|
|
Thứ bảy, Ngày 26 Tháng 9 Năm 2015
|
|
|
Âm lịch: Ngày 14 Tháng 8 Năm 2015 Ngày Julius: 2457292 |
Bát tự: Giờ Bính Tí, ngày ất Tỵ, tháng ất Dậu, năm ất Mùi |
|
0:00 |
Giờ: Bính Tí |
Ngày Hắc đạo |
Sao: Chu Tước |
Giờ Hoàng đạo |
đinh Sửu, Canh Thìn, Nhâm Ngọ, Qúy Mùi, Bính Tuất, đinh Hợi |
Giờ Hắc đạo |
Bính Tí, Mậu Dần, Kỷ Mão, Tân Tỵ, Giáp Thân, ất Dậu |
Năm |
Kim |
Sa trung kim |
Mùa: Mùa thu |
Vượng: Kim
Khắc: Hỏa |
Trọng |
Ngày |
Hoả |
Phú đăng hỏa |
Lửa đèn |
Tuổi xung |
Qúy Hợi, Tân Hợi, Tân tỵ |
Tiết khí |
Giữa: Thu phân (Giữa thu) – Hàn lộ (Mát mẻ) |
Sao |
Liễu |
|
Ngũ hành |
Thổ |
|
Động vật |
Hoẵng |
|
Trực |
Thành |
– Tốt cho các việc nhập học, giá thú, may mặc, thượng lương.
– Xấu cho các việc kiện tụng, mai táng, châm chích, di cư. |
Xuất hành |
Hỷ thần |
Tây Bắc |
Tài thần |
Đông Nam |
Kê thần |
(Lên trời) |
Cát tinh |
Tốt |
Kỵ |
Nguyệt đức hợp |
Tốt mọi việc |
kỵ tố tụng |
Thiên hỷ |
Tốt mọi việc, nhất là hôn thú |
|
Nguyệt Tài |
Tốt cho việc cầu tài lộc, khai trương, xuất hành, di chuyển, giao dịch |
|
Phổ hộ |
Tốt mọi việc, làm phúc, giá thú, xuất hành |
|
Tam Hợp |
Tốt mọi việc |
|
Sát tinh |
Kỵ |
Ghi chú |
Ngũ Quỹ |
Kỵ xuất hành |
|
Trùng phục |
Kỵ giá thú, an táng |
|
Chu tước hắc đạo |
Kỵ nhập trạch, khai trương |
|
Câu Trận |
Kỵ mai táng |
|
Cô thần |
Xấu với giá thú |
|
Thổ cẩm |
Kỵ xây dựng, an táng |
|
Âm thác |
Kỵ xuất hành, giá thú, an táng |
|
Mặt trời |
Giờ mọc |
Giờ lặn |
Hà Nội |
05:48 |
17:47 |
TP.Hồ Chí Minh |
05:44 |
17:44 |
|
Bạch Hổ |
Hắc đạo |
|
1:00 |
Giờ: đinh Sửu |
Ngọc Đường |
Hoàng đạo |
|
3:00 |
Giờ: Mậu Dần |
Thiên Lao |
Hắc đạo |
|
5:00 |
Giờ: Kỷ Mão |
NGuyên Vũ |
Hắc đạo |
|
7:00 |
Giờ: Canh Thìn |
Tư Mệnh |
Hoàng đạo |
|
9:00 |
Giờ: Tân Tỵ |
Câu Trận |
Hắc đạo |
|
11:00 |
Giờ: Nhâm Ngọ |
Thanh Long |
Hoàng đạo |
|
13:00 |
Giờ: Qúy Mùi |
Minh Đường |
Hoàng đạo |
|
15:00 |
Giờ: Giáp Thân |
Thiên Hình |
Hắc đạo |
|
17:00 |
Giờ: ất Dậu |
Chu Tước |
Hắc đạo |
|
19:00 |
Giờ: Bính Tuất |
Kinh Quỹ |
Hoàng đạo |
|
21:00 |
Giờ: đinh Hợi |
Kim Được |
Hoàng đạo |
|
23:00 |
Giờ: Bính Tí |
Bạch Hổ |
Hắc đạo |
|
|
Lịch vạn niên 2015, ngày 14 tháng 8, năm 2015 – Âm lịch
Xem ngày giờ tốt và hướng xuất hành
Trong một tháng có 2 loại ngày tốt, ngày xấu; trong một ngày lại có 6 giờ tốt, 6 giờ xấu gọi chung là Ngày/giờ Hoàng đạo (tốt) và Ngày/giờ Hắc đạo (xấu). Người Việt Nam từ xưa đều có phong tục chọn ngày tốt và giờ tốt để làm những việc lớn như cưới hỏi, khởi công làm nhà, nhập trạch, ký kết, kinh doanh v.v.v.
Ngày 14 tháng 8, năm 2015 là ngày Hắc đạo , các giờ tốt trong ngày này là: đinh Sửu, Canh Thìn, Nhâm Ngọ, Qúy Mùi, Bính Tuất, đinh Hợi
Trong ngày này, các tuổi xung khắc nên cẩn thận trong chuyện đi lại, xuất hành, nói chuyện và làm các việc đại sự là: Qúy Hợi, Tân Hợi, Tân tỵ
Xuất hành hướng Đông Bắc gặp Hỷ thần: niềm vui, may mắn, thuận lợi. Xuất hành hướng Nam gặp Tài thần: tài lộc, tiền của, giao dịch thuận lợi.
Xem sao tốt và việc nên làm và nên kiêng
Trong Lịch vạn niên, có 12 trực được sắp xếp theo tuần hoàn phân bổ vào từng ngày. Mỗi trực có tính chất riêng, tốt/xấu tùy từng công việc. Ngày 14 tháng 8, năm 2015 là Trực Thành: Tốt cho các việc nhập học, giá thú, may mặc, thượng lương. Xấu cho các việc kiện tụng, mai táng, châm chích, di cư.
Mỗi ngày đều có nhiều sao Tốt (Cát tinh) và sao Xấu (Hung tinh). Các sao Đại cát (rất tốt cho mọi việc) như Thiên đức, Nguyệt đức, Thiên ân, Nguyệt ân. Có những sao Đại hung (rất xấu cho mọi việc) như Kiếp sát, Trùng tang, Thiên cương. Cũng có những sao xấu tùy mọi việc như Cô thần, Quả tú, Nguyệt hư, Không phòng, Xích khẩu… – xấu cho hôn thú, cưới hỏi, đám hỏi nói chung cần tránh. Hoặc ngày có Thiên hỏa, Nguyệt phá, Địa phá… xấu cho khởi công xây dựng, động thổ, sửa chữa nhà cửa nói chung cần tránh.
Khi tính làm việc đại sự, cần kiểm tra ngày Hoàng Đạo, Hắc Đạo. Xem công việc cụ thể nào, để tránh những sao xấu. Chọn các giờ Hoàng đạo để thực hiện (hoặc làm tượng trưng lấy giờ).
Stanislav Petrov
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trung tá Stanislav Yevgrafovich Petrov (tiếng Nga: Станислав Евграфович Петров; sinh năm 1939) là một sĩ quan Liên Xô trong lực lượng Phòng không Xô viết Voyska PVO, người vào ngày 26 tháng 9 năm 1983 đã có công cứu thoát cả thế giới khỏi nguy cơ chiến tranh thế giới lần thứ ba. Hiệp hội Công dân Thế giới đã công nhận và trao tặng ông giải thưởng đặc biệt Công dân thế giới ngày 21 tháng 5 năm 2004.[2]
Tiểu sử
Tham gia quân đội
Sự kiện ngày 26 tháng 9 năm 1983
Bối cảnh quốc tế
-
Diễn biến 26/9/1983
Chính phủ
Vinh danh
Tham khảo
- ^ “В Нью-Йорке россиянина наградили за спасение мира” (Thông cáo báo chí). Lenta.ru. 20/1/2010.
“Người cứu thế giới khỏi chiến tranh hạt nhân” (Thông cáo báo chí). Duy Văn, báo Tuổi Trẻ, theo Lenta. 20/01/2006, 17:03 (GMT+7). Truy cập 30/11/2011.

Người cứu thế giới khỏi chiến tranh hạt nhân
20/01/2006 17:03 GMT+7TTO – Ngày 19-1, tại New York, cựu đại tá quân đội Liên Xô, Stanislav Petrov vừa được trao giải của tổ chức quốc tế “Hiệp hội các công dân thế giới”. Đó là một bức tượng bằng pha lê hình cánh tay nâng quả địa cầu có khắc hàng chữ “Tặng người cứu thế giới khỏi chiến tranh hạt nhân”.
TTO – Ngày 19-1, tại New York, cựu đại tá quân đội Liên Xô, Stanislav Petrov vừa được trao giải của tổ chức quốc tế “Hiệp hội các công dân thế giới”. Đó là một bức tượng bằng pha lê hình cánh tay nâng quả địa cầu có khắc hàng chữ “Tặng người cứu thế giới khỏi chiến tranh hạt nhân”.
Phát biểu tại lễ trao giải, Douglas Mattern tuyên bố: “Chúng ta nợ đại tá một món không thể trả được và phải cảm ơn số phận vì ông đã biểu lộ sự bình tĩnh và tầm nhìn xa vào đúng phút nguy ngập”.
Đêm 25 rạng sáng 26-9-1983, trong cao điểm chiến tranh lạnh Mỹ và Liên Xô, Stanislav Petrov khi đó còn là trung tá và đang trực chỉ huy ở hệ thống cảnh báo tên lửa tấn công. Bất thần xuất hiện tin báo động: Mỹ vừa phóng năm tên lửa, mỗi tên mang 10 đầu đạn hạt nhân về phía Liên Xô. Sau khi cân nhắc, Petrov tuyên bố đó là báo động giả. Nhận định của ông đúng, đã có sự cố trong hệ thống báo động thông tin. Theo đại tá, ông phán xét như thế vì cho rằng năm quả tên lửa không đủ cho một cú đấm đầu tiên của chiến tranh hạt nhân.
Phát biểu tại lễ trao giải, Stanislav Petrov nói: “Tôi rất hạnh phúc vì hành động của mình được đánh giá cao. Tôi chỉ bối rối khi được gọi là anh hùng, bởi tôi chỉ làm công việc được giao, chưa kể đó là công việc tập thể. Tôi sẽ bất lực nếu không được các thuộc cấp giúp đỡ và ủng hộ quyết định của mình”.
DUY VĂN (Theo Lenta)
- ^ “The Man Who Saved the World Finally Recognized” (Thông cáo báo chí). Anastasiya Lebedev, Association of World Citizens. 21/5/2004. Truy cập 18/8/2011.
Liên kết ngoài
(tiếng Anh)
(tiếng Nga)
(tiếng Việt)
Thể loại:
Chiến tranh Lạnh
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Máy bay trinh sát P-3A của Mỹ bay trên chiến hạm Varyag của Liên Xô năm 1987.
Chiến tranh Lạnh hay Lãnh chiến (1947–1991) là tình trạng tiếp nối xung đột chính trị, căng thẳng quân sự, và cạnh tranh kinh tế tồn tại sau Thế chiến II (1939–1945), chủ yếu giữa Liên bang Xô viết và các quốc gia vệ tinh của nó, với các cường quốc thuộc thế giới phương Tây, gồm cả Hoa Kỳ. Dù các lực lượng tham gia chủ yếu không bao giờ chính thức xung đột, họ đã thể hiện sự xung đột thông qua các liên minh quân sự, những cuộc triển khai lực lượng quy ước chiến lược, một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân, tình báo, chiến tranh ủy nhiệm, tuyên truyền, và cạnh tranh kỹ thuật, như cuộc chạy đua không gian.
Dù là các đồng minh chống lại Phe Trục, Liên Xô, Hoa Kỳ, Anh Quốc và Pháp đã không đồng thuận trong và sau Thế chiến II, đặc biệt về việc thiết lập thế giới thời hậu chiến. Khi cuộc chiến kết thúc, họ chiếm hầu hết châu Âu, với việc Hoa Kỳ và Liên Xô là các lực lượng quân sự mạnh nhất.
Liên Xô lập ra Khối Đông Âu với các quốc gia Đông Âu mà họ chiếm đóng, sáp nhập một số trở thành Các nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết và duy trì các quốc gia khác như nước vệ tinh của mình, một số nước trong số đó sau này được củng cố vào Khối hiệp ước Warsaw (1955–1991). Hoa Kỳ và một số quốc gia Tây Âu thành lập chính sách ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản như là chính sách phòng vệ của họ, và lập ra các liên minh (ví dụ NATO, 1949) cho mục đích đó.
Nhiều quốc gia trong số đó cũng tham gia vào kế hoạch tái thiết châu Âu, đặc biệt là Tây Đức, vốn bị Liên Xô phản đối. Ở những nơi khác, tại Mỹ Latinh và Đông Nam Á, Liên Xô ủng hộ các cuộc cách mạng cộng sản, bị nhiều nước phương tây và đồng minh trong vùng của họ phản đối; một số nước tìm cách hạ thấp, với những kết quả khác nhau. Một số nước liên kết với NATO và Khối hiệp ước Warsaw, tuy thế các khối của những quốc gia không liên kết cũng xuất hiện.
Cuộc chiến tranh Lạnh có đặc điểm ở những giai đoạn khá yên tĩnh và những giai đoạn căng thẳng lên cao trong quan hệ quốc tế – cuộc Phong toả Berlin (1948–1949), Chiến tranh Triều Tiên (1950–1953), Khủng hoảng Berlin 1961, Chiến tranh Việt Nam (1954–1975), Khủng hoảng tên lửa Cuba (1962), Chiến tranh Xô viết tại Afghanistan (1979–1989), và những cuộc tập trận Able Archer 83 của NATO vào tháng 11 năm 1983. Cả hai phía đã tìm cách làm giảm các căng thẳng chính trị và tránh một cuộc tấn công quân sự trực tiếp, vốn dường như sẽ dẫn tới một sự tiêu diệt có đảm bảo từ hai phía với các loại vũ khí hạt nhân.
Trong thập niên 1980, Hoa Kỳ tăng cường sức ép ngoại giao, quân sự và kinh tế chống lại Liên Xô, vốn đang ở tình trạng trì trệ kinh tế. Sau đó, Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev đưa ra những cuộc cải cách tự do perestroika (“tái cơ cấu”, “xây dựng lại”, 1987) và glasnost (“mở cửa”, khoảng năm 1985). Liên bang Xô viết sụp đổ năm 1991, khiến Hoa Kỳ còn lại là cường quốc quân sự có vị thế thống trị, và Nga sở hữu hầu hết kho vũ khí hạt nhân của Liên Xô.
Nguồn gốc thuật ngữ
Việc sử dụng lần đầu tiên thuật ngữ Chiến tranh Lạnh [1] miêu tả những căng thẳng địa chính trị thời hậu Thế chiến II giữa Liên bang Xô viết và các Đồng minh Tây Âu của họ được gán cho Bernard Baruch, một nhà tài chính và là cố vấn tổng thống Hoa Kỳ.[2] Tại Nam Carolina, ngày 16 tháng 4 năm 1947, ông đã có bài phát biểu (theo nhà báo Herbert Bayard Swope)[3] nói rằng, “Hãy để chúng ta không bị lừa gạt: chúng ta hiện ở giữa một cuộc chiến tranh lạnh.”[4] Nhà báo Walter Lippmann đã làm cho thuật ngữ được biết đến rộng rãi, với cuốn sách Cold War (1947).[5]
Trước đó, trong cuộc chiến, George Orwell đã sử dụng thuật ngữ Chiến tranh Lạnh trong tiểu luận “You and the Atomic Bomb” (Bạn và quả bom nguyên tử) được xuất bản ngày 19 tháng 10 năm 1945, trên tờ Tribune của Anh. Suy ngẫm về một thế giới sống dưới bóng của một mối đe doạ chiến tranh hạt nhân, ông đã cảnh báo về một “nền hoà bình không có hoà bình”, mà ông gọi là một cuộc “chiến tranh lạnh” thường trực,[6] Orwell đã trực tiếp đề cập tới cuộc chiến tranh đó như là một sự đối đầu ý thức hệ giữa Liên bang Xô viết và các cường quốc phương Tây.[7] Hơn nữa, trong tờ The Observer xuất bản ngày 10 tháng 3 năm 1946, Orwell đã viết rằng “… sau hội nghị Moskva vào tháng 12 vừa rồi, Nga đã bắt đầu thực hiện một cuộc ‘chiến tranh lạnh’ với Anh và Đế chế Anh.”[8]
Bối cảnh
-
- Xem thêm thông tin: Lo sợ Đỏ
Đã có một sự bất đồng trong giới sử học về điểm khởi đầu của Chiến tranh Lạnh. Trong khi hầu hết các nhà sử học coi nó bắt nguồn từ giai đoạn ngay sau Thế chiến II, những người khác cho rằng nó bắt đầu vào gần cuối Thế chiến I, dù những căng thẳng giữa Đế chế Nga, và các quốc gia châu Âu khác cùng Hoa Kỳ có từ giữa thế kỷ 19.[9]
Như một hậu quả của cuộc Cách mạng Bolshevik năm 1917 tại Nga (tiếp đó là sự rút lui của nước này khỏi Thế chiến I), nước Nga cảm thấy mình bị cô lập khỏi quan hệ ngoại giao quốc tế.[10] Lãnh tụ Vladimir Lenin đã nói rằng Liên bang Xô viết bị bao vây bởi một “vòng vây tư bản thù địch”, và ông coi ngoại giao là một vũ khí để khiến các kẻ thù của Liên Xô bị chia rẽ, bắt đầu với việc thành lập Quốc tế Cộng sản Xô viết, kêu gọi những cuộc nổi dậy cách mạng ở nước ngoài.[11]
Lãnh tụ sau đó Joseph Stalin, người coi Liên bang Xô viết là một “hòn đảo xã hội chủ nghĩa”, đã nói rằng Liên Xô phải thấy rằng “vòng vây chủ nghĩa tư bản hiện tại sẽ bị thay thế bởi một vòng vây xã hội chủ nghĩa.”[12] Ngay từ năm 1925, Stalin đã nói rằng ông coi chính trị quốc tế là một thế giới lưỡng cực trong đó Liên bang Xô viết sẽ thu hút các quốc gia đang hướng theo chủ nghĩa xã hội và các quốc gia tư bản sẽ thu hút các quốc gia đang hướng theo chủ nghĩa tư bản, trong khi thế giới đang ở trong một giai đoạn “bình ổn tạm thời của chủ nghĩa tư bản” trước sự sụp đổ cuối cùng của nó.[13]
Nhiều sự kiện đã làm gia tăng sự nghi ngờ và không tin tưởng lẫn nhau giữa các cường quốc phương tây và Liên Xô: sự thách thức của những người Bolsheviks với chủ nghĩa tư bản;[14] việc Liên Xô tài trợ tổng đình công của công nhân Anh năm 1926 dẫn tới việc ngừng quan hệ giữa hai nước;[15] Tuyên bố năm 1927 của Stalin rằng sự cùng tồn tại hoà bình với “các quốc gia tư bản… đang trôi dần vào quá khứ”;[16] những cáo buộc bí ẩn trong phiên xử án mẫu Shakhty về một cuộc đảo chính đã được lập kế hoạch do Pháp và Anh chỉ đạo;[17] cuộc Đại thanh trừng gây ra một loạt các chiến dịch đàn áp chính trị và truy tố trong đó hơn nửa triệu người Liên Xô đã bị hành quyết;[18] những vụ xử án điểm Moskva gồm cả những cáo buộc gián điệp của Pháp, Anh, Nhật và Đức;[19] cái chết gây tranh cãi của 6-8 triệu người tại Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraina trong nạn đói Ukraina tháng 3 năm 1932; phương Tây ủng hộ Bạch vệ trong cuộc Nội chiến Nga; Hoa Kỳ từ chối công nhận Liên Xô cho tới tận năm 1933;[20] và việc Liên Xô tham gia Hiệp ước Rapallo.[21] Những việc này làm trở ngại các quan hệ Xô-Mỹ và là một vấn đề gây lo ngại dài lâu với các lãnh đạo ở cả hai nước.[9]
Thế chiến II và thời kỳ hậu chiến (1939–47)
-
Hiệp ước Molotov-Ribbentrop (1939-41)
-
Quan hệ của Liên Xô với phương Tây càng xấu đi khi, một tuần trước khi Thế chiến II nổ ra, Liên bang Xô viết và Đức ký Hiệp ước Molotov-Ribbentrop, với một thoả thuận bí mật phân chia Ba Lan và Đông Âu giữa hai nước.[22] Bắt đầu một tuần sau đó, vào tháng 9 năm 1939, Đức và Liên Xô phân chia Ba Lan và phần còn lại của Đông Âu thông qua một loạt các cuộc xâm lược vào các nước đã được nhượng cho nhau theo Hiệp ước.[23][24]
Trong một năm rưỡi tiếp theo, họ đã tham gia vào một mối quan hệ kinh tế trên diện rộng, trao đổi với nhau các vật liệu tối cần thiết cho cuộc chiến tranh[25][26] cho tới khi Đức phá vỡ Hiệp ước Molotov-Ribbentrop với Chiến dịch Barbarossa, cuộc xâm lược Liên Xô qua lãnh thổ hai quốc gia đã bị phân chia từ trước.[27]
Đồng minh chống Phe Trục (1941-45)
-
Trong nỗ lực chiến tranh chung của mình, bắt đầu từ năm 1941, người Liên Xô nghi ngờ rằng người Anh và người Mỹ đã âm mưu để người Liên Xô phải chịu gánh nặng chiến đấu chống Phát xít Đức. Theo quan điểm này, các Đồng minh phương Tây đã cố tình trì hoãn việc mở một mặt trận chống Phát xít thứ hai nhằm chỉ tham chiến ở thời điểm cuối cùng và đặt ra những quy định cho hoà bình.[28] Vì thế, những nhận thức của Liên Xô về phương Tây đã để lại một sự căng thẳng ngầm và thù địch mạnh giữa các cường quốc Đồng Minh.[29]
Hậu chiến và những mâu thuẫn ban đầu
- Hội nghị Yalta
Hội nghị Yalta, diễn ra từ ngày 4 đến ngày 11 tháng 2 năm 1945, là cuộc gặp giữa tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt, thủ tướng Anh Winston Churchill và Chủ tịch Liên Xô Iosif Vissarionovich Stalin ở Yalta (thuộc bán đảo Krym, Liên Xô). Nội dung của cuộc họp để bàn về tương lai hậu chiến của Đức và Ba Lan, cũng như việc tham chiến của Liên Xô ở mặt trận Thái Bình Dương.
Bộ ba Anh – Mỹ – Liên Xô đồng ý chia nước Đức dưới sự kiểm soát của Anh, Mỹ, Pháp và Liên Xô. Sau này ba phần của Anh, Mỹ, Pháp được nhập lại thành Tây Đức và phần của Liên Xô được gọi là Đông Đức. Stalin yêu cầu Đức bồi thường 20 tỷ đô la tiền chiến phí, nhưng bị bác bỏ tại hội nghị.
Lúc này, dù sao chiến tranh vẫn diễn ra ở mặt trận Thái Bình Dương (chủ yếu giữa quân Mỹ và phát xít Nhật). Roosevelt gợi ý Stalin tuyên chiến với Nhật, giúp Mỹ đánh đổ phát xít Nhật. Stalin đồng ý.
Ba Lan, dưới sự chi phối của Hồng quân Liên Xô, có lẽ gặp nhiều khó khăn nhất. Trong hội nghị, Stalin bác bỏ thỉnh cầu mang chính quyền Ba Lan về trạng thái trước thế chiến. Theo Stalin, Liên Xô sẽ cung cấp an ninh cần thiết cho Ba Lan. Ông đồng ý cho Ba Lan bầu cử tự do dựa trên nền tảng chính quyền cộng sản.
- Sự thành lập của Liên Hiệp Quốc
Cũng tại hội nghị Yalta, bộ ba đồng ý thành lập Liên Hiệp Quốc. Một tổ chức tương tự Hội Quốc Liên cũng đã được thành lập sau Thế chiến thứ nhất, nhưng không hiệu quả về sau – có nhiều ý kiến cho rằng lý do là ở chỗ Mỹ không tham gia. Mục đích chủ yếu của Liên Hiệp Quốc là bảo đảm an ninh thế giới.
-
- Nhiệm kỳ của Truman
Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt đột ngột qua đời vào ngày 12 tháng 4 năm 1945. Phó tổng thống Harry S. Truman lên thế (chú ý rằng đường lối của Truman ảnh hưởng nhiều đến cách chính sách của Mỹ thời hậu chiến và trong Chiến tranh Lạnh).
- Hội nghị Potsdam
Truman gặp Stalin lần đầu là ở Hội nghị Potsdam (ngoại ô của Berlin) vào tháng 7 năm 1945. Đại diện cùa Anh lúc này là Clement Attlee, vừa đắc cử Thủ tướng ở Anh.
Hội nghị nhấn mạnh các vấn đề được đưa ra ở Hội nghị Yalta, trong đó có các vấn đề về tương lai của Đức và Ba Lan. Stalin tiếp tục yêu cầu bồi thường thiệt hại chiến tranh. Truman nhắc lại lời hứa hẹn của Stalin về bầu cử tự do tại Ba Lan.
Ở hội nghị, Truman cũng tuyên bố bom nguyên tử đã được thử nghiệm ở New Mexico, Stalin – mặc dù đã biết điều này thông qua các gián điệp ở Mỹ – gật đầu.
Bom nguyên tử có ý nghĩa lớn đối với Chiến tranh Lạnh, trong đó là sự chạy đua công nghệ nguyên tử giữa Mỹ và Liên Xô. Bom nguyên tử cũng được dùng đầu tiên trong chiến tranh ở Nhật theo yêu cầu của Truman.
- Quan điểm của Liên Xô
Sau khi mất gần 22 triệu người trong cuộc chiến, Liên Xô muốn thành lập các quốc gia vệ tinh xung quanh họ vì vấn đề an ninh.
Ngoài ra, một trong những mục tiêu của xây dựng chủ nghĩa cộng sản là lan tư tưởng cộng sản ra khắp thế giới, loại bỏ chủ nghĩa tư bản, và nhiệm vụ của đảng cộng sản là thúc đẩy sự lan truyền đó.
Stalin bác bỏ những sự hợp tác với Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Vì nếu làm ngược lại, vô hình trung ông đang đóng góp vào sự lớn mạnh của chủ nghĩa tư bản. Stalin ủng hộ sự bành trướng chủ nghĩa cộng sản ở Tây Âu và châu Á sau này.
Trong Thế chiến thứ hai, Hồng quân Liên Xô giúp các nước Đông Âu thoát khỏi quân phát xít, đồng thời chính quyền theo đường lối cộng sản cũng được thiết lập tại các nước này.
- Albania và Bulgaria
Ở Albania, lực lượng cộng sản bị loại trừ vào những năm chiến tranh, sau này được Stalin thiết lập lại. Khi bầu cử diễn ra các năm sau đó, những nhà lãnh đạo chống cộng bị giữ im lặng.
Ở Bulgaria, chủ nghĩa cộng sản được thiết lập từ năm 1944 đến 1948.
- Tiệp Khắc
Tiệp Khắc có truyền thống chống lại chủ nghĩa cộng sản từ trước thế chiến. Trong cuộc bầu cử tự do năm 1946, các người lãnh đạo cộng sản giành được 40% tổng số. Sau này các đảng viên lên thay thế nhiều vị trí trong bộ Công an, cùng với sự hỗ trợ của Liên Xô, họ tổ chức các cuộc mít-tinh, đình công v.v. Đến năm 1948, Tiệp Khắc trở thành một nước vệ tinh của Liên Xô.
- Hungary và Romania
Cuối năm 1945, tại Hungary các người cộng sản thất bại trong cuộc bầu cử, các lực lượng Xô Viết vẫn được giữ lại. Họ yêu cầu đưa đảng cộng sản lên nắm bộ Công an. Việc bắt bỏ những phần tử chống cộng có thể đã giúp các người cộng sản lên nắm chính quyền vào cuộc tái bầu cử năm 1947.
Hồng quân Liên Xô cũng được lưu lại ở România. Năm 1945, vua của Romania bị buộc phải phong quyền thủ tướng cho một người cộng sản, hai năm sau nhà vua bị buộc phải thoái vị.
- Tây Đức
Các nhà lãnh đạo Đồng Minh muốn giúp Đức xây dựng lại đất nước, hàn gắn vết thương chiến tranh. Tuy nhiên Stalin, theo như ý ông, cho thiết lập chính quyền toàn quyền ở Tây Đức để nước Đức không thể là mối hiểm họa nữa (*).
- Phần Lan và Nam Tư
Phần Lan được giữ độc lập với Liên Xô và ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản. 1948, Phần Lan ký ràng buộc không can thiệp chuyện ngoại quốc.
Nam Tư cũng tương đối độc lập khỏi sự ảnh hưởng của Liên Xô. Tuy nhiên quốc gia này dưới sự lãnh đạo của một nhà toàn quyền với tên Josip Broz, hay còn được biết đến như là Tito. 1948, Stalin muốn lật đổ Tito, nhưng thất bại.
Bức màn Sắt
Trong một bài diễn văn vào tháng 2 năm 1946. Stalin khẳng định sự thành công của chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản sẽ bị đánh đổ. Mặc dù sẽ phải trải qua nhiều năm trước khi có đủ lực lượng vũ trang để đối đầu với Mỹ, Liên Xô vẫn cố ráo riết thúc đẩy sự lan truyền của chủ nghĩa cộng sản bằng cách thiết lập nền tảng ở các nước Tây Âu.
Một tháng sau, để đáp trả, Winston Churchill (lúc này không còn là thủ tướng, nhưng vẫn là một nhân vật có tiếng nói mạnh mẽ trong chính trị Anh) đưa ra ý kiến phản bác lại Stalin, và sự thành lập “Bức màn Sắt” là một biểu tượng cho sự chia cắt giữa hai hệ tư tưởng đối nghịch nhau ở châu Âu lúc này. Churchill cũng kêu gọi Mỹ tiếp tục ngăn chặn Stalin lôi các nước vào bên kia của bức màn, nơi chủ nghĩa cộng sản đang ngự trị.
Chính sách của Mỹ
Sau một bài phân tích của George Kennan, một nhà chính trị Mỹ ở Moskva, nội dung chủ yếu là chủ nghĩa cộng sản không thể bị đánh đổ một cách nhanh chóng, Mỹ thừa nhận việc thất bại của các nước Đông Âu vào tay của Liên Xô. Nhưng đồng thời cũng thúc giục những hành động giúp đẩy khỏi Tây Âu, kể cả ở Liên Xô. Mặc dù vậy, quan điểm của Kennan coi chủ nghĩa cộng sản như là “một hạt giống với mầm mống tự hủy” và sẽ tự sụp đổ.
Chính sách Truman
12 tháng 3 năm 1947, đây là thời điểm cho Truman thực thi các chính sách của Mỹ. Từ năm 1945, Liên Xô đã đe dọa Thổ Nhĩ Kỳ. Đồng thời nội chiến diễn ra ở Hy Lạp có sự can thiệp của chủ nghĩa cộng sản đem đến nguy cơ hai nước này có thể sẽ trở thành hai nước vệ tinh của Liên Xô.
Sau những tổn thất của cuộc chiến, Anh không còn khả năng viện trợ cho Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỷ. Anh gợi ý Mỹ hỗ trợ họ.
Trong Chính sách Truman, vai trò lãnh đạo thế giới được giao cho Mỹ… chính sách này vô hình trung đẩy Mỹ vào các hành động trong cuộc chiến này.
“Hầu như mọi quốc gia đều phải chọn những cách sống khác nhau. Và sự lựa chọn thường không phải là một sự lựa chọn tự do. Một cách là dựa vào ý muốn của số đông… Cách thứ hai là dựa vào ý muốn của số ít một cách bắt buộc… Tôi tin tưởng rằng các đường lối của Mỹ là ủng hộ những con người tự do, những người đang chống lại sự phụ thuộc theo số ít (có vũ trang) hoặc bằng áp lực. Tôi tin tưởng rằng chúng ta phải giúp đỡ những con người tự do để họ quyết định số phận của mình bẳng những cách riêng của họ.”
Chiến tranh Lạnh được “hâm nóng lên”
Hai quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima và Nagasaki là một sự kiện rất quan trọng trong Thế chiến thứ hai và trong Chiến tranh Lạnh. Quan trọng ở chỗ nó mở ra một thời kỳ nguyên tử với sự xuất hiện của vũ khí tàn phá lớn. Nó cũng mở ra cuộc chạy đua về công nghệ nguyên tử gay gắt giữa Mỹ và Liên Xô.
Kế hoạch Marshall
Sở dĩ Thế chiến thứ hai nổ ra cũng là do những kết quả của Thế chiến thứ nhất, là nghèo đói và thiếu ổn định về kinh tế ở các nước châu Âu. Để không tái diễn hiện trạng này, George C. Marshall phác thảo bản Kế hoạch Marshall, ủng hộ sự thành lập các chương trình phục hồi kinh tế cho châu Âu bằng cách gia cố nền dân chủ và nền thương mại tự do ở châu Âu sẽ giúp khắc phục các khó khăn, mở thị trường ra khắp thế giới.
Trong bài diễn văn ở Đại học Harvard vào tháng 6 năm 1947, Marshall phát biểu:
“Đây là một điều logic khi nước Mỹ nên làm bất cứ điều gì nó có thể để giúp đỡ nền kinh tế thế giới, đem lại trạng thái lành mạnh cho nó. Chính sách của chúng ta không chống lại một đất nước hay một chính sách nào khác. Chính sách của chúng ta chống lại nghèo đói, suy sụp, và hỗn loạn…”
Cùng với Chính sách Truman, Kế hoạch Marshall nhấn mạnh sự tự do trong kinh tế và sự viện trợ của Mỹ sẽ khắc phục các khó khăn lúc bấy giờ.
Viện trợ cho Tây Berlin
Hiểu rằng Stalin sẽ không đồng ý thống nhất nước Đức, ba nước Anh-Pháp-Mỹ quyết định nhập ba vùng phụ thuộc vào, thành lập Cộng hòa Liên bang Đức (không phải Cộng hòa Liên bang Đức ngày nay), hay còn gọi là Tây Đức. Liên Xô thành lập Cộng hòa Dân chủ Đức, hay Đông Đức, dười sự lãnh đạo của đảng Cộng sản. Thủ đô của Đức – Berlin – tuy nằm trong lãnh thổ Đông Đức, bị chia cắt thành hai: Đông Berlin là thủ đô của Đông Đức và Tây Berlin là thủ đô của Tây Đức. Tuy nhiên, hàng trăm ngàn người bỏ trốn từ các nước Đông Âu sang Đông Berlin, rồi lần sang Tây Berlin và từ đó đi máy bay sang các nước như Mỹ, Canada hoặc Tây Âu để tìm tự do.
Stalin quyết định đóng con đường trốn chạy này và đóng các con đường giao thông vào Tây Berlin. Cuộc bủa vây này gây ra sự thiếu hụt lương thực và đồ tiêu dùng cho 2,5 triệu người ở Tây Berlin.
Truman không muốn đe dọa vũ trang để mở lại các mối giao thông vào Tây Berlin mà ông cũng không muốn Tây Berlin rơi vào tay của Liên Xô. Cho nên Truman quyết định các chiến dịch viện trợ cho Tây Berlin bằng cách thả hàng viện trợ xuống từ trên không.
Căn cứ không quân Rhein-Main của Mỹ giúp bảo tu các máy bay trong chiến dịch viện trợ Tây Đức
Trong vòng 15 tháng, quân đội Anh và Mỹ cung cấp 200.000 chuyến bay cung cấp lương thực, nhiên liệu. Mỗi ngày 13.000 tấn hàng hóa được viện trợ cho Tây Berlin.
Tháng 5 năm 1949, Stalin tháo bỏ lệnh phong tỏa Tây Berlin. Chiến dịch viện trợ của Anh-Mỹ ngừng vào tháng 9 cùng năm.
Điều này chứng tỏ một phần sự thành công của các chính sách Mỹ trong việc đem lại sự cân bằng về kinh tế của châu Âu.
Sự hình thành các khối liên hiệp
- NATO
Liên Hiệp Quốc là một ủy ban tín nhiệm trong việc giúp đỡ phục hồi kinh tế các nước trên thế giới. Tuy nhiên, Liên Xô cũng là một thành viên, nhiều chính sách đưa ra bị Liên Xô bác bỏ vì tin rằng nó là con bài cho sự bành trướng của Tư bản Phương tây. 1946, Louis St. Laurent, bộ trưởng bộ ngoại giao Canada đưa ra ý tưởng thành lập một khối dân chủ – chuộng hòa bình để giúp châu Âu chống lại những sự chi phối của Liên Xô. Các nhà lãnh đạo Mỹ tỏ ra quan tâm đến ý tưởng trên, mặc dù có người không đồng tình, cho rằng việc thành lập một ủy ban như vậy có thể dẫn đến chiến tranh. [Một trong những nguyên nhân mà hai cuộc chiến tranh thế giới xảy ra trên một mức độ liên quan tới nhiều quốc gia trên thế giới là sự thành lập các “khối” đối lập nhau. Tấn công vào một nước trong khối đồng nghĩa với tấn công toàn khối.]
Tháng 4 năm 1949, Canada, Mỹ tham gia với Bỉ, Anh, Đan Mạch, Pháp, Iceland, Ý, Luxembourg, Hà Lan, Na Uy, Bồ Đào Nha thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (North Atlantic Treaty Organization hay NATO).
Sự tham gia liên minh NATO có ý nghĩa lớn trong lịch sử Mỹ, chấm dứt chính sách cô lập của Mỹ đối với các vấn đề châu Âu. [Mỹ không có ý định can thiệp vũ trang vào hai cuộc chiến tranh thế giới cho tới khi có các đụng độ trên Đại Tây Dương giữa tàu dân sự Mỹ và tàu ngầm Đức, hiệp định Đức và Mexico trong Thế chiến thứ nhất và vụ tấn công Trân Châu Cảng trong Thế chiến thứ hai.]
- Khối Warszawa
Tương tự, Liên Xô trả lời bằng cách thành lập khối Hiệp ước Warszawa (Организация Варшавского договора) gồm Liên Xô và các nước đồng minh trong phe xã hội chủ nghĩa ở châu Âu (Albania, Ba Lan, Hungary, Bulgaria, Cộng hoà dân chủ Đức, Tiệp Khắc, Romania).
Sự đối đầu giữa NATO và Khối Warszawa
- Sự ra đời của NATO và khối Hiệp ước Warszawa đã đánh dấu sự xác lập của cục diện 2 cực, 2 phe. “Chiến tranh lạnh” đã bao trùm toàn thế giới.
Sự lớn mạnh của chủ nghĩa cộng sản
- Liên Xô và vũ khí hạt nhân
Năm 1949, Liên Xô thành công trong việc chế tạo vũ khí hạt nhân, xóa bỏ thế độc quyền về công nghệ hạt nhân của Hoa Kỳ. Để lấy lại ưu thế, Truman phê chuẩn việc nghiên cứu bom hạt nhân tại Hoa Kỳ.
Cũng vào thời điểm này, Truman thành lập Ủy ban An ninh Liên bang (Federal Civil Defense Administration) nhằm thành lập các phương tiện truyền thông cho nhân dân về việc đối phó với chiến tranh hạt nhân (thành lập hầm chống bom v.v.) nhưng thực tế không hiệu quả.
- Trung Quốc về phe cộng sản
Sau khi chống lại Phát xít Nhật, uy tín của nhà lãnh đạo Đảng cộng sản Mao Trạch Đông lên cao. Mỹ giúp đỡ Tưởng Giới Thạch chống lại Mao Trạch Đông. Nhưng về sau Mỹ chấm dứt viện trợ vì cho rằng sự nắm quyền của Mao Trạch Đông là không thể tránh khỏi.
Chiến tranh Lạnh và nước Mỹ
Vảo khoảng thời kỳ khủng hoảng kinh tế thế giới, số lượng người Mỹ tham gia vào đảng cộng sản tăng lên, chủ yếu là do suy nghĩ rằng cuộc khủng hoảng trên là điểm yếu, là dấu hiệu sụp đổ của chủ nghĩa tư bản. Một lần nữa, “Nỗi sợ Đỏ” (Red Scare) – sợ những tư tưởng của chủ nghĩa cộng sản – tồn tại trên đất Mỹ.
Mối đe dọa cộng sản sẽ lên nắm chính quyền ở Mỹ lên cao, điều này dẫn đến những cuộc chống cộng mang tính chất không đúng với bản chất của các tư tưởng Mỹ từ khi lập quốc.
Truman thành lập những chương trình chống các gián điệp của Liên Xô thâm nhập vào chính quyền của Mỹ… các chương trình này điều tra hàng triệu nhân viên chính phủ, tuy nhiên chỉ khoảng vài trăm người bị buộc từ chức.
Quốc hội Mỹ cũng có tổ chức riêng để bảo vệ an ninh quốc gia. HUAC (House Un-American Activities Committee – Ủy Ban Hạ Viện Kiểm Tra Hành Động Bất Hợp Hoa Kỳ) được thành lập năm 1938, giúp điều tra các phần tử không trung thành. Đặc biệt là Hollywood vì Hollywood được cho là có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tư tưởng của nhân dân.
Chính sách McCarren-Walter: Cùng với Truman và Quốc hội Mỹ, thượng nghị sĩ Pat MacCarren đóng góp công cuộc chống cộng sản ở Mỹ. Tuy nhiên, theo ý kiến của ông, đa phần các phần tử không trung thành là thành phần nhập cư từ các vùng mà chủ nghĩa cộng sản đang thống trị.
McCarren thúc đẩy Quốc hội phê chuẩn bản hiệp định McCarren-Walter, trong đó gia hạn lại số lượng dân nhập cư cho phép. Truman phản bác, nhưng được sự ủng hộ của Quốc hội, bản hiệp ước được thông qua.
Xem thêm: Gián điệp Ethel và Julius Rosenberg
Chiến tranh Triều Tiên
-
Trong thời kỳ Thế chiến thứ hai, bán đảo Triều Tiên chịu sự cai trị của Phát xít Nhật, sau được Liên Xô và Mỹ giải phóng. Tuy nhiên, đất nước Triều Tiên không được thống nhất mà bị chia ra làm hai phần, Bắc Triều Tiên dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản và Nam Triều Tiên theo đường lối tư bản, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới.
Thập niên 1950
Nếu như mục tiêu của Mỹ trong những năm đầu của Chiến tranh Lạnh là ngừng sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản, giai đọan này đối đầu với việc “đẩy lùi” chủ nghĩa đó. Tuy nhiên, tổng thống lúc bấy giờ, Dwight D. Eisenhower, muốn tránh các đụng chạm với Liên Xô.
Mỹ Latin
Mỹ thiết lập các chế độ có lợi cho nền kinh tế của mình (Mỹ có nhiều đầu tư vào kinh tế của các nước Nam Mỹ).
1954, CIA cho rằng những nhà lãnh đạo của Guatemela ủng hộ những suy nghĩ sai lầm, và sau đó thay thế chính quyền ở đây..
Châu Á
-
Eisenhower thành lập chiến dịch kết thúc Chiến tranh Triều Tiên. Viện trợ Pháp trong việc quản lý thuộc địa của họ ở Đông Dương, trong đó có Việt Nam, sau này viện trợ cho Việt Nam Cộng Hòa còn Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN thì viện trợ cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại miền Bắc và Mặt Trận Dân tộc Giải Phóng tại miền Nam.
Trung Đông
Mỹ cũng thực hiện những kế hoạch để giúp các nước Ả Rập với nguồn dầu hỏa trù phú không rơi vào tay của Liên Xô (1952, cố gắng thiết lập lại chính quyền thân Mỹ).
1957, Eisenhower tuyên bố Chính sách Eisenhower, trong đó nói lên rằng Mỹ sẽ dùng vũ trang để bảo vệ nền tự chủ của một quốc gia hay một nhóm quốc gia ở Trung Đông trước sự đe dọa của các thái độ thù nghịch.
Cuộc chạy đua giữa Mỹ và Liên Xô
Vào giai đoạn này, cuộc chay đua vũ trang giữa Mỹ và Liên Xô trở nên gay gắy và quyến liệt hơn.
Vũ khí hạt nhân
Đáng đề cập ở đây là sự thành công trong việc điều chế bom nhiệt hạch – hay còn gọi là bom H (với sức công phá có thể đạt gấp 1000 lần bom nguyên tử) của Liên Xô, chưa đầy 1 năm sau khi Mỹ cho nổ thử quả bom H đầu tiên. Trong khoảng 1954–1958, 19 quả bom H được Mỹ thử nghiệm.
Đây là sự đe dọa tàn phá toàn cầu bởi vũ khí hạt nhân.
Tên lửa liên lục địa
Nói chung, Mỹ thua Liên Xô ở công nghệ tên lửa. Liên Xô hoàn thành tên lửa liên lục địa (thường chứa đầu đạn hạt nhân) đe dọa an ninh quốc phòng Mỹ. Lúc này nếu Mỹ muốn thâm nhập lãnh thổ của Liên Xô, các máy bay phải vượt qua hàng phòng thủ của Xô Viết với các tên lửa đất đối không. Vào tháng 5 năm 1960, Liên Xô hạ một chiếc máy bay U-2 (máy bay thám thính) của Mỹ trên bầu trời Xô Viết.
Công nghệ vũ trụ
Năm 1957, Xô Viết cho phóng vệ tinh nhân tạo Sputnik. Mỹ e sợ tiếp theo họ có thể cải tiến Sputnik thành những công cụ giúp tấn công nước Mỹ từ trên không.
Ở Mỹ, song song với việc đầu tư vào công nghệ không gian như phát triển vệ tinh v.v. Mỹ cũng có những kế hoạch bí mật phát triển các khinh khí cầu gián điệp, đĩa bay (Kế hoạch Mogul…)
Vào tháng 12 năm 1968, Hoa Kỳ dẫn đầu trong Cuộc đua vũ trụ khi James Lovell, Frank Borman và Bill Anders bay vòng quanh Mặt Trăng. Họ trở thành những người đầu tiên ăn mừng Giáng sinh trong không gian và vài ngày sau đó hạ cánh an toàn. Người Mỹ Neil Armstrong trở thành người đầu tiên bước trên bề mặt của Mặt Trăng vào 21 tháng 7 năm 1969.
Chiến tranh Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh lạnh
-
Kết quả tại chiến tranh Việt Nam thể hiện được một phần của cuộc Chiến tranh Lạnh, tuy nhiên điều này không được thể hiện rõ ràng vì ngoài cuộc chiến giữa hai phe chủ nghĩa xã hội và tư bản chủ nghĩa ra, nó còn thể hiện là một cuộc chiến nhằm thống nhất và giành độc lập dân tộc. Tinh thần độc lập dân tộc là yếu tố cơ bản giúp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chiến thắng chứ không phải nhờ ưu thế tư tưởng hay quân sự. Bản thân Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam là một tổ chức đoàn kết rộng rãi, không chỉ những người cộng sản mà còn cả những thành phần dân tộc chủ nghĩa chống lại sự hiện diện của ngoại bang là Hoa Kỳ. Trung Quốc, đồng minh của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã từng đề nghị đem quân sang trực tiếp chiến đấu như ở Triều Tiên, song các lãnh đạo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã từ chối với lý do “nợ tiền của thì sẽ trả được chứ nợ xương máu thì không thể trả được”,[cần dẫn nguồn] hàm ý nếu cho phép Trung Quốc tham chiến, một quân đội ngoại bang giống Hoa Kỳ, sẽ làm mất đi tính chất giải phóng dân tộc của cuộc chiến.
Miền Bắc đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, về cơ bản vẫn là một quốc gia lạc hậu hơn so với quốc gia cùng phe, trong khi đó miền Nam đi theo con đường tư bản chủ nghĩa. Trong thập niên 50, 60 nền kinh tế của miền Nam có đạt được một số thành tựu phát triển nhất định, song nói chung vẫn lạc hậu so với các nước tư bản phương Tây, vẫn phải phụ thuộc đáng kể vào viện trợ.
Việc phân chia hai miền Bắc Nam Việt Nam trong suốt thời kỳ Chiến Tranh Lạnh lại được cả hai cường quốc lúc bấy giờ là Liên Xô và Hoa Kỳ đưa ra những nhận định khác nhau. Hoa Kỳ cho rằng sự tham chiến của quân đội Mỹ, viện trợ chiến phí cho Pháp và sau đó là Việt Nam Cộng hòa là để ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản tại Việt Nam nói riêng cũng như tại Châu Á nói chung theo thuyết Domino của Hoa Kỳ. Đó cũng chính là lý do quân đội Mỹ can thiệp ngày càng sâu vào chiến tranh tại Việt Nam cũng như trực tiếp đưa quân đội tham chiến trên chiến trường. Liên Xô thì cho rằng việc họ làm là muốn giúp nhân dân Việt Nam nói riêng (cũng như các nước thế giới thứ ba nói chung) giành độc lập và chống lại chủ nghĩa thực dân mới của tư bản phương Tây, điều mà họ đã làm trong suốt Chiến tranh Đông Dương trước đó. Liên Xô đã ra sức giúp đỡ cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vũ khí, cố vấn huấn luyện… nhằm ủng hộ công cuộc đấu tranh giành độc lập đất nước của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Như vậy có thể nói tính chất của Chiến tranh Việt Nam là đa diện. Đối với đại đa số người Việt Nam, mục tiêu của cuộc chiến là nhằm giành độc lập dân tộc trước sự can thiệp và chia cắt đất nước đến từ Hoa Kỳ. Còn với Hoa Kỳ, đó là tuyến đầu để họ thể hiện tiềm lực trước Liên Xô trong thời kỳ từ năm 1955 đến 1975.
Chấm dứt Chiến tranh Lạnh (1985–91)
-
Những cuộc cải cách của Gorbachev
- Xem thêm thông tin: Mikhail Gorbachev, perestroika, và glasnost
Tới khi Mikhail Gorbachev là người khá trẻ lên làm Tổng bí thư năm 1985, nền kinh tế Liên Xô đang ở trong tình trạng trì trệ và phải đối mặt với sự giảm sút mạnh từ nguồn thu ngoại tệ nước ngoài vì sự sụt giá dầu mỏ trong thập niên 1980.[30] Những vấn đề này khiến Gorbachev đầu tư vào các biện pháp nhằm khôi phục đất nước đang ốm yếu.[30]
Một sự khỏi đầu không hiệu quả đã dẫn tới kết luận rằng những thay đổi cơ cấu mạnh hơn là cần thiết và vào tháng 6 năm 1987 Gorbachev thông báo một kế hoạch cải cách kinh tế được gọi là perestroika, hay tái cơ cấu.[31] Perestroika giảm bớt hệ thống sản xuất theo hạn ngạch, cho phép sự sở hữu tư nhân với các doanh nghiệp và mở đường cho đầu tư nước ngoài. Các biện pháp đó có mục đích tái định hướng các nguồn tài nguyên quốc gia từ những cam kết quân sự đắt giá thời Chiến tranh Lạnh sang những khu vực công cộng có hiệu quả lớn hơn.[31]
Dù có thái độ hoài nghi ban đầu ở phương Tây, nhà lãnh đạo mới của Liên Xô đã chứng minh sự kiên quyết đảo ngược điều kiện kinh tế đang xấu đi của Liên Xô thay vì tiếp tục cuộc chạy đua vũ trang với phương Tây.[32] Một phần là một cách để chống sự đối lập bên trong với những cuộc cải cách của mình, Gorbachev đồng thời đưa ra glasnost, hay mở cửa, tăng cường tự do cho báo chí và sự minh bạch hoá các định chế nhà nước.[33] Glasnost có mục đích làm giảm tham nhũng ở trên thượng tầng Đảng Cộng sản và giảm bớt sự lạm dụng quyền lực bên trong Uỷ ban Trung ương.[34] Glasnost cũng cho phép sự tăng cường tiếp xúc giữa các công dân Liên Xô và thế giới phương Tây, đặc biệt với Hoa Kỳ, góp phần vào việc đẩy nhanh sự giảm căng thẳng giữa hai nước.[35]
Sự tan băng trong mối quan hệ
- Xem thêm thông tin: Hội nghị thượng đỉnh Reykjavík, Hiệp ước các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung, START I, và HIệp ước về sự Giải quyết Cuối cùng về nước Đức
Trước những nhượng bộ về quân sự và chính trị của Kremlin, Reagan đồng ý tại lập các cuộc đàm phán về các vấn đề kinh tế và giảm mức độ chạy đua vũ trang.[36] Cuộc đàm phán đầu tiên được tổ chức vào tháng 11 năm 1985 tại Geneva, Thuỵ Sĩ.[36] Ở một cuộc gặp, hai nhà lãnh đạo, chỉ với một người phiên dịch tháp tùng, đã ồng ý về nguyên tắc giảm bớt 50% kho vũ khí hạt nhân của mỗi nước.[37]
Liên Xô rút quân khỏi Afghanistan năm 1988
Một Hội nghị thượng đỉnh Reykjavík thứ hai được tổ chức tại Iceland. Những cuộc đàm phán diễn ra tốt đẹp cho tới khi sự tập trung chuyển sang đề xuất của Reagan về Sáng kiến Phòng thủ Chiến lược, mà Gorbachev muốn bị loại bỏ: Reagan đã từ chối.[38] Những cuộc đàm phán thất bại, nhưng một cuộc họp thượng đỉnh thứ ba năm 1987 đã dẫn tới một bước đột phá với việc ký kết Hiệp ước các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF). Hiệp ước INF loại bỏ mọi loại vũ khí hạt nhân, được phóng từ tên lửa đạn đạo mặt đất và tên lửa hành trình với tầm bắn trong khoảng 500 tới 5,500 kilômét (300 tới 3,400 dặm) và cơ sở hạ tầng phục vụ nó.[39]
Căng thẳng Đông-Tây nhanh chóng giảm xuống từ giữa cho tới cuối thập niên 1980, ở mức thấp nhất tại cuộc họp thượng đỉnh cuối cùng tại Moskva năm 1989, khi Gorbachev và George H. W. Bush ký hiệp ước kiểm soát vũ khí START I.[40] Trong năm tiếp sau mọi điều trở nên rõ ràng với người Liên Xô rằng các khoản trợ cấp dầu mỏ và khí đốt, cùng với chi phí cho việc duy trì một quân đội to lớn, là cái phễu khổng lồ làm thất thoát đi các nguồn tài nguyên kinh tế.[41] Ngoài ra, ưu thế an ninh của một vùng đệm đã được công nhận là không thích hợp và người Liên Xô chính thức tuyên bố rằng họ không còn can thiệp vào công việc của các quốc gia đồng minh ở Đông Âu nữa.[42]
Năm 1989, các lực lượng Liên Xô rút khỏi Afghanistan[43] và tới năm 1990 Gorbachev đồng ý với việc thống nhất nước Đức,[41] khả năng thay thế duy nhất là một kịch bản kiểu vụ Thiên An Môn.[44] Khi bức tường Berlin bị phá bỏ, ý tưởng “Ngôi nhà Chung châu Âu” của Gorbachev bắt đầu thành hình.[45]
Ngày 3 tháng 12 năm 1989, Gorbachev và người kế tục Reagan, George H. W. Bush, tuyên bố cuộc Chiến tranh Lạnh đã chấm dứt tại Hội nghị thượng đỉnh Malta;[46] một năm sau, hai đối thủ cũ là các đối tác trong cuộc Chiến tranh vùng Vịnh chống lại đồng minh lâu đời của Liên Xô Iraq.[47]
Bức ảnh chụp Bức tường Berlin được chụp từ phía Tây. Bức tường được xây vào năm 1961 để ngăn chặn người nhập cư từ Đông Đức. Nó là một biểu tượng của Chiến tranh Lạnh và sụp đổ vào năm 1989 đánh dấu cho giai đoạn cuối của Chiến tranh Lạnh.
Sự dao động của hệ thống Xô viết
- Xem thêm thông tin: Kinh tế Liên Xô, Các cuộc cách mạng năm 1989, và Con đường Baltic
Tới năm 1989, hệ thống liên minh của Liên Xô đã trên bờ vực sụp đổ, và không có sự hỗ trợ quân sự của Liên Xô, các lãnh đạo cộng sản tại các nhà nước thuộc Khối hiệp ước Warsaw dần mất quyền lực.[43] Ở chính bên trong Liên Xô, glasnost đã làm yếu đi các liên kết giữ chặt Liên bang Xô viết[42] và tới tháng 2 năm 1990, với sự giải tán Liên Xô đang dần hiện ra, Đảng Cộng sản buộc phải trao lại độc quyền lực kéo dài 73 năm của mình.[48]
Cùng lúc ấy, tự do báo chí và sự bất đồng được cho phép bởi glasnost và sự gia tăng “vấn đề tính chất quốc gia” dần khiến các nước cộng hoà tạo thành Liên bang Xô viết tuyên bố tự trị khỏi Moskva, với việc các quốc gia vùng Baltic rút lui hoàn toàn khỏi Liên Xô.[49] Làn sóng cách mạng năm 1989 quét qua khắp Trung và Đông Âu đã lật đổ các nhà nước cộng sản kiểu Liên Xô, như Ba Lan, Hungary, Tiệp Khắc và Bulgaria,[50] Romania là nước duy nhất thuộc Khối Đông Âu lật đổ chính quyền theo cách bạo lực và đã hành quyết vị lãnh đạo nhà nước.[51]
Giải tán Liên Xô
-
Thái độ thoải mái của Gorbachev với Đông Âu ban đầu không có trên lãnh thổ Liên Xô, thậm chí Bush, người cố gắng duy trì các quan hệ thân thiện, cũng lên án các vụ giết hại vào tháng 1 năm 1991 tại Latvia và Lithuania, cảnh báo riêng rằng các mối quan hệ kinh tế có thể bị đóng băng nếu tình trạng bạo lực tiếp diễn.[52] Liên bang Xô viết đã bị suy yếu thật sự sau một đảo chính thất bại và số lượng ngày càng tăng các nước cộng hoà Xô viết, đặc biệt là Nga, đã từng đe doạ ly khai khỏi Liên Xô, tuyên bố giải tán nó vào ngày 25 tháng 12 năm 1991.[53]
Di sản
Được thành lập ngày 21 tháng 12 năm 1991, Cộng đồng các quốc gia độc lập được coi là thực thể kế tục của Liên Xô nhưng theo các lãnh đạo Nga mục tiêu của nó là “cho phép một cuộc hôn nhân văn minh” giữa các nước cộng hoà xô viết và liên kết chúng vào một liên minh lỏng lẻo.[54]
Sau Chiến tranh Lạnh, Nga cắt giảm mạnh chi tiêu quân sự, nhưng sự thay đổi gây tác động mạnh, bởi lĩnh vực công nghiệp quân sự trước kia sử dụng tới một phần năm lực lượng lao động Liên Xô[55] và việc giải giáp khiến hàng triệu công dân Liên Xô cũ rơi vào cảnh thất nghiệp.[55] Sau khi Nga thực hiện các cuộc cải cách kinh tế kiểu tư bản trong thập niên 1990, nó đã phải hứng chịu một cuộc khủng hoảng tài chính và một thời gian giảm phát nghiêm trọng hơn Hoa Kỳ và Đức từng phải đối mặt trong cuộc Đại giảm phát.[56] Tiêu chuẩn sống tại Nga đã sút giảm đi trong những năm thời hậu Chiến tranh Lạnh, dù nền kinh tế đã bắt đầu tăng trưởng trở lại từ năm 1999.[56]
Di sản của cuộc Chiến tranh Lạnh tiếp tục ảnh hưởng tới các vấn đề thế giới.[14] Sau sự giải tán Liên Xô, thế giới thời hậu Chiến tranh Lạnh bị đa số mọi người coi là đơn cực, với Hoa Kỳ là siêu cường duy nhất.[57][58][59] Chiến tranh Lạnh đã định nghĩa vai trò chính trị của Hoa Kỳ trên thế giới thời hậu Thế chiến II: tới năm 1989 Hoa Kỳ có các liên minh quân sự với 50 quốc gia, và có 1.5 triệu quân đồn trú ở nước ngoài tại 117 quốc gia.[60] Chiến tranh Lạnh cũng đã định chế hoá một cam kết quốc tế với một nền công nghiệp quân sự và chi tiêu cho khoa học quân sự to lớn và thường xuyên.[60]
Chi phí quân sự của Hoa Kỳ trong những năm Chiến tranh Lạnh được ước tính là $8 nghìn tỷ, trong khi gần 100.000 người Mỹ thiệt mạng trong Chiến tranh Triều Tiên và Chiến tranh Việt Nam.[61] Dù sự thiệt hại nhân mạng của binh sĩ Liên Xô khó được tính toán, phần trăm trong Tổng sản lượng quốc gia của Liên Xô chi cho cuộc chiến lớn hơn rất nhiều so với Mỹ.[62]
Ngoài sự thiệt mạng của những binh sĩ mặc quân phục, hàng triệu người đã chết trong các cuộc chiến tranh uỷ nhiệm của các siêu cường trên khắp thế giới, đáng kể nhất là tại Đông Nam Á.[63] Đa số các cuộc chiến tranh uỷ nhiệm và các khoản viện trợ cho các cuộc xung đột địa phương đã chấm dứt cùng với Chiến tranh Lạnh, những cuộc chiến tranh giữa các quốc gia, các cuộc chiến tranh sắc tộc, các cuộc chiến tranh cách mạng, cũng như số người tị nạn và những người phải rời bỏ nhà cửa trong các cuộc khủng hoảng đã giảm mạnh ở những năm sau cuộc Chiến tranh Lạnh.[64]
Không một huy chương chiến dịch riêng biệt nào đã được tạo ra cho cuộc Chiến tranh Lạnh, tuy nhiên, vào năm 1998, Quốc hội Hoa Kỳ đã cấp Chứng nhận Ghi công thời Chiến tranh Lạnh “cho mọi thành viên các lực lượng vũ trang và những nhân viên dân sự của chính phủ liên bang đã phục vụ trung thành và xứng đáng Hợp chúng quốc Hoa Kỳ ở bất kỳ thời điểm nào trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, được định nghĩa là từ ngày 2 tháng 9 năm 1945 tới ngày 26 tháng 12 năm 1991.” [65]
Tuy nhiên, di sản của cuộc Chiến tranh Lạnh không phải luôn dễ dàng bị xoá bỏ, bởi nhiều căng thẳng kinh tế và xã hội đã bị khai thác làm lý do cho cuộc cạnh tranh thời Chiến tranh Lạnh ở nhiều nơi thuộc Thế giới thứ ba vẫn còn sâu sắc.[14] Sự tan rã quyền quản lý nhà nước ở một số khu vực trước kia thuộc các chính phủ cộng sản đã tạo ra các cuộc xung đột dân sự và sắc tộc mới, đặc biệt là tại Nam Tư cũ.[14] Ở Đông Âu, sự kết thúc Chiến tranh Lạnh đã dẫn tới một thời kỳ tăng trưởng kinh tế và một sự tăng trưởng mạnh các chế độ dân chủ tự do, trong khi ở nhiều nơi khác trên thế giới, như Afghanistan, độc lập đi liền với sự phá sản nhà nước.[14]
Chép sử
-
Ngay khi thuật ngữ “Chiến tranh Lạnh” trở nên phổ thông trong việc đề cập tới những căng thẳng thời hậu chiến giữa Hoa Kỳ và Liên bang Xô viết, việc giải thích quá trình và các nguyên nhân cuộc xung đột là đã nguồn gốc của một cuộc tranh cãi dữ dội giữa các nhà sử học, các nhà khoa học chính trị và các nhà báo.[66] Đặc biệt, các nhà sử học có sự bất đồng mạnh với việc quy trách nhiệm cho ai về sự tan vỡ quan hệ Liên Xô-Hoa Kỳ sau Thế chiến II; và liệu cuộc xung đột giữa hai siêu cường là không thể tránh khỏi, hay có thể tránh được.[67] Các nhà sử học cũng không đồng ý về việc chính xác cuộc Chiến tranh Lạnh là gì, các nguồn gốc cuộc xung đột là gì, và làm sao để gỡ rối các hình mẫu hành động và phản ứng giữa hai bên.[14]
Dù những giải thích về nguồn gốc cuộc xung đột trong các cuộc tranh luận hàn lâm là phức tạp và trái ngược, nhiều trường phái tư tưởng chính về chủ đề có thể được xác định. Các nhà sử học thường nói về ba cách tiếp cận khác nhau tới việc nghiên cứu Chiến tranh Lạnh: các tường thuật “chính thống”, “xét lại”, và “hậu xét lại”.[60]
Những tường thuật “chính thống” áp đặt trách nhiệm về cuộc Chiến tranh Lạnh cho Liên Xô và sự mở rộng của nó vào Đông Âu.[60] Các tác gia “xét lại” quy nhiều trách nhiệm về việc làm tan vỡ hoà bình thời hậu chiến cho Hoa Kỳ, viện dẫn một loạt nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm cô lập và đe doạ Liên Xô từ trước khi Thế chiến II chấm dứt.[60] Những người theo phái “hậu xét lại” xem xét các sự kiện của Chiến tranh Lạnh dưới nhiều góc độ hơn, và cố gắng cân bằng hơn trong việc xác định điều gì đã xảy ra trong Chiến tranh Lạnh.[60] Đa số việc chép sử về Chiến tranh Lạnh sử dụng hai hay thậm chí cả ba tiêu chí lớn đó.[cần dẫn nguồn]
Xem thêm
Chú thích
- ^ “”Cold War” – noun… (3) (initial capital letters) rivalry after World War II between the Soviet Union and its satellites and the democratic countries of the Western world, under the leadership of the United States.” Dictionary, unabridged, based on the Random House Dictionary, 2009
- ^ Gaddis 2005, tr. 54
- ^ Safire, William (1 tháng 10 năm 2006). “Islamofascism Anyone?”. The New York Times (The New York Times Company). Truy cập 25 tháng 12 năm 2008.
- ^ ‘Bernard Baruch coins the term “Cold War”‘, history.com, 16 tháng 4 năm 1947. Truy cập 2 tháng 7 năm 2008.
- ^ Lippmann, Walter (1947). Cold War. Harper. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2008.
- ^ Kort, Michael (2001). The Columbia Guide to the Cold War. Columbia University Press. tr. 3.
- ^ Geiger, Till (2004). Britain and the Economic Problem of the Cold War. Ashgate Publishing. tr. 7.
- ^ Orwell, George, The Observer, 10 tháng 3 năm 1946
- ^ a ă Gaddis 1990, tr. 57
- ^ Lee 1999, tr. 57
- ^ Tucker 1992, tr. 34
- ^ Tucker 1992, tr. 46
- ^ Tucker 1992, tr. 47-8
- ^ a ă â b c d Halliday 2001, tr. 2e
- ^ Tucker 1992, tr. 74
- ^ Tucker 1992, tr. 75
- ^ Tucker 1992, tr. 98
- ^ Communism: A History (Modern Library Chronicles) by Richard Pipes, pg 67
- ^ Christenson 1991, tr. 308
- ^ Lefeber, Fitzmaurice & Vierdag 1991, tr. 194–197
- ^ Leffler 1992, tr. 21
- ^ Day, Alan J.; East, Roger; Thomas, Richard. A Political and Economic Dictionary of Eastern Europe, pg. 405
- ^ Roberts 2006, tr. 43-82
- ^ Kennedy-Pipe, Caroline, Stalin’s Cold War, New York: Manchester University Press, 1995, ISBN 0-7190-4201-1
- ^ Ericson 1999, tr. 1-210
- ^ Shirer 1990, tr. 598-610
- ^ Roberts 2006, tr. 82
- ^ Gaddis 1990, tr. 151
- ^ Gaddis 1990, tr. 151–153
- ^ a ă LaFeber 2002, tr. 331–333
- ^ a ă Gaddis 2005, tr. 231–233
- ^ LaFeber 2002, tr. 300–340
- ^ Gibbs 1999, tr. 7
- ^ Gibbs 1999, tr. 33
- ^ Gibbs 1999, tr. 61
- ^ a ă Gaddis 2005, tr. 229–230
- ^ 1985: “Superpowers aim for ‘safer world'”, BBC News, 21 tháng 11 năm 1985. Truy cập 4 tháng 7 năm 2008.
- ^ “Toward the Summit; Previous Reagan-Gorbachev Summits”. The New York Times. 29 tháng 5 năm 1988. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2008.
- ^ “Intermediate-Range Nuclear Forces”. Federation of American Scientists. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2008.
- ^ Gaddis 2005, tr. 255
- ^ a ă Shearman 1995, tr. 76
- ^ a ă Gaddis 2005, tr. 248
- ^ a ă Gaddis 2005, tr. 235–236
- ^ Shearman 1995, tr. 74
- ^ “Address given by Mikhail Gorbachev to the Council of Europe”. Centre Virtuel de la Connaissance sur l’Europe. Ngày 6 tháng 7 năm 1989. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2007.
- ^ Malta summit ends Cold War, BBC News, 3 tháng 12 năm 1989. Truy cập 11 tháng 6 năm 2008.
- ^ Goodby, p. 26
- ^ Gorbachev, pp. 287, 290, 292
- ^ Gaddis 2005, tr. 253
- ^ Lefeber, Fitzmaurice & Vierdag 1991, tr. 221
- ^ Gaddis 2005, tr. 247
- ^ Goldgeier, p. 27
- ^ Gaddis 2005, tr. 256–257
- ^ Soviet Leaders Recall ‘Inevitable’ Breakup Of Soviet Union, Radio Free Europe/Radio Liberty, 8 tháng 12 năm 2006. Truy cập 20 tháng 5 năm 2008.
- ^ a ă Åslund, p. 49
- ^ a ă Nolan, pp. 17–18
- ^ Country profile: United States of America. BBC News. Truy cập 11 tháng 3 năm 2007
- ^ Nye, p. 157
- ^ Blum 2006, tr. 87
- ^ a ă â b c d Calhoun, Craig (2002). “Cold War (entire chapter)”. Dictionary of the Social Sciences. Oxford University Press. ISBN 0195123719. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2008.
- ^ LaFeber 2002, tr. 1
- ^ Gaddis 2005, tr. 213
- ^ Gaddis 2005, tr. 266
- ^ Monty G. Marshall and Ted Gurr, Peace and Conflict 2005 (PDF), Center for Systemic Peace (2006). Truy cập 14 tháng 6 năm 2008.
- ^ “Cold War Certificate Program” (PDF). Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2009.
- ^ Nashel, Jonathan (1999). “Cold War (1945–91): Changing Interpretations (entire chapter)”. Trong Whiteclay Chambers, John. The Oxford Companion to American Military History. Oxford University Press. ISBN 0195071980. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2008.
- ^ Brinkley, pp. 798–799
Tham khảo
- Andrew, Christopher; Mitrokhin, Vasili (2000). The Sword and the Shield: The Mitrokhin Archive and the Secret History of the KGB. Basic Books. ISBN 0585418284.
- Åslund, Anders (1990). “How small is the Soviet National Income?”. Trong Rowen, Henry S.; Wolf, Charles Jr. The Impoverished Superpower: Perestroika and the Soviet Military Burden. California Institute for Contemporary Studies. ISBN 1558150668.
- Blum, William (2006), Rogue State: A Guide to the World’s Only Superpower, Zed Books, ISBN 1842778277
- Bourantonis, Dimitris (1996), A United Nations for the Twenty-first Century: Peace, Security, and Development, Martinus Nijhoff Publishers, ISBN 9041103120
- Breslauer, George (2002). Gorbachev and Yeltsin as Leaders. Cambridge University Press. ISBN 0521892449.
- Brinkley, Alan (1995). American History: A Survey. McGraw-Hill. ISBN 0079121195.
- Buchanan, Tom (2005). Europe’s Troubled Peace, 1945-2000. Blackwell Publishing. ISBN 0631221638.
- Byrd, Peter (2003). “Cold War”. Trong Iain McLean & Alistair McMillan. The Concise Oxford Dictionary of Politics. Oxford University Press. ISBN 0192802763.
- Calhoun, Craig (2002). Dictionary of the Social Sciences. Oxford University Press. ISBN 0195123719.
- Carabott, Philip & Thanasis Sfikas (2004), The Greek Civil War: Essays on a Conflict of Exceptionalism and Silences, Ashgate Publishing, Ltd., ISBN 0754641317
- Christenson, Ron (1991). Political trials in history: from antiquity to the present. Transaction Publishers. ISBN 0887384064.
- Cowley, Robert (1996), The Reader’s Companion to Military History, Houghton Mifflin Books, ISBN 0618127429
- Crocker, Chester; Fen Hampson & Pamela Aall (2007), Leashing the Dogs of War: Conflict Management in a Divided World, US Institute of Peace Press, ISBN 192922396X
- Dowty, Alan (1989), Closed Borders: The Contemporary Assault on Freedom of Movement, Yale University Press, ISBN 0300044984
- Dobrynin, Anatoly (2001), In Confidence: Moscow’s Ambassador to Six Cold War Presidents, University of Washington Press, ISBN 0295980818
- Edelheit, Hershel and Abraham (1991). A World in Turmoil: An Integrated Chronology of the Holocaust and World War II. Greenwood Publishing Group. ISBN 0313282188.
- Ericson, Edward E. (1999), Feeding the German Eagle: Soviet Economic Aid to Nazi Germany, 1933–1941, Greenwood Publishing Group, ISBN 0275963373
- Feldbrugge, Joseph; van den Berg, Gerard; Simons, William (1985). Encyclopedia of Soviet Law. BRILL. ISBN 9024730759.
- Friedman, Norman (2007). The Fifty-Year War: Conflict and Strategy in the Cold War. Naval Institute Press. ISBN 1591142873.
- Gaddis, John Lewis (1990), Russia, the Soviet Union and the United States. An Interpretative History, McGraw-Hill, ISBN 0075572583
- Gaddis, John Lewis (1997). We Now Know: Rethinking Cold War History. Oxford University Press. ISBN 0198780702.
- Gaddis, John Lewis (2005), The Cold War: A New History, Penguin Press, ISBN 1594200629
- Gaidar, Yegor (2007). Collapse of an Empire: Lessons for Modern Russia (bằng tiếng Nga). Brookings Institution Press. ISBN 5824307598.
- Garthoff, Raymond (1994), Détente and Confrontation: American-Soviet Relations from Nixon to Reagan, Brookings Institution Press, ISBN 0815730411
- Gibbs, Joseph (1999), Gorbachev’s Glasnost, Texas University Press, ISBN 0890968926
- Glees, Anthony (1996). Reinventing Germany: German Political Development Since 1945. Berg Publishers. ISBN 1859731856.
- Goldgeier, James; McFaul, Michael (2003). Power and Purpose: US Policy toward Russia after the Cold War. Brookings Institution Press. ISBN 0815731744.
- Goodby, James; Morel, Benoit (1993). The Limited Partnership: Building a Russian-US Security Community. Oxford University Press. ISBN 0198291612.
- Gorbechev, Mikhail (1996). Memoirs. Doubleday. ISBN 0385480199.
- Hahn, Walter (1993), Paying the Premium: A Military Insurance Policy for Peace and Freedom, Greenwood Publishing Group, ISBN 0313288496
- Halliday, Fred (2001), Krieger, Joel & Crahan, Margaret E., ed., Cold War, Oxford University Press, ISBN 0195117395
- Hanhimaki, Jussi; Westad, Odd Arne (2003). The Cold War: A History in Documents and Eyewitness Accounts. Oxford University Press. ISBN 0199272808.
- Harrison, Hope Millard (2003), Driving the Soviets Up the Wall: Soviet-East German Relations, 1953-1961, Princeton University Press, ISBN 0691096783
- Hardt, John Pearce & Richard F. Kaufman (1995), East-Central European Economies in Transition, M.E. Sharpe, ISBN 1563246120
- Higgs, Robert (2006), Depression, War, and Cold War: Studies in Political Economy, Oxford University Press US, ISBN 0195182928
- Hobsbawn, Eric (1996). The Age of Extremes: A History of the World, 1914-1991. Vintage Books. ISBN 0679730052.
- Isby, David C. & Charles Jr Kamps (1985), Armies of NATO’s Central Front, Jane’s Publishing Company Ltd, ISBN 071060341X
- Jacobs, Dale (2002). World Book: Focus on Terrorism. World Book. ISBN 071661295X.
- Joshel, Sandra (2005). Imperial Projections: Ancient Rome in Modern Popular Culture. JHU Press. ISBN 0801882680.
- Karabell, Zachary (1999), Chambers, John Whiteclas, ed., Cold War (1945–91): External Course, Oxford University Press, ISBN 0195071980
- Karaagac, John (2000). Between Promise and Policy: Ronald Reagan and Conservative Reformism. Lexington Books. ISBN 0739102966.
- Kennan, George F. (1968), Memoirs, 1925-1950, Hutchinson, ISBN 009085800X
- Kolb, Richard K. (2004). Cold War Clashes: Confronting Communism, 1945-1991. Veterans of Foreign Wars of the United States. ISBN 0974364312.
- Kumaraswamy, P. R.; Karsh, Efraim (2000). Revisiting the Yom Kippur War. Routledge. ISBN 0714650072.
- Kydd, Andrew (2005), Trust and Mistrust in International Relations, Princeton University Press, ISBN 0691121702
- Lackey, Douglas P. (1984). Moral principles and nuclear weapons. Totowa, N.J: Rowman & Allanheld. ISBN 084767116x .
- LaFeber, Walter (2002), Foner, Eric & John Arthur Garraty, eds., The Reader’s companion to American history, Houghton Mifflin Books, ISBN 0395513723
- Lakoff, Sanford (1989). A Shield in Space?. University of California Press. ISBN 0585043795.
- Lee, Stephen J. (1999). Stalin and the Soviet Union. Routledge. ISBN 0415185734.
- Lefeber, R; M. Fitzmaurice & E. W. Vierdag (1991), The Changing Political Structure of Europe, Martinus Nijhoff Publishers, ISBN 0792313798
- Leffler, Melvyn (1992), A Preponderance of Power: National Security, the Truman Administration, and the Cold War, Stanford University Press, ISBN 0804722188
- Link, William A. (1993). American Epoch: A History of the United States. McGraw-Hill. ISBN 0070379513.
- Lundestad, Geir (2005). East, West, North, South: Major Developments in International Politics since 1945. Oxford University Press. ISBN 1412907489.
- The Cold War: A Very Short Introduction. Oxford University Press. ISBN 0192801783.
- Malkasian, Carter (2001), The Korean War: Essential Histories, Osprey Publishing, ISBN 1841762822
- Maynes, Williams C. (1980), The world in 1980, Dept. of State
- McSherry, Patrice (2005). Predatory States: Operation Condor and Covert War in Latin America. Rowman & Littlefield. ISBN 0742536874.
- Miller, Roger Gene (2000), To Save a City: The Berlin Airlift, 1948-1949, Texas A&M University Press, ISBN 0890969671
- Moschonas, Gerassimos & Gregory Elliott (2002), In the Name of Social Democracy: The Great Transformation, 1945 to the Present, Verso, ISBN 1859843468
- Muravchik, Joshua (1996). The Imperative of American Leadership: A Challenge to Neo-Isolationism. American Enterprise Institute. ISBN 0844739588.
- Nashel, Jonathan (1999). “Cold War (1945–91): Changing Interpretations”. Trong John Whiteclay Chambers. The Oxford Companion to American Military History. Oxford University Press. ISBN 0195071980.
- National Research Council Committee on Antarctic Policy and Science (1993). Science and Stewardship in the Antarctic. National Academies Press. ISBN 0309049474.
- Njolstad, Olav (2004), The Last Decade of the Cold War, Routledge, ISBN 071468371X
- Nolan, Peter (1995). China’s Rise, Russia’s Fall. St. Martin’s Press. ISBN 0312127146.
- Nye, Joseph S. (2003). The Paradox of American Power: Why the World’s Only Superpower Can’t Go It Alone. Oxford University Press. ISBN 0195161106.
- Odom, William E. (2000), The Collapse of the Soviet Military, Yale University Press, ISBN 0300082711
- Palmowski, Jan (2004), A Dictionary of Contemporary World History, Oxford University Press, ISBN 0198608756
- Patterson, James (1997), Grand Expectations: The United States, 1945-1974, Oxford University Press US, ISBN 0585362505
- Pearson, Raymond (1998), The Rise and Fall of the Soviet Empire, Macmillan, ISBN 0312174071
- Perlmutter, Amos (1997), Making the World Safe for Democracy, University of North Carolina Press, ISBN 0807823651
- Porter, Bruce; Karsh, Efraim (1984). The USSR in Third World Conflicts: Soviet Arms and Diplomacy in Local Wars. Cambridge University Press. ISBN 0521310644.
- Puddington, Arch (2003), Broadcasting Freedom: The Cold War Triumph of Radio Free Europe and Radio Liberty, University Press of Kentucky, ISBN 0813190452
- Reagan, Ronald. “Cold War”. Trong Foner, Eric & Garraty, John Arthur. The Reader’s companion to American history. Houghton Mifflin Books. ISBN 0395513723.
- Roberts, Geoffrey (2006), Stalin’s Wars: From World War to Cold War, 1939–1953, Yale University Press, ISBN 0300112041
- Roht-Arriaza, Naomi (1995), Impunity and human rights in international law and practice, Oxford University Press, ISBN 0195081366
- Rycroft, Michael (2002). Beyond the International Space Station: The Future of Human Spaceflight. Johns Hopkins University Press. ISBN 1402009623.
- Schmitz, David F. (1999). “Cold War (1945–91): Causes”. Trong John Whiteclay Chambers. The Oxford Companion to American Military History. Oxford University Press. ISBN 0195071980.
- Shearman, Peter (1995), Russian Foreign Policy Since 1990, Westview Pess, ISBN 0813326338
- Shirer, William L. (1990), The Rise and Fall of the Third Reich: A History of Nazi Germany, Simon and Schuster, ISBN 0671728687
- Smith, Joseph; Davis, Simon (2005). The A to Z of the Cold War. Scarecrow Press. ISBN 0810853841.
- Stone, David (2006). A Military History of Russia: From Ivan the Terrible to the War in Chechnya. Greenwood Publishing Group. ISBN 0275985024.
- Taubman, William (2004), Khrushchev: The Man and His Era, W. W. Norton & Company, ISBN 0393324842
- Tucker, Robert C. (1992), Stalin in Power: The Revolution from Above, 1928-1941, W. W. Norton & Company, ISBN 0393308693
- Walker, Martin (1995). The Cold War: A History. H. Holt. ISBN 0805031901.
- Williams, Andrew (2004). D-Day to Berlin. Hodder & Stoughton. ISBN 0340833971.
- Wettig, Gerhard (2008), Stalin and the Cold War in Europe, Rowman & Littlefield, ISBN 0742555429
- Wood, Alan (2005). Stalin and Stalinism. Routledge. ISBN 0415307325.
- Wood, James (1999). History of International Broadcasting. Institution of Electrical Engineers. ISBN 0852969201.
- Zubok, Vladislav (1996), Inside the Kremlin’s Cold War: From Stalin to Khrushchev, Harvard University Press, ISBN 0674455312
Đọc thêm
-
Liên kết ngoài
- Thư khố
- Thư mục
- Tin tức
- Các nguồn giáo dục
Thể loại:
Chuyến bay 007 của Korean Air Lines
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chuyến bay số 007 của Korean Air Lines (còn gọi là KAL 007 và KE007) là một chuyến bay của Korean Airlines bị bắn hạ bởi Máy bay đánh chặn Su-15 gần đảo Moneron, phía tây đảo Sakhalin, thuộc Biển Nhật Bản vào thứ 5, ngày 1 tháng 9 năm 1983. Phi công của chiếc Máy bay tiêm kích đánh chặn là thiếu tá Gennadi Osinovich. Toàn bộ 269 hành khách và phi hành đoàn bị giết. gồm Lawrence McDonald, nghị sĩ Nghị viện Hoa Kỳ.
Chiếc phi cơ đang trên đường từ New York đến Seoul qua Anchorage, Alaska khi nó bay qua không phận Xô Viết vào thời điểm Hoa Kỳ tiến hành các đệp vụ do thám. Ban đầu, phía Xô viết phủ nhận liên quan đến sự cố, nhưng sau đó đã thừa nhận, và cho rằng chiếc phi cơ trên đang trong một nhiệm vụ gián điệp. Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sẩn Liên Xô cho rằng đó là một sự khiêu khích có chủ đích bởi Hoa Kỳ, để thử nghiệm sự chuẩn bị về mặt quân sự của Liên Xô, hoặc thậm chí là khiêu khích gây chiến. Hoa Kỳ buộc tội Liên Xô gây cản trở công việc tìm kiếm và cứu trợ. Quân đội Xô viết giữ kín các bằng chứng tìm kiếm được bởi Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế, tiêu biểu là hộp đen (được ban bố 8 năm sau đó).
Sự kiện này là một trong những thời điểm căng thẳng nhất của Chiến tranh Lạnh và dẫn đến sự leo thang quan điểm chống cộng sản, đặc biệt là ở Hoa Kỳ. Quan điểm trái chiều về sự cố không bao giờ được đem ra giải quyết lại. Một số nhóm tiếp tục điều tra các báo cáo chính thức và tiếp tục đưa ra các giả thuyết. Vụ tiết lộ sau đó của bản ghi hành trình KAL007 và hộp đen bởi Liên bang Nga đã làm sáng tỏ một số thông tin.
Kết cục của sự cố, Hoa Kỳ thay đổi thủ tục theo dõi phi cơ khởi hành từ Alaska, trong khi giao diện của lái tự động dùng trong các chuyến bay được thiết kế an toàn và hiệu quả hơn.
Thông tin chuyến bay
Chuyến bay 007 của Korean Airlines là chiếc Boeing 747-230B bàn giao vào ngày 28 tháng 1 năm 1972 với số sêri CN 20559/186 và mã đăng ký là HL7442. Phi cơ này khởi hành từ cổng 15 của sân bay quốc tế John F. Kennedy, New York vào ngày 30 tháng 8 năm 1983 đi Seoul, 35 phút sau giờ khởi hành theo lịch là 23 giờ 50 giờ miền Đông (Bắc Mỹ) (3 giờ 50 giờ giờ quốc tế. Chuyến bay mang 246 hành khách và 23 thành viên phi hành đoàn. sau khi nạp nhiên liệu tại Sân bay quốc tế Ted Stevens Anchorage, may bay do cơ trưởng Chun Byung-In lái, khởi hành tới Seoul vào 4 giờ Alaska ngày 31 tháng 8 năm 1983.
Phi hành đoàn có tỉ lệ cao bất thường với hành khách, khi có 6 thành viên thực tập trên máy bay. 12 hành khách ở khoang hạng nhất, trong khi bình thường hầu hết tất cả 24 ghế đều có chỗ; ở hạng thương gia gần như 80 ghế không có người ngồi. Có 22 trẻ em dưới 12 tuổi trên máy bay. Nghị sĩ Mỹ Larry McDonald từ Georgia, Hoa Kỳ, cũng là Chủ tịch thứ hai của nhóm chống Cộng bảo thủ John Birch Society có mặt trên chuyến bay. 130 hành khách khác cũng có kế hoạch tới các địa điểm khác như Tōkyō, Hồng Kông, Đài Bắc. Thượng nghĩ sĩ Jesse Helms của Bắc Carolina, thượng nghị sĩ Steven Symms của Idaho và đại biểu Carroll J. Hubband Jr của Kentucky trên chiếc KAL015 xuất phát 15 phút sau KAL007; họ dự định cùng McDonald tới Seoul để tham dự lễ kỉ niệm 30 năm Hiệp ước Phòng thủ chung Mĩ – Hàn. Cựu Tổng thống Nixon được cho là ngồi cạnh McDonald những đã không đi, theo Thời báo New York và Cục Điện báo Xô Viết.
Lệch hướng từ tuyến đường đã chỉ định
|
|
|
Thập niên 1940 |
|
|
Thập niên 1950 |
|
|
Thập niên 1960 |
|
|
Thập niên 1970 |
|
|
Thập niên 1980 |
|
|
Thập niên 1990 |
|
|
Xem thêm |
|
|
Tổ chức |
|
|
Chạy đua |
|
|
Ý thức hệ |
|
|
Tuyên truyền |
|
|
Chính sách ngoại giao |
|
|
|
|
Bản mẫu:Liên kết bài chất lượng tốt
Tham khảo
Thể loại:
The Beatles
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
The Beatles là ban nhạc rock người Anh hoạt động trong thập niên 1960. Với 4 thành viên John Lennon, Paul McCartney, George Harrison và Ringo Starr, bộ tứ trở thành nghệ sĩ thành công nhất và ảnh hưởng nhất thời kỳ huy hoàng của nhạc rock[1]. Khởi đầu với nhạc skiffle, beat và rock ‘n’ roll thập niên 1950, The Beatles sau đó đã chơi nhiều thể loại đa dạng, từ pop ballad tới psychedelic và hard rock, kết hợp với âm nhạc cổ điển theo nhiều cách khác nhau. Đầu những năm 1960, sự nổi tiếng của họ là nguồn gốc của hiện tượng Beatlemania, song cùng với sự phát triển trong quan điểm và cách viết nhạc, ban nhạc dần trở thành hiện thân của những ý tưởng thời kỳ giải phóng xã hội.
Từ năm 1960, The Beatles bắt đầu chơi nhạc tại các tụ điểm ở Liverpool và Hamburg trong suốt 3 năm. Nhà quản lý Brian Epstein đưa họ trở thành những nghệ sĩ chuyên nghiệp qua việc giới thiệu tiềm năng của nhóm tới nhà sản xuất George Martin. Họ sớm có được sự chú ý ở Anh ngay với đĩa đơn đầu tay “Love Me Do” vào cuối năm 1962. Ban nhạc được gán với tên gọi “Fab Four” trong quãng thời gian Beatlemania ngày một gia tăng tại Anh vào năm 1963, và tới năm 1964 họ trở thành ngôi sao nổi tiếng toàn thế giới, đưa British Invasion tới thị trường âm nhạc Mỹ. Kể từ năm 1965, The Beatles bắt đầu thu âm và thực hiện những kiệt tác xuất sắc nhất của họ, bao gồm những album vĩ đại nhất lịch sử âm nhạc thế giới như Rubber Soul (1965), Revolver (1966), Sgt. Pepper’s Lonely Hearts Club Band (1967), The Beatles (Album trắng, 1968) và Abbey Road (1969). Sau khi tan rã vào năm 1970, họ vẫn tiếp tục có được nhiều thành tựu. Lennon bị ám sát vào năm 1980, Harrison qua đời vì ung thư phổi vào năm 2001, 2 thành viên còn sống là McCartney và Starr tiếp tục những hoạt động dưới tên của ban nhạc.
Theo RIAA, The Beatles là nghệ sĩ có doanh số đĩa bán chạy nhất tại Mỹ với tổng cộng hơn 177 triệu đĩa đã bán. Họ cũng có nhiều album và đĩa đơn quán quân tại các bảng xếp hạng tại Anh hơn bất kể nghệ sĩ nào khác. Năm 2008, họ đứng đầu trong danh sách “Hot 100” các nghệ sĩ của tạp chí danh giá Billboard; và tới năm 2014, họ cũng là nghệ sĩ có nhiều đĩa đơn quán quân tại đây nhất với 20 đĩa đơn. The Beatles từng giành tới 10 giải Grammy, 1 giải Oscar cho nhạc phim hay nhất và 15 giải Ivor Novello. Có tên trong danh sách “Nhân vật quan trọng nhất của thế kỷ 20” của tạp chí Time, họ cũng được nhắc tới là nghệ sĩ có số đĩa bán chạy nhất lịch sử với hơn 600 triệu đĩa đã bán trên toàn thế giới[2][3]. Năm 1998, tiểu hành tinh 8749 được đặt tên theo ban nhạc. Năm 2004, tạp chí Rolling Stone xếp The Beatles là nghệ sĩ vĩ đại nhất mọi thời đại.
Lịch sử
1957-1962: Thành lập, Hamburg và nổi tiếng tại nước Anh
-
Tháng 3 năm 1957, cậu nhóc 16 tuổi John Lennon lập nên nhóm nhạc skiffle gồm những người bạn của cậu ở trường Quarry Bank. Họ tự gọi ban nhạc là The Blackjacks, rồi sau đó đổi tên thành The Quarrymen vì biết rằng cái tên kia đã được một ban nhạc khác dùng. Cậu nhóc 15 tuổi Paul McCartney xin gia nhập trong vai trò guitar nền sau khi gặp Lennon vào tháng 7 cùng năm. Tháng 2 năm 1958, McCartney rủ George Harrison tới xem ban nhạc trình diễn. Cậu nhóc 14 tuổi cảm thấy ấn tượng về Lennon, song Lennon cho rằng cậu quá nhỏ để tham gia cùng nhóm. Tuy nhiên sau những nỗ lực của Harrison, cuối cùng cậu cũng được vào chơi trong vai trò guitar lead. Tháng 1 năm 1959, những người bạn cùng trường với Lennon rời nhóm, còn bản thân cậu tới học tại trường Nghệ thuật thành phố Liverpool. Ba tay guitar trẻ, lần này dưới tên Johnny and the Moondogs, đi rong ruổi khắp nơi để chơi nhạc và tìm một tay trống. Người bạn cùng trường với Lennon, Stuart Sutcliffe – người đã phải bán vài bức tranh của mình để mua chiếc bass – gia nhập nhóm vào tháng 1 năm 1960, rồi gợi ý đổi tên thành The Beatals để tri ân tới Buddy Holly và The Crickets[12]. Họ dùng tên đó cho tới tháng 5 trước khi đổi thành The Silver Beetles, rồi được làm ban nhạc chơi lót cho ca sĩ Johnny Gentle trong một tour diễn ở Scotland. Đầu tháng 7, họ đổi tên lần nữa thành The Silver Beatles trước khi cuối cùng chọn cái tên The Beatles vào tháng 8 cùng năm.
Allan Williams, quản lý không chính thức của The Beatles, thu xếp chỗ ăn ở cho nhóm để đi trình diễn tại Hamburg, nhưng vì chưa có tay trống, họ đành thuê Pete Best vào giữa tháng 8 năm 1960. Ban nhạc 5 người lên đường 4 ngày sau, kí hợp đồng với một quản lý câu lạc bộ người Đức, Bruno Koschmider[gc 1] – người giúp họ có chỗ ở trong suốt 3 tháng rưỡi sau đó. Theo cây viết sử Mark Lewisohn, “họ tới Hamburg vào tối ngày 17 tháng 8, khi mà khu đèn đỏ bắt đầu hoạt động… với ánh đèn rực sáng của bao nhiêu hoạt động giải trí, với vô vàn những người đàn bà suồng sã ngồi không ngại ngần trước những cửa kính để chờ đợi đối tác.”
Koschmider sở hữu 2 hộp đêm thoát y ở Hamburg, và ông quyết định để The Beatles trình diễn buổi đầu tại The Indra Club. Sau khi The Indra Club phải đóng cửa vì những lời phản ánh về tiếng ồn, ông đưa ban nhạc tới hộp đêm Kaiserkeller vào tháng 10. Sau khi ông biết rằng nhóm cũng chơi nhạc tại hộp đêm cạnh tranh Top Ten Club, Koschmider cho họ 1 tháng để giải quyết vấn đề, ngoài ra cũng cảnh cáo Harrison khi biết cậu đã khai gian để được trình diễn dưới tuổi lao động ở Đức. Harrison bị yêu cầu trục xuất vào cuối tháng 11. Chỉ 1 tuần sau, Koschmider nhận được lệnh bắt McCartney và Best sau khi họ cố ý gây cháy tấm thảm trong phòng, và rồi sau đó là quyết định trục xuất. Lennon trở lại Anh vào tháng 12, trong khi Sutcliffe quyết định ở lại Hamburg cùng cô gái mà anh đính hôn, Astrid Kirchherr – người chụp những bức ảnh bán chuyên nghiệp đầu tiên cho The Beatles.
Trong suốt 2 năm sau đó, The Beatles có những chuyến đi định kỳ ở Hamburg, nơi mà họ được tiếp xúc với preludin nhằm đảm bảo khả năng sáng tạo và cả thể lực cho những buổi diễn thâu đêm. Năm 1961, trong lần thứ 2 ban nhạc tới đây, Kirchherr đã cắt kiểu tóc mới cho Sutcliffe theo phong cách “exi”[gc 2], rồi sau đó cho tất cả các thành viên của The Beatles. Sau khi Sutcliffe quyết định rời nhóm để theo học nghệ thuật ở Đức, McCartney chuyển sang chơi bass. Nhà sản xuất Bert Kaempfert ký hợp đồng mới với ban nhạc 4 người vào tháng 7 năm 1962 và họ trở thành ban nhạc chơi lót cho Tony Sheridan trong khoảng thời gian ngắn sau đó[gc 3].
Bức điện tín Epstein gửi cho tạp chí Mersey Beat thông báo hợp đồng thu âm đầu tiên của The Beatles
Sau chuyến đi lần thứ 2 tới Hamburg, The Beatles bắt đầu có được chút tiếng tăm ở Liverpool với phong trào Merseybeat lan rộng. Tuy nhiên họ cũng bắt đầu cảm thấy nhàm chán vì phải trình diễn lặp đi lặp lại tại vài tụ điểm ngày qua ngày. Tháng 11 năm 1961, trong một lần diễn tại hộp đêm The Cavern Club, họ gây chú ý tới Brian Epstein, một doanh nhân trẻ tuổi sở hữu chuỗi cửa hàng lớn trong vùng. Sau này, Epstein nhớ lại: “Tôi ngay lập tức thấy thích thú với những gì tôi được nghe. Họ trẻ trung, họ thật thà, và họ có những tố chất mà tôi nhìn thấy… của một ngôi sao.” Epstein tiếp xúc với ban nhạc trong khoảng 2 tháng sau đó, và nhóm cũng đồng ý nhận ông làm quản lý vào tháng 1 năm 1962. Sau khi nghe thử vài bản thu âm, Decca Records từ chối sản xuất cho nhóm với lời bình “Mấy ban nhạc chơi guitar sắp chết cả rồi, thưa ngài Epstein.”[gc 4] Bi kịch ập đến ngay khi họ quay trở lại Đức vào tháng 4, khi Kirchherr gặp họ ở sân bay để thông báo Sutcliffe vừa qua đời vào đêm hôm trước vì xuất huyết não. Vận may cuối cùng đã tới khi 1 tháng sau, nhà sản xuất George Martin của hãng đĩa Parlophone đồng ý ký hợp đồng thu âm chính thức đầu tiên với The Beatles.
Những buổi thu đầu tiên của Martin với ban nhạc được thực hiện tại phòng thu Abbey Road Studios của EMI ngày 6 tháng 6 năm 1962. Martin lập tức than phiền với Epstein về cách chơi trống kém cỏi của Best và yêu cầu tìm kiếm một tay trống tạm thời. Vốn không hài lòng với thái độ của Best từ trước đó, The Beatles quyết định sa thải anh vào giữa tháng 8 và thay thế bằng Ringo Starr, thành viên của nhóm Rory Storm and the Hurricanes. Ngày 4 tháng 9, họ thu âm ca khúc “Love Me Do” với Starr chơi trống, song Martin vẫn không hài lòng và tuyển Andy White trong buổi thu thứ 3 vào 1 tuần sau để thực hiện 3 ca khúc “Love Me Do”, “Please Please Me” và “P.S. I Love You“. Martin đã chủ ý dùng bản thu với Starr chơi trống làm đĩa đơn cho ca khúc “Love Me Do” chứ không phải là phiên bản cuối cùng phát hành với White chơi trống và Starr chơi sắc-xô. Được phát hành vào tháng 10, “Love Me Do” đạt vị trí số 17 tại bảng xếp hạng của Record Retailer. Họ lần đầu lên truyền hình cũng trong tháng đó khi trình diễn trực tiếp trong chương trình tin tức People and Places. Một buổi thu nữa vào cuối tháng 11 giúp họ hoàn tất ca khúc “Please Please Me” mà Martin khẳng định: “Đây sẽ hẳn là ca khúc quán quân đầu tiên [của ban nhạc].”
Tháng 12 năm 1962, The Beatles thực hiện chuyến lưu diễn thứ 5 và cuối cùng của họ ở Hamburg. Năm 1963, tất cả đạt đồng thuận rằng cả 4 thành viên đều tham gia góp giọng trong các album của nhóm – bao gồm cả Starr dù giọng anh khá hạn chế – nhằm đảm bảo tính linh hoạt cho ban nhạc. Lennon và McCartney bắt đầu cộng tác viết nhạc, và cùng với thành công của ban nhạc, đóng góp của bộ đôi trên vô tình đã kìm hãm khả năng sáng tác cũng như hát chính của Harrison. Epstein, trong nỗ lực gây dựng hình ảnh của The Beatles, đã yêu cầu ban nhạc thể hiện thái độ trình diễn chuyên nghiệp hơn. Lennon nhớ lại những gì Epstein nói: “Nhìn xem, nếu cậu muốn tới một nơi tốt hơn thì cậu phải thay đổi thôi – đừng ăn uống trên sân khấu, đừng có chửi thề, đừng hút thuốc,…” Lennon nhấn mạnh: “Chúng tôi sẽ mặc những gì chúng tôi muốn, trong và ngoài sân khấu. Ông ấy [Epstein] cho rằng mặc quần bò trông không thông minh và đề nghị chúng tôi mặc quần âu, nhưng ông ấy lại không muốn chúng tôi mặc nó tới mức phẳng phiu. Ông ấy muốn chúng tôi vẫn thoải mái trong khuôn khổ cá nhân.”
1963-1966: Beatlemania và những năm lưu diễn
-
Please Please Me và With the Beatles
Logo của The Beatles với chữ B viết lớn và T được kéo dài, thiết kế bởi nghệ sĩ Ivor Arbiter
Ngày 11 tháng 2 năm 1963, The Beatles thu âm cùng lúc 10 ca khúc cho album đầu tay của họ, Please Please Me. Album bổ sung 4 ca khúc mà trước đó họ đã phát hành trong 2 đĩa đơn[gc 5]. Sau thành công của “Love Me Do”, tới lượt “Please Please Me” cũng nhận được những đánh giá tích cực: được phát hành vào tháng 1, ca khúc đạt được vị trí quán quân tại hầu hết các bảng xếp hạng ở London ngoại trừ của Record Retailer, nơi mà nó chỉ có được vị trí số 2. Nhớ lại việc The Beatles đã “gấp rút thực hiện” album đầu tay và cho ra mắt Please Please Me, nhà báo Stephen Thomas Erlewine của Allmusic bình luận: “Hàng thập kỷ sau ngày phát hành, album vẫn cho thấy sự tươi trẻ trong nó, đặc biệt ở tính căn nguyên.” Lennon có nói chút suy nghĩ về việc sáng tác trong quãng thời gian đó: anh và McCartney “chỉ cố gắng viết nhạc à la Everly Brothers, à la Buddy Holly[gc 6] – những ca khúc pop mà không có ý nghĩa gì trong đó – để viết nhạc. Còn ca từ thì nhìn chung không đáng để ý.”
Được phát hành vào tháng 3 năm 1963, album trên khởi đầu cho chuỗi 11 album quán quân trong tổng số 12 album phòng thu mà ban nhạc phát hành tại Anh. Đĩa đơn thứ 3 của nhóm, “From Me to You“, được ra mắt vào tháng 4 và cũng đạt được những thứ hạng cao: đây cũng chính là đĩa đơn đầu tiên trong tổng số 17 đĩa đơn quán quân tại Anh của The Beatles, ngoài ra còn có 1 đĩa đơn thứ 18 được phát hành vào năm 1976. Tới tháng 8, đĩa đơn thứ 4, “She Loves You“, trở thành đĩa đơn bán chạy nhất nước Anh vào thời điểm đó khi bán được 750.000 bản chỉ trong vòng 4 tuần. Sau đó nó cũng trở thành đĩa đơn đầu tiên đạt mốc 1 triệu bản cho tới khi bị đĩa đơn “Mull of Kintyre” của Paul McCartney vượt qua vào năm 1978. Thành công đột ngột của ban nhạc trở thành tâm điểm của báo chí mà The Beatles đáp lại với một thái độ vừa châm chọc vừa dửng dưng, khác biệt hoàn toàn với những hiện tượng nhạc pop lúc bấy giờ, và điều đó càng khiến công chúng quan tâm hơn[gc 7]. Cùng với tiếng tăm ngày một lớn, những lời tán tụng mê muội cũng bắt đầu xuất hiện. Hào hứng với những tiếng ồn ào từ sự phấn khích của khán giả, báo chí bắt đầu nhắc tới khái niệm Beatlemania[gc 8].
The Beatles cùng nữ ca sĩ Lill Babs trên chương trình truyền hình của Thụy Điển, Drop-In, ngày 30 tháng 10 năm 1963
Cuối tháng 10, The Beatles bắt đầu đi tour tại Thụy Điển – chuyến lưu diễn nước ngoài đầu tiên của họ kể từ chuyến đi cuối cùng tới Hamburg vào tháng 12 năm 1962. Khi họ quay trở lại Anh, theo Lewisohn, “hàng trăm khán giả điên loạn” chào đón họ dưới cơn mưa ở sân bay Heathrow. Khoảng 50 tới 100 phóng viên và nhiếp ảnh gia cũng có mặt theo đoàn tiếp đón từ BBC: đây cũng là lần đầu tiên cho hơn 100 sự kiện tương tự sau này. Ngày hôm sau, ban nhạc bắt đầu thực hiện tour diễn thứ 4 vòng quanh nước Anh chỉ trong vòng 9 tháng, và lần này tour diễn kéo dài 4 tuần. Tới giữa tháng 11, khi Beatlemania ngày một lớn, cảnh sát đã được huy động để dùng vòi rồng trấn áp đám đông quá khích trong buổi diễn của họ tại Plymouth.
Please Please Me giành vị trí quán quân tại Record Retailer trong 30 tuần, bị thay thế bởi album thứ 2 của nhóm With the Beatles – sản phẩm được EMI trì hoãn ngày phát hành chỉ khi doanh số của Please Please Me có dấu hiệu đi xuống[gc 9]. Được thực hiện giữa tháng 7 và tháng 10, With the Beatles đã áp dụng nhiều kỹ thuật phòng thu hơn. Nó giữ vị trí quán quân trong 21 tuần và tồn tại trong bảng xếp hạng suốt 40 tuần. Erlewine viết về bản LP này là “phần tiếp theo của đặc cấp cao nhất – thứ tốt hơn cả sản phẩm trước đó.”[gc 10] Album gây được sự chú ý tới cây viết William Mann của tạp chí The Times, người cho rằng Lennon và McCartney là “những nhạc sĩ sáng tác xuất sắc nhất nước Anh năm 1963”. Tờ báo cũng cho đăng loạt bài viết của Mann với những phân tích chi tiết về phần nhạc cùng nhiều sự tôn trọng đáng kể. With the Beatles trở thành album thứ 2 trong lịch sử nước Anh đạt mốc 1 triệu bản, trước đó vốn chỉ là kỷ lục của album soundtrack phim South Pacific (1958). Khi viết lời tựa cho phần bìa album, quản lý hình ảnh của nhóm, Tony Barrow, đã dùng cụm từ “fabulous foursome”, sau này được viết tắt thành “Fab Four”[gc 11] và trở thành tên gọi thân mật mà báo chí dùng với The Beatles.
British Invasion
The Beatles trong khoảnh khắc lịch sử đặt chân tới sân bay JFK, New York, ngày 7 tháng 2 năm 1964
Nhà phân phối của EMI, Capitol Records, vốn ban đầu không muốn phát hành các sản phẩm của The Beatles tại Mỹ bằng việc từ chối quảng bá những ca khúc của nhóm, bao gồm cả 3 đĩa đơn đầu tay của họ. Những thương thảo với những hãng đĩa tự do cạnh tranh như Vee-Jay và Swan Records cuối cùng cũng giúp ban nhạc xuất hiện tại thị trường Mỹ vào năm 1963, song những vấn đề bản quyền và quyền lợi quảng cáo lại là trở ngại lớn để đảm bảo thành công lâu dài cho The Beatles tại đây[gc 12]. Thành công trên các bảng xếp hạng bắt đầu tới khi Epstein quyết định thực hiện một chiến dịch quảng bá công phu vào giữa tháng 11 với số tiền khổng lồ vào thời điểm đó, 40.000 $, nhằm đưa các ca khúc lên sóng phát thanh qua sự hỗ trợ của DJ Carrol James. Tới cuối tháng, ban nhạc được giới thiệu tới vùng Tidewater ở bang Virginia qua DJ Gene Loving của đài WGH-AM, theo kèm là những thông tin và cả áo phát tặng. Chỉ vài ngày sau, hầu hết các ca khúc trên sóng phát thanh là của The Beatles. Nhưng cũng phải đến cuối tháng 1 năm 1964, các ca khúc của họ mới được phát sóng tại New York, và rồi sau đó là trên toàn nước Mỹ với sức lan tỏa mạnh mẽ qua các đài phát thanh. Việc nhu cầu thính giả gia tăng nhanh chóng buộc Capitol Records phải gấp rút hoàn tất việc phát hành đĩa đơn “I Want to Hold Your Hand” chỉ 1 tháng sau ngày phát hành ở Anh. Được phát hành vào ngày 26 tháng 12 năm 1963, cùng với việc ban nhạc dự định tới Mỹ 3 tuần sau đó, “I Want to Hold Your Hand” nhờ đó đã bán được tới 1 triệu bản và dĩ nhiên trở thành đĩa đơn quán quân cho tới tận giữa tháng 1.
Ngày 7 tháng 2 năm 1964, The Beatles rời nước Anh tạm biệt 4.000 người hâm mộ tại sân bay Heathrow. Khi bước xuống sân bây John F. Kennedy ở thành phố New York, đã có khoảng 3.000 người tới chờ đón họ. Ban nhạc lên sóng truyền hình trực tiếp trong chương trình The Ed Sullivan Show ngày 9 tháng 2, thu hút tới 75 triệu người xem, tương đương với 23 triệu hộ gia đình và 34% dân số Mỹ lúc đó. Cây viết sử Jonathan Gould cho rằng, theo đánh giá từ Nielsen Company, đây là “chương trình được chú ý nhất lịch sử ngành truyền hình Mỹ”. Sáng ngày hôm sau, The Beatles tỉnh dậy với hầu hết là những đánh giá tiêu cực và thất vọng trên toàn nước Mỹ, song buổi diễn đầu tiên của họ diễn ra vài ngày sau đó vẫn làm nổ tung sân khấu Washington Coliseum. Trở lại New York, họ cũng nhận được điều tương tự khi trình diễn 2 buổi tại Carnegie Hall. Ban nhạc tiếp đó bay tới Florida và xuất hiện trong chương trình The Ed Sullivan Show lần thứ 2, với khoảng 70 triệu người xem trực tiếp, trước khi quay trở lại Anh vào ngày 22 tháng 2.
A Hard Day’s Night
Sự thiếu quan tâm của Capitol Records tới ban nhạc là cơ hội ngàn vàng cho đối thủ cạnh tranh trực tiếp của họ, United Artists Records, thúc giục hãng phim của mình đề nghị tới The Beatles một hợp đồng làm phim, trong đó có những ưu đãi đặc biệt với phần soundtrack. Được đạo diễn bởi Richard Lester, bộ phim A Hard Day’s Night chiếm trọn 6 tuần của ban nhạc trong khoảng từ tháng 3-4 năm 1964 mà trong đó họ vào vai chính mình dưới dạng phim ca nhạc tài liệu. A Hard Day’s Night giúp ban nhạc giành được những đề cử Oscar và Grammy đầu tiên, trong đó có Kịch bản xuất sắc nhất và Nhạc phim xuất sắc nhất[88]. Bộ phim được trình chiếu lần đầu tại London và New York với thành công vang dội trên toàn thế giới, theo kèm là nhiều đánh giá so sánh họ với Marx Brothers. Erlewine đánh giá cao album soundtrack từ bộ phim, A Hard Day’s Night, và cho rằng đã nhìn thấy “chính họ trong dáng vẻ một ban nhạc. Tất cả những điều nổi bật nhất trong 2 album trước đó của họ đã được dung hòa lại thành thứ âm thanh bừng sáng, hân hoan và căn nguyên, hòa hợp với tiếng guitar rung rinh và giai điệu cuốn hút.” “Tiếng guitar rung rinh” đó là chiếc Rickenbacker 360/12 12-dây của Harrison vốn được nhà sản xuất thiết kế riêng để tặng anh, và album này là lần đầu tiên anh có cơ hội thu âm với nó[gc 13].
Đầu tháng 4 năm 1964, The Beatles chiếm tới 12 vị trí trong bảng xếp hạng Billboard Hot 100, trong đó bao gồm cả 5 ca khúc quán quân[gc 14]. Thành công của họ làm gia tăng mối quan tâm của công chúng tới âm nhạc Anh quốc, và nhiều nghệ sĩ khác nhờ đó cũng bắt đầu xuất hiện tại các bảng xếp hạng của Mỹ, có được thành công khi đi tour trong suốt 3 năm sau đó – quãng thời gian mà báo chí đặt tên British Invasion. Kiểu tóc của ban nhạc, vốn bị coi là cổ lỗ từ lâu và luôn bị chế giễu bởi những người lớn tuổi, trở thành biểu tượng của làn sóng mới trong văn hóa của lớp trẻ.
The Beatles đi tour vòng quanh thế giới suốt tháng 7 và tháng 8 năm 1964, diễn tổng cộng tới 37 buổi chỉ trong 27 ngày tại Đan Mạch, Hà Lan, Hồng Kông, Úc và New Zealand[gc 15]. Tháng 8, họ quay trở lại Mỹ, trình diễn 30 buổi tại 23 thành phố. Một lần nữa có được sự quan tâm rất lớn từ công chúng, tour diễn một tháng lần này thu hút được từ 10-20.000 khán giả cho mỗi buổi diễn kéo dài chỉ trong 30 phút tại các thành phố từ San Francisco tới New York.
The Beatles trên truyền hình Hà Lan năm 1964
Tháng 8, nhà báo Al Aronowitz thu xếp cho The Beatles gặp gỡ Bob Dylan. Tới thăm ban nhạc tại khách sạn ở New York, Dylan đã giới thiệu cho họ cần sa. Gould quan tâm tới những mối liên quan giữa âm nhạc và văn hóa trong buổi gặp gỡ này mà theo đó, mỗi nghệ sĩ có tầng lớp người hâm mộ “thuộc về 2 thế giới hoàn toàn khác nhau”: với Dylan là “những cậu nhóc nghệ sĩ và trí tuệ, lý tưởng hóa các quan điểm chính trị và xã hội, và theo phong cách bohemian ôn hòa”, còn với The Beatles là “những đứa nhóc mới lớn[gc 16] – những cô cậu nhóc trung học sống trong thứ văn hóa được thương mại hóa bởi truyền hình, phát thanh, nhạc pop, tạp chí và thời trang. Với họ, ban nhạc là thần tượng, chứ không phải người lý tưởng hóa.” Sau 6 tháng quen biết, Gould viết, “Lennon muốn thu âm theo cách bắt chước giọng mũi bè, tiếng đàn mỏng manh và những nhân vật nội tâm đa dạng của Dylan.” Khoảng 1 năm kể từ ngày gặp gỡ, Dylan muốn “tiến lên, với sự trợ giúp của ban nhạc 5 người cùng chiếc Fender Stratocaster điện để đuổi những kẻ mất trí cuồng nhạc folk thuần túy ra khỏi hình tượng của anh ấy… sự khác biệt giữa tầng lớp nghe nhạc folk và nhạc rock gần như ảnh hưởng trực tiếp tới những tầng lớp khán giả [của ban nhạc]… [ý định này] cho thấy những dấu hiệu khả quan.”[gc 17]
Beatles for Sale, Help! và Rubber Soul
Theo Gould, album thứ 4 của nhóm, Beatles for Sale, là minh chứng rõ ràng cho sự đối lập giữa những áp lực thành công về mặt thương mại và những dự án âm nhạc tham vọng của The Beatles. Họ dự định thu âm album trong khoảng tháng 8-10 năm 1964, tiếp tục thực hiện theo cách giống với A Hard Day’s Night vốn chỉ bao gồm toàn các sáng tác của riêng họ. Ban nhạc thực tế đã kiệt sức để hoàn thiện các ca khúc ở album trên, mặt khác việc đi tour với những ca khúc đó lại là một thách thức thực sự với thành công của họ. Lennon thừa nhận: “Các sáng tác đang trở thành vấn đề nghiêm trọng.” Cũng vì thế, 6 ca khúc khác được chọn xen lẫn trong Beatles for Sale. Được phát hành vào đầu tháng 12 năm 1964, album tiếp tục thành công và một lần nữa cho thấy những tiến bộ vượt bậc trong sáng tác của bộ đôi Lennon-McCartney.
Đầu năm 1965, khi mời ban nhạc tới nhà ăn tối, bác sĩ nha khoa của Lennon và Harrison đã bí mật cho chất LSD[gc 18] vào trong tách cà phê của họ. Lennon nhớ lại: “Nó thật kinh khủng, nhưng nó thật tuyệt diệu. Tôi đã ngây ngất suốt 1-2 tháng liền.” Anh và Harrison lập tức thường xuyên sử dụng LSD, rồi sau đó là Starr trong vài dịp đặc biệt. McCartney ban đầu từ chối việc thử LSD, song rốt cuộc cũng sử dụng nó vào cuối năm 1966. Anh trở thành Beatle đầu tiên công khai tuyên bố sử dụng ma túy trước công chúng khi trả lời trên báo chí rằng nó giúp “khai sáng” anh, giúp anh “trở nên một người tốt hơn, trung thực hơn, vị tha hơn với xã hội”.
Tháng 4 năm 1965, The Beatles được trao Giải Grammy cho Nghệ sĩ mới xuất sắc nhất. Tranh cãi nổ ra khi vào tháng 6 năm 1965, nữ hoàng Elizabeth II tước phong danh hiệu Thành viên Hoàng gia Anh (MBE) cho ban nhạc sau khi được đích thân Thủ tướng Harold Wilson đề cử. Thực tế vào thời điểm đó, đây là một danh hiệu vốn chỉ dành cho quân nhân và quan chức công vụ, và để phản đối, nhiều MBE bảo thủ đã quyết định trả lại tước vị mà họ từng được trao.
Được ra mắt vào tháng 7 năm 1965, bộ phim thứ 2 của The Beatles, Help!, tiếp tục được đạo diễn bởi Lester. Được miêu tả là “sản phẩm chế nhạo Bond“, bộ phim có được những phản ứng lẫn lộn từ giới phê bình và bản thân ban nhạc. McCartney nói: “Help! xuất sắc nhưng đó không phải là bộ phim của chúng tôi: chúng tôi tham gia như thể những diễn viên phụ. Nó rất vui nhộn, song về ý tưởng có vẻ có chút sai lầm.” Phần soundtrack gồm hầu hết các sáng tác của Lennon khi anh viết nên ca khúc tiêu đề phim, cùng với đó là 2 đĩa đơn của nhóm, “Help!” và “Ticket to Ride“. Album theo kèm trở thành bản LP thứ 5 của ban nhạc, bao gồm trong đó những ca khúc hát lại là “Act Naturally” và “Dizzy Miss Lizzy“: đây cũng là những ca khúc cuối cùng mà The Beatles hát những sáng tác không phải của họ, ngoại trừ bản hát lại ca khúc dân ca truyền thống của Liverpool, “Maggie Mae“, trong album Let It Be sau này. Với Help!, ban nhạc cũng bắt đầu thử nghiệm kỹ thuật thu âm nhiều lần phần hát bên cạnh việc sử dụng nhiều nhạc cụ cổ điển trong hòa âm, tiêu biểu là dàn tứ tấu dây trong ca khúc bất tử “Yesterday“. Được viết bởi McCartney, “Yesterday” có lẽ là ca khúc từng được hát lại nhiều nhất lịch sử âm nhạc[gc 19].
Tour diễn lần thứ 3 tại Mỹ của ban nhạc được mở đầu với buổi diễn kỷ lục thế giới 56.000 khán giả tại sân vận động Shea Stadium ở New York ngày 15 tháng 8 năm 1965 – “có lẽ là một trong những buổi diễn nổi tiếng nhất của The Beatles”, Lewisohn viết – tiếp theo đó là 9 buổi diễn thành công khác ở nhiều thành phố khác nhau. Trong buổi diễn ở Atlanta, The Beatles lần đầu sử dụng hệ thống loa vọng ngược đặt trên sân khấu. Kết thúc tour diễn, họ có cơ hội được gặp Elvis Presley – một trong những người ảnh hưởng nhất tới họ – khi ông mời tất cả tới nhà riêng tại Beverly Hills[gc 20].
Giữa tháng 10 năm 1965, The Beatles quay trở lại phòng thu: lần đầu tiên kế hoạch thu âm của họ phải kéo dài hơn dự tính mà không vì bất cứ ràng buộc hợp đồng nào. Được phát hành vào tháng 12, Rubber Soul, có được thành công vang dội về chuyên môn và được coi là bước chuyển quan trọng của ban nhạc tới sự trưởng thành cùng thứ âm nhạc phức tạp hơn. Chủ đề của họ cũng bắt đầu mở rộng khi quan tâm nhiều hơn tới các khía cạnh khác của tình yêu và triết học. 2 cây viết sử Peter Brown và Steven Gaines gán định hướng mới của họ với việc “The Beatles bắt đầu có thói quen dùng cần sa”, bổ sung bằng lời khẳng định từ ban nhạc: Lennon từng gọi đây là “album tốn kém”, trong khi Starr nhớ lại: “Cỏ thực sự ảnh hưởng lớn tới những thay đổi của chúng tôi, đặc biệt là tới những người viết nhạc. Và cũng bởi họ viết theo những chất liệu mới, vậy nên chúng tôi cũng phải chơi nhạc theo cách mới.” Nếu như Help! giới thiệu nhạc rock đi cùng âm nhạc cổ điển của flute và dàn dây thì lần này Harrison đã mang tới cho thế giới cây đàn sitar trong ca khúc “Norwegian Wood (This Bird Has Flown)“, đưa sự phát triển của nhạc rock xa hơn những giới hạn thông thường của nó. Cùng với việc ca từ của họ giàu tính nghệ thuật hơn, người nghe cũng bắt đầu tìm hiểu những ý nghĩa sâu xa của nó. Lennon bình luận về “Norwegian Wood”: “Tôi chỉ cố gắng viết về một vụ ngoại tình… và nó như kiểu cần một màn khói mờ để tôi không phải nói ra vậy.”
The Beatles họp báo trước buổi diễn tại sân vận động Metropolitan Stadium ở Minnesota, Mỹ năm 1965
Hầu hết những ca khúc của Rubber Soul được sáng tác bởi bộ đôi Lennon-McCartney: cho dù vẫn có thể nhận ra điểm khác biệt trong những ca khúc của riêng họ, song cả 2 vẫn không ngừng trao đổi những ý kiến trong cách viết nhạc. Ca khúc “In My Life“, sau này đều được mỗi người tuyên bố là sáng tác cá nhân, được coi là điểm sáng trong danh sách những sáng tác của Lennon-McCartney. Harrison gọi Rubber Soul là album yêu thích của mình, trong khi Starr gọi đây là “bản thu khởi đầu”. McCartney từng nói: “Chúng tôi đã có những thời kỳ đáng yêu, và đây là lúc để phát triển nó.” Tuy nhiên, kỹ thuật viên âm thanh Norman Smith cũng nhấn mạnh rằng đây là thời điểm bắt đầu những tranh cãi trong ban nhạc – “sự cạnh tranh giữa Lennon và McCartney dần trở nên rõ ràng”, ông viết, và “khi McCartney ngày một thể hiện thì George lại càng không có chỗ đứng.” Năm 2003, tạp chí Rolling Stone xếp Rubber Soul ở vị trí số 5 trong danh sách “500 album vĩ đại nhất” của họ, còn Richie Unterberger của Allmusic miêu tả đây là “một trong những sản phẩm folk rock kinh điển”.
1966-1970: Phòng thu, tranh cãi, đỉnh cao và tan rã
-
Kết thúc những năm lưu diễn
Tháng 6 năm 1966, album Yesterday and Today – một ấn bản tuyển chọn được Capitol Records biên tập và bày bán tại Mỹ – gây phẫn nộ với phần bìa khi chụp hình The Beatles trong trang phục đồ tể với vô số những miếng thịt giả cùng búp bê. Đây được coi là hành động trả đũa trước những đánh giá cho rằng Capitol đã “tàn sát” những ấn bản phát hành tại Mỹ của nhóm. Hàng ngàn bản LP sau đó đã được tái bản với phần bìa mới, trong khi album với phần bìa gốc sau này từng được bán đấu giá tới 10.500 $ vào tháng 12 năm 2005. Cùng lúc đó ở Anh, Harrison lần đầu được gặp gỡ bậc thầy đàn sitar, Ravi Shankar – người đồng ý gặp gỡ và chỉ dẫn anh chơi loại nhạc cụ này.
Trong tour diễn tiếp theo tại Philippines sau sự kiện Yesterday and Today, The Beatles vô tình quên mất Đệ nhất phu nhân Imelda Marcos mời họ tới dùng bữa sáng tại Phủ Tổng thống. Khi tới nơi, Epstein buộc phải khôn ngoan từ chối nhận mình là quản lý của ban nhạc nhằm coi như mình chưa từng biết tới lời mời chính thức trên. Song họ ngay lập tức nhận ra rằng gia đình Marcos không có thói quen chấp nhận việc lời mời của họ bị từ chối. Sự việc trở nên ầm ỹ và ban nhạc đã phải rất vất vả để được xuất cảnh. Gần như ngay sau đó, ban nhạc có chuyến đi tới Ấn Độ lần đầu tiên.
Ngay khi trở về nước, The Beatles liền nhận được những lời chỉ trích từ tín đồ tôn giáo và những người theo quan điểm cực đoan tại Mỹ (đặc biệt là Ku Klux Klan) khi Lennon trả lời bài phỏng vấn từ tháng 3 với nhà báo Maureen Cleave: “Thiên Chúa giáo rồi sẽ biến mất. Nó sẽ bị phá hủy hoặc lu mờ… Giờ chúng tôi còn nổi tiếng hơn cả Chúa Jesus – tôi còn không rõ rằng cái gì sẽ biến mất trước, giữa rock ‘n’ roll và Thiên Chúa giáo. Chúa Jesus luôn đúng, nhưng quan điểm của ông là mờ mịt và tầm thường. Nghe những điều đó lẫn lộn vào nhau thực sự hủy hoại con người tôi.” Những nhận xét này không được để ý tại Anh, song những độc giả trẻ tuổi của tờ Datebook tại Mỹ đã in nó ra khoảng 5 tháng sau, trước khi nhóm bắt đầu tour diễn tại đây, và nó dấy lên những tranh cãi trong cộng đồng người theo đạo ở “Bible Belt“. Vatican cũng lên tiếng phản đối ban nhạc và yêu cầu cấm mọi bản thu của The Beatles được phát trên sóng phát thanh tại Tây Ban Nha, Hà Lan cũng như Nam Phi. Epstein chê trách Datebook đã ghi lại đoạn trò chuyện của Lennon trong một ngữ cảnh sai lệch. Tại buổi họp báo, Lennon khẳng định: “Nếu tôi cho rằng truyền hình còn được biết tới nhiều hơn cả Chúa Jesus, vậy hẳn tôi đã phải tránh xa nó.” Lennon nhấn mạnh rằng anh đề cập tới vấn đề này nhằm nói về việc mọi người nhìn nhận như thế nào về thành công; và trước những gợi ý từ phóng viên, anh kết luận: “Nếu mọi người muốn tôi xin lỗi, nếu điều đó khiến mọi người vui, ok tôi xin lỗi.”
Trong quá trình chuẩn bị cho tour diễn tại Mỹ, The Beatles nhận thấy rằng âm nhạc họ chơi thực tế rất khó nghe thấy được khi trình diễn trực tiếp. Vốn sử dụng bộ ampli Vox AC30, họ được cấp thêm một chiếc 100-watt mới cũng của Vox mà họ chỉ dành cho những buổi diễn tại sân khấu lớn từ năm 1964, song họ thấy vẫn không đủ hiệu quả. Bất lực trong việc cố gắng nghe rõ âm thanh giữa tiếng la hét từ người hâm mộ, ban nhạc ngày một chán nản trong việc tiếp tục đi diễn. Nhận ra rằng các buổi diễn không còn mang tính âm nhạc nữa, ban nhạc quyết định rằng tour diễn tháng 8 năm 1966 là lần đi diễn cuối cùng của họ.
Revolver và Sgt. Pepper’s Lonely Hearts Club Band
Rubber Soul là bước ngoặt quan trọng; Revolver, được phát hành vào tháng 8 năm 1966 – đúng 1 tuần trước chuyến lưu diễn cuối cùng của The Beatles – là một bước ngoặt nữa. Scott Plagenhoef từ Pitchfork Media nhận xét “âm thanh của ban nhạc đã đạt tới độ chín nhất” và “định nghĩa lại những gì mà âm nhạc quần chúng trông chờ”. Revolver được thực hiện với cách viết nhạc tinh vi, trải nghiệm phòng thu cùng những kỹ năng trình diễn tuyệt vời, sắp xếp hài hòa những cải tiến trong sự kết hợp giữa âm nhạc cổ điển với psychedelic rock. Chia tay với cách chụp hình truyền thống, phần bìa lần này được thiết kế bởi Klaus Voormann – người bạn thân thiết của nhóm từ những ngày ở Hamburg – “một thứ lạnh lẽo, nghệ thuật, cắt dán trắng-đen khắc họa The Beatles theo kiểu nét vẽ bút mực của Aubrey Beardsley“. Album được quảng bá bởi đĩa đơn “Paperback Writer“, mặt sau là ca khúc “Rain“. Vài đoạn phim ngắn được quay để giới thiệu cho đĩa đơn này, và theo nhà nghiên cứu văn hóa Saul Austerlitz, đó là “video ca nhạc thật sự đầu tiên của lịch sử”; chúng được trình chiếu trên các chương trình The Ed Sullivan Show và Top of the Pops vào tháng 6 cùng năm.
Một trong những ca khúc thể nghiệm trong Revolver là “Tomorrow Never Knows” mà phần lời được Lennon lấy từ cuốn sách The Psychedelic Experience: A Manual Based on the Tibetan Book of the Dead của Timothy Leary. Bản thu được thực hiện với 8 băng thâu khác nhau, mỗi chiếc được thực hiện bởi kỹ thuật viên hoặc thành viên của ban nhạc, rồi theo đó mỗi người thay đổi hiệu ứng với phần thu âm để Martin tổng hợp lại những hiệu ứng khác nhau. Ca khúc “Eleanor Rigby” của McCartney tiếp tục sử dụng dàn tứ tấu dây mà Gould miêu tả là “phép lai thực sự nhằm không nhận ra được phong cách hoặc thể loại của ca khúc”. Khả năng sáng tác của Harrison cũng tiến bộ khi có tới 3 ca khúc của anh được cho vào album này. Năm 2003, Rolling Stone xếp Revolver ở vị trí số 3 trong danh sách những album vĩ đại nhất của họ. Tuy nhiên trong tour diễn tại Mỹ sau khi phát hành album, The Beatles lại không trình bày bất cứ ca khúc nào của album này. Theo Chris Ingham, họ đã dành tâm trí quá nhiều vào “phòng thu… và không có một hình mẫu nào khác cho một nhóm rock ‘n’ roll 4 người để có thể thuyết phục được họ, đặc biệt giữa biển người hâm mộ gào thét vốn chỉ làm họ mất đi sự nhạy cảm. “The Beatles trên sân khấu” và “The Beatles của phòng thu” đã trở thành 2 khái niệm hoàn toàn khác biệt.” Buổi diễn cuối cùng của ban nhạc tại sân vận động Candlestick Park, San Francisco ngày 29 tháng 8 năm 1966 đã chấm dứt 4 năm lưu diễn không ngừng nghỉ của nhóm với hơn 1.400 buổi diễn trên toàn thế giới.
Thoát khỏi những mối bận tâm từ việc đi tour, The Beatles liền tập trung hơn vào các thử nghiệm khi bắt đầu thu âm Sgt. Pepper’s Lonely Hearts Club Band vào cuối tháng 11 năm 1966. Theo kỹ thuật viên Geoff Emerick, thời gian hoàn thiện album tổng cộng là hơn 700 giờ. Ông nhớ lại mối quan tâm của ban nhạc “rằng mọi thứ trong Sgt. Pepper cần phải khác biệt. Chúng tôi có micro ngay bên dưới miệng những chiếc kèn và tai nghe đưa những âm thanh trực tiếp từ những chiếc micro của violin. Chúng tôi ưu tiên sử dụng nhiều máy làm dao động để thay đổi tốc độ chơi của từng nhạc cụ cũng như giọng hát, và chúng tôi có những băng thâu được cắt rời rồi lại được đính lại với nhau theo cách trái với thông thường hoặc bất kỳ cách nào khác thường nhất.” Ví dụ điển hình là tuyệt tác “A Day in the Life” được thực hiện với dàn nhạc 40 người. Quá trình thu âm được quảng bá với đĩa đơn gồm 2 ca khúc không nằm trong album “Strawberry Fields Forever“/”Penny Lane” vào tháng 2 năm 1967. Sgt. Pepper được phát hành vào tháng 6 cùng năm.
Sự phức tạp về âm nhạc, được thực hiện bởi kỹ thuật thu âm 4-băng, đã làm hầu hết nghệ sĩ đương thời sửng sốt. Thủ lĩnh Brian Wilson của The Beach Boys, vốn đang trong thời kỳ giữa những vấn đề cá nhân và trục trặc trong dự án tham vọng Smile, đã hoàn toàn choáng váng khi nghe “Strawberry Fields” và quyết định từ bỏ mọi ý tưởng ban đầu để cạnh tranh với những người bạn thân thiết của mình. Về chuyên môn, nhìn chung album được đánh giá cao một cách rộng rãi. Gould viết:
- “Có một sự đồng thuận rộng khắp rằng The Beatles đã tạo nên một siêu phẩm nhạc pop: một sản phẩm thiên tài thực sự phong phú, chất lượng và dạt dào mà thứ tham vọng rõ nét cùng những tính căn nguyên khởi nguồn của nó đã được trải rộng ra tới mức tối đa, nâng tầm sự kỳ vọng từ trải nghiệm của thính giả. Về cơ bản, Sgt. Pepper là chất xúc tác cho việc bùng nổ những cấu trúc cần thiết cho một album nhạc rock vốn cần đòi hỏi cả về mặt thẩm mỹ cũng như kinh tế song không còn giống với thời bùng nổ nhạc pop bởi hiện tượng Elvis vào năm 1956 và ngay cả với Beatlemania vào năm 1963.”
Sgt. Pepper cũng là album LP đầu tiên bao gồm phần lời hoàn chỉnh tất cả các ca khúc được ghi ở phần bìa sau. Nội dung của chúng trở thành trọng tâm của rất nhiều nghiên cứu và đánh giá: vào cuối năm 1967, phần ca từ trên đã trở thành chủ đề trong những bài điều tra bởi nhiều nhà nghiên cứu văn học Mỹ, còn giáo sư người Anh, Richard Poirier, đã đánh giá sinh viên của mình “nghe thứ âm nhạc với đẳng cấp viết lời mà ông, với tư cách là người dạy Anh văn, cũng chỉ mong đạt được.” Poirier cũng chỉ rõ thứ mà ông gọi là “sự tượng trưng pha trộn”: “Thật là thiếu khôn ngoan nếu cho rằng họ chỉ biết làm có một việc và cũng chỉ có một phong cách duy nhất… Một thứ cảm xúc đối với sản phẩm này xem chừng là không đủ… Bất cứ cảm xúc riêng biệt nào đều có thể tồn tại trong những ngữ cảnh có vẻ như hoàn toàn đối lập nhau.” McCartney từng nói vào thời điểm đó: “Chúng tôi viết những ca khúc. Chúng tôi biết chúng tôi cần diễn đạt những gì với chúng. Nhưng cứ mỗi tuần lại có người nói một điều gì đó mới, và bạn không thể phủ nhận điều ấy… Bạn chỉ cần tự đặt khả năng nhìn nhận của bạn tương xứng với khả năng bạn hiểu từng ca khúc.” Sgt. Pepper giành được 4 trong tổng số 7 đề cử của giải Grammy năm 1968 và trở thành album nhạc rock đầu tiên được trao giải thưởng Album của năm[177]. Năm 2003, tạp chí Rolling Stone xếp đây là album vĩ đại nhất mọi thời đại trong danh sách của họ.
Phần bìa của Sgt. Pepper cũng là chủ đề trong nhiều bài nghiên cứu. Phần trọng tâm được thiết kế bởi Peter Blake và Jann Haworth, miêu tả The Beatles trong vai ban nhạc tưởng tượng theo nhan đề album đứng giữa những nhân vật nổi tiếng đương thời. Bộ ria mép mà họ nuôi theo ý tưởng về những người hippie được cây viết sử Jonathan Harris miêu tả “sự châm biếm rõ ràng và sặc sỡ về trang phục quân đội” cũng như “chống lại sự độc đoán và chống lại tính tổ chức”.
Ngày 25 tháng 6 năm 1967, The Beatles trình diễn đĩa đơn tiếp theo của họ, “All You Need Is Love“, tới hơn 350 triệu người xem toàn cầu qua chương trình Our World – chương trình trực tiếp toàn thế giới đầu tiên của ngành truyền hình. Được phát hành 1 tuần sau đó trong quãng thời gian Summer of Love, đĩa đơn đã trở thành thánh ca của giai đoạn này. Chỉ 2 tháng sau, ban nhạc có sự mất mát lớn trực tiếp đưa họ tới thời kỳ rối loạn. Vốn chỉ gặp gỡ thiền sư Maharishi Mahesh Yogi ở London vào tối hôm trước, ngày 25 tháng 8 ban nhạc quyết định bay tới Bangor để tham gia khu thiền đặc biệt của ông. Đúng 2 ngày sau, trợ lý quản lý của nhóm, Peter Brown, gọi điện thông báo Epstein qua đời. Những điều tra cho thấy cái chết là do ông bị sốc khi dùng ma túy, song nhiều tin đồn cho rằng thực chất Epstein đã tự tử. Epstein vốn đang trong quãng thời gian nhạy cảm, bị trầm cảm do những soi mói vào đời sống cá nhân và ban nhạc có vẻ không muốn ký hợp đồng tiếp với ông, vốn sắp đáo hạn vào tháng 10, khi mà họ tỏ rõ việc không hài lòng trong cách quản lý của ông, đặc biệt về Seltaeb – công ty phân phối các sản phẩm lưu niệm của họ tại Mỹ. Cái chết của Epstein khiến ban nhạc mất định hướng và lo sợ về tương lai của mình. Lennon nói: “Chúng tôi bỗng đổ sụp. Tôi biết mọi khó khăn sắp bắt đầu. Tôi chẳng hề có một chút khả năng gì khác ngoài việc chơi nhạc, và tôi đã rất sợ. Tôi liền nghĩ: “Tất cả chúng tôi đều biết như vậy.”“
Magical Mystery Tour, Album trắng và Yellow Submarine
Magical Mystery Tour, bản soundtrack cho bộ phim cùng tên của The Beatles, được phát hành dưới dạng EP-kép tại Anh đầu tháng 12 năm 1967. Tại Mỹ, cả 6 ca khúc trên được gộp lại với 5 đĩa đơn trước đó của nhóm và trở thành bản LP tại đây. Unterberger nói về ấn bản Magical Mystery Tour tại Mỹ “thứ âm thanh psychedelic từ Sgt. Pepper, thậm chí phóng khoáng hơn (đặc biệt trong “I Am the Walrus“)” và ông gọi 5 đĩa đơn được cho vào album là “đồ sộ, lộng lẫy và cách tân”. Chỉ trong 3 tuần, nó đã trở thành album bán chạy nhất lịch sử hãng Capitol Records, và nó cũng là album tuyển tập duy nhất của Capitol được ban nhạc sau này chọn làm album phát hành chính thức. Được lên sóng đúng ngày Boxing Day, bộ phim Magical Mystery Tour, được chủ yếu đạo diễn bởi McCartney, khiến ban nhạc nhận được thất bại thực sự đầu tiên tại Mỹ. Tờ Daily Express gọi đây là “thứ rác rưởi ồn ào”, còn Daily Mail gọi bộ phim là “sự tự mãn quá đà”. The Guardian bình luận “một kiểu đạo đức hoang đường hướng về sự tục tĩu, sự hân hoan và cả sự ngu dốt của khán giả”. Gould miêu tả “một minh chứng của cách dàn dựng non nớt về một nhóm người chỉ biết lên, xuống rồi lái chiếc xe bus”. Cho dù tỉ lệ người xem vẫn ở mức cao, những công kích từ báo chí đã khiến các đài truyền hình của Mỹ sau đó cũng dè dặt hơn trong việc đưa bộ phim lên sóng.
Tháng 1 năm 1968, The Beatles quay 1 đoạn phim giới thiệu cho bộ phim hoạt hình Yellow Submarine với ban nhạc được vẽ lại theo lối hoạt họa theo kèm là soundtrack với 11 ca khúc, trong đó 4 là các ca khúc chưa từng được phát hành. Được phát hành vào tháng 6, bộ phim được đánh giá cao về âm nhạc, tính hài hước cũng như phong cách thể hiện kiểu mới. Album soundtrack chỉ được phát hành 7 tháng sau đó.
Trong quãng thời gian đó, ban nhạc thực hiện album The Beatles – bản LP sau này được phân biệt dưới tên gọi Album trắng với phần bìa vô cùng đặc trưng của mình. Ý tưởng thực hiện album lần này là hoàn toàn mới: không còn những định hướng từ Epstein, ban nhạc đã chuyển hướng sang Maharishi Mahesh Yogi như là guru của họ. Tham dự khu thiền ashram[gc 21] ở Rishikesh, Ấn Độ trong chuyến đi “Guide Course” dự tính kéo dài 3 tháng, ban nhạc đã có quãng thời gian đặc biệt nhất sự nghiệp của mình khi đã viết nên vô số những ca khúc xuất sắc mà trong đó là phần lớn các sáng tác cho Album trắng. Tuy nhiên, Starr bỏ về chỉ sau 10 ngày và so sánh chuyến đi với Butlin’s[gc 22], trong khi McCartney cũng ngày một cảm thấy chán nản và bỏ cuộc 1 tháng sau đó. Với Lennon và Harrison, sức sáng tạo của họ cũng bị đặt dấu hỏi khi những kỹ thuật viên như Magic Alex từng nhớ lại rằng Maharishi thực tế toàn cố gắng làm xao nhãng họ. Khi họ phát hiện ra rằng Maharishi có những hành vi không lành mạnh với một nữ thành viên trong đoàn, Lennon lập tức chấm dứt chuyến đi, mang theo Harrison cùng toàn bộ số thành viên còn lại trở về Anh. Tức giận và cảm thấy bị xúc phạm, Lennon viết nên ca khúc “Maharishi”, sau này đổi tên thành “Sexy Sadie” nhằm tránh những kiện tụng không cần thiết. McCartney nói: “Chúng tôi đã phạm sai lầm. Chúng tôi cứ nghĩ rằng có thể có được nhiều hơn từ ông ấy.”
Trong quãng thời gian thực hiện Album trắng, tức là khoảng từ cuối tháng 5 tới giữa tháng 10 năm 1968, mối quan hệ giữa các thành viên xấu đi trông thấy. Starr bỏ nhóm 2 tuần, buộc McCartney phải chơi trống trong “Back in the U.S.S.R.” (và lần lượt cả Harrison và Lennon) rồi “Dear Prudence“. Lennon mất mọi cảm hứng cộng tác với McCartney và gọi ca khúc “Ob-La-Di, Ob-La-Da” là “thứ âm nhạc bỏ đi của các cụ già”. Căng thẳng đặc biệt gia tăng khi những động thái quan tâm lãng mạn của Lennon tới nghệ sĩ avant-garde Yoko Ono đã dẫn tới việc anh mang cô tới phòng thu, trong khi trước đó ban nhạc đã có quy ước không đem theo bạn gái hay vợ trong lúc thu âm. Nói về album-kép này, Lennon bình luận: “Mỗi ca khúc đều là sản phẩm cá nhân, chẳng có một chút Beatles nào trong đó hết; [đó là] John cùng ban nhạc, Paul cùng ban nhạc, George cùng ban nhạc.” McCartney sau này gọi album “không phải là một thành quả hài lòng”. Cả anh lẫn Lennon sau này đều cho rằng quá trình thu âm Album trắng chính là điểm khởi đầu của việc ban nhạc tan rã.
Được phát hành vào tháng 11, Album trắng là album đầu tiên của The Beatles dưới nhãn đĩa Apple Records, trong khi EMI tiếp tục song song giữ quyền phát hành. Nhãn đĩa riêng của ban nhạc là một công ty con của Apple Corps, vốn được Epstein lập nên nhằm giúp ban nhạc giải quyết những vấn đề về thuế. Album có được tới 2 triệu bản đặt hàng trước, rồi sau đó bán được tới 4 triệu đĩa ở Mỹ chỉ sau hơn 1 tháng, và các ca khúc thống trị các bảng xếp hạng tại đây. Cho dù thành công về thương mại, song album không hoàn toàn nhận được những đánh giá chuyên môn tích cực. Gould viết:
- “Những đánh giá chuyên môn… trải rộng từ lẫn lộn tới thờ ơ. Đối lập với Sgt. Pepper vốn từng giúp ban nhạc có được sự ngưỡng mộ rộng khắp, Album trắng không có được những lời phê bình ấn tượng trong bất cứ mặt nào. Kể cả với những cây viết thân thiện nhất… cũng thực sự không hình dung ra những cảm xúc kỳ quái lẫn lộn trong các ca khúc. Hubert Saal của Newsweek, với lời bình mang tính mỉa mai nhất, cho rằng ban nhạc vẫn còn chưa “uốn lưỡi”[gc 23] thật kỹ.”
Nhìn chung các đánh giá sau này đều tôn vinh Album trắng. Năm 2003, tạp chí Rolling Stone xếp album ở vị trí số 10 trong danh sách “500 album vĩ đại nhất“. Mark Richardson từ Pitchfork Media miêu tả album “rộng lớn và trải khắp, bùng nổ với những ý tưởng cùng những đam mê và được hoàn thiện bởi những chất liệu ngay ngắn nhất… Sự thất bại của họ cũng đặc sắc như cá tính và vinh quang của họ vậy.” Erlewine bình luận: “2 cây viết chủ lực [của ban nhạc] đã không còn chung một con đường, kể cả với George và Ringo”, và “Lennon đã viết nên 2 trong số những bản ballad hay nhất của mình”, các ca khúc của McCartney là “sửng sốt”, còn Harrison “đã trở thành người viết nhạc đáng được tôn trọng”, trong khi những sáng tác của Starr là “sự thích thú”.
Bản LP Yellow Submarine được phát hành vào tháng 1 năm 1969, bao gồm 4 ca khúc từng được phát hành trước đó, trong đó có ca khúc tiêu đề (từng xuất hiện trong Revolver), “All You Need Is Love” (từng nằm trong EP Magical Mystery Tour) theo kèm là 7 bản nhạc hòa tấu sáng tác bởi Martin. Với thứ âm nhạc mới của ban nhạc, Unterberger và Bruce Eder của Allmusic cho rằng album là một sản phẩm “không chính yếu” song lại ấn tượng với ca khúc “It’s All Too Much” của Harrison “viên ngọc trong số những ca khúc mới… rực rỡ với giai điệu của mellotron, định âm tuyệt hảo và những đoạn lướt mềm mại của guitar… một cuộc dạo chơi của người sành sỏi tới thứ âm nhạc psychedelic mờ ảo kiểu mới.”
Abbey Road, Let It Be và tan rã
Trụ sở của Apple Corps nơi The Beatles trình diễn lần cuối cùng trên tầng mái ngày 30 tháng 1 năm 1969
Cho dù Let It Be là album chính thức cuối cùng của ban nhạc, song thực tế album cuối cùng mà The Beatles thực hiện thu âm là Abbey Road. Ngọn nguồn của dự án tới từ câu nói của Martin với McCartney khi gợi ý “thu âm một sản phẩm với những chất liệu mới rồi chơi nháp chúng, rồi lần đầu tiên thực hiện chúng trước khi trình diễn trực tiếp – kể cả thu âm lẫn thu hình”. Vốn dự định để dành cho chương trình tài liệu Beatles at Work, hầu hết quãng thời gian thực hiện dự án đều được quay lại bởi Michael Lindsay-Hogg tại phòng thu Twickenham Film Studios từ tháng 1 năm 1969. Martin cho rằng dự án “không hoàn toàn là những buổi thu vui vẻ. Đó cũng là lúc mà mối quan hệ giữa các Beatle đã chạm đáy của nó.” Lennon miêu tả quãng thời gian này như “địa ngục… điều khốn khổ nhất… trên Trái đất”, còn với Harrison là “thất vọng nhất từng có”. Bị ức chế từ cả McCartney lẫn Lennon, Harrison rời nhóm 5 ngày. Khi quay trở lại, anh tuyên bố sẽ ra đi trừ khi “[ban nhạc] không được nhắc tới buổi trình diễn trực tiếp” và mặt khác nhấn mạnh việc dự án sẽ cho ra đời một album mới mang tên Get Back với các ca khúc sẽ được trình chiếu trên truyền hình. Anh cũng đề nghị cả nhóm dừng công việc ở Twickenham để tập trung thu âm ở phòng thu của hãng Apple. Các thành viên khác đều đồng ý, và ý tưởng đã góp phần cứu vớt nội dung những cảnh quay sau đó được chiếu trên truyền hình.
Những nỗ lực giảm bớt căng thẳng giữa các thành viên đã thúc đẩy chất lượng công việc, và Harrison đã mời tay keyboard trẻ Billy Preston tới tham gia trong 9 ngày cuối cùng của đợt thu. Preston được đề tên trong đĩa đơn “Get Back” của ban nhạc – đây cũng là nghệ sĩ duy nhất được có tên trong một sản phẩm chính thức của The Beatles. Sau khi kết thúc những buổi thu thử, ban nhạc không thể thống nhất được địa điểm trình diễn sau khi bỏ qua lần lượt từng đề xuất, trong đó có cả du thuyền trên biển, nhà thương điên, sa mạc Tunisia và đấu trường Colosseum. Cuối cùng họ cũng đồng ý trình diễn buổi diễn cuối cùng của ban nhạc trên tầng mái của Apple Corps ở địa chỉ số 3 phố Savile Row, London ngày 30 tháng 1 năm 1969. 5 tuần sau, kỹ thuật viên Glyn Johns – người từng được Lennon gọi là “nhà sản xuất giấu mặt” của dự án Get Back – bắt đầu tổng hợp và hoàn thiện album mà như ông gọi là “chiếc dây cương tự do” cho phép ban nhạc “làm tất cả song không được nhúng tay vào toàn bộ dự án”.
Những trục trặc giữa các thành viên tiếp tục gia tăng khi liên quan tới vấn đề tìm kiếm cố vấn tài chính, một công việc tối quan trọng sau khi Epstein không còn quản lý nhóm nữa. Lennon, Harrison và Starr đồng ý chọn Allen Klein – quản lý của The Rolling Stones và Sam Cooke – trong khi McCartney lại muốn John Eastman, anh trai của Linda Eastman – người mà anh mới kết hôn ngày 12 tháng 3 cùng năm. Không thể đạt được đồng thuận vậy nên cả 2 nhân vật trên đều được bổ nhiệm, song những tranh cãi sau đó xuất hiện và rất nhiều cơ hội đầu tư đã bị bỏ lỡ. Tới ngày 8 tháng 5, Klein được chỉ định vào vị trí phụ trách doanh thu của ban nhạc.
Martin nhớ lại việc ông cảm thấy sốc khi McCartney đề nghị sản xuất 1 album mới, cho dù dự án Get Back là “trải nghiệm tồi tệ” và bản thân anh cho rằng “chúng tôi đã đi tới đoạn cuối của con đường”. Những buổi thu đầu tiên của Abbey Road được thực hiện vào ngày 2 tháng 7 năm 1969. Lennon, người từ chối ý tưởng của Martin “tiếp tục chuỗi những ca khúc”, đã yêu cầu các sáng tác của mình và McCartney phải được nằm ở mỗi mặt khác nhau của album. Cuối cùng hình thức được họ lựa chọn là các sáng tác cá nhân ở mặt A, còn mặt B chủ yếu là medley theo gợi ý của McCartney. Ngày 4 tháng 7, đĩa đơn solo đầu tiên của một Beatle được phát hành mang tên “Give Peace a Chance” (dưới tên Plastic Ono Band). Ngày 20 tháng 8 năm 1969, ca khúc với cấu trúc phức tạp “I Want You (She’s So Heavy)” chính là lần cuối cùng cả 4 thành viên của The Beatles ngồi cùng nhau thu âm trong phòng thu. Lennon tuyên bố rời khỏi ban nhạc vào ngày 20 tháng 9 song đồng ý giữ yên lặng trước công chúng nhằm đảm bảo doanh thu cho album sắp ra mắt.
Được phát hành 4 ngày sau tuyên bố của Lennon, Abbey Road bán được 4 triệu bản tại Anh chỉ trong vòng 3 tháng và đứng đầu bảng xếp hạng tại đây trong vòng 17 tuần. Ca khúc thứ 2 của album, bản ballad “Something“, trở thành sáng tác duy nhất của Harrison được làm đĩa đơn mặt A cho The Beatles. Abbey Road nhận được nhiều đánh giá trái chiều, cho dù medley hầu hết nhận được những lời ngưỡng mộ. Unterberger gọi đây là “tuyệt tác thiên tài của ban nhạc” bao gồm “những hòa âm tuyệt vời nhất từng có của nhạc rock”. Nhà nghiên cứu âm nhạc Ian MacDonald gọi album là “thất thường và đôi lúc rỗng tuếch”, cho dù đánh giá cao medley “nhìn chung là thống nhất và hài hòa”. Martin coi đây là album mà ông yêu thích nhất của nhóm, trong khi Lennon cho rằng album “có tiềm năng” song “không có sức sống trong nó”. Kỹ thuật viên âm thanh Emerick nhớ lại việc thay thế bộ điều khiển trộn âm nút bấm bằng hệ thống cần gạt đã giúp họ tạo nên ít âm thanh gằn hơn, mặt khác khiến ban nhạc tập trung hơn vào những âm sắc thanh gọn và không bị pha tạp, cũng như góp phần làm nên thứ cảm xúc tương đối “dễ chịu hơn, gần gũi hơn” so với những album trước đó.
Ca khúc “I Me Mine” của Harrison được thu vào ngày 3 tháng 1 năm 1970 để dành cho album chưa hoàn thiện Get Back. Lennon, khi đó đang ở Đan Mạch, không tham gia vào buổi thu. Tới tháng 3, không hài lòng với kết quả dự án được thực hiện bởi Johns, giờ đã được đổi tên thành Let It Be, Klein liền chuyển tất cả các bản thu gốc cho Phil Spector – người vốn đang cộng tác cùng Lennon cho đĩa đơn solo “Instant Karma!“. Bổ sung nhiều chất liệu mới, Spector đã chỉnh sửa, cắt gọt, ghi đè nhằm cố gắng biến các ca khúc có cảm giác như thu âm trực tiếp. McCartney không hài lòng với phương pháp này của Spector và đặc biệt bực tức trong việc thay đổi hòa âm ca khúc “The Long and Winding Road” khi cho thêm dàn hợp ca 14 người và phần bè mới với 36 nhạc cụ. Yêu cầu của McCartney về việc hủy bỏ ấn bản này bị bỏ qua, và gần như ngay lập tức anh tuyên bố chia tay ban nhạc trong buổi họp báo ngày 10 tháng 4 năm 1970 – chỉ đúng 1 tuần sau khi cho ra mắt album solo đầu tay.
Ngày 8 tháng 5 năm 1970, album Let It Be do Spector sản xuất được bày bán. “The Long and Winding Road” trở thành đĩa đơn cuối cùng của The Beatles, song nó chỉ được phát hành tại Mỹ. Bộ phim tài liệu cùng tên được phát hành không lâu sau, rồi được trao giải Oscar năm 1970 cho Nhạc phim xuất sắc nhất. Nhà báo Penelope Gilliatt của tờ Sunday Telegraph nhận xét “một bộ phim tồi song rất xúc động… về sự tan vỡ của một gia đình của những người anh em thân thiết, gần gũi về địa lý và có vẻ ngoài không tuổi”. Nhiều đánh giá cho rằng vài phần trình bày trong bộ phim có chất lượng tốt hơn cả ấn bản trong album chính thức. Gọi Let It Be là “album duy nhất của The Beatles có nhiều phản ứng tiêu cực, thậm chí bài bác”, Unterberger nói album “bị đánh giá quá thấp”; ông cũng ấn tượng “những khoảnh khắc hard rock tới từ “I’ve Got a Feeling” và “Dig a Pony“” và hài lòng với những ca khúc như “Let It Be“, “Get Back“, và “giai điệu folk của “Two of Us” khi John và Paul vẫn cùng nhau hòa âm”. McCartney hoàn tất những thủ tục về việc giải tán ban nhạc vào ngày 31 tháng 12 năm 1970. Những tranh chấp pháp lý còn kéo dài sau khi ban nhạc tan rã và chúng chỉ chính thức chấm dứt vào ngày 29 tháng 12 năm 1974.
1970-nay: Thời kỳ hậu-tan rã
Thập niên 1970
Lennon, McCartney, Harrison và Starr đều cho phát hành những album solo vào năm 1970. Các album solo của họ vẫn có sự tham gia của một hoặc vài thành viên khác. Album Ringo (1973) của Starr là sản phẩm duy nhất có sự đóng góp của cả 4 cựu-Beatle, cho dù mỗi người chỉ thu âm một cách độc lập. Harrison cũng tổ chức chương trình hòa nhạc từ thiện Concert for Bangladesh vào tháng 8 năm 1971 ở New York với sự góp mặt của Starr. Ngoài một buổi thu ngẫu hứng sau này được cho vào bootleg mang tên A Toot and a Snore in ’74, Lennon và McCartney không bao giờ cộng tác với nhau nữa[250].
2 album-kép tuyển tập thực hiện bởi Klein, 1962–1966 và 1967–1970, được phát hành vào năm 1973 dưới tên hãng Apple Records. Thường được gọi bằng tên Album đỏ và Album xanh, cả 2 đều có được chứng chỉ đa-Bạch kim tại Mỹ và Bạch kim tại Anh. Trong những năm 1976 tới 1982, EMI và Capitol Records cho ra mắt liên tiếp nhiều album tuyển tập của The Beatles, bắt đầu với album-kép Rock ‘n’ Roll Music. Sản phẩm duy nhất chưa từng được phát hành là The Beatles at the Hollywood Bowl (1977) – album thu âm trực tiếp chính thức đầu tiên của ban nhạc bao gồm những ca khúc chọn lọc từ 2 buổi diễn của họ tại Mỹ vào năm 1964 và 1965[gc 24].
Âm nhạc và ảnh hưởng của The Beatles tiếp tục được khai thác dưới nhiều hình thức khác nhau, và thường ngoài khả năng kiểm soát của họ. Tháng 4 năm 1974, vở nhạc kịch John, Paul, George, Ringo … and Bert, được viết bởi Willy Russell và xướng ca bởi Barbara Dickson, công chiếu ở London. Vở nhạc kịch, với sự đồng ý từ Northern Songs, bao gồm 11 sáng tác của Lennon-McCartney và ca khúc “Here Comes the Sun” của Harrison. Không hài lòng về cách dàn dựng, Harrison rút lại giấy phép sử dụng ca khúc này. All This and World War II (1976) là một bộ phim trái lề bao gồm nhiều cảnh quay cùng các phần bìa album của The Beatles được trình bày bởi Elton John và Keith Moon cùng Dàn nhạc giao hưởng London. Vở nhạc kịch Broadway mang tên Beatlemania với nội dung chưa được cấp phép ra mắt vào năm 1977 và trở nên nổi tiếng, giúp họ có nhiều tour diễn khắp nơi. Năm 1979, ban nhạc khởi kiện nhà sản xuất và được bồi thường hàng triệu $. Sgt. Pepper’s Lonely Hearts Club Band (1978) – bộ phim được thực hiện với The Bee Gees và Peter Frampton thủ vai chính – thất bại hoàn toàn về mặt thương mại và được Ingham gọi là “thảm họa nghệ thuật”.
Thập niên 1980
Sau khi Lennon bị ám sát vào tháng 12 năm 1980, Harrison đã viết lại phần lời ca khúc “All Those Years Ago” để tưởng nhớ tới Lennon. Đĩa đơn được ra mắt vào tháng 5 năm 1981 với Starr chơi trống, McCartney hát chính và vợ anh, Linda, hát bè. Ca khúc tri ân của riêng McCartney, “Here Today“, được đưa vào album Tug of War vào tháng 4 năm 1982. Năm 1987, Harrison sáng tác “When We Was Fab” viết về thời kỳ Beatlemania và cho vào album Cloud Nine của mình.
Khi những album phòng thu của The Beatles được phát hành dưới dạng CD bởi EMI và Apple Corps vào năm 1987, lưu trữ chính thức của chúng được đồng bộ hóa trên toàn thế giới với 12 LP từng được phát hành tại Anh cộng thêm bản LP tại Mỹ của Magical Mystery Tour (1967). Mọi EP khác không được trở thành album phòng thu của nhóm và các ca khúc được đưa vào album tuyển tập Past Masters (1988). Ngoài 2 Album đỏ và Album xanh, EMI cũng hủy toàn bộ những album tuyển tập khác của The Beatles, trong đó có cả Hollywood Bowl, khỏi lưu trữ của họ.
Năm 1988, The Beatles được vinh danh tại Đại sảnh Danh vọng Rock and Roll ngay trong năm đầu tiên mà họ đủ điều kiện để được đề cử. Harrison và Starr thay mặt ban nhạc tới nhận giải thưởng cùng gia đình Lennon bao gồm người vợ góa Yoko Ono và 2 con trai, Julian và Sean[265]. McCartney không có mặt với lý do “quan điểm khác biệt” khiến anh “cảm thấy hoàn toàn đạo đức giả khi phải vẫy tay và mỉm cười trước một đám đông giả tạo”. Ngay năm sau, EMI/Capitol bắt đầu vướng vào vụ kiện bởi chính ban nhạc kéo dài cả thập kỷ về vấn đề bản quyền nhằm giải quyết những tranh chấp nhằm bày bán những sản phẩm chưa từng được phát hành của The Beatles.
Thập niên 1990
17 năm sau Hollywood Bowl, Live at the BBC, album trình diễn trực tiếp chính thức tiếp theo của The Beatles được phát hành vào năm 1994. Cùng năm, McCartney, Ringo và Harrison cũng bắt tay vào dự án Anthology. Anthology vốn được manh nha từ năm 1970 khi giám đốc của Apple Corps – Neil Aspinall, người từng là trợ lý và quản lý hành trình của ban nhạc – bắt đầu việc tổng hợp những tài liệu về họ dưới tên dự án The Long and Winding Road. Tập trung khai thác những câu chuyện của The Beatles qua lời kể từ từng thành viên, Anthology theo kèm nhiều sản phẩm chưa từng được phát hành. McCartney, Harrison và Starr cũng bổ sung phần chơi bè và hát cho 2 ca khúc dưới dạng demo mà Lennon từng thu vào cuối những năm 1970 và đầu 1980.
Trong những năm 1995-1996, dự án được trình chiếu trên truyền hình trong 8 tập phim, theo kèm là 2 CD-box set được thiết kế bởi Voormann. Cả 2 ca khúc được thực hiện từ bản demo của Lennon, “Free as a Bird” và “Real Love“, đều trở thành những đĩa đơn cuối cùng đứng tên The Beatles. Dự án thành công vang dội về mặt thương mại và serie phim truyền hình thu hút được tổng cộng khoảng 400 triệu người xem. “Free as a Bird” được trao Giải Grammy cho Trình diễn song ca hoặc nhóm nhạc pop xuất sắc nhất vào năm 1997. Năm 1999, nhân dịp tái bản bộ phim Yellow Submarine, bản CD soundtrack tổng hợp Yellow Submarine Songtrack cũng được phát hành.
Thập niên 2000
Album tuyển tập 1 bao gồm những ca khúc quán quân tại Anh và Mỹ của The Beatles được phát hành vào ngày 13 tháng 11 năm 2000. 1 đạt kỷ lục album bán chạy trong thời gian ngắn nhất mọi thời đại với 3,6 triệu đĩa chỉ trong 1 tuần và 13 triệu đĩa trong tháng đầu tiên. Album đạt vị trí quán quân tại ít nhất 26 quốc gia, trong đó có cả ở Anh và Mỹ. Tính tới tháng 4 năm 2009, album bán được tổng cộng 31 triệu bản, trở thành album bán chạy nhất thập kỷ tại Mỹ.
Harrison qua đời vì bị ung thư phổi di căn vào tháng 11 năm 2001. McCartney và Starr là 2 trong số nhiều nghệ sĩ tham gia vào Concert for George, buổi diễn từ thiện tưởng nhớ tới Harrison được tổ chức bởi gia đình anh cùng Clapton. Sự kiện được tổ chức tại Royal Albert Hall nhân dịp kỷ niệm đúng 1 năm ngày mất của Harrison. Ngoài những ca khúc do anh sáng tác, chương trình còn có sự tham gia trình diễn của dàn nhạc cổ điển Ấn Độ, trình bày và dàn dựng bởi gia đình Ravi Shankar, vốn có ảnh hưởng rất lớn tới cuộc đời Harrison.
Let It Be… Naked, một ấn bản khác của album Let It Be do McCartney biên tập, được phát hành vào năm 2003. Một trong những điểm khác biệt lớn nhất với ấn bản của Spector đó là việc không còn tồn tại phần bè bởi dàn dây. Album dễ dàng đạt vị trí quán quân tại Anh và Mỹ. Những album của The Beatles từng được phát hành trong giai đoạn 1964-1965 tại Mỹ được tuyển tập lại trong box set The Capitol Albums, Volume 1 (2004) và Volume 2 (2006) bao gồm cả 2 định dạng stereo và mono được chỉnh sửa theo những ấn bản đĩa than dự tính được bày bán tại Mỹ vào thời điểm đó.
Buổi trình diễn về The Beatles bởi Cirque du Soleil tại Las Vegas được George Martin và con trai Giles hoàn thiện thành album soundtrack mang tên Love với sự tham gia của hơn 130 nghệ sĩ mà Martin gọi là “cách để làm sống lại sự nghiệp âm nhạc của The Beatles trong một khoảng thời gian vô cùng cô đọng”. Buổi diễn được thực hiện lần đầu vào tháng 6 năm 2006, và album được phát hành vào tháng 11 cùng năm khi McCartney còn thương lượng để cho ra mắt ca khúc “Carnival of Light” – bản thu thử nghiệm dài 14 phút của ban nhạc tại phòng thu Abbey Road vào năm 1967. Một phần trình diễn hiếm có của 2 cựu-Beatle diễn ra vào tháng 4 năm 2009 tại Royal Albert Hall trong khuôn khổ một hoạt động từ thiện của McCartney. Tại đây, Starr đã tới song ca 3 ca khúc.
Starr và McCartney giới thiệu về trò chơi The Beatles: Rock Band vào năm 2009
Năm 2009, toàn bộ lưu trữ của The Beatles được phân phối dưới dạng kỹ thuật số sau quá trình biên tập và chỉnh âm kéo dài tận 4 năm. Cả 12 album chính thức tại Anh dưới định dạng stereo cùng Magical Mystery Tour và album tuyển tập Past Masters được phát hành đồng thời theo ấn bản CD và box set. So sánh với ấn bản CD năm 1987 vốn bị chê bai vì không rõ nét và sinh động, cây viết Danny Eccleston của tờ Mojo nhận xét: “Phần hát trở nên trong trẻo hơn, nhiều âm thanh tự nhiên hơn và tạo cảm giác nhiều đầu tư trong kỹ thuật trộn âm hơn.” Tuyển tập tiếp theo The Beatles in Mono ra mắt bao gồm định dạng mono của từng album của ban nhạc cùng với bản stereo gốc năm 1965 của Help! và Rubber Soul (Martin sau này có chỉnh sửa vào năm 1987). The Beatles: Rock Band, một phần trong serie trò chơi điện tử Rock Band, cũng được ra mắt cùng ngày. Tháng 12 năm 2009, lưu trữ của ban nhạc được phát hành dưới định dạng FLAC và MP3 song giới hạn với 30.000 USB.
Thập niên 2010
Vì những bất đồng về bản quyền kéo dài, The Beatles là một trong số những nghệ sĩ tên tuổi cuối cùng ký kết phân phối nhạc trực tuyến. Những tranh chấp bắt nguồn từ vụ kiện của Apple Corps với Apple Inc. – chủ sở hữu của iTunes – về việc sử dụng thương hiệu “Apple”. Tới năm 2008, McCartney tuyên bố rằng trở ngại lớn nhất khiến lưu trữ của ban nhạc không thể có được định dạng kỹ thuật số là do EMI “còn muốn một thứ gì đó nữa từ chúng tôi”. Năm 2010, toàn bộ 13 album phòng thu chính thức của The Beatles, cùng các album tuyển tập Past Masters, Album đỏ và Album xanh cuối cùng cũng được xuất hiện trên hệ thống phân phối của iTunes.
Năm 2012, tập đoàn Universal Music Group của Mỹ mua lại hãng đĩa EMI. Theo những điều luật ràng buộc, Liên minh châu Âu, vì những lý do chống độc quyền, đã buộc EMI phải giữ lại những lưu trữ quý giá, trong đó có Parlophone. EMI được phép giữ lại toàn bộ lưu trữ của The Beatles dưới tên hãng đĩa mới Capitol Records – một chi nhánh mới tại Anh của Universal. Cũng trong năm 2012, EMI cũng cho tái bản toàn bộ các album của ban nhạc dưới dạng đĩa than cũng như từng album dưới dạng box set.
Tới tháng 12 năm 2013, 59 bản thu khác của The Beatles được phát hành trên iTunes. Ấn phẩm mang tên The Beatles Bootleg Recordings 1963 được phép chia sẻ bản quyền tới tận 70 năm tiếp theo với điều kiện các ca khúc đều được giới thiệu ít nhất 1 lần cho tới cuối năm 2013. Apple Records cho phát hành sản phẩm này vào ngày 17 tháng 12 nhằm tránh việc bị phát tán miễn phí rồi bị gỡ trong cùng ngày trên iTunes. Người hâm mộ phản ứng khá trái chiều, và một blogger bình luận “một sản phẩm tuyệt hảo của The Beatles nhằm cố gắng giành lấy tất cả những gì mà vốn họ đã có hết rồi.”[296][297]
Ngày 26 tháng 1 năm 2014, McCartney và Starr cùng nhau trình diễn ca khúc “Queenie Eye” tại Giải Grammy lần thứ 56[298]. Ngày hôm sau, chương trình truyền hình đặc biệt The Night That Changed America: A Grammy Salute to The Beatles được thực hiện tại nhà hát Ed Sullivan Theater nơi ban nhạc có lần xuất hiện đầu tiên trên truyền hình Mỹ vào năm 1964[299]. Chương trình được lên sóng đúng ngày kỷ niệm 9 tháng 2 trên cùng kênh truyền hình giống 50 năm trước. Chương trình có phần hát lại các ca khúc của The Beatles bởi các nghệ sĩ đương thời, ngoài ra McCartney và Starr còn tham gia trò chuyện với David Letterman[300][301].
Quan điểm âm nhạc
-
Trong cuốn Icons of Rock: An Encyclopedia of the Legends Who Changed Music Forever, Scott Schinder và Andy Schwartz viết về sự phát triển âm nhạc của The Beatles:
- “Từ hình ảnh thuở ban đầu hồn nhiên của những chàng trai bù xù dí dỏm, The Beatles đã phát triển âm thanh, phong cách và cả thái độ trên sân khấu cũng như mở tung cánh cửa rock ‘n’ roll cho nhạc rock nước Anh. Những thành công ban đầu đã quá đủ để biến họ trở thành một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của thời đại, song họ không muốn dừng lại ở đó. Cho dù phong cách ban đầu của họ là vô cùng cơ bản, dung hòa được nhạc rock ‘n’ roll Mỹ nguyên thủy với nhạc R&B, song The Beatles đã dành hầu hết quãng thời gian còn lại của thập kỷ 1960 để phá vỡ mọi giới hạn của nhạc rock, đem tới những phong cách mới trong mỗi album. Những thử nghiệm ngày một phức tạp của ban nhạc đã được tạo nên từ vô số thể loại khác nhau, từ folk rock, nhạc đồng quê, psychedelic rock cho tới baroque pop mà không có chút liên hệ mật thiết nào với thời kỳ đầu của họ.”
Trong cuốn The Beatles as Musicians, Walter Everett viết về sự cạnh tranh và đối lập giữa Lennon và McCartney trong những sáng tác của ban nhạc: “Có thể nói McCartney đã trưởng thành không ngừng – theo ý nghĩa giải trí – trong hình ảnh người nhạc sĩ tài năng với đôi tai đối âm hoàn hảo cùng nhiều khía cạnh khác của những ngón nghề từng được tất cả mọi người thừa nhận – thứ ngôn ngữ chung mà anh vô cùng chú trọng. Trái lại, âm nhạc của Lennon được đánh giá cao trong việc táo bạo sản xuất những tiềm thức lớn lao, tìm kiếm những xúc cảm nghệ thuật rất hệ thống.”
Ian MacDonald miêu tả McCartney là “một người viết nhạc bẩm sinh – người tạo ra những âm thanh sống động cùng những hòa âm của chúng”. Những giai điệu của McCartney thường đặc trưng bởi sự nổi bật của “trục dọc” cùng với đó là những quãng rộng, du dương nhằm diễn đạt “năng lượng và sự lạc quan ngoại hướng”. Trong khi đó, “bản lĩnh vững vàng và đầy châm biếm” của Lennon là hình ảnh của “trục ngang” với những quãng nhỏ và nghịch tai cùng với đó là những giai điệu lặp theo kèm với thứ nhạc đệm mà anh luôn chú trọng: “Vốn là một người thực tế, anh ấy luôn giữ giai điệu của mình theo sát với nhịp điệu và phách, bổ sung vào ca từ những yếu tố blues hơn là sáng tạo ra những nốt có thể khiến người khác sửng sốt.” MacDonald cũng đánh giá cao vai trò lead guitar của Harrison với “những nốt đặc trưng cùng chất liệu đầy màu sắc” bên cạnh những đóng góp của Lennon và McCartney, đồng thời gọi Starr là “hình mẫu của mọi tay trống pop/rock hiện đại”.
Ảnh hưởng
Những người sớm có ảnh hưởng tới ban nhạc bao gồm Elvis Presley, Carl Perkins, Little Richard và Chuck Berry. Trong thời gian The Beatles ở cùng Little Richard tại câu lạc bộ Star-Club ở Hamburg từ tháng 4 tới tháng 5 năm 1962, họ đã được chỉ dẫn nhiều kỹ năng về nghệ thuật trình diễn. Về Presley, Lennon nói: “Chưa có gì thu hút tôi cho tới khi tôi được nghe Elvis. Nếu không có Elvis, hẳn sẽ không bao giờ có The Beatles.”
Những nghệ sĩ lớn khác có ảnh hưởng tới ban nhạc còn có thể kể tới Buddy Holly, Eddie Cochran, Roy Orbison và The Everly Brothers. The Beatles tiếp tục thu nhận những ảnh hướng khác ngay từ những thành công đầu tiên của họ, cùng với đó là thường xuyên tham khảo nhiều hình mẫu về ca từ và âm nhạc từ các nghệ sĩ đương thời, bao gồm Bob Dylan, Frank Zappa, The Lovin’ Spoonful, The Byrds và The Beach Boys, đặc biệt album Pet Sounds (1966) đã làm choáng ngợp và tạo cảm hứng lớn lao cho McCartney. Martin nhấn mạnh: “Nếu không có Pet Sounds thì sẽ không bao giờ có Sgt. Pepper… Pepper sinh ra là để đáp lại Pet Sounds.” Ravi Shankar từng trải qua 6 tuần cùng Harrison tại Ấn Độ vào cuối năm 1966, và kể từ đó tạo nên những ảnh hưởng rõ ràng lên tư duy và sự phát triển âm nhạc của The Beatles.
Phong cách
Cây bass Höfner của McCartney bên cạnh cây Gretsch Tennessean của Harrison được đặt bên ampli Vox AC30 mà ban nhạc sử dụng trong thập niên 1960
Xuất phát điểm là một nhóm nhạc skiffle, The Beatles dễ dàng thu nhận những tinh hoa của nhạc rock ‘n’ roll thập niên 1950 và Merseybeat (sau này trở thành phong cách chủ đạo của nhóm)[315], rồi sau đó họ mở rộng khả năng trình diễn của mình ra nhiều phong cách đa dạng khác nhau. Lennon nói về việc này trong buổi ra mắt album Beatles For Sale: “Bạn có thể nói album mới của chúng tôi là một bản LP đồng-quê-phương-Tây”, trong khi Gould gọi Rubber Soul là “thứ phương tiện đã giúp những gã cuồng nhạc folk có thể tiếp cận được với nhạc pop”.
Cho dù “Yesterday” không phải là ca khúc pop đầu tiên sử dụng dàn nhạc dây, song nó lại đánh dấu việc lần đầu tiên ban nhạc sử dụng những nhạc cụ cổ điển trong sáng tác của mình. Gould nhận xét: “Thứ âm thanh truyền thống hơn của dàn dây đã cho phép người nghe đánh giá một cách hoàn toàn mới trong tư cách người viết nhạc vốn đã dị ứng lâu ngày bởi tiếng trống đều đều và tiếng guitar điện.” Họ tiếp tục những thử nghiệm với dàn dây qua nhiều hiệu ứng khác: ca khúc “She’s Leaving Home” đã “tổng hợp được phong cách ballad tình cảm từ thời Victoria”, Gould viết, “âm nhạc và ca từ chính là khuôn mẫu của melodrama”.
Việc mở rộng phong cách của họ tiếp tục đi theo con đường mới với đĩa đơn mặt B “Rain” (1966) mà Martin Strong miêu tả “ca khúc psychedelic rõ ràng đầu tiên của The Beatles”. Rất nhiều ca khúc của thể loại này đã được thực hiện sau đó, bao gồm “Tomorrow Never Knows“, “Strawberry Fields Forever“, “Lucy in the Sky with Diamonds” và “I Am the Walrus“. Ảnh hưởng của âm nhạc Ấn Độ đã được thể hiện rõ ràng trong các sáng tác của Harrison bao gồm “The Inner Light“, “Love You To” và “Within You Without You” mà 2 ca khúc sau được Gould gọi là “minh họa của raga trong một sản phẩm thu nhỏ”.
Cải tiến chính là một trong những nét đặc trưng nhất trong quá trình phát triển của ban nhạc. Nhà nghiên cứu âm nhạc Michael Campbell bình luận: “”A Day in the Life” đã đúc kết nghệ thuật và những thành tựu của The Beatles trong một đĩa đơn. Điểm sáng nằm trong âm nhạc tuyệt hảo của họ: những âm thành giàu hình tượng, sự du dương của giai điệu ngọt ngào và sự phối hợp chặt chẽ giữa âm nhạc và ca từ. Ca khúc đã trở thành một biểu tượng mới – phức tạp hơn nhạc pop thông thường… và hoàn toàn tân tiến. Chưa bao giờ tồn tại một sản phẩm như vậy – vừa đặc trưng vừa kết hợp âm nhạc cổ điển – mà họ đã tổng hợp lại từ rất nhiều yếu tố đa dạng.” Nhà nghiên cứu triết học Bruce Ellis Benson cũng đồng ý: “The Beatles… đã đem tới cho chúng ta ví dụ về những hình tượng có ảnh hưởng nhất như âm nhạc Celtic, R&B, âm nhạc đồng quê và cả âm nhạc phương Đông đều có thể dung hòa với nhau và tự trở thành một con đường hoàn toàn mới.”
Cây bút Dominic Pedler viết về cách The Beatles đi xa hơn những thể loại âm nhạc thông thường: “Hơn cả việc đi từ thể loại này sang thể loại khác (mà đôi lúc bị nhầm lẫn), ban nhạc vẫn giữ nguyên trong mình sự bí ẩn âm nhạc đặc trưng, tạo nên những bản hit cùng lúc với việc nâng cấp nhạc rock và lục tìm những giới hạn rộng lớn kể cả từ những yếu tố ngoại vi như nhạc đồng quê và vaudeville. Một trong những bước tiến của họ là vẫn sử dụng folk rock như phần nền cho âm nhạc của mình bên cạnh âm nhạc Ấn Độ và cả triết học.” Khi mối bất đồng giữa các thành viên ngày một gia tăng, sự khác biệt cá nhân lại ngày một rõ rệt. Phần bìa thiết kế tối giản của Album trắng hoàn toàn đối lập với sự phức tạp và đa dạng của phần nội dung âm nhạc, điển hình là ca khúc “Revolution 9” của Lennon được viết theo phong cách musique concrète ảnh hưởng từ Yoko Ono, “Don’t Pass Me By” của Starr được viết theo phong cách đồng quê, “While My Guitar Gently Weeps” của Harrison mang phong cách rock ballad còn “Helter Skelter” của McCartney được coi là tiền thân của heavy metal.
Vai trò của George Martin
Ảnh hưởng của George Martin trong vai trò nhà sản xuất đã đưa ông trở thành một trong những nhân vật xứng đáng nhất với tên gọi “Beatle thứ năm“. Ông đã đem tới niềm đam mê âm nhạc cổ điển qua nhiều hình thức khác nhau, biến mình trở thành “một thầy giáo dạy nhạc” qua việc tham gia vào công việc viết nhạc. Chính Martin là người đã gợi ý với McCartney việc sử dụng dàn tứ tấu dây làm phần bè cho ca khúc “Yesterday”, từ đó giới thiệu với The Beatles “thế giới bất ngờ và rộng lớn của những nhạc cụ cổ điển đầy màu sắc”. Sức sáng tạo của ban nhạc cũng nhận được sự ủng hộ lớn từ Martin khi ông dám đề nghị thử nghiệm với mọi ý kiến của họ, điển hình là việc cho thêm “chút baroque” vào nhiều ca khúc. Ngoài việc hòa âm và chỉ huy dàn nhạc, Martin đôi lúc còn tham gia thu âm cùng ban nhạc khi chơi piano, organ và cả kèn hơi.
Làm việc với Lennon và McCartney đòi hỏi Martin phải thích ứng được những quan điểm âm nhạc khác nhau của họ trong sáng tác cũng như thu âm. MacDonald bình luận: “Trong khi [ông ấy] làm việc tự nhiên hơn với một McCartney mềm mỏng thì thách thức trong việc đáp ứng những trực giác nhạy bén của Lennon lại giúp ông dồn nhiều tâm trí cho phần hòa âm mà trong đó ca khúc “Being for the Benefit of Mr. Kite!” là một ví dụ điển hình.” Martin cũng nói về phong cách viết nhạc khác nhau của bộ đôi và ảnh hưởng lớn từ cá nhân ông:
- “So với những ca khúc của Paul vốn được viết ít nhiều liên quan tới thực tế, các ca khúc của John mang tính phiêu diêu và nhiều yếu tố bí ẩn hơn… Khả năng tưởng tượng chính là điểm nổi bật trong các sáng tác của John – “những cây quýt”, “bầu trời màu mứt cam”, “những bông hoa bằng giấy bóng kính”,[gc 25]… Tôi cứ nghĩ rằng cậu ấy là Salvador Dalí trong hình hài một nhạc sĩ phong lưu – nghiện thuốc. Mặt khác, tôi không thể nói rằng các chất kích thích không có ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của các Beatle… họ biết rằng tôi – một người được học hành đầy đủ – sẽ không bao giờ đồng tình… Không những tôi không thử dùng những thứ đó, tự tôi thấy mình không cần tới chúng. Và tôi cũng không ngần ngại nói rằng nếu như tôi từng sử dụng ma túy thì Pepper sẽ không bao giờ được như vậy. Có lẽ sự cộng hưởng giữa những tay nghiện thuốc và những người không dùng chúng chính là chìa khóa của thành công, liệu có ai dám chắc?”
Harrison cũng tôn vinh vai trò trong phòng thu của Martin: “Tôi nghĩ chúng tôi đã cùng nhau trưởng thành suốt quãng thời gian đó, ông ấy là một người đường hoàng còn chúng tôi thì như lũ điên. Nhưng ông ấy lại luôn ở bên để giúp chúng tôi hiểu hơn về sự điên rồ của mình – chúng tôi vẫn thường thử nghiệm avant-garde vài ngày mỗi tuần, và ông ấy có mặt như người đáng tin cậy nhất để diễn đạt trực tiếp tới kỹ thuật viên và với băng thâu.”
Phòng thu
Nhận thức rằng cải tiến kỹ thuật phòng thu cũng là giúp mở rộng chất lượng thu âm, The Beatles đã tận dụng triệt để kinh nghiệm từ George Martin và đội ngũ kỹ thuật viên của ông. Luôn hướng tới việc tận dụng mọi cơ hội để sáng tạo, từ cách chơi guitar ngược, dội âm theo nguyên tắc chai thủy tinh, thu âm băng ngược để có đoạn chơi ngược,… tất cả đều có trong những sản phẩm thu âm của họ. Niềm đam mê tạo nên những âm thanh mới trong mỗi bản thu cùng với khả năng hòa âm tuyệt vời của Martin cùng với tài năng của các kỹ thuật viên kinh nghiệm của EMI như Norman Smith, Ken Townsend và Geoff Emerick, đã tạo nên những ấn tượng vô cùng đặc trưng kể từ Rubber Soul, và có lẽ rõ ràng hơn, kể từ Revolver. Cùng với những cải tiến về kỹ thuật thu âm và hiệu ứng âm thanh, những vị trí đặt micro bất bình thường, băng thâu, ghi âm đè và thay đổi tốc độ băng thâu, The Beatles cũng đưa vào nhiều nhạc cụ chưa từng được sử dụng với nhạc rock vào thời điểm đó. Những nhạc cụ kể trên bao gồm dàn dây và dàn hơi cùng những nhạc cụ Ấn Độ như sitar trong “Norwegian Wood” và swarmandal trong “Strawberry Fields Forever“. Họ cũng sử dụng nhiều nhạc cụ điện mới như mellotron mà McCartney chơi trong phần mở đầu của “Strawberry Fields”, hay chiếc clavioline – chiếc keyboard đặc biệt đã tạo nên hiệu ứng như kèn ô-boa trong “Baby, You’re a Rich Man“.
Tôn vinh
-
Cựu cộng tác viên của tờ Rolling Stone, Robert Greenfield, so sánh The Beatles với danh họa Pablo Picasso “người nghệ sĩ dám phá vỡ những quy tắc của thời kỳ của mình để đi tới một thứ độc nhất và căn nguyên… Đối với âm nhạc quần chúng, không thể có điều gì có thể cách mạng hơn, sáng tạo hơn, riêng biệt hơn…” Họ không chỉ mở ra thời kỳ British Invasion ở Mỹ, họ còn trở thành hiện tượng nổi tiếng toàn cầu[gc 26].
Những cải tiến của ban nhạc đã tạo nên niềm cảm hứng cho vô vàn nghệ sĩ trên toàn thế giới. Rất nhiều nghệ sĩ đã tiếp nhận ảnh hưởng từ The Beatles và có được những thành công tại các bảng xếp hạng khi hát lại các ca khúc của ban nhạc. Trên sóng phát thanh, sự xuất hiện của họ đánh dấu một thời kỳ mới; năm 1968, phát thanh viên đài WABC ở New York từng cấm DJ cho phát bất cứ ca khúc nào “tiền-Beatles”. Họ cũng góp phần định nghĩa lại album là một khối thống nhất chứ không phải là các bản hit theo kèm là những ca khúc “lấp chỗ trống”, và họ cũng là những người đầu tiên cách tân các video ca nhạc. Buổi diễn của ban nhạc tại sân vận động Shea Stadium mở màn tour diễn vòng quanh nước Mỹ năm 1965 thu hút 55.600 khán giả và đây chính là buổi diễn ngoài trời lớn nhất lịch sử. Spitz miêu tả sự kiện này “một cơn địa chấn… một bước tiến khổng lồ trong việc định hình lại khái niệm buổi trình diễn thương mại”. Trang phục và đặc biệt kiểu tóc của họ – thứ vốn trở thành biểu tượng của phong trào giải phóng xã hội – có ảnh hưởng toàn cầu về mặt thời trang.
Theo Gould, The Beatles đã thay đổi cách người nghe thưởng thức âm nhạc quần chúng, mặt khác đưa nó vào cuộc sống chính mình. Kể từ thời kỳ Beatlemania, sự nổi tiếng của ban nhạc đã trở thành hiện thân của những chuyển biến văn hóa xã hội của thập kỷ. Là biểu tượng của phong trào phản văn hóa thập niên 1960, họ chính là chất xúc tác đưa những người phóng túng tự do và những nhà hoạt động xã hội tới những chủ đề tranh luận đa dạng, thúc đẩy những hoạt động như phong trào giải phóng phụ nữ, phong trào giải phóng người đồng tính và bảo vệ môi trường. Theo Peter Lavezzoli, sau sự kiện gây tranh cãi “nổi tiếng hơn cả Chúa Jesus” vào năm 1966, The Beatles đã cảm thấy áp lực hơn trước mỗi phát ngôn của mình và “bắt đầu những cố gắng đầy toan tính mỗi khi truyền đạt một thông điệp về sự thông thái hay về kiến thức sâu xa.”
Giải thưởng và thành tựu
-
Năm 1965, nữ hoàng Elizabeth II đã trao tặng tước hiệu Thành viên Hoàng gia Anh (MBE) cho ban nhạc. Bộ phim Let It Be cũng giành tượng vàng Oscar năm 1971 cho Nhạc phim xuất sắc nhất. Ngoài 7 giải Grammy và 15 giải Ivor Novello, The Beatles còn có 6 album đạt chứng chỉ Kim cương, 24 album đạt chứng chỉ đa-Bạch kim, 39 album đạt chứng chỉ Bạch kim và 45 album đạt chứng chỉ Vàng tại Mỹ. Tại Anh, ban nhạc có 4 album đa-Bạch kim, 4 album Bạch kim, 8 album Vàng và 1 album Bạc. Họ được vinh danh tại Đại sảnh Danh vọng Rock and Roll vào năm 1998.
Với ít nhất 600 triệu đĩa đã bán[2][3], The Beatles là ban nhạc có số đĩa bán chạy nhất lịch sử (theo EMI, con số này là 1 tỷ). Họ cũng là nghệ sĩ có nhiều album quán quân nhất tại Anh (với 15 album) và bán được tổng cộng 21,9 triệu đĩa đơn, nhiều hơn bất kể nghệ sĩ nào khác. Năm 2004, tạp chí danh giá Rolling Stone xếp The Beatles là nghệ sĩ vĩ đại nhất mọi thời đại. Năm 2008, họ cũng có được vị trí số 1 trong danh sách nghệ sĩ thành công nhất tại Billboard Hot 100 nhân dịp kỷ niệm 50 năm ra đời của bảng xếp hạng. Tính tới năm 2012, họ chính là nghệ sĩ có nhiều đĩa đơn quán quân nhất tại bảng xếp hạng trên với 25 đĩa đơn. RIAA chứng nhận The Beatles bán được 117 triệu đĩa tại Mỹ, nhiều hơn bất kể nghệ sĩ nào khác. Họ cũng được có tên trong danh sách “Nhân vật quan trọng nhất của thế kỷ 20” của tạp chí Time. Năm 2014, The Beatles được trao giải Grammy Thành tựu trọn đời[356].
Danh sách đĩa nhạc
-
- LP gốc phát hành tại Anh
Cần xem thêm EP Long Tall Sally (1964) và EP-kép Magical Mystery Tour (1967) vốn không nằm trong danh sách EP gốc tại Anh. Khi 2 sản phẩm trên được tái bản dưới định dạng CD, ấn bản tại Mỹ của Magical Mystery Tour cũng được tái bản toàn bộ và album tuyển tập Past Masters cũng được phát hành, vậy nên tất cả các ca khúc của The Beatles đều có thể được tìm thấy dưới định dạng CD.
- Bổ sung
Tác quyền ca khúc
Tới năm 1969, lưu trữ của The Beatles hầu hết thuộc về Northern Songs – một công ty được thành lập bởi Dick James để bảo vệ tác quyền của Lennon và McCartney, rồi sau đó của nhiều nghệ sĩ khác. Công ty được quản lý bởi James và Emmanuel Silver, toàn quyền về lợi nhuận với hơn 50% đóng góp cổ phần. McCartney được 20% lợi nhuận, Lennon 19-20% còn Epstein được 9-10% trong khi bình thường anh vẫn được nhận 25% kèm công tác phí.
Năm 1965, công ty không còn thuộc quyền sở hữu tư nhân nữa. Gần 5 triệu cổ phiếu được niêm yết với mệnh giá tổng cộng tới 3,75 triệu $. James và Silver sở hữu 935.000 cổ phiếu, Lennon và McCartney sở hữu lần lượt 750.000 cổ phiếu còn công ty của Epstein – NEMS – được nhận 375.000 cổ phiếu. Trong số 1,25 triệu cổ phiếu còn lại, Starr và Harrison chỉ nhận lần lượt 40.000 cổ phiếu. Cùng lúc công ty được đưa lên sàn chứng khoán, Lennon và McCartney cũng ký hợp đồng mới có thời hạn 3 năm ràng buộc họ với Northern Songs tới năm 1973.
Harrison thành lập công ty Harrisongs nhằm giới thiệu những sáng tác của mình trong thời kỳ The Beatles, nhưng rồi sau đó cũng ký hợp đồng với Northern Songs để chia sẻ bản quyền cho tới tháng 3 năm 1968, bao gồm cả những ca khúc như “Taxman“, “Within You Without You“. Những ca khúc đồng sáng tác bởi Starr trước năm 1968 như “What Goes On” và “Flying” cũng thuộc quyền sở hữu của Northern Songs. Harrison không ký hợp đồng mới với Northern Songs mà ký hợp đồng với Apple Corps nhằm giúp anh giữ được bản quyền tất cả các sáng tác của mình. Kể từ đó, Harrison đã không mất bản quyền cho những sáng tác sau này cho The Beatles như “While My Guitar Gently Weeps” và “Something“. Cùng năm, Starr thành lập công ty Startling Music nhằm giữ bản quyền cho các sáng tác của mình như “Don’t Pass Me By” và “Octopus’s Garden“.
Tháng 3 năm 1969, James bí mật thu xếp bán cổ phần của mình và Silver cho hãng truyền hình Anh quốc Associated Television (ATV) được thành lập bởi Lew Grade mà không thông báo cho The Beatles. Ban nhạc buộc phải thương thảo để dành lấy tác quyền qua việc đưa ra đề nghị rằng hãng truyền hình có trụ sở ở London được quyền nắm 14% lợi nhuận. Tuy nhiên, điều khoản này bị từ chối bởi Lennon khi anh tuyên bố “tôi phát ốm vì mấy gã ăn mặc bảnh bao béo mập ngồi ở văn phòng trên Thành phố“. Tới cuối tháng 5, ATV đã có được phần lớn sản phẩm của Northern Songs, kiểm soát hầu hết các lưu trữ của Lennon-McCartney cũng như những sáng tác cho tới năm 1973. Quá thất vọng, cả Lennon và McCartney đều bán hết cổ phiếu của mình cho ATV vào cuối tháng 10 năm 1969.
Năm 1981, ACC – công ty mẹ của ATV – làm ăn thua lỗ, buộc họ phải rao bán mảng âm nhạc của mình. Theo 2 tác giả Brian Southall và Rupert Perry, Grade đã liên lạc với McCartney đề nghị bán ATV và Northern Songs với giá 30 triệu $. Theo lời McCartney kể lại vào năm 1995, anh đã gặp Grade và giải thích mình chỉ quan tâm duy nhất tới Northern Songs vậy nên anh chỉ mua lại nếu Grade chịu “phân tách” lời đề nghị. Không lâu sau, Grade rao bán Northern Songs với giá 20 triệu £ và cho các cựu-Beatles “1 tuần để suy nghĩ”. Theo McCartney, anh và Ono có đề nghị với giá 5 triệu £ song bị từ chối. Theo nhiều nguồn vào thời điểm đó, Grade sau đó từ chối lời đề nghị mua Northern Songs rồi cũng từ chối lời mua lại ATV Music từ Ono và McCartney với giá 21-25 triệu £. Năm 1982, ACC được mua lại bởi doanh nhân người Úc, Robert Holmes à Court, với giá 60 triệu £.
3 năm sau, Michael Jackson mua lại ATV với giá 47,5 triệu $. Thương vụ giúp anh kiểm soát toàn bộ hơn 200 ca khúc của The Beatles, cùng với đó là hơn 40.000 hợp đồng bản quyền. Năm 1995, Jackson sát nhập công ty với Sony để thành lập nên công ty phát hành Sony/ATV Music Publishing mà anh nắm giữ 50% cổ phần. Công ty mới này được định giá tới hơn nửa tỷ $ và trở thành hãng quản lý âm nhạc lớn thứ 3 thế giới.
Cho dù bị mất tác quyền của phần lớn những sáng tác, song những người thừa kế hợp pháp của Lennon và bản thân McCartney vẫn được nhận % theo luật bản quyền, giúp họ có được 33⅓% doanh thu từ Mỹ và 50-55% doanh thu trên toàn thế giới. 2 ca khúc đầu tiên của Lennon-McCartney, “Love Me Do” và “P.S. I Love You“, được phát hành bởi công ty con của EMI – Ardmore & Beechwood – trước khi họ ký hợp đồng với James. McCartney mua lại Ardmore vào giữa những năm 1980, và đây trở thành 2 ca khúc duy nhất của The Beatles thuộc quyền sở hữu của công ty MPL Communications của McCartney.
Ghi chú
- ^ Bruno Koschmider, sinh năm 1926 ở Danzig, mất năm 2000 ở Hamburg, là một doanh nhân người Đức. Ngoài nổi tiếng với việc ký hợp đồng với The Beatles, ông còn quản lý nhiều câu lạc bộ và hộp đêm tại Hamburg, trong đó có The Indra Club, Kaiserkeller và rạp chiếu phim The Bambi Kino.
- ^ Viết tắt của cụm từ “existentialism”, đại ý mô phỏng kiểu tóc của những nhà triết học theo chủ nghĩa hiện sinh.
- ^ Các sản phẩm được ghi cho “Tony Sheridan & the Beat Brothers”, trong đó đĩa đơn “My Bonnie“, được thu vào tháng 6 năm 1961 và phát hành 4 tháng sau đó, đạt vị trí 32 tại bảng xếp hạng Musikmarkt.
- ^ Trong khoảng từ đầu tới giữa năm 1962, Epstein quyết định mua lại tất cả ràng buộc hợp đồng giữa The Beatles với Bert Kaempfert Productions. Ông cũng đạt được thỏa thuận phát hành 1 tháng sớm hơn dự kiến các bản thu của ban nhạc khi còn ở Hamburg.
- ^ Martin ban đầu muốn thu một LP trực tiếp của ban nhạc trình diễn tại The Cavern Club, nhưng sau khi nhận thấy rằng cơ sở vật chất của hộp đêm là không tương quan, ông quyết định thực hiện một album “live” với ít hiệu ứng nhất “một buổi marathon tại Abbey Road”.
- ^ “À la” là cấu trúc rất câu nệ trong tiếng Pháp, tạm dịch là “theo kiểu”.
- ^ Ban nhạc đi tour vòng quanh nước Anh 3 lần chỉ trong vòng 6 tháng ở Anh: tour diễn 4 tuần đầu tiên bắt đầu vào tháng 2, và 2 tour diễn 3 tuần sau đó được diễn ra vào tháng 3 và tháng 5-6 năm 1963.
- ^ Cho dù không phải là nghệ sĩ tổ chức tour diễn, The Beatles vẫn phủ bóng lên những nghệ sĩ người Mỹ như Tommy Roe và Chris Montez trong suốt cao điểm tháng 2 và đứng đầu “theo số lượng vé đặt” – điều mà theo Lewisohn viết thì chưa có nghệ sĩ Anh nào từng đạt được khi đi tour cùng một nghệ sĩ từ nước Mỹ. Điều này tiếp tục được lặp lại trong tour diễn tháng 5-6 của ban nhạc cùng Roy Orbison.
- ^ Tới cuối tháng 11 năm 1963, EMI cho phát hành With the Beatles với số lượng 270.000 bản, và bản LP đạt ngưỡng nửa triệu chỉ trong vòng 1 tuần kể từ ngày phát hành.
- ^ Trái với những cách thức bán đĩa thông thường, EMI cho phát hành album trước đĩa đơn “I Want to Hold Your Hand“, với ca khúc không nằm trong album nhằm tối đa hóa lượng đĩa bán được.
- ^ Tạm dịch là “tứ quái”. Khái niệm “Fab Four” về sau gắn liền với The Beatles như một tên gọi không chính thức.
- ^ Được toàn quyền quản lý về hình thức và định dạng, Capitol bắt đầu thay đổi nội dung các sản phẩm vào tháng 12 năm 1963 khi tự biên tập album phát hành tại Mỹ theo những bản thu cũng như tự lựa chọn các ca khúc mà họ muốn làm đĩa đơn.
- ^ Cách chơi đàn guitar 12-dây Harrison được lấy cảm hứng từ Roger McGuinn, người cũng thường xuyên chơi với cây Rickenbacker và dùng nó để tạo nên âm thanh thương hiệu của The Byrds.
- ^ Cũng trong tuần đó, bản LP thứ 3 của The Beatles tại Mỹ cũng được phát hành; 2 trong tổng số 3 album trên đạt vị trí quán quân tại Billboard, trong khi album còn lại cũng có được vị trí số 2.
- ^ Starr phải nhập viện một thời gian ngắn để phẫu thuật vòm họng, và Jimmie Nicol phải thay thế anh chơi trống trong 5 buổi diễn đầu tiên.
- ^ Từ được sử dụng là “teenybopper” để chỉ cho những cô cậu nhóc mới lớn bị ảnh hưởng bởi âm nhạc, thời trang và văn hóa. Thông thường chúng sẽ theo một tiểu thể loại văn hóa nhất định nào đó.
- ^ Tháng 9 năm 1964, The Beatles từng không đồng ý trình diễn tại Florida cho tới khi nhà quản lý địa phương đảm bảo khán giả không có những hành vi phân biệt chủng tộc và nguồn gốc xuất xứ của ban nhạc.
- ^ Lysergic acid diethylamide là một hợp chất tinh thể, C20H25N3O, có nguồn gốc từ axit lysergic có trong một số loại nấm. Với mục đích ban đầu để giảm đau và điều trị thần kinh với liều lượng nhỏ, chất này sau đó được sử dụng như một loại chất kích thích gây ảo giác mạnh.
- ^ Đã có lúc sách Sách Kỷ lục Guinness từng công nhận “Yesterday” là ca khúc được hát lại nhiều nhất lịch sử với 2.200 lần đã được kiểm chứng. Tuy nhiên, ca khúc “Summertime” – bản nhạc hòa tấu được sáng tác bởi George Gershwin cho vở opera năm 1935 Porgy and Bess – đã chiếm vị trí này khi có được 30.000 buổi trình diễn đã từng được ghi nhận, bỏ xa con số 1.600 buổi diễn của “Yesterday”.[120]
- ^ Trong tháng 9, serie phim hoạt hình, The Beatles, bắt đầu được trình chiếu vào mỗi sáng thứ 7 tại Mỹ trong suốt 2 năm với nội dung hài hước phỏng theo bộ phim A Hard Day’s Night.
- ^ Khu thiền đặc biệt của đạo Hindu. Thông thường ashram là nơi để lĩnh hội tôn giáo, tĩnh tâm và tập luyện yoga.
- ^ Butlin’s là công ty tư nhân tổ chức nghỉ dưỡng dài ngày của Anh, được thành lập bởi Billy Butlin vào năm 1936. Là một công ty đa chức năng, năm 2010 họ từng đạt lợi nhuận tới 184,6 triệu £[200].
- ^ Nguyên văn “accused the group of getting their tongues caught in their cheeks” hàm ý chê bai giống câu “uốn lưỡi trước khi nói”.
- ^ Ban nhạc không thành công trong việc cấm phát hành album Live! at the Star-Club in Hamburg, Germany; 1962 vào năm 1977. Sản phẩm này đã tự do lựa chọn những ca khúc trong chuyến đi Hamburg trước đây của nhóm khi họ chỉ thu âm với máy thu đơn giản cùng micro.
- ^ “Tangerine tree” và “marmalade skies” trích từ câu “Picture yourself in a boat on a river, with tangerine trees and marmalade skies” – câu hát đầu tiên của ca khúc “Lucy in the Sky with Diamonds“. “Cellophane flowers” là cụm từ trong câu “Cellophane flowers of yellow and green, towering over your head” cũng nằm trong bài hát trên.
- ^ Kể từ thập niên 1920, nền văn hóa Mỹ đã thống trị ngành giải trí thế giới thông qua những bộ phim từ Hollywood, jazz, nhạc kịch Broadway, Tin Pan Alley rồi sau đó là nhạc rock ‘n’ roll bắt nguồn từ Memphis, Tennessee.
Tham khảo
- ^ Unterberger, Richie. Allmusic trên AllMusic. Truy cập 5 tháng 7 năm 2013.
- ^ a ă Staff Writers, CNNMoney.com (ngày 9 tháng 9 năm 2009). “Beatles’ remastered box set, video game out”. CNNMoney.com. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2011.
- ^ a ă Hotten, Russell (ngày 4 tháng 10 năm 2012). “The Beatles at 50: From Fab Four to fabulously wealthy”. BBC News. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2013.
- ^ Gilliland 1969, show 27, track 4
- ^ “A Hard Day’s Night (1964) — Awards”. Imdb. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2014.
- ^ “The Summertime Connection”. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2011.
- ^ Về giải thưởng Grammy năm 1968, xem thêm tại “10th Annual GRAMMY Awards”. GRAMMY.com. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2014. Về album nhạc rock đạt giải Grammy cho Album của năm, xem thêm tại Glausser 2011, tr. 143
- ^ Butlins Skyline Ltd, Report and Financial Statements 31 tháng 12 năm 2010
- ^ Sandford 2006, tr. 227–229
- ^ Rock and Roll Hall of Fame 2009
- ^ Brown, Mark (ngày 12 tháng 12 năm 2013). “Beatles for sale: copyright laws force Apple to release 59 tracks”. The Guardian. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2013.
- ^ Knopper, Steve (ngày 17 tháng 12 năm 2013). “Beatles Surprise With ‘Beatles Bootleg Recordings 1963 Release’”. Rolling Stone. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2013.
- ^ Paul McCartney and Ringo Starr Share Grammy Stage for Rare Performance, Rolling Stone. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2014
- ^ Thịnh Joey (ngày 9 tháng 2 năm 2014). “The Beatles – nửa thế kỷ, một huyền thoại”. Vnexpress.net. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2014.
- ^ GRAMMY Beatles Special To Air Feb. 9, 2014 Grammy Awards. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2013.
- ^ Paul McCartney, Ringo Starr to be interviewed by David Letterman for ‘Grammy Salute to the Beatles’ Cleveland Plain Dealer. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2014.
- ^ “Pop/Rock » British Invasion » Merseybeat”. Allmusic. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2014.
- ^ “Paul McCartney and Ringo Starr Share Grammy Stage for Rare Performance”. RollingStone.com. Ngày 26 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2014.
Thư mục
- Huỳnh Chí Viễn (ngày 19 tháng 10 năm 2010). The Beatles – Nửa thế kỉ, một huyền thoại. NXB Văn học. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2014.
- Aswad, Jem (ngày 16 tháng 11 năm 2010). “Beatles End Digital Boycott, Catalog Now on iTunes”. Rolling Stone (New York). Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2010.
- Austerlitz, Saul (2007). Money for Nothing: A History of the Music Video, from The Beatles to The White Stripes. Ann Arbor: University of Michigan Press. ISBN 0-7119-7520-5.
- Badman, Keith (1999). The Beatles After the Breakup 1970–2000: A Day-by-Day Diary (ấn bản 2001). London: Omnibus. ISBN 978-0-7119-8307-6. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2014.
- “George Harrison Dies”. BBC News. Ngày 30 tháng 11 năm 2001. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2009.
- “Faces of the Week: Brian Wilson”. BBC News. Ngày 3 tháng 12 năm 2004. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2009.
- “60s Season – Documentaries”. BBC Radio 2. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2009.
- The Beatles (2000). The Beatles Anthology. San Francisco: Chronicle Books. ISBN 978-0-8118-2684-6. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2014.
- Benson, Bruce Ellis (2003). The Improvisation of Musical Dialogue: A Phenomenology of Music. Cambridge and New York: Cambridge University Press. ISBN 978-0-521-00932-4. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2014.
- “The Billboard Hot 100 All-Time Top Artists (20-01)”. Billboard. Ngày 11 tháng 9 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2008.
- “Most No. 1s By Artist (All-Time)”. Billboard. 2008. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2011.
- “Certified Awards Search”. British Phonographic Industry. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2009.
- Brown, Peter; Gaines, Steven (2002). The Love You Make: An Insider’s Story of The Beatles. New York: New American Library. ISBN 978-0-451-20735-7.
- Campbell, Michael (2008). Popular Music in America: The Beat Goes On. East Windsor, CT: Wadsworth. ISBN 978-0-495-50530-3. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2014.
- Collett-White, Mike (ngày 17 tháng 11 năm 2008). “McCartney Hints at Mythical Beatles Track Release”. Reuters. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2009.
- Collett-White, Mike (ngày 7 tháng 4 năm 2009). “Original Beatles digitally remastered”. Reuters. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2009.
- Costello, Elvis (2004). “100 Greatest Artists: The Beatles”. Rolling Stone. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2013.
- “Universal plans to launch Capitol UK”. Complete Music Update. Ngày 7 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2012.
- “Beatles ‘1’ is fastest selling album ever”. CNN. Reuters. Ngày 6 tháng 12 năm 2000. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2012.
- Davies, Hunter (1968). The Beatles . New York & London: W.W. Norton. ISBN 978-0-393-33874-4. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2014.
- Doggett, Peter (2009). You Never Give Me Your Money: The Beatles After the Breakup (ấn bản 1). New York: Harper. ISBN 978-0-06-177446-1. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2014.
- Eccleston, Danny (ngày 9 tháng 9 năm 2009). “Beatles Remasters Reviewed”. Mojo. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2009.
- Emerick, Geoff; Massey, Howard (2006). Here, There and Everywhere: My Life Recording the Music of The Beatles. New York: Gotham. ISBN 978-1-59240-179-6.
- Emerson, Bo (ngày 6 tháng 8 năm 2009). “Beatles Atlanta Show Made History in More Ways than One”. Atlanta Journal-Constitution. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2012.
- “The Beatles’ Entire Original Recorded Catalogue Remastered by Apple Corps Ltd.” (Thông cáo báo chí). EMI. Ngày 7 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2011.
- Erlewine, Stephen Thomas (23 tháng 9 năm 2015). “Please Please Me”. Allmusic. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2011.
- Erlewine, Stephen Thomas (23 tháng 9 năm 2015). “With the Beatles”. Allmusic. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2011.
- Erlewine, Stephen Thomas (23 tháng 9 năm 2015). “A Hard Day’s Night”. Allmusic. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2011.
- Erlewine, Stephen Thomas (23 tháng 9 năm 2015). “The Beatles (White Album)”. Allmusic. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2011.
- Everett, Walter (1999). The Beatles as Musicians: Revolver through the Anthology. Oxford and New York: Oxford University Press. ISBN 978-0-19-512941-0. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2014.
- Everett, Walter (2001). The Beatles As Musicians: The Quarry Men through Rubber Soul. Oxford and New York: Oxford University Press. ISBN 978-0-19-514105-4. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2014.
- Fisher, Marc (2007). Something in the Air. New York: Random House. ISBN 978-0-375-50907-0. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2014.
- Gaffney, Dennis (ngày 5 tháng 1 năm 2004). “The Beatles’ “Butcher” Cover”. Antiques Roadshow Online. Public Broadcasting Service.
- Gaines, Steven (1986). Heroes and Villains: The True Story of The Beach Boys. New York: New American Library. ISBN 978-0-453-00519-7. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2014.
- Bản mẫu:Gilliland
- Glennie, Alisdair (ngày 1 tháng 4 năm 2012). “Madonna Sets a New Record for Most No.1 Albums by Solo Singer with New Release MDNA”. Daily Mail. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2012.
- Gould, Jonathan (2007). Can’t Buy Me Love: The Beatles, Britain and America. New York: Three Rivers Press. ISBN 978-0-307-35338-2. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2014.
- Gross, Doug (ngày 4 tháng 9 năm 2009). “Still Relevant After Decades, The Beatles Set to Rock ngày 9 tháng 9 năm 2009”. CNN. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2009.
- “Grammy Past Winners Search”. Grammy.com. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2011.
- “Best Selling Group”. Guinness World Records. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2012.
- “Most Recorded Song”. Guinness World Records. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 9 năm 2006. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2009.
- Harris, Jonathan (2005). “Introduction: Abstraction and Empathy—Psychedelic Distortion and the Meaning of the 1960s”. Trong Grunenberg, Christoph, and Jonathan Harris, eds. Summer of Love: Psychedelic Art, Social Crisis and Counterculture in the 1960s. Liverpool: Liverpool University Press. ISBN 978-0-85323-919-2.
- Harry, Bill (23 tháng 9 năm 2015). The Beatles Encyclopedia: Revised and Updated. London: Virgin. ISBN 978-0-7535-0481-9.
- Harry, Bill (2003). The George Harrison Encyclopedia. London: Virgin. ISBN 978-0-7535-0822-0.
- Harry, Bill (23 tháng 9 năm 2015). The John Lennon Encyclopedia. London: Virgin. ISBN 978-0-7535-0404-8.
- Harry, Bill (2002). The Paul McCartney Encyclopedia. London: Virgin. ISBN 978-0-7535-0716-2.
- Hertsgaard, Mark (1995). “We All Want to Change the World: Drugs, Politics, and Spirituality”. A Day in the Life:The Music and Artistry of the Beatles. ISBN 0-385-31517-1. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2014.
- Hurwitz, Matt (ngày 1 tháng 1 năm 2004). “The Naked Truth About The Beatles’ Let It BeNaked [sic]”. Mix. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2013.
- Ingham, Chris (2006). The Rough Guide to The Beatles. London: Rough Guides. ISBN 978-1-84353-720-5.
- Inglis, Ian (2008). “Cover Story: Magic, Myth and Music”. Trong Julien, Olivier. Sgt. Pepper and the Beatles: It Was Forty Years Ago Today. Aldershot, UK, and Burlington, VT: Ashgate. ISBN 978-0-7546-6249-5.
- Kaplan, David (ngày 25 tháng 11 năm 2008). “PDA Digital Content Blog: Beatles Tracks Not Coming to iTunes Any Time Soon; McCartney: Talks at an Impasse”. The Guardian (London). Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2009.
- Kozinn, Allan (ngày 10 tháng 11 năm 1989). “Beatles and Record Label Reach Pact and End Suit”. The New York Times. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2009.
- La Monica, Paul R. (ngày 7 tháng 9 năm 2005). “Hey iTunes, Don’t Make It Bad…”. CNNMoney.com. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2009.
- Lavezzoli, Peter (2006). The Dawn of Indian Music in the West: Bhairavi. New York and London: Continuum. ISBN 978-0-8264-1815-9. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2014.
- Levine, Robert (ngày 4 tháng 9 năm 2009). “Paul McCartney: The Billboard Q&A”. Billboard. New York. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2012.
- Lewis, Randy (ngày 8 tháng 4 năm 2009). “Beatles’ Catalog Will Be Reissued Sept. 9 in Remastered Versions”. Los Angeles Times. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2009.
- Lewis, Randy (ngày 27 tháng 9 năm 2012). “Beatles album catalog will get back to vinyl Nov. 13”. Los Angeles Times. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2012.
- Lewisohn, Mark (1988). The Complete Beatles Recording Sessions. New York: Harmony. ISBN 978-0-517-57066-1.
- Lewisohn, Mark (1992). The Complete Beatles Chronicle:The Definitive Day-By-Day Guide To the Beatles’ Entire Career (ấn bản 2010). Chicago: Chicago Review Press. ISBN 978-1-56976-534-0.
- Loder, Kurt (ngày 8 tháng 6 năm 1998). “The Time 100”. Time (New York). Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 8 năm 2008. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2009.
- Lustig, Jay (ngày 5 tháng 4 năm 2009). “Paul McCartney, Ringo Starr Perform Together in Support of Transcendental Meditation”. NJ.com. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2012.
- MacDonald, Ian (2005). Revolution in the Head: The Beatles’ Records and the Sixties (ấn bản 2). London: Pimlico. ISBN 1-84413-828-3.
- Martens, Todd (ngày 4 tháng 11 năm 2009). “Meet the Beatles’ USB Drive; EMI Files Suit Against BlueBeat for Selling Beatles Downloads”. Los Angeles Times. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2009.
- Martin, George (1979). All You Need Is Ears. New York: St. Marten’s Press. ISBN 978-0-312-11482-4. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2014.
- McNeil, Alex (1996). Total Television: The Comprehensive Guide to Programming From 1948 to the Present (ấn bản 4). New York City: Penguin Books. ISBN 978-0-14-024916-3.
- McQuiggin, Jim (ngày 15 tháng 10 năm 2009). “Defiant, Subversive, Ultimately Triumphant”. Pagosa Springs Sun. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2011.
- Miles, Barry (1997). Paul McCartney: Many Years from Now. New York: Henry Holt and Company. ISBN 0-8050-5249-6.
- Miles, Barry (1998). The Beatles: A Diary—An Intimate Day by Day History. London: Omnibus. ISBN 0-7119-9196-0.
- “Beatles to Release New Album”. NME. Ngày 2 tháng 10 năm 2006. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2012.
- Norman, Philip (1996). Shout!: The Beatles in Their Generation. New York: Fireside. ISBN 978-0-684-43254-0.
- Norman, Philip (2008). John Lennon: The Life. New York: Ecco/HarperCollins. ISBN 978-0-06-075401-3.
- “The Official Singles Charts’ Biggest Selling Artists of All Time Revealed”. Official Chart Company. Ngày 4 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2012.
- Pedler, Dominic (2003). The Songwriting Secrets of The Beatles. London: Omnibus. ISBN 978-0-7119-8167-6. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2014.
- Plagenhoef, Scott (ngày 9 tháng 9 năm 2009). “Revolver”. Pitchfork. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2009.
- “Top Selling Artists”. Recording Industry Association of America. 23 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2009.
- “Gold & Platinum Artist Tallies”. Recording Industry Association of America. 23 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2009.
- “Diamond Awards”. Recording Industry Association of America. 23 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2009.
- Richardson, Mark (ngày 10 tháng 9 năm 2009). “The Beatles”. Pitchfork. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2009.
- “Inductees: The Beatles”. Rock and Roll Hall of Fame. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2012.
- Rodriguez, Robert (2010). Fab Four FAQ 2.0: The Beatles’ Solo Years, 1970–1980. New York: Backbeat. ISBN 978-0-87930-968-8.
- “The 500 Greatest Albums of All Time”. Rolling Stone (New York). Ngày 18 tháng 11 năm 2003. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2009.
- Sandford, Christopher (2006). McCartney. New York: Carroll & Graf. ISBN 978-0-7867-1614-2.
- Schinder, Scott; Schwartz, Andy (2007). Icons of Rock: An Encyclopedia of the Legends Who Changed Music Forever. Westport, CT: Greenwood Press. ISBN 978-0-313-33845-8.
- Southall, Brian; Perry, Rupert (contributor) (2006). Northern Songs: The True Story of the Beatles Song Publishing Empire. London et al.: Omnibus. ISBN 978-1-84609-237-4. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2014.
- Sheff, David (1981). Golson, G. Barry, biên tập. The Playboy Interviews with John Lennon and Yoko Ono. Playboy. ISBN 978-0-87223-705-6.
- “George Harrison’s Death Certificate”. The Smoking Gun. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2012.
- Spitz, Bob (2005). The Beatles: The Biography. New York: Little, Brown. ISBN 978-0-316-80352-6.
- Strong, Martin (2004). The Great Rock Discography. Edinburgh and New York: Canongate. ISBN 1-84195-615-5. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2014.
- Unterberger, Richie (23 tháng 9 năm 2015). “Biography of The Beatles”. Allmusic. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2011.
- Unterberger, Richie (23 tháng 9 năm 2015). “Rubber Soul”. Allmusic. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2011.
- Unterberger, Richie (23 tháng 9 năm 2015). “Magical Mystery Tour”. Allmusic. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2011.
- Unterberger, Richie (23 tháng 9 năm 2015). “Abbey Road”. Allmusic. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2011.
- Unterberger, Richie (23 tháng 9 năm 2015). “Let It Be”. Allmusic. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2011.
- Unterberger, Richie; Eder, Bruce (2009). “Yellow Submarine”. Allmusic. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2011.
- Winn, John C. (2008). Way Beyond Compare: The Beatles’ Recorded Legacy, Volume One, 1957–1965. New York: Three Rivers Press. ISBN 978-0-307-45157-6. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2014.
- Winn, John C. (2009). That Magic Feeling: The Beatles’ Recorded Legacy, Volume Two, 1966–1970. New York: Three Rivers Press. ISBN 978-0-307-45239-9. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2014.
- Womack, Kenneth (2007). Long and Winding Roads: The Evolving Artistry of the Beatles. London & New York: Continuum. ISBN 978-0-8264-1746-6.
- Tài liệu khác
- Astley, John (2006). Why Don’t We Do It In The Road? The Beatles Phenomenon. The Company of Writers. ISBN 0-9551834-7-2.
- Barrow, Tony (2005). John, Paul, George, Ringo & Me: The Real Beatles Story. New York: Thunder’s Mouth. ISBN 1-56025-882-9.
- Bramwell, Tony; Kingsland, Rosemary (2006). Magical Mystery Tours: My Life with the Beatles. New York: St. Martin’s Press. ISBN 978-0-312-33044-6.
- Braun, Michael (1964). Love Me Do: The Beatles’ Progress . London: Penguin. ISBN 0-14-002278-3.
- Carr, Roy; Tyler, Tony (1975). The Beatles: An Illustrated Record. New York: Harmony Books. ISBN 0-517-52045-1.
- The Beatles: The FBI Files. Federal Bureau of Investigation (Filibust). 2007. ISBN 1-59986-256-5. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2014.
- Frontani, Michael R (2007). The Beatles: Image and the Media. University Press of Mississippi. ISBN 978-1-57806-965-1. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2014.
- Harry, Bill (1985). The Book Of Beatle Lists. Poole, Dorset: Javelin. ISBN 0-7137-1521-9.
- Kirchherr, Astrid; Voormann, Klaus (1999). Hamburg Days. Guildford, Surrey: Genesis Publications. ISBN 978-0-904351-73-6.
- Lennon, Cynthia (2005). John. New York: Crown Publishers. ISBN 978-0-307-33855-6.
- Lewisohn, Mark (2013). The Beatles – All These Years: Volume One: Tune In. Little, Brown Book Group. ISBN 0-316-72960-4.
- Mansfield, Ken (2007). The White Book. Nashville, TN: Thomas Nelson. ISBN 978-1-59555-101-6. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2014.
- Martin, George; Pearson, William (1994). Summer of Love: The Making of Sgt. Pepper. London: Macmillan. ISBN 0-333-60398-2.
- Riley, Tim (2011). Lennon: The Man, the Myth, the Music—The Definitive Life. New York: Hyperion/HarperCollins. ISBN 978-1-4013-2452-0.
- Schaffner, Nicholas (1977). The Beatles Forever. Harrisburg, PA: Cameron House. ISBN 0-8117-0225-1.
- Turner, Steve (2005). A Hard Day’s Write: The Stories Behind Every Beatles Song (ấn bản 3). New York: Harper Paperbacks. ISBN 0-06-084409-4.
Liên kết ngoài
Thể loại:
Sự cố sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hiện trường sự cố sập nhịp
Hiện trường, ở một góc nhìn khác
Sự cố sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ là một trong những thảm họa cầu đường và tai nạn xây dựng nghiêm trọng nhất tại Việt Nam[1][2] xảy ra vào ngày 26 tháng 9 năm 2007, tại xã Mỹ Hòa, huyện Bình Minh tỉnh Vĩnh Long. Hai nhịp cầu dẫn cao khoảng 30 mét giữa ba trụ cầu đang được xây dựng thì bị đổ sụp, kéo theo giàn giáo cùng nhiều công nhân, kỹ sư đang làm việc xuống đất.
Đến ngày 2 tháng 7 năm 2008, Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Hồng Quân đã báo cáo Chính phủ kết quả điều tra sự cố sập nhịp cầu Cần Thơ là do lún lệch đài móng trụ tạm.
Cầu Cần Thơ
-
Chủ đầu tư là Bộ Giao thông vận tải (Bộ trưởng đương nhiệm là Hồ Nghĩa Dũng), đại diện chủ đầu tư quản lý dự án là Ban quản lý dự án Mỹ Thuận (Tổng Giám đốc đương nhiệm là Dương Tấn Minh), Tư vấn giám sát quốc tế Liên danh Nippon Koei – ChoDai, Nhà thầu chính Liên danh Taisei – Kajima – Nippon Steel (nhà thầu TKN), Nhà thầu phụ VSL (Thụy Sỹ)
Diễn biến
Khoảng 7h55 sáng ngày 26 tháng 9, đoạn dầm cầu bị sập nằm ở phía bờ Vĩnh Long bắc qua trụ 13, 14, 15 dài 87 m, rộng 24 m, vừa được đổ bê tông ngày hôm trước. Lúc xảy ra sự cố có khoảng 120 công nhân đang làm việc trên đoạn dầm và khoảng 100 công nhân làm việc ở phía dưới. Khi dàn giáo bị sập tất cả công nhân ở phía trên đã bị kéo tuột xuống.[3]
Thương vong
Theo nhà thầu, có khoảng từ 150 đến 250 công nhân đang làm việc tại khu vực trước khi xảy ra thảm họa. Các báo cáo ban đầu có khoảng 20 thi thể công nhân được tìm thấy. Tuy nhiên số lượng thương vong ngày càng tăng và dao động ở mức từ 37 đến hơn 60 người thiệt mạng, từ 97 đến hơn 200 người bị thương. Hầu hết nạn nhân là công nhân địa phương làm việc tại công trình, các kỹ sư và cả người dân buôn bán quanh công trường. Nhiều công nhân khác bị sốc nặng, boàng hoàng.[4]
Tại thời điểm 24h ngày 26 tháng 9
- Theo báo Thanh Niên và VnExpress, có 37 người chết và 87 người bị thương, chưa kể số người đang bị chôn vùi[1].
- Theo BBC, có 36 người chết, tuy nhiên nhà thầu Trung Quốc dẫn tin cho Reuters khẳng định có đến 60 người thiệt mạng[5].
- Theo Vietnam Net, có 49 thi thể được tìm thấy và hơn 181 người bị thương[6].
- Theo báo Tuổi Trẻ, có 52 người chết, 97 người bị thương và hiện vẫn còn nạn nhân sống sót bị kẹt trong đống đổ nát. Tuy nhiên đến sáng ngày 27 báo nói chỉ có 37 người thiệt mạng.
- Theo Thông tấn xã Việt Nam và CNN, có 52 người chết và 149 người bị thương.
- Theo báo Tiền Phong, có 59 người tử vong, 97 người bị thương và 70 người còn bị kẹt dưới đống đổ nát[7][8].
- Một ca tử vong do nổ bình gas trong lúc cứu hộ.
Thống kê của các bệnh viện
- Bệnh viện Quân y 121 xác nhận có 38 ca tử vong[1].
- Bệnh viện Đa khoa Cần Thơ thống kê 8 người chết.
- Bệnh viện 30-4 của TP Cần Thơ thống kê có 2 người thiệt mạng. Chưa có thống kê từ các bệnh viện địa phương.
- Bệnh viện Vĩnh Long có 3 trường hợp tử vong.
Tại thời điểm 24h ngày 27 tháng 9
- Theo Tuổi trẻ, có 43 người thiệt mạng [9].
- Theo Lao Động và Tiền Phong, có 48 người thiệt mạng [9].
- Theo Vietnamnet, có 54 người[10].
- Theo báo Nhân Dân, có 64 người tử nạn và trên 180 người bị thương[11].
Các báo đều thống nhất còn một số công nhân bị mắc kẹt trong đống đổ nát chưa cứu hộ được.
- Thông tấn xã Việt Nam dẫn lời ông Nguyễn Tấn Quyên, Bí thư Thành ủy Cần Thơ, Trưởng Ban chỉ đạo khắc phục hậu quả sự cố cầu Cần Thơ công bố: tổng số bị nạn là 128 người, trong đó có 46 người chết, có 7 người quê các tỉnh phía Bắc, còn lại đa số là tỉnh Vĩnh Long, chủ yếu là huyện Bình Minh. Số người bị thương đang điều trị là 82 người, trong đó điều trị tại Bệnh Viện Đa khoa TW 30 người, Bệnh viện Quân y 121 là 26 người, Bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ 14 người, Bệnh Viện Tây Đô 6 người, chuyển một bệnh nhân lên tuyến trên Bệnh viện Chợ Rẫy (Thành phố Hồ Chí Minh) vì gãy cột sống và 5 người điều trị tại huyện Bình Minh (Vĩnh Long) hiện nay đã ra viện.[12]
- Theo VnExpress có 47 người chết, 82 người bị thương đang trong bệnh viện và 6 người mất tích tính đến 15 giờ.[13]
- Theo báo Nhân Dân, 44 người thiệt mạng, 76 người bị thương[14]. Khác biệt với con số 64 người được đăng trước đó.
Các báo đều thông báo danh sách những công nhân tử nạn, gồm 49 người [15] trong đó 37 người tại Vĩnh Long; 2 người tại Cần Thơ; 10 người tại các tỉnh Quảng Nam, Ninh Bình, Quảng Ngãi, An Giang, Nam Định, Hà Nam, Hà Nội, Thanh Hóa, Thái Bình.
Tính đến trưa ngày 1 tháng 10 có thêm một nạn nhân trong vụ sập cầu đã tử vong trong bệnh viện, nâng số người bị thiệt mạng lên 50 người; 81 người bị thương, 3 người mất tích.[16]
Thêm 3 công nhân thiệt mạng tại bệnh viện, nâng tổng số thương vong: 53 người; số người bị thương: 80 người; số người mất tích: 1 người.[17]
Thi thể nạn nhân cuối cùng đã được tìm thấy, nâng tổng số người thiệt mạng lên 55 người [18].
Công tác cứu hộ
Ngay sau khi xảy ra sự cố, nhiều công nhân đang thi công ở gần đấy dù bị xây xát và choáng váng tinh thần nhưng cũng xông vào đống đổ nát để dìu những người bị thương ra ngoài[19]. Ngay sau khi nhận được tin báo, nhân dân, sinh viên học sinh, công nhân viên chức trên địa bàn tỉnh và thành phố Cần Thơ tình nguyện xếp hàng tham gia hiến máu nhân đạo; trong khi đó, những người lái đò ngang gần đó lập tức tình nguyện dùng đò của mình để đưa những người bị thương đến bệnh viện. Tại hiện trường, “trong khi công tác cứu hộ lại rất khó khăn, lực lượng cứu hộ còn thiếu chuyên nghiệp” như ông Ngô Thịnh Đức – thứ trưởng Bộ GTVT, cho biết. Tuy nhiên bất chấp khó khăn, công tác cứu hộ các nạn nhân vẫn tiếp tục qua đêm, có nhận được cả sự giúp đỡ từ các nhóm cứu hộ quốc tế chuyên nghiệp gồm 30 người đến từ Nhật Bản và Philippines. Ngoài ra, bệnh viện Chợ Rẫy TP Hồ Chí Minh cũng cử 2 đội cơ động xuống giúp đỡ[20].
Công tác cứu hộ hiện đang được tiếp tục khẩn trương với sự trực tiếp chỉ đạo bởi Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, ngoài ra còn có các lực lượng của Bộ Quốc Phòng, Bộ Y Tế, Bộ Công An, lực lượng thanh niên sinh viên tình nguyện, và các lực lượng tại chỗ.
Điều tra nguyên nhân
Bộ Giao thông Vận tải kết hợp với Bộ Công an đã thành lập một ủy ban điều tra do trung tướng Phạm Nam Tào – phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát – làm công tác điều tra sự cố, song song với việc tìm kiếm số người bị nạn[21].
Những giả thiết ban đầu
Theo PGS-TS Trần Chủng (Cục trưởng cục giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng): Cầu Cần Thơ sập có thể do hệ thống giàn giáo đã bị dịch chuyển trong khi bê tông của cầu chỉ mới đổ được 2 ngày, chưa đủ độ liên kết[cần dẫn nguồn].
Trụ T14 – T13 – T12 có độ cao từ 35 đến 40 m, thường ở độ cao này người ta thi công bằng cốp pha (tức khuôn đúc bê tông) lao như những nhịp ở giữa sông. Làm kiểu này chỉ cho phép đúc mỗi lần một khẩu 6m (gọi là phương pháp đúc hẫng bằng khuôn đúc di động theo phương ngang), sau đó chờ kết cấu bê tông đông cứng và đạt tới cường độ nhất định, đủ để bê tông có thể chịu lực được (ít nhất là trọng lượng bản thân khẩu dầm đó) mà không cần khuôn đúc, thì mới di chuyển khuôn đúc theo phương ngang để đúc khẩu tiếp theo. Cách này an toàn nhưng thời gian thi công lâu hơn và cốp pha đắt hơn.
Có tin cho biết công ty Vĩnh Thịnh thấy nhịp này tuy cao nhưng còn ở trên bờ nên đã sáng tạo ra cách thi công mới rẻ hơn và nhanh hơn là dùng giàn giáo chống từ dưới mặt đất lên và đổ luôn một lần mấy chục mét[cần dẫn nguồn]. Theo một công nhân kỹ thuật làm cầu hơn 10 nãm nay thì cách này chỉ dùng được khi độ cao mặt cầu thấp (khi đó độ cao của giáo chống thấp, đảm bảo giàn giáo chống ổn định khi chịu nén) và chống bằng dàn giáo chuyên dụng cho làm cầu (giáo cầu) vì khối lượng được ước tính lên tới 2000 tấn mà dùng dàn giáo dân dụng [cần dẫn nguồn] lắp ráp lên tới độ cao 40 m nên càng yếu và mất ổn định do độ mảnh của giáo chống trở nên rất lớn. Ngày hôm trước (24/9) đổ bê tông xong một đoạn, lẽ ra phải chờ đoạn đó ổn định kết cấu (đủ thời gian để bê tông đạt tới cường độ có thể cho phép tháo dỡ khuôn đúc chịu lực) theo tiêu chuẩn quy phạm kỹ thuật thi công nhưng sáng hôm sau đã cho công nhân gỡ cốp pha và đổ tiếp. Khi bê tông chưa đạt tới cường độ cho phép tháo dỡ cốp pha, đã gỡ cốp pha và có nhiều tác động mạnh trên đó nên gây sập đúng vào đầu giờ làm việc.
Cũng có thông tin rằng có hiện tượng sụt lún đất do gần bờ sông. Nếu có hiện tượng này thì đây cũng có thể là một nguyên nhân gây ra chuyển vị của hệ giáo chống dẫn đến nghiêng đổ chúng gây sập cốp pha. Theo vnexpress.net thì: “…Các biện pháp cứu hộ chỉ thực hiện được từ xa (dùng cần cẩu cẩu bê tông, sắt thép cứu người bị kẹt), do khu vực xung quanh nhiều nhịp cầu có nguy cơ sập tiếp, nên không dám điều thêm nhân lực vào trong cứu trợ. Đất ở khu vực đầu cầu vẫn đang tiếp tục bị lở“[22].
Trả lời báo chí, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Hồ Nghĩa Dũng cho biết: “…Thông tin sơ bộ là có dấu hiệu lún dàn giáo. Nếu thực tế công trình bị nứt thì nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm. Cũng có thể là do dàn giáo bị xê dịch trước khi bê tông đủ độ khô, dẫn đến sập cầu.” [23]
Những cảnh báo trước
Theo báo Tuổi Trẻ, vào ngày 12 tháng 1, một kỹ sư tư vấn kiến nghị về biện pháp thi công trụ tạm của nhà thầu, với yêu cầu:
- làm tốt phần móng trụ tạm;
- tiến hành thử tải trước cho hệ thống trụ đỡ tạm theo đúng quy trình và với hệ số vượt tải theo quy định của tiêu chuẩn xây dựng cầu.
Cũng theo báo Tuổi Trẻ, ba tháng trước, ngày 27 tháng 6, kỹ sư tư vấn giám sát người Nhật, Hiroshi Kudo, làm tư vấn giám sát cho Nippon Koei đã gửi thư “cho người có trách nhiệm phụ trách dự án xây dựng cầu” (Báo không nêu danh tánh) và đưa ra cảnh báo về độ an toàn hệ thống khuôn đúc đường dẫn cầu cũng như biện pháp thi công của nhà thầu chỉ đạt 15%, khi kiểm tra bản thiết kế kết cấu trụ đỡ tạm (thành phần chính hệ thống giáo chống của khuôn đúc) và hệ khuôn đúc. Ông nhận thấy:
- nhà thầu chỉ nhân trọng lượng bản thân kết cấu bê tông cốt thép dầm cầu với hệ số thử tải là 1,15 thay vì 1,25 theo tiêu chuẩn Mỹ hay 1,35 theo tiêu chuẩn Nhật, để tính cho trụ tạm;
- khi tính lực gió tác dụng lên trụ tạm, nhà thầu chỉ lấy áp lực gió là 0,5 kPa, rất thấp, đáng ra phải là 2,5 kPa (có lẽ là do lấy hệ số khí động học nhỏ mất 5 lần). Theo báo Tuổi Trẻ ngày 30 tháng 9 năm 2007: “…Kỹ sư Hiroshi Kudo đã phát hiện sai phạm từ bảng tính trước khi tiến hành thi công. Hệ số lực gió (lực Pascal) chỉ có 0,5kPa là rất thấp. Khi tính toán, nếu đưa hệ số lực gió thấp thì lượng sắt thép ở hệ đà giáo sẽ ít đi. Hệ số từ 0,5 lên 2,5 là gấp năm lần. Hệ số này mới là hệ số an toàn. ” (hệ số thì không có thứ nguyên).
Ông đã yêu cầu nhà thầu cần thiết kế lại kết cấu trụ tạm và toàn bộ hệ khuôn đúc.[24]. Tuy nhiên trong ngày họp báo ngày 29/9, đại diện Taisei cho biết “Chúng tôi không hề nhận được thông tin này” [25]. Ba ngày sau, Bộ GTVT đã có văn bản khẳng định, các công trình tạm của hai nhịp cầu bị sập đã được chỉnh sửa trước khi xảy ra thảm họa, theo đó nhà thầu TKN đã có một số nội dung chỉnh sửa, gia cường công trình phụ tạm và phương án chỉnh sửa các công trình tạm và phản ánh được các yêu cầu của tư vấn giám sát, và được tư vấn giám sát chấp nhận. [26]
Thời gian điều tra
Chưa thể xác định được thời gian cần thiết để điều tra ra được nguyên nhân sập cầu Cần Thơ. Theo Thiếu tướng Phạm Quý Ngọ, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát nhân dân cần phải có thời gian khoảng 2 tháng mới có thể công bố kết luận vụ án được[27]. Còn theo Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Khoa học kỹ thuật cầu đường Việt Nam Chu Ngọc Sủng: “Tất cả những nhận định ban đầu của các nhà khoa học về nguyên nhân sự cố đăng trên báo chí chỉ là giả thiết. Phải khảo sát kỹ lưỡng chừng 3, 4 tháng mới tìm ra được nguyên nhân“.[28]. Đến ngày 2 tháng 7 năm 2008, Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Hồng Quân đã báo cáo Chính phủ kết quả điều tra sự cố sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ là do lún lệch đài móng trụ tạm.
Trách nhiệm
Như thường lệ, khi có một sự cố lớn xảy ra mà báo chí biết được và loan tin rộng rãi thì vấn đề trách nhiệm lại được đem ra mổ xẻ công khai trước khi cơ quan chức năng có kết luận chính thức về vụ việc.
Mặc dù cần phải tập trung khắc phục hậu quả nhưng cũng đã có ý kiến qua lại giữa các bên cho rằng trách nhiệm thuộc về lý do khách quan như trời mưa làm mềm đất[29] hoặc trách nhiệm thuộc về lý do chủ quan như trách nhiệm của Hội đồng nghiệm thu nhà nước, Chủ đầu tư, Tư vấn giám sát và nhà thầu chính.
Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng cho rằng lúc này bàn về trách nhiệm có hơi sớm nhưng thừa nhận Bộ có trách nhiệm chính về mặt quản lý nhà nước và Bộ trưởng khẳng định trách nhiệm chính thuộc về nhà thầu chính, nhưng Bộ trưởng không nhắc đến trách nhiệm của Chủ đầu tư trong việc chọn lựa Nhà thầu chính xứng đáng có uy tín cũng như trách nhiệm giám sát nhà thầu chính thi công bảo đảm chất lượng, tiến độ và an toàn của Chủ đầu tư theo đúng luật định.
Ngày 4 tháng 10 năm 2007 trong buổi làm việc với lãnh đạo các Bộ Công an, Giao thông Vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng và Văn phòng Chính phủ về việc giải quyết sự cố sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh[30]: Đây là sự cố tai nạn lớn nhất từ trước đến nay trong xây dựng. Để xảy ra sự cố dù bất cứ nguyên nhân nào thì trách nhiệm yếu kém trong quản lý nhà nước về xây dựng cơ bản trước hết thuộc về Chính Phủ, trong đó Thủ tướng là người chịu trách nhiệm trước nhân dân.
Bảo hiểm
Theo quy định công trình phải được mua bảo hiểm kể cả bảo hiểm cho bên thứ ba và các công nhân tham gia công trình đều được mua bảo hiểm. Theo công ty Vĩnh Thịnh một số công nhân mới được nhận vào làm chưa kịp mua bảo hiểm.
Cứu trợ
Việc cứu trợ được người dân và công nhân có mặt tại hiện trường ứng cứu ngay trước khi các đội cứu hộ chuyên nghiệp tham gia. Tính đến 17g00 ngày 29 tháng 9, chỉ riêng tòa soạn báo Tuổi Trẻ đã nhận được hơn 2,3 tỷ đồng của gần 1.000 công ty, đơn vị, cá nhân ủng hộ gia đình các nạn nhân vụ sập cầu Cần Thơ [31].
Tính đến 9 giờ sáng 1 tháng 10 năm 2007, các cơ quan, đơn vị, cá nhân trong cả nước đã gửi tiền mặt, hiện vật đến Cần Thơ thông qua Ủy ban mặt trận tổ quốc địa phương là 7,380 tỷ đồng; phía Ủy ban mặt trận tổ quốc địa phương tỉnh Vĩnh Long cũng đã nhận gần 4,5 tỷ đồng tiền cứu trợ. Các báo Lao Động, Tuổi Trẻ, Sài Gòn Giải Phóng, Người Lao Động… cũng đã nhận tiền cứu trợ từ các nhà hảo tâm trên 4 tỷ đồng. Tổng cộng, cả nước đã giúp những nạn nhân tử nạn và bị thương trong vụ sập cầu Cần Thơ khoảng 12 tỷ đồng (tính đến ngày 1 tháng 10)[32]
Lực lượng cứu hộ nhanh chóng được triển khai từ thành phố Cần Thơ và tỉnh Vĩnh Long. Một số cơ quan đã vận động nhân viên tình nguyện hiến máu nhân đạo.
Đến ngày 23/10/2007 Tỉnh Vĩnh Long đã tiếp nhận[33] gần 29 tỷ đồng, 2.550 USD và 50 đô la Úc từ các tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước hỗ trợ các nạn nhân vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ. Tỉnh đã thực hiện việc hỗ trợ công bằng theo hướng bền vững, lâu dài, hướng đến việc tạo nguồn thu nhập ổn định hàng tháng cho các hộ gia đình, xây dựng nhà ở và tạo điều kiện cho con các nạn nhân có điều kiện tiếp tục học tập đến tuổi trưởng thành.
Vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ xảy ra ngày 26 tháng 9 đã làm cho 134 người bị nạn, trong đó 54 người chết và 80 người bị thương. Ngoài các đợt cứu trợ của các đoàn, các tổ chức, cá nhân đưa trực tiếp đến gia đình những người bị nạn, tỉnh đã phân phối 2 đợt tiền cứu trợ đến các gia đình nạn nhân.
Trong đợt 1, mỗi gia đình có người tử nạn được hỗ trợ 40 triệu đồng; người bị thương tùy mức độ nặng, nhẹ được hỗ trợ từ 10 đến 30 triệu đồng/người. Trên thực tế, đa số các gia đình đã tiếp nhận sự giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân trên 100 triệu đồng.
Trong đợt 2, tỉnh Vĩnh Long hỗ trợ tất cả các gia đình nạn nhân bằng hình thức sổ tiết kiệm theo đúng Luật thừa kế, sau 2 năm nếu gia đình muốn rút vốn chi dùng vào các việc cần thiết phải có xác nhận của chính quyền địa phương. Đây là một biện pháp để giúp các gia đình nạn nhân bảo toàn nguồn vốn, sử dụng vốn hỗ trợ có hiệu quả, đúng mục đích, duy trì được nguồn thu hàng tháng cho gia đình thông qua lãi suất từ sổ tiết kiệm. Trong đó, 54 gia đình có người tử nạn được hỗ trợ 1 sổ tiết kiệm 100 triệu đồng, riêng Vĩnh Long có 44 trường hợp, 10 trường hợp ở các tỉnh ngoài; Vĩnh Long đã nhờ Mặt trận Tổ quốc các tỉnh đến thăm và chuyển tiền và sổ tiết kiệm tới gia đình người bị nạn.
Đối với 80 người bị thương, tỉnh đã giao cho các ngành Lao động – Thương binh xã hội, Y tế phối hợp cùng các cơ sở y tế đã tiếp nhận, điều trị và khẩn trương phân loại để có mức hỗ trợ thích hợp: người bị thương đặc biệt nặng được hỗ trợ 100 triệu đồng/người, người bị nặng nhận 80 triệu đồng/người, người bị thương từ khá nặng đến trung bình được hỗ trợ 50 triệu đồng/người, bị thương nhẹ từ 5-10 triệu đồng/người. Ngoài ra, nhiều báo, đài cũng đã vận động hỗ trợ học bổng cho con các nạn nhân bị chết hoặc bị thương nặng.
Dự án Mái ấm công đoàn do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam phối hợp cùng công đoàn ngành Giao thông vận tải đã khởi công xây dựng, sửa chữa 65 căn nhà tặng các gia đình nạn nhân, trong đó 62 căn xây cho tỉnh Vĩnh Long, mỗi căn xây dựng mới trên 33 triệu đồng và mỗi căn sửa chữa 10 triệu đồng.
Đến ngày 2 tháng 11 năm 2007, tỉnh Vĩnh Long nhận được trên 34 tỷ đồng ủng hộ nạn nhân trong sự cố sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ. Mỗi gia đình có người tử nạn đã nhận được 140 triệu đồng, người bị thương được nhận 10-30 triệu đồng/người. Đến nay phía nhà thầu Nhật Bản đã hỗ trợ cho các nạn nhân gần 13 tỷ đồng. Phía công ty VSL cũng đang chuẩn bị hỗ trợ gia đình các nạn nhân 25.000 USD.[34]
Khởi tố
Chiều ngày 2 tháng 10 năm 2007 gần 1 tuần sau vụ sập cầu, được sự uỷ quyền của Bộ Công an, Lê Văn Út, Phó Giám đốc kiêm thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra tỉnh Vĩnh Long đã ký quyết định khởi tố vụ án “Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” theo Điều 229, Bộ luật Hình sự của Việt Nam.
Nhân sự điều tra
Thiếu tướng Phạm Quý Ngọ, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an được giao nhiệm vụ trực tiếp chỉ đạo điều tra vụ sập cầu thay cho trung tướng Phạm Nam Tào (lý do thay lãnh đạo là Trung tướng Tào bận đi công tác nước ngoài, và do tính chất nghiêm trọng của vụ việc).
Điều 229 luật Hình sự
Điều này quy định tội vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng với mức phạt tiền từ 10 triệu dến 100 triệu đồng, cải tạo không giam giữ 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 8 năm đến 20 năm.
Kết quả
Đến ngày 31 tháng 8 năm 2010, chưa có một cá nhân hoặc tập thể nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong vụ án này.
Thành lập đoàn điều tra tai nạn lao động
Ngày 2 tháng 10, Lữ Quang Ngời, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB-XH tỉnh Vĩnh Long, ký quyết định thành lập đoàn điều tra tai nạn lao động trong vụ sập cầu dẫn cầu Cần Thơ gồm 10 thành viên thuộc 3 đơn vị Sở Lao động – Thương binh- Xã hội, Liên đoàn Lao động và Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long. Đoàn do Bùi Xuân Mỵ, Chánh Thanh tra Sở Lao động-Thương binh- Xã hội, làm trưởng đoàn.[35]
Lập Ủy ban quốc gia điều tra sự cố
Ngày 4 tháng 10 năm 2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng quyết định giao Bộ trưởng Bộ Xây dựng làm Chủ tịch Ủy ban và thành viên là Thứ trưởng các Bộ Công an, Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông Vận tải, Tổng hội xây dựng Việt Nam và Hội khoa học cầu đường Việt Nam. Đồng thời, Thủ tướng yêu cầu mời Ủy ban Khoa học và Công nghệ của Quốc hội, đại diện của Cơ quan khoa học của Nhật Bản tham gia làm rõ nguyên nhân và đề xuất các biện pháp khắc phục. Nhiệm vụ của Ủy ban là huy động mọi lực lượng triển khai chậm nhất trong 1 tháng phải hoàn thành công tác điều tra và đề xuất phương án khắc phục sự cố sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ. Nhưng hơn ba tháng, đến ngày 8 tháng 1 năm 2008, Ủy ban quốc gia điều tra về sự cố sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ mới có báo cáo Thủ tướng kết quả làm việc về các vấn đề liên quan đến vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ, tuy nhiên, nguyên nhân sự cố chưa được tiết lộ [36].
Đến ngày 2 tháng 7 năm 2008, Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Hồng Quân đã báo cáo Chính phủ kết quả điều tra sự cố sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ là do lún lệch đài móng trụ tạm [37]. Theo kết quả điều tra, sự cố xảy ra trong quá trình thi công tại hai nhịp neo của cầu Cần Thơ, mỗi nhịp dài 40 m. Qua kiểm tra địa chất, hàng cọc gần phía trụ P14 có mũi cọc tựa trên lớp cát xốp và hàng cọc gần phía trụ P13 có mũi cọc tựa trên lớp cát chặt vừa. Điều này dẫn tới hàng cọc gần trụ P14 bị lún nhiều hơn hàng cọc gần trụ P13 làm đài móng trụ tạm T13 nghiêng về trụ P14. Độ lún lệch theo tính toán đạt 12 mm – gây mất ổn định trụ tạm T13 và sau đó là sự sụp đổ của các kết cấu bên trên.
Ban chỉ đạo điều tra vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ
Ngày 5 tháng 10 năm 2007, Bộ trưởng Công An Lê Hồng Anh ký Quyết định thành lập Ban chỉ đạo điều tra vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ. Thứ trưởng Công an Lê Thế Tiệm là Trưởng Ban chỉ đạo điều tra, Thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an Phạm Quý Ngọ cùng Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an Hoàng Kông Tư làm 2 Phó trưởng Ban chỉ đạo. Chín thành viên khác của Ban chỉ đạo là cán bộ của 2 cơ quan điều tra này. Ban này có nhiệm vụ chỉ đạo các lực lượng nghiệp vụ của Bộ Công an và Công an tỉnh Vĩnh Long, thành phố Cần Thơ, tiến hành điều tra, thu thập tài liệu, làm rõ sai phạm của các cá nhân, tổ chức, nhất là của các nhà thầu có liên quan trong việc thực hiện quy trình giám sát, thi công.[38]
Tiếp tục
Tháng 2 năm 2008 chính phủ đã cho phép thi công trở lại gói thầu số 1 và số 3, riêng phần gói thầu số 2 các phần hạng mục không liên quan đến 2 nhịp bị sập thì được phép thi công bình thường.
Chú thích
- ^ a ă â “Thảm họa đổ sập lớn nhất trong lịch sử xây dựng Việt Nam !”. Báo Thanh Niên. 26 tháng 9, 2007. Truy cập 26 tháng 9, 2007.
- ^ Trước đây, mọi thông tin đều cho rằng vị trí xảy ra thảm họa là khu vực nhịp dẫn và dẫn tới sự ngộ nhận là sập nhịp dẫn chứ không phải sập cầu. Tuy nhiên, trong báo cáo kết luận mới đây của Ủy ban Nhà nước điều tra sự cố sập 2 nhịp dẫn cầu Cần Thơ có đoạn ghi rất rõ rằng: “Sự cố xảy ra trong quá trình đang thi công bê tông dầm hộp tại hai nhịp neo của cầu chính từ trụ P13 đến trụ P15 phía bờ Vĩnh Long, mỗi nhịp dài 40m”. Trích nguồn Vietnamnet
- ^ Báo cáo của Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng sự cố tại Dự án Xây dựng cầu Cần Thơ
- ^ Danh sách người tử nạn vụ sập cầu Cần Thơ
- ^ “Deadly bridge collapse in Vietnam”. BBC (bằng tiếng Anh). 26 tháng 9, 2007. Truy cập 26 tháng 9, 2007.
- ^ “Sông Hậu: Ngày thảm họa”. Vietnam Net. 26 tháng 9, 2007. Truy cập 26 tháng 9, 2007.
- ^ “Sập cầu Cần Thơ, hàng trăm người bị vùi lấp”. Tiền Phong. 26 tháng 9, 2007. Truy cập 26 tháng 9, 2007.
- ^ “Sập cầu Cần Thơ làm nhiều người chết”. BBC. 26 tháng 9, 2007. Truy cập 26 tháng 9, 2007.
- ^ Danh sách nạn nhân trong vụ sập cầu, Sáu Nghệ, báo Tiền Phong, 29/09/2007
- ^ [1]
- ^ [2]
- ^ [3]
- ^ [4]
- ^ [5]
- ^ [6]
- ^ [7]
- ^ [8]
- ^ “Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tưởng niệm nạn nhân cầu Cần Thơ”.
- ^ “10 giây kinh hoàng”. Tuoi Tre. 27/09/2007, 06:54 (GMT+7). Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2007.
- ^ “Còn nhiều người chờ chúng tôi đến cứu”. VnExpress. 27/9/2007, 10:50 GMT+7. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2007.
- ^ “Bộ Công an vào cuộc điều tra vụ sập cầu Cần Thơ”. VnExpress. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2007.
- ^
|