|
|
Thứ ba, Ngày 29 Tháng 9 Năm 2015
|
|
|
Âm lịch: Ngày 17 Tháng 8 Năm 2015 Ngày Julius: 2457295 |
Bát tự: Giờ Nhâm Tí, ngày Mậu Thân, tháng ất Dậu, năm ất Mùi |
|
0:00 |
Giờ: Nhâm Tí |
Ngày Hắc đạo |
Sao: Bạch Hổ |
Giờ Hoàng đạo |
Nhâm Tí, Qúy Sửu, Bính Thìn, đinh Tỵ, Kỷ Mùi, Nhâm Tuất |
Giờ Hắc đạo |
Giáp Dần, ất Mão, Mậu Ngọ, Canh Thân, Tân Dậu, Qúy Hợi |
Năm |
Kim |
Sa trung kim |
Mùa: Mùa thu |
Vượng: Kim
Khắc: Hỏa |
Trọng |
Ngày |
Thổ |
Đại dịch thổ |
Ðất vườn rộng |
Tuổi xung |
Canh Dần, Giáp Dần |
Tiết khí |
Giữa: Thu phân (Giữa thu) – Hàn lộ (Mát mẻ) |
Sao |
Dực |
|
Ngũ hành |
Hỏa |
|
Động vật |
Rắn |
|
Trực |
Bế |
– Tốt cho các việc làm cửa, thượng lương, giá thú, trị bệnh.
– Xấu cho các việc nhậm chức, châm chích, đào giếng, kiện thưa. |
Xuất hành |
Hỷ thần |
Đông Nam |
Tài thần |
chính Nam |
Kê thần |
(Lên trời) |
Cát tinh |
Tốt |
Kỵ |
Thiên Xá |
Tốt cho tế tự, giải oan, trừ được các sao xấu, chỉ. Nếu gặp trực khai thì rất tốt tức là ngày thiên xá gặp sinh khí |
kiêng kỵ động thổ |
Thiên Xá |
Tốt cho tế tự, giải oan, trừ được các sao xấu, chỉ. Nếu gặp trực khai thì rất tốt tức là ngày thiên xá gặp sinh khí |
kiêng kỵ động thổ |
Thiên Mã |
Tốt cho việc xuất hành, giao dịch, cầu tài lộc |
|
Thánh tâm |
Tốt mọi việc, nhất là cầu phúc, tế tự |
|
Ngũ phú |
Tốt mọi việc |
|
Cát Khánh |
Tốt mọi việc |
|
Phúc hậu |
Tốt về cầu tài lộc, khai trương |
|
Sát tinh |
Kỵ |
Ghi chú |
Thiên ôn |
Kỵ xây dựng |
|
Bạch hổ |
Kỵ mai táng |
|
Lôi công |
Xấu với xây dựng nhà cửa |
|
Mặt trời |
Giờ mọc |
Giờ lặn |
Hà Nội |
05:49 |
17:44 |
TP.Hồ Chí Minh |
05:44 |
17:43 |
|
Thanh Long |
Hoàng đạo |
|
1:00 |
Giờ: Qúy Sửu |
Minh Đường |
Hoàng đạo |
|
3:00 |
Giờ: Giáp Dần |
Thiên Hình |
Hắc đạo |
|
5:00 |
Giờ: ất Mão |
Chu Tước |
Hắc đạo |
|
7:00 |
Giờ: Bính Thìn |
Kinh Quỹ |
Hoàng đạo |
|
9:00 |
Giờ: đinh Tỵ |
Kim Được |
Hoàng đạo |
|
11:00 |
Giờ: Mậu Ngọ |
Bạch Hổ |
Hắc đạo |
|
13:00 |
Giờ: Kỷ Mùi |
Ngọc Đường |
Hoàng đạo |
|
15:00 |
Giờ: Canh Thân |
Thiên Lao |
Hắc đạo |
|
17:00 |
Giờ: Tân Dậu |
NGuyên Vũ |
Hắc đạo |
|
19:00 |
Giờ: Nhâm Tuất |
Tư Mệnh |
Hoàng đạo |
|
21:00 |
Giờ: Qúy Hợi |
Câu Trận |
Hắc đạo |
|
23:00 |
Giờ: Nhâm Tí |
Thanh Long |
Hoàng đạo |
|
|
Lịch vạn niên 2015, ngày 17 tháng 8, năm 2015 – Âm lịch
Xem ngày giờ tốt và hướng xuất hành
Trong một tháng có 2 loại ngày tốt, ngày xấu; trong một ngày lại có 6 giờ tốt, 6 giờ xấu gọi chung là Ngày/giờ Hoàng đạo (tốt) và Ngày/giờ Hắc đạo (xấu). Người Việt Nam từ xưa đều có phong tục chọn ngày tốt và giờ tốt để làm những việc lớn như cưới hỏi, khởi công làm nhà, nhập trạch, ký kết, kinh doanh v.v.v.
Ngày 17 tháng 8, năm 2015 là ngày Hắc đạo , các giờ tốt trong ngày này là: Nhâm Tí, Qúy Sửu, Bính Thìn, đinh Tỵ, Kỷ Mùi, Nhâm Tuất
Trong ngày này, các tuổi xung khắc nên cẩn thận trong chuyện đi lại, xuất hành, nói chuyện và làm các việc đại sự là: Canh Dần, Giáp Dần
Xuất hành hướng Đông Bắc gặp Hỷ thần: niềm vui, may mắn, thuận lợi. Xuất hành hướng Nam gặp Tài thần: tài lộc, tiền của, giao dịch thuận lợi.
Xem sao tốt và việc nên làm và nên kiêng
Trong Lịch vạn niên, có 12 trực được sắp xếp theo tuần hoàn phân bổ vào từng ngày. Mỗi trực có tính chất riêng, tốt/xấu tùy từng công việc. Ngày 17 tháng 8, năm 2015 là Trực Bế: Tốt cho các việc làm cửa, thượng lương, giá thú, trị bệnh. Xấu cho các việc nhậm chức, châm chích, đào giếng, kiện thưa.
Mỗi ngày đều có nhiều sao Tốt (Cát tinh) và sao Xấu (Hung tinh). Các sao Đại cát (rất tốt cho mọi việc) như Thiên đức, Nguyệt đức, Thiên ân, Nguyệt ân. Có những sao Đại hung (rất xấu cho mọi việc) như Kiếp sát, Trùng tang, Thiên cương. Cũng có những sao xấu tùy mọi việc như Cô thần, Quả tú, Nguyệt hư, Không phòng, Xích khẩu… – xấu cho hôn thú, cưới hỏi, đám hỏi nói chung cần tránh. Hoặc ngày có Thiên hỏa, Nguyệt phá, Địa phá… xấu cho khởi công xây dựng, động thổ, sửa chữa nhà cửa nói chung cần tránh.
Khi tính làm việc đại sự, cần kiểm tra ngày Hoàng Đạo, Hắc Đạo. Xem công việc cụ thể nào, để tránh những sao xấu. Chọn các giờ Hoàng đạo để thực hiện (hoặc làm tượng trưng lấy giờ).
Johann Wolfgang von Goethe
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Johann Wolfgang von Goethe (trợ giúp·chi tiết) (28 tháng 8 năm 1749–22 tháng 3 năm 1832) được coi là một trong những vĩ nhân trong nền văn chương thế giới,[1][2][3] ông là một nhà thơ, nhà viết kịch, tiểu thuyết gia, nhà văn nhà khoa học, họa sỹ của Đức. Do đó ông là một trong số ít những người được xem là nhà thông thái. Hầu hết các tác phẩm của ông trường tồn với thời gian, một trong những số đó là kịch thơ Faust gồm 2 phần, tác phẩm này là một trong những đỉnh cao của nền văn chương thế giới.[3] Những tác phẩm văn chương nổi tiếng của ông là Wilhelm Meister’s Apprenticeship và tiểu thuyết dưới dạng thư Nỗi đau của chàng Werther…
Goethe là một trong những gương mặt điển hình của văn chương Đức đã thoát khỏi (đoạn tuyệt) trường phái cổ điển Weimar ở Đức trong cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19, sự đoạn tuyệt này cũng trùng với thời kỳ khai sáng, và chủ nghĩa lãng mạn. Ông có ảnh hưởng rất lớn đến nền văn chương thế giới đặc biệt là ở châu Âu, nhiều tác phẩm của ông là nguồn cảm hứng trong âm nhạc cổ điển Đức, kịch, thơ, và triết học.
Đời sống
Chân dung Goethe được vẽ bởi Josef Stieler năm 1828
Thời niên thiếu (1749–1765)
Cha của Goethe, Johann Caspar Goethe (1710–1782), sống cùng với gia đình ông trong một ngôi nhà lớn ở Frankfurt am Main, lúc bấy giờ là một phần của Đế quốc La Mã Thần thánh. Mặc dù là một luật gia, nhưng ông không kiếm tiền với nghề này mà sống nhờ vào tiền lời từ của cải mà cha ông đã để lại. Mẹ của Goethe, Catharina Elisabeth Textor (1731–1808), con gái của Thị trưởng của thành phố, cũng là một luật gia có tiếng tăm và xuất thân từ một gia đình giàu có, đã thành hôn với Johann Caspar 38 tuổi khi bà chỉ vừa 17. Nhờ vậy mà cả gia đình không bao giờ phải lo lắng về vấn đề tài chánh. Nhưng không may, tất cả các người con sau này của họ, ngoại trừ Goethe và em kế của ông, Cornelia Friderike Christiana, sinh vào năm 1750, đều chết trẻ.
Johann Caspar và các thầy gia sư đã dạy cho Goethe các bài học của tất cả các môn học phổ thông, đặc biệt là các ngôn ngữ (Latin, Hy Lạp, Pháp và Anh). Goethe cũng được học khiêu vũ, cưỡi ngựa và đấu kiếm. Ông không thích Giáo hội Công giáo La Mã, và cho rằng lịch sử của Giáo hội là “một mớ lỗi lầm và bạo lực” (Mischmasch von Irrtum und Gewalt). Ông thích hội họa. Goethe nhanh chóng thích văn học; Friedrich Gottlieb Klopstock và Homer là những tác giả đầu tiên được ông yêu thích. Ông cũng thích đi xem kịch, và rất thích các vở múa rối được tổ chức hằng năm trong nhà của ông –- một bối cảnh thông thường trong Wilhelm Meister.
Thời bấy giờ, vua nước Phổ là Friedrich II Đại Đế giành chiến thắng trong cuộc Chiến tranh Bảy năm (1756 – 1763), từ đó danh tiếng của ông vang xa. Sau này, Goethe cho hay, khi còn trẻ ông là một “Fritzisch” – tức người vô cùng ngưỡng mộ vị vua này. Là một người Frankfurt am Main, ông cũng nói tiếp:[4]
“ |
Nước Phổ có ý nghĩa gì đối với chúng ta? Chính Đức Vua vĩ đại mới truyền cảm đến tất cả chúng ta. |
” |
—Goethe |
Sau khi cuộc Chiến tranh Bảy năm chấm dứt, người ta chuẩn bị làm lễ tôn Joseph II lên làm Hoàng đế của Đế quốc La Mã Thần thánh dân tộc Đức. Khi nhà vua nước Phổ tới, Goethe cùng toàn dân Frankfurt đứng bên lề đường để chào đón ông:[4]
“ |
Tất cả mọi người đều nhìn về phía Người. Đức Vua đứng sừng sững… giữa sự hân hoan của toàn thể nhân dân – không chỉ mỗi nhân dân Frankfurt mà còn có nhân dân ở vùng đất Đức khác. |
” |
—Goethe |
Thực chất Goethe không phải là nhân vật đương thời duy nhất thán phục vua Friedrich II Đại Đế đến thế. Ông có nhận xét về ảnh hưởng của vị vua này với nền văn học Đức như sau:[4]
“ |
Vùng đất Đức, từ lâu đã bị ngoại bang vùi dập, bị các nước khác xâm chiếm,… nền thi ca Đức… thiếu niềm tự tôn, niềm tự tôn của cả một dân tộc: chúng ta không hề thiếu tài năng. Lần đầu tiên thi ca Đức có được niềm tự hào thực sự, và tự hào hơn là nhờ Đức Vua Friedrich Đại Đế và những chiến công của Người trong cuộc Đại chiến Bảy năm. Tất cả mọi nền thi ca dân tộc đều mờ nhạt, càng mờ nhạt đi, nếu nó không dựa trên sự độc đáo nhân văn, không dựa trên những sự kiện gắn bó với nhân dân và những vị lãnh đạo xuất sắc của nước nó… Các vị vua phải được quan tâm trong chiến tranh và hiểm họa, trong những khi họ là những người đứng đầu mọi thứ, vì họ quyết định đến sự tồn vong của dân tộc và do đó họ sẽ được yêu thích hơn cả các vị Thần Thánh. Theo lối suy nghĩ này thì mỗi dân tộc vinh quang đều phải có một bộ sử thi… Toàn dân Phổ, và cả vùng đất Đức Kháng Cách nữa, đã mang lại cho họ một kho báu mà không hề có ai phản đối, và thậm chí không thể bị thay thế bởi những nỗ lực sau này. Họ đã dần dần tiếp thu một quan niệm lớn lao – chính là quan niệm của giới văn sĩ nước Phổ đối với Đức Vua… |
” |
—Goethe |
Ở Leipzig (1765-1768)
Goethe học luật ở Leipzig từ 1765 đến 1768. Học thuộc lòng các bộ luật cổ xưa là điều ông hết sức ghét. Ông thích đến nghe các bài giảng về thơ ca của Christian Fürchtegott Gellert. Ở Leipzig, Goethe đem lòng yêu Käthchen Schönkopf và viết những bài thơ về nàng theo thể loại rococo. Vào năm 1770, ông ẩn danh xuất bản Annette, tập thơ đầu tiên của ông. Sự kính trọng của ông đối với nhiều nhà thơ đương thời đã biến mất khi ông bắt đầu nghiên cứu về Lessing và Wieland. Vào thời điểm đó, Goethe đã viết rất nhiều, nhưng ông gần như vứt đi tất cả những tác phẩm đó, ngoại trừ vở hài kịch Die Mitschuldigen. Nhà hàng Auerbachs Keller và truyền thuyết về chuyến đi năm 1525 của Faust đã gây ấn tượng mạnh đến nỗi Auerbachs Keller là nơi có thật duy nhất trong vở kịch Faust Phần I của ông. Bởi vì bị bệnh nặng, Goethe buộc phải quay về nhà tại Frankfurt vào cuối tháng 8 năm 1768.
Ở Frankfurt am Main/Strasbourg (1768-1770)
Ở Frankfurt, vào cuối năm cơn bệnh của Goethe lại càng nặng thêm tưởng chết. Trong một năm rưỡi theo sau đó, bởi vì nhiều lần bệnh tình tái phát, mối quan hệ với cha ông xấu dần đi. Trong quá trình dưỡng bệnh, Goethe được chăm sóc bởi mẹ và em gái ông. Buồn chán trên giường bệnh, ông viết một vở hài kịch hỗn xược về đề tài tội phạm. Vào tháng 4 năm 1770, cha ông mất hết kiên nhẫn; Goethe rời Frankfurt để học cho xong ở Strasbourg. Khi sinh sống ở đây để mở mang kiến thức, ông đã phát biểu cảm nghĩ của mình:[4]
“ |
Chúng tôi chẳng muốn nhiều lời ca tụng tình hình Đế chế ta; chúng tôi thừa nhận rằng nó chỉ toàn những điểm lạm dụng pháp luật, nhưng do đó mà nước Đức vượt trên cái thể trạng đương thời của nước Pháp – cái thể trạng mà song hành với nó là một mê cung của những điều phi pháp, chính phủ của nó đã năng nổ chẳng đúng chỗ mà vì thế, chuyện đảo trời thay đất ai ai cũng có thể tiên đoán được. Khi chúng ta nhìn lên phía Bắc thì ngược lại, ở nơi ấy đang rực sáng một ngôi sao Bắc Đẩu mang tên Friedrich, – đấng Quân vương mà cả dân tộc Đức, cả châu Âu, thậm chí cả thế giới đang hướng về… |
” |
—Johann Wolfgang von Goethe |
Tại Alsace, tài năng của Goethe bộc lộ. Không có một nơi nào mà ông miêu tả một cách đầy trìu mến như là khu vực Rhine ấm áp bao la. Ở Strasbourg, Goethe đã gặp Johann Gottfried Herder, người tình cờ ghé thành phố đó vì phải mổ mắt. Cả hai trở thành bạn thân, và rất quan trọng trong sự phát triển tài năng của Goethe, chính Herder là người đã khơi dậy lòng yêu thích Shakespeare, Ossian, và hình thức Volkspoesie (thơ ca dân gian). Trong một chuyến đi về làng Sesenheim, Goethe đem lòng yêu mến Friederike Brion. Nhưng chỉ sau một vài tuần, ông kết thúc mối quan hệ đó. Một vài bài thơ của ông, như là Willkommen und Abschied, Sesenheimer Lieder và Heideröslein, xuất phát từ thời gian này.
Mặc dù chỉ dựa vào ý tưởng riêng của ông, luận án về luật của ông được xuất bản mà không bị chỉnh sửa gì cả. Chỉ không lâu sau, ông được mời làm việc trong nhà nước Pháp. Goethe đã từ chối – ông đã không muốn vướng bận, nhưng muốn vẫn là một “thiên tài với ý tưởng riêng biệt”.
Giáo sư và những năm cuối đời (1772-1832)
Ông là bạn thân và quân sư của Quận công Charles Augustus xứ Saxe-Weimar trong Đế quốc La Mã Thần thánh.[5]
Năm 1832, Goethe ra đi ở thành phố Weimar và được chôn cất tại Nghĩa trang Lịch sử Weimar.
Các tác phẩm
Tác phẩm văn học
Tác phẩm khoa học
Một vài bài thơ được dịch sang tiếng Việt
- An Mignon
- Über Tal und Fluß getragen,
- Ziehet rein der Sonne Wagen.
- Ach, sie regt in ihrem Lauf,
- So wie deine, meine Schmerzen,
- Tief im Herzen,
- Immer morgens wieder auf.
- Kaum will mir die Nacht noch frommen,
- Denn die Träume selber kommen
- Nun in trauriger Gestalt,
- Und ich fühle dieser Schmerzen,
- Still im Herzen
- Heimlich bildende Gewalt.
- Schon seit manchen schönen Jahren
- Seh ich unten Schiffe fahren,
- Jedes kommt an seinen Ort;
- Aber ach, die steten Schmerzen,
- Fest im Herzen,
- Schwimmen nicht im Strome fort.
- Schön in Kleidern muß ich kommen,
- Aus dem Schrank sind sie genommen,
- Weil es heute Festtag ist;
- Niemand ahnet, daß von Schmerzen
- Herz im Herzen
- Grimmig mir zerrissen ist.
- Heimlich muß ich immer weinen,
- Aber freundlich kann ich scheinen
- Und sogar gesund und rot;
- Wären tödlich diese Schmerzen
- Meinem Herzen,
- Ach, schon lange wär ich tot.
- Neue Liebe, neues Leben
- Herz, mein Herz, was soll das geben?
- Was bedranget dich so sehr?
- Welch ein fremdes, neues Leben!
- Ich erkenne dich nicht mehr.
- Weg ist alles, was du liebtest,
- Weg, warum du dich betrubtest,
- Weg dein Fleiss und deine Ruh –
- Ach, wie kamst du nur dazu!
- Fesselt dich die Jugendblute,
- Diese liebliche Gestalt,
- Dieser Blick voll Treu und Gute
- Mit unendlicher Gewalt?
- Will ich rasch mich ihr entziehen,
- Mich ermannen, ihr entfliehen,
- Fuhret mich im Augenblick,
- Ach, mein Weg zu ihr zuruck.
- Und an diesem Zauberfadchen,
- Das sich nicht zerreissen lasst,
- Halt das liebe, lose Madchen
- Mich so wider Willen fest;
- Muss in ihrem Zauberkreise
- Leben nun auf ihre Weise.
- Die Verandrung, ach, wie gross!
- Liebe! Liebe! lass mich los!
|
- Gửi Mignon
- Bay trên trời chiếu sáng
- Xe mặt trời màu vàng
- Tỏa sáng tận xa xăm
- Nhưng than ôi, gần sáng
- Trong con tim sâu thẳm
- Thức dậy nỗi đau buồn.
- Đêm nghiệt ngã cùng ta
- Vỗ về những giấc mơ
- Giờ khắc trôi chầm chậm
- Nhưng than ôi, gần sáng
- Trong con tim sâu thẳm
- Đan kết nỗi buồn xưa.
- Tưởng nhớ tháng ngày qua
- Dưới bầu trời mờ xa
- Những con tàu cập bến
- Nhưng ở trong lòng ta
- Một nỗi buồn cay đắng
- Không đi khỏi bao giờ.
- Ta ngỡ là khỏe mạnh
- Mặc áo quần sang trọng
- Chỉ dành cho ngày vui
- Nhưng những ai chào đón
- Có ai người cảm nhận
- Trong tim ta ngậm ngùi.
- Mặc lòng khóc cay đắng
- Nhưng nước mắt ta chùi
- Giá như đau khổ này
- Đưa ta về ngôi mộ
- Thì từ lâu ta đã
- Ngủ yên trong đất rồi.
- Tình yêu mới, cuộc đời mới
- Con tim của ta ơi, có điều gì
- Đã xảy ra làm mi buồn đến thế?
- Cuộc đời mới lại hồi sinh mạnh mẽ
- Làm cho ta không thể nhận ra.
- Những gì xưa yêu giờ đã trôi qua
- Xưa khát khao để giờ mi rầu rĩ
- Đâu rồi tĩnh lặng, đâu vẻ vô tư
- Con tim ơi, sao mi buồn đến thế?
- Vẻ đẹp trẻ trung biến mi thành nô lệ
- Vẻ dịu dàng, thùy mị, nét thơ ngây
- Ánh mắt rực lửa, khao khát, gọi mời
- Quyến rũ mi cho đến ngày xuống mộ
- Liệu mi có muốn quay về lần nữa
- Hay mong thoát ra khỏi cảnh tù đày
- Nhưng vẻ đam mê, ánh mắt gọi mời
- Chao ôi, muốn được quay về lần nữa!
- Ta bất lực, bị bùa mê quyến rũ
- Vây quanh ta dù sợi chỉ mong manh
- Nhưng làm cho ta không nhận ra mình
- Và ta vui với cuộc đời nô lệ.
- Không mong muốn, không còn sức lực nữa
- Ta thèm yêu, ta khao khát nỗi buồn
- Muốn sống trong câu truyện cổ thần tiên
- Tình yêu ơi, thôi ta đành vậy nhé.
- Bản dịch của Phan Cẩm Thịnh
|
Xem thêm
Chú giải
Liên kết ngoài
Thể loại:
Nỗi đau của chàng Werther
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nỗi đau của chàng Werther |
Die Leiden des jungen Werther |
|
Nỗi đau của chàng Werther (tiếng Đức: Die Leiden des jungen Werther) là tiểu thuyết thể thư tín của văn hào Johann Wolfgang von Goethe (28 tháng 8 năm 1749 – 22 tháng 3 năm 1832), nảy sinh trong phong trào “Bão táp và xung kích” (Sturm und Drang) ở Thời kỳ Khai Sáng trong lịch sử Đức nửa cuối thế kỷ thứ 18.
Ra đời trong năm 1774 và được tái bản lần 2 vào năm 1787, Nỗi đau của chàng Werther miêu tả câu chuyện tình của chàng thanh niên Werther có tình cảm sâu sắc, thuần hậu và nhạy cảm với nàng Lohtéa. Chìm đắm trong những đam mê tình ái của bản thân, chàng đã sớm tự kết thúc đời mình bằng cái chết bi thảm và tuyệt vọng. Không chỉ được đánh giá là một trong hai tác phẩm mang ý nghĩa lớn nhất của nhà văn hào giai đoạn này, cùng với vở kịch Götz von Berlichingen ra đời năm 1771[1], cuốn tiểu thuyết này còn làm nên một kỳ tích văn học khi tuổi đời cũng như tuổi nghề của Goethe còn rất trẻ. Trong Lược sử văn học Đức xuất bản năm 1986 ở Đông Đức đã viết rằng, tiểu thuyết Nỗi đau của chàng Werther là tác phẩm đầu tiên của thế kỷ 18 tạo được một tiếng vang mạnh mẽ dội đến các nước xung quanh[1], nhất là trong phong trào lãng mạn tại Pháp, Ý và Anh Quốc. Sách 100 cuốn sách ảnh hưởng khắp thế giới thừa nhận rằng tác phẩm tiêu biểu của Goethe là vở kịch thơ Faust nhưng cái đem lại danh tiếng trên văn đàn thế giới cho Goethe lại là tiểu thuyết Nỗi đau của chàng Werther[2].
Hoàn cảnh sáng tác
Nỗi đau của chàng Werther lấy quá trình yêu đương của chính bản thân Goethe và bi kịch tự sát của Giêrusalem, bạn ông, làm tài liệu thực tế[3]. Tháng 8 năm 1711, sau khi giành học vị tiến sĩ, Goethe trở về quê ở Frankfurt và được mời làm luật sư tòa án bồi thẩm của thành phố, nhưng ông không muốn làm việc này mà chỉ thích đọc sách, sáng tác, đi bộ, lưu luyến thiên nhiên. Là một thành viên của giai cấp thị dân, Goethe sớm nhận ra rằng tuy giai cấp này có thực lực kinh tế nhưng vẫn là người bên lề của quyền lực, do quyền lập pháp nằm trong tay quý tộc phong kiến. Những thanh niên thị dân đương thời đã không có bất cứ một hoạt động gì để khích lệ họ tham gia, nên họ đành phải sống tạm bợ trong sự nghèo nàn về đời sống tinh thần. Tình cảnh chán nản, bi quan, trong tầng lớp thanh niên trở nên phổ biến. Chính bản thân Goethe, trong xúc cảm yếm thế kéo dài, đã từng có ý tưởng tự sát. Ông treo một thanh gươm ngắn lên đầu giường và thường muốn dùng nó kết thúc cõi đời, nhưng cuối cùng đã thoát khỏi ý tưởng này[4].
Tháng 5 năm 1772 Goethe đến thực tập ở tòa án chống án của đế quốc Vixrat. Trong buổi vũ hội ông đã gặp cô gái Charlotte Buff, một cô gái có đôi mắt màu xanh lam, và trúng tiếng sét ái tình từ cô này, nhưng Buff đã đính hôn với một viên quan ngoại giao trẻ tuổi là Kesner. Mặc dù vậy, Goethe vẫn thường đến nhà Buff và chỉ mãi về sau, khi Michel bạn ông đến kịp mới có thể gỡ Goethe ra khỏi lưới tình. Tháng 9 cùng năm, Goethe lại yêu một cô gái mắt đen mang tên Macximilianni.
Giêrusalem, bạn của Goethe yêu đơn phương vợ một người đồng sự của mình và người đồng sự đã hạ lệnh đuổi anh ra khỏi nhà. Bị hạ nhục, Giêrusalem mượn khẩu súng lục của Kesner để tự sát, và sự kiện đã gây nên chấn động dư luận một thời. Khi Goethe trở lại Frankfurt biết tin bạn mất, đã bắt tay vào sưu tầm tài liệu liên quan.
Vào đầu năm 1774, Macximilianni đến Frankfurt và được mẹ đứng ra gả cho một thương nhân giàu có vùng đó, nhưng nàng và Goethe vẫn bí mật qua lại với nhau như thuở ban đầu. Chỉ ít lâu sau khi phát giác sự vụ, nhà phú thương kia đã từ chối không cho Goethe bén mảng tới nhà. Vào lúc đó Goethe chợt lý giải được lý do tại sao Giêrusalem biến ý tưởng tự sát thành hành động tự sát. Ông đã đóng cửa không tiếp khách, trong vòng 4 tuần hoàn thành sáng tác Nỗi đau của chàng Werther[4].
Kết cấu
Nỗi đau của chàng Werther bao gồm 2 tập và một phần phụ. Tập 1 và tập 2 của tác phẩm kết cấu từ các thư tín mà nhân vật chính, Werther, gửi cho bạn mình là Winhelm và những người khác, cũng là lời tự thuật và tự phân tích tâm lý của nhân vật chính. Phần sau cùng, Người biên tập gửi bạn đọc, trình bày kết cục của Werther với hình thức trần thuật từ người thứ ba[5] kể lại câu chuyện.
Nội dung
Werther là một chàng thanh niên Đức, con em thị dân, sinh ra trong bối cảnh xã hội có nhiều rối ren. Chàng chán ngấy cái xã hội đang sống và cảm thấy muốn cứu lấy mình là phải xâm nhập vào thiên nhiên, đi vào đời sống của nhân dân lao động, của nông dân xung quanh. Sau khi tốt nghiệp đại học, chàng không chịu tìm việc làm mà bỏ đến một nơi khác. Trong bức thư đầu gửi người bạn Winhelm, chàng đã thổ lộ sự chán ngán cuộc sống, và phát hiện ra một thị trấn nhỏ có phong cảnh rất đẹp là Warheimu. Tại đây, chàng say đắm trong thiên nhiên, yêu quý trẻ em và quan hệ với tầng lớp dưới. Trong một buổi vũ hội, chàng gặp Lothéa, một cô gái xinh đẹp và thuần khiết con gái lớn của viên quan tư pháp thủ hạ vị hầu tước vùng đó, và trúng tiếng sét ái tình. Tuy nhiên, dù Lothéa cũng yêu Werther nhưng không thể đến với chàng trọn vẹn vì cô đã hứa hôn với Anbert, một con người có tri thức, trọng lý tính, trung thành với nghĩa vụ và cương vị công tác. Ba con người này rơi vào tình cảm tay ba tế nhị và phức tạp, đặc biệt khi Werther phó mặc bản thân cho sự xúi giục của tình cảm và gắn bó với Lothéa như hình với bóng. Cuối cùng, Werther đã tìm cách thoát ra, cố gắng rời Lothéa và tìm hạnh phúc trong công việc ở công sở. Trước lúc đó chàng đã có một cuộc tranh luận về vấn đề tự sát với Albert. Dù đó là hành vi mà Cơ Đốc giáo ngăn cấm, và Albert phản đối, nhưng Werther ra sức biện minh rằng người tự sát không phải là hèn yếu mà họ giống như người mang căn bệnh bất trị, không tự sát không được.
Werther ra làm thư ký công sứ, bộc lộ năng lực và triển vọng muốn thay đổi thói xấu, sự quan liêu của tầng lớp nha môn, nhưng chàng lại chịu sự áp chế của viên công sứ, một dạng quan liêu điển hình của Đức đương thời. Cũng trong thời gian này Werther yêu cô tiểu thư quý tộc Feng. B nhưng lại bị cô này gây khó dễ. Sau đó, tại nhà một bá tước khá tiến bộ, người rất ái mộ Werther, đúng lúc các quý tộc đang tụ hội thì Werther lại bị mời ra khỏi nhà một cách bất lịch sự và chàng cảm thấy bị hạ nhục ghê gớm. Sự hợm hĩnh, khinh người, kỳ thị của đám quý tộc khiến chàng căm giận đến cùng cực và đã phải thốt lên: Ôi! Đã bao lần tôi với tay cầm dao, muốn chấm dứt sự ngột ngạt dồn nén trái tim tôi. Người ta nói có một loài ngựa quý, khi bị săn đuổi đến đường cùng thì lồng lên giận dữ, và theo bản năng, nó tự cắn vào động mạch của mình để được dễ thở hơn. Tôi cũng thường thấy như vậy, tôi muốn cắt đứt động mạch của tôi để đạt tới tự do đời đời!.
Những bất lợi liên tiếp thúc đẩy chàng từ chức, rời bỏ nhiệm sở. Chàng theo một hầu tước thích nghệ thuật đến vùng trang viên sống tạm, nhưng lại phát hiện ra hầu tước này không hiểu gì về nghệ thuật. Chàng nảy ra ý định tòng quân thì vị hầu tước này lại ngăn cản, nên cuối cùng đành mượn cớ để đến thành phố mà Lothéa cư trú sau khi kết hôn. Tại đây, khi mọi lối thoát trong xã hội bị cắt đứt, Werther chỉ còn lưu luyến với Lothéa và nhìn thấy ở nàng như một điểm tựa bình yên cho cuộc sống. Nhưng bên một người phụ nữ đã có chồng chàng đành phải dấu kín tình yêu tận đáy lòng. Chàng vừa không thể sống thoải mái trong xã hội mà chàng hết sức căm ghét, đồng thời chàng cũng không thể nào chiếm được Lothéa trong vòng ràng buộc của Anbert, thậm chí còn làm cho tình cảm vợ chồng của Lothéa và Albert bị sứt mẻ nặng nề.
Cũng trong những ngày này đã xảy ra ba sự việc làm giọt nước cuối cùng tràn ly. Sự việc thứ nhất là Werther quen một người thanh niên làm thuê, anh ta đang yêu say đắm nữ chủ nhân của anh ta, vốn là một quả phụ, vì sự phản đối của anh trai quả phụ mà anh thanh niên làm thuê bị đuổi việc. Khi biết tin người quả phụ muốn đi bước nữa, cưới một người làm thuê khác, anh ta đã giết người đến sau đó. Trước mặt quan tư pháp, cha của Lothéa, Werther biện hộ cho người làm thuê phạm tội mưu sát nhưng bất thành. Sự việc tiếp theo là khi Werther gặp một thanh niên bị điên, nguyên là người văn thư của quan tư pháp và đã thầm yêu Lothéa nhưng tình yêu đơn phương không được đền đáp khiến anh rối loạn tâm thần. Cảnh ngộ và kết cục bế tắc của hai người thanh niên nói trên khiến Werther nhìn ra hoàn cảnh của mình. Werther hy vọng mình phát điên để không bị giày vò nội cảm, nhưng tỉnh vẫn hoàn tỉnh. Chàng cũng muốn làm như người thanh niên làm thuê nói trên, cùng Albert đi đến chỗ chết, nhưng lại sợ như vậy sẽ làm phương hại đến Lothéa. Sự việc cuối cùng là lời cầu khẩn của chính Lothéa, mong muốn Werther giữ khoảng cách với nàng để nàng và chồng dịu đi căng thẳng. Lời thỉnh cầu khiến Werther ý thức được rằng chỗ lánh nạn cuối cùng của chàng đã không còn nữa.
Để giải quyết mâu thuẫn và xung đột nội tâm, Werther đã vi phạm lời hẹn ước, tìm gặp Lothéa một lần cuối, ngâm cho nàng nghe một bài ca và trong lúc xúc động đã ôm lấy Lothéa mà hôn. Sau đó, chàng lấy cớ sẽ đi du lịch và cần súng. Được mượn khẩu súng của Albert, chàng đã tự kết liễu đời mình. Trên bàn làm việc của chàng còn để lại vở kịch của Lessing Emilia Galotti, cái mà có thể biện hộ, bào chữa về mặt đạo đức cho chàng. Đó là kết cục của nỗi “nhức nhối thế gian” khởi nguồn từ sự bất dung hòa của tư tưởng và thực tại, là tiếng lòng nức nở chua xót của những thế hệ thanh niên không những ở trong nước Đức mà cả ở những nước khác trên thế giới, đồng thời là vấn đề thời sự của lớp người trẻ tuổi.
Đặc điểm nghệ thuật
Nghệ thuật trong tiểu thuyết Nỗi đau của chàng Werther bộc lộ qua hình thức kết cấu độc đáo, nghệ thuật sử dụng ngôn từ điêu luyện và khả năng phát hiện thế giới nội tâm của nhân vật. Kết cấu tác phẩm theo trình tự những bức thư tâm tình, thư tự sự và thư ký sự, kết hợp với bút pháp miêu tả thiên nhiên cực kỳ linh hoạt là điều kiện để nhân vật tự bộc lộ mình rõ rất trong những nỗi niềm riềng tư sâu kín nhất[6].
Ở một phương diện nhất định, tuy tác phẩm có những ảnh hưởng nhất định từ cuốn Nàng Héloïse mới của Rousseau, nhưng Nỗi đau của chàng Werther vẫn bắt nguồn từ chính hiện thực của giai cấp tư sản Đức[6]. Mặt khác, bằng cách để nhân vật chính đắm mình trong thiên nhiên mà yêu đương, xúc cảm, Goethe đã khéo léo diễn tả mặt tinh tế trong tình cảm của nhân vật, đồng thời tránh được lối hùng biện, triết lý thường thấy trong tác phẩm của Rousseau.
Về mặt ngôn từ nghệ thuật, Nỗi đau của chàng Werther sử dụng ngôn ngữ văn xuôi đầy chất thơ, giàu hình ảnh và hết sức trong sáng[6].
Hậu truyện
Cuốn tiểu thuyết Nỗi đau của chàng Werther vừa ra đời đã gây nên tiếng vang chấn động trên văn đàn cũng như trong lòng xã hội Đức. Thanh niên tranh nhau đọc và những tình tiết của truyện khiến các cô gái bưng mặt khóc còn các chàng trai thì đồng tình thương xót. Tác phẩm có tác dụng làm vợi đi nỗi u uất, khiến cho thanh niên Đức đương thời như trút bỏ được sự sầu khổ tích tụ trong lòng.
Goethe khi lấy tên Nỗi đau của chàng Werther là sử dụng từ đồng nghĩa với khái niệm Nỗi đau của Kitô mà Kinh Thánh nói tới[7]. Tuy vậy, trong khi Kitô giáo luôn tuyên truyền rằng cuộc sống con người nơi trần thế là bể khổ, có khổ mấy cũng phải sống chịu khổ để linh hồn được lên thiên đàng; thì Goethe lại nói cuộc sống tràn đầy nỗi khổ, nếu chịu khổ đến độ không thể tìm được lối thoát thì tự sát.
Tuy tư tưởng chủ đạo của Goethe là vậy, tình yêu cũng như cái chết của nhân vật Werther trong tác phẩm vẫn gây nên nhiều tranh cãi. Nhiều người cho rằng Werther chết vì tình là không đáng, thậm chí có vị Mục sư chỉ trích rằng cuốn tiểu thuyết đã tô điểm cho sự thông gian và sự tự sát hòng đào sạch toàn bộ gốc rễ của đạo đức. Nhà văn hào Gotthold Ephraim Lessing phê phán rằng nhân vật Werther không có được sự kiềm chế cần thiết của con người.[8] Những phê bình và tranh luận nhiều chiều đã đẩy đến cao trào khi tác giả Friedrich Nicolai, theo tư tưởng triết học Khai Sáng đương thời, đã phóng tác một tác phẩm mang tên Niềm vui của cậu bé Werther[9], viết rằng viên đạn trong khẩu súng của Werther thực chất đã bị đổi thành lông gà và máu gà, dẫn đến kế hoạch tự sát của chàng bất thành và cuối cùng Werther với Lothéa lại trở nên thân thuộc. Goethe “phản pháo” bằng một bài thơ châm biếm nhan đề Nicolai trên mộ Werther, nói rằng dù Werther chưa chết nhưng cũng bị máu gà làm mù hai mắt, không nhìn thấy được người yêu và cũng chăng nhìn ra hiện thực, vì vậy không thể có hạnh phúc.
Ảnh hưởng
Trong suốt hai trăm năm sau khi tác phẩm này ra đời, hội chứng tự sát bắt chước nhân vật trong truyện diễn ra trong giới thanh niên – một hiện tượng gọi là “Hiệu ứng Werther“. Cuốn tiểu thuyết này gây “ấn tượng vĩ đại, và thực chất là bao la”, theo lời bàn của chính nhà thi hào Goethe.[10] Dưới chiêu bài tác phẩm đi ngược lại tiêu chuẩn đạo đức đương thời, thành phố Leipzig ngay lập tức ra lệnh cấm bán và cứ phát hiện ai cầm cuốn sách trong tay sẽ bị phạt tiền nặng. Copenhagen, sau đó, cũng hạ lệnh cấm. Tại Milano, cuốn sách bị tịch thu và thiêu hủy. Tuy vậy, Nỗi đau của chàng Werther vẫn tiếp tục được in liên tục tại Đức và kể từ lần xuất bản đầu tiên, tới nay tác phẩm đã trải qua 16 lần tái bản chưa tính các bản in trộm, in lậu. Cuốn sách cũng được dịch ra trên 20 thứ tiếng khác như Anh, Pháp, Ý và riêng bản tiếng Pháp đã có nhiều bản dịch của nhiều dịch giả khác nhau.
Không những thế, bộ trang phục của Werther mà Goethe miêu tả rất chi tiết (áo đuôi tôm xanh, nhiều khuy áo, áo gi lê vàng, những khóa nòng vàng, giày ống gập nâu, mũ phớt, v.v…) trở thành áo quần thời thượng của quý ông trong 1/4 cuối thế kỷ 18, còn gọi là “bộ đồ của Werther”.[10] Napoleon rất yêu thích Nỗi đau của chàng Werther, khi viễn chinh Ai Cập ông đã mang theo cuốn sách này bên mình và đã đọc tác phẩm đến 7 lần, thậm chí đã nhiều lần nghiên cứu, bình luận về nó[11]. Tháng 10 năm 1808 Hoàng đế Napoleon đã triệu kiến Goethe ở Airowjurt, và trong cuộc tương đàm này, sau khi lật giở cuốn tiểu thuyết để tìm, Napoleon chỉ vào một chỗ đã đánh dấu và hỏi: Tại sao ngài viết thế này? Chỗ này tỏ ra không hợp với tự nhiên. Việc gì anh ta phải giải thích dài dòng và chính xác như vậy?. Goethe nghe Napoleon với nét mặt rất chăm chú và trả lời với một nụ cười đầy thú vị: Thực ra tôi cũng không biết là tôi đã làm một điều để người khác trách cứ, nhưng tôi cảm thấy điều đó hoàn toàn đúng, và thực ra thì chỗ này cũng có thể là không được thật lắm[1].
Câu chuyện tình yêu giữa chàng Werther và nàng Lothéa cũng truyền đến Trung Hoa từ mạt kỳ nhà Thanh và đã từng có đồ gốm sứ Trung Hoa bấy giờ vẽ chân dung của đôi trai gái này[11]. Năm 1922, Quách Mạt Nhược đã dịch tiểu thuyết này ra tiếng Trung, đồng thời ông cũng viết cuốn Ba bộ khúc tình cảm phóng tác và chịu ảnh hưởng từ tác phẩm này.
Ở Việt Nam, căn cứ trên hoàn cảnh xã hội sinh thành và nội dung chủ đạo của tác phẩm, có nhà nghiên cứu văn học của Viện Văn học, đã đặt dấu hỏi về sự ảnh hưởng nhất định từ Nỗi đau của chàng Werther đến tác phẩm Tố Tâm[1] của Song An Hoàng Ngọc Phách.
Bản dịch tiếng Việt
Nỗi đau của chàng Werther được Quang Chiến dịch ra tiếng Việt với tựa đề Nỗi đau của chàng Vecte, GS. Hoàng Trinh viết lời giới thiệu. Nhà xuất bản Văn học in lần đầu năm 1982, 198 trang, khổ 19 cm.
Xem thêm
Chú thích
- ^ a ă â b Nỗi đau của chàng Vecte cũng là nỗi đau của nàng Tố Tâm – Một số nét tương đồng của hai tác phẩm, Lê Ngọc Châu, tạp chí Nghiên cứu Văn học, Viện Văn học, số 9/2000, trang 65-72.
- ^ Nỗi đau của chàng Wether, trong cuốn 100 cuốn sách ảnh hưởng khắp thế giới, Nhà xuất bản Hội nhà văn, Hà Nội, 2002. Trang 465
- ^ 100 cuốn sách, đã dẫn, trang 468
- ^ a ă 100 cuốn sách, đã dẫn, trang 469.
- ^ 100 cuốn sách, đã dẫn, trang 465.
- ^ a ă â Từ điển văn học (bộ mới), NXB Thế giới. H.2003, trang 1306
- ^ 100 cuốn sách, đã dẫn, trang 470
- ^ James J. Sheehan, German history, 1770-1866, trang 169
- ^ 100 cuốn sách, đã dẫn, trang 471
- ^ a ă Brian Cooper, Tómas Helgason, World Psychiatric Association. Section of Epidemiology and Community Psychiatry, Reykjavik University Hospital. Dept. of Psychiatry, Epidemiology and the prevention of mental disorders, trang 338
- ^ a ă 100 cuốn sách, đã dẫn, trang 472.
Tham khảo
- Nỗi đau của chàng Wether, trong cuốn 100 cuốn sách ảnh hưởng khắp thế giới, Nhà xuất bản Hội nhà văn, Hà Nội, 2002. Trang 464-472.
- Nỗi đau của chàng Vecte cũng là nỗi đau của nàng Tố Tâm – Một số nét tương đồng của hai tác phẩm, Lê Ngọc Châu, tạp chí Nghiên cứu Văn học, Viện Văn học, số 9, trang 65-72.
- Nỗi đau của chàng Vecte, trong cuốn Từ điển văn học (bộ mới). NXB Thế giới, H. 2003. Trang 1305-1306.
Thể loại:
Faust (Goethe)
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Faust là tác phẩm kịch của thi sĩ, nhà soạn kịch, tiểu thuyết gia, nhà khoa học, chính khách, nhà triết học Đức lỗi lạc Johann Wolfgang Goethe (1749-1832). Tác phẩm gồm hai phần, phần I được xuất bản vào năm 1806, phần II được Goethe nhuận sắc và hoàn thành vào 1832, trước khi tác giả từ giã cõi đời.
Nội dung
Nhân vật trung tâm của tác phẩm là Faust, một học giả thông minh, tài giỏi trong chế độ phong kiến, là một người luôn miệt mài nghiên cứu khoa học. Phòng làm việc của chàng là hàng lô những dụng cụ nghiên cứu và sách vở chất đến trần nhà. Faust đã học qua tất cả các khoa của trường đại học, đỗ tiến sĩ và làm giáo sư mười năm liền. Danh tiếng lừng lẫy, song kiểm điểm lại chàng thú nhận mình vẫn “thông minh như cũ” và những hiểu biết của chàng quá hữu hạn so với bao điều bí mật chưa tìm ra được trong vũ trụ. Sách vở nhà trường không giúp chàng hiểu được cội nguồn của vạn vật và những mối quan hệ bên trong của chúng. Chàng chán ngấy lối học kinh viện trong trường đại học với những “lý thuyết màu xám ngắt”, muốn rời bỏ nó để tìm về “cây vàng của cuộc đời tươi xanh”. Đã có lúc chàng định uống thuốc độc tự tử.
Faust mong muốn có một sức mạnh huyền bí nào đó mà nhờ nó chàng có thể thỏa mãn khát vọng khám phá tận cùng của tri thức. Với quyển sách hướng dẫn ma thuật, chàng đã từng gọi thần đất đến với mình, nhưng thần đất làm chàng hoảng sợ.
Chàng có một viên trợ giáo là Vacne, một gã sinh đồ khô khan và quen tầm chương trích cú làm chàng chán ngấy. Một hôm cùng gã đi ra miền quê dạo chơi nhân ngày lễ Phục sinh, chàng bắt gặp quỷ Mephixto đội lốt một con chó đen. Nó theo chàng về nhà và hứa sẽ giúp chàng thỏa mãn mọi điều chàng khát khao, nhưng nếu thua cuộc chàng phải trút linh hồn cho quỷ để chịu kiếp nô lệ ngàn đời. Giữa quỷ và người lập tức diễn ra một sự thách thức: Faust tự đề ra cho mình kế hoạch không ngừng nỗ lực vươn lên để làm giàu vốn tri thức về xã hội và thiên nhiên, “muốn tìm tuyệt độ cao siêu, muốn dò tận cùng bí mật”, lại muốn “chứa vào lòng mọi bi, hoan, thiện, ác của trần gian”. Nhưng nếu quỷ có thể ngăn được không cho chàng thực hiện được điều đó, làm chàng thỏa mãn với chính mình, mê hoặc được chàng bằng lạc thú thấp hèn thì chàng thua cuộc.
Từ đó, quỷ tìm mọi cách quyến rũ Faust, đưa Faust đến với các cuộc chè chén trong giới sinh viên, dùng pháp thuật làm Faust trẻ lại và bố trí cho Faust gặp nàng Gretsen, một cô gái xinh đẹp và trong trắng, với ý định để chàng vui với tình yêu mà từ bỏ kế hoạch tiếp tục hành trình khám phá khoa học. Tình yêu say đắm giữa hai người bị quỷ chi phối khiến họ gặp biết bao khổ cực, oan trái: mẹ, anh trai của Gretsen bị quỷ mượn tay Faust giết chết, con của Faust và Gretsen vừa sinh cũng bị giết. Chính quyền phong kiến bắt giam và xử tử Gretsen.
Faust tìm cách cứu Gretsen thoát khỏi lao tù nhưng không được do nàng cự tuyệt bỏ trốn. Rời khỏi nhà tù, chàng ngủ trên bãi cỏ đầy hoa dại, bầy tiên nữ ca hát của chàng làm chàng quên hết đau buồn, lòng trào dâng hối hận và muốn hăng say hoạt động trở lại. Chàng cùng quỷ đến Kinh đô, giúp vua chế tạo ra tiền giấy trang trải mọi khoản chi tiêu nợ nần. Rồi chàng dùng phép thuật tìm về thế giới Hy Lạp cổ, chung sống với nữ thần Helen. Hai người sinh được một đứa con trai nhưng vì nó quá nghịch ngợm nên đã bay lên trời, Helen vợ chàng cũng bay theo con. Faust lại quay về phương Bắc giúp vua dẹp tan giặc ngoại xâm, giữ yên bờ cõi và được vua thưởng công cho một khu đất hoang hóa bên bờ biển. Khi đó Faust đã trăm tuổi, quỷ lo sợ Faust chiến thắng bèn làm mắt chàng bị mù, nhưng Faust vẫn nỗ lực chiêu mộ dân chúng đến khai phá, cải tạo thiên nhiên. Trước khi chết, Faust đã dự cảm được rồi đây “một nhân loại tự do sẽ sống trên mảnh đất tự do” mà họ đã khai phá đó.
Ý nghĩa
Trên nền cốt truyện dân gian về một con người bán linh hồn cho quỷ dữ để thỏa mát khát khao hiểu biết và các ước mơ, Goethe đã đưa vào Faust nội dung triết lý sâu sắc nhằm chống lại các tín điều tôn giáo: con người không phải là một sinh vật độc ác; con người có bản tính nhân đạo và luôn có nỗ lực vươn lên không ngừng trong công cuộc chinh phục thiên nhiên, chinh phục mọi thế lực hắc ám trong xã hội, làm chủ vận mệnh của mình nhằm mang lại một cuộc sống tốt đẹp hơn. Tác phẩm đề cao con người, với lao động của họ, như một động lực để tồn tại và phát triển. Bằng cái nhìn nhân ái, Goethe thể hiện sự bao dung và lòng tin vào mỗi hành động của con người, dù có thể họ lầm lạc không tránh khỏi trong bước đường hoạt động, nhưng cuối cùng vẫn tìm được đường đi đúng đắn để vươn lên. Bên cạnh nội dung triết lý, vở kịch còn thể hiện vốn kiến thức hết sức to lớn của tác giả về mọi mặt chính trị, khoa học, đạo đức, triết học, tôn giáo và xã hội, xứng đáng là tác phẩm vĩ đại mà Goethe đã theo đuổi suốt đời, mang đến cho người đọc mọi thế hệ những nhận thức sâu sắc về một giai đoạn trong lịch sử nhân loại: giai đoạn có sự chuyển giao giữa giai cấp phong kiến và tư sản. Vở kịch là tiếng nói tố cáo mạnh mẽ xã hội phong kiến, một xã hội với pháp luật man rợ và những hạng người suy đồi của nó luôn lăm le kéo lùi bánh xe lịch sử. Tác giả cũng ít nhiều phản ánh trong Faust diện mạo của xã hội tư sản đang lên và vẫn còn ở giai đoạn tiến bộ, với những giá trị nhân văn và khát vọng đấu tranh giải phóng con người, nhưng đã manh nha những bất cập với sự chi phối của tiền và quá trình tích lũy tư bản nguyên thủy.
Từ một nhân vật với những hành động thể hiện khát vọng đơn lập của một cá nhân, Faust thực sự phản ánh lịch sử của cả nhân loại trong hành trình đi tìm sự thật và những nỗ lực hành động để thay đổi thế giới nhằm hướng đến một cuộc sống toàn vẹn, hiển hiện một lịch sử loài người với những cuộc đấu tranh giữa cái Thiện và cái Ác, cái tiến bộ và cái kìm hãm. Với ý nghĩa sâu sắc trong một nội dung trữ tình đầy chất thơ, vở kịch Faust thực sự là một tác phẩm kịch đã đưa danh tài của đại thi hào Goethe lên đỉnh cao, đồng thời tác phẩm cũng xứng đáng được đánh giá là một trong những vở kịch vĩ đại nhất mọi thời đại.
Faust đã được chuyển thể thành nhiều bản phim, đầu tiên là phiên bản năm 1926 rất thành công, gần nhất bản Nga năm 2010, giành giải Sư tử vàng tại Liên hoan phim Venice năm 2011. Đức cũng dự kiến làm bản phim mới dựa theo Faust
Tham khảo
- Mục từ Faust, Khương Việt Hà, trên 101 vẻ đẹp văn chương Việt Nam và thế giới, H. 2006.
Thể loại:
Viện Goethe
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Viện Goethe là một tổ chức văn hóa của Cộng hòa Liên bang Đức, hoạt động trên phạm vi toàn thế giới.
Viện Goethe được đặt tên theo tên của nhà thơ nổi tiếng người Đức Johann Wolfgang von Goethe. Viện là một tổ chức văn hóa của Cộng hòa Liên bang Đức có phân viện tại 13 thành phố ở Đức và 128 thành phố nước ngoài.
Viện Goethe có thể so sánh với những tổ chức có chức năng tương tự của các nước khác, như: Alliance française của Pháp, British Council của Anh, Instituto Cervantes của Tây Ban Nha và Instituto Camões của Bồ Đào Nha.
Nhiệm vụ
Viện Goethe hỗ trợ việc phổ cập tiếng Đức ở nước ngoài và thúc đẩy sự hợp tác về giao lưu văn hóa quốc tế. Thông qua việc cung cấp thông tin về đời sống văn hóa, xã hội và chính trị, tổ chức này giới thiệu một bức tranh toàn cảnh về nước Đức.
Trang bị
Với hệ thống các Viện Goethe, các trung tâm Goethe, các tổ chức văn hóa, các phòng đọc, cũng như các trung tâm ngôn ngữ và thi cử, viện Goethe đáp ứng những nhiệm vụ chính về đối ngoại trong văn hóa và giáo dục. Ngoài ra, viện Goethe còn là đối tác của các tổ chức văn hóa công hoặc tư, của các bang, các công đoàn hoặc các tổ chức kinh tế.
Phân viện tại Hà Nội
Thành lập
Viện Goethe Hà Nội được thành lập năm 1997, lúc đó là phân viện trẻ nhất ở châu Á[1]. Trụ sở của viện tại 56-58 đường Nguyễn Thái Học, Hà Nội.
Mục đích
Mục đích quan trọng của viện là hỗ trợ việc giao lưu văn hóa giữa Việt Nam, Đức và châu Âu. Viện Goethe Hà Nội ủng hộ và tổ chức nhiều chương trình để giới thiệu văn hóa Đức đến Việt Nam, nhằm tăng cường đối thoại văn hóa giữa hai nước.
Hoạt động
Hàng năm, Viện Goethe Hà Nội tổ chức các khóa học tiếng Đức cho người lớn, các buổi thực hành và thảo luận chuyên đề dành cho giáo viên tiếng Đức.
Thư viện
Trung tâm thông tin (thư viện) cung cấp những tài liệu về đời sống văn hóa xã hội Đức. Thư viện mở cửa cho tất cả mọi người.
Phân viện tại TP Hồ Chí Minh
Dẫn chứng
Liên kết ngoài
Nguyễn Bình
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nguyễn Bình (1908 – 1951) là Trung tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam, lãnh đạo quân dân miền Nam Việt Nam kháng chiến chống Pháp.
Tiểu sử
Nguyễn Bình tên thật là Nguyễn Phương Thảo, quê ở thôn Yên Phú, xã Tịnh Tiến (nay là xã Giai Phạm), huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên.[1]
Thời trẻ, ông lên Hải Phòng làm thủy thủ trên tàu viễn dương chạy tuyến Việt Nam – Pháp.
Được Trần Huy Liệu vận động, ông tham gia cách mạng, gia nhập Việt Nam Quốc dân đảng, phụ trách quân sự. Sau thất bại của khởi nghĩa Yên Bái, lực lượng Việt Nam Quốc dân đảng bị phân hóa. Cả Trần Huy Liệu và Nguyễn Phương Thảo đều bị thực dân Pháp bắt giam và đày đi Côn Đảo. Do tư tưởng thiên tả, 2 người bị nhóm cực hữu trong đảng kết án tử hình nhưng đều may mắn thoát nạn. Riêng Nguyễn Phương Thảo bị đâm mù một mắt.
Năm 1936, ông được trả tự do, về Hải Phòng hoạt động cách mạng và xây dựng căn cứ riêng. Cũng trong thời gian này, ông đổi tên thành Nguyễn Bình, với ý nghĩa “Bình thiên hạ”, chính thức ly khai Việt Nam Quốc dân đảng. Từ năm 1943, ảnh hưởng của Nguyễn Bình từ Bần Yên Nhân, tỉnh Hưng Yên mở rộng sang vùng Kiến An, Hải Phòng, đến An Lão, Hải An, Thủy Nguyên, tỉnh lị Kiến An và thị xã Đồ Sơn.
Tháng 6 năm 1945, Nguyễn Bình thành lập chiến khu Đông Triều và đảm nhận nhiệm vụ tư lệnh. Khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 nổ ra, ông chỉ huy du kích đánh chiếm tỉnh lỵ Quảng Yên và cướp vũ khí ở một số huyện.
Khi thực dân Pháp đánh chiếm rộng ra toàn Nam Bộ, Nguyễn Bình được Chủ tịch nước Hồ Chí Minh cử vào Nam lo việc thống nhất các lực lượng vũ trang. Tháng 12 năm 1945 ông được cử làm Khu trưởng Khu 7 Nam Bộ, lập tổng hành dinh ở Làng An (Biên Hòa), sau bị địch truy quét nên chuyển về xã An Phú (Gia Định) rồi xã An Thành, phía nam Bến Cát. Dưới sự chỉ huy của Nguyễn Bình, tình trạng an ninh cát cứ dần giảm bớt, các quân phiệt cát cứ bị giải tán và hạn chế, các đơn vị bộ đội được phiên chế thống nhất thành các chi đội Vệ quốc đoàn. Ông còn lập các ban Công tác thành làm nhiệm vụ phá hoại sau lưng địch. Năm 1946 ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ngày 20 tháng 1 năm 1948, ông được Chính phủ phong quân hàm Trung tướng và cử làm tổng chỉ huy chiến trường Nam Bộ. Cùng đợt có Võ Nguyên Giáp được phong Đại tướng, Nguyễn Sơn, Lê Thiết Hùng, Chu Văn Tấn, Hoàng Sâm, Hoàng Văn Thái, Lê Hiến Mai, Văn Tiến Dũng, Trần Đại Nghĩa, Trần Tử Bình được phong Thiếu tướng. Lễ thụ phong Trung tướng được tổ chức tháng 7 năm 1948 tại làng Nhơn Hòa Lập trên con kênh Dương Văn Dương, Đồng Tháp.
Khi Bộ tư lệnh Nam Bộ được thành lập vào tháng 10 năm 1948, ông làm Tư lệnh. Ông còn là Phó Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ, Ủy viên quân sự Nam Bộ.
Ngày 29 tháng 9 năm 1951, theo yêu cầu của Trung ương, ông lên đường ra Bắc nhận nhiệm vụ mới. trên đường đi, ông bị quân Pháp phục kích và hi sinh tại xã Srê Dốc, huyện Sê San, tỉnh Xtung Treng, trên đất Campuchia. Người chỉ huy lực lượng bảo vệ ông khi ấy là cán bộ cấp tiểu đoàn Nguyễn Văn Sĩ, nay là Thiếu tướng nghỉ hưu tại Thành phố Hồ Chí Minh. Bộ Tổng tư lệnh thông báo tin ông hi sinh ngày 31 tháng 12 năm 1951 (theo bản tin ông sinh năm 1909 tại Bần Yên Nhân, Hưng Yên). Tháng 2 năm 1952, Hồ Chủ tịch ký sắc lệnh 84/SL truy tặng ông Huân chương Quân công hạng nhất. Ông cũng là người đầu tiên trong quân đội được nhận Huân chương cao quý này.
Ngày 29 tháng 2 năm 2000, Bộ Tư lệnh quân khu 7 đã di chuyển hài cốt của ông về an táng tại nghĩa trang thành phố Hồ Chí Minh[2]. Tang lễ được cử hành theo nghi thức long trọng. Ông còn được nhà nước truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Nhận định
Trung tướng Nguyễn Bình là người chỉ huy mưu lược, quyết đoán và dũng cảm, giữ kỷ luật nghiêm minh, lập nhiều chiến công xuất sắc ở những nơi nguy hiểm vào những thời điểm khó khăn nhất. Ông có công trong việc thống nhất lực lượng kháng chiến ở Nam Bộ và xây dựng Ban công tác thành (biệt động) Sài Gòn.
Sau khi ông qua đời, nhiều sách báo đã viết về ông như một hiện tượng đặc biệt về tài năng quân sự những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp.
Tuy nhiên ở đây cũng phải nói đến mỗi quan hệ giữa tài năng của Nguyễn Bình và sự tinh tế, mạnh dạn trong cách dùng người của Hồ Chí Minh. Một vị chỉ huy như Nguyễn Bình, sau cách mạng xứng đáng được đứng vào hàng ngũ những người cộng sản, nhưng ông phải đợi đến năm 1946 mới chính thức được vào Đảng. Trên thực tế, ông là người được Hồ Chủ tịch hết sức tin tưởng khi giao phó những trọng trách của thời điểm buổi đầu Nam Bộ kháng chiến: ‘’Bác giao Nam Bộ cho chú!’’. Tất nhiên có rất nhiều lí do, nhưng ta có thể kể đến những lí do có tính chiến lược như: với tình trạng của Nam Bộ thời kì đầu của Nam Bộ kháng chiến, thì việc một người ngoài đảng cộng sản sẽ có tiếng nói mạnh mẽ hơn đối với đông đảo đồng bào Nam Bộ vốn thời kì đó trong tình trạng ‘’cát cứ phân tranh’’ với nhiều màu sắc chính trị, đảng phái, tôn giáo… Mặc khác, vì là người ngoài Đảng cho nên ông sẽ ít bị mật thám Pháp để ý hơn. Thực tế lúc bấy giờ, quân Pháp không biết gì nhiều về ông. Quân Pháp tập trung vào việc tìm hiểu, điều tra các ông Trần Văn Giàu – Trưởng ban kháng chiến Nam Bộ, rồi ông Phạm Ngọc Thạch… mà ít chú ý đến tướng Nguyễn Bình, trong khi chính ông mặc dù chỉ là Ủy viên quân sự nhưng thực tế là người thiết kế, tổ chức kháng chiến.
Thảo có can đảm, vũ dũng hơn người và trung hậu với bạn, trung thành với đoàn thể. Trước Cách mạng Tháng Tám, Thảo lập chiến khu Đông Triều một cách tự động…” (Nhà sử học Trần Huy Liệu)
Sử gia người Pháp chuyên về Đông Dương P.Sê-nút đã viết về “Nguyễn Bình – ông tướng một mắt”. Các sử gia người Pháp tặng Nguyễn Bình biệt danh “Lưu Bá Thừa của Việt Nam” – Lưu Bá Thừa là tướng “độc nhãn long” nổi tiếng chuyên về tiến hành chiến tranh du kích của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Sê-nút ngợi ca Nguyễn Bình là “Lưu Bá Thừa của Việt Nam” đã ngã xuống cho Nam Bộ đứng lên.
Vinh danh
Tên ông được đặt cho nhiều đường phố như tại: thị xã Quảng Yên (từ đường Trần Khánh Dư đến cầu Kim Lăng), Hà Nội, …
Chú thích
Liên kết ngoài
Thể loại:
W. H. Auden
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
W. H. Auden |
U.S. Library of Congress
|
|
Sinh |
21 Tháng 2, 1907
York, Anh |
Mất |
29 tháng 9, 1973 (66 tuổi)
Viên, Áo |
Wystan Hugh Auden (21 tháng 2 năm 1907 – 29 tháng 9 năm 1973) là nhà thơ Mỹ gốc Anh với bút danh W. H. Auden. Wystan Hugh Auden sinh ra và lớn lên ở Anh, trở thành nhà thơ nổi tiếng của Anh, năm 1939 sang Mỹ. Ông là người có sự ảnh hưởng rất lớn đến văn học Anh-Mỹ, là một trong những nhà thơ lớn nhất của thế kỷ 20.
Tiểu sử
Wystan Hugh Auden sinh ở York, Anh. Từ nhỏ được học ở trường St. Edmund (Hindhead), Surrey, sau đó, ở trường Gresham, nổi tiếng với việc giáo dục kỷ luật nghiêm khắc và gắn liền với giáo dục tôn giáo. Auden học thơ cổ ở Đại học Oxford và bắt đầu hoạt động văn học từ ngày còn là sinh viên.
Năm 1930 in tập thơ đầu tiên Poems, chịu ảnh hưởng tư tưởng cách mạng của Karl Marx, Sigmund Freud, Charles Darwin, phê phán xã hội tư sản. Thập niên 1930, Auden sang Đức, sống ở Berlin một số năm, dạy học và sáng tác. Năm 1936 in tập thơ Look, Stranger!, kết hôn với con gái nhà văn Thomas Mann. Thời gian tiếp đó ông đi du lịch nhiều nơi cùng với Christopher Isherwood, và quyết định sang sống ở Mỹ. Việc ông di cư sang Mỹ trước thềm Thế chiến thứ hai, khiến đa số người dân Anh coi như một hành động phản bội, tuy vậy, đối với Auden là vì những lý do cá nhân.
Sang Mỹ năm 1939, ông dạy học ở nhiều trường đại học và tiếp tục sáng tác nhiều tác phẩm nổi tiếng. Các tập thơ: Another Time (1940), The Double Man (1941), For the Time Being (1944). Nhiều tác phẩm sáng tác thời kỳ trước cũng được tập hợp in vào năm 1945. Năm 1948 ông được trao giải Pulitzer, năm 1954 được tặng giải Bollinger, và năm 1967 được tặng huân chương Văn học. Wystan Hugh Auden mất năm 1973 ở Viên, Áo.
Tác phẩm chính
Christopher Isherwood (trái) và W.H. Auden (phải) năm 1939
- Poems, 1930
- The Dance of Death, 1933
- The Dog Beneath the Skin, 1933
- The Ascent of F.6, 1936
- Look, Stranger!, 1936
- Spain, 1937
- Journey to a War, 1939
- Another Time, 1940
- The Double Man, 1941
- For the Time Being, 1944
- Nones, 1951
- The Shield of Achilles, 1955
- Homage to Clio, 1960
- Collected Longer Poems, 1969
- Forewords and Afterwords, 1973
- Collected Shorter Poems 1927-1957, 1966
- Last Poems, 1974
- Collected Poems (1976, new edns. 1991, 2007)
- The English Auden: Poems, Essays, and Dramatic Writings, 1927-1939 (1977)
- Plays and Other Dramatic Writings, 1927-1938 (1989)
- Libretti and Other Dramatic Writings, 1939-1973 (1993)
- Tell Me the Truth About Love: Ten Poems (1994)
- Juvenilia: Poems 1922-1928 (1994)
- Prose and Travel Books in Prose and Verse: Volume I, 1926-1938 (1997)
- Prose, Volume II: 1939-1948 (2002)
Một vài bài thơ
- Are You There?
- Each lover has some theory of his own
- About the difference between the ache
- Of being with his love, and being alone:
-
- Why what, when dreaming, is dear flesh and bone
- That really stirs the senses, when awake,
- Appears a simulacrum of his own.
-
- Narcissus disbelieves in the unknown;
- He cannot join his image in the lake
- So long as he assumes he is alone.
-
- The child, the waterfall, the fire, the stone,
- Are always up to mischief, though, and take
- The universe for granted as their own.
-
- The elderly, like Proust, are always prone
- To think of love as a subjective fake;
- The more they love, the more they feel alone.
-
- Whatever view we hold, it must be shown
- Why every lover has a wish to make
- Some kind of otherness his own:
- Perhaps, in fact, we never are alone.
-
- If I could tell you
- Time will say nothing but I told you so,
- Time only knows the price we have to pay
- If I could tell you I would let you know.
-
- If we should weep when clowns put their show,
- If we should stumble when musicians play?
- Time will say nothing but I told you so.
-
- There are no fortunes to be told, although,
- Because I love you more then I can say,
- If I could tell you I would let you know.
-
- The winds must come from somewhere when they blow,
- There must be reason why the leaves decay;
- Time will say nothing but I told you so.
-
- Perhaps the roses really want to grow,
- The vision seriously intends to stay;
- If I could tell you I would let you know.
-
- Suppose the lions all get up and go,
- And all the brooks and soldiers run away;
- Will time say nothing but I told you so?
- If I could tell you I would let you know.
-
- Epitaph on a Tyrant
- Perfection, of a kind, was what he was after,
- And the poetry he invented was easy to understand;
- He knew human folly like the back of his hand,
- And was greatly interested in armies and fleets;
- When he laughed, respectable senators burst with laughter,
- And when he cried the little children died in the streets.
-
- Funeral blues
- Stop all the clocks, cut off the telephone,
- Prevent the dog from barking with a juicy bone,
- Silence the pianos and with muffled drum
- Bring out the coffin, let the mourners come.
-
- Let aeroplanes circle moaning overhead
- Scribbling on the sky the message He is Dead.
- Put crepe bows round the white necks of the public doves,
- Let the traffic policemen wear black cotton gloves.
-
- He was my North, my South, my East and West,
- My working week and my Sunday rest,
- My noon, my midnight, my talk, my song;
- I thought that love would last forever: I was wrong.
-
- The stars are not wanted now; put out every one,
- Pack up the moon and dismantle the sun,
- Pour away the ocean and sweep up the woods;
- For nothing now can ever come to any good.
-
- The More Loving One
- Looking up at the stars, I know quite well
- That, for all they care, I can go to hell,
- But on earth indifference is the least
- We have to dread from man or beast.
-
- How should we like it were stars to burn
- With a passion for us, we could not return?
- If equal affection cannot be,
- Let the more loving one be me.
-
- Admirer as I think I am
- Of stars that do not give a damn,
- I cannot, now I see them, say
- I missed one terribly all day.
-
- Were all stars to disappear or die,
- I should learn to look at an empty sky
- And feel its total dark sublime,
- Though this might take me a little time.
|
- Anh ở đâu
- Ở những người yêu số phận của mình
- Phải giải quyết một vấn đề tồn tại:
- Đau khổ với tình hay với chính anh.
-
- Vì thân xác thực chỉ trong bóng đêm
- Và cái tôi kéo theo điều khao khát
- Khi thức giấc sẽ trở lại chính anh.
-
- Narcisssus không hình dung ra mình
- Nhìn thấy không phải mình trong hồ nước
- Nên không thể nào có được lặng yên.
-
- Thác nước, lửa, đá và cả trẻ con
- Luôn gây trò và nghĩ suy đơn giản
- Tiếp nhận cuộc đời như nó tự thân.
-
- Đối với ông già Proust thì tình
- Chỉ là dối gian, chỉ là đau khổ
- Càng yêu nhiều, lòng càng lắm cô đơn.
-
- Người đang yêu thường có điều phi lí
- Cái tôi thứ hai mong muốn cho mình
- Nhưng hãy nhớ một điều rất giản dị:
- Không bao giờ ta có được chính mình.
-
- Nếu anh có thể nói với em
- Mọi thứ đều sắp đặt bởi thời gian
- Biết cái giá mà chúng ta phải trả
- Nếu anh biết thì đã nói cùng em.
-
- Hề làm trò – thì ta phải khóc lên
- Ta vấp váp – khi nhạc công chơi nhạc
- Mọi thứ đều sắp đặt bởi thời gian.
-
- Tương lai thì ai biết được đâu em
- Anh yêu em hơn những gì đã nói
- Mọi thứ đều sắp đặt bởi thời gian.
-
- Gió từ đâu, vẫn biết một điều rằng
- Và tại sao chiếc lá vàng rụng xuống
- Mọi thứ đều sắp đặt bởi thời gian.
-
- Những bông hồng quả thực muốn lớn lên
- Và ánh nhìn quả là mong ở lại
- Nếu biết thì anh đã nói cùng em.
-
- Giả sử những con sư tử đứng lên
- Những dòng suối và lính đều bỏ chạy
- Mọi thứ đều sắp đặt bởi thời gian?
- Nếu anh biết thì với em đã nói.
-
- Văn mộ chí cho bạo chúa
- Sự hoàn mỹ là điều hắn mê say
- Thơ hắn làm ra mọi người dễ hiểu
- Hắn biết sự ngu muội như bàn tay
- Hắn quan tâm những binh đoàn, hạm đội
- Khi hắn cười, nghị sĩ cười nắc nẻ
- Khi hắn khóc, trẻ ngoài phố chết đầy.
-
- Điệu blues trong lễ tang
- Quên đồng hồ đi, tắt điện thoại
- Ngăn chó sủa bằng cách ném cục xương
- Thôi đánh trống, ngưng tiếng dương cầm
- Khiêng quan tài để người ta đến vái.
-
- Hãy cho tàu bay lượn vòng than khóc
- Vẽ lên trời dòng chữ Anh Đi Rồi
- Buộc băng tang quanh cổ trắng bồ câu
- Và găng đen đeo vào cho cảnh sát.
-
- Anh với tôi là Đông, Tây, Nam, Bắc
- Là tuần làm việc, chủ nhật nghỉ ngơi
- Là trưa, tối, là lời, là khúc hát
- Là tình yêu, tôi ngỡ, đến muôn đời.
-
- Giờ ai cần những vì sao, hãy tắt
- Dỡ mặt trời và đóng gói mặt trăng
- Tát cạn bể và chặt hết cây rừng
- Bởi giờ đây chẳng còn gì tốt đẹp.
-
- Yêu nhiều hơn
- Khi nhìn lên những vì sao tôi biết
- Sự thờ ơ – dù phải về địa ngục
- Nhưng sự bàng quan có ở trên đời
- Không đáng sợ, cả thú cũng như người.
-
- Có phải ngôi sao bằng đam mê thiêu đốt
- Để chúng ta không còn quay về được?
- Nếu như tình cảm không thể cân bằng
- Thì hãy để cho tôi yêu nhiều hơn.
-
- Tôi vẫn nghĩ rằng ngôi sao ban phước
- Dù với ngôi sao thế nào cũng được
- Và tôi cũng không thể nói như vầy:
- Không có sao, tôi không phải là tôi.
-
- Cứ để cho những ngôi sao biến mất
- Khi đó chỉ còn bóng đêm dày đặc
- Tôi sẽ quen nhìn bầu trời trống không
- Dù điều này cần một ít thời gian.
- Bản dịch của Nguyễn Viết Thắng
|
Tham khảo
Liên kết ngoài
|