ANGKOR NỤ CƯỜI SUY NGẪM Hoàng Kim Kameda Akiko, Hoàng Kim, bác Dung nông dân và Nguyễn Phương với giống sắn KM419 tại Quảng Sơn, Ninh Sơn, Ninh Thuận năm 2011, trước khi Akiko mang giống sắn KM419 về trồng ở Campuchia (ảnh Hoàng Kim). Một thí dụ nhỏ về cây sắn. Năm 2009 khi những giống sắn tốt nhất của Việt Nam như KM140, KM985 được xác nhận thì sản xuất sắn của Campuchia vùng biên giới đã chủ yếu sản xuất và kinh doanh những sản phẩm sắn củ tươi của những giống tốt này. Năm 2011 khi giống sắn KM419 được nổi bật tại Đồng Nai, Tây Ninh và Ninh Thuận thì Kameda Akiko, Minh Ngọc Đông Bắc, Lý Thanh Bình, … đã nhanh chóng tìm mua giống sắn tốt này từ Việt Nam để phát triển thành nhiều vùng sắn chủ lực ở Campuchia tại Kratie, Sen Monorom, Kampong Cham. Tốc độ phát triển sắn Campuchia những năm gần đây nhanh hơn sắn Việt Nam. Giống sắn Campuchia theo rất sát những tiến bộ giống sắn mới nhất của Việt Nam và hiện nay uớc 90% diện tích sắn Campuchia là giống sắn KM419, KM98-5 và KM94. Angkor nụ cười suy ngẫm “Một đế quốc Khmer bị biến mất một cách bí ẩn. Một triều đại vươn tới cực thịnh sau đó bị suy tàn và hồi sinh. Một di sản thế giới bị khỏa lấp bởi lớp lớp bụi thời gian, nay được hé lộ với “nụ cười Angkor”. Một vị vua giỏi thuật đế vương, nghệ thuật giữ thăng bằng chính trị “đi trên dây” và sâu sắc về văn hóa, đó chính là Quốc vương Norodom Sihanouk. Ông là người có công lớn trong việc bảo tồn và tái hiện di sản đặc sắc này. Di sản Angkor và nhân vật lịch sử Norodom Sihanouk, là báu vật xứng đáng cho ta tìm tòi và cảm nhận.” (Hoàng Kim)
NGUYỄN HOÀNG PHƯƠNG TRIẾT VIỆT Hoàng Kim Giáo sư Nguyễn Hoàng Phương có tác phẩm “Tích hợp đa văn hóa Đông Tây cho một chiến lược giáo dục tương lai”. Nhà xuất bản Văn hóa Giáo dục Hà Nội năm 1995, 900 trang, bìa cứng, giấy khổ lớn A4. Đó là một tác phẩm lớn. Tôi mong bất cứ ai quan tâm vận nước, nền giáo dục Việt Nam và chính gia đình mình đều nên đọc kỹ sách này. Đó là một tổng luận tích hợp đa văn hóa Đông Tây của triết cổ phương Đông và tâm linh. Sách vàng tiếng Việt Này dường như là “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của giáo sư Đỗ Tất Lợi hoặc như “Lãng du trong văn hóa Việt Nam” của nhà văn hóa Hữu Ngọc, đều thực sự là những sách tổng luận nghề nghiệp mà tên sách đã nói rõ chủ đề mục tiêu và nội dung nghiên cứu. Ảnh trên là giáo sư Nguyễn Hoàng Phương và cháu gái (ảnh năm 1970 khi ông chuyển sang nghiên cứu khoa học tâm linh và triết cổ phương Đông; ảnh dưới là bìa sách tác phẩm “Tích hợp đa văn hóa Đông Tây cho một chiến lược giáo dục tương lai” và bản chụp một số giới thiệu Tôi sẽ trở lại với tác phẩm này
THÁC BẢN GIỐC VÀ SÔNG KA LONG Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long và Hoàng Kim
(Học tiếng Trung Việt). Thác Bản Giốc và sông Ka Long là hai địa danh lịch sử văn hóa đặc biệt nổi tiếng Việt Trung. Thác Bản Giốc là thác nước hùng vĩ đẹp nhất Việt Nam tại xã Ðàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Sông Ka Long (tên gọi Việt) hoặc Sông Bắc Luân (tên gọi Trung) là sông chảy ở vùng biên giới giữa thành phố Móng Cái tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam và thành phố Đông Hưng thuộc địa cấp thị Phòng Thành Cảng, Khu tự trị dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Tuy nhiên theo các bản đồ của Việt Nam thì quan niệm về dòng chảy của sông Ka Long và sông Bắc Luân không hoàn toàn trùng khớp với quan niệm về sông Bắc Luân của Trung Quốc. Thác Bản Giốc và sông Ka Long là nơi lưu dấu các câu chuyên lịch sử và huyền thoại mà tư liệu này là điểm nhấn để quay lại đọc và suy ngẫm. (xem tiếp...)
“Một thác nước tự nhiên, đẹp hùng vĩ bậc nhất thế giới nằm ở giữa ranh giới hai quốc gia, chứa đựng trong đó nhiều tiềm năng tài nguyên về thủy điện, du lịch. Một khu vực cửa sông tàu thuyền hai bên đi lại dễ dàng, giao thương thuận lợi. Tất cả những tiềm năng này đang chờ đợi sự đầu tư, hợp tác cùng khai thác”, theo VOV 27.11. 2015.
Sông Ka Long và sông Bắc Luân
Sông Ka Long theo bản đồ của Việt Nam xuất bản, bắt nguồn từ rìa bắc xã Quảng Đức, Hải Hà 21°36′36″B 107°41′2″Đ, phía tây cửa khẩu Bắc Phong Sinh cỡ 5 km, chảy uốn lượn về hướng đông đông bắc. Đoạn sông này dài cỡ 16 km. Sông KaLong đến “bãi Chắn Coóng Pha” ở bản Thán Phún xã Hải Sơn, Móng Cái 21°39′34″B 107°48′24″Đ, thì hợp lưu với Sông Bắc Luân bên Trung Quốc và đổi hướng chảy về đông, sau đó đông nam đến nội thị của thành phố Móng Cái. Toàn bộ đoạn sông nói trên là ranh giới tự nhiên cho đường biên giới Việt – Trung. Sông Kalong đến ranh giới phường Ka Long và Trần Phú ở thành phố Móng Cái thì sông chia thành hai nhánh 21°32′13″B 107°57′58″Đ: 1) Dòng Ka Long chảy trong đất Việt theo hướng Nam xuyên qua thành phố Móng Cái ra biển ở nơi giáp ranh giữa xã Hải Xuân và xã Vạn Ninh. 2) Chi lưu là dòng sông Bắc Luân chảy theo hướng đông, tiếp tục là đường biên giới Việt – Trung, đi qua rìa phía đông bắc phường Hải Hòa, dọc theo rạch Tục Lãm và đổ ra biển Đông ở cửa Bắc Luân. Sông Bắc Luân (Bei Lun He, Bắc Luân hà) phía Trung Quốc thì bắt nguồn từ núi Thập Vạn Đại Sơn 21°45′3″B 107°45′31″Đ ở Phòng Thành, Trung Quốc, chảy theo hướng đông nam tới vùng “bãi Chắn Coóng Pha”. Từ đây sông là ranh giới tự nhiên cho đường biên giới Việt – Trung đến cửa Bắc Luân. Sông có tổng chiều dài 109 km, trong đó đoạn tạo thành biên giới Việt Nam-Trung Quốc là 60 km.
Sông Ka Long là sông Bắc Luân Việt Nam phần chảy trong lãnh thổ Việt Nam và biên giới Việt Trung. Dòng sông này cũng có chốn hợp lưu và có một phần chảy ở nước ngoài là sông Bắc Luân. Câu chuyện này cũng giống như dòng sông Sesan với dòng sông Mekong, đều có chốn hợp lưu, có một phần ở nước ngoài, và có nơi tự do chảy toàn trong lãnh thổ Việt Nam. Từ Mekong nhớ Neva, năm trước khi thăm lại Srepok, điểm hợp lưu quan trọng nhất của sông Mekong ở ngã ba Đông Dương, trong lần chuyển giao tiến bộ kỹ thuật canh tác sắn Tây Nguyên, tôi liên tưởng và suy ngẫm về các dòng sông đất nước. Nay sông Kalong và sông Bắc Luân cũng là một câu chuyên tương tự.
Wikipedia tiếng Việt trích dẫn tư liệu Đại Nam nhất thống chí chépː “Sông Ninh Dương ở cách châu Vạn Ninh 1 dặm về phía tây. Nguồn (của sông này) từ các xã Thượng Lai và Mông Sơn tổng Bát Trang chảy về đông 37 dặm ven theo địa giới nước Thanh (đến ngã ba). Rồi chuyển (dòng) chảy sang phía đông 7 dặm, đổ ra cửa Lạch. Một nhánh chảy về phía nam 5 dặm đến xã Ninh Dương, lại chia làm 2 chiː một chi chảy về phía đông làm sông Trà Cổ, một chi chảy về tây nam 1 dặm đến đông nam núi Hữu Hàn chảy 10 dặm đổ ra cửa Đại… Ải Thác Mang ở xã Vạn Xuân, cách châu Vạn Ninh 2 dặm về phía bắc, giáp đồn phủ Đông Hưng của nước Thanh. Phàm hai nước có công văn đều do ải này giao đệ. (Đường bộ) đi đến tỉnh thành mất 8 ngày“.
Khu vực cửa sông Bắc Luân năm 1888. Công ước năm 1887 giữa Pháp và nhà Thanh lấy cửa sông này làm đường biên giới. Sông Palong nay bắc qua nhánh Ka Long chảy trong thành phố Móng Cái có 2 cầu là cầu Ka Long và cầu Hòa Bình, bắc qua nhánh Bắc Luân chảy dọc biên giới hiện có cầu Bắc Luân nối hai cửa khẩu quốc tế Móng Cái của Việt Nam và cửa khẩu Bắc Luân của Trung Quốc.
Ngày 13/09/2017 hai nước đã cùng khánh thành cầu Bắc Luân 2 Việt – Trung, là cây cầu thứ 2 nối giữa 2 thành phố cũng như 2 quốc gia, cũng là cây cầu dạng vòm lớn nhất Việt Nam. Đi qua cầu Bắc Luân 2 về đêm nhớ về Hoành Mô, Tiên Yên, Móng Cái kỷ niệm một thời của thuở xưa ‘Qua sông Thương gửi về bến nhớ‘ với bao kỷ niệm.
Thác Bản Giốc
Thác Bản Giốc là thác nước đẹp hiếm thấy tại xã Ðàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, trên các trang mạng Trung Quốc gọi là cặp thác Đức Thiên – Bản Ước là một nhóm thác nước nằm trên sông Quây Sơn tại biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nếu nhìn từ phía dưới chân thác, phần thác bên trái và nửa phía tây của thác bên phải thuộc chủ quyền của Việt Nam tại xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng; nửa phía đông của thác bên phải thuộc chủ quyền của Trung Quốc tại thôn Đức Thiên, trấn Thạc Long, huyện Đại Tân, thành phố Sùng Tả của khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây. Thác nước này cách huyện lỵ Trùng Khánh khoảng 20 km về phía đông bắc, cách thủ phủ Nam Ninh của Quảng Tây khoảng 208 km.
Sông Quy Xuân theo cách gọi của phần dòng sông tại Việt Nam, còn tên chung của cả dòng sông theo tiếng Trung gọi là Quây Sơn, Quy Xuân hà, 归春河, Guīchūn Hé, là một dòng sông quốc tế. Sông Quây Sơn có chiều dài 89 km với diện tích lưu vực là 1.160 km², độ cao trung bình của sông là 556 m. Sông chảy phần lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc và có chiều dài khoảng trên 20 km tại tỉnh Cao Bằng của Việt Nam. Theo Bách khoa toàn thư Việt Nam sông Quy Xuân tại Việt Nam có một chi lưu là suối Cạn và sông có tổng chiều dài 38 km với diện tích lưu vực là 370 km2 hoặc theo Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam thì sông Quy Xuân phần chảy trong nội địa Việt Nam có tổng chiều dài 49 km với diện tích lưu vực 475 km² .
Sông Quy Xuân bắt nguồn từ các khe suối tại huyện Tĩnh Tây, thành phố Bách Sắc của Quảng Tây, Trung Quốc sau đó chảy xuôi về phía nam hoàn toàn trong lãnh thổ Việt Nam tại xã Ngọc Côn của huyện Trùng Khánh thuộc tỉnh Cao Bằng, tiếp tục chảy theo hướng đông nam cho đến cực nam của xã Đình Phong rồi chuyển hướng đông-đông bắc đến xã Đàm Thủy sông chuyển hướng đông nam và chảy đến khu vực thác Bản Giốc tại xã Đàm Thủy (Việt Nam) với đối ngạn là thôn Đức Thiên, trấn Thạc Long, huyện Đại Tân của thành phố Sùng Tả (Trung Quốc). Đường biên giới Việt Nam-Trung Quốc đi từ mốc 53 (cũ) lên cồn Pò Thoong giữa sông rồi đến điểm giữa của mặt thác chính của thác Bản Giốc. Sau đó sông Quy Xuân trở thành đường biên giới tự nhiên giữa Việt Nam (huyện Hạ Lang) và Trung Quốc (huyện Đại Tân). Đến xã Minh Long, Hạ Lang thì sông Quây Sơn chuyển sang hướng tây và chảy đến xã Lý Quốc, Hạ Lang và đến trấn Thạc Long, thì sông chảy hoàn toàn trong lãnh thổ Trung Quốc. Sông Quy Xuân sau khi chảy vào lãnh thổ Trung Quốc, vẫn có hướng chính là hướng tây rồi nhập vào sông Hắc Thủy ở Thạc Long và sau đó lại nhập vào Tả Giang rồi đổ ra biển Đông tại vùng Châu Giang. Vì tính chất dòng chảy như vậy nên ở Trung Quốc sông được ca ngợi là “sông yêu nước” vì sự quấn quýt trở về. Sông Quy Xuân có thác Bản Giốc Việt Nam và cặp thác Đức Thiên – Bản Ước Trung Quốc được bình chọn và đánh giá là một trong các thác đẹp nhất Trung Quốc và Việt Nam.
Quảng Ninh và Cao Bằng là một phần đời tôi ở đó. Về Việt Bắc đêm lạnh nhớ Bác tôi đã kể một chút chuyện này. Nay neo thêm một ký ức về Thác Bản Giốc và sông Ka Long. Trong bài viết này tôi dùng chữ Việt Ka Long và Quy Xuân để chỉ phần sông chảy hoàn toàn trong lãnh thổ Việt Nam “Việt Nam Trung Hoa núi liền núi sông liền sông”, đây là một thí dụ điển hình.
ĐỪNG BAO GIỜ NGỪNG CỐ GẮNG Hoàng Kim Cám ơn Dac San Go Cong niềm vui tìm lại. Ngày này cách đây tám năm (27 tháng 11, 2011) : “Chừng nào mỗi chúng ta chưa ứa nước mắt thấm hiểu sự nhọc nhằn của người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt gạo. Chừng nào những giá trị lao động khoa học cao quý, liên tục, âm thầm chưa mang lại đủ niềm vui cho bữa ăn của người dân nghèo. Chừng đó chúng ta sẽ còn phải DẠY VÀ HỌC. Cái gốc của sự học là HỌC LÀM NGƯỜI”. Đừng bao giờ ngừng cố gắng. Cám ơn Dac San Go Cong đã đồng cảm https://www.facebook.com/daihocnonglam/posts/2233027466822
CNM365. Chào ngày mới 2 tháng 3. Angkor nụ cười suy ngẫm;.Nguyễn Hoàng Phương người thầy triết Việt; Ngày 2 tháng 3 năm 1955, Quốc vương Campuchia Norodom Sihanouk thoái vị, nhường lại ngôi vương cho phụ thân là Norodom Suramarit. Ngày 2 tháng 3 năm 1855, Sa hoàng Nikolai I của Nga qua đời, Hoàng thái tử Aleksandr nối ngôi hoàng đế, bắt đầu cai trị Đế quốc Nga. Ngày 2 tháng 3 năm 1931, ngày sinh của Mikhail Sergeyevich Gorbachov, Tổng thư ký Đảng Cộng sản Liên xô, người gây tranh cãi trong đánh giá, góp phần to lớn vào sự tan rã của Liên bang xô viết, giải thưởng Nobel hòa bình.Bài chọn lọc ngày 2 tháng 3:Angkor nụ cười suy ngẫm; Nguyễn Hoàng Phương người thầy triết Việt; Nha Trang và Yersin. Quảng Tây xưa và nay.xem tiếp …https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-2-thang-3/
ANGKOR NỤ CƯỜI SUY NGẪM Hoàng Kim
Tượng đá bốn mặt, nụ cười bí ẩn. Quần thể kiến trúc Angkor và điệu
múa Khmer là hai di sản thế giới vô giá, là Kim Tự Tháp của thiền định,
pho sử thi vĩ đại. Tượng đá bốn mặt, Kinh thành bốn mặt, Con sông bốn
mặt là sự hợp lưu và chuyển pháp của Đức Vua, Mẫu Hậu, Đức Phật, Thần
Sáng Tạo. Nụ cười bí ẩn trông như vui, như lạc quan, như yêu đời, như
nghiêm nghị, ngắm cũng như buồn, như hồi hộp, như lo âu, như thoáng
cười. Các khuôn mặt tượng đá đều toát lên sự tĩnh lặng, bình tâm và an
nhiên. Ở đó có thung dung chuyển pháp.
Trò chuyện với thiên nhiên và cổ vật, bạn sẽ thấy nhiều điều đáng suy
ngẫm. Ví như một chủ thuyết, một tôn giáo, bao giờ cũng muốn được sự
tin tưởng, noi theo độc tôn, mà không bao giờ chấp nhận sự nửa vời, đa
nguyên, nhưng hãy nhìn tượng đá bốn mặt, kinh thành bốn mặt, con sông
bốn mặt, … để thấu hiểu hợp lưu và chuyển pháp.
Bạn nếu chỉ có một thời gian ngắn để du lịch Campuchia hãy nên dành thời gian thăm quần thể kiến trúc Angkor, bơi thuyền trên Biển Hồ và đi dạo ban mai ở thủ đô Phnôm Pênh nơi hợp lưu của sông Mekong và sông Tonlé Sap. Đó là ba điểm chính để du lịch.
Quần thể kiến trúc Angkor có diện tích 3000 km² là thành phố thời kỳ tiền công nghiệp lớn nhất thế giới. Ở trong quần thể Angkor có khoảng trên 1000 công trình (Một số học giả cho rằng con số đó có thể hơn, vì dưới thời vua Jayavarman VIII, 1243-1295, ông đã trở về Ấn Độ giáo và cho phá hủy trên 10.000 tượng Phật cũng như cho chuyển các chùa Phật thành đền thờ Ấn Độ giáo). Đến nay có khoảng 72 đền thờ chính và công trình xây dựng khác đang được bảo tồn và khai thác du lịch trên khu vực này.. Angkor Wat, Angkor Thom, đền Bayon và đền Banteay Srei là những điểm tham quan kỳ thú nhất.
Bạn hãy dành thời gian thăm thú kỳ quan Angkor di sản thế giới vào ban ngày, còn buổi tối thì Thưởng thức”Nụ cười của Angkor”
tuyệt phẩm điệu múa Khmer, cũng là di sản thế giới, do đoàn Ca Múa Nhạc
Hoàng Gia biểu diễn, với sự giúp đỡ, cố vấn công phu của Trương Nghệ
Mưu tổng đạo diễn và đích thân Norodom Sihanouk, cựu Quốc vương, Thái
thượng vương của Vương quốc Campuchia thẩm duyệt. Tượng thần bốn mặt, nụ
cười suy ngẫm chắc chắn sẽ theo bạn.
Bạn hẵn nhiên sẽ thấy có một số điều lạ cần nhận thức lại hoặc suy ngẫm, ví như một tôn giáo, một chủ thuyết bao giờ cũng muốn được mọi người tin tưởng và noi theo độc tôn, mà không bao giờ chấp nhận sự nửa vời, đa nguyên, nhưng đến đây có một cách giải thích của “thần đá bốn mặt” “kinh thành bốn mặt”, và “con sông bốn mặt” đó là hợp lưu của Đức Vua/ Đức Phật/Mẫu Hậu/Thần Sáng Tạo. Ở đó có sự chuyển pháp. “Nụ cười bí ẩn” Nhìn khuôn mặt thoạt nhìn thấy vui, lạc quan và yêu đời. Nhưng khi nhìn kỹ lại thấy nghiêm nghị, có một thoáng hồi hộp, lo âu trong nụ cười. Các khuôn mặt đều toát lên sự tĩnh lặng, bình tâm và an nhiên.
ANGKOR DI SẢN THẾ GIỚI
Trong Danh sách di sản thế giới tại châu Á và châu Đại Dương thì Vương quốc Campuchia có ba di sản thế giới là: Quần thể kiến trúc Angkor nổi bật nhất là Đền Angkor Wat (1992), Điệu múa hoàng gia (2003) và Đền Prasat Preah Vihear (2008). Việt Nam có tám di sản thế giới là: Quần thể di tích Cố đô Huế (1993), Vịnh Hạ Long (1994), Phố cổ Hội An (1999), Khu thánh địa Mỹ Sơn (1999), Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng (2003), Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long (2010), Thành nhà Hồ (2011) và Quần thể danh thắng Tràng An (2014).
Angkor là kinh đô của Đế quốc Khmer đã phát triển rực rỡ tại vùng Đông Nam Á từ năm 802, dưới triều đại của vua Hindu Jayavarman II là người Khmer, sau đó nối tiếp cho đến năm 1431 thị lụi tàn khi người Thái chiếm được kinh đô của Khmer khiến cho dân cư ở đây di cư về phía nam đến khu vực Phnom Penh.
Quần thể kiến trúc Angkor nằm giữa rừng già và vùng đất canh tác nông nghiệp ở phía nam của đồi Kulen, gần thành phố Xiêm Riệp ngày nay (13°24’N, 103°51’E) và phía bắc của sông Tonle Sap (nơi có Biển Hồ vùng điều tiết bốn hợp lưu của sông Mê Kông tại Phnom Penh) . Angkor được UNESCO công nhận là di sản thể giới do phong cách kiến trúc Khmer đặc sắc, cảnh quan kỳ thú và quy mô diện tích 3000 km² (1150 dặm vuông) là thành phố lớn nhất thế giới của thời kỳ tiền công nghiệp..Đế quốc Angkor là một triều đại huy hoàng trong lịch sử Campuchia. Đây là cựu đế quốc rộng lớn nhất Đông Nam Á thời đó, với diện tích lên đến 1 triệu km² (gấp 3 lần Việt Nam hiện nay) đóng trên phần lãnh thổ hiện nay thuộc Campuchia. Đế quốc Khmer, tách ra từ Vương quốc Chân Lạp, đã từng cai trị và có phần đất phiên thuộc mà ngày nay thuộc lãnh thổ của các nước Thái Lan, Lào và miền nam Việt Nam.
Thời kỳ khởi đầu của Đế quốc Khmer là thời nhà Đường (618-907), Việt Nam lúc đó tên nước là An Nam thuộc nhà Đường. Người nước Nam nhiều lần nổi lên đánh phá nổi bật có Mai Hắc Đế (năm 722) , Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng (năm 791). Các nước khác xâm lấn, tranh chấp với người An Nam có nước Hoàn Vương (Lâm Ấp, Chiêm Thành sau này) và Nam Chiếu (người Thái ở Vân Nam, xưng quốc hiệu là Đại Mông, Đại Lễ), sau này khi Cao Biền sang làm Tiết độ sứ thì mới dẹp yên.
Jayavarman II là một hoàng tử của triều đại Sailendra. Ông đến Java để làm con tin hoàng gia của vương quốc chư hầu hay đến học tập đến nay vẫn chưa được khẳng định. Ông nhờ thời gian ở Java nên đã học được nghệ thuật và văn hóa triều đình Sailendran của Java về cho triều đình Khmer. Sau khi trở lại vương quốc Chân Lạp, ông đã nhanh chóng xây dựng thế lực cho mình và đánh bại nhiều vị vua khác. Ông trở thành hoàng đế của vương quốc Khmer năm 790. Những năm tiếp theo, ông đã mở rộng lãnh thổ của mình và cuối cùng đã thành lập kinh đô mới Hariharalaya gần thị xã Roluos của Campuchia ngày nay. Ông đã đặt nền móng cho kinh đô Angkor trải dài đến 15 km về phía tây bắc. Năm 802, ông tự xưng là Chakravartin (vua thiên hạ) bằng một lễ đăng quang theo phong cách Ấn Độ giáo. Bởi thế, ông không những trở thành một vị vua được thành thánh sắc phong và vô địch mà còn đồng thời tuyên bố sự độc lập của vương quốc mình tách khỏi vương quốc Java. Vua Jayavarman II mất năm 834.
Đền Preah Vihear di sản thế giới của Campuchia ở tỉnh Preah Vihear trên đỉnh núi Dângrêk gần biên giới Thái Lan. Đền được xây dựng bắt đầu vào đầu thế kỷ 9 dưới thời vua Suryavarman I và Suryavarman II và được tiếp nối trong những thế kỷ tiếp theo để thờ thần Shiva. Các di vật thấy ở kiến trúc đền Preah Vihear được coi là những di vật thuộc thời kỳ đầu của Đế quốc Angkor.
Thời kỳ cường thịnh của Đế quốc Khmer tương ứng với thời kỳ suy vong của triều Đường đời Ngũ Đại Thập Quốc (907-979), kéo dài cho đến triều Tống (960-1279) thống nhất Trung Quốc bản thổ. Hoa lục chiến tranh liên miên chẳng còn điều kiện và cơ hội để dòm ngó đất phương Nam. Trong tình thế đó, Đế quốc Khmer phát triển ổn định. Nước Đại Việt cũng nhân tình thế đó mà cởi ách Bắc thuộc hơn một nghìn năm, khởi đầu là họ Khúc dấy nghiệp kế đến là Ngô Quyền phá quân Nam Hán, dựng nền độc lập, mở đường cho nhà Đinh (968-980), nhà tiền Lê (980-1009), nhà Lý 1009 -1225), nhà Trần(1226 – 1400).
Indravarman I, vị vua thứ tư của Đế quốc Khmer, đã củng cố vững chắc đất nước mình với những chương trình xây dựng lớn, bao gồm hệ thống thủy lợi và các đền đài, nhờ vào của cải giành được thông qua mậu dịch và nông nghiệp. Công trình đầu tiên là đền Preah Ko và các công trình thủy lợi.
Yasovarman I (trị vì từ 889 – 915), là con Indravarman I, nối nghiệp và phát triển công nghiệp của cha. Ông đã thiết lập kinh đô mới Yasodharapura, thành phố đầu tiên của Angkor. Ngôi đền trung tâm của thành phố được xây ở Phnom Bakheng, một ngọn đồi cao 60 m giữa đồng bằng trong khu vực Angkor. Dưới triều Yasovarman I đại công trình thủy lợi Đông Baray được tạo dựng, đây là hồ chứa nước có kích thước 7,5 x 1,8 km.
Sau khi Yasovarman I qua đời vào đầu thế kỷ 10, đế quốc Khmer lập tức bị chia rẽ. Vua Harshavarman I và Ishanavarman II (em của Harshavarman I) phải vất vả giữ ngôi báu trước sự tranh giành của người chú – Jayavarman IV. Người chú bị đánh lui khỏi Angkor và đã thiết lập một kinh đô mới ở Koh Ker, cách Angkor khoảng 100 km. Sau khi Ishanavarman II qua đời, Jayavarman IV lên làm vua.
Con của Jayavarman IV là Harshavarman II nối ngôi cha được 3 năm thì bị em họ là Rajendravarman II cướp ngôi.
Rajendravarman II dời đô trở về Yasodharapura. Ông xây dựng một chế độ chính trị trung ương tập quyền, tăng cường sự quản lý trực tiếp đối với các thủ lĩnh địa phương. Sau khi đất nước ổn định, ông bắt đầu thực hiện các dự án lớn tiếp nối công việc mà các vị vua đầu tiên đã dự tính. Ông đã cho thiết lập một loạt các đền ở khu vực Angkor; trong đó có Đông Mebon, trên một cù lao của Đông Baray, với nhiều đền thờ Phật và chùa.
Năm 950, chiến tranh lần đầu nổ ra giữa đế quốc Khmer và Vương quốc Chămpa ở phía đông (ngày nay là miền Trung Việt Nam).
Jayavarman V, con trai Rajendravarman II đăng quang sau khi vượt qua các hoàng thân khác tiếp nối sự trị vì từ năm 968 đến 1001. Đây là thời kỳ thanh bình, đánh dấu bởi sự phát triển thịnh vượng và rực rỡ của nền văn hóa Angkor. Dưới triều vua Jayavarman V có nhiều nhà triết học, học giả, nghệ sỹ tài năng. Ông thiết lập kinh đô mới và xây các ngôi ngôi đền mới, quan trọng nhất là Banteay Srei, được xem như công trình có tính nghệ thuật và thẩm mỹ bậc nhất của Angkor và Ta Keo là ngôi đền đầu tiên của Angkor xây hoàn toàn bằng sa thạch.
Đền Banteay Srei (đền của phụ nữ) được thánh hóa ngày 21 tháng 4 năm 967, đây là đền thờ thần Shiva tại Angkor Thom trong quần thể kiến trúc Angkor di sản thế giới. Ngôi đền có vị trí tại tọa độ 13,59 độ vĩ bắc, 103,96667 độ kinh đông, nằm gần đồi Phnom Dei, được xây chủ yếu bằng đá sa thạch đỏ. Đền Banteay Srei được gọi là “viên ngọc quý”, “điêu khắc tuyệt vời của nghệ thuật Khmer”.
Sau cái chết của Jayavarman V là vài năm xung đột. Vua Udayadityavarman I vừa lên ngôi đã bị Jayavirahvarman lật đổ. Rồi đến lượt Jayavirahvarman bị Suryavarman I (trị vì 1010 – 1050) giành mất ngôi báu. Suốt thời kỳ trị vì của mình, Suryavarman I phải chiến đấu trấn áp các đối thủ mưu toan lật đổ mình bằng bạo lực. Ông là vị vua Khmer đầu tiên sống phải xây thành để bảo vệ mình và hoàng cung. Ông đã mở rộng vương quốc của mình đến tỉnh Lopburi của Thái Lan ngày nay, về phía nam đến eo đất Kra. Tại Angkor, việc xây dựng Tây Baray bắt đầu dưới triều Suryavarman I, một hồ chứa nước thứ 2 và rộng hơn hồ Đông Baray với kích thước 8 x 2,2 km.
Nửa cuối thế kỷ 11 và đầu thế kỷ 12 trong lịch sử Campuchia là thời kỳ của các cuộc tranh giành quyền lực tàn bạo. Sau đó đến thời kỳ huy hoàng dưới sự cai trị của Suryavarman II. Ông đã xâm chiếm vương quốc Haripunjaya của dân tộc Môn đến phía tây (ngày nay là miền Trung Thái Lan) và một khu vực xa hơn về phía tây vương quốc Pagan (Myanma ngày nay), phía nam lấn về khu vực bán đảo Malay đến vương quốc Grahi (nay là tỉnh Nakhon Si Thammarat của Thái Lan), về phía đông lấy nhiều tỉnh của Champa, về phía bắc đến biên giới phía bắc của Lào ngày nay.
Dưới sự cai trị của ông, ngôi đền lớn nhất của Angkor được xây dựng trong khoảng thời gian 37 năm: Angkor Wat, là nơi thờ thần Vishnu.
Angkor Wat di sản thế giới (tên Việt cổ là đền Đế Thiên), thuộc huyện Angkor Thom tỉnh Siem Reap, (Angkor Wat và thành phố cổ Angkor Thom đều thuộc huyện này), cách thủ đô Phnôm Pênh 320 km về hướng Bắc được coi là di tích quan trọng bậc nhất quần thể kiến trúc Angkor tại Campuchia, tuyệt đỉnh của nghệ thuật và kiến trúc Khmer.
AngkorWat năm 2006 , ảnh Blon Wikipedia
Angkor Wat được xây dựng dưới thời vua Suriya-warman II (1113–1150) mới đầu để thờ thần Viśnu của Ấn Độ giáo. Về sau, khi vương triều Khmer theo Phật giáo, Angkor Wat trở thành linh đền thờ Phật. Sau khi kinh đô của đế quốc Khmer bị người Xiêm phá hủy và các nhà vua Khmer bỏ về Phnom Penh trong thế kỉ 15, là lụi tàn trong thế kỷ 16 và thế kỷ 17, Angkor Wat rơi vào quên lãng, bị rừng già vây phủ và được khám phá lại vào năm 1860 bởi Herri Mouhot. Sự kết thúc của hoàng đế Suryavarman II không được rõ ràng lắm. Văn bia cuối cùng ghi nhận tên ông có liên quan đến cuộc xâm lược Đại Việt là từ năm 1145. Có lẽ ông qua đời trong một cuộc hành quân trong khoảng thời gian từ năm 1145 đến 1150. Thời kỳ tiếp theo các vua trị vì trong thời gian ngắn và bị vị vua sau lật đổ bằng vũ lực. Cuối cùng, năm 1177, Khmer đã bị quân Chămpa đánh bại trong một trận thủy chiến trên hồ Tonlé Sap và bị chiếm đóng trong một thời gian ngắn.
Jayavarman VII (trị vì từ 1181-1219) đã tập hợp một đội quân, đánh đuổi quân Chăm Pa và giành lại kinh đô Yasodharapura. Năm 1181, ông lên ngôi và tiếp tục chiến tranh với Chăm Pa trong suốt 22 năm cho đến khi đánh bại nước này vào năm 1203 và xâm chiếm phần lớn lãnh thổ của Chăm Pa. Một bức phù điêu thế kỷ 12 hoặc 13 tại đền Bayon tại Angkor Thom miêu tả chiến tranh giữa Khmer và Chămpa. Jayavarman VII được coi là vị hoàng đế vĩ đại cuối cùng của Angkor
không chỉ vì những chiến công của ông chống lại quân Chăm Pa mà còn là
một người cai trị không phải là bạo chúa như cách các hoàng đế trước đó
đã cai trị vì ông là người thống nhất đế quốc này và trên cả là do các
công trình xây dựng được tiến hành dưới thời kỳ cai trị của ông.
Angkor Thom là thành phố thủ đô cuối cùng và lâu dài nhất của Đế quốc Khmer. Thành rộng 9 km², bên trong có nhiều đền thờ từ các thời trước và các đền mới được vua Jayavarman VII xây dựng vào cuối thế kỷ XII và những người nối nghiệp ông tiếp tục.
Đền Bayon (thần Sáng tạo, thần bốn mặt, thần có nụ cười bí ẩn) nằm tại trung tâm thành phố cổ Angkor Thom cùng các di tích khác quần tụ quanh khu quảng trường Chiến thắng nằm ở phía Bắc đền.
Vua Jayavarman VII cũng cho xây dựng hồ chứa nước lớn Srah Srang, các đền chùa Ta Prohm, Banteay Kdei, Neak Pean và hệ thống đường giao thông kết nối các trấn của đế quốc, xây dựng 102 bệnh xá và 121 nhà nghỉ cho các nhà buôn, quan chức và lữ khách.
Thời kỳ suy vong của Đế quốc Khmer (1220- 1431) tương ứng với đời loạn lạc của Trung Quốc liên tục từ cuối triều Tống cho đến nhà Nguyên (1271-1368) rồi đến nhà Minh (1368-1644), tương ứng với Đại Việt thời nhà Trần (1225-1400), Nhà Hồ (1400-1407), nhà Hậu Trần (1407-1413), thuộc nhà Minh (1414-1427) Mười năm Lê Lợi, Nguyễn Trãi đánh quân Minh (1418-1427) và thời kỳ đầu nhà Lê (1428-1788). Đế quốc Khmer suy vong khi người Cham Pa giành lại được độc lập, đặc biệt là sự trỗi dậy của Vương quốc Sukhothai và khi người Thái chiếm được kinh đô của Khmer khiến cho dân cư ở đây di cư về phía nam đến khu vực Phnom Penh.
Indravarman II (1218-1243) kế vị và tiếp tục hoàn thành các công trình xây dựng của cha. Ông đã cho xây xong một loạt chùa chiền được khởi công từ thời cha mình. Dưới sự trị vì của Indravarman II, Campuchia có sự ổn định chính trị trong nước. Tuy nhiên, sức chi phối của Đế quốc Khmer đối với các vùng đất xa bắt đầu giảm đi. Kết quả, năm 1220, người Khmer rút khỏi nhiều tỉnh mà trước đó đã chiếm được của Chăm-pa và nước này đã giành lại độc lập. Vương quốc Sukhothai đã thành lập nên vương quốc Xiêm đầu tiên ở phía Tây và trong 200 năm tiếp theo, người Thái đã trở thành đối thủ chính của Đế quốc Khmer.
Jayavarman VIII (trị vì 1243-1295) kế nhiệm Indravarman II. Trái với các vua trước đó, Jayavarman VIII theo Ấn Độ giáo và là người chống Phật giáo quyết liệt. Ông đã cho phá hủy phần lớn tượng Phật và chuyển các chùa Phật thành đền thờ Ấn Độ giáo. Bên ngoài, ông ta đã tránh đụng độ với quân Nguyên Mông (khi đó đã chiếm hết Trung Hoa) bằng cách cống nạp hàng năm cho nhà Nguyên. Triều đại của Jayavarman VIII kết thúc năm 1295 khi ông bị con rể là Srindravarman (trị vì 1295-1309) lật đổ. Vua mới là người theo Phật giáo Thượng tọa bộ (Theravada), một trường phái của Phật giáo du nhập vào Đông Nam Á từ Sri Lanka và sau đó lan ra khắp khu vực. Tư liệu lịch sử về thời kỳ sau triều vua Srindravarman có rất ít . Văn bản cuối cùng người ta biết được là một bia khắc từ năm 1327. Không có ngôi đền lớn nào được xây thêm. Hệ thống thủy lợi cũng bị thoái hóa dẫn đến mùa màng thất bát do lũ lụt và hạn hán. Trong khi trước đó mỗi năm có 3 vụ lúa, điều này đã góp phần cốt yếu cho sự thịnh vượng và quyền lực của đế quốc Khmer, sự giảm sút mùa màng đã làm cho đế quốc này suy yếu thêm. Quốc gia lân bang phía tây của đế quốc này là Vương quốc Xiêm đầu tiên. Vương quốc Sukhothai, bị một vương quốc khác của người Thái (vương quốc Ayutthaya) đánh bại vào năm 1350. Sau năm 1352, người Thái đã mở nhiều cuộc tiến công vào đế quốc Khmer. Đến năm 1431, vương quốc Ayutthaya đã chiếm được Angkor.
THƯỞNG THỨC “NỤ CƯỜI ANGKOR”
“Thầy cũng nên dành thì giờ mà coi “Nụ cười Angkor”, điệu múa Khmer hoàng gia là di sản văn hóa thế giới đấy”,”một đế quốc Khmer bị biến mất một cách bí ẩn, kết thúc là nụ cười Angkor” ông Lý nói. Tôi sang Campuchia nhiều lần. Lần nào ở Phnông Pênh, tôi cũng đều đi
xem điệu múa Khmer hoàng gia “Nụ cười Angkor” và mỗi lần lại thấy hay
thêm một mức, khám phá thêm một điều mới. Lần xem năm ngoái, tôi có chụp
ảnh với diễn viên thủ vai chính vị vua đất nước Angkor vĩ đại nhất.
Vua Jayavarman VII (trị vì từ 1181-1219). Ông đã tập hợp một đội
quân, đánh đuổi quân Chăm Pa và giành lại kinh đô. Năm 1181, ông lên
ngôi và tiếp tục chiến tranh với Chăm Pa trong suốt 22 năm cho đến khi
đánh bại nước này vào năm 1203 và xâm chiếm phần lớn lãnh thổ của Chăm
Pa. Ông cho xây dựng hồ chứa nước lớn Srah Srang, các đền chùa Ta Prohm,
Banteay Kdei, Neak Pean và hệ thống đường giao thông kết nối các trấn
của đế quốc, xây dựng 102 bệnh xá và 121 nhà nghỉ cho các nhà buôn, quan
chức và lữ khách. Ông tu Phật. Ông đã tập hợp các nghệ nhân, hiền
triết, sử gia, học giả, nhà văn, nhà nông, nhà buôn … tài giỏi của thời
ông để thực hiện bảo tồn và sáng tạo những giá trị di sản cao quý về
kiến trúc, lịch sử, văn hóa, nông nghiệp, thương mại của đế quốc Angkor.
Điệu múa Khmer di sản thế giới thật sâu sắc, tài hoa, duyên dáng và
sống động trong câu chuyện sử thi hàng mấy trăm năm được kể lại. Bạn hãy
bấm vào Thưởng thức “Nụ cười Angkor để xem một vài hình ảnh mà tôi vội lưu lại với máy ảnh du lịch xoàng, chất lượng không thật tốt. Thưởng thức Nụ cười Angkor là một niềm vui lớn!
Nguyên nhân sự biến mất của đế quốc Khmer là một bí ẩn lớn của lịch sử. Nhiều ý kiến cho rằng: đó là do sự xung đột với các quốc gia khác đã làm Đế quốc Khmer bị thu hẹp tầm kiểm soát; Phnôm Pênh trở thành trung tâm chính trị, thương mại của vương quốc Khmer bên sông Mê Kông làm chuyển trọng tâm phát triển; Angkor bị ngưng trệ vì xây dựng quá tốn kém và sự xung đột quyền lực trong nội bộ hoàng gia đẩy nhanh sự lụi tàn của đế quốc; sự thoái hóa của đất đai làm người dân dồn về nơi điều kiện sống tốt hơn. Thực ra, có một vị vua của đế quốc Angkor đó là vua Barom Reachea I (trị vì 1566 – 1576), sau khi đẩy lùi quân Thái, ông cũng đã quay lại đóng đô ở Angkor trong một thời gian ngắn nhưng ông cũng không thể cưỡng lại được sự suy vong này.
Báo vnexpess trong bài “Đế quốc Khmer bị diệt vong như thế nào?” đã nêu lên một giả thuyết khác. Nguyên nhân chính sự lụi tàn của đế quốc Khmer là do biến đổi khí hậu ngoài những nguyên nhân vừa kể trên. “Theo Livescience, Brendan Buckley – một chuyên gia về khí hậu của Đại học Columbia, Mỹ thì: Biến đổi khí hậu có thể là nguyên nhân gián tiếp dẫn tới sự sụp đổ của vương quốc Khmer tại Campuchia cách đây gần 600 năm. Ông đã tìm ra bằng chứng đáng tin cậy về việc đế quốc Khmer suy vong do thiếu nguồn nước dành cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt. Tình trạng đó khiến hệ thống thủy lợi quy mô lớn của Angkor – kinh đô của đế chế – tê liệt, trong khi hệ thống này rất quan trọng với nền kinh tế nông nghiệp. Thủ phạm gây nên tình trạng khan hiếm nước là hai đợt hạn hán nghiêm trọng do biến đổi khí hậu gây nên. Buckley và các đồng nghiệp đã dựng lại bức tranh khí hậu trong khu vực xung quanh kinh đô Angkor của đế chế Khmer cổ bằng cách nghiên cứu những vòng tròn bên trong thân các cây bách tại một vườn quốc gia gần đó. Những vòng tròn cho thấy vương quốc này từng trải qua một đợt siêu hạn hán kéo dài tới ba thập kỷ – từ khoảng năm 1330 tới năm 1360. Sau đó đó vương quốc còn hứng chịu một đợt hán hán khắc nghiệt hơn nhưng ngắn hơn trong khoảng thời gian từ năm 1400 tới năm 1420. Buckley cho rằng hai đợt siêu hạn hán có thể khiến mùa màng thất bát và bệnh truyền nhiễm lan rộng – hai thảm họa đối với một đất nước có mật độ dân số lớn. Thế rồi tới năm 1431, vương quốc sụp đổ sau một cuộc tấn công của nước Xiêm (Thái Lan ngày nay). “Vào thời đó kinh đô Angkor đối mặt với hàng loạt vấn đề xã hội, chính trị và văn hóa. Sự thay đổi lớn của môi trường đã đẩy người dân Khmer tới giới hạn cuối cùng trong khả năng chịu đựng và họ không thể thích nghi được với thay đổi ấy. Tôi không nói biến đổi khí hậu là nguyên nhân trực tiếp khiến nền văn minh Khmer cổ sụp đổ, nhưng chắc chắn một đợt hạn hán kéo dài tới 30 năm phải gây nên một tác động nào đó”, Buckley phát biểu.”
Nhiều ý kiến cho rằng: sự xung đột với các quốc gia khác đã làm Đế quốc Khmer bị thu hẹp tầm kiểm soát; Phnôm Pênh trở thành trung tâm chính trị, thương mại của vương quốc Khmer bên sông Mê Kông là chuyển trọng tâm phát triển; Angkor bị ngưng trệ vì xây dựng quá tốn kém và sự xung đột quyền lực trong nội bộ hoàng gia đẩy nhanh sự lụi tàn của đế quốc; sự thoái hóa của đất đai làm người dân dồn về nơi điều kiện sống tốt hơn. Vua Barom Reachea I (trị vì 1566 – 1576), sau khi đẩy lùi quân Thái đã quay lại đóng đô ở Angkor trong thời gian ngắn nhưng ông cũng không thể cưỡng lại được sự suy vong này .
Quần thể kiến trúc Angkor, với quy mô diện tích 3000 km² là thành phố thuộc thời kỳ tiền công nghiệp lớn nhất thế giới nay có khoảng 72 đền thờ chính và công trình khác đang được bảo tồn và khai thác du lịch trên khu vực này quả là vĩ đại .Angkor Wat, Angkor Thom, đền Bayon và đền Banteay Srei là những điểm tham quan du lịch tuyệt vời. Tượng thần bốn mặt, nụ cười bí ẩn thật đáng suy ngẫm.
Angkor hiện đã có quá nhiều sách viết, phần lớn là sách tiếng Anh.
Ông Lý và một số sinh viên Campuchia học đại học và tiến sĩ ở Trường Đại
học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh biết “thầy Hoàng Kim rất ham nghiên
cứu lịch sử văn hóa” nên mua tặng tôi nhiều sách tiếng Anh du lịch
Angkor. Tôi thích nhất là cuốn “Ancient Angkor” của Michael Freeman và
Claude Jacques (đó cũng là tư liệu chính của bài viết này). Ông Lý mua
tặng tôi thêm cuốn sách “The Art of War” Sun Tzu (Binh pháp Tôn tử) để
“Thầy về Việt Nam, chịu khó đoc song ngữ Anh Việt đối chiếu” “nghiên cứu
khoa học, kinh doanh và làm chính trị đều rất nên học sách này”.
Một đế quốc Khmer bị biến mất một cách bí ẩn. Một triều đại vươn tới
cực thịnh sau đó bị suy tàn và hồi sinh. Một di sản thế giới bị khỏa lấp
bởi lớp lớp bụi thời gian, nay được hé lộ với “nụ cười Angkor”. Một vị
vua giỏi thuật đế vương, nghệ thuật giữ thăng bằng chính trị “đi trên
dây” và sâu sắc về văn hóa, đó chính là Quốc vương Norodom Sihanouk. Ông
là người có công lớn trong việc bảo tồn và tái hiện di sản đặc sắc này.
Di sản Angkor và nhân vật lịch sử Norodom Sihanouk, là báu vật xứng đáng cho ta tìm tòi và cảm nhận.
THĂM VÙNG SẮN ANGKOR
Tôi có ít nhất tám lần đến Angkor, nhưng lần nào cũng chỉ kịp lưu lại
một ít hình ảnh và ghi chép ngắn mà chưa kịp biên tập lại. Trong phần
trước tôi đã trò chuyện là nếu bạn chỉ có thời gian ngắn du lịch
Campuchia, thì nên thăm quần thể kiến trúc Angkor, bơi thuyền trên Biển
Hồ và đi dạo ban mai ở Phnôm Pênh, nơi hợp lưu của sông Mekong và sông
Tonlé Sap. Nhưng bạn nếu sang làm việc dài ngày thì nên dành thì giờ tìm
hiểu sự chuyển biến kinh tế, xã hội, môi trường dọc theo biên giới Việt
Miên Lào hoặc xuôi dòng Mekong bạn sẽ có rất nhiều điều thú vị. Cây sắn
chuyển đổi sản lượng tăng lên gấp đôi, từ bốn triệu tấn năm 2010 lên
tám triệu tấn năm 2013, chỉ sau ba năm là một thí dụ.
Đến đất nước Angkor trong chuyến khảo sát sản xuất thị trường sắn, tôi mang theo cuốn sách “Hồi ký Sihanouk: Những lãnh tụ thế giới mà tôi từng biết”
(Nguyên tác Sihanouk Reminisces World Leaders I Have Known). Qua cửa
khẩu Hoa Lư chứng kiến những hàng xe tải lớn chở sắn nối đuôi nhau mút
tầm mặt gợi mở bao điều muốn nói về một tiềm năng hợp tác to lớn.
Đất rừng bạt ngàn, phần lớn là đất xám khá bằng phẳng, khó thoát nước.
Dân cư thưa thớt. Trẻ em nghèo ít học phổ biến ở vùng sâu vùng xa.
Những giống sắn phổ biến ở Căm pu chia là KM94, KM98-5 nhập từ Việt
Nam. Giống sắn mới triển vọng KM419 (BKA900 x KM 98-5 lai tạo tại Việt
Nam) và KM325 (nguồn gốc SC5 x SC5 lai tạo tại Việt Nam) cũng đã được
trồng khá rộng rãi.
Chị Soc Chia thôn Tờ Rôn, nhà cách Snua 15 km, chồng trước đi lính
nay chủ yếu đi xẻ cây, có tám con, năm đứa đi học , trường xa 4-5 km có
đất mì 4 ha, đất lúa 1 ha , nuôi 5 bò và một số gà vịt. Nhà chở nước
uống xa đến 5 km.
Hộ ông Seng San trồng 4 ha sắn KM98-5 và KM94 làm thuê cho ông Kim
Ren ở Snua, đầu tư giống mới, xịt phân bón qua lá, chưa dùng phân chuống
và NPK.
Sắn KM94 trồng luống từ cuối tháng 10 nay sinh trưởng khá tốt, nếu
bón phân đúng cách và sạch cỏ có thể đạt trên 30 tấn củ tươi/ha do đất
mới khai phá còn giàu dinh dưỡng.
Cây giống sắn KM94 bảo quản tự nhiên gần rẫy từ tháng 11 để trồng lại
đầu tháng 5 năm sau. (Ở Kampong Cham, Karatie và Mondulkiri những vùng
trồng sắn chính của Căm pu chia cũng có hai vụ chính trồng sắn tương tự
như Tây Ninh và Bình Phước của Việt Nam).
Tiềm năng phát triển sắn thật lớn từ Kam Pong Cham đến Karatia đến
Sen Monorom. Giống chủ lực nay là KM94, KM419, KM98-5, KM325 những giống
sắn tốt từ Việt Nam. Lòng chúng tôi xúc động tự hào vì cống hiến của
các nhà khoa học Việt Nam qua hệ thống doanh nhân của hai nước đã làm
giàu cho nhiều người dân và góp phần mang lại thịnh vượng chung cho cộng
đồng Việt Miên Lào.
Anh Phạm Anh Tuấn (Tổng Giám đốc Công ty TNHH Nhiên liệu Sinh học
Phương Đông, cô Nguyễn Thị Mỵ, Tổng Giám đốc HAMICO đều tâm đắc với sự
đánh giá và trao đổi của tôi: “Tiềm năng hợp tác nghiên cứu phát
triển sắn Việt Nam – Căm pu-chia là rất to lớn, Điều này không chỉ đối
với cây sắn mà với tất cả các lĩnh vực hợp tác về chính trị, kinh tế,
văn hóa xã hội, nông lâm ngư nghiệp, điện, du lịch và thương mại, đời
sống dân sinh cũng đều như vậy. Nhưng không được ăn vào tiềm năng. Hãy
nghĩ đến một sự hợp tác thân thiện, bền vững, khai mở được tiềm năng to
lớn của hai dân tộc để cùng có lợi, cùng phát triển …”
Lúa, sắn, ngô, đậu, nông sản hàng hóa, chúng ta có thể làm gì, dạy và học với nông dân? Tôi nói với Sango Mahanty về đất nước Angkor nụ cười suy ngẫm. Tôi đã có hành trình thăm vùng sắn Angkor từ năm 2011 và đã nhiều lần trở lại đất nước này. Sự phát triển sắn và các thay đổi xã hội, môi trường dọc biên giới Campuchia – Việt Nam là đặc biệt nhanh chóng.
Một
thí dụ nhỏ về cây sắn. Năm 2009 khi những giống sắn tốt nhất của Việt
Nam được xác nhận thì sản xuất sắn của Campuchia vùng biên giới đã chủ
yếu sản xuất và kinh doanh những sản phẩm sắn củ tươi của những giống
tốt này.
Năm 2011 khi giống sắn KM419 được được nổi bật tại Đồng Nai, Tây Ninh và
Ninh Thuận thì Kameda Akiko, Minh Ngọc Đông Bắc, Lý Thanh Bình, … đã
nhanh chóng tìm mua giống sắn tốt này từ Việt Nam phát triển thành nhiều
vùng sắn chủ lực ở Campuchia tại Kratie, Sen Monorom, Kampong Cham …
Năm 2013 Campuchia có tổng diện tích sắn là 35.000 ha, đạt sản lượng
thu hoạch 8,00 triệu tấn, năng suất sắn củ tươi bình quân là 22,85 tấn/
ha. So với Việt Nam cùng kỳ (năm 2013) có tổng diện tích sắn là 544.300
ha, đạt sản lượng thu hoạch 9,74 triệu tấn, năng suất sắn củ tươi bình
quân là 17,90 tấn/ ha. Nhìn lại số liệu sắn Campuchia đầu năm 2011 khi
tôi sang khảo sát bên đó thì năm 2010 Campuchia có tổng diện tích sắn là
20.230 ha, đạt sản lượng thu hoạch 4,24 triệu tấn, năng suất sắn củ
tươi bình quân là 20,99 tấn/ ha. So với Việt Nam cùng kỳ (năm 2010) có
tổng diện tích sắn là 498.000 ha, đạt sản lượng thu hoạch 8,59 triệu
tấn, năng suất sắn củ tươi bình quân là 17,26 tấn/ ha. (FAOSTAT 2015).
Tốc độ phát triển sắn Campuchia những năm gần đây nhanh hơn sắn Việt
Nam. Giống sắn Campuchia theo rất sát nhưng tiến bộ giống sắn mới nhất
của Việt Nam và này ước 90% diện tích là giống sắn KM419, KM98-5 và
KM94.
Kỹ thuật canh tác sắn thích hợp bền vững đang được ứng dụng nhanh
trong sản xuất. Chuyên gia sắn nước bạn sát cánh cùng chúng tôi cùng
biên dịch tài liệu CIAT, cùng trao đổi, nghiên cứu và cải tiến kỹ thuật
thâm canh sắn phù hợp. Bài toán sản xuất kinh doanh cũng là bài toán
cuộc đời.Tôi khuyên Sango nên tìm lại những người sản xuất và kinh doanh
sắn là bạn cũ của tôi. Họ sẽ giúp Sango và Bảo Chinh khám phá những
điều mới mẻ trong nghiên cứu phát triển sắn, những biến đổi xã hội và môi trường nhanh chóng dọc theo biên giới Campuchia-Việt Nam. Luật nhân quả và những minh triết sâu sắc của cuộc sống sẽ khai mở cho chúng ta nhiều điều để dạy và học.
Angkor nụ cười suy ngẫm.
Ngày mùa dạy và học ở Campuchia.
THẦY BẠN TRONG ĐỜI TÔI Nguyễn Hoàng Phương người thầy triết Việt Hoàng Kim
“Tích hợp đa văn hóa Đông Tây cho một chiến lược giáo dục tương lai” là một di sản minh tâm triết Việt đặc biệt quý giá của giáo sư Nguyễn Hoàng Phương. Tác phẩm này dày 900 trang do Nhà Xuất Bản Giáo Dục Hà Nội ấn hành năm 1995. Công trình ấy cùng với các tác phẩm “Kinh Dịch” của cụ Phan Bội Châu, “Kinh Dịch” của cụ Ngô Tất Tố ,”Kinh Dịch đạo của người quân tử” của cụ Nguyễn Hiến Lê, đã khai mở mạch nguồn cho sự dạy và học. Việt Nam có các di sản văn hóa xuất sắc Dịch học và biến Dịch của các bậc kỳ tài danh sĩ tinh hoa như Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ, Lê Quý Đôn, Nguyễn Du, Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh. Tác phẩm “Tích hợp đa văn hóa Đông Tây cho một chiến lược giáo dục tương lai” của giáo sư Nguyễn Hoàng Phương là một chuyên luận sâu sắc, khảo cứu công phu chuẩn mực và đề tài này là đặc biệt lý thú và tâm đắc, Cám ơn cụ Nguyễn Ngọc Hạp, chị Linh Giang đã khai mở nguồn thông tin này, khuyến khích tôi học và viết. Đọc tiếp … https://hoangkimlong.wordpress.com/…/thay-ban-trong-doi-toi/
“Một đế quốc Khmer bị biến mất một cách bí ẩn. Một triều đại vươn tới cực thịnh sau đó bị suy tàn và hồi sinh. Một di sản thế giới bị khỏa lấp bởi lớp lớp bụi thời gian, nay được hé lộ với “nụ cười Angkor”. Một vị vua giỏi thuật đế vương, nghệ thuật giữ thăng bằng chính trị “đi trên dây” và sâu sắc về văn hóa, đó chính là Quốc vương Norodom Sihanouk. Ông là người có công lớn trong việc bảo tồn và tái hiện di sản đặc sắc này. Di sản Angkor và nhân vật lịch sử Norodom Sihanouk, là báu vật xứng đáng cho ta tìm tòi và cảm nhận.” (Hoàng Kim)
“Một đế quốc Khmer bị biến mất một cách bí ẩn. Một triều đại vươn tới cực thịnh sau đó bị suy tàn và hồi sinh. Một di sản thế giới bị khỏa lấp bởi lớp lớp bụi thời gian, nay được hé lộ với “nụ cười Angkor”. Một vị vua giỏi thuật đế vương, nghệ thuật giữ thăng bằng chính trị “đi trên dây” và sâu sắc về văn hóa, đó chính là Quốc vương Norodom Sihanouk. Ông là người có công lớn trong việc bảo tồn và tái hiện di sản đặc sắc này.
Di sản Angkor và nhân vật lịch sử Norodom Sihanouk, là báu vật xứng đáng cho ta tìm tòi và cảm nhận.” (Hoàng Kim)
ANGKOR NỤ CƯỜI SUY NGẪM
Hoàng Kim
Tượng đá bốn mặt, nụ cười bí ẩn. Quần thể kiến trúc Angkor và điệu múa Khmer là hai di sản thế giới vô giá, là Kim Tự Tháp của thiền định, pho sử thi vĩ đại. Tượng đá bốn mặt, Kinh thành bốn mặt, Con sông bốn mặt là sự hợp lưu và chuyển pháp của Đức Vua, Mẫu Hậu, Đức Phật, Thần Sáng Tạo. Nụ cười bí ẩn trông như vui, như lạc quan, như yêu đời, như nghiêm nghị, ngắm cũng như buồn, như hồi hộp, như lo âu, như thoáng cười. Các khuôn mặt tượng đá đều toát lên sự tĩnh lặng, bình tâm và an nhiên. Ở đó có thung dung chuyển pháp.
Trò chuyện với thiên nhiên và cổ vật, bạn sẽ thấy nhiều điều đáng suy ngẫm. Ví như một chủ thuyết, một tôn giáo, bao giờ cũng muốn được sự tin tưởng, noi theo độc tôn, mà không bao giờ chấp nhận sự nửa vời, đa nguyên, nhưng hãy nhìn tượng đá bốn mặt, kinh thành bốn mặt, con sông bốn mặt, … để thấu hiểu hợp lưu và chuyển pháp.
Bạn nếu chỉ có một thời gian ngắn để du lịch Campuchia hãy nên dành thời gian thăm quần thể kiến trúc Angkor, bơi thuyền trên Biển Hồ và đi dạo ban mai ở thủ đô Phnôm Pênh nơi hợp lưu của sông Mekong và sông Tonlé Sap. Đó là ba điểm chính để du lịch.
Quần thể kiến trúc Angkor có diện tích 3000 km² là thành phố thời kỳ tiền công nghiệp lớn nhất thế giới. Ở trong quần thể Angkor có khoảng trên 1000 công trình (Một số học giả cho rằng con số đó có thể hơn, vì dưới thời vua Jayavarman VIII, 1243-1295, ông đã trở về Ấn Độ giáo và cho phá hủy trên 10.000 tượng Phật cũng như cho chuyển các chùa Phật thành đền thờ Ấn Độ giáo). Đến nay có khoảng 72 đền thờ chính và công trình xây dựng khác đang được bảo tồn và khai thác du lịch trên khu vực này.. Angkor Wat, Angkor Thom, đền Bayon và đền Banteay Srei là những điểm tham quan kỳ thú nhất.
Bạn hãy dành thời gian thăm thú kỳ quan Angkor di sản thế giới vào ban ngày, còn buổi tối thì Thưởng thức”Nụ cười của Angkor” tuyệt phẩm điệu múa Khmer, cũng là di sản thế giới, do đoàn Ca Múa Nhạc Hoàng Gia biểu diễn, với sự giúp đỡ, cố vấn công phu của Trương Nghệ Mưu tổng đạo diễn và đích thân Norodom Sihanouk, cựu Quốc vương, Thái thượng vương của Vương quốc Campuchia thẩm duyệt. Tượng thần bốn mặt, nụ cười suy ngẫm chắc chắn sẽ theo bạn.
Hẵn nhiên bạn sẽ thấy có một số điều cần nhận thức lại hoặc suy ngẫm, ví như một tôn giáo, một chủ thuyết bao giờ cũng muốn được tin tưởng, noi theo độc tôn, mà không bao giờ chấp nhận sự nửa vời, đa nguyên, nhưng đến đây có một cách giải thích của “thần đá bốn mặt” “kinh thành bốn mặt”, và “con sông bốn mặt” đó là hợp lưu của Đức Vua/ Đức Phật/Mẫu Hậu/Thần Sáng Tạo. Ở đó có sự chuyển pháp. “Nụ cười bí ẩn” Nhìn khuôn mặt thoạt nhìn thấy vui, lạc quan và yêu đời. Nhưng khi nhìn kỹ lại thấy nghiêm nghị, có một thoáng hồi hộp, lo âu trong nụ cười. Các khuôn mặt đều toát lên sự tĩnh lặng, bình tâm và an nhiên.
Angkor là kinh đô của Đế quốc Khmer đã phát triển rực rỡ tại vùng Đông Nam Á từ năm 802, dưới triều đại của vua HinduJayavarman II là người Khmer, sau đó nối tiếp cho đến năm 1431 thị lụi tàn khi người Thái chiếm được kinh đô của Khmer khiến cho dân cư ở đây di cư về phía nam đến khu vực Phnom Penh.
Quần thể kiến trúc Angkor nằm giữa rừng già và vùng đất canh tác nông nghiệp ở phía nam của đồi Kulen, gần thành phố Xiêm Riệp ngày nay (13°24’N, 103°51’E) và phía bắc của sông Tonle Sap (nơi có Biển Hồ vùng điều tiết bốn hợp lưu của sông Mê Kông tại Phnom Penh) . Angkor được UNESCO công nhận là di sản thể giới do phong cách kiến trúc Khmer đặc sắc, cảnh quan kỳ thú và quy mô diện tích 3000 km² (1150 dặm vuông) là thành phố lớn nhất thế giới của thời kỳ tiền công nghiệp..
Đế quốc Angkor là một triều đại huy hoàng trong lịch sử Campuchia. Đây là cựu đế quốc rộng lớn nhất Đông Nam Á thời đó, với diện tích lên đến 1 triệu km² (gấp 3 lần Việt Nam hiện nay) đóng trên phần lãnh thổ hiện nay thuộc Campuchia. Đế quốc Khmer, tách ra từ Vương quốc Chân Lạp, đã từng cai trị và có phần đất phiên thuộc mà ngày nay thuộc lãnh thổ của các nước Thái Lan, Lào và miền nam Việt Nam.
Thời kỳ khởi đầu của Đế quốc Khmer là thời nhà Đường (618-907), Việt Nam lúc đó tên nước là An Nam thuộc nhà Đường. Người nước Nam nhiều lần nổi lên đánh phá nổi bật có Mai Hắc Đế (năm 722) , Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng (năm 791). Các nước khác xâm lấn, tranh chấp với người An Nam có nước Hoàn Vương (Lâm Ấp, Chiêm Thành sau này) và Nam Chiếu (người Thái ở Vân Nam, xưng quốc hiệu là Đại Mông, Đại Lễ), sau này khi Cao Biền sang làm Tiết độ sứ thì mới dẹp yên.
Jayavarman II là một hoàng tử của triều đại Sailendra. Ông đến Java để làm con tin hoàng gia của vương quốc chư hầu hay đến học tập đến nay vẫn chưa được khẳng định. Ông nhờ thời gian ở Java nên đã học được nghệ thuật và văn hóa triều đình Sailendran của Java về cho triều đình Khmer. Sau khi trở lại vương quốc Chân Lạp, ông đã nhanh chóng xây dựng thế lực cho mình và đánh bại nhiều vị vua khác. Ông trở thành hoàng đế của vương quốc Khmer năm 790. Những năm tiếp theo, ông đã mở rộng lãnh thổ của mình và cuối cùng đã thành lập kinh đô mới Hariharalaya gần thị xã Roluos của Campuchia ngày nay. Ông đã đặt nền móng cho kinh đô Angkor trải dài đến 15 km về phía tây bắc. Năm 802, ông tự xưng là Chakravartin (vua thiên hạ) bằng một lễ đăng quang theo phong cách Ấn Độ giáo. Bởi thế, ông không những trở thành một vị vua được thành thánh sắc phong và vô địch mà còn đồng thời tuyên bố sự độc lập của vương quốc mình tách khỏi vương quốc Java. Vua Jayavarman II mất năm 834.
Thời kỳ cường thịnh của Đế quốc Khmer tương ứng với thời kỳ suy vong của triều Đường đời Ngũ Đại Thập Quốc (907-979), kéo dài cho đến triều Tống (960-1279) thống nhất Trung Quốc bản thổ. Hoa lục chiến tranh liên miên chẳng còn điều kiện và cơ hội để dòm ngó đất phương Nam. Trong tình thế đó, Đế quốc Khmer phát triển ổn định. Nước Đại Việt cũng nhân tình thế đó mà cởi ách Bắc thuộc hơn một nghìn năm, khởi đầu là họ Khúc dấy nghiệp kế đến là Ngô Quyền phá quân Nam Hán, dựng nền độc lập, mở đường cho nhà Đinh (968-980), nhà tiền Lê (980-1009), nhà Lý 1009 -1225), nhà Trần (1226 – 1400).
Trung Quốc bản thổ khái lược từ cuối Ngũ Đại Thập Quốc (907-959) đến đời Tống (960-1279) nhà Nguyên (1271-1368) và đến nhà Minh (1368-1644) (Wikipedia)
Indravarman I, vị vua thứ tư của Đế quốc Khmer, đã củng cố vững chắc đất nước mình với những chương trình xây dựng lớn, bao gồm hệ thống thủy lợi và các đền đài, nhờ vào của cải giành được thông qua mậu dịch và nông nghiệp. Công trình đầu tiên là đền Preah Ko và các công trình thủy lợi.
Yasovarman I (trị vì từ 889 – 915), là con Indravarman I, nối nghiệp và phát triển công nghiệp của cha. Ông đã thiết lập kinh đô mới Yasodharapura, thành phố đầu tiên của Angkor. Ngôi đền trung tâm của thành phố được xây ở Phnom Bakheng, một ngọn đồi cao 60 m giữa đồng bằng trong khu vực Angkor. Dưới triều Yasovarman I đại công trình thủy lợi Đông Baray được tạo dựng, đây là hồ chứa nước có kích thước 7,5 x 1,8 km.
Sau khi Yasovarman I qua đời vào đầu thế kỷ 10, đế quốc Khmer lập tức bị chia rẽ. Vua Harshavarman I và Ishanavarman II (em của Harshavarman I) phải vất vả giữ ngôi báu trước sự tranh giành của người chú – Jayavarman IV. Người chú bị đánh lui khỏi Angkor và đã thiết lập một kinh đô mới ở Koh Ker, cách Angkor khoảng 100 km. Sau khi Ishanavarman II qua đời, Jayavarman IV lên làm vua.
Rajendravarman II dời đô trở về Yasodharapura. Ông xây dựng một chế độ chính trị trung ương tập quyền, tăng cường sự quản lý trực tiếp đối với các thủ lĩnh địa phương. Sau khi đất nước ổn định, ông bắt đầu thực hiện các dự án lớn tiếp nối công việc mà các vị vua đầu tiên đã dự tính. Ông đã cho thiết lập một loạt các đền ở khu vực Angkor; trong đó có Đông Mebon, trên một cù lao của Đông Baray, với nhiều đền thờ Phật và chùa.
Jayavarman V, con trai Rajendravarman II đăng quang sau khi vượt qua các hoàng thân khác tiếp nối sự trị vì từ năm 968 đến 1001. Đây là thời kỳ thanh bình, đánh dấu bởi sự phát triển thịnh vượng và rực rỡ của nền văn hóa Angkor. Dưới triều vua Jayavarman V có nhiều nhà triết học, học giả, nghệ sỹ tài năng. Ông thiết lập kinh đô mới và xây các ngôi ngôi đền mới, quan trọng nhất là Banteay Srei, được xem như công trình có tính nghệ thuật và thẩm mỹ bậc nhất của Angkor và Ta Keo là ngôi đền đầu tiên của Angkor xây hoàn toàn bằng sa thạch.
Đền Banteay Srei (đền của phụ nữ) được thánh hóa ngày 21 tháng 4 năm 967, đây là đền thờ thần Shiva tại Angkor Thom trong quần thể kiến trúc Angkor di sản thế giới. Ngôi đền có vị trí tại tọa độ 13,59 độ vĩ bắc, 103,96667 độ kinh đông, nằm gần đồi Phnom Dei, được xây chủ yếu bằng đá sa thạch đỏ. Đền Banteay Srei được gọi là “viên ngọc quý”, “điêu khắc tuyệt vời của nghệ thuật Khmer”.
Sau cái chết của Jayavarman V là vài năm xung đột. Vua Udayadityavarman I vừa lên ngôi đã bị Jayavirahvarman lật đổ. Rồi đến lượt Jayavirahvarman bị Suryavarman I (trị vì 1010 – 1050) giành mất ngôi báu. Suốt thời kỳ trị vì của mình, Suryavarman I phải chiến đấu trấn áp các đối thủ mưu toan lật đổ mình bằng bạo lực. Ông là vị vua Khmer đầu tiên sống phải xây thành để bảo vệ mình và hoàng cung. Ông đã mở rộng vương quốc của mình đến tỉnh Lopburi của Thái Lan ngày nay, về phía nam đến eo đất Kra. Tại Angkor, việc xây dựng Tây Baray bắt đầu dưới triều Suryavarman I, một hồ chứa nước thứ 2 và rộng hơn hồ Đông Baray với kích thước 8 x 2,2 km.
Nửa cuối thế kỷ 11 và đầu thế kỷ 12 trong lịch sử Campuchia là thời kỳ của các cuộc tranh giành quyền lực tàn bạo. Sau đó đến thời kỳ huy hoàng dưới sự cai trị của Suryavarman II. Ông đã xâm chiếm vương quốc Haripunjaya của dân tộc Môn đến phía tây (ngày nay là miền Trung Thái Lan) và một khu vực xa hơn về phía tây vương quốc Pagan (Myanma ngày nay), phía nam lấn về khu vực bán đảo Malay đến vương quốc Grahi (nay là tỉnh Nakhon Si Thammarat của Thái Lan), về phía đông lấy nhiều tỉnh của Champa, về phía bắc đến biên giới phía bắc của Lào ngày nay.
Dưới sự cai trị của ông, ngôi đền lớn nhất của Angkor được xây dựng trong khoảng thời gian 37 năm: Angkor Wat, là nơi thờ thần Vishnu.
Angkor Wat được xây dựng dưới thời vua Suriya-warman II (1113–1150) mới đầu để thờ thần Viśnu của Ấn Độ giáo. Về sau, khi vương triều Khmer theo Phật giáo, Angkor Wat trở thành linh đền thờ Phật. Sau khi kinh đô của đế quốc Khmer bị người Xiêm phá hủy và các nhà vua Khmer bỏ về Phnom Penh trong thế kỉ 15, là lụi tàn trong thế kỷ 16 và thế kỷ 17, Angkor Wat rơi vào quên lãng, bị rừng già vây phủ và được khám phá lại vào năm 1860 bởi Herri Mouhot.
Sự kết thúc của hoàng đế Suryavarman II không được rõ ràng lắm. Văn bia cuối cùng ghi nhận tên ông có liên quan đến cuộc xâm lược Đại Việt là từ năm 1145. Có lẽ ông qua đời trong một cuộc hành quân trong khoảng thời gian từ năm 1145 đến 1150.
Thời kỳ tiếp theo các vua trị vì trong thời gian ngắn và bị vị vua sau lật đổ bằng vũ lực. Cuối cùng, năm 1177, Khmer đã bị quân Chămpa đánh bại trong một trận thủy chiến trên hồ Tonlé Sap và bị chiếm đóng trong một thời gian ngắn.
Đế quốc Khmer cuối thế kỷ 12
Jayavarman VII (trị vì từ 1181-1219) đã tập hợp một đội quân, đánh đuổi quân Chăm Pa và giành lại kinh đô Yasodharapura. Năm 1181, ông lên ngôi và tiếp tục chiến tranh với Chăm Pa trong suốt 22 năm cho đến khi đánh bại nước này vào năm 1203 và xâm chiếm phần lớn lãnh thổ của Chăm Pa.
Một bức phù điêu thế kỷ 12 hoặc 13 tại đền Bayon tại Angkor Thom miêu tả chiến tranh giữa Khmer và Chămpa.
Jayavarman VII được coi là vị hoàng đế vĩ đại cuối cùng của Angkor không chỉ vì những chiến công của ông chống lại quân Chăm Pa mà còn là một người cai trị không phải là bạo chúa như cách các hoàng đế trước đó đã cai trị vì ông là người thống nhất đế quốc này và trên cả là do các công trình xây dựng được tiến hành dưới thời kỳ cai trị của ông.
Angkor Thom là thành phố thủ đô cuối cùng và lâu dài nhất của Đế quốc Khmer. Thành rộng 9 km², bên trong có nhiều đền thờ từ các thời trước và các đền mới được vua Jayavarman VII xây dựng vào cuối thế kỷ XII và những người nối nghiệp ông tiếp tục.
Đền Bayon (thần Sáng tạo, thần bốn mặt, thần có nụ cười bí ẩn) nằm tại trung tâm thành phố cổ Angkor Thom cùng các di tích khác quần tụ quanh khu quảng trường Chiến thắng nằm ở phía Bắc đền.
Vua Jayavarman VII cũng cho xây dựng hồ chứa nước lớn Srah Srang, các đền chùa Ta Prohm, Banteay Kdei,Neak Pean và hệ thống đường giao thông kết nối các trấn của đế quốc, xây dựng 102 bệnh xá và 121 nhà nghỉ cho các nhà buôn, quan chức và lữ khách.
Thời kỳ suy vong của Đế quốc Khmer (1220- 1431) tương ứng với đời loạn lạc của Trung Quốc liên tục từ cuối triều Tống cho đến nhà Nguyên (1271-1368) rồi đến nhà Minh (1368-1644), tương ứng với Đại Việt thời nhà Trần (1225-1400), Nhà Hồ (1400-1407), nhà Hậu Trần (1407-1413), thuộc nhà Minh (1414-1427) Mười năm Lê Lợi, Nguyễn Trãi đánh quân Minh (1418-1427) và thời kỳ đầu nhà Lê (1428-1788). Đế quốc Khmer suy vong khi người Cham Pa giành lại được độc lập, đặc biệt là sự trỗi dậy của Vương quốc Sukhothai và khi người Thái chiếm được kinh đô của Khmer khiến cho dân cư ở đây di cư về phía nam đến khu vực Phnom Penh.
Indravarman II (1218-1243) kế vị và tiếp tục hoàn thành các công trình xây dựng của cha. Ông đã cho xây xong một loạt chùa chiền được khởi công từ thời cha mình. Dưới sự trị vì của Indravarman II, Campuchia có sự ổn định chính trị trong nước. Tuy nhiên, sức chi phối của Đế quốc Khmer đối với các vùng đất xa bắt đầu giảm đi. Kết quả, năm 1220, người Khmer rút khỏi nhiều tỉnh mà trước đó đã chiếm được của Chăm-pa và nước này đã giành lại độc lập. Vương quốc Sukhothai đã thành lập nên vương quốc Xiêm đầu tiên ở phía Tây và trong 200 năm tiếp theo, người Thái đã trở thành đối thủ chính của Đế quốc Khmer.
Jayavarman VIII (trị vì 1243-1295) kế nhiệm Indravarman II. Trái với các vua trước đó, Jayavarman VIII theo Ấn Độ giáo và là người chống Phật giáo quyết liệt. Ông đã cho phá hủy phần lớn tượng Phật và chuyển các chùa Phật thành đền thờ Ấn Độ giáo. Bên ngoài, ông ta đã tránh đụng độ với quân Nguyên Mông (khi đó đã chiếm hết Trung Hoa) bằng cách cống nạp hàng năm cho nhà Nguyên.
Triều đại của Jayavarman VIII kết thúc năm 1295 khi ông bị con rể là Srindravarman (trị vì 1295-1309) lật đổ. Vua mới là người theo Phật giáo Thượng tọa bộ (Theravada), một trường phái của Phật giáo du nhập vào Đông Nam Á từ Sri Lanka và sau đó lan ra khắp khu vực. Tư liệu lịch sử về thời kỳ sau triều vua Srindravarman có rất ít . Văn bản cuối cùng người ta biết được là một bia khắc từ năm 1327. Không có ngôi đền lớn nào được xây thêm. Hệ thống thủy lợi cũng bị thoái hóa dẫn đến mùa màng thất bát do lũ lụt và hạn hán. Trong khi trước đó mỗi năm có 3 vụ lúa – điều này đã góp phần cốt yếu cho sự thịnh vượng và quyền lực của đế quốc Khmer – sự giảm sút mùa màng đã làm cho đế quốc này suy yếu thêm. Quốc gia lân bang phía tây của đế quốc này là Vương quốc Xiêm đầu tiên – Vương quốc Sukhothai, bị một vương quốc khác của người Thái (vương quốc Ayutthaya) đánh bại vào năm 1350. Sau năm 1352, người Thái đã mở nhiều cuộc tiến công vào đế quốc Khmer. Đến năm 1431, vương quốc Ayutthaya đã chiếm được Angkor.
THƯỞNG THỨC “NỤ CƯỜI ANGKOR”
“Thầy cũng nên dành thì giờ mà coi “Nụ cười Angkor”, điệu múa Khmer hoàng gia là di sản văn hóa thế giới đấy”,”một đế quốc Khmer bị biến mất một cách bí ẩn, kết thúc là nụ cười Angkor” ông Lý nói.
Tôi sang Campuchia nhiều lần. Lần nào ở Phnông Pênh, tôi cũng đều đi xem điệu múa Khmer hoàng gia “Nụ cười Angkor” và mỗi lần lại thấy hay thêm một mức, khám phá thêm một điều mới. Lần xem năm ngoái, tôi có chụp ảnh với diễn viên thủ vai chính vị vua đất nước Angkor vĩ đại nhất.
Vua Jayavarman VII (trị vì từ 1181-1219). Ông đã tập hợp một đội quân, đánh đuổi quân Chăm Pa và giành lại kinh đô. Năm 1181, ông lên ngôi và tiếp tục chiến tranh với Chăm Pa trong suốt 22 năm cho đến khi đánh bại nước này vào năm 1203 và xâm chiếm phần lớn lãnh thổ của Chăm Pa. Ông cho xây dựng hồ chứa nước lớn Srah Srang, các đền chùa Ta Prohm, Banteay Kdei, Neak Pean và hệ thống đường giao thông kết nối các trấn của đế quốc, xây dựng 102 bệnh xá và 121 nhà nghỉ cho các nhà buôn, quan chức và lữ khách. Ông tu Phật. Ông đã tập hợp các nghệ nhân, hiền triết, sử gia, học giả, nhà văn, nhà nông, nhà buôn … tài giỏi của thời ông để thực hiện bảo tồn và sáng tạo những giá trị di sản cao quý về kiến trúc, lịch sử, văn hóa, nông nghiệp, thương mại của đế quốc Angkor.
Điệu múa Khmer di sản thế giới thật sâu sắc, tài hoa, duyên dáng và sống động trong câu chuyện sử thi hàng mấy trăm năm được kể lại. Bạn hãy bấm vào Thưởng thức “Nụ cười Angkor để xem một vài hình ảnh mà tôi vội lưu lại với máy ảnh du lịch xoàng, chất lượng không thật tốt. Thưởng thức Nụ cười Angkor là một niềm vui lớn!
Nguyên nhân sự biến mất của đế quốc Khmer là một bí ẩn lớn của lịch sử. Nhiều ý kiến cho rằng: đó là do sự xung đột với các quốc gia khác đã làm Đế quốc Khmer bị thu hẹp tầm kiểm soát; Phnôm Pênh trở thành trung tâm chính trị, thương mại của vương quốc Khmer bên sông Mê Kông làm chuyển trọng tâm phát triển; Angkor bị ngưng trệ vì xây dựng quá tốn kém và sự xung đột quyền lực trong nội bộ hoàng gia đẩy nhanh sự lụi tàn của đế quốc; sự thoái hóa của đất đai làm người dân dồn về nơi điều kiện sống tốt hơn. Thực ra, có một vị vua của đế quốc Angkor đó là vua Barom Reachea I (trị vì 1566 – 1576), sau khi đẩy lùi quân Thái, ông cũng đã quay lại đóng đô ở Angkor trong một thời gian ngắn nhưng ông cũng không thể cưỡng lại được sự suy vong này.
Báo vnexpess trong bài “Đế quốc Khmer bị diệt vong như thế nào?” đã nêu lên một giả thuyết khác. Nguyên nhân chính sự lụi tàn của đế quốc Khmer là do biến đổi khí hậu ngoài những nguyên nhân vừa kể trên. “Theo Livescience, Brendan Buckley – một chuyên gia về khí hậu của Đại học Columbia, Mỹ thì: Biến đổi khí hậu có thể là nguyên nhân gián tiếp dẫn tới sự sụp đổ của vương quốc Khmer tại Campuchia cách đây gần 600 năm. Ông đã tìm ra bằng chứng đáng tin cậy về việc đế quốc Khmer suy vong do thiếu nguồn nước dành cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt. Tình trạng đó khiến hệ thống thủy lợi quy mô lớn của Angkor – kinh đô của đế chế – tê liệt, trong khi hệ thống này rất quan trọng với nền kinh tế nông nghiệp. Thủ phạm gây nên tình trạng khan hiếm nước là hai đợt hạn hán nghiêm trọng do biến đổi khí hậu gây nên.
Buckley và các đồng nghiệp đã dựng lại bức tranh khí hậu trong khu vực xung quanh kinh đô Angkor của đế chế Khmer cổ bằng cách nghiên cứu những vòng tròn bên trong thân các cây bách tại một vườn quốc gia gần đó. Những vòng tròn cho thấy vương quốc này từng trải qua một đợt siêu hạn hán kéo dài tới ba thập kỷ – từ khoảng năm 1330 tới năm 1360. Sau đó đó vương quốc còn hứng chịu một đợt hán hán khắc nghiệt hơn nhưng ngắn hơn trong khoảng thời gian từ năm 1400 tới năm 1420. Buckley cho rằng hai đợt siêu hạn hán có thể khiến mùa màng thất bát và bệnh truyền nhiễm lan rộng – hai thảm họa đối với một đất nước có mật độ dân số lớn. Thế rồi tới năm 1431, vương quốc sụp đổ sau một cuộc tấn công của nước Xiêm (Thái Lan ngày nay).
“Vào thời đó kinh đô Angkor đối mặt với hàng loạt vấn đề xã hội, chính trị và văn hóa. Sự thay đổi lớn của môi trường đã đẩy người dân Khmer tới giới hạn cuối cùng trong khả năng chịu đựng và họ không thể thích nghi được với thay đổi ấy. Tôi không nói biến đổi khí hậu là nguyên nhân trực tiếp khiến nền văn minh Khmer cổ sụp đổ, nhưng chắc chắn một đợt hạn hán kéo dài tới 30 năm phải gây nên một tác động nào đó”, Buckley phát biểu.”
Quần thể kiến trúc Angkor thật vĩ đại! Angkor Wat, Angkor Thom, đền Bayon và đền Banteay Srei là những điểm tham quan du lịch tuyệt vời. Tượng thần bốn mặt, nụ cười bí ẩn thật đáng suy ngẫm.
Báo vnexpess trong bài “Đế quốc Khmer bị diệt vong như thế nào? đã nêu lên những giả thuyết về sự lụi tàn của đế quốc Khmer. Nhiều ý kiến cho rằng: sự xung đột với các quốc gia khác đã làm Đế quốc Khmer bị thu hẹp tầm kiểm soát; Phnôm Pênh trở thành trung tâm chính trị, thương mại của vương quốc Khmer bên sông Mê Kông là chuyển trọng tâm phát triển; Angkor bị ngưng trệ vì xây dựng quá tốn kém và sự xung đột quyền lực trong nội bộ hoàng gia đẩy nhanh sự lụi tàn của đế quốc; sự thoái hóa của đất đai làm người dân dồn về nơi điều kiện sống tốt hơn.
Vua Barom Reachea I (trị vì 1566 – 1576), sau khi đẩy lùi quân Thái đã quay lại đóng đô ở Angkor trong thời gian ngắn nhưng ông cũng không thể cưỡng lại được sự suy vong này .
Theo Livescience, Brendan Buckley – một chuyên gia về khí hậu của Đại học Columbia, Mỹ thì: Biến đổi khí hậu có thể là nguyên nhân gián tiếp dẫn tới sự sụp đổ của vương quốc Khmer tại Campuchia cách đây gần 600 năm. Ông đã tìm ra bằng chứng đáng tin cậy về việc đế quốc Khmer suy vong do thiếu nguồn nước dành cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt. Tình trạng đó khiến hệ thống thủy lợi quy mô lớn của Angkor – kinh đô của đế chế – tê liệt, trong khi hệ thống này rất quan trọng với nền kinh tế nông nghiệp. Thủ phạm gây nên tình trạng khan hiếm nước là hai đợt hạn hán nghiêm trọng do biến đổi khí hậu gây nên.
Buckley và các đồng nghiệp đã dựng lại bức tranh khí hậu trong khu vực xung quanh kinh đô Angkor của đế chế Khmer cổ bằng cách nghiên cứu những vòng tròn bên trong thân các cây bách tại một vườn quốc gia gần đó. Những vòng tròn cho thấy vương quốc này từng trải qua một đợt siêu hạn hán kéo dài tới ba thập kỷ – từ khoảng năm 1330 tới năm 1360. Sau đó đó vương quốc còn hứng chịu một đợt hán hán khắc nghiệt hơn nhưng ngắn hơn trong khoảng thời gian từ năm 1400 tới năm 1420. Buckley cho rằng hai đợt siêu hạn hán có thể khiến mùa màng thất bát và bệnh truyền nhiễm lan rộng – hai thảm họa đối với một đất nước có mật độ dân số lớn. Thế rồi tới năm 1431, vương quốc sụp đổ sau một cuộc tấn công của nước Xiêm (Thái Lan ngày nay).
“Vào thời đó kinh đô Angkor đối mặt với hàng loạt vấn đề xã hội, chính trị và văn hóa. Sự thay đổi lớn của môi trường đã đẩy người dân Khmer tới giới hạn cuối cùng trong khả năng chịu đựng và họ không thể thích nghi được với thay đổi ấy. Tôi không nói biến đổi khí hậu là nguyên nhân trực tiếp khiến nền văn minh Khmer cổ sụp đổ, nhưng chắc chắn một đợt hạn hán kéo dài tới 30 năm phải gây nên một tác động nào đó”, Buckley phát biểu.
Quần thể kiến trúc Angkor, với quy mô diện tích 3000 km² là thành phố thuộc thời kỳ tiền công nghiệp lớn nhất thế giới nay có khoảng 72 đền thờ chính và công trình khác đang được bảo tồn và khai thác du lịch trên khu vực này quả là vĩ đại .Angkor Wat, Angkor Thom, đền Bayon và đền Banteay Srei là những điểm tham quan du lịch tuyệt vời. Tượng thần bốn mặt, nụ cười bí ẩn thật đáng suy ngẫm.
Angkor hiện đã có quá nhiều sách viết, phần lớn là sách tiếng Anh. Ông Lý và một số sinh viên Campuchia học đại học và tiến sĩ ở Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh biết “thầy Hoàng Kim rất ham nghiên cứu lịch sử văn hóa” nên mua tặng tôi nhiều sách tiếng Anh du lịch Angkor. Tôi thích nhất là cuốn “Ancient Angkor” của Michael Freeman và Claude Jacques (đó cũng là tư liệu chính của bài viết này). Ông Lý mua tặng tôi thêm cuốn sách “The Art of War” Sun Tzu (Binh pháp Tôn tử) để “Thầy về Việt Nam, chịu khó đoc song ngữ Anh Việt đối chiếu” “nghiên cứu khoa học, kinh doanh và làm chính trị đều rất nên học sách này”.
Một đế quốc Khmer bị biến mất một cách bí ẩn. Một triều đại vươn tới cực thịnh sau đó bị suy tàn và hồi sinh. Một di sản thế giới bị khỏa lấp bởi lớp lớp bụi thời gian, nay được hé lộ với “nụ cười Angkor”. Một vị vua giỏi thuật đế vương, nghệ thuật giữ thăng bằng chính trị “đi trên dây” và sâu sắc về văn hóa, đó chính là Quốc vương Norodom Sihanouk. Ông là người có công lớn trong việc bảo tồn và tái hiện di sản đặc sắc này.
Di sản Angkor và nhân vật lịch sử Norodom Sihanouk, là báu vật xứng đáng cho ta tìm tòi và cảm nhận.
THĂM VÙNG SẮN ANGKOR
Tôi có ít nhất tám lần đến Angkor, nhưng lần nào cũng chỉ kịp lưu lại một ít hình ảnh và ghi chép ngắn mà chưa kịp biên tập lại. Trong phần trước tôi đã trò chuyện là nếu bạn chỉ có thời gian ngắn du lịch Campuchia, thì nên thăm quần thể kiến trúc Angkor, bơi thuyền trên Biển Hồ và đi dạo ban mai ở Phnôm Pênh, nơi hợp lưu của sông Mekong và sông Tonlé Sap. Nhưng bạn nếu sang làm việc dài ngày thì nên dành thì giờ tìm hiểu sự chuyển biến kinh tế, xã hội, môi trường dọc theo biên giới Việt Miên Lào hoặc xuôi dòng Mekong bạn sẽ có rất nhiều điều thú vị. Cây sắn chuyển đổi sản lượng tăng lên gấp đôi, từ bốn triệu tấn năm 2010 lên tám triệu tấn năm 2013, chỉ sau ba năm là một thí dụ.
Đến đất nước Angkor trong chuyến khảo sát sản xuất thị trường sắn, tôi mang theo cuốn sách “Hồi ký Sihanouk: Những lãnh tụ thế giới mà tôi từng biết” (Nguyên tác Sihanouk Reminisces World Leaders I Have Known). Qua cửa khẩu Hoa Lư chứng kiến những hàng xe tải lớn chở sắn nối đuôi nhau mút tầm mặt gợi mở bao điều muốn nói về một tiềm năng hợp tác to lớn.
Đất rừng bạt ngàn, phần lớn là đất xám khá bằng phẳng, khó thoát nước.
Dân cư thưa thớt. Trẻ em nghèo ít học phổ biến ở vùng sâu vùng xa.
Những giống sắn phổ biến ở Căm pu chia là KM94, KM98-5 nhập từ Việt Nam. Giống sắn mới triển vọng KM419 (BKA900 x KM 98-5 lai tạo tại Việt Nam) và KM325 (nguồn gốc SC5 x SC5 lai tạo tại Việt Nam) cũng đã được trồng khá rộng rãi.
Chị Soc Chia thôn Tờ Rôn, nhà cách Snua 15 km, chồng trước đi lính nay chủ yếu đi xẻ cây, có tám con, năm đứa đi học , trường xa 4-5 km có đất mì 4 ha, đất lúa 1 ha , nuôi 5 bò và một số gà vịt. Nhà chở nước uống xa đến 5 km.
Hộ ông Seng San trồng 4 ha sắn KM98-5 và KM94 làm thuê cho ông Kim Ren ở Snua, đầu tư giống mới, xịt phân bón qua lá, chưa dùng phân chuống và NPK.
Sắn KM94 trồng luống từ cuối tháng 10 nay sinh trưởng khá tốt, nếu bón phân đúng cách và sạch cỏ có thể đạt trên 30 tấn củ tươi/ha do đất mới khai phá còn giàu dinh dưỡng.
Cây giống sắn KM94 bảo quản tự nhiên gần rẫy từ tháng 11 để trồng lại đầu tháng 5 năm sau. (Ở Kampong Cham, Karatie và Mondulkiri những vùng trồng sắn chính của Căm pu chia cũng có hai vụ chính trồng sắn tương tự như Tây Ninh và Bình Phước của Việt Nam).
Tiềm năng phát triển sắn thật lớn từ Kam Pong Cham đến Karatia đến Sen Monorom. Giống chủ lực nay là KM94, KM419, KM98-5, KM325 những giống sắn tốt từ Việt Nam. Lòng chúng tôi xúc động tự hào vì cống hiến của các nhà khoa học Việt Nam qua hệ thống doanh nhân của hai nước đã làm giàu cho nhiều người dân và góp phần mang lại thịnh vượng chung cho cộng đồng Việt Miên Lào.
Anh Phạm Anh Tuấn (Tổng Giám đốc Công ty TNHH Nhiên liệu Sinh học Phương Đông, cô Nguyễn Thị Mỵ, Tổng Giám đốc HAMICO đều tâm đắc với sự đánh giá và trao đổi của tôi: “Tiềm năng hợp tác nghiên cứu phát triển sắn Việt Nam – Căm pu-chia là rất to lớn, Điều này không chỉ đối với cây sắn mà với tất cả các lĩnh vực hợp tác về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, nông lâm ngư nghiệp, điện, du lịch và thương mại, đời sống dân sinh cũng đều như vậy. Nhưng không được ăn vào tiềm năng. Hãy nghĩ đến một sự hợp tác thân thiện, bền vững, khai mở được tiềm năng to lớn của hai dân tộc để cùng có lợi, cùng phát triển …”
Lúa, sắn, ngô, đậu, nông sản hàng hóa, chúng ta có thể làm gì, dạy và học với nông dân?
Tôi nói với Sango Mahanty về đất nước Angkor nụ cười suy ngẫm. Tôi đã có hành trình thăm vùng sắn Angkor từ năm 2011 và đã nhiều lần trở lại đất nước này. Sự phát triển sắn và các thay đổi xã hội, môi trường dọc biên giới Campuchia – Việt Nam là đặc biệt nhanh chóng.
Một thí dụ nhỏ về cây sắn. Năm 2009 khi những giống sắn tốt nhất của Việt Nam được xác nhận thì sản xuất sắn của Campuchia vùng biên giới đã chủ yếu sản xuất và kinh doanh những sản phẩm sắn củ tươi của những giống tốt này.
Năm 2011 khi giống sắn KM419 được được nổi bật tại Đồng Nai, Tây Ninh và Ninh Thuận thì Kameda Akiko, Minh Ngọc Đông Bắc, Lý Thanh Bình, … đã nhanh chóng tìm mua giống sắn tốt này từ Việt Nam phát triển thành nhiều vùng sắn chủ lực ở Campuchia tại Kratie, Sen Monorom, Kampong Cham …
Năm 2013 Campuchia có tổng diện tích sắn là 35.000 ha, đạt sản lượng thu hoạch 8,00 triệu tấn, năng suất sắn củ tươi bình quân là 22,85 tấn/ ha. So với Việt Nam cùng kỳ (năm 2013) có tổng diện tích sắn là 544.300 ha, đạt sản lượng thu hoạch 9,74 triệu tấn, năng suất sắn củ tươi bình quân là 17,90 tấn/ ha. Nhìn lại số liệu sắn Campuchia đầu năm 2011 khi tôi sang khảo sát bên đó thì năm 2010 Campuchia có tổng diện tích sắn là 20.230 ha, đạt sản lượng thu hoạch 4,24 triệu tấn, năng suất sắn củ tươi bình quân là 20,99 tấn/ ha. So với Việt Nam cùng kỳ (năm 2010) có tổng diện tích sắn là 498.000 ha, đạt sản lượng thu hoạch 8,59 triệu tấn, năng suất sắn củ tươi bình quân là 17,26 tấn/ ha. (FAOSTAT 2015).
Tốc độ phát triển sắn Campuchia những năm gần đây nhanh hơn sắn Việt Nam. Giống sắn Campuchia theo rất sát nhưng tiến bộ giống sắn mới nhất của Việt Nam và này ước 90% diện tích là giống sắn KM419, KM98-5 và KM94.
Kỹ thuật canh tác sắn thích hợp bền vững đang được ứng dụng nhanh trong sản xuất. Chuyên gia sắn nước bạn sát cánh cùng chúng tôi cùng biên dịch tài liệu CIAT, cùng trao đổi, nghiên cứu và cải tiến kỹ thuật thâm canh sắn phù hợp. Bài toán sản xuất kinh doanh cũng là bài toán cuộc đời.Tôi khuyên Sango nên tìm lại những người sản xuất và kinh doanh sắn là bạn cũ của tôi. Họ sẽ giúp Sango và Bảo Chinh khám phá những điều mới mẻ trong nghiên cứu phát triển sắn, những biến đổi xã hội và môi trường nhanh chóng dọc theo biên giới Campuchia-Việt Nam. Luật nhân quả và những minh triết sâu sắc của cuộc sống sẽ khai mở cho chúng ta nhiều điều để dạy và học.
Ông từng là vua của Campuchia trong nhiều giai đoạn cho đến ngày thoái vị để nhường ngôi cho quốc vương Norodom Sihamoni (7 tháng 10 năm 2004). Sihanouk là con trai của cựu quốc vương Norodom Suramarit và vương hậu Sisowath Kossamak. Sihanouk đã đảm nhiệm nhiều chức vụ khác nhau kể từ 1941, nhiều vị trí đến nỗi Sách kỷ lục Guiness đã đưa ông vào danh sách các chính khách giữ nhiều chức vụ nhất, bao gồm 2 lần làm vua, 2 lần thái tử, 1 lần chủ tịch nước, 2 lần thủ tướng và một lần quốc trưởng Campuchia và nhiều chức vụ khác nữa của chính phủ lưu vong. Phần lớn là chức vụ hình thức, kể cả lần cuối làm vua (trị vì nhưng không cai trị). Thời gian trị vì thực sự của ông hoàng này là từ 9 tháng 11 năm 1953 đến 18 tháng 3 năm 1970 (khi bị Lon Nol phế truất chức vụ Quốc trưởng).
Sihanouk học tiểu học tại Phnom Penh, trường Pháp École François Baudoin, học trung học tại Sài Gòn tại trường Lycée Chasseloup Laubat (nay là Trường Lê Quý Đôn, TP. HCM) cho đến khi lên ngôi, sau đó học tại trường binh bị Saumur, Pháp. Khi vua Sisowath Monivong (ông ngoại của Sihanouk) băng hà vào ngày 23 tháng 4 năm 1941, Hội đồng Tôn vương đưa Sihanouk lên ngôi vua. Ông đăng quang tháng 11 năm 1941.
Thời kỳ trị vì
Giai đoạn 1941-1945
Trong giai đoạn 1941 – 1945 vua Sihanouk chưa bộc lộ xu hướng dân tộc chủ nghĩa của mình. Khi người Pháp bắt giữ, khép án chung thân và đày ra Côn Đảo các trí thức tập hợp xung quanh Viện Phật giáo và báo Khmer Nagarawatta vì lên kế hoạch bắt giữ các quan chức Pháp và tuyên bố độc lập sau khi một phần đất ở miền Tây Campuchia bị Thái Lan chiếm, Sihanouk đã không bày tỏ thái độ phản đối.[1]
Giai đoạn 1945-1953
Tháng 3 năm 1945, sau khi Nhật đảo chính Pháp ở Campuchia, cơ quan an ninh quân sự Kempeitai khuyên Norodom Sihanouk nên tuyên bố độc lập và lãnh đạo chính quyền mới của Campuchia[1]. Sau khi quân đội Đồng minh tái chiếm Đông Dương vào cuối năm 1945, người Pháp trở lại Campuchia, Sihanouk hợp tác trở lại với người Pháp, do đó người Pháp cho phép chính quyền Sihanouk tổ chức bầu cử Quốc hội năm 1946. Trong cuộc bầu cử 1946, Đảng Dân chủ được cả người Pháp và Hoàng gia hậu thuẫn giành được 50 trong số 69 ghế, trong khi Đảng Tự do của Hoàng thân Norindeth chỉ được 16 ghế. Sau cuộc bầu cử năm 1951, Đảng dân chủ vẫn giữ 53 ghế còn Đảng Tự do 18 ghế. Quốc hội này đã thông qua bản Hiến pháp thành lập chính thể quân chủ lập hiến.[1]
Thời kỳ này, vua Sihanouk có xu hướng dân tộc chủ nghĩa và bắt đầu yêu cầu Pháp trao trả chủ quyền và về nước.[cần dẫn nguồn] Ngày 15/6/1952, do tình hình chính trị bất ổn Sihanouk đã giải tán nội các Huy Kanthol và thay ông này làm Thủ tướng. Ngày 11/1/1953, ông cũng giải tán luôn Quốc hội và cho bắt giữ 17 đảng viên Dân chủ, giam họ 8 tháng mà không hề xét xử. Cũng trong giai đoạn này Norodom Sihanouk thực hiện chiến dịch mà ông gọi là ‘Thánh chiến cho Độc lập’ bằng các cuộc vận động ngoại giao ở Montreal, Washington và Tokyo. Trong thời gian này, ông cũng không chịu về Phnom Penh, mà ở Siem Reap và Battambang[1]. Ông làm việc này với mục tiêu giành độc lập hoàn toàn cho Campuchia trong vòng ba năm.[1]
Tháng 5 năm 1953, ông sang tị nạn tại Thái Lan và từ chối hồi hương cho đến khi có độc lập. Ông về nước ngày 9 tháng 11 năm 1953. Người Pháp trong khi đang thua trận ở miền Bắc Việt Nam, không còn sức lực đối phó với một tiền tuyến thứ hai nên đồng ý giao trả chủ quyền lại cho Campuchia vào ngày 9/11/1953, trước khi Việt Nam và Lào giành được độc lập.[1].
Giai đoạn 1954-1964
Ngày 17/2/1955 Sihanouk cho mở một cuộc trưng cầu dân ý với câu hỏi:”Người dân có hài lòng với việc Quốc vương thực hiện cam kết Thánh chiến Hoàng gia của mình hay không?” Kết quả cuộc trưng cầu dân ý là 99,9% người được hỏi trả lời “Có”[1].
Ngày 2 tháng 3 năm 1955, ông thoái vị nhường ngôi cho cha mình là Suramarit. Sau đó ông giữ chức Thủ tướng vài tháng. Đầu tháng 4/1955, ông tuyên bố thành lập đảng Sangkum Reastr Niyum (Cộng đồng Xã hội Chủ nghĩa Bình dân) do ông lãnh đạo. Trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 11/9/1955, bằng các biện pháp ép buộc và dọa dẫm, đảng Sangkum Reastr Niyum giành 83% số phiếu và toàn bộ số ghế trong Quốc hội[1].
Từ 18/4/1955 đến 24/4/1955, Sihanouk dẫn đầu một đoàn đại biểu đi Bandung dự hội nghị của Phong trào Không liên kết[1]. Từ năm 1956 Sihanouk bắt đầu trở nên thân thiết với Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai và Kim Il-sung. Sau này ông vẫn gắn bó với Trung Quốc đến mức sống những ngày cuối đời ở đất nước này[1].
Sau khi cha ông mất năm 1960, Sihanouk không đề cử ai làm Quốc vương mà được Quốc hội bổ nhiệm vào chức Quốc trưởng với danh vị hoàng thân[1].
Khi Chiến tranh Việt Nam xảy ra, Sihanouk tán thành chính sách Bên thứ 3 chủ trương Campuchia trung lập, đứng ngoài cuộc chiến, cùng đồng thời có quan hệ ngoại giao với cả Trung Quốc và Hoa Kỳ. Năm 1963, ông khước từ cứu trợ của Hoa Kỳ[1].
Giai đoạn 1965-1969
Nhưng đến năm 1965, sau khi Mỹ đưa quân vào Việt Nam bảo vệ Việt Nam Cộng hòa, ông cắt đứt quan hệ ngoại giao với Mỹ và Anh[1]. Mùa xuân 1965, ông thỏa thuận với Trung Quốc và Bắc Việt Nam cho phép sự hiện diện của các căn cứ Việt Nam ở sát biên giới Campuchia – Việt Nam đồng thời cho phép viện trợ của Trung Quốc cho Việt Nam thông qua các cảng Campuchia. Campuchia được đền bù bằng cách Trung Quốc mua gạo của Campuchia với giá cao. Ông cũng nhiều lần lên tiếng rằng chiến thắng của phe cộng sản ở Đông Nam Á là không thể tránh khỏi và cho rằng chủ nghĩa Mao đáng để mọi người thi đua. Chính sách hữu hảo với Trung Quốc của ông bị phá sản do thái độ cực đoan của Trung Quốc vào thời kỳ cao trào của Cách mạng văn hóa.
Trong giai đoạn 1966-1967, Sihanouk đã đàn áp chính trị loại bỏ các đảng cánh tả ở Campuchia. Ông đàn áp đảng Pracheachon cánh tả bằng cách buộc tội thành viên của đảng này hoạt động phục vụ Hà Nội[2] nhưng cũng làm mất lòng phe hữu do ông không nhận thức được tình hình kinh tế suy thoái do việc thực hiện quốc hữu hóa và độc quyền nhiều ngành công nghiệp, dịch vụ[1] (bị trầm trọng thêm bởi việc mất đi nguồn xuất khẩu gạo, do lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam thu mua mất) và do sự hiện diện ngày càng tăng của lực lượng quân sự cộng sản trên đất Campuchia[2]. Việc đàn áp phe tả và mất tín nhiệm trước phe hữu cùng với những thay đổi trong chính sách ngoại giao làm cho thái độ cân bằng các bên để giữ thế trung lập khó duy trì được.
Bị phế truất và hợp tác với Khmer Đỏ
Ngày 18 tháng 3, 1970, trong lúc ông đang ở nước ngoài, Lon Nol – thủ tướng chính phủ – cho quân đội bắt giữ chính quyền dân sự ở Phnompenh và bố trí xe tăng bao vây toà nhà Quốc hội sau đó triệu tập Quốc Hội bỏ phiếu phế truất Sihanouk khỏi vị trí Quốc trưởng và trao quyền lực khẩn cấp cho Lon Nol. Việc đàn áp đối lập và các chính sách kinh tế sai lầm của Sihanouk, cũng như thái độ xích lại gần Việt Nam và Trung Quốc của ông cùng với áp lực của Lon Nol khiến Quốc hội bỏ phiếu bãi nhiệm ông.[1] Sihanouk gọi đây là âm mưu đảo chính của CIA và buộc phải đi an dưỡng ở biệt thự riêng của gia đình ông tại Riviera một thời gian[1].
Hoàng thân Sirik Matak – người được chính phủ Pháp loại bỏ để trao ngôi vị cho Sihanouk – đã được giao chức Phó Thủ tướng. Sau khi mất quyền lực, Hoàng thân Sihanouk đến Bắc Kinh và bắt đầu ủng hộ Khmer Đỏ trong cuộc chiến lật đổ chính phủ Lon Nol ở Phnom Penh. Sihanouk đã đến nhiều nước trên thế giới để kêu gọi sự ủng hộ cho Khmer Đỏ. Khi nước Cộng hòa Khmer rơi vào tay Khmer Đỏ vào năm 1975, Hoàng thân Sihanouk trở thành nguyên thủ quốc gia hình thức của chính phủ mới khi Pol Pot còn nắm quyền lực. Ngày 4 tháng 4 năm 1976, Sihanouk từ chức vì sự tàn bạo của Khmer đỏ và nghỉ hưu. Sihanouk sang tị nạn tại Trung Quốc và Bắc Triều Tiên. Việc Sihanouk đứng đầu Khmer Đỏ trong suốt 6 năm từ 1971 đến 1976 là điều mà giới trí thức Campuchia không bao giờ quên được[1].
Năm 1978, quân đội Việt Nam sang lãnh thổ Campuchia đánh đổ Khmer Đỏ. Tháng 1/1979, Sihanouk tiếp tục tới Liên Hiệp Quốc ở New York để vận động cho Khmer Đỏ và kêu gọi Liên Hiệp Quốc gửi quân đến Campuchia tấn công quân Việt Nam[1].
Năm 1982, ông trở thành Chủ tịch Chính phủ Liên hiệp Campuchia Dân chủ bao gồm: Đảng Funcinpec của mình, Mặt trận giải phóng Campuchia của Son Sann và Khmer Đỏ. Quân Việt Nam rút khỏi Campuchia năm 1989, để lại chính phủ thân Việt Nam của Thủ tướng Hun Sen lãnh đạo Nước cộng hòa Nhân dân Campuchia.
Lần trị vì cuối cùng
Các đảng phái ở Campuchia đã đàm phán đến năm 1991 và các bên đã đồng ý ký thỏa thuận hòa giải toàn diện ở Paris. Ngày 14 tháng 11 năm 1991, Hoàng thân Norodom Sihanouk trở về Campuchia sau 13 năm lưu vong. Trong cuộc bầu cử 1993, đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia thất cử. Sihanouk đã can thiệp để buộc con trai là Hoàng thân Ranariddh và đảng FUNCIPEC của ông này tiếp nhận Hun Sen làm đồng thủ tướng nhằm đổi lấy việc trở lại ngai vàng. Sau đó Hun Sen thực hiện đảo chính đổ máu lật đổ Hoàng thân Ranariddh vào năm 1997[1].
Năm 1993, Sihanouk lại trở thành quốc vương Campuchia và con trai ông, thái tử Norodom Ranariddh làm thủ tướng. Theo Hiến pháp của Campuchia, quốc vương chỉ “trị vì nhưng không cai trị”. Do bệnh tật, ông phải đi lại chữa trị ở Bắc Kinh nhiều lần. Thú tiêu khiển của Sihanouk: sáng tác âm nhạc bằng các thứ tiếng khác nhau (tiếng Khmer, tiếng Pháp và tiếng Anh), đạo diễn nhiều bộ phim và chỉ huy dàn nhạc. Ông có website riêng. Tháng 1 năm 2004, ông tự chuyển sang sống lưu vong tại Bình Nhưỡng, sau đó là Bắc Kinh, lấy lý do sức khỏe kém, ông tuyên bố thoái vị ngày 7 tháng 10 năm 2004. Hiến pháp Campuchia không cho phép tự thoái vị. Chea Sim, Chủ tịch Thượng viện Campuchia, tạm nắm giữ chức Quyền nguyên thủ Nhà nước cho đến ngày 14 tháng 10 khi Hội đồng Tôn vương bầu Norodom Sihamoni – một trong những người con trai của Sihanouk – lên làm quốc vương mới.
Qua đời
Sihanouk qua đời vì bệnh tim tại thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc vào lúc 2 giờ 25 phút ngày 15 tháng 10 năm 2012 theo giờ địa phương. Hai ngày sau, Quốc vương Norodom Sihamoni tới Bắc Kinh mang di hài cha mình về Campuchia.
Tang lễ
Sau một tuần tang lễ vào tháng 10 năm 2012, thi hài ông được lưu giữ trong Cung điện Hoàng gia để người dân tới bày tỏ sự tôn kính cuối cùng. Vào ngày 4 tháng 2 năm 2013 (sau ba tháng được lưu giữ trong Cung điện Hoàng gia), Campuchia tiến hành lễ hỏa thiêu thi hài cựu quốc vương Norodom Sihanouk. Một phần tro cốt của ông được rải gần nơi hợp lưu của 4 con sông tại Phnom Penh. Trong khi phần tro cốt còn lại sẽ được đưa về cung điện hoàng gia vào ngày 7 tháng 2 năm 2013, nằm cạnh cô con gái Kunthea Buppha, theo ý nguyện của cựu quốc vương.
Nicholas I (6 tháng 7, 1796 – 2 tháng 3, 1855) là Nga hoàng từ năm 1825 đến 1855. Ông cũng là vua Ba Lan và Đại công tước của Phần Lan. Nicholas I cũng là em của Alekxandr I. Ông thừa kế ngai vàng của anh trai mặc dù sự thất bại của cuộc nổi dậy tháng 12 chống lại ông. Ông cũng nổi tiếng với biệt danh “tên sen đầm của chế độ quân chủ Nga”. Trong những năm cuối cùng của ông, ông là người đã lãnh đạo quân đội Nga trong cuộc Chiến tranh Krym. Tuy nhiên ông được ghi nhận là tác nhân cho sự độc lập của nhà nước Hy Lạp và đánh bại đế chế Ottoman trong cuộc chiến tranh Nga- Thổ Nhĩ Kỳ 1828-1829. Ông là người có ảnh hưởng then chốt trong việc biến Nga trở một cường quốc thế giới và giúp đẩy nhanh sự tan rã của đế chế Ottoman. Sau khi ông qua đời, đế quốc Nga có lãnh thổ rộng đến 24,8 triệu km².
Đại Công tước Nikolai Pavlovich, hoàng đế tương lai Nicholas I (khoảng 1820).
Ông sinh ra tại Gatchina, là con của Nga hoàng Pavel I và Maria Feodorovna. Ông là em trai của Aleksandr I của NgavàĐại công tước Constantine Pavlovich của Nga.Nicholas không được hướng giáo dục để trở thành Hoàng đế của Nga, ông có 2 người anh trai. Năm 1825, khi Alexander I qua đời đột ngột do bị sốt phát ban, Nicholas sau đó bị bắt phải thề trung thành với người anh 2 của mình, Constantine Pavlovich và thừa nhận sự lên ngôi của người anh. Nhưng Nicholas từ chối thừa nhận đó, 25-12 (lịch cũ là 13) Nicholas tuyên bố lên ngôi vua. Nhưng bản tuyên bố đó lại có hiệu lực từ 01-12 (9-11 theo lịch cũ) trước ngày Alexander I chết. Vì sự nhầm lẫn này, một số thành viên của quân đội đã chuẩn bị cho 1 âm mưu lật đổ Nicholas và giành chính quyền. Điều này dẫn đến cuộc nổi dậy tháng 12 vào ngày 26-12-1825 (ngày 14 theo lịch cũ), một cuộc nổi dậy này đã bị Nicholas nhanh chóng đàn áp.
Qua đời
Nicholas qua đời ngày 2 tháng 3 năm 1855. Nhiều sử gia tin là ông đã tự đầu độc mình sau khi quân Nga bị đánh đại bại tại Eupatoria trong cuộc chiến tranh Krym.[1]
The first draf of this article was taken with little editing from the Library of Congress Federal Research Division’s Country Studies series. As their home page at http://lcweb2.loc.gov/frd/cs/cshome.html says “Information contained in the Country Studies On-Line is not copyrighted and thus available for free and unrestricted use by researchers. As a courtesy, however, approp“
Mikhail Sergeyevich Gorbachyov sinh ra trong một gia đình nông dân tại làng Privolnoye gần Stavropol. Là con trai của một công nhân cơ khí nông nghiệp Nga Alexi Gorbachov và Maria Pantelyeva, ông trải qua thời thơ ấu khó khăn trong thời gian cầm quyền của lãnh tụ Iosif Vissarionovich Stalin; ông bà Gorbachyov bị trục xuất vì là những nông dân giàu có, thời ấy bị gọi là kulaks. Dù lý lịch không hoàn hảo, ông luôn tỏ ra xuất sắc trong lao động và học tập. Ông được coi là học sinh thông minh nhất lớp, đặc biệt trong môn lịch sử và toán học. Sau khi ra trường, ông cùng lao động và giúp gia đình có được sản lượng thu hoạch cao kỷ lục bên trong hợp tác xã. Nhờ thành tích này, ông được trao Huy chương lao động Cờ Đỏ khi mới 17 tuổi. Khá hiếm người ở độ tuổi ấy từng được vinh dự này. Chắc chắn rằng giải thưởng cùng với trí thông minh của ông đã giúp ông được vào học ngành luật tại Đại học Quốc gia Moskva. Cũng cần nhớ rằng để vào được một đại học danh tiếng như vậy, cần phải có khá nhiều ước vọng chính trị cũng như khả năng học tập thực sự. Trong thời gian sống tại Moskva, ông gặp người vợ tương lai, Raisa. Họ làm đám cưới tháng 9 năm 1953 và trở về quê hương của Gorbachyov ở Stavropol, phía nam nước Nga, sau khi ông tốt nghiệp năm 1955.
Gorbachyov gia nhập Đảng Cộng sản Liên xô năm 1952 khi 21 tuổi. Năm 1966, ở độ tuổi 35, ông được Học viện nông nghiệp cấp bằng nông học-kinh tế học. Ông bắt đầu thăng tiến nhanh chóng trên con đường sự nghiệp, năm 1970 ông được chỉ định vào chức Thư ký thứ nhất phụ trách nông nghiệp và năm sau trở thành thành viên Ủy ban trung ương. Năm 1972, ông dẫn đầu một đoàn đại biểu Xô viết tới Bỉ và hai năm sau đó, năm 1974 trở thành đại biểu trong Xô viết tối cao, và Chủ tịch Ủy ban thường trực phụ trách các vấn đề thanh niên.
Năm 1979, Gorbachyov được vào Bộ chính trị. Ở đó, ông được Yuri Vladimirovich Andropov, lãnh đạo KGB, một người cũng xuất thân từ vùng Stavropol đỡ đầu và tiếp tục thăng tiến trong khoảng thời gian ngắn Andropov nắm quyền lãnh đạo đảng trước khi Andropov mất năm 1984. Chịu trách nhiệm quản lý nhân sự, cùng với Andropov, ông đã thay đổi 20% quan chức cao cấp, các bộ trưởng trong chính phủ cũng như các thống đốc địa phương bằng những người trẻ tuổi. Trong thời gian này Grigory Vasilyevich Romanov, Nikolai Ivanovich Ryzkov và Yegor Kuzmich Ligachev bắt đầu được cất nhắc. Ryzhkov và Ligachev là những đồng minh thân cận của Gorbachyov, Ryzhkov về vấn đề kinh tế, Ligachev phụ trách nhân sự. Ông cũng có quan hệ thân thiết với Konstantin Ustinovich Chernenko, người thay thế Andropov khi ông này còn giữ chức Thư ký thứ hai[1].
Các chức vụ mới bên trong Đảng Cộng sản Liên xô khiến ông có nhiều cơ hội đi ra nước ngoài và nó đã gây ảnh hưởng to lớn tới những quan điểm chính trị, xã hội của ông sau này khi lãnh đạo đất nước. Năm 1975, ông dẫn đầu một phái đoàn tới Tây Đức, và vào năm 1983 dẫn đầu một đoàn đại biểu Xô viết tới Canada gặp Thủ tướngPierre Trudeau và các thành viên Hạ viện cũng như Thượng viện Canada. Năm 1984, ông tới Anh, tại đây ông đã gặp Thủ tướngMargaret Thatcher.
Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô
Gorbachev đối thoại trực tiếp với Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan
Ngay khi Chernenko qua đời, Mikhail Sergeyevich Gorbachyov, khi ấy 54 tuổi, được bầu làm Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô ngày 11 tháng 3 năm 1985. Ông trở thành lãnh tụ đầu tiên của đảng sinh ra sau cuộc Cách mạng Nga năm 1917.
Trên thực tế là người nắm quyền lãnh đạo Liên bang Xô viết, ông đã tìm cách cải cách tình trạng trì trệ của đảng Cộng sản cũng như của nền kinh tế bằng cách đưa ra các mô hình glasnost (“mở cửa”), perestroika (“cải tổ”) và uskoreniye (“tăng tốc”, phát triển kinh tế), những chương trình này bắt đầu được đưa ra tại Đại hội lần thứ 27 Đảng Cộng sản Liên Xô tháng 2 năm 1986.
Cải cách trong nước
Trong nước, Gorbachyov áp dụng các cải cách kinh tế mà ông hy vọng qua đó cải thiện đời sống nhân dân, năng suất sản xuất của công nhân qua chương trình perestroika của ông. Tuy nhiên, nhiều biện pháp cải cách của ông bị những thành viên lãnh đạo cộng sản bên trong chính phủ Xô viết vào thời điểm ấy coi là cực đoan.
Năm 1985, Gorbachyov thông báo rằng kinh tế Xô viết đang bị sa lầy và rằng việc tái tổ chức là cần thiết. Ban đầu, các cải cách của ông được gọi là “uskoreniye” (tăng tốc) nhưng sau này thuật ngữ “perestroika” (cải tổ) trở nên phổ biến hơn.
Gorbachyov không phải được tự do hành động. Dù kỷ nguyên Brezhnev thường được coi là một thời kỳ đình trệ kinh tế, một số thử nghiệm kinh tế (đặc biệt trong việc tổ chức các doanh nghiệp, và liên doanh với phương Tây) cũng đã diễn ra. Một số ý tưởng của những nhà cải cách bị các giám đốc doanh nghiệp có tư tưởng kỹ trị, không đồng tình, họ thường sử dụng các cơ sở của Liên đoàn Cộng sản trẻ làm nơi bàn bạc. Cái gọi là “Thế hệ Komsomol” là những người dễ tiếp thu tư tưởng của Gorbachyov nhất, họ cũng là những người hình thành nên thế hệ nhà kinh doanh, nhà chính trị thời hậu Xô viết, đặc biệt tại Các nước vùng Baltic.
Cải cách đầu tiên được đưa ra thời Gorbachyov là cải cách rượu năm 1985, có mục đích ngăn chặn chứng nghiện rượu đang ngày càng phát triển ở Liên bang Xô viết. Giá các loại vodka, rượu và bia tăng lên, và việc mua bán chúng cũng bị ngăn cấm. Những ai uống rượu tại nơi làm việc cũng như nơi công cộng sẽ bị truy tố. Uống rượu bia trên tàu tốc hành cũng bị cấm. Nhiều nhà máy rượu vang nổi tiếng bị đóng cửa. Những cảnh uống rượu bị cắt khỏi các bộ phim. Cuộc cải cách không mang lại một hiệu quả rõ rệt nào đối với chứng nghiện rượu trong nước, nhưng về mặt kinh tế, nó là một cú đánh mạnh vào ngân khố quốc gia (theo Alexander Nikolaevich Yakovlev con số thiệt hại khoảng 100 tỷ rúp) vì việc sản xuất rượu đã được chuyển sang cho nền kinh tế chợ đen. Cải cách rượu là một trong những hành động đầu tiên kéo theo một chuỗi sự kiện chỉ chấm dứt cùng với sự chấm dứt của Liên bang Xô viết và sự khủng hoảng kinh tế sâu sắc bên trong CIS mới được thành lập sáu năm sau đó[cần dẫn nguồn].
Luật Hợp tác xã được ban hành tháng 5 năm 1988 có lẽ là cải cách cấp tiến nhất trong số những cải cách kinh tế thời đầu kỷ nguyên Gorbachyov. Lần đầu tiên kể từ thời Chính sách kinh tế mới của Vladimir Ilyich Lenin, luật cho phép người dân sở hữu các doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực dịch vụ, sản xuất và thương mại với nước ngoài. Ban đầu luật áp dụng mức thuế cao và hạn chế doanh nghiệp sử dụng nhân công, nhưng sau này nó đã được sửa đổi nhằm tránh cản trở hoạt động của lĩnh vực tư nhân. Nhờ điều luật này, các nhà hàng, cửa hiệu, các nhà máy sản xuất đã phát triển trở thành một thành phần trong xã hội Xô viết. Cần lưu ý rằng một số nước cộng hòa thuộc liên bang không cần quan tâm tới các quy định hạn chế của luật. Ví dụ, tại Estonia, các hợp tác xã được phép cung cấp hàng hóa cho người nước ngoài và được phép quan hệ làm ăn với các công ty nước ngoài.
Các tổ chức công nghiệp rộng lớn trên “Toàn Liên bang” bắt đầu được tái cơ cấu. Ví dụ, Aeroflot được chia thành một số doanh nghiệp độc lập, một số doanh nghiệp đó trở thành hạt nhân hình thành các công ty hàng không tương lai. Các doanh nghiệp tự chủ mới xuất hiện đó được khuyến khích tìm kiếm đầu tư nước ngoài để tái cơ cấu.
Việc Gorbachyov đưa ra chương trình mở cửa khiến người dân có nhiều quyền tự do hơn, như tự do ngôn luận. Đây là một thay đổi căn bản, bởi vị việc giám sát ngôn luận và đàn áp những kẻ chỉ trích chính phủ trước kia là một chính sách căn bản của hệ thống Xô viết. Báo chí ít bị kiểm soát hơn, và hàng ngàn tù nhân chính trị cũng như những nhân vật bất đồng được trả tự do. Mục đích của Gorbachyov khi thực hiện chương trình mở cửa là muốn gây áp lực tới những thành viên bảo thủ bên trong Đảng Cộng sản Liên xô, những người phản đối các chính sách tái cơ cấu kinh tế của ông, và ông cũng hy vọng rằng thông qua những biện pháp tự do hoá, các cuộc tranh luận, người dân Xô viết sẽ ủng hộ các sáng kiến cải cách của ông.
Tháng 1 năm 1987, Gorbachyov kêu gọi dân chủ hoá: đưa ra các yếu tố dân chủ như các cuộc bầu cử nhiều ứng cử viên bên trong hệ thống chính trị Xô viết. Tháng 6 năm 1988, tại Hội nghị lần thứ hai bảy của đảng, Gorbachyov đưa ra các cải cách căn bản nhằm giảm sự kiểm soát của đảng đối với các cơ quan chính phủ. Tháng 12 năm 1988, Xô viết tối cao đồng ý thành lập Đại hội các đại biểu do nhân dân ủy quyền, với những thay đổi hiến pháp để biến tổ chức này trở thành một cơ quan lập pháp. Các cuộc bầu cử Đại hội được tổ chức trên toàn Liên bang Xô viết trong tháng 3 và tháng 4 năm 1989. Ngày 15 tháng 3 năm 1990, Gorbachyov được bầu làm Tổng thống đầu tiên của Liên bang Xô viết.
Truyền bá “Tư tưởng mới”
Trên trường quốc tế, Gorbachyov tìm cách cải thiện các quan hệ và thương mại với phương Tây. Ông thiết lập những mối quan hệ thân thiết với nhiều nhà lãnh đạo phương Tây, như Thủ tướng ĐứcHelmut Kohl, Tổng thống Hoa KỳRonald Reagan và Thủ tướng AnhMargaret Thatcher – người đã đưa ra câu nói nổi tiếng: “Tôi thích ông Gorbachyov – chúng tôi có thể làm việc với nhau.”[2]
Ngày 11 tháng 10 năm 1986, Gorbachyov và Reagan gặp gỡ tại Reykjavík, Iceland đàm phán về việc giảm trừ vũ khí hạt nhân tầm trung ở Châu Âu. Trước sự ngạc nhiên khôn xiết của phái đoàn hai bên, hai người đã đồng ý trên nguyên tắc việc dỡ bỏ các hệ thống vũ khí hạt nhân tầm trung khỏi Châu Âu và cân bằng các giới hạn toàn cầu ở mức 100 đầu đạn vũ khí hạt nhân tầm trung. Thỏa thuận này được cụ thể hóa bằng việc ký kết Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) năm 1987.
Tháng 2 năm 1988, Gorbachyov thông báo việc rút các lực lượng Xô viết ra khỏi Afghanistan. Việc rút quân hoàn thành năm sau đó, dù cuộc nội chiến vẫn tiếp diễn khi quân Mujahedin lật đổ chính quyền Najibullah thân Xô viết. Ước tính 15.000 lính Xô viết đã thiệt mạng trong khoảng thời gian từ 1979 tới 1989 trong cuộc xung đột này. (Xem Chiến tranh Xô viết tại Afghanistan)
Cũng trong năm 1988, Gorbachyov thông báo rằng Liên bang Xô viết sẽ từ bỏ Học thuyết Brezhnev, và cho phép các quốc gia khối Đông Âu tự quyết các vấn đề bên trong của mình. Được người phát ngôn Bộ Ngoại giao chính quyền Gorbachyov, Gennadi Gerasimov, gọi đùa là “Học thuyết Sinatra“, chính sách không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước thuộc khối Warszawa cho thấy những cải cách trọng yếu nhất trong chính sách đối ngoại của Gorbachyov. Việc Moskva từ bỏ Học thuyết Brezhnev dẫn tới một làn sóng cách mạng tại Đông Âu trong suốt năm 1989, dẫn tới sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản. Trừ România, các cuộc cách mạng chống lại các chính quyền thân Xô viết đều diễn ra trong hòa bình. (Xem Các cuộc cách mạng năm 1989)
Trong khi những sáng kiến chính trị của Gorbachyov mang lại hiệu quả tốt cho tự do và dân chủ tại Liên bang Xô viết và Đông Âu, thì chính sách kinh tế của chính phủ này lại dần đưa đất nước tới bờ vực thảm hoạ. Tới cuối thập niên 1980, tình trạng khan hiếm các loại thực phẩm chủ yếu (thịt, đường) ở mức nghiêm trọng dẫn tới việc tái lập hệ thống phân phối thời chiến tranh sử dụng tem phiếu hạn chế mỗi người dân chỉ được tiêu thụ sản phẩm ở một mức nào đó mỗi tháng. So với năm 1985, thâm hụt ngân sách nhà nước tăng từ 0 lên 109 tỉ rúp; dự trữ vàng giảm từ 2.000 xuống 200 tấn; và nợ nước ngoài tăng từ 0 tới 120 tỷ Đô la.
Hơn nữa, quá trình dân chủ hóa Liên bang Xô viết và Đông Âu đã làm xói mòn nghiêm trọng quyền lực của Đảng Cộng sản Liên xô và chính Gorbachyov. Việc Gorbachyov nới lỏng hệ thống kiểm duyệt và những nỗ lực của ông nhằm mở cửa chính trị hơn nữa đã mang lại những hiệu ứng khó lường như sự phục hồi chủ nghĩa quốc gia từ lâu từng bị đàn áp và tình cảm chống Nga bên trong các nước Cộng hoà. Những lời kêu gọi giành lấy quy chế độc lập rộng lớn hơn nữa khỏi Moskva ngày càng tăng, đặc biệt tại Các nước cộng hòa vùng Baltic gồm Estonia, Litva và Latvia, những nước đã bị Stalin sáp nhập vào Liên bang Xô viết năm 1940. Những phong trào quốc gia bên trong các nước Cộng hòa như Gruzia, Ukraina, Armenia và Azerbaijan cũng không ngừng lớn mạnh. Gorbachyov đã tạo ra một lực lượng sau này chính là kẻ tiêu diệt Liên bang Xô viết.
Ngày 10 tháng 1 năm 1991 Mikhail Sergeyevich Gorbachyov đưa ra tối hậu thư yêu cầu Hội đồng tối cao Litva tái lập tính pháp lý của hiến pháp Xô viết tại nước này và thu hồi mọi đạo luật không hợp hiến. Ngày hôm sau Gorbachyov cho phép quân đội Xô viết tìm cách lật đổ chính phủ Litva. Hậu quả của sự kiện này, ít nhất 14 thường dân thiệt mạng và hơn 600 người bị thương trong các ngày 11-13 tháng 1 năm 1991 tại Vilnius, Litva. Phản ứng mạnh mẽ của phương Tây và các hoạt động của các lực lượng dân chủ Nga khiến tổng thống và chính phủ Liên bang Xô viết rơi vào tình thế khó xử và tin tức về những hành động ủng hộ Litva từ các quốc gia dân chủ phương Tây bắt đầu xuất hiện.
Hành động của Gorbachyov nhằm ngăn cản chủ nghĩa li khai từ các nước cộng hòa là đưa ra một hiệp ước liên bang mới với mục tiêu thành lập một nhà nước liên bang tự nguyện và dân chủ hóa thực sự. Hiệp ước liên bang mới được các nước cộng hòa vùng Trung Á, những nước cần tới sức mạnh kinh tế và các thị trường của Liên bang cho sự phát triển thịnh vượng của mình, ủng hộ mạnh mẽ. Tuy nhiên, những nhà cải cách cấp tiến hơn như Tổng thống NgaBoris Nikolayevich Yeltsin, ngày càng tin tưởng rằng sự chuyển tiếp nhanh chóng sang một nền kinh tế thị trường là cần thiết và sẵn sàng chấp nhận sự tan rã của Liên bang Xô viết nếu điều đó là cần thiết để hoàn thành các mục tiêu của họ.
Trái với sự thờ ơ của những người theo phe cải cách với Hiệp ước liên bang mới, những người cộng sản cứng rắn, vẫn là một lực lượng mạnh bên trong đảng cộng sản và quân đội, hoàn toàn phản đối bất kỳ điều gì có thể dẫn tới sự tan rã đất nước Xô viết. Buổi tối diễn ra lễ ký kết, những người thuộc phe cứng rắn đã hành động.
Phe cứng rắn bên trong bộ máy lãnh đạo Xô viết tiến hành Vụ đảo chính tháng 8 năm 1991 trong nỗ lực nhằm loại bỏ Gorbachev khỏi cơ cấu quyền lực và ngăn chặn sự ký kết hiệp ước liên bang. Trong lúc ấy, Gorbachyov bị quản thúc ba ngày (19 đến 21 tháng 8) trong một ngôi nhà nông thôn ở Krym trước khi được trả tự do và thu hồi quyền lực. Tuy nhiên, ngay khi trở về, Gorbachyov thấy rằng cả nhà nước liên bang lẫn các cơ cấu quyền lực Nga đều không còn chú ý tới các mệnh lệnh của ông và quyền lực thật sự đã rơi vào tay Yeltsin, người đã tiêu diệt cuộc đảo chính. Hơn nữa, Gorbachyov bị buộc phải hạ bệ một số lớn các thành viên bên trong Bộ chính trị của mình, và trong nhiều trường hợp, bắt giữ họ. Những cuộc bắt giữ với lý do phản bội đó gồm cả “Bè lũ tám tên” lãnh đạo cuộc đảo chính.
Gorbachyov đã có ý định giữ Đảng Cộng sản Liên xô là một đảng thống nhất nhưng đưa nó đi theo con đường dân chủ xã hội. Những mâu thuẫn vốn có của cách tiếp cận này – được Lenin ca ngợi, theo hình mẫu xã hội của Thụy Điển và tìm cách buộc cách nước vùng Baltic phải nằm trong Liên bang bằng sức mạnh vũ lực – rất khó thực hiện. Nhưng khi Đảng Cộng sản Liên xô bị đặt ra ngoài vòng pháp luật sau vụ đảo chính tháng 8, Gorbachyov bị bỏ lại, không còn chút quyền lực nào đối với các lực lượng vũ trang. Cuối cùng Yeltsin giành được tín nhiệm của quân đội với những lời hứa về tiền bạc. Sau chót Gorbachyov từ chức ngày 25 tháng 12 năm 1991 khi Liên bang Xô viết chính thức tan rã.
Năm 1995 Gorbachyov được Đại học Durham trao bằng Tiến sĩ danh dự vì đóng góp của mình cho “sự nghiệp khoan dung chính trị và chấm dứt xung đột kiểu chiến tranh lạnh”[4].
Năm 1996, Gorbachyov chạy đua chức Tổng thống Nga nhưng chỉ nhận được khoảng 1% phiếu bầu, có lẽ vì sự thù ghét ông sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ. Trong khi đi vận động tranh cử, ông đã bị một người đàn ông vô danh đấm vào mặt.
Năm 1997, Gorbachyov đóng vai trong một đoạn phim quảng cáo Pizza Hut tại Hoa Kỳ để kiếm tiền cho Perestroika Archives.
Ngày 26 tháng 11 năm 2001, Gorbachyov thành lập Đảng dân chủ xã hội Nga— là một liên minh giữa nhiều đảng dân chủ xã hội ở Nga. Ông đã từ chức lãnh đạo đảng tháng 5 năm 2004 sau khi có bất đồng với chủ tịch đảng về đường lối chạy đua trong cuộc bầu cử tháng 12 năm 2003.
Đầu năm 2004, Gorbachyov đăng ký nhãn hiệu loại rượu vang đỏ mang nhãn cái bớt của mình, sau khi một công ty vodka đưa cái bớt này lên nhãn một trong các loại sản phẩm của mình để lợi dụng sự nổi tiếng của nó. Công ty này hiện không còn sử dụng mác đó nữa[5].
Tháng 9 năm 2004, sau khi quân du kích Chechen tấn công nước Nga, Tổng thống Vladimir Vladimirovich Putin đưa ra sáng kiến thay thế các cuộc bầu cử thống đốc địa phương bằng một hệ thống chỉ định trực tiếp từ tổng thống và được hội đồng lập pháp địa phương thông qua. Gorbachyov cùng với Yeltsin chỉ trích hành động của Putin, coi đó là một bước rời xa con đường dân chủ[6].
Ở phương Tây Gorbachyov thường có thiện cảm như là người góp phần chấm dứt Chiến tranh Lạnh. Ví dụ, tại Đức, ông được hoan nghênh vì đã đồng ý để sự thống nhất nước Đức diễn ra. Tuy nhiên, tại Nga ông mang tiếng xấu vì bị coi là kẻ làm sụp đổ đất nước và chịu trách nhiệm về cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra sau đó. Tuy vậy, những cuộc điều tra cho thấy phần lớn người Nga hài lòng với những mục tiêu hướng tới các cá nhân của perestroika, di sản lập pháp chính của Gorbachyov, và sự tự do mang lại từ quá trình đó.
Chiến tranh tại Afghanistan đã bắt đầu từ cuối thập niên 1970, làm tiêu mòn các nguồn tài nguyên Xô viết. Cuộc chiến này và nhiều phong trào cách mạng tại các nước vệ tinh của Xô viết (được trợ cấp nhiều từ các chiến dịch bí mật của phương Tây), ví dụ nổi bật nhất là Ba Lan và Afghanistan, khiến Liên bang Xô viết phải chi ra những khoản tiền lớn nhằm giữ ổn định trật tự và giúp các chính phủ tại đó hoạt động. Một số người cho rằng cuộc chạy đua vũ trang của phương Tây cũng khiến Liên Xô phải chịu những chi phí lớn tới mức, khi cộng thêm các chi phí cho Afghanistan, họ không còn khả năng chi trả nữa. Hạ tầng kinh tế Xô viết rơi vào tình trạng suy sụp đặc biệt nghiêm trọng năm 1985 (khi Gorbachyov lên nắm quyền) và các sự kiện đó có ảnh hưởng to lớn tới những quyết định của Gorbachyov về tự do hoá. Cuối cùng, những nỗ lực nhằm “mở cửa” Liên bang Xô viết là quá chậm chạp, các nước vệ tinh cũng phải chịu một phần trách nhiệm, dẫn tới sự chấm dứt tồn tại của một giai đoạn đối đầu dài 50 năm giữa Đông và Tây.
Trái lại, những người khác, đặc biệt những người sống ở Liên Xô cũ, tin rằng Liên bang Xô viết không phải ở tình trạng khủng hoảng kinh tế tồi tệ như đã từng được tuyên bố và coi Gorbachyov là một chính trị gia kém cỏi, người đã đưa ra những cải cách sai lầm. Ông bị coi là phải chịu trách nhiệm cho sự tan rã của Liên Xô, dẫn đến sự hỗn loạn kinh tế và chính trị ở Nga và không gian hậu Xô viết trong những năm 1990.
Trong những năm cuối đời, Lazar Moiseyevich Kaganovich đã nói trong một cuộc phỏng vấn rằng thời kỳ cầm quyền của Gorbachyov chính là sự phá hủy trực tiếp đất nước. Năm 2012, tổ chức Liên minh các công dân Nga còn nộp đơn kiện Gorbachyov với tội danh Phản bội Tổ quốc.[8]
Chuyện ngoài lề
Ở phương Tây, Gorbachyov thường được gọi là “Gorby”, một phần bởi vì mọi người cho rằng ông kém phần mộc mạc so với những người tiền nhiệm.
Khi viết trong tiếng Anh, chữ ё trong tên ông thường được thay bằng chữ е thành Gorbachev dù nó thường được đánh vần thành Gorbachyov.
Năm 1987, Gorbachyov thấy rằng các chính sách tự do hoá glasnost và perestroika rất giống với các tư tưởng của Alexander Dubček trong cuốn “Chủ nghĩa xã hội mang khuôn mặt người”. Khi được hỏi cái gì là điều khác biệt giữa Mùa xuân Praha và các cuộc cải cách của ông, Gorbachev đã trả lời, “Mười chín năm”[9].
Năm 1989, trong một chuyến viếng thăm chính thức tới Trung Quốc khi Sự kiện Thiên An Môn đang diễn ra, một thời gian ngắn trước khi thiết quân luật được ban hành ở Bắc Kinh, Gorbachyov được hỏi về ý kiến của ông về Vạn lý trường thành: “Đó là một công trình đẹp”, ông nói, “nhưng đã có quá nhiều bức tường giữa con người”. Một nhà báo hỏi, “Ông có muốn Bức tường Berlin bị phá bỏ?” Gorbachyov trả lời rất nghiêm túc, “Tại sao không?”
Khi ra đời Mikhail Sergeyevich Gorbachyov chịu rửa tội của Nhà thờ Chính Thống giáo Nga nhưng ông là người vô thần. Ông đã kêu gọi đưa ra các bộ luật tự do tôn giáo tại Liên Xô cũ.
M. S. Gorbachyov cũng thể hiện một số quan điểm phiếm thần khi nói, trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Resurgence:
“
Thiên nhiên là vị thánh của tôi.
”
Cuối buổi phỏng vấn tháng 11 năm 1996 trên CSPAN’s Booknotes, Gorbachyov đã miêu tả các kế hoạch của mình cho những cuốn sách trong tương lai. Ông đã nói về Chúa như sau:
“
“Tôi không biết Chúa sẽ trao cho mình bao nhiêu tuổi, [hay] các kế hoạch của Chúa như thế nào.
”
Vết chàm
Gorbachyov là người nổi tiếng nhất thời hiện đại có vết chàm nhìn thấy được. Vết bớt màu đỏ trên cái trán hói của ông là nguồn gốc nhiều ý châm biếm trong giới phê bình và biếm hoạ. (Trong số những bức ảnh chính thức của ông ít nhất có một bức với vết chàm bị xóa đi.) Trái với một số dư luận, nó không phải là rosacea. Vết bớt này và hai ngón tay cụt trên bàn tay trái của Yeltsin đã được một số người (bất mãn vì sự cầm quyền của họ) so sánh với một đoạn trong Kinh thánh nói rằng Satan sẽ đánh dấu những đứa con của mình trên trán và trên bàn tay.
Tham khảo
^Roxburgh, Angus (1991). The Second Russian Revolution: The Struggle for Power in the Kremlin. Luân Đôn: BBC Books.
“Bạn gọi nó là cái gì khi một đất nước bị cai trị bởi những ông già tham quyền cố vị đến khi chết, [do đó] đất nước rơi vào tình trạng không có một ban lãnh đạo thông thường?”
“Tôi bắt đầu cảm thấy mong ước về một thứ gì nhiều hơn thế; tôi đã muốn làm một thứ gì đó khiến mọi điều trở nên tốt đẹp hơn.”
“Nguy hiểm chỉ chờ đợi những người không phản ứng trước cuộc sống.”, thường được trích dẫn sai thành “Những người đến muộn sẽ bị cuộc đời trừng phạt” (Đông Berlin, 7 tháng 10, 1989)
Đọc thêm
Nguồn thứ nhất
Mikhail Gorbachev, Perestroika: New Thinking for Our Country and the World, Perennial Library, Harper & Row, 1988, ISBN 0-06-091528-5
Mikhail Gorbachev Moral Lesson of the Twentieth Century with Daisaku Ikeda (2005)
“At Historic Crossroads: Documents on the December 1989 Malta Summit” in Cold War International History Project Bulletin 2001 (12-13): 229-241. Issn: 1071-9652
Nguồn thứ hai
Anders Aslund, Gorbachev’s Struggle for Economic Reform Cornell University Press, 1991
Archie Brown, The Gorbachev Factor, Oxford University Press, 1997, ISBN 0-19-288052-7
Farnham, Barbara. “Reagan and the Gorbachev Revolution: Perceiving the End of Threat” Political Science Quarterly 2001 116(2): 225-252. Issn: 0032-3195
Marshall Goldman, What Went Wrong with Perestroika? W.W. Norton, 1992
Jackson, William D. “Soviet Reassessment of Ronald Reagan, 1985-1988” Political Science Quarterly 1998-1999 113(4): 617-644. Issn: 0032-3195
Jack Matlock, Reagan and Gorbachev: How the Cold War Ended (2004)
Jack Matlock, Autopsy on an Empire: The American Ambassador’s Account of the Collapse of the Soviet Union (1995)