#cnm365 #cltvn 10 tháng 2


TỈNH THỨC CÙNG THÁNG NĂM
Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tinh-thuc-cung-thang-nam/https://hoangkimvn.wordpress.com/tag/tinh-thuc-cung-thang-nam/

CNM365 Tình yêu cuộc sống https://hoangkimlong.wordpress.com; #tinhyeucuocsong  #hoangkimlong,  #hoanggia#Thungdung#dayvahoc, #vietnamhoc#cnm365#cltvn; Ban mai chào ngày mới; Tỉnh thức cùng tháng năm; Ai bảo chăn trâu là khổ? A Na tìm được Ngọc; Hoàng Tố Nguyên tiếng TrungHoàng Long cây lương thực;  Hoàng Kim chuyện đời tôiChọn giống sắn Việt Nam; Thầy nghề nông chiến sĩ;  Kim Notes lắng ghi chú; Thầy bạn là lộc xuân;  Hoàng Ngọc Dộ khát vọng; Sóc Trăng Lương Định CủaThầy Quyền thâm canh lúaThầy Xuân canh tác lúa; Thầy Vũ trong lòng tôi; Thầy Luật lúa OMCS OM;  TTC Group Sen vào hè;  ĐHNN2 Hà Bắc nay và xưa; Lớp 10A TT ĐHNN2 Hà Bắc;  Lên Trúc Lâm Yên TửĐêm Yên Tử;  Sự chậm rãi minh triết; Chuyện ngậm ngãi tìm trầm; Họ im lặng như núiVăn chương ngọc cho đời; Chính Ngọ đoán Kinh Dịch; #cnm365 #cltvn An nhiên; Một gia đình yêu thương; Kim Notes lắng ghi chú; Chung sức trên đường xuân; Xuân sớm Ngọc Phương Nam; Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; An vui cụ Trạng Trình; Trăng rằm Ngọc Quan Âm; Pho tượng Ngọc Quan Âm; Quà xuân thật tuyệt vời; Chuyện đời không thể quên; Thời chuyển mùa nhớ bạn.

Xuân mới; Ban mai chào ngày mới; Thơ Pushkin bình minh Nga;; Pushkin 9 kiệt tác thơ tình; Chuyện cổ tích người lớn; Nếp nhà đẹp văn hóa; Về với vùng cát đá; CNM365 Tình yêu cuộc sống; Minh triết cho mỗi ngày; Nguyễn Trọng Tạo nhịp đồng dao; Theo chân người dẫn đường; Nông nghiệp sinh thái Việt; Học không bao giờ muộn; Lời Thầy dặn thung dung; Lời Thầy luôn theo em; Ban mai; Vui bước tới thảnh thơi; Hoàng Thành; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Chuyện cổ tích người lớn; Ngày 10 tháng 2 năm 1837 Pushkin nhà thơ người Nga qua đời do thương tích sau một trận đấu súng vì danh dự. Ngày 10 tháng 2 năm 1913, Hoàng Hoa Thám, thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa Yên Thế bị thực dân Pháp sát hại (ông sinh năm 1858); Ngày 10 tháng 2 năm 1930 Việt Nam Quốc dân Đảng phát động cuộc Khởi nghĩa Yên Bái tại Bắc Kỳ nhằm chống lại sự đô hộ của Thực dân Pháp. Bài chọn lọc ngày 10 tháng 2: Xuân mới; Ban mai chào ngày mới; Thơ Pushkin bình minh Nga; Pushkin 9 kiệt tác thơ tình; Chuyện cổ tích người lớn; Nếp nhà đẹp văn hóa; Về với vùng cát đá; CNM365 Tình yêu cuộc sống; Minh triết cho mỗi ngày; Nguyễn Trọng Tạo nhịp đồng dao; Theo chân người dẫn đường; Nông nghiệp sinh thái Việt; Học không bao giờ muộn; Lời Thầy dặn thung dung; Lời Thầy luôn theo em; Ban mai lặng lẽ sáng; Vui bước tới thảnh thơi; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Gốc mai vàng trước ngõ; Hoàng Ngọc Dộ khát vọng; Hoàng Trung Trực đời lính; Truyện Pie Đại đế; Minh triết cho mỗi ngày. Biển Hồ Chùa Bửu Minh, Trần Đăng Khoa trong tôi; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-10-thang-2/https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-10-thang-2/

THỜI CHUYỂN MÙA NHỚ BẠN
Hoàng Kim


Thời chuyển mùa nhớ bạn
Thấm thía điều phước duyên
Ban mai chào ngày mới
Tỉnh thức cùng tháng năm

Lời thương ngày hội ngộ
Tình thân bên bạn hiền
Bạn quý mừng gặp nhau
Chuyện đời không thể quên.

Bạn tắm mát đời tôi
Bởi những điều bình dị
Có một ngày như thế
Thầy bạn là lộc xuân.

Năm tháng đó là em
Thầy bạn trong đời tôi
Trường tôi nôi yêu thương
Một niềm tin thắp lửa.

Ban mai chào ngày mới 31 https://youtu.be/rAJWcnzvMDA
Ban mai chào ngày mới 9 https://youtu.be/W-3Fu-e9KuE

THẦY BẠN LÀ LỘC XUÂN
Hoàng Kim


Tôi viết bài này để tỏ lòng biết ơn thầy bạn dưới mái trường Nông Lâm thân thương và làm món quà nhỏ thân tặng cho các em sinh viên nghèo hiếu học. Thầy, bạn là lộc xuân đời tôi mà nếu thiếu sự động viên, giúp đỡ này thì tôi không thể có được ngày hôm nay:“Em đã học nhiều gương sáng danh nhân. Hãy biết nhục, biết hèn mà lập chí. Thắp đèn lên đi em, ngọn đèn dầu bền bỉ. Sáng giữa đời lấp lánh một niềm tin”. xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-ban-la-loc-xuan/. Thật hạnh phúc và yêu thích khi “Ta vui hòa nhịp thời gian Thung dung nhàn giữa gian nan đời thường”, https://cnm365.wordpress.com/https://hoangkimvn.wordpress.com

Cao hơn trang văn là cuộc đời. Thầy bạn là lộc xuân. Tôi neo lại ít hình ảnh tư liệu của 5 lớp bạn học Trồng trọt 4, Trồng trọt 10 Trồng trọt 2A, Trồng trọt 2B, Trồng trọt 2C để nhớ của Trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc, là tiền thân Trường Đại học Nông Lâm Huế và Trường Đại học Bắc Giang ngày nay, với Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh hiện tại). Ngắm hình ảnh thầy bạn lòng tôi bồi hồi xúc động nhớ lại. Ai cũng có câu chuyện của riêng mình. Thầy bạn đã lưu lại ảnh hưởng sâu sắc trong đời chúng ta. “Dù chúng ta đang ở đâu, chính thầy bạn đã tạo nên thế giới”. Video Kỷ niệm 50 năm Trường Đại học Nông Lâm Huế

LỜI THƯƠNG
Ta đi về chốn trong ngần
Để thương sỏi đá cũng cần có nhau

Tôi viết bài này để tỏ lòng biết ơn thầy bạn dưới mái trường Nông Lâm thân thương và làm món quà nhỏ thân tặng cho các em sinh viên nghèo hiếu học, Trường tôi nôi yêu thương, Một niềm tin thắp lửa; Thầy bạn trong đời tôi; Hoa Đất lời Thầy dặn. Về Trường để nhớ thương. Thầy bạn là lộc xuân, đời tôi nếu thiếu sự động viên giúp đỡ này thì tôi không thể có được ngày hôm nay:“Em đã học nhiều gương sáng danh nhân. Hãy biết nhục, biết hèn mà lập chí. Thắp đèn lên đi em, ngọn đèn dầu bền bỉ. Sáng giữa đời lấp lánh một niềm tin” Ngày Hạnh Phúc là ngày luôn ấm áp tình thầy bạn. Lời thương sâu sắc lắng đọng

TRƯỜNG TÔI NÔI YÊU THƯƠNG

Đại học Nông Lâm thật thích
Bạn thầy vui thật là vui
Sân Trường giảng đường ấm áp
Đường xuân phơi phới tuyệt vời

Hình như mọi người trẻ lại
Hình như người ấy đẹp hơn
Hình như tre già măng mọc
Nắng mai soi giữa tâm hồn.

Thầy bạn trong ngoài thiện nguyện
Về Trường chia sẻ động viên
Trang sách trang đời lắng đọng
Yêu thương bao cuộc đời hiền.

Thầy ơi hôm nay chưa gặp
Lời thương mong ước bình an
Tình khúc Nông Lâm ngày mới
Sức xuân Tự nguyện Lên đàng.

Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh nôi yêu thương đào tạo nguồn lực khoa học nông nghiệp. Trường tôi có lịch sử hình thành từ Trường Quốc Gia Nông Lâm Mục BLao (Bảo Lộc) thành lập ngày 19 tháng 11 năm 1955. Khóa 1 và khóa 2 chúng tôi năm 1975 là lớp sinh viên đầu tiên của mái trường này sau ngày Việt Nam thống nhất. Lịch sử của Trường trãi qua ba giai đoạn (1955-1975, 1975-2000, 2000- đến nay).Tòa nhà chính Phượng Vĩ biểu tượng Trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh hôm nay là khối nhà chữ U do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ khôi nguyên La Mã xây dựng, được đưa vào sử dụng năm 1974. Tại tòa nhà chính lộng lộng trên cao kia là dòng chữ nổi bật tên Trường, nơi ẩn ngữ “KHÔNG CÓ GÌ QUÝ HƠN ĐỘC LẬP TỰ DO” lời Chủ tịch Hồ Chí Minh; Trường tôi thấm sâu bài học lịch sử: “Trận chiến hôm qua bạn góp máu hồng. Lớp học hôm nay bạn không trở lại. Trách nhiệm trong mình nhân lên gấp bội. Đồng đội ơi, tôi học cả phần anh”. Nơi đây lắng đọng những trang vàng truyền thống: Thầy Hiếu Đêm Giáng Sinh kể lại; Chuyện thầy Tôn Thất Trình; Chuyện thầy Dương Thanh Liêm; Chuyện thầy Ngô Kế Sương; Thầy Quyền thâm canh lúa; Thầy bạn là lộc xuân; Thầy bạn trong đời tôi; Chung sức; Về Trường để nhớ thương; Việt Nam con đường xanh; …Biết bao ký ức và gương sáng về Trường tỏa sáng tình yêu thương.

MỘT NIỀM TIN THẮP LỬA

Nhìn đàn em ngời niềm vui rạng rỡ.
Chợt thấy lòng rưng rưng.
Công việc nghề nông cực mà hạnh phúc.
Cố lên em nổ lực không ngừng !

Hột mồ hôi lắng vào hạt gạo
Câu ca ông bà theo suốt tháng năm
Thêm bữa cơm ngon cho người lao động
Nâng chén cơm thơm, qúy trọng người trồng.

Em ơi hãy học làm ruộng giỏi
Nghề nông thời nào cũng quý kỹ năng
Người dân khá hơn là niềm ao ước
Công việc này giao lại cho em.

Có một mùa xuân hạnh phúc
Ơn mẹ cha lam lũ sớm hôm
Thương con vạc gọi sao mai dậy sớm
Một niềm tin thắp lửa giữa tâm hồn.

Bước tiếp bước giữa trường đời gian khó
Học làm người lao động siêng năng
Rèn nhân cách vượt lên bao cám dỗ
Đức và Tài tử tế giữa Nhân Dân.

Hình ảnh và bài viết Trường tôi nôi yêu thương đã đăng trên Kỷ yếu 65 năm Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh trang 146

Ai cũng có ước nguyện về trường. Tôi thấu hiểu vì sao thầy Đặng Quan Điện, thầy Dương Thanh Liêm là một trong những người thầy Hiệu Trưởng mẫu mực của Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đều có nguyện vọng được ghé thăm Trường trước lúc đi về chốn vĩnh hằng Thầy Tôn Thất Trình, người Hiệu trưởng thứ hai của Trường trên 80 tuổi vẫn viết blog The Gift như một quà tặng trao lại cho lớp trẻ và viết hai  bài hột lúa, con cá cho ngày Nhà giáo Việt Nam. Thầy Lưu Trọng Hiếu với tình yêu thương gửi lại đã hiến tặng toàn bộ tiền phúng viếng của Thầy cùng với số tiền gia đình góp thêm để làm quỷ học bổng cho Trường tặng những em sinh viên nghèo hiếu học. Ca sỹ Đàm Vĩnh Hưng tặng học bổng cho sinh viên Đại học Nông Lâm gặp khó khăn học giỏi vì tuổi thơ của anh nhọc nhằn không có cơ hội đến trường, khi thành đạt anh muốn chia sẻ để chắp cánh cho những ước mơ.

Tôi cũng là người học trò nghèo năm xưa với ba lần ra vào trường đại học, cựu sinh viên của năm lớp, nay tỏ lòng biết ơn bằng cách trở lại Trường góp chút công sức đào tạo và vinh danh những người Thầy người Bạn đã cống hiến không mệt mỏi, thầm lặng và yêu thương góp công cho sự nghiệp trồng người. Chừng nào mỗi chúng ta chưa ứa nước mắt thấm hiểu sự nhọc nhằn của người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt gạo. Chừng nào những giá trị khoa học cao quý, liên tục, âm thầm chưa đủ mang lại niềm vui cho bữa ăn người nghèo thì chừng đó chúng ta vẫn còn phải dạy và học. Cái gốc của sự học là học làm người. Bài học quý về tình thầy bạn mong rằng sẽ có ích cho các em sinh viên đang nổ lực khởi nghiệp.

THẦY BẠN TRONG ĐỜI TÔI

Quê tôi ở miền Trung nghèo khó “Nhà mình gần ngã ba sông/ Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình,/ Linh Giang sông núi hữu tình / Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con/ Chèo thuyền cho khuất bến Son/ Để con khỏi chộ (thấy) nước non thêm buồn/ Câu thơ quặn thắt đời con/ Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ”. Mẹ tôi mất sớm, cha bị bom Mỹ giết hại, tôi và chị gái đã được anh Hoàng Ngọc Dộ nuôi dạy cơm ngày một bữa suốt năm năm trời. Thầy Nguyễn Khoa Tịnh đứng khóc trên bục giảng vận động thầy cô, bạn hữu chia sớt khoai sắn giúp đỡ. Tôi cũng dạy năm lớp vở lòng, ba lớp bổ túc văn hóa để vượt khó vươn lên. Thầy Hiệu trưởng Trần Đình Côn đã viết những lời xúc động trong trường ca tình thầy trò: Thương em nhỏ gieo neo mẹ mất. Lại cha già giặc giết hôm qua. Tình thầy, tình bạn, tình cha. Ấy là ân nghĩa thiết tha mặn nồng” Những gương mặt thầy bạn đã trở thành máu thịt trong đời tôi.

Tôi thi đậu vào Trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc năm 1970, và học Trồng trọt 4 cùng khóa với các bạn Trần Văn Minh, Đỗ Thị Minh Huệ, Phan Thanh Kiếm, Đỗ Khắc Thịnh, Vũ Mạnh Hải, Phạm Sĩ Tân, Phạm Huy Trung, Lê Xuân Đính, Nguyễn Hữu Bình, Lê Huy Bá, Nguyễn Văn Toàn, Lâm Quang Hinh, Nguyễn An Tiêm, … cho đến ngày 02 tháng 9 năm 1971 thì tôi gia nhập quân đội cùng lứa với Nguyễn Văn Thạc. Đợt tuyển quân sinh viên trong ngày độc lập đã nói lên sự quyết liệt sinh tử và ý nghĩa thiêng liêng của ngày cầm súng. Chiến trường đánh lớn. Đơn vị chúng tôi chỉ huấn luyện rất ngắn rồi vào trận ngay với 81 đại đội vượt sông Thạch Hãn. Chiến dịch Quảng Trị năm 1972 sau này đã đi vào huyền thoại: “Đò lên Thạch Hãn ơi chèo nhẹ/ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm/ Có tuổi hai mươi thành sóng nước/ Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm” Tổ chúng tôi bốn người thì Xuân và Chương hi sinh, chỉ Trung và tôi trở về trường sau ngày đất nước thống nhất.  Những vần thơ viết dưới đây là xúc động sâu xa của tôi khi nghĩ về bạn học đồng đội đã khuất: “Trận chiến hôm qua bạn góp máu hồng. Lớp học hôm nay bạn không trở lại. Trách nhiệm trong mình nhân lên gấp bội. Đồng đội ơi, tôi học cả phần anh

Tôi về học tiếp năm thứ hai tại Trồng trọt 10 của Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc. Những khuôn mặt thân thương trên bức ảnh này là hình ảnh bạn hữu gặp lại nhau nơi ngôi trường Đại học Nông nghiệp Bắc Giang và Đại học Nông Lâm Huế với những lần lớp Trồng trọt 10 chúng tôi cùng đi chơi chung với nhau.

Tôi chuyển trường vào học tiếp năm thứ hai Trồng trọt 2 của Trường Đại học Nông nghiệp 4, tiền thân Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh ngày nay. Thuở đó khối Trồng trọt 2 là khóa tuyển sinh đầu tiên sau ngày Việt Nam thống nhất Khóa 1 là khóa tuyển sinh trước giải phóng. Trồng trọt 2 chúng tôi là chung một lớp, học chung khoa học đại cương và khoa học cơ sở, đến khi học chuyên khoa thì mới tách ra ba lớp 2A, 2B, 2C. nhưng bất cứ việc gì chúng tôi cũng đều học chung, làm chung, chơi chung với nhau, cho mãi đến tận sau này vẫn vậy. Tôi làm Chủ tịch Hội Sinh viên thay cho anh Nguyễn Anh Tuấn khoa thủy sản, ra trường về dạy Đại học Cần Thơ. Chị Tuyết và anh Tuân làm Bí thư và Phó bí Thư Đoàn Trường, anh Trần Ngọc Quyền làm Bí thư Đoàn Khoa. Tình thầy bạn ấm áp trong lòng tôi.

Trồng trọt khóa hai chúng tôi thuở đó được học với các thầy cô: Nguyễn Đăng Long, Tô Phúc Tường, Nguyễn Tâm Đài, Trịnh Xuân Vũ, Lê Văn Thượng, Ngô Kế Sương, Trần Thạnh, Lê Minh Triết, Phạm Kiến Nghiệp, Nguyễn Bá Khương, Nguyễn Tâm Thu, Nguyễn Bích Liễu, Trần Như Nguyện, Trần Nữ Thanh, Vũ Mỹ Liên, Từ Bích Thủy, Huỳnh Thị Lệ Nguyên, Trần Thị Kiếm, Vũ Thị Chỉnh, Ngô Thị Sáu, Huỳnh Trung Phu, Phan Gia Tân, Nguyễn Văn Tài, Nguyễn Văn Kế, … Ngoài ra còn có thầy thỉnh giảng Nguyễn Văn Uyển, Nguyễn Văn Thắng, … với nhiều thầy cô hướng dẫn thực hành, thực tập, kỹ thuật phòng thí nghiệm, chủ nhiệm lớp như Bùi Cách Tuyến, Nguyễn Văn Kịp, Lê Quang Hưng, Trương Đình Khôi, Nguyễn Ngọc Châu, Nguyễn Gia Quốc, Nguyễn Văn Biền, Lê Huy Bá, Hoàng Quý Châu, Phạm Lệ Hòa, Đinh Ngọc Loan, Chung Anh Tú và cô Thảo (sau này là cô Dung) làm thư ký văn phòng Khoa. Cô Nguyễn Thị Chắt ở Nga về dạy sau một chút.

Bác Năm Quỳnh là Bí thư Đảng ủy đầu tiên của Trường sau đó là thầy Kiên và cô Bạch Trà. Thầy Nguyễn Phan là Hiệu trưởng kiêm Trưởng Trại Thực nghiệm. Thầy Dương Thanh Liêm, Nguyễn Ngọc Tuân, Võ Thị Tuyết, Ngô Văn Mận, Bùi Xuân An … ở khoa Chăn nuôi Thú y, thầy Nguyển Yên Khâu, Nguyễn Quang Lộc … ở khoa Cơ khí, cô Nguyễn Thị Sâm ở Phòng Tổ chức, cô Văn Thị Bạch Mai dạy tiếng Anh, thầy Đặng, thầy Tuyển, thầy Châu ở Kinh tế Mác Lê … Thầy Trần Thạnh, anh Quang, anh Đính, anh Đống ở trại Trường là những người đã gần gũi và giúp đỡ nhiều các lớp nông học. Thuở đó đời sống thầy cô và sinh viên thật thiếu thốn. Các lớp Trồng trọt khóa 1, khóa 2, khóa 3 chúng tôi thường hoạt động chung như: thực hành sản xuất ở trại lúa Cát Lái, giúp dân phòng trừ rầy nâu, điều tra nông nghiệp, trồng cây dầu che mát sân trường, rèn nghề ở trại thực nghiệm, huấn luyện quốc phòng toàn dân, tập thể dục sáng, hội diễn văn nghệ, thi đấu bóng chuyền, bóng đá tạo nên sự thân tình gắn bó.

Những sinh viên các khóa đầu tiên được đào tạo ở Khoa Nông học sau ngày Việt Nam thống nhất hiện đang công tác tại trường có các thầy cô như Huỳnh Hồng, Phan Văn Tự, Cao Xuân Tài, Từ Thị Mỹ Thuận, Lê Văn Dũ, …Tháng 5 năm 1981, nhóm sinh viên của khoa Nông học đã bảo vệ thành công đề tài thu thập và tuyển chọn giống khoai lang Hoàng Long, Chiêm Dâu, Gạo, Bí Đà Lạt được Bộ Nông nghiệp công nhận giống ở Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Toàn Quốc Lần thứ Nhất tổ chức tại Thành phố Hố Chí Minh. Đây là một trong những kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đầu tiên của Trường giới thiệu cho sản xuất. Thầy Cô Khoa Nông học và hai lớp Trồng trọt 2, Trồng trọt 3 cũng đã làm họ trai họ gái tác thành đám cưới cho vợ chồng tôi. Sau này, chúng tôi lấy tên khoai Hoàng Long để đặt cho con và thầm hứa việc tiếp nối sự nghiệp nghiên cứu khoa học và giảng dạy, một nghề nghiệp cao quý và lương thiện. “Biết ơn thầy cô giáo dịu hiền. Bằng khích lệ động viên lòng vượt khó. Trăm gian nan buổi ban đầu bở ngỡ. Có bạn thầy càng bền chí vươn lên. Trước mỗi khó khăn tập thể luôn bên. Chia ngọt xẻ bùi động viên tiếp sức. Thân thiết yêu thương như là ruột thịt. Ta tự nhủ lòng cần cố gắng hơn. Bạn học chúng tôi vẫn thỉnh thoảng họp mặt, có Danh sách các lớp Trồng trọt 2, Trồng trọt 3 số điện thoại và địa chỉ liên lạc. Một số hình ảnh của các lớp ngày ấy và bây giờ.

BÀI HỌC QUÝ TỪ THẦY

Nhiều Thầy Bạn đã hun đúc nên nhân cách, niềm tin, nghị lực và trang bị kiến thức vào đời cho tôi, xin ghi lại một số người Thầy ảnh hưởng lớn đối với tôi

Thầy Mai Văn Quyền sống phúc hậu, tận tâm hướng dẫn khoa học sát thực tiễn. Công việc làm người hướng dẫn khoa học trong điều kiện Việt Nam phải dành nhiều thời gian, chu đáo và nhiệt tình. Thầy Quyền là chuyên gia về kỹ thuật thâm canh lúa và hệ thống canh tác đã hướng nghiệp vào đời cho tôi. Những dòng thơ tôi viết trên trang cảm ơn của luận án tiến sĩ đã nói lên tình cảm của tôi đối với thầy cô: Ơn Thầy Cha ngày xưa nuôi con đi học. Một nắng hai sương trên những luống cày. Trán tư lự, cha thường suy nghĩ. Phải dạy con mình như thế nào đây? Cha mất sớm, bom thù rung mặt đất. Cái chết giằng cha ra khỏi tay con. Mắt cha lắng bao niềm ao ước. Vẫn lo cho con đến phút cuối cùng. Giặc giết cha, cha chưa kịp thấy. Tương lai con đi, sự nghiệp con làm. Cha có biết, luống cày cha bỏ dỡ. Cha ngã xuống rồi trao lại tay con. Trên luống cày này, đường cày con vững. Bởi có dáng thầy thay bóng cha xưa. Hiểu mảnh đất máu đào cha nhuộm đỏ. Thôi thúc tim con học tập phút giờ …”. Thầy Mai Văn Quyền, Trịnh Xuân Vũ, … hiện đã trên 85 tuổi, vẫn đang đào tạo trên đại học cho Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh và nhiều Viện Trường khác. Tấm gương phúc hậu và tận tụy của Thầy luôn nhắc nhở tôi.

Thầy Norman Borlaug sống nhân đạo, làm nhà khoa học xanh nêu gương tốt. Thầy là nhà nhân đạo, nhà nông học Mỹ cha đẻ của cuộc cách mạng xanh được tặng giải Nobel và Tổng thống Mỹ trao tặng huân chương cao quý nhất của nước Mỹ, thế giới tôn vinh là nhà bác học số một của nhân loại trong  cuộc chiến chống nghèo đói. Thầy đã suốt đời nghiên cứu giảng dạy về chọn tạo và phát triển cây lương thực, góp phần cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập cho hàng trăm triệu nông dân nghèo ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Thầy là người sáng lập Giải thưởng Lương thực Thế giới và tổ chức nhiều hoạt động thiết thực thắp sáng niềm tin yêu cuộc sống. Tôi được Thầy ghé thăm gần trọn buổi chiều tại phòng riêng ở CIMMYT, Mexico ngày 29.8.1988. Thầy đã một mình ghé thăm người trò nhỏ duy nhất của châu Á trong lớp học “Quản lý Trung tâm/ Trạm trại Nông nghiệp”. Khi Thầy đến, tôi đang thắp nến trên giá sách trong phòng đề tưởng nhớ ngày cha mất. Biết cha tôi bị bom Mỹ giết hại tại làng nhỏ ở Quảng Bình của buổi chiều này hai mươi năm trước (1968) lúc tôi còn là học sinh trung học của Trường cấp Ba Bắc Quảng Trạch, Thầy bối rối xin lỗi và thật bất ngờ tôi đã có được một buổi chiều vô giá riêng tư bên Thầy. Lời Thầy dặn thật thấm thía: “ Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó”; “Hãy vươn tới những vì sao Cho dù không chạm được vào nó, nhưng nếu cố gắng hết sức, ít ra, chúng ta cũng chạm được những hạt bụi của ngôi sao”; “Việc chính đời người chỉ ít thôi. Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi. Phúc hậu suốt đời làm việc thiện. Di sản muôn năm mãi sáng ngời”.

Thầy Tôn Thất Trình sống nhân cách, dạy từ xa và chăm viết sách. Giáo sư Tôn Thất Trình sinh ngày 27 tháng 9 năm 1931 ở huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên (Huế), thuộc hoàng tộc nhà Nguyễn Phước, hiện hưu trí tại Irvine, California, Hoa Kỳ đã có nhiều đóng góp thiết thưc, hiệu quả cho nông nghiệp, giáo dục, kinh tế Việt Nam. Thầy làm giám đốc Trường Cao Đẳng Nông Lâm Súc Sài Gòn theo bổ nhiệm của GS. Phạm Hoàng Hộ, tổng trưởng giáo dục đương thời chỉ sau bác sỹ Đặng Quan Điện vài tháng. Giáo sư Tôn Thất Trình đã hai lần làm Tổng Trưởng Bộ Canh Nông và Cải Cách Điền Địa năm 1967 và 1973, nguyên chánh chuyên viên,  tổng thư ký Ủy Ban Lúa Gạo Quốc Tế của FAO (Rome). Thành tựu nổi bật của giáo sư trên lĩnh vực nông nghiệp bao gồm việc chỉ đạo phát triển đại trà năm 1967-1973 lúa Thần Nông (IR8…) nguồn gốc IRRI mang lại chuyển biến mới cho nghề lúa Việt Nam; Giáo sư trong những năm làm việc ở FAO đã giúp đỡ Bộ Nông nghiệp Việt Nam phát triển các giống lúa thuần thấp cây, ngắn ngày nguồn gốc IRRI cho các tỉnh phìa Bắc; giúp phát triển  lúa lai, đẩy mạnh các chưong trình cao su tiểu điền, mía, bông vải, đay, đậu phộng , dừa, chuối, nuôi cá bè ở Châu Đốc An Giang, nuôi tôm ở Bạc Liêu, Sóc Trăng, nuôi cá măng ở Bình Định, nuôi tôm càng xanh ở ruộng nước ngọt, trồng phi lao chống cát bay, trồng bạch đàn xen cây họ đậu phủ xanh đất trống đồi trọc, trồng lại thông hai lá, ba lá ở Huế và ở Đà Lạt,  nuôi heo lai ba dòng nhiều nạc,  nuôi dê sữa , bò sữa, trồng rau, hoa, cây cảnh. Trong lĩnh vực giáo dục, giáo sư đã trực tiếp giảng dạy, đào tạo nhiều khóa học viên cao đẳng, đại học, biên soạn nhiều sách.  Giáo sư có nhiều kinh nghiệm và  đóng góp trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại và quan hệ quốc tế với Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Pháp…Tôi học gián tiếp Thầy qua sách báo và internet. Giáo trình nông học sau ngàyViệt Nam thống nhất thật thiếu thốn. Những sách Sinh lý Thực vật, Nông học Đại cương, Di truyền học, Khoa học Bệnh cây , Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam … do tập thể hoặc chuyên gia đầu ngành phía Bắc biên soạn thời đó hiếm và quý như vàng. Cái khó khác cho thầy trò chúng tôi là thiếu kinh nghiệm thực tiễn của đồng ruộng phương Nam. Những bộ sách của thầy Trình như Cải Thiện Trồng Lúa 1965-66 (hai lần tái bản), Nông Học Đại Cương 1967 (ba lần tái bản), Mía Đường 1972 (hai lần tái bản), Cây Ăn Trái Có Triển Vọng 1995 (ba lần tái bản), Cây Ăn Trái Cho Vùng Cao 2004, … cùng với sách của các thầy Nguyễn Hiến Lê, Trần Văn Giàu, Phạm Hoàng Hộ, Lương Định Của, Lê Văn Căn, Vũ Công Hậu, Vũ Tuyên Hoàng, Đường Hồng Dật, Nguyễn Văn Luật, Võ Tòng Xuân, Mai Văn Quyền, Thái Công Tụng, Chu Phạm Ngọc Sơn, Phạm Thành Hổ … đã bổ khuyết rất nhiều cho sự học hỏi và thực tế đồng ruộng của chúng tôi. Sau này khi đã ra nước ngoài, thầy Trình cũng viết rất nhiều những bài báo khoa học kỹ thuật, khuyến học trên các báo nước ngoài, báo Việt Nam và blog The Gift. Điều tôi thầm phục Thầy là nhân cách kẻ sĩ vượt lên cái khó của hoàn cảnh để phụng sự đất nước. Lúa Thần Nông áp dụng ở miền Nam sớm hơn miền Bắc gần một thập kỷ. Sự giúp đỡ liên tục và hiệu quả của FAO sau ngày Việt Nam thống nhất có công lớn của thầy Trình và anh Nguyễn Văn Đạt làm chánh chuyên gia của FAO. Blog The Gift là nơi lưu trữ những “tâm tình” của gíáo sư dành cho Việt Nam, đăng các bài chọn lọc của Thầy từ năm 2005 sau khi về hưu. Đa số các bài viết trên blog của giáo sư về Phát triển Nông nghiệp, Kinh Tế Việt Nam, Khoa học và Đời sống  trong chiều hướng khuyến khích sự hiếu học của lớp trẻ. Nhân cách và tầm nhìn của Thầy đối với tương lai và vận mệnh của đất nước đã đưa đến những đóng góp hiệu quả của Thầy kết nối quá khứ và hiện tại, tạo niềm tin tương lai, hòa giải và hòa hợp dân tộc.

THẦY BẠN LÀ LỘC XUÂN

Bill Clinton trong tác phẩm ‘Đời tôi’ đã xác định năm việc chính quan trọng nhất của đời mình là muốn làm người tốt, có gia đình êm ấm, có bạn tốt, thành đạt trong cuộc sống và viết được một cuốn sách để đời. Ông đã giữ trên 30 năm cuốn sách mỏng “Làm thế nào để kiểm soát thời gian và cuộc sống của bạn” và nhớ rõ năm việc chính mà ông ước mơ từ lúc còn trẻ. Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời. Tôi biết ơn mái trường thân yêu mà từ đó tôi đã vào đời để có được những cơ hội học và làm những điều hay lẽ phải.

Anh Bùi Chí Bửu tâm sự với tôi: Anh Bổng (Bùi Bá Bổng) và mình đều rất thích bài thơ này của Sơn Nam:”Trong khói sóng mênh mông/ Có bóng người vô danh/ Từ bên này sông Tiền/ Qua bên kia sông Hậu / Tay ôm đàn độc huyền/ Điệu thơ Lục Vân Tiên / Với câu chữ/ Kiến nghĩa bất vi vô dõng giả / Từ Cà Mau Rạch Giá / Dựng chòi đốt lửa giữa rừng thiêng/ Muỗi vắt nhiều hơn cỏ/ Chướng khí mờ như sương/ Thân chưa là lính thú / Sao không về cố hương?” Anh Mai Thành Phụng vừa lo xong diễn đàn khuyến nông Sản xuất lúa theo GAP tại Tiền Giang lại lặn lội đi Sóc Trăng ngay để kịp Hội thi và trình diễn máy thu hoạch lúa. Anh Lê Hùng Lân trăn trở cho giống lúa mới Nàng Hoa 9 và thương hiệu gạo Việt xuất khẩu. Anh Trần Văn Đạt vừa giúp ý kiến “Xây dựng thương hiệu cho lúa gạo Việt Nam” lại hổ trợ ngay bài viết mới.

Trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh kỷ niệm 65 năm ngày thành lập (1955- 2020). Dưới mái trường thân yêu này, kết nối Gia đình Nông nghiệp Việt Nam, có biết bao nhà khoa học xanh, nhà giáo nghề nông vô danh đã thầm lặng gắn bó đời mình với nhà nông, sinh viên, ruộng đồng, giảng đường và phòng thí nghiệm. Thật xúc động và tự hào được góp phần giới thiệu một góc nhìn về sự dấn thân và kinh nghiệm của họ.

Hoàng Kim
(Bài đã đăng trên kỷ yếu 60 năm Khoa Nông học Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, có hiệu đính, bổ sung, bảo tồn và phát triển thông tin, nhân kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Trường và Khoa (19/11/1955- 19/11/2020); xem tiếp Lớp 10A TT ĐHNN2 Hà Bắc; Dấu xưa thầy bạn quý

BAN MAI CHÀO NGÀY MỚI
Hoàng Kim

Nắng ban mai ghé cửa
Tỉnh thức hoa bình minh
Sớm xuân cuối đêm lạnh
Cười nụ nhớ an nhiên.

Trăng rằm thương nhớ anh
Đêm lạnh vầng trăng tỏ
Nắng xuân tươi trước cửa
Trăng thương nơi cuối trời

Thích chia cùng thiền sư
Giọt sương mai đầu nụ
bạch ngọc thích tánh tuệ
Trăng rằm thương mẹ hiền

xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ban-mai-chao-ngay-moi/

THƠ PUSHKIN BÌNH MINH NGA
Hoàng Kim

Pushkin là đại thi hào, mặt trời thi ca Nga.
Thơ Pushkin kiệt tác văn chương đích thực.
Thơ Pushkin bình minh Nga.

Pushkin là hậu duệ gia đình Boyar
con người tinh thần đất nước Nga.
Mẹ là dòng dõi Abram Gannibal
một nô lệ da đen tuyệt đỉnh thông minh.
Ông làm con nuôi của Pie Đại Đế
là vị vua lừng lẫy nhất nước Nga.
Pushkin mất ngày 10 tháng 2 năm 1837
do đấu súng trong danh dự và trọng thương
38 tuổi xuân với di sản văn chương kiệt tác

Chín bài thơ tình tuyệt hay đã đưa tiếng Nga đến bao người học
Gorki tôn vinh thơ Pushkin là “khởi đầu của mọi khởi đầu”
Bielinxki ngợi ca “nhà cải cách vĩ đại của văn học Nga”
Gôgôn khen tặng  “con người của tinh thần Nga”
Chúng ta học để đi trên con đường di sản

Tôi yêu em
Con đường mùa đông
Biển
Ta nhớ biển trước khi cơn bão đến
Em bảo anh đi đi
Vô tình
Tỉnh thức
Sương và Nắng
Nhớ …

Thơ Puskin như biển cả
Lồng lộng trời biển và em
Thơ Puskin là bình minh Nga
Trước biển trời xuân tỉnh thức

AleksanderPushkin; Source: Portrait of Alexander Pushkin. 1827. Olga’s Gallery; Author
Vasily Andreevich Tropinin  (1776–1857)

PUSHKIN 9 KIỆT TÁC THƠ TÌNH

Thơ Pushkin bình minh Nga
Pushkin là mặt trời thi ca Nga.
Thơ Pushkin kiệt tác văn chương .
#CNM365 bảo tồn di sản.

Tôi yêu em
Con đường mùa đông
Biển
Ta nhớ biển trước khi cơn bão đến
Em bảo anh đi đi
Vô tình
Tỉnh thức
Sương và Nắng
Nhớ …

Thơ Puskin như biển cả
Lồng lộng trời biển và em
Thơ Puskin là bình minh Nga
Trước biển trời xuân tỉnh thức


Puskin 9 kiệt tác thơ tình
và các bản dịch tiếng Việt

Я вас любил

Я вас любил: любовь еще, быть может,
В душе моей угасла не совсем;
Но пусть она вас больше не тревожит;
Я не хочу печалить вас ничем.

Я вас любил безмолвно, безнадежно,
То робостью, то ревностью томим;
Я вас любил так искренно, так нежно,
Как дай вам бог любимой быть другим.

Dịch nghĩa

Tôi đã yêu em: tình yêu hãy còn, có lẽ là
Trong lòng tôi (nó) đã không tắt hẳn;
Nhưng thôi, hãy để nó chẳng quấy rầy em thêm nữa.
Tôi không muốn làm phiền muộn em bởi bất cứ điều gì.

Tôi đã yêu em lặng thầm, không hy vọng,
Bị giày vò khi thì bởi sự rụt rè, khi thì bởi nỗi hờn ghen.
Tôi đã yêu em chân thành đến thế, dịu dàng đến thế,
Cầu Chúa cho em vẫn là người được yêu dấu như thế bởi người khác.

1829

Tôi yêu em
Pushkin
bản dịch thơ của Thúy Toàn

Tôi yêu em: đến nay chừng có thể.
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai;
Nhưng không để em bận lòng thêm nữa,
Hay hồn em phải gợn bóng u hoài.

Tôi yêu em âm thầm không hy vọng,
Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen,
Tôi yêu em, yêu chân thành đằm thắm,
Cầu em được người tình như tôi đã yêu em.

Nguồn: Thơ Pushkin, Thi Viện
1. Puskin, Thơ trữ tình, NXB Văn học, Hà Nội, 1986
2. Tuyển tập Alexandr Puskin (thơ, trường ca), NXB Văn học, 1999

Зимняя дорога

Сквозь волнистые туманы
Пробирается луна,
На печальные поляны
Льет печально свет она.

По дороге зимней, скучной
Тройка борзая бежит,
Колокольчик однозвучный
Утомительно гремит.

Что-то слышится родное
В долгих песнях ямщика:
То разгулье удалое,
То сердечная тоска…

Ни огня, ни черной хаты…
Глушь и снег… Навстречу мне
Только версты полосаты
Попадаются одне.

Скучно, грустно… Завтра, Нина,
Завтра, к милой возвратясь,
Я забудусь у камина,
Загляжусь не наглядясь.

Звучно стрелка часовая
Мерный круг свой совершит,
И, докучных удаляя,
Полночь нас не разлучит.

Грустно, Нина: путь мой скучен,
Дремля смолкнул мой ямщик,
Колокольчик однозвучен,
Отуманен лунный лик.

Dịch nghĩa

Xuyên qua sương mù gợn sóng
Mặt trăng nhô ra,
Trăng buồn bã dội ánh sáng
Lên cánh đồng u buồn.

Trên đường mùa đông buồn tẻ
Xe tam mã vun vút lao đi,
Lục lạc đơn điệu
Mệt mỏi rung lên.

Có gì vang lên thân thiết
Trong các khúc hát ngân nga của xà ích:
Khi thì niềm vui rộn rã
Khi thì nỗi buồn tâm tình…

Không một ánh lửa, mái lều.
Rừng sâu và tuyết… Ngược chiều tôi
Chỉ có cột sọc chỉ đường
Chạy tới…

Chán ngán, buồn quá… Ngày mai, Nhina
Ngày mai, quay về với em yêu
Tôi sẽ lặng người bên lò sưởi,
Ngắm em không chán mắt

Kim đồng hồ tích tắc
Quay hết vòng đều đều của nó,
Và xua đám người tẻ ngắt,
Nửa đêm, không rẽ chia ta.

Buồn quá, Nhina: đường tôi đi tẻ ngắt,
Bác xà ích lặng lẽ thiu thiu,
Tiếng lục lạc đơn điệu,
Mặt trăng mờ sương.

1826

Con đường mùa đông
Pushkin
bản dịch thơ của Thúy Toàn

Xuyên những làn sương gợn sóng
Mảnh trăng mờ ảo chiếu qua
Buồn dải ánh vang lai láng
Trên cánh đồng buồn giăng xa

Trên con đường mùa đông vắng vẻ
Cỗ xe tam mã băng đi
Nhạc ngựa đều đều buồn tẻ
Đều đều khắc khoải lòng quê

Bài ca của người xà ích
Có gì phảng phất thân yêu:
Như niềm vui mừng khôn xiết
Như nỗi buồn nặng đìu hiu

Không một mái lều, ánh lửa…
Tuyết trắng và rừng bao la…
Chỉ những cột dài cây số
Bên đường sừng sững chào ta

Ôi, buồn đau, ôi cô lẻ…
Trở về với em ngày mai
Nhina, bên lò lửa đỏ
Ngắm em, ngắm mãi không thôi

Kim đồng hồ kêu tích tắc
Xoay đủ những vòng nhịp nhàng
Và xua lũ người tẻ ngắt
Để ta bên nhau trong đêm

Sầu lắm. Nhina, đường xa vắng
Ngủ quên, bác xà ích lặng im
Nhạc ngựa đều đều buông xa thẳm
Sương mờ che lấp ánh trăng nghiêng.

Nguồn: Thơ Pushkin, Thi Viện
1. Puskin, Thơ trữ tình, NXB Văn học, Hà Nội, 1986
2. Tuyển tập Alexandr Puskin (thơ, trường ca), NXB Văn học, 1999

Biển
Pushkin

Tôi chưa ra biển bao giờ
Ngỡ biển xanh, xanh màu im lặng
Tôi chưa yêu bao giờ
Ngỡ tình yêu là ảo mộng

Ngày nay tôi đã ra biển rồi
Biển nhiều sóng to, gió lớn
Ngày nay tôi đã yêu rồi
Tình yêu nhiều khổ đau – cay đắng

Không gió lớn, sóng to không là biển
Chẳng nhiều cay đắng, chắng là yêu…

Nguồn: Thơ hay về biển (Hoàng Kim tuyển chọn)
1. Puskin, Thơ trữ tình, NXB Văn học, Hà Nội, 1986
2. Tuyển tập Alexandr Puskin (thơ, trường ca), NXB Văn học, 1999

“Я помню море пред грозою”

Я помню море пред грозою:
Как я завидовал волнам,
Бегущим бурной чередою
С любовью лечь к ее ногам!
Как я желал тогда с волнами
Коснуться милых ног устами!
Нет, никогда средь пылких дней
Кипящей младости моей
Я не желал с таким мученьем
Лобзать уста младых Армид,
Иль розы пламенных ланит,
Иль перси, полные томленьем;
Нет, никогда порыв страстей
Так не терзал души моей!

Ta nhớ biển trước khi cơn bão đến
Pushkin
bản dịch thơ của Cẩm Hà

Ta nhớ biển trước khi cơn bão đến:
Ta ghen với từng con sóng trào dâng
Sóng trập trùng lớp lớp mênh mông
Mang tình yêu dưới chân nàng phủ phục!
Ta ước ao cùng từng ngọn sóng
Hôn ngón chân yêu kiều bằng dịu nhẹ bờ môi!
Không, chẳng bao giờ giữa năm tháng sục sôi
Cuồng nhiệt nấu nung thời ta trai trẻ
Ta từng mong, xót xa đến thế,
Hôn đôi môi nàng Armide tuổi xuân
Hay đôi má hồng rực bỏng thanh tân
Hay bầu ngực, tràn đầy náo nức;
Không, chưa bao giờ tâm hồn ta day dứt
Đến dường này vì khao khát đam mê!

Em bảo anh đi đi…
Pushkin

Em bảo: “Anh đi đi”
Sao anh không đứng lại ?
Em bảo: “Anh đừng đợi”
Sao anh vội về ngay ?

Lời nói thoảng gió bay
Đôi mắt huyền đẫm lệ
Mà sao anh dại thế
Không nhìn vào mắt em

Mà sao anh dại thế
Không nhìn vào mắt em
Không nhìn vào mắt sầu
Không nhìn vào mắt sâu ?

Những chuyện buồn qua đi
Xin anh không nhắc lại
Em ngu khờ vụng dại
Anh mơ mộng viễn vông

Đời sống nghiệt ngã không
cho chúng mình ấm mộng
Thì thôi xin gửi sóng
Đưa tình về cuối sông

Thì thôi xin gửi sóng
Đưa tình về cuối sông
Đưa tình về với mộng
Đưa tình vào cõi không.

Vô tình
Pushkin

Vô tình anh gặp em
Rồi vô tình thương nhớ
Đời vô tình nghiệt ngã
Nên chúng mình yêu nhau

Vô tình nói một câu
Thế là em hờn dỗi
Vô tình anh không nói
Nên đôi mình xa nhau

Chẳng ai hiểu vì đâu
Đường đời chia hai ngả
Chẳng ai có lỗi cả
Chỉ vô tình mà thôi

Vô tình suốt cuộc đời
Anh buồn đau mải miết
Vô tình em không biết,
Hay vô tình em quên?
Anh buồn đau mải miết,
Cả cuộc đời không quên!

Chỉ vô tình mà thôi,
Chẳng ai có lỗi cả;
Đường đời chia hai ngả,
Chẳng ai hiểu vì đâu

Vô tình anh không nói,
Vô tình nói một câu,
Thế là em hờn rỗi,
Thế là mình xa nhau.

Giá như mình yêu nhau,
Đời chắc không nghiệt ngã,
Trời cũng thương, cũng nhớ,
Cho mình gặp lại nhau.

Tỉnh thức
Pushkin

Ước mơ, ước mơ
Ngọt ngào em đâủ
Em đâu, em đâu
Niềm vui đêm tốỉ
Sao em đi vội
Ôi, giấc mơ tiên?
Để anh ở lại
Bốn bề màn đêm.
Quạnh hiu tỉnh giấc
Chăn gối xung quanh
Và đêm lặng ngắt
Thoắt thôi lạnh mình
Thoắt thôi bay mất
Bao giấc mơ tình!
Nhưng hồn đầy ắp
Ước muốn còn xanh

Sương và Nắng
Pushkin

Em cần anh như biển xanh cần sóng.
Có mặt biển nào yên lặng được đâu anh.
Em yêu anh bởi vì anh là nắng.
Có hạt sương nào thiếu nắng lại long lanh.

Em là sương, sương chỉ tan trong nắng.
Dẫu chẳng hình hài nắng vẫn đọng lại trong sương.
Anh là nắng khi bình minh trở dậy.
Mang lửa trời trong ánh sáng ban mai.
Em là sương đọng muôn vàn nỗi nhớ.
Để tan đi trong những giấc mơ dài.
Nhưng vẫn nguyện làm giọt sương mãi mãi.
Soi nắng mặt trời mãi mãi chẳng tàn phai.
Dẫu bão tố chẳng ra ngoài lòng nắng.
Nắng lên rồi xin lại được làm sương.
Vũ trụ không gian biến đổi khôn lường.
Những buổi sáng có bao giờ bất biến.
Những tia nắng không ngừng hiển hiện.
Như đêm ngày luân chuyển chẳng chia ly.
Mặt trời ơi! Sức nắng diệu kỳ.
Đầy sương sớm với tâm hồn nguyên thuỷ.
Với năm tháng vẫn quay về bền bỉ.
Soi nắng mặt trời như từ kỷ sơ sinh.

Em là sương, sương chỉ tan trong nắng.
Nắng vô cùng nhưng đọng lại trong sương.
Từ mênh mông tia nắng nhỏ bình thường.
Gặp sương sớm bỗng ngời lên lóng lánh.
Nếu vì nắng mà lòng sương bớt lạnh.
Thì nhờ sương tia nắng mới long lanh.
Đáng yêu sao hạt sương nhỏ hiền lành.
Từ trong suốt mà làm nên tha thiết.
Anh là nắng với sắc tình bất diệt.
Mang lửa trời từ những kỷ xa xôi.
Về đọng lại trong hạt sương nhỏ em ơi!

Nhớ
Pushkin

Lạ quá ! Không hiểu vì sao
Ðứng trước em anh lạnh lùng đến thế ?
Nhưng anh đi rồi mình anh với bóng lẻ
Mới thấy mình khẽ nói : Nhớ làm sao ?!

xem tiếp
Top List Top 10 Bài thơ hay của nhà thơ Nga Pushkin

NẾP NHÀ ĐẸP VĂN HÓA
Hoàng Kim


“Nhân hậu thói nhà in một nếp / Chân chính bao nhiêu phúc bấy nhiêu”/ Một gia đình yêu thương/ Nếp nhà đẹp văn hóa/ Hoa Đất thương lời hiền / Nhà Trần trong sử Việt / Mạc triều trong sử Việt/ Nhớ Ông Bà Cậu Mợ / Trăng rằm sen Tây Hồ/ Trăng rằm vui chơi giăng. Nếp nhà là thói quen của một gia đình. Nguyễn Trãi có câu “Nên thợ, nên thầy nhờ có học/ No ăn, no mặc bởi hay làm”. Làm và Học là hoạt động sống cơ bản của con người để đáp ứng nhu cầu tối thiểu ăn mặc, yêu đương, nhà ở, đi lại, chăm sóc sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Nếp nhà xét cho cùng là sự bảo tồn phát triển tự do của mỗi cá nhân gia đình và dòng họ. Soi thấu gia tộc là soi vào văn hóa lịch sử của sự kế thừa, phát triển và biến đổi.

Danghuong

Lời dặn của Thánh Trần

Tâm cơ của nếp nhà. Vạn Kiếp tông bí truyền thư của Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương, tác phẩm này còn gọi là Vạn Kiếp binh thư đã thất truyền.Bài tựa của Trần Khánh Dư trong cuốn sách này giải thích bí truyền đại sư là người thế nào: “Phàm người khéo cầm quân thì không cần bày trận, khéo bày trận thì không cần giao chiến, khéo giao chiến thì không thể thất bại, khéo thất bại thì không thương vong. Xưa kia, Cao Dao làm chức sĩ sư mà mọi người không dám trái mệnh, Văn Vương và Vũ Vương nhà Chu là bậc thầy về văn và về võ, ngấm ngầm sửa đức để khuynh loát quyền bính của nhà Thương mà lấy nghiệp vương. Đó đều có thể gọi là những người giỏi cầm quân, không cần bày trận vậy. Vua Thuấn múa lá mộc và lông trĩ mà họ Hữu Miêu tự mình tìm đến, Tôn Vũ nước Ngô đem mỹ nhân trong cung thử tập trận mà phía tây phá nước Sở hùng cường, phía Bắc ra uy với nước Tần nước Tấn, nổi tiếng khắp chư hầu. Đó đều có thể gọi là những người giỏi bày trận, không cần giao chiến vậy. Cho đến Mã Ngập nước Tấn dựa vào bát trận đồ chuyển đánh nghìn dặm, phá được Thụ Cơ Năng mà lấy lại Lương Châu. Thế gọi là người giỏi giao chiến không bao giờ thất bại vậy.Cho nên, trận nghĩa là bày ra, là khéo léo. Ngày xưa, vua Hiên Viên lập ra phép “tỉnh điền” để đặt binh chế, Gia Cát Lượng xếp đá bên sông để làm bát trận, Vệ công sửa lại làm trận Lục Hoa, Hoàn Ôn định ra trận Xà Thế, trước sau đều có trận đồ nổi tiếng, trình bày tuần tự, thành phép tắc rõ ràng. Nhưng người đương thời ít ai thông hiểu, muôn vàn đầu mối nhìn vào dường như rối loạn, chưa từng nắm được lẽ biến dịch bên trong. Ví như những phép tắc và suy luận của Lý Thuyên, người sau không ai hiểu nghĩa là gì. Vì thế, Quốc công ta bèn so sánh, kê cứu trận đồ và binh pháp của các nhà, tổng hợp lại thành một bộ sách. Tuy chép cả những điều chi tiết, nhưng người sử dụng thì nên bỏ bớt những chỗ rườm, tóm lấy thực chất. Rồi lấy năm hành ứng với nhau, chín cung câu với nhau, phối hợp cương và nhu, xoay vần chẵn và lẽ, không làm hỗn loạn âm dương và thần sát, phương lợi và sao tốt, hung thần và ác tướng, ba cát và năm hung, việc nào việc ấy thực phân minh rõ rệt. Quốc công lại còn thêm bớt với chiến thuật của thời Tam đại, nhờ đó trăm trận trăm thắng. Cho nên đương thời phía bắc làm cho Hung Nô phải sợ, phía tây làm cho Lâm Ấp phải kinh. Rồi ông đem sách này dạy bảo con em làm gia truyền, không tiết lộ cho người ngoài biết. Lại có lời dặn rằng: “Sau này con cháu và bề tôi phò tá của ta có học được bí thuật này thì nên lấy đầu óc sáng suốt, linh hoạt mà thực hành và sắp đặt nó, chứ không nên lấy đầu óc cứng nhắc, tối tăm mà cất giữ và lưu truyền. Nếu trái điều đó thì sẽ mang vạ vào thân, lại hại lây đến cả con cháu. Đó gọi là tiết lậu cơ trời vậy.” Bài tựa của Trần Khánh Dư cho Vạn Kiếp tông bí truyền thư, còn như sách Binh thư yếu lược mà người đời ngờ rằng bản thật đã bị cướp và thất lạc, đời sau chỉ có chân truyền lời này. Chùa Thắng Nghiêm (Hà Nội) nơi Trần Hưng Đạo lúc nhỏ tu học, là nơi Người hiển thánh. Ôi, đọc lại “Binh Thư Yếu lược” “Hịch Tướng Sĩ Văn” và Vạn Kiếp tông bí truyền thư, soi gương kim cổ, lắng nghe cuộc sống, đọc lại lời răn dạy nếp nhà là để biết sửa lỗi mình;

Ngày xuân đọc Trạng Trình

Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm nói về phép xử thế của bậc hiền minh thuở thời thế nhiễu loạn, vàng lầm trong cát: ”Đạo trời đất là Trung Tân, vẹn toàn điều Thiện là Trung, không vẹn toàn điều Thiện thì không phải là Trung. Tân là cái bến, biết chỗ dừng lại là bến chính, không biết chỗ dừng lại là bến mê. Nghĩa chữ Trung chính là ở chỗ Chí Thiện.Trung Tân quán bi ký, 1543). Đạo ở mình ta lấy đạo trung/ Chớ cho đục, chớ cho trong (Thơ chữ Nôm, Bài số 104) Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ/ Người khôn, người đến chốn lao xao (Thơ chữ Nôm, Bài số 79). Làm việc thiện không phải vì công tích mà ở tấm lòng. Nay vừa sau cơn loạn lạc thì chẳng những thân người ta bị chìm đắm, mà tâm người ta càng thêm chìm đắm. Các bậc sĩ đệ nên khuyến khích nhau bằng điều thiện, để làm cho mọi người dấy nên lòng thiện mà tạo nên miền đất tốt lành. (Diên Thọ kiều bi ký, 1568) An nhàn, vô sự là tiên (Sấm ký)”. Người đời sau luận chuyện Lão Tử ‘dạy’ Khổng Tử: “Ngươi cứ nhìn vào trời đất mà hiểu Đạo của ta. Kìa, có trời thì có đất, có núi thì có sông, có cao thì có thấp, có dài thì có ngắn, có cương thì có nhu, có rỗng thì có đặc, có sáng thì có tối, có thẳng thì có cong… Mọi thứ đang dịch chuyển trong sự biến hóa vô cùng. Tự nhiên tự do nhưng có trật tự và cái lí của nó. Cao thì xa, thấp thì gần, dài thì yếu, ngắn thì mạnh, cương thì gãy, nhu thì dẻo, rỗng thì âm to, đặc thì câm. Mọi thứ trong trời đất gắn kết được nhờ khác biệt, không có chuyện giống nhau mà hợp lại được với nhau“. xem tiếp Ngày xuân đọc Trạng Trình

Phúc hậu thói nhà in một nếp

Minh triết của đời người hạnh phúc là biết sống thung dung, phúc hậu, thanh thản, an nhiên tự tại, nhận ra kho báu vô giá của chính mình, không lo âu, không phiền muộn, sống với tinh thần dịu hiền và trái tim nhẹ nhõm. Hoàng Kim đúc kết tóm tắt về nếp nhà đẹp văn hóa xây dựng gia đình hạnh phúc, cần có phúc ấm gia đình với trí tuệ phúc hậu, minh triết, tận tâm, làm việc tự ý cẩn thận, lời nói là năng lực, im lặng là trí tuệ.  Cụ Hoàng Giáp Nguyễn Khắc Niêm (trong sách Hoàng Niêm đất Hương Sơn, Nhà Xuất bản Thuận Hoá, năm 2007) là cha ruột của những người con danh tiếng GS Nguyễn Khắc Dương, GS Nhà văn hoá Nguyễn Khắc Viện, GS Nguyễn Khắc Phi, Nhà văn Nguyễn Khắc Phê, nhà giáo Nguyễn Thị Dư Khánh, qua bài viết “Cụ Hoàng Giáp dạy con” của Vu Gia đã chúng ta thấy nét đẹp văn hóa của một gia đình hạnh phúc. GS. Hoàng Ngọc Hiến có bài bình giảng rất hay về nếp nhà Nên thợ, nên thầy” “No ăn, no mặc”. Ông Lê Quang Nhung ở Bến Tre có bài “Giữ lại nếp nhà” đã trao đổi thật thấm thía “Nếp nhà là cái ở sâu trong trái tim ta, là gốc rễ của con người nhưng do mải mê với cuộc sống, nhiều khi ta quên mất. Rất đồng tình với ai đó: Xã hội là nơi cho cá nhân phát triển, còn gia đình là nơi cá nhân hình thành tính cách, tâm hồn, tư duy, tài năng, đạo đức của con người. Vì vậy, xây dựng môi trường văn hóa từ gia đình phải là một mắc xích quan trọng trong quá trình giáo dục tính cách, tình cảm, tâm hồn, đạo đức, đặc biệt là cho giới trẻ. Tu được thân mới “tề gia”, rồi đến “trị quốc”, sau cùng là “bình thiên hạ”. Sắp xếp theo trình tự như vậy cũng có cái lý của người xưa.” Nhà văn Nguyễn Khải có bài viết “Nếp nhà” nói rõ quan niệm gia đình hạnh phúc qua lời kể của một bà cụ phúc hậu “Theo bà cụ, thời bây giờ có được vài trăm cây vàng không phải là khó, cũng không phải là lâu, nhưng có được một gia đình hạnh phúc phải mất vài đời người, phải được giáo dục vài đời. Hạnh phúc không bao giờ là món quà tặng bất ngờ, không thể đi tìm, mà cũng không nên cầu xin”. Bài này là suy nghiệm cá nhân về nếp nhà đẹp văn hóa

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là hoangthuccanh-29-6-1987.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là hoang-thuccanh-2.jpg

Hoàng Kim kính mừng thọ cậu Hoàng Thúc Cảnh vượt một trăm tuổi, cháu xin kể một mẫu chuyện nhỏ ân tình đã tạo nên sự đoàn tụ của Hoàng Gia như ngày nay : Năm 1977, cậu Hoàng Thúc Cảnh đã lên Đồn Lương, Việt Yên, Hà Bắc của Trường Đại học Nông nghiệp II Hà Bắc gặp thầy Hoàng Sỹ Oánh là Hiệu trưởng đầu tiên của Trường và nói: “Xin quý Thầy cho cháu Kim được chuyển trường vào Đại học Nông nghiệp 4 thành phố Hồ Chí Minh. Cháu Kim mồ côi cha mẹ từ nhỏ, cha bị bom Mỹ giết hại. Anh Trực của cháu trận mạc từ rất sớm và Kim đã xung phong nhập ngũ năm 1971 từ Trường Thầy. Cháu học giỏi lại trãi chiến đấu, nay được quý thầy quy hoạch học tập đào tạo ở Trường là thật mừng, nhưng mong quý Thầy chiếu cố hoàn cảnh của cháu thật thương tâm, trước đây cơm ngày một bữa suốt năm năm, nay anh em lưu tán. Gia đình ao ước lớn nhất là được tụ họp sau chiến tranh. Anh biết rõ tánh tôi ở gần gũi Bác Hồ và cụ Đồng, trọng tánh của các cụ mà chưa hề phiền lụy ai, nhưng riêng việc này nhờ anh chiếu cố cho cháu xin chuyển trường“. Thầy Đỗ Ánh Phó Hiệu trưởng và thầy Võ Hùng Trưởng Khoa Nông học đều cảm động và đồng tình. Hoàng Kim được chuyển trường khiến sau này cả gia đình chúng tôi có được cơ hội đoàn tụ đất phương Nam đó là nhờ đức nhân hậu, lòng yêu thương và tầm nhìn sáng suốt.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là 2017-10-12_nepnhavanetdepvanhoa3.jpg

BÁT TUẦN TỰ VỊNH
Minh Sơn Hoàng Bá Chuân


Bát tuần đã trãi việc đời nhiều
Chân chính bao nhiêu phúc bấy nhiêu
Nhân hậu thói nhà in một nếp
Trung kiên việc nước đủ trăm chiều
Lòng son phơi phới vầng trăng dọi
Tóc bạc phơ phơ ngọn gió phiêu
Hôm sớm sân Lai thêm sắc mới
Sum vầy con cháu tiếng vui reo !

NHỚ ÔNG BÀ CẬU MỢ
Hoàng Kim

Mai trắng tóc người cũng trắng trong
Đường trần lên thấu đỉnh cao phong
Hoàng gia Mạc tộc ngời tâm đức
Nhân hậu an nhiên chẳng thẹn lòng

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nho-ong-bà-cau-mo/ — cùng với Hoang Thuc Tan, Hoàng Quý Thân và.Cương Hoàng Gia

Mạc triều trong sử Việt.

Năm 1592 Cao Bằng thất thủ vì sự công phá của nhà Lê Trịnh. Hậu duệ nhà Mạc ngày nay sau 429 năm ghi nhớ lời dặn trăng trối sau cùng của Mạc Ngọc Liễn’ tại quốc sử Việt “Nay khí vận nhà Mạc đã hết, họ Lê lại trung hưng, đó là số trời. Dân ta là người vô tội mà khiến để phải mắc nạn binh đao, ai nỡ lòng nào! Chúng ta nên lánh ra ở nước khác, nuôi dưỡng uy lực, chịu khuất đợi thời, chờ khi nào mệnh trời trở lại mới làm được, chứ không thể lấy lực chọi với lực. Khi hai con hổ tranh nhau, tất phải có một con bị thương, không có ích gì cho công việc. Nếu thấy quân họ đến đây thì chúng ta nên tránh đi, chớ có đánh nhau với họ, cốt phòng thủ cẩn thận là chính; lại chớ nên mời người Minh vào trong nước ta mà để dân ta phải lầm than đau khổ, đó cũng là tội lớn không gì nặng bằng”. Tác giả Trần Gia Phụng trong bài viết: “Những cuộc đổi họ lớn trong lịch sử” nhận xét “Đây không phải lời nói suông trong cảnh trà dư tửu hậu, nhưng đây là tâm huyết của một con người sắp nằm xuống trong cơn hoạn nạn cùng cực vì mất nước. Suốt trong lịch sử Việt Nam, chúng ta thường được nghe những lời nói của Trần Hưng Đạo, Trần Bình Trọng, Đặng Dung, hào hùng như vó ngựa tổ tiên, nhưng ít khi được đọc những dặn dò như Mạc Ngọc Liễn – nhân bản, đầy tình tự dân tộc không khác gì lời ru êm ái trong những câu ca dao mộc mạc”. Tỉnh Cao Bằng ngày nay có làng Đà Quận ở xã Hưng Đạo, huyện Hòa An, từ thời Mạc đến nay hàng năm đều có Lễ hội chùa Đà Quận từ ngày 9 âm lịch đến rằm Nguyên tiêu tháng Giêng hàng năm để tảo mộ tổ tiên và dâng hương tưởng nhớ. Cao Bằng là đất sau cùng của nhà Mạc tiếp tục tồn tại hơn 100 năm sau khi nhà Mạc không còn triển vọng phục quốc mới nhập vào đất nhà Hậu Lê. Làng Đà Quận là làng dân Mạc theo hương linh Đà Quận Công Mạc Ngọc Liễn. Nhà Mạc tuân theo di nguyện của Mạc Ngọc Liễn danh tướng thái phó vua Mạc là không bao giờ vì dòng họ mình mà nồi da xáo thịt đưa ngoại viện vào giày xéo non sông. Mạc tộc lúc kế cùng lực kiệt đã đổi họ Mạc thành họ khác và lưu tán khắp mọi nơi trong cả nước, trong đó có Hoàng chi Mạc tộc Làng Minh Lệ và cho đến nay có Hoàng chi Mạc tộc đất phương Nam cũng là những người con xa xứ.

Chuyện cổ tích người lớn

Nam tiến của người Việt là liên minh giữa chúa Nguyễn Hoàng với Mạc Cảnh Huống, giữa chúa Nguyễn Phúc Nguyên và hoàng hậu Mạc Thị là những uẩn khúc lịch sử chưa thể viết rõ. “Người trồng cây hạnh người chơi, Ta trồng cây đức để đời về sau” Trong 8 đời chúa Nguyễn, không thấy ông nào làm điều gì thất đức. Ông nào cũng lo làm cho dân giàu nước mạnh. Lịch sử cuộc Nam tiến đi từ Phú Yên đến Cà Mau-Châu Đốc chứng minh điều đó. Hậu thế đã được thừa hưởng biết bao phúc lợi từ sự nghiệp Nam tiến đó..Có 3 ông chúa mang danh hiệu khác người: Chúa Sãi, chúa Hiền, chúa Ngãi. Nghe nôm na và thân tình biết mấy. Nếu cai trị mà không được dân thương mến và biết ơn  thì làm chi có những cách gọi kém vương giả nhưng giàu tình cảm như thế? Có đến 4 ông chúa, ngoài tên và vương hiệu, lại tự xưng là đạo nhân, như Thiên Túng đạo nhân (chúa Minh Nguyễn Phúc Chu), Vân Tuyền đạo nhân (chúa Ninh Nguyễn Phúc Thụ) hay Từ Tế đạo nhân (Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát), Khánh Phủ đạo nhân (Định Vương Nguyễn Phúc Thuần). Đó cũng là một nét đặc biệt. Nhiều ông chúa xây chùa (chúa Tiên lập chùa Thiên Mụ, Long Hưng, Bảo Châu, Kính Thiên; chúa Hiền lập chùa Túy Vân) hay  trùng tu chùa, đúc chuông, thỉnh sư giảng Pháp (chúa Minh).  Có lẽ nhờ biết tu nhân tích đức mà Đức năng thắng số, Số bất cập đức nên  tai qua nạn khỏi, như câu tục ngữ mà ông bà xưa thường nói để dạy khôn cho con cháu: Trời hại mới lo, người hại như phấn nhồi. Đó là nói nôm na, cho có vẻ chính xác và minh triết hơn thì đấy chính là nhân quả nghiệp báo”.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là 1b-cac-cau-cua-bakim.jpg

Hoàng chi Mạc tộc làng Minh Lệ

Cụ Hoàng Bá Chuân, bố của bảy người con trai ở câu chuyện “Cuộc đoàn tụ bất ngờ của 5 anh em ngày giải phóng thủ đô“ là em ruột của bà ngoại tôi .Cậu ruột mẹ tôi, cụ Hoàng Bá Chuân, là dòng chính Hoàng chi Mạc tộc trong câu chuyện nêu trên. Cụ thường giáo huấn con cháu về nếp nhà phúc hậu văn hóa, và đã trao lại di thư: “Nhà tôi sinh được bảy người con/ Quyết chí chung tình với nước non/ Kháng chiến năm con đi khắp nước/ Lớn lên trai bé sẽ xung phong…” Cậu Cương ngọc trai bé của ông tôi, sau này cũng vào bộ đội Trung đoàn Thủ Đô (E102) Sư đoàn Quân Tiên phong (F308). Cậu Cương dần dà theo trọn đời nghề làm kỹ thuật vô tuyến điện nhưng cái nghiệp lắng đọng lại là thơ, theo dòng thời gian thao thức một tầm nhìn nhân văn sâu sắc, tài hoa, với một gia đình hạnh phúc, nếp nhà phúc hậu và văn chương đích thực. Hoàng chi Mạc tộc Làng Minh Lệ có một thuở đã lạc vào tai ách “Phố cụt”. Thật may mắn trước “Phố cụt” đã có “Phố khuya” để kịp bình tâm suy ngẫm, và sau “Phố cụt” “cùng tắc biến” là “Phố nối” hóa giải “Phố cụt”, tiếp “Phố cong Tam Đảo” và xuống đến đời thường “Đi trên phố nhỏ” bình yên của một vòng tròn nhân quả. Tôi đã tâm đắc để viết nên bài thơ “Thời gian lắng đọng người hiền.” trong buổi sáng cuối thu cà phê sáng với CNM365

Đi tìm lịch sử bị quên lãng

Nam tiến của người Việt có sự liên minh giữa chúa Nguyễn Hoàng với viên phúc tướng Mạc Cảnh Huống, giữa chúa Nguyễn Phúc Nguyên và hoàng hậu Mạc Thị là những uẩn khúc lịch sử chưa thể viết rõ. Lại.nhớ đến Vua Hàm Nghi và ông Nguyễn Thạc và chuyện Bà Đen Bài ca thời gian. Lịch sử Việt do sự chi phối của những yếu tố tất nhiên và ngẫu nhiên mà tạo nên bước ngoặt quyết định, đó âu là duyên nghiệp số phận của dân tộc liên quan cá nhân. Vua Hàm Nghi  tên thật là  Nguyễn Phúc Ưng Lịch hay là Nguyễn Phúc Minh, sinh ngày  3 tháng 8 năm 1871 mất ngày  4 tháng 1 năm 1943, niên hiêu là Hàm Nghi từ khi làm vua  ngày  2 tháng 8 năm 1884 cho đến khi bị đày sang xứ Algérie ở Bắc Phi  ngày 25 tháng 11 năm 1888. Vua là vị Hoàng đế thứ 8 của nhà Nguyễn. Việt Nam ngày nay xem ba vị vua Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân là các vua yêu nước chống Pháp  trong thời kỳ Pháp thuộc. ông Trương Thạc là người Việt Nam duy nhất cuối cùng bên linh cữu vua Hàm Nghi. Ông Trương Thạc là chồng của mệ Phong họ Trần, chị gái đầu của bà ngoại tôi. Hoàng chi Mạc tộc làng Minh Lệ quan hệ Võ Nguyên Giáp ẩn số Chính Trung và chuyện dài nếp nhà đẹp văn hóa.Thời gian lắng đọng người hiền.

Hoàng Gia Cương thơ hiền

Hoàng Gia Cương là tác giả của chùm thơ (chữ tin đậm mà Hoàng Kim trích dẫn trên đây). Cụ có các tác phẩm chính: Thơ 1) Lặng lẽ thời gian, Nxb Thanh Niên 1997, 2) Lắng đọng Nxb Hội nhà văn, 2001, 3) Trong cõi vô biên Nxb Hội nhà văn 2005, 4) Trãi nghiệm với thời gian Nxb Hội nhà văn 2010, 5) Theo dòng thời gian Nxb Văn Học 2013; Truyện ký 6) Cổ tích cho mai sau Nxb QĐND 2006. Tác phẩm thơ văn của Hoàng Gia Cương có mặt trên 30 tuyển tập, tập thơ văn in chung. Anh Bu Lu Khin Nguyễn Quốc Toàn viết: “Trong số thơ của Hoàng Gia Cương bu tui thích nhất bài “Phố Cụt”. Cái cụt của con đường là biểu trưng cho cái bê tắc, cái cụt lủn của khát vọng của con người. Người ta bám vào ba cái phao cứu sinh là Phật, Chúa, và Tư bản luận của Mác nhưng tất cả cũng chỉ là cơn gió bay qua “Gió nồm rồi gió heo may. Lạc vào phố cụt Bụi bay mù trời!”. Gia đình Hoàng gia Mạc tộc “thập tam thế hậu” nhờ phúc ấm tổ tông và nếp nhà nét đẹp văn hóa mà có được sự hanh thông hạnh phúc tiếp nối.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là mung-em-lam-nguoi-thay-nhc3a2n-van.jpg

Thời gian lắng đọng người hiền
Hoàng Kim

Bình minh Yên Tử  đầu tiên
Ánh Trăng khuya rọi khắp miền thế gian
Hoàng Gia thi tứ nồng nàn
Tình yêu cuộc sống muôn vàn yêu thương.

Câu thơ lắng đọng đời thường,
Mạ ơi xúc động lời thương dặn dò,
Cha tôi là một nhà Nho,
Tìm về nguồn cội, Chớm thu … tuyệt vời !

Cội nguồn Lũng Động, Cổ Trai,
Khí thiêng cõi Bắc nhớ nơi sinh thành,
Vua Thái tổ Mạc Đăng Dung,
Hoàng chi dòng đích lưu cùng nước non.

Phố Cụt, Phố nối, Phố cong,
Đi trong phố nhỏ một vòng nhân gian
Rùa ơi tôn bậc trí nhân
Để nền Văn hiến ngàn năm không nhòa.

Sáu mươi năm Mạ đi xa,
Mạ ơi tiếng vọng không là niềm riêng.

Thời gian lắng đọng người hiền.
Đông tàn xuân tới, bình minh rạng ngời.

Họ Trần Mẹ và Dì

Họ Trần làng Minh Lệ gia đình chúng tôi, ông ngoại họ Trần lấy bà ngoại họ Hoàng của gia tộc nêu trên sinh được ba người con. Mẹ tôi là gái đầu đi ở cho nhà địa chủ từ nhỏ. Mẹ tôi sinh ba trai và hai gái. Cậu ‘Trần Qua’ là con trai thứ nhưng mất từ rất nhỏ. Dì tôi là gái út thoát li làm cách mạng từ rất sớm. Dì sinh bốn người con trai. Mẹ tôi mất sớm đúng ngày mồng Ba Tết Nguyên Đán năm 1964. Cha nói trong nước mắt: ‘Các con gọi chồng dì bằng cậu, bởi hiếm có ai chăm sóc chị dâu tận tụy như dượng của các con’. Cha bị bom Mỹ giết hại ngày 29 tháng 8 âm lịch năm 1968. Chúng con lớn lên dưới lồng cánh cưu mang của Dì Cậu và đại gia đình Trần Hoàng Nguyễn..Trong vận mệnh của Tổ Quốc và Gia Đình, cha và cậu đã từng cầm súng, bảy con trai của mẹ và dì có năm đứa đã từng cầm súng

HOÀNG GIA NGỌC PHƯƠNG NAM

Gia đình tôi Hoàng gia phương Nam có bốn tộc Hoàng, Trần, Lê, Nguyễn. Bố tôi với bác tôi và người em gái bố đều rất nghèo. Bác tôi là thầy đồ nho dạy học chữ Tàu thuở tiếng Tây lên ngôi nên nhà sa sút. Cô tôi đi ở và lấy chồng Phong Nha Kẻ Bàng. Bố tôi lấy mẹ tôi cũng là người đi ở cho địa chủ và nghề của bố là chuyên chèo đò khuya chợ Mới chợ Troóc từ ngã ba nguồn Son tới Phong Nha và kịp về làm nông để nhận công điểm hợp tác xã. Bố chết bom năm 1968. Trần là họ mẹ, gốc gác họ Trần có từ thời vua Trần Dụ Tông chết trận khi đánh Chiêm Thành thì vợ vua không về Bắc nữa mà ở lại thành tộc Trần. Năm gia tộc ở Làng Minh Lệ là Trần, Hoàng, Trương, Nguyễn và Hoàng chi Mạc tộc. Cũng có thêm chi tiết của Mạc Cảnh Huống và Mạc Thị Gái nhưng sự kiểm chứng nguồn gốc Trần, Hoàng còn cần thêm thời gian. Lê là họ chị dâu cả của gia đình tôi là dân xứ biển ngoại hải Quảng Thuận gần Ba Đồn. Nguyễn là họ vợ tôi và họ của chồng chị gái Hoàng Thị Huyền. “Chúng tôi sinh thành ở Quảng Bình… Nhà mình ở ngã ba sông. Rào Nan chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình. Nay thì đoàn tụ đất phương Nam. Gia đình chúng tôi đi như một dòng sông, gìn giữ nếp nhà chân chính nhân hậu

hoangtranlenguyendatphuongnam

Hoàng Ngọc Dộ khát vọng

Hoàng Ngọc Dộ (1937-1994) là thầy giáo quê ở xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch (nay là thị xã Ba Đồn), tỉnh Quảng Bình. Mẹ mất sớm. Nhà nghèo. Cha bị bom Mỹ giết hại. Thầy đã nổ lực nuôi dạy các em vượt qua gian khổ, nghèo đói và chiến tranh để vươn lên trở thành những gia đình thành đạt và hạnh phúc. Gương nghị lực vượt khó hiếm thấy, ăn ngày một bữa suốt năm năm, nuôi hai em vào đại học với sự cưu mang của thầy bạn và xã hội đã một thời lay động sâu xa tình cảm thầy trò Trường Cấp Ba Bắc Quảng Trạch (Quảng Bình). Thầy mất sớm, hiện còn lưu lại gần 100 bài thơ. Lời thơ trong sáng, xúc động, ám ảnh, có giá trị khích lệ những em học sinh nhà nghèo, hiếu học. Một số bài tiêu biểu có trên Thi Viện trang thơ Hoàng Ngọc Dộ khát vọng

Hoàng Trung Trực đời lính

HOÀNG GIA thơ & biên khảo, lưu truyền trong gia đình và quyến thuộc, là kỷ niệm sâu sắc một thời của gia đình và kinh nghiệm sống lắng đọng. Tập 1 gồm ba phần ‘Hoàng Ngọc Dộ khát vọng’, Hoàng Trung Trực đời lính‘ ‘CNM365 Tình yêu cuộc sống’.’Hoàng Trung Trực đời lính‘’ gồm chín bài: 1) Lời nói đầu; 2) Viếng mộ cha mẹ; 3) Nhớ bạn, 4) Mảnh đạn trong người; 5) Bền chí 6) Trò chuyện với thiền sư 7) Trạng Trình; 8) ‘Dấu chân người lính‘ 9) Một số bài thơ khác và các ghi chú. Hoàng Trung Trực đời lính‘ là phần khốc liệt nhất của các người lính đã chấp nhận sự hi sinh thân mình cho độc lập tự do và thống nhất Tổ Quốc. Trang thơ gắn liền với sự thân thiết của nhiều đồng đội đã ngã xuống, sự đau đời mảnh đạn trong người và sự thung dung mẫu mực đời thường của người con trung hiếu sau chiến tranh; Bài ‘Nếp nhà đẹp văn hóa’ giới thiệu bài Trang Trình

Trạng Trình
Hoàng Trung Trực

Hiền nhân tiền bối xưa nay
Xem thường danh vọng chẳng say tham tiền
Chẳng màng quan chức uy quyền
Không hề nghĩ đến thuyết truyền duy tâm

Đức hiền lưu giữ ngàn năm
Vì Dân vì Nước khó khăn chẳng sờn
Hoàn thành sứ mạng giang sơn
Lui về ở ẩn sáng thơm muôn đời

Tầm nhìn hơn hẳn bao người
Trở thành Sấm Trạng thức thời gương soi.

.xem tiếp Hoàng Trung Trực đời lính

CNM365 Tình yêu cuộc sống

Vieng mo Cha Me
caumothanthamhoanggia
hoangkimhonoi
nguyenchienthangvoicanha
nguyenhuuminh1

Gia đình tôi ngày xuân ở An Viên Hoàng Gia

CÚNG ĐẤT- CÚNG TÁ THỔ- VÍA THẦN TÀI
Lê Hồng Khánh

Nhân chuyện các bạn trao đổi về 2 lễ tiết cùng diễn ra vào ngày 10 tháng giêng âm lịch (Cúng Đất và vía Thần Tài), tôi chép lại đây bài viết vừa đăng trên tạp chí Đất Quảng số 209 về tục cúng Tá Thổ (cúng Đất) của người Việt vùng Nam Trung bộ để chúng ta cùng tham khảo.

Đăng kèm theo là hình ảnh 3 cháu nội tôi viếng Miếu Bà xóm Lộc Điền (thôn Thọ Lộc Đông, xã Tịnh Hà quê tôi) đầu năm mới Nhâm Dần. Tôi đưa các cháu đến đây, để dạy rằng: Con người ta ở đời, có thể giàu hoặc nghèo, có thể làm quan hay dân thường, có thể là thương nhân hay người cày ruộng, nhưng phải luôn luôn ghi nhớ ân nghĩa của tiền nhân, những người đã đổ biết bao xương máu, mồ hôi để mình có mảnh đất dưới chân mà đứng, có được bát cơm, manh áo trong những năm tháng cơ hàn.

Xin cảm ơn người anh em Phan Chí Anh và BBT Đất Quảng đã cho in bài viết vào dịp này.

Cô em Teresa Pham, chú em Lê Nghị có lẽ cũng quan tâm chút ít.

LHK

TỤC CÚNG TÁ THỔ VÀO MÙA XUÂN Ở VÙNG NAM TRUNG BỘ
Lê Hồng Khánh

Lễ tục cúng Tá thổ hay còn gọi là cúng Thần hoàng bổn xứ diễn ra vào mùa xuân, là một phong tục đẹp, thể hiện đạo lý sâu tình, nặng nghĩa của người Việt, mang trong nó hồi quang của thời kỳ mở đất, dung hợp văn hóa, vun bồi bản sắc Việt ở vùng đất mới.

Tá (借): vay, mượn; thổ (土): đất. Lễ tá thổ là lễ vay mượn đất đai, ở đây là đất đai của vong linh người tiền trú, tiền khai khẩn.Khi người Việt vượt qua đèo Hải Vân đi vào phía Nam là bắt đầu một chặng đường mới trong cuộc trường chinh Nam tiến. Tuy là vùng đất còn hoang vu, đầy rẫy những chướng ngại thiên nhiên, nhưng ở đây các sắc dân bản địa đã định cư lâu đời và mặc nhiên là những người chủ đất. Chủ đất ở đây không chỉ có nghĩa là “sở hữu chủ” về đất đai, mà còn là người nắm giữ các tri thức dân gian về sự thích nghi của con người trong điều kiện sinh thổ của vùng đất mới để sản xuất, sinh sống.

Lễ cúng diễn ra vào những thời điểm khác nhau ở mỗi gia đình, nhưng nằm trong mùa xuân và không vượt qua trung tuần tháng Ba âm lịch. Gia chủ chọn ngày tốt, sắm sanh lễ vật rồi tự mình cũng lễ hoặc nhờ thấy pháp hay một vị cao niên, hiểu biết giúp cho việc nghi lễ. Bàn cúng được thiết đặt ở hiên nhà hoặc ngoài sân, quay theo hướng đại lợi. Lễ thức, phẩm vật và cách sắp đặt có thay đổi, gia giảm tùy theo từng vùng, nhưng đại thể trên bàn thờ có hai mâm, gọi là bàn thượng và bàn hạ với hai bát hương riêng. Bàn thượng dâng cúng Thần hoàng bổn xứ cùng các vị tôn thần cai quản trong xứ sở và trong khuôn viên gia cư. Bàn hạ là mâm cúng hội đồng, bao gồm các vị thần có chức sắc nhỏ hơn và các âm hồn, cô hồn cát đẳng, thập loại chúng sinh, không nơi nương tựa.

Lễ vật ở bàn thượng gồm một bình hoa, một nải chuối, một bàn trầu (cau, vôi), một chai rượu, một con gà luộc, một súc thịt heo luộc, một ít muối sống, một chén nước lã, một bình trà, một bát xôi in, một bánh tráng nướng, một bộ tam sinh (3 con cua, 3 con tôm, 3 quả trứng , đều đã luộc chín), một bộ đồ thần… Nhà khá giả có khi thay con gà luộc bằng bộ thủ vĩ lợn.

Bàn hạ cũng đầy đủ hoa quả, giấy vàng bạc, đồ mã, nhang, đèn, bàn trầu, chai rượu, chén nước, bình trà, mâm gạo, mâm muối, hạt nếp nổ, cháo trắng, cơm, xôi, chè, thịt heo, thịt gà, cá chiên, các món xào, trộn, bánh tráng nướng, chén, đũa… Ngoài ra, còn có mấy món không thể thiếu là một đĩa khoai lang (hoặc sắn, khoai môn, mía, bắp trái), một đĩa đọt khoai lang luộc và một đĩa mắm cái…

Gia chủ lại còn làm một cái “xà lét” (bị) bằng bẹ chuối treo sát chân bàn. Cúng xong, bỏ các món ăn vào mỗi thứ một ít để người nhà mang ra ngã ba đường mà treo. Dân gian tin rằng, nếu được trẻ con hoặc người ăn xin lấy xuống chia nhau ăn là điềm tốt, có thần linh về chứng giám buổi lễ và ban ân huệ. Có nơi, người ta dùng bẹ chuối, gập theo hình thuyền, gọi là bè xà lét, cúng xong đặt xà lét lên rồi đưa ra giữa dòng sông thả trôi đi.

Một nghi thức không thể thiếu trong lễ Tá thổ là việc thầy pháp đứng trước bàn cúng đọc tờ văn (sớ) vay đất viết sẵn cho gia chủ nghe. Nghe xong, cả hai vợ chồng lăn tay điểm chỉ vào văn tự. Nội dung bài sớ vay đất nói lên lòng biết ơn của gia chủ đối với người tiền chủ khuất mặt đã cho mình thuê đất trong năm qua, đồng thời xin cho được tiếp tục thuê đất trong năm mới và hứa sẽ dâng cúng phẩm vật, đồ lễ đầy đủ, không để cho vườn tược, đất đai hoang hóa hoặc uế tạp. Thầy pháp đem văn tự này đốt vào ngọn lửa trên bàn cúng, ngụ ý là giao tờ văn khế cho người chủ đất ở thế giới bên kia nắm giữ. Sau đó, ông ta dẫn gia chủ ra vườn đọc chú trấn bốn góc và giữa vườn mỗi nơi một hòn đá có bôi vôi vẽ hình người, xem như đánh dấu xác định ranh giới khu đất mà mình đã vay của vong linh người tiền trú.

Theo truyền thuyết, trong danh mục chư thần được mời, có vị thần “Chủ Ngung đào lương bang” tên là Nguyễn Thị Thúc. Bà là con gái trong cung, được vua cha gả cho một người Thượng (Man). Khi bà chết, nhà vua có sắc phong thần, ban cho ân tứ được hưởng lộc ở đất phương Nam, lại truyền cho dân chúng hằng năm khói hương, cúng tế. Theo một số nhà nghiên cứu, Chủ Ngung đào lương (Chúa Ngung man nương, Ngung man nương, Thiên y a na Diễn ngọc phi, bà Chúa Tiên, bà Chúa Xứ…) chính là hợp thân của nữ thần Mẹ xứ sở (Poh Nagar ) trong tín ngưỡng mang sắc thái Ấn độ giáo của người Chăm bản địa và Mẫu trong tín ngưỡng của người Việt di cư từ phương Bắc.

Lễ Tá thổ của người Việt vùng Nam Trung bộ là dịp để tỏ lòng thành kính, hàm ơn người chủ cũ tạo dựng đất đai, cơ nghiệp cho người đến sau thừa hưởng đồng thời thể hiện ước muốn, khát vọng được mạnh khỏe, an bình mà chăm lo cho cơ nghiệp ấy ngày càng khang trang, bề thế. Ðó cũng là sự giao cảm giữa người sống với người chết, giữa cõi âm với cõi dương; là sự đồng cảm giữa thế giới hữu hình với thế giới vô hình. Ăn ở thủy chung với người đang sống thì đối với người đã khuất cũng phải giữ trọn ân tình.

Ý nghĩa sâu xa của lễ tục cúng Tá thổ phản ánh mối quan hệ giữa tự nhiên với con người, giữa người đang sống và người đã khuất, giữa người hiện tại và người tiền trú. Từ đó nhận ra cội nguồn sâu xa trong tâm linh Việt, nặng lối sống ân đức, nghĩa tình; không chỉ tưởng nhớ, ghi nhận công lao của những người khai sinh làng xã, ngưỡng vọng các anh hùng dân tộc mà còn nhớ ơn những người đến trước mình để hằng năm tưởng niệm trong những ngày cúng giỗ, tế lễ.

Về mặt cộng đồng, tục cúng Tá thổ đã trở thành một sinh hoạt tinh thần không thể thiếu của cộng đồng cư dân Việt đã rời chốn cũ của cha ông mà mưu sinh lập nghiệp ở trời Nam, là sợi dây liên kết tâm linh chặt chẽ, bền vững của bà con làng xã, xứ sở, qua nhiều thế hệ, nối tiếp nhau vun bồi vùng đất cộng cư.

Ngoài giá trị nhân văn, lễ cúng Tá thổ ở vùng Nam Trung bộ còn là một tư liệu phi vật thể sống động góp phần hình dung, tìm hiểu bức tranh dân cư trên một chặng đường đường Nam tiến của người Việt cũng như quá trình hợp cư, hòa huyết giữa người Việt và người bản địa, người tiền trú, từ đó hình thành sắc thái riêng của cộng đồng cư dân Việt đa văn hóa ở vùng đất mới.

Bài viết mới trên CNM365 Tình yêu cuộc sống
DẠY VÀ HỌC https://hoangkimvn.wordpress.com
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây   cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích
Mùa xuân đầu tiên (Văn Cao) -Thanh Thúy
Tinh khúc Bạch Dương
Quê Hương saxophone hay nhất của Trần Mạnh Tuấn
Ban Mai; Chỉ tình yêu ở lại
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365 Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn Kim on Facebook, Kim on Twitter

Advertisement