Thể loại:
Chiến dịch Barbarossa
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
|
Kế hoạch của Đức trong chiến dịch Barbarossa. |
. |
|
Tham chiến |
Đức Quốc Xã
Romania
Phần Lan
Phát xít Ý
Hungary
Slovakia
Croatia |
Liên Xô |
Chỉ huy |
Adolf Hitler
Franz Halder
Wilhelm Ritter von Leeb
Fedor von Bock
Gerd von Rundstedt
Ion Antonescu
Carl Gustaf Emil Mannerheim |
Iosif Stalin
Georgiy Zhukov
Aleksandr Vasilyevskiy
Semeon Budyonny
Kliment Voroshilov
Semeon Timoshenko
Markian Popov
Fedor Kuznetsov
Dmitry Pavlov †
Ivan Tyulenev |
|
|
Lực lượng |
Theo Liên Xô: 190 sư đoàn, 5,5 triệu quân
3.712 xe tăng, 4.950 máy bay,
47.260 pháo và súng cối [1]
Theo Đức: 3,2 triệu quân (2,6 triệu tham chiến từ đầu) chưa kể các nước phụ thuộc Đức[2]
3.350 xe tăng, 2.500 máy bay,
7.184 pháo (chưa kể súng cối)[3][4]
Theo nguồn thứ ba: 3.767.000 quân Đức và các nước phe Trục[5]
117 sư đoàn bộ binh, 19 sư đoàn Tăng thiết giáp, 15 sư đoàn mô tô cơ giới
3.350 xe tăng
7.200 pháo (chưa kể súng cối)
2.770 máy bay[6] |
151 sư đoàn Bộ binh, 32 sư đoàn Kỵ binh, 38 lữ đoàn Công binh
3.359.000 quân
13.981 xe tăng[7](trong đó có 1861 xe hạng trung và hạng nặng, bao gồm 1475 xe tăng KV và T-34)[8], 9.397 máy bay, trong đó có 7.758 máy bay chiến đấu
52.666 pháo và súng cối |
Tổn thất |
743.112 chết[9]
500.000 bị thương (theo Liên Xô)
25.000 mất tích (theo Liên Xô)
2.093 máy bay bị bắn rơi[10]
2.758 xe tăng bị phá huỷ (theo Liên Xô). |
1.614.244 chết và mất tích
1.310.897 bị thương
1.699.000 [11]–3.400.000[12][13] bị bắt
10.600 máy bay[14] |
. |
|
|
|
|
Barbarossa (tiếng Đức: Unternehmen Barbarossa) là mật danh của chiến dịch xâm lược Liên bang Xô viết do Quân đội Đức Quốc xã tiến hành trong chiến tranh thế giới thứ hai. Với tên ban đầu là kế hoạch Otto và được đích thân Hitler đổi thành “Barbarossa” theo biệt hiệu của vị Hoàng đế La Mã Thần thánh Friedrich I ở thế kỉ 12[15][16] vào ngày 18 tháng 12 năm 1940, chiến dịch có mục tiêu nhanh chóng chiếm đóng phần lãnh thổ phía Tây đường ranh giới nối liền giữa hai thành phố Arkhangelsk và Astrakhan (thường gọi là tuyến A-A) của Liên Xô, được mở màn vào sáng ngày 22 tháng 6 năm 1941 trên toàn bộ tuyến biên giới phía Tây của Liên Xô và thực tế kết thúc vào đầu tháng 2 năm 1942 trước cửa ngõ Moskva.
Trong toàn chiến dịch, mặc dù Quân đội Đức Quốc xã đã giành được một số chiến thắng vang dội ở cấp độ chiến thuật, chiếm được phân nửa lãnh thổ thuộc châu Âu của Liên Xô trong đó có một số vùng kinh tế quan trọng[17], nhưng không hoàn thành mục tiêu mà kế hoạch đề ra. Kể từ sau khi đợt tấn công Moskva bị bẻ gãy vào cuối tháng Giêng năm 1942, Quân đội Đức Quốc xã không còn đủ sức tổ chức một đợt tổng tấn công nào khác trên toàn bộ mặt trận[18], khiến chiến lược đánh nhanh thắng nhanh trước mùa đông 1941-1942 của Hitler hoàn toàn phá sản[19].
Thất bại về mặt chiến lược của chiến dịch Barbarossa là một bước ngoặt quan trọng, buộc Hitler phải tham gia vào một cuộc chiến tranh tổng lực mà nước Đức Quốc xã và đồng minh phe Trục kém thế tương quan về năng lực sản xuất công nghiệp và khả năng tổng động viên so với Liên Xô và phe Đồng minh, dẫn tới sự suy yếu rồi thất bại hoàn toàn trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
Về mặt lịch sử, thì chiến dịch Barbarossa được ghi nhận là có quy mô lớn nhất về quân số tham chiến và cũng là chiến dịch đẫm máu nhất với con số thương vong chưa từng có[20].
Bối cảnh trước chiến dịch
Liên Bang Xô Viết
Từ năm 1933, sau khi Adolf Hitler lên cầm quyền và tái quân sự hóa nước Đức, chính sách nhất quán của Liên Xô là thiết lập một nền an ninh chung tại Châu Âu, duy trì vào bảo vệ những điều khoản của Hiệp ước Versailles năm 1919[21]. Chính sách này đã được thể hiện qua việc Liên Xô kiên trì đàm phán với các nước Tây Âu về một hiệp ước an ninh chung nhưng lại gặp phải thái độ nghi ngờ từ phía các đồng minh trong tương lai. Theo nhà sử học Henry Peyner: “Bằng Hiệp ước Munich năm 1938, họ đã thừa nhận việc Đức thôn tính Áo, bỏ mặc Tiệp Khắc cho Đức xâm chiếm và mở cửa cho Đức tấn công sang phía Đông”.[22].
Mặc dù đạt được những thành tựu quan trọng về kinh tế – quốc phòng nhưng trang bị vật chất dành cho chiến tranh của Liên Xô vào năm 1941 vẫn thua kém về số lượng so với nước Đức. Các biện pháp tổ chức lại quân đội và thực tập tác chiến theo chiến tranh hiện đại vẫn còn đang trong giai đoạn triển khai[23]. Xét về từng khía cạnh thì mặc dù đã có ý thức và những hành động thiết thực để bảo vệ đất nước nhưng trên cách nhìn tổng thể, Liên Xô vẫn chưa hoàn toàn được chuẩn bị tốt để đón nhận một cuộc chiến tranh tổng lực. Cuộc tấn công bất ngờ ngày 22 tháng 6 năm 1941 của quân đội Đức đã làm bộc lộ toàn diện những điểm yếu của Liên Xô trong chiến lược phòng thủ quốc gia và nó chỉ được sửa chữa triệt để sau những ngày tháng thất bại trên các mặt trận[24].
Nước Đức Quốc xã
Năm 1939, với thuyết “Không gian sinh tồn” (Lebensraum) do Hitler khởi xướng, phe Trục (Đức, Ý, Nhật) đã có thỏa thuận chia nhau các phần lãnh thổ trên toàn cầu[25]. Đến giữa năm 1941, nước Đức Quốc xã cùng với đồng minh là nước Ý dưới chế độ phát xít Mussolini đã thôn tính hầu hết phần phía Tây lục địa châu Âu (trừ Thụy Sĩ, Thụy Điển) và Tây Ban Nha dưới chế độ độc tài Francisco Franco là một đồng minh thân cận của Hitler.
Bắt đầu từ nước Áo năm 1937, Tiệp Khắc năm 1938, nước Đức tấn công Ba Lan tháng 9 năm 1939, chính thức mở màn Chiến tranh thế giới lần thứ 2. Ngày 9 tháng 4 năm 1940, Đức tấn công Na Uy và Đan Mạch. Ngày 10 tháng 5, Đức tiếp tục chuyển sang tấn công Bỉ, Hà Lan, Luxembourg và liên quân Pháp-Anh trên lãnh thổ Pháp. Chỉ trong vòng 6 tuần, nước Pháp của Thống chế Philippe Pétain phải ký văn kiện đầu hàng tại rừng Compiègne. Cùng lúc đó, nước Đức cũng chiếm xong Đan Mạch, Na Uy, khống chế Biển Bắc và Biển Baltic. Từ ngày 7 tháng 9 năm 1940, Không quân Đức Quốc xã (Luftwaffe) mở đầu kế hoạch Kế hoạch Sư tử biển tấn công nước Anh và Hải quân Hoàng gia Anh nhằm dọn đường cho quân Đức đổ bộ. Ngày 14 tháng 11 năm 1941, trung tâm công nghiệp Coventry của Anh bị ném bom hủy diệt. Ngày 6 tháng 4 năm 1941, Đức Quốc xã tấn công Nam Tư và Hy Lạp, buộc Nam Tư đầu hàng ngày 18 tháng 4 và Hy Lạp đầu hàng ngày 27 tháng 4. Ngay sau đó, nhiếp chính vương Hungary Miklós Horthy, thủ tướng România Ion Antonescu và vua Bulgaria Boris III cũng tuyên bố đặt đất nước mình dưới sự bảo hộ của Đế chế thứ ba[26].
Trong các chiến dịch ở thời gian này, Quân đội Đức Quốc xã nhanh chóng giành những thắng lợi vang dội bằng phương thức “Chiến tranh chớp nhoáng” (Blitzkrieg), trong đó các mũi thọc sâu tốc độ cao của lực lượng thiết giáp hùng hậu được hỗ trợ của Không quân ở mật độ áp đảo. Với sự tự tin cao độ, Adolf Hitler và các nhà hoạch định quân sự của nước Đức Quốc Xã cho rằng đã đến lúc chĩa mũi Blitzkrieg vào Liên Xô để kết thúc cuộc chiến.
Ý đồ tấn công Liên Xô của nước Đức Quốc xã
Vào mùa hè năm 1940, khi Đức bắt đầu gặp phải cuộc khủng hoảng về nguồn nguyên liệu dành cho công nghiệp và khả năng về một cuộc xung đột với Liên Xô tại khu vực Balkan đang đến gần, một cuộc tấn công xâm lược Liên Xô gần như là giải pháp duy nhất đối với Hitler[27]. Trong khi chưa có một kế hoạch cụ thể nào được lập ra, tháng 6 năm 1940, Hitler nói với một trong những tướng lãnh của ông rằng những chiến thắng ở Tây Âu “cuối cùng đã khiến ông ta rảnh tay để lo cho kế hoạch quan trọng thật sự của mình: cuộc quyết đấu một mất một còn với những người Bolshevik“[28]. Mặc dù các tướng lĩnh của Hitler cố khuyên ông rằng chiếm đóng miền Tây nước Nga sẽ rút cạn sinh lực nhiều hơn là giảm nhẹ gánh nặng cho nền kinh tế Đức vào thời điểm hiện tại[29], nhưng vị quốc trưởng Đức lại đề cập đến những lợi ích có được khi đánh bại Liên Xô:
- Khi Liên Xô bị đánh bại, tình trạng khan hiếm nhân lực trong nền công nghiệp Đức sẽ chấm dứt do một phần lớn binh sĩ Đức sẽ được giải ngũ sau chiến tranh.
- Ukraina sẽ trở thành nguồn cung cấp lương thực lớn cho Đức Quốc xã.
- Biến Liên Xô thành nguồn cung cấp lao động nô lệ sẽ góp phần rất lớn trong việc tăng cường vị thế địa chính trị của nhà nước Đức phát xít.
- Đánh bại Liên Xô sẽ khiến các quốc gia Đồng Minh – đặc biệt là Anh – bị cô lập sâu sắc hơn nữa[30].
- Nền kinh tế Đức Quốc xã đang cần một nguồn cung cấp dầu mỏ lớn: chiếm được vựa dầu Baku của Liên Xô sẽ giúp Đức đạt được điều đó. Tại tòa án Nürnberg, Albert Speer – Bộ trưởng Bộ vũ trang và công nghiệp chiến tranh của Đức – đã nói trong cuộc thẩm vấn ông: “nhu cầu về dầu mỏ là một động lực chủ yếu” trong quyết định xâm lược Liên Xô của phát xít Đức[31].
Kế hoạch Barbarossa hình thành trong tình hình chính trị – ngoại giao tại Châu Âu có nhiều diễn biến phức tạp. Ngày 29 tháng 9 năm 1938, nước Đức Quốc xã ký kết với Ý, Anh và Pháp Hiệp ước München và kết quả của nó là nước Đức đã thôn tính Tiệp Khắc. Ngày 20 tháng 8 năm 1939, cuộc đàm phán tay ba gồm Liên Xô, Anh, Pháp đã kết thúc thất bại “do một quyết định được coi là dại dột về chính trị của Ba Lan”[32][33] và thái độ thiếu hợp tác của phía Anh[34][35][36]. Thất bại lớn nhất trong cuộc đàm phán tay ba tại Moskva là đã không lập được khối liên minh quân sự giữa ba cường quốc này để bảo đảm cho chính sách an ninh chung Châu Âu. Nhằm tránh một cuộc đối đầu Xô-Đức[37][38], ngày 23 tháng 8 năm 1939, Liên Xô đã ký kết với nước Đức Quốc xã Hiệp ước không xâm phạm Xô-Đức kèm theo một nghị định thư bí mật về phân chia vùng ảnh hưởng của hai bên ở Đông Âu. Ngày 1 tháng 9 năm 1939, nước Đức Quốc xã đã tấn công Ba Lan và chiếm 2/3 lãnh thổ phía Tây nước này sau 10 ngày. Liên Xô cũng đưa quân đội vào vùng Đông Ba Lan để thu hồi lại vùng lãnh thổ phía Tây của Đế quốc Nga trước đây, vốn bị mất vào tay Ba Lan từ thập niên 1920. Ngày 23 tháng 11 năm 1939, chỉ ba tháng sau khi ký hiệp ước không xâm lược với Liên Xô, Hitler tuyên bố:
“ |
Chúng ta đã có một hiệp ước với người Nga. Nhưng các hiệp ước chỉ được tôn trọng khi chúng còn có lợi. |
” |
—Adolf Hitler, [39] |
Như vậy ý định tấn công Liên Xô đã được Hitler ấp ủ từ năm 1939. Đức chưa tiến hành ngay vì họ muốn đánh bại 2 đối thủ là Pháp và Anh để giải quyết mặt trận phía Tây, sau đó mới dồn toàn lực tấn công Liên Xô.
Binh lực các bên
Quân đội Đức Quốc xã và các nước phụ thuộc Đức
Sự phát triển của quân đội Đức Quốc xã
từ năm 1939 đến năm 1941[40][41]
|
1/9/1939 |
1/5/1940 |
1/6/1941 |
Tổng số sư đoàn |
103 |
156 |
214 |
Số sư đoàn cơ giới |
8 |
10 |
21 |
Số sư đoàn xe tăng |
8 |
8 |
14 |
Xe tăng và xe thiết giáp |
3.200 |
3.387 |
5.640 |
Máy bay quân sự |
4.404 |
5.900 |
10.000 |
Bộ máy công nghiệp quân sự khổng lồ của nước Đức đến năm 1940 đã cho sản lượng tăng 76% so với năm 1939 và gấp 2,2 lần năm 1938. Năm 1940, nước Đức sản xuất được hơn 19 triệu tấn thép, 14 triệu tấn gang, 63 tỷ KWh điện. Nền công nghiệp và quân đội này cần một khối lượng dầu hoả khổng lồ nhưng nước Đức và các vùng Đức chiếm đóng đều không có nhiều dầu hoả. Ba trung tâm sản xuất dầu lửa lớn nhất nằm dọc lưu vực sông Danube (phía Nam thành phố Viên, đồng bằng Hungary và vùng phụ cận Ploesti của România) chỉ cung cấp sản lượng không quá 2 triệu thùng mỗi năm[42]. Đến năm 1940 quân đội Đức (không kể đồng minh của Đức) đã có 214 sư đoàn trong đó có 21 sư đoàn xe tăng, 14 sư đoàn cơ giới, tổng cộng 7,2 triệu quân (trong đó có hơn 5 triệu quân thường trực và 2 triệu quân dự bị). Lục quân Đức được trang bị tốt với các loại tiểu liên Mauzer và MP-38/40 dần dần thay thế súng trường không tự động[43].
Theo Grigori Doberin thì tính đến ngày 21 tháng 6 năm 1941, Quân đội phát xít Đức và đồng minh phe Trục (gồm Phần Lan, Ý, Hungary, Romania, Croatia, Slovakia và quân Tây Ban Nha của Franco) bao gồm 190 sư đoàn trong đó có 152 sư đoàn Đức, 38 sư đoàn các nước đồng minh với tổng quân số 5,3 triệu người, tập trung dọc theo hơn 2.900 km biên giới (1800 dặm) từ bờ biển Baltic phía Bắc đến bờ biển Đen phía nam[44]. Một số lượng khổng lồ phương tiện chiến tranh được triển khai gồm có:
- Xe tăng: khoảng 5.000 chiếc (trong đó có hơn 3.000 chiếc Panzer III và Panzer IV)
- Xe bọc thép: 3.410 chiếc
- Xe cơ giới (không kể xe tăng xe bọc thép) khoảng 600.000 chiếc gồm: xe kéo pháo, xe vận tải, xe công trình, xe thông tin, mô tô ba bánh của bộ binh cơ giới
- Pháo: khoảng 47.000 khẩu (trong đó có hơn 10.000 trọng pháo cỡ nòng trên 85 mm)
- Máy bay chiến đấu: 4.940 chiếc (trong có hơn 2.000 chiếc ME-109 các kiểu C, D, E)
- Máy bay vận tải quân sự: 60 chiếc
- Tàu chiến: hơn 300 chiếc (trong đó có 85 tàu tuần dương, 105 tàu khu trục, 86 tàu ngầm các loại)[43]
Để thực hiện kế hoạch Barbarossa, nước Đức đã huy động 3/4 quân đội Đức cùng với quân đội nhiều nước đồng minh với Đức tại Châu Âu, chỉ để lại 1/4 quân số và phương tiện tại Tây Âu và Bắc Phi[44].
Quân đội Liên Xô
Sự phát triển của quân đội Liên Xô
từ năm 1939 đến năm 1941[45]
|
1/1/1939 |
22/6/1941 |
% tăng trưởng |
Số lượng sư đoàn |
131,5 |
316,5 |
140,7 |
Quân số |
2485000 |
5774000 |
132,4 |
Pháo và súng cối |
55800 |
117600 |
110,7 |
Xe tăng và xe thiết giáp |
21100 |
25700 |
21,8 |
Máy bay các loại |
7700 |
18700 |
142,8 |
Trước ngày 22 tháng 6 năm 1941, nền công nghiệp quốc phòng Liên Xô đã có sự phát triển mạnh sau kế hoạch năm năm lần thứ ba (1936-1940). Năm 1940, Liên Xô sản xuất được gần 18 triệu tấn thép, 15 triệu tấn gang, 48 tỷ KWh điện. Mặc dù Liên Xô liên tục tăng cường trang bị cho quân đội nhưng đến sát trước “cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại“, trang bị của quân đội Liên Xô vẫn thua kém quân đội Đức cả về số lượng về chất lượng vũ khí, khí tài, trang bị quân sự.[46]
Do yêu cầu của chiến tranh, công nghiệp quốc phòng của Liên Xô có bước phát triển lớn. Tới năm 1938, so với đầu những năm 30, sản xuất xe tăng Liên Xô đã tăng hơn gấp 3. Kể từ 1-1-1939 tới 22-6-1941, Hồng quân đã được trang bị hơn 7.000 xe tăng và nếu chỉ tính riêng năm 1941 thì Hồng quân đã được cung cấp gần 5.500 xe, 29.637 pháo dã chiến, 52.407 súng cối. Tổng số pháo và súng cối tính cả đại bác trên xe tăng là 92.578. Theo tướng Zhukov thì về mặt số lượng và chất lượng, các súng cối của Liên Xô đã vượt khá xa các súng cối Đức[47].
Năm 1939, Liên Xô cho xây thêm 9 nhà máy sản xuất máy bay và 7 nhà máy sản xuất động cơ, ngoài ra còn có 7 nhà máy khác chuyển sang chế tạo sản phẩm cho máy bay. Cuối năm 1940, công nghiệp sản xuất máy bay Liên Xô đã tăng lên 70%. Tuy nhiên khoảng 75 – 80% tổng số máy bay Liên Xô thua Đức về các chỉ tiêu kỹ thuật.[47] Tướng Zhukov khẳng định rằng chỉ sau một năm đến một năm rưỡi, Không quân Liên Xô đã được đổi mới và có sức chiến đấu rất mạnh mẽ.
Đến giữa năm 1941, Quân đội Liên Xô có tổng quân số khoảng 5 triệu người. Trong đó, 3,2 triệu quân bố trí trên phần lãnh thổ Châu Âu của Liên Xô chịu trách nhiệm phòng thủ 3.375 km đường biên giới. Chỉ có hơn 800.000 quân bố trí tại Viễn Đông để đối phó với Nhật Bản, 500.000 quân bố trí ở các nước cộng hòa vùng Trung Á, 500.000 quân bố trí tại Kuban và Kavkaz. Lực lượng này được biên chế và trang bị như sau:
- Bộ binh: 170 sư đoàn (tại phần lãnh thổ Châu Âu có 149 sư đoàn)[48].
- Pháo binh: 29.673 pháo dã chiến, 52.407 súng cối các cỡ.
- Xe tăng: gần 14.000 chiếc. Tuy số lượng đông đảo nhưng phần lớn là xe tăng hạng nhẹ có giáp mỏng và hỏa lực yếu như T-26, BT-5… chỉ có 1861 xe tăng hạng trung và hạng năng, trong đó có 1.475 chiếc kiểu mới là các loại KV-1, KV-2 và T-34. Khi chiến sự nổ ra, các đơn vị thiết giáp vẫn còn trong quá trình xây dựng, nhiều đơn vị thiếu đạn dược, nhiên liệu, thậm chí thiếu cả tổ lái và đội kỹ thuật. Do vậy, nhiều xe đã bị hỏng hoặc hết nhiên liệu và bị loại khỏi vòng chiến dù chưa hề giao chiến với địch.
- Máy bay: 17.745 chiếc, trong đó có 3.719 chiếc kiểu mới gồm: 2.030 chiếc tiêm kích các loại Iak-1, MiG-3, LaGG-3, 460 chiếc Pe-2, 249 chiếc IL-2, 980 chiếc I-16[48][49]. Những chiếc còn lại là loại cũ và tốc độ chậm, thậm chí có cả những máy bay 2 tầng cánh làm bằng gỗ từ thời Thế chiến thứ nhất. Phi công được đào tạo cũng rất ít, ví dụ: Không quân Xô Viết có 201 chiếc MiG-3 và 37 chiếc MiG-1 hoạt động được vào ngày 22 tháng 6 năm 1941, nhưng chỉ có 4 phi công đã được huấn luyện để sử dụng các máy bay này.[50], nhiều phi công Xô Viết ở tiền tuyến chỉ từng lái máy bay có 4 tiếng đồng hồ[51][52]
Lực lượng hải quân Liên Xô sát chiến tranh có gần 600 tàu chiến, 211 tàu ngầm, hơn 1.000 pháo phòng thủ bờ biển với trên 2.500 máy bay. Gần 270 tàu các loại được đóng vào sát cuối năm 1940. Nhiều căn cứ hải quân mới được xây dựng trong khi các khu vực ở vùng Baltic, Biển Đen và biển Bắc cực được Hồng quân củng cố thêm.
Phương án tác chiến
Quân đội Đức
-
Ngày 21 tháng 7 năm 1940, Adolf Hitler giao cho Bộ Tổng chỉ huy lục quân Đức soạn thảo Kế hoạch Otto. Tại Chỉ thị số 21 của Bộ Tổng tư lệnh tối cao các lực lượng vũ trang của Đế chế (Reich) ngày 18 tháng 12 năm 1940 và Chỉ thị về việc tập trung và triển khai có tính chiến lược các lực lượng quân đội ngày 31 tháng 1 năm 1941 đã chỉ ra những phương án cuối cùng được duyệt của kế hoạch này, đồng thời, thông báo lệnh của Quốc trưởng đổi tên thành Kế hoạch Barbarossa. Kế hoạch này dự định khởi sự ngày 15 tháng 6 năm 1941, tấn công và đánh chiếm Liên Xô (chủ yếu là phần lãnh thổ thuộc Châu Âu) trong một thời gian ngắn ngay trước khi kết thúc chiến tranh với Anh. Ý đồ chiến lược của kế hoạch này là dùng ba đòn vu hồi liên tiếp chia cắt chính diện mặt trận Xô-Đức; hợp vây các lực lượng chủ yếu của quân Nga trên các vùng Pribaltic, Belorussia, Ukraina và miền Tây nước Nga (vùng phụ cận Smolensk). Trọng tâm tác chiến là sử dụng các tập đoàn quân xe tăng tiến hành những đòn đột kích sâu ở phía Bắc và phía Nam khu vực đầm lầy Pripiat (khu tiếp giáp giữa Belorussia và Ukraina), tiêu diệt những cách quân đã bị chia cắt trước khi tiến chiếm Moskva, Leningrad, vùng công nghiệp Donbass cũng như vùng đồng bằng trung và hạ lưu sông Volga[53].
Để có thể giành được một chiến thắng chớp nhoáng, quân Đức buộc phải nhanh chóng hủy diệt Hồng quân Liên Xô trong những chuỗi tấn công và hợp vây trên. Vì vậy mục tiêu chính yếu trước mắt của kế hoạch Barbarossa chính là Hồng quân Liên Xô và sau đó mới là đánh chiếm những vùng đất đai quan trọng hay đạt được những thắng lợi về chính trị. Bản thân Hitler đã nói: so với việc tiêu diệt Hồng quân thì “đánh chiếm Mạc Tư Khoa không thật sự quá quan trọng”.[54] Chỉ thị số 21 đã nêu rõ ý định của Hitler như sau:
“ |
Các lực lượng của Hồng quân ở miền Tây nước Nga sẽ bị hủy diệt bởi những chiến dịch táo bạo bao gồm những đòn tấn công thọc sâu của các lực lượng thiết giáp xung kích; và việc rút lui thành công của các nhân tố giúp đối phương có thể chiến đấu vào những vùng lãnh thổ mênh mông của nước Nga sẽ bị ngăn chặn.Bằng những cuộc truy kích thần tốc, chúng ta sẽ tiến tới được một giới tuyến mà ở đó Không quân Nga sẽ không thể nào tổ chức được một cuộc tấn công vào lãnh thổ của Đức. |
” |
—Chỉ thị số 21 của Bộ Tổng tư lệnh tối cao các lực lượng vũ trang của Đế chế, [55] |
Phương án tác chiến ban đầu của Kế hoạch Otto tháng 12 năm 1940 là dùng các đòn đột kích liên tiếp của nhiều thê đội xe tăng – thiết giáp mạnh (4 tập đoàn quân xe tăng), sử dụng chiến thuật “luân xa chiến”, mở đường tấn công một mạch từ Brest qua Minsk và Smolensk đến Moskva theo lối đánh “gạt đối phương ra để tiến”; nhanh chóng đánh tan cơ quan lãnh đạo tối cao của Nhà nước và quân đội Liên Xô tại Moskva và kết thúc sớm chiến tranh trong vòng vài tuần lễ[56]. Đến ngày 3 tháng 2 năm 1941, nhận thấy phương án này khá phiêu lưu do kéo dài tuyến mặt trận hai bên sườn và các đường tiếp tế cũng phải kéo dài, rất dễ bị Quân đội Xô Viết công kích và chia cắt từ hai phía Bắc và Nam (như đã xảy ra với quân đội của Napoleon năm 1812), các tướng lĩnh Đức Quốc xã đưa ra phương án cuối cùng, chia quân đội Đức ở mặt trận phía Đông thành ba cụm tập đoàn quân, tấn công trên ba hướng chiến lược:[57]
Cụm tập đoàn quân Bắc
Thống chế Wilhelm Ritter von Leeb, tư lệnh Cụm tập đoàn quân Bắc
Cụm tập đoàn quân phụ trách hướng tấn công vào Tây Bắc Liên Xô, do Thống chế Wilhelm Ritter von Leeb chỉ huy. Trên chính diện từ phía Bắc Goldapa đến Klaipeda trên bờ biển Baltic, cụm quân này được giao nhiệm vụ mở hai mũi vu hồi bằng đường bộ và đường biển, hợp vây các đơn vị thuộc Quân khu Pribaltic của Quân đội Liên Xô, tấn công dọc theo bờ biển Baltic hướng về Leningrad, bao vây và đánh chiếm thành phố này cùng với các cảng trên biển Baltic, bao gồm Tallinn và Kronstadt. Cụm tập đoàn quân này gồm 29 sư đoàn, được biên chế vào các đơn vị:
- Tập đoàn quân xe tăng 4 của do tướng Erich Höpner chỉ huy
- Tập đoàn quân 16 binh chủng hợp thành
- Tập đoàn quân 18 bình chủng hợp thành
- Quân đoàn xe tăng 56, một sư đoàn bộ binh cơ giới mô tô hóa và một sư đoàn pháo binh cơ giới[58][59].
Phối hợp với cụm tập đoàn quân này có Tập đoàn quân sơn cước 20 (còn gọi là tập đoàn quân Lapland), bảy sư đoàn bộ binh Phần Lan tấn công từ phía Bắc eo đất Karelia, phân hạm đội Đông Baltic của Hải quân Đức từ phía biển và Tập đoàn quân không quân 3 yểm hộ từ trên không[60].
Cụm tập đoàn quân Trung tâm
Đây là cụm quân chủ lực, có binh lực, hỏa lực và phương tiện mạnh nhất trong ba cụm tập đoàn quân Đức Quốc xã trong chiến dịch (hai trong số 4 tập đoàn quân thiết giáp của Đức – tập đoàn quân số 2 và số 3 – nằm trong cụm quân này[55]. Cụm này do Thống chế Fedor von Bock chỉ huy. Trên chính diện từ Goldapa đến thành phố Włodawy, Cụm tập đoàn quân Trung tâm có nhiệm vụ mở ba đòn vu hồi liên tiếp của hai tập đoàn quân xe tăng và một quân đoàn xe tăng độc lập, hợp điểm lần lượt tại Minsk, Smolensk và cuối cùng là Moskva. Các tập đoàn quân bộ binh tiến theo xe tăng có nhiệm vụ bao vây, tiêu diệt các đơn vị chủ lực của Quân đội Liên Xô ở phía Tây sông Neman, phía tây sông Berezina và cuối cùng là vùng phụ cận Moskva tại Rzhev – Vyazma.
Thống chế Fedor von Bock, Tư lệnh Cụm tập đoàn quân Trung tâm
Cụm tập đoàn quân này gồm 50 sư đoàn (trong đó có 15 sư đoàn xe tăng), được biên chế vào các đơn vị:
- Tập đoàn quân xe tăng 2 do tướng Heinz Guderian chỉ huy
- Tập đoàn quân xe tăng 3 do tướng Hermann Hoth chỉ huy
- Tập đoàn quân 2 binh chủng hợp thành
- Tập đoàn quân 4 binh chủng hợp thành
- Tập đoàn quân 9 binh chủng hợp thành
- Quân đoàn xe tăng 8
- Ba quân đoàn bộ binh độc lập
- Ba sư đoàn pháo binh cơ giới.
Cụm tập đoàn quân Trung tâm được các tập đoàn quân không quân 2 và 6 yểm hộ từ trên không[61].
Cụm tập đoàn quân Nam
Đây cũng là một cụm quân rất mạnh của Quân đội Đức Quốc xã do Thống chế Gerd von Rundstedt chỉ huy, gồm 46 sư đoàn (trong đó có 9 sư đoàn xe tăng). Chính diện tấn công từ Lublin đến cửa sông Danube trên bờ Biển Đen được chia làm hai hướng. Hướng Shepetivka – Kiev có 34 sư đoàn (trong đó có 7 sư đoàn xe tăng, hai sư đoàn cơ giới). Hướng Tarnopol – Odessa có 11 sư đoàn (trong đó có hai sư đoàn xe tăng và 1 sư đoàn cơ giới). Hai mục tiêu hợp vây Quân đội Xô Viết được hoạch định là Kiev và bán đảo Krym. Biên chế của cụm quân này gồm có:
Thống chế Gerd von Rundstedt, tư lệnh Cụm tập đoàn quân Nam
Các đơn vị này được sự yểm hộ từ trên không của tập đoàn quân không quân 4 của tướng Manfred von Richthofen[59][62][63].
Lực lượng dự bị chiến dịch
Ngoài 153 sư đoàn có mặt ở tuyến đầu, Quân đội Đức Quốc xã cùng chuẩn bị một lực lượng dự bị tuyến hai để phát huy chiến quả hoặc tiếp quản những vùng đất đã chiếm được sau khi các lực lượng tuyến một đẩy mặt trận lên phía trước. Tổng số lực lượng này có 24 sư đoàn[59], gồm có:
- Hai quân đoàn Đức (trong đó có một quân đoàn cơ giới)
- Tập đoàn quân 8 Ý
- Tập đoàn quân 2 Hungary
- Các tập đoàn quân Romania 3 và 4[64].
Quân đội Liên Xô
Toàn bộ Quân đội Xô Viết tại phần lãnh thổ Châu Âu của họ được bố trí trên 10 quân khu[48]:
Các quân khu biên giới phía Tây
Đơn vị |
Chính diện
phòng thủ |
Bộ binh nhẹ |
Xe tăng |
Bộ binh
cơ giới |
Kỵ binh |
Tư lệnh |
Chính uỷ |
Tham mưu trưởng |
Quân khu Leningrad |
2.100 km |
12 sư đoàn
1 lữ đoàn |
3 sư đoàn |
1 sư đoàn |
3 sư đoàn |
Trung tướng
M. M. Popov |
Chính ủy quân đoàn
A. A. Zhdanov |
Đại tá
N. V. Gorodeski |
Quân khu
đặc biệt Pribaltic |
380 km |
19 sư đoàn
1 lữ đoàn |
4 sư đoàn |
2 sư đoàn |
Không có
thống kê |
Thượng tướng
F. I. Kuznessov |
Chính ủy quân đoàn
P. A. Dibrova (nữ) |
Thiếu tướng
P. X. Klenov |
Quân khu
đặc biệt miền Tây |
640 km |
24 sư đoàn |
12 sư đoàn |
6 sư đoàn |
2 sư đoàn |
Đại tướng
D. G. Pavlov |
Chính ủy quân đoàn
A. F. Fominyk |
Thiếu tướng
V. E. Klimovskics |
Quân khu
đặc biệt Kiev |
860 km |
32 sư đoàn |
16 sư đoàn |
8 sư đoàn |
2 sư đoàn |
Thượng tướng
M. P. Kirponosh |
Chính ủy quân đoàn
N.N.Vashughin (30-6),
Chính uỷ lữ đoàn
E.P.Rykov(1-7) |
Trung tướng
M.A.Purkaev (30-7),
Thiếu tướng
V.I.Tupikov (1-8) |
Quân khu Odessa |
320 km |
13 sư đoàn |
4 sư đoàn |
2 sư đoàn |
3 sư đoàn |
Trung tướng
Ya. T.Terevishenko |
Chính ủy quân đoàn
A. F. Koliabov |
Thiếu tướng
M. V. Zakharov |
Nguyên soái S. K. Timoshenko, Bộ trưởng Bộ dân ủy Quốc phòng Liên Xô
Thượng tướng M. P. Kirponos Tư lệnh Quân khu đặc biệt Kiev
Trên toàn tuyến mặt trận, binh lực được bố trí thành hai thê đội phòng thủ. 48 sư đoàn thuộc thê đội một bố trí cách biên giới quốc gia từ 10 đến 50 km. Trong đó, bộ binh bố trí phía trước, xe tăng, cơ giới, pháo binh bố trí xa hơn. Chủ lực các quân khu tổng cộng 101 sư đoàn bố trí ở tuyến hai cách đường biên giới quốc gia từ 80 đến 300 km. Hai bên sườn quân khu Leningrad, sườn phải Quân khu Pribaltic và sườn trái Quân khu Odessa có hải quân tuần duyên và pháo bờ biển bảo vệ. Ngoài ra, còn có trên 200 đồn biên phòng thuộc Bộ Dân ủy Nội vụ, quân số mỗi đồn tương đương một trung đội bố trí ngay trên đường biên giới[65].
Các quân khu trong nội địa
- Quân khu Volkhov: Bố trí phía sau các Quân khu Leningrad và Pribaltic.
- Quân khu Moskva: Bố trí phía sau Quân khu đặc biệt miền Tây.
- Quân khu Privolga: Bố trí phía sau Quân khu đặc biệt Kiev.
- Quân khu Zakavkaz: Bố trí tại vùng thảo nguyên Kuban và vùng núi Kavkaz
- Quân khu Ural: Bố trí tại phía tây dãy núi Ural
Kế hoạch KOVO-41
Từ giữa năm 1940, Bộ Quốc phòng Liên Xô đã giao cho Bộ Tổng tham mưu mà trực tiếp là tổ kế hoạch tác chiến lần lượt do nguyên soái B. M. Shaposhnikov, đại tướng K. A. Meretskov và trung tướng N. F. Vatutin phụ trách xây dựng kế hoạch phòng thủ biên giới quốc gia. Sau ba bốn lần được đưa ra Hội đồng Quốc phòng Liên Xô để bàn thảo và chỉnh sửa; đến tháng 4 năm 1941, bản Kế hoạch được đích thân Stalin phê chuẩn và chính thức mang mật danh “KOVO-41″[66][67].
Nội dung kế hoạch gồm 4 điểm cơ bản cần thực hiện:
- Trong trường hợp có nguy cơ chiến tranh, các lực lượng vũ trang phải ở tư thế sẵn sàng chiến đấu.
- Lập tức tiến hành động viên quân dự bị trên toàn liên bang.
- Phát triển các đơn vị đúng với biên chế thời chiến theo kế hoạch động viên.
- Tập trung và triển khai tất cả các lực lượng được động viên trên các vùng biên giới phía Tây theo kế hoạch của các quân khu biên giới và Bộ Tổng tư lệnh.
Theo kế hoạch này, hướng tấn công được coi là nguy hiểm nhất của quân đội Đức Quốc xã vào Liên Xô là hướng Tây Nam (Quân khu đặc biệt Kiev và Quân khu Odessa). I. V. Stalin hoàn toàn đồng ý với nhận định này[68]. Kế hoạch “KOVO-41″ được chia ra theo các nhiệm vụ cụ thể của từng quân khu và lần lượt được gửi kèm theo các Chỉ thị số UN/584814 và UN/584815 ngày 8 tháng 4 năm 1941 của Bộ Tổng tham mưu Quân đội Liên Xô đến các Quân khu để hướng các hoạt động triển khai kế hoạch này. Các chỉ thị yêu cầu:
- Cho đến khi có chỉ thị đặc biệt các khu phòng thủ giữ nguyên trạng thái cũ. Khi chiến tranh nổ ra, cần tiến hành các biện pháp:
- Thành lập bộ máy chỉ huy các vùng phòng thủ.
- Củng cố hệ thống hỏa lực, gia cố công sự bằng đất, gỗ, bê tông, đá hộc.
- Tính toán nhu cầu về vũ khí và trang thiết bị bên trong; chú ý đến các công sự bê tông cốt sắt đã được xây dựng trong các năm 1938-1939 (trên đường biên giới cũ)[69].
Cũng trong khuôn khổ “KOVO-41″, ngày 13 tháng 5, Bộ Tổng tham mưu Liên Xô điều động 28 sư đoàn từ các quân khu ở sâu trong nội địa ra phía Tây: Tập đoàn quân 22 từ Ural ra đến Velikiye Luki, tập đoàn quân 21 từ Privolga đến Gomel, tập đoàn quân 19 từ Bắc Kavkaz đến Belaya Tserkov, tập đoàn quân 16 từ Zabaikal đến Shepetivka, quân đoàn bộ binh nhẹ 25 từ Kharkov đến Tây Dvina[70].
Bốn điểm mấu chốt của “KOVO-41″ mãi đến sáng ngày 22 tháng 6 mới có quyết định thi hành và được diễn giải bằng một bức điện khá dài và không rõ nghĩa trong khi hàng trăm sư đoàn Đức đã vượt biên giới và hàng nghìn máy bay Đức đã trút bom xuống lãnh thổ Liên Xô. Khi các Phòng tác chiến của các Quân khu biên giới mở các phong bì tuyệt mật chứa kế hoạch “KOVO-41″ thì Quân đội Đức Quốc xã đã bắt đầu tấn công được hơn 3 giờ đồng hồ. Theo nguyên soái I. Kh. Bagramian (khi đó là Đại tá, Trưởng phòng tác chiến Quân khu đặc biệt Kiev), chỉ cần Bộ Tổng tham mưu phát một bức điện ngắn với nội dung “KOVO-41 có hiệu lực” là đủ[71].
Diễn biến quốc tế trước chiến dịch
Thái độ của Hoa Kỳ và Anh
Trong khi Hoa Kỳ tạm giữ thái độ của “người ngoài cuộc” giống như giai đoạn mở đầu Chiến tranh thế giới thứ nhất thì Anh lại “chơi cả hai con bài” Đức và Liên Xô. Một mặt, chính phủ Anh do Neville Chamberlain và sau này là Winston Churchill đứng đầu ra sức đẩy Liên Xô và Đức đối đầu nhau, cung cấp tin giả cho người Đức về mối đe dọa quân sự của Liên Xô cũng như cung cấp tin thật cho Liên Xô về mối đe dọa của Đức. Hệ thống thông tin báo chí của Anh và sau này là cả Hoa Kỳ đều thường xuyên đăng những tin tức về cuộc chuyển quân của các hai bên đến vùng biên giới mà hãng TASS của Liên Xô đã nhiều lần lên tiếng bác bỏ[72].
Sau chuyến công cán đặc biệt của Rudolf Hess, phó thủ lĩnh Đảng Quốc xã sang Anh tháng 5, tháng 6 năm 1940 và bị phía Anh bắt bỏ tù cho tới khi chết năm 1987, đại sứ Đức tại London báo cáo về nước những chính sách có chiều hướng xây dựng trong giới cầm quyền Anh[73]. Cũng tại thời điểm đó, từ Moskva, đại sứ Đức tại Liên Xô Schulenburg lại báo cáo với Berlin rằng: Chính phủ Xô Viết, trong tình hình quốc tế hiện nay mà họ coi là nghiêm trọng, vẫn tìm cách tránh cuộc xung đột với Đức[74]. Đến tháng 4 năm 1941, chính phủ Anh đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động thúc đẩy nước Đức gây hấn với Liên Xô. Trung tâm cơ quan MI6 đặt tại New York đã chuyển đến Đại sứ quán Đức ở Hoa Kỳ tin tức về việc người Nga có kế hoạch hoạt động quân sự mạnh ngay sau khi nước Đức bị lôi kéo vào cuộc chiến với Anh[75].
Trong khi đó, Thủ tướng Anh Winston Churchill lại thông báo cho I.V. Stalin rằng cuộc khởi nghĩa của Serbia do người Anh giúp đỡ tháng 3 năm 1941 đã làm cho quân Đức không thể điều động thêm ba sư đoàn xe tăng từ đây sang Nam Ba Lan[73]. Tất cả những điều đó đều nhằm một mục tiêu, hướng nước Đức Quốc xã mở rộng sự bành trướng của nó sang phía Đông. Chính phủ Anh rất có lợi nếu Đức phạm sai lầm về điểm này. Điều đó có nghĩa là nước Anh sẽ có nhiều hy vọng được cứu thoát[76].
Khi quân Đức bắt đầu xâm lược Liên Xô, các nước Anh – Mỹ đều tuyên bố ủng hộ nhà nước Xô viết. Thủ tướng Anh Winston Churchill cam đoan rằng Anh quốc sẽ không chấp nhận hòa bình với Đức để giúp Stalin thì đáp trả lại, Stalin lại lén cử người đi Berlin để cầu hòa, đề xuất nhường cho Đức Quốc xã các nước vùng Baltic, Bessarabia và thậm chí cả 1 phần Ukraina. Liên Xô còn tuyên bố cuộc tấn công của Đức là 1 cuộc “tấn công hòa bình”.[77]
Các nước đồng minh phe Trục
Lễ ký Hiệp ước trung lập thân thiện Xô – Nhật
Tại Châu Âu, ngoài Ý là đồng minh thân cận của nước Đức Quốc xã đã tham gia hiệp ước phân chia thế giới và Tây Ban Nha dưới chế độ độc tài Franco cũng được coi là đồng minh thực sự của Đức; các nước Châu Âu khác không phải là đồng minh của Đức theo đúng nghĩa của từ này. Bởi từ năm 1938 đến 1940, nước Đức đã dùng sức mạnh quân sự khổng lồ của mình để đặt các nước này dưới sự cai trị của mình. Ngoại trừ Thụy Sĩ và Thụy Điển là hai nước trung lập và nước Anh đang chiến đấu chống lại máy bay Đức; Quân đội Đức có mặt gần như khắp Châu Âu, từ Pháp đến Ba Lan, từ Na Uy, Đan Mạch đến Hy Lạp, Nam Tư. Trong số các đồng minh của nước Đức, có năm “đồng minh” tích cực nhất đã gửi quân đội của mình tham gia đội quân xâm lược của Đức Quốc xã chống Liên Xô là Ý, Hungary và România nhưng mỗi nước đều có một lý do địa-chính trị riêng. Nhà độc tài Romania Antonescu được Hitler hứa sẽ trả lại vùng Bessarabia. Nhiếp chính Hungary Miklos Hórthy cũng hi vọng lấy lại vùng Transilvania và bắc Serbia. Còn Mussolini muốn chia phần chiến thắng theo hiệp ước phe Trục. Bộ trưởng quốc phòng Phần Lan C. G. E. Mannerheim hy vọng lấy lại vùng Petsamo đã bị Liên Xô chiếm trong cuộc chiến mùa Đông năm 1939-1940. Nhà độc tài Tây Ban Nha Franco cử quân tình nguyện do tướng Munoz Grandes chỉ huy tham chiến để trả đũa việc Quân tình nguyện Liên Xô đã giúp những người Cộng hòa trong chiến tranh Tây Ban Nha những năm 1936-1937. Điều quan trọng nhất là nước Đức đã huy động được nguồn nhân lực và kinh tế vào cuộc chiến chống Liên Xô, nắm toàn bộ các kho vũ khí, dự trữ kim loại, các nguyên liệu chiến lược, huy động gần như toàn bộ bộ máy công nghiệp quân sự của Châu Âu vào cuộc chiến[78].
Tại Phương Đông, Nhật Bản tuy ký hiệp ước phe Trục nhưng có thái độ khác trong việc đối xử với Liên Xô vì dù sao, Nhật Bản cũng đã chiếm được những vùng giàu có ở Trung Quốc, Đông Dương và đang nhằm vào Miến Điện cùng các quốc đảo ven bờ Châu Á. Vùng Siberia của Nga tuy hẫp dẫn thật nhưng chưa phải là cấp thiết. Sau các thất bại quân sự tại vùng Khalkhyl Gol và hồ Khasan, chính phủ của Thủ tướng Konoe đã đi đến kết luận: Chưa đến lúc xé bỏ hiệp ước trung lập thân thiện với Liên Xô. Họ chờ đợi sự suy yếu của Liên Xô trong cuộc chiến Xô – Đức nay mai. Họ muốn bày tỏ với nước Đức rằng: Chúng ta là đồng minh, nhưng ngoại trừ việc chống Liên Xô. Song phải đến khi Quân đội Đức chỉ còn cách Moskva trên dưới 20 km, tin tức về việc Nhật Bản “không vào cuộc” mới được Richard Sorge khẳng định và báo về Moskva[79].
Chiến dịch nghi binh của Đức Quốc xã
Tuy đã chuẩn bị lên kế hoạch tấn công Liên Xô nhưng Đức Quốc xã vẫn chơi trò “bắt cá hai tay”. Ngoài hiệp ước liên minh phe Trục ký với Nhật Bản và Ý năm 1938 phân chia vùng chiếm đóng trên thế giới kể cả Hoa Kỳ, Volthard – cố vấn của Hermann Göring – vẫn có cuộc đàm phán với Bộ trưởng thương mại Anh Hudson về việc phân chia ba khu vực hoạt động kinh tế chủ yếu của hai nước gồm hệ thống thuộc địa Anh, Nga và Trung Quốc.[73] Ngay sau khi ký kết với Ý và Nhật Hiệp ước chống quốc tế cộng sản ngày 27 tháng 9 năm 1940, Ngoại trưởng Đức Von Ribbentrop vẫn mời đoàn ngoại giao Liên Xô do V. M. Molotov dẫn đầu sang thăm Đức. Tại cuộc đàm phán ngày 12 tháng 11 năm 1940, Ribbentrop đề nghị Liên Xô cùng với Đức, Ý, Nhật phân chia thế giới. Tất nhiên, đề nghị này bị phái đoàn Liên Xô bác bỏ thẳng thừng.[80]
Chân dung nhà tình báo Xô Viết Richard Sorge
Ngày 3 tháng 2 năm 1941, Hitler ra “Chỉ thị đặc biệt về việc đánh lạc hướng đối phương”. Trong đó, các cơ quan tình báo và phản gián Đức được giao nhiệm vụ tung ra những tin đồn về việc quân Đức chuẩn bị chiến dịch đổ bộ lên các đảo của nước Anh với hai kế hoạch có mật danh “Đinh ba” (Harpune) và “Cá mập” (Haifisch). Để cho mọi việc diễn ra “như thật”, Hitler còn làm trò nổi nóng và doạ xử bắn tại chỗ hai sĩ quan Đức đã để lộ tin tức về kế hoạch “Sư tử biển”.[81] Các quân đoàn đổ bộ (chỉ có bộ khung) được thành lập, nhiều nhân viên phiên dịch tiếng Anh được điều đến các đơn vị quân đội Đức đóng trên bờ biển Manche của Pháp. Bộ máy tuyên truyền của nước Đức Quốc xã do Joseph Goebbels cầm đầu liên tục tung ra những thông tin về việc Đức giả tập trung quân ở biên giới Liên Xô để nghi binh, thực chất là tấn công Anh; những thông tin về khả năng quân Đức sẽ viễn chinh sang Ấn Độ. Tất cả động thái đó đều nhằm đánh lạc hướng bộ máy tình báo của Liên Xô, che giấu ý đồ thật sự của “Kế hoạch Barbarossa”.[82]
Vượt lên trên tất cả những màn kịch ngoại giao, những tấm mạng nhện bùng nhùng các tin tức đồn đại thật có, giả có và cả giả lẫn thật cũng có, ngày 15 tháng 6 năm 1941, cơ quan GPU của Liên Xô nhận được tin tức của điệp viên Nga gốc Đức Richard Sorge từ Tokyo, Nhật Bản: “Chiến tranh sẽ bắt đầu ngày 22 tháng 6″. Sau đó sáu ngày, Richard Sorge gửi tiếp một tin nữa để xác nhận: “Cuộc tiến công sẽ được thực hiện trên toàn mặt trận lúc rạng sáng ngày 22 tháng 6″.[83] Cùng thời điểm này, một tùy viên lục quân Liên Xô tại Berlin cũng gửi báo cáo về Moskva khẳng định: Chiến sự chống Liên Xô sẽ khởi sự trong khoảng từ 15 tháng 5 đến 15 tháng 6 năm 1941.[84] Nhưng người đứng đầu cơ quan tình báo GRU F. I. Golikov đã không nhận thức được ý nghĩa thực sự của những thông tin quý giá này. Và cả I. V. Stalin cũng đã xử lý chậm chạp do nghi ngờ tính xác thực của các thông tin đó với niềm tin thái quá vào các nỗ lực ngoại giao để tránh một cuộc chiến tranh. Ngay cả đô đốc Tư lệnh hải quân Liên Xô N. G. Kuznetsov khi nhận được báo cáo ngày 6 tháng 5 của Tùy viên hải quân Liên Xô tại Berlin về việc quân Đức có thể khởi chiến vào 14 tháng 5 cũng coi đó chỉ là tin giả do phía Đức tung ra để thăm dò phản ứng của Liên Xô.[85]
Diễn biến chiến dịch
Mặt trận Xô – Đức từ tháng 6 đến tháng 12 năm 1941
Chiều tối 21 tháng 6 năm 1941, vài người dân Ba Lan đã liều mạng bơi qua sông Bug gặp những lính biên phòng Xô Viết ở đồn số 9 và đồn số 17 Cờ Đỏ để báo cáo về việc Quân Đức chuẩn bị tiến công vào sáng sớm ngày 22. Tin tức này phù hợp với tin tình báo do trinh sát ngoại biên của các đồn biên phòng miền Tây báo cáo về việc quân Đức tập trung vô số xe tăng, pháo binh và bộ binh sát đường biên giới.[86] Cùng thời điểm trên, một thượng sĩ Đức thuộc trung đoàn 222, sư đoàn bộ binh 73 chạy sang Liên Xô tại khu vực Tây Vladimir – Volynski thuộc Quân khu đặc biệt Kiev quả quyết rằng quân Đức sẽ tấn công vào 4 giờ sáng 22 tháng 6. Nhiều đơn vị biên phòng và quân đồn trú sát biên giới của các quân khu phía Tây Liên Xô đều qua bộ tư lệnh của mình liên tiếp gửi về Moskva những tin tức tương tự.[71] Bộ trưởng dân ủy quốc phòng S. K. Timoshenko, Tổng tham mưu trưởng G. K. Zhukov và Cục trưởng cục tác chiến N. F. Vatutin thống nhất đề nghị khởi động khẩn cấp Kế hoạch “KOVO-41″. Nhưng thay vì đưa quân đội Liên Xô vào tình trạng sẵn sàng chiến đấu ngay tức khắc và tuyên bố tình trạng chiến tranh, I. V. Stalin và tập thể Hội đồng Quốc phòng Liên Xô lại quyết định tiến hành những biện pháp hạn chế, chủ yếu có tính đề phòng với tinh thần: “không được rơi vào âm mưu khiêu khích có thể gây ra những rắc rối lớn”. Ngoài những biện pháp đề phòng, bức điện hỏa tốc lúc 2 giờ 30 phút sáng 22 tháng 6 được truyền đến các quân khu biên giới phía Tây còn quy định: “Không có lệnh đặc biệt, không được tiến hành bất kỳ biện pháp nào khác”.[87] Từ 3 giờ 30 phút đến 4 giờ sáng 22 tháng 6 năm 1941, 152 sư đoàn Đức Quốc xã lần lượt tấn công lãnh thổ Liên Xô từ ven biển Barents đến ven bờ Biển Đen. Cuộc chiến tranh giữ nước của Liên Xô chính thức mở màn.
Mặt trận Belorussia và vùng Pribaltic
Các hướng tấn công của Quân đội Đức Quốc xã và các mũi phản kích của Quân đội Liên Xô tại mặt trận Belorussia trong tuần đầu của cuộc chiến
Tại mặt trận Belorussia
-
Tại hướng Belorussia, Tổng hành dinh quân đội Đức tập trung lực lượng mạnh nhất của chiến dịch gồm 29 sư đoàn trên đất Ba Lan và 21 sư đoàn ở Đông Phổ, trong đó có 15 sư đoàn xe tăng. Hai mũi tiến công vu hồi sâu ở hai hướng Bắc và Nam thành phố Brest – Litovsk. Cánh quân phía Bắc do Tập đoàn quân xe tăng 3 của tướng Hermann Hoth dẫn đầu có tập đoàn quân 9 tiến theo sau mở mũi đột kích từ Belostok vượt qua Lida và Molodechno đến Borisov. Tại phía cực Bắc của hướng này, tập đoàn quân 2 có quân đoàn xe tăng 8 dẫn đầu phát triển tấn công đến Vilnius. Cánh quân phía Nam có Tập đoàn quân xe tăng 2 của tướng Heinz Guderian dẫn đầu và tập đoàn quân 4 tiến theo sau đột kích từ Nam Brest qua Kobrin, Baranovichi, Slutsk, Pukhavichy đến Berezina. Ngay trong ngày 22 tháng 6, Bộ chỉ huy tối cao Liên Xô hầu như bị đứt liên lạc hoàn toàn với Quân khu đặc biệt miền Tây. Chỉ biết được không quân của Quân khu bị thiệt hại rất lớn. Trinh sát đường không chỉ nắm được tình hình chung nhất là quân Đức đã đột nhập lãnh thổ với chiều sâu từ 15 đến 20 km.[88]
Quân dự bị động viên của Liên Xô tiến ra mặt trận. Bảng trên cây bên trái ảnh có gi dòng chữ: “Chiến thắng hay là chết” (Ảnh của RIA NOVOSSTI)
Cũng ngay trong ngày đầu chiến tranh, nhiều sư đoàn và quân đoàn thuộc Quân khu đặc biệt Miền Tây (từ ngày 23 tháng 6 đổi tên là Phương diện quân Tây) đã độc lập tác chiến với quân Đức. Thông tin liên lạc bị đứt làm cho việc chỉ huy chung không thể thực hiện được. Ngay cả khi liên lạc được nối lại, đại tướng D. G. Pavlov, tư lệnh Phương diện quân cũng thường có những quyết định không còn phù hợp với tình hình. Kết quả là ngày 25 tháng 6, các tập đoàn quân 3 của thiếu tướng A. A. Korotkov và 4 của trung tướng V. I. Kuznesov ngay cả khi được tăng cường quân đoàn cơ giới 14 vẫn rút lui vô tổ chức khỏi Grodno và Brest. Hành động đó đã đẩy đồng đội của họ là tập đoàn quân 10 do thiếu tướng K. D. Golubev chỉ huy vào tình trạng bị nửa hợp vây tại khu phòng thủ Ossoved trên bờ sông Narev. Phó tư lệnh phương diện quân Tây, trung tướng I. V. Boldin đã sử dụng quân đoàn kỵ binh 6, các quân đoàn cơ giới 6 và 11 tổ chức phản kích từ Suvanki vào sườn trái của tập đoàn quân xe tăng 3 Đức. Mặc dù cuộc phá vây không thành công nhưng đòn phản kích này đã buộc tập đoàn quân xe tăng 3 Đức phải phân chia lực lượng để “nhổ cái dằm” Suvanki – Ossoved. Tại Slonim, một bộ phận lớn Quân đoàn cơ giới 6 Liên Xô được trang bị các loại xe tăng cũ BT-7, T-26 và T-28 đã bị tập đoàn quân xe tăng 2 Đức bao vây tại đây. Quân đoàn phải bỏ lại hầu hết xe tăng sau khi đã sử dụng đến những viên đạn, những giọt dầu cuối cùng và chiến đấu như bộ binh để mở đường máu rút lui. Tư lệnh quân đoàn cơ giới 6, tướng M.G. Khaskilevik và tư lệnh quân đoàn kỵ binh 6, tướng I.X. Nikitin tử trận.[89]
Ngày 26 tháng 6, quân đoàn cơ giới 39 thuộc tập đoàn quân xe tăng 3 (Đức) đã tiếp cận khu phòng thủ Minsk và chạm súng với Quân đoàn khinh binh 5 (Liên Xô) do tướng V. D. Yushenko chỉ huy. Bộ tư lệnh Phương diện quân Tây lấy từ lực lượng dự bị của họ Quân đoàn khinh binh 2 do tướng A. N. Ermakov chỉ huy (chỉ có hai sư đoàn 100 và 161), tăng cường cho khu phòng thủ. Đêm 26 tháng 6, quân đoàn cơ giới 47 thuộc tập đoàn quân xe tăng 2 Đức cũng tấn công Minsk từ phía Nam. Minsk đứt liên lạc với Moskva từ rạng sáng 26 tháng 6. Bộ Tổng tư lệnh tối cao Quân đội Xô Viết triệu tập đại tướng G. K. Zhukov đang chỉ đạo mặt trận Tây Nam về Moskva để tìm biện pháp khôi phục tình hình mặt trận miền Tây.[90]
Trong hai ngày 27 và 28 tháng 6, do vẫn không có tin tức gì về đại tướng D. G. Pavlov; bằng tất cả các kênh liên lạc có thể có, G. K. Zhukov đã lập tức nắm tình hình và chỉ đạo tướng V. E. Klimovskic, tham mưu trưởng Phương diện quân Tây tập hợp tất cả các lực lượng còn lại để chặn đường hợp vây của hai cánh quân xe tăng Đức đang tiến đến hợp điểm tại Borisov. Song, tất cả đã quá muộn, chiều tối 28 tháng 6, tập đoàn quân xe tăng 2 Đức đã chiếm thành phố Minsk.[91]
Binh lính Liên Xô bị quân Đức bắt làm tù binh ở Minsk tháng 7 năm 1941
Ngày 27 tháng 6, Bộ Tổng tham mưu quân đội Xô Viết đề nghị thành lập Phương diện quân Dự bị gồm các tập đoàn quân 13, 19, 20, 21, 22 và bố trí nó ở Đông Belorussia trên tuyến Bắc Dvina, Polotsk, Vitebsk, Orsa, Mogilev và Mozyr; điều động các tập đoàn quân 24 và 28 bố trí phía sau Phương diện quân này tại tuyến Seliazharov, Smolensk, Roslavl, Gomel. Nguyên soái Liên Xô S. M. Budionny được đề nghị chỉ định làm tư lệnh phương diện quân. I. X. Stalin chuẩn y ngay tức khắc đề nghị này. Ngày 30 tháng 6, I. V. Stalin ra lệnh triệu tập về Moskva đại tướng D. G. Pavlov, tư lệnh; thiếu tướng, V. E. Klimovskic tham mưu trưởng, thiếu tướng Klish, tư lệnh pháo binh, thiếu tướng Grigoriev, chủ nhiệm thông tin Phương diện quân miền Tây. Họ đều bị cách chức ngay lập tức và bị đưa ra xét xử tại tòa án binh sau đó ít ngày. Nguyên soái Liên Xô S. K. Timoshenko được cử làm tư lệnh Phương diện quân Tây, Phó tư lệnh: trung tướng A. I. Yeryomenko. Phương diện quân Dự bị chuyển thuộc toàn bộ sáu tập đoàn quân cho Phương diện quân Tây, lùi về giữ tuyến Seliazharov, Smolensk, Roslavl, Gomel để cơ cấu lại với hai tập đoàn quân 24 và 28 vừa được chuyển thuộc cùng ba tập đoàn quân đang trong quá trình tập hợp từ lực lượng dự bị động viên.[92] Trong chiến dịch ở Minsk, không tính 93.000 binh sĩ chết và bị thương, 324.000 quân Liên Xô đã bị quân Đức bắt giữ cùng 2.300 xe tăng, thiết giáp bị phá hỏng hay loại khỏi vòng chiến.[93]
Tại vùng Pribaltic
-
Các mũi tấn công của quân Đức vào Tallinn tháng 8 năm 1941
Tại hướng Pribaltic, Cụm tập đoàn quân Bắc của thống chế Wilhelm Ritter von Leeb nắm trong tay 29 sư đoàn triển khai tấn công dọc theo bờ biển và khép chặt sườn phải với Cụm tập đoàn quân Trung tâm tại tuyến Vilnius – Pskov. Ngày 26 tháng 6, Tập đoàn quân 8 Quân đội Liên Xô bị đứt liên lạc, bị thiệt hại nặng và phải lùi về Riga trên chính diện bị đẩy sâu vào đến 100 km thuộc Phương diện quân Tây Bắc (nguyên là Quân khu Pribaltic). Tập đoàn quân 11 bị đẩy lùi về Polotsk. Bộ Tổng tham mưu Quân đội Liên Xô điều Quân đoàn cơ giới 21 từ Quân khu Moskva đi ứng cứu cho hướng này trong khi mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với Quân đội Xô Viết lại không phải ở đây mà là ở khu vực phụ cận Minsk. Tại đây, ba tập đoàn quân 3, 4 và 10 của Quân đội Liên Xô đang có nguy cơ bị hợp vây.[94]
Xác một chiếc xe tăng Đức
Panzer IV bị phá hủy tại Kaunas (Litva) năm 1941
Sau khi Quân khu Pribaltic chuyển đổi thành Phương diện quân Tây Bắc, các tập đoàn quân 8 và 11 (Liên Xô) đã thoát khỏi vòng vây nhưng do không có chỉ huy (tham mưu trưởng, tướng P. X. Klenov bị cơ quan phản gián quân sự NKVD bắt, không rõ số phận của tư lệnh F. I. Kuznessov và chính ủy P. A. Dibrova), các tập đoàn quân này đã tản mát trên nhiều hướng và hầu như tan rã. Đại bản doanh quân đội Liên Xô đã cử trung tướng N. F. Vatutin làm tham mưu trưởng phương diện quân này; đồng thời điều Quân đoàn cơ giới 21 của tướng D. D. Leliushenko tiến ra chặn quân Đức tại Daugapinsk. Quân đoàn này chỉ chặn được quân đoàn xe tăng 56 của Đức trong một tuần rồi buộc phải lui về dải phòng ngự của tập đoàn quân 27 do thiếu tướng N. E. Berdarin chỉ huy. Thừa thắng, tập đoàn quân xe tăng 4 (Đức) của tướng Erich Höpner tiếp tục ép tập đoàn quân 27 (Liên Xô) phải lùi và đánh chiếm thành phố Pskov. Đến ngày 30 tháng 7, Phương diện quân Tây Bắc (Liên Xô) đã để mất hầu như toàn bộ vùng Pribaltic với các trung tâm quan trọng như: Vilnius, Lida, Riga, Pskov, Luga. Quân số còn lại của tập đoàn quân 8 (Liên Xô) bị vây tại Tallinn và đến ngày 28 tháng 8 phải bỏ Tallinn, rút lui theo đường biển về Leningrad.[95].
Kết thúc cuộc hội chiến biên giới Xô-Đức tại Belorussia và các nước cộng hòa vùng Baltic, Quân đội Đức Quốc xã đã chiếm đóng toàn bộ khu vực này.
Hội chiến biên giới tại Ukraina
-
Tình hình phía Nam mặt trận Tây Nam từ 22-6 đến 10-7-1941
Chiến cuộc tại miền Tây Ukraina bắt đầu bằng đòn đột kích của tập đoàn quân xe tăng 1 và tập đoàn quân 6 (Đức) vào dải phòng ngự của các tập đoàn quân 5 (Liên Xô) ở khu vực Liuboml, Vladimir – Volynski, Ustyluh và dải phòng ngự của tập đoàn quân 6 (Liên Xô). Ngay từ sáng sớm, tập đoàn quân xe tăng 1 (Đức) đã chiếm được thị trấn biên giới Parkhash và bốn điểm dân cư khác. Cũng ngay từ 5 giờ sáng 22 tháng 6, không quân của Quân khu đặc biệt Kiev đã mất 180 máy bay chiến đấu, phần lớn bị không quân Đức ném bom phá hủy ngay tại sân bay. Mặc dù Bộ Quốc phòng Liên Xô chỉ thị cho không quân của quân khu phải dùng máy bay tập kích vào lãnh thổ Ba Lan – Đức sâu từ 100 đến 150 km nhưng chỉ có những tốp nhỏ máy bay Liên Xô vượt qua được hàng rào máy bay tiêm kích của Đức chi viện cho bộ binh mặt đất. Quân khu không còn đủ máy bay để oanh kích hậu phương quân Đức. Chiều tối 22 tháng 6, I.V. Stalin yêu cầu đại tướng G. K. Zhukov tới ngay Kiev để chỉ đạo mặt trận Tây Nam và đổi tên Quân khu này thành Phương diện quân Tây Nam.[96]
Sáng 23 tháng 6, tập đoàn quân 6 (Đức) mở rộng khu vực đột phá đến Sokal, Tập đoàn quân xe tăng 1 (Đức) tấn công địa đoạn tiếp giáp giữa hai tập đoàn quân 5 và 6 (Liên Xô) ở Rava – Russkaya và Peremyshliany. Trong tác chiến mặt đất, điển tiếp giáp giữa các đơn vị luôn là chỗ hiểm yếu nhất. Tại thê đội một, quân Đức có 10 sư đoàn bộ binh, 4 sư đoàn xe tăng. Ngay phía sau là thê đội hai với 2 sư đoàn bộ binh, 4 sư đoàn cơ giới và 1 sư đoàn xe tăng được thống chế Walther von Reichenau sử dụng để phát huy chiến quả. Tại cánh Nam, tập đoàn quân 17 của tướng Carl-Heinrich von Stülpnagel hướng đòn tấn công vào Tomashuv và Tarnopol với ý đồ khép vòng vây quanh hai tập đoàn quân Liên Xô trên vùng sát biên giới.[63]
Quân Đức tấn công một ngôi làng ở miền Nam Liên Xô
Ngày 24 tháng 5, Phương diện quân Tây Nam điều các quân đoàn cơ giới 9 và 19 để phản kích vào Kovel và Dubno với ý định chia cắt phía sau tập đoàn quân 6 (Đức). Quân đoàn cơ giới 22 do tướng Konstantin Konstantinovich Rokossovsky chỉ huy sẽ đảm bảo hậu cần cho các đơn vị này. Cũng trong ngày 24 tháng 6, Quân đoàn cơ giới 8 của tướng D. I. Riabyshev phản công trên hướng Berestecko, Quân đoàn cơ giới 15 của tướng I. I. Karpezo cũng tấn công vào Rezekhov, đánh tan sư đoàn bộ binh 57 ở sườn phải Quân đoàn cơ giới 58 (Đức). Thống chế Walther von Reichenau phải tung Quân đoàn 44 từ lực lượng dự bị để giải nguy cho Quân đoàn 58; đồng thời đưa Quân đoàn cơ giới 14 (cũng lấy từ lực lượng dự bị) tăng cường cho hướng Rava – Russkaya; điều quân đoàn 55 tăng cường cho cánh quân tấn công Dubno. Toàn bộ 30 xe tăng KV của Liên Xô tại khu vực phòng thủ Kovel – Dubno đều thiếu đạn chống tăng. G. K. Zhukov đã lệnh cho tướng M. I Potapov, tư lệnh Tập đoàn quân 5 (Liên Xô) cung cấp cho họ loại đạn phá bê tông 09-30г để diệt xe tăng Đức.[97] Đến ngày 27 tháng 6, tập đoàn quân xe tăng 1 và tập đoàn quân 6 (Đức) đã chịu những thiệt hại đáng kể và vẫn chưa tiến qua được khu vực hành lang biên giới rộng 50 km.
Mặt trận Xô-Đức tháng 8 năm 1941. Khu phòng thủ Kiev trở thành một mũi đất nhô về phía Tây, chia cắt Cụm tập đoàn quân Trung tâm và Cụm tập đoàn quân Nam của Đức
Ngày 28 tháng 6, tướng Paul Kleist điều sư đoàn xe tăng 11 của tập đoàn quân xe tăng 1 (Đức) bất ngờ đột kích chiếm Dubno. Trong khi Bộ tư lệnh Phương diện quân Tây Nam phán đoán rằng, cánh quân này sẽ tiến xuống phía Nam để hợp vây tập đoàn quân 6 (Liên Xô) thì trên thực tế, cánh quân xe tăng này tiếp tục vượt qua Ostroh và lao về Kiev. Trên hướng này, tập đoàn quân 16 lại đang lên tàu chuyển quân đi tăng cường cho Phương diện quân Tây. Vì lợi ích chung, tướng M. F. Lukin, tư lệnh tập đoàn quân đã ra lệnh cho hai sư đoàn xuống tàu, quay về phòng thủ Shepetivka và yêu cầu Ủy viên hội đồng quân sự Phương diện quân Tây Nam N. X. Khrushov báo cáo về Moskva xin giữ lại các đơn vị còn lại của tập đoàn quân 16. Cuộc phản kích dự kiến có sự tham gia của các quân đoàn cơ giới 8, 9, 15 và 19 nhưng trên thực tế, chỉ có quân đoàn cơ giới 8 và 15 thực hiện. Mũi đột kích đơn độc của Quân đoàn cơ giới 8 (Liên Xô) hướng về Dubno đã bị Quân đoàn xe tăng 40 (Đức) hợp vây tại khu vực Brody và bị tổn thất nặng. Trên chính diện của Phương diện quân Tây Nam xuất hiện một lỗ hổng lớn ở Đông Nam Dubno. Tập đoàn quân xe tăng 1 (Đức) đã lợi dụng lỗ hổng này lao về phía Kiev. Không chịu đựng được thất bại, Chính ủy quân đoàn N. N. Vashughin, Uỷ viên hội đồng quân sự Phương diện quân Tây Nam đã tự sát.[98]
Ngày 1 tháng 7, quân đoàn bộ binh 15 (Liên Xô) bỏ Kovel rút về Stokhot trước nguy cơ bị hợp vây. Để thu hẹp chính diện mặt trận do quân số thương vong nhiều, Bộ tư lệnh phương diện quân Tây Nam cũng lui binh về tuyến sông Ikhva, Zbytyn, Kremenets, Zloshev, Bobrka, Slavuta và mở đợt phản kích vào hướng Tsuman, Stavok (Tây bắc Rovno) để lấp lỗ hổng giữa hai tập đoàn quân 5 và 6. Kết quả phản công không như ý muốn của Bộ tư lệnh phương diện quân Tây Nam. Ngày 7 tháng 7, thống chế Reichenau tập trung lực lượng về phía Nam Novograd – Volynsky, đánh chiếm Berdichev, ngày 9 tháng 7 chiếm Jitomir. Một lỗ hổng còn lớn hơn lỗ hổng tại vùng Dubno lại xuất hiện làm cho các tập đoàn quân 6, 12, 26 của Liên Xô có nguy cơ bị hợp vây. Từ ngay 9 đến ngày 16 tháng 7, Phương diện quân Tây Nam đã tổ chức tập kích liên tục vào các cánh quân Đức, rút được phần lớn lực lượng của ba tập đoàn quân nói trên về củng cố phòng thủ Kiev. Trận hội chiến trên vùng biên giới Ukraina kết thúc. Tuyến mặt trận tại Phương diện quân Tây Nam hình thành một mũi nhô về phía quân Đức trên địa đoạn Kremenchuk, Kiev, Korosten, Kremenets, Pripiat.[99]
Cuộc phòng thủ tại Pháo đài Brest
-
Bản đồ pháo đài Brest, thành phố Brest và vùng phụ cận năm 1912
Là thành phố địa đầu miền Tây Belorussia, thành phố Brest – Litovsk đã chứng kiến lễ ký kết hiệp định đình chiến Nga – Ba Lan, kết thúc cuộc chiến tranh giữa hai nước năm 1920. Ngày 22 tháng 6 năm 1941, Pháo đài Brest trở thành một trong những địa điểm đầu tiên bị Quân đội Đức Quốc xã tấn công. Sau chiến tranh, Pháo đài Brest trở thành một trong những biểu tượng cho lòng dũng cảm của Quân đội và nhân dân Liên Xô trong cuộc Chiến tranh giữ nước vĩ đại. Nằm giữa ngã ba sông Mukhavets hợp lưu với sông Tây Bug, từ thế kỷ thứ 18, pháo đài Brest là vị trí có ý nghĩa địa quân sự quan trọng, được các kỹ sư quân sự Nga thời kỳ Sa hoàng thiết kế và tổ chức xây dựng như một tòa thành đồ sộ gồm pháo đài chính và 5 đồn binh phụ thuộc, trở thành căn cứ phòng thủ quân sự tiền tiêu trọng yếu ở phía Tây Đế quốc Nga. Trong thời đại công nghiệp quân sự phát triển cao với xuất hiện đại bác nòng rãnh, xe tăng, máy bay, Pháo đài Brest dần mất đi sức mạnh của nó. Tuy nhiên, vào năm 1940, Quân đội Liên Xô vẫn coi đây là một trong các cứ điểm phòng ngự kiên cố và quan trọng trên tuyến biên giới với Ba Lan.[100]
Nhiệm vụ phòng thủ pháo đài và toàn bộ dải phòng ngự phụ cận được giao cho sư đoàn bộ binh 18 (Sư đoàn Orion) và sư đoàn bộ binh 42 đều thuộc Tập đoàn quân 4 (Quân khu đặc biệt miền Tây). Đầu mùa hè năm năm 1941, các sư đoàn này đang tham gia cuộc diễn tập quân sự thường niên ở các vùng đồng cỏ và các khu rừng phụ cận thành phố Brest nên trong pháo đài chỉ còn chưa đầy hai trung đoàn bộ binh, trong đó, nòng cốt là trung đoàn 44, sư đoàn 42 do Thiếu tá Pyotr Mikhailovish Gavrilov và Chính ủy trung đoàn Efim Moiseyevish Fomin chỉ huy. Ngoài ra, trong khu vực pháo đài còn có các đồn biên phòng số 9 do trung úy Andrei Kijevatov chỉ huy và đồn biên phòng số 17 Cờ đỏ do thiếu tá A. P. Kuznesov chỉ huy; tổng quân số hai đồn khoảng một đại đội. Để tấn công khu vực này, thống chế Günther von Kluge, tư lệnh tập đoàn quân 4 Đức đã bố trí tại khu vực đối diện với Pháo đài Brest quân đoàn bộ binh 17 do tướng Schroth chỉ huy. Trong đó, sư đoàn 45 tấn công chính diện, các sư đoàn 31 vu hồi phía Bắc pháo đài vào thành phố Brest, sư đoàn 34 tấn công vu hồi phía Nam pháo đài.
Di tích cổng Kholm của pháo đài Brest với vô số vết đạn. Phía bên trái cổng có tấm bia tưởng niệm Chính ủy Fomin, một trong các chỉ huy pháo đài, đã hi sinh tại đây ngày 30 tháng 6 năm 1941
3 giờ 15 phút sáng 22 tháng 6 năm 1941, Pháo binh Đức Quốc xã trút xuống pháo đài những loạt đạn đầu tiên của trận pháo kích kéo dài hơn nửa giờ. 4 giờ 15 phút, bộ binh và xe tăng Đức tấn công pháo đài từ ba hướng: Bắc, Tây Bắc và Tây Nam. Sau gần một giờ hoảng loạn, Quân đội Xô viết trong pháo đài đã tập hợp dưới sự chỉ huy của thiếu tá Gavrilov và đại úy Ivan Nikolaevish Zhubashev. Ít phút sau, Chính ủy Fomin cũng tham gia Ban chỉ huy. Họ đã ra bản “Mệnh lệnh số 1″, phân công các vị trí phòng thủ trong pháo đài. Từ ngày 22 đến 28 tháng 6, quân đội Xô viết còn lại trong pháo đài đã mở nhiều cuộc phản kích, ba lần đánh lui quân Đức ra khỏi pháo đài. Các khu vực nhà chỉ huy, doanh trại công binh, lũy phía Đông, Đồn Đông, cổng Brest, cổng Kholm, cổng Terepolsky, cổng Bắc đều biến thành các hỏa điểm của quân đội Liên Xô. Lính Đức phải dùng cả đến hơi ngạt, súng phun lửa, bom cháy và tháo nước vào các đường hầm để dìm chết đối phương, dùng thuốc nổ đánh sập các căn nhà kiên cố nhưng vẫn không bẻ gãy được sức kháng cự của họ. Ban chỉ huy lực lượng phòng thủ pháo đài dự định tổ chức phá vây vào đêm 27 tháng 6 nhưng không thành công và bị thiệt hại lớn về người. Ngày 29 tháng 6, Không quân Đức oanh tạc cấp tập xuống pháo đài bằng nhiều loại bom phá hạng nặng. Song, quân đội Liên Xô đồn trú trong pháo đài còn sống sót vẫn tiếp tục chiến đấu đơn độc, không có tiếp tế, không có pháo binh và không quân yểm hộ. Lúc đó, hậu phương Xô Viết vẫn chưa hề biết đến họ.
Ngày 30 tháng 6, quân Đức dùng thuốc nổ phá sập tòa nhà chính, nơi đóng Sở chỉ huy phòng thủ pháo đài. Chính ủy Fomin bị bắt và bị quân Đức sát hại ngay tức khắc do lời tố giác của một kẻ phản bội. Thiếu tá Gavrilov bị bắt làm tù binh và được giải phóng khỏi trại Hammensburg tháng 4 năm 1945. Đại úy Zhubachev cũng bị bắt và bị chết trong tù năm 1944. Một số sĩ quan chỉ huy và hơn 20 binh sĩ Liên Xô, trong đó có thượng úy Semenenko, trung úy Vinogradov đã mở đường máu thoát vây, tham gia đội du kích của A. F. Fedotov đang hoạt động trong khu rừng Beloveja và tiếp tục chiến đấu.
Mặc dù Ban chỉ huy phòng thủ pháo đài đã mất nhưng những người còn lại vẫn không đầu hàng. Những người lính Xô Viết cuối cùng trước khi ngã xuống tại khu doanh trại phía Tây đã dùng lưỡi lê khắc lên tường nhà lời trăng trối:
“ |
Tôi thà chết chứ không đầu hàng. Vĩnh biệt Tổ Quốc. |
” |
—20/VII- 41, [101] |
Đến ngày 25 tháng 7, hiệu thính viên K. I Korshakov thuộc sư đoàn bộ binh 262 thuộc Phương diện quân Tây Nam đóng tại Staraya – Russa đã tình cờ nhận được bức điện cuối cùng được phát không mã từ Pháo đài Brest:
“ |
Tình hình nguy kịch, pháo đài sắp thất thủ, chúng tôi tiêu diệt lũ súc sinh, chúng tôi sẽ nổ mìn bắt chúng chết theo chúng tôi. |
” |
—Pháo đài, [102] |
Cuộc phòng thủ ở pháo đài Brest sau này đã tạo cảm hứng cho nhà văn Boris Vasiliev viết tiểu thuyết nổi tiếng Tên anh không có trong danh sách (В списках не значился, 1974), tác phẩm này đã khắc họa hình ảnh những người lính Xô viết tử thủ cuối cùng tại đây sau khi pháo đài đã rơi vào tay quân đội Đức.
Chiến dịch Smolensk
-
Mặt trận vùng Smolensk từ này 10 đến 18 tháng 7 năm 1941
Kết thúc trận hội chiến tại Belorussia, Quân đội Liên Xô tại Phương diện quân miền Tây bị tổn thất đặc biệt lớn với quân số bị chết, bị bắt, bị thương lên đến 420.000 người. Tuy nhiên, tinh thần chiến đấu của Quân đội Liên Xô làm cho các tướng lĩnh Đức phải kinh ngạc. Tướng Hermann Hoth, tư lệnh Tập đoàn quân xe tăng 3 (Đức) ghi nhận: “Quân địch bị đẩy lùi khỏi biên giới nhưng chẳng bao lâu đã chấn chỉnh lại và chuyển sang phản công. Các thiết giáp của họ chặn đánh làm cho quân Đức không tiến lên được”.[103] Mặc dù Quân đội Đức quốc xã cũng bị thương vong 389.924 người (vượt qua tổng số thương vong trong các cuộc chiến với Pháp, Ba Lan, Na Uy, Đan Mạch, Bỉ, Hà Lan, Luxembourg, Hy Lạp, Nam Tư); nhưng đến ngày 5 tháng 7 năm 1941, tại mặt trận này, Quân đội Đức Quốc xã vẫn tạo được ưu thế 1,8 lần về quân số, 1,5 lần về xe tăng hạng nặng và hạng trung, 3,2 lần về máy bay chiến đấu, 1,2 lần về pháo và súng cối.[104] Vẫn tin tưởng vào “Kế hoạch Barbarossa” do những thắng lợi vừa đạt được và cho rằng người Nga sẽ không thể giữ vững được vì không còn dự trữ, ngày 10 tháng 7, Thống chế Fedor von Bock mở chiến dịch tấn công Smolensk với mục tiêu mở con đường ngắn nhất để vào Moskva.
Với ý định kết thúc sớm chiến tranh, Hitler lệnh cho thống chế Walther von Brauchitsch lấy quân của Cụm tập đoàn quân Bắc tăng cường cho Cụm tập đoàn quân Trung tâm. Ngoài hai tập đoàn quân xe tăng 2 và 4, hai tập đoàn quân binh chủng hợp thành 4 và 9, Bộ Tư lệnh Cụm tập đoàn quân Trung tâm của Đức còn được bổ sung thêm Tập đoàn quân xe tăng 4 điều từ hướng Leningrad xuống và quân đoàn xe tăng 8 từ lực lượng dự bị vào chiến dịch này thay cho quân đoàn cơ giới 26 của tập đoàn quân 2 được tạm thời điều sang Cụm tập đoàn quân Nam. Quân đội Liên Xô phòng thủ trên hướng Smolensk gồm tập đoàn quân 22 của trung tướng F. A. Ershakov, tập đoàn quân 19 của trung tướng I. X. Konev, tập đoàn quân 20 của trung tướng P. A. Kurotkin, tập đoàn quân 13 của trung tướng F. N. Remezov, tập đoàn quân 16 (thiếu) của tướng M. F. Lukin. Quân Đức vẫn dùng chiến thuật quen thuộc sử dụng các binh đoàn xe tăng đột kích từ hai bên sườn để chia cắt và hợp vậy chủ lực cơ bản đối phương tại vùng gần mặt trận. Tập đoàn quân xe tăng 2 từ vùng Sklov đánh vu hồi vào Smolensk từ hướng Tây Nam. Riêng quân đoàn cơ giới 24 tại Byschov được tách ra để phát triển tấn công sâu hơn theo hướng Krischev và Yelnia. Tập đoàn quân xe tăng 3 phối hợp với các quân đoàn bộ binh 5 và 6 (tập đoàn quân 9) vu hồi hướng Tây Bắc. Tập đoàn quân 4 và quân đoàn bộ binh 7 (tập đoàn quân 9) hoạt động tại chính diện tấn công.[105]
Từ ngày 10 đến ngày 14 tháng 7, Tập đoàn quân xe tăng 3 (Đức) đã đột phá qua Polotsk, Vitebsk và phía Bắc Mogilev, buộc cánh phải của Phương diện quân Tây phải lùi về Nevel. Tập đoàn quân xe tăng 3 trong đó sư đoàn xe tăng Reich (“Đế chế”) đã hợp vây toàn bộ tập đoàn quân 13 (Liên Xô) tại Mogilev và vùng phụ cận nhưng đã phải để lại tại đây hai quân đoàn cơ giới 24 và 46 do tập đoàn quân 13 (Liên Xô) liên tục đột kích phá vây. Tập đoàn quân 21 (Liên Xô) vượt sông Dnepr, tái chiếm Rogachev và Zhlobin, tiếp tục tiến lên phía Bắc đến Bobruisk, đánh vào sau lưng tập đoàn quân xe tăng 2, mở vây cho tập đoàn quân 13. Quân Đức chỉ chiếm lại được Rogachev và Zhlobin sau 23 ngày giao chiến với tổn thất gần 30.000 sĩ quan và binh sĩ. Tám sư đoàn Đức vẫn bị giam chân tại Bobruisk cho đến kết thúc chiến dịch. Mặc dù các tập đoàn quân 19, 20, và 22 đã liên tục phản đột kích trên chính diện và sườn phía Bắc nhưng đến ngày 16 tháng 7, xe tăng Đức đã đột nhập vào Smolensk. Các tập đoàn quân 16 và 20 (Liên Xô) đã bị bao vây tại đây.
Để lấp lỗ hổng phòng ngự trên hướng này, ngoài tập đoàn quân 24 đã có, Bộ Tổng tư lệnh tối cao lập tức điều động cho Phương diện quân Dự bị các tập đoàn quân 28, 29, 30, 31 và bố trí nó dọc theo tuyến Staraya – Russa, Ostakov, Belyi, Yelnia và Briansk để chặn các ngả đường vào Moskva. Phương diện quân Tây được tăng cường 20 sư đoàn bộ binh (tương đương 2 tập đoàn quân) với nhiệm vụ khôi phục lại tình hình vùng Smolensk. Để giữ hướng Gomel, Bộ Tổng tư lệnh Liên Xô cũng đã thành lập Phương diện quân Trung tâm gồm tập đoàn quân 4 (mới tái lập) và các tập đoàn quân 13, 21 tách ra từ Phương diện quân Tây. Từ ngày 23 đến ngày 25 tháng 7, tập đoàn quân 28 xuất phát tấn công từ Roslavl, các tập đoàn quân 24 và 30 tấn công từ Belyi và Yashevo; đồng thời, các tập đoàn quân 16 và 20 cũng từ Smolesk đánh ra. Ngày 26 tháng 7, tập đoàn quân 30 của trung tướng K. K. Rokossovsky đã đón gặp các tập đoàn quân 16 và 20 từ Smolensk phá vây vượt ra. Riêng tập đoàn quân 28 của trung tướng V. Ya. Kashalov bị vây tại khu vực phía Tây Roslavl, bị 9 sư đoàn bộ binh và một quân đoàn cơ giới Đức bao vây, tiêu diệt. Trung tướng V. Ya. Kashalov tử trận. Ngày 28 tháng 7, quân đoàn cơ giới 46 (Đức) tiếp tục tiến chiếm bàn đạp Yelnia nhưng đã bị Tập đoàn quân 24 (Liên Xô) chặn đứng.[106]
Trong chiến dịch này, hai bên đều chịu những tổn thất rất lớn và đều không đạt được mục tiêu cuối cùng. Quân Đức thực sự “mất máu” trong trận này với hơn 250.000 quân thương vong, hơn 500 xe tăng, xe thiết giáp bị mất. Số thương vong của Quân đội Liên Xô còn lớn hơn thế nhưng ít nhất họ cũng đã phá vỡ ý đồ tiến chiếm Moskva trong hành tiến của Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức). Sau trận này, các sư đoàn của Cụm tập đoàn quân Trung tâm đã không còn phục hồi được sức mạnh của họ sau những đòn phản công của Quân đội Liên Xô. Sức mạnh của quân đội Đức đã bị bẻ gãy.[107] Tuy nhiên, Quân đội Liên Xô cũng có thêm 700.000 thương vong (trong đó hơn 300.000 sĩ quan và binh sĩ bị bắt làm tù binh) cùng khoảng 3.000 xe tăng, thiết giáp và các phương tiện cơ giới khác bị quân Đức phá hủy hoặc tịch thu.[93]
Cuộc tấn công và đánh chiếm Kiev
-
Quân Đức chiếm cây cầu Okuninovo
Do kết quả của các trận hội chiến trên biên giới Liên Xô tại Ukraina bất lợi cho Phương diên quân Tây Nam, ngày 30 tháng 6 năm 1941, Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh tối cao Liên Xô cho phép Phương diện quân đến ngày 9 tháng 7 được rút lui về tuyến Corosten, Novograd – Volynsky, Shepetivka, Starokostiantyniv, Proskurov. Ngày 1 tháng 7, Bộ Tổng tư lệnh tối cao đã lấy một phần biên chế của tập đoàn quân 26 để thành lập tập đoàn quân 18 và bố trí nó vào chỗ đứt đoạn giữa Phương diện quân Nam và Phương diện quân Tây Nam trên khu vực Kamenets Podolski. Tuy nhiên, tập đoàn quân xe tăng 1 và tập đoàn quân 6 (Đức) đã đi trước các đơn vị Liên Xô. Ngày 7 tháng 7, Berdichev thất thủ, ngày hôm sau, Jitomir cũng bị quân đoàn cơ giới 3 Đức đánh chiếm. Tư lệnh phương diện quân Tây Nam Kirponnos chỉ còn trong tay quân đoàn bộ binh 6 để lấp cửa mở, không còn pháo binh chi viện. Để tăng cường binh lực bảo vệ Kiev, Bộ Tổng tham mưu quân đội Xô Viết đã lấy phải từ lực lượng dự trữ chiến lược Quân đoàn đổ bộ đường không số 2 ném vào mặt trận Tây Nam.[108]
Đến ngày 1 tháng 7, thống chế Walther von Brauchitsch điều tập đoàn quân xe tăng 2 tiến xuống phía Nam để “thanh toán” chủ lực Phương diện quân Tây Nam của Liên Xô trước khi tiến hành trận công kích Moskva. Tình hình của Phương diện quân Tây Nam trở nên phức tạp. Trong các ngày từ 17 đến 22 tháng 7, Tập đoàn quân xe tăng 1 (Đức) của tướng Paul Kleist tiếp tục khoan sâu lỗ thủng ở vùng Uman, đẩy cánh Bắc và cánh Nam của Phương diện quân Tây Nam ngày càng tách rời nhau. Ngày 28 tháng 7, thiếu tướng V. I. Tupikov được cử làm tham mưu trưởng Phương diện quân Tây Nam thay trung tướng M. A. Purkaev được rút về Bộ Tổng tham mưu. Trong thời gian từ 22 đến 28 tháng 7, Cụm tập đoàn quân Nam của quân đội Đức đã tập trung hơn 20 sư đoàn quanh các cửa ngõ vào Kiev.[109] Ngày 29 tháng 7, tại cuộc gặp giữa I.V. Stalin, G. K. Zhukov, L. D. Mekhlick trong phòng làm việc của Stalin, khi nghe đề nghị của Zhukov rút thêm quân từ Viễn Đông về phòng thủ Moskva và phải bỏ Kiev vì không đủ lực lượng; Stalin đã chê trách Zhukov là hồ đồ, đã cho Zhukov thôi chức Tổng tham mưu trưởng, (Nguyên soái B. M. Shaposhnikov thay) và điều ông đi Phương diện quân Dự bị để tổ chức trận phản công tại Yelnia.[110]
Hỏa điểm với xe tăng được chôn ngầm trong locot bên bờ sông Dniestr
Mặc dù kìm chân được Tập đoàn quân 6 và quân đoàn xe tăng 48 của tập đoàn quân xe tăng 1 (Đức) ở khu vực Korosten – Kiev nhưng tại cánh Nam, ngày 2 tháng 8, tập đoàn quân 17 và chủ lực tập đoàn quân xe tăng 1 (Đức) đã hợp vây các tập đoàn quân 6 và 12 của Quân đội Liên Xô tại Uman.[111] Vì những thiếu hụt về binh lực, Bộ tư lệnh Phương diện quân Nam đề nghị cho rút về tuyến sông Ingrun. Tuy nhiên, I. V. Stalin không đồng ý rút nhanh và yêu cầu phải phòng thủ Odessa đến hết khả năng. Trong khi Phương diện quân Tây Nam chưa giải vây được cho hai tập đoàn quân 6 và 12 tại vùng Uman thì ngày 8 tháng 8, tập đoàn quân 2 và tập đoàn quân xe tăng 2 (Đức) mở cuộc tấn công xuống Gomel, Chernigov, Roslavl và Starodub, đẩy lùi Phương diện quân Trung tâm (Liên Xô) sâu đến hơn 100 km. Để cứu vãn tình hình ở khu vực này. Ngày 8 tháng 8, Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh Liên Xô đã thành lập Phương diện quân Briansk gồm hai tập đoàn quân 13 và 50 do tướng A. I. Yeriomenko chỉ huy nhưng do lực lượng quá mỏng (chỉ có 7 sư đoàn bộ binh) Phương diện quân này cùng với Phương diện quân Trung tâm cũng không khôi phục được tình hình mà còn bị đẩy lùi sâu thêm về hướng Đông, làm cho tuyến mặt trận của Phương diện quân Tây Nam vốn đã dài trên 800 km nay lại kéo dài thêm hơn 100 km nữa.[112]
Ngày 4 tháng 8, thống chế Walther von Reichenau tập trung bộ binh, xe tăng, cơ giới và gần như toàn bộ tập đoàn quân không quân 4 vào một chính diện hẹp và mở cuộc đột kích khu phòng thủ Kiev từ các hướng Tây và Tây Nam. Mặc dù Phương diện quân Tây Nam được tăng cường thêm hai tập đoàn quân 38 (chỉ có 5 sư đoàn) và lữ đoàn đổ bộ đường không số 5 nhưng phải rải quân trên chính diện hơn 350 km quanh Kiev nên tại đoạn đột phá, quân Đức vẫn chiếm ưu thế. Từ ngày 4 đến ngày 8 tháng 8, hơn 30 trận kịch chiến đã diễn ra quanh Kiev với thiệt hại rất lớn cho cả hai bên. Ngày 9 tháng 8, quân đoàn 6 cơ giới (Đức) đã đột phá đến Myshilovka và Sovky. Phương diện quân Tây Nam không còn lực lượng dự bị cho hướng này. Ngày 16 tháng 8, Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh quân đội Liên Xô đồng ý với đề nghị của nguyên soái Semeon Budyonny, Tổng tư lệnh hướng Tây Nam cho rút tập đoàn quân 5 sang tả ngạn sông Dnepr. Việc này giúp cho Phương diện quân thu hẹp chính diện mặt trận để rút ra tám sư đoàn dự bị để sử dụng cho khu phòng thủ Kiev; nhưng cũng làm cho tập đoàn quân 6 (Đức) được “rảnh tay” ở phía Bắc và điều các đơn vị ở hướng này đến cửa ngõ Kiev. Phát hiện quân đội Liên Xô rút quân, ngày 22 tháng 8, sư đoàn xe tăng 11 (Đức) đã đánh chiếm cây cầu Okuninovo và một số bến vượt trên đường rút quân của Tập đoàn quân 5 (Liên Xô). Quân đoàn 27 (Tập đoàn quân 5) có nguy cơ bị bao vây bên hữu ngạn sông Dnepr. Vượt qua cây cầu này, sư đoàn xe tăng 11 (Đức) lao nhanh về Kiev; buộc bộ tư lệnh Phương diện quân Tây Nam phải cho phá sập toàn bộ các cầu trên sông Dnepr và Desna. Ngày 24 tháng 8, cầu Okuninovo bị không quân Liên Xô phá sập sau khi Quân đoàn 27 đã rút hết sang tả ngạn Dnepr.[113]
Cuối tháng 8 năm 1941, ngoài bàn đạp Okuninovo, Cụm tập đoàn quân Nam (Đức) đã chuẩn bị một cuộc tấn công lớn từ phía Nam Kiev đến Dnepropetrovsk do tập đoàn quân 17 và tập đoàn quân xe tăng 1 thực hiện. Tại hướng Bắc, mặc dù được chuyển giao hai tập đoàn quân 21 và 40 nhưng Phương diện quân Briansk vẫn không cản được đường tiến xuống phía Nam của Tập đoàn quân xe tăng 2 (Đức). Trên hướng Konotop, Chernigov, sườn phía Bắc của Tập đoàn quân 5 (Liên Xô) bị hở. Mãi đến ngày 6 tháng 9, Bộ tổng tư lệnh tối cao Liên Xô mới chuyển tập đoàn quân 21 cho Phương diện quân Tây Nam thì tình hình cánh Bắc của phương diện quân này đã cực kỳ nghiêm trọng. Tập đoàn quân 5 (Liên Xô) đã nằm giữa hai gọng kìm của sư đoàn xe tăng 11 và tập đoàn quân xe tăng 2 (Đức), ở vào thế không còn đường rút. Ngày 10 tháng 9, sư đoàn xe tăng 3, tập đoàn quân xe tăng 2 (Đức) sau khi vượt qua Baturin và Konotop đã lao đến Romny, phía sau Kiev. Ngày 12 tháng 9, tập đoàn quân xe tăng 1 (Đức) đột kích vào Oster – Kremenchuk, chia cắt chính diện cánh Nam của Phương diện quân Tây Nam và tiến nhanh lên Romny để hội quân với Tập đoàn quân xe tăng 2 (Đức). Ba tập đoàn quân 5, 26, 37 và một phần các tập đoàn quân 21 và 38 của Phương diện quân Tây Nam đã bị hợp vây với tuyến mặt trận không còn liên tục.[114]
Khu Maidan, thành phố Kiev bị máy bay Đức quốc xã ném bom hủy diệt, mùa hè năm 1941
Đến tận ngày 15 tháng 9, khi hai tập đoàn quân xe tăng và ba tập đoàn quân dã chiến Đức đã khép vòng vây quanh ba tập đoàn quân Liên Xô ở phía Đông Kiev nhưng I. V. Stalin vẫn coi nhẹ nguy cơ chủ lực Phương diện quân Tây Nam bị vây cũng như không xem xét nghiêm chỉnh đề nghị rút quân của Tổng tư lệnh hướng Tây Nam và Bộ tư lệnh Phương diện quân. Đánh giá quá cao ý nghĩa của các cuộc tấn công hạn chế của Phương diện quân Tây, Phương diện quân Dự bị và Phương diện quân Briansk vào sườn trái của tập đoàn quân xe tăng 2, đặc biệt là quá tin vào lời cam kết của tư lệnh Phương diện quân Briansk, tướng Yeriomenko; Stalin đã để lỡ cơ hội rút quân của chủ lực Phương diện quân Tây Nam. Chỉ đến ngày 17 tháng 9, khi tình hình mặt trận Tây Nam đã rõ ràng không thể cứu vãn được. Stalin mới đồng ý cho rút quân nhưng đã quá muộn. Trong các trận chiến đấu phá vây từ 17 đến 19 tháng 9, chỉ có 1/4 lực lượng của Phương diện quân Tây Nam thoát vây. Tư lệnh phương diện quân, tướng M. P. Kirponosh, tham mưu trưởng phương diện quân, tướng P. I. Tupikov và ủy viên Hội đồng quân sự phương diện quân M. A. Burmistenko tử trận. Ngày 20 tháng 9, Nguyên soái Semeon Timoshenko được chỉ định làm Tư lệnh Phương diện quân Tây Nam đã thu thập các đơn vị còn lại và bố trí phòng thủ trên tuyến Belopolie, Lebedin, Krasnograd, Novomoskovsk. Cùng với hai bộ tư lệnh hướng Tây Bắc và Tây, Bộ tổng tư lệnh hướng Tây Nam bị giải thể.[115] Cuộc phòng thủ Kiev kết thúc với kết quả không như mong muốn của các nhà quân sự Liên Xô. Quân đội Đức Quốc xã đã chiếm trọn phần nửa phía Tây Ukraina. Do Stalin không chấp nhận triệt thoái mà 600.000 quân Liên Xô bị bắt làm tù binh.[116]
Trận phản kích Yelnya
-
Một đơn vị Xe tăng KV (Liên Xô) giải phóng một ngôi làng trong trận Yelnya
Yelnia là một thị trấn nhỏ nằm ở phía Tây thành phố Spat Demiansk, phía Tây Nam Dorogobuzh. Sau chiến dịch Smolensk, tập đoàn quân xe tăng 4 của Đức đã chiếm thị trấn này và dự định dùng nó làm bàn đạp tấn công Moskva từ hướng Tây Nam. Ngay sau khi được cử làm Tư lệnh Phương diện quân Dự bị (thực chất đã trở thành Phương diện quân chính thức phòng ngự bên cánh trái Phương diện quân Tây); G. K. Zhukov đã ra ngay mặt trận để thị sát tình hình. Ông kết luận rằng Tập đoàn quân 24 (trong biên chế chỉ có ba sư đoàn bộ binh), không đủ sức phản kích vào cụm quân Đức đóng tại đây và cần phải tăng viện cho họ thêm hai sư đoàn nữa. Phía trước tập đoàn quân 24 là sư đoàn xe tăng 10 và sư đoàn xe tăng SS “Größ-Deuschland” đều thuộc Tập đoàn quân xe tăng 4 mới được điều từ hướng Leningrad đến trong Chiến dịch Smolensk.
Ngày 20 tháng 8, Tập đoàn quân 24 (Liên Xô) mở cuộc phản kích vào “mỏm” Yelnia cùng toàn bộ số máy bay và pháo của Phương diện quân Dự bị. Lần đầu tiên, tên lửa đất đối đất tầm ngắn Katyusha của quân đội Liên Xô được đem ra sử dụng. Tại Ushakovo, trung tâm phòng ngự của sư đoàn xe tăng 10 (Đức) đã bị hàng trăm quả đạn Katyusha san bằng. Đến ngày 6 tháng 9, các sư đoàn 19, 100, 107 của tập đoàn quân 24 và hai sư đoàn được tăng cường đã đánh bật hai sư đoàn xe tăng Đức ra khỏi vùng Yelnia, 45.000 quân Đức chết và bị thương. Tuy nhiên, Tập đoàn quân 24 không hợp vây được hai sư đoàn xe tăng Đức vì thiếu xe tăng. Tập đoàn quân xe tăng 4 (Đức) đã rút được phần lớn các phương tiện cơ giới khỏi Yelnia.[117]
Mặc dù diễn ra trong thời gian ngắn, chỉ nhằm thanh toán một cứ điểm bàn đạp của Quân đội Đức chuẩn bị cho cuộc tấn công Moskva với quy mô cấp tập đoàn quân nhưng toàn bộ trận phản kích Yelnia cho thấy trình độ tổ chức tấn công của Quân đội Xô Viết đã được cải thiện. Trận đánh này cũng đem lại nhiều kinh nghiệm về việc tập trung hỏa lực pháo binh cường tập với mật độ cao để phá vỡ tuyến phòng ngự có tổ chức của đối phương, tạo cửa mở và yểm hộ bộ binh tấn công. Trong năm 1941 đen tối đối với Quân đội Liên Xô, thắng lợi nhỏ ở Yelnia đã có một ý nghĩa tinh thần to lớn.[118]
Sau trận Yelnia, đại tướng G. K. Zhukov được cử đến Leningrad làm tư lệnh phương diện quân này, nguyên soái S. K. Timoshenko được cử là tư lệnh Phương diện quân Tây Nam (tái lập), trung tướng I. S. Koniev được cử làm tư lệnh phương diện quân Tây, nguyên soái S. M. Budyonny thay Zhukov làm tư lệnh phương diện quân dự bị.[119]
Cuộc phòng thủ Odessa
Đại tá N. I. Krylov, tham mưu trưởng khu phòng thủ Odessa năm 1941
-
Sau khi chiến tranh nổ ra, Quân khu Odessa ban đầu được chuyển thành Tập đoàn quân độc lập số 9, sau đó đổi thành Cụm quân duyên hải. Từ ngày 30 tháng 6, Bộ tư lệnh Phương diện quân Nam được thành lập. Trung tướng Ya. T. Terevishenko làm tư lệnh Phương diện quân. Đây là Phương diện quân có biên chế ít nhất trong số 8 phương diện quân Liên Xô thời kỳ đầu chiến tranh. Nó gồm 13 sư đoàn bộ binh nhẹ, 3 sư đoàn kỵ binh, 2 sư đoàn cơ giới, phòng thủ trên 320 km chính diện trên tuyến biên giới với Slovakia, Hungary và Romania. Trong kế hoạch Barbarossa, đây là hướng thứ yếu của Cụm tập đoàn quân Nam (Đức). Thống chế Gerd von Rundstedt chỉ điều động cho hướng này tập đoàn quân 11 (thiếu). Để bổ sung cho hướng này, từ ngày 1 tháng 7 năm 1941, Gerd von Rundstedt đã điều động thêm tập đoàn quân 4 Romania, quân đoàn bộ binh 9 Ý tham chiến.
Trong tuần lễ đầu tiên của cuộc chiến tranh Xô-Đức, mặt trận miền Nam tương đối yên tĩnh. Cụm tập đoàn quân Nam của Đức dồn toàn bộ chủ lực về hướng Kiev. Đến ngày 1 tháng 7, tập đoàn quân 4 Romania đã vượt biên giới tấn công về hướng Odessa. Ngày 18 tháng 7, tập đoàn quân xe tăng 1 và tập đoàn quân 11 Đức đã cắt rời hai tập đoàn quân 6 và 12 thuộc Phương diện quân Tây Nam và bao vây phần lớn các đơn vị của hai tập đoàn quân này tại Uman. Tướng I. N. Muzytshenko, tư lệnh tập đoàn quân 6 và tướng P. G. Ponedelin, tư lệnh tập đoàn quân 12 bị bắt làm tù binh tại Uman. Bộ tổng tư lệnh Liên Xô phải gấp rút thành lập thêm tập đoàn quân 18 để lấp vào lỗ trống trên mặt trận, tái lập hai tập đoàn quân 6 do tướng R.I Malinovsky và 12 do tướng Koroteev chỉ huy; khôi phục lại tuyến phòng ngự phía Nam Ukraina. Đến ngày 25 tháng 8 năm 1941, hai tập đoàn quân 11 (Đức) và 4 (Romania) đã tiến đến bờ Đông sông Dnepr và cửa ngõ bán đảo Krym; đánh chiếm Kirovograd, Krivoi Rog, Nikolayev và Kherson; ngày 5 tháng 8, quân Đức bao vây thành phố cảng Odessa.[120]
Pháo chống tăng của Quân đội Xô Viết tham gia phòng thủ Odessa. Tháng 8 năm 1941
Tham gia phòng thủ Odessa ban đầu có phân hạm tuần duyên do Hạm trưởng bậc nhất Georgiy Safronov chỉ huy, hai lữ đoàn hải quân đánh bộ 33 và 60 của Hạm đội biển Đen dưới quyền chỉ huy của các trung tá D. I. Surov, B. V. Kudriavshev và cụm quân Duyên hải gồm ba sư đoàn bộ binh Liên Xô dưới quyền chỉ huy của tướng I. E. Petrov và tham mưu trưởng, đại tá N. I. Krylov. Tổng quân số có 34.500 người và 240 khẩu pháo, cối. Kế hoạch phòng thủ Odessa của phương diện quân Nam đã được đại tướng G. K. Zhukov bổ sung. Bao vây và tấn công Odessa ban đầu có quân đoàn bộ binh 72 (Đức) và tập đoàn quân 4 (Romania) do tướng Dumitrescu chỉ huy. Đến tháng 10, Cụm tập đoàn quân Nam (Đức) điều thêm đến khu vực Odessa quân đoàn 9 thuộc tập đoàn quân 8 (Italia). Các đơn vị này có tổng quân số 340.233 người.
Xe tăng Panzer IV yểm hộ bộ binh Đức tấn công
Cuộc phòng thủ Odessa bắt đầu ngày 5 tháng 8 năm 1941 khi Phương diện quân Nam của Liên Xô rút khỏi vùng ven biển phía Tây Nam vì không còn đủ lực lượng để phản kích. Quân đội Xô Viết và người dân Odessa đã chiến đấu liên tục trong hơn hai tháng, thực hiện việc phòng thủ khu vực Odessa đến người cuối cùng. Từ ngày 5 đến ngày 10 tháng 8, không quân và pháo binh Đức mở cuộc nhiều trận oanh tạc và bắn phá thành phố. Ngày 13 tháng 8, tập đoàn quân 4 Romania bắt đầu đột kích dọc bờ biển vào thành phố từ phía Tây Nam nhưng đều bị các lữ đoàn hải quân đánh bộ 33 và 60 (Liên Xô) đánh bật trở lại. Ngày 14 tháng 9, sau khi đã bao vây và loại khỏi vòng chiến đấu phần lớn binh lực của hai tập đoàn quân 6 và 12 (Liên Xô) tại vùng Uman, quân đoàn cơ giới 50 (Đức) được điều về khu vực Odessa. Ngày 15 tháng 8, Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Xô Viết điều phân hạm đội 157 do Hạm trưởng bậc nhất D. I. Tomilin với 12.600 quân từ khu phòng thủ Novorossisk cơ động đường biển đến tăng viện cho cụm quân Duyên hải, phòng thủ phía Bắc Odessa. Đến ngày 24 tháng 9, nhiều trận đánh ác liệt đã nổ ra tại các khu vực Tshabanky, Staroiy và Novo Dofinovky. Ngày 30 tháng 9, tuyến phòng thủ thành phố bị xe tăng Đức chọc thủng nhưng cuộc phòng thủ vẫn tiếp tục trong các ổ đề kháng được bố trí khắp khu vực nội đô. Ngày 16 tháng 10, do tập đoàn quân 11 (Đức) đã đột nhập bán đảo Krym và tập đoàn quân xe tăng 1 (Đức) đã chiếm Taganrog; Phương diện quân Nam quyết định rút các lực lượng còn lại tại Odessa theo đường biển về phòng thủ Sevastopol. Cuộc phòng thủ Odessa chấm dứt.[121][122]
Mặt trận Leningrad
-
Ba bước tấn công của Cụm tập đoàn quân Bắc (Đức) về hướng Leningrad, hè – thu năm 1941
Trong kế hoạch Barbarossa, Leningrad là một trong ba mục tiêu chiến lược. So với hai mục tiêu còn lại (Moskva và Kiev), đây là hướng mà Quân đội Xô Viết có ít binh lực hơn. Adolf Hitler tuyên bố: “Phải xóa thành phố này khỏi bản đồ thế giới, phải phá hủy nó bằng các cỡ đại bác và không quân tầm xa”.[123]
Sau khi đánh tan Phương diện quân Pribaltic, chiếm Tallinn, buộc số quân còn lại và Bộ chỉ huy Phương diện quân này phải rút về Leningrad bằng đường biển; ngày 19 tháng 8 năm 1941, Cụm tập đoàn quân Bắc của thống chế Wilhelm von Leeb đã tạo được ưu thế 3/1 tại mặt trận này và mở cuộc tổng công kích tiến đến Leningrad. Từ ngày 22 đến 24 ngày tháng 8, Phương diện quân Bắc được thành lập và mở cuộc phản công tại vùng Novgorod. Quân đoàn xe tăng 56 (Đức) bị thiệt hại nặng. Lỗ thủng đột phá do cuộc phản công này tạo ra sâu đến 60 km buộc Thống chế Wilhelm von Leeb phải ném vào đây hai sư đoàn cơ giới để bảo vệ hậu cứ của Cụm tập đoàn quân Bắc và đẩy lùi Quân đội Xô Viết về tuyến xuất phát. Đầu tháng 9, tập đoàn quân 18 đã chiếm vùng Narva, cửa ngõ phía Tây Leningrad. Ngày 4 tháng 9, cứ điểm Shlisselburg thất thủ, tập đoàn quân 16 và tập đoàn quân xe tăng 4 (Đức) đã chiếm khu vực bờ Nam Hồ Ladoga; bao vây Leningrad từ hướng Nam và Đông Nam. Ở phía Bắc, quân đoàn Phần Lan tấn công vào eo đất Karelia, phối hợp với quân Đức bao vây Leningrad từ hướng Bắc. Trên hướng Tây Leningrad, mỏm đất Oranienbaum vẫn do Hải quân đánh bộ Hạm đội Baltic (Liên Xô) đóng giữ (còn được gọi là “Cụm chiến dịch ven biển”), trở thành mối đe dọa thường xuyên đối sườn trái của tập đoàn quân 18 (Đức). Leningrad chỉ còn có thể liên lạc với hậu phương Xô Viết qua mặt hồ Ladoga. Cuộc phòng thủ 900 ngày của Quân đội và nhân dân Liên Xô tại Leningrad bắt đầu.[124]
Ngày 5 tháng 9, Bộ Tổng tư lệnh tối cao Quân đội Liên Xô đã chia Phương diện quân Bắc thành hai Phương diện quân: Leningrad và Karelia. Ban đầu, nguyên soái K. E. Vorosilov được cử làm tư lệnh Phương diện quân, tướng M. M. Popov làm tham mưu trưởng. Đến ngày 10 tháng 9, K. E. Vorosilov xin từ chức. I. V. Stalin bổ nhiệm đại tướng G. K. Zhukov làm tư lệnh Phương diện quân Leningrad, trung tướng M. X. Khozin được cử làm tham mưu trưởng. Bộ Tư lệnh Phương diện quân đã tiến hành ngay ba biện pháp phòng thủ trong tình hình quân số, vũ khi, đạn dược và lương thực bắt đầu thiếu hụt:
Quân đội Xô Viết tiến ra mặt trận phòng thủ Leningrad, năm 1941
- Rút một phần pháo phòng không trong thành phố ra các tuyến phòng ngự mặt đất, sử dụng đạn xuyên phá thay đạn mảnh phá để chống xe tăng.
- Xây dựng tuyến phòng thủ kiên cố tại Urisk và Pulkovo với binh lực của tập đoàn quân 42, một phần tập đoàn quân 23 và các pháo hạm của hạm đội Baltic
- Tổ chức từ 5 đến 6 lữ đoàn bộ binh độc lập lấy từ hải quân thuộc Hạm đội Baltic, học viện quân sự và các cơ quan thuộc Bộ dân ủy Nội vụ tại Leningrad.[120]
Từ ngày 15 đến ngày 30 tháng 9, tướng Georg von Küchler, tư lệnh Tập đoàn quân 18 (Đức) đã tổ chức ba trận công kích vào Leningrad trên tuyến Urisk, Pulkovo, Kolpino và Pushkin, phối hợp với quân dù đổ bộ xuống Petergof nhưng đều bị chặn đứng. Hạm đội Baltic đã ngăn chặn có hiệu quả các chiến hạm và tàu ngầm Đức trên vịnh Phần Lan. Đầu tháng 10, Tập đoàn quân 18 (Đức) phải ngừng các cuộc công kích đường bộ và mở chiến dịch phá hoại thành phố bằng không quân và pháo binh. Ngày 8 tháng 10, đại tướng G. K. Zhukov lại được chỉ định làm tư lệnh Phương diện quân Tây để tổ chức phòng thủ Moskva. Các tướng I. I. Fediuninsky và M. X. Khozin lần lượt được cử làm tư lệnh Phương diện quân Leningrad.[125]
Từ ngày 16 tháng 10 đến ngày 8 tháng 11, Tập đoàn quân 16 (Đức) tấn công đánh chiếm Tikhvin, tiến sát thành phố Volkhov, cắt đứt đường sắt Moskva – Leningrad và chỉ bị chặn lại trước tuyến phòng ngự của tập đoàn quân 4 và tập đoàn quân độc lập 7 do đại tướng K. A. Mereskov chỉ huy. Tháng 11 năm 1941, do dự trữ lương thực đã cạn và việc tiếp tế qua hồ Ladoga bị gián đoạn, nạn đói bắt đầu xuất hiện tại Leningrad. Khẩu phần bánh mỳ hàng ngày của quân nhân trên tuyến 1 giảm xuống còn 400 gam, công nhân được nhận 250 gam, người sống nương nhờ và trẻ em chỉ có 125 gam. Người ta đã phải dùng đến cân tiểu ly để phân phát lương thực và thực phẩm. Thành phố thiếu chất đốt trầm trọng trong khi mùa đông vùng cực Bắc đã bắt đầu. Tuy nhiên, Leningrad vẫn không đầu hàng.[126]
Khẩu siêu pháo 305 mm được Quân đội Đức sử dụng để bắn phá Leningrad
Mặc dù bị cô lập trên bộ nhưng đến mùa đông năm 1941, Liên Xô đã thiết lập con đường sống (Доро́га жи́зни) – một tuyến tiếp tế sử dụng mặt băng trên hồ Ladoga – nhằm đưa lương thực, đạn dược, nhiên liệu… vào trong thành phố và vận chuyển dân cư cũng như người bị thương ra ngoài. Nhưng đến mùa hè, khi mặt hồ Ladoga tan băng, tuyến tiếp thế này bị hạn chế tác dụng.
Ngày 17 tháng 12 năm 1941, Bộ Tổng tư lệnh tối cao Liên Xô thành lập Phương diện quân Volkhov gồm các tập đoàn quân 4. 26, 52, 59 do đại tướng K. A. Mereskov chỉ huy. Phương diện quân mới được giao nhiệm vụ phối hợp với Phương diện quân Leningrad tấn công cánh quân Shlisselburg của tập đoàn quân 16 (Đức), giải tỏa cho Leningrad. Từ tháng 1 đến tháng 4 năm 1942, các phương diện quân này tiến hành chiến dịch Lyuban nhưng do Phương diện quân Leningrad đã suy yếu trong phòng thủ, không thể hợp điểm với mũi tấn công của tập đoàn quân xung kích 2 (nguyên là tập đoàn quân 26). Tập đoàn quân này bị quân Đức bao vây và tư lệnh tập đoàn quân, tướng Vlasov đã đầu hàng và chấp nhận làm việc cho quân đội Đức. Thành phố Leningrad vẫn nằm trong vòng vây đến ngày 18 tháng 1 năm 1943, khi Phương diện quân Leningrad và Phương diện quân Volkhov tiến hành chiến dịch Iskra (Tia Chớp), đánh chiếm dải đất hẹp Shlisselburg – Sinyavino ở bờ Nam hồ Ladoga, phá vỡ vòng phong tỏa Leningrad.[127][128]
Chiến dịch phản công Rostov
-
Phát huy ưu thế áp đảo về binh lực, tháng 9 năm 1941, Cụm tập đoàn quân Nam (Đức) phát triển tấn công về phía Đông, buộc các Phương diện quân Tây Nam và Nam của Quân đội Liên Xô phải hai lần rút quân về phía bên kia sông Oskol. Cuối tháng 9, các tập đoàn quân dã chiến 6, 11, 17 và tập đoàn quân xe tăng 1 (Đức) đã tiến đến tuyến Krasnohrad, Zaporoze, Melitopol. Sau khi đánh chiếm Odessa, tập đoàn quân xe tăng 1 và tập đoàn quân dã chiến 17 lao về hướng Rostov-na-Donu. Tập đoàn quân 11 hướng đòn tấn công vào bán đảo Krym, buộc các tập đoàn quân 44 và 51 Liên Xô phải rút sang bán đảo Taman. Căn cứ hải quân Liên Xô tại Sevastopol bị bao vây.[129]
Đến tháng 11 năm 1941, sức tấn công của Cụm tập đoàn quân Nam (Đức) bị suy giảm do tuyến hậu cần kéo dài và liên tục bị các đội du kích Liên Xô đánh phá trong hậu tuyến và mặt trận bị trải rộng ra trên 600 km. Tuy phải rút lui nhưng các Phương diện quân Tây Nam và Nam của Liên Xô vẫn tổ chức các cuộc phản đột kích vào bên sườn các cánh quân xe tăng và cơ giới Đức, buộc Cụm tập đoàn quân Nam của Đức phải phân tán lực lượng dàn đều trên các hướng có nguy cơ bị tập kích và bảo đảm các tuyến giao thông. Ngày 4 tháng 11, Tập đoàn quân xe tăng 1 (Đức) vượt qua Taganrog đột nhập đến cửa ngõ Rostov-na-Donu, đẩy lùi chính diện của tập đoàn quân 12 về Bakhvelkovo, của tập đoàn quân 18 về bên kia sông Miush. Ngày 21 tháng 11, quân Đức đánh bật tập đoàn quân 9 của Phương diện quân Nam khỏi Rostov và chiếm thành phố.[130]
Sau khi để tập đoàn quân xe tăng 1 (Đức) “nghỉ lại” vài ngày, các Phương diện quân Nam và Tây Nam mở cuộc phản công vào ngày 23 tháng 11. Để bao vây đạo quân xe tăng của tướng Kleist, tập đoàn quân 37 (Liên Xô) hướng đòn tấn công về phía Taganrog nhằm cô lập tập đoàn quân xe tăng 1 (Đức). Tập đoàn quân 9 áp sát tuyến sông Tuzlov đến Kamenny Brod. Mặc dù đánh thiệt hại nặng sư đoàn cơ giới SS “Viking”, các sư đoàn xe tăng 1 và 16 nhưng Quân đội Liên Xô không thực hiện được ý định hợp vây Tập đoàn quân xe tăng 1 (Đức) do không còn lực lượng dự bị. Ngày 29 tháng 11, tướng Kleist rút các đơn vị còn lại của tập đoàn quân xe tăng 1 khỏi Rostov về phía bên kia sông Miush. Thành phố Rostov được giải phóng lần thứ nhất sau một tuần bị đánh chiếm.[131]
Chiến dịch phòng ngự-phản công Moskva
Xe tăng Liên Xô chuẩn bị phản công ở ngoại vi Moskva, tháng 12 năm 1941
-
Sau khi bao vây Leningrad và làm suy yếu nghiêm trọng các Phương diện quân Briansk, Tây Nam và Nam của Liên Xô, ngày 3 tháng 10 năm 1941, Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức) bắt đầu triển khai tấn công Moskva trên hướng Oryol – Tula. Ngày 5 tháng 10, tuyến phòng ngự chủ yếu của Phương diện quân Dự bị (Liên Xô) bị chọc thủng tại Yukhnov. Bộ tư lệnh Cụm tập đoàn quân Trung tâm nắm trong tay các tập đoàn quân dã chiến 2, 4, 9; các tập đoàn xe tăng 2, 3, 4 (mới được điều từ Cụm tập đoàn quân Bắc đến) tiến hành chiến dịch tổng công kích vào Moskva, thực hiện kế hoạch “Typhoon” (Bão táp) do đích thân Adolf Hitler phê chuẩn. Trong Chỉ thị số 35 của mình, Hitler nói: “Phải bao vây Moskva sao cho không một tên lính Nga, không một người dân – dù là đàn ông, đàn bà hay trẻ con- có thể ra khỏi thành phố. Mọi mưu toan tẩu thoát đều phải đàn áp bằng vũ lực.”[132][133] Chỉ trong tuần lễ đầu tiên quân Đức đã hoàn tất 2 trận vây hãm lớn tại Briansk và Vyazma, bắt giữ thêm 500.000 tù binh Liên Xô, tạo một lỗ hổng lớn trước thủ đô Liên Xô nhưng do những trận mưa mùa thu khiến đà tiến của Đức bị chậm lại.[134] Thống kê sau 2 tuần quân Đức đã tiêu diệt hoặc bắt được 650.000 binh sĩ, phá hủy 5.000 pháo và 1.200 xe tăng và thiết của quân đội Liên Xô.[135]
Đầu tháng 11 năm 1941, sau khi chọc thủ phòng tuyến của Phương diện quân Tây tại tuyến Dukhovsshina – Sychevka – Volokolamsk; của Phương diện quân Dự bị tại tuyến Roslavl – Yukhnov – Maloyaroslavets; của Phương diện quân Briansk tại tuyến Shotshka – Mtsensk – Plavsk – Dedilovo, sáu tập đoàn quân Đức đã áp sát Moskva từ các hướng Tây, Tây Bắc, Tây Nam. Tại kênh đào Yakhroma, lính Đức đã có thể nhìn thấy những tòa tháp của nhà thờ Ivan Velikii trong khu vực điện Kremly qua ống nhòm. Nhưng đây là vị trí gần Moskva nhất mà quân đội Đức Quốc xã có thể tiến đến được. Ngày 7 tháng 11, tại Quảng trường Đỏ diễn ra cuộc duyệt binh lịch sử. Trong cuộc duyệt binh này, lãnh tụ Liên Xô I. V. Stalin đã đọc nhật lệnh kêu gọi quân đội và nhân dân bảo vệ Thủ đô. Các đơn vị bộ binh, xe tăng, pháo binh Liên Xô sau khi diễu binh qua Lăng Lenin đã thẳng tiến ra mặt trận.[136]
Quân đội Liên Xô phản công tại Moskva
Đầu tháng 12 năm 1941, một số đơn vị Đức lâm vào thế “chết đứng” do thiết giáp không thể vận hành dưới cái lạnh khủng khiếp. Những lực lượng tiên phong không được chuẩn bị cho mùa Đông và cũng không có dự trữ.[134] Ngày 4 tháng 12, tập đoàn quân xe tăng 2 của Guderian phải dừng lại khi nhiệt độ là -35 độ, hôm sau nhiệt độ xuống thêm 2 độ nữa và xe tăng hầu như bất động trong khi quân đội Liên Xô liên tục phản kích hai bên sườn và uy hiếp phía sau cánh quân này từ hướng Tula.[137]
Từ ngày 30 tháng 11 đến ngày 5 tháng 12 năm 1941, Cụm tập đoàn quân Trung tâm của Đức đã chịu những thiệt hại rất nặng nề tại Mặt trận Moskva, không còn đủ sức tấn công và phải chuyển sang phòng ngự nhưng không kịp. Ngày 5 tháng 12, các Phương diện quân Tây Bắc (cánh Nam), Kalinin (mới thành lập), Tây, Briansk, Tây Nam (cánh bắc) của Liên Xô đồng loạt phản công từ Oshtaskoye, qua Klin, Naro-Fominsk, Tula đến Efremov và Elets. Bộ Tổng tư lệnh quân đội Đức Quốc xã hoàn toàn không ngờ lại có chuyện như vậy. Các tập đoàn quân dã chiến 4, 9, các tập đoàn quân xe tăng 2, 3 của Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức) bị thiệt hại nặng và bị đánh bật khỏi Moskva, có nơi đến hơn 250 km. Chiến dịch “Bão táp” của quân đội Đức nhằm đánh chiếm Moskva bằng một trận hợp vây đã phá sản, kéo theo sự phá sản của toàn bộ Kế hoạch Barbarossa.[138]
Chiến dịch phản công Yelets – Khomutovo
Quân đội Liên Xô tấn công gần Briansk
Chiến dịch phản công Yelets – Khomutovo do Phương diện quân Tây Nam tiến hành là một phần của cuộc Tổng phản công mùa Đông 1941-1942 của Quân đội Liên Xô. Mặc dù đang ở thế phòng ngự và quyền chủ động tấn công vẫn ở trong tay quân đội Đức Quốc xã nhưng để phối hợp với chiến dịch phản công tại khu vực Moskva, Phương diện quân Tây Nam vẫn được giao nhiệm vụ sử dụng cánh Bắc của mình để mở cuộc tấn công vào thành phố Elech và phát triển tuyến sông Zusha, che chở sườn trái cho Phương diện quân Briansk đang chuẩn bị tấn công từ Efremov đến Novosin[139]. Khi giao nhiệm vụ, Tổng tư lệnh tối cao I. V. Stalin nói rõ: “Phương diện quân Tây Nam phải hành động bằng lực lượng hiện có của mình. Các lực lượng dự bị, đặc biệt là xe tăng của Đại bản doanh hiện đang tập trung cho hướng chiến lược Moskva”[140]. Mặc dù nguyên soái S. K. Timoshenko phàn nàn: “Không có xe tăng thì làm được trò trò trống gì ?” nhưng ông vẫn chỉ thị cho Bộ tham mưu Phương diện quân Tây Nam triển khai chiến dịch trong điều kiện không có xe tăng và chỉ có 245 khẩu pháo. Trong khi đó, các quân đoàn bộ binh 34 và 55 thuộc Tập đoàn quân 2 (Đức) đang đóng trong khu vực tam giác Yelets – Khomutovo – Livny có trong tay 470 khẩu pháo và 50 xe tăng[141].
Sơ đồ Chiến dịch phản công Yelets – Khomutovo
Ngày 6 tháng 12 năm 1941, Cụm cơ động thuộc Tập đoàn quân 40 của tướng F. I. Kostenko gồm gần 20.000 quân, được sự yểm hộ của 206 khẩu pháo và súng cối, xuất phát từ Terbuny, phía Tây Bắc Voronezh, chia làm hai mũi bắt đầu xuất phát. Mũi tấn công thứ nhất đánh vào phía Tây Nam Yelets. Mũi tấn công thứ hai đánh dọc sông Zusha qua Livly và phát triển đến Khomutovo. Cùng thời điểm, Cụm xung kích thuộc Tập đoàn quân 13 của tướng K. S. Moskalenko cũng xuất phát từ thượng nguồn sông Đông đánh vào phía Tây Bắc Yelets và hướng cánh trắc vệ bên phải về phía sông Zusha. Cả hai cánh quân đều hướng đến các điểm gặp nhau tại phía Tây Yelets và Khomutovo. Ngày 16 tháng 12, Sư đoàn bộ binh 95 (Đức) bị lọt vào vòng vây tại Yelets. Tập đoàn quân 2 (Đức) tung Quân đoàn bộ binh 34 ra đối phó, lập tuyến phòng thủ trên sông Sosna và án ngữ con đường sắt từ Yelets đi Oryol nhưng đã muộn. Ngày 7 tháng 1 năm 1942, hai cụm xung kích của các Tập đoàn quân 40 và 13 đã gặp nhau tại Khomutovo và đến lượt Quân đoàn bộ binh 34 (Đức) bị hợp vây. Cánh trái của Tập đoàn quân 40 cũng hành động tích cực, khiến cho Tập đoàn quân 2 (Đức) không thể rút Quân đoàn bộ binh 55 khỏi cụ cứ điểm Shigry để ứng cứu cho Quân đoàn bộ binh 34. Ngày 20 tháng 1 năm 1942, các Tập đoàn quân 40 (Phương diện quân Tây Nam) và 13 (Phương diện quân Briansk) đã tiêu diệt phần lớn Quân đoàn bộ binh 34 (Đức), đưa chiến tuyến đến sống Zusha, đánh chiếm đầu mối giao thông đường thủy Novosin và đầu mối giao thông đường sắt Verkhovye. Thanh toán được cụm cứ điểm trong khu tứ giác Yelets – Efremov – Khomutovo – Livny, Quân đội Liên Xô đã khép chặt sườn phải của Phương diện quân Tây Nam và sườn trái của Phương diện quân Briansk đẩy chiến tuyến về phía Tây từ 50 đến 100 km.
Kết quả chiến dịch
Hình thế chiến trường
Sau cuộc tổng tấn công mùa Đông 1941-1942 của Quân đội Liên Xô mà đặc biệt là ba trận phản công lớn tại Moskva, Spad Demiansk và Rostov, kế hoạch Barbarossa đã hoàn toàn sụp đổ, chiến lược đánh nhanh thắng nhanh của quân đội Đức Quốc xã bị phá sản. Mặt trận Xô-Đức tương đối ổn định trong mấy tháng. Do chưa chuyển kịp lực lượng dự bị từ Đức sang và từ các nước bị chiếm đóng ở Tây Âu đến nên trên các hướng chiến lược chủ yếu, quân Đức đã mất quyền chủ động chiến lược và phải chuyển sang phòng ngự theo Chỉ thị số 39 ngày 3 tháng 1 năm 1942 của Hitler. Mặc dù Quân đội Liên Xô đã đẩy quân Đức lùi lại các vị trí gần giống như trước khi diễn ra chiến dịch phòng ngự Moskva nhưng cũng đã sử dụng hết những lực lượng dự bị được xây dựng từ tháng 9 năm 1941 đến tháng tháng 1 năm 1942. Các nhà máy công nghiệp vừa sơ tán sang vùng Ural và Tây Siberi mới hoạt động trở lại nên chưa thể cung cấp nhiều súng đạn, xe tăng, đại bác, máy bay và các phương tiện quân sự khác cho mặt trận. Do đó, Quân đội Liên Xô cũng phải chuyển sang phòng ngự; đồng thời tiến hành một số trận phản công có quy mô vừa và nhỏ.[142]
Tranh thủ thời gian chiến sự tạm lắng xuống, Bộ Tổng tư lệnh quân đội Liên Xô đã khẩn trương xây dựng các đơn vị xe tăng và không quân có quy mô quân đoàn, tập đoàn quân và tổ chức thêm nhiều tập đoàn quân binh chủng hợp thành. Quy mô các đơn vị chống tăng được nâng từ cấp lữ đoàn lên cấp sư đoàn để tổ chức những trận đánh tiêu diệt xe tăng lớn. Sau ba tháng chuyển sang phòng ngự tích cực, Quân đội Liên Xô đã có quân số lên đến 5.534.500 người, 4.959 xe tăng (gồm hơn 1.500 chiếc T-34 và KV kiểu mới), 40.798 pháo và súng cối. Tám tập đoàn quân không quân được thành lập với 2.480 máy bay chiến đấu, hầu hết là máy bay kiểu mới. Việc huấn luyện chiến đấu diễn ra liên tục ở cả hậu phương và ngay sát mặt trận.[143]
Tuy Kế hoạch Barbarossa bị đổ vỡ hoàn toàn nhưng giới cầm quyền Đức Quốc xã vẫn còn nhiều tiềm năng lớn. Việc các nước đồng minh Anh, Mỹ không mở mặt trận thứ hai theo như thỏa thuận ngày 1 tháng 1 năm 1942 tại Washington đã làm cho Tổng hành dinh quân đội Đức Quốc xã tự do điều động hơn 50 sư đoàn từ nước Đức, từ Pháp, Bỉ, Hà Lan và Đông Âu sang chiến trường Xô-Đức; chỉ để lại ở Tây Âu, Nam Âu, Bắc Phi và nước Đức không quá 20% quân số.[144][145] Đến tháng 5 năm 1942, trên mặt trận Xô-Đức kéo dài từ biển Barents đến biển Đen, Quân đội Đức Quốc xã đã khôi phục lại được ưu thế về quân số và phương tiện gồm 217 sư đoàn, 20 lữ đoàn với 6,2 triệu quân. Trong đó, 178 sư đoàn, 8 lữ đoàn và 4 tập đoàn quân không quân người Đức; 81 vạn quân thuộc các nước đồng minh của Đức. Về vũ khí, phương tiện, đạo quân khổng lồ này vẫn có 3.230 xe tăng, gần 57.000 khẩu pháo và súng cối, hơn 3.400 máy bay chiến đấu. Dựa vào ưu thế về quân số, pháo và máy bay, Bộ Tổng tư lệnh quân đội Đức Quốc xã vạch kế hoạch mới để tiếp tục tấn công Liên Xô với mật danh Kế hoạch Xanh, sử dụng 102 sư đoàn tấn công trên vùng thảo nguyên miền Nam Liên Xô, bổ đôi mặt trận Xô Đức, cắt đứt và đánh chiếm các mỏ dầu ở Baku, đánh chiếm vựa lúa mỳ ở hạ lưu sông Volga và vùng Kuban. Đây là nỗ lực chiến lược quân sự cuối cùng của nước Đức Quốc xã với mục tiêu làm cho Nhà nước Xô Viết vừa thất bại về quân sự, vừa suy yếu nghiêm trọng về tiềm lực kinh tế, tiến tới tiêu diệt Liên Xô.[146][147]
Đánh giá
Với ưu thế về binh lực và tạo được bất ngờ về chiến dịch, chiến thuật, quân đội Đức Quốc xã đã gây ra cho quân đội Liên Xô những thiệt hại ban đầu hết sức to lớn. Hàng chục vạn quân nhân Liên Xô tử trận hoặc bị bắt làm tù binh.[148] Riêng trong ba ngày đầu tiên của cuộc chiến tranh, các quân khu biên giới đã mất gần 1.200 máy bay, trong đó có 900 chiếc bị không quân Đức ném bom phá hủy trên các sân bay, 300 chiếc khác bị bắn rơi trong các trận không chiến; không quân Liên Xô chỉ bắn rơi hơn 200 chiếc máy bay Đức trong tuần đầu của cuộc chiến.[149]
Mặc dù thu được những chiến thắng ban đầu vô cùng to lớn tại mặt trận phía đông, nhưng trong cuộc chiến một mất một còn với Liên Xô, quân đội Đức Quốc xã đã gặp phải một đối thủ kiên cường. Qua cơn choáng váng ban đầu Quân đội Xô Viết kháng cự ngày càng có tổ chức và ý chí ngày càng tăng. Ngay từ những ngày đầu của chiến dịch tại Pháo đài Brest cho đến các trận đánh ở sâu trong nội địa Liên Xô, các đơn vị Xô Viết thường chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, không nao núng khi chiến đấu trong vòng vây và liên tục phản kích, làm suy giảm đáng kể sức tiến công vũ bão của quân đội Đức.[150] Mặc dù bị tổn thất lớn về quân số và phương tiện nhưng Nhà nước và người dân Xô Viết đã thành công trong việc động viên toàn diện để thành lập các đơn vị mới và đưa vào cuộc chiến. Các nỗ lực phòng ngự kiên cường của Quân đội Liên Xô tại Odessa, Sevastopol, Leningrad và đặc biệt tại Kiev đã giam chân một bộ phận rất lớn quân đội Đức. Nhờ đó Liên Xô đã tranh thủ được thời gian, đưa lên phía trước những lực lượng dự bị mới để phản kích ngày một mạnh hơn;[151] và cuối cùng đã tổ chức thành công Chiến dịch phòng thủ-phản công tại Moskva. Chiến tranh du kích (“chiến tranh đường ray“) sau lưng quân chiếm đóng cũng được phát động để phá hoại hậu cần, tiếp tế ngay tại hậu tuyến của quân đội Đức. Những nỗ lực đó tuy đã phải trả giá bằng các tổn thất vô cùng to lớn nhưng chặn được đà tấn công, góp phần làm phá sản cuộc chiến tranh đánh nhanh thắng nhanh của Đức. Trong ba mục tiêu lớn cuối cùng của Kế hoạch Barbarossa, nước Đức Quốc xã chỉ đạt được một mục tiêu: đánh chiếm Kiev. Mục tiêu lớn nhất là chiếm Moskva và tiêu diệt Nhà nước Xô Viết hoàn toàn không thực hiện được. Tại cánh Bắc, quân Đức cũng phải dừng bước trước cửa ngõ Leningrad. Thế cân bằng chiến lược Xô-Đức đã được tạo lập, dù chỉ tồn tại trong 4 tháng.[152]
Về Đức Quốc xã
Ngoài những ưu thế về quân số, vũ khí, phương tiện chiến tranh thì những thắng lợi ban đầu hết sức to lớn của quân đội Đức trên lãnh thổ Liên Xô trước hết là do sức chiến đấu của binh lính và sĩ quan Đức ở tất cả các quân binh chủng do được huấn luyện chuyên môn tốt và trui rèn qua trận mạc đều đạt trình độ tác chiến cao, đặc biệt là thiết giáp và không quân. Binh lính Đức trên chiến trường thực sự chuyên nghiệp, thành thạo nghiệp vụ, kiên trì, tự tin và có kỷ luật. Các cơ quan tham mưu các cấp của Quân đội Đức đều được huấn luyện tốt về phương pháp tổ chức chiến đấu từ các trận đánh nhỏ đến các chiến dịch lớn theo phương thức chiến tranh hiện đại. Quân đội Đức đã hiện đại hóa các phương tiện thông tin liên lạc bằng vô tuyến điện, trang bị đầy đủ cho các cơ quan chỉ huy, tham mưu các cấp nên đã tổ chức chiến đấu hiệp đồng tốt giữa xe tăng và bộ binh, giữa không quân và lục quân. Cơ quan chỉ huy cấp chiến lược của quân đội Đức Quốc xã cũng làm việc rất khoa học và bài bản. Việc vạch kế hoạch tổ chức các đòn tấn công phủ đầu trên các hướng chiến lược đều được làm rất tỷ mỷ, chi tiết. Bộ Tổng tư lệnh tối cao quân đội Đức Quốc xã cũng chọn được những tư lệnh binh chủng, tư lệnh tập đoàn quân dày dạn kinh nghiệm tổ chức chiến đấu. Trong nhiều trường hợp, họ đã xác định đúng phương hướng tấn công, thành phần các quân binh chủng tham gia, nắm được những địa đoạn mỏng yếu trong các tuyến phòng ngự của đối phương để giáng đòn đột kích mạnh vào đó.[153] Ngoài ra, uy tín chính trị của Hitler cũng góp phần nâng cao tinh thần chiến đấu cho các quân nhân Đức Quốc xã. Hầu hết sĩ quan và binh sĩ (trừ một số nhỏ thống chế, tướng lĩnh có cách nhìn tỉnh táo hơn) đều tin rằng mình là dân tộc thượng đẳng, đều cho rằng có thể dễ dàng đánh bại Liên Xô một cách nhanh chóng như những lời tuyên bố, hứa hẹn của Hitler và Goebbels.
Đối lập với những điểm mạnh nói trên, giới cầm quyền Đức Quốc xã lại mắc phải chính những sai lầm chiến lược chính trị-quân sự do thiển cận và chủ quan khinh thường đối phương. Cho dù huy động một lực lượng quân sự lớn nhất trong khả năng của chính họ và các nước đồng minh, quân đội Đức Quốc xã vẫn không thể đủ lực lượng để đồng thời tấn công chiến lược trên ba hướng chủ yếu. Càng vào sâu trong nội địa Liên bang Xô viết, tuyến mặt trận ngày càng mở rộng, mật độ binh lực và phương tiện ngày càng mỏng đi. Vấp phải sức chống cự ngày càng tăng lên của quân đội Liên Xô, mật độ binh lực và phương tiện này ngày càng mỏng yếu hơn nữa khiến cho đến cuối chiến dịch, khả năng đột kích của các binh đoàn xe tăng, sức mạnh chính của quân đội Đức Quốc xã gần như bị triệt tiêu. Không phải các thống chế Đức không nhận ra điều này và họ đã chọn Moskva để “đánh canh bạc cuối cùng”. Mặc dù đã đổ vào đây đến 34% quân số và 68% xe tăng của toàn bộ mặt trận Xô-Đức nhưng quân đội Đức vẫn không đủ lực lượng để hoàn thành đến cùng chiến dịch “Typhoon” và buộc phải rút lui sau những thiệt hại nặng nề do chiến thuật chống tăng tổng hợp của Quân đội Liên Xô.[154]
Một sai lầm quan trọng khác của Quân đội Đức là tính cứng nhắc trong điều hành tác chiến. Khi mọi cuộc tấn công diễn ra suôn sẻ, quân đội Đức hành động rất bài bản với tính kế hoạch có độ chính xác rất cao và điều đó đem lại sức mạnh cho họ. Tuy nhiên, đến khi tình hình chiến trường có những đột biến, cục thế xoay chuyển ngoài những dự kiến thì Bộ Tổng tư lệnh và các tướng lĩnh Đức lại trở thành “tù binh” của chính họ với thói quen khuôn mẫu, bị trói buộc vào những lý thuyết quân sự vốn có trong khi tình hình đòi hỏi phải có những thay đổi linh hoạt. Heinz Guderian là một trong số hiếm hoi các tướng lĩnh Đức Quốc xã có tư duy mềm dẻo, linh hoạt nhưng lại bị Hitler ghét bỏ vì “bất tuân thượng lệnh”, tự ý chuyển sang phòng ngự và lui quân. Kết quả là khi bị mất quyền chủ động chiến lược, nhiều tướng lĩnh Đức chậm hoặc không thích nghi với các điều kiện mới, ít chịu cải tổ bộ máy cũng như chậm tìm ra giải pháp khắc phục các khó khăn khi kế hoạch đã định ra có những mâu thuẫn lớn với các tình huống thực tế.[155]
Một trong các điểm yếu nữa về chiến thuật quân sự của Quân đội Đức khiến họ không thể áp dụng đầy đủ học thuyết đánh nhanh thắng nhanh tại chiến trường Xô-Đức mặc dù trước đó, học thuyết này đã được kiểm nghiệm và được đánh giá là đạt hiệu quả cao tại các chiến trường Tây Âu và Đông Âu năm 1940-1941. Đó là việc bao vây các đơn vị quân đội Liên Xô tại các lòng chảo lớn không khỏi tạo nên một thế trận kéo dài của các binh đoàn xe tăng. Các binh đoàn cơ động này không chỉ phải chiến đấu chống lại đối phương phản kích tại vòng vây bên trong mà còn phải chống lại cả những đòn tấn công giải vây từ bên ngoài. Buộc phải tác chiến trên cả hai mặt trận, sức cơ động đột kích của các đơn vị xe tăng Đức suy giảm đáng kể. Chính Hitler cũng cho rằng chiến thuật này đòi hỏi quá nhiều binh lực nhưng kết quả đạt được lại khá hạn chế.[156]
Về Liên Xô
Đối với Liên Xô, sai lầm lớn nhất là việc dự báo thời điểm quân đội Đức phát động chiến tranh và để cho quân đội và nhân dân của mình hoàn toàn bị bất ngờ trước cuộc tấn công tổng lực của Quân đội Đức Quốc xã ngày 22 tháng 6. Ban lãnh đạo Liên Xô cùng với người đứng đầu nhà nước Xô Viết là I. V. Stalin đã cho rằng nước Đức phải cần thêm một thời gian chuẩn bị. Mặc dù nhiều biện pháp ngoại giao đã được áp dụng, kể cả các biện pháp “nín nhịn” tránh khiêu khích với Đức, tìm cách ký hiệp ước liên minh quân sự với Anh và Pháp cũng đã được thi hành; thậm chí những người đề nghị những biện pháp đặt quân đội vào tình trạng báo động cao còn bị coi là “gieo rắc hoang mang” nhưng chiến tranh vẫn diễn ra sớm hơn dự định.[136][157] Hơn nữa, I. V. Stalin cũng đánh giá quá cao khả năng dùng biện pháp ngoại giao để đẩy lùi thời điểm xảy ra chiến tranh. Đến khi cuộc chiến thực sự sắp nổ ra, với cương vị là người đứng đầu Nhà nước, ông cũng không có được một quyết định quan trọng làm cho đất nước thích ứng ngay với tình trạng chiến tranh, đã chậm trễ trong việc đặt quân đội vào tư thế sẵn sàng chiến đấu. Ngay cả những nhà chính trị và quân sự Xô Viết cũng coi đây là một trong những khuyết điểm hết sức nghiêm trọng về chính trị của ông.[158] Góp phần vào các sai lầm ấy là báo cáo kết luận không rõ ràng, thiếu quyết đoán và thậm chí là “xuôi chiều” theo ý I. V. Stalin của ngành tình báo quân sự do tướng F. I. Golikov đứng đầu. Mặc dù nắm trong tay nhiều tin tức xác định thời điểm quân Đức sẽ tấn công là trung tuần tháng 6 năm 1941 nhưng trong Báo cáo ngày 14 tháng 5, F. I. Golikov vẫn cho rằng: “thời gian Đức bắt đầu hành động chống Liên Xô có khả năng chính xác nhất là sau khi đánh bại Anh hoặc ký với Anh một hòa ước có lợi” và “tin đồn và những về cuộc chiến chống Liên Xô sẽ xảy ra cần được coi như tin đánh lừa do các cơ quan tình báo Anh và thậm chí cả Đức tung ra”.[84]
Áp phích Liên Xô: “Cái chết của quân xâm lược Đức”, tác giả: N.Dolgorukov, B. Yefimov năm 1942.
Sai lầm chiến lược thứ hai là việc bố trí quân đội trên toàn tuyến phòng ngự bị lệch về phía Nam. Do I. V. Stalin cho rằng Quân đội Đức trước hết phải chiếm lấy miền Ukraina trù phú rồi mới có thể tiến đánh vào trung tâm Liên Xô nên đã lệnh cho Bộ Tổng tham mưu bố trí tại đây 45 sư đoàn bộ binh, 20 sư đoàn xe tăng, 10 sư đoàn cơ giới, 5 sư đoàn kỵ binh, chiếm khoảng 1/2 số tổng binh lực của Liên Xô tại tuyến 1 và tuyến 2 vùng biên giới phía Tây. Tại quân khu đặc biệt miền Tây và quân khu Pribaltic chỉ bố trí 49 sư đoàn bộ binh, 16 sư đoàn xe tăng, 8 sư đoàn cơ giới. Hai quân khu phải hứng chịu những đòn đột kích rất mạnh của 79 sư đoàn Đức (trong đó có 24 sư đoàn xe tăng). Do thua kém về binh lực và phương tiện, thua kém về chất lượng khí tài và thế bố trí, hai phương diện quân miền Tây và Tây Bắc đã bị vỡ trận một cách nhanh chóng. Do bị chia cắt bởi khu đầm lầy Pripiat, việc điều động binh lực của phương diện quân Tây Nam để tăng viện cho Phương diện quân Tây không thể thực hiện nhanh chóng. Tới khi tập đoàn quân 16 của tướng M. F. Lukin và hai quân đoàn cơ giới 9 và 22 rút từ Phương diện quân Tây Nam đến được với phương diện quân Tây thì chiến sự đã ở trước cửa ngõ Smolensk. Theo đại tướng G. K. Zhukov, đây là một trong số những nguyên nhân làm cho Liên Xô thất bại trong thời kỳ đầu của cuộc chiến.[159]
Sai lầm chiến lược thứ ba của Liên Xô là việc chậm rút các lực lượng chủ yếu của các phương diện quân Tây và Tây Nam ra khỏi các gọng kìm xe tăng của quân đội Đức. Trong các trận đánh từ phía Tây Minsk hồi tháng 6 đến các trận đánh trên tả ngạn sông Berezina hồi tháng 7, Phương diện quân Tây đã hai lần bị hợp vây và cả hai lần đều bị tổn thất rất nặng nề. Cộng vào sai lầm đó là sai lầm lớn cũng thuộc về I. V. Stalin khi vào đầu tháng 9 năm 1941, ông không cho phép rút các lực lượng cơ bản của Phương diện quân Tây Nam về tả ngạn sông Dnepr. Ông cũng không đủ can đảm để bỏ Kiev mặc dù đã được Bộ Tổng tham mưu xác định Phương diện quân Tây Nam có nguy cơ bị hợp vây bởi hai cánh quân Đức từ Konotop đánh xuống, từ Kremenchuk đánh lên và khuyến nghị ông nên cho rút quân. Thậm chí, ngay cả khi tham mưu trưởng Phương diện quân Tây Nam, thiếu tướng V. I. Tupikov gửi báo cáo số 15614 ngày 17 tháng 9 đề nghị rút quân ngay với dự báo: “Chỉ vài ngày nữa thôi, sẽ bắt đầu cái tai họa mà đồng chí đã hiểu” thì I. V. Stalin lại cho rằng đó là một báo cáo hoảng loạn và yêu cầu Phương diện quân phải thực hiện đến cùng nghĩa vụ của mình. Kết quả là 5 tập đoàn quân Liên Xô đã bị bao vây, tiêu diệt hoặc bị bắt và chỉ có không quá 1/4 quân số thoát vây.[160]
Một sai lầm nữa cũng có tính chiến lược quân sự là sai lầm của Bộ Tổng tư lệnh tối cao cùng nguyên soái S. M. Budionny và trung tướng I. S. Koniev trong giai đoạn đầu của cuộc phòng thủ Moskva. Việc bố trí hai phương diện quân gần như nhập làm một trên tuyến phòng thủ phía Tây Moskva đã gây ra những rối loạn trong điều hành tác chiến, chỉ huy cấp trên không nắm được các đơn vị cấp dưới khi lâm trận. Đến khi quân Đức mở cuộc tấn công, các đơn vị này bị dồn vào khu vực Rzhev – Viazma và nhanh chóng bị vây. Cơ quan quân báo của hai Phương diện quân này cũng không xác định được hướng tấn công chính của quân đội Đức để điều động binh lực và phương tiện đến đẩy lui đối phương, bịt các cửa đột phá do xe tăng Đức tạo ra.[161] Sai lầm này chỉ được sửa chữa khi G. K. Zhukov từ Leningrad quay về nắm lại Phương diện quân Tây hợp nhất và trở thành tư lệnh phòng thủ Moskva trên thực tế.
Thất bại của Liên Xô trong giai đoạn đầu của chiến dịch còn có những nguyên nhân về tổ chức và con người. Việc đề bạt một loạt sĩ quan trẻ chưa qua trận mạc lên giữ các chức vụ cao đã làm giảm sức chiến đấu của quân đội, trước hết là do kinh nghiệm chỉ huy tác chiến còn quá mỏng. Ngay trước chiến tranh, khi tiến hành các biện pháp tổ chức lại quân đội, Bộ Tổng tham mưu quân đội Liên Xô đã phát hiện thấy sự thiếu hụt trầm trọng các cán bộ chỉ huy giỏi, có nhiều kinh nghiệm và đội ngũ chuyên gia tham mưu tác chiến binh chủng hợp thành. Ở các đơn vị, đội ngũ sĩ quan, hạ sĩ quan xe tăng, pháo binh, phi công và nhân viên kỹ thuật hàng không có tay nghề cao, chuyên môn giỏi cũng có số lượng rất ít. Trong khi chiến tranh đã cận kề thì người ta lại dự tính đến cuối năm 1941 mới khắc phục hết những thiếu sót này.[162]
Cố gắng lớn nhất của Liên Xô vào giai đoạn cuối cùng của chiến dịch là đã chặn được đà tiến công của các cánh quân xe tăng Đức trước cửa ngõ Moskva bằng những lực lượng dự bị đủ mạnh và chiến thuật hợp lý. Các chỉ huy Quân đội Liên Xô đã biết rút quân đúng thời điểm trước các mũi đột kích bằng cơ giới của quân Đức để rồi dùng chính những lực lượng này tập kích vào hai bên sườn những đạo quân cơ giới của đối phương. Bộ Tổng tư lệnh tối cao Liên Xô không chỉ xây dựng kịp thời các tập đoàn quân dự bị mà còn biết giữ gìn các đơn vị này. Họ không còn đưa những đơn vị lẻ tẻ ra mặt trận mà tập trung lực lượng và phương tiện thành những khối quân cơ động đột kích mạnh, đánh thẳng vào những đoạn tiếp giáp hiểm yếu giữa các đơn vị Đức Quốc xã. Chiến thuật cơ bản này về sau được phổ biến và trở thành giáo khoa kinh điển của Quân đội Liên Xô và nhiều nước khác. Một chiến thuật khác cũng được sáng tạo và áp dụng là “chiến thuật chống tăng tổng hợp”. Không giống như giai đoạn đầu chiến dịch, các đơn vị xe tăng Liên Xô trong phòng thủ đã tránh những trận đấu tăng khi yếu thế và chọn cách đánh phối hợp chặt chẽ với pháo chống tăng, các tổ xung kích cảm tử diệt tăng và các bãi mìn được bố trí có trọng điểm. Do đó, các tập đoàn quân xe tăng Đức bị thiệt hại rất nặng trước các trận địa này. Phá huỷ thật nhiều xe tăng, xe bọc thép cũng có nghĩa là bẻ gãy mũi nhọn đột kích của các binh đoàn cơ giới Đức và cũng có nghĩa là đánh quỵ “xương sống” của chủ lực lục quân Đức.[163]
Thành công của Liên Xô vào giai đoạn cuối của chiến dịch đã tạm thời tước được quyền chủ động chiến lược từ tay quân đội Đức Quốc xã. Mặc dù giữ việc Moskva có tầm quan trọng chiến lược, mất Moskva sẽ cực kỳ thất lợi và tai hại về chính trị – quân sự cho họ; mặc dù quyết tâm giữ Moskva của G. K. Zhukov cũng như quân đội Liên Xô rất cao nhưng Bộ Tổng tư lệnh Liên Xô vẫn chuẩn bị cho tình huống xấu nhất một cách tuyệt đối bí mật. Bộ Tổng tư lệnh Liên Xô đã hiểu được ý tưởng của Cố nguyên soái M. I. Kutuzov hồi năm 1812. Khi đó, Kutuzov đã đặt câu hỏi với Hoàng đế Nga là Aleksandr I về việc “nên đánh một trận cuối cùng rồi để mất cả quân đội lẫn Moskva hay giữ lấy quân đội để chiếm lại Moskva”. Và Aleksandr I đã nghe theo vị nguyên soái già: giữ lấy quân đội.[164] Cùng với việc kịp thời tổ chức lại các tập đoàn quân 5, 16, 43, 49 với phần đông quân số lấy từ lực lượng dự bị động viên; Bộ Tổng tư lệnh tối cao Liên Xô đã bố trí một thê đội chiến lược lớn phía Đông Moskva trên tuyến Vytega – Rybinsk – Gorky – Saratov – Stalingrad – Astrakhan theo Nghị quyết ngày 5 tháng 10 của Hội đồng Quốc phòng Nhà nước. Tại tuyến này đã thành lập cấp tốc 10 tập đoàn quân dự bị. Hầu như cả Liên Xô đã tập trung chăm lo cho quân đội của mình để chặn đứng quân đội Đức Quốc xã tại bất kỳ nơi nào có thể chặn được.[165] Trong thời gian Moskva bị uy hiếp nghiêm trọng; để đảm bảo công tác chỉ huy trong tình huống xấu nhất, Bộ Tổng tham mưu quân đội Xô Viết cũng được chia làm hai, một phần sơ tán về Saratov (căn cứ chỉ huy chiến lược dự bị). Nhóm tiền phương gồm 10 người ở lại Moskva. Hội đồng Quốc phòng Nhà nước Liên Xô cũng cho sơ tán một phần các cơ quan Đảng, Chính phủ; các đoàn ngoại giao, các cơ sở công nghiệp quốc phòng lớn, các cơ quan văn hoá, khoa học khỏi Thủ đô về phía Đông. Tuy nhiên, trường hợp xấu nhất đã không xảy ra. Đến tháng 2 năm 1942, khi quân Đức bại trận trước cửa ngõ Moskva và phải rút lui; các cơ quan đã sơ tán lại lần lượt trở lại Moskva.[166][167]
Ảnh hưởng quốc tế sau chiến dịch
Chiến thắng của Quân đội Liên Xô làm phá sản Kế hoạch Barbarossa có ảnh hưởng lớn đến mức làm rung động ngay cả những tướng lĩnh lão luyện của quân đội Đức Quốc xã và về sau này, nhiều người vẫn còn nhắc đến nó như một bài học sâu sắc. Được hỏi tại Tòa án Quốc tế Nuremberg rằng khi nào thì người Đức nhận ra sự thất bại của Kế hoạch Barbarossa, cựu Thống chế Wilhelm Keitel, Tổng tham mưu trưởng quân đội Đức Quốc xã trả lời ngay bằng một từ ngắn gọn: “Moskva”. Tướng Tippelskirch đã phải thừa nhận: “Kết quả và quy mô chiến dịch phản công của Hồng quân lớn tới mức khiến chúng tôi bàng hoàng sửng sốt, và điều đó gần như là một thảm họa đối với nước Đức”.[168]
Những thất bại ở Moskva, ở Tikhville, ở Rostov làm cho Adolf Hitler nổi điên. Ngày 30 tháng 11, ông chỉ thị cho Thống chế Gerd von Rundstedt phải ra lệnh cấm Tâp đoàn quân xe tăng 1 rút lui. Một tuần sau, khi nhận được câu trả lời là không thể thực hiện lệnh đó, Hitler lập tức bay đến Sở chỉ huy Cụm tập đoàn quân Nam ở Poltava (Ukraina). Tại đây, những lời buộc tội của Hitler đối với Rundstedt về thất bại của quân Đức tại Rostov đã bị viên thống chế lão luyện này phản bác. Rundstedt cho rằng người ra lệnh thực hiện chiến dịch này phải chịu trách nhiệm về thất bại của nó. Nói cách khác, đó chính là Führer. Hitler nhảy bổ vào Rundstedt và giật chiếc huân chương chữ thập hiệp sĩ của viên thống chế ra khỏi cổ áo. Ngày 11 tháng 2, Hitler ký lệnh phế truất chức vụ Tổng tư lệnh lục quân Đức của thống chế Walther von Brauchitsch đồng thời tự phong cho mình chức vụ này. Ngoài ra, tư lệnh cụm Tập đoàn quân Trung tâm, thống chế Fedor von Bock; tư lệnh tập đoàn quân xe tăng 2, tướng Heinz Wilhelm Guderian; tư lệnh tập đoàn quân 17, tướng Carl-Heinrich von Stülpnagel cùng hàng chục tướng khác cũng bị Führer cách chức. Thống chế Günther von Kluge được chỉ định thay thống chế Fedor von Bock làm tư lệnh cụm Tập đoàn quân Trung tâm.[169][170]
Sự kiện Quân đội Xô Viết đánh bại Quân đội Đức Quốc xã trước cửa ngõ Moskva, đánh dấu chấm hết cho Kế hoạch Barbarossa đã làm cho tình hình quốc tế có những thay đổi lớn. Không chờ đến khi Quân đội Đức bị đánh đuổi về phía Tây thêm hàng trăm km nữa; ngày 1 tháng 1 năm 1942, tuyên bố của 26 nước Liên minh chống chống phát xít đã được ký kết tại Washington. Sự hình thành liên minh này của các dân tộc có ý nghĩa toàn cầu rất to lớn. Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, những quốc gia có chế độ chính trị khác nhau, thậm chí đối lập nhau đã liên minh với nhau nhằm một nhiệm vụ có tính thời đại lớn lao là cứu loài người khỏi hiểm họa phát xít.[171] Đối với Nhật Bản, sự thất bại của Chiến dịch Barbarossa đã khẳng định những tin tức mà điệp viên Xô Viết Richard Sorge báo về Moskva là chính xác. Nhật Bản không bao giờ đặt lại vấn đề tấn công vùng Siberi của Liên Xô nữa. Nguy cơ Liên Xô phải tiến hành chiến tranh trên hai mặt trận đã bị đẩy lùi.
Sự thất bại của Kế hoạch Barbarossa trên chiến trường đã củng cố niềm tin đối với hai đồng minh lớn của Liên Xô là Anh và Mỹ. Thủ tướng Anh Winston Churchill thừa nhận: “Sự nghiệp của người Nga đang chiến đấu bảo vệ tổ quốc của họ cũng là sự nghiệp của những con người tự do và những dân tộc tự do trên toàn thế giới”.[172] Sau trận Moskva, nhân loại tiến bộ hiểu rằng, việc đánh bại nước Đức phát xít không phải là không có khả năng thực tế.[173]
Xem thêm
Tham khảo
Chú thích
- ^ Zhukov 1987, tr. 316
- ^ Shirer 2008, tr. 830
- ^ Shirer 2008, tr. 820
- ^ Pimlott 1997, tr. 67
- ^ David M. Glantz Jonathan M. House, When Titans Clashed HOW THE RED ARMY STOPPED HITLER Table C. Comparative Strengths of Combat Forces, Eastern Front, 1941-1945 trích từ Earl F. Ziemke, From Stalingrad to Berlin: The German Defeat in the East (Washington, D.C.: U.S. Army Center of Military History, 1968)
- ^ Glantz 2003, tr. 14
- ^ Боевой и численный состав Вооруженных Сил СССР в период Великой Отечественной войны (1941—1945 гг.). Статистический сборник № 1 (22 июня 1941 г.)
- ^ Zhukov 1987, tr. 15-24
- ^ William. L. Shirer – Sự trỗi dậy và Suy tàn của Đế chế thứ III trang 830
- ^ Bergström 2007, p 118: Sources Luftwaffe strength returns from the Archives in Freiburg.
- ^ РОССИЯ И СССР В ВОЙНАХ XX ВЕКА ПОТЕРИ ВООРУЖЕННЫХ СИЛ.Статистическое исследование. МОСКВА «ОЛМА-ПРЕСС» 2001
- ^ About the German Invasion of the Soviet Union
- ^ THE TREATMENT OF SOVIET POWS: STARVATION, DISEASE, AND SHOOTINGS, JUNE 1941– JANUARY 1942
- ^ Krivosheyev, G. 1993
- ^ Vasilevsky 1984, tr. 567
- ^ Barbarossa có nghĩa là “Râu đỏ”, Hoàng đế Friedrich I có bộ râu màu đỏ nên ông có biệt hiệu này
- ^ Taylor 1974, tr. 106
- ^ Taylor 1974, tr. 107
- ^ Axell 2006, tr. 133
- ^ Antill, Peter; Dennis, Peter (2007), Stalingrad 1942, Osprey Publishing, tr. 7, ISBN 1846030285, 9781846030284
- ^ Liên Xô trong cuộc đấu tranh cho hòa bình vào đêm trước của cuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai. Tư liệu do NXB Chính trị công bố. Мoskva. 1971 trang. 486—487
- ^ Henry Payner. Churchill, Roosevelt, Stalin – Cuộc chiến tranh mà họ tiến hành và nền hòa bình mà họ tìm kiếm. London. 1957. trang 4-5.
- ^ G. K. Zhukov. Nhớ lại và suy nghĩ. Tập 2. trang 37-38
- ^ Grigori Doberin. Những bí mật của Chiến tranh thế giới thứ hai. trang 113.
- ^ Hakim, Joy (1995). A History of Us: War, Peace and all that Jazz. New York: Oxford University Press. ISBN 0-19-509514-6.
- ^ Doberin 1986, tr. 76-92
- ^ Ericson 1999, tr. 127
- ^ Ericson 1999, tr. 129-130
- ^ Ericson 1999, tr. 138
- ^ Ф. Гальдер. Военный дневник. Ежедневные записи начальника генерального штаба сухопутных войск 1939-1940. — М.: Воениздат, 1971 — Том II. с. 80. «31 июля 1940 года»
- ^ Yergin, Daniel (1991). The Prize: The Epic Quest for Oil, Money & Power. New York: Simon & Schuster. tr. 334. ISBN 0-671-79932-0.
- ^ William Shirer. Sự hưng thịnh và suy tàn của Đế chế thứ ba.
- ^ O. Rzheshevsky. Nhà khoa học, Giám đốc của Trung tâm nghiên cứu chiến tranh và địa chính trị của Viện Lịch sử Thế giới (RAN). Chủ tịch Hiệp hội các nhà sử học của chiến tranh thế giới thứ hai.Đêm trước cuộc chiến (Những tính toán sai lầm của Liên Xô trong chiến tranh thế giới thứ hai 1939-1941)
- ^ Feiling К. The Life of Neville Chamberlain. L., 1963. P. 403 Kevill Feiling. Cuộc đời của Neville Chamberlain. London. 1963. trang 403.
- ^ William L. Shirer, Sự hưng thịnh và suy tàn của đế chế thứ ba: Lịch sử của nước Đức Quốc xã. Simon and Schuster. 1980. trang. 504
- ^ Các cuộc đàm phán quân sự nhiệm vụ của Liên Xô, Anh và Pháp tại Moskva năm 1939 (Переговоры военных миссий СССР, Англии и Франции в Москве в августе 1939 г). Tạp chí Quan hệ quốc tế. Số 2 năm 1959. trang 145.(Международная жизнь, 1959, № 2, стр. 145.)
- ^ MIZH. Quỹ Xã hội (Dự án Soros). Nga. G. M. Dimitrov và các nhà lãnh đạo Kremlin. 1934-1948. (Nhật ký của G. M. Dimitrov) (МИЖ. «Открытое общество» (Фонд Сороса). Россия. Г. Димитров и Кремлевские вожди. 1934—1948 гг. (Свидетельства дневника Г. М. Димитрова))
- ^ D. G Nazhafov. Hiệp ước không xâm lược Đức Quốc xã – Liên Xô năm 1939 và ý nghĩa lịch sử của nó. Tạp chí Những vấn đề lịch sử. Số 12. 2006. trang 7 (Д. Г. Наджафов. Советско-германский пакт 1939 года и его исторические последствия.// Вопросы истории, №ngày 1 tháng 12 năm 2006, стр.7)
- ^ Domarush 1963, tr. 1423
- ^ Doberin 1986, tr. 100-101
- ^ Darlinger, Anbert (1962), Sự thống trị của Đức tại Nga 1941-1945, Düsseldorf
- ^ Stemenko 1981a, tr. 29
- ^ a ă Doberin 1986, tr. 101
- ^ a ă Axell 2006, tr. 121
- ^ Оценка советским руководством событий Второй мировой войны в 1939-1941 гг. Bảng này do tác gủa Meltyukhov viết ra, dựa theo các nguồn: История второй мировой войны. Т. 4. С. 18; 50 лет Вооруженных Сил СССР. М., 1968. С. 201; Советская военная энциклопедия. T. I. M., 1976, С. 56; Боевой и численный состав Вооруженных Сил СССР в период Великой Отечественной войны (1941–1945 гг.). Статистический сборник № 1 (22 июня 1941 г.). М., 1994. С. 10–12; РГАСПИ. Ф. 71. Оп. 25. Д. 4134. Л. 1–8; Д. 5139. Л. 1; РГВА. Ф. 29. Оп. 46. Д. 272. Л. 20–21; учтены пограничные и внутренние войска: Пограничные войска СССР в годы Второй мировой войны, 1939–1945. М., 1995. С. 390–400; РГВА. Ф. 38261. Оп. 1. Д. 255. Л. 175–177, 340–349; Ф. 38650. Оп. 1. Д. 617. Л. 258–260; Ф. 38262. Оп. 1, Д. 41. Л. 83–84; РГАЭ. Ф. 1562. Оп. 329. Д. 277. Л. 1–46, 62, 139; Д. 282. Л. 3–44.
- ^ Stemenko 1981a, tr. 31
- ^ a ă Zhukov, Nhớ lại và suy nghĩ chương 9
- ^ a ă â Zhukov 1987, tr. 97-98
- ^ Stemenko 1981a, tr. 30-31
- ^ Bergström, p11-12
- ^ Alexander Werth, Russia at War, 1941-1945 (New York: E.P. Dutton, 1964), trang 139
- ^ Dmitry Volkogonov, Stalin: Triumph and Tragedy. Harold Shukman dịch và hiệu đính. Trang 375.
- ^ Vasilevsky 1984, tr. 23, 567-568
- ^ Halder, Franz, The Halder War Diaries, 1939-1942, tr. 294
- ^ a ă Glantz 1995, tr. 31
- ^ Schellenberg 1984, tr. 246
- ^ Zhukov 1987, tr. 66-67
- ^ Vasilevsky 1984, tr. 95-113
- ^ a ă â Zhukov 1987, tr. 99
- ^ Stemenko 1981b, tr. 439
- ^ Zhukov 1987, tr. 99-102
- ^ Stemenko 1981a, tr. 49
- ^ a ă Bagramian 1986, tr. 98
- ^ Stemenko 1981a, tr. 86
- ^ Zhukov 1987, tr. 98
- ^ Zhukov 1987, tr. 39
- ^ Bagramian 1986, tr. 90, 95
- ^ Vasilevsky 1984, tr. 18
- ^ Zhukov 1987, tr. 48
- ^ Zhukov 1987, tr. 50
- ^ a ă Bagramian 1986, tr. 95
- ^ Doberin 1986, tr. 106-107
- ^ a ă â Zhukov 1987, tr. 59
- ^ Doberin 1986, tr. 108
- ^ Bernard Montgomery. Phòng 3603. New York. trang 58.
- ^ Trukhanovski, V. B. (1965), Chính sách đối ngoại của Anh trong chiến tranh thế giới thứ hai., Moskva: NXB Tiến bộ, tr. 194
- ^ P R O F E S S O R J O H N & L J U B I C A E R I C K S O N, Hitler Versus Stalin – The WWII on the Eastern Front in Photographs NXB Carlton Books tr 20
- ^ Doberin 1986, tr. 99
- ^ Guillain 1981, tr. 99, 128
- ^ Doberin 1986, tr. 105
- ^ Schellenberg 1984, tr. 125-127
- ^ Zhukov 1987, tr. 57
- ^ Guillain 1981, tr. 112, 116
- ^ a ă Zhukov 1987, tr. 67
- ^ Zhukov 1987, tr. 67-68
- ^ Smirnov 1981, tr. 35
- ^ Zhukov 1987, tr. 73
- ^ Zhukov 1987, tr. 82-83
- ^ Zhukov 1987, tr. 102-104
- ^ Zhukov 1987, tr. 106
- ^ Zhukov 1987, tr. 112
- ^ Zhukov 1987, tr. 107-114
- ^ a ă Parker 2006, tr. 396
- ^ Zhukov 1987, tr. 95-96
- ^ Zhukov 1987, tr. 107-116
- ^ Zhukov 1987, tr. 84
- ^ Zhukov 1987, tr. 86-93
- ^ Bagramian 1986, tr. 154-159
- ^ Zhukov 1987, tr. 118
- ^ Smirnov 1981, tr. 22-23
- ^ Doberin 1986, tr. 117
- ^ Smirnov 1981, tr. 312
- ^ Hoth, Hermann (1956), Chiến dịch xe tăng, Haidenberg, tr. 63
- ^ Doberin 1986, tr. 116
- ^ Zhukov 1987, tr. 133-134
- ^ Zhukov 1987, tr. 137
- ^ Karel, Paul (1964), Cuộc chiến tranh của Hitler ở nước Nga, London, tr. 191
- ^ Bagramian 1986, tr. 196-197
- ^ Bagramian 1986, tr. 256-271
- ^ Zhukov 1987, tr. 156-159
- ^ Vasilevsky 1984, tr. 46-47
- ^ Vasilevsky 1984, tr. 56-57
- ^ Bagramian 1986, tr. 310-317
- ^ Bagramian 1986, tr. 340-343
- ^ Vasilevsky 1984, tr. 62-64
- ^ Parker 2006, tr. 398
- ^ Zhukov 1987, tr. 163-165
- ^ Zhukov 1987, tr. 165
- ^ Vasilevsky 1984, tr. 60
- ^ a ă Zhukov 1987, tr. 143
- ^ Stemenko 1981a, tr. 45
- ^ Bagramian 1986, tr. 421
- ^ Axell 2006, tr. 151
- ^ Vasilevsky 1984, tr. 95-97
- ^ Zhukov 1987, tr. 200-202
- ^ Axell 2006, tr. 157-162
- ^ Vasilevsky 1984, tr. 104-109
- ^ Axell 2006, tr. 163
- ^ Stemenko 1981a, tr. 51
- ^ Bagramian 1986, tr. 494
- ^ Bagramian 1986, tr. 505
- ^ Axell 2006, tr. 131
- ^ Vasilevsky 1984, tr. 66
- ^ a ă Parker 2006, tr. 399
- ^ Shirer 2008, tr. 829
- ^ a ă Stemenko 1981a, tr. 61
- ^ Shirer 2008, tr. 834
- ^ Zhukov 1987, tr. 256-272
- ^ A. M. Vasilevski. Sự nghiệp cả cuộc đời. NXB Tiến Bộ. Moskva (bản tiếng Việt). 1984. Trang 83-84
- ^ G. K. Zhukov. Nhớ lại và suy nghĩ. Tập 2. NXB Quân đội nhân dân. Hà Nội. 1987. Trang 252
- ^ I. Kh. Bagramyan. Chiến tranh đã bắt đầu như thế. NXB Tiến Bộ. Moskva (bản tiếng Việt). trang 516-517
- ^ Vasilevsky 1984, tr. 123-124
- ^ Lược sử Chiến tranh giữ nước vĩ đại của Liên Xô (1941-1945), Moskva: NXB Tiến bộ, 1965, tr. 152
- ^ Doberin 1986, tr. 144
- ^ Schellenberg 1984, tr. 122-123
- ^ Zhukov 1987, tr. 275
- ^ Doberin 1986, tr. 145
- ^ Zhukov 1987, tr. 175-176
- ^ Vershinin 1975, tr. 225-226
- ^ Tippenskirk 1956, tr. 117
- ^ Tippenskirk 1956, tr. 120
- ^ Doberin 1986, tr. 131
- ^ Zhukov 1987, tr. 320-431
- ^ Zhukov 1987, tr. 321
- ^ Stemenko 1981b, tr. 564
- ^ Tippenskirk 1956, tr. 121
- ^ Smirnov 1981, tr. 198
- ^ Vasilevsky 1984, tr. 29-31
- ^ Zhukov 1987, tr. 94-95
- ^ Vasilevsky 1984, tr. 62-63
- ^ Zhukov 1987, tr. 256
- ^ Zhukov 1987, tr. 58
- ^ Zhukov 1987, tr. 224-248
- ^ Tarle, Yevgeny (1976), Napoléon Bonaparte. Tập 2., Hà Nội: NXB Quân đội nhân dân, tr. 289
- ^ Vasilevsky 1984, tr. 76-77
- ^ Stemenko 1981a, tr. 54-55
- ^ Vasilevsky 1984, tr. 73
- ^ Tippenskirk 1956, tr. 135
- ^ Halder, Franz (1959), Nhật ký chiến sự 10, Tạp chí lịch sử quân sự Liên Xô, tr. 397
- ^ Warlimont 1964, tr. 257
- ^ Doberin 1986, tr. 143
- ^ Churchill, Winston (1957), Các bài diễn văn trong Chiến tranh thế giới thứ hai, London, tr. 140
- ^ Doberin 1986, tr. 130
Thư mục
- Axell, Albert (2006), Marshal Zhukov – The man who beat Hitler [Nguyên soái Zhukov-Người chiến thắng Hitler], Việt Linh dịch, Hà Nội: NXB Công an nhân dân
- Bagramian, Ivan Khristoforovich (1986), Chiến tranh đã bắt đầu như thế, Moskva: NXB Tiến Bộ
- Bergström, Christer (2007), Barbarossa – The Air Battle: July-December 1941, London: Chervron/Ian Allen, ISBN 978-1-85780-270-2
- Doberin, Grigori (1986), Những bí mật của chiến tranh thế giới thứ hai, Hà Nội: NXB Sự thật
- Domarush, Martin (1963), Diễn văn và tuyên bố của Hitler. Tập II (bằng tiếng Đức), Munchen: Bản dịch tiếng Việt đánh máy của Viện Lịch sử quân sự
- Dunnigan, James F. (1978), The Russian Front, Arms & Armour Press, ISBN 0-85368-152-X
- Fugate, Bryan I. (1984), Strategy and tactics on the Eastern Front, 1941, Novato: Presidio Press
- Ericson, Edward E. (1999), Feeding the German Eagle: Soviet Economic Aid to Nazi Germany, 1933–1941, Greenwood Publishing Group, ISBN 0275963373
- Glantz, David (1991), Soviet Military Operational Art: In Pursuit of Deep Battle, London: Frank Cass, ISBN 0-7146-4077-8
- Glantz, David; House, Jonathan M. (1995), When Titan clashes: How the Red Army Stopped Hitler, University Press of Kansas, ISBN 0-7006-0717-X
- Glantz, David (2003), Before Stalingrad: Barbarossa – Hitler’s invasion of Russia 1941, Tempus, ISBN 0752426923
- Guillain, Robert (1982), Người đã cứu Moskva, Ngô Minh dịch, NXB Hà Nội
- Pimlott, John (1997), Wehrmacht, The Illustrated History of the German Army in WWII, Aurum
- Parker, Georfrey (2006), Lịch sử chiến tranh, Lê Liên dịch, Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Tổng hợp
- Pokryshkin, A. I. (1983), Bầu trời chiến tranh, Lê Liên dịch, Hà Nội: NXB Quân đội nhân dân
- Rayfield, Donald (2004), Stalin and his Hangmen, London: Penguin Books, ISBN 0-141-00375-8
- Trích bởi Snyder, David R. (2005), The Journal of Military History 69 (1), tr. 265–266
- Schellenberg, Walter (1984), Hồi ký, Nguyễn Dĩnh – Hà Tiến Thăng dịch, Hà Nội: NXB Công an nhân dân
- Roberts, Cynthia (1995), “Planning for War: The Red Army and the Catastrophe of 1941”, Europe-Asia Studies 47 (8), Taylor and Francis Publishers, tr. 1293–1326
- Shirer, William L. (2008), Sự trỗi dậy và suy tàn của Đế chế thứ Ba, NXB Tri Thức
- Smirnov, Sergei S. (1981), Pháo đài Brest, Phạm Mạnh Hùng dịch, Hà Nội: NXB Văn học
- Stemenko, X. M (21 tháng 6 năm 1981), Bộ Tổng tham mưu Xô Viết trong chiến tranh. Tập một., Moskva: NXB Tiến Bộ
- Stemenko, X. M (21 tháng 6 năm 1981), Bộ Tổng tham mưu Xô Viết trong chiến tranh. Tập hai., Moskva: NXB Tiến Bộ
- Taylor, A.J.P.; Mayer, S.L. (1974), A History of World War Two, London: Octopus Books, ISBN 0-70640-399-1
- Tippenskirk, Kurte (1956), Lịch sử chiến tranh thế giới thứ hai, Moskva: NXB Ngoại văn
- Tsuikov, V. I. (1985), Stalingrad – Trận đánh của thế kỷ, Nguyễn Hữu Thân dịch, Hà Nội: NXB Quân đội nhân dân
- Vasilevsky, Aleksandr Mikhailovich (1984), Sự nghiệp cả cuộc đời, Moskva: NXB Tiến Bộ
- Waller, John (1996), The Unseen War in Europe: Espionage and Conspiracy in the Second World War, London: Tauris & Co, ISBN 978-186064092-6
- Warlimont, Walther (1964), Bên trong tổng hành dinh của Hitler, London
- Yakovlev, Alexandr (1977), Mục đich cuộc sống, Trung Thành dịch, Hà Nội: NXB Thanh niên
- Zhukov, Georgi Konstantinovich (1987), Nhớ lại và suy nghĩ. Tập 2., Nguyễn Hải Sa – Lê Bá Phán dịch, Hà Nội: NXB Quân đội nhân dân
- Vershinin, Konstantin Andreiyevich Vershinin (1975), Четвертая воздушная, Moskva: NXB Quân sự
- Krivosheev, G.F, 1997, p. 96. Documented losses only
- THE TREATMENT OF SOVIET POWS: STARVATION, DISEASE, AND SHOOTINGS, JUNE 1941- JANUARY 1942
Liên kết ngoài
Thể loại:
Chiến dịch Bagration
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
|

Quân đội Liên Xô tại Minsk sau khi giải phóng thành phố. |
. |
|
Tham chiến |
Đức Quốc Xã |
Liên Xô |
Chỉ huy |
Ernst Busch
Otto Moritz Walther Model
Ferdinand Schörner |
I. Kh. Bagramian
I. D. Chernyakhovsky
G. F. Zakharov
K. K. Rokossovsky
G. K. Zhukov
A. M. Vasilevsky |
|
|
Lực lượng |
Nguồn Liên Xô:[Gc 1][4]
1,036,760 người
800 tăng, 530 pháo tự hành
10.090 pháo & cối
1.000 – 1.300 máy bay
Nguồn Zaloga (lực lượng ban đầu):[5][Gc 2]
800.000 người
Trong đó 400.000 quân hỗ trợ hoặc các quân nhân không có vai trò chiến đấu trực tiếp[6]Nguồn Glantz và House:
42 sư đoàn với tổng cộng 850.000 người[7]Nguồn Frieser (lực lượng ban đầu):
486.493 quân ở tuyến đầu và 400.000 quân hỗ trợ ở tuyến sau[8]
118 xe tăng[9]
377 pháo tự hành[9]
2.589 khẩu pháo[9]
602 máy bay[9] |
Nguồn Nga:
2.400.000 người[10]
36.000 pháo cối
5.000 xe tăng
5.000 máy bay[11]
Nguồn Zaloga (lực lượng ban đầu):
1.700.000 người[12]
2.715 xe tăng,
1.355 pháo tự hành[13]
10.563 pháo, 11.514 cối[Gc 3]
2.306 dàn pháo phản lực[14]
5.327 máy bay[15][Gc 4]
Nguồn Glantz và House (lực lượng ban đầu):[Gc 5][16]
1.670.300 người
5.818 xe tăng
32.968 pháo cối
7.790 máy bay
Nguồn Frieser:
2.331.700 quân Liên Xô
(tính cả tiếp viện)
79.900 quân Ba Lan
2.715 xe tăng[9]
1.355 pháo tự hành[9]
24.363 khẩu pháo[9] |
Tổn thất |
Nguồn Liên Xô:[17]
Hơn 381.000 chết trận,
158,480 bị bắt.
Theo Bergstrom:[18] 26.361 chết, 262.877 mất tích, 109.861 bị thương, 150.000 bị bắt, tính chung 549.901 thương vong và bị bắt.
Nguồn Isayev:[19]
500.000 thương vong
Nguồn Glantz và House:[20]
450.000 thương vong
Theo Zaloga:[21] 17 sư đoàn
bị tiêu diệt, 25-30 sư đoàn bị đánh tan, tổng thiệt hại 300.000- 350.000, trong đó 150.000 bị bắt.
Nguồn Frieser:
26.397 chết
109.776 bị thương
262.929 mất tích hoặc bị bắt
399,102 thương vong tổng cộng[details][22] |
Nguồn Nga:[23][Gc 6]
178.507 chết và mất tích
587.308 bị thương hoặc bị ốm
Tổng cộng thương vong: 765.815 người
2.957 xe tăng và pháo tự hành, 2.447 pháo cối[20] |
. |
|
Bagration là mật danh của chiến dịch Byelorussia – chiến dịch tấn công chiến lược mùa hè năm 1944 của quân đội Liên Xô, chính thức bắt đầu ngày 23 tháng 6[1][3] đến 29 tháng 8 năm 1944 trong Chiến tranh Xô-Đức. Mật danh này được lấy theo tên của Pyotr Ivanovich Bagration – một vị tướng đã chiến đấu và hy sinh[Gc 7] trong cuộc chiến tranh năm 1812 giữa Đế quốc Nga và nước Pháp của Napoléon I.
Đây là chiến dịch được thực hiện bởi 6 mũi tấn công của 4 Phương diện quân Liên Xô. Sau ba giai đoạn tác chiến chiến lược, Quân đội Liên Xô đã đánh tan Cụm Tập đoàn quân Trung tâm của Quân đội Đức Quốc xã, tiêu diệt 25 Sư đoàn Đức,[24] giải phóng hoàn toàn lãnh thổ Byelorussia cùng phần lớn lãnh thổ các nước cộng hoà Xô viết vùng Baltic và miền Đông Bắc Ba Lan. Về phía nước Đức Quốc xã, đây là “thất bại thảm hại nhất của Quân đội Đức Quốc xã trong toàn bộ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai“[25], khi khu vực phòng thủ phía Đông của nước Đức Quốc xã bị sụp đổ và Đông Phổ bị trực tiếp đe doạ.
Chiến dịch Bagration cũng được xem là chiến thắng vĩ đại nhất của Hồng quân trong cả cuộc chiến.[24] Chiến dịch này cùng với chiến dịch Lvov-Sandomir (tiếng Nga: Львов – Сандомир) được các nhà nghiên cứu lịch sử coi là tiêu biểu cho nghệ thuật chiến dịch Xô Viết, khi các hoạt động nghi binh liên tục làm Quân đội Đức Quốc xã lỡ chân, đồng thời các bài bản tấn công của học thuyết “Tác chiến chiều sâu” được thực hiện gần như hoàn hảo ở mọi cấp độ. Trong khi vai trò “bậc thầy” của Liên Xô về vây bọc được khẳng định[24], hai chiến dịch này đã đẩy Quân đội Đức Quốc xã ra khỏi lãnh thổ Liên Xô, giúp Hồng quân có bàn đạp ở bờ Tây sông Wisla, tạo tiền đề cho chiến dịch Vistula-Oder ở giai đoạn kế tiếp[26], đưa chiến tranh vào khu vực “chiều sâu chiến lược” của đối phương theo học thuyết.
Bối cảnh trước chiến dịch
Mặt trận Xô-Đức từ 22/6 đến 19/8 năm 1944
Địa bàn tác chến
Chiến dịch diễn ra trên lãnh thổ Byelorussia, Litva một phần lãnh thổ Latvia và vùng Đông Bắc Ba Lan. Đây là vùng có địa hình khá bằng phẳng ở phía Tây và thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Vùng phía Đông Belarus, nơi triển khai các chiến dịch tấn công đầu tiên, địa hình bị chia cắt bởi các dải rừng lá kim xen lẫn các con sông Dniepr, Berezina, Luchesa, Pronia, Drut; đều chảy theo hướng Bắc – Nam và Tây Bắc – Đông Nam. Những con sông này được Cụm tập đoàn quân trung tâm (Đức) lợi dụng như các chướng ngại tự nhiên trên các tuyến phòng thủ. Muốn thực hành đột phá với chiều sâu chiến dịch lớn trên hướng này, cần tập trung pháo binh ở mật độ cao với hàng chục cơ số đạn và phải có ít nhất một tập đoàn quân xe tăng.[27]
Phía Nam Belerus là dải đầm lầy Polesya dài hơn 400 km, rộng hơn 100 km, trải từ phía Tây Gomel đến ngã ba biên giới Ukraina – Belarus – Ba Lan. Bản thân vùng đầm lầy này cũng bị chia cắt bởi rừng rậm và các con sông nhỏ là chi lưu của sông Pripyat và cũng chảy theo hướng Bắc – Nam hoặc Nam – Bắc trong khi sông Pripyat chảy theo hướng Tây – Đông. Đây là khu vực hầu như không thể triển khai xe tăng, pháo hạng nặng và các vũ khí lớn. Kỵ binh có thể hoạt động được trong vùng này nhưng di chuyển khá khó khăn. Muốn hỗ trợ cho bộ binh tác chiến trên vùng này, cần có các giang đội tàu sông và các xuồng chiến đấu.[28]
Phía Bắc địa bàn tác chiến chủ yếu là các dải đồi cao trên biên giới Belarus – Litva bị chia cắt bởi các con sông Tây Dvina và Nieman chảy theo hướng Đông Nam – Tây Bắc và vùng hồ – đầm lầy trên biên giới Nga – Latvia. Đây là hướng hoạt động có thể triển khai xe tăng với số lượng lớn nhưng cần nhiều đơn vị công binh cầu phà, làm đường và hỗ trợ kỹ thuật. Toàn bộ lãnh thổ Belarus có khoảng 20.000 sông suối và khoảng 11.000 hồ đầm lớn nhỏ, cdhiếm 10% diện tích lãnh thổ. Belarus không có các điểm cao lớn. Khu đất cao rộng nhất nằm quanh các thành phố Minsk và Vinius, núi Dzerzhinsk cao nhất vùng cũng chỉ có độ cao 345 mét.[29]
Tình huống mặt trận
Khu vực tác chiến được người Đức gọi là “ban công Byelorussia” do tuyến mặt trận có hình một cung lồi nhô về phía Đông từ Polotsk qua Vitebsk, dọc theo sông Luchetsa, sông Pronia, sông Dniepr đến Zholobin rồi chạy dọc theo sông Pripyat sang phía Tây đến Pínk và Kovel. Nếu kể cả khu vực đầm lầy Polisya chỉ có những đội kỵ binh trắc vệ kiểm soát, toàn bộ trận tuyến dài đến trên 800 km. Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức) đóng tại đây có một vị trí chiến lược rất quan trọng trên toàn bộ mặt trận Xô – Đức. Lợi dụng sự chia cắt của vùng đầm lầy Polesya, cánh phải của cụm quân này có thể uy hiếp bên sườn và phía sau các binh đoàn của Phương diện quân Ukraina 1 đang chuẩn bị mở Chiến dịch Lvov–Sandomierz ở Đông Nam Ba Lan. Từ khu vực Minsk – Vinius, quân đội Đức Quốc xã có thể đánh bọc sườn quân đội Liên Xô nếu họ đột kích vào Đông Phổ. Khu vực này còn là các căn cứ mặt đất để Tập đoàn quân không quân 6 (Đức) tổ chức các trận tập kích đường không vào Moskva. Và cuối cùng, khối quân Đức gồm hơn 800.000 người đóng tại đây chặn đường tiến công của các phương diện quân Liên Xô vào Ba Lan và Đông Phổ, hai cửa ngõ tối quan trọng trên biên giới phía Đông của Đế chế thứ ba.[30]
Cụm Tập đoàn quân Trung tâm từ trước tới nay luôn là một đạo quân mạnh của Quân đội Đức Quốc xã. Ở thời điểm mùa hè năm 1944, nó gồm hơn 50 sư đoàn; chỉ đứng sau Cụm tập đoàn quân Nam (Đức) về quân só và trang bị. Mặc dù trong chiến dịch Suvorov hồi mùa thu năm 1943, Quân đội Liên Xô đã đẩy cụm quân này ra khỏi khu vực Smolensk nhưng chiều dài chiến tuyến đã được thu ngắn bớt. Do đó, Cụm Tập đoàn quân Trung tâm (Đức) có thể tăng mật độ quân lực lẫn chiều sâu của tuyến. Địa hình ở đây cũng thuận lợi cho phòng thủ: bùn đất lầy lội khiến việc triển khai xe tăng chỉ có thể thực hiện trên vài trục giao thông chính; mặt Đông Nam được che chở bởi khu đầm lầy Pripyat, có địa hình rừng cây xen với bùn lầy; còn mặt Đông Bắc và Đông có các con sông lớn chạy dọc theo chiến tuyến. Trong khi đó, sau lưng chiến tuyến là hệ thống đường sắt tương đối tốt, thuận lợi cho việc điều chuyển lực lượng dự bị. Bất lợi về địa hình cộng với hệ thống đường bộ kém phát triển sẽ gây khó khăn lớn cho việc đảm bảo hậu cần nếu Hồng quân tập trung quân lực lớn cho cuộc tấn công ở đây[31].
Tuy nhiên, do những thất bại của Cụm Tập đoàn quân Nam trong chuỗi chiến dịch Kursk, hạ lưu sông Dnepr, Dnepr-Carpath, Crimea trong mùa hè, mùa thu và mùa đông 1943-1944[Gc 8] của Hồng quân, đẩy Cụm Tập đoàn quân này lùi xa về phía Tây nên sườn Nam của Cụm Tập đoàn quân Trung tâm đã có một khoảng cách lớn với sườn phía Bắc của Cụm tập đoàn quân Nam không được che chắn. Đến tháng 3 năm 1944, hình thế phòng thủ của Cụm Tập đoàn quân này khá bất lợi khi trên cánh Nam, Phương diện quân Byelorussia (Liên Xô) tiến hành thắng lợi chiến dịch đệm tại khu vực Gomel – Rechitsa, đánh bật quân Đức khỏi hành làng chiến lược giữa hai con sông Dniepr và Pripyat hồi tháng 11 năm 1943. Sau đó một tháng, Phương diện quân Pribaltic 1 cũng đánh bật Tập đoàn quân xe tăng 3 (Đức) khỏi Gorodok và áp sát Vitebsk từ ba phía.[32]
Trong thời gian này, đã có những tín hiệu rõ ràng cho thấy Đồng Minh sẽ sớm mở mặt trận phía Tây[Gc 9]. Như thế, nước Đức Quốc xã sẽ rơi vào tình huống xấu nhất là bị kẹp giữa 2 mặt trận. Trong tư thế phòng ngự, Bộ Tổng Tư lệnh Tối cao Quân đội Đức Quốc xã (Oberkommando des Heeres – OKH) chờ đợi một cuộc tiến công chiến lược của Hồng quân vào cùng khoảng thời gian với hoạt động đổ bộ của Đồng Minh, có khả năng cao vào đầu mùa hè, khi bùn lầy bắt đầu khô.
Vấn đề còn lại chỉ là Hồng quân sẽ lựa chọn hướng nào là hướng tấn công chính mà thôi.
Phán đoán của Bộ Tổng Tư lệnh Tối cao Quân đội Đức
Là một người có niềm tin mạnh mẽ vào chiến thắng cuối cùng của nước Đức Quốc xã, Hitler cũng tin là có thể tạo ra một cú lật ngược tình thế ở mặt trận phía Đông trong tình huống Đồng Minh sắp mở mặt trận phía Tây[33]. Niềm tin này ảnh hưởng tới nhận định của OKH khi phán đoán hướng tấn công của Hồng quân vào mùa hè 1944, bởi lẽ cơ hội mong ước này chỉ xảy ra khi Hồng quân lựa chọn hướng từ Bắc Ukraina ra biển Baltic vào khe giữa Cụm Tập đoàn quân Bắc Ukraina và Cụm Tập đoàn quân Trung tâm, tạo điều kiện cho 2 Cụm Tập đoàn quân này phản công bao vây, lặp lại những chiến thắng vang dội của thời kỳ 1941-1942[33].
Phán đoán chủ quan này của OKH được củng cố bởi nhiều lý do, mà trước tiên là khu vực Ukraina mở vào vùng bằng phẳng ở châu Âu, có địa hình thuận lợi cho xe tăng – cơ giới hoá hoạt động[31]. Từ Ukraina, Hồng quân có hai lựa chọn: từ miền Nam Ukraina về phía Nam Âu chiếm Romania và các nước vùng Balkan; từ Bắc Ukraina về phía Tây Bắc, ra bờ biển Baltic cắt ngang hành lang Byelorussia[31]. OKH cho rằng 2 lựa chọn này đều có hệ quả chiến lược nghiêm trọng: Romania sẵn sàng đổi phe và nước Đức Quốc xã mất một đồng minh chính trị lẫn nguồn cung cấp dầu mỏ tối quan trọng cho bộ máy chiến tranh; còn Cụm Tập đoàn quân Trung tâm ở Byelorussia và Cụm Tập đoàn quân Bắc ở dọc bờ biển Baltic nếu bị cắt rời thì Quân đội Đức Quốc xã suy yếu nghiêm trọng[31]. Tuy nhiên, OKH nhận định rằng hướng Tây Bắc Ukraina có khả năng hơn cả, vì một cuộc tấn công táo bạo ở đây sẽ nhanh chóng mang chiến tranh đến lãnh thổ nước Đức.
Với nhận định trên, OKH và đặc biệt là Hitler đã bỏ qua mối đe dọa vỗ mặt của Hồng quân đối với Cụm Tập đoàn quân Trung tâm. Do đó, ⅓ số pháo, ½ số pháo tự hành chống tăng và 88% số xe tăng của Cụm Tập đoàn quân này được điều chuyển sang Cụm Tập đoàn quân Bắc Ukraina[34].
Ý định của Bộ Tổng Tư lệnh Tối cao Quân đội Xô Viết
Trong việc lựa chọn hướng tấn công chính cho chiến dịch mùa hè, Bộ Tổng Tư lệnh Tối cao Quân đội Xô Viết – STAVKA – có cách phân tích khác với OKH.
Hướng phía Bắc vào các nước Cộng hoà vùng Baltic nhắm vào Cụm Tập đoàn quân Bắc dĩ nhiên không được lựa chọn vì ít có ý nghĩa chiến lược: nó chỉ giải phóng một phần nhỏ đất đai và tài nguyên của Liên Xô và cuối cùng là đi vào ngõ cụt ở ven bờ biển Baltic.[7] Hơn nữa khu vực này có địa thế thuận lợi cho phòng thủ và Hồng quân cũng đứng trước nguy cơ kéo dài mặt trận Xô-Đức.[7] Hướng phía Nam, từ Nam Ukraina về Rumani và các nước vùng Balkan nhằm cũng có khả năng, nhưng đây chỉ là mặt trận thứ yếu[31]. Tấn công theo hướng này trong thời điểm hiện tại cũng khiến Hồng quân kéo dài trận tuyến quá mức và phải đối phó với địa hình khó khăn vùng Balkan.[7]
Như vậy, chỉ còn hai hướng được STAVKA cân nhắc: từ phía Tây Bắc Ukraina phát triển về hướng biển Baltic hoặc tấn công trực diện Cụm Tập đoàn quân Trung tâm ở Byelorussia. Lựa chọn thứ nhất, mặc dù được thuận lợi về địa hình phù hợp cho xe tăng – cơ giới hoá, nhưng đổi lại phải đối mặt với nguy cơ mũi tấn công bị cắt vào sườn, phản bao vây bởi lực lượng mạnh của Cụm Tập đoàn quân Bắc Ukraina và Cụm Tập đoàn quân Trung tâm. Sau những kinh nghiệm xương máu trong những năm trước, Stalin và các tướng lĩnh của ông hiểu rằng một đợt tấn công táo bạo như vậy là quá sức đối với Hồng quân Liên Xô, nhất là xét trong lĩnh vực chỉ huy và hậu cần.[7]
Lựa chọn mục tiêu Byelorussia có khả năng nhất, vì việc Hồng quân trả giá đắt cho mỗi thước đất giành được từ Cụm Tập đoàn quân Trung tâm trước đó lẫn địa hình không phù hợp cho hoạt động của xe tăng – cơ giới hoá[33] lại là tiền đề cho yếu tố bất ngờ[35]. Thành công của hướng tấn công này sẽ hủy diệt những khối quân Đức còn chưa bị tiêu hao, cắt đứt đường rút lui Cụm Tập đoàn quân Bắc, hoàn tất việc giải phóng Liên Xô và giúp Hồng quân tiến vào Ba Lan, đóng quân ngay tại hướng trực tiếp nhất đến Berlin.[7] Đồng thời, theo nguyên tắc chiến dịch của “Tác chiến chiều sâu”, thành công của hướng tấn công chính sẽ là khởi đầu cho chiến dịch kế tiếp. Nên STAVKA dự kiến khi chiến dịch Byelorussia phát triển thuận lợi, OKH sẽ phải điều quân từ Cụm Tập đoàn quân Bắc Ukraina lên bịt lỗ hổng Byelorussia bất chấp Hồng quân đang tập trung một lực lượng mạnh ở khu vực này[36], và đây sẽ là thời điểm để tung ra chiến dịch kế tiếp ngay từ Bắc Ukraina về hướng Lvov-Sandomir[37].
Bộ Tổng Tư lệnh Tối cao Liên Xô cũng đã tổ chức lại lực lượng của mình và điều chỉnh lại hệ thống cán bộ chỉ huy. STAVKA chia nhỏ Phương diện quân Tây thành Phương diện quân Byelorussia 2 và 3, và hai Phương diện quân này được che sườn Bắc bởi Phương diện quân Baltic 1. Phương diện quân Byelorussia nhận thêm 3 Tập đoàn quân để trở thành Phương diện quân Byelorussia 1 – là một “siêu” Phương diện quân vì có nhiệm vụ hỗ trợ cho Phương diện quân Ukraina 1 phát triển hướng chiến dịch Lvov-Sandomir. STAVKA cũng thực hiện những cuộc điều động quân quy mô lớn: chuyển tới đến Byelorussia các đơn vị Tập đoàn quân Xe tăng Cận vệ số 5 và Tập đoàn quân số 28 từ Nam Ukraina, Tập đoàn quân Cận vệ số 2 và Tập đoàn quân số 51 từ mặt trận Krym; điều động tới Bắc Ukraina Tập đoàn quân Cận vệ số 8 và Tập đoàn quân Xe tăng số 2 từ Moldavia[Gc 10]; chuyển Tập đoàn quân Cận vệ số 6 từ Phương diện quân Baltic 2 sang cho Baltic 1[38].
Nguyên soái Z. K. Zhukov được bổ nhiệm làm đại diện của STAVKA tại Phương diện quân Byelorussia 1 và 2 nhằm điều phối hành động của hai phương diện quân này – vì thế nguyên soái I. S. Koniev thay thế ông chỉ huy Phương diện quân Ukraina 1. Nguyên soái A. M. Vasilevsky thì điều phối Phương diện quân Byelorussia 2. Một số tướng lĩnh cũng được đề bạt lên làm Tư lệnh các Phương diện quân tham gia chiến dịch. Đại tướng I. D. Cherniakovsky được bổ nhiệm làm tư lệnh Phương diện quân Byelorussia 3, trở thành Tư lệnh phương diện quân trẻ nhất của Hồng quân. Đại tướng I. E. Petrov cũng được đề bạt làm Tư lệnh Phương diện quân Byelorussia 2, tuy nhiên do sự đàm tiếu của L. Z. Mekhils mà ông bị điều đi làm Tư lệnh Phương diện quân Ukraina 4. Người thay thế Petrov là Đại tướng G. F. Zakharov.[7]
Diễn biến trước trận đánh
Hoạt động nghi binh của Hồng quân
Nghi binh (maskirovka) là một trong những yếu lĩnh của học thuyết “Tác chiến chiều sâu”, và luôn có vai trò quan trọng trong thành công của Hồng quân trong các chiến dịch phản công lẫn tấn công trong suốt thời gian từ mùa Đông 1942 cho đến mùa Xuân 1944[39]. Tuy nhiên, trong suốt thời gian trước đó của cuộc chiến, chưa có hoạt động nghi binh nào được chuẩn bị công phu như ở chiến dịch Byelorussia.
Do thành công của chiến dịch phụ thuộc rất lớn vào việc bí mật tập trung quân dự bị và hoán chuyển vị trí của các Tập đoàn quân giữa các Phương diện quân, nên mục tiêu đầu tiên của các hoạt động nghi binh là giấu kín các hoạt động chuyển quân này, thứ nữa là củng cố niềm tin của Hitler và OKH rằng mục tiêu tấn công sắp tới của Hồng quân sẽ là miền Trung và Nam Đông Âu[40][41], chứ không phải là Byelorussia[Gc 11].
Để thực hiện các hoạt động nghi binh thuận lợi, bắt đầu từ giữa tháng 4, Hồng quân chuyển toàn bộ mặt trận sang phòng ngự. Mọi biện pháp giữ bí mật được triển khai: các trạm phát radio công suất lớn ngưng hoạt động; kế hoạch tấn công chỉ được phổ biến cho một số rất ít người liên quan; việc chuyển quân chỉ thực hiện ban đêm; các địa điểm tập trung quân được nguỵ trang kỹ lưỡng; quân giữ tuyến không được biết đơn vị mới đến; các đơn vị không quân mới đến không được bay trinh sát; các đơn vị tiêm kích tại chỗ thiết lập một đai tuần không cẩn mật ngăn chặn máy bay thám thính của đối phương thâm nhập[Gc 12].[42]
Khác với cách nghi binh “hư hư thực thực” trong những chiến dịch trước, lần này Hồng quân sử dụng “thực mà hư” khi để lại 4/6 Tập đoàn quân Xe tăng ở khu vực Ukraina[Gc 13], đồng thời sử dụng một trong số các Tập đoàn quân này thực hiện một cuộc tấn công sớm về hướng Romania trong đầu tháng 5 năm 1944[42][43]. Ngoài ra, các Phương diện quân ở khu vực này được lệnh tổ chức thêm các “đội quân ma” nhằm che giấu việc 2 Tập đoàn quân Xe tăng đã được điều chuyển[Gc 14]. Các đài phát sóng radio cũng được lệnh giả lập việc tập trung quân cùng với các đoàn tàu nhộn nhịp đến khu vực này. Đai tuần không thỉnh thoảng được mở ra, cố ý để cho máy bay thám thính của đối phương thâm nhập[44]. Ở phía Bắc, phương diện quân Baltic 3 cũng thực thi những hoạt động nghi binh tương tự nhằm lôi kéo sự chú ý của OKH ra khỏi chính diện của Cụm Tập đoàn quân Trung tâm[16].
Nhìn chung, các hoạt động nghi binh của Hồng quân đã thành công. OKH hoàn toàn không hề hay biết việc Hồng quân đã bí mật chuyển 3 tập đoàn quân bộ binh cơ giới, 1 tập đoàn quân xe tăng và vài sư đoàn đến tăng cường cho các đơn vị đối diện với Cụm Tập đoàn quân Trung tâm. Đến tận ngày mở màn chiến dịch Bagration, phát xít Đức vẫn tin rằng Tập đoàn quân xe tăng cận vệ số 5, Tập đoàn quân xe tăng số 2, Tập đoàn quân số 5 và số 8 vẫn còn được bố trí ở phía Nam, đối diện với Cụm Tập đoàn quân Nam Ukraina.[16]
Phản ứng của phía Quân đội Đức Quốc xã
Dựa trên suy luận rằng các mũi tấn công của Hồng quân phải có Tập đoàn quân Xe tăng làm mũi nhọn, mà các tín hiệu thu nhận từ mặt trận cho thấy cả 6 Tập đoàn quân Xe tăng đang tập trung ở khu vực Ukraina[15], nên OKH tiếp tục đánh giá thấp nguy cơ ở Byelorussia. Đầu tháng 5/1944, Cụm Tập đoàn quân Trung tâm đã bị lấy mất 1/3 lực lượng pháo binh[34], và đến cuối tháng Năm, khi OKH điều động thêm Quân đoàn Thiết giáp 56 sang tăng cường cho Cụm Tập đoàn quân Bắc Ukraina[45], thì Cụm Tập đoàn quân này chỉ còn lại một nửa số pháo chống tăng và 22 phần trăm số xe tăng[34].
Tuy nhiên, ở cấp độ quân đoàn trở xuống, các sĩ quan chỉ huy và tình báo Đức đã thu thập được nhiều tin tức về một cuộc tấn công quy mô lớn có thể xảy ra ở Byelorussia[16]. Vào đầu tháng 6 năm 1944, nhờ xâm nhập trinh thám, các đơn vị của Cụm Tập đoàn quân Trung tâm đã phát hiện sự tập trung quân quy mô lớn ở khu vực chiến tuyến đối diện và báo cáo về OKH. Không lâu trước khi chiến dịch mở màn, Bộ Tư lệnh của các Tập đoàn quân đã nhận diện hầu hết các đơn vị Hồng quân đối diện chiến tuyến và phán đoán được hướng tấn công của các đơn vị này – ngoại trừ các lực lượng dự bị chiến lược của STAVKA[46] như trường hợp của Tập đoàn quân Cận vệ 6, Tập đoàn quân Xe tăng Cận vệ 5, các Cụm cơ động Kỵ binh – Cơ giới hoá.
Có điều các sĩ quan cao cấp của OKH tiếp tục xem nhẹ các phát hiện này, họ cho rằng vẫn cho rằng việc tập trung quân này chỉ nhằm thực hiện một đòn nghi binh như các chiến dịch trước đây. Quan điểm này thể hiện trong bức công điện ngày 10 tháng 6: Mặc dù đòn tấn công nhằm vào Cụm Tập đoàn quân Trung Tâm vẫn được cho là thứ yếu, chúng ta vẫn cần phải để tâm đến khả năng quân địch tập trung binh lực ngay trước chiến tuyến của Cụm Tập đoàn quân Trung tâm; bởi lẽ sức mạnh của các mũi xung kích Xô Viết – nếu chỉ xét theo tỉ lệ binh lực của hai bên – đã là không thể xem thường[47]. Ngày 19 tháng 6, bộ phận Quân báo của Cụm Tập đoàn quân Trung tâm lại phát hiện mức độ tập trung cao của Không quân Xô Viết và tiếp tục báo cáo bày tỏ nghi vấn về phán đoán của OKH. Tuy nhiên, OKH tiếp tục đánh giá rằng sự nghi ngờ này không có căn cứ[48]. Các sĩ quan cấp cao của OKH chỉ hoàn toàn nhận thức được sai lầm của họ cho đến tận ngày 25 tháng 6, lúc đó đã là vài ngày sau khi chiến dịch Bagration thật sự mở màn.[16]
Quân lực và kế hoạch của hai bên
-
Tương quan quân lực của hai bên
Các đơn vị tham chiến của Hồng quân
[49] và Quân đội Ðức Quốc xã
[50] theo Zaloga
Tại khu vực mặt trận, Hồng quân có tổng cộng 2,4 triệu quân với 36.000 đại bác và súng cối, 5.200 xe tăng và pháo tự hành, 5.300 máy bay chiến đấu. Trong khi đó, quân lực của Đức Quốc xã gồm 80 vạn người, 900 xe tăng và pháo tự hành[Gc 15], 9.000 đại bác và cối, và 1.350 máy bay. Như thế, Hồng quân đạt ưu thế vượt trội mọi mặt, từ quân số đến vũ khí.
Tính vào ngày 22 tháng 6, Cụm Tập đoàn quân Trung tâm có 553 xe tăng và pháo tự hành, chưa tính khoảng vài trăm pháo tự hành chống tăng[51]. Tỷ lệ xe tăng so với pháo tự hành rất thấp, ví dụ Tập đoàn quân Thiết giáp 3 chỉ có 40 xe tăng và 246 pháo tự hành[51], được giải thích là chỉ chuẩn bị cho phòng ngự tĩnh. Trong khi đó, Hồng quân có 2.715 xe tăng và 1.355 pháo tự hành[52], so sánh cho thấy tỷ lệ xe tăng – pháo tự hành gần gấp 6 lần.
Tại thời điểm bắt đầu chiến dịch, trong số 1.350 máy bay ở mặt trận, Cụm Không lực 6 của Đức Quốc xã có 839 máy bay chiến đấu, trong đó chỉ có 66 máy bay tiêm kích và 312 máy bay ném bom[51]. Trong cùng thời điểm, Không quân Xô viết có 2.318 máy bay tiêm kích, 1.744 máy bay hỗ trợ mặt đất Shturmoviks; 655 máy bay ném bom hạng vừa; 1.007 máy bay ném bom chiến lược (trực thuộc STAVKA); 431 máy bay ném bom hạng nhẹ ban đêm[15]. Với số lượng gấp nhiều lần, Không quân Xô viết hoàn toàn làm chủ bầu trời và hầu như tự do oanh kích mọi nơi, mọi lúc.
Bố trí phòng thủ của Quân đội Đức Quốc xã
Bố trí quân lực hai bên trước chiến dịch.
Lực lượng của Cụm Tập đoàn quân Trung tâm dưới quyền thống chế Ernst Busch (từ 28 tháng 6 là thống chế Otto Moritz Walter Model) bao gồm Tập đoàn quân Thiết giáp số 3, Tập đoàn quân Bộ binh số 4, số 9 và số 2[Gc 16] được yểm trợ của Cụm Không quân 6. Ở thời điểm chiến dịch bắt đầu, Cụm Tập đoàn quân Trung tâm có 34 sư đoàn bộ binh[Gc 17], 2 sư đoàn dã chiến của Không quân, 7 sư đoàn an ninh hậu tuyến, 2 sư đoàn cơ giới hoá (chưa tính tàn quân của sư đoàn Feldherrnhalle) và 1 sư đoàn thiết giáp. Tổng cộng quân lực gồm 400.000 quân chiến đấu và 400.000 quân trong các đơn vị hỗ trợ[5]. Do phòng tuyến dài, nên mỗi sư đoàn phải đảm nhận trung bình 14 km, mỗi km chiều dài có 10 pháo trực xạ và cối, 1 pháo và 1 xe tăng hoặc pháo tự hành[53]. Những khoảng hở giữa các tiểu đoàn đóng quân trên trận tuyến chỉ được bao phủ bằng các cứ điểm trinh sát động tĩnh quân địch và bằng các đội tuần tra hoạt động theo phiên trực.[16]
Dầu sao, nhờ thời gian ngưng chiến khá lâu trước đó, nên phòng tuyến được kiên cố hoá bằng 3-5 lớp chiến hào, nhiều ụ hoả điểm và bãi mìn, với chiều dày khoảng 5–6 km. Tuy nhiên, do mật độ quân lực phòng thủ thấp, nên Cụm Tập đoàn quân Trung tâm chỉ có 3 sư đoàn dự bị, trong đó sư đoàn Thiết giáp 20 đã bị tiêu hao và sư đoàn cơ giới hoá Feldherrnhalle đã bị thiệt hại nặng đều chưa được bổ sung. Các thành phố quan trọng chỉ được phòng thủ bằng các đơn vị hậu tuyến. Cho nên, một khi khu vực chiến thuật của phòng tuyến đã bị đục thủng, thì Cụm Tập đoàn quân không đủ quân để bịt cửa đột phá[5]. Hơn nữa, một phần đáng kể lực lượng Đức đã bị hoạt động của các đội du kích Liên Xô trói chân tại hậu phương.[16][Gc 18]
Kế hoạch tấn công của Hồng quân
Kế hoạch ban đầu của STAVKA được phác thảo với ý đồ bao vây tiêu diệt phần lớn Cụm Tập đoàn quân Trung tâm Đức Quốc xã bằng 2 mũi chủ công thọc sâu: Mũi Đông Bắc của Phương diện quân Byelorussia 3 qua Orsha xuyên giữa Tập đoàn quân Thiết giáp 3 và Tập đoàn quân 4 của Đức Quốc xã về phía Tây Bắc Minsk, còn mũi Đông Nam của Phương diện quân Byelorussia 1 qua khu đầm lầy Nam Bobruysk xuyên giữa Tập đoàn quân 9 và Tập đoàn quân 2 theo hướng Slutsk tới Baranovichi rồi vòng lên phía Bắc. Hai mũi dự kiến sẽ hợp vây tại Tây Minsk. Trong khi đó, mũi phụ công của Phương diện quân Baltic 1 cắt qua giữa 2 Cụm Tập đoàn quân Bắc và Trung tâm theo hướng Poltosk-Glubokoe, vừa để bảo vệ sườn phải cho mũi Đông Bắc đồng thời kẹp chủ lực của Tập đoàn quân Thiết giáp 3 vào giữa[54], còn PQD Byelorussia 2 trợ công hướng Đông, ghim giữ Tập đoàn quân 4[3].
Tuy nhiên, trong cuộc họp chung giữa STAVKA với các Tư lệnh Phương diện quân vào ngày 22-23 tháng 5[Gc 19], một vấn đề được nhận diện là các mũi thọc sâu chiến dịch có thể gặp nguy hiểm nếu các lực lượng phòng thủ vòng ngoài của đối phương chưa bị tiêu diệt[54]. Do đó, các mũi thọc sâu chiến thuật cũng sẽ được tổ chức tại Vitebsk và Bobruisk để bao vây tiêu diệt Tập đoàn quân Thiết giáp 3 và Tập đoàn quân 9 của Đức Quốc xã.[54][Gc 20]
Mũi thọc sâu chủ công Đông Bắc của Phương diện quân Byelorussia 3 được giao Tập đoàn quân Xe tăng 5 và Cụm cơ động Kỵ binh – Cơ giới hoá Oslikovsky, còn mũi Đông Nam của Phương diện quân Byelorussia 1 được giao Cụm cơ động Kỵ binh – Cơ giới hoá Plyev. Các mũi thọc sâu chiến thuật được thực hiện bởi Quân đoàn Xe tăng 1 được phối thuộc cho Tập đoàn quân Cận vệ 6 thuộc Phương diện quân Baltic 1, Quân đoàn Xe tăng Cận vệ 2 được phối thuộc cho Tập đoàn quân Cận vệ 11 thuộc Phương diện quân Byelorussia 3, Quân đoàn Xe tăng Cận vệ 1 và 9 được phối thuộc cho Tập đoàn quân 65 và 3 thuộc Phương diện quân Byelorussia 1. Hoạt động của Phương diện quân Baltic 1 và Phương diện quân Byelorussia 3 được phối hợp bởi đại diện của STAVKA là Nguyên soái A. M. Vasilevsky, hoạt động của Phương diện quân Byelorussia 1 và 2 được phối hợp bởi đại diện STAVKA là Nguyên soái K. G. Zhukov.
STAVKA bắt đầu đưa ra những chỉ thị cơ bản về kế hoạch của chiến dịch vào ngày 31 tháng 5 năm 1944. Trái với những kế hoạch tấn công trước đó, lần này STAVKA biết giới hạn tham vọng của mình và chỉ đưa ra những mục tiêu vừa sức với các Phương diện quân tham gia chiến dịch.[Gc 21] Thật vậy, sự thành công ngoài mong đợi của chiến dịch Bagration đã khiến các chỉ huy Liên Xô bị bất ngờ và họ phải thực thi những thay đổi trong kế hoạch nhằm hướng tới những mục tiêu sâu hơn và xa hơn so với ban đầu.[16]
Theo học thuyết “Tác chiến chiều sâu”, mỗi chiến dịch gồm 3 giai đoạn: tấn công khu vực chiến thuật của phòng tuyến; vận động thọc sâu vào tung thâm bao vây tiêu diệt và cuối cùng là triển khai chiến dịch kế tiếp để khai thác chiến quả[Gc 22]. Tương ứng với học thuyết, chiến dịch Bagration cũng chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 bắt đầu từ 23 tháng 6 đến 29 tháng 6, giai đoạn 2 từ 28 tháng 6 đến 5 tháng 7, giai đoạn 3 từ 5 tháng 7 đến 29 tháng 8.
Giai đoạn 1: Tấn công khu vực chiến thuật của phòng tuyến
Bản đồ chi tiết chiến dịch Bagration.
Ban đầu, thời gian tấn công được STAVKA dự kiến trong khoảng từ ngày 15 đến 20 tháng Sáu. Vì quy mô lực lượng ở mặt trận quá lớn, công tác đảm bảo hậu cần không theo kịp, nên Stalin quyết định dời ngày bắt đầu chiến dịch đến ngày 23 tháng 6[1][2]. Tuy nhiên, ngày 22 tháng 6 năm 1944, đúng vào ngày Quân đội Đức Quốc xã bắt đầu chiến dịch Barbarossa 3 năm về trước, Hồng quân bắt đầu nổ súng thăm dò trên toàn mặt trận, đồng thời lôi kéo quân Đức ra bố phòng ở các tuyến phòng ngự bên ngoài, tăng hiệu quả sát thương của đợt bắn phá bằng pháo binh trong ngày hôm sau[55]. Riêng ở khu vực đột phá của Phương diện quân Baltic 1, đợt tấn công thăm dò thuận lợi nên phát triển luôn thành cuộc tấn công chính[Gc 23].
Tối ngày 22 tháng 6, Hồng quân bắt đầu làm mềm phòng tuyến đối phương bằng 1.000 lượt xuất kích của lực lượng Không quân chiến lược đánh vào các điểm tập trung quân và các khẩu đội pháo của đối phương. Đúng 5:00 sáng ngày 23 tháng 6, pháo binh tiếp nối không quân bằng loạt pháo chuẩn bị kéo dài suốt 2 giờ ở mật độ gần như bão hoà.[56] Đặc biệt, ở khu vực phòng tuyến đối diện của Phương diện quân Byelorussia 1 và 3, loạt bắn chuẩn bị là “chưa từng thấy trong cả cuộc chiến tranh” – theo lời của lính Đức Quốc xã sau đó[57].
Sau loạt pháo lại đến lượt Không quân tiếp tục oanh kích ở các tuyến trong khi lực lượng của cả 4 Phương diện quân tấn công đột phá ở 6 đoạn chiến tuyến. Ở các khu vực đột phá, các đội công kiên gồm có công binh, bộ binh, pháo binh, có pháo tự hành lần lượt hạ từng ổ hoả điểm. Sau lưng các đội công kiên là thê đội cơ động gồm các Quân đoàn Xe tăng và Cụm kỵ binh-cơ giới hoá sẵn sàng khai thác cửa mở để vận động thọc sâu[58]. Các đợt tấn công của Hồng quân được yểm trợ mạnh mẽ bằng hỏa lực của pháo binh và không quân, đồng thời hệ thống đèn pha và pháo sáng làm lóa mắt quân Đức và soi đường cho các mũi đột phá.[59]
Khu vực Vitebsk-Orsha
Nguyên soái A.M. Vasilevsky (thứ 2 từ trái) và Ðại tướng I.D. Chernyakhovsky (thứ 3 từ trái) thẩm vấn tướng Alfons Hitter (thứ nhất từ phải) và tướng Friedrich Gollwitzer (thứ 2).
-
Phương diện quân Baltic 1 và Phương diện quân Byelorussia 3 nhận nhiệm vụ tấn công mặt Đông Bắc, mà Vitebsk là vị trí phòng thủ chính của Tập đoàn quân Thiết giáp 3. Ngay ngày đầu tiên, hai Phương diện quân đã chọc thủng tuyến phòng ngự. Phía Bắc Vitebsk, Phương diện quân Baltic 1 đưa Quân đoàn Xe tăng 1 nhập cuộc ngay trong ngày, nhanh chóng đẩy Quân đoàn 9 Đức Quốc xã sang bờ Tây sông Dvina, chặn đường rút của Quân đoàn 53 tại Vitebsk, phát triển về hướng Lepel rồi giải phóng thành phố vào ngày 28 tháng 6. Ở Nam Vitebsk, sau khi đột phá phòng tuyến của Quân đoàn 6 và đánh tan Quân đoàn này, các Tập đoàn quân thuộc Phương diện quân Byelorussia 3 đưa các lữ đoàn xe tăng phối thuộc tràn qua cửa mở. Trong khi Tư lệnh Quân đoàn 53 Đức Quốc xã đang xin phép bỏ lệnh tử thủ, thì 2 Phương diện quân đã nhanh chóng vận động hình thành 2 gọng kìm hợp vây Vitebsk[Gc 24]. Ngày 27 tháng 6, cả 2 Phương diện quân hợp lực thanh toán túi Vitebsk chứa 28’000 quân[60], giải phóng thành phố.
Trong thời gian này, hướng Orsha gặp khó khăn. Vì khu vực này án ngữ trục giao thông Moskva-Minsk nên được bảo vệ bởi các đơn vị được trang bị tốt nhất của Quân đoàn 27 thuộc Tập đoàn quân 4 Đức, khiến cho Tập đoàn quân Cận vệ 11 của Phương diện quân Byelorussia 3 tiến rất chậm. Không chờ mở xong cửa đột phá, chỉ huy Tập đoàn quân Cận vệ 11 đưa Quân đoàn Xe tăng Cận vệ 2 qua khu vực đầm lầy ở phía Bắc chính diện đột phá, tìm đường vòng xuống vu hồi Orsha[61]. Bị uy hiếp bao vây nên Tư lệnh Quân đoàn 27 phải rút bỏ Orsha trái lệnh tử thủ của Hitler. Ngày 27 tháng 6 Orsha sụp đổ, Tập đoàn quân Xe tăng Cận vệ 5 và Cụm Kỵ binh – Cơ giới hoá Olikovsky thông đường hành tiến và đến bờ sông Berezina vào ngày 28 tháng 6.
Khu vực Mogilev
-
Pháo tự hành StuG-III của Đức bị bỏ lại gần Mogilev
Nhiệm vụ chính của Phương diện quân Belorussia 2 là ghim giữ chủ lực của Tập đoàn quân số 4 (Đức) tại khu vực phòng tuyến Mogilev, không cho lực lượng này chuyển sang các hướng khác hay kịp rút về Minsk. Sau đợt pháo bắn chuẩn bị sáng ngày 23 tháng 6 năm 1944, Phương diện quân tấn công dữ dội vào khu vực phòng thủ của Quân đoàn thiết giáp 39 và Quân đoàn 12 – hai quân đoàn mạnh nhất của Cụm Tập đoàn quân Trung tâm. Đến ngày 25, chính diện phòng tuyến đã bị xuyên thủng, đồng thời Tập đoàn quân Thiết giáp 3 lẫn Tập đoàn quân 9 đóng ở hai bên vai đang sụp đổ[62]. Đối diện với nguy cơ bị bao vây, Tư lệnh Tập đoàn quân 4 phải chủ động cho 2 quân đoàn này từng bước lùi về tuyến 2, chỉ để lại một sư đoàn bộ binh giữ Mogilev theo lệnh tử thủ của Hitler[Gc 25]. Sau 4 ngày kịch chiến, Tập đoàn quân 49 của Phương diện quân đã vượt sông Dnepr, cắt đường rút của sư đoàn tử thủ Mogilev. Ngày hôm sau, sư đoàn này bị tiêu diệt, Mogilev được giải phóng. Đại bộ phận 2 quân đoàn Đức Quốc xã kịp lui về bên kia sông Berezina nhưng chưa biết hai cánh chủ công Phương diện quân Belorussia 1 và 3 đang hình thành 2 gọng kìm bọc lưng[63].
Khu vực Bobruysk
Các xe tăng Đức bị bắn hỏng gần Bobruysk
-
Phương diện quân Belorussia 1 mở 2 cửa đột phá ở Đông và Nam Bobruysk để hình thành 2 cánh hợp vây Tập đoàn quân số 9 Đức Quốc xã. Trong ngày đầu tiên, khu vực Đông Bobruysk tiến triển chậm nên cuối ngày, Rokossovsky ra lệnh tạm ngưng tấn công, tăng cường không kích và bắn phá bằng pháo rồi mở lại cuộc tấn công vào sáng hôm sau. Các đơn vị công binh Hồng quân đã bí mật xây dựng những con đường bằng gỗ băng qua khu đầm lầy phía Đông sông Ptsich; vì thế quân Đức đã bị bất ngờ trước sự xuất hiện đột ngột của Hồng quân tại khu vực này.[16] Với sự hỗ trợ hiệu quả của hoả lực, đến chiều tối thì Tập đoàn quân 3 chọc thủng phòng tuyến, khiến Tư lệnh Tập đoàn quân 9 vội điều lực lượng dự bị duy nhất là Sư đoàn Thiết giáp 20 đến bịt lỗ thủng. Giữa lúc đó Tập đoàn quân số 65 cũng đột phá thành công ở Nam Bobruysk và đưa ngay Quân đoàn Xe tăng Cận vệ 1 vào cửa mở. Lo lắng vì mũi xe tăng, Tư lệnh Tập đoàn quân 9 vội ra lệnh cho Sư đoàn Thiết giáp 20 quay về hướng Nam và bị kẹt giữa loạn quân đang rút lui[64][65]. Tận dụng thời gian, Quân đoàn Xe tăng Cận vệ 1 đưa Thê đội tiên phong đón đánh cầm chân Sư đoàn Thiết giáp 20 để đơn vị chính tiếp tục thọc sâu về Bobruysk. Giữa lúc này, Phương diện quân tung Quân đoàn Xe tăng 9 vào tham chiến qua cửa mở của Tập đoàn quân 3, nhanh chóng vận động hình thành gọng kìm Bắc Bobruysk.
Ngày 26 tháng 6, hai Quân đoàn Xe tăng đã chiếm được cây cầu độc đạo qua sông Berezina, cắt đường rút của Tập đoàn quân 9 Quân đội Đức Quốc xã và tạo tiền đề cho Cụm Kỵ binh – Cơ giới hoá Pliev hành tiến về Slusk để chiếm trục giao thông qua đầm lầy Prypiat. Hôm sau, các Tập đoàn quân bộ binh từ hai hướng cũng kịp hợp điểm, dồn 2 quân đoàn Đức với 40.000 quân[66][67][Gc 26] vào túi phía Đông Bobruysk dưới trận mưa bom của Không quân Xô Viết. Trong ngày 28 tháng 9, khoảng 8-15.000[68][Gc 27] quân chạy thoát nhờ Sư đoàn Thiết giáp 12 được điều từ Cụm Tập đoàn quân Bắc xuống hỗ trợ phá vây, nhưng phần lớn bị mắc lại. Hôm sau, 29 tháng 6, Phương diện quân Belorussia 1 hoàn toàn làm chủ Bobruysk, tiêu diệt 50.000 quân, bắt 20.000 tù binh[69]. Với mục tiêu Bobruysk hoàn thành sớm hơn dự kiến, 2 Quân đoàn Xe tăng tiếp tục dẫn đầu cuộc tấn công thọc sâu về hướng Minsk[Gc 28].
Giai đoạn 2: Vận động thọc sâu vào tung thâm
Bản đồ giai đoạn 1&2 của chiến dịch.
Sau khi đánh tan các khu vực phòng ngự chiến thuật, các Phương diện quân Hồng quân nhanh chóng tổ chức các mũi thọc sâu: Phương diện quân Baltic 1 đánh chiếm Poltosk-Glubokoe để tiếp tục khoét sâu kẽ hở giữa Cụm Tập đoàn quân Bắc và Cụm Tập đoàn quân Trung tâm; chủ lực của các Phương diện quân Byelorussia 1,2,3 tấn công theo các trục giao nhau tại Minsk nhằm hợp điểm bao vây Quân đoàn 4 của Quân đội Đức Quốc xã; một cánh của Phương diện quân Byelorussia 1 tấn công theo trục Slutsk-Baranovichi để cô lập Minsk từ phía Nam. Các chiến dịch này bắt đầu từ ngày 29 tháng 6 và kết thúc vào ngày 4 tháng 7 năm 1944, lúc mà hầu hết các mục tiêu đã cơ bản hoàn thành (trừ Baranovichi).
Chiến dịch Polotsk-Glubokoe
-
Nguyên soái xe tăng P. A. Rotmistrov, tư lệnh Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 5 tại sở chỉ huy trên bờ sông Berezina, ngày 1 tháng 7 năm 1944
Sau khi hợp lực với Phương diện quân Byelorussia 3 thanh toán cứ điểm phòng ngự Vitebsk xong, Phương diện quân Baltic 1 nhanh chóng tiến về hướng Polotsk – một nút giao thông quan trọng ở Tây Bắc nhằm làm bàn đạp cho các chiến dịch kế tiếp[70] – truy kích sát nút lực lượng còn lại của Tập đoàn quân Thiết giáp 3[Gc 29]. Trên đường hành tiến, Phương diện quân Baltic 1 vừa tấn công các ổ phòng ngự vừa chạy đua với tàn quân Đức Quốc xã, kịp đến Polotsk sáng sớm 1 tháng 7. Ở đây, quân Đức dựng vội một đai phòng ngự ngoại vi bằng các đơn vị hậu tuyến cùng với 3 Sư đoàn thuộc Tập đoàn quân 16 được điều từ Cụm Tập đoàn quân Bắc xuống, yểm trợ cho tàn quân rút vào bên trong. Phòng tuyến tạm thời này không trụ được lâu: ngày 2 tháng 7, sau một ngày công kích Tập đoàn quân xung kích 4 và Tập đoàn quân Cận vệ 6 đã đột nhập thành công và quét sạch quân đội Đức Quốc xã ở bờ Nam sông Dvina Tây. Chiều hôm đó, một đơn vị của Tập đoàn quân Cận vệ 6 đã chiếm được cầu gỗ còn lại trên sông Dvina Tây, kịp đưa quân sang bờ Bắc lập đầu cầu trước khi cầu bị quân Đức phá sập[71]. Sáng 3 tháng 7, một quân đoàn thuộc Tập đoàn quân 6 tận dụng đầu cầu vượt sông và bắt đầu cuộc chiến đường phố. Sau một ngày kịch chiến, lực lượng Đức Quốc xã phòng thủ Poltosk bị thiệt hại nặng, buộc phải rút chạy về phía Tây Bắc, thành phố được giải phóng[72].
Trong thời gian diễn ra trận đánh Poltosk, thì Tập đoàn quân 43 cùng với Quân đoàn Xe tăng Cận vệ 1 chiếm Glubokoe trong hành tiến, sau đó tiếp tục phát triển về hướng Tây đến Dissna. Đến chiều 4 tháng 7, thì Phương diện quân Baltic 1 đã tiến sâu trung bình 120–140 km, tiêu diệt được 37.000 quân đối phương, bắt 7.000 tù binh cùng với nhiều chiến lợi phẩm[72].
Chiến dịch Minsk
-
Người dân Minsk trở về nhà sau trận đánh
Ở mặt Đông Bắc, ngay khi thanh toán xong Orsha, mở thông trục lộ Moskva-Minsk, Tập đoàn quân Xe tăng Cận vệ 5 cùng Cụm kỵ binh – cơ giới hoá của Phương diện quân Belorussia 3 chạy đua chiếm giữ đầu cầu vượt sông Berezina[73], theo sau là Quân đoàn Xe tăng Cận vệ 2 của Tập đoàn quân Cận vệ 11[Gc 30]. Đến lúc này, OKH mới nhận thức được mức độ nghiêm trọng, vội điều Sư đoàn thiết giáp 5 từ Ukraina lên chặn mũi chủ công Đông Bắc của Hồng quân, yểm trợ cho Tập đoàn quân 4 rút về bờ Tây sông Berezina.
Cuộc chiến vượt sông ở cánh Đông Bắc diễn ra ác liệt khi đến ngày 30 tháng 6 Sư đoàn thiết giáp 5 mới bị đẩy khỏi bờ sông lùi về giữ Borisov[Gc 31]. Trong lúc Tập đoàn quân Xe tăng Cận vệ 5 đang giao chiến với Sư đoàn thiết giáp 5, thì Quân đoàn Cơ giới hoá Cận vệ 3 vượt sông Berezina thành công ở phía Bắc, cắt tuyến đường sắt Borisov-Vileika và triển khai vu hồi Borisov[74]. Bị uy hiếp bao vây, Sư đoàn Thiết giáp 5 phải lùi về giữ tuyến đường sắt Tây Minsk. Chiều 1 tháng 7, Borisov được giải phóng, cụm Kỵ binh – cơ giới hoá tiếp tục phát triển về hướng Molodechno.
Trong lúc Tập đoàn quân Xe tăng Cận vệ 5 đang bị giữ chân ở Borisov[Gc 32] thì Quân đoàn Xe tăng Cận vệ 2 vòng phía Nam Borisov[74], tìm được đường trống chạy đua về Minsk và tiến vào thành phố sáng sớm ngày 3 tháng 7[Gc 33]. Đến đầu chiều cùng ngày thì Quân đoàn Xe tăng Cận vệ 1 của Phương diện quân Byelorussia 1 cũng kịp tới Minsk từ hướng Đông Nam. Hai cánh quân hợp lực trong cuộc chiến đường phố, sau một ngày thì quét sạch các đơn vị chặn hậu của Cụm Tập đoàn quân Trung tâm, giải phóng Minsk. Trong cùng khoảng thời gian, Tập đoàn quân 31 và Cận vệ 11 của Phương diện quân Byelorussia 3 đã gặp Tập đoàn quân 3 của Phương diện quân Byelorussia 1 ở ngoại ô phía Đông thành phố Minsk, thắt miệng túi bao quanh Tập đoàn quân 4 Đức Quốc xã[75] trong khi Phương diện quân Byelorussia 2 đang siết chặt túi từ hướng Đông.
Đến lúc này, Cụm Tập đoàn quân Trung tâm đã mất 25 sư đoàn với 30 vạn quân[76], chưa tính 10 vạn[66] quân trong túi khi cuộc thanh toán hoàn thành vào ngày 11 tháng 7[Gc 34].
Chiến dịch Slutsk-Baranovichi
-
Slutsk là một mục tiêu quan trọng ở phía Nam mặt trận: đây là điểm nút của các đường giao thông phía Bắc khu vực đầm lầy Prypiat và là bàn đạp cho cánh trái của Phương diện quân Belorussia 1 triển khai hỗ trợ hướng Lvov-Sandomir của Phương diện quân Ukraina 1. Ngày 26 tháng 6 được đưa vào tham chiến qua cửa mở Nam Bobruysk, thì đến ngày 29 tháng 6, Cụm Cơ động Kỵ binh – Cơ giới hoá Plyev của Phương diện quân được sự hỗ trợ của Tập đoàn quân 65 và 28 chiếm Slutsk trong hành tiến. Lúc này, do hướng tấn công đang phát triển thuận lợi về Minsk, nên thay vì chiếm Baranovichi rồi tiến về Minsk như kế hoạch, thì Quân đoàn Kỵ binh được lệnh quay về Bắc, cắt tuyến đường sắt phía Nam Minsk, trong khi Quân đoàn Cơ giới hoá tiếp tục hành tiến về hướng Baranovichi[66][77].
Ngày 3 tháng 7, thì Quân đoàn Cơ giới hoá tiến đến Baranovichi ở mặt Nam, thì Quân đoàn Xe tăng 9 rời Minsk tiến về Baranovichi từ mặt Đông Bắc. Lúc này, Baranovichi được phòng thủ bởi các đơn vị của Tập đoàn quân 2 và tàn quân của Tập đoàn quân 9[78] được tăng cường thêm Sư đoàn Thiết giáp 4 thành một cụm phòng ngự mạnh. Ngày 6 tháng 7, 3 Tập đoàn quân 65, 28 và 48 đến kịp và tham chiến từ mặt Đông. Sáng 7 tháng 7, sau một đợt bắn phá bằng pháo binh và không quân, Quân đoàn Xe tăng 9 và Tập đoàn quân 48 chọc thủng tuyến phòng ngự phía Đông Bắc thành phố, trong khi Quân đoàn Kỵ binh vận động tập hậu mặt Tây Bắc. Bị uy hiếp bao vây, lực lượng Đức Quốc xã phòng thủ buộc phải rút chạy. Baranovichi được giải phóng cùng ngày[79].
Giai đoạn 3: Khai thác chiến quả hướng Tây mặt trận
Bản đồ các chiến dịch phát huy chiến quả.
Đường rút chạy của Quân đội Đức Quốc xã (tháng 7/1944).
Trong ngày 28 tháng 6, nhận thấy mặt trận Byelorussia phát triển thuận lợi, STAVKA chỉ đạo các Phương diện quân phải tiến xa hơn về phía Tây. Đây là giai đoạn phát huy chiến quả của chiến dịch Byelorussia và phạm vi lan rộng ra lãnh thổ các nước cộng hoà vùng Baltic và Ba Lan. Giai đoạn này bắt đầu khi túi Đông Minks đã được thắt, việc thanh toán túi được giao cho Phương diện quân Byelorussia 2 còn và Phương diện quân Byelorussia 1 và 3 bắt tay ngay vào việc truy kích đối phương rút chạy. Như thế, giai đoạn này có thể được coi là bắt đầu khoảng ngày 5 tháng 7 và hoàn thành vào ngày 29 tháng 8 năm 1944.
Ngày 28 tháng 6, Thống chế Walter Model được bổ nhiệm thay thế Ernst Busch làm Tư lệnh của Cụm Tập đoàn quân Trung tâm. Sau khi mặt trận Byelorussia sụp đổ, Model tổ chức mới Tập đoàn quân số 2 và số 4 bao gồm Sư đoàn Thiết giáp 7 được điều tăng viện từ mặt trận Ukraina cộng với tàn quân của Tập đoàn quân 4, 9, Thiết giáp 3[80] để lập tuyến đứng chân theo trục Vilnius – Lida – Bavanovichi [Gc 35].
Mặc dù lúc này Hồng quân cũng đã tiêu hao nhưng vẫn còn sức chiến đấu so với đối phương đã mất ý chí. Vì thế, các Phương diện quân tranh thủ cơ hội tổ chức tiếp 5 chiến dịch liên hoàn ở Šiauliai, Vilnius, Kaunas, Belostok-Osovets và Lublin-Brest, phá vỡ ý đồ phòng ngự của Quân đội Đức Quốc xã, chiếm bàn đạp cho các chiến dịch sau.
Chiến dịch Šiauliai
-
Cuối tháng 6, các đơn vị tiền phương của Phương diện quân Baltic đã có mặt ở sông Duyna và truy kích tàn quân của Tập đoàn quân Thiết giáp 3 về hướng Kauna. Lúc này, 2 Quân đoàn của Cụm Tập đoàn quân Bắc trấn giữ hành lang nối Cụm Tập đoàn quân Bắc và Trung tâm đã chống trả dữ dội, ngăn bước tiến của Phương diện quân Baltic 1. Đến ngày 14 tháng 7, nhận thêm 2 Tập đoàn quân trong lực lượng dự bị của STAVKA và Quân đoàn Cơ giới hoá Cận vệ số 3 từ Phương diện quân Belorussia 3, Phương diện quân Baltic 1 đổi hướng tấn công về Šiauliai, một thành phố của Litva. Đến ngày 22 tháng 7, Phương diện quân chiếm Panevežys, một nút giao thông quan trọng và đến ngày 27 thì giải phóng Šiauliai. Không dừng lại ở đó, Phương diện quân tiếp tục tiến công và đến ngày 30 tháng 7 thì tới bờ vịnh Riga, cắt đứt Cụm Tập đoàn quân Bắc khỏi Cụm Tập đoàn quân Trung tâm.
Giữa tháng 8, Quân đội Đức Quốc xã sử dụng các sư đoàn thiết giáp tăng viện mở 2 cuộc phản công Doppelkopf và Cäsar để lấy lại tuyến liên lạc giữa 2 Cụm Tập đoàn quân. Mặc dù tạm thời đẩy lui Hồng quân khỏi Riga và mở được một hành lang hẹp giữa hai Cụm Tập đoàn quân, nhưng mọi nỗ lực lấy lại nút giao thông Šiauliai đều thất bại khi Phương diện quân Baltic 1 kịp thời thiết lập một đai phòng ngự chiều sâu vững chắc bên ngoài thành phố[81].
Chiến dịch Vilnius
-
Quân đội Liên Xô và Quân đoàn bộ binh Ba Lan 1 giải phóng Vinius, 13-7-1944
Chiến dịch Vilnius do Phương diện quân Belorussia 3 tiến hành với mục tiêu là hoàn tất những gì mà chiến dịch Minsk còn dang dở: tiêu diệt tàn binh của Tập đoàn quân Thiết giáp 3 và Tập đoàn quân 4 của Quân đội Đức Quốc xã. Lúc này, tàn quân của Tập đoàn quân 4 cùng với sư đoàn thiết giáp 5 tổ chức tử thủ Molodechno, điểm nút của nhiều tuyến đường ray quan trọng, án ngữ đường tới Vilnius. Ngày 5 tháng 7, Tập đoàn quân Cận vệ 11, Tập đoàn quân Xe tăng Cận vệ 5 và Quân đoàn kỵ binh Cận vệ 3 đã lấy được thành phố. Quân Đức tiếp tục triệt thoái về phía Vilnius và Phương diện quân Belorussia 3 truy kích sát nút. Ngày 7 tháng 7, thành phố bị bao vây. Ngày hôm sau, cùng với Tập đoàn quân Ba Lan Armia Krajowa, các đơn vị của Phương diện quân bắt đầu cuộc chiến đường phố để thanh toán túi. Sau một trận đánh kéo dài 4 ngày, vào ngày 12 tháng 7 Hồng quân bất ngờ bị Sư đoàn Thiết giáp 6 tập kích từ phía Tây, để 3’000 quân chạy thoát trước khi kịp hàn vòng vây[82]. Tuy nhiên, khi thành phố giải phóng vào ngày hôm sau thì phần lớn quân phòng thủ, khoảng 12’000-13’000 quân[83] đã bị tiêu diệt.
Chiến dịch Kaunas
-
Ðầu tháng 7, nhận được lệnh của STAVKA phát triển về hướng Tây, Phương diện quân Byelorussia 3 chuyển Quân đoàn Cơ giới hoá Cận vệ 3 cho Phương diện quân Baltic 1 và nhận lại Tập đoàn quân 39 đang ở gần Kaunas. Do Kaunas là bình phong che mặt Đông Phổ, nên hướng này được tập trung phòng ngự bởi Tập đoàn quân Thiết giáp 3 và Tập đoàn quân 4 mới được tổ chức lại của Cụm Tập đoàn quân Trung tâm. Đối mặt với một lực lượng mạnh, nên chỉ sau khi đã hoàn thành mục tiêu Vilnius, Phương diện quân Byelorussia 3 mới tập trung đủ quân lực cho mục tiêu này. Ngày 28 tháng 7, toàn bộ Phương diện quân bước vào tấn công và sau 2 ngày đã đột phá thành công tuyến phòng thủ theo hướng ra sông Neman. Quân đoàn Xe tăng Cận vệ 2 được đưa vào cửa mở, nhanh chóng vận động về phía Vilkaviškis đe doạ bao vây Kaunas, buộc quân đội Ðức Quốc xã đang phòng thủ phải rút lui. Sáng ngày 1 tháng 8, Kaunas được giải phóng.
Trong suốt tháng Tám, Phương diện quân Byelorussia 3 đánh lui các cuộc phản công ngắn của Tập đoàn quân Thiết giáp 3, đồng thời tiến đến biên giới Đông Phổ dọc theo tuyến Kybartai – Suwałki trước khi chuyển sang phòng ngự để chỉnh đốn và bổ sung quân lực.
Chiến dịch Belostock-Osovets
-
Khi việc thanh toán túi Đông Minsk đang sắp xong, Phương diện quân Byelorussia 2 để Tập đoàn quân 49 ở lại và chuyển Tập đoàn quân 50 sang mục tiêu Grodno, án ngữ đường tới Belostock. Ngày 16 tháng 7, Tập đoàn quân 50 chiếm được Grodno từ tay tàn quân của Tập đoàn quân số 4 Đức Quốc xã. Vào lúc này, Sư đoàn Thiết giáp 19 mới được điều đến đã phản công, tìm cách chặn trục giao thông Grodno-Belostok. Với sự phối hợp của Quân đoàn kỵ binh cơ giới 3, Tập đoàn quân 50 đã đẩy lui cuộc phản công, găm giữ lực lượng Đức Quốc xã để Tập đoàn quân 3 thuộc Phương diện quân Byelorussia 1 tiến quân đến Belostock và giải phóng thành phố vào ngày 27 tháng 7.
Ngay sau khi chiến dịch Belostock kết thúc, Phương diện quân Byelorussia 2 tiến công tiếp thành phố Osovets nằm trên một trong những phụ lưu của sông Narev. Hệ thống phức hợp pháo đài lớn tại đây là một trong những chốt chặn án ngữ con đường tiến vào các khu đầm lầy của Đông Phổ. Vào ngày 14 tháng 8, sau một trận oanh kích dữ dội của Không quân, các đơn vị của Phương diện quân đã đột nhập thành công và chiếm được thành phố.
Chiến dịch Lublin-Brest
-
Chiến dịch Lublin-Brest do cánh trái của Phương diện quân Byelorussia 1 thực hiện, kéo dài từ ngày 18 tháng 7 đến 2 tháng 8, với mục đích khai thác chiến quả của chiến dịch Bagration theo hướng Tây Ba Lan và sông Wisla, đồng thời hỗ trợ cho mũi tấn công của Phương diện quân Ukraina 1. Ngày 18 tháng 7, cả 5 Tập đoàn quân đồng loạt nổ súng, chỉ sau vài giờ đã đột phá xong phòng tuyến của Tập đoàn quân Thiết giáp 4 thuộc Cụm Tập đoàn quân Bắc Ukraina, tạo điều kiện cho lực lượng cơ động tham chiến. Ngày 21 tháng 7, Tập đoàn quân Cận vệ 8 và 47 tiến tới bờ sông Bug Tây, hôm sau Tập đoàn quân Xe tăng 2 bắt đầu hành tiến về Lublin và sông Wisla, trong khi Quân đoàn Xe tăng 11 và Quân đoàn Kỵ binh Cận vệ 2 vu hồi Siedlce ở Tây Bắc, cắt đường rút của lực lượng Ðức phòng thủ Brest và Bialystok.[84] Lublin được giải phóng ngày 24 tháng 7, còn Brest vào ngày 28 tháng 7.
Ngày 25 tháng 7, Tập đoàn quân Cận vệ 8 và Tập đoàn quân xe tăng 2 tiến tới bờ phải Wisla[84], và ngày 2 tháng 8 các đơn vị cánh phải của Phương diện quân Byelorussia 1 chiếm được các bàn đạp vượt sông ở Magnusew và Pulawy. Trước đó, vào ngày 28 tháng 7, Tập đoàn quân xe tăng 2 chạm trán với sư đoàn bộ binh 73 và sư đoàn thiết giáp SS Herman Goering của Đức và bắt đầu một cuộc chiến nhằm đoạt lấy con đường dẫn vào Warszawa ở phía Đông. Ngày 29 tháng 7, Tập đoàn quân xe tăng 2 tung quân đoàn xe tăng Cận vệ 8 và quân đoàn xe tăng 3 lên phía Đông Bắc Warszawa nhằm mở một mũi vu hồi ở đây, trong khi đó quân đoàn xe tăng 16 tấn công từ phía Đông Nam. Mũi tiến công của quân đoàn xe tăng Cận vệ 8 tiến sát tới thủ đô Ba Lan (chỉ còn cách 20 cây số) nhưng các đợt phản kích quyết liệt của quân Đức khiến đà tấn công của Hồng quân bị chững lại. Ngày 2 và 3 tháng 8 các sư đoàn thiết giáp số 4 và sư đoàn thiết giáp SS Viking của Đức cũng được tung vào mặt trận. Tập đoàn quân xe tăng 2 đã phải chiến đấu quyết liệt suốt nhiều ngày, liên tục đánh lui các đợt phản kích của quân Đức cho đến khi tập đoàn quân 47 kịp thời tham chiến (5 tháng 8) và ổn định mặt trận. Tuy nhiên sau một thời gian dài chiến đấu, lực lượng đã bị tiêu hao nên Hồng quân đã chuyển sang phòng ngự để nghỉ củng cố và bổ sung lực lượng.[84]
Ý nghĩa của chiến dịch
Hồng quân tấn công Elgava – Latvia ngày 16/8/1944.
Chiến dịch Bagration được xem là chiến thắng vĩ đại nhất của Hồng quân Liên Xô – được coi là “bậc thầy” về chiến tranh vây bọc thời đó, tiêu diệt “Cụm Tập đoàn quân Trung tâm của phát xít Đức.[24] Thắng lợi ấy đã đặt nền tảng cho những chiến thắng liên tiếp sau đó của quân Nga, góp phần giải phóng toàn bộ Liên Xô.[85][86]
Ý nghĩa chiến lược của chiến dịch
Chiến dịch này đã giải phóng một vùng lãnh thổ rộng lớn của Liên Xô và Ba Lan. Mục tiêu ban đầu của chiến dịch là tiến sâu 200–250 km, nhưng trên thực tế quân đội Xô Viết đã tiến sâu được đến 500–600 km dọc theo chính diện rộng đến 1.100 km. Đến 29 tháng 8 năm 1944 Hồng quân đã tiến đến tuyến Elgava; Dobele; Šiauliai; Suvalka; sông Wisla.
Sau nhiều thắng lợi (tỷ như ở Stalingrad và Kursk), Nguyên soái Zhukov một lần nữa đánh bại được phát xít Đức.[86] Chiến dịch đã tiêu diệt khoảng nửa triệu quân Đức Quốc xã, trong đó 17 sư đoàn và 3 lữ đoàn bị tiêu diệt hoàn toàn, 50 sư đoàn khác mất hơn 50% biên chế. Đây cũng là công thắng lợi lớn nhất của Hồng quân trong chiến tranh Xô-Đức về quân lực khi thiệt hại của Hồng quân thấp hơn nhiều so với đối phương. Hơn nữa, khi Cụm Tập đoàn quân Trung tâm bị đánh tan và hành lang Belorussia bị cắt đứt thì Cụm Tập đoàn quân Bắc với gần 30 vạn quân bị cô lập hoàn toàn, bị dồn vào mũi đất Courland sát biển và mất hết vai trò[Gc 36]. Qua đó, với đại thắng trong Chiến dịch Bagration Liên Xô đã đập vỡ con tim của quân Đức. Vào ngày 17 tháng 7 năm 1944, lãnh tụ Liên Xô I. V. Stalin đã diễu 57 nghìn tù binh Đức trên khắp đường phố Moskva, như một minh chứng cho thành quả của mình.[85]
Việc mặt trận phòng thủ Belorussia bị sụp khiến cho OKH phải dựng chiến tuyến mới bằng cách rút quân từ các Cụm Tập đoàn quân khác[Gc 37], tạo tiền đề cho thành công của các chiến dịch Lvov-Sandomir và Yass-Kishinev tại phía Nam trong tháng 8 và 9 cùng năm, giải phóng hoàn toàn lãnh thổ Liên Xô, bắt đầu tiến sang các nước Đông Âu, giành bàn đạp bên sông Wisla để chuẩn bị cho chiến dịch Wisla-Oder ở giai đoạn kế tiếp.
Giờ đây, nền Đệ tam Đế chế Đức đã cầm chắc chiến bại. Không phải là một sự trùng hợp mà các tướng lĩnh Đức đã mưu sát Hitler một tháng sau Chiến dịch Bagration đã khẳng định rằng, nước Đức cần phải chấm dứt chiến tranh trước khi bị tận hủy.[85]
Sự chín muồi của nghệ thuật quân sự Xô Viết
Tù binh Đức Quốc xã trong chiến dịch Bagration bị tập trung về Moskva ngày 15 tháng 7 năm 1943
Tiến trình của cuộc chiến tranh cũng là quá trình trưởng thành của các tướng lĩnh và chỉ huy Hồng quân. Trong tiến trình ấy, nếu coi chuỗi chiến dịch Đông – Xuân 1942-43 là bước đầu học hỏi và chuỗi chiến dịch Hè Thu 1943 là cột mốc trưởng thành, thì chuỗi chiến dịch Belorussia chính là lúc mà nghệ thuật quân sự Xô Viết chín muồi, từ chiến thuật cho đến nghệ thuật chiến dịch.
Trong thực hành tấn công phòng tuyến, lần đầu tiên các bài bản tấn công của học thuyết “Tác chiến chiều sâu” phát huy đầy đủ uy lực: hoả lực pháo và Không quân thực sự làm tê liệt hoàn toàn suốt chiều sâu của chiến tuyến, tạo tiền đề cho lực lượng hợp thành đột phá thành công[87][Gc 38]. Đối diện với các hoả điểm kiên cố, Hồng quân không còn xung phong tốn quân như trước, mà sử dụng hoả lực pháo để phân lập, chia cắt và công phá một cách bài bản[87]. Từng trung đoàn tấn công đều được biên chế phù hợp với chiến trường[88]: ở nơi đầm lầy thì có các đơn vị công binh cầu đường tiên phong; ở khu vực nhiều bãi mìn thì có xe cày mìn đi trước[15][89]. Nếu như trong trận Kursk trước kia, Hồng quân đã dùng các lực lượng du kích để tấn công cầu đường của quân Đức sau khi cuộc tiến công của Đức bị hủy bỏ, cản trở cuộc triệt thoái của quân Đức và làm phân hóa quân Dự bị Đức, thì Chiến dịch Bagration này được xem là đỉnh cao cho chiến tranh du kích Liên Xô. Trong, cuộc tấn công đại quy mô này, Hồng quân đã hợp đồng chặt chẽ với những đợt tấn công của quân du kích xuyên qua vùng Belorussia khiến cho quân Đức không thể phản trả. Trong các ngày 19 – 20 tháng 6 năm 1944, người Đức ghi nhận rằng có đến 14 nghìn vụ đánh phá lẻ tẻ vào cơ sở hạ tầng của họ. Nhờ đó, quân Dự bị Đức không thể tiến ra, binh sĩ Đức ở tiền tuyến thì không thể rút chạy mà cứ thế trở thành mục tiêu cho quân Nga vây bọc.[85]
Trong thực hành vận động thọc sâu, các thê đội tiên phong khiến cho các mũi cơ động xe tăng – cơ giới hoá trở nên cực kỳ linh hoạt: luôn luôn tìm được phương án vu hồi, tập hậu, chọc sườn thay cho tấn công vỗ mặt. Trong suốt chiến dịch, tổ chức thê đội này tiên phong chứng tỏ hiệu quả: cầm chân lực lượng cơ động đối phương cho đơn vị chính vận động; chiếm bàn đạp vượt sông cho đơn vị chính hành tiến; duy trì tiếp xúc giao chiến liên tục khi truy kích. Một điểm mới nữa là khi hợp vây, thì bộ binh hình thành vòng vây trong để lực lượng cơ động đảm nhiệm vòng ngoài nhằm linh hoạt phát huy chiến quả, chặn đánh quân cứu viện giải vây, không còn để sổng túi như các chiến dịch trước đó[90].
Những tiến triển chiến thuật ở trên khiến bản thân chiến dịch là một sự hiện thực hoá mang tính nghệ thuật của hình thái chiến tranh hiện đại, từ mở cửa đột phá, vận động thọc sâu đến bao vây và truy kích phát huy chiến quả[91]. Hơn thế nữa, khi đánh giá chiến dịch như là phương cách chủ động tạo tình huống buộc đối phương phản ứng theo dự tính, tạo tiền đề cho thành công của chiến dịch Lvov-Sandomir, thì cách thiết kế 2 chiến dịch liền kế ở đây chính là điểm chín muồi của nghệ thuật chiến dịch Xô viết trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Và, Chiến dịch Bagration, cũng giống như Chiến dịch Brusilov thời Thế chiến thứ nhất, được coi là mẫu mực cho khả năng của người Nga tập trung dồn sức vào một mặt trận.[92]
Tưởng niệm

- Vào ngày 14 tháng 4 năm 2010, Ngân hàng Nhà nước Belarus đã cho lưu hành đồng tiền “Chiến dịch Bagration” nhằm kỷ niệm chiến thắng của quân đội Liên Xô trong trận đánh này.[93][94].
- Khu tưởng niệm Đồi Vinh quang (Курган Славы) được xây dựng vào năm 1969, cách Minsk 21 cây số trên đường cao tốc Moskva. Nó được xây dựng nhân kỷ niệm 25 năm ngày giải phóng Belarus trong chiến dịch Bagration.
Chú thích
- Ghi chú
- ^ Tính cả Tập đoàn quân 2 của Đức tại khu vực Kovel, không tính lực lượng tăng viện sau ngày 22 tháng Sáu.[4]
- ^ Không tính Tập đoàn quân 2 của Đức tại khu vực Kovel, không tính lực lượng tăng viện sau ngày 22 tháng 6.
- ^ Chỉ tính pháo cỡ nòng 75 mm trở lên, cối chỉ tính 85mm và 120mm[14].
- ^ Chưa tính 1.007 máy bay ném bom của Không quân chiến lược được phân công hỗ trợ chiến dịch[15].
- ^ Tính cả cánh trái của Phương diện quân Byelorussia 1.
- ^ Tính toàn bộ Phương diện quân Byelorusia 1, kể cả cánh trái chỉ tham gia giai đoạn 3 của chiến dịch.[23]
- ^ Bagration bị thương nặng ở trận Borodino – một trận đánh quan trọng trước cửa ngõ Moskva – và chết vài ngày sau đó.
- ^ Giai đoạn này được các nhà nghiên cứu lịch sử Liên Xô – Nga gọi là Giai đoạn 3 của cuộc Chiến tranh Vệ quốc.
- ^ Trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 5, Đồng Minh tiến hành chiến dịch nghi binh Fortitude để chuẩn bị cho chiến dịch Overlord đổ bộ lên bờ biển Normandy vào đầu tháng 6/1944
- ^ Tập đoàn quân Xe tăng này không tham gia hai giai đoạn đầu tiên, mà dự bị chiến dịch để tham gia khai thác chiến quả ở giai đoạn 3.
- ^ Nguyên tắc nghi binh cho thấy việc củng cố phán đoán của đối phương có nhiều cơ hội thành công hơn là thay đổi phán đoán ấy[95]
- ^ Sự suy yếu của không quân Đức vào cuối chiến tranh cũng như sự kỷ luật của Hồng quân đã khiến các cuộc thám thính bằng không quân Đức trở nên không hiệu quả. Các lực lượng thám thính trên mặt đất thì càng lúc càng khó mon men được đến khu vực hậu phương của Hồng quân[16]
- ^ Tính luôn Tập đoàn quân Xe tăng 2 ở khu vực Kovel, giáp với lực lượng của Phương diện quân Ukraina 1 là 5/6 Tập đoàn quân.
- ^ Riêng Phương diện quân Ukraina 1 đã làm giả 154 xe tăng vải, 299 xe tăng gỗ, 668 pháo gỗ, 68 xe giả, cùng với 30 bếp dã chiến và 6 trạm nhiên liệu. Phương diện quân Ukraina cũng thực hiện nghi binh chiến dịch trên mặt trận của mình khi bí mật đảo 1 Tập đoàn quân Xe tăng từ cánh trái sang phải.[95]
- ^ Tính số lượng thực tế tham chiến, bao gồm cả xe tăng – pháo tự hành của Sư đoàn Thiết giáp 5 được điều từ Cụm TÐQ Bắc Ukraine và Sư đoàn Thiết giáp 12 từ Cụm TÐQ Bắc về sau khi tình thế trở nên xấu.
- ^ Tập đoàn quân số 2 phòng thủ phía Nam Byelorussia nên không tham gia các trận đánh lớn trong giai đoạn 1 & 2 của chiến dịch.
- ^ Mỗi sư đoàn của Quân đội Đức Quốc xã có biên chế tiêu chuẩn khoảng 15.000 quân, với quân số bằng xấp xỉ hai sư đoàn Hồng quân
- ^ Đêm 19 rạng 20 tháng 6 năm 1942, một đợt tấn công quy mô lớn của các đội du kích Liên Xô đã làm tê liệt 1 nghìn nút giao thông Đức và đem lại nhiều khó khăn và tai họa cho công tác tiếp vận và chuyển quân của Cụm Tập đoàn quân Trung tâm[59]
- ^ Bộ Tư lệnh Phương diện quân Byelorussia 2 không tham dự vì trong dự tính ban đầu Phương diện quân này không phải tổ chức đợt tấn công nào có quy mô lớn và quan trọng.[7]
- ^ Về mục tiêu Bobruisk, Nguyên soái K. K. Rokosovsky đã đề nghị tổ chức một đòn tấn công gọng kìm kép bằng hai quân đoàn xe tăng để hợp vây quân Đức tại Bobruisk. Ban đầu, ý tưởng của Rokosovsky bị Stalin phản đối vì ông cho là mạo hiểm và phức tạp, tuy nhiên Rokosovsky đã cương quyết bảo vệ phương án này.[7]
- ^ Tỉ như mục tiêu ban đầu ở phía Tây của Minsk của các phương diện quân chỉ cách 150 cây số so với xuất phát điểm.[16]
- ^ Xem phần “Nội dung chiến dịch của học thuyết” ở Tác chiến chiều sâu
- ^ Đây là lý do khiến nhiều nhà nghiên cứu coi thời điểm thực tế bắt đầu chiến dịch là ngày 22 tháng 6.
- ^ Ðến lúc này, khi Cụm Tập đoàn quân Trung tâm báo cáo xin chi viện, OKH vẫn trả lời là không thể, vì Cụm Tập đoàn quân Bắc Ukraina đang chờ đợi mũi tấn công chính của Hồng quân[58].
- ^ Lệnh tử thủ của Hitler khiến cho Cụm Tập đoàn quân Trung tâm đánh mất khả năng linh động chiến thuật, và bị Tư lệnh Tập đoàn quân 4 lẫn các Tư lệnh quân đoàn phản ứng rất tiêu cực.[96].
- ^ Theo Connor và Baxter là 70’000 quân[68][97].
- ^ Theo Zaloga là 15’000 quân chạy thoát[67].
- ^ Gọng kìm Đông Nam theo kế hoạch là do Cụm kỵ binh- cơ giới hoá Pliev đảm trách, tuy nhiên do tình thế thuận lợi hơn dự kiến nên Quân đoàn Xe tăng 9 và Cận vệ 1 thực tế nhận nhiệm vụ này.
- ^ Lực lượng này gồm Quân đoàn 9 và tàn quân của Quân đoàn 6, trong đó Quân đoàn 9 đã bị đánh thiệt hại nặng, còn phần lớn Quân đoàn 6 đã bị tiêu diệt ở Nam và Đông Vitebsk[98]
- ^ Quân đoàn Xe tăng Cận vệ 2 được chuyển trực thuộc Tập đoàn quân 31 vào ngày 30 tháng 6[99].
- ^ Trung đoàn xe tăng nặng 505 thuộc Sư đoàn TG 5 có 29 xe tăng Tiger, đã đánh thiệt hại nặng Quân đoàn Xe tăng CV 3 thuộc Tập đoàn quân Xe tăng Cận vệ 5 – vốn chỉ được trang bị xe tăng Sherman M4[100].
- ^ Việc Tập đoàn quân Xe tăng Cận vệ 5 giao chiến với Sư đoàn Thiết giáp 5 bị đánh giá là sai lầm, vì công việc này nên để lại cho bộ binh. Đây cũng là lý do mà tướng tư lệnh Romitrov bị huyền chức sau chiến dịch[101].
- ^ Mũi chủ công Đông Bắc dự kiến do Tập đoàn quân Xe tăng Cận vệ 5 đảm nhận, nhưng Tập đoàn quân này tiến chậm nên thực tế là Quân đoàn Xe tăng Cận vệ 2 từ vai trò hỗ trợ đã đóng vai trò chính.
- ^ Theo Connor thì số bị vây là 15 vạn[102].
- ^ Trong lúc đang tập hợp quân để tạo thành một phòng tuyến liên tục, Model bố trí các đơn vị đang có vào việc phòng thủ cứ điểm, sử dụng các sư đoàn thiết giáp tích cực thực hiện các cuộc tấn công ngắn, quy mô nhỏ để trì hoãn các mũi phát huy chiến quả của Hồng quân. Trong hồi ký của mình, Zhukov đánh giá cao cách đối phó tình huống này[66].
- ^ Để tiết kiệm binh lực, Hồng quân đã không tấn công tiêu diệt mà chỉ dồn ép Cụm Tập đoàn quân này vào bán đảo Courland cho đến hết chiến tranh.
- ^ OKH phải lấy gấp 6 sư đoàn, trong đó có 3 sư đoàn thiết giáp từ Cụm Tập đoàn quân Bắc Ukraina, và sau đó phải gom thêm 22 sư đoàn từ cả ba Cụm Tập đoàn quân Bắc, Bắc Ukraina và Nam Ukraina về[103].
- ^ Các sư đoàn bộ binh tấn công ở hướng quan trọng đều được phối thuộc một lữ đoàn xe tăng để nhanh chóng tiến công các vòng phòng thủ bên trong[104].
- Nguồn dẫn
- ^ a ă â Vasilevsky 1978, trg. 390
- ^ a ă Stemenko 1985, trg. 396
- ^ a ă â Zaloga 2007, trg. 41.
- ^ a ă Glantz&Oreinstein 2004, trg. 4.
- ^ a ă â Zaloga 2007, trg. 22-24.
- ^ Zaloga, trang 22
- ^ a ă â b c d đ e ê Glantz & House, chương 13, phần “Strategic Planning”
- ^ Frieser trg 531
- ^ a ă â b c d đ Frieser, trg 534
- ^ Bản mẫu:Книга:Россия и СССР в войнах XX века БЕЛОРУССКАЯ СТРАТЕГИЧЕСКАЯ НАСТУПАТЕЛЬНАЯ ОПЕРАЦИЯ «БАГРАТИОН»(tiếng Nga)
- ^ Великая Отечественная война 1941—1945: Энциклопедия, глав. ред. М. М. Козлов. — М.: Сов. энциклопедия, 1985. (tiếng Nga)
- ^ Zaloga 2007, trg.27.
- ^ Zaloga 2007, trg.29.
- ^ a ă Zaloga 2007, trg. 32.
- ^ a ă â b c Zaloga 2007, trg. 33.
- ^ a ă â b c d đ e ê g h Glant & House, chương 13, phần “Predule”
- ^ Glantz&Oreinstein 2004, trag 176.
- ^ Bergstrom 2008, trg. 82.
- ^ Алексей Исаев. [Цена Победы. Операция «Багратион» http://echo.msk.ru/programs/victory/612713-echo/]// Эхо Москвы. 17.08.2009
- ^ a ă Glantz & House, chương 13, phần “Conclusion”
- ^ Zaloga 2007, trg. 71.
- ^ Frieser p. 593–594
- ^ a ă Glantz&Oreinstein 2004, trg. 216.
- ^ a ă â b John Alan English, The Canadian Army and the Normandy campaign: a study of failure in high command, trang 4
- ^ Zaloga 2007, trg. 7.
- ^ Watt 2008, trg. 699-700.
- ^ S. M. Stemenko. Bộ Tổng tham mưu Xô Viết trong chiến tranh. Tập 1. NXB Tiến Bộ. Moskva. 1985. trang 359.
- ^ Рокоссовский, Константин Константинович. Солдатский долг. — М.: Воениздат, 1988. (Konstantin Konstantinovich Rokossovsky. Nghĩa vụ quân nhân. NXB Quân đội. Moskva. 1988. Chương 18: Bộ đôi xung kích – cận vệ)
- ^ Trang web chính thức của Belarus – Địa lý Belarus
- ^ S. M. Stemenko. Bộ tổng tham mưu Xô Viết trong chiến tranh. Tập 1. NXB Tiến Bộ. Moskva. 1985. trang 354-355.
- ^ a ă â b c Zaloga 2007, trg. 10.
- ^ A. M. Vasilevsky. Sự nghiệp cả cuộc đời. NXB Tiến Bộ. Mosskva. 1984. trang 375-376.
- ^ a ă â Zaloga 2007, trg. 12.
- ^ a ă â Ziemke 1969, trg. 11.
- ^ Watt 2008, trg. 683.
- ^ Watt 2008, trg. 684.
- ^ Zaloga 2007, trg. 37
- ^ Glantz 1989, trg. 353.
- ^ Glantz 1989, trg. 105.
- ^ Glantz 1989, trg. 353-355.
- ^ Zaloga 2007, trg. 35
- ^ a ă Glantz 1989, trg. 356.
- ^ Watt 2008, trg. 683-684.
- ^ Zaloga 2007, trg. 38.
- ^ Zaloga 2007, trg. 20.
- ^ Niepold 1987, trg. 31-32.
- ^ Niepold 1987, trg. 22-23.
- ^ Niepold 1987, trg. 28.
- ^ Zaloga 2007, trg. 30-31.
- ^ Zaloga 2007, trg. 25.
- ^ a ă â Zaloga 2007, trg. 24.
- ^ Zaloga 2007, trg. 29.
- ^ Glantz & Orenstein 2004, trg. 3.
- ^ a ă â Glantz&House 1995, chg. 13, trg. 6.
- ^ Zaloga 2007, trg. 44.
- ^ Zaloga 2007, trang 44
- ^ Zaloga 2007, trg. 45.
- ^ a ă Zaloga 2007, trg. 47.
- ^ a ă Glantz & House, chương 13, phần “Attack”
- ^ Zaloga 2007, trg. 53.
- ^ Zaloga 2007, trg. 56.
- ^ Mitcham 2007, trg. 26.
- ^ Glantz&House 1995, chg. 13, trg. 9.
- ^ Zaloga 2007, trg. 61.
- ^ Mitcham 2007, trg. 25.
- ^ a ă â b Zhukov 1969, chương 17.
- ^ a ă Zaloga 2007, trg. 63.
- ^ a ă Connor 1987, trg. 48.
- ^ Zaloga 2007, trg. 64.
- ^ Glantz & Orenstein 2004, trg. 112.
- ^ Glantz & Orenstein 2004, trg. 95.
- ^ a ă Glantz & Orenstein 2004, trg. 96.
- ^ Glantz & House 1995, trg. 206-207.
- ^ a ă Zaloga 2007, trg. 68.
- ^ Glantz & House 1995, trg. 207-209.
- ^ Glantz & House 1995, trg. 209.
- ^ Glantz & Orenstein 2004, trg. 113.
- ^ Connor 1987, trg. 53.
- ^ Glantz & Orenstein 2004, trg. 141.
- ^ Zagalo 2007, trg. 72.
- ^ Mitcham 2007, trg. 140.
- ^ Glantz & Orenstein 2004, trg. 158.
- ^ Glantz & Orenstein 2004, trg. 160.
- ^ a ă â Glantz và House, 1995, trang 212
- ^ a ă â b David R. Stone, A Military History of Russia: From Ivan the Terrible to the War in Chechnya, các trang 212-213.
- ^ a ă Tony Le Tissier, The Siege of Kurstrin: Gateway to Berlin, 1945, trang 11
- ^ a ă Baxter 2007, trg. 12.
- ^ Connor 1987, trg. 42.
- ^ Glant và House, 1995, trang 205
- ^ Connor 1987, trg. 59.
- ^ Glantz & Orenstein 2004, trg. 176.
- ^ David R. Stone, A Military History of Russia: From Ivan the Terrible to the War in Chechnya, trang XII.
- ^ Виктор Сапрыков. В память об операции «Багратион» // Союзное вече, № 30 (317), 8—14 июля 2010 г.
- ^ Сайт Национального Банка Республики Беларусь
- ^ a ă Armstrong 1988 – The Red cloak.
- ^ Mitcham 2007, trg. 26-27.
- ^ Baxter 2007, trg. 14.
- ^ Glantz & Orenstein 2004, trg. 115-116.
- ^ Glantz & Orenstein 2004, trg. 121.
- ^ Mitcham 2007, trg. 29.
- ^ Glantz&House 1995, chg. 13, trg. 11.
- ^ Connor 19877, trg. 49.
- ^ Connor 1987, trg 55.
- ^ Connor 1987, trg. 58.
Tài liệu tham khảo
- Zaloga, Steven J. (1996). Bagration 1944: The Destruction of Army Group Centre (bằng tiếng Anh). Osprey Publishing. ISBN 1-85532-478-4.
- Baxter, Ian Operation Bagration: The Destruction of Army Group Centre June-July 1944, a Photographic History. Helion & Company 2007. ISBN 978-1-906033-09-5
- Bergstrom, Christer Bagration to Berlin: The Final Air Battles in the East: 1944–1945, Ian Allen 2007. ISBN 978-1-903223-91-8.
- Glantz, David M. Soviet Military Deception in the Second World War. Frank Cass, London 1989, ISBN 0-7146-3347-X.
- Glantz, David M. & Orenstein, Harold S. Belorussia 1944: The Soviet General Staff Study. Frank Cass, London 2004 (reprinted), ISBN 0-415-35116-2
- Niepold, G., translated by Simpkin, R. Battle for White Russia: The Destruction of Army Group Centre June 1944, Brassey’s, London, 1987, ISBN 0-08-033606-X.
- Tony Le Tissier, The Siege of Kurstrin: Gateway to Berlin, 1945, Stackpole Books, 13-01-2011. ISBN 0-8117-0829-2.
- John Alan English, The Canadian Army and the Normandy campaign: a study of failure in high command, Greenwood Publishing Group, 1991. ISBN 0-275-93019-X.
- Mitcham, Samuel W. German Defeat in the East, 1944-45. Stackpole Books 2007, ISBN 978-0-8117-3371-7
- Stemenko, Sergei Madveyevich. Bộ Tổng tham mưu Xô Viết trong chiến tranh – Tập 1. Moskva: Nhà xuất bản Tiến Bộ 1985.
- Vasilevsky, Aleksandr Mikhailovich. Sự nghiệp cả cuộc đời. Nhà xuất bản Chính trị Moskva 1978.Bản tiếng Nga.
- David R. Stone, A Military History of Russia: From Ivan the Terrible to the War in Chechnya, Greenwood Publishing Group, 30-08-2006. ISBN 0-275-98502-4.
- Watt, Robert. Feeling the Full Force of a Four Point Offensive: Re-Interpreting The Red Army’s 1944 Belorussian and L’vov-Przemyśl Operations. The Journal of Slavic Military Studies. Routledge Taylor & Francis Group. ISSN 1351-8046
- Ziemke, Earl F. Battle For Berlin: End Of The Third Reich, NY: Ballantine Books, London: Macdonald & Co, 1969.
Liên kết ngoài
Văn bản
- Armstrong, Richard N. 1946- Soviet operational deception: the red cloak. U.S. Army Command and General Staff College – Fort Leavenworth, 1988.
- Connor, William M. Analysis of deep attack operations: Operation Bagration, Belorussia, 22 June – ngày 29 tháng 8 năm 1944 Combat Studies Institute – Fort Leavenworth, 1987.
- Glantz, David M. & House, Jonathan. When Titans Clashed; How the Red Army Stopped Hitler. University of Kansas Press 1995. ISBN 978-0-7006-0899-7 Chương 13 (được trang web lãnh sự quán Belarus trích đăng từ sách).
- Zhukov, Georgi K. Nhớ lại và suy nghĩ, Moskva 1969 Bản dịch online của nhóm Lê Tùng Ba, Hồng Lam, Nguyễn Hải Sa, Lê Bá Phán, Trần Anh Tuấn – Chương 17.
Phim
Bản đồ