|
|
Thứ sáu, Ngày 25 Tháng 9 Năm 2015
|
|
|
Âm lịch: Ngày 13 Tháng 8 Năm 2015 Ngày Julius: 2457291 |
Bát tự: Giờ Giáp Tí, ngày Giáp Thìn, tháng ất Dậu, năm ất Mùi |
|
0:00 |
Giờ: Giáp Tí |
Ngày Hắc đạo |
Sao: Thiên Hình |
Giờ Hoàng đạo |
Bính Dần, Mậu Thìn, Kỷ Tỵ, Nhâm Thân, Qúy Dậu, ất Hợi |
Giờ Hắc đạo |
Giáp Tí, ất Sửu, đinh Mão, Canh Ngọ, Tân Mùi, Giáp Tuất |
Năm |
Kim |
Sa trung kim |
Mùa: Mùa thu |
Vượng: Kim
Khắc: Hỏa |
Trọng |
Ngày |
Hoả |
Phú đăng hỏa |
Lửa đèn |
Tuổi xung |
Nhâm Tuất, Canh Tuất, Canh Thìn |
Tiết khí |
Giữa: Thu phân (Giữa thu) – Hàn lộ (Mát mẻ) |
Sao |
Quỷ |
|
Ngũ hành |
Kim |
|
Động vật |
Dê |
|
Trực |
Nguy |
– Tốt cho các việc cúng lễ, may mặc, từ tụng.
– Xấu cho các việc hội họp, châm chích, giá thú, làm chuồng lục súc, khai trương. |
Xuất hành |
Hỷ thần |
Đông Bắc |
Tài thần |
Đông Nam |
Kê thần |
(Lên trời) |
Cát tinh |
Tốt |
Kỵ |
Nguyệt Không |
Tốt cho việc làm nhà, làm gường |
|
Kính Tâm |
Tốt đối với tang lễ |
|
Hoạt điệu |
Tốt, nhưng gặp thụ tử thì xấu |
|
Lục Hợp |
Tốt mọi việc |
|
Mẫu Thương |
Tốt về cầu tài lộc, khai trương |
|
Sát tinh |
Kỵ |
Ghi chú |
Nguyệt phá |
Xấu về xây dựng nhà cửa |
|
Nguyệt Hư (Nguyệt Sát) |
Xấu đối với việc giá thú, mở cửa, mở hàng |
|
Mặt trời |
Giờ mọc |
Giờ lặn |
Hà Nội |
05:48 |
17:48 |
TP.Hồ Chí Minh |
05:44 |
17:45 |
|
Thiên Lao |
Hắc đạo |
|
1:00 |
Giờ: ất Sửu |
NGuyên Vũ |
Hắc đạo |
|
3:00 |
Giờ: Bính Dần |
Tư Mệnh |
Hoàng đạo |
|
5:00 |
Giờ: đinh Mão |
Câu Trận |
Hắc đạo |
|
7:00 |
Giờ: Mậu Thìn |
Thanh Long |
Hoàng đạo |
|
9:00 |
Giờ: Kỷ Tỵ |
Minh Đường |
Hoàng đạo |
|
11:00 |
Giờ: Canh Ngọ |
Thiên Hình |
Hắc đạo |
|
13:00 |
Giờ: Tân Mùi |
Chu Tước |
Hắc đạo |
|
15:00 |
Giờ: Nhâm Thân |
Kinh Quỹ |
Hoàng đạo |
|
17:00 |
Giờ: Qúy Dậu |
Kim Được |
Hoàng đạo |
|
19:00 |
Giờ: Giáp Tuất |
Bạch Hổ |
Hắc đạo |
|
21:00 |
Giờ: ất Hợi |
Ngọc Đường |
Hoàng đạo |
|
23:00 |
Giờ: Giáp Tí |
Thiên Lao |
Hắc đạo |
|
|
Lịch vạn niên 2015, ngày 13 tháng 8, năm 2015 – Âm lịch
Xem ngày giờ tốt và hướng xuất hành
Trong một tháng có 2 loại ngày tốt, ngày xấu; trong một ngày lại có 6 giờ tốt, 6 giờ xấu gọi chung là Ngày/giờ Hoàng đạo (tốt) và Ngày/giờ Hắc đạo (xấu). Người Việt Nam từ xưa đều có phong tục chọn ngày tốt và giờ tốt để làm những việc lớn như cưới hỏi, khởi công làm nhà, nhập trạch, ký kết, kinh doanh v.v.v.
Ngày 13 tháng 8, năm 2015 là ngày Hắc đạo , các giờ tốt trong ngày này là: Bính Dần, Mậu Thìn, Kỷ Tỵ, Nhâm Thân, Qúy Dậu, ất Hợi
Trong ngày này, các tuổi xung khắc nên cẩn thận trong chuyện đi lại, xuất hành, nói chuyện và làm các việc đại sự là: Nhâm Tuất, Canh Tuất, Canh Thìn
Xuất hành hướng Đông Bắc gặp Hỷ thần: niềm vui, may mắn, thuận lợi. Xuất hành hướng Nam gặp Tài thần: tài lộc, tiền của, giao dịch thuận lợi.
Xem sao tốt và việc nên làm và nên kiêng
Trong Lịch vạn niên, có 12 trực được sắp xếp theo tuần hoàn phân bổ vào từng ngày. Mỗi trực có tính chất riêng, tốt/xấu tùy từng công việc. Ngày 13 tháng 8, năm 2015 là Trực Nguy: Tốt cho các việc cúng lễ, may mặc, từ tụng. Xấu cho các việc hội họp, châm chích, giá thú, làm chuồng lục súc, khai trương.
Mỗi ngày đều có nhiều sao Tốt (Cát tinh) và sao Xấu (Hung tinh). Các sao Đại cát (rất tốt cho mọi việc) như Thiên đức, Nguyệt đức, Thiên ân, Nguyệt ân. Có những sao Đại hung (rất xấu cho mọi việc) như Kiếp sát, Trùng tang, Thiên cương. Cũng có những sao xấu tùy mọi việc như Cô thần, Quả tú, Nguyệt hư, Không phòng, Xích khẩu… – xấu cho hôn thú, cưới hỏi, đám hỏi nói chung cần tránh. Hoặc ngày có Thiên hỏa, Nguyệt phá, Địa phá… xấu cho khởi công xây dựng, động thổ, sửa chữa nhà cửa nói chung cần tránh.
Khi tính làm việc đại sự, cần kiểm tra ngày Hoàng Đạo, Hắc Đạo. Xem công việc cụ thể nào, để tránh những sao xấu. Chọn các giờ Hoàng đạo để thực hiện (hoặc làm tượng trưng lấy giờ).
Chiến dịch Lý Thường Kiệt
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chiến dịch Lý Thường Kiệt tiến hành từ 25-9 đến 10-10-1951, do Quân đội Nhân dân Việt Nam tiến hành nhằm chiếm vùng thung lũng Nghĩa Lộ của thực dân Pháp ở mặt trận Tây Bắc thuộc địa bàn tỉnh Sơn La, Yên Bái ngày nay.
Bối cảnh
Năm 1951 là năm đầy khó khăn của du kích Quân đội Nhân dân Việt Nam tại vùng địch hậu, nhất là ở Nam Bộ, các căn cứ thường xuyên nằm trong tình trạng bị bao vây, chia cắt. Sau Chiến dịch Hà Nam Ninh, tại đồng bằng Bắc Bộ, Pháp ra sức củng cố công sự, tăng cường càn quét, phá cơ sở; đồng thời chúng đẩy mạnh kế hoạch củng cố vùng Tây Bắc.
Phối hợp với những cuộc càn quét liên tiếp, quân Pháp đẩy mạnh Da vàng hóa chiến tranh, dùng nhiều cách bắt lính người Việt để xây dựng được 68 tiểu đoàn ở toàn miền. Báo cáo của Quân đội Nhân dân Việt Nam cho biết: “Tại nhiều nơi cơ sở của ta gần như mất trắng. Có nơi 80% cán bộ Đảng viên bị bắt, nhiều ku du kích, xóm làng bị triệt hạ, đồng bào bị thiệt hại vùng du kích thu hẹp khá nhiều. Phong trào kháng chiến ở vùng địch hậu giảm sút rõ rệt”[1]
Pháp tăng cường lực lượng củng cố Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái để giữ vựa thóc lớn của Tây Bắc và uy hiếp phía tây căn cứ Việt Bắc. Ngày 11/9/1951, Bộ chính trị ra chỉ thị mở chiến dịch Lý Thường Kiệt ở Tây Bắc nhằm tiêu diệt sinh lực địch, xây dựng cơ sở, đẩy mạnh chiến tranh du kích, phá khối Ngụy quân người Thái. Bộ tư lệnh Đại đoàn 312 được Tổng quân ủy trao trách nhiệm điều hành chiến dịch.
Mục tiêu
Nghĩa Lộ là một đồn cách đông bắc Sơn La khoảng 100 km và cách Yên Bái khoảng 80 km về phía tây nam. Nghĩa Lộ nằm trong một thung lũng rộng lớn phì nhiêu, dài 10 km và rộng 4 km, có khoảng 40 ngàn dân, ngay trên trục giao thông để Việt Minh chuyển vận đồ tiếp tế từ Trung Quốc viện trợ qua Cao Bằng, Tuyên Quang, Yên Bái, Nghĩa Lộ, Sơn La, Điện Biên Phủ. Thị trấn Nghĩa Lộ nằm giữa một thung lũng rộng lớn có đông đúc dân cư. Quân Pháp ở đây có hai đơn vị trấn giữ, chia ra Đồn thượng trên ngọn đồi cao nhòm xuống thị trấn và Đồn hạ, một đồn thấp nằm ngay trong thị trấn.
Quân đội Nhân dân Việt Nam mở chiến dịch Lý Thường Kiệt với chủ đích nắm tất cả vùng tây bắc Việt Nam. Nghĩa Lộ là trạm trung chuyển quan trọng và cũng là một vựa thóc lớn.
Về phía Pháp, ngày 20 tháng 9, Raoul Salan đã cam kết với de Lattre (đang ở Washington DC kể thuyết phục Mỹ viện trợ) là sẽ cố thủ tại Nghĩa Lộ. Đây sẽ là một cuộc thử nghiệm quan trọng cho năng lực chiến đấu của quân Pháp để từ đó có thể tạo sự tin tưởng từ phía Mỹ.
Lực lượng
Quân đội Pháp
Tại phân khu Nghĩa Lộ, lực lượng Pháp có một tiểu đoàn lính người Thái (1e RTA) và bốn đại đội bổ sung chiếm đóng (LCSM), phân ra làm bốn điểm: Nghĩa Lộ, Gia Hội, Ba Khe, Thượng Bằng La, mỗi nơi có một đại đội, do một quan tư chỉ huy chung.[2] Tất cả khoảng chừng 1.000 binh sĩ, trong số đó có 150 sĩ quan và hạ sĩ quan Pháp, cộng với 60 lính pạc-ti-dăng người Nùng, cùng 1 tiểu đoàn sơn pháo 75mm hỗ trợ.[3]
Ngày 2-10-51, khi Nghĩa Lộ bị uy hiếp mạnh, một tiểu đoàn dù khoảng 1.000 lính do đại úy Gauthier chỉ huy, được thả xuống Gia Hội cách Nghĩa Lộ 20 km về phia bắc để tiếp viện. Sáng ngày 4-10, một tiểu đoàn dù khác do đại úy Raffali chỉ huy được thả xuống Gia Hội để phụ lực với Gauthier, và đến 5-10 thì Pháp huy động thêm 1 tiểu đoàn dù nữa để chi viện.
Quân đội nhân dân Việt Nam
Đại đoàn 312 gồm:
Ngoài ra có Trung đoàn 148 độc lập cùng một liên đội sơn pháo 75mm. Được 2 đại đội và 1 tiểu đoàn bộ đội và du kích địa phương hỗ trợ.[4] Căn cứ vào nhiệm vụ chiến dịch và nghiên cứu thực địa, Đảng uỷ và Bộ Tư lệnh Đại đoàn 312 quyết định kế hoạch tác chiến như sau:
- Trung đoàn 165 được phối thuộc một đại đội địa phương Yên Bái, một khẩu pháo 75mm, có nhiệm vụ tiến công Ca Vịnh, Ba Khe, Cốc Báng, Cửa Nhì,
- 2 trung đoàn 141 và 209 cùng với liên đội pháo tiến công Bản Tú, Nghĩa Lộ, Gia Hội.
- Chỉ huy sở đại đoàn đặt ở giữa Khe Phong và Ngã Hai.
Về đảm bảo hậu cần, ngoài việc bố trí các kho gạo dọc đường đủ cung cấp cho bộ đội hành quân từ Phú Thọ lên Yên Bái, còn bố trí bên tả ngạn sông Hồng một số lượng gạo bổ sung cho toàn đại đoàn mỗi người 10 ngày ăn và mỗi dân công 21 kg trước khi sang sông. Kho dự trữ của đại đoàn khi tác chiến, một đặt ở Nậm Mười để cung cấp cho hai trung đoàn 141 và 209, một đặt ở gần Ca Vịnh để cung cấp cho trung đoàn 165.
Để phục vụ chiến dịch, vận chuyển hàng hoá, làm lán trại, bè mảng cho bộ đội qua sông, quân dân Tây Bắc đã huy động trên 29.000 dân công, cung cấp 522 ngựa thồ, vận chuyển 96.411 kg lương thực, thực phẩm, vũ khí, trang bị cho bộ đội.
Diễn biến
Hạ tuần tháng 9 lên đường, đến ngày 25/9 đại đoàn 312 vượt sông Hồng tiến vào Tây Bắc, chia làm hai cánh tiến vào phân khu Nghĩa Lộ[5]:
Tới cuối tháng 9-1951 thì Pháp biết rằng trung đoàn 141 và trung đoàn 209 đã tiến tới Nam Muội cách Nghĩa Lộ khoảng 10 km về phía bắc. Trung đoàn 165 đã tiến tới Ca Vinh cách Nghĩa lộ 40 km về phía đông.
Ngày 30/9 cánh phụ tiêu diệt Ca Vinh. Lực lượng Pháp ở Ca Vịnh có 135 lính, do quan hai Roch chỉ huy, vũ khí có 12 trung liên, hai súng cối 61mm, một đại liên và nhiều súng trường, lựu đạn. 3 giờ 10 phút thì nổ súng, đến 7 giờ 30 phút thì phá huỷ được một phần công sự, nhưng Quân đội Nhân dân Việt Nam không giải quyết được hoàn toàn cứ điểm và phải rút ra ngoài vì thương vong cao (hy sinh 36 người, bị thương 118 người)[6]. Ngày 1 tháng 10, Pháp bỏ Ca Vịnh rút về Ba Khe.
Ngày 1/10, ở cánh chính, tiểu đoàn 166 trung đoàn 209 đánh chiếm Bản Tú. Quân Pháp ở đây có 120 tên, do quan một Renoult chỉ huy, vũ khí có 6 trung liên, hai cối 61mm và tiểu liên, súng trường. 23 giờ 30 phút, Quân đội Nhân dân Việt Nam nổ súng, sau 5 phút đã mở được cửa mở và phát triển vào tung thâm. 24 giờ, Pháp rút về phía Nghĩa Lộ khoảng hai trung đội. Đến 24 giờ 40 phút, Quân đội Nhân dân Việt Nam chiếm xong đồn, diệt 12 lính, bắt 16 (có cả đồn trưởng). Quân đội Nhân dân Việt Nam hy sinh 9 người, bị thương 71 người.
Ngày 2/10/1951, Raoul Salan ném tiểu đoàn dù 8 (8th BPC) do đại úy Gauthier chỉ huy xuống Gia Hội, cách Nghĩa Lộ 20 km về phia bắc để tiếp viện, đe dọa sau lưng cánh quân 312 đang tiến về Nghĩa Lộ. Nhiệm vụ tiểu đoàn này là phá rối trung đoàn 141 và 209 để cầm chân và làm giảm nhẹ áp lực của Quân đội Nhân dân Việt Nam vào Nghĩa Lộ.
Đêm ngày 2/10, trung đoàn 141 cùng một liên đội pháo tăng cường (năm khẩu), hai đại đội công binh, tiến công đồn hạ phía nam Nghĩa Lộ nhưng không thành công. Thiếu tá Girardin trưởng đồn bị tử trận, có lúc Quân đội Nhân dân Việt Nam chỉ còn cách đồn chỉ huy 50m, nhưng cuối cùng đồn vẫn giữ vững không bị thất thủ sau nhiều đợt xung phong của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Về phía bắc, 7 giờ 30 phút ngày 3 tháng 10, hai tiểu đoàn 154 và 166 thuộc trung đoàn 209 vận động đánh quân dù hành quân từ Gia Hội đến tiếp viện cho Nghĩa Lộ, cách Gia Hội 8 km. Sau một giờ chiến đấu, quân Pháp bị cắt làm hai bộ phận. Bộ phận đi đầu khoảng một đại đội cơ bản bị diệt, số còn lại chạy về Gia Hội bị đại đội 612, đại đội 606 truy kích diệt 40 lính. Bị đánh mạnh, tiểu đoàn dù của Gauthier phải rút về giữ thế thủ ở đèo Gia Hội.
Suốt ngày 3 đến sáng ngày 4-10-51, tiểu đoàn 546 của trung đoàn 165 tiến công đồi Cửa Nhì ở phía đông, cùng lúc trung đoàn 141 Quân đội Nhân dân Việt Nam tấn công đồn Sơn Búc, cách Nghĩa Lộ khoảng 10 km phía đông nam, nhưng vấp phải sức kháng cự mãnh liệt của đại uý Bes de Berc và lính người Nùng. Quân Pháp còn có sự yểm trợ của không quân, các máy bay ném bom B-26 Invader và F8F Bearcat liên tục ném bom vào các vị trí Quân đội Nhân dân Việt Nam. Đến 4 giờ sáng ngày 4-10, Quân đội Nhân dân Việt Nam rút lui. Kết quả hai trận đánh ở Nghĩa Lộ (đêm 2 và 4 tháng 10), Quân đội Nhân dân Việt Nam đã diệt khoảng 150 lính, bắt 19, nhưng bị hy sinh 118 người, bị thương 200 người.
Sáng ngày 4/10, Salan được tin tiểu đoàn dù bị thiệt hại nặng đã ném tiếp tiểu đoàn 2 dù xuống Gia Hội. Tiểu đoàn dù 2 do đại úy Raffali chỉ huy được thả xuống Gia Hội để phụ lực với Gauthier. Nhưng cả 2 tiểu đoàn dù đều bị chặn đánh ở Văn Tông và gần Nậm Mười, không liên lạc được với nhau.
Ngày 5/10, Salan ném thêm tiểu đoàn 10 dù xuống Nghĩa Lộ, định cắt đường tiếp tế của đại đoàn 312 đang ở trên cánh đồng Nghĩa Lộ. Tiểu đoàn 2 và 8 dù tiến về phía rừng núi Khâu Vác. Những phân đội của Đại đoàn 312 phát hiện quân dù lập tức nổ súng. Tiểu đoàn 154 phục kích cánh quân của tiểu đoàn 8 dù ở bản Văn Tông, sau 10 phút nổ súng và truy kích đến 2 giờ sáng, diệt và bắt 26 lính. Cũng trong thời gian đó, cánh quân của tiểu đoàn 2 dù tiến đến Nậm Mười, bị tiểu đoàn 130 nổ súng chặn đánh. Sau năm đợt xung phong, quân Pháp yếu thế phải bỏ chạy. Quân đội Nhân dân Việt Nam truy kích đến 4 giờ ngày 7 tháng 10 thì rút quân. Kết quả toàn trận, Pháp chết 60 línn; Quân đội Nhân dân Việt Nam hy sinh 15 người, bị thương 62 người.
Cả hai tiểu đoàn dù bị thiệt hại nặng phải rút về Gia Hội, đại úy Gauthier chỉ huy Tiểu đoàn dù 8 bị thương nặng rồi sau đó mất tích. Đêm đó, một lính Lê dương Pháp vì tức giận do đơn vị bị thiệt hại quá nhiều, đã dùng dao cắt cổ một số tù binh người Việt một cách man rợ. Sau trận đánh, lính Lê dương này bị tòa án quân sự kết án tù.[3]
Trên hướng thứ yếu Phong Thổ, từ đêm 29 tháng 9 đến ngày 10 tháng 10; trung đoàn 148 cùng bộ đội địa phương Lào Cai bao vây, tiến công các đồn Yên Na (4 tháng 10), diệt 113 lính, thu 12 súng các loại và 20 tấn quân trang quân dụng. Ngày 9 tháng 10, tiểu đoàn 930 tiến công Than Thuộc, Pác Tà. Sau 30 phút chiến đấu Pháp bỏ đồn chạy. Tiểu đoàn 910 tiến công Than Uyên, không kết quả.
Về phía Việt Nam, lực lượng của đại đoàn 312 cũng bị tiêu hao nhiều sau 10 ngày chiến đấu liên tục (287 người hy sinh, 702 người bị thương, 22 người mất tích), lương thực chỉ còn 2 ngày. Ngày 10 tháng 10, Bộ chỉ huy chiến dịch nhận định thời cơ đánh địch đã hết và ra lệnh kết thúc chiến dịch. Đại đoàn trưởng Lê Trọng Tấn ra lệnh thu quân.
Kết quả
Quân đội Nhân dân Việt Nam cho biết đã loại khỏi vòng chiến đấu 1.258 lính (trong đó có 255 bị bắt); thu trên 300 súng các loại gồm 20 trung liên, một đại liên, 76 tiểu liên, năm súng cối, 229 súng trường, 28 súng ngắn; và 20 tấn quân lương, 11 tấn đạn dược. Riêng hướng chính tiêu diệt 476 lính, bắt 42 lính. Từ khi nổ súng (29 tháng 9 đến 31 tháng 10) đã đánh 16 trận công đồn, sáu trận phục kích, ba trận tao ngộ, hai trận đánh quân nhảy dù, hai trận truy kích. Qua 29 trận đánh trên các hướng, đã diệt chín đại đội địch, diệt sáu cứ điểm Than Thuộc, Hua Tà, Ca Vịnh, Bản Tu, Tan Man, Pa Pé, bức rút tám vị trí Thượng Bằng La, Đồng Bò, Đèo Pho, Khe Tùa, Cốc Báng, Cửa Nhì, Khang Tiêu, Sài Lương. Giải phóng một vùng rộng lớn từ Quang Huy lên Ca Vịnh, Ba Khe, Sài Lương và từ Phong Tô qua Bình Lư tới Than Uyên.
Nhưng chiến dịch cũng bộc lộ những khuyết điểm chính là: công tác chuẩn bị thiếu chặt chẽ, không giữ được bí mật nên sớm bị Pháp phát hiện được ý định. Đại đoàn 312 chưa quen điều hành nên gặp khó khăn, lúng túng. Lê Trọng Tấn, Tư lệnh đại đoàn cho rằng: “Việc di chuyển bộ đội quá chậm, nên địch đã biết và chuẩn bị đối phó. Từ Yên Bái vào Nghĩa Lộ, ta mất năm ngày hành quân vất vả, nhưng địch tăng cường quân dù từ Hà Nội lên chỉ mất một giờ! Tây Bắc là địa hình rừng núi, nhưng trong thực tế, bộ đội ta đánh nhau với quân dù trên đồng ruộng ban ngày như ở chiến dịch Trung Du, có pháo binh và không quân yểm trợ, chúng vẫn gây cho ta nhiều khó khăn thiệt hại. Ở địa bàn này tiếp tế cho bộ đội bằng quang gánh của dân công trên hàng trăm km vẫn là vấn đề nan giải. Trước khi mở chiến dịch đại đoàn chưa nhìn thấy hết những khó khăn này”[7]
Theo hồi ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp thì: “Anh Lê Trọng Tấn từ Tây Bắc trở về báo cáo với Bộ, chiến dịch Lý Thường Kiệt đã thất bại. Ta diệt và bắt khoảng 500 quân địch, không rõ số bị thương, nhưng lực lượng ta bị tiêu hao nhiều: 253 hi sinh, 964 bị thương, 87 mất tích. Anh Tấn tự nhận là lần đầu chỉ đạo một chiến dịch nên còn nhiều sai sót… Nhìn chung cả nước, nửa cuối năm 1951, địch đã giành thắng lợi trên mặt trận vùng địch hậu, một thắng lợi chúng chưa hề có được những năm trước đó… Về so sánh lực lượng ta vẫn ở thế yếu. Địch không những đông về số lượng mà còn hơn hẳn về vũ khí, trang bị mọi mặt. Nhưng với khối chủ lực hiện có, số lượng tương đương với khối cơ động của địch, chúng ta vẫn có thể tạo thời cơ giành thắng lợi trên chiến trường chính, chỗ mạnh của ta là hoàn toàn chủ động tiến hành những trận đánh do ta lựa chọn”[8]
Tháng 12 năm 1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho toàn thể cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn 312, khen ngợi thành tích trong Chiến dịch và căn dặn cán bộ chiến sỹ rút kinh nghiệm, sửa chữa khuyết điểm, phát triển ưu điểm.[9]
Sau vụ tấn công thất bại hồi tháng 10-1951, Quân đội Nhân dân Việt Nam vẫn không bỏ ý định chiếm Nghĩa Lộ bởi đây là nút chặn quan trọng trên đường tiếp tế vùng tây bắc Việt Nam, vì vậy tháng 10 năm 1952, Quân đội Nhân dân Việt Nam lại kéo các đại đoàn 308 và đại đoàn 312 về khu vực đó trong chiến dịch Tây Bắc, và lần này thì Nghĩa Lộ đã thất thủ (Xem Trận Nghĩa Lộ (1952)).
Tài liệu tham khảo
- Võ Nguyên Giáp, Đường tới Điện Biên Phủ.
- Lê Trọng Tấn, Từ Đồng Quan đến Điện Biên.
- Trần Thái Bình, Võ Nguyên Giáp trong cuộc trường chinh thế kỷ. Nhà xuất bản Sài Gòn giải phóng.
- Lê Mậu Hãn (chủ biên), Đại cương lịch sử Việt Nam.
- Hữu Mai, Không phải huyền thoại.
- Viện Sử học, Việt Nam-Những sự kiện lịch sử (1945-1975).
Chú thích
- ^ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội – Khoa lịch sử, NXB: 2004, Chiến thắng Điên Biên Phủ, NXB: Đại học Sư phạm Hà Nội, 756.
- ^ Hồ sơ 466, báo cáo Chiến dịch Lý Thường Kiệt, Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng.
- ^ a ă http://indochine54.free.fr/ops/nghiwld.html
- ^ Bộ Quốc phòng: Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, Bộ Quốc phòng 1945-2000 (Biên niên sự kiện). NXB Quân đội Nhân dân, 2003 – tr 123.
- ^ PGS, TS Nguyễn Trọng Phúc, Phương châm chỉ đạo chiến luợc của Đảng trong chiến cuộc Đông – Xuân 1953 -1954 và Điện Biên Phủ; Tạp chí Lịch Sử Đảng số 2/ 2004.
- ^ Hồ sơ 466, Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng
- ^ Hồ sơ 412, Những chiến dịch lớn ở Bắc Bộ, Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng.
- ^ Trần Trọng Trung; NXB: 2004; Hai bộ thống soái trước bàn cờ Điện Biên Phủ; NXB: Quân đội nhân dân. 763-769
- ^ Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.6, Nxb Chính trị quốc gia, H. 1995, tr.364.
Xem thêm
|
Tham chiến |
|
|
Diễn biến |
Nguyên
nhân
|
|
|
1945-1947
|
|
|
1948-1950
|
|
|
1950-1954
|
|
|
|
Chính trị
Ngoại giao |
Ngoại giao
|
|
|
Chính trị
|
|
|
Phong trào
quần chúng
|
|
|
|
Khác |
Chiến lược
quân sự
|
|
|
Ném bom
|
|
|
|
|
|
Tội ác
|
|
|
Hậu quả
|
|
|
|
|
|
Thể loại:
Sông Hồng
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Sông Hồng |
Sông Thao, Hồng Hà, Nhị Hà,
Nhĩ Hà, sông Cái, Nguyên Giang |
Sông |
Mặt nước sông Hồng về mùa lũ (chụp gần Hà Nội)
|
Các quốc gia |
Trung Quốc, Việt Nam |
Tỉnh |
Vân Nam, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định |
|
Các chi lưu |
– tả ngạn |
sông Lô |
– hữu ngạn |
sông Đà |
|
|
Nguồn |
|
– Vị trí |
dãy núi Hoành Đoạn, Nguy Sơn, Đại Lý, Vân Nam, Trung Quốc |
– Cao độ |
1.776 m (5.827 ft) |
Nguồn phụ |
|
– Vị trí |
Tường Vân, Đại Lý, Vân Nam, Trung Quốc |
Hợp lưu nguồn |
|
– cao độ |
1.200 m (3.937 ft) |
– tọa độ |
25°1′49″B 100°48′56″Đ |
Cửa sông |
Cửa Ba Lạt |
– vị trí |
biển Đông (ranh giới hai huyện Tiền Hải và Giao Thủy) |
– cao độ |
0 m (0 ft) |
– tọa độ |
20°14′43″B 106°35′20″Đ |
|
Chiều dài |
1.149 km (714 mi) |
Lưu vực |
143.700 Km² (55.483 mi²) |
Lưu lượng |
tại cửa sông |
– trung bình |
2.640 m³/s (93.231 ft³/s) |
– tối đa |
30.000 m³/s (1.059.440 ft³/s) |
– tối thiểu |
700 m³/s (24.720 ft³/s) |
Lưu lượng tại nơi khác (trung bình) |
– Việt Trì |
900 m³/s (31.783 ft³/s) |
|
|
Sông Hồng có tổng chiều dài là 1.149[1] km bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua Việt Nam và đổ ra biển Đông. Đoạn chảy trên đất Việt Nam dài 510 km[2].
Tên gọi
Sông Hồng còn có các tên gọi khác như Hồng Hà (tiếng Trung: 紅河 Honghe), hay sông Cái (người Pháp đã phiên tên gọi này thành Song-Koï). Đoạn chảy trên lãnh thổ Trung Quốc được gọi là Nguyên Giang (元江, bính âm yuan2 jiang1), đoạn đầu nguồn có tên là Lễ Xã Giang (禮社江). Đoạn từ chảy từ Lào Cai đến “ngã ba Hạc” ở Việt Trì (Phú Thọ) được gọi là sông Thao, đoạn qua Hà Nội còn gọi là Nhĩ Hà hoặc Nhị Hà. Sử Việt còn ghi sông với tên Phú Lương.
Dòng chảy và lưu lượng
Sông Hồng, hình của Google Map
|
Dòng chính (chủ lưu) của sông Hồng bắt nguồn từ vùng núi thuộc huyện Nguy Sơn, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc ở độ cao 1.776 m. Chi lưu phía đông bắt nguồn từ vùng núi huyện Tường Vân. Chủ yếu nó chảy theo hướng tây bắc-đông nam, qua huyện tự trị Nguyên Giang của người Thái (傣 Dăi), Di (彞), Cáp Nê (哈尼 Hani, ở Việt Nam gọi là người Hà Nhì). Đến biên giới Việt – Trung, sông Hồng chạy dọc theo biên giới khoảng 80 km; đoạn thì sang bên lãnh thổ Việt Nam, đoạn thì sang bên lãnh thổ Trung Quốc. Điểm tiếp xúc đầu tiên của sông Hồng với lãnh thổ Việt Nam tại xã A Mú Sung (huyện Bát Sát), chính giữa sông là điểm phân chia lãnh thổ hai nước. Đến thành phố Lào Cai, sông Hồng chảy hẳn vào lãnh thổ Việt Nam qua phía đông thủ đô Hà Nội trước khi đổ ra biển Đông ở cửa Ba Lạt (ranh giới giữa hai tỉnh Thái Bình và Nam Định).
Ở Lào Cai sông Hồng cao hơn mực nước biển 73 m. Đến Yên Bái cách Lào Cai 145 km thì sông chỉ còn ở cao độ 55 m. Giữa hai tỉnh đó là 26 ghềnh thác, nước chảy xiết[3]. Đến Việt Trì thì triền dốc sông không còn mấy nên lưu tốc chậm hẳn lại. Đồng bằng sông Hồng nằm ở hạ lưu con sông này.
Các phụ lưu chính của sông Hồng trên lãnh thổ Việt Nam có thể kể đến là sông Đà, sông Lô (với phụ lưu là sông Chảy và sông Gâm), ngòi Phát, ngòi Bo, ngòi Nhù, ngòi Hút, ngòi Thia, ngòi Lao, sông Bứa. Sông Hồng có phân lưu phía tả ngạn là sông Đuống chảy từ Hà Nội đến Phả Lại thuộc Hải Dương và sông Luộc chảy từ Hưng Yên đến Quý Cao (huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng). Hai sông này nối sông Hồng với hệ thống sông Thái Bình. Phân lưu phía hữu ngạn là sông Đáy và sông Đài (còn gọi là Lạch Giang hay Ninh Cơ), nối sông Hồng và sông Đáy là hai sông Phủ Lý và sông Nam Định. Ở Trung Quốc, các sông như sông Lý Tiên (tức sông Đà), sông Đăng Điều (tức sông Nậm Na), sông Bàn Long (tức sông Lô) và sông Phổ Mai (tức sông Nho Quế) cùng một số sông nhỏ khác như sông Mễ Phúc, sông Nam Khê chảy qua biên giới hai nước vào Việt Nam.
Sông Hồng có lưu lượng nước bình quân hàng nǎm rất lớn, tới 2.640 m³/s (tại cửa sông) với tổng lượng nước chảy qua tới 83,5 tỷ m³, tuy nhiên lưu lượng nước phân bổ không đều. Về mùa khô lưu lượng giảm chỉ còn khoảng 700 m³/s, nhưng vào cao điểm mùa mưa có thể đạt tới 30.000 m³/s.
Lợi ích và nguy cơ
Nước sông Hồng về mùa lũ có màu đỏ-hồng do phù sa mà nó mang theo, đây cũng là nguồn gốc tên gọi của nó. Lượng phù sa của sông Hồng rất lớn, trung bình khoảng 100 triệu tấn trên nǎm tức là gần 1,5 kg phù sa trên một mét khối nước.
Sông Hồng góp phần quan trọng trong sinh hoạt đời sống cũng như trong sản xuất. Phù sa giúp cho đồng ruộng thêm màu mỡ, đồng thời bồi đắp và mở rộng vùng châu thổ ở vùng duyên hải thuộc hai tỉnh Thái Bình, Nam Định. Nguồn cá bột của sông Hồng đã cung cấp giống đáng kể cho nghề nuôi cá nước ngọt ở đồng bằng Bắc Bộ.
Do lượng phù sa lớn mà lòng sông luôn bị lấp đầy khiến cho lũ lụt thường xuyên xảy ra, vì thế mà từ lâu hai bên bờ sông người ta đã đắp lên những con đê to nhỏ để tránh lũ lụt ngăn nước.
Khai thác thuỷ điện
Hoàng hôn trên sông Hồng, nhìn từ cầu Long Biên.
Nguồn thuỷ năng trong lưu vực sông Hồng tương đối dồi dào, điều kiện khai thác thuận lợi nhất là công trình trên sông nhánh, cho đến nay đã xây dựng các trạm thuỷ điện sau:
Các trạm phát điện có công suất lắp máy dưới 10.000 kW tổng cộng là 843 với tổng công suất lắp đặt là 99.400 kW và 1 trạm thuỷ điện loại vừa ở Lục Thuỷ Hà có công suất 57.500 kW, như vậy mới khai thác chưa đến 5% khả năng thuỷ điện có thể khai thác trong lưu vực. Tổng công suất các trạm thuỷ điện trong lưu vực có thể khai thác đạt 3.375 triệu kW trong đó dòng chính sông Hồng chỉ chiếm 23% còn 77% tập trung ở các sông nhánh.
Nét nổi bật về khai thác thuỷ điện lưu vực sông Hồng là:
- Tập trung khai thác thuỷ điện trên các sông nhánh có đầu nước cao lưu lượng nhỏ, kiểu đường dẫn chuyển nước sang lưu vực địa hình thấp là kinh tế nhất.
- Dòng chính sông Hồng chảy theo đường thẳng, ít gấp khúc và chêch lệch thuỷ đầu tập trung không nhiều vì vậy phần lớn khai thác kiểu thuỷ điện sau đập, có nhiều khó khăn vì núi cao khe sâu phải làm đập cao để tạo đầu nước sẽ không kinh tế.
- Các thuỷ điện trên sông nhánh thường xa khu dân cư và đất canh tác rất phân tán, làm thế nào để công trình thuỷ điện đồng thời kết hợp cấp nước cho sản xuất và đời sống của nông dân là vấn đề cần nghiên cứu giải quyết đạt hiệu ích kinh tế.
Nhưng do lượng phù sa lớn, làm nông dòng sông và lưu lượng chảy sẽ kém nên sẽ làm giảm hiệu quả hay phá hủy các công trình thủy điện trong tương lai gần đây.
Lưu lượng
Tháng |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
Lưu lượng (m3/s) |
1318 |
1100 |
914 |
1071 |
1893 |
4692 |
7986 |
9246 |
6690 |
4122 |
2813 |
1746 |
Các tỉnh, thành phố chảy qua
Các cây cầu
Trên lãnh thổ Việt Nam (theo thứ tự từ bắc đến nam)
- Kim Thành, tỉnh Lào Cai.
- Cốc Lếu, tỉnh Lào Cai.
- Phố Mới, tỉnh Lào Cai.
- Cầu nối đường 30- 4 với xã Vạn Hòa, thành phố Lào Cai (đã khởi công)
- Phố Lu, tỉnh Lào Cai
- Phố Lu mới, tỉnh Lào Cai (đã khởi công)
- Bảo Hà, tỉnh Lào Cai
- Trái Hút, tỉnh Yên Bái.
- Mậu A, tỉnh Yên Bái.
- Yên Bái, tỉnh Yên Bái.
- Văn Phú, tỉnh Yên Bái.
- Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ.
- Sông Hồng, tỉnh Phú Thọ, trên cao tốc Hà Nội – Lào Cai
- Ngọc Tháp, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ
- Phong Châu, tỉnh Phú Thọ.
- Cầu nối Việt Trì – Ba Vì (dự án)
- Vĩnh Thịnh, thành phố Hà Nội –Vĩnh Phúc.
- Hồng Hà (dự án), Hà Nội.
- Thượng Cát (dự án), Hà Nội.
- Thăng Long, Hà Nội.
- Nhật Tân , Hà Nội.
- Tứ Liên (dự án), Hà Nội.
- Long Biên, Hà Nội.
- Chương Dương, Hà Nội.
- Vĩnh Tuy, Hà Nội.
- Thanh Trì, Hà Nội.
- Mễ Sở, Hà Nội – Hưng Yên (dự án)
- Yên Lệnh, Hưng Yên–Hà Nam
- Hưng Hà, Hưng Yên –Hà Nam (dự án)
- Thái Hà, Hà Nam – Thái Bình (đã khởi công)
- Tân Đệ, Nam Định–Thái Bình.
- Cầu Cồn Nhất, Nam Định – Thái Bình (dự án)
Các hình ảnh về sông Hồng
-
-
Sông Hồng đoạn chảy qua Lào Cai, Việt Nam
-
Sông Hồng mùa cạn (đoạn qua cầu Vĩnh Tuy), chụp ngày 31.10.2009
-
Xem thêm
Ghi chú
Liên kết ngoài
Thể loại:
Lỗ Tấn
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lỗ Tấn (chữ Hán phồn thể: 魯迅; chữ Hán giản thể: 鲁迅; bính âm: Lǔ Xùn; 25 tháng 9, 1881 – 19 tháng 10, 1936) là nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc. Ông được giới nghiên cứu văn chương coi là người đặt nền móng cho văn chương hiện đại Trung Quốc và là bậc thầy của thể loại truyện ngắn. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là AQ chính truyện.
Tiểu sử
Lỗ Tấn tên khai sinh là Chu Chương Thọ, sau đổi tên là Chu Thụ Nhân (chữ Hán phồn thể: 周樹人, chữ Hán giản thể: 周树人; bính âm: Zhōu Shùrén), hiệu Dự Tài, bút danh Lỗ Tấn, sinh ngày 25 tháng 9 năm 1881 tại huyện Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang trong một gia đình quan lại đã sa sút.
Cha của ông là Chu Bá Nghi đỗ tú tài nhưng không được ra làm quan, bị bệnh mất sớm. Mẹ của ông là Lỗ Thụy. Bà đã sớm có ảnh hưởng đến khả năng văn chương của Lỗ Tấn qua việc bà kể cho ông nghe nhiều truyện cổ dân gian. Lỗ Tấn là bút danh ông lấy từ họ mẹ “Lỗ”. Thuở nhỏ ông thường đi học muộn, ông đã tự tay cầm dao thích chữ Tấn(tấn hành-đi nhanh lên) trên mặt bàn học để nhắc nhở bản thân phải nhanh nhẹn khẩn trương. Chính vì vậy sau này khi viết văn ông đã lấy bút danh là Lỗ Tấn.
Năm 1899, ông đến Nam Kinh theo học ở Thủy sư học đường (trường đào tạo nhân viên hàng hải). Hai năm sau, ông thi vào trường Khoáng lộ học đường (đào tạo kỹ sư mỏ địa chất). Năm 1902, Lỗ Tấn du học Nhật Bản, tại đây ông tham gia Quang Phục hội, một tổ chức yêu nước của người Trung Quốc.
Sau hai năm học tiếng Nhật, năm 1904, ông chính thức vào học ngành y ở trường Đại học Tiên Đài. Năm 1906, ông thôi học và bắt đầu hoạt động văn nghệ bằng việc dịch và viết một số tiểu luận giới thiệu các tác phẩm văn học châu Âu như thơ Puskin, tiểu thuyết khoa học viễn tưởng Jules Verne. Năm 1909, vì hoàn cảnh gia đình, Lỗ Tấn trở về Trung Quốc. Ông dạy ở trường trung học Thiệu Hưng và có làm hiệu trưởng trường sư phạm Thiệu Hưng một thời gian.
Từ 1920 đến 1925, Lỗ Tấn làm việc tại các trường Đại học Bắc Kinh, Cao đẳng Sư phạm Bắc Kinh và Đại học nữ Sư phạm Bắc Kinh. Năm 1926, ông tới Hạ Môn (tỉnh Phúc Kiến) và làm việc tại trường Đại học Hạ Môn. Đầu năm 1927, Lỗ Tấn đến Quảng Châu, làm trưởng phòng giáo vụ kiêm chủ nhiệm khoa văn của trường Đại học Trung Sơn. Tháng 10 năm 1927, ông rời Quảng Châu tới Thượng Hải. Ông mất ngày 19 tháng 10 năm 1936.
Sự nghiệp văn học
Lỗ Tấn rất ưa thích các tác phẩm của Nikolai Gogol. Năm 1918, truyện ngắn đầu tay của Lỗ Tấn là Nhật kí người điên lần đầu tiên được in trên tờ Thanh niên mới số tháng 5-1918, truyện được lấy tên dựa theo truyện ngắn Nhật ký của một người điên của Gogol. Từ 1918 đến 1927, Lỗ Tấn viết nhiều truyện ngắn và tạp văn. Về truyện ngắn có 2 tập: Gào thét (14 truyện) và Bàng hoàng (11 truyện). Về tạp văn có 7 tập. Giai đoạn từ 1928 đến khi mất, ông viết tập truyện ngắn Chuyện cũ viết lại (gồm 8 truyện) và 9 tập tạp văn. Ngoài ra, ông còn dịch nhiều tác phẩm văn học thế giới ra tiếng Trung. Trong số các tác phẩm truyện ngắn của ông, truyện ngắn “Thuốc” có nét đặc sắc và chiều sâu [cần dẫn nguồn].
Câu nói
“ |
Mở lịch sử ra tra cứu … Chỉ thấy trên mỗi tờ giấy viết xiêu xiêu những chữ nhân, nghĩa, đạo đức … mà nhìn thấu đến giữa những dòng chữ thì ra cả cuốn đều chép rặt có ba chữ: “Ăn thịt người” … .[1] |
” |
Chú thích
- ^ NHÂN DÂN VIỆT NAM NHẤT ĐỊNH THẮNG LỢI, GIẶC TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC NHẤT ĐỊNH THẤT BẠI, Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, Tạp Chí Cộng Sản số 3/1979
Liên kết ngoài
Thể loại:
Đặng Thai Mai
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đặng Thai Mai (1902–1984), còn được biết đến dưới tên gọi Đặng Thái Mai và những bút danh Thanh Tuyền, Thanh Bình. Ông là giáo sư, nhà giáo, nhà văn, nhà phê bình văn học Việt Nam; và nguyên là Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Viện trưởng đầu tiên của Viện Văn học Việt Nam.
Tiểu sử
Đặng Thai Mai sinh ngày 25 tháng 12 năm 1902 tại làng Lương Điền (nay là Thanh Xuân), huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An trong một gia đình nho học. Cha ông là Đặng Nguyên Cẩn, đỗ phó bảng, tham gia phong trào Duy Tân cùng với Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng, bị thực dân Pháp bắt, đày đi Côn Đảo. Ông là hậu duệ của Tể tướng Đặng Dung, thuộc chi Tiến sĩ Đặng công Thiếp. [1]
Sau khi cha bị bắt, ông về sống tại quê nội từ năm 6 tuổi, và được bà nội nuôi dưỡng, giáo dục lòng yêu nước, học chữ Hán và chữ Quốc ngữ theo chương trình Đông Kinh nghĩa thục.
Năm 1925, khi đang theo học tại Trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương – Hà Nội, ông tham gia phong trào đòi “ân xá” Phan Bội Châu, truy điệu Phan Chu Trinh, đồng thời gia nhập đảng Tân Việt.
Năm 1928, ông trở thành giáo sư Trường Quốc học Huế. Năm 1929, khi đảng Tân Việt tan vỡ, ông bị xử một năm tù treo, sau đó lại trở về dạy học ở Huế. Ông lại bị bắt năm 1930 và bị xử 3 năm vì tham gia phong trào Cứu tế đỏ. Sau khi ra tù, Đặng Thai Mai ra Hà Nội sống và dạy học tại trường tư Gia Long (1932).
Đến năm 1935, Đặng Thai Mai cùng với các bạn là Phan Thanh, Hoàng Minh Giám, Võ Nguyên Giáp… lập ra Trường tư thục Thăng Long. Năm 1936, ông cùng Nguyễn Văn Tố, Vương Kiêm Toàn, Phan Thanh, Võ Nguyên Giáp… thành lập ra Hội truyền bá chữ Quốc ngữ.
Ông bắt đầu hoạt động văn hóa thời kì Mặt trận Dân chủ (1936–1939), viết báo và sáng tác một số truyện ngắn bằng tiếng Pháp nêu gương các chiến sĩ cách mạng buổi đầu (Cô câm đã lên tiếng,Chú bé…).
Năm 1939, ông ứng cử Viện dân biểu Trung Kỳ. Năm 1944, ông cho ra đời tác phẩm Văn học khái luận – cuốn sách đầu tiên trình bày có hệ thống nhiều vấn đề lí luận văn học theo quan điểm tiến bộ, như điển hình và cá tính, nội dung và hình thức, truyền thống và hiện đại. Đặng Thai Mai cũng là người có công giới thiệu văn học hiện đại Trung Quốc qua các công trình Lỗ Tấn (1944), Tạp văn Trung Quốc (1944), các bản dịch kịch Lôi Vũ, Nhật xuất của Tào Ngu, Lịch sử văn học Trung Quốc hiện đại, tập 1 (viết năm 1958).
Sau Cách mạng tháng Tám, ông giảng dạy ở bậc đại học và nghiên cứu phê bình văn học. Năm 1946, ông được bầu làm đại biểu Quốc hội khoá I, Ủy viên Ban dự thảo Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đồng thời là Bộ trưởng Bộ giáo dục trong Chính phủ liên hiệp kháng chiến thành lập ngày 2 tháng 3 năm 1946 [1]. Cũng trong năm này, ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương.
Trong các giai đoạn về sau, ông lần lượt giữ các chức vụ về văn hoá và giáo dục như Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Thanh Hóa, Hội trưởng Hội văn hóa Việt Nam, Giám đốc Trường dự bị đại học và Sư phạm cao cấp Liên khu IV, Giám đốc trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Viện trưởng Viện Văn học, Chủ tịch Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam. Ông cũng cho ra đời nhiều tác phẩm có giá trị như Văn thơ cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ 20 (1960), Trên đường học tập và nghiên cứu (tập 1, 1959, tập 2, 1965 và tập 3, 1973).
Đặng Thai Mai có vốn nho học uyên thâm và am hiểu văn học cổ điển Pháp, văn học hiện đại Trung Quốc, văn học cận đại Việt Nam. Đặng Thai Mai là nhà lí luận phê bình sắc sảo. Năm 1982, ông được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh. Năm 1996, ông lại được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh (đợt I) về các công trình nghiên cứu văn học Việt Nam và văn học thế giới.[2]
Đặng Thai Mai mất ngày 25 tháng 9 năm 1984. Nơi an nghỉ cuối cùng tại nghĩa trang Mai Dịch
Tác phẩm
Gia đình
Đặng Thai Mai lập gia đình với bà Hồ Thị Toan. Hai ông bà có 5 con gái và 1 con trai, trong đó 3 con rể là tướng lĩnh Quân đội Nhân dân Việt Nam
- Con gái đầu là PGS.TS Đặng Bích Hà, vợ của cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
- PGS.TS Đặng Thị Hạnh, vợ của Trung tướng Phạm Hồng Cư nguyên Cục trưởng Cục Văn hoá, Tổng cục Chính trị, Phó Tư lệnh kiêm Chủ nhiệm chính trị Quân khu 2.
- PGS. TS Đặng Anh Đào, vợ của cố Trung tướng Phạm Hồng Sơn, Cục phó Cục Quân huấn, Bộ Tổng tham mưu, Phó Viện trưởng Học viện Quân sự.
- GS. Đặng Thanh Lê, từng là giảng viên khoa Văn Đại học Sư phạm Hà Nội.
- Con gái út là PGS. TS Đặng Xuyến Như, công tác tại Viện Ứng dụng Công nghệ.
- Con trai ông là PGS.TS.KTS.Đặng Thái Hoàng, giảng viên trường Đại học Xây dựng.
Chú thích
Liên kết ngoài
|
Bộ Giáo dục |
|
|
Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp |
|
|
Bộ Giáo dục và Thanh niên |
|
|
Bộ Giáo dục và Đào tạo |
|
|
|