quan gia đánh giá Kiều cực đoan cũng như ông vua Tự Đức xét đoán Từ Hải . Cụ Thượng Trứ sẽ chẳng bao giờ thông cảm với tâm trạng Nguyễn Du qua Thúy Kiều cũng như hoàng đế Tự Đức chẳng thể nào hiểu được ước mơ của Nguyễn Du qua Từ Hải ! Chỉ có nhà thơ Tố Như người của những nỗi đau thân phận mới xem Kiều là tri âm, Từ Hải là giấc mộng . Và chính nỗi cộng cảm nhân sinh lớn lao đó đã khiến Nguyễn Du hơn thế kỷ sau trở thành một điểm sáng trong bầu trời văn hoá nhân loại mặc dầu đương thời không khoả lấp được nỗi nghi ngờ ở một sốngười , trong đó Nguyễn Công Trứ là một ./.
Tháng 4 – 2008/7-2010
(1) Đào Tử Minh –Văn truy điệu Nguyễn Du – Hội Tri Tân, ngày 10/8 Giáp thân 1944
(4) Nguyễn Huệ Chi – Biểu tượng đa nghĩa của Thăng Long trong thơ Nguyễn Du– Bài tham gia Hội thảo Gia tộc Nguyễn Du & Thăng long – 2010.Bà Trần Thị Tần , thân mẫu Nguyễn Du xuất thân cũng là một ca nương.
(5) Theo Đại Nam liệt truyện: “đến khi đau nặng, ông không chịu uống thuốc, bảo người nhà sờ tay chân. Họ thưa đã lạnh cả rồi. Ông nói “được” rồi mất; không trối lại điều gì”.
NGUYỄN DU VỀ LẠI THĂNG LONG
Phạm Xuân Nguyên
Nỗi hoài niệm, ưu tư của Nguyễn Du trước Thăng Long lên đến đỉnh điểm khi gặp lại người con gái gảy đàn ở Long thành. Ông làm một bài thơ dài kể chuyện và giãi bày. Hơn thế, ông còn đề lời “tiểu dẫn” để nói cho rõ ngọn ngành. Cả Thăng Long trong mắt Nguyễn bấy giờ dồn lại ở “người gảy đàn không rõ họ tên là gì” ấy.
Nguyễn Du sinh tại phường Bích Câu năm 1765. Ông có cha và anh là quan đại thần dưới triều vua Lê chúa Trịnh, nhất là người anh Nguyễn Khản rất được chúa Trịnh Sâm tin dùng, thường vào ra phủ chúa hàng ngày, có lần còn viết giấy cho người nhà cầm sang xin chúa lạng chè về uống. Thuở thiếu thời và thanh niên, cậu chiêu Bảy (tên gọi ở nhà của Nguyễn Du) đã có những ngày tháng vui vẻ, thanh nhàn ở Thăng Long, dự những cuộc vui nghiêng ngả ở nhà anh, mắt thấy tai nghe mọi cảnh phố phường kinh đô. Thế rồi nhà Tây Sơn nổi lên, vua tàn chúa lụi, Thăng Long thành bãi chiến trường, Nguyễn từ đó xa đất đế đô, bươn chải mười năm gió bụi, tấm thân còn sống là may. Lịch sử thăng trầm dâu bể, hưng đó mà vong đó, nhà Nguyễn diệt Tây Sơn lập triều mới, thống nhất giang sơn, chuyển đô về Phú Xuân. Thăng Long từ 1802 thành cố đô, và từ 1831 đổi thành Hà Nội. Nhưng khi Nguyễn Du trở lại chốn kinh đô xưa trên đường đi sứ sang Trung Quốc (1813), vùng đất này vẫn đang là Thăng Long. Mười năm xa cách không phải là dài, nhưng những biến thiên đảo lộn trong khoảng thời gian ấy đối với Nguyễn thật ghê gớm. Trong mấy đêm nghỉ lại Thăng Long trên hành trình của sứ đoàn, ông Chánh sứ Nguyễn Du đã trằn trọc, thao thức trước cảnh vật biến thiên và đời người thay đổi. Nguyễn đã có bốn bài thơ chữ Hán làm nhân dịp này, hai bài về cảnh, hai bài về người.
Bài Thăng Long thứ nhất.
Tản lĩnh Lô giang tuế tuế đồng
Bạch đầu do đắc kiến Thăng Long
Thiên niên cự thất thành quan đạo
Nhất phiến tân thành một cố cung
Tương thức mỹ nhân khan bão tử
Ðồng du hiệp thiếu tẫn thành ông
Quan tâm nhất dạ khổ vô thụy
Ðoản địch thanh thanh minh nguyệt trung
Nguyễn trải lưu lạc mười năm “những điều trông thấy mà đau đớn lòng”, tâm trạng đã nặng nề. Về lại chốn cũ, gặp lại người xưa, lòng càng buồn. Núi Tản sông Lô (tên gọi khúc sông Hồng chảy qua Thăng Long hồi ấy) thì muôn đời vẫn thế, năm lại năm chẳng di dịch đi đâu. Nhưng dạo một vòng thành xưa, cảnh đã khác. Những ngôi nhà to có nghìn năm tuổi đã bị dỡ đi để làm đường lớn. Khu hoàng thành nhà Lê đã bị phá bỏ, thay vào đó là một tòa thành mới. (Việc này tiến hành vào năm Gia Long thứ tư, 1805). Ðường sá, nhà cửa làm mới, còn người thì già đi. Những cô gái đẹp xinh từng quen biết hồi trước giờ đã tay bồng tay mang. Những gã bạn cùng nhau chơi ngông một thuở nay đã nên ông cả.(Câu thơ dịch thoát sang lục bát Gái xinh giờ đã con bồng, Bạn quen giờ đã thành ông cả rồi nghe đậm ngậm ngùi). Nguyễn cũng đã đầu bạc, may còn được thấy Thăng Long. Thật ra năm đó Nguyễn chưa đến năm mươi, nhưng cái tuổi xấp xỉ ngũ tuần xưa đã tính là già, vả mái tóc bạc Nguyễn có từ sớm, hậu quả của những suy tư dằn vặt ngay từ hồi trẻ. Người như ông với những ấn tượng bời bời như thế trong ngày trở lại đế đô ngủ sao được. Nghe tiếng sáo thoảng đâu đây dưới ánh trăng sáng lòng càng dấy lên bao nỗi vấn vương u hoài. Nguyễn phải tự an ủi mình.
Bài Thăng Long thứ hai
Cổ thời minh nguyệt chiếu tân thành
Do thị Thăng Long cựu đế kinh
Cù hạng tứ khai mê cựu tích
Quản huyền nhất biến tạp tân thanh
Thiên niên phú quý cung tranh đoạt
Tảo tuế thân bằng bán tử sinh
Thế sự thăng trầm hưu thán tức
Tự gia đầu bạch diệc tinh tinh
Thôi hãy tự nhủ lòng Thăng Long đây vẫn là chốn đế đô xưa, bởi còn đây vầng trăng ngày xưa, dẫu thành đã là thành mới. Ðường phố, ngõ phố mở mang bốn phía làm lạc dấu vết cũ. Tiếng đàn sáo nghe ra đã xen nhiều âm thanh mới. Giàu sang nghìn đời rồi ra chỉ là cái mồi cho sự tranh cướp. Bà con, bạn bè hồi trẻ giờ đã kẻ mất người còn. Hãy hình dung Nguyễn suốt đêm không ngủ, một mình chong mắt nhìn ánh trăng, chỉ còn trăng là bạn cũ không phôi pha, tâm tư cứ giăng mắc chuyện trước chuyện nay. Và ông như buông tiếng thở dài sờ tay lên tóc mình: việc đời chìm nổi thôi đừng than thở nữa, đầu ta cũng đã bạc phơ phơ rồi. Ðêm ấy Thăng Long như cũng chùng lòng một mái đầu bạc dãi ánh trăng thâu.
Nguyễn Du có một người em cùng mẹ là Nguyễn Ức kém ông hai tuổi, thời Lê là một quan to, thời Nguyễn được phong tước hầu. Khi chưa loạn lạc, trong dinh quan Nguyễn Ức, cũng như các dinh quan khác, thường có những nàng hầu kiêm ca kỹ phục vụ mua vui cho các quan, họ ở địa vị như những người vợ lẽ. Xảy lúc binh đao, nhà quan tan đàn xẻ nghé, các nàng hầu cũng thất tán. Lần về lại Thăng Long này, Nguyễn gặp lại một nàng hầu cũ như vậy của em mình.
Bài Ngộ gia đệ cựu ca cơ
Phồn hoa nhân vật loạn lai phi
Huyền hạc quy lai kỷ cá tri
Hồng tụ tằng văn ca uyển chuyển
Bạch đầu tương kiến khốc lưu ly
Phúc bồn dĩ hĩ nan thu thủy
Ðoạn ngẫu thương tai vị tuyệt ti
Kiến thuyết giá nhân dĩ tam tử
Khả liên do trước khứ thời y
Nguyễn đang đường đường một vai Chánh sứ, vậy mà ví mình như một ẩn sĩ chốn rừng xanh ra. Hình ảnh chim hạc đen (huyền hạc) là nói cái ý ấy. Giữa chốn quen thuộc mà như người lạ, mấy ai người biết mình đã về lại nơi này. Mấy ngày dừng chân Thăng Long là khoảng thời gian Nguyễn sống phân thân giữa quá khứ và hiện tại. Mỗi câu thơ đều song trùng thời gian. Nàng mặc áo hồng hồi trước hát ca uyển chuyển, giờ gặp lại ta đầu bạc, khóc nỗi lưu ly. Cái mất thì đã mất, như chậu nước đổ rồi không thu lại được nữa. Nhưng cái tình thì còn lưu luyến, như ngó sen gãy đường tơ vẫn dính. Mà sao nàng, nghe nói đã lấy người khác được ba con, vẫn còn mặc chiếc áo ngày ra đi. Nhìn chiếc áo, Nguyễn ái ngại, xót thương. Thăng Long, số phận một kinh thành, có trả lời được Nguyễn trước một màu áo không đổi của một nàng ca kỹ?
Nỗi hoài niệm, ưu tư của Nguyễn Du trước Thăng Long lên đến đỉnh điểm khi gặp lại người con gái gảy đàn ở Long thành. Ông làm một bài thơ dài kể chuyện và giãi bày. Hơn thế, ông còn đề lời “tiểu dẫn” để nói cho rõ ngọn ngành. Cả Thăng Long trong mắt Nguyễn bấy giờ dồn lại ở “người gảy đàn không rõ họ tên là gì” ấy. “Thuở nhỏ nàng theo học đàn Nguyễn trong bộ nữ nhạc cung vua Lê. Tây Sơn dấy binh, đội nhạc cũ chết chóc, tản mát. Nàng lưu lạc nơi đầu chợ, ôm đàn hát rong. Những bài nàng đàn đều là những khúc gảy hầu nhà vua, người ngoài không ai được nghe, cho nên nàng được khen là “tuyệt kỹ” của một thời. Tôi, hồi trẻ đến kinh đô thăm anh tôi, đêm trọ ở quán bên hồ Giám. Cạnh đấy các quan Tây Sơn tụ hội bọn con hát; con hát nổi tiếng không dưới vài chục người. Nàng riêng thạo đàn Nguyễn, hát cũng hay, lại khéo pha trò. Người xem đều mê mẩn, nhiều lần thưởng cho nàng những chén rượu lớn, nàng tức thì uống cạn, tiền lụa thưởng nhiều vô số kể, chất đầy mặt đất”. Chàng Nguyễn ngày trước đã thành ông Nguyễn, một ông quan, còn cô gái đàn hay, hát giỏi khi xưa đã thành ra sao, sau mười năm biến thiên đảo lộn? Hãy nghe Nguyễn kể tiếp: “Mùa xuân năm nay, tôi phụng mệnh sang sứ phương Bắc, trên đường qua Thăng Long, các quan có đặt tiệc tiễn tôi ở dinh Tuyên phủ nên cho gọi hết nữ nhạc trong thành, con hát trẻ đến mấy chục người, tôi đều không biết mặt biết tên. Họ thay nhau ca múa. Rồi nghe vút lên một khúc đàn Cầm trong trẻo, nghe khác hẳn các khúc nhạc đương thời. Tôi lấy làm lạ nhìn người đàn, thì thấy người gầy võ, thần sắc khô khan, mặt đen, xấu như quỷ, quần áo toàn bằng vải thô, bạc phếch, vá nhiều mảnh trắng, ngồi lặng lẽ ở cuối chiếu, không nói không cười, hình dáng khó coi quá. Tôi không biết là ai, duy nghe tiếng đàn thì dường như đã từng quen biết nên động lòng trắc ẩn. Tiệc tan, hỏi đến người chơi đàn thì ra chính người gảy đàn ngày xưa ấy. Than ôi, người ấy sao đến nỗi này! Tôi bồi hồi ngẩng lên cúi xuống, khôn xiết cảm thương cho sự đổi thay xưa và nay. Ðời người trăm năm, vinh nhục buồn vui khó có thể nào lường được”. Bài thơ Long thành cầm giả ca của Nguyễn Du là khúc bi tráng cho Thăng Long. Mảnh đất kinh đô đẫm huyền thoại, dày sử tích, nhiều dấu ấn các triều vua, giờ có thêm bóng dáng một người con gái đàn ca trải hai triều đại phủ lên các thành quách, dinh thự.
Khúc xưa giọng mới lệ thầm rơi
Ta lắng nghe lòng đau xót
Chợt nhớ lại việc hai mươi năm trước
Từng gặp nàng trong tiệc bên hồ Giám
Thành quách đổi dời, việc người đã khác
Biết bao nơi ruộng dâu đã biến thành biển xanh
Cơ nghiệp Tây Sơn tiêu tan hết cả rồi
Chỉ còn sót lại một người ca múa
Trăm năm như chớp mắt có là bao
Ðau lòng việc cũ lệ thấm áo
Tôi từ Nam Hà trở về đầu bạc trắng hết
Chẳng trách nhan sắc người đẹp tàn phai
Ðôi mắt mở trừng trừng luống tưởng chuyện ngày xưa
Thương thay giáp mặt nhau mà chẳng nhận ra nhau
Năm 1813 khi Nguyễn Du trên đường đi sứ ghé qua Thăng Long, đế đô cũ vừa qua tuổi tròn 800 năm. Nhà Nguyễn đang sắp đặt dấu ấn mình lên vùng đất nay đã thành cựu đế đô. Nguyễn Du nhìn cái mới buồn nhớ cái cũ. Những vần thơ ông để lại chứng tích cho ta một Thăng Long thuở ấy với những xáo động tâm trạng ông. Thêm gần hai trăm năm nữa qua, Thăng Long sắp 1000 năm tuổi, người nay cũng đang tìm lại dấu xưa, đọc lại thơ ông, thấy như Nguyễn đang về “song nhãn trừng trừng không tưởng tượng”.
Phạm Xuân Nguyên
Nhà phê bình Văn học
[Bản tin ĐHQG Hà Nội sô 215]
NGUYỄN THẾ QUANG VÀ THÔNG REO NGÀN HỐNG
Nhà văn Nguyễn Thế Quang là giáo viên trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, thành phố Vinh, nghỉ hưu đã hơn 10 năm. Sau tiểu thuyết Nguyễn Du in năm 2010, NXB TRẻ vừa công bố tiểu thuyết lịch sử Thông reo Ngàn Hống viết về cụ Nguyễn Công Trứ của ông. Theo tác giả, tiểu thuyết không chỉ tái hiện các sự thật, mà còn phơi mở các khả năng phong phú của thời đại đã bỏ phí. Nhà văn thể hiện cách hiểu, cách nhìn riêng của mình vào từng nhân vật lịch sử với thái độ phản biện.Nhà nghiên cứu văn học Trần Đình Sử nhận định: “Về nhân vật Nguyễn Công Trứ, tác giả không chỉ khẳng định công lao nhiều mặt của nhân vật lịch sử, mà còn tái hiện một nhân cách cao thượng, trong sáng, tài năng lỗi lạc. Dù trải qua nhiều cảnh ngộ khó khăn, oan trái, ông vẫn một lòng trung quân, ái quốc, an dân. Nguyễn không chỉ là một ông quan giỏi, một nhà thơ tài hoa, mà còn một tài tử có tầm văn hóa lớn. Thông reo ngàn Hống là một cách tiếp cận nghệ thuật mới mẻ, độc đáo, táo bạo của Nguyễn Thế Quang, một đóng góp đáng kể vào dòng chảy của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại”.
Trích tiểu thuyết Chương 6 của phần IV1
Trống Hoàng thành điểm giờ chính ngọ, của ngày 1 tháng 10 năm Kỷ Dậu, Tự Đức năm thứ 2/1849, Phủ doãn phủ Thừa Thiên Nguyễn Công Trứ thong thả đi từ Điện Thái Hòa bước ra cửa Ngọ Môn.
– Ta đã được Hoàng thượng cho nghỉ hưu. Trước khi về, ta muốn lên lầu Ngũ Phụng ngắm lại Hoàng thành lần cuối.
Nhìn gương mặt dãi dầu sương gió và giọng nói đầy vẻ xúc động của ngài Nguyễn Công Trứ – người chỉ huy cũ của mình từ hồi ở An Giang nay về Thự phủ doãn Thừa Thiên, viên đội trưởng gác cửa Ngọ Môn vội vàng đưa Nguyễn bước qua những bậc đá lên lầu Ngũ Phụng. Đi qua những lính gác nghiêm chỉnh đứng im như tượng, quan sát xung quanh, viên đội trưởng đưa Nguyễn lên tầng 2, đến một khoảng trống phía tả dễ dàng ngắm toàn cảnh Hoàng cung, cúi đầu chào Nguyễn rồi lui gót. Nguyễn mỉm cười gật đầu, rồi ngước nhìn lên phía trên: đó là chỗ ngự toạ của nhà vua khi có tổ chức sự kiện gì ở sân rộng phía ngoài, thầm nghĩ: “Ở đâu, Hoàng thượng cũng trên đầu của mình”.
Nguyễn đưa mắt nhìn theo con đường qua cầu Trung đạo bắc trên hồ Thái Dịch dẫn đến sân chầu rộng. Nguyễn và bao người nỗ lực cả đời mình để được đến quỳ ở đó phụng sự thiên tử và rồi cũng từ đó ra đi. Có người ra đi lập công để rồi tên ghi vào bia đá như Lê Văn Đức, có người đi ra không về như Phạm Văn Điển, có người ra đi rồi chết tức tưởi đau đớn như Trương Minh Giảng, cũng có người vào đó có công lớn nhưng bị vu oan không được giãi chết trong đêm tối ngục tù như Nguyễn Văn Thành… Có người vào đó rồi cũng bỏ về như Phạm Đình Hổ, Nguyễn Quý Tân. Có người cũng hăng hái vào đó, biết khéo chiều nịnh hót quân vương, được trọng dụng nhưng bị đánh chết vất xác dưới đáy hồ, rời kinh thành bằng quan tài rỗng như Hà Tôn Quyền. Thế nhưng có người vào đó nhờ khôn khéo mà ngất nghểu chót vót đỉnh cao danh vọng như Trương Đăng Quế… Mỗi người mỗi vẻ, mỗi số phận, mỗi kết cục nhưng họ đều có cái chung là nói theo ý của đấng cửu trùng, nghĩ và làm và chịu kết cục theo ý của quân vương. Còn Nguyễn, Nguyễn cũng hăm hở vào đó, hăm hở thực hành ý của quân vương nhưng Nguyễn vẫn cố thực hiện được cả sở nguyện của mình, và điều thú vị nhất là Nguyễn vẫn vừa làm quan hết mình mà vẫn vừa chơi hết mình: trăng thanh gió mát hay giông bão cuồng phong, chót vót thượng thư hay cùng đáy lính thú, Nguyễn vẫn bầu rượu, túi thơ, cây đàn và mỹ nhân nghiêng ngả đất trời. Nguyễn vẫn là Nguyễn. Nguyễn ngoảnh nhìn về phía Bắc nơi cửa Đại Cung – cửa chính của Tử Cấm Thành như thấy lại mười bốn năm về trước, nơi đây lọng vàng rực sáng, vua Minh Mệnh tươi cười ra tận đó đón các tướng lĩnh đánh tan phản nghịch Nông Văn Vân trở về. Các đại tướng công đầu Phạm Văn Điển, Tạ Quang Cự, Lê Văn Đức được tặng ngựa vàng, hươu vàng, lạc đà vàng lộc nước treo vào cổ rồi gối quỳ, tay ôm gối vua như trẻ nhỏ cùng cha lớn, còn Nguyễn được nhận thưởng một bộ đồ chơi bằng ngọc trắng và may mắn không được nhận ân sủng ôm gối người. Giờ thì Phạm Văn Điển đã để lại xác mình ở Thất Sơn (An Giang), Lê Văn Đức dù mang bệnh vẫn cảm ân vua đi Kinh lý Nam Kỳ rồi chết ở dọc đường lúc vừa bốn chín tuổi, Tạ Quang Cự giờ đã ở tuổi 80 vẫn cung cúc quỳ tại sân chầu làm đẹp lòng ông vua trẻ Tự Đức. Còn Nguyễn 71 tuổi, sức vóc vẫn cường tráng, rũ sạch nợ quân thần, thoát vòng cương toả, thong dong trở về Ngàn Hống vui cùng nước biếc non xanh. Nguyễn mỉm cười tự bằng lòng với mình, ngoảnh lại nhìn điện Thái Hòa uy nghi trong nắng chiều đông, lặng nghĩ bao nhiêu năm cuộc đời ta đã gắn chặt nơi này với bao nỗi vui ít buồn nhiều. Sáng nay, bữa chầu cuối cùng… Vui vì nhận được chỉ dụ cho về hưu, mà lòng buồn ngao ngán vì được chứng kiến một buổi chầu mà từ trước đến nay chưa bao giờ gặp cảnh tượng đó. Lúc này đạo An-Tĩnh khuyết tổng đốc, Gia Định, Quảng Nam, Lạng Sơn thiếu án sát, Tự Đức giao cho đình thần chọn cử. Trương Đăng Quế cử Nguyễn Đăng Giai. Mọi người lấy làm lạ. Giai vừa được Tự Đức điều về triều, thăng Thự Hiệp biện Đại học sĩ làm Thượng thư bộ Hình kiêm Tổng tài Quốc sử quán. Giai vừa nhận chức, dâng 10 điều hay về xét việc hình, việc duyệt đinh, việc khẩn hoang, việc đúc tiền. Vua khen. Giờ nếu đi làm Tổng đốc An-Tĩnh, khác gì bị hạ cấp. Giai biết rõ Quế ghét mình và sợ mình nên đẩy mình đi, bèn không nhận. Nguyễn Tri Phương cùng hùa với Quế bảo rằng “Giai không được chối”. Hoàng Thụ người quý Giai ghét Quế, cử Lâm Duy Thiếp, cánh tay của Quế vì “Thiếp đánh bạc giỏi” hoặc Phan Thanh Giản vì “Không thích chơi gì có thể chuyên tâm việc dân.” Giản chối. Còn chỗ việc khuyết án sát, Quế cử Lang trung bộ lại Ngô Bá Hy (tú tài). Tri Phương cũng khen Bá Hi. Các bậc Á khanh trở xuống lại không muốn… cãi nhau om sòm. Vua Tự Đức ngồi trên ngai vàng hết nghe người này lại nhìn kẻ khác, chưa biết xử lý ra sao. Bực quá, ngài đập tay, nói:
– Năm ngoái, bọn Lâm Duy Thiếp, Nguyễn Đăng Giai đã xảy ra chuyện bất hòa, cãi nhau ở chốn triều đường, trẫm đã quở trách hai ba lần. Nay lại nhân việc chọn cử, này sinh ra bất hòa, bới móc, nói xấu lẫn nhau, thảo nào gần đây khí trời không hòa, nhân dân thường gặp thiên tai dịch tệ vậy.
Phó đô ngự sử viện Đô sát là Bùi Quỹ quỳ tâu, tố Trương Đăng Quế chuyên quyền, tư tình tự tiện làm càn, chuyện nhà công chúa An Mỹ (con dâu Quế – vợ Trương Đăng Trụ) mất trộm, phủ Thừa Thiên đã chỉ rõ kẻ gian, bộ Hình cho rằng chứng cớ chưa rõ, phái người bắt được kẻ gian mới tra xét. Thế mà Quế tự tâu đề nghị cách chức Nguyễn Tấn và Lê Huy Mậu, Đăng Giai nóng nảy lúc tranh cãi, Hoàng Thu ở giữa triều mà ăn nói đùa bỡn ngầm đả kích nhau… Bùi Quỹ tâu xong, Tự Đức khen thẳng thắn, không hề sợ kẻ quyền quý, rồi nói:
– Đăng Quế là Cố mệnh lương thần của hai triều, Nguyễn Đăng Giai là thế thần đời đời được ân sủng, thế mà vì việc công mà kẻ cử, kẻ chối, nói năng va chạm, quần thần nghe phải sợ hãi, đã không phải việc nước mà đồng lòng cùng nhau, lại dường như đi đến chỗ chia dựng phe cánh.
Ngài bèn giáng Trương Đăng Quế hai cấp, Nguyễn Đăng Giai ba cấp lưu lại làm việc, còn Hoàng Thụ ăn nói đùa giỡn, phạt cắt lương 9 tháng.
Nghĩ đến đây, lòng Nguyễn trĩu buồn. Cảnh triều đình bàn chuyện đại sự của quốc gia mà ồn ào, lộn xộn như buổi chợ. Các quan đại thần đứng trước mặt vua và quần thần thô lỗ như kẻ vô học, bàn định việc lớn cử người chăn dắt dân chúng các tỉnh mà coi như việc tư thù, chỉ lăm đạt ý riêng của mình, mặc cho muôn dân sống chết thế nào không cần hay biết. Cảnh bè phái này rồi sẽ dẫn đến đâu? Giang sơn Đại Nam sẽ tan nát đến đâu? Nguyễn thấy lòng xót xa, thất vọng! Nguyễn lại nhìn về điện Thái Hòa uy nghi, nơi tập trung quyền lực của triều đình, lặng lẽ lắc đầu nhớ đến ngày xưa… thời Thánh tổ Minh Mệnh không bao giờ có cảnh ấy. Ngày ấy, ngài ngồi ở đó mà thấy việc của muôn nơi, hiểu chuyện đã qua, thấu hết chuyện đời nay mà nghĩ đến cả chuyện mai sau, sắp đặt chuyện cai trị ở các tỉnh thành, lo việc nông tang cho dân đỡ khổ, nghiêm khắc với kẻ tham nhũng, ra sức xây dựng lực lượng quân sự nhất là hải quân. Những buổi thiết triều trăm quan không dám lộn xộn, ngài giải quyết công việc nhanh chóng mà quyết đoán. Còn nay, quan lại thì chia rẽ, thiết triều vua chỉ bàn chuyện học theo người xưa, lo khen thưởng tiết nghĩa mà không trừng trị được kẻ tham tàn, nắng hạn thì chỉ biết cầu trời mà không nghĩ đến việc đào sông mang nước cho ruộng đồng. Trương Đăng Quế cầm đầu quan lại mà độc đoán chuyên quyền, đẩy người tài giỏi ra khỏi triều đình, dựng lên một ông vua hiền lành mà không biết lo đại sự, trước sau chỉ lăm lăm đi tìm sự yên ổn… Nghĩ đến đây, Nguyễn chợt giật mình: Quế được vậy chính là từ… đức Minh Mệnh. Chính ngài, trước khi lâm chung đã giao cho Quế quyền lực lớn, dặn Thiệu Trị: Quế “nói gì phải nghe, bày mưu kế gì phải theo” cơ mà. Chao ôi! Chính người: đặt toàn bộ niềm tin vào một con người. Con người đó cũng chỉ biết trung thành theo vua trước, theo người xưa, tập trung quyền lực, không nghe một ai, không cho ai nói trái ý mình, luôn tự cho mình “bách vô nhất nhất” (không hề sai sót) bắt mọi việc, mọi người “bách y bách thuận” (phục tùng tuyệt đối). Nguyễn cay đắng: tất cả bắt nguồn từ lời dặn, từ sự ủy thác của vua Minh Mệnh. Ôi! vị hoàng đế sắc sảo, tài giỏi hơn cả, suốt đời lo cho nước Đại Nam, cho dòng họ Nguyễn Phúc lại chính là người bắt đầu tạo nên sự suy yếu của Đại Nam. Sự đời thật oái ăm và khó hiểu! Nhớ đến sự kém cỏi bất lực của vua Tự Đức, Nguyễn chợt nhận ra: đâu phải do ngài mà do người ta buộc vào cho ngài. Hiền lành, tốt bụng, chuộng đạo lý, đáng là một thi nhân nhàn nhã, người ta đã biến ngài thành một kẻ yếu đuối phải è cổ gánh những gánh nặng của giang sơn mà cha mình, ông mình để lại. Suy cho cùng thì Tự Đức cũng chỉ là nạn nhân mà thôi.
Nắng nhạt dần, trời se lanh, Nguyễn buông một tiếng thở dài rồi rời tay khỏi bậc đá của Ngọ Môn, phủi sạch bụi, phủi sạch mọi sự kiềm tỏa của danh vọng và quyền lực, ngậm ngùi đưa mắt nhìn khắp bốn phía Hoàng thành, thong thả quay người, bước xuống mặt đất, trở về phủ Thừa Thiên. Phải bàn giao công việc để trở về quê nhà với Ngàn Hống xanh tươi, hùng vĩ thôi.
*
Tân Phủ doãn Thừa Thiên Võ Trọng Bình đang chăm chú đọc các hồ sơ mà Thự Phủ doãn Nguyễn Công Trứ mới bàn giao bỗng dừng lại, nhìn ra cổng: một đoàn ngựa xe lại đến. Ba hôm nay ngày nào, buổi nào cũng có người đến chào, tiễn Nguyễn tiên sinh về nghỉ hưu. Bình vội ra cổng. Từ trên hai cỗ xe song mã: Thái tử Thiếu bảo Hiệp biện Đại học sĩ ở viện cơ mật Hà Duy Phiên, Hữu Tham tri Bộ Binh Hoàng Tế Mỹ, Hữu Tham tri Bộ Lại Phạm Thế Trung, Tả tham tri Bộ Lại Nguyễn Đức Chính, Hữu Tham tri Bộ Lễ Đỗ Quang thong thả bước vào, sau lưng có hai người lính người tay bưng bình rượu, người hai tay bê hộp vuông sơn màu đỏ, có hoa văn đẹp. Mọi người vui vẻ bước tới, Bình chấp tay, cúi chào và mời mọi người vào công đường. Hà Duy Phiên nhìn Bình ngạc nhiên. Hiểu ý, Bình nói:
– Hạ quan làm việc ở phòng bên. Phòng này vẫn để dành cho Tiên sinh Hy Văn tiếp khách, hàn huyên vậy. Tướng công đi đâu từ chiều qua đến nay chưa thấy về.
Mọi người vào phòng. Trên tường treo nhiều đôi câu đối, thơ mừng Nguyễn Công Trứ về hưu, Thái tử Thiếu bảo Đại học sĩ Hà Duy Phiên chú ý đến đôi câu đối của triều thần đồng kính tiễn:
Lam Giang Hồng Lĩnh gia sinh Phật
Thiết khoán đan thư quốc trọng thần.
Phạm Thế Trung đọc bài thơ mừng của Võ Duy Tân:
Trịch bãi thiên kim mãi nhất nhàn,
Nụy trì trượng lí khẩu môn hoàn,
Giang Đình phong nguyệt thu như tẩy,
Hoạn hải ba đào mộng bất quan.
Vạn cổ từ bi sang kiếm hậu
Bách niên tâm sự cúc tùng gian,
Quy lai nhược kí tôn tiền thoại,
Bất nhật Tăng cuồng quá Cảm san
Dịch thơ:
Nghìn vàng quẳng hết để mua nhàn,
Khấp khểnh về nhà một lão quan.
Gió mát Giang Đình như tẩy sạch,
Sóng dồn bể hoạn vẫn bình an.
Cửa thiền sau lúc gươm dao giũa,
Khóm cúc mừng nay bạn hữu bàn.
Chén rượu không quên câu chuyện cũ,
Tăng cuồng rồi sẽ viếng Nài San
(Hồng Liên Lê Xuân Giáo dịch)
Thầm nghĩ: ý có chỗ khá nhưng có nhiều chỗ khuôn sáo quá. Đỗ Quang thì rất thích câu đối của Trương Quốc Dụng:
Lục địa thần tiên, danh trọng Hồng Sơn, Lam Thủy
Vạn gia sinh Phật, công cao Tiền Hải, Kim Sơn.
Chợt có tiếng ồn ào ở phía cổng, mọi người cùng nhìn ra. Họ không tin ở mắt mình: Nguyễn Công Trứ áo dài khăn đóng, đang ngất nghểu ngồi trên mình một con… bò, lông vàng khươm, đủng đỉnh bước vào. Theo sau là mấy chú bé, vài người đứng tuổi đi theo. Hà Duy Phiên dụi mắt, khi biết chắc là Nguyễn Công Trứ vội ra chào. Nguyễn xuống bò, nắm hai tay dơ lên chào mọi người:
– Xin chào các vị đại quan. Ta vừa vào triều nạp trả các bằng sắc cho triều đình nên về muộn. Mời vào.
Mọi người xúm lại quanh con bò.
Đỗ Quang hỏi ngay:
– Sao tiên sinh không đi ngựa mà lại đi bò.
– À. Ngựa xe là vua ban đi làm công vụ, nay nghỉ rồi thì cưỡi bò thôi.
Nhìn thấy sát sau thân bò có tấm mo cau treo vào đuôi, Tế Mỹ hỏi:
– Sao huynh lại che cái chỗ này lại?
Nguyễn hóm hỉnh:
– Để che miệng thế gian.
Hà Duy Phiên nhìn Nguyễn rồi nhìn Mỹ như thầm nói: “ông này ghê thật.” Nguyễn mời mọi người vào phòng.
Khi mọi người an toạ, Võ Trọng Bình sai lính rót rượu, bưng một chén đến trước mặt Nguyễn Công Trứ. Đại học sĩ Hà Duy Phiên đứng dậy nói:
– Kính thưa quan Kinh Doãn, mấy anh em chúng tôi, những người đã cùng Tiên sinh vào sinh ra tử nơi trận mạc, gánh vác công việc trong triều ngoài trấn, tuổi tác khác nhau, công việc khác nhau, nhưng cùng chung sự ngưỡng mộ cốt cách cứng cỏi, công đức lớn lao của Tiên sinh. Nhân dịp ngài được Hoàng thượng cho trí sĩ, chúng tôi có mấy lời nôm na cúi mừng, bái phục.
Nói rồi, Phiên mở hộp gỗ sơn đỏ, lấy ra một bức trướng lụa gấm đỏ, thêu chữ màu xanh, xung quanh là hình tám vị tiên ông. Phạm Thế Trung giọng tốt, thong thả đọc:
“Quan Kinh Doãn hiệu Hy Văn về hưu là người khí tiết lỗi lạc, phong lưu hơn người. Gặp gỡ buổi thịnh triều, ngất nghểu trên đầu núi, rẽ sóng đuổi gió, ra vào trong hội Tôn Ngô, giỏi văn giỏi võ, tài tướng quân xuất tự thư sinh, ở quận ở triều, già trẻ đều hay tên tuổi. Chức tước ba triều từng trải, gió sương bảy chục đã thừa. Vàng càng luyện càng thêm bền, tùng về già càng thêm xanh, mong mỏi phúc nhàn trời ban tuổi thọ. Ước ao trí sĩ vua chuẩn lời xin. Đang bị đau được mừng khỏe mạnh, lúc cáo quan được tăng phẩm hàm. Làng xóm mừng ông lừng danh, quan thân khen ông dày phúc…(*)”.
Phạm Thế Trung càng đọc càng xúc động. Hoàng Tế Mỹ chú ý nhìn: gương mặt Nguyễn vẫn bình thản, chỉ trong đôi mắt ánh lên chút ánh sáng hóm hỉnh không biết bằng lòng hay chê trách. Phạm đọc xong, Hà Duy Phiên từ từ gấp bức trướng bỏ vào hộp rồi hai tay nâng tráp lên ngang mày Nguyễn dơ hai tay đỡ lấy, miệng nói:
– Đa tạ. Đa tạ. Các quan bác quá khen.
Khi Nguyễn đặt tráp xuống, Hà Duy Phiên và mọi người cùng nâng chén chúc mừng. Ngồi cạnh Nguyễn, Hoàng Tế Mỹ hỏi:
– Bao giờ huynh về quê?
– Cũng chưa định được. Có khi cũng phải ở lại mươi ngày, đi chơi một vài nơi, đưa chú bò này dạo khắp kinh thành trước khi đưa chú ấy về Xứ Nghệ.
Đúng vậy, Nguyễn Công Trứ thong dong cưỡi bò đi khắp kinh thành thăm bạn bè, ngắm cảnh. Mọi người từ thứ dân đến các người có học bàn tán. Người thì bảo: “Ngài Phủ Doãn khác người, không ngồi xe, không cưỡi ngựa mà lại cưỡi bò.” Người khác nói: “Ngựa là của vua ban đi làm công vụ, bò là tiền của mình. Ngài cưỡi bò, nghĩa là ngài chán chức tước, chán công danh rồi.” Người thì hỏi: “Hay là ngài không có tiền. Xưa Mã Viện về quê ngựa thồ hàng bì vàng bạc. Quan lại triều này quanh ta của cũng nứt đố đổ vách.” Có người nói: “Quan Trứ hai mươi năm trước làm Phủ Doãn cũng không lấy của kho, không lấy của dân đồng nào. Nay cũng thế. Cần ngựa làm gì.” Có người nhìn sang mấy nhà cao của quan lại nói với nhau: “Ông già người Nghệ thâm thúy thật. Cưỡi bò giữa kinh kỳ nhung nhúc quan lại giàu sang là để tát vào mặt quan tham: “Ta cóc cần thứ chúng mày cần. Ta không như lũ chúng mày.” Một người thợ kim hoàn rất phục quan Phủ Doãn, thức suốt đêm, làm xong chùm đục đạc (có nơi gọi lục lạc) đồng gồm ba chiếc kích cỡ khác nhau, dày mỏng khác nhau, đón đường quỳ tặng Nguyễn Công Trứ. Ngài mừng lắm “ta còn thiếu cái này đây,” bèn đeo vào cổ bò. Bò đi, âm thanh ở ba cái đục đạc vang lên đa dạng mà ríu rít, rộn rã. Nguyễn Công Trứ cười vui, lấy bầu rượu bên hông, uống một hớp, cùng cười với mọi người,
Thủng thẳng giục bò đi. Dân chúng vỗ tay nhìn theo thích chí, thán phục. Mấy khuôn mặt béo nhẫy của quan lại trên lầu cao, nghe tiếng lục lạc, tưởng ngựa ai đến, vội mở của sổ nhìn xuống. Khi thấy Nguyễn cưỡi bò thảnh thơi cười, họ cau có, đóng cửa lại. Dân chúng thấy vậy cùng nhìn nhau cười khoái trá. Gió đông phong hây hẩy thổi qua kinh thành. Lá vàng rụng rì rào cùng đuổi theo tiếng lục lạc bò vàng leng keng, loong coong rộn rã. Nguyễn cất tiếng đọc:
Xuống ngựa lên xe chẳng được nhàn
Lợm mùi giáng chức, với thăng quan.
Ta nay đủng đỉnh lưng bò cái,
Đem tấm mo, che miệng thế gian.
Nguyễn đi xa dần. Dân chúng hai bên đường xúm nhau lại hồ hởi bàn tán. Người thì cho rằng: Quan Nguyễn khác đời, người thì cho rằng, ngài coi thường cả thiên hạ. Có người bảo: “Thôi, chúng ta đừng nói chuyện ngài nữa, ngài chẳng đã muốn che miệng chúng ta là gì”! Một cụ già tóc bạc, có cặp mắt sáng, tủm tỉm nói:
– Bà con nói vậy, e không hiểu ý sâu xa của ngài.
Mọi người nhìn cụ, lắng nghe.
– Ở câu trên, nói chuyện “giáng chức, thăng quan.” Ai làm được chuyện đó? Chỉ có các quan nhất là các vị đại thần hoặc các ngài ở Cơ mật viện mới được nói, được bàn chuyện đó. Đời ngài phải lên voi, bị xuống chó nhiều lần oan ức, bất công, ngài mới chán ghét nên nói “lợm mùi”. Ngài “che miệng thế gian” là che những cái miệng…
Mọi người ớ ra. Một người trạc tuổi năm mươi, nhìn cụ già, nói nhỏ:
– Thế có nghĩa là: miệng các vị tai to mặt lớn, quyền cao chức trọng như… cái ấy của con bò.
Cụ già tóc bạc không trả lời. Một người khác nói:
– Xưa nay, chỉ nghe nói “miệng quan, trôn trẻ”, chẳng hay ho gì nhưng dẫu sao cũng còn được là người, chứ chưa ai ví “miệng quan” với “cái ấy” của bò cả. Chao ơi! Ngài Phủ Doãn của ta ghê gớm làm sao. Hay thiệt!
Có người lại nói thêm:
– Còn ngài thì lại ung dung cưỡi lên lưng bò, bỏ mặc sau lưng miệng thế khen, chê. Xưa nay, chưa có ai dám bày trò giễu đời như Cụ già Xứ Nghệ này cả.
Cứ thế, những lời bàn tán về cụ Trứ, về các vị tai to mặt lớn, về đạc ngựa, bò vàng và cái mo cau che đít bò, cứ râm ran nổi lên khắp kinh thành cùng những bước đi đủng đỉnh của Cụ, rồi lan cả ra những vùng mà Cụ chưa đến.
– Đệ bị tống khỏi Kinh thành rồi!
Vừa nâng chén rượu lên kề miệng, nghe Cao Bá Quát nói vậy, Nguyễn Công Trứ vội đặt xuống ván, cựa mình. Con thuyền nhỏ trên Hương Giang chòng chành.
– Thế đệ đi đâu? Làm gì?
– Đệ lùi về Quốc Oai làm đốc học!
À ra thế! Thảo nào mà trưa nay, đệ ấy đến tìm, bảo Nguyễn đi chơi. Thấy nét mặt Cao có chiều căng thẳng, Nguyễn nghĩ là có gì hệ trọng nên bỏ ý định rong chơi rồi cùng đi với Cao. Một con thuyền đã đợi sẵn. Ngoài ông già chống đò râu tóc bạc phơ, Nguyễn không thấy ai khác. Lạ thật!
Cao rót thêm một chén rượu, nâng chén kia lên đặt vào tay Trứ:
– Huynh cạn chén đi. Biết bao giờ gặp lại. Và biết có gặp lại.
Hai người cạn chén. Cao nhìn ra: mặt sông óng ánh nắng trời, giọng trầm xuống:
– Được cha mẹ sinh ra, được các thầy dạy dỗ, bụng đầy mấy bồ chữ, ôm hoài bão “tiên ưu hậu lạc”, nguyện làm một tôi trung phò quân vương, mười bảy năm dấn thân vào chốn kinh kỳ mong giành đại khoa mà làm nên đại nghiệp, nào ngờ lại trở thành đồ thừa, sống vô nghĩa, thành miếng giẻ rách, bị quẳng trở lại với đồng chua nước mặn. Chu Thần ơi là Chu Thần ôi!
Nói rồi, Cao quay lại nhìn Trứ:
– Huynh thế mà vẫn còn sướng, còn có những năm tháng được làm điều mình muốn…
Nguyễn trả lời:
– Đệ nói đúng. Đó chính là điều may mắn lớn của ta. Thời đó, đức Thánh tổ (Minh Mệnh) là vị Hoàng đế đầy tài năng, biết nhìn xa trông rộng, biết lo việc nay và cả việc mai sau, biết sở trường sở đoản của từng thuộc hạ mà dùng cho đại sự, rất nghiêm khắc mà cũng rất độ lượng, làm lòng ta phấn chấn mà lo hết sức cho việc của giang sơn.
– Còn hiện nay?
Nguyễn lắc đầu:
– Buồn lắm. Mọi sự mỗi ngày mỗi khác mà Hoàng thượng chỉ biết làm theo lời vua cha, dân chúng ngày càng nghèo đói, quan lại ngày càng thối nát, càng bất lực mà cứ tưởng ngày càng thịnh vượng… Còn dùng người…
Nguyễn lắc đầu, nhấp một chút rượu, buồn bã:
– Ai khéo nịnh, biết cúi đầu nghe, thì được dùng, được thăng, được giao quyền dù không làm được việc. Người có thực tài, nhưng nghĩ khác Quế, nghĩ khác Hoàng thượng, biết làm, dám làm điều tốt cho giang sơn, thì bị loại bỏ, thậm chí còn bị hại. Nhìn thấy dân tình khốn khổ, quan lại ngày càng thối nát lúc nào lòng ta cũng không an. Không làm sao mà an được!
Cao nói ngay:
– Nhưng giờ thì huynh thoát khỏi mọi vòng cương tỏa, đạc ngựa bò vàng ngất nghểu rồi.
– Đệ tưởng ta vui lắm đấy chăng. Ta làm thế là để tát vào mặt bọn quan tham bất tài, để cho chúng biết ta là ta chứ không phải chúng nó, ta không thèm sống như chúng nó.
Nguyễn dừng lại một lát, nhìn ra ngoài. Sông Hương lấp lánh nắng vàng, giọng Nguyễn như chùng xuống:
– Thế nhưng đó cũng là sự bất lực của ta. Đau và buồn lắm đệ ạ. Sáng nay, cưỡi bò qua Ngọ Môn, nhìn về điện Thái Hòa, lòng ta vừa ngao ngán, vừa xót xa.
– Thế huynh có biết sáng nay Hoàng thượng làm gì không?
– Hôm nay là ngày 12, Hoàng thượng đến điện Kinh Diên nghe giảng, còn giảng gì thì làm sao ta biết được.
– Sáng nay ngài nghe giảng “Binh thư yếu lược” của Hưng Đạo vương
– Thật thế ư?
– Đúng vậy. Hoàng Tế Mỹ nói với đệ mà. Đó là yêu cầu của Hoàng thượng. Ngày 08 nghe Trương Đăng Quế giảng Hội điển sự lệ của nhà Thanh, ngài bảo giảng quan Phan Thanh Giản “Trẫm xưa nay chỉ quen thơ phú mà ít hiểu về binh pháp. Nghe nói Binh thư yếu lược của Hưng Đạo vương hay lắm, các khanh giảng cho trẫm nghe”. Giản tuân chỉ, giao cho Hoàng Tế Mỹ việc này. Sáng qua, Hoàng vừa giảng cho ngài nghe xong, ngài thích lắm cứ khen ngợi mãi và truyền đem cho chỉ huy các vệ quân trong thành học.
Giọng nói của Cao càng lúc càng bộc lộ sự mai mỉa;
– Quân vương cao kiến thật. Thiên hạ có tàu hơi nước, có đại bác bắn xa hàng chục dặm mà mình quay lại học cách đánh gươm giáo. Thế này thì chỉ nay mai Đại Việt rơi vào bọn Tây dương mất thôi.
Uống sạch một chén rượu, Cao lại nói giọng vừa xót xa, cay đắng vừa bực dọc:
– Huynh nói đi. Đất trời Đại Nam mênh mông, văn hiến rực rỡ, hào kiệt tự ngàn xưa dồi dào, mà sao nay dân tình ngày càng khốn khổ, quan lại ngày càng dốt nát, tham tàn, những kẻ sĩ có tài muốn làm điều ích quốc lợi dân thì không chốn dung thân?
Nguyễn nhìn Cao đầy thông cảm. Tuy tuổi nhiều hơn Cao, làm quan đến Thượng thư bộ Binh còn Cao chỉ là chân Hành tẩu bộ Lễ nhưng Nguyễn rất quý Cao, nể Cao và phục sự hiểu biết của Cao. Từ sau khi đi Giang Lưu Gia Ba về, Nguyễn lại càng phục Cao, coi như bậc thầy. Nghĩ đến việc nước, Nguyễn vẫn ước ao: giá như Cao được làm phụ chính cho nhà vua thì phúc cho nước nhà biết bao. Thế nhưng, từ khi gặp nhau dưới chân đỉnh Vân Phong (Quảng Ngãi) biết lý do Cao bị đẩy đi, Nguyễn càng lo. Rõ ràng, Trương Đăng Quế rất không thích Cao, sợ sự hiểu biết cũng như tính cách bất phục tùng của Cao có thể làm rối loạn quan triều, nên chỉ giao cho Cao một công việc đọc, ghi chép sử sách tài liệu không đụng đến chính sự. Nguyễn đã vài lần nhắc Cao thu mình lại mà Cao vẫn không nghe. Gặp thời Tự Đức lên ngôi – một ông vua trẻ thích văn thơ, Cao được gọi vào. Khôn ngoan biết giấu mình như con rồng tạm ngủ yên dưới đáy sâu, nhưng Cao lại hiếu thắng muốn phô trương và coi thường cả thiên hạ, đến mức muốn trổ tài mình át cả quân vương. Cứ sống kiểu này, có ngày đệ ấy bị hại mất.
Đúng là hôm nay đệ ấy bị đẩy về Quốc Oai – có nghĩa là bị loại khỏi chốn triều đường. Con chim đại bàng giang đôi cánh rộng “tếch mái rừng Nhan Khổng” “toan vượt bể Trình Chu” “chí xông pha nào quản chông gai” “tài bay nhảy ngại chi gian khổ” giờ đã bị trói cánh quẳng về rừng già. Xót xa thay, qua bao tai hoạ hiểm nguy, con người ấy đã hiểu được bao điều mới, học được bao điều hay có lợi cho đất nước mà không được dùng. Oái oăm thay mà cũng nghiệt ngã thay! Thế nhưng, sao đệ ấy bị loại nhanh thế? Có điều gì nghiêm trọng khác ư? Nhớ lại những chuyện vừa qua, Nguyễn nói:
– Họ không chỉ coi đệ là người thừa mà còn coi đệ là cái gai nhọn cần phải nhổ. Thế nhưng gần đây, đệ có đi lại hoặc gặp gỡ ai không?
– Không. Đệ vẫn ngày ngày vào bộ làm việc. Thỉnh thoảng gặp Nguyễn Văn Siêu và huynh.
– Từ ngày Đào Trí Phú bị cách chức đến nay đệ có gặp không?
– Không! À – mà có. Cách đây năm hôm, Đào về Kinh, đệ cùng Đào đến vấn an sức khỏe Hồng Bảo.
Lúc này, Cao mới sững người ra. Hơn một năm nay từ ngày Hồng Nhậm lên ngôi, triều đình chia thành hai phe rõ rệt, phe ủng hộ Hồng Bảo vô cùng căm ghét phe ủng hộ Hồng Nhậm do Trương Đăng Quế đứng đầu. Vì vậy vào triều, luôn ngầm chống đối nhau. Thế nhưng, phe cầm quyền rất mạnh, Trương Đăng Quế nắm quyền lực cao nhất, tìm cách đẩy người thân của Hồng Bảo ra xa, không cho liên kết với nhau. Sau khi cùng Trí Phú đi Giang Lưu Ba về, Cao bị coi là có tư tưởng phản nghịch, chống lại triều đình, bị lưu đày Quảng Nam. Sau vụ chính biến, Cao càng bị theo dõi. Còn Đào Trí Phú đang làm Bố Chính Quảng Nam, bị vu tội, phải cách chức. Thế mà Cao lại dám đi cùng Phú đến gặp Hồng Bảo.
Nguyễn nhìn Cao:
– Đệ là người thông tuệ hơn người, thế mà lại không hiểu một điều hiển nhiên: dưới gầm trời Đại Nam này: nghĩ khác cái nghĩ của quân vương là phạm tội đại nghịch rồi. Thế là người cầm quyền không chỉ coi đệ là cái gai mà còn coi đệ là kẻ phản nghịch, là thùng thuốc nổ nguy hiểm phải loại khỏi chốn kinh thành.
Nguyễn dừng lại một lát rồi nói thêm với Cao:
– Đệ về quê cũng cần bảo trọng. Tai mắt của Trương có mặt khắp nơi.
Cao đã trở lại bình tĩnh, nghe Nguyễn nói vậy bèn trả lời:
– Thế là Đại Nam mênh mông mà Quát này không chốn dung thân. Nguyễn Quý Tân bỏ đây mà về. Huynh thì cố xin trí sĩ mà bò vàng đủng đỉnh… Chỉ còn Phương Đình (Nguyễn Văn Siêu) thì cúc cung tận tụy nơi lầu son gác tía chật chội. Những ngày tới sẽ thế nào đây?
Trời đã chiều, gió nam Lào lồng lộng, thuyền nhích từng thước một. Cao cúi đầu ra khỏi khoang rồi đứng lên phía mũi thuyền, ngước nhìn bầu trời bát ngát. Nguyễn ngồi yên, nhìn theo lòng băn khoăn tự hỏi: chàng trai có chí lớn rời Kinh thành Phú Xuân về Thăng Long cố đô, sẽ sống thế nào đây? Nơi ấy, Nguyễn biết có biết bao nhân tài. Nơi ấy có bao nhiêu bậc khí phách không chịu tuân theo sự trói buộc của nhà Nguyễn này. Nhớ lại giọng nói vừa có tính chế diễu vừa bực dọc xót xa của Cao khi nói về triều đình, Nguyễn chợt nhớ đến lời người xưa “Quân hữu đại quá tắc gián, phản phúc chi nhi bất thính, tắc dịch vị” – vua đối với ta thiếu lễ độ thì nên bỏ đi ngay, nhất định đệ ấy sẽ đi. Còn về đó có làm được gì và sẽ làm gì, Nguyễn thấy lo lo. Ở đó có bao người chống đối nhà Nguyễn này. Đệ ấy có tài nhưng cao ngạo mà cũng dễ tin người, liệu có chịu yên. Hai chữ Quân – Thần (vua – tôi) liệu đệ ấy có giữ được. Đang miên man nghĩ vậy, chợt Cao gọi:
– Nguyễn huynh, ra ngoài này.
Nguyễn bước ra, đứng lên: mặt trời xuống gần đỉnh núi, đỏ rực. Bầu trời thu mênh mang màu đỏ ối trùm lên những đỉnh núi xanh chập chùng. Dòng Hương Giang vừa chứa màu thẩm xanh của rừng, vừa rực lên màu đỏ của lửa, đẹp một cách hùng vĩ. Cao vừa chỉ về phía thượng nguồn, vừa nói:
– Sông Hương đẹp quá, như thanh kiếm dựng lên giữa trời vậy!
Nguyễn ngạc nhiên trước cách ví táo bạo ấy, miệng lẩm bẩm “đẹp thật!”. Còn Cao nhìn đắm đuối, trong mắt hình như có lửa: lửa từ bầu trời đỏ cháy hay từ sóng nước hắt lên hay lửa trong lòng bừng lên cũng không biết nữa. Nguyễn nghe giọng Cao âm vang: Trường Giang như kiếm lập thanh thiên – con sông dài như lưỡi gươm dựng giữa trời xanh. Nguyễn rùng mình! Cái gì đã bùng lên trong lòng người bạn trẻ tài ba bị rẻ rúng này. Cao là con chim đại bàng bị vặt hết lông cánh bị ném vào rừng sâu hay con hổ lớn được trở về với đại ngàn, Nguyễn cũng không biết nữa. Nguyễn chợt nhớ lời nói của Mạnh Tử: “Quân thị thần như thổ giới/ Thần thị quân như khấu cừu” (vua coi tôi như cỏ rác, tôi coi vua như kẻ thù), đệ ấy định chống lại triều đình ư? Có lẽ nào! Đạo quân – thần lẽ nào đệ ấy dám đơn sai. Nguyễn ngoảnh sang phía trái ngoái nhìn phía Thành Nội đang sẫm đi trong bóng chiều, thấy mình bây giờ cũng là người thừa ở chốn kinh kỳ xám xịt này. Nguyễn thèm trở về với non Hồng xanh biếc mênh mông, gác đầu lên đá mà ngủ. Thế nhưng Nguyễn cũng hiểu Kinh thành Phú Xuân cùng với Thăng Long là nơi hội tụ bao nhiêu giá trị tinh hoa mà Nguyễn cũng lớn lên từ đó, Nguyễn đã ba mươi năm sống cùng nó, vì nó. Giờ ra đi, Nguyễn không muốn để lại chỉ một tiếng cười…
Nguyễn hỏi Cao:
– Bao giờ đệ rời khỏi đây?
– Ngày kia.
– Đệ có thể nán lại vài hôm được không?
– Để làm gì?
– Tối rằm này, ta muốn làm một đêm hát ca trù từ biệt kinh thành.
Cao nhìn Nguyễn: thật là một ý hay. Huynh ấy bao giờ cũng khác người, hơn người, bèn vui vẻ nói:
– Hay quá! Làm sao mà đệ có thể vắng mặt trong một đêm hát ca trù đầy ý vị như thế.
Trăng rằm vừa mới nhô lên sau rặng tre ngà thì ở sân dinh Phủ Doãn Thừa Thiên hàng chục đèn lồng màu đỏ đã được treo quanh sân, dọi ánh hồng xuống hàng chục chiếu hoa cạp đỏ đã trải khắp mặt sân. Hơn chục đào nương, nhạc công, tay phách, tay đàn, tay trống đã có mặt, vừa ăn trầu, vừa dùng trà, chuyện cười rôm rả. Ánh sáng từ những chiếc đèn lồng tỏa ra làm tăng thêm sắc hồng trên mặt mỹ nhân, làm lung linh thêm những bộ quần áo màu hồng, màu tía. Cả một góc sân như hoa, như ảnh. Dinh Phủ Doãn Thừa Thiên chưa có đêm nào rực rỡ như đêm nay. Trong phòng khách, ngài Nguyễn Công Trứ đang chuyện trò cùng các quan khách bầu bạn và văn nhân tài tử đất kinh kỳ. Thỉnh thoảng, Nguyễn lại nhìn ra ngoài trời như đợi ai đó. Chợt một bóng đèn lồng xuất hiện, một chiếc xe song mã của Hoàng tộc đi tới, Võ Trọng Bình vội ra đón: Tùng Quốc Công Miên Thẩm, Tuy Lý vương Miên Trinh vừa xuống xe. Cao Bá Quát cũng bước xuống sau cùng. Nguyễn Công Trứ cũng vội bước ra đón. Mọi người cùng đứng dậy chào. Khi mọi người đã an vị, Nguyễn áo dài đen, khăn đóng, quần trắng, guốc mộc đứng dậy chắp tay chào mọi người rồi nói:
– Thưa các vị: ba mươi năm trước khi tóc còn xanh Trứ đặt chân đến Phú Xuân. Nay đầu đã bạc, được hoàng thượng ban ân, Trứ được về với non Hồng. Ba chục năm qua, Trứ chịu nhiều ân sủng của triều đình và ân tình của dân chúng và bạn bè nơi đây. Giờ ra về không có gì để lại, Trứ chỉ có đêm hát ca trù, hát những bài Trứ làm từ lúc hàn vi cho đến hôm nay, xin gửi lại kinh thành cuộc đời của Nguyễn, tấm lòng của Nguyễn. Xin kính mời quý vị.
Mọi người đứng dậy, ra sân. Các đào nương và nhạc công đứng dậy cúi chào. Nguyễn mời Miên Thẩm và Miên Trinh ngồi vào chiếu giữa. Miên Thẩm đưa mắt nhìn quanh: dưới ánh đèn lồng mặt người và trang phục hồng lên mờ ảo chẳng khác gì trong Duyệt Thị Đường. Bỗng Nguyễn Công Trứ đứng dậy:
– Kính thưa các vị. Đêm nay, phủ đường có các tao nhân mặc khách, có đàn, có hát, có mỹ nhân, tưởng cũng là quý lắm rồi. Thế nhưng, thiếu vẻ đẹp của tự nhiên, niềm vui như mất đi một nửa. Ông trời cũng quý chúng ta, đêm nay ban cho chúng ta trăng vàng rười rượi, xin cho tắt những chiếc đèn lồng kia để chúng ta được hòa cùng non nước.
Những chiếc đèn lồng vụt tắt và mọi người như sững lại: ai cũng cảm thấy như trăng vàng bây giờ mới ùa xuống, sân dinh trở nên trong trẻo và khuôn mặt mọi người rạng rỡ thuần khiết. Họ ngẩng đầu lên: vòm trời cao rộng mênh mông, mở ra khoảng không gian vô tận. Muôn ngàn ngôi sao lấp lánh như cùng chứng giám, cùng vui với họ, vẫy gọi mọi người hướng tới sự khoáng đạt khôn cùng. Khí trời lành lạnh, Miên Thẩm hít căng lồng ngực, nhìn bầu trời lồng lộng, không hiểu sao mà mình chưa bao giờ có cảm giác sảng khoái như lúc này. Kìa! Trống đã vang lên ba tiếng, và tiếng đàn đáy cũng rành rõ vang lên. Tiếng phách trong tay một đào nương trẻ cũng ríu ran gõ nhịp. Từ đôi môi xinh những âm thanh trong trẻo vang lên:
Vòng… trời… đất i…i…i… dọc i i ngang ngang… dọc.
Thẩm như bị cuốn hút vào những lời thơ mạnh mẽ, hào hứng, nói lên chí làm trai của Nguyễn Công Trứ.
Chí làm trai Nam Bắc Đông Tây
Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể
Nhìn Nguyễn Công Trứ đang ung dung ngồi nghe, dưới mái tóc bạc, khuôn mặt dãi dầu mưa nắng vẫn bình thản, Miên Thẩm lòng đầy cảm phục, thầm nghĩ: huynh ấy đã làm được điều huynh ấy muốn, thật là một đấng anh hào. Tiếng đàn, tiếng phách, tiếng hát hòa quyện vào nhau không dồn dập mà thong thả thấm vào lòng người, Miên Thẩm nhìn Miên Trinh gật gù. Hết bài chí “Chí Nam nhi” rồi chuyển sang bài “Có chí thì nên” mà hai anh em vẫn như cuốn theo tiếng hát tiếng đàn. Khi ca nương dừng hát, buông phách đứng dậy cúi chào, tiếng vỗ tay rào rào, Miên Thẩm như bừng tỉnh. Thấy nhiều người đặt tiền thưởng, vội sai gia nhân đặt một đồng tiền lớn xuống mặt chiếu.
Một phường hát khác bước ra chào. Thoáng nhìn Miên Thẩm nhận ra ngay ngài Bùi Đính – nhạc công cũ của hoàng cung và Hoàng Lan, con gái của ngài. Giáo phường này mà hát thì tuyệt vời. Giọng Hoàng Lan đã trong trẻo cất lên:
– Dạ kính thưa ngài Tùng quốc công và ngài Tuy Lý vương cùng các vị quan khách. Với Nguyễn tướng công, sống không chỉ lo làm nên công nghiệp mà còn phải biết nhiều thú ăn chơi, tiện nhi xin hát một bài “Chơi cho phỉ chí”.
Mọi người vỗ tay. Hoàng Lan ngồi xuống cầm phách. Bùi công thử tiếng đàn. Nguyễn Công Trứ vội đến cạnh người đánh trống chầu. Đã biết tài của ngài Phủ Doãn, anh ta vội trao roi chầu cho Nguyễn. Nguyễn ngồi xếp tròn, đĩnh đạc gõ vào trống ba tiếng, cây đàn trong tay Bùi công ngân lên. Bàn tay ngọc ngà của Hoàng Lan giơ lên hạ xuống, tiếng phách vang lên giòn giã:
Giọng ngâm của Hoàng Lan trong trẻo hòa cùng tiếng đàn như hút lấy hồn người. Miên Thẩm nhìn Nguyễn: dưới ánh trăng, gương mặt như trẻ lại, tươi tỉnh hơn. Đôi tay thỉnh thoảng lại gõ vào mặt, vào tang trống, như khen ngợi, như giục giã, nhưng mắt Nguyễn lại luôn nhìn vào gương mặt thanh tú đượm buồn của Hoàng Lan một cách trìu mến. Trai anh hùng gái thuyền quyên này biết nhau từ lâu rồi chăng? Vừa chợt nghĩ đến điều đó thì Miên Thẩm vội gạt đi, tâm trí đuổi theo tiếng hát:
Chơi cho lịch mới là chơi
Chơi cho đài các cho người biết tay.
Nhìn thấy Nguyễn vừa nghe, vừa ngắm, vừa gõ trống, vừa gật gù, Miên Thẩm chợt nhận ra: thú hát ả đào quả là lôi cuốn và hoàn hảo: có mỹ nhân, có muôn cung bậc âm thanh hòa điệu cùng trăng vàng và gió mát, nỗi lòng thi nhân như hòa điệu cùng vũ trụ thì có niềm sung sướng nào bằng. Quả thật, Nguyễn Công Trứ biết ăn chơi hơn người. Trăng đã đứng ở đỉnh đầu, phường hát của Bùi Công đã sang chiếu bên, nhường chỗ cho phường hát khác. Một đào nương mặc chiếc áo lụa nhung màu huyết dụ, đầu vấn vành khăn nhung đen tròn trịa, mái tóc mượt mà rẽ sang hai bên làm rạng ngời gương mặt hoa sen với đôi môi hồng xinh xắn, tay cầm phách ngồi vào chiếu. Nguyễn Công Trứ bước ra:
– Thưa quý vị. Trứ ngày nay được vua cho về nghỉ thỏa lòng mong ước bấy nay, có làm bài hát nói để tỏ lòng mình, xin được mời đào nương Bích Tiên hát hộ, mời Cao đệ cầm chầu, còn Trứ tôi xin được hòa đàn. Xin được coi bài hát này là lời chào tiễn biệt.
Nhận cây đàn từ tay nhạc công, Nguyễn ngồi xuống, dạo thử mấy cung, Cao Bá Quát gõ ba tiếng vào mặt trống, bàn tay ngọc ngà của Bích Tiên cầm đôi phách đen bóng khẽ đưa lên hạ xuống, âm thanh vang giòn giã cùng tiếng hát mượt mà vút lên:
Giọng của người hát trong trẻo, thong thả mà tròn vành rõ chữ. Tiếng đàn trong tay Nguyễn cũng nhịp nhàng hòa theo, trống chầu thỉnh thoảng điểm. Miên Thẩm và mọi người lắng nghe, tiếng hát không kéo dài quá như Nam ai Nam bình mà vừa trầm vừa thong thả đỡ cho tiếng hát và ý tứ từ từ thấm vào lòng người, khiến cho người nghe vừa chiêm nghiệm vừa hòa cùng tâm trạng của người viết. Ca Trù quả là thú chơi hội đủ những điều cần thiết mà trọn vẹn cho cả tài tử và giai nhân.…Mặc xa mã thị thành không dám biết
Thú yên hà trời đất để riêng ta…
Tai nghe giọng hát thanh thoát mà ngọt ngào, nhìn Công Trứ vừa thong thả vừa gật gù đắc ý, Miên Thẩm thầm phục cốt cách lão thực của con người độc đáo này. Khi đào nương ngân nga:
Nào ai… ai… biết… chăng là
Cũng là lúc tiếng đàn tiếng phách khoan thai đỡ cho tiếng hát liền mạch.
1961– Ấn Độ thôn tính Daman và Diu, một phần của Ấn Độ thuộc Bồ Đào Nha.
1963 – Zanzibar giành được độc lập từ Anh Quốc, trở thành một quốc gia quân chủ lập hiến dưới quyền cai trị của Sultan Jamshid bin Abdullah.
1980 – Thông tấn xã Yonhap được thành lập, hiện là thông tấn xã lớn nhất của Hàn Quốc.
1984 – Tuyên bố chung Trung-Anh được ký kết tại Bắc Kinh giữa Đặng Tiểu Bình và Margaret Thatcher, nói rằng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sẽ khôi phục quyền chủ quyền đối với Hồng Kông và việc Anh Quốc hoàn trả Hồng Kông cho Trung Quốc có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 1997.
Trong một tháng có 2 loại ngày tốt, ngày xấu; trong một ngày lại có 6 giờ tốt, 6 giờ xấu gọi chung là Ngày/giờ Hoàng đạo (tốt) và Ngày/giờ Hắc đạo (xấu). Người Việt Nam từ xưa đều có phong tục chọn ngày tốt và giờ tốt để làm những việc lớn như cưới hỏi, khởi công làm nhà, nhập trạch, ký kết, kinh doanh v.v.v.
Ngày 9 tháng 11, năm 2015 là ngày Hắc đạo , các giờ tốt trong ngày này là: ất Sửu, Mậu Thìn, Canh Ngọ, Tân Mùi, Giáp Tuất, ất Hợi
Trong ngày này, các tuổi xung khắc nên cẩn thận trong chuyện đi lại, xuất hành, nói chuyện và làm các việc đại sự là: Tân Hợi, Đinh Hợi
Xuất hành hướng Đông Bắc gặp Hỷ thần: niềm vui, may mắn, thuận lợi. Xuất hành hướng Nam gặp Tài thần: tài lộc, tiền của, giao dịch thuận lợi.
Xem sao tốt và việc nên làm và nên kiêng
Trong Lịch vạn niên, có 12 trực được sắp xếp theo tuần hoàn phân bổ vào từng ngày. Mỗi trực có tính chất riêng, tốt/xấu tùy từng công việc. Ngày 9 tháng 11, năm 2015 là Trực Chấp: Tốt cho các việc tạo tác, sửa giếng, thu người làm. Xấu cho các việc xuất nhập vốn liếng, khai kho, an sàng.
Mỗi ngày đều có nhiều sao Tốt (Cát tinh) và sao Xấu (Hung tinh). Các sao Đại cát (rất tốt cho mọi việc) như Thiên đức, Nguyệt đức, Thiên ân, Nguyệt ân. Có những sao Đại hung (rất xấu cho mọi việc) như Kiếp sát, Trùng tang, Thiên cương. Cũng có những sao xấu tùy mọi việc như Cô thần, Quả tú, Nguyệt hư, Không phòng, Xích khẩu… – xấu cho hôn thú, cưới hỏi, đám hỏi nói chung cần tránh. Hoặc ngày có Thiên hỏa, Nguyệt phá, Địa phá… xấu cho khởi công xây dựng, động thổ, sửa chữa nhà cửa nói chung cần tránh.
Khi tính làm việc đại sự, cần kiểm tra ngày Hoàng Đạo, Hắc Đạo. Xem công việc cụ thể nào, để tránh những sao xấu. Chọn các giờ Hoàng đạo để thực hiện (hoặc làm tượng trưng lấy giờ)
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Câu nói Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh trong một bức thư của Hồ Chí Minh gửi những người lính của Việt Minh ở Hà Nội những ngày đầu toàn quốc kháng chiến đã được nhắc đến như một biểu tượng cho sự hy sinh vì nền độc lập của đất nước Việt Nam.[1]
Ngày 3 tháng 12 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về làng Vạn Phúc, Hà Đông, sống trong nhà ông Nguyễn Văn Dương. Tại đây, vào ngày 19 tháng 12, trên căn gác xép nhỏ ông đã viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, dùng để phát động cuộc kháng chiến chống Pháp vào cuối năm, sau khi những nỗ lực đàm phán hòa bình giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hoà với Pháp, vào giữa năm 1946, để công nhận một nước Việt Nam độc lập, không thành công. Văn bản này đã được Trường Chinh chỉnh sửa một số chi tiết trước khi được Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc.
Nội dung toàn văn của “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” đã được in trong Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 4, trang 480, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội1995 như sau:
Hỡi đồng bào toàn quốc!
Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa!
Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
Hỡi đồng bào!
Chúng ta phải đứng lên!
Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp, cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.
Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!
Giờ cứu quốc đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước.
Dù phải gian khổ kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta!
Park Geun-hye (Hangul: 박근혜, Hanja: 朴槿惠, sinh 1952) là một nữ chính trị gia Hàn Quốc. Kể từ ngày 25 tháng 2 năm 2013, bà nhậm chức Tổng thống Hàn Quốc và là nữ tổng thống đầu tiên trong lịch sử Hàn Quốc.[3] Bà từng là Nghị sĩ Quốc hội Hàn Quốc, cựu chủ tịch đảng Saenuri.
Sinh ngày 2 tháng 2 năm 1952 tại Samdeok-dong Jung-gu, Daegu, bà là con gái lớn của cố tổng thống Hàn QuốcPark Chung Hee. Mẹ là Yuk Young-soo. Bà có một em trai, Park Ji-man, và một em gái, Park Seoyeong. Bà tốt nghiệp trường trung học Seongsim ở Seoul năm 1970, tốt nghiệp cử nhân kỹ thuật điện từ Đại học Sogang năm 1974. Bà sang Pháp nghiên cứu tại Đại học Grenoble, nhưng đã phải về nước khi mẹ bà chết. Park nhận bằng tiến sĩ danh dự từ Đại học Văn hóa Trung Hoa tại Đài Loan năm 1987, Đại học quốc gia Pukyong và KAIST năm 2008, Đại học Sogang năm 2010.
Park tự cho mình mô là một người không theo tôn giáo nào cả. Tuy nhiên bà ít nhiều gắn bó với thành phần Phật tử do ảnh hưởng của mẹ, nhưng rồi cũng gần gũi với một số tín đồ Tin Lành tên tuổi.
Mẹ bà bấy giờ là Đệ nhất phu nhân bị Mun Se-gwang, điệp viên Bắc Triều Tiên sinh ra ở Nhật Bản, giết chết. Mun là thành viên của Tổng Hội Cư dân Triều Tiên tại Nhật Bản, tuân lệnh chính phủ Bắc Triều Tiên hạ sát Yuk Young-soo tại Nhà hát Quốc gia Hàn Quốc, Seoul ngày 15 tháng 8 năm 1974. Kể từ đó, Park Geun-hye lãnh nhiệm vụ làm đệ nhất phu nhân cho đến năm 1979 khi cha bà cũng bị ám sát bởi chính giám đốc tình báo Hàn Quốc là Gim Jaegyu ngày 26 Tháng 10 năm 1979. Tình hình chính trị Hàn Quốc lúc bấy giờ rất căng thẳng. Các nhân vật đối lập đều bị quản thúc hoặc xách nhiễu. Năm 2007, Park Geun-hye đã lên tiếng tỏ việc hối tiếc về lập trường đàn áp đối lập của Park Chung Hee.
Về mặt kinh tế Park Geun-hye tỏ ra dè dặt trong việc kiểm soát quyền lực của các chaebol chi phối kinh tế Hàn Quốc. Đối với Bắc Triều Tiên, bà cam kết thực hiện hai chính sách song song, vừa cải thiện quan hệ, vừa răn đe mạnh mẽ hướng tới một cuộc họp mặt thượng đỉnh với lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong-un.
Park Geun-hye lên tiếng sẵn sàng nối lại viện trợ nhân đạo cho Bắc Triều Tiên, vốn bị Tổng thống Lee Myung-bak đình chỉ từ khi lên nắm quyền. Tuy nhiên chính sách đó sẽ bị hạn chế bởi thành phần chủ chiến trong đảng cũng như mối bang giao quốc tế vì nhiều nước đòi trừng phạt Triều Tiên về vụ phóng tên lửa tháng 12 năm 2012.
Tham gia chính trường
Trước khi được bầu làm tổng thống, bà Park từng là nghị sĩ quốc hội 5 khóa liên tiếp và đã kinh qua chức vụ Chủ tịch Ủy ban ứng phó khẩn cấp của đảng Saenuri. Park được bầu là nghị sĩ đại diện đảng Tân quốc gia khu vực Dalseong, Daegu, vào năm 1998 bởi cuộc bầu cử phụ, và được bầu thêm ba lần trong cùng một khu vực bầu cử giữa năm 1998 và 2008, là nghị sĩ cho đến tháng tư năm 2012. Trong năm 2012, Park công không chạy đua ghế đại diện cử tri trong cuộc bầu cử thứ 19 ở Dalseong hoặc bất cứ nơi nào khác, nhưng lại chạy đua tranh cử một vị trí đại diện theo tỷ lệ cho đảng Saenuri, nhằm lãnh đạo chiến dịch bầu cử của đảng[4]. Bà được bầu làm đại diện theo tỷ lệ trong cuộc bầu cử lập pháp tháng 4 năm 2012.
Do thất bại trong việc luận tội Tổng thống Roh Moo-hyun và vụ bê bối hối lộ của ứng cử viên tổng thống năm 2002 Lee Hoi-chang tiết lộ vào năm 2004, đảng Saenuri đã phải đối mặt với một thất bại nghiêm trọng trong cuộc tổng tuyển cử năm 2004. Park được bổ nhiệm làm chủ tịch của đảng và chỉ đạo những nỗ lực trong bầu cử. Trong cuộc bầu cử, đảng Tân dân tộc mất vị trí đa số của mình, nhưng đã có thể đạt được 121 ghế, được nhiều người coi là được coi là một thành tựu lớn trong hoàn cảnh không thuận lợi như vậy đối với đảng này[5][6]. Là chủ tịch đảng Saenuri, Park đã giúp đảng của bà giành thắng lợi đáng kể trong các cuộc bầu cử địa phương và thực sự đã giành được một đa số vào năm 2006. Trong chiến dịch ngày 20 tháng năm 2006, Ji Chung-ho, một tên tội phạm 50 tuổi với 8 tiền án trước đó đã rạch mặt bà bằng một con dao, gây ra một vết thương dài 11 cm trên khuôn mặt của bà, phải khâu 60 mũi và nhiều giờ phẫu thuật.[7][8].
Một giai thoại nổi tiếng từ sự kiện này xảy ra khi Park đã phải nhập viện sau vụ tấn công. Từ đầu tiên mà bà nói với thư ký của mình sau khi hồi phục từ vết thương là “Daejeon thế nào rồi?” Sau đó, ứng cử viên của đảng Saenuri giành thắng lợi trong cuộc bầu cử thị trưởng của thành phố Daejeon mặc dù xếp sau hơn 20 điểm phần trăm trong các cuộc thăm dò ý kiến đến thời điểm đó Bản mẫu:CN. Ngoài ra, trong nhiệm kỳ chủ tịch đảng Saenuri giữa năm 2004 và 2006, đảng Saenuri đã giành chiến thắng trong tất cả 40 cuộc bầu cử lại và các cuộc bầu cử phụ, trong đó phần lớn đã được ghi nhận có vào ảnh hưởng và những nỗ lực của Park [9][10]. Điều này đã khiến Park có biệt danh “Nữ hoàng của các cuộc bầu cử”. Ngày 12 tháng 2 năm 2007, Park đã có chuyến thăm được công bố rộng rãi đến Đại học Harvard ở Cambridge, Massachusetts, Hoa Kỳ. Chuyến thăm của bà tại Trường chính quyền Kennedy, nơi bà phát biểu trước một đám đông chật cứng khán giả, bà đã nói rằng muốn “cứu” Hàn Quốc và ủng hộ một mối quan hệ mạnh mẽ hơn giữa Hàn Quốc và Hoa Kỳ[11][12].
^Guray, Geoffrey Lou (ngày 19 tháng 12 năm 2012 at 12:18 PM EDT). “South Korea Elects First Female President — Who Is She?”. PBS NewsHour. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2012.Đã định rõ hơn một tham số trong |author= và |last= (trợ giúp);Đã định rõ hơn một tham số trong |author= và |last= (trợ giúp);Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
^“The Republic of Korea and the United States:Our Future Together”. Institute for Corean-American Studies, Inc. Ngày 21 tháng 2 năm 2007. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2012. An Address Delivered at the ARCO (John F. Kennedy Jr.) Forum, John F. Kennedy School of Government Harvard University
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm thư viện hình ảnh và phương tiện truyền tải về Park Geun-hye
Titanic là một bộ phim thảm hoạlãng mạn có yếu tố lịch sử của Mỹ phát hành năm 1997, do James Cameron làm đạo diễn, viết kịch bản, đồng sản xuất, đồng biên tập và hỗ trợ tài chính một phần. Phim lấy ý tưởng dựa trên vụ đắm tàuRMS Titanic nổi tiếng trong lịch sử vào năm 1912, với sự tham gia của các diễn viên chính Leonardo DiCaprio và Kate Winslet trong vai hai con người đến từ hai tầng lớp khác nhau trong xã hội, họ đem lòng yêu nhau trên chuyến ra khơi đầu tiên của con tàu xấu số.
Cảm hứng của Cameron cho bộ phim đến từ sự say mê của ông với những xác tàu đắm (chính ông đã khẳng định như vậy); ông muốn truyền tải một thông điệp tình cảm từ thảm hoạ và thấy rằng một câu chuyện tình lãng mạn kết thúc bằng sự ra đi của một trong hai người sẽ giúp ông làm được điều này. Quá trình sản xuất phim bắt đầu từ năm 1995, khi Cameron bắt đầu quay cảnh xác chiếc Titanic đắm nằm dưới đáy đại dương. Các phân cảnh hiện tại được quay trên tàu Akademik Mstislav Keldysh, và đây cũng là nơi Cameron sử dụng làm chỗ ở và căn cứ cho đoàn làm phim khi quay cảnh xác tàu. Một con tàu Titanic mới cũng đã được dựng lại ở Playas de Rosarito thuộc Baja California; các mô hình thu nhỏ và công nghệ mô phỏng hình ảnh trên máy tính được sử dụng để tái tạo cảnh tàu chìm. Kinh phí thực hiện bộ phim do Paramount Pictures và 20th Century Fox cung cấp, và vào thời điểm đó, đây là bộ phim có kinh phí cao nhất trong lịch sử, với tổng mức đầu tư ước tính khoảng 200 triệu đô la Mỹ.[2][3][4]
Phát hành vào ngày 19 tháng 12 năm 1997, bộ phim đã giành được thành công vang dội cả về doanh thu và chuyên môn. Trong số mười bốn giải Oscar được đề cử, phim giành chiến thắng ở mười một hạng mục, trong đó có giải Phim hay nhất và Đạo diễn xuất sắc nhất, bằng với kỷ lục của Ben Hur (1959) về phim giành được nhiều giải Oscar nhất. Với doanh thu trên 1,84 tỷ đô la Mỹ trong lần phát hành đầu tiên, phim cũng trở thành bộ phim đầu tiên vượt qua mốc doanh thu 1 tỷ đô la Mỹ. Titanic giữ ngôi vị bộ phim có doanh thu cao nhất mọi thời đại, cho tới khi một bộ phim khác cũng của Cameron ra mắt năm 2009, Avatar vượt qua lợi nhuận của nó vào năm 2010. Một phiên bản 3D của bộ phim, phát hành ngày 4 tháng 4 năm 2012 (thường gọi là Titanic 3D) kỷ niệm một thế kỷ kể từ vụ đắm tàu, mang về thêm 343,6 triệu đô la Mỹ toàn cầu, đưa doanh thu trên toàn thế giới của Titanic lên mốc 2,18 tỷ đô la Mỹ. Đây là bộ phim thứ hai vượt mốc 2 tỷ đô la Mỹ trên toàn thế giới (sau Avatar).
Năm 1996, nhà săn tìm kho báu Brock Lovett và đội của ông lên chiếc tàu nghiên cứu Keldysh đến vị trí xác tàu RMS Titanic huyền thoại nhằm tìm kiếm một chiếc vòng cổ có đính một viên kim cương rất hiếm, Trái tim của Đại dương. Họ vớt được một chiếc két, bên trong có bức tranh một người phụ nữ trẻ khỏa thân trên mình chỉ đeo chiếc vòng cổ đó thôi. Bức tranh đề ngày 14 tháng 4 năm 1912, ngày chiếc tàu Titanic va phải tảng băng trôi. Bà lão Rose Dawson Calvert, sau khi biết tin này qua truyền hình, nhận mình chính là người phụ nữ trong bức tranh, tới thăm Lovett và kể lại cho anh nghe những trải nghiệm của bà trên con tàu Titanic.
Năm 1912 ở cảng Southampton, cô gái 17 tuổi Rose DeWitt Bukater, cùng với vị hôn phu của mình là Cal Hockley và mẹ mình, Ruth lên tàu Titanic ở khoang hạng nhất. Ruth nhấn mạnh rằng hôn lễ của Rose sẽ giải quyết được các vấn đề tài chính hiện tại của gia đình DeWitt Bukaters. Phẫn uất với sự sắp đặt này, Rose định tự tử bằng cách nhảy xuống biển từ phía đuôi tàu; nhưng được Jack Dawson, một hoạ sĩ nghèo không một xu trong túi, thuyết phục cô đừng làm vậy. Bị phát hiện đang ở cùng với Jack, Rose nói với Cal rằng cô đang vươn người ra ngoài thành tàu để xem chân vịt và được Jack cứu khỏi ngã xuống biển. Cal vẫn thờ ơ, nhưng khi được Rose nhắc cần phải có chút gì để cảm ơn, anh đã cho Jack một số tiền nhỏ. Khi Rose hỏi chẳng lẽ việc cứu mạng cô lại có ý nghĩa ít ỏi với anh như vậy, Cal đã mời Jack tới ăn tối với họ ở khoang hạng nhất vào đêm hôm sau. Jack và Rose dần gây dựng một mối quan hệ bạn bè thân thiết, dù cho Cal và Ruth khá lo ngại về anh. Trong bữa tối đêm hôm sau, Rose bí mật đi theo Jack tới một bữa tiệc ở khoang hạng ba.
Biết rằng Cal và Ruth không bằng lòng, Rose chối từ những nỗ lực của Jack đến với cô, nhưng sau đó nhận ra rằng cô yêu anh hơn Cal. Sau buổi hẹn ở phía đuôi tàu, nơi họ nắm tay nhau “bay” trong ánh hoàng hôn trên biển, Rose đưa Jack về phòng riêng của mình và cho anh xem món quà đính hôn của Cal: Trái tim của Đại dương. Theo yêu cầu của cô, Jack vẽ bức tranh Rose khoả thân bằng chì đen, trên người chỉ đeo chiếc vòng cổ đó. Họ chạy trốn vệ sĩ của Cal đang đuổi theo và quan hệ tình dục trên chiếc ô tô nằm dưới khoang để hàng của con tàu. Hai người sau đó đã lên boong trước của con tàu, chứng kiến cảnh va chạm của nó với khối băng trôi và nghe được lời những người chỉ huy và nhà thiết kế con tàu bàn bạc về mức độ nghiêm trọng của nó.
Nhưng chuyến tàu định mệnh đã thay đổi toàn bộ số phận hành khách trên con tàu cũng như những dự tính, ước vọng của đôi tình nhân Jack và Rose. Một thảm họa đã xảy ra khiến mọi chuyện lệch khỏi quỹ đạo không còn đi theo kế hoạch: Titanic va phải một tảng băng trôi. Người ta nháo nhào tranh nhau xuống thuyền cứu hộ, thậm chí dám cướp nhau một cái áo phao. Tồi tệ hơn, giới quý tộc đã khóa cửa không cho những người thuộc tầng lớp bình dân vào khoang tàu dưới chỉ vì sợ họ tranh mất cơ hội sống của họ. Lúc này Jack đang bị kẹt bên một đường ống dẫn nước vì vướng vào một vụ vu oan, người ta nghi ngờ anh ăn cắp chuỗi ngọc trang sức quý giá của Hockley tặng Rose. Nước đang tràn vào tàu, lạnh buốt xương. May sao vì tình yêu, Rose đã không xuống thuyền cùng mẹ mà chạy đi tìm Jack, kịp thời cứu anh thoát chết trước khi nước ngập vào. Hai người chạy trốn, thoát hiểm cùng nhau cho đến khi con tàu bị dựng đứng lên rồi gãy ra làm đôi. Chỉ có một số nhỏ thoát chết còn hàng ngàn hành khách, đa phần là người thuộc tầng lớp bình dân, đã thiệt mạng. Họ chết vì cái lạnh của nước biển, họ chết vì cái lạnh lùng tàn nhẫn của một số người ham sống sợ chết.
Trong giờ phút lênh đênh giữa đại dương, Jack đã nhường người yêu một tấm phản khá to. Rose may mắn được nằm trên một tấm phản gỗ trôi dập dềnh trên mặt biển, còn Jack thì đã vĩnh viễn rời xa cô trong làn nước giá lạnh. Xung quanh cô toàn xác người chết cóng, bản thân cô cũng đã quá mệt mỏi nhưng vì lời hứa Jack, cô đã quyết tâm sống. Cô lăn mình xuống nước băng giá, vùng vẫy tới gần xác một thủy thủ để lấy cái còi. Cô thổi những hơi lạnh buốt vào chiếc còi lấy được với hy vọng sẽ gây được sự chú ý. Và rồi người chỉ huy của chiếc thuyền cứu hộ cuối cùng quay nhìn thấy cô và Rose sống sót. Sau khi đến Hoa Kỳ, cô đã trốn Cal và đổi tên thành Rose Dawson Calvert. Sau này cô được biết Cal đã cưới một cô gái khác và thừa hưởng một gia tài lớn nhưng mất hết tất cả trong cuộc khủng hoảng kinh tế lớn của Hoa Kỳ năm 1929 và Cal đã tự sát.
Ký ức buồn vui về Jack đã đi theo Rose suốt cả cuộc đời, để bây giờ bà Rose đang sắp bước sang tuổi 101 ngồi kể chuyện cho những người thăm dò tàu Titanic về một người mà bà thực sự yêu, một người đã đem đến cho bà cuộc sống chân thực. Phim kết thúc với hình ảnh bà Rose đang ngủ và mơ về con tàu Titanic dưới đáy đại dương, nơi mà bà đến với Jack, và sự xuất hiện của họ ở sảnh khoang hạng nhất được sự tán thành nhiệt liệt từ rất nhiều người trên chuyến tàu đó.
Các nhân vật
Nhân vật hư cấu
DiCaprio năm 2000
Leonardo DiCaprio trong vai Jack Dawson: Cameron nói rằng ông cần một dàn diễn viên (khi quay phim) có thể cảm thấy dường như chính họ đang thực sự đứng trên con tàu Titanic, làm sống lại được những hình ảnh sinh động nhất; và đồng thời “có thể nắm lấy nguồn sinh lực ấy và truyền nó cho Jack, […] một nghệ sĩ với trái tim vút bay”.[6] Jack được tái hiện là một chàng trai nghèo, vô gia cư đến từ Chippewa Falls, Wisconsin, một người đã từng đặt chân tới nhiều nơi trên thế giới, chủ yếu là Paris. Anh thắng hai vé lên tàu RMS Titanic trong một ván bài poker và ở khoang hạng ba cùng với một người bạn, Fabrizio. Anh bị Rose cuốn hút ngay từ cái nhìn đầu tiên và gặp cô khi cô tìm cách nhảy xuống biển từ phía đuôi tàu. Nhờ thuyết phục được cô quay trở lại mà anh có cơ hội được làm quen với các vị khách hạng nhất trong một đêm. Khi tuyển diễn viên cho vai này, nhiều diễn viên nổi tiếng, trong đó có Matthew McConaughey, Chris O’Donnell, Billy Crudup và Stephen Dorff, đã được tính đến, nhưng Cameron cảm thấy rằng một vài diễn viên đã quá lớn tuổi cho vai diễn chàng trai 20 tuổi.[7][8][9][10] “Tom Cruise tỏ ra thích thú với [vai diễn] nhân vật này, tuy vậy mức giá mời siêu sao này chưa bao giờ được bàn đến một cách nghiêm túc.”[8] Cameron cân nhắc Jared Leto cho vai diễn nhưng anh từ chối tới thử vai.[11] DiCaprio, lúc bấy giờ mới 22 tuổi, lọt vào tầm ngắm của Cameron qua đạo diễn tuyển vai Mali Finn.[7] Ban đầu, anh không muốn tham gia vai diễn này, và từ chối đọc kịch bản phân cảnh lãng mạn đầu tiên của mình trên trường quay (xem bên dưới). Cameron nói, “Anh ta đọc nó một lần, rồi bắt đầu làm loạn lên một cách ngu ngốc, và tôi không bao giờ có thể làm anh ta tập trung vào nó được nữa. Nhưng rồi trong nửa giây, một tia sáng loé lên từ thiên đường và đã làm bừng sáng khu rừng tối.” Cameron hết sức tin tưởng vào khả năng diễn xuất của DiCaprio, và nói với anh, “Nhìn này, tôi không định biến anh chàng này thành một con người bí ẩn hay kích động. Tôi cũng không định cho anh ta [cơ bắp] co giật hay [cơ thể] ủ rũ, ì ạch hay bất cứ thứ gì anh muốn đâu.” Cameron còn phần nào mường tượng nhân vật này theo hình mẫu của James Stewart.[7]
Kate Winslet trong vai Rose DeWitt Bukater: Cameron nói rằng Winslet “có thứ mà bạn đang tìm kiếm” và rằng có “một nét đặc biệt trên gương mặt, trong đôi mắt,” mà ông “chỉ biết rằng mọi người sẽ đều sẵn sàng cùng cô đi đến hết chặng đường”.[6] Rose là một cô gái 17 tuổi, xuất thân từ Philadelphia, bị buộc đính hôn với một chàng trai 30 tuổi tên là Cal Hockley để từ đó cô và mẹ mình, Ruth, có thể giữ được địa vị cao trong xã hội sau khi người cha qua đời, để lại một khoản nợ lớn cho gia đình. Rose lên tàu RMS Titanic cùng Cal và Ruth, ở khoang hạng nhất, và tại đó cô đã gặp Jack. Winslet nói về nhân vật của mình, “Cô ấy có rất nhiều thứ để hiến dâng, và cô ấy có một trái tim rộng mở. Và cô ấy muốn được phiêu lưu và khám phá thế giới, nhưng cô ấy [cảm thấy] rằng điều đó khó có thể xảy ra.”[6]Gwyneth Paltrow, Claire Danes, và Gabrielle Anwar đã được cân nhắc cho vai diễn này.[7][12][13] Khi họ từ chối, cô gái 22 tuổi Winslet đã phải trải qua một cuộc cạnh tranh quyết liệt để giành được vai diễn này. Cô gửi cho Cameron những bức thư ngắn từ nước Anh hàng ngày, và điều đó đã khiến Cameron quyết định mời cô tới Hollywood thử vai. Cũng như với DiCaprio, đạo diễn tuyển vai Mali Finn ban đầu chính là người đã đưa cô vào tầm ngắm của Cameron. Khi tìm kiếm một nàng Rose cho phim, Cameron miêu tả nhân vật này là “một hình mẫu của Audrey Hepburn” và ban đầu cũng không chắc chắn về việc chọn Winslet ngay cả sau khi bản diễn thử của cô đã gây ấn tượng với ông.[7] Sau khi diễn thử với DiCaprio, Winslet đã vô cùng ấn tượng với anh, tới mức cô nói nhỏ với Cameron, “Anh ấy quá tuyệt vời. Kể cả nếu ông không chọn tôi, thì hãy chọn anh ấy.” Winslet gửi cho Cameron một bông hoa hồng với một tấm thiệp ký tên “Từ nàng Rose của ông” và thuyết phục ông qua điện thoại. “Ông không hiểu đâu!” một hôm cô nài nỉ với Cameron khi gặp được đạo diễn trên chiếc xe Humvee của ông qua điện thoại di động. “Tôi chính là Rose! Tôi không hiểu vì sao ông vẫn còn cân nhắc bất kỳ một ai khác!” Sự kiên nhẫn, cùng với tài năng của cô, cuối cùng cũng thuyết phục được Cameron chọn cô cho vai diễn này.[7]
Billy Zane trong vai Caledon Nathan “Cal” Hockley: Cal là vị hôn phu 30 tuổi của Rose. Anh là một người đàn ông kiêu căng và tự phụ, và là người thừa kế một công ty thép ở Pittsburgh. Trong suốt chiều dài của phim, anh ngày càng trở nên ghen tuông và có những hành động độc ác để ngăn trở mối tình của Rose với Jack. Sau này anh đã tự tử vì khuynh gia bại sản sau Cuộc khủng hoảng phố Wall năm 1929. Vai diễn này ban đầu được dành cho Matthew McConaughey.[8]
Frances Fisher trong vai Ruth DeWitt Bukater: người mẹ goá của Rose, người sắp đặt lễ đính hôn giữa con gái với Cal nhằm giữ được địa vị xã hội cao của gia đình. Bà yêu con gái và tin rằng địa vị xã hội còn quan trọng hơn cả một cuộc hôn nhân có tình yêu. Bà tỏ ra khinh miệt Jack, kể cả khi anh đã cứu sống con gái bà.
Gloria Stuart năm 1935
Gloria Stuart (4/7/1910 – 26/9/2010) trong vai Rose Dawson Calvert: Rose là người kể chuyện chính của bộ phim trong các phân cảnh hiện đại. Cameron từng nói, “Để giúp người xem có thể chứng kiến cả hiện tại và quá khứ, tôi quyết định tạo ra một nhân vật hư cấu sống sót sau thảm kịch, nay đã [gần] 101 tuổi, và bà đóng vai trò cầu nối giữa chúng ta với lịch sử.”[6] Bà Rose 100 tuổi này đã cho Lovett biết một số thông tin liên quan đến viên kim cương “Trái tim của Đại dương” sau khi anh tìm thấy một bức tranh khoả thân của bà trong xác con tàu đắm. Bà kể lại câu chuyện về những ngày bà ở trên tàu, và là người đầu tiên nhắc tới Jack kể từ sau thảm kịch. Ở tuổi 87, nữ diễn viên Stuart phải qua hoá trang để trông già hơn cho phù hợp với vai diễn.[8] Nói về việc tuyển Stuart, Cameron nói, “Đạo diễn tuyển vai của tôi đã tìm ra bà ấy. Cô được cử đi làm nhiệm vụ tìm những nữ diễn viên đã nghỉ hưu từ thời kỳ Hoàng kim của Hollywood thập niên 30 và 40.”[14] Cameron cũng nói rằng ban đầu ông không biết Stuart là ai, và định cân nhắc Fay Wray cho vai diễn. “Nhưng [Stuart] đã quá nhập vai, và rất minh mẫn, ngoài ra bà còn có một tinh thần tuyệt vời. Và tôi còn thấy được sự liên kết giữa tinh thần của bà và của [Winslet],” Cameron cho biết. “Tôi thấy sự hân hoan trong tâm hồn cả hai người, và tôi nghĩ rằng các khán giả cũng sẽ có thể nhận ra rằng họ là một.”[14] Winslet và Stuart đều cho rằng nhân vật của họ đã qua đời ở cuối bộ phim,[15][16] trong khi Cameron nói trong bài bình luận trên DVD phim rằng ông muốn để khán giả tự hiểu về kết thúc của câu chuyện.[17] Stuart qua đời ngày 26 tháng 9 năm 2010, ở tuổi 100, gần bằng tuổi bà Rose già trong phim.[18]
Bill Paxton trong vai Brock Lovett: Một nhà săn tìm kho báu đi tìm kiếm “Trái tim của Đại dương” trong xác tàu Titanic ở hiện tại. Thời gian và quỹ tiền tài trợ cho chuyến thám hiểm của anh sắp kết thúc. Anh sau đó đã thú nhận trong đoạn kết của bộ phim rằng, mặc dù nghĩ về Titanic trong suốt ba năm trời, anh vẫn chưa bao giờ thực sự hiểu được nó cho tới khi nghe câu chuyện của Rose.
Suzy Amis trong vai Lizzy Calvert: cháu gái của Rose, người cùng đi với bà khi bà tới chiếc tàu của Lovett.
Danny Nucci trong vai Fabrizio De Rossi: Người bạn Ý thân nhất của Jack, người lên tàu RMS Titanic với anh sau khi Jack thắng hai chiếc vé tàu trong ván bài may rủi. Fabrizio không lên được thuyền cứu sinh khi Titanic chìm và chết khi một trong số những ống khói của tàu gãy và đổ sập xuống nước.
David Warner trong vai Spicer Lovejoy: Một cựu cảnh sát của tổ chức gián điệp quốc gia Pinkerton, Lovejoy là người hầu và là người bảo vệ gốc Anh của Cal, người để mắt đến Rose và nghi ngờ về những chuyện xảy ra sau vụ Jack cứu cô. Hắn chết khi tàu Titanic gãy làm đôi, khiến hắn ngã vào giữa hai mảnh vỡ của tàu.
Jason Barry trong vai Thomas “Tommy” Ryan: Một hành khách hạng ba người Ireland, kết bạn với Jack và Fabrizio. Tommy chết khi anh vô tình bị đẩy về phía trước và bị Sĩ quan thứ nhất Murdoch bắn trong lúc hoảng loạn.
Các nhân vật lịch sử
Bà Margaret Brown thật (phải) đang trao tặng thuyền trưởng Arthur Henry Rostron một chiếc huy chương vì những đóng góp của ông trong cuộc giải cứu những hành khách thoát nạn của tàu Titanic.
Mặc dù không phải—và cũng không có ý định—hoàn toàn tái hiện một cách chính xác hoàn toàn các sự kiện đã xảy ra,[19] bộ phim có đưa lên màn ảnh một số nhân vật có thật trong lịch sử như sau:
Kathy Bates trong vai Margaret “Molly” Brown: Brown bị một số nữ hành khách hạng nhất khác, kể cả Ruth, coi thường vì là một con người “thô tục” và là tầng lớp “tiền mới” do bất ngờ trở thành chủ sở hữu của khối tài sản khổng lồ. Bà tỏ ra khá thân thiện với Jack và cho anh mượn một chiếc áo vét mặc trong dạ tiệc (vốn được bà mua cho con trai) khi anh được mời ăn tối trên phòng ăn lớn ở khoang hạng nhất. Mặc dù Brown là một nhân vật có thật, Cameron quyết định không tái hiện lại những gì bà đã làm trong lịch sử. Molly Brown được các nhà sử học phong tặng danh hiệu “Bà Molly Brown không thể chìm” bởi bà, cùng với sự ủng hộ của những người phụ nữ khác, đã chiếm quyền chỉ huy chiếc thuyền cứu sinh số 6 từ tay hạ sĩ quan Robert Hichens.[20] Tuy nhiên, một số chi tiết trong cuộc cãi nhau giữa hai người có xuất hiện trong bộ phim của Cameron.
Victor Garber trong Thomas Andrews: Là người đóng chiếc tàu, Andrews được tái hiện là một người rất tốt và hiền hậu, ông tỏ ra khiêm tốn khi nói về những thành tựu lớn lao mình đã đạt được. Sau vụ va chạm, ông cố gắng thuyết phục mọi người, đặc biệt là Ismay, rằng đây là một “sự chắc chắn trong toán học” rằng con tàu sẽ chìm. Trong cảnh tàu chìm, ông đứng bên cạnh chiếc đồng hồ trong phòng hút thuốc ở khoang hạng nhất, đau đớn vì thất bại trong việc xây một con tàu mạnh mẽ và an toàn.
Bernard Hill trong vai Thuyền trưởng Edward John Smith: Smith dự định Titanic sẽ là chuyến đi cuối cùng của ông trước khi nghỉ hưu. Khi tàu chìm, ông trở về đài chỉ huy, và chết đuối vì cửa sổ vỡ tung và nước tràn vào phòng, trong lúc ông đang tựa tay vào chiếc bánh lái. Hiện nay vẫn còn những cuộc tranh luận cho rằng liệu ông chết như vậy hay chết cóng sau đó, vì theo một số báo cáo, người ta nhìn thấy ông gần chiếc thuyền gập B bị lật.[21] Một số người khác nói rằng ông bị đè lên khi ống khói số 1 đổ.
Jonathan Hyde trong vai J. Bruce Ismay: Ismay được tái hiện là một người đàn ông hạng nhất giàu sang nhưng kém hiểu biết. Trong phim, ông lợi dụng chức vụ giám đốc quản lý của hãng White Star Line để buộc Thuyền trưởng Smith cho tàu chạy nhanh hơn với hy vọng sẽ tới New York sớm trước sự chứng kiến của báo giới; mặc dù việc làm này của ông xuất hiện khá nhiều trong những tác phẩm tái hiện lại thảm kịch, nhưng không có nhiều bằng chứng chứng minh.[22][23] Sau vụ va chạm, ông cố tin rằng con tàu “không thể chìm” này chìm do định mệnh. Ismay sau đó đã lên chiếc thuyền gấp C (một trong số những thuyền cứu sinh cuối cùng rời tàu) ngay trước khi nó được hạ thuỷ. Báo chí và dư luận gọi ông là một con người hèn nhát vì đã sống sót sau tai nạn trong khi rất nhiều phụ nữ và trẻ em chết đuối.
Eric Braeden trong vai John Jacob Astor IV: một hành khách khoang hạng nhất mà Rose gọi là người giàu nhất trên tàu (điều này được xác nhận là chính xác). Bộ phim tái hiện Astor và người vợ 18 tuổi của ông Madeleine trong cảnh Rose giới thiệu với Jack về ông trong bữa tối ở khoang hạng nhất. Sau phần chào hỏi, Astor hỏi liệu Jack có liên hệ gì với ‘Boston Dawsons’, một câu hỏi mà Jack đã khéo léo lái đi khi nói rằng thật ra anh có liên hệ với Chippewa Falls Dawsons. Lần cuối Astor xuất hiện trong phim là ở phân cảnh kính mái vòm trên Cầu thang lớn vỡ và nước dội vào. Trên thực tế, Astor chết khi bị chiếc ống khói số 1 của con tàu đổ đè lên.[24]
Bernard Fox trong vai Đại tá Archibald Gracie IV: Bộ phim tái hiện cảnh Gracie nói với Cal rằng “phụ nữ và máy móc không thể hoà hợp với nhau được”, và khen Jack vì đã cứu Rose ngã khỏi tàu, mặc dù ông không biết rằng cô đang cố tự vẫn. Fox cũng đóng vai Frederick Fleet trong bộ phim năm 1958 Cái đêm đáng nhớ, một bộ phim khác cũng tái hiện thảm kịch này.
Michael Ensign trong vai Benjamin Guggenheim: Trùm tư bản khai thác mỏ đi vé hạng nhất. Ông khoe cô tình nhân người Pháp Madame Aubert với những hành khách khác thì vợ và ba con gái đang đợi ở nhà. Khi Jack tham gia bữa tiệc ở khoang hạng nhất sau khi cứu Rose, Guggenheim gọi anh là một người “tự do phóng túng” (không theo các khuôn phép xã hội). Trong cảnh tàu chìm, ông từ chối không mặc áo phao, nói rằng ông đã sẵn sàng để ra đi như một người đàn ông.
Jonathan Evans-Jones trong vai Wallace Hartley: Nhạc trưởng và người chơi violon trên tàu, người đã cùng các đồng nghiệp chơi những bản nhạc trấn an tinh thần trên boong khi tàu chìm. Khi con tàu bắt đầu lao xuống nước lần cuối cùng, ông đã chỉ huy ban nhạc chơi nhạc phẩm Nearer, My God, to Thee, theo giai điệu của Bethany[25][26], và chết khi tàu chìm.
Ewan Stewart trong vai Sĩ quan thứ nhất William Murdoch: Đây là sĩ quan chịu trách nhiệm chỉ huy vào đêm tàu va phải băng trôi. Trong khi cố gắng lập lại trật tự khi mọi người ùa lên thuyền cứu sinh, Murdoch vô tình bắn chết Tommy Ryan và một hành khách khác trong một phút hoảng loạn, rồi tự sát vì cảm giác tội lỗi, và chi tiết hư cấu này đã vấp phải nhiều sự chỉ trích. Khi cháu trai của Murdoch, Scott xem bộ phim, ông đã phản đối việc tái hiện bác mình như vậy, cho rằng điều đó đã làm tổn hại tới danh tiếng vốn có của Murdoch như một vị anh hùng của thảm kịch.[27] Vài tháng sau, phó giám đốc của hãng Fox, Scott Neeson, đã tới Dalbeattie, Scotland, nơi Murdoch từng sống, để nói lời xin lỗi cá nhân, và quyên góp 5.000 bảng Anh cho trường trung học Dalbeattie để thúc đẩy Giải thưởng Tưởng nhớ William Murdoch của trường này.[28] Cameron cũng nói lời xin lỗi trên video bình luận trong bản DVD của phim, nhưng lưu ý rằng trên thực tế đã có một số sĩ quan bắn vào đám đông để đe doạ thực thi quy định “phụ nữ và trẻ em trước”.[29]
Jonathan Phillips trong vai Sĩ quan thứ hai Charles Lightoller. Bộ phim tái hiện cảnh Lightoller nhắc thuyền trưởng Smith rằng sẽ khó khăn khi phát hiện băng trôi bởi không có nước lan ra bên dưới. Ông cũng xuất hiện trong tư thế chĩa súng vào đám đông hỗn loạn và đe doạ sẽ sử dụng nó để giữ trật tự. Trong cảnh ống khói đầu tiên của tàu đổ xuống, ông đứng trên nóc chiếc thuyền gấp B. Lightoller là sĩ quan cao cấp duy nhất của tàu sống sót sau thảm hoạ.
Mark Lindsay Chapman trong vai Sĩ quan trưởng Henry Wilde: Là sĩ quan trưởng của con tàu, người để Cal lên thuyền cứu sinh bởi hắn đang ôm trong tay một đứa trẻ. Trước khi chết, ông cố thổi còi gọi các thuyền cứu sinh quay trở lại nơi tàu chìm để cứu những hành khách dưới nước. Sau khi ông bị chết cóng, Rose dùng cái còi của ông để thu hút sự chú ý của Sĩ quan thứ năm Lowe, và sau đó chiếc thuyền đã quay lại cứu cô.
Ioan Gruffudd trong vai Sĩ quan thứ năm Harold Lowe: Sĩ quan duy nhất của con tàu đã chỉ huy một thuyền cứu sinh quay lại cứu những người sống sót sau vụ chìm tàu đang lênh đênh trên mặt nước lạnh như băng. Bộ phim tái hiện cảnh Lowe cứu sống Rose khỏi làn nước.
Edward Fletcher trong vai Sĩ quan thứ sáu James Moody: Sĩ quan cấp thấp duy nhất của con tàu thiệt mạng trong vụ chìm tàu. Bộ phim tái hiện cảnh Moody đồng ý cho Jack và Fabrizio lên tàu chỉ vài giây trước khi nó rời cảng Southampton. Moody sau đó nghe lệnh ông Murdoch cho tàu chạy với vận tốc cực đại, và cho Sĩ quan thứ nhất Murdoch biết về tảng băng trôi trước mặt.
James Lancaster trong vai Father Thomas Byles: Cha Byles, một linh mục Thiên Chúa giáo đến từ nước Anh, được tái hiện đang cầu nguyện và an ủi hành khách trong những phút cuối cùng của con tàu.
Lew Palter và Elsa Raven trong các vai Isidor Straus và Ida Straus: Isidor là cựu chủ của công ty R.H. Macy and Company, cựu nghị sĩ New York, và là thành viên của Uỷ ban Cầu đường New York và New Jersey (New York and New Jersey Bridge Commission). Trong khi tàu chìm, vợ ông, bà Ida, được đề nghị xuống thuyền cứu sinh, nhưng bà từ chối và nói rằng bà sẽ giữ lời thề khi kết hôn là ở lại với Isidor. Lần cuối người xem nhìn thấy họ là khi họ đang nằm ôm nhau trên giường khi nước tràn vào phòng.
Martin Jarvis trong vai Ngài Cosmo Duff-Gordon: Một nam tước người Scotland được cứu thoát trên thuyền cứu sinh số 1. Các thuyền cứu sinh số 1 và 2 là các thuyền khẩn cấp có thể chở được 40 người. Nằm ở phía trước boong tàu, các thuyền này luôn sẵn sàng được hạ thuỷ để phòng trường hợp có ai ngã xuống nước. Trong đêm xảy ra thảm hoạ, Thuyền cứu sinh số 1 là chiếc thuyền thứ tư được hạ thuỷ, với 12 người, trong đó có Duff-Gordon, vợ và thư ký của ông. Vị nam tước bị chỉ trích nặng nề về cách ứng xử trong vụ việc. Ông được cho là đã lên tàu cứu sinh, đi ngược lại với quy định “phụ nữ và trẻ em trước” và đã không quay trở lại cứu những người đang vật lộn dưới làn nước lạnh. Ông cho mỗi thuỷ thủ trên thuyền cứu sinh năm bảng, và số tiền này bị những người chỉ trích ông cho là một khoản hối lộ. Gia đình Duff-Gordon vào thời điểm đó (và thư ký của vợ ông trong một bức thư được viết khi đó và được tìm thấy năm 2007) tuyên bố rằng không có phụ nữ hay trẻ em nào đứng đợi quanh thuyền của họ, và có xác nhận rằng thuyền số 1 của tàu Titanic gần như trống không, do đó Sĩ quan thứ nhất William Murdoch đã mời Duff-Gordon, vợ và thư ký của ông lên (chỉ là để làm đầy nó) sau khi họ hỏi liệu họ có được lên không. Duff-Gordon phủ nhận việc ông đưa tiền cho thuỷ thủ là để hối lộ. Uỷ ban điều tra về thảm hoạ này (thuộc Hội đồng điều tra các vụ đắm tàu của Anh) chấp nhận lời phủ nhận này của Duff-Gordon, nhưng vẫn giữ quan điểm rằng, nếu chiếc thuyền cứu sinh của ông quay lại với những người đang ở dưới nước, thì chắc chắn đã có nhiều người được cứu sống hơn.[30][31]
Rosalind Ayres trong vai Bà Duff-Gordon: Nhà thiết kế thời trang nổi tiếng thế giới và là vợ của Ngài Cosmo. Bà được cứu sống trên thuyền cứu sinh số 1 cùng chồng. Bà và chồng chưa bao giờ ngừng phản đối những tin đồn rằng họ đã ngăn cản các thuỷ thủ trên thuyền cứu sinh trở lại khu vực tàu đắm bởi lo sợ họ sẽ bị hút xuống theo.[32][33][34]
Rochelle Rose trong vai Noël Leslie, Nữ bá tước của Rothes: Nữ bá tước tỏ ra khá thân thiện với Cal và gia đình DeWitt Bukater. Mặc dù có địa vị xã hội cao hơn Ngài Cosmo và Bà Duff-Gordon, bà khá tốt tính, tham gia chèo thuyền cứu sinh và chăm sóc những hành khách đi vé hạng thấp.
Scott G. Anderson trong vai Frederick Fleet: Người gác đã phát hiện ra khối băng. Fleet thoát nạn trên chiếc thuyền cứu sinh số 6.
Paul Brightwell trong vai Hạ sĩ quan Robert Hichens: Một trong số sáu hạ sĩ quan của con tàu và là người cầm lái khi xảy ra vụ va chạm. Ông chịu trách nhiệm chỉ huy chiếc thuyền cứu sinh số 6. Ông từ chối quay lại cứu vớt những người sống sót trên mặt nước sau khi tàu chìm và cuối cùng để Molly Brown cầm lái con thuyền.
Martin East trong vai Reginald Lee: Người gác còn lại trên đài quan sát. Anh thoát nạn trong vụ chìm tàu.
Simon Crane trong vai Sĩ quan thứ tư Joseph Boxhall: Sĩ quan phụ trách việc bắn pháo hiệu và chỉ huy thuyền cứu sinh số 2 trong vụ chìm tàu. Ông xuất hiện bên mạn đài chỉ huy giúp đỡ các thuỷ thủ đốt pháo.
Gregory Cooke trong vai Jack Phillips: Người trực điện tín chính trên tàu Titanic, được thuyền trưởng Smith ra lệnh gửi tín hiệu kêu cứu.
Liam Tuohy trong vai Thợ làm bánh mì trưởng Charles Joughin: Người thợ làm bánh mì xuất hiện trong bộ phim trên nóc hàng rào chắn cùng với Jack và Rose khi tàu chìm, tay cầm bình rượu brandy uống. Theo những lời khai của Joughin ngoài đời thực, ông bám vào chiếc tàu và lao xuống nước mà không làm ướt tóc. Ông cũng nói rằng lúc đó ông ít cảm thấy lạnh, có lẽ bởi do uống nhiều rượu.[35]
Terry Forrestal trong vai Kỹ sư trưởng Joseph G. Bell: Bell và những người thợ của ông đã làm việc tới phút cuối cùng để giữ cho ánh sáng và nguồn điện trên tàu hoạt động, giúp tín hiệu kêu cứu liên tục được gửi đi. Bell và toàn bộ các kỹ sư thiệt mạng trong lòng tàu Titanic.
Một số thuỷ thủ của tàu Akademik Mstislav Keldysh xuất hiện trong bộ phim, trong đó có Anatoly Sagalevich, nhà thiết kế và người lái thiết bị lặn sâu tự hành của tàu MIR.[36] Anders Falk, người quay bộ phim tài liệu về bối cảnh của bộ phim cho Cộng đồng lịch sử Titanic, xuất hiện trong phim với vai một người nhập cư Thuỵ Điển mà Jack Dawson gặp khi tới phòng ở của mình; Ed và Karen Kamuda, sau đó lần lượt là Chủ tịch và Phó chủ tịch của Cộng đồng này, là các diễn viên quần chúng trong phim.[37] James Cameron và Barry Dennen xuất hiện trong vai những người đang cầu nguyện, Greg Ellis đảm nhận vai diễn khách mời là một người phục vụ trên tàu Carpathia, còn Oliver Page trong vai Steward Barnes.[38][39]
Con tàu đỗ bên cạnh Titanic là chiếc SS Nomadic (1911), tàu dẫn đường cho Titanic, vẫn còn tồn tại đến ngày nay.
Sản xuất tiền kỳ
Kịch bản và ý tưởng
“Cốt truyện không thể viết hay hơn được nữa… Sự sánh đôi của kẻ giàu người nghèo, trách nhiệm của giới tính được đề cao và thực thi cho đến chết (phụ nữ trước nhất), chủ nghĩa khắc kỷ và tính cách quý phái của một thời đã qua, sự hoành tráng của con tàu vĩ đại được so sánh cùng với sự ngu dại của con người khăng khăng lái con tàu băng qua đêm tối. Trên hơn cả là bài học: cuộc sống là một sự bất tiền định, tương lai là một điều không thể biết trước hoặc suy tính trước được.”
James Cameron có một niềm đam mê với những xác tàu đắm, và, với ông, RMS Titanic là “đỉnh Everest của những xác tàu.”[41][42][43] Ông đã qua cái tuổi để có thể tham gia một cuộc thám hiểm dưới nước, nhưng chia sẻ rằng ông vẫn không thôi nung nấu ý định theo đuổi một cuộc sống khác mà mình đã bỏ qua khi quyết định chuyển học đại học từ ngành khoa học sang nghệ thuật. Vậy nên khi một bộ phim định dạng IMAX được thực hiện từ chính những cảnh quay xác tàu đắm, ông quyết định đi tìm tài trợ ở Hollywood để “chi trả cho một chuyến thám hiểm và làm điều tương tự.” Quyết định này “không phải chỉ vì tôi muốn làm phim,” Cameron nói. “Tôi muốn được lặn xuống xác con tàu.”[41]
Cameron viết kịch bản sơ lược (cùng với các giải pháp thực hiện) cho một bộ phim về Titanic,[44] tới gặp các giám đốc điều hành của hãng 20th Century Fox trong đó có Peter Chernin, đưa kịch bản cho họ và gọi đây là “vở Romeo và Juliet trên tàu Titanic“.[42][43] Cameron nói, “Họ như kiểu, ‘Thôi được rồi – một vở hùng ca lãng mạn dài ba tiếng ư? Được, đó đúng là những gì chúng tôi cần. Có chút gì của Kẻ huỷ diệt trong đó không? Có máy bay Harrier jet, những cảnh bắn nhau, hay rượt đuổi ô tô nào trong đó không?’ Tôi nói, ‘Không, không, không. Nó không phải như thế.'”[7] Hãng phim tỏ ra nghi ngờ về viễn cảnh thương mại của dự án này, nhưng vì hy vọng giữ được mối quan hệ lâu dài với Cameron, họ bật đèn xanh cho ông.[7][8][14]
Cameron thuyết phục Fox quảng cáo cho bộ phim dựa trên sự quan tâm có được của công chúng bằng việc quay chính xác tàu Titanic thật,[44] và lên kế hoạch tổ chức một vài lần lặn xuống đáy biển trong hai năm.[40] “Đề xuất đó của tôi được yêu cầu làm rõ thêm một chút nữa,” Cameron nói. “Vậy nên tôi bảo rằng, ‘Đây này, chúng ta phải làm cả đoạn đầu phim, khi họ xuống thám hiểm con tàu Titanic và tìm thấy viên kim cương, do vậy chúng ta phải quay tất cả các cảnh xác tàu đó.” Cameron phát biểu, “Bây giờ, hoặc chúng ta phải dựng những mô hình cụ thể và thực hiện những cảnh quay điều khiển chuyển động và đồ hoạ máy tính và tất cả những thứ đó, sẽ tốn một khoản tiền X nào đó – hoặc chúng ta vẫn dùng khoản tiền X đó và đầu tư thêm 30 phần trăm nữa rồi đi quay xác tàu thật.”[42] Nhóm làm phim thực hiện các cảnh quay xác tàu thật trên Đại Tây Dương tổng cộng mười một lần trong năm 1995 và trên thực tế, họ dành nhiều thời gian với con tàu hơn là với những hành khách của nó. Ở độ sâu này, với áp lực nước khoảng 6.000 pound trên một inch vuông (khoảng 2.721,5 kg/inch2), “một vết nứt nhỏ trên thân tàu ngầm sẽ giết chết tất cả mọi người trên tàu ngay tức khắc.” Không chỉ có độ rủi ro cao, mà những điều kiện bất lợi dưới nước không cho phép Cameron có được những cảnh quay chất lượng cao như mong muốn.[8] Trong một lần lặn, một trong số các tàu ngầm đã va chạm với thân tàu Titanic, gây thiệt hại cho cả thiết bị của họ lẫn xác tàu, và những mảnh vỡ từ tấm che chân vịt của chiếc tàu ngầm vung vãi khắp nơi quanh kiến trúc thượng tầng của Titanic. Vách ngăn bên ngoài phòng của thuyền trưởng Smith bị sập, để lộ phần nội thất ra ngoài. Khu vực xung quanh lối vào Cầu thang lớn cũng bị ảnh hưởng.[45]
Lặn xuống xác con tàu thực khiến cả Cameron và đoàn làm phim muốn “[làm một bộ phim] đạt được tới mức độ hiện thực đó…. Nhưng còn có một sự thay đổi khác trong nhận thức của chúng tôi đến từ chính xác tàu, và chúng tôi hiểu rằng đó không chỉ là một câu chuyện hay một vở kịch đơn thuần,” ông nói. “Đó là một sự kiện xảy ra với những con người thực, những người đã thiệt mạng trong thảm kịch. Làm việc với xác tàu trong một khoảng thời gian lâu như vậy, bạn sẽ có một xúc cảm mạnh mẽ, – đó là một nỗi buồn vô hạn – và cảm nhận được sự bất công của nó, cùng với thông điệp mà nó gửi gắm.” Cameron chia sẻ, “Bạn nghĩ rằng, ‘Có lẽ sẽ không có nhiều nhà làm phim xuống tận xác tàu Titanic. Cũng có thể sẽ không bao giờ có một ai nữa – một nhà làm phim tài liệu chăng?.” Vì vậy, ông cảm thấy “có một trách nhiệm lớn lao bao trùm quanh mình là phải chuyển tải được thông điệp tình cảm của nó – và phải làm cho nó thật đúng nữa”.[14]
Sau khi quay các cảnh quay dưới biển, Cameron bắt tay vào việc viết kịch bản.[44] Với mong muốn tôn vinh những người đã thiệt mạng trong vụ đắm tàu, ông dành sáu tháng nghiên cứu những tài liệu về các hành khách và thuỷ thủ đoàn trên tàu Titanic.[40] “Tôi đọc tất cả những gì có thể. Tôi lập ra một dòng thời gian vô cùng chi tiết về những ngày ra khơi của con tàu và liệt kê tỉ mỉ những sự việc xảy ra trong cái đêm cuối cùng đó,” ông nói.[42] “Và từ những tư liệu ấy tôi viết kịch bản, và tôi có nhờ một số chuyên gia sử học tới phân tích những gì tôi viết và đưa ra nhận xét, rồi tôi chỉnh sửa lại theo những nhận xét ấy.”[42] Ông để ý tỉ mỉ tới từng chi tiết, đưa cả một cảnh quay tàu Californian phớt lờ tín hiệu kêu cứu của Titanic, mặc dù sau đó nó đã bị cắt (xem bên dưới). Ngay từ khi bắt đầu quay, họ đã có “một bức tranh rất rõ ràng” về những gì đã xảy ra với con tàu đêm đó. “Tôi có một thư viện toàn những thứ liên quan đến Titanic xếp kín một bức tường phòng làm việc của tôi, bởi tôi muốn nó phải chính xác, nhất là khi mình đã có ý định lặn xuống tận xác tàu,” ông nói. “Theo một cách nào đó thì việc đã lặn xuống như vậy buộc chúng tôi phải tự đặt ra cho mình những yêu cầu cao hơn – điều đó phần nào nâng tầm cho bộ phim. Tôi muốn nó trở thành một tác phẩm minh hoạ hoàn chỉnh nhất những khoảnh khắc đã xảy ra trong lịch sử, như thể bạn đã dùng cỗ máy thời gian trở về thời điểm đó để quay phim vậy.”[42]
Cameron cho rằng vụ chìm tàu Titanic “giống như một cuốn tiểu thuyết hoành tráng đã xảy ra trong thực tế”, nhưng những sự kiện trong đó chỉ là một câu chuyện về đạo đức đơn thuần; bộ phim sẽ cho khán giả trải nghiệm như được sống lại lịch sử.[40] Nhà săn tìm kho báu Brock Lovett là hiện thân của những người chưa từng biết đến yếu tố nhân văn trong thảm kịch,[36] trong khi tình yêu đang nồng nàn nở rộ giữa Jack và Rose, được ông cho là phần hấp dẫn nhất của câu chuyện: khi cuối cùng tình yêu của họ bị chia lìa, người xem sẽ xót xa trước sự mất mát ấy.[40] “Tất cả các bộ phim của tôi đều là những câu chuyện tình,” Cameron nói, “nhưng trong Titanic tôi cuối cùng đã có được sự cân đối cần thiết. Đó không phải là một bộ phim thảm hoạ. Đó là một câu chuyện tình bên cạnh một sự tái hiện chính xác gần như tuyệt đối về sự thật lịch sử.”[14] Cameron sau đó sắp xếp để mối tình ấy được kể qua lời của bà Rose khi đã già nhằm khiến những năm tháng đã qua như hiện về một cách chân thực hơn, sâu sắc hơn.[40] Với ông, đoạn kết của bộ phim để lại một câu hỏi mở, liệu bà Rose đang mơ một giấc mơ hay đã ra đi trong giấc ngủ.[17]
Mô hình thu nhỏ
Phiên bản dựng lại của con tàu RMS Titanic. Các bản thiết kế được hãng đóng tàu cung cấp và Cameron cố gắng thực hiện một cách chi tiết và chính xác nhất có thể.[46]
Harland and Wolff, công ty đóng tàu RMS Titanic, lật mở các tài liệu lưu trữ mật của họ và cung cấp cho đoàn làm phim các bản thiết kế con tàu tưởng chừng đã mất. Đội của nhà thiết kế sản xuất Peter Lamont đã đi sưu tầm các hiện vật từ thời bấy giờ để phục vụ cho phần nội thất của tàu. Đóng mới con tàu đồng nghĩa với việc tất cả các đạo cụ đều sẽ phải làm mới lại hoàn toàn.[46] Hãng Fox mua một khoảng đất rộng 40 acrơ (khoảng 16 héc-ta) nằm sát biển ở vùng Playas de Rosarito thuộc Mexico, và khởi công xây dựng một trường quay mới tại đây vào ngày 31 tháng 5 năm 1996. Một bể nước có sức chứa mười bảy triệu ga-lông (tương đương khoảng 77.283 m3) được dựng lên để phục vụ cho các cảnh quay ngoại cảnh của con tàu, cho phép một góc nhìn trên đại dương rộng tới 270 độ. Con tàu được dựng lại với kích thước thật, nhưng Lamont đã loại bỏ một số phần thừa ở phần kiến trúc thượng tầng (superstructure) và đưa tầng hầm (well deck) ra phía trước để con tàu có thể nằm vừa vào bể chứa, những phần còn lại sau này được bổ sung bằng các mô hình kỹ thuật số (digital models). Các thuyền cứu sinh và ống khói được giảm xuống chỉ còn bằng mười phần trăm kích thước thật. Sàn tàu và boong A là những khu vực quay phim chính, còn những phần còn lại của tàu chỉ được bọc thép mà thôi. Bên trong tàu được lắp đặt một sàn nâng có thể nâng cao đến 50 foot (15 m) để nâng tàu nghiêng đi trong các phân cảnh tàu chìm. Phía trên là một cần cẩu lớn cao 162 foot (49 m) gắn với một đường ray dài 600 foot (180 m), đóng vai trò như một tổ hợp đa chức năng để lắp đặt hệ thống ánh sáng và máy quay phim.[36]
Bối cảnh dùng cho cảnh quay các phòng bên trong Titanic được dựng lại chính xác như con tàu gốc, sử dụng tư liệu là những bức ảnh và các bản thiết kế của hãng đóng tàu. “Cầu thang xuống khoang hạng nhất của con tàu, vốn được miêu tả kỹ lưỡng trong kịch bản, được dựng bằng gỗ thật và đã bị phá huỷ khi quay cảnh tàu chìm.” Các phòng, hệ thống thảm, các chi tiết thiết kế và màu sắc, từng đồ nội thất, trang trí, ghế ngồi, giấy dán tường, dao dĩa và bát ăn với biểu tượng của hãng White Star Line, trần nhà hoàn chỉnh và trang phục là một vài trong số những thiết kế trung thực với nguyên mẫu. Cameron ngoài ra còn mời hai nhà sử học chuyên nghiên cứu về Titanic, Don Lynch và Ken Marschall, đến xác thực các chi tiết lịch sử trong bộ phim.[8]
Sản xuất
Các phân cảnh của cuộc thám hiểm ngày nay được quay trên tàu Akademik Mstislav Keldysh vào tháng 7 năm 1996.[36] Quá trình quay phim chính bắt đầu vào tháng 9 năm 1996 ở trường quay Fox Baja Studios mới dựng.[36] Phần đuôi tàu (poop deck) được lắp đặt trên một sàn có gắn bản lề có thể nâng từ không đến chín mươi độ chỉ trong vài giây phục vụ cho cảnh tàu chìm, khi đuôi tàu bị nâng cao lên trời.[47] Để đảm bảo an toàn cho các diễn viên đóng thế, nhiều đạo cụ chỉ được làm bằng cao su bọt biển.[48] Đến ngày 15 tháng 11, đoàn làm phim bắt đầu quay cảnh hành khách lên tàu.[47] Cameron chọn đặt con tàu RMS Titanic với mạn phải hướng về phía cảng bởi theo các dữ liệu thời tiết, hướng gió chính hướng bắc – nam sẽ khiến khói từ các ống khói con tàu thổi về phía sau. Điều này làm nảy sinh một vấn đề khi quay cảnh tàu rời Southampton, bởi nó được neo ở vị trí mạn trái hướng về cảng. Vì vậy toàn bộ các chi tiết liên quan đến đạo cụ hay phục trang trong kịch bản đều phải đảo ngược lại, và nếu theo kịch bản ai đó phải đi sang phải, thì khi quay người đó lại phải đi sang trái. Trong quá trình sản xuất hậu kỳ, hình ảnh được đảo ngược lại cho đúng hướng.[49]
Một biên đạo chuyên về các quy tắc xã giao và lễ nghi đã được thuê toàn thời gian để hướng dẫn diễn viên thực hiện các phép ứng xử của giới thượng lưu thời điểm năm 1912 cho đúng.[8] Mặc dù vậy, một số nhà phê bình nhận xét rằng dáng điệu của những người này vẫn chưa chính xác, đặc biệt là hai nhân vật chính trong phim.[50][51][52]
Cận cảnh bức kí hoạ nhân vật Rose khoả thân chỉ đeo trên mình viên kim cương “Trái tim của Đại dương” do Cameron vẽ. Cảnh khoả thân này là một trong những cảnh được quay đầu tiên, do trường quay chính lúc đó vẫn chưa hoàn thiện.[14]
Cameron kí hoạ bức chân dung khoả thân của Rose do nhân vật Jack vẽ cho một cảnh quay mà ông cảm thấy có một sự kìm nén lớn lao ở trong đó.[7] “Bạn biết điều đó có ý nghĩa thế nào với cô ấy đấy, sự giải thoát mà hẳn cô ấy đang được hưởng. Cảnh quay này trở nên sống động là vì thế,” ông nói.[14] Cảnh khoả thân là cảnh quay đầu tiên mà DiCaprio và Winslet thực hiện cùng nhau. “Nó không theo một kiểu thiết kế nào cả, mặc dù vậy tôi thấy mình vẫn không thể làm tốt hơn thế. Có một sự e ngại, một luồng sức mạnh và một sự ngập ngừng giữa họ,” Cameron chia sẻ. “Họ đã tập cùng nhau rồi, nhưng chưa quay cảnh nào với nhau cả. Nếu được làm lại, có lẽ tôi sẽ nhấn sâu hơn tới phần cơ thể trong cảnh quay.” Ông nói ông và đoàn làm phim “chỉ cố tìm cái gì đó để quay” bởi lúc đó bối cảnh chính vẫn chưa hoàn thiện. “Nó chưa dựng xong trong suốt hàng tháng trời, vì vậy chúng tôi cố tìm cái gì đó để lấp vào, tìm tất cả những cảnh có thể quay được.” Sau khi xem lại trên phim, Cameron cảm thấy cảnh quay này tương đối tốt.[14]
Nhưng thời gian làm việc trên trường quay thì không được suôn sẻ như vậy. Thời kỳ quay phim là một trải nghiệm vô cùng gian khổ đã “khẳng định tiếng tăm của Cameron là ‘con người đáng sợ nhất ở Hollywood’. Ông được biết đến như một vị đạo diễn cầu toàn không bao giờ chịu nhượng bộ, luôn đưa ra những mệnh lệnh cứng rắn” và là một người “chuyên quát tháo với âm lượng 300 decibel, một Thuyền trưởng Bligh của thời nay với cái loa và điện đàm trên tay, đứng từ trên cái cần cẩu cao 162 foot mà hét xuống mọi người”.[53] Winslet bị gãy xương khuỷu tay trong khi quay phim, và lo ngại rằng mình sẽ chết đuối trong bể nước 17 triệu ga-lông xây lên để chứa con tàu ấy. “Có nhiều lúc tôi thực sự phát sợ vì ông ấy. Tính khí của Jim thì, bạn sẽ không thể tin được đâu,” cô nói.[53] “‘Trời đánh nó đi!’ ông ấy quát một thành viên đáng thương nào đó trong đoàn làm phim, ‘đó chính là điều tôi không muốn!'”[53] Đồng nghiệp của cô, Bill Paxton, đã quen với cách làm việc của Cameron vì trước đó đã từng làm việc với ông. “Có quá nhiều người trên trường quay. Jim không phải mẫu người dành thời gian để lấy lòng từng thành viên trong đoàn,” ông nói.[53] Mọi người trong đoàn làm phim thì cho rằng Cameron có một cái tôi kinh khủng khác thường, và gọi trêu ông là “Mij” (từ Jim đọc ngược lại).[53] Đáp lại những lời chỉ trích này, Cameron nói, “Làm phim cũng như một trận chiến. Một cuộc chiến lớn giữa thương mại và nghệ thuật.”[53]
Trong thời gian quay phim trên tàu Akademik Mstislav Keldysh, một thành viên nóng tính nào đó trong đoàn đã cho chất gây ảo giác PCP vào súp của Cameron và nhiều người khác, khiến hơn 50 người phải vào điều trị.[7] “Một số người chỉ cảm thấy tròng trành và mất thăng bằng. Nhưng có một số người nói họ thấy trong mắt những đường sọc dài và ảo giác,” diễn viên Lewis Abernathy nói.[7] Cameron còn bị nôn trước khi thuốc hoàn toàn hết tác dụng. Abernathy thực sự sốc trước cái nhìn của vị đạo diễn. “Một mắt ông ấy đỏ rực, như con mắt của nhân vật Kẻ huỷ diệt. Một con ngươi, không thấy tròng, đỏ như cây củ cải đường. Con mắt kia thì trông như thể ông ấy đã hít keo dán từ khi lên bốn tuổi.”[7][53] Người ta không tìm ra được kẻ đứng sau vụ đầu độc này.[15][54]
Lịch quay phim được dự tính kéo dài 138 ngày nhưng sau đó lên tới 160. Nhiều diễn viên bị cảm lạnh, cúm hoặc mắc các bệnh liên quan đến thận sau hàng ngờ đồng hồ ngâm mình trong nước lạnh, trong đó có Winslet. Sau này, cô nói rằng cô sẽ không bao giờ làm việc với Cameron nữa trừ khi nhận được “rất nhiều tiền”.[54] Một số người rời đoàn làm phim và ba diễn viên đóng thế bị gãy xương, nhưng Hiệp hội Diễn viên Điện ảnh sau khi điều tra đã xác nhận bối cảnh và các đạo cụ ban đầu không có gì gây nguy hiểm.[54] Thêm vào đó, diễn viên DiCaprio cũng khẳng định anh không hề thấy nguy hiểm trong quá trình quay phim.[55] Cameron tin vào thái độ làm việc say mê và chưa bao giờ đưa ra lời xin lỗi về cách ông điều hành trường quay, mặc dù cũng đã công nhận rằng:
Tôi đòi hỏi, và tôi đòi hỏi ở những nhân viên của tôi. Còn về chuyện làm việc kiểu thiết quân luật, tôi thừa nhận đã có lúc mình như thế trong khi điều khiển hàng nghìn diễn viên quần chúng mà vẫn phải duy trì tính lô-gic và đảm bảo an toàn cho mọi người. Tôi nghĩ bạn sẽ phải có phương pháp làm việc tương đối nghiêm khắc khi điều khiển nhiều người như thế.[54]
Kinh phí làm phim Titanic bắt đầu tăng cao, và cuối cùng đã chạm ngưỡng 200 triệu USD.[2][3][4] Các giám đốc hãng Fox tỏ ra hoang mang, và đề nghị cắt đi khoảng một tiếng trong bộ phim dài ba giờ đồng hồ. Họ lập luận rằng phim càng dài thì sẽ càng có ít suất chiếu hơn, như thế thì lợi nhuận sẽ thấp hơn, mặc dù những bản anh hùng ca dài như vậy sẽ giúp các đạo diễn có cơ hội giành giải Oscar. Cameron phản đối, nói với Fox rằng, “Các ông muốn cắt phim của tôi ư? Vậy các ông sẽ phải đuổi việc tôi! Các ông muốn đuổi việc tôi ư? Các ông sẽ phải giết tôi!”[7] Các giám đốc không muốn bắt đầu lại từ đầu, bởi thế sẽ khiến toàn bộ chi phí đầu tư của họ từ trước tới nay đổ xuống sông biển, nhưng ban đầu họ cũng từ chối lời đề nghị của Cameron không cần phải chia lợi nhuận cho vị đạo diễn nữa, cho rằng đó là một cử chỉ trống rỗng; thậm chí họ còn cảm thấy rằng phim sẽ khó mà thu lãi.[7] Cameron giải thích hành động bồi thường này của ông là một vấn đề phức tạp. “…nói ngắn gọn là theo tỷ lệ, bộ phim tốn kinh phí hơn nhiều so với Kẻ huỷ diệt 2: Ngày phán xét và True Lies. Những phim đó tăng khoảng bảy đến tám phần trăm do với chi phí dự kiến ban đầu. Titanic cũng bắt đầu với một ngân sách lớn, nhưng sau đó nó còn tăng thêm rất nhiều,” Cameron nói. “Là nhà sản xuất và đạo diễn, tôi chịu trách nhiệm viết hoá đơn cho hãng, nên tôi cố gắng làm mọi thứ trở nên đỡ hơn cho họ. Tôi làm thế hai lần. Họ không yêu cầu tôi làm vậy; nhưng họ tỏ ra cảm kích với việc làm này của tôi.”[14]
Sản xuất hậu kỳ
Hiệu ứng
Cameron muốn đẩy xa giới hạn của hiệu ứng hình ảnh hơn nữa với bộ phim của mình, và thuê công ty Digital Domain tiếp tục phát triển các công nghệ kỹ thuật số mà vị đạo diễn này đã đi tiên phong khi thực hiện các phim The Abyss và Kẻ huỷ diệt 2: Ngày phán xét. Nhiều bộ phim trước đây về con tàu RMS Titanic tái hiện mặt nước bằng phương pháp quay chậm, khiến cho các cảnh quay trông không chân thực lắm.[56] Ông đề nghị họ quay bằng một mô hình thu nhỏ của con tàu dài 45 foot (14 m) như thể “chúng ta đang làm một đoạn phim quảng cáo cho hãng White Star Line”.[57] Sau đó, nước và khói kỹ thuật số, và cả các hình ảnh các diễn viên quần chúng quay bằng công nghệ ghi hình chuyển động (motion capture) được thêm vào. Giám sát hiệu ứng hình ảnh Rob Legato quét hình khuôn mặt của rất nhiều diễn viên, kể cả chính bản thân ông và các con, để sử dụng cho các diễn viên quần chúng và diễn viên đóng thế tái tạo bằng kỹ thuật số. Ngoài ra còn có một mô hình đuôi tàu dài 65 foot (20 m) có thể gãy làm đôi một cách riêng biệt, và chúng là những mô hình thu nhỏ duy nhất được sử dụng dưới nước.[56] Với các cảnh quay ở buồng đốt và động cơ của tàu, các nhà làm phim ghép các cảnh quay động cơ của tàu SS Jeremiah O’Brien với những mô hình thu nhỏ và các diễn viên diễn trước một màn hình xanh.[58] Để tiết kiệm chi phí, hành lang đi dạo cho hành khách khoang hạng nhất cũng dùng các mô hình thu nhỏ ghép với các cảnh quay sử dụng màn hình xanh.[59]
Khác với các phim trước đây về Titanic, phiên bản của Cameron tái hiện cảnh con tàu bị gãy làm đôi trước khi chìm hoàn toàn xuống nước. Đây là giả thiết khả thi nhất về những giây cuối cùng của tàu. Phim của Cameron là bộ phim thứ hai về Titanic tái hiện việc tàu bị gãy đôi, sau bộ phim truyền hình Titanic năm 1996
Một bể chứa có dung tích 5.000.000 galông Mỹ (19.000.000 l) được sử dụng cho phân cảnh tàu chìm, giúp các nhà làm phim có thể nhấn chìm toàn bộ tổ hợp con tàu tái dựng xuống nước. Để quay cảnh nước tràn vào Cầu thang Lớn, 90.000 galông Mỹ (340.000 l) nước được xả vào bối cảnh trong khi nó được hạ xuống bể chứa. Không may thay, dòng nước xối từ trên xuống đã làm lật chiếc cầu thang khỏi phần nền được gia cố bằng thép của nó, tuy nhiên không có ai bị thương. Nửa trước phần ngoại thất dài 744 foot (227 m) của tàu RMS Titanic được nhấn chìm vào bể, nhưng vì là phần nặng nhất của con tàu nên nó có tác động giống như một chiếc lò xo chống xóc nổi trên mặt nước; và để nhấn chìm toàn bộ bối cảnh xuống nước, Cameron cho tháo dỡ toàn bộ nội thất trong lòng tàu và thậm chí còn tự tay đập vỡ các cửa sổ của hành lang đi dạo. Sau khi quay cảnh phòng ăn khoang hạng nhất chìm xong, đoàn làm phim dành ra ba ngày để quay cảnh thiết bị tự hành của Lovett tìm kiếm xác tàu ở hiện tại.[36] Cảnh các hành khách nổi trên mặt nước Đại Tây Dương sau khi tàu chìm được quay trong một bể nước dung tích 350.000 galông Mỹ (1.300.000 l),[60] với các xác chết đóng băng được tạo bằng cách rắc lên người diễn viên một loại bột có thể kết tinh khi gặp nước, và sáp được bôi lên tóc và quần áo.[46]
Phân cảnh cao trào của tác phẩm, đó là khi con tàu gãy làm đôi trước khi chìm hẳn, cũng như cảnh nó lao xuống đáy Đại Tây Dương có sự tham gia của con tàu tái dựng kích thước thật được nâng lên cao, 150 diễn viên quần chúng và 100 diễn viên đóng thế. Cameron chỉ trích các phim Titanic trước đó đã tái hiện cảnh con tàu lao xuống lần cuối cùng chỉ như một cú trượt nhẹ nhàng. Ông “muốn diễn tả sự hỗn loạn ghê sợ đúng như những gì đã xảy ra”.[8] Khi thực hiện cảnh này, mọi người cần phải ngã xuống từ trên boong tàu đang ngày một nghiêng đi, lao xuống dưới hàng trăm feet và va phải những lan can, thanh chắn và chân vịt. Một số lần thử nghiệm với diễn viên đóng thế đã khiến vài người bị thương nhẹ và Cameron cho ngừng thực hiện những cảnh quá nguy hiểm. Chúng được hạn chế đến mức tối đa “bằng cách sử dụng người tái tạo trên máy tính cho các cảnh rơi nguy hiểm”.[8]
Biên tập
Có một “sự thật lịch sử quan trọng” mà Cameron quyết định bỏ qua khi làm phim – đó là có một con tàu khác lúc đó đang ở khá gần Titanic, nhưng buổi đêm đã tắt điện đài và không nhận được tín hiệu cầu cứu SOS của họ. “Đúng, là chiếc [SS] Californian. Đó không phải là một sự thoả hiệp với cách làm phim truyền thống. Đó là cách nhấn mạnh, tạo nên một thực tế xúc động cho bộ phim,” Cameron phát biểu. Ông cho rằng có một số khía cạnh trong việc tái hiện vụ chìm tàu tỏ ra cần thiết trong quá trình sản xuất tiền kỳ và hậu kỳ, nhưng cuối cùng khi thực hiện lại không còn quan trọng nữa. “Tình tiết về con tàu Californian có trong kịch bản; chúng tôi thậm chí đã quay một cảnh các nhân viên trên tàu tắt chiếc điện đài Marconi của họ đi,” Cameron nói. “Nhưng sau tôi đã loại bỏ nó. Loại bỏ hoàn toàn, vì điều đó sẽ hướng sự chú ý của bạn về không gian chính [của tàu Titanic]. Nếu Titanic, trên một phương diện nào đó, là một hình ảnh mang tính biểu tượng mạnh mẽ, giống như một thế giới, một xã hội thu nhỏ trong hoàn cảnh ngày tận thế đang tới gần, thì đó phải là một thế giới cô lập tuyệt đối.”[14]
Trong lần cắt đầu tiên, Cameron thay đổi đoạn kết đã dự tính nhằm giải quyết câu chuyện của Brock Lovett. Theo kịch bản ban đầu của đoạn kết, Brock và Lizzy trông thấy bà Rose già đứng ở đuôi tàu, và lo sợ bà định tự tử. Rose kể với họ rằng bà luôn mang viên kim cương “Trái tim của Đại dương” bên mình, nhưng không bán nó, để có thể trang trải cuộc sống một mình mà không cần tiền của Cal. Bà nói với Brock rằng cuộc đời là vô giá và thả viên kim cương xuống biển, sau khi cho Brock cầm thử nó. Sau khi công nhận rằng những kho báu chỉ là vô nghĩa, Brock cười trước sự ngu dốt của mình. Còn Rose quay lại phòng ngủ, và từ đó bộ phim kết thúc giống như bản phim cuối cùng. Trong quá trình biên tập, Cameron cho rằng với cách kết như vậy, khán giả sẽ không còn hứng thú với nhân vật Brock Lovett nữa và điều đó cũng sẽ không giúp giải quyết câu chuyện về anh, do đó cuối cùng khi thả viên kim cương Rose chỉ có một mình. Ông cũng không muốn ngắt quãng dòng cảm xúc buồn của khán giả sau cảnh chìm tàu Titanic với chi tiết đó.[61]
Bản phim dùng trong lần chiếu thử đầu tiên có một cảnh đánh nhau giữa Jack và Lovejoy diễn ra sau khi Jack và Rose chạy trốn Cal vào phòng ăn đã ngập nước, nhưng các khán giả đến tham dự không thích nó.[62] Cảnh này được viết nhằm giảm nhịp độ và tăng sự gay cấn cho phim, trong đó Cal (giả vờ) đồng ý cho Lovejoy, người hầu của mình, viên “Trái tim của Đại dương” nếu hắn ta lấy lại được nó từ tay Jack và Rose. Lovejoy bám theo hai người trong phòng ăn hạng nhất đang chìm. Đúng lúc họ suýt thoát được hắn ta, thì Lovejoy để ý thấy tay Rose trượt khỏi chiếc bàn cô đang ẩn nấp và chạm xuống nước. Để trả thù việc Lovejoy dựng chuyện anh “ăn cắp” chiếc vòng cổ, Jack lao ra đánh hắn và đập đầu hắn vào một chiếc cửa sổ kính, điều này lý giải vết cắt trên đầu Lovejoy trong bản phim hoàn chỉnh. Nhận xét về cảnh này, các khán giả tới xem thử cho rằng việc một người liều mạng vì một món tài sản là không thực tế, và Cameron cắt bỏ nó vì lý do này, cũng như vì yêu cầu thời gian và nhịp độ tiến triển của phim. Nhiều cảnh khác cũng bị cắt bỏ với lý do tương tự.[62]
Sáng tác bởi James Horner và Will Jennings, bản ballad này đã giành bốn giải Grammy và giành vị trí số một trong bảng xếp hạng tại hơn 25 quốc gia.[63]
Trục trặc khi nghe tập tin âm thanh này? Xem hướng dẫn.
Album nhạc phim Titanic do James Horner biên soạn. Về phần giọng hát xuất hiện xuyên suốt ở nền bộ phim, sau đó được Earle Hitchner của tờ The Wall Street Journal miêu tả là “đầy sức gợi”, Horner chọn ca sĩ người Na Uy Sissel Kyrkjebø, được biết đến với tên gọi “Sissel”. Horner biết tới Sissel qua album Innerst I Sjelen của cô, và ông đặc biệt thích cách cô thể hiện ca khúc “Eg veit i himmerik ei borg” (“Tôi biết ở nơi thiên đường có một toà lâu đài “). Ông đã thử giọng hai mươi nhăm đến ba mươi ca sĩ trước khi chọn Sissel để mang đến những cảm xúc đặc biệt cho bộ phim.[64]
Horner ngoài ra còn viết bài hát “My Heart Will Go On” cùng Will Jennings một cách bí mật bởi Cameron nói ông không muốn có ca khúc có lời nào trong phim.[65]Céline Dion đồng ý thu âm một bản thu thử với sự thuyết phục của chồng, René Angélil. Horner đợi tới khi Cameron có tâm trạng thích hợp rồi mới cho ông nghe ca khúc. Sau khi thưởng thức vài lần, Cameron đồng ý chọn bài hát này, mặc dù lo ngại ông có thể sẽ bị chỉ trích vì đã cố “tìm cách kiếm lời ở cuối phim”.[65] Cameron cũng muốn trấn an các giám đốc hãng phim đang lo lắng và “nhận thấy rằng một bài hát thành công trong bộ phim của ông sẽ là một nhân tố tích cực góp phần khẳng định sự hoàn thiện của tác phẩm.”[8]
Phát hành
Công chiếu lần đầu
20th Century Fox và Paramount Pictures đồng hỗ trợ tài chính cho Titanic, trong đó Paramount phụ trách phát hành ở Bắc Mỹ và Fox phụ trách phát hành toàn cầu. Họ hy vọng Cameron hoàn thành bộ phim để phát hành vào ngày 2 tháng 7 năm 1997. Bộ phim được dự định ra mắt vào ngày này “để tận dụng thời kỳ doanh thu phòng vé dồi dào vào mùa hè, khi đó những bom tấn thường sinh lời nhiều hơn”.[8] Đến tháng tư, Cameron nói rằng những hiệu ứng hình ảnh của phim quá phức tạp và do đó việc phát hành phim vào mùa hè sẽ khó thực hiện được.[8] Do chậm trễ trong sản xuất, Paramount quyết định lùi ngày phát hành sang 19 tháng 12 năm 1997.[66] “Một số lời đồn thổi quá mức cho rằng bản thân bộ phim đã là một thảm hoạ.” Một buổi chiếu thử ở Minneapolis ngày 14 tháng 7 “nhận được những phản hồi tích cực” và “những lời lan truyền trên mạng Internet sẽ là nhân tố thuận lợi khiến mọi người truyền tai nhau về bộ phim”. Điều này sau đó đã dẫn đến những phản hồi tích cực bao trùm từ giới truyền thông.[8]
Bộ phim ra mắt lần đầu ngày 1 tháng 11 năm 1997, tại Liên hoan phim quốc tế Tokyo,[67][68] phản hồi tại đây được báo The New York Times miêu tả là “thờ ơ”.[69] Những phản hồi tích cực chỉ quay trở lại tại Hoa Kỳ; ngày ra mắt chính thức ở Hollywood là 14 tháng 12 năm 1997, khi “những ngôi sao điện ảnh lớn tới tham dự buổi chiếu tỏ ra phấn khích và hăng hái khi nói về bộ phim với truyền thông thế giới”.[8]
Doanh thu phòng vé
Tính cả lợi nhuận từ lần phát hành lại năm 2012, Titanic thu về 658.672.302 USD ở khu vực Bắc Mỹ và 1.526.700.000 USD ở các quốc gia khác, tổng doanh thu toàn cầu của phim đạt 2.185.372.302 USD.[5] Đây trở thành bộ phim có doanh thu toàn cầu cao nhất mọi thời đại vào năm 1998, và tiếp tục giữ ngôi vị này trong suốt mười hai năm, tới khi Avatar, một tác phẩm điện ảnh cũng do Cameron viết kịch bản và đạo diễn, vượt qua vào năm 2010.[70] Vào ngày 1 tháng 3 năm 1998,[71] đây trở thành bộ phim đầu tiên vượt qua mốc doanh thu một tỷ USD toàn cầu,[72] và vào ba ngày cuối tuần từ 13–15 tháng 4 năm 2012 — đúng một thế kỷ kể từ khi con tàu chìm xuống đáy Đại Tây Dương—Titanic trở thành bộ phim thứ hai vượt mốc doanh thu 2 tỷ USD trong lần phát hành lại dưới định dạng 3D.[73]Box Office Mojo ước tính rằng Titanic là phim có doanh thu cao thứ năm mọi thời đại ở khu vực Bắc Mỹ sau khi đã điều chỉnh cho phù hợp với tỷ lệ trượt giá theo thời gian.[74]
Lần ra rạp đầu tiên
Bộ phim thu hút một lượng khán giả tới rạp khá đều đặn kể từ khi khởi chiếu ở Bắc Mỹ ngày thứ sáu, 19 tháng 12 năm 1997. Đến hết dịp cuối tuần đó, các rạp bắt đầu cháy vé. Phim thu về 8.658.814 USD trong ngày đầu tiên ra rạp và 28.638.131 USD trong dịp cuối tuần đầu tiên từ 2.674 rạp, trung bình doanh thu tại mỗi rạp là 10.710 USD, đứng thứ nhất trên bảng xếp hạng doanh thu phòng vé, vượt trên bộ phim thứ mười tám của loạt phim James Bond, Tomorrow Never Dies. Đến dịp năm mới, Titanic đem lại lợi nhuận 120 triệu USD, trở nên ngày càng nổi tiếng và các rạp tiếp tục cháy vé. Doanh thu phòng vé ngày cao nhất của phim là thứ bảy, 14 tháng 2 năm 1998 (Ngày lễ Tình nhân), thu về 13.048.711 USD, thời điểm đó đã là 6 tuần kể từ khi khởi chiếu ở Bắc Mỹ.[75][76] Bộ phim đứng đầu về doanh thu phòng vé trong mười lăm tuần liên tiếp ở Bắc Mỹ, đây vẫn là một kỷ lục chưa phim nào phá được cho tới nay.[77] Thời gian bộ phim được chiếu tại các rạp Bắc Mỹ lên đến gần mười tháng, trước khi kết thúc hoàn toàn vào thứ năm, 1 tháng 10 năm 1998 với tổng doanh thu nội địa (ở Mỹ) cuối cùng là 600.788.188 USD.[78] Ngoài Bắc Mỹ, lợi nhuận phim mang về còn gấp đôi con số trên, ở mức 1.242.413.080 USD[79] đưa tổng doanh thu toàn cầu trong lần ra rạp đầu tiên của phim lên mức 1.843.201.268 USD.[80]
Phân tích thành công thương mại
Trước khi được phát hành, nhiều nhà phê bình nhận định bộ phim sẽ là một thất bại lớn về doanh thu phòng vé, nhất là do đây là bộ phim có kinh phí lớn nhất từng được thực hiện tới thời điểm đó.[53][81][82][83] Khi được chiếu cho giới truyền thông vào mùa thu năm 1997, “đó là một điềm báo kinh khủng” bởi “những người chịu trách nhiệm chiếu phim hôm đó tin rằng họ đang trên bờ vực mất việc – do cái gai lớn của bộ phim này khiến cuối cùng phải có tới hai hãng phim cùng góp sức chi trả khoản kinh phí khổng lồ để thực hiện “.[82] Đôi lúc khi làm phim, Cameron cũng nghĩ rằng ông đang “lao đầu vào thảm hoạ”. “Sáu tháng cuối cùng làm việc với Titanic chúng tôi luôn tự nhủ rằng hãng phim sẽ thất thu khoảng 100 triệu USD. Đó dường như là điều chắc chắn,” ông nói.[53] Khi bộ phim chuẩn bị phát hành, “một số kẻ xấu miệng đã chỉ trích Cameron vì cái được coi là sự hoang phí vô độ và ngạo mạn của ông”. Một nhà phê bình phim của tờ Los Angeles Times viết rằng “Sự kiêu căng quá mức của Cameron sắp đánh đắm cả dự án này” và rằng bộ phim “hoàn toàn là một bản sao đã quá phổ biến của chủ nghĩa lãng mạn xa xưa ở Hollywood”.[53]
“Thật khó quên cảnh vị đạo diễn đứng trên sân khấu của Hội trường Shrine ở LA [Los Angeles], hân hoan, vung lên vung xuống một chiếc tượng vàng Oscar và hét to: ‘Ta là vua của thế giới này!’ Như mọi người đã biết, đó là câu nói nổi tiếng nhất trong Titanic, do nhân vật của Leonardo DiCaprio thốt lên khi anh ngả người vào làn gió trước mũi của con tàu định mệnh. Điều Cameron ẩn trong câu nói này giống như một lời quát lớn ‘cút đi’, với chỉ một khán giả truyền hình nhưng trước mặt cả tỷ người, với tất cả những ai phản đối ông, đặc biệt là những người đang ngồi ngay trước mặt ông lúc đó.”
— Christopher Goodwin của báo The Times bình luận về phản ứng của Cameron trước những lời chỉ trích bộ phim Titanic[53]
Khi bộ phim thành công vang dội, hơn nữa còn là một thành công chưa từng có về doanh thu phòng vé, nó được đánh giá là “một câu chuyện tình đã đánh cắp trái tim của cả thế giới “.[81] “Đợt khán giả đầu tiên xem phim, họ bị choáng ngợp bởi quy mô và sự gần gũi của siêu phẩm. Họ rời rạp, nước mắt hằn trên mặt và cảm xúc như chết lặng vì kinh ngạc.”[83] Bộ phim được chiếu tại 3.200 rạp trong mười tuần kể từ khi khởi chiếu,[82] và trong mười lăm tuần liên tiếp đứng đầu các bản xếp hạng, tổng doanh thu phim tăng tới 43% vào tuần thứ chín phát hành. Tính trung bình trong mười tuần, cứ mỗi tuần phim thu về hơn 20 triệu USD,[84] và sau 14 tuần phim vẫn mang về hơn 1 triệu USD một tuần.[82] Hãng 20th Century Fox ước tính rằng bảy phần trăm trong số các thiếu nữ Mỹ đã xem Titanic hai lần tính tới tuần thứ năm ra rạp.[85] Mặc dù có những cô gái trẻ đã xem phim vài lần, sau đó tạo nên hiện tượng “Leo-Mania” (một trong những thời kỳ thành công nhất trong sự nghiệp của Leonardo DiCaprio), và họ được cho là những thành phần khán giả chủ yếu mang tới kỷ lục doanh thu phòng vé mọi thời đại của phim,[86] một số báo cáo khác lại cho rằng thành công của phim là do “những lời kể tích cực về bộ phim giữa các khán giả với nhau và một số người đi xem phim nhiều lần” bởi sự hoà quyện giữa câu chuyện tình lãng mạn và hiệu ứng hình ảnh ngoạn mục.[84][87]
Tác động của bộ phim tới các khán giả nam cũng được đặc biệt chú ý.[83][88][89] Được coi là một trong những bộ phim “khiến đàn ông rơi lệ”,[88][89] Phóng viên Ian Hodder của báo MSNBC viết rằng những người đàn ông khâm phục khao khát được khám phá của Jack, thắng bạc lấy một đôi vé lên tàu thuỷ sang Mỹ. “Chúng tôi ca ngợi anh đã dám đem lòng yêu một cô gái không thuộc về thế giới của anh. Chúng tôi khâm phục cách anh lấy cớ vẽ tranh khoả thân để được loã lồ. Vậy nên [khi cái kết bi thương ấy xảy ra], một dòng nước mắt không kiềm chế nổi đã nhấn chìm sự điềm tĩnh của chúng tôi,” ông nói.[88] Việc Titanic khiến các khán giả nam rơi lệ được nhắc lại trong bộ phim năm 2009, Zombieland, bởi nhân vật Tallahassee (Woody Harrelson thủ vai), khi nhắc lại cái chết của đứa con trai nhỏ, đã nói rằng: “Tôi chưa từng khóc nhiều như vậy kể từ khi xem phim Titanic.”[90][91] Cũng đề cập tới tính đa cảm của bộ phim, Benjamin Willcock của trang DVDActive.com nói rằng, khi còn là một chàng trai mười bốn tuổi, thực ra ông muốn được khi xem Starship Troopers, nhưng bị chú và những người bạn bắt đi xem phim này. “Lúc đó tôi sao có thể biết rằng mình sẽ được đi xem một sự kiện điện ảnh lớn nhất, thành công nhất mọi thời đại,” ông nói. “Tôi cũng thật sự không biết rằng bộ phim có ý nghĩa hơn nhiều so với ‘một câu chuyện tình mang hơi thở anh hùng ca’ [đơn thuần]”.[83]
Năm 2010, báo BBC phân tích các định kiến về việc các khán giả nam khóc khi xem Titanic và các phim nói chung. “Các nam khán giả trung niên không ‘được cho’ là sẽ khóc khi xem phim,” tác giả Finlo Rohrer của website này nói, dẫn chứng đoạn kết của Titanic khiến nhiều người rơi nước mắt, và nói thêm rằng “đàn ông, nếu họ muốn khóc khi xem [phim này], thì thường sẽ cố làm điều đó một cách thầm kín.” Giáo sư Mary Beth Oliver, của Đại học Tiểu bang Penn, phát biểu, “Với nhiều người đàn ông, họ phải chịu áp lực rất lớn để tránh để lộ ra ngoài những cảm xúc ‘nữ tính’ như nỗi buồn hay sự sợ hãi. Từ khi còn rất nhỏ, người ta đã dạy con trai rằng họ không nên khóc, và những bài học ấy thường đi kèm với sự chế giễu của mọi người nếu họ không nghe theo.” Bà nói, “Thật vậy, những người đàn ông coi thường việc khóc khi xem Titanic sẽ sẵn sàng thú nhận họ như chết lặng khi xem Giải cứu binh nhì Ryan hay Platoon.” Với đàn ông nói chung, “việc hy sinh bản thân vì ‘một người anh em’ thường là tình huống thích hợp [để khóc] hơn”.[89]
Câu khẩu hiệu của Titanic, “Ta là vua của thế giới này!” trở thành một trong những câu nói nổi tiếng nhất trong ngành công nghiệp điện ảnh.[92][93] Theo Richard Harris, một giáo sư tâm lý học của Đại học Tiểu bang Kansas, người đã tiến hành một số nghiên cứu tại sao mọi người thích trích dẫn các câu nói trong phim trong các tình huống giao tiếp xã hội, thì việc sử dụng các câu nói trong phim trong giao tiếp hàng ngày cũng giống như nói đùa và là một cách để gây dựng tình thân và sự đoàn kết giữa người với người. “Mọi người làm vậy vì họ thấy thoải mái với bản thân, để làm người khác cười, để làm chính mình cười”, ông nói.[93]
Cameron giải thích thành công của bộ phim là do doanh thu đáng kể từ trải nghiệm chia sẻ của người xem. “Khi mọi người có một trải nghiệm thú vị và mạnh mẽ ở các rạp chiếu phim, thì họ thường muốn chia sẻ nó. Họ muốn đưa bạn bè đi cùng, để họ có thể cùng nhau thưởng thức,” ông nói. “Họ muốn là người cho bạn bè biết rằng bộ phim là một điều gì đó đáng có trong cuộc sống của họ. Đó chính là cách làm của Titanic.”[94]Media Awareness Network viết, “Tỷ lệ người xem đi xem lại thông thường của một phim bom tấn chiếu rạp là khoảng 5%. Nhưng tỷ lệ này của Titanic là trên 20%.”[8] Doanh thu phòng vé của phim “thậm chí còn càng thêm ấn tượng” khi tính đến yếu tố “độ dài 3 tiếng 14 phút của bộ phim có nghĩa là phim chỉ có thể chiếu ba suất một ngày so với con số bốn suất của những phim thông thường khác”. Để giải quyết vấn đề này, “nhiều rạp đã cho chiếu ca đêm và được đáp lại bằng những phòng chiếu kín chỗ đến gần 3:30 sáng”.[8]
Titanic giữ kỷ lục doanh thu phòng vé trong suốt mười hai năm.[95] Bộ phim mới đây nhất của Cameron, Avatar, được cho là bộ phim có cơ hội vượt qua doanh thu phòng vé toàn cầu của Titanic,[96][97] và đã làm được điều đó vào năm 2010.[70] Một số lời giải thích vì sao bộ phim này vượt qua Titanic đã được đưa ra. Một trong số đó là, “Hai phần doanh số của Titanic đến từ các thị trường ngoài nước (ngoài Mỹ), và Avatar cũng làm được điều tương tự… Avatar khởi chiếu tại 106 thị trường toàn cầu và đứng đầu doanh thu ở tất cả các quốc gia đó ” và những thị trường “như Nga, nơi Titanic chỉ thu được lợi nhuận khiêm tốn vào năm 1997 và 1998, ngày nay lại trở thành những thị trường nóng” với “nhiều rạp và nhiều khán giả hơn” chưa từng thấy.[98] Brandon Gray, Giám đốc Box Office Mojo, nói rằng mặc dù Avatar có thể đánh bại Titanic về kỷ lục doanh thu, bộ phim khó có khả năng vượt Titanic về lượng khán giả tới rạp. “Giá vé xem phim vào thời điểm cuối thập niên 1990 rẻ hơn hiện nay khoảng 3 USD.”[96] Vào tháng 12 năm 2009, Cameron phát biểu, “Tôi không nghĩ việc cố đánh bật Titanic khỏi vị trí đỉnh cao là một điều thực tế lắm. Trong vài năm qua đã có nhiều phim hay được ra mắt. Titanic chỉ là đã đánh đúng vào một thứ tình cảm nào đó của khán giả.”[84] Trong một buổi phỏng vấn vào tháng 1 năm 2010, ông đưa ra một quan điểm khác vì lúc này lợi nhuận của Avatar đã trở nên dễ đoán hơn. “Nó sẽ xảy ra. Chỉ là vấn đề thời gian thôi,” ông nói.[97]
Phản hồi từ giới chuyên môn
Titanic nhận được hầu hết là phản hồi tích cực từ các nhà phê bình điện ảnh. Trên trang tổng hợp kết quả đánh giá Rotten Tomatoes, bộ phim nhận được “Chứng nhận tươi” với 88% đánh giá tích cực được tổng hợp dựa trên 169 bài bình luận, với điểm số trung bình là 7,8 trên 10. Lời nhận xét chung của trang này viết rằng bộ phim “nói chung là một thành công toàn diện của Cameron, người mang tới một sự hoà quyện gây choáng ngợp giữa hình ảnh ngoạn mục và kịch cường điệu cổ xưa”.[87] Tại Metacritic, một trang chuyên cho điểm số trung bình dựa trên 100 đánh giá hàng đầu từ các nhà phê bình chính thống, bộ phim nhận được 74 điểm dựa trên 34 bài đánh giá, được xếp hạng “nhìn chung là ý kiến tán thành”.[99]
Nói về thiết kế tổng thể của bộ phim, Roger Ebert nói, “Bộ phim được thực hiện mà không có sai sót, được kiến tạo một cách thông minh, với diễn xuất xuất sắc, và hoàn toàn cuốn hút… Các tác phẩm điện ảnh như vậy không chỉ khó làm, mà việc làm hay còn là điều không thể.” Ông cũng cho rằng những “khó khăn về mặt kỹ thuật” “dễ gây nản lòng tới mức thật kỳ diệu khi các nhà làm phim có thể cân đối được giữa tính kịch và sự thật lịch sử” và “thấy mình hoàn toàn bị thuyết phục bởi cả cốt truyện và bản anh hùng ca buồn”.[100] Ông xếp hạng đây là bộ phim hay thứ chín của năm 1997.[101] Trên chương trình truyền hình Siskel & Ebert, bộ phim nhận được “gấp đôi ý kiến tán thành” và được ca ngợi vì đã tái hiện chính xác vụ chìm tàu; Ebert miêu tả bộ phim là “một bản hùng ca huy hoàng của Hollywood, được thực hiện một cách xuất sắc và xứng đáng với sự chờ đợi của khán giả” còn Gene Siskel cho rằng Leonardo DiCaprio có một màn trình diễn rất “quyến rũ”.[102]James Berardinelli nhận xét, “Tỉ mỉ trong từng chi tiết, mà vẫn lớn lao về quy mô và ý tưởng, Titanic là một sự kiện điện ảnh về lịch sử hiếm có. Bạn sẽ không chỉ xem Titanic, mà còn trải nghiệm nó.”[103] Ông đánh giá đây là bộ phim hay thứ hai của năm 1997.[104] Almar Haflidason của báo BBC viết rằng “vụ con tàu khổng lồ chìm xuống đáy đại dương không còn gì bí ẩn, tuy vậy với nhiều người quy mô và tấn thảm kịch xảy ra vẫn vượt quá sức tưởng tượng” và rằng “nếu [bộ phim] đã làm bạn chết lặng trên ghế trong suốt ba tiếng chiếu, thì bạn đã hoàn toàn cảm nhận được kỳ quan giải trí thực sự ấn tượng của Cameron”.[105] Joseph McBride của Tạp chí Boxoffice kết luận, “Miêu tả Titanic là một bộ phim về thảm hoạ xuất sắc nhất từng được thực hiện là chưa đánh giá hết giá trị của nó. Tác phẩm tái tạo vụ chìm con tàu ‘không thể chìm’ năm 1912 của James Cameron là một trong những tác phẩm lộng lẫy nhất của nền giải trí đại chúng nghiêm túc đến từ Hollywood.”[106]
Cả hai khía cạnh lãng mạn và khơi gợi cảm xúc của bộ phim đều được ca ngợi tương đương nhau. Andrew L. Urban của báo Urban Cinefile nói, “Bạn sẽ bước ra khỏi phòng chiếu Titanic không phải nói về kinh phí hay độ dài, mà về sức mạnh khơi gợi cảm xúc khủng khiếp của nó, to lớn như chính động cơ con tàu, rắn chắc như chính những chân vịt khổng lồ càn quét tới tận trái tim bạn, và bền vững như chính câu chuyện tình đã đưa đẩy bộ phim.”[107]Owen Gleiberman của tạp chí Entertainment Weekly miêu tả bộ phim là, “Một màn trình diễn đầy đặn và đáng sợ về một mối tình định mệnh. Nhà biên kịch kiêm đạo diễn James Cameron đã đưa lên màn ảnh câu chuyện về một tấn thảm kịch đầu thế kỷ 20 vốn đơn giản nhưng dưới góc độ nhân bản của một khát khao thuần khiết và cả nỗi khiếp sợ, và ông đã chạm tới những tầng sâu nhất của điện ảnh đại chúng.”[106]Janet Maslin của báo The New York Times bình luận rằng “Bộ phim Titanic hoành tráng của Cameron là tác phẩm đầu tiên trong suốt nhiều thập niên thực sự có thể so sánh với Cuốn theo chiều gió.”[106]Richard Corliss của tạp chí Time, ngược lại, lại có nhận xét khá tiêu cực, chỉ trích bộ phim thiếu đi nhiều yếu tố cảm xúc hấp dẫn.[108]
Một số nhà phê bình nhận thấy rằng cốt truyện và các đoạn đối thoại của phim khá kém, trong khi phần hình ảnh lại rất ngoạn mục. Bài đánh giá của Kenneth Turan trên tờ Los Angeles Times đặc biệt gay gắt. Bỏ qua những chi tiết cảm động trong phim, ông nói, “Điều thực sự làm tôi rơi nước mắt là Cameron luôn khăng khăng rằng viết kịch bản cho thể loại phim này là việc nằm trong khả năng của ông ta. Không những không phải, mà là còn xa,”[109] và sau đó cho rằng lý do duy nhất bộ phim giành giải Oscar là bởi tổng doanh thu của nó.[110] Barbara Shulgasser của tờ The San Francisco Examiner cho Titanic một trên bốn sao, trích dẫn lại lời nói của một người bạn, “Số lần hai [nhân vật chính] gọi nhau bằng tên trong xấp kịch bản viết dở đến mức không thể tưởng tượng này là một dấu hiệu chứng tỏ nó chẳng có cái gì hay ho hơn để các diễn viên nói.”[111] Cùng với đó, nhà làm phim Robert Altman gọi đây là “tác phẩm khủng khiếp nhất tôi từng xem trong đời”.[112] Trong công trình nghiên cứu về cuộc sống của những hành khách đi trên tàu Titanic công bố năm 2012, nhà sử học Richard Davenport-Hines nói “Phim của Cameron đã khắc hoạ những người Mỹ giàu sang và những người Anh có học như những kẻ độc ác, nguyền rủa sự kiềm chế cảm xúc, sự ăn vận chỉnh tề, cử chỉ tỉ mỉ và sự cầu kỳ trong cách nói, trong khi đó lại biến những người Ireland nghèo khổ và những kẻ mù chữ thành các anh hùng lãng mạn”.[113]
Titanic cũng vấp phải nhiều sự chỉ trích bên cạnh những thành công. Năm 2003, bộ phim đứng đầu một cuộc thăm dò “Kết thúc phim hay nhất”,[114] đồng thời đứng thứ nhất trong một cuộc điều tra của The Film programme với danh hiệu “bộ phim tồi tệ nhất mọi thời đại”.[115] Tạp chí điện ảnh của Anh Empire hạ mức đánh giá từ năm sao tuyệt đối với những lời nhận xét phấn khích, xuống bốn sao với một bài đánh giá ít tích cực hơn trong một số ra sau đó, để phù hợp với suy nghĩ của độc giả của họ, những người không muốn dính dáng với những lời thổi phồng xung quanh bộ phim, và với các phản ứng của những người hâm mộ Titanic, thí dụ như những người ra rạp nhiều lần.[116] Cùng với đó, những lời nhại lại (cả có ý tích cực lẫn tiêu cực) và nhiều trò đùa cợt khác nhan nhản trên truyền thông và được phát tán qua mạng Internet, và chúng là nguồn cảm hứng cho những bài bình luận quá khích của những người hâm mộ từ nhiều luồng quan điểm khác nhau.[117] Tác giả Benjamin Willcock của trang DVDActive.com không thể hiểu được những lời chỉ trích hay sự căm ghét mạnh mẽ hướng tới bộ phim. “Điều thật sự làm tôi khó chịu…,” ông nói, “là những kẻ thích công kích những người yêu thích bộ phim bằng những lời châm chọc nhơ bẩn.” Willcock nói, “Tôi không phản đối việc có một số người ghét Titanic, mà là những kẻ làm những việc khiến bạn cảm thấy chúng thật nhỏ nhen và đáng thương hại (và những người như thế có thật, hãy tin tôi đi), họ nằm ngoài khả năng hiểu biết và thương cảm của tôi.”[83]
Cameron đã đáp lại những lời chỉ trích trên, cụ thể là lời nhận xét của Kenneth Turan. “Titanic không phải là loại phim nhấn chìm người xem trong sự cường điệu loè loẹt và cuối cùng đuổi họ ra đường trong sự thất vọng và khiến họ có cảm giác như mình vừa bị lừa,” ông nói. “Họ vẫn quay lại để trải nghiệm 3 tiếng 14 phút ấy một lần nữa, và còn kéo cả những người khác đi xem cùng, để cùng nhau chia sẻ cảm xúc đó.” Cameron nhấn mạnh rằng người xem thuộc mọi lứa tuổi (trải từ 8 đến 80) và xuất thân từ mọi hoàn cảnh đang “ca tụng bản chất nhân văn trong chính con người họ” khi đi xem bộ phim này. Ông miêu tả đây là một kịch bản nghiêm chỉnh, chân thực và dễ hiểu, và nói rằng ông đã có ý “đưa vào đủ mọi cung bậc trải nghiệm và cảm xúc không bao giờ cũ – và rất quen thuộc bởi chúng phản ánh cấu trúc tình cảm cốt lõi của mỗi người” và rằng bộ phim đã thành công theo cách này bởi đã giải quyết tốt tính khuôn mẫu trong cốt truyện. “Turan đã nhầm lẫn giữa tính khuôn mẫu và sự sáo mòn,” ông nói. “Tôi không đồng ý với quan điểm của anh ta rằng những kịch bản hay chỉ là những kịch bản vươn tới giới hạn của trải nghiệm con người, hay loè loẹt toàn những cuộc đối thoại tế nhị đầy thâm ý để chúng ta phải ngưỡng mộ.”[118]
Empire cuối cùng đã khôi phục lại đánh giá năm sao ban đầu dành cho bộ phim và bình luận, “Không có gì đáng ngạc nhiên rằng sẽ thật thu hút nếu chê bai bộ phim Titanic của James Cameron gần như đúng lúc nó được xem là bộ phim yêu thích của cả hành tinh. Luôn luôn. Đó là sự thật.”[119]
Titanic giành giải Giải Oscar cho ca khúc trong phim hay nhất tại lễ trao giải Oscar lần thứ 70, cùng với ba giải Grammy cho Thu âm của năm, Bài hát của năm và Ca khúc hay nhất viết riêng cho phim điện ảnh hoặc truyền hình.[122][125][126] Album nhạc phim trở thành album nhạc phim chủ yếu gồm nhạc giao hưởng bán chạy nhất mọi thời đại, đồng thời giành được những thành công toàn cầu, mười sáu tuần đứng đầu bảng xếp hạng ở Hoa Kỳ, và được chứng nhận kim cương với hơn mười một triệu bản bán ra chỉ riêng tại Hoa Kỳ.[127] Album nhạc phim cũng là album bán chạy nhất năm 1998 tại Hoa Kỳ.[128] Ca khúc “My Heart Will Go On” giành giải Grammy cho ca khúc viết riêng cho phim điện ảnh hoặc truyền hình. Phim cũng giành chiến thắng ở các hạng mục Nam diễn viên xuất sắc nhất (Leonardo DiCaprio) và Phim hay nhất tại giải MTV Movie Awards, Phim hay nhất tại giải People’s Choice Awards, và Phim được yêu thích nhất tại lễ trao giải Kids’ Choice Awards năm 1998.[122]Titanic còn giành nhiều giải thưởng khác ngoài Hoa Kỳ, trong đó có giải thưởng của Viện hàn lâm Nhật Bản với hạng mục Phim nước ngoài hay nhất của năm.[122] Bộ phim tổng cộng giành gần chín mươi giải thưởng cùng với bốn mươi bảy đề cử từ nhiều hội đồng trao giải trên toàn thế giới.[122] Ngoài ra, cuốn sách viết về hậu trường làm phim còn đứng đầu danh sách bán chạy nhất của báo The New York Times trong nhiều tuần, “lần đầu tiên một cuốn sách viết về một tác phẩm điện ảnh giành được vị trí cao như vậy”.[8]
Danh sách 100 ca khúc trong phim hay nhất của điện ảnh Hoa Kỳ, bầu chọn năm 2004. Titanic xếp thứ 14 với ca khúc “My Heart Will Go On” do Céline Dion thể hiện.
Danh sách 100 câu thoại đáng nhớ nhất trong phim của điện ảnh Hoa Kỳ, bầu chọn năm 2005. Titanic xếp thứ 100 cho lời hét của Jack Dawson “Ta là vua của thế giới này!“
Phiên bản năm 2007 (kỷ niệm 10 năm) của danh sách 100 phim hay nhất của thế kỷ trước, được biên soạn lần đầu năm 1997. Titanic không được xếp hạng trong lần ra mắt đầu tiên của danh sách này.
Cuộc bầu chọn tổ chức vào năm 2008, nhằm tìm ra mười phim hay nhất thuộc mười thể loại khác nhau. Titanic xếp thứ sáu với danh hiệu phim anh hùng ca hay nhất.
Giải trí tại gia
Titanic được phát hành toàn cầu dưới các định dạng màn ảnh rộng và pan và scan trên băng VHS và đĩa lade vào ngày 1 tháng 9 năm 1998.[134] Băng VHS cũng được bán dưới dạng một bộ hộp quà sang trọng, kèm theo một cuộn phim được đóng khung và sáu bức ảnh từ bộ phim được in thạch bản. Phiên bản DVD của phim được phát hành vào ngày 31 tháng 8 năm 1999 trong đó bao gồm một đĩa DVD hỗ trợ định dạng màn ảnh rộng (không có phiên bản anamorphic) và không có tính năng đặc biệt nào ngoại trừ một đoạn trailer chiếu rạp. Cameron phát biểu rằng vào thời điểm đó ông đã có ý định sau này sẽ phát hành một phiên bản đặc biệt kèm theo các tính năng mở rộng. DVD Titanic sau đó đã trở thành đĩa DVD bán chạy nhất năm 1999 và đầu năm 2000, trở thành DVD đầu tiên trong lịch sử vượt mức doanh số một triệu bản.[135] Thời bấy giờ, không tới 5% các hộ gia đình Mỹ có đầu đĩa DVD. “Khi chúng tôi ra mắt đĩa DVD Titanic lần đầu tiên, ngành công nghiệp này còn chưa phát triển, và các tính năng mở rộng chưa trở thành chuẩn mực cho các phiên bản phim phát hành trên DVD như bây giờ,” Meagan Burrows, giám đốc bộ phận giải trí tại gia nội địa của hãng Paramount nói. Điều đó càng khiến doanh số DVD của phim càng thêm ấn tượng.[135]
Titanic được phát hành lại trên DVD vào ngày 25 tháng 10 năm 2005 dưới dạng một bộ ba đĩa Phiên bản đặc biệt dành cho người sưu tập (Special Collector’s Edition) ở Hoa Kỳ và Canada. Phiên bản này bao gồm một bản phim mới được phục hồi lại, cùng với đó là một số tính năng đặc biệt khác.[136] Một bộ hai và bốn đĩa phát hành toàn cầu được ra mắt tiếp sau đó vào ngày 7 tháng 11 năm 2005.[135][137] Phiên bản hai đĩa được quảng cáo là Phiên bản đặc biệt (Special Edition), có nội dung giống hệt hai đĩa đầu của bộ ba đĩa đã ra mắt trước đây, và chỉ hỗ trợ hệ PAL. Phiên bản bốn đĩa, được quảng cáo là Phiên bản sang trọng dành cho người sưu tập (Deluxe Collector’s Edition), cũng được phát hành vào ngày 7 tháng 11 năm 2005.[137]
Một bộ 5 đĩa có hạn được phát hành riêng tại thị trường Vương quốc Anh dưới tên gọi Phiên bản sang trọng phát hành hạn chế (Deluxe Limited Edition). Chỉ có 10.000 bản được sản xuất. Đĩa thứ năm là bộ phim tài liệu của Cameron, Ghosts of the Abyss, do Walt Disney Pictures phân phối. Khác với phiên bản phát hành riêng biệt của Ghosts of the Abyss, có hai đĩa, trong bộ này chỉ có đĩa thứ nhất mà thôi.[83]
Bộ phim thỉnh thoảng cũng được phát sóng trên truyền hình trên khắp nước Mỹ, ví dụ như kênh TNT.[138] Để cảnh Jack vẽ Rose khoả thân được phép chiếu trên các hệ thống truyền hình và các kênh truyền hình cáp theo yêu cầu, cùng với việc cắt bỏ một số đoạn, thì chiếc áo choàng mỏng có thể nhìn thấu da của Winslet đã được tô đen lại bằng công nghệ kỹ thuật số. Turner Classic Movies cũng chiếu Titanic, đặc biệt là trong những ngày trước Lễ trao giải Oscar lần thứ 82.[139]
Chuyển đổi sang 3D
Phiên bản phát hành lại năm 2012 của Titanic, được biết đến với tên gọi khác là Titanic in 3D,[140] được sản xuất bằng cách master lại bản phim gốc sang định dạng độ phân giải 4K và chuyển đổi hậu kỳ sang định dạng 3Dlập thể. Phiên bản 3D của Titanic tốn 60 tuần để thực hiện với kinh phí 18 triệu USD, bao gồm cả việc phục hồi sang độ phân giải 4K.[141] Công đoạn chuyển đổi phim sang định dạng 3D do công ty Stereo D thực hiện[142] còn Sony và Slam Content’s Panther Records đảm nhận việc master lại phần âm thanh.[143] Các phiên bản 2D kỹ thuật số và IMAX 2D cho lần phát hành 2012 cũng được sản xuất từ bản phim 4Kmaster lại mới này.[144] Với lần ra mắt ở định dạng 3D, Cameron sử dụng bản phim Super 35 gốc và thay đổi tỷ lệ khung hình từ 2:35:1 sang 1:78:1, cho phép khán giả xem được nhiều hình ảnh ở phía đỉnh và đáy màn hình hơn.[145] Cảnh duy nhất được làm mới hoàn toàn cho lần phát hành này là hình ảnh bầu trời Rose nhìn thấy khi lênh đênh trên biển sau khi tàu chìm, vào rạng sáng ngày 15 tháng 4 năm 1912. Phân cảnh này được thay thế bằng cảnh bầu trời chính xác hơn, khớp với cách bố trí sao (và cả dải Ngân Hà) trên bầu trời Bắc Đại Tây Dương vào thời điểm tháng 4 năm 1912. Nhà vật lý thiên vănNeil deGrasse Tyson là người đề xuất sửa chữa cảnh này; ông chỉ trích rằng cách sắp xếp sao trong bộ phim 1997 là không thực tế. Ông đồng ý gửi cho đạo diễn Cameron một bức ảnh bầu trời chính xác vào thời điểm đó, và đạo diễn sử dụng bức ảnh làm cơ sở để dựng lại cảnh này.[146]
Hình ảnh dải Ngân Hà chính xác đã được sử dụng để thay thế hình ảnh bầu trời đêm không trăng cũ Rose nhìn thấy. Đây là một tấm ảnh ví dụ về hình ảnh dải Ngân Hà quan sát từ Đài thiên văn Paranal. Hình ảnh trong phim được điều chỉnh cho đúng với thực tế ở Bắc Đại Tây Dương vào thời điểm 4:20 sáng ngày 15 tháng 4 năm 1912.
Phiên bản 3D của Titanic ra mắt tại Hội trường Royal Albert ở London vào ngày 27 tháng 3 năm 2012, với sự có mặt của James Cameron và Kate Winslet,[147][148] và được phát hành rộng rãi vào ngày 4 tháng 4 năm 2012, sáu ngày trước ngày kỷ niệm 100 năm con tàu RMS Titanic khởi hành chuyến ra khơi đầu tiên.[149][150][151] Buổi lễ ra mắt phim được truyền hình trực tiếp trên trang web live.titanicredcarpet.com, và ngoài ra, khán giả hâm mộ toàn thế giới có thể tham gia theo dõi, đặt câu hỏi và giao lưu với đoàn làm phim thông qua trang Facebook và Twitter chính thức.[152]
Nhà phê bình điện ảnh Peter Travers của tạp chí Rolling Stone cho Titanic 3D 3,5 trên 4 sao, viết rằng ông nhận thấy nó “gây ấn tượng khá là khủng khiếp”. Ông nói, “Công nghệ 3D làm Titanic có chiều sâu hơn. Bạn được ở đó. Có một cảm giác chưa từng thấy trong một bản anh hùng ca quen thuộc đã giành được chỗ đứng trong tiến trình lịch sử của ngành điện ảnh.”[153] Biên tập viên của tạp chí Entertainment Weekly, Owen Gleiberman cho bộ phim điểm A. Ông viết, “Lần này, kỹ xảo hình ảnh trong phim 3-D không u ám hay làm người xem rối mắt. Chúng thật sinh động, có hồn và gây được nhiều cảm xúc.”[154] Còn Richard Corliss của tạp chí Time, người tỏ ra rất khắt khe với bộ phim năm 1997, vẫn giữ quan điểm tương tự, “Phản ứng của tôi cũng vẫn gần giống như lần trước: bộ phim đáng sợ thất thường, hầu như toàn nước.” Nói về các hiệu ứng 3D, ông viết rằng “việc chuyển đổi sang 3D một cách cẩn trọng mang tới thêm “chất” và gây ấn tượng ở một số khoảnh khắc nhất định… [nhưng] để tách biệt các đối tượng xa gần trong mỗi phân cảnh, những người chuyển đổi đã khiến hình ảnh trở nên rời rạc, thiếu thống nhất.”[155] Ann Hornaday của báo The Washington Post tự hỏi bản thân mình rằng “liệu những giá trị về chủ nghĩa nhân đạo và hình ảnh hoành tráng của bộ phim có được nâng cao với phiên bản 3-D của Cameron hay không, và câu trả lời là: không.” Cô còn nhận xét thêm rằng “việc chuyển đổi sang 3-D vô tình gây ra khoảng cách ở những chỗ đáng ra cần sự liền mạch, đó là chưa kể đến một số khoảnh khắc kỳ cục vì lỗi khung hình và ghép cảnh.”[156]
Bộ phim thu về ước tính 4,7 triệu USD trong ngày đầu tiên ra rạp ở Bấc Mỹ (tính cả các suất chiếu thử vào lúc nửa đêm) và đạt doanh thu 17,3 triệu USD trong dịp cuối tuần đầu tiên, đứng vị trí thứ ba.[157][158] Ở ngoài Bắc Mỹ phim mang về 35,2 triệu USD, đứng ở vị trí thứ hai về lợi nhuận,[159] và tới dịp cuối tuần tiếp theo, phim nhảy lên đứng đầu bảng xếp hạng doanh thu phòng vé với 98,9 triệu USD lợi nhuận.[160] Trung Quốc là thị trường thành công nhất của phim, nơi nó thu về 11,6 triệu USD trong ngày đầu tiên công chiếu,[161] và lập kỷ lục về doanh thu tại đây với 67 triệu USD trong tuần đầu tiên ra mắt, nhiều hơn tổng doanh thu năm 1997 của phim tại quốc gia này.[160] Phiên bản phát hành lại này cuối cùng đã mang về tổng cộng 343,4 triệu USD toàn cầu, trong đó 145 triệu USD đến từ Trung Quốc và 57,8 triệu USD đến từ Canada và Hoa Kỳ.[162]
Tại một số vùng lãnh thổ ngoài Bắc Mỹ, phiên bản 3D của Titanic còn được phát hành dưới định dạng 4DX, cho phép người xem trải nghiệm thực tế bối cảnh của phim với các hiệu ứng đặc biệt hỗ trợ như thiết bị chuyển động, gió, khói, ánh sáng và mùi.[163][164][165] Ở Trung Quốc, Cục quản lý Phát thanh – Truyền hình – Điện ảnh nước này đã cho cắt bỏ phần hình ảnh từ ngực tới chân của Kate Winslet trong phân cảnh khoả thân của cô, và giải thích rằng, “Nhận thấy những hiệu ứng sống động của phim 3D, chúng tôi lo ngại người xem có thể đưa tay chạm vào hình ảnh, làm gián đoạn việc xem phim của người khác. Để tránh tranh luận và nhằm xây dựng một môi trường đạo đức xã hội lành mạnh, chúng tôi đã cắt bỏ những cảnh nhạy cảm trong phim.”[166] Hành động này bị nhiều người hâm mộ bộ phim tại Trung Quốc phản đối. Một khán giả nước này viết rằng, “Chúng tôi đợi chờ 15 năm để được xem những con người 3D chứ không phải để xem những tảng băng 3D.”[166][167]
Phát hành tại Việt Nam
Áp phích phim Titanic 3D tại Việt Nam.
Titanic 3D khởi chiếu tại Việt Nam vào ngày 18 tháng 5 năm 2012, bằng ngôn ngữ gốc là tiếng Anh cùng phụ đề tiếng Việt.[168][169] Đây cũng là lần đầu tiên bộ phim được công chiếu tại các rạp ở Việt Nam.[170]
Nhìn chung, phiên bản 3D của Titanic nhận được những ý kiến phản hồi tích cực từ truyền thông Việt Nam. Cả chuyên trang Giải trí của báo điện tử VnExpress và chuyên mục iOne đều có bài bình luận về phim. Tác giả Nguyên Minh của chuyên trang Giải trí gọi đây là “một người bạn cũ lâu ngày không gặp của mỗi một khán giả từng biết đến và yêu mến bộ phim”, viết rằng “Khi xem lại trên màn ảnh rộng, mỗi cảnh phim đều sẽ đem tới cho ta sự bồi hồi, thổn thức như khi lần đầu thưởng thức nó qua màn ảnh nhỏ.” Ông ca ngợi khả năng bảo quản bản phim nhựa Titanic của đạo diễn Cameron, giúp cho phiên bản kỹ thuật số tái dựng “mượt mà, không có tì vết thời gian”, và nhận xét rằng, “Hiệu ứng 3D của phim không tương tác với khán giả mà tập trung nhiều vào chiều sâu của hình ảnh.” Và cuối cùng ông kết luận, “Titanic quả thực là bộ phim đem tới cho nhiều khán giả những cảm xúc mãnh liệt, dù ở thời đại nào đi chăng nữa.”[170] Tác giả 57 Bananas của iOne cũng có quan điểm tương tự, viết rằng “Dù là năm 1997, công nghệ kỹ thuật số chưa hiện đại như bây giờ nhưng đạo diễn James Cameron đã có thể tạo nên những cảnh quay hoành tráng, khiến người xem thực sự choáng ngợp. Cảnh hành khách hoảng loạn bỏ chạy khi nước ngập kín các khoang hay cảnh con tàu kiêu hãnh gãy làm đôi chìm xuống đáy đại dương quả thực là những thước phim vô giá đã đi vào lịch sử điện ảnh.”[171] Tác giả Thoa Nguyễn nhận xét rằng, “Bộ phim Titanic 3D xứng đáng là một hoài niệm bi tráng về quá khứ và đồng thời là tác phẩm nghệ thuật đương đại.”[172] Phóng viên Cobain P ca ngợi cách kể chuyện của bộ phim, cho rằng Cameron đã “kết hợp hài hòa giữa thể loại tình cảm với những thước phim như phim tài liệu khoa học, giữa lời dẫn chuyện của nhân vật Rose khi về già ở thời điểm hiện tại với câu chuyện đắm tàu trong quá khứ”, đồng thời gọi bộ phim là “màn phô diễn kỹ xảo hoành tráng làm choáng ngợp thị giác lẫn thính giác [khán giả]” và “một tuyệt phẩm mà bạn phải xem”.[173]
^ aăâWyatt, Justin; Vlesmas, Katherine (1999). “The Drama of Recoupment: On the Mass Media Negotiation of Titanic”. tr. 29–45.|tựa đề= trống hay bị thiếu (trợ giúp) In Sandler & Studlar (1999).
^Beverly Fortune (ngày 11 tháng 10 năm 1999). “Wheel of Fortune”. Lexington Herald-Leader. Đó là một trong những câu hỏi đầu tiên được đặt ra với nữ diễn viên 89 tuổi Gloria Stuart ở một buổi kí tặng sách hôm thứ tư tại nhà sách Joseph-Beth […] ‘Đúng vậy, bà Rose già ấy đã chết’
^ aăJames Cameron (2005). Audio Commentary (DVD). 20th Century Fox. Có một điều không rõ ràng ở đây là ‘liệu bà ấy vẫn còn sống và chỉ đang mơ’ hay ‘bà ấy đã chết và đang trên đường tới thiên đàng của con tàu Titanic?’ Tôi sẽ không bao giờ tiết lộ việc đó. Tất nhiên, tôi biết ý định của đoàn làm phim khi thực hiện chi tiết này… Câu trả lời sẽ phải là câu trả lời của các bạn, do chính các bạn suy tưởng, của cá nhân các bạn.
^Tạp chí National Geographic, tháng 12 năm 1985, tập 168, số 6 tr. 712
^Jack, Ian (ngày 26 tháng 9 năm 1999). “Further, my god, from thee”. The Independent (London). Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2012.
^Marshall, Bevil, J (tháng 10 năm 1999). “And the Band Played On”. Southwest Regional Chapter of the American Musicological Society, Rice University (Houston). Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2012.
^Reynolds, Nigel (ngày 2 tháng 5 năm 2007). “Letter clears ‘blackguard of the Titanic’”. telegraph.co.uk (London: Telegraph Media Group). Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 7 năm 2007. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2007.
^“Khá nhiều đoạn hội thoại trong phim sử dụng những từ ngữ thô lỗ không phù hợp với thời đại và bối cảnh, nhưng ngược lại chúng nhắm trực tiếp tới cảm xúc của các khán giả trẻ Mỹ.” McCarthy, Todd (ngày 3 tháng 11 năm 1997). “”Titanic” review by Todd McCarthy”. Variety. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2009.
^ aăâRohrer, Finlo (ngày 16 tháng 7 năm 2010). “A new type of tear-jerker”. BBC News (BBC). Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2010. Trong suốt nhiều năm cái chết của mẹ Bambi hay của chú chim cắt trong Kes, đoạn kết của Titanic, hay sự ra đi của Jenny trong Love Story đã làm ướt đẫm biết bao đôi mắt.
^Stephenson, John-Paul (tháng 10 năm 2005). “Reviewing Symbolic Capital”. M/C Journal: A Journal of Media and Culture8 (5). Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2009.