Chào ngày mới 31 tháng 3


CHUYỆN ĐỒNG DAO CHO EM
Hoàng Kim


Đồng dao là chuyện tháng năm
Lời ru của mẹ Trăng rằm thảnh thơi
Biết tìm bạn quý mà chơi
Học ăn học nói làm người siêng năng

Hiểu nhàn biết đủ thời an
Thung dung minh triết thanh nhàn thảnh thơi
Người sung sướng biết sống vui
Những người hiếu hạnh được đời yêu thương.

Việc chính là học làm người
Khắc sâu nhân nghĩa nhớ đời đừng quên
Hiếu trung phải học đầu tiên
Đừng tham tưởng bở mà quên ân tình.

Đừng tưởng cứ đẹp là tiên
Cứ trên là sáng cứ tiền là xong
Đừng tưởng không nói là câm
Không nghe tưởng điếc không trông tưởng mù

Đừng tưởng cứ trọc là sư
Cứ vâng là chịu cứ ừ là ngoan
Đừng tưởng có của là sang
Cứ im lặng tưởng là vàng nguyên cây.

Đừng tưởng cứ uống là say
Tai trâu đàn gẩy lời hay ham bàn
Đừng tưởng giàu hết gian tham
Không thời chẳng vận lạm bàn chuyện dân

Đừng tưởng cứ mới là tân
Cứ hứa là chắc cứ ân là tình
Đừng tưởng cứ thấp là khinh
Cứ chùa là tĩnh cứ đình là to.

Đừng tưởng già hết hồ đồ
Cứ trẻ là chẳng âu lo buồn phiền
Đừng tưởng cứ quyết là nên
Cứ mạnh là thắng cứ mềm là thua.

Đừng tưởng đã dấm là chua
Sấm rền là sẽ có mưa ngập trời
Đừng tưởng vui chỉ có cười
Buồn thì ủ rũ chỉ ngồi khóc than

Đừng tưởng cứ lớn là khôn
Cứ bé là dại cứ hôn là chồng
Đừng tưởng bịa có thành không
Nhìn gà hóa cuốc lẫn ông với thằng

Lúc vui tham bát bỏ mâm
Đến khi hoạn nạn tần mần bỏ đi
Đừng tưởng không nhất thì nhì
Phò thịnh sung sướng giúp suy nghèo hèn

Gặp trăng thì vội quên đèn
Hám tiền quên nghĩa đỏ đen lạc đường
Đừng tưởng giàu hết cô đơn
Cao sang hết ốm gian tham hết nghèo.

Đừng tưởng cứ núi là cao
Cứ sông là chảy, cứ ao là tù
Đừng tưởng cứ dưới là ngu
Tham giành là được thấy tu tưởng hiền.

Đừng tưởng cứ thấp là hèn
Cứ sang là trọng cứ tiền là xong
Đừng tưởng quan chức là rồng
Dân thường thấp cổ thì không biết gì.

Đời người lúc thịnh lúc suy
Lúc khỏe lúc yếu lúc đi lúc dừng
Đắng cay chua ngọt đã từng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau.

Ở đời nhân nghĩa làm đầu
Thủy chung sau trước tình sâu nghĩa bền
Học làm người việc đầu tiên
Hiếu trung phúc hậu đừng quên nối vần

“Lênh đênh qua cửa Thần Phù
Khéo tu thì nổi , vụng tu thì chìm”

“Chồng khôn thì được vợ chiều
Vợ ngoan thì được chồng yêu suốt đời”

“Người trồng cây hạnh mà chơi
Ta trồng cây đức để đời mai sau”
(*)

(*) Ca dao người Việt cổ

CHÂN CHÍNH
“Chân chính bao nhiêu phúc bấy nhiêu”
(Lời của Ông Bà dạy)

Làm Người chân chính sống vui
Chân là sự thật, chính thời thẳng ngay
Ai ơi nhớ lấy câu này
Tìm lành lánh dữ, cây ngay bóng tròn

BẢY ĐỊNH LUẬT CUỘC SỐNG
Hoàng Kim

Luật hấp dẫn
Quyết chí điều mình muốn

Luật tập trung
Việc chính biết dày công

Luật trách nhiệm
Dám làm thì dám chịu

Luật kiên trì
Không bỏ cuộc giữa chứng

Luật nhân quả
Gieo gì thì gặt nấy

Luật chấp nhận
Biết tỉnh thức mới khôn

Luật kết nối
Đoàn kết là sức mạnh

xem tiếp Chuyện đồng dao cho em https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chuyen-dong-dao-cho-em

Hình ảnh này không có thuộc tính văn bản thay thế; tên tập tin là chuyen-dong-dao-cho-em-1.jpg

CHUYỆN ĐỒNG DAO CHO EM
Hoàng Kim


Tiếng Việt lung linh sáng
Lời dặn của Thánh Trần
Biết mình và biết người
Kế sách một chữ Đồng

Quốc Công đạo làm tướng
Tiết Chế đức dụng nhân
Văn chương ngọc cho đời
Tự do ngời tâm đức

Vui đi dưới mặt trời

xem tiếp Chuyện đồng dao cho em https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chuyen-dong-dao-cho-em

THƠ VUI NHỮNG NGÀY NHÀN
Hoàng Kim

Về hưu cuốc đất trồng rau,
Nhàn tênh hôm sớm, giải dầu #Thungdung
Rượu bia thuốc lá chẳng màng
Chính liêm cần kiệm không phiền lụy ai
Thảnh thơi nắng sớm mưa mai
Giúp con, dạy cháu, khuyến ai cần mình
An nhàn, đức độ, công minh
Tìm lành, lánh dữ, hoàng thành  HƯU TU.

Về hưu việc cứ lu bù
Kiệm cần vẫn quý từng xu, từng đồng
Làm thêm đâu phải buồn lòng
Mà quen lao động thong dong tối ngày
Người thân đùa bảo đi cày
Vì không lười được, hưu này HƯU TRÂU.

Về hưu chẳng thiết đi đâu
Nấu cơm, dạy cháu, nhặt rau, quét nhà
Giúp con, khuyến học, trông già
Kiêm luôn bảo vệ coi nhà, giữ xe  
Chẳng màng điều tiếng khen chê  
Vui làm HƯU CHÓ vợ thuê việc nhà

Về hưu vẫn rộng đường xa
Lưng còn lấm đất đâu là HƯU NON.
Chẳng hề lạc lối làm ăn
Cơ may thời vận khó khăn nghiệp mình
Mới hay đá nát ngọc lành
Nhân duyên tiền định trời dành phận cho.

Về hưu lẫn thẩn làm thơ
Thiên cơ nhân quả cứ ngờ rằng hay
Mã tiền khóa luận đúng sai
Đức năng thắng số vui say việc đời
Trần Đoàn thỏa chí rong chơi
Thênh thênh bạn quý ấy thời HƯU HÂM

Cuộc đời thoáng chốc trăm năm
Đồng dao người lớn tri âm thành vè:

“Ai ơi lẳng lặng mà nghe
Dữ răn việc trước, lành dè thân sau” (7).

“Trai thời trung hiếu làm đầu
Gái thời hiếu hạnh làm câu trau mình” (3):

“Lênh đênh qua cửa Thần Phù
Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm” (1)
 
“Trai khôn thì được vợ chiều
Gái ngoan thì được chồng yêu suốt đời” (2).

“Nên thợ nên thầy nhờ có học
No ăn no mặc bởi hay làm” (4) .

“Dẫu có bạc vàng trăm vạn lượng
Không bằng kinh sử một vài pho”(5).

“Người trồng cây hạnh người chơi
Ta trồng cây đức để đời mai sau
. (6)

xem tiếp: https://hoangkimlong.wordpress.com/tho-vui-nhung-ngay-nhan/

Những câu thơ trích dẫn : (1) (2) (6) Ca dao người Việt cổ; (3) (7) Nguyễn Đình Chiểu: (4) Nguyễn Trãi; (5) Lê Quý Đôn

ĐỨC TIN
Hoàng Kim

Bảy mươi học tám mốt
Đức tin hơn niềm tin
Lá vàng ôm ấm cội
Thăm thẳm một tấm nhìn


Lev Tonstoy năm kiệt tác Lev Tolstoy (1828 – 1910) tám mươi mốt tuổi là nhà hiền triết và đại văn hào Nga danh tiếng bậc nhất lịch sử nhân loại với năm kiệt tác lắng đọng mãi với thời gian: 1) Chiến tranh và Hòa bình, 2) Ana Karenina, 3) Phục sinh; 4) Đường sống; 5) Suy niệm mỗi ngày. Riêng hai tác phẩm Đường sống và Suy niệm mỗi ngày / Minh triết cho mỗi ngày (Wise Thoughts for Every Day) được coi là hai công trình trọng yếu cuối cùng của Lev Tonstoy và ông đã xem nó là đóng góp quan trọng nhất của ông cho nhân loại…. Lev Tonstoy khuyên chúng ta về ĐỨC TIN. “Hãy luôn luôn hạnh phúc và sung sướng”  hãy  tuân theo quy luật của sự thiện và luôn nhớ câu cách ngôn cổ của người Do Thái: “Linh hồn của một người là ngọn đèn của Thượng đế“.  Minh triết cho mỗi ngày là một kho tàng minh triết tinh túy. Lev Tonstoy dùng chữ “Đức tin” hay hơn và sâu sắc hơn “niềm tin”,

NIỀM TIN
Van Nguyen

Ngày mai đi xa
em gửi niềm tin ở lại quê nhà
sao em không gửi vào chùa
Ba Vàng, Tam Chúc, Bái Đính
những ngôi chùa đại gia

Đất nước luôn biết ơn
sao em không gửi niềm tin
vào những tượng đài
xây bằng đá, xi măng, cốt thép
vĩnh cửu bền đẹp với thời gian

Sao em lại gửi niềm tin
vào những chiếc lá
niềm tin bé nhỏ
chiếc lá màu xanh
dưới rặng cây
có ngôi nhà mẹ ở

Tượng đài cao to dễ đổ
Chùa rộng phật tử đi nhầm
Mùa thu lá rụng
Anh thành người nhặt lá cho em…

(*) Bài ĐỨC TIN là sự tiếp nối và bàn luận về NIỀM TIN (Kim Notes lắng ghi chú) xem tiếp Lev Tonstoy năm kiệt tác https://hoangkimlong.wordpress.com/category/lev-tonstoy-nam-kiet-tac/ và Thơ vui những ngày nhàn https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tho-vui-nhung-ngay-nhan Chuyện đồng dao cho em https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chuyen-dong-dao-cho-em

AnKySinh

TỈNH THỨC CÙNG THÁNG NĂM
Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim
#Nhàtôi
; #Thungdung#dayvahoc, #vietnamhoc#cnm365#cltvn; #đẹpvàhay;
https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-31-thang-3/ & https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-31-thang-3/

CNM365 Tình yêu cuộc sống: An Kỳ Sinh Chùa Đồng, Khoai Hoàng Long nơi Yên Tử Mưa xuân trong mắt ai; Ngọc Phương Nam ngày mới; Giống khoai lang Việt Nam; Đàn Nam Giao thành phố Huế; Lời ru nhớ núi sông ; #Nhàtôi; Đến với Tây Nguyên mới ; Câu cá bên dòng Sêrêpôk ; Tỉnh thức cùng tháng năm; Mưa xuân Kim và Thủy; Tháng Ba hoa gạo nở; Việt Nam con đường xanh; Đọc lại và suy ngẫm; Mây lành Phổ Đà Sơn; Kim Notes lắng ghi chú; Gia Cát Mã Tiền  Khóa; Trung Quốc một suy ngẫm; Nhớ Ông Bà Cậu Mợ; Có một ngày như thế; Phục sinh giữa tối sáng; Nam tiến của người Việt; Nhà tôi giấc mơ xanh; Cao Biền trong sử Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Nhà tôi giấc mơ xanh; Tô Đông Pha Tây Hồ; Thượng Đức thương nhìn lại; Những trang văn thắp lửa; Thơ vui những ngày nhàn; Bill Gates học để làm; Minh triết sống phúc hậu; Giống khoai lang Việt Nam;Sắn Việt Nam ngày nay; Vietnamese Cassava Today; Hồ Lắk Đình Lạc Giao; Ngày Quốc tế Hạnh phúc; Chim Phượng về làm tổ; Chốn vườn thiêng cổ tích; Trân trọng Ngọc riêng mình; Bảo tồn và phát triển sắn; Về miền Tây yêu thương; Trần Công Khanh ngày mới; Mark Zuckerberg và FB ; Chuyện đồng dao cho em; Đến với Tây Nguyên mới; Thương Kim Thiếp Vũ Môn.Nghỉ ngơi nhàn tĩnh dưỡng; Trần Công Khanh ngày mới;Selma Nobel văn học; Thầy Quyền thâm canh lúa; Chuyện ngày sinh của Thủy;Một gia đình yêu thương; Thành kính lưu lời thương; Nhớ ông bà cậu mợ; Một niềm tin thắp lửa;Minh triết sống phúc hậu; Truyện vua Solomon; Đến với Tây Nguyên mới; Hồ Lắk Đình Lạc Giao; Thương Kim Thiết Vũ Môn; IAS đường tới trăm năm; Nông nghiệp Việt trăm năm; Quản lý đất đai Việt Nam; Nam Tiến của người Việt.Mẹ tắm mát đời con; Bóng hạc chốn xa xôi; Hồ Lắk Đình Lạc Giao; Cánh cò bay trong mơ; Vào Tràng An Bái Đính; Sông Hoàng Long chảy hoài; Nguồn Son nối Phong Nha; #An nhiên; Đến với Tây Nguyên mới; Thương Kim Thiết Vũ Môn; Nguyễn Huy Thiệp lắng đọng;Đặng Dung thơ Cảm hoài; Đồng hành cùng đi tới; Giống khoai lang Việt Nam; Thương Kim Thiếp Vũ Môn; Quảng Bình đất và người; Thơ văn thầy Hồ Ngọc Diệp; Chuyện cổ tích người lớn; Cuối dòng sông là biển; Thầy nghề nông chiến sĩ; Đọc lại và suy ngẫm; Thương Kim Thiếp Vũ Môn; Giống khoai lang Việt Nam; Việt Nam con đường xanh; Đọc lại và suy ngẫm; Mây lành Phổ Đà Sơn; Cao Biền trong sử Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Nhà tôi giấc mơ xanh;Phạm Hồng Đức Phước ca cao; Cao Biền trong sử Việt;Trời nhân loại mênh mông; Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay; Thầy bạn trong đời tôi; Cuối dòng sông là biển;. Phục sinh giữa tối sáng; Nam tiến của người Việt; Gia Cát Mã Tiền Khóa; Kim Notes lắng ghi chú; Gia Cát Mã Tiền Khóa;Sông Kỳ Lộ Phú Yên; Châu Văn Tiếp Phú Yên; Chọn giống sắn Việt Nam; Ngọc Phương Nam ngày mới; Nghê Việt am Ngọa Vân; Phục sinh giữa tối sáng; Lê Phụng Hiểu ruộng thác đao; Thầy bạn trong đời tôi; Bóng hạc chốn xa xôi; Giống khoai lang Việt Nam; Chuyện thầy Lê Quý Kha;

Tour Eiffel Wikimedia Commons.jpg

Ngày 31 tháng 3 năm 1028 nhằm ngày mùng 3 tháng 3 năm Mậu Thìn (1028), vua Lý Thái Tổ (974-1028) vừa mất, chưa làm lễ táng, Hoàng Thái tử Lý Phật Mã chưa kịp lên ngôi vua thì Võ Đức Vương cầm đầu cùng Dực Chính Vương và Đông Chính Vương làm loạn, dẫn quân lập tức ập vào cướp ngôi.Thế giặc mạnh. Việc xẩy ra rất nhanh. Nước Đại Việt rơi vào nguy hiểm phục sinh giữa tối sáng. Công lớn là do Lê Phụng Hiểu dẹp loạn Tam vương; Ngày 31 tháng 3 năm 1889, Khánh thành tháp Eiffel tại Paris (hình), tháp trở thành biểu tượng văn hóa của Pháp và là một trong những kiến trúc đặc sắc trên thế giới.

Bài chọn lọc ngày 31 tháng 3: Kim Notes lắng ghi chú; Gia Cát Mã Tiền Khóa; Sông Kỳ Lộ Phú Yên; Châu Văn Tiếp Phú Yên; Chọn giống sắn Việt Nam; Ngọc Phương Nam ngày mới; Nghê Việt am Ngọa Vân; Phục sinh giữa tối sáng; Lê Phụng Hiểu ruộng thác đao; Thầy bạn trong đời tôi; Bóng hạc chốn xa xôi; Giống khoai lang Việt Nam; Chuyện thầy Lê Quý Kha; Tỉnh lặng với chính mình; Có một ngày như thế; Nhà Trần trong sử Việt; Phạm Minh Giắng bạn tôi; Chuyện cổ tích người lớn; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-31-thang-3/https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-31-thang-3/
Kim Notes lắng ghi chú; Gia Cát Mã Tiền Khóa;Sông Kỳ Lộ Phú Yên; Châu Văn Tiếp Phú Yên; Chọn giống sắn Việt Nam; Ngọc Phương Nam ngày mới; Nghê Việt am Ngọa Vân; Phục sinh giữa tối sáng; Lê Phụng Hiểu ruộng thác đao; Thầy bạn trong đời tôi; Bóng hạc chốn xa xôi; Giống khoai lang Việt Nam; Chuyện thầy Lê Quý Kha; Ngày 31 tháng 3 năm 1028 nhằm ngày mùng 3 tháng 3 năm Mậu Thìn (1028),vua Lý Thái Tổ (974-1028) vừa mất, chưa làm lễ táng, Hoàng Thái tử Lý Phật Mã chưa kịp lên ngôi vua thì Võ Đức Vương cầm đầu cùng Dực Chính Vương và Đông Chính Vương làm loạn, dẫn quân lập tức ập vào cướp ngôi.Thế giặc mạnh. Việc xẩy ra rất nhanh. Nước Đại Việt rơi vào nguy hiểm phục sinh giữa tối sáng. Công lớn là do Lê Phụng Hiểu dẹp loạn Tam vương; Ngày 31 tháng 3 năm 1889, Khánh thành tháp Eiffel tại Paris (hình), tháp trở thành biểu tượng văn hóa của Pháp và là một trong những kiến trúc đặc sắc trên thế giới. Bài chọn lọc ngày 31 tháng 3: Kim Notes lắng ghi chú; Gia Cát Mã Tiền Khóa; Sông Kỳ Lộ Phú Yên; Châu Văn Tiếp Phú Yên; Chọn giống sắn Việt Nam; Ngọc Phương Nam ngày mới; Nghê Việt am Ngọa Vân; Phục sinh giữa tối sáng; Lê Phụng Hiểu ruộng thác đao; Thầy bạn trong đời tôi; Bóng hạc chốn xa xôi; Giống khoai lang Việt Nam; Chuyện thầy Lê Quý Kha; Tỉnh lặng với chính mình; Có một ngày như thế; Nhà Trần trong sử Việt; Phạm Minh Giắng bạn tôi; Chuyện cổ tích người lớn; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-31-thang-3/https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-31-thang-3/

Quảng Bình đất và người
THƠ HAY NGƯỜI CAO TUỔI
Kim Hoàng kính tặng

Cụ cao tuổi Trần Đình Ngôn
“Nghề áo trắng” “Thời cuối năm” thật hiền
Thơ “Vị tướng của Trường Sơn”
“Thị Mầu sám hối” thương bồn chồn yêu
Tình thân ấm áp câu Kiều
Quảng Bình di sản thật nhiều tinh hoa

BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN SẮN
Sán Việt Nam ngày nay. Giống sắn Việt Nam phát triển qua 50 năm. Vietnamese cassava today Vietnamese cassava varieties progression across 50 years; see more

see more https://vietnamscience.vjst.vn/index.php/vjste/article/view/1186 & https://vietnamscience.vjst.vn/index.php/vjste/article/view/1186/441 & https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-19-thang-3/

  • Long Hoang*
  • Mai T.T. Nguyen
  • Doan. N.Q. Nguyen
  • Kim Hoang
  • Clair Hershey
  • Reinhardt Howeler

Abstract

Vietnamese cassava varieties constitute the fundamental and pivotal element in the sustainable development programme for cassava. This article aims to encapsulate the advancements made over nearly five decades in breeding and enhancing Vietnamese cassava varieties. It delineates the suitable cassava variety structures for each period and ecological region. The selection of cassava varieties exhibiting high starch yield and disease resistance, coupled with the establishment of a suitable and efficient cassava cultivation model, exemplified by 10T for Vietnamese cassava varieties KM568, KM539, KM537, KM569, and KM94, stands as a cornerstone for sustaining cassava development over the years. Presently, we advocate for farmers to cultivate promising cassava varieties such as KM568 or KM539 (an enhanced version of the International Center for Tropical Agriculture (CIAT) cassava variety C39, refined through multiple breeding cycles from 2004 onwards), KM537, KM569, or HN1 (originally known as TMEB419), alongside popular cassava varieties: KM440, KM419, KM94, KM7, STB1, KM414, KM98-7, KM140, KM98-5, KM98-1. We have conducted Distinctness, Uniformity, and Stability (DUS) and Value for Cultivation and Use (VCU) tests, showcasing outstanding cassava varieties in large-scale farming, thereby providing compelling evidence for the prudent conservation and sustainable development of cassava. Vietnamese cassava progression (1975 to date) has traversed six stages, with five waves of restructuring cassava varieties, aligning with target orientations, farming conditions, and market demands, culminating in 16 popular cassava varieties and four promising cassava varieties KM568, KM539, KM537, and KM569.

Keywords:

Cassava varieties, Distinctness, Uniformity, and Stability (DUS) and Value for Cultivation and Use (VCU), progression, Vietnam

DOI:

https://doi.org/10.31276/VJSTE.66(1).59-76

Classification number

3.1

Author Biographies

Long Hoang

Faculty of Agronomy, Nong Lam University – Ho Chi Minh City, Quarter 6, Linh Trung Ward, Thu Duc City, Ho Chi Minh City, Vietnam

Mai T.T. Nguyen

Department of Agriculture and Rural Development of Phu Yen Province, 64 Le Duan Street, Tuy Hoa City, Phu Yen Province, Vietnam

Doan. N.Q. Nguyen

Faculty of Economics, Phu Yen University, 18 Tran Phu Street, Ward 7, Tuy Hoa City, Phu Yen Province, Vietnam

Kim Hoang

Faculty of Agronomy, Nong Lam University – Ho Chi Minh City, Quarter 6, Linh Trung Ward, Thu Duc City, Ho Chi Minh City, Vietnam

Vietnam National Cassava Program (VNCP), 121 Nguyen Binh Khiem Street, Dakao Ward, District 1, Ho Chi Minh City, Vietnam

Clair Hershey

International Center for Tropical Agriculture (CIAT), Kilometro 17, Straight Cali – Palmira, Apartado Aéreo 6713, Cali, Colombia

Reinhardt Howeler

International Center for Tropical Agriculture (CIAT), Kilometro 17, Straight Cali – Palmira, Apartado Aéreo 6713, Cali, Colombia

Downloads

Published

2024-03-15

Received 22 October 2023; revised 20 November 2023; accepted 15 February 2024

How to Cite

Long Hoang, Mai T.T. Nguyen, Doan. N.Q. Nguyen, Kim Hoang, Clair Hershey, & Reinhardt Howeler. (2024). Vietnamese cassava varieties progression across 50 years. Vietnam Journal of Science, Technology and Engineering, 66(1), 59-76. https://doi.org/10.31276/VJSTE.66(1).59-76

Issue

Vol. 66 No. 1 (2024)

Section

Life Sciences

License

This work is licensed under a Attribution-NonCommercial-NoDerivatives 4.0 International

ONLINE JOURNAL SYSTEM

All submissions screened by

We are member of

Indexing and Abstracting

VJSTE is the official scientific outlet of the Ministry of Science and Technology, Vietnam,  founded in 1959 and has been one of the prestigious scientific journals in Vietnam. VJSTE aims to become an international journal which meets the standards of the world leading databases of science journals such as Scopus, Web of Science, etc. There are no less than 13 articles and no more than 17 articles in each issue.

The journal is published quarterly, 04 issues per year.

Information

Most read

Vietnamese cassava varieties progression across 50 years
Giống sắn Việt Nam phát triển qua 50 năm
SẮN VIỆT NAM BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Vietnamese cassava varieties progression across 50 years
. Greeting from Hoang Kim Vietnam to Reinhardt Howeler and my teachers and friends. Best wish to you and your family on New Days; Good friends are hard to find, harder to leave, and impossible to forget, see moresee more https://vietnamscience.vjst.vn/index.php/vjste/article/view/1186 & https://vietnamscience.vjst.vn/index.php/vjste/article/view/1186/441 and https://hoangkimlong.wordpress.com/category/vietnamese-cassava-today — with Hoang Long, Nguyen Thi Truc Mai, Nguyen Nu Quynh Doan, Clair Hershey, and Reinhardt Howeler.

Welcome to read ….

Article Sidebar

Ngày xuất bản: 26-02-2024

DOI: 10.52997/jad.1.01.2024

Trích dẫn

Nguyễn, M. T. T., Hoàng, L., Nguyễn, Đoan N. Q., & Hoàng, K. (2024). Kết quả chọn tạo và khảo nghiệm các giống sắn triển vọng KM568, KM539, KM537 tại tỉnh Phú Yên. Tạp Chí Nông nghiệp Và Phát triển 23 (1), 1-13.

Số tạp chí

Tập 23 – Số 1 (2024)

Chuyên mục

Nông học, Lâm Nghiệp

Main Article Content

Tóm tắt

Nghiên cứu chọn tạo giống sắn năng suất tinh bột cao, kháng được sâu bệnh chính, phù hợp với điều kiện sản xuất của tỉnh Phú Yên là quan trọng và cấp bách. Mục tiêu nhằm chọn tạo được giống sắn có năng suất tinh bột cao (vượt hơn đối chứng KM419 và KM94 tối thiểu 10%), kháng được sâu bệnh chính, điểm bệnh cấp 1 – 2 đối với bệnh khảm lá (CMD) và bệnh chồi rồng (CWBD). Phương pháp nghiên cứu thực hiện theo chuẩn của Chương trình sắn Việt Nam và Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới quốc tế (CIAT) về quy trình công nghệ chọn tạo và nhân giống sắn lai. Kết quả đã tuyển chọn được ba giống sắn triển vọng KM568, KM539 và KM537. Giống sắn KM568 con lai của KM440 x (KM419 x KM539), có năng suất củ tươi 54 tấn/ha với hàm lượng tinh bột 28,4% lúc 10 tháng sau trồng. Giống sắn KM539 là C39* chọn lọc của C39 nhập nội từ CIAT và có năng suất củ tươi 45,9 tấn/ha với hàm lượng tinh bột 27,9%. Giống sắn KM537 là con lai của (KM419 x KM539) x KM440, có năng suất củ tươi 51,3 tấn/ha với hàm lượng tinh bột 28,5%. Cả 3 giống này đều kháng bệnh CMD cấp 1,5 và kháng bệnh CWBD cấp 1. KM568, KM539 và KM537 lần lượt có 8 – 14 củ/bụi, 7 – 12 củ/bụi và 7 – 12 củ/bụi. Tất cả các giống này đều đạt kiểu hình cây lý tưởng, thịt củ trắng, cây thẳng, tán gọn, lóng ngắn và ít phân cành. Ngoài ra, chiều cao cây của KM568, KM539 và KM537 lần lượt là 2,3 – 2,7 m, 2,7 – 3,0 m và 2,5 – 2,9 m.

Từ khóa: DUS và VCU, Giống sắn, KM568, KM539, KM537

Article Details

Tài liệu tham khảo

FAO (Food and Agriculture Organization of the United Nations). (2022). FAOSTAT. Rome, Italy: FAO.

Hoang, K. (2003). Technology of cassava breeding. In Ngo, D. T., & Le, Q. H. (Eds.). Varietal technology of plant, animal and forestry (Vol. 2, 95-108). Ha Noi, Vietnam: Agricultural Publishing House.

Hoang, K., Nguyen, B. V., Hoang, L., Nguyen, H. T., Ceballos, H., & Howeler, R. H. (2010). Current situation of cassava in Vietnam. In Howeler, R. H. (Ed.), Proceedings of The 8th Regional Workshop on A New Future for Cassava in Asia: Its Use as Food, Feed, and Fuel to Benefit The Poor (100-112). Vientiane, Lao PDR: International Center for Tropical Agriculture (CIAT) and the National Agriculture and Forestry Research Institute (NAFRI). Retrieved February 15, 2022, from http://ciat-library.ciat.cgiar.org/Articulos_Ciat/biblioteca/A_new_future_for_Cassava_in_Asia_Its_use_a_food_freed_and_fuel_to_benefit_the_poor-compressed.pdf.

Hoang, K., Nguyen, M. T. T., Nguyen, M. B., & Howeler, R. H. (2011). Cassava conservation and sustainable development in Vietnam. In Howeler, R. H. (Ed.), Proceedings of The 9th Regional Workshop on Sustainable Cassava Production in Asia for Multiple Uses and for Multiple Markets (35-56). Guangxi, China: International Center for Tropical Agriculture (CIAT) and the Chinese Cassava Agrotechnology Research System (CCARS). Retrieved April 20, 2022, from http://ciatlibrary.ciat.cgiar.org/Articulos_Ciat/biblioteca/Sustainable_cassava_production_in_Asia_for_multiple_uses_and_for_multiple_markets.pdf

Hoang, L., Nguyen, M. T. T., Nguyen, M. B., Hoang, K., Ishitani, M., & Howeler, R. H. (2014). Cassava in Vietnam: production and research; an overview. In Howeler, R. H. (Ed.), Proceedings of Asia Cassava Research Workshop (15). Ha Noi, Vietnam: ILCMB- CIAT-VAAS/AGI.

Howeler, R. H. (2011). Proceedings of the 9th regional workshop on sustainable cassava production in Asia for multiple uses and for multiple markets. Retrieved April 20, 2022, from http://ciatlibrary.ciat.cgiar.org/Articulos_Ciat/biblioteca/Sustainable_cassava_production_in_Asia_for_multiple_uses_and_for_multiple_markets.pdf

Howeler, R. H., & Aye, T. M. (2014). Sustainable management of cassava in Asia – From research to practice. Ha Noi, Vietnam: News Publishing House.

MARD (Ministry of Agriculture and Rural Development). (2022). Report on production situation and directing the prevention of harmful organisms on cassava. Gia Lai, Vietnam: MARD and People’s Committee of Gia Lai Province.

Nguyen, M. B. (2018). Research on cultural techniques to scatter harvest season for cassava in Dak Lak province (Unpublished doctoral dissertation). Tay Nguyen University, Dak Lak, Vietnam.

Nguyen, M. T. T. (2017). Study on the selection of high yielding cassava varieties and intensive cultivation techniques in Phu Yen province (Unpublished doctoral dissertation). University of Agriculture and Forestry, Hue University, Hue, Vietnam.

Nguyen, M. T. T., Hoang, L., Nguyen, D. N. Q., & Hoang, K. (2021). Phu Yen cassava solutions for sustainable development. Phu Yen, Vietnam: Phu Yen Provincial People’s Committee.

Nguyen, V. A., Le, T. N., Nguyen, H., Do, T. T., Nguyen, H. T., Pham, H. T. T., Nguyen, H. T., Seki, M., & Le, H. H. (2021). Characterization of some popular cassava varieties in Vietnam. Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 3(124), 1-17.

Tran, Q. N., Hoang, K., Vo, T. V., & Kawano, K. (1995). Selection results of the new cassava varieties KM60, KM94, KM95 and SM937-26. In Proceedings of Vietnam Agricultural Research Workshop. Lam Dong, Vietnam: Ministry of Agriculture and Rural Development.

VNA (Vietnam National Assembly). (2018). Law No. 31/2018/QH14 dated on November 19, 2018. Law on crop production. Retrieved May 24, 2022, from https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Luat-Trong-trot-2018-336355.aspx.

VNFU (Central Vietnam Farmer’s Union). (2021). New rural magazine – Farmer’s scientist links take off together. Ho Chi Minh City, Vietnam: Youth Publishing House.

CÂY LƯƠNG THỰC VIỆT NAM
#cltvn #Vietcassava tích hợp thông tin Phú Yên Online I Kết quả bước đầu trong chọn tạo giống sắn kháng bệnh xem tiếp tin và ảnh tại https://baophuyen.vn/79/310545/ket-qua-buoc-dau-trong-chon-tao-giong-san-moi-khang-benh.html

Đề tài khoa hc, công ngh cp tnh Nghiên cu chn to ging sn năng sut tinh bt cao, kháng được sâu bnh hi chính, phù hp vi điu kin sn xut ti tnh Phú Yên đang nhn được s quan tâm ca ngành Nông nghip, h dân trng sn và m ra nhiu trin vng cho cây sn Phú Yên.

Đài Truyền Hình Phú Yên Khoa học và Cuộc sống tháng 11/2023 “Nghiên cứu chọn tạo giống sắn năng suất tinh bột cao, kháng được sâu bệnh hại chính, phù hợp với điều kiện sản xuất tại tỉnh Phú Yên” https://youtu.be/gZZk9OL_4fg

#Vietcassava Phu Yen 18 11 2023

KM568 năng suất tinh bột cao kháng cao CMD CWBD cây và củ kiểu hình lý tưởng

KM569 ăn ngon ruột vàng kháng khá CMD CWBD với KM568 năng suất tinh bột cao kháng cao CMD CWBD củ và cây chuẩn được lão Nông chấp nhận tuyển chọn

KM539 năng suất bột cao kháng cao CMD CWBD tuyển chọn dạng cây thấp ít phân nhánh

Cụ Bình với KM539-10 Đồng Xuân

Giống sắn HN1 năng suất tinh bột cao, kháng cao CMD CWBD nhưng nhược điểm cao cây dễ đổ ngã

Older information

Tay Ninh Cassava Workshop 04-06 October 2023 Establishing Sustainable Solution to Cassava Disease in Mainland Southeast Asia. Project Review and Research Symposium, see more Vietnamese cassava today https://hoangkimlong.wordpress.com/category/vietnamese-cassava-today/

MINH TRIẾT CHO MỖI NGÀY. Tâm tĩnh lặng an nhiên. Có một kiểu người cả đời chẳng hề già đi, năm tháng dường như đã lãng quên họ. Cái già đi chỉ là tuổi tác, còn khí chất và thần thái là không hề thay đổi. Tất cả là bởi họ có trên mình những điều rất đặc biệt . https://youtu.be/zCFGN2XT54E

MINH TRIẾT CHO MỖI NGÀY

Minh triết sống phúc hậu
Tâm tĩnh lặng an nhiên.
Một gia đình yêu thương
Chín điều lành hạnh phúc
Minh triết cho mỗi ngày


Hoàng Kim
Cuộc đời như mắt trong. Mắt thứ nhất soi mình, tâm nguyện mình yêu thích. Mắt thứ hai soi người. Người thân thầy bạn quý. Mắt thứ ba tuệ nhãn. Ánh sáng soi tâm hồn. Sức khỏe và tình yêu. Lao động và nghĩ ngơi Điều độ và hài hòa An nhiên vui khỏe sống https://hoangkimlong.wordpress.com/category/minh-triet-cho-moi-ngay/

SÔNG KỲ LỘ PHÚ YÊN
Hoàng Kim

Sông Kỳ Lộ Phú Yên
Dài trăm hai cây số
Từ Biển Hồ Gia Lai
Thượng nguồn sông Bà Đài

Sông La Hiên Cà Tơn
Bến Phú Giang, Phú Hải
Phú Mỡ huyện Đồng Xuân
Thôn Kỳ Lộ Cây Dừng

Tre Rồng sông Kỳ Lộ
Huyền thoại vua Chí Lới
Vực Ông nối thác Dài
Xuôi dòng sông Kỳ Lộ

Lẫy lừng chuyện suối Cối
Tới suối Mun Phú Mỡ
Suối nước nóng Cây Vừng
Thấu vùng đất hoang sơ

Chợ Kỳ Lộ nổi tiếng
Người Kinh Chăm Ba Na
Xưa mỗi tháng chín phiên
Nay ngày thường vẫn họp

Sông Cái thác Rọ Heo
Vùng Hòn Ông vua Lới
Suối nước nóng Triêm Đức
Thôn Thạnh Đức Xuân Quang

Sông Trà Bương sông Con
Tiếp nước sông Kỳ Lộ
Chốn Lương Sơn Tá Quốc
Lương Văn Chánh thành hoàng

Sông Cô tới La Hai
Sông Cái hòa tiếp nước
Đồng Xuân cầu La Hai
Hợp thủy sông Kỳ Lộ

Tới Mỹ Long chia nhánh
Một ra vịnh Xuân Đài
Một vào đầm Ô Loan
Suối Đá xã An Hiệp
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là 9656a-46400358.jpg

Sông qua núi Cán Diều
Ghềnh đá Đ4a Ô Loan
Suối Đá Đen An Phú
Tĩnh Hải biển Long Thủy.
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là bc23e-lahai.jpg

Sông Kỳ Lộ Phú Yên
Đại Lãnh nhạn quay về
Ngọc Phương Nam ngày mới
Giống sắn tốt Phú Yên

Lúa siêu xanh Phú Yên
Báu vật nơi đất Việt
A Na bà chúa Ngọc
Châu Văn Tiếp Phú Yên

Cao Biền trong sử Việt
Ông Rhodes chữ tiếng Việt
Ngọc Phương Nam ngày mới
Cuối dòng sông là biển

NGỌC PHƯƠNG NAM NGÀY MỚI
Hoàng Kim


Thuyền độc mộc xưa vượt thác mây
Nay suối còn vương mạch vẫn đầy
Nghiệp lớn sông dài khơi luồng cạn
Kỳ Lộ dòng thiêng nước chảy hoài

THÁC MÂY MÙA NƯỚC CẠN
Trịnh Tuyên


Rủ nhau tìm ngắm chốn nơi đây
Tình bạn xưa nay vẫn đong đầy
Chớ dại đổ liều như thác nhé
Nước còn không có, nói chi mây.

THUYỀN ĐỘC MỘC
Trịnh Tuyên


‘Quên tên cây
làm thuyền
Tận cùng nỗi cô đơn
– độc mộc!

Khoét hết ruột
Chỉ để một lần
ngược thác
bất chấp đời
lênh đênh…‘

NGỌC PHƯƠNG NAM
Hoàng Kim


hứng mật đời
thành thơ
việc nghìn năm
hữu lý
trạng Trình

đến Trúc Lâm
đạt năm việc lớn
Hoàng Thành
đất trời xanh
Yên Tử …

BẢN GIỐC VÀ KA LONG
Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim

Bản Giốc và Ka Long là ngọn thác và dòng sông biên giới Trung Việt. Thác Bản Giốc là thác nước hùng vĩ đẹp nhất Việt Nam tại xã Ðàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.Sông Ka Long (tên gọi Việt) hoặc Sông Bắc Luân (tên gọi Trung) là sông chảy ở vùng biên giới giữa thành phố Móng Cái tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam và thành phố Đông Hưng thuộc địa cấp thị Phòng Thành Cảng, Khu tự trị dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Tuy nhiên theo các bản đồ của Việt Nam thì quan niệm về dòng chảy của sông Ka Long và sông Bắc Luân không hoàn toàn trùng khớp với quan niệm về sông Bắc Luân của Trung Quốc. Thác Bản Giốc và sông Ka Long là nơi lưu dấu gợi nhớ những câu chuyên sâu sắc đời người không thể quên: Người vịn trời xanh chấp sói rừng; Chợt gặp mai đầu suối; Qua sông Thương gửi về bến nhớ; Cao Biền trong sử Việt; Câu cá bên dòng Sêrêpôk; Tư liệu này là điểm nhấn để đọc và suy ngẫm. Xem Video Bản Giốc và Kalong tuyệt đẹp ở đây https://www.facebook.com/AmazingThingsInVietnam/videos/260029285748758 và tích hợp trong tài liệu này https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ban-gioc-va-ka-long/

Bản Giốc và Ka Long “Một thác nước tự nhiên, đẹp hùng vĩ bậc nhất thế giới nằm ở giữa ranh giới hai quốc gia, chứa đựng trong đó nhiều tiềm năng tài nguyên về thủy điện, du lịch. Một liên hệ thú vị https://hoangkimlong.wordpress.com/2021/03/31/ban-gioc-va-ka-long/; Sông Kỳ Lộ Phú Yên https://hoangkimlong.wordpress.com/category/song-ky-lo-phu-yen/

CHÂU VĂN TIẾP PHÚ YÊN
Hoàng Kim


Tùng Châu, Châu Đức vẹn trước sau
Đào Công, Châu Công thật anh hào
Văn xây thành lũy thầy Nội Tán
Võ dựng cơ đồ trí Lược Thao
Ngọa Long chặn địch ba phòng tuyến
Lương Sơn tá quốc cứu binh trào
Đồng Xuân hưng thịnh dày công đức
Ân nghĩa cho đời quý biết bao !

Đất Phú Trời Yên không chỉ là nơi lưu dấu bản tiếng Việt đầu tiên của Ông Alexandre de Rhodes chữ tiếng Việt, chỉ dấu muôn đời của dân tộc Việt tại nhà thờ Mằng Lăng, mà còn là nơi Lương Văn Chánh thành hoàng dựng nghiệp thiên thu. Phú Yên cũng là đất Lương Sơn Tá Quốc lưu dấu bậc khai quốc công thần nhà Nguyễn Châu Văn Tiếp ở Phú Yên.

Nghiên cứu lịch sử nhà Nguyễn tra cứu theo niên biểu ‘Nguyễn Du những sự thật mới biết‘, tôi nhiều lần gặp hình bóng Châu Văn Tiếp Đồng Xuân, Phú Yên. Ông là danh tướng được vua Gia Long Nguyễn Phúc Ánh phong tặng Đệ nhất đẳng khai quốc công thần, hàm Tả Quân Đô Đốc Chưởng Phủ Sự, tước Quận công, sau gia phong Lâm Thao Quận công. Châu Văn Tiếp cũng được người đời xưng tụng là một trong Tam hùng Gia Định (cùng với Võ Tánh và Nguyễn Huỳnh Đức).

Vua Gia Long Nguyễn Phúc Ánh nếu không có Châu Văn Tiếp thì hầu như không thể phục hưng được cơ nghiệp nhà Nguyễn. Công nghiệp lừng lẫy và bi tráng của Châu Văn Tiếp có nhiều điều uẩn khúc lịch sử tương tự ‘Nguyễn Du những sự thật mới biết‘ nếu chúng ta không nghiên cứu kỹ về ông thì không thể hiểu sâu sắc thời Lê –Trịnh – Nguyễn – Tây Sơn.

CHÂU VĂN TIẾP LƯƠNG SƠN TÁ QUỐC

Châu Văn Tiếp (1738-1784) là người Đồng Xuân Phú Yên, danh tướng Việt Nam cuối thế kỷ 18 thời Nguyễn Ánh. Châu Văn Tiếp tên tộc là Châu Doãn Ngạnh sinh năm Mậu Ngọ năm 1738 (?) mất ngày 30 tháng 11 năm 1784 lúc 46 tuổi, sinh quán tại huyện Phù Ly phủ Hoài Nhơn nay là Phù Mỹ thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, nhưng cư ngụ ở làng Vân Hòa, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Gia đình ông chuyên nghề buôn bán, chủ yếu là buôn ngựa, nhưng có học vấn.

Ông Châu Văn Tiếp có người anh cả là Châu Doãn Chữ, ba em là Châu Doãn Chấn, Châu Doãn Húc và em gái Châu Thị Đậu tục gọi Châu Muội Nương. Năm anh em đều rất giỏi võ nghệ, đặc biệt là Châu Văn Tiếp và Châu Thị Đậu. Sau này khi Lê Văn Quân người Định Tường ra phò tá Châu Văn Tiếp “Lương Sơn tá quốc’ ở núi Tà Lương thì ông Châu Văn Tiếp đã mến trọng hiền tài gả Châu Muội Nương cho Lê Văn Quân thành vợ chồng. Hai ông Châu Văn Tiếp, Lê Văn Quân đều là tướng giỏi kiệt xuất của Nguyễn Vương nối tiếp nhau làm Tả Quân Đô Đốc Chưởng Phủ Sự, tước Quận Công. Lê Văn Quân mất năm Tân Hợi 1791. Vợ chồng bà giúp chúa Nguyễn rất tận lực. Bà lúc xông trận dũng cảm thiện chiến chẳng kém gì các anh trai và chồng, thường được người đương thời so sánh với danh tướng Tây Sơn Bùi Thị Xuân. Bà những ngày theo Nguyễn Phúc Ánh sang Vọng Các, chính bà đã hai lần cầm binh đánh thắng quân Miến Điện và Đồ Bà theo lời yêu cầu tiếp viện của vua Xiêm, khiến người Xiêm rất thán phục. Châu Văn Tiếp thông thạo tiếng Chân Lạp, Xiêm La, có sức mạnh, võ nghệ, biệt tài sử dụng đại đao. Ông theo nghề buôn bán ngựa, nên có dịp đi đó đây. Nhờ vậy, ông quen biết hầu hết những người vương tướng của nhà Tây Sơn, như Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ, Võ Văn Dũng, Trần Quang Diệu, Võ Ðình Tú … Song người ông thân thiết nhất là Lý Văn Bửu vì cùng nghề.

Nguyễn Nhạc cùng hai em là Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ cất binh khởi nghĩa vào năm 1771 lấy lý do là chống lại sự áp bức của quyền thần Trương Phúc Loan và ủng hộ hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương. Nguyễn Nhạc biết tài Châu Văn Tiếp, nên từ đầu đã cho người đến mời tham gia. Khi đó, bốn anh em Châu Văn Tiếp đã chiêu tập dân quân đến chiếm giữ núi Tà Lương (còn gọi là núi Trà Lang thuộc Phú Yên). Nguyễn Nhạc cử người đến mời lần nữa. Châu Văn Tiếp bày tỏ chính kiến của mình là không muốn thay ngôi chúa Nguyễn, mà chỉ muốn tôn phù hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương, muốn diệt trừ những tham quan, những quyền thần và Nguyễn Nhạc đã đồng ý.

Châu Văn Tiếp chọn thờ chúa Nguyễn cũng có tâm sự riêng như Nguyễn Du chọn nghĩa phù Lê đều có lý do riêng. Năm Ất Dậu (1765), Nguyễn Du sinh ngày 23 tháng 11 (nhằm ngày 3 tháng 1 năm 1766) lúc Nguyễn Nghiễm 58 tuổi, bà Trần Thị Tần 26 tuổi. Nguyễn Du được gọi là cậu Chiêu Bảy. Năm ấy cũng là năm Vũ Vương mất, Trương Phúc Loan chuyên quyền. Trước đó, từ ông Nguyễn Hoàng trở đi, họ Nguyễn làm chúa trong Nam, phía bắc chống nhau với họ Trịnh, phía nam đánh lấy đất Chiêm Thành và đất Chân Lạp, truyền đến đời Vũ Vương thì định triều nghi, lập cung điện ở đất Phú Xuân, phong cho Nguyễn Phúc Hiệu người con thứ 9 làm thế tử. Bây giờ thế tử đã mất rồi, con thế tử là Nguyễn Phúc Dương hãy còn nhỏ mà con trưởng của Vũ Vương cũng mất rồi. Vũ Vương lập di chiếu cho người con thứ hai là hoàng tử Cốn (là cha của Nguyễn Phúc Ánh) lên nối ngôi nhưng quyền thần Trương Phúc Loan đổi di chiếu lập người con thứ 16 của Vũ Vương, mới có 12 tuổi tên là Nguyễn Phúc Thuần lên làm chúa, gọi là Định Vương.

Nguyễn Phúc Ánh sinh ngày Kỷ Dậu tháng Giêng năm Nhâm Ngọ (1762) lớn hơn Nguyễn Du ba tuổi và nhỏ hơn Châu Văn Tiếp 24 tuổi. Trương Phúc Loan là người tham lam, làm nhiều điều tàn ác nên trong nước ai ai cũng oán giận, bởi thế phía nam nhà Tây Sơn dấy binh ở Quy Nhơn, phía bắc quân Trịnh vào lấy Phú Xuân, làm cho cơ nghiệp họ Nguyễn xiêu đổ. Khi ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dấy binh ở Tây Sơn chống chúa Nguyễn vào năm 1771 thì Nguyễn Ánh 9 tuổi. Đến năm 1775, khi chúa Nguyễn bị quân Lê-Trịnh do Hoàng Ngũ Phúc chỉ huy và quân Tây Sơn đánh kẹp từ hai mặt. Năm ấy, chúa Nguyễn chạy vào Quảng Nam lập cháu là Nguyễn Phúc Dương làm Đông Cung để lo việc chống trả. Quân Tây Sơn ở Quy Nhơn kéo ra đánh chiếm Quảng Nam. Chúa Nguyễn Định Vương liệu không chống cự nổi nên cùng cháu là Nguyễn Ánh chạy vào Gia Định, chỉ để Đông Cung ở lại Quảng Nam chống giữ.

Nguyễn Nhạc biết Đông Cung yếu thế và muốn mượn tiếng nhà Nguyễn để thu phục lòng người mến trọng nhà Nguyễn nên sai người rước Đông Cung về Hội An. Họ Trịnh vượt đèo Hải Vân, đẩy lui quân Tây Sơn do Tập Đình làm tiên phong, Lý Tài làm tướng trung quân. Nguyễn Nhạc xét tội Tập Đình thua trận định giết. Tập Đình vội trốn về Quảng Đông và bị giết. Nguyễn Nhạc đưa Đông Cung về Quy Nhơn. Tống Phước Hiệp ở phía nam nhân lúc Nguyễn Nhạc thua trận đã tiến quân chiếm lại Phú Yên. Tống Phước Hiệp cho Bạch Doãn Triều và cai đội Thạc đến đòi Nguyễn Nhạc trả Đông Cung cho nhà Nguyễn. Nguyễn Nhạc theo kế Nguyễn Huệ giả vờ ưng thuận, một mặt mượn lệnh Đông Cung phủ dụ Tống Phước Hiệp và Châu Văn Tiếp đem tướng sĩ năm dinh về theo phò Đông Cung, mặt khác lại cho người mang vàng bạc châu báu đến dâng Hoàng Ngũ Phúc xin nộp ba phủ Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Phú Yên để xin cho Nguyễn Nhạc được làm tướng tiên phong đánh Gia Định. Hoàng Ngũ Phúc viết khải văn dâng lên chúa Trịnh Sâm phong tướng hiệu cho Nguyễn Nhạc. Trịnh Sâm sai Nguyễn Hữu Chỉnh mang sắc chỉ, cờ, ấn kiếm của vua Lê đến ban cho Nguyễn Nhạc.

Tống Phước Hiệp do mắc lừa không đề phòng nên bị Nguyễn Huệ đánh bại. Lý Tài được nhà Tây Sơn cử làm tướng trấn thủ Phú Yên. Hoàng Ngũ Phúc nghe tin thắng của Nguyễn Huệ đã lập tức tung quân đánh chiếm Quảng Ngãi và trình lên chúa Trịnh Sâm sắc phong cho Nguyễn Huệ làm tướng tiên phong. Tuy vậy, quân Trịnh bị hao tổn nặng bởi trận dịch khủng khiếp nên phải quay lại Phú Xuân. Hoàng Ngũ Phúc ốm chết ngay trên dọc đường khi chưa tới Phú Xuân. Nguyễn Nhạc lợi dụng sự rút quân Trịnh để chiếm lại Quảng Nam. Nhà Tây Sơn tạm yên mặt bắc đã tập trung tấn công nhằm dứt điểm hiểm họa từ nhà Nguyễn đang trốn tránh ở phía Nam.

Châu Văn Tiếp khi đưa quân đến Quy Nhơn thì hay tin Hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương đã ngầm trốn nhà Tây Sơn vào Gia Định cùng Nguyễn Phúc Thuần, sau khi Nguyễn Nhạc dùng chước gả con gái cho Hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương nhưng mưu kế không thành. Châu Văn Tiếp liền rút quân về núi cũ ở Đồng Xuân, dựng cờ Lương Sơn tá quốc (quân giỏi ở núi rừng lo giúp nước) liên thủ với tướng Tống Phước Hiệp đang đóng quân ở dinh Long Hồ ở Vân Phong (nay thuộc tỉnh Khánh Hòa), để đối đầu với Tây Sơn.

Địa danh đối trận giành giật quyết liệt giữa nhà Nguyễn với nhà Tây Sơn tại Phú Yên là quân Nguyễn chặn trục tiến quân của quân Tây Sơn theo đường thượng đạo từ Quy Nhơn tấn công vào Đồng Xuân (thị trấn La Hai ngày nay) và theo đường thiên lý Bắc Nam ven biển (Quốc lộ 1 ngày nay) , phối hợp đường biển tấn công vào vùng ngã ba Chí Thạnh , thành cũ An Thổ Trấn Biên gần vịnh Xuân Đài và đầm Ô Loan. Trong điểm huyết chiến khác là vùng dọc đường thượng đạo Vân Hòa, thị trấn Hai Riêng huyện Sông Hinh và ven biển là thị xã Tuy Hòa đến Bắc Vân Phong ngày nay.

CHÂU VĂN TIẾP PHỤC HƯNG NHÀ NGUYỄN

Tây Sơn đánh gắt, quân chúa Nguyễn mất miền Trung dần rút về khu vực Gia Định và lân cận. Trong thời gian ở Gia Định, nội bộ quân chúa Nguyễn xảy ra tranh chấp giữa phe ủng hộ Nguyễn Phúc Thuần của Đỗ Thanh Nhơn và phe ủng hộ Nguyễn Phúc Dương của Lý Tài, còn Nguyễn Ánh trú tại Ba Giồng với quân Đông Sơn.

Đầu năm 1777, Nguyễn Huệ tiến đánh Gia Định, Tống Phúc Hiệp lui về tiếp cứu, giao cho Châu Văn Tiếp giữ Phú Yên, Bình Thuận. Giữa năm 1777, Thái Thượng Vương Nguyễn Phúc Thuần, Tân Chính Vương Nguyễn Phúc Dương cùng vài người anh em ruột của Nguyễn Ánh và nhiều người khác trong gia tộc chúa Nguyễn bị Nguyễn Huệ bắt giết hết. Nguyễn Ánh trốn thoát.

Nguyễn Ánh trốn ở Rạch Giá sau đó lén sang Hà Tiên rồi ra đảo Thổ Châu) . Sau khi quân lùng bắt của Tây Sơn rút đi Đỗ Thanh Nhơn lấy lại Gia Định, Nguyễn Phúc Ánh được tướng sĩ rước về tôn làm Đại nguyên súy, Nhiếp quốc chính rồi xưng vương tại Sài Côn (Sài Gòn) vào năm Canh Tý (1780).

Năm Tân Sửu (1781), Châu Văn Tiếp khởi quân vào tiếp cứu liên kết với hai đạo quân khác để đánh Bình Khang nhưng đã bị trấn thủ quân Tây Sơn Nguyễn Văn Lộc chặn đánh phải về lại núi Tà Lương. Đạo quân do Tôn Thất Dụ từ Bình Thuận tiến ra cũng bị trấn thủ quân Tây Sơn Lê Văn Hưng đem tượng binh chặn đánh làm cho tan vỡ. Đạo thủy quân của Tống Phước Thiêm thì không thể xuất phát được vì quân Đông Sơn đang khởi loạn ở Gia Định, do chủ tướng của họ là Đỗ Thanh Nhơn bị Nguyễn Phúc Ánh mưu hại.

Cũng năm 1781, Nguyễn Ánh sau sự biến Đông Sơn, phải vất vả đối phó với nội tình tan rã ở Gia Định. Tháng 10 năm đó, vua nước Xiêm La (Thái Lan) là Trịnh Quốc Anh (Taksin) sai hai anh em tướng Chất Tri (Chakkri) sang đánh Chân Lạp. Nguyễn Vương sai Nguyễn Hữu Thụy và Hồ Văn Lân sang cứu, trong khi hai quân đang chống nhau thì ở Vọng Các (Băng Cốc) vua Xiêm bắt giam vợ con của hai anh em Chất Tri. Hai anh em tướng Chất Tri (Chakkri) bèn giao kết với Nguyễn Hữu Thụy rồi đem quân về giết Trình Quốc Anh (Taksin) và tự lập làm vua Xiêm La, xưng là Phật Vương (Rama1). Họ Chakkri làm vua cho đến ngày nay và các vua đều xưng là Rama. Vua Rama I chọn Bangkok (hay “Thành phố của các thiên thần”) làm kinh đô.

Tháng 3 năm Nhâm Dần (1782), nhân cơ hội nội bộ nhà Nguyễn đang rạn nứt, Nguyễn Huệ cùng Nguyễn Nhạc mang quân thủy bộ tiến vào Nam. Hai bên đụng độ dữ dội ở sông Ngã Bảy cửa Cần Giờ. Nguyễn Phúc Ánh thua trận lại phải bỏ chạy ra đảo Phú Quốc. Châu Văn Tiếp một lần nữa lại dẫn đạo quân Lương Sơn vào tiếp cứu. Khi ấy, Nguyễn Huệ và Nguyễn Nhạc đã rút quân về, nên quân Lương Sơn đánh đuổi được tướng Tây Sơn là Đỗ Nhàn Trập. Châu Văn Tiếp sau khi lấy lại được Gia Định đã đón Nguyễn Phúc Ánh về Sài Côn. Nhờ đại công này, ông được phong Ngoại tả Chưởng dinh.

CHÂU VĂN TIẾP CÔNG THẦN NHÀ NGUYỄN

Tháng 2 năm Quý Mão (1783), Nguyễn Nhạc lại sai Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ, Lê Văn Hưng, Trương Văn Đa mang quân vào Nam. Châu Văn Tiếp dùng hỏa công nhưng bị trở gió nên thua trận. Chúa Nguyễn phải chạy xuống Ba Giồng (Định Tường), còn Châu Văn Tiếp phải men theo đường núi qua Cao Miên rồi qua Xiêm cầu viện.

Nước Xiêm lúc bấy giờ ở dưới triều vua Chất Tri đương lúc thịnh vượng và đang nuôi tham vọng nuốt Cao Miên và Gia Ðịnh để mở rộng cõi bờ. Cho nên khi nghe Châu Văn Tiếp, một bề tôi thân tín của chúa Nguyễn, người đã có công cứu vua Xiêm năm 1781, đến cầu cứu nên vua Xiêm liền đồng ý. Châu Văn Tiếp được vua Xiêm hứa hẹn, gởi ngay mật thư báo tin cho Nguyễn Phúc Ánh.

Tháng Hai năm Giáp Thìn (1784), sau khi hội đàm với tướng Xiêm tại Cà Mau, chúa Nguyễn sang Vọng Các hội kiến với vua Xiêm và được tiếp đãi trọng thể, hứa giúp đỡ, chúa Nguyễn đã tổ chức lại lực lượng gồm các quân tướng đi theo và nhóm người Việt lưu vong tại Xiêm, cả thảy trên dưới nghìn người, cử Châu Văn Tiếp làm Bình Tây đại đô đốc, Mạc Tử Sanh (con Mạc Thiên Tứ) làm Tham tướng, để dẫn quân Xiêm về nước đánh nhau với quân Tây Sơn… Tháng 7 năm 1784, vua Xiêm La đã cử hai người cháu cũng là hai viên tướng cao cấp là Chiêu Tăng và Chiêu Sương, đem 2 vạn quân thủy cùng 300 chiến thuyền vượt vịnh Xiêm La, qua ngả Kiên Giang, sang giúp. Đạo bộ binh gồm khoảng 3 vạn quân, do các tướng Lục Côn, Sa Uyển, Chiêu Thùy Biện (một cựu thần Chân Lạp thân Xiêm) chỉ huy, băng qua đất Chân Lạp, rồi tràn vào nước Việt qua ngả An Giang.

Ngày 13 tháng 10 năm Giáp Thìn (tức 25 tháng 11 năm 1784), Châu Văn Tiếp giáp chiến với quân Tây Sơn. Ngô Giáp Đậu kể: Chu Văn Tiếp dẫn thủy binh tiến đánh quân Tây Sơn ở sông Măng Thít (thuộc địa phận Long Hồ, nay là Vĩnh Long) Chưởng cơ Bảo (Chưởng tiền Bảo) ra sức chống cự. Chu Văn Tiếp nhảy lên thuyền địch, bị quân Tây Sơn đâm trọng thương. Thế Tổ (Nguyễn Phúc Ánh) phất cờ ra lệnh cho quân đánh gấp vào, chém được Chưởng cơ Bảo…Chu Văn Tiếp không bao lâu cũng qua đời vì vết thương quá nặng…, hưởng dương 46 tuổi.

Nguyễn Phúc Ánh rất thương tiếc phúc tướng Châu Văn Tiếp: “Trong vòng mười năm lại đây, Tiếp với ta cùng chung hoạn nạn. Nay giữa đường Tiếp bỏ ta mà đi, chưa biết ai có thể thay ta nắm giữ việc quân?…”.[7] Nguyễn Vương dạy lấy ván thuyền ghép thành hòm, dùng nhung phục khấn liệm, rồi cho chôn tạm tại làng An Hội, Cồn Cái Nhum (Tam Bình, Vĩnh Long). Về sau, thâu phục được Gia Định, Nguyễn Phúc Ánh cho cải táng tại xã Hắc Lăng, huyện Phước An, thuộc dinh Trấn Biên (nay thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu).

Nguyễn Phúc Ánh năm 1802, lên ngôi vua lấy niên hiệu là Gia Long, truy phong Châu Văn Tiếp là Tả quân đô đốc, tước Quận công và cho lập đền thờ ở Hắc Lăng (nay thuộc xã Tam Phước, thị trấn Long Đất, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu). Châu Văn Tiếp năm Giáp Tý (1804), thời vua Gia Long được thờ nơi đền Hiển Trung (Sài Gòn). Đến năm Gia Long thứ 6 (1807), Châu Văn Tiếp được liệt hàng Đệ nhất đẳng khai quốc công thần và được thờ tại Trung Hưng Công Thần miếu (Huế).

Năm 1831 thời vua Minh Mạng, Châu Văn Tiếp được truy phong Lâm Thao Quận công.

Năm 1850, thời vua Tự Đức năm thứ ba, nhà vua cho xây dựng lại đền ở Hắc Lăng, Năm 1851, khởi công xây đền mới cách nơi cũ khoảng 500m. Năm 1920, nhân dân trong tỉnh Bà Rịa tự tổ chức quyên góp và tái thiết đền với quy mô lớn. Theo Sổ tay hành hương đất phương Nam, dưới thời Pháp thuộc, các đền thờ công thần triều Nguyễn đều được đổi tên thành đình làng; cũng chính vì thế đền thờ ông Tiếp trở thành đình Hắc Lăng. Hiện nơi đình vẫn thờ chiếc ngai do Gia Long ban thưởng, khuôn biển có khắc bốn chữ thếp vàng: Lâm Thao Quận Công cùng nhiều sắc phong của các vua Nguyễn…[8]

Năm 1855, thời vua Tự Đức năm thứ 8, Khâm mạng đại thần Nguyễn Tri Phương đi kinh lược Nam Kỳ có đến viếng đền Châu Quận Công ở Măng Thít (nay thuộc xã Tân Long Hội, huyện Măng Thít) và có làm thơ điếu, hiện vẫn còn lưu giữ ở đền thờ.

Châu Văn Tiếp mất không có con trai, cháu ngoại là Nguyễn Văn Hóa, con của Châu Thị Đậu, nhận phần phụng tự.

Đặng Đức Siêu vâng lệnh vua Gia Long làm bài “Văn tế Châu Văn Tiếp” khi cải táng ông vào khoảng cuối năm 1803. Nội dung như sau:

“Vạc Hạ Võ mùi canh còn lạt, lòng những tưởng cậy sức diêm mai;
Tiệc trung hưng cuộc rượu đang gầy, trời nỡ khiến lìa tay khúc nhiệt.

Phong quan nầy ai chẳng ngậm ngùi;
Cơ hội ấy nghĩ càng thương tiếc.

Nhớ tướng quân xưa:
Ngọc non Côn cấu khí tinh thành;
Vàng sông Lệ đúc lòng trung liệt.

Trong thành Mãng mong lòng bội ám, gói theo kiềm sương lạnh trời Tây;
Dưới cờ Lưu quyết chí đầu minh, gương trượng nghĩa bóng ngời nước Việt.

Nghìn dặm trải lá gan Dự Nhượng, nghĩa vì quân đất võ trời gầy;
Trăm trận phơi đùm mật Tử Long, oai dẹp loạn sương sầu nắng thiết.

Trong khuôn cứu nắm quyền ngoại tả, chống giềng trời, cầm mối nước, son nhuộm tấm lòng;
Ngoài chiến chinh đeo ấn tướng quân, tru đảng nguỵ, diệt loài gian, máu dầm mũi bạc.

Đường thượng đạo ải non lần lựa, qua sông Lào, lên đất Sóc, một mình triều triệu gánh giang san;
Nẻo chiền cần sông núi gian nan, tìm chúa cũ, mượn binh Xiêm, tám cõi nhơn nhơn oai tích lịch.

Lướt sóng khua chèo Tổ Địch, đàm trung nguyên rửa sạch bợn trần ai;
Xây vai dựa gác Tử Nghi, niệm thiên địa chi dung loài tiếm thiết.

Lừng lẫy quyết lấy đầu tặc tử, danh tôi còn ngõ được vuông tròn;
Rủi ro khôn dẹp máy binh cơ, sao tướng đã bóng đà lờ lệch.

Hội mây rồng nửa phút lỡ làng.
Duyên tôi chúa trăm năm cách biệt.

Trời Thuận Hoá chằm nhạn còn xao xác, tưởng cậy người cứu chúng lầm than;
Thành Quy Nhơn tiếng cáo chửa được an, không có người hầu ai đánh dẹp.

Dân đang trông, binh đang mến, trời đất sao phụ kẻ huân lao;
Trong chưa trị, ngoài chưa an, thời vận khiến hại người hào kiệt.

Đài hoa tượng đành rành còn để dấu, tưởng hình dung lòng bắt rã rời;
Bố tấu công chồng lớp hãy ghi tên, mến công nghiệp luỵ tuông lác đác.

Ngày muôn một tưởng còn điêu bái, thân thì tạm gởi chốn long quang;
Mối ba quân nay đã tóm thâu, quan quách ngõ táng an mã hiệp.

Hỡi ơi! Thương thay!
Phục duy thượng hưởng!”

Gia Định tam hùng được chính sử triều Nguyễn gọi đối với Châu Văn Tiếp (1738-1784), Võ Tánh (?-1801) Nguyễn Huỳnh Đức (1748-1819) , thay vì vẫn thường truyền tụng trong dân gian là Châu Văn Tiếp (1738-1784), Võ Tánh (?-1801) Đỗ Thành Nhơn (?-1781) , lý do vì Đỗ Thành Nhơn bị coi là thờ vua không trung hậu (vua Gia Long giết) với bài vè lưu lại như sau:
– Nghe anh làu thông lịch sử,
Em xin hỏi thử đất Nam trung;
Hỏi ai “Gia Định tam hùng”?
Mà ai trọn nghĩa thuỷ chung một lòng.
– Ông Tiếp ông Tánh cùng ông Huỳnh Đức
Ba ông hết sức phò nước một lòng
Nổi danh Gia Định tam hùng…

Long Giang Đỗ Phong Thuần người đời sau có thơ khen Châu Văn Tiếp, theo “Đất Phú Trời Yên” Trần Sĩ Huệ 2018 :

“Phò đức Cao Hoàng vẹn trước sau
Cụ Châu Văn Tiếp thật anh hào
Văn hay khuông tế thời nguy biến
Võ giỏi tung hoành trí lược thao
Mấy lượt qua Xiêm tìm chúa cũ
Nhiều phen chống địch cứu binh trào
Ra quân chưa thắng thân đà thác
Để khách anh hùng thảm xiết bao”

Châu Đức là nơi phần mộ của cụ Châu Văn Tiếp (ảnh). Hoàng Kim duyên may được về đất Tùng Châu xưa thắp hương cho Cụ Đào Duy Từ còn mãi với non sông, lại được cùng thầy bạn Mai Văn Quyền, Nguyễn Minh Hiếu, Nguyễn Thị Trúc Mai, Huien Trần Huệ Hoa khảo sát điền dã và tiếp xúc các tư liệu quý của Đào tộc Việt Nam, Châu tộc Việt Nam để lưu lại tư liệu nghiên cứu lịch sử này với bài họa vần cụ Long Giang Đỗ Phong Thuần và cảm khái về cuộc đời sự nghiệp của hai cụ Đào Công Châu Công

NGHÊ VIỆT AM NGỌA VÂN
Hoàng Kim


Nghê Việt am Ngọa Vân là bài 8, trong 14 bài viết YÊN TỬ TRẦN NHÂN TÔNG của TS Hoàng Kim gồm bài 1 Ngọc Phương Nam , bài 2 Lên non thiêng Yên Tử, bài 3 Trúc Lâm Trần Nhân Tông, bài 4 Lời dặn của Thánh Trần, bài 5 Thầy Tuệ Trung Thượng Sĩ, bài 6 Hiểu ‘sách nhàn đọc giấu, bài 7 Biết ‘câu có câu không, bài 8 Nghê Việt am Ngọa Vân, bai 9 Tảo Mai nhớ Nhân Tông, bài 10 Nhà Trần trong sử Việt, bài 11 Ân tình Đất Phương Nam, bài 12 Nhân Tông Đêm Yên Tử, bài 13 Hoa Đất thương lời hiền, bài 14 Yên Tử Trần Nhân Tông

Nghê Việt là linh vật rồng ẩn thuần Việt trong “chín đứa con của rồng” (Long sinh cửu tử) và được phổ biến rộng trong dân gian thời Trần, đỉnh cao thời ba vua Trần Thái Tông Thánh Tông Nhân Tông, đặc biệt thời Trần Nhân Tông và được đúc kết bởi tác phẩm ““Tiềm Xác Loại Thư” của Trần Nhân Tích. Am Ngoạ Vân (hay Chùa Ngoạ Vân) nay thuộc thôn Tây Sơn, xã Bình Khê huyện Đông Triều, Quảng Ninh. Chùa nằm ở sườn Nam của ngọn núi cao thuộc dãy núi Yên Tử, núi có tên chữ là Bảo Đài Sơn hay núi Vảy Rồng hoặc Vây Rồng như cách gọi của nhân dân địa phương ngày nay. Chùa nằm ở độ cao khoảng 600m so với mặt nước biển. Đó là những kết quả, tư liệu và bằng chứng khoa học thu được qua quá trình điều tra, khảo sát của Nguyễn Vân Anh ở Viện Khảo cổ học, với tư cách là người trực tiếp tham gia cuộc điều tra nghiên cứu quần thể di tích Ngoạ Vân và Hồ Thiên, xã Bình Khê, Đông Triều Quảng Ninh.

Nửa đêm, ngày Mồng một tháng Mười một năm Mậu Thân (1308), sao sáng đầy trời, Trúc Lâm hỏi: “Bây giờ là mấy giờ?”. Bảo Sát thưa: “Giờ Tý”. Trúc Lâm đưa tay ra hiệu mở cửa sổ nhìn ra ngoài và nói: “Đến giờ ta đi rồi vậy”. Bảo Sát hỏi: “Tôn sư đi đâu bây giờ?”. Trúc Lâm nói: “Mọi pháp đều không sinh. Mọi pháp đều không diệt. Nếu hiểu được như thế. Chư Phật thường hiện tiền. Chẳng đi cũng chẳng lại”. ( trước đó) sách “Tam tổ thực lục”, bản dịch, Tư liệu Viện Khảo cổ học, ký hiệu D 687, trang 12 ghi: “Ngày 18 ngài lại đi bộ đến chùa Tú Lâm ở ngọn núi Kỳ Đặc, Ngài thấy rức đầu. Ngài gọi hai vị tì kheo là Tử Danh và Hoàn Trung lại bảo: ta muốn lên núi Ngoạ Vân mà chân không thể đi được thì phải làm thế nào? Hai vị tỳ kheo bạch rằng hai đệ tử chúng tôi có thể đỡ đại đức lên được. Khi lên đến núi, ngài cảm ơn hai vị tỷ kheo và bảo các ngươi xuống núi tu hành, đừng lấy sự sinh tử làm nhàm sự. Ngày 19 ngài sai thị giả Pháp Không lên am Tử Tiêu ở núi Yên Tử giục Bảo Sát đến ngay núi Ngoạ Vân….. Ngày 21, Bảo Sát đến núi Ngoạ Vân, Ngài thấy Bảo Sát đến mỉm cười nói rằng ta sắp đi đây, sao ngươi đến muộn thế?” Sách Đại Việt sử ký toàn thư, bản dịch, Nhà Xuất Bản Văn hoá Thông tin, 2004, trang 570 chép “Mùa đông tháng 11, … ngày mồng 3, thượng hoàng (Trần Nhân Tông) băng ở Am Ngoạ Vân Núi Yên Tử”.

Nghê Việt là sáng tạo đỉnh cao văn hóa Việt.thời Trần Nhân Tông, là tư duy triết học cao vọi. Hiểu sách Nhàn đọc dấu câu có câu không ẩn hiện như tiềm long, theo thời mà biến hóa. Kim Nghê là linh vật giống như kỳ lân, trâu ngựa thần, có tài nuốt lửa nhả khói, nội lực thâm hậu, nhanh mạnh lạ lùng, dùng để cưỡi đưa chủ nhanh đến đích. Nghê Thường là linh vật ngây dại như trẻ thơ, nhởn nhơ như nai rừng, tin yêu như thục nữ nhưng vô cùng quý hiếm. Toan Nghê là linh vật có sức mạnh phi thường giống như sư tử, như mèo thần, thích nghỉ ngơi, điềm tĩnh, chăm chú chọn cơ hội, nhưng khi ra tay thì cực kỳ mau lẹ, dũng mãnh và hiệu quả. Nghê Dân Gian là linh vật gác cổng giữ nhà hiền lành, tin cẩn như chó nhà và hung dữ, nguy hiểm, tinh khôn như chó sói. Mấy vấn đề về nguồn gốc, đặc điểm của biểu tượng “Nghê” trong văn hóa Việt Nam tác giả Huỳnh Thiệu Phong đã nhận xét: “Nghê” chính là một sáng tạo nghệ thuật đỉnh cao, phản ánh rõ nét nhân sinh quan của người Việt trong những giai đoạn lịch sử của dân tộc“ Tôi có chút khảo luận về Yên tử Trần Nhân Tông gồm các ghi chú nhỏ (Notes) Ngọc Phương Nam; Lên non thiêng Yên Tử; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Hiểu sách nhàn đọc giấu; Lời dặn của Thánh Trần; Thầy Tuệ Trung Thượng Sĩ; Biết câu có câu không; Nghê Việt am Ngọa VânA Na bà chúa Ngọc, nay xin được lược khảo, giữ nguyên sự thật lịch sử chú giải, để hiến tặng bạn đọc.

Lên non thiêng Yên Tử
Hiểu ‘sách nhàn đọc giấu
Biết ‘câu có câu không’

Nghê Việt am Ngọa Vân
Lời dặn của Thánh Trần

xem thêm
bài 5 Thầy Tuệ Trung Thượng Sĩ (trích)

THẦY TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ
Hoàng Kim

Vua Trần Nhân Tông hỏi Tuệ Trung Thượng Sĩ về tôn chỉ, Thượng sĩ đáp: “Hãy quay về tự thân chứ không tìm ở đâu khác”. Trần Nhân Tông bừng tỉnh ngộ, bèn xốc áo, thờ làm Thầy. Thơ Thiền Tuệ Trung Thượng Sĩ sâu sắc, thông tuệ. Đó là những viên ngọc di sản văn hóa đặc biệt quý giá.

TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ LÀ AI?

Tuệ Trung Thượng Sĩ (慧中上士; 1230- 1291) là Hưng Ninh Vương Trần Tung, danh tướng và thiền sư nổi tiếng đời Trần. Ông là con trưởng của An Sinh Vương Trần Liễu, anh ruột của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và Hoàng hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm húy Thiều, vợ vua Trần Thánh Tông. Ông có công lớn trong ba lần kháng chiến chống Nguyên Mông năm 1258, 1285 và 1288. Sau kháng chiến thành công, ông được phong chức Tiết độ sứ cai quản phủ Thái Bình. Nhưng không lâu sau ông lại lui về ấp Tịnh Bang (nay ở huyện Vĩnh Bảo, ngoại thành Hải Phòng) lập Dưỡng Chân trang để theo đuổi nghiệp Thiền. Vua Trần Nhân Tông hỏi Tuệ Trung Thượng Sĩ về tôn chỉ, Thượng sĩ đáp: “Hãy quay về tự thân chứ không tìm ở đâu khác”. Trần Nhân Tông bừng tỉnh ngộ, bèn xốc áo, thờ làm Thầy. Đức Nhân Tông có bài tán về Tuệ Trung: “Vọng chí di cao, Toàn chi di kiên. Hốt nhiên tại hậu, Chiêm chi tại tiền. Phu thị chi vị, Thượng sĩ chi Thiền. Nghĩa là: Nhìn lên càng thấy cao,/ Khoan vào càng thấy cứng./ Bỗng nhiên ở phía sau,/ Nhìn lại thấy phía trước./ Cái đó gọi là:/ Đạo Thiền của Thượng sĩ.” Quyển Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục nằm trong bộ “Trần Triều Dật Tồn Phật Điển Lục”, là bộ Phật điển còn sót của đời nhà Trần. Tập sách này rất quan yếu trong nhà Thiền, nhất là Thiền tông Việt Nam.“ Sách này do Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông khảo đính, thiền sư Pháp Loa biên tập, thiền sư Huệ Nguyên khắc in lại năm 1763. Chứng tích ở Kỳ Lân thiền viện (Hoàng Kim trích dẫn theo Thích Thanh Từ DL 1996 – PL 2540, Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục giảng giải)

Hành trạng Thượng Sĩ (Trần Tung: 1230 – 1291)

Thượng Sĩ là con đầu của Khâm Minh Từ Thiện Thái Vương (Trần Liễu), là anh cả của Hoàng thái hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm. Khi Đại vương mất, Hoàng đế Thái Tông cảm nghĩa phong cho Thượng Sĩ tước Hưng Ninh Vương.

Lúc nhỏ, Thượng Sĩ nổi tiếng bẩm chất cao sáng thuần hậu. Được cử trấn giữ quân dân đất Hồng Lộ, hai phen giặc Bắc xâm lăng, Ngài chống ngăn có công với nước, lần lượt thăng chức Tiết độ sứ giữ cửa biển Thái Bình. Thượng Sĩ là người khí lượng uyên thâm, phong thần nhàn nhã. Tuổi còn để chỏm, Ngài đã mến mộ cửa Không. Sau Ngài đến tham vấn Thiền sư Tiêu Dao ở Tinh xá Phước Đường. Ngài lãnh hội được yếu chỉ, dốc lòng thờ làm thầy. Hằng ngày, Ngài lấy Thiền duyệt làm vui, không lấy công danh làm sở thích. Ngài lui về ở phong ấp Tịnh Bang, đổi tên là làng Vạn Niên. Hòa ánh sáng lẫn với thế tục (hòa quang đồng trần), Ngài cùng mọi người chưa từng chống trái, nên hay làm hưng thạnh hạt giống chánh pháp, dạy dỗ được hàng sơ cơ, người đến hỏi han, Ngài đều chỉ dạy cương yếu, khiến họ trụ tâm, tánh Ngài tùy phương tiện khi hiện khi ẩn, trọn không có danh thật.

Vua Thánh Tông nghe danh Ngài đã lâu, bèn sai sứ mời vào cửa khuyết. Ngài đối đáp với Vua đều là những lời siêu thoát thế tục. Nhân đó, vua Thánh Tông tôn Ngài làm Sư huynh, tặng hiệu là Tuệ Trung Thượng Sĩ. Ngài vào cung thăm, Thái hậu mở tiệc thịnh soạn tiếp đãi. Dự tiệc, Ngài gặp thịt cứ ăn. Thái hậu lấy làm lạ hỏi: “Anh tu thiền mà ăn thịt, đâu được thành Phật?”

Thượng Sĩ cười đáp: “Phật là Phật, anh là anh. Anh chẳng cần làm Phật, Phật chẳng cần làm anh, không nghe Cổ đức nói: ‘Văn-thù là Văn-thù, Giải Thoát là Giải Thoát’ đó sao?”

Thái hậu qua đời, nhà Vua làm lễ trai tăng ở cung cấm. Nhân lễ khai đường, Vua thỉnh những vị danh đức các nơi, theo thứ lớp mỗi vị thuật bài kệ ngắn để trình kiến giải. Kết quả thảy đều quến sình ủng nước, chưa có chỗ tỏ ngộ. Nhà Vua lấy quyển tập đưa Thượng Sĩ. Thượng Sĩ cầm viết xóa một mạch, rồi làm bài tụng tự thuật rằng:

(1)

Kiến giải trình kiến giải
Tợ ấn mắt làm quái
Ấn mắt làm quái rồi
Rõ ràng thường tự tại.

Nhà Vua đọc xong, liền phê tiếp theo sau:

Rõ ràng thường tự tại
Cũng ấn mắt làm quái
Thấy quái chẳng thấy quái
Quái ấy ắt tự hoại.

Thượng Sĩ đọc, thầm nhận đó.

Sau Vua kém vui, Thượng Sĩ viết thơ hỏi thăm bệnh. Vua đọc thơ, trả lời bằng bài kệ:

Hơi nóng hừng hực toát mồ hôi
Chiếc khố mẹ sanh chưa thấm ướt.

Thượng Sĩ đọc kệ than thở giây lâu. Đến khi Vua bệnh nặng, Thượng Sĩ khập khễnh về kinh thăm, nhưng đến nơi Vua đã qui tiên rồi.

Riêng tôi (Sơ tổ Trúc Lâm) nay cũng nhờ ơn Thượng Sĩ dạy dỗ. Lúc tôi chưa xuất gia, gặp tuần tang của Nguyên Thánh mẫu hậu, nhân thỉnh Thượng Sĩ. Thượng Sĩ trao cho tôi hai quyển lục Tuyết Đậu và Dã Hiên. Tôi thấy Ngài thế tục quá sanh nghi ngờ, bèn khởi tâm trẻ con trộm hỏi rằng:

– Chúng sanh do nghiệp uống rượu ăn thịt, làm sao thoát khỏi tội báo?

Thượng Sĩ bảo cho biết rõ ràng:

– Giả sử có người đứng xây lưng lại, chợt có Vua đi qua sau lưng, người kia thình lình hoặc cầm vật gì ném trúng Vua, người ấy có sợ không? Vua có giận chăng? Như thế nên biết, hai việc này không liên hệ gì nhau.

Thượng Sĩ liền đọc hai bài kệ để dạy:

(13)

Vô thường các pháp hạnh
Tâm nghi tội liền sanh
Xưa nay không một vật
Chẳng giống cũng chẳng mầm.

(14)

Ngày ngày khi đối cảnh
Cảnh cảnh từ tâm sanh.
Tâm cảnh xưa nay không
Chốn chốn ba-la-mật.

Tôi lãnh hội ý chỉ hai bài tụng, giây lâu hỏi: “Tuy nhiên như thế, vấn đề tội phước đâu dè đã rõ ràng.”

Thượng Sĩ lại dùng kệ để giải rõ:

(15)

Ăn rau cùng ăn thịt
Chúng sanh mỗi sở thuộc.
Xuân về trăm cỏ sanh
Chỗ nào thấy tội phước?

Tôi thưa: “Chỉ như gìn giữ giới hạnh trong sạch, không chút xao lãng lại thế nào?”

Thượng Sĩ cười không đáp. Tôi lại thỉnh cầu. Ngài lại nói hai bài kệ (16 và 17)để ấn định đó:

(16)
Giữ giới cùng nhẫn nhục
Chuốc tội chẳng chuốc phước.
Muốn biết không tội phước
Chẳng giữ giới nhẫn nhục.

(17)

Như khi người leo cây
Trong an tự cầu nguy.
Như người không leo cây
Trăng gió có làm gì?

Ngài lại dặn nhỏ tôi: “Chớ bảo cho người không ra gì biết.” Tôi biết môn phong của Thượng Sĩ cao vót. Một hôm tôi xin hỏi Ngài về “bổn phận tông chỉ”, Thượng Sĩ đáp: “Soi sáng lại chính mình là phận sự gốc, chẳng từ nơi khác mà được.” (Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc.) Nghe xong, tôi thông suốt được đường vào, bèn vén áo thờ Ngài làm thầy.

Ôi! Tinh thần sắc vận của Thượng Sĩ thật trang nghiêm, cử chỉ thẳng thắn uy đức, lời bàn huyền nói diệu, dường gió mát trăng thanh, những hàng thạc đức đương thời đều bảo Thượng Sĩ tin sâu hiểu rõ, thuận hạnh nghịch hạnh thật khó lường được.

Sau Ngài bệnh ở Dưỡng Chân Trang, chẳng ở trong phòng thất. Kê một chiếc giường gỗ ở giữa nhà trống, Ngài nằm theo thế kiết tường, nhắm mắt mà tịch. Các người hầu và thê thiếp trong nhà khóc rống lên. Thượng Sĩ mở mắt ngồi dậy, đòi nước súc miệng rửa tay, rồi quở nhẹ rằng: “Sống chết là lẽ thường, đâu nên buồn thảm luyến tiếc, làm nhiễu động Chân tánh ta.” Nói xong, Ngài an nhiên thị tịch, thọ sáu mươi hai tuổi. Bấy giờ là ngày mùng một tháng tư năm Tân Mẹo, nhằm niên hiệu Trùng Hưng thứ 7 (1291) đời vua Trần Nhân Tông.

Tôi đích thân đến dinh của Ngài, có làm bài tụng “Thắp Hương Đền Ơn”, không chép lại đây.

Sau khi tôi được truyền nối pháp, mỗi khi khai đường thuyết pháp, tự nhớ đến tứ trọng ân, nhất là ân pháp nhũ khó đền. Tôi sai họa sĩ vẽ chân dung của Ngài, để được cúng dường, tự thuật bài tụng để tán thán. Đề rằng:

Lão cổ chùy này
Người khó diễn tả
Thủ xích Lương Hoàng
Cây dùi Tần Đế.
Hay vuông hay tròn
Hay dày hay mỏng
Biển pháp một mắt
Rừng thiền ba góc.

Các hàng môn đệ tán tụng:

– Đệ tử nối pháp Trúc Lâm Đại Đầu-đà tán:

Trông đó càng cao
Dùi đó càng cứng.
Bỗng dưng ở sau
Nhìn đó ở trước.
Đây mới gọi là
Thiền của Thượng Sĩ.

– Trúc Lâm đàn cháu nối pháp đệ tử Pháp Loa cúi đầu kính cẩn tán:

Á!
Gang ròng nhồi lại
Sắt sống đúc thành.
Thước trời tấc đất
Gió mát trăng thanh.
Chao!

– Trúc Lâm đàn cháu nối pháp đệ tử Bảo Phác cúi đầu kính cẩn tán:

Linh Sơn chính tai nghe
Nhai tủy lão Hồ trọc
No rồi mớm cháu con
Chồn cáo hóa sư tử.
Gặp trường nói nín nhàn
Trăng tẩm nước sông thu
Muốn biết toàn vị mặn
Trả con chuột kia đi.

– Đệ tử Tông Cảnh cúi đầu kính cẩn tán:

Thiền thầy ta con quì một chân
Bờ dốc buông tay tâm như như.
Trên đầu cột phướn nấu quả chùy
Bỗng nhiên cỡi ngược lừa ba cẳng.
Năm trước tặng ta trâu đất rống
Ngày nay ngựa gỗ hí trả Ngài.
Trâu sắt đầu nhỏ sừng co quắp
Đêm về húc vỡ núi Tu-di.
Thảnh thơi nhảy thẳng hang rồng dữ
Cướp được san-hô quí một cành
Thần biển nâng lên sáng trời đất
Na-tra nổi giận uy đức mờ.
Ha! Ha! Ha! Cũng rất kỳ
Dương Xuân Bạch Tuyết hòa rất ít
Một mức sau cùng hội thế nào?
Án tố rô, tố rô, tất rị, tất rị.

– Đệ tử cư sĩ hiệu Thiên Nhiên, Vương Như Pháp cúi đầu kính cẩn tán:

Thật kỳ đặc! Thật kỳ đặc!
Trâu đất rống trăng không kẹt mắc
Viết ra sáu bảy trí tuệ môn
Chớ nói núi bút cùng rừng mực.

– Trúc Lâm Thị giả đệ tử Pháp Cổ cúi đầu kính cẩn tán:

Xưa Quốc sư, nay Thượng Sĩ
Cùng một trượng phu chia đây kia.
Tác giả Tỳ-da đứng dưới gió
Lão ngốc Bàng công một trái cà.
Giáo giáp ba huyền phá lao quan
Trên chớp lông mày thôi nghĩ suy.
Màn mắt che mất núi Tu-di
Trong miệng nuốt ngang nước biển cả.
Dưới hàm rồng dữ đục ly châu
Phóng sợi tơ sen cột cọp lớn.
Pháp vương vương pháp mặc tung hoành
Nắm tay chung đường quên mi tớ.
Rảnh rang đùa gẩy đàn không dây
Làng múa thôn ca câu: La lý!
Lý la la! La lý lý!
Chẳng thuộc cung thương giác vũ rành
Thầy tôi nối tiếng ông Như Điệu
Phong thái khác thường lại đẹp thêm.
Tử Kỳ mất rồi tri âm ít
Bao điều cao rộng ở nơi nao?
Người sau tiếp vang nối lời rỗng
Nhận được như xưa lại chẳng phải
Ôi!

– Trúc Lâm Thị giả Tuệ Nghiêm kính cẩn tán:

Lò hồng điểm tuyết
Tháng chạp hoa sen.
Chẳng bút khá viết
Chẳng lời khá phô.
Chọi đá nháng lửa
Điện xẹt chớp sáng.
Chẳng tìm khá tìm
Chẳng chốn khá chốn.
Đó là Thượng Sĩ
Khó lường cơ Ngài
Hòa cùng ánh sáng
Đồng với tục tăng.
Tỳ-da nắm tay
Hoành Dương kết mày
Vòng vàng lùm gai
Nuốt đó thấu đó.
Con trâu con khỉ
Đánh vào rừng Thiền
Vo tròn cọp dữ
Quỉ thần vườn pháp
Miệng trống rao truyền
Xuân vào cành vàng
Cổ chùy! Cổ chùy!…

HAI BÀI THƠ CỦA THƯỢNG SĨ

Cây tùng ở đáy khe (2)

Thương cội tùng xanh tuổi bấy niên,
Đừng than thế mọc lệch cùng xiên;
Cột rường chưa dụng người thôi lạ,
Cỏ dại hoa hèn trước mắt chen.

澗底松
最 愛 青 松 種 幾 年
休 嗟 地 勢 所 居 偏
棟 樑 未 用 人 休 怪
野 草 閑 花 滿 目 前

Giản để tùng

Tối ái thanh tùng chủng kỉ niên,
Hưu ta địa thế sở cư thiên;
Đống lương vị dụng nhân hưu quái,
Dã thảo nhàn hoa mãn mục tiền.

Nuôi dưỡng chân tính (3)

Thân xác hao gầy há đáng than,
Phải đâu hạc cả lánh gà đàn;
Nghìn xanh muôn thuý mờ non nước,
Góc biển lưng trời: nơi dưỡng chân.

養真養真
衰 颯 形 骸 豈 足 云
非 關 老 鶴 避 雞 群
千 青 萬 翠 迷 鄉 國
海 角 天 頭 是 養 真

Dưỡng chân

Suy táp hình hài khởi túc vân,
Phi quan lão hạc tị kê quần;
Thiên thanh vạn thuý mê hương quốc,
Hải giác thiên đầu thị dưỡng chân.

THƠ THIỀN TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ
Trên đây là hành trạng Thượng Sĩ Trần Tung 1230 – 1291 cùng lời khai ngộ Nhân Tông đặc biệt nổi tiếng của Thượng Sĩ đã bền vững với thời gian do chính đức Nhân Tông xác nhận, khảo đính, thiền sư Pháp Loa biên tập, thiền sư Huệ Nguyên khắc in lại năm 1763 và tám bài thơ thiền của Thượng Sĩ (với số thứ tự 1, 2, 3, 13, 14, 15, 16, 17 mà tôi gượng chép thêm để bạn tiện đọc). Phía dưới là chín bài Thơ Thiền Thượng Sĩ (số thứ tự 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 trong tài liệu tôi đọc được không thấy số mà chỉ do Thượng Sĩ đối cảnh ngẫu hứng viết ra). Tôi xin chép lại để mọi người cùng thưởng lãm. Đây là những áng thơ thiền cực kỳ sâu sắc và thông tuệ. Kính mong thức giả gần xa bổ túc nguyên bản, dị bản, bình giảng, góp ý để giúp hiệu đính và hoàn thiện; xem tiếp tại đây

;


Chùa Hoa Yên
Con ươm mầm sống xanh thêm ruộng vườn

Mang cây lộc trúc về NamKỳ Lân thiền viện

AnKySinh

An Kỳ Sinh nối chùa Đồng
Khoai Hoàng Long nơi Yên Tử

#cnm365 #cltvn 31 tháng 3


ThamDenHung

TỈNH THỨC CÙNG THÁNG NĂM
Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim
#Nhàtôi
; #Thungdung#dayvahoc, #vietnamhoc#cnm365#cltvn; #đẹpvàhay;
https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-31-thang-3/ & https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-31-thang-3/

CNM365 Tình yêu cuộc sống: Mưa xuân trong mắt ai; Ngọc Phương Nam ngày mới; Giống khoai lang Việt Nam; Đàn Nam Giao thành phố Huế; Lời ru nhớ núi sông ; #Nhàtôi; Đến với Tây Nguyên mới ; Câu cá bên dòng Sêrêpôk ; Tỉnh thức cùng tháng năm; Mưa xuân Kim và Thủy; Tháng Ba hoa gạo nở; Việt Nam con đường xanh; Đọc lại và suy ngẫm; Mây lành Phổ Đà Sơn; Kim Notes lắng ghi chú; Gia Cát Mã Tiền  Khóa; Trung Quốc một suy ngẫm; Nhớ Ông Bà Cậu Mợ; Có một ngày như thế; Phục sinh giữa tối sáng; Nam tiến của người Việt; Nhà tôi giấc mơ xanh; Cao Biền trong sử Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Nhà tôi giấc mơ xanh; Tô Đông Pha Tây Hồ; Thượng Đức thương nhìn lại; Những trang văn thắp lửa; Thơ vui những ngày nhàn; Bill Gates học để làm; Minh triết sống phúc hậu; Giống khoai lang Việt Nam;Sắn Việt Nam ngày nay; Vietnamese Cassava Today; Hồ Lắk Đình Lạc Giao; Ngày Quốc tế Hạnh phúc; Chim Phượng về làm tổ; Chốn vườn thiêng cổ tích; Trân trọng Ngọc riêng mình; Bảo tồn và phát triển sắn; Về miền Tây yêu thương; Trần Công Khanh ngày mới; Mark Zuckerberg và FB ; Chuyện đồng dao cho em; Đến với Tây Nguyên mới; Thương Kim Thiếp Vũ Môn.Nghỉ ngơi nhàn tĩnh dưỡng; Trần Công Khanh ngày mới;Selma Nobel văn học; Thầy Quyền thâm canh lúa; Chuyện ngày sinh của Thủy;Một gia đình yêu thương; Thành kính lưu lời thương; Nhớ ông bà cậu mợ; Một niềm tin thắp lửa;Minh triết sống phúc hậu; Truyện vua Solomon; Đến với Tây Nguyên mới; Hồ Lắk Đình Lạc Giao; Thương Kim Thiết Vũ Môn; IAS đường tới trăm năm; Nông nghiệp Việt trăm năm; Quản lý đất đai Việt Nam; Nam Tiến của người Việt.Mẹ tắm mát đời con; Bóng hạc chốn xa xôi; Hồ Lắk Đình Lạc Giao; Cánh cò bay trong mơ; Vào Tràng An Bái Đính; Sông Hoàng Long chảy hoài; Nguồn Son nối Phong Nha; #An nhiên; Đến với Tây Nguyên mới; Thương Kim Thiết Vũ Môn; Nguyễn Huy Thiệp lắng đọng;Đặng Dung thơ Cảm hoài; Đồng hành cùng đi tới; Giống khoai lang Việt Nam; Thương Kim Thiếp Vũ Môn; Quảng Bình đất và người; Thơ văn thầy Hồ Ngọc Diệp; Chuyện cổ tích người lớn; Cuối dòng sông là biển; Thầy nghề nông chiến sĩ; Đọc lại và suy ngẫm; Thương Kim Thiếp Vũ Môn; Giống khoai lang Việt Nam; Việt Nam con đường xanh; Đọc lại và suy ngẫm; Mây lành Phổ Đà Sơn; Cao Biền trong sử Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Nhà tôi giấc mơ xanh;Phạm Hồng Đức Phước ca cao; Cao Biền trong sử Việt;Trời nhân loại mênh mông; Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay; Thầy bạn trong đời tôi; Cuối dòng sông là biển;. Phục sinh giữa tối sáng; Nam tiến của người Việt; Gia Cát Mã Tiền Khóa; Kim Notes lắng ghi chú; Gia Cát Mã Tiền Khóa;Sông Kỳ Lộ Phú Yên; Châu Văn Tiếp Phú Yên; Chọn giống sắn Việt Nam; Ngọc Phương Nam ngày mới; Nghê Việt am Ngọa Vân; Phục sinh giữa tối sáng; Lê Phụng Hiểu ruộng thác đao; Thầy bạn trong đời tôi; Bóng hạc chốn xa xôi; Giống khoai lang Việt Nam; Chuyện thầy Lê Quý Kha;

Tour Eiffel Wikimedia Commons.jpg

Ngày 31 tháng 3 năm 1028 nhằm ngày mùng 3 tháng 3 năm Mậu Thìn (1028), vua Lý Thái Tổ (974-1028) vừa mất, chưa làm lễ táng, Hoàng Thái tử Lý Phật Mã chưa kịp lên ngôi vua thì Võ Đức Vương cầm đầu cùng Dực Chính Vương và Đông Chính Vương làm loạn, dẫn quân lập tức ập vào cướp ngôi.Thế giặc mạnh. Việc xẩy ra rất nhanh. Nước Đại Việt rơi vào nguy hiểm phục sinh giữa tối sáng. Công lớn là do Lê Phụng Hiểu dẹp loạn Tam vương; Ngày 31 tháng 3 năm 1889, Khánh thành tháp Eiffel tại Paris (hình), tháp trở thành biểu tượng văn hóa của Pháp và là một trong những kiến trúc đặc sắc trên thế giới.

Bài chọn lọc ngày 31 tháng 3: Kim Notes lắng ghi chú; Gia Cát Mã Tiền Khóa; Sông Kỳ Lộ Phú Yên; Châu Văn Tiếp Phú Yên; Chọn giống sắn Việt Nam; Ngọc Phương Nam ngày mới; Nghê Việt am Ngọa Vân; Phục sinh giữa tối sáng; Lê Phụng Hiểu ruộng thác đao; Thầy bạn trong đời tôi; Bóng hạc chốn xa xôi; Giống khoai lang Việt Nam; Chuyện thầy Lê Quý Kha; Tỉnh lặng với chính mình; Có một ngày như thế; Nhà Trần trong sử Việt; Phạm Minh Giắng bạn tôi; Chuyện cổ tích người lớn; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-31-thang-3/https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-31-thang-3/
Kim Notes lắng ghi chú; Gia Cát Mã Tiền Khóa;Sông Kỳ Lộ Phú Yên; Châu Văn Tiếp Phú Yên; Chọn giống sắn Việt Nam; Ngọc Phương Nam ngày mới; Nghê Việt am Ngọa Vân; Phục sinh giữa tối sáng; Lê Phụng Hiểu ruộng thác đao; Thầy bạn trong đời tôi; Bóng hạc chốn xa xôi; Giống khoai lang Việt Nam; Chuyện thầy Lê Quý Kha; Ngày 31 tháng 3 năm 1028 nhằm ngày mùng 3 tháng 3 năm Mậu Thìn (1028),vua Lý Thái Tổ (974-1028) vừa mất, chưa làm lễ táng, Hoàng Thái tử Lý Phật Mã chưa kịp lên ngôi vua thì Võ Đức Vương cầm đầu cùng Dực Chính Vương và Đông Chính Vương làm loạn, dẫn quân lập tức ập vào cướp ngôi.Thế giặc mạnh. Việc xẩy ra rất nhanh. Nước Đại Việt rơi vào nguy hiểm phục sinh giữa tối sáng. Công lớn là do Lê Phụng Hiểu dẹp loạn Tam vương; Ngày 31 tháng 3 năm 1889, Khánh thành tháp Eiffel tại Paris (hình), tháp trở thành biểu tượng văn hóa của Pháp và là một trong những kiến trúc đặc sắc trên thế giới. Bài chọn lọc ngày 31 tháng 3: Kim Notes lắng ghi chú; Gia Cát Mã Tiền Khóa; Sông Kỳ Lộ Phú Yên; Châu Văn Tiếp Phú Yên; Chọn giống sắn Việt Nam; Ngọc Phương Nam ngày mới; Nghê Việt am Ngọa Vân; Phục sinh giữa tối sáng; Lê Phụng Hiểu ruộng thác đao; Thầy bạn trong đời tôi; Bóng hạc chốn xa xôi; Giống khoai lang Việt Nam; Chuyện thầy Lê Quý Kha; Tỉnh lặng với chính mình; Có một ngày như thế; Nhà Trần trong sử Việt; Phạm Minh Giắng bạn tôi; Chuyện cổ tích người lớn; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-31-thang-3/https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-31-thang-3/

Quảng Bình đất và người
THƠ HAY NGƯỜI CAO TUỔI
Kim Hoàng kính tặng

Cụ cao tuổi Trần Đình Ngôn
“Nghề áo trắng” “Thời cuối năm” thật hiền
Thơ “Vị tướng của Trường Sơn”
“Thị Mầu sám hối” thương bồn chồn yêu
Tình thân ấm áp câu Kiều
Quảng Bình di sản thật nhiều tinh hoa

BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN SẮN
Sán Việt Nam ngày nay. Giống sắn Việt Nam phát triển qua 50 năm. Vietnamese cassava today Vietnamese cassava varieties progression across 50 years; see more

see more https://vietnamscience.vjst.vn/index.php/vjste/article/view/1186 & https://vietnamscience.vjst.vn/index.php/vjste/article/view/1186/441 & https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-19-thang-3/

  • Long Hoang*
  • Mai T.T. Nguyen
  • Doan. N.Q. Nguyen
  • Kim Hoang
  • Clair Hershey
  • Reinhardt Howeler

Abstract

Vietnamese cassava varieties constitute the fundamental and pivotal element in the sustainable development programme for cassava. This article aims to encapsulate the advancements made over nearly five decades in breeding and enhancing Vietnamese cassava varieties. It delineates the suitable cassava variety structures for each period and ecological region. The selection of cassava varieties exhibiting high starch yield and disease resistance, coupled with the establishment of a suitable and efficient cassava cultivation model, exemplified by 10T for Vietnamese cassava varieties KM568, KM539, KM537, KM569, and KM94, stands as a cornerstone for sustaining cassava development over the years. Presently, we advocate for farmers to cultivate promising cassava varieties such as KM568 or KM539 (an enhanced version of the International Center for Tropical Agriculture (CIAT) cassava variety C39, refined through multiple breeding cycles from 2004 onwards), KM537, KM569, or HN1 (originally known as TMEB419), alongside popular cassava varieties: KM440, KM419, KM94, KM7, STB1, KM414, KM98-7, KM140, KM98-5, KM98-1. We have conducted Distinctness, Uniformity, and Stability (DUS) and Value for Cultivation and Use (VCU) tests, showcasing outstanding cassava varieties in large-scale farming, thereby providing compelling evidence for the prudent conservation and sustainable development of cassava. Vietnamese cassava progression (1975 to date) has traversed six stages, with five waves of restructuring cassava varieties, aligning with target orientations, farming conditions, and market demands, culminating in 16 popular cassava varieties and four promising cassava varieties KM568, KM539, KM537, and KM569.

Keywords:

Cassava varieties, Distinctness, Uniformity, and Stability (DUS) and Value for Cultivation and Use (VCU), progression, Vietnam

DOI:

https://doi.org/10.31276/VJSTE.66(1).59-76

Classification number

3.1

Author Biographies

Long Hoang

Faculty of Agronomy, Nong Lam University – Ho Chi Minh City, Quarter 6, Linh Trung Ward, Thu Duc City, Ho Chi Minh City, Vietnam

Mai T.T. Nguyen

Department of Agriculture and Rural Development of Phu Yen Province, 64 Le Duan Street, Tuy Hoa City, Phu Yen Province, Vietnam

Doan. N.Q. Nguyen

Faculty of Economics, Phu Yen University, 18 Tran Phu Street, Ward 7, Tuy Hoa City, Phu Yen Province, Vietnam

Kim Hoang

Faculty of Agronomy, Nong Lam University – Ho Chi Minh City, Quarter 6, Linh Trung Ward, Thu Duc City, Ho Chi Minh City, Vietnam

Vietnam National Cassava Program (VNCP), 121 Nguyen Binh Khiem Street, Dakao Ward, District 1, Ho Chi Minh City, Vietnam

Clair Hershey

International Center for Tropical Agriculture (CIAT), Kilometro 17, Straight Cali – Palmira, Apartado Aéreo 6713, Cali, Colombia

Reinhardt Howeler

International Center for Tropical Agriculture (CIAT), Kilometro 17, Straight Cali – Palmira, Apartado Aéreo 6713, Cali, Colombia

Downloads

Published

2024-03-15

Received 22 October 2023; revised 20 November 2023; accepted 15 February 2024

How to Cite

Long Hoang, Mai T.T. Nguyen, Doan. N.Q. Nguyen, Kim Hoang, Clair Hershey, & Reinhardt Howeler. (2024). Vietnamese cassava varieties progression across 50 years. Vietnam Journal of Science, Technology and Engineering, 66(1), 59-76. https://doi.org/10.31276/VJSTE.66(1).59-76

Issue

Vol. 66 No. 1 (2024)

Section

Life Sciences

License

This work is licensed under a Attribution-NonCommercial-NoDerivatives 4.0 International

ONLINE JOURNAL SYSTEM

All submissions screened by

We are member of

Indexing and Abstracting

VJSTE is the official scientific outlet of the Ministry of Science and Technology, Vietnam,  founded in 1959 and has been one of the prestigious scientific journals in Vietnam. VJSTE aims to become an international journal which meets the standards of the world leading databases of science journals such as Scopus, Web of Science, etc. There are no less than 13 articles and no more than 17 articles in each issue.

The journal is published quarterly, 04 issues per year.

Information

Most read

Vietnamese cassava varieties progression across 50 years
Giống sắn Việt Nam phát triển qua 50 năm
SẮN VIỆT NAM BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Vietnamese cassava varieties progression across 50 years
. Greeting from Hoang Kim Vietnam to Reinhardt Howeler and my teachers and friends. Best wish to you and your family on New Days; Good friends are hard to find, harder to leave, and impossible to forget, see moresee more https://vietnamscience.vjst.vn/index.php/vjste/article/view/1186 & https://vietnamscience.vjst.vn/index.php/vjste/article/view/1186/441 and https://hoangkimlong.wordpress.com/category/vietnamese-cassava-today — with Hoang Long, Nguyen Thi Truc Mai, Nguyen Nu Quynh Doan, Clair Hershey, and Reinhardt Howeler.

Welcome to read ….

Article Sidebar

Ngày xuất bản: 26-02-2024

DOI: 10.52997/jad.1.01.2024

Trích dẫn

Nguyễn, M. T. T., Hoàng, L., Nguyễn, Đoan N. Q., & Hoàng, K. (2024). Kết quả chọn tạo và khảo nghiệm các giống sắn triển vọng KM568, KM539, KM537 tại tỉnh Phú Yên. Tạp Chí Nông nghiệp Và Phát triển 23 (1), 1-13.

Số tạp chí

Tập 23 – Số 1 (2024)

Chuyên mục

Nông học, Lâm Nghiệp

Main Article Content

Tóm tắt

Nghiên cứu chọn tạo giống sắn năng suất tinh bột cao, kháng được sâu bệnh chính, phù hợp với điều kiện sản xuất của tỉnh Phú Yên là quan trọng và cấp bách. Mục tiêu nhằm chọn tạo được giống sắn có năng suất tinh bột cao (vượt hơn đối chứng KM419 và KM94 tối thiểu 10%), kháng được sâu bệnh chính, điểm bệnh cấp 1 – 2 đối với bệnh khảm lá (CMD) và bệnh chồi rồng (CWBD). Phương pháp nghiên cứu thực hiện theo chuẩn của Chương trình sắn Việt Nam và Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới quốc tế (CIAT) về quy trình công nghệ chọn tạo và nhân giống sắn lai. Kết quả đã tuyển chọn được ba giống sắn triển vọng KM568, KM539 và KM537. Giống sắn KM568 con lai của KM440 x (KM419 x KM539), có năng suất củ tươi 54 tấn/ha với hàm lượng tinh bột 28,4% lúc 10 tháng sau trồng. Giống sắn KM539 là C39* chọn lọc của C39 nhập nội từ CIAT và có năng suất củ tươi 45,9 tấn/ha với hàm lượng tinh bột 27,9%. Giống sắn KM537 là con lai của (KM419 x KM539) x KM440, có năng suất củ tươi 51,3 tấn/ha với hàm lượng tinh bột 28,5%. Cả 3 giống này đều kháng bệnh CMD cấp 1,5 và kháng bệnh CWBD cấp 1. KM568, KM539 và KM537 lần lượt có 8 – 14 củ/bụi, 7 – 12 củ/bụi và 7 – 12 củ/bụi. Tất cả các giống này đều đạt kiểu hình cây lý tưởng, thịt củ trắng, cây thẳng, tán gọn, lóng ngắn và ít phân cành. Ngoài ra, chiều cao cây của KM568, KM539 và KM537 lần lượt là 2,3 – 2,7 m, 2,7 – 3,0 m và 2,5 – 2,9 m.

Từ khóa: DUS và VCU, Giống sắn, KM568, KM539, KM537

Article Details

Tài liệu tham khảo

FAO (Food and Agriculture Organization of the United Nations). (2022). FAOSTAT. Rome, Italy: FAO.

Hoang, K. (2003). Technology of cassava breeding. In Ngo, D. T., & Le, Q. H. (Eds.). Varietal technology of plant, animal and forestry (Vol. 2, 95-108). Ha Noi, Vietnam: Agricultural Publishing House.

Hoang, K., Nguyen, B. V., Hoang, L., Nguyen, H. T., Ceballos, H., & Howeler, R. H. (2010). Current situation of cassava in Vietnam. In Howeler, R. H. (Ed.), Proceedings of The 8th Regional Workshop on A New Future for Cassava in Asia: Its Use as Food, Feed, and Fuel to Benefit The Poor (100-112). Vientiane, Lao PDR: International Center for Tropical Agriculture (CIAT) and the National Agriculture and Forestry Research Institute (NAFRI). Retrieved February 15, 2022, from http://ciat-library.ciat.cgiar.org/Articulos_Ciat/biblioteca/A_new_future_for_Cassava_in_Asia_Its_use_a_food_freed_and_fuel_to_benefit_the_poor-compressed.pdf.

Hoang, K., Nguyen, M. T. T., Nguyen, M. B., & Howeler, R. H. (2011). Cassava conservation and sustainable development in Vietnam. In Howeler, R. H. (Ed.), Proceedings of The 9th Regional Workshop on Sustainable Cassava Production in Asia for Multiple Uses and for Multiple Markets (35-56). Guangxi, China: International Center for Tropical Agriculture (CIAT) and the Chinese Cassava Agrotechnology Research System (CCARS). Retrieved April 20, 2022, from http://ciatlibrary.ciat.cgiar.org/Articulos_Ciat/biblioteca/Sustainable_cassava_production_in_Asia_for_multiple_uses_and_for_multiple_markets.pdf

Hoang, L., Nguyen, M. T. T., Nguyen, M. B., Hoang, K., Ishitani, M., & Howeler, R. H. (2014). Cassava in Vietnam: production and research; an overview. In Howeler, R. H. (Ed.), Proceedings of Asia Cassava Research Workshop (15). Ha Noi, Vietnam: ILCMB- CIAT-VAAS/AGI.

Howeler, R. H. (2011). Proceedings of the 9th regional workshop on sustainable cassava production in Asia for multiple uses and for multiple markets. Retrieved April 20, 2022, from http://ciatlibrary.ciat.cgiar.org/Articulos_Ciat/biblioteca/Sustainable_cassava_production_in_Asia_for_multiple_uses_and_for_multiple_markets.pdf

Howeler, R. H., & Aye, T. M. (2014). Sustainable management of cassava in Asia – From research to practice. Ha Noi, Vietnam: News Publishing House.

MARD (Ministry of Agriculture and Rural Development). (2022). Report on production situation and directing the prevention of harmful organisms on cassava. Gia Lai, Vietnam: MARD and People’s Committee of Gia Lai Province.

Nguyen, M. B. (2018). Research on cultural techniques to scatter harvest season for cassava in Dak Lak province (Unpublished doctoral dissertation). Tay Nguyen University, Dak Lak, Vietnam.

Nguyen, M. T. T. (2017). Study on the selection of high yielding cassava varieties and intensive cultivation techniques in Phu Yen province (Unpublished doctoral dissertation). University of Agriculture and Forestry, Hue University, Hue, Vietnam.

Nguyen, M. T. T., Hoang, L., Nguyen, D. N. Q., & Hoang, K. (2021). Phu Yen cassava solutions for sustainable development. Phu Yen, Vietnam: Phu Yen Provincial People’s Committee.

Nguyen, V. A., Le, T. N., Nguyen, H., Do, T. T., Nguyen, H. T., Pham, H. T. T., Nguyen, H. T., Seki, M., & Le, H. H. (2021). Characterization of some popular cassava varieties in Vietnam. Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 3(124), 1-17.

Tran, Q. N., Hoang, K., Vo, T. V., & Kawano, K. (1995). Selection results of the new cassava varieties KM60, KM94, KM95 and SM937-26. In Proceedings of Vietnam Agricultural Research Workshop. Lam Dong, Vietnam: Ministry of Agriculture and Rural Development.

VNA (Vietnam National Assembly). (2018). Law No. 31/2018/QH14 dated on November 19, 2018. Law on crop production. Retrieved May 24, 2022, from https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Luat-Trong-trot-2018-336355.aspx.

VNFU (Central Vietnam Farmer’s Union). (2021). New rural magazine – Farmer’s scientist links take off together. Ho Chi Minh City, Vietnam: Youth Publishing House.

CÂY LƯƠNG THỰC VIỆT NAM
#cltvn #Vietcassava tích hợp thông tin Phú Yên Online I Kết quả bước đầu trong chọn tạo giống sắn kháng bệnh xem tiếp tin và ảnh tại https://baophuyen.vn/79/310545/ket-qua-buoc-dau-trong-chon-tao-giong-san-moi-khang-benh.html

Đề tài khoa hc, công ngh cp tnh Nghiên cu chn to ging sn năng sut tinh bt cao, kháng được sâu bnh hi chính, phù hp vi điu kin sn xut ti tnh Phú Yên đang nhn được s quan tâm ca ngành Nông nghip, h dân trng sn và m ra nhiu trin vng cho cây sn Phú Yên.

Đài Truyền Hình Phú Yên Khoa học và Cuộc sống tháng 11/2023 “Nghiên cứu chọn tạo giống sắn năng suất tinh bột cao, kháng được sâu bệnh hại chính, phù hợp với điều kiện sản xuất tại tỉnh Phú Yên” https://youtu.be/gZZk9OL_4fg

#Vietcassava Phu Yen 18 11 2023

KM568 năng suất tinh bột cao kháng cao CMD CWBD cây và củ kiểu hình lý tưởng

KM569 ăn ngon ruột vàng kháng khá CMD CWBD với KM568 năng suất tinh bột cao kháng cao CMD CWBD củ và cây chuẩn được lão Nông chấp nhận tuyển chọn

KM539 năng suất bột cao kháng cao CMD CWBD tuyển chọn dạng cây thấp ít phân nhánh

Cụ Bình với KM539-10 Đồng Xuân

Giống sắn HN1 năng suất tinh bột cao, kháng cao CMD CWBD nhưng nhược điểm cao cây dễ đổ ngã

Older information

Tay Ninh Cassava Workshop 04-06 October 2023 Establishing Sustainable Solution to Cassava Disease in Mainland Southeast Asia. Project Review and Research Symposium, see more Vietnamese cassava today https://hoangkimlong.wordpress.com/category/vietnamese-cassava-today/

MINH TRIẾT CHO MỖI NGÀY. Tâm tĩnh lặng an nhiên. Có một kiểu người cả đời chẳng hề già đi, năm tháng dường như đã lãng quên họ. Cái già đi chỉ là tuổi tác, còn khí chất và thần thái là không hề thay đổi. Tất cả là bởi họ có trên mình những điều rất đặc biệt . https://youtu.be/zCFGN2XT54E

MINH TRIẾT CHO MỖI NGÀY

Minh triết sống phúc hậu
Tâm tĩnh lặng an nhiên.
Một gia đình yêu thương
Chín điều lành hạnh phúc
Minh triết cho mỗi ngày


Hoàng Kim
Cuộc đời như mắt trong. Mắt thứ nhất soi mình, tâm nguyện mình yêu thích. Mắt thứ hai soi người. Người thân thầy bạn quý. Mắt thứ ba tuệ nhãn. Ánh sáng soi tâm hồn. Sức khỏe và tình yêu. Lao động và nghĩ ngơi Điều độ và hài hòa An nhiên vui khỏe sống https://hoangkimlong.wordpress.com/category/minh-triet-cho-moi-ngay/

SÔNG KỲ LỘ PHÚ YÊN
Hoàng Kim

Sông Kỳ Lộ Phú Yên
Dài trăm hai cây số
Từ Biển Hồ Gia Lai
Thượng nguồn sông Bà Đài

Sông La Hiên Cà Tơn
Bến Phú Giang, Phú Hải
Phú Mỡ huyện Đồng Xuân
Thôn Kỳ Lộ Cây Dừng

Tre Rồng sông Kỳ Lộ
Huyền thoại vua Chí Lới
Vực Ông nối thác Dài
Xuôi dòng sông Kỳ Lộ

Lẫy lừng chuyện suối Cối
Tới suối Mun Phú Mỡ
Suối nước nóng Cây Vừng
Thấu vùng đất hoang sơ

Chợ Kỳ Lộ nổi tiếng
Người Kinh Chăm Ba Na
Xưa mỗi tháng chín phiên
Nay ngày thường vẫn họp

Sông Cái thác Rọ Heo
Vùng Hòn Ông vua Lới
Suối nước nóng Triêm Đức
Thôn Thạnh Đức Xuân Quang

Sông Trà Bương sông Con
Tiếp nước sông Kỳ Lộ
Chốn Lương Sơn Tá Quốc
Lương Văn Chánh thành hoàng

Sông Cô tới La Hai
Sông Cái hòa tiếp nước
Đồng Xuân cầu La Hai
Hợp thủy sông Kỳ Lộ

Tới Mỹ Long chia nhánh
Một ra vịnh Xuân Đài
Một vào đầm Ô Loan
Suối Đá xã An Hiệp
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là 9656a-46400358.jpg

Sông qua núi Cán Diều
Ghềnh đá Đ4a Ô Loan
Suối Đá Đen An Phú
Tĩnh Hải biển Long Thủy.
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là bc23e-lahai.jpg

Sông Kỳ Lộ Phú Yên
Đại Lãnh nhạn quay về
Ngọc Phương Nam ngày mới
Giống sắn tốt Phú Yên

Lúa siêu xanh Phú Yên
Báu vật nơi đất Việt
A Na bà chúa Ngọc
Châu Văn Tiếp Phú Yên

Cao Biền trong sử Việt
Ông Rhodes chữ tiếng Việt
Ngọc Phương Nam ngày mới
Cuối dòng sông là biển

NGỌC PHƯƠNG NAM NGÀY MỚI
Hoàng Kim


Thuyền độc mộc xưa vượt thác mây
Nay suối còn vương mạch vẫn đầy
Nghiệp lớn sông dài khơi luồng cạn
Kỳ Lộ dòng thiêng nước chảy hoài

THÁC MÂY MÙA NƯỚC CẠN
Trịnh Tuyên


Rủ nhau tìm ngắm chốn nơi đây
Tình bạn xưa nay vẫn đong đầy
Chớ dại đổ liều như thác nhé
Nước còn không có, nói chi mây.

THUYỀN ĐỘC MỘC
Trịnh Tuyên


‘Quên tên cây
làm thuyền
Tận cùng nỗi cô đơn
– độc mộc!

Khoét hết ruột
Chỉ để một lần
ngược thác
bất chấp đời
lênh đênh…‘

NGỌC PHƯƠNG NAM
Hoàng Kim


hứng mật đời
thành thơ
việc nghìn năm
hữu lý
trạng Trình

đến Trúc Lâm
đạt năm việc lớn
Hoàng Thành
đất trời xanh
Yên Tử …

BẢN GIỐC VÀ KA LONG
Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim

Bản Giốc và Ka Long là ngọn thác và dòng sông biên giới Trung Việt. Thác Bản Giốc là thác nước hùng vĩ đẹp nhất Việt Nam tại xã Ðàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.Sông Ka Long (tên gọi Việt) hoặc Sông Bắc Luân (tên gọi Trung) là sông chảy ở vùng biên giới giữa thành phố Móng Cái tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam và thành phố Đông Hưng thuộc địa cấp thị Phòng Thành Cảng, Khu tự trị dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Tuy nhiên theo các bản đồ của Việt Nam thì quan niệm về dòng chảy của sông Ka Long và sông Bắc Luân không hoàn toàn trùng khớp với quan niệm về sông Bắc Luân của Trung Quốc. Thác Bản Giốc và sông Ka Long là nơi lưu dấu gợi nhớ những câu chuyên sâu sắc đời người không thể quên: Người vịn trời xanh chấp sói rừng; Chợt gặp mai đầu suối; Qua sông Thương gửi về bến nhớ; Cao Biền trong sử Việt; Câu cá bên dòng Sêrêpôk; Tư liệu này là điểm nhấn để đọc và suy ngẫm. Xem Video Bản Giốc và Kalong tuyệt đẹp ở đây https://www.facebook.com/AmazingThingsInVietnam/videos/260029285748758 và tích hợp trong tài liệu này https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ban-gioc-va-ka-long/

Bản Giốc và Ka Long “Một thác nước tự nhiên, đẹp hùng vĩ bậc nhất thế giới nằm ở giữa ranh giới hai quốc gia, chứa đựng trong đó nhiều tiềm năng tài nguyên về thủy điện, du lịch. Một liên hệ thú vị https://hoangkimlong.wordpress.com/2021/03/31/ban-gioc-va-ka-long/; Sông Kỳ Lộ Phú Yên https://hoangkimlong.wordpress.com/category/song-ky-lo-phu-yen/

CHÂU VĂN TIẾP PHÚ YÊN
Hoàng Kim


Tùng Châu, Châu Đức vẹn trước sau
Đào Công, Châu Công thật anh hào
Văn xây thành lũy thầy Nội Tán
Võ dựng cơ đồ trí Lược Thao
Ngọa Long chặn địch ba phòng tuyến
Lương Sơn tá quốc cứu binh trào
Đồng Xuân hưng thịnh dày công đức
Ân nghĩa cho đời quý biết bao !

Đất Phú Trời Yên không chỉ là nơi lưu dấu bản tiếng Việt đầu tiên của Ông Alexandre de Rhodes chữ tiếng Việt, chỉ dấu muôn đời của dân tộc Việt tại nhà thờ Mằng Lăng, mà còn là nơi Lương Văn Chánh thành hoàng dựng nghiệp thiên thu. Phú Yên cũng là đất Lương Sơn Tá Quốc lưu dấu bậc khai quốc công thần nhà Nguyễn Châu Văn Tiếp ở Phú Yên.

Nghiên cứu lịch sử nhà Nguyễn tra cứu theo niên biểu ‘Nguyễn Du những sự thật mới biết‘, tôi nhiều lần gặp hình bóng Châu Văn Tiếp Đồng Xuân, Phú Yên. Ông là danh tướng được vua Gia Long Nguyễn Phúc Ánh phong tặng Đệ nhất đẳng khai quốc công thần, hàm Tả Quân Đô Đốc Chưởng Phủ Sự, tước Quận công, sau gia phong Lâm Thao Quận công. Châu Văn Tiếp cũng được người đời xưng tụng là một trong Tam hùng Gia Định (cùng với Võ Tánh và Nguyễn Huỳnh Đức).

Vua Gia Long Nguyễn Phúc Ánh nếu không có Châu Văn Tiếp thì hầu như không thể phục hưng được cơ nghiệp nhà Nguyễn. Công nghiệp lừng lẫy và bi tráng của Châu Văn Tiếp có nhiều điều uẩn khúc lịch sử tương tự ‘Nguyễn Du những sự thật mới biết‘ nếu chúng ta không nghiên cứu kỹ về ông thì không thể hiểu sâu sắc thời Lê –Trịnh – Nguyễn – Tây Sơn.

CHÂU VĂN TIẾP LƯƠNG SƠN TÁ QUỐC

Châu Văn Tiếp (1738-1784) là người Đồng Xuân Phú Yên, danh tướng Việt Nam cuối thế kỷ 18 thời Nguyễn Ánh. Châu Văn Tiếp tên tộc là Châu Doãn Ngạnh sinh năm Mậu Ngọ năm 1738 (?) mất ngày 30 tháng 11 năm 1784 lúc 46 tuổi, sinh quán tại huyện Phù Ly phủ Hoài Nhơn nay là Phù Mỹ thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, nhưng cư ngụ ở làng Vân Hòa, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Gia đình ông chuyên nghề buôn bán, chủ yếu là buôn ngựa, nhưng có học vấn.

Ông Châu Văn Tiếp có người anh cả là Châu Doãn Chữ, ba em là Châu Doãn Chấn, Châu Doãn Húc và em gái Châu Thị Đậu tục gọi Châu Muội Nương. Năm anh em đều rất giỏi võ nghệ, đặc biệt là Châu Văn Tiếp và Châu Thị Đậu. Sau này khi Lê Văn Quân người Định Tường ra phò tá Châu Văn Tiếp “Lương Sơn tá quốc’ ở núi Tà Lương thì ông Châu Văn Tiếp đã mến trọng hiền tài gả Châu Muội Nương cho Lê Văn Quân thành vợ chồng. Hai ông Châu Văn Tiếp, Lê Văn Quân đều là tướng giỏi kiệt xuất của Nguyễn Vương nối tiếp nhau làm Tả Quân Đô Đốc Chưởng Phủ Sự, tước Quận Công. Lê Văn Quân mất năm Tân Hợi 1791. Vợ chồng bà giúp chúa Nguyễn rất tận lực. Bà lúc xông trận dũng cảm thiện chiến chẳng kém gì các anh trai và chồng, thường được người đương thời so sánh với danh tướng Tây Sơn Bùi Thị Xuân. Bà những ngày theo Nguyễn Phúc Ánh sang Vọng Các, chính bà đã hai lần cầm binh đánh thắng quân Miến Điện và Đồ Bà theo lời yêu cầu tiếp viện của vua Xiêm, khiến người Xiêm rất thán phục. Châu Văn Tiếp thông thạo tiếng Chân Lạp, Xiêm La, có sức mạnh, võ nghệ, biệt tài sử dụng đại đao. Ông theo nghề buôn bán ngựa, nên có dịp đi đó đây. Nhờ vậy, ông quen biết hầu hết những người vương tướng của nhà Tây Sơn, như Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ, Võ Văn Dũng, Trần Quang Diệu, Võ Ðình Tú … Song người ông thân thiết nhất là Lý Văn Bửu vì cùng nghề.

Nguyễn Nhạc cùng hai em là Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ cất binh khởi nghĩa vào năm 1771 lấy lý do là chống lại sự áp bức của quyền thần Trương Phúc Loan và ủng hộ hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương. Nguyễn Nhạc biết tài Châu Văn Tiếp, nên từ đầu đã cho người đến mời tham gia. Khi đó, bốn anh em Châu Văn Tiếp đã chiêu tập dân quân đến chiếm giữ núi Tà Lương (còn gọi là núi Trà Lang thuộc Phú Yên). Nguyễn Nhạc cử người đến mời lần nữa. Châu Văn Tiếp bày tỏ chính kiến của mình là không muốn thay ngôi chúa Nguyễn, mà chỉ muốn tôn phù hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương, muốn diệt trừ những tham quan, những quyền thần và Nguyễn Nhạc đã đồng ý.

Châu Văn Tiếp chọn thờ chúa Nguyễn cũng có tâm sự riêng như Nguyễn Du chọn nghĩa phù Lê đều có lý do riêng. Năm Ất Dậu (1765), Nguyễn Du sinh ngày 23 tháng 11 (nhằm ngày 3 tháng 1 năm 1766) lúc Nguyễn Nghiễm 58 tuổi, bà Trần Thị Tần 26 tuổi. Nguyễn Du được gọi là cậu Chiêu Bảy. Năm ấy cũng là năm Vũ Vương mất, Trương Phúc Loan chuyên quyền. Trước đó, từ ông Nguyễn Hoàng trở đi, họ Nguyễn làm chúa trong Nam, phía bắc chống nhau với họ Trịnh, phía nam đánh lấy đất Chiêm Thành và đất Chân Lạp, truyền đến đời Vũ Vương thì định triều nghi, lập cung điện ở đất Phú Xuân, phong cho Nguyễn Phúc Hiệu người con thứ 9 làm thế tử. Bây giờ thế tử đã mất rồi, con thế tử là Nguyễn Phúc Dương hãy còn nhỏ mà con trưởng của Vũ Vương cũng mất rồi. Vũ Vương lập di chiếu cho người con thứ hai là hoàng tử Cốn (là cha của Nguyễn Phúc Ánh) lên nối ngôi nhưng quyền thần Trương Phúc Loan đổi di chiếu lập người con thứ 16 của Vũ Vương, mới có 12 tuổi tên là Nguyễn Phúc Thuần lên làm chúa, gọi là Định Vương.

Nguyễn Phúc Ánh sinh ngày Kỷ Dậu tháng Giêng năm Nhâm Ngọ (1762) lớn hơn Nguyễn Du ba tuổi và nhỏ hơn Châu Văn Tiếp 24 tuổi. Trương Phúc Loan là người tham lam, làm nhiều điều tàn ác nên trong nước ai ai cũng oán giận, bởi thế phía nam nhà Tây Sơn dấy binh ở Quy Nhơn, phía bắc quân Trịnh vào lấy Phú Xuân, làm cho cơ nghiệp họ Nguyễn xiêu đổ. Khi ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dấy binh ở Tây Sơn chống chúa Nguyễn vào năm 1771 thì Nguyễn Ánh 9 tuổi. Đến năm 1775, khi chúa Nguyễn bị quân Lê-Trịnh do Hoàng Ngũ Phúc chỉ huy và quân Tây Sơn đánh kẹp từ hai mặt. Năm ấy, chúa Nguyễn chạy vào Quảng Nam lập cháu là Nguyễn Phúc Dương làm Đông Cung để lo việc chống trả. Quân Tây Sơn ở Quy Nhơn kéo ra đánh chiếm Quảng Nam. Chúa Nguyễn Định Vương liệu không chống cự nổi nên cùng cháu là Nguyễn Ánh chạy vào Gia Định, chỉ để Đông Cung ở lại Quảng Nam chống giữ.

Nguyễn Nhạc biết Đông Cung yếu thế và muốn mượn tiếng nhà Nguyễn để thu phục lòng người mến trọng nhà Nguyễn nên sai người rước Đông Cung về Hội An. Họ Trịnh vượt đèo Hải Vân, đẩy lui quân Tây Sơn do Tập Đình làm tiên phong, Lý Tài làm tướng trung quân. Nguyễn Nhạc xét tội Tập Đình thua trận định giết. Tập Đình vội trốn về Quảng Đông và bị giết. Nguyễn Nhạc đưa Đông Cung về Quy Nhơn. Tống Phước Hiệp ở phía nam nhân lúc Nguyễn Nhạc thua trận đã tiến quân chiếm lại Phú Yên. Tống Phước Hiệp cho Bạch Doãn Triều và cai đội Thạc đến đòi Nguyễn Nhạc trả Đông Cung cho nhà Nguyễn. Nguyễn Nhạc theo kế Nguyễn Huệ giả vờ ưng thuận, một mặt mượn lệnh Đông Cung phủ dụ Tống Phước Hiệp và Châu Văn Tiếp đem tướng sĩ năm dinh về theo phò Đông Cung, mặt khác lại cho người mang vàng bạc châu báu đến dâng Hoàng Ngũ Phúc xin nộp ba phủ Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Phú Yên để xin cho Nguyễn Nhạc được làm tướng tiên phong đánh Gia Định. Hoàng Ngũ Phúc viết khải văn dâng lên chúa Trịnh Sâm phong tướng hiệu cho Nguyễn Nhạc. Trịnh Sâm sai Nguyễn Hữu Chỉnh mang sắc chỉ, cờ, ấn kiếm của vua Lê đến ban cho Nguyễn Nhạc.

Tống Phước Hiệp do mắc lừa không đề phòng nên bị Nguyễn Huệ đánh bại. Lý Tài được nhà Tây Sơn cử làm tướng trấn thủ Phú Yên. Hoàng Ngũ Phúc nghe tin thắng của Nguyễn Huệ đã lập tức tung quân đánh chiếm Quảng Ngãi và trình lên chúa Trịnh Sâm sắc phong cho Nguyễn Huệ làm tướng tiên phong. Tuy vậy, quân Trịnh bị hao tổn nặng bởi trận dịch khủng khiếp nên phải quay lại Phú Xuân. Hoàng Ngũ Phúc ốm chết ngay trên dọc đường khi chưa tới Phú Xuân. Nguyễn Nhạc lợi dụng sự rút quân Trịnh để chiếm lại Quảng Nam. Nhà Tây Sơn tạm yên mặt bắc đã tập trung tấn công nhằm dứt điểm hiểm họa từ nhà Nguyễn đang trốn tránh ở phía Nam.

Châu Văn Tiếp khi đưa quân đến Quy Nhơn thì hay tin Hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương đã ngầm trốn nhà Tây Sơn vào Gia Định cùng Nguyễn Phúc Thuần, sau khi Nguyễn Nhạc dùng chước gả con gái cho Hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương nhưng mưu kế không thành. Châu Văn Tiếp liền rút quân về núi cũ ở Đồng Xuân, dựng cờ Lương Sơn tá quốc (quân giỏi ở núi rừng lo giúp nước) liên thủ với tướng Tống Phước Hiệp đang đóng quân ở dinh Long Hồ ở Vân Phong (nay thuộc tỉnh Khánh Hòa), để đối đầu với Tây Sơn.

Địa danh đối trận giành giật quyết liệt giữa nhà Nguyễn với nhà Tây Sơn tại Phú Yên là quân Nguyễn chặn trục tiến quân của quân Tây Sơn theo đường thượng đạo từ Quy Nhơn tấn công vào Đồng Xuân (thị trấn La Hai ngày nay) và theo đường thiên lý Bắc Nam ven biển (Quốc lộ 1 ngày nay) , phối hợp đường biển tấn công vào vùng ngã ba Chí Thạnh , thành cũ An Thổ Trấn Biên gần vịnh Xuân Đài và đầm Ô Loan. Trong điểm huyết chiến khác là vùng dọc đường thượng đạo Vân Hòa, thị trấn Hai Riêng huyện Sông Hinh và ven biển là thị xã Tuy Hòa đến Bắc Vân Phong ngày nay.

CHÂU VĂN TIẾP PHỤC HƯNG NHÀ NGUYỄN

Tây Sơn đánh gắt, quân chúa Nguyễn mất miền Trung dần rút về khu vực Gia Định và lân cận. Trong thời gian ở Gia Định, nội bộ quân chúa Nguyễn xảy ra tranh chấp giữa phe ủng hộ Nguyễn Phúc Thuần của Đỗ Thanh Nhơn và phe ủng hộ Nguyễn Phúc Dương của Lý Tài, còn Nguyễn Ánh trú tại Ba Giồng với quân Đông Sơn.

Đầu năm 1777, Nguyễn Huệ tiến đánh Gia Định, Tống Phúc Hiệp lui về tiếp cứu, giao cho Châu Văn Tiếp giữ Phú Yên, Bình Thuận. Giữa năm 1777, Thái Thượng Vương Nguyễn Phúc Thuần, Tân Chính Vương Nguyễn Phúc Dương cùng vài người anh em ruột của Nguyễn Ánh và nhiều người khác trong gia tộc chúa Nguyễn bị Nguyễn Huệ bắt giết hết. Nguyễn Ánh trốn thoát.

Nguyễn Ánh trốn ở Rạch Giá sau đó lén sang Hà Tiên rồi ra đảo Thổ Châu) . Sau khi quân lùng bắt của Tây Sơn rút đi Đỗ Thanh Nhơn lấy lại Gia Định, Nguyễn Phúc Ánh được tướng sĩ rước về tôn làm Đại nguyên súy, Nhiếp quốc chính rồi xưng vương tại Sài Côn (Sài Gòn) vào năm Canh Tý (1780).

Năm Tân Sửu (1781), Châu Văn Tiếp khởi quân vào tiếp cứu liên kết với hai đạo quân khác để đánh Bình Khang nhưng đã bị trấn thủ quân Tây Sơn Nguyễn Văn Lộc chặn đánh phải về lại núi Tà Lương. Đạo quân do Tôn Thất Dụ từ Bình Thuận tiến ra cũng bị trấn thủ quân Tây Sơn Lê Văn Hưng đem tượng binh chặn đánh làm cho tan vỡ. Đạo thủy quân của Tống Phước Thiêm thì không thể xuất phát được vì quân Đông Sơn đang khởi loạn ở Gia Định, do chủ tướng của họ là Đỗ Thanh Nhơn bị Nguyễn Phúc Ánh mưu hại.

Cũng năm 1781, Nguyễn Ánh sau sự biến Đông Sơn, phải vất vả đối phó với nội tình tan rã ở Gia Định. Tháng 10 năm đó, vua nước Xiêm La (Thái Lan) là Trịnh Quốc Anh (Taksin) sai hai anh em tướng Chất Tri (Chakkri) sang đánh Chân Lạp. Nguyễn Vương sai Nguyễn Hữu Thụy và Hồ Văn Lân sang cứu, trong khi hai quân đang chống nhau thì ở Vọng Các (Băng Cốc) vua Xiêm bắt giam vợ con của hai anh em Chất Tri. Hai anh em tướng Chất Tri (Chakkri) bèn giao kết với Nguyễn Hữu Thụy rồi đem quân về giết Trình Quốc Anh (Taksin) và tự lập làm vua Xiêm La, xưng là Phật Vương (Rama1). Họ Chakkri làm vua cho đến ngày nay và các vua đều xưng là Rama. Vua Rama I chọn Bangkok (hay “Thành phố của các thiên thần”) làm kinh đô.

Tháng 3 năm Nhâm Dần (1782), nhân cơ hội nội bộ nhà Nguyễn đang rạn nứt, Nguyễn Huệ cùng Nguyễn Nhạc mang quân thủy bộ tiến vào Nam. Hai bên đụng độ dữ dội ở sông Ngã Bảy cửa Cần Giờ. Nguyễn Phúc Ánh thua trận lại phải bỏ chạy ra đảo Phú Quốc. Châu Văn Tiếp một lần nữa lại dẫn đạo quân Lương Sơn vào tiếp cứu. Khi ấy, Nguyễn Huệ và Nguyễn Nhạc đã rút quân về, nên quân Lương Sơn đánh đuổi được tướng Tây Sơn là Đỗ Nhàn Trập. Châu Văn Tiếp sau khi lấy lại được Gia Định đã đón Nguyễn Phúc Ánh về Sài Côn. Nhờ đại công này, ông được phong Ngoại tả Chưởng dinh.

CHÂU VĂN TIẾP CÔNG THẦN NHÀ NGUYỄN

Tháng 2 năm Quý Mão (1783), Nguyễn Nhạc lại sai Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ, Lê Văn Hưng, Trương Văn Đa mang quân vào Nam. Châu Văn Tiếp dùng hỏa công nhưng bị trở gió nên thua trận. Chúa Nguyễn phải chạy xuống Ba Giồng (Định Tường), còn Châu Văn Tiếp phải men theo đường núi qua Cao Miên rồi qua Xiêm cầu viện.

Nước Xiêm lúc bấy giờ ở dưới triều vua Chất Tri đương lúc thịnh vượng và đang nuôi tham vọng nuốt Cao Miên và Gia Ðịnh để mở rộng cõi bờ. Cho nên khi nghe Châu Văn Tiếp, một bề tôi thân tín của chúa Nguyễn, người đã có công cứu vua Xiêm năm 1781, đến cầu cứu nên vua Xiêm liền đồng ý. Châu Văn Tiếp được vua Xiêm hứa hẹn, gởi ngay mật thư báo tin cho Nguyễn Phúc Ánh.

Tháng Hai năm Giáp Thìn (1784), sau khi hội đàm với tướng Xiêm tại Cà Mau, chúa Nguyễn sang Vọng Các hội kiến với vua Xiêm và được tiếp đãi trọng thể, hứa giúp đỡ, chúa Nguyễn đã tổ chức lại lực lượng gồm các quân tướng đi theo và nhóm người Việt lưu vong tại Xiêm, cả thảy trên dưới nghìn người, cử Châu Văn Tiếp làm Bình Tây đại đô đốc, Mạc Tử Sanh (con Mạc Thiên Tứ) làm Tham tướng, để dẫn quân Xiêm về nước đánh nhau với quân Tây Sơn… Tháng 7 năm 1784, vua Xiêm La đã cử hai người cháu cũng là hai viên tướng cao cấp là Chiêu Tăng và Chiêu Sương, đem 2 vạn quân thủy cùng 300 chiến thuyền vượt vịnh Xiêm La, qua ngả Kiên Giang, sang giúp. Đạo bộ binh gồm khoảng 3 vạn quân, do các tướng Lục Côn, Sa Uyển, Chiêu Thùy Biện (một cựu thần Chân Lạp thân Xiêm) chỉ huy, băng qua đất Chân Lạp, rồi tràn vào nước Việt qua ngả An Giang.

Ngày 13 tháng 10 năm Giáp Thìn (tức 25 tháng 11 năm 1784), Châu Văn Tiếp giáp chiến với quân Tây Sơn. Ngô Giáp Đậu kể: Chu Văn Tiếp dẫn thủy binh tiến đánh quân Tây Sơn ở sông Măng Thít (thuộc địa phận Long Hồ, nay là Vĩnh Long) Chưởng cơ Bảo (Chưởng tiền Bảo) ra sức chống cự. Chu Văn Tiếp nhảy lên thuyền địch, bị quân Tây Sơn đâm trọng thương. Thế Tổ (Nguyễn Phúc Ánh) phất cờ ra lệnh cho quân đánh gấp vào, chém được Chưởng cơ Bảo…Chu Văn Tiếp không bao lâu cũng qua đời vì vết thương quá nặng…, hưởng dương 46 tuổi.

Nguyễn Phúc Ánh rất thương tiếc phúc tướng Châu Văn Tiếp: “Trong vòng mười năm lại đây, Tiếp với ta cùng chung hoạn nạn. Nay giữa đường Tiếp bỏ ta mà đi, chưa biết ai có thể thay ta nắm giữ việc quân?…”.[7] Nguyễn Vương dạy lấy ván thuyền ghép thành hòm, dùng nhung phục khấn liệm, rồi cho chôn tạm tại làng An Hội, Cồn Cái Nhum (Tam Bình, Vĩnh Long). Về sau, thâu phục được Gia Định, Nguyễn Phúc Ánh cho cải táng tại xã Hắc Lăng, huyện Phước An, thuộc dinh Trấn Biên (nay thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu).

Nguyễn Phúc Ánh năm 1802, lên ngôi vua lấy niên hiệu là Gia Long, truy phong Châu Văn Tiếp là Tả quân đô đốc, tước Quận công và cho lập đền thờ ở Hắc Lăng (nay thuộc xã Tam Phước, thị trấn Long Đất, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu). Châu Văn Tiếp năm Giáp Tý (1804), thời vua Gia Long được thờ nơi đền Hiển Trung (Sài Gòn). Đến năm Gia Long thứ 6 (1807), Châu Văn Tiếp được liệt hàng Đệ nhất đẳng khai quốc công thần và được thờ tại Trung Hưng Công Thần miếu (Huế).

Năm 1831 thời vua Minh Mạng, Châu Văn Tiếp được truy phong Lâm Thao Quận công.

Năm 1850, thời vua Tự Đức năm thứ ba, nhà vua cho xây dựng lại đền ở Hắc Lăng, Năm 1851, khởi công xây đền mới cách nơi cũ khoảng 500m. Năm 1920, nhân dân trong tỉnh Bà Rịa tự tổ chức quyên góp và tái thiết đền với quy mô lớn. Theo Sổ tay hành hương đất phương Nam, dưới thời Pháp thuộc, các đền thờ công thần triều Nguyễn đều được đổi tên thành đình làng; cũng chính vì thế đền thờ ông Tiếp trở thành đình Hắc Lăng. Hiện nơi đình vẫn thờ chiếc ngai do Gia Long ban thưởng, khuôn biển có khắc bốn chữ thếp vàng: Lâm Thao Quận Công cùng nhiều sắc phong của các vua Nguyễn…[8]

Năm 1855, thời vua Tự Đức năm thứ 8, Khâm mạng đại thần Nguyễn Tri Phương đi kinh lược Nam Kỳ có đến viếng đền Châu Quận Công ở Măng Thít (nay thuộc xã Tân Long Hội, huyện Măng Thít) và có làm thơ điếu, hiện vẫn còn lưu giữ ở đền thờ.

Châu Văn Tiếp mất không có con trai, cháu ngoại là Nguyễn Văn Hóa, con của Châu Thị Đậu, nhận phần phụng tự.

Đặng Đức Siêu vâng lệnh vua Gia Long làm bài “Văn tế Châu Văn Tiếp” khi cải táng ông vào khoảng cuối năm 1803. Nội dung như sau:

“Vạc Hạ Võ mùi canh còn lạt, lòng những tưởng cậy sức diêm mai;
Tiệc trung hưng cuộc rượu đang gầy, trời nỡ khiến lìa tay khúc nhiệt.

Phong quan nầy ai chẳng ngậm ngùi;
Cơ hội ấy nghĩ càng thương tiếc.

Nhớ tướng quân xưa:
Ngọc non Côn cấu khí tinh thành;
Vàng sông Lệ đúc lòng trung liệt.

Trong thành Mãng mong lòng bội ám, gói theo kiềm sương lạnh trời Tây;
Dưới cờ Lưu quyết chí đầu minh, gương trượng nghĩa bóng ngời nước Việt.

Nghìn dặm trải lá gan Dự Nhượng, nghĩa vì quân đất võ trời gầy;
Trăm trận phơi đùm mật Tử Long, oai dẹp loạn sương sầu nắng thiết.

Trong khuôn cứu nắm quyền ngoại tả, chống giềng trời, cầm mối nước, son nhuộm tấm lòng;
Ngoài chiến chinh đeo ấn tướng quân, tru đảng nguỵ, diệt loài gian, máu dầm mũi bạc.

Đường thượng đạo ải non lần lựa, qua sông Lào, lên đất Sóc, một mình triều triệu gánh giang san;
Nẻo chiền cần sông núi gian nan, tìm chúa cũ, mượn binh Xiêm, tám cõi nhơn nhơn oai tích lịch.

Lướt sóng khua chèo Tổ Địch, đàm trung nguyên rửa sạch bợn trần ai;
Xây vai dựa gác Tử Nghi, niệm thiên địa chi dung loài tiếm thiết.

Lừng lẫy quyết lấy đầu tặc tử, danh tôi còn ngõ được vuông tròn;
Rủi ro khôn dẹp máy binh cơ, sao tướng đã bóng đà lờ lệch.

Hội mây rồng nửa phút lỡ làng.
Duyên tôi chúa trăm năm cách biệt.

Trời Thuận Hoá chằm nhạn còn xao xác, tưởng cậy người cứu chúng lầm than;
Thành Quy Nhơn tiếng cáo chửa được an, không có người hầu ai đánh dẹp.

Dân đang trông, binh đang mến, trời đất sao phụ kẻ huân lao;
Trong chưa trị, ngoài chưa an, thời vận khiến hại người hào kiệt.

Đài hoa tượng đành rành còn để dấu, tưởng hình dung lòng bắt rã rời;
Bố tấu công chồng lớp hãy ghi tên, mến công nghiệp luỵ tuông lác đác.

Ngày muôn một tưởng còn điêu bái, thân thì tạm gởi chốn long quang;
Mối ba quân nay đã tóm thâu, quan quách ngõ táng an mã hiệp.

Hỡi ơi! Thương thay!
Phục duy thượng hưởng!”

Gia Định tam hùng được chính sử triều Nguyễn gọi đối với Châu Văn Tiếp (1738-1784), Võ Tánh (?-1801) Nguyễn Huỳnh Đức (1748-1819) , thay vì vẫn thường truyền tụng trong dân gian là Châu Văn Tiếp (1738-1784), Võ Tánh (?-1801) Đỗ Thành Nhơn (?-1781) , lý do vì Đỗ Thành Nhơn bị coi là thờ vua không trung hậu (vua Gia Long giết) với bài vè lưu lại như sau:
– Nghe anh làu thông lịch sử,
Em xin hỏi thử đất Nam trung;
Hỏi ai “Gia Định tam hùng”?
Mà ai trọn nghĩa thuỷ chung một lòng.
– Ông Tiếp ông Tánh cùng ông Huỳnh Đức
Ba ông hết sức phò nước một lòng
Nổi danh Gia Định tam hùng…

Long Giang Đỗ Phong Thuần người đời sau có thơ khen Châu Văn Tiếp, theo “Đất Phú Trời Yên” Trần Sĩ Huệ 2018 :

“Phò đức Cao Hoàng vẹn trước sau
Cụ Châu Văn Tiếp thật anh hào
Văn hay khuông tế thời nguy biến
Võ giỏi tung hoành trí lược thao
Mấy lượt qua Xiêm tìm chúa cũ
Nhiều phen chống địch cứu binh trào
Ra quân chưa thắng thân đà thác
Để khách anh hùng thảm xiết bao”

Châu Đức là nơi phần mộ của cụ Châu Văn Tiếp (ảnh). Hoàng Kim duyên may được về đất Tùng Châu xưa thắp hương cho Cụ Đào Duy Từ còn mãi với non sông, lại được cùng thầy bạn Mai Văn Quyền, Nguyễn Minh Hiếu, Nguyễn Thị Trúc Mai, Huien Trần Huệ Hoa khảo sát điền dã và tiếp xúc các tư liệu quý của Đào tộc Việt Nam, Châu tộc Việt Nam để lưu lại tư liệu nghiên cứu lịch sử này với bài họa vần cụ Long Giang Đỗ Phong Thuần và cảm khái về cuộc đời sự nghiệp của hai cụ Đào Công Châu Công

NGHÊ VIỆT AM NGỌA VÂN
Hoàng Kim


Nghê Việt am Ngọa Vân là bài 8, trong 14 bài viết YÊN TỬ TRẦN NHÂN TÔNG của TS Hoàng Kim gồm bài 1 Ngọc Phương Nam , bài 2 Lên non thiêng Yên Tử, bài 3 Trúc Lâm Trần Nhân Tông, bài 4 Lời dặn của Thánh Trần, bài 5 Thầy Tuệ Trung Thượng Sĩ, bài 6 Hiểu ‘sách nhàn đọc giấu, bài 7 Biết ‘câu có câu không, bài 8 Nghê Việt am Ngọa Vân, bai 9 Tảo Mai nhớ Nhân Tông, bài 10 Nhà Trần trong sử Việt, bài 11 Ân tình Đất Phương Nam, bài 12 Nhân Tông Đêm Yên Tử, bài 13 Hoa Đất thương lời hiền, bài 14 Yên Tử Trần Nhân Tông

Nghê Việt là linh vật rồng ẩn thuần Việt trong “chín đứa con của rồng” (Long sinh cửu tử) và được phổ biến rộng trong dân gian thời Trần, đỉnh cao thời ba vua Trần Thái Tông Thánh Tông Nhân Tông, đặc biệt thời Trần Nhân Tông và được đúc kết bởi tác phẩm ““Tiềm Xác Loại Thư” của Trần Nhân Tích. Am Ngoạ Vân (hay Chùa Ngoạ Vân) nay thuộc thôn Tây Sơn, xã Bình Khê huyện Đông Triều, Quảng Ninh. Chùa nằm ở sườn Nam của ngọn núi cao thuộc dãy núi Yên Tử, núi có tên chữ là Bảo Đài Sơn hay núi Vảy Rồng hoặc Vây Rồng như cách gọi của nhân dân địa phương ngày nay. Chùa nằm ở độ cao khoảng 600m so với mặt nước biển. Đó là những kết quả, tư liệu và bằng chứng khoa học thu được qua quá trình điều tra, khảo sát của Nguyễn Vân Anh ở Viện Khảo cổ học, với tư cách là người trực tiếp tham gia cuộc điều tra nghiên cứu quần thể di tích Ngoạ Vân và Hồ Thiên, xã Bình Khê, Đông Triều Quảng Ninh.

Nửa đêm, ngày Mồng một tháng Mười một năm Mậu Thân (1308), sao sáng đầy trời, Trúc Lâm hỏi: “Bây giờ là mấy giờ?”. Bảo Sát thưa: “Giờ Tý”. Trúc Lâm đưa tay ra hiệu mở cửa sổ nhìn ra ngoài và nói: “Đến giờ ta đi rồi vậy”. Bảo Sát hỏi: “Tôn sư đi đâu bây giờ?”. Trúc Lâm nói: “Mọi pháp đều không sinh. Mọi pháp đều không diệt. Nếu hiểu được như thế. Chư Phật thường hiện tiền. Chẳng đi cũng chẳng lại”. ( trước đó) sách “Tam tổ thực lục”, bản dịch, Tư liệu Viện Khảo cổ học, ký hiệu D 687, trang 12 ghi: “Ngày 18 ngài lại đi bộ đến chùa Tú Lâm ở ngọn núi Kỳ Đặc, Ngài thấy rức đầu. Ngài gọi hai vị tì kheo là Tử Danh và Hoàn Trung lại bảo: ta muốn lên núi Ngoạ Vân mà chân không thể đi được thì phải làm thế nào? Hai vị tỳ kheo bạch rằng hai đệ tử chúng tôi có thể đỡ đại đức lên được. Khi lên đến núi, ngài cảm ơn hai vị tỷ kheo và bảo các ngươi xuống núi tu hành, đừng lấy sự sinh tử làm nhàm sự. Ngày 19 ngài sai thị giả Pháp Không lên am Tử Tiêu ở núi Yên Tử giục Bảo Sát đến ngay núi Ngoạ Vân….. Ngày 21, Bảo Sát đến núi Ngoạ Vân, Ngài thấy Bảo Sát đến mỉm cười nói rằng ta sắp đi đây, sao ngươi đến muộn thế?” Sách Đại Việt sử ký toàn thư, bản dịch, Nhà Xuất Bản Văn hoá Thông tin, 2004, trang 570 chép “Mùa đông tháng 11, … ngày mồng 3, thượng hoàng (Trần Nhân Tông) băng ở Am Ngoạ Vân Núi Yên Tử”.

Nghê Việt là sáng tạo đỉnh cao văn hóa Việt.thời Trần Nhân Tông, là tư duy triết học cao vọi. Hiểu sách Nhàn đọc dấu câu có câu không ẩn hiện như tiềm long, theo thời mà biến hóa. Kim Nghê là linh vật giống như kỳ lân, trâu ngựa thần, có tài nuốt lửa nhả khói, nội lực thâm hậu, nhanh mạnh lạ lùng, dùng để cưỡi đưa chủ nhanh đến đích. Nghê Thường là linh vật ngây dại như trẻ thơ, nhởn nhơ như nai rừng, tin yêu như thục nữ nhưng vô cùng quý hiếm. Toan Nghê là linh vật có sức mạnh phi thường giống như sư tử, như mèo thần, thích nghỉ ngơi, điềm tĩnh, chăm chú chọn cơ hội, nhưng khi ra tay thì cực kỳ mau lẹ, dũng mãnh và hiệu quả. Nghê Dân Gian là linh vật gác cổng giữ nhà hiền lành, tin cẩn như chó nhà và hung dữ, nguy hiểm, tinh khôn như chó sói. Mấy vấn đề về nguồn gốc, đặc điểm của biểu tượng “Nghê” trong văn hóa Việt Nam tác giả Huỳnh Thiệu Phong đã nhận xét: “Nghê” chính là một sáng tạo nghệ thuật đỉnh cao, phản ánh rõ nét nhân sinh quan của người Việt trong những giai đoạn lịch sử của dân tộc“ Tôi có chút khảo luận về Yên tử Trần Nhân Tông gồm các ghi chú nhỏ (Notes) Ngọc Phương Nam; Lên non thiêng Yên Tử; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Hiểu sách nhàn đọc giấu; Lời dặn của Thánh Trần; Thầy Tuệ Trung Thượng Sĩ; Biết câu có câu không; Nghê Việt am Ngọa VânA Na bà chúa Ngọc, nay xin được lược khảo, giữ nguyên sự thật lịch sử chú giải, để hiến tặng bạn đọc.

Lên non thiêng Yên Tử
Hiểu ‘sách nhàn đọc giấu
Biết ‘câu có câu không’

Nghê Việt am Ngọa Vân
Lời dặn của Thánh Trần

xem thêm
bài 5 Thầy Tuệ Trung Thượng Sĩ (trích)

THẦY TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ
Hoàng Kim

Vua Trần Nhân Tông hỏi Tuệ Trung Thượng Sĩ về tôn chỉ, Thượng sĩ đáp: “Hãy quay về tự thân chứ không tìm ở đâu khác”. Trần Nhân Tông bừng tỉnh ngộ, bèn xốc áo, thờ làm Thầy. Thơ Thiền Tuệ Trung Thượng Sĩ sâu sắc, thông tuệ. Đó là những viên ngọc di sản văn hóa đặc biệt quý giá.

TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ LÀ AI?

Tuệ Trung Thượng Sĩ (慧中上士; 1230- 1291) là Hưng Ninh Vương Trần Tung, danh tướng và thiền sư nổi tiếng đời Trần. Ông là con trưởng của An Sinh Vương Trần Liễu, anh ruột của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và Hoàng hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm húy Thiều, vợ vua Trần Thánh Tông. Ông có công lớn trong ba lần kháng chiến chống Nguyên Mông năm 1258, 1285 và 1288. Sau kháng chiến thành công, ông được phong chức Tiết độ sứ cai quản phủ Thái Bình. Nhưng không lâu sau ông lại lui về ấp Tịnh Bang (nay ở huyện Vĩnh Bảo, ngoại thành Hải Phòng) lập Dưỡng Chân trang để theo đuổi nghiệp Thiền. Vua Trần Nhân Tông hỏi Tuệ Trung Thượng Sĩ về tôn chỉ, Thượng sĩ đáp: “Hãy quay về tự thân chứ không tìm ở đâu khác”. Trần Nhân Tông bừng tỉnh ngộ, bèn xốc áo, thờ làm Thầy. Đức Nhân Tông có bài tán về Tuệ Trung: “Vọng chí di cao, Toàn chi di kiên. Hốt nhiên tại hậu, Chiêm chi tại tiền. Phu thị chi vị, Thượng sĩ chi Thiền. Nghĩa là: Nhìn lên càng thấy cao,/ Khoan vào càng thấy cứng./ Bỗng nhiên ở phía sau,/ Nhìn lại thấy phía trước./ Cái đó gọi là:/ Đạo Thiền của Thượng sĩ.” Quyển Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục nằm trong bộ “Trần Triều Dật Tồn Phật Điển Lục”, là bộ Phật điển còn sót của đời nhà Trần. Tập sách này rất quan yếu trong nhà Thiền, nhất là Thiền tông Việt Nam.“ Sách này do Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông khảo đính, thiền sư Pháp Loa biên tập, thiền sư Huệ Nguyên khắc in lại năm 1763. Chứng tích ở Kỳ Lân thiền viện (Hoàng Kim trích dẫn theo Thích Thanh Từ DL 1996 – PL 2540, Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục giảng giải)

Hành trạng Thượng Sĩ (Trần Tung: 1230 – 1291)

Thượng Sĩ là con đầu của Khâm Minh Từ Thiện Thái Vương (Trần Liễu), là anh cả của Hoàng thái hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm. Khi Đại vương mất, Hoàng đế Thái Tông cảm nghĩa phong cho Thượng Sĩ tước Hưng Ninh Vương.

Lúc nhỏ, Thượng Sĩ nổi tiếng bẩm chất cao sáng thuần hậu. Được cử trấn giữ quân dân đất Hồng Lộ, hai phen giặc Bắc xâm lăng, Ngài chống ngăn có công với nước, lần lượt thăng chức Tiết độ sứ giữ cửa biển Thái Bình. Thượng Sĩ là người khí lượng uyên thâm, phong thần nhàn nhã. Tuổi còn để chỏm, Ngài đã mến mộ cửa Không. Sau Ngài đến tham vấn Thiền sư Tiêu Dao ở Tinh xá Phước Đường. Ngài lãnh hội được yếu chỉ, dốc lòng thờ làm thầy. Hằng ngày, Ngài lấy Thiền duyệt làm vui, không lấy công danh làm sở thích. Ngài lui về ở phong ấp Tịnh Bang, đổi tên là làng Vạn Niên. Hòa ánh sáng lẫn với thế tục (hòa quang đồng trần), Ngài cùng mọi người chưa từng chống trái, nên hay làm hưng thạnh hạt giống chánh pháp, dạy dỗ được hàng sơ cơ, người đến hỏi han, Ngài đều chỉ dạy cương yếu, khiến họ trụ tâm, tánh Ngài tùy phương tiện khi hiện khi ẩn, trọn không có danh thật.

Vua Thánh Tông nghe danh Ngài đã lâu, bèn sai sứ mời vào cửa khuyết. Ngài đối đáp với Vua đều là những lời siêu thoát thế tục. Nhân đó, vua Thánh Tông tôn Ngài làm Sư huynh, tặng hiệu là Tuệ Trung Thượng Sĩ. Ngài vào cung thăm, Thái hậu mở tiệc thịnh soạn tiếp đãi. Dự tiệc, Ngài gặp thịt cứ ăn. Thái hậu lấy làm lạ hỏi: “Anh tu thiền mà ăn thịt, đâu được thành Phật?”

Thượng Sĩ cười đáp: “Phật là Phật, anh là anh. Anh chẳng cần làm Phật, Phật chẳng cần làm anh, không nghe Cổ đức nói: ‘Văn-thù là Văn-thù, Giải Thoát là Giải Thoát’ đó sao?”

Thái hậu qua đời, nhà Vua làm lễ trai tăng ở cung cấm. Nhân lễ khai đường, Vua thỉnh những vị danh đức các nơi, theo thứ lớp mỗi vị thuật bài kệ ngắn để trình kiến giải. Kết quả thảy đều quến sình ủng nước, chưa có chỗ tỏ ngộ. Nhà Vua lấy quyển tập đưa Thượng Sĩ. Thượng Sĩ cầm viết xóa một mạch, rồi làm bài tụng tự thuật rằng:

(1)

Kiến giải trình kiến giải
Tợ ấn mắt làm quái
Ấn mắt làm quái rồi
Rõ ràng thường tự tại.

Nhà Vua đọc xong, liền phê tiếp theo sau:

Rõ ràng thường tự tại
Cũng ấn mắt làm quái
Thấy quái chẳng thấy quái
Quái ấy ắt tự hoại.

Thượng Sĩ đọc, thầm nhận đó.

Sau Vua kém vui, Thượng Sĩ viết thơ hỏi thăm bệnh. Vua đọc thơ, trả lời bằng bài kệ:

Hơi nóng hừng hực toát mồ hôi
Chiếc khố mẹ sanh chưa thấm ướt.

Thượng Sĩ đọc kệ than thở giây lâu. Đến khi Vua bệnh nặng, Thượng Sĩ khập khễnh về kinh thăm, nhưng đến nơi Vua đã qui tiên rồi.

Riêng tôi (Sơ tổ Trúc Lâm) nay cũng nhờ ơn Thượng Sĩ dạy dỗ. Lúc tôi chưa xuất gia, gặp tuần tang của Nguyên Thánh mẫu hậu, nhân thỉnh Thượng Sĩ. Thượng Sĩ trao cho tôi hai quyển lục Tuyết Đậu và Dã Hiên. Tôi thấy Ngài thế tục quá sanh nghi ngờ, bèn khởi tâm trẻ con trộm hỏi rằng:

– Chúng sanh do nghiệp uống rượu ăn thịt, làm sao thoát khỏi tội báo?

Thượng Sĩ bảo cho biết rõ ràng:

– Giả sử có người đứng xây lưng lại, chợt có Vua đi qua sau lưng, người kia thình lình hoặc cầm vật gì ném trúng Vua, người ấy có sợ không? Vua có giận chăng? Như thế nên biết, hai việc này không liên hệ gì nhau.

Thượng Sĩ liền đọc hai bài kệ để dạy:

(13)

Vô thường các pháp hạnh
Tâm nghi tội liền sanh
Xưa nay không một vật
Chẳng giống cũng chẳng mầm.

(14)

Ngày ngày khi đối cảnh
Cảnh cảnh từ tâm sanh.
Tâm cảnh xưa nay không
Chốn chốn ba-la-mật.

Tôi lãnh hội ý chỉ hai bài tụng, giây lâu hỏi: “Tuy nhiên như thế, vấn đề tội phước đâu dè đã rõ ràng.”

Thượng Sĩ lại dùng kệ để giải rõ:

(15)

Ăn rau cùng ăn thịt
Chúng sanh mỗi sở thuộc.
Xuân về trăm cỏ sanh
Chỗ nào thấy tội phước?

Tôi thưa: “Chỉ như gìn giữ giới hạnh trong sạch, không chút xao lãng lại thế nào?”

Thượng Sĩ cười không đáp. Tôi lại thỉnh cầu. Ngài lại nói hai bài kệ (16 và 17)để ấn định đó:

(16)
Giữ giới cùng nhẫn nhục
Chuốc tội chẳng chuốc phước.
Muốn biết không tội phước
Chẳng giữ giới nhẫn nhục.

(17)

Như khi người leo cây
Trong an tự cầu nguy.
Như người không leo cây
Trăng gió có làm gì?

Ngài lại dặn nhỏ tôi: “Chớ bảo cho người không ra gì biết.” Tôi biết môn phong của Thượng Sĩ cao vót. Một hôm tôi xin hỏi Ngài về “bổn phận tông chỉ”, Thượng Sĩ đáp: “Soi sáng lại chính mình là phận sự gốc, chẳng từ nơi khác mà được.” (Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc.) Nghe xong, tôi thông suốt được đường vào, bèn vén áo thờ Ngài làm thầy.

Ôi! Tinh thần sắc vận của Thượng Sĩ thật trang nghiêm, cử chỉ thẳng thắn uy đức, lời bàn huyền nói diệu, dường gió mát trăng thanh, những hàng thạc đức đương thời đều bảo Thượng Sĩ tin sâu hiểu rõ, thuận hạnh nghịch hạnh thật khó lường được.

Sau Ngài bệnh ở Dưỡng Chân Trang, chẳng ở trong phòng thất. Kê một chiếc giường gỗ ở giữa nhà trống, Ngài nằm theo thế kiết tường, nhắm mắt mà tịch. Các người hầu và thê thiếp trong nhà khóc rống lên. Thượng Sĩ mở mắt ngồi dậy, đòi nước súc miệng rửa tay, rồi quở nhẹ rằng: “Sống chết là lẽ thường, đâu nên buồn thảm luyến tiếc, làm nhiễu động Chân tánh ta.” Nói xong, Ngài an nhiên thị tịch, thọ sáu mươi hai tuổi. Bấy giờ là ngày mùng một tháng tư năm Tân Mẹo, nhằm niên hiệu Trùng Hưng thứ 7 (1291) đời vua Trần Nhân Tông.

Tôi đích thân đến dinh của Ngài, có làm bài tụng “Thắp Hương Đền Ơn”, không chép lại đây.

Sau khi tôi được truyền nối pháp, mỗi khi khai đường thuyết pháp, tự nhớ đến tứ trọng ân, nhất là ân pháp nhũ khó đền. Tôi sai họa sĩ vẽ chân dung của Ngài, để được cúng dường, tự thuật bài tụng để tán thán. Đề rằng:

Lão cổ chùy này
Người khó diễn tả
Thủ xích Lương Hoàng
Cây dùi Tần Đế.
Hay vuông hay tròn
Hay dày hay mỏng
Biển pháp một mắt
Rừng thiền ba góc.

Các hàng môn đệ tán tụng:

– Đệ tử nối pháp Trúc Lâm Đại Đầu-đà tán:

Trông đó càng cao
Dùi đó càng cứng.
Bỗng dưng ở sau
Nhìn đó ở trước.
Đây mới gọi là
Thiền của Thượng Sĩ.

– Trúc Lâm đàn cháu nối pháp đệ tử Pháp Loa cúi đầu kính cẩn tán:

Á!
Gang ròng nhồi lại
Sắt sống đúc thành.
Thước trời tấc đất
Gió mát trăng thanh.
Chao!

– Trúc Lâm đàn cháu nối pháp đệ tử Bảo Phác cúi đầu kính cẩn tán:

Linh Sơn chính tai nghe
Nhai tủy lão Hồ trọc
No rồi mớm cháu con
Chồn cáo hóa sư tử.
Gặp trường nói nín nhàn
Trăng tẩm nước sông thu
Muốn biết toàn vị mặn
Trả con chuột kia đi.

– Đệ tử Tông Cảnh cúi đầu kính cẩn tán:

Thiền thầy ta con quì một chân
Bờ dốc buông tay tâm như như.
Trên đầu cột phướn nấu quả chùy
Bỗng nhiên cỡi ngược lừa ba cẳng.
Năm trước tặng ta trâu đất rống
Ngày nay ngựa gỗ hí trả Ngài.
Trâu sắt đầu nhỏ sừng co quắp
Đêm về húc vỡ núi Tu-di.
Thảnh thơi nhảy thẳng hang rồng dữ
Cướp được san-hô quí một cành
Thần biển nâng lên sáng trời đất
Na-tra nổi giận uy đức mờ.
Ha! Ha! Ha! Cũng rất kỳ
Dương Xuân Bạch Tuyết hòa rất ít
Một mức sau cùng hội thế nào?
Án tố rô, tố rô, tất rị, tất rị.

– Đệ tử cư sĩ hiệu Thiên Nhiên, Vương Như Pháp cúi đầu kính cẩn tán:

Thật kỳ đặc! Thật kỳ đặc!
Trâu đất rống trăng không kẹt mắc
Viết ra sáu bảy trí tuệ môn
Chớ nói núi bút cùng rừng mực.

– Trúc Lâm Thị giả đệ tử Pháp Cổ cúi đầu kính cẩn tán:

Xưa Quốc sư, nay Thượng Sĩ
Cùng một trượng phu chia đây kia.
Tác giả Tỳ-da đứng dưới gió
Lão ngốc Bàng công một trái cà.
Giáo giáp ba huyền phá lao quan
Trên chớp lông mày thôi nghĩ suy.
Màn mắt che mất núi Tu-di
Trong miệng nuốt ngang nước biển cả.
Dưới hàm rồng dữ đục ly châu
Phóng sợi tơ sen cột cọp lớn.
Pháp vương vương pháp mặc tung hoành
Nắm tay chung đường quên mi tớ.
Rảnh rang đùa gẩy đàn không dây
Làng múa thôn ca câu: La lý!
Lý la la! La lý lý!
Chẳng thuộc cung thương giác vũ rành
Thầy tôi nối tiếng ông Như Điệu
Phong thái khác thường lại đẹp thêm.
Tử Kỳ mất rồi tri âm ít
Bao điều cao rộng ở nơi nao?
Người sau tiếp vang nối lời rỗng
Nhận được như xưa lại chẳng phải
Ôi!

– Trúc Lâm Thị giả Tuệ Nghiêm kính cẩn tán:

Lò hồng điểm tuyết
Tháng chạp hoa sen.
Chẳng bút khá viết
Chẳng lời khá phô.
Chọi đá nháng lửa
Điện xẹt chớp sáng.
Chẳng tìm khá tìm
Chẳng chốn khá chốn.
Đó là Thượng Sĩ
Khó lường cơ Ngài
Hòa cùng ánh sáng
Đồng với tục tăng.
Tỳ-da nắm tay
Hoành Dương kết mày
Vòng vàng lùm gai
Nuốt đó thấu đó.
Con trâu con khỉ
Đánh vào rừng Thiền
Vo tròn cọp dữ
Quỉ thần vườn pháp
Miệng trống rao truyền
Xuân vào cành vàng
Cổ chùy! Cổ chùy!…

HAI BÀI THƠ CỦA THƯỢNG SĨ

Cây tùng ở đáy khe (2)

Thương cội tùng xanh tuổi bấy niên,
Đừng than thế mọc lệch cùng xiên;
Cột rường chưa dụng người thôi lạ,
Cỏ dại hoa hèn trước mắt chen.

澗底松
最 愛 青 松 種 幾 年
休 嗟 地 勢 所 居 偏
棟 樑 未 用 人 休 怪
野 草 閑 花 滿 目 前

Giản để tùng

Tối ái thanh tùng chủng kỉ niên,
Hưu ta địa thế sở cư thiên;
Đống lương vị dụng nhân hưu quái,
Dã thảo nhàn hoa mãn mục tiền.

Nuôi dưỡng chân tính (3)

Thân xác hao gầy há đáng than,
Phải đâu hạc cả lánh gà đàn;
Nghìn xanh muôn thuý mờ non nước,
Góc biển lưng trời: nơi dưỡng chân.

養真養真
衰 颯 形 骸 豈 足 云
非 關 老 鶴 避 雞 群
千 青 萬 翠 迷 鄉 國
海 角 天 頭 是 養 真

Dưỡng chân

Suy táp hình hài khởi túc vân,
Phi quan lão hạc tị kê quần;
Thiên thanh vạn thuý mê hương quốc,
Hải giác thiên đầu thị dưỡng chân.

THƠ THIỀN TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ
Trên đây là hành trạng Thượng Sĩ Trần Tung 1230 – 1291 cùng lời khai ngộ Nhân Tông đặc biệt nổi tiếng của Thượng Sĩ đã bền vững với thời gian do chính đức Nhân Tông xác nhận, khảo đính, thiền sư Pháp Loa biên tập, thiền sư Huệ Nguyên khắc in lại năm 1763 và tám bài thơ thiền của Thượng Sĩ (với số thứ tự 1, 2, 3, 13, 14, 15, 16, 17 mà tôi gượng chép thêm để bạn tiện đọc). Phía dưới là chín bài Thơ Thiền Thượng Sĩ (số thứ tự 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 trong tài liệu tôi đọc được không thấy số mà chỉ do Thượng Sĩ đối cảnh ngẫu hứng viết ra). Tôi xin chép lại để mọi người cùng thưởng lãm. Đây là những áng thơ thiền cực kỳ sâu sắc và thông tuệ. Kính mong thức giả gần xa bổ túc nguyên bản, dị bản, bình giảng, góp ý để giúp hiệu đính và hoàn thiện; xem tiếp tại đây

;


Chùa Hoa Yên
Con ươm mầm sống xanh thêm ruộng vườn

Mang cây lộc trúc về NamKỳ Lân thiền viện

AnKySinh

An Kỳ Sinh nối chùa Đồng
Khoai Hoàng Long nơi Yên Tử

PHỤC SINH GIỮA TỐI SÁNG
Hoàng Kim

Lev Tonstoy viết Phục sinh nghe nói sau một trận ốm sinh tử, và ông chợt ngộ ra được bài học vô giá, mà ông chưa hề hiểu sâu sắc trước đó. Hoàng Kim cũng có một trận ốm bất ngờ, mấy năm trước, suýt chết, sụt cân 12 ký, từ 80 ký xuống còn 68 ký, với bất ngờ trên giường bệnh đọc rất kỹ và tự mình ngộ ra được Lev Tonstoy và Phục sinh.

1

Lev Tonstoy và Phục sinh

Tôi đọc ‘Phục sinh’ và ‘Đường sống’ của Lev Tonstoy giữa vùng tối sáng. Đời người thật may mắn được trãi nghiệm qua những khoảnh khắc hiểm nghèo sinh tử, để thấu hiểu giá trị cuộc sống. Tôi đã đi trong vùng tối, lần tìm giữa vùng tối sáng và may mắn phục sinh tìm được đường sống ánh sáng minh triết. Ta chợt chứng ngộ thấu hiểu giá trị của những lời khuyên khôn ngoan, tác phẩm lớn trở nên dễ đọc dễ hiểu hơn. ‘Đường sống’ là sách nghị luận khó đọc nhưng nay đọc thật thích, ‘Phục sinh’ thì thật tuyệt vời.

Phục sinh là tiểu thuyết sau cùng của Lev Tonstoy, xuất bản năm 1899, thể hiện cô đọng đầy đủ và hệ thống nhất ước vọng và lòng nhiệt tâm, triết lý đạo đức của Tonstoy. Sách kể câu chuyện của một vị quý tộc tự thú những vô minh của mình và gửi gắm ước muốn, quan niệm minh triết về tình yêu cuộc sống. Maksim Gorky kể rằng Lev Tolstoy đã khóc trước mặt Gorky và Chekhov khi ông đọc phần kết của tác phẩm này. Lev Tonstoy sau khi viết Phục sinh, ông gần như đã dành toàn bộ phần cuối cuối đời mình cho chuyện cổ tích người lớn và ngụ ngôn cho trẻ em. Một số truyện ngụ ngôn được ông phỏng theo ngụ ngôn Ê dốp và truyện Hindu. Minh triết cho mỗi ngày (Wise Thoughts for Every Day) lắng đọng tinh hoa hơn. Lev Tonstoy coi sự yêu thích là tự mình tỉnh thức.

Lev Tolstoy sinh ngày 9 tháng 9 năm 1828, mất ngày  20 tháng 11 năm 1910, với kiệt tác “Chiến tranh và hoà bình” và “Anna Karenina” là đỉnh cao của sử thi và tiểu thuyết hiện thực cuộc sống Nga, được mệnh danh là tiểu thuyết gia vĩ đại nhất trong tất cả các nhà viết tiểu thuyết, con sư tử chúa tể sơn lâm trên đại ngàn văn chương Nga. Lev Tonstoy không chỉ là nhà văn kiệt xuất mà còn là một minh sư, một nhà tư tưởng vĩ đại và một bậc hiền minh, nhà đạo đức có tiếng với tư tưởng chống lại cái ác thể hiện xuyên suốt trong tác phẩm “Vương quốc Chúa Trời trong bạn” (tiếng Anh: The Kingdom of God Is Within You), đã ảnh hưởng tới những hình tượng của thế kỷ 20 như Mahatma Gandhi và Martin Luther King. Lev Tonstoy là người theo chủ nghĩa hoà bình, nhà cải cách giáo dục, người ăn chay, người theo chủ nghĩa vô chính phủ tín đồ Cơ Đốc, nhà tư tưởng đạo đức, và là một thành viên có ảnh hưởng của gia đình Tolstoy.

Bá tước Lev Tolstoy.có tầm ảnh hưởng sâu rộng toàn cầu về văn chương và chính luận là điều không ai có thể nghi ngờ. “Chiến tranh và hòa bình” tác phẩm đỉnh cao của ông là đỉnh cao của trí tuệ con người, tiểu thuyết sử thi vĩ đại đưa Lev Tolstoy vào trái tim của nhân loại và  được yêu mến ở khắp mọi nơi trên thế giới. Tác phẩm “Chiến tranh và hòa bình được bình chọn là kiệt tác trong sách “Một trăm kiệt tác“ của hai nhà văn Nga nổi tiếng I.A.A-Bra- mốp và V.N. Đê-min do Nhà xuất bản Vê tre Liên bang Nga phát hành năm 1999, Nhà xuất bản Thế Giới Việt Nam phát hành sách này năm 2001 với tựa đề “Những kiệt tác của nhân loại“, dịch giả là Tôn Quang Tính, Tống Thị Việt Bắc và Trần Minh Tâm. “Chiến tranh và hòa bình” cũng được xây dựng thành bộ phim cùng tên do đạo diễn là Sergey Fedorovich Bondarchuk, công chiếu lần đầu năm 1965 và được phát hành ngày 28 tháng 4 năm 1968 tại Hoa Kỳ. Phim đoại giải thưởng Oscar phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc nhất năm 1968 và danh tiếng mọi thời đại.

Lev Tonstoy khởi đầu những cột mốc lớn trong chặng đường tư tưởng của mình bằng bộ ba cuốn tiểu thuyết tự truyện xuất bản đầu tiên năm 1852 -1856 gồm “Thời thơ ấu”, “Thời niên thiếu”, và “Thời tuổi trẻ”  sau đó đến các kiệt tác “Chiến tranh và Hòa bình, Anna Karenina, Phục sinh, Đường sống, sách cổ tích ngụ ngôn cho trẻ em, người lớn và cuối cùng là suy niệm mỗi ngày. Đó là một kho tàng trí tuệ minh triết vĩ đại của một bậc Thầy.

PHỤC SINH
Tác giả: Lev Tolstoy Dịch giả: Vũ Đình Phòng, Phùng Uông
Số chương: 129 chương

2

Phục sinh giữa tối sáng

Minh triết cho mỗi ngày (Wise Thoughts for Every Day) chuyện cổ tích người lớn Chuyện ngụ ngôn trẻ em là trọng tâm nổ lực của Lev Tonstoy suốt trên hai mươi năm (1889-1910) Minh triết cho mỗi ngày là công trình trọng yếu cuối cùng của Lev Tonstoy và ông đã xem nó là đóng góp quan trọng nhất của ông cho nhân loại. Theo Peter Serikin tại lời giới thiệu của tác phẩm này “Tonstoy giữ cái ‘cẩm nang’ cho một cuộc sống tốt này trên bàn làm việc của ông trong suốt những năm cuối cùng đời mình cho đến phút cuối (thậm chí ông còn yêu cầu trợ lý cùa mình V. Chertkov, đưa cho ông xem bản in thử trên giường chết của ông) Chi tiết nhỏ này cho thấy Tonstoy yêu quý tác phẩm này xiết bao!”. Cũng theo Peter Serikin bộ ba tập sách ‘Minh triết của hiền nhân’ 1903 (The Thoughts of Wise Men) ; Một chu kỳ đọc (A Circle of Reading’ 1906; Minh triết cho mỗi ngày 1909 (Wise Thoughts for Every Day) dường như phát triển sau khi Lev Tonstoy bệnh nặng và phục sinh như một phép lạ cuối năm 1902. Bộ ba này của Tonstoy hết sức phổ biến từ lần xuất bản thứ nhất vào năm 1903 cho đến năm 1917. Rồi cả ba cuốn đều không được xuất bản trong suốt thời kỳ gần 80 năm vì nội dung tôn giáo của chúng, và nó được xuất hiện trở lại gần đây sau sự sup đổ của Liên bang Xô Viết. Sách ‘Suy niệm mỗi ngày’ nguyên tác tiếng Nga của Lev Tonstoy do Đỗ Tư Nghĩa dịch từ bản tiếng Anh ‘Wise Thoughts for Every Day’ của Peter Serikin xuất bản ở New York Mỹ từ năm 2005 và, Bản quyền bản tiếng Việt của Công ty THHH Văn Hóa Khai Tâm 2017. Hành trình cuốn sách này đến Việt Nam khá muộn nhưng may mắn thay những tư tưởng minh triết của nhà hiền triết Lev Tonstoy đã tới chúng ta gợi mở cho sự suy ngẫm ‘minh triết cho mỗi ngày’ cùng đồng hành với người thầy hiền triết vĩ đại.

Lev Tonstoy sau khi phục sinh đã đi vào một lĩnh vực nhiều ẩn dụ mênh mông như biển. Tôi lắng nghe một lời nói thăm thẳm từ nhận thức của đạo Bụt:  “Ngươi theo tay ta chỉ. Kia là mặt trăng. Nên nhớ: Ngón tay ta không là mặt trăng”.Trang đầu Phục sinh của Lev Tonstoy chép lời  Luca, VI, 40. “Học trò không hơn được Thầy; nhưng học trò nào tu hành trọn đạo thì tất sẽ được như Thầy”. Mathieu XVIII, 21. – Pi-e bèn đến gần Chúa và hỏi: “Thưa Chúa, khi anh em tôi có lỗi với tôi thì tôi sẽ tha thứ cho họ mấy lần? Có đến bảy lần không?” Mathieu XVIII, 22. – Jesus đáp: “Ta không nói là đến bảy lần, mà bảy mươi lần” Mathieu XII, 3. – “Cớ sao ngươi nhìn thấy sợi rơm nhỏ trong mắt anh em ngươi mà chẳng thấy cây gỗ lớn trong chính mắt ngươi?” Jeans XIII, 7 – “Trong các ngươi ai không có tội lỗi hãy ném đá trước nhất vào người đàn bà đó”.

Lev Tonstoy ngay trang đầu Phục sinh chép lời Luca, VI, 40. “Học trò không hơn được Thầy; nhưng học trò nào tu hành trọn đạo thì tất sẽ được như Thầy”. Tôi lắng nghe một lời nói thăm thẳm từ nhận thức đạo Bụt:“Ngươi theo tay ta chỉ. Kia là mặt trăng. Nên nhớ: Ngón tay ta không là mặt trăng”. Đức Nhân Tông viết “Hãy quay về với tự thân chứ không tìm ở đâu khác“. Phục sinh. Lên Yên tử

Tôi bừng tỉnh ngộ.

Tôi trở về việc thường ngày với CNM365 Tình yêu cuộc sống.

3
Cuối dòng sông là biển
Phục sinh, thơ Hoàng Kim. ‘Cuối dòng sông là biển Cuối cuộc tình yêu thương. Đức tin phục sinh thánh thiện Yêu thương mở cửa thiên đường’. Tôi ngộ được điều anh Nguyễn Quốc Toàn viết “Có nhiều đêm sông chảy về trong giấc mơ, tỉnh dậy không thấy đâu. Thảng thốt gọi thầm Nhật Lệ ơi” để lần tìm sự học và viết về các dòng sông lớn Việt Nam.

Cuối dòng sông là biển là câu chuyện dài cho những ai thích nhìn lại ý nghĩa cuộc đời, những giá trị di sản lắng đọng, nhìn lại sự được mất thành bại trong đời mình, tìm về giá trị đích thực của năm tháng đi qua chỉ tình yêu ở lại, tìm về cội nguồn lịch sử văn hóa dân tộc. Chúng ta công tâm nhìn lại những giá trị lịch sử văn hóa di sản: 1. Phục sinh giữa tối sáng; 2. Dạo chơi non nước Việt; 3. Đi như một dòng sông; 4. Nam tiến của Người Việt. 5. Đoàn tụ đất phường Nam. “Nhớ lời dặn Trúc Lâm Trần Nhân Tông “Quay về tự thân không tìm đâu khác”. Lev Tonstoy minh triết mỗi ngày .“Hãy luôn hạnh phúc và sung sướng”. ; Lời dặn của Thánh Trần, “khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy” để chứng ngộ thấu hiểu giá trị của các lời khuyên khôn ngoan tại nhiều cuộc đời danh nhân và những tinh hoa tác phẩm lớn.

Nam tiến của người Việt từ thời tự chủ đến nay gồm giai đoạn 1 (1009- 1558) Nam Tiến đến sông Gianh Quảng Bình là cực nam của Đằng Ngoài; giai đoạn 2 Nam Tiến tới núi Đại Lãnh sông Kỳ Lộ Phú Yên là cực nam của Đằng Trong; giai đoạn 3 Nam tiến tới sông Đồng Nai tới sông Tiền sông Hậu, kết nối toàn vẹn Việt Nam ngày nay;

Đó là những chỉ dấu sinh tồn của dân tộc, mà nói theo cách nói tinh hoa giản lược của cụ Đào Duy Anh là lịch sử Việt Nam qua các đời suốt 4000 năm chỉ giản lược chia làm hai phần. Giữ vững miền Bắc và Nam tiến.

Cụ Đào Duy Anh viết: “Khắp một vùng trung châu Bắc Việt, không mẩu đất nào là không có dấu vết thảm đảm kinh dinh của tổ tiên ta để giành quyền sống với vạn vật; suốt một dải Trung Việt vào đến trung châu Nam Việt, không một khúc đường nào là không nhắc lại sự nghiệp gian nan tiến thủ của tổ tiên ta để mở rộng hy vọng cho tương lai.”.

Chúng ta có thấu hiểu điều đó mới nắm vững được nông nghiệp, du lịch sinh thái, lịch sử địa chính trị, văn hóa giáo dục kinh tế xã hội Việt Nam. Non nước Việt Nam ân tình thấm máu xương nhiều đời của dân tộc Việt và cộng đồng.

Đời tôi xuôi phương Nam thuận theo tự nhiên lắng đọng ân tình đặc biệt của ba khóa bạn hữu khóa 4 trồng trọt và khóa 10 trồng trọt Trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc (đó là Trường Đại học Nông Lâm Huế và Đại học Nông Lâm Bắc Giang ngày nay), với khóa 2 Trồng trọt (ba lớp 2a, 2b, 2c) Trường Đại học Nông nghiệp 4 là Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh hiện tại. Năm ghi chép trãi nghiệm hạnh phúc 1. Phục sinh giữa tối sáng; 2. Dạo chơi non nước Việt; 3. Đi như một dòng sông; 4. Nam tiến của Người Việt. 5. Đoàn tụ đất phường Nam.là những may mắn trãi nghiệm của đời người gắn liền phục sinh, đường sống của dân tộc.

4

Chuyện cổ tích người lớn

Thầy Quyền thâm canh lúa.nói với tôi; “Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trước đây đã nói và ngày nay thiền sư Lý Hồng Chí, trong Chuyển pháp luân, đã nhắc lại: Bất thất giã bất đắc, đắc tựu đắc thất. Nghĩa là ở đời người ta nếu không mất gì cả thì cũng không thu được gì cả, hay có được thì phải có mất.  Nghĩ lại suốt cuộc đời Thầy đã mất nhiều công tu luyện nên cũng được bù đắp lại khá xứng đáng, Đó là Thầy được học hành tử tế so với nhiều người bạn cùng tuổi do phải tham gia trực tiếp trong hai cuộc kháng chiến mà nhiều bạn đã hy sinh xương máu, hy sinh gia đình vợ con, hay có bạn còn sống nhưng trên thân mình còn mang đầy thương tật, hoặc con cái bị nhiễm chất độc da cam đang sống như thân tàn ma dại. Như vậy họ mất lớn hơn là được. Còn Thầy cũng có những cái mất mà đáng lẽ không mất. Ví dụ nhường suất lương cho người khác để 14 năm sau mới được lên một bậc lương hay khi được chuẩn bị cho làm chức Viện trưởng, Thầy lại tự gạch tên mình khỏi danh sách (thầy Nguyễn Công Tạn hay thầy Ngô Thế Dân đã có ý định sẵn, chỉ cần Thầy im lặng là được). Nhưng những cái mất đấy là Thầy tự nguyện để mất, chứ không phải vì tranh đấu không được mà bị mất. Kể như vậy cũng phù hợp với câu nói của Phật ở trên, Thầy mất để sức khoẻ của Thầy được cải thiện tốt hơn Thầy có thể sống tốt hơn, vợ con Thầy cũng được sống yên lành hơn. Nếu Thầy muốn được vẹn tròn có khi lại bị mất cũng đau đớn. Nghĩ được như vậy là Thầy thấy lòng mình thanh thản. Ngoài ra cái được Thầy đang có còn to lớn hơn cái mất đó là tình thương, sự đồng cảm của rất nhiều người, từ bạn học, bạn công tác, đồng nghiệp hay học trò và ngay cả những người ngoài đơn vị, chỉ đôi lần quan hệ công tác cũng dành cho Thầy những tình cảm chân thành. Không ít người có nhiều tiền của hơn nhưng lại không có được tình cảm người khác dành cho như Thầy. Thiết nghĩ đó là cái được mà Thầy đã thu được nhiều hơn là cái mất. Vì ở đời,Trời không cho ai tất cả, và Trời cũng không lấy đi của ai tất cả. Đó cũng là triết lý của cuộc sống. Nghĩ như vậy nên khi còn có sức khỏe (do dày công tự luyện tập) mà Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền hay các đơn vị khác còn cần đến Thầy, nên Thầy vẫn tiếp tục cùng chung sức với các bạn trẻ để chuyển giao những tiến bộ khoa học mới nhằm góp phần nhỏ bè của mình giúp nông dân vượt qua điều kiện khí hậu đang ngày càng biến đổi phức tạp để hội nhập với nông dân các nước trong khu vực và thế giới”.

Minhtrietsongthungdungphuchau4

5.

Minh triết sống phúc hậu

Bản chất cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và vô thường. Minh triết của đời người hạnh phúc là biết sống thung dung, phúc hậu, thanh thản, an nhiên tự tại, nhận ra kho báu vô giá của chính mình, không lo âu, không phiền muộn, sống với tinh thần dịu hiền và trái tim nhẹ nhõm.

Bài giảng đầu tiên của đức Phật

Tứ Diệu đế – Sự khổ: Nguyên nhân, Kết quả và Giải pháp – là bài giảng đầu tiên của Phật (Thích ca Mầu ni -Siddhartha Gamtama), nhà hiền triết phương đông cổ đại. Người là hoàng tử Ấn Độ, đã có vợ con xinh đẹp nhưng trăn trở trước sự đau khổ, thiếu hoàn thiện và vô thường (Dukkha) của đời người mà Phật đã xuất gia vào năm hai mươi chín tuổi để đi tìm sự giác ngộ. Người đã dấn thân suốt sáu năm trời tự mình đi tìm kiếm những vị hiền triết nổi tiếng khắp mọi nơi trong vùng để học hỏi và thực hành những phương pháp khác nhau nhưng vẫn chưa đạt ngộ.  Cho đến một buổi chiều ngồi dưới gốc bồ đề, thốt nhiên Người giác ngộ chân lý  mầu nhiệm lúc ba mươi lăm tuổi. Sau đó, Người đã  có bài giảng đầu tiên cho năm người bạn tu hành. Mười năm sau, Phật thuyết pháp cho mọi hạng người và đến 80 tuổi thì mất ở Kusinara (Uttar Pradesh ngày nay). Học thuyết Phật giáo hiện có trên 500 triệu người noi theo.

Bài giảng đầu tiên của Phật là thấu hiểu sự khổ (dukkha), nguyên nhân (samudaya), kết quả  (nirodha) và giải pháp (magga). Tôn giáo được đức Phật đề xuất là vụ nổ Big Bang trong nhận thức, san bằng mọi định kiến và  khác hẵn với tất cả các tôn giáo khác trước đó hoặc cùng thời trong lịch sử Ấn Độ cũng như trong lịch sử nhân loại. Phật giáo chủ trương bình đẳng giai cấp, bình đẳng giữa con người có máu cùng đỏ, nước mắt cùng mặn, hết thảy các pháp là vô ngã. Mục đích là vô ngã là sự chấm dứt đau khổ và phiền muộn để đạt sự chứng ngộ bất tử, Niết bàn.

Kinh Phật với triết lý vô ngã: Chân lý là suối nguồn, chứ không phải là con người thần thánh hoặc chân lý tuyệt đối. Vị trí độc đáo của Phật giáo là một học thuyết mang đầy đủ tính cách mạng tư tưởng và cách mạng xã hội (1). Tiến sĩ triết học Walpola Rahula là giáo sư Trường Đại học Tổng hợp Ceylan (Pháp) đã tìm tòi văn bản cổ và giới thiệu tài liệu nghiêm túc, đáng tin cậy này (Lời Phật dạy. Lê Diên biên dịch). (2)

Trúc Lâm Trần Nhân Tông

Trần Nhân Tông (Trần Khâm 1258- 1308) là vua Phật đời Trân (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Người là tổ sư Trúc Lâm Yên Tử, nhà chiến lược kỳ tài, nhà văn hóa kiệt xuất, nhà thơ lớn và Con Người Hoàn Hảo của dân tộc Việt Nam. Người đã viết: Cư trần lạc đạo, triêt lý nhân sinh rất nổi tiếng “Ở đời vui đạo, mặc tùy duyên/ Hễ đói thì ăn, mệt ngủ liền/ Kho báu trong nhà thôi tìm kiếm/ Vô tâm đối cảnh hỏi chi thiền.”

Trần Nhân Tông với 50 năm cuộc đời đã kịp làm được năm việc lớn không ai sánh kịp trong mọi thời đại của tất cả các dân tộc trên toàn thế giới : 1) Minh quân lỗi lạc, làm vua 15 năm (1278 – 1293) trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến hai lần đánh thắng quân Nguyên Mông là đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thế giới của thời đó; 2) Vua Phật Việt Nam, tổ sư thiền phái Trúc Lâm Yên Tử  và Thái Thượng Hoàng 15 năm (1294-1306). 3) Nhà văn hóa và nhà thơ kiệt xuất với thắng tích Trúc Lâm Yên Tử và kiệt tác Trần Nhân Tông còn mãi với thời gian, hoàn thành sư mệnh của bậc chuyển pháp luân, mang sự sống trường tồn vươt qua cái chêt; 4) Người Thầy của chiến lược vĩ đại  yếu chống mạnh, ít địch nhiều bằng thế đánh tất thắng “vua tôi đồng lòng, toàn dân đồng sức”tạo lập sự nghiệp mở nước và thống nhất non sông Việt, mở đất phương Nam bằng vương đạo, thuận thời, thuận người. 5) Con người  hoàn  hảo, đạo đức trí tuệ, kỳ tài trị loạn, đã hưng thịnh nhà Trần và cứu nguy cho nước Việt tại thời khắc đặc biêt hiểm nghèo, chuyển nguy thành an, biến những điều không thể thành có thể. (3).

Giáo sư  sử học Trần Văn Giàu nhận định: “… chưa tìm thấy lịch sử nước nào có một người đặc biệt như Trần Nhân Tông ở Việt Nam. Tại nước Tàu lúc bấy giờ Triều đình nhà Tống rất hùng mạnh nhưng quân Nguyên Mông đã tràn xuống đánh thắng thần tốc, đến nỗi vua quan nhà Tống phải chạy ra biển và nhảy xuống biển tự vẫn. Tại Tây Á, Trung Á và một phần châu Âu cũng thua thảm hại, đến nỗi Giáo hoàng La Mã cũng lên tiếng sợ hãi. Trong lúc ấy Việt Nam so với phương Bắc thì quá nhỏ bé và quá nghèo yếu, thế mà Người dám không cho Nguyên Mông mượn đường xâm lược Chiêm Thành. Lại còn đánh bại ba lần Nguyên Mông xâm lược. Sau khi thắng giặc, Người lại lên núi sống. Người dám nghĩ, dám làm những việc không ai dám nghĩ chứ đừng nói đến làm !”  (4)

Việt Nam Khoa học, Phật giáo

Nhà bác học Anhstanh, cha đẻ của Thuyết tương đối, đã nhận định: “Khoa học mà thiếu tôn giáo là khập khiễng. Tôn giáo mà không có khoa học thì mù quáng” . Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học” . “Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó” . Cả ba câu này đều được trích từ Những câu nói nổi tiếng của Anhstanh (Collected famous quotes from Albert), và được trích dẫn trong bài Minh triết sống phúc hậu của Hoàng Kim

Khoa học và thực tiễn giúp ta tìm hiểu những phương pháp thực tế để thể hiện ước mơ, mục đích sống của mình nhằm sống yêu thương, hạnh phúc,vui khỏe và có ích. Đọc rất kỹ lại Ki tô giáoHồi giáo, Do Thái giáo, Phật giáoNho giáoĐạo giáo, … và chiêm nghiệm thực tiễn , tôi thấm thía câu kinh Phật với triết lý vô ngã: Chân lý là suối nguồn chứ không phải là con người thần thánh hay chân lý tuyệt đối.Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông có minh triết: Hãy quay về tự thân chứ không tìm ở đâu khác. Luật Hấp Dẫn, Thuyết Tương đối, Thành tựu Khoa học và Thực tiễn giúp ta khai mở nguồn năng lượng vô tận của chính bản thân con người và thiên nhiên. Đó là ba ngọn núi cao vọi của trí tuệ, là túi khôn của nhân loại. Bí mật Tâm linh (The Meta Secret) giúp ta khám phá sâu sắc các quy luật của vũ trụ liên quan đến Luật Hấp Dẫn đầy quyền năng. Những lời tiên tri của các nhà thông thái ẩn chứa trong Kinh Vệ đà, Lời Phật dạy, Kinh Dịch, Kinh Thánh, Kinh Koran …, cũng như xuyên suốt cuộc đời của những con người vĩ đại trên thế giới đã được nghiên cứu, giải mã dưới ánh sáng khoa học; Bí mật Tâm linh là sự khai mở những nguồn năng lượng vô tận của chính bản thân mỗi con người đối với đồng loại, các loài vật và thiên nhiên. Suối nguồn chân lý trong di sản văn hóa, lịch sử, giáo dục, kinh tế, chính trị, quân sự,  ngoại giao của mỗi dân tộc và nhân loại lưu giữ nhiều điều sâu sắc cần đọc lại và suy ngẫm. Chợt gặp mai đầu suối. Gốc mai vàng trước ngõ. …

Việt Nam là chốn tâm thức thăm thẳm của đạo Bụt (Phật giáo) trãi suốt hàng nghìn năm. Lịch sử Phật giáo Việt Nam theo sách  Thiền Uyển tập anh xác nhận là đạo Phật được truyền trực tiếp từ Ấn Độ theo đường biển vào Việt Nam, gồm Giao Chỉ ở phía bắc và Chăm pa ở phía nam, khoảng thế kỉ thứ ba đến thế kỉ thứ hai trước Công nguyên, chứ không phải từ Trung Hoa như một số quan niệm trước đây. Phật giáo đồng hành chung thủy, lâu bền với dân tộc Việt, dẫu trãi nhiều biến cố nhưng được dẫn dắt bởi những nhà dẫn đạo sáng suốt và các đấng minh vương, lương tướng chuộng nhân ái của các thời nên biết thể hiện sự tốt đạo, đẹp đời. Việt Nam vì sao không bị đồng hóa “non sông muôn thuở vũng âu vàng suốt chiều dài lịch sử hàng ngàn năm? Nguyên nhân chính bởi vì nước Việt Nam luôn biết quay về với tự thân tổng kết thực tiễn, chứ không tìm ở đâu khác. mặc dù rất chuộng sự học biết tiếp thu, chắt lọc tri thức tinh hoa của nhân loại, của ông cha để làm giàu cho kiến thức và kinh nghiệm của chính mình.

Việt Nam, Khoa học, Phật giáo là ba nhận thức căn bản của tôi.

Bản chất cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và vô thường. Minh triết của đời người hạnh phúc là biết sống thung dung, phúc hậu, thanh thản, an nhiên tự tại, nhận ra kho báu vô giá của chính mình, không lo âu, không phiền muộn, sống với tinh thần dịu hiền và trái tim nhẹ nhõm.

6

Yêu thương mở cửa thiên đường

Sheela Mn giáo sư Ấn Độ bạn tôi viết:

“Mẹ tôi với thế hệ thứ 5 …
Nhưng ngây thơ cũng vậy …
Bà tôi với cháu Neelakantan ..
Cả …. lời chúc của tôi.”

Hoàng Kim nhắn trả lời:

“Cả …. lời chúc của tôi.
Lời chào từ Hoàng Kim Việt Nam
và bạn bè trên thế giới
Chúc mừng Sheela Mn
và bà ngoại với thế hệ thứ 5 …
với tất cả những người trong cuộc sống của tôi
Nhưng ngây thơ cũng vậy …
Không chỉ Ấn Độ mà cả Việt Nam
Và ở khắp mọi nơi trên thế giới
Tôi nhớ ngôi đền thiêng Inca ở Mỹ
và địa chỉ xanh Ấn Độ
Vẻ đẹp văn hóa
Không chỉ Ấn Độ mà cả Việt Nam
Và ở khắp mọi nơi trên Thế giới

Đi khắp đất nước bạn để hiểu quê hương bạn!
Đi khắp đất nước bạn để hiểu quê hương tôi!
Đi khắp đất nước tôi để hiểu quê hương tôi “

Sheela Mn Prof. of India , my firiends said:
My grand mother with the 5th generation…
But Innocence same…
My grandmother with my grandchild Neelakantan..
Both…. My blessings.

Hoàng Kim said:
Both…. My blessings.
Greeting from Hoàng Kim in Vietnam
and friends in the World
Congtualation to Sheela Mn
and grand mother with the 5th generation…
and who all of my life
But Innocence same…
Not only India but also Vietnam
And everywhere in the World
I remember the American sacred temple
and Indian green address
Cultural beauty
Not only India but also Vietnam
And everywhere in the world
Go around your country to understand your homeland
Go around your country to understand my homeland
Go around my country to understand my homeland

Yêu thương mở cửa thiên đường
Hoàng Kim

Cuối dòng sông là biển
Cuối cuộc tình yêu thương
Đức tin phục sinh thánh thiện
Yêu thương mở cửa thiên đường.

7
Chuyện cổ tích người lớn
PHỤC SINH GIỮA TỐI SÁNG
Hoàng Kim

Đền Chăm điêu tàn và phục sinh. Phục sinh giữa tối sáng kể chuyện Lev Tonstoy viết Phục sinh sau trận ốm năng và ông phục sinh. Hoàng Kim mấy năm trước cũng có một trận ốm bất ngờ suýt chết, sụt cân 12 ký, từ 80 ký xuống còn 68 ký, và sau khi phục hồi bệnh đã may mắn đọc kỹ lại Lev Tonstoy và Phục sinh, để ngộ ra được Chuyện cổ tích người lớn; Phục sinh giữa tối sáng. Mời bạn đọc tại đây https://hoangkimlong.wordpress.com/category/phuc-sinh-giua-toi-sang/

Mười năm ở Bạc Liêu là sách hay của Lưu Huy Chiêm, Chương 169Chương 126 của sách này tôi chọn chép về, cùng tích hợp chung vào trong Chuyện cổ tích người lớn, Phục sinh giữa tối sáng tiếp theo Trang văn Hồ Biểu Chánh do Quản Trị Mekongrice Châu Trần- Trần Ái Châu tuyển chọn và giới thiệu.

Đền thờ Lê Phụng Hiểu ở Xuân Hòa, xã Hoằng Sơn, Hoằng Hóa, Thanh Hóa

8
Lê Phụng Hiểu truyện thác đao
PHỤC SINH GIỮA TỐI SÁNG
Hoàng Kim

Ngày 31 tháng 3 năm 1028 nhằm ngày mùng 3 tháng 3 năm Mậu Thìn (1028),vua Lý Thái Tổ vừa mất, chưa làm lễ táng, Hoàng Thái tử Lý Phật Mã chưa kịp lên ngôi vua thì Võ Đức Vương cầm đầu cùng Dực Chính Vương và Đông Chính Vương làm loạn, dẫn quân lập tức ập vào cướp ngôi.Thế giặc mạnh. Việc xẩy ra rất nhanh. Nước Đại Việt rơi vào nguy hiểm phục sinh giữa tối sáng. Công lớn là do Lê Phụng Hiểu dẹp loạn Tam vương

Hoàng Thái tử Lý Phật Mã sau nay là Lý Thái Tông vướng tình anh em chưa kịp đối phó. Lê Phụng Hiểu lúc ấy đang giữ chức Võ vệ tướng quân xin vua cho ông ra xử lý. Vua chấp thuận, ông nhanh chóng dẫn quân túc vệ ra cửa Quảng Phúc thì gặp lúc đội quân hùng hậu đang ập vào. Ông thét lớn: “Bọn Võ Đức vương ngắp nghé ngôi báu, không coi vua nối vào đâu, trên quên ơn Tiên đế, dưới trái nghĩa tôi con, vì thế thần là Phụng Hiểu xin đem thanh gươm này để dâng”.Nói đoạn, Lê Phụng Hiểu vụt lao tới chém rời chân ngựa và chém bay đầu kẻ nghịch tặc. Hành động thần tốc quyết liệt, dứt khoát và lời lẽ rung động lòng người của ông khiến kẻ ác tuy đông nhưng không kịp trở tay phải vỡ trận.

Lý Thái Tông lên ngôi đã phong Lê Phụng Hiểu làm Đô thống Thượng tướng quân. Ông một lòng vì nước phò tá vua giỏi nhà Lý lập được nhiều công trạng lớn, đánh đuổi Chiêm Thành (1044), giữ vững ổn định đất nước Đại Việt bên trong cũng như bên ngoài. Sau khi đánh Chiêm Thành, vua Lý Thái Tông muốn thưởng công cho Lê Phụng Hiểu. Ông không muốn nhận tước, mà chỉ xin vua cho ông đứng trên núi Băng Sơn ném đao, đao đi xa đến đâu lấy làm đất biệt nghiệp đến đấy. Sử kể lại rằng đao đi xa đến hơn mười dặm. Từ đó, người vùng Thanh Hóa gọi ruộng thưởng công là ruộng thác đao Gốc tích ruộng thác đao hay là truyện Lê Phụng Hiểu, Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, của Nguyễn Đổng Chi xuất bản năm 1957.

Người sau lưu truyền Phúc tướng là người đảm lược, trong lúc tình thế biến loan, gặp việc nguy cấp, biết cử lý trí tuệ quyết đoán chính xác hiệu quả. Việt Nam ngẫm việc COVID19 mới đây mà vui mừng. Phục sinh giữa tối sáng.

Tài liệu dẫn: Gốc tích ruộng thác đao hay là truyện Lê Phụng Hiểu, Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, của Nguyễn Đổng Chi xuất bản năm 1957
xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/phuc-sinh-giua-toi-sang/

THẦY BẠN TRONG ĐỜI TÔI
Hoàng Kim

Thoáng chốc trải trăm năm
Chén vàng lưu đũa ngọc
Nhớ Người thời Chung sức
Thầy bạn trong đời tôi.

Cao hơn trang văn là cuộc đời. Thầy bạn là lộc xuân. Tôi neo lại ít hình ảnh tư liệu của 5 lớp bạn học Trồng trọt 4, Trồng trọt 10 Trồng trọt 2A, Trồng trọt 2B, Trồng trọt 2C để nhớ của Trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc, là tiền thân Trường Đại học Nông Lâm Huế và Trường Đại học Bắc Giang ngày nay, với Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh hiện tại). Ngắm hình ảnh thầy bạn lòng tôi bồi hồi xúc động nhớ lại. Ai cũng có câu chuyện của riêng mình. Thầy bạn đã lưu lại ảnh hưởng sâu sắc trong đời chúng ta. “Dù chúng ta đang ở đâu, chính thầy bạn đã tạo nên thế giới”.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là 1-mot-niem-tin-thap-lua-1a.jpg

LỜI THƯƠNG
Ta đi về chốn trong ngần
Để thương sỏi đá cũng cần có nhau

Tôi viết bài này để tỏ lòng biết ơn thầy bạn dưới mái trường Nông Lâm thân thương và làm món quà nhỏ thân tặng cho các em sinh viên nghèo hiếu học, Trường tôi nôi yêu thương, Một niềm tin thắp lửa; Thầy bạn trong đời tôi; Hoa Đất lời Thầy dặn. Về Trường để nhớ thương. Thầy bạn là lộc xuân, đời tôi nếu thiếu sự động viên giúp đỡ này thì tôi không thể có được ngày hôm nay:“Em đã học nhiều gương sáng danh nhân. Hãy biết nhục, biết hèn mà lập chí. Thắp đèn lên đi em, ngọn đèn dầu bền bỉ. Sáng giữa đời lấp lánh một niềm tin” Ngày Hạnh Phúc là ngày luôn ấm áp tình thầy bạn. Lời thương sâu sắc lắng đọng

thaybanlalocxuancuocdoi

TRƯỜNG TÔI NÔI YÊU THƯƠNG

Đại học Nông Lâm thật thích
Bạn thầy vui thật là vui
Sân Trường giảng đường ấm áp
Đường xuân phơi phới tuyệt vời

Hình như mọi người trẻ lại
Hình như người ấy đẹp hơn
Hình như tre già măng mọc
Nắng mai soi giữa tâm hồn.

Thầy bạn trong ngoài thiện nguyện
Về Trường chia sẻ động viên
Trang sách trang đời lắng đọng
Yêu thương bao cuộc đời hiền.

Thầy ơi hôm nay chưa gặp
Lời thương mong ước bình an
Tình khúc Nông Lâm ngày mới
Sức xuân Tự nguyện Lên đàng.

Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh nôi yêu thương đào tạo nguồn lực khoa học nông nghiệp. Trường tôi có lịch sử hình thành từ Trường Quốc Gia Nông Lâm Mục BLao (Bảo Lộc) thành lập ngày 19 tháng 11 năm 1955. Khóa 1 và khóa 2 chúng tôi năm 1975 là lớp sinh viên đầu tiên của mái trường này sau ngày Việt Nam thống nhất. Lịch sử của Trường trãi qua ba giai đoạn (1955-1975, 1975-2000, 2000- đến nay).Tòa nhà chính Phượng Vĩ biểu tượng Trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh hôm nay là khối nhà chữ U do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ khôi nguyên La Mã xây dựng, được đưa vào sử dụng năm 1974. Tại tòa nhà chính lộng lộng trên cao kia là dòng chữ nổi bật tên Trường, nơi ẩn ngữ “KHÔNG CÓ GÌ QUÝ HƠN ĐỘC LẬP TỰ DO” lời Chủ tịch Hồ Chí Minh; Trường tôi thấm sâu bài học lịch sử: “Trận chiến hôm qua bạn góp máu hồng. Lớp học hôm nay bạn không trở lại. Trách nhiệm trong mình nhân lên gấp bội. Đồng đội ơi, tôi học cả phần anh”. Nơi đây lắng đọng những trang vàng truyền thống: Thầy Hiếu Đêm Giáng Sinh kể lại; Chuyện thầy Tôn Thất Trình; Chuyện thầy Dương Thanh Liêm; Chuyện thầy Ngô Kế Sương; Thầy Quyền thâm canh lúa; Thầy bạn là lộc xuân; Thầy bạn trong đời tôi; Chung sức; Về Trường để nhớ thương; Việt Nam con đường xanh; …Biết bao ký ức và gương sáng về Trường tỏa sáng tình yêu thương.

MỘT NIỀM TIN THẮP LỬA

Nhìn đàn em ngời niềm vui rạng rỡ.
Chợt thấy lòng rưng rưng.
Công việc nghề nông cực mà hạnh phúc.
Cố lên em nổ lực không ngừng !

Hột mồ hôi lắng vào hạt gạo
Câu ca ông bà theo suốt tháng năm
Thêm bữa cơm ngon cho người lao động
Nâng chén cơm thơm, qúy trọng người trồng.

Em ơi hãy học làm ruộng giỏi
Nghề nông thời nào cũng quý kỹ năng
Người dân khá hơn là niềm ao ước
Công việc này giao lại cho em.

Có một mùa xuân hạnh phúc
Ơn mẹ cha lam lũ sớm hôm
Thương con vạc gọi sao mai dậy sớm
Một niềm tin thắp lửa giữa tâm hồn.

Bước tiếp bước giữa trường đời gian khó
Học làm người lao động siêng năng
Rèn nhân cách vượt lên bao cám dỗ
Đức và Tài tử tế giữa Nhân Dân.

Hình ảnh và bài viết Trường tôi nôi yêu thương đã đăng trên Kỷ yếu 65 năm Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh trang 146

Ai cũng có ước nguyện về trường. Tôi thấu hiểu vì sao Thầy Đặng Quan Điện, Thầy Dương Thanh Liêm là một trong những người thầy Hiệu Trưởng mẫu mực của Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đều có nguyện vọng được ghé thăm Trường trước lúc đi về chốn vĩnh hằng. Chuyện thầy Tôn Thất Trình, người Hiệu trưởng thứ hai của Trường trên 80 tuổi vẫn viết blog The Gift như một quà tặng trao lại cho lớp trẻ và viết hai  bài hột lúa, con cá cho ngày Nhà giáo Việt Nam. Thầy Lưu Trọng Hiếu với tình yêu thương gửi lại , chuyện cảm động Thầy Hiếu Đêm Giáng Sinh, đã hiến tặng toàn bộ tiền phúng viếng của Thầy cùng với số tiền gia đình góp thêm để làm quỷ học bổng cho Trường tặng những em sinh viên nghèo hiếu học. Nhớ thầy Phan Hoàng Đồng “Bùi ngùi giờ thiên thu/ Thăm thẳm trời li biệt/ Vườn Quốc gia Việt Nam / Rừng sinh thái nhiệt đới /Trường xưa thương một thời /Thầy về chia cơ hội / Quê mình trò nghèo khó / Thơm thảo tình yêu thương / Chung lòng thắp ngọn lửa / Thầy và em về Trường / Vườn Quốc gia Việt Nam/ Về Trường để nhớ thương” .Ca sỹ Đàm Vĩnh Hưng tặng học bổng cho sinh viên Đại học Nông Lâm gặp khó khăn học giỏi vì tuổi thơ của anh nhọc nhằn không có cơ hội đến trường, khi thành đạt anh muốn chia sẻ để chắp cánh cho những ước mơ.

Tôi cũng là người học trò nghèo năm xưa với ba lần ra vào trường đại học, cựu sinh viên của năm lớp, nay tỏ lòng biết ơn bằng cách trở lại Trường góp chút công sức đào tạo và vinh danh những người Thầy người Bạn đã cống hiến không mệt mỏi, thầm lặng và yêu thương góp công cho sự nghiệp trồng người. Chừng nào mỗi chúng ta chưa ứa nước mắt thấm hiểu sự nhọc nhằn của người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt gạo. Chừng nào những giá trị khoa học cao quý, liên tục, âm thầm chưa đủ mang lại niềm vui cho bữa ăn người nghèo thì chừng đó chúng ta vẫn còn phải dạy và học. Cái gốc của sự học là học làm người. Bài học quý về tình thầy bạn mong rằng sẽ có ích cho các em sinh viên đang nổ lực khởi nghiệp.

THẦY BẠN TRONG ĐỜI TÔI

Quê tôi ở miền Trung nghèo khó “Nhà mình gần ngã ba sông/ Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình,/ Linh Giang sông núi hữu tình / Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con/ Chèo thuyền cho khuất bến Son/ Để con khỏi chộ (thấy) nước non thêm buồn/ Câu thơ quặn thắt đời con/ Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ”. Mẹ tôi mất sớm, cha bị bom Mỹ giết hại, tôi và chị gái đã được anh Hoàng Ngọc Dộ nuôi dạy cơm ngày một bữa suốt năm năm trời. Thầy Nguyễn Khoa Tịnh đứng khóc trên bục giảng vận động thầy cô, bạn hữu chia sớt khoai sắn giúp đỡ. Tôi cũng dạy năm lớp vở lòng, ba lớp bổ túc văn hóa để vượt khó vươn lên. Thầy Hiệu trưởng Trần Đình Côn đã viết những lời xúc động trong trường ca tình thầy trò: Thương em nhỏ gieo neo mẹ mất. Lại cha già giặc giết hôm qua. Tình thầy, tình bạn, tình cha. Ấy là ân nghĩa thiết tha mặn nồng” Những gương mặt thầy bạn đã trở thành máu thịt trong đời tôi.

Tôi thi đậu vào Trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc năm 1970, và học Trồng trọt 4 cùng khóa với các bạn Trần Văn Minh, Đỗ Thị Minh Huệ, Phan Thanh Kiếm, Đỗ Khắc Thịnh, Vũ Mạnh Hải, Phạm Sĩ Tân, Phạm Huy Trung, Lê Xuân Đính, Nguyễn Hữu Bình, Lê Huy Bá, Nguyễn Văn Toàn, Lâm Quang Hinh, Nguyễn An Tiêm, … cho đến ngày 02 tháng 9 năm 1971 thì tôi gia nhập quân đội cùng lứa với Nguyễn Văn Thạc. Đợt tuyển quân sinh viên trong ngày độc lập đã nói lên sự quyết liệt sinh tử và ý nghĩa thiêng liêng của ngày cầm súng. Chiến trường đánh lớn. Đơn vị chúng tôi chỉ huấn luyện rất ngắn rồi vào trận ngay với 81 đại đội vượt sông Thạch Hãn. Chiến dịch Quảng Trị năm 1972 sau này đã đi vào huyền thoại: “Đò lên Thạch Hãn ơi chèo nhẹ/ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm/ Có tuổi hai mươi thành sóng nước/ Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm” Tổ chúng tôi bốn người thì Xuân và Chương hi sinh, chỉ Trung và tôi trở về trường sau ngày đất nước thống nhất.  Những vần thơ viết dưới đây là xúc động sâu xa của tôi khi nghĩ về bạn học đồng đội đã khuất: “Trận chiến hôm qua bạn góp máu hồng. Lớp học hôm nay bạn không trở lại. Trách nhiệm trong mình nhân lên gấp bội. Đồng đội ơi, tôi học cả phần anh

Tôi về học tiếp năm thứ hai tại Trồng trọt 10 của Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc. Những khuôn mặt thân thương trên bức ảnh này là hình ảnh bạn hữu gặp lại nhau nơi ngôi trường Đại học Nông nghiệp Bắc Giang và Đại học Nông Lâm Huế với những lần lớp Trồng trọt 10 chúng tôi cùng đi chơi chung với nhau.

Tôi chuyển trường vào học tiếp năm thứ hai Trồng trọt 2 của Trường Đại học Nông nghiệp 4, tiền thân Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh ngày nay. Thuở đó khối Trồng trọt 2 là khóa tuyển sinh đầu tiên sau ngày Việt Nam thống nhất Khóa 1 là khóa tuyển sinh trước giải phóng. Trồng trọt 2 chúng tôi là chung một lớp, học chung khoa học đại cương và khoa học cơ sở, đến khi học chuyên khoa thì mới tách ra ba lớp 2A, 2B, 2C. nhưng bất cứ việc gì chúng tôi cũng đều học chung, làm chung, chơi chung với nhau, cho mãi đến tận sau này vẫn vậy. Tôi làm Chủ tịch Hội Sinh viên thay cho anh Nguyễn Anh Tuấn khoa thủy sản, ra trường về dạy Đại học Cần Thơ. Chị Tuyết và anh Tuân làm Bí thư và Phó bí Thư Đoàn Trường, anh Trần Ngọc Quyền làm Bí thư Đoàn Khoa. Tình thầy bạn ấm áp trong lòng tôi.

Thay ban trong doi toi 1b

Trồng trọt khóa hai chúng tôi thuở đó được học với các thầy cô: Nguyễn Đăng Long, Tô Phúc Tường, Nguyễn Tâm Đài, Trịnh Xuân Vũ, Lê Văn Thượng, Ngô Kế Sương, Trần Thạnh, Lê Minh Triết, Phạm Kiến Nghiệp, Nguyễn Bá Khương, Nguyễn Tâm Thu, Nguyễn Bích Liễu, Trần Như Nguyện, Trần Nữ Thanh, Vũ Mỹ Liên, Từ Bích Thủy, Huỳnh Thị Lệ Nguyên, Trần Thị Kiếm, Vũ Thị Chỉnh, Ngô Thị Sáu, Huỳnh Trung Phu, Phan Gia Tân, Nguyễn Văn Tài, Nguyễn Văn Kế, … Ngoài ra còn có thầy thỉnh giảng Nguyễn Văn Uyển, Nguyễn Văn Thắng, … với nhiều thầy cô hướng dẫn thực hành, thực tập, kỹ thuật phòng thí nghiệm, chủ nhiệm lớp như Bùi Cách Tuyến, Nguyễn Văn Kịp, Lê Quang Hưng, Trương Đình Khôi, Nguyễn Ngọc Châu, Nguyễn Gia Quốc, Nguyễn Văn Biền, Lê Huy Bá, Hoàng Quý Châu, Phạm Lệ Hòa, Đinh Ngọc Loan, Chung Anh Tú và cô Thảo (sau này là cô Dung) làm thư ký văn phòng Khoa. Cô Nguyễn Thị Chắt ở Nga về dạy sau một chút.

Bác Năm Quỳnh là Bí thư Đảng ủy đầu tiên của Trường sau đó là thầy Kiên và cô Bạch Trà. Thầy Nguyễn Phan là Hiệu trưởng kiêm Trưởng Trại Thực nghiệm. Thầy Dương Thanh Liêm, Nguyễn Ngọc Tuân, Võ Thị Tuyết, Ngô Văn Mận, Bùi Xuân An … ở khoa Chăn nuôi Thú y, thầy Nguyển Yên Khâu, Nguyễn Quang Lộc … ở khoa Cơ khí, cô Nguyễn Thị Sâm ở Phòng Tổ chức, cô Văn Thị Bạch Mai dạy tiếng Anh, thầy Đặng, thầy Tuyển, thầy Châu ở Kinh tế Mác Lê … Thầy Trần Thạnh, anh Quang, anh Đính, anh Đống ở trại Trường là những người đã gần gũi và giúp đỡ nhiều các lớp nông học. Thuở đó đời sống thầy cô và sinh viên thật thiếu thốn. Các lớp Trồng trọt khóa 1, khóa 2, khóa 3 chúng tôi thường hoạt động chung như: thực hành sản xuất ở trại lúa Cát Lái, giúp dân phòng trừ rầy nâu, điều tra nông nghiệp, trồng cây dầu che mát sân trường, rèn nghề ở trại thực nghiệm, huấn luyện quốc phòng toàn dân, tập thể dục sáng, hội diễn văn nghệ, thi đấu bóng chuyền, bóng đá tạo nên sự thân tình gắn bó.

tt2-1

Những sinh viên các khóa đầu tiên được đào tạo ở Khoa Nông học sau ngày Việt Nam thống nhất hiện đang công tác tại trường có các thầy cô như Huỳnh Hồng, Phan Văn Tự, Cao Xuân Tài, Từ Thị Mỹ Thuận, Lê Văn Dũ, …Tháng 5 năm 1981, nhóm sinh viên của khoa Nông học đã bảo vệ thành công đề tài thu thập và tuyển chọn giống khoai lang Hoàng Long, Chiêm Dâu, Gạo, Bí Đà Lạt được Bộ Nông nghiệp công nhận giống ở Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Toàn Quốc Lần thứ Nhất tổ chức tại Thành phố Hố Chí Minh. Đây là một trong những kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đầu tiên của Trường giới thiệu cho sản xuất. Thầy Cô Khoa Nông học và hai lớp Trồng trọt 2, Trồng trọt 3 cũng đã làm họ trai họ gái tác thành đám cưới cho vợ chồng tôi. Sau này, chúng tôi lấy tên khoai Hoàng Long để đặt cho con và thầm hứa việc tiếp nối sự nghiệp nghiên cứu khoa học và giảng dạy, một nghề nghiệp cao quý và lương thiện. “Biết ơn thầy cô giáo dịu hiền. Bằng khích lệ động viên lòng vượt khó. Trăm gian nan buổi ban đầu bở ngỡ. Có bạn thầy càng bền chí vươn lên. Trước mỗi khó khăn tập thể luôn bên. Chia ngọt xẻ bùi động viên tiếp sức. Thân thiết yêu thương như là ruột thịt. Ta tự nhủ lòng cần cố gắng hơn. Bạn học chúng tôi vẫn thỉnh thoảng họp mặt, có Danh sách các lớp Trồng trọt 2, Trồng trọt 3 số điện thoại và địa chỉ liên lạc. Một số hình ảnh của các lớp ngày ấy và bây giờ.

BÀI HỌC QUÝ TỪ THẦY

Nhiều Thầy Bạn đã hun đúc nên nhân cách, niềm tin, nghị lực và trang bị kiến thức vào đời cho tôi, xin ghi lại một số người Thầy ảnh hưởng lớn đối với tôi và bài học:

thaybanlalocxuancuocdoi1

Thầy Mai Văn Quyền sống phúc hậu, tận tâm hướng dẫn khoa học sát thực tiễn. Công việc làm người hướng dẫn khoa học trong điều kiện Việt Nam phải dành nhiều thời gian, chu đáo và nhiệt tình. Thầy Quyền là chuyên gia về kỹ thuật thâm canh lúa và hệ thống canh tác đã hướng nghiệp vào đời cho tôi. Những dòng thơ tôi viết trên trang cảm ơn của luận án tiến sĩ đã nói lên tình cảm của tôi đối với thầy cô: Ơn Thầy Cha ngày xưa nuôi con đi học. Một nắng hai sương trên những luống cày. Trán tư lự, cha thường suy nghĩ. Phải dạy con mình như thế nào đây? Cha mất sớm, bom thù rung mặt đất. Cái chết giằng cha ra khỏi tay con. Mắt cha lắng bao niềm ao ước. Vẫn lo cho con đến phút cuối cùng. Giặc giết cha, cha chưa kịp thấy. Tương lai con đi, sự nghiệp con làm. Cha có biết, luống cày cha bỏ dỡ. Cha ngã xuống rồi trao lại tay con. Trên luống cày này, đường cày con vững. Bởi có dáng thầy thay bóng cha xưa. Hiểu mảnh đất máu đào cha nhuộm đỏ. Thôi thúc tim con học tập phút giờ …”. Thầy Mai Văn Quyền, Trịnh Xuân Vũ, … hiện đã trên 87 tuổi, vẫn đang đào tạo trên đại học cho Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh và nhiều Viện Trường khác. Tấm gương phúc hậu và tận tụy của Thầy luôn nhắc nhở tôi.

thaybanlalocxuancuocdoi9

Thầy Norman Borlaug sống nhân đạo, làm nhà khoa học xanh nêu gương tốt. Thầy là nhà nhân đạo, nhà nông học Mỹ cha đẻ của cuộc cách mạng xanh được tặng giải Nobel và Tổng thống Mỹ trao tặng huân chương cao quý nhất của nước Mỹ, thế giới tôn vinh là nhà bác học số một của nhân loại trong  cuộc chiến chống nghèo đói. Thầy đã suốt đời nghiên cứu giảng dạy về chọn tạo và phát triển cây lương thực, góp phần cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập cho hàng trăm triệu nông dân nghèo ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Thầy là người sáng lập Giải thưởng Lương thực Thế giới và tổ chức nhiều hoạt động thiết thực thắp sáng niềm tin yêu cuộc sống. Tôi được Thầy ghé thăm gần trọn buổi chiều tại phòng riêng ở CIMMYT, Mexico ngày 29.8.1988. Thầy đã một mình ghé thăm người trò nhỏ duy nhất của châu Á trong lớp học “Quản lý Trung tâm/ Trạm trại Nông nghiệp”. Khi Thầy đến, tôi đang thắp nến trên giá sách trong phòng đề tưởng nhớ ngày cha mất. Biết cha tôi bị bom Mỹ giết hại tại làng nhỏ ở Quảng Bình của buổi chiều này hai mươi năm trước (1968) lúc tôi còn là học sinh trung học của Trường cấp Ba Bắc Quảng Trạch, Thầy bối rối xin lỗi và thật bất ngờ tôi đã có được một buổi chiều vô giá riêng tư bên Thầy. Lời Thầy dặn thật thấm thía: “ Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó”; “Hãy vươn tới những vì sao Cho dù không chạm được vào nó, nhưng nếu cố gắng hết sức, ít ra, chúng ta cũng chạm được những hạt bụi của ngôi sao”; “Việc chính đời người chỉ ít thôi. Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi. Phúc hậu suốt đời làm việc thiện. Di sản muôn năm mãi sáng ngời”.

tonthattrinh5

Thầy Tôn Thất Trình sống nhân cách, dạy từ xa và chăm viết sách. Giáo sư Tôn Thất Trình sinh ngày 27 tháng 9 năm 1931 ở huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên (Huế), thuộc hoàng tộc nhà Nguyễn Phước, hiện hưu trí tại Irvine, California, Hoa Kỳ đã có nhiều đóng góp thiết thưc, hiệu quả cho nông nghiệp, giáo dục, kinh tế Việt Nam. Thầy làm giám đốc Trường Cao Đẳng Nông Lâm Súc Sài Gòn theo bổ nhiệm của GS. Phạm Hoàng Hộ, tổng trưởng giáo dục đương thời chỉ sau bác sỹ Đặng Quan Điện vài tháng. Giáo sư Tôn Thất Trình đã hai lần làm Tổng Trưởng Bộ Canh Nông và Cải Cách Điền Địa năm 1967 và 1973, nguyên chánh chuyên viên,  tổng thư ký Ủy Ban Lúa Gạo Quốc Tế của FAO (Rome). Thành tựu nổi bật của giáo sư trên lĩnh vực nông nghiệp bao gồm việc chỉ đạo phát triển đại trà năm 1967-1973 lúa Thần Nông (IR8…) nguồn gốc IRRI mang lại chuyển biến mới cho nghề lúa Việt Nam; Giáo sư trong những năm làm việc ở FAO đã giúp đỡ Bộ Nông nghiệp Việt Nam phát triển các giống lúa thuần thấp cây, ngắn ngày nguồn gốc IRRI cho các tỉnh phìa Bắc; giúp phát triển  lúa lai, đẩy mạnh các chưong trình cao su tiểu điền, mía, bông vải, đay, đậu phộng , dừa, chuối, nuôi cá bè ở Châu Đốc An Giang, nuôi tôm ở Bạc Liêu, Sóc Trăng, nuôi cá măng ở Bình Định, nuôi tôm càng xanh ở ruộng nước ngọt, trồng phi lao chống cát bay, trồng bạch đàn xen cây họ đậu phủ xanh đất trống đồi trọc, trồng lại thông hai lá, ba lá ở Huế và ở Đà Lạt,  nuôi heo lai ba dòng nhiều nạc,  nuôi dê sữa , bò sữa, trồng rau, hoa, cây cảnh. Trong lĩnh vực giáo dục, giáo sư đã trực tiếp giảng dạy, đào tạo nhiều khóa học viên cao đẳng, đại học, biên soạn nhiều sách.  Giáo sư có nhiều kinh nghiệm và  đóng góp trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại và quan hệ quốc tế với Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Pháp…Tôi học gián tiếp Thầy qua sách báo và internet. Giáo trình nông học sau ngàyViệt Nam thống nhất thật thiếu thốn. Những sách Sinh lý Thực vật, Nông học Đại cương, Di truyền học, Khoa học Bệnh cây , Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam … do tập thể hoặc chuyên gia đầu ngành phía Bắc biên soạn thời đó hiếm và quý như vàng. Cái khó khác cho thầy trò chúng tôi là thiếu kinh nghiệm thực tiễn của đồng ruộng phương Nam. Những bộ sách của thầy Trình như Cải Thiện Trồng Lúa 1965-66 (hai lần tái bản), Nông Học Đại Cương 1967 (ba lần tái bản), Mía Đường 1972 (hai lần tái bản), Cây Ăn Trái Có Triển Vọng 1995 (ba lần tái bản), Cây Ăn Trái Cho Vùng Cao 2004, … cùng với sách của các thầy Nguyễn Hiến Lê, Trần Văn Giàu, Phạm Hoàng Hộ, Lương Định Của, Lê Văn Căn, Vũ Công Hậu, Vũ Tuyên Hoàng, Đường Hồng Dật, Nguyễn Văn Luật, Võ Tòng Xuân, Mai Văn Quyền, Thái Công Tụng, Chu Phạm Ngọc Sơn, Phạm Thành Hổ … đã bổ khuyết rất nhiều cho sự học hỏi và thực tế đồng ruộng của chúng tôi. Sau này khi đã ra nước ngoài, thầy Trình cũng viết rất nhiều những bài báo khoa học kỹ thuật, khuyến học trên các báo nước ngoài, báo Việt Nam và blog The Gift. Điều tôi thầm phục Thầy là nhân cách kẻ sĩ vượt lên cái khó của hoàn cảnh để phụng sự đất nước. Lúa Thần Nông áp dụng ở miền Nam sớm hơn miền Bắc gần một thập kỷ. Sự giúp đỡ liên tục và hiệu quả của FAO sau ngày Việt Nam thống nhất có công lớn của thầy Trình và anh Nguyễn Văn Đạt làm chánh chuyên gia của FAO. Blog The Gift là nơi lưu trữ những “tâm tình” của gíáo sư dành cho Việt Nam, đăng các bài chọn lọc của Thầy từ năm 2005 sau khi về hưu. Đa số các bài viết trên blog của giáo sư về Phát triển Nông nghiệp, Kinh Tế Việt Nam, Khoa học và Đời sống  trong chiều hướng khuyến khích sự hiếu học của lớp trẻ. Nhân cách và tầm nhìn của Thầy đối với tương lai và vận mệnh của đất nước đã đưa đến những đóng góp hiệu quả của Thầy kết nối quá khứ và hiện tại, tạo niềm tin tương lai, hòa giải và hòa hợp dân tộc.

1 Truongtoi
thaybanlalocxuancuocdoi

THẦY BẠN LÀ LỘC XUÂN

Bill Clinton trong tác phẩm ‘Đời tôi’ đã xác định năm việc chính quan trọng nhất của đời mình là muốn làm người tốt, có gia đình êm ấm, có bạn tốt, thành đạt trong cuộc sống và viết được một cuốn sách để đời. Ông đã giữ trên 30 năm cuốn sách mỏng “Làm thế nào để kiểm soát thời gian và cuộc sống của bạn” và nhớ rõ năm việc chính mà ông ước mơ từ lúc còn trẻ. Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời. Tôi biết ơn mái trường thân yêu mà từ đó tôi đã vào đời để có được những cơ hội học và làm những điều hay lẽ phải.

thaybanlalocxuancuocdoi7b

Anh Bùi Chí Bửu tâm sự với tôi: Anh Bổng (Bùi Bá Bổng) và mình đều rất thích bài thơ này của Sơn Nam: “Trong khói sóng mênh mông/ Có bóng người vô danh/ Từ bên này sông Tiền/ Qua bên kia sông Hậu / Tay ôm đàn độc huyền/ Điệu thơ Lục Vân Tiên / Với câu chữ/ Kiến nghĩa bất vi vô dõng giả / Từ Cà Mau Rạch Giá / Dựng chòi đốt lửa giữa rừng thiêng/ Muỗi vắt nhiều hơn cỏ/ Chướng khí mờ như sương/ Thân chưa là lính thú / Sao không về cố hương?” Anh Mai Thành Phụng vừa lo xong diễn đàn khuyến nông Sản xuất lúa theo GAP tại Tiền Giang lại lặn lội đi Sóc Trăng ngay để kịp Hội thi và trình diễn máy thu hoạch lúa. Anh Lê Hùng Lân trăn trở cho giống lúa mới Nàng Hoa 9 và thương hiệu gạo Việt xuất khẩu. Anh Trần Văn Đạt vừa giúp ý kiến “Xây dựng thương hiệu cho lúa gạo Việt Nam” lại hổ trợ ngay bài viết mới.

thaybanlalocxuancuocdoi8a

Trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh kỷ niệm 65 năm ngày thành lập (1955- 2020). Dưới mái trường thân yêu này, kết nối Gia đình Nông nghiệp Việt Nam, có biết bao nhà khoa học xanh, nhà giáo nghề nông vô danh đã thầm lặng gắn bó đời mình với nhà nông, sinh viên, ruộng đồng, giảng đường và phòng thí nghiệm. Thật xúc động và tự hào được góp phần giới thiệu một góc nhìn về sự dấn thân và kinh nghiệm của họ.

VỀ TRƯỜNG ĐỂ NHỚ THƯƠNG

Bài viết cùng chủ đề
Lời dặn của Thánh Trần
Lời khuyên thói quen tốtLời thề trên sông Hóa
Lời Thầy luôn theo em
Lời Thầy dặn thung dung
Lời thương

Hoàng Kim
(Bài đã đăng trên kỷ yếu 60 năm Khoa Nông học Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, có hiệu đính, bổ sung, bảo tồn và phát triển thông tin, nhân kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Trường và Khoa (19/11/1955- 19/11/2020) Kỷ yếu Khoa Nông Học 65 năm thành lập Kho ; Kỷ yếu 65 năm Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

ĐỪNG BAO GIỜ NGỪNG CỐ GẮNG
Hoàng Kim

Cám ơn Dac San Go Cong đã đồng cảm, niềm vui tìm lại. “Chừng nào mỗi chúng ta chưa ứa nước mắt thấm hiểu sự nhọc nhằn của người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt gạo. Chừng nào những giá trị lao động khoa học cao quý, liên tục, âm thầm chưa mang lại đủ niềm vui cho bữa ăn của người dân nghèo. Chừng đó chúng ta sẽ còn phải DẠY VÀ HỌC. Cái gốc của sự học là HỌC LÀM NGƯỜI”. Đừng bao giờ ngừng cố gắng.

Thầy bạn trong đời tôi
KAWANO VÀ HOWELER
Hoàng Kim

Bạn tốt khó tìm, khó bỏ lại, và không thể quên lãng (Good friends are hard to find, harder to leave, and impossible to forget). Sắn Việt Nam là chuyện nhiều năm còn kể. Câu chuyện của họ là câu chuyện đời thực của gia đình nông nghiệp Việt Nam.

xem tiếp Thầy bạn trong đời tôi https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-ban-trong-doi-toi /

TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây   cập nhật mỗi ngày


PDF và Video yêu thích
Mùa xuân đầu tiên (Văn Cao) -Thanh Thúy
Kỷ yếu Khoa Nông Học 65 năm thành lập Khoa
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam Thung dung Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter

Chào ngày mới 30 tháng 3


CHUYỆN ĐỒNG DAO CHO EM
Hoàng Kim


Đồng dao là chuyện tháng năm
Lời ru của mẹ Trăng rằm thảnh thơi
Biết tìm bạn quý mà chơi
Học ăn học nói làm người siêng năng

Hiểu nhàn biết đủ thời an
Thung dung minh triết thanh nhàn thảnh thơi
Người sung sướng biết sống vui
Những người hiếu hạnh được đời yêu thương.

Việc chính là học làm người
Khắc sâu nhân nghĩa nhớ đời đừng quên
Hiếu trung phải học đầu tiên
Đừng tham tưởng bở mà quên ân tình.

Đừng tưởng cứ đẹp là tiên
Cứ trên là sáng cứ tiền là xong
Đừng tưởng không nói là câm
Không nghe tưởng điếc không trông tưởng mù

Đừng tưởng cứ trọc là sư
Cứ vâng là chịu cứ ừ là ngoan
Đừng tưởng có của là sang
Cứ im lặng tưởng là vàng nguyên cây.

Đừng tưởng cứ uống là say
Tai trâu đàn gẩy lời hay ham bàn
Đừng tưởng giàu hết gian tham
Không thời chẳng vận lạm bàn chuyện dân

Đừng tưởng cứ mới là tân
Cứ hứa là chắc cứ ân là tình
Đừng tưởng cứ thấp là khinh
Cứ chùa là tĩnh cứ đình là to.

Đừng tưởng già hết hồ đồ
Cứ trẻ là chẳng âu lo buồn phiền
Đừng tưởng cứ quyết là nên
Cứ mạnh là thắng cứ mềm là thua.

Đừng tưởng đã dấm là chua
Sấm rền là sẽ có mưa ngập trời
Đừng tưởng vui chỉ có cười
Buồn thì ủ rũ chỉ ngồi khóc than

Đừng tưởng cứ lớn là khôn
Cứ bé là dại cứ hôn là chồng
Đừng tưởng bịa có thành không
Nhìn gà hóa cuốc lẫn ông với thằng

Lúc vui tham bát bỏ mâm
Đến khi hoạn nạn tần mần bỏ đi
Đừng tưởng không nhất thì nhì
Phò thịnh sung sướng giúp suy nghèo hèn

Gặp trăng thì vội quên đèn
Hám tiền quên nghĩa đỏ đen lạc đường
Đừng tưởng giàu hết cô đơn
Cao sang hết ốm gian tham hết nghèo.

Đừng tưởng cứ núi là cao
Cứ sông là chảy, cứ ao là tù
Đừng tưởng cứ dưới là ngu
Tham giành là được thấy tu tưởng hiền.

Đừng tưởng cứ thấp là hèn
Cứ sang là trọng cứ tiền là xong
Đừng tưởng quan chức là rồng
Dân thường thấp cổ thì không biết gì.

Đời người lúc thịnh lúc suy
Lúc khỏe lúc yếu lúc đi lúc dừng
Đắng cay chua ngọt đã từng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau.

Ở đời nhân nghĩa làm đầu
Thủy chung sau trước tình sâu nghĩa bền
Học làm người việc đầu tiên
Hiếu trung phúc hậu đừng quên nối vần

“Lênh đênh qua cửa Thần Phù
Khéo tu thì nổi , vụng tu thì chìm”

“Chồng khôn thì được vợ chiều
Vợ ngoan thì được chồng yêu suốt đời”

“Người trồng cây hạnh mà chơi
Ta trồng cây đức để đời mai sau”
(*)

(*) Ca dao người Việt cổ

CHÂN CHÍNH
“Chân chính bao nhiêu phúc bấy nhiêu”
(Lời của Ông Bà dạy)

Làm Người chân chính sống vui
Chân là sự thật, chính thời thẳng ngay
Ai ơi nhớ lấy câu này
Tìm lành lánh dữ, cây ngay bóng tròn

BẢY ĐỊNH LUẬT CUỘC SỐNG
Hoàng Kim

Luật hấp dẫn
Quyết chí điều mình muốn

Luật tập trung
Việc chính biết dày công

Luật trách nhiệm
Dám làm thì dám chịu

Luật kiên trì
Không bỏ cuộc giữa chứng

Luật nhân quả
Gieo gì thì gặt nấy

Luật chấp nhận
Biết tỉnh thức mới khôn

Luật kết nối
Đoàn kết là sức mạnh

xem tiếp Chuyện đồng dao cho em https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chuyen-dong-dao-cho-em

Hình ảnh này không có thuộc tính văn bản thay thế; tên tập tin là chuyen-dong-dao-cho-em-1.jpg

CHUYỆN ĐỒNG DAO CHO EM
Hoàng Kim


Tiếng Việt lung linh sáng
Lời dặn của Thánh Trần
Biết mình và biết người
Kế sách một chữ Đồng

Quốc Công đạo làm tướng
Tiết Chế đức dụng nhân
Văn chương ngọc cho đời
Tự do ngời tâm đức

Vui đi dưới mặt trời

xem tiếp Chuyện đồng dao cho em https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chuyen-dong-dao-cho-em

THƠ VUI NHỮNG NGÀY NHÀN
Hoàng Kim

Về hưu cuốc đất trồng rau,
Nhàn tênh hôm sớm, giải dầu #Thungdung
Rượu bia thuốc lá chẳng màng
Chính liêm cần kiệm không phiền lụy ai
Thảnh thơi nắng sớm mưa mai
Giúp con, dạy cháu, khuyến ai cần mình
An nhàn, đức độ, công minh
Tìm lành, lánh dữ, hoàng thành  HƯU TU.

Về hưu việc cứ lu bù
Kiệm cần vẫn quý từng xu, từng đồng
Làm thêm đâu phải buồn lòng
Mà quen lao động thong dong tối ngày
Người thân đùa bảo đi cày
Vì không lười được, hưu này HƯU TRÂU.

Về hưu chẳng thiết đi đâu
Nấu cơm, dạy cháu, nhặt rau, quét nhà
Giúp con, khuyến học, trông già
Kiêm luôn bảo vệ coi nhà, giữ xe  
Chẳng màng điều tiếng khen chê  
Vui làm HƯU CHÓ vợ thuê việc nhà

Về hưu vẫn rộng đường xa
Lưng còn lấm đất đâu là HƯU NON.
Chẳng hề lạc lối làm ăn
Cơ may thời vận khó khăn nghiệp mình
Mới hay đá nát ngọc lành
Nhân duyên tiền định trời dành phận cho.

Về hưu lẫn thẩn làm thơ
Thiên cơ nhân quả cứ ngờ rằng hay
Mã tiền khóa luận đúng sai
Đức năng thắng số vui say việc đời
Trần Đoàn thỏa chí rong chơi
Thênh thênh bạn quý ấy thời HƯU HÂM

Cuộc đời thoáng chốc trăm năm
Đồng dao người lớn tri âm thành vè:

“Ai ơi lẳng lặng mà nghe
Dữ răn việc trước, lành dè thân sau” (7).

“Trai thời trung hiếu làm đầu
Gái thời hiếu hạnh làm câu trau mình” (3):

“Lênh đênh qua cửa Thần Phù
Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm” (1)
 
“Trai khôn thì được vợ chiều
Gái ngoan thì được chồng yêu suốt đời” (2).

“Nên thợ nên thầy nhờ có học
No ăn no mặc bởi hay làm” (4) .

“Dẫu có bạc vàng trăm vạn lượng
Không bằng kinh sử một vài pho”(5).

“Người trồng cây hạnh người chơi
Ta trồng cây đức để đời mai sau
. (6)

xem tiếp: https://hoangkimlong.wordpress.com/tho-vui-nhung-ngay-nhan/

Những câu thơ trích dẫn : (1) (2) (6) Ca dao người Việt cổ; (3) (7) Nguyễn Đình Chiểu: (4) Nguyễn Trãi; (5) Lê Quý Đôn

ĐỨC TIN
Hoàng Kim

Bảy mươi học tám mốt
Đức tin hơn niềm tin
Lá vàng ôm ấm cội
Thăm thẳm một tấm nhìn


Lev Tonstoy năm kiệt tác Lev Tolstoy (1828 – 1910) tám mươi mốt tuổi là nhà hiền triết và đại văn hào Nga danh tiếng bậc nhất lịch sử nhân loại với năm kiệt tác lắng đọng mãi với thời gian: 1) Chiến tranh và Hòa bình, 2) Ana Karenina, 3) Phục sinh; 4) Đường sống; 5) Suy niệm mỗi ngày. Riêng hai tác phẩm Đường sống và Suy niệm mỗi ngày / Minh triết cho mỗi ngày (Wise Thoughts for Every Day) được coi là hai công trình trọng yếu cuối cùng của Lev Tonstoy và ông đã xem nó là đóng góp quan trọng nhất của ông cho nhân loại…. Lev Tonstoy khuyên chúng ta về ĐỨC TIN. “Hãy luôn luôn hạnh phúc và sung sướng”  hãy  tuân theo quy luật của sự thiện và luôn nhớ câu cách ngôn cổ của người Do Thái: “Linh hồn của một người là ngọn đèn của Thượng đế“.  Minh triết cho mỗi ngày là một kho tàng minh triết tinh túy. Lev Tonstoy dùng chữ “Đức tin” hay hơn và sâu sắc hơn “niềm tin”,

NIỀM TIN
Van Nguyen

Ngày mai đi xa
em gửi niềm tin ở lại quê nhà
sao em không gửi vào chùa
Ba Vàng, Tam Chúc, Bái Đính
những ngôi chùa đại gia

Đất nước luôn biết ơn
sao em không gửi niềm tin
vào những tượng đài
xây bằng đá, xi măng, cốt thép
vĩnh cửu bền đẹp với thời gian

Sao em lại gửi niềm tin
vào những chiếc lá
niềm tin bé nhỏ
chiếc lá màu xanh
dưới rặng cây
có ngôi nhà mẹ ở

Tượng đài cao to dễ đổ
Chùa rộng phật tử đi nhầm
Mùa thu lá rụng
Anh thành người nhặt lá cho em…

(*) Bài ĐỨC TIN là sự tiếp nối và bàn luận về NIỀM TIN (Kim Notes lắng ghi chú) xem tiếp Lev Tonstoy năm kiệt tác https://hoangkimlong.wordpress.com/category/lev-tonstoy-nam-kiet-tac/ và Thơ vui những ngày nhàn https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tho-vui-nhung-ngay-nhan Chuyện đồng dao cho em https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chuyen-dong-dao-cho-em

TỈNH THỨC CÙNG THÁNG NĂM
Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim
#Nhàtôi
; #Thungdung#dayvahoc, #vietnamhoc#cnm365#cltvn; #đẹpvàhay;
https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-30-thang-3/ & https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-30-thang-3/

CNM365 Tình yêu cuộc sống: Mưa xuân trong mắt ai; Ngọc Phương Nam ngày mới; Giống khoai lang Việt Nam; Đàn Nam Giao thành phố Huế; Lời ru nhớ núi sông ; #Nhàtôi; Đến với Tây Nguyên mới ; Câu cá bên dòng Sêrêpôk ; Tỉnh thức cùng tháng năm; Mưa xuân Kim và Thủy; Tháng Ba hoa gạo nở; Việt Nam con đường xanh; Đọc lại và suy ngẫm; Mây lành Phổ Đà Sơn; Kim Notes lắng ghi chú; Gia Cát Mã Tiền  Khóa; Trung Quốc một suy ngẫm; Nhớ Ông Bà Cậu Mợ; Có một ngày như thế; Phục sinh giữa tối sáng; Nam tiến của người Việt; Nhà tôi giấc mơ xanh; Cao Biền trong sử Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Nhà tôi giấc mơ xanh; Tô Đông Pha Tây Hồ; Thượng Đức thương nhìn lại; Những trang văn thắp lửa; Thơ vui những ngày nhàn; Bill Gates học để làm; Minh triết sống phúc hậu; Giống khoai lang Việt Nam;Sắn Việt Nam ngày nay; Vietnamese Cassava Today; Hồ Lắk Đình Lạc Giao; Ngày Quốc tế Hạnh phúc; Chim Phượng về làm tổ; Chốn vườn thiêng cổ tích; Trân trọng Ngọc riêng mình; Bảo tồn và phát triển sắn; Về miền Tây yêu thương; Trần Công Khanh ngày mới; Mark Zuckerberg và FB ; Chuyện đồng dao cho em; Đến với Tây Nguyên mới; Thương Kim Thiếp Vũ Môn.Nghỉ ngơi nhàn tĩnh dưỡng; Trần Công Khanh ngày mới;Selma Nobel văn học; Thầy Quyền thâm canh lúa; Chuyện ngày sinh của Thủy;Một gia đình yêu thương; Thành kính lưu lời thương; Nhớ ông bà cậu mợ; Một niềm tin thắp lửa;Minh triết sống phúc hậu; Truyện vua Solomon; Đến với Tây Nguyên mới; Hồ Lắk Đình Lạc Giao; Thương Kim Thiết Vũ Môn; IAS đường tới trăm năm; Nông nghiệp Việt trăm năm; Quản lý đất đai Việt Nam; Nam Tiến của người Việt.Mẹ tắm mát đời con; Bóng hạc chốn xa xôi; Hồ Lắk Đình Lạc Giao; Cánh cò bay trong mơ; Vào Tràng An Bái Đính; Sông Hoàng Long chảy hoài; Nguồn Son nối Phong Nha; #An nhiên; Đến với Tây Nguyên mới; Thương Kim Thiết Vũ Môn; Nguyễn Huy Thiệp lắng đọng;Đặng Dung thơ Cảm hoài; Đồng hành cùng đi tới; Giống khoai lang Việt Nam; Thương Kim Thiếp Vũ Môn; Quảng Bình đất và người; Thơ văn thầy Hồ Ngọc Diệp; Chuyện cổ tích người lớn; Cuối dòng sông là biển; Thầy nghề nông chiến sĩ; Đọc lại và suy ngẫm; Thương Kim Thiếp Vũ Môn; Giống khoai lang Việt Nam; #cnm365 #cltvn An nhiên; Việt Nam con đường xanh; Đọc lại và suy ngẫm; Mây lành Phổ Đà Sơn; Cao Biền trong sử Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Nhà tôi giấc mơ xanh;Phạm Hồng Đức Phước ca cao; Cao Biền trong sử Việt;Trời nhân loại mênh mông; Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay; Thầy bạn trong đời tôi; Cuối dòng sông là biển;. Phục sinh giữa tối sáng; Nam tiến của người Việt; Gia Cát Mã Tiền Khóa;

LangTranThanhTongLongHungThaiBinh,PVLOC90

Ngày 30 tháng 3 năm 1258, Trần Thái Tông nhượng lại ngôi vua triều Trần ở Việt Nam cho Thái tử Trần Hoảng là Trần Thánh Tông. Trần Thái Tông trở thành Thái thượng hoàng. Ngày 30 tháng 3 năm 1023, ngày sinh Lý Thánh Tông, Hoàng đế thứ 3 của nhà Lý, Việt Nam (mất năm 1072). Ngày 30 tháng 3 năm 1853, ngày sinh Vincent van Gogh, họa sĩ người Hà Lan (mất năm 1890);

Bài chọn lọc ngày 30 tháng 3: Chuyện thầy Lê Quý Kha; Có một ngày như thế; Nhà Trần trong sử Việt; Nghê Việt am Ngọa Vân; Phạm Minh Giắng bạn tôi; Chuyện cổ tích người lớn; Phục sinh giữa tối sáng; Phạm Hồng Đức Phước ca cao; Kim Notes lắng ghi chú; Gia Cát Mã Tiền Khóa; Trung Quốc một suy ngẫm; Nhớ Ông Bà Cậu Mợ; Giống khoai lang Việt Nam; Có một ngày như thế; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-30-thang-3/https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-30-thang-3/

CHUYỆN ĐỒNG DAO CHO EM
Hoàng Kim


Nếu giọt nước rơi xuống hồ nó sẽ biến mất, nhưng nếu rơi xuống lá sen , nó sẽ tỏa sáng như một viên ngọc. Đời người cũng như giọt nước rơi, ở với ai mới là điều quan trọng.

HOA ĐẤT THƯƠNG LỜI HIỀN
Hoàng Kim

1

Ta vui đếm nhịp thời gian
Thung dung nhàn giữa gian nan đời thường.

Mẫu Phương Nam Tao Đàn
Đường Huyền Trân Công Chúa
Nam tiến của người Việt
Hoa Đất thương lời hiền

2

Người ta hoa đất
An nhàn vô sự là tiên
Thung dung cỏ hoa
Thế giới người hiền

Điền trúc măng ngon
Hôm qua chăm mai
Sớm nay hái nấm
Chiều về thu măng.

Thung dung thanh nhàn
Sống giữa thiên nhiên
Đọc bài cho em
Vui cùng bạn quý

Đọc sách dọn vườn
Lánh chốn bon chen
Thảnh thơi cuộc đời
Chơi cùng hoa cỏ.

Xưa lên non Yên Tử
Mang lộc trúc về Nam
Nay đến chốn thung dung
Vui nhởn nhơ hái nấm.

Ơn Thầy Ơn Bạn
Lộc xuân cuộc đời
Thung dung Hoa Lúa
Phúc hậu, an nhiên,

Minh triết, tận tâm
Hoa Người Hoa Đất
Làm ngọc cho đời
Đạo ẩn vô danh.

3

Mình là hoa của đất
Ươm mầm xanh cho đời.
Gieo yêu thương hi vọng
Gặt hái những niềm vui.

Thấm thoắt bao xuân qua
Cùng nhau từ thuở ấy
Lộc muộn ngày hôm nay
Nhớ buổi đầu gieo cấy.

Hàng trăm ngàn hec ta
Bội thu từ giống mới .
Nhìn bà con hân hoan
Đường trần vui quên mỏi.

4

Nhà Trần trong sử Việt
Lời dặn của Thánh Trần
Yên Tử Trần Nhân Tông
Chuyện cổ tích người lớn

Về với vùng văn hóa
Nhớ cụ Thái Kim Đỉnh
Nguyễn Du trăng huyền thoại
Trà sớm thương người hiền

Việt Nam con đường xanh

5

Sớm nào cũng dành nửa tiếng,
Thung dung đếm nhịp thời gian.
Thong thả chỉ thêu nên gấm,
An nhiên việc tốt cứ làm.
Thoáng chốc đường trần nhìn lại,
Thanh nhàn vô sụ là tiên

6

Điểm nhịp thời gian đầy bút mực
Thung dung năm tháng thảnh thơi nhàn
Đất cảm trời thương người mến đức
An nhiên thầy bạn quý bình an.

Ngày mới đầy yêu thương
Chuyện cũ chưa hề cũ
An nhiên nhàn nét bút
Thảnh thơi gieo đôi vần

Hoa Đất thương lời hiền

2017-11-01_YenTu

Ngày Hạnh Phúc đọc lại kinh Dịch và lời khuyên của Trạng Trình: “Căn bản học Dịch là phải biết tùy thời, hướng thiện và lạc quan. Tùy thời thì an nhàn, trái thời thì vất vả. Tùy thời mà vẫn giữ được trung chính.”

“Có nước nhỏ được biết đến nhờ những vũ khí hạt nhân tên lửa, trong khi thoát khỏi cảnh đói nghèo Việt Nam nhờ hạt gạo nhỏ nhoi. Có lẽ chiến tranh và đói khổ đe dọa đầu tiên mạnh mẽ nhất đến tính mạng và hạnh phúc con người. Việt Nam đã trải qua chiến tranh, nạn đói, vì vậy chúng ta cần có nhà bảo tàng riêng cho cây lúa và sản xuất lúa gạo. Vinh danh cây lúa và những người nông dân một nắng hai sương, nhiều người cho rằng là việc nên làm. Có lẽ ít cây trồng nào hy sinh, chịu đựng và cực khổ như cây lúa. Khi nắng hạn, lụt lội, khi bảo táp mưa sa cây lúa phải trần mình chịu đựng giữa bùn lầy. Để một ngày được hạt lúa vàng, hạt gạo trắng tinh dâng hiến cho con người…” (Đỗ Khắc Thịnh)

TIẾNG VIỆT LUNG LINH SÁNG
Hoàng Kim


Tiếng Việt lung linh sáng
Muốn sang thì bắc cầu kiều
Chuyện đồng dao cho em
Bài đồng dao huyền thoại


Ca dao Việt “Cày đồng”
Mãn Giác thơ “Hoa Mai”
Tiếng Việt lung linh sáng
Thơ Việt ngoài ngàn năm


Trần Khánh Dư “Bán than”
Phạm Ngũ Lão Thuật Hoài
Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn
Đặng Dung thơ Cảm hoài.

Dân ca truyền di sản
Ca dao lọc tinh hoa
Đầu tiên tới cuối cùng
Học ăn và học nói

Cụ Nguyễn Quốc Toàn “mọt sách đền văn học, Lão Quán Lục Vân Tiên”, ngày 5 tháng 4 lúc 14:59 có bài viết DỊCH HAY PHÓNG TÁC ?? nguyên văn như sau:

1- Trong số ca dao Việt Nam nói về nghề nông và giá trị hạt gạo thì bài: “Cày đồng đang buổi ban trưa. Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. Ai ơi! bưng bát cơm đầy. Dẻo thơm một hột, đắng cay muôn phần” có mặt trong nhiều tuyển tập, như: • Tục ngữ ca dao dân ca VIỆT NAM của Vũ Ngọc Phan (1). • Tục ngữ ca dao VIỆT NAM của Hồng Khánh – Kỳ Anh sưu tầm biên soạn (2), • Ca dao VIỆT NAM do Bích Hằng tuyển chọn (3). Các tác giả của ba tập sách trên tuyệt nhiên không có chú thích gì về bài ca dao đó, làm người đọc đinh ninh là ca dao Việt Nam. Nhà phê bình danh tiếng Hoài Thanh cũng yên trí “đó là một trong những bài ca dao hay nhất của xứ ta từ trước” (4).***

2- Thực ra bài ca dao “Cày đồng đang buổi ban trưa…” là của Tàu, chưa rõ ai là tác giả. Một số bảo của Lí Thân, (李紳,772 – 846) người Vô Tích tỉnh Giang Tô, số khác cho là của Nhiếp Di Trung (聶夷中, 837 – 884) người Hà Đông. Có điều lạ, trong “Toàn Đường thi” (全唐詩) (5) bốn câu trên được xếp vào ngũ ngôn tứ tuyệt vừa để ở mục Nhiếp Di Trung vừa để ở mục Lí Thân. ***

3- Tui tìm thấy bản chữ Hán bài ca dao trên trong bộ “Đường thi tuyển dịch” của ông Lê Nguyễn Lưu gồm hai tập, kê cứu 1409 bài thơ của 173 nhà thơ Tàu. Lí Thân ở trang 1097, với hai bài thơ Cổ phong kỳ1 và Cổ phong kỳ kỳ 2. Dưới đây là bài Cổ phong kỳ 1 tui đang bàn tới 古風其一鋤禾日當午汗滴禾下土誰知 盤中餐粒粒 皆辛苦* Phiên âm Thơ Cổ phong Bài 1 Sừ hòa nhật đương ngọ Hãn trích hòa hạ thổ Thùy tri bàn trung xan Lạp lạp giai tân khổ *** Ông Lê Nguyễn Lưu dịch xuôi:Cày xới lúa đang lúc giữa trưa Mồ hôi giọt xuống đất dưới cây lúa Ai nghỉ đến bữa cơm dọn trong mâm Mỗi hột đều chứa nỗi đắng cay gian khổ Và ông Lưu dịch thơ:Cấy lúa giữa ban trưa Mồ hôi ngoài ruộng đổ Ai hay một bát cơm Hạt hạt đầy tân khổ*** Để thấy dịch giả Lê Nguyễn Lưu vừa lúng túng vừa tiền hậu bất nhất trong cách dịch của mình, tui phân tích hai chữ sừ (鋤) và hòa (禾) trong câu thứ nhất “sừ hòa nhật đương ngọ”.- Sừ (鋤) có hai trạng thái diễn đạt. Khi là danh từ, sừ (鋤) chỉ cái cuốc. Ví dụ Nguyễn Trãi nói với bạn là Hữu Nhân: 他年淽溪約, 短笠荷春鋤 : “Tha niên Nhị Khê ước, Đoản lạp hạ xuân sừ”, nghĩa là: Năm nào hẹn về Nhị Khê đội nón lá, vác cuốc đi làm vụ xuân”. Khi là động từ, sừ (鋤) chỉ sự cuốc, như cuốc đất cuốc cỏ.- Hòa (禾) là lúa chưa tuốt ra khỏi bông, chưa cắt ra khỏi rơm rạ. Kinh thi có câu: Thập nguyệt nạp hòa giá 十月納禾稼 Tháng mười thu vào thóc lúa.*** Nếu căn cứ vào tự dạng chữ Hán thì sừ hòa (鋤禾) phải dịch là cuốc lúa, nhưng cuốc lúa là sự vô lý nên ông Lưu thay cuốc bằng “cày” và thêm vào chữ “xới” thành ra “cày xới lúa đang lúc giữa trưa”. Ý dịch giả là người nông dân cày xới cỏ giữa những hàng lúa. Điều đó dẫn đến sự thậm vô lý khác. Là lúa (禾=hòa) đã chắc hạt, đợi tuốt ra khỏi bông cớ sao còn phải cày cỏ. Khi dịch ra thơ, học giả Lê Nguyên Lưu tùy tiện bỏ cuốc lúa,cày lúa, mà gọi là “cấy lúa giữa ban trưa” ***

Một nông dân Việt (hoặc một nhà thông thái Việt) nào đó thấy “sừ hòa nhật đương ngọ” có cái gì đó không ổn, nên dựa vào ý thơ để sáng tác thành một tác phẩm khác theo thể thơ lục bát truyền thống Việt, ai đọc vào cũng hiểu và thuộc nằm lòng ngay.

Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thảnh hót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.***

Tiếc là cho đến nay chưa thấy một học giả nào tìm ra thân thế người phóng tác thiên tài đó. Chỉ biết là bốn câu ca dao trên đã thuộc về tài sản dân ca Việt Nam trong các tuyển tập. —————————–
(1) Nxb Khoa học xã hội Hà Nội 1971
(2) Nxb Đà Nẵng 2007
(3) Nxb Văn hóa Thông tin 2011
(4) http://www.thivien.net/viewwriting.php?ID=250
(5) huynhchuonghung.com
Bộ sách Đường thi tuyển dịch của Lê Nguyễn Lưu

Cụ Nguyễn Quốc Toàn còn nói thêm: Có một sự thực ta phải chấp nhận, hàng ngày ta nói và viết đã dùng đến 80% âm Hán Việt. May mắn là chúng ta vẫn là người Việt của nước Việt Nam.

Anh Ruc Hung có hai nhận xét xin được chép lại :

1. Bài ca dao “Cày đồng…” từ lâu đã được nhiều học giả, nhiều tờ báo, trang Web…trong nước cùng xác định là có nguồn gốc từ bài thơ Đường “Mẫn nông (憫農)” của Trung Quốc rồi bác ạ. Trước sau đã có rất nhiều bản dịch bài “Mẫn nông” sang tiếng Việt và tất cả các bản dịch này đều gắn với tên dịch giả, chỉ duy nhất bản dịch “Cày đồng…” phiên bản ca dao mà bác NQT đang bàn là khuyết danh mà thôi. Tuy nhiên, điều lạ lùng là vượt lên tất cả, chính bản dịch khuyết danh phiên bản ca dao này mới là bản được nhiều thế hệ người Việt biết đến và ngưỡng mộ nhất, thậm chí còn đinh ninh đó là sản phẩm cổ phong bản địa và quyết không rời nó, dù sau này nhiều người đã biết nguyên tác có nguồn gốc ngoại lai! Tại sao vậy? Đó là một câu chuyện dài…Hình dung rằng, bản dịch thoạt đầu được TRUYỀN KHẨU bằng TIẾNG VIỆT trong dân gian, trải thời gian, được nhiều thế hệ tác giả vô danh kế tiếp chỉnh sửa, gọt dũa, đồng sáng tạo theo phong cách dân gian mà thành bản dịch hoàn chỉnh hơn, rất THOÁT, rất HAY, rất THUẦN VIỆT so với nguyên tác. Khi người Việt chưa có chữ viết, cũng như bao tác phẩm sáng tạo dân gian khác, bài “Cày đồng…” tồn tại trong ký ức cộng đồng và TRUYỀN KHẨU trong nhân gian cho đến khi các nhà sưu tầm, nghiên cứu văn học dân gian bắt gặp/nghe được, ghi chép lại, văn bản hoá vào công trình sưu tầm, nghiên cứu của mình và từ đó bài “Cày đồng…” trở thành một đơn vị trong dòng văn học dân gian (văn học trước khi có chữ viết) Việt Nam. Thế nên, không thể, thậm chí không cần đi tìm tác giả bản dịch bài “Cày đồng…” nữa, bởi bài thơ đã được sáng tạo lại, được dân gian hoá.

2. Vì lý do lịch sử, lý do tiếp xúc, tiếp biến văn hoá, không riêng gì bài ca dao “Cày đồng…” mà còn nhiều thể loại văn học dân gian Việt Nam khác cũng ảnh hưởng văn học Trung Quốc, nhưng không ai đặt vấn đề xem xét lại, hoặc gỡ bỏ khỏi kho tàng văn học dân gian nước nhà, bởi nó đã được Việt hoá cao độ và ăn sâu vào đời sống văn học, văn hoá, giao tiếp của người Việt. Chẳng hạn như trong hệ thống thành ngữ Việt Nam có không ít thành ngữ Trung Quốc được dịch và dân gian hoá (Việt hoá) để dùng (mà các nhà nghiên cứu cho là tương đồng):- Y cẩm dạ hành / Áo gấm đi đêm.- Cô thụ bất thành lâm / Một cây làm chẳng nên non.- Diệp lạc quy căn / Lá rụng về cội.- Gia miếu bất linh / Bụt chùa nhà không thiêng- Bão noãn tư dâm dật / No cơm ấm cật dậm dật khắp nơi- Bất cộng đái thiên / Không đội trời chung-….

Hoàng Kim có một câu hỏi nghi vấn: “Sáng tác Việt hay dịch?” Ví như “Tết Việt và Tết Trung” là xuất phát từ “Tiết Lập Xuân” hướng chính Đông của Việt Thường La Bàn Việt.

ĂN CHÁO NÓI CÀN KHÔN
Hoàng Kim

Hai ông ăn cháo nói chuyện càn khôn (1)
Bánh đúc Chợ Đồn cháo ngon Đồng Hới
Minh sư Hưng Đạo thấu hiểu Khánh Dư
Nhớ chuyện Vân Tiên yêu thương Lão Quán
Binh thư yếu lược chọn tướng cực tài (2)
Bát quái tùy thời lời dẫn kiệt tác (3)
Lửa hương vẹn kiếp sắt đá bền gan (4)
Đá Đứng sông thiêng (5) Linh Giang Minh Lệ

Ghi chú
(1) Bán than
Trần Khánh Dư

Một gánh càn khôn quẩy tếch ngàn,
Hỏi chi bán đó, gửi rằng than.
Ít nhiều miễn được đồng tiền tốt,
Hơn thiệt nài bao gốc củi tàn.
Ở với lửa hương cho vẹn kiếp,
Thử xem sắt đá có bền gan.
Nghĩ mình lem luốc toan nghề khác,
Nhưng sợ trời kia lắm kẻ hàn.

Theo Đào Trung Kiên, chủ bút Thi Viện, bài thơ này tương truyền là của Trần Khánh Dư, song có người lại nói của một người đời chúa Nguyễn trong Nam.

Nguồn:
1. Trần Trung Viên, Văn đàn bảo giám, NXB Văn học, 2004
2. Trần Trọng Kim, Việt thi, NXB Tân Việt, 1949
3. Dương Quảng Hàm, Quốc văn trích diễm: Cao đẳng tiểu học độc bản, Kim Khuê ấn quán phát hành, 1928

(2) Lời dặn của Thánh Trần: Quốc Công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn mất ngày 20 tháng 8 âm lịch năm 1300. Người được dân Việt tôn kính gọi là Đức Thánh Trần và thường dâng lễ tạ ơn sớm từ 20 tháng 8 dương lịch đến ngày lễ chính. Vua Trần Anh Tông lúc Đức Thánh Trần sắp lâm chung có ân cần ngự tới nhà thăm, hỏi rằng: “Nếu có điều chẳng may, mà giặc phương Bắc lại sang xâm lược thì kế sách như thế nào?”. Đức Thánh Trần trả lời: “khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy”. Nguyên văn: “Ngày xưa Triệu Vũ Đế (tức Triệu Đà) dựng nước, vua nhà Hán cho quân đánh, nhân dân làm kế thanh dã (vườn không nhà trống), đại quân ra Khâm Châu, Liêm Châu đánh vào Trường Sa, Hồ Nam, còn đoản binh thì đánh úp phía sau. Đó là một thời. Đời nhà Đinh, nhà Tiền Lê dùng người tài giỏi, đất phương nam mới mạnh mà phương bắc thì mệt mỏi suy yếu, trên dưới một dạ, lòng dân không lìa, xây thành Bình Lỗ mà phá được quân Tống. Đó lại là một thời. Vua nhà Lý mở nền, nhà Tống xâm phạm địa giới, dùng Lý Thường Kiệt đánh Khâm, Liêm, đến tận Mai Lĩnh là vì có thế. Vừa rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây. Vì vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước góp sức, giặc phải bị bắt. Đó là trời xui nên vậy. Đại khái, nó cậy trường trận, ta dựa vào đoản binh. Dùng đoản binh chế trường trận là sự thường của binh pháp. Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa, như gió thì thế dễ chế ngự. Nếu nó tiến chậm như các tằm ăn, không cầu thắng chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được. Vả lại, khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy” * (Đại Việt sử ký toàn thư tập 2 trang 76 -77). Tám hạng tướng và bậc đại tướng theo Binh thư yếu lược có nhân tướng, nghĩa tướng, lễ tướng, trí tướng, tín tướng, bộ tướng, kỵ tướng, mãnh tướng, đại tướng. Bậc đại tướng là người bao trùm và vượt hẳn tám hạng tướng kể trên, gặp hiền tài thì tôn trọng lắng nghe, biết tỏ ý mình không theo kịp người, biết nghe lời can ngăn như thuận theo dòng nước, lòng rộng rãi nhưng chí cương quyết, giản dị và nhiều mưu kế.” Trần Khánh Dư là tướng rất giỏi theo Lịch triều hiến chương loại chí thì ông được Trần Thánh Tông nhận làm Thiên tử nghĩa nam nhưng lại vướng phải vụ án gian dâm với Thiên Thụy công chúa là vợ Hưng Vũ vương Trần Quốc Nghiễn, con trai Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn. Trần Khánh Dư được Trần Quốc Tuấn giao làm đại tướng. giữ chức phó đô thống tướng của ông.

(3) Vạn Kiếp tông bí truyền thư (萬劫宗秘傳書) của Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương, tác phẩm này còn gọi là Vạn Kiếp binh thư đã thất truyền. Bài tựa của Trần Khánh Dư trong cuốn sách này giải thích bí truyền đại sư là người thế nào:“Phàm người khéo cầm quân thì không cần bày trận, khéo bày trận thì không cần giao chiến, khéo giao chiến thì không thể thất bại, khéo thất bại thì không thương vong. Xưa kia, Cao Dao làm chức sĩ sư mà mọi người không dám trái mệnh, Văn Vương và Vũ Vương nhà Chu là bậc thầy về văn và về võ, ngấm ngầm sửa đức để khuynh loát quyền bính của nhà Thương mà lấy nghiệp vương. Đó đều có thể gọi là những người giỏi cầm quân, không cần bày trận vậy. Vua Thuấn múa lá mộc và lông trĩ mà họ Hữu Miêu tự mình tìm đến, Tôn Vũ nước Ngô đem mỹ nhân trong cung thử tập trận mà phía tây phá nước Sở hùng cường, phía Bắc ra uy với nước Tần nước Tấn, nổi tiếng khắp chư hầu. Đó đều có thể gọi là những người giỏi bày trận, không cần giao chiến vậy. Cho đến Mã Ngập nước Tấn dựa vào bát trận đồ chuyển đánh nghìn dặm, phá được Thụ Cơ Năng mà lấy lại Lương Châu. Thế gọi là người giỏi giao chiến không bao giờ thất bại vậy.Cho nên, trận nghĩa là bày ra, là khéo léo. Ngày xưa, vua Hiên Viên lập ra phép “tỉnh điền” để đặt binh chế, Gia Cát Lượng xếp đá bên sông để làm bát trận, Vệ công sửa lại làm trận Lục Hoa, Hoàn Ôn định ra trận Xà Thế, trước sau đều có trận đồ nổi tiếng, trình bày tuần tự, thành phép tắc rõ ràng. Nhưng người đương thời ít ai thông hiểu, muôn vàn đầu mối nhìn vào dường như rối loạn, chưa từng nắm được lẽ biến dịch bên trong. Ví như những phép tắc và suy luận của Lý Thuyên, người sau không ai hiểu nghĩa là gì. Vì thế, Quốc công ta bèn so sánh, kê cứu trận đồ và binh pháp của các nhà, tổng hợp lại thành một bộ sách. Tuy chép cả những điều chi tiết, nhưng người sử dụng thì nên bỏ bớt những chỗ rườm, tóm lấy thực chất. Rồi lấy năm hành ứng với nhau, chín cung câu với nhau, phối hợp cương và nhu, xoay vần chẵn và lẽ, không làm hỗn loạn âm dương và thần sát, phương lợi và sao tốt, hung thần và ác tướng, ba cát và năm hung, việc nào việc ấy thực phân minh rõ rệt. Quốc công lại còn thêm bớt với chiến thuật của thời Tam đại, nhờ đó trăm trận trăm thắng. Cho nên đương thời phía bắc làm cho Hung Nô phải sợ, phía tây làm cho Lâm Ấp phải kinh. Rồi ông đem sách này dạy bảo con em làm gia truyền, không tiết lộ cho người ngoài biết. Lại có lời dặn rằng: “Sau này con cháu và bề tôi phò tá của ta có học được bí thuật này thì nên lấy đầu óc sáng suốt, linh hoạt mà thực hành và sắp đặt nó, chứ không nên lấy đầu óc cứng nhắc, tối tăm mà cất giữ và lưu truyền. Nếu trái điều đó thì sẽ mang vạ vào thân, lại hại lây đến cả con cháu. Đó gọi là tiết lậu cơ trời vậy.”Bài tựa của Trần Khánh Dư cho Vạn Kiếp tông bí truyền thư, còn như sách Binh thư yếu lược mà người đời ngờ rằng bản thật đã bị cướp và thất lạc, đời sau chỉ có chân truyền lời này.

(4) Trần Khánh Dư được Trần Quốc Tuấn giao làm đại tướng. giữ chức phó đô thống tướng của ông. “lửa hương vẹn kiếp’ “sắt đá bền gan” là thơ viết ý này. Lời dặn của Thánh Trần trích dẫn phép CHỌN TƯỚNG của Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn:

Tám hạng tướng và bậc đại tướng

Nhân tướng là người dùng đức để đem đường cho người, dùng lễ để xếp việc cho họ, hiểu thấu sự đói rét của người dưới, biết rõ khó nhọc của đồng sự, đó là nhân tướng.

Nghĩa tướng là người làm việc không cẩu thả, thấy lợi mà không tham, biết chết vinh hơn sống nhục.

Lễ tướng là người có địa vị cao quý mà không kiêu căng, công hơn người mà không cậy, tài năng mà biết hạ mình, cứng cỏi mà biết nhẫn nhịn.

Trí tướng là người gặp biến bất ngờ mà chí không đổi, ứng phó linh hoạt với việc khó khăn, có thể đổi họa thành phúc, gặp cơn nguy biến mà sắp đặt thành thắng thế.

Tín tướng là người thưởng phạt nghiêm minh công bằng, khen thưởng không chậm trễ và không bỏ sót, trừng phạt không buông tha cho kẻ cao quý.

Bộ tướng thủ hạ của đại tướng phải chọn người tay chân lẹ làng, võ nghệ tuyệt luân,  giỏi đánh gần, ứng biến di chuyển mau lẹ, để bảo vệ an toàn cao nhất cho chủ soái.

Kỵ tướng là người có thể vượt núi non cheo leo, từng trải việc nguy hiểm, cưỡi ngựa bắn tên mau lẹ như chim bay, tới thì đi trước, lui thì về sau.

Mãnh tướng là người khí thế vượt hẳn ba quân, dám coi thường địch mạnh, gặp đánh nhỏ vẫn luôn cẩn trọng, gặp đánh lớn thì can đảm quả quyết.

Bậc đại tướng là người bao trùm và vượt hẳn tám hạng tướng kể trên, gặp hiền tài thì tôn trọng lắng nghe, biết tỏ ý mình không theo kịp người, biết nghe lời can ngăn như thuận theo dòng nước, lòng rộng rãi nhưng chí cương quyết, giản dị và nhiều mưu kế.”

(5) Đá Đứng chốn sông thiêng Hoàng Kim Con về Đá Đứng Rào Nan / Cồn Dưa Minh Lệ của làng quê hương/ Linh Giang chảy giữa vô thường / Đôi bờ thăm thẳm nối đường tử sinh. Đá Đứng chốn sông thiêng tại Làng Minh Lệ quê tôi ở Nam Sông Gianh cùng với Thiên Thụ Sơn ở Huế và Núi Đá Bia Phú Yên và Văn Miếu Trấn Biên Đồng Nai với Thiên Cấm Sơn An Giang là năm dấu ấn Nam Tiến của người Việt để thống nhất giang sơn về một mối. Đá Đứng chốn sông thiêng có câu chuyện ông già mù Cao Hạ đã khuyên tôi đổi tên từ Hoàng Minh Kim sang Hoàng Kim. Ông đến nhà tôi để đền ơn cha mẹ tôi đã cứu vớt con ông. Sau này cha mẹ tôi mất sớm “không được hưởng lộc con” (mà chỉ theo con che chở cho con lập nghiệp phương xa) và gia đình tôi đang êm ấm trở nên lưu tán không nhà, đúng như “Hoành Linh vô gia huynh đệ tán”. Tôi đã lần lượt chép lại, để tiện theo dõi mời lần lượt đọc năm mục từ: 1) Làng Minh Lệ quê tôi; 2) Linh Giang Đình Minh Lệ; 3) Đứng chốn sông thiêng; Đợi nắng; Ta về với Linh Giang; Hoa Đất, Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha; 4) Đất Mẹ vùng di sản; 5) Đá Đứng chốn sông thiêng; (tiếp theo kỳ trước).

Bạn Hoàng Minh Thuần ở TU Bình Thuận trao đổi tổng quát: Dạ anh. Em cũng nghĩ khai thác được tour du lịch sông nước kết hơp thắng cảnh từ Cầu sông Gianh lên Ba Đồn, Chợ Mới, bến Lội đền Bốn Miếu, bến chợ Troóc, Phong Nha – Kẽ Bàng, động Thiên Đường, động Sơn Đoòng chẳng khác gì thắng cảnh TRÀNG AN… là điều kiện thuận lợi để quê mình phát triển.

(Tôi xin kể tiếp)
– Không phải ngẫu nhiên mà Pháp chọn Đà Nẵng làm điểm khởi đầu trong kế hoạch đánh chiếm Việt Nam đâu. Có lý cả đấy ! Vì Kinh đô Huế nằm ở Bắc Hải Vân mà thế và lực với sự thông thuộc của Nhà Nguyễn chính là đất phương Nam trong khi Hoành Sơn Linh Giang Lũy Thầy lại là tuyến ba tầng thủ hiểm che chắn Kinh đô Huế ở mặt Bắc nên Pháp không chọn đánh Thanh Khê đó thôi

– Nhưng Linh Giang chính là hiểm địa, bẻ đôi Việt Nam. Ông già mù nói. Cụ nói đúng, Bố tôi lập tức nhỏm dậy. Vì tôi đã bị bắt đi đi lính Pháp để đưa sang đánh nhau bên Tây, đóng quân ở Đà Nẵng bên sông Hàn, sau đó tôi trốn theo Vệ Quốc Đoàn nên rất thông thuộc địa hình đó. Pháp nếu đứng chân được ở Đà Nẵng thì chẹn được mặt Nam, cô lập kinh thành Huế, mẹo ‘đánh rắn giập đầu’ rất mau thắng được dân Nam..

– Trận Đà Nẵng năm 1857 tụi Pháp thua. Cha tôi nói. – Vì tướng Nguyễn Tri Phương giỏi cầm quân, Ông ấy tránh đánh trực diện mà dùng phục binh, lập kế ‘đóng cửa đánh chó’ làm “vườn không, nhà trống” triệt hết đường tiếp tế của địch, cách ly và xử nghiêm tụi gián điệp đội lốt giáo sĩ, giáo dân. Ông lại cho đắp lũy kiểu như Lũy Thầy, bao vây chẹn họng địch ra biển, vây đánh trường kỳ không cần thắng nhanh, nên trận Đà Nẵng bên mình thắng Pháp phải chuyển vào đánh thành Gia Định, chiếm dần đất đai của mình từ phương Nam theo kiểu tằm ăn lá dâu.

– Ông giỏi sử thiệt. Cụ già khen.

– Tôi ít học nhưng rất thích đọc sách Tam Quốc. Cha tôi nói : – Tôi thông gia với ông mẹt Rịnh thường kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc cho tôi và ông Rịnh nghe. Hôm nào ông Rịnh hoặc ông Thìn đến chơi, tôi không khi nào không kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc và sách Kiều, đến mức nó thuộc và kể được đấy. Mẹ nó thì mê nhất Lục Vân Tiên kế đến Kiều và Phạm Công Cúc Hoa.

– Cháu đọc cho ông nghe một đoạn nào? Cụ già nói.Tôi ngước mắt nhìn Mẹ, Mẹ tôi cười khuyến khích: – Con đọc đi

Tôi đọc đoạn ông quán trong thơ Lục Vân Tiên mà mẹ thích:

– Thương ông Gia Cát tài lành,
Gặp cơn Hán mạt, đã đành phôi pha.
Thương thầy Đồng tử cao xa,
Chí thời có chí, ngôi mà không ngôi.

Thương người Nguyên Lượng bùi ngùi,
Lỡ bề giúp nước lại lui về cày.
Thương ông Hàn Dũ chẳng may,
Sớm dâng lời biểu tối đày đi xa.

Thương thầy Liêm Lạc đã ra,
Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân.
Xem qua kinh sử mấy lần,
Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương.

– Địch đánh vô Thanh Khê cửa Hác không dễ. Bố tôi miên man kể. Ông nhớ thời lính tráng của ông: – Tôi dự nhiều trân đánh Pháp cùng thời và cùng đơn vị với Lâm Úy. Tôi ở đại đội 2 tiểu đoàn 274 của ông Lê Văn Tri làm tiểu đoàn trưởng thuộc Trung đoàn 18. Tôi vô sinh ra tử nhiều trận cùng anh em. Chỉ tiếc là đến năm 1951 bị đau bệnh sốt rét phù thủng ngã nước quá yếu trong khi đơn vị thiếu thốn thuốc men chữa trị và điều kiện chăm sóc nên trên mới phải cho giải ngũ về quê. Nếu không thì tôi đến nay đã nhất xanh cỏ nhì đỏ ngực rồi.

– Ông Lê Văn Tri là người Cao Hạ cùng làng với tôi. Sau này ông làm tướng rất to Cụ gìa nói

– Trân Phú Trịch Là Hà, địa thế và cách dàn quân hai bên cũng lựa thế hiểm yếu như là trận Bạch Đằng. Voi trận của Đức Thánh Trần sa lầy ở Sông Hóa. Các trận địa phục kích cũng là các cồn tại các ngả ba sông hiểm yếu như Chợ Mới, La Hà Phú Trịch vậy. Lời thề trên sông Hóa “Chuyến đi này không thắng, ta thề không về lại nơi này!” của đức Thánh Trần cũng như lời thề quyết tử chiến của đội cảm tử 15 trận Phú Trịch La Hà đã chết như voi trận của đức Thánh Trần chết vậy. Cha tôi nói

– Đá Đứng chốn sông thiêng Cầu Minh Lệ Rào Nan Bến Lội Đền Bốn Miếu là nơi rất rất hiểm. Ông già lại xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bến Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy, vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Thời Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Thời Núi Đá Bia ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia cắt đấy. Giá máu xương cao lắm ! Chỗ cao giá hiểm nguy. Cụ già lặp lại.

Cụ già quay sang tôi, bắt tôi nhắc lại mấy lời khẩu quyết. Cao cát Mạc sơn / Sơn Hà Cảnh Thổ / Văn Võ Cổ Kim / Linh Giang thông đại hải / Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn / Đình Bảng Cao Lao Hạ / Miếu cổ thủy sơn thần./ …. Mắt ông rất thành khẩn. Hốc mắt ông dường như có nước mắt. Người ông khoan thai thần bí và trầm tĩnh lạ lùng.

Tôi cẩn thận lặp lại. Cha mẹ tôi im nghe và tỏ vẻ khuyến khích con.

Cụ già nói chậm rãi: Ông bà thay tên cho ’em’ đi: Hoàng Kim tốt hơn Hoàng Minh Kim. Ông tánh trung trực nghĩa khí, bà tánh đức độ, hiền từ, nhà có phước đức, sẽ thành dòng họ lớn ở phương xa, con cháu có quý tử, nhưng ông bà không được hưởng lộc con, mà theo con hưởng phúc và bảo bọc che chở cho con cháu.Cụ già dặn tôi “làm vàng ròng, ngọc cho đời, nên bớt sáng”. Đây là chuyện lạ của lời dặn thứ ba. Chuyện lạ đến mức anh hai Hoàng Ngọc Dộ đã quyết chọn Hoàng Kim làm tên gọi cho em từ lớp 10 sau khi cha mẹ mất và toàn gia lưu tán.Tôi mồ cha mẹ từ nhỏ mất sớm. Thầy Nguyễn Khoa Tịnh khóc trên bục giảng Thầy tăng tôi cuốn sách Trần Hưng Đạo Binh Thư Yếu Lược với lời đề tặng từ tuổi thơ để tôi lưu lại Lời dặn của Thánh Trần và thầy viết bài thơ Em ơi em can đảm bước chân lên lưu những bài thơ tuổi thơ của chính tôi cho tôi. Tôi được anh trai Hoàng Ngọc Dộ và chị gái Hoàng Thị Huyền bảo bọc cưu mang từ nhỏ khi cha mẹ mất sớm, chị gái Hoàng Thị Huyên đã lấy chồng và anh trai Hoàng Trung Trực dấu chân người lính, bom đạn giữa chiến trường, Tôi gạt nước mắt ra đi, thề trước mộ cha mẹ theo Lời dặn của Thánh Trần với Lời thề trên sông Hóa. Thật xúc động ngày về quê tảo mộ tổ tiên Quảng Bình đất Mẹ ơn Người, trời đất tổ tông linh thiêng đã lặng thầm phù trợ “

LÊN VIỆT BẮC ĐIỂM HẸN
Bạch Ngọc Hoàng Kim

Việt Nam tổ quốc tôi yêu
Non sông gấm vóc bao điều mến thương
Hồng Hà kết nối Cửu Long
Nham Biền, Tam Đảo, Trường Sơn ghi lòng
Sông Đà Việt Bắc biên cương
Trường thành chắn Bắc con đường Vạn Xuân
Ngườm Ngao, Bản Giốc, Ka Long
Kỳ Cùng, Kỳ Lộ, Hoàng Linh tuyệt vời

Chúc mừng anh chị Võ Công Hậu Trần Hường (ảnh Sông Đà*), thông tin tích hợp tại https://hoangkimlong.wordpress.com/category/len-viet-bac-diem-hen#Thungdung#dayvahoc, #vietnamhoc; #đẹpvàhay #cnm365 #cltvn 30 tháng 3 https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-30-thang-3/

THANH NHÀN VUI THÁNG NĂM
Hoàng Kim

Đến tuổi an vui cụ Trạng Trình
#Thungdung vô sự chính thần tiên
Hưng nhà thịnh nước lơi lo nghĩ
Tăng gia phú quốc bớt ưu phiền
Phúc phận sướng thân vui hợp trẻ
Thiện lành nhàn hưởng thú #annhiên
Kết ngọc đường xuân đời quên tuổi
Vóc hạc ban mai nắng tỏa duyên

#Thungdung 568
#Dạyvàhọc Thanh nhàn vui tháng năm Đường xuân đời quên tuổi Giấc mơ lành yêu thương https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thanh-nhan-vui-thang-nam/

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là nha-trang-va-yersin.jpg

HÒN BÀ SÔNG NHA TRANG

Sắn Việt Đất Ông Hoàng
Nha Trang và A. Yersin;
Huyền thoại xứ Trầm Hương
Báu vật nơi đất Việt

Hoàng Kim #Thungdung 539 https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hon-ba-song-nha-trang

SẮN LÚA Ở PHÚ KHÁNH

Sắn lúa ở Phú Khánh
Sắn Việt Đất Ông Hoàng
Chuyện ngậm ngãi tìm trầm
Hòn Bà sông Nha Trang


Hoàng Kim #Thungdung KM537

Giống sắn KM397

Nguồn gốc: KM397 là con lai của SM937-26 xBKA900 [Mã số trong sơ đồ lai KM108-9-1 x KM219 là tổ hợp lai kép (SM937-26 x SM937-26) x (BKA900 x BKA900)] do nhóm nghiên cứu sắn Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hố Chí Minh (NLU) và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam (IAS) chon tạo và khảo nghiệm từ năm 2003 (Hoàng Kim và ctv 2009). Giống bố SM937-26 đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống năm 1995 (Hoàng Kim, Trần Ngọc Quyền, Võ Văn Tuấn và cộng sự, 1995). BKA900 là giống sắn ưu tú nhập nội từ Braxil có ưu điểm năng suất củ tươi rất cao nhưng chất lượng cây giống không thật tốt, khó giữ giống cho vụ sau. KM397 kết hợp được nhiều đặc tính quý của hai giống cha mẹ SM937-26 và BKA900.

Việc chọn giống sắn tốt dáp ứng yêu cầu tiêu dùng, sản xuất thị trường, thích hợp điều kiện sinh thái, vẫn đang tiếp tục

Lúa sắn ở Phú Khánh

Giai đoạn 1999 – 2009, TS. Đỗ Khắc Thịnh, TS Hoàng Kim cùng với một số chuyên gia lúa, sắn ở Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam có được giao thực hiện một số đề tài dự án nhỏ lúa sắn phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Phú Khánh. TS. Hoàng Kim đã có dịp mang một nguồn một số gen giống sắn đa dụng ngắn ngày, ăn ngọn, kháng bệnh, chịu hạn tới những nơi vùng sâu vùng xa dân cần thuộc địa bàn dự án cho vùng khó khăn, . Đất nước và con người nơi đây đã lưu giữ những trầm tích thời gian và kết quả chọn giống mãi đến ngày nay. Đó là Chuyện ngậm ngãi tìm trầm. Huyền thoại xứ Trầm Hương, Các giống sắn thử nghiệm thuở ấy ở Phú Khánh đã có năm quần thể giống gốc, chung phả hệ di truyền gồm (five families):1) KM537 (KM397, KM318, SM937-26, C39*. C39); 2) KM414 (KM325, KM101, SC5, SC205, XVP); 3) KM440 (KM228, KM94 đột biến ); 4) KM444, 5) KM419 . Sơ đồ phả hệ tiến bộ giống sắn Việt Nam (Hình 1). Sự chấp nhận giống sắn của nông dân trong phát triển sản xuất sắn tại địa phương có tại chi tiết thông tin các báo cáo kỹ thuật. Sự bảo tồn và phát triển giống sắn là kinh nghiệm thực tiễn phổ quát và đặc thù.

Hình 1: Sơ đồ phả hệ tiến bộ giống sắn Việt Nam

Năm 1992 (trước đó bảy năm, tại địa bàn tỉnh Phú Khánh), chi Đinh Thị Dục, Giám đốc Trung tâm Khuyến Nông Phú Khánh đã mang hai giống sắn KM94 và SM937- 26 về khảo nghiệm và nhân giống tại Suối Dầu Phú Khánh Sắn Việt Đất Ông Hoàng, TS. Hoàng Kim là tác giả chính của hai giống sắn trên và là thư ký điều hành VNCP (chương trình sắn Việt Nam) đã theo chân đoàn khuyến nông lần đầu tới Khánh Vĩnh lối vào Hòn Bà. Năm 1995 giống sắn KM94 được công nhận là giống sắn đặc cách (Hoàng Kim, Trần Ngọc Quyền , Võ Văn Tuấn, Kazuo Kawano 1995). Giống sắn SM937-26 được công nhận là giống sắn sản xuất thử (Hoàng Kim, Trần Ngọc Quyền , Võ Văn Tuấn, Kazuo Kawano 1995) Sau đó Hai giống sắn này sau đó đã lan rộng khắp miền Trung. thành hai giống sắn chủ lực

Năm 1997 hại chuyên gia của CIAT là Kazuo Kawano và Reinhardt Howeler được nhận huân chương “Vì sự nghiệp phát triển nông nghiệp Việt Nam” Sắn Việt Đất Ông Hoàng https://hoangkimlong.wordpress.com/category/san-viet-dat-ong-hoang/. .

Năm 2017-2022 tiến sĩ Nguyễn Thành Phương, Viện KHKT duyên hải Nam Trung Bộ thực hiện đề tài “Một số giống cây trồng vật nuôi đạt hiệu quả kinh tế, phù hợp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, kết luận giống sắn SM937-26 là tốt nhất, đạt hiệu quả kinh tế, phù hợp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa Giống sắn SM937-26 đáp ứng yêu cầu tiêu dùng, sản xuất thị trường, thích hợp điều kiện sinh thái Quá trình cải biến phả hệ giống gốc SM937-26 nay thành các giống sắn KM537, KM7, KM505, KM397, KM318 khác biệt tại bản tả kỹ thuât DUS và VCU

Dưới đây là tóm tắt nguồn gốc giống, đặc tính giống của một số giống sắn phổ biến ở Việt Nam, mà còn ít tài liệu đề cập hồ sơ gốc; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thanh-nhan-vui-thang-nam/

TS. Lê Quý Kha (bìa trái) với thầy bạn Đại học Nông Lâm Hồ Chí Minh

CHUYỆN THẦY LÊ QUÝ KHA
Hoàng Kim

Tiến sĩ Lê Quý Kha là cựu Phó Viện Trưởng Viện Khoa học Kỷ thuật Nông nghiệp Miền Nam, chuyên gia ngô, thầy và bạn nhà nông, người có nhiều đóng góp tốt cho nghề trồng ngô Việt Nam. Thông tin dưới đây là giới thiệu sách và tư vấn học tập

Ngô Việt Nam là cây lương thực quan trọng thứ hai sau lúa, có diện tích canh tác hàng năm hiện đạt khoảng 1,15 triệu ha, năng suất bình quân 4,55 tấn/ha, sản lượng 5,24 triệu tấn (Tổng cục Thống kê 2017). Sản phẩm ngô Việt Nam chủ yếu dùng cho chăn nuôi, nay dùng làm thực phẩm cho người hơn 5%. Cuộc cách mạng về giống ngô lai Việt Nam đã góp phần tăng nhanh diện tích, năng suất và sản lượng ngô trong toàn quốc, đưa nước ta đứng vào hàng ngũ những nước trồng ngô lai tiên tiến của vùng châu Á. So với năm 1985 trước đổi mới, ngô Việt Nam lúc ấy có diện tích 397 ngàn ha, năng suất bình quân 1,47 tấn/ha, sản lượng 0,37 triệu tấn thì đến nay ngô Việt Nam đã đạt một bước tiến vượt bậc, gấp 3 lần về năng suất và 14 lần về sản lượng. Mặc dù vậy, sản lượng ngô hiện nay vẫn chưa đủ cung cấp cho ngành chăn nuôi của cả nước, Việt Nam mỗi năm vẫn phải nhập khoảng 1,60 – 2,00 triệu tấn ngô hạt để làm thức ăn chăn nuôi, nhưng Việt Nam đã cùng Thái Lan và Trung Quốc nằm tốp đầu trồng ngô tiên tiến của châu Á. Trong thành tựu ấy, có công đóng góp hiệu quả của giáo sư Trần Hồng Uy, giáo sư Ngô Hữu Tình, giáo sư Trần Văn Minh, tiến sĩ Phạm Đồng Quảng, phó giáo sư Trương Đích, tiến sĩ Mai Xuân Triệu, tiến sĩ Bùi Mạnh Cường, tiến sĩ Phan Xuân Hào,Tiến sĩ Lê Quý Kha Tiến sĩ Lê Quý Tường, thầy Luyện Hữu Chỉ, thầy Võ Đình Long, thầy Đỗ Hữu Quốc, tiến sĩ Trần Kim Định, tiến sĩ Trần Thị Dạ Thảo, tiến sĩ Nguyễn Phương, kỹ sư Phạm Thị Rịnh, kỹ sư La Đức Vực, kỹ sư Phạm Văn Ngọc … là những chuyên gia chính của nghề ngô Việt Nam nhiều kinh nghiệm thực tiển với nhiều công sức đào tạo bồi dưỡng đội ngũ hiệu quả cho nguồn lực nghề trồng ngô Việt Nam trong chặng đường đầu 45 năm qua.,

Trang sách ngô Việt của tiến sĩ Lê Quý Kha là những cẩm nang nghề nghiệp, tiêu biểu gồm: 1) TS Lê Quý Kha, TS Lê Quý Tường 2019. NGÔ SINH KHỐI Kỹ thuật canh tác, thu hoạch và chế biến phục vụ chăn nuôi. Nhà Xuất bản Nông nghiệp ISBN 978-606-60- 2930-4 2) CIMMYT & IBPGR – Rome, 1991 Biên dịch Lê Quý Kha 2013. Hướng dẫn mô tả nguyên liệu ngô. Nhà Xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. 3) Lê Quý Kha (Chủ biên) 2013. Hướng dẫn khảo sát, so sánh và khảo nghiệm giống ngô lai. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật . Sách cẩm nang nghề nghiệp cây Ngô. Tài liệu Học tập CÂY LƯƠNG THỰC Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh Nhà sách Việt Nam, FoodCrops.vn, CÂY LƯƠNG THỰC VIỆT NAM, Hoàng Long , Hoàng Kim tuyển chọn và giới thiệu www.nhasachvietnam.blogspot.com

TS Lê Quý Kha (thứ hai phải qua) và nghiên cứu sinh với quý thầy cô Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam , Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ chí Minh

CÓ MỘT NGÀY NHƯ THẾ
Hoàng Kim

chúc mừng Lê Quý Kha

Có một ngày như thế.
Vui bạn đầy niềm vui
Nụ cười tươi rạng rỡ.
Ngày mỗi ngày tốt lành

Phúc hậu và thực việc
Tận tụy với nghề nông
Thân thiết tình thầy bạn
Chăm chút từng trang văn.

CÓ MỘT NGÀY NHƯ THẾ
Hoàng Kim

gửi Phạm Thành Công và …

Có một ngày như thế
Đường xa về thăm Thầy
Niềm tin ngời nét mặt
Thầy trẻ lại vì vui.

Ảnh đẹp và thật tươi
Khoảnh khắc mà vĩnh cữu
Thay bao lời muốn nói
Học bởi hành hôm nay.

Có một ngày như thế https://hoangkimlong.wordpress.com/category/co-mot-ngay-nhu-the/

NHÀ TRẦN TRONG SỬ VIỆT
Hoàng Kim

Nhà Trần khởi đầu từ vua Trần Thái Tông (Trần Cảnh) lên ngôi Hoàng Đế vào ngày 31 tháng 12 năm 1225 nhằm ngày Mậu Dần  mồng 1 tháng 12 năm Ất Dậu, Lý Chiêu Hoàng là vị Nữ Hoàng cuối cùng của nhà Lý xuống chiếu nhường ngôi cho chồng. Tiếp nối vua Trần Thái Tông là vua Trần Thánh Tông (Trần Hoảng), vua Trần Nhân Tông (Trần Khâm. Ba vua là thời nhà Trần thịnh thế ngời sử Việt dựng nên nghiệp lớn, chống quân Nguyên Mông, thống nhất Phật Giáo Việt Nam và đạt đến cực thịnh. Ba vua Trần Anh Tông, Trần Minh Tông, Trần Hiến Tông là thời kế nghiệp. Từ vua Trần Dụ Tông (sau khi thượng hoàng Trần Minh Tông mất) đến Hôn Đức Công, Trần Nghệ Tông, Trần Duệ Tông, cho tới Trần Phế Đế, Trần Thuận Tông, Giản Định Đế, Trần Quý Khoáng là thời suy tàn. Trần triều chấm dứt lúc Trần Phế Đế bị Thượng hoàng Trần Nghệ Tông ép thắt cổ chết thay thế bằng Trần Thuận Tông là con của Trần Nghệ Tông, khi thế lực Hồ Quý Ly đã vững không thể đổi. Vua Trần Thuận Tông trị vì từ năm 1388 cho đến năm 1400 thì bị ép nhường ngôi cho Hồ Quý Lý, lập ra triều đại nhà Hồ. Giặc Minh mượn danh nghĩa “phục Trần diệt Hồ” nhân cơ hội ấy vào cướp nước ta. Giản Định Đế, Trần Quý Khoáng chống nhà Minh nhưng không thành. Nhà Trần trong sử Việt kéo dài 175 năm với 13 đời hoàng đế.

Thái Tông và Hưng Đạo
Ngày mới đầy yêu thương
Nhà Trần trong sử Việt
Lồng lộng như trăng rằm

Ba đỉnh cao Yên Tử
Danh thắng quê hương Trần
‘Thái bình tu nổ lực
Vạn cổ thử giang san’ (*)

Nhà Trần trong sử Việt
Trước đèn bảy trăm năm,
Trúc Lâm Trần Nhân Tông
Thăm thẳm tầm nhìn lớn.

Từ một hai hai năm (1225),
Đến thế kỷ mười bốn (1400)
Chuyện cũ chưa hề cũ
Thoáng chốc tròn tháng năm.

An nhiên chào ngày mới
Vui bạn hiền người thân
Nhà Trần trong sử Việt.
Tinh hoa chọn đôi vần.

(*) Trích thơ Tụng giá hoàn kinh sư của
Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải

THÁI TÔNG VÀ HƯNG ĐẠO

Minh quân hiền tài vua tôi đồng lòng toàn dân gắng sức. Trần Thái Tông, Trần Hưng Đạo, Trần Thánh Tông là ba đỉnh cao vọi của trí tuệ thời Trần. Vua Trần Nhân Tông khi lên đỉnh Yên Tử có hỏi về ba đỉnh cao của dãy núi kia là gì thì được trả lời đó là dãy Yên Phụ của vòng cung Đông Triều trấn Bắc. Đức vua Phật Trần Nhân Tông đã lạy Yên Phụ và chọn Yên Tử làm nơi Cư trần lạc đạo chốn an nghĩ của mình. Trần Thái Tông và Trần Quốc Tuấn là câu chuyện minh quân thiên tài thật lạ lùng và sâu sắc lưu dấu nơi đất Việt. Bài học lịch sử Trần Thánh Tông, Trần Hưng Đạo, Trần Thánh Tông, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư … là suối nguồn tươi trẻ của một câu chuyện tuyệt vời được nối tiếp sâu hơn trong các chuyên luận khác.

Vua Trần Thái Tông (1218-1277) người sáng nghiệp nhà Trần có câu nói nổi tiếng trong lịch sử: “Nếu chỉ để lời nói suông cho đời sau, sao bằng đem thân mình đảm nhận trọng trách cho thiên hạ trước đã”. Vua Trần Thái Tông là bậc minh quân tài trí được so sánh với Đường Thái Tông Lý Thế Dân là vị vua giỏi Trung Hoa thời trước đó. “Sáng nghiệp Việt, Đường hai Thái Tông/ Đường xưng: Trinh Quán, Việt: Nguyên Phong/ Kiến Thành bị giết, An Sinh sống/ Miếu hiệu tuy đồng, đức chẳng đồng”.

Đường Thái Tông Lý Thế Dân ngày 4 tháng 9 năm 626 đã lên ngôi hoàng đế nhà Đường sau sự biến Huyền Vũ môn. Đường Thái Tông thiết lập nên sự cường thịnh của nhà Đường phát triển về kinh tế và hùng mạnh về quân sự nhất thế giới thời ấy, nhưng so đức độ với vua Việt Trần Thái Tông thì vua Việt được người đời ca ngợi hơn. 

An Sinh Vương Trần Liễu là người chống lại Thái Tông và hận thù giữa họ sâu đến nỗi Trần Liễu còn di nguyện cho Trần Quốc Tuấn sau này nhất thiết phải đoạt lại ngôi vua. Vua Trần Thái Tông không chỉ tha cho An Sinh Vương Trần Liễu mà còn tha cho Trần Quốc Tuấn là người đã gây ra chuyện tầy đình.

Tình yêu thương của Trần Quốc Tuấn và Thiên Thành công chúa là một câu chuyện thật quái và phi thường ! Tình yêu đó thật lớn lao nhưng sự việc quá liều lĩnh, khí phách và đặc biệt nguy hiểm. Trần Quốc Tuấn ngay trong đêm tân hôn của Thiên Thành công chúa với Nhân Đạo Vương đã dám lẻn vào cung của Nhân Đạo Vương ngủ với người mình yêu mà không sợ cái chết trong lúc Trung Thành Vương con trai của Nhân Đạo Vương đang bận đãi khách chưa kịp động phòng. Công chúa Thiên Thành con gái của vua Trần Thái Tông thì đã dám chọn cái chết để trao thân cho Trần Quốc Tuấn là người mình yêu, bất chấp đám cưới với Trung Thành Vương là con trai của Nhân Đạo Vương vị quan đầu triều Trần.

Vua Trần Thái Tông đã không làm ngơ để Quốc Tuấn bị giết. Vua chủ động kết nối lương duyên ngay cho Thiên Thành Quốc Tuấn bất chấp lẽ thường. Câu chuyện vua Trần Thái Tông không những không giết Trần Quốc Tuấn, con của Trần Liễu kẻ tử thù đang rất hận mình và đang “cố tình phạm tội ngông cuồng” trái nhân tình mà còn chủ động tác thành cho Thiên Thành Quốc Tuấn nên vợ chồng, hóa giải mọi điều, thu phục được tấm lòng của bậc anh hùng và giữ lại được cho non sông Việt một bậc kỳ tài muôn thuở

Chuyện lạ và hay, thật hiếm có !

Tượng Trần Quốc Tuấn ở chùa cổ Thắng Nghiêm, ảnh Hoàng Kim

LỜI DẶN CỦA THÁNH TRẦN

Chùa cổ Thắng Nghiêm là nơi Đức Thánh Trần thuở nhỏ đã theo công chúa Thụy Bà về đây để tìm minh sư học phép Chọn người, Đạo làm tướng, viết kiệt tác Binh thư Yếu lược. Mẹ tôi họ Trần. Tôi về dâng hương Đức Thánh Trần tại đền Tổ. Lắng đọng trong tôi Lời thề trên sông Hóa; Lời dặn của Thánh Trần.

Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là nhà quân sự kiệt xuất nhất trong lịch sử Việt Nam nhà chính trị, ngoại giao, tư lệnh tối cao của Việt Nam thời nhà Trần, đã ba lần đánh thắng đội quân Nguyên Mông đế quốc hùng mạnh nhất thế giới thời đó. Người là một trong mười vị tướng tài của Thế Giới

Trần Hưng Đạo sinh năm 1232, mất ngày 20 tháng 8 âm lịch năm 1300, ông là con thứ ba của An Sinh Vương Trần Liễu, gọi Trần Thái Tông bằng chú ruột, mẹ ông là Thiện Đạo quốc mẫu, một người trong tôn thất họ Trần. Ông sinh ra ở kinh đô Thăng Long, quê quán ở thôn Tức Mặc, phường Lộc Vượng, TP Nam Định ngày nay. Ông khi lên 5 tuổi năm 1237 làm con nuôi cô ruột là Thụy Bà công chúa, vì cha ông là Trần Liễu chống lại triều đình (Trần Thủ Độ). Đại Việt sử ký toàn thư mô tả ông là người có dung mạo khôi ngô, thông minh hơn người, nhờ được những người tài giỏi đến giảng dạy nên ông sớm trở thành kỳ tài xuất chúng văn võ song toàn, thông hiểu sâu sắc huyền cơ tạo hóa, phép biến dịch và cách dùng binh..

Vua Trần Thái Tông tên thật là Trần Cảnh, sinh ngày 16 tháng 6 năm 1218 mất ngày 1 tháng 4 năm 1277, là vị hoàng đế đầu tiên của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam, lên ngôi ngày 5 tháng 5 năm 1225 mở đầu nhà Trần trong sử Việt. Ông ở ngôi hơn 32 năm (1225 – 1258), làm Thái thượng hoàng trong 19 năm. Trần Cảnh sinh ra dưới thời kỳ nhà Lý còn tại vị, ông cùng tuổi với vị Nữ hoàng nhà Lý lúc bấy giờ là Lý Chiêu Hoàng. Ông được Chiêu Hoàng yêu mến, hay gọi vào vui đùa, Trần Cảnh khi ấy không nói năng gì nhưng khi về đều nói lại với chú họ là Trung Vũ Vương Trần Thủ Độ. Nhà Lý loạn cung đình thuở ấy đã tới đỉnh điểm. Vua Lý tuy có hai con gái thông minh, hiền hậu và rất giỏi nhưng không có con trai nối dõi, trong khi hoàng tộc nhà Lý lắm kẻ mưu mô kém đức dòm ngó ngôi báu. Nước Đại Việt thuở đó bên ngoài thì họa ngoại xâm từ đế quốc Nguyên Mông đang rình rập rất gần, bên trong thì biến loạn bùng nổ liên tục nhiều sự kiện rất nguy hiểm. Trần Thủ Độ nắm thực quyền chốn cung đình, nhận thấy Trần Cảnh cháu mình cực kỳ thông minh đỉnh ngộ, thiên tư tuyệt vời xứng là một minh quân, lại được Lý Chiêu Hoàng yêu mến nên đã sắp đặt hôn nhân giữa Trần Cảnh và Lý Chiêu Hoàng đám đặt cược việc làm vua với họa diệt tộc Trần nếu chọn lầm người. Sự kiện đó xảy ra vào ngày 31 tháng 12 năm 1225, đã chấm dứt triều đại nhà Lý đã tồn tại hơn 200 năm và khai sáng nhà Trần.

Lý Chiêu Hoàng tức Lý hoàng hậu vợ Trần Thái Tông trớ trêu thay sinh con nhưng con bị chết yểu ngay sau khi sinh, cho nên Trần Thái Tông không có người kế vị chính danh phận, trong lúc sự chống đối và chỉ trích cay độc của tôn thất nhà Lý do Hoàng Thái hậu cầm đầu lại đẩy lên cao trào rất nặng nề. Nhiều kẻ tôn thất mượn tiếng có con trai nối dõi dòm ngó cướp ngôi. Thuận Thiên công chúa là vợ của Trần Liễu khi ấy đang mang thai được 3 tháng. Năm 1237, Thái sư Trần Thủ Độ nắm thực quyền phụ chính đã ép cha của Trần Quốc Tuấn là Trần Liễu phải nhường vợ là Thuận Thiên công chúa (chị của Lý Chiêu Hoàng) thay làm Chính cung Hoàng hậu cho Trần Thái Tông, đồng thời giáng Lý hoàng hậu xuống làm công chúa. Việc này khiến Trần Thái Tông bỏ lên tu ở núi Yên Tử.

Người sau này đã chứng ngộ vận nước lâm nguy cường địch bên ngoài câu kết nội gián bên trong không thể không xử thời biến đặt vận mệnh “non sông đất nước Việt trên hết”. Người đã chấp nhận quay trở về “Nếu chỉ để lời nói suông cho đời sau, sao bằng đem thân mình đảm nhận trọng trách cho thiên hạ trước đã”. Trần Thái Tông đã chấp nhận sự sắp xếp của Triều đình.

Sau này, ông truyền ngôi cho Thái tử Trần Hoảng là con thứ, vào ngày 24 tháng 2 năm 1258 để lui về làm Thái thượng hoàng,(con trưởng Trần Quốc Khang vốn là con Trần Liễu, anh em cùng cha khác mẹ với Trần Quốc Tuấn). Trần Thái Tông được tôn làm Hiển Nghiêu Thánh Thọ Thái Thượng Hoàng Đế. Trần Hoảng lên ngôi tức Trần Thánh Tông. Tước vị và thông lệ Thái thượng hoàng của nhà Trần từ đấy đã trở thành truyền thống, vừa rèn luyện cho vị Hoàng đế mới cai trị đất nước càng sớm càng tốt vừa tránh được việc tranh giành ngôi báu giữa các con do chính danh sớm được định đoạt.

Trần Liễu gửi con là Trần Quốc Tuấn cho Thụy Bà công chúa mai danh ẩn tích tại chùa Thắng Nghiêm tìm minh sư luyện rèn văn võ. Sau đó ông dấy binh làm loạn ở sông Cái, cuối cùng bị thất thế, phải xin đầu hàng. Trần Thủ Độ toan chém nhưng Trần Thái Tông liều chết đưa thân mình ra ngăn cản buộc lòng Thủ Độ phải tự mình ném bảo kiếm xuống sông. Trần Liễu được tha tội nhưng quân lính theo ông làm phản đều bị giết hết và vua Thái Tông đổi ông làm An Sinh vương ở vùng đất Yên Phụ, Yên Tử thuộc tỉnh Quảng Ninh ngày nay.

Trần Quốc Tuấn từ 5 tuổi đã được minh sư rèn luyện tỏ ra và một vị nhân tướng lỗi lạc phi phàm lúc trở về sớm được Trần Thái Tông quý trọng đức độ tài năng trong số con cháu vương thất. Qua sự biến Trần Quốc Tuấn yêu thương công chúa Thiên Thành, là con gái của vua Trần Thái Tông, nhân lễ hội trăng rằm nửa đêm đã lẻn vào chỗ ở của công chúa và thông dâm với nàng. Thời nhà Trần đã có quy định, để tránh ngôi vua truyền ra ngoài, chỉ có người trong tộc mới được lấy nhau nên kết hôn cùng huyết thống là điều không lạ và chuyện “quái” ấy cũng ‘quái” như việc Trần Thái Tông lấy vợ Trần Liễu.

Lại oái oăm thay, người Trần Quốc Tuấn yêu say đắm là công chúa Thiên Thành, mà vua Trần Thái Tông năm 1251 đã đính ước gả cô cho Trung Thành Vương là con trai của Nhân Đạo Vương. Vua đã nhận sính lễ, thông báo với quần thần và đang tiệc cưới. Trần Quốc Tuấn nửa đêm trăng rằm đột nhập vào phòng riêng công chúa ở phủ Trung Thành Vương và đôi trai gái trẻ đồng lòng đến với nhau. Quốc Tuấn nói với công chúa Thiên Thành sai thị nữ đi gặp Công chúa Thụy Bà cấp báo với vua ngay trong đêm đó. Vua hỏi có việc gì, Thụy Bà trả lời:“Không ngờ Quốc Tuấn ngông cuồng càn rỡ, đang đêm lẻn vào chỗ Thiên Thành, Nhân Đạo đã bắt giữ hắn rồi, e sẽ bị hại, xin bệ hạ rủ lòng thương, sai người đến cứu”. Trần Thái Tông vội sai người đến dinh Nhân Đạo vương, vào chỗ Thiên Thành, thì thấy Trần Quốc Tuấn đã ở đấy. Hôm sau, Thụy Bà công chúa dâng 10 mâm vàng sống đến chỗ Trần Thái Tông xin làm lễ cưới Thiên Thành công chúa cho Trần Quốc Tuấn. Thái Tông bắt đắc dĩ phải gả công chúa cho ông và lấy 2000 khoảnh ruộng ở phủ Ứng Thiên để hoàn lại sính vật cho Trung Thành vương. Tháng 4 năm đó, Trần Liễu ốm nặng. Lúc sắp mất, Trần Liễu cầm tay Trần Quốc Tuấn, trăng trối rằng: “Con không vì cha lấy được thiên hạ, thì cha chết dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được”. Trần Quốc Tuấn ghi để trong lòng, nhưng không cho là phải.

Câu chuyện Trần Quốc Tuấn yêu thương công chúa Thiên Thành và đã làm liều dám lấy tính mạng của mình làm như thể “cố tình phạm tội ngông cuồng trái nhân tình”, nhưng mấy ai thấu hiểu đó là sự lưa chọn sinh tử, phép thử tối cao cuối cùng của vị nhân tướng trước khi trao sinh mệnh đời mình cho Người tin yêu mình trong thực tiễn. Đó là phép biến Dịch của “Đạo làm tướng” “Chọn người”.

Trần Thái Tông và Trần Quốc Tuấn câu chuyện đêm trăng rằm để hiểu sâu hơn chiến công nhà Trần ba lần đánh thắng quân Nguyên. Trần Thái Tông, Trần Quốc Tuấn, Trần Thánh Tông với thực tiễn hiển hách ba lần đánh thắng quân Nguyên và “Vạn Kiếp tông bí truyền thư”, “Binh thư yếu lược” là kiệt tác muôn đời, ba đỉnh cao vọi của trí tuệ Việt Nam và nhân loại.

TRẦN THÁNH TÔNG MINH QUÂN

Trần Thánh Tông sinh ngày 12 tháng 10 năm 1240, mất ngày 3 tháng 7 năm 1290 là  vị Hoàng đế thứ hai của nhà Trần, ở ngôi từ năm 1258 đến 1278 và làm Thái thượng hoàng từ năm 1278 đến năm 1290 lúc qua đời (hình Lăng Trần Thánh Tông ở Long Hưng, Thái Bình). Trần Thánh Tông là vua thánh nhà Trần: Vua nổi tiếng có lòng thương dân và đặc biệt thân thiết với anh em trong Hoàng tộc, điều hiếm thấy từ trước đến nay; Trần Thánh Tôngcó công rất lớn lúc làm Thái thượng hoàng đã cùng với con trai là vua Trần Nhân Tông lãnh đạo quân dân Đại Việt giành chiến thắng trong hai cuộc chiến cuối cùng chống lại quân đội nhà Nguyên sang thôn tính nước ta lần thứ hai năm1285 và lần thứ ba năm 1287; Nước Đại Việt suốt thời Trần Thánh Tônglàm vua và làm Thái Thượng hoàng là rất hưng thịnh, hùng mạnh, phát triển toàn diện chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao, văn hóa, giáo dục  không để cho nhà Nguyên thôn tính.

Trần Thánh Tông cuộc đời và di sản hiếm thấy. Vua Trần Thánh Tông tên thật Trần Hoảng là con trai thứ hai của vua Trần Thái Tông (Trần Cảnh), mẹ là Hiển Từ Thuận Thiên hoàng hậu Lý thị, công chúa nhà Lý, con gái của Lý Huệ Tông và Linh Từ Quốc mẫu. Anh trai lớn của ông, Tĩnh Quốc đại vương Trần Quốc Khang tuy danh nghĩa là con lớn nhất, nhưng thực tế là con của Khâm Minh đại vương Trần Liễu. Như vậy, ông là Hoàng đích trưởng tử (con trai lớn nhất và do chính thất sinh ra) của Trần Thái Tông hoàng đế.

Vua Trần Thánh Tông sinh ngày 25 tháng 9 âm lịch, năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 9 (1240), và ngay lập tức được lập làm Hoàng thái tử, ngự ở Đông cung. Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, trước khi Hiển Từ Thuận Thiên hoàng hậu mang thai ông, Thái Tông hoàng đế nằm mơ thấy Thượng Đế trao tặng bà một thanh gươm báu.

Vua Trần Thánh Tông có vợ là  Nguyên Thánh hoàng hậu Trần Thiều (?– 1287), con gái An Sinh Vương Trần Liễu, mới đầu phong làm Thiên Cảm phu nhân, sau phong lên làm Hoàng hậu. Năm 1278, Trần Nhân Tông tôn làm Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng Thái hậu u.

Vua Trần Thánh Tông có bốn con: 1) đích trưởng tử là Trần Khâm, tức Nhân Tông Duệ Hiếu hoàng đế, mẹ là Nguyên Thánh hoàng hậu; 2) Tá Thiên đại vương Trần Đức Việp (1265 – 1306), mẹ là Nguyên Thánh hoàng hậu. 3) Thiên Thuỵ công chúa, chị gái Nhân Tông, mất cùng ngày với Nhân Tông (3 tháng 11 âm lịch, 1308), lấy Hưng Vũ vương Trần Quốc Nghiễn, con trai Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, mẹ là Nguyên Thánh hoàng hậu;4)  Bảo Châu công chúa, lấy con trai thứ của Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải, mẹ là Nguyên Thánh hoàng hậu.

Nhà Trần đánh bại quân Nguyên Mông lần thứ nhất năm 1257, vào ngày 24 tháng 12 năm Nguyên Phong thứ 7 (1257), Thái tử Trần Hoảng đã cùng với vua Trần Thái Tông ngự lâu thuyền mà kéo quân đến Đông Bộ Đầu, đập tan tác quân Nguyên Mông trong Trận Đông Bộ Đầu, buộc họ phải rút chạy và chấm dứt cuộc xâm lược Đại Việt.

Vua Trần Thái Tông nhường ngôi cho Thái tử Trần Hoảng ngày 24 tháng 2, năm 1258 (Nguyên Phong thứ 8). Vua Trần Thánh Tông đổi niên hiệu là Thiệu Long, xưng làm Nhân Hoàng, tôn vua chalàm Thái thượng hoàng, tôn hiệu là Hiển Nghiêu Thánh Thọ Thái Thượng Hoàng Đế .

Vua Trần Thánh Tông ở ngôi 21 năm, đất nước được yên trị . Vua nổi tiếng là vị hoàng đế nhân hậu, hòa ái đối với mọi người từ trong ra ngoài. Ông thường nói rằng: “Thiên hạ là của ông cha để lại, nên để anh em cùng hưởng phú quý chung”.Do vậy, các hoàng thân trong nội điện thường ăn chung cỗ và ngủ chơi chung nhà rất đầm ấm, chỉ khi có việc công, hay buổi chầu, thì mới phân thứ tự theo phép nước .

Tĩnh Quốc đại vương Trần Quốc Khang, trên danh nghĩa là con trưởng của vua Trần Thái Tông, nhưng thực ra là con trai của An Sinh đại vương Trần Liễu cùng Hiển Từ Thuận Thiên hoàng hậu. Trần Quốc Khang tuy là con trưởng  của vua Trần Thái Tông, nhưng  xuất thân đặc biệt nên chịu mọi sự suy xét trong hoàng tộc. Sử cũ kể lại, có lần Trần Thánh Tông cùng với người anh cả là Trần Quốc Khang chơi đùa trước mặt Thái thượng hoàng. Thượng hoàng mặc áo bông trắng, Trần Quốc Khang múa kiểu người Hồ, Thượng hoàng bèn cởi áo ban cho. Vua Trần Thánh Tông thấy vậy cũng múa kiểu người Hồ để đòi thưởng áo bông. Quốc Khang bèn nói:Quý nhất là ngôi vua, tôi đã không tranh với chú hai rồi. Nay đức chí tôn cho tôi thứ nhỏ mọn này mà chú hai cũng muốn cướp sao?

Thượng hoàng Thái Tông cười nói với Quốc Khang:

Vậy ra con coi ngôi vua cũng chỉ như cái áo choàng này thôi à?

Thượng hoàng Thái Tông khen Quốc Khang, rồi ban áo cho ông. Trong Hoàng gia, cha con, anh em hòa thuận không xảy ra xích mích.] Vào tháng 9 năm 1269, Vua Trần Thánh Tông phong cho Trần Quốc Khang làm Vọng Giang phiêu kỵ Đô thượng tướng quân. Một lần khác, vào mùa xuân năm 1270, Trần Quốc Khang xây vương phủ hoành tráng tại Diễn Châu, vua Trần Thánh Tông bèn cho người đến xem. Hoảng sợ, Quốc Khang đành phải dựng tượng Phật tại nơi này – sau trở thành chùa Thông.

Vua Trần Thánh Tông rất quan tâm giáo dục, Trần Ích Tắc, em trai Trần Thánh Tông nổi tiếng là một người hay chữ trong nước được cử mở trường dạy học để các văn sĩ học tập. Danh nho Mạc Đĩnh Chi, người đỗ trạng nguyên đời Trần Anh Tông sau này cũng học ở trường ấy.

Thời vua Trần Thánh Tông nhân sự cũng được thay đổi. Ông xuống chiếu kén chọn văn học sĩ sung vào quan ở Quán và Các. Trước đó, theo quy chế cũ: “không phải người trong họ vua thì không được làm chức Hành khiển“. Nhưng bắt đầu từ đấy, nho sĩ văn học được giữ quyền bính làm hành khiển, như Đặng Kế làm Hàn lâm viện học sĩ, Đỗ Quốc Tá làm Trung thư sảnh trung thư lệnh, đều là nho sĩ văn học.  Vua Trần Thánh Tông cho phép các vương hầu, phò mã họp các dân nghèo để khẩn hoang]. Vương hầu có điền trang bắt đầu từ đấy.

Năm 1262, vua Trần Thánh Tông xuống lệnh cho quan quân chế tạo vũ khí và đúc thuyền. Tại chín bãi phù sa ở sông Bạch Hạc, Lục quân và Thủy quân nhà Trần đã tổ chức tập trận. Vào tháng 9 (âm lịch) năm ấy, ông truyền lệnh cho rà soát ngục tù, và thẳng tay xử lý những kẻ đã đầu hàng quân xâm lược Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ nhất thời Nguyên Phong.

Vua Trần Thánh Tông còn cho Lê Văn Hưu tiếp tục biên soạn sách Đại Việt sử ký. Lê Văn Hưu đã làm được bộ sử sách gồm 30 quyển, chép từ đời Triệu Vũ Vương đến Lý Chiêu Hoàng. Việc biên tập bộ sử này được khởi đầu từ đời vua Trần Thái Tông, đến năm 1271 đời Thánh Tông mới hoàn thành.

Năm 1258, sau khi Nhà Trần đánh bại quân Nguyên Mông lần thứ nhất, Trần Thánh Tông sai sứ sang Nam Tống báo việc lên ngôi và được phong làm An Nam quốc vương. Mặc dù Nam Tống đã suy yếu trước sự uy hiếp của Mông Cổ, ông vẫn giữ quan hệ bang giao với Nam Tống ngoài ý nghĩa giao hảo nước lớn còn nhằm mục đích nắm tình hình phương bắc. Khi Thánh Tông sai sứ mang đồ cống sang, vua Tống cũng tặng lại các sản vật của Trung Quốc như chè, đồ sứ, tơ lụa; không những gửi cho Thánh Tông mà còn tặng cả sứ giả.  Sau này khi Nam Tống bị nhà Nguyên đánh bại, phải rút vào nơi hiểm yếu, mới không còn qua lại với Đại Việt. Nhiều quan lại và binh sĩ Tống không thần phục người Mông đã sang xin nương nhờ Đại Việt. Trần Thánh Tông tiếp nhận họ, ban cho chức tước và cử người quản lý.

Năm 1260, hoàng đế nhà Nguyên sai Mạnh Giáp, Lý Văn Tuấn mang chiếu chỉ sang Đại Việt tuyên dụ, với yêu cầu hệ thống chính quyền Đại Việt phải theo lối hoạt động của Thiên triều, không được dấy binh xâm lấn bờ cõi. Vào năm Tân Dậu 1261, niên hiệu Thiệu Long thứ 4, vua Trần Thánh Tông được vua Mông Cổ phong làm An Nam Quốc Vương, lại được trao cho 3 tấm gấm tây cùng với 6 tấm gấm kim thục. Trần Thánh Tông duy trì lệ cống nhà Nguyên 3 năm 1 lần, mỗi lần đều phải cống nho sĩ, thầy thuốc, thầy bói và thợ thuyền mỗi hạng ba người, cùng với các sản vật như là sừng tê, ngà voi, đồi mồi, châu báu…

Vua nhà Nguyên lại đặt chức quan Darughachi tại Đại Việt để đi lại giám trị các châu quận Đại Việt; ý muốn can thiệp chính trị, tìm hiểu nhân vật, tài sản Đại Việt để liệu đường mà đánh chiếm. Thánh Tông bề ngoài tuy vẫn chịu thần phục, nhưng ông biết ý đồ của vua Mông, nên tiếp tục luyện binh dụng võ để chuẩn bị chiến tranh. Ông cho tuyển đinh tráng các lộ làm lính, phân làm quân và đô, bắt phải luyện tập luôn.

Năm 1271, Hốt Tất Liệt đặt quốc hiệu là Nguyên, bình định nốt miền nam Trung Quốc và dụ vua Đại Việt sang hàng, để khỏi cần động binh. Nhà Nguyên cứ vài năm lại cho sứ sang sách nhiễu và dụ vua Đại Việt sang chầu, nhưng vua Trần lấy cớ thoái thác.

Năm 1272, hoàng đế nhà Nguyên cho sứ sang lấy cớ tìm cột đồng trụ của Mã Viện trồng ngày trước, nhưng vua Thánh Tông sai quan sang nói rằng: cột ấy lâu ngày mất đi rồi, không biết đâu mà tìm nữa. Vua Nguyên bèn thôi không hỏi nữa.

Năm 1275, hoàng đế nhà Nguyên ra chiếu dụ đòi vua Đại Việt nộp sổ sách dân số, thu thuế khóa, trợ binh lực cho Thiên triều thông qua sự thống trị của quan Darughachi và đòi nhà vua phải đích thân tới chầu. Vua Thánh Tông sai sứ sang nói với hoàng đế nhà Nguyên rằng: Nước Nam không phải là nước Mường mán mà đặt quan giám trị, xin đổi quan Đại-lỗ-hoa-xích làm quan Dẫn tiến sứ.

Vua nhà Nguyên không cho, lại bắt vua Trần sang chầu. Thánh Tông cũng không chịu. Từ đấy vua nhà Nguyên thấy dùng ngoại giao để khuất phục nhà Trần không được, quyết ý cử binh sang đánh Đại Việt. Nguyên Thế Tổ cho quan ở biên giới do thám địa thế Đại Việt, Trần Thánh Tông cũng đặt quan quân phòng bị.

Theo sách “Các triều đại Việt Nam” của Quỳnh Cư, Đỗ Đức Hùng, “Nhìn chung, vua Trần Thánh Tông thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo nhưng rất kiên quyết, chằm bảo vệ danh dự của Tổ quốc, ngăn chặn từ xa mọi sự dòm ngó, tạo sự xâm lược của nhà Nguyên.“ Tuy nhiên, sau khi nhà Nguyên diệt Nam Tống (1279), Đại Việt càng đứng trước nguy cơ bị xâm lăng từ đế quốc khổng lồ này.

Mùa đông, ngày 22 tháng 10 năm 1278, sau một năm Thái Tông Thượng hoàng đế băng hà, Thánh Tông hoàng đế nhường ngôi cho con trai là Thái tử Trần Khâm, tức Trần Nhân Tông. Thánh Tông lên làm Thái thượng hoàng, với tôn hiệu là Quang Nghiêu Từ Hiếu Thái Thượng Hoàng Đế. Trên danh nghĩa là Thái thượng hoàng, nhưng Trần Thánh Tông vẫn tham gia việc triều chính.

Quan hệ hai bên giữa Đại Việt và Đại Nguyên căng thẳng và đến cuối năm 1284 thì chiến tranh bùng nổ. Thượng hoàng Thánh Tông cùng Nhân Tông tín nhiệm thân vương là Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, phong làm Quốc công Tiết chế chỉ huy quân đội trong nước để chống Nguyên Mông. Trong hai lần Chiến tranh với Nguyên Mông lần 2 và lần 3, thắng lợi có vai trò đóng góp của Thượng hoàng Thánh Tông.

Năm 1289, sau khi chiến tranh kết thúc, Thượng hoàng lui về phủ Thiên Trường làm thơ. Các bài thơ thường được truyền lại là: “Hành cung Thiên Trường”, “Cung viên nhật hoài cực”.

Ngày 25 tháng 5, năm Trùng Hưng thứ 6 (1290), Thượng hoàng băng hà tại Nhân Thọ cung, hưởng thọ 51 tuổi. Miếu hiệu là Thánh Tông (聖宗), thụy hiệu là Hiến Thiên Thế Đạọ Huyền Công Thịnh Đức Nhân Minh Va7n Vũ Tuyên Hiếu hoàng đế . Ông được táng ở Dụ Lăng, phủ Long Hưng (Tiến Đức, Hưng Hà, Thái Bình ngày nay).

Ngày nay ở trung tâm thành phố Hà Nội có phố mang tên Trần Thánh Tông.

Vua Trần Thánh Tông  sùng đạo Phật, rất giỏi thơ văn, thường sáng tác thơ văn về thiền. Tác phẩm của Trần Thánh Tông có: Di hậu lục (Chép để lại cho đời sau), Cơ cầu lục (Chép việc nối dõi nghiệp nhà); Thiền tông liễu ngộ (Bài ca giác ngộ Thiền tông), Phóng ngưu (Thả trâu), Trần Thánh Tông thi tập (Tập thơ Trần Thánh Tông), Chỉ giá minh (Bài minh về sự cung kính)…Và một số thư từ ngoại giao, nhưng tất cả đều đã thất lạc, chỉ còn lại 6 bài thơ được chép trong Việt âm thi tập (5 bài) và Đại Việt sử ký toàn thư (1 bài) mà chúng tôi sẽ chép bổ sung vào cuối bài này.

Thơ Trần Thánh Tông  giàu chất trữ tình, kết hợp nhuần nhị giữa tinh thần tự hào về đất nước của người chiến thắng, với tình yêu cuộc sống yên vui, thanh bình, và phong độ ung dung, phóng khoáng của một người biết tự tin, lạc quan. Trong thơ, ông đã xen nhịp ba của thơ dân tộc với nhịp bốn quen thuộc của thơ Đường, tạo nên một nét mới về nhịp điệu thơ và về thơ miêu tả thiên nhiên.

Trong sách Thơ văn Lý Trần, NXB Khoa học xã hội, 1977, có bài thơ Chân tâm chi dụng của Trần Thánh Tông:

Dụng của chân tâm
Trần Thánh Tông

Dụng của chân tâm,
Thông minh tịnh mịch.
Không đến không đi,
Không tổn không ích.
Vào nhỏ vào to,
Mặc thuận cùng nghịch.
Động như hạc mây,
Tĩnh như tường vách.
Nhẹ tựa mảy lông,
Nặng như bàn thạch.
Trần trần trụi trụi,
Làu làu trong sạch.
Chẳng thể đo lường,
Tuyệt vô tung tích.
Nay ta vì ngươi,
Tỏ bày rành mạch.

Đại Việt Sử ký Toàn thư của nhà Hậu Lê ca ngợi Trần Thánh Tông “trung hiếu nhân thứ, tôn hiền trọng đạo, cha khai sáng trước, con kế thừa sau, cơ nghiệp nhà Trần được bền vững”, tuy nhiên trên quan điểm Nho giáo lại phê phán ông sùng đạo Phật “thì không phải phép trị nước hay của đế vương”. Sử gia Ngô Sĩ Liên ca ngợi công lao của ông: “Thánh Tông nối nghiệp Thái Tông, giữa chừng gặp giặc cướp biến loạn, ủy nhiệm cho tướng thần cùng với Nhân Tông giúp sức làm nên việc, khiến thiên hạ đã tan lại hợp, xã tắc nguy lại an. Suốt đời Trần không có việc giặc Hồ nữa, công to lắm.”  Giáo sư Trần Văn Giàu luận về “Nhân cách Trần Nhân Tông” nhưng nói đầy đủ là hai vua Trần vì Thái Thượng hoàng Trần Thánh Tông là người tham gia và lãnh đạo xuyên suốt cả ba lần quân dân Đại Việt đánh thắng quân Nguyên năm 1258, 1285 và 1287: …”Tại nước Tàu lúc bấy giờ Triều đình nhà Tống rất hùng mạnh nhưng quân Nguyên Mông đã tràn xuống đánh thắn thần tốc, đến nỗi vua quan nhà Tống phải chạy ra biển và nhảy xuống biển tự vẫn. Tại Tây Á, Trung Á và một phần châu Âu cũng thua thảm hại , đến nỗi Giáo hoàng La Mã cũng lên tiếng sợ hãi. Trong lúc ấy Việt Nam so với phương Bắc thì quá nhỏ bé và quá nghèo yếu, thế mà Người dám không cho Nguyên Mông mượn đường xâm lược Chiêm Thành. Lại còn đánh bại ba lần Nguyên Mông xâm lược. Sau khi thắng giặc, Người lại lên núi sống. Người dám nghĩ, dám làm những việc không ai dám nghĩ chứ đừng nói đến làm !” 

Trần Thánh Tông vua giỏi nhà Trần

xem tiếp: Trần Thánh Tông vua giỏi nhà Trần
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tran-thanh-tong-vua-gioi-nha-tran/

TRÚC LÂM TRẦN NHÂN TÔNG

Trần Nhân Tông (1258-1308)  là một trong những vị vua anh minh nhất của lịch sử Việt Nam. Người tên thật là Trần Khâm, vua Trần thứ ba (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Với 50 năm cuộc đời, vua Phật Trần Nhân Tông đã kịp làm được ít nhất năm việc lớn hiếm thấy và khó ai bì kịp ở mọi dân tộc và mọi thời đại: 1) Minh quân lỗi lạc, làm vua 15 năm (1278 – 1293) trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến hai lần đánh thắng quân Nguyên Mông là đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thời đó; 2) Tổ sư thiền phái Trúc Lâm và Thái Thượng Hoàng 15 năm (1294-1306) là vua Phật Việt Nam. 3) Nhà văn hóa và nhà thơ kiệt xuất với kiệt tác thơ Thiền Trần Nhân Tông và thắng tích Trúc Lâm Yên Tử; 4) Người thầy chiến lược vĩ đại muôn đời của kế sách một chữ “đồng” “vua tôi đồng lòng, toàn dân đồng sức”, nhược thắng cường, yếu thắng mạnh, nước nhỏ thắng nước lớn, sự nghiệp mở nước và thống nhất non sông Việt bằng vương đạo, thuận thời, thuận người . 5) Nhà trị loạn kỳ tài đã hưng thịnh nhà Trần và cứu nguy cho nước Việt ở thời khắc quyết định, biến nguy thành an, biến những điều không thể thành có thể.

Kiệt tác thơ thiền đức Nhân Tông là đỉnh cao thơ Thiền thời Trần:

Cư trần lạc đạo phú
Đại Lãm Thần Quang tự
Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca
Đăng Bảo Đài sơn
Đề Cổ Châu hương thôn tự
Đề Phổ Minh tự thủy tạ
Động Thiên hồ thượng
Họa Kiều Nguyên Lãng vận
Hữu cú vô cú
Khuê oán
Lạng Châu vãn cảnh
Mai
Nguyệt
Nhị nguyệt thập nhất nhật dạ
Quỹ Trương Hiển Khanh xuân bính
Sơn phòng mạn hứng
I
II
Sư đệ vấn đáp
Tán Tuệ Trung thượng sĩ
Tảo mai
I
II
Tặng Bắc sứ Lý Tư Diễn
Tây chinh đạo trung (tái chinh Ai Lao)
Thiên Trường phủ
Thiên Trường vãn vọng
Tống Bắc sứ Lý Trọng Tân, Tiêu Phương Nhai
Tống Bắc sứ Ma Hợp, Kiều Nguyên Lãng
Trúc nô minh
Tức sự
I
II
Vũ Lâm thu vãn
Xuân cảnh
Xuân hiểu
Xuân nhật yết Chiêu Lăng
Xuân vãn

Lên non thiêng Yên Tử, khảo sát điền dã những chứng tích lịch sử văn hóa lưu dấu mãi với thời gian. “Soi sáng lại chính mình là phận sự gốc, chẳng từ nơi khác mà được.” (Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc.). Đức Nhân Tông viết về sự đạt ngộ với người thầy là Tuệ Trung Thượng Sĩ . “Nghe xong, tôi thông suốt được đường vào, bèn vén áo thờ Ngài làm thầy”. “Soi sáng lại chính mình” chứ không tìm kho báu ở đâu khác là trí tuệ siêu việt của vua Phật Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông.

CHA CON HIẾN TỪ THÁI HẬU

Vua Trần Anh Tông (Trần Thuyên) có người em ruột  là Trần Quốc Chẩn danh tướng Nhập nội Quốc Phụ Thượng Tể, cha ruột của Huy Thánh công chúa là Hiến Từ Thái Hậu. Cha và Con Hiến Từ Thái Hậu soi tỏ giai đoạn hai của nhà Trần sau thịnh thế đã kế tục và suy vi như thế nào.

Trần Quốc Chẩn (1281-1328) là một trong những danh tướng kiệt xuất của nhà Trần, tài đức vẹn toàn, hết lòng vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Trần Quốc Chẩn sinh ngày 29 tháng 1 năm Thiệu Bảo thứ 3 (tức 19 tháng 2 năm 1281). Ông là con trai thứ của vua Trần Nhân Tông, em ruột của Thái tử Trần Thuyên, sau là vua Trần Anh Tông. Sau khi Trần Nhân Tông nhường ngôi cho Thái tử Trần Thuyên, tức vua Trần Anh Tông, ông được phong là Huệ Vũ Đại vương khi mới 13 tuổi. Mặc dù tuổi còn nhỏ, nhưng ông rất được vua cha và vua anh yêu mến. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Thượng hoàng có lần ngự cung Trùng Quang, vua đến chầu, quốc công Quốc Tuấn đi theo. Thượng hoàng nói:”Nhà ta vốn là người hạ lưu (thủy tổ người Hiền Khánh), đời đời chuộng dũng cảm, thường xăm hình rồng vào đùi. Nếp nhà theo nghề võ, nên xăm rồng vào đùi để tỏ là không quên gốc”. Bấy giờ thợ xăm đã đợi mệnh ở ngoài cửa cung. Vua rình lúc Thượng hoàng quay nhìn chỗ khác, về ngay cung Trùng Hoa. Một lúc lâu, Thượng hoàng hỏi Quan gia đâu rồi, các quan tả hữu thưa là đã về cung Trùng Hoa. Thượng hoàng bảo: “Quan gia đã trốn rồi chăng? thì xăm cho Huệ Vũ Quốc Chẩn vậy”. Quốc phụ có xăm hình rồng ở đùi, mà về sau nối ngôi không xăm ở đùi nữa là bắt đầu từ Anh Tông. Năm Hưng Long thứ 10 (1302), ông được phong chức Nhập nội Bình chương, tương đương Tể tướng. Năm Hưng Long thứ 20 (1312), Chiêm Thành lấn chiếm biên giới phía nam Đại Việt. Anh Tông ngự giá thân chinh, đến phủ Lâm Bình, chia quân làm ba đường, sai Trần Quốc Chẩn theo đường núi, Trần Khánh Dư theo đường biển, đích thân vua tự dẫn sáu quân theo đường bộ; thủy bộ, cùng tiến đánh. Một lần quân Chiêm định tập kích ngự doanh, quân Trần Quốc Chẩn kịp thời cứu viện, phối hợp với Đoàn Nhữ Hài bao vây, bức hàng quân Chiêm Thành thắng lợi, quân Trần không tốn một mũi tên. Năm Đại Khánh thứ 5 (1318), vua Trần Minh Tông sai ông cùng tướng quân Phạm Ngũ Lão tiếp tục đi đánh dẹp quân Chiêm Thành thu được thắng lợi lớn, giữ yên bờ cõi quốc gia. Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Trước đây, Anh Tông không khỏe, vua ngày đêm ở luôn ngoài cửa phòng ngủ của Thượng hoàng, mỗi khi vào thăm thì cùng đi với Quốc Chẩn. Vì Anh Tông tin cậy Quốc Chẩn hơn cả, định đem vua gửi gắm Quốc Chẩn, cho nên không cho vào thăm một mình, mà phải cùng đi với Quốc Chẩn, cốt để cho tình nghĩa vua tôi được khăng khít và không còn nghi ngại gì nữa“. Do có nhiều công lao với triều đình, năm Khai Thái thứ nhất (1324), Trần Quốc Chẩn được vua Trần phong chức: Nhập nội Quốc phụ Thượng tể – chức quan đầu triều coi giữ lục bộ Thượng Thư. Sử cũ còn ghi nhận Trần Quốc Chẩn không chỉ là người có tài trong việc cầm quân xung trận mà ông còn là người nổi tiếng đức độ, được các quan trong triều hết lòng nể phục. Ông là người được vua Trần Anh tông rất quý. Về sau vua Minh Tông lại lấy con gái của Quốc Chẩn phong làm Lê Thánh hoàng hậu, ông càng được tin dùng. Minh Tông giữ ngôi được 15 năm (từ năm 1314 đến năm 1329) tuổi đã cao mà chưa lập được Thái Tử. Quốc Chẩn có ý đợi Lê Thánh hoàng hậu sinh con trai thì mới lập. Lúc bấy giờ Cương Đông Văn Hiến Hầu (không rõ tên) là con của Tá thánh Trần Nhật Duật muốn đánh đổ Hoàng Hậu để lập Thái tử Vượng (sau là Trần Hiến Tông) mới đem của đút cho gia thần của Quốc Chẩn là Trần Nhạc 100 lạng vàng bảo Trần Nhạc vu cáo cho Quốc Chẩn có âm mưu làm phản. Vua cả tin cho là thật liền ra lệnh bắt giam ngay Quốc Chẩn vào chùa Tư Phúc ở kinh sư rồi đem việc ấy hỏi Thiếu bảo Trần Khắc Chung. Khắc Chung cùng cánh với Văn Hiến Hầu, lại cùng với mẹ thái tử Vượng Anh Tư nguyên phi Lê thị, đều là người Giáp Sơn (Kinh Môn) và đã từng làm thầy dạy thái tử Vượng, liền trả lời: “Bắt hổ thì dễ, thả hổ thì khó”. Minh Tông truyền bắt Quốc Chẩn phải tuyệt thực. Lê Thánh hoàng hậu khi vào thăm cha đã lấy áo nhúng nước mặc vào người rồi vắt ra cho cha uống. Trong khi đó, Anh Tư phu nhân muốn cho Huệ Vũ vương chết sớm để con mình được lập làm Thái tử, liền cho người mang nước tẩm độc cho Huệ Vũ vương uống, uống xong thì chết. Sau Quốc Chẩn chết, hưởng dương 47 tuổi. Cuối năm đó, Minh Tông lập Hoàng tử Trần Vượng làm Thái tử. Vài năm sau, vợ lẽ của Trần Nhạc ghen với vợ cả, tố cáo sự thật, đem việc Văn Hiến Hầu đút vàng tâu lên vua. Việc giao xuống ngục quan xét, Lê Duy là người cương trực đem xét hỏi ngay ngày hôm ấy. Trần Phẫu phải tội lăng trì (tức xẻo thịt từng miếng cho đến chết), nhưng chưa kịp hành hình thì gia nô của Thiệu Vũ (con Quốc Chẩn) đã xẻo thịt Trần Phẫu ăn sống gần hết. Văn Hiến Hầu tuy được tha tội chết, nhưng giáng làm thứ nhân, tước bỏ tên họ trong hoàng tộc. Trần Minh Tông lúc nào cũng bị ám ảnh bởi vụ án oan của cha vợ. Để sửa sai, nhà vua đã cho khôi phục chức tước, sai lập đền thờ Trần Quốc Đền Quốc phụ thờ ông nằm bên tả ngạn sông Kinh Thầy là một trong tám di tích thuộc “Chí Linh bát cổ” nổi tiếng được nhiều sử sách ghi nhận. Trước kia đền thuộc xã Kiệt Đặc, huyện Chí Linh nay thuộc thôn Nẻo, phường Chí Minh, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Đến năm Giáp Thân (1341), thời Trần Dụ Tông, vụ án Trần Quốc Chẩn được minh oan hoàn toàn. Thượng hoàng Minh Tông phục chức: Nhập nội Quốc Phụ Thượng Tể cho ông. Giết oan nhạc phụ, vua Trần Minh Tông làm bài thơ ân hận: Dạ vũ. Thu khí hòa đăng thất thự minh/ Bích tiêu song ngoại đệ tàn canh/ Tự tri tam thập niên tiền thác/ Khẳng bả nhàn sầu đối vũ thanh.  Dịch nghĩa: Hơi thu và ánh đèn mờ đi trước ánh ban mai, Tàu chuối xanh ngoài cửa sổ tiễn canh tàn. Tự biết sai lầm của ta ba mươi năm trước, Đành ôm sầu ngồi nghe mưa rơi. Vũ Minh Am dịch thơ: Mưa đêm

Hừng sáng, đèn nhòa, nhạt khí thu,
Ngoài song tàu chuối tiễn đêm mờ.
Ba mươi năm trước ta lầm lỗi,
Ôm nỗi hận sầu lắng tiếng mưa.

Hiến Từ thái hậu là con gái của Huệ Vũ đại vương Trần Quốc Chẩn. Bà được thụ phong là Huy Thánh công chúa từ nhỏ. Huệ Vũ vương Trần Quốc Chẩn là con trai thứ của Trần Nhân Tông. Hiến Từ thái hậu gọi Trần Nhân Tông hoàng đế là ông nội, Trần Anh Tông là bác, Trần Minh Tông là anh họ, sau này là chồng (theo tục lệ vua chúa thời Trần cận giao để ngôi vua không truyền ra ngoài). Hiến Từ thái hậu là hoàng hậu của hoàng đế Trần Minh Tông, mẹ ruột của hoàng đế Trần Dụ Tông, Cung Túc vương Trần Nguyên Dục và Thiên Ninh công chúa Ngọc Tha. Bà được các hoàng đế Trần Hiến Tông, Trần Nghệ Tông, Trần Duệ Tông xem là mẹ đích và kính trọng. Bà có thân thế hiển hách bậc nhất trong các Hoàng hậu nhà Trần, cũng như trong các triều đại về sau, khi có họ hàng gần huyết thống với dòng chính thống Hoàng đế nhất.

Chuyện Hiến Từ thái hậu: Năm 1301, Anh Tông đã gả em gái mình là Thiên Trân công chúa cho Uy Túc công Trần Văn Bích. Năm 1309, công chúa mất, Uy Túc công lại lấy Huy Thánh công chúa về làm phu nhân. Sau đó, bà lại trở về nhà cha là Huệ Vũ vương, được sắp đặt chọn làm Hoàng hậu cho Minh Tông, không rõ bà ly hôn hoặc bị buộc phải bỏ Uy Túc công. Năm 1323, Minh Tông hoàng đế lúc này đã 23 tuổi, Huy Thánh công chúa được Minh Tông lấy làm Hoàng hậu, phong làm Lệ Thánh hoàng hậu. Năm 1328, Lệ Thánh hoàng hậu kết hôn với Minh Tông đã lâu mà vẫn chưa sinh hạ Hoàng tử kế thừa đại thống. Minh Tông muốn lập Hoàng tử Trần Vượng, con của Anh Tư phu nhân đang đắc sủng làm Thái tử, nhưng Huệ Vũ vương can ngăn. Từ trước đến nay, các Hoàng đế nhà Trần đều sinh ra từ các Hoàng hậu có dòng máu trong nội tộc. Tuy Minh Tông không phải con ruột của Bảo Từ hoàng thái hậu, mẹ sinh là Chiêu Từ hoàng thái hậu là con của một người ngoại tộc là Trần Bình Trọng, nhưng mẹ của Chiêu Từ là Thụy Bảo công chúa, con gái của Trần Thái Tông nên huyết thống vẫn còn. Anh Tư phu nhân vốn là con gái quan viên cấp thấp họ Lê, người Giáp Sơn, Thanh Hóa, dòng máu hoàn toàn khác xa hoàng tộc nên không thể lấy con của phu nhân làm Thái tử, dù đó là con trưởng của Minh Tông. Huệ Vũ vương can ngăn quyết liệt, Minh Tông cũng đành để yên chuyện mà thôi ý định nhưng trong lòng đã sớm buồn bực Huệ Vũ vương.

Lễ rước nước tại Thái Miếu Nhà Trần
và hồ Trại Lốc ở Đông Triều 2019
(ảnh: http://nhatranodongtrieu.vn)

Khu di tích quốc gia đặc biệt nhà Trần tại Đông Triều gồm 18 điểm di tích chính: Thái miếu, đền An Sinh, chùa thượng Ngọa Vân, chùa trung Ngọa Vân, chùa Hồ Thiên, chùa Quỳnh Lâm, chùa Ngọc Thanh, lăng Tư Phúc, lăng Đồng Thái, Nguyên lăng, di tích Đá Chồng, am Mộc Cảo, nhà ga Cáp treo… Thái miếu nhà Trần là một trong những di tích quan trọng nằm trong quần thể Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt nhà Trần tại Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Thái miếu là chốn linh thiêng nhất, là nơi thờ cúng tổ tiên của nhà Trần và 14 vị vua Trần. Chính vì thế, nơi đặt Thái miếu (thường là ở quê gốc của đức Thái tổ) vẫn được coi là kinh đô thứ hai của triều Trần .

… (tiếp theo kỳ trước). Sau nỗi oan ngất trời Huệ Vũ Vương Trần Quốc Chẩn bị Anh Tư phu nhân mẹ của thái tử Trần Vượng đầu độc chết, năm 1329, Minh Tông nhường ngôi cho Hoàng thái tử Trần Vượng, sử gọi là Trần Hiến Tông. Lệ Thánh hoàng hậu được tôn là Lệ Thánh Thái thượng hoàng hậu. Trần Hiển Tông làm Hoàng đế được 13 năm thì qua đời, không có con cái. Lúc này, Lệ Thánh hoàng hậu đã sinh Cung Túc vương Trần Nguyên Dục, Thiên Ninh công chúa Trần Ngọc Tha và Hoàng tử Trần Hạo. Trong số đó, Trần Hạo thông minh, nhanh nhẹn hơn cả nên được Trần Minh Tông chọn làm Hoàng đế kế vị, tức Trần Dụ Tông. Minh Tông vẫn giữ quyền điều hành đất nước. 

Năm 1258, Thượng hoàng Minh Tông qua đời, Lệ Thánh hoàng hậu được tôn làm Tuyên Thánh hoàng thái hậu. Khi Minh Tông mất, bà muốn đi tu, nhưng nghe theo lời dặn cuối của Minh Tông, nên bà đã không thụ giới nhà Phật mà ở ngôi Thái hậu để  kiềm chế những sai lầm của vua Dụ Tông, như việc Dụ Tông chút nữa là sát hại Thái úy Cung Tĩnh Đại vương Trần Nguyên Trác. Thái hậu đã ngăn cản vua giết Nguyên Trác vì tội “Nguyên Trác yểm bùa hại vua. Đại Việt Sử ký toàn thư có chép một giai thoại về bà: Thái hậu vốn người nhân hậu, có nhiều công lao giúp rập

Trước kia, khi Minh Tông còn ngự ở Bắc Cung, có tên gác cổng bắt được con cá bống trong giếng Nghiêm Quang, trong mồm có ngậm vật gì, moi ra thì thấy có chữ, đó là bùa yểm, có ghi các tên Dục Tông, Cung Túc, Thiên Ninh (đều là các con đẻ của Hiến Từ). Tên gác cổng cầm lá bùa tâu lên vua. Minh Tông sợ lắm, truyền bắt hết các cung nhân, bà mụ, thị tỳ trong cung để tra hỏi.Thái hậu thưa: “Khoan đã, sợ trong đó có kẻ bị oan, thiếp xin tự mình bí mật xét hỏi đã”. Minh Tông nghe theo. Thái hậu sai người hỏi tên gác cổng rằng: “Gần đây, phòng nào trong cung mua cá bống?”. Tên gác cổng trả lời là thứ phi Triều Môn. Thái hậu nói cho Minh Tông biết. Minh Tông lập tức ra lệnh tra xét cho ra. Thái hậu tâu:“Đây là việc trong cung, không nên để hở ra ngoài. Thứ phi Triều Môn là con gái của Cung Tĩnh Vương, nếu để hở ra thì Quan gia sẽ sinh hiềm khích với Thái úy. Thiếp xin ỉm việc này đi không xét hỏi nữa!”. Minh Tông khen bà là người hiền. Đến khi Minh Tông băng, tướng quân Trần Tông Hoắc muốn tỏ ra trung thành với Dụ Tông, thêu dệt việc đó ra, làm Thiếu úy suýt nữa bị hại, nhờ Thái hoàng cố sức cứu đỡ mới thoát. Người bấy giờ ca ngợi bà là đã trọn đạo làm mẹ, tuy là phận con đích, con thứ không giống nhau, mà lòng nhân từ thì đối với con nào cũng thế, làm cho ân nghĩa vua tôi, anh em, cha con không một chút thiếu sót, từ xưa đến nay chưa có ai được như vậy. Người xưa có nói “Nghiêu Thuấn trong nữ giới”, Thái hậu được liệt vào hàng ấy. Bà từng hối tiếc về việc lập Nhật Lễ. Nhật Lễ ngấm ngầm đánh thuốc độc giết bà.”

Dương Nhật Lễ tên khác Trần Nhật Kiên là một vị vua  nhà Trần không có miếu hiệu,  còn gọi Hôn Đức công kế vị Trần Dụ Tông. Ông ở ngôi từ ngày 15 tháng 6 năm Kỷ Dậu (tức 18 tháng 7 năm 1369) đến ngày 13 tháng 11 năm Canh Tuất (tức 1 tháng 12 năm 1370). Ông chỉ đặt một niên hiệu Đại Định và ở ngôi hơn 1 năm thì bị Cung Định vương Trần Phủ truất ngôi. Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, không rõ Dương Nhật Lễ sinh năm nào, ông vốn là con của kép hát Dương Khương. Mẹ ông là vợ Dương Khương, là một người múa hay lại có nhan sắc, do hay diễn Tây Vương Mẫu trong vở Vương Mẫu hiến bàn đào, bà được gọi thông dụng là Vương mẫu. Khi Vương Mẫu đã có mang ông nhưng đã bị Cung Túc vương Trần Nguyên Dục, anh cùng mẹ của Trần Dụ Tông lấy làm vợ. Khi ông sinh ra, Cung Túc vương Dục nhận làm con mình. Ngày 25 tháng 5 năm Kỷ Dậu (tức 29 tháng 6 năm 1369), Trần Dụ Tông băng hà. Trước khi mất, ông đã ban chiếu truyền ngôi cho Dương Nhật Lễ (trên danh nghĩa là con của người anh ruột của vua). Hiến Từ Thái hậu đồng ý di chiếu cho đón ông lên ngôi, đặt niên hiệu Đại Định và truy tặng Cung Túc vương là Hoàng thái bá. Cùng lúc này, sứ đoàn nhà Minh sang sắc phong cho Trần Dụ Tông tới Việt Nam. Nhật Lễ (tên ngoại giao với nhà Minh là Trần Nhật Kiên) xin được thụ phong nhưng sứ nhà Minh là Trương Dĩ Ninh không đồng ý. Nhật Lễ phải cử sứ là Đỗ Thuấn Khâm sang nhà Minh báo tang và cầu phong. Theo Đại Việt sử ký toàn thư ghi nhận, Đại Định Đế lên ngôi nhưng bỏ bễ công việc, ham chơi, rượu chè, cho đón cha ruột Dương Khương vào triều, giữ chức Lệnh thư gia, có ý đổi sang họ Dương khiến các quan trong triều bất bình. Hiến Từ Thái hậu, mẹ Dụ Tông tỏ ý hối hận việc lập Nhật Lễ. Nhật Lễ bèn ngầm đánh thuốc độc giết chết bà vào ngày 14 tháng 12 năm Kỷ Dậu (tức 12 tháng 1 năm 1370). Đêm ngày 20 tháng 9 năm Canh Tuất (tức 9 tháng 10 năm 1370), cha con quan Thái tể Cung Tĩnh vương Trần Nguyên Trác, Trần Nguyên Tiết và hai người con của Thiên Ninh công chúa, chị gái Dụ Tông đem người tôn thất vào thành định giết Đại Định. Đại Định Đế trèo qua tường, nấp dưới cầu mới. Mọi người lùng không thấy, giải tán ra về. Khi trời sắp sáng, Đại Định Đế vào cung, chia người đi bắt Nguyên Trác cùng 17 người chủ mưu và giết hết.

Anh khác mẹ của Trần Dụ Tông là Cung Định vương Trần Phủ (tức vua Trần Nghệ Tông),  vì có con gái làm Hoàng hậu của Nhật Lễ, sợ vạ lây đến mình nên tránh ra trấn Đà Giang (tức Gia Hưng), ngầm hẹn với các em là Cung Tuyên vương Trần Kính, Chương Túc thượng hầu Trần Nguyên Đán, Thiên Ninh công chúa Ngọc Tha hội ở sông Đại Lại, phủ Thanh Hóa để dấy quân. Trần Kính giúp ông đảm nhận việc sắm sửa mọi vũ khí, trang bị quân đội. Khi ấy, Đại Định Đế Dương Nhật Lễ chuyên dùng thiếu úy Trần Ngô Lang mà không biết Ngô Lang đồng mưu với Trần Phủ. Mỗi khi sai quân tướng đi đánh bắt, Ngô Lang đều bí mật bảo họ theo Trần Phủ đừng về nữa. Rất nhiều lần sai các quân Nam, Bắc đi đánh, đều không một ai trở về. Do đó quân của Trần Phủ, Trần Kính mạnh thêm. Ngày 13 tháng 11 năm Canh Tuất (tức 1 tháng 12 năm 1370), Trần Phủ đến phủ Kiến Hưng, truất Nhật Lễ làm Hôn Đức công.

Ngày 15, Phủ lên ngôi, tức Trần Nghệ Tông. Ngày 21 tháng ấy, Trần Phủ cùng Trần Kính và Thiên Ninh công chúa dẫn quân về kinh, sai giam Nhật Lễ ở phường Giang Khẩu. Dương Nhật Lễ tới lúc đó mới biết mình bị Trần Ngô Lang phản bội. Trong khi bị giam giữ, ông lừa gọi Trần Ngô Lang đến gần rồi bóp cổ giết chết Trần Ngô Lang. Trần Nghệ Tông bèn lập tức hạ lệnh giết chết Dương Nhật Lễ và con ông là Liễu, rồi sai đem chôn ở núi Đại Mông. Nhật Lễ ở ngôi được hơn một năm, không rõ thọ bao nhiêu tuổi. Sai lầm lớn nhất của Nhật Lễ là định đổi sang họ Dương khiến tôn thất nhà Trần nắm quyền bính khắp trong nước xúm lại tìm cách lật đổ. Tần Thủy Hoàng trước đây cũng phải đối mặt với tiếng tăm về thân thế và cũng có những việc làm thô bạo, thất đức nhưng đã khôn khéo suốt đời không đổi sang họ Lã, giết luôn Lã Bất Vi người bị dị nghị là cha mình, và tìm cách đàn áp thẳng tay những ai có ý định khơi chuyện này để chống đối. Bởi thế Tần Thủy Hoàng giữ được ngôi vị trọn vẹn. Nhật Lễ mắc hàng loạt sai lầm nên nhanh chóng bị lật đổ.

TRẦN DUỆ TÔNG HẬU TRẦN

Vua Trần Duệ Tông là vua thứ 9 của nhà Trần, tên húy là Trần Kính, là con thứ 11 của vua Trần Minh Tông, là em của ba vị vua: Trần Hiến Tông, Trần Dụ Tông và Trần Nghệ Tông. Ông sinh ngày 2 tháng 6 năm Đinh Sửu (1337); năm 1372 được vua anh là Trần Nghệ Tông nhường ngôi, ở ngôi 6 năm, ngày 24 tháng 1 năm Đinh Tỵ (1377) tử trận tại thành Đồ Bàn (Vijaya), thọ 41 tuổi. Vua Trần Duệ Tông là người có cá tính mạnh mẽ, mang hoài bão chấn hưng quốc gia. Khi Trần Nghệ Tông tránh loạn của Dương Nhật Lễ, mọi vũ khí, quân đội đều do Trần Kính đảm nhận, do vậy, vua Nghệ Tông đã truyền ngôi cho em. Năm 1372, sau khi được vua anh Trần Nghệ Tông nhường ngôi, ông để tâm lo toan việc trị nước, kén tướng luyện quân, đặt khoa thi, lấy người tài, đồng thời chú trọng đề cao ý thức dân tộc, bảo vệ thuần phong mỹ tục, biểu hiện ý thức tự lập, tự cường. Để làm được điều đó, ông lệnh cho quân dân không được mặc áo kiểu người phương Bắc, không bắt chước tiếng nói của các nước Chiêm (Chăm-pa), quy định về mẫu mã các loại thuyền, xe, kiệu, tán, nghi, trượng và y phục.  Vào cuối thời Trần, lợi dụng tình hình Đại Việt suy  yếu,  quân  Chăm-pa  thường  xuyên  đem  quân quấy phá vùng biên giới, thậm chí nhiều lần đánh chiếm Thăng Long. Vì quá nôn nóng trong việc tiêu diệt họa xâm lấn của Chăm-pa, Trần Duệ Tông đã thân chinh đi đánh Chăm-pa. Tháng Giêng năm 1377 khi cầm quân tiến vào thành Đồ Bàn (Vijaya) ông bị mắc kế phục binh của Chế Bồng Nga mà tử nạn tại thành Đồ Bàn (Bình Định). Cái chết của Duệ Tông là bước ngoặt lớn đối với nhà Trần thời hậu kỳ, Thượng hoàng Nghệ Tông nhu nhược, vốn hoàn toàn dựa vào ông nên khi ông mất đã hoàn toàn dựa vào Hồ Quý Ly, thế nước Đại Việt suy kém, quân Chăm-pa tự do hoành hành, tàn phá kinh đô Thăng Long. Cơ nghiệp nhà Trần từ đây suy sụp.

HẬU TRẦN QUA THƠ ĐẶNG DUNG

Hồ Quý Ly cướp ngôi vua nhà Trần Triều đình nhà Minh bên Trung Quốc nắm lấy cơ hội dương lên ngọn cờ “hưng Trần, diệt Hồ” vin cớ đem 20 vạn quân sang đánh chiếm nước ta. Trần Ngỗi con thứ của vua Trần Nghệ Tông dấy binh nổi lên chống lại quân Minh để khôi phục nhà Trần, tháng 10 năm 1407 lên ngôi vua xưng là Giản Định Đế. Bấy giờ có quan Đại tri châu là Đặng Tất kéo quân đến hợp lực được phong làm Quốc Công. Tháng 6 năm 1408 Đặng Tất phá được tri phủ ngụy là Đặng Thế Căng ở của biển Nhật Lệ và núi An Đại Lệ Thủy. Tháng 12 lại đại phá quân Minh ở Bồ Cô, nhưng vua tin lời gièm của bọn hoạn quan nên đã giết Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân. Con của Đặng Tất là Đặng Dung và con của Nguyễn Cảnh Chân là Nguyễn Cảnh Dị căm phẩn vì cha không có tội mà bị giết nhưng không vì thù nhà mà bỏ việc nước . Hai người tìm minh chủ khác là Trần Quý Khoáng đón lên làm vua và tiếp tục chống quân Minh. Đặng Dung có  kiệt tác “Cảm hoài” nói về thế sự buổi ấy và tâm sự của ông:

CẢM HOÀI
Đặng Dung

Việc đời bối rối tuổi già vay,
Trời đất vô cùng một cuộc say.
Bần tiện gặp thời lên cũng dễ,
Anh hùng lỡ bước ngẫm càng cay.
Vai khiêng trái đất mong phò chúa,
Giáp gột sông trời khó vạch mây.
Thù trả chưa xong đầu đã bạc,
Gươm mài bóng nguyệt biết bao rày.

Bản dịch Phan Kế Bính . Sách Văn đàn bảo giám (NXB Văn học, 2004) ghi người dịch là Trần Trọng Kim.
Nguồn:
1. Phan Kế Bính, “Đại Nam nhất thống chí”, Đông Dương tạp chí, số 116
2. Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, NXB Tân Việt, 1951
3. Dương Quảng Hàm, Việt Nam văn học sử yếu, Trung tâm học liệu xuất bản, 1968

Nguyên tác:








Cảm hoài [Thuật hoài]

Thế sự du du nại lão hà,
Vô cùng thiên địa nhập hàm ca.
Thời lai đồ điếu thành công dị,
Vận khứ anh hùng ẩm hận đa.
Trí chúa hữu hoài phù địa trục,
Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà.
Quốc thù vị báo đầu tiên bạch,
Kỷ độ Long Tuyền đới nguyệt ma.

Nhà Trần trong sử Việt, một bài học sâu sắc.

PHẠM MINH GIẮNG BẠN TÔI
Hoàng Kim

Phạm Minh Giắng bạn tôi là trang web và câu chuyện cảm động gửi lại của anh Phạm Minh Giắng. Nhân đề thi Văn 2016 Nỗi lòng nàng Thúy Vân, tôi đọc lại bài thơ Thay lời Thúy Vân của anh Phạm Minh Giắng và câu thơ của anh gửi tặng “Thầy tôi sao sáng giữa trời/ Áo cơm thì thấp cuộc đời thì cao. Anh Phạm Minh Giắng đã mất mấy năm nhưng trang thơ và gương đời lắng đọng. Tôi cảm phục kính trọng Anh một người bị liệt từ nhỏ nhưng nghị lực sống, nhân cách người hiền, và bài bình thơ Thay lời Thúy Vân lấp lánh viên ngọc quý.

Chuyện đời Phạm Minh Giắng

Truyện Kiều Nguyễn Du là kiêt tác văn chương còn mãi với thời gian. Muốn thực sự hiểu được Truyện Kiều phải hiểu được và đánh giá đúng các nhân vât của Nguyễn. Lâu nay số bài bình thơ về nỗi lòng Thúy Vân có nhiều nhưng bài của anh Phạm Minh Giắng thay lời Thúy Vân thực sư làm tôi bàng hoàng xúc động ám ảnh bởi lối suy nghĩ của anh Giắng thật thuận lòng người và lời thơ lục bát giản dị đẹp kỳ lạ. Đìều bất ngờ hơn mà trước đó tôi chưa hề biết là anh Phạm Minh Giắng bị liệt từ nhỏ.

Anh Phạm Minh Giắng (http://phamigia.vn102.space/?page=1&paged=2&cat=572003) ghé thăm trang dạy và học của tôi và bùi ngùi viết :”Tôi bị nằm liệt từ khi còn nhỏ. Thầy Hoàng Kim viết bài Thầy bạn là lộc xuân có kể chuyện Bill Clinton với năm điều ước: được làm người tốt, có một gia đình êm ấm, có thầy quý bạn hiền, có một sự nghiệp thành đạt và viết được một cuốn sách để đời) Tôi (PMG) đã cố gắng thực hiện được ba điều. Còn hai điều: một gia đình êm ấm và một sự nghiệp thành đạt thì chắc là không thể thực hiện”.

Anh Phạm Minh Giắng tặng tôi bài thơ “Thầy tôi” làm tôi thực sự xúc động. Tôi thưa với anh là tôi nhỏ tuổi hơn anh và nhân xưng Thầy là cao quý lắm. Tôi hiểu ‘Thầy tôi’ là một bài học làm người sâu xa anh gửi lại:

Thầy tôi
Phạm Minh Giắng

Một đời quang đãng nhà gianh
Không chui cửa lớn, chẳng tranh ghế ngồi
Người thầy xưa cũ của tôi
Ai đem đom đóm mà soi vàng mười.

Trái tim khối óc sáng ngời
Dạ dầy Thầy có khác người chi đâu!
Học trò hư hỏng, thì đau
Phụ huynh nói xấu đằng sau, mặc lời.

Vinh quang sao sáng giữa đời
Áo cơm thì thấp, nụ cười thì cao.

Thầy tôi sao sáng giữa trời sau này tôi chọn tứ thơ tôn kính này để đưa vào diễn đạt sự trân trọng tri ân và noi gương Thầy:

Thầy tôi sao sáng giữa trời
Hoàng Kim

Thầy tôi sao sáng giữa trời
Áo cơm thì thấp cuộc đời thì cao.
Tiễn Thầy Hoa Nắng xôn xao
Hoa Người Hoa Đất biết bao ân tình.

Nhớ Thầy xưa rạng sử xanh
Thương Thầy phúc hậu trời dành đức cho.
Con đường xanh sáng ước mơ 
Tình yêu cuộc sống tới bờ thung dung.

Xem thêm: https://youtu.be/QH2UDskXmbU.

Thơ ‘Thay lời Thúy Vân’

“Thay lời Thúy Vân” của anh Phạm Minh Giắng là một góc nhìn thấu hiểu Sự tĩnh lặng nội tâm làm anh Giắng nhìn đời sâu sắc đã tạo nên trầm tích của bài viết. Tôi tin anh Giắng là người hiểu đúng Thúy Vân, hiểu đúng tâm sự thánh thiện của cụ Nguyễn Du. Bình thơ của anh thật hay, xin đươc so sánh lần lượt năm bài thơ “Nỗi lòng Thúy Vân” của Trương Nam Hương, An Thi, LMT, Lính Thủy, và sau cùng là Phạm Minh Giắng thay lời Thúy Vân (HK)

Nỗi lòng Thúy Vân
Trương Nam Hương

Nghĩ thương lời chị dặn dò
Mười lăm năm đắm con đò xuân xanh
Chị yêu lệ chảy đã đành
Còn em nước mắt đâu dành chàng Kim

Ơ kìa sao chị ngồi im?
Máu còn biết chảy về tim để hồng
Lấy người yêu chị làm chồng
Đời em thể thắt một vòng oan khiên

Sụt sùi ướt cỏ Đạm Tiên
Chị khóc kẻ khuất đừng quên người còn
Mấp mô số phận vuông tròn
Đất không thể nhốt linh hồn đòi yêu !

Là em nghĩ vậy thôi Kiều
Sánh sao đời chị ba chiều bão giông
Con đò đời chị về không
Chỉ theo tiếng khóc dưới sông Tiền Đường

Chị nhiều hờn giận yêu thương
Vầng trăng còn lắm mùi hương hẹn hò
Em chưa được thế bao giờ
Tiết trinh thương chị đánh lừa trái tim

Em thành vợ của chàng Kim
Ngồi ru giọt máu tượng hình chị trao
Giấu đầy đêm nỗi khát khao
Kiều ơi em đợi kiếp nào được yêu ???!!!!

Nỗi lòng Thúy Vân
An Thi

Em biết mình thua chị đủ mọi bề,
Cả trí tuệ, lẫn tài hoa, nhan sắc;
Nhưng có một điều, chỉ tim em rõ nhất
Rằng vết thương lòng em chẳng kém phần đau!

Tiết Thanh minh ngày nào én nhạn gặp nhau,
Chợt xao xuyến, nhịp yêu sao bổi hổi,
Chợt xót xa, rồi hẫng lòng, đau nhói
Trong mắt người tachỉ có chị mà thôi!

Buổi chia tay, em nghé mắt, xa xôi
Trở về nhà còn vấn vương nỗi nhớ;
Chị hò hẹn với người, em biết chứ
Chiếc thoa kia nào bắt được hư không?!?

Phận quần hồng chị trắc trở long đong
Nỗi gia đình, nỗi tình duyên trăn trở
Em nhận về mình mối duyên thừa trăn trở…
Mười mấy năm trời hạnh phúc có hay không?

Có hay không hạnh phúc với người chồng
Mà mãi mãi trong tim chỉ có hình bóng chị?!?
Chị phận bạc còn có tình chung thủy
Còn em thì…cảnh đồng sàng dị mộng có gì vui?!?

Cả một đời hoa chị bị dập vùi,
Em thương chị, lòng ghen chưa hề có!
Em cũng không trách hờn ai đó;
Chỉ xin đời hiểu cho rằng:
Sâu thẳm trong lòng Vân cũng có một vết thương!

Trăng mờ vì khuất màn sương
Câu ca một thuở vấn vương trọn đời,
“Keo loan mà chắp duyên rời
Hoa rơi hữu ý, nước trôi vô tình!”
Chị nào có khổ một mình!…

Nỗi lòng Thúy Vân
LMT
Một lần đọc lại Kiều

Chị ơi, thương chị truân chuyên
Phần em thôi cũng muộn phiền bi ai
Cũng rằng phận ngọc, mày ngài
Tuổi xuân hồng thắm chưa ai trao tình .

Đắng cay cũng một đời mình
Vì lòng hiếu nghĩa, nhận tình chị trao
Xuân thì hoa bướm xôn xao
Em chưa hề có giao duyên một lần
.
Thương thân, giọt lệ trong ngần
Duyên hờ em nắn phím đàn tơ mây
Trời xanh oan nghiệt lắm thay
Gieo bao cay đắng , đọa đày chị ơi.

Lại buồn nhân thế lắm lời
Rằng em hời hợt, một đời vô lo
Bao nhiêu sóng cả, gió to
Một mình chị phải sầu lo chống chèo .

Ngẫm đời, lòng lại buồn theo
Má hồng em cũng phận bèo lênh đênh
Dạt trôi trong cõi phong trần
Mặc cho con tạo xoay vần ra sao.

Tiền Đường , sông nước nao nao
Chị giờ mộng nhạt , tâm trao Bồ Đề
Còn em đời vẫn trầm mê
Lòng xuân tro lạnh, não nề chị ơi …

Cảm tác cùng bác Giắng
Lính Thủy

Người đời thương cảm Thuý Vân
Không yêu cũng phải thế chân chị Kiều
Vợ chồng không có tình yêu
Một đời tẻ lạnh, sớm chiều buồn tanh

Sau đây là bài của Phạm Minh Giắng

Thay lời Thúy Vân
Phạm Minh Giắng

Người đời thương cái duyên em
Kết hôn thay chị, chắc thèm tình yêu?
Em xin thưa tỏ đôi điều
Trời cho nhan sắc em nhiều phần xinh.

Vô tâm vụng tính, chút tình
Lấy người thương chị em mình…em nương
Giấc xuân giữa cảnh đau thương
Tình phần em sướng, hiếu nhường chị đeo.

Người ta yêu mộng mơ nhiều
Chồng mình ôm chặt mình yêu mặn nồng
Cảm ơn chị hiểu thấu lòng
Thương em, chị chẳng lòng thòng cố nhân

Cho em trọn chỗ ấm thân:
“Một cây cù mộc, một sân quế hòe”.
Cái em cần, nói em nghe,
Với em trăng gió màu mè bỏ đi

Em nào có tủi buồn chi
Tố Như thánh thiện nhầm gì chị ơi.

Hoàng Kim đôi lời cảm nhận

Thay lời Thúy Vân.là một công án tuyệt vời về Truyện Kiều. Tôi bàng hoàng trước lời thơ của anh:

Giấc xuân giữa cảnh đau thương
Tình phần em sướng, hiếu nhường chị đeo.
Người ta yêu mộng mơ nhiều
Chồng mình ôm chặt mình yêu mặn nồng

Cảm ơn chị hiểu thấu lòng
Thương em, chị chẳng lòng thòng cố nhân
Cho em trọn chỗ ấm thân:
“Một cây cù mộc, một sân quế hòe”.

Nguyễn Du (1765-1820) là nhà thơ lỗi lạc, nhà ngoại giao xuất chúng. Ông cũng là một võ quan có chí lớn, nhà lãnh đạo đặc biệt tài năng đã từng đương đầu với Nguyễn Huệ, đối thoại với Gia Long, hiểu rõ Nguyễn Văn Thành, thân thiết với Nguyễn Nễ, Vũ Trinh, Ngô Nhân Tĩnh, Lê Quang Định, Trịnh Hoài Đức. Ông hiểu sâu Lý số, thông tỏ Phong Thủy, rất vững Thiền học, thành thạo biến Dịch, đã đọc trên nghìn lần bộ kinh Kim Cương, với tâm sự gửi gắm Truyện Kiều và đặc biệt gửi gắm qua các nhân vật của mình. Nguyễn Du và Nguyễn Công Trứ là hai danh nhân cùng thời . Nguyễn Công Trứ luận về Thúy Kiều nhưng thực chất là luận về Nguyễn Du: “Bán mình trong bấy nhiêu năm, Dễ đem chữ hiếu mà lầm được ai .” Nguyễn Công Trứ thân mật hay chống đối Nguyễn Du đó là điều hậu thế cần lý giải cho đúng? Thúy Vân là môt đầu mối quan trọng để hiểu Thúy Kiều. Hiểu nhân vật của Nguyễn Du mới thực sự hiểu được Nguyễn Du.

Bài viết của các anh Phạm Minh Giắng, Nguyễn Thế Quang, Huy Việt … thực sự bổ ích. Bài viết này của anh Phạm Minh Giắng thưc sư là một khám phá mới.

Cám ơn anh và trân trọng chúc mừng anh.

Hoàng Kim

Trang thơ Phạm Minh Giắng

Anh Phạm Minh Giắng gửi lại cho đời nhiều bài viết hay, “Anh tâm sự trong lời ngõ:Tôi nằm trong góc cô đơn / Với thơ thì chẳng tính hơn thiệt gì” Di cảo thơ anh để lại, tôi thích nhất sáu bài. Thầy tôi; Thay lời Thúy Vân; Vịnh Bắp Ngô, Chuối Ngự; Đang xuân; Độc Ẩm.

Vịnh Bắp Ngô
Phạm Minh Giắng

Không phải non tơ cũng chửa già
Đã thương mặc kệ kẻ dèm pha
Nâng niu bóc cánh vàng nhè nhẹ
Mới biết rằng em nhất ngọc ngà

Chuối Ngự
Phạm Minh Giắng

Đâu chỉ xênh xang chốn phượng rồng
Không cam rẻ rúng, chẳng thèm ngông
Kính người thiên cổ, thăm người ốm
Nghĩa ngọt tình thơm rất thật lòng.

Đang xuân
Phạm Minh Giắng
01/01/2013@21h25,

Sáu ba tròn mới độ đang xuân
Tâm đức đời cho cũng được phần
Sức liệt chẳng tài đâu giúp nước
Trí còm chưa giỏi vẫn nhờ dân
Khi vui tết đến mong bầu bạn
Lúc tủi xuân về ngóng họ thân
Còn chút tâm hồn còn sống đẹp
Danh này không toại cũng thành nhân

Độc Ẩm
Phạm Minh Giắng

Chẳng rót chi đầy, nửa chén vơi
Bạn xa không đến, một mình chơi
Nâng lên hờ hững không buồn nhấp
Đặt xuống thờ ơ chẳng hứng mời
Chiếc bóng ngọn đèn dòng rượu đổ
Quả tim cây bút mạch thơ khơi
Khuya rồi còn đợi chờ chi nữa
Ngửa mặt lên ta dốc sự đời

Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây   cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích

KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam Thung dung Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter

LangTranThanhTongLongHungThaiBinh,PVLOC90

DẠY VÀ HỌC 30 THÁNG 3
Hoàng Kim
và Hoàng Long
CNM365 Tình yêu cuộc sống Chuyện thầy Lê Quý Kha; Có một ngày như thế; Nhà Trần trong sử Việt; Nghê Việt am Ngọa Vân; Phạm Minh Giắng bạn tôi; Chuyện cổ tích người lớn; Phục sinh giữa tối sáng; Kim Notes lắng ghi chú; Gia Cát Mã Tiền Khóa; Trung Quốc một suy ngẫm; Nhớ Ông Bà Cậu Mợ; Giống khoai lang Việt Nam; Có một ngày như thế; Ngày 30 tháng 3 năm 1258, Trần Thái Tông nhượng lại ngôi vua triều Trần ở Việt Nam cho Thái tử Trần Hoảng là Trần Thánh Tông. Trần Thái Tông trở thành Thái thượng hoàng. Ngày 30 tháng 3 năm 1023, ngày sinh Lý Thánh Tông, Hoàng đế thứ 3 của nhà Lý, Việt Nam (mất năm 1072). Ngày 30 tháng 3 năm 1853, ngày sinh Vincent van Gogh, họa sĩ người Hà Lan (mất năm 1890); Bài chọn lọc ngày 30 tháng 3: Chuyện thầy Lê Quý Kha; Có một ngày như thế; Nhà Trần trong sử Việt; Nghê Việt am Ngọa Vân; Phạm Minh Giắng bạn tôi; Chuyện cổ tích người lớn; Phục sinh giữa tối sáng; Phạm Hồng Đức Phước ca cao; Kim Notes lắng ghi chú; Gia Cát Mã Tiền Khóa; Trung Quốc một suy ngẫm; Nhớ Ông Bà Cậu Mợ; Giống khoai lang Việt Nam; Có một ngày như thế; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-30-thang-3/

TS. Lê Quý Kha (bìa trái) với thầy bạn Đại học Nông Lâm Hồ Chí Minh

CHUYỆN THẦY LÊ QUÝ KHA
Hoàng Kim

Tiến sĩ Lê Quý Kha là cựu Phó Viện Trưởng Viện Khoa học Kỷ thuật Nông nghiệp Miền Nam, chuyên gia ngô, thầy và bạn nhà nông, người có nhiều đóng góp tốt cho nghề trồng ngô Việt Nam. Thông tin dưới đây là giới thiệu sách và tư vấn học tập

Ngô Việt Nam là cây lương thực quan trọng thứ hai sau lúa, có diện tích canh tác hàng năm hiện đạt khoảng 1,15 triệu ha, năng suất bình quân 4,55 tấn/ha, sản lượng 5,24 triệu tấn (Tổng cục Thống kê 2017). Sản phẩm ngô Việt Nam chủ yếu dùng cho chăn nuôi, nay dùng làm thực phẩm cho người hơn 5%. Cuộc cách mạng về giống ngô lai Việt Nam đã góp phần tăng nhanh diện tích, năng suất và sản lượng ngô trong toàn quốc, đưa nước ta đứng vào hàng ngũ những nước trồng ngô lai tiên tiến của vùng châu Á. So với năm 1985 trước đổi mới, ngô Việt Nam lúc ấy có diện tích 397 ngàn ha, năng suất bình quân 1,47 tấn/ha, sản lượng 0,37 triệu tấn thì đến nay ngô Việt Nam đã đạt một bước tiến vượt bậc, gấp 3 lần về năng suất và 14 lần về sản lượng. Mặc dù vậy, sản lượng ngô hiện nay vẫn chưa đủ cung cấp cho ngành chăn nuôi của cả nước, Việt Nam mỗi năm vẫn phải nhập khoảng 1,60 – 2,00 triệu tấn ngô hạt để làm thức ăn chăn nuôi, nhưng Việt Nam đã cùng Thái Lan và Trung Quốc nằm tốp đầu trồng ngô tiên tiến của châu Á. Trong thành tựu ấy, có công đóng góp hiệu quả của giáo sư Trần Hồng Uy, giáo sư Ngô Hữu Tình, giáo sư Trần Văn Minh, tiến sĩ Phạm Đồng Quảng, phó giáo sư Trương Đích, tiến sĩ Mai Xuân Triệu, tiến sĩ Bùi Mạnh Cường, tiến sĩ Phan Xuân Hào,Tiến sĩ Lê Quý Kha Tiến sĩ Lê Quý Tường, thầy Luyện Hữu Chỉ, thầy Võ Đình Long, thầy Đỗ Hữu Quốc, tiến sĩ Trần Kim Định, tiến sĩ Trần Thị Dạ Thảo, tiến sĩ Nguyễn Phương, kỹ sư Phạm Thị Rịnh, kỹ sư La Đức Vực, kỹ sư Phạm Văn Ngọc … là những chuyên gia chính của nghề ngô Việt Nam nhiều kinh nghiệm thực tiển với nhiều công sức đào tạo bồi dưỡng đội ngũ hiệu quả cho nguồn lực nghề trồng ngô Việt Nam trong chặng đường đầu 45 năm qua.,

Trang sách ngô Việt của tiến sĩ Lê Quý Kha là những cẩm nang nghề nghiệp, tiêu biểu gồm: 1) TS Lê Quý Kha, TS Lê Quý Tường 2019. NGÔ SINH KHỐI Kỹ thuật canh tác, thu hoạch và chế biến phục vụ chăn nuôi. Nhà Xuất bản Nông nghiệp ISBN 978-606-60- 2930-4 2) CIMMYT & IBPGR – Rome, 1991 Biên dịch Lê Quý Kha 2013. Hướng dẫn mô tả nguyên liệu ngô. Nhà Xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. 3) Lê Quý Kha (Chủ biên) 2013. Hướng dẫn khảo sát, so sánh và khảo nghiệm giống ngô lai. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật . Sách cẩm nang nghề nghiệp cây Ngô. Tài liệu Học tập CÂY LƯƠNG THỰC Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh Nhà sách Việt Nam, FoodCrops.vn, CÂY LƯƠNG THỰC VIỆT NAM, Hoàng Long , Hoàng Kim tuyển chọn và giới thiệu www.nhasachvietnam.blogspot.com

TS Lê Quý Kha (thứ hai phải qua) và nghiên cứu sinh với quý thầy cô Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam , Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ chí Minh

CÓ MỘT NGÀY NHƯ THẾ
Hoàng Kim

chúc mừng Lê Quý Kha

Có một ngày như thế.
Vui bạn đầy niềm vui
Nụ cười tươi rạng rỡ.
Ngày mỗi ngày tốt lành

Phúc hậu và thực việc
Tận tụy với nghề nông
Thân thiết tình thầy bạn
Chăm chút từng trang văn.

CÓ MỘT NGÀY NHƯ THẾ
Hoàng Kim

gửi Phạm Thành Công và …

Có một ngày như thế
Đường xa về thăm Thầy
Niềm tin ngời nét mặt
Thầy trẻ lại vì vui.

Ảnh đẹp và thật tươi
Khoảnh khắc mà vĩnh cữu
Thay bao lời muốn nói
Học bởi hành hôm nay.

Có một ngày như thế https://hoangkimlong.wordpress.com/category/co-mot-ngay-nhu-the/

NHÀ TRẦN TRONG SỬ VIỆT
Hoàng Kim

Nhà Trần khởi đầu từ vua Trần Thái Tông (Trần Cảnh) lên ngôi Hoàng Đế vào ngày 31 tháng 12 năm 1225 nhằm ngày Mậu Dần  mồng 1 tháng 12 năm Ất Dậu, Lý Chiêu Hoàng là vị Nữ Hoàng cuối cùng của nhà Lý xuống chiếu nhường ngôi cho chồng. Tiếp nối vua Trần Thái Tông là vua Trần Thánh Tông (Trần Hoảng), vua Trần Nhân Tông (Trần Khâm. Ba vua là thời nhà Trần thịnh thế ngời sử Việt dựng nên nghiệp lớn, chống quân Nguyên Mông, thống nhất Phật Giáo Việt Nam và đạt đến cực thịnh. Ba vua Trần Anh Tông, Trần Minh Tông, Trần Hiến Tông là thời kế nghiệp. Từ vua Trần Dụ Tông (sau khi thượng hoàng Trần Minh Tông mất) đến Hôn Đức Công, Trần Nghệ Tông, Trần Duệ Tông, cho tới Trần Phế Đế, Trần Thuận Tông, Giản Định Đế, Trần Quý Khoáng là thời suy tàn. Trần triều chấm dứt lúc Trần Phế Đế bị Thượng hoàng Trần Nghệ Tông ép thắt cổ chết thay thế bằng Trần Thuận Tông là con của Trần Nghệ Tông, khi thế lực Hồ Quý Ly đã vững không thể đổi. Vua Trần Thuận Tông trị vì từ năm 1388 cho đến năm 1400 thì bị ép nhường ngôi cho Hồ Quý Lý, lập ra triều đại nhà Hồ. Giặc Minh mượn danh nghĩa “phục Trần diệt Hồ” nhân cơ hội ấy vào cướp nước ta. Giản Định Đế, Trần Quý Khoáng chống nhà Minh nhưng không thành. Nhà Trần trong sử Việt kéo dài 175 năm với 13 đời hoàng đế.

Thái Tông và Hưng Đạo
Ngày mới đầy yêu thương
Nhà Trần trong sử Việt
Lồng lộng như trăng rằm

Ba đỉnh cao Yên Tử
Danh thắng quê hương Trần
‘Thái bình tu nổ lực
Vạn cổ thử giang san’ (*)

Nhà Trần trong sử Việt
Trước đèn bảy trăm năm,
Trúc Lâm Trần Nhân Tông
Thăm thẳm tầm nhìn lớn.

Từ một hai hai năm (1225),
Đến thế kỷ mười bốn (1400)
Chuyện cũ chưa hề cũ
Thoáng chốc tròn tháng năm.

An nhiên chào ngày mới
Vui bạn hiền người thân
Nhà Trần trong sử Việt.
Tinh hoa chọn đôi vần.

(*) Trích thơ Tụng giá hoàn kinh sư của
Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải

THÁI TÔNG VÀ HƯNG ĐẠO

Minh quân hiền tài vua tôi đồng lòng toàn dân gắng sức. Trần Thái Tông, Trần Hưng Đạo, Trần Thánh Tông là ba đỉnh cao vọi của trí tuệ thời Trần. Vua Trần Nhân Tông khi lên đỉnh Yên Tử có hỏi về ba đỉnh cao của dãy núi kia là gì thì được trả lời đó là dãy Yên Phụ của vòng cung Đông Triều trấn Bắc. Đức vua Phật Trần Nhân Tông đã lạy Yên Phụ và chọn Yên Tử làm nơi Cư trần lạc đạo chốn an nghĩ của mình. Trần Thái Tông và Trần Quốc Tuấn là câu chuyện minh quân thiên tài thật lạ lùng và sâu sắc lưu dấu nơi đất Việt. Bài học lịch sử Trần Thánh Tông, Trần Hưng Đạo, Trần Thánh Tông, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư … là suối nguồn tươi trẻ của một câu chuyện tuyệt vời được nối tiếp sâu hơn trong các chuyên luận khác.

Vua Trần Thái Tông (1218-1277) người sáng nghiệp nhà Trần có câu nói nổi tiếng trong lịch sử: “Nếu chỉ để lời nói suông cho đời sau, sao bằng đem thân mình đảm nhận trọng trách cho thiên hạ trước đã”. Vua Trần Thái Tông là bậc minh quân tài trí được so sánh với Đường Thái Tông Lý Thế Dân là vị vua giỏi Trung Hoa thời trước đó. “Sáng nghiệp Việt, Đường hai Thái Tông/ Đường xưng: Trinh Quán, Việt: Nguyên Phong/ Kiến Thành bị giết, An Sinh sống/ Miếu hiệu tuy đồng, đức chẳng đồng”.

Đường Thái Tông Lý Thế Dân ngày 4 tháng 9 năm 626 đã lên ngôi hoàng đế nhà Đường sau sự biến Huyền Vũ môn. Đường Thái Tông thiết lập nên sự cường thịnh của nhà Đường phát triển về kinh tế và hùng mạnh về quân sự nhất thế giới thời ấy, nhưng so đức độ với vua Việt Trần Thái Tông thì vua Việt được người đời ca ngợi hơn. 

An Sinh Vương Trần Liễu là người chống lại Thái Tông và hận thù giữa họ sâu đến nỗi Trần Liễu còn di nguyện cho Trần Quốc Tuấn sau này nhất thiết phải đoạt lại ngôi vua. Vua Trần Thái Tông không chỉ tha cho An Sinh Vương Trần Liễu mà còn tha cho Trần Quốc Tuấn là người đã gây ra chuyện tầy đình.

Tình yêu thương của Trần Quốc Tuấn và Thiên Thành công chúa là một câu chuyện thật quái và phi thường ! Tình yêu đó thật lớn lao nhưng sự việc quá liều lĩnh, khí phách và đặc biệt nguy hiểm. Trần Quốc Tuấn ngay trong đêm tân hôn của Thiên Thành công chúa với Nhân Đạo Vương đã dám lẻn vào cung của Nhân Đạo Vương ngủ với người mình yêu mà không sợ cái chết trong lúc Trung Thành Vương con trai của Nhân Đạo Vương đang bận đãi khách chưa kịp động phòng. Công chúa Thiên Thành con gái của vua Trần Thái Tông thì đã dám chọn cái chết để trao thân cho Trần Quốc Tuấn là người mình yêu, bất chấp đám cưới với Trung Thành Vương là con trai của Nhân Đạo Vương vị quan đầu triều Trần.

Vua Trần Thái Tông đã không làm ngơ để Quốc Tuấn bị giết. Vua chủ động kết nối lương duyên ngay cho Thiên Thành Quốc Tuấn bất chấp lẽ thường. Câu chuyện vua Trần Thái Tông không những không giết Trần Quốc Tuấn, con của Trần Liễu kẻ tử thù đang rất hận mình và đang “cố tình phạm tội ngông cuồng” trái nhân tình mà còn chủ động tác thành cho Thiên Thành Quốc Tuấn nên vợ chồng, hóa giải mọi điều, thu phục được tấm lòng của bậc anh hùng và giữ lại được cho non sông Việt một bậc kỳ tài muôn thuở

Chuyện lạ và hay, thật hiếm có !

Tượng Trần Quốc Tuấn ở chùa cổ Thắng Nghiêm, ảnh Hoàng Kim

LỜI DẶN CỦA THÁNH TRẦN

Chùa cổ Thắng Nghiêm là nơi Đức Thánh Trần thuở nhỏ đã theo công chúa Thụy Bà về đây để tìm minh sư học phép Chọn người, Đạo làm tướng, viết kiệt tác Binh thư Yếu lược. Mẹ tôi họ Trần. Tôi về dâng hương Đức Thánh Trần tại đền Tổ. Lắng đọng trong tôi Lời thề trên sông Hóa; Lời dặn của Thánh Trần.

Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là nhà quân sự kiệt xuất nhất trong lịch sử Việt Nam nhà chính trị, ngoại giao, tư lệnh tối cao của Việt Nam thời nhà Trần, đã ba lần đánh thắng đội quân Nguyên Mông đế quốc hùng mạnh nhất thế giới thời đó. Người là một trong mười vị tướng tài của Thế Giới

Trần Hưng Đạo sinh năm 1232, mất ngày 20 tháng 8 âm lịch năm 1300, ông là con thứ ba của An Sinh Vương Trần Liễu, gọi Trần Thái Tông bằng chú ruột, mẹ ông là Thiện Đạo quốc mẫu, một người trong tôn thất họ Trần. Ông sinh ra ở kinh đô Thăng Long, quê quán ở thôn Tức Mặc, phường Lộc Vượng, TP Nam Định ngày nay. Ông khi lên 5 tuổi năm 1237 làm con nuôi cô ruột là Thụy Bà công chúa, vì cha ông là Trần Liễu chống lại triều đình (Trần Thủ Độ). Đại Việt sử ký toàn thư mô tả ông là người có dung mạo khôi ngô, thông minh hơn người, nhờ được những người tài giỏi đến giảng dạy nên ông sớm trở thành kỳ tài xuất chúng văn võ song toàn, thông hiểu sâu sắc huyền cơ tạo hóa, phép biến dịch và cách dùng binh..

Vua Trần Thái Tông tên thật là Trần Cảnh, sinh ngày 16 tháng 6 năm 1218 mất ngày 1 tháng 4 năm 1277, là vị hoàng đế đầu tiên của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam, lên ngôi ngày 5 tháng 5 năm 1225 mở đầu nhà Trần trong sử Việt. Ông ở ngôi hơn 32 năm (1225 – 1258), làm Thái thượng hoàng trong 19 năm. Trần Cảnh sinh ra dưới thời kỳ nhà Lý còn tại vị, ông cùng tuổi với vị Nữ hoàng nhà Lý lúc bấy giờ là Lý Chiêu Hoàng. Ông được Chiêu Hoàng yêu mến, hay gọi vào vui đùa, Trần Cảnh khi ấy không nói năng gì nhưng khi về đều nói lại với chú họ là Trung Vũ Vương Trần Thủ Độ. Nhà Lý loạn cung đình thuở ấy đã tới đỉnh điểm. Vua Lý tuy có hai con gái thông minh, hiền hậu và rất giỏi nhưng không có con trai nối dõi, trong khi hoàng tộc nhà Lý lắm kẻ mưu mô kém đức dòm ngó ngôi báu. Nước Đại Việt thuở đó bên ngoài thì họa ngoại xâm từ đế quốc Nguyên Mông đang rình rập rất gần, bên trong thì biến loạn bùng nổ liên tục nhiều sự kiện rất nguy hiểm. Trần Thủ Độ nắm thực quyền chốn cung đình, nhận thấy Trần Cảnh cháu mình cực kỳ thông minh đỉnh ngộ, thiên tư tuyệt vời xứng là một minh quân, lại được Lý Chiêu Hoàng yêu mến nên đã sắp đặt hôn nhân giữa Trần Cảnh và Lý Chiêu Hoàng đám đặt cược việc làm vua với họa diệt tộc Trần nếu chọn lầm người. Sự kiện đó xảy ra vào ngày 31 tháng 12 năm 1225, đã chấm dứt triều đại nhà Lý đã tồn tại hơn 200 năm và khai sáng nhà Trần.

Lý Chiêu Hoàng tức Lý hoàng hậu vợ Trần Thái Tông trớ trêu thay sinh con nhưng con bị chết yểu ngay sau khi sinh, cho nên Trần Thái Tông không có người kế vị chính danh phận, trong lúc sự chống đối và chỉ trích cay độc của tôn thất nhà Lý do Hoàng Thái hậu cầm đầu lại đẩy lên cao trào rất nặng nề. Nhiều kẻ tôn thất mượn tiếng có con trai nối dõi dòm ngó cướp ngôi. Thuận Thiên công chúa là vợ của Trần Liễu khi ấy đang mang thai được 3 tháng. Năm 1237, Thái sư Trần Thủ Độ nắm thực quyền phụ chính đã ép cha của Trần Quốc Tuấn là Trần Liễu phải nhường vợ là Thuận Thiên công chúa (chị của Lý Chiêu Hoàng) thay làm Chính cung Hoàng hậu cho Trần Thái Tông, đồng thời giáng Lý hoàng hậu xuống làm công chúa. Việc này khiến Trần Thái Tông bỏ lên tu ở núi Yên Tử.

Người sau này đã chứng ngộ vận nước lâm nguy cường địch bên ngoài câu kết nội gián bên trong không thể không xử thời biến đặt vận mệnh “non sông đất nước Việt trên hết”. Người đã chấp nhận quay trở về “Nếu chỉ để lời nói suông cho đời sau, sao bằng đem thân mình đảm nhận trọng trách cho thiên hạ trước đã”. Trần Thái Tông đã chấp nhận sự sắp xếp của Triều đình.

Sau này, ông truyền ngôi cho Thái tử Trần Hoảng là con thứ, vào ngày 24 tháng 2 năm 1258 để lui về làm Thái thượng hoàng,(con trưởng Trần Quốc Khang vốn là con Trần Liễu, anh em cùng cha khác mẹ với Trần Quốc Tuấn). Trần Thái Tông được tôn làm Hiển Nghiêu Thánh Thọ Thái Thượng Hoàng Đế. Trần Hoảng lên ngôi tức Trần Thánh Tông. Tước vị và thông lệ Thái thượng hoàng của nhà Trần từ đấy đã trở thành truyền thống, vừa rèn luyện cho vị Hoàng đế mới cai trị đất nước càng sớm càng tốt vừa tránh được việc tranh giành ngôi báu giữa các con do chính danh sớm được định đoạt.

Trần Liễu gửi con là Trần Quốc Tuấn cho Thụy Bà công chúa mai danh ẩn tích tại chùa Thắng Nghiêm tìm minh sư luyện rèn văn võ. Sau đó ông dấy binh làm loạn ở sông Cái, cuối cùng bị thất thế, phải xin đầu hàng. Trần Thủ Độ toan chém nhưng Trần Thái Tông liều chết đưa thân mình ra ngăn cản buộc lòng Thủ Độ phải tự mình ném bảo kiếm xuống sông. Trần Liễu được tha tội nhưng quân lính theo ông làm phản đều bị giết hết và vua Thái Tông đổi ông làm An Sinh vương ở vùng đất Yên Phụ, Yên Tử thuộc tỉnh Quảng Ninh ngày nay.

Trần Quốc Tuấn từ 5 tuổi đã được minh sư rèn luyện tỏ ra và một vị nhân tướng lỗi lạc phi phàm lúc trở về sớm được Trần Thái Tông quý trọng đức độ tài năng trong số con cháu vương thất. Qua sự biến Trần Quốc Tuấn yêu thương công chúa Thiên Thành, là con gái của vua Trần Thái Tông, nhân lễ hội trăng rằm nửa đêm đã lẻn vào chỗ ở của công chúa và thông dâm với nàng. Thời nhà Trần đã có quy định, để tránh ngôi vua truyền ra ngoài, chỉ có người trong tộc mới được lấy nhau nên kết hôn cùng huyết thống là điều không lạ và chuyện “quái” ấy cũng ‘quái” như việc Trần Thái Tông lấy vợ Trần Liễu.

Lại oái oăm thay, người Trần Quốc Tuấn yêu say đắm là công chúa Thiên Thành, mà vua Trần Thái Tông năm 1251 đã đính ước gả cô cho Trung Thành Vương là con trai của Nhân Đạo Vương. Vua đã nhận sính lễ, thông báo với quần thần và đang tiệc cưới. Trần Quốc Tuấn nửa đêm trăng rằm đột nhập vào phòng riêng công chúa ở phủ Trung Thành Vương và đôi trai gái trẻ đồng lòng đến với nhau. Quốc Tuấn nói với công chúa Thiên Thành sai thị nữ đi gặp Công chúa Thụy Bà cấp báo với vua ngay trong đêm đó. Vua hỏi có việc gì, Thụy Bà trả lời:“Không ngờ Quốc Tuấn ngông cuồng càn rỡ, đang đêm lẻn vào chỗ Thiên Thành, Nhân Đạo đã bắt giữ hắn rồi, e sẽ bị hại, xin bệ hạ rủ lòng thương, sai người đến cứu”. Trần Thái Tông vội sai người đến dinh Nhân Đạo vương, vào chỗ Thiên Thành, thì thấy Trần Quốc Tuấn đã ở đấy. Hôm sau, Thụy Bà công chúa dâng 10 mâm vàng sống đến chỗ Trần Thái Tông xin làm lễ cưới Thiên Thành công chúa cho Trần Quốc Tuấn. Thái Tông bắt đắc dĩ phải gả công chúa cho ông và lấy 2000 khoảnh ruộng ở phủ Ứng Thiên để hoàn lại sính vật cho Trung Thành vương. Tháng 4 năm đó, Trần Liễu ốm nặng. Lúc sắp mất, Trần Liễu cầm tay Trần Quốc Tuấn, trăng trối rằng: “Con không vì cha lấy được thiên hạ, thì cha chết dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được”. Trần Quốc Tuấn ghi để trong lòng, nhưng không cho là phải.

Câu chuyện Trần Quốc Tuấn yêu thương công chúa Thiên Thành và đã làm liều dám lấy tính mạng của mình làm như thể “cố tình phạm tội ngông cuồng trái nhân tình”, nhưng mấy ai thấu hiểu đó là sự lưa chọn sinh tử, phép thử tối cao cuối cùng của vị nhân tướng trước khi trao sinh mệnh đời mình cho Người tin yêu mình trong thực tiễn. Đó là phép biến Dịch của “Đạo làm tướng” “Chọn người”.

Trần Thái Tông và Trần Quốc Tuấn câu chuyện đêm trăng rằm để hiểu sâu hơn chiến công nhà Trần ba lần đánh thắng quân Nguyên. Trần Thái Tông, Trần Quốc Tuấn, Trần Thánh Tông với thực tiễn hiển hách ba lần đánh thắng quân Nguyên và “Vạn Kiếp tông bí truyền thư”, “Binh thư yếu lược” là kiệt tác muôn đời, ba đỉnh cao vọi của trí tuệ Việt Nam và nhân loại.

TRẦN THÁNH TÔNG MINH QUÂN

Trần Thánh Tông sinh ngày 12 tháng 10 năm 1240, mất ngày 3 tháng 7 năm 1290 là  vị Hoàng đế thứ hai của nhà Trần, ở ngôi từ năm 1258 đến 1278 và làm Thái thượng hoàng từ năm 1278 đến năm 1290 lúc qua đời (hình Lăng Trần Thánh Tông ở Long Hưng, Thái Bình). Trần Thánh Tông là vua thánh nhà Trần: Vua nổi tiếng có lòng thương dân và đặc biệt thân thiết với anh em trong Hoàng tộc, điều hiếm thấy từ trước đến nay; Trần Thánh Tôngcó công rất lớn lúc làm Thái thượng hoàng đã cùng với con trai là vua Trần Nhân Tông lãnh đạo quân dân Đại Việt giành chiến thắng trong hai cuộc chiến cuối cùng chống lại quân đội nhà Nguyên sang thôn tính nước ta lần thứ hai năm1285 và lần thứ ba năm 1287; Nước Đại Việt suốt thời Trần Thánh Tônglàm vua và làm Thái Thượng hoàng là rất hưng thịnh, hùng mạnh, phát triển toàn diện chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao, văn hóa, giáo dục  không để cho nhà Nguyên thôn tính.

Trần Thánh Tông cuộc đời và di sản hiếm thấy. Vua Trần Thánh Tông tên thật Trần Hoảng là con trai thứ hai của vua Trần Thái Tông (Trần Cảnh), mẹ là Hiển Từ Thuận Thiên hoàng hậu Lý thị, công chúa nhà Lý, con gái của Lý Huệ Tông và Linh Từ Quốc mẫu. Anh trai lớn của ông, Tĩnh Quốc đại vương Trần Quốc Khang tuy danh nghĩa là con lớn nhất, nhưng thực tế là con của Khâm Minh đại vương Trần Liễu. Như vậy, ông là Hoàng đích trưởng tử (con trai lớn nhất và do chính thất sinh ra) của Trần Thái Tông hoàng đế.

Vua Trần Thánh Tông sinh ngày 25 tháng 9 âm lịch, năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 9 (1240), và ngay lập tức được lập làm Hoàng thái tử, ngự ở Đông cung. Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, trước khi Hiển Từ Thuận Thiên hoàng hậu mang thai ông, Thái Tông hoàng đế nằm mơ thấy Thượng Đế trao tặng bà một thanh gươm báu.

Vua Trần Thánh Tông có vợ là  Nguyên Thánh hoàng hậu Trần Thiều (?– 1287), con gái An Sinh Vương Trần Liễu, mới đầu phong làm Thiên Cảm phu nhân, sau phong lên làm Hoàng hậu. Năm 1278, Trần Nhân Tông tôn làm Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng Thái hậu u.

Vua Trần Thánh Tông có bốn con: 1) đích trưởng tử là Trần Khâm, tức Nhân Tông Duệ Hiếu hoàng đế, mẹ là Nguyên Thánh hoàng hậu; 2) Tá Thiên đại vương Trần Đức Việp (1265 – 1306), mẹ là Nguyên Thánh hoàng hậu. 3) Thiên Thuỵ công chúa, chị gái Nhân Tông, mất cùng ngày với Nhân Tông (3 tháng 11 âm lịch, 1308), lấy Hưng Vũ vương Trần Quốc Nghiễn, con trai Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, mẹ là Nguyên Thánh hoàng hậu;4)  Bảo Châu công chúa, lấy con trai thứ của Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải, mẹ là Nguyên Thánh hoàng hậu.

Nhà Trần đánh bại quân Nguyên Mông lần thứ nhất năm 1257, vào ngày 24 tháng 12 năm Nguyên Phong thứ 7 (1257), Thái tử Trần Hoảng đã cùng với vua Trần Thái Tông ngự lâu thuyền mà kéo quân đến Đông Bộ Đầu, đập tan tác quân Nguyên Mông trong Trận Đông Bộ Đầu, buộc họ phải rút chạy và chấm dứt cuộc xâm lược Đại Việt.

Vua Trần Thái Tông nhường ngôi cho Thái tử Trần Hoảng ngày 24 tháng 2, năm 1258 (Nguyên Phong thứ 8). Vua Trần Thánh Tông đổi niên hiệu là Thiệu Long, xưng làm Nhân Hoàng, tôn vua chalàm Thái thượng hoàng, tôn hiệu là Hiển Nghiêu Thánh Thọ Thái Thượng Hoàng Đế .

Vua Trần Thánh Tông ở ngôi 21 năm, đất nước được yên trị . Vua nổi tiếng là vị hoàng đế nhân hậu, hòa ái đối với mọi người từ trong ra ngoài. Ông thường nói rằng: “Thiên hạ là của ông cha để lại, nên để anh em cùng hưởng phú quý chung”.Do vậy, các hoàng thân trong nội điện thường ăn chung cỗ và ngủ chơi chung nhà rất đầm ấm, chỉ khi có việc công, hay buổi chầu, thì mới phân thứ tự theo phép nước .

Tĩnh Quốc đại vương Trần Quốc Khang, trên danh nghĩa là con trưởng của vua Trần Thái Tông, nhưng thực ra là con trai của An Sinh đại vương Trần Liễu cùng Hiển Từ Thuận Thiên hoàng hậu. Trần Quốc Khang tuy là con trưởng  của vua Trần Thái Tông, nhưng  xuất thân đặc biệt nên chịu mọi sự suy xét trong hoàng tộc. Sử cũ kể lại, có lần Trần Thánh Tông cùng với người anh cả là Trần Quốc Khang chơi đùa trước mặt Thái thượng hoàng. Thượng hoàng mặc áo bông trắng, Trần Quốc Khang múa kiểu người Hồ, Thượng hoàng bèn cởi áo ban cho. Vua Trần Thánh Tông thấy vậy cũng múa kiểu người Hồ để đòi thưởng áo bông. Quốc Khang bèn nói:Quý nhất là ngôi vua, tôi đã không tranh với chú hai rồi. Nay đức chí tôn cho tôi thứ nhỏ mọn này mà chú hai cũng muốn cướp sao?

Thượng hoàng Thái Tông cười nói với Quốc Khang:

Vậy ra con coi ngôi vua cũng chỉ như cái áo choàng này thôi à?

Thượng hoàng Thái Tông khen Quốc Khang, rồi ban áo cho ông. Trong Hoàng gia, cha con, anh em hòa thuận không xảy ra xích mích.] Vào tháng 9 năm 1269, Vua Trần Thánh Tông phong cho Trần Quốc Khang làm Vọng Giang phiêu kỵ Đô thượng tướng quân. Một lần khác, vào mùa xuân năm 1270, Trần Quốc Khang xây vương phủ hoành tráng tại Diễn Châu, vua Trần Thánh Tông bèn cho người đến xem. Hoảng sợ, Quốc Khang đành phải dựng tượng Phật tại nơi này – sau trở thành chùa Thông.

Vua Trần Thánh Tông rất quan tâm giáo dục, Trần Ích Tắc, em trai Trần Thánh Tông nổi tiếng là một người hay chữ trong nước được cử mở trường dạy học để các văn sĩ học tập. Danh nho Mạc Đĩnh Chi, người đỗ trạng nguyên đời Trần Anh Tông sau này cũng học ở trường ấy.

Thời vua Trần Thánh Tông nhân sự cũng được thay đổi. Ông xuống chiếu kén chọn văn học sĩ sung vào quan ở Quán và Các. Trước đó, theo quy chế cũ: “không phải người trong họ vua thì không được làm chức Hành khiển“. Nhưng bắt đầu từ đấy, nho sĩ văn học được giữ quyền bính làm hành khiển, như Đặng Kế làm Hàn lâm viện học sĩ, Đỗ Quốc Tá làm Trung thư sảnh trung thư lệnh, đều là nho sĩ văn học.  Vua Trần Thánh Tông cho phép các vương hầu, phò mã họp các dân nghèo để khẩn hoang]. Vương hầu có điền trang bắt đầu từ đấy.

Năm 1262, vua Trần Thánh Tông xuống lệnh cho quan quân chế tạo vũ khí và đúc thuyền. Tại chín bãi phù sa ở sông Bạch Hạc, Lục quân và Thủy quân nhà Trần đã tổ chức tập trận. Vào tháng 9 (âm lịch) năm ấy, ông truyền lệnh cho rà soát ngục tù, và thẳng tay xử lý những kẻ đã đầu hàng quân xâm lược Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ nhất thời Nguyên Phong.

Vua Trần Thánh Tông còn cho Lê Văn Hưu tiếp tục biên soạn sách Đại Việt sử ký. Lê Văn Hưu đã làm được bộ sử sách gồm 30 quyển, chép từ đời Triệu Vũ Vương đến Lý Chiêu Hoàng. Việc biên tập bộ sử này được khởi đầu từ đời vua Trần Thái Tông, đến năm 1271 đời Thánh Tông mới hoàn thành.

Năm 1258, sau khi Nhà Trần đánh bại quân Nguyên Mông lần thứ nhất, Trần Thánh Tông sai sứ sang Nam Tống báo việc lên ngôi và được phong làm An Nam quốc vương. Mặc dù Nam Tống đã suy yếu trước sự uy hiếp của Mông Cổ, ông vẫn giữ quan hệ bang giao với Nam Tống ngoài ý nghĩa giao hảo nước lớn còn nhằm mục đích nắm tình hình phương bắc. Khi Thánh Tông sai sứ mang đồ cống sang, vua Tống cũng tặng lại các sản vật của Trung Quốc như chè, đồ sứ, tơ lụa; không những gửi cho Thánh Tông mà còn tặng cả sứ giả.  Sau này khi Nam Tống bị nhà Nguyên đánh bại, phải rút vào nơi hiểm yếu, mới không còn qua lại với Đại Việt. Nhiều quan lại và binh sĩ Tống không thần phục người Mông đã sang xin nương nhờ Đại Việt. Trần Thánh Tông tiếp nhận họ, ban cho chức tước và cử người quản lý.

Năm 1260, hoàng đế nhà Nguyên sai Mạnh Giáp, Lý Văn Tuấn mang chiếu chỉ sang Đại Việt tuyên dụ, với yêu cầu hệ thống chính quyền Đại Việt phải theo lối hoạt động của Thiên triều, không được dấy binh xâm lấn bờ cõi. Vào năm Tân Dậu 1261, niên hiệu Thiệu Long thứ 4, vua Trần Thánh Tông được vua Mông Cổ phong làm An Nam Quốc Vương, lại được trao cho 3 tấm gấm tây cùng với 6 tấm gấm kim thục. Trần Thánh Tông duy trì lệ cống nhà Nguyên 3 năm 1 lần, mỗi lần đều phải cống nho sĩ, thầy thuốc, thầy bói và thợ thuyền mỗi hạng ba người, cùng với các sản vật như là sừng tê, ngà voi, đồi mồi, châu báu…

Vua nhà Nguyên lại đặt chức quan Darughachi tại Đại Việt để đi lại giám trị các châu quận Đại Việt; ý muốn can thiệp chính trị, tìm hiểu nhân vật, tài sản Đại Việt để liệu đường mà đánh chiếm. Thánh Tông bề ngoài tuy vẫn chịu thần phục, nhưng ông biết ý đồ của vua Mông, nên tiếp tục luyện binh dụng võ để chuẩn bị chiến tranh. Ông cho tuyển đinh tráng các lộ làm lính, phân làm quân và đô, bắt phải luyện tập luôn.

Năm 1271, Hốt Tất Liệt đặt quốc hiệu là Nguyên, bình định nốt miền nam Trung Quốc và dụ vua Đại Việt sang hàng, để khỏi cần động binh. Nhà Nguyên cứ vài năm lại cho sứ sang sách nhiễu và dụ vua Đại Việt sang chầu, nhưng vua Trần lấy cớ thoái thác.

Năm 1272, hoàng đế nhà Nguyên cho sứ sang lấy cớ tìm cột đồng trụ của Mã Viện trồng ngày trước, nhưng vua Thánh Tông sai quan sang nói rằng: cột ấy lâu ngày mất đi rồi, không biết đâu mà tìm nữa. Vua Nguyên bèn thôi không hỏi nữa.

Năm 1275, hoàng đế nhà Nguyên ra chiếu dụ đòi vua Đại Việt nộp sổ sách dân số, thu thuế khóa, trợ binh lực cho Thiên triều thông qua sự thống trị của quan Darughachi và đòi nhà vua phải đích thân tới chầu. Vua Thánh Tông sai sứ sang nói với hoàng đế nhà Nguyên rằng: Nước Nam không phải là nước Mường mán mà đặt quan giám trị, xin đổi quan Đại-lỗ-hoa-xích làm quan Dẫn tiến sứ.

Vua nhà Nguyên không cho, lại bắt vua Trần sang chầu. Thánh Tông cũng không chịu. Từ đấy vua nhà Nguyên thấy dùng ngoại giao để khuất phục nhà Trần không được, quyết ý cử binh sang đánh Đại Việt. Nguyên Thế Tổ cho quan ở biên giới do thám địa thế Đại Việt, Trần Thánh Tông cũng đặt quan quân phòng bị.

Theo sách “Các triều đại Việt Nam” của Quỳnh Cư, Đỗ Đức Hùng, “Nhìn chung, vua Trần Thánh Tông thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo nhưng rất kiên quyết, chằm bảo vệ danh dự của Tổ quốc, ngăn chặn từ xa mọi sự dòm ngó, tạo sự xâm lược của nhà Nguyên.“ Tuy nhiên, sau khi nhà Nguyên diệt Nam Tống (1279), Đại Việt càng đứng trước nguy cơ bị xâm lăng từ đế quốc khổng lồ này.

Mùa đông, ngày 22 tháng 10 năm 1278, sau một năm Thái Tông Thượng hoàng đế băng hà, Thánh Tông hoàng đế nhường ngôi cho con trai là Thái tử Trần Khâm, tức Trần Nhân Tông. Thánh Tông lên làm Thái thượng hoàng, với tôn hiệu là Quang Nghiêu Từ Hiếu Thái Thượng Hoàng Đế. Trên danh nghĩa là Thái thượng hoàng, nhưng Trần Thánh Tông vẫn tham gia việc triều chính.

Quan hệ hai bên giữa Đại Việt và Đại Nguyên căng thẳng và đến cuối năm 1284 thì chiến tranh bùng nổ. Thượng hoàng Thánh Tông cùng Nhân Tông tín nhiệm thân vương là Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, phong làm Quốc công Tiết chế chỉ huy quân đội trong nước để chống Nguyên Mông. Trong hai lần Chiến tranh với Nguyên Mông lần 2 và lần 3, thắng lợi có vai trò đóng góp của Thượng hoàng Thánh Tông.

Năm 1289, sau khi chiến tranh kết thúc, Thượng hoàng lui về phủ Thiên Trường làm thơ. Các bài thơ thường được truyền lại là: “Hành cung Thiên Trường”, “Cung viên nhật hoài cực”.

Ngày 25 tháng 5, năm Trùng Hưng thứ 6 (1290), Thượng hoàng băng hà tại Nhân Thọ cung, hưởng thọ 51 tuổi. Miếu hiệu là Thánh Tông (聖宗), thụy hiệu là Hiến Thiên Thế Đạọ Huyền Công Thịnh Đức Nhân Minh Va7n Vũ Tuyên Hiếu hoàng đế . Ông được táng ở Dụ Lăng, phủ Long Hưng (Tiến Đức, Hưng Hà, Thái Bình ngày nay).

Ngày nay ở trung tâm thành phố Hà Nội có phố mang tên Trần Thánh Tông.

Vua Trần Thánh Tông  sùng đạo Phật, rất giỏi thơ văn, thường sáng tác thơ văn về thiền. Tác phẩm của Trần Thánh Tông có: Di hậu lục (Chép để lại cho đời sau), Cơ cầu lục (Chép việc nối dõi nghiệp nhà); Thiền tông liễu ngộ (Bài ca giác ngộ Thiền tông), Phóng ngưu (Thả trâu), Trần Thánh Tông thi tập (Tập thơ Trần Thánh Tông), Chỉ giá minh (Bài minh về sự cung kính)…Và một số thư từ ngoại giao, nhưng tất cả đều đã thất lạc, chỉ còn lại 6 bài thơ được chép trong Việt âm thi tập (5 bài) và Đại Việt sử ký toàn thư (1 bài) mà chúng tôi sẽ chép bổ sung vào cuối bài này.

Thơ Trần Thánh Tông  giàu chất trữ tình, kết hợp nhuần nhị giữa tinh thần tự hào về đất nước của người chiến thắng, với tình yêu cuộc sống yên vui, thanh bình, và phong độ ung dung, phóng khoáng của một người biết tự tin, lạc quan. Trong thơ, ông đã xen nhịp ba của thơ dân tộc với nhịp bốn quen thuộc của thơ Đường, tạo nên một nét mới về nhịp điệu thơ và về thơ miêu tả thiên nhiên.

Trong sách Thơ văn Lý Trần, NXB Khoa học xã hội, 1977, có bài thơ Chân tâm chi dụng của Trần Thánh Tông:

Dụng của chân tâm
Trần Thánh Tông

Dụng của chân tâm,
Thông minh tịnh mịch.
Không đến không đi,
Không tổn không ích.
Vào nhỏ vào to,
Mặc thuận cùng nghịch.
Động như hạc mây,
Tĩnh như tường vách.
Nhẹ tựa mảy lông,
Nặng như bàn thạch.
Trần trần trụi trụi,
Làu làu trong sạch.
Chẳng thể đo lường,
Tuyệt vô tung tích.
Nay ta vì ngươi,
Tỏ bày rành mạch.

Đại Việt Sử ký Toàn thư của nhà Hậu Lê ca ngợi Trần Thánh Tông “trung hiếu nhân thứ, tôn hiền trọng đạo, cha khai sáng trước, con kế thừa sau, cơ nghiệp nhà Trần được bền vững”, tuy nhiên trên quan điểm Nho giáo lại phê phán ông sùng đạo Phật “thì không phải phép trị nước hay của đế vương”. Sử gia Ngô Sĩ Liên ca ngợi công lao của ông: “Thánh Tông nối nghiệp Thái Tông, giữa chừng gặp giặc cướp biến loạn, ủy nhiệm cho tướng thần cùng với Nhân Tông giúp sức làm nên việc, khiến thiên hạ đã tan lại hợp, xã tắc nguy lại an. Suốt đời Trần không có việc giặc Hồ nữa, công to lắm.”  Giáo sư Trần Văn Giàu luận về “Nhân cách Trần Nhân Tông” nhưng nói đầy đủ là hai vua Trần vì Thái Thượng hoàng Trần Thánh Tông là người tham gia và lãnh đạo xuyên suốt cả ba lần quân dân Đại Việt đánh thắng quân Nguyên năm 1258, 1285 và 1287: …”Tại nước Tàu lúc bấy giờ Triều đình nhà Tống rất hùng mạnh nhưng quân Nguyên Mông đã tràn xuống đánh thắn thần tốc, đến nỗi vua quan nhà Tống phải chạy ra biển và nhảy xuống biển tự vẫn. Tại Tây Á, Trung Á và một phần châu Âu cũng thua thảm hại , đến nỗi Giáo hoàng La Mã cũng lên tiếng sợ hãi. Trong lúc ấy Việt Nam so với phương Bắc thì quá nhỏ bé và quá nghèo yếu, thế mà Người dám không cho Nguyên Mông mượn đường xâm lược Chiêm Thành. Lại còn đánh bại ba lần Nguyên Mông xâm lược. Sau khi thắng giặc, Người lại lên núi sống. Người dám nghĩ, dám làm những việc không ai dám nghĩ chứ đừng nói đến làm !” 

Trần Thánh Tông vua giỏi nhà Trần

xem tiếp: Trần Thánh Tông vua giỏi nhà Trần
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tran-thanh-tong-vua-gioi-nha-tran/

TRÚC LÂM TRẦN NHÂN TÔNG

Trần Nhân Tông (1258-1308)  là một trong những vị vua anh minh nhất của lịch sử Việt Nam. Người tên thật là Trần Khâm, vua Trần thứ ba (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Với 50 năm cuộc đời, vua Phật Trần Nhân Tông đã kịp làm được ít nhất năm việc lớn hiếm thấy và khó ai bì kịp ở mọi dân tộc và mọi thời đại: 1) Minh quân lỗi lạc, làm vua 15 năm (1278 – 1293) trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến hai lần đánh thắng quân Nguyên Mông là đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thời đó; 2) Tổ sư thiền phái Trúc Lâm và Thái Thượng Hoàng 15 năm (1294-1306) là vua Phật Việt Nam. 3) Nhà văn hóa và nhà thơ kiệt xuất với kiệt tác thơ Thiền Trần Nhân Tông và thắng tích Trúc Lâm Yên Tử; 4) Người thầy chiến lược vĩ đại muôn đời của kế sách một chữ “đồng” “vua tôi đồng lòng, toàn dân đồng sức”, nhược thắng cường, yếu thắng mạnh, nước nhỏ thắng nước lớn, sự nghiệp mở nước và thống nhất non sông Việt bằng vương đạo, thuận thời, thuận người . 5) Nhà trị loạn kỳ tài đã hưng thịnh nhà Trần và cứu nguy cho nước Việt ở thời khắc quyết định, biến nguy thành an, biến những điều không thể thành có thể.

Kiệt tác thơ thiền đức Nhân Tông là đỉnh cao thơ Thiền thời Trần:

Cư trần lạc đạo phú
Đại Lãm Thần Quang tự
Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca
Đăng Bảo Đài sơn
Đề Cổ Châu hương thôn tự
Đề Phổ Minh tự thủy tạ
Động Thiên hồ thượng
Họa Kiều Nguyên Lãng vận
Hữu cú vô cú
Khuê oán
Lạng Châu vãn cảnh
Mai
Nguyệt
Nhị nguyệt thập nhất nhật dạ
Quỹ Trương Hiển Khanh xuân bính
Sơn phòng mạn hứng
I
II
Sư đệ vấn đáp
Tán Tuệ Trung thượng sĩ
Tảo mai
I
II
Tặng Bắc sứ Lý Tư Diễn
Tây chinh đạo trung (tái chinh Ai Lao)
Thiên Trường phủ
Thiên Trường vãn vọng
Tống Bắc sứ Lý Trọng Tân, Tiêu Phương Nhai
Tống Bắc sứ Ma Hợp, Kiều Nguyên Lãng
Trúc nô minh
Tức sự
I
II
Vũ Lâm thu vãn
Xuân cảnh
Xuân hiểu
Xuân nhật yết Chiêu Lăng
Xuân vãn

Lên non thiêng Yên Tử, khảo sát điền dã những chứng tích lịch sử văn hóa lưu dấu mãi với thời gian. “Soi sáng lại chính mình là phận sự gốc, chẳng từ nơi khác mà được.” (Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc.). Đức Nhân Tông viết về sự đạt ngộ với người thầy là Tuệ Trung Thượng Sĩ . “Nghe xong, tôi thông suốt được đường vào, bèn vén áo thờ Ngài làm thầy”. “Soi sáng lại chính mình” chứ không tìm kho báu ở đâu khác là trí tuệ siêu việt của vua Phật Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông.

CHA CON HIẾN TỪ THÁI HẬU

Vua Trần Anh Tông (Trần Thuyên) có người em ruột  là Trần Quốc Chẩn danh tướng Nhập nội Quốc Phụ Thượng Tể, cha ruột của Huy Thánh công chúa là Hiến Từ Thái Hậu. Cha và Con Hiến Từ Thái Hậu soi tỏ giai đoạn hai của nhà Trần sau thịnh thế đã kế tục và suy vi như thế nào.

Trần Quốc Chẩn (1281-1328) là một trong những danh tướng kiệt xuất của nhà Trần, tài đức vẹn toàn, hết lòng vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Trần Quốc Chẩn sinh ngày 29 tháng 1 năm Thiệu Bảo thứ 3 (tức 19 tháng 2 năm 1281). Ông là con trai thứ của vua Trần Nhân Tông, em ruột của Thái tử Trần Thuyên, sau là vua Trần Anh Tông. Sau khi Trần Nhân Tông nhường ngôi cho Thái tử Trần Thuyên, tức vua Trần Anh Tông, ông được phong là Huệ Vũ Đại vương khi mới 13 tuổi. Mặc dù tuổi còn nhỏ, nhưng ông rất được vua cha và vua anh yêu mến. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Thượng hoàng có lần ngự cung Trùng Quang, vua đến chầu, quốc công Quốc Tuấn đi theo. Thượng hoàng nói:”Nhà ta vốn là người hạ lưu (thủy tổ người Hiền Khánh), đời đời chuộng dũng cảm, thường xăm hình rồng vào đùi. Nếp nhà theo nghề võ, nên xăm rồng vào đùi để tỏ là không quên gốc”. Bấy giờ thợ xăm đã đợi mệnh ở ngoài cửa cung. Vua rình lúc Thượng hoàng quay nhìn chỗ khác, về ngay cung Trùng Hoa. Một lúc lâu, Thượng hoàng hỏi Quan gia đâu rồi, các quan tả hữu thưa là đã về cung Trùng Hoa. Thượng hoàng bảo: “Quan gia đã trốn rồi chăng? thì xăm cho Huệ Vũ Quốc Chẩn vậy”. Quốc phụ có xăm hình rồng ở đùi, mà về sau nối ngôi không xăm ở đùi nữa là bắt đầu từ Anh Tông. Năm Hưng Long thứ 10 (1302), ông được phong chức Nhập nội Bình chương, tương đương Tể tướng. Năm Hưng Long thứ 20 (1312), Chiêm Thành lấn chiếm biên giới phía nam Đại Việt. Anh Tông ngự giá thân chinh, đến phủ Lâm Bình, chia quân làm ba đường, sai Trần Quốc Chẩn theo đường núi, Trần Khánh Dư theo đường biển, đích thân vua tự dẫn sáu quân theo đường bộ; thủy bộ, cùng tiến đánh. Một lần quân Chiêm định tập kích ngự doanh, quân Trần Quốc Chẩn kịp thời cứu viện, phối hợp với Đoàn Nhữ Hài bao vây, bức hàng quân Chiêm Thành thắng lợi, quân Trần không tốn một mũi tên. Năm Đại Khánh thứ 5 (1318), vua Trần Minh Tông sai ông cùng tướng quân Phạm Ngũ Lão tiếp tục đi đánh dẹp quân Chiêm Thành thu được thắng lợi lớn, giữ yên bờ cõi quốc gia. Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Trước đây, Anh Tông không khỏe, vua ngày đêm ở luôn ngoài cửa phòng ngủ của Thượng hoàng, mỗi khi vào thăm thì cùng đi với Quốc Chẩn. Vì Anh Tông tin cậy Quốc Chẩn hơn cả, định đem vua gửi gắm Quốc Chẩn, cho nên không cho vào thăm một mình, mà phải cùng đi với Quốc Chẩn, cốt để cho tình nghĩa vua tôi được khăng khít và không còn nghi ngại gì nữa“. Do có nhiều công lao với triều đình, năm Khai Thái thứ nhất (1324), Trần Quốc Chẩn được vua Trần phong chức: Nhập nội Quốc phụ Thượng tể – chức quan đầu triều coi giữ lục bộ Thượng Thư. Sử cũ còn ghi nhận Trần Quốc Chẩn không chỉ là người có tài trong việc cầm quân xung trận mà ông còn là người nổi tiếng đức độ, được các quan trong triều hết lòng nể phục. Ông là người được vua Trần Anh tông rất quý. Về sau vua Minh Tông lại lấy con gái của Quốc Chẩn phong làm Lê Thánh hoàng hậu, ông càng được tin dùng. Minh Tông giữ ngôi được 15 năm (từ năm 1314 đến năm 1329) tuổi đã cao mà chưa lập được Thái Tử. Quốc Chẩn có ý đợi Lê Thánh hoàng hậu sinh con trai thì mới lập. Lúc bấy giờ Cương Đông Văn Hiến Hầu (không rõ tên) là con của Tá thánh Trần Nhật Duật muốn đánh đổ Hoàng Hậu để lập Thái tử Vượng (sau là Trần Hiến Tông) mới đem của đút cho gia thần của Quốc Chẩn là Trần Nhạc 100 lạng vàng bảo Trần Nhạc vu cáo cho Quốc Chẩn có âm mưu làm phản. Vua cả tin cho là thật liền ra lệnh bắt giam ngay Quốc Chẩn vào chùa Tư Phúc ở kinh sư rồi đem việc ấy hỏi Thiếu bảo Trần Khắc Chung. Khắc Chung cùng cánh với Văn Hiến Hầu, lại cùng với mẹ thái tử Vượng Anh Tư nguyên phi Lê thị, đều là người Giáp Sơn (Kinh Môn) và đã từng làm thầy dạy thái tử Vượng, liền trả lời: “Bắt hổ thì dễ, thả hổ thì khó”. Minh Tông truyền bắt Quốc Chẩn phải tuyệt thực. Lê Thánh hoàng hậu khi vào thăm cha đã lấy áo nhúng nước mặc vào người rồi vắt ra cho cha uống. Trong khi đó, Anh Tư phu nhân muốn cho Huệ Vũ vương chết sớm để con mình được lập làm Thái tử, liền cho người mang nước tẩm độc cho Huệ Vũ vương uống, uống xong thì chết. Sau Quốc Chẩn chết, hưởng dương 47 tuổi. Cuối năm đó, Minh Tông lập Hoàng tử Trần Vượng làm Thái tử. Vài năm sau, vợ lẽ của Trần Nhạc ghen với vợ cả, tố cáo sự thật, đem việc Văn Hiến Hầu đút vàng tâu lên vua. Việc giao xuống ngục quan xét, Lê Duy là người cương trực đem xét hỏi ngay ngày hôm ấy. Trần Phẫu phải tội lăng trì (tức xẻo thịt từng miếng cho đến chết), nhưng chưa kịp hành hình thì gia nô của Thiệu Vũ (con Quốc Chẩn) đã xẻo thịt Trần Phẫu ăn sống gần hết. Văn Hiến Hầu tuy được tha tội chết, nhưng giáng làm thứ nhân, tước bỏ tên họ trong hoàng tộc. Trần Minh Tông lúc nào cũng bị ám ảnh bởi vụ án oan của cha vợ. Để sửa sai, nhà vua đã cho khôi phục chức tước, sai lập đền thờ Trần Quốc Đền Quốc phụ thờ ông nằm bên tả ngạn sông Kinh Thầy là một trong tám di tích thuộc “Chí Linh bát cổ” nổi tiếng được nhiều sử sách ghi nhận. Trước kia đền thuộc xã Kiệt Đặc, huyện Chí Linh nay thuộc thôn Nẻo, phường Chí Minh, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Đến năm Giáp Thân (1341), thời Trần Dụ Tông, vụ án Trần Quốc Chẩn được minh oan hoàn toàn. Thượng hoàng Minh Tông phục chức: Nhập nội Quốc Phụ Thượng Tể cho ông. Giết oan nhạc phụ, vua Trần Minh Tông làm bài thơ ân hận: Dạ vũ. Thu khí hòa đăng thất thự minh/ Bích tiêu song ngoại đệ tàn canh/ Tự tri tam thập niên tiền thác/ Khẳng bả nhàn sầu đối vũ thanh.  Dịch nghĩa: Hơi thu và ánh đèn mờ đi trước ánh ban mai, Tàu chuối xanh ngoài cửa sổ tiễn canh tàn. Tự biết sai lầm của ta ba mươi năm trước, Đành ôm sầu ngồi nghe mưa rơi. Vũ Minh Am dịch thơ: Mưa đêm

Hừng sáng, đèn nhòa, nhạt khí thu,
Ngoài song tàu chuối tiễn đêm mờ.
Ba mươi năm trước ta lầm lỗi,
Ôm nỗi hận sầu lắng tiếng mưa.

Hiến Từ thái hậu là con gái của Huệ Vũ đại vương Trần Quốc Chẩn. Bà được thụ phong là Huy Thánh công chúa từ nhỏ. Huệ Vũ vương Trần Quốc Chẩn là con trai thứ của Trần Nhân Tông. Hiến Từ thái hậu gọi Trần Nhân Tông hoàng đế là ông nội, Trần Anh Tông là bác, Trần Minh Tông là anh họ, sau này là chồng (theo tục lệ vua chúa thời Trần cận giao để ngôi vua không truyền ra ngoài). Hiến Từ thái hậu là hoàng hậu của hoàng đế Trần Minh Tông, mẹ ruột của hoàng đế Trần Dụ Tông, Cung Túc vương Trần Nguyên Dục và Thiên Ninh công chúa Ngọc Tha. Bà được các hoàng đế Trần Hiến Tông, Trần Nghệ Tông, Trần Duệ Tông xem là mẹ đích và kính trọng. Bà có thân thế hiển hách bậc nhất trong các Hoàng hậu nhà Trần, cũng như trong các triều đại về sau, khi có họ hàng gần huyết thống với dòng chính thống Hoàng đế nhất.

Chuyện Hiến Từ thái hậu: Năm 1301, Anh Tông đã gả em gái mình là Thiên Trân công chúa cho Uy Túc công Trần Văn Bích. Năm 1309, công chúa mất, Uy Túc công lại lấy Huy Thánh công chúa về làm phu nhân. Sau đó, bà lại trở về nhà cha là Huệ Vũ vương, được sắp đặt chọn làm Hoàng hậu cho Minh Tông, không rõ bà ly hôn hoặc bị buộc phải bỏ Uy Túc công. Năm 1323, Minh Tông hoàng đế lúc này đã 23 tuổi, Huy Thánh công chúa được Minh Tông lấy làm Hoàng hậu, phong làm Lệ Thánh hoàng hậu. Năm 1328, Lệ Thánh hoàng hậu kết hôn với Minh Tông đã lâu mà vẫn chưa sinh hạ Hoàng tử kế thừa đại thống. Minh Tông muốn lập Hoàng tử Trần Vượng, con của Anh Tư phu nhân đang đắc sủng làm Thái tử, nhưng Huệ Vũ vương can ngăn. Từ trước đến nay, các Hoàng đế nhà Trần đều sinh ra từ các Hoàng hậu có dòng máu trong nội tộc. Tuy Minh Tông không phải con ruột của Bảo Từ hoàng thái hậu, mẹ sinh là Chiêu Từ hoàng thái hậu là con của một người ngoại tộc là Trần Bình Trọng, nhưng mẹ của Chiêu Từ là Thụy Bảo công chúa, con gái của Trần Thái Tông nên huyết thống vẫn còn. Anh Tư phu nhân vốn là con gái quan viên cấp thấp họ Lê, người Giáp Sơn, Thanh Hóa, dòng máu hoàn toàn khác xa hoàng tộc nên không thể lấy con của phu nhân làm Thái tử, dù đó là con trưởng của Minh Tông. Huệ Vũ vương can ngăn quyết liệt, Minh Tông cũng đành để yên chuyện mà thôi ý định nhưng trong lòng đã sớm buồn bực Huệ Vũ vương.

Lễ rước nước tại Thái Miếu Nhà Trần
và hồ Trại Lốc ở Đông Triều 2019
(ảnh: http://nhatranodongtrieu.vn)

Khu di tích quốc gia đặc biệt nhà Trần tại Đông Triều gồm 18 điểm di tích chính: Thái miếu, đền An Sinh, chùa thượng Ngọa Vân, chùa trung Ngọa Vân, chùa Hồ Thiên, chùa Quỳnh Lâm, chùa Ngọc Thanh, lăng Tư Phúc, lăng Đồng Thái, Nguyên lăng, di tích Đá Chồng, am Mộc Cảo, nhà ga Cáp treo… Thái miếu nhà Trần là một trong những di tích quan trọng nằm trong quần thể Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt nhà Trần tại Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Thái miếu là chốn linh thiêng nhất, là nơi thờ cúng tổ tiên của nhà Trần và 14 vị vua Trần. Chính vì thế, nơi đặt Thái miếu (thường là ở quê gốc của đức Thái tổ) vẫn được coi là kinh đô thứ hai của triều Trần .

… (tiếp theo kỳ trước). Sau nỗi oan ngất trời Huệ Vũ Vương Trần Quốc Chẩn bị Anh Tư phu nhân mẹ của thái tử Trần Vượng đầu độc chết, năm 1329, Minh Tông nhường ngôi cho Hoàng thái tử Trần Vượng, sử gọi là Trần Hiến Tông. Lệ Thánh hoàng hậu được tôn là Lệ Thánh Thái thượng hoàng hậu. Trần Hiển Tông làm Hoàng đế được 13 năm thì qua đời, không có con cái. Lúc này, Lệ Thánh hoàng hậu đã sinh Cung Túc vương Trần Nguyên Dục, Thiên Ninh công chúa Trần Ngọc Tha và Hoàng tử Trần Hạo. Trong số đó, Trần Hạo thông minh, nhanh nhẹn hơn cả nên được Trần Minh Tông chọn làm Hoàng đế kế vị, tức Trần Dụ Tông. Minh Tông vẫn giữ quyền điều hành đất nước. 

Năm 1258, Thượng hoàng Minh Tông qua đời, Lệ Thánh hoàng hậu được tôn làm Tuyên Thánh hoàng thái hậu. Khi Minh Tông mất, bà muốn đi tu, nhưng nghe theo lời dặn cuối của Minh Tông, nên bà đã không thụ giới nhà Phật mà ở ngôi Thái hậu để  kiềm chế những sai lầm của vua Dụ Tông, như việc Dụ Tông chút nữa là sát hại Thái úy Cung Tĩnh Đại vương Trần Nguyên Trác. Thái hậu đã ngăn cản vua giết Nguyên Trác vì tội “Nguyên Trác yểm bùa hại vua. Đại Việt Sử ký toàn thư có chép một giai thoại về bà: Thái hậu vốn người nhân hậu, có nhiều công lao giúp rập

Trước kia, khi Minh Tông còn ngự ở Bắc Cung, có tên gác cổng bắt được con cá bống trong giếng Nghiêm Quang, trong mồm có ngậm vật gì, moi ra thì thấy có chữ, đó là bùa yểm, có ghi các tên Dục Tông, Cung Túc, Thiên Ninh (đều là các con đẻ của Hiến Từ). Tên gác cổng cầm lá bùa tâu lên vua. Minh Tông sợ lắm, truyền bắt hết các cung nhân, bà mụ, thị tỳ trong cung để tra hỏi.Thái hậu thưa: “Khoan đã, sợ trong đó có kẻ bị oan, thiếp xin tự mình bí mật xét hỏi đã”. Minh Tông nghe theo. Thái hậu sai người hỏi tên gác cổng rằng: “Gần đây, phòng nào trong cung mua cá bống?”. Tên gác cổng trả lời là thứ phi Triều Môn. Thái hậu nói cho Minh Tông biết. Minh Tông lập tức ra lệnh tra xét cho ra. Thái hậu tâu:“Đây là việc trong cung, không nên để hở ra ngoài. Thứ phi Triều Môn là con gái của Cung Tĩnh Vương, nếu để hở ra thì Quan gia sẽ sinh hiềm khích với Thái úy. Thiếp xin ỉm việc này đi không xét hỏi nữa!”. Minh Tông khen bà là người hiền. Đến khi Minh Tông băng, tướng quân Trần Tông Hoắc muốn tỏ ra trung thành với Dụ Tông, thêu dệt việc đó ra, làm Thiếu úy suýt nữa bị hại, nhờ Thái hoàng cố sức cứu đỡ mới thoát. Người bấy giờ ca ngợi bà là đã trọn đạo làm mẹ, tuy là phận con đích, con thứ không giống nhau, mà lòng nhân từ thì đối với con nào cũng thế, làm cho ân nghĩa vua tôi, anh em, cha con không một chút thiếu sót, từ xưa đến nay chưa có ai được như vậy. Người xưa có nói “Nghiêu Thuấn trong nữ giới”, Thái hậu được liệt vào hàng ấy. Bà từng hối tiếc về việc lập Nhật Lễ. Nhật Lễ ngấm ngầm đánh thuốc độc giết bà.”

Dương Nhật Lễ tên khác Trần Nhật Kiên là một vị vua  nhà Trần không có miếu hiệu,  còn gọi Hôn Đức công kế vị Trần Dụ Tông. Ông ở ngôi từ ngày 15 tháng 6 năm Kỷ Dậu (tức 18 tháng 7 năm 1369) đến ngày 13 tháng 11 năm Canh Tuất (tức 1 tháng 12 năm 1370). Ông chỉ đặt một niên hiệu Đại Định và ở ngôi hơn 1 năm thì bị Cung Định vương Trần Phủ truất ngôi. Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, không rõ Dương Nhật Lễ sinh năm nào, ông vốn là con của kép hát Dương Khương. Mẹ ông là vợ Dương Khương, là một người múa hay lại có nhan sắc, do hay diễn Tây Vương Mẫu trong vở Vương Mẫu hiến bàn đào, bà được gọi thông dụng là Vương mẫu. Khi Vương Mẫu đã có mang ông nhưng đã bị Cung Túc vương Trần Nguyên Dục, anh cùng mẹ của Trần Dụ Tông lấy làm vợ. Khi ông sinh ra, Cung Túc vương Dục nhận làm con mình. Ngày 25 tháng 5 năm Kỷ Dậu (tức 29 tháng 6 năm 1369), Trần Dụ Tông băng hà. Trước khi mất, ông đã ban chiếu truyền ngôi cho Dương Nhật Lễ (trên danh nghĩa là con của người anh ruột của vua). Hiến Từ Thái hậu đồng ý di chiếu cho đón ông lên ngôi, đặt niên hiệu Đại Định và truy tặng Cung Túc vương là Hoàng thái bá. Cùng lúc này, sứ đoàn nhà Minh sang sắc phong cho Trần Dụ Tông tới Việt Nam. Nhật Lễ (tên ngoại giao với nhà Minh là Trần Nhật Kiên) xin được thụ phong nhưng sứ nhà Minh là Trương Dĩ Ninh không đồng ý. Nhật Lễ phải cử sứ là Đỗ Thuấn Khâm sang nhà Minh báo tang và cầu phong. Theo Đại Việt sử ký toàn thư ghi nhận, Đại Định Đế lên ngôi nhưng bỏ bễ công việc, ham chơi, rượu chè, cho đón cha ruột Dương Khương vào triều, giữ chức Lệnh thư gia, có ý đổi sang họ Dương khiến các quan trong triều bất bình. Hiến Từ Thái hậu, mẹ Dụ Tông tỏ ý hối hận việc lập Nhật Lễ. Nhật Lễ bèn ngầm đánh thuốc độc giết chết bà vào ngày 14 tháng 12 năm Kỷ Dậu (tức 12 tháng 1 năm 1370). Đêm ngày 20 tháng 9 năm Canh Tuất (tức 9 tháng 10 năm 1370), cha con quan Thái tể Cung Tĩnh vương Trần Nguyên Trác, Trần Nguyên Tiết và hai người con của Thiên Ninh công chúa, chị gái Dụ Tông đem người tôn thất vào thành định giết Đại Định. Đại Định Đế trèo qua tường, nấp dưới cầu mới. Mọi người lùng không thấy, giải tán ra về. Khi trời sắp sáng, Đại Định Đế vào cung, chia người đi bắt Nguyên Trác cùng 17 người chủ mưu và giết hết.

Anh khác mẹ của Trần Dụ Tông là Cung Định vương Trần Phủ (tức vua Trần Nghệ Tông),  vì có con gái làm Hoàng hậu của Nhật Lễ, sợ vạ lây đến mình nên tránh ra trấn Đà Giang (tức Gia Hưng), ngầm hẹn với các em là Cung Tuyên vương Trần Kính, Chương Túc thượng hầu Trần Nguyên Đán, Thiên Ninh công chúa Ngọc Tha hội ở sông Đại Lại, phủ Thanh Hóa để dấy quân. Trần Kính giúp ông đảm nhận việc sắm sửa mọi vũ khí, trang bị quân đội. Khi ấy, Đại Định Đế Dương Nhật Lễ chuyên dùng thiếu úy Trần Ngô Lang mà không biết Ngô Lang đồng mưu với Trần Phủ. Mỗi khi sai quân tướng đi đánh bắt, Ngô Lang đều bí mật bảo họ theo Trần Phủ đừng về nữa. Rất nhiều lần sai các quân Nam, Bắc đi đánh, đều không một ai trở về. Do đó quân của Trần Phủ, Trần Kính mạnh thêm. Ngày 13 tháng 11 năm Canh Tuất (tức 1 tháng 12 năm 1370), Trần Phủ đến phủ Kiến Hưng, truất Nhật Lễ làm Hôn Đức công.

Ngày 15, Phủ lên ngôi, tức Trần Nghệ Tông. Ngày 21 tháng ấy, Trần Phủ cùng Trần Kính và Thiên Ninh công chúa dẫn quân về kinh, sai giam Nhật Lễ ở phường Giang Khẩu. Dương Nhật Lễ tới lúc đó mới biết mình bị Trần Ngô Lang phản bội. Trong khi bị giam giữ, ông lừa gọi Trần Ngô Lang đến gần rồi bóp cổ giết chết Trần Ngô Lang. Trần Nghệ Tông bèn lập tức hạ lệnh giết chết Dương Nhật Lễ và con ông là Liễu, rồi sai đem chôn ở núi Đại Mông. Nhật Lễ ở ngôi được hơn một năm, không rõ thọ bao nhiêu tuổi. Sai lầm lớn nhất của Nhật Lễ là định đổi sang họ Dương khiến tôn thất nhà Trần nắm quyền bính khắp trong nước xúm lại tìm cách lật đổ. Tần Thủy Hoàng trước đây cũng phải đối mặt với tiếng tăm về thân thế và cũng có những việc làm thô bạo, thất đức nhưng đã khôn khéo suốt đời không đổi sang họ Lã, giết luôn Lã Bất Vi người bị dị nghị là cha mình, và tìm cách đàn áp thẳng tay những ai có ý định khơi chuyện này để chống đối. Bởi thế Tần Thủy Hoàng giữ được ngôi vị trọn vẹn. Nhật Lễ mắc hàng loạt sai lầm nên nhanh chóng bị lật đổ.

TRẦN DUỆ TÔNG HẬU TRẦN

Vua Trần Duệ Tông là vua thứ 9 của nhà Trần, tên húy là Trần Kính, là con thứ 11 của vua Trần Minh Tông, là em của ba vị vua: Trần Hiến Tông, Trần Dụ Tông và Trần Nghệ Tông. Ông sinh ngày 2 tháng 6 năm Đinh Sửu (1337); năm 1372 được vua anh là Trần Nghệ Tông nhường ngôi, ở ngôi 6 năm, ngày 24 tháng 1 năm Đinh Tỵ (1377) tử trận tại thành Đồ Bàn (Vijaya), thọ 41 tuổi. Vua Trần Duệ Tông là người có cá tính mạnh mẽ, mang hoài bão chấn hưng quốc gia. Khi Trần Nghệ Tông tránh loạn của Dương Nhật Lễ, mọi vũ khí, quân đội đều do Trần Kính đảm nhận, do vậy, vua Nghệ Tông đã truyền ngôi cho em. Năm 1372, sau khi được vua anh Trần Nghệ Tông nhường ngôi, ông để tâm lo toan việc trị nước, kén tướng luyện quân, đặt khoa thi, lấy người tài, đồng thời chú trọng đề cao ý thức dân tộc, bảo vệ thuần phong mỹ tục, biểu hiện ý thức tự lập, tự cường. Để làm được điều đó, ông lệnh cho quân dân không được mặc áo kiểu người phương Bắc, không bắt chước tiếng nói của các nước Chiêm (Chăm-pa), quy định về mẫu mã các loại thuyền, xe, kiệu, tán, nghi, trượng và y phục.  Vào cuối thời Trần, lợi dụng tình hình Đại Việt suy  yếu,  quân  Chăm-pa  thường  xuyên  đem  quân quấy phá vùng biên giới, thậm chí nhiều lần đánh chiếm Thăng Long. Vì quá nôn nóng trong việc tiêu diệt họa xâm lấn của Chăm-pa, Trần Duệ Tông đã thân chinh đi đánh Chăm-pa. Tháng Giêng năm 1377 khi cầm quân tiến vào thành Đồ Bàn (Vijaya) ông bị mắc kế phục binh của Chế Bồng Nga mà tử nạn tại thành Đồ Bàn (Bình Định). Cái chết của Duệ Tông là bước ngoặt lớn đối với nhà Trần thời hậu kỳ, Thượng hoàng Nghệ Tông nhu nhược, vốn hoàn toàn dựa vào ông nên khi ông mất đã hoàn toàn dựa vào Hồ Quý Ly, thế nước Đại Việt suy kém, quân Chăm-pa tự do hoành hành, tàn phá kinh đô Thăng Long. Cơ nghiệp nhà Trần từ đây suy sụp.

HẬU TRẦN QUA THƠ ĐẶNG DUNG

Hồ Quý Ly cướp ngôi vua nhà Trần Triều đình nhà Minh bên Trung Quốc nắm lấy cơ hội dương lên ngọn cờ “hưng Trần, diệt Hồ” vin cớ đem 20 vạn quân sang đánh chiếm nước ta. Trần Ngỗi con thứ của vua Trần Nghệ Tông dấy binh nổi lên chống lại quân Minh để khôi phục nhà Trần, tháng 10 năm 1407 lên ngôi vua xưng là Giản Định Đế. Bấy giờ có quan Đại tri châu là Đặng Tất kéo quân đến hợp lực được phong làm Quốc Công. Tháng 6 năm 1408 Đặng Tất phá được tri phủ ngụy là Đặng Thế Căng ở của biển Nhật Lệ và núi An Đại Lệ Thủy. Tháng 12 lại đại phá quân Minh ở Bồ Cô, nhưng vua tin lời gièm của bọn hoạn quan nên đã giết Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân. Con của Đặng Tất là Đặng Dung và con của Nguyễn Cảnh Chân là Nguyễn Cảnh Dị căm phẩn vì cha không có tội mà bị giết nhưng không vì thù nhà mà bỏ việc nước . Hai người tìm minh chủ khác là Trần Quý Khoáng đón lên làm vua và tiếp tục chống quân Minh. Đặng Dung có  kiệt tác “Cảm hoài” nói về thế sự buổi ấy và tâm sự của ông:

CẢM HOÀI
Đặng Dung

Việc đời bối rối tuổi già vay,
Trời đất vô cùng một cuộc say.
Bần tiện gặp thời lên cũng dễ,
Anh hùng lỡ bước ngẫm càng cay.
Vai khiêng trái đất mong phò chúa,
Giáp gột sông trời khó vạch mây.
Thù trả chưa xong đầu đã bạc,
Gươm mài bóng nguyệt biết bao rày.

Bản dịch Phan Kế Bính . Sách Văn đàn bảo giám (NXB Văn học, 2004) ghi người dịch là Trần Trọng Kim.
Nguồn:
1. Phan Kế Bính, “Đại Nam nhất thống chí”, Đông Dương tạp chí, số 116
2. Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, NXB Tân Việt, 1951
3. Dương Quảng Hàm, Việt Nam văn học sử yếu, Trung tâm học liệu xuất bản, 1968

Nguyên tác:








Cảm hoài [Thuật hoài]

Thế sự du du nại lão hà,
Vô cùng thiên địa nhập hàm ca.
Thời lai đồ điếu thành công dị,
Vận khứ anh hùng ẩm hận đa.
Trí chúa hữu hoài phù địa trục,
Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà.
Quốc thù vị báo đầu tiên bạch,
Kỷ độ Long Tuyền đới nguyệt ma.

Nhà Trần trong sử Việt, một bài học sâu sắc.

PHẠM MINH GIẮNG BẠN TÔI
Hoàng Kim

Phạm Minh Giắng bạn tôi là trang web và câu chuyện cảm động gửi lại của anh Phạm Minh Giắng. Nhân đề thi Văn 2016 Nỗi lòng nàng Thúy Vân, tôi đọc lại bài thơ Thay lời Thúy Vân của anh Phạm Minh Giắng và câu thơ của anh gửi tặng “Thầy tôi sao sáng giữa trời/ Áo cơm thì thấp cuộc đời thì cao. Anh Phạm Minh Giắng đã mất mấy năm nhưng trang thơ và gương đời lắng đọng. Tôi cảm phục kính trọng Anh một người bị liệt từ nhỏ nhưng nghị lực sống, nhân cách người hiền, và bài bình thơ Thay lời Thúy Vân lấp lánh viên ngọc quý.

Chuyện đời Phạm Minh Giắng

Truyện Kiều Nguyễn Du là kiêt tác văn chương còn mãi với thời gian. Muốn thực sự hiểu được Truyện Kiều phải hiểu được và đánh giá đúng các nhân vât của Nguyễn. Lâu nay số bài bình thơ về nỗi lòng Thúy Vân có nhiều nhưng bài của anh Phạm Minh Giắng thay lời Thúy Vân thực sư làm tôi bàng hoàng xúc động ám ảnh bởi lối suy nghĩ của anh Giắng thật thuận lòng người và lời thơ lục bát giản dị đẹp kỳ lạ. Đìều bất ngờ hơn mà trước đó tôi chưa hề biết là anh Phạm Minh Giắng bị liệt từ nhỏ.

Anh Phạm Minh Giắng (http://phamigia.vn102.space/?page=1&paged=2&cat=572003) ghé thăm trang dạy và học của tôi và bùi ngùi viết :”Tôi bị nằm liệt từ khi còn nhỏ. Thầy Hoàng Kim viết bài Thầy bạn là lộc xuân có kể chuyện Bill Clinton với năm điều ước: được làm người tốt, có một gia đình êm ấm, có thầy quý bạn hiền, có một sự nghiệp thành đạt và viết được một cuốn sách để đời) Tôi (PMG) đã cố gắng thực hiện được ba điều. Còn hai điều: một gia đình êm ấm và một sự nghiệp thành đạt thì chắc là không thể thực hiện”.

Anh Phạm Minh Giắng tặng tôi bài thơ “Thầy tôi” làm tôi thực sự xúc động. Tôi thưa với anh là tôi nhỏ tuổi hơn anh và nhân xưng Thầy là cao quý lắm. Tôi hiểu ‘Thầy tôi’ là một bài học làm người sâu xa anh gửi lại:

Thầy tôi
Phạm Minh Giắng

Một đời quang đãng nhà gianh
Không chui cửa lớn, chẳng tranh ghế ngồi
Người thầy xưa cũ của tôi
Ai đem đom đóm mà soi vàng mười.

Trái tim khối óc sáng ngời
Dạ dầy Thầy có khác người chi đâu!
Học trò hư hỏng, thì đau
Phụ huynh nói xấu đằng sau, mặc lời.

Vinh quang sao sáng giữa đời
Áo cơm thì thấp, nụ cười thì cao.

Thầy tôi sao sáng giữa trời sau này tôi chọn tứ thơ tôn kính này để đưa vào diễn đạt sự trân trọng tri ân và noi gương Thầy:

Thầy tôi sao sáng giữa trời
Hoàng Kim

Thầy tôi sao sáng giữa trời
Áo cơm thì thấp cuộc đời thì cao.
Tiễn Thầy Hoa Nắng xôn xao
Hoa Người Hoa Đất biết bao ân tình.

Nhớ Thầy xưa rạng sử xanh
Thương Thầy phúc hậu trời dành đức cho.
Con đường xanh sáng ước mơ 
Tình yêu cuộc sống tới bờ thung dung.

Xem thêm: https://youtu.be/QH2UDskXmbU.

Thơ ‘Thay lời Thúy Vân’

“Thay lời Thúy Vân” của anh Phạm Minh Giắng là một góc nhìn thấu hiểu Sự tĩnh lặng nội tâm làm anh Giắng nhìn đời sâu sắc đã tạo nên trầm tích của bài viết. Tôi tin anh Giắng là người hiểu đúng Thúy Vân, hiểu đúng tâm sự thánh thiện của cụ Nguyễn Du. Bình thơ của anh thật hay, xin đươc so sánh lần lượt năm bài thơ “Nỗi lòng Thúy Vân” của Trương Nam Hương, An Thi, LMT, Lính Thủy, và sau cùng là Phạm Minh Giắng thay lời Thúy Vân (HK)

Nỗi lòng Thúy Vân
Trương Nam Hương

Nghĩ thương lời chị dặn dò
Mười lăm năm đắm con đò xuân xanh
Chị yêu lệ chảy đã đành
Còn em nước mắt đâu dành chàng Kim

Ơ kìa sao chị ngồi im?
Máu còn biết chảy về tim để hồng
Lấy người yêu chị làm chồng
Đời em thể thắt một vòng oan khiên

Sụt sùi ướt cỏ Đạm Tiên
Chị khóc kẻ khuất đừng quên người còn
Mấp mô số phận vuông tròn
Đất không thể nhốt linh hồn đòi yêu !

Là em nghĩ vậy thôi Kiều
Sánh sao đời chị ba chiều bão giông
Con đò đời chị về không
Chỉ theo tiếng khóc dưới sông Tiền Đường

Chị nhiều hờn giận yêu thương
Vầng trăng còn lắm mùi hương hẹn hò
Em chưa được thế bao giờ
Tiết trinh thương chị đánh lừa trái tim

Em thành vợ của chàng Kim
Ngồi ru giọt máu tượng hình chị trao
Giấu đầy đêm nỗi khát khao
Kiều ơi em đợi kiếp nào được yêu ???!!!!

Nỗi lòng Thúy Vân
An Thi

Em biết mình thua chị đủ mọi bề,
Cả trí tuệ, lẫn tài hoa, nhan sắc;
Nhưng có một điều, chỉ tim em rõ nhất
Rằng vết thương lòng em chẳng kém phần đau!

Tiết Thanh minh ngày nào én nhạn gặp nhau,
Chợt xao xuyến, nhịp yêu sao bổi hổi,
Chợt xót xa, rồi hẫng lòng, đau nhói
Trong mắt người tachỉ có chị mà thôi!

Buổi chia tay, em nghé mắt, xa xôi
Trở về nhà còn vấn vương nỗi nhớ;
Chị hò hẹn với người, em biết chứ
Chiếc thoa kia nào bắt được hư không?!?

Phận quần hồng chị trắc trở long đong
Nỗi gia đình, nỗi tình duyên trăn trở
Em nhận về mình mối duyên thừa trăn trở…
Mười mấy năm trời hạnh phúc có hay không?

Có hay không hạnh phúc với người chồng
Mà mãi mãi trong tim chỉ có hình bóng chị?!?
Chị phận bạc còn có tình chung thủy
Còn em thì…cảnh đồng sàng dị mộng có gì vui?!?

Cả một đời hoa chị bị dập vùi,
Em thương chị, lòng ghen chưa hề có!
Em cũng không trách hờn ai đó;
Chỉ xin đời hiểu cho rằng:
Sâu thẳm trong lòng Vân cũng có một vết thương!

Trăng mờ vì khuất màn sương
Câu ca một thuở vấn vương trọn đời,
“Keo loan mà chắp duyên rời
Hoa rơi hữu ý, nước trôi vô tình!”
Chị nào có khổ một mình!…

Nỗi lòng Thúy Vân
LMT
Một lần đọc lại Kiều

Chị ơi, thương chị truân chuyên
Phần em thôi cũng muộn phiền bi ai
Cũng rằng phận ngọc, mày ngài
Tuổi xuân hồng thắm chưa ai trao tình .

Đắng cay cũng một đời mình
Vì lòng hiếu nghĩa, nhận tình chị trao
Xuân thì hoa bướm xôn xao
Em chưa hề có giao duyên một lần
.
Thương thân, giọt lệ trong ngần
Duyên hờ em nắn phím đàn tơ mây
Trời xanh oan nghiệt lắm thay
Gieo bao cay đắng , đọa đày chị ơi.

Lại buồn nhân thế lắm lời
Rằng em hời hợt, một đời vô lo
Bao nhiêu sóng cả, gió to
Một mình chị phải sầu lo chống chèo .

Ngẫm đời, lòng lại buồn theo
Má hồng em cũng phận bèo lênh đênh
Dạt trôi trong cõi phong trần
Mặc cho con tạo xoay vần ra sao.

Tiền Đường , sông nước nao nao
Chị giờ mộng nhạt , tâm trao Bồ Đề
Còn em đời vẫn trầm mê
Lòng xuân tro lạnh, não nề chị ơi …

Cảm tác cùng bác Giắng
Lính Thủy

Người đời thương cảm Thuý Vân
Không yêu cũng phải thế chân chị Kiều
Vợ chồng không có tình yêu
Một đời tẻ lạnh, sớm chiều buồn tanh

Sau đây là bài của Phạm Minh Giắng

Thay lời Thúy Vân
Phạm Minh Giắng

Người đời thương cái duyên em
Kết hôn thay chị, chắc thèm tình yêu?
Em xin thưa tỏ đôi điều
Trời cho nhan sắc em nhiều phần xinh.

Vô tâm vụng tính, chút tình
Lấy người thương chị em mình…em nương
Giấc xuân giữa cảnh đau thương
Tình phần em sướng, hiếu nhường chị đeo.

Người ta yêu mộng mơ nhiều
Chồng mình ôm chặt mình yêu mặn nồng
Cảm ơn chị hiểu thấu lòng
Thương em, chị chẳng lòng thòng cố nhân

Cho em trọn chỗ ấm thân:
“Một cây cù mộc, một sân quế hòe”.
Cái em cần, nói em nghe,
Với em trăng gió màu mè bỏ đi

Em nào có tủi buồn chi
Tố Như thánh thiện nhầm gì chị ơi.

Hoàng Kim đôi lời cảm nhận

Thay lời Thúy Vân.là một công án tuyệt vời về Truyện Kiều. Tôi bàng hoàng trước lời thơ của anh:

Giấc xuân giữa cảnh đau thương
Tình phần em sướng, hiếu nhường chị đeo.
Người ta yêu mộng mơ nhiều
Chồng mình ôm chặt mình yêu mặn nồng

Cảm ơn chị hiểu thấu lòng
Thương em, chị chẳng lòng thòng cố nhân
Cho em trọn chỗ ấm thân:
“Một cây cù mộc, một sân quế hòe”.

Nguyễn Du (1765-1820) là nhà thơ lỗi lạc, nhà ngoại giao xuất chúng. Ông cũng là một võ quan có chí lớn, nhà lãnh đạo đặc biệt tài năng đã từng đương đầu với Nguyễn Huệ, đối thoại với Gia Long, hiểu rõ Nguyễn Văn Thành, thân thiết với Nguyễn Nễ, Vũ Trinh, Ngô Nhân Tĩnh, Lê Quang Định, Trịnh Hoài Đức. Ông hiểu sâu Lý số, thông tỏ Phong Thủy, rất vững Thiền học, thành thạo biến Dịch, đã đọc trên nghìn lần bộ kinh Kim Cương, với tâm sự gửi gắm Truyện Kiều và đặc biệt gửi gắm qua các nhân vật của mình. Nguyễn Du và Nguyễn Công Trứ là hai danh nhân cùng thời . Nguyễn Công Trứ luận về Thúy Kiều nhưng thực chất là luận về Nguyễn Du: “Bán mình trong bấy nhiêu năm, Dễ đem chữ hiếu mà lầm được ai .” Nguyễn Công Trứ thân mật hay chống đối Nguyễn Du đó là điều hậu thế cần lý giải cho đúng? Thúy Vân là môt đầu mối quan trọng để hiểu Thúy Kiều. Hiểu nhân vật của Nguyễn Du mới thực sự hiểu được Nguyễn Du.

Bài viết của các anh Phạm Minh Giắng, Nguyễn Thế Quang, Huy Việt … thực sự bổ ích. Bài viết này của anh Phạm Minh Giắng thưc sư là một khám phá mới.

Cám ơn anh và trân trọng chúc mừng anh.

Hoàng Kim

Trang thơ Phạm Minh Giắng

Anh Phạm Minh Giắng gửi lại cho đời nhiều bài viết hay, “Anh tâm sự trong lời ngõ:Tôi nằm trong góc cô đơn / Với thơ thì chẳng tính hơn thiệt gì” Di cảo thơ anh để lại, tôi thích nhất sáu bài. Thầy tôi; Thay lời Thúy Vân; Vịnh Bắp Ngô, Chuối Ngự; Đang xuân; Độc Ẩm.

Vịnh Bắp Ngô
Phạm Minh Giắng

Không phải non tơ cũng chửa già
Đã thương mặc kệ kẻ dèm pha
Nâng niu bóc cánh vàng nhè nhẹ
Mới biết rằng em nhất ngọc ngà

Chuối Ngự
Phạm Minh Giắng

Đâu chỉ xênh xang chốn phượng rồng
Không cam rẻ rúng, chẳng thèm ngông
Kính người thiên cổ, thăm người ốm
Nghĩa ngọt tình thơm rất thật lòng.

Đang xuân
Phạm Minh Giắng
01/01/2013@21h25,

Sáu ba tròn mới độ đang xuân
Tâm đức đời cho cũng được phần
Sức liệt chẳng tài đâu giúp nước
Trí còm chưa giỏi vẫn nhờ dân
Khi vui tết đến mong bầu bạn
Lúc tủi xuân về ngóng họ thân
Còn chút tâm hồn còn sống đẹp
Danh này không toại cũng thành nhân

Độc Ẩm
Phạm Minh Giắng

Chẳng rót chi đầy, nửa chén vơi
Bạn xa không đến, một mình chơi
Nâng lên hờ hững không buồn nhấp
Đặt xuống thờ ơ chẳng hứng mời
Chiếc bóng ngọn đèn dòng rượu đổ
Quả tim cây bút mạch thơ khơi
Khuya rồi còn đợi chờ chi nữa
Ngửa mặt lên ta dốc sự đời

Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây   cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích

KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam Thung dung Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter

#cnm365 #cltvn 30 tháng 3


TỈNH THỨC CÙNG THÁNG NĂM
Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim
#Nhàtôi
; #Thungdung#dayvahoc, #vietnamhoc#cnm365#cltvn; #đẹpvàhay;
https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-30-thang-3/ & https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-30-thang-3/

CNM365 Tình yêu cuộc sống: Mưa xuân trong mắt ai; Ngọc Phương Nam ngày mới; Giống khoai lang Việt Nam; Đàn Nam Giao thành phố Huế; Lời ru nhớ núi sông ; #Nhàtôi; Đến với Tây Nguyên mới ; Câu cá bên dòng Sêrêpôk ; Tỉnh thức cùng tháng năm; Mưa xuân Kim và Thủy; Tháng Ba hoa gạo nở; Việt Nam con đường xanh; Đọc lại và suy ngẫm; Mây lành Phổ Đà Sơn; Kim Notes lắng ghi chú; Gia Cát Mã Tiền  Khóa; Trung Quốc một suy ngẫm; Nhớ Ông Bà Cậu Mợ; Có một ngày như thế; Phục sinh giữa tối sáng; Nam tiến của người Việt; Nhà tôi giấc mơ xanh; Cao Biền trong sử Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Nhà tôi giấc mơ xanh; Tô Đông Pha Tây Hồ; Thượng Đức thương nhìn lại; Những trang văn thắp lửa; Thơ vui những ngày nhàn; Bill Gates học để làm; Minh triết sống phúc hậu; Giống khoai lang Việt Nam;Sắn Việt Nam ngày nay; Vietnamese Cassava Today; Hồ Lắk Đình Lạc Giao; Ngày Quốc tế Hạnh phúc; Chim Phượng về làm tổ; Chốn vườn thiêng cổ tích; Trân trọng Ngọc riêng mình; Bảo tồn và phát triển sắn; Về miền Tây yêu thương; Trần Công Khanh ngày mới; Mark Zuckerberg và FB ; Chuyện đồng dao cho em; Đến với Tây Nguyên mới; Thương Kim Thiếp Vũ Môn.Nghỉ ngơi nhàn tĩnh dưỡng; Trần Công Khanh ngày mới;Selma Nobel văn học; Thầy Quyền thâm canh lúa; Chuyện ngày sinh của Thủy;Một gia đình yêu thương; Thành kính lưu lời thương; Nhớ ông bà cậu mợ; Một niềm tin thắp lửa;Minh triết sống phúc hậu; Truyện vua Solomon; Đến với Tây Nguyên mới; Hồ Lắk Đình Lạc Giao; Thương Kim Thiết Vũ Môn; IAS đường tới trăm năm; Nông nghiệp Việt trăm năm; Quản lý đất đai Việt Nam; Nam Tiến của người Việt.Mẹ tắm mát đời con; Bóng hạc chốn xa xôi; Hồ Lắk Đình Lạc Giao; Cánh cò bay trong mơ; Vào Tràng An Bái Đính; Sông Hoàng Long chảy hoài; Nguồn Son nối Phong Nha; #An nhiên; Đến với Tây Nguyên mới; Thương Kim Thiết Vũ Môn; Nguyễn Huy Thiệp lắng đọng;Đặng Dung thơ Cảm hoài; Đồng hành cùng đi tới; Giống khoai lang Việt Nam; Thương Kim Thiếp Vũ Môn; Quảng Bình đất và người; Thơ văn thầy Hồ Ngọc Diệp; Chuyện cổ tích người lớn; Cuối dòng sông là biển; Thầy nghề nông chiến sĩ; Đọc lại và suy ngẫm; Thương Kim Thiếp Vũ Môn; Giống khoai lang Việt Nam; #cnm365 #cltvn An nhiên; Việt Nam con đường xanh; Đọc lại và suy ngẫm; Mây lành Phổ Đà Sơn; Cao Biền trong sử Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Nhà tôi giấc mơ xanh;Phạm Hồng Đức Phước ca cao; Cao Biền trong sử Việt;Trời nhân loại mênh mông; Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay; Thầy bạn trong đời tôi; Cuối dòng sông là biển;. Phục sinh giữa tối sáng; Nam tiến của người Việt; Gia Cát Mã Tiền Khóa;

LangTranThanhTongLongHungThaiBinh,PVLOC90

Ngày 30 tháng 3 năm 1258, Trần Thái Tông nhượng lại ngôi vua triều Trần ở Việt Nam cho Thái tử Trần Hoảng là Trần Thánh Tông. Trần Thái Tông trở thành Thái thượng hoàng. Ngày 30 tháng 3 năm 1023, ngày sinh Lý Thánh Tông, Hoàng đế thứ 3 của nhà Lý, Việt Nam (mất năm 1072). Ngày 30 tháng 3 năm 1853, ngày sinh Vincent van Gogh, họa sĩ người Hà Lan (mất năm 1890);

Bài chọn lọc ngày 30 tháng 3: Chuyện thầy Lê Quý Kha; Có một ngày như thế; Nhà Trần trong sử Việt; Nghê Việt am Ngọa Vân; Phạm Minh Giắng bạn tôi; Chuyện cổ tích người lớn; Phục sinh giữa tối sáng; Phạm Hồng Đức Phước ca cao; Kim Notes lắng ghi chú; Gia Cát Mã Tiền Khóa; Trung Quốc một suy ngẫm; Nhớ Ông Bà Cậu Mợ; Giống khoai lang Việt Nam; Có một ngày như thế; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-30-thang-3/https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-30-thang-3/

CHUYỆN ĐỒNG DAO CHO EM
Hoàng Kim


Đồng dao là chuyện tháng năm
Lời ru của mẹ Trăng rằm thảnh thơi
Biết tìm bạn quý mà chơi
Học ăn học nói làm người siêng năng

Hiểu nhàn biết đủ thời an
Thung dung minh triết thanh nhàn thảnh thơi
Người sung sướng biết sống vui
Những người hiếu hạnh được đời yêu thương.

Việc chính là học làm người
Khắc sâu nhân nghĩa nhớ đời đừng quên
Hiếu trung phải học đầu tiên
Đừng tham tưởng bở mà quên ân tình.

Đừng tưởng cứ đẹp là tiên
Cứ trên là sáng cứ tiền là xong
Đừng tưởng không nói là câm
Không nghe tưởng điếc không trông tưởng mù

Đừng tưởng cứ trọc là sư
Cứ vâng là chịu cứ ừ là ngoan
Đừng tưởng có của là sang
Cứ im lặng tưởng là vàng nguyên cây.

Đừng tưởng cứ uống là say
Tai trâu đàn gẩy lời hay ham bàn
Đừng tưởng giàu hết gian tham
Không thời chẳng vận lạm bàn chuyện dân

Đừng tưởng cứ mới là tân
Cứ hứa là chắc cứ ân là tình
Đừng tưởng cứ thấp là khinh
Cứ chùa là tĩnh cứ đình là to.

Đừng tưởng già hết hồ đồ
Cứ trẻ là chẳng âu lo buồn phiền
Đừng tưởng cứ quyết là nên
Cứ mạnh là thắng cứ mềm là thua.

Đừng tưởng đã dấm là chua
Sấm rền là sẽ có mưa ngập trời
Đừng tưởng vui chỉ có cười
Buồn thì ủ rũ chỉ ngồi khóc than

Đừng tưởng cứ lớn là khôn
Cứ bé là dại cứ hôn là chồng
Đừng tưởng bịa có thành không
Nhìn gà hóa cuốc lẫn ông với thằng

Lúc vui tham bát bỏ mâm
Đến khi hoạn nạn tần mần bỏ đi
Đừng tưởng không nhất thì nhì
Phò thịnh sung sướng giúp suy nghèo hèn

Gặp trăng thì vội quên đèn
Hám tiền quên nghĩa đỏ đen lạc đường
Đừng tưởng giàu hết cô đơn
Cao sang hết ốm gian tham hết nghèo.

Đừng tưởng cứ núi là cao
Cứ sông là chảy, cứ ao là tù
Đừng tưởng cứ dưới là ngu
Tham giành là được thấy tu tưởng hiền.

Đừng tưởng cứ thấp là hèn
Cứ sang là trọng cứ tiền là xong
Đừng tưởng quan chức là rồng
Dân thường thấp cổ thì không biết gì.

Đời người lúc thịnh lúc suy
Lúc khỏe lúc yếu lúc đi lúc dừng
Đắng cay chua ngọt đã từng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau.

Ở đời nhân nghĩa làm đầu
Thủy chung sau trước tình sâu nghĩa bền
Học làm người việc đầu tiên
Hiếu trung phúc hậu đừng quên nối vần

“Lênh đênh qua cửa Thần Phù
Khéo tu thì nổi , vụng tu thì chìm”

“Chồng khôn thì được vợ chiều
Vợ ngoan thì được chồng yêu suốt đời”

“Người trồng cây hạnh mà chơi
Ta trồng cây đức để đời mai sau”
(*)

(*) Ca dao người Việt cổ

CHÂN CHÍNH
“Chân chính bao nhiêu phúc bấy nhiêu”
(Lời của Ông Bà dạy)

Làm Người chân chính sống vui
Chân là sự thật, chính thời thẳng ngay
Ai ơi nhớ lấy câu này
Tìm lành lánh dữ, cây ngay bóng tròn

BẢY ĐỊNH LUẬT CUỘC SỐNG
Hoàng Kim

Luật hấp dẫn
Quyết chí điều mình muốn

Luật tập trung
Việc chính biết dày công

Luật trách nhiệm
Dám làm thì dám chịu

Luật kiên trì
Không bỏ cuộc giữa chứng

Luật nhân quả
Gieo gì thì gặt nấy

Luật chấp nhận
Biết tỉnh thức mới khôn

Luật kết nối
Đoàn kết là sức mạnh

xem tiếp Chuyện đồng dao cho em https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chuyen-dong-dao-cho-em

Hình ảnh này không có thuộc tính văn bản thay thế; tên tập tin là chuyen-dong-dao-cho-em-1.jpg

CHUYỆN ĐỒNG DAO CHO EM
Hoàng Kim


Tiếng Việt lung linh sáng
Lời dặn của Thánh Trần
Biết mình và biết người
Kế sách một chữ Đồng

Quốc Công đạo làm tướng
Tiết Chế đức dụng nhân
Văn chương ngọc cho đời
Tự do ngời tâm đức

Vui đi dưới mặt trời

xem tiếp Chuyện đồng dao cho em https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chuyen-dong-dao-cho-em

THƠ VUI NHỮNG NGÀY NHÀN
Hoàng Kim

Về hưu cuốc đất trồng rau,
Nhàn tênh hôm sớm, giải dầu #Thungdung
Rượu bia thuốc lá chẳng màng
Chính liêm cần kiệm không phiền lụy ai
Thảnh thơi nắng sớm mưa mai
Giúp con, dạy cháu, khuyến ai cần mình
An nhàn, đức độ, công minh
Tìm lành, lánh dữ, hoàng thành  HƯU TU.

Về hưu việc cứ lu bù
Kiệm cần vẫn quý từng xu, từng đồng
Làm thêm đâu phải buồn lòng
Mà quen lao động thong dong tối ngày
Người thân đùa bảo đi cày
Vì không lười được, hưu này HƯU TRÂU.

Về hưu chẳng thiết đi đâu
Nấu cơm, dạy cháu, nhặt rau, quét nhà
Giúp con, khuyến học, trông già
Kiêm luôn bảo vệ coi nhà, giữ xe  
Chẳng màng điều tiếng khen chê  
Vui làm HƯU CHÓ vợ thuê việc nhà

Về hưu vẫn rộng đường xa
Lưng còn lấm đất đâu là HƯU NON.
Chẳng hề lạc lối làm ăn
Cơ may thời vận khó khăn nghiệp mình
Mới hay đá nát ngọc lành
Nhân duyên tiền định trời dành phận cho.

Về hưu lẫn thẩn làm thơ
Thiên cơ nhân quả cứ ngờ rằng hay
Mã tiền khóa luận đúng sai
Đức năng thắng số vui say việc đời
Trần Đoàn thỏa chí rong chơi
Thênh thênh bạn quý ấy thời HƯU HÂM

Cuộc đời thoáng chốc trăm năm
Đồng dao người lớn tri âm thành vè:

“Ai ơi lẳng lặng mà nghe
Dữ răn việc trước, lành dè thân sau” (7).

“Trai thời trung hiếu làm đầu
Gái thời hiếu hạnh làm câu trau mình” (3):

“Lênh đênh qua cửa Thần Phù
Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm” (1)
 
“Trai khôn thì được vợ chiều
Gái ngoan thì được chồng yêu suốt đời” (2).

“Nên thợ nên thầy nhờ có học
No ăn no mặc bởi hay làm” (4) .

“Dẫu có bạc vàng trăm vạn lượng
Không bằng kinh sử một vài pho”(5).

“Người trồng cây hạnh người chơi
Ta trồng cây đức để đời mai sau
. (6)

xem tiếp: https://hoangkimlong.wordpress.com/tho-vui-nhung-ngay-nhan/

Những câu thơ trích dẫn : (1) (2) (6) Ca dao người Việt cổ; (3) (7) Nguyễn Đình Chiểu: (4) Nguyễn Trãi; (5) Lê Quý Đôn

ĐỨC TIN
Hoàng Kim

Bảy mươi học tám mốt
Đức tin hơn niềm tin
Lá vàng ôm ấm cội
Thăm thẳm một tấm nhìn


Lev Tonstoy năm kiệt tác Lev Tolstoy (1828 – 1910) tám mươi mốt tuổi là nhà hiền triết và đại văn hào Nga danh tiếng bậc nhất lịch sử nhân loại với năm kiệt tác lắng đọng mãi với thời gian: 1) Chiến tranh và Hòa bình, 2) Ana Karenina, 3) Phục sinh; 4) Đường sống; 5) Suy niệm mỗi ngày. Riêng hai tác phẩm Đường sống và Suy niệm mỗi ngày / Minh triết cho mỗi ngày (Wise Thoughts for Every Day) được coi là hai công trình trọng yếu cuối cùng của Lev Tonstoy và ông đã xem nó là đóng góp quan trọng nhất của ông cho nhân loại…. Lev Tonstoy khuyên chúng ta về ĐỨC TIN. “Hãy luôn luôn hạnh phúc và sung sướng”  hãy  tuân theo quy luật của sự thiện và luôn nhớ câu cách ngôn cổ của người Do Thái: “Linh hồn của một người là ngọn đèn của Thượng đế“.  Minh triết cho mỗi ngày là một kho tàng minh triết tinh túy. Lev Tonstoy dùng chữ “Đức tin” hay hơn và sâu sắc hơn “niềm tin”,

NIỀM TIN
Van Nguyen

Ngày mai đi xa
em gửi niềm tin ở lại quê nhà
sao em không gửi vào chùa
Ba Vàng, Tam Chúc, Bái Đính
những ngôi chùa đại gia

Đất nước luôn biết ơn
sao em không gửi niềm tin
vào những tượng đài
xây bằng đá, xi măng, cốt thép
vĩnh cửu bền đẹp với thời gian

Sao em lại gửi niềm tin
vào những chiếc lá
niềm tin bé nhỏ
chiếc lá màu xanh
dưới rặng cây
có ngôi nhà mẹ ở

Tượng đài cao to dễ đổ
Chùa rộng phật tử đi nhầm
Mùa thu lá rụng
Anh thành người nhặt lá cho em…

(*) Bài ĐỨC TIN là sự tiếp nối và bàn luận về NIỀM TIN (Kim Notes lắng ghi chú) xem tiếp Lev Tonstoy năm kiệt tác https://hoangkimlong.wordpress.com/category/lev-tonstoy-nam-kiet-tac/ và Thơ vui những ngày nhàn https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tho-vui-nhung-ngay-nhan Chuyện đồng dao cho em https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chuyen-dong-dao-cho-em

CHUYỆN ĐỒNG DAO CHO EM
Hoàng Kim


Nếu giọt nước rơi xuống hồ nó sẽ biến mất, nhưng nếu rơi xuống lá sen , nó sẽ tỏa sáng như một viên ngọc. Đời người cũng như giọt nước rơi, ở với ai mới là điều quan trọng.

HOA ĐẤT THƯƠNG LỜI HIỀN
Hoàng Kim

1

Ta vui đếm nhịp thời gian
Thung dung nhàn giữa gian nan đời thường.

Mẫu Phương Nam Tao Đàn
Đường Huyền Trân Công Chúa
Nam tiến của người Việt
Hoa Đất thương lời hiền

2

Người ta hoa đất
An nhàn vô sự là tiên
Thung dung cỏ hoa
Thế giới người hiền

Điền trúc măng ngon
Hôm qua chăm mai
Sớm nay hái nấm
Chiều về thu măng.

Thung dung thanh nhàn
Sống giữa thiên nhiên
Đọc bài cho em
Vui cùng bạn quý

Đọc sách dọn vườn
Lánh chốn bon chen
Thảnh thơi cuộc đời
Chơi cùng hoa cỏ.

Xưa lên non Yên Tử
Mang lộc trúc về Nam
Nay đến chốn thung dung
Vui nhởn nhơ hái nấm.

Ơn Thầy Ơn Bạn
Lộc xuân cuộc đời
Thung dung Hoa Lúa
Phúc hậu, an nhiên,

Minh triết, tận tâm
Hoa Người Hoa Đất
Làm ngọc cho đời
Đạo ẩn vô danh.

3

Mình là hoa của đất
Ươm mầm xanh cho đời.
Gieo yêu thương hi vọng
Gặt hái những niềm vui.

Thấm thoắt bao xuân qua
Cùng nhau từ thuở ấy
Lộc muộn ngày hôm nay
Nhớ buổi đầu gieo cấy.

Hàng trăm ngàn hec ta
Bội thu từ giống mới .
Nhìn bà con hân hoan
Đường trần vui quên mỏi.

4

Nhà Trần trong sử Việt
Lời dặn của Thánh Trần
Yên Tử Trần Nhân Tông
Chuyện cổ tích người lớn

Về với vùng văn hóa
Nhớ cụ Thái Kim Đỉnh
Nguyễn Du trăng huyền thoại
Trà sớm thương người hiền

Việt Nam con đường xanh

5

Sớm nào cũng dành nửa tiếng,
Thung dung đếm nhịp thời gian.
Thong thả chỉ thêu nên gấm,
An nhiên việc tốt cứ làm.
Thoáng chốc đường trần nhìn lại,
Thanh nhàn vô sụ là tiên

6

Điểm nhịp thời gian đầy bút mực
Thung dung năm tháng thảnh thơi nhàn
Đất cảm trời thương người mến đức
An nhiên thầy bạn quý bình an.

Ngày mới đầy yêu thương
Chuyện cũ chưa hề cũ
An nhiên nhàn nét bút
Thảnh thơi gieo đôi vần

Hoa Đất thương lời hiền

2017-11-01_YenTu

Ngày Hạnh Phúc đọc lại kinh Dịch và lời khuyên của Trạng Trình: “Căn bản học Dịch là phải biết tùy thời, hướng thiện và lạc quan. Tùy thời thì an nhàn, trái thời thì vất vả. Tùy thời mà vẫn giữ được trung chính.”

“Có nước nhỏ được biết đến nhờ những vũ khí hạt nhân tên lửa, trong khi thoát khỏi cảnh đói nghèo Việt Nam nhờ hạt gạo nhỏ nhoi. Có lẽ chiến tranh và đói khổ đe dọa đầu tiên mạnh mẽ nhất đến tính mạng và hạnh phúc con người. Việt Nam đã trải qua chiến tranh, nạn đói, vì vậy chúng ta cần có nhà bảo tàng riêng cho cây lúa và sản xuất lúa gạo. Vinh danh cây lúa và những người nông dân một nắng hai sương, nhiều người cho rằng là việc nên làm. Có lẽ ít cây trồng nào hy sinh, chịu đựng và cực khổ như cây lúa. Khi nắng hạn, lụt lội, khi bảo táp mưa sa cây lúa phải trần mình chịu đựng giữa bùn lầy. Để một ngày được hạt lúa vàng, hạt gạo trắng tinh dâng hiến cho con người…” (Đỗ Khắc Thịnh)

TIẾNG VIỆT LUNG LINH SÁNG
Hoàng Kim


Tiếng Việt lung linh sáng
Muốn sang thì bắc cầu kiều
Chuyện đồng dao cho em
Bài đồng dao huyền thoại


Ca dao Việt “Cày đồng”
Mãn Giác thơ “Hoa Mai”
Tiếng Việt lung linh sáng
Thơ Việt ngoài ngàn năm


Trần Khánh Dư “Bán than”
Phạm Ngũ Lão Thuật Hoài
Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn
Đặng Dung thơ Cảm hoài.

Dân ca truyền di sản
Ca dao lọc tinh hoa
Đầu tiên tới cuối cùng
Học ăn và học nói

Cụ Nguyễn Quốc Toàn “mọt sách đền văn học, Lão Quán Lục Vân Tiên”, ngày 5 tháng 4 lúc 14:59 có bài viết DỊCH HAY PHÓNG TÁC ?? nguyên văn như sau:

1- Trong số ca dao Việt Nam nói về nghề nông và giá trị hạt gạo thì bài: “Cày đồng đang buổi ban trưa. Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. Ai ơi! bưng bát cơm đầy. Dẻo thơm một hột, đắng cay muôn phần” có mặt trong nhiều tuyển tập, như: • Tục ngữ ca dao dân ca VIỆT NAM của Vũ Ngọc Phan (1). • Tục ngữ ca dao VIỆT NAM của Hồng Khánh – Kỳ Anh sưu tầm biên soạn (2), • Ca dao VIỆT NAM do Bích Hằng tuyển chọn (3). Các tác giả của ba tập sách trên tuyệt nhiên không có chú thích gì về bài ca dao đó, làm người đọc đinh ninh là ca dao Việt Nam. Nhà phê bình danh tiếng Hoài Thanh cũng yên trí “đó là một trong những bài ca dao hay nhất của xứ ta từ trước” (4).***

2- Thực ra bài ca dao “Cày đồng đang buổi ban trưa…” là của Tàu, chưa rõ ai là tác giả. Một số bảo của Lí Thân, (李紳,772 – 846) người Vô Tích tỉnh Giang Tô, số khác cho là của Nhiếp Di Trung (聶夷中, 837 – 884) người Hà Đông. Có điều lạ, trong “Toàn Đường thi” (全唐詩) (5) bốn câu trên được xếp vào ngũ ngôn tứ tuyệt vừa để ở mục Nhiếp Di Trung vừa để ở mục Lí Thân. ***

3- Tui tìm thấy bản chữ Hán bài ca dao trên trong bộ “Đường thi tuyển dịch” của ông Lê Nguyễn Lưu gồm hai tập, kê cứu 1409 bài thơ của 173 nhà thơ Tàu. Lí Thân ở trang 1097, với hai bài thơ Cổ phong kỳ1 và Cổ phong kỳ kỳ 2. Dưới đây là bài Cổ phong kỳ 1 tui đang bàn tới 古風其一鋤禾日當午汗滴禾下土誰知 盤中餐粒粒 皆辛苦* Phiên âm Thơ Cổ phong Bài 1 Sừ hòa nhật đương ngọ Hãn trích hòa hạ thổ Thùy tri bàn trung xan Lạp lạp giai tân khổ *** Ông Lê Nguyễn Lưu dịch xuôi:Cày xới lúa đang lúc giữa trưa Mồ hôi giọt xuống đất dưới cây lúa Ai nghỉ đến bữa cơm dọn trong mâm Mỗi hột đều chứa nỗi đắng cay gian khổ Và ông Lưu dịch thơ:Cấy lúa giữa ban trưa Mồ hôi ngoài ruộng đổ Ai hay một bát cơm Hạt hạt đầy tân khổ*** Để thấy dịch giả Lê Nguyễn Lưu vừa lúng túng vừa tiền hậu bất nhất trong cách dịch của mình, tui phân tích hai chữ sừ (鋤) và hòa (禾) trong câu thứ nhất “sừ hòa nhật đương ngọ”.- Sừ (鋤) có hai trạng thái diễn đạt. Khi là danh từ, sừ (鋤) chỉ cái cuốc. Ví dụ Nguyễn Trãi nói với bạn là Hữu Nhân: 他年淽溪約, 短笠荷春鋤 : “Tha niên Nhị Khê ước, Đoản lạp hạ xuân sừ”, nghĩa là: Năm nào hẹn về Nhị Khê đội nón lá, vác cuốc đi làm vụ xuân”. Khi là động từ, sừ (鋤) chỉ sự cuốc, như cuốc đất cuốc cỏ.- Hòa (禾) là lúa chưa tuốt ra khỏi bông, chưa cắt ra khỏi rơm rạ. Kinh thi có câu: Thập nguyệt nạp hòa giá 十月納禾稼 Tháng mười thu vào thóc lúa.*** Nếu căn cứ vào tự dạng chữ Hán thì sừ hòa (鋤禾) phải dịch là cuốc lúa, nhưng cuốc lúa là sự vô lý nên ông Lưu thay cuốc bằng “cày” và thêm vào chữ “xới” thành ra “cày xới lúa đang lúc giữa trưa”. Ý dịch giả là người nông dân cày xới cỏ giữa những hàng lúa. Điều đó dẫn đến sự thậm vô lý khác. Là lúa (禾=hòa) đã chắc hạt, đợi tuốt ra khỏi bông cớ sao còn phải cày cỏ. Khi dịch ra thơ, học giả Lê Nguyên Lưu tùy tiện bỏ cuốc lúa,cày lúa, mà gọi là “cấy lúa giữa ban trưa” ***

Một nông dân Việt (hoặc một nhà thông thái Việt) nào đó thấy “sừ hòa nhật đương ngọ” có cái gì đó không ổn, nên dựa vào ý thơ để sáng tác thành một tác phẩm khác theo thể thơ lục bát truyền thống Việt, ai đọc vào cũng hiểu và thuộc nằm lòng ngay.

Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thảnh hót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.***

Tiếc là cho đến nay chưa thấy một học giả nào tìm ra thân thế người phóng tác thiên tài đó. Chỉ biết là bốn câu ca dao trên đã thuộc về tài sản dân ca Việt Nam trong các tuyển tập. —————————–
(1) Nxb Khoa học xã hội Hà Nội 1971
(2) Nxb Đà Nẵng 2007
(3) Nxb Văn hóa Thông tin 2011
(4) http://www.thivien.net/viewwriting.php?ID=250
(5) huynhchuonghung.com
Bộ sách Đường thi tuyển dịch của Lê Nguyễn Lưu

Cụ Nguyễn Quốc Toàn còn nói thêm: Có một sự thực ta phải chấp nhận, hàng ngày ta nói và viết đã dùng đến 80% âm Hán Việt. May mắn là chúng ta vẫn là người Việt của nước Việt Nam.

Anh Ruc Hung có hai nhận xét xin được chép lại :

1. Bài ca dao “Cày đồng…” từ lâu đã được nhiều học giả, nhiều tờ báo, trang Web…trong nước cùng xác định là có nguồn gốc từ bài thơ Đường “Mẫn nông (憫農)” của Trung Quốc rồi bác ạ. Trước sau đã có rất nhiều bản dịch bài “Mẫn nông” sang tiếng Việt và tất cả các bản dịch này đều gắn với tên dịch giả, chỉ duy nhất bản dịch “Cày đồng…” phiên bản ca dao mà bác NQT đang bàn là khuyết danh mà thôi. Tuy nhiên, điều lạ lùng là vượt lên tất cả, chính bản dịch khuyết danh phiên bản ca dao này mới là bản được nhiều thế hệ người Việt biết đến và ngưỡng mộ nhất, thậm chí còn đinh ninh đó là sản phẩm cổ phong bản địa và quyết không rời nó, dù sau này nhiều người đã biết nguyên tác có nguồn gốc ngoại lai! Tại sao vậy? Đó là một câu chuyện dài…Hình dung rằng, bản dịch thoạt đầu được TRUYỀN KHẨU bằng TIẾNG VIỆT trong dân gian, trải thời gian, được nhiều thế hệ tác giả vô danh kế tiếp chỉnh sửa, gọt dũa, đồng sáng tạo theo phong cách dân gian mà thành bản dịch hoàn chỉnh hơn, rất THOÁT, rất HAY, rất THUẦN VIỆT so với nguyên tác. Khi người Việt chưa có chữ viết, cũng như bao tác phẩm sáng tạo dân gian khác, bài “Cày đồng…” tồn tại trong ký ức cộng đồng và TRUYỀN KHẨU trong nhân gian cho đến khi các nhà sưu tầm, nghiên cứu văn học dân gian bắt gặp/nghe được, ghi chép lại, văn bản hoá vào công trình sưu tầm, nghiên cứu của mình và từ đó bài “Cày đồng…” trở thành một đơn vị trong dòng văn học dân gian (văn học trước khi có chữ viết) Việt Nam. Thế nên, không thể, thậm chí không cần đi tìm tác giả bản dịch bài “Cày đồng…” nữa, bởi bài thơ đã được sáng tạo lại, được dân gian hoá.

2. Vì lý do lịch sử, lý do tiếp xúc, tiếp biến văn hoá, không riêng gì bài ca dao “Cày đồng…” mà còn nhiều thể loại văn học dân gian Việt Nam khác cũng ảnh hưởng văn học Trung Quốc, nhưng không ai đặt vấn đề xem xét lại, hoặc gỡ bỏ khỏi kho tàng văn học dân gian nước nhà, bởi nó đã được Việt hoá cao độ và ăn sâu vào đời sống văn học, văn hoá, giao tiếp của người Việt. Chẳng hạn như trong hệ thống thành ngữ Việt Nam có không ít thành ngữ Trung Quốc được dịch và dân gian hoá (Việt hoá) để dùng (mà các nhà nghiên cứu cho là tương đồng):- Y cẩm dạ hành / Áo gấm đi đêm.- Cô thụ bất thành lâm / Một cây làm chẳng nên non.- Diệp lạc quy căn / Lá rụng về cội.- Gia miếu bất linh / Bụt chùa nhà không thiêng- Bão noãn tư dâm dật / No cơm ấm cật dậm dật khắp nơi- Bất cộng đái thiên / Không đội trời chung-….

Hoàng Kim có một câu hỏi nghi vấn: “Sáng tác Việt hay dịch?” Ví như “Tết Việt và Tết Trung” là xuất phát từ “Tiết Lập Xuân” hướng chính Đông của Việt Thường La Bàn Việt.

ĂN CHÁO NÓI CÀN KHÔN
Hoàng Kim

Hai ông ăn cháo nói chuyện càn khôn (1)
Bánh đúc Chợ Đồn cháo ngon Đồng Hới
Minh sư Hưng Đạo thấu hiểu Khánh Dư
Nhớ chuyện Vân Tiên yêu thương Lão Quán
Binh thư yếu lược chọn tướng cực tài (2)
Bát quái tùy thời lời dẫn kiệt tác (3)
Lửa hương vẹn kiếp sắt đá bền gan (4)
Đá Đứng sông thiêng (5) Linh Giang Minh Lệ

Ghi chú
(1) Bán than
Trần Khánh Dư

Một gánh càn khôn quẩy tếch ngàn,
Hỏi chi bán đó, gửi rằng than.
Ít nhiều miễn được đồng tiền tốt,
Hơn thiệt nài bao gốc củi tàn.
Ở với lửa hương cho vẹn kiếp,
Thử xem sắt đá có bền gan.
Nghĩ mình lem luốc toan nghề khác,
Nhưng sợ trời kia lắm kẻ hàn.

Theo Đào Trung Kiên, chủ bút Thi Viện, bài thơ này tương truyền là của Trần Khánh Dư, song có người lại nói của một người đời chúa Nguyễn trong Nam.

Nguồn:
1. Trần Trung Viên, Văn đàn bảo giám, NXB Văn học, 2004
2. Trần Trọng Kim, Việt thi, NXB Tân Việt, 1949
3. Dương Quảng Hàm, Quốc văn trích diễm: Cao đẳng tiểu học độc bản, Kim Khuê ấn quán phát hành, 1928

(2) Lời dặn của Thánh Trần: Quốc Công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn mất ngày 20 tháng 8 âm lịch năm 1300. Người được dân Việt tôn kính gọi là Đức Thánh Trần và thường dâng lễ tạ ơn sớm từ 20 tháng 8 dương lịch đến ngày lễ chính. Vua Trần Anh Tông lúc Đức Thánh Trần sắp lâm chung có ân cần ngự tới nhà thăm, hỏi rằng: “Nếu có điều chẳng may, mà giặc phương Bắc lại sang xâm lược thì kế sách như thế nào?”. Đức Thánh Trần trả lời: “khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy”. Nguyên văn: “Ngày xưa Triệu Vũ Đế (tức Triệu Đà) dựng nước, vua nhà Hán cho quân đánh, nhân dân làm kế thanh dã (vườn không nhà trống), đại quân ra Khâm Châu, Liêm Châu đánh vào Trường Sa, Hồ Nam, còn đoản binh thì đánh úp phía sau. Đó là một thời. Đời nhà Đinh, nhà Tiền Lê dùng người tài giỏi, đất phương nam mới mạnh mà phương bắc thì mệt mỏi suy yếu, trên dưới một dạ, lòng dân không lìa, xây thành Bình Lỗ mà phá được quân Tống. Đó lại là một thời. Vua nhà Lý mở nền, nhà Tống xâm phạm địa giới, dùng Lý Thường Kiệt đánh Khâm, Liêm, đến tận Mai Lĩnh là vì có thế. Vừa rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây. Vì vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước góp sức, giặc phải bị bắt. Đó là trời xui nên vậy. Đại khái, nó cậy trường trận, ta dựa vào đoản binh. Dùng đoản binh chế trường trận là sự thường của binh pháp. Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa, như gió thì thế dễ chế ngự. Nếu nó tiến chậm như các tằm ăn, không cầu thắng chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được. Vả lại, khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy” * (Đại Việt sử ký toàn thư tập 2 trang 76 -77). Tám hạng tướng và bậc đại tướng theo Binh thư yếu lược có nhân tướng, nghĩa tướng, lễ tướng, trí tướng, tín tướng, bộ tướng, kỵ tướng, mãnh tướng, đại tướng. Bậc đại tướng là người bao trùm và vượt hẳn tám hạng tướng kể trên, gặp hiền tài thì tôn trọng lắng nghe, biết tỏ ý mình không theo kịp người, biết nghe lời can ngăn như thuận theo dòng nước, lòng rộng rãi nhưng chí cương quyết, giản dị và nhiều mưu kế.” Trần Khánh Dư là tướng rất giỏi theo Lịch triều hiến chương loại chí thì ông được Trần Thánh Tông nhận làm Thiên tử nghĩa nam nhưng lại vướng phải vụ án gian dâm với Thiên Thụy công chúa là vợ Hưng Vũ vương Trần Quốc Nghiễn, con trai Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn. Trần Khánh Dư được Trần Quốc Tuấn giao làm đại tướng. giữ chức phó đô thống tướng của ông.

(3) Vạn Kiếp tông bí truyền thư (萬劫宗秘傳書) của Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương, tác phẩm này còn gọi là Vạn Kiếp binh thư đã thất truyền. Bài tựa của Trần Khánh Dư trong cuốn sách này giải thích bí truyền đại sư là người thế nào:“Phàm người khéo cầm quân thì không cần bày trận, khéo bày trận thì không cần giao chiến, khéo giao chiến thì không thể thất bại, khéo thất bại thì không thương vong. Xưa kia, Cao Dao làm chức sĩ sư mà mọi người không dám trái mệnh, Văn Vương và Vũ Vương nhà Chu là bậc thầy về văn và về võ, ngấm ngầm sửa đức để khuynh loát quyền bính của nhà Thương mà lấy nghiệp vương. Đó đều có thể gọi là những người giỏi cầm quân, không cần bày trận vậy. Vua Thuấn múa lá mộc và lông trĩ mà họ Hữu Miêu tự mình tìm đến, Tôn Vũ nước Ngô đem mỹ nhân trong cung thử tập trận mà phía tây phá nước Sở hùng cường, phía Bắc ra uy với nước Tần nước Tấn, nổi tiếng khắp chư hầu. Đó đều có thể gọi là những người giỏi bày trận, không cần giao chiến vậy. Cho đến Mã Ngập nước Tấn dựa vào bát trận đồ chuyển đánh nghìn dặm, phá được Thụ Cơ Năng mà lấy lại Lương Châu. Thế gọi là người giỏi giao chiến không bao giờ thất bại vậy.Cho nên, trận nghĩa là bày ra, là khéo léo. Ngày xưa, vua Hiên Viên lập ra phép “tỉnh điền” để đặt binh chế, Gia Cát Lượng xếp đá bên sông để làm bát trận, Vệ công sửa lại làm trận Lục Hoa, Hoàn Ôn định ra trận Xà Thế, trước sau đều có trận đồ nổi tiếng, trình bày tuần tự, thành phép tắc rõ ràng. Nhưng người đương thời ít ai thông hiểu, muôn vàn đầu mối nhìn vào dường như rối loạn, chưa từng nắm được lẽ biến dịch bên trong. Ví như những phép tắc và suy luận của Lý Thuyên, người sau không ai hiểu nghĩa là gì. Vì thế, Quốc công ta bèn so sánh, kê cứu trận đồ và binh pháp của các nhà, tổng hợp lại thành một bộ sách. Tuy chép cả những điều chi tiết, nhưng người sử dụng thì nên bỏ bớt những chỗ rườm, tóm lấy thực chất. Rồi lấy năm hành ứng với nhau, chín cung câu với nhau, phối hợp cương và nhu, xoay vần chẵn và lẽ, không làm hỗn loạn âm dương và thần sát, phương lợi và sao tốt, hung thần và ác tướng, ba cát và năm hung, việc nào việc ấy thực phân minh rõ rệt. Quốc công lại còn thêm bớt với chiến thuật của thời Tam đại, nhờ đó trăm trận trăm thắng. Cho nên đương thời phía bắc làm cho Hung Nô phải sợ, phía tây làm cho Lâm Ấp phải kinh. Rồi ông đem sách này dạy bảo con em làm gia truyền, không tiết lộ cho người ngoài biết. Lại có lời dặn rằng: “Sau này con cháu và bề tôi phò tá của ta có học được bí thuật này thì nên lấy đầu óc sáng suốt, linh hoạt mà thực hành và sắp đặt nó, chứ không nên lấy đầu óc cứng nhắc, tối tăm mà cất giữ và lưu truyền. Nếu trái điều đó thì sẽ mang vạ vào thân, lại hại lây đến cả con cháu. Đó gọi là tiết lậu cơ trời vậy.”Bài tựa của Trần Khánh Dư cho Vạn Kiếp tông bí truyền thư, còn như sách Binh thư yếu lược mà người đời ngờ rằng bản thật đã bị cướp và thất lạc, đời sau chỉ có chân truyền lời này.

(4) Trần Khánh Dư được Trần Quốc Tuấn giao làm đại tướng. giữ chức phó đô thống tướng của ông. “lửa hương vẹn kiếp’ “sắt đá bền gan” là thơ viết ý này. Lời dặn của Thánh Trần trích dẫn phép CHỌN TƯỚNG của Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn:

Tám hạng tướng và bậc đại tướng

Nhân tướng là người dùng đức để đem đường cho người, dùng lễ để xếp việc cho họ, hiểu thấu sự đói rét của người dưới, biết rõ khó nhọc của đồng sự, đó là nhân tướng.

Nghĩa tướng là người làm việc không cẩu thả, thấy lợi mà không tham, biết chết vinh hơn sống nhục.

Lễ tướng là người có địa vị cao quý mà không kiêu căng, công hơn người mà không cậy, tài năng mà biết hạ mình, cứng cỏi mà biết nhẫn nhịn.

Trí tướng là người gặp biến bất ngờ mà chí không đổi, ứng phó linh hoạt với việc khó khăn, có thể đổi họa thành phúc, gặp cơn nguy biến mà sắp đặt thành thắng thế.

Tín tướng là người thưởng phạt nghiêm minh công bằng, khen thưởng không chậm trễ và không bỏ sót, trừng phạt không buông tha cho kẻ cao quý.

Bộ tướng thủ hạ của đại tướng phải chọn người tay chân lẹ làng, võ nghệ tuyệt luân,  giỏi đánh gần, ứng biến di chuyển mau lẹ, để bảo vệ an toàn cao nhất cho chủ soái.

Kỵ tướng là người có thể vượt núi non cheo leo, từng trải việc nguy hiểm, cưỡi ngựa bắn tên mau lẹ như chim bay, tới thì đi trước, lui thì về sau.

Mãnh tướng là người khí thế vượt hẳn ba quân, dám coi thường địch mạnh, gặp đánh nhỏ vẫn luôn cẩn trọng, gặp đánh lớn thì can đảm quả quyết.

Bậc đại tướng là người bao trùm và vượt hẳn tám hạng tướng kể trên, gặp hiền tài thì tôn trọng lắng nghe, biết tỏ ý mình không theo kịp người, biết nghe lời can ngăn như thuận theo dòng nước, lòng rộng rãi nhưng chí cương quyết, giản dị và nhiều mưu kế.”

(5) Đá Đứng chốn sông thiêng Hoàng Kim Con về Đá Đứng Rào Nan / Cồn Dưa Minh Lệ của làng quê hương/ Linh Giang chảy giữa vô thường / Đôi bờ thăm thẳm nối đường tử sinh. Đá Đứng chốn sông thiêng tại Làng Minh Lệ quê tôi ở Nam Sông Gianh cùng với Thiên Thụ Sơn ở Huế và Núi Đá Bia Phú Yên và Văn Miếu Trấn Biên Đồng Nai với Thiên Cấm Sơn An Giang là năm dấu ấn Nam Tiến của người Việt để thống nhất giang sơn về một mối. Đá Đứng chốn sông thiêng có câu chuyện ông già mù Cao Hạ đã khuyên tôi đổi tên từ Hoàng Minh Kim sang Hoàng Kim. Ông đến nhà tôi để đền ơn cha mẹ tôi đã cứu vớt con ông. Sau này cha mẹ tôi mất sớm “không được hưởng lộc con” (mà chỉ theo con che chở cho con lập nghiệp phương xa) và gia đình tôi đang êm ấm trở nên lưu tán không nhà, đúng như “Hoành Linh vô gia huynh đệ tán”. Tôi đã lần lượt chép lại, để tiện theo dõi mời lần lượt đọc năm mục từ: 1) Làng Minh Lệ quê tôi; 2) Linh Giang Đình Minh Lệ; 3) Đứng chốn sông thiêng; Đợi nắng; Ta về với Linh Giang; Hoa Đất, Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha; 4) Đất Mẹ vùng di sản; 5) Đá Đứng chốn sông thiêng; (tiếp theo kỳ trước).

Bạn Hoàng Minh Thuần ở TU Bình Thuận trao đổi tổng quát: Dạ anh. Em cũng nghĩ khai thác được tour du lịch sông nước kết hơp thắng cảnh từ Cầu sông Gianh lên Ba Đồn, Chợ Mới, bến Lội đền Bốn Miếu, bến chợ Troóc, Phong Nha – Kẽ Bàng, động Thiên Đường, động Sơn Đoòng chẳng khác gì thắng cảnh TRÀNG AN… là điều kiện thuận lợi để quê mình phát triển.

(Tôi xin kể tiếp)
– Không phải ngẫu nhiên mà Pháp chọn Đà Nẵng làm điểm khởi đầu trong kế hoạch đánh chiếm Việt Nam đâu. Có lý cả đấy ! Vì Kinh đô Huế nằm ở Bắc Hải Vân mà thế và lực với sự thông thuộc của Nhà Nguyễn chính là đất phương Nam trong khi Hoành Sơn Linh Giang Lũy Thầy lại là tuyến ba tầng thủ hiểm che chắn Kinh đô Huế ở mặt Bắc nên Pháp không chọn đánh Thanh Khê đó thôi

– Nhưng Linh Giang chính là hiểm địa, bẻ đôi Việt Nam. Ông già mù nói. Cụ nói đúng, Bố tôi lập tức nhỏm dậy. Vì tôi đã bị bắt đi đi lính Pháp để đưa sang đánh nhau bên Tây, đóng quân ở Đà Nẵng bên sông Hàn, sau đó tôi trốn theo Vệ Quốc Đoàn nên rất thông thuộc địa hình đó. Pháp nếu đứng chân được ở Đà Nẵng thì chẹn được mặt Nam, cô lập kinh thành Huế, mẹo ‘đánh rắn giập đầu’ rất mau thắng được dân Nam..

– Trận Đà Nẵng năm 1857 tụi Pháp thua. Cha tôi nói. – Vì tướng Nguyễn Tri Phương giỏi cầm quân, Ông ấy tránh đánh trực diện mà dùng phục binh, lập kế ‘đóng cửa đánh chó’ làm “vườn không, nhà trống” triệt hết đường tiếp tế của địch, cách ly và xử nghiêm tụi gián điệp đội lốt giáo sĩ, giáo dân. Ông lại cho đắp lũy kiểu như Lũy Thầy, bao vây chẹn họng địch ra biển, vây đánh trường kỳ không cần thắng nhanh, nên trận Đà Nẵng bên mình thắng Pháp phải chuyển vào đánh thành Gia Định, chiếm dần đất đai của mình từ phương Nam theo kiểu tằm ăn lá dâu.

– Ông giỏi sử thiệt. Cụ già khen.

– Tôi ít học nhưng rất thích đọc sách Tam Quốc. Cha tôi nói : – Tôi thông gia với ông mẹt Rịnh thường kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc cho tôi và ông Rịnh nghe. Hôm nào ông Rịnh hoặc ông Thìn đến chơi, tôi không khi nào không kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc và sách Kiều, đến mức nó thuộc và kể được đấy. Mẹ nó thì mê nhất Lục Vân Tiên kế đến Kiều và Phạm Công Cúc Hoa.

– Cháu đọc cho ông nghe một đoạn nào? Cụ già nói.Tôi ngước mắt nhìn Mẹ, Mẹ tôi cười khuyến khích: – Con đọc đi

Tôi đọc đoạn ông quán trong thơ Lục Vân Tiên mà mẹ thích:

– Thương ông Gia Cát tài lành,
Gặp cơn Hán mạt, đã đành phôi pha.
Thương thầy Đồng tử cao xa,
Chí thời có chí, ngôi mà không ngôi.

Thương người Nguyên Lượng bùi ngùi,
Lỡ bề giúp nước lại lui về cày.
Thương ông Hàn Dũ chẳng may,
Sớm dâng lời biểu tối đày đi xa.

Thương thầy Liêm Lạc đã ra,
Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân.
Xem qua kinh sử mấy lần,
Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương.

– Địch đánh vô Thanh Khê cửa Hác không dễ. Bố tôi miên man kể. Ông nhớ thời lính tráng của ông: – Tôi dự nhiều trân đánh Pháp cùng thời và cùng đơn vị với Lâm Úy. Tôi ở đại đội 2 tiểu đoàn 274 của ông Lê Văn Tri làm tiểu đoàn trưởng thuộc Trung đoàn 18. Tôi vô sinh ra tử nhiều trận cùng anh em. Chỉ tiếc là đến năm 1951 bị đau bệnh sốt rét phù thủng ngã nước quá yếu trong khi đơn vị thiếu thốn thuốc men chữa trị và điều kiện chăm sóc nên trên mới phải cho giải ngũ về quê. Nếu không thì tôi đến nay đã nhất xanh cỏ nhì đỏ ngực rồi.

– Ông Lê Văn Tri là người Cao Hạ cùng làng với tôi. Sau này ông làm tướng rất to Cụ gìa nói

– Trân Phú Trịch Là Hà, địa thế và cách dàn quân hai bên cũng lựa thế hiểm yếu như là trận Bạch Đằng. Voi trận của Đức Thánh Trần sa lầy ở Sông Hóa. Các trận địa phục kích cũng là các cồn tại các ngả ba sông hiểm yếu như Chợ Mới, La Hà Phú Trịch vậy. Lời thề trên sông Hóa “Chuyến đi này không thắng, ta thề không về lại nơi này!” của đức Thánh Trần cũng như lời thề quyết tử chiến của đội cảm tử 15 trận Phú Trịch La Hà đã chết như voi trận của đức Thánh Trần chết vậy. Cha tôi nói

– Đá Đứng chốn sông thiêng Cầu Minh Lệ Rào Nan Bến Lội Đền Bốn Miếu là nơi rất rất hiểm. Ông già lại xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bến Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy, vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Thời Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Thời Núi Đá Bia ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia cắt đấy. Giá máu xương cao lắm ! Chỗ cao giá hiểm nguy. Cụ già lặp lại.

Cụ già quay sang tôi, bắt tôi nhắc lại mấy lời khẩu quyết. Cao cát Mạc sơn / Sơn Hà Cảnh Thổ / Văn Võ Cổ Kim / Linh Giang thông đại hải / Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn / Đình Bảng Cao Lao Hạ / Miếu cổ thủy sơn thần./ …. Mắt ông rất thành khẩn. Hốc mắt ông dường như có nước mắt. Người ông khoan thai thần bí và trầm tĩnh lạ lùng.

Tôi cẩn thận lặp lại. Cha mẹ tôi im nghe và tỏ vẻ khuyến khích con.

Cụ già nói chậm rãi: Ông bà thay tên cho ’em’ đi: Hoàng Kim tốt hơn Hoàng Minh Kim. Ông tánh trung trực nghĩa khí, bà tánh đức độ, hiền từ, nhà có phước đức, sẽ thành dòng họ lớn ở phương xa, con cháu có quý tử, nhưng ông bà không được hưởng lộc con, mà theo con hưởng phúc và bảo bọc che chở cho con cháu.Cụ già dặn tôi “làm vàng ròng, ngọc cho đời, nên bớt sáng”. Đây là chuyện lạ của lời dặn thứ ba. Chuyện lạ đến mức anh hai Hoàng Ngọc Dộ đã quyết chọn Hoàng Kim làm tên gọi cho em từ lớp 10 sau khi cha mẹ mất và toàn gia lưu tán.Tôi mồ cha mẹ từ nhỏ mất sớm. Thầy Nguyễn Khoa Tịnh khóc trên bục giảng Thầy tăng tôi cuốn sách Trần Hưng Đạo Binh Thư Yếu Lược với lời đề tặng từ tuổi thơ để tôi lưu lại Lời dặn của Thánh Trần và thầy viết bài thơ Em ơi em can đảm bước chân lên lưu những bài thơ tuổi thơ của chính tôi cho tôi. Tôi được anh trai Hoàng Ngọc Dộ và chị gái Hoàng Thị Huyền bảo bọc cưu mang từ nhỏ khi cha mẹ mất sớm, chị gái Hoàng Thị Huyên đã lấy chồng và anh trai Hoàng Trung Trực dấu chân người lính, bom đạn giữa chiến trường, Tôi gạt nước mắt ra đi, thề trước mộ cha mẹ theo Lời dặn của Thánh Trần với Lời thề trên sông Hóa. Thật xúc động ngày về quê tảo mộ tổ tiên Quảng Bình đất Mẹ ơn Người, trời đất tổ tông linh thiêng đã lặng thầm phù trợ “

LÊN VIỆT BẮC ĐIỂM HẸN
Bạch Ngọc Hoàng Kim

Việt Nam tổ quốc tôi yêu
Non sông gấm vóc bao điều mến thương
Hồng Hà kết nối Cửu Long
Nham Biền, Tam Đảo, Trường Sơn ghi lòng
Sông Đà Việt Bắc biên cương
Trường thành chắn Bắc con đường Vạn Xuân
Ngườm Ngao, Bản Giốc, Ka Long
Kỳ Cùng, Kỳ Lộ, Hoàng Linh tuyệt vời

Chúc mừng anh chị Võ Công Hậu Trần Hường (ảnh Sông Đà*), thông tin tích hợp tại https://hoangkimlong.wordpress.com/category/len-viet-bac-diem-hen#Thungdung#dayvahoc, #vietnamhoc; #đẹpvàhay #cnm365 #cltvn 30 tháng 3 https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-30-thang-3/

THANH NHÀN VUI THÁNG NĂM
Hoàng Kim

Đến tuổi an vui cụ Trạng Trình
#Thungdung vô sự chính thần tiên
Hưng nhà thịnh nước lơi lo nghĩ
Tăng gia phú quốc bớt ưu phiền
Phúc phận sướng thân vui hợp trẻ
Thiện lành nhàn hưởng thú #annhiên
Kết ngọc đường xuân đời quên tuổi
Vóc hạc ban mai nắng tỏa duyên

#Thungdung 568
#Dạyvàhọc Thanh nhàn vui tháng năm Đường xuân đời quên tuổi Giấc mơ lành yêu thương https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thanh-nhan-vui-thang-nam/

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là nha-trang-va-yersin.jpg

HÒN BÀ SÔNG NHA TRANG

Sắn Việt Đất Ông Hoàng
Nha Trang và A. Yersin;
Huyền thoại xứ Trầm Hương
Báu vật nơi đất Việt

Hoàng Kim #Thungdung 539 https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hon-ba-song-nha-trang

SẮN LÚA Ở PHÚ KHÁNH

Sắn lúa ở Phú Khánh
Sắn Việt Đất Ông Hoàng
Chuyện ngậm ngãi tìm trầm
Hòn Bà sông Nha Trang


Hoàng Kim #Thungdung KM537

Giống sắn KM397

Nguồn gốc: KM397 là con lai của SM937-26 xBKA900 [Mã số trong sơ đồ lai KM108-9-1 x KM219 là tổ hợp lai kép (SM937-26 x SM937-26) x (BKA900 x BKA900)] do nhóm nghiên cứu sắn Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hố Chí Minh (NLU) và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam (IAS) chon tạo và khảo nghiệm từ năm 2003 (Hoàng Kim và ctv 2009). Giống bố SM937-26 đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống năm 1995 (Hoàng Kim, Trần Ngọc Quyền, Võ Văn Tuấn và cộng sự, 1995). BKA900 là giống sắn ưu tú nhập nội từ Braxil có ưu điểm năng suất củ tươi rất cao nhưng chất lượng cây giống không thật tốt, khó giữ giống cho vụ sau. KM397 kết hợp được nhiều đặc tính quý của hai giống cha mẹ SM937-26 và BKA900.

Việc chọn giống sắn tốt dáp ứng yêu cầu tiêu dùng, sản xuất thị trường, thích hợp điều kiện sinh thái, vẫn đang tiếp tục

Lúa sắn ở Phú Khánh

Giai đoạn 1999 – 2009, TS. Đỗ Khắc Thịnh, TS Hoàng Kim cùng với một số chuyên gia lúa, sắn ở Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam có được giao thực hiện một số đề tài dự án nhỏ lúa sắn phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Phú Khánh. TS. Hoàng Kim đã có dịp mang một nguồn một số gen giống sắn đa dụng ngắn ngày, ăn ngọn, kháng bệnh, chịu hạn tới những nơi vùng sâu vùng xa dân cần thuộc địa bàn dự án cho vùng khó khăn, . Đất nước và con người nơi đây đã lưu giữ những trầm tích thời gian và kết quả chọn giống mãi đến ngày nay. Đó là Chuyện ngậm ngãi tìm trầm. Huyền thoại xứ Trầm Hương, Các giống sắn thử nghiệm thuở ấy ở Phú Khánh đã có năm quần thể giống gốc, chung phả hệ di truyền gồm (five families):1) KM537 (KM397, KM318, SM937-26, C39*. C39); 2) KM414 (KM325, KM101, SC5, SC205, XVP); 3) KM440 (KM228, KM94 đột biến ); 4) KM444, 5) KM419 . Sơ đồ phả hệ tiến bộ giống sắn Việt Nam (Hình 1). Sự chấp nhận giống sắn của nông dân trong phát triển sản xuất sắn tại địa phương có tại chi tiết thông tin các báo cáo kỹ thuật. Sự bảo tồn và phát triển giống sắn là kinh nghiệm thực tiễn phổ quát và đặc thù.

Hình 1: Sơ đồ phả hệ tiến bộ giống sắn Việt Nam

Năm 1992 (trước đó bảy năm, tại địa bàn tỉnh Phú Khánh), chi Đinh Thị Dục, Giám đốc Trung tâm Khuyến Nông Phú Khánh đã mang hai giống sắn KM94 và SM937- 26 về khảo nghiệm và nhân giống tại Suối Dầu Phú Khánh Sắn Việt Đất Ông Hoàng, TS. Hoàng Kim là tác giả chính của hai giống sắn trên và là thư ký điều hành VNCP (chương trình sắn Việt Nam) đã theo chân đoàn khuyến nông lần đầu tới Khánh Vĩnh lối vào Hòn Bà. Năm 1995 giống sắn KM94 được công nhận là giống sắn đặc cách (Hoàng Kim, Trần Ngọc Quyền , Võ Văn Tuấn, Kazuo Kawano 1995). Giống sắn SM937-26 được công nhận là giống sắn sản xuất thử (Hoàng Kim, Trần Ngọc Quyền , Võ Văn Tuấn, Kazuo Kawano 1995) Sau đó Hai giống sắn này sau đó đã lan rộng khắp miền Trung. thành hai giống sắn chủ lực

Năm 1997 hại chuyên gia của CIAT là Kazuo Kawano và Reinhardt Howeler được nhận huân chương “Vì sự nghiệp phát triển nông nghiệp Việt Nam” Sắn Việt Đất Ông Hoàng https://hoangkimlong.wordpress.com/category/san-viet-dat-ong-hoang/. .

Năm 2017-2022 tiến sĩ Nguyễn Thành Phương, Viện KHKT duyên hải Nam Trung Bộ thực hiện đề tài “Một số giống cây trồng vật nuôi đạt hiệu quả kinh tế, phù hợp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, kết luận giống sắn SM937-26 là tốt nhất, đạt hiệu quả kinh tế, phù hợp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa Giống sắn SM937-26 đáp ứng yêu cầu tiêu dùng, sản xuất thị trường, thích hợp điều kiện sinh thái Quá trình cải biến phả hệ giống gốc SM937-26 nay thành các giống sắn KM537, KM7, KM505, KM397, KM318 khác biệt tại bản tả kỹ thuât DUS và VCU

Dưới đây là tóm tắt nguồn gốc giống, đặc tính giống của một số giống sắn phổ biến ở Việt Nam, mà còn ít tài liệu đề cập hồ sơ gốc; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thanh-nhan-vui-thang-nam/

TS. Lê Quý Kha (bìa trái) với thầy bạn Đại học Nông Lâm Hồ Chí Minh

CHUYỆN THẦY LÊ QUÝ KHA
Hoàng Kim

Tiến sĩ Lê Quý Kha là cựu Phó Viện Trưởng Viện Khoa học Kỷ thuật Nông nghiệp Miền Nam, chuyên gia ngô, thầy và bạn nhà nông, người có nhiều đóng góp tốt cho nghề trồng ngô Việt Nam. Thông tin dưới đây là giới thiệu sách và tư vấn học tập

Ngô Việt Nam là cây lương thực quan trọng thứ hai sau lúa, có diện tích canh tác hàng năm hiện đạt khoảng 1,15 triệu ha, năng suất bình quân 4,55 tấn/ha, sản lượng 5,24 triệu tấn (Tổng cục Thống kê 2017). Sản phẩm ngô Việt Nam chủ yếu dùng cho chăn nuôi, nay dùng làm thực phẩm cho người hơn 5%. Cuộc cách mạng về giống ngô lai Việt Nam đã góp phần tăng nhanh diện tích, năng suất và sản lượng ngô trong toàn quốc, đưa nước ta đứng vào hàng ngũ những nước trồng ngô lai tiên tiến của vùng châu Á. So với năm 1985 trước đổi mới, ngô Việt Nam lúc ấy có diện tích 397 ngàn ha, năng suất bình quân 1,47 tấn/ha, sản lượng 0,37 triệu tấn thì đến nay ngô Việt Nam đã đạt một bước tiến vượt bậc, gấp 3 lần về năng suất và 14 lần về sản lượng. Mặc dù vậy, sản lượng ngô hiện nay vẫn chưa đủ cung cấp cho ngành chăn nuôi của cả nước, Việt Nam mỗi năm vẫn phải nhập khoảng 1,60 – 2,00 triệu tấn ngô hạt để làm thức ăn chăn nuôi, nhưng Việt Nam đã cùng Thái Lan và Trung Quốc nằm tốp đầu trồng ngô tiên tiến của châu Á. Trong thành tựu ấy, có công đóng góp hiệu quả của giáo sư Trần Hồng Uy, giáo sư Ngô Hữu Tình, giáo sư Trần Văn Minh, tiến sĩ Phạm Đồng Quảng, phó giáo sư Trương Đích, tiến sĩ Mai Xuân Triệu, tiến sĩ Bùi Mạnh Cường, tiến sĩ Phan Xuân Hào,Tiến sĩ Lê Quý Kha Tiến sĩ Lê Quý Tường, thầy Luyện Hữu Chỉ, thầy Võ Đình Long, thầy Đỗ Hữu Quốc, tiến sĩ Trần Kim Định, tiến sĩ Trần Thị Dạ Thảo, tiến sĩ Nguyễn Phương, kỹ sư Phạm Thị Rịnh, kỹ sư La Đức Vực, kỹ sư Phạm Văn Ngọc … là những chuyên gia chính của nghề ngô Việt Nam nhiều kinh nghiệm thực tiển với nhiều công sức đào tạo bồi dưỡng đội ngũ hiệu quả cho nguồn lực nghề trồng ngô Việt Nam trong chặng đường đầu 45 năm qua.,

Trang sách ngô Việt của tiến sĩ Lê Quý Kha là những cẩm nang nghề nghiệp, tiêu biểu gồm: 1) TS Lê Quý Kha, TS Lê Quý Tường 2019. NGÔ SINH KHỐI Kỹ thuật canh tác, thu hoạch và chế biến phục vụ chăn nuôi. Nhà Xuất bản Nông nghiệp ISBN 978-606-60- 2930-4 2) CIMMYT & IBPGR – Rome, 1991 Biên dịch Lê Quý Kha 2013. Hướng dẫn mô tả nguyên liệu ngô. Nhà Xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. 3) Lê Quý Kha (Chủ biên) 2013. Hướng dẫn khảo sát, so sánh và khảo nghiệm giống ngô lai. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật . Sách cẩm nang nghề nghiệp cây Ngô. Tài liệu Học tập CÂY LƯƠNG THỰC Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh Nhà sách Việt Nam, FoodCrops.vn, CÂY LƯƠNG THỰC VIỆT NAM, Hoàng Long , Hoàng Kim tuyển chọn và giới thiệu www.nhasachvietnam.blogspot.com

TS Lê Quý Kha (thứ hai phải qua) và nghiên cứu sinh với quý thầy cô Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam , Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ chí Minh

CÓ MỘT NGÀY NHƯ THẾ
Hoàng Kim

chúc mừng Lê Quý Kha

Có một ngày như thế.
Vui bạn đầy niềm vui
Nụ cười tươi rạng rỡ.
Ngày mỗi ngày tốt lành

Phúc hậu và thực việc
Tận tụy với nghề nông
Thân thiết tình thầy bạn
Chăm chút từng trang văn.

CÓ MỘT NGÀY NHƯ THẾ
Hoàng Kim

gửi Phạm Thành Công và …

Có một ngày như thế
Đường xa về thăm Thầy
Niềm tin ngời nét mặt
Thầy trẻ lại vì vui.

Ảnh đẹp và thật tươi
Khoảnh khắc mà vĩnh cữu
Thay bao lời muốn nói
Học bởi hành hôm nay.

Có một ngày như thế https://hoangkimlong.wordpress.com/category/co-mot-ngay-nhu-the/

NHÀ TRẦN TRONG SỬ VIỆT
Hoàng Kim

Nhà Trần khởi đầu từ vua Trần Thái Tông (Trần Cảnh) lên ngôi Hoàng Đế vào ngày 31 tháng 12 năm 1225 nhằm ngày Mậu Dần  mồng 1 tháng 12 năm Ất Dậu, Lý Chiêu Hoàng là vị Nữ Hoàng cuối cùng của nhà Lý xuống chiếu nhường ngôi cho chồng. Tiếp nối vua Trần Thái Tông là vua Trần Thánh Tông (Trần Hoảng), vua Trần Nhân Tông (Trần Khâm. Ba vua là thời nhà Trần thịnh thế ngời sử Việt dựng nên nghiệp lớn, chống quân Nguyên Mông, thống nhất Phật Giáo Việt Nam và đạt đến cực thịnh. Ba vua Trần Anh Tông, Trần Minh Tông, Trần Hiến Tông là thời kế nghiệp. Từ vua Trần Dụ Tông (sau khi thượng hoàng Trần Minh Tông mất) đến Hôn Đức Công, Trần Nghệ Tông, Trần Duệ Tông, cho tới Trần Phế Đế, Trần Thuận Tông, Giản Định Đế, Trần Quý Khoáng là thời suy tàn. Trần triều chấm dứt lúc Trần Phế Đế bị Thượng hoàng Trần Nghệ Tông ép thắt cổ chết thay thế bằng Trần Thuận Tông là con của Trần Nghệ Tông, khi thế lực Hồ Quý Ly đã vững không thể đổi. Vua Trần Thuận Tông trị vì từ năm 1388 cho đến năm 1400 thì bị ép nhường ngôi cho Hồ Quý Lý, lập ra triều đại nhà Hồ. Giặc Minh mượn danh nghĩa “phục Trần diệt Hồ” nhân cơ hội ấy vào cướp nước ta. Giản Định Đế, Trần Quý Khoáng chống nhà Minh nhưng không thành. Nhà Trần trong sử Việt kéo dài 175 năm với 13 đời hoàng đế.

Thái Tông và Hưng Đạo
Ngày mới đầy yêu thương
Nhà Trần trong sử Việt
Lồng lộng như trăng rằm

Ba đỉnh cao Yên Tử
Danh thắng quê hương Trần
‘Thái bình tu nổ lực
Vạn cổ thử giang san’ (*)

Nhà Trần trong sử Việt
Trước đèn bảy trăm năm,
Trúc Lâm Trần Nhân Tông
Thăm thẳm tầm nhìn lớn.

Từ một hai hai năm (1225),
Đến thế kỷ mười bốn (1400)
Chuyện cũ chưa hề cũ
Thoáng chốc tròn tháng năm.

An nhiên chào ngày mới
Vui bạn hiền người thân
Nhà Trần trong sử Việt.
Tinh hoa chọn đôi vần.

(*) Trích thơ Tụng giá hoàn kinh sư của
Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải

THÁI TÔNG VÀ HƯNG ĐẠO

Minh quân hiền tài vua tôi đồng lòng toàn dân gắng sức. Trần Thái Tông, Trần Hưng Đạo, Trần Thánh Tông là ba đỉnh cao vọi của trí tuệ thời Trần. Vua Trần Nhân Tông khi lên đỉnh Yên Tử có hỏi về ba đỉnh cao của dãy núi kia là gì thì được trả lời đó là dãy Yên Phụ của vòng cung Đông Triều trấn Bắc. Đức vua Phật Trần Nhân Tông đã lạy Yên Phụ và chọn Yên Tử làm nơi Cư trần lạc đạo chốn an nghĩ của mình. Trần Thái Tông và Trần Quốc Tuấn là câu chuyện minh quân thiên tài thật lạ lùng và sâu sắc lưu dấu nơi đất Việt. Bài học lịch sử Trần Thánh Tông, Trần Hưng Đạo, Trần Thánh Tông, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư … là suối nguồn tươi trẻ của một câu chuyện tuyệt vời được nối tiếp sâu hơn trong các chuyên luận khác.

Vua Trần Thái Tông (1218-1277) người sáng nghiệp nhà Trần có câu nói nổi tiếng trong lịch sử: “Nếu chỉ để lời nói suông cho đời sau, sao bằng đem thân mình đảm nhận trọng trách cho thiên hạ trước đã”. Vua Trần Thái Tông là bậc minh quân tài trí được so sánh với Đường Thái Tông Lý Thế Dân là vị vua giỏi Trung Hoa thời trước đó. “Sáng nghiệp Việt, Đường hai Thái Tông/ Đường xưng: Trinh Quán, Việt: Nguyên Phong/ Kiến Thành bị giết, An Sinh sống/ Miếu hiệu tuy đồng, đức chẳng đồng”.

Đường Thái Tông Lý Thế Dân ngày 4 tháng 9 năm 626 đã lên ngôi hoàng đế nhà Đường sau sự biến Huyền Vũ môn. Đường Thái Tông thiết lập nên sự cường thịnh của nhà Đường phát triển về kinh tế và hùng mạnh về quân sự nhất thế giới thời ấy, nhưng so đức độ với vua Việt Trần Thái Tông thì vua Việt được người đời ca ngợi hơn. 

An Sinh Vương Trần Liễu là người chống lại Thái Tông và hận thù giữa họ sâu đến nỗi Trần Liễu còn di nguyện cho Trần Quốc Tuấn sau này nhất thiết phải đoạt lại ngôi vua. Vua Trần Thái Tông không chỉ tha cho An Sinh Vương Trần Liễu mà còn tha cho Trần Quốc Tuấn là người đã gây ra chuyện tầy đình.

Tình yêu thương của Trần Quốc Tuấn và Thiên Thành công chúa là một câu chuyện thật quái và phi thường ! Tình yêu đó thật lớn lao nhưng sự việc quá liều lĩnh, khí phách và đặc biệt nguy hiểm. Trần Quốc Tuấn ngay trong đêm tân hôn của Thiên Thành công chúa với Nhân Đạo Vương đã dám lẻn vào cung của Nhân Đạo Vương ngủ với người mình yêu mà không sợ cái chết trong lúc Trung Thành Vương con trai của Nhân Đạo Vương đang bận đãi khách chưa kịp động phòng. Công chúa Thiên Thành con gái của vua Trần Thái Tông thì đã dám chọn cái chết để trao thân cho Trần Quốc Tuấn là người mình yêu, bất chấp đám cưới với Trung Thành Vương là con trai của Nhân Đạo Vương vị quan đầu triều Trần.

Vua Trần Thái Tông đã không làm ngơ để Quốc Tuấn bị giết. Vua chủ động kết nối lương duyên ngay cho Thiên Thành Quốc Tuấn bất chấp lẽ thường. Câu chuyện vua Trần Thái Tông không những không giết Trần Quốc Tuấn, con của Trần Liễu kẻ tử thù đang rất hận mình và đang “cố tình phạm tội ngông cuồng” trái nhân tình mà còn chủ động tác thành cho Thiên Thành Quốc Tuấn nên vợ chồng, hóa giải mọi điều, thu phục được tấm lòng của bậc anh hùng và giữ lại được cho non sông Việt một bậc kỳ tài muôn thuở

Chuyện lạ và hay, thật hiếm có !

Tượng Trần Quốc Tuấn ở chùa cổ Thắng Nghiêm, ảnh Hoàng Kim

LỜI DẶN CỦA THÁNH TRẦN

Chùa cổ Thắng Nghiêm là nơi Đức Thánh Trần thuở nhỏ đã theo công chúa Thụy Bà về đây để tìm minh sư học phép Chọn người, Đạo làm tướng, viết kiệt tác Binh thư Yếu lược. Mẹ tôi họ Trần. Tôi về dâng hương Đức Thánh Trần tại đền Tổ. Lắng đọng trong tôi Lời thề trên sông Hóa; Lời dặn của Thánh Trần.

Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là nhà quân sự kiệt xuất nhất trong lịch sử Việt Nam nhà chính trị, ngoại giao, tư lệnh tối cao của Việt Nam thời nhà Trần, đã ba lần đánh thắng đội quân Nguyên Mông đế quốc hùng mạnh nhất thế giới thời đó. Người là một trong mười vị tướng tài của Thế Giới

Trần Hưng Đạo sinh năm 1232, mất ngày 20 tháng 8 âm lịch năm 1300, ông là con thứ ba của An Sinh Vương Trần Liễu, gọi Trần Thái Tông bằng chú ruột, mẹ ông là Thiện Đạo quốc mẫu, một người trong tôn thất họ Trần. Ông sinh ra ở kinh đô Thăng Long, quê quán ở thôn Tức Mặc, phường Lộc Vượng, TP Nam Định ngày nay. Ông khi lên 5 tuổi năm 1237 làm con nuôi cô ruột là Thụy Bà công chúa, vì cha ông là Trần Liễu chống lại triều đình (Trần Thủ Độ). Đại Việt sử ký toàn thư mô tả ông là người có dung mạo khôi ngô, thông minh hơn người, nhờ được những người tài giỏi đến giảng dạy nên ông sớm trở thành kỳ tài xuất chúng văn võ song toàn, thông hiểu sâu sắc huyền cơ tạo hóa, phép biến dịch và cách dùng binh..

Vua Trần Thái Tông tên thật là Trần Cảnh, sinh ngày 16 tháng 6 năm 1218 mất ngày 1 tháng 4 năm 1277, là vị hoàng đế đầu tiên của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam, lên ngôi ngày 5 tháng 5 năm 1225 mở đầu nhà Trần trong sử Việt. Ông ở ngôi hơn 32 năm (1225 – 1258), làm Thái thượng hoàng trong 19 năm. Trần Cảnh sinh ra dưới thời kỳ nhà Lý còn tại vị, ông cùng tuổi với vị Nữ hoàng nhà Lý lúc bấy giờ là Lý Chiêu Hoàng. Ông được Chiêu Hoàng yêu mến, hay gọi vào vui đùa, Trần Cảnh khi ấy không nói năng gì nhưng khi về đều nói lại với chú họ là Trung Vũ Vương Trần Thủ Độ. Nhà Lý loạn cung đình thuở ấy đã tới đỉnh điểm. Vua Lý tuy có hai con gái thông minh, hiền hậu và rất giỏi nhưng không có con trai nối dõi, trong khi hoàng tộc nhà Lý lắm kẻ mưu mô kém đức dòm ngó ngôi báu. Nước Đại Việt thuở đó bên ngoài thì họa ngoại xâm từ đế quốc Nguyên Mông đang rình rập rất gần, bên trong thì biến loạn bùng nổ liên tục nhiều sự kiện rất nguy hiểm. Trần Thủ Độ nắm thực quyền chốn cung đình, nhận thấy Trần Cảnh cháu mình cực kỳ thông minh đỉnh ngộ, thiên tư tuyệt vời xứng là một minh quân, lại được Lý Chiêu Hoàng yêu mến nên đã sắp đặt hôn nhân giữa Trần Cảnh và Lý Chiêu Hoàng đám đặt cược việc làm vua với họa diệt tộc Trần nếu chọn lầm người. Sự kiện đó xảy ra vào ngày 31 tháng 12 năm 1225, đã chấm dứt triều đại nhà Lý đã tồn tại hơn 200 năm và khai sáng nhà Trần.

Lý Chiêu Hoàng tức Lý hoàng hậu vợ Trần Thái Tông trớ trêu thay sinh con nhưng con bị chết yểu ngay sau khi sinh, cho nên Trần Thái Tông không có người kế vị chính danh phận, trong lúc sự chống đối và chỉ trích cay độc của tôn thất nhà Lý do Hoàng Thái hậu cầm đầu lại đẩy lên cao trào rất nặng nề. Nhiều kẻ tôn thất mượn tiếng có con trai nối dõi dòm ngó cướp ngôi. Thuận Thiên công chúa là vợ của Trần Liễu khi ấy đang mang thai được 3 tháng. Năm 1237, Thái sư Trần Thủ Độ nắm thực quyền phụ chính đã ép cha của Trần Quốc Tuấn là Trần Liễu phải nhường vợ là Thuận Thiên công chúa (chị của Lý Chiêu Hoàng) thay làm Chính cung Hoàng hậu cho Trần Thái Tông, đồng thời giáng Lý hoàng hậu xuống làm công chúa. Việc này khiến Trần Thái Tông bỏ lên tu ở núi Yên Tử.

Người sau này đã chứng ngộ vận nước lâm nguy cường địch bên ngoài câu kết nội gián bên trong không thể không xử thời biến đặt vận mệnh “non sông đất nước Việt trên hết”. Người đã chấp nhận quay trở về “Nếu chỉ để lời nói suông cho đời sau, sao bằng đem thân mình đảm nhận trọng trách cho thiên hạ trước đã”. Trần Thái Tông đã chấp nhận sự sắp xếp của Triều đình.

Sau này, ông truyền ngôi cho Thái tử Trần Hoảng là con thứ, vào ngày 24 tháng 2 năm 1258 để lui về làm Thái thượng hoàng,(con trưởng Trần Quốc Khang vốn là con Trần Liễu, anh em cùng cha khác mẹ với Trần Quốc Tuấn). Trần Thái Tông được tôn làm Hiển Nghiêu Thánh Thọ Thái Thượng Hoàng Đế. Trần Hoảng lên ngôi tức Trần Thánh Tông. Tước vị và thông lệ Thái thượng hoàng của nhà Trần từ đấy đã trở thành truyền thống, vừa rèn luyện cho vị Hoàng đế mới cai trị đất nước càng sớm càng tốt vừa tránh được việc tranh giành ngôi báu giữa các con do chính danh sớm được định đoạt.

Trần Liễu gửi con là Trần Quốc Tuấn cho Thụy Bà công chúa mai danh ẩn tích tại chùa Thắng Nghiêm tìm minh sư luyện rèn văn võ. Sau đó ông dấy binh làm loạn ở sông Cái, cuối cùng bị thất thế, phải xin đầu hàng. Trần Thủ Độ toan chém nhưng Trần Thái Tông liều chết đưa thân mình ra ngăn cản buộc lòng Thủ Độ phải tự mình ném bảo kiếm xuống sông. Trần Liễu được tha tội nhưng quân lính theo ông làm phản đều bị giết hết và vua Thái Tông đổi ông làm An Sinh vương ở vùng đất Yên Phụ, Yên Tử thuộc tỉnh Quảng Ninh ngày nay.

Trần Quốc Tuấn từ 5 tuổi đã được minh sư rèn luyện tỏ ra và một vị nhân tướng lỗi lạc phi phàm lúc trở về sớm được Trần Thái Tông quý trọng đức độ tài năng trong số con cháu vương thất. Qua sự biến Trần Quốc Tuấn yêu thương công chúa Thiên Thành, là con gái của vua Trần Thái Tông, nhân lễ hội trăng rằm nửa đêm đã lẻn vào chỗ ở của công chúa và thông dâm với nàng. Thời nhà Trần đã có quy định, để tránh ngôi vua truyền ra ngoài, chỉ có người trong tộc mới được lấy nhau nên kết hôn cùng huyết thống là điều không lạ và chuyện “quái” ấy cũng ‘quái” như việc Trần Thái Tông lấy vợ Trần Liễu.

Lại oái oăm thay, người Trần Quốc Tuấn yêu say đắm là công chúa Thiên Thành, mà vua Trần Thái Tông năm 1251 đã đính ước gả cô cho Trung Thành Vương là con trai của Nhân Đạo Vương. Vua đã nhận sính lễ, thông báo với quần thần và đang tiệc cưới. Trần Quốc Tuấn nửa đêm trăng rằm đột nhập vào phòng riêng công chúa ở phủ Trung Thành Vương và đôi trai gái trẻ đồng lòng đến với nhau. Quốc Tuấn nói với công chúa Thiên Thành sai thị nữ đi gặp Công chúa Thụy Bà cấp báo với vua ngay trong đêm đó. Vua hỏi có việc gì, Thụy Bà trả lời:“Không ngờ Quốc Tuấn ngông cuồng càn rỡ, đang đêm lẻn vào chỗ Thiên Thành, Nhân Đạo đã bắt giữ hắn rồi, e sẽ bị hại, xin bệ hạ rủ lòng thương, sai người đến cứu”. Trần Thái Tông vội sai người đến dinh Nhân Đạo vương, vào chỗ Thiên Thành, thì thấy Trần Quốc Tuấn đã ở đấy. Hôm sau, Thụy Bà công chúa dâng 10 mâm vàng sống đến chỗ Trần Thái Tông xin làm lễ cưới Thiên Thành công chúa cho Trần Quốc Tuấn. Thái Tông bắt đắc dĩ phải gả công chúa cho ông và lấy 2000 khoảnh ruộng ở phủ Ứng Thiên để hoàn lại sính vật cho Trung Thành vương. Tháng 4 năm đó, Trần Liễu ốm nặng. Lúc sắp mất, Trần Liễu cầm tay Trần Quốc Tuấn, trăng trối rằng: “Con không vì cha lấy được thiên hạ, thì cha chết dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được”. Trần Quốc Tuấn ghi để trong lòng, nhưng không cho là phải.

Câu chuyện Trần Quốc Tuấn yêu thương công chúa Thiên Thành và đã làm liều dám lấy tính mạng của mình làm như thể “cố tình phạm tội ngông cuồng trái nhân tình”, nhưng mấy ai thấu hiểu đó là sự lưa chọn sinh tử, phép thử tối cao cuối cùng của vị nhân tướng trước khi trao sinh mệnh đời mình cho Người tin yêu mình trong thực tiễn. Đó là phép biến Dịch của “Đạo làm tướng” “Chọn người”.

Trần Thái Tông và Trần Quốc Tuấn câu chuyện đêm trăng rằm để hiểu sâu hơn chiến công nhà Trần ba lần đánh thắng quân Nguyên. Trần Thái Tông, Trần Quốc Tuấn, Trần Thánh Tông với thực tiễn hiển hách ba lần đánh thắng quân Nguyên và “Vạn Kiếp tông bí truyền thư”, “Binh thư yếu lược” là kiệt tác muôn đời, ba đỉnh cao vọi của trí tuệ Việt Nam và nhân loại.

TRẦN THÁNH TÔNG MINH QUÂN

Trần Thánh Tông sinh ngày 12 tháng 10 năm 1240, mất ngày 3 tháng 7 năm 1290 là  vị Hoàng đế thứ hai của nhà Trần, ở ngôi từ năm 1258 đến 1278 và làm Thái thượng hoàng từ năm 1278 đến năm 1290 lúc qua đời (hình Lăng Trần Thánh Tông ở Long Hưng, Thái Bình). Trần Thánh Tông là vua thánh nhà Trần: Vua nổi tiếng có lòng thương dân và đặc biệt thân thiết với anh em trong Hoàng tộc, điều hiếm thấy từ trước đến nay; Trần Thánh Tôngcó công rất lớn lúc làm Thái thượng hoàng đã cùng với con trai là vua Trần Nhân Tông lãnh đạo quân dân Đại Việt giành chiến thắng trong hai cuộc chiến cuối cùng chống lại quân đội nhà Nguyên sang thôn tính nước ta lần thứ hai năm1285 và lần thứ ba năm 1287; Nước Đại Việt suốt thời Trần Thánh Tônglàm vua và làm Thái Thượng hoàng là rất hưng thịnh, hùng mạnh, phát triển toàn diện chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao, văn hóa, giáo dục  không để cho nhà Nguyên thôn tính.

Trần Thánh Tông cuộc đời và di sản hiếm thấy. Vua Trần Thánh Tông tên thật Trần Hoảng là con trai thứ hai của vua Trần Thái Tông (Trần Cảnh), mẹ là Hiển Từ Thuận Thiên hoàng hậu Lý thị, công chúa nhà Lý, con gái của Lý Huệ Tông và Linh Từ Quốc mẫu. Anh trai lớn của ông, Tĩnh Quốc đại vương Trần Quốc Khang tuy danh nghĩa là con lớn nhất, nhưng thực tế là con của Khâm Minh đại vương Trần Liễu. Như vậy, ông là Hoàng đích trưởng tử (con trai lớn nhất và do chính thất sinh ra) của Trần Thái Tông hoàng đế.

Vua Trần Thánh Tông sinh ngày 25 tháng 9 âm lịch, năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 9 (1240), và ngay lập tức được lập làm Hoàng thái tử, ngự ở Đông cung. Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, trước khi Hiển Từ Thuận Thiên hoàng hậu mang thai ông, Thái Tông hoàng đế nằm mơ thấy Thượng Đế trao tặng bà một thanh gươm báu.

Vua Trần Thánh Tông có vợ là  Nguyên Thánh hoàng hậu Trần Thiều (?– 1287), con gái An Sinh Vương Trần Liễu, mới đầu phong làm Thiên Cảm phu nhân, sau phong lên làm Hoàng hậu. Năm 1278, Trần Nhân Tông tôn làm Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng Thái hậu u.

Vua Trần Thánh Tông có bốn con: 1) đích trưởng tử là Trần Khâm, tức Nhân Tông Duệ Hiếu hoàng đế, mẹ là Nguyên Thánh hoàng hậu; 2) Tá Thiên đại vương Trần Đức Việp (1265 – 1306), mẹ là Nguyên Thánh hoàng hậu. 3) Thiên Thuỵ công chúa, chị gái Nhân Tông, mất cùng ngày với Nhân Tông (3 tháng 11 âm lịch, 1308), lấy Hưng Vũ vương Trần Quốc Nghiễn, con trai Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, mẹ là Nguyên Thánh hoàng hậu;4)  Bảo Châu công chúa, lấy con trai thứ của Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải, mẹ là Nguyên Thánh hoàng hậu.

Nhà Trần đánh bại quân Nguyên Mông lần thứ nhất năm 1257, vào ngày 24 tháng 12 năm Nguyên Phong thứ 7 (1257), Thái tử Trần Hoảng đã cùng với vua Trần Thái Tông ngự lâu thuyền mà kéo quân đến Đông Bộ Đầu, đập tan tác quân Nguyên Mông trong Trận Đông Bộ Đầu, buộc họ phải rút chạy và chấm dứt cuộc xâm lược Đại Việt.

Vua Trần Thái Tông nhường ngôi cho Thái tử Trần Hoảng ngày 24 tháng 2, năm 1258 (Nguyên Phong thứ 8). Vua Trần Thánh Tông đổi niên hiệu là Thiệu Long, xưng làm Nhân Hoàng, tôn vua chalàm Thái thượng hoàng, tôn hiệu là Hiển Nghiêu Thánh Thọ Thái Thượng Hoàng Đế .

Vua Trần Thánh Tông ở ngôi 21 năm, đất nước được yên trị . Vua nổi tiếng là vị hoàng đế nhân hậu, hòa ái đối với mọi người từ trong ra ngoài. Ông thường nói rằng: “Thiên hạ là của ông cha để lại, nên để anh em cùng hưởng phú quý chung”.Do vậy, các hoàng thân trong nội điện thường ăn chung cỗ và ngủ chơi chung nhà rất đầm ấm, chỉ khi có việc công, hay buổi chầu, thì mới phân thứ tự theo phép nước .

Tĩnh Quốc đại vương Trần Quốc Khang, trên danh nghĩa là con trưởng của vua Trần Thái Tông, nhưng thực ra là con trai của An Sinh đại vương Trần Liễu cùng Hiển Từ Thuận Thiên hoàng hậu. Trần Quốc Khang tuy là con trưởng  của vua Trần Thái Tông, nhưng  xuất thân đặc biệt nên chịu mọi sự suy xét trong hoàng tộc. Sử cũ kể lại, có lần Trần Thánh Tông cùng với người anh cả là Trần Quốc Khang chơi đùa trước mặt Thái thượng hoàng. Thượng hoàng mặc áo bông trắng, Trần Quốc Khang múa kiểu người Hồ, Thượng hoàng bèn cởi áo ban cho. Vua Trần Thánh Tông thấy vậy cũng múa kiểu người Hồ để đòi thưởng áo bông. Quốc Khang bèn nói:Quý nhất là ngôi vua, tôi đã không tranh với chú hai rồi. Nay đức chí tôn cho tôi thứ nhỏ mọn này mà chú hai cũng muốn cướp sao?

Thượng hoàng Thái Tông cười nói với Quốc Khang:

Vậy ra con coi ngôi vua cũng chỉ như cái áo choàng này thôi à?

Thượng hoàng Thái Tông khen Quốc Khang, rồi ban áo cho ông. Trong Hoàng gia, cha con, anh em hòa thuận không xảy ra xích mích.] Vào tháng 9 năm 1269, Vua Trần Thánh Tông phong cho Trần Quốc Khang làm Vọng Giang phiêu kỵ Đô thượng tướng quân. Một lần khác, vào mùa xuân năm 1270, Trần Quốc Khang xây vương phủ hoành tráng tại Diễn Châu, vua Trần Thánh Tông bèn cho người đến xem. Hoảng sợ, Quốc Khang đành phải dựng tượng Phật tại nơi này – sau trở thành chùa Thông.

Vua Trần Thánh Tông rất quan tâm giáo dục, Trần Ích Tắc, em trai Trần Thánh Tông nổi tiếng là một người hay chữ trong nước được cử mở trường dạy học để các văn sĩ học tập. Danh nho Mạc Đĩnh Chi, người đỗ trạng nguyên đời Trần Anh Tông sau này cũng học ở trường ấy.

Thời vua Trần Thánh Tông nhân sự cũng được thay đổi. Ông xuống chiếu kén chọn văn học sĩ sung vào quan ở Quán và Các. Trước đó, theo quy chế cũ: “không phải người trong họ vua thì không được làm chức Hành khiển“. Nhưng bắt đầu từ đấy, nho sĩ văn học được giữ quyền bính làm hành khiển, như Đặng Kế làm Hàn lâm viện học sĩ, Đỗ Quốc Tá làm Trung thư sảnh trung thư lệnh, đều là nho sĩ văn học.  Vua Trần Thánh Tông cho phép các vương hầu, phò mã họp các dân nghèo để khẩn hoang]. Vương hầu có điền trang bắt đầu từ đấy.

Năm 1262, vua Trần Thánh Tông xuống lệnh cho quan quân chế tạo vũ khí và đúc thuyền. Tại chín bãi phù sa ở sông Bạch Hạc, Lục quân và Thủy quân nhà Trần đã tổ chức tập trận. Vào tháng 9 (âm lịch) năm ấy, ông truyền lệnh cho rà soát ngục tù, và thẳng tay xử lý những kẻ đã đầu hàng quân xâm lược Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ nhất thời Nguyên Phong.

Vua Trần Thánh Tông còn cho Lê Văn Hưu tiếp tục biên soạn sách Đại Việt sử ký. Lê Văn Hưu đã làm được bộ sử sách gồm 30 quyển, chép từ đời Triệu Vũ Vương đến Lý Chiêu Hoàng. Việc biên tập bộ sử này được khởi đầu từ đời vua Trần Thái Tông, đến năm 1271 đời Thánh Tông mới hoàn thành.

Năm 1258, sau khi Nhà Trần đánh bại quân Nguyên Mông lần thứ nhất, Trần Thánh Tông sai sứ sang Nam Tống báo việc lên ngôi và được phong làm An Nam quốc vương. Mặc dù Nam Tống đã suy yếu trước sự uy hiếp của Mông Cổ, ông vẫn giữ quan hệ bang giao với Nam Tống ngoài ý nghĩa giao hảo nước lớn còn nhằm mục đích nắm tình hình phương bắc. Khi Thánh Tông sai sứ mang đồ cống sang, vua Tống cũng tặng lại các sản vật của Trung Quốc như chè, đồ sứ, tơ lụa; không những gửi cho Thánh Tông mà còn tặng cả sứ giả.  Sau này khi Nam Tống bị nhà Nguyên đánh bại, phải rút vào nơi hiểm yếu, mới không còn qua lại với Đại Việt. Nhiều quan lại và binh sĩ Tống không thần phục người Mông đã sang xin nương nhờ Đại Việt. Trần Thánh Tông tiếp nhận họ, ban cho chức tước và cử người quản lý.

Năm 1260, hoàng đế nhà Nguyên sai Mạnh Giáp, Lý Văn Tuấn mang chiếu chỉ sang Đại Việt tuyên dụ, với yêu cầu hệ thống chính quyền Đại Việt phải theo lối hoạt động của Thiên triều, không được dấy binh xâm lấn bờ cõi. Vào năm Tân Dậu 1261, niên hiệu Thiệu Long thứ 4, vua Trần Thánh Tông được vua Mông Cổ phong làm An Nam Quốc Vương, lại được trao cho 3 tấm gấm tây cùng với 6 tấm gấm kim thục. Trần Thánh Tông duy trì lệ cống nhà Nguyên 3 năm 1 lần, mỗi lần đều phải cống nho sĩ, thầy thuốc, thầy bói và thợ thuyền mỗi hạng ba người, cùng với các sản vật như là sừng tê, ngà voi, đồi mồi, châu báu…

Vua nhà Nguyên lại đặt chức quan Darughachi tại Đại Việt để đi lại giám trị các châu quận Đại Việt; ý muốn can thiệp chính trị, tìm hiểu nhân vật, tài sản Đại Việt để liệu đường mà đánh chiếm. Thánh Tông bề ngoài tuy vẫn chịu thần phục, nhưng ông biết ý đồ của vua Mông, nên tiếp tục luyện binh dụng võ để chuẩn bị chiến tranh. Ông cho tuyển đinh tráng các lộ làm lính, phân làm quân và đô, bắt phải luyện tập luôn.

Năm 1271, Hốt Tất Liệt đặt quốc hiệu là Nguyên, bình định nốt miền nam Trung Quốc và dụ vua Đại Việt sang hàng, để khỏi cần động binh. Nhà Nguyên cứ vài năm lại cho sứ sang sách nhiễu và dụ vua Đại Việt sang chầu, nhưng vua Trần lấy cớ thoái thác.

Năm 1272, hoàng đế nhà Nguyên cho sứ sang lấy cớ tìm cột đồng trụ của Mã Viện trồng ngày trước, nhưng vua Thánh Tông sai quan sang nói rằng: cột ấy lâu ngày mất đi rồi, không biết đâu mà tìm nữa. Vua Nguyên bèn thôi không hỏi nữa.

Năm 1275, hoàng đế nhà Nguyên ra chiếu dụ đòi vua Đại Việt nộp sổ sách dân số, thu thuế khóa, trợ binh lực cho Thiên triều thông qua sự thống trị của quan Darughachi và đòi nhà vua phải đích thân tới chầu. Vua Thánh Tông sai sứ sang nói với hoàng đế nhà Nguyên rằng: Nước Nam không phải là nước Mường mán mà đặt quan giám trị, xin đổi quan Đại-lỗ-hoa-xích làm quan Dẫn tiến sứ.

Vua nhà Nguyên không cho, lại bắt vua Trần sang chầu. Thánh Tông cũng không chịu. Từ đấy vua nhà Nguyên thấy dùng ngoại giao để khuất phục nhà Trần không được, quyết ý cử binh sang đánh Đại Việt. Nguyên Thế Tổ cho quan ở biên giới do thám địa thế Đại Việt, Trần Thánh Tông cũng đặt quan quân phòng bị.

Theo sách “Các triều đại Việt Nam” của Quỳnh Cư, Đỗ Đức Hùng, “Nhìn chung, vua Trần Thánh Tông thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo nhưng rất kiên quyết, chằm bảo vệ danh dự của Tổ quốc, ngăn chặn từ xa mọi sự dòm ngó, tạo sự xâm lược của nhà Nguyên.“ Tuy nhiên, sau khi nhà Nguyên diệt Nam Tống (1279), Đại Việt càng đứng trước nguy cơ bị xâm lăng từ đế quốc khổng lồ này.

Mùa đông, ngày 22 tháng 10 năm 1278, sau một năm Thái Tông Thượng hoàng đế băng hà, Thánh Tông hoàng đế nhường ngôi cho con trai là Thái tử Trần Khâm, tức Trần Nhân Tông. Thánh Tông lên làm Thái thượng hoàng, với tôn hiệu là Quang Nghiêu Từ Hiếu Thái Thượng Hoàng Đế. Trên danh nghĩa là Thái thượng hoàng, nhưng Trần Thánh Tông vẫn tham gia việc triều chính.

Quan hệ hai bên giữa Đại Việt và Đại Nguyên căng thẳng và đến cuối năm 1284 thì chiến tranh bùng nổ. Thượng hoàng Thánh Tông cùng Nhân Tông tín nhiệm thân vương là Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, phong làm Quốc công Tiết chế chỉ huy quân đội trong nước để chống Nguyên Mông. Trong hai lần Chiến tranh với Nguyên Mông lần 2 và lần 3, thắng lợi có vai trò đóng góp của Thượng hoàng Thánh Tông.

Năm 1289, sau khi chiến tranh kết thúc, Thượng hoàng lui về phủ Thiên Trường làm thơ. Các bài thơ thường được truyền lại là: “Hành cung Thiên Trường”, “Cung viên nhật hoài cực”.

Ngày 25 tháng 5, năm Trùng Hưng thứ 6 (1290), Thượng hoàng băng hà tại Nhân Thọ cung, hưởng thọ 51 tuổi. Miếu hiệu là Thánh Tông (聖宗), thụy hiệu là Hiến Thiên Thế Đạọ Huyền Công Thịnh Đức Nhân Minh Va7n Vũ Tuyên Hiếu hoàng đế . Ông được táng ở Dụ Lăng, phủ Long Hưng (Tiến Đức, Hưng Hà, Thái Bình ngày nay).

Ngày nay ở trung tâm thành phố Hà Nội có phố mang tên Trần Thánh Tông.

Vua Trần Thánh Tông  sùng đạo Phật, rất giỏi thơ văn, thường sáng tác thơ văn về thiền. Tác phẩm của Trần Thánh Tông có: Di hậu lục (Chép để lại cho đời sau), Cơ cầu lục (Chép việc nối dõi nghiệp nhà); Thiền tông liễu ngộ (Bài ca giác ngộ Thiền tông), Phóng ngưu (Thả trâu), Trần Thánh Tông thi tập (Tập thơ Trần Thánh Tông), Chỉ giá minh (Bài minh về sự cung kính)…Và một số thư từ ngoại giao, nhưng tất cả đều đã thất lạc, chỉ còn lại 6 bài thơ được chép trong Việt âm thi tập (5 bài) và Đại Việt sử ký toàn thư (1 bài) mà chúng tôi sẽ chép bổ sung vào cuối bài này.

Thơ Trần Thánh Tông  giàu chất trữ tình, kết hợp nhuần nhị giữa tinh thần tự hào về đất nước của người chiến thắng, với tình yêu cuộc sống yên vui, thanh bình, và phong độ ung dung, phóng khoáng của một người biết tự tin, lạc quan. Trong thơ, ông đã xen nhịp ba của thơ dân tộc với nhịp bốn quen thuộc của thơ Đường, tạo nên một nét mới về nhịp điệu thơ và về thơ miêu tả thiên nhiên.

Trong sách Thơ văn Lý Trần, NXB Khoa học xã hội, 1977, có bài thơ Chân tâm chi dụng của Trần Thánh Tông:

Dụng của chân tâm
Trần Thánh Tông

Dụng của chân tâm,
Thông minh tịnh mịch.
Không đến không đi,
Không tổn không ích.
Vào nhỏ vào to,
Mặc thuận cùng nghịch.
Động như hạc mây,
Tĩnh như tường vách.
Nhẹ tựa mảy lông,
Nặng như bàn thạch.
Trần trần trụi trụi,
Làu làu trong sạch.
Chẳng thể đo lường,
Tuyệt vô tung tích.
Nay ta vì ngươi,
Tỏ bày rành mạch.

Đại Việt Sử ký Toàn thư của nhà Hậu Lê ca ngợi Trần Thánh Tông “trung hiếu nhân thứ, tôn hiền trọng đạo, cha khai sáng trước, con kế thừa sau, cơ nghiệp nhà Trần được bền vững”, tuy nhiên trên quan điểm Nho giáo lại phê phán ông sùng đạo Phật “thì không phải phép trị nước hay của đế vương”. Sử gia Ngô Sĩ Liên ca ngợi công lao của ông: “Thánh Tông nối nghiệp Thái Tông, giữa chừng gặp giặc cướp biến loạn, ủy nhiệm cho tướng thần cùng với Nhân Tông giúp sức làm nên việc, khiến thiên hạ đã tan lại hợp, xã tắc nguy lại an. Suốt đời Trần không có việc giặc Hồ nữa, công to lắm.”  Giáo sư Trần Văn Giàu luận về “Nhân cách Trần Nhân Tông” nhưng nói đầy đủ là hai vua Trần vì Thái Thượng hoàng Trần Thánh Tông là người tham gia và lãnh đạo xuyên suốt cả ba lần quân dân Đại Việt đánh thắng quân Nguyên năm 1258, 1285 và 1287: …”Tại nước Tàu lúc bấy giờ Triều đình nhà Tống rất hùng mạnh nhưng quân Nguyên Mông đã tràn xuống đánh thắn thần tốc, đến nỗi vua quan nhà Tống phải chạy ra biển và nhảy xuống biển tự vẫn. Tại Tây Á, Trung Á và một phần châu Âu cũng thua thảm hại , đến nỗi Giáo hoàng La Mã cũng lên tiếng sợ hãi. Trong lúc ấy Việt Nam so với phương Bắc thì quá nhỏ bé và quá nghèo yếu, thế mà Người dám không cho Nguyên Mông mượn đường xâm lược Chiêm Thành. Lại còn đánh bại ba lần Nguyên Mông xâm lược. Sau khi thắng giặc, Người lại lên núi sống. Người dám nghĩ, dám làm những việc không ai dám nghĩ chứ đừng nói đến làm !” 

Trần Thánh Tông vua giỏi nhà Trần

xem tiếp: Trần Thánh Tông vua giỏi nhà Trần
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tran-thanh-tong-vua-gioi-nha-tran/

TRÚC LÂM TRẦN NHÂN TÔNG

Trần Nhân Tông (1258-1308)  là một trong những vị vua anh minh nhất của lịch sử Việt Nam. Người tên thật là Trần Khâm, vua Trần thứ ba (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Với 50 năm cuộc đời, vua Phật Trần Nhân Tông đã kịp làm được ít nhất năm việc lớn hiếm thấy và khó ai bì kịp ở mọi dân tộc và mọi thời đại: 1) Minh quân lỗi lạc, làm vua 15 năm (1278 – 1293) trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến hai lần đánh thắng quân Nguyên Mông là đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thời đó; 2) Tổ sư thiền phái Trúc Lâm và Thái Thượng Hoàng 15 năm (1294-1306) là vua Phật Việt Nam. 3) Nhà văn hóa và nhà thơ kiệt xuất với kiệt tác thơ Thiền Trần Nhân Tông và thắng tích Trúc Lâm Yên Tử; 4) Người thầy chiến lược vĩ đại muôn đời của kế sách một chữ “đồng” “vua tôi đồng lòng, toàn dân đồng sức”, nhược thắng cường, yếu thắng mạnh, nước nhỏ thắng nước lớn, sự nghiệp mở nước và thống nhất non sông Việt bằng vương đạo, thuận thời, thuận người . 5) Nhà trị loạn kỳ tài đã hưng thịnh nhà Trần và cứu nguy cho nước Việt ở thời khắc quyết định, biến nguy thành an, biến những điều không thể thành có thể.

Kiệt tác thơ thiền đức Nhân Tông là đỉnh cao thơ Thiền thời Trần:

Cư trần lạc đạo phú
Đại Lãm Thần Quang tự
Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca
Đăng Bảo Đài sơn
Đề Cổ Châu hương thôn tự
Đề Phổ Minh tự thủy tạ
Động Thiên hồ thượng
Họa Kiều Nguyên Lãng vận
Hữu cú vô cú
Khuê oán
Lạng Châu vãn cảnh
Mai
Nguyệt
Nhị nguyệt thập nhất nhật dạ
Quỹ Trương Hiển Khanh xuân bính
Sơn phòng mạn hứng
I
II
Sư đệ vấn đáp
Tán Tuệ Trung thượng sĩ
Tảo mai
I
II
Tặng Bắc sứ Lý Tư Diễn
Tây chinh đạo trung (tái chinh Ai Lao)
Thiên Trường phủ
Thiên Trường vãn vọng
Tống Bắc sứ Lý Trọng Tân, Tiêu Phương Nhai
Tống Bắc sứ Ma Hợp, Kiều Nguyên Lãng
Trúc nô minh
Tức sự
I
II
Vũ Lâm thu vãn
Xuân cảnh
Xuân hiểu
Xuân nhật yết Chiêu Lăng
Xuân vãn

Lên non thiêng Yên Tử, khảo sát điền dã những chứng tích lịch sử văn hóa lưu dấu mãi với thời gian. “Soi sáng lại chính mình là phận sự gốc, chẳng từ nơi khác mà được.” (Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc.). Đức Nhân Tông viết về sự đạt ngộ với người thầy là Tuệ Trung Thượng Sĩ . “Nghe xong, tôi thông suốt được đường vào, bèn vén áo thờ Ngài làm thầy”. “Soi sáng lại chính mình” chứ không tìm kho báu ở đâu khác là trí tuệ siêu việt của vua Phật Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông.

CHA CON HIẾN TỪ THÁI HẬU

Vua Trần Anh Tông (Trần Thuyên) có người em ruột  là Trần Quốc Chẩn danh tướng Nhập nội Quốc Phụ Thượng Tể, cha ruột của Huy Thánh công chúa là Hiến Từ Thái Hậu. Cha và Con Hiến Từ Thái Hậu soi tỏ giai đoạn hai của nhà Trần sau thịnh thế đã kế tục và suy vi như thế nào.

Trần Quốc Chẩn (1281-1328) là một trong những danh tướng kiệt xuất của nhà Trần, tài đức vẹn toàn, hết lòng vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Trần Quốc Chẩn sinh ngày 29 tháng 1 năm Thiệu Bảo thứ 3 (tức 19 tháng 2 năm 1281). Ông là con trai thứ của vua Trần Nhân Tông, em ruột của Thái tử Trần Thuyên, sau là vua Trần Anh Tông. Sau khi Trần Nhân Tông nhường ngôi cho Thái tử Trần Thuyên, tức vua Trần Anh Tông, ông được phong là Huệ Vũ Đại vương khi mới 13 tuổi. Mặc dù tuổi còn nhỏ, nhưng ông rất được vua cha và vua anh yêu mến. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Thượng hoàng có lần ngự cung Trùng Quang, vua đến chầu, quốc công Quốc Tuấn đi theo. Thượng hoàng nói:”Nhà ta vốn là người hạ lưu (thủy tổ người Hiền Khánh), đời đời chuộng dũng cảm, thường xăm hình rồng vào đùi. Nếp nhà theo nghề võ, nên xăm rồng vào đùi để tỏ là không quên gốc”. Bấy giờ thợ xăm đã đợi mệnh ở ngoài cửa cung. Vua rình lúc Thượng hoàng quay nhìn chỗ khác, về ngay cung Trùng Hoa. Một lúc lâu, Thượng hoàng hỏi Quan gia đâu rồi, các quan tả hữu thưa là đã về cung Trùng Hoa. Thượng hoàng bảo: “Quan gia đã trốn rồi chăng? thì xăm cho Huệ Vũ Quốc Chẩn vậy”. Quốc phụ có xăm hình rồng ở đùi, mà về sau nối ngôi không xăm ở đùi nữa là bắt đầu từ Anh Tông. Năm Hưng Long thứ 10 (1302), ông được phong chức Nhập nội Bình chương, tương đương Tể tướng. Năm Hưng Long thứ 20 (1312), Chiêm Thành lấn chiếm biên giới phía nam Đại Việt. Anh Tông ngự giá thân chinh, đến phủ Lâm Bình, chia quân làm ba đường, sai Trần Quốc Chẩn theo đường núi, Trần Khánh Dư theo đường biển, đích thân vua tự dẫn sáu quân theo đường bộ; thủy bộ, cùng tiến đánh. Một lần quân Chiêm định tập kích ngự doanh, quân Trần Quốc Chẩn kịp thời cứu viện, phối hợp với Đoàn Nhữ Hài bao vây, bức hàng quân Chiêm Thành thắng lợi, quân Trần không tốn một mũi tên. Năm Đại Khánh thứ 5 (1318), vua Trần Minh Tông sai ông cùng tướng quân Phạm Ngũ Lão tiếp tục đi đánh dẹp quân Chiêm Thành thu được thắng lợi lớn, giữ yên bờ cõi quốc gia. Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Trước đây, Anh Tông không khỏe, vua ngày đêm ở luôn ngoài cửa phòng ngủ của Thượng hoàng, mỗi khi vào thăm thì cùng đi với Quốc Chẩn. Vì Anh Tông tin cậy Quốc Chẩn hơn cả, định đem vua gửi gắm Quốc Chẩn, cho nên không cho vào thăm một mình, mà phải cùng đi với Quốc Chẩn, cốt để cho tình nghĩa vua tôi được khăng khít và không còn nghi ngại gì nữa“. Do có nhiều công lao với triều đình, năm Khai Thái thứ nhất (1324), Trần Quốc Chẩn được vua Trần phong chức: Nhập nội Quốc phụ Thượng tể – chức quan đầu triều coi giữ lục bộ Thượng Thư. Sử cũ còn ghi nhận Trần Quốc Chẩn không chỉ là người có tài trong việc cầm quân xung trận mà ông còn là người nổi tiếng đức độ, được các quan trong triều hết lòng nể phục. Ông là người được vua Trần Anh tông rất quý. Về sau vua Minh Tông lại lấy con gái của Quốc Chẩn phong làm Lê Thánh hoàng hậu, ông càng được tin dùng. Minh Tông giữ ngôi được 15 năm (từ năm 1314 đến năm 1329) tuổi đã cao mà chưa lập được Thái Tử. Quốc Chẩn có ý đợi Lê Thánh hoàng hậu sinh con trai thì mới lập. Lúc bấy giờ Cương Đông Văn Hiến Hầu (không rõ tên) là con của Tá thánh Trần Nhật Duật muốn đánh đổ Hoàng Hậu để lập Thái tử Vượng (sau là Trần Hiến Tông) mới đem của đút cho gia thần của Quốc Chẩn là Trần Nhạc 100 lạng vàng bảo Trần Nhạc vu cáo cho Quốc Chẩn có âm mưu làm phản. Vua cả tin cho là thật liền ra lệnh bắt giam ngay Quốc Chẩn vào chùa Tư Phúc ở kinh sư rồi đem việc ấy hỏi Thiếu bảo Trần Khắc Chung. Khắc Chung cùng cánh với Văn Hiến Hầu, lại cùng với mẹ thái tử Vượng Anh Tư nguyên phi Lê thị, đều là người Giáp Sơn (Kinh Môn) và đã từng làm thầy dạy thái tử Vượng, liền trả lời: “Bắt hổ thì dễ, thả hổ thì khó”. Minh Tông truyền bắt Quốc Chẩn phải tuyệt thực. Lê Thánh hoàng hậu khi vào thăm cha đã lấy áo nhúng nước mặc vào người rồi vắt ra cho cha uống. Trong khi đó, Anh Tư phu nhân muốn cho Huệ Vũ vương chết sớm để con mình được lập làm Thái tử, liền cho người mang nước tẩm độc cho Huệ Vũ vương uống, uống xong thì chết. Sau Quốc Chẩn chết, hưởng dương 47 tuổi. Cuối năm đó, Minh Tông lập Hoàng tử Trần Vượng làm Thái tử. Vài năm sau, vợ lẽ của Trần Nhạc ghen với vợ cả, tố cáo sự thật, đem việc Văn Hiến Hầu đút vàng tâu lên vua. Việc giao xuống ngục quan xét, Lê Duy là người cương trực đem xét hỏi ngay ngày hôm ấy. Trần Phẫu phải tội lăng trì (tức xẻo thịt từng miếng cho đến chết), nhưng chưa kịp hành hình thì gia nô của Thiệu Vũ (con Quốc Chẩn) đã xẻo thịt Trần Phẫu ăn sống gần hết. Văn Hiến Hầu tuy được tha tội chết, nhưng giáng làm thứ nhân, tước bỏ tên họ trong hoàng tộc. Trần Minh Tông lúc nào cũng bị ám ảnh bởi vụ án oan của cha vợ. Để sửa sai, nhà vua đã cho khôi phục chức tước, sai lập đền thờ Trần Quốc Đền Quốc phụ thờ ông nằm bên tả ngạn sông Kinh Thầy là một trong tám di tích thuộc “Chí Linh bát cổ” nổi tiếng được nhiều sử sách ghi nhận. Trước kia đền thuộc xã Kiệt Đặc, huyện Chí Linh nay thuộc thôn Nẻo, phường Chí Minh, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Đến năm Giáp Thân (1341), thời Trần Dụ Tông, vụ án Trần Quốc Chẩn được minh oan hoàn toàn. Thượng hoàng Minh Tông phục chức: Nhập nội Quốc Phụ Thượng Tể cho ông. Giết oan nhạc phụ, vua Trần Minh Tông làm bài thơ ân hận: Dạ vũ. Thu khí hòa đăng thất thự minh/ Bích tiêu song ngoại đệ tàn canh/ Tự tri tam thập niên tiền thác/ Khẳng bả nhàn sầu đối vũ thanh.  Dịch nghĩa: Hơi thu và ánh đèn mờ đi trước ánh ban mai, Tàu chuối xanh ngoài cửa sổ tiễn canh tàn. Tự biết sai lầm của ta ba mươi năm trước, Đành ôm sầu ngồi nghe mưa rơi. Vũ Minh Am dịch thơ: Mưa đêm

Hừng sáng, đèn nhòa, nhạt khí thu,
Ngoài song tàu chuối tiễn đêm mờ.
Ba mươi năm trước ta lầm lỗi,
Ôm nỗi hận sầu lắng tiếng mưa.

Hiến Từ thái hậu là con gái của Huệ Vũ đại vương Trần Quốc Chẩn. Bà được thụ phong là Huy Thánh công chúa từ nhỏ. Huệ Vũ vương Trần Quốc Chẩn là con trai thứ của Trần Nhân Tông. Hiến Từ thái hậu gọi Trần Nhân Tông hoàng đế là ông nội, Trần Anh Tông là bác, Trần Minh Tông là anh họ, sau này là chồng (theo tục lệ vua chúa thời Trần cận giao để ngôi vua không truyền ra ngoài). Hiến Từ thái hậu là hoàng hậu của hoàng đế Trần Minh Tông, mẹ ruột của hoàng đế Trần Dụ Tông, Cung Túc vương Trần Nguyên Dục và Thiên Ninh công chúa Ngọc Tha. Bà được các hoàng đế Trần Hiến Tông, Trần Nghệ Tông, Trần Duệ Tông xem là mẹ đích và kính trọng. Bà có thân thế hiển hách bậc nhất trong các Hoàng hậu nhà Trần, cũng như trong các triều đại về sau, khi có họ hàng gần huyết thống với dòng chính thống Hoàng đế nhất.

Chuyện Hiến Từ thái hậu: Năm 1301, Anh Tông đã gả em gái mình là Thiên Trân công chúa cho Uy Túc công Trần Văn Bích. Năm 1309, công chúa mất, Uy Túc công lại lấy Huy Thánh công chúa về làm phu nhân. Sau đó, bà lại trở về nhà cha là Huệ Vũ vương, được sắp đặt chọn làm Hoàng hậu cho Minh Tông, không rõ bà ly hôn hoặc bị buộc phải bỏ Uy Túc công. Năm 1323, Minh Tông hoàng đế lúc này đã 23 tuổi, Huy Thánh công chúa được Minh Tông lấy làm Hoàng hậu, phong làm Lệ Thánh hoàng hậu. Năm 1328, Lệ Thánh hoàng hậu kết hôn với Minh Tông đã lâu mà vẫn chưa sinh hạ Hoàng tử kế thừa đại thống. Minh Tông muốn lập Hoàng tử Trần Vượng, con của Anh Tư phu nhân đang đắc sủng làm Thái tử, nhưng Huệ Vũ vương can ngăn. Từ trước đến nay, các Hoàng đế nhà Trần đều sinh ra từ các Hoàng hậu có dòng máu trong nội tộc. Tuy Minh Tông không phải con ruột của Bảo Từ hoàng thái hậu, mẹ sinh là Chiêu Từ hoàng thái hậu là con của một người ngoại tộc là Trần Bình Trọng, nhưng mẹ của Chiêu Từ là Thụy Bảo công chúa, con gái của Trần Thái Tông nên huyết thống vẫn còn. Anh Tư phu nhân vốn là con gái quan viên cấp thấp họ Lê, người Giáp Sơn, Thanh Hóa, dòng máu hoàn toàn khác xa hoàng tộc nên không thể lấy con của phu nhân làm Thái tử, dù đó là con trưởng của Minh Tông. Huệ Vũ vương can ngăn quyết liệt, Minh Tông cũng đành để yên chuyện mà thôi ý định nhưng trong lòng đã sớm buồn bực Huệ Vũ vương.

Lễ rước nước tại Thái Miếu Nhà Trần
và hồ Trại Lốc ở Đông Triều 2019
(ảnh: http://nhatranodongtrieu.vn)

Khu di tích quốc gia đặc biệt nhà Trần tại Đông Triều gồm 18 điểm di tích chính: Thái miếu, đền An Sinh, chùa thượng Ngọa Vân, chùa trung Ngọa Vân, chùa Hồ Thiên, chùa Quỳnh Lâm, chùa Ngọc Thanh, lăng Tư Phúc, lăng Đồng Thái, Nguyên lăng, di tích Đá Chồng, am Mộc Cảo, nhà ga Cáp treo… Thái miếu nhà Trần là một trong những di tích quan trọng nằm trong quần thể Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt nhà Trần tại Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Thái miếu là chốn linh thiêng nhất, là nơi thờ cúng tổ tiên của nhà Trần và 14 vị vua Trần. Chính vì thế, nơi đặt Thái miếu (thường là ở quê gốc của đức Thái tổ) vẫn được coi là kinh đô thứ hai của triều Trần .

… (tiếp theo kỳ trước). Sau nỗi oan ngất trời Huệ Vũ Vương Trần Quốc Chẩn bị Anh Tư phu nhân mẹ của thái tử Trần Vượng đầu độc chết, năm 1329, Minh Tông nhường ngôi cho Hoàng thái tử Trần Vượng, sử gọi là Trần Hiến Tông. Lệ Thánh hoàng hậu được tôn là Lệ Thánh Thái thượng hoàng hậu. Trần Hiển Tông làm Hoàng đế được 13 năm thì qua đời, không có con cái. Lúc này, Lệ Thánh hoàng hậu đã sinh Cung Túc vương Trần Nguyên Dục, Thiên Ninh công chúa Trần Ngọc Tha và Hoàng tử Trần Hạo. Trong số đó, Trần Hạo thông minh, nhanh nhẹn hơn cả nên được Trần Minh Tông chọn làm Hoàng đế kế vị, tức Trần Dụ Tông. Minh Tông vẫn giữ quyền điều hành đất nước. 

Năm 1258, Thượng hoàng Minh Tông qua đời, Lệ Thánh hoàng hậu được tôn làm Tuyên Thánh hoàng thái hậu. Khi Minh Tông mất, bà muốn đi tu, nhưng nghe theo lời dặn cuối của Minh Tông, nên bà đã không thụ giới nhà Phật mà ở ngôi Thái hậu để  kiềm chế những sai lầm của vua Dụ Tông, như việc Dụ Tông chút nữa là sát hại Thái úy Cung Tĩnh Đại vương Trần Nguyên Trác. Thái hậu đã ngăn cản vua giết Nguyên Trác vì tội “Nguyên Trác yểm bùa hại vua. Đại Việt Sử ký toàn thư có chép một giai thoại về bà: Thái hậu vốn người nhân hậu, có nhiều công lao giúp rập

Trước kia, khi Minh Tông còn ngự ở Bắc Cung, có tên gác cổng bắt được con cá bống trong giếng Nghiêm Quang, trong mồm có ngậm vật gì, moi ra thì thấy có chữ, đó là bùa yểm, có ghi các tên Dục Tông, Cung Túc, Thiên Ninh (đều là các con đẻ của Hiến Từ). Tên gác cổng cầm lá bùa tâu lên vua. Minh Tông sợ lắm, truyền bắt hết các cung nhân, bà mụ, thị tỳ trong cung để tra hỏi.Thái hậu thưa: “Khoan đã, sợ trong đó có kẻ bị oan, thiếp xin tự mình bí mật xét hỏi đã”. Minh Tông nghe theo. Thái hậu sai người hỏi tên gác cổng rằng: “Gần đây, phòng nào trong cung mua cá bống?”. Tên gác cổng trả lời là thứ phi Triều Môn. Thái hậu nói cho Minh Tông biết. Minh Tông lập tức ra lệnh tra xét cho ra. Thái hậu tâu:“Đây là việc trong cung, không nên để hở ra ngoài. Thứ phi Triều Môn là con gái của Cung Tĩnh Vương, nếu để hở ra thì Quan gia sẽ sinh hiềm khích với Thái úy. Thiếp xin ỉm việc này đi không xét hỏi nữa!”. Minh Tông khen bà là người hiền. Đến khi Minh Tông băng, tướng quân Trần Tông Hoắc muốn tỏ ra trung thành với Dụ Tông, thêu dệt việc đó ra, làm Thiếu úy suýt nữa bị hại, nhờ Thái hoàng cố sức cứu đỡ mới thoát. Người bấy giờ ca ngợi bà là đã trọn đạo làm mẹ, tuy là phận con đích, con thứ không giống nhau, mà lòng nhân từ thì đối với con nào cũng thế, làm cho ân nghĩa vua tôi, anh em, cha con không một chút thiếu sót, từ xưa đến nay chưa có ai được như vậy. Người xưa có nói “Nghiêu Thuấn trong nữ giới”, Thái hậu được liệt vào hàng ấy. Bà từng hối tiếc về việc lập Nhật Lễ. Nhật Lễ ngấm ngầm đánh thuốc độc giết bà.”

Dương Nhật Lễ tên khác Trần Nhật Kiên là một vị vua  nhà Trần không có miếu hiệu,  còn gọi Hôn Đức công kế vị Trần Dụ Tông. Ông ở ngôi từ ngày 15 tháng 6 năm Kỷ Dậu (tức 18 tháng 7 năm 1369) đến ngày 13 tháng 11 năm Canh Tuất (tức 1 tháng 12 năm 1370). Ông chỉ đặt một niên hiệu Đại Định và ở ngôi hơn 1 năm thì bị Cung Định vương Trần Phủ truất ngôi. Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, không rõ Dương Nhật Lễ sinh năm nào, ông vốn là con của kép hát Dương Khương. Mẹ ông là vợ Dương Khương, là một người múa hay lại có nhan sắc, do hay diễn Tây Vương Mẫu trong vở Vương Mẫu hiến bàn đào, bà được gọi thông dụng là Vương mẫu. Khi Vương Mẫu đã có mang ông nhưng đã bị Cung Túc vương Trần Nguyên Dục, anh cùng mẹ của Trần Dụ Tông lấy làm vợ. Khi ông sinh ra, Cung Túc vương Dục nhận làm con mình. Ngày 25 tháng 5 năm Kỷ Dậu (tức 29 tháng 6 năm 1369), Trần Dụ Tông băng hà. Trước khi mất, ông đã ban chiếu truyền ngôi cho Dương Nhật Lễ (trên danh nghĩa là con của người anh ruột của vua). Hiến Từ Thái hậu đồng ý di chiếu cho đón ông lên ngôi, đặt niên hiệu Đại Định và truy tặng Cung Túc vương là Hoàng thái bá. Cùng lúc này, sứ đoàn nhà Minh sang sắc phong cho Trần Dụ Tông tới Việt Nam. Nhật Lễ (tên ngoại giao với nhà Minh là Trần Nhật Kiên) xin được thụ phong nhưng sứ nhà Minh là Trương Dĩ Ninh không đồng ý. Nhật Lễ phải cử sứ là Đỗ Thuấn Khâm sang nhà Minh báo tang và cầu phong. Theo Đại Việt sử ký toàn thư ghi nhận, Đại Định Đế lên ngôi nhưng bỏ bễ công việc, ham chơi, rượu chè, cho đón cha ruột Dương Khương vào triều, giữ chức Lệnh thư gia, có ý đổi sang họ Dương khiến các quan trong triều bất bình. Hiến Từ Thái hậu, mẹ Dụ Tông tỏ ý hối hận việc lập Nhật Lễ. Nhật Lễ bèn ngầm đánh thuốc độc giết chết bà vào ngày 14 tháng 12 năm Kỷ Dậu (tức 12 tháng 1 năm 1370). Đêm ngày 20 tháng 9 năm Canh Tuất (tức 9 tháng 10 năm 1370), cha con quan Thái tể Cung Tĩnh vương Trần Nguyên Trác, Trần Nguyên Tiết và hai người con của Thiên Ninh công chúa, chị gái Dụ Tông đem người tôn thất vào thành định giết Đại Định. Đại Định Đế trèo qua tường, nấp dưới cầu mới. Mọi người lùng không thấy, giải tán ra về. Khi trời sắp sáng, Đại Định Đế vào cung, chia người đi bắt Nguyên Trác cùng 17 người chủ mưu và giết hết.

Anh khác mẹ của Trần Dụ Tông là Cung Định vương Trần Phủ (tức vua Trần Nghệ Tông),  vì có con gái làm Hoàng hậu của Nhật Lễ, sợ vạ lây đến mình nên tránh ra trấn Đà Giang (tức Gia Hưng), ngầm hẹn với các em là Cung Tuyên vương Trần Kính, Chương Túc thượng hầu Trần Nguyên Đán, Thiên Ninh công chúa Ngọc Tha hội ở sông Đại Lại, phủ Thanh Hóa để dấy quân. Trần Kính giúp ông đảm nhận việc sắm sửa mọi vũ khí, trang bị quân đội. Khi ấy, Đại Định Đế Dương Nhật Lễ chuyên dùng thiếu úy Trần Ngô Lang mà không biết Ngô Lang đồng mưu với Trần Phủ. Mỗi khi sai quân tướng đi đánh bắt, Ngô Lang đều bí mật bảo họ theo Trần Phủ đừng về nữa. Rất nhiều lần sai các quân Nam, Bắc đi đánh, đều không một ai trở về. Do đó quân của Trần Phủ, Trần Kính mạnh thêm. Ngày 13 tháng 11 năm Canh Tuất (tức 1 tháng 12 năm 1370), Trần Phủ đến phủ Kiến Hưng, truất Nhật Lễ làm Hôn Đức công.

Ngày 15, Phủ lên ngôi, tức Trần Nghệ Tông. Ngày 21 tháng ấy, Trần Phủ cùng Trần Kính và Thiên Ninh công chúa dẫn quân về kinh, sai giam Nhật Lễ ở phường Giang Khẩu. Dương Nhật Lễ tới lúc đó mới biết mình bị Trần Ngô Lang phản bội. Trong khi bị giam giữ, ông lừa gọi Trần Ngô Lang đến gần rồi bóp cổ giết chết Trần Ngô Lang. Trần Nghệ Tông bèn lập tức hạ lệnh giết chết Dương Nhật Lễ và con ông là Liễu, rồi sai đem chôn ở núi Đại Mông. Nhật Lễ ở ngôi được hơn một năm, không rõ thọ bao nhiêu tuổi. Sai lầm lớn nhất của Nhật Lễ là định đổi sang họ Dương khiến tôn thất nhà Trần nắm quyền bính khắp trong nước xúm lại tìm cách lật đổ. Tần Thủy Hoàng trước đây cũng phải đối mặt với tiếng tăm về thân thế và cũng có những việc làm thô bạo, thất đức nhưng đã khôn khéo suốt đời không đổi sang họ Lã, giết luôn Lã Bất Vi người bị dị nghị là cha mình, và tìm cách đàn áp thẳng tay những ai có ý định khơi chuyện này để chống đối. Bởi thế Tần Thủy Hoàng giữ được ngôi vị trọn vẹn. Nhật Lễ mắc hàng loạt sai lầm nên nhanh chóng bị lật đổ.

TRẦN DUỆ TÔNG HẬU TRẦN

Vua Trần Duệ Tông là vua thứ 9 của nhà Trần, tên húy là Trần Kính, là con thứ 11 của vua Trần Minh Tông, là em của ba vị vua: Trần Hiến Tông, Trần Dụ Tông và Trần Nghệ Tông. Ông sinh ngày 2 tháng 6 năm Đinh Sửu (1337); năm 1372 được vua anh là Trần Nghệ Tông nhường ngôi, ở ngôi 6 năm, ngày 24 tháng 1 năm Đinh Tỵ (1377) tử trận tại thành Đồ Bàn (Vijaya), thọ 41 tuổi. Vua Trần Duệ Tông là người có cá tính mạnh mẽ, mang hoài bão chấn hưng quốc gia. Khi Trần Nghệ Tông tránh loạn của Dương Nhật Lễ, mọi vũ khí, quân đội đều do Trần Kính đảm nhận, do vậy, vua Nghệ Tông đã truyền ngôi cho em. Năm 1372, sau khi được vua anh Trần Nghệ Tông nhường ngôi, ông để tâm lo toan việc trị nước, kén tướng luyện quân, đặt khoa thi, lấy người tài, đồng thời chú trọng đề cao ý thức dân tộc, bảo vệ thuần phong mỹ tục, biểu hiện ý thức tự lập, tự cường. Để làm được điều đó, ông lệnh cho quân dân không được mặc áo kiểu người phương Bắc, không bắt chước tiếng nói của các nước Chiêm (Chăm-pa), quy định về mẫu mã các loại thuyền, xe, kiệu, tán, nghi, trượng và y phục.  Vào cuối thời Trần, lợi dụng tình hình Đại Việt suy  yếu,  quân  Chăm-pa  thường  xuyên  đem  quân quấy phá vùng biên giới, thậm chí nhiều lần đánh chiếm Thăng Long. Vì quá nôn nóng trong việc tiêu diệt họa xâm lấn của Chăm-pa, Trần Duệ Tông đã thân chinh đi đánh Chăm-pa. Tháng Giêng năm 1377 khi cầm quân tiến vào thành Đồ Bàn (Vijaya) ông bị mắc kế phục binh của Chế Bồng Nga mà tử nạn tại thành Đồ Bàn (Bình Định). Cái chết của Duệ Tông là bước ngoặt lớn đối với nhà Trần thời hậu kỳ, Thượng hoàng Nghệ Tông nhu nhược, vốn hoàn toàn dựa vào ông nên khi ông mất đã hoàn toàn dựa vào Hồ Quý Ly, thế nước Đại Việt suy kém, quân Chăm-pa tự do hoành hành, tàn phá kinh đô Thăng Long. Cơ nghiệp nhà Trần từ đây suy sụp.

HẬU TRẦN QUA THƠ ĐẶNG DUNG

Hồ Quý Ly cướp ngôi vua nhà Trần Triều đình nhà Minh bên Trung Quốc nắm lấy cơ hội dương lên ngọn cờ “hưng Trần, diệt Hồ” vin cớ đem 20 vạn quân sang đánh chiếm nước ta. Trần Ngỗi con thứ của vua Trần Nghệ Tông dấy binh nổi lên chống lại quân Minh để khôi phục nhà Trần, tháng 10 năm 1407 lên ngôi vua xưng là Giản Định Đế. Bấy giờ có quan Đại tri châu là Đặng Tất kéo quân đến hợp lực được phong làm Quốc Công. Tháng 6 năm 1408 Đặng Tất phá được tri phủ ngụy là Đặng Thế Căng ở của biển Nhật Lệ và núi An Đại Lệ Thủy. Tháng 12 lại đại phá quân Minh ở Bồ Cô, nhưng vua tin lời gièm của bọn hoạn quan nên đã giết Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân. Con của Đặng Tất là Đặng Dung và con của Nguyễn Cảnh Chân là Nguyễn Cảnh Dị căm phẩn vì cha không có tội mà bị giết nhưng không vì thù nhà mà bỏ việc nước . Hai người tìm minh chủ khác là Trần Quý Khoáng đón lên làm vua và tiếp tục chống quân Minh. Đặng Dung có  kiệt tác “Cảm hoài” nói về thế sự buổi ấy và tâm sự của ông:

CẢM HOÀI
Đặng Dung

Việc đời bối rối tuổi già vay,
Trời đất vô cùng một cuộc say.
Bần tiện gặp thời lên cũng dễ,
Anh hùng lỡ bước ngẫm càng cay.
Vai khiêng trái đất mong phò chúa,
Giáp gột sông trời khó vạch mây.
Thù trả chưa xong đầu đã bạc,
Gươm mài bóng nguyệt biết bao rày.

Bản dịch Phan Kế Bính . Sách Văn đàn bảo giám (NXB Văn học, 2004) ghi người dịch là Trần Trọng Kim.
Nguồn:
1. Phan Kế Bính, “Đại Nam nhất thống chí”, Đông Dương tạp chí, số 116
2. Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, NXB Tân Việt, 1951
3. Dương Quảng Hàm, Việt Nam văn học sử yếu, Trung tâm học liệu xuất bản, 1968

Nguyên tác:








Cảm hoài [Thuật hoài]

Thế sự du du nại lão hà,
Vô cùng thiên địa nhập hàm ca.
Thời lai đồ điếu thành công dị,
Vận khứ anh hùng ẩm hận đa.
Trí chúa hữu hoài phù địa trục,
Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà.
Quốc thù vị báo đầu tiên bạch,
Kỷ độ Long Tuyền đới nguyệt ma.

Nhà Trần trong sử Việt, một bài học sâu sắc.

PHẠM MINH GIẮNG BẠN TÔI
Hoàng Kim

Phạm Minh Giắng bạn tôi là trang web và câu chuyện cảm động gửi lại của anh Phạm Minh Giắng. Nhân đề thi Văn 2016 Nỗi lòng nàng Thúy Vân, tôi đọc lại bài thơ Thay lời Thúy Vân của anh Phạm Minh Giắng và câu thơ của anh gửi tặng “Thầy tôi sao sáng giữa trời/ Áo cơm thì thấp cuộc đời thì cao. Anh Phạm Minh Giắng đã mất mấy năm nhưng trang thơ và gương đời lắng đọng. Tôi cảm phục kính trọng Anh một người bị liệt từ nhỏ nhưng nghị lực sống, nhân cách người hiền, và bài bình thơ Thay lời Thúy Vân lấp lánh viên ngọc quý.

Chuyện đời Phạm Minh Giắng

Truyện Kiều Nguyễn Du là kiêt tác văn chương còn mãi với thời gian. Muốn thực sự hiểu được Truyện Kiều phải hiểu được và đánh giá đúng các nhân vât của Nguyễn. Lâu nay số bài bình thơ về nỗi lòng Thúy Vân có nhiều nhưng bài của anh Phạm Minh Giắng thay lời Thúy Vân thực sư làm tôi bàng hoàng xúc động ám ảnh bởi lối suy nghĩ của anh Giắng thật thuận lòng người và lời thơ lục bát giản dị đẹp kỳ lạ. Đìều bất ngờ hơn mà trước đó tôi chưa hề biết là anh Phạm Minh Giắng bị liệt từ nhỏ.

Anh Phạm Minh Giắng (http://phamigia.vn102.space/?page=1&paged=2&cat=572003) ghé thăm trang dạy và học của tôi và bùi ngùi viết :”Tôi bị nằm liệt từ khi còn nhỏ. Thầy Hoàng Kim viết bài Thầy bạn là lộc xuân có kể chuyện Bill Clinton với năm điều ước: được làm người tốt, có một gia đình êm ấm, có thầy quý bạn hiền, có một sự nghiệp thành đạt và viết được một cuốn sách để đời) Tôi (PMG) đã cố gắng thực hiện được ba điều. Còn hai điều: một gia đình êm ấm và một sự nghiệp thành đạt thì chắc là không thể thực hiện”.

Anh Phạm Minh Giắng tặng tôi bài thơ “Thầy tôi” làm tôi thực sự xúc động. Tôi thưa với anh là tôi nhỏ tuổi hơn anh và nhân xưng Thầy là cao quý lắm. Tôi hiểu ‘Thầy tôi’ là một bài học làm người sâu xa anh gửi lại:

Thầy tôi
Phạm Minh Giắng

Một đời quang đãng nhà gianh
Không chui cửa lớn, chẳng tranh ghế ngồi
Người thầy xưa cũ của tôi
Ai đem đom đóm mà soi vàng mười.

Trái tim khối óc sáng ngời
Dạ dầy Thầy có khác người chi đâu!
Học trò hư hỏng, thì đau
Phụ huynh nói xấu đằng sau, mặc lời.

Vinh quang sao sáng giữa đời
Áo cơm thì thấp, nụ cười thì cao.

Thầy tôi sao sáng giữa trời sau này tôi chọn tứ thơ tôn kính này để đưa vào diễn đạt sự trân trọng tri ân và noi gương Thầy:

Thầy tôi sao sáng giữa trời
Hoàng Kim

Thầy tôi sao sáng giữa trời
Áo cơm thì thấp cuộc đời thì cao.
Tiễn Thầy Hoa Nắng xôn xao
Hoa Người Hoa Đất biết bao ân tình.

Nhớ Thầy xưa rạng sử xanh
Thương Thầy phúc hậu trời dành đức cho.
Con đường xanh sáng ước mơ 
Tình yêu cuộc sống tới bờ thung dung.

Xem thêm: https://youtu.be/QH2UDskXmbU.

Thơ ‘Thay lời Thúy Vân’

“Thay lời Thúy Vân” của anh Phạm Minh Giắng là một góc nhìn thấu hiểu Sự tĩnh lặng nội tâm làm anh Giắng nhìn đời sâu sắc đã tạo nên trầm tích của bài viết. Tôi tin anh Giắng là người hiểu đúng Thúy Vân, hiểu đúng tâm sự thánh thiện của cụ Nguyễn Du. Bình thơ của anh thật hay, xin đươc so sánh lần lượt năm bài thơ “Nỗi lòng Thúy Vân” của Trương Nam Hương, An Thi, LMT, Lính Thủy, và sau cùng là Phạm Minh Giắng thay lời Thúy Vân (HK)

Nỗi lòng Thúy Vân
Trương Nam Hương

Nghĩ thương lời chị dặn dò
Mười lăm năm đắm con đò xuân xanh
Chị yêu lệ chảy đã đành
Còn em nước mắt đâu dành chàng Kim

Ơ kìa sao chị ngồi im?
Máu còn biết chảy về tim để hồng
Lấy người yêu chị làm chồng
Đời em thể thắt một vòng oan khiên

Sụt sùi ướt cỏ Đạm Tiên
Chị khóc kẻ khuất đừng quên người còn
Mấp mô số phận vuông tròn
Đất không thể nhốt linh hồn đòi yêu !

Là em nghĩ vậy thôi Kiều
Sánh sao đời chị ba chiều bão giông
Con đò đời chị về không
Chỉ theo tiếng khóc dưới sông Tiền Đường

Chị nhiều hờn giận yêu thương
Vầng trăng còn lắm mùi hương hẹn hò
Em chưa được thế bao giờ
Tiết trinh thương chị đánh lừa trái tim

Em thành vợ của chàng Kim
Ngồi ru giọt máu tượng hình chị trao
Giấu đầy đêm nỗi khát khao
Kiều ơi em đợi kiếp nào được yêu ???!!!!

Nỗi lòng Thúy Vân
An Thi

Em biết mình thua chị đủ mọi bề,
Cả trí tuệ, lẫn tài hoa, nhan sắc;
Nhưng có một điều, chỉ tim em rõ nhất
Rằng vết thương lòng em chẳng kém phần đau!

Tiết Thanh minh ngày nào én nhạn gặp nhau,
Chợt xao xuyến, nhịp yêu sao bổi hổi,
Chợt xót xa, rồi hẫng lòng, đau nhói
Trong mắt người tachỉ có chị mà thôi!

Buổi chia tay, em nghé mắt, xa xôi
Trở về nhà còn vấn vương nỗi nhớ;
Chị hò hẹn với người, em biết chứ
Chiếc thoa kia nào bắt được hư không?!?

Phận quần hồng chị trắc trở long đong
Nỗi gia đình, nỗi tình duyên trăn trở
Em nhận về mình mối duyên thừa trăn trở…
Mười mấy năm trời hạnh phúc có hay không?

Có hay không hạnh phúc với người chồng
Mà mãi mãi trong tim chỉ có hình bóng chị?!?
Chị phận bạc còn có tình chung thủy
Còn em thì…cảnh đồng sàng dị mộng có gì vui?!?

Cả một đời hoa chị bị dập vùi,
Em thương chị, lòng ghen chưa hề có!
Em cũng không trách hờn ai đó;
Chỉ xin đời hiểu cho rằng:
Sâu thẳm trong lòng Vân cũng có một vết thương!

Trăng mờ vì khuất màn sương
Câu ca một thuở vấn vương trọn đời,
“Keo loan mà chắp duyên rời
Hoa rơi hữu ý, nước trôi vô tình!”
Chị nào có khổ một mình!…

Nỗi lòng Thúy Vân
LMT
Một lần đọc lại Kiều

Chị ơi, thương chị truân chuyên
Phần em thôi cũng muộn phiền bi ai
Cũng rằng phận ngọc, mày ngài
Tuổi xuân hồng thắm chưa ai trao tình .

Đắng cay cũng một đời mình
Vì lòng hiếu nghĩa, nhận tình chị trao
Xuân thì hoa bướm xôn xao
Em chưa hề có giao duyên một lần
.
Thương thân, giọt lệ trong ngần
Duyên hờ em nắn phím đàn tơ mây
Trời xanh oan nghiệt lắm thay
Gieo bao cay đắng , đọa đày chị ơi.

Lại buồn nhân thế lắm lời
Rằng em hời hợt, một đời vô lo
Bao nhiêu sóng cả, gió to
Một mình chị phải sầu lo chống chèo .

Ngẫm đời, lòng lại buồn theo
Má hồng em cũng phận bèo lênh đênh
Dạt trôi trong cõi phong trần
Mặc cho con tạo xoay vần ra sao.

Tiền Đường , sông nước nao nao
Chị giờ mộng nhạt , tâm trao Bồ Đề
Còn em đời vẫn trầm mê
Lòng xuân tro lạnh, não nề chị ơi …

Cảm tác cùng bác Giắng
Lính Thủy

Người đời thương cảm Thuý Vân
Không yêu cũng phải thế chân chị Kiều
Vợ chồng không có tình yêu
Một đời tẻ lạnh, sớm chiều buồn tanh

Sau đây là bài của Phạm Minh Giắng

Thay lời Thúy Vân
Phạm Minh Giắng

Người đời thương cái duyên em
Kết hôn thay chị, chắc thèm tình yêu?
Em xin thưa tỏ đôi điều
Trời cho nhan sắc em nhiều phần xinh.

Vô tâm vụng tính, chút tình
Lấy người thương chị em mình…em nương
Giấc xuân giữa cảnh đau thương
Tình phần em sướng, hiếu nhường chị đeo.

Người ta yêu mộng mơ nhiều
Chồng mình ôm chặt mình yêu mặn nồng
Cảm ơn chị hiểu thấu lòng
Thương em, chị chẳng lòng thòng cố nhân

Cho em trọn chỗ ấm thân:
“Một cây cù mộc, một sân quế hòe”.
Cái em cần, nói em nghe,
Với em trăng gió màu mè bỏ đi

Em nào có tủi buồn chi
Tố Như thánh thiện nhầm gì chị ơi.

Hoàng Kim đôi lời cảm nhận

Thay lời Thúy Vân.là một công án tuyệt vời về Truyện Kiều. Tôi bàng hoàng trước lời thơ của anh:

Giấc xuân giữa cảnh đau thương
Tình phần em sướng, hiếu nhường chị đeo.
Người ta yêu mộng mơ nhiều
Chồng mình ôm chặt mình yêu mặn nồng

Cảm ơn chị hiểu thấu lòng
Thương em, chị chẳng lòng thòng cố nhân
Cho em trọn chỗ ấm thân:
“Một cây cù mộc, một sân quế hòe”.

Nguyễn Du (1765-1820) là nhà thơ lỗi lạc, nhà ngoại giao xuất chúng. Ông cũng là một võ quan có chí lớn, nhà lãnh đạo đặc biệt tài năng đã từng đương đầu với Nguyễn Huệ, đối thoại với Gia Long, hiểu rõ Nguyễn Văn Thành, thân thiết với Nguyễn Nễ, Vũ Trinh, Ngô Nhân Tĩnh, Lê Quang Định, Trịnh Hoài Đức. Ông hiểu sâu Lý số, thông tỏ Phong Thủy, rất vững Thiền học, thành thạo biến Dịch, đã đọc trên nghìn lần bộ kinh Kim Cương, với tâm sự gửi gắm Truyện Kiều và đặc biệt gửi gắm qua các nhân vật của mình. Nguyễn Du và Nguyễn Công Trứ là hai danh nhân cùng thời . Nguyễn Công Trứ luận về Thúy Kiều nhưng thực chất là luận về Nguyễn Du: “Bán mình trong bấy nhiêu năm, Dễ đem chữ hiếu mà lầm được ai .” Nguyễn Công Trứ thân mật hay chống đối Nguyễn Du đó là điều hậu thế cần lý giải cho đúng? Thúy Vân là môt đầu mối quan trọng để hiểu Thúy Kiều. Hiểu nhân vật của Nguyễn Du mới thực sự hiểu được Nguyễn Du.

Bài viết của các anh Phạm Minh Giắng, Nguyễn Thế Quang, Huy Việt … thực sự bổ ích. Bài viết này của anh Phạm Minh Giắng thưc sư là một khám phá mới.

Cám ơn anh và trân trọng chúc mừng anh.

Hoàng Kim

Trang thơ Phạm Minh Giắng

Anh Phạm Minh Giắng gửi lại cho đời nhiều bài viết hay, “Anh tâm sự trong lời ngõ:Tôi nằm trong góc cô đơn / Với thơ thì chẳng tính hơn thiệt gì” Di cảo thơ anh để lại, tôi thích nhất sáu bài. Thầy tôi; Thay lời Thúy Vân; Vịnh Bắp Ngô, Chuối Ngự; Đang xuân; Độc Ẩm.

Vịnh Bắp Ngô
Phạm Minh Giắng

Không phải non tơ cũng chửa già
Đã thương mặc kệ kẻ dèm pha
Nâng niu bóc cánh vàng nhè nhẹ
Mới biết rằng em nhất ngọc ngà

Chuối Ngự
Phạm Minh Giắng

Đâu chỉ xênh xang chốn phượng rồng
Không cam rẻ rúng, chẳng thèm ngông
Kính người thiên cổ, thăm người ốm
Nghĩa ngọt tình thơm rất thật lòng.

Đang xuân
Phạm Minh Giắng
01/01/2013@21h25,

Sáu ba tròn mới độ đang xuân
Tâm đức đời cho cũng được phần
Sức liệt chẳng tài đâu giúp nước
Trí còm chưa giỏi vẫn nhờ dân
Khi vui tết đến mong bầu bạn
Lúc tủi xuân về ngóng họ thân
Còn chút tâm hồn còn sống đẹp
Danh này không toại cũng thành nhân

Độc Ẩm
Phạm Minh Giắng

Chẳng rót chi đầy, nửa chén vơi
Bạn xa không đến, một mình chơi
Nâng lên hờ hững không buồn nhấp
Đặt xuống thờ ơ chẳng hứng mời
Chiếc bóng ngọn đèn dòng rượu đổ
Quả tim cây bút mạch thơ khơi
Khuya rồi còn đợi chờ chi nữa
Ngửa mặt lên ta dốc sự đời

Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây   cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích

KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam Thung dung Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter

Chào ngày mới 29 tháng 3


BÌNH MINH AN NHÀ TÔI

Năm sao khuyến yêu thương
Tháng lành vui hạnh phúc
Ngày mới nhàn #Annhiên
Giờ trọn vẹn #Thungdung


#Nhàtôi https://khatkhaoxanh.wordpress.com/category/nhatoi/

Doiquandatnung

TỈNH THỨC CÙNG THÁNG NĂM
Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim
#Nhàtôi
; #Thungdung#dayvahoc, #vietnamhoc#cnm365#cltvn; #đẹpvàhay;
https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-29-thang-3/ & https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-29-thang-3/

CNM365 Tình yêu cuộc sống: Đàn Nam Giao thành phố Huế (hình) Lời ru nhớ núi sông ; #Nhàtôi; Đến với Tây Nguyên mới ; Câu cá bên dòng Sêrêpôk ; Tỉnh thức cùng tháng năm; Mưa xuân Kim và Thủy; Mưa xuân trong mắt ai; Tháng Ba hoa gạo nở; Việt Nam con đường xanh; Đọc lại và suy ngẫm; Mây lành Phổ Đà Sơn; Kim Notes lắng ghi chú; Gia Cát Mã Tiền Khóa; Trung Quốc một suy ngẫm; Nhớ Ông Bà Cậu Mợ; Giống khoai lang Việt Nam; Có một ngày như thế; Phục sinh giữa tối sáng; Nam tiến của người Việt; Nhà tôi giấc mơ xanh; Cao Biền trong sử Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Nhà tôi giấc mơ xanh; Tô Đông Pha Tây Hồ; Thượng Đức thương nhìn lại; Những trang văn thắp lửa; Thơ vui những ngày nhàn; Bill Gates học để làm; Minh triết sống phúc hậu; Giống khoai lang Việt Nam;Sắn Việt Nam ngày nay; Vietnamese Cassava Today; Hồ Lắk Đình Lạc Giao; Ngày Quốc tế Hạnh phúc; Chim Phượng về làm tổ; Chốn vườn thiêng cổ tích; Trân trọng Ngọc riêng mình; Bảo tồn và phát triển sắn; Về miền Tây yêu thương; Trần Công Khanh ngày mới; Mark Zuckerberg và FB ; Chuyện đồng dao cho em; Đến với Tây Nguyên mới; Thương Kim Thiếp Vũ Môn.Nghỉ ngơi nhàn tĩnh dưỡng; Trần Công Khanh ngày mới;Selma Nobel văn học; Thầy Quyền thâm canh lúa; Chuyện ngày sinh của Thủy;Một gia đình yêu thương; Thành kính lưu lời thương; Nhớ ông bà cậu mợ; Một niềm tin thắp lửa;Minh triết sống phúc hậu; Truyện vua Solomon; Đến với Tây Nguyên mới; Hồ Lắk Đình Lạc Giao; Thương Kim Thiết Vũ Môn; IAS đường tới trăm năm; Nông nghiệp Việt trăm năm; Quản lý đất đai Việt Nam; Nam Tiến của người Việt.Mẹ tắm mát đời con; Bóng hạc chốn xa xôi; Hồ Lắk Đình Lạc Giao; Cánh cò bay trong mơ; Vào Tràng An Bái Đính; Sông Hoàng Long chảy hoài; Nguồn Son nối Phong Nha; #An nhiên; Đến với Tây Nguyên mới; Thương Kim Thiết Vũ Môn; Nguyễn Huy Thiệp lắng đọng;Đặng Dung thơ Cảm hoài; Đồng hành cùng đi tới; Giống khoai lang Việt Nam; Thương Kim Thiếp Vũ Môn; Quảng Bình đất và người; Thơ văn thầy Hồ Ngọc Diệp; Chuyện cổ tích người lớn; Cuối dòng sông là biển; Thầy nghề nông chiến sĩ; Đọc lại và suy ngẫm; Thương Kim Thiếp Vũ Môn; Giống khoai lang Việt Nam; #cnm365 #cltvn An nhiên; Việt Nam con đường xanh; Đọc lại và suy ngẫm; Mây lành Phổ Đà Sơn; Cao Biền trong sử Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Nhà tôi giấc mơ xanh;Phạm Hồng Đức Phước ca cao; Cao Biền trong sử Việt;Trời nhân loại mênh mông; Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay; Thầy bạn trong đời tôi; Cuối dòng sông là biển;. Phục sinh giữa tối sáng; Nam tiến của người Việt; Gia Cát Mã Tiền Khóa;

Ngày 29 tháng 3 năm 1975, Chiến dịch Mùa Xuân 1975: Quân đội Nhân dân Việt Nam tiến vào Đà Nẵng, Chiến dịch Huế – Đà Nẵng kết thúc. Ngày 29 tháng 3 năm 1974, các nông dân tại Lâm Đồng, Tây An, Trung Quốc, phát hiện ra Đội quân đất nung (hình) được tùy táng cùng Tần Thủy Hoàng. Ngày 29 tháng 3 năm 1976 , Bay trên tổ chim cúc cu của đạo diễn Tomáš Forman trở thành phim thứ hai giành được cả năm giải Oscar chính trong một lễ trao giải Oscar.

Bài chọn lọc ngày 29 tháng 3: Kim Notes lắng ghi chú; Gia Cát Mã Tiền Khóa; Trung Quốc một suy ngẫm; Nhớ Ông Bà Cậu Mợ; Giống khoai lang Việt Nam; Có một ngày như thế; Phục sinh giữa tối sáng; Nam tiến của người Việt; Nhà tôi giấc mơ xanh; #cnm365 #cltvn An nhiên Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-29-thang-3/https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-29-thang-3/

LỜI THƯƠNG (9)
Hoàng Kim

KIM NOTES lắng ghi chú
Nhớ lớp học trên đồng
Chuyện đời ngày hạnh phúc
Lời thương cùng tháng năm

THẦY BẠN LÀ LỘC XUÂN
Hoàng Kim

Tôi viết bài này để tỏ lòng biết ơn thầy bạn dưới mái trường Nông Lâm thân thương và làm món quà nhỏ thân tặng cho các em sinh viên nghèo hiếu học. Thầy, bạn là lộc xuân đời tôi mà nếu thiếu sự động viên, giúp đỡ này thì tôi không thể có được ngày hôm nay:“Em đã học nhiều gương sáng danh nhân. Hãy biết nhục, biết hèn mà lập chí. Thắp đèn lên đi em, ngọn đèn dầu bền bỉ. Sáng giữa đời lấp lánh một niềm tin”. xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-ban-la-loc-xuan/

Thật hạnh phúc yêu thích khi “Mỗi ngày biết dành nửa tiếng/ Thung dung đếm nhịp thời gian/ Thong thả chỉ thêu nên gấm/ An nhiên việc tốt cứ làm/ Chớp mắt cuộc đời nhìn lại/ Bình an vô sự là tiênhttps://cnm365.wordpress.com/https://hoangkimvn.wordpress.com

NGUYỄN DU TRĂNG HUYỀN THOẠI
Hoàng Kim
(Kim Notes lắng ghi chú)
1
Nguyễn Du thơ chữ Hán
Kiếm bút thấu tim Người,
Đấng danh sĩ tinh hoa,
Nguyễn Du khinh Thành Tổ,
Bậc thánh viếng đức Hòa
2
Nguyễn Du tư liệu quý
Linh Nhạc thương người hiền,
Trung Liệt đền thờ cổ,
“Bang giao tập” Việt Trung,
Nguyễn Du niên biểu luận
3
Nguyễn Du Hồ Xuân Hương
“Đối tửu” thơ bi tráng,
“Tỏ ý” lệ vương đầy,
Ba trăm năm thoáng chốc,
Mại hạc vầng trăng soi.
4
Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ
Uy Viễn “Vịnh Thúy Kiều”,
Tố Như “Đọc Tiểu Thanh”,
Bến Giang Đình ẩn ngữ,
Thời biến nhớ người xưa.
5
Nguyễn Du thời Tây Sơn
Mười lăm năm tuổi thơ,
Mười lăm năm lưu lạc,
Thời Hồng Sơn Liệp Hộ,
Tình hiếu thật phân minh
6
Nguyễn Du làm Ngư Tiều
Câu cá và đi săn,
Ẩn ngữ giữa đời thường,
Nguyễn Du ức gia huynh,
Hành Lạc Từ bi tráng
7
Nguyễn Du thời nhà Nguyễn
Mười tám năm làm quan,
Chính sử và Bài tựa,
Gia phả với luận bàn.
Bắc hành và Truyện Kiều
8
Nguyễn Du tiếng tri âm
Hồ Xuân Hương là ai,
Kiều Nguyễn luận anh hùng,
Thời Nam Hải Điếu Đồ,
Thời Hồng Sơn Liệp Hộ
9
Nguyễn Du trăng huyền thoại
Đi thuyền trên Trường Giang,
Tâm tình và Hồn Việt,
Tấm gương soi thời đại.
Mai Hạc vầng trăng soi,

(*) Nguyễn Du trăng huyền thoại là nghiên cứu lịch sử văn hóa của Hoàng Kim. Nguyễn Du thơ chữ Hán; Nguyễn Du tư liệu qúy; Nguyễn Du Hồ Xuân Hương; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ là bài 1, 2, 3, 4 trong chuỗi chuyên luận này được hiệu đính, bổ sung, đúc kết nhân ngày 10/8 Canh Tý âm lịch, là ngày giỗ thứ 200 của cụ Nguyễn Du (1820- 2020) và kỷ niệm 256 năm ngày sinh của cụ Nguyễn Du (1766-2021) đấng danh sĩ tinh hoa, đại thi hào, danh nhân văn hóa thế giới, là ngày 23 tháng 11 Ất Dậu nhằm ngày 3 tháng 1 năm 1766. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nguyen-du-trang-huyen-thoai

Thơ Nguyễn Trãi đọc lúc ban mai tại non thiêng Yên Tử

KIM NOTES LẮNG GHI CHÚ
Hoàng Kim


KIM NOTES lắng ghi chú
Lời thương cùng tháng năm
Suốt đời chăm việc thiện
Gương sáng bạn nhà nông

Chùa Ráng giữa đồng xuân https://youtu.be/w21hkPfEA2

THIỀN SƯ LÃO NÔNG TĂNG
Hoàng Kim

“Mưa thuận gió hòa chăm bón đúng
Nhân tươi quả tốt được thu nhiều”

Lời dặn Thầy Phổ Tuệ
Con nguyện lòng ghi tâm

Nhớ Viên Minh Hoa Lúa
Hoa Lúa giữa Đồng Xuân
Viên Minh Thích Phổ Tuệ
Lời Thầy dặn thung dung

Kim Notes lắng ghi chú xem 12 đường dẫn tại https://hoangkimlong.wordpress.com/category/kim-notes-lang-ghi-chu/https://hoangkimvn.wordpress.com/tag/vinaxanh-hoa-dat/

GIA CÁT MÃ TIỀN KHÓA
Hoàng Kim


Gia Cát Mã Tiền Khóa
Ngày mới lời yêu thương
Ngày Hạnh Phúc của em
Ngày xuân đọc Trạng Trình
.

Ngẫm tiêu điểm thế giới
Thế sự bàn cờ vây

Thế giới trong mắt ai
Lời dặn của Thánh Trần

Thời biến nhớ người xưa

Vận khí và vận mệnh
Vạn Kiếp binh thư truyền
Vạn Xuân nơi An Hải
.

xem thêm 12 đường dẫn trong bài https://hoangkimlong.wordpress.com/category/gia-cat-ma-tien-khoa/

Hình ảnh này không có thuộc tính văn bản thay thế; tên tập tin là tho-moc-tuong-hop-800-nam.jpg
Thổ Mộc tương hợp năm 2021

THẾ SỰ BÀN CỜ VÂY
Hoàng Kim
Nga
phản vệ
sốc
thuận thiên
vây hãm
triệt nguồn
giành thế thắng
Trung Quốc
liên Nga
bạn Ấn
kết Á Âu Phi
lược trận
ngư ông
đắc lợi nhiều

2021

Chúng ta cùng trầm tĩnh theo dõi thế giới chuyển biến.
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/the-gioi-trong-mat-ai/

GIỐNG KHOAI LANG VIỆT NAM
Hoàng Long, Hoàng Kim, Nguyễn Văn Phu


Giống khoai lang Việt Nam phổ biến HL518 NHẬT ĐỎ, HL491 NHẬT TÍM, HƯNG LỘC 4, HOÀNG LONG, BÍ ĐÀ LẠT, Mười kỹ thuật canh tác khoai lang, liên kết sản xuất chế biến tiêu thu hiệu quả

FOODCROPS. GIỐNG KHOAI LANG VIỆT NAM. Nguồn gen giống khoai lang trên thế giới. Nguồn gen giống khoai lang ở Việt Nam. Nguồn gốc và đặc tính nông sinh họcchủ yếu của một số giống khoai lang phổ biến trong sản xuất hiện nay: Giống phổ biến:  HL518 (Nhật đỏ), HL491 (Nhật tím),  Hoàng Long, Hưng Lộc 4, Bí Đà Lạt; Giống bản địa quý, giống tạo thành và giống triển vọng: Chiêm Dâu,  khoai Sữa, Khoai Gạo, Trùi Sa, Trà Đõa, Dương Ngọc, Bí  Đế,Tự Nhiên, Cực nhanh, KB1, K51,K1, K2, K3, K4, K7, K8, VX37-1, KB1; Kokey 14 (Nhật vàng), Murasa Kimasari (Nhật tím 1), HL284 (Nhật trắng), HL565, HL524, KLC3  …

Nguồn gen giống khoai lang trên thế giới

Cây khoai lang (Ipomoea batatas (L.) Lam.) là cây lương thực thực phẩm thích hợp với tất cả các vùng sinh thái nông nghiệp tại Việt Nam có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao, tùy thuộc vào chuỗi cung ứng giá trị khép kín từ giống tốt đến kỹ thuật trồng, liên kết sản xuất tiêu thụ hiệu quả. Khoai lang ngày nay trên thế giới, là cây lương thực đứng hàng thứ bảy sau lúa mì, lúa nước, ngô, khoai tây, lúa mạch, và sắn. Năm 2018, toàn thế giới có 118 nước trồng khoai lang trên tổng diện tích 8,06 triệu ha, trong đó châu Phi chiếm 57,07%, châu Á chiếm 36,72%, châu Mỹ chiếm 4,3%. Năng suất khoai lang bình quân của thế giới năm 2018 là 11,40 tấn/ha, trong đó năng suất  khoai lang bình quân của châu Á là 20,53 tấn/ha, châu Mỹ có năng suất bình quân 12,15 tấn/ha, châu Phi năng suất bình quân 5,65 tấn/ha.  Sản lượng khoai lang thế giới có xu hướng giảm từ 142,67 triệu tấn năm 2000, xuống còn 91,95 triệu tấn, năm 2018, lý do chính vì cạnh tranh cây trồng. Sản xuất chế biến tiêu thụ khoai lang chưa hiệu quả bằng sắn và một số chuổi cung ứng nông sản hiệu quả khác. Châu Á cung cấp sản lượng khoai lang khoảng 66,03%, châu Phi cung cấp sản lượng khoảng 28,28%.

Hầu hết những nước trồng nhiều khoai lang trên thế giới đều có bộ sưu tập nguồn gen giống khoai lang. Nguồn gen khoai lang lớn nhất toàn cầu là tại Trung tâm Khoai tây Quốc tế (Centro Internacional de la Papa – CIP) với tổng số 7007 mẫu giống khoai lang được duy trì từ năm 2005. Trong số này có 5.920 mẫu giống khoai lang trồng (Ipomoea batatas) và 1087 mẫu giống khoai lang loài hoang dại (Ipomoea trifida và các loài Ipomoea khác). Việc duy trì nguồn gen ở CIP được thực hiện trong ống nghiệm, trên đồng ruộng, bảo quản bằng hạt và được đánh giá theo tiêu chuẩn quốc tế. Khoai lang Trung Quốc có diện tích, sản lượng, năng suất cao, chịu lạnh nhưng chất lượng không ngon so với khoai lang của Nhật, Mỹ khi trồng ở Việt Nam. Khoai lang Mỹ nổi tiếng về chất lượng cao, phổ biến các giống khoai lang có ruột củ màu cam đậm, dẽo và có hương vị thơm để tiêu thụ tươi như một loại rau xanh cao cấp và dùng trong công nghiệp thực phẩm. Mỹ hiện đang tiếp tục thực hiện các nghiên cứu chọn giống khoai lang chất lượng cao giàu protein, vitamin A và có hương vị thơm; ứng dụng công nghệ gen, công nghệ tế bào trong tạo giống. Khoai lang Nhật cũng nổi tiếng về chất lượng cao với hướng chọn tạo giống khoai lang để sử dụng lá làm rau xanh, làm nước sinh tố và thực phẩm có màu tím hoặc màu cam đậm tự nhiên. Nhược điểm khoai lang Nhật, Mỹ, Trung Quốc  khi trồng ở Việt Nam là thời gian sinh trưởng hầu hết đều dài trên 115 ngàykhông thích hợp hiệu quả khi đưa vào các vụ trồng ở Việt Nam. Năm giống khoai lang phổ biến nhất Việt Nam hiện nay là HL518 Nhật đỏ, HL491 Nhật tím, Hoàng Long, Hưng Lộc 4, Bí Đà Lạt đều vận dụng nguồn gen quý của Nhật, Mỹ, Trung Quốc nhưng đều đã được Việt hóa, lai tạo, tuyển chọn, bồi dục theo định hướng và tiêu chuẩn giống khoai lang tốt Việt Nam (Hoàng Kim và đồng sự 2015, Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997)

Nguồn gen giống khoai lang ở Việt Nam

Nguồn gen giống khoai lang Việt Nam chủ yếu được thu thập, đánh giá và bảo tồn tại Trung tâm Tài nguyên Thực vật, thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam với 528 mẫu giống đã được tư liệu hoá (trong đó có 344 mẫu do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc chuyển đến) Viện Cây Lương thực và Cây Thực phẩm (FCRI) có 118 mẫu giống, Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc năm 2009 có 78 mẫu giống.Trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh có 30 mẫu giống.

Tại các tỉnh phía Bắc, giống khoai lang trồng phổ biến là khoai Hoàng Long, với các giống khác có quy mô hẹp hơn gồm KB1, K51, Tự Nhiên, Chiêm Dâu, Từ năm 1981 đến nay, Viện Cây Lương thực Cây Thực phẩm (FCRI) và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam (VASI) đã tuyển chọn và giới thiệu  cho sản xuất 15 giống khoai lang tốt theo ba hướng chính: 1) Nhóm giống khoai lang năng suất củ tươi cao, chịu lạnh, ngắn ngày, thích hợp vụ đông, gồm K1, K2, K3, K4, K7, K8, VX37-1, Cực nhanh. Những giống này chủ yếu được nhập nội từ CIP, Philippines, Trung Quốc, Liên Xô (cũ) trong giai đoạn 1980-1986 và tuyển chọn để tăng vụ khoai lang đông. 2) Nhóm giống khoai lang năng suất củ cao, nhiều dây lá thích hợp chăn nuôi, gồm KL1, KL5, K51. Các giống này phát triển ở giai đoạn 1986-2000 trong chương trình hợp tác với CIP. 3) Nhóm giống khoai lang năng suất củ cao, phẩm chất ngon. gồm việc phục tráng và chọn lọc giống khoai lang Hoàng Long, Chiêm Dâu (Vũ Tuyên Hoàng, Mai Thạch Hoành 1986, 1992), Tự Nhiên (Trương Văn Hộ và ctv, 1999); tuyển chọn và phát triển giống khoai lang KB1 (Nguyễn Thế Yên, 2003). Hiện nay dân đang quan tâm các giống khoai đặc sản địa phương và khoai chất lượng cao.

Tại các tỉnh phía Nam các giống khoai lang hiên trồng phổ biến là HL518 (Nhật đỏ), HL491 (Nhật tím), HL4, Hoàng Long, Bí Đà Lạt. Những giống bản địa quý, giống tạo thành và nhập nội có triển vọng gồm  Murasa kimasari (Nhật tím 1) Kokey 14 (Nhật vàng), Chiêm Dâu, Trùi Sa,  Dương Ngọc, Tàu Nghẹn, Khoai Sữa, Khoai Gạo. Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh (NLU) và Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc (HARC) từ năm 1981 đến nay đã tuyển chọn và giới thiệu cho sản xuất 7 giống khoai lang có năng suất củ cao, phẩm chất ngon, thích hợp tiêu thụ tươi gồm Hoàng Long, Chiêm Dâu, Gạo, Bí Đà Lạt (1981), HL4 (1987), HL491, HL518 (1997). Các giống khoai lang chất lượng cao có dạng củ đẹp thuôn láng, được thị trường ưa chuộng có HL518, HL491, Kokey 14, Murasa kimasari.  Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh những năm 2008 -2011 cũng đánh giá và tuyển chọn 24 giống khoai lang khảo nghiệm toàn cầu trong chương trình hợp tác với CIP và khảo sát các giống khoai lang nhiều dây lá, năng suất bột cao cho hướng chế biến cồn trong chương trình hợp tác với công ty Technova và công ty Toyota Nhật Bản (Hoàng Kim 2008).

Những giống khoai lang phẩm chất ngon được đánh giá và tuyển chọn trong đề tài “Thu thập, khảo sát, so sánh và phục tráng giống khoai lang tại huyện Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai 2008-2010”. Đây là nội dung hợp tác giữa Sở Khoa học Công nghệ Đồng Nai, Viện Sinh học Nhiệt đới, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh và Phòng Nông nghiệp Xuân Lôc. Kết quả đề tài là các giống khoai lang tốt HL518 Nhật đỏ, HL491 Nhật tím được phổ biến rộng rãi hơn trong sản xuất (Hoàng Kim, Trần Ngọc Thùy, Trịnh Việt Nga, Nguyễn Thị Ninh 2009).  Hai giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) và HL491 (Nhật tím) đã được trồng khá phổ biến và mang lại sự thay đổi căn bản về năng suất cao và chất lượng ngon cho sự canh tác khoai lang tại nhiều tỉnh của Việt Nam. Kỷ yếu 90 năm Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam 1925- 2015, trang 51, hình trên ghi rõ: Bảy giống khoai lang tốt được Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn công nhận giống ở các tỉnh phía Nam tiêu biểu nhất là ba giống HL518 (Nhật đỏ) HL491 (Nhật tím) và Hoàng Long. Giống HL518, HL491 hiện đã được trồng khá phổ biến và mang lại sự thay đổi căn bản về năng suất cao và chất lượng ngon cho sự canh tác khoai lang tại nhiều tỉnh của Việt Nam. Những tỉnh trồng hai giống khoai lang này nhiều là Vĩnh Long, Kiên Giang, Đà Lạt, Đăk Nông, Gia Lai, Đồng Nai và Sóc Trăng, … Tại Vĩnh Long, việc thay thế giống khoai lang địa phương Dương Ngọc, Tàu Nghẹn, Bí Đế bằng hai giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) và HL491 (Nhật tím) và ứng dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh thích hợp đã đưa sản lượng khoai lang Vĩnh Long năm 2000 từ diện tích khoai lang 2,5 ngàn ha, năng suất bình quân 18,4 tấn/ ha, sản lượng 46,2 ngàn tấn lên sản lượng khoai lang năm 2011 đạt 248,7 ngàn tấn, diện tích khoai lang 8,5 ngàn ha, năng suất bình quân 29,2 tấn/ ha (Tổng cục Thống kê 2014).

Nguồn gốc và đặc tính nông sinh học chủ yếu của một số giống khoai lang  

Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ)

Nguồn gốc giống: Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) là giống khoai lang Việt Nam ưu tú có nguồn gốc từ tổ hợp lai Kokey 14 Nhật Bản polycross, tạo giống tại Việt Nam; giống do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam chọn tạo và giới thiệu (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997 Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997; hiện trồng phổ biến trong sản xuất và bán nhiều ở các siêu thị.

HL518 được nhóm nghiên cứu Việt Nam tuyển chọn trong quần thể 800 hạt khoai lai Kokey 14 polycross nguồn gốc Nhật Bản nhập nội từ CIP vào Việt Nam do chuyên gia CIP là tiến sĩ Il Gin Mok quốc tịch Hàn Quốc. Sau đó Trung tâm Hưng Lộc đã chọn được mẫu giống khoai lang CIP92031 hội được nhiều đặc tính quý, đã sử dụng giống CIP92031 lai hữu tính (back cross) tự phối, tạo chọn được giống HL518. Chi tiết thông tin về tác giả và minh chứng  Giống khoai lang ở Việt Nam http://www2.hcmuaf.edu.vn/contents.php?ids=9858&ur=hoangkim

Đặc tính giống: HL518 là giống khoai lang rất ngon. Thời gian sinh trưởng từ 95 đến 110 ngày. Năng suất củ tươi: 17-32 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27-30%. chất lượng củ luộc rất ngon, vỏ củ màu đỏ đậm, thịt củ màu cam đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây. Các chợ và siêu thị trên toàn quốc đều có bán. Mười kỹ thuật canh tác khoai lang cần tuyển lại hệ củ theo bản tả kỹ thuật đã đăng ký, để đảm bảo chất lượng và năng suất. Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997. Hai giống khoai lang mới HL518 và HL491. Tài liệu báo cáo công nhận hai giống khoai lang HL518 và HL419. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Hội nghị khoa học kỹ thuật nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 16-18/9/1997. 18 trang. Two new sweet potato varieties: HL 518 and HL 491. In: MARD Proc. Vietnam Agricultural Research Workshop held in Ho Chi Minh City, Vietnam, Sep 16- 18/1997. 18p.

Giống khoai lang HL491 (Nhật tím)

Giống khoai lang HL491 (Nhật tím) do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc chọn tạo và giới thiệu từ tổ hợp lai Murasa Kimasari polycross nguồn gốc Nhật Bản = CN76-2 CIP/AVRDC (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997). Giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997, hiện phổ biến rộng rãi trong sản xuất và bán nhiều ở các siêu thị.

Đặc tính nông học chủ yếu: Thời gian sinh trưởng từ 95 đến 110 ngày. Năng suất củ tươi: 15-27 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27- 31%. chất lượng củ luộc khá, vỏ củ màu tía, thịt củ màu tím đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây.

Giống khoai lang HOÀNG LONG

Nguồn gốc giống: Hoàng Long là giống khoai lang phổ biến ở Việt Nam. Nguồn gốc Trung Quốc nhập nội vào Việt Nam năm 1968. Giống do Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tuyển chọn và giới thiệu (Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy, 1981). Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống năm 1981(*).

Đặc tính giống: Thời gian sinh trưởng 85-95 ngày. Năng suất củ tươi 15 – 27 tấn/ ha, tỷ lệ chất khô 27-30%, chất lượng củ luộc khá, vỏ củ màu hồng sẫm, thịt củ màu vàng cam, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím phủ luống gọn, mức độ nhiễm sùng và sâu đục dây trung bình

(*) Notes: xem thêm Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy, 1981: Tiến bộ mới trong chọn giống khoai lang ở các tỉnh phía Nam Việt Nam. (Recent progress in Sweet Potato varietal improvement in South Vietnam. Báo cáo công nhận chính thức bốn giống khoai lang Hoàng Long, Chiêm Dâu, Gạo, Bí Đà Lạt. Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm. Hội nghị khoa học kỹ thuật nông nghiệp các tỉnh phía Nam lần thứ nhất, thành phố Hồ Chí Minh, 9-11/5/1981. 33 trang MAFI (MARD), Proc. 1st Vietnam Agricultural Research Workshop held in Ho Chi Minh City, Vietnam, May 09-11/1981. 33 pages)  Khoai lang Hoàng Long có nguồn gốc tại Thái Sơn, Thái An, Sơn Đông, Trung Quốc do tổ chuyên gia Trung Quốc mang vào Việt Nam năm 1968 làm việc với các chuyên gia nông nghiệp Việt Nam Quách Ngọc Ân, Đinh Thế Lộc. Khoai lang Hoàng Long được  trồng đầu tiên tại chân núi Trường Sinh thuộc bản Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện miền núi Cẩm Thủy và phát triển rộng nhất ở huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa. Giống khoai lang Hoàng Long chọn lọc do Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh thu thập, tuyển chọn và giới thiệu công nhận giống năm 1981. Khoai Hoàng Long chọn lọc được tuyển chọn theo hướng năng suất cao phẩm chất ngon vỏ củ màu hồng sẫm, thịt củ màu vàng cam, dạng củ đều đẹp, chất lượng ngon, độ dẽo hơn độ ngọt Đây là giống khoai lang cao sản được trồng phổ biến nhất Việt Nam trong bốn mươi năm qua, nhiều nhất tại tỉnh Thanh Hóa. Giống khoai Hoàng Long tuyển chọn tại Việt Nam có chất lượng ngon hơn và ngắn ngày hơn so với giống gốc đầu tiên tại Trung Quốc.

Khoai lang Thái An, Sơn Đông Trung Quốc  (hình ảnh Hoàng Kim chụp ngày 26. 5. 2018 tại Thái An, Sơn Đông). Trung Quốc dường như đã có qui trình và máy sản xuất sấy dẻo khoai lang. Việt Nam những sản phẩm sấy dẻo khoai lang dạng này với chất lượng ngon tương xứng tiếc là hiện nay chúng tôi chưa nhìn thấy,.mà chỉ thấy dạng “sweet potatoes chips” nhiều hơn.

LƯU Ý KỸ THUẬT THÂM CANH KHOAI LANG

Việc ứng dụng giống khoai lang tốt có năng suất chất lượng cao và “Mười biện pháp kỹ thuật thâm canh khoai lang” đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho nông dân.  Tuy vậy, năng suất, sản lượng, hàm lượng các chất trong củ khoai lang (% chất khô, tinh bột, vitamin, … ) là có sự sai khác rất rõ giữa các địa phương, vùng miền, tùy thuộc chủ yếu vào các yếu tố:  đặc điểm sinh thái khí hậu đất đai và mức độ thích hợp với các giống khoai lang khác nhau; trình độ kỹ thuật thâm canh của dân địa phương và điều kiện kinh tế xã hội liên quan đến sản xuất và tiêu thụ khoai lang; mô hình tổ chức sản xuất tiêu thụ khép kín theo VIETGAP và lợi thế so sánh của khoai lang tại nơi thực hiện.

Khó khăn chính trong sản xuất khoai lang hiện tại là: 1) Giống khoai lang lẫn tạp và thoái hóa; 2) Mười kỹ thuật thâm canh khoai lang người dân vận dụng chưa thật thành thạo, chuyên nghiệp và phù hợp (từ 1) thời vụ trồng, 2) chọn đất, 3) chọn hom giống tốt, 4) kỹ thuật làm đất, 5) bón phân NPK và hữu cơ vi sinh, 6) kỹ thuật trồng, 7) mật độ trồng, 8) phòng trừ sùng khoai lang, sâu đục dây và bệnh hại, 9) đến các biện pháp làm cỏ, nhấc dây, 10) tổ chức sản xuất kinh doanh và tiêu thụ khép kín…); Chưa kiểm soát tốt sùng hà gây hại; Ít đầu tư thâm canh; Chưa tổ chức sản xuất kinh doanh và tiêu thụ khép kín.

Mười kỹ thuật thâm canh khoai lang

  • 1. Lựa chọn xác định giống tốt phù hợp
  • 2. Sử dụng giống tốt đạt tiêu chuẩn (tuyển chọn hệ củ giống tốt)
  • 3. Xác định thời vụ trồng và thời gian xuống giống thích hợp
  • 4. Chọn đất và kỹ thuật làm đất phù hợp hiệu quả
  • 5. Bảo đảm mật độ và khoảng cách trồng
  • 6. Bón phân chăm sóc kịp thời theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
  • 7. Chăm sóc, tưới nước đảm bảo đủ ẩm cho khoai
  • 8. Dặm tỉa làm cỏ kịp thời
  • 9. Phòng trừ sâu bệnh hại khoai lang
  • 10. Thu hoạch, phơi sấy, bảo quản, VIETGAP cho cây khoai lang
           tổ chức sản xuất chế biến kinh doanh và tiêu thụ khép kín

Giống khoai lang HƯNG LỘC 4 (HL4)

Nguồn gốc giống HL4 là giống khoai lang phổ biến ở vùng Đông Nam Bộ. Nguồn gốc Việt Nam. HL4 là giống lai [khoai Gạo x Bí Dalat] x Tai Nung 57 do Trung tâm Nghiên cứu Thực Nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc tạo chọn và giới thiệu (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim 1987). Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống năm 1987.

Đặc tính giống: Thời gian sinh trưởng 85-95 ngày. Năng suất củ tươi 18 – 33 tấn/ ha, tỷ lệ chất khô 27-30%, chất lượng củ luộc khá, vỏ củ màu đỏ, thịt củ màu cam đậm, dạng củ đẹp, lá xanh phân thùy năm khía sâu, dây xanh phủ luống rất gọn, mức độ nhiễm sùng trung bình, nhiễm nhẹ sâu đục dây.

Giống khoai Bí Đà Lạt

Nguồn gốc giống Giống khoai lang Bí Đà Lạt hay còn gọi là khoai lang Bí Mật Đà Lạt là giống một giống khoai lang phổ biến bản địa nguồn gốc tại Đà Lạt do Trung tâm Nghiên cứu Thực Nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc tạo chọn và giới thiệu (Hoàng Kim Nguyễn Thị Thủy, 1981). Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống năm 1981.

Đặc tính giống: Thời gian sinh trưởng 85-95 ngày. Năng suất củ tươi 15 – 23 tấn/ ha, tỷ lệ chất khô 25-27%, chất lượng củ luộc dẽo ngọt, tươm mật, độ dẽo hơn độ bột, vỏ củ màu đỏ, thịt củ màu cam nhạt đến đậm, dạng củ đẹp, dây tím xanh, lá xanh tím hình tim không khía, phủ luống gọn, mức độ nhiễm sùng và sâu đục dây trung bình

Giống khoai lang KOKEY14 (Nhật vàng)

Nguồn gốc giống: Giống Kokey 14 có nguồn gốc Nhật Bản do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc nhập nội năm 1997 từ Công ty FSA (Bảng 1). Giống được tuyển chọn và giới thiệu năm 2002 (Hoang Kim, Nguyen Thi Thuy 2003), hiện là giống phổ biến trong sản xuất ở các tỉnh Nam Bộ và bán nhiều tại các siêu thị.

Đặc tính giống: Thời gian sinh trưởng: 110-120 ngày. Năng suất củ tươi: 15-34. tấn/ha; tỷ lệ chất khô 29-31%. chất lượng củ luộc ngon, vỏ củ màu đỏ, thịt củ màu vàng cam, dạng củ đều đẹp, dây xanh, nhiễm nhẹ sùng (Cylas formicariu) và sâu đục dây (Omphisia anastomosalis) virus xoăn lá (feathery mottle virus), bệnh đốm lá (leaf spot: Cercospora sp), bệnh ghẻ (scab) và hà khoai lang (Condorus sp).

Giống khoai lang MURASAKIMASARI (Nhật tím 1)

Nguồn gốc: Giống Murasa Kimasari có nguồn gốc Nhật Bản, do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc nhập nội năm 1994 từ Công ty FSA (Bảng 1). Giống dài ngày .120 ngày được tuyển chọn dòng poly cross và giới thiệu năm 2002.(Hoang Kim, Nguyen Thi Thuy 2003) hiện được trồng ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, bán tại các chợ đầu mối và siêu thị.

Đặc tính nông học chủ yếu: Thời gian sinh trưởng: 105-110 ngày. Năng suất củ tươi: 10-22. tỷ lệ chất khô 27-30%. chất lượng củ luộc khá ngon, vỏ củ màu tím sẫm, thịt củ màu tím đậm, dạng củ đều đẹp, dây tím xanh, nhiễm nhẹ sùng và sâu đục dây.

Giống khoai lang HL284 (Nhật trắng)

Nguồn gốc giống HL284 thuộc nhóm giống khoai lang tỷ lệ chất khô cao, nhiều bột. Nguồn gốc AVRDC (Đài Loan) /Japan. Giống do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc nhập nội, tuyển chọn và đề nghị khảo nghiệm năm 2000.

Đặc điểm giống: Thời gian sinh trưởng 90-105 ngày. Năng suất củ tươi 18 – 29 tấn/ ha, tỷ lệ chất khô 28-31%, chất lượng củ luộc khá, độ bột nhiều hơn độ dẽo, vỏ củ màu trắng, thịt củ màu trắng kem, dạng củ đều, dây xanh, nhiễm sùng và sâu đục dây trung bình.

Giống khoai lang KB1

Giống khoai lang KB1

Nguồn gốc giống: KB1 là giống khoai lang hiện đang phát triển ở vùng đồng bằng sông Hồng. Giống do Viện Cây Lương thực Cây Thực phẩm tuyển chọn và giới thiệu (Vũ Văn Chè, 2004). Bộ Nông nghiệp và PTNT đã công nhận giống năm 2004.

Đặc điểm giống: Thời gian sinh trưởng 95 -100 ngày. Năng suất củ tươi 22 – 32 tấn/ ha, tỷ lệ chất khô 27-29%, chất lượng củ luộc khá, vỏ củ màu hồng cam, thịt củ màu cam đậm, dạng củ hơi tròn, dây xanh, ngọn tím, nhiễm sùng và sâu đục dây trung bình.

Việt Nam con đường xanh đúc kết, giới thiệu các thành tựu, bài học, mô hình thực tiễn liên kết Nông sản Việt https://www.csruniversal.org/; Ứng dụng công nghệ nâng cao chuỗi giá trị nông nghiệp (Technological application enhances agriculture value chain), gắn kết diễn đàn MALICA (Markets and Agriculture Linkages for Cities in Asia Kết nối Thị trường và Nông nghiệp các thành phố châu Á) và VTV4 https://vtv.vn/video/bizline-15-3-2020-427424.htm

Anh Vũ Thành Trung trung.vuthanh@outlook.com hỏi. Tiến sĩ Hoàng Kim giảng viên chính Cây Lương thực Khoa Nông học Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh trả lời

Hỏi: Kính chào Thầy TS Hoàng Kim, Em đang thực hiện dự án sản xuất xuất khẩu sản phẩm pet foods từ khoai lang..Hiện nay có 2 loại khoai lang dẻo em đang quan tâm là khoai lang Cao Sản và Khoai lang Nhật (đỏ và tím). Mong Thầy giúp đỡ cho em định danh khoa học của loai khoai cao sản và khoai Nhật trồng phổ biến ở Việt Nam để em có thể làm thủ tục nộp hồ sơ đăng ký xuất khẩu vào thị trường Nhật và Mỹ. Ngoài ra, Thầy cho em hỏi có công trình nghiên cứu sấy dẻo khoai lang nào hiện đang được thực hiện ở Việt Nam không? Có qui trình và máy sản xuất không?

Trả lời: Giống khoai lang ở Việt Nam hiện nay có nhiều chủng loại giống, thích hợp với từng vúng, từng vụ, từng loại đất và từng mục tiêu canh tác, sử dụng khác nhau, với năng suất, chất lượng, thời gian sinh trưởng và hiệu quả kinh tế cũng rất khác nhau. Ba giống khoai lang phẩm chất ngon, năng suất cao, được trồng phổ biến nhất Việt Nam trong thời gian vừa qua và hiện nay là giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ), HL491 (Nhật tím) và Hoàng Long

HL518PhuThien

GIỐNG KHOAI LANG HL518 (NHẬT ĐỎ)

Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) là giống khoai lang Việt Nam ưu tú có nguồn gốc từ tổ hợp lai Kokey 14 Nhật Bản polycross, tạo giống tại Việt Nam; giống do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam chọn tạo và giới thiệu (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997 Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997; hiện trồng phổ biến trong sản xuất và bán nhiều ở các siêu thị.

Đặc tính giống: HL518 là giống khoai lang rất ngon. Thời gian sinh trưởng từ 95 đến 110 ngày. Năng suất củ tươi: 17-32 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27-30%. chất lượng củ luộc rất ngon, vỏ củ màu đỏ đậm, thịt củ màu cam đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây. Các chợ và siêu thị trên toàn quốc đều có bán. Sự canh tác cần tuyển lại hệ củ theo bản tả kỹ thuật đã đăng ký, để đảm bảo chất lượng và năng suất.

(*) Notes: xem thêm Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997. Hai giống khoai lang mới HL518 và HL491. Tài liệu báo cáo công nhận hai giống khoai lang HL518 và HL419. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Hội nghị khoa học kỹ thuật nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 16-18/9/1997. 18 trang. Two new sweet potato varieties: HL 518 and HL 491. In: MARD Proc. Vietnam Agricultural Research Workshop held in Ho Chi Minh City, Vietnam, Sep 16- 18/1997. 18p.

Nguồn gốc di truyền: HL518 được nhóm nghiên cứu Việt Nam tuyển chọn trong quần thể 800 hạt khoai lai Kokey 14 polycross nguồn gốc Nhật Bản nhập nội từ CIP vào Việt Nam do chuyên gia CIP là tiến sĩ Il Gin Mok quốc tịch Hàn Quốc. Sau đó Trung tâm Hưng Lộc đã chọn được mẫu giống khoai lang CIP92031 hội được nhiều đặc tính quý, đã sử dụng giống CIP92031 lai hữu tính (back cross) tự phối, tạo chọn được giống HL518. Giống khoai lang ở Việt Nam http://www2.hcmuaf.edu.vn/contents.php?ids=9858&ur=hoangkim

GIỐNG KHOAI LANG HL491 (NHẬT TÍM)

Giống khoai lang HL491 (Nhật tím) do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc chọn tạo và giới thiệu từ tổ hợp lai Murasa Kimasari polycross nguồn gốc Nhật Bản = CN76-2 CIP/AVRDC (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997). Giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997, hiện phổ biến rộng rãi trong sản xuất và bán nhiều ở các siêu thị..Đặc tính nông học chủ yếu: Thời gian sinh trưởng từ 95 đến 110 ngày. Năng suất củ tươi: 15-27 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27- 31%. chất lượng củ luộc khá, vỏ củ màu tía, thịt củ màu tím đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây.

IAS90

Hai giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) và HL491 (Nhật tím) đã được trồng khá phổ biến và mang lại sự thay đổi căn bản về năng suất cao và chất lượng ngon cho sự canh tác khoai lang tại nhiều tỉnh của Việt Nam.

KhoaiSan

Kỷ yếu 90 năm Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam 1925- 2015, trang 51, hình trên ghi rõ: Bảy giống khoai lang tốt được Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn công nhận giống ở các tỉnh phía Nam tiêu biểu nhất là ba giống HL518 (Nhật đỏ) HL491 (Nhật tím) và Hoàng Long. Giống HL518, HL491 hiện đã được trồng khá phổ biến và mang lại sự thay đổi căn bản về năng suất cao và chất lượng ngon cho sự canh tác khoai lang tại nhiều tỉnh của Việt Nam. Những tỉnh trồng hai giống khoai lang này nhiều là Vĩnh Long, Kiên Giang, Đà Lạt, Đăk Nông, Gia Lai, Đồng Nai và Sóc Trăng, … Tại Vĩnh Long, việc thay thế giống khoai lang địa phương Dương Ngọc, Tàu Nghẹn, Bí Đế bằng hai giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) và HL491 (Nhật tím) và ứng dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh thích hợp đã đưa sản lượng khoai lang Vĩnh Long năm 2000 từ diện tích khoai lang 2,5 ngàn ha, năng suất bình quân 18,4 tấn/ ha, sản lượng 46,2 ngàn tấn lên sản lượng khoai lang năm 2011 đạt 248,7 ngàn tấn, diện tích khoai lang 8,5 ngàn ha, năng suất bình quân 29,2 tấn/ ha (Tổng cục Thống kê 2014).

GIỐNG KHOAI LANG HOÀNG LONG

Hoàng Long  là giống khoai lang phổ biến ở Việt Nam từ năm 1981 đến nay. Nguồn gốc: Giống khoai lang Hoàng Long có nguồn gốc Trung Quốc nhập nội vào Việt Nam năm 1968.(*) Giống do Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tuyển chọn và giới thiệu (Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy, 1981. Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống năm 1981; in trên Tạp chí MARD 1991). Đặc tính giống: Thời gian sinh trưởng 85-95 ngày. Năng suất củ tươi 15 – 27 tấn/ ha, tỷ lệ chất khô 27-30%, chất lượng củ luộc khá, vỏ củ màu hồng sẫm, thịt củ màu vàng cam, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím phủ luống gọn, mức độ nhiễm sùng và sâu đục dây trung bình.

(*) Notes: xem thêm Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy, 1981: Tiến bộ mới trong chọn giống khoai lang ở các tỉnh phía Nam Việt Nam. (Recent progress in Sweet Potato varietal improvement in South Vietnam. Báo cáo công nhận chính thức bốn giống khoai lang Hoàng Long, Chiêm Dâu, Gạo, Bí Đà Lạt. Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm. Hội nghị khoa học kỹ thuật nông nghiệp các tỉnh phía Nam lần thứ nhất, thành phố Hồ Chí Minh, 9-11/5/1981. 33 trang MAFI (MARD), Proc. 1st Vietnam Agricultural Research Workshop held in Ho Chi Minh City, Vietnam, May 09-11/1981.33 pages)

Khoai lang Hoàng Long có nguồn gốc tại Thái Sơn, Thái An, Sơn Đông, Trung Quốc do tổ chuyên gia Trung Quốc mang vào Việt Nam năm 1968 làm việc với các chuyên gia nông nghiệp Việt Nam Quách Ngọc Ân, Đinh Thế Lộc. Khoai lang Hoàng Long được  trồng đầu tiên tại chân núi Trường Sinh thuộc bản Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện miền núi Cẩm Thủy và phát triển rộng nhất ở huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa. Giống khoai lang Hoàng Long chọn lọc do Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh thu thập, tuyển chọn và giới thiệu công nhận giống năm 1981.

Khoai Hoàng Long chọn lọc được tuyển chọn theo hướng năng suất cao phẩm chất ngon vỏ củ màu hồng sẫm, thịt củ màu vàng cam, dạng củ đều đẹp, chất lượng ngon, độ dẽo hơn độ ngọt (hình trên). Đây là giống khoai lang cao sản được trồng phổ biến nhất Việt Nam trong bốn mươi năm qua, nhiều nhất tại tỉnh Thanh Hóa. Giống khoai Hoàng Long tuyển chọn tại Việt Nam có chất lượng ngon hơn và ngắn ngày hơn so với giống gốc đầu tiên tại Trung Quốc.

Khoai lang Thái An, Sơn Đông Trung Quốc  (hình ảnh Hoàng Kim chụp ngày 26. 5. 2018 tại Thái An, Sơn Đông). Trung Quốc dường như đã có qui trình và máy sản xuất sấy dẻo khoai lang. Việt Nam những sản phẩm sấy dẻo khoai lang dạng này với chất lượng ngon tương xứng tiếc là hiện nay tôi chưa nhìn thấy,.mà chỉ thấy dạng “sweet potatoes chips” nhiều hơn.

LƯU Ý KỸ THUẬT THÂM CANH KHOAI LANG

Việc ứng dụng giống khoai lang tốt có năng suất chất lượng cao và “Mười biện pháp kỹ thuật thâm canh khoai lang” đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho nông dân.  Tuy vậy, năng suất, sản lượng, hàm lượng các chất trong củ khoai lang (% chất khô, tinh bột, vitamin, … ) là có sự sai khác rất rõ giữa các địa phương, vùng miền, tùy thuộc chủ yếu vào các yếu tố:  đặc điểm sinh thái khí hậu đất đai và mức độ thích hợp với các giống khoai lang khác nhau; trình độ kỹ thuật thâm canh của dân địa phương và điều kiện kinh tế xã hội liên quan đến sản xuất và tiêu thụ khoai lang; mô hình tổ chức sản xuất tiêu thụ khép kín theo VIETGAP và lợi thế so sánh của khoai lang tại nơi thực hiện.

Khó khăn chính trong sản xuất khoai lang hiện tại là: Giống khoai lang lẫn tạp và thoái hóa; Mười kỹ thuật thâm canh khoai lang người dân vận dụng chưa thật thành thạo, chuyên nghiệp và phù hợp (từ 1) thời vụ trồng, 2) chọn đất, 3) chọn hom giống tốt, 4) kỹ thuật làm đất, 5) bón phân NPK và hữu cơ vi sinh, 6) kỹ thuật trồng, 7) mật độ trồng, 8) phòng trừ sùng khoai lang, sâu đục dây và bệnh hại, 9) đến các biện pháp làm cỏ, nhấc dây, 10) tổ chức sản xuất kinh doanh và tiêu thụ khép kín…); Chưa kiểm soát tốt sùng hà gây hại; Ít đầu tư thâm canh; Chưa tổ chức sản xuất kinh doanh và tiêu thụ khép kín.

Chúng tôi sẵn sàng hợp tác nghiên cứu phát triển giống khoai lang và các biện pháp kỹ thuật thâm canh để lựa chọn giống xác định địa bàn phù hợp đạt chất lượng năng suất khoai lang cao và hiệu quả kinh tế. Ba bài viết “GIỐNG KHOAI LANG VIỆT NAM” “Khoai lang Hoàng Long trên Yên Tử” “Khoai lang Việt Nam từ giống tốt đến thương hiệu” mời đọc thêm để tiện theo dõi. Chúc bạn vui khỏe và thành công.

KHOAI VIỆT TỪ GIỐNG TỐT ĐẾN THƯƠNG HIỆU

Hỏi: Kính chào Thầy TS Hoàng Kim, xin cho biết giống khoai lang tốt và thương hiệu khoai lang tốt hiện nay ở Việt Nam?

TS. Hoàng Kim Trả lời: Khoai Việt hiện đã có những giống khoai lang tốt chất lượng ngon, năng suất cao, được nông dân thích trồng và thị trường ưa chuộng như giống khoai HL518 (Nhật đỏ), HL491 (Nhật tím), Hoàng Long, Kokey 14 (Nhật vàng), Bí Đà Lạt,… Giống tốt thích nghi rộng như khoai lang Hoàng Long từ lúc công nhận giống cho đến nay đã khoảng 40 năm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong diện tích khoai lang trồng ở các tỉnh phía Bắc. Chúng ta cũng đã có thương hiệu khoai lang Ba Hạo (Hạo Đỗ Quý ) vang bóng một thời. Anh Đỗ Quý Hạo đã được Nhà nước Việt Nam vinh danh trong Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc năm 2010 và nay anh đang thành “chuyên gia” giúp nhiều tỉnh “xây dựng mô hình khoai lang Nhật”. Thế nhưng, khoai lang Việt từ giống tốt đến thương hiệu vẫn còn là một câu chuyện dài…

Giống khoai lang HL518 Nhật Đỏ: Trúng mùa (ảnh Đỗ Quý Hạo)

Giống khoai lang ngon năng suất cao ở miền Nam

Trước năm 1975, giống khoai lang ở Việt Nam chủ yếu được tiêu thụ tươi và làm thức ăn gia súc. Giống khoai lang phổ biến ở miền Nam là Trùi Sa, Trà Đõa, Dương Ngọc lá tròn, Dương ngọc lá tím, Tàu Nghẹn, Bí Đế, Đặc Lý, Bí mật Đà Lạt và Okinawa 100. Đề tài : “Chọn tạo giống sắn khoai lang thích hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp miền Nam” là đề tài do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam chủ trì thực hiện, thuộc chương trình cấp Bộ 1981-1990, sau đó tiếp tục 1991-2006, và kết nối hợp tác Quốc tế với CIAT, VEDAN (sắn), CIP (khoai lang), Việt Tiệp (sắn xen đậu rồng), IRRI (hệ thống cây trồng cây có củ trên nền lúa)… với nhiều tổ chức quốc tế khác. Mục tiêu: nhập nội, thu thập, lai tạo, bảo tồn, tuyển chọn và phát triển các giống sắn và khoai lang có năng suất cao, chất lượng tốt, thích hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp miền Nam. Kết quả (riêng về khoai lang) “Tiến bộ mới trong chọn tạo giống khoai lang ở các tỉnh phía Nam” (1981-2006) đã tuyển chọn được bảy giống khoai lang gồm: Hoảng Long, Chiêm Dâu, Khoai Gạo, Bí Đà Lạt (Bộ Nông nghiệp Công nghiệp Thực phẩm công nhận giống năm 1981), HL4 (Bộ Nông nghiệp Công nghiệp Thực phẩm công nhận giống năm 1987); HL518 và HL491 ( Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997). Đây là những giống khoai lang chủ lực trong sản xuất tại thời điểm, HL518 (Nhật đỏ) và HL491 (Nhật tím) đột phá về chất lượng khoai ngon. Những tỉnh trồng hai giống khoai lang này nhiều là Vĩnh Long, Kiên Giang, Đà Lạt, Đăk Nông, Gia Lai, Đồng Nai và Sóc Trăng. Điển hình tỉnh Vĩnh Long sản lượng khoai lang năm 2000 là 46,2 ngàn tấn, diện tích khoai lang 2,5 ngàn ha, năng suất bình quân 18,4 tấn/ ha, năm 2011 sản lượng khoai lang đạt 248,7 ngàn tấn, diện tích khoai lang 8,5 ngàn ha, năng suất bình quân 29,2 tấn/ ha (Tổng cục Thống kê 2014) do trồng thâm canh Nhật tím HL491 và Nhật đỏ HL518.

Khoai lang HL518 khác biệt Beni Azuma?

TS Hoàng Kimtrả lời thư em Trần Ngọc Đức (tranngocduc20071996@gmail.com)

Câu hỏi: Gửi thầy Hoàng Kim. Em tên là Trần Ngọc Đức, sinh viên lớp DH14NHGL. Em viết bài thu hoạch cây lương thực về đề tài cây khoai lang Nhật Bản ở huyện Tuy Đức tỉnh Đắk Nông. Giống khoai lang này vỏ đỏ hồng, ruột vàng tương tự giống HL518 nhưng họ nói đó là giống khoai lang Nhật Bản Beni Azuma mà không nói rõ tên riêng. Cho em hỏi làm thế nào để biết giống khoai lang HL518 khác biệt Beni Azuma?

Trả lời: Em muốn biết giống khoai lang HL518 khác biệt Beni Azuma như thế nào? Em hãy: 1) tìm hiểu nguồn gốc lý lịch giống gốc, nơi mua bán, cách sử dụng và vùng phân bố ; 2) tìm hiểu đặc trưng hình thái và tự đánh giá thông tin DUS về tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống đó, 3) xác định đặc tính nông sinh học qua kết quả khảo nghiệm VCU theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-60 : 2011/BNNPTNT về giá trị canh tác và sử dụng của giống khoai lang đó. Ba ý này đủ giúp em phân biệt.Khoai lang HL518 khác biệt với khoai lang Beni Azuma trồng ở Việt Nam: 1) Giống khoai lang HL518 và Beni Azuma đều có vỏ củ màu đỏ và thịt củ màu vàng, dây xanh tím, lá hình tim, nhưng thịt củ HL518 màu vàng cam đậm hơn, chất lượng củ luộc bột và thơm ngon hơn so với thịt củ Beni Azuma màu vàng cam nhạt với chất lượng củ luộc dẽo mềm hơn, dạng củ HL518 thuôn láng và đều củ hơn so Beni Azuma dạng củ dài ; 2) Giống khoai lang HL518 thời gian sinh trưởng 90 -110 ngày so với Beni Azuma thời gian sinh trưởng 120 -140 ngày (Trung tâm Hưng Lộc đã thử nghiệm nhiều năm các giống khoai lang Nhật Bản nhập hom, hạt và cấy mô đều có thời gian sinh trưởng dài 120 -140 ngày. GS Nguyễn Văn Uyển cũng đã nhận xét tương tự khi nhập giống khoai lang Nhật Bản trực tiếp từ GS Watanabe thử nghiệm nhân nhanh bằng cấy mô để sản xuất khoai Nhật bán cho Nhật nhưng không thành công. Cần nhất là giống khoai chất lượng Nhật nhưng ngắn ngày Việt. Việc lai giống và chọn dòng khoai lang Nhật ở Việt Nam là rất cần thiết để chọn dòng khoai lang Nhật thời gian sinh trưởng ngắn và nhóm nghiên cứu của thầy đã thành công khi thực hiện điều ấy để tuyển chọn được hai giống khoai lang HL518 Nhật đỏ và HL491 Nhật tím là giống khoai lang thương hiệu Việt. Nay phép thử đồng ruộng của em là hỏi nông dân trực tiếp trồng xem giống khoai lang đó thời gian sinh trưởng bao nhiêu ngày?); 3) Giống khoai lang HL518 là khoai Việt chất lượng Nhật có bản tả kỹ thuật chi tiết đã được Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997, khác biệt rất rõ so với giống Beni Azuma là khoai dẽo dài ngày của Nhật. Em cần xác minh rõ thêm về hồ sơ nhập giống, nguồn gốc, đặc tính giống và đối chiếu với thực tiễn sản xuất thì rõ ràng. Chúc em thành công.

ĂN KHOAI KIỂU NHẬT
Hoàng Kim

ĂN khoai kiểu Nhật nhớ em tôi
KHOAI Đỗ Quý Hạo thật tuyệt vời
KIỂU ngon nướng hầm nghiền hấp luộc
NHẬT đỏ (HL518) Nhật tím (HL491) ngon nhất thôi

Ăn khoai kiểu Nhật thì họ thích nhắt ăn nướng; kế đến là hầm nghiền hấp luộc. Hai giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) và HL91 (Nhật tím) đáp ứng tốt thị trường khó tính này.

Viện phòng chống ung thư công bố bảng xếp hạng hàm lượng ức chế ung thư trong các loại rau:
01) Khoai lang nấu chín 98,7%
02) Khoai lang sống 94,4%
03) Măng tây 93,9%
04) Bắp cải 91,4%
05) Hoa cải dầu 90,8%
06) Cần tây 83,7%
07) Bông cải 82,8%
08) Cà tím 74,0%
09) Tiêu 55,5%
10) Cà rốt 46,5%
11) Cây linh lăng 37,6%
12) Cây tế thái 35,4%
13) Cây su hào 34,7%
14) Cây mù tạt 32,9%
15) Cải dưa 29,8%
16) Cà chua 23,8%

Lời khuyên: Tất cả các loại khoai lang đều có chứa collagen, khoai lang vàng nhiều nhất, và hầu hết các thành phần chống ung thư chứa nhiều nhất ở khoai lang tím và nước chanh nóng không đường.

Từ khóa: Nông sản Việt https://www.csruniversal.org; Việt Nam con đường xanh; Giống khoai lang Việt Nam; Giống khoai lang HL518; Giống khoai lang HL491; Giống khoai Hoàng Long; Giống khoai lang HL4; Giống khoai Bí Đà Lạt;

CÓ MỘT NGÀY NHƯ THẾ
Hoàng Kim
thăm anh Trần Duy Quý

Có một ngày như thế
Khuya muộn ghé thăm nhau.
Đầy niềm vui ngày mới
Tỉnh thức cùng ban mai

Có một ngày như thế
Giữa cuộc đời yêu thương
Em đi tìm điều hay
Tôi bày em việc tốt

Mừng anh thương hoa lúa
Nghề giống yêu trọn đời
Cụ rùa vàng cần mẫn
Qua cầu tới thảnh thơi.

LỐI XUÂN
Hoàng Kim nối thơ Trần Duy Quý

Gia đình Nông nghiệp người ơi
Tổ tiên trao lại truyền đời cháu con
Lúa Lan Lạc Lợn thì còn
Nước Phân Cần Giống tốt hơn nói nhiều.
Bạn tôi chọn Lúa để yêu
Nửa đời còn lại đến thời chăm Lan

Mình thì vui thú nước non
Ban mai tỉnh thức vẫn còn say mê
Sắn Khoai Ngô Lúa chọn nghề
Làm thơ viết sách lắng nghe chuyện đời
Thung dung bước tới thảnh thơi
Tình yêu cuộc sống về nơi thanh nhàn.

xem tiếp Có một ngày như thế https://hoangkimlong.wordpress.com/category/co-mot-ngay-nhu-the/

PHỤC SINH GIỮA TỐI SÁNG
Hoàng Kim

Lev Tonstoy viết Phục sinh nghe nói sau một trận ốm sinh tử, và ông chợt ngộ ra được bài học vô giá, mà ông chưa hề hiểu sâu sắc trước đó. Hoàng Kim cũng có một trận ốm bất ngờ, mấy năm trước, suýt chết, sụt cân 12 ký, từ 80 ký xuống còn 68 ký, với bất ngờ trên giường bệnh đọc rất kỹ và tự mình ngộ ra được Lev Tonstoy và Phục sinh.

1

Lev Tonstoy và Phục sinh

Tôi đọc ‘Phục sinh’ và ‘Đường sống’ của Lev Tonstoy giữa vùng tối sáng. Đời người thật may mắn được trãi nghiệm qua những khoảnh khắc hiểm nghèo sinh tử, để thấu hiểu giá trị cuộc sống. Tôi đã đi trong vùng tối, lần tìm giữa vùng tối sáng và may mắn phục sinh tìm được đường sống ánh sáng minh triết. Ta chợt chứng ngộ thấu hiểu giá trị của những lời khuyên khôn ngoan, tác phẩm lớn trở nên dễ đọc dễ hiểu hơn. ‘Đường sống’ là sách nghị luận khó đọc nhưng nay đọc thật thích, ‘Phục sinh’ thì thật tuyệt vời.

Phục sinh là tiểu thuyết sau cùng của Lev Tonstoy, xuất bản năm 1899, thể hiện cô đọng đầy đủ và hệ thống nhất ước vọng và lòng nhiệt tâm, triết lý đạo đức của Tonstoy. Sách kể câu chuyện của một vị quý tộc tự thú những vô minh của mình và gửi gắm ước muốn, quan niệm minh triết về tình yêu cuộc sống. Maksim Gorky kể rằng Lev Tolstoy đã khóc trước mặt Gorky và Chekhov khi ông đọc phần kết của tác phẩm này. Lev Tonstoy sau khi viết Phục sinh, ông gần như đã dành toàn bộ phần cuối cuối đời mình cho chuyện cổ tích người lớn và ngụ ngôn cho trẻ em. Một số truyện ngụ ngôn được ông phỏng theo ngụ ngôn Ê dốp và truyện Hindu. Minh triết cho mỗi ngày (Wise Thoughts for Every Day) lắng đọng tinh hoa hơn. Lev Tonstoy coi sự yêu thích là tự mình tỉnh thức.

Lev Tolstoy sinh ngày 9 tháng 9 năm 1828, mất ngày  20 tháng 11 năm 1910, với kiệt tác “Chiến tranh và hoà bình” và “Anna Karenina” là đỉnh cao của sử thi và tiểu thuyết hiện thực cuộc sống Nga, được mệnh danh là tiểu thuyết gia vĩ đại nhất trong tất cả các nhà viết tiểu thuyết, con sư tử chúa tể sơn lâm trên đại ngàn văn chương Nga. Lev Tonstoy không chỉ là nhà văn kiệt xuất mà còn là một minh sư, một nhà tư tưởng vĩ đại và một bậc hiền minh, nhà đạo đức có tiếng với tư tưởng chống lại cái ác thể hiện xuyên suốt trong tác phẩm “Vương quốc Chúa Trời trong bạn” (tiếng Anh: The Kingdom of God Is Within You), đã ảnh hưởng tới những hình tượng của thế kỷ 20 như Mahatma Gandhi và Martin Luther King. Lev Tonstoy là người theo chủ nghĩa hoà bình, nhà cải cách giáo dục, người ăn chay, người theo chủ nghĩa vô chính phủ tín đồ Cơ Đốc, nhà tư tưởng đạo đức, và là một thành viên có ảnh hưởng của gia đình Tolstoy.

Bá tước Lev Tolstoy.có tầm ảnh hưởng sâu rộng toàn cầu về văn chương và chính luận là điều không ai có thể nghi ngờ. “Chiến tranh và hòa bình” tác phẩm đỉnh cao của ông là đỉnh cao của trí tuệ con người, tiểu thuyết sử thi vĩ đại đưa Lev Tolstoy vào trái tim của nhân loại và  được yêu mến ở khắp mọi nơi trên thế giới. Tác phẩm “Chiến tranh và hòa bình được bình chọn là kiệt tác trong sách “Một trăm kiệt tác“ của hai nhà văn Nga nổi tiếng I.A.A-Bra- mốp và V.N. Đê-min do Nhà xuất bản Vê tre Liên bang Nga phát hành năm 1999, Nhà xuất bản Thế Giới Việt Nam phát hành sách này năm 2001 với tựa đề “Những kiệt tác của nhân loại“, dịch giả là Tôn Quang Tính, Tống Thị Việt Bắc và Trần Minh Tâm. “Chiến tranh và hòa bình” cũng được xây dựng thành bộ phim cùng tên do đạo diễn là Sergey Fedorovich Bondarchuk, công chiếu lần đầu năm 1965 và được phát hành ngày 28 tháng 4 năm 1968 tại Hoa Kỳ. Phim đoại giải thưởng Oscar phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc nhất năm 1968 và danh tiếng mọi thời đại.

Lev Tonstoy khởi đầu những cột mốc lớn trong chặng đường tư tưởng của mình bằng bộ ba cuốn tiểu thuyết tự truyện xuất bản đầu tiên năm 1852 -1856 gồm “Thời thơ ấu”, “Thời niên thiếu”, và “Thời tuổi trẻ”  sau đó đến các kiệt tác “Chiến tranh và Hòa bình, Anna Karenina, Phục sinh, Đường sống, sách cổ tích ngụ ngôn cho trẻ em, người lớn và cuối cùng là suy niệm mỗi ngày. Đó là một kho tàng trí tuệ minh triết vĩ đại của một bậc Thầy.

PHỤC SINH
Tác giả: Lev Tolstoy Dịch giả: Vũ Đình Phòng, Phùng Uông
Số chương: 129 chương

2

Phục sinh giữa tối sáng

Minh triết cho mỗi ngày (Wise Thoughts for Every Day) chuyện cổ tích người lớn Chuyện ngụ ngôn trẻ em là trọng tâm nổ lực của Lev Tonstoy suốt trên hai mươi năm (1889-1910) Minh triết cho mỗi ngày là công trình trọng yếu cuối cùng của Lev Tonstoy và ông đã xem nó là đóng góp quan trọng nhất của ông cho nhân loại. Theo Peter Serikin tại lời giới thiệu của tác phẩm này “Tonstoy giữ cái ‘cẩm nang’ cho một cuộc sống tốt này trên bàn làm việc của ông trong suốt những năm cuối cùng đời mình cho đến phút cuối (thậm chí ông còn yêu cầu trợ lý cùa mình V. Chertkov, đưa cho ông xem bản in thử trên giường chết của ông) Chi tiết nhỏ này cho thấy Tonstoy yêu quý tác phẩm này xiết bao!”. Cũng theo Peter Serikin bộ ba tập sách ‘Minh triết của hiền nhân’ 1903 (The Thoughts of Wise Men) ; Một chu kỳ đọc (A Circle of Reading’ 1906; Minh triết cho mỗi ngày 1909 (Wise Thoughts for Every Day) dường như phát triển sau khi Lev Tonstoy bệnh nặng và phục sinh như một phép lạ cuối năm 1902. Bộ ba này của Tonstoy hết sức phổ biến từ lần xuất bản thứ nhất vào năm 1903 cho đến năm 1917. Rồi cả ba cuốn đều không được xuất bản trong suốt thời kỳ gần 80 năm vì nội dung tôn giáo của chúng, và nó được xuất hiện trở lại gần đây sau sự sup đổ của Liên bang Xô Viết. Sách ‘Suy niệm mỗi ngày’ nguyên tác tiếng Nga của Lev Tonstoy do Đỗ Tư Nghĩa dịch từ bản tiếng Anh ‘Wise Thoughts for Every Day’ của Peter Serikin xuất bản ở New York Mỹ từ năm 2005 và, Bản quyền bản tiếng Việt của Công ty THHH Văn Hóa Khai Tâm 2017. Hành trình cuốn sách này đến Việt Nam khá muộn nhưng may mắn thay những tư tưởng minh triết của nhà hiền triết Lev Tonstoy đã tới chúng ta gợi mở cho sự suy ngẫm ‘minh triết cho mỗi ngày’ cùng đồng hành với người thầy hiền triết vĩ đại.

Lev Tonstoy sau khi phục sinh đã đi vào một lĩnh vực nhiều ẩn dụ mênh mông như biển. Tôi lắng nghe một lời nói thăm thẳm từ nhận thức của đạo Bụt:  “Ngươi theo tay ta chỉ. Kia là mặt trăng. Nên nhớ: Ngón tay ta không là mặt trăng”.Trang đầu Phục sinh của Lev Tonstoy chép lời  Luca, VI, 40. “Học trò không hơn được Thầy; nhưng học trò nào tu hành trọn đạo thì tất sẽ được như Thầy”. Mathieu XVIII, 21. – Pi-e bèn đến gần Chúa và hỏi: “Thưa Chúa, khi anh em tôi có lỗi với tôi thì tôi sẽ tha thứ cho họ mấy lần? Có đến bảy lần không?” Mathieu XVIII, 22. – Jesus đáp: “Ta không nói là đến bảy lần, mà bảy mươi lần” Mathieu XII, 3. – “Cớ sao ngươi nhìn thấy sợi rơm nhỏ trong mắt anh em ngươi mà chẳng thấy cây gỗ lớn trong chính mắt ngươi?” Jeans XIII, 7 – “Trong các ngươi ai không có tội lỗi hãy ném đá trước nhất vào người đàn bà đó”.

Lev Tonstoy ngay trang đầu Phục sinh chép lời Luca, VI, 40. “Học trò không hơn được Thầy; nhưng học trò nào tu hành trọn đạo thì tất sẽ được như Thầy”. Tôi lắng nghe một lời nói thăm thẳm từ nhận thức đạo Bụt:“Ngươi theo tay ta chỉ. Kia là mặt trăng. Nên nhớ: Ngón tay ta không là mặt trăng”. Đức Nhân Tông viết “Hãy quay về với tự thân chứ không tìm ở đâu khác“. Phục sinh. Lên Yên tử

Tôi bừng tỉnh ngộ.

Tôi trở về việc thường ngày với CNM365 Tình yêu cuộc sống.

2.

Cuối dòng sông là biển
Phục sinh, thơ Hoàng Kim. ‘Cuối dòng sông là biển Cuối cuộc tình yêu thương. Đức tin phục sinh thánh thiện Yêu thương mở cửa thiên đường’. Tôi ngộ được điều anh Nguyễn Quốc Toàn viết “Có nhiều đêm sông chảy về trong giấc mơ, tỉnh dậy không thấy đâu. Thảng thốt gọi thầm Nhật Lệ ơi” để lần tìm sự học và viết về các dòng sông lớn Việt Nam.

Cuối dòng sông là biển là câu chuyện dài cho những ai thích nhìn lại ý nghĩa cuộc đời, những giá trị di sản lắng đọng, nhìn lại sự được mất thành bại trong đời mình, tìm về giá trị đích thực của năm tháng đi qua chỉ tình yêu ở lại, tìm về cội nguồn lịch sử văn hóa dân tộc. Chúng ta công tâm nhìn lại những giá trị lịch sử văn hóa di sản: 1. Phục sinh giữa tối sáng; 2. Dạo chơi non nước Việt; 3. Đi như một dòng sông; 4. Nam tiến của Người Việt. 5. Đoàn tụ đất phường Nam. “Nhớ lời dặn Trúc Lâm Trần Nhân Tông “Quay về tự thân không tìm đâu khác”. Lev Tonstoy minh triết mỗi ngày .“Hãy luôn hạnh phúc và sung sướng”. ; Lời dặn của Thánh Trần, “khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy” để chứng ngộ thấu hiểu giá trị của các lời khuyên khôn ngoan tại nhiều cuộc đời danh nhân và những tinh hoa tác phẩm lớn.

Nam tiến của người Việt từ thời tự chủ đến nay gồm giai đoạn 1 (1009- 1558) Nam Tiến đến sông Gianh Quảng Bình là cực nam của Đằng Ngoài; giai đoạn 2 Nam Tiến tới núi Đại Lãnh sông Kỳ Lộ Phú Yên là cực nam của Đằng Trong; giai đoạn 3 Nam tiến tới sông Đồng Nai tới sông Tiền sông Hậu, kết nối toàn vẹn Việt Nam ngày nay;

Đó là những chỉ dấu sinh tồn của dân tộc, mà nói theo cách nói tinh hoa giản lược của cụ Đào Duy Anh là lịch sử Việt Nam qua các đời suốt 4000 năm chỉ giản lược chia làm hai phần. Giữ vững miền Bắc và Nam tiến.

Cụ Đào Duy Anh viết: “Khắp một vùng trung châu Bắc Việt, không mẩu đất nào là không có dấu vết thảm đảm kinh dinh của tổ tiên ta để giành quyền sống với vạn vật; suốt một dải Trung Việt vào đến trung châu Nam Việt, không một khúc đường nào là không nhắc lại sự nghiệp gian nan tiến thủ của tổ tiên ta để mở rộng hy vọng cho tương lai.”.

Chúng ta có thấu hiểu điều đó mới nắm vững được nông nghiệp, du lịch sinh thái, lịch sử địa chính trị, văn hóa giáo dục kinh tế xã hội Việt Nam. Non nước Việt Nam ân tình thấm máu xương nhiều đời của dân tộc Việt và cộng đồng.

Đời tôi xuôi phương Nam thuận theo tự nhiên lắng đọng ân tình đặc biệt của ba khóa bạn hữu khóa 4 trồng trọt và khóa 10 trồng trọt Trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc (đó là Trường Đại học Nông Lâm Huế và Đại học Nông Lâm Bắc Giang ngày nay), với khóa 2 Trồng trọt (ba lớp 2a, 2b, 2c) Trường Đại học Nông nghiệp 4 là Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh hiện tại. Năm ghi chép trãi nghiệm hạnh phúc 1. Phục sinh giữa tối sáng; 2. Dạo chơi non nước Việt; 3. Đi như một dòng sông; 4. Nam tiến của Người Việt. 5. Đoàn tụ đất phường Nam.là những may mắn trãi nghiệm của đời người gắn liền phục sinh, đường sống của dân tộc.

3

Chuyện cổ tích người lớn

Thầy Quyền thâm canh lúa.nói với tôi; “Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trước đây đã nói và ngày nay thiền sư Lý Hồng Chí, trong Chuyển pháp luân, đã nhắc lại: Bất thất giã bất đắc, đắc tựu đắc thất. Nghĩa là ở đời người ta nếu không mất gì cả thì cũng không thu được gì cả, hay có được thì phải có mất.  Nghĩ lại suốt cuộc đời Thầy đã mất nhiều công tu luyện nên cũng được bù đắp lại khá xứng đáng, Đó là Thầy được học hành tử tế so với nhiều người bạn cùng tuổi do phải tham gia trực tiếp trong hai cuộc kháng chiến mà nhiều bạn đã hy sinh xương máu, hy sinh gia đình vợ con, hay có bạn còn sống nhưng trên thân mình còn mang đầy thương tật, hoặc con cái bị nhiễm chất độc da cam đang sống như thân tàn ma dại. Như vậy họ mất lớn hơn là được. Còn Thầy cũng có những cái mất mà đáng lẽ không mất. Ví dụ nhường suất lương cho người khác để 14 năm sau mới được lên một bậc lương hay khi được chuẩn bị cho làm chức Viện trưởng, Thầy lại tự gạch tên mình khỏi danh sách (thầy Nguyễn Công Tạn hay thầy Ngô Thế Dân đã có ý định sẵn, chỉ cần Thầy im lặng là được). Nhưng những cái mất đấy là Thầy tự nguyện để mất, chứ không phải vì tranh đấu không được mà bị mất. Kể như vậy cũng phù hợp với câu nói của Phật ở trên, Thầy mất để sức khoẻ của Thầy được cải thiện tốt hơn Thầy có thể sống tốt hơn, vợ con Thầy cũng được sống yên lành hơn. Nếu Thầy muốn được vẹn tròn có khi lại bị mất cũng đau đớn. Nghĩ được như vậy là Thầy thấy lòng mình thanh thản. Ngoài ra cái được Thầy đang có còn to lớn hơn cái mất đó là tình thương, sự đồng cảm của rất nhiều người, từ bạn học, bạn công tác, đồng nghiệp hay học trò và ngay cả những người ngoài đơn vị, chỉ đôi lần quan hệ công tác cũng dành cho Thầy những tình cảm chân thành. Không ít người có nhiều tiền của hơn nhưng lại không có được tình cảm người khác dành cho như Thầy. Thiết nghĩ đó là cái được mà Thầy đã thu được nhiều hơn là cái mất. Vì ở đời,Trời không cho ai tất cả, và Trời cũng không lấy đi của ai tất cả. Đó cũng là triết lý của cuộc sống. Nghĩ như vậy nên khi còn có sức khỏe (do dày công tự luyện tập) mà Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền hay các đơn vị khác còn cần đến Thầy, nên Thầy vẫn tiếp tục cùng chung sức với các bạn trẻ để chuyển giao những tiến bộ khoa học mới nhằm góp phần nhỏ bè của mình giúp nông dân vượt qua điều kiện khí hậu đang ngày càng biến đổi phức tạp để hội nhập với nông dân các nước trong khu vực và thế giới”.

Minhtrietsongthungdungphuchau4

4.

Minh triết sống phúc hậu

Bản chất cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và vô thường. Minh triết của đời người hạnh phúc là biết sống thung dung, phúc hậu, thanh thản, an nhiên tự tại, nhận ra kho báu vô giá của chính mình, không lo âu, không phiền muộn, sống với tinh thần dịu hiền và trái tim nhẹ nhõm.

Bài giảng đầu tiên của đức Phật

Tứ Diệu đế – Sự khổ: Nguyên nhân, Kết quả và Giải pháp – là bài giảng đầu tiên của Phật (Thích ca Mầu ni -Siddhartha Gamtama), nhà hiền triết phương đông cổ đại. Người là hoàng tử Ấn Độ, đã có vợ con xinh đẹp nhưng trăn trở trước sự đau khổ, thiếu hoàn thiện và vô thường (Dukkha) của đời người mà Phật đã xuất gia vào năm hai mươi chín tuổi để đi tìm sự giác ngộ. Người đã dấn thân suốt sáu năm trời tự mình đi tìm kiếm những vị hiền triết nổi tiếng khắp mọi nơi trong vùng để học hỏi và thực hành những phương pháp khác nhau nhưng vẫn chưa đạt ngộ.  Cho đến một buổi chiều ngồi dưới gốc bồ đề, thốt nhiên Người giác ngộ chân lý  mầu nhiệm lúc ba mươi lăm tuổi. Sau đó, Người đã  có bài giảng đầu tiên cho năm người bạn tu hành. Mười năm sau, Phật thuyết pháp cho mọi hạng người và đến 80 tuổi thì mất ở Kusinara (Uttar Pradesh ngày nay). Học thuyết Phật giáo hiện có trên 500 triệu người noi theo.

Bài giảng đầu tiên của Phật là thấu hiểu sự khổ (dukkha), nguyên nhân (samudaya), kết quả  (nirodha) và giải pháp (magga). Tôn giáo được đức Phật đề xuất là vụ nổ Big Bang trong nhận thức, san bằng mọi định kiến và  khác hẵn với tất cả các tôn giáo khác trước đó hoặc cùng thời trong lịch sử Ấn Độ cũng như trong lịch sử nhân loại. Phật giáo chủ trương bình đẳng giai cấp, bình đẳng giữa con người có máu cùng đỏ, nước mắt cùng mặn, hết thảy các pháp là vô ngã. Mục đích là vô ngã là sự chấm dứt đau khổ và phiền muộn để đạt sự chứng ngộ bất tử, Niết bàn.

Kinh Phật với triết lý vô ngã: Chân lý là suối nguồn, chứ không phải là con người thần thánh hoặc chân lý tuyệt đối. Vị trí độc đáo của Phật giáo là một học thuyết mang đầy đủ tính cách mạng tư tưởng và cách mạng xã hội (1). Tiến sĩ triết học Walpola Rahula là giáo sư Trường Đại học Tổng hợp Ceylan (Pháp) đã tìm tòi văn bản cổ và giới thiệu tài liệu nghiêm túc, đáng tin cậy này (Lời Phật dạy. Lê Diên biên dịch). (2)

Trúc Lâm Trần Nhân Tông

Trần Nhân Tông (Trần Khâm 1258- 1308) là vua Phật đời Trân (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Người là tổ sư Trúc Lâm Yên Tử, nhà chiến lược kỳ tài, nhà văn hóa kiệt xuất, nhà thơ lớn và Con Người Hoàn Hảo của dân tộc Việt Nam. Người đã viết: Cư trần lạc đạo, triêt lý nhân sinh rất nổi tiếng “Ở đời vui đạo, mặc tùy duyên/ Hễ đói thì ăn, mệt ngủ liền/ Kho báu trong nhà thôi tìm kiếm/ Vô tâm đối cảnh hỏi chi thiền.”

Trần Nhân Tông với 50 năm cuộc đời đã kịp làm được năm việc lớn không ai sánh kịp trong mọi thời đại của tất cả các dân tộc trên toàn thế giới : 1) Minh quân lỗi lạc, làm vua 15 năm (1278 – 1293) trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến hai lần đánh thắng quân Nguyên Mông là đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thế giới của thời đó; 2) Vua Phật Việt Nam, tổ sư thiền phái Trúc Lâm Yên Tử  và Thái Thượng Hoàng 15 năm (1294-1306). 3) Nhà văn hóa và nhà thơ kiệt xuất với thắng tích Trúc Lâm Yên Tử và kiệt tác Trần Nhân Tông còn mãi với thời gian, hoàn thành sư mệnh của bậc chuyển pháp luân, mang sự sống trường tồn vươt qua cái chêt; 4) Người Thầy của chiến lược vĩ đại  yếu chống mạnh, ít địch nhiều bằng thế đánh tất thắng “vua tôi đồng lòng, toàn dân đồng sức”tạo lập sự nghiệp mở nước và thống nhất non sông Việt, mở đất phương Nam bằng vương đạo, thuận thời, thuận người. 5) Con người  hoàn  hảo, đạo đức trí tuệ, kỳ tài trị loạn, đã hưng thịnh nhà Trần và cứu nguy cho nước Việt tại thời khắc đặc biêt hiểm nghèo, chuyển nguy thành an, biến những điều không thể thành có thể. (3).

Giáo sư  sử học Trần Văn Giàu nhận định: “… chưa tìm thấy lịch sử nước nào có một người đặc biệt như Trần Nhân Tông ở Việt Nam. Tại nước Tàu lúc bấy giờ Triều đình nhà Tống rất hùng mạnh nhưng quân Nguyên Mông đã tràn xuống đánh thắng thần tốc, đến nỗi vua quan nhà Tống phải chạy ra biển và nhảy xuống biển tự vẫn. Tại Tây Á, Trung Á và một phần châu Âu cũng thua thảm hại, đến nỗi Giáo hoàng La Mã cũng lên tiếng sợ hãi. Trong lúc ấy Việt Nam so với phương Bắc thì quá nhỏ bé và quá nghèo yếu, thế mà Người dám không cho Nguyên Mông mượn đường xâm lược Chiêm Thành. Lại còn đánh bại ba lần Nguyên Mông xâm lược. Sau khi thắng giặc, Người lại lên núi sống. Người dám nghĩ, dám làm những việc không ai dám nghĩ chứ đừng nói đến làm !”  (4)

Việt Nam Khoa học, Phật giáo

Nhà bác học Anhstanh, cha đẻ của Thuyết tương đối, đã nhận định: “Khoa học mà thiếu tôn giáo là khập khiễng. Tôn giáo mà không có khoa học thì mù quáng” . Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học” . “Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó” . Cả ba câu này đều được trích từ Những câu nói nổi tiếng của Anhstanh (Collected famous quotes from Albert), và được trích dẫn trong bài Minh triết sống phúc hậu của Hoàng Kim

Khoa học và thực tiễn giúp ta tìm hiểu những phương pháp thực tế để thể hiện ước mơ, mục đích sống của mình nhằm sống yêu thương, hạnh phúc,vui khỏe và có ích. Đọc rất kỹ lại Ki tô giáoHồi giáo, Do Thái giáo, Phật giáoNho giáoĐạo giáo, … và chiêm nghiệm thực tiễn , tôi thấm thía câu kinh Phật với triết lý vô ngã: Chân lý là suối nguồn chứ không phải là con người thần thánh hay chân lý tuyệt đối.Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông có minh triết: Hãy quay về tự thân chứ không tìm ở đâu khác. Luật Hấp Dẫn, Thuyết Tương đối, Thành tựu Khoa học và Thực tiễn giúp ta khai mở nguồn năng lượng vô tận của chính bản thân con người và thiên nhiên. Đó là ba ngọn núi cao vọi của trí tuệ, là túi khôn của nhân loại. Bí mật Tâm linh (The Meta Secret) giúp ta khám phá sâu sắc các quy luật của vũ trụ liên quan đến Luật Hấp Dẫn đầy quyền năng. Những lời tiên tri của các nhà thông thái ẩn chứa trong Kinh Vệ đà, Lời Phật dạy, Kinh Dịch, Kinh Thánh, Kinh Koran …, cũng như xuyên suốt cuộc đời của những con người vĩ đại trên thế giới đã được nghiên cứu, giải mã dưới ánh sáng khoa học; Bí mật Tâm linh là sự khai mở những nguồn năng lượng vô tận của chính bản thân mỗi con người đối với đồng loại, các loài vật và thiên nhiên. Suối nguồn chân lý trong di sản văn hóa, lịch sử, giáo dục, kinh tế, chính trị, quân sự,  ngoại giao của mỗi dân tộc và nhân loại lưu giữ nhiều điều sâu sắc cần đọc lại và suy ngẫm. Chợt gặp mai đầu suối. Gốc mai vàng trước ngõ. …

Việt Nam là chốn tâm thức thăm thẳm của đạo Bụt (Phật giáo) trãi suốt hàng nghìn năm. Lịch sử Phật giáo Việt Nam theo sách  Thiền Uyển tập anh xác nhận là đạo Phật được truyền trực tiếp từ Ấn Độ theo đường biển vào Việt Nam, gồm Giao Chỉ ở phía bắc và Chăm pa ở phía nam, khoảng thế kỉ thứ ba đến thế kỉ thứ hai trước Công nguyên, chứ không phải từ Trung Hoa như một số quan niệm trước đây. Phật giáo đồng hành chung thủy, lâu bền với dân tộc Việt, dẫu trãi nhiều biến cố nhưng được dẫn dắt bởi những nhà dẫn đạo sáng suốt và các đấng minh vương, lương tướng chuộng nhân ái của các thời nên biết thể hiện sự tốt đạo, đẹp đời. Việt Nam vì sao không bị đồng hóa “non sông muôn thuở vũng âu vàng suốt chiều dài lịch sử hàng ngàn năm? Nguyên nhân chính bởi vì nước Việt Nam luôn biết quay về với tự thân tổng kết thực tiễn, chứ không tìm ở đâu khác. mặc dù rất chuộng sự học biết tiếp thu, chắt lọc tri thức tinh hoa của nhân loại, của ông cha để làm giàu cho kiến thức và kinh nghiệm của chính mình.

Việt Nam, Khoa học, Phật giáo là ba nhận thức căn bản của tôi.

Bản chất cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và vô thường. Minh triết của đời người hạnh phúc là biết sống thung dung, phúc hậu, thanh thản, an nhiên tự tại, nhận ra kho báu vô giá của chính mình, không lo âu, không phiền muộn, sống với tinh thần dịu hiền và trái tim nhẹ nhõm.

5

Yêu thương mở cửa thiên đường

Sheela Mn giáo sư Ấn Độ bạn tôi viết:

“Mẹ tôi với thế hệ thứ 5 …
Nhưng ngây thơ cũng vậy …
Bà tôi với cháu Neelakantan ..
Cả …. lời chúc của tôi.”

Hoàng Kim nhắn trả lời:

“Cả …. lời chúc của tôi.
Lời chào từ Hoàng Kim Việt Nam
và bạn bè trên thế giới
Chúc mừng Sheela Mn
và bà ngoại với thế hệ thứ 5 …
với tất cả những người trong cuộc sống của tôi
Nhưng ngây thơ cũng vậy …
Không chỉ Ấn Độ mà cả Việt Nam
Và ở khắp mọi nơi trên thế giới
Tôi nhớ ngôi đền thiêng Inca ở Mỹ
và địa chỉ xanh Ấn Độ
Vẻ đẹp văn hóa
Không chỉ Ấn Độ mà cả Việt Nam
Và ở khắp mọi nơi trên Thế giới

Đi khắp đất nước bạn để hiểu quê hương bạn!
Đi khắp đất nước bạn để hiểu quê hương tôi!
Đi khắp đất nước tôi để hiểu quê hương tôi “

Sheela Mn Prof. of India , my firiends said:
My grand mother with the 5th generation…
But Innocence same…
My grandmother with my grandchild Neelakantan..
Both…. My blessings.

Hoàng Kim said:
Both…. My blessings.
Greeting from Hoàng Kim in Vietnam
and friends in the World
Congtualation to Sheela Mn
and grand mother with the 5th generation…
and who all of my life
But Innocence same…
Not only India but also Vietnam
And everywhere in the World
I remember the American sacred temple
and Indian green address
Cultural beauty
Not only India but also Vietnam
And everywhere in the world
Go around your country to understand your homeland
Go around your country to understand my homeland
Go around my country to understand my homeland

Yêu thương mở cửa thiên đường
Hoàng Kim

Cuối dòng sông là biển
Cuối cuộc tình yêu thương
Đức tin phục sinh thánh thiện
Yêu thương mở cửa thiên đường.

Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây cp nht mi ngày

Video yêu thích

Mùa xuân đầu tiên (Văn Cao) – Thanh Thúy

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365 Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on Twitter

#cnm365 #cltvn 29 tháng 3


Doiquandatnung

TỈNH THỨC CÙNG THÁNG NĂM
Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim
#Nhàtôi
; #Thungdung#dayvahoc, #vietnamhoc#cnm365#cltvn; #đẹpvàhay;
https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-29-thang-3/ & https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-29-thang-3/

CNM365 Tình yêu cuộc sống: Đàn Nam Giao thành phố Huế (hình) Lời ru nhớ núi sông ; #Nhàtôi; Đến với Tây Nguyên mới ; Câu cá bên dòng Sêrêpôk ; Tỉnh thức cùng tháng năm; Mưa xuân Kim và Thủy; Mưa xuân trong mắt ai; Tháng Ba hoa gạo nở; Việt Nam con đường xanh; Đọc lại và suy ngẫm; Mây lành Phổ Đà Sơn; Kim Notes lắng ghi chú; Gia Cát Mã Tiền Khóa; Trung Quốc một suy ngẫm; Nhớ Ông Bà Cậu Mợ; Giống khoai lang Việt Nam; Có một ngày như thế; Phục sinh giữa tối sáng; Nam tiến của người Việt; Nhà tôi giấc mơ xanh; Cao Biền trong sử Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Nhà tôi giấc mơ xanh; Tô Đông Pha Tây Hồ; Thượng Đức thương nhìn lại; Những trang văn thắp lửa; Thơ vui những ngày nhàn; Bill Gates học để làm; Minh triết sống phúc hậu; Giống khoai lang Việt Nam;Sắn Việt Nam ngày nay; Vietnamese Cassava Today; Hồ Lắk Đình Lạc Giao; Ngày Quốc tế Hạnh phúc; Chim Phượng về làm tổ; Chốn vườn thiêng cổ tích; Trân trọng Ngọc riêng mình; Bảo tồn và phát triển sắn; Về miền Tây yêu thương; Trần Công Khanh ngày mới; Mark Zuckerberg và FB ; Chuyện đồng dao cho em; Đến với Tây Nguyên mới; Thương Kim Thiếp Vũ Môn.Nghỉ ngơi nhàn tĩnh dưỡng; Trần Công Khanh ngày mới;Selma Nobel văn học; Thầy Quyền thâm canh lúa; Chuyện ngày sinh của Thủy;Một gia đình yêu thương; Thành kính lưu lời thương; Nhớ ông bà cậu mợ; Một niềm tin thắp lửa;Minh triết sống phúc hậu; Truyện vua Solomon; Đến với Tây Nguyên mới; Hồ Lắk Đình Lạc Giao; Thương Kim Thiết Vũ Môn; IAS đường tới trăm năm; Nông nghiệp Việt trăm năm; Quản lý đất đai Việt Nam; Nam Tiến của người Việt.Mẹ tắm mát đời con; Bóng hạc chốn xa xôi; Hồ Lắk Đình Lạc Giao; Cánh cò bay trong mơ; Vào Tràng An Bái Đính; Sông Hoàng Long chảy hoài; Nguồn Son nối Phong Nha; #An nhiên; Đến với Tây Nguyên mới; Thương Kim Thiết Vũ Môn; Nguyễn Huy Thiệp lắng đọng;Đặng Dung thơ Cảm hoài; Đồng hành cùng đi tới; Giống khoai lang Việt Nam; Thương Kim Thiếp Vũ Môn; Quảng Bình đất và người; Thơ văn thầy Hồ Ngọc Diệp; Chuyện cổ tích người lớn; Cuối dòng sông là biển; Thầy nghề nông chiến sĩ; Đọc lại và suy ngẫm; Thương Kim Thiếp Vũ Môn; Giống khoai lang Việt Nam; #cnm365 #cltvn An nhiên; Việt Nam con đường xanh; Đọc lại và suy ngẫm; Mây lành Phổ Đà Sơn; Cao Biền trong sử Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Nhà tôi giấc mơ xanh;Phạm Hồng Đức Phước ca cao; Cao Biền trong sử Việt;Trời nhân loại mênh mông; Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay; Thầy bạn trong đời tôi; Cuối dòng sông là biển;. Phục sinh giữa tối sáng; Nam tiến của người Việt; Gia Cát Mã Tiền Khóa;

Ngày 29 tháng 3 năm 1975, Chiến dịch Mùa Xuân 1975: Quân đội Nhân dân Việt Nam tiến vào Đà Nẵng, Chiến dịch Huế – Đà Nẵng kết thúc. Ngày 29 tháng 3 năm 1974, các nông dân tại Lâm Đồng, Tây An, Trung Quốc, phát hiện ra Đội quân đất nung (hình) được tùy táng cùng Tần Thủy Hoàng. Ngày 29 tháng 3 năm 1976 , Bay trên tổ chim cúc cu của đạo diễn Tomáš Forman trở thành phim thứ hai giành được cả năm giải Oscar chính trong một lễ trao giải Oscar.

Bài chọn lọc ngày 29 tháng 3: Kim Notes lắng ghi chú; Gia Cát Mã Tiền Khóa; Trung Quốc một suy ngẫm; Nhớ Ông Bà Cậu Mợ; Giống khoai lang Việt Nam; Có một ngày như thế; Phục sinh giữa tối sáng; Nam tiến của người Việt; Nhà tôi giấc mơ xanh; #cnm365 #cltvn An nhiên Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-29-thang-3/https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-29-thang-3/

BÌNH MINH AN NHÀ TÔI

Năm sao khuyến yêu thương
Tháng lành vui hạnh phúc
Ngày mới nhàn #Annhiên
Giờ trọn vẹn #Thungdung


#Nhàtôi https://khatkhaoxanh.wordpress.com/category/nhatoi/

ĐẾN VỚI TÂY NGUYÊN MỚI
Hoàng Kim

Đến với Tây Nguyên mới
Bộ hành Trường Sơn xuân
Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ
Việt Nam con đường xanh

Đến với Tây Nguyên mới
Thăm lại chiến trường xưa
Đất khoai sắn nuôi người
Sử thi vùng huyền thoại.

Vầng đá chốn đại ngàn
Rượu cần nơi bản vắng
Câu cá bên dòng Sêrêpôk
Tắm tiên Chư Jang Sin

Thương Kim Thiết Vũ Môn
Nhớ người hiền một thuở
Hồ Lắk Đình Lạc Giao
Biển Hồ Chùa Bửu Minh

Nước rừng và sự sống
Chuyện đời không thể quên
Cây Lương thực bạn hiền
Lớp học vui ngày mới

Ai ẩn nơi phố núi
Ai tỏ Ngọc Quan Âm
Ai hiện chốn non xanh
Mây trắng trời thăm thẳm
Nước biếc đất an lành

Soi bóng mình đáy nước
Sáng bình minh giữa đời
Thung dung làm việc thiện
Vui bước tới thảnh thơi

Đến với Tây Nguyên mới
Bao chuyện đời không quên

Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 “Điểm đến của cà phê thế giới” đã khai mạc vào ngày 10 tháng 3 năm 2023 dịp lễ kỹ niệm Quân Giải phóng bắt đầu tiến đánh Buôn Ma Thuột trong Chiến dịch Tây Nguyên, và chiếm lĩnh thị xã vào hôm sau, khởi đầu sự nghiệp thống nhất Việt Nam năm 1975. Đến với Tây Nguyên mới, nửa thế kỷ nhìn lại (1975-2025) là một bài học lớn. Anh Nguyễn Văn Bộ có dự sự kiện này với hình ảnh thật giống già làng (hình), tôi vui chúc mừng và ngụ ý sự bảo tồn phát triển Tây Nguyên xanh, để thỉnh thoảng đọc lại. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/den-voi-tay-nguyen-moi

Tiến sĩ Nguyễn An Tiêm, nguyên Viện Trưởng Viện Quy Hoạch và Thiết Kế Nông Nghiệp Nam Bộ đã trao đổi với giáo sư Nguyễn Tử Siêm, một trong những chuyên gia đầu ngành về khoa học đất Việt Nam đối với bài viết của nhà văn Nguyên Ngọc”Giá chúng ta giữ được Tây Nguyên như Bhutan”. Tiến sĩ Nguyễn An Tiêm nhận xét: “Vâng. Bài viết đáng để chúng ta suy nghĩ, nhất là sinh thái rừng và văn hoá Tây Nguyên. Tuy nhiên cần có cái nhìn đa chiều về bối cảnh lịch sử. Nước ta dân số đông, tốc độ tăng dân số nhanh, kinh tế kém phát triển, đói ăn, nên phải phá rừng để mở rộng đất nông nghiệp. Cái dở là không kiểm soát được quá trình đó một cách hợp lý. Theo quy luật khi nền kinh tế phát triển ở mức nào đó sẽ chuyển đất nông nghiệp sang đất rừng thiết lập hệ sinh thái mới. Quá trình này nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhận thức của chúng ta”.

Tây Nguyên mới là một chuỗi chính sách lớn liên tục liên hoàn nhiều năm. Cụ Nguyên Ngọc cảnh báo những vấn đề “Nước mội rừng xanh và sự sống“; “Phát triển bền vững ở Tây Nguyên ” từ rất sớm, nhưng không điều chỉnh được dòng chảy của xu thế.

Tây Nguyên mới ngày nay đã là vùng đất đa sắc tộc, đa văn hóa, dân số tăng lên gấp mười lần so với trước đây, theo kết quả điều tra dân số ngày 1/4/2019 dân số Tây Nguyên là 5.842.605 người (dân tộc Kinh: 3.642.726 người, chiếm 62,30%, dân tộc khác : 2.199.879 người, chiếm 37,70%). hình thành được những ngành hàng nông nghiệp quy mô lớn tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu như cà phê, hồ tiêu, cao su. Đặc biệt Cà phê Tây Nguyên nổi tiếng trên thị trường thế giới (2019 diện tích: 630,9 nghìn ha, diện tích thu hoach: 569,4 nghìn ha; năng suất: 27,8 tạ/ha, sản lượng 1,58 triệu tấn , kim ngạch xuất khẩu 2,64 tỷ USD) . Công nghiệp, nhất là chế biến nông, lâm sản từng bước phát triển, gắn kết với vùng nguyên liệu nông nghiệp hình thành chuỗi giá trị hàng hóa ngày càng phát triển. Du lịch phát triển mạnh, với trung tâm là Đà Lạt, Buôn Ma Thuột gắn với đặc sắc về tự nhiên, văn hóa đặc thù Tây Nguyên; Tài nguyên đất Tây Nguyên đa dạng, đa màu sắc với 11 nhóm đất với 33 loại loại đất. Độ phì của đất đai , đặc biệt đất đỏ ba zan đã tạo ra những giá trị đặc trưng cho hệ sinh thái nông nghiệp cao nguyên cho sự phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị hàng hóa quy mô lớn. Tài nguyên nước Tây Nguyên phần lớn (khoảng 80%) thuộc thượng nguồn lưu vực sông Sê San, Sê rê pôk (chảy sang Căm Pu Chia), sông Đồng Nai và sông Ba. (trong lãnh thổ Việt Nam) và gần 20% diện tích tự nhiên thuộc lưu vục sông Thu Bồn, Trà Khúc, sông Lũy, sông La Ngà … Trên địa bàn Tây Nguyên có 882 hồ chứa nước tự nhiên và 810 đập dâng nước. Tài nguyên rừng Tây Nguyên với diện tích có rừng (2019) : 2.557.322 ha, chiếm 17,95% tổng diện tích rừng cả nước (xếp thứ 3 so với các vùng) , gồm rừng tự nhiên: 2.206.975 ha, rừng trồng 350.347 ha, độ che phủ: 46,01% (đứng thứ 4 so với các vùng).

Đến với Tây Nguyên mới, bảo tồn và phát triển Tây Nguyên thích hợp bền vững là bài toán khó cho mọi thời, mọi cấp độ và liên ngành đều phải đối mặt .

Đọc lại và suy ngẫm:

Hình ảnh và tài liệu trích dẫn
ĐẾN VỚI TÂY NGUYÊN MỚI
Hoàng Kim

Kỹ thuật trồng sắn KM419 (khoai mỳ)-ACP_Đăk Lăk https://youtu.be/VT3yDprIh8E Video by Quang Chinh Pham Đến với Tây Nguyên mới https://hoangkimlong.wordpress.com/category/den-voi-tay-nguyen-moi-2/ Giống sắn KM419 chủ lực sản xuất thương mại đang được tích hợp gen kháng bệnh CMD của C39 * với các giống sắn lai triển vọng KM419, KM440, KM397,. Đề tài này đang được liên kết, để Sắn Việt Nam bảo tồn và phát triển bền vững. Các giống sắn tốt thương hiệu Việt Nam và quy trình “Mười kỹ thuật thâm canh sắn (10T)” https://hoangkimlong.wordpress.com/category/muoi-ky-thuat-tham-canh-san/ .

Đến với Tây Nguyên mới Nguyễn Bạch Mai viết:” Khai mạc Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7. Hy vọng Lễ hội sẽ thành công và mang lại niềm vui cho người nông dân quê tôi”. Đến với Tây Nguyên chúng ta thật vui mừng đang cùng đi trong một đội ngũ tâm huyết, thao thức một niềm tin và ước vọng. Các ngành hàng nông nghiệp Việt Nam đang chuyển đổi và vươn tới mạnh mẽ đầy sức xuân.

Tây Nguyên tầm nhìn và giải pháp.

Hội nghị xúc tiến đầu tư vùng Tây Nguyên lần thứ Tư năm 2017 đã tổ chức tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, ngày 11 tháng 3. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến dự và chứng kiến dòng vốn đầu tư kỷ lục vào Tây Nguyên với lễ trao cam kết tín dụng đầu tư của các ngân hàng cho các dự án đầu tư, trao chứng nhận đầu tư, quyết định đầu tư, thỏa thuận đầu tư cho các dự án với tổng vốn kỷ lục hơn 100.000 tỷ đồng.

Tầm nhìn Chính phủ đối với Tây Nguyên: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng: “Tây Nguyên có tiềm năng, thế mạnh to lớn, độc đáo nhưng chưa được khai thác tốt. Tây Nguyên không chỉ là phên dậu của Tổ quốc, mà là điểm tựa phát triển của miền Trung, Đông Nam Bộ và cả Tây Nam Bộ. Thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chỉ đạo của Nhà nước, sự phấn đấu của cấp ủy, chính quyền 5 tỉnh Tây Nguyên, vùng đã có sự phát triển khởi sắc. Tuy nhiên, sau 40 năm giải phóng, Tây Nguyên còn tồn tại nhiều bất cập như tình trạng mất rừng, mất nguồn nước, mất nhiều cơ hội về đầu tư phát triển, đặc biệt là quy mô, hiệu quả của vùng đất tiềm năng chưa được khai thác đúng mức để phát triển và nâng cao mức sống người dân“. Trang website Thử tướng chính phủ khẳng định.

Thủ tướng chia sẻ tầm nhìn về một Tây Nguyên mới.Đó là Tây Nguyên phải phấn đấu trở thành cao nguyên trù phú về nông nghiệp hữu cơ, đa dạng về sinh thái, giàu có về vốn văn hóa. Chìa khóa cho sự vươn lên giàu có của Tây Nguyên là phát triển ngành chế biến nông lâm nghiệp, dược liệu theo hướng đề cao bản sắc, tính độc đáo trong chuỗi giá trị nông sản thế giới. Đồng thời Tây Nguyên phải là biểu tượng nổi bật của du lịch Việt Nam, mang đậm sắc thái huyền thoại và di sản của châu Á trong thế kỷ thứ 21. Để thực hiện hóa điều đó, Tây Nguyên phải có chiến lược bền vững trong việc hồi sinh trở lại vẻ đẹp đại ngàn của một vùng đất đậm chất sử thi, phải luôn ý thức giữ gìn không gian sống, phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, là truyền thống, niềm tự hào thiêng liêng của các cộng đồng Ê Đê, Jrai, M’nông, Ba Na, Kinh… trong đại các gia đình các dân tộc Việt Nam anh em”.

Các giải pháp lớn đối với Tây Nguyên: Thủ tướng đã gợi mở một số giải pháp chính.

Về du lịch, Tây Nguyên là một kho tàng văn hóa phi vật thể cùng với điều kiện tự nhiên, Chính phủ quyết tâm cùng với Tây Nguyên đưa sử thi Tây Nguyên trở thành di sản văn hóa phi vật thể của thế giới. Càng nhiều người biết đến sử thi này thì sức lan tỏa của du lịch Tây Nguyên càng lớn. Du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Tây Nguyên nói riêng cần có chiến lược phát triển đa dạng.

Về nông nghiệp, phải hình thành những vùng chuyên canh lớn và phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch, tập trung quy mô lớn, giá trị hàng hóa lớn, đặc biệt phải đi vào chế biến sâu, mở rộng chuỗi giá trị sản phẩm.

Về nguồn nhân lực, chất lượng giáo dục cơ bản ở vùng Tây Nguyên phải bằng hoặc cao hơn mức trung bình của cả nước. Tây Nguyên là nóc nhà Đông Dương, là vùng cao về địa lý thì không thể và không nên là vùng trũng giáo dục của cả nước.

Về bảo vệ, phát triển rừng, “cách đây gần một năm, cũng tại Đắk Lắk này, tôi đã tuyên bố đóng cửa rừng tự nhiên. Hôm nay, tôi tái khẳng định quyết tâm mạnh mẽ hơn nữa của Chính phủ, bảo vệ rừng là bảo vệ phần cốt lõi của an ninh, không chỉ là an ninh của vùng đất được mệnh danh là nóc nhà Đông Dương, mà là an ninh của toàn Nam Trung Bộ, Tây Nam Bộ và cả nước”, Thủ tướng nhấn mạnh. 

Bảo vệ rừng là bảo vệ không gian sinh tồn, nguồn nước, sinh kế của người dân, không gian di sản của cha ông. Mọi hành vi phá rừng, khai thác lâm sản trái phép là tội ác. Tiếp tục trồng rừng, không phá rừng nghèo để trồng cây công nghiệp mà tập trung tái canh, nâng cao năng suất thông qua thâm canh các loại cây công nghiệp.

Về công nghiệp, bài toán công nghiệp cho Tây Nguyên chính là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nâng cao hàm lượng chế biến, mở rộng chuỗi giá trị sản phẩm cây công nghiệp. Đồng ý chủ trương phát triển năng lượng tái tạo, Thủ tướng đặt vấn đề phát triển ở đâu và chỉ rõ: Ở vùng đất không thể trồng được cây gì.

Về hạ tầng, cần tránh tư tưởng làm manh mún. Cần tập trung nguồn lực, “góp gạo thổi cơm” để có công trình hạ tầng then chốt ở Tây Nguyên. Phải xã hội hóa mạnh mẽ việc phát triển hạ tầng, kể cả hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Thủ tướng cũng cho rằng, Tây Nguyên cần liên kết với duyên hải miền Trung, miền Đông Nam Bộ, TPHCM và các vùng có thể tiêu thụ được các sản phẩm có giá trị gia tăng cao của Tây Nguyên. Liên kết cả cơ sở hạ tầng, đặc biệt là liên kết du lịch.

Về tín dụng, khuyến khích vay tín chấp, nhất là với hộ nông dân, đồng bào dân tộc; có nhiều hình thức hỗ trợ như cấp bù lãi suất…”

Đến với Tây Nguyên mới Tôi bắt đầu ký ức bằng bài thơ Câu cá bên dòng Sêrêpôk .tôi viết tại binh trạm gần Buôn Đôn và ít năm sau, khi tôi đã về miền Đông thì đó là nơi rất gần trận Buôn Mê Thuột ngày 10 tháng 3 năm 1975, Chiến tranh Việt Nam Quân Giải phóng bắt đầu tiến đánh Buôn Ma Thuột trong Chiến dịch Tây Nguyên, và chiếm lĩnh thị xã vào hôm sau. Tôi nhớ về Cách mạng sắn ở Việt Nam thành tựu và bài học là điểm sáng toàn cầu được vinh danh tại Hội thảo Cây Có Củ Thế Giới được tổ chức tại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc từ ngày 18 đến ngày 22 tháng 1 năm 2016 trong đó có câu chuyện sắn Miền Đông, sắn Tây Nguyên “Người lính cây sắn và tuổi thơ“.

”Nghiên cứu kỹ thuật rãi vụ sắn tại tỉnh Đăk Lắk”. Đó là câu chuyện tìm giống sắn mới và kỹ thuật rãi vụ sắn thích hợp ở Tây Nguyên. …

denvoitaynguyen

Dạy và học Giáo dục Văn hóa, Nông Nghiệp Việt Nam, Khoa học Cây trồng, Du lịch Sinh thái …  bước khởi đầu là phải  tìm hiểu con người, kế đến là thực sự sống với thiên nhiên, nghiên cứu các nét đặc trưng tiêu biểu nhất của vùng đất.

Đến với Tây Nguyên mới của chúng tôi lần ấy là Bạch Mai và sắn Tây Nguyên. Chúng tôi may gặp bạn cố hương và gặp cả những nhân vật lớn của Học viện Nông nghiệp Việt Nam cựu Hiệu trưởng GS.TS. NGND. Trần Đức Viên (2007 – 2014), tân Hiệu trưởng GS.TS. Nguyễn Thị Lan (2015 – nay) người vừa đoạt Giải thưởng Kovalevskaia 2018, TS. Lê Ngọc Báu Liên hiệp các hội KHKT tỉnh Đắk Lắk với nhiều người khác với những mẫu chuyện hay chưa kịp chép lại

ĐẾN VỚI TÂY NGUYÊN MỚI
Hoàng Kim

Đến với Tây Nguyên mới,
Phát triển bền vững ở Tây Nguyên,
Nguyên Ngọc với Tây Nguyên
Có những lớp sinh viên như thế

Trà Biển Hồ, Sắn Tây Nguyên
Cách mạng sắn ở Việt Nam
Tắm tiên ở Chư Yang Sin
Chuyện đồng dao cho em

Cao Biền trong sử Việt
Vườn Quốc gia ở Việt Nam
Đào Thế Tuấn chân dung người Thầy
Việt Nam con đường xanh

“Nóc nhà Đông Dương” là nơi giao hội sinh lộ Đông Tây và sinh lộ Bắc Nam (hình), là chìa khóa vàng kinh tế xã hội quốc phòng địa chính trị văn hóa sử thi Tây Nguyên, Tôi trao đổi với GS.TS. NGND Trần Đức Viên, cũng là Thầy nghề nông chiến sĩ cựu Hiệu trưởng (2007 – 2014) Học Viện Nông nghiệp Việt Nam. Tôi đồng cảm với phát biểu của thầy Viên “Đất đai chưa mang lại yên bình và giàu có cho nông dân !” khi thầy trả lời phỏng vấn của Báo Nông nghiệp Việt Nam ngày 31/07/2019 .Thầy Viên tdvien@vnua.edu.vn nói “Anh Kim Cây Lương thực. Tôi vẫn vào FB của anh để đọc. Nhiều bài viết về Tây Nguyên rất hay. Anh có thể gửi cho tôi các bài/ ý tưởng của Anh/ và những người khác về phát triển nông nghiệp nông thôn Tây Nguyên qua địa chỉ email của tôi: Trân trọng cám ơn anh”.

“GIÁ CHÚNG TA GIỮ ĐƯỢC TÂY NGUYÊN NHƯ BHUTAN”.
Nguyên Ngọc


-Tôi lên Tây Nguyên lần đầu năm 1950 và đến nay đã trải qua 66 năm gắn bó với mảnh đất này. Nơi đây không chỉ cứu sống và nuôi dưỡng tôi qua hai cuộc kháng chiến mà còn dạy tôi nhiều điều về minh triết trong cuộc sống. Tây Nguyên rất đặc biệt, nhưng cũng rất đáng lo. Tôi mong mọi người hãy nghĩ, hãy đến Tây Nguyên và làm gì đó để cứu mảnh đất này.

Nói đến Tây Nguyên là nói đến rừng và làng. UNESCO đã rất tinh tế nhận ra khi công nhận di sản văn hóa thế giới của Tây Nguyên, không phải là cồng chiêng, cũng không phải là âm nhạc cồng chiêng, mà là không gian văn hóa cồng chiêng, tức không gian làng, với rừng của làng. Rừng và làng chính là không gian văn hóa của Tây Nguyên. Không còn hai yêu tố này, sẽ không còn văn hóa Tây Nguyên, hoặc nếu có, cũng không còn là văn hóa thật. Thế nhưng vấn đề quan trọng nhất hiện nay ở Tây Nguyên là sự đổ vỡ của các làng và rừng thì bị tàn phá. Rừng tự nhiên đến nay đã không còn nữa. Một số bị thay thế bởi cây công nghiệp như cà phê, cao su. Người ta gọi những mảnh đất rộng trồng cao su là rừng cao su. Nhưng nói đến rừng là nói đến tính đa tầng, độ che phủ; là nói đến yếu tố giữ nước. Cao su, rễ cọc, không giữ nước được nên hiểu theo nghĩa tự nhiên, cao su không được gọi là rừng. Rừng tạp mất đi, độ che phủ không còn và rồi Tây Nguyên sẽ mọc lên những rừng gai thấp lúp xúp. Chúng ta sẽ để lại cho con cháu những rừng gai lúp xúp? Chúng ta có muốn như vậy không?. Để khôi phục rừng Tây Nguyên, chúng ta phải trồng lại rừng, tạo rừng đa tạp. Có người hỏi tôi mất bao lâu? Tôi cho rằng chúng ta phải thực hiện trong 100 năm. Gì mà nhiều vậy? Thử nghĩ xem, 41 năm qua, mình đã khai thác rừng cạn kiệt mà. Giờ phải kiên trì trồng lại, cắn răng mà làm và 100 năm là không nhiều. Nếu không có rừng thì không còn Tây Nguyên đâu.

Chúng ta cần phải cứu Tây Nguyên. Đây là một tấm gương về nông nghiệp sinh thái, phụng dưỡng đất đai. Tôi bảo người Tây Nguyên là những nông dân Mansanobu Fukuoka. Họ làm nông nghiệp giống hệt như người cha đẻ của “Cuộc cách mạng một cọng rơm”, không hóa chất, không thuốc trừ sâu với phương pháp chọc tỉa. Người chồng đi trước, dùng cây gậy chọc xuống đất, người vợ theo sau, tỉa hạt rồi dùng chân lấp đất lại. Họ rất tin đất đủ sức mạnh nuôi cây trồng. Họ không làm lười đất bằng phân bón.

Trước đây, dân số Tây Nguyên không nhiều. Với đất nước, họ là dân tộc thiểu số nhưng trên mảnh đất Tây Nguyên, họ chính là đa số tuyệt đối. Mỗi gia đình có 10-20 rẫy. Mỗi rẫy họ trồng 3-4 năm, đất bạc màu thì chuyển qua rẫy khác. Lúc đầu chúng tôi gọi là luân canh, nhưng luân canh dễ gây hiểu nhầm rằng trồng cây này rồi chuyển sang cây khác. Do vậy, sau, chúng tôi gọi là luân khoảnh. Lưu ý, họ luân khoảnh chứ không du canh du cư như ta từng nghĩ.Trong tư duy người Tây Nguyên, đất chính là rừng và rừng chính là đất. Đất rẫy là khoảnh đất mà con người ở đây mượn của rừng, làm rẫy, rồi trả lại cho rừng. Rừng mạnh lắm, sẽ lấn lại ngay. Người Kinh thấy rừng là gỗ, còn người dân tộc thấy rừng là Mẹ, là cội nguồn sự sống, là tôn trọng, là phụng dưỡng. Đây cũng chính là bài học tôn trọng tự nhiên và sống khiêm nhường giữa trời đất.

Sau năm 1975, chúng ta thực hiện một cuộc đại di dân và dân số Tây Nguyên tăng gấp 5,5 lần, đến nay người Kinh chiếm 80% dân số tại đây và người dân tộc, từ tuyệt đại đa số, trở thành thiểu số trên chính mảnh đất xưa nay họ sinh sống. Đi kèm với di dân là chính sách quốc hữu hóa đất đai. Người dân tộc mất đất, trước họ có 10-20 rẫy, nay còn một, làm một thời gian, bạc màu, đâu còn đất để luân khoảnh, họ bán rẻ lại cho người Kinh, thậm chí cho không qua một cuộc rượu. Người dân tộc mất đất, bị đẩy sâu vào rừng, rồi sinh ra phá rừng và bắt đầu du canh du cư. Cấu trúc làng xã bị phá vỡ. Rừng bị tàn phá.

Các tộc người Tây Nguyên cũng rất văn minh. Với họ, loạn luân được xem là tội nặng nhất vì làm ô uế tinh thần của làng. Họ đặt tinh thần cao hơn vật chất trong đời sống của họ. Như vậy không văn minh sao?. Họ có một nền văn minh rất đặc biệt mà người Kinh nên tôn trọng, học tập. Ngay từ năm 1937, hai anh em Nguyễn Kinh Chi và Nguyễn Đổng Chi, qua tác phẩm Mọi Kontum đã viết, “Người Bahnar có những điều tốt hơn hơn chúng ta rất nhiều”.

Xin nói qua từ mọi. Lâu nay chúng ta hiểu sai từ mọi và càng sai khi dùng từ mọi rợ theo nghĩa khinh miệt để chỉ các tộc người Tây Nguyên.

Thật ra, từ mọi vốn ban đầu không hề có ý nghĩa xấu. Nó bắt nguồn từ từ tơmoi trong tiếng Bahnar, có nghĩa là khách đến thăm nhà mình; hoặc khách mời từ một làng khác đến; hoặc kẻ thù hoặc người ngoại quốc theo từ điển Bahnar – Pháp của Guilleminet. Những người phương Tây đầu tiên lên Tây Nguyên là các linh mục Thiên chúa giáo. Họ đến được vùng người Bahnar ở Kon Tum, lập xứ đạo Kon Tum, là xứ đạo Thiên chúa giáo đầu tiên tại đây, đến nay vẫn là xứ đạo Thiên chúa lớn nhất và quan trọng nhất ở Tây Nguyên. Bấy giờ những người Bahanr Kon Tum đến gặp các nhà truyền giáo thường xưng là tơmoi, là khách. Các nhà truyền giáo lại hiểu rằng đấy là họ tự giới thiệu tên tộc người của họ. Về sau dần dần tiền tố tơ bị rớt đi, còn lại moi, moi nghiễm nhiên trở thành tên gọi người bản địa. Người Pháp gọi là moi, người Việt gọi là mọi, hoàn toàn là một danh xưng.

Nói tiếp chuyện văn minh. Tôi lấy ví dụ về nghệ thuật. Trong nghệ thuật Tây Nguyên, tượng nhà mồ Tây Nguyên là những tác phẩm đẹp tuyệt vời. Họ làm rồi bỏ hoang và để mưa gió tàn phá.Tôi từng thấy một bức tượng gỗ tuyệt đẹp. Hỏi dò thì biết một thanh niên kia làm. Trong chờ bữa rượu, tôi hỏi chàng thanh niên đó xem ở nhà còn bức tượng tương tự nào không. Đột nhiên anh ta nổi giận: “Nói tầm bậy”. Và những thanh niên trong xung quanh cũng bày tỏ thái độ như vậy. Sau, tôi được anh Núp, một người bạn của tôi ở Tây Nguyên giải thích rằng với họ, làm nghệ thuật không phải để ngắm hay để bán mà làm vì có cái gì đó thôi thúc trong lòng, cần làm để bày tỏ lòng ngưỡng mộ với thần linh. Họ thăng hoa trong quá trình làm ra tác phẩm chứ không phải lúc tác phẩm hoàn thành. Tôi chia sẻ điều này với một người bạn học nghệ thuật ở Frankfurt – Đức và cô rất ngạc nhiên bởi nó giống như quan điểm của nghệ thuật đương đại, tức nghệ thuật là con đường chứ không phải đích đến. Cô bạn lên Tây Nguyên khám phá rồi mời vị giáo sư của mình bên Đức sang. Vị giáo sư sang xong rồi lại dẫn cả lớp của ông ấy sang.

Sau năm 1975, giá như chúng ta dũng cảm giữ Tây Nguyên như một Bhutan thì thật tốt. Chúng ta sẽ có một tấm gương để học cách sống sao cho có hạnh phúc, sống thế nào để khiêm nhường với trời đất. Ngày xưa người nông dân không dám làm điều ác, họ sợ thất đức. Ngày ngay, xã hội không còn khái niệm về thất đức nữa. Người nông dân, những người bình thường nhất, đã không còn sợ cái ác, không còn sợ làm điều ác. Và đây là điều đáng sợ nhất. Con người, ở giữa đất trời, sống vô thần và không biết đến trời đất thì nguy hiểm quá.

Nay tôi đã 84 tuổi, tính tuổi ta thì 85. Những năm cuối đời, tôi sẽ viết để kể với mọi người về một nền văn minh ở Tây Nguyên, rằng chúng ta có một nền văn minh như thế. Tôi sẵn lòng đi chia sẻ để nói tất cả mọi điều về Tây Nguyên. Tôi mong khơi gợi trong các bạn lòng ham muốn hiểu về Tây Nguyên và tìm được người kế tục để sau cùng có thể cùng chung sức cứu được Tây Nguyên./.

TƯ LIỆU TÂY NGUYÊN MỚI

1. Điều kiện tự nhiên:

Tây Nguyên là vùng địa lý sinh thái núi – cao nguyên phía Tây Trường Sơn Nam Việt Nam, bao gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng với diện tích gần 5,4 triệu ha. Tây Nguyên được coi là “nóc nhà Đông Dương” và là vùng sinh thái cảnh quan đầu nguồn (phân thủy) chia nước giữa lưu vực sông Mê Kông và Biển Đông. Hệ thống núi – cao nguyên với những thung lũng, đồng bằng giữa núi phía tây Trường Sơn Nam có đường gờ núi hình cánh cung, phần lồi phía đông dốc đứng song song với đường bờ biển; phần lõm ôm lấy các cao nguyên phân tầng dốc thoải dần về phía tây tới biên giới Lào và Campuchia tạo nên những bặc thềm cao nguyên với sự đa dạng về địa hình, cùng yếu tố khí hậu và thổ nhưỡng tạo điều kiện phát triển nông nghiệp toàn diện tuy nhiên cững tiềm tần những nguy cơ về thiên tai như mưa lũ, hạn hán , đặc biệt trong điều kiện biến đổi khí hậu;

2. Tài nguyên thiên nhiên:

a) Tài nguyên đất là sản phẩm của thiên nhiên vùng cao nguyên nhiệt đới ẩm: đa dạng, đa màu sắc với 11 nhóm đất với 33 loại loại đất. Độ phì của đất đai , đặc biệt đất đỏ ba zan đã tạo ra những giá trị đặc trưng cho hệ sinh thái nông nghiệp cao nguyên cho sự phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị hàng hóa quy mô lớn.

b) Tài nguyên nước: Trên 80% diện tích Tây Nguyên thuộc thượng nguồn lưu vực sông Sê San, Sê rê pôk (chảy sang Căm Pu Chia), sông Đồng Nai và sông Ba. (trong lãnh thổ Việt Nam) và gần 20% diện tích tự nhiên thuộc lưu vục sông Thu Bồn, Trà Khúc, sông Lũy, sông La Ngà… Mạng lưới sông tương đối dày (0,2-0,3 km/km2 ). Tổng lưu lượng = 55,5 tỷ m3 (mùa mưa [tháng 5-10] chiếm 70-77%, mùa khô (tháng 11-4), chiếm 23-30%). Trên địa bàn Tây Nguyên có 882 hồ chứa nước tự nhiên và 810 đập dâng nước như: Hồ thuỷ điện Yaly (Gia Lai và Kon Tum -6.450 ha). Hồ thuỷ lợi Ayun hạ (Gia Lai-dung tích chứa khoảng 253 triệu m3 nước). Hồ Đắk Hniêng, Đắk Uy (Kon Tum); Biển Hồ, Ia Rrung, Ia Năng (tỉnh Gia Lai); Lăk, Ea Kao, Buôn Triết (tỉnh Đắk Lắk);

c) Tài nguyên rừng: diện tích có rừng (2019) : 2.557.322 ha, chiếm 17,95% tổng diện tích rừng cả nước (xếp thứ 3 so với các vùng) , gồm rừng tự nhiên: 2.206.975 ha, rừng trồng 350.347 ha, độ che phủ: 46,01%.(đứng thứ 4 so với các vùng). Rừng Tây Nguyên là rừng nhiệt đới lá rộng rụng lá trong mùa khô;

d) Tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng về loại hình, kiểu nguồn gốc, trong đó có những loại có quy mô rất lớn (bauxite và sắt đi kèm, đá ốp lát từ đá macma), có những loại đặc thù (magnesit, bentonit và diatomit) , đây là những khoáng sản có thế mạnh của Tây Nguyên trong cân đối nguồn tài nguyên khoáng sản của cả nước.

3. Dân cư, văn hóa :

a) Dân cư: Tây Nguyên là vùng đất đa sắc tộc, đa văn hóa, theo kết quả điều tra dân số ngày 1/4/2019 dân số Tây Nguyên là 5.842.605 người (dân tộc Kinh: 3.642.726 người, chiếm 62,30%, dân tộc khác : 2.199.879 người, chiếm 37,70%).

b) Văn hóa: i) Ba Na là nhóm sắc tộc đầu tiên, sau người Kinh, có chữ viết phiên âm dựa theo bộ ký tự Latin do các giáo sĩ Pháp soạn năm 1861. Đến năm 1923 hình thành chữ viết Ê Đê. ii) Sử thi được biết đến đầu tiên là Đam San được sưu tập và xuất bản bằng tiếng Pháp tại Paris (Le Chanson de DamSan). Đến 1933, tạp chí của học viện Viễn Đông bác cổ tại Hà Nội in lại dưới hình thức song ngữ Êđê – Pháp. iii) Vào tháng 2 năm 1949, phát hiện một bộ đàn đá mang tên Ndút Liêng Krak tại Đắc Lắc và bộ nhạc cụ thời tiền sử vô giá này hiện được lưu giữ tại Viện Bảo tàng Con người – Paris. iv) Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại ( ngày 15 /1/2005) , v) Công viên Địa chất Đắk Nông nằm trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, ở phía Tây Nam của vùng Tây Nguyên, đoạn cuối dãy Trường Sơn với ranh giới trải dài trên 5 huyện và 1 thị xã gồm huyện Krông Nô, Cư Jút, Đắk Mil, Đắk Song, Đắk G’Long và thành phố Gia Nghĩa. Là một phần của cao nguyên M’Nông nên thơ, hùng vĩ, Công viên Địa chất Đắk Nông là nơi hội tụ các giá trị tiêu biểu về địa chất địa mạo, khảo cổ, văn hóa và đa dạng sinh học đặc trưng của khu vực. Ngày 7/7/2020, tại Paris, Pháp, Ủy ban Chương trình và Quan hệ quốc tế UNESCO khóa 209 đã thông qua quyết định công nhận Công viên Địa chất Đắk Nông là Công viên Địa chất toàn cầu. Đây là Công viên Địa chất toàn cầu thứ ba ở Việt Nam, sau CVDCTC Cao nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang và CVDCTC Non nước Cao Bằng,

4. Kinh tế:

Ngày nay, Tây Nguyên đã hình thành được những ngành hàng nông nghiệp quy mô lớn tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu như cà phê , hồ tiêu, cao su. Đặc biệt Cà phê Tây nguyên nổi tiếng trên thị trường thế giới (2019 diện tích: 630,9 nghìn ha, diện tích thu hoach: 569,4 nghìn ha; năng suất: 27,8 tạ/ha, sản lượng 1,58 triệu tấn , kim ngạch xuất khẩu 2,64 tỷ USD) . Công nghiệp, nhất là chế biến nông, lâm sản từng bước phát triển, gắn kết với vùng nguyên liệu nông nghiệp hình thành chuỗi giá trị hàng hóa ngày càng phát triển. Du lịch phát triển mạnh, với trung tâm là Đà Lạt, Buôn Ma Thuột gắn với đặc sắc về tự nhiên, văn hóa đặc thù Tây Nguyên;

ùa vui với thầy Hiền
CHUYỆN TRẠNG BÁC BA PHI
Kim Hoàng ‘ba phi thành thần, một phi cũng đủ’.

Mình biết nhiều chuyện trạng Bác Ba Phi dân U Minh Hạ, ấp Lung Tràm, xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Mộ bác Ba Phi ngày nay được đặt giữa hai ngôi mộ của bà Ba Lữ và bà Chăm. Khu nhà và mộ phần của bác Ba Phi đang được địa phương đề xuất xây dựng thành tuyến du lịch văn hóa của tỉnh Cà Mau.

Bác Ba Phi tên thật là Nguyễn Long Phi sinh năm 1884, mất năm 1964, quê gốc Đồng Tháp, nghe kể là nông dân nòi, cụ rất phúc hậu, rất thương yêu vợ con, có biệt tài kể chuyện trạng. Bác Ba Phi đã được vợ cả là bà Ba Lữ đứng ra cưới vợ hai Chăm cho chồng (vì bà ba Lữ không có con) Bà hai sinh ra Nguyễn Tứ Hải, sau này cưới vợ là Nguyễn Thị Anh sinh ra Nguyễn Quốc Trị. Trị là nhân vật thằng Đậu rất nổi tiếng trong văn hóa Nam Bộ. Đậu là cháu đích tôn của bác Ba Phi, làm sáng danh ‘ba phi thành thần’.

Người đời cho rằng phước lộc tho mỗi người là do vận mệnh chính người đó với âm đức tổ tiên ông bà cha mẹ phù hộ, cũng rất lệ thuộc bởi đất lập nghiệp đất phát tích với đức hạnh tài năng của chính mình

Đến với Tây Nguyên mới, Mang Yang đất và người, cũng là vùng đất đặc biệt huyền thoại đấy thầy Hiền https://hoangkimlong.wordpress.com/category/den-voi-tay-nguyen-moi/

Câu cá bên dòng Sêrêpôk

Đến với Tây Nguyên mới là đến với một thế hệ Tây Nguyên mới, Có lớp sinh viên như thế lắng nghe chăm chú, hỏi thông minh, học và làm sáng tạo. Những câu chuyện về họ là câu chuyện đời thực như suối nguồn tươi trẻ, thao thiết chảy mãi không ngừng. Chúc các bạn nổ lực học tập để khởi nghiệp thành công.

denvoitaynguyen

Theo chân người dẫn đường. Chúng ta hãy cùng đọc kỹ bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam tại Pleyku. Bác viết ở Hà Nội ngày 19 tháng 4 năm 1946 với lời thề đại đoàn kết toàn dân nay được khắc trên đá hoa cương đặt tại Quảng trường. Chúng ta đọc để cùng thấu hiểu và chung sức nổ lực cho sự kết nối con người các dân tộc Việt, cho Phân hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai tỏa sáng và phát triển bền vững. Chúng ta hãy cùng đọc lại thật kỹ, chậm từng giọt chữ: “Phát triển bền vững ở Tây Nguyên” của Cụ Nguyên Ngọc, và cảm khái đọc bài thơ này.

CÂU CÁ BÊN DÒNG SÊRÊPÔK
Hoàng Kim

Bạn chèo thuyền trên sông Vôn ga
Có biết nơi này mình câu cá?
Sêrêpôk giữa mùa mưa lũ
Sốt rừng, muỗi vắt, đói cơm.

Suốt dọc đường hành quân
Máy bay,
pháo bầy,
thám báo,
mưa bom
Chốt binh trạm giữa rừng
Người bạn thân
Lả người
Vì cơn rét đậm
Thèm một chút cá tươi
Mình câu cá
Cho bữa cơm cuối cùng của người thân
mà nước mắt
đời người
rơi, rơi…
mặn đắng

Bạn ơi
Con cá nhỏ trên dòng Sêrêpôk
Nay đã theo dòng thác lũ cuốn đi rồi
Đất nước nghìn năm
Trọn một lời thề
Sống chết thủy chung
với dân tộc mình
Muôn suối nhỏ
Đều đi về biển lớn.

1972

Năm 1972 tại Tây Nguyên, tôi có kỷ niệm không thể quên về những ngày đói gạo, ăn rau rừng và câu cá ven sông Sêrêpôk gần Buôn Đôn. Nhớ buổi câu cho bữa cơm người bạn sốt rừng ốm nặng thèm ăn cá. Đây là bài thơ khóc bạn, lễ 30.4 và ngày 1.5, tôi bùi ngùi nhớ lại. Chèo thuyền trên sông Vônga là thơ Hoàng Bình. Điểm câu cá của tôi gần binh trạm khoảng giữa Đăk Tô-Tân Cảnh và Buôn Đôn. Sông Sêrêpôk (ảnh Đổ Tuấn Hưng trên Wikipedia Tiếng Việt)

Sêrêpôk (hay Srêpôk), tên gọi trong tiếng Campuchia là Tongle Xrepok, là dòng sông lớn nhất trong hệ thống sông ngòi ở Đắk Lắk. Đây là một phụ lưu quan trọng của sông Mekong. Sông Sêrêpôk được hợp thành từ hai dòng sông Krông Ana và Krông Nô (sông Mẹ và sông Bố). Đoạn chảy trên địa phận Đăk Lăk còn được gọi là sông Đăk Krông chảy qua các huyện Krông Ana, Buôn Đôn và Ea Súp với nhiều thác ghềnh hùng vĩ còn tương đối hoang sơ như thác Trinh Nữ, thác Đray Sáp, thác Đray Nu, thác Đray H’linh, thác Gia Long, thác Bảy Nhánh…Tính từ chỗ hợp lưu của sông Krông Ana, sông Krông Nô tới cửa sông của nó dài 406 km, trong đó đoạn chảy trong lãnh thổ Việt Nam dài khoảng 126 km, đoạn chảy qua Campuchia dài khoảng 281 km. Sông Sêrêpôk chảy sang Campuchia được bổ sung thêm nguồn chảy dồi dào từ dòng sông Ea H’leoông, sông Sesan và sông Sekong (hai sông này cũng có nguồn trên lãnh thổ Việt Nam). Sông Serepôk nhập vào sông Mekong sát Stung Treng, tỉnh Stung Treng, Campuchia, (nơi những năm gần đây mới phát hiện được phần mộ của Trung tướng Nguyễn Bình, tại xã Srê-pốc, huyện Xê-san,) sau đó con sông lớn này trở lại Việt Nam (ảnh 2 nguồn Sông Mekong tài liệu tổng hợp ).

Hiện tại dọc theo dòng sông này đã có rất nhiều các công trình thủy điện mọc lên như thủy điện Krông Kma (Krông Bông), Buôn Kuôp (Krông Ana), Đray H’linh 1, Đray H’linh 2 (Cư Jút), Buôn Tou Srah (Lăk), Srepôk 3 (Buôn Đôn)… Sông Sêrêpôk ở Đăk Lăk có tên gọi địa phương là sông Đăk Krông được nhắc đến trong bài hát nổi tiếng “Sông Đăk Krông mùa xuân về” của Tố Hải: “Đăk Krông ơi, Tây Nguyên ơi!/ Cái suối đổ về sông, cái sông ra biển lớn./ Ta nối tấm lòng dân bằng tình yêu cách mạng, đi suốt Truờng Sơn xanh, nghe dòng sông chảy mãi./ Đăk Krông ơi, dòng sông xanh thắm…”

Dòng sông Sê San ơi!

Là tản văn nổi tiếng của Tỳ kheo (nay là Thượng tọa) Thích Giác Tâm, vị sư trụ trì ở chùa Bửu Minh tại Biển Hồ, mắt ngọc Pleiku, tỉnh Gia Lai ” Đó là tiếng kêu thảng thốt của con người khi đứng trên bờ của dòng sông. Sông đã không sống đời của sông nữa, mà sông đã sống theo cách mà con người muốn nó sống. Ngày xưa sông vô tư, hồn nhiên sống, khi lên ghềnh, khi xuống thác, khi buông thư chầm chậm nhởn nhơ như người vô sự ngắm mây bay, xem hoa nở, lắng nghe tiếng chim hót. Nhưng rồi con người đã can thiệp vào, bắt sông phục vụ con người, mà nhu cầu của con người ở trong cõi người ta này thì vô hạn, vô chừng, không biết bao nhiêu là đủ. Thủy hỏa tương khắc, nhưng với trí tuệ con người biến nước thành hỏa, thành điện năng. Biến bao nhiêu cũng không đủ cung cấp, bởi con người không khác gì con khỉ Tôn Ngộ Không trong Tây Du Ký. Đào tiên quý là vậy mà hái trong thoáng chốc đã sạch vườn đào của Tây Vương Mẫu, mỗi trái chỉ cắn một miếng rồi quẳng đi, vứt bỏ. Quẳng đi không hề nuối tiếc, mà đào tiên mấy ngàn năm mới ra trái một lần (điện rất quý có khác gì trái đào tiên đâu!).

Vị thiền sư trên mắt ngọc cao nguyên viết tiếp: “Đầu năm đứng trên dòng sông Sê San, tôi đã ngắm nhìn sông và tôi đã thấy như thế. Rừng đại ngàn đã ngã gục xuống, dòng sông mênh mang đẹp như một dải lụa trắng của các đại sư Tây Tạng, Ấn Độ quấn choàng cổ, bắt nguồn từ các đỉnh núi cao của núi rừng Ngọc Linh tỉnh Kon Tum băng qua đồi núi chập chùng của hai tỉnh Kon Tum và Gia Lai để rồi chảy qua biên giới Campuchia. Ngăn chặn dòng chảy, nhiều nhà máy thủy điện đã mọc lên, mọc lên để cung cấp năng lượng điện cho con người. Bên này nhà máy thủy điện nước mênh mang, bến bờ rộng thoáng vì nước tích tụ, đổ dồn nước về ba cái cống chạy tua bin phát điện. Bên kia nhà máy giòng sông khô cạn lởm chởm vô số đá, như những bãi đá ở bãi biển Quy Nhơn gần ngôi mộ Hàn Mặc Tử, so sánh cho dễ hình dung vậy thôi. Bãi đá ở biển Quy Nhơn, là đá sống, bởi có con người lân mẫn chăm sóc, cùng vui chơi ca hát quây phim chụp hình. Còn bãi đá ở giòng sông Sê San là bãi đá chết, đá chết bởi vì sông đã chết. Trong kinh Phật thường dùng từ:” Bên này bờ, bên kia bờ “. Bờ bên này là bờ sinh tử, vô minh, khổ đau. Bờ bên kia là giải thoát, an lạc, Niết Bàn. Đứng bên bờ sông Sê San tôi đã ngộ ra không có bờ bên này thì cũng không có bờ bên kia. Để tạo ra năng lượng điện con người phải trả giá cho cái được và cái mất. Được cho nhu cầu tiêu thụ của con người và mất cho môi trường sinh thái không còn cân đối, đảo lộn.”

Tôi đã từng đứng trên bờ sinh tử và cũng đã từng câu cá bên dòng sông này thuở mà sông chưa làm đập thủy điện. Nay tôi lại về lặng ngắm dòng sông xưa. Trong lòng tôi thao thiết một dòng sông chảy mãi…

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở TÂY NGUYÊN
Nguyên Ngọc

“bài viết nổi tiếng này chúng ta cần đọc đi đọc lại nhiều lần. Đến với Tây Nguyên mới là đến với con người, núi rừng cao nguyên, một vùng đất thiêng, một nền văn hóa sử thi to lớn”. Có lớp sinh viên như thế Chăm chú lắng nghe, chăm chú học để làm, chăm chú thấu hiểu để biết dũng cảm đối mặt với những sai lầm của quá khứ, để chung sức bảo tồn và phát triển bền vững những di sản (HK) xem tiếp https://khatkhaoxanh.wordpress.com/category/den-voi-tay-nguyen-moi/

LỜI THƯƠNG (9)
Hoàng Kim

KIM NOTES lắng ghi chú
Nhớ lớp học trên đồng
Chuyện đời ngày hạnh phúc
Lời thương cùng tháng năm

THẦY BẠN LÀ LỘC XUÂN
Hoàng Kim

Tôi viết bài này để tỏ lòng biết ơn thầy bạn dưới mái trường Nông Lâm thân thương và làm món quà nhỏ thân tặng cho các em sinh viên nghèo hiếu học. Thầy, bạn là lộc xuân đời tôi mà nếu thiếu sự động viên, giúp đỡ này thì tôi không thể có được ngày hôm nay:“Em đã học nhiều gương sáng danh nhân. Hãy biết nhục, biết hèn mà lập chí. Thắp đèn lên đi em, ngọn đèn dầu bền bỉ. Sáng giữa đời lấp lánh một niềm tin”. xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-ban-la-loc-xuan/

Thật hạnh phúc yêu thích khi “Mỗi ngày biết dành nửa tiếng/ Thung dung đếm nhịp thời gian/ Thong thả chỉ thêu nên gấm/ An nhiên việc tốt cứ làm/ Chớp mắt cuộc đời nhìn lại/ Bình an vô sự là tiênhttps://cnm365.wordpress.com/https://hoangkimvn.wordpress.com

NGUYỄN DU TRĂNG HUYỀN THOẠI
Hoàng Kim
(Kim Notes lắng ghi chú)
1
Nguyễn Du thơ chữ Hán
Kiếm bút thấu tim Người,
Đấng danh sĩ tinh hoa,
Nguyễn Du khinh Thành Tổ,
Bậc thánh viếng đức Hòa
2
Nguyễn Du tư liệu quý
Linh Nhạc thương người hiền,
Trung Liệt đền thờ cổ,
“Bang giao tập” Việt Trung,
Nguyễn Du niên biểu luận
3
Nguyễn Du Hồ Xuân Hương
“Đối tửu” thơ bi tráng,
“Tỏ ý” lệ vương đầy,
Ba trăm năm thoáng chốc,
Mại hạc vầng trăng soi.
4
Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ
Uy Viễn “Vịnh Thúy Kiều”,
Tố Như “Đọc Tiểu Thanh”,
Bến Giang Đình ẩn ngữ,
Thời biến nhớ người xưa.
5
Nguyễn Du thời Tây Sơn
Mười lăm năm tuổi thơ,
Mười lăm năm lưu lạc,
Thời Hồng Sơn Liệp Hộ,
Tình hiếu thật phân minh
6
Nguyễn Du làm Ngư Tiều
Câu cá và đi săn,
Ẩn ngữ giữa đời thường,
Nguyễn Du ức gia huynh,
Hành Lạc Từ bi tráng
7
Nguyễn Du thời nhà Nguyễn
Mười tám năm làm quan,
Chính sử và Bài tựa,
Gia phả với luận bàn.
Bắc hành và Truyện Kiều
8
Nguyễn Du tiếng tri âm
Hồ Xuân Hương là ai,
Kiều Nguyễn luận anh hùng,
Thời Nam Hải Điếu Đồ,
Thời Hồng Sơn Liệp Hộ
9
Nguyễn Du trăng huyền thoại
Đi thuyền trên Trường Giang,
Tâm tình và Hồn Việt,
Tấm gương soi thời đại.
Mai Hạc vầng trăng soi,

(*) Nguyễn Du trăng huyền thoại là nghiên cứu lịch sử văn hóa của Hoàng Kim. Nguyễn Du thơ chữ Hán; Nguyễn Du tư liệu qúy; Nguyễn Du Hồ Xuân Hương; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ là bài 1, 2, 3, 4 trong chuỗi chuyên luận này được hiệu đính, bổ sung, đúc kết nhân ngày 10/8 Canh Tý âm lịch, là ngày giỗ thứ 200 của cụ Nguyễn Du (1820- 2020) và kỷ niệm 256 năm ngày sinh của cụ Nguyễn Du (1766-2021) đấng danh sĩ tinh hoa, đại thi hào, danh nhân văn hóa thế giới, là ngày 23 tháng 11 Ất Dậu nhằm ngày 3 tháng 1 năm 1766. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nguyen-du-trang-huyen-thoai

Thơ Nguyễn Trãi đọc lúc ban mai tại non thiêng Yên Tử

KIM NOTES LẮNG GHI CHÚ
Hoàng Kim


KIM NOTES lắng ghi chú
Lời thương cùng tháng năm
Suốt đời chăm việc thiện
Gương sáng bạn nhà nông

Chùa Ráng giữa đồng xuân https://youtu.be/w21hkPfEA2

THIỀN SƯ LÃO NÔNG TĂNG
Hoàng Kim

“Mưa thuận gió hòa chăm bón đúng
Nhân tươi quả tốt được thu nhiều”

Lời dặn Thầy Phổ Tuệ
Con nguyện lòng ghi tâm

Nhớ Viên Minh Hoa Lúa
Hoa Lúa giữa Đồng Xuân
Viên Minh Thích Phổ Tuệ
Lời Thầy dặn thung dung

Kim Notes lắng ghi chú xem 12 đường dẫn tại https://hoangkimlong.wordpress.com/category/kim-notes-lang-ghi-chu/https://hoangkimvn.wordpress.com/tag/vinaxanh-hoa-dat/

GIA CÁT MÃ TIỀN KHÓA
Hoàng Kim


Gia Cát Mã Tiền Khóa
Ngày mới lời yêu thương
Ngày Hạnh Phúc của em
Ngày xuân đọc Trạng Trình
.

Ngẫm tiêu điểm thế giới
Thế sự bàn cờ vây

Thế giới trong mắt ai
Lời dặn của Thánh Trần

Thời biến nhớ người xưa

Vận khí và vận mệnh
Vạn Kiếp binh thư truyền
Vạn Xuân nơi An Hải
.

xem thêm 12 đường dẫn trong bài https://hoangkimlong.wordpress.com/category/gia-cat-ma-tien-khoa/

Hình ảnh này không có thuộc tính văn bản thay thế; tên tập tin là tho-moc-tuong-hop-800-nam.jpg
Thổ Mộc tương hợp năm 2021

THẾ SỰ BÀN CỜ VÂY
Hoàng Kim
Nga
phản vệ
sốc
thuận thiên
vây hãm
triệt nguồn
giành thế thắng
Trung Quốc
liên Nga
bạn Ấn
kết Á Âu Phi
lược trận
ngư ông
đắc lợi nhiều

Chúng ta cùng trầm tĩnh theo dõi thế giới chuyển biến.
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/the-gioi-trong-mat-ai/

(*) Gia Cát Lượng, biểu tự Khổng Minh, hiệu Ngọa Long, là Thừa tướng, công thần khai quốc, nhà chính trị, nhà ngoại giao, chỉ huy quân sự, nhà giáo dục, và cũng là một nhà phát minh kỹ thuật nổi tiếng của nhà Thục Hán thời Tam Quốc. (Wikipedia Tiếng Việt). Ông sinh năm 181 sau Công Nguyên ở Long Trung Langya Commandery phía đông nam Sơn Đông và đông bắc Giang Tô. Ông mất ngày 8 tháng 10, năm 234 sau công nguyên lúc 54 tuổi tại Bảo Kê, Thiểm Tây Trung Quốc Vợ của ông là Hoàng phu nhân hay còn gọi là Hoàng Uyển Trình, là người Tương Dương Hồ Bắc, con gái duy nhất của danh sĩ Hoàng Thừa Ngạn, sư phụ của Gia Cát Lượng. Nơi chôn cất và thờ phụng Gia Cát Lượng ngày nay tại Wuhoumiao, Tam Minh,tỉnh Tỉnh: Phúc Kiến Trung Quốc Con trai ông là Gia Cát Chiêm Gia Cát Chiêm, tự Tử Viễn, là một mưu lược gia và tướng lĩnh nhà Thục Hán trong thời kỳ Tam Quốc. Anh ruột của Gia Cát Lượng là Gia Cát Cẩn là đại thần nhà Đông Ngô; Em trai ông là Gia Cát Quân là người xuất hiện lần hai gặp Lưu Bị trong Long Trung đối sách, nhưng ông không ham làm quan mà chỉ nhàn ẩn ở lều tranh. Ông chỉ bộc lộ tài năng dự đoán tài tình khi Tào Tháo chinh phạt Ngô Thục đã cho người vây bắt người nhà họ Gia Cát thì Gia Cát Quân và gia đình đã sớm biết trước và kịp dời đi. Ông dường như cũng biết trước thuật Mã Tiền Khóa. Chuyện về Gia Cát Lượng xem thêm tại https://vi.wikipedia.org/wiki/Gia_C%C3%A1t_L%C6%B0%E1%BB%A3ng. “Mã Tiền Khóa” được cho là một tác phẩm kiệt xuất của Gia Cát Lượng. Tương truyền, nhà quân sư trong lúc nhàn nhã việc quân đã hoàn thành “Mã Tiền Khóa” với những tiên đoán như thần về việc đại sự trong thiên hạ. Nếu giải nghĩa về mặt câu chữ, “Mã Tiền Khóa” ý chỉ việc gieo quẻ bói trước ngựa . Bí ẩn lời tiên tri của Gia Cát Lượng trong “Mã Tiền Khóa” Thơ vui những ngày nhàn là dự ngôn nhàn rỗi yêu thích; xem video chọn lọc Gia Cát Lượng https://www.facebook.com/TamQuocGiaCatLuong/videos/265550101460806

(**) Trung Duc 22 3 2022 · Kim Notes lắng ghi chú Biết câu có câu không Hiểu sách nhàn đọc giấu Gia Cát Mã Tiền Khóa Ngẫm truyện Vương Hổ Ninh Ngày xuân đọc Trạng Trình Lời dặn của thánh Trần: “Trong giờ ngữ pháp chủ đề về hán việt thầy giáo hỏi một học sinh ? Em hãy giải thích thành ngữ từ : Nhất tự vi sư ,bán tự vi sư ? Trò thưa thầy ! Có nghĩa là Một chùa có một ông sư Bán chùa là bán cả ông sư ! Thầy …????”

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là vietnamtoquoctoi.jpg

Tỉnh thức cùng tháng năm
THẾ GIỚI TRONG MẮT AI
Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim

#Thungdung#dayvahoc, #vietnamhoc#cnm365#cltvn; #đẹpvàhay; Thế giới trong mắt ai (hình) https://hoangkimlong.wordpress.com/category/the-gioi-trong-mat-ai ; #cnm365 #cltvn 28 tháng 3 https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-28-thang-3 / ; https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tinh-thuc-cung-thang-nam/https://hoangkimvn.wordpress.com/tag/tinh-thuc-cung-thang-nam/

“Đi đâu cũng không bằng Tổ quốc mình. Nói gì, làm gì cũng không bằng dạy, học và làm cho đồng bào đất nước mình. Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương. Mục đích sau cùng của dạy và học là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và làm được việc. Dạy và học thực tiễn trên chính Tổ quốc mình”. Đêm trắng và bình minh Hoàng Kim lời tâm đắc. Thế giới trong mắt ai, chúng ta trầm tĩnh theo dõi thế giới chuyển biến. Thông tin nhanh về Việt Nam quan hệ quốc tế và một số bài học thêm có liên quan .https://hoangkimlong.wordpress.com/category/the-gioi-trong-mat-ai/ .

“Dĩ bất biến ứng vạn biến”. Đường lối cách mạng của nước Việt Nam ngày nay thích hợp bền vững trong tình hình mới, thời đại mới, đã được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đúc kết tinh hoa tại bài viết: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” xác định rõ đường lối, quan điểm, tầm nhìn chiến lược, cương lĩnh và kế hoạch hành động:“Đoàn kết ‘xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh’ như di nguyện của Bác Hồ kính yêu”; “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức; Ph át triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; Bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế (in đậm để nhấn mạnh HK); Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại; Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện“.

VIỆT NAM CON ĐƯỜNG XANH
Hoàng Kim

Bác Hồ nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành“. Việt Nam con đường xanh cốt lõi là an dân với năm yếu tố: An sinh xã hội; An tâm; An lạc; An toàn; An ninh.

Định hướng chiến lược quốc gia, phương hướng nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế xã hội 2021-2030 (* Đảng Cộng Sản Việt Nam 2020, Văn kiện đại hội Đảng XIII đã xác định 10 giải pháp cơ bản):

1) Tập trung hoàn thiện nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giải quyết tốt hơn quan hệ giữa Nhà nước và thị trường.

2) Phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế;

3) Phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế;

4) Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, bảo đảm thực chất, hiệu quả; phát triển nền kinh tế số; thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô;

5) Phát triển kết cấu hạ tầng, kinh tế vùng, kinh tế biển, lấy các đô thi làm động lực phát triển vùng và đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới;

6) Phát triển văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân;

7) Quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai;

8) Củng cố, tăng cường quốc phóng, bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia;

9) Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập và vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế;

10) Tiếp tục xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động; đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tạo đột phá trong cải cách hành chính.

Việt Nam con đường xanh lĩnh vực nông lâm thủy hải sản trọng tâm là 13 sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia đã được xác định bởi Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại Thông tư số 37 /2018/TT /BNNPTNT ngày 25/12/2018 gồm Gạo, Cà phê, Cao su, Điều, Hồ tiêu, Chè, Rau Quả, Sắn và sản phẩm từ sắn, Thịt lợn, Thịt và trứng gia cầm, Cá tra, Tôm, Gỗ và sản phẩm từ gỗ.

Phương hướng nhiệm vụ và giải pháp chính của giai đoạn 2021- 2030 để đảm bảo khối sản phẩm chủ lực này phát huy hiệu quả giá trị nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân lao động Việt Nam là cần tổ chức điều hành thật tốt 5 nhóm hệ thống giải pháp chính đã được xác định:

1) Nông sản Việt 13 ngành hàng chủ lực kết nối mạnh mẽ với thị trường thế giới, xác định lợi thế so sánh và hệ thống giải pháp bảo tồn phát triển bền vững, hiệu quả khoa học công nghệ, kinh tế an sinh xã hội môi trường và vị thế quan trọng của từng ngành hàng. Nâng cao hiệu quả, hiệu lực hợp tác đầu tư nước ngoài có trọng tâm, trọng điểm, có chọn lọc, ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, quản trị hiện đại, năng lực đổi mới sáng tạo, kết nối Nông sản Việt đạt lợi thế cạnh tranh cao trong chuỗi cung ứng toàn cầu, có tác động lan tỏa, kết nối chặt chẽ hữu cơ với khu vực kinh tế trong nước. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả, đẩy mạnh hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, kết nối với hệ thống tiêu thụ toàn cầu. Phát triển mạnh doanh nghiệp nông nghiệp, hổ trợ, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, hợp tác xã nông nghiệp và các tổ hợp tác. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông nghiệp.

2) Phát triển mạnh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sạch, nông nghiệp hữu cơ, đạt tiêu chuẩn phổ biến về an toàn thực phẩm. Đổi mới chính sách quản lý và sử dụng đất trồng lúa, hàng năm sản xuất khoảng 35 triệu tấn lúa làm nòng cốt bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với lợi thế và nhu cầu thị trường, tăng khả năng chống chịu, thích ứng của nông dân với biến đổi khí hậu từng vùng, miền, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, ổn định. Tổ chức kết nối nông nghiệp với công nghiệp chế biến, thị trường xuất khẩu, chuỗi giá trị toàn cầu.

3) Phát triển chăn nuôi công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại hiệu quả cao, thân thiện với môi trường. Phát triển nuôi trồng thủy sản cá trên biển và mặt nước nội địa theo hướng công nghiệp, quảng canh cải tiến , sinh thái, nâng cao hiệu quả khai thác xa bờ , phát triển đánh bắt hải dương. Thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi hải sản;

4) Quản lý chặt chẽ, bảo vệ và phục hồi rừng tự nhiên gắn với bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái. Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng rừng trồng, nhất là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu, rừng phòng hộ ven biển. Chú trọng phát triển trồng rừng gỗ lớn, nâng cao hiệu quả rừng trồng, lâm đặc sản, đáp ứng cơ bản nhu cầu lâm sản trong nước làm nguyên liệu chế biến xuất khẩu. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào các chuỗi giá trị lâm nghiệp.

5) Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới và quản lý sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. Đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia thượng nguồn và các tổ chức quốc tế trong việc bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước ở lưu vực các dòng sông xuyên biên giới, nhất là sông Mê Công và sông Hồng. Nâng cao tính chống chịu và thích ứng biến đổi khí hậu của hệ thống kết cấu hạ tầng và của nền kinh tế Việt Nam, thực hiện các giải pháp thông minh để thích ứng trong nông nghiệp, thủy sản và phát triển rừng. Giảm thiểu những rũi ro do biến đổi khí hậu gây ra, đặc biệt là xâm nhập mặn, sạt lở tại Đồng Bằng Sông Cửu Long, an toàn lụt và môi sinh tại Hà Nội và vùng Đồng Bằng Sông Hồng khô hạn tại Tây Nguyên, Nam Trung Bộ,Bắc Trung Bộ Bảo vệ an ninh nguồn nước, tăng cường quản lý và khai thác, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn nước theo lưu vực sông, ngăn chặn suy giảm tài nguyên nước, tích nước điều tiết nguồn nước hợp lý phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Quản lý chặt chẽ và nâng cao hiệu lực quản lý, hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài nguyên, nhất là đất, nước khoáng sản, theo nguyên tắc thị trường. Phát triển thị trường, đẩy mạnh thương mại hóa quyền sử dụng đất, tăng cường đăng ký quyền sử dụng đất và áp dụng định giá đất theo thị trường, bảo đảm công khai, minh bạch. Phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, mạng lướí các dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia kết nối đồng bộ với các khu vực nông phẩm hàng hóa chính và khu đô thị, khu công nghiệp, cảng biển; Kết nối xây dựng nông thôn mới với kinh tế vùng, kinh tế biển, đào tạo nguồn lực nông nghiệp, cải tiến nâng cấp hệ thống hóa dữ liệu thông tin nông nghiệp nông dân nông thôn đáp ứng phù hợp với thời đại mới. Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo hướng gắn với đô thị hóa, thực chất và đi vào chiều sâu hiệu quả bền vững, lấy cư dân nông thôn làm chủ thể, tạo sự chuyển biến tích cực rõ rệt về nếp sống mới ở nông thôn; xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới cấp thôn bản. Thu hút mạnh mẽ các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông thôn để tổ chức và nâng cao chuỗi gía trị “mỗi xã một sản phẩm” gắn với thương hiệu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm. Chú trọng xây dựng cảnh quan sinh thái môi trường làng xã Việt xanh sạch đẹp tiến bộ an lành

Ba trụ cột cốt lõi của một quốc gia là cân đối hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường và thực hiện tiến bộ công bằng xã hội.theo kết luận của Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về Phát triển bền vững tại Johannesburg (Cộng hòa Nam Phi) năm 2002.

Bảo vệ an toàn môi trường sống và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân lao động Việt Nam là một trong ba trụ cột cốt lõi của chính sách quốc gia. Bảo vệ an toàn thức ăn, đất, nước, không khí và môi sinh là luật sống. Nguyên tắc cơ bản là: Ai gây ô nhiễm môi trường phải trả chi phí để xử lý khắc phục hậu quả, cải tạo và phục hồi. Thực thi chế tài và xử phạt nghiêm về vi phạm môi trường là quốc sách.

Tăng cường giám sát, công khai đầy đủ, kịp thời thông tin và nâng cao chất lượng môi trường, sự an toàn về thức ăn, đất nước, không khí và môi sinh ở các đô thị và vùng dân cư. Xử lý dứt điểm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Cải thiện rõ rệt tình trạng ô nhiễm môi trường, ở các cụm công nghiệp, làng nghề, lưu vực sông, khu vực nông thôn. Kiểm soát chặt chẽ các dự án khai thác tài nguyên, chủ động phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm gây ô nhiễm môi trường. Ngăn chặn suy thoái môi trường. Tối ưu hóa các mục đích sử dụng đất nông nghiệp. Đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia thượng nguồn và các tổ chức quốc tế trong việc bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước ở lưu vực các dòng sông xuyên biên giới, nhất là sông Mê Công và sông Hồng.

Việt Nam con đường xanh, thông tin đúc kết này là chọn lọc trích dẫn phù hợp với tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Định hướng và tầm nhìn này nhấn mạnh

1) Phải phát triển hài hòa ba trụ cột “Không đánh đổi môi trường với tăng trưởng kinh tế”; “Không thể vì nghèo mà hy sinh môi trường và sức khỏe người dân”

2) Vai trò kiến tạo của Nhà nước là quyết định;

3) Vai trò của người dân lao động và cộng đồng xã hội là không thể thiếu.

Việt Nam ngày nay nhấn mạnh sự diệt trừ tham nhũng và đề cao vai trò kiến tạo của Nhà nước là quyết định. Việt Nam là nước văn hiến có truyền thống “bầu ơi thương lấy bí cùng” và kinh nghiệm làm chủ tập thể, cũng đã vận dụng hiệu quả chính sách đầu tư trong điểm.

Nước Nga và Châu Âu https://youtu.be/m_eVwIX2ZJ0

Thế giới trong mắt ai
Nước Nga và Châu Âu
Gia Cát Mã Tiền Khóa
Thế sự bàn cờ vây

Bài học lớn muôn đời
Việt Nam con đường xanh,
Minh triết Hồ Chí Minh
Chợt gặp mai đầu suối

Xuân sớm Ngọc Phương Nam

Toàn cảnh Thời sự Nổi bật Việt Nam và Quốc tế
Báo Nghệ An Tổng thống Putin và tình bạn dành cho “Lục địa đen”, cạnh tranh với Mỹ, Trung https://youtu.be/k75l13H4dQ0 ; Nga rạch ‘miếng bánh’ Ukraine như Triều Tiên, cuộc chiến sắp đến lúc an bài? | TGN https://youtu.be/ZshYs8oWSmA ; Toàn cảnh tin thế giới 28/3 Bình luận Nga Ukraine mới nhất: Vì sao lãnh đạo 40 nước châu Phi đến Nga cùng thời điểm Tập Cập Bình? https://youtu.be/OIyp1pV2rrE ; Nga Ukraine mới nhất 27/3 | Ukraine lật ngược thế cờ khiến Nga “tiến thoái lưỡng nan” ở miền đông https://youtu.be/MYnicMJqaUk ; Quốc hội chất vấn Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí – VNEWS https://www.youtube.com/live/kHDHzI5SGJw?feature=share ; Toàn cảnh tin thế giới 23/3: Ukraine bắn 7.000 đạn pháo/ngày, tự tin sẽ thắng Nga ở Bakhmut https://youtu.be/p5Zl1rZmPPM ; Cập nhật Nga và Ukraine sáng 23/3 Nga kiểm soát mọi ngả đường vào Bakhmut, UAV Nga né tên lửa. TV24h https://youtu.be/qX6-pU2MgHg ; Câu chuyện thế giới 22/3,Trung Quốc bước vào cuộc chiến ủy nhiệm với NATO qua chuyến đi của ông Tập? https://youtu.be/Fkk4ygMjxkM ; Toàn cảnh tin thế giới mới nhất 22/3 Nguy cơ nước Mỹ nổ tung sau cảnh báo ông Trump sắp bị bắt.TV24h https://youtu.be/Lh6jJRWiHGs ; Hé lộ bài phát biểu gây chấn động của Tổng thống Nga Putin | Bình luận quốc tế mới nhất | TV24h https://youtu.be/mtE-LpylFWs ; 21 3 2023 Cùng Nga chống lại phương Tây, Trung Quốc đặt ra mục tiêu gì? Báo Nghệ An https://youtu.be/H7GQoUp2pX0 ; Hé lộ chiến thuật kinh điển giúp Nga thành công ở Bakhmut. Bình luận Nga – Ukraine mới nhất | TV24H https://youtu.be/lt8b4VtTiTA ; Thời sự quốc tế 21/3 | Tiêm kích Nga và B-52 của Mỹ so kè giữa lúc hội đàm với Trung Quốc | FBNC https://youtu.be/C3OCocOLLRs ; Toàn cảnh Nga tấn công Ukraine sáng 21/3: Trùm Wagner tiết lộ về cuộc tấn công sắp tới của Ukraine | TV24H https://youtu.be/H8v2CNVvDvI ; Tin quốc tế 21/3 | 10 năm, 40 cuộc gặp: Thấy gì từ chuyến thăm Nga của chủ tịch Trung Quốc ? | FBNC https://youtu.be/NuGtkozNaLw ; Vì sao kinh tế Nga vẫn chịu đựng tốt sau 1 năm cấm vận? | Bình luận quốc tế | FBNC https://youtu.be/iVx0F05o_EQ ; 18 3 2023 Câu chuyện thế giới 18/3 | Vai trò của công nghệ trong cuộc chiến ở Ukraine | FBNC https://youtu.be/685A5ojaKTA ; Bình luận Quốc tế Đại tá Lê Thế Mẫu: Xung đột Nga-Ukraine đã trở thành chiến tranh thế giới phức hợp đầu tiên | FBNC https://youtu.be/Cf87DDLwInw ; Toàn cảnh quốc tế 17/3 | Tổng hợp tin thế giới nổi bật nhất 24h | FBNC https://youtu.be/snY7RTjChUk 17 3 2023 Nga sẽ chấp nhận “hình hài chú nhím” của Ukraine?Báo Nghệ An https://youtu.be/DD8eAB4egHo TRỰC TIẾP Tin Thế Giới Sáng 14/3: Nga Tặng Trung Quốc ‘Món Quà’ Bất Ngờ Khiến Phương Tây Hoảng Loạn https://www.youtube.com/live/MF_YfZuf0o8?feature=share ; Trung Quốc: Lễ bế mạc Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIV | VTC Tin mới https://youtu.be/LhEJvqsHzw8 ; VTV1 Toàn cảnh Thế giới https://vtv.vn/video/toan-canh-the-gioi-12-3-2023-608943.htm ; TRỰC TIẾP Tin Thế Giới Sáng 13/3: Châu Âu NGUY CẤP Trước Đòn Khí Đốt Nga, Đối Mặt THẢM CẢNH ; Thời sự Quốc tế sáng 12/3 – Tin nóng Thế giới mới nhất – VNEWS https://youtu.be/Wjwvo5rr8DM Tin Sáng 10/3 | Hé lộ nội dung cuộc đàm phán bí mật khiến TT Putin chấm dứt bao vây Mariupol | FBNC https://youtu.be/KMDaZWa-zTM; Nga: Đức, Pháp, Ukraine đã chơi trò bịp bợm, và giờ phải trả giá https://youtu.be/GzP8lohovUI ; Tin quốc tế 8/3 | Nga mở rộng căn cứ không quân; trả giá đắt ở Bakhmut ? | FBNC ‘Đài Loan là lằn ranh đỏ đầu tiên mà Mỹ và phương Tây không được phép vượt qua’ https://youtu.be/lgM6PlPv2jA ; Phương Tây thừa nhận một số điều Tổng thống Putin đã đúng https://youtu.be/4s1cWzKqVmg Thời sự 11h trưa ngày 5/3 – Tin nóng Thế giới mới nhất – VNEWS https://youtu.be/Ehz7jo3o-5Q ; 4.3 2023 Cuộc cạnh tranh quyết liệt trên chính trường giữa Nga và EU để giành ưu thế ảnh hưởng ở châu Phi https://youtu.be/U9rd_AzqSP4 ; Thời sự quốc tế 4/3 | Mỹ viện trợ cho Kiev, gồm thiết bị “độc nhất vô nhị” trên chiến trường Ukraine https://youtu.be/zoMlJ5GWDak ; 3.3 2023 Bị tố “thân Nga”, Trung Quốc đặt cược vào trò chơi ở Ukraine? https://youtu.be/5D1wk-JpuGI ; Đóng băng di sản cuối cùng của Nga-Mỹ, vũ khí hạt nhân ngày càng cận kề https://youtu.be/X_fO3sTUrqY ; Hé lộ bí mật Nga sắp đáp trả, khiến “vòng kim cô” của phương Tây sẽ rơi https://youtu.be/qXYYtXqKtFk ; Nga đã ‘đánh bật’ Pháp khỏi châu Phi? – Tin thế giới – VNEWS https://youtu.be/72AwROJRZvg ; Xung đột Nga – Ukraine khơi mào trật tự thế giới mới; Thế giới đa cực để giảm thiểu rủi ro toàn cầu? https://youtu.be/eq1ncQ687Ws Toàn cảnh Nga tấn công Ukraine sáng 3/3 Thủ tướng Hungary kêu gọi EU lập liên minh quân sự riêng https://youtu.be/9SBDRdIKaJU Tin Thế Giới Sáng 03/3 | EU TỰ CẮT ĐỨT ĐƯỜNG LUI Của Mình Khi Công Khai Đối Đầu Nga https://www.youtube.com/live/7HJkIP8RB30?feature=share 2.3.2023 Tiểu sử tân Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng | VTC Tin mới https://youtu.be/hkeW-gPK3oc Câu chuyện thế giới 2/3, Mỹ cần làm gì để củng cố lòng dân khi viện trợ cho Ukraine trong năm thứ 2? https://youtu.be/1Ct0q6XdquA Toàn cảnh Thời sự Quốc tế chiều 2/3 Nga tấn công dữ dội, Ukraine thừa nhận khó giữ Bakhmut | TV24h https://youtu.be/tEHKkXMKtkk 27 2 2023 Thiếu tướng Nguyễn Hồng Quân: Thổ Nhĩ Kỳ là nhân tố quan trọng trong chiến sự Ukraine – Nga https://youtu.be/T0vn2BSHG7Y 25 2 2023 Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Thế giới đang trở thành đa cực hỗn loạn | VTC Now https://youtu.be/8ZaHPSTkjYI Toàn cảnh Nga tấn công Ukraine sáng 24/2 Tròn một năm xung đột Nga Ukraine, lộ diện bên chiến thắng? | VTC TV24h 4,59 Triệu người theo dõi https://youtu.be/m99AS2e_2lY Các nước phản ứng trái chiều với lập trường của Trung Quốc trong xung đột Ukraine | VTC Tin mới https://youtu.be/wpWBEHfoCW4 ; Dự báo 3 kịch bản xung đột quân sự Nga – Ukraine trong năm 2023 | VTC Tin mới https://youtu.be/ZGEhO9m-7Ws ; Thế giới trong mắt ai https://hoangkimlong.wordpress.com/category/the-gioi-trong-mat-ai/

Cục diện chiến trường Ukraine sau hơn 4 tháng giao tranh. Đồ họa: Washington Post.

Cục diện chiến trường Nga Ukraine . Đồ họa: Washington Post.

Thế giới trong mắt ai Gia Cát Mã Tiền Khóa https://hoangkimlong.wordpress.com/category/gia-cat-ma-tien-khoa/ Chúng ta năm mới chuyên tâm làm việc chính Thượng Đức thương nhìn lại (ảnh) https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thuong-duc-thuong-nhin-lai Chính Ngọ đoán Kinh Dịch: Bảo tồn và phát triển sắn bảy năm nhìn lại. Cách mạng sắn Việt Nam 22 7 2016 The cassava revolution in Vietnam by Le Huy Ham, Hoang Kim, Nguyen Thi Truc Mai, Nguyen Bach Mai and Reinhardt Howeler 2016. We created this video with the YouTube Slideshow Creator https://youtu.be/81aJ5-cGp28 Trung Quốc trong mục tiêu “100 năm lần thứ 2” | Bàn tròn thế sự https://youtu.be/H-kC5XG1amY; Bàn tròn thế sự Nghệ An TV https://youtu.be/MhYc-AaD-YY; Quan hệ Mỹ – Trung sẽ có biến động mạnh trong năm 2023 | FBNC https://youtu.be/OzrFH9nLBqk Thiếu tướng Nguyễn Hồng Quân: Kinh tế châu Á sẽ chiếm 3/4 mức tăng trưởng toàn cầu | VTC Tin mới https://youtu.be/vEbhM6UPeHc Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Xung đột Nga- Ukraine, Việt Nam chọn công lý, chọn lẽ phải | VTC Now https://youtu.be/dXf76sWGNbU https://youtu.be/Cx1eECXjaeI; Địa lý Ukraina, tranh chấp là định mệnh https://youtu.be/aCV2WOyrUhw; Tỉnh thức cũng tháng năm Nhớ lại và suy nghĩ https://youtu.be/YnasCy_M3E8 Kính chúc vui khỏe an lành Xuân ấm áp tình thân https://youtu.be/LQyzqSNXHK8 tích hợp bài học lịch sử Hội nghị Pari về Việt Nam (trích BBC online) ngày này năm xưa,

Note 18
TRUNG QUỐC MỘT SUY NGẪM
Hoàng KimHoang Long


Tuyết rơi trên Vạn Lý
Trường Thành bao đổi thay
Ngưa già thương đồng cỏ
Đại bàng nhớ trời mây.

Ngược gió đi không nản
Rừng thông tuyết phủ dày
Ngọa Long cương đâu nhỉ
Đầy trời hoa tuyết bay.

Hồ Khẩu trên Hoàng Hà
Đại tuyết thành băng giá
Thế nước và thời trời
Rồng giữa mùa biến hóa.

Hổ Khẩu trên Hoàng Hà Đại tuyết thành băng giá

Đường trần thênh thênh bước
Đỉnh xanh mờ sương đêm
Hoàng Thành Trúc Lâm sáng
Phước Đức vui kiếm tìm.

*

Lên Thái Sơn hướng Phật
Chiếu đất ở Thái An
Đi thuyền trên Trường Giang
Nguyễn Du trăng huyền thoại

Khổng Tử dạy và học
Đến Thái Sơn nhớ Người
Kho báu đỉnh Tuyết Sơn
Huyền Trang tháp Đại Nhạn

Tô Đông Pha Tây Hồ
Đỗ Phủ thương đọc lại
Hoa Mai thơ Thiệu Ung
Ngày xuân đọc Trạng Trình

Quảng Tây nay và xưa
Lên đỉnh Thiên Môn Sơn
Ngày mới vui xuân hiểu
Kim Dung trong ngày mới

Trung Quốc một suy ngẫm

TỰ VỊNH VƯỢT BÁT TUẦN
Minh Sơn Hoàng Bá Chuân


Bát tuần đã trãi việc đời nhiều
Chân chính bao nhiêu phúc bấy nhiêu
Nhân hậu thói nhà in một nếp
Trung kiên việc nước đủ trăm chiều
Lòng son phơi phới vầng trăng dọi
Tóc bạc phơ phơ ngọn gió phiêu
Hôm sớm sân Lai (*) thêm sắc mới
Sum vầy con cháu tiếng vui reo !

CẬU HOÀNG THÚC CẢNH 100 TUỔI
MỪNG SINH NHẬT EM CƯƠNG


Mừng em tuổi đã tám mươi xuân
Xứng đáng con nhà nặng nghiệp văn
Hai mươi năm tới còn tươi tắn
Chẳng khác gì anh – tuổi một trăm!
Anh Hoàng Thúc Cảnh.

Cháu Hoàng Kim nối vần
NHỚ ÔNG BÀ CẬU MỢ

Ảnh quý trăm năm thật tuyệt vời
Vui xưa Ông vịnh (*) tuổi tám mươi
Mừng nay Cậu Lớn thơ (**) Cậu Út
Trăm tuổi như anh thật phước ân

HOÀNG GIA CƯƠNG THƠ HIỀN
Hoàng Kim

Nhà thơ Hoàng Gia Cương có các tác phẩm chính: Thơ 1) Theo dòng thời gian Nxb Văn Học 2013; 2) Trãi nghiệm với thời gian Nxb Hội nhà văn 2010, 3) Cổ tích cho mai sau Nxb QĐND 2006. 4) Trong cõi vô biên Nxb Hội nhà văn 2005, 5) Lắng đọng Nxb Hội nhà văn, 2001, 7) Lặng lẽ thời gian, Nxb Thanh Niên 1997, 8) Truyện ký rãi rác nhiều năm. Tác phẩm thơ văn của Hoàng Gia Cương có mặt trên 30 tuyển tập, tập thơ văn in chung. Tôi không phải là người bình thơ, chỉ xin lưu đôi điều tâm đắc.

THỜI GIAN LẮNG ĐỌNG NGƯỜI HIỀN
Hoàng Kim cảm nhận thơ Hoàng Gia Cương

Hay từ bài tuyển đầu tiên,
Ánh Trăng khuya rọi khắp miền thế gian,
Lạ thay thi tứ nồng nàn,
Tình yêu cuộc sống muôn vàn yêu thương.

Câu thơ lắng đọng đời thường,
Mạ ơi xúc động lời thương dặn dò,
Cha tôi là một nhà Nho,
Tìm về nguồn cội, Chớm thu … tuyệt vời !

Cội nguồn Lũng Động, Cổ Trai,
Khí thiêng cõi Bắc nhớ nơi sinh thành,
Vua Thái tổ Mạc Đăng Dung,
Hoàng chi dòng đích lưu cùng nước non.

Phố Cụt, Phố nối, Phố cong,
Đi trong phố nhỏ một vòng nhân gian
Rùa ơi tôn bậc trí nhân
Để nền Văn hiến ngàn năm không nhòa.

Sáu mươi năm Mạ đi xa,
Mạ ơi tiếng vọng không là niềm riêng.

Thời gian lắng đọng người hiền.
Trăng khuya xế bóng, bình mình rạng ngời.

(*) Những chữ in đậm là tuyển chọn các bài tôi thích nhất trong tập thơ Theo dòng thời gian của nhà thơ Hoàng Gia Cương

NGỌC TRAI BÉ ÔNG TÔI

Nhà thơ Hoàng Gia Cương sinh ngày 25 tháng 10 năm 1942 ở làng Minh Lệ, xã Quảng Minh, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình, nghề kỹ sư vô tuyến điện, nghiệp hội viên hội nhà văn Hà Nội. Trong các tác phẩm nêu trên, tôi thích nhất là tập thơ “Theo dòng thời gian, Nhà Xuất Bản Văn Học Hà Nội năm 2013, 447 trang, ” “Thời gian chảy tới vô cùng Lắng bao tinh chất… Bỏ công kiếm tìm !  (Hoàng Gia Cương)“. Hoàng Gia Cương theo dòng thời gian thao thức một tầm nhìn nhân văn sâu sắc, tài hoa. Đọc sách, tôi lật xem trang đầu và trang cuối. Phụ lục 1 của sách THEO DÒNG THỜI GIAN có các câu: “Văn muốn đạt tài hoa, tâm cần sáng, tứ cần sâu, năng gạn đục khơi trong văn mới tuyệt. Nghệ mong nên tuyệt tác, trí phải minh, công phải trọng, biết tầm sư học đạo nghệ càng tinh“; “CHÍ khí một hiền MINH, vạch lối, dẫn đường, gây nghiệp lớn hồi sinh đất nước. NGUYÊN  vẹn từng trụ GIÁP, xua Tây, trừ Mỹ, lập công đầu bảo vệ non sông”. “Mạc tộc dựng xây thiên kỷ tạc. Hoàng chi bồi đắp vạn đời ghi“. Trang Phụ lục cuối sách có hai vế mời đối của hai trong các câu đối, ẩn ý sâu xa thú vị: Phải từ đâu để định hướng đầu tư cho năng lượng ngày lương thêm nặng? Hoài sao chẳng vẽ?

Nhà nho Hoàng Bá Chuân, bố của bảy người con trai ở câu chuyện “Cuộc đoàn tụ bất ngờ của 5 anh em ngày giải phóng thủ đô“, là em ruột của bà ngoại tôi. Chúng tôi tự hào về dòng họ Hoàng có nhiều người con trung hiếu với đất nước, quê hương và gia đình. Ông tôi thường dạy con cháu về nếp nhà phúc hậu văn hóa. Ông tôi viết: Nhà tôi sinh được bảy người con/ Quyết chí chung tình với nước non/ Kháng chiến năm con đi khắp nước/ Lớn lên trai bé sẽ xung phong… Cậu Cương ngọc trai bé của ông tôi, sau này cũng vào bộ đội Trung đoàn Thủ Đô (E102) Sư đoàn Quân Tiên phong (F308). Cậu Cương dần dà theo trọn đời nghề làm kỹ thuật vô tuyến điện nhưng cái nghiệp lắng đọng lại là thơ, theo dòng thời gian thao thức một tầm nhìn nhân văn sâu sắc, tài hoa, với một gia đình hạnh phúc, nếp nhà phúc hậu và văn chương đích thực.

Sáu anh em ruột gia đình đến thăm đại tướng Võ Nguyên Giáp (1996). Từ trái sang: Hoàng Gia Cương, Hoàng Thúc Cảnh, bà Đặng Bích Hà, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cô Võ Hồng Anh, Hoàng Thúc Cẩn, Hoàng Thúc Tấn, Hoàng Thúc Tuệ, Hoàng Quý Thân.

Cụ Chuân là một nhà Nho thích nếp nhà thanh đạm phúc hậu, cẩn trọng cần kiệm, nền nếp gia giáo. Các con của Cụ sau năm 1954 đều giữ trọng trách, một gia đình trí thức cách mạng được các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước rất quý trọng và quan tâm. Người anh lớn ông Hoàng Thúc Cảnh thời kỳ Việt Bắc công tác tại Văn phòng Phủ Chủ tịch, sau này làm cố vấn Văn phòng Chính phủ suốt thời gian dài mãi cho đến khi cụ Phạm Văn Đồng nghỉ hưu thì mới nghỉ, hai anh em ông Hoàng Thúc Cẩn và Hoàng Thúc Tuệ đều là đại tá quân đội, ông Hoàng Thúc Tấn là Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, ông Hoàng Quý Thân là tiến sỹ công tác ở Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước, ông Hoàng Gia Cương là kỷ sư vô tuyến điện và là nhà thơ. Chuyện triều đình tôi vắn tắt đôi điều. Tôi chỉ biết là tất cả các cậu đều rất quý cha mẹ tôi, những nông dân lương thiện, sống có tình có nghĩa với làng xóm và rất thương anh chị em tôi, những đứa con mồ côi tuy cha mẹ tôi chết sớm nhưng anh em biết đùm bọc và rất thương yêu nhau.

Anh Bu Lu Khin Nguyễn Quốc Toàn là người anh và bạn thiết của tôi rất đồng cảm về nếp nhà. Anh Toàn bên nội và bên ngoại đều thuộc dòng dõi gia thế. Gia đình anh chị Toàn Hà trưng trang trọng tự hào trong phòng thờ Tổ tiên ba chữ yêu thích “THANH THẬN CẦN Minh Mệnh châu phê”do vua Minh Mệnh ban cho vị quan trung lương dòng họ Nguyễn Quốc là quan “thanh liêm, cẩn thận, cần cù”. Lời ban khen của một ông vua phong kiến thời nay chẳng mấy ai quan tâm, nhưng  gia đình anh Bu thì thực lòng kính cẩn trân trọng và tự hào về nếp nhà của dòng họ. Nơi yên nghỉ của họ nội Nguyễn Quốc bên dòng sông Gianh lưu giữ  đôi câu đối cổ kính “Chu biên quốc trọng thân hầu mệnh / Đường bảng gia truyền liễu tử danh” (Dòng họ có những nhân vật giữ trọng trách với quốc gia như Thân Bất Hại thời nhà Chu/ Đời này sang đời khác có những thi nhân văn gia nỗi danh như Liễu Tông Nguyên thời nhà Đường).Tôi đọc bài anh Bu mà tâm đắc lời thơ của cậu Cương: “Cúi mình trước đấng Tổ Tông? Râm ran như được tiếp dòng máu thiêng“.

Nhà cụ Hoàng Bá Chuân ông tôi cũng tự hào và lặng lẽ thời gian giữ lại đôi dòng vắn tắt “Hậu duệ của Hoàng đế Mạc Đăng Dung” tại khu mộ chí họ Hoàng ở động Ma Ca dưới chân hòn Đá Đứng ở làng Minh Lệ, nay là xã Quảng Minh, thị xã Chợ Đồn, tỉnh Quảng Bình. Tương truyền nguồn gốc dòng họ Hoàng làng Minh Lệ là hậu duệ Hiển tổ Mạc Đỉnh Chi (1280-1346) ở hương Lũng Động và Thái tổ Mạc Đăng Dung (1483 – 1541) ở hương Cổ Trai, ly tán vào đất Quảng Bình cải thành họ Hoàng để tránh sự báo thù của vua Lê chúa Trịnh, tuy làm nông nghiệp nhưng các thế hệ con cháu vẫn giữ được truyền thống hiếu học và văn chương của dòng tộc. Vì thế, nhà nho Hoàng Bá Chuân đã được theo đuổi Cửa Khổng sân Trình từ nhỏ, tinh thông Tứ thư Ngũ kinh, điêu luyện các thể thơ phú, trở thành một nhà Nho được kính nể. Đó là niềm tự hào của dòng họ Hoàng – Trần trong bốn họ chính Hoàng – Trần – Trương – Nguyễn của làng Minh Lệ chúng tôi và đây là một câu chuyện dài…

thoigianlangdongnguoihien

NHỮNG BÀI THƠ ÁM ẢNH

Tập thơ “Theo dòng thời gian” của nhà thơ Hoàng Gia Cương có nhiều bài hay. Mỗi bài thơ mà tôi tâm đắc trích dẫn dưới đây là một câu chuyện đời thường ám ảnh được kể lại bằng thơ. Tôi xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc. Thơ cậu Cương nhiều bài hay. Nhiều bài tôi thích, và hóa ra các cậu tôi cùng nhiều người làng Minh Lệ cũng thích. Theo dòng thời gian tôi muốn nhặt ra mấy viên ngọc quý mà tôi tin là ít có nhà thơ, nhà bình văn khó tính nào không cảm động. Tôi đồng tình với sự thẩm thơ của Trần Đăng Khoa, “thơ hay là thơ giản dị, xúc động, ám ảnh”.

Bài thơ Phố Cụt hay ám ảnh.  Các cậu tôi một thuở chỉ khen thầm trong nhà, nay đã duyệt in sách rồi, tôi xin chép lại đây để tặng bạn đọc:

Phố cụt

Đoạn này phố cụt không tên
Một bên nhà nguyện
Một bên nhà chùa…

Tiếng chuông gióng tự tinh mơ
Đều đều tiếng mõ cả trưa lẫn chiều

Mặt đường mưa nắng xiêu điêu
Kẻ cầu Đức Phật
Người kêu Chúa Trời

Vô thần tôi tự trách tôi
Đọc”Tư bản luận” một đời chưa thông

Đường cong mãi vẫn hoàn cong
Long đong đâu chỉ long đong kiếp mình ?

Rì rầm phía ấy cầu kinh
Phía kia khấn Phật
Lặng thinh phía này!

Gió nồm rồi gió heo may
Lạc vào phố cụt
Bụi bay mù trời !

Nguyên tiêu Kỹ Mão.
[7] Hoàng Gia Cương THEO DÒNG THỜI GIAN
Thơ tuyển chọn 2013. NXB Văn Học Hà Nội, tr. 177

Bài thơ “Phố cụt” trước đây tôi không thích vì tôi cho rằng thơ dù hay đến đâu nhưng đi vào ngõ cụt bi quan yếm thế là hỏng, là không tốt, không lợi cho nhân văn và sức khỏe. Sau này khi tôi đọc kỹ các tuyệt phẩm “Phố nối” “Phố cong Tam Đảo” “Đi trong phố nhỏ” (mời bạn đọc tại Hoàng Gia Cương theo dòng thời giancuối bài này) thì chợt  giật mình thấy mình lầm,  “Phố cụt” không cụt nữa mà đã được hóa giải. Thơ Hoàng Gia Cương trong cõi vô biên lặng lẽ với thời gian, trãi nghiệm với thời gian. Chùm thơ Phố theo tôi là một minh chứng rất rõ của sự trãi nghiệm nhân văn, sâu sắc, tinh tế và tài hoa. Đó là một chùm thơ mẫu mực.

Phố nối

Ở đây nối đất với trời
Nối mưa với nắng
Nối vui với buồn
Tơ trời ai nối mà vương?
Buộc bao số phận vào đường ngược xuôi

Hưng Yên 2/1999
[8] Hoàng Gia Cương THEO DÒNG THỜI GIAN
Thơ tuyển chọn 2013. NXB Văn Học Hà Nội, tr.183

Tam Đảo

Chợt nắng lóe
Chợt mưa sa
Chợt hun hút gió
Chợt sà sà mây …

Phố cong như nhánh mai gầy
Rêu phong tường đá
Cỏ  vây quanh tường

Chênh vênh lối bám men sườn
Thông xanh ngút ngát
Ngập ngừng bước chân.

Đường như rắn cuộn xa gần
Sắc mầu chấm phá
Bút thần nét đưa.

Thung sâu trãi rộng ô cờ
Ngỡ mình bên cữa phi cơ nghiêng chào!

Chợt là thực
Chợt chiêm bao
Chợt xem tranh lụa
Chợt vào Thiên Thai

5/2002
[9] Hoàng Gia Cương THEO DÒNG THỜI GIAN
Thơ tuyển chọn 2013. NXB Văn Học Hà Nội, tr.226-227.
Nhạc sĩ Ngọc Duy phổ thành ca khúc “Chiều Tam Đảo”.

Đi trong phố nhỏ

Đi trong phố nhỏ chiều xuân
Cây bàng khô khẳng nhú mầm non tơ
Ngỡ ngàng chú sẽ hong mưa
Nghiêng tai nghe tiếng gió lùa song hiên

Phố cong chao mõi cánh chim
Rêu phong theo cuộc nổi chìm tháng năm
Âm âm từ cõi xa xăm
Bao nhiêu cát bụi thăng trầm nổi nênh…

Đi trong phố nhỏ yên bình
Lòng ta thư thái, chân mình thảnh thơi
Nương thân bên suối bên đồi
Hàng cây mãi miết đâm chồi trỗ hoa

Đỏ trời khóm gạo tháng ba
Vàng ươm màu cúc quỳ pha ráng chiều
Ngỡ ngàng trước bức tranh thêu
Ai hay phố nhỏ đìu hiu … nặng tình

4/2004
[10] Hoàng Gia Cương THEO DÒNG THỜI GIAN
Thơ tuyển chọn 2013. NXB Văn Học Hà Nội, tr. 266

Tôi đọc “Trăng khuya” và “Chớm thu” rung động dào dạt một tình yêu thiên nhiên và yêu con người. Bài thơ “Cha tôi là một nhà Nho” và “Mạ ơi !” đọc thật xúc động, tôi thẹn lòng là chưa viết được bài thơ về mẹ cha hay được như thế. Hai bài thơ“Tìm về nguồn cội” và “Thái tổ Mạc Đăng Dung” có tầm vóc sử thi 500 năm, nhân văn sâu sắc, ân tình và tài hoa.

Trăng khuya

Chợt thấy trăng khuya ngắm trộm mình
Phải chăng trăng cũng mến tân binh ?
Voan mây lấp ló khuôn vành vạnh
Như thể mắt ai đắm đuối nhìn.

Cát Bi 6/1/1961
[1] Hoàng Gia Cương THEO DÒNG THỜI GIAN Thơ tuyển chọn 2013. NXB Văn Học Hà Nội, tr. 11.

Chớm thu

Ban mai rười rượi – thu vừa chớm
Gió lạc vườn ai bỡn trái hồng
Khóm trúc dáng chừng đang độ lớn
Ngỡ ngàng lối ngõ đẫm hơi sương!

Mây bông lặng vén rèm che mỏng
Để nắng non nghiêng liếc trộm vườn
Hàng cúc xốn xang gờn gợn sóng …
Hình như trời đất biếc xanh hơn!

Qua bao giông bão bao mưa lũ
Đất lại hồi sinh lại mượt mà
Chấp chới cánh diều loang loáng đỏ
Cố giữ tầm cao, níu khoảng xa!

1998
[6] Hoàng Gia Cương THEO DÒNG THỜI GIAN
Thơ tuyển chọn 2013. NXB Văn Học Hà Nội, tr.101

Cha tôi là một nhà Nho

Cha tôi là một nhà Nho
Người luôn tự nhận môn đồ Khổng Khâu
Tứ Thư người đọc thuộc làu
Ngũ Kinh người vẫn ghi sâu từng lời…

Cha tôi sinh chẳng gặp thời
Chữ Nho như lá rụng rơi cuối mùa
Nỗi niềm đầy ắp trang thơ
Công danh sớm nắng chiều mưa nát nhòe

Cha tôi dạy trẻ nhà quê
Áo nâu guốc mộc chõng tre, đèn cầy…
Cơm ăn đã có vợ cày
Trò thương điếu đóm một vài hào rau !

Phải thời “Tây học” tràn vào
Chữ Nho bị quảng sang ao nước tù
Cha tôi bỏ nghiệp thầy đồ
Theo trào lưu mới mầy mò … chữ Tây !

Chữ Tây vừa ngọng vừa dài
Đọc câu văn đến đứt hơi, nhạt phèo!
Thôi thì nghèo giữ phận nghèo
Cha tôi trồng sắn, nuôi heo qua ngày!

Cái thời đuổi Nhật đánh Tây
Cha thành “tuyên huấn” miệt mài làm thơ
Cha tôi lại dạy i, tờ
Làm theo lời Bác xóa mù giúp dân.

Cha tôi giờ đã thoát trần
Người đi tìm các vĩ nhân tôn thờ
Cha tôi là một nhà thơ
Cha tôi là một nhà nho cuối mùa!

6/1979
[3] Hoàng Gia Cương THEO DÒNG THỜI GIAN
Thơ tuyển chọn 2013. NXB Văn Học Hà Nội, tr. 40-41

Mạ ơi!

Tròn sáu mươi năm ngày Mạ đi xa

Mạ ơi sáu chục năm rồiMạ theo cánh hạc về nơi vĩnh hằng
Bảy trăm hai chục mùa trăng
Trăng rằm buốt lạnh đâu bằng lòng con?!

Cho dù con đã lớn khôn
Vẫn là úi ít, vẫn còn ấu thơ
Vẫn trông ngóng mạ từng giờ
Vẫn mong tấm bánh, vẫn chờ tiếng ru…

Nhớ thời giặc giã tràn qua
Gia đình ly tán, cửa nhà cháy thiêu
Mạ mong khắc khoải sớm chiều
Mong ngày đoàn tụ…
Bỗng diều hụt dây!

Mạ mong dứt tháng đoạn ngày
Mà sao định mệnh vẫn xoay phủ phàng?
Bốn con biền biệt tiền phương
Mỗi người mỗi phía chiến trường đạn bom!

Mạ đi trong nỗi héo hon
Cái đêm rằm ấy mãi còn ngấn mưa
Mạ đi trong nỗi ngác ngơ
Cha con nấc nghẹn tiễn đưa quặn lòng!

Mạ về với cõi hư không
Mình cha sớm tối lưng còng trở xoay
Đèn khuya leo lét tháng ngày
Nhà Nho lóng ngóng cuốc cày nuôi con!

Các con giờ đã lớn khôn
Công cha nghĩa mẹ vuông tròn tạc ghi
Dẫu cho gia thất đề huề
Thiếu cha vắng mẹ còn gì tủi hơn?

Bây giờ cậu mạ không còn
Hai anh con cũng… vấn vương theo cùng
Sân Lai quần tụ thêm đông
Chỉ buồn một nỗi thiếu ông vắng bà!

Mong gần rồi lại ngóng xa
Mạ ơi ngấn lệ vẫn nhòa mắt con
Sau mươi năm dạ mỏi mòn
Nhớ thương, thương nhớ
Mãi còn nhớ thương!

Vu Lan năm Tân Mão 2011
[2] Hoàng Gia Cương THEO DÒNG THỜI GIAN
Thơ tuyển chọn 2013. NXB Văn Học Hà Nội, tr. 408-409

Tìm về nguồn cội

Tìm về Lũng Động, Cổ Trai
Thắp hương bái lạy bao đời Tổ Tông
Biển gom nước vạn dòng sông
“Thập tam thế hậu…” nhi đồng là đây.

Qua bao giông bão, tháng ngày
Thay tên đổi họ chẳng thay đổi lòng
Vẫn là cha, vẫn là ông
Vẫn dòng máu ấy cuộn trong tim này!

Hoàng, Phan, Lều, Thạch … về đây
Trăm phương như nước như mây tụ nguồn
Gốc còn trên đất Hải Dương
Lá cành hoa trái đã vươn khắp miền.

Ta về tìm lại Tổ tiên
Tìm về nguồn cội khí thiêng sinh thành
Hương dâng là nghĩa là tình
Thoảng thơm như thể tinh anh giống dòng.

Cúi mình trước đấng Tổ Tông
Râm ran như được tiếp dòng máu thiêng !

1998
[4] Hoàng Gia Cương THEO DÒNG THỜI GIAN
Thơ tuyển chọn 2013. NXB Văn Học Hà Nội, tr.170-171

Thái tổ Mạc Đăng Dung

Cảm nhận của người con Mạc tộc

Xuất thân ngư phủ vạn chài
Ra khơi vào lộng nổi trôi bọt bèo!
Vươn lên từ phận đói nghèo
Đã thành tướng giỏi đã gieo Hoàng triều.

Cổ Trai xóm nhỏ đìu hiu
Ai hay nhân kiệt ẩn lều rạ tre
Từ tay kéo lưới đưa bè
Vung đao múa kiếm ngựa xe tung hoành.

Oai hùng khiển tướng điều binh
Thù trong khiếp đảm, thất kinh giặc ngoài
Xứ Đông cho chí xứ Đoài
Non sông một giải đẹp tươi mọi miền.

Bao nhiêu tiến sĩ, trạng nguyên
Nhờ thời Minh Đức mà nên hiền tài
Mượt đồng ngô lúa sắn khoai
Nhà nhà hạnh phúc, người người ấm no.

Bao công xây dựng cơ đồ
Vinh danh Mạc tộc, vững bờ Đại Nam
Sá chi miệng thế thăng trầm
Năm trăm năm … một chữ NHÂN rạng ngời !

6/2011   (Hoàng Kim chép lại với lối phân câu 6/8
thay cho thể thơ 6/8 phân câu lối tự do nhiều tầng)
[5] Hoàng Gia Cương THEO DÒNG THỜI GIAN
Thơ tuyển 2013. NXB Văn Học Hà Nội, tr. 406-407

hoanggiacuongtheodongthoigian

Võ Nguyên Giáp tự trong sâu thẳm, Hoàng Gia Cương có bài thơ xúc động, ám ảnh:

Mãi mãi là Anh
Kính tặng anh Văn – Đại tướng Võ Nguyên Giáp-

Anh đã là Anh – mãi mãi Anh
Người Anh của lớp lớp hùng binh
Song toàn văn võ, thông kim cổ
Vững chí bền gan đạp thác ghềnh !

Tôi có lần hỏi cậu : Cháu thấy dường như chữ “vượt thác ghềnh” hợp hơn. Cậu cười: Không ! chữ ‘đạp thác ghềnh” hợp hơn.

Năm nay, qua tuổi 80 cậu viết bài thơ ‘Già”, lắng đọng lời kết:

Lửa bớt cháy trong lòng
Đá dường như thêm cứng
Trời dường như bớt nắng
Đời lại là sắc – không !

Đá dường như thêm cứng.Thơ trầm tích hay hơn.

Hoàng Gia Cương theo dòng thời gian

Tôi viết bài thơ NHỚ CẬU cho bảy người cậu yêu quý của gia đình mình. Đó là chòm sao Hoàng Chi Mạc Tộc Làng Minh Lệ:

NHỚ ÔNG BÀ CẬU MỢ
Hoàng Kim

Mai trắng tóc người cũng trắng trong
Đường trần lên thấu đỉnh cao phong
Hoàng giai Mạc tộc ngời tâm đức
Phố hẹp đường cong chẳng thẹn lòng.

xem tiếp Hoàng Gia Cương thơ hiền
Nếp nhà và nét đẹp văn hóa 

GIỐNG KHOAI LANG VIỆT NAM
Hoàng Long, Hoàng Kim, Nguyễn Văn Phu


Giống khoai lang Việt Nam phổ biến HL518 NHẬT ĐỎ, HL491 NHẬT TÍM, HƯNG LỘC 4, HOÀNG LONG, BÍ ĐÀ LẠT, Mười kỹ thuật canh tác khoai lang, liên kết sản xuất chế biến tiêu thu hiệu quả

FOODCROPS. GIỐNG KHOAI LANG VIỆT NAM. Nguồn gen giống khoai lang trên thế giới. Nguồn gen giống khoai lang ở Việt Nam. Nguồn gốc và đặc tính nông sinh họcchủ yếu của một số giống khoai lang phổ biến trong sản xuất hiện nay: Giống phổ biến:  HL518 (Nhật đỏ), HL491 (Nhật tím),  Hoàng Long, Hưng Lộc 4, Bí Đà Lạt; Giống bản địa quý, giống tạo thành và giống triển vọng: Chiêm Dâu,  khoai Sữa, Khoai Gạo, Trùi Sa, Trà Đõa, Dương Ngọc, Bí  Đế,Tự Nhiên, Cực nhanh, KB1, K51,K1, K2, K3, K4, K7, K8, VX37-1, KB1; Kokey 14 (Nhật vàng), Murasa Kimasari (Nhật tím 1), HL284 (Nhật trắng), HL565, HL524, KLC3  …

Nguồn gen giống khoai lang trên thế giới

Cây khoai lang (Ipomoea batatas (L.) Lam.) là cây lương thực thực phẩm thích hợp với tất cả các vùng sinh thái nông nghiệp tại Việt Nam có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao, tùy thuộc vào chuỗi cung ứng giá trị khép kín từ giống tốt đến kỹ thuật trồng, liên kết sản xuất tiêu thụ hiệu quả. Khoai lang ngày nay trên thế giới, là cây lương thực đứng hàng thứ bảy sau lúa mì, lúa nước, ngô, khoai tây, lúa mạch, và sắn. Năm 2018, toàn thế giới có 118 nước trồng khoai lang trên tổng diện tích 8,06 triệu ha, trong đó châu Phi chiếm 57,07%, châu Á chiếm 36,72%, châu Mỹ chiếm 4,3%. Năng suất khoai lang bình quân của thế giới năm 2018 là 11,40 tấn/ha, trong đó năng suất  khoai lang bình quân của châu Á là 20,53 tấn/ha, châu Mỹ có năng suất bình quân 12,15 tấn/ha, châu Phi năng suất bình quân 5,65 tấn/ha.  Sản lượng khoai lang thế giới có xu hướng giảm từ 142,67 triệu tấn năm 2000, xuống còn 91,95 triệu tấn, năm 2018, lý do chính vì cạnh tranh cây trồng. Sản xuất chế biến tiêu thụ khoai lang chưa hiệu quả bằng sắn và một số chuổi cung ứng nông sản hiệu quả khác. Châu Á cung cấp sản lượng khoai lang khoảng 66,03%, châu Phi cung cấp sản lượng khoảng 28,28%.

Hầu hết những nước trồng nhiều khoai lang trên thế giới đều có bộ sưu tập nguồn gen giống khoai lang. Nguồn gen khoai lang lớn nhất toàn cầu là tại Trung tâm Khoai tây Quốc tế (Centro Internacional de la Papa – CIP) với tổng số 7007 mẫu giống khoai lang được duy trì từ năm 2005. Trong số này có 5.920 mẫu giống khoai lang trồng (Ipomoea batatas) và 1087 mẫu giống khoai lang loài hoang dại (Ipomoea trifida và các loài Ipomoea khác). Việc duy trì nguồn gen ở CIP được thực hiện trong ống nghiệm, trên đồng ruộng, bảo quản bằng hạt và được đánh giá theo tiêu chuẩn quốc tế. Khoai lang Trung Quốc có diện tích, sản lượng, năng suất cao, chịu lạnh nhưng chất lượng không ngon so với khoai lang của Nhật, Mỹ khi trồng ở Việt Nam. Khoai lang Mỹ nổi tiếng về chất lượng cao, phổ biến các giống khoai lang có ruột củ màu cam đậm, dẽo và có hương vị thơm để tiêu thụ tươi như một loại rau xanh cao cấp và dùng trong công nghiệp thực phẩm. Mỹ hiện đang tiếp tục thực hiện các nghiên cứu chọn giống khoai lang chất lượng cao giàu protein, vitamin A và có hương vị thơm; ứng dụng công nghệ gen, công nghệ tế bào trong tạo giống. Khoai lang Nhật cũng nổi tiếng về chất lượng cao với hướng chọn tạo giống khoai lang để sử dụng lá làm rau xanh, làm nước sinh tố và thực phẩm có màu tím hoặc màu cam đậm tự nhiên. Nhược điểm khoai lang Nhật, Mỹ, Trung Quốc  khi trồng ở Việt Nam là thời gian sinh trưởng hầu hết đều dài trên 115 ngàykhông thích hợp hiệu quả khi đưa vào các vụ trồng ở Việt Nam. Năm giống khoai lang phổ biến nhất Việt Nam hiện nay là HL518 Nhật đỏ, HL491 Nhật tím, Hoàng Long, Hưng Lộc 4, Bí Đà Lạt đều vận dụng nguồn gen quý của Nhật, Mỹ, Trung Quốc nhưng đều đã được Việt hóa, lai tạo, tuyển chọn, bồi dục theo định hướng và tiêu chuẩn giống khoai lang tốt Việt Nam (Hoàng Kim và đồng sự 2015, Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997)

Nguồn gen giống khoai lang ở Việt Nam

Nguồn gen giống khoai lang Việt Nam chủ yếu được thu thập, đánh giá và bảo tồn tại Trung tâm Tài nguyên Thực vật, thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam với 528 mẫu giống đã được tư liệu hoá (trong đó có 344 mẫu do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc chuyển đến) Viện Cây Lương thực và Cây Thực phẩm (FCRI) có 118 mẫu giống, Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc năm 2009 có 78 mẫu giống.Trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh có 30 mẫu giống.

Tại các tỉnh phía Bắc, giống khoai lang trồng phổ biến là khoai Hoàng Long, với các giống khác có quy mô hẹp hơn gồm KB1, K51, Tự Nhiên, Chiêm Dâu, Từ năm 1981 đến nay, Viện Cây Lương thực Cây Thực phẩm (FCRI) và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam (VASI) đã tuyển chọn và giới thiệu  cho sản xuất 15 giống khoai lang tốt theo ba hướng chính: 1) Nhóm giống khoai lang năng suất củ tươi cao, chịu lạnh, ngắn ngày, thích hợp vụ đông, gồm K1, K2, K3, K4, K7, K8, VX37-1, Cực nhanh. Những giống này chủ yếu được nhập nội từ CIP, Philippines, Trung Quốc, Liên Xô (cũ) trong giai đoạn 1980-1986 và tuyển chọn để tăng vụ khoai lang đông. 2) Nhóm giống khoai lang năng suất củ cao, nhiều dây lá thích hợp chăn nuôi, gồm KL1, KL5, K51. Các giống này phát triển ở giai đoạn 1986-2000 trong chương trình hợp tác với CIP. 3) Nhóm giống khoai lang năng suất củ cao, phẩm chất ngon. gồm việc phục tráng và chọn lọc giống khoai lang Hoàng Long, Chiêm Dâu (Vũ Tuyên Hoàng, Mai Thạch Hoành 1986, 1992), Tự Nhiên (Trương Văn Hộ và ctv, 1999); tuyển chọn và phát triển giống khoai lang KB1 (Nguyễn Thế Yên, 2003). Hiện nay dân đang quan tâm các giống khoai đặc sản địa phương và khoai chất lượng cao.

Tại các tỉnh phía Nam các giống khoai lang hiên trồng phổ biến là HL518 (Nhật đỏ), HL491 (Nhật tím), HL4, Hoàng Long, Bí Đà Lạt. Những giống bản địa quý, giống tạo thành và nhập nội có triển vọng gồm  Murasa kimasari (Nhật tím 1) Kokey 14 (Nhật vàng), Chiêm Dâu, Trùi Sa,  Dương Ngọc, Tàu Nghẹn, Khoai Sữa, Khoai Gạo. Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh (NLU) và Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc (HARC) từ năm 1981 đến nay đã tuyển chọn và giới thiệu cho sản xuất 7 giống khoai lang có năng suất củ cao, phẩm chất ngon, thích hợp tiêu thụ tươi gồm Hoàng Long, Chiêm Dâu, Gạo, Bí Đà Lạt (1981), HL4 (1987), HL491, HL518 (1997). Các giống khoai lang chất lượng cao có dạng củ đẹp thuôn láng, được thị trường ưa chuộng có HL518, HL491, Kokey 14, Murasa kimasari.  Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh những năm 2008 -2011 cũng đánh giá và tuyển chọn 24 giống khoai lang khảo nghiệm toàn cầu trong chương trình hợp tác với CIP và khảo sát các giống khoai lang nhiều dây lá, năng suất bột cao cho hướng chế biến cồn trong chương trình hợp tác với công ty Technova và công ty Toyota Nhật Bản (Hoàng Kim 2008).

Những giống khoai lang phẩm chất ngon được đánh giá và tuyển chọn trong đề tài “Thu thập, khảo sát, so sánh và phục tráng giống khoai lang tại huyện Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai 2008-2010”. Đây là nội dung hợp tác giữa Sở Khoa học Công nghệ Đồng Nai, Viện Sinh học Nhiệt đới, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh và Phòng Nông nghiệp Xuân Lôc. Kết quả đề tài là các giống khoai lang tốt HL518 Nhật đỏ, HL491 Nhật tím được phổ biến rộng rãi hơn trong sản xuất (Hoàng Kim, Trần Ngọc Thùy, Trịnh Việt Nga, Nguyễn Thị Ninh 2009).  Hai giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) và HL491 (Nhật tím) đã được trồng khá phổ biến và mang lại sự thay đổi căn bản về năng suất cao và chất lượng ngon cho sự canh tác khoai lang tại nhiều tỉnh của Việt Nam. Kỷ yếu 90 năm Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam 1925- 2015, trang 51, hình trên ghi rõ: Bảy giống khoai lang tốt được Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn công nhận giống ở các tỉnh phía Nam tiêu biểu nhất là ba giống HL518 (Nhật đỏ) HL491 (Nhật tím) và Hoàng Long. Giống HL518, HL491 hiện đã được trồng khá phổ biến và mang lại sự thay đổi căn bản về năng suất cao và chất lượng ngon cho sự canh tác khoai lang tại nhiều tỉnh của Việt Nam. Những tỉnh trồng hai giống khoai lang này nhiều là Vĩnh Long, Kiên Giang, Đà Lạt, Đăk Nông, Gia Lai, Đồng Nai và Sóc Trăng, … Tại Vĩnh Long, việc thay thế giống khoai lang địa phương Dương Ngọc, Tàu Nghẹn, Bí Đế bằng hai giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) và HL491 (Nhật tím) và ứng dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh thích hợp đã đưa sản lượng khoai lang Vĩnh Long năm 2000 từ diện tích khoai lang 2,5 ngàn ha, năng suất bình quân 18,4 tấn/ ha, sản lượng 46,2 ngàn tấn lên sản lượng khoai lang năm 2011 đạt 248,7 ngàn tấn, diện tích khoai lang 8,5 ngàn ha, năng suất bình quân 29,2 tấn/ ha (Tổng cục Thống kê 2014).

Nguồn gốc và đặc tính nông sinh học chủ yếu của một số giống khoai lang  

Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ)

Nguồn gốc giống: Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) là giống khoai lang Việt Nam ưu tú có nguồn gốc từ tổ hợp lai Kokey 14 Nhật Bản polycross, tạo giống tại Việt Nam; giống do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam chọn tạo và giới thiệu (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997 Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997; hiện trồng phổ biến trong sản xuất và bán nhiều ở các siêu thị.

HL518 được nhóm nghiên cứu Việt Nam tuyển chọn trong quần thể 800 hạt khoai lai Kokey 14 polycross nguồn gốc Nhật Bản nhập nội từ CIP vào Việt Nam do chuyên gia CIP là tiến sĩ Il Gin Mok quốc tịch Hàn Quốc. Sau đó Trung tâm Hưng Lộc đã chọn được mẫu giống khoai lang CIP92031 hội được nhiều đặc tính quý, đã sử dụng giống CIP92031 lai hữu tính (back cross) tự phối, tạo chọn được giống HL518. Chi tiết thông tin về tác giả và minh chứng  Giống khoai lang ở Việt Nam http://www2.hcmuaf.edu.vn/contents.php?ids=9858&ur=hoangkim

Đặc tính giống: HL518 là giống khoai lang rất ngon. Thời gian sinh trưởng từ 95 đến 110 ngày. Năng suất củ tươi: 17-32 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27-30%. chất lượng củ luộc rất ngon, vỏ củ màu đỏ đậm, thịt củ màu cam đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây. Các chợ và siêu thị trên toàn quốc đều có bán. Mười kỹ thuật canh tác khoai lang cần tuyển lại hệ củ theo bản tả kỹ thuật đã đăng ký, để đảm bảo chất lượng và năng suất. Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997. Hai giống khoai lang mới HL518 và HL491. Tài liệu báo cáo công nhận hai giống khoai lang HL518 và HL419. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Hội nghị khoa học kỹ thuật nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 16-18/9/1997. 18 trang. Two new sweet potato varieties: HL 518 and HL 491. In: MARD Proc. Vietnam Agricultural Research Workshop held in Ho Chi Minh City, Vietnam, Sep 16- 18/1997. 18p.

Giống khoai lang HL491 (Nhật tím)

Giống khoai lang HL491 (Nhật tím) do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc chọn tạo và giới thiệu từ tổ hợp lai Murasa Kimasari polycross nguồn gốc Nhật Bản = CN76-2 CIP/AVRDC (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997). Giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997, hiện phổ biến rộng rãi trong sản xuất và bán nhiều ở các siêu thị.

Đặc tính nông học chủ yếu: Thời gian sinh trưởng từ 95 đến 110 ngày. Năng suất củ tươi: 15-27 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27- 31%. chất lượng củ luộc khá, vỏ củ màu tía, thịt củ màu tím đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây.

Giống khoai lang HOÀNG LONG

Nguồn gốc giống: Hoàng Long là giống khoai lang phổ biến ở Việt Nam. Nguồn gốc Trung Quốc nhập nội vào Việt Nam năm 1968. Giống do Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tuyển chọn và giới thiệu (Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy, 1981). Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống năm 1981(*).

Đặc tính giống: Thời gian sinh trưởng 85-95 ngày. Năng suất củ tươi 15 – 27 tấn/ ha, tỷ lệ chất khô 27-30%, chất lượng củ luộc khá, vỏ củ màu hồng sẫm, thịt củ màu vàng cam, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím phủ luống gọn, mức độ nhiễm sùng và sâu đục dây trung bình

(*) Notes: xem thêm Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy, 1981: Tiến bộ mới trong chọn giống khoai lang ở các tỉnh phía Nam Việt Nam. (Recent progress in Sweet Potato varietal improvement in South Vietnam. Báo cáo công nhận chính thức bốn giống khoai lang Hoàng Long, Chiêm Dâu, Gạo, Bí Đà Lạt. Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm. Hội nghị khoa học kỹ thuật nông nghiệp các tỉnh phía Nam lần thứ nhất, thành phố Hồ Chí Minh, 9-11/5/1981. 33 trang MAFI (MARD), Proc. 1st Vietnam Agricultural Research Workshop held in Ho Chi Minh City, Vietnam, May 09-11/1981. 33 pages)  Khoai lang Hoàng Long có nguồn gốc tại Thái Sơn, Thái An, Sơn Đông, Trung Quốc do tổ chuyên gia Trung Quốc mang vào Việt Nam năm 1968 làm việc với các chuyên gia nông nghiệp Việt Nam Quách Ngọc Ân, Đinh Thế Lộc. Khoai lang Hoàng Long được  trồng đầu tiên tại chân núi Trường Sinh thuộc bản Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện miền núi Cẩm Thủy và phát triển rộng nhất ở huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa. Giống khoai lang Hoàng Long chọn lọc do Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh thu thập, tuyển chọn và giới thiệu công nhận giống năm 1981. Khoai Hoàng Long chọn lọc được tuyển chọn theo hướng năng suất cao phẩm chất ngon vỏ củ màu hồng sẫm, thịt củ màu vàng cam, dạng củ đều đẹp, chất lượng ngon, độ dẽo hơn độ ngọt Đây là giống khoai lang cao sản được trồng phổ biến nhất Việt Nam trong bốn mươi năm qua, nhiều nhất tại tỉnh Thanh Hóa. Giống khoai Hoàng Long tuyển chọn tại Việt Nam có chất lượng ngon hơn và ngắn ngày hơn so với giống gốc đầu tiên tại Trung Quốc.

Khoai lang Thái An, Sơn Đông Trung Quốc  (hình ảnh Hoàng Kim chụp ngày 26. 5. 2018 tại Thái An, Sơn Đông). Trung Quốc dường như đã có qui trình và máy sản xuất sấy dẻo khoai lang. Việt Nam những sản phẩm sấy dẻo khoai lang dạng này với chất lượng ngon tương xứng tiếc là hiện nay chúng tôi chưa nhìn thấy,.mà chỉ thấy dạng “sweet potatoes chips” nhiều hơn.

LƯU Ý KỸ THUẬT THÂM CANH KHOAI LANG

Việc ứng dụng giống khoai lang tốt có năng suất chất lượng cao và “Mười biện pháp kỹ thuật thâm canh khoai lang” đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho nông dân.  Tuy vậy, năng suất, sản lượng, hàm lượng các chất trong củ khoai lang (% chất khô, tinh bột, vitamin, … ) là có sự sai khác rất rõ giữa các địa phương, vùng miền, tùy thuộc chủ yếu vào các yếu tố:  đặc điểm sinh thái khí hậu đất đai và mức độ thích hợp với các giống khoai lang khác nhau; trình độ kỹ thuật thâm canh của dân địa phương và điều kiện kinh tế xã hội liên quan đến sản xuất và tiêu thụ khoai lang; mô hình tổ chức sản xuất tiêu thụ khép kín theo VIETGAP và lợi thế so sánh của khoai lang tại nơi thực hiện.

Khó khăn chính trong sản xuất khoai lang hiện tại là: 1) Giống khoai lang lẫn tạp và thoái hóa; 2) Mười kỹ thuật thâm canh khoai lang người dân vận dụng chưa thật thành thạo, chuyên nghiệp và phù hợp (từ 1) thời vụ trồng, 2) chọn đất, 3) chọn hom giống tốt, 4) kỹ thuật làm đất, 5) bón phân NPK và hữu cơ vi sinh, 6) kỹ thuật trồng, 7) mật độ trồng, 8) phòng trừ sùng khoai lang, sâu đục dây và bệnh hại, 9) đến các biện pháp làm cỏ, nhấc dây, 10) tổ chức sản xuất kinh doanh và tiêu thụ khép kín…); Chưa kiểm soát tốt sùng hà gây hại; Ít đầu tư thâm canh; Chưa tổ chức sản xuất kinh doanh và tiêu thụ khép kín.

Mười kỹ thuật thâm canh khoai lang

  • 1. Lựa chọn xác định giống tốt phù hợp
  • 2. Sử dụng giống tốt đạt tiêu chuẩn (tuyển chọn hệ củ giống tốt)
  • 3. Xác định thời vụ trồng và thời gian xuống giống thích hợp
  • 4. Chọn đất và kỹ thuật làm đất phù hợp hiệu quả
  • 5. Bảo đảm mật độ và khoảng cách trồng
  • 6. Bón phân chăm sóc kịp thời theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
  • 7. Chăm sóc, tưới nước đảm bảo đủ ẩm cho khoai
  • 8. Dặm tỉa làm cỏ kịp thời
  • 9. Phòng trừ sâu bệnh hại khoai lang
  • 10. Thu hoạch, phơi sấy, bảo quản, VIETGAP cho cây khoai lang
           tổ chức sản xuất chế biến kinh doanh và tiêu thụ khép kín

Giống khoai lang HƯNG LỘC 4 (HL4)

Nguồn gốc giống HL4 là giống khoai lang phổ biến ở vùng Đông Nam Bộ. Nguồn gốc Việt Nam. HL4 là giống lai [khoai Gạo x Bí Dalat] x Tai Nung 57 do Trung tâm Nghiên cứu Thực Nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc tạo chọn và giới thiệu (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim 1987). Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống năm 1987.

Đặc tính giống: Thời gian sinh trưởng 85-95 ngày. Năng suất củ tươi 18 – 33 tấn/ ha, tỷ lệ chất khô 27-30%, chất lượng củ luộc khá, vỏ củ màu đỏ, thịt củ màu cam đậm, dạng củ đẹp, lá xanh phân thùy năm khía sâu, dây xanh phủ luống rất gọn, mức độ nhiễm sùng trung bình, nhiễm nhẹ sâu đục dây.

Giống khoai Bí Đà Lạt

Nguồn gốc giống Giống khoai lang Bí Đà Lạt hay còn gọi là khoai lang Bí Mật Đà Lạt là giống một giống khoai lang phổ biến bản địa nguồn gốc tại Đà Lạt do Trung tâm Nghiên cứu Thực Nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc tạo chọn và giới thiệu (Hoàng Kim Nguyễn Thị Thủy, 1981). Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống năm 1981.

Đặc tính giống: Thời gian sinh trưởng 85-95 ngày. Năng suất củ tươi 15 – 23 tấn/ ha, tỷ lệ chất khô 25-27%, chất lượng củ luộc dẽo ngọt, tươm mật, độ dẽo hơn độ bột, vỏ củ màu đỏ, thịt củ màu cam nhạt đến đậm, dạng củ đẹp, dây tím xanh, lá xanh tím hình tim không khía, phủ luống gọn, mức độ nhiễm sùng và sâu đục dây trung bình

Giống khoai lang KOKEY14 (Nhật vàng)

Nguồn gốc giống: Giống Kokey 14 có nguồn gốc Nhật Bản do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc nhập nội năm 1997 từ Công ty FSA (Bảng 1). Giống được tuyển chọn và giới thiệu năm 2002 (Hoang Kim, Nguyen Thi Thuy 2003), hiện là giống phổ biến trong sản xuất ở các tỉnh Nam Bộ và bán nhiều tại các siêu thị.

Đặc tính giống: Thời gian sinh trưởng: 110-120 ngày. Năng suất củ tươi: 15-34. tấn/ha; tỷ lệ chất khô 29-31%. chất lượng củ luộc ngon, vỏ củ màu đỏ, thịt củ màu vàng cam, dạng củ đều đẹp, dây xanh, nhiễm nhẹ sùng (Cylas formicariu) và sâu đục dây (Omphisia anastomosalis) virus xoăn lá (feathery mottle virus), bệnh đốm lá (leaf spot: Cercospora sp), bệnh ghẻ (scab) và hà khoai lang (Condorus sp).

Giống khoai lang MURASAKIMASARI (Nhật tím 1)

Nguồn gốc: Giống Murasa Kimasari có nguồn gốc Nhật Bản, do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc nhập nội năm 1994 từ Công ty FSA (Bảng 1). Giống dài ngày .120 ngày được tuyển chọn dòng poly cross và giới thiệu năm 2002.(Hoang Kim, Nguyen Thi Thuy 2003) hiện được trồng ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, bán tại các chợ đầu mối và siêu thị.

Đặc tính nông học chủ yếu: Thời gian sinh trưởng: 105-110 ngày. Năng suất củ tươi: 10-22. tỷ lệ chất khô 27-30%. chất lượng củ luộc khá ngon, vỏ củ màu tím sẫm, thịt củ màu tím đậm, dạng củ đều đẹp, dây tím xanh, nhiễm nhẹ sùng và sâu đục dây.

Giống khoai lang HL284 (Nhật trắng)

Nguồn gốc giống HL284 thuộc nhóm giống khoai lang tỷ lệ chất khô cao, nhiều bột. Nguồn gốc AVRDC (Đài Loan) /Japan. Giống do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc nhập nội, tuyển chọn và đề nghị khảo nghiệm năm 2000.

Đặc điểm giống: Thời gian sinh trưởng 90-105 ngày. Năng suất củ tươi 18 – 29 tấn/ ha, tỷ lệ chất khô 28-31%, chất lượng củ luộc khá, độ bột nhiều hơn độ dẽo, vỏ củ màu trắng, thịt củ màu trắng kem, dạng củ đều, dây xanh, nhiễm sùng và sâu đục dây trung bình.

Giống khoai lang KB1

Giống khoai lang KB1

Nguồn gốc giống: KB1 là giống khoai lang hiện đang phát triển ở vùng đồng bằng sông Hồng. Giống do Viện Cây Lương thực Cây Thực phẩm tuyển chọn và giới thiệu (Vũ Văn Chè, 2004). Bộ Nông nghiệp và PTNT đã công nhận giống năm 2004.

Đặc điểm giống: Thời gian sinh trưởng 95 -100 ngày. Năng suất củ tươi 22 – 32 tấn/ ha, tỷ lệ chất khô 27-29%, chất lượng củ luộc khá, vỏ củ màu hồng cam, thịt củ màu cam đậm, dạng củ hơi tròn, dây xanh, ngọn tím, nhiễm sùng và sâu đục dây trung bình.

Việt Nam con đường xanh đúc kết, giới thiệu các thành tựu, bài học, mô hình thực tiễn liên kết Nông sản Việt https://www.csruniversal.org/; Ứng dụng công nghệ nâng cao chuỗi giá trị nông nghiệp (Technological application enhances agriculture value chain), gắn kết diễn đàn MALICA (Markets and Agriculture Linkages for Cities in Asia Kết nối Thị trường và Nông nghiệp các thành phố châu Á) và VTV4 https://vtv.vn/video/bizline-15-3-2020-427424.htm

Anh Vũ Thành Trung trung.vuthanh@outlook.com hỏi. Tiến sĩ Hoàng Kim giảng viên chính Cây Lương thực Khoa Nông học Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh trả lời

Hỏi: Kính chào Thầy TS Hoàng Kim, Em đang thực hiện dự án sản xuất xuất khẩu sản phẩm pet foods từ khoai lang..Hiện nay có 2 loại khoai lang dẻo em đang quan tâm là khoai lang Cao Sản và Khoai lang Nhật (đỏ và tím). Mong Thầy giúp đỡ cho em định danh khoa học của loai khoai cao sản và khoai Nhật trồng phổ biến ở Việt Nam để em có thể làm thủ tục nộp hồ sơ đăng ký xuất khẩu vào thị trường Nhật và Mỹ. Ngoài ra, Thầy cho em hỏi có công trình nghiên cứu sấy dẻo khoai lang nào hiện đang được thực hiện ở Việt Nam không? Có qui trình và máy sản xuất không?

Trả lời: Giống khoai lang ở Việt Nam hiện nay có nhiều chủng loại giống, thích hợp với từng vúng, từng vụ, từng loại đất và từng mục tiêu canh tác, sử dụng khác nhau, với năng suất, chất lượng, thời gian sinh trưởng và hiệu quả kinh tế cũng rất khác nhau. Ba giống khoai lang phẩm chất ngon, năng suất cao, được trồng phổ biến nhất Việt Nam trong thời gian vừa qua và hiện nay là giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ), HL491 (Nhật tím) và Hoàng Long

HL518PhuThien

GIỐNG KHOAI LANG HL518 (NHẬT ĐỎ)

Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) là giống khoai lang Việt Nam ưu tú có nguồn gốc từ tổ hợp lai Kokey 14 Nhật Bản polycross, tạo giống tại Việt Nam; giống do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam chọn tạo và giới thiệu (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997 Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997; hiện trồng phổ biến trong sản xuất và bán nhiều ở các siêu thị.

Đặc tính giống: HL518 là giống khoai lang rất ngon. Thời gian sinh trưởng từ 95 đến 110 ngày. Năng suất củ tươi: 17-32 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27-30%. chất lượng củ luộc rất ngon, vỏ củ màu đỏ đậm, thịt củ màu cam đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây. Các chợ và siêu thị trên toàn quốc đều có bán. Sự canh tác cần tuyển lại hệ củ theo bản tả kỹ thuật đã đăng ký, để đảm bảo chất lượng và năng suất.

(*) Notes: xem thêm Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997. Hai giống khoai lang mới HL518 và HL491. Tài liệu báo cáo công nhận hai giống khoai lang HL518 và HL419. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Hội nghị khoa học kỹ thuật nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 16-18/9/1997. 18 trang. Two new sweet potato varieties: HL 518 and HL 491. In: MARD Proc. Vietnam Agricultural Research Workshop held in Ho Chi Minh City, Vietnam, Sep 16- 18/1997. 18p.

Nguồn gốc di truyền: HL518 được nhóm nghiên cứu Việt Nam tuyển chọn trong quần thể 800 hạt khoai lai Kokey 14 polycross nguồn gốc Nhật Bản nhập nội từ CIP vào Việt Nam do chuyên gia CIP là tiến sĩ Il Gin Mok quốc tịch Hàn Quốc. Sau đó Trung tâm Hưng Lộc đã chọn được mẫu giống khoai lang CIP92031 hội được nhiều đặc tính quý, đã sử dụng giống CIP92031 lai hữu tính (back cross) tự phối, tạo chọn được giống HL518. Giống khoai lang ở Việt Nam http://www2.hcmuaf.edu.vn/contents.php?ids=9858&ur=hoangkim

GIỐNG KHOAI LANG HL491 (NHẬT TÍM)

Giống khoai lang HL491 (Nhật tím) do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc chọn tạo và giới thiệu từ tổ hợp lai Murasa Kimasari polycross nguồn gốc Nhật Bản = CN76-2 CIP/AVRDC (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997). Giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997, hiện phổ biến rộng rãi trong sản xuất và bán nhiều ở các siêu thị..Đặc tính nông học chủ yếu: Thời gian sinh trưởng từ 95 đến 110 ngày. Năng suất củ tươi: 15-27 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27- 31%. chất lượng củ luộc khá, vỏ củ màu tía, thịt củ màu tím đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây.

IAS90

Hai giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) và HL491 (Nhật tím) đã được trồng khá phổ biến và mang lại sự thay đổi căn bản về năng suất cao và chất lượng ngon cho sự canh tác khoai lang tại nhiều tỉnh của Việt Nam.

KhoaiSan

Kỷ yếu 90 năm Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam 1925- 2015, trang 51, hình trên ghi rõ: Bảy giống khoai lang tốt được Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn công nhận giống ở các tỉnh phía Nam tiêu biểu nhất là ba giống HL518 (Nhật đỏ) HL491 (Nhật tím) và Hoàng Long. Giống HL518, HL491 hiện đã được trồng khá phổ biến và mang lại sự thay đổi căn bản về năng suất cao và chất lượng ngon cho sự canh tác khoai lang tại nhiều tỉnh của Việt Nam. Những tỉnh trồng hai giống khoai lang này nhiều là Vĩnh Long, Kiên Giang, Đà Lạt, Đăk Nông, Gia Lai, Đồng Nai và Sóc Trăng, … Tại Vĩnh Long, việc thay thế giống khoai lang địa phương Dương Ngọc, Tàu Nghẹn, Bí Đế bằng hai giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) và HL491 (Nhật tím) và ứng dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh thích hợp đã đưa sản lượng khoai lang Vĩnh Long năm 2000 từ diện tích khoai lang 2,5 ngàn ha, năng suất bình quân 18,4 tấn/ ha, sản lượng 46,2 ngàn tấn lên sản lượng khoai lang năm 2011 đạt 248,7 ngàn tấn, diện tích khoai lang 8,5 ngàn ha, năng suất bình quân 29,2 tấn/ ha (Tổng cục Thống kê 2014).

GIỐNG KHOAI LANG HOÀNG LONG

Hoàng Long  là giống khoai lang phổ biến ở Việt Nam từ năm 1981 đến nay. Nguồn gốc: Giống khoai lang Hoàng Long có nguồn gốc Trung Quốc nhập nội vào Việt Nam năm 1968.(*) Giống do Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tuyển chọn và giới thiệu (Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy, 1981. Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống năm 1981; in trên Tạp chí MARD 1991). Đặc tính giống: Thời gian sinh trưởng 85-95 ngày. Năng suất củ tươi 15 – 27 tấn/ ha, tỷ lệ chất khô 27-30%, chất lượng củ luộc khá, vỏ củ màu hồng sẫm, thịt củ màu vàng cam, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím phủ luống gọn, mức độ nhiễm sùng và sâu đục dây trung bình.

(*) Notes: xem thêm Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy, 1981: Tiến bộ mới trong chọn giống khoai lang ở các tỉnh phía Nam Việt Nam. (Recent progress in Sweet Potato varietal improvement in South Vietnam. Báo cáo công nhận chính thức bốn giống khoai lang Hoàng Long, Chiêm Dâu, Gạo, Bí Đà Lạt. Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm. Hội nghị khoa học kỹ thuật nông nghiệp các tỉnh phía Nam lần thứ nhất, thành phố Hồ Chí Minh, 9-11/5/1981. 33 trang MAFI (MARD), Proc. 1st Vietnam Agricultural Research Workshop held in Ho Chi Minh City, Vietnam, May 09-11/1981.33 pages)

Khoai lang Hoàng Long có nguồn gốc tại Thái Sơn, Thái An, Sơn Đông, Trung Quốc do tổ chuyên gia Trung Quốc mang vào Việt Nam năm 1968 làm việc với các chuyên gia nông nghiệp Việt Nam Quách Ngọc Ân, Đinh Thế Lộc. Khoai lang Hoàng Long được  trồng đầu tiên tại chân núi Trường Sinh thuộc bản Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện miền núi Cẩm Thủy và phát triển rộng nhất ở huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa. Giống khoai lang Hoàng Long chọn lọc do Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh thu thập, tuyển chọn và giới thiệu công nhận giống năm 1981.

Khoai Hoàng Long chọn lọc được tuyển chọn theo hướng năng suất cao phẩm chất ngon vỏ củ màu hồng sẫm, thịt củ màu vàng cam, dạng củ đều đẹp, chất lượng ngon, độ dẽo hơn độ ngọt (hình trên). Đây là giống khoai lang cao sản được trồng phổ biến nhất Việt Nam trong bốn mươi năm qua, nhiều nhất tại tỉnh Thanh Hóa. Giống khoai Hoàng Long tuyển chọn tại Việt Nam có chất lượng ngon hơn và ngắn ngày hơn so với giống gốc đầu tiên tại Trung Quốc.

Khoai lang Thái An, Sơn Đông Trung Quốc  (hình ảnh Hoàng Kim chụp ngày 26. 5. 2018 tại Thái An, Sơn Đông). Trung Quốc dường như đã có qui trình và máy sản xuất sấy dẻo khoai lang. Việt Nam những sản phẩm sấy dẻo khoai lang dạng này với chất lượng ngon tương xứng tiếc là hiện nay tôi chưa nhìn thấy,.mà chỉ thấy dạng “sweet potatoes chips” nhiều hơn.

LƯU Ý KỸ THUẬT THÂM CANH KHOAI LANG

Việc ứng dụng giống khoai lang tốt có năng suất chất lượng cao và “Mười biện pháp kỹ thuật thâm canh khoai lang” đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho nông dân.  Tuy vậy, năng suất, sản lượng, hàm lượng các chất trong củ khoai lang (% chất khô, tinh bột, vitamin, … ) là có sự sai khác rất rõ giữa các địa phương, vùng miền, tùy thuộc chủ yếu vào các yếu tố:  đặc điểm sinh thái khí hậu đất đai và mức độ thích hợp với các giống khoai lang khác nhau; trình độ kỹ thuật thâm canh của dân địa phương và điều kiện kinh tế xã hội liên quan đến sản xuất và tiêu thụ khoai lang; mô hình tổ chức sản xuất tiêu thụ khép kín theo VIETGAP và lợi thế so sánh của khoai lang tại nơi thực hiện.

Khó khăn chính trong sản xuất khoai lang hiện tại là: Giống khoai lang lẫn tạp và thoái hóa; Mười kỹ thuật thâm canh khoai lang người dân vận dụng chưa thật thành thạo, chuyên nghiệp và phù hợp (từ 1) thời vụ trồng, 2) chọn đất, 3) chọn hom giống tốt, 4) kỹ thuật làm đất, 5) bón phân NPK và hữu cơ vi sinh, 6) kỹ thuật trồng, 7) mật độ trồng, 8) phòng trừ sùng khoai lang, sâu đục dây và bệnh hại, 9) đến các biện pháp làm cỏ, nhấc dây, 10) tổ chức sản xuất kinh doanh và tiêu thụ khép kín…); Chưa kiểm soát tốt sùng hà gây hại; Ít đầu tư thâm canh; Chưa tổ chức sản xuất kinh doanh và tiêu thụ khép kín.

Chúng tôi sẵn sàng hợp tác nghiên cứu phát triển giống khoai lang và các biện pháp kỹ thuật thâm canh để lựa chọn giống xác định địa bàn phù hợp đạt chất lượng năng suất khoai lang cao và hiệu quả kinh tế. Ba bài viết “GIỐNG KHOAI LANG VIỆT NAM” “Khoai lang Hoàng Long trên Yên Tử” “Khoai lang Việt Nam từ giống tốt đến thương hiệu” mời đọc thêm để tiện theo dõi. Chúc bạn vui khỏe và thành công.

KHOAI VIỆT TỪ GIỐNG TỐT ĐẾN THƯƠNG HIỆU

Hỏi: Kính chào Thầy TS Hoàng Kim, xin cho biết giống khoai lang tốt và thương hiệu khoai lang tốt hiện nay ở Việt Nam?

TS. Hoàng Kim Trả lời: Khoai Việt hiện đã có những giống khoai lang tốt chất lượng ngon, năng suất cao, được nông dân thích trồng và thị trường ưa chuộng như giống khoai HL518 (Nhật đỏ), HL491 (Nhật tím), Hoàng Long, Kokey 14 (Nhật vàng), Bí Đà Lạt,… Giống tốt thích nghi rộng như khoai lang Hoàng Long từ lúc công nhận giống cho đến nay đã khoảng 40 năm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong diện tích khoai lang trồng ở các tỉnh phía Bắc. Chúng ta cũng đã có thương hiệu khoai lang Ba Hạo (Hạo Đỗ Quý ) vang bóng một thời. Anh Đỗ Quý Hạo đã được Nhà nước Việt Nam vinh danh trong Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc năm 2010 và nay anh đang thành “chuyên gia” giúp nhiều tỉnh “xây dựng mô hình khoai lang Nhật”. Thế nhưng, khoai lang Việt từ giống tốt đến thương hiệu vẫn còn là một câu chuyện dài…

Giống khoai lang HL518 Nhật Đỏ: Trúng mùa (ảnh Đỗ Quý Hạo)

Giống khoai lang ngon năng suất cao ở miền Nam

Trước năm 1975, giống khoai lang ở Việt Nam chủ yếu được tiêu thụ tươi và làm thức ăn gia súc. Giống khoai lang phổ biến ở miền Nam là Trùi Sa, Trà Đõa, Dương Ngọc lá tròn, Dương ngọc lá tím, Tàu Nghẹn, Bí Đế, Đặc Lý, Bí mật Đà Lạt và Okinawa 100. Đề tài : “Chọn tạo giống sắn khoai lang thích hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp miền Nam” là đề tài do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam chủ trì thực hiện, thuộc chương trình cấp Bộ 1981-1990, sau đó tiếp tục 1991-2006, và kết nối hợp tác Quốc tế với CIAT, VEDAN (sắn), CIP (khoai lang), Việt Tiệp (sắn xen đậu rồng), IRRI (hệ thống cây trồng cây có củ trên nền lúa)… với nhiều tổ chức quốc tế khác. Mục tiêu: nhập nội, thu thập, lai tạo, bảo tồn, tuyển chọn và phát triển các giống sắn và khoai lang có năng suất cao, chất lượng tốt, thích hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp miền Nam. Kết quả (riêng về khoai lang) “Tiến bộ mới trong chọn tạo giống khoai lang ở các tỉnh phía Nam” (1981-2006) đã tuyển chọn được bảy giống khoai lang gồm: Hoảng Long, Chiêm Dâu, Khoai Gạo, Bí Đà Lạt (Bộ Nông nghiệp Công nghiệp Thực phẩm công nhận giống năm 1981), HL4 (Bộ Nông nghiệp Công nghiệp Thực phẩm công nhận giống năm 1987); HL518 và HL491 ( Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997). Đây là những giống khoai lang chủ lực trong sản xuất tại thời điểm, HL518 (Nhật đỏ) và HL491 (Nhật tím) đột phá về chất lượng khoai ngon. Những tỉnh trồng hai giống khoai lang này nhiều là Vĩnh Long, Kiên Giang, Đà Lạt, Đăk Nông, Gia Lai, Đồng Nai và Sóc Trăng. Điển hình tỉnh Vĩnh Long sản lượng khoai lang năm 2000 là 46,2 ngàn tấn, diện tích khoai lang 2,5 ngàn ha, năng suất bình quân 18,4 tấn/ ha, năm 2011 sản lượng khoai lang đạt 248,7 ngàn tấn, diện tích khoai lang 8,5 ngàn ha, năng suất bình quân 29,2 tấn/ ha (Tổng cục Thống kê 2014) do trồng thâm canh Nhật tím HL491 và Nhật đỏ HL518.

Khoai lang HL518 khác biệt Beni Azuma?

TS Hoàng Kimtrả lời thư em Trần Ngọc Đức (tranngocduc20071996@gmail.com)

Câu hỏi: Gửi thầy Hoàng Kim. Em tên là Trần Ngọc Đức, sinh viên lớp DH14NHGL. Em viết bài thu hoạch cây lương thực về đề tài cây khoai lang Nhật Bản ở huyện Tuy Đức tỉnh Đắk Nông. Giống khoai lang này vỏ đỏ hồng, ruột vàng tương tự giống HL518 nhưng họ nói đó là giống khoai lang Nhật Bản Beni Azuma mà không nói rõ tên riêng. Cho em hỏi làm thế nào để biết giống khoai lang HL518 khác biệt Beni Azuma?

Trả lời: Em muốn biết giống khoai lang HL518 khác biệt Beni Azuma như thế nào? Em hãy: 1) tìm hiểu nguồn gốc lý lịch giống gốc, nơi mua bán, cách sử dụng và vùng phân bố ; 2) tìm hiểu đặc trưng hình thái và tự đánh giá thông tin DUS về tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống đó, 3) xác định đặc tính nông sinh học qua kết quả khảo nghiệm VCU theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-60 : 2011/BNNPTNT về giá trị canh tác và sử dụng của giống khoai lang đó. Ba ý này đủ giúp em phân biệt.Khoai lang HL518 khác biệt với khoai lang Beni Azuma trồng ở Việt Nam: 1) Giống khoai lang HL518 và Beni Azuma đều có vỏ củ màu đỏ và thịt củ màu vàng, dây xanh tím, lá hình tim, nhưng thịt củ HL518 màu vàng cam đậm hơn, chất lượng củ luộc bột và thơm ngon hơn so với thịt củ Beni Azuma màu vàng cam nhạt với chất lượng củ luộc dẽo mềm hơn, dạng củ HL518 thuôn láng và đều củ hơn so Beni Azuma dạng củ dài ; 2) Giống khoai lang HL518 thời gian sinh trưởng 90 -110 ngày so với Beni Azuma thời gian sinh trưởng 120 -140 ngày (Trung tâm Hưng Lộc đã thử nghiệm nhiều năm các giống khoai lang Nhật Bản nhập hom, hạt và cấy mô đều có thời gian sinh trưởng dài 120 -140 ngày. GS Nguyễn Văn Uyển cũng đã nhận xét tương tự khi nhập giống khoai lang Nhật Bản trực tiếp từ GS Watanabe thử nghiệm nhân nhanh bằng cấy mô để sản xuất khoai Nhật bán cho Nhật nhưng không thành công. Cần nhất là giống khoai chất lượng Nhật nhưng ngắn ngày Việt. Việc lai giống và chọn dòng khoai lang Nhật ở Việt Nam là rất cần thiết để chọn dòng khoai lang Nhật thời gian sinh trưởng ngắn và nhóm nghiên cứu của thầy đã thành công khi thực hiện điều ấy để tuyển chọn được hai giống khoai lang HL518 Nhật đỏ và HL491 Nhật tím là giống khoai lang thương hiệu Việt. Nay phép thử đồng ruộng của em là hỏi nông dân trực tiếp trồng xem giống khoai lang đó thời gian sinh trưởng bao nhiêu ngày?); 3) Giống khoai lang HL518 là khoai Việt chất lượng Nhật có bản tả kỹ thuật chi tiết đã được Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997, khác biệt rất rõ so với giống Beni Azuma là khoai dẽo dài ngày của Nhật. Em cần xác minh rõ thêm về hồ sơ nhập giống, nguồn gốc, đặc tính giống và đối chiếu với thực tiễn sản xuất thì rõ ràng. Chúc em thành công.

ĂN KHOAI KIỂU NHẬT
Hoàng Kim

ĂN khoai kiểu Nhật nhớ em tôi
KHOAI Đỗ Quý Hạo thật tuyệt vời
KIỂU ngon nướng hầm nghiền hấp luộc
NHẬT đỏ (HL518) Nhật tím (HL491) ngon nhất thôi

Ăn khoai kiểu Nhật thì họ thích nhắt ăn nướng; kế đến là hầm nghiền hấp luộc. Hai giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) và HL91 (Nhật tím) đáp ứng tốt thị trường khó tính này.

Viện phòng chống ung thư công bố bảng xếp hạng hàm lượng ức chế ung thư trong các loại rau:
01) Khoai lang nấu chín 98,7%
02) Khoai lang sống 94,4%
03) Măng tây 93,9%
04) Bắp cải 91,4%
05) Hoa cải dầu 90,8%
06) Cần tây 83,7%
07) Bông cải 82,8%
08) Cà tím 74,0%
09) Tiêu 55,5%
10) Cà rốt 46,5%
11) Cây linh lăng 37,6%
12) Cây tế thái 35,4%
13) Cây su hào 34,7%
14) Cây mù tạt 32,9%
15) Cải dưa 29,8%
16) Cà chua 23,8%

Lời khuyên: Tất cả các loại khoai lang đều có chứa collagen, khoai lang vàng nhiều nhất, và hầu hết các thành phần chống ung thư chứa nhiều nhất ở khoai lang tím và nước chanh nóng không đường.

Từ khóa: Nông sản Việt https://www.csruniversal.org; Việt Nam con đường xanh; Giống khoai lang Việt Nam; Giống khoai lang HL518; Giống khoai lang HL491; Giống khoai Hoàng Long; Giống khoai lang HL4; Giống khoai Bí Đà Lạt;

CÓ MỘT NGÀY NHƯ THẾ
Hoàng Kim
thăm anh Trần Duy Quý

Có một ngày như thế
Khuya muộn ghé thăm nhau.
Đầy niềm vui ngày mới
Tỉnh thức cùng ban mai

Có một ngày như thế
Giữa cuộc đời yêu thương
Em đi tìm điều hay
Tôi bày em việc tốt

Mừng anh thương hoa lúa
Nghề giống yêu trọn đời
Cụ rùa vàng cần mẫn
Qua cầu tới thảnh thơi.

LỐI XUÂN
Hoàng Kim nối thơ Trần Duy Quý

Gia đình Nông nghiệp người ơi
Tổ tiên trao lại truyền đời cháu con
Lúa Lan Lạc Lợn thì còn
Nước Phân Cần Giống tốt hơn nói nhiều.
Bạn tôi chọn Lúa để yêu
Nửa đời còn lại đến thời chăm Lan

Mình thì vui thú nước non
Ban mai tỉnh thức vẫn còn say mê
Sắn Khoai Ngô Lúa chọn nghề
Làm thơ viết sách lắng nghe chuyện đời
Thung dung bước tới thảnh thơi
Tình yêu cuộc sống về nơi thanh nhàn.

xem tiếp Có một ngày như thế https://hoangkimlong.wordpress.com/category/co-mot-ngay-nhu-the/

PHỤC SINH GIỮA TỐI SÁNG
Hoàng Kim

Lev Tonstoy viết Phục sinh nghe nói sau một trận ốm sinh tử, và ông chợt ngộ ra được bài học vô giá, mà ông chưa hề hiểu sâu sắc trước đó. Hoàng Kim cũng có một trận ốm bất ngờ, mấy năm trước, suýt chết, sụt cân 12 ký, từ 80 ký xuống còn 68 ký, với bất ngờ trên giường bệnh đọc rất kỹ và tự mình ngộ ra được Lev Tonstoy và Phục sinh.

1

Lev Tonstoy và Phục sinh

Tôi đọc ‘Phục sinh’ và ‘Đường sống’ của Lev Tonstoy giữa vùng tối sáng. Đời người thật may mắn được trãi nghiệm qua những khoảnh khắc hiểm nghèo sinh tử, để thấu hiểu giá trị cuộc sống. Tôi đã đi trong vùng tối, lần tìm giữa vùng tối sáng và may mắn phục sinh tìm được đường sống ánh sáng minh triết. Ta chợt chứng ngộ thấu hiểu giá trị của những lời khuyên khôn ngoan, tác phẩm lớn trở nên dễ đọc dễ hiểu hơn. ‘Đường sống’ là sách nghị luận khó đọc nhưng nay đọc thật thích, ‘Phục sinh’ thì thật tuyệt vời.

Phục sinh là tiểu thuyết sau cùng của Lev Tonstoy, xuất bản năm 1899, thể hiện cô đọng đầy đủ và hệ thống nhất ước vọng và lòng nhiệt tâm, triết lý đạo đức của Tonstoy. Sách kể câu chuyện của một vị quý tộc tự thú những vô minh của mình và gửi gắm ước muốn, quan niệm minh triết về tình yêu cuộc sống. Maksim Gorky kể rằng Lev Tolstoy đã khóc trước mặt Gorky và Chekhov khi ông đọc phần kết của tác phẩm này. Lev Tonstoy sau khi viết Phục sinh, ông gần như đã dành toàn bộ phần cuối cuối đời mình cho chuyện cổ tích người lớn và ngụ ngôn cho trẻ em. Một số truyện ngụ ngôn được ông phỏng theo ngụ ngôn Ê dốp và truyện Hindu. Minh triết cho mỗi ngày (Wise Thoughts for Every Day) lắng đọng tinh hoa hơn. Lev Tonstoy coi sự yêu thích là tự mình tỉnh thức.

Lev Tolstoy sinh ngày 9 tháng 9 năm 1828, mất ngày  20 tháng 11 năm 1910, với kiệt tác “Chiến tranh và hoà bình” và “Anna Karenina” là đỉnh cao của sử thi và tiểu thuyết hiện thực cuộc sống Nga, được mệnh danh là tiểu thuyết gia vĩ đại nhất trong tất cả các nhà viết tiểu thuyết, con sư tử chúa tể sơn lâm trên đại ngàn văn chương Nga. Lev Tonstoy không chỉ là nhà văn kiệt xuất mà còn là một minh sư, một nhà tư tưởng vĩ đại và một bậc hiền minh, nhà đạo đức có tiếng với tư tưởng chống lại cái ác thể hiện xuyên suốt trong tác phẩm “Vương quốc Chúa Trời trong bạn” (tiếng Anh: The Kingdom of God Is Within You), đã ảnh hưởng tới những hình tượng của thế kỷ 20 như Mahatma Gandhi và Martin Luther King. Lev Tonstoy là người theo chủ nghĩa hoà bình, nhà cải cách giáo dục, người ăn chay, người theo chủ nghĩa vô chính phủ tín đồ Cơ Đốc, nhà tư tưởng đạo đức, và là một thành viên có ảnh hưởng của gia đình Tolstoy.

Bá tước Lev Tolstoy.có tầm ảnh hưởng sâu rộng toàn cầu về văn chương và chính luận là điều không ai có thể nghi ngờ. “Chiến tranh và hòa bình” tác phẩm đỉnh cao của ông là đỉnh cao của trí tuệ con người, tiểu thuyết sử thi vĩ đại đưa Lev Tolstoy vào trái tim của nhân loại và  được yêu mến ở khắp mọi nơi trên thế giới. Tác phẩm “Chiến tranh và hòa bình được bình chọn là kiệt tác trong sách “Một trăm kiệt tác“ của hai nhà văn Nga nổi tiếng I.A.A-Bra- mốp và V.N. Đê-min do Nhà xuất bản Vê tre Liên bang Nga phát hành năm 1999, Nhà xuất bản Thế Giới Việt Nam phát hành sách này năm 2001 với tựa đề “Những kiệt tác của nhân loại“, dịch giả là Tôn Quang Tính, Tống Thị Việt Bắc và Trần Minh Tâm. “Chiến tranh và hòa bình” cũng được xây dựng thành bộ phim cùng tên do đạo diễn là Sergey Fedorovich Bondarchuk, công chiếu lần đầu năm 1965 và được phát hành ngày 28 tháng 4 năm 1968 tại Hoa Kỳ. Phim đoại giải thưởng Oscar phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc nhất năm 1968 và danh tiếng mọi thời đại.

Lev Tonstoy khởi đầu những cột mốc lớn trong chặng đường tư tưởng của mình bằng bộ ba cuốn tiểu thuyết tự truyện xuất bản đầu tiên năm 1852 -1856 gồm “Thời thơ ấu”, “Thời niên thiếu”, và “Thời tuổi trẻ”  sau đó đến các kiệt tác “Chiến tranh và Hòa bình, Anna Karenina, Phục sinh, Đường sống, sách cổ tích ngụ ngôn cho trẻ em, người lớn và cuối cùng là suy niệm mỗi ngày. Đó là một kho tàng trí tuệ minh triết vĩ đại của một bậc Thầy.

PHỤC SINH
Tác giả: Lev Tolstoy Dịch giả: Vũ Đình Phòng, Phùng Uông
Số chương: 129 chương

2

Phục sinh giữa tối sáng

Minh triết cho mỗi ngày (Wise Thoughts for Every Day) chuyện cổ tích người lớn Chuyện ngụ ngôn trẻ em là trọng tâm nổ lực của Lev Tonstoy suốt trên hai mươi năm (1889-1910) Minh triết cho mỗi ngày là công trình trọng yếu cuối cùng của Lev Tonstoy và ông đã xem nó là đóng góp quan trọng nhất của ông cho nhân loại. Theo Peter Serikin tại lời giới thiệu của tác phẩm này “Tonstoy giữ cái ‘cẩm nang’ cho một cuộc sống tốt này trên bàn làm việc của ông trong suốt những năm cuối cùng đời mình cho đến phút cuối (thậm chí ông còn yêu cầu trợ lý cùa mình V. Chertkov, đưa cho ông xem bản in thử trên giường chết của ông) Chi tiết nhỏ này cho thấy Tonstoy yêu quý tác phẩm này xiết bao!”. Cũng theo Peter Serikin bộ ba tập sách ‘Minh triết của hiền nhân’ 1903 (The Thoughts of Wise Men) ; Một chu kỳ đọc (A Circle of Reading’ 1906; Minh triết cho mỗi ngày 1909 (Wise Thoughts for Every Day) dường như phát triển sau khi Lev Tonstoy bệnh nặng và phục sinh như một phép lạ cuối năm 1902. Bộ ba này của Tonstoy hết sức phổ biến từ lần xuất bản thứ nhất vào năm 1903 cho đến năm 1917. Rồi cả ba cuốn đều không được xuất bản trong suốt thời kỳ gần 80 năm vì nội dung tôn giáo của chúng, và nó được xuất hiện trở lại gần đây sau sự sup đổ của Liên bang Xô Viết. Sách ‘Suy niệm mỗi ngày’ nguyên tác tiếng Nga của Lev Tonstoy do Đỗ Tư Nghĩa dịch từ bản tiếng Anh ‘Wise Thoughts for Every Day’ của Peter Serikin xuất bản ở New York Mỹ từ năm 2005 và, Bản quyền bản tiếng Việt của Công ty THHH Văn Hóa Khai Tâm 2017. Hành trình cuốn sách này đến Việt Nam khá muộn nhưng may mắn thay những tư tưởng minh triết của nhà hiền triết Lev Tonstoy đã tới chúng ta gợi mở cho sự suy ngẫm ‘minh triết cho mỗi ngày’ cùng đồng hành với người thầy hiền triết vĩ đại.

Lev Tonstoy sau khi phục sinh đã đi vào một lĩnh vực nhiều ẩn dụ mênh mông như biển. Tôi lắng nghe một lời nói thăm thẳm từ nhận thức của đạo Bụt:  “Ngươi theo tay ta chỉ. Kia là mặt trăng. Nên nhớ: Ngón tay ta không là mặt trăng”.Trang đầu Phục sinh của Lev Tonstoy chép lời  Luca, VI, 40. “Học trò không hơn được Thầy; nhưng học trò nào tu hành trọn đạo thì tất sẽ được như Thầy”. Mathieu XVIII, 21. – Pi-e bèn đến gần Chúa và hỏi: “Thưa Chúa, khi anh em tôi có lỗi với tôi thì tôi sẽ tha thứ cho họ mấy lần? Có đến bảy lần không?” Mathieu XVIII, 22. – Jesus đáp: “Ta không nói là đến bảy lần, mà bảy mươi lần” Mathieu XII, 3. – “Cớ sao ngươi nhìn thấy sợi rơm nhỏ trong mắt anh em ngươi mà chẳng thấy cây gỗ lớn trong chính mắt ngươi?” Jeans XIII, 7 – “Trong các ngươi ai không có tội lỗi hãy ném đá trước nhất vào người đàn bà đó”.

Lev Tonstoy ngay trang đầu Phục sinh chép lời Luca, VI, 40. “Học trò không hơn được Thầy; nhưng học trò nào tu hành trọn đạo thì tất sẽ được như Thầy”. Tôi lắng nghe một lời nói thăm thẳm từ nhận thức đạo Bụt:“Ngươi theo tay ta chỉ. Kia là mặt trăng. Nên nhớ: Ngón tay ta không là mặt trăng”. Đức Nhân Tông viết “Hãy quay về với tự thân chứ không tìm ở đâu khác“. Phục sinh. Lên Yên tử

Tôi bừng tỉnh ngộ.

Tôi trở về việc thường ngày với CNM365 Tình yêu cuộc sống.

2.

Cuối dòng sông là biển
Phục sinh, thơ Hoàng Kim. ‘Cuối dòng sông là biển Cuối cuộc tình yêu thương. Đức tin phục sinh thánh thiện Yêu thương mở cửa thiên đường’. Tôi ngộ được điều anh Nguyễn Quốc Toàn viết “Có nhiều đêm sông chảy về trong giấc mơ, tỉnh dậy không thấy đâu. Thảng thốt gọi thầm Nhật Lệ ơi” để lần tìm sự học và viết về các dòng sông lớn Việt Nam.

Cuối dòng sông là biển là câu chuyện dài cho những ai thích nhìn lại ý nghĩa cuộc đời, những giá trị di sản lắng đọng, nhìn lại sự được mất thành bại trong đời mình, tìm về giá trị đích thực của năm tháng đi qua chỉ tình yêu ở lại, tìm về cội nguồn lịch sử văn hóa dân tộc. Chúng ta công tâm nhìn lại những giá trị lịch sử văn hóa di sản: 1. Phục sinh giữa tối sáng; 2. Dạo chơi non nước Việt; 3. Đi như một dòng sông; 4. Nam tiến của Người Việt. 5. Đoàn tụ đất phường Nam. “Nhớ lời dặn Trúc Lâm Trần Nhân Tông “Quay về tự thân không tìm đâu khác”. Lev Tonstoy minh triết mỗi ngày .“Hãy luôn hạnh phúc và sung sướng”. ; Lời dặn của Thánh Trần, “khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy” để chứng ngộ thấu hiểu giá trị của các lời khuyên khôn ngoan tại nhiều cuộc đời danh nhân và những tinh hoa tác phẩm lớn.

Nam tiến của người Việt từ thời tự chủ đến nay gồm giai đoạn 1 (1009- 1558) Nam Tiến đến sông Gianh Quảng Bình là cực nam của Đằng Ngoài; giai đoạn 2 Nam Tiến tới núi Đại Lãnh sông Kỳ Lộ Phú Yên là cực nam của Đằng Trong; giai đoạn 3 Nam tiến tới sông Đồng Nai tới sông Tiền sông Hậu, kết nối toàn vẹn Việt Nam ngày nay;

Đó là những chỉ dấu sinh tồn của dân tộc, mà nói theo cách nói tinh hoa giản lược của cụ Đào Duy Anh là lịch sử Việt Nam qua các đời suốt 4000 năm chỉ giản lược chia làm hai phần. Giữ vững miền Bắc và Nam tiến.

Cụ Đào Duy Anh viết: “Khắp một vùng trung châu Bắc Việt, không mẩu đất nào là không có dấu vết thảm đảm kinh dinh của tổ tiên ta để giành quyền sống với vạn vật; suốt một dải Trung Việt vào đến trung châu Nam Việt, không một khúc đường nào là không nhắc lại sự nghiệp gian nan tiến thủ của tổ tiên ta để mở rộng hy vọng cho tương lai.”.

Chúng ta có thấu hiểu điều đó mới nắm vững được nông nghiệp, du lịch sinh thái, lịch sử địa chính trị, văn hóa giáo dục kinh tế xã hội Việt Nam. Non nước Việt Nam ân tình thấm máu xương nhiều đời của dân tộc Việt và cộng đồng.

Đời tôi xuôi phương Nam thuận theo tự nhiên lắng đọng ân tình đặc biệt của ba khóa bạn hữu khóa 4 trồng trọt và khóa 10 trồng trọt Trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc (đó là Trường Đại học Nông Lâm Huế và Đại học Nông Lâm Bắc Giang ngày nay), với khóa 2 Trồng trọt (ba lớp 2a, 2b, 2c) Trường Đại học Nông nghiệp 4 là Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh hiện tại. Năm ghi chép trãi nghiệm hạnh phúc 1. Phục sinh giữa tối sáng; 2. Dạo chơi non nước Việt; 3. Đi như một dòng sông; 4. Nam tiến của Người Việt. 5. Đoàn tụ đất phường Nam.là những may mắn trãi nghiệm của đời người gắn liền phục sinh, đường sống của dân tộc.

3

Chuyện cổ tích người lớn

Thầy Quyền thâm canh lúa.nói với tôi; “Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trước đây đã nói và ngày nay thiền sư Lý Hồng Chí, trong Chuyển pháp luân, đã nhắc lại: Bất thất giã bất đắc, đắc tựu đắc thất. Nghĩa là ở đời người ta nếu không mất gì cả thì cũng không thu được gì cả, hay có được thì phải có mất.  Nghĩ lại suốt cuộc đời Thầy đã mất nhiều công tu luyện nên cũng được bù đắp lại khá xứng đáng, Đó là Thầy được học hành tử tế so với nhiều người bạn cùng tuổi do phải tham gia trực tiếp trong hai cuộc kháng chiến mà nhiều bạn đã hy sinh xương máu, hy sinh gia đình vợ con, hay có bạn còn sống nhưng trên thân mình còn mang đầy thương tật, hoặc con cái bị nhiễm chất độc da cam đang sống như thân tàn ma dại. Như vậy họ mất lớn hơn là được. Còn Thầy cũng có những cái mất mà đáng lẽ không mất. Ví dụ nhường suất lương cho người khác để 14 năm sau mới được lên một bậc lương hay khi được chuẩn bị cho làm chức Viện trưởng, Thầy lại tự gạch tên mình khỏi danh sách (thầy Nguyễn Công Tạn hay thầy Ngô Thế Dân đã có ý định sẵn, chỉ cần Thầy im lặng là được). Nhưng những cái mất đấy là Thầy tự nguyện để mất, chứ không phải vì tranh đấu không được mà bị mất. Kể như vậy cũng phù hợp với câu nói của Phật ở trên, Thầy mất để sức khoẻ của Thầy được cải thiện tốt hơn Thầy có thể sống tốt hơn, vợ con Thầy cũng được sống yên lành hơn. Nếu Thầy muốn được vẹn tròn có khi lại bị mất cũng đau đớn. Nghĩ được như vậy là Thầy thấy lòng mình thanh thản. Ngoài ra cái được Thầy đang có còn to lớn hơn cái mất đó là tình thương, sự đồng cảm của rất nhiều người, từ bạn học, bạn công tác, đồng nghiệp hay học trò và ngay cả những người ngoài đơn vị, chỉ đôi lần quan hệ công tác cũng dành cho Thầy những tình cảm chân thành. Không ít người có nhiều tiền của hơn nhưng lại không có được tình cảm người khác dành cho như Thầy. Thiết nghĩ đó là cái được mà Thầy đã thu được nhiều hơn là cái mất. Vì ở đời,Trời không cho ai tất cả, và Trời cũng không lấy đi của ai tất cả. Đó cũng là triết lý của cuộc sống. Nghĩ như vậy nên khi còn có sức khỏe (do dày công tự luyện tập) mà Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền hay các đơn vị khác còn cần đến Thầy, nên Thầy vẫn tiếp tục cùng chung sức với các bạn trẻ để chuyển giao những tiến bộ khoa học mới nhằm góp phần nhỏ bè của mình giúp nông dân vượt qua điều kiện khí hậu đang ngày càng biến đổi phức tạp để hội nhập với nông dân các nước trong khu vực và thế giới”.

Minhtrietsongthungdungphuchau4

4.

Minh triết sống phúc hậu

Bản chất cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và vô thường. Minh triết của đời người hạnh phúc là biết sống thung dung, phúc hậu, thanh thản, an nhiên tự tại, nhận ra kho báu vô giá của chính mình, không lo âu, không phiền muộn, sống với tinh thần dịu hiền và trái tim nhẹ nhõm.

Bài giảng đầu tiên của đức Phật

Tứ Diệu đế – Sự khổ: Nguyên nhân, Kết quả và Giải pháp – là bài giảng đầu tiên của Phật (Thích ca Mầu ni -Siddhartha Gamtama), nhà hiền triết phương đông cổ đại. Người là hoàng tử Ấn Độ, đã có vợ con xinh đẹp nhưng trăn trở trước sự đau khổ, thiếu hoàn thiện và vô thường (Dukkha) của đời người mà Phật đã xuất gia vào năm hai mươi chín tuổi để đi tìm sự giác ngộ. Người đã dấn thân suốt sáu năm trời tự mình đi tìm kiếm những vị hiền triết nổi tiếng khắp mọi nơi trong vùng để học hỏi và thực hành những phương pháp khác nhau nhưng vẫn chưa đạt ngộ.  Cho đến một buổi chiều ngồi dưới gốc bồ đề, thốt nhiên Người giác ngộ chân lý  mầu nhiệm lúc ba mươi lăm tuổi. Sau đó, Người đã  có bài giảng đầu tiên cho năm người bạn tu hành. Mười năm sau, Phật thuyết pháp cho mọi hạng người và đến 80 tuổi thì mất ở Kusinara (Uttar Pradesh ngày nay). Học thuyết Phật giáo hiện có trên 500 triệu người noi theo.

Bài giảng đầu tiên của Phật là thấu hiểu sự khổ (dukkha), nguyên nhân (samudaya), kết quả  (nirodha) và giải pháp (magga). Tôn giáo được đức Phật đề xuất là vụ nổ Big Bang trong nhận thức, san bằng mọi định kiến và  khác hẵn với tất cả các tôn giáo khác trước đó hoặc cùng thời trong lịch sử Ấn Độ cũng như trong lịch sử nhân loại. Phật giáo chủ trương bình đẳng giai cấp, bình đẳng giữa con người có máu cùng đỏ, nước mắt cùng mặn, hết thảy các pháp là vô ngã. Mục đích là vô ngã là sự chấm dứt đau khổ và phiền muộn để đạt sự chứng ngộ bất tử, Niết bàn.

Kinh Phật với triết lý vô ngã: Chân lý là suối nguồn, chứ không phải là con người thần thánh hoặc chân lý tuyệt đối. Vị trí độc đáo của Phật giáo là một học thuyết mang đầy đủ tính cách mạng tư tưởng và cách mạng xã hội (1). Tiến sĩ triết học Walpola Rahula là giáo sư Trường Đại học Tổng hợp Ceylan (Pháp) đã tìm tòi văn bản cổ và giới thiệu tài liệu nghiêm túc, đáng tin cậy này (Lời Phật dạy. Lê Diên biên dịch). (2)

Trúc Lâm Trần Nhân Tông

Trần Nhân Tông (Trần Khâm 1258- 1308) là vua Phật đời Trân (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Người là tổ sư Trúc Lâm Yên Tử, nhà chiến lược kỳ tài, nhà văn hóa kiệt xuất, nhà thơ lớn và Con Người Hoàn Hảo của dân tộc Việt Nam. Người đã viết: Cư trần lạc đạo, triêt lý nhân sinh rất nổi tiếng “Ở đời vui đạo, mặc tùy duyên/ Hễ đói thì ăn, mệt ngủ liền/ Kho báu trong nhà thôi tìm kiếm/ Vô tâm đối cảnh hỏi chi thiền.”

Trần Nhân Tông với 50 năm cuộc đời đã kịp làm được năm việc lớn không ai sánh kịp trong mọi thời đại của tất cả các dân tộc trên toàn thế giới : 1) Minh quân lỗi lạc, làm vua 15 năm (1278 – 1293) trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến hai lần đánh thắng quân Nguyên Mông là đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thế giới của thời đó; 2) Vua Phật Việt Nam, tổ sư thiền phái Trúc Lâm Yên Tử  và Thái Thượng Hoàng 15 năm (1294-1306). 3) Nhà văn hóa và nhà thơ kiệt xuất với thắng tích Trúc Lâm Yên Tử và kiệt tác Trần Nhân Tông còn mãi với thời gian, hoàn thành sư mệnh của bậc chuyển pháp luân, mang sự sống trường tồn vươt qua cái chêt; 4) Người Thầy của chiến lược vĩ đại  yếu chống mạnh, ít địch nhiều bằng thế đánh tất thắng “vua tôi đồng lòng, toàn dân đồng sức”tạo lập sự nghiệp mở nước và thống nhất non sông Việt, mở đất phương Nam bằng vương đạo, thuận thời, thuận người. 5) Con người  hoàn  hảo, đạo đức trí tuệ, kỳ tài trị loạn, đã hưng thịnh nhà Trần và cứu nguy cho nước Việt tại thời khắc đặc biêt hiểm nghèo, chuyển nguy thành an, biến những điều không thể thành có thể. (3).

Giáo sư  sử học Trần Văn Giàu nhận định: “… chưa tìm thấy lịch sử nước nào có một người đặc biệt như Trần Nhân Tông ở Việt Nam. Tại nước Tàu lúc bấy giờ Triều đình nhà Tống rất hùng mạnh nhưng quân Nguyên Mông đã tràn xuống đánh thắng thần tốc, đến nỗi vua quan nhà Tống phải chạy ra biển và nhảy xuống biển tự vẫn. Tại Tây Á, Trung Á và một phần châu Âu cũng thua thảm hại, đến nỗi Giáo hoàng La Mã cũng lên tiếng sợ hãi. Trong lúc ấy Việt Nam so với phương Bắc thì quá nhỏ bé và quá nghèo yếu, thế mà Người dám không cho Nguyên Mông mượn đường xâm lược Chiêm Thành. Lại còn đánh bại ba lần Nguyên Mông xâm lược. Sau khi thắng giặc, Người lại lên núi sống. Người dám nghĩ, dám làm những việc không ai dám nghĩ chứ đừng nói đến làm !”  (4)

Việt Nam Khoa học, Phật giáo

Nhà bác học Anhstanh, cha đẻ của Thuyết tương đối, đã nhận định: “Khoa học mà thiếu tôn giáo là khập khiễng. Tôn giáo mà không có khoa học thì mù quáng” . Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học” . “Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó” . Cả ba câu này đều được trích từ Những câu nói nổi tiếng của Anhstanh (Collected famous quotes from Albert), và được trích dẫn trong bài Minh triết sống phúc hậu của Hoàng Kim

Khoa học và thực tiễn giúp ta tìm hiểu những phương pháp thực tế để thể hiện ước mơ, mục đích sống của mình nhằm sống yêu thương, hạnh phúc,vui khỏe và có ích. Đọc rất kỹ lại Ki tô giáoHồi giáo, Do Thái giáo, Phật giáoNho giáoĐạo giáo, … và chiêm nghiệm thực tiễn , tôi thấm thía câu kinh Phật với triết lý vô ngã: Chân lý là suối nguồn chứ không phải là con người thần thánh hay chân lý tuyệt đối.Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông có minh triết: Hãy quay về tự thân chứ không tìm ở đâu khác. Luật Hấp Dẫn, Thuyết Tương đối, Thành tựu Khoa học và Thực tiễn giúp ta khai mở nguồn năng lượng vô tận của chính bản thân con người và thiên nhiên. Đó là ba ngọn núi cao vọi của trí tuệ, là túi khôn của nhân loại. Bí mật Tâm linh (The Meta Secret) giúp ta khám phá sâu sắc các quy luật của vũ trụ liên quan đến Luật Hấp Dẫn đầy quyền năng. Những lời tiên tri của các nhà thông thái ẩn chứa trong Kinh Vệ đà, Lời Phật dạy, Kinh Dịch, Kinh Thánh, Kinh Koran …, cũng như xuyên suốt cuộc đời của những con người vĩ đại trên thế giới đã được nghiên cứu, giải mã dưới ánh sáng khoa học; Bí mật Tâm linh là sự khai mở những nguồn năng lượng vô tận của chính bản thân mỗi con người đối với đồng loại, các loài vật và thiên nhiên. Suối nguồn chân lý trong di sản văn hóa, lịch sử, giáo dục, kinh tế, chính trị, quân sự,  ngoại giao của mỗi dân tộc và nhân loại lưu giữ nhiều điều sâu sắc cần đọc lại và suy ngẫm. Chợt gặp mai đầu suối. Gốc mai vàng trước ngõ. …

Việt Nam là chốn tâm thức thăm thẳm của đạo Bụt (Phật giáo) trãi suốt hàng nghìn năm. Lịch sử Phật giáo Việt Nam theo sách  Thiền Uyển tập anh xác nhận là đạo Phật được truyền trực tiếp từ Ấn Độ theo đường biển vào Việt Nam, gồm Giao Chỉ ở phía bắc và Chăm pa ở phía nam, khoảng thế kỉ thứ ba đến thế kỉ thứ hai trước Công nguyên, chứ không phải từ Trung Hoa như một số quan niệm trước đây. Phật giáo đồng hành chung thủy, lâu bền với dân tộc Việt, dẫu trãi nhiều biến cố nhưng được dẫn dắt bởi những nhà dẫn đạo sáng suốt và các đấng minh vương, lương tướng chuộng nhân ái của các thời nên biết thể hiện sự tốt đạo, đẹp đời. Việt Nam vì sao không bị đồng hóa “non sông muôn thuở vũng âu vàng suốt chiều dài lịch sử hàng ngàn năm? Nguyên nhân chính bởi vì nước Việt Nam luôn biết quay về với tự thân tổng kết thực tiễn, chứ không tìm ở đâu khác. mặc dù rất chuộng sự học biết tiếp thu, chắt lọc tri thức tinh hoa của nhân loại, của ông cha để làm giàu cho kiến thức và kinh nghiệm của chính mình.

Việt Nam, Khoa học, Phật giáo là ba nhận thức căn bản của tôi.

Bản chất cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và vô thường. Minh triết của đời người hạnh phúc là biết sống thung dung, phúc hậu, thanh thản, an nhiên tự tại, nhận ra kho báu vô giá của chính mình, không lo âu, không phiền muộn, sống với tinh thần dịu hiền và trái tim nhẹ nhõm.

5

Yêu thương mở cửa thiên đường

Sheela Mn giáo sư Ấn Độ bạn tôi viết:

“Mẹ tôi với thế hệ thứ 5 …
Nhưng ngây thơ cũng vậy …
Bà tôi với cháu Neelakantan ..
Cả …. lời chúc của tôi.”

Hoàng Kim nhắn trả lời:

“Cả …. lời chúc của tôi.
Lời chào từ Hoàng Kim Việt Nam
và bạn bè trên thế giới
Chúc mừng Sheela Mn
và bà ngoại với thế hệ thứ 5 …
với tất cả những người trong cuộc sống của tôi
Nhưng ngây thơ cũng vậy …
Không chỉ Ấn Độ mà cả Việt Nam
Và ở khắp mọi nơi trên thế giới
Tôi nhớ ngôi đền thiêng Inca ở Mỹ
và địa chỉ xanh Ấn Độ
Vẻ đẹp văn hóa
Không chỉ Ấn Độ mà cả Việt Nam
Và ở khắp mọi nơi trên Thế giới

Đi khắp đất nước bạn để hiểu quê hương bạn!
Đi khắp đất nước bạn để hiểu quê hương tôi!
Đi khắp đất nước tôi để hiểu quê hương tôi “

Sheela Mn Prof. of India , my firiends said:
My grand mother with the 5th generation…
But Innocence same…
My grandmother with my grandchild Neelakantan..
Both…. My blessings.

Hoàng Kim said:
Both…. My blessings.
Greeting from Hoàng Kim in Vietnam
and friends in the World
Congtualation to Sheela Mn
and grand mother with the 5th generation…
and who all of my life
But Innocence same…
Not only India but also Vietnam
And everywhere in the World
I remember the American sacred temple
and Indian green address
Cultural beauty
Not only India but also Vietnam
And everywhere in the world
Go around your country to understand your homeland
Go around your country to understand my homeland
Go around my country to understand my homeland

Yêu thương mở cửa thiên đường
Hoàng Kim

Cuối dòng sông là biển
Cuối cuộc tình yêu thương
Đức tin phục sinh thánh thiện
Yêu thương mở cửa thiên đường.

Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây cp nht mi ngày

Video yêu thích

Mùa xuân đầu tiên (Văn Cao) – Thanh Thúy

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365 Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on Twitter

Chào ngày mới 28 tháng 3


#Nhàtôi

Thủy khờ yêu gã Kim mơ
đức độ cần kiệm, thẩn thơ lụy tài
mặc ai ham hố chuyện trời
#Nhàtôi yêu thích trọn đời sắn khoai

lúa ngô mê mãi tháng ngày
#Thungdung đèn sách số dày #annhiên


2

Mình về với chính mình thôi
Ta về xóm nhỏ với người ta thương
#Thungdung nhàn giữa đời thường
Lắng câu duyên nghiệp đọng vương tơ lòng
.

3

TA CÒN NỢ CỦ KHOAI LANG

Ta còn nợ củ khoai lang
Nợ em khó nhọc vương mang một đời
Tưởng là nhẹ nhớ mình ơi
Hóa ra thăm thẳm một trời yêu thương


4

TA CÒN NỢ CỦ KHOAI LANG
Hoàng Kim và đồng sự (*)

Ta còn nợ củ khoai lang
Nợ bao mưa nắng mênh mang nỗi niềm
Rời đồng trời đã nhá nhem
Lên xe trăng rọi sương đêm dặm trường

Sâm nhà nghèo nhớ mà thương
Giống khoai lang Việt thêm vương vấn đời
Kiếp sau xin nối nghiệp Người
Lúa ngô khoai sắn cho đời có sâm
.

Ta còn nợ củ khoai lang
Nhạt nhoà mới cũ, hiểu thêm chuyện đời …


(*) HK cảm khái khi NTB nhắc chuyện cũ https://hoangkimlong.wordpress.com/category/giong-khoai-lang-viet-nam
và Thông tin nóng hổi mới đây Nông nghiệp Việt Nam, Thứ Năm 06/04/2023 10.000 tấn khoai lang Vĩnh Long đủ tiêu chuẩn xuất chính ngạch https://nongnghiep.vn/10000-tan-khoai-lang-vinh-long-du-tieu-chuan-xuat-chinh-ngach-d347858.html https://khatkhaoxanh.wordpress.com/category/ta-con-no-cu-khoai-lang

https://www.facebook.com/v2.3/plugins/video.php?allowfullscreen=true&app_id=249643311490&channel=https%3A%2F%2Fstaticxx.facebook.com%2Fx%2Fconnect%2Fxd_arbiter%2F%3Fversion%3D46%23cb%3Df38c17eac26c8874d%26domain%3Dcnm365.wordpress.com%26is_canvas%3Dfalse%26origin%3Dhttps%253A%252F%252Fcnm365.wordpress.com%252Ffd796da28da1dc9dd%26relation%3Dparent.parent&container_width=584&href=https%3A%2F%2Fwww.facebook.com%2Fwatch%2F%3Fv%3D665995315505310&locale=vi_VN&sdk=joey

Mô hình trồng sầu riêng xen khoai lang giống HL518 Nhật đỏ năng suất cao, phẩm chất ngon đang canh tác phổ biến tại tỉnh Đăk Lắk ( Video Nguyễn Thanh Bình 27 9 2023 https://www.facebook.com/watch/?v=665995315505310

LỜI RU NHỚ NÚI SÔNG
Hoàng Kim

Việt Nam đất nước con người
Quê hương sông núi muôn đời yêu thương
Sông Đồng Nai Núi Chứa Chan
Chán chưa, chưa chán lại càng chứa chan

Hoành Linh, Kỳ Lộ, Bà Đen,
Chung Sơn, Đại Lãnh, ân tình nước non…
Thiên Thụ Sơn, Chư Yang Sin
Nhớ Bảy Núi Thiên Cấm Sơn Chùa Đồng

Mình về mình có nhớ không
Chứa chan lòng lại giục lòng nhớ thương
Chân đi muôn dặm nẻo đường
Phải đâu cứ đất quê hương mới là …

Đêm nằm nghe gió thoảng qua
Nồng thơm hương lúa, đậm đà tình quê
Chợt dưng lòng lại gọi về
Vùng quê xa với gió hè chứa chan

Vục đầu uống ngụm nước trong
Nhớ miền ký ức ngọt dòng sông xanh
Thương từ chốn cũ xa em
Nhớ lên núi biếc mây xanh lững lờ

Xa nhau từ bấy đến chừ
Một vầng trăng khuyết sẻ chia đôi miền
Mình về nơi ấy đồng xuân
Ai đi ngậm ngãi tìm trầm mà thương

Nằm đêm lưng chẳng tới giường
Chứa chan nhớ núi, nhớ rừng canh khuya
Trường Sơn lá đỏ xa mờ
Thái dương nhớ thuở tiến vô Sài Gòn.

Mảng cầu chín nhớ mười mong
#Khátkhaoxanh vẹn thủy chung khải hoàn
Phong trần năm tháng gian nan
Đường xuân hạnh phúc bình an chí bền …

SÔNG ĐỒNG NAI YÊU THƯƠNG
Bạch Ngọc Hoàng Kim


Cuối dòng sông là biển
Sông Đồng Nai yêu thương

Ban mai chào ngày mới
Ân tình đất phương Nam


xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/song-dong-nai-yeu-thuong/

Ngày vui nhớ núi Chứa Chan / chán chưa, chưa chán lại càng Chứa Chan (Núi Chứa Chan. lục bát Hoàng Kim)

(1)  Núi Chứa Chan còn gọi là núi Gia Ray hay núi Gia Lào với chiều cao 800m so với mặt nước biển thuộc huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, là ngọn núi cao thứ hai khu vực Nam Bộđồng bằng Sông Cửu Long, Núi Chứa Chan nổi tiếng phong cảnh hùng vĩ, có chùa núi Gia Lào một ngôi chùa linh thiêng nằm trên vách núi gần đỉnh hứa Chan. Du khách ngày nay lên đó có thể đi bàng cáp treo hoặc leo núi khám phá, Lá đỏ thơ Nguyễn Đình Thi, nhạc Hoàng Hiệp ‘rừng Trường Sơn ào ào lá đỏ’ https://youtu.be/fpIa9fJTLbk thân thuộc vùng này ngày thống nhất đất nước, anh em cùng gặp nhau giữa thành phố. Núi Chứa Chan với Bảy Núi Thiên Cấm Sơn, Bà Đen, Đại Lãnh, Cổ Sơn, Chùa Đồng là sáu ngọn núi thiêng của Việt Nam và Thế giới;

LINH GIANG SÔNG QUÊ HƯƠNG
Hoàng Kim

Nhà mình gần ngã ba sông
Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình
Linh Giang sông núi hữu tình
Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con

“Chèo thuyền cho khuất bến Son
Để con khỏi chộ nước non thêm buồn “

Câu ru quặn thắt đời con
Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ

Ra đi từ bấy đến chừ
Lặn trong sương khói bến đò sông quê
Ngày xuân giữ vẹn lời thề
Non sông mở cõi, tụ về trời Nam.

xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/linh-giang-song-que-huong/

Làng Minh Lệ quê tôi

SÔNG ĐỜI THAO THIẾT CHẢY
Hoàng Kim


Cầu Minh Lệ Rào Nan
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/song-doi-thao-thiet-chay

SÓNG YÊU THƯƠNG VỖ MÃI
Hoàng Kim


Anh yêu biển tự khi nào chẳng rõ
Bởi lớn lên đã có biển quanh rồi
Gió biển thổi nồng nàn hương biển gọi
Để xa rồi thương nhớ chẳng hề nguôi

Nơi quê mẹ mặt trời lên từ biển
Mỗi sớm mai gió biển nhẹ lay màn
Ráng biển đỏ hồng lên như chuỗi ngọc
Nghiêng bóng dừa soi biếc những dòng sông

Qua đất lạ ngóng xa vời Tổ Quốc
Lại dịu hiền gặp biển ở kề bên
Khi mỗi tối điện bừng bờ biển sáng
Bỗng nhớ nhà những lúc mặt trăng lên

Theo ngọn sóng trông mù xa tít tắp
Nơi mặt trời sà xuống biển mênh mông
Ở nơi đó là bến bờ Tổ Quốc
Sóng yêu thương vỗ mãi đến vô cùng …

xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/song-yeu-thuong-vo-mai/

PHAN THIẾT CÓ NHÀ TÔI
Hoàng Kim

Phan Thiết có nhà tôi
Ra khỏi cửa rừng là nhà cửa biển
Tà Cú ngất cao, thong thả tượng Phật nằm
Đồi Trinh nữ nhũ hồng đắm say cảm mến.

Phan Thiết có nhà tôi
Quên hết bụi trần
Lãng đãng tứ cô nương
Ngọt lịm một lời thách đối:
Chứa Chan, Chán Chưa, Chưa Chán.

Phan Thiết có nhà tôi
Vị tướng trỏ tay thề
Mũi Kê Gà mắt thần canh biển
Ai đi xa nhớ nước mắm mặn mòi

Phan Thiết có nhà tôi
Sau đồi cát kia là dinh Thầy Thím
Lánh chốn ồn ào, tìm nơi tĩnh vắng
Tin nhắn một chiều  Im lặng và Nghe

xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/phan-thiet-co-nha-toi/

Johan amos comenius 1592-1671.jpg

TỈNH THỨC CÙNG THÁNG NĂM
Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim
#Nhàtôi
; #Thungdung#dayvahoc, #vietnamhoc#cnm365#cltvn; #đẹpvàhay;
https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-28-thang-3/ & https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-28-thang-3/

CNM365 Tình yêu cuộc sống: Đàn Nam Giao thành phố Huế (hình) Lời ru nhớ núi sông ; #Nhàtôi; Đến với Tây Nguyên mới ; Câu cá bên dòng Sêrêpôk ; Tỉnh thức cùng tháng năm; Mưa xuân Kim và Thủy; Mưa xuân trong mắt ai; Tháng Ba hoa gạo nở; Việt Nam con đường xanh; Đọc lại và suy ngẫm; Mây lành Phổ Đà Sơn; Cao Biền trong sử Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Nhà tôi giấc mơ xanh; Tô Đông Pha Tây Hồ; Thượng Đức thương nhìn lại; Những trang văn thắp lửa; Thơ vui những ngày nhàn; Bill Gates học để làm; Minh triết sống phúc hậu; Giống khoai lang Việt Nam; Sắn Việt Nam ngày nay; Vietnamese Cassava Today; Hồ Lắk Đình Lạc Giao; Ngày Quốc tế Hạnh phúc; Chim Phượng về làm tổ; Chốn vườn thiêng cổ tích; Trân trọng Ngọc riêng mình; Bảo tồn và phát triển sắn; Về miền Tây yêu thương; Trần Công Khanh ngày mới; Mark Zuckerberg và FB ; Chuyện đồng dao cho em; Đến với Tây Nguyên mới; Thương Kim Thiếp Vũ Môn.Nghỉ ngơi nhàn tĩnh dưỡng; Trần Công Khanh ngày mới;Selma Nobel văn học; Thầy Quyền thâm canh lúa; Chuyện ngày sinh của Thủy;Một gia đình yêu thương; Thành kính lưu lời thương; Nhớ ông bà cậu mợ; Một niềm tin thắp lửa;Minh triết sống phúc hậu; Truyện vua Solomon; Đến với Tây Nguyên mới; Hồ Lắk Đình Lạc Giao; Thương Kim Thiết Vũ Môn; IAS đường tới trăm năm; Nông nghiệp Việt trăm năm; Quản lý đất đai Việt Nam; Nam Tiến của người Việt. Mẹ tắm mát đời con; Bóng hạc chốn xa xôi; Hồ Lắk Đình Lạc Giao; Cánh cò bay trong mơ; Vào Tràng An Bái Đính; Sông Hoàng Long chảy hoài; Nguồn Son nối Phong Nha; #An nhiên; Đến với Tây Nguyên mới; Thương Kim Thiết Vũ Môn; Nguyễn Huy Thiệp lắng đọng; Đặng Dung thơ Cảm hoài; Đồng hành cùng đi tới; Giống khoai lang Việt Nam; Thương Kim Thiếp Vũ Môn; Quảng Bình đất và người; Thơ văn thầy Hồ Ngọc Diệp; Chuyện cổ tích người lớn; Cuối dòng sông là biển; Thầy nghề nông chiến sĩ; Đọc lại và suy ngẫm; Thương Kim Thiếp Vũ Môn; Giống khoai lang Việt Nam; #cnm365 #cltvn An nhiên; Việt Nam con đường xanh; Đọc lại và suy ngẫm; Mây lành Phổ Đà Sơn; Cao Biền trong sử Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Nhà tôi giấc mơ xanh; Phạm Hồng Đức Phước ca cao; Cao Biền trong sử Việt;Trời nhân loại mênh mông; Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay; Thầy bạn trong đời tôi; Cuối dòng sông là biển;. Phục sinh giữa tối sáng; Nam tiến của người Việt; Gia Cát Mã Tiền Khóa;

Johan amos comenius 1592-1671.jpg

Ngày 28 tháng 3 Ngày nhà giáo Slovakia, (nhằm ngày sinh của Jan Amos Komenský nhà giáo ngôn ngữ học, khoa học tự nhiên, nhà chính trị, triết học sinh ngày 28 tháng 3 năm 1592, mất ngày 15 tháng 11 năm 1670.. Ngày 28 tháng 3 năm 1868 ngày sinh Maxim Gorky, tác gia người Nga mất năm 1936. Ngày 28 tháng 3 năm 1930, Hai thành phố lớn của Thổ Nhĩ Kỳ là Constantinopolis và Angora được đổi mới tên gọi Istanbul và Ankara do quốc phụ nước này Mustafa Kemal Atatürk trong quá trình cải cách.

Bài chọn lọc ngày 28 tháng 3: Phạm Hồng Đức Phước ca cao; Cao Biền trong sử Việt; Trời nhân loại mênh mông; Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay; Thầy bạn trong đời tôi; Cuối dòng sông là biển; Phục sinh giữa tối sáng; Nam tiến của người Việt; Gia Cát Mã Tiền Khóa; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-28-thang-3/https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-28-thang-3/

TS Phước ăn ngon lành ruột quả ca cao chín (ảnh Hoàng Thiên Nga)

PHẠM HỒNG ĐỨC PHƯỚC CA CAO
Hoàng Kim

Ngọt thơm ca cao Đồi Đá
Ban mai vui với bạn hiền
Ly sữa ca cao tím ngát (*)
Phạm Hồng Đức Phước mến yêu

Người hướng đạo sinh bạn quý
Giống cụ Phạm Hồng mình thân
Nước mắt Vị Xuyên mặn đắng
Suốt đời gian khổ hi sinh (**)

Người lành cây che bóng nắng
Khách quen việc tốt cùng chơi
Trang sách niềm vui chia sẻ
Điểm thăm dấu ấn cho đời (***)

TIẾN SĨ VỀ LÀM NÔNG DÂN
Video câu chuyện ảnh thu vị
CafeBiz, Thứ Sáu 26 tháng 3, 2021

Tiến sĩ về làm nông dân:Hồi sinh đồi đá trơ trọi nhờ cỏ dại,trồng cacao không hoá chất tạo dòng socola đắt nhất Việt Nam:

Ngự trên một ngọn đồi xã Phú An, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai là trang trại Stone Hill Farm của ông Phạm Hồng Đức, một thầy giáo chuyển sang làm lâm nghiệp “full time”. Từng là giảng viên tại Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, sau khi nghỉ hưu 10 năm trước, ông quyết định về làm lâm nghiệp….

(*)
NGỌT THƠM CA CAO ĐỒI ĐÁ
Hoàng Thiên Nga
Báo Tiền Phong 29/02/2020 18:17

TP – Tìm hiểu về cây ca cao, nghề trồng ca cao hàng chục năm qua, tôi vẫn không thể viết bởi ám ảnh ánh mắt nông dân buồn bã trước những mảng vườn ca cao bị sâu rầy tàn phá đến xác xơ. Cho tới khi được tận mắt thấy Đồi Đá hoang tàn biến thành vườn ca cao ngút ngàn trái ngọt, rợp cả khoảng trời, tôi cầm bút…

Khổ vì… sâu

Lần đầu gặp tiến sĩ Phạm Hồng Đức Phước trong hội nghị tham vấn về chính sách phát triển ca cao bền vững tại Buôn Ma Thuột cách đây 5 năm, tôi ấn tượng với cách trả lời phỏng vấn giản dị mà rất cặn kẽ, dễ hiểu của ông. Tuy nhiên, những điều trông thấy trước và sau hội nghị đó chỉ để lại trong tôi âm hưởng băn khoăn.

Tại Văn phòng đại diện báo Tiền Phong khu vực Tây Nguyên, chúng tôi đã tiếp không ít nhóm nông dân bức xúc đòi “bắt đền” những tổ chức thuyết phục họ trồng ca cao. Sau khi họ dồn vốn đầu tư, cuốc cày vất vả, chăm sóc kiểu gì vườn cây vẫn bị sâu rầy tàn phá. Có đơn công nhân ký tên tập thể, tố cáo lãnh đạo công ty “bỏ của chạy lấy người”, “đem con bỏ chợ” khi doanh nghiệp thua lỗ nặng nề vì trồng ca cao.

Khi cùng một nhóm “nạn nhân” về tận “hiện trường”, vừa dợm bước vào vườn ca cao, tôi đã tức thở thoái lui vì mùi hắc nực nồng. Người dẫn đường giải thích: Loài cây này sâu bệnh quá nhiều, chỉ cần ngưng phun thuốc chục ngày là sâu rầy sinh sôi. Thu hoạch về, hạt phơi ủ lên men công phu rồi bán vẫn chả đủ tiền trả nợ mua thuốc trừ sâu, chưa kể công chăm, chi phí bơm tưới… Vì vậy, bao nông dân rơi vào tình cảnh bần cùng gánh nợ trĩu vai.

Kiểm chứng kỹ hơn, chúng tôi vào Viện Nghiên cứu khoa học Nông lâm nghiệp Tây Nguyên. Tỉnh Đắk Lắk dành hẳn 100 hecta đất bazan bằng phẳng, thuận tiện nguồn nước cho Viện làm vườn thực nghiệm. Trong đó có khu trồng các giống ca cao. Hỡi ôi, vạt ca cao nào cũng bị bọ xít, rệp sáp tấn công tơi tả, quả thối rụng đầy gốc. TS Hoàng Mạnh Cường – Trưởng bộ môn Lâm nghiệp và Cây ăn quả xác nhận vì không trị nổi sâu rầy nên lợi nhuận từ trồng ca cao tại đây thua xa nhiều loài cây khác, như bơ, mít, sầu riêng, cà phê cao sản.

Năm 2019, Đắk Lắk sôi nổi phong trào khởi nghiệp. Một nhóm doanh nhân trẻ xây dựng thương hiệu Socola Miss Ede, từ đó câu chuyện về nguồn nguyên liệu ca cao lại được khơi ra. Theo Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), diện tích trồng ca cao cả nước sụt giảm quá nhanh, từ 25.700ha năm 2012 tới nay chỉ còn khoảng 6.000ha, năng suất trung bình chỉ 1 tấn hạt/ha trong khi nhu cầu ca cao của thế giới đang rất lớn nhưng không có nguồn cung.

Xem phóng sự ảnh “Du xuân với vườn ca cao muôn màu trên Tây Nguyên” đăng trên Tiền Phong Online, giám đốc một công ty xuất nhập khẩu uy tín nhờ tôi tìm giúp nguồn hàng cỡ vài container hạt ca cao mỗi tháng. Tôi hỏi TS Phạm Hồng Đức Phước, chủ vườn ca cao “muôn màu”, ông khẳng định phải đẩy mạnh việc trồng ca cao trước khi nghĩ tới năng lực xuất khẩu và mời tôi đến xem 50 giống ca cao đang cho thu hoạch ở một nơi “từng không có cây gì mọc nổi” tại tỉnh Đồng Nai.

Ðá cũng ngọt lành

Từ TP Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) theo QL 14 băng qua tỉnh Đắk Nông, đến huyện Tân Phú-Đồng Nai khoảng 300km. Rời cao nguyên trong gió sớm mát rượi, tới chân Đồi Đá của TS Phước, chúng tôi lập tức hứng ngay cái nắng nóng hầm hập giữa chiều đồng bằng.

Ngồi dưới mái lều lợp bằng cọng dừa, chuyên gia ca cao hàng đầu Việt Nam bật quạt, vui vẻ chỉ cho đoàn khách bình nước lọc, quầy chuối chín, ai cần gì dùng nấy. Câu chuyện bắt đầu từ năm 1997, sau khi du học và bảo vệ tiến sĩ nông nghiệp từ Philippines về, ông đến thăm thầy, Giáo sư Nguyễn Văn Uyển – Viện phó Viện Sinh học nhiệt đới TPHCM, người mà TS Phước tôn kính gọi là “cha đẻ của ngành ca cao Việt Nam”. Nói qua cây ca cao, giáo sư Uyển bảo: “nghiên cứu cây này đi, hay lắm!”. Càng tìm hiểu, ông càng thấy thú vị bởi giá trị dinh dưỡng tuyệt vời của ca cao có thể chế biến ra nhiều loại sản phẩm đa dạng, hữu ích.

Quỹ Ca cao Quốc tế chọn TS Phước là đối tác nghiên cứu phát triển, đúng vào lúc ông muốn ứng dụng kỹ thuật trồng ca cao trên đất dốc, ở những nơi khó trồng trọt, thường bị bỏ hoang. TS Phước thuyết phục Giám đốc lâm trường 600 nhượng lại Đồi Đá, là nơi đất đã hoàn toàn bị rửa trôi, xói mòn. Ông cho rằng trên cả nước sườn đồi rất nhiều, đa số nông dân chưa biết kỹ thuật canh tác trên đất dốc. Nếu Đồi Đá trồng được ca cao bền vững, thì chỗ nào nông dân cũng có thể làm giàu với ca cao.

Tiếp đó, là hành trình 10 năm kỳ công cải tạo ngọn đồi rộng 13 hecta lổm ngổm đá tảng trên nền đất bạc màu, không một bóng cây. Ở nơi không có điện, không nước máy, không sóng điện thoại, ông đã khoan giếng, tự làm thủy điện, dựng nhà, xin trấu về ủ phân, cải tạo đất. Từ nguồn nước chỉ đủ nuôi 3.000 m2 vườn cây ăn trái, TS Phước tự tạo hệ thống tưới nhỏ giọt cho 3 hécta ca cao. Ông trồng ca cao theo bậc thang để hạ độ dốc, trồng thêm cỏ phủ kín mặt đất, đào mương nhỏ giảm tốc nước đổ để chống xói mòn. Ông treo tổ nuôi kiến vàng, kiến đen, dựng nhà cho dơi về trú ngụ, tạo thiên địch chống sâu rầy…

Thấm thoắt, lá ca cao đã khép tán. Vườn cây trổ hoa kết trái quanh năm. Có giống ca cao đạt năng suất tới 3-4 tấn hạt khô/hécta. Đất mát, đủ nguồn nước tưới để TS Phước mở rộng diện tích trồng ca cao thêm 2 hecta nữa. Doanh nhân Nhật đến tận vườn xin bao tiêu trọn gói với giá gấp đôi nhưng ông từ chối. Ông giao con trai gây dựng thương hiệu Stone Hill cho các mặt hàng làm thủ công từ ca cao. Năm 2017, Stone Hill được trao giải “Top 50 hạt ca cao ngon nhất thế giới” trong chương trình Cocoa of Excellence tại Paris, ghi điểm son uy tín cho nền nông nghiệp thực phẩm sạch Việt Nam.

Đưa khách trèo lên Đồi Đá thăm vườn ca cao trĩu quả, TS Phước hái một trái chín vàng đập vỡ vỏ, nhai ngon lành cả cơm lẫn hạt, hài hước khoe: “Tôi dễ nuôi như lạc đà, chỉ cần 1 trái ca cao là đủ chất”. Ông nói: Trên thế giới, cả tỷ người thích sô cô la, nhưng vì ít nước trồng được ca cao, nên nhiều người chưa biết ca cao rất hữu dụng. Nhân hạt để làm bột ca cao, sô cô la, xà bông, mỹ phẩm; Vỏ hạt làm trà; Lớp cơm nhầy bọc quanh hạt làm sinh tố, rượu vang, rượu mạnh; Vỏ quả băm nhỏ là món ăn khoái khẩu của bò, dê..

Huyện nghèo giáp biên Ea Súp (tỉnh Đắk Lắk) có những cánh đồng rộng mênh mông, trước đây nhiều doanh nghiệp vào cuộc nhưng trồng cây gì hỏng cây đó. Với sự cố vấn kỹ thuật của TS Phạm Hồng Đức Phước, từ năm 2017 Công ty Ca cao Intercontinental Coporation (CIC) triển khai dự án trồng 1.000 ha ca cao. TS Phước chống ngập mùa mưa, chống hạn mùa khô bằng cách cho lên liếp, đào mương, lắp đặt toàn bộ thiết bị tưới nhỏ giọt của Israel. Tới nay, 300 hecta ca cao trồng đợt đầu của CIC đơm đầy hoa trái… 

(**) Người hướng đạo sinh bạn quý, giống cụ Phạm Hồng mình thân, nước mắt Vị Xuyên mặn đắng, suốt đời gian khổ hi sinh.

Phạm Hồng Đức Phước quý nhà hướng đạo sinh Baden Powell (ảnh): “… Còn anh, anh sẽ làm gì trong ngày? Đời sẽ đẹp nếu anh muốn… Muốn thế không nên bỏ phí thì giờ. Đứng lên, đi làm việc. Người ta chỉ sống một đời, đừng bỏ qua một phút. Khi đến giờ nghỉ anh sẽ an giấc nếu anh làm việc hết sức mình. Những người ngủ không được, thao thức thâu đêm là những người ban ngày đã đi chơi rong.” (Baden Powell). Mình chưa bao giờ là hướng đạo sinh nhưng những lời của vị tổ sư này đọc được vào năm Đệ Thất (lớp Sáu) vẫn nhớ cho đến bây giờ tuy rằng bình thường trí nhớ của mình thuộc loại kém. Vậy nhưng cuộc đời mình rong chơi cũng nhiều và tất nhiên nhiều đêm không ngủ được.

Cụ Phạm Hồng là Người lính già thời Bác, chính ủy của sư đoàn 325 làm nòng cốt của sư đoàn 356 ‘Nước mắt Vị Xuyên‘ ‘Sống bám đá đánh giặc, chết hóa đá bất tử’. Ông vừa mất ngày 8 tháng 10 năm 2019.lúc 93 tuổi .Chính ủy Phạm Hồng có năm cha con đánh giặc ở biên giới suốt bảy năm ròng, sau về hưu ở thị xã Hải Dương gần Viện Cây Lương thực Cây Thực phẩm. Hoàng Kim năm 1972 chung tổ bốn người gồm Xuân, Chương, Trung, Kim là những người bạn xếp bút nghiên lên đường chiến đấu tháng 9 năm 1971 thì Xuân Chương đã hi sinh ở Quảng Trị. Hoàng Kim năm 1976 -1977 là trợ lý tổng hợp phòng tham mưu sư đoàn 325, có năm người bạn cùng tổ ở phòng tham mưu sư đoàn 325 năm 1979 đều hóa đá Vị Xuyên Người vịn trời xanh chấp sói rừng.

(***) Đức Phước câu chuyện ảnh: Người lành cây che bóng nắng Khách quen việc tốt cùng chơi Trang sách niềm vui chia sẻ Điểm thăm dấu ấn cho đời

Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây   cập nhật mỗi ngày

Bài viết mới

CAO BIỀN TRONG SỬ VIỆT
Hoàng Kim

Bài viết này đánh giá lại Cao Biền là một tướng nhà Đường nhưng hai vợ chồng ông đã bỏ phương Bắc để về làm dân của nước Nam. Mộ Cao Biền ở Phú Yên. Đền thờ vợ ông ở Hà Đông, Vua Lý Công Uẩn trong Chiếu dời đô ban hành vào mùa xuân năm 1010 để chuyển kinh đô của nước Đại Cồ Việt từ Hoa Lư, Ninh Bình, ra thành Đại La, (Hoàng Thành Thăng Long di sản thế giới UNESCO tại Việt Nam) Hà Nội ngày nay, đã viết: “Thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương, ở vào nơi trung tâm trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời.Trẫm muốn nhân địa lợi ấy mà định nơi ở, các khanh nghĩ thế nào?” (Bản dịch của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, in trong Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1993. Nguyên văn: 况高王故都大羅城。宅天地區域之中。得龍蟠虎踞之勢。正南北東西之位。便江山向背之宜。其地廣而坦平。厥土高而爽塏。民居蔑昏墊之困。万物極繁阜之丰。遍覽越邦。斯爲勝地。誠四方輻輳之要会。爲万世帝王之上都。朕欲因此地利以定厥居。卿等如何)

CAO BIỀN TRONG SỬ VIỆT
Hoàng Kim

Cao Vương1  tinh đẩu trời xứ Bắc
Lão sư 2 An Hải đất phương Nam
Sống gửi chốn xưa lưu thiên cổ 3
Thác về đất mới  đón Vạn Xuân4
Vùng cao tụ khí bình an tới 5
Biển thẳm hoàn lưu chính khí về 6
Danh tướng Lão sư 2 Thầy địa lý 7
Nghe tiếng nghìn năm ta xuống xe 8

(1) Chiếu dời đô do vua Lý Thái Tổ ban hành vào mùa xuân năm 1010 để chuyển kinh đô của nước Đại Cồ Việt từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (Hà Nội). (trích) Huống chi thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương, ở vào nơi trung tâm trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời.Trẫm muốn nhân địa lợi ấy mà định nơi ở, các khanh nghĩ thế nào? Bản dịch của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, in trong Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1993). Nguyên văn: 况高王故都大羅城。宅天地區域之中。得龍蟠虎踞之勢。正南北東西之位。便江山向背之宜。其地廣而坦平。厥土高而爽塏。民居蔑昏墊之困。万物極繁阜之丰。遍覽越邦。斯爲勝地。誠四方輻輳之要会。爲万世帝王之上都。朕欲因此地利以定厥居。卿等如何。

(2) Mả Cao Biền ở Đồng Môn, xóm Cát, thôn 5 xã An Hải, Tuy An, Phú Yên. Cao Biền thời Đường được phong Cao Vương, tĩnh Hải Quân

(3) Lưu thiên cổ: Cựu Đường thư, Tân Đường thư Tư trị Thông giám, là ba bộ sách chính sử của Trung Quốc lưu danh thiên cổ Cao Biền

(4) Đón Vạn Xuân: Vạn cổ thử giang san. Cao Biền buông kiếm tìm về An Hải, sống và chết làm dân Việt Nam. Nhà Đường sụp đổ., Chu Ôn lập nhà Hậu Lương. Khúc Thừa Dụ nhân thế lập nước Vạn Xuân. Việt Nam bắt đầu thời độc lập tự chủ.

(5) Bình an tới: Ngôi đất Cao Biền chọn là làng An Hải, đầm Ô Long Phú Yên. Thời Cao Vương, ông đã lập tuyến phòng thủ từ Ô Long Vũng Rô biển Phú Yên theo sinh lộ Đắk Lắk nối Stung Treng tới hợp lưu sông Me kong (xem bản đồ hình 1 thời hậu Đường) kết nối sinh lộ Bắc Nam dọc Trường Sơn. Mặt Bắc ông đã lập tuyến phòng thủ chắc tiếp ứng nhanh đắp thành Đại La kết nối Vân Đồn của Tĩnh Hải quân, và Lĩnh Nam Đông đạo (nối Hà Nội với Hải Phòng và Quảng Châu ngày nay) nối thủy lộ sông Hồng sông Ka Long sông Bắc Luân.

(6) Chính khí về : chùa Thanh Lương có tượng Phật Quan Âm từ biển dạt vào

(7) Danh tướng đại sư thầy địa lý là ba đánh giá chính về Cao Biền

(8) Nghe tiếng nghìn năm tôi xuống xe “Nguyễn Du viếng mộ Liễu Hạ Huệ” “bia tàn chữ mất vùi gai góc/ nghe tiếng nghìn năm tôi xuống xe”. Cao Biền dòng dõi tướng môn, quản lý Thần Sách quân thân tín bên cạnh vua. Cao Biền là danh tướng, đạo sư, thầy địa lý công trình sư và nhà tiên tri thời hậu Đường qua đúc kết bởi ba danh mục chính sử Trung Quốc là Cựu Đường Thư, Tân Đường Thư, Tư Trị Thông Giám của ba Tể tướng sử quan và danh sĩ tinh hoa Trung Quốc lần lượt là Lưu Hu, Âu Dương Tu ,Tư Mã Quang. Cao Biền là con người có thật trong lịch sử, giỏi như Gia Cát Vũ Hầu Khổng Minh thời Hán mạt Tam quốc trước đó. Sự khác biệt là Khổng Minh cúc cung tận tụy đến chết mới thôi, còn Cao Biền thì gặp lúc mạt Đường, nhiều kẻ mưu mô, lũ phương sĩ, hoạn quan, quyền thần và kẻ hám lợi cầu danh khắp mọi nơi, với sự kiệt sức của một triều đại đã khủng hoảng đến cực điểm Đặc biệt, Cao Biền bị bó tay khi vua kém tài đức, buông bỏ chính sự, mê muội đồng bóng, tin theo lời dèm pha và mưu kế nghịch tặc tìm cách mượn tay giặc giết lần giết mòn thân tín của ông vì sợ Cao Biền tiếm quyền. Nguy hại thay vua giỏi bị hoạn quan đầu độc chết; vua kém, nhỏ tuổi, bất tài, dễ khiến thì bị đẩy lên ngôi. Sự bi thảm của Cao Biền là ở chỗ đó nhưng sự kiệt xuất của ông là di sản ngàn năm còn mãi với thời gian.“Cao Biền cuộc đời và thời thế” đối chiếu sử Việt tại Đại Việt sử ký toàn thư (1675), Nguyễn Công Văn Đạt phổ ký Gia phả Trạng Trình của Vũ Khâm Lân (1743) Việt sử tiêu án, Đại Việt sử ký tiền biên của Ngô Thì Sĩ (1775), Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim (1919) với nhiều dẫn liệu về Cao Biền đặc biệt trong Thiên đô chiếu của Lý Thái Tổ năm 1010, Thiền Uyển Tập Anh (Ngô Đức Thọ và Nguyễn Thúy Nga dịch từ bản chữ Hán được khắc in năm 1715. Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1990) cùng với các huyền tích, huyền thoại và sự đánh giá của các sử thần Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên. Đồng thời tập hợp gạn đục khơi trong các giai thoại ‘Lẩy bẫy như Cao Biền dậy non’ ‘Long mạch đất Việt và Cao Biền’ để có được thông tin Chuyện Cao Biền tích cũ viết lại. Chân dung Cao Biền khá trùng khớp với nhận định trên. Ông là một danh tướng, đạo sư, thầy địa lý công trình sư và nhà tiên tri thời hậu Đường. Ông là một danh tướng khi đánh bại các cuộc xâm nhập của Nam Chiếu, giữ yên cương vực Tĩnh Hải (trong đó có phần đất của Việt Nam ngày nay). Ông cũng cai trị có phép tắc khi nhậm chức Hữu kim ngô đại tướng quân (868), kiểm hiệu công bộ thượng thư (870), Thiên Bình tiết độ sứ (873), Tây Xuyên tiết độ sứ (874), Thành Đô doãn (875) Kinh Nam tiết độ sứ (878), Trấn Hải tiết độ sứ (879), Hoài Nam tiết độ sứ (880) được dân chúng ngợi ca, nhưng ông đã thất bại trong việc đẩy lui cuộc nổi dậy của Hoàng Sào, ông bị coi là phản thần tạo phản ở Hoài Nam quân, bị Tần Ngạn mưu hại, (nhưng sử Việt và tâm thức dân gian thì cho rằng vợ chồng Cao Biền đều chết ở đất phương Nam , vợ Cao Biền là bà Lã Thị Nga tổ sư nghề dệt lụa Hà Đông đền thờ tại làng Vạn Phúc, Hà Đông ngày nay, Cao Biền thì thành công sau kế “kim thuyền thoát xác” để Cao Biền sau đó về chết ở Đầm Môn xóm cát, thôn 5, An Hải, Tuy An, Phú Yên .Ông bà Cao Biền sống và chết ở đất Việt.Viếng mộ Cao Biền đất Phú Yên là thăm và chiêu tuyết một danh tướng, đạo sư, thầy địa lý công trình sư và nhà tiên tri thời hậu Đường mà sự nghiệp của ông dẫu khen hay chê, dẫu bia đời bia miệng công tội ngàn năm thì dấu ấn và bài học lịch sử vẫn đọng mãi với thời gian. Bài học thấm thía nhất là cuối đời ông đã rũ bỏ kẻ làm vua không xứng để biết tìm về với dân và giá trị cốt lõi. Tuy ông về nơi cát đá nhưng dấu ấn của ông thì không thể xóa nhòa. Người ấy nay đã trãi trên ngàn năm về vùng bình an sông núi hữu tình ở vùng an hải tên xưa và nay làm bạn với đất phú trời yên dân lành . Kẻ sĩ trong thiên hạ quý người thân thương, tri âm tri kỷ, trọng hiền tài, thầy quý bạn hiền, việc làm và lời nói luôn giữ gìn chí thiện, minh triết, thật không thẹn với lòng mình. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bi-mat-cao-bien-trong-su-viet/

VẠN XUÂN NƠI AN HẢI

Vạn Xuân thế nước ngàn năm
Cao Vương đã chọn nước Nam tìm về.
Địa linh nhân kiệt chở che
An Hải, Vạn Phúc ước thế tròn duyên (1).

“Cái quạt” Nguyễn Bính “Mưa xuân”
xin nối đôi vần kể chuyện nước Nam

“Cái quạt mười tám cái nan
Anh phất vào đấy muôn vàn nhớ nhung
Gió sông, gió núi, gió rừng
Anh niệm thần chú thì ngừng lại đây.

Gió Nam Bắc, gió Đông Tây
Hãy hầu công chúa thâu ngày, thâu đêm
Em ơi công chúa là em
Anh là quan trạng đi xem hoa về

Trên giời có vẩy tê tê
Đôi bên ước thề duyên hãy tròn duyên
Quạt này trạng để làm tin
Đêm nay khép mở tình duyên với nàng.” (2)

Lã Thị Nga vợ Cao Biền
Tổ sư nghề lụa Hà Đông đền thờ
Dân làng Vạn Phúc đến giờ
Đức thương công lớn, phước nhờ ơn thiêng (3)

“Đầm Môn xóm Cát Cao Biền
có đôi chim Nhạn đang chuyền cành Mai”
“Ngó ra thấy mả Cao Biền.
Nhìn vào thấp thoáng Ma Liên Chóp Chài”(4)

‘Đá Dựng’ ‘miếu cổ Cao Quân’
‘Giang sơn bến Lội’ ‘Hoành Linh Long Xà’
‘Tử Sinh’ ‘Cao Cát Mạc Sơn’
‘Tầm Long’ ‘Địa Lý Toàn Thư’ lưu truyền (5).

Báu vật nơi đất Việt Hoàng Kim Pho tượng Phật Quan Âm trở về từ biển cả chùa Thanh Lương Phú Yên
đẹp và kỳ lạ quá ! Thành Hoàng Lương Văn Chánh Châu Văn Tiếp Phú Yên Lúa siêu xanh Việt Nam. Mằng Lăng lưu chữ Việt. Lời thương nơi Tháp Nhạn An Hải mả Cao Biền Ghềnh Đá Đĩa Tuy An Báu vật nơi đất Việt.

(2) Cái quạt, Mưa xuân thơ Nguyễn Bính
(1) (3) (4) (5) Cao Biền trong sử Việt, Báu vật nơi đất Việt thơ và ảnh Hoàng Kim

TÍCH XƯA CHUYỆN CAO BIỀN

Cao Biền là kiêu vệ tướng quân thời Đường mạt,
Chịu mệnh của vua đánh Nam Chiếu cứu An Nam.
Ông dẫn Thần Sách quân là đội Ngự lâm quân
Cấp tốc xuống Quảng Châu điều binh cứu Việt.

Chuyện giống “Thủy Hử” sau này với Lư Tuấn Nghĩa,
Lý Duy Chu nắm hai vạn quân không chịu phát binh
Mưu hiểm mượn tay Nam Chiếu để giết Cao Biền.
Ông vẫn thắng với 5000 thủy quân nhờ tài thao lược.

Cao Biền xây La Thành cứu 40 vạn dân và chặn giặc.
Vua Lý Công Uẩn “Chiếu dời đô” đã nói thật rõ ràng:
“Hoàng Thành Thăng Long công lớn Cao Vương”
La thành – Hải Phòng – Bắc Luân ngàn năm di sản.

Ông trị thủy sông Tô Lịch thoát lũ chuyển mạch sông
Nối tam giác châu Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Châu
Phòng thủ chắc, tiếp viện nhanh, tầm nhìn sâu sắc
Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên, Ngô Thì Sĩ đều khen ngợi

Cao Biền là bậc kỳ tài Tịnh Hải Quân an dân thật giỏi
Lê Quý Đôn chép thơ ông Nam Tiến năm năm
Tuyến phòng thủ Cao Biền bản đồ cổ thời Đường
Nối biển với hợp lưu Me kong tầm nhìn thiên nhãn

Vua Đường bị bọn hoạn quan thuật sĩ mưu mô
Chúng mượn tay địch mạnh để hãm hại hiền tài
Trương Lân, Chu Bảo, Cao Tầm, Lã Thị Nga
Tướng giỏi người thân Cao Biền bị ngầm giết hại

Ông chịu tiếng phản thần khi vua chẳng ra vua
Vợ chồng ông đều trở thành dân Việt Nam
Vợ ông đền làng Vạn Phúc là tổ sư nghề lụa Hà Đông
Mả Cao Biền ở Đầm Môn, Xóm Cát, An Hải, Phú Yên

Bà Lã Thị Nga vợ Cao Biền làm thành hoàng nghề dâu tằm
đền miếu chứng tích ngàn năm ở làng Vạn Phúc Hà Đông
Mộ Cao Biền ở Đầm Môn An Hải Phú Yên
Vợ chồng sống chết thủy chung đất phương Nam
Vạn Kiếp tình yêu người gửi lại.
Ngàn năm Đại Lãnh nhạn quay về.

Chuyện xưa nay soi gương kim cổ.
Kỳ tài non sông bền vững âu vàng.
Bí mật Cao Biền sử Việt ngàn năm.
Hoành Linh Đá Dựng miếu cổ quê tôi
Thế núi mạch sông muôn năm Tổ Quốc.
Chúc người nay nhìn sâu vận nước.
Cẩn trọng giữ gìn minh triết thung dung
Lịch sử công bằng vì nước vì dân.

1] Cao Biền tên tự là Thiên Lý 千里, tên chữ Hán là Gāo Pián, 高骈, 高駢,  tại các thư mục cổ Tư trị Thông giám (1), quyển 250-257, Cựu Đường thư (2) quyển 151,182 , Tân Đường thư (3) quyển  224 hạ). Ông là một danh tướng, đại sư, nhà phong thủy trứ danh và nhà tiên tri thời hậu Đường, có tài trí thông tuệ hơn người ví như Gia Cát Khổng Minh thời Tam Quốc. . Tác phẩm Cao Biền “An Nam tống Tào Biệt Sắc quy triều” cùng với những huyền thoại dã sử “Long Mạch đất Việt với Cao Biền”, “Lẩy bẩy như Cao Biền dậy non” tấu thư, tấm bản đồ bí ẩn đã hé lộ thông tin quý để góp phần nhận thức lại đầy đủ hơn về thân phận con người của một bậc kỳ tài,  đồng thời cũng thấm thía bài học lịch sử về khởi nghĩa nông dân, thủ đoạn tranh đoạt nội bộ, nạn cát cứ, để cuối cùng Cao Biền chọn tìm về đất Việt.
2] Cao Biền sinh năm 821 mất ngày 24 tháng 9, năm 887, tước vị là Tiết độ sứ Tĩnh Hải quân Cao Vương, Cao Thái úy, Lạc Điêu thị ngự (落雕侍御) ; Chức quan là Kiểm giáo Thái úy, Chư đạo Hành doanh binh mã Đô thống; Cao Biền trở thành danh tướng khi đánh bại các cuộc xâm nhập của Nam Chiếu, giữ yên cương vực Tĩnh Hải (trong đó có phần đất của Việt Nam ngày nay). Ông cũng cai trị có phép tắc khi nhậm chức Hữu kim ngô đại tướng quân (868), kiểm hiệu công bộ thượng thư (870), Thiên Bình tiết độ sứ (873), Tây Xuyên tiết độ sứ (874), Thành Đô doãn (875) Kinh Nam tiết độ sứ (878), Trấn Hải tiết độ sứ (879), Hoài Nam tiết độ sứ (880) được dân chúng ngợi ca, nhưng ông đã thất bại trong việc đẩy lui cuộc nổi dậy của Hoàng Sào, ông bị Tân Đường thư (3) quyển  224 hạ coi là phản thần tạo phản ở Hoài Nam quân (Sự dùng từ “phản thần” của Âu Dương Tu được coi là tuyệt hay. Cao Biền đến lúc đó đã chính thức rũ bỏ Đường Hy Tông vì chế độ Đường mạt không còn cơ cứu chữa) . Theo chính sử, năm 887, Cao Biền bị Tần Ngạn giam cầm rồi sát hại  nhưng theo dã sử Việt thì Cao Biền khi trốn về Nam đã chứng kiến vợ là Lã Thị Nga cùng toàn gia quyến của người cháu họ là Cao Tầm làm Tiết Độ Sứ ở Giao Châu đã bị những kẻ tranh đoạt thời mạt Đường sát hại thì ông đã chọn về nơi an nghĩ nơi vùng đất ẩn long tiếp giáp giữa Tỉnh Hải và Lâm Ấp tại xóm Cát đầm Môn, An Hải, Tuy An, Phú Yên của đất phương Nam.

3] Tư trị thông giám là một cuốn biên niên sử quan trọng của Trung Quốc, với tổng cộng 294 thiên và khoảng 3 triệu chữ. Tác giả chính của cuốn sử này là Tư Mã Quang, tể tướng cũng là nhà sử học danh tiếng thời Tống. Đây là cuốn sách mà chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông lúc sinh thời thường nghiền ngẫm cuốn sách này không mấy khi rời tay, cùng với sách Thủy Hử và sách Tam Quốc Chí được ông học và vận dụng suốt thời trẻ, trong những năm tháng đấu tranh khốc liệt trên chiến trường, còn sách Tư Trị Thông Giám của Tư Mã Quang (1019–1086), tự Quân Thật, hiệu Vu Tẩu, là nhà sử học, học giả danh tiếng Trung Quốc, thừa tướng thời nhà Tống thì Mao Trạch Đông luôn không rời tay suốt những năm tháng cầm quyền. Ông muốn lục tìm trong rối loạn của lịch sử những kế sách kinh bang tế thế. Cao Biền thời Đường mạt trong sách này tại các quyển 250, 251, 252, 253, 254, 255, 256 và 257. Nhân vật  Cao Biền được Tư Mã Quang và sử cổ Tư Trị Thông Giám đánh giá ông tương tự như nhân vật Khổng Minh Gia Cát Lượng đời Hán mạt.

4] Cựu Đường thư là bộ sách lịch sử nằm trong 24 bộ chính sử Trung Quốc do sử quan Lưu Hu triều Hậu Tấn biên soạn. Bắt đầu vào năm Thiên Phúc thứ sáu (941) Tấn Cao Tổ Thạch Kính Đường đời Hậu Tấn lệnh cho Trương Chiêu Viễn và Giả Vĩ phụ trách việc biên soạn sách sử về nhà Đường, dưới sự giám sát sửa chữa của tể tướng Triệu Oánh. Đến năm Khai Vận thứ hai đời Tấn Xuất Đế, (945) thì sách viết xong, ban đầu sách có tên là Đường thư. Do khi đó Lưu Hu là tể tướng giám sát việc tu sửa, xuất bản nên người ta coi sách này là do ông chủ biên. Cựu Đường thư là nguồn sử liệu quý thời nhà Đường (18 tháng 6, 618 – 1 tháng 6, 907). Nhà Đường là một Triều đại Trung Quốc tiếp nối sau nhà Tùy và sau nó là thời kì Ngũ Đại Thập Quốc. Nhà Đường được hoàng đế Đường Cao Tổ Lý Uyên thành lập. Cao Tổ hoàng đế đã từ lâu thâu tóm lấy quyền hành khi nhà Tùy suy yếu rồi sụp đổ. Triều đại này bị gián đoạn khi Nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên nắm lấy quyền hành và lập ra nhà Võ Chu (8 tháng 10, 690 – 3 tháng 3, 705). Bà là nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Quốc. Nhà Đường với kinh đô Trường An (là thành phố đông dân nhất thời bấy giờ, nay là Tây An) được các nhà sử học coi là đỉnh cao trong văn minh Trung Hoa; ngang bằng hoặc vượt trội hơn so với thời kì đầu nhà Hán,  một thời kì hoàng kim của văn minh thế giới. Lãnh thổ của nhà Đường rất rộng lớn, lúc cực thịnh đạt gấp rưỡi lãnh thổ của nhà Hán nhờ có lực lượng quân đội hùng mạnh và các cuộc chinh chiến quân sự. Vua Minh Hiến Tông đánh giá: “Từ thời Tam Đại về sau, công lao cai trị không đâu thịnh bằng nhà Đường, mà trong 300 năm triều Đường, không đâu thịnh bằng thời Trinh Quán (Đường Thái Tông)”. Nhà Hán Học người Đức là Max Weber nhận xét “Dựng nên văn hóa và bản đồ Trung Quốc với những bậc dựng nghiệp chân chính, nhà Đường đáng lưu vinh đến muôn đời”. Cao Biền trong Cựu Đường thư được coi là một danh tướng thời Đường mạt, Cao Biền phò ta ba vua Đường Ý Tông, Đường Hy Tông, Đường Chiêu Tông là ba vị vua cuối cùngcủa nhà Đường.

(3) Tân Đường thư là một sách lịch sử theo thể kỷ truyện nằm trong 24 bộ sách chính sử Trung Quốc. Sách Tân Đường thư do Âu Dương Tu (1007 – 1072), là một nhà văn nổi tiếng, một nhà thơ lớn, một nhà sử học, chính trị gia và đồng thời là một nhà làm từ xuất sắc thời Bắc Tống chủ biên cùng Tống Kỳ, Phạm Trấn, Lữ Hạ Khanh tham gia vào việc viết và biên soạn vào năm Khánh Lịch thứ 4, đến tháng 7 năm Chí Hòa nguyên niên thì hoàn thành. Âu Dương Tu  đỗ đầu khoa thi tiến sĩ; từng giữ các chức quan Hàn lâm học sĩ, Xu mật viện phó sứ, Tham tri chính sự… Dưới thời vua Tống Thần Tông làm Binh bộ Thượng thư, khi mất được đặt tên thụy là Văn Trung. Tân Đường thư tên gốc ban đầu là Đường thư, người đời sau để phân biệt với Cựu Đường thư của Lưu Hu nhà Hậu Tấn thời Ngũ đại thập quốc nên đổi tên bộ chính sử thành Tân Đường thư. Tân Đường thư tổng cộng có 225 quyển, bao gồm Bản kỷ 10 quyển, Chí 50 quyển, Biểu 15 quyển, Liệt truyện 150 quyển, sách ghi chép lịch sử hưng thịnh và suy vong của nhà Đường bắt đầu từ khi Đường Cao Tổ kiến quốc năm 618 đến khi Đường Ai Đế bị Chu Ôn phế truất năm 907. Liệt truyện 149 hạ Phản thần hạ có Cao Biền. Sách “Tân Đường thư” của Âu Dương Tu cùng Tống Kì ở phần “Bắc Địch truyện” đánh giá công tích của nhà Đường đều khẳng định: “Nhà Đường có đức lớn vậy !” .

Ba nguồn trích dẫn trên đây là ba tác phẩm lớn, hầu hết đều chép lại sự thật lịch sử và đánh giá khách quan. Danh sĩ tinh hoa trong thiên hạ thường chuộng thực tâm, thực tài, thực việc. Cao Biền sau cùng đã quyết định chọn tìm về đất Việt, ký thác đời mình cho mảnh đất yêu thương Việt Nam. Loạt năm bài nghiên cứu Vạn Xuân nơi An Hải, Đại Lãnh nhạn quay về, Cao Biền trong sử Việt ; Tích xưa chuyện Cao Biền; Báu vật nơi đất Việt; là một góc nhìn tham chiếu căn cứ sự đối chiếu ba nguồn cổ sử tin cậy của Trung Quốc với sự đối chiếu các nguồn cổ sử tin cậy Việt Nam, dã sử với khảo sát thực địa .

CAO BIỀN LÀ DÒNG DÕI TƯỚNG MÔN

Cao Biền là người U châu (Bắc Kinh ngày nay), ông là cháu nội của danh tướng Cao Sùng Văn. Theo sách Cựu Đường thư quyển 182, mùa xuân năm 806, Đường Hiến Tông sai Tiết độ sứ Cao Sùng Văn lấy Tả Thần Sách hành doanh dẫn 5000 quân làm tiên phong, Lý Nguyên Dịch dẫn 2000 quân yểm hậu, cùng Sơn Nam Tây Đạo Tiết độ sứ Nghiêm Lệ cùng tiến công Lưu Tịch. Chiến sự nổ ra quyết liệt, ban đầu Lưu Tịch bắt sống được Lý Khang nhưng không lâu sau thì liên tục bại trận, phải bỏ trốn khỏi Từ châu và tập hợp được khoảng một vạn quân để tiếp tục chống trả nhưng vẫn liên tiếp thua trận. Sau đó Lưu Tịch và Lư Văn Nhược mất cả Thành Đô, định bỏ trốn sang Thổ Phiên nhưng bị quân Đường bắt được giải về kinh và bị diệt môn (Cưu Đường thư, quyển 151).

Đường Hiến Tông là vị Hoàng đế nhà Đường trị vì từ năm 805 đến 820, tổng cộng 15 năm. Hiến Tông là vị hoàng đế có công phục hưng sự thịnh trị của nhà Đường, mặc dù sự thịnh thế đó tồn tại không được lâu và cũng không rực rỡ bằng thời Đường Thái Tông và Đường Huyền Tông, nhưng sử sách gọi đó là Nguyên Hòa trung hưng. Hiến Tông chăm lo siêng năng việc cai trị, lo duyệt tấu chương, ưa nghe lời can gián, rộng rãi bao dung, tích cực thi hành tiết kiệm, chống lại các phiên trấn không quy thuận, đến năm 817, thì hầu như phần lớn các tiết độ sứ đều quy thuận triều đình. Tuy dẹp được phiên trấn nhưng vua lại tin tà thuật phương sĩ, bị bọn hoạn quan, ngoại thích, phương sĩ, cấu kết bè đảng với loạn sứ quân giấu giếm tạo phản nên cuối đời, vua đã chết bị nghi là do hoạn quan hạ độc.

Cha của Cao Biền là Cao Thừa Minh  là ngu hậu (người được kế tập chức quan của bố) trong Thần Sách quân. Triều Đường cấm quân là vũ lực triều đình trung ương gồm Nam nha thập lục vệ và Bắc nha thập quân. Thần sách quân thuộc cấm quân. Gia tộc Cao Biền như vậy đã có ít nhất vài đời làm quan trong cấm quân.

Cao Biền là dòng dõi tướng môn ở thần sách quân. Ông nắm ngự lâm quân trọng binh bên cạnh vua, nên có thể coi là thân tín của vua đối với đội thân binh đặc biệt tinh nhuệ này. Cao Biền có địa vị cao trong lưỡng quân của Thần Sách quân, ông được tín cẩn  thăng dần đến chức “Hữu Thần Sách đô ngu hậu”. Cao Biền là một đại sư, trí tướng,  mưu tướng, nhiều thuật pháp, am hiểu binh thế, trận pháp và giỏi văn. Ông thường thảo luận về chuyện lý đạo với các nho sĩ, theo Cựu Đường thư quyển 182.

CAO BIỀN LÀ TRÍ TƯỚNG ĐẠI SƯ

Cao Biền cuộc đời và hành trạng, theo Tân Đường thư (3) quyển  224 hạ, đã cho thấy ông là một trí tướng đại sư: Ông được phong  tước vị là Tiết độ sứ Tĩnh Hải quân Cao Vương, Cao Thái úy, Lạc Điêu thị ngự (落雕侍御) ; Chức quan là Kiểm giáo Thái úy, Chư đạo Hành doanh binh mã Đô thống; Cao Biền trở thành danh tướng khi đánh bại các cuộc xâm nhập của Nam Chiếu, giữ yên cương vực Tĩnh Hải (trong đó có phần đất của Việt Nam ngày nay). Ông cũng cai trị có phép tắc khi nhậm chức Hữu kim ngô đại tướng quân (868), kiểm hiệu công bộ thượng thư (870), Thiên Bình tiết độ sứ (873), Tây Xuyên tiết độ sứ (874), Thành Đô doãn (875) Kinh Nam tiết độ sứ (878), Trấn Hải tiết độ sứ (879), Hoài Nam tiết độ sứ (880) được dân chúng ngợi ca, nhưng ông đã thất bại trong việc đẩy lui cuộc nổi dậy của Hoàng Sào, ông bị  coi là phản thần tạo phản ở Hoài Nam quân, bị Tần Ngạn mưu hạisau đó tìm về sống và chết ở đất Việt.

Cao Biền bình sinh là người thế nào? Theo Cựu Đường thư, ‘Biền bàn luận đường lối chính trị một cách rắn rỏi. Những người trong hai quân Cấm, Vệ lại càng khen ngợi Biền. Biền theo hầu Chu Thúc Minh, làm tư mã. Bấy giờ có hai con chim điêu (thuộc loại chim cắt) đang song song bay với nhau, Cao Biền giương cung định bắn và khấn: “Nếu ta sau này làm nên sang cả, thì bắn trúng nhé!”. Khấn rồi bắn một phát trúng cả đôi. Mọi người đều quá đỗi kinh ngạc, nhân thế gọi Biền là Lạc Điêu thị ngự (quan thị ngự bắn rơi chim điêu). Biền làm quan, được thăng dần đến hữu thần sách đô ngu hậu, vì có công, lại được thăng làm phòng ngự sứ Tấn Châu. Hồi Nam Chiếu đánh phá Giao Châu, Biền được cử sang thay Trương Nhân đánh Nam Chiếu’. Lại còn có một khảo dị khác “Lạc Điêu thị ngự” là Cao Biền thường cưỡi diều (Lạc Điêu) bay đi xem xét địa thế ở An Nam, thể theo truyện “Lẩy bẩy như Cao Biền dậy non” (4) trong sách “Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam”

(4) “Lẩy bẩy như Cao Biền dậy non” Tích truyện này nhiều khảo di, dưới đây là bản phổ biến hơn cả: “Ngày xưa ở Trung-quốc có Cao Biền rất giỏi nghề địa lý. Những phép hô thần tróc quỷ, ông đều thông thạo. Tiếng đồn vang khắp nơi. Hoàng đế Trung Quốc nghe tiếng liền triệu Biền vào cung ủy thác cho việc kiếm một ngôi đất xây dựng lăng tẩm. Cao Biền vâng lệnh và sau năm năm tìm tòi, đã kiếm được một kiểu đất quý mà theo ông có thể giữ ngôi nhà Đường vững như bàn thạch. Sau khi công việc hoàn thành, hoàng đế rất khen ngợi, sai ban nhiều vàng bạc cùng phong tước lớn cho Biền. Nhưng Biền vốn biết trong kho tàng của hoàng đế có một ngòi bút thần có phép mầu nhiệm mà chính hoàng đế và cả triều thần không một ai biết cả. Vì thế Biền không nhận vàng, chỉ nói: – Tâu bệ hạ, hạ thần không muốn lấy vàng bạc của bệ hạ. Chỉ muốn xin một kho trong trăm ngàn kho đồ dùng của bệ hạ bằng cách là để hạ thần tự tay rút trong chùm chìa khóa kho tàng mà quan tổng quản đang nắm giữ, nhằm đúng chìa kho nào thì được phép lấy kho ấy.  Hoàng đế nghe nói hơi ngạc nhiên những vốn trọng tài Biền, tại thấy ý kiến hay hay nên vui lòng để Biền làm chuyện may rủi xem thử thế nào. Quả nhiên kho mà Biền chỉ, đúng là kho đựng toàn bút long  dùng cho triều đình. Khi được sử dụng hàng vạn cây bút, Biền mang đến một hòn đá, lần lượt đem chọc mạnh từng ngòi lông vào đá. Nhưng chẳng có ngòi nào được toàn vẹn. Mỗi lân thấy tòe ngòi, ông lại vứt đi và tiếp tục chọc ngòi khác vào đá. Cứ thế cho đến lúc trong kho sắp vợi cả bút thì bỗng có một quản bút chọc thủng vào đá mà ngòi lông vân còn nguyên vẹn. Biền mừng quá reo lên: – Ta tìm được ngòi bút thần rồi!  Biền liền cầm bút thần vẽ thử một con rồng lên mặt tường, chừa hai con mắt. Đến khi điểm nhãn, rồng tự nhiên cuộn mình được và tách ra khỏi bức tường. Rồi rồng vụt lên trời, bay biến vào đám mây trước con mắt kinh ngạc của mọi người. Biền lại vẽ thêm nhiều con vật khác và những con ấy đều hoạt động không khác gì những con vật có thực.

Sau cùng Cao Biền vẽ một con diều rất lớn, dùng bút thần nhúng mực điểm mắt cho diều. Diều đập cánh bay lên. Lập tức Biền cưỡi lên lưng và diều đưa vút lên trên không. Thế là Biền cưỡi diều vượt qua muôn trùng núi sông sang đến nước Nam. Trên lưng diều, Biền đưa mắt xuống tìm huyệt đất quý. Quả nhiên không bao lâu ông tìm thấy ở gần một con sông, một huyệt đất phát đế vương. Huyệt đất ấy quý không đâu bằng mà lại chỉ trong một ngàn ngày là phát. Đó là một cái hàm con rồng lấp dưới nước mà chỉ có con mắt của Biền mới khám phá  được. Từ đó, Biền có ý muốn hưởng một cuộc sống sung sướng xa xỉ vào bậc nhất thiên hạ. Nhưng khi nghĩ lại thì hắn rất tiếc là không có con trai mà thân mình lại đã già mất rồi; nếu được làm vua cũng không còn hưởng được mấy nỗi. Biền mới tính sẽ nhường cho rể. Nếu nó làm vua thì ông bố vợ tất cũng được bội phần trọng đãi, mà dòng dõi con gái mình cũng hưởng phúc lâu dài. Những muốn thực hiện  công việc “đại sự” này cần phải giữ hết sức bí mật, nếu không sẽ mất đầu như chơi. Nghĩ vậy, Biền trở về Trung Quốc bảo người con rể đào lấy hài cốt cha y đem sang nước Nam để cải táng. Trong việc này Biền chỉ bàn kín với một người học trò mà thôi. Nhưng người học trò mà Biền tin cậy lại muốn miếng đất quý ấy hoàn toàn thuộc phần mình hưởng, nên khi được lệnh thầy mang hài cốt thì hắn cũng đào luôn hài cốt của cha mình sang Nam. Bấy giờ hàm rồng đang thời kỳ há miệng. Biền bảo học trò lặn xuống ném gói xương vào giữa miệng rồng chờ cho nó ngậm lại hãy lên. Người học trò đem gói xương của cha mình đánh tráo vào, còn gói xương kia thì bỏ ở một bên mép. Xong việc đó, Cao Biền bảo con rể chọn năm giống lúa, mỗi thứ một thúng mang đến huyệt đất nói trên, sai đào đúng vào chỗ vai rồng thành năm cái huyệt. Mỗi huyệt Biền sai rấm một thúng lúa rồi lấp đất lại thành năm ngôi mộ. Hắn giao cho chàng rể một ngàn nén hương, dặn mỗi ngày thắp một nén, đúng hai năm chín tháng mười ngày thì tự khắc quan gia dưới huyệt nhất tề dậy cả. Dặn đâu đấy, Biền trở về Trung Quốc. Thời gian trôi qua. Hôm ấy chỉ còn mười ngày nữa là hết hạn công việc mà Cao Biền đã dặn, thì tự nhiên con gái hắn ở nước đẻ luôn một lúc ba bé trai, mặt mũi dị kỳ. Vừa mới sinh ra, ba đứa đã biết đi biết nói: một đứa mặt đỏ tay cầm ấn, một đứa mặt màu thiếc, một đứa mặt màu xanh, đều cầm dao sáng quắc. Cà ba nhảy tót lên giường thờ ngồi, đòi đem quân thu phục thiên hạ. Người nhà ai nấy xanh mặt. Chỉ trong một buổi tiếng đồn rầm lên. Mọi người thấy sự lạ đổ tới xem như đám hội. Người rể của Biền sợ quá, bào vợ: – “Mày đẻ ra ma ra quỷ, nếu không sớm trừ đi thì khó lòng sống được với triều đình. Chẳng qua cha mày làm dại, nên mới sinh ra như thế”. Thế rồi y chém tất cả. Trong lúc bối rối, người nhà của y vì lầm nên đốt luôn một lúc hết thảy những nén hương còn lại. Bỗng dưng mặt đât chuyển động. Ở dưới năm ngôi mộ có tiếng rầm rầm mỗi lúc một lớn. Rồi nắp mộ bật tung ra, bao nhiêu quân gia tề dưới đó nhảy lên. Nhưng vì còn non ngày nên sức còn yếu, đứng chưa vững, người nào người ấy đi lại bổ nghiêng bổ ngửa, cuối cùng đều chết sạch. Lại nói chuyện Cao Biền chờ cho đến tận ngày hẹn mới cưỡi diều bay sang nước Nam. Nhưng lần này diều bị ngược gió nên sang không kịp. Khi diều hạ cánh xuống thì người con rể đã phá hỏng mất công việc của hắn. Hắn bực mình vô hạn. Sau khi căn vặn để hiểu rõ câu chuyện, hắn rút gươm chém chết cả học trò lẫn rể. “Không được ăn thì đạp đổ”, nghĩ thế, hắn bèn cưỡi diều ếm huyệt và phá long mạch. Ngay chỗ hàm rồng nói trên, hắn dùng phép chém đứt cổ con rồng đó  vì vậy mà ngày nay người ta nói nước sông ở đó đỏ như máu là bởi máu tự cổ con rồng chảy ra đến nay vẫn chưa dứt.  Đến một nơi nọ, Biền thấy trên một hòn núi mà ngày nay còn gọi là núi Đầu-rồng có huyệt đế vương. Hắn bèn làm bùa bằng gang đóng vào đỉnh núi. Từ đó trở đi trên đỉnh núi ấy không một cây cối gì còn mọc được. Ở Thanh Hóa Cao Biền cũng thấy có huyệt đất quý. Nhưng hắn thấy con rồng đó què một chân, cho rằng nếu có phát đế vương thì không thể phát to được. Cho nên hắn cho diều đi thẳng không ếm nữa. Cũng vì thế người ta nói mấy đời vua chúa trị vì ở nước Nam đều phát tích ở Thanh-hóa.

Cao Biền để tâng công với hoàng đế, đã vẽ bản đồ từng kiểu đất một rồi viết thành sách ghi chú rất tinh tường đem dâng lên vua Đường. Trong đó có đề cập đến năm long mạch quý nhất của nước Nam là 1) dãy núi Tản Viên Ba Vì Tam Đảo điểm huyệt ở Bàn Chông, 2) tam giác châu Bắc Bộ Tản Viên Tam Điệp Yên Tử điểm huyệt ở thành Đại La, 3) Dãy núi Nham Biền vòng cung Đông Triều trường thành chắn Bắc điểm huyệt ở Yên Tử; 4) Vùng Kiếp Bạc Côn Sơn Ngũ Nhạc Kỳ Lân điểm huyệt ở Kiếp Bạc Côn Sơn; 5) Dãy núi Trường Sơn từ Tam Điệp vào suốt phương Nam là hành hướng Nam Tiến sinh địa, Thạch Bì Sơn Hải Vân Sơn Hoành Sơn, Hồng Sơn đều là những mạch đất quý của nước Nam.

Theo Cao Biền kiểu đất quý nhất của nước Nam là đất trung độ (thủ đô Hà Nội ngày này) > Tại đây Cao Biền đã chọn xây thành Đại La rất công phu với một đàn tràng dựng ở núi Đại Lãi phía Bắc thành Đại La với tám vạn cái tháp bằng đất nhỏ huy động tám vạn quân để làm lễ.  Núi ấy từ đó mang tên là núi Bát-vạn. Cao Biền cũng cho rằng long mạch Trường Sơn là thế lớn sinh tồn của nước để Nam tiến. Trường Sơn dầm chân ra biển ở 5 chỗ thì nơi hẹp nhất và hiểm hơn cả là vết đứt gãy Hoành Sơn rào Nan vì nối được mạch phong thủy nơi đây là sinh địa. Cao Biền dùng bút thần vua cho để trấn yểm ở một ngọn núi thấp tại hòn Đá Dựng Ma Ca bến lội. Điều đặc biệt là từ chân tảng đá vọt lên một mạch nước ngầm rất ngọt không bao giờ cạn trong suốt tận đáy. Cao Biền đã vỗ yên được đất phương Nam tuy việc trấn yểm này tiêu tốn mất nhiều vàng, bạc và đồng nên chậm triều cống. Hoàng đế Trung Quốc đã rất khen ngợi nhưng việc làm của Biền bị dân chúng người Nam oán ghét. Một hôm, Biền cưỡi diều bay vào phía Nam thì bị cung nỏ  phóng tên. Diều bị gãy cánh rơi xuống núi. Hòn núi ấy ngày nay còn mang tên là núi Cánh Diều. Cao Biền thì bị chết chôn ở gần đó. “Lẩy bẩy như Cao Biền dậy non” là ý cười người không suy xét kỹ vội vàng thiếu chu đáo sẽ thất bại.

Mả Cao Biền ở Tuy An là một khảo dị tương tự nhưng kể thêm rằng: Cao Biền đã đến đó từ trước và cũng có giúp cho dân làng một vài việc nhỏ như xem đất cất nhà, nơi để mả…Ông ta tự mình quyết định chôn ở đó. Trước khi chết, ông dặn dân làng chôn cho ông ngay cái chỗ đất ông đánh dấu sẵn. Do đấy có mả Cao Biền tại thôn Năm, xóm Cát xã An Hải ngày nay. Theo dân địa phương bàn tán là mả ông ta nằm trên “huyệt địa” ổn định, ít bị biến đổi theo thời gian. Đứng trên chóp đỉnh mả Cao Biền nhìn bốn hướng thì phía đông là biển, phía tây là dãy đồi thoai thoải tiếp giáp với đầm Ô Loan, phía bắc là làng mạc của cư dân nằm rải rác dọc theo sườn đồi, còn phía nam giáp với các làng Diêm Hội và Phú Thường thuộc xã An Hoà, dân cư đa phần làm nghề biển.

Chí hướng và tư tưởng Cao Biền như thế nào? Cao Biền để chí ở ngàn dặm nên ông chọn tên tự cho mình là Thiên Lý. Tư tưởng học thuật của ông qua tìm hiểu hành trạnh cuộc đời ông dường như cho thấy ông theo đuổi một loại đạo học dấn thân là Tam giáo đồng nguyên. Đạo giáo đó là tư tưởng nhập thế trung nghĩa với Dân với Nước với chuẩn mực đạo đức cao nhất “thế thiên hành đạo” mà đời sau chúng ta bắt gặp trong “Vạn kiếp tông bí truyền thư của Trần Quốc Tuấn là Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương nước Đại Việt thời Trần theo lời bạt của Trần Khánh Dư (5) và  kiệt tác “Thủy Hử” của Thi Nại Am nước Trung Quốc thời Tống (6).

(5) Vạn Kiếp tông bí truyền thư (萬劫宗秘傳書) của Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương, tác phẩm này còn gọi là Vạn Kiếp binh thư đã thất truyền. Bài tựa của Trần Khánh Dư trong cuốn sách này giải thích bí truyền đại sư là người thế nào:

“Phàm người khéo cầm quân thì không cần bày trận, khéo bày trận thì không cần giao chiến, khéo giao chiến thì không thể thất bại, khéo thất bại thì không thương vong. Xưa kia, Cao Dao làm chức sĩ sư mà mọi người không dám trái mệnh, Văn Vương và Vũ Vương nhà Chu là bậc thầy về văn và về võ, ngấm ngầm sửa đức để khuynh loát quyền bính của nhà Thương mà lấy nghiệp vương. Đó đều có thể gọi là những người giỏi cầm quân, không cần bày trận vậy. Vua Thuấn múa lá mộc và lông trĩ mà họ Hữu Miêu tự mình tìm đến, Tôn Vũ nước Ngô đem mỹ nhân trong cung thử tập trận mà phía tây phá nước Sở hùng cường, phía Bắc ra uy với nước Tần nước Tấn, nổi tiếng khắp chư hầu. Đó đều có thể gọi là những người giỏi bày trận, không cần giao chiến vậy. Cho đến Mã Ngập nước Tấn dựa vào bát trận đồ chuyển đánh nghìn dặm, phá được Thụ Cơ Năng mà lấy lại Lương Châu. Thế gọi là người giỏi giao chiến không bao giờ thất bại vậy.Cho nên, trận nghĩa là bày ra, là khéo léo. Ngày xưa, vua Hiên Viên lập ra phép “tỉnh điền” để đặt binh chế, Gia Cát Lượng xếp đá bên sông để làm bát trận, Vệ công sửa lại làm trận Lục Hoa, Hoàn Ôn định ra trận Xà Thế, trước sau đều có trận đồ nổi tiếng, trình bày tuần tự, thành phép tắc rõ ràng. Nhưng người đương thời ít ai thông hiểu, muôn vàn đầu mối nhìn vào dường như rối loạn, chưa từng nắm được lẽ biến dịch bên trong. Ví như những phép tắc và suy luận của Lý Thuyên, người sau không ai hiểu nghĩa là gì. Vì thế, Quốc công ta bèn so sánh, kê cứu trận đồ và binh pháp của các nhà, tổng hợp lại thành một bộ sách. Tuy chép cả những điều chi tiết, nhưng người sử dụng thì nên bỏ bớt những chỗ rườm, tóm lấy thực chất. Rồi lấy năm hành ứng với nhau, chín cung câu với nhau, phối hợp cương và nhu, xoay vần chẵn và lẽ, không làm hỗn loạn âm dương và thần sát, phương lợi và sao tốt, hung thần và ác tướng, ba cát và năm hung, việc nào việc ấy thực phân minh rõ rệt. Quốc công lại còn thêm bớt với chiến thuật của thời Tam đại, nhờ đó trăm trận trăm thắng. Cho nên đương thời phía bắc làm cho Hung Nô phải sợ, phía tây làm cho Lâm Ấp phải kinh. Rồi ông đem sách này dạy bảo con em làm gia truyền, không tiết lộ cho người ngoài biết. Lại có lời dặn rằng: “Sau này con cháu và bề tôi phò tá của ta có học được bí thuật này thì nên lấy đầu óc sáng suốt, linh hoạt mà thực hành và sắp đặt nó, chứ không nên lấy đầu óc cứng nhắc, tối tăm mà cất giữ và lưu truyền. Nếu trái điều đó thì sẽ mang vạ vào thân, lại hại lây đến cả con cháu. Đó gọi là tiết lậu cơ trời vậy.” Bài tựa của Trần Khánh Dư cho Vạn Kiếp tông bí truyền thư, còn như sách Binh thư yếu lược mà người đời ngờ rằng bản thật đã bị cướp và thất lạc. đời sau chỉ có chân truyền lời này.

Thời Đường tư tưởng học thuật Đạo giáo lý học và thế thuật pháp rất thịnh, những tư tưởng triết thuật Nho học Khổng giáo được nối tiếp kế thừa truyền bá và phát triển rất mạnh; Phật giáo được giao lưu với Ấn Độ thời thịnh Đường Đường Thái Tông Lý Thế Dân có Đường Tam Tạng tức Huyền Trang hòa thượng sang Tây Thiên Trúc thỉnh kinh pháp, đem về 657 bộ kinh Phật và Đường Huyền Trang đã sử dụng tiếng Phạn dịch cuốn “Đạo đức kinh” để tặng cho Thiên Trúc. Đồng thời sau khi về Trường An, ông đã nhớ tả lại những điều mình biết về Thiên Trúc ghi lại trong sách “Đại Đường Tây Vực cầu pháp cao tăng truyện” và “Nam Hải ký quy nội pháp truyện” tiếp tục phát triển Phật giáo lên đỉnh cao. Thời Đường tư tưởng triết học của ba trường phái tam giáo này duy trì những chuẩn mực đạo đức cao. Một số tư tưởng triết học và tôn giáo khác như Hồi giáo, Hỏa giáo, Cảnh giáp, Mani giáo qua giao lưu kinh tế văn hóa đã được truyền bá rộng rãi đến đất Đường, nhưng không thịnh lắm. Văn chương thời thịnh Đường như Vương Bột, Vương Duy, Mạnh Hạo Nhiên, Vương Xương Linh và đặc biệt là Ly Bạch , Đỗ Phủ,  Đến trung Đường Nguyên Chẩn, Bạch Cư Dị  khởi xướng Tân Nhạc phủ vận động, Lưu Vũ Tích hoài cổ thung dung. Hàn Dũ và Liễu Tông Nguyên thì chủ trương phục cổ, tôn Khổng, sùng Nho, bài Phật, cho rằng tăng đạo không quan tâm đến sinh sản, lãng phí tiền của xã hội, tăng ni đạo sĩ nên về quê hoàn tục, nên đốt trụi kinh văn của Phật gia, lấy các chùa miếu đạo quán làm nơi sinh sống cho dân cư, đạo đức trong đạo thuật là phải nhập thế  lấy “Luận Ngữ” làm tác phẩm thể hiện quan niệm đạo đức. Thời hậu Đường mà Cao Biền sống dưới ba đời vua Đường cuối cùng thì thế tục, văn chương và đạo giáo đã chuyển hóa và nhiều pha trộn dữ dội. Văn chương Đỗ Mục nặng lòng khôi phục cảnh thịnh trị, Lý Thương Ẩn đặc sắc là thơ tình và khát vọng cuộc sống. Cao Biền là dòng dõi tướng môn lại ham văn học. Đọc và nghiên cứu kỹ  Trang thơ Cao Biền – 高駢 (26 bài thơ) – Thi Viện  sẽ hiểu ông là người thế nào:

  1. An Nam tống Tào Biệt Sắc quy triều
  2. Biên phương xuân hứng
  3. Bộ hư từ
  4. Cẩm Thành tả vọng
  5. Đối tuyết
  6. Hoạ Vương Chiêu Phù tiến sĩ “Tặng Động Đình Triệu tiên sinh”
  7. Khiển hứng (Bả trản phi liên tửu)
  8. Khiển hứng (Phù thế mang mang nghĩ tử quần)
  9. Khuê oán
  10. Ký đề La Phù biệt nghiệp
  11. Ký Hộ Đỗ Lý Toại Lương xử sĩ
  12. Nam chinh tự hoài
  13. Nam Hải thần từ
  14. Ngôn hoài
  15. Phó An Nam khước ký đài ty
  16. Phó Tây Xuyên, đồ kinh Quắc huyện tác
  17. Phỏng ẩn giả bất ngộ
  18. Phong tranh
  19. Quá Thiên Uy kính
  20. Sơn Đình hạ nhật
  21. Tả hoài kỳ 1
  22. Tả hoài kỳ 2
  23. Tái thượng ký gia huynh
  24. Tặng ca giả kỳ 1
  25. Tặng ca giả kỳ 2
  26. Y vận phụng thù Lý Địch

CAO BIỀN LÀ NHÀ ĐỊA LÝ TIÊN TRI

Cao Biền là nhà địa lý tiên tri trứ danh người phát hiện và sớm tổng kết các đặc điểm trọng yếu về hình thế núi sông bờ cõi Việt một khái quát, dẫn liệu này minh chứng trong đánh giá của tiến sĩ Vũ Khâm Lân  viết năm 1783 Nguyễn Công Văn Đạt phổ ký (trích gia phả dòng họ Trạng Trình) trong bài Ngày xuân đọc Trạng Trình của Hoàng Kim, viết rõ ” Nguyên trước các cụ (gia phụ của Nguyễn Bỉnh Khiêm) lập gia cư ở nơi có núi sông bao bọc hợp với kiểu đất của Cao Biền, tay phong thủy trứ danh đời Đường“. Cao Biền tham chính từ thời Đường Tuyên Tông (846 – 859), Đường Ý Tông (859-872) đến cuối thời Đường Hy Tông  (873-888). Cao Biền rời bỏ triều Đường tìm đường sống và chết ở Việt Nam từ năm 887 là tiên tri. Đường Chiêu Tông lên làm vua năm 888, ít năm sau  thì nhà  Đường đổi chủ (907). Việt Nam thời Đường tên là An Nam và Cao Biền được phong Tịnh Hải quân . Sách Cưu Đường thư viết “Sau khi Biền làm quan, được thăng dần đến hữu thần sách đô ngu hậu, vì có công, lại được thăng làm phòng ngự sứ Tấn Châu. Hồi Nam Chiếu đánh phá Giao Châu, Biền được cử sang thay Trương Nhân đánh Nam Chiếu’. Trong nghệ thuật quân sự chính trị để phòng thủ đất Việt thời đó, Cao Biền với tư cách là Cao Vương Tịnh Hải quân đã cho đắp  La Thành (thành Đại La) để chống lại hiệu quả sự xâm nhập của Nam Chiếu. Nay nơi đó là một phần trong quần thể kiến trúc Thăng Long xưa. Đó là vòng thành ngoài cùng bảo vệ Hoàng thành Thăng Long. Thiền Uyển tập anh (1715) tài liệu lịch sử cổ nhất của Phật giáo Việt Nam hiện có, Việt sử tiêu án (1775) của Ngô Thì Sĩ,… hé lộ những thông tin về Cao Biền là nhà địa lý tiên tri trứ danh (6).

(6) Sử Việt về Hoàng thành Thăng Long  di sản văn hóa thế giới đi tìm dấu tích La Thành đã xác định: ‘La Thành, hay thành Đại La, là một thành trì, thủ phủ của An Nam đô hộ phủ thời Nhà Đường trong hai thế kỷ 8 và thế kỷ 9 là một phần trong quần thể kiến trúc Thăng Long xưa. Đó là vòng thành ngoài cùng bảo vệ Hoàng thành Thăng Long trải qua nhiều triều đại phong kiến Việt Nam. Tuy đức vua Lý Thái Tổ là người có công tìm ra Thăng Long làm “nơi thượng đô của Kinh sư muôn đời”, nhưng tên La Thành không phải đến triều Lý mới xuất hiện. La Thành hay thành Đại La đều là những tên gọi xuất hiện từ thời nước ta bị nhà Đường xâm chiếm. Khi ấy, nhà Đường cho dựng thành Đại La làm nơi đóng An Nam đô hộ phủ. Tuy vậy, những vết tích còn lại của La Thành còn lại đến bây giờ không phải là La Thành do Cao Biền đắp, mà phần nhiều là do các triều đại từ nhà Lý tu sửa nhiều lần. Hoàng Thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long – Đông Kinh và tỉnh thành Hà Nội bắt đầu từ thời kì tiền Thăng Long qua thời Đinh – Tiền Lê, phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, Lê và thành Hà Nội dưới triều Nguyễn” (xem tiếp đi tìm dấu tích La Thành  so sánh đối chiếu vị trí hình thế La Thanh xưa và nay).

Đại La (大羅), còn gọi là La Thành (羅城) là một thành trì, thủ phủ của An Nam đô hộ phủ thời Nhà Đường trong hai thế kỷ 8 và thế kỷ 9. Thành nằm ở vị trí giữa Thành Hà Nội và sông Tô Lịch, thuộc quận Ba Đình của Hà Nội hiện nay. Đại La ban đầu do Trương Bá Nghi cho đắp từ năm Đại Lịch thứ 2 đời Đường Đại Tông (767), Triệu Xương cho đắp thêm năm Trinh Nguyên thứ 7 đời Đường Đức Tông (791). Đến năm Nguyên Hòa thứ 3 đời Đường Hiến Tông (808), Trương Chu lại sửa đắp lại; năm Trường Khánh thứ 4 đời Đường Mục Tông (824), Lý Nguyên Gia dời phủ trị tới bên sông Tô Lịch, đắp một cái thành nhỏ, gọi là La Thành, sau đó Cao Biền cho đắp lại to lớn hơn. Theo sử cũ  Tư Trị Thông Giám (1) Cựu Đường Thư (2) Tân Đường thư (3)  thì La Thành do Cao Biền cho đắp có chu vi 1.982,5 trượng (≈6,6 km); thành cao 2,6 trượng (≈8,67 m), chân thành rộng 2,5 trượng (≈8,33 m), nữ tường (Bức tường nhỏ đắp trên tường thành lớn hay đê con chạch đắp trên mặt đê chính) bốn mặt cao 5,5 thước (≈1,83 m), với 55 lầu vọng địch, 6 nơi úng môn (thoát nước), 3 hào nước, 34 đường đi. Ông còn cho đắp đê vòng quanh ngoài thành dài 2.125,8 trượng (≈7,09 km), đê cao 1,5 trượng (≈5,00 m), chân đê rộng 2 trượng (≈6,66 m) và làm hơn 400.000 gian nhà. Theo truyền thuyết, do thành xây đi xây lại vẫn bị sụt ở vùng sông Tô Lịch, Cao Biền đã làm kè cho đất vững, điều hướng dòng chảy của mạch sông ( long mạch) của vùng đất này. Năm 1010, vua Lý Thái Tổ đổi tên thành Đại La là thành Thăng Long.
Cao Biền trong thư An Nam tống Tào Biệt Sắc quy triều có nói ” Muôn dặm anh về chầu đế khuyết,Năm thu Nam tiến nhớ tâu triều”, tấu chương gửi vua Đường Ý Tông có nói đến những hao tốn vàng, bạc, đồng của ông trong xây thành Đại La và loại bỏ những trở ngại tự nhiên khó khăn về giao thông trên thủy lộ giữa Tĩnh Hải quân và Lĩnh Nam Đông đạo trị sở nay thuộc Quảng Châu, Quảng Đông ngày nay mà người đời sau đã cho rằng ông yểm bùa và chôn giấu vàng, bạc, đồng ở các điểm long mạch.

Thánh vật ở sông Tô Lịch là câu chuyện về các di chỉ tìm được trong lòng sông tháng 9 năm 2001 được một số nhà nghiên cứu cho là di tích bùa yểm của Cao Biền. Chuyện rằng:”Ngày 27/9/2001, Đội thi công số 12 (Công ty xây dựng VIC) trong khi nạo vét sông Tô Lịch đã phát hiện những di vật cổ rất lạ và huyền bí: 7 cây gỗ được chôn đứng dưới lòng sông tạo thành một đa giác đều, tại đó có các bộ hài cốt bị đóng đinh bả vai, táng giữa các cọc gỗ.., đồ gốm, xương voi, ngựa, dao, tiền đồng…Rồi chuyện máy xúc Komatsu tự nhiên lao xuống sông, nào là những người đang làm việc tự dưng ngã lăn ra đất, đưa la bàn ra thử thì la bàn quay tít.“. Theo nhà sử học Dương Trung Quốc thì   ” Một trong các cách giải thích có thể là do địa điểm thi công là nơi hợp thủy của ba con sông nên có địa tầng không ổn định, dẫn tới việc khảo sát thiết kế, xây dựng dự án xây dựng tuyến kè không sát với thực tế; tuy nhiên, vì là nơi hợp thuỷ của ba dòng sông nên cũng có thể có yếu tố phong thuỷ. Ông không loại trừ khả năng đây là di tích của một sự yểm nào đó của thời kỳ tiền Thăng Long – thời Cao Biền làm Tiết độ sứ. Ông Dương Trung Quốc khẳng định:” Thế nhưng, vận nó vào giữa những yếu tố được giải thích dưới góc độ chuyên môn và hiện tượng xã hội gắn liền với vụ việc cụ thể thì tôi nghĩ rằng thiếu căn cứ. Không ai có thể kết luận được rằng, vì cái vùng đất ấy mà dẫn đến hệ quả mang tính chất thuần tuý là cái sự trả giá về mặt tâm linh..”.

Thâm cung bí sử thời hậu Đường. Ông nội của Cao Biền làm phúc tướng chỉ huy cấm vệ binh Thần Sách quân thời vua Đường Hiến Tông, góp phần giúp vua dẹp yên được phiên trấn . Vua Đường Hiến Tông rốt cục bị bọn tà thuật phương sĩ, hoạn quan và bọn ngoại thích, cấu kết bè đảng với loạn sứ quân giấu giếm tạo phản nên cuối đời vua đã chết oan  và bị nghi là do hoạn quan hạ độc. Sau Đường Hiến Tông là Đường Mục Tông Lý Hằng trị vì được 4 năm, đến Đường Tuyên Tông Lý Di trị vì được 13 năm 135 ngày ( 25 tháng 4 năm 846 – 7 tháng 9 năm 859). Đường Tuyên Tông trong sử sách được đánh giá là một vị Hoàng đế có lòng trung hưng của nhà Đường,  so sánh với Đường Thái Tông Lý Thế Dân, và được gọi là Tiểu Thái Tông. Cha của Cao Biền là Cao Thừa Minh được vua Đường Tuyên Tông trọng dụng làm ngu hậu và Cao Biền cũng được ân sủng và thăng tiến rất nhanh do có tài dẹp yên nhiều phản loạn.

Đường Tuyên Tông tên là Lý Di, là hoàng tử thứ 13 trong số 20 người con trai của Đường Hiến Tông Lý Thuần. Mẹ của ông là Trịnh thị, vốn là vợ lẽ của Tiết độ sứ Lý Kĩ, người bị triều Đường đánh bại và giết chết năm 807. Sau thất bại của Lý Kĩ, cả gia quyến bị bắt sung vào cung làm nô tì, trong đó Trịnh thị được bố trí phục vụ cho Quách quý phi, chính thất của Hiến Tông, sau đó bà tình cờ gặp Hiến Tông rồi được sủng hạnh và hạ sinh hoàng tử Lý Di. Thời hoàng huynh Đường Mục Tông Lý Hằng, có chiếu phong vương cho các hoàng tử và hoàng đệ, trong đó Lý Di được phong tước vị Quang vương. Lý Di thường tỏ ra nhút nhát ít nói, kính cẩn hết mọi người,  ai cũng cho ông là người có bệnh tâm thần và kém thông minh. Riêng Mục Tông biết chuyện thì bảo:“Người này là anh vật của nhà ta, không phải là tâm thần bất ổn đâu”. rồi ban cho ngọc như ý, ngự mã và vàng bạc. Trãi qua các thời  triều đình đa sự, Quang vương cố gắng trốn tránh không tham gia vào việc gì, và cũng nói rất hạn chế. Cuối năm 845, Đường Vũ Tông lâm bệnh nặng và sang năm 846 thì không còn có thể nói được nữa. Bấy giờ, hoạn quan khuynh đảo triều đình, muốn nhân lúc này mà lập người ngu dốt lên ngôi để dễ bề thao túng, cuối cùng quyết định chọn Lý Di, hoạn quan giả chiếu chỉ của Vũ Tông, viết:“Hoàng tử nhỏ tuổi, chưa đủ hiền đức để trị quốc. Quang vương Di có thể lập làm Hoàng thái thúc, đổi tên là Thầm, đảm đương quân quốc chánh sự”. Thái thúc được đón từ Thập lục trạch vào cung, đổi tên là Lý Thầm. Đường Tuyên Tông khi được bách quan tiếp kiến, thì như trở thành con người khác, tỏ ra thông minh nhân trí hơn người, quyết đoán chính vụ nhanh gọn, người người nể phục.Ông tôn mẹ làm hoàng thái hậu, bãi chức tể tướng của Lý Đức Dụ, sung làm Tiết độ sứ Kinh Nam, đồng thời của bãi tướng của Trịnh Túc, Lý Hồi thuộc phe đảng của Lý Đức Dụ, Đánh chết đạo sĩ Triệu Quy Chân, người từng luyện đan trường sinh cho Vũ Tông cùng bè đảng. hạ chiếu khôi phục lại Phật giáo vốn bị Vũ Tông đàn áp khi trước, chấm dứt pháp nạn Hội Xương. Lấy Hàn lâm học sĩ, Binh bộ thị lang Bạch Mẫn Trung cùng Binh bộ thị lang Lư Thương làm tể tướng mới. Trong những năm tiếp theo, phong hai tể tướng mới là Thôi Nguyên Thức và Vi Tông, thay thế những người điều hành chính sự chậm trễ,  liên tục giáng chức Lý Đức Dụ và bắt lưu đày xa xôi,cho đến chết.  Mùa xuân năm 847, cải nguyên là Đại Trung năm thứ nhất. Đầu năm 848, Tuyên Tông theo đề nghị của quần thần, xưng tôn hiệu là Thánh Kính Văn Tư Hòa Vũ Quang Hiếu hoàng đế, đại xá thiên hạ. Cùng năm này, Thái hoàng thái hậu Quách thị băng ở cung Hưng Khánh có lời đồn cái chết này là do Tuyên Tông bí mật sai người hạ độc. Lý do vì Tuyên Tông nghi ngờ Quách thái hậu là người chủ mưu đầu độc Đường Hiến Tông để đưa con mình là Đường Mục Tông lên ngôi, Quách thái hậu có hiềm khích với Trịnh thái hậu. Cuối năm ấy,  tể tướng Vi Tông bị biếm làm thái tử tân khách.Vào giữa năm 847, Thổ Phiên nhân triều đình bận việc tang của Vũ Tông nên liên kết với Đảng Hạng và Hồi Cốt xâm lấn Hà Tây, Tuyên Tông sai Tiết độ sứ Hà Đông là Vương Tể dẫn quân chống trả, có thêm sự giúp đỡ của tộc Sa Đà, kết quả quân Đường giành được chiến thắng. Các năm tiếp sau, quân Đường liên tiếp mở các cuộc tấn công vào đất Thổ Phiên mở rộng cương vực nên Thổ Phiên thế lực ngày càng suy yếu. Tuyên Tông được xem là một vị vua cần mẫn, tiết kiệm, siêng năng, quan tâm  kiểm tra năng lực quan lại và có phương pháp thưởng phạt công minh.  Dưới thời Tuyên Tông  hoạn quan  khiếp sợ  nhưng Tuyên Tông vẫn rất lo ngại  hoạn quan. Ông bàn với tể tướng Lệnh Hồ Đào việc tận tru hoạn quan, nhưng Lệnh Hồ Đào  khuyên vua chỉ nên tìm cách hạn chế dần số hoạn quan trong cung. Hoạn quan biết việc này rất oán hận.Tuyên Tông tỏ ra nghiêm minh nhưng nghiêm khắc. Năm 855, tể tướng Bùi Hưu lại cực lực xin lập thái tử, nhưng sau đó, Bùi Hưu lại bị biếm làm Tiết độ sứ Tuyên Vũ. Năm 857, tể tướng Ngụy Mô can gián thẳng thắn  bị biếm làm Tiết độ sứ Tây Xuyên.Năm 858, tể tướng Thôi Thận Do bị giáng chức làm Tiết độ sứ Đông Xuyên. Tiêu Nghiệp cùng Hạ Hầu Tư thay vào chức Tể tướng. Những năm cuối đời, Tuyên Tông lạm dụng đan dược phát nhọt bọc mà chết Biết khó qua khỏi, Tuyên Tông phó thác Quỳ vương cho các đại thần nhưng Tông Thật khi biết vua đã chết đã giả chiếu chỉ vua đón Vận vương Lý Ôn vào cung thực hiện đảo chính cung đình thay Quỳ vương. Vận vương Lý Ôn lên ngôi là  Đường Ý Tông Lý Thôi

Đường Ý Tông là Hoàng trưởng tử của Đường Tuyên Tông và mẹ là Triều thị. Lý Ôn   tuy mang thân phận trưởng tử nhưng không được vua cha yêu quý và không được lập làm Đông cung Hoàng thái tử. Khi Tuyên Tông băng hà năm 859, hoạn quan Vương Tông Thật tiêu diệt những người chống đối và ủng hộ Lý Ôn làm hoàng đế nhà Đường. Trong 14 năm tại vị, Đường Ý Tông bỏ bê triều chính, ham mê tửu sắc, tăng thuế nhân dân để phục vụ cho những nhu cầu xa xỉ của bản thân ông, tiêu dùng kiệt quệ ngân khố được cha mình là Đường Tuyên Tông đã dày công tích luỹ, khiến lòng người oán hận. Đại Đường lâm vào cảnh rối loạn, đói kém, dịch bệnh hoành hành kèm theo đó là sự nổi dậy của các thủ lĩnh nông dân khiến triều Đường rơi vào tình trạng không thể cứu vãn. Năm 873, Đường Ý Tông qua đời, ngôi hoàng đế được truyền cho người con trai 11 tuổi là Lý Nghiễm, tức Đường Hi Tông.

Đường Hy Tông sinh năm 862 mất năm 888, trị vì 15 năm từ năm 873 đến năm  888, nguyên danh Lý Nghiễm, đến năm 873 cải thành Lý Huyên. Đường Hy Tông là con trai thứ 5  của Đường Ý Tông và là anh trai của Đường Chiêu Tông. Đường Hy Tôngtrị vì trong lúc ông 11 tuổi. Ngày 19 tháng 7 năm 873, tức năm Hàm Thông thứ 14, Ý Tông băng hà, Hi Tông lên kế vị. Hi Tông suốt ngày chỉ thích đá gà với đánh cầu, ít khi lo việc quốc sự. Nhà Đại Đường thời ấy quốc khố cạn kiệt và hầu như tan rã, do bị tàn phá bởi các cuộc khởi nghĩa nông dân của Hoàng Sào và Vương Tiên Chi mà cuộc chiến của Hoàng Sào với triều Đường là đặc biệt khốc liệt. Các quân phiệt độc lập cai quản lãnh địa của họ, tình trạng này tiếp tục duy trì cho đến khi nhà Đường diệt vong năm 907.

HÀNH TRẠNG CAO BIỀN Ở VIỆT NAM

Việt Nam thời Đường đổi từ An Nam Đô hộ phủ thành Tĩnh Hải quân từ năm 866,

Thời nhà Hậu Lương (907-923) Bột Hải Quốc (渤海國) Tĩnh Hải quân tiết độ sứ (靜海軍節度使). Việt Nam thời Đường giai đoạn 846- 888 (hình thế đất nước thể hiện ở bản đồ).

Việt Nam thời Đường gọi là An Nam đô hộ phủ cho thời Bắc thuộc lần 3. (Bắc thuộc lần I từ năm 207 TCN đến năm 40 có khởi nghĩa giành độc lập của  Hai Bà Trưng năm 40-43; Bắc thuộc lần 2 từ năm 43-541 có khởi nghĩa Bà Triệu; Nhà Tiền Lý và Triệu Việt Vương 541-602) . Thời kỳ Bắc thuộc lần 3  kéo dài từ năm 602 đến năm 905Thời kỳ này bắt đầu khi Tùy Văn Đế năm 602 sai Lưu Phương đánh chiếm nước Vạn Xuân, bức hàng Lý Phật Tử là đời vua thứ ba hậu Lý Nam Đế. Thời Tùy, Việt Nam gọi là châu Giao. Trên đường đánh Lâm Ấp quay về, Lưu Phương mắc bệnh chết. Khâu Hòa được cử làm đại tổng quản châu Giao. Năm 618, nhà Đường lật đổ nhà Tùy, lập ra nước Đại Đường. Khâu Hòa xin thần phục nhà Đường năm 622. Việt Nam thành thuộc địa của Đại Đường. Thời gian Bắc thuộc lần 3 của Việt Nam kéo dài hơn 300 năm. Suốt thời gian này có trên 50 quan cai trị gồm một danh sách không đầy đủ, như sau: (những người ghi bằng chữ nghiêng có liên quan tới những cuộc nổi dậy của người Việt) Cao Biền được phong làm Cao Vương Tỉnh Hải Quân trấn nhậm năm năm (864 – 868) kế tiếp là cháu ông là Cao Tầm (868 – 878) cũng là một vị tướng giỏi. Mười lăm năm này (864-878) là những năm nước Việt thịnh vượng sau đó nhà Đường bị tan rã.

  • Khâu Hòa
  • Lý Thọ
  • Lý Đạo Hưng
  • Lưu Diên Hựu (684 – 687)
  • Quang Sở Khách (722 – 724?)
  • Abe no Nakamaro (Triều Hành): 761 – 767
  • Trương Bá Nghi (767 – 777)
  • Ô Sùng Phúc (777 – 787)
  • Trương Đình (787 – 789)
  • Bàng Phục (789 – 790)
  • Cao Chính Bình (790 – 791)
  • Triệu Xương (792 – 802)
  • Bùi Thái (802 – 803)
  • Triệu Xương (804 – 806)
  • Trương Chu (806 – 810)
  • Mã Tống (810 – 813)
  • Trương Lệ (813)
  • Bùi Hành Lập (813 – 817)
  • Lý Tượng Cổ (818 – 819)
  • Quế Trọng Vũ (820)
  • Bùi Hành Lập (822)
  • Vương Thừa Điển (822)
  • Lý Nguyên Hỷ (822 – 826)
  • Hàn Ước (827 – 828)
  • Trịnh Xước (831 – 832)
  • Lưu Mân (833)
  • Hàn Hy (834 – 836)
  • Điền Tảo (835)
  • Mã Thực (836 – 840)
  • Vũ Hồn (841 – 843)
  • Bùi Nguyên Dụ (846 – 848)
  • Điền Tại Hựu (849 – 850)
  • Thôi Cảnh (851 – 852)
  • Lý Trác (853 – 855)
  • Lý Hoàng Phủ (856 – 857)
  • Tống Nhai (857)
  • Vương Thức (858 – 859)
  • Lý Hộ (859 – 860)
  • Vương Khoan (861)
  • Sái Tập (862 – 863)
  • Tống Nhung (863)
  • Cao Biền (864 – 868)
  • Cao Tầm (868 – 878)
  • Tăng Cổn (878 – 880)
  • Cao Mậu Khanh (882 – 884)
  • Tạ Triệu (884 – ?)
  • An Hữu Quyền (897 – 900)
  • Chu Toàn Dục (900 – 905)
  • Độc Cô Tổn (905)

Nhà Đại Đường bị tan rã dù đã tiêu diệt được cuộc khởi nghĩa của Hoàng Sào. Các tiết độ sứ đã công khai cát cứ và gây nội chiến. Vua Đường Ai Đế bị quyền thần Chu Ôn khống chế và cướp ngôi năm 907. Chu Ôn từng cho anh ruột là Chu Toàn Dục sang làm Tiết độ sứ ở Việt Nam, nhưng Toàn Dục quá kém cỏi không đương nổi nên phải về.

Năm 905, Chu Ôn đày Độc Cô Tổn Tiết độ sứ Tĩnh Hải ra đảo Hải Nam và giết chết. Nhà Đường trong lúc chưa kịp cử quan cai trị mới sang trấn nhậm, một hào trưởng người Việt là Khúc Thừa Dụ đã chiếm lấy thủ phủ Đại La, tự xưng là Tiết độ sứ. Chu Ôn đang mưu cướp ngôi nhà Đường đã nhân danh vua Đường thừa nhận Khúc Thừa Dụ. Năm 905 Khúc Thừa Dụ tiến vào Đại La, giành quyền cai quản toàn bộ Tĩnh Hải. Người Việt khôi phục quyền tự chủ, chấm dứt thời kỳ Bắc thuộc lần 3 dài hơn 300 năm.

Cương vực Việt Nam thời nhà Đường: Từ năm 679 đến năm 866, An Nam đô hộ phủ gồm tây nam Quảng Tây (Trung Quốc), Miền Bắc và miền Trung Việt Nam ngày nay. Từ sau năm 866, Cao Biền được phong làm Cao Vương, Tĩnh Hải quân sau khi đánh đuổi được quân Nam Chiếu, xây thành Đại La và thiết lập hệ thống giao thông thủy bộ kết nối Đại La với Quảng Châu, hình thành thế phòng thủ liên hoàn vững chắc. Vua Đường Ý Tông triệu hồi Cao Biền về Bắc dẹp loạn và chuẩn tấu cho Cao Tầm làm tiết độ sứ Tĩnh Hải. Cương vực hành chính Tĩnh Hải và ranh giới địa lý với vương quốc Lâm Ấp còn nhiều điểm mơ hồ. Theo Cựu Đường thư nói Lâm Ấp từ huyện Tây Quyển (Quảng Bình) trở xuống. Tân Đường Thư gọi Lâm Ấp Quốc là lãnh thổ có thể từ nam Phú Yên trở vào. Thủy Kinh Chú viết: “Lâm Ấp là huyện Tượng Lâm, sau bỏ chữ Tượng để chỉ còn chữ Lâm”. Đại Nam Nhất Thống Chí thì nói Tượng Lâm là Bình Định và Phú Yên. Một số nhà Chăm Pa học cho rằng Lâm Ấp là lãnh thổ Indrapura từ mũi Hoành Sơn đến đèo Hải Vân, do vương triều Gangaraja, tức những người Ấn Độ đến từ sông Gange, khai sinh ra. Sự kiện này cần được ghi nhận với sự dè dặt vì cho đến nay chưa một dấu tích bia ký nào giải thích.

Vương quốc Nam Chiếu (738-937) còn có tên là Đại Lễ (người Thổ Phồn gọi Khương Vực) là một vương quốc của người Bạch và người Di . Người Bạch xưa còn được gọi là Dân Gia, là một trong 56 dân tộc được Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa chính thức công nhận. Dân số người Bạch theo thống kê năm 2000 là 1.858.063 người. Người Bạch sống chủ yếu ở các tỉnh Vân Nam, Quý Châu và Hồ Nam).

 Phụ nữ người Bạch trong trang phục truyền thống

Người Lô Lô (theo cách gọi ở Việt Nam và Thái Lan) hay người Di theo cách gọi ở Trung Quốc  Mùn Di, Màn Di, La La, Qua La, Ô Man, Lu Lộc Màn, là một sắc tộc có vùng cư trú truyền thống là tiểu vùng nam Trung Quốc – bắc bán đảo Đông Dương. Người Lô Lô là một trong số 54 dân tộc ở Việt Nam, cũng là một trong số các dân tộc thiểu số ở Thái Lan, Lào và Trung Quốc. Người Di ở Trung Quốc ngày nay có số dân 7.762.286 người[2], là dân tộc đông thứ 7 trong số 56 dân tộc được công nhận chính thức của Trung Quốc. Họ sống chủ yếu ở các vùng nông thôn, vùng núi thuộc các tỉnh Tứ Xuyên, Vân Nam, Quý Châu và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây. Người Lô Lô tại Việt Nam cư trú chủ yếu ở các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc (tỉnh Hà Giang), Bảo Lạc (tỉnh Cao Bằng), Mường Khương (Lào Cai) với dân số năm 2009 là  4.541 người, cư trú tại 30 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố, cư trú tập trung tại Cao Bằng 52,3% và  Hà Giang, Lai Châu.

Vương quốc Nam Chiếu đã phát triển rực rỡ ở Đông Nam Á trong các thế kỷ 8 và thế kỷ 9. Vương quốc nằm trong khu vực mà ngày nay là tỉnh Vân Nam của Trung Hoa, và một phần phía tây của Bắc Bộ Việt Nam. Nam Chiếu tồn tại từ năm 738, khi Mông Xá quốc quân Mông Bì La Các thống nhất Lục Chiếu, và nó đã đạt đến độ cực thịnh vào năm 860 khi ôm gọn vùng Vân Nam ngày nay, giáp với đông nam của Quý Châu, Tây Tạng, Tứ Xuyên; tây bắc của Việt Nam và chính bắc của Lào và Miến Điện. Quốc gia này bị diệt vong vào năm 902, khi quyền thần Trịnh Mãi Tự giết toàn bộ vương thất Nam Chiếu và tự lập nên Đại Trường Hòa. Chiến cục sau đó ở Nam Chiếu đã bất ổn định trong một thời gian, sau khi trải qua 3 thời đại thì chính thức hình thành nên một quốc gia cường thịnh khác ở Vân Nam là Vương quốc Đại Lý.

Nam Chiếu từ năm 858 tới năm 866 nhiều lần  xâm chiếm An Nam (tên gọi Việt Nam thời ấy). Sử Việt Đại Việt sử ký toàn thư chép:

Mậu Dần, 858, (Đường Đại Trung, năm thứ 12). Mùa xuân, người Nam Chiếu kéo đến đông, đóng ở bến đò Cẩm Điền. Vương Thức khi đó là Giao Châu kinh lược đô hộ sứ, sai người đến dụ, chỉ một đêm người Nam Chiếu lại kéo đi. Nguyên nhân do đô hộ Lý Trác tham lam tàn bạo, mua hiếp bò ngựa của người Man, mỗi con chỉ trả cho một đấu muối, giết tù trưởng Man là Đỗ Tồn Thành, dân Man oán giận, dẫn đường cho người Nam Chiếu đến lấn cướp biên giới.

Tháng 5 năm ấy, người Nam Chiếu đến cướp, Thức đánh lui được.

Canh Thìn, 860, (Đường Ý Tông, Thôi Hàm Thông, năm thứ 1). Mùa đông, tháng 12, ngày Mậu Thân, người thổ man dẫn quân Nam Chiếu hợp lại hơn 30.000 người, đánh chiếm phủ trị.

Tân Tỵ, 861, (Đường Hàm Thông, năm thứ 2). Mùa xuân, tháng giêng, vua Đường phát quân Ung, Quản và các đạo lân cận sang cứu Lý Hộ, đánh lại Nam Chiếu. Mùa hạ, tháng 6, ngày Quý Sửu, vua Đường sai phòng ngự sứ Diêm Châu là Vương Khoan làm Kinh lược sứ An Nam. Bấy giờ Lý Hộ từ Vũ Châu thu nhặt quân người địa phương Giao Châu đánh bọn Nam Chiếu, lấy lại được phủ thành.

Nhâm Ngọ, 862, (Đường Hàm Thông, năm thứ 3). Mùa xuân, tháng 2, Nam Chiếu lại vào cướp phá. Vương Khoan mấy lần sai sứ cáo cấp. Vua Đường sai Hồ Nam quan sát sứ là Sái Tập thay thế, đem binh các đạo Hứa, Hoạt, Từ, Biện, Kinh, Tương, Đàm, Ngạc, hợp lại 30.000, giao cho Tập để chống cự. Yếu thế, quân Nam Chiếu rút lui.

Mùa đông, tháng 10, Nam Chiếu đem 50.000 người đến cướp, Tập cáo cấp. Vua Đường sai lấy quân hai đạo Kinh Nam, Hồ Nam 2.000 người và nghĩa chinh ở Quế Quản 3.000 người đến Ung Châu chịu lệnh tiết chế của Trịnh Ngu để sang cứu Sái Tập. Tháng 12, Tập lại xin thêm quân, vua Đường sắc cho Sơn Nam đông đạo đem 1.000 quân cung nỏ sang cứu.

Quý Mùi, 863, (Đường Hàm Thông, năm thứ 4). Mùa xuân, tháng giêng, ngày Canh Ngọ, quân Nam Chiếu đánh chiếm phủ thành. Nam Chiếu hai lần chiếm Giao Châu, vừa giết vừa bắt gần 150.000 người. Khi rút lui còn lưu lại 20.000 quân, sai Tư Tấn giữ thành Giao Châu. Người Di Lão ở các khe động đều hàng phục cả. Vua Nam Chiếu cho thuộc hạ là Đoàn Tù Thiên làm tiết độ sứ phủ Giao Châu.

Giáp Thân, 864, (Đường Hàm Thông, năm thứ 5). Mùa thu, tháng 7, vua Đường cho Cao Biền làm Đô hộ tổng quản kinh lược chiêu thảo sứ.

Ất Dậu, 865, (Đường Hàm Thông, năm thứ 6). Mùa thu, tháng 7, Cao Biền sửa quân ở trấn Hải Môn. Biền đem hơn 5.000 quân vượt biển đi trước. Tháng 9, Biền đến Nam Định, Phong Châu, quân Man gần 50.000 đương gặt lúa, Biền ập đến đánh tan, chém được bọn Trương Thuyên, thu lấy số lúa đã gặt để nuôi quân.

Bính Tuất, 866, (Đường Hàm Thông, năm thứ 7). Mùa hạ, tháng 4, Nam Chiếu sai Trương Tập giúp Tù Thiên đánh Giao Châu, cho Phạm Nật Ta làm Đô thống Giao Châu. Giám trận nhà Đường sai Vi Trọng Tể đem hơn 7.000 quân đến Phong Châu. Biền được thêm quân, tiến đánh Nam Chiếu, nhiều lần đánh tan được. Tháng ấy, Biền đánh tan quân Nam Chiếu, giết và bắt sống rất nhiều. Nam Chiếu thu quân còn sót chạy vào châu thành cố giữ. Mùa đông, tháng 10, Cao Biền vây châu thành hơn 10 ngày, người Man rất khốn quẫn. Biền đến nơi đốc thúc khích lệ tướng sĩ, lấy được thành, giết Tù Thiên và Chu Cổ Đạo là người thổ man dẫn đường cho quân Nam Chiếu, chém hơn 30.000 đầu. Quân Nam Chiếu trốn đi, Biền lại phá được hai động thổ man đã theo Nam Chiếu, giết tù trưởng. Người thổ man rủ nhau quy phục đến 17.000 người.

Cao Biền cuộc đời và thời thế  khảo cứu thâm cung bí sử thời hậu Đường và Việt Nam thời Đường giai đoạn 846- 888 góp phần giúp chúng ta hiểu rõ Cao Biền là ai, đánh giá đúng Cao Biền huyền thoại và sự thật.

HẬU ĐƯỜNG ĐÊM TRƯỚC BÌNH MINH VIỆT

Cao Biền rời bỏ triều Đường để về chết ở đất Việt tại an hải vạn xuân là một trí tuệ lớn. Hậu Đường sau khi Cao Biền rời bỏ năm 887 cũng bị tan rã, lụi tàn năm 907, bị quyền thần Chu Ôn khống chế và soán ngôi. Cao Biến là một danh tướng, đại sư, nhà địa lý công trình sư và tiên tri. Việt Nam là điểm đến tuyệt vời, thân thiện, hòa hiếu của những danh sĩ tinh hoa, người lương thiện và cả những người buông đao thành Phật. Chuyện Cao Biền tích cũ viết lại lưu giữ một bài học lịch sử văn hóa và tâm linh quý giá. Hoàng Kim dựa trên tài liệu Wikipedia tiếng Việt, tiếng Trung, tiếng Anh, đối chiếu so sánh với nhiều nguồn cổ sử Trung Hoa và Việt Nam, để chỉnh lý dần hoàn thiện tài liệu này.

Cao Biền ( 高骈; 高駢; Gāo Pián), tên tự là Thiên Lý (千里),là một danh tướng, đại sư, thầy địa lý, nhà kiến trúc sư và tiên tri thời Đường. Cao Biền sinh năm 821 mất ngày 24 tháng 9, năm 887 tước vị Tiết độ sứ Tĩnh Hải quân Cao Vương Lạc Điêu thị ngự, Cao Thái úy; Kiểm giáo Thái úy chức quan: Chư đạo Hành doanh binh mã Đô thống. Cao Biền trở thành danh tướng được vua Đường Ý Tôn tín nhiệm phong làm Cao Vương Tỉnh Hải Quân khi ông trong vòng 5 năm hành phương Nam đã kịp làm bốn việc lớn: 1) đánh bại các cuộc xâm nhập của Nam Chiếu, cứu nguy và giải vây An Nam mà trước đó Nam Chiếu từ năm 858 tới năm 866 đã nhiều lần  xâm chiếm An Nam nhưng nhiều tướng lĩnh khác của triều Đường không thể ngăn chặn thành công. 2) Xây thành Đại La là vòng thành ngoài của Hoàng thành Thăng Long, di sản văn hóa thế giới do UNESCO công nhận năm,  Hoàng Thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long – Đông Kinh và tỉnh thành Hà Nội bắt đầu từ thời kì tiền Thăng Long (An Nam đô hộ phủ thế kỷ VII) qua thời Đinh – Tiền Lê, phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, Lê và thành Hà Nội dưới triều Nguyễn và khu trung tâm lịch sử văn hóa chính trị kinh tế khoa học kỹ thuật của Việt Nam ngày nay. Thành Đại La thuở ấy là hệ thống phòng ngự chính yếu giữ an ninh cho 40 vạn hộ dân, ngăn chặn hiệu quả sự xâm nhập nhiều lần của Nam Chiếu, Java, Chăm Pa vào sát hại dân chúng An Nam hàng chục vạn người qua nhiều thời kỳ  3) Xây dựng hệ thống thủy bộ đặc biệt là hệ thống thủy đạo nối Đại La (Hà Nội) với Hải Môn (Hải Phòng ngày nay) và sông Bắc Luân và Quảng Châu thành hệ thống phòng thủ tấn công ứng cứu liên hoàn để an vùng Tĩnh Hải. 4) Đạo sư, thầy địa lý long mạch Việt về thế núi hình sông non sông bờ cõi Việt Nam năm huyệt đạo long mạch trọng yếu của đất Việt. Ông sớm nghiên cứu và phát triển học thuyết địa chính trị, lý học, kinh dịch, dư địa chí dịch lý phương Đông theo phương thức thực hành. Thành công này của ông càng được tỏa sáng ở việc ông không chỉ là một danh tướng mà còn là một nhà cai trị thành công. Cao Biền được ba bộ chính sử cổ uy tín của Trung Quốc là Tư Trị Thông Giám, Cựu Đường Thư và Tân Đường Thư đều lưu lại sự thật lịch sử và đánh giá là người “cai trị có phép tắc” khi ông đảm nhiệm một loạt các chức vụ trọng yếu sau đó: Hữu kim ngô đại tướng quân (868), kiểm hiệu công bộ thượng thư (870), Thiên Bình tiết độ sứ (873), Tây Xuyên tiết độ sứ (874), Thành Đô doãn (875) Kinh Nam tiết độ sứ (878), Trấn Hải tiết độ sứ (879), Hoài Nam tiết độ sứ (880) được dân chúng ngợi ca. Cao Biền bị coi là phản thần vì hoạn quan, phương sĩ, những kẻ mưu mô đặc biệt nhất là vua lười và tin đồng bóng. Vua đã nghi kỵ sợ ông tiếm ngôi báu, nên đã không tin dùng,  lại dùng kế mượn tay kẻ địch để chặt đứt vây cánh của người hiền tài. Rốt cục ông đã bị kết tội không thể  đẩy lui cuộc nổi dậy của Hoàng Sào, quản lý yếu kém Hoài Nam quân Năm 887, một cuộc nổi dậy chống lại ông đã dẫn đến cảnh giao chiến khốc liệt tại Hoài Nam quân, kết quả là ông bị Tần Ngạn giam cầm rồi sát hại.  Sử Việt, dã sử và điền dã đã hé hộ Cao Biền lập kế  giả chết để cuối đời chọn Việt Nam làm quê hượng. Mả Cao Biền ở Đồng Môn, xóm Cát, thôn 5 xã An Hải, Tuy An, Phú Yên.

Cao Biền là người U châu (là Bắc Kinh ngày nay), ông là cháu nội của danh tướng Cao Sùng Văn là Tả Thần Sách hành doanh (theo sách Cựu Đường thư là bộ sách lịch sử nằm trong 24 bộ chính sử Trung Quốc do sử quan Lưu Hu triều Hậu Tấn biên soạn. Lưu Hu sau này làm tể tướng giám sát việc tu sửa, xuất bản nên người ta coi sách này là do ông chủ biên). Danh tướng Cao Sùng Văn là người đã trấn áp cuộc nổi dậy của Lưu Tịch dưới triều đại của Đường Hiến Tông. Mùa xuân năm 806, Đường Hiến Tông sai Cao Sùng Văn Tiết độ sứ dẫn 5000 quân làm tiên phong, Lý Nguyên Dịch dẫn 2000 quân yểm hậu, cùng Sơn Nam Tây Đạo Tiết độ sứ Nghiêm Lệ cùng tiến công Lưu Tịch. Chiến sự nổ ra quyết liệt, ban đầu Lưu Tịch bắt sống được Lý Khang nhưng không lâu sau thì liên tục bại trận, phải bỏ trốn khỏi Tử châu và tập hợp được khoảng 10.000 quân tiếp tục chống trả nhưng vẫn liên tiếp thua trận. Sau đó Lưu Tịch và Lư Văn Nhược mất cả Thành Đô, định bỏ trốn sang Thổ Phiên nhưng bị quân Đường bắt được và giải về kinh và bị diệt môn.

Cha của Cao Biền là Cao Thừa Minh, là ngu hậu trong Thần Sách quân. Mặc dù gia tộc của Cao Biền đã vài đời làm quan trong cấm quân, song khi còn nhỏ Cao Biền là người giỏi văn, và thường thảo luận về chuyện lý đạo với các nho sĩ.

Cao Biền làm tướng trong ba đời vua Đường Tuyên Tông, Đường Ý Tông và Đường Hi Tông. Cao Biền có địa vị cao trong lưỡng quân của Thần Sách quân (là ngự lâm quân của Thiên tử) . Ông được thăng dần đến chức “Hữu Thần Sách đô ngu hậu”, theo Cựu Đường thư quyển 182, Cao Biền khi đang phụng sự trong Thần Sách quân,  đã kết nghĩa huynh đệ với Chu Bảo, theo Tự trị Thông giám, quyển 254

Đường Ý Tông, tên thật là Lý Ôn  hay Lý Thôi. Đường Ý Tông là Hoàng trưởng tử của Đường Tuyên Tông, hoàng đế thứ 17 của Đại Đường, mẹ là Triều thị (Nguyên Chiêu thái hậu nương nương). Đường Ý Tông sinh năm 833, mang thân phận trưởng tử nhưng không được vua cha yêu quý và không được lập làm Đông cung Hoàng thái tử. Tuyên Tông băng hà năm 859, hoạn quan Vương Tông Thật đã tiêu diệt những người chống đối và ủng hộ Lý Ôn điện hạ làm vua thay vì Quỳ vương Lý Tư là hoàng tử được Tuyên Tông muôn phần yêu quý. Lý Ôn đổi tên thành Lý Thôi và trở thành Đường Ý Tông hoàng đế nhà Đường. Đường Ý Tông trong 14 năm tại vị, bỏ bê triều chính, ham mê tửu sắc, tăng thuế nhân dân để phục vụ cho những nhu cầu xa xỉ của bản thân ông, tiêu dùng kiệt quệ ngân khố được cha mình là Đường Tuyên Tông đã dày công tích luỹ, khiến lòng người oán hận. Đại Đường cuối thời đại Ý Tông lâm vào cảnh rối loạn, đói kém, dịch bệnh hoành hành kèm theo đó là sự nổi dậy của các thủ lĩnh nông dân khiến triều đại này rơi vào tình trạng không thể cứu vãn. Năm 873, Ý Tông qua đời, ngôi hoàng đế được truyền cho người con trai mới 11 tuổi là Lý Nghiễm, tức Đường Hi Tông. Trong các cuộc nổi dậy thời Đường Ý Tông đáng chú ý có một cuộc nổi dậy của người Đảng Hạng.  là tộc người được đồng nhất với nước Tây Hạ, họ cũng được gọi là Đảng Hạng Khương là một tộc người nói tiếng Khương và đã thiên di đến khu vực Tây Bắc Trung Quốc vào khoảng thế kỷ 10.

Cao Biền xuất một vạn cấm binh đến đóng quân tại Trường Vũ thành Ông giỏi dụng binh nên sớm giành được thắng lợi, trong khi một số tướng khác trước đó đã không thành công nên vua Đường Ý Tông rất khen ngợi. Cao Biền được chuyển đến  giữ chức Thứ sử, Kinh lược sứ Tần châu nay thuộc Cam Túc để  đối phó với các cuộc tập kích của ngoại tộc ở phía tây. Cao Biền tiếp tục lập công (theo sách Cựu Đường thư, quyển 182).

 Cao Biền chống Nam Chiếu tại An Nam

Năm Hàm Thông thứ 5 (863), quân Nam Chiếu (lúc này có quốc hiệu Đại Lễ) đã chiếm được An Nam từ tay quân Đường, Các chiến dịch của quân Đường sau đó  nhằm đẩy lui quân Đại Lễ đều thất bại. Năm 864, Đồng bình chương sự Hạ Hầu Tư tiến cử Kiêu vệ tướng quân Cao Biền tiếp quản quân lính dưới quyền Lĩnh Nam Tây đạo tại Nam Ninh Quảng Tây tiết độ sứ Trương Nhân để tiến công An Nam. Cao Biền được giữ chức An Nam đô hộ, kinh lược chiêu thảo sứ, theo sách Tư trị Thông giám  quyển 250.

Cao Biền mùa thu năm 865, quản 25.000 binh tại Hải Môn (nay thuộc Hải Phòng) và chưa tiến công thủ phủ Giao Chỉ của An Nam. Giám quân Lý Duy Chu vốn không ưa Cao Biền và muốn ông bị trừ khử, vì thế đã nhiều lần thúc giục Cao Biền tiến quân. Cao Biền do đó chấp thuận đem 5.000 binh tiến trước về phía tây và hẹn Lý Duy Chu phát binh ứng viện, song sau khi Cao Biền dời đi, Lý Duy Chu kiểm soát các binh lính còn lại và không phát bất cứ viện trợ nào. Khi hay tin Cao Biền tiến quân đến, hoàng đế Đại Lễ là Thế Long khiển tướng Dương Tập Tư đến cứu viện tướng trấn thủ An Nam là Đoàn Tù Thiên. Trong khi đó, Vi Trọng Tể đem 7.000 quân đến Phong châu hợp binh với Cao Biền đánh bại quân Đại Lễ. Tuy nhiên, khi sớ tấu chiến thắng đến Hải Môn, Lý Duy Chu đều ngăn lại và từ chối chuyển tiếp chúng đến Trường An. Đường Ý Tông thấy lạ vì không nhận được tin tức gì, khi hỏi Lý Duy Chu thì Duy Chu tấu rằng Cao Biền trú quân ở Phong châu, không tiến. Đường Ý Tông tức giận, và đến mùa hè năm 866, Hoàng đế cho hữu vũ vệ tướng quân Vương Yến Quyền thay thế Cao Biền trấn An Nam, triệu Cao Biền về Trường An để trách tội.

Cao Biền nhận được lệnh vua triệu hồi và buộc ông phải giao quyền lại cho Vương Yến Quyền  khi ông đang bao vây thành Giao Chỉ. Ông đã giao lại binh sĩ cho Vi Trọng Tể và trở về Hải Môn để gặp Vương Yến Quyền chuyển giao quyền hành. Tuy nhiên, Cao Biền đã phái tiểu hiệu Tăng Cổn còn Vi Trọng Tể phái tiểu sứ Vương Huệ Tán đi trước để báo tin chiến thắng tại Giao Chỉ, họ cho rằng Lý Duy Chu sẽ lại ngăn cản nên đi đường vòng để tránh doanh trại của Lý Duy Chu và Vương Yến Quyền, sau đó tiến về Trường An. Khi Tăng Cổn và Vương Huệ Tán đến Trường An và dâng tấu, Đường Ý Tông hài lòng và ban chỉ thăng chức cho Cao Biền là Kiểm hiệu Công bộ thượng thư, phục quyền trấn thủ An Nam. Cao Biền sau khi được giao lại binh quyền đã cùng 100 thủ túc lên đường đến Hải Môn thì nhận được chiếu chỉ và trở lại chiến trường thành Giao Chỉ, nơi Lý Duy Chu và Vương Yến Quyền tiếp quản song đã chấm dứt bao vây. Cao Biền tiếp tục bao vây thành, đến tháng thứ 4 năm Hàm Thông thứ 7 (866) thì hạ được thành, giết chết Đoàn Tù Thiên và tù trưởng bản địa Chu Đạo Cổ người liên minh với quân Đại Lễ. Đường Ý Tông khi hay tin Cao Biền chiếm được thành Giao Chỉ đã  đổi An Nam đô hộ phủ thành Tĩnh Hải quân, bổ nhiệm Cao Biền là Tiết độ sứ. Cao Biền cho xây thành Đại La chu vi 3000 bộ, hơn 40 vạn gian phòng ốc, từ đó quân Đại Lễ không còn xâm phạm. Sau đó, ông cũng tiến hành một dự án lớn (nối thành Đại La với Hải Môn (Hải Phòng ngày nay) sông Bắc Luân và Quảng Châu) để loại bỏ những trở ngại tự nhiên trên thủy lộ giữa Tĩnh Hải quân và Lĩnh Nam Đông đạo khó khăn về giao thông của Giao Chỉ được loại bỏ và tăng cường được hệ thống phòng thủ cho vùng Tĩnh Hải.

Vua nước Nam Chiếu thuở đó là Thế Long là con trai của Khuyến Phong Hữu, là đệ bát đại quốc vương và đệ nhất đại hoàng đế của Nam Chiếu, tại vị từ năm 859 đến năm 877. Năm 859, Khuyến Phong Hữu qua đời.  Thế Long kế vị làm vua. Thế Long đã phạm danh húy của hai vị hoàng đế nhà Đường (Đường Thái Tông là Lý Thế Dân, Đường Huyền Tông là Lý Long Cơ), lên ngôi vào năm hoàng đế Đường Tuyên Tông băng hà nhưng Thế Long không gửi sứ sang điếu tế, cũng không cáo tang vua cha là Khuyến Phong Hữu từ tần. Vua Đường Ý Tông thấy vậy không chịu sắc phong làm cho Thế Long tiến đến phản Đường. Năm 860, Thế Long cải nguyên Kiến Cực, cải quốc hiệu là Đại Lễ, và tự xưng Hoàng đế. Năm 859, Thế Long công hãm Bá Châu của Đường (nay là Tuân Nghĩa, Quý Châu), năm 860, năm 863, hai lần công hãm Giao Châu (tức miền bắc Việt Nam ngày nay), năm 861, công hãm Ung Châu (nay là Nam Ninh, Quảng Tây), cho quân lính cướp bóc của cải. Năm 866, Cao Biền đánh bại quân Nam Chiếu, thu phục Giao Châu. Năm 869, Nam Chiếu mở cuộc tấn công lớn vào Thành Đô, Đường Ý Tông triệu hồi Cao Biền về Bắc, liên tiếp đảm  nhiệm một loạt các chức vụ trọng yếu: Hữu kim ngô đại tướng quân (868), kiểm hiệu công bộ thượng thư (870), Thiên Bình tiết độ sứ (873), Tây Xuyên tiết độ sứ (874), Thành Đô doãn (875) Kinh Nam tiết độ sứ (878), Trấn Hải tiết độ sứ (879), Hoài Nam tiết độ sứ (880) nơi nào nguy hiểm nhất là điều Cao Biền về đó, Tại Cao Biền đắp Thành Đô phủ bằng gạch, tăng cường phòng ngự công sự chuyển đất Thục từ nguy thành an. Cuộc chiến tranh trường kỳ giữa nhà Đường và Nam Chiếu dẫn đến tổn thất đặc biệt to lớn: đối với nhà Đường đã trực tiếp dẫn đến Bàng Huân chi biến làm tê liệt hoạt động và vét sạch ngân sách; đối với Nam Chiếu sức mạnh của vương quốc cạn kiệt. Năm 877, Thế Long qua đời, con là Long Thuấn kế vị làm vua. (Nam Chiếu khi đó đã yếu hẵn nhưng cũng là lúc có sự trỗi dậy mạnh mẽ của Vương Tiên Chi và Hoàng Sào, hai thủ lĩnh lãnh đạo cuộc nổi dậy của nông dân làm sụp đổ triều Đường  sau này. Cao Biền nổi bật trong mưu lược trị loạn.

Cao Bình làm Thiên Bình tiết độ sứ

Năm 868, Cao Biền được triệu hồi về Trường An giữ chức Hữu kim ngô đại tướng quân. Cao Biền thỉnh triều đình và được chấp thuận để cho Cao Tầm, vị tướng cũng là người cháu của ông có nhiều công lao chống Nam Chiếu, được kế nhiệm ông giữ chức Tĩnh Hải tiết độ sứ, theo Tư Trị Thông Giám quyển 251 và Tân Đường Thư quyển 224 hạ.  Thiên tử khen ngợi tài năng của Cao Biền, lần lượt đổi chức quan của ông thành kiểm hiệu công bộ thượng thư, Vận châu thứ sử, rồi Thiên Bình tiết độ sứ, trị sở tại nước Lỗ cũ nay thuộc Thái An, Sơn Đông.  Ông cai trị có phép tắc khiến dân lại ngợi ca, theo Cựu Đường thư quyển 182. Năm 873, khi Đường Ý Tông qua đời và Đường Hy Tông lên kế vị, Cao Biền mặc dù tại nhiệm ở Thiên Bình, song vẫn được ban chức Đồng bình chương sự, theo Tư Trị Thông Giám, quyển 252.

Vua Đường Ý Tông Lý Thôi và Đường Hi Tông Lý Huyên đều là những ông vua kém năng lực, thế lực nhà Đường xuống dốc trầm trọng. Ý Tông là ông vua kiêu mạn, xa xỉ lại dâm dật, tin dùng hoạn quan. Khi Ý Tông kế vị năm 859, sự giàu nghèo trong xã hội ngày càng có khoảng cách lớn, mâu thuẫn giai cấp càng tăng, khắp nơi dân chúng nổi dậy, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Cừu Phủ nổi dậy ở Chiết Giang số dân tham gia vào bộ chúng lên tới nghìn người. Ở mặt nam có nước Nam Chiếu nổi dậy chiến tranh với nhà Đường, đem quân đánh chiếm Giao Chỉ (nay là miền bắc Việt Nam). Trong khi quân phòng bị Nam Chiếu ở tại Quế Lâm cũng nổi dậy làm phản do cấp trên trì hoãn không cho họ về quê. Họ cướp lương và đưa thủ lĩnh Bàng Huân lên đứng đầu cuộc nổi loạn. Bàng Huân dẫn nghĩa quân bắc tiến đánh đến Từ Châu, bắt lấy viên Quan sát sứ ở Từ Châu là Thôi Ngạn Tằng, rất nhiều nông dân nổi dậy hưởng ứng, nhất thời thanh thế chấn động, chiếm cứ Hoài Khẩu, uy hiếp thành Trường An. Nhưng Bàng Huân lại muốn được triều đình chiêu an, ý muốn được phong làm Tiết độ sứ, thường cứ bỏ lỡ cơ hội tốt, đến năm 869 bị đại tướng nhà Đường là Khang Thừa Huấn đánh giết. Từ những năm đầu dân chúng khởi nghĩa, Ý Tông vẫn cứ không lo, chìm đắm trong thanh sắc vui thú, chỉ thích ai có công làm cho nhà vua vui vẻ, tin bọn gian nịnh, triều chính bại hoại đen tối. Ngày 19 tháng 7 năm 873, tức năm Hàm Thông thứ 14, Ý Tông băng hà, Hi Tông lên kế vị lúc 11 tuổi. Hi Tông suốt ngày chỉ thích đá gà với đánh cầu, ít khi lo việc quốc sự. Năm 874, loạn lạc đã nổi lên khắp nơi. Bấy giờ giá muối ngày càng tăng, phiên trấn thì binh lửa chẳng dứt, bách tính liền nhiều năm bị bọn cường hào địa chủ kiêm tịnh mất ruộng đất, nên xảy đói kém nghiêm trọng, mà phu thuế ngày càng nặng, theo Trung Quốc tông sử cương yếu của Giang Tăng Khánh.

Cao Biền làm Tây Xuyên tiết độ sứ

Năm 874, Đại Lễ tiến công vào Tây Xuyên của Đường, trị sở tại nước Thục Hán cũ, nay thuộc Thành Đô, Tứ Xuyên. Tiết độ sứ Tây Xuyên Ngưu Tùng không kháng cự nổi. Quân Đại Lễ tiến đến thủ phủ Thành Đô rồi triệt thoái, song Ngưu Tùng sợ Đại Lễ sẽ lại tiến công nên đã tập hợp người dân khu vực xung quanh vào trong thành Thành Đô. Đường Hy Tông lệnh cho các quân xung quanh: Hà Đông, Sơn Nam Tây đạo, Đông Xuyên phát binh cứu viện Tây Xuyên, trong khi lệnh cho Cao Biền tiến đến Tây Xuyên để giải quyết “man sự”. Năm 875, Cao Biền được bổ nhiệm là Tây Xuyên tiết độ sứ, theo sách Tư Trị Thông Giám quyển 252, và làm lệnh doãn Thành Đô theo sách Cựu Đường thư quyển 182. Cao Biền đã hạ lệnh mở cổng thành cho người dân ra ngoài trước khi ông đến thành này, vì ông nhận thấy sẽ có nhiều chuyện phức tạp nếu để nhiều người dân các xứ tụ tập bên trong tường thành Thành Đô. Người dân Thục qua việc này hài lòng về ông. Mùa xuân năm 875, Cao Biền tiến hành một số cuộc tiến công nhỏ thăm dò trừng phạt Đại Lễ, nhưng trọng tâm của ông là xây dựng Thành Đô theo mẫu hình thành Đại La và một số thành lũy trọng yếu tại biên giới với Đại Lễ. Theo mô tả, do ông tăng cường phòng thủ, Đại Lễ không còn tiếp tục tiến hành các cuộc tiến công vào Tây Xuyên nữa , song thỉnh cầu của Cao Biền tổng tiến công Đại Lễ  thì bị Đường Hy Tông từ chối, theo sách Tự Trị Thông Giám quyển 252.

Trong cuộc tiến công năm 870 của Đại Lễ vào Thành Đô, một quan lại là Dương Khánh Phục mộ được một đội quân gọi là “Đột Tương” đến tăng viện trấn thủ Thành Đô. Khi Cao Biền đến, ông đã hạ lệnh hủy bỏ nhiệm vụ của Đột Tương và thậm chí còn dừng cung cấp lương thực cho họ. Cao Biền là một tín đồ Đạo giáo mộ đạo, ông càng khiến các binh sĩ tức giận khi làm phép trước các trận chiến và tuyên bố việc này là cần thiết do binh sĩ Thục hèn yếu và sợ sệt. Ông cũng tước bỏ nhiệm vụ của các quan mà ban đầu là kẻ lại cấp thấp, lệnh dân gian đều phải dùng tiền túc mạch (mỗi xâu tiền đủ 10 đồng), nếu thiếu sẽ bị hặc tội hành lộ và mất mạng. Ông thực hiện các hình phạt nghiêm khắc, người Thục đều không ưa. Vào mùa hè năm 875, Đột Tương nổi dậy, tiến công vào phủ đình của Cao Biền, Cao Biền chạy trốn và không bị quân Đột Tương bắt được. Đô tướng Trương Kiệt suất 100 lính vào phủ đánh Đột Tương, Đột Tương triệt thoái khỏi nha môn. Sau đó, Cao Biền công khai tạ lỗi và phục chức danh và lương cho Đột Tương. Tuy nhiên, vào một đêm tháng sau đó, Cao Biền đã hạ lệnh bắt giữ và giết chết các binh sĩ Đột Tương và gia quyến của họ. Một phụ nữ trước khi lâm hình được ghi chép là mắng chửi Cao Biền, theo Tư Trị Thông Giám quyển 252. “Cao Biền, ngươi vô cớ tước bỏ chức danh, y lương của các tướng sĩ có công lao, khiến dân chúng trong thành phẫn nộ. Nhà ngươi may mắn được miễn, song không tự kiểm điểm lại tội lỗi, lại trá sát vạn người vô tội. Thiên địa quỷ thần, sao có thể cho phép người làm như vậy! Ta tất sẽ tố ngươi với Thượng đế, có ngày gia đình ngươi sẽ đều bị diệt như nhà ta hôm nay, oan ức ô nhục như ta hôm nay, sẽ phải lo sợ và đau khổ như ta hôm nay!” Cao Biền thậm chí còn muốn hành hình các binh sĩ Đột Tương không có mặt tại Thành Đô vào thời điểm xảy ra binh biến, và chỉ dừng lại khi thân lại Vương Ân can gián, và nói rằng ông là người phụng Đạo thì cần hiếu sinh ác sát, theo Tư Trị Thông Giám quyển 252.

Đoạn văn này sự hiểu của người đời sau có khác nhau. Có người tin vào lời một phụ nữ trước khi lâm hình được ghi chép là mắng chửi Cao Biền để chê ông là ác sát lúc xử lý binh biến. Đọc kỹ lại chính văn của Tư Trị Thông Giám thì thật ra không phải vậy. Quân Nam Chiếu thiện chiến (sau này Thái Bình Thiên Quốc cũng nổi lên ở vùng này xuýt làm sụp đổ nhà Thanh). Cao Biền đã sớm đề phòng nội gián quân dân gian tế trà trộn vào quân nhất thời nổi dậy trong ứng ngoài hợp sẽ rất khó ứng phó nên đã đưa dân phúc tạp ra ngoài, để ý đề phòng quân ‘Đột Tương’ tước bỏ nhiệm vụ của các quan mà ban đầu là kẻ lại cấp thấp, lệnh dân gian đều phải dùng tiền túc mạch (mỗi xâu tiền đủ 10 đồng), nếu thiếu sẽ bị hặc tội hành lộ và mất mạng, là cắt đứt hệ thống ‘địch ngầm hai mang’ thư lại truyền tin. Binh biến ‘Đột Tương’ xảy ra là một minh chứng Cao Biền lão luyện chiến trận và phán đoán sáng suốt.

Năm 876, Đại Lễ khiển sứ giả đến chỗ Cao Biền cầu hòa, song lại tập kích qua biên giới không ngừng, Cao Biền xử trảm vị sứ giả này. Sau đó, Đại Lễ lại gửi “mộc giáp thư” cho Cao Biền, yêu cầu được mượn Cẩm Giang cho ngựa uống nước. Cao Biền cho xây dựng phủ thành Thành Đô, tăng cường công sự phòng ngự. Cao Biền cũng phái hòa thượng Cảnh Tiên đến Đại Lễ, đảm bảo hòa bình và nói rằng triều đình Đường sẽ gả một công chúa cho hoàng đế Thế Long. Do các hành động của ông, Đại Lễ sau đó không còn quấy nhiễu, theo Tư Trị Thông Giám quyển 252.

Sách Việt sử Tiêu án của Ngô Thì Sĩ dẫn lời của sử thần Lê Văn Hưu và Ngô Sĩ Liên luận về Cao Biền:

“Lê Văn Hưu bàn rằng: Vì một Lý Trác tham tàn, đến nỗi gây nên họa người Mán cướp phá đến vài mươi năm, huống chi lại có người quá tệ hơn Lý Trác nữa. Được một Cao Biền biết đốc thúc, mà bình được vài vạn giặc Mán, huống chi có người hơn Cao Biền nữa. Vậy thì người khéo trị nước nên cẩn thận việc kén chọn Mục và Thú lắm.”

“Ngô Sĩ Liên bàn rằng: Cao Biền phá Nam Chiếu để cứu vớt dân đời bấy giờ, xây thành Đại La, làm mạnh thế đô ấp muôn năm, công to tát lắm. Đến như việc khơi cửa sông, đặt ra trạm, làm việc công bằng, hkông hề có chút tư tình nào, vẫn là việc có thể cảm được thần minh, mà được nhiều điểm tốt. Thời Ngũ Đại, Vương Thẩm Chi ở đất Mân, những người buôn bán qua lại, có sự ngăn trở ở Hoàng Kỳ, thế mà có một hôm sấm động, chỗ ấy thành ra hải cảng, người Mán theo về với Thẩm Chi, vì có đức chính cảm động đến người, nên gọi tên là Cam Đường Cảng. Việc của Cao Biền cũng giống như thế.

Cao Biền đổi đi Thiên Bình, tiến cử cháu là Cao Tầm thay mình (lúc trước Cao Biền đánh Nam Chiếu, Tầm đã làm tiền phong, xông vào rừng tên đạn, xướng xuất cho quân sĩ). Biền đi rồi, tù trưởng Nam Chiếu tên là Pháp lại ngạnh trở, nhà Đường dùng chính sách hoà thân, đem con gái tôn thất gả cho Pháp, Pháp sai tướng là bọn Triệu, Long, My, ba người đi rước vợ về. Cao Biền ở Dương Châu, dâng thư nói ba người ấy đều là người tâm phúc của Nam Chiếu, xin đánh thuốc độc cho chết đi, thì mới tính được quân Mán. Vua Đường nghe theo, ba người ấy chết rồi Nam Chiếu hết bọn mưu thần, suy yếu dần, tự đấy chúng không dám dòm ngó đất nước ta nữa.”

Cao Biền làm Kinh Nam tiết độ sứ

Năm 878, Cao Biền được bổ nhiệm làm Kinh Nam tiết độ sứ kiêm Diêm-thiết chuyển vận sứ, tức quản lý độc quyền muối và sắt cũng như cung cấp thực phẩm cho Trường An và Lạc Dương, theo Tư Trị Thông Giám quyển 253. Trị sở này thuộc đất Ngô thời Ngô Tôn Quyền Tam Quốc, nay là Kinh Châu tỉnh Hồ Bắc.

Kinh Châu là thủ phủ tỉnh Hồ Bắc Trung Quốc, nằm bên sông Dương Tử giữa trung độ của Trường Giang ở đồng bằng Giang Hán. Kinh Châu có một tầm chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị quân sự qua nhiều thời, đã từng là trung tâm vận tải và phân phối hàng hóa từ thời xa xưa. 6000 năm trước, con người đã sinh sống ở Kinh Châu, tạo ra nền văn hóa Đại Khê. Kinh Châu là kinh đô của 20 vị vua trong 411 năm của nước Sở thời Xuân Thu và Chiến Quốc. Về phía đông Kinh Châu là thành phố Vũ Hán là vùng Xích Bích nổi tiếng trong lịch sử thời Tam Quốc và trọng điểm của cuộc quyết chiến chiến lược Chiến tranh Trung Nhật sau này. Về phía tây Kinh Châu là khu vực Tam Hiệp nơi hiện nay là đập Tam Hiệp lớn nhất thế giới. Về phía nam là tỉnh Hồ Nam và phía bắc là thành phố Kinh Môn.

Thời bấy giờ, ngoài điểm nóng nhất là Nam Chiếu (Đại Lễ) tiến công vào Tây Xuyên của Đường mà Cao Biền đi trấn dẹp thì các nơi khác loạn lạc cũng nổi lên như ong. Năm 860, loạn ở Chiết Giang, đông tới 3 vạn vì nạn đói. Triều đình phái ba lộ quân, toàn là lính Hồi Hột, Thổ Phồn (không dùng lính Hán) đi tiễu trừ, bao vây thành; nông dân trong thành, già trẻ trai gái đều chống cự kịch liệt; giữ thành được 3 tháng, tới khi hết lương thực mới chịu thua. Năm 862 lại xảy ra loạn ở Từ Châu; Năm 868, một vụ nữa ở Quế Châu, triều đình phải cầu cứu với tộc Sa Đà; nghĩa quân mắng triều đình là “quốc tặc”, đem rợ vào giết dân, theo Trung Quốc tông sử cương yếu của Giang Tăng Khánh. Cao Biền vừa tạm yên Tây Xuyên đã được bổ nhiệm làm Kinh Nam tiết độ sứ kiêm Diêm-thiết chuyển vận sứ, tức quản lý độc quyền muối và sắt cũng như cung cấp thực phẩm cho Trường An và Lạc Dương. Ông đã chỉnh đốn được tình thế.

Ghê gớm nhất cuộc đại loạn Hoàng Sào, theo Trung Quốc thông sử – Tùy Đường Ngũ Đại sử của Phó Nhạc Thành 1993, cho hay:  Năm 875, (trước thời gian Cao Biền về trấn nhậm ở Kinh Châu ba năm) Vương Tiên Chi, Thượng Nhượng và Hoàng Sào trước sau nổi dậy ở đất Dự (nay thuộc tỉnh Hà Nam) và đất Lỗ (nay thuộc tỉnh Sơn Đông), hai quân đội khởi nghĩa dồn hợp lại đánh phá các thành trì ở Trung Nguyên. Quân của Hoàng Sào lại tiến xuống phía nam, đốt phá thành trì và cướp đoạt cả vùng đất Quảng Châu, lại xông vào hàng quán giết rất nhiều thương nhân vô tội người Tây Vực (tài liệu của Ả Rập ghi có tới 12 vạn ngoại nhân chết trong vụ đó).

Theo Tư Trị Thông Giám quyển 252, khởi nghĩa Hoàng Sào diễn ra trong khoảng thời gian từ 874 đến 884 khiến nhà Đường suy yếu nghiêm trọng rồi sụp đổ trong vòng vài thập niên sau đó. Hoàng Sào là người Oan Cú, Tào Châu, nay thuộc tây nam Hà Trạch Sơn Đông. Gia đình ông buôn lậu muối trong nhiều thế hệ (do triều đình Đường giữ độc quyền muối từ sau loạn An Sử), nhờ đó mà trở nên hưng thịnh. Hoàng Sào có tài kiếm thuật, cưỡi ngựa, bắn cung giỏi, có năng khiếu văn chương và giỏi tranh luận. Ông đã liên tục ứng thí nhiều kỳ thi, nhưng không đỗ, sau đó quyết tâm nổi dậy chống lại sự cai trị của nhà Đường. Hoàng Sào dùng tài sản của mình để chiêu mộ những con người tuyệt vọng đến phụng sự, có nhiều người giỏi giúp rập. Hoàng Sào có ít nhất một huynh là Hoàng Tồn, và ít nhất sáu đệ: Hoàng Tư Nghiệp, Hoàng Quỹ, Hoàng Khâm, Hoàng Bỉnh, Hoàng Vạn Thông, và Hoàng Tư Hậụ, theo Tấn Đường thư quyển 225 hạ.

Vương Tiên Chi và Thượng Quân Trường nổi dậy tại Trường Viên, nay là Tân Hưng, Hồ Nam năm 874 và đến năm 875 thì họ nhiều lần đánh bại Thiên Bình tiết độ sứ Tiết Sùng. Hoàng Sào cũng nổi dậy với vài nghìn người và hợp binh với Vương Tiên Chi, theo Tư Trị Thông Giám quyển 252. Năm 876, Vương Tiên Chi thông qua quan triều Đường là Vương Liêu, thân thích của tể tướng Vương Đạc, và Kì châu thứ sử Bùi Ác để đàm phán hòa bình với triều đình Trường An. Theo ý của Vương Đạc, Đường Hy Tông cử sứ giả đến tuyên bố sách phong Vương Tiên Chi làm quan. Tuy nhiên, Hoàng Sào lại không được phong chức gì, ông tức giận và nói: “Ban đầu chúng ta cùng lập đại thệ, hoành hành Thiên hạ. Nay chỉ mình ngươi được nhận chức quan tả quân, 5000 binh sĩ ở đây biết về đâu?” Hoàng Sào đánh vào đầu Vương Tiên Chi, các binh sĩ nổi dậy cũng đồng thanh phản đối hòa giải. Vương Tiên Chi lo sợ trước cơn thịnh nộ của quân sĩ nên quay sang chống lại Bùi Ác và cướp phá Kì châu. Tuy nhiên, sau đó đội quân nổi dậy bị phân thành hai nhóm, một nhóm theo Vương Tiên Chi, và một nhóm đi theo Hoàng Sào.

Năm 877, Hoàng Sào công chiếm thủ phủ Vận châu của Thiên Bình quân, giết chết Tiết độ sứ Tiết Sùng, và sau đó công chiếm Nghi châu ở Sơn Đông. Mùa hè năm 877, Hoàng Sào hội quân với Thượng Nhượng tại Tra Nha Sơn ở Hà Nam. Hoàng Sào và Vương Tiên Chi sau đó lại hợp binh trong một thời gian ngắn và bao vây tướng Đường là Bình Lô tại Tống Châu Hà Nam. Tuy nhiên, một tướng Đường khác là Trương Tự Miễn sau đó đem quân tiến đến và đánh bại quân nổi dậy, họ phải bỏ bao vây Tống Châu và phân tán, theo Tư Trị Thông Giám quyển 253. Cuối năm 877, Hoàng Sào cướp phá Kì châu và Hoàng Châu, Vũ Hán nhưng bị tướng Đường là Tăng Nguyên Dụ đánh bại. Hoàng Sào sau đó chiếm được Khuông Thành và Bộc châu và đầu năm 878 bao vây Bạc Châu An Huy thì  Vương Tiên Chi bị Tăng Nguyên Dụ tiêu diệt, Thượng Nhượng đem tàn dư đội quân của Vương Tiên Chi đến hợp binh với Hoàng Sào tại Bạc châu. Thượng Nhượng đề nghị Hoàng Sào xưng vương. Hoàng Sào lấy hiệu là Xung Thiên đại tướng quân, cải nguyên “Vương Bá”, nhằm thể hiện sự độc lập với triều đình Đường. Sau đó, Hoàng Sào lại công chiếm Nghi châu và Bộc châu, song sau lại phải chịu một số thất bại trước quân Đường. Do đó, Hoàng Sào viết thư cho Thiên Bình tiết độ sứ mới được bổ nhiệm là Trương Tích, nhờ Trương Tích thượng biểu xin triều đình phong quan cho mình. Theo đề xuất của Trương Tích, Đường Hy Tông hạ chiếu bổ nhiệm Hoàng Sào là ‘hữu vệ tướng quân’, song lệnh cho Hoàng Sào đưa quân đến Vận châu giải giáp trước khi đến Trường An. Trước các điều kiện này, Hoàng Sào từ chối tuân chỉ, ông tiến công các huyện thị của  Hà Nam. Đường Hy Tông do đó phái quân lính từ ba lộ quân đến trấn thủ đông đô Lạc Dương, cũng lệnh cho Tăng Nguyên Dụ tiến đến Lạc Dương. Do quân Đường tập trung trấn thủ Lạc Dương, Hoàng Sào đã chuyển sang tiến về phương nam theo Tư Trị Thông Giám quyển 253.

Cao Biền làm Trấn Hải tiết độ sứ

Năm 878, sau khi Chiêu thảo phó sứ Tăng Nguyên Dụ đánh bại và giết chết thủ lĩnh nổi dậy Vương Tiên Chi, các tướng sĩ của Vương Tiên Chi tan rã, một phần dư đảng cướp phá Trấn Hải, trị sở nay thuộc Trấn Giang, Giang Tô. Do nhiều tướng sĩ của Vương Tiên Chi xuất thân từ Thiên Bình, còn Cao Biền lại có uy danh tại Thiên Bình, Đường Hy Tông đã chuyển Cao Biền đến Trấn Hải làm tiết độ sứ kiêm Nhuận Châu thứ sử theo Tư Trị Thông Giám quyển 253. Cao Biền được phong là Yên quốc công, tước vị là kiểm hiệu tư không, theo Cựu Đường thư quyển 182, mục đích là khiến dư đảng của Vương Tiên Chi quy phục ông, tuy nhiên sau đó hầu hết dư đảng của Vương Tiên Chi đã gia nhập vào đội quân nổi dậy của Hoàng Sào.

Năm 879, Cao Biền khiển bộ tướng Trương Lân và Lương Toản phân đạo tiến đánh Hoàng Sào, kết quả giành được thắng lợi, một số tướng của Hoàng Sào đầu hàng, trong đó có Tần Ngạn, Tất Sư Đạc, và Lý Hãn Chi. Sau thất bại này, Hoàng Sào phải tiến về phía nam, hướng đến Lĩnh Nam Đông đạo, theo Tư Trị Thông Giám quyển 253.

Hoàng Sào khi tiến đến gần thủ phủ Quảng Châu của Lĩnh Nam Đông đạo, Cao Biền đã thượng tấu tới Đường Hy Tông, thỉnh cầu cho ông được suất lĩnh quân đánh Hoàng Sào, theo đó đô tri binh mã sứ Trương Lân đem 5.000 binh thủ Sâm châu Hồ Nam, binh mã lưu hậu Vương Trọng Nhâm đem 8.000 lính đến chặn tại Tuần Châu Quảng Đông và Triều châu Quảng Đông, và Cao Biền đem một vạn lính tiến thẳng đến Quảng Châu đánh Hoàng Sào. Cao Biền cho rằng Hoàng Sào nghe thấy ông tiến quân đến thì tất sẽ chạy trốn, vì thế xin Đô thống Vương Đạc đem ba vạn bộ binh đến thủ tại Ngô châu, Quế châu, Chiêu châu (thuộc Quảng Tây), và Vĩnh châu (thuộc Hồ Nam) nhằm đánh chặn Hoàng Sào. Tuy nhiên, Đường Hy Tông từ chối đề xuất của Cao Biền. Hoàng Sào vì thế đã chiếm giữ Quảng Châu một thời gian, trong khi Đường Hy Tông chuyển Cao Biền sang Hoài Nam làm tiết độ sứ; tiếp tục đảm nhiệm chức Diêm-thiết chuyển vận sứ, Chu Bảo kế nhiệm Cao Biền tại Trấn Hải, theo sách Tư Trị Thông Giám tập 253.

Vương Đạc được Hoàng đế Đường phong là ‘Nam diện hành doanh chiêu thảo đô thống’ và Kinh Nam tiết độ sứ, Vương Đạc bổ nhiệm Lý Hệ là ‘hành doanh phó đô thống’, kiêm Hồ Nam quan sát sứ, ngăn chặn đường tiến về phương bắc của Hoàng Sào. Trong khi đó, Hoàng Sào viết thư cho Chiết Đông quan sát sứ Thôi Cầu và Lĩnh Nam Đông đạo, tiết độ sứ Lý Điều, trị sở ở Quảng Châu ngày nay,  xin họ làm trung gian dàn xếp giúp ông, nói rằng sẽ chịu quy phục triều đình nếu được phong là Thiên Bình tiết độ sứ. Thôi Cầu và Lý Điều chuyển tiếp đề xuất của Hoàng Sào về Trường An, song Đường Hy Tông từ chối. Hoàng Sào sau đó trực tiếp thượng biểu cho Đường Hy Tông, đề nghị được bổ nhiệm là Lĩnh Nam Đông đạo tiết độ sứ. Tuy nhiên, do sự phản đối của tể tướng Vu Tông, Đường Hy Tông vẫn tiếp tục từ chối đề xuất của Hoàng Sào, chỉ đồng ý để Hoàng Sào làm ‘phủ soái’. Hoàng Sào nhận được chiếu chỉ thì tức giận và xem đây là một hành động sỉ nhục. Vào mùa thu năm 879, Hoàng Sào tiến công Quảng châu, thủ phủ của Lĩnh Nam Đông đạo, chiếm được thành sau một ngày bao vây và bắt giữ Lý Điều. Hoàng Sào đề nghị Lý Điều một lần nữa thượng biểu cho Đường Hy Tông, song lần này Lý Điều từ chối và bị hành quyết, theo Tư Trị Thông Giám quyển 253.

Theo sách Tự Trị Thông Giám quyển 253, Tể tướng Vương Đạt là người được cả hai hoạn quan Điền Lệnh Tư và Đồng bình chương sự Trịnh Điền đều đồng lòng tiến cử cho rằng Đường Hi Tông khi ông vua 11 tuổi này kế vị Đường Ý Tông qua đời năm 873. Do vậy Vương Đạc nhanh chóng được triều hồi về kinh thành giữ chức Tả bộc xạ, và đến năm 876 thì được phục chức Đồng bình chương sự, đồng thời được bổ nhiệm làm Môn hạ thị lang, để giúp triều đình đối phó với các cuộc khởi nghĩa nông dân, trong đó mạnh nhất là cuộc nổi dậy của Vương Tiên Chi cùng Hoàng Sào. Cuối năm 876, Vương Tiên Chi chiếm được Nhữ châu và bắt được em của Vương Đạc là thứ sử Vương Liêu. Kỳ châu thứ sử Bùi Ác sau khi hòa đàm với Vương Liêu (bị Vương Tiên Chi ra lệnh), đã thượng biểu thỉnh triều đình phong quan cho Vương Tiên Chi để chiêu dụ người này. Hầu hết các đại thần bày tỏ phản đối, song do Vương Đạc kiên quyết, Đường Hy Tông đã ban chiếu chỉ bổ nhiệm Vương Tiên Chi là ‘Tả Thần Sách quân áp nha’ kiêm ‘Giám sát ngự sử’. Tuy nhiên, do Hoàng Sào phản đối thỏa thuận, Vương Tiên Chi đã quay sang cướp phá Kỳ châu. Năm 877, trong lúc triều đình vẫn đang tiến hành trấn áp cuộc nổi dậy của Vương Tiên Chi và Hoàng Sào, Vương Đạc và đồng cấp là Lô Huề xảy ra bất đồng lớn với Trịnh Điền về việc bổ nhiệm tương sĩ; Vương Đạc và Lô Huề muốn Trương Tự Miễn nằm dưới quyền chỉ huy của Tống Uy, song Trịnh Điền phản đối vì sợ Tống Uy sẽ lạm quyền mà giết chết Tự Miễn. Do hai bên mâu thuẫn gay gắt, Vương Đạc và Lô Huề thượng biểu xin được bãi miễn chức vị, còn Trịnh Điền thượng biểu được quy Xuyên dưỡng bệnh, Đường Hy Tông đều không cho phép. Năm 878, tướng quân Tăng Nguyên Dụ đánh bại và giết chết Vương Tiên Chi, song Hoàng Sào tiếp tục là một mối đe dọa với triều đình Đường. Năm 879, Vương Đạc được bổ nhiệm giữ chức Tư đồ kiêm Thị trung, Kinh Nam tiết độ sứ, Nam diện hành doanh chiêu thảo đô thống. Khi Vương Đạc đến Kinh Nam, ông lập tức tiến hành chuẩn bị phòng thủ. Tuy nhiên, ông lại bổ nhiệm Lý Hệ đem 5 vạn tinh binh đến đóng quân ở Đàm châu ngăn cản Hoàng Sào, mặc dù Lý Hệ không có tài quân sự, lý do là vì Lý Hệ giỏi ăn nói và là chắt của đại tướng Lý Thịnh. Vào mùa đông năm 879, Hoàng Sào tiến công Lý Hệ và dễ dàng giành được chiến thắng. Do chưa thu thập đủ lượng binh sĩ như mong đợi, Vương Đạc chạy đến thủ phủ Giang Lăng của Kinh Nam rồi để thuộc hạ là Lưu Hán Hoành ở lại phòng thủ, song ngay khi ông dời khỏi Giang Lăng, Lưu Hán Hoành đã cho quân cướp phá Giang Lăng rồi nổi dậy. Sau hậu quả của sự việc này, tháng 12 âm lịch, Vương Đạc bị giáng làm Thái tử tân khách (mặc dù khi đó chưa lập Thái tử), và phải đến nhậm chức tại đông đô Lạc Dương. Chức vụ đô thống của ông được giao lại cho Hoài Nam tiết độ sứ Cao Biền.

Người đời sau tiếc cho mưu lược Cao Biền thời ông làm Trấn Hải tiết độ sứ hiến kế cho Đường Hy Tông đã không được tin dùng nên năm 879 nhà Đường đã bỏ lỡ cơ hội giải quyết loạn Hoàng Sào.

Cao Biền làm Hoài Nam tiết độ sứ

Sau khi Cao Biền chuyển đến Hoài Nam, mục tiêu trọng tâm của của triều Đường là phải giải quyết  loạn Hoàng Sào Trương Lân tiếp tục giành được thắng lợi trước Hoàng Sào. Lô Huề do từng tiến cử Cao Biền làm đô thống, nay được phục chức Đồng bình chương sự. Lô Huề tiếp tục tiến cử Cao Biền là Chư đạo hành doanh binh mã đô thống, Đường Hy Tông chấp thuận. Trong khi đó, Cao Biền truyền hịch chinh Thiên hạ, mộ thêm 7 vạn quân, uy vọng đại chấn triều đình, theo sách Tư Trị Thông Giám quyển 253.

Theo Tư Trị Thông Giám, quyến 254, Lư Huề tên tự là Tử Thăng, là một quan lại triều Đường, đã hai lần giữ chức Đồng bình chương sự dưới triều đại của Đường Hi Tông, Ông chưa rõ ngày sinh nhưng mất ngày 8 tháng 1 năm 881, trước 6 năm khi Cao Biền thành phản thần và bị giết. Các sử gia truyền thống đổ lỗi việc ông đã đặt tin tưởng nhầm vào tài năng của tướng Cao Biền trong việc trấn áp loạn Hoàng Sào là nguyên nhân khiến Trường An thất thủ cũng như sự sụp đổ sau này của đế chế. Lư Huề là người tín nhiệm Cao Biền. Gia đình Lư Huề xưng là người Phạm Dương Bắc Kinh , song đến đời Lư Huề thì định cư tại Trịnh Châu Hà Nam theo sách Tân Đường Thư quyển 184, Tổ phụ của Lư Huề là Lư Tổn không được liệt kê giữ chức quan nào trong Tể tướng thế hệ biểu của Tân Đường thư quyển 73, mặc dù phần liệt truyện viết về ông trong Cựu Đường thư quyển 178, thì ghi phụ thân ông là Lư Cầu từng đỗ Tiến sĩ, từng làm quan ở các địa phương, cuối cùng giữ chức quận thủ, song phần tể tướng thế hệ biểu thì không đề cập đến chức quan nào. Theo sách Cựu Đường thư quyển 178, Lư Huề đỗ Tiến sĩ vào năm 853, dưới triều đại của Đường Tuyên Tông. Sau đó, ông trở thành Tập hiền hiệu lý, rồi đi làm quan ở địa phương. Đến giữa những năm 860 – 874 thời Đường Ý Tông, ông được triệu hồi về Trường An giữ chức Hữu thập di, Điện trung Thị ngự sử. Sau đó, ông được chuyển sang Thượng thư tỉnh, giữ chức Huyện lệnh Trường An, rồi thứ sử Trịnh Châu. Sau này, Lư Huề lại được triệu hồi về Trường An để giữ chức Gián nghị đại phu. Đầu những năm Càn Phù thời Đường Hy Tông, Lư Huề được bổ nhiệm là Hàn lâm học sĩ, Trung thư xá nhân. Đến cuối những năm Càn Phù, ông được thăng chức thị lang bộ Hộ, Hàn lâm học sĩ thừa chỉ. Năm 874, Lư Huề tấu  biểu cho Đường Hi Tông đề xuất chủ trương bãi miễn các loại thuế và tiếp tục xuất lương thực từ kho lương để cứu tế các nơi bị nạn đói do hạn hán ở phần trung tâm của đế chế. Đường Hi Tông khen ngợi Lư Huề và hạ lệnh thực hiện các kiến nghị của ông, song trên thực tế không có hành động nào diễn ra trên thực tế, theo Tư Trị Thông Giám quyển 252.

Vào mùa đông năm 874, Lư Huề cùng anh em họ là Trịnh Điền được bổ nhiệm giữ chức Đồng bình chương sự, trở thành Tể tướng trên thực tế.Tuy nhiên, mặc dù có quan hệ họ hàng, Lư Huề và Trịnh Điền thường chính kiến bất đồng. Năm 877, khi quân triều đình đang phải dành nhiều sức lực để trấn áp cuộc khởi nghĩa của Hoàng Sào, Lư Huề cùng Vương Đạc và Trịnh Điền xảy ra mâu thuẫn về việc có nên để tướng Trương Tự Miễn nằm dưới quyền của Tống Uy hay không; trong đó Vương Đạc và Lư Huề ủng hộ còn Trịnh Điền thì phản đối, biện luận Tống Uy có thể tìm cách xử tử Trương Tự Miễn vì hai người này đang kình địch nhau. Vương Đạc và Lư Huề thượng biểu xin được bãi miễn chức vị, còn Trịnh Điền thượng biểu được về Xuyên dưỡng bệnh, Đường Hy Tông đều không cho phép. Sau khi Vương Đạc trở thành Nam diện hành doanh Chiêu thảo Đô thống, Lư Huề cũng không hài lòng trước diễn biến này, và ông phản đối đề xuất sau đó của Chiết Đông quan sát sứ Thôi Cầu với nội dung là bổ nhiệm Hoàng Sào làm Lĩnh Nam Đông đạo tiết độ sứ nhằm chiêu dụ Hoàng Sào. Thay vào đó, Hoàng Sào chỉ được triều đình trao cho một chức quan cấp thấp, điều này càng khiến Hoàng Sào bực tức và giữa hai bên sau đó không còn có hòa đàm.

Năm 878, Tây Xuyên tiết độ sứ Cao Biền đề xuất gả một công chúa hoàng tộc Đường cho hoàng đế Nam Chiếu Long Thuấn để “hòa thân”. Lư Huề ủng hộ đề xuất, còn Trịnh Điền thì phản đối, hai bên tranh luận kịch liệt đến độ Lư Huề ném một nghiên mực xuống đất, làm nó bị vỡ. Khi Đường Hi Tông hay tin thì nói: Đại thần mắng nhiếc lẫn nhau, sao có thể làm gương cho tứ hải? Do vậy, cả Trịnh Điền và Lư Huề đều bị bãi chức Đồng bình chương sự, giáng làm Thái tử Tân khách và phái đến đông đô Lạc Dương thay thế họ là Đậu Lô Triện và Thôi Hàng, theo Tư Trị Thông Giám quyển 253.

Vương Đạt và Lý Hệ chặn Hoàng Sào thất bại,  Lô Huề được nhanh chóng triệu về kinh thành nhậm chức thượng thư bộ Binh. Đến tháng 12 âm lịch năm 879, tiết độ sứ Hoài Nam Cao Biền sai Trương Lân đi đánh Hoàng Sào, kết quả liên tiếp thắng lợi. Lư Huề từng tiến cử Cao Biền giữ chức Đô thống, nhân cơ hội này lại được tin dùng. Lô Huề do đó được bổ nhiệm là Môn hạ Thị lang, và một lẫn nữa giữ chức Đồng bình chương sự. Lư Huề thay thế nhiều tướng lĩnh mà Vương Đạc và Trịnh Điền đã bổ nhiệm trước đây ở các quân khác nhau. Theo ý của Lư Huề, Đường Hi Tông bổ nhiệm Cao Biền là Chư đạo hành doanh Binh mã Đô thống. Cao Biền tập hợp được 7 vạn quân, và khi đó triều đình Đường tin chắc rằng Cao Biền có thể tiệt trừ cuộc khởi nghĩa của Hoàng Sào, song cũng có một vài quan lại tỏ ý e dè.  Lư Huề có thể kiểm soát việc triều chính do có quan hệ thân thiết với Cao Biền và Tả Thần Sách Điền Lệnh Tư, Theo sách Tư Trị Thông Giám, quyển 253.

Giữa năm 880, Lư Huề bị đột quỵ và không thể đi lại. Sau đó, ông phục hồi và có thể yết cáo Đường Hi Tông và được vua miễn lễ. Lư Huề dù bị bệnh, vẫn tiếp tục là một nhân vật trọng yếu trong triều đình Đường cùng tả thần sách Điền Lệnh Tư và đô thống Cao Biền. Tuy nhiên, do bệnh tình khiến ông không thể tập trung vào việc xử lý quốc sự, thân lại là Dương Ôn và Lý Tu đã ra nhiều quyết định thay cho ông, song hai người này công khai nhận hối lộ. Đậu Lô Triện cũng không thực sự có tài, vì thế người này làm theo các quyết định của Lư Huề. Trong khi đó, Đường Hy Tông không còn tiếp tục hoàn toàn ủng hộ “hòa thân” với Nam Chiếu, và theo đề xuất của Lư Huề và Đậu Lô Triện, Hi Tông phái Tào vương Lý Quy Niên và Từ Vân Kiền đi sứ sang Nam Chiếu tiếp tục đàm phán, ngăn chặn khả năng Nam Chiếu tiến công, theo Tư Trị Thông Giám quyển 253.

Năm 880, triều Đường quốc khố hao mòn kiệt quệ do các chiến dịch trấn áp nổi dậy, có tấu trình đề xuất buộc các phú hộ và hồ thương phải cho triều đình vay một nửa tài sản của họ. Cao Biền thượng ngôn rằng nay toàn đế chế bị ảnh hưởng bởi nạn đói lan rộng và người dân lũ lượt tham gia nổi dậy, chỉ còn các phú hộ và thương gia là còn ủng hộ triều đình, nếu “vay” tước tài sản của họ sẽ khiến quý tộc và thương gia trở mặt quay sang làm phản. Đường Hy Tông do đó hủy bỏ kế hoạch. Mùa hè năm 880, Hoàng Sào trong khi Bắc phạt bị sa lầy tại Tín châu, nay thuộc Thượng Nhiêu Giang Tây, còn quân lính bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh từ khi còn ở Lĩnh Nam. Đương thời, khi Trương Lân chuẩn bị tiến công, Hoàng Sào thấy sẽ không chống nổi nên đã hối lộ cho Trương Lân, và viết thư cho Cao Biền thỉnh hàng. Cao Biền muốn tiếp nhận sự đầu hàng của Hoàng Sào nhằm lập công, đã thượng tấu thỉnh cầu triều đình phong cho Hoàng Sào làm tiết độ sứ. Hơn nữa, mặc dù quân tiếp viện từ các quân Chiêu Nghĩa Sơn Tây, Cảm Hóa Giang Tây, và Nghĩa Vũ Hà Bắc đang tiến đến Hoài Nam, do không muốn công lao bị chia sẻ nên Cao Biền đã thượng tấu nói rằng ông không còn cần trợ giúp và xin trả lại quân tiếp viện. Hoàng Sào khi nhận thấy các đội quân tiếp viện rời khỏi Hoài Nam  đã cắt đứt quan hệ với Cao Biền, lúc này Hoàng Sào lại chiếm ưu thế trên chiến trường.  Cao Biền tức giận và hạ lệnh cho Trương Lân tiến công, Trương Lân tử trận, theo Tư Trị Thông Giám, quyển 253. Mùa thu năm 880, Hoàng Sào vượt Trường Giang tại Thái Thạch nay là Mã An Sơn An Huy và tiến sâu vào lãnh địa Hoài Nam. Cao Biền lúc này không còn dũng tướng bên cạnh nên không nghe lời Tất Sư Đạt mà tránh giao chiến và khẩn cấp báo triều đình cứu viện. Đường Hy Tông vừa không cho quân cứu viện vừa ban chiếu chỉ khiển trách Cao Biền trước đó đã trả lại quân tiếp viện, Cao Biền thượng tấu có ý châm biến Đường Hy Tông vì Hoàng đế từng chấp thuận đề xuất trả lại quân tiếp viện của ông. Cao Biền thất vọng cáo bệnh không giao chiến. Hoàng Sào lập tức né tranh binh lực Cao Biền và rộng đường tiến về phía bắc, hướng đến Lạc Dương và Trường An, theo Tư Trị Thông Giám quyển 251.

Đến mùa đông năm 880, Hoàng Sào tiến đến Đồng Quan, Điền Lệnh Tư và thượng thư Thôi Hàng đề xuất Đường Hy Tông chạy đến Tam Xuyên. Thoạt đầu, Đường Hy Tông từ chối và lệnh cho Điền Lệnh Tư đưa thân quân đi phòng thủ Đồng Quan. Tuy nhiên, Điền Lệnh Tư chỉ tập hợp được các binh sĩ mới nhập ngũ và thiếu kinh nghiệm, họ không thể cứu viện cho đội quân triều đình đã trấn thủ ở Đồng Quan từ trước.

Vào khoảng tết năm 881  Hoàng Sào chiếm được Đồng Quan tiến gần đến Trường An. Đường Hy Tông đã quyết định từ bỏ kinh thành và chạy đến Tây Xuyên và ban một chiếu chỉ cho phép Cao Biền bổ nhiệm các tướng lĩnh và quan lại mà ông nhận thấy phù hợp, song Cao Biền vẫn không suất quân. Lư Huề liên tục nhận được tin xấu, không biết phải phản ứng thế nào, chỉ còn cách xưng bệnh không ra khỏi phủ. Điền Lệnh Tư đổ lỗi về thất bại cho Lư Huề, vua giáng Lư Huề làm Thái tử Tân khách; Vương Huy và Bùi Triệt được cử thay thế Lư Huề. Đêm hôm đó, Lư Huề uống rượu độc tự sát. Sau đó, Điền Lệnh Tư đưa Đường Hy Tông cùng bốn thân vương và một vài phi tần chạy khỏi Trường An, tiến về Thành Đô, thủ phủ của Tây Xuyên. Hoàng Sào chiếm được Trường An, thoạt đầu ông ta sống trong phủ của Điền Lệnh Tư song sau đó đã chuyển vào hoàng cung và xưng đế, đặt quốc hiệu là “Đại Tề” Khi Hoàng Sào chiếm được Trường An đã cho đào quan tài của Lư Huề lên rồi xé xác phanh thây tại thành, theo Tư Trị Thông Giám quyển 254.

Cao Biền truyền hịch tứ phương hợp binh thảo Hoàng Sào. Ông dời khỏi thành với 8 vạn binh lính và đóng quân tại Đông Đường, ngay phía đông thành, song từ chối tiếp tục tiến quân. Cao Biền cũng lệnh cho các quân lân cận đến hợp binh, song Chu Bảo phát hiện ra rằng Cao Biền không thực tâm muốn tiến công Hoàng Sào, vì thế người này đã từ chối huy động binh sĩ Trấn Hải hợp binh với Cao Biền, mà cho rằng Cao Biền đang có ý muốn chống mình. Hai bên trao đổi thư tín với ngôn từ gay gắt, và sau đó, tình bằng hữu giữa họ hoàn toàn chấm dứt. Sau đó, Cao Biền dùng sự thù địch của Chu Bảo làm nguyên cớ để giải tán binh sĩ. Trong khi đó có hai con trĩ bay vào trong Quảng Lăng phủ, có thầy bói nói rằng đây là một điềm xấu, thành ấp sẽ trống rỗng, theo sách Tư Trị Thông Giám quyển 254.

(Tạm dừng đối chiếu sự kiện ở đây, phần dưới là chép đúng Wikipedia dịch từ 3 bộ sách sử cũ nêu trên, mà chỉ nêu sự kiện chứ không có bàn luận hoặc chú giải. Điền Lệnh Tư là một bí ẩn giải mật những uẩn khúc thời mạt Đường. Cao Biền và Chu Bảo trước đó chơi thân với nhau rất thân, nhưng sau vì việc nhận thức về triều Đường và các vị vua thời mạt Đường để ‘ làm nguyên cớ giải tán binh mã’  cũng là một bí ẩn lịch sử không dễ thấy.

Sử Trung Quốc chép về những năm Hậu Đường và cái chết của Cao Biền, đã viết:

Điền Lệnh Tư ( ? – 893), tên tự Trọng Tắc, là một hoạn quan đầy quyền lực trong triều đại của Đường Hy Tông. Trong hầu hết thời gian Đường Hy Tông trị vì, Điền Lệnh Tư kiểm soát triều đình do có mối quan hệ thân cận với hoàng đế, cũng như có quyền kiểm soát Thần Sách quân. Ông vẫn giữ được địa vị của mình khi Đường Hy Tông phải chạy trốn đến Tây Xuyên để tránh loạn Hoàng Sào. Đến cuối thời gian trị vì của Đường Hy Tông, Điền Lệnh Tư buộc phải từ bỏ quyền lực sau khi tranh chấp với quân phiệt Vương Trọng Vinh, rồi đến nương nhờ anh là Tây Xuyên tiết độ sứ Trần Kính Tuyên. Tuy nhiên, đến năm 891, Vương Kiến đã đoạt lấy Tây Xuyên và giết chết Trần Kính Tuyên cùng Điền Lệnh Tư.

Đường Ý Tông qua đời năm 873, Lý Nghiễm được các hoạn quan Lưu Hành Thâm và Hàn Văn Ước những người chỉ huy Thần Sách quân,  tôn làm hoàng đế, tức Đường Hy Tông. Ngay sau khi trở thành hoàng đế, Đường Hy Tông bổ nhiệm Điền Lệnh Tư giữ chức ‘xu mật sứ’, và đến năm 875 thì thăng Điền Lệnh Tư làm ‘Tả Thần Sách quân trung úy’. Do Đường Hy Tông mới 14 tuổi (âm) nên thích dành nhiều thì giờ để du hí, chính sự đều ủy quyền cho Điền Lệnh Tư quyết định, Hoàng đế thậm chí gọi Điền Lệnh Tư là “a phụ”. Bất cứ khi nào gặp Đường Hy Tông, Điền Lệnh Tư đều chuẩn bị hai khay hoa quả, cùng ăn uống với thánh thượng. Theo đề xuất của Điền Lệnh Tư, phần lớn tài sản của các thương nhân Trường An bị triều đình tịch thu và nhập vào quốc khố. Bất cứ ai dám than phiền đều bị giết chết, các quan lại triều đình thì không dám can thiệp.

Cao Biền trên danh nghĩa là đô thống trấn áp Hoàng Sào, song ông từ chối tiến hành các hành động chống lại Đại Tề của Hoàng Sào. Tại Tây Xuyên, thị trung Vương Đạc đề xuất được giao quyền thống lĩnh các chiến dịch chống Đại Tề, và đến mùa xuân năm 882 thì Đường Hy Tông bổ nhiệm Vương Đạc là Chư đạo hành doanh đô thống, song Cao Biền vẫn được giữ chức Hoài Nam tiết độ sứ và Diêm-thiết chuyển vận sứ. Vào thời điểm này, Cao Biền ngày càng trở nên rất tin tưởng vào phương sĩ Lã Dụng Chi, cùng kì đảng là Trương Thủ Nhất và Gia Cát Ân, đến nỗi Lã Dụng Chi nắm quyền kiểm soát quân trên thực tế, bất cứ ai dám lên tiếng chống lại Lã Dụng Chi đều phải chết

Vào mùa hè năm 882, Đường Hy Tông ban cho ông chức Thị trung song bãi chức Diêm-thiết chuyển vận sứ. Cao Biền thấy vừa mất quyền và vừa mất lợi thì cảm thấy tức giận, sai người thảo biểu tự tố với lời lẽ bất kính, trong đó phàn nàn rằng ông không được trao đủ quyền, rằng Vương Đạc và Thôi An Tiềm bất tài, so sánh Đường Hy Tông với các vị hoàng đế vong quốc Tần Tử Anh và Hán Canh Thủy Đế. Đường Hy Tông sai Trịnh Điền thảo chiếu trách cứ Cao Biền, dùng lời lẽ gay gắt, và sau đó, Cao Biền từ chối nộp bất kỳ khoản thuế nào cho triều đình.[11]

Năm 885, Hoàng Sào bị đánh bại và Đường Hy Tông trở về Trường An, Tả Thần Sách trung úy Điền Lệnh Tư sau đó lại xung đột với Hà Trung[chú 25] tiết độ sứ Vương Trọng Vinh. Trước tình hình rối loạn, Tĩnh Nan tiết độ sứ Chu Mai đã lập một thành viên trong tông thất triều Đường là Lý Uân làm nhiếp chính. Chu Mai hy vọng liên minh với Cao Biền nên đã yêu cầu Lý Uân ban một chiếu chỉ bổ nhiệm Cao Biền giữ chức Trung thư lệnh, Giang Hoài diêm thiết chuyển vận đẳng sứ, Chư đạo hành doanh binh mã đô thống. Đáp lại, Cao Biền thượng tấu thỉnh Lý Uyên tức vị.[12]

Trong khi đó, Cao Biền bắt đầu nhận ra rằng Lã Dụng Chi trên thực tế là người cai quản Hoài Nam, và bản thân ông không còn có thể độc lập thi hành quyền lực. Cao Biền cố gắng kiềm chế quyền lực của Lã Dụng Chi, Lã Dụng Chi do đó bắt đầu lên kế hoạch loại bỏ Cao Biền.[2][12] Đương thời, theo ghi chép thì tại Dương châu xuất hiện nhiều điềm gở, song khi Chu Bảo buộc phải chạy trốn khỏi Nhuận châu sau một cuộc binh biến vào năm 887, Cao Biền tin rằng các điềm gở này là ám chỉ đến Chu Bảo, nghĩ rằng bản thân sẽ an toàn.[12]

Đến mùa hè năm 887, phản tướng Tần Tông Quyền chuẩn bị tiến công vào Hoài Nam, Cao Biền chuẩn bị phòng thủ. Đương thời, Tất Sư Đạc tin rằng Lã Dụng Chi tiếp theo sẽ có hành động chống lại mình, vì thế đã tập hợp binh lính cùng với Trịnh Hán Chương(鄭漢章) và Trương Thần Kiếm (張神劍) nổi dậy, bao vây Dương châu. Cao Biền bố trí phòng thủ tại quân phủ, giao cho cháu là Cao Kiệt (高傑) chỉ huy, chống lại Lã Dụng Chi. Cao Biền khiển thuộc hạ là Thạch Ngạc (石鍔) cùng ấu tử của Tất Sư Đạc đến gặp Tất Sư Đạc. Tất Sư Đạc lệnh cho ấu tử của mình về chỗ Cao Biền truyền đạt lại: “Hễ Lệnh công trảm Lã và Trương (tức Trương Thủ Nhất) để thể hiện với Sư Đạc, Sư Đạc sẽ không dám phụ ân, nguyện cho thê tử đến làm tin.” Cao Biền lo sợ rằng Lã Dụng Chi có thể ra tay đồ sát gia quyến của Tất Sư Đạc, vì thế đem gia quyến của Tất Sư Đạc đến viện để bảo vệ. Từ thời điểm này, cuộc chiến tại Dương châu diễn ra giữa ba bên: Tất Sư Đạc, Cao Biền và Lã Dụng Chi.[2]

Do không thể nhanh chóng chiếm được Dương châu, Tất Sư Đạc cầu viện Tuyên Thiệp[chú 27] quan sát sứ Tần Ngạn (秦彥), Tần Ngạn khiển Tần Trù (秦稠) đến tiếp viện cho Tất Sư Đạc. Ngày 17 tháng 5, Tất Sư Đạc tiến công dữ dội vào Dương châu, song bị Lã Dụng Chi phản công đánh bại. Tuy nhiên, vào thời điểm này, Cao Kiệt phát động tiến công từ quân phủ của Cao Biền, mục đích là để bắt Lã Dụng Chi và giải đến cho Tất Sư Đạc. Lã Dụng Chi biết tin thì từ bỏ Dương châu và chạy trốn. Cao Biền buộc phải gặp Tất Sư Đạc và cho người này giữ chức tiết độ phó sứ, sau đó chuyển giao toàn bộ quyền lực của Hoài Nam cho Tất Sư Đạc. Tất Sư Đạc kiểm soát được quân phủ, rồi giao nó lại cho Tần Ngạn như hứa hẹn. Tần Ngạn và Tất Sư Đạc quản thúc Cao Biền cùng gia quyến của ông tại một đạo viện.[2]

Trong khi đó, Lã Dụng Chi đã ban một sắc lệnh nhân danh Cao Biền để lệnh cho Lư châu[chú 28] thứ sử Dương Hành Mật đem binh đến tăng viện cho mình. Dương Hành Mật tập hợp binh lính Lư châu và Hòa châu[chú 29] và tiến về Dương châu. Liên quân Dương Hành Mật và Lã Dụng Chi sau đó hợp binh với một vài đội quân khác, bao gồm quân của Trương Thần Kiếm. Mặc dù không thể nhanh chóng chiếm được Dương châu, Dương Hành Mật đã đánh bại các cuộc tiến công của Tần Ngạn và Tất Sư Đạc, Tần Ngạn và Tất Sư Đạc bắt đầu tin rằng Cao Biền dùng ma thuật để chống lại họ. Một yêu ni là Vương Phụng Tiên (王奉仙) báo với Tần Ngạn rằng một đại nhân cần phải chết để chấm dứt cực tai của Dương châu, do đó Tần Ngạn đã quyết tâm giết chết Cao Biền.[2]Ngày 24 tháng 9,[1] Tần Ngạn phái tướng Lưu Khuông Thì (劉匡時) đi giết chết Cao Biền, cùng các thân thích là nam giới. Thi thể của họ đều bị ném xuống một hố duy nhất.[2]

Sau khi Dương Hành Mật chiếm được Dương châu vào cuối năm đó, ông ta bổ nhiệm tụng tôn của Cao Biền là Cao Dũ (高愈) là Phó sứ, sai đó cải táng Cao Biền và thân tộc.[2] Tuy nhiên, trước khi Cao Biền được cải táng, Cao Dũ đã qua đời, sau đó, thuộc hạ cũ của Cao Biền là Quảng Sư Kiền (鄺師虔) đã thu táng Cao Biền.[3]

Sử Việt, sử quan Ngô Sĩ Liên theo trích dẫn của Ngô Thì Sĩ tại Việt Sử Tiêu Án đã viết:

Xét lúc Cao Biền làm Đô hộ, những công nghiệp cũng nhiều đáng kể, tự khi đổi sang Tây Xuyên, trong lòng sinh ra oán vọng, để tha hồ cho Hoàng Sào vây hãm hai kinh đô, người Đường mong Cao Biền còn lập được công, cho Biền lên làm Bột hải Quận vương, nhưng Biền nhờ lúc Trung Quốc điên bái, âm mưu chiếm cứ đất đai, nhất đán thất thế, oai vọng mất hết, tự đấy phải về để ý việc tu tiên, bao nhiêu việc quân giao cho Lã Dụng Chi. Dụng Chi là quân tiểu nhân, gian tà, đem lời phù phiếm dối trá mà coi Biền như đứa trẻ con, từng bị kẻ điên cuồng là Chư Cát Ân nói dối rằng: “Thượng đế cho thần đến giúp đỡ mình”, lại hiến Cao Biền một thanh kiếm mà nói dối là của thượng đế vẫn đeo. Cao Biền lấy làm báu, giữ bí mật, xây cất cái lầu cao 8 thước, gọi là lầu Nghênh Tiên, ở trên lầu ăn chay thắp hương mong được gặp tiên. Biền lại làm con chim hộc bằng gỗ ở trong sân, có đặt máy, chạm vào người thì bay được; Biền mặc áo lông cưỡi lên, làm ra dáng tiên bay, Dụng Chi giam giữ cho Biền chết. Sau Dương Hành mật sai đào dưới đất, bắt được người bằng đồng cao 3 thước, thân bị gông cùm, đóng đanh vào miệng, khắc tên Tiền vào sau lưng. Đó là Dụng Chilàm mê hoặc yểm đảo Cao Biền, nhất đán Cao Biền trở nên ngu muội đến thế; coi với xưa kia có mưu lược phá quân Mán, trí khộn xây La thành, và đào hải cảng động đến thiên oai, thành ra 2 hạng người khác hẳn là sao thế? Người trong nước truyền lại rằng Biền rắc hạt đậu xuống đất, dùng phù chú cho hoá ra quân thật, trước kỳ hạn đã đào lên, thì đều là non yểu, không thể đứng được. Lại ngoa truyền rằng: Cao Biền cưỡi cái diều giấy đi tìm đất; truyện này cũng chỉ nghe người ta nói thôi. Biền học phép tiên, cùng với chuyện cưỡi chim hộc đều là ngoa truyền.

Ở sách địa lý di cảo ai cũng đều cho đấy là môn học địa lý của Cao Vương. Biền ở nước ta, bận việc quân, không có thời giờ nhàn rỗi, xách túi địa bàn đi tìm phong thủy, tất là đời Trần có người học địa lý, mạo xưng mượn tên Cao Biền để làm cho thuật của mình thần kỳ đó thôi, sách địa lý di thảo của Hoàng Phúc đại khái cũng thế. Trên đây nước ta ngoại thuộc về Tùy, Đường tự năm Quí Hợi đến năm Bính Dần cộng 304 năm.

Sách thông luận bàn rằng: Nước ta là một đại đô hội ở phương nam. Ruộng thì cấy lúa, đất thì trồng dâu, núi sản ra vàng, bể sản ra ngọc. Bọn nhà buôn nước Tầu, đến nước ta nhiều người làm nên giàu có. Người Tầu thích lắm, có ý lấy nước ta đã lâu lắm, cho nên tự Triệu Đà trở về sau, hơn 1000 năm đã nắm được, đâu còn chịu bỏ, để cho nước ta làm một nước lớn ở ngoài Ngũ Lĩnh; chia ra quận, đặt ra quan, làm cho cõi đất ta như cái bàn cờ, có một người thổ hào nào nổi lên, thì diệt đi ngay, một quận thú nổi lên, thì Thứ sử họp lại đánh ngay, như Lý Tốn, Lương Thạc ở đời Tấn, Mai Thúc Loan, Vương Thăng Triều ở đời Đường là thế cả. Hai vua Lý và vua Triệu, đương lúc Lương, Trần ở thiên về một nơi miền nam, Giang tả nhiều việc, không có thì giờ để ý đến Giao Châu, cho nên giữ được cảnh thổ mà xưng thế được 50 hay 60 năm, cũng là thời thế xui nên đó. Đến như quân Mán Nam Chiếu hàng năm vào cướp bóc, vượt sóng gió, qua hiểm trở tranh nhau với người Đường, cũng là tham cái lợi của nước ta giàu có đấy. Trương Chu đánh phá được nước Chiêm, đắp thành Hoan, Ái. Cao Biền trị Nam Chiếu, bảo toàn được Long Biên, đều là có công với đất nước; duy Cao Biền làm quan lâu hơn là Chu, cho nên đàn bà con trẻ trong nước còn nói đến tên Cao Biền, còn những quan Thú, Mục trước hay sau, đều không nói đến“.

Cao Biền trong sử Việt, đọc lại và suy ngẫm.

Hoàng Kim

Thăm và tưởng nhớ nhà giáo Jan Amos Komenský (1592-1670) thành phố Kunvald, nhà di truyền Gregor Johann Mendel ở Tiệp Khắc.

RỪNG LIPA
Hoàng Kim

Rừng bao la
Mênh mông rừng lipa (1)
Suối nước Kunvald êm chảy hiền hòa
Lối mòn nghiêng vách đá
Thấp thoáng lâu đài cổ
Ẩn hiện nhà thờ đức chúa Giêsu
Dấu ấn thời xa xưa
Lưu lại trên tượng đá
Đâu dấu tích của thời Trung cổ?
Đâu địa đạo dưới tầng sâu?
Rừng lipa gió thổi rì rào
Chồi non thay lá mới
Đi dạo giữa Kunvald êm đềm
Mà lòng ta bão nổi
Cồn cào bao ước mong …

Czech2

Rừng bao la
Mênh mông rừng lipa
Ngọn gió thổi từ đâu phương xa?
Có phải thổi từ chiều sâu lịch sử?
Dấu ấn thời gian phôi pha
Trang đời như trang vở
Người thợ khéo để lại ngôi chùa
Cho khách thập phương ngưỡng mộ.
Người thầy giỏi gửi lại trang sách cuộc đời (2)
Cho cháu con ngàn năm tưởng nhớ.

Vị tướng để lại chiến công
Mở cõi, xây nền.
Con người và thiên nhiên
Lưu giữ những điều thiện ác
Bao thế kỷ đi qua
Trăm năm là khoảng khắc
Ta có gì đây để lại cho đời?

Rừng bao la
Mênh mông rừng lipa
Ngọn gió thổi từ đâu phương xa?
Có phải thổi từ em mang theo nỗi nhớ?
Tháng năm muôn hoa đua nở
Hoa uất kim cương thắm đỏ
Hoa táo, hoa lê khắp rừng nở rộ
Mặt đất bừng sôi bao bông hoa cỏ
Nở vàng trên lối đi.
Cảnh sắc thiên nhiên say mê
Đằm thắm tình đời xao xuyến
Ai nhớ thương ai chân trời góc biển
Ai nhớ thương ai trang sách ánh đèn
Anh bồi hồi thương nhớ về em

Rừng bao la
Ruộng đồng bao la
Cây lúa Việt Nam
Cây tùng Trung Hoa
Cây bạch dương Nga
Cây phong Canada
Cây lipa Tiệp Khắc
Mỗi bước đi xa càng thêm yêu Tổ quốc
Trời nhân loại mênh mông.

GregorMendel1
GregorMendel2

Ghi chú: Lipa là cây phong, loài cây rất phổ biến ở Tiệp Khắc. Nhà giáo Jan Amos Komenský (1592-1670) thành phố Kunvald, nhà di truyền Gregor Johann Mendel
(1822 – 1884) ở thành phố Brno, nước cộng hòa Séc

THỔ NHĨ KỲ NGÀY NAY
Hoàng Kim
Thổ Nhĩ Kỳ và quốc phụ Ataturk, Thổ Nhĩ Kỳ nông nghiệp sinh thái; Thổ Nhĩ Kỳ với ‘vành đai và con đường’ là ba chủ đề nóng, bài học lịch sử quý giá cho Việt Nam.

Kemal Atatürk (1881- 1938) được tôn vinh là Quốc phụ, nhà cách mạng, vị thống soái siêu việt Tổng thống đầu tiên của nước cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ, Ông lãnh đạo Phong trào Dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ đấu tranh giành lại độc lập cho đất nước trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Sau khi thành lập chính phủ lâm thời tại Ankara, ông đã đánh bại lực lượng Đồng Minh. khai sinh nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ. Ông là Tổng thống đầu tiên từ năm 1923 cho đến khi ông qua đời vào năm 1938. Tư tưởng thế tục và dân tộc, chính sách và lý thuyết của ông đã trở thành chủ thuyết Kemalism với khẩu hiệu nổi tiếng “hòa bình trong mỗi gia đình, hòa bình trên toàn thế giới” giúp đất nướcThổ Nhĩ Kỳ kế tục hiệu quả đế quốc Ottoman và trổi dậy mạnh mẽ thành cường quốc khu vực Trung Đông có vai trò vị trí chủ lực hiện nay trong NATO, mà ngày nay Mỹ Nga Trung Đức Anh Pháp đều tìm mọi cách liên thủ theo phương thức có lợi nhất. Thổ Nhĩ Kỳ cũng tìm mọi cách bảo tồn và phát triển bền vững theo phương thức riêng của mình.

Tôi có Rekai Akman và mấy người bạn ở Trung Đông, cũng từng có dịp ở đấy . Nay nhân chuyến đi Thổ Nhĩ Kỳ của vợ chồng PGS TS Trương Minh Dục, Trần Thị Thé là người thân cùng quê sang du lịch Thổ Nhĩ Kỳ mà trò chuyện , bàn luận về nghiên cứu giảng dạy lịch sử văn hóa. Trương Minh Dục là bạn học của tôi cùng quê thuở nhỏ. Anh là nhà sử học cẩn trọng có 12 đầu sách biên soạn chu đáo mà tôi thật ngưỡng mộ. Tôi háo hức theo dõi những điểm đến của anh chị để trò chuyện, bổ sung nhận thức về ba câu chuyên Thổ Nhĩ Kỳ mà tôi đã thao thức lâu nay 1) Thổ Nhĩ Kỳ và Quốc phụ Ataturk:.Vì sao dân Thổ Nhị Kỳ và các cường quốc Mỹ, Nga, Trung Quốc đều thật lòng ngưỡng mộ Kemal Ataturk như Washington, Pie Đại Đế, Tôn Trung Sơn? 2) Thổ Nhĩ Kỳ nông nghiệp sinh thái. Nông nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ đối sánh và sự hợp tác với Việt Nam? . Vì sao Quốc phụ Ataturk lại kiên quyết chuyển thủ đô từ Istanbul gần biển đến Ankara và ông đã đưa ra một loạt chính sách cải cách nông nghiệp kinh tế xã hội có tầm ảnh hưởng Thổ Nhĩ Kỳ sâu rộng và bền vững đến vậy. Istanbul là thành phố lớn nhất, đồng thời là trung tâm kinh tế, văn hóa và lịch sử của Thổ Nhĩ Kỳ. Với dân số hơn 16 triệu người (2018), Istanbul là một trong số các vùng đô thị lớn nhất châu Âu và xếp vào một trong những thành phố đông dân nhất và thắng cảnh thế giới? Thủ đô Ankara hiện nay hiện đại và bền vững nông nghiệp du lịch sinh thái như thế nào trong chiến lược và tầm nhìn an ninh quốc gia? 3) Thổ Nhỉ Kỳ với vành đai và con đường. Thổ Nhĩ Kỳ tương đồng như thế nào với Việt Nam trong chiến lược của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình “thân Nga, bạn Ấn, mở rộng Á Âu Phi”? . Bài học lịch sử nào của Thổ Nhĩ Kỳ có thể vận dụng cho Việt Nam trong tình hình mới?

Hoàng Kim có người bạn cũ là Rekai Akman làm Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Biển Đen, địa chỉ ở 39 Sam Sun, Thổ Nhĩ Kỳ. là bạn học cùng lớp khá thân thuở cùng học ở CIMMYT với CIANO ở Mexico.Rekai Akman và tôi với thầy bạn trong lóp có tham gia một chuyến khảo sát miền Tây nước Mỹ tới ‘Hồ lớn Ciudad Obregon ba tỷ khối nước” (ảnh) mà tôi đã có dịp kể trong bài thơ Đi để hiểu quê hương . Rekai Akman cũng thích thơ. Quái dị là hai anh chàng của hai dân tộc, khác biệt ngôn ngữ, lại chưng thơ Việt ra đọc, và Akman khuyến khích tôi dịch sang tiếng Anh để cu cậu sửa thơ thật vui vẻ. Tôi gắn thêm một ảnh liên tưởng sau này của quý thầy Bùi Cách Tuyến, Huỳnh Hồng , Phan Văn Tự đi Tây nơi chốn xưa tôi đã qua, để thầy bạn trong cuộc cùng đọc miên man chuyện đời

Đi để hiểu quê hương
Hoàng Kim

Tạm biệt Oregon !
Tạm biệt Obregon California !
Cánh bay đưa ta về CIMMYT

Bầu trời xanh bát ngát
Lững lờ mây trắng bay
Những ngọn núi cao nhấp nhô
Những dòng sông dài uốn khúc
Hồ lớn Ciudad Obregon ba tỷ khối nước
Nở xòe như chùm pháo bông
Những cánh đồng mênh mông
Thành trăm hình thù dưới làn mây bạc
Con đường dài đưa ta đi
Suốt dọc từ Nam chí Bắc
Thành sợi chỉ màu chạy mút tầm xa…

Ơi vòm trời xanh bao la
Gọi lòng ta nhớ về Tổ Quốc
Ôi Việt Nam Việt Nam
Một vùng nhớ trong lòng ta tỉnh thức
Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương.

Chuyện Rekai Akman và tôi là khá thú vị. Chúng tôi cùng đến CIMMYT ngày 12 tháng 9 năm 1988 hai tuần trước khi nhập học để cày thêm tiếng Anh, luyện thêm kỹ năng nghe viết và đọc hiểu các từ chuyên môn, xử lý thông tin và học cách tự học, tự làm bài, và trả bài kịp thời trước khi dồn một khối lượng lớn kiến thức đậm đặc và rất tập trung trong một thời gian rất hạn hẹp nhưng cả hai chúng tôi ngoại ngữ khi ấy đều yếu.  Rekai Akman và tôi kết thân bất ngờ nhanh chóng vì những mẫu đối thoại ngắn mà tôi nhớ mãi. Hóa ra, đó là cách học hiệu quả, hướng thẳng đến nông nghiệp sinh thái và triết học lịch sử văn hóa của chính đất nước mình.

Hoàng Kim và Rekai Akman đứng cạnh nhau ở hàng thứ hai bìa trái . Chúng tôi là hai trong số người châu Á duy nhất tại lớp học Quản lý Trung tâm Trạm trại Nông nghiệp ở Trung tâm Nghiên cứu Ngô và Lúa mỳ Quốc tế (CIMMYT Experiment Station Management Trainees Cycle 1988-89). Người châu Á thứ ba là giáo sư tiến sĩ Hannibal Muhtar, người Lebanon quốc tịch Mỹ trong ảnh đứng hàng thứ hai ở vị trí thứ bảy trái qua. Thầy là Trưởng phòng huấn luyện của CIMMYT, trực tiếp phụ trách lớp học. Ban giảng huấn là các giáo sư danh tiếng của Đại học Mỹ, CIMMYT và Mexico đứng ở giữa hàng thứ hai và đầu với giữa hàng cuối. Ảnh chụp chung thiếu giáo sư Norman Borlaug, người vừa mới trở về CIANO. Lớp 17 người thì 2 người châu Á, 6 người ở châu Mỹ, 6 người ở châu Phi, 3 người ở Trung Đông. Hầu hết họ đều đã từng trãi qua quản lý trung tâm trạm trại nông nghiệp. Cuộc đời tôi có những niềm vui và dịp may thật bất ngờ. Sau các chuyến đi nghiên cứu học tập ở châu Mỹ, tôi may mắn nối được tuyến bay để gặp lại được một ít bạn cũ tại Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ …tôi may mắn có dịp khảo sát hội thảo và làm chuyên gia ở châu Phi, bất ngờ gặp lại được một ít bạn cũ tại Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, mà tôi đã kể trong bài Đối thoại nền văn hóa.

THỔ NHĨ KỲ VÀ QUỐC PHỤ ATATURK

Tượng Mustafa Kemal Atatürk (1881 -1938) trên lưng ngưa chiến ở Sam Sun gần Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Biển Đen ở Sam Sun, phía bắc của thủ đô bắc Ankara. Tôi hỏi Rekai Akman rằng: Đất nước và con người Thổ Nhĩ Kỳ có điều gì đặc sắc nhất? Akman trả lời: Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ ở vùng Trung Đông là trung tâm Á Âu Phi, có vị trí địa chính trị đặc biệt quan trọng, với diện tích 780.580 km² gấp 2,5 lần Việt Nam và dân số Thổ Nhĩ Kỳ gần bằng dân số Việt Nam, mức sống GDP bình quân đầu người danh nghĩa cao gấp 5 lần Việt Nam (cách đây 30 năm là như vậy và cho đến khi tôi gặp lại Rekai Akman thì tỷ lệ này vẫn như vậy, Tôi thật ngạc nhiên ấn tượng về điều này). Ngôn ngữ chính thức là tiếng Thổ nhĩ Kỳ.  Chính sách tôn giáo và dân tộc là tự do tôn giáo và lương tâm. Thế nhưng thực tiễn thì số liệu thống kê về tổng thành phần Hồi giáo và không tôn giáo ở Thổ Nhĩ Kỳ chiếm tỷ trọng đặc biệt ưu thế  từ 96,4 đến 99,8% (Vô thần và phi Hồi giáo, theo giải thích của Rekai Akman như cách hiểu đạo nhà hoặc đạo thờ ông bà của Việt Nam là tôn kính cha mẹ ông bà tổ tiên hoàn toàn thuận theo tự nhiên) . Số người theo Cơ Đốc giáo, Chính thống giáo Cổ Đông phương và các loại tôn giáo khác chỉ chiếm tỷ lệ rất, rất thấp, hầu như không đáng kể. Sắc tộc của những nhóm sắc tộc nhỏ bé này lại có xu hướng di chuyển hoặc ép di chuyển ra nước ngoài sinh sống. Thổ Nhĩ Kỳ là hợp điểm của chiến tranh tôn gíáo , chiến tranh thế giới lần thứ nhất và lần thứ hai, hiểu rất rõ vó ngưa chinh phục của Alexandros Đại đế, nhận thức đầy đủ cuộc hủy diệt của chiến tranh sắc tộc và chiến tranh tôn giáo trãi nhiều trăm năm của nhiều cuộc thập tự chinh mở rông nước chúa và khi Hồi giáo bị coi là dị giáo. Con Người đặc sắc nhất của Thổ Nhĩ Kỳ là Atatürk, vị Tổng thống đầu tiên, nhà cách mạng, quốc phụ của Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ, là Người được dân Thổ đặc biệt tôn kính. Atatürk là thống soái siêu việt của Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất Ông lãnh đạo Phong trào Dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ đấu tranh giành lại độc lập cho đất nước. Sau khi thành lập chính phủ lâm thời tại Ankara, ông đã đánh bại lực lượng Đồng Minh. khai sinh nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ. Ông là Tổng thống đầu tiên từ năm 1923 cho đến khi ông qua đời vào năm 1938.



Địa danh đặc sắc nhất Thổ Nhĩ Kỳ là  thủ đô Ankara hiện đại, bền vững nông nghiệp du lịch sinh thái, có vị trí chiến lược không thể khuất phục .Đó là tầm nhìn xuất chúng của Quốc phụ Mustafa Kemal Atatürk, theo lời bình của Hoàng Kim, tiếp đến là  Istanbul (tây bắc Ankara), Bursa (tây bắc Ankara ), Eskişehir và İzmir (tây Ankara ), Sam Sun  (bắc Ankara ), Erzurum (đông bắc Ankara, tiền đồn NATO),  Antalya và Konya (tây nam Ankara), Mersin và Adana (nam Ankara), Kayseri và Gaziantep (đông nam Ankara), Ankara và những địa danh nổi bật nhất bao quanh Ankara đã tạo nên thế phòng thủ liên hoàn và chiều sâu phòng ngự nhiều tầng để phục hồi sinh lực trong lịch sử văn hóa an ninh quốc gia. (Kể đến đây tôi liên tưởng có hai cụ lớn trong sử Việt đã từng có ý định tổ chức thủ đô kháng chiến ở Tuyên Quang và Tây Nguyên)

Thổ Nhĩ Kỳ có di sản thế giới đặc sắc nhất là đền thờ nữ thần Artemis, còn gọi là đền thờ Diana, một trong bảy kỳ quan thế giới cổ đại, một kiệt tác nhân loại minh chứng nền văn minh Lưỡng Hà thuở xưa, mà nay là một nơi điêu tàn còn lưu lại dấu vết tại phố cổ Ephesus phía tây nam của thủ đô Ankara. Ngôi đền Artemis được xây dựng trong 120 năm từ năm 550 TCN, đến năm 430 TCN nhưng đã bị thiêu rụi trong đêm 21 tháng 7 năm 356 TCN do một kẻ điên háo danh là Herostratos đã phóng hoả đốt đền vào đêm Alexandros Đại đế chào đời. Ngôi đền này được xây dựng bằng đá cẩm thạch dài 115m rộng 55 m, nay chứng tích ở phố cổ Ephesus là cột đá còn sót lại, và mô hình đền thờ nữ thần Artemis được phục dựng lại tại Istanbul.



Rekai Akman nói với tôi về những huyền thoại và cách giải thích khác nhau về điều này Chính giáo và tà giáo luôn tìm cách triệt tiêu lẫn nhau nên những di sản văn hóa của bên này thì bị bên kia coi là nọc độc văn hóa. Hồi giáo nếu bạn muốn hiểu thật đúng thì phải nghiên cứu rất kỹ lời mặc khải của thánh Môhamet và đạo Hồi. Akman và những bạn vùng Trung Đông với tôi đều là những người bạn chân thành và tử tế. Tôi nghe lời khuyên của Akman nên sau này mới có sự chiêm nghiệm sâu và đã biên tập lại bài viết Môhamet và đạo HồiĐối thoại nền văn hóa.



THỔ NHĨ KỲ NÔNG NGHIỆP SINH THÁI

Thổ Nhĩ Kỳ là một nước phát triển. Hệ thống giao thông thủy bộ và hàng không đều tốt hơn nhiều so với Việt Nam. Đất đai Thổ Nhĩ Kỳ dường như rất giống vùng Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên. Lúa mì (wheat) lúa mạch (barley),  ngô, lúa nước  khoai tây là những cây lương thực chính của.Thổ Nhĩ Kỳ. Năm 2016 lúa mì (Triticum sp. tên khác: tiểu mạch) có diện tích 7,61 triệu ha với năng suất bình quân 2,70 tấn/ ha, sản lượng 20,6 triệu tấn; lúa mạch (gồm lúa mạch đen Secale cereale, Tiểu hắc mạch Triticale, Triticum x Secale, cây lai giữa tiểu mạch và lúa mạch đen, Yến mạch Avena sativa, Kiều mạch Fagopyrum esculentum Moench = Polygonum fagopyrum L.) có diện tích 2,70 triệu ha với năng suất bình quân 2,48 tấn/ ha, sản lượng 6,70 triệu tấn;  ngô (Zea Mays L.) có diện tích 679 nghìn ha với năng suất bình quân 9,41 tấn/ ha, sản lượng 6,40 triệu tấn; lúa nước (Oryza sativa L.) có diện tích 116 nghìn ha với năng suất bình quân 7,92 tấn/ ha, sản lượng 0,92 triệu tấn; Khoai tây (Solanum tuberosum L.) có diện tích 144 nghìn ha với năng suất bình quân 32,8 tấn/ ha, sản lượng 4,75 triệu tấn


Lưỡng Hà hay Mesopotamia là tên gọi của một vùng địa lý và của một nền văn minh hệ thống sông Tigris và Euphrates, bây giờ bao gồm lãnh thổ Iraq, Kuwait, đông Syria, đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, và tây nam Iran hiện đại. Hai con sông Tigris và Euphrates (Lưỡng Hà) tạo nên bình nguyên trồng cây lương thực nổi tiếng trong lịch sử vùng Trung Đông.  Ankara là thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 1923, là thành phố lớn thứ hai của quốc gia này sau Istanbul. Thủ đô Ankara nằm ở độ cao trung bình 938 mét trên mực nước biển, trên vùng đồng bằng rộng lớn ở miền trung Anatolia, với những khu rừng trên núi về phía bắc và đồng bằng khô hạn Konya ở phía nam. Các sông chính là các hệ thống Kızılırmak và sông Sakarya. 50% diện tích đất được sử dụng cho nông nghiệp, 28% là rừng và 10% là các đồng cỏ. Hồ nước mặn lớn nhất là Tuz Golu nằm một phần trong thành phố này. Đỉnh cao nhất là Işık Dağı với độ cao 2.015m . Thủ đô Ankara có khí hậu khá đặc trưng của Thổ Nhĩ Kỳ với nhiệt độ trung bình trong năm  là 12,0 °C. Từ tháng 10 đến tháng 4 là các tháng mùa lạnh nhiệt độ trung bình khoảng từ  13,1 °C đến 0,1 °C. Từ tháng 5 đến tháng 9 là các tháng mùa ấm nhiệt độ trung bình khoảng từ  16,2 °C đến 18,7 °C. Lượng mưa trong năm trị số bình  quân tứ 1953-2013 là 402 mm/ năm, lượng mưa từ tháng 12 đến tháng 6 mỗi tháng lượng mưa khoảng 35 -50 mm/ tháng; lượng mưa từ tháng 7 đến tháng 11 mỗi tháng lượng mưa biến động trong khoảng 10 -32 mm/ tháng

Sam Sun ở Biển Đen Thổ Nhĩ Kỳ. Sam Sun được coi là ‘chó lớn Thổ Nhĩ Kỳ gìn giữ Biển Đen” trong khi Istanbul là giao điểm Á Âu Phi thành phố quan trọng bậc nhất của lịch sử Trung Đông. Tầm quan trọng của Istanbul và Sam Sun ở Thổ Nhĩ Kỳ có thể so sánh với cụm chiến lược Vân Đồn Hạ Long Hải Phòng hải cảng quan trọng nhất ở Bắc Việt Nam với cụm chiến lược Hải Vân Sơn Trà Đà Nẵng ở miền Trung Việt Nam và khoảng cách địa lý cũng tương tự vậy.

Sam Sun Thổ Nhĩ Kỳ giống Sơn Trà Đà Nẵng. Sam Sun canh giữ Biển Đen còn Sơn Trà Đà Nẵng canh giữ Biển Đông. Lịch sử của Sam Sun dựa trên sắc tộc người Hittites Trung Á. Người Hittite thành lập liên minh chính trị đầu tiên ở Anatolia, thống trị vùng này và đặt tên cho các bộ tộc ‘vùng trung tâm của Biển Đen’. Trước Công Nguyên vào thế kỷ thứ 8 , người Miles đã thành lập thành phố Amisos như là một thành phố thương mại. Đến thế kỷ thứ 6 trước công nguyên thì người Cimmerians một sắc tộc khác từ Caucasus đến chiếm khu vực này. Trước Công Nguyên vào thế kỷ thứ 4, Alexander Đại đế là vua của toàn châu Á nhà chinh phục thiên tài nổi tiếng nhất thế giới thời đó đã đánh bại người Ba Tư và xâm lược Anatolia và Iran. Các vị vua Pontus của người Hy Lạp bị chi phối bởi Biển Đen và Crimea. Vua của Pontus Mitridates. Đế quốc La Mã, BC. Đến thế kỷ thứ nhất, khu vực này thuộc Đế chế La Mã. Sau Công Nguyên khi Đế chế La Mã bị chia hai, Sam Sun nằm trong vùng tranh chấp khốc liệt suốt hàng mấy trăm năm giữa các cuộc Thập tự chinh Công giáo và Hồi giáo. Sam Sun và Sinop là hai anh em của thành phố này đã thiết lập được Đế chế Ottoman của người Thổ. Sau khi Sam Sun qua đời, phần đất này đã bị Hi Lạp chinh phục. Sultan Mehmet đã lấy Đế quốc Ottoman năm 1413. Sam Sun ví như Saint Petersburg, thủ đô Phương Bắc của nước Nga,đầy máu và nước mắt, hiếm nơi nào nhiều đến như vậy. Sau ngày 29 tháng 10 năm 1923 Mustafa Kemal Atatürk Tổng thống đầu tiên Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố nước cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ được chính thức thành lập kế thừa vị thế quốc gia liên tục của Đế quốc Ottoman, thủ đô mới là Ankara. Năm 1924, Sam Sun trở thành một tỉnh trên bờ biển phía nam Cảng Biển Đen. Tỉnh Sam Sun hiện có diện tích tự nhiên: 9.475 km2, Dân số: 1.295.927 (2017), Mã bưu điện: 55000 Mã vùng điện thoại: 361. Giá trị lịch sử văn hóa Sam Sun được so sánh với Huế Đà Nẵng xứ Quảng của Việt Nam.

THỔ NHĨ KỲ VỚI ‘VÀNH ĐAI VÀ CON ĐƯỜNG’

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra sáng kiến “Vành đai và Con đường” vào năm 2013, khi nền kinh tế Trung Quốc đã trổi dậy thành nền kinh tế đứng hàng thứ hai thế giới sau Mỹ. Trong ba trụ cột của chiến lược “Liên Nga, bạn Ấn, mở rộng Á Âu Phi”  thì Trung Á Thổ Nhĩ Kỳ Trung Đông có vị trí quan trọng   Thổ Nhĩ Kỳ với ‘Vành đai và Con đường” có tương quan và đối sách gì, có bài học gì cho Việt Nam? Sáng kiến ‘vành đai và con đường’ nội dung gồm hai kế hoạch thành phần là “Vành đai Kinh tế Con đường tơ lụaĐường hàng hải”. Trung Quốc khắc họa Sáng kiến Vành đai và Con đường như một đại dự án quốc tế, được thiết kế nhằm tạo các tuyến giao thương mới và các đường liên kết kinh tế kết nối vượt qua biên giới quốc gia. Mỗi điểm trong chuỗi liên kết ‘Vành đai và Con đường’ chạy xuyên qua 67 nước và mọi tỉnh của Trung Quốc đều có kế hoạch đầu tư ‘Vành đai và Con đường’ cho riêng mình. Đây là một chiến lược có tầm nhìn dài hạn, có lộ trình, có kế sách liên hoàn, và rất khó thay đổi khi đã khởi động, khác xa với các mưu lược thông thường. Các nướcTrung Á và Tây Á, hầu như đều đồng thuận sáng kiến này, có cả Kazakhstan, Turkmenistan…Đây là cách Trung Quốc thể hiện sức mạnh kinh tế kết nối các nước tạo lưu thông hàng hóa, dịch vụ, thương mại. Tom Miller 2017, trong nghiên cứu “Giấc mộng Châu Á của Trung Quốc” (China’s Asian dream empire building along the new silk road, Đoàn Duy dịch, TS. Phạm Sĩ Thành hiệu đính, có dẫn lời của Lưu Á Châu, một vị tướng thẳng tính của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc từng gọi Trung Á là “món lễ vật hậu hĩ nhất được trời cao ban cho người Trung Quốc“. Đối với Trung Quốc, Trung Á mang lại nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, Kazakhstan có nguồn trữ lớn về dầu và uranium. Turkmenistan cung ứng gần phân nữa lượng khí đốt nhập khẩu Trung Quốc và ở đây  có tiềm năng to lớn cho việc tăng cường rút lấy nguồn khoáng sản trong khu vực.

Tây Á, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Đông tầm nhìn và vị trí chiến lược trong chuỗi liên kết này ra sao.  Nghiên cứu Thổ Nhĩ Kỳ với ‘Vành đai và Con đường’,  bài học gì cho Việt Nam?

Thổ Nhĩ Kỳ nông nghiệp sinh thái điều kiện tự nhiên ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa Lưỡng Hà và Ai Cập. Bản đồ văn minh Lưỡng Hà ( phần phủ màu xanh) đã cho thấy L miền đất giữa hai con sông Tigris và Euphrates tạo thành một khu vực đất phì nhiêu, rất thích hợp cho nghề nông. Chất đất ở Lưỡng Hà chủ yếu là đất sét dùng để làm gạch và đồ gốm rất tốt đã tạo nên một sắc thái riêng biệt của nền văn hóa Lưỡng Hà.Thế núi mạch sông của thủ đô Ankara, thành phố Istanbul và Bursa (tây bắc  Ankara),  Eskişehir và İzmir (tây Ankara ), Sam Sun  (bắc Ankara ), Erzurum (đông bắc Ankara, tiền đồn NATO),  Antalya và Konya (tây nam Ankara), Mersin và Adana (nam Ankara), Kayseri và Gaziantep (đông nam Ankara) và những vùng phụ cận trên ‘Vành đai và Con đường’ của Thổ Nhĩ Kỳ ở vị trí đặc biệt trọng  yếu nối tuyến Vành đai Kinh tế Con đường tơ lụaĐường hàng hải tại ngã ba Á Âu Phi  là rất quan trọng

Văn minh Lưỡng Hà, văn hóa Lưỡng Hà là câu chuyện quen mà lạ. “Một nền văn minh vĩ đại đã hình thành ở Trung Đông từ các khu định cư ở vùng Crescent Màu Mỡ. Nơi an tọa của vị thánh siêu quần, chủ nghĩa siêu thực linh thiêng và chủ nghĩa thực dụng tàn nhẫn. Nơi chúng ta có thể tìm thấy cội nguồn luật pháp, buôn bán, tiền bạc và máu đổ tràn lan. “Vùng đồng bằng Lưỡng Hà” trong loạt phim 52 tập Văn minh Phương Tây. ,,, Nếu bạn đang tìm về cội nguồn, có thể nói rằng nền văn minh Phương Tây khởi nguồn từ nền văn minh Lưỡng Hà châu Á, Văn minh  phương Tây ngày nay có nguồn gốc sâu xa trong một lớp bụi dày của lịch sử trãi từ Biển Đen đến vịnh Ba Tư. Mảnh đất tối tăm và đẫm máu, không bao giờ thôi khuấy đảo trong những vị thần, trong những cuộc chiến tranh, trong sự hiếu thắng của chúng ta và cả óc sáng tạo, táo bạo và chủ nghĩa bành trường của mình. Và còn có một chân lý lớn hơn nữa, đó là lịch sử Trung Đông  nhiều biến động, với những nền văn minh cổ xưa đã biến đổi và từ đó tưới mát cả nền văn minh phương Tây.ngày nay. GS. Eugen Weber, Giảng viên Lịch sử, Trường Đại học Los Angeles đã nói vậy khi giới thiệu bộ phim Lưỡng Hà.

Người Tây Á, chữ viết Tây Á là một trong những nền văn minh cổ nhất thế giới. “Cùng với nền văn minh Ai Cập, văn minh Sumer là nền văn minh cổ nhất thế giới: từ cuối thiên niên kỷ thứ IV trước công nguyên, ở vùng bình nguyên bên hai con sông Tigris và Euphrates đã hình thành xã hội có giai cấp. Nhưng khác với ở Ai Cập, văn hóa Lưỡng Hà không thuần nhất, tham gia vào việc tạo lập nên nó có những người Sumer là một dân tộc nói thứ ngôn ngữ không thuộc vào bất cứ họ ngôn ngữ nào mà chúng ta đã biết, những ngưới Akkad (Babylon và Assyria) sử dụng một trong những ngôn ngữ Semite cùng họ với tiếng Do Thái cổ, những người Phenician và Ả rập, những người Hurrit sinh sống ở vùng Bắc Mesopotamia và Bắc Syria và nhiều dân tộc khác. Chữ viết ở vùng Lưỡng Hà có lẽ do người Sumer sáng tạo nên. Những người Akkad và sau đó là những dân tộc Tiền Á vay mượn hệ thống chữ viết của họ (văn tự dạng nêm), và nó được sử dụng trong suốt ba thiên niên kỷ, dần dần tiến hóa và hoàn thiện. Như vậy, khi nghiên cứu nền văn học viết bằng văn tự dạng nêm, chúng ta có thể tìm hiểu được con đường hình thành văn học ở những giai đoạn sớm nhất của nền văn minh nhân loại, trong một quá trình hết sức lâu dài” Tác giả V. K. AFANASYEVA đã viết như vậy, PGS.TS. Trần Thị Phương Phương dịch)

Vua thành Lagash Gudea, trị vì vào thời hậu Akkad (thế kỷ XXII tr. CN). nói đến nguyên nhân khiến ông cho xây đền do được vị thần ra lệnh trong giấc mơ định mệnh:

Trong giấc mơ một người bỗng hiện ra
Sừng sững như bầu trời, vĩ đại như mặt đất
Đầu đội vương miện thần linh
Con đại bàng Anzud đậu trên tay
Dưới chân ầm ầm bão tố
Nằm bên trái, bên phải là bầy sư tử
Ngài ra lệnh xây một ngôi nhà
Nhưng ý nghĩa của giấc mơ ta không hiểu.
Khi bình minh ửng sáng phía chân trời, một người đàn bà xuất hiện
Bà là ai, bà là ai?
Đó là mẹ của vua, nữ thần Nanshe
Bà cất lời: Hỡi kẻ chăn chiên!
Ta sẽ giải thích giấc mơ cho con!
Con người sừng sững như bầu trời, vĩ đại như mặt đất
Với vương miện thần linh trên đầu, với đại bàng trên tay
Dưới chân là bão tố, trái phải là sư tử
Đó chính thực là em trai ta Ningirsu
Yêu cầu con xây cho Eninne một ngôi đền.

Văn minh phương Tây: Phần 3: Lưỡng Hà là một video đáng suy ngẫm

Rekai Akman trò chuyện với tôi thật nhiều về Thổ Nhĩ Kỳ,đất nước và con người mà với tôi sự lắng đọng hơn cả là nền văn minh Lưỡng Hà tàn lụi và phục hồi thấy rõ trên chính đất nước Thổ như vầng trăng lưỡi liềm và ngôi sao trắng nền đỏ là quốc kỳ Thổ.

“Đại sứ Nguyễn Hồng Thao, thành viên Ủy ban Luật pháp quốc tế (thuộc Liên Hợp Quốc) khi đánh giá vị trí Việt Nam trong tương quan chính trị thế giới và xung quanh sự kiện được thế giới quan tâm nhất trong tuần qua là “1 cuộc bầu cử lịch sử khép lại, rốt cục ta nhìn thấy điều gì?” đã viết “Trong lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước của mình, Việt Nam đã đứng vững trên đôi chân của mình chứ không phải giành chiến thắng chỉ bằng sự trợ giúp nước ngoài hay để nước ngoài quyết định số phận. Lắng nghe dân, giải quyết hữu hiệu và kịp thời các nguyện vọng của người dân, không bỏ ai lại phía sau, đoàn kết nội bộ, tự lực tự cường, hợp tác quốc tế, luôn làm bạn với các nước nhưng cũng sẵn sàng đập tan mọi âm mưu xâm phạm chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi đất nước là các bí quyết không bao giờ cũ để xây dựng và phát triển đất nước. “

Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay với ‘Vành đai và Con đường’ là một câu chuyện dài. Đối thoại nền văn hóa là rất đáng suy ngẫm và bài học sâu sắc, thấm thía cho Việt Nam.

PHỤC SINH GIỮA TỐI SÁNG

Cuối dòng sông là biển
Đời Người là yêu thương
Đức tin phục sinh thánh thiện
Yêu thương mở cửa thiên đường.

Hoàng Kim tâm đắc lời anh Nguyễn Quốc Toàn, bài viết FB ngày 12.09.2016, tôi nhiều lần trở lại đọc “Có nhiều đêm sông chảy về trong giấc mơ, tỉnh dậy không thấy đâu. Thảng thốt gọi thầm Nhật Lệ ơi” . Có trang văn không là trang văn nữa mà là trang đời lắng đọng. Tỉnh thức cùng tháng năm là suy niệm ấy. Trãi #đườngxuân sáu mươi Lãi #thungdung bảy chục tới #annhiên #tỉnhthức càng thấu hiểu thấm thía khi tỉnh lặng đối thoại với các dòng sông lớn Việt Nam. Cuối dòng sông là biển. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cuoi-dong-song-la-bien/

TỈNH THỨC CÙNG THÁNG NĂM
Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim
#Nhàtôi
; #Thungdung#dayvahoc, #vietnamhoc#cnm365#cltvn; #đẹpvàhay;

Tôi đọc ‘Phục sinh’ và ‘Đường sống’ của Lev Tonstoy giữa vùng tối sáng. Đời người thật may mắn được trãi nghiệm qua những khoảnh khắc hiểm nghèo sinh tử, để thấu hiểu giá trị cuộc sống. Tôi đã đi trong vùng tối, lần tìm giữa vùng tối sáng và may mắn phục sinh tìm được đường sống ánh sáng minh triết. Ta chợt chứng ngộ thấu hiểu giá trị của những lời khuyên khôn ngoan, tác phẩm lớn trở nên dễ đọc dễ hiểu hơn. ‘Đường sống’ là sách nghị luận khó đọc nhưng nay đọc thật thích, ‘Phục sinh’ thì thật tuyệt vời.

PHỤC SINH
Tác giả: Lev Tolstoy Dịch giả: Vũ Đình Phòng, Phùng Uông
Số chương: 129 chương

Phục sinh là tiểu thuyết sau cùng của Lev Tonstoy, xuất bản năm 1899, thể hiện cô đọng đầy đủ và hệ thống nhất ước vọng và lòng nhiệt tâm, triết lý đạo đức của Tonstoy. Sách kể câu chuyện của một vị quý tộc tự thú những vô minh của mình và gửi gắm ước muốn, quan niệm minh triết về tình yêu cuộc sống. Maksim Gorky kể rằng Lev Tolstoy đã khóc trước mặt Gorky và Chekhov khi ông đọc phần kết của tác phẩm này. Lev Tonstoy sau khi viết Phục sinh, ông gần như đã dành toàn bộ phần cuối cuối đời mình cho chuyện cổ tích người lớn và ngụ ngôn cho trẻ em. Một số truyện ngụ ngôn được ông phỏng theo ngụ ngôn Ê dốp và truyện Hindu. Minh triết cho mỗi ngày (Wise Thoughts for Every Day) lắng đọng tinh hoa hơn. Lev Tonstoy coi sự yêu thích là tự mình tỉnh thức.

Lev Tonstoy những cột mốc lớn trong chặng đường tư tưởng khởi đầu từ bộ ba cuốn tiểu thuyết tự truyện xuất bản đầu tiên năm 1852 -1856 gồm Thời thơ ấu, Thời niên thiếu, và Thời tuổi trẻ  sau đó đến các kiệt tác Chiến tranh và Hòa bình, Anna Karenina, Đường sống, Phục sinh, các sách cổ tích cho người lớn và và ngụ ngôn cho trẻ em. Không một ai nghi ngờ về tầm ảnh hưởng sâu rộng của văn chương và chính luận của Bá tước Lev Tolstoy. Người sinh ngày 9 tháng 9 năm 1828, mất ngày  20 tháng 11 năm 1910 và được yêu mến rộng rãi khắp mọi nơi trên thế giới. Lev Tolstoy với kiệt tác Chiến tranh và hoà bình và Anna Karenina là đỉnh cao của sử thi và tiểu thuyết hiện thực cuộc sống Nga, được mệnh danh là tiểu thuyết gia vĩ đại nhất trong tất cả các nhà viết tiểu thuyết, con sư tử chúa tể sơn lâm trên đại ngàn văn chương. Lev Tonstoy không chỉ là nhà văn kiệt xuất mà còn là một minh sư, một nhà tư tưởng vĩ đại và một bậc hiền minh, nhà đạo đức có tiếng với tư tưởng chống lại cái ác thể hiện xuyên suốt trong tác phẩm “Vương quốc Chúa Trời trong bạn” (tiếng Anh: The Kingdom of God Is Within You), cái mà có ảnh hưởng bởi những hình tượng của thế kỷ 20 như Mahatma Gandhi và Martin Luther King. Lev Tonstoy là người theo chủ nghĩa hoà bình, nhà cải cách giáo dục, người ăn chay, người theo chủ nghĩa vô chính phủ tín đồ Cơ Đốc, nhà tư tưởng đạo đức, và là một thành viên có ảnh hưởng của gia đình Tolstoy. Đó là một kho tàng trí tuệ minh triết vĩ đại của một bậc Thầy.

Minh triết cho mỗi ngày là công trình trọng yếu cuối cùng của Lev Tonstoy và ông đã xem nó là đóng góp quan trọng nhất của ông cho nhân loại. Theo Peter Serikin tại lời giới thiệu của tác phẩm này “Tonstoy giữ cái ‘cẩm nang’ cho một cuộc sống tốt này trên bàn làm việc của ông trong suốt những năm cuối cùng đời mình cho đến phút cuối (thậm chí ông còn yêu cầu trợ lý cùa mình V. Chertkov, đưa cho ông xem bản in thử trên giường chết của ông) Chi tiết nhỏ này cho thấy Tonstoy yêu quý tác phẩm này xiết bao!”. Cũng theo Peter Serikin bộ ba tập sách ‘Minh triết của hiền nhân’ 1903 (The Thoughts of Wise Men) ; Một chu kỳ đọc (A Circle of Reading’ 1906; Minh triết cho mỗi ngày 1909 (Wise Thoughts for Every Day) dường như phát triển sau khi Lev Tonstoy bệnh nặng và phục sinh như một phép lạ cuối năm 1902. Bộ ba này của Tonstoy hết sức phổ biến từ lần xuất bản thứ nhất vào năm 1903 cho đến năm 1917. Rồi cả ba cuốn đều không được xuất bản trong suốt thời kỳ gần 80 năm vì nội dung tôn giáo của chúng, và nó được xuất hiện trở lại gần đây sau sự sup đổ của Liên bang Xô Viết. Sách ‘Suy niệm mỗi ngày’ nguyên tác tiếng Nga của Lev Tonstoy do Đỗ Tư Nghĩa dịch từ bản tiếng Anh ‘Wise Thoughts for Every Day’ của Peter Serikin xuất bản ở New York Mỹ từ năm 2005 và, Bản quyền bản tiếng Việt của Công ty THHH Văn Hóa Khai Tâm 2017. Hành trình cuốn sách này đến Việt Nam khá muộn nhưng may mắn thay những tư tưởng minh triết của nhà hiền triết Lev Tonstoy đã tới chúng ta gợi mở cho sự suy ngẫm ‘minh triết cho mỗi ngày’ cùng đồng hành với người thầy hiền triết vĩ đại.

Lev Tonstoy sau khi phục sinh đã đi vào một lĩnh vực nhiều ẩn dụ mênh môngnhư biển. Tôi lắng nghe một lời nói thăm thẳm từ nhận thức của đạo Bụt:  “Ngươi theo tay ta chỉ. Kia là mặt trăng. Nên nhớ: Ngón tay ta không là mặt trăng”.Trang đầu Phục sinh của Lev Tonstoy chép lời  Luca, VI, 40. “Học trò không hơn được Thầy; nhưng học trò nào tu hành trọn đạo thì tất sẽ được như Thầy”. Mathieu XVIII, 21. – Pi-e bèn đến gần Chúa và hỏi: “Thưa Chúa, khi anh em tôi có lỗi với tôi thì tôi sẽ tha thứ cho họ mấy lần? Có đến bảy lần không?” Mathieu XVIII, 22. – Jesus đáp: “Ta không nói là đến bảy lần, mà bảy mươi lần” Mathieu XII, 3. – “Cớ sao ngươi nhìn thấy sợi rơm nhỏ trong mắt anh em ngươi mà chẳng thấy cây gỗ lớn trong chính mắt ngươi?” Jeans XIII, 7 – “Trong các ngươi ai không có tội lỗi hãy ném đá trước nhất vào người đàn bà đó”.Kia là mặt trăng. Phục sinh giữa tối sáng. Tôi bừng tỉnh ngộ. Tôi trở về thường ngày với Tình yêu cuộc sống.

CUỐI DÒNG SÔNG LÀ BIỂN
Phục sinh. ‘Cuối dòng sông là biển Cuối cuộc tình yêu thương. Đức tin phục sinh thánh thiện Yêu thương mở cửa thiên đường’. (Hoàng Kim). Tôi đọc ‘Phục sinh’ và ‘Đường sống’ của Lev Tonstoy giữa vùng tối sáng. Đời người thật may mắn được trãi nghiệm qua những khoảnh khắc hiểm nghèo sinh tử, để thấu hiểu giá trị cuộc sống. Tôi đã đi trong vùng tối, lần tìm giữa vùng tối sáng và may mắn phục sinh tìm được đường sống ánh sáng minh triết. Ta chợt chứng ngộ thấu hiểu giá trị của những lời khuyên khôn ngoan, tác phẩm lớn trở nên dễ đọc dễ hiểu hơn. ‘Đường sống’ là sách nghị luận khó đọc nhưng nay đọc thật thích, ‘Phục sinh’ thì thật tuyệt vời. Nhật Lệ ơi cuối đời tôi mới hiểu để lần tìm về các dòng sông lớn Việt Nam. Cuối dòng sông là biển. https://hoangkimlong.wordpress.com/…/cuoi-dong-song-la-bien/

Câu chuyện “Cuối dòng sông là biển” tôi kể lần này dưới đây có ba phần chính: Phục sinh; Nam tiến, Ân tình. Nhà hiền triết Lev Tonstoy trò chuyện về phục sinh trong cuốn sách quý tôi nghiền ngẫm suốt mười ngày nhưng tôi chọn lại ba ý tâm đắc nhất của riêng mình: phục sinh đọc giữa vùng tối sáng; phục sinh Nam tiến lời Thầy dặn; phục sinh đi như một dòng sông; Nam tiến của người Việt từ thời tự chủ đến nay gồm giai đoạn 1 (1009- 1558) Nam Tiến đến sông Gianh Quảng Bình là cực nam của Đằng Ngoài; giai đoạn 2 Nam Tiến tới núi Đại Lãnh sông Kỳ Lộ Phú Yên là cực nam của Đằng Trong; giai đoạn 3 Nam tiến về sông Đồng Nai sông Tiền sông Hậu, kết nối toàn vẹn Việt Nam ngày nay; Đó là những chỉ dấu sinh tồn của dân tộc, mà nói theo cách nói tinh hoa giản lược của cụ Đào Duy Anh là lịch sử Việt Nam qua các đời suốt 4000 năm chỉ giản lược chia làm hai phần. Giữ vững miền Bắc và Nam tiến. Cụ Đào Duy Anh viết: “Khắp một vùng trung châu Bắc Việt, không mẩu đất nào là không có dấu vết thảm đảm kinh dinh của tổ tiên ta để giành quyền sống với vạn vật; suốt một dải Trung Việt vào đến trung châu Nam Việt, không một khúc đường nào là không nhắc lại sự nghiệp gian nan tiến thủ của tổ tiên ta để mở rộng hy vọng cho tương lai.”. Chúng ta có thấu hiểu điều đó mới nắm vững được nông nghiệp, du lịch sinh thái, lịch sử địa chính trị, văn hóa giáo dục kinh tế xã hội Việt Nam. Non nước Việt Nam ân tình thấm máu xương nhiều đời của dân tộc Việt và cộng đồng. Đời tôi xuôi phương Nam thuận theo tự nhiên lắng đọng ân tình đặc biệt của ba khóa bạn hữu khóa 4 trồng trọt và khóa 10 trồng trọt Trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc (đó là Trường Đại học Nông Lâm Huế và Đại học Nông Lâm Bắc Giang ngày nay), với khóa 2 Trồng trọt (ba lớp 2a, 2b, 2c) Trường Đại học Nông nghiệp 4 là Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh hiện tại. Đi như một dòng sông, Nam tiến của Người Việt. Đoàn tụ đất phương Nam. Đó là sự trãi nghiệm hạnh phúc may mắn của đời người gắn liền phục sinh, đường sống của dân tộc. Cuối dòng sông là biển. Chúng ta đã đến lúc công tâm nhìn lại giá trị sống lắng đọng https://hoangkimlong.wordpress.com/…/cuoi-dong-song-la-bien/

Câu chuyện “Cuối dòng sông là biển” tôi kể lần này dưới đây có ba phần chính: Phục sinh; Nam tiến, Ân tình. Nhà hiền triết Lev Tonstoy trò chuyện về phục sinh trong cuốn sách quý tôi nghiền ngẫm suốt mười ngày nhưng tôi chọn lại ba ý tâm đắc nhất của riêng mình: phục sinh giữa tối sáng; Nam tiến lời Thầy dặn; đi như một dòng sông; Nam tiến của người Việt từ thời tự chủ đến nay gồm giai đoạn 1 (1009- 1558) Nam Tiến đến sông Gianh Quảng Bình là cực nam của Đằng Ngoài; giai đoạn 2 Nam Tiến tới núi Đại Lãnh sông Kỳ Lộ Phú Yên là cực nam của Đằng Trong; giai đoạn 3 Nam tiến về sông Đồng Nai sông Tiền sông Hậu, kết nối toàn vẹn Việt Nam ngày nay; Đó là những chỉ dấu sinh tồn của dân tộc, mà nói theo cách nói tinh hoa của cụ Đào Duy Anh là lịch sử Việt Nam qua các đời suốt 4000 năm giản lược chia làm hai phần. Giữ vững miền Bắc và Nam tiến. Cụ Đào Duy Anh viết: “Khắp một vùng trung châu Bắc Việt, không mẩu đất nào là không có dấu vết thảm đảm kinh dinh của tổ tiên ta để giành quyền sống với vạn vật; suốt một dải Trung Việt vào đến trung châu Nam Việt, không một khúc đường nào là không nhắc lại sự nghiệp gian nan tiến thủ của tổ tiên ta để mở rộng hy vọng cho tương lai.”. Chúng ta có thấu hiểu điều đó mới nắm vững được nông nghiệp, du lịch sinh thái, lịch sử địa chính trị, văn hóa giáo dục kinh tế xã hội Việt Nam. Non nước Việt Nam ân tình thấm máu xương nhiều đời của dân tộc Việt và cộng đồng. Đời tôi xuôi phương Nam thuận theo tự nhiên lắng đọng ân tình đặc biệt của ba khóa bạn hữu khóa 4 trồng trọt và khóa 10 trồng trọt Trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc (đó là Trường Đại học Nông Lâm Huế và Đại học Nông Lâm Bắc Giang ngày nay), với khóa 2 Trồng trọt (ba lớp 2a, 2b, 2c) Trường Đại học Nông nghiệp 4 là Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh hiện tại. Đi như một dòng sông, Nam tiến của Người Việt. Đoàn tụ đất phương Nam. Đó là sự trãi nghiệm hạnh phúc may mắn của đời người gắn liền phục sinh, đường sống của dân tộc. Cuối dòng sông là biển. Chúng ta đã đến lúc công tâm nhìn lại giá trị sống lắng đọng https://hoangkimlong.wordpress.com/…/cuoi-dong-song-la-bien/

CHUYỆN CỔ TÍCH NGƯỜI LỚN

Chuyện thầy Mai Văn Quyền. Bài học cuộc sống thấm thía nhất thường là bài học cuộc đời do chính mình trãi nghiệm. Giáo sư Mai Văn Quyền người thầy nghề nông nói với tôi; “Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trước đây đã nói và nay thiền sư Lý Hồng Chí (trong Chuyển pháp luân) đã nhắc lại: Bất thất giã bất đắc, đắc tựu đắc thất. Nghĩa là ở đời người ta nếu không mất gì cả thì cũng không thu được gì cả, hay có được thì phải có mất.  Nghĩ lại suốt cuộc đời Thầy đã mất nhiều công tu luyện nên cũng được bù đắp lại khá xứng đáng, đó là Thầy được học hành tử tế so với nhiều người bạn cùng tuổi do phải tham gia trực tiếp trong 2 cuộc kháng chiến mà nhiều bạn đã hy sinh xương máu, hy sinh gia đình vợ con, hay có bạn còn sống nhưng trên thân mình còn mang đầy thương tật, hoặc con cái bị nhiễm chất độc da cam đang sống như thân tàn ma dại. Như vậy họ mất lớn hơn là được. Còn Thầy cũng có những cái mất mà đáng lẽ không mất. Ví dụ nhường suất lương cho người khác để 14 năm sau mới được lên 1 bậc lương hay khi được chuẩn bị cho làm chức Viện trưởng, Thầy lại tự gạch tên mình khỏi danh sách (thầy Nguyễn Công Tạn hay thầy Ngô Thế Dân đã có ý định sẵn, chỉ cần Thầy im lặng là được). Nhưng những cái mất đấy là Thầy tự nguyện để mất, chứ không phải vì tranh đấu không được mà bị mất. Kể như vậy cũng phù hợp với câu nói của Phật ở trên, Thầy mất để sức khoẻ của Thầy được cải thiện tốt hơn Thầy có thể sống tốt hơn, vợ con Thầy cũng được sống yên lành hơn. Nếu Thầy muốn được vẹn tròn có khi lại bị mất cũng đau đớn. Nghĩ được như vậy là Thầy thấy lòng mình thanh thản. Ngoài ra cái được Thầy đang có còn to lớn hơn cái mất đó là tình thương, sự đồng cảm của rất nhiều người, từ bạn học, bạn công tác, đồng nghiệp hay học trò và ngay cả những người ngoài đơn vị, chỉ đôi lần quan hệ công tác cũng dành cho Thầy những tình cảm chân thành. Không ít người có nhiều tiền của hơn nhưng lại không có được tình cảm người khác dành cho như Thầy. Thiết nghĩ đó là cái được mà Thầy đã thu được nhiều hơn là cái mất. Vì ở đời,Trời không cho ai tất cả, và Trời cũng không lấy đi của ai tất cả. Đó cũng là triết lý của cuộc sống. Nghĩ như vậy nên khi còn có sức khỏe ( do dày công tự luyện tập) mà Công Ty Cổ phần phân bón Bình điền hay các đơn vị khác còn cần đến Thầy, nên Thầy vẫn tiếp tục cùng chung sức với các bạn trẻ để chuyển giao những tiến bộ khoa học mới nhằm góp phần nhỏ bè của mình giúp nông dân vượt qua điều kiện khí hậu đang ngày càng biến đổi phức tạp để hội nhập với nông dân các nước trong khu vực và thế giới”.

Thầy bạn trong đời tôi https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-ban-trong-doi-toi/

Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-28-thang-3/

PDF và Video yêu thích
KỶ YẾU 65 NĂM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KỶ YẾU KHOA NÔNG HỌC 65 năm thành lập Khoa
Kỷ niệm 65 năm Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh
Bài học quý giá biết chăm sóc sức khỏe
Secret Garden, Bí mật vườn thiêng 
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam Thung dung Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter

#cnm365 #cltvn 28 tháng 3


TỈNH THỨC CÙNG THÁNG NĂM
Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim
#Nhàtôi
; #Thungdung#dayvahoc, #vietnamhoc#cnm365#cltvn; #đẹpvàhay;
https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-28-thang-3/ & https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-28-thang-3/

CNM365 Tình yêu cuộc sống: Đàn Nam Giao thành phố Huế (hình) Lời ru nhớ núi sông ; #Nhàtôi; Đến với Tây Nguyên mới ; Câu cá bên dòng Sêrêpôk ; Tỉnh thức cùng tháng năm; Mưa xuân Kim và Thủy; Mưa xuân trong mắt ai; Tháng Ba hoa gạo nở; Việt Nam con đường xanh; Đọc lại và suy ngẫm; Mây lành Phổ Đà Sơn; Cao Biền trong sử Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Nhà tôi giấc mơ xanh; Tô Đông Pha Tây Hồ; Thượng Đức thương nhìn lại; Những trang văn thắp lửa; Thơ vui những ngày nhàn; Bill Gates học để làm; Minh triết sống phúc hậu; Giống khoai lang Việt Nam; Sắn Việt Nam ngày nay; Vietnamese Cassava Today; Hồ Lắk Đình Lạc Giao; Ngày Quốc tế Hạnh phúc; Chim Phượng về làm tổ; Chốn vườn thiêng cổ tích; Trân trọng Ngọc riêng mình; Bảo tồn và phát triển sắn; Về miền Tây yêu thương; Trần Công Khanh ngày mới; Mark Zuckerberg và FB ; Chuyện đồng dao cho em; Đến với Tây Nguyên mới; Thương Kim Thiếp Vũ Môn.Nghỉ ngơi nhàn tĩnh dưỡng; Trần Công Khanh ngày mới;Selma Nobel văn học; Thầy Quyền thâm canh lúa; Chuyện ngày sinh của Thủy;Một gia đình yêu thương; Thành kính lưu lời thương; Nhớ ông bà cậu mợ; Một niềm tin thắp lửa;Minh triết sống phúc hậu; Truyện vua Solomon; Đến với Tây Nguyên mới; Hồ Lắk Đình Lạc Giao; Thương Kim Thiết Vũ Môn; IAS đường tới trăm năm; Nông nghiệp Việt trăm năm; Quản lý đất đai Việt Nam; Nam Tiến của người Việt. Mẹ tắm mát đời con; Bóng hạc chốn xa xôi; Hồ Lắk Đình Lạc Giao; Cánh cò bay trong mơ; Vào Tràng An Bái Đính; Sông Hoàng Long chảy hoài; Nguồn Son nối Phong Nha; #An nhiên; Đến với Tây Nguyên mới; Thương Kim Thiết Vũ Môn; Nguyễn Huy Thiệp lắng đọng; Đặng Dung thơ Cảm hoài; Đồng hành cùng đi tới; Giống khoai lang Việt Nam; Thương Kim Thiếp Vũ Môn; Quảng Bình đất và người; Thơ văn thầy Hồ Ngọc Diệp; Chuyện cổ tích người lớn; Cuối dòng sông là biển; Thầy nghề nông chiến sĩ; Đọc lại và suy ngẫm; Thương Kim Thiếp Vũ Môn; Giống khoai lang Việt Nam; #cnm365 #cltvn An nhiên; Việt Nam con đường xanh; Đọc lại và suy ngẫm; Mây lành Phổ Đà Sơn; Cao Biền trong sử Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Nhà tôi giấc mơ xanh; Phạm Hồng Đức Phước ca cao; Cao Biền trong sử Việt;Trời nhân loại mênh mông; Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay; Thầy bạn trong đời tôi; Cuối dòng sông là biển;. Phục sinh giữa tối sáng; Nam tiến của người Việt; Gia Cát Mã Tiền Khóa;

Johan amos comenius 1592-1671.jpg

Ngày 28 tháng 3 Ngày nhà giáo Slovakia, (nhằm ngày sinh của Jan Amos Komenský nhà giáo ngôn ngữ học, khoa học tự nhiên, nhà chính trị, triết học sinh ngày 28 tháng 3 năm 1592, mất ngày 15 tháng 11 năm 1670.. Ngày 28 tháng 3 năm 1868 ngày sinh Maxim Gorky, tác gia người Nga mất năm 1936. Ngày 28 tháng 3 năm 1930, Hai thành phố lớn của Thổ Nhĩ Kỳ là Constantinopolis và Angora được đổi mới tên gọi Istanbul và Ankara do quốc phụ nước này Mustafa Kemal Atatürk trong quá trình cải cách.

Bài chọn lọc ngày 28 tháng 3: Phạm Hồng Đức Phước ca cao; Cao Biền trong sử Việt; Trời nhân loại mênh mông; Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay; Thầy bạn trong đời tôi; Cuối dòng sông là biển; Phục sinh giữa tối sáng; Nam tiến của người Việt; Gia Cát Mã Tiền Khóa; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-28-thang-3/https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-28-thang-3/

#Nhàtôi

Thủy khờ yêu gã Kim mơ
đức độ cần kiệm, thẩn thơ lụy tài
mặc ai ham hố chuyện trời
#Nhàtôi yêu thích trọn đời sắn khoai

lúa ngô mê mãi tháng ngày
#Thungdung đèn sách số dày #annhiên


2

Mình về với chính mình thôi
Ta về xóm nhỏ với người ta thương
#Thungdung nhàn giữa đời thường
Lắng câu duyên nghiệp đọng vương tơ lòng
.

3

TA CÒN NỢ CỦ KHOAI LANG

Ta còn nợ củ khoai lang
Nợ em khó nhọc vương mang một đời
Tưởng là nhẹ nhớ mình ơi
Hóa ra thăm thẳm một trời yêu thương


4

TA CÒN NỢ CỦ KHOAI LANG
Hoàng Kim và đồng sự (*)

Ta còn nợ củ khoai lang
Nợ bao mưa nắng mênh mang nỗi niềm
Rời đồng trời đã nhá nhem
Lên xe trăng rọi sương đêm dặm trường

Sâm nhà nghèo nhớ mà thương
Giống khoai lang Việt thêm vương vấn đời
Kiếp sau xin nối nghiệp Người
Lúa ngô khoai sắn cho đời có sâm
.

Ta còn nợ củ khoai lang
Nhạt nhoà mới cũ, hiểu thêm chuyện đời …


(*) HK cảm khái khi NTB nhắc chuyện cũ https://hoangkimlong.wordpress.com/category/giong-khoai-lang-viet-nam
và Thông tin nóng hổi mới đây Nông nghiệp Việt Nam, Thứ Năm 06/04/2023 10.000 tấn khoai lang Vĩnh Long đủ tiêu chuẩn xuất chính ngạch https://nongnghiep.vn/10000-tan-khoai-lang-vinh-long-du-tieu-chuan-xuat-chinh-ngach-d347858.html https://khatkhaoxanh.wordpress.com/category/ta-con-no-cu-khoai-lang

Mô hình trồng sầu riêng xen khoai lang giống HL518 Nhật đỏ năng suất cao, phẩm chất ngon đang canh tác phổ biến tại tỉnh Đăk Lắk ( Video Nguyễn Thanh Bình 27 9 2023 https://www.facebook.com/watch/?v=665995315505310

LỜI RU NHỚ NÚI SÔNG
Hoàng Kim

Việt Nam đất nước con người
Quê hương sông núi muôn đời yêu thương
Sông Đồng Nai Núi Chứa Chan
Chán chưa, chưa chán lại càng chứa chan

Hoành Linh, Kỳ Lộ, Bà Đen,
Chung Sơn, Đại Lãnh, ân tình nước non…
Thiên Thụ Sơn, Chư Yang Sin
Nhớ Bảy Núi Thiên Cấm Sơn Chùa Đồng

Mình về mình có nhớ không
Chứa chan lòng lại giục lòng nhớ thương
Chân đi muôn dặm nẻo đường
Phải đâu cứ đất quê hương mới là …

Đêm nằm nghe gió thoảng qua
Nồng thơm hương lúa, đậm đà tình quê
Chợt dưng lòng lại gọi về
Vùng quê xa với gió hè chứa chan

Vục đầu uống ngụm nước trong
Nhớ miền ký ức ngọt dòng sông xanh
Thương từ chốn cũ xa em
Nhớ lên núi biếc mây xanh lững lờ

Xa nhau từ bấy đến chừ
Một vầng trăng khuyết sẻ chia đôi miền
Mình về nơi ấy đồng xuân
Ai đi ngậm ngãi tìm trầm mà thương

Nằm đêm lưng chẳng tới giường
Chứa chan nhớ núi, nhớ rừng canh khuya
Trường Sơn lá đỏ xa mờ
Thái dương nhớ thuở tiến vô Sài Gòn.

Mảng cầu chín nhớ mười mong
#Khátkhaoxanh vẹn thủy chung khải hoàn
Phong trần năm tháng gian nan
Đường xuân hạnh phúc bình an chí bền …

SÔNG ĐỒNG NAI YÊU THƯƠNG
Bạch Ngọc Hoàng Kim


Cuối dòng sông là biển
Sông Đồng Nai yêu thương

Ban mai chào ngày mới
Ân tình đất phương Nam


xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/song-dong-nai-yeu-thuong/

Ngày vui nhớ núi Chứa Chan / chán chưa, chưa chán lại càng Chứa Chan (Núi Chứa Chan. lục bát Hoàng Kim)

(1)  Núi Chứa Chan còn gọi là núi Gia Ray hay núi Gia Lào với chiều cao 800m so với mặt nước biển thuộc huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, là ngọn núi cao thứ hai khu vực Nam Bộđồng bằng Sông Cửu Long, Núi Chứa Chan nổi tiếng phong cảnh hùng vĩ, có chùa núi Gia Lào một ngôi chùa linh thiêng nằm trên vách núi gần đỉnh hứa Chan. Du khách ngày nay lên đó có thể đi bàng cáp treo hoặc leo núi khám phá, Lá đỏ thơ Nguyễn Đình Thi, nhạc Hoàng Hiệp ‘rừng Trường Sơn ào ào lá đỏ’ https://youtu.be/fpIa9fJTLbk thân thuộc vùng này ngày thống nhất đất nước, anh em cùng gặp nhau giữa thành phố. Núi Chứa Chan với Bảy Núi Thiên Cấm Sơn, Bà Đen, Đại Lãnh, Cổ Sơn, Chùa Đồng là sáu ngọn núi thiêng của Việt Nam và Thế giới;

LINH GIANG SÔNG QUÊ HƯƠNG
Hoàng Kim

Nhà mình gần ngã ba sông
Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình
Linh Giang sông núi hữu tình
Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con

“Chèo thuyền cho khuất bến Son
Để con khỏi chộ nước non thêm buồn “

Câu ru quặn thắt đời con
Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ

Ra đi từ bấy đến chừ
Lặn trong sương khói bến đò sông quê
Ngày xuân giữ vẹn lời thề
Non sông mở cõi, tụ về trời Nam.

xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/linh-giang-song-que-huong/

Làng Minh Lệ quê tôi

SÔNG ĐỜI THAO THIẾT CHẢY
Hoàng Kim


Cầu Minh Lệ Rào Nan
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/song-doi-thao-thiet-chay

SÓNG YÊU THƯƠNG VỖ MÃI
Hoàng Kim


Anh yêu biển tự khi nào chẳng rõ
Bởi lớn lên đã có biển quanh rồi
Gió biển thổi nồng nàn hương biển gọi
Để xa rồi thương nhớ chẳng hề nguôi

Nơi quê mẹ mặt trời lên từ biển
Mỗi sớm mai gió biển nhẹ lay màn
Ráng biển đỏ hồng lên như chuỗi ngọc
Nghiêng bóng dừa soi biếc những dòng sông

Qua đất lạ ngóng xa vời Tổ Quốc
Lại dịu hiền gặp biển ở kề bên
Khi mỗi tối điện bừng bờ biển sáng
Bỗng nhớ nhà những lúc mặt trăng lên

Theo ngọn sóng trông mù xa tít tắp
Nơi mặt trời sà xuống biển mênh mông
Ở nơi đó là bến bờ Tổ Quốc
Sóng yêu thương vỗ mãi đến vô cùng …

xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/song-yeu-thuong-vo-mai/

PHAN THIẾT CÓ NHÀ TÔI
Hoàng Kim

Phan Thiết có nhà tôi
Ra khỏi cửa rừng là nhà cửa biển
Tà Cú ngất cao, thong thả tượng Phật nằm
Đồi Trinh nữ nhũ hồng đắm say cảm mến.

Phan Thiết có nhà tôi
Quên hết bụi trần
Lãng đãng tứ cô nương
Ngọt lịm một lời thách đối:
Chứa Chan, Chán Chưa, Chưa Chán.

Phan Thiết có nhà tôi
Vị tướng trỏ tay thề
Mũi Kê Gà mắt thần canh biển
Ai đi xa nhớ nước mắm mặn mòi

Phan Thiết có nhà tôi
Sau đồi cát kia là dinh Thầy Thím
Lánh chốn ồn ào, tìm nơi tĩnh vắng
Tin nhắn một chiều  Im lặng và Nghe

xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/phan-thiet-co-nha-toi/

SÔNG KỲ LỘ PHÚ YÊN
Hoàng Kim

Sông Kỳ Lộ Phú Yên
Dài trăm hai cây số
Từ Biển Hồ Gia Lai
Thượng nguồn sông Bà Đài
Sông La Hiên Cà Tơn
Bến Phú Giang, Phú Hải
Phú Mỡ huyện Đồng Xuân
Thôn Kỳ Lộ Cây Dừng
Tre Rồng sông Kỳ Lộ
Huyền thoại vua Chí Lới
Vực Ông nối thác Dài

Xuôi dòng sông Kỳ Lộ
Lẫy lừng chuyện suối Cối
Tới suối Mun Phú Mỡ
Suối nước nóng Cây Vừng
Thấu vùng đất hoang sơ
Chợ Kỳ Lộ nổi tiếng
Người Kinh Chăm Ba Na
Xưa mỗi tháng chín phiên
Nay ngày thường vẫn họp

Sông Cái thác Rọ Heo
Vùng Hòn Ông vua Lới
Suối nước nóng Triêm Đức
Thôn Thạnh Đức Xuân Quang
Sông Trà Bương sông Con
Tiếp nước sông Kỳ Lộ
Chốn Lương Sơn Tá Quốc
Lương Văn Chánh thành hoàng
Sông Cô tới La Hai
Sông Cái hòa tiếp nước

Đồng Xuân cầu La Hai
Hợp thủy sông Kỳ Lộ
Tới Mỹ Long chia nhánh
Một ra vịnh Xuân Đài
Một vào đầm Ô Loan
Suối Đá xã An Hiệp
Chảy ra đầm Ô Loan
Suối Đá Đen An Phú
Chảy ra biển Long Thủy.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là bc23e-lahai.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là 9656a-46400358.jpg

Sông Kỳ Lộ Phú Yên
Lắng đọng nhiều chuyện quý
Ngọc Phương Nam ngày mới
Giống sắn tốt Phú Yên
Lúa siêu xanh Phú Yên
Báu vật nơi đất Việt
A Na bà chúa Ngọc
Châu Văn Tiếp Phú Yên
Cao Biền trong sử Việt
Ông Rhodes chữ tiếng Việt
Sông Kỳ Lộ Phú Yên
Chuyện đồng dao cho em
Con đường xanh yêu thương
Cuối dòng sông là biển

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/song-ky-lo-phu-yen/

CUỐI DÒNG SÔNG LÀ BIỂN
Hoàng Kim

An nhàn sau mùa gặt
Đầy trời còn mưa bay
Ta thì quen tháng đợi
Người vẫn lạ năm chờ
Nhịp thời gian gõ cửa

Hè qua rồi Thu tới
Đông về Xuân trở lạnh
Người ngoan việc nhiều
Nhân quả trời tạo nghiệp
Phước đức đất nuôi bền

Đường xuân đời quên tuổi
Cuộc đời phúc lưu hương
Cuối dòng sông là biển
Vui đi dưới mặt trời

xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cuoi-dong-song-la-bien/

(3) Bà Đen

BÀ ĐEN
Hoàng Kim

Người đi tìm Ngọc phương Nam
Nhớ bầu sữa Mẹ muôn vàn yêu thương
Bà Đen Dầu Tiếng Tây Ninh
Khoai mì đậu phộng nên danh ơn Người .

xem tiếp Bà Đen https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ba-den/ Thơ Tứ tuyệt Hoàng Kim https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tho-tu-tuyet-hoang-kim/

MÃNG CẦU NÚI BÀ ĐEN
Hoàng Kim
#Thungdung
#vietnamhoc #đẹpvàhay
574

Tỉnh thức tinh hoa cầu lá nõn
Nắng xanh như ngọc núi Bà Đen
Người đi kiếm báu trời che khuất
Đặc sản bên non chậm hái về.

ảnh mãng cầu Nguyễn Phương Liên;
xem tiếp Bà Đen https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ba-den/

Bà Đen ở Tây Ninh (ảnh Phan Văn Tự)

BÀ ĐEN Ở TÂY NINH

Tỉnh Tây Ninh có núi Bà Đen. Báo Nông nghiệp Việt Nam có video tuyệt đẹp giới thiệu về danh thắng này https://www.facebook.com/NongNghiepVietNamOnline/videos/276320777967406. #vietnamhoc#cnm365#cltvn đã tích hợp. Tỉnh Tây Ninh là nôi nuôi dưỡng và phát triển các giống khoai mì KM94, SM937-26, KM98-1, KM98-5, KM140, KM419 là các giống khoai mì chủ lực tạo nên danh tiếng toàn cầu “Cách mạng sắn Việt Nam”. Tỉnh Tây Ninh cũng là nôi nuôi dưỡng và phát triển các giống đậu phộng HL25, Lì và Giấy chọn lọc, đậu xanh HL89-E3, đậu rồng và các loại đậu đỗ thực phẩm, đóng góp hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ba-den/

BÀ ĐEN Ở ĐỒNG NAI

Tỉnh Đồng Nai cũng có Bà Đen nhưng không phải núi mà là một bà già đã quy tiên ngày 18 tháng 5 Giáp Ngọ. Chuyện Bà Đen Đồng Nai là chuyện của một người rất nghèo, rất rất nghèo. Bà không có của, chỉ có con. Ông Vichtor Huygo lúc chết muốn được đi xe tang kẻ khó. Bà Đen suốt đời là kẻ khó, đến chết mới được đi xe tang. Nhớ ngày vía Bà Đen, xin được chép lại câu chuyện Bà Đen đất phương Nam. Minh triết sống phúc hậu có Bài giảng đầu tiên của Phật.là việc thấu hiểu sự khổ, nguyên nhân, kết quả và giải pháp. Phật chủ trương bình đẳng giữa con người có máu cùng đỏ, nước mắt cùng mặn, hết thảy các pháp là vô ngã. Mục đích là vô ngã là sự chấm dứt đau khổ phiền muộn để đạt sự chứng ngộ bất tử. Sự chứng ngộ phải trong thực tế. Bà Đen là sự chứng ngộ sự khổ của một con người. Bà Đen đã đến với thế giới loài người 73 năm, gánh mọi sự khổ mà không buồn giận và rời Cõi Người ngày 18 tháng 5 Giáp Ngọ, 2014.

Ả LÀ AI ĐỜI NÀY?

Kính thưa hương hồn Bà Đen.
Kính thưa bà con lối xóm.

Hôm nay chúng ta tiễn đưa Bà Đen – người Chị, người Mẹ, người Bà của các cháu – về Trời. Tôi là em con chú con bác với Bà Đen, gọi ả cu Đen là chị dâu. Tôi xin được tỏ đôi lời thưa cùng bà con trước hương hồn của Ả.

Bà Đen (ả cu Đen, ả Trần, ả mẹt Hợi là tên cúng cơm, tục danh, tên thường goi) tên thật là Trần Thị Đen, sinh năm 1942 (Nhâm Ngọ), trú quán tại làng Minh Lệ, xóm Bắc, nhà ở cạnh ngôi đình cổ làng Minh Lệ. Theo thần phả, đình Minh Lệ được xây dựng năm 1464, là nơi thờ bốn vị đức Thành Hoàng bản thổ của bốn dòng họ lớn Hoàng, Trần, Trương, Nguyễn. Làng Minh Lệ là đất Kim Quy vùng Hạ Yên Trạch, tương truyền là nơi ngã ngưa của Trung Lang Thượng Tướng Quân Trương Đức Trọng, nay là xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Binh. Bà Đen mất ngày 15 tháng 6 năm 2014 nhằm ngày 18 tháng 5 Giáp Ngọ tại xã Hưng Thịnh huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, hưởng thọ 73 tuổi.

Chồng bà Đen là ông Nguyễn Minh Dức sinh năm 1939 (Kỹ Mẹo) mất năm 2006 ngày 20 tháng 10 âm lịch (Bính Tuất) tại xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Ông Bà Hoàng Minh Dức và Trần Thị Đen có bảy người con, năm trai, hai gái, đó là: Hợi, Hiếu, Thiểu, Thân, Thứ, Thống, Thiết.

Vợ chồng ông bà nghèo khó, lương thiện. Bà Đen là người tuyệt nhiên chưa bao giờ nóng giận, chưa hề làm mất lòng ai. Bà chưa khi nào phàn nàn trách cứ ai. Trước mọi vinh nhục, buồn vui, đói no, xấu tốt, bà đều luôn bình thản chỉ cười. Bà không tài sản, vô tâm, ngẫn ngơ: Đường Trần ta lại rong chơi. Vui thêm chút nữa buồn thôi lại về.

CON NGƯỜI ĐẾN ĐI

Bà Đen đã đến Trái Đất này 73 năm và đã đi tới chốn vĩnh hằng.

Bà Đen không để lại tài sản ruộng nương, tiền bạc.
Bà Đen không lưu lại danh vọng, sự nghiệp.
Bà Đen không căn dặn bất cứ điều gì.

Bà Đen di sản chỉ có CON NGƯỜI và CÂY XANH Bồ Đề, Sanh, Sung, Mai, Bưởi …do con cháu bà trồng tại nơi bà sống những năm cuối đời tại Hưng Thịnh, Đồng Nai.

Thân xác của Bà, một số con bà bàn hỏa táng, một số bà con muốn chôn cất. Cuối cùng, bà được an táng tại Nghĩa trang Hưng Bình theo ý nguyện của các con thuận theo lời bàn của nhiều người để phù hợp cho con cháu sau này.

NÉN TÂM HƯƠNG ĐƯA TIỂN

Kính thưa hương hồn Bà Đen, kính thưa bà con lối xóm.

Chúng ta thành kính tiễn đưa một con người.

Nhà văn Vichto Huygo có câu nói nổi tiếng: “Tôi muốn đi xe tang của kẻ khó“.

Bà Đen là kẻ khó, nay được đi xe tang.

Kính thắp nén tâm hương đưa tiễn.

Kính đề nghị mọi người dành một phút tưởng niệm.

Thay mặt gia đình tang quyến, xin trân trọng biết ơn.

Bạch Ngọc
Hoàng Kim

CUỘC ĐỜI THÀNH TRANG VĂN
Hoàng Kim


Có một ngày như thế
Cuộc đời thành trang văn
Hoàng Lê bảy năm trước
Mừng ngày mới tháng năm

Phương Loan Hoàng đã thêm 4 ảnh mới. Stepodsrnott7f 23942009661á6 c1t38f: cgm06h9976901 n0úi1l  ·

Món quà nhỏ chia tay bạn cùng phòng, tưởng đám cưới bả mình váy áo lung linh chụp ngàn tấm hổng ngờ chạy sút váy, rớt cúc, tóc tai rủ rượi à
#27-28-29/5/2022 #Mysister‘s wedding

xem tiếp Câu chuyện ảnh tháng năm https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cuoc-doi-thanh-trang-van/https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ba-den/https://hoangkimlong.wordpress.com/category/co-mot-ngay-nhu-the/

Hoa co
Chaongaymoi

TA VỀ TRỜI ĐẤT HỒNG LAM
Hoàng Kim

Ta về trời đất Hồng Lam
Thung dung dạo bước trăng vàng lộng soi
Đường trần tới chốn thảnh thơi
Hồng Sơn Liệp Hộ bồi hồi đất quen.

Linh miêu chốn Tổ Rồng Tiên
Quấn quanh trao gửi nổi niềm Thái Sơn
Hỡi ai là kẻ phi thường
Đỉnh chung dâng nén tâm hương nhớ Người.

NGUYỄN DU ĐI SĂN Ở NÚI HỒNG
Hoàng Kim

Núi Hồng Lĩnh danh thắng Nghệ Tĩnh,thuộc thị xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Núi Hồng Lĩnh cùng với sông Lam, được xem là biểu tượng hồn thiêng sông núi của xứ Nghệ, từng được xếp vào danh sách 21 danh thắng nước Nam. Núi Hồng Lĩnh là nơi Nguyễn Du đi săn ở núi Hồng làm ‘Hồng Sơn Liệp Hộ’ (1797-1802)  sau khi ông bị Quận công Nguyễn Thận bắt giam ba tháng ở Nghệ An mùa đông năm Bính Thìn (1796) về tội danh định trốn vào Nam với chúa Nguyễn Ánh, sau ông được tha về sống ở Tiên Điền; Núi Hồng Lĩnh (Ngàn Hống, Rú Hống, Hồng Sơn hay Hồng Lĩnh biệt hiệu là Hoan Châu Đệ Nhất Danh Thắng dãy núi núi nổi tiếng nhất Hà Tĩnh. Nguyễn Du tỏ chí là Nam Hải Điếu Đồ (kẻ đi câu ở biển Nam) và Hồng Sơn Liệp Hộ (người đi săn ở núi Hồng) ở hai thời khắc quyết định thể hiện bản lĩnh và tầm nhìn minh triết của ông .Bài này viết về Nguyễn Du thời thế từ 1797 đến 1802 kiệt tác thơ chữ Hán Nguyễn Du soi tỏ thời thế, cuộc đời và tâm hồn Nguyễn Du trăng huyền thoại; .Tâm sự Nguyễn Du làm Hồng Sơn Liệp Hộ, ngôn chí thể hiện rõ nhất trong bài “Đi săn”; bài chi tiết tại Nguyễn Du niên biểu luận; Nguyễn Du thời Tây Sơn; Nguyễn Du làm Ngư Tiều https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nguyen-du-lam-ngu-tieu/


(*) Đại Lãnh

Núi Đá Bia Phú Yên

ĐẠI LÃNH NHẠN QUAY VỀ
Hoàng Kim


Núi Đá Bia thiên nhãn phương nam
Biển Vũng Rô mắt thần tịnh hải 
Tháp Nhạn người Chăm lưu đất Phú
Mằng Lăng chữ Việt dấu trời Yên
Xuân Đài thành cổ ghềnh Đá Đĩa
Sông Ba sông Cái núi Cù Mông
Vạn kiếp tình yêu ai gửi lại
Ngàn năm Đại Lãnh nhạn quay về

Sông Kỳ Lộ Phú Yên
Đồng xuân lưu dấu hiền
Cao Biền trong sử Việt
Đại Lãnh nhạn quay về

Biển Vũng Rô

Tháp Nhạn

Nhà thờ Mằng Lăng

HUẾ CÓ THIÊN THỤ SƠN
Hoàng Kim

Huế có Thiên Thụ Sơn, đó là câu chuyện dài tiếp nối Bảy Núi Thiên Cám Sơn trong bài viết CHÀO NGÀY MỚI 6 THÁNG 6 dưới đây. Tôi đã suy ngẫm chuyện điền dã với huyền tích này từ lâu, nhưng do chưa đủ nhân duyên và điều kiện để tường thuật lại cặn kẽ. Đến nay sau 25 năm cũng chỉ tạm lưu ít thư mục nhỏ không nỡ quên để thỉnh thoảng quay lại. Cụ Dương Văn Sinh, người có huân chương lao động hạng ba, lương y, thầy thuốc ưu tú, có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Thầy cũng là một nhà phong thủy danh tiếng ở Huế., Cụ rất tâm đắc với tôi về thế núi Thiên Thụ Sơn và Trường Cơ Thiên Thụ Lăng, có tương quan huyền tích Bảy Núi Thiên Cấm Sơn.

Bảy Núi Thiên Cấm Sơn
Nơi Nguyễn Vương thoát hiểm
Nhớ Đàn Khê Lưu Bị
Lúa Việt Sắn An Giang.

Huế có Thiên Thụ Sơn

Ẩn tàng bao huyền thoại
Linh Nhạc thương lời hiền
Chuyện cổ tích người lớn

xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hue-co-thien-thu-son/

Sau này vua Gia Long tại Huế đã chọn Thiên Thụ Sơn là hướng núi cho quần thể di tích cung điện và quần thể lăng mộ của triều đại vua chúa nhà Nguyễn , âu cũng là một câu chuyện kỳ thú. đầu tiên là hướng chính cho quần thể di tích kinh đô Huế đế lăng Trường cơ của chúa Nguyễ

NƠI NGUYỄN VƯƠNG THOÁT HIỂM

Bí mật thiên Cấm Sơn và sự thoát hiểm của Nguyễn Vương là một câu chuyện lạ bởi thiền sư Linh Nhạc Phật Ý chỉ dẫn mà tôi đã đức kết chép lại trong chùm chuyện khảo Nguyễn Du trăng huyền thoại. Vắn tắt câu chuyện như thần tích Lưu Bị phi ngựa qua suối Đàn Khê sách Tam Quốc Diện Nghĩa để chỉ sự thoát hiểm trong gang tấc. Chuyện ấy như sau:

Tôi đi lạc vào một ngôi chùa cổ. Một công án kỳ lạ theo tôi mười năm qua. Nơi đây là chốn rất quen với tôi, và tôi biết rõ từ nhiều năm qua, nhưng không hiểu sao lại có rừng cây và ngôi chùa cổ này. Tôi bàng hoàng nhớ lại phía trước là nhà anh Ba Mùa, một người trồng và chọn giống khoai lang HL4 với vợ chồng tôi rất nhiều năm. Nay tuy anh đã mất, nhưng tôi vẫn nhớ nhà anh rất rõ, mà hôm nay tìm mãi không thấy. Phía sau trụ điện cao thế đối diện khu nhà máy Coca Cola là nhà của ông Ba Báu. Ông làm việc với tôi suốt ba năm học ở Trường với bảy năm về Viện và Trung Tâm Hưng Lôc. Nay mới sau ba mươi năm quay lại mà một nơi thân thuộc vậy, lại chợt dưng khác lạ, không thể tìm được nhà. Không thể tin nổi. Khu rừng rộng, tán cây cổ thụ cao và yên tĩnh. Tôi tìm mãi không thấy người quen và đường ra; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/linh-nhac-thuong-loi-hien/

Tôi chụp nhiều ảnh và nghĩ vẩn vơ trong rừng cây, rồi bất chợt gặp hai cháu bé nhỏ đi tới. Tôi vội bước tới để hỏi. Hai bé không chút sợ hãi dừng lại nhìn và cười với tôi. Bé gái lớn gọi: Hoàng Thành, anh đến đây. Có một bé trai lớn hơn chạy tới. Lũ trẻ chỉ cho tôi đến ngôi nhà ở góc vườn, và chạy ào đi chơi. Tôi vào gặp một cụ già, và chuyên như ở dưới đây. Cụ già quắc thước, mắt sáng, hiền từ hỏi tôi:

_ Thầy đi đâu tìm gì?

Tôi nhìn khuôn mặt như tiên ông của Cụ. Khuôn mặt Cụ dường như rất quen thân, và tôi đã từng gặp ở đâu đó, nhưng không thể nào nhớ được. Tôi bất giác kính trọng Cụ, và thưa:

– Dạ cháu là Hoàng Kim, sinh năm 1953, nơi sinh ở Làng Minh Lệ Quảng Bình, thường trú tại số nhà 80 khu Trung tâm, xã Hưng Thịnh, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Cháu làm giảng viên chinh cây lương thực (lúa, ngô, sắn, khoai lang) của Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. Trước đó, cháu học ở Trường Đại học Nông Nghiệp 2 Hà Bắc, và đi bộ đội từ tháng 9 năm 1971 đến tháng 1 năm 1977. Sau khi chuyển ngành về học tiếp ở Trường Đại học Nông Nghiệp 2 Hà Bắc và chuyển trường vào học tiếp ở Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. Đến năm 1981, cháu tốt nghiệp kỹ sư nông học về làm việc ở Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam. Sau đó làm tiến sĩ và giám đốc Trung tâm ở đấy. Năm 2006, cháu chuyển từ Viện về Trường để dạy học. Cháu đang đi coi thi và đang tìm xem Từ Hải thật là ai?. Tôi trình bày thân phận mình và câu chuyện để cố tìm manh mối.

  • Cháu coi thi ba hôm. Vợ cháu khuyên là nên thuê nhà trọ gần điểm thi, vì nhà cháu ở xa nên để tránh kẹt xe trễ giờ cần lấy tiền bồi dưỡng coi thi trang trãi tiền thuê phòng trọ mà thực hiện tốt nhiệm vụ cho đúng giờ. Cháu đã thuê khách sạn rồi nhưng lại nhường phòng đã thuê cho hai mẹ con của một thí sinh ở miền Trung vào thi mà không đặt phòng trước. Cháu chuyển về thuê phòng ở chùa Châu Long, xa điểm thi hơn và đi về phải thuê xe ôm. Thật lạ là nơi xây nhà nghĩ chùa Châu Long ngày nay lại chính là nơi mảnh đất mà vợ chồng cháu đã chọn được Giống khoai Bí Đà Lạt, Giống khoai Hoàng Long, Giống khoai lang HL4. Mảnh đất xây chùa Châu Long này là của chú Ba Báu trước đây vợ chống cháu sau khi ra trường định mua lập nghiệp nhưng sau đã chọn về ở đất Hưng Long Đồng Nai. Tối nay thầy Nguyễn Lân Dũng giục cháu sớm giúp phản biện cuốn sách thầy Ngô Quốc Quýnh sự thật về Nguyễn Du. Bài viết “Một khám phá độc đáo về Truyện Kiều” của Giáo sư Nguyễn Lân Dũng về cuốn sách “Thử tìm hiểu tâm sự Nguyễn Du qua Truyện Kiều” của GS.NGND Ngô Quốc Quýnh (Đại học Quốc gia Hà Nội) làm cháu mộng mị. Trong cuốn sách này, tác giả đã cho rằng Nguyễn Du gửi gắm tâm sự của mình qua Truyện Kiều mà Từ Hải chính là Nguyễn Huệ, và Kim Trọng chính là Lê Chiêu Thống với nàng Kiều chính là Nguyễn Du. Thầy Nguyễn Lân Dũng gọi điện và nhắn tin giục cháu sớm giúp cho nhận xét phản biện này. Cháu vừa thương quý kính trọng Thầy vừa nhận thấy luận điểm của thầy Ngô Quốc Quýnh cũng có lý có tình nên cháu định sớm viết bài đồng tình.

_ Nguyễn Du là Từ Hải?

Cụ già hỏi lại tôi về bình sinh và hành trạng Nguyễn Duvà đã ngăn tôi khoan vội đồng tình với nhận định của thầy Ngô Quốc Quýnh coi Từ Hải chính là Nguyễn Huệ, và Kim Trọng chính là Lê Chiêu Thống với nàng Kiều chính là Nguyễn Du. Cụ chất vấn tôi và lần lượt thảo luận tìm hiểu kỹ sự thật của 12 uẩn khúc chưa rõ. Đó là: Nguyễn Du là người thế nào? Nguyễn Du Bắc hành tạp lục; Nguyễn Du với Hồ Xuân Hương; Nguyễn Du và Kinh Kim Cương; Nguyễn Du so tài Nguyễn Huệ; Nguyễn Du và Nguyễn Công Trứ; Nguyễn Du tri kỷ, tri âm; Tố Như sau ba trăm năm; Nguyễn Du viếng Kỳ Lân mộ; Hoành Sơn những bài thơ cổ; Hồng Lam vằng vặc sao Khuê. Tôi dần nhận ra Nguyễn Du là Từ Hải. Để khỏi mất thì giờ bạn đọc xin không nêu ra các chi tiết. Mời đọc Nguyễn Du tư liệu quýbài 2 trong chùm chuyện khảo Nguyễn Du trăng huyền thoại của Hoàng Kim. Vị thiền sư Linh Nhạc Phật Ý tại Tổ Đình ngôi chùa cổ Thủ Đức trong giấc mơ lạ Nguyễn Du nửa đêm đọc lại

_ “Khói hương” và “Hai ngả”

Cụ già hỏi tôi đã đọc sách của thầy Nguyễn Lân “Khói hương” và “Hai ngã” chưa? với những tác phẩm văn sử của Từ Ngọc “Cậu bé nhà quê” “Ngược dòng” “Nguyễn Trường Tộ” và “Những trang sử vẻ vang”? Tôi thưa với Cụ là tôi đã đọc rất kỹ “Vinh quang nghề Thầy” nhưng với các sách trên thì chưa đọc được vì nay những sách ấy rất khó tìm. Cụ cười và nói rằng, chuyện đang nóng hổi chỉ mới từ năm 1945 đến nay mà đã khó vậy, huống hồ câu chuyện Nguyễn Du trăng huyền thoại đã trải trên 253 năm để lần tìm bình sinh và hành trạng của ai đó cần đọc rất kỹ các sách mang giá trị sử thi của những tác giả đứng đắn, đối chiếu thời thế với niên biểu cuộc đời họ, mới hiểu được những ẩn ngữ trong trang sách họ viết. Ví như “Khói hương” và “Hai ngả” “Hồi ký giáo dục thầy Nguyễn Lân” có ở trong “Vinh quang nghề Thầy”. Cụ hỏi tôi có đọc kỹ đoạn Bảo Đại và Chính phủ Trần Trọng Kim mong xây dựng một nước Quân chủ lập hiến và mong “các ông sẽ soạn giúp cho một bản hiến pháp”. “Anh em đã giao cho anh Đào Duy Anh soạn bản hiến pháp đó (bản hiến pháp chưa bao giờ thành hình)”. Chủ tịch Hồ Chí Minh với vua Bảo Đại và Thủ tướng Trần Trọng Kim vì sao không thể có được thỏa hiệp hợp tác khi hình thành nước Việt Nam mới? Sau này, tôi viết “Minh triết Hồ Chí Minh” lại nhớ về bài Thầy Nguyễn Lân Dũng viết “Bác Hồ với thế giới tâm linh“. Dạy và học mỗi ngày của tôi là chịu ảnh hưởng lớn của tinh hoa “Vinh quang nghề Thầy” và câu chuyện đối thoại lạ lùng trong giấc mơ “Linh Nhạc thương người hiền”.

_ Bảy Núi Thiên Cấm Sơn

Tôi hỏi cụ già về tên tuổi và địa chỉ nơi này là chốn nào?. Cụ trả lời cụ là Linh Nhạc Phật Ý có duyên với tôi nên giúp sự tìm hiểu. Cụ cười bảo tôi: Thầy biết đây là đất quen, và thầy vốn nghề nông say mê Vườn Quốc gia Việt Nam lại ở rất gần Vườn Tao Đàn bạn quý mà thấy không đoán ra những cây này ở đâu à? Tôi thưa Cụ là vườn Cụ có nhiều cây quen tại Bảy Núi Thiên Cấm Sơn mà tôi có chín năm ở vùng ấy, cũng có một số kỳ hoa dị thảo của riêng vùng Đá Đứng chốn sông thiêng Làng Minh Lệ quê tôi. Cụ cười bảo Thiên Thụ Sơn ở Huế và Đại Lãnh nhạn quay về thầy đã ghé chưa ? Cây và hoa lá ở đây đã có mang về trồng tại Thiên Thụ Sơn ở Huế rồi đấy.

Tôi làm lạ sực tỉnh. Cái đêm hôm ấy, tôi ngủ suốt từ chập tối. Chuyện cũ ấy và chứng cứ ở đây http://dayvahoc.blogtiengviet.net/2012/07/04/http_dayvahoc_blogtiengviet_net_ng

*

Chiều tối hôm sau, tôi ngẫu nhiên theo chỉ dẫu của cụ già trong giấc mơ, đã tìm thấy được ngôi chùa cổ Tổ Đình Phước Tường tại địa chỉ 13/32 đường Lã Xuân Oai phường Tăng Nhơn Phú, Quận 9. Ngôi chùa này lưu dấu tích của thiền sư Linh Nhạc Phật Ý.và vị thiền sư này quan hệ tới sự đã che giấu vua nhà Nguyễn thoát chết gang tấc bởi sự truy vết cũa nhà Tây Sơn. Hiện nay, Tổ Đình Phước Tường sư trụ trì là Thượng tọa Thích Nhật An. Tổ Đình đã được Bộ Thông tin Việt Nam xếp hạng Di tich Văn hóa Quốc gia tại Quyết định số 43/VH QĐ ngày 7 /1/ 1993 .Ngày tiếp sau, khi coi thi đã hoàn thành trở vể nhà lại duyên may lại tình cờ gặp được Bố tát Nhựt Tông trên chuyến xe bus từ Suối Tiên đi ngã tư Bà Rịa- Vũng Tài. Tôi đã đổi ý không đi về nhà ở Hưng Thịnh Đồng Nai mà theo gót chân Bố tát vân du chùa Long Phước 98 Trần Xuân Độ, Phường 6 tại Núi Lớn, phía sau Thích Ca Phật Đài, thành phố Vũng Tàu, thăm thiền sư Thiện Lý, với anh Nguyễn Quốc Toàn Lão Quán Lục Vân Tiên giữa đời thường, để cùng luận bàn đạo Phật ngày nay và mang sách của thầy Nhựt Tông và mang sách Nguyễn Du của anh Toàn về nhà cặm cụi tra cứu tìm tòi.

Nhà nghiên cứu Phạm Trọng Chánh nói những lời thật cảm khái : “Trong tình hình đọc sách hiện tại trong nước và hải ngoại, mỗi người Việt Nam đọc không đến một quyển sách một năm, các nhà xuất bản tại hải ngoại chỉ sống nhờ sự hy sinh của tác giả, tự viết tự bỏ tiền in, không kể gì lời lỗ. Sách gửi đi các nơi không hy vọng gì thu tiền lại. Trong nước sách in được 1500 quyển như  Nguyễn Du trên đường gió bụi anh Hoàng Khôi là thuộc loại khá. Đáng cho chúng ta khuyến khích. Phải chăng vì thiếu sách hay, các nhà văn ngày nay không đủ sức hấp dẫn lôi kéo người đọc chăng. Nghĩ lại ngày xưa thời Tự Lực Văn Đoàn, Thơ Mới, những năm 1930-1940 mỗi năm người đậu Tú Tài chỉ vài chục người, người biết chữ quốc ngữ có là bao nhiêu trên 25 triệu dân thế mà sách  đã tạo ra những trào lưu văn học lớn mạnh. Ngày nay chúng ta có 90 triệu dân trong nước và 4 triệu người Việt hải ngoại, mà tình hình sách vở còn thua các nước nhược tiểu, nghĩ thật đáng buồn. Chúng ta không nâng cao được dân trí, mà dân trí lại thụt lùi.  Được một nhà văn như anh Hoàng Khôi, hy sinh thức đêm thức hôm để viết sách, để mua vui một vài trống canh, tôi mừng và mong có nhiều người như anh Hoàng Khôi. Đừng để các thế hệ mai sau không còn biết viết văn, biết đọc mà chỉ còn biết bấm mấy câu vớ vẫn trên điện thoại di động.

Tôi từng tâm đắc với Nguyễn Du viếng mộ Liễu Hạ Huệ  nơi “bia tàn chữ mất vùi gai góc/ nghe tiếng nghìn năm tôi xuống xe” càng cho thấy nhân cách kẻ sĩ và sự cảm thông của ông đối với Liễu Hạ Huê sâu sắc đến dường nào. Người hiền thực ra đời nào cũng có, thời thế nhiễu loạn, chẳng qua vàng lầm trong cát đấy thôi. Nguyễn Du là con quan tướng quốc Nguyễn Nhiễm cựu thần nhà Lê và mẹ ông là người phụ nữ tài sắc, vợ lẽ nhà quan, gặp lúc thế nước động loạn, chúa Trịnh, nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn đều có ý riêng. Ông lớn lên trong cảnh lận đận không nhà, có tài mà không thể cậy. Ông là một đại sĩ phu tài năng trác tuyệt nhưng chỉ làm một viên quan thường triều Nguyễn mà vua vừa dùng, vừa tìm cách kiềm chế như đối với Nguyễn Công Trứ, Phan Huy Chú. Ông vì giỏi nên được vua Nguyễn cử đi sứ Tàu mà thôi. Thơ Nguyễn Du vì vậy kín đáo và sâu sắc hiếm thấy Để thấu hiểu những giá trị nhân văn đích thực, rất cần những khoảng lặng để đối diện với chính mình.  Hôm trước tôi đã có dịp cùng với những người bạn quý thảo luận về hành vi ứng xử của Liễu Hạ Huệ gần gũi với một người nữ mà ông không mang tiếng dâm tà. Nhờ việc tra cứu, đọc đi đọc lại nhiều lần bài thơ ‘Liễu Hạ Huệ mộ’ của cụ Nguyễn Du, tôi chợt sững người, nhận thức thêm được những nỗi niềm, của cụ Nguyễn lấp lánh sau những con chữ …

Tôi đọc cuốn sách “Nguyễn Du” của nhà giáo Nguyễn Thế Quang “Của tin còn một chút này làm ghi” không dưới hai mươi lần (Trang sách Nguyễn Du với lời đề tặng của tác giả Nguyễn Thế Quang, ảnh Hoàng Kim), và sực thấm hiểu vì sao Nguyễn Du đọc Kinh Kim Cương chú giải của Lê Quý Đôn trên nghìn lần cũng như chợt hiểu vì sao Hồ Chí Minh “sao vàng năm cánh mộng hồn quanh“. Tôi đã đọc mười hai tư liệu quý về Nguyễn Du (kể cả ba tư liệu mới bổ sung gần đây) Dẫu vậy tôi vẫn hồ nghi nhiều điều, chưa đủ tư liệu trao đổi với các giáo sư Nguyễn Lân Dũng, Ngô Quốc Quýnh nhà giáo Nguyễn Thế Quang, nhà nghiên cứu Bulukhin Nguyễn Quốc Toàn và  còn nợ  Ví Dặm Ân Tình, Quỳnh Trâm, Huy Việt … những lời bàn luận.

Tôi nhờ lập “Nguyễn Du một niên biểu” chi tiết hóa thời thế và cuộc đời Nguyễn Du đúng hành trạng từng năm, từ lúc ông sinh ra cho đến khi ông mất, theo gợi ý của cụ già tự xưng là thiền sư Linh Nhạc Phật Ý trong giấc mơ lạ. Cụ già đã khuyến khích tôi làm điều này và cũng nhờ phản biện sâu sắc với các dẫn liệu của tiến sĩ Phạm Trọng Chánh. Ông là người bôn ba hải ngoại đã hiểu tác phẩm Nguyễn Du trên đường gió bụi của Hoàng Khôi một cách sâu sắc hiếm thấy, chân thành, đức độ và khích lệ tác giả Hoàng Khôi với một triết lý dạy và học mẫu mực. “Nghiên cứu không phải là chuyện độc quyền của riêng ai, không phải chuyện người sau đánh đổ người trước để được nổi danh hơn mà người đi sau nối tiếp người trước, làm giải quyết những nghi vấn còn tồn đọng, làm cho việc nghiên cứu ngày càng phát triển, sáng tỏ“.:

Bài liên quan
Hãy để tôi đọc lại

NGUYỄN DU TRĂNG HUYỀN THOẠI
Hoàng Kim

1 Nguyễn Du thơ chữ Hán
Kiếm bút thấu tim Người,
Đấng danh sĩ tinh hoa,
Nguyễn Du khinh Thành Tổ,
Bậc thánh viếng đức Hòa

2 Nguyễn Du tư liệu quý
Linh Nhạc thương người hiền,
Trung Liệt đền thờ cổ,
“Bang giao tập” Việt Trung,
Nguyễn Du niên biểu luận

3 Nguyễn Du Hồ Xuân Hương
“Đối tửu” thơ bi tráng,
“Tỏ ý” lệ vương đầy,
Ba trăm năm thoáng chốc,
Mại hạc vầng trăng soi.

4 Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ
Uy Viễn “Vịnh Thúy Kiều”,
Tố Như “Đọc Tiểu Thanh”,
Bến Giang Đình ẩn ngữ,
Thời biến nhớ người xưa.

5 Nguyễn Du thời Tây Sơn
Mười lăm năm tuổi thơ,
Mười lăm năm lưu lạc,
Thời Hồng Sơn Liệp Hộ,
Tình hiếu thật phân minh

6 Nguyễn Du làm Ngư Tiều
Câu cá và đi săn,
Ẩn ngữ giữa đời thường,
Nguyễn Du ức gia huynh,
Hành Lạc Từ bi tráng

7 Nguyễn Du thời nhà Nguyễn
Mười tám năm làm quan,
Chính sử và Bài tựa,
Gia phả với luận bàn.
Bắc hành và Truyện Kiều

8 Nguyễn Du tiếng tri âm
Hồ Xuân Hương là ai,
Kiều Nguyễn luận anh hùng,
Thời Nam Hải Điếu Đồ,
Thời Hồng Sơn Liệp Hộ

9 Nguyễn Du trăng huyền thoại
Đi thuyền trên Trường Giang,
Tâm tình và Hồn Việt,
Tấm gương soi thời đại.
Mai Hạc vầng trăng soi,

Nhân nhàn rỗi đọc lại Thâm Giang Trần Gia Ninh, thương “Kim Thiếp Vũ Môn”, nhớ ‘Thiên hạ trục lộc‘, xin chép về so ngẫm Nguyễn Du làm Ngư Tiều Câu cá và đi săn, Ẩn ngữ giữa đời thường, Nguyễn Du ức gia huynh, Hành Lạc Từ bi tráng xem tiếp Thơ Tứ tuyệt Hoàng Kim https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tho-tu-tuyet-hoang-kim/Mai Hạc vầng trăng soi https://hoangkimlong.wordpress.com/category/mai-hac-vang-trang-soi/http://hoangkimlong.wordpress,com/category/nguyen-du-trang-huyen thoại

*

Vị thiền sư Linh Nhạc Phật Ý tại Tổ Đình chùa cổ Thủ Đức trong giấc mơ lạ Nguyễn Du nửa đêm đọc lại đã khuyên tôi viết Nguyễn Du trăng huyền thoại bằng cách lập “Nguyễn Du niên biểu luận” cuộc đời và thời thế Nguyễn Du để tìm hiểu về Người. Theo vị Thiền sư này thì dấu vết chứng cứ sự thật hàng năm của Nguyễn Du là chỉ dấu đáng tin cậy của thời ấy về những sự kiện trọng yếu của thời thế đã gợi ý chi phối thế xuất xử của Nguyễn Du bình sinh và hành trạng, để hậu thế chúng ta có thể hiểu đúng sự thật và huyền thoại về ông. Những sự kiện chính tại đàng Trong và đàng Ngoài với các nước liên quan trong hệ quy chiếu lấy chính Nguyễn Du và gia tộc của ông làm trung tâm sẽ là dẫn liệu thông tin thực sự có ích để thấu hiểu chính xác ẩn ngữ Truyện Kiều, lịch sử, văn hóa, con người, bối cảnh hình thành kiệt tác “300 năm nữa chốc mòng Biết ai thiên ha khóc cùng Tố Như”

Tôi viết Nguyễn Du trăng huyền thoại cho những ai vốn thích Nguyễn Du và Truyện Kiều nhưng chỉ có sách Truyện Kiều và một ít bộ sách quý có liên quan mà chưa thể có thời gian đào sâu tìm hiểu về bộ kiệt tác văn chương Việt kỳ lạ này với những ẩn ngữ thời thế cuộc đời Nguyễn Du lắng đọng vào trang sách. Bạn đọc để đỡ tốn công, tôi xin có ít lời hướng dẫn cách đọc chùm 9 bài này như sau. Đầu tiên bạn nên đọc bảng Mục lục chín bài viết này và xác định mình cần đọc bài nào trong chín bài viết ấy sau đó bấm thẳng vào đường dẫn có tại trang ấy liên kết với chín bài; Thứ hai mời bạn đọc ngay bài bảy mục 2 va 3 đó là Chính sử và Bài tựa/ Gia phả với luận bàn. Muốn hiểu thêm Nguyễn Du trăng huyền thoại cần tìm đọc những sách và tác giả giới thiệu trong bài này và có sự định kỳ cập nhậti. Thứ ba Nguyễn Du là danh sĩ tinh hoa Việt Nam thời nhà Nguyễn Tổng luận Nguyễn Du và Truyện Kiều là sự suy ngẫm lắng đọng.

Nguyễn Du là danh sĩ tinh hoa Việt Nam thời nhà Nguyễn, là minh sư hiền tài lỗi lạc, là nhà thơ lớn danh nhân văn hóa thế giới, là một hình mẫu con người Việt Nam thuộc về văn hóa tương lai, là một tấm gương trong về phép ứng xử chí thiện, nhân đạo, minh triết giữa thời nhiễu loạn. Ông là tác giả của.Truyện Kiều và Bắc hành tạp lục bài học tâm tình Việt đã thấm sâu vào hồn Việt và lan tỏa khắp thế giới. Nguyễn Du sinh ngày 3 tháng 1 năm 1766, nhằm ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu, tại phường Bích Câu, ở Thăng Long, Hà Nội, mất ngày 16 tháng 9 năm 1820 nhằm ngày 10 tháng tám năm Canh Thìn.

Tổng luận Nguyễn Du và Truyện Kiều tóm tắt như sau:

Vị thiền sư Linh Nhạc Phật Ý tại Tổ Đình chùa cổ Thủ Đức trong giấc mơ lạ Nguyễn Du nửa đêm đọc lại đã khuyên tôi viết Nguyễn Du trăng huyền thoại bằng cách lập “Nguyễn Du niên biểu luận” cuộc đời và thời thế Nguyễn Du để tìm hiểu về Người. Theo vị Thiền sư này thì dấu vết chứng cứ sự thật hàng năm của Nguyễn Du là chỉ dấu đáng tin cậy của thời ấy về những sự kiện trọng yếu của thời thế đã gợi ý chi phối thế xuất xử của Nguyễn Du bình sinh và hành trạng, để hậu thế chúng ta có thể hiểu đúng sự thật và huyền thoại về ông. Những sự kiện chính tại đàng Trong và đàng Ngoài với các nước liên quan trong hệ quy chiếu lấy chính Nguyễn Du và gia tộc của ông làm trung tâm sẽ là dẫn liệu thông tin thực sự có ích để thấu hiểu chính xác ẩn ngữ Truyện Kiều, lịch sử, văn hóa, con người, bối cảnh hình thành kiệt tác “300 năm nữa chốc mòng Biết ai thiên ha khóc cùng Tố Như” xem tiếp http://hoangkimlong.wordpress,com/category/nguyen-du-trang-huyen thoại

Tác phẩm bao gồm chín bài, mục lục như sau: 1 Nguyễn Du thơ chữ Hán Kiếm bút thấu tim Người, Đấng danh sĩ tinh hoa, Nguyễn Du khinh Thành Tổ, Bậc thánh viếng đức Hòa 2 Nguyễn Du tư liệu quý Linh Nhạc thương người hiền, Trung Liệt đền thờ cổ, “Bang giao tập” Việt Trung, Nguyễn Du niên biểu luận 3 Nguyễn Du Hồ Xuân Hương “Đối tửu” thơ bi tráng, “Tỏ ý” lệ vương đầy, Ba trăm năm thoáng chốc, Mại hạc vầng trăng soi. 4 Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ Uy Viễn “Vịnh Thúy Kiều”, Tố Như “Đọc Tiểu Thanh”, Bến Giang Đình ẩn ngữ, Thời biến nhớ người xưa. 5 Nguyễn Du thời Tây Sơn Mười lăm năm tuổi thơ, Mười lăm năm lưu lạc, Thời Hồng Sơn Liệp Hộ, Tình hiếu thật phân minh 6 Nguyễn Du làm Ngư Tiều Câu cá và đi săn, Ẩn ngữ giữa đời thường, Nguyễn Du ức gia huynh, Hành Lạc Từ bi tráng 7 Nguyễn Du thời nhà Nguyễn Mười tám năm làm quan, Chính sử và Bài tựa, Gia phả với luận bàn. Bắc hành và Truyện Kiều 8 Nguyễn Du tiếng tri âm Hồ Xuân Hương là ai, Kiều Nguyễn luận anh hùng, Thời Nam Hải Điếu Đồ, Thời Hồng Sơn Liệp Hộ 9 Nguyễn Du trăng huyền thoại Đi thuyền trên Trường Giang,Tâm tình và Hồn Việt, Tấm gương soi thời đại. Mai Hạc vầng trăng soi,

Tôi viết Nguyễn Du trăng huyền thoại cho những ai vốn thích Nguyễn Du và Truyện Kiều nhưng chỉ có sách Truyện Kiều và một ít bộ sách quý có liên quan mà chưa thể có thời gian đào sâu tìm hiểu về bộ kiệt tác văn chương Việt kỳ lạ này với những ẩn ngữ thời thế cuộc đời Nguyễn Du lắng đọng vào trang sách. Bạn đọc để đỡ tốn công, tôi xin có ít lời hướng dẫn cách đọc chùm 9 bài này như sau. Đầu tiên bạn nên đọc bảng Mục lục chín bài viết này và xác định mình cần đọc bài nào trong chín bài viết ấy sau đó bấm thẳng vào đường dẫn có tại trang ấy liên kết với chín bài; Thứ hai mời bạn đọc ngay bài bảy mục 2 va 3 đó là Chính sử và Bài tựa/ Gia phả với luận bàn. Muốn hiểu thêm Nguyễn Du trăng huyền thoại cần tìm đọc những sách và tác giả giới thiệu trong bài này và có sự định kỳ cập nhậti. Thứ ba Nguyễn Du là danh sĩ tinh hoa Việt Nam thời nhà Nguyễn Tổng luận Nguyễn Du và Truyện Kiều là sự suy ngẫm lắng đọng.

Nguyễn Du là danh sĩ tinh hoa Việt Nam thời nhà Nguyễn, là minh sư hiền tài lỗi lạc, là nhà thơ lớn danh nhân văn hóa thế giới, là một hình mẫu con người Việt Nam thuộc về văn hóa tương lai, là một tấm gương trong về phép ứng xử chí thiện, nhân đạo, minh triết giữa thời nhiễu loạn. Ông là tác giả của.Truyện Kiều và Bắc hành tạp lục bài học tâm tình Việt đã thấm sâu vào hồn Việt và lan tỏa khắp thế giới. Nguyễn Du sinh ngày 3 tháng 1 năm 1766, nhằm ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu, tại phường Bích Câu, ở Thăng Long, Hà Nội, mất ngày 16 tháng 9 năm 1820 nhằm ngày 10 tháng tám năm Canh Thìn.

Tổng luận Nguyễn Du và Truyện Kiều tóm tắt như sau

1. Nguyễn Du không chỉ là nhà thơ lớn, danh nhân văn hóa thế giới mà còn là danh sĩ tinh hoa, đấng anh hùng hào kiệt minh sư hiền tài lỗi lạc.

2. Nguyễn Du rất mực nhân đạo và minh triết, ông nổi bật hơn tất cả những chính khách và danh nhân cùng thời. Nguyễn Du vượt lên vinh nhục bản thân giữa thời nhiễu loạn, vàng lầm trong cát để trao lại ngọc cho đời. “Nguyễn Du là người rất mực nhân đạo trong một thời đại ít nhân đạo” (Joocjo Budaren nhà văn Pháp). Ông chí thiện, nhân đạo, minh triết, mẫu hình con người văn hóa tương lai. Kiều Nguyễn Du là bài học lớn về tâm tình hồn Việt. Truyện Kiều của Nguyễn Du đã thấm sâu vào hồn Việt và lan tỏa khắp thế giới.

3. Nguyễn Du quê hương và dòng họ cho thấy gia tộc họ Nguyễn Tiên Điền là dòng họ lớn đại quý tộc có thế lực mạnh “Triều đình riêng một góc trời/ Gồm hai văn võ, rạch đôi sơn hà”. Vị thế gia tộc Nguyễn Tiên Điền đến mức nhà Lê, họ Trịnh, nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn đều tìm mọi cách liên kết, lôi kéo, mua chuộc, khống chế hoặc ra tay tàn độc để trấn phản. Nguyễn Du để lại kiệt tác Truyện Kiều là di sản muôn đời, kiệt tác Bắc hành tạp lục 132 bài, Nam trung tạp ngâm 16 bài và Thanh Hiên thi tập 78 bài, là phần sâu kín trong tâm trạng Nguyễn Du, tỏa sáng tầm vóc và bản lĩnh của một anh hùng quốc sĩ tinh hoa, chạm thấu những vấn đề sâu sắc nhất của tình yêu thương con người và nhân loại. Đặc biệt “Bắc Hành tạp lục” và Truyện Kiều là hai kiệt tác SÁCH NGOẠI GIAO NGUYỄN DU sử thi và tuyên ngôn ngoại giao nhân nghĩa làm rạng danh nước Việt được ghi trong chính sử nhà Nguyễn và và ngự chế Minh Mệnh tổng thuyết

4. Nguyễn Du niên biểu luận, cuộc đời và thời thế là bức tranh bi tráng của một bậc anh hùng hào kiệt nhân hậu, trọng nghĩa và tận lực vì lý tưởng. Nguyễn Du đã phải gánh chịu quá nhiều chuyện thương tâm và khổ đau cùng cực cho chính ông và gia đình ông bởi biến thiên của thời vận”Bắt phong trần phải phong trần.Cho thanh cao mới được phần thanh cao“. Nguyễn Du mười lăm năm tuổi thơ (1765-1780) mẹ mất sớm, ông có thiên tư thông tuệ, văn võ song toàn, văn tài nổi danh tam trường, võ quan giữ tước vị cao nơi trọng yếu; người thân gia đình ông giữ địa vị cao nhất trong triều Lê Trịnh và có nhiều người thân tín quản lý phần lớn những nơi trọng địa của Bắc Hà. Nguyễn Du mười lăm năm lưu lạc (1781- 1796) Thời Hồng Sơn Liệp Hộ (1797-1802) là giai đoạn đất nước nhiễu loạn Lê bại Trịnh vong, nội chiến, tranh đoạt và ngoại xâm. Nguyễn Du và gia đình ông đã chịu nhiều tổn thất nhưng ông kiên gan bền chí, tận tụy hết lòng vì nhà Lê “Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn. Để lời thệ hải minh sơn. Làm con trước phải đền ơn sinh thành“. Nguyễn Du thời Nhà Nguyễn (1802- 1820) ra làm quan triều Nguyễn giữ các chức vụ từ tri huyên, cai bạ, cần chánh điện đại hoc sĩ, chánh sứ đến hữu tham tri bộ lễ. Ông là nhà quản lý giỏi yêu nước thương dân, Nguyễn Du để lại Truyện Kiều và “Bắc Hành tạp lục” không chỉ là kiệt tác sử thi và tuyên ngôn ngoại giao nhân nghĩa  làm rạng danh nước Việt mà còn là di sản lịch sử văn hóa mẫu mực của dân tộc Việt.

5. Minh triết ứng xử của Nguyễn Du là bậc hiền tài trước ngã ba đường đời là phải chí thiện và thuận theo tự nhiên “Tùy cơ, tùy vận, tùy thiên mệnh, tùy thời, tùy thế, lại tùy nghi” Nguyễn Du ký thác tâm sự vào Truyện Kiều là ẩn ngữ ước vọng đời người, tâm tình và tình yêu cuộc sống “Thiện căn cốt ở lòng ta, Chữ tâm kia mới thành ba chữ tài” .

6. Truyện Kiều có tầm ảnh hưởng rất sâu rộng đã trở thành hồn Việt, và là tác phẩm văn học cổ điển Việt Nam được dịch ra hơn 20 thứ tiếng và trên 73 bản dịch. Giá trị tác phẩm Kiệt tác Truyện Kiều của Nguyễn Du có sự tương đồng với kiệt tác Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần.nhưng khác chiều kích văn hóa giáo dục và giá trị tác phẩm.

7. Nhân cách, tâm thế của con người Nguyễn Du đặt trong mối tương quan với Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh của thời đại Hậu Lê Trịnh – nhà Tây Sơn – đầu triều Nguyễn; khi so sánh với Tào Tuyết Cần là văn nhân tài tử của thời đại cuối nhà Minh đến đầu và giữa nhà Thanh thì vừa có sự tương đồng vừa có sự dị biệt to lớn.

8. Gia tộc của Nguyễn Quỳnh – Nguyễn Thiếp – Nguyễn Du tương đồng với gia tộc của Tào Tỷ – Tào Dần – Tào Tuyết Cần nhưng nền tảng đạo đức văn hóa khác nhau  Nhấn mạnh điều này để thấy sự cần thiết nghiên cứu liên ngành lịch sử, văn hóa, con người tác gia, bởi điều đó chi phối rất sâu sắc đến giá trị của kiệt tác.

9. Nguyễn Du trăng huyền thoại gồm tư liệu 540 trang, là vầng trăng huyền thoại soi sáng thời đại Nguyễn Du. (Mục lục của chuyên luận này gồm 9 bài như đã trình bày ở phần trên).

10. Tôi tin Nguyễn Du trăng huyền thoại sẽ có những người trung thực, cao quý duyệt lại và bổ túc cho khảo cứu nhọc nhằn, lấm bụi thời gian này. Tôi kính trọng được trao lại những trang viết tuy chưa tới đích nhưng tâm nguyện tốt và đúng hướng, giúp cho những người nghiên cứu nghiêm cẩn, tận tụy tiếp tục sự tìm tòi làm sáng lên sự thật và nhân cách cao quý của những bậc hiền nhân. Họ là ngọc cho đời, chọn lối sống phúc hậu, an nhiên, tri túc, thanh đạm, đạt hiếu trung đầy đủ, nhưng vì thời thế nhiễu loạn, nên ngọc trong đá, vàng lầm trong cát đấy thôi

Tài liệu tham khảo chính

1. Nguyễn Du tiểu sử trong sách Đại Nam liệt truyện chính biên sơ tập Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn, người dịch Đỗ Mộng Khương, người hiệu đính Hoa Bằng, Viện Sử học Việt Nam, Nhà Xuất bản Thuận Hóa, Huế 2006, trang 400 /716 Tập 2; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nguyen-du-trang-huyen-thoai/

NHỚ ĐÀN KHÊ LƯU BỊ

Thiền sư Linh Nhạc Phật Ý nhắc chuyện “Nhớ Đàn Khê Lưu Bị: và khuyên tôi cố gắng ‘tận nhân lực tri thiên mệnh’. Người ấy có vị thần nào bảo hộ vậy?, chính là khoảnh khắc sinh tử ấy.

Phi ngựa qua Đàn Khê” Tam quốc diễn nghĩa được đời sau người đưa tin thuật tóm tắt https://www.nguoiduatin.vn/tam-quoc-dien-nghia-thuc-hu-than-tich-luu-bi-phi-ngua-qua-suoi-dan-khe-a469579.html

Đích Lô vốn là ngựa của Trương Vũ, một tướng dưới trướng danh sĩ dòng dõi hoàng tộc thời nhà Hán là Lưu Biểu. Sau này, Trương Vũ phản bội lại Lưu Biểu. Lưu Bị (người sáng lập ra nhà nhà Thục Hán) bị thất bại trong trận giao chiến với Tào Tháo nên về đầu quân cho Lưu Biểu vì hai người cùng trong hoàng thất, đợi thời cơ làm lại sự nghiệp.

Lưu Bị cưỡi ngựa Đích Lô vượt suối Đàn Khê.

Lưu Bị nhìn thấy ngựa của Trương Vũ cho rằng đây là một con tuấn mã, liền hết lời ca ngợi rằng “con ngựa này chắc chắn là ngựa thiên lý”. Tướng của Lưu Bị lúc đó là Triệu Vân lập tức hiểu ngay ý của chủ nhân, liền lấy ngựa cho ông.

Khi Lưu Biểu nhìn thấy con ngựa này cũng khen không ngớt lời. Lưu Bị đang không biết lấy gì để báo đáp Lưu Biểu liền tặng con ngựa này cho Lưu Biểu. Không ngờ, Lưu Biểu lại thấy con ngựa này “có quầng mắt, trên đầu có những đốm trắng, lại tên Đích Lô, ắt là con ngựa sát chủ”, còn nói rằng “Trương Vũ cưỡi con ngựa này bị chết” chính là minh chứng, nên vội vàng tìm cớ trả lại cho Lưu Bị.

Người hầu của Lưu Bị đem tin “ngựa sát chủ” nói cho Lưu Bị, nhưng Lưu Bị không tin. Sau đó, khi Khoái Việt và Thái Mạo muốn dồn Lưu Bị vào chỗ chết, Lưu Bị vội vàng thoát ra ngoài, cưỡi ngựa Đích Lô chạy trốn, nhưng bị nhầm đường, ông chạy đến bên suối Đàn Khê.

Phía trước là con suối rộng lớn, phía sau là quân địch truy đuổi, lúc này Lưu Bị mới nhớ đến lời khuyên “Đích Lô sát chủ” ngày trước, ông vừa điên cuồng quất vào lưng ngựa, vừa hét: “Đích Lô! Đích Lô! Hôm nay mày hại ta đi!“. Đích Lô bỗng nhiên vùng lên, phi một phát sang bờ bên kia, lập một kỳ tích chưa từng có trong lịch sử. Sau đó, Lưu Bị càng không tin chuyện “Đích Lô sát chủ” , ông càng yêu quý con ngựa đã cứu mạng mình này hơn.

TẮM TIÊN CHƯ JANG SIN
Hoàng Kim

Chư Yang Sin Chư Yang Sin
Tượng đá ẩn mình ở suối thiêng
Mây núi trời thương che tình ái
Mưa xuân đất cảm lắng tâm thiền
Một bầu trí huệ trầm hương lắng
Hai túi càn khôn dịch cân kinh
Hoàng Dược Sư rừng sâu tỉnh lặng
Non xanh nước biếc thích an nhiên

Tắm tiên ở Chư Yang Sin 1

Thiên Thai lạc bước đỉnh ngàn mây
Hạ giới quên đường tít chim bay
Vườn Tượng nai thưa sương xuống mỏng
Đào Nguyên hoa kín cỏ lên dày
Tiên Cô suối biếc yêu đời thế
Chúa Liễu rừng thông thoải mái thay
Bồng Lai nơi ấy rồng tiên ẩn
Ai thích tiêu dao hợp chốn này.

Chư Yang Sin là rừng đặc dụng của Vườn Quốc gia Việt Nam, nằm trên địa bàn xã Yang Mao, Cư Drăm, Cư Pui, Hoà Phong, Hoà Lễ, Hoà Sơn, Khuê Ngọc Điền huyện Krông Bông với Yang Tao, Bông Krang, Krông Nô, Đắk Phơi huyện Lắk, tỉnh Đăk Lăk.  Chư Yang Sin có đỉnh núi cao 2.442 mét, cao nhất hệ thống núi cao cực Nam Trung Bộ. Vườn Quốc gia Chư Yang Sin được thành lập ngày 12 tháng 7 năm 2002 theo quyết định số 92/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Tắm tiên Chư Jang Sin là quà tặng cuộc sống, tắm mình trong nguồn năng lượng vô tận của trời xanh, cây xanh, gió mát và không khí an lành . https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tam-tien-chu-yang-sin/ và video https://youtu.be/Vm9mRoYBnnQ Thông tin tích hợp tại

TỈNH THỨC CÙNG THÁNG NĂM
Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim
#Thungdung#dayvahoc, #vietnamhoc#cnm365#cltvn; #đẹpvàhay;
Ngày mới lời yêu thương (hình) https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ngay-moi-loi-yeu-thuong ; Tắm tiên Chư Yang Sin https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tam-tien-chu-yang-sin/ ; Thế giới trong mắt ai https://hoangkimlong.wordpress.com/category/the-gioi-trong-mat-ai ; #cnm365 #cltvn 15 tháng 3 https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-15-thang-3/ ; https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tinh-thuc-cung-thang-nam/https://hoangkimvn.wordpress.com/tag/tinh-thuc-cung-thang-nam/

‘Con đường yêu thương’ và ‘Mưa xuân’ là hai bài thơ ký ức không quên của Hoàng Kim

CON ĐƯỜNG XANH YÊU THƯƠNG
Hoàng Kim

Rời phố khi trời ưng ửng sớm
Về rừng lúc đất tỏa hương khuya
Mai núi nghiêng soi bên suối biếc
Bình yên xóm nhỏ tiếng chim gù …

https://cnm365.wordpress.com/2016/04/13/mua-xuan

GIỐNG SẮN KM419 Ở ĐĂK LĂK

Ngày tháng nhọc nhằn năm tháng nhớ thương
https://cnm365.wordpress.com/2016/04/13/mua-xuan/

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là tay-nguyen-ban-toi-o-noi-ay-1.jpg

MƯA XUÂN
Hoàng Kim

Được nói lời yêu, lời hờn giận
Được chờ tin nhắn, ngóng câu thương
Đời chợt an nhiên, người chợt hiểu
Thoáng chốc mưa xuân đã ướt đường.

Tam tien o Chu Jang Sin

SUỐI ĐÁ THIÊNG NĂNG LƯỢNG
Chư Yang Sin có đỉnh núi cao 2.442 mét, cao nhất hệ thống núi cao cực Nam Trung Bộ Vườn Quốc gia Chư Yang Sin là địa danh thiêng ở Tây Nguyên. Chu Yang Sin có suối đá thiêng năng lượng có hình một người phụ nữ mà ai được phước sờ lên đá, Người dân tộc họ rất tin thần Núi và nữ thần suối đá, nguồn nước tinh khiết trên núi cao và họ cho rằng tắm tiên ở Chu Yang Sin và ngồi lên phiến đá hình người , tưa lưng vào bản thể làm Mẹ sẽ dồi dào thêm sức khỏe và năng lượng.

Bạn có tin vào sự giao cảm giữa vũ trụ, đất nước. cây cỏ và con người không? Nhà văn hóa Nguyên Ngọc có bài “Nước mội rừng xanh và sự sống” Một người bạn quý đã nói với tôi rằng nếu tôi thành tâm làm điều thiện lành thì nữ thần đá năng lượng sẽ giúp tôi khai mở vòng luân xa thứ nhất, thứ hai, thứ ba của tuệ giác.
Tôi tin và có tắm tiên Chư Yang Sin và có … phơi quần ướt lên đấy, với cảm nhận hình như năng lương dồi dào hơn. Tôi kể bạn nghe duyên may tuyệt vời này.

VÃN CẢNH HỒ TRONG SƯƠNG MÂY
Phan Lan Hoa

Sớm xuân lên núi vãn hồ mây
Nước biếc thiên nga sải trắng bay
Khóm trúc ven bờ mây vấn lá
Cầu cong lối nhỏ khói đan dày
Mười hai La Hán nghiêm tư thế
Một ông Di Lặc đường bệ thay
Ai bảo lên trời chờ tới số
Bồng Lai thơ thới bước tiên này.

PhuongHoangđatvuonnhatoi

Tắm tiên Chư Yang Sin, sau câu chuyện này có Chim Phượng về làm tổ ở nhà tôi. Đó là câu chuyện lạ. Nữ thần Hòn Bà Trầm Hương và suối đá Chư Yang Sin kể tôi nghe Ma Jaya Sati Bhagavati có một người thầy tinh thần, nhìn xa trông rộng. Nữ thần dạy chúng ta rằng thiên tính là cuối cùng không thể tả và không có hình thức, Cô nói với chúng ta rằng tất cả các con đường của tình yêu có thể dẫn đến sự thức tỉnh tâm linh. Nhấn mạnh sự phát triển tinh thần cá nhân, cô dạy mọi người tìm kiếm ở tất cả các cấp độ mà không yêu cầu người học làm theo bất kỳ các chủ thuyết hay tín ngưỡng nào. Hoặc, như cô thường nói: “Đây không phải là một tôn giáo!” Cô khuyến khích học viên sử dụng và thực hành tử tế những gì cô gợi ý theo cách riêng của họ. (Ma Jaya Sati Bhagavati is a spiritual teacher, and visionary. She teaches that divinity is ultimately beyond words and without form. She tells us that all paths of love can lead to spiritual awakening. Emphasizing individual spiritual growth, she teaches seekers at all levels and does not ask her students to follow any particular set of doctrines or beliefs. Or, as she often says, “This is not a religion!” She encourages her students to use what she teaches within their traditions, and to practice kindness).

Mời bạn xem tiếp Chuyện ngậm ngãi tìm trầm

MaiBoDe

Khi bạn gieo giống tình yêu, nó là bạn và là hoa.
When you plant the seed of love, it is you that blossoms.

BẢY NÚI THIÊN CẤM SƠN
Hoàng Kim


KÊ CAO GỐI MÀ NGỦ. Bác Hồ khi vận nước gian nan, trong ngoài rối như tơ vò, Bác chỉ nhắm đến độc lập dân tộc và cố kết lòng dân. Bác nói: “Nay, tôi chỉ có một tin tưởng vào Dân tộc độc lập. Nếu (tôi) cần có đảng phái thì sẽ là Đảng dân tộc Việt Nam. Đảng đó sẽ chỉ có một mục đích làm cho dân tộc ta hoàn toàn độc lập. Đảng viên của đảng đó sẽ là tất cả quốc dân Việt Nam, trừ những kẻ phản quốc và những kẻ tham ô ra ngoài”. (HỒ CHÍ MINH; trích dẫn tại #cnm365#cltvn 9 tháng 6 https://hoangkimvn.wordpress.com/2022/06/09/cnm365-cltvn-9-thang-6/). May thay vận nước thời nay, thế giới thật khó lường, kế hiểm mưu sâu khó đoán , nhưng “Việt Nam con đường xanh” dường như “bảo tồn phát triển bền vững”. Phúc lắm thay ! Hưu trí may được an nhiên, kê cao gối mà ngủ.

Nhớ “Bảy Núi Thiên Cấm Sơn” và việc mới sắp làm. Chúng ta cứ phúc hậu, #Thungdung đi tới chẳng màng danh lợi, khen chê https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bay-nui-thien-cam-son/

An Giang có Bảy Núi
Huyền thoại Thiên Cấm Sơn
Chuyện cổ tích người lớn
Huế có Thiên Thụ Sơn

Linh Nhạc thương người hiền
Nguyễn Du trăng huyền thoại
Đá Đứng chốn sông thiêng
Đại Lãnh nhạn quay về

Lênh đênh cửa Thần Phù
Lên Thái Sơn hướng Phật
Trúc Lâm Trần Nhân Tông
Bảy Núi Thiên Cấm Sơn

Tu Phật tới Phú Yên
Tu Tiên lên Bảy Núi
Đức lớn nuôi chí bền
Đường trần đi không mỏi

Trịnh Hoài Đức (1765-1825) với “Gia Định thành thông chí” có sự thật và huyền tích được bảo tồn tại Tổng tập Dư địa chí Việt Nam tập 3 Phương chí , trang 99-302 trong thư mục “Việt Nam dư địa chí” https://hoangkimlong.wordpress.com/category/viet-nam-du-dia-chi/. Sách rất quý này, có nhiều thông tin ẩn tàng về “Bảy Núi Thiên Cấm Sơn”. Nay nhân việc chuẩn bị giống tốt cho vụ sắn mới tại tỉnh Phú Yên, tôi chọn chép lại một ít trích lục để lưu lại, nhằm hiến tạng bạn cùng đọc, sau các bài viết cũ “Bảy Núi Thiên Cấm Sơn”. Mời bạn đọc kỹ lại hầu hết các đường dẫn tại các bài việt cũ để dễ hiểu bài mới , giúp sự vui dạy và học nông nghiệp du lịch sinh thái có hệ thống https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bay-nui-thien-cam-son/

AN GIANG CÓ BẢY NÚI

Năm 1997-2005, tôi có chín năm thường xuyên đi lại làm đề tài ở vùng Bảy Núi Thất Sơn, và đã có kể chuyện “Kênh ông Kiệt giữa lòng dân“, “Bảy Nhị kênh ông Kiệt và tôi“, “Ông Bảy Nhị An Giang” “Bảy Núi Thiên Cấm Sơn“, … với bạn đọc trong dịp trước. Nhưng đó chỉ là những ghi chú nhỏ (Notes) kèm nhiều hình..

Thuở đó, ông Cao Đức Phát sau là Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn cũng có thời gian ngắn “luân chuyển cán bộ” về An Giang, anh Lê Minh Tùng sau này là Phó Chủ tịch tỉnh kiêm Hiệu trưởng Trường Đại học An Giang và anh Ngô Vi Nghĩa, anh Bảy Dế vẫn thường lội ruộng cùng chúng tôi. Trong những câu chuyện miên man về văn hóa xã hội vùng Bảy Núi, tôi có loáng thoáng biết chuyện dì Ba trên đỉnh núi Mồ Côi Thiên Cấm Sơn, nhưng do mãi bận việc thực hiện các thí nghiệm dưới chân núi, như hình đầu trang, nên tôi chưa để ý.

Bảy Núi là bảy ngọn núi tiêu biểu trong số 37 ngọn núi ở hai huyện Tri Tôn Tịnh Biên tỉnh An Giang. Tôi có một thuở đi về dưới chân núi này. Theo Nguyễn Văn Hầu 1955 trong sách “Thất Sơn mầu nhiệm” thì Bảy Núi gồm “Tượng, Tô, Cấm, Trà Sư, Két, Dài, Bà Đội Ôm” là vùng đất thiêng nơi lưu truyền câu ca cổ “Tu Phật Phú Yên, tu tiên Bảy Núi” Vùng Bảy Núi xưa kia là đất của Chân Lạp, Chúa của đất Chân Lạp là Nặc Ông Tôn được chúa Nguyễn giúp đỡ đã trở lại được ngôi vua. Nặc Ông Tôn để ta ơn đạ hiến đất Tầm Phong Long, trong đó có Bảy Núi cho chứa Nguyễn vào năm 1757. Thiên Cấm Sơn (núi Cấm) nghe nói thuở xưa rất hoang vu, có câu chuyện rắn thần đánh cọp và Thái Thượng Vương Nguyễn Phúc Thuần và Tân Chính Vương Nguyễn Phúc Dương đã về lánh ẩn ở đất này và đều bị Long Nhương thượng tướng quân Nguyễn Huệ truy bắt đuổi cùng giết tận tại đất này, chỉ còn người cháu của Thái Thượng Vương là Nguyễn Phúc Ánh chạy thoát được, sau này diệt nhà Tây Sơn và nối nghiệp nhà Nguyễn.

HUYỀN THOẠI THIÊN CẤM SƠN

Bảy Núi là phên dậu chốn biên thùy. Vua Gia Long đã từng nói: “Địa thế Châu Đốc, Hà Tiên, Long Xuyên không kém Bắc Thành“.

(*) Bắc thành thời vua Gia Long và vua Minh Mệnh có sách Bắc thành dư địa chí là bộ sách gồm bốn quyển do tiến sĩ Lê Công Chất (còn gọi là Lê Chất, ?-1826) quan tổng trấn Bắc thành biên soạn, có sự tham gia của các nho sĩ ở Bắc Hà, dưới thời vua Minh Mệnh. Lê Chất là võ tướng quê Bình Định lúc đầu theo Tây Son làm Đại đô đốc. Về sau ông theo Nguyễn Ánh (tức vua Gia Long) chống lại nhà Tây Sơn, giúp Nguyễn Vương lấy lại kinh đô Phú Xuân từ tay vua Quang Toản (con trai vua Quang Trung Nguyễn Huệ) và chiếm Bắc Hà (Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ). Dưới triều vua Gia Long (1802-1819) Lê Công Chất được phong Khâm sai Chưởng hậu quân Bình Tây tướng quân. Dưới triều Minh Mạng (1820-1840) ông được cử làm Tổng trấn Bắc Thành. Trong thời gian này ông đã biên soạn sách Bắc Thành địa dư chí có sự tham gia của các nho sĩ đương thời và theo sự chỉ đạo tổ chức của ông. Sau khi Lê Công Chất qua đời , vua Minh Mạng nghi ngờ Lê Công Chất rất hà khắc san bằng mồ mả, giết vợ con và tịch thu tài sản của ông.. Vua Tự Đức năm 1868 đã xóa án cho Lê Công Chất và truy phục chức vụ, tước vị cho ông . Sách Bắc Thành Địa Dư Chí được ông Vĩnh Xương Nguyễn Đông Khê sao lục bổ sung và viết bài tựa ( Tổng tập Dư Địa Chí Việt Nam Quyền 3, phương chí, trang 1103-1286)

CHUYỆN CỔ TÍCH NGƯỜI LỚN

Võ Đắc Danh có hai bài ký “Cổ tích trên đỉnh Mồ Côi” và “Người đàn bà mê núi” kể về Bảy Núi. Bạn hãy cùng tôi đọc lời cảm nhận của Nguyễn Quang Lập: “Cổ tích trên đỉnh mồ côi” kể về hai má con dì Ba và anh Bông đã nhận nuôi 12 đứa trẻ bị bỏ rơi từ các bệnh viện. Cái kí đọc một lần là nhớ đời. Mình là chúa hay quên tên, đến tên nhân vật tiểu thuyết của mình cũng phải nhờ thằng Nguyên (Phạm Xuân Nguyên) nhắc giùm nhưng tên hai má con dì Ba và anh Bông khiến mình nhớ mãi. Thằng này viết thật khéo, nó cứ kể tưng tửng vậy thôi mà ứa nước mắt. Nhớ nhất câu nói của anh Bông, khi người ta hỏi sao không lấy vợ, anh nói: “Tụi nó đã khổ từ trong bào thai rồi, tôi không muốn tụi nó phải khổ vì mẹ ghẻ”. Cái câu này mình cũng nhớ như in, vì lời nói chân chất của anh Bông lại chính là một câu thoại rất đặc sắc, nó vừa đưa thông tin, vừa thể hiện tính cách nhân vật và chứa đựng cái “ý tại ngôn ngoại” về tấm lòng một người cha của những đứa trẻ mồ côi”.

Bạn đọc hẳn nhớ Võ Đắc Danh là người viết “Hạt bụi nghiêng mình nhớ đất quê” mà tôi đã từng kể trong Sơn Nam ông già Nam Bộ. Cái anh nhà báo Võ Đắc Danh có lối viết thân phận thật đằm và sâu: “Dường như với Sơn Nam, mọi thứ đều rất thực tế và rất đơn giản. Trong câu chuyện Âm dương cách trở của ông cách nay gần 20 năm, tôi vẫn bị ám ảnh một chi tiết: “Ông già hớt tóc vỉa hè bị công an khu vực xét hộ khẩu, ông nói: “Tôi sống ở đây gần trọn một đời người, chỉ biết mình là công dân của Tổ quốc Việt Nam thôi”. Anh công an hỏi: “Vậy theo ông thế nào là Tổ quốc?”. Ông già nói: “Với tôi, Tổ quốc là một nơi kiếm sống được bằng một việc lương thiện nào đó, không bị ai làm khó dễ, có vài người bạn chơi được, không ba trợn”. Ông già hớt tóc sau đó qua đời, được một người bạn thầy tu cho hỏa táng và mang hũ hài cốt về quê ở U Minh”.

Nay mời bạn hãy cùng tôi đọc ba cái ký sau đây của Võ Đắc Danh để biết thêm một câu chuyện về Bảy Núi Thiên Cấm Sơn. Xưa và nay Bảy Núi Thiên Cấm Sơn “ngọa hổ tàng long” vẫn ẩn tàng nhiều huyền thoại, như chuyện Kênh ông Kiệt giữa lòng dân vậy.

xem tiếp

CỔ TÍCH TRÊN ĐỈNH MỒ CÔI
Võ Đắc Danh

Trên đỉnh Mồ Côi núi Cấm, An Giang, có hai mẹ con dì Võ Thị Ba, 70 tuổi và anh Nguyễn Tấn Bông, 42 tuổi, đang làm rẫy, nuôi 10 đứa trẻ mồ côi do mẹ vì lý do nào đó bỏ rơi tại bệnh viện Cần Thơ…

Nay anh Bông chỉ còn 10 đứa, một đứa bệnh nặng qua đời, một đứa con gái bị cô em “giựt” về nuôi

10 năm sau kể từ ngày lên núi Cấm, hai mẹ con anh Nguyễn Tấn Bông đã tích lũy được vài chục cây vàng. Mẹ anh giục anh đi cưới vợ. Tuổi đã sắp 40 rồi. Nhưng 10 năm sống ở đây, Bông chưa hề quen được một người bạn gái. Thế rồi bỗng dưng năm năm qua, ông trời cho Bông liên tục 12 đứa con, mười trai hai gái. Một đứa con trai bị bệnh nặng không cứu được, một đứa con gái bị đứa em xin về nuôi.

Nhận đứa con đầu

Số là, năm 2002, dì Ba với anh Bông về Cần Thơ thăm đứa cháu gái trong bệnh viện đa khoa. Tình cờ, dì nghe được câu chuyện một thai phụ nghèo không có tiền nhập viện, ôm bụng ngồi khóc quằn quại trên ghế đá trước sân khoa sản. Anh Bông đưa dì Ba vào thăm, cho tiền và làm thủ tục cho chị ta nhập viện. Sau khi thằng bé ra đời, người sản phụ kia quỳ lạy tạ ơn và nói ra sự thật: “Cháu ở trong quê, chồng chết, nhà nghèo phải đi làm phụ hồ để nuôi một đứa con. Nhưng vì nhẹ dạ nên cháu bị tay thợ hồ lường gạt. Giờ nếu ẵm con về thì không biết lấy gì nuôi…”

Hai mẹ con dì Ba cho người mẹ ít tiền và vàng làm vốn kiếm sống và xin đưa thằng bé về nuôi. Dì nói: “Sau này nếu có muốn nhận con thì cứ lên đó, tôi giao lại. Điện thoại của tôi là 0986544323”.

Trước khi ẵm thằng bé ra về, dì Ba để lại số điện thoại cho các bác sĩ và hộ lý của khoa sản cùng với lời căn dặn: “Từ nay về sau, nếu có trường hợp tương tự như vậy, các cô gọi điện cho mẹ con tôi. Trước hết là mình giúp người ta mẹ tròn con vuông, sau đó, nếu người ta vì lý do gì mà không nuôi được thì mình đem về nuôi giúp”.

Thêm 11 đứa khác

Cứ thế, sau mỗi cú điện thoại: “Em ở khoa sản, bệnh viện đa khoa Cần Thơ…” là trong nhà anh Bông thêm một tiếng khóc trẻ sơ sinh.

Anh Bông kéo đám trẻ vào lòng, vừa xoa đầu, vừa kể về hoàn cảnh ra đời của từng đứa một: “Đây là thằng Nguyễn Sơn Ngọc, đứa đầu tiên con của chị phụ hồ đây. Còn đây là thằng Nguyễn Sơn Thanh, đẻ được hai ngày thì mắc bệnh phổi. Tôi với má tôi lên giúp một triệu đồng, nhưng không ngờ mẹ nó cầm một triệu đồng rồi bỏ trốn. Thằng nhỏ mới hai ngày tuổi mà phải thở oxy, ngậm ống sữa và truyền nước biển. Tôi với má tôi phải ở lại bệnh viện nuôi nó 20 ngày. Giờ đây nó cứ sân sẩn. Còn đây là thằng Nguyễn Sơn Giàu, mẹ nó là một cô gái nghèo đi mót lúa ở Vị Thanh, phải lòng một thằng chăn vịt, mang thai lúc mới mười bảy tuổi, sợ bị phát hiện nên dùng dây thun nịt bụng rồi trốn sang ở nhà bà ngoại. Khi chúng tôi đến bệnh viện thì nghe nói nó bị đứt tim thai, phải mổ bỏ con để cứu mẹ. Nhưng không ngờ nó được cứu sống. Nó sống, nhưng mẹ nó không dám mang nó về nhà…

Mười hai đứa trẻ trong căn nhà này là mười hai câu chuyện khác nhau, nhưng đều giống nhau ở chỗ, chúng là sản phẩm của những cuộc tình vụng trộm từ trong nhà trọ đến màn trời chiếu đất ngoài đồng. Anh Bông kết thúc câu chuyện thứ mười hai bằng một nỗi buồn: “Nó là Nguyễn Sơn Thành, đang nằm trên núi. Khi tôi với má tôi đến thì mẹ nó đã bỏ đi, nó nằm trong phòng cấp cứu suốt hai mươi ngày với chứng bệnh não úng thuỷ, một chứng bệnh ngặt nghèo. Tôi với má tôi rất đắn đo, cuối cùng thì không thể quay lưng trước một hài nhi vô tội. Nhưng suốt ba tháng, thằng bé cứ khóc ngày khóc đêm, đầu to dần, mắt đờ đẫn. Tôi ẳm nó trở lại bệnh viện, nơi nó cất tiếng khóc chào đời, bác sĩ nói ở đây không có khả năng điều trị, tôi đưa nó lên bệnh viện nhi Đồng 2, người ta nói phải phẫu thuật để đặt ống dẫn, sẽ rất tốn tiền nhưng không khả thi. Và đúng là như vậy, tôi đã bán miếng đất lấy mấy chục triệu đồng để mong nó sống, nhưng hơn hai năm sau thì nó ra đi”.

Qua câu chuyện buồn ấy, Bông lại ôm mấy đứa nhỏ vào lòng: “Tôi còn mười một đứa, chín trai, hai gái. Nhưng năm rồi, nhỏ em ở Cần Thơ lên chơi, thấy bé Cẩm Như đẹp quá, nó nói cho mượn về chơi mấy tháng, nói vậy rồi nó giựt luôn không trả…”

Nhắc đến chuyện cưới vợ, Bông lại cười: “Tụi nó đã khổ từ trong bào thai rồi, tôi không muốn tụi nó phải khổ vì mẹ ghẻ”.

Bông trầm ngâm cho biết thêm về chuyện có thêm con: “Má tôi năm nay bệnh nhiều quá, sắp gần đất xa trời rồi. Tôi muốn dành thời gian cho má”. Còn chuyện học hành của mấy đứa nhỏ, Bông cũng lại trầm ngâm: “Thằng Sơn Ngọc năm nay lẽ ra phải lên lớp lá, thằng Sơn Thanh phải là lớp chồi, thằng Sơn Giàu phải là lớp mầm. Tôi đã tâm nguyện phải cho chúng nó học tới cùng. Tiền bạc thì tôi không lo, trước mắt, nguồn lợi từ mười lăm mẫu đất cũng đủ trang trải, sau này, khi chúng nó học lên cao thì mình bán đất. Nhưng, cái khó là chỗ ở. Thằng Sơn Ngọc năm tới sẽ tạm thời gởi cho nhỏ em ở Cần Thơ. Nhưng không thể gởi hết cả mười đứa. Còn mua nhà ở dưới đó thì ai chăm sóc, mà tôi đi thì ai ở đây lo vườn tược, cây trái cho mình. Càng nghĩ càng thấy rối…”
Thưa bạn đọc!

Câu chuyện cổ tích trên đỉnh Mồ Côi xin tạm dừng ở đây, bởi người kể chuyện chưa trả lời được câu hỏi sau cùng rằng: khi bà Tiên qua đời, anh tiều phu có lo cho những thiên thần bé nhỏ ấy học hành đỗ đạt hay không. Những câu chuyện cổ tích bao giờ cũng đi đến một kết thúc có hậu. Nhưng dân gian thường hay lý giải sự bế tắc bằng những phép mầu. Và tôi hy vọng trong câu chuyện này, sẽ có một phép mầu nào đó đến với anh Bông. Phép mầu ấy chính là cái tâm đang ẩn chứa đâu đây, trên cõi đời này.


NGƯỜI ĐÀN BÀ MÊ NÚI
Võ Đắc Danh

Dì Ba kể rằng, quê dì ở Bình Thuỷ, Cần Thơ. Ngày xưa dì từng là chủ xe đò. Năm 1980, có lần dì theo xe đưa người đi nghĩa vụ quân sự qua Thất Sơn, bỗng dưng mê núi. Từ đó, thỉnh thoảng là dì “đi núi”, không phải viếng chùa cúng miễu gì cả, dì không theo đạo nào.

Một hôm, dì nói với các con: “Tao bán nhà lên núi Cấm ở”. Bông, con trai út của dì lúc bấy giờ mới 26 tuổi, nói: “Má đi con đi theo má”. Cuối năm 1991, dì bán căn nhà được ba lượng vàng, dẫn anh Bông lên xe đò đi Núi Cấm. Anh Bông kể: “Đầu tiên khi đến đây, hai mẹ con tôi mua một căn nhà nhỏ dưới chân núi để mở quán cà phê. Nhưng ồn ào, má tôi thấy khó chịu. Biết tính má tôi muốn sống yên tĩnh một mình nên tôi tìm đường lên đỉnh Mồ Côi mua ba mẫu đất giá hai chỉ vàng.

“Từ chân núi lên tới đỉnh Mồ Côi, hồi ấy chỉ có con đường mòn len lỏi theo con suối Thanh Long, độ đường quanh co gần mười cây số, lên xuống nhiều con dốc, lởm chởm đất đá, đầy nguy hiểm, nhọc nhằn. Cách một hai cây số mới có một ngôi nhà. Rừng núi hoang vu buồn đứt ruột. Vậy mà má tôi kiên quyết ở đây”.

Hồi mới lên, anh Bông đi gánh mướn các loại đồ rẫy cho những gia đình trên núi. Nào su, nào chuối, nào xoài, nào mít, nào măng…, mỗi gánh bảy mươi ký, mỗi ký hai trăm đồng, mỗi ngày anh gánh hai chuyến từ đỉnh xuống chân núi, có khi chuyến lên gánh thêm gạo, cát, đá, xi măng, gạch ngói. Cái may mắn của anh Bông là, từ chiến trường Campuchia vừa xuất ngũ trở về, đôi chân và cả phần tâm linh còn quen với núi rừng bên ấy.

Ban đầu, anh Bông vừa gánh thuê, vừa học nghề làm rẫy. Mấy năm sau, ba mẫu đất của anh đã thành một khu vườn. Từ đó Bông không còn đi gánh hàng thuê nữa mà gánh thành quả của chính mình. Thấy anh làm giỏi, chi cục kiểm lâm giao cho anh quản lý thêm 12 mẫu, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm mươi năm…

TRỞ LẠI ĐỈNH MỒ CÔI
Võ Đắc Danh


Kể xong câu chuyện Cổ tích trên đỉnh Mồ Côi, tôi vẫn còn ray rứt trước hai vấn nạn: một, liệu anh Bông có lấy vợ được không ở cái tuổi bốn lăm? Người phụ nữ, dù có rộng lượng đến đâu cũng không thể ưng một người chồng đang nuôi 11 đứa con nheo nhóc. Hai, chuyện học hành của 11 đứa trẻ ấy ra sao giữa đỉnh núi cao heo hút, đường đến trường quanh co, năm ba cây số, dốc núi dựng đứng, trập trùng? Tôi đã gởi vào đoạn kết một nỗi lo cùng với một niềm tin mong manh, rằng: “Khi bà tiên qua đời, liệu anh tiều phu có lo cho những thiên thần bé nhỏ ấy học hành đỗ đạt hay không? Những câu chuyện cổ tích bao giờ cũng đi đến một kết thúc có hậu. Và tôi hy vọng trong câu chuyện này, sẽ có một phép mầu nào đó đến với anh Bông. Phép mầu ấy chính là cái tâm, là lòng nhân ái đang ẩn chứa đâu đây, trên cõi đời này”.
Và, cái phép mầu ấy đã đến với anh Bông và những đứa trẻ mồ côi sau khi câu chuyện được kể trên Sài Gòn Tiếp Thị.

Một buổi tối, dì Ba gọi điện cho tôi, nói nửa đùa nửa thật: “Mấy ngày qua có nhiều cô từ miền Trung đến miền Tây, rồi cả bên Mỹ gọi điện cho thằng Bông để chia sẻ, bày tỏ tình cảm, nhã ý muốn lên đây làm mẹ của mấy đứa nhỏ, giờ con tính sao?”

Gần một năm sau tôi trở lại đỉnh Mồ Côi thì câu chuyện cổ tích đã có nhiều thay đổi không ngờ. Đường lên đỉnh núi đã được tráng xi măng để xe gắn máy dễ dàng lên xuống, anh Bông cho biết, ngay tuần đầu sau khi câu chuyện lên báo, nhiều tổ chức, cá nhân đã mang tiền lên giúp, kẻ ít người nhiều, trước hết là giúp anh làm con đường bê tông để giảm bớt nỗi nhọc nhằn khi lên xuống núi. Có một câu chuyện rất cảm động mà dì Ba nói rằng dì sẽ giữ bí mật cho đến khi nào tôi trở lại để dành cho tôi một sự ngạc nhiên. Hôm ấy, một chàng trai tên là Minh Triển từ Mỹ trở về, một thân một mình lên đỉnh núi, tới nơi, anh ôm những đứa trẻ vào lòng rồi khóc. Anh nói, đọc câu chuyện trên mạng tưởng người ta hư cấu, không ngờ sự thật là như vậy. Minh Triển cũng không nói gì thêm, trước khi ra về, anh gởi cho dì Ba 300 USD cùng với lời hứa sẽ tìm cách giúp dì với anh Bông lo cho mấy đứa nhỏ học hành. Mấy tuần sau, Triển gọi điện qua nói với dì Ba: “Con xin phép được làm con nuôi của má, làm em của anh Bông, làm chú của 11 đứa trẻ để con được góp sức chăm lo cho tụi nó”. Thì ra, trong chuyến đến thăm lần ấy, Triển đã khảo sát dưới chân núi Cấm có trường học dạy từ lớp một đến lớp 12. Anh đề nghị anh Bông xuống chân núi mua đất xây nhà cho các cháu có chỗ ở gần trường để học hành, công việc tiến hành tới đâu Triển gởi tiền về tới đó. Đến nay, ngôi nhà đã được hoàn tất, chiều ngang 9 mét, chiều dài 20 mét, một trệt một lầu, phía sau có 1.000 mét vuông đất vườn. Anh Bông cho biết, Triển gởi về tổng cộng 45.000 USD. Ngôi nhà 360 mét vuông, mỗi đứa một phòng ngủ riêng, đó là ý tưởng của Minh Triển vừa tập cho các cháu sinh hoạt độc lập, vừa dự phòng khi chúng lớn lên có đủ không gian để sinh hoạt cá nhân.

Minh Triển là ai? Tôi gởi lại địa chỉ mail cho anh Bông với hy vọng sẽ liên lạc với con người khá bí ẩn này.

Anh Bông lấy ra cho chúng tôi xem hơn mười lá thư của các chị, các cô gởi về, không chỉ từ mọi miền đất nước mà cả những lá thư cách nửa vòng trái đất. Mỗi người kể một hoàn cảnh, một tâm sự khác nhau. Nhưng thật đáng trân trọng vì hầu hết những lá thư đều bày tỏ lòng trân trọng với anh Bông. Ai cũng muốn chung vai gánh vác với anh một phần trách nhiệm. Một chị ở Hà Nội tâm sự rằng, chị lấy chồng gần năm năm nhưng không có khả năng sinh con, bị chồng bỏ đi lấy vợ khác, chị sống trong những ngày tuyệt vọng thì tình cờ đọc được câu chuyện về anh, bỗng dưng chị khát khao muốn được làm mẹ của những đứa con anh, được bồng ẵm, được chăm sóc chúng như con ruột của mình. Một chị ở Cali thì đặt thẳng vấn đề kết hôn với anh và bảo lãnh cho những đứa con anh du học. Tôi hỏi Bông tính sao, anh cười hiền: “Mình chẳng biết tính sao cả, đã thề sống độc thân để nuôi tụi nó rồi, giờ lấy vợ, liệu người ta có thương tụi nó bằng mình không, nói thì nói vậy chớ chạm vào thực tế mới biết, không khéo sẽ đổ vỡ hết, sẽ nát bét hết…”.

*

Mấy ngày sau, tình cờ tôi nhận được mail của Minh Triển, anh tâm sự khá dài. Ngoài những điều như dì Ba và anh Bông kể, Triển còn cho biết tuổi thơ của anh ở Trà Vinh đã trải qua những tháng ngày cơ cực, mồ côi cha từ bé, phải nghỉ học sớm để mưu sinh.

Năm 13 tuổi, Triển theo một chuyến tàu đánh cá ra khơi và không ngờ rằng minh đặt chân lên đất Mỹ. Tuổi thơ lưu lạc, khao khát tình thương. Khi lên tới Đỉnh Mồ Côi, Triển như thấy bóng dáng thân phận mình qua từng đứa trẻ. Về Mỹ, anh quyết định gom đến đồng bạc cuối cùng của mình dành dụm bao nhiêu năm để làm một điều gì đó nhằm giảm bớt nỗi bất hạnh cho những đứa trẻ ấy, Triển cảm thấy như được bù đắp cho những mất mát của chính tuổi thơ mình.

Đầu năm nay, Triển về nước, anh rủ tôi cùng anh trở lại Đỉnh Mồ Côi. Khi anh vừa bước vào nhà, những đứa trẻ đồng thanh reo mừng “ba Triển !”. Triển ôm hôn từng đứa, hỏi thăm từng đứa như một người cha đi xa vừa gặp lại những đứa con ruột thịt của mình. Triển cho biết, với một ngôi nhà như thế chỉ mới là điều kiện cần cho chúng, còn điều kiện đủ để chúng học hành đến nơi đến chốn là cả một vấn đề, một chặng đường dài mà anh phải tính, phải lo.

Hiện tại, anh đã lập Hội từ thiện ở Cali và vận động được một ít tiền. Trong chuyến về nầy, anh sẽ xây dựng một lộ trình chi tiêu vừa hợp lý, vừa minh bạch để mang về bên ấy trình cho Hội. Hy vọng rằng – Triển nói – những đứa con của em sẽ được học hành tử tế.

Ca sĩ nghiệp dư Minh Triển vừa trở lại Đỉnh Mồ Côi

BÀ TIÊN NUÔI 12 TRẺ MỒ CÔI
TRÊN ĐỈNH THIÊN CẤM SƠN


Nguyên Việt – Đăng Văn

Mười năm qua, bà Võ Thị Ba (75 tuổi) đã nhận về 12 đứa trẻ không cha mẹ để nuôi dưỡng, chăm sóc như máu mủ ruột thịt của mình.

Hành trình lên núi

Bà Võ Thị Ba, vốn là một người buôn bán, kinh doanh sống ở Cần Thơ. Năm 1991 khi tuổi đã già, bà nghỉ công việc kinh doanh của mình để nghỉ ngơi. Một dịp tình cờ, bà đến núi Cấm cùng những người bạn. Trong 2 ngày du ngoạn núi Cấm, bà bỗng cảm thấy có tình cảm đặc biệt với vùng đất này. Sau khi về lại Cần Thơ, bà nói với anh Nguyễn Tấn Bông (út Bông, 50 tuổi), là con trai thứ của bà: “Mẹ muốn đi núi nữa con ạ”.

Nói là làm, bà rời nhà bắt xe một mình quay lại núi Cấm cho thỏa lòng mong nhớ. Tại đây, bà thuê nhà trọ để ở, hàng ngày lên núi xuống núi để thăm thú hết các địa điểm ở núi Cấm. Bà không phải là người mê tín, cũng không lên núi để cầu khấn bất cứ điều gì, bà chỉ cảm thấy mình yêu thích nơi đây mà không lý giải được nguyên nhân.

Đại gia đình anh út Bông

Sau nhiều lần đi lại ở núi Cấm, bà quyết định sẽ sinh sống phần đời còn lại của mình trên ngọn núi linh thiêng này. Lúc này, bà chỉ ở với một mình anh út Bông, những người con khác đã có gia đình và sinh sống những nơi khác nhau. Anh út Bông là bộ đội xuất ngũ từ năm 1987, là một Xã đội phó quân sự ở quê nhà.

Lúc nghe mẹ bày tỏ nỗi lòng, thương mẹ không nỡ để mẹ một mình trên núi, anh quyết định đi theo phụng dưỡng mẹ già và sống cuộc sống ẩn dật trên núi. Bà Ba bán ngôi nhà lụp xụp ở quận Bình Thủy (TP. Cần Thơ) để lên núi sinh sống. Nhưng thời gian đầu đến núi Cấm, bà chưa thể lên núi ở ngay được vì trên đỉnh núi là nơi hiểm trở ít người sinh sống, vì vậy nên lãnh đạo địa phương vẫn chưa thể đồng ý ngay với bà. Vậy là bà bắt đầu cuộc sống ở chân núi Cấm.

Thời gian ở chân núi Cấm, bà Ba luôn tìm cách để được lên ở trên đỉnh núi, nơi mà người dân đặt tên gọi là vồ Mồ Côi. Đây là nơi mà bà Ba rất ấn tượng bởi phong cảnh hữu tình mà hoang sơ.
Sau một năm sinh sống ở chân núi Cấm, nhiều lần gặp gỡ trưởng ấp nơi bà sinh sống, bà xin phép được chuyển lên núi Cấm, bà Ba nói: “Tôi chỉ có một nguyện vọng là được sinh sống phần đời còn lại trên ngọn núi này, chỉ cần địa phương đồng ý cho tôi ở, tôi chỉ che một túp lều nhỏ ở cũng được, sẽ không làm gì ảnh hưởng đến ngọn núi này cả”. Bị thuyết phục trước tấm lòng nhiệt thành ấy, ông trưởng ấp cũng phải đồng ý cho bà Ba được thỏa mãn nguyện vọng.

“Bà tiên” trên núi Cấm


Đến năm 2001, bà Ba và anh út Bông đã có cuộc sống khá ổn định trên núi Cấm. Một ngày nọ, bà Ba nhận được một cuộc điện thoại từ người cháu gái đang khám bệnh ở bệnh viện Cần Thơ bảo có một phụ nữ sắp tới ngày sinh nở nhưng không một người thân chăm sóc, đang sống lay lắt bên hành lang bệnh viện. Người cháu gái này mong muốn bà có thể giang tay cứu giúp cuộc đời của người phụ nữ bị phụ tình này.

Vốn là một người giàu lòng nhân ái, bà Ba cùng anh út Bông từ trên đỉnh núi Cấm, bắt xe xuống thành phố Cần Thơ để tìm gặp. Khi bà vào bệnh viện nhìn người phụ nữ đáng thương nọ, bà vẫn không hề nghĩ đến một ngày đứa bé mà người phụ nữ này đang mang sẽ gọi mình là bà nội. Bà làm thủ tục nhập viện và chịu hết chi phí sinh nở cho người phụ nữ này. Lúc sinh ra đứa bé trai kháu khỉnh, người mẹ nắm lấy tay bà với khuôn mặt đẫm lệ, van xin bà có thể nuôi nấng hoặc tìm một nơi chốn nào đó cho đứa bé được nương thân.

Không nỡ lòng nào từ chối lời cầu khẩn, bà quyết định nhận nuôi đứa bé. Và đó chính là cậu bé Nguyễn Sơn Ngọc, bây giờ đã vào lớp 5, sống vui tươi bên cạnh những đứa trẻ khác cùng cảnh ngộ dưới vòng tay chăm sóc của bà Ba và anh út Bông.

Bà Ba, mẹ của anh út Bông

Bà Ba và anh út Bông cũng không nghĩ đến một con số nào cụ thể về những đứa trẻ bị bỏ rơi mà hai mẹ con có thể nhận nuôi. Nhưng rồi sau đó, tình thương với Sơn Ngọc đã giúp cho bà Ba và anh út Bông mạnh dạn nhận nuôi thêm những đứa trẻ khác. Nhờ có mối quen biết ở một số bệnh viện, nên khi có những đứa bé chào đời bị bỏ rơi, anh út Bông lại cùng mẹ gói ghém tìm đến để nhận về nuôi dưỡng. Kỉ lục nhất là vào năm 2003, anh nhận nuôi đến 4 đứa trẻ. Đến năm 2008, thì số trẻ mồ côi, trẻ bất hạnh bị bỏi rơi tại các bệnh viện trên khắp miền Tây được anh và bà Ba nhận về nuôi đã lên đến con số 12.
Ngồi tâm sự, điều khiến bà Ba thấy đau buồn đến “đứt ruột” là trong 12 đứa trẻ mà bà và con trai nhất mực yêu thương đó, không may có một em nhỏ không chiến thắng nổi căn bệnh bại não nên đã chết lúc chưa tròn tuổi. Đó là Nguyễn Sơn Thành, lúc anh út Bông nhận Thành về nuôi thì biết em bị bệnh nguy hiểm, nhưng với hi vọng của một người cha đối với con của mình. Anh út Bông cùng mẹ quyết cứu con cho bằng được.

Thời gian đưa bé Thành về nuôi, anh út Bông và mẹ phải thường xuyên đưa em đi chạy chữa từ Cần Thơ cho đến TP.HCM, những mong em có thể sống được với các em nhỏ khác. Tuy nhiên, sau đó Thành trút hơi thở cuối cùng ở tháng thứ 8. Cái chết của Thành càng làm cho anh út Bông và bà Ba cố gắng để nuôi dưỡng những đứa trẻ khác tốt hơn. Nuôi dạy 12 đứa trẻ vất vả, đằng này hai mẹ con bà Ba lại một lúc chăm lo cho 12 đứa trẻ xấp xỉ tuổi nhau, cái khó khăn đó không gì có thể so sánh được.

Đại gia đình của bà Ba sống êm đềm trên núi Cấm từ năm này qua năm khác, có khó khăn gì cũng cùng nhau vượt qua. Nhưng vấn đề bắt đầu nảy sinh khi những đứa con lớn đến tuổi đi học. Cả gia đình sống cheo leo trên đỉnh núi, việc đi học của các con gặp rất nhiều khó khăn.

Nhiều đêm hai mẹ con trăn trở không ngủ được vì nghĩ tới tương lai lâu dài của đàn con. Nhưng hoàn cảnh hiện tại của gia đình khó mà có thể tìm một nơi khác thuận lợi hơn. Mọi thu nhập của gia đình đều trông chờ vào 3ha cây ăn trái trên núi Cấm, nếu bây giờ chuyển nhà thì công việc sẽ khó khăn hơn rất nhiều, hơn nữa nếu chuyển nhà thì phải cần đến nhiều vốn liếng, trong khi tình cảnh của đại gia đình bà Ba chỉ đủ sống qua ngày cho 13 miệng ăn.

Bước ngoặt đến với gia đình vào năm 2009, một Việt kiều Mỹ về nước. Vốn biết được câu chuyện cảm động của mẹ con anh út Bông dang tay cứu giúp trẻ em cơ nhỡ nên người Việt kiều này ngỏ lời muốn giúp đỡ. Hai mẹ con bà Ba sau nhiều lần bàn bạc mới quyết định nhận lời giúp đỡ của người Việt kiều giàu lòng nhân ái. Anh út Bông tìm một miếng đất ở ngay dưới chân núi, gần trường học để thuận tiện cho các con đi học. Một ngôi nhà khang trang, khá đầy đủ tiện nghi được xây dựng lên trong niềm hân hoan, vui mừng của các em nhỏ.

Sau 9 năm anh út Bông nuôi dưỡng đàn trẻ, UBND xã An Hảo, huyện Tri Tôn đã quyết định trợ cấp cho các em nhỏ là 360 ngàn đồng/tháng cho mỗi em. Đây không phải là số tiền lớn nhưng cũng đã phần nào giúp anh út Bông nuôi dạy các con của mình được tốt hơn.

Tài liệu tham khảo
1) Võ Đắc Danh. Cổ tích trên đỉnh Mồ Côi. Sài Gòn Tiếp Thị Online – Lối sống
2)Võ Đắc Danh. Trở lại đỉnh mồ côi – Sài Gòn Tiếp Thị Online – Báo xuân
3) Võ Đắc Danh. Trở lại đỉnh mồ côi- YuMe
4) (THVL) Thăm gia đình làm nên cổ tích trên đỉnh Mồ Côi
5) Báo Mới.com Trở lại “Tình người trên đỉnh mồ côi”
6) Nguyên Việt – Đăng Văn. “Bà tiên” nuôi 12 trẻ mồ côi trên đỉnh Thiên Cấm Sơn. Người Đưa Tin Online

*
Ngày vía Bà Chúa Xứ vùng Bảy Núi Thiên Cấm Sơn là vào ngày 25 tháng 4 âm lịch, năm nay (2021) nhằm Thứ Bảy và Chủ Nhật ngày 5 và 6 tháng 6 dương lịch. Vùng này thuở xưa khi tôi còn ở đấy ngày này người tứ xứ đổ về hành hương đông nghẹt. Năm nay không rõ thế nào. Tôi nhớ chuyện Linh Nhạc thương người hiền https://hoangkimlong.wordpress.com/category/linh-nhac-thuong-nguoi-hien/.

Tôi hỏi cụ già về tên tuổi và địa chỉ nơi này là chốn nào?. Cụ trả lời cụ là Linh Nhạc Phật Ý có duyên với tôi nên giúp sự tìm hiểu. Cụ cười bảo tôi: Thầy biết đây là đất quen, và thầy vốn nghề nông say mê “Vườn Quốc gia Việt Nam” lại ở rất gần “Vườn Tao Đàn bạn quý” mà thầy không đoán ra những cây này ở đâu à? Tôi thưa Cụ là vườn Cụ có nhiều cây quen tại “Bảy Núi Thiên Cấm Sơn” mà tôi có chín năm ở vùng ấy, cũng có một số kỳ hoa dị thảo của riêng vùng “Đá Đứng chốn sông thiêng” “Làng Minh Lệ quê tôi“. Cụ cười bảo ” Huế có Thiên Thụ Sơn” và “Đại Lãnh nhạn quay về” thầy đã ghé chưa ? Cây và hoa lá ở đây đã có mang về trồng tại Huế ở Thiên Thụ Sơn rồi đấy.


(5) Cổ Sơn

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là machu-picchu-di-se1baa3n-the1babf-gie1bb9bi.jpg

LÊN ĐỈNH THIÊN CỔ SƠN
Hoàng Kim

Có một ngày thiêng lên tới đỉnh
Cổ Sơn huyền thoại nghiệp chưa tròn
Nhớ núi Thần Đình thăm thẳm quá
Một tấm lòng son với nước non

xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/len-dinh-thien-co-son/

CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN
Hoàng Kim

Bạn hỏi tôi ấn tượng nhất điều gì ở Nam Mỹ?.Tôi trả lời không chút ngập ngừng, đó là Machu Picchu, di sản thế giới UNESCO tại Peru, một trong 7 kỳ quan thế giới mới. Đó là di sản thần Mặt trời nền văn minh người da đỏ Inca  Đấy thực sự là một kỳ quan thiên nhiên vĩ đại kho báu kỳ bí tâm linh khoa học chưa thể giải thích. Đền thờ thần Mặt trời tựa lưng vào cột chống trời  “Cổ Sơn”, tại “Thành phố đã mất của người Inca” là một khu tàn tích Đế chế Inca thời tiền Columbo trong tình trạng bảo tồn tốt ở độ cao 2.430 m trên một quả núi có chóp nhọn tại thung lũng Urubamba ở Peru, khoảng 70 km phía tây bắc Cusco. Tất cả các chuyến đi tới Machu Picchu đều xuất phát từ Cusco. Ở thủ đô Lima có một đường bay nội địa dẫn tới Cusco. Trung tâm khoai tây khoai lang quốc tế CIP ( International Potato Center Headquarters Avenida La Molina 1895, La Molina Apartado 1558, Lima 12, Peru https://cipotato.org/) ở gần trung tâm Lima và sân bay nên rỗi hai ngày là bạn có thể đi thăm Machu Picchu được.

Photography by Kent and CNM365 by Kim
Khoảnh khắc và sự lắng đọng bền vững
Thời gian sáng sớm trôi đi. Thưởng thức!
Hạnh phúc là được làm điều tốt yêu thích
Hành trình xanh là sự vui sống mỗi ngày.

Machu Picchu Time Lapse Video by Kent Weakley
Vị thần mặt trời Inca bị quên lãng
Machu Picchu, di sản thế giới UNESCO ở Peru
nơi đây là một trong 7 kỳ quan thế giới mới
Châu Mỹ chuyện không quên

Photography by Kent and CNM365 by Kim
Moment and sustainable deposition
The early morning time passed. Enjoy!
Happiness is to do good and favorite things
Green journey is the joy of living every day.

Machu Picchu Time Lapse Video by Kent Weakley
The Inca sun god was forgotten
Machu Picchu, UNESCO world heritage site in Peru
This place is one of 7 new wonders of the world
The Americas do not forget

Machu Picchu di sản thế giới Photography by Kent Weakley https://www.facebook.com/PhotographybyKent/videos/10201546401649009/http://bit.ly/toursincusco Đừng bỏ lỡ cơ hội để biết Machu Picchu di sản thế giới thành phố văn hóa của Peru, nơi có những chuyến đi hàng ngày http://bit.ly/toursincusco (*)

(*) Ba Trung tâm Nông nghiệp Quốc tế toàn cầu ở Châu Mỹ là: Trung tâm cải tiến ngô và lúa mì quốc tế https://www.cimmyt.org/ (International Maize and Wheat Improvement Center CIMMYT , ở Mexico); Trung tâm khoai tây, khoai lang quốc tế https://cipotato.org/, (Centro Internacional de la Papa; International Potato Center, CIP ở Peru); Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế https://ciat.cgiar.org/ (International Center for Tropical Agriculture, CIAT is a CGIAR Research Center , ở Colombia);

Ở Mexico tôi ấn tượng hơn cả là CIMMYT, thủ đô Mexico và ba di sản thế giới ấn tượng, gồm (1) Teotihuacan thành phố thời tiền Colombo, di sản thế giới 1987, ở México; (2) Monte Alban kim tự tháp cổ trung tâm của nền văn minh Zapotec,  di sản thế giới năm 1987 ở tiểu bang Oaxaca  phía nam Mexico; và (3) Đại học Tự trị Quốc gia México (Universidad Nacional Autónoma de México, tên viết tắt UNAM) là trường đại học lớn nhất ở khu vực Mỹ Latinh nằm tại thành phố thủ đô México, di sản thế giới 2007. .

Teotihuacan disanthegioi Mexico
Monte Alban kimtuthap Mexico
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là dat-nuoc-mexico-an-tuong-lang-dong.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là dat-nuoc-mexico-an-tuong-lang-dong-2.jpg

Ở Peru, ấn tượng sâu sắc nhất là Machu Picchu, di sản thế giới UNESCO tại Peru, một trong 7 kỳ quan thế giới mới. Đó là di sản thần Mặt trời nền văn minh người da đỏ Inca Đấy thực sự là một kỳ quan thiên nhiên vĩ đại kho báu kỳ bí tâm linh khoa học chưa thể giải thích (4).

xem tiếp: https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chau-my-chuyen-khong-quen/

CIAT (Centro Internacional de Agricultura Tropical) ở Colombia, nơi Hoàng Kim gặp nhiều bạn tốt

Ở Colombia, tôi ấn tượng nhất là 1) CIAT tại Cali, 2) sông Magdalena và đền thần Mặt trời, với dãy núi Andes và nhiều đồn điền cà phê; 3) thủ đô Bogota tại Zona Rosa nổi tiếng với các nhà hàng và cửa hiệu, có Cartagena một khu phố cổ trên bờ biển Caribê gợi nhớ biển Nha Trang của Việt Nam (5); Hernán Ceballo và nhiều bạn quý của tôi ở nơi ấy.

CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN
Hoàng Kim

Tôi đã nhiều lần tới châu Mỹ, tới cả Trung Mỹ, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Đó là kinh nghiệm sống quý giá cho sự nghiên cứu và giảng dạy khoa học cây trồng, đặc biệt là cây lương thực. Tôi nhớ thầy Norman Boulaug và nhiều thầy bạn ở nơi ấy, nhớ đất. nhớ người. Tôi có thói quen chép lại ghi chú ngắn và ghi hình về kỷ niệm sau mỗi chuyến đi, lần này mới có dịp hệ thống lại. “Châu Mỹ chuyện không quên” lắng đọng trong lòng tôi những ký ức sâu sắc về công việc chuyên môn khoa học cây trồng, cây lương thực yêu thích, kết nối với đất nước, con người, bạn hữu, và nền văn hóa châu Mỹ. Tôi kể từ chuyến đi Mỹ lần đầu tiên năm 1988, cho tới nhiều lần về sau lắng đọng chuỗi trãi nghiệm thân thương với thầy bạn ở bên kia bờ đại dương. Ba nơi chính của châu Mỹ mà tôi may mắn được tới, đó là vùng vật liệu di truyền ở ba trung tâm khởi nguyên cây trồng toàn cầu của chúng tại Châu Mỹ gồm Trung tâm ngô và lúa mì quốc tế CIMMYT ở Mê hi cô. Trung tâm khoai lang và khoai tây quốc tế CIP ở Peru. Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới CIAT về sắn, đậu thực phẩm, lúa gạo châu Mỹ ở Côlômbia. Những điểm đến này tương tự như Viện Nông nghiệp Nhiệt đời Quốc tế IITA ở Nigeria châu Phí, Viện Nghiên cứu Cây trồng Quốc tế cho vùng Nhiệt đới Bán khô cằn ICRISAT ở Ấn Độ, và Viện Lúa quốc tế IRRI ở Philippines. Những chốn ấy cũng thật thân thuộc với tôi. Tại đấy sách chuyên khảo cây trồng, tạp chí, trang web, video thật phong phú, sâu sắc và thật đáng ao ước. Cũng từ đấy mà tôi may mắn được đi thăm thú rộng ra các vùng lân cận theo điều kiện và hoàn cảnh của mỗi chuyến đi.

“Châu Mỹ chuyện không quên” là các bài học tình yêu cuộc sống trãi nghiệm cá nhân của các chuyến đi thực tế, với mục đích cung cấp các điểm nhấn tư liệu nông nghiệp sinh thái về cây lương thực châu Mỹ cho bạn đọc. Tác phẩm gồm 36 đường dẫn, tựa đề thơ ngũ ngôn, để dễ đọc dễ nhớ, ảnh chi tiết bấm link.

Mục đích sau cùng của DẠY VÀ HỌC là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và LÀM được việc. Lời Thầy dặn thung dung.

Châu Mỹ chuyện không quên
Hoàng Kim

Niềm tin và nghị lực
Về lại mái trường xưa
Hưng Lộc nôi yêu thương
Năm tháng ở trời Âu

Vòng qua Tây Bán Cầu
CIMMYT tươi rói kỷ niệm
Mexico ấn tượng lắng đọng
Lời Thầy dặn không quên

Ấn tượng Borlaug và Hemingway
Con đường di sản Lewis Clark
Sóng yêu thương vỗ mãi
Đối thoại nền văn hóa

Truyện George Washington
Minh triết Thomas Jefferson
Mark Twain nhà văn Mỹ
Đi để hiểu quê hương

500 năm nông nghiệp Brazil
Ngọc lục bảo Paulo Coelho
Rio phố núi và biển
Kiệt tác của tâm hồn

Giấc mơ thiêng cùng Goethe
Chuyện Henry Ford lên Trời
Bài đồng dao huyền thoại
Bảo tồn và phát triển

Sắn Việt Nam và Kawano
Sắn Việt Nam và Howeler
Một ngày với Hernán Ceballos
CIAT Colombia thật ấn tượng
Martin Fregene xa mà gần

Châu Mỹ chuyện không quên
CIP Peru và khoai Việt
Nam Mỹ trong mắt tôi
Nhiều bạn tôi ở đấy

Machu Picchu di sản thế giới
Mark Zuckerberg và Facebook
Lời vàng Albert Einstein
Bill Gates học để làm

Thomas Edison một huyền thoại
Toni Morrison nhà văn Mỹ
Walt Disney bạn trẻ thơ
Lúa Việt tới Châu Mỹ..

CIAT COLOMBIA THẬT ẤN TƯỢNG

Ở Colombia, tôi ấn tượng nhất ba nơi là 1) CIAT tại Cali, 2) sông Magdalena và đền thần Mặt trời, với dãy núi Andes và nhiều đồn điền cà phê; 3) thủ đô Bogota tại Zona Rosa nổi tiếng với các nhà hàng và cửa hiệu, có Cartagena một khu phố cổ trên bờ biển Caribê gợi nhớ biển Nha Trang của Việt Nam. Tôi thích nhất CIAT tại Cali là vườn sắn lai. Tôi nhiều ngày luôn cặm cụi ở đấy. Tôi đã kể lại trong bài “Nhớ châu Phi” lời nhắn của giáo sư tiến sĩ Martin Fregene: “Kim thân. Mình hiểu rằng CMD, bệnh virus khảm lá sắn, đã vô tình được du nhập vào Việt Nam. Mình khuyến khích bạn nhập các giống sắn nuôi cấy mô MNG-19, MNG-2 và 8-9 C-series từ CIAT để đánh giá chúng về hàm lượng tinh bột và năng suất bột. Nếu hàm lượng tinh bột và năng suất tinh bột của những giống sắn kháng bệnh CMD này đủ cao, hãy nhân lên và phân phối giống sắn mới này đến các khu vực bị ảnh hưởng. Hãy cho mình biết nếu mình có thể trợ giúp thêm”. (Dear Kim, I understand that CMD has been accidentally introduced into Vietnam. I encourage you to import tissue culture plants of MNG-19, MNG-2, and the 8-9 C-series from CIAT and evaluate them for starch content. If they are high enough, multiply and distribute to affected areas. Let me know if I can be if more help). Tôi đã trả lời: “Cám ơn bạn. Tôi đã mang nguồn gen giống sắn kháng CMD về Việt Nam rồi, nay mình đang cùng các cộng sự của mình lai tạo giống kháng này với những giống sắn ưu tú năng suất tinh bột cao của Việt Nam”.

xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chau-my-chuyen-khong-quen/

NÚI THẦN ĐINH QUẢNG BÌNH
Hoàng Kim

Núi Thần Đinh Trường Xuân, Quảng Ninh, Quảng Bình Việt Nam là nơi thắng tích huyền thoại. Từ thành phố Đồng Hới, qua thị trấn Quán Hàu, đến cầu Long Đại thì tới chân núi Thần Đinh, leo trên 1200 bậc đá thì lên đỉnh núi. Thế núi phong thủy rất lạ, có khí hậu tốt, tầm nhìn rộng, có giếng Tiên, tượng Phật, miếu cổ, chuyện Thiên An Bắc Đẩu, vua Càn Long dâng chuông, Chùa Non động Thánh Linh, vua Lê Thánh Tôn đánh Chiêm, phạt roi quở thần núi, đổi tên núi Bất nghĩa. xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nui-than-dinh-quang-binh/

Núi Thần Đình Quảng Bình là chỉ dấu địa lý nơi hẹp nhất Việt Nam (từ biển đến Lào chỉ 50 km) Núi Thần Đinh nằm giữa vùng di sản “Sơn, Hà, Cảnh, Thổ, Văn, Võ, Cổ, Kim” rất nổi tiếng. Dãy núi Trường Sơn, đèo Mụ Giạ, Dãy núi Hoành Sơn; đèo Ngang, Núi Ba U, Núi Ngũ Lĩnh, Sông Long Đại, Sông Nhật Lệ, Sông Gianh, Động Sơn Đoòng, Động Thiên Đường, Phong Nha Kẻ Bàng,… Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nguon-son-noi-phong-nha/

Núi Thần Đinh7 ứng với thiên tượng Bắc Đẩu nằm trên trục thẳng phong thủy Thiên An huyền thoại gồm Ulan Ude 1, Ulan Bato2; Trùng Khánh3, Quý Dương4 , Bách Sắc5, Hải Phòng6, Núi Thần Đinh7, Thành phố Hồ Chí Minh8 , Băng Đun ((. Ẩn ngữ tích truyện cổ kỳ lạ Cao Biền trong sử Việt 8 lưu dấu những thông tin của bậc danh tướng, đại sư, thầy địa ly thời bình minh Việt

1) Ulan-Ude là thủ phủ của Cộng hòa Buryat, Nga, thành phố này năm cách khoảng 100 km về phía đông nam hồ Baikal trên sông Uda tại hợp lưu với sông Selenga. Theo điều tra dân số năm 2002, dân số Ulan-Ude là 359.391, còn dân số năm 2010 là 402.000 người, đây là thành phố lớn thứ ba ở miền đông Siberia.Wikipedia

2) Ulan Bato là thủ đô và cũng là thành phố lớn nhất của Mông Cổ. Với vị thế là một đô thị trực thuộc trung ương, thành phố không thuộc bất kỳ một tỉnh nào, và có dân số là 1,3 triệu người vào năm 2014, gần bằng một nửa tổng dân số cả nước.Wikipedia

3) Trùng Khánh là một thành phố lớn ở Tây Nam Trung Quốc và là một trong bốn thành phố trực thuộc trung ương tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.Wikipedia

4) Quý Dương là thành phố tỉnh lỵ tỉnh Quý Châu của Trung Quốc.Wikipedia

5) Bách Sắc, là một địa cấp thị thuộc Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây.Wikipedia

6) Hải Phòng là thành phố cảng quan trọng, trung tâm công nghiệp, cảng biển, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học, thương mại và công nghệ của Vùng duyên hải Bắc Bộ của Việt Nam.Wikipedia

7) Núi Thần Đinh Trường Xuân, Quảng Ninh, Quảng Bình Việt Nam là nơi thắng tích huyền thoại.

8) Thành phố Hồ Chí Minh hay còn gọi với tên cũ phổ biến là Sài Gòn, là thành phố lớn nhất ở Việt Nam về dân số và quy mô đô thị hóa. Đây còn là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và giáo dục tại Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố trực thuộc trung ương thuộc loại đô thị đặc biệt của Việt Nam cùng với thủ đô Hà Nội. Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, thành phố này hiện có 16 quận, 1 thành phố và 5 huyện, tổng diện tích 2.095 kilômét vuông Theo kết quả điều tra dân số chính thức vào thời điểm ngày 1 tháng 4 năm 2009 thì dân số thành phố là 7.162.864 người (chiếm 8,34% dân số Việt Nam), mật độ dân số trung bình 3.419 người/km². Đến năm 2019, dân số thành phố tăng lên 8.993.082 người và cũng là nơi có mật độ dân số cao nhất Việt Nam.Tuy nhiên, nếu tính những người cư trú không đăng ký hộ khẩu thì dân số thực tế của thành phố này năm 2018 là gần 14 triệu người. Wikipedia

9) Băng Đun Bandung hay Vạn Long là thành phố lớn thứ 4 Indonesia, là tỉnh lỵ của tỉnh Tây Java. Thành phố có 2,5 triệu dân, diện tích 167,67 km², cách Jakarta 180 km về phía đông nam. Đây là thành phố lớn thứ tư của Indonesia, là và là vùng vực đô thị lớn thứ hai, với 7.400.000 trong năm 2007.Wikipedia Hội nghị Á-Phi hay còn gọi là hội nghị Bandung là cuộc gặp gỡ quy mô lớn đầu tiên của các nước châu Á và châu Phi, diễn ra từ 18–24 tháng tư, 1955 tại Bandung, Indonesia. Khi đó phần lớn là những nước này mới giành được độc lập. Hai mươi chín quốc gia tham dự hội nghị có tổng cộng 1,5tỉ người và chiếm diện tích một phần tư bề mặt Trái Đất. Hội nghị được khởi xướng bởi Indonesia, Miến Điện, Pakistan, Ceylon (Sri Lanka), và Ấn Độ. Các mục tiêu đã được tuyên bố ở hội nghị là thúc đẩy kinh tế và hợp tác văn hóa Á-Phi; chống lại chủ nghĩa thực dân kể cả chủ nghĩa thực dân mới của Hoa Kỳ và Liên Xô trong chiến tranh lạnh cũng như bất kỳ đế quốc nào khác. Hội nghị này là một bước tiến quan trọng dẫn đến Phong trào không liên kết. Wikipedia

Cao Biền trong sử Việt
Hoàng Kim

Cao Vương1  tinh đẩu trời xứ Bắc
Lão sư 2 An Hải đất phương Nam
Sống gửi chốn xưa lưu thiên cổ 3
Thác về đất mới  đón Vạn Xuân4
Vùng cao tụ khí bình an tới 5
Biển thẳm hoàn lưu chính khí về 6
Danh tướng Lão sư 2 Thầy địa lý 7
Nghe tiếng nghìn năm ta xuống xe 8

xem tiếp …https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cao-bien-trong-su-viet/

LÊN TRÚC LÂM YÊN TỬ
Hoàng Kim

Tỉnh thức giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấu hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai trong tựa ngọc
 
“Yên sơn sơn thượng tối cao phong
Tài ngũ canh sơ nhật chính hồng
Vũ trụ nhãn cùng thương hải ngoại
Tiếu đàm nhân tại bích vân trung
Ủng môn ngọc sóc sâm thiên mẫu
Quải ngọc châu lưu lạc bán không
Nhân miếu đương niên di tích tại
Bạch hào quang lý đổ trùng đồng” (1)
 

Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong
Trời mới ban mai đã rạng hồng
Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả
Nói cười lồng lộng giữa không trung
Giáo trúc quanh chùa giăng nghìn mẫu
Cỏ cây chen đá rũ tầng không
Nhân Tông bảo tháp còn lưu dấu
Mắt sáng hào quang tỏa ánh đồng (2)  

Non thiêng Yên Tử
Nghìn năm Thăng Long, Đông Đô, Hà Nôi
Bảy trăm năm đức Nhân Tông
Non sông bao cảnh đổi
Kế sách một chữ Đồng
Lồng lộng gương trời buổi sớm
Trong ngần, thăm thẳm, mênh mông ….  

1) Thơ Nguyễn Trãi
2) Bản dịch thơ Nguyễn Trãi của Hoàng Kim  

Đi bộ trong đêm lên Yên Tử

Hoàng Kim 

Tỉnh thức giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấu hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa đồng
Tâm sáng Ức Trai trong tựa ngọc

TRÚC LÂM TRẦN NHÂN TÔNG
Hoàng Kim

Trần Nhân Tông (1258-1308)  là một trong những vị vua anh minh nhất của lịch sử Việt Nam. Người tên thật là Trần Khâm, vua Trần thứ ba (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Với 50 năm cuộc đời, vua Phật Trần Nhân Tông đã kịp làm được ít nhất năm việc lớn hiếm thấy và khó ai bì kịp ở mọi dân tộc và mọi thời đại: 1) Minh quân lỗi lạc, làm vua 15 năm (1278 – 1293) trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến hai lần đánh thắng quân Nguyên Mông là đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thời đó; 2) Tổ sư thiền phái Trúc Lâm và Thái Thượng Hoàng 15 năm (1294-1306) là vua Phật Việt Nam. 3) Nhà văn hóa và nhà thơ kiệt xuất với kiệt tác thơ Thiền Trần Nhân Tông và thắng tích Trúc Lâm Yên Tử; 4) Người thầy chiến lược vĩ đại muôn đời của kế sách một chữ “đồng” “vua tôi đồng lòng, toàn dân đồng sức”, nhược thắng cường, yếu thắng mạnh, nước nhỏ thắng nước lớn, sự nghiệp mở nước và thống nhất non sông Việt bằng vương đạo, thuận thời, thuận người . 5) Nhà trị loạn kỳ tài đã hưng thịnh nhà Trần và cứu nguy cho nước Việt ở thời khắc quyết định, biến nguy thành an, biến những điều không thể thành có thể.

Kiệt tác thơ thiền đức Nhân Tông là đỉnh cao thơ Thiền thời Trần:

Cư trần lạc đạo phú
Đại Lãm Thần Quang tự
Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca
Đăng Bảo Đài sơn
Đề Cổ Châu hương thôn tự
Đề Phổ Minh tự thủy tạ
Động Thiên hồ thượng
Họa Kiều Nguyên Lãng vận
Hữu cú vô cú
Khuê oán
Lạng Châu vãn cảnh
Mai
Nguyệt
Nhị nguyệt thập nhất nhật dạ
Quỹ Trương Hiển Khanh xuân bính
Sơn phòng mạn hứng
I
II
Sư đệ vấn đáp
Tán Tuệ Trung thượng sĩ
Tảo mai
I
II
Tặng Bắc sứ Lý Tư Diễn
Tây chinh đạo trung (tái chinh Ai Lao)
Thiên Trường phủ
Thiên Trường vãn vọng
Tống Bắc sứ Lý Trọng Tân, Tiêu Phương Nhai
Tống Bắc sứ Ma Hợp, Kiều Nguyên Lãng
Trúc nô minh
Tức sự
I
II
Vũ Lâm thu vãn
Xuân cảnh
Xuân hiểu
Xuân nhật yết Chiêu Lăng
Xuân vãn

Lên non thiêng Yên Tử, khảo sát điền dã những chứng tích lịch sử văn hóa lưu dấu mãi với thời gian. “Soi sáng lại chính mình là phận sự gốc, chẳng từ nơi khác mà được.” (Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc.). Đức Nhân Tông viết về sự đạt ngộ với người thầy là Tuệ Trung Thượng Sĩ . “Nghe xong, tôi thông suốt được đường vào, bèn vén áo thờ Ngài làm thầy”. “Soi sáng lại chính mình” chứ không tìm kho báu ở đâu khác là trí tuệ siêu việt của vua Phật Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông.

;

Kinh Dịch xem chơi, yêu tính sáng yêu hơn châu báu.
Sách Nhàn đọc giấu, trọng lòng rồi trọng nữa hoàng kim…

Trần Nhân Tông

TÌM VỀ ĐỨC NHÂN TÔNG
Hoàng Kim


Người ơi con đến đây tìm
Non thiêng Yên Tử như tranh họa đồ
Núi cao trùng điệp nhấp nhô
Trời xuân bảng lãng chuông chùa Hoa Yên

Thầy còn dạo bước cõi tiên
Con ươm mầm sống xanh thêm ruộng vườn
Mang cây lộc trúc về Nam
Ken dày phên giậu ở miền xa xôi

Cư trần lạc đạo, Người ơi
Tùy duyên vui đạo sống đời thung dung
Hành trang Thượng sĩ Tuệ Trung
Kỳ Lân thiền viện cành vươn ra ngoài

An Kỳ Sinh trấn giữa trời
Thơ Thiền lưu dấu muôn đời nước non …

LÊN TRÚC LÂM YÊN TỬ
Hoàng Kim


Lên non thiêng Yên Tử
Đêm trắng và bình minh
Khi nhớ miền đất thiêng
Lại thương vùng trời thẳm

Đi đường thấu non cao
Tầm nhìn ôm biển rộng
Thương Nhân Tông Bảo Sái
Đỉnh mây vờn Trúc Lâm

Dạo chơi non nước Việt
Non xanh bên bạn hiền
Thung dung cùng cây cỏ
Xuống núi thăm người quen.

(*) Chùa Đồng

Dạo chơi non nước Việt

Anh và em,
chúng mình cùng nhau
dạo chơi non nước Việt ! (xem tiếp)…

TS Phước ăn ngon lành ruột quả ca cao chín (ảnh Hoàng Thiên Nga)

PHẠM HỒNG ĐỨC PHƯỚC CA CAO
Hoàng Kim

Ngọt thơm ca cao Đồi Đá
Ban mai vui với bạn hiền
Ly sữa ca cao tím ngát (*)
Phạm Hồng Đức Phước mến yêu

Người hướng đạo sinh bạn quý
Giống cụ Phạm Hồng mình thân
Nước mắt Vị Xuyên mặn đắng
Suốt đời gian khổ hi sinh (**)

Người lành cây che bóng nắng
Khách quen việc tốt cùng chơi
Trang sách niềm vui chia sẻ
Điểm thăm dấu ấn cho đời (***)

TIẾN SĨ VỀ LÀM NÔNG DÂN
Video câu chuyện ảnh thu vị
CafeBiz, Thứ Sáu 26 tháng 3, 2021

Tiến sĩ về làm nông dân:Hồi sinh đồi đá trơ trọi nhờ cỏ dại,trồng cacao không hoá chất tạo dòng socola đắt nhất Việt Nam:

Ngự trên một ngọn đồi xã Phú An, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai là trang trại Stone Hill Farm của ông Phạm Hồng Đức, một thầy giáo chuyển sang làm lâm nghiệp “full time”. Từng là giảng viên tại Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, sau khi nghỉ hưu 10 năm trước, ông quyết định về làm lâm nghiệp….

(*)
NGỌT THƠM CA CAO ĐỒI ĐÁ
Hoàng Thiên Nga
Báo Tiền Phong 29/02/2020 18:17

TP – Tìm hiểu về cây ca cao, nghề trồng ca cao hàng chục năm qua, tôi vẫn không thể viết bởi ám ảnh ánh mắt nông dân buồn bã trước những mảng vườn ca cao bị sâu rầy tàn phá đến xác xơ. Cho tới khi được tận mắt thấy Đồi Đá hoang tàn biến thành vườn ca cao ngút ngàn trái ngọt, rợp cả khoảng trời, tôi cầm bút…

Khổ vì… sâu

Lần đầu gặp tiến sĩ Phạm Hồng Đức Phước trong hội nghị tham vấn về chính sách phát triển ca cao bền vững tại Buôn Ma Thuột cách đây 5 năm, tôi ấn tượng với cách trả lời phỏng vấn giản dị mà rất cặn kẽ, dễ hiểu của ông. Tuy nhiên, những điều trông thấy trước và sau hội nghị đó chỉ để lại trong tôi âm hưởng băn khoăn.

Tại Văn phòng đại diện báo Tiền Phong khu vực Tây Nguyên, chúng tôi đã tiếp không ít nhóm nông dân bức xúc đòi “bắt đền” những tổ chức thuyết phục họ trồng ca cao. Sau khi họ dồn vốn đầu tư, cuốc cày vất vả, chăm sóc kiểu gì vườn cây vẫn bị sâu rầy tàn phá. Có đơn công nhân ký tên tập thể, tố cáo lãnh đạo công ty “bỏ của chạy lấy người”, “đem con bỏ chợ” khi doanh nghiệp thua lỗ nặng nề vì trồng ca cao.

Khi cùng một nhóm “nạn nhân” về tận “hiện trường”, vừa dợm bước vào vườn ca cao, tôi đã tức thở thoái lui vì mùi hắc nực nồng. Người dẫn đường giải thích: Loài cây này sâu bệnh quá nhiều, chỉ cần ngưng phun thuốc chục ngày là sâu rầy sinh sôi. Thu hoạch về, hạt phơi ủ lên men công phu rồi bán vẫn chả đủ tiền trả nợ mua thuốc trừ sâu, chưa kể công chăm, chi phí bơm tưới… Vì vậy, bao nông dân rơi vào tình cảnh bần cùng gánh nợ trĩu vai.

Kiểm chứng kỹ hơn, chúng tôi vào Viện Nghiên cứu khoa học Nông lâm nghiệp Tây Nguyên. Tỉnh Đắk Lắk dành hẳn 100 hecta đất bazan bằng phẳng, thuận tiện nguồn nước cho Viện làm vườn thực nghiệm. Trong đó có khu trồng các giống ca cao. Hỡi ôi, vạt ca cao nào cũng bị bọ xít, rệp sáp tấn công tơi tả, quả thối rụng đầy gốc. TS Hoàng Mạnh Cường – Trưởng bộ môn Lâm nghiệp và Cây ăn quả xác nhận vì không trị nổi sâu rầy nên lợi nhuận từ trồng ca cao tại đây thua xa nhiều loài cây khác, như bơ, mít, sầu riêng, cà phê cao sản.

Năm 2019, Đắk Lắk sôi nổi phong trào khởi nghiệp. Một nhóm doanh nhân trẻ xây dựng thương hiệu Socola Miss Ede, từ đó câu chuyện về nguồn nguyên liệu ca cao lại được khơi ra. Theo Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), diện tích trồng ca cao cả nước sụt giảm quá nhanh, từ 25.700ha năm 2012 tới nay chỉ còn khoảng 6.000ha, năng suất trung bình chỉ 1 tấn hạt/ha trong khi nhu cầu ca cao của thế giới đang rất lớn nhưng không có nguồn cung.

Xem phóng sự ảnh “Du xuân với vườn ca cao muôn màu trên Tây Nguyên” đăng trên Tiền Phong Online, giám đốc một công ty xuất nhập khẩu uy tín nhờ tôi tìm giúp nguồn hàng cỡ vài container hạt ca cao mỗi tháng. Tôi hỏi TS Phạm Hồng Đức Phước, chủ vườn ca cao “muôn màu”, ông khẳng định phải đẩy mạnh việc trồng ca cao trước khi nghĩ tới năng lực xuất khẩu và mời tôi đến xem 50 giống ca cao đang cho thu hoạch ở một nơi “từng không có cây gì mọc nổi” tại tỉnh Đồng Nai.

Ðá cũng ngọt lành

Từ TP Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) theo QL 14 băng qua tỉnh Đắk Nông, đến huyện Tân Phú-Đồng Nai khoảng 300km. Rời cao nguyên trong gió sớm mát rượi, tới chân Đồi Đá của TS Phước, chúng tôi lập tức hứng ngay cái nắng nóng hầm hập giữa chiều đồng bằng.

Ngồi dưới mái lều lợp bằng cọng dừa, chuyên gia ca cao hàng đầu Việt Nam bật quạt, vui vẻ chỉ cho đoàn khách bình nước lọc, quầy chuối chín, ai cần gì dùng nấy. Câu chuyện bắt đầu từ năm 1997, sau khi du học và bảo vệ tiến sĩ nông nghiệp từ Philippines về, ông đến thăm thầy, Giáo sư Nguyễn Văn Uyển – Viện phó Viện Sinh học nhiệt đới TPHCM, người mà TS Phước tôn kính gọi là “cha đẻ của ngành ca cao Việt Nam”. Nói qua cây ca cao, giáo sư Uyển bảo: “nghiên cứu cây này đi, hay lắm!”. Càng tìm hiểu, ông càng thấy thú vị bởi giá trị dinh dưỡng tuyệt vời của ca cao có thể chế biến ra nhiều loại sản phẩm đa dạng, hữu ích.

Quỹ Ca cao Quốc tế chọn TS Phước là đối tác nghiên cứu phát triển, đúng vào lúc ông muốn ứng dụng kỹ thuật trồng ca cao trên đất dốc, ở những nơi khó trồng trọt, thường bị bỏ hoang. TS Phước thuyết phục Giám đốc lâm trường 600 nhượng lại Đồi Đá, là nơi đất đã hoàn toàn bị rửa trôi, xói mòn. Ông cho rằng trên cả nước sườn đồi rất nhiều, đa số nông dân chưa biết kỹ thuật canh tác trên đất dốc. Nếu Đồi Đá trồng được ca cao bền vững, thì chỗ nào nông dân cũng có thể làm giàu với ca cao.

Tiếp đó, là hành trình 10 năm kỳ công cải tạo ngọn đồi rộng 13 hecta lổm ngổm đá tảng trên nền đất bạc màu, không một bóng cây. Ở nơi không có điện, không nước máy, không sóng điện thoại, ông đã khoan giếng, tự làm thủy điện, dựng nhà, xin trấu về ủ phân, cải tạo đất. Từ nguồn nước chỉ đủ nuôi 3.000 m2 vườn cây ăn trái, TS Phước tự tạo hệ thống tưới nhỏ giọt cho 3 hécta ca cao. Ông trồng ca cao theo bậc thang để hạ độ dốc, trồng thêm cỏ phủ kín mặt đất, đào mương nhỏ giảm tốc nước đổ để chống xói mòn. Ông treo tổ nuôi kiến vàng, kiến đen, dựng nhà cho dơi về trú ngụ, tạo thiên địch chống sâu rầy…

Thấm thoắt, lá ca cao đã khép tán. Vườn cây trổ hoa kết trái quanh năm. Có giống ca cao đạt năng suất tới 3-4 tấn hạt khô/hécta. Đất mát, đủ nguồn nước tưới để TS Phước mở rộng diện tích trồng ca cao thêm 2 hecta nữa. Doanh nhân Nhật đến tận vườn xin bao tiêu trọn gói với giá gấp đôi nhưng ông từ chối. Ông giao con trai gây dựng thương hiệu Stone Hill cho các mặt hàng làm thủ công từ ca cao. Năm 2017, Stone Hill được trao giải “Top 50 hạt ca cao ngon nhất thế giới” trong chương trình Cocoa of Excellence tại Paris, ghi điểm son uy tín cho nền nông nghiệp thực phẩm sạch Việt Nam.

Đưa khách trèo lên Đồi Đá thăm vườn ca cao trĩu quả, TS Phước hái một trái chín vàng đập vỡ vỏ, nhai ngon lành cả cơm lẫn hạt, hài hước khoe: “Tôi dễ nuôi như lạc đà, chỉ cần 1 trái ca cao là đủ chất”. Ông nói: Trên thế giới, cả tỷ người thích sô cô la, nhưng vì ít nước trồng được ca cao, nên nhiều người chưa biết ca cao rất hữu dụng. Nhân hạt để làm bột ca cao, sô cô la, xà bông, mỹ phẩm; Vỏ hạt làm trà; Lớp cơm nhầy bọc quanh hạt làm sinh tố, rượu vang, rượu mạnh; Vỏ quả băm nhỏ là món ăn khoái khẩu của bò, dê..

Huyện nghèo giáp biên Ea Súp (tỉnh Đắk Lắk) có những cánh đồng rộng mênh mông, trước đây nhiều doanh nghiệp vào cuộc nhưng trồng cây gì hỏng cây đó. Với sự cố vấn kỹ thuật của TS Phạm Hồng Đức Phước, từ năm 2017 Công ty Ca cao Intercontinental Coporation (CIC) triển khai dự án trồng 1.000 ha ca cao. TS Phước chống ngập mùa mưa, chống hạn mùa khô bằng cách cho lên liếp, đào mương, lắp đặt toàn bộ thiết bị tưới nhỏ giọt của Israel. Tới nay, 300 hecta ca cao trồng đợt đầu của CIC đơm đầy hoa trái… 

(**) Người hướng đạo sinh bạn quý, giống cụ Phạm Hồng mình thân, nước mắt Vị Xuyên mặn đắng, suốt đời gian khổ hi sinh.

Phạm Hồng Đức Phước quý nhà hướng đạo sinh Baden Powell (ảnh): “… Còn anh, anh sẽ làm gì trong ngày? Đời sẽ đẹp nếu anh muốn… Muốn thế không nên bỏ phí thì giờ. Đứng lên, đi làm việc. Người ta chỉ sống một đời, đừng bỏ qua một phút. Khi đến giờ nghỉ anh sẽ an giấc nếu anh làm việc hết sức mình. Những người ngủ không được, thao thức thâu đêm là những người ban ngày đã đi chơi rong.” (Baden Powell). Mình chưa bao giờ là hướng đạo sinh nhưng những lời của vị tổ sư này đọc được vào năm Đệ Thất (lớp Sáu) vẫn nhớ cho đến bây giờ tuy rằng bình thường trí nhớ của mình thuộc loại kém. Vậy nhưng cuộc đời mình rong chơi cũng nhiều và tất nhiên nhiều đêm không ngủ được.

Cụ Phạm Hồng là Người lính già thời Bác, chính ủy của sư đoàn 325 làm nòng cốt của sư đoàn 356 ‘Nước mắt Vị Xuyên‘ ‘Sống bám đá đánh giặc, chết hóa đá bất tử’. Ông vừa mất ngày 8 tháng 10 năm 2019.lúc 93 tuổi .Chính ủy Phạm Hồng có năm cha con đánh giặc ở biên giới suốt bảy năm ròng, sau về hưu ở thị xã Hải Dương gần Viện Cây Lương thực Cây Thực phẩm. Hoàng Kim năm 1972 chung tổ bốn người gồm Xuân, Chương, Trung, Kim là những người bạn xếp bút nghiên lên đường chiến đấu tháng 9 năm 1971 thì Xuân Chương đã hi sinh ở Quảng Trị. Hoàng Kim năm 1976 -1977 là trợ lý tổng hợp phòng tham mưu sư đoàn 325, có năm người bạn cùng tổ ở phòng tham mưu sư đoàn 325 năm 1979 đều hóa đá Vị Xuyên Người vịn trời xanh chấp sói rừng.

(***) Đức Phước câu chuyện ảnh: Người lành cây che bóng nắng Khách quen việc tốt cùng chơi Trang sách niềm vui chia sẻ Điểm thăm dấu ấn cho đời

Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây   cập nhật mỗi ngày

Bài viết mới

CAO BIỀN TRONG SỬ VIỆT
Hoàng Kim

Bài viết này đánh giá lại Cao Biền là một tướng nhà Đường nhưng hai vợ chồng ông đã bỏ phương Bắc để về làm dân của nước Nam. Mộ Cao Biền ở Phú Yên. Đền thờ vợ ông ở Hà Đông, Vua Lý Công Uẩn trong Chiếu dời đô ban hành vào mùa xuân năm 1010 để chuyển kinh đô của nước Đại Cồ Việt từ Hoa Lư, Ninh Bình, ra thành Đại La, (Hoàng Thành Thăng Long di sản thế giới UNESCO tại Việt Nam) Hà Nội ngày nay, đã viết: “Thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương, ở vào nơi trung tâm trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời.Trẫm muốn nhân địa lợi ấy mà định nơi ở, các khanh nghĩ thế nào?” (Bản dịch của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, in trong Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1993. Nguyên văn: 况高王故都大羅城。宅天地區域之中。得龍蟠虎踞之勢。正南北東西之位。便江山向背之宜。其地廣而坦平。厥土高而爽塏。民居蔑昏墊之困。万物極繁阜之丰。遍覽越邦。斯爲勝地。誠四方輻輳之要会。爲万世帝王之上都。朕欲因此地利以定厥居。卿等如何)

CAO BIỀN TRONG SỬ VIỆT
Hoàng Kim

Cao Vương1  tinh đẩu trời xứ Bắc
Lão sư 2 An Hải đất phương Nam
Sống gửi chốn xưa lưu thiên cổ 3
Thác về đất mới  đón Vạn Xuân4
Vùng cao tụ khí bình an tới 5
Biển thẳm hoàn lưu chính khí về 6
Danh tướng Lão sư 2 Thầy địa lý 7
Nghe tiếng nghìn năm ta xuống xe 8

(1) Chiếu dời đô do vua Lý Thái Tổ ban hành vào mùa xuân năm 1010 để chuyển kinh đô của nước Đại Cồ Việt từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (Hà Nội). (trích) Huống chi thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương, ở vào nơi trung tâm trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời.Trẫm muốn nhân địa lợi ấy mà định nơi ở, các khanh nghĩ thế nào? Bản dịch của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, in trong Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1993). Nguyên văn: 况高王故都大羅城。宅天地區域之中。得龍蟠虎踞之勢。正南北東西之位。便江山向背之宜。其地廣而坦平。厥土高而爽塏。民居蔑昏墊之困。万物極繁阜之丰。遍覽越邦。斯爲勝地。誠四方輻輳之要会。爲万世帝王之上都。朕欲因此地利以定厥居。卿等如何。

(2) Mả Cao Biền ở Đồng Môn, xóm Cát, thôn 5 xã An Hải, Tuy An, Phú Yên. Cao Biền thời Đường được phong Cao Vương, tĩnh Hải Quân

(3) Lưu thiên cổ: Cựu Đường thư, Tân Đường thư Tư trị Thông giám, là ba bộ sách chính sử của Trung Quốc lưu danh thiên cổ Cao Biền

(4) Đón Vạn Xuân: Vạn cổ thử giang san. Cao Biền buông kiếm tìm về An Hải, sống và chết làm dân Việt Nam. Nhà Đường sụp đổ., Chu Ôn lập nhà Hậu Lương. Khúc Thừa Dụ nhân thế lập nước Vạn Xuân. Việt Nam bắt đầu thời độc lập tự chủ.

(5) Bình an tới: Ngôi đất Cao Biền chọn là làng An Hải, đầm Ô Long Phú Yên. Thời Cao Vương, ông đã lập tuyến phòng thủ từ Ô Long Vũng Rô biển Phú Yên theo sinh lộ Đắk Lắk nối Stung Treng tới hợp lưu sông Me kong (xem bản đồ hình 1 thời hậu Đường) kết nối sinh lộ Bắc Nam dọc Trường Sơn. Mặt Bắc ông đã lập tuyến phòng thủ chắc tiếp ứng nhanh đắp thành Đại La kết nối Vân Đồn của Tĩnh Hải quân, và Lĩnh Nam Đông đạo (nối Hà Nội với Hải Phòng và Quảng Châu ngày nay) nối thủy lộ sông Hồng sông Ka Long sông Bắc Luân.

(6) Chính khí về : chùa Thanh Lương có tượng Phật Quan Âm từ biển dạt vào

(7) Danh tướng đại sư thầy địa lý là ba đánh giá chính về Cao Biền

(8) Nghe tiếng nghìn năm tôi xuống xe “Nguyễn Du viếng mộ Liễu Hạ Huệ” “bia tàn chữ mất vùi gai góc/ nghe tiếng nghìn năm tôi xuống xe”. Cao Biền dòng dõi tướng môn, quản lý Thần Sách quân thân tín bên cạnh vua. Cao Biền là danh tướng, đạo sư, thầy địa lý công trình sư và nhà tiên tri thời hậu Đường qua đúc kết bởi ba danh mục chính sử Trung Quốc là Cựu Đường Thư, Tân Đường Thư, Tư Trị Thông Giám của ba Tể tướng sử quan và danh sĩ tinh hoa Trung Quốc lần lượt là Lưu Hu, Âu Dương Tu ,Tư Mã Quang. Cao Biền là con người có thật trong lịch sử, giỏi như Gia Cát Vũ Hầu Khổng Minh thời Hán mạt Tam quốc trước đó. Sự khác biệt là Khổng Minh cúc cung tận tụy đến chết mới thôi, còn Cao Biền thì gặp lúc mạt Đường, nhiều kẻ mưu mô, lũ phương sĩ, hoạn quan, quyền thần và kẻ hám lợi cầu danh khắp mọi nơi, với sự kiệt sức của một triều đại đã khủng hoảng đến cực điểm Đặc biệt, Cao Biền bị bó tay khi vua kém tài đức, buông bỏ chính sự, mê muội đồng bóng, tin theo lời dèm pha và mưu kế nghịch tặc tìm cách mượn tay giặc giết lần giết mòn thân tín của ông vì sợ Cao Biền tiếm quyền. Nguy hại thay vua giỏi bị hoạn quan đầu độc chết; vua kém, nhỏ tuổi, bất tài, dễ khiến thì bị đẩy lên ngôi. Sự bi thảm của Cao Biền là ở chỗ đó nhưng sự kiệt xuất của ông là di sản ngàn năm còn mãi với thời gian.“Cao Biền cuộc đời và thời thế” đối chiếu sử Việt tại Đại Việt sử ký toàn thư (1675), Nguyễn Công Văn Đạt phổ ký Gia phả Trạng Trình của Vũ Khâm Lân (1743) Việt sử tiêu án, Đại Việt sử ký tiền biên của Ngô Thì Sĩ (1775), Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim (1919) với nhiều dẫn liệu về Cao Biền đặc biệt trong Thiên đô chiếu của Lý Thái Tổ năm 1010, Thiền Uyển Tập Anh (Ngô Đức Thọ và Nguyễn Thúy Nga dịch từ bản chữ Hán được khắc in năm 1715. Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1990) cùng với các huyền tích, huyền thoại và sự đánh giá của các sử thần Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên. Đồng thời tập hợp gạn đục khơi trong các giai thoại ‘Lẩy bẫy như Cao Biền dậy non’ ‘Long mạch đất Việt và Cao Biền’ để có được thông tin Chuyện Cao Biền tích cũ viết lại. Chân dung Cao Biền khá trùng khớp với nhận định trên. Ông là một danh tướng, đạo sư, thầy địa lý công trình sư và nhà tiên tri thời hậu Đường. Ông là một danh tướng khi đánh bại các cuộc xâm nhập của Nam Chiếu, giữ yên cương vực Tĩnh Hải (trong đó có phần đất của Việt Nam ngày nay). Ông cũng cai trị có phép tắc khi nhậm chức Hữu kim ngô đại tướng quân (868), kiểm hiệu công bộ thượng thư (870), Thiên Bình tiết độ sứ (873), Tây Xuyên tiết độ sứ (874), Thành Đô doãn (875) Kinh Nam tiết độ sứ (878), Trấn Hải tiết độ sứ (879), Hoài Nam tiết độ sứ (880) được dân chúng ngợi ca, nhưng ông đã thất bại trong việc đẩy lui cuộc nổi dậy của Hoàng Sào, ông bị coi là phản thần tạo phản ở Hoài Nam quân, bị Tần Ngạn mưu hại, (nhưng sử Việt và tâm thức dân gian thì cho rằng vợ chồng Cao Biền đều chết ở đất phương Nam , vợ Cao Biền là bà Lã Thị Nga tổ sư nghề dệt lụa Hà Đông đền thờ tại làng Vạn Phúc, Hà Đông ngày nay, Cao Biền thì thành công sau kế “kim thuyền thoát xác” để Cao Biền sau đó về chết ở Đầm Môn xóm cát, thôn 5, An Hải, Tuy An, Phú Yên .Ông bà Cao Biền sống và chết ở đất Việt.Viếng mộ Cao Biền đất Phú Yên là thăm và chiêu tuyết một danh tướng, đạo sư, thầy địa lý công trình sư và nhà tiên tri thời hậu Đường mà sự nghiệp của ông dẫu khen hay chê, dẫu bia đời bia miệng công tội ngàn năm thì dấu ấn và bài học lịch sử vẫn đọng mãi với thời gian. Bài học thấm thía nhất là cuối đời ông đã rũ bỏ kẻ làm vua không xứng để biết tìm về với dân và giá trị cốt lõi. Tuy ông về nơi cát đá nhưng dấu ấn của ông thì không thể xóa nhòa. Người ấy nay đã trãi trên ngàn năm về vùng bình an sông núi hữu tình ở vùng an hải tên xưa và nay làm bạn với đất phú trời yên dân lành . Kẻ sĩ trong thiên hạ quý người thân thương, tri âm tri kỷ, trọng hiền tài, thầy quý bạn hiền, việc làm và lời nói luôn giữ gìn chí thiện, minh triết, thật không thẹn với lòng mình. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bi-mat-cao-bien-trong-su-viet/

VẠN XUÂN NƠI AN HẢI

Vạn Xuân thế nước ngàn năm
Cao Vương đã chọn nước Nam tìm về.
Địa linh nhân kiệt chở che
An Hải, Vạn Phúc ước thế tròn duyên (1).

“Cái quạt” Nguyễn Bính “Mưa xuân”
xin nối đôi vần kể chuyện nước Nam

“Cái quạt mười tám cái nan
Anh phất vào đấy muôn vàn nhớ nhung
Gió sông, gió núi, gió rừng
Anh niệm thần chú thì ngừng lại đây.

Gió Nam Bắc, gió Đông Tây
Hãy hầu công chúa thâu ngày, thâu đêm
Em ơi công chúa là em
Anh là quan trạng đi xem hoa về

Trên giời có vẩy tê tê
Đôi bên ước thề duyên hãy tròn duyên
Quạt này trạng để làm tin
Đêm nay khép mở tình duyên với nàng.” (2)

Lã Thị Nga vợ Cao Biền
Tổ sư nghề lụa Hà Đông đền thờ
Dân làng Vạn Phúc đến giờ
Đức thương công lớn, phước nhờ ơn thiêng (3)

“Đầm Môn xóm Cát Cao Biền
có đôi chim Nhạn đang chuyền cành Mai”
“Ngó ra thấy mả Cao Biền.
Nhìn vào thấp thoáng Ma Liên Chóp Chài”(4)

‘Đá Dựng’ ‘miếu cổ Cao Quân’
‘Giang sơn bến Lội’ ‘Hoành Linh Long Xà’
‘Tử Sinh’ ‘Cao Cát Mạc Sơn’
‘Tầm Long’ ‘Địa Lý Toàn Thư’ lưu truyền (5).

Báu vật nơi đất Việt Hoàng Kim Pho tượng Phật Quan Âm trở về từ biển cả chùa Thanh Lương Phú Yên
đẹp và kỳ lạ quá ! Thành Hoàng Lương Văn Chánh Châu Văn Tiếp Phú Yên Lúa siêu xanh Việt Nam. Mằng Lăng lưu chữ Việt. Lời thương nơi Tháp Nhạn An Hải mả Cao Biền Ghềnh Đá Đĩa Tuy An Báu vật nơi đất Việt.

(2) Cái quạt, Mưa xuân thơ Nguyễn Bính
(1) (3) (4) (5) Cao Biền trong sử Việt, Báu vật nơi đất Việt thơ và ảnh Hoàng Kim

TÍCH XƯA CHUYỆN CAO BIỀN

Cao Biền là kiêu vệ tướng quân thời Đường mạt,
Chịu mệnh của vua đánh Nam Chiếu cứu An Nam.
Ông dẫn Thần Sách quân là đội Ngự lâm quân
Cấp tốc xuống Quảng Châu điều binh cứu Việt.

Chuyện giống “Thủy Hử” sau này với Lư Tuấn Nghĩa,
Lý Duy Chu nắm hai vạn quân không chịu phát binh
Mưu hiểm mượn tay Nam Chiếu để giết Cao Biền.
Ông vẫn thắng với 5000 thủy quân nhờ tài thao lược.

Cao Biền xây La Thành cứu 40 vạn dân và chặn giặc.
Vua Lý Công Uẩn “Chiếu dời đô” đã nói thật rõ ràng:
“Hoàng Thành Thăng Long công lớn Cao Vương”
La thành – Hải Phòng – Bắc Luân ngàn năm di sản.

Ông trị thủy sông Tô Lịch thoát lũ chuyển mạch sông
Nối tam giác châu Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Châu
Phòng thủ chắc, tiếp viện nhanh, tầm nhìn sâu sắc
Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên, Ngô Thì Sĩ đều khen ngợi

Cao Biền là bậc kỳ tài Tịnh Hải Quân an dân thật giỏi
Lê Quý Đôn chép thơ ông Nam Tiến năm năm
Tuyến phòng thủ Cao Biền bản đồ cổ thời Đường
Nối biển với hợp lưu Me kong tầm nhìn thiên nhãn

Vua Đường bị bọn hoạn quan thuật sĩ mưu mô
Chúng mượn tay địch mạnh để hãm hại hiền tài
Trương Lân, Chu Bảo, Cao Tầm, Lã Thị Nga
Tướng giỏi người thân Cao Biền bị ngầm giết hại

Ông chịu tiếng phản thần khi vua chẳng ra vua
Vợ chồng ông đều trở thành dân Việt Nam
Vợ ông đền làng Vạn Phúc là tổ sư nghề lụa Hà Đông
Mả Cao Biền ở Đầm Môn, Xóm Cát, An Hải, Phú Yên

Bà Lã Thị Nga vợ Cao Biền làm thành hoàng nghề dâu tằm
đền miếu chứng tích ngàn năm ở làng Vạn Phúc Hà Đông
Mộ Cao Biền ở Đầm Môn An Hải Phú Yên
Vợ chồng sống chết thủy chung đất phương Nam
Vạn Kiếp tình yêu người gửi lại.
Ngàn năm Đại Lãnh nhạn quay về.

Chuyện xưa nay soi gương kim cổ.
Kỳ tài non sông bền vững âu vàng.
Bí mật Cao Biền sử Việt ngàn năm.
Hoành Linh Đá Dựng miếu cổ quê tôi
Thế núi mạch sông muôn năm Tổ Quốc.
Chúc người nay nhìn sâu vận nước.
Cẩn trọng giữ gìn minh triết thung dung
Lịch sử công bằng vì nước vì dân.

1] Cao Biền tên tự là Thiên Lý 千里, tên chữ Hán là Gāo Pián, 高骈, 高駢,  tại các thư mục cổ Tư trị Thông giám (1), quyển 250-257, Cựu Đường thư (2) quyển 151,182 , Tân Đường thư (3) quyển  224 hạ). Ông là một danh tướng, đại sư, nhà phong thủy trứ danh và nhà tiên tri thời hậu Đường, có tài trí thông tuệ hơn người ví như Gia Cát Khổng Minh thời Tam Quốc. . Tác phẩm Cao Biền “An Nam tống Tào Biệt Sắc quy triều” cùng với những huyền thoại dã sử “Long Mạch đất Việt với Cao Biền”, “Lẩy bẩy như Cao Biền dậy non” tấu thư, tấm bản đồ bí ẩn đã hé lộ thông tin quý để góp phần nhận thức lại đầy đủ hơn về thân phận con người của một bậc kỳ tài,  đồng thời cũng thấm thía bài học lịch sử về khởi nghĩa nông dân, thủ đoạn tranh đoạt nội bộ, nạn cát cứ, để cuối cùng Cao Biền chọn tìm về đất Việt.
2] Cao Biền sinh năm 821 mất ngày 24 tháng 9, năm 887, tước vị là Tiết độ sứ Tĩnh Hải quân Cao Vương, Cao Thái úy, Lạc Điêu thị ngự (落雕侍御) ; Chức quan là Kiểm giáo Thái úy, Chư đạo Hành doanh binh mã Đô thống; Cao Biền trở thành danh tướng khi đánh bại các cuộc xâm nhập của Nam Chiếu, giữ yên cương vực Tĩnh Hải (trong đó có phần đất của Việt Nam ngày nay). Ông cũng cai trị có phép tắc khi nhậm chức Hữu kim ngô đại tướng quân (868), kiểm hiệu công bộ thượng thư (870), Thiên Bình tiết độ sứ (873), Tây Xuyên tiết độ sứ (874), Thành Đô doãn (875) Kinh Nam tiết độ sứ (878), Trấn Hải tiết độ sứ (879), Hoài Nam tiết độ sứ (880) được dân chúng ngợi ca, nhưng ông đã thất bại trong việc đẩy lui cuộc nổi dậy của Hoàng Sào, ông bị Tân Đường thư (3) quyển  224 hạ coi là phản thần tạo phản ở Hoài Nam quân (Sự dùng từ “phản thần” của Âu Dương Tu được coi là tuyệt hay. Cao Biền đến lúc đó đã chính thức rũ bỏ Đường Hy Tông vì chế độ Đường mạt không còn cơ cứu chữa) . Theo chính sử, năm 887, Cao Biền bị Tần Ngạn giam cầm rồi sát hại  nhưng theo dã sử Việt thì Cao Biền khi trốn về Nam đã chứng kiến vợ là Lã Thị Nga cùng toàn gia quyến của người cháu họ là Cao Tầm làm Tiết Độ Sứ ở Giao Châu đã bị những kẻ tranh đoạt thời mạt Đường sát hại thì ông đã chọn về nơi an nghĩ nơi vùng đất ẩn long tiếp giáp giữa Tỉnh Hải và Lâm Ấp tại xóm Cát đầm Môn, An Hải, Tuy An, Phú Yên của đất phương Nam.

3] Tư trị thông giám là một cuốn biên niên sử quan trọng của Trung Quốc, với tổng cộng 294 thiên và khoảng 3 triệu chữ. Tác giả chính của cuốn sử này là Tư Mã Quang, tể tướng cũng là nhà sử học danh tiếng thời Tống. Đây là cuốn sách mà chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông lúc sinh thời thường nghiền ngẫm cuốn sách này không mấy khi rời tay, cùng với sách Thủy Hử và sách Tam Quốc Chí được ông học và vận dụng suốt thời trẻ, trong những năm tháng đấu tranh khốc liệt trên chiến trường, còn sách Tư Trị Thông Giám của Tư Mã Quang (1019–1086), tự Quân Thật, hiệu Vu Tẩu, là nhà sử học, học giả danh tiếng Trung Quốc, thừa tướng thời nhà Tống thì Mao Trạch Đông luôn không rời tay suốt những năm tháng cầm quyền. Ông muốn lục tìm trong rối loạn của lịch sử những kế sách kinh bang tế thế. Cao Biền thời Đường mạt trong sách này tại các quyển 250, 251, 252, 253, 254, 255, 256 và 257. Nhân vật  Cao Biền được Tư Mã Quang và sử cổ Tư Trị Thông Giám đánh giá ông tương tự như nhân vật Khổng Minh Gia Cát Lượng đời Hán mạt.

4] Cựu Đường thư là bộ sách lịch sử nằm trong 24 bộ chính sử Trung Quốc do sử quan Lưu Hu triều Hậu Tấn biên soạn. Bắt đầu vào năm Thiên Phúc thứ sáu (941) Tấn Cao Tổ Thạch Kính Đường đời Hậu Tấn lệnh cho Trương Chiêu Viễn và Giả Vĩ phụ trách việc biên soạn sách sử về nhà Đường, dưới sự giám sát sửa chữa của tể tướng Triệu Oánh. Đến năm Khai Vận thứ hai đời Tấn Xuất Đế, (945) thì sách viết xong, ban đầu sách có tên là Đường thư. Do khi đó Lưu Hu là tể tướng giám sát việc tu sửa, xuất bản nên người ta coi sách này là do ông chủ biên. Cựu Đường thư là nguồn sử liệu quý thời nhà Đường (18 tháng 6, 618 – 1 tháng 6, 907). Nhà Đường là một Triều đại Trung Quốc tiếp nối sau nhà Tùy và sau nó là thời kì Ngũ Đại Thập Quốc. Nhà Đường được hoàng đế Đường Cao Tổ Lý Uyên thành lập. Cao Tổ hoàng đế đã từ lâu thâu tóm lấy quyền hành khi nhà Tùy suy yếu rồi sụp đổ. Triều đại này bị gián đoạn khi Nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên nắm lấy quyền hành và lập ra nhà Võ Chu (8 tháng 10, 690 – 3 tháng 3, 705). Bà là nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Quốc. Nhà Đường với kinh đô Trường An (là thành phố đông dân nhất thời bấy giờ, nay là Tây An) được các nhà sử học coi là đỉnh cao trong văn minh Trung Hoa; ngang bằng hoặc vượt trội hơn so với thời kì đầu nhà Hán,  một thời kì hoàng kim của văn minh thế giới. Lãnh thổ của nhà Đường rất rộng lớn, lúc cực thịnh đạt gấp rưỡi lãnh thổ của nhà Hán nhờ có lực lượng quân đội hùng mạnh và các cuộc chinh chiến quân sự. Vua Minh Hiến Tông đánh giá: “Từ thời Tam Đại về sau, công lao cai trị không đâu thịnh bằng nhà Đường, mà trong 300 năm triều Đường, không đâu thịnh bằng thời Trinh Quán (Đường Thái Tông)”. Nhà Hán Học người Đức là Max Weber nhận xét “Dựng nên văn hóa và bản đồ Trung Quốc với những bậc dựng nghiệp chân chính, nhà Đường đáng lưu vinh đến muôn đời”. Cao Biền trong Cựu Đường thư được coi là một danh tướng thời Đường mạt, Cao Biền phò ta ba vua Đường Ý Tông, Đường Hy Tông, Đường Chiêu Tông là ba vị vua cuối cùngcủa nhà Đường.

(3) Tân Đường thư là một sách lịch sử theo thể kỷ truyện nằm trong 24 bộ sách chính sử Trung Quốc. Sách Tân Đường thư do Âu Dương Tu (1007 – 1072), là một nhà văn nổi tiếng, một nhà thơ lớn, một nhà sử học, chính trị gia và đồng thời là một nhà làm từ xuất sắc thời Bắc Tống chủ biên cùng Tống Kỳ, Phạm Trấn, Lữ Hạ Khanh tham gia vào việc viết và biên soạn vào năm Khánh Lịch thứ 4, đến tháng 7 năm Chí Hòa nguyên niên thì hoàn thành. Âu Dương Tu  đỗ đầu khoa thi tiến sĩ; từng giữ các chức quan Hàn lâm học sĩ, Xu mật viện phó sứ, Tham tri chính sự… Dưới thời vua Tống Thần Tông làm Binh bộ Thượng thư, khi mất được đặt tên thụy là Văn Trung. Tân Đường thư tên gốc ban đầu là Đường thư, người đời sau để phân biệt với Cựu Đường thư của Lưu Hu nhà Hậu Tấn thời Ngũ đại thập quốc nên đổi tên bộ chính sử thành Tân Đường thư. Tân Đường thư tổng cộng có 225 quyển, bao gồm Bản kỷ 10 quyển, Chí 50 quyển, Biểu 15 quyển, Liệt truyện 150 quyển, sách ghi chép lịch sử hưng thịnh và suy vong của nhà Đường bắt đầu từ khi Đường Cao Tổ kiến quốc năm 618 đến khi Đường Ai Đế bị Chu Ôn phế truất năm 907. Liệt truyện 149 hạ Phản thần hạ có Cao Biền. Sách “Tân Đường thư” của Âu Dương Tu cùng Tống Kì ở phần “Bắc Địch truyện” đánh giá công tích của nhà Đường đều khẳng định: “Nhà Đường có đức lớn vậy !” .

Ba nguồn trích dẫn trên đây là ba tác phẩm lớn, hầu hết đều chép lại sự thật lịch sử và đánh giá khách quan. Danh sĩ tinh hoa trong thiên hạ thường chuộng thực tâm, thực tài, thực việc. Cao Biền sau cùng đã quyết định chọn tìm về đất Việt, ký thác đời mình cho mảnh đất yêu thương Việt Nam. Loạt năm bài nghiên cứu Vạn Xuân nơi An Hải, Đại Lãnh nhạn quay về, Cao Biền trong sử Việt ; Tích xưa chuyện Cao Biền; Báu vật nơi đất Việt; là một góc nhìn tham chiếu căn cứ sự đối chiếu ba nguồn cổ sử tin cậy của Trung Quốc với sự đối chiếu các nguồn cổ sử tin cậy Việt Nam, dã sử với khảo sát thực địa .

CAO BIỀN LÀ DÒNG DÕI TƯỚNG MÔN

Cao Biền là người U châu (Bắc Kinh ngày nay), ông là cháu nội của danh tướng Cao Sùng Văn. Theo sách Cựu Đường thư quyển 182, mùa xuân năm 806, Đường Hiến Tông sai Tiết độ sứ Cao Sùng Văn lấy Tả Thần Sách hành doanh dẫn 5000 quân làm tiên phong, Lý Nguyên Dịch dẫn 2000 quân yểm hậu, cùng Sơn Nam Tây Đạo Tiết độ sứ Nghiêm Lệ cùng tiến công Lưu Tịch. Chiến sự nổ ra quyết liệt, ban đầu Lưu Tịch bắt sống được Lý Khang nhưng không lâu sau thì liên tục bại trận, phải bỏ trốn khỏi Từ châu và tập hợp được khoảng một vạn quân để tiếp tục chống trả nhưng vẫn liên tiếp thua trận. Sau đó Lưu Tịch và Lư Văn Nhược mất cả Thành Đô, định bỏ trốn sang Thổ Phiên nhưng bị quân Đường bắt được giải về kinh và bị diệt môn (Cưu Đường thư, quyển 151).

Đường Hiến Tông là vị Hoàng đế nhà Đường trị vì từ năm 805 đến 820, tổng cộng 15 năm. Hiến Tông là vị hoàng đế có công phục hưng sự thịnh trị của nhà Đường, mặc dù sự thịnh thế đó tồn tại không được lâu và cũng không rực rỡ bằng thời Đường Thái Tông và Đường Huyền Tông, nhưng sử sách gọi đó là Nguyên Hòa trung hưng. Hiến Tông chăm lo siêng năng việc cai trị, lo duyệt tấu chương, ưa nghe lời can gián, rộng rãi bao dung, tích cực thi hành tiết kiệm, chống lại các phiên trấn không quy thuận, đến năm 817, thì hầu như phần lớn các tiết độ sứ đều quy thuận triều đình. Tuy dẹp được phiên trấn nhưng vua lại tin tà thuật phương sĩ, bị bọn hoạn quan, ngoại thích, phương sĩ, cấu kết bè đảng với loạn sứ quân giấu giếm tạo phản nên cuối đời, vua đã chết bị nghi là do hoạn quan hạ độc.

Cha của Cao Biền là Cao Thừa Minh  là ngu hậu (người được kế tập chức quan của bố) trong Thần Sách quân. Triều Đường cấm quân là vũ lực triều đình trung ương gồm Nam nha thập lục vệ và Bắc nha thập quân. Thần sách quân thuộc cấm quân. Gia tộc Cao Biền như vậy đã có ít nhất vài đời làm quan trong cấm quân.

Cao Biền là dòng dõi tướng môn ở thần sách quân. Ông nắm ngự lâm quân trọng binh bên cạnh vua, nên có thể coi là thân tín của vua đối với đội thân binh đặc biệt tinh nhuệ này. Cao Biền có địa vị cao trong lưỡng quân của Thần Sách quân, ông được tín cẩn  thăng dần đến chức “Hữu Thần Sách đô ngu hậu”. Cao Biền là một đại sư, trí tướng,  mưu tướng, nhiều thuật pháp, am hiểu binh thế, trận pháp và giỏi văn. Ông thường thảo luận về chuyện lý đạo với các nho sĩ, theo Cựu Đường thư quyển 182.

CAO BIỀN LÀ TRÍ TƯỚNG ĐẠI SƯ

Cao Biền cuộc đời và hành trạng, theo Tân Đường thư (3) quyển  224 hạ, đã cho thấy ông là một trí tướng đại sư: Ông được phong  tước vị là Tiết độ sứ Tĩnh Hải quân Cao Vương, Cao Thái úy, Lạc Điêu thị ngự (落雕侍御) ; Chức quan là Kiểm giáo Thái úy, Chư đạo Hành doanh binh mã Đô thống; Cao Biền trở thành danh tướng khi đánh bại các cuộc xâm nhập của Nam Chiếu, giữ yên cương vực Tĩnh Hải (trong đó có phần đất của Việt Nam ngày nay). Ông cũng cai trị có phép tắc khi nhậm chức Hữu kim ngô đại tướng quân (868), kiểm hiệu công bộ thượng thư (870), Thiên Bình tiết độ sứ (873), Tây Xuyên tiết độ sứ (874), Thành Đô doãn (875) Kinh Nam tiết độ sứ (878), Trấn Hải tiết độ sứ (879), Hoài Nam tiết độ sứ (880) được dân chúng ngợi ca, nhưng ông đã thất bại trong việc đẩy lui cuộc nổi dậy của Hoàng Sào, ông bị  coi là phản thần tạo phản ở Hoài Nam quân, bị Tần Ngạn mưu hạisau đó tìm về sống và chết ở đất Việt.

Cao Biền bình sinh là người thế nào? Theo Cựu Đường thư, ‘Biền bàn luận đường lối chính trị một cách rắn rỏi. Những người trong hai quân Cấm, Vệ lại càng khen ngợi Biền. Biền theo hầu Chu Thúc Minh, làm tư mã. Bấy giờ có hai con chim điêu (thuộc loại chim cắt) đang song song bay với nhau, Cao Biền giương cung định bắn và khấn: “Nếu ta sau này làm nên sang cả, thì bắn trúng nhé!”. Khấn rồi bắn một phát trúng cả đôi. Mọi người đều quá đỗi kinh ngạc, nhân thế gọi Biền là Lạc Điêu thị ngự (quan thị ngự bắn rơi chim điêu). Biền làm quan, được thăng dần đến hữu thần sách đô ngu hậu, vì có công, lại được thăng làm phòng ngự sứ Tấn Châu. Hồi Nam Chiếu đánh phá Giao Châu, Biền được cử sang thay Trương Nhân đánh Nam Chiếu’. Lại còn có một khảo dị khác “Lạc Điêu thị ngự” là Cao Biền thường cưỡi diều (Lạc Điêu) bay đi xem xét địa thế ở An Nam, thể theo truyện “Lẩy bẩy như Cao Biền dậy non” (4) trong sách “Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam”

(4) “Lẩy bẩy như Cao Biền dậy non” Tích truyện này nhiều khảo di, dưới đây là bản phổ biến hơn cả: “Ngày xưa ở Trung-quốc có Cao Biền rất giỏi nghề địa lý. Những phép hô thần tróc quỷ, ông đều thông thạo. Tiếng đồn vang khắp nơi. Hoàng đế Trung Quốc nghe tiếng liền triệu Biền vào cung ủy thác cho việc kiếm một ngôi đất xây dựng lăng tẩm. Cao Biền vâng lệnh và sau năm năm tìm tòi, đã kiếm được một kiểu đất quý mà theo ông có thể giữ ngôi nhà Đường vững như bàn thạch. Sau khi công việc hoàn thành, hoàng đế rất khen ngợi, sai ban nhiều vàng bạc cùng phong tước lớn cho Biền. Nhưng Biền vốn biết trong kho tàng của hoàng đế có một ngòi bút thần có phép mầu nhiệm mà chính hoàng đế và cả triều thần không một ai biết cả. Vì thế Biền không nhận vàng, chỉ nói: – Tâu bệ hạ, hạ thần không muốn lấy vàng bạc của bệ hạ. Chỉ muốn xin một kho trong trăm ngàn kho đồ dùng của bệ hạ bằng cách là để hạ thần tự tay rút trong chùm chìa khóa kho tàng mà quan tổng quản đang nắm giữ, nhằm đúng chìa kho nào thì được phép lấy kho ấy.  Hoàng đế nghe nói hơi ngạc nhiên những vốn trọng tài Biền, tại thấy ý kiến hay hay nên vui lòng để Biền làm chuyện may rủi xem thử thế nào. Quả nhiên kho mà Biền chỉ, đúng là kho đựng toàn bút long  dùng cho triều đình. Khi được sử dụng hàng vạn cây bút, Biền mang đến một hòn đá, lần lượt đem chọc mạnh từng ngòi lông vào đá. Nhưng chẳng có ngòi nào được toàn vẹn. Mỗi lân thấy tòe ngòi, ông lại vứt đi và tiếp tục chọc ngòi khác vào đá. Cứ thế cho đến lúc trong kho sắp vợi cả bút thì bỗng có một quản bút chọc thủng vào đá mà ngòi lông vân còn nguyên vẹn. Biền mừng quá reo lên: – Ta tìm được ngòi bút thần rồi!  Biền liền cầm bút thần vẽ thử một con rồng lên mặt tường, chừa hai con mắt. Đến khi điểm nhãn, rồng tự nhiên cuộn mình được và tách ra khỏi bức tường. Rồi rồng vụt lên trời, bay biến vào đám mây trước con mắt kinh ngạc của mọi người. Biền lại vẽ thêm nhiều con vật khác và những con ấy đều hoạt động không khác gì những con vật có thực.

Sau cùng Cao Biền vẽ một con diều rất lớn, dùng bút thần nhúng mực điểm mắt cho diều. Diều đập cánh bay lên. Lập tức Biền cưỡi lên lưng và diều đưa vút lên trên không. Thế là Biền cưỡi diều vượt qua muôn trùng núi sông sang đến nước Nam. Trên lưng diều, Biền đưa mắt xuống tìm huyệt đất quý. Quả nhiên không bao lâu ông tìm thấy ở gần một con sông, một huyệt đất phát đế vương. Huyệt đất ấy quý không đâu bằng mà lại chỉ trong một ngàn ngày là phát. Đó là một cái hàm con rồng lấp dưới nước mà chỉ có con mắt của Biền mới khám phá  được. Từ đó, Biền có ý muốn hưởng một cuộc sống sung sướng xa xỉ vào bậc nhất thiên hạ. Nhưng khi nghĩ lại thì hắn rất tiếc là không có con trai mà thân mình lại đã già mất rồi; nếu được làm vua cũng không còn hưởng được mấy nỗi. Biền mới tính sẽ nhường cho rể. Nếu nó làm vua thì ông bố vợ tất cũng được bội phần trọng đãi, mà dòng dõi con gái mình cũng hưởng phúc lâu dài. Những muốn thực hiện  công việc “đại sự” này cần phải giữ hết sức bí mật, nếu không sẽ mất đầu như chơi. Nghĩ vậy, Biền trở về Trung Quốc bảo người con rể đào lấy hài cốt cha y đem sang nước Nam để cải táng. Trong việc này Biền chỉ bàn kín với một người học trò mà thôi. Nhưng người học trò mà Biền tin cậy lại muốn miếng đất quý ấy hoàn toàn thuộc phần mình hưởng, nên khi được lệnh thầy mang hài cốt thì hắn cũng đào luôn hài cốt của cha mình sang Nam. Bấy giờ hàm rồng đang thời kỳ há miệng. Biền bảo học trò lặn xuống ném gói xương vào giữa miệng rồng chờ cho nó ngậm lại hãy lên. Người học trò đem gói xương của cha mình đánh tráo vào, còn gói xương kia thì bỏ ở một bên mép. Xong việc đó, Cao Biền bảo con rể chọn năm giống lúa, mỗi thứ một thúng mang đến huyệt đất nói trên, sai đào đúng vào chỗ vai rồng thành năm cái huyệt. Mỗi huyệt Biền sai rấm một thúng lúa rồi lấp đất lại thành năm ngôi mộ. Hắn giao cho chàng rể một ngàn nén hương, dặn mỗi ngày thắp một nén, đúng hai năm chín tháng mười ngày thì tự khắc quan gia dưới huyệt nhất tề dậy cả. Dặn đâu đấy, Biền trở về Trung Quốc. Thời gian trôi qua. Hôm ấy chỉ còn mười ngày nữa là hết hạn công việc mà Cao Biền đã dặn, thì tự nhiên con gái hắn ở nước đẻ luôn một lúc ba bé trai, mặt mũi dị kỳ. Vừa mới sinh ra, ba đứa đã biết đi biết nói: một đứa mặt đỏ tay cầm ấn, một đứa mặt màu thiếc, một đứa mặt màu xanh, đều cầm dao sáng quắc. Cà ba nhảy tót lên giường thờ ngồi, đòi đem quân thu phục thiên hạ. Người nhà ai nấy xanh mặt. Chỉ trong một buổi tiếng đồn rầm lên. Mọi người thấy sự lạ đổ tới xem như đám hội. Người rể của Biền sợ quá, bào vợ: – “Mày đẻ ra ma ra quỷ, nếu không sớm trừ đi thì khó lòng sống được với triều đình. Chẳng qua cha mày làm dại, nên mới sinh ra như thế”. Thế rồi y chém tất cả. Trong lúc bối rối, người nhà của y vì lầm nên đốt luôn một lúc hết thảy những nén hương còn lại. Bỗng dưng mặt đât chuyển động. Ở dưới năm ngôi mộ có tiếng rầm rầm mỗi lúc một lớn. Rồi nắp mộ bật tung ra, bao nhiêu quân gia tề dưới đó nhảy lên. Nhưng vì còn non ngày nên sức còn yếu, đứng chưa vững, người nào người ấy đi lại bổ nghiêng bổ ngửa, cuối cùng đều chết sạch. Lại nói chuyện Cao Biền chờ cho đến tận ngày hẹn mới cưỡi diều bay sang nước Nam. Nhưng lần này diều bị ngược gió nên sang không kịp. Khi diều hạ cánh xuống thì người con rể đã phá hỏng mất công việc của hắn. Hắn bực mình vô hạn. Sau khi căn vặn để hiểu rõ câu chuyện, hắn rút gươm chém chết cả học trò lẫn rể. “Không được ăn thì đạp đổ”, nghĩ thế, hắn bèn cưỡi diều ếm huyệt và phá long mạch. Ngay chỗ hàm rồng nói trên, hắn dùng phép chém đứt cổ con rồng đó  vì vậy mà ngày nay người ta nói nước sông ở đó đỏ như máu là bởi máu tự cổ con rồng chảy ra đến nay vẫn chưa dứt.  Đến một nơi nọ, Biền thấy trên một hòn núi mà ngày nay còn gọi là núi Đầu-rồng có huyệt đế vương. Hắn bèn làm bùa bằng gang đóng vào đỉnh núi. Từ đó trở đi trên đỉnh núi ấy không một cây cối gì còn mọc được. Ở Thanh Hóa Cao Biền cũng thấy có huyệt đất quý. Nhưng hắn thấy con rồng đó què một chân, cho rằng nếu có phát đế vương thì không thể phát to được. Cho nên hắn cho diều đi thẳng không ếm nữa. Cũng vì thế người ta nói mấy đời vua chúa trị vì ở nước Nam đều phát tích ở Thanh-hóa.

Cao Biền để tâng công với hoàng đế, đã vẽ bản đồ từng kiểu đất một rồi viết thành sách ghi chú rất tinh tường đem dâng lên vua Đường. Trong đó có đề cập đến năm long mạch quý nhất của nước Nam là 1) dãy núi Tản Viên Ba Vì Tam Đảo điểm huyệt ở Bàn Chông, 2) tam giác châu Bắc Bộ Tản Viên Tam Điệp Yên Tử điểm huyệt ở thành Đại La, 3) Dãy núi Nham Biền vòng cung Đông Triều trường thành chắn Bắc điểm huyệt ở Yên Tử; 4) Vùng Kiếp Bạc Côn Sơn Ngũ Nhạc Kỳ Lân điểm huyệt ở Kiếp Bạc Côn Sơn; 5) Dãy núi Trường Sơn từ Tam Điệp vào suốt phương Nam là hành hướng Nam Tiến sinh địa, Thạch Bì Sơn Hải Vân Sơn Hoành Sơn, Hồng Sơn đều là những mạch đất quý của nước Nam.

Theo Cao Biền kiểu đất quý nhất của nước Nam là đất trung độ (thủ đô Hà Nội ngày này) > Tại đây Cao Biền đã chọn xây thành Đại La rất công phu với một đàn tràng dựng ở núi Đại Lãi phía Bắc thành Đại La với tám vạn cái tháp bằng đất nhỏ huy động tám vạn quân để làm lễ.  Núi ấy từ đó mang tên là núi Bát-vạn. Cao Biền cũng cho rằng long mạch Trường Sơn là thế lớn sinh tồn của nước để Nam tiến. Trường Sơn dầm chân ra biển ở 5 chỗ thì nơi hẹp nhất và hiểm hơn cả là vết đứt gãy Hoành Sơn rào Nan vì nối được mạch phong thủy nơi đây là sinh địa. Cao Biền dùng bút thần vua cho để trấn yểm ở một ngọn núi thấp tại hòn Đá Dựng Ma Ca bến lội. Điều đặc biệt là từ chân tảng đá vọt lên một mạch nước ngầm rất ngọt không bao giờ cạn trong suốt tận đáy. Cao Biền đã vỗ yên được đất phương Nam tuy việc trấn yểm này tiêu tốn mất nhiều vàng, bạc và đồng nên chậm triều cống. Hoàng đế Trung Quốc đã rất khen ngợi nhưng việc làm của Biền bị dân chúng người Nam oán ghét. Một hôm, Biền cưỡi diều bay vào phía Nam thì bị cung nỏ  phóng tên. Diều bị gãy cánh rơi xuống núi. Hòn núi ấy ngày nay còn mang tên là núi Cánh Diều. Cao Biền thì bị chết chôn ở gần đó. “Lẩy bẩy như Cao Biền dậy non” là ý cười người không suy xét kỹ vội vàng thiếu chu đáo sẽ thất bại.

Mả Cao Biền ở Tuy An là một khảo dị tương tự nhưng kể thêm rằng: Cao Biền đã đến đó từ trước và cũng có giúp cho dân làng một vài việc nhỏ như xem đất cất nhà, nơi để mả…Ông ta tự mình quyết định chôn ở đó. Trước khi chết, ông dặn dân làng chôn cho ông ngay cái chỗ đất ông đánh dấu sẵn. Do đấy có mả Cao Biền tại thôn Năm, xóm Cát xã An Hải ngày nay. Theo dân địa phương bàn tán là mả ông ta nằm trên “huyệt địa” ổn định, ít bị biến đổi theo thời gian. Đứng trên chóp đỉnh mả Cao Biền nhìn bốn hướng thì phía đông là biển, phía tây là dãy đồi thoai thoải tiếp giáp với đầm Ô Loan, phía bắc là làng mạc của cư dân nằm rải rác dọc theo sườn đồi, còn phía nam giáp với các làng Diêm Hội và Phú Thường thuộc xã An Hoà, dân cư đa phần làm nghề biển.

Chí hướng và tư tưởng Cao Biền như thế nào? Cao Biền để chí ở ngàn dặm nên ông chọn tên tự cho mình là Thiên Lý. Tư tưởng học thuật của ông qua tìm hiểu hành trạnh cuộc đời ông dường như cho thấy ông theo đuổi một loại đạo học dấn thân là Tam giáo đồng nguyên. Đạo giáo đó là tư tưởng nhập thế trung nghĩa với Dân với Nước với chuẩn mực đạo đức cao nhất “thế thiên hành đạo” mà đời sau chúng ta bắt gặp trong “Vạn kiếp tông bí truyền thư của Trần Quốc Tuấn là Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương nước Đại Việt thời Trần theo lời bạt của Trần Khánh Dư (5) và  kiệt tác “Thủy Hử” của Thi Nại Am nước Trung Quốc thời Tống (6).

(5) Vạn Kiếp tông bí truyền thư (萬劫宗秘傳書) của Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương, tác phẩm này còn gọi là Vạn Kiếp binh thư đã thất truyền. Bài tựa của Trần Khánh Dư trong cuốn sách này giải thích bí truyền đại sư là người thế nào:

“Phàm người khéo cầm quân thì không cần bày trận, khéo bày trận thì không cần giao chiến, khéo giao chiến thì không thể thất bại, khéo thất bại thì không thương vong. Xưa kia, Cao Dao làm chức sĩ sư mà mọi người không dám trái mệnh, Văn Vương và Vũ Vương nhà Chu là bậc thầy về văn và về võ, ngấm ngầm sửa đức để khuynh loát quyền bính của nhà Thương mà lấy nghiệp vương. Đó đều có thể gọi là những người giỏi cầm quân, không cần bày trận vậy. Vua Thuấn múa lá mộc và lông trĩ mà họ Hữu Miêu tự mình tìm đến, Tôn Vũ nước Ngô đem mỹ nhân trong cung thử tập trận mà phía tây phá nước Sở hùng cường, phía Bắc ra uy với nước Tần nước Tấn, nổi tiếng khắp chư hầu. Đó đều có thể gọi là những người giỏi bày trận, không cần giao chiến vậy. Cho đến Mã Ngập nước Tấn dựa vào bát trận đồ chuyển đánh nghìn dặm, phá được Thụ Cơ Năng mà lấy lại Lương Châu. Thế gọi là người giỏi giao chiến không bao giờ thất bại vậy.Cho nên, trận nghĩa là bày ra, là khéo léo. Ngày xưa, vua Hiên Viên lập ra phép “tỉnh điền” để đặt binh chế, Gia Cát Lượng xếp đá bên sông để làm bát trận, Vệ công sửa lại làm trận Lục Hoa, Hoàn Ôn định ra trận Xà Thế, trước sau đều có trận đồ nổi tiếng, trình bày tuần tự, thành phép tắc rõ ràng. Nhưng người đương thời ít ai thông hiểu, muôn vàn đầu mối nhìn vào dường như rối loạn, chưa từng nắm được lẽ biến dịch bên trong. Ví như những phép tắc và suy luận của Lý Thuyên, người sau không ai hiểu nghĩa là gì. Vì thế, Quốc công ta bèn so sánh, kê cứu trận đồ và binh pháp của các nhà, tổng hợp lại thành một bộ sách. Tuy chép cả những điều chi tiết, nhưng người sử dụng thì nên bỏ bớt những chỗ rườm, tóm lấy thực chất. Rồi lấy năm hành ứng với nhau, chín cung câu với nhau, phối hợp cương và nhu, xoay vần chẵn và lẽ, không làm hỗn loạn âm dương và thần sát, phương lợi và sao tốt, hung thần và ác tướng, ba cát và năm hung, việc nào việc ấy thực phân minh rõ rệt. Quốc công lại còn thêm bớt với chiến thuật của thời Tam đại, nhờ đó trăm trận trăm thắng. Cho nên đương thời phía bắc làm cho Hung Nô phải sợ, phía tây làm cho Lâm Ấp phải kinh. Rồi ông đem sách này dạy bảo con em làm gia truyền, không tiết lộ cho người ngoài biết. Lại có lời dặn rằng: “Sau này con cháu và bề tôi phò tá của ta có học được bí thuật này thì nên lấy đầu óc sáng suốt, linh hoạt mà thực hành và sắp đặt nó, chứ không nên lấy đầu óc cứng nhắc, tối tăm mà cất giữ và lưu truyền. Nếu trái điều đó thì sẽ mang vạ vào thân, lại hại lây đến cả con cháu. Đó gọi là tiết lậu cơ trời vậy.” Bài tựa của Trần Khánh Dư cho Vạn Kiếp tông bí truyền thư, còn như sách Binh thư yếu lược mà người đời ngờ rằng bản thật đã bị cướp và thất lạc. đời sau chỉ có chân truyền lời này.

Thời Đường tư tưởng học thuật Đạo giáo lý học và thế thuật pháp rất thịnh, những tư tưởng triết thuật Nho học Khổng giáo được nối tiếp kế thừa truyền bá và phát triển rất mạnh; Phật giáo được giao lưu với Ấn Độ thời thịnh Đường Đường Thái Tông Lý Thế Dân có Đường Tam Tạng tức Huyền Trang hòa thượng sang Tây Thiên Trúc thỉnh kinh pháp, đem về 657 bộ kinh Phật và Đường Huyền Trang đã sử dụng tiếng Phạn dịch cuốn “Đạo đức kinh” để tặng cho Thiên Trúc. Đồng thời sau khi về Trường An, ông đã nhớ tả lại những điều mình biết về Thiên Trúc ghi lại trong sách “Đại Đường Tây Vực cầu pháp cao tăng truyện” và “Nam Hải ký quy nội pháp truyện” tiếp tục phát triển Phật giáo lên đỉnh cao. Thời Đường tư tưởng triết học của ba trường phái tam giáo này duy trì những chuẩn mực đạo đức cao. Một số tư tưởng triết học và tôn giáo khác như Hồi giáo, Hỏa giáo, Cảnh giáp, Mani giáo qua giao lưu kinh tế văn hóa đã được truyền bá rộng rãi đến đất Đường, nhưng không thịnh lắm. Văn chương thời thịnh Đường như Vương Bột, Vương Duy, Mạnh Hạo Nhiên, Vương Xương Linh và đặc biệt là Ly Bạch , Đỗ Phủ,  Đến trung Đường Nguyên Chẩn, Bạch Cư Dị  khởi xướng Tân Nhạc phủ vận động, Lưu Vũ Tích hoài cổ thung dung. Hàn Dũ và Liễu Tông Nguyên thì chủ trương phục cổ, tôn Khổng, sùng Nho, bài Phật, cho rằng tăng đạo không quan tâm đến sinh sản, lãng phí tiền của xã hội, tăng ni đạo sĩ nên về quê hoàn tục, nên đốt trụi kinh văn của Phật gia, lấy các chùa miếu đạo quán làm nơi sinh sống cho dân cư, đạo đức trong đạo thuật là phải nhập thế  lấy “Luận Ngữ” làm tác phẩm thể hiện quan niệm đạo đức. Thời hậu Đường mà Cao Biền sống dưới ba đời vua Đường cuối cùng thì thế tục, văn chương và đạo giáo đã chuyển hóa và nhiều pha trộn dữ dội. Văn chương Đỗ Mục nặng lòng khôi phục cảnh thịnh trị, Lý Thương Ẩn đặc sắc là thơ tình và khát vọng cuộc sống. Cao Biền là dòng dõi tướng môn lại ham văn học. Đọc và nghiên cứu kỹ  Trang thơ Cao Biền – 高駢 (26 bài thơ) – Thi Viện  sẽ hiểu ông là người thế nào:

  1. An Nam tống Tào Biệt Sắc quy triều
  2. Biên phương xuân hứng
  3. Bộ hư từ
  4. Cẩm Thành tả vọng
  5. Đối tuyết
  6. Hoạ Vương Chiêu Phù tiến sĩ “Tặng Động Đình Triệu tiên sinh”
  7. Khiển hứng (Bả trản phi liên tửu)
  8. Khiển hứng (Phù thế mang mang nghĩ tử quần)
  9. Khuê oán
  10. Ký đề La Phù biệt nghiệp
  11. Ký Hộ Đỗ Lý Toại Lương xử sĩ
  12. Nam chinh tự hoài
  13. Nam Hải thần từ
  14. Ngôn hoài
  15. Phó An Nam khước ký đài ty
  16. Phó Tây Xuyên, đồ kinh Quắc huyện tác
  17. Phỏng ẩn giả bất ngộ
  18. Phong tranh
  19. Quá Thiên Uy kính
  20. Sơn Đình hạ nhật
  21. Tả hoài kỳ 1
  22. Tả hoài kỳ 2
  23. Tái thượng ký gia huynh
  24. Tặng ca giả kỳ 1
  25. Tặng ca giả kỳ 2
  26. Y vận phụng thù Lý Địch

CAO BIỀN LÀ NHÀ ĐỊA LÝ TIÊN TRI

Cao Biền là nhà địa lý tiên tri trứ danh người phát hiện và sớm tổng kết các đặc điểm trọng yếu về hình thế núi sông bờ cõi Việt một khái quát, dẫn liệu này minh chứng trong đánh giá của tiến sĩ Vũ Khâm Lân  viết năm 1783 Nguyễn Công Văn Đạt phổ ký (trích gia phả dòng họ Trạng Trình) trong bài Ngày xuân đọc Trạng Trình của Hoàng Kim, viết rõ ” Nguyên trước các cụ (gia phụ của Nguyễn Bỉnh Khiêm) lập gia cư ở nơi có núi sông bao bọc hợp với kiểu đất của Cao Biền, tay phong thủy trứ danh đời Đường“. Cao Biền tham chính từ thời Đường Tuyên Tông (846 – 859), Đường Ý Tông (859-872) đến cuối thời Đường Hy Tông  (873-888). Cao Biền rời bỏ triều Đường tìm đường sống và chết ở Việt Nam từ năm 887 là tiên tri. Đường Chiêu Tông lên làm vua năm 888, ít năm sau  thì nhà  Đường đổi chủ (907). Việt Nam thời Đường tên là An Nam và Cao Biền được phong Tịnh Hải quân . Sách Cưu Đường thư viết “Sau khi Biền làm quan, được thăng dần đến hữu thần sách đô ngu hậu, vì có công, lại được thăng làm phòng ngự sứ Tấn Châu. Hồi Nam Chiếu đánh phá Giao Châu, Biền được cử sang thay Trương Nhân đánh Nam Chiếu’. Trong nghệ thuật quân sự chính trị để phòng thủ đất Việt thời đó, Cao Biền với tư cách là Cao Vương Tịnh Hải quân đã cho đắp  La Thành (thành Đại La) để chống lại hiệu quả sự xâm nhập của Nam Chiếu. Nay nơi đó là một phần trong quần thể kiến trúc Thăng Long xưa. Đó là vòng thành ngoài cùng bảo vệ Hoàng thành Thăng Long. Thiền Uyển tập anh (1715) tài liệu lịch sử cổ nhất của Phật giáo Việt Nam hiện có, Việt sử tiêu án (1775) của Ngô Thì Sĩ,… hé lộ những thông tin về Cao Biền là nhà địa lý tiên tri trứ danh (6).

(6) Sử Việt về Hoàng thành Thăng Long  di sản văn hóa thế giới đi tìm dấu tích La Thành đã xác định: ‘La Thành, hay thành Đại La, là một thành trì, thủ phủ của An Nam đô hộ phủ thời Nhà Đường trong hai thế kỷ 8 và thế kỷ 9 là một phần trong quần thể kiến trúc Thăng Long xưa. Đó là vòng thành ngoài cùng bảo vệ Hoàng thành Thăng Long trải qua nhiều triều đại phong kiến Việt Nam. Tuy đức vua Lý Thái Tổ là người có công tìm ra Thăng Long làm “nơi thượng đô của Kinh sư muôn đời”, nhưng tên La Thành không phải đến triều Lý mới xuất hiện. La Thành hay thành Đại La đều là những tên gọi xuất hiện từ thời nước ta bị nhà Đường xâm chiếm. Khi ấy, nhà Đường cho dựng thành Đại La làm nơi đóng An Nam đô hộ phủ. Tuy vậy, những vết tích còn lại của La Thành còn lại đến bây giờ không phải là La Thành do Cao Biền đắp, mà phần nhiều là do các triều đại từ nhà Lý tu sửa nhiều lần. Hoàng Thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long – Đông Kinh và tỉnh thành Hà Nội bắt đầu từ thời kì tiền Thăng Long qua thời Đinh – Tiền Lê, phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, Lê và thành Hà Nội dưới triều Nguyễn” (xem tiếp đi tìm dấu tích La Thành  so sánh đối chiếu vị trí hình thế La Thanh xưa và nay).

Đại La (大羅), còn gọi là La Thành (羅城) là một thành trì, thủ phủ của An Nam đô hộ phủ thời Nhà Đường trong hai thế kỷ 8 và thế kỷ 9. Thành nằm ở vị trí giữa Thành Hà Nội và sông Tô Lịch, thuộc quận Ba Đình của Hà Nội hiện nay. Đại La ban đầu do Trương Bá Nghi cho đắp từ năm Đại Lịch thứ 2 đời Đường Đại Tông (767), Triệu Xương cho đắp thêm năm Trinh Nguyên thứ 7 đời Đường Đức Tông (791). Đến năm Nguyên Hòa thứ 3 đời Đường Hiến Tông (808), Trương Chu lại sửa đắp lại; năm Trường Khánh thứ 4 đời Đường Mục Tông (824), Lý Nguyên Gia dời phủ trị tới bên sông Tô Lịch, đắp một cái thành nhỏ, gọi là La Thành, sau đó Cao Biền cho đắp lại to lớn hơn. Theo sử cũ  Tư Trị Thông Giám (1) Cựu Đường Thư (2) Tân Đường thư (3)  thì La Thành do Cao Biền cho đắp có chu vi 1.982,5 trượng (≈6,6 km); thành cao 2,6 trượng (≈8,67 m), chân thành rộng 2,5 trượng (≈8,33 m), nữ tường (Bức tường nhỏ đắp trên tường thành lớn hay đê con chạch đắp trên mặt đê chính) bốn mặt cao 5,5 thước (≈1,83 m), với 55 lầu vọng địch, 6 nơi úng môn (thoát nước), 3 hào nước, 34 đường đi. Ông còn cho đắp đê vòng quanh ngoài thành dài 2.125,8 trượng (≈7,09 km), đê cao 1,5 trượng (≈5,00 m), chân đê rộng 2 trượng (≈6,66 m) và làm hơn 400.000 gian nhà. Theo truyền thuyết, do thành xây đi xây lại vẫn bị sụt ở vùng sông Tô Lịch, Cao Biền đã làm kè cho đất vững, điều hướng dòng chảy của mạch sông ( long mạch) của vùng đất này. Năm 1010, vua Lý Thái Tổ đổi tên thành Đại La là thành Thăng Long.
Cao Biền trong thư An Nam tống Tào Biệt Sắc quy triều có nói ” Muôn dặm anh về chầu đế khuyết,Năm thu Nam tiến nhớ tâu triều”, tấu chương gửi vua Đường Ý Tông có nói đến những hao tốn vàng, bạc, đồng của ông trong xây thành Đại La và loại bỏ những trở ngại tự nhiên khó khăn về giao thông trên thủy lộ giữa Tĩnh Hải quân và Lĩnh Nam Đông đạo trị sở nay thuộc Quảng Châu, Quảng Đông ngày nay mà người đời sau đã cho rằng ông yểm bùa và chôn giấu vàng, bạc, đồng ở các điểm long mạch.

Thánh vật ở sông Tô Lịch là câu chuyện về các di chỉ tìm được trong lòng sông tháng 9 năm 2001 được một số nhà nghiên cứu cho là di tích bùa yểm của Cao Biền. Chuyện rằng:”Ngày 27/9/2001, Đội thi công số 12 (Công ty xây dựng VIC) trong khi nạo vét sông Tô Lịch đã phát hiện những di vật cổ rất lạ và huyền bí: 7 cây gỗ được chôn đứng dưới lòng sông tạo thành một đa giác đều, tại đó có các bộ hài cốt bị đóng đinh bả vai, táng giữa các cọc gỗ.., đồ gốm, xương voi, ngựa, dao, tiền đồng…Rồi chuyện máy xúc Komatsu tự nhiên lao xuống sông, nào là những người đang làm việc tự dưng ngã lăn ra đất, đưa la bàn ra thử thì la bàn quay tít.“. Theo nhà sử học Dương Trung Quốc thì   ” Một trong các cách giải thích có thể là do địa điểm thi công là nơi hợp thủy của ba con sông nên có địa tầng không ổn định, dẫn tới việc khảo sát thiết kế, xây dựng dự án xây dựng tuyến kè không sát với thực tế; tuy nhiên, vì là nơi hợp thuỷ của ba dòng sông nên cũng có thể có yếu tố phong thuỷ. Ông không loại trừ khả năng đây là di tích của một sự yểm nào đó của thời kỳ tiền Thăng Long – thời Cao Biền làm Tiết độ sứ. Ông Dương Trung Quốc khẳng định:” Thế nhưng, vận nó vào giữa những yếu tố được giải thích dưới góc độ chuyên môn và hiện tượng xã hội gắn liền với vụ việc cụ thể thì tôi nghĩ rằng thiếu căn cứ. Không ai có thể kết luận được rằng, vì cái vùng đất ấy mà dẫn đến hệ quả mang tính chất thuần tuý là cái sự trả giá về mặt tâm linh..”.

Thâm cung bí sử thời hậu Đường. Ông nội của Cao Biền làm phúc tướng chỉ huy cấm vệ binh Thần Sách quân thời vua Đường Hiến Tông, góp phần giúp vua dẹp yên được phiên trấn . Vua Đường Hiến Tông rốt cục bị bọn tà thuật phương sĩ, hoạn quan và bọn ngoại thích, cấu kết bè đảng với loạn sứ quân giấu giếm tạo phản nên cuối đời vua đã chết oan  và bị nghi là do hoạn quan hạ độc. Sau Đường Hiến Tông là Đường Mục Tông Lý Hằng trị vì được 4 năm, đến Đường Tuyên Tông Lý Di trị vì được 13 năm 135 ngày ( 25 tháng 4 năm 846 – 7 tháng 9 năm 859). Đường Tuyên Tông trong sử sách được đánh giá là một vị Hoàng đế có lòng trung hưng của nhà Đường,  so sánh với Đường Thái Tông Lý Thế Dân, và được gọi là Tiểu Thái Tông. Cha của Cao Biền là Cao Thừa Minh được vua Đường Tuyên Tông trọng dụng làm ngu hậu và Cao Biền cũng được ân sủng và thăng tiến rất nhanh do có tài dẹp yên nhiều phản loạn.

Đường Tuyên Tông tên là Lý Di, là hoàng tử thứ 13 trong số 20 người con trai của Đường Hiến Tông Lý Thuần. Mẹ của ông là Trịnh thị, vốn là vợ lẽ của Tiết độ sứ Lý Kĩ, người bị triều Đường đánh bại và giết chết năm 807. Sau thất bại của Lý Kĩ, cả gia quyến bị bắt sung vào cung làm nô tì, trong đó Trịnh thị được bố trí phục vụ cho Quách quý phi, chính thất của Hiến Tông, sau đó bà tình cờ gặp Hiến Tông rồi được sủng hạnh và hạ sinh hoàng tử Lý Di. Thời hoàng huynh Đường Mục Tông Lý Hằng, có chiếu phong vương cho các hoàng tử và hoàng đệ, trong đó Lý Di được phong tước vị Quang vương. Lý Di thường tỏ ra nhút nhát ít nói, kính cẩn hết mọi người,  ai cũng cho ông là người có bệnh tâm thần và kém thông minh. Riêng Mục Tông biết chuyện thì bảo:“Người này là anh vật của nhà ta, không phải là tâm thần bất ổn đâu”. rồi ban cho ngọc như ý, ngự mã và vàng bạc. Trãi qua các thời  triều đình đa sự, Quang vương cố gắng trốn tránh không tham gia vào việc gì, và cũng nói rất hạn chế. Cuối năm 845, Đường Vũ Tông lâm bệnh nặng và sang năm 846 thì không còn có thể nói được nữa. Bấy giờ, hoạn quan khuynh đảo triều đình, muốn nhân lúc này mà lập người ngu dốt lên ngôi để dễ bề thao túng, cuối cùng quyết định chọn Lý Di, hoạn quan giả chiếu chỉ của Vũ Tông, viết:“Hoàng tử nhỏ tuổi, chưa đủ hiền đức để trị quốc. Quang vương Di có thể lập làm Hoàng thái thúc, đổi tên là Thầm, đảm đương quân quốc chánh sự”. Thái thúc được đón từ Thập lục trạch vào cung, đổi tên là Lý Thầm. Đường Tuyên Tông khi được bách quan tiếp kiến, thì như trở thành con người khác, tỏ ra thông minh nhân trí hơn người, quyết đoán chính vụ nhanh gọn, người người nể phục.Ông tôn mẹ làm hoàng thái hậu, bãi chức tể tướng của Lý Đức Dụ, sung làm Tiết độ sứ Kinh Nam, đồng thời của bãi tướng của Trịnh Túc, Lý Hồi thuộc phe đảng của Lý Đức Dụ, Đánh chết đạo sĩ Triệu Quy Chân, người từng luyện đan trường sinh cho Vũ Tông cùng bè đảng. hạ chiếu khôi phục lại Phật giáo vốn bị Vũ Tông đàn áp khi trước, chấm dứt pháp nạn Hội Xương. Lấy Hàn lâm học sĩ, Binh bộ thị lang Bạch Mẫn Trung cùng Binh bộ thị lang Lư Thương làm tể tướng mới. Trong những năm tiếp theo, phong hai tể tướng mới là Thôi Nguyên Thức và Vi Tông, thay thế những người điều hành chính sự chậm trễ,  liên tục giáng chức Lý Đức Dụ và bắt lưu đày xa xôi,cho đến chết.  Mùa xuân năm 847, cải nguyên là Đại Trung năm thứ nhất. Đầu năm 848, Tuyên Tông theo đề nghị của quần thần, xưng tôn hiệu là Thánh Kính Văn Tư Hòa Vũ Quang Hiếu hoàng đế, đại xá thiên hạ. Cùng năm này, Thái hoàng thái hậu Quách thị băng ở cung Hưng Khánh có lời đồn cái chết này là do Tuyên Tông bí mật sai người hạ độc. Lý do vì Tuyên Tông nghi ngờ Quách thái hậu là người chủ mưu đầu độc Đường Hiến Tông để đưa con mình là Đường Mục Tông lên ngôi, Quách thái hậu có hiềm khích với Trịnh thái hậu. Cuối năm ấy,  tể tướng Vi Tông bị biếm làm thái tử tân khách.Vào giữa năm 847, Thổ Phiên nhân triều đình bận việc tang của Vũ Tông nên liên kết với Đảng Hạng và Hồi Cốt xâm lấn Hà Tây, Tuyên Tông sai Tiết độ sứ Hà Đông là Vương Tể dẫn quân chống trả, có thêm sự giúp đỡ của tộc Sa Đà, kết quả quân Đường giành được chiến thắng. Các năm tiếp sau, quân Đường liên tiếp mở các cuộc tấn công vào đất Thổ Phiên mở rộng cương vực nên Thổ Phiên thế lực ngày càng suy yếu. Tuyên Tông được xem là một vị vua cần mẫn, tiết kiệm, siêng năng, quan tâm  kiểm tra năng lực quan lại và có phương pháp thưởng phạt công minh.  Dưới thời Tuyên Tông  hoạn quan  khiếp sợ  nhưng Tuyên Tông vẫn rất lo ngại  hoạn quan. Ông bàn với tể tướng Lệnh Hồ Đào việc tận tru hoạn quan, nhưng Lệnh Hồ Đào  khuyên vua chỉ nên tìm cách hạn chế dần số hoạn quan trong cung. Hoạn quan biết việc này rất oán hận.Tuyên Tông tỏ ra nghiêm minh nhưng nghiêm khắc. Năm 855, tể tướng Bùi Hưu lại cực lực xin lập thái tử, nhưng sau đó, Bùi Hưu lại bị biếm làm Tiết độ sứ Tuyên Vũ. Năm 857, tể tướng Ngụy Mô can gián thẳng thắn  bị biếm làm Tiết độ sứ Tây Xuyên.Năm 858, tể tướng Thôi Thận Do bị giáng chức làm Tiết độ sứ Đông Xuyên. Tiêu Nghiệp cùng Hạ Hầu Tư thay vào chức Tể tướng. Những năm cuối đời, Tuyên Tông lạm dụng đan dược phát nhọt bọc mà chết Biết khó qua khỏi, Tuyên Tông phó thác Quỳ vương cho các đại thần nhưng Tông Thật khi biết vua đã chết đã giả chiếu chỉ vua đón Vận vương Lý Ôn vào cung thực hiện đảo chính cung đình thay Quỳ vương. Vận vương Lý Ôn lên ngôi là  Đường Ý Tông Lý Thôi

Đường Ý Tông là Hoàng trưởng tử của Đường Tuyên Tông và mẹ là Triều thị. Lý Ôn   tuy mang thân phận trưởng tử nhưng không được vua cha yêu quý và không được lập làm Đông cung Hoàng thái tử. Khi Tuyên Tông băng hà năm 859, hoạn quan Vương Tông Thật tiêu diệt những người chống đối và ủng hộ Lý Ôn làm hoàng đế nhà Đường. Trong 14 năm tại vị, Đường Ý Tông bỏ bê triều chính, ham mê tửu sắc, tăng thuế nhân dân để phục vụ cho những nhu cầu xa xỉ của bản thân ông, tiêu dùng kiệt quệ ngân khố được cha mình là Đường Tuyên Tông đã dày công tích luỹ, khiến lòng người oán hận. Đại Đường lâm vào cảnh rối loạn, đói kém, dịch bệnh hoành hành kèm theo đó là sự nổi dậy của các thủ lĩnh nông dân khiến triều Đường rơi vào tình trạng không thể cứu vãn. Năm 873, Đường Ý Tông qua đời, ngôi hoàng đế được truyền cho người con trai 11 tuổi là Lý Nghiễm, tức Đường Hi Tông.

Đường Hy Tông sinh năm 862 mất năm 888, trị vì 15 năm từ năm 873 đến năm  888, nguyên danh Lý Nghiễm, đến năm 873 cải thành Lý Huyên. Đường Hy Tông là con trai thứ 5  của Đường Ý Tông và là anh trai của Đường Chiêu Tông. Đường Hy Tôngtrị vì trong lúc ông 11 tuổi. Ngày 19 tháng 7 năm 873, tức năm Hàm Thông thứ 14, Ý Tông băng hà, Hi Tông lên kế vị. Hi Tông suốt ngày chỉ thích đá gà với đánh cầu, ít khi lo việc quốc sự. Nhà Đại Đường thời ấy quốc khố cạn kiệt và hầu như tan rã, do bị tàn phá bởi các cuộc khởi nghĩa nông dân của Hoàng Sào và Vương Tiên Chi mà cuộc chiến của Hoàng Sào với triều Đường là đặc biệt khốc liệt. Các quân phiệt độc lập cai quản lãnh địa của họ, tình trạng này tiếp tục duy trì cho đến khi nhà Đường diệt vong năm 907.

HÀNH TRẠNG CAO BIỀN Ở VIỆT NAM

Việt Nam thời Đường đổi từ An Nam Đô hộ phủ thành Tĩnh Hải quân từ năm 866,

Thời nhà Hậu Lương (907-923) Bột Hải Quốc (渤海國) Tĩnh Hải quân tiết độ sứ (靜海軍節度使). Việt Nam thời Đường giai đoạn 846- 888 (hình thế đất nước thể hiện ở bản đồ).

Việt Nam thời Đường gọi là An Nam đô hộ phủ cho thời Bắc thuộc lần 3. (Bắc thuộc lần I từ năm 207 TCN đến năm 40 có khởi nghĩa giành độc lập của  Hai Bà Trưng năm 40-43; Bắc thuộc lần 2 từ năm 43-541 có khởi nghĩa Bà Triệu; Nhà Tiền Lý và Triệu Việt Vương 541-602) . Thời kỳ Bắc thuộc lần 3  kéo dài từ năm 602 đến năm 905Thời kỳ này bắt đầu khi Tùy Văn Đế năm 602 sai Lưu Phương đánh chiếm nước Vạn Xuân, bức hàng Lý Phật Tử là đời vua thứ ba hậu Lý Nam Đế. Thời Tùy, Việt Nam gọi là châu Giao. Trên đường đánh Lâm Ấp quay về, Lưu Phương mắc bệnh chết. Khâu Hòa được cử làm đại tổng quản châu Giao. Năm 618, nhà Đường lật đổ nhà Tùy, lập ra nước Đại Đường. Khâu Hòa xin thần phục nhà Đường năm 622. Việt Nam thành thuộc địa của Đại Đường. Thời gian Bắc thuộc lần 3 của Việt Nam kéo dài hơn 300 năm. Suốt thời gian này có trên 50 quan cai trị gồm một danh sách không đầy đủ, như sau: (những người ghi bằng chữ nghiêng có liên quan tới những cuộc nổi dậy của người Việt) Cao Biền được phong làm Cao Vương Tỉnh Hải Quân trấn nhậm năm năm (864 – 868) kế tiếp là cháu ông là Cao Tầm (868 – 878) cũng là một vị tướng giỏi. Mười lăm năm này (864-878) là những năm nước Việt thịnh vượng sau đó nhà Đường bị tan rã.

  • Khâu Hòa
  • Lý Thọ
  • Lý Đạo Hưng
  • Lưu Diên Hựu (684 – 687)
  • Quang Sở Khách (722 – 724?)
  • Abe no Nakamaro (Triều Hành): 761 – 767
  • Trương Bá Nghi (767 – 777)
  • Ô Sùng Phúc (777 – 787)
  • Trương Đình (787 – 789)
  • Bàng Phục (789 – 790)
  • Cao Chính Bình (790 – 791)
  • Triệu Xương (792 – 802)
  • Bùi Thái (802 – 803)
  • Triệu Xương (804 – 806)
  • Trương Chu (806 – 810)
  • Mã Tống (810 – 813)
  • Trương Lệ (813)
  • Bùi Hành Lập (813 – 817)
  • Lý Tượng Cổ (818 – 819)
  • Quế Trọng Vũ (820)
  • Bùi Hành Lập (822)
  • Vương Thừa Điển (822)
  • Lý Nguyên Hỷ (822 – 826)
  • Hàn Ước (827 – 828)
  • Trịnh Xước (831 – 832)
  • Lưu Mân (833)
  • Hàn Hy (834 – 836)
  • Điền Tảo (835)
  • Mã Thực (836 – 840)
  • Vũ Hồn (841 – 843)
  • Bùi Nguyên Dụ (846 – 848)
  • Điền Tại Hựu (849 – 850)
  • Thôi Cảnh (851 – 852)
  • Lý Trác (853 – 855)
  • Lý Hoàng Phủ (856 – 857)
  • Tống Nhai (857)
  • Vương Thức (858 – 859)
  • Lý Hộ (859 – 860)
  • Vương Khoan (861)
  • Sái Tập (862 – 863)
  • Tống Nhung (863)
  • Cao Biền (864 – 868)
  • Cao Tầm (868 – 878)
  • Tăng Cổn (878 – 880)
  • Cao Mậu Khanh (882 – 884)
  • Tạ Triệu (884 – ?)
  • An Hữu Quyền (897 – 900)
  • Chu Toàn Dục (900 – 905)
  • Độc Cô Tổn (905)

Nhà Đại Đường bị tan rã dù đã tiêu diệt được cuộc khởi nghĩa của Hoàng Sào. Các tiết độ sứ đã công khai cát cứ và gây nội chiến. Vua Đường Ai Đế bị quyền thần Chu Ôn khống chế và cướp ngôi năm 907. Chu Ôn từng cho anh ruột là Chu Toàn Dục sang làm Tiết độ sứ ở Việt Nam, nhưng Toàn Dục quá kém cỏi không đương nổi nên phải về.

Năm 905, Chu Ôn đày Độc Cô Tổn Tiết độ sứ Tĩnh Hải ra đảo Hải Nam và giết chết. Nhà Đường trong lúc chưa kịp cử quan cai trị mới sang trấn nhậm, một hào trưởng người Việt là Khúc Thừa Dụ đã chiếm lấy thủ phủ Đại La, tự xưng là Tiết độ sứ. Chu Ôn đang mưu cướp ngôi nhà Đường đã nhân danh vua Đường thừa nhận Khúc Thừa Dụ. Năm 905 Khúc Thừa Dụ tiến vào Đại La, giành quyền cai quản toàn bộ Tĩnh Hải. Người Việt khôi phục quyền tự chủ, chấm dứt thời kỳ Bắc thuộc lần 3 dài hơn 300 năm.

Cương vực Việt Nam thời nhà Đường: Từ năm 679 đến năm 866, An Nam đô hộ phủ gồm tây nam Quảng Tây (Trung Quốc), Miền Bắc và miền Trung Việt Nam ngày nay. Từ sau năm 866, Cao Biền được phong làm Cao Vương, Tĩnh Hải quân sau khi đánh đuổi được quân Nam Chiếu, xây thành Đại La và thiết lập hệ thống giao thông thủy bộ kết nối Đại La với Quảng Châu, hình thành thế phòng thủ liên hoàn vững chắc. Vua Đường Ý Tông triệu hồi Cao Biền về Bắc dẹp loạn và chuẩn tấu cho Cao Tầm làm tiết độ sứ Tĩnh Hải. Cương vực hành chính Tĩnh Hải và ranh giới địa lý với vương quốc Lâm Ấp còn nhiều điểm mơ hồ. Theo Cựu Đường thư nói Lâm Ấp từ huyện Tây Quyển (Quảng Bình) trở xuống. Tân Đường Thư gọi Lâm Ấp Quốc là lãnh thổ có thể từ nam Phú Yên trở vào. Thủy Kinh Chú viết: “Lâm Ấp là huyện Tượng Lâm, sau bỏ chữ Tượng để chỉ còn chữ Lâm”. Đại Nam Nhất Thống Chí thì nói Tượng Lâm là Bình Định và Phú Yên. Một số nhà Chăm Pa học cho rằng Lâm Ấp là lãnh thổ Indrapura từ mũi Hoành Sơn đến đèo Hải Vân, do vương triều Gangaraja, tức những người Ấn Độ đến từ sông Gange, khai sinh ra. Sự kiện này cần được ghi nhận với sự dè dặt vì cho đến nay chưa một dấu tích bia ký nào giải thích.

Vương quốc Nam Chiếu (738-937) còn có tên là Đại Lễ (người Thổ Phồn gọi Khương Vực) là một vương quốc của người Bạch và người Di . Người Bạch xưa còn được gọi là Dân Gia, là một trong 56 dân tộc được Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa chính thức công nhận. Dân số người Bạch theo thống kê năm 2000 là 1.858.063 người. Người Bạch sống chủ yếu ở các tỉnh Vân Nam, Quý Châu và Hồ Nam).

 Phụ nữ người Bạch trong trang phục truyền thống

Người Lô Lô (theo cách gọi ở Việt Nam và Thái Lan) hay người Di theo cách gọi ở Trung Quốc  Mùn Di, Màn Di, La La, Qua La, Ô Man, Lu Lộc Màn, là một sắc tộc có vùng cư trú truyền thống là tiểu vùng nam Trung Quốc – bắc bán đảo Đông Dương. Người Lô Lô là một trong số 54 dân tộc ở Việt Nam, cũng là một trong số các dân tộc thiểu số ở Thái Lan, Lào và Trung Quốc. Người Di ở Trung Quốc ngày nay có số dân 7.762.286 người[2], là dân tộc đông thứ 7 trong số 56 dân tộc được công nhận chính thức của Trung Quốc. Họ sống chủ yếu ở các vùng nông thôn, vùng núi thuộc các tỉnh Tứ Xuyên, Vân Nam, Quý Châu và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây. Người Lô Lô tại Việt Nam cư trú chủ yếu ở các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc (tỉnh Hà Giang), Bảo Lạc (tỉnh Cao Bằng), Mường Khương (Lào Cai) với dân số năm 2009 là  4.541 người, cư trú tại 30 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố, cư trú tập trung tại Cao Bằng 52,3% và  Hà Giang, Lai Châu.

Vương quốc Nam Chiếu đã phát triển rực rỡ ở Đông Nam Á trong các thế kỷ 8 và thế kỷ 9. Vương quốc nằm trong khu vực mà ngày nay là tỉnh Vân Nam của Trung Hoa, và một phần phía tây của Bắc Bộ Việt Nam. Nam Chiếu tồn tại từ năm 738, khi Mông Xá quốc quân Mông Bì La Các thống nhất Lục Chiếu, và nó đã đạt đến độ cực thịnh vào năm 860 khi ôm gọn vùng Vân Nam ngày nay, giáp với đông nam của Quý Châu, Tây Tạng, Tứ Xuyên; tây bắc của Việt Nam và chính bắc của Lào và Miến Điện. Quốc gia này bị diệt vong vào năm 902, khi quyền thần Trịnh Mãi Tự giết toàn bộ vương thất Nam Chiếu và tự lập nên Đại Trường Hòa. Chiến cục sau đó ở Nam Chiếu đã bất ổn định trong một thời gian, sau khi trải qua 3 thời đại thì chính thức hình thành nên một quốc gia cường thịnh khác ở Vân Nam là Vương quốc Đại Lý.

Nam Chiếu từ năm 858 tới năm 866 nhiều lần  xâm chiếm An Nam (tên gọi Việt Nam thời ấy). Sử Việt Đại Việt sử ký toàn thư chép:

Mậu Dần, 858, (Đường Đại Trung, năm thứ 12). Mùa xuân, người Nam Chiếu kéo đến đông, đóng ở bến đò Cẩm Điền. Vương Thức khi đó là Giao Châu kinh lược đô hộ sứ, sai người đến dụ, chỉ một đêm người Nam Chiếu lại kéo đi. Nguyên nhân do đô hộ Lý Trác tham lam tàn bạo, mua hiếp bò ngựa của người Man, mỗi con chỉ trả cho một đấu muối, giết tù trưởng Man là Đỗ Tồn Thành, dân Man oán giận, dẫn đường cho người Nam Chiếu đến lấn cướp biên giới.

Tháng 5 năm ấy, người Nam Chiếu đến cướp, Thức đánh lui được.

Canh Thìn, 860, (Đường Ý Tông, Thôi Hàm Thông, năm thứ 1). Mùa đông, tháng 12, ngày Mậu Thân, người thổ man dẫn quân Nam Chiếu hợp lại hơn 30.000 người, đánh chiếm phủ trị.

Tân Tỵ, 861, (Đường Hàm Thông, năm thứ 2). Mùa xuân, tháng giêng, vua Đường phát quân Ung, Quản và các đạo lân cận sang cứu Lý Hộ, đánh lại Nam Chiếu. Mùa hạ, tháng 6, ngày Quý Sửu, vua Đường sai phòng ngự sứ Diêm Châu là Vương Khoan làm Kinh lược sứ An Nam. Bấy giờ Lý Hộ từ Vũ Châu thu nhặt quân người địa phương Giao Châu đánh bọn Nam Chiếu, lấy lại được phủ thành.

Nhâm Ngọ, 862, (Đường Hàm Thông, năm thứ 3). Mùa xuân, tháng 2, Nam Chiếu lại vào cướp phá. Vương Khoan mấy lần sai sứ cáo cấp. Vua Đường sai Hồ Nam quan sát sứ là Sái Tập thay thế, đem binh các đạo Hứa, Hoạt, Từ, Biện, Kinh, Tương, Đàm, Ngạc, hợp lại 30.000, giao cho Tập để chống cự. Yếu thế, quân Nam Chiếu rút lui.

Mùa đông, tháng 10, Nam Chiếu đem 50.000 người đến cướp, Tập cáo cấp. Vua Đường sai lấy quân hai đạo Kinh Nam, Hồ Nam 2.000 người và nghĩa chinh ở Quế Quản 3.000 người đến Ung Châu chịu lệnh tiết chế của Trịnh Ngu để sang cứu Sái Tập. Tháng 12, Tập lại xin thêm quân, vua Đường sắc cho Sơn Nam đông đạo đem 1.000 quân cung nỏ sang cứu.

Quý Mùi, 863, (Đường Hàm Thông, năm thứ 4). Mùa xuân, tháng giêng, ngày Canh Ngọ, quân Nam Chiếu đánh chiếm phủ thành. Nam Chiếu hai lần chiếm Giao Châu, vừa giết vừa bắt gần 150.000 người. Khi rút lui còn lưu lại 20.000 quân, sai Tư Tấn giữ thành Giao Châu. Người Di Lão ở các khe động đều hàng phục cả. Vua Nam Chiếu cho thuộc hạ là Đoàn Tù Thiên làm tiết độ sứ phủ Giao Châu.

Giáp Thân, 864, (Đường Hàm Thông, năm thứ 5). Mùa thu, tháng 7, vua Đường cho Cao Biền làm Đô hộ tổng quản kinh lược chiêu thảo sứ.

Ất Dậu, 865, (Đường Hàm Thông, năm thứ 6). Mùa thu, tháng 7, Cao Biền sửa quân ở trấn Hải Môn. Biền đem hơn 5.000 quân vượt biển đi trước. Tháng 9, Biền đến Nam Định, Phong Châu, quân Man gần 50.000 đương gặt lúa, Biền ập đến đánh tan, chém được bọn Trương Thuyên, thu lấy số lúa đã gặt để nuôi quân.

Bính Tuất, 866, (Đường Hàm Thông, năm thứ 7). Mùa hạ, tháng 4, Nam Chiếu sai Trương Tập giúp Tù Thiên đánh Giao Châu, cho Phạm Nật Ta làm Đô thống Giao Châu. Giám trận nhà Đường sai Vi Trọng Tể đem hơn 7.000 quân đến Phong Châu. Biền được thêm quân, tiến đánh Nam Chiếu, nhiều lần đánh tan được. Tháng ấy, Biền đánh tan quân Nam Chiếu, giết và bắt sống rất nhiều. Nam Chiếu thu quân còn sót chạy vào châu thành cố giữ. Mùa đông, tháng 10, Cao Biền vây châu thành hơn 10 ngày, người Man rất khốn quẫn. Biền đến nơi đốc thúc khích lệ tướng sĩ, lấy được thành, giết Tù Thiên và Chu Cổ Đạo là người thổ man dẫn đường cho quân Nam Chiếu, chém hơn 30.000 đầu. Quân Nam Chiếu trốn đi, Biền lại phá được hai động thổ man đã theo Nam Chiếu, giết tù trưởng. Người thổ man rủ nhau quy phục đến 17.000 người.

Cao Biền cuộc đời và thời thế  khảo cứu thâm cung bí sử thời hậu Đường và Việt Nam thời Đường giai đoạn 846- 888 góp phần giúp chúng ta hiểu rõ Cao Biền là ai, đánh giá đúng Cao Biền huyền thoại và sự thật.

HẬU ĐƯỜNG ĐÊM TRƯỚC BÌNH MINH VIỆT

Cao Biền rời bỏ triều Đường để về chết ở đất Việt tại an hải vạn xuân là một trí tuệ lớn. Hậu Đường sau khi Cao Biền rời bỏ năm 887 cũng bị tan rã, lụi tàn năm 907, bị quyền thần Chu Ôn khống chế và soán ngôi. Cao Biến là một danh tướng, đại sư, nhà địa lý công trình sư và tiên tri. Việt Nam là điểm đến tuyệt vời, thân thiện, hòa hiếu của những danh sĩ tinh hoa, người lương thiện và cả những người buông đao thành Phật. Chuyện Cao Biền tích cũ viết lại lưu giữ một bài học lịch sử văn hóa và tâm linh quý giá. Hoàng Kim dựa trên tài liệu Wikipedia tiếng Việt, tiếng Trung, tiếng Anh, đối chiếu so sánh với nhiều nguồn cổ sử Trung Hoa và Việt Nam, để chỉnh lý dần hoàn thiện tài liệu này.

Cao Biền ( 高骈; 高駢; Gāo Pián), tên tự là Thiên Lý (千里),là một danh tướng, đại sư, thầy địa lý, nhà kiến trúc sư và tiên tri thời Đường. Cao Biền sinh năm 821 mất ngày 24 tháng 9, năm 887 tước vị Tiết độ sứ Tĩnh Hải quân Cao Vương Lạc Điêu thị ngự, Cao Thái úy; Kiểm giáo Thái úy chức quan: Chư đạo Hành doanh binh mã Đô thống. Cao Biền trở thành danh tướng được vua Đường Ý Tôn tín nhiệm phong làm Cao Vương Tỉnh Hải Quân khi ông trong vòng 5 năm hành phương Nam đã kịp làm bốn việc lớn: 1) đánh bại các cuộc xâm nhập của Nam Chiếu, cứu nguy và giải vây An Nam mà trước đó Nam Chiếu từ năm 858 tới năm 866 đã nhiều lần  xâm chiếm An Nam nhưng nhiều tướng lĩnh khác của triều Đường không thể ngăn chặn thành công. 2) Xây thành Đại La là vòng thành ngoài của Hoàng thành Thăng Long, di sản văn hóa thế giới do UNESCO công nhận năm,  Hoàng Thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long – Đông Kinh và tỉnh thành Hà Nội bắt đầu từ thời kì tiền Thăng Long (An Nam đô hộ phủ thế kỷ VII) qua thời Đinh – Tiền Lê, phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, Lê và thành Hà Nội dưới triều Nguyễn và khu trung tâm lịch sử văn hóa chính trị kinh tế khoa học kỹ thuật của Việt Nam ngày nay. Thành Đại La thuở ấy là hệ thống phòng ngự chính yếu giữ an ninh cho 40 vạn hộ dân, ngăn chặn hiệu quả sự xâm nhập nhiều lần của Nam Chiếu, Java, Chăm Pa vào sát hại dân chúng An Nam hàng chục vạn người qua nhiều thời kỳ  3) Xây dựng hệ thống thủy bộ đặc biệt là hệ thống thủy đạo nối Đại La (Hà Nội) với Hải Môn (Hải Phòng ngày nay) và sông Bắc Luân và Quảng Châu thành hệ thống phòng thủ tấn công ứng cứu liên hoàn để an vùng Tĩnh Hải. 4) Đạo sư, thầy địa lý long mạch Việt về thế núi hình sông non sông bờ cõi Việt Nam năm huyệt đạo long mạch trọng yếu của đất Việt. Ông sớm nghiên cứu và phát triển học thuyết địa chính trị, lý học, kinh dịch, dư địa chí dịch lý phương Đông theo phương thức thực hành. Thành công này của ông càng được tỏa sáng ở việc ông không chỉ là một danh tướng mà còn là một nhà cai trị thành công. Cao Biền được ba bộ chính sử cổ uy tín của Trung Quốc là Tư Trị Thông Giám, Cựu Đường Thư và Tân Đường Thư đều lưu lại sự thật lịch sử và đánh giá là người “cai trị có phép tắc” khi ông đảm nhiệm một loạt các chức vụ trọng yếu sau đó: Hữu kim ngô đại tướng quân (868), kiểm hiệu công bộ thượng thư (870), Thiên Bình tiết độ sứ (873), Tây Xuyên tiết độ sứ (874), Thành Đô doãn (875) Kinh Nam tiết độ sứ (878), Trấn Hải tiết độ sứ (879), Hoài Nam tiết độ sứ (880) được dân chúng ngợi ca. Cao Biền bị coi là phản thần vì hoạn quan, phương sĩ, những kẻ mưu mô đặc biệt nhất là vua lười và tin đồng bóng. Vua đã nghi kỵ sợ ông tiếm ngôi báu, nên đã không tin dùng,  lại dùng kế mượn tay kẻ địch để chặt đứt vây cánh của người hiền tài. Rốt cục ông đã bị kết tội không thể  đẩy lui cuộc nổi dậy của Hoàng Sào, quản lý yếu kém Hoài Nam quân Năm 887, một cuộc nổi dậy chống lại ông đã dẫn đến cảnh giao chiến khốc liệt tại Hoài Nam quân, kết quả là ông bị Tần Ngạn giam cầm rồi sát hại.  Sử Việt, dã sử và điền dã đã hé hộ Cao Biền lập kế  giả chết để cuối đời chọn Việt Nam làm quê hượng. Mả Cao Biền ở Đồng Môn, xóm Cát, thôn 5 xã An Hải, Tuy An, Phú Yên.

Cao Biền là người U châu (là Bắc Kinh ngày nay), ông là cháu nội của danh tướng Cao Sùng Văn là Tả Thần Sách hành doanh (theo sách Cựu Đường thư là bộ sách lịch sử nằm trong 24 bộ chính sử Trung Quốc do sử quan Lưu Hu triều Hậu Tấn biên soạn. Lưu Hu sau này làm tể tướng giám sát việc tu sửa, xuất bản nên người ta coi sách này là do ông chủ biên). Danh tướng Cao Sùng Văn là người đã trấn áp cuộc nổi dậy của Lưu Tịch dưới triều đại của Đường Hiến Tông. Mùa xuân năm 806, Đường Hiến Tông sai Cao Sùng Văn Tiết độ sứ dẫn 5000 quân làm tiên phong, Lý Nguyên Dịch dẫn 2000 quân yểm hậu, cùng Sơn Nam Tây Đạo Tiết độ sứ Nghiêm Lệ cùng tiến công Lưu Tịch. Chiến sự nổ ra quyết liệt, ban đầu Lưu Tịch bắt sống được Lý Khang nhưng không lâu sau thì liên tục bại trận, phải bỏ trốn khỏi Tử châu và tập hợp được khoảng 10.000 quân tiếp tục chống trả nhưng vẫn liên tiếp thua trận. Sau đó Lưu Tịch và Lư Văn Nhược mất cả Thành Đô, định bỏ trốn sang Thổ Phiên nhưng bị quân Đường bắt được và giải về kinh và bị diệt môn.

Cha của Cao Biền là Cao Thừa Minh, là ngu hậu trong Thần Sách quân. Mặc dù gia tộc của Cao Biền đã vài đời làm quan trong cấm quân, song khi còn nhỏ Cao Biền là người giỏi văn, và thường thảo luận về chuyện lý đạo với các nho sĩ.

Cao Biền làm tướng trong ba đời vua Đường Tuyên Tông, Đường Ý Tông và Đường Hi Tông. Cao Biền có địa vị cao trong lưỡng quân của Thần Sách quân (là ngự lâm quân của Thiên tử) . Ông được thăng dần đến chức “Hữu Thần Sách đô ngu hậu”, theo Cựu Đường thư quyển 182, Cao Biền khi đang phụng sự trong Thần Sách quân,  đã kết nghĩa huynh đệ với Chu Bảo, theo Tự trị Thông giám, quyển 254

Đường Ý Tông, tên thật là Lý Ôn  hay Lý Thôi. Đường Ý Tông là Hoàng trưởng tử của Đường Tuyên Tông, hoàng đế thứ 17 của Đại Đường, mẹ là Triều thị (Nguyên Chiêu thái hậu nương nương). Đường Ý Tông sinh năm 833, mang thân phận trưởng tử nhưng không được vua cha yêu quý và không được lập làm Đông cung Hoàng thái tử. Tuyên Tông băng hà năm 859, hoạn quan Vương Tông Thật đã tiêu diệt những người chống đối và ủng hộ Lý Ôn điện hạ làm vua thay vì Quỳ vương Lý Tư là hoàng tử được Tuyên Tông muôn phần yêu quý. Lý Ôn đổi tên thành Lý Thôi và trở thành Đường Ý Tông hoàng đế nhà Đường. Đường Ý Tông trong 14 năm tại vị, bỏ bê triều chính, ham mê tửu sắc, tăng thuế nhân dân để phục vụ cho những nhu cầu xa xỉ của bản thân ông, tiêu dùng kiệt quệ ngân khố được cha mình là Đường Tuyên Tông đã dày công tích luỹ, khiến lòng người oán hận. Đại Đường cuối thời đại Ý Tông lâm vào cảnh rối loạn, đói kém, dịch bệnh hoành hành kèm theo đó là sự nổi dậy của các thủ lĩnh nông dân khiến triều đại này rơi vào tình trạng không thể cứu vãn. Năm 873, Ý Tông qua đời, ngôi hoàng đế được truyền cho người con trai mới 11 tuổi là Lý Nghiễm, tức Đường Hi Tông. Trong các cuộc nổi dậy thời Đường Ý Tông đáng chú ý có một cuộc nổi dậy của người Đảng Hạng.  là tộc người được đồng nhất với nước Tây Hạ, họ cũng được gọi là Đảng Hạng Khương là một tộc người nói tiếng Khương và đã thiên di đến khu vực Tây Bắc Trung Quốc vào khoảng thế kỷ 10.

Cao Biền xuất một vạn cấm binh đến đóng quân tại Trường Vũ thành Ông giỏi dụng binh nên sớm giành được thắng lợi, trong khi một số tướng khác trước đó đã không thành công nên vua Đường Ý Tông rất khen ngợi. Cao Biền được chuyển đến  giữ chức Thứ sử, Kinh lược sứ Tần châu nay thuộc Cam Túc để  đối phó với các cuộc tập kích của ngoại tộc ở phía tây. Cao Biền tiếp tục lập công (theo sách Cựu Đường thư, quyển 182).

 Cao Biền chống Nam Chiếu tại An Nam

Năm Hàm Thông thứ 5 (863), quân Nam Chiếu (lúc này có quốc hiệu Đại Lễ) đã chiếm được An Nam từ tay quân Đường, Các chiến dịch của quân Đường sau đó  nhằm đẩy lui quân Đại Lễ đều thất bại. Năm 864, Đồng bình chương sự Hạ Hầu Tư tiến cử Kiêu vệ tướng quân Cao Biền tiếp quản quân lính dưới quyền Lĩnh Nam Tây đạo tại Nam Ninh Quảng Tây tiết độ sứ Trương Nhân để tiến công An Nam. Cao Biền được giữ chức An Nam đô hộ, kinh lược chiêu thảo sứ, theo sách Tư trị Thông giám  quyển 250.

Cao Biền mùa thu năm 865, quản 25.000 binh tại Hải Môn (nay thuộc Hải Phòng) và chưa tiến công thủ phủ Giao Chỉ của An Nam. Giám quân Lý Duy Chu vốn không ưa Cao Biền và muốn ông bị trừ khử, vì thế đã nhiều lần thúc giục Cao Biền tiến quân. Cao Biền do đó chấp thuận đem 5.000 binh tiến trước về phía tây và hẹn Lý Duy Chu phát binh ứng viện, song sau khi Cao Biền dời đi, Lý Duy Chu kiểm soát các binh lính còn lại và không phát bất cứ viện trợ nào. Khi hay tin Cao Biền tiến quân đến, hoàng đế Đại Lễ là Thế Long khiển tướng Dương Tập Tư đến cứu viện tướng trấn thủ An Nam là Đoàn Tù Thiên. Trong khi đó, Vi Trọng Tể đem 7.000 quân đến Phong châu hợp binh với Cao Biền đánh bại quân Đại Lễ. Tuy nhiên, khi sớ tấu chiến thắng đến Hải Môn, Lý Duy Chu đều ngăn lại và từ chối chuyển tiếp chúng đến Trường An. Đường Ý Tông thấy lạ vì không nhận được tin tức gì, khi hỏi Lý Duy Chu thì Duy Chu tấu rằng Cao Biền trú quân ở Phong châu, không tiến. Đường Ý Tông tức giận, và đến mùa hè năm 866, Hoàng đế cho hữu vũ vệ tướng quân Vương Yến Quyền thay thế Cao Biền trấn An Nam, triệu Cao Biền về Trường An để trách tội.

Cao Biền nhận được lệnh vua triệu hồi và buộc ông phải giao quyền lại cho Vương Yến Quyền  khi ông đang bao vây thành Giao Chỉ. Ông đã giao lại binh sĩ cho Vi Trọng Tể và trở về Hải Môn để gặp Vương Yến Quyền chuyển giao quyền hành. Tuy nhiên, Cao Biền đã phái tiểu hiệu Tăng Cổn còn Vi Trọng Tể phái tiểu sứ Vương Huệ Tán đi trước để báo tin chiến thắng tại Giao Chỉ, họ cho rằng Lý Duy Chu sẽ lại ngăn cản nên đi đường vòng để tránh doanh trại của Lý Duy Chu và Vương Yến Quyền, sau đó tiến về Trường An. Khi Tăng Cổn và Vương Huệ Tán đến Trường An và dâng tấu, Đường Ý Tông hài lòng và ban chỉ thăng chức cho Cao Biền là Kiểm hiệu Công bộ thượng thư, phục quyền trấn thủ An Nam. Cao Biền sau khi được giao lại binh quyền đã cùng 100 thủ túc lên đường đến Hải Môn thì nhận được chiếu chỉ và trở lại chiến trường thành Giao Chỉ, nơi Lý Duy Chu và Vương Yến Quyền tiếp quản song đã chấm dứt bao vây. Cao Biền tiếp tục bao vây thành, đến tháng thứ 4 năm Hàm Thông thứ 7 (866) thì hạ được thành, giết chết Đoàn Tù Thiên và tù trưởng bản địa Chu Đạo Cổ người liên minh với quân Đại Lễ. Đường Ý Tông khi hay tin Cao Biền chiếm được thành Giao Chỉ đã  đổi An Nam đô hộ phủ thành Tĩnh Hải quân, bổ nhiệm Cao Biền là Tiết độ sứ. Cao Biền cho xây thành Đại La chu vi 3000 bộ, hơn 40 vạn gian phòng ốc, từ đó quân Đại Lễ không còn xâm phạm. Sau đó, ông cũng tiến hành một dự án lớn (nối thành Đại La với Hải Môn (Hải Phòng ngày nay) sông Bắc Luân và Quảng Châu) để loại bỏ những trở ngại tự nhiên trên thủy lộ giữa Tĩnh Hải quân và Lĩnh Nam Đông đạo khó khăn về giao thông của Giao Chỉ được loại bỏ và tăng cường được hệ thống phòng thủ cho vùng Tĩnh Hải.

Vua nước Nam Chiếu thuở đó là Thế Long là con trai của Khuyến Phong Hữu, là đệ bát đại quốc vương và đệ nhất đại hoàng đế của Nam Chiếu, tại vị từ năm 859 đến năm 877. Năm 859, Khuyến Phong Hữu qua đời.  Thế Long kế vị làm vua. Thế Long đã phạm danh húy của hai vị hoàng đế nhà Đường (Đường Thái Tông là Lý Thế Dân, Đường Huyền Tông là Lý Long Cơ), lên ngôi vào năm hoàng đế Đường Tuyên Tông băng hà nhưng Thế Long không gửi sứ sang điếu tế, cũng không cáo tang vua cha là Khuyến Phong Hữu từ tần. Vua Đường Ý Tông thấy vậy không chịu sắc phong làm cho Thế Long tiến đến phản Đường. Năm 860, Thế Long cải nguyên Kiến Cực, cải quốc hiệu là Đại Lễ, và tự xưng Hoàng đế. Năm 859, Thế Long công hãm Bá Châu của Đường (nay là Tuân Nghĩa, Quý Châu), năm 860, năm 863, hai lần công hãm Giao Châu (tức miền bắc Việt Nam ngày nay), năm 861, công hãm Ung Châu (nay là Nam Ninh, Quảng Tây), cho quân lính cướp bóc của cải. Năm 866, Cao Biền đánh bại quân Nam Chiếu, thu phục Giao Châu. Năm 869, Nam Chiếu mở cuộc tấn công lớn vào Thành Đô, Đường Ý Tông triệu hồi Cao Biền về Bắc, liên tiếp đảm  nhiệm một loạt các chức vụ trọng yếu: Hữu kim ngô đại tướng quân (868), kiểm hiệu công bộ thượng thư (870), Thiên Bình tiết độ sứ (873), Tây Xuyên tiết độ sứ (874), Thành Đô doãn (875) Kinh Nam tiết độ sứ (878), Trấn Hải tiết độ sứ (879), Hoài Nam tiết độ sứ (880) nơi nào nguy hiểm nhất là điều Cao Biền về đó, Tại Cao Biền đắp Thành Đô phủ bằng gạch, tăng cường phòng ngự công sự chuyển đất Thục từ nguy thành an. Cuộc chiến tranh trường kỳ giữa nhà Đường và Nam Chiếu dẫn đến tổn thất đặc biệt to lớn: đối với nhà Đường đã trực tiếp dẫn đến Bàng Huân chi biến làm tê liệt hoạt động và vét sạch ngân sách; đối với Nam Chiếu sức mạnh của vương quốc cạn kiệt. Năm 877, Thế Long qua đời, con là Long Thuấn kế vị làm vua. (Nam Chiếu khi đó đã yếu hẵn nhưng cũng là lúc có sự trỗi dậy mạnh mẽ của Vương Tiên Chi và Hoàng Sào, hai thủ lĩnh lãnh đạo cuộc nổi dậy của nông dân làm sụp đổ triều Đường  sau này. Cao Biền nổi bật trong mưu lược trị loạn.

Cao Bình làm Thiên Bình tiết độ sứ

Năm 868, Cao Biền được triệu hồi về Trường An giữ chức Hữu kim ngô đại tướng quân. Cao Biền thỉnh triều đình và được chấp thuận để cho Cao Tầm, vị tướng cũng là người cháu của ông có nhiều công lao chống Nam Chiếu, được kế nhiệm ông giữ chức Tĩnh Hải tiết độ sứ, theo Tư Trị Thông Giám quyển 251 và Tân Đường Thư quyển 224 hạ.  Thiên tử khen ngợi tài năng của Cao Biền, lần lượt đổi chức quan của ông thành kiểm hiệu công bộ thượng thư, Vận châu thứ sử, rồi Thiên Bình tiết độ sứ, trị sở tại nước Lỗ cũ nay thuộc Thái An, Sơn Đông.  Ông cai trị có phép tắc khiến dân lại ngợi ca, theo Cựu Đường thư quyển 182. Năm 873, khi Đường Ý Tông qua đời và Đường Hy Tông lên kế vị, Cao Biền mặc dù tại nhiệm ở Thiên Bình, song vẫn được ban chức Đồng bình chương sự, theo Tư Trị Thông Giám, quyển 252.

Vua Đường Ý Tông Lý Thôi và Đường Hi Tông Lý Huyên đều là những ông vua kém năng lực, thế lực nhà Đường xuống dốc trầm trọng. Ý Tông là ông vua kiêu mạn, xa xỉ lại dâm dật, tin dùng hoạn quan. Khi Ý Tông kế vị năm 859, sự giàu nghèo trong xã hội ngày càng có khoảng cách lớn, mâu thuẫn giai cấp càng tăng, khắp nơi dân chúng nổi dậy, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Cừu Phủ nổi dậy ở Chiết Giang số dân tham gia vào bộ chúng lên tới nghìn người. Ở mặt nam có nước Nam Chiếu nổi dậy chiến tranh với nhà Đường, đem quân đánh chiếm Giao Chỉ (nay là miền bắc Việt Nam). Trong khi quân phòng bị Nam Chiếu ở tại Quế Lâm cũng nổi dậy làm phản do cấp trên trì hoãn không cho họ về quê. Họ cướp lương và đưa thủ lĩnh Bàng Huân lên đứng đầu cuộc nổi loạn. Bàng Huân dẫn nghĩa quân bắc tiến đánh đến Từ Châu, bắt lấy viên Quan sát sứ ở Từ Châu là Thôi Ngạn Tằng, rất nhiều nông dân nổi dậy hưởng ứng, nhất thời thanh thế chấn động, chiếm cứ Hoài Khẩu, uy hiếp thành Trường An. Nhưng Bàng Huân lại muốn được triều đình chiêu an, ý muốn được phong làm Tiết độ sứ, thường cứ bỏ lỡ cơ hội tốt, đến năm 869 bị đại tướng nhà Đường là Khang Thừa Huấn đánh giết. Từ những năm đầu dân chúng khởi nghĩa, Ý Tông vẫn cứ không lo, chìm đắm trong thanh sắc vui thú, chỉ thích ai có công làm cho nhà vua vui vẻ, tin bọn gian nịnh, triều chính bại hoại đen tối. Ngày 19 tháng 7 năm 873, tức năm Hàm Thông thứ 14, Ý Tông băng hà, Hi Tông lên kế vị lúc 11 tuổi. Hi Tông suốt ngày chỉ thích đá gà với đánh cầu, ít khi lo việc quốc sự. Năm 874, loạn lạc đã nổi lên khắp nơi. Bấy giờ giá muối ngày càng tăng, phiên trấn thì binh lửa chẳng dứt, bách tính liền nhiều năm bị bọn cường hào địa chủ kiêm tịnh mất ruộng đất, nên xảy đói kém nghiêm trọng, mà phu thuế ngày càng nặng, theo Trung Quốc tông sử cương yếu của Giang Tăng Khánh.

Cao Biền làm Tây Xuyên tiết độ sứ

Năm 874, Đại Lễ tiến công vào Tây Xuyên của Đường, trị sở tại nước Thục Hán cũ, nay thuộc Thành Đô, Tứ Xuyên. Tiết độ sứ Tây Xuyên Ngưu Tùng không kháng cự nổi. Quân Đại Lễ tiến đến thủ phủ Thành Đô rồi triệt thoái, song Ngưu Tùng sợ Đại Lễ sẽ lại tiến công nên đã tập hợp người dân khu vực xung quanh vào trong thành Thành Đô. Đường Hy Tông lệnh cho các quân xung quanh: Hà Đông, Sơn Nam Tây đạo, Đông Xuyên phát binh cứu viện Tây Xuyên, trong khi lệnh cho Cao Biền tiến đến Tây Xuyên để giải quyết “man sự”. Năm 875, Cao Biền được bổ nhiệm là Tây Xuyên tiết độ sứ, theo sách Tư Trị Thông Giám quyển 252, và làm lệnh doãn Thành Đô theo sách Cựu Đường thư quyển 182. Cao Biền đã hạ lệnh mở cổng thành cho người dân ra ngoài trước khi ông đến thành này, vì ông nhận thấy sẽ có nhiều chuyện phức tạp nếu để nhiều người dân các xứ tụ tập bên trong tường thành Thành Đô. Người dân Thục qua việc này hài lòng về ông. Mùa xuân năm 875, Cao Biền tiến hành một số cuộc tiến công nhỏ thăm dò trừng phạt Đại Lễ, nhưng trọng tâm của ông là xây dựng Thành Đô theo mẫu hình thành Đại La và một số thành lũy trọng yếu tại biên giới với Đại Lễ. Theo mô tả, do ông tăng cường phòng thủ, Đại Lễ không còn tiếp tục tiến hành các cuộc tiến công vào Tây Xuyên nữa , song thỉnh cầu của Cao Biền tổng tiến công Đại Lễ  thì bị Đường Hy Tông từ chối, theo sách Tự Trị Thông Giám quyển 252.

Trong cuộc tiến công năm 870 của Đại Lễ vào Thành Đô, một quan lại là Dương Khánh Phục mộ được một đội quân gọi là “Đột Tương” đến tăng viện trấn thủ Thành Đô. Khi Cao Biền đến, ông đã hạ lệnh hủy bỏ nhiệm vụ của Đột Tương và thậm chí còn dừng cung cấp lương thực cho họ. Cao Biền là một tín đồ Đạo giáo mộ đạo, ông càng khiến các binh sĩ tức giận khi làm phép trước các trận chiến và tuyên bố việc này là cần thiết do binh sĩ Thục hèn yếu và sợ sệt. Ông cũng tước bỏ nhiệm vụ của các quan mà ban đầu là kẻ lại cấp thấp, lệnh dân gian đều phải dùng tiền túc mạch (mỗi xâu tiền đủ 10 đồng), nếu thiếu sẽ bị hặc tội hành lộ và mất mạng. Ông thực hiện các hình phạt nghiêm khắc, người Thục đều không ưa. Vào mùa hè năm 875, Đột Tương nổi dậy, tiến công vào phủ đình của Cao Biền, Cao Biền chạy trốn và không bị quân Đột Tương bắt được. Đô tướng Trương Kiệt suất 100 lính vào phủ đánh Đột Tương, Đột Tương triệt thoái khỏi nha môn. Sau đó, Cao Biền công khai tạ lỗi và phục chức danh và lương cho Đột Tương. Tuy nhiên, vào một đêm tháng sau đó, Cao Biền đã hạ lệnh bắt giữ và giết chết các binh sĩ Đột Tương và gia quyến của họ. Một phụ nữ trước khi lâm hình được ghi chép là mắng chửi Cao Biền, theo Tư Trị Thông Giám quyển 252. “Cao Biền, ngươi vô cớ tước bỏ chức danh, y lương của các tướng sĩ có công lao, khiến dân chúng trong thành phẫn nộ. Nhà ngươi may mắn được miễn, song không tự kiểm điểm lại tội lỗi, lại trá sát vạn người vô tội. Thiên địa quỷ thần, sao có thể cho phép người làm như vậy! Ta tất sẽ tố ngươi với Thượng đế, có ngày gia đình ngươi sẽ đều bị diệt như nhà ta hôm nay, oan ức ô nhục như ta hôm nay, sẽ phải lo sợ và đau khổ như ta hôm nay!” Cao Biền thậm chí còn muốn hành hình các binh sĩ Đột Tương không có mặt tại Thành Đô vào thời điểm xảy ra binh biến, và chỉ dừng lại khi thân lại Vương Ân can gián, và nói rằng ông là người phụng Đạo thì cần hiếu sinh ác sát, theo Tư Trị Thông Giám quyển 252.

Đoạn văn này sự hiểu của người đời sau có khác nhau. Có người tin vào lời một phụ nữ trước khi lâm hình được ghi chép là mắng chửi Cao Biền để chê ông là ác sát lúc xử lý binh biến. Đọc kỹ lại chính văn của Tư Trị Thông Giám thì thật ra không phải vậy. Quân Nam Chiếu thiện chiến (sau này Thái Bình Thiên Quốc cũng nổi lên ở vùng này xuýt làm sụp đổ nhà Thanh). Cao Biền đã sớm đề phòng nội gián quân dân gian tế trà trộn vào quân nhất thời nổi dậy trong ứng ngoài hợp sẽ rất khó ứng phó nên đã đưa dân phúc tạp ra ngoài, để ý đề phòng quân ‘Đột Tương’ tước bỏ nhiệm vụ của các quan mà ban đầu là kẻ lại cấp thấp, lệnh dân gian đều phải dùng tiền túc mạch (mỗi xâu tiền đủ 10 đồng), nếu thiếu sẽ bị hặc tội hành lộ và mất mạng, là cắt đứt hệ thống ‘địch ngầm hai mang’ thư lại truyền tin. Binh biến ‘Đột Tương’ xảy ra là một minh chứng Cao Biền lão luyện chiến trận và phán đoán sáng suốt.

Năm 876, Đại Lễ khiển sứ giả đến chỗ Cao Biền cầu hòa, song lại tập kích qua biên giới không ngừng, Cao Biền xử trảm vị sứ giả này. Sau đó, Đại Lễ lại gửi “mộc giáp thư” cho Cao Biền, yêu cầu được mượn Cẩm Giang cho ngựa uống nước. Cao Biền cho xây dựng phủ thành Thành Đô, tăng cường công sự phòng ngự. Cao Biền cũng phái hòa thượng Cảnh Tiên đến Đại Lễ, đảm bảo hòa bình và nói rằng triều đình Đường sẽ gả một công chúa cho hoàng đế Thế Long. Do các hành động của ông, Đại Lễ sau đó không còn quấy nhiễu, theo Tư Trị Thông Giám quyển 252.

Sách Việt sử Tiêu án của Ngô Thì Sĩ dẫn lời của sử thần Lê Văn Hưu và Ngô Sĩ Liên luận về Cao Biền:

“Lê Văn Hưu bàn rằng: Vì một Lý Trác tham tàn, đến nỗi gây nên họa người Mán cướp phá đến vài mươi năm, huống chi lại có người quá tệ hơn Lý Trác nữa. Được một Cao Biền biết đốc thúc, mà bình được vài vạn giặc Mán, huống chi có người hơn Cao Biền nữa. Vậy thì người khéo trị nước nên cẩn thận việc kén chọn Mục và Thú lắm.”

“Ngô Sĩ Liên bàn rằng: Cao Biền phá Nam Chiếu để cứu vớt dân đời bấy giờ, xây thành Đại La, làm mạnh thế đô ấp muôn năm, công to tát lắm. Đến như việc khơi cửa sông, đặt ra trạm, làm việc công bằng, hkông hề có chút tư tình nào, vẫn là việc có thể cảm được thần minh, mà được nhiều điểm tốt. Thời Ngũ Đại, Vương Thẩm Chi ở đất Mân, những người buôn bán qua lại, có sự ngăn trở ở Hoàng Kỳ, thế mà có một hôm sấm động, chỗ ấy thành ra hải cảng, người Mán theo về với Thẩm Chi, vì có đức chính cảm động đến người, nên gọi tên là Cam Đường Cảng. Việc của Cao Biền cũng giống như thế.

Cao Biền đổi đi Thiên Bình, tiến cử cháu là Cao Tầm thay mình (lúc trước Cao Biền đánh Nam Chiếu, Tầm đã làm tiền phong, xông vào rừng tên đạn, xướng xuất cho quân sĩ). Biền đi rồi, tù trưởng Nam Chiếu tên là Pháp lại ngạnh trở, nhà Đường dùng chính sách hoà thân, đem con gái tôn thất gả cho Pháp, Pháp sai tướng là bọn Triệu, Long, My, ba người đi rước vợ về. Cao Biền ở Dương Châu, dâng thư nói ba người ấy đều là người tâm phúc của Nam Chiếu, xin đánh thuốc độc cho chết đi, thì mới tính được quân Mán. Vua Đường nghe theo, ba người ấy chết rồi Nam Chiếu hết bọn mưu thần, suy yếu dần, tự đấy chúng không dám dòm ngó đất nước ta nữa.”

Cao Biền làm Kinh Nam tiết độ sứ

Năm 878, Cao Biền được bổ nhiệm làm Kinh Nam tiết độ sứ kiêm Diêm-thiết chuyển vận sứ, tức quản lý độc quyền muối và sắt cũng như cung cấp thực phẩm cho Trường An và Lạc Dương, theo Tư Trị Thông Giám quyển 253. Trị sở này thuộc đất Ngô thời Ngô Tôn Quyền Tam Quốc, nay là Kinh Châu tỉnh Hồ Bắc.

Kinh Châu là thủ phủ tỉnh Hồ Bắc Trung Quốc, nằm bên sông Dương Tử giữa trung độ của Trường Giang ở đồng bằng Giang Hán. Kinh Châu có một tầm chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị quân sự qua nhiều thời, đã từng là trung tâm vận tải và phân phối hàng hóa từ thời xa xưa. 6000 năm trước, con người đã sinh sống ở Kinh Châu, tạo ra nền văn hóa Đại Khê. Kinh Châu là kinh đô của 20 vị vua trong 411 năm của nước Sở thời Xuân Thu và Chiến Quốc. Về phía đông Kinh Châu là thành phố Vũ Hán là vùng Xích Bích nổi tiếng trong lịch sử thời Tam Quốc và trọng điểm của cuộc quyết chiến chiến lược Chiến tranh Trung Nhật sau này. Về phía tây Kinh Châu là khu vực Tam Hiệp nơi hiện nay là đập Tam Hiệp lớn nhất thế giới. Về phía nam là tỉnh Hồ Nam và phía bắc là thành phố Kinh Môn.

Thời bấy giờ, ngoài điểm nóng nhất là Nam Chiếu (Đại Lễ) tiến công vào Tây Xuyên của Đường mà Cao Biền đi trấn dẹp thì các nơi khác loạn lạc cũng nổi lên như ong. Năm 860, loạn ở Chiết Giang, đông tới 3 vạn vì nạn đói. Triều đình phái ba lộ quân, toàn là lính Hồi Hột, Thổ Phồn (không dùng lính Hán) đi tiễu trừ, bao vây thành; nông dân trong thành, già trẻ trai gái đều chống cự kịch liệt; giữ thành được 3 tháng, tới khi hết lương thực mới chịu thua. Năm 862 lại xảy ra loạn ở Từ Châu; Năm 868, một vụ nữa ở Quế Châu, triều đình phải cầu cứu với tộc Sa Đà; nghĩa quân mắng triều đình là “quốc tặc”, đem rợ vào giết dân, theo Trung Quốc tông sử cương yếu của Giang Tăng Khánh. Cao Biền vừa tạm yên Tây Xuyên đã được bổ nhiệm làm Kinh Nam tiết độ sứ kiêm Diêm-thiết chuyển vận sứ, tức quản lý độc quyền muối và sắt cũng như cung cấp thực phẩm cho Trường An và Lạc Dương. Ông đã chỉnh đốn được tình thế.

Ghê gớm nhất cuộc đại loạn Hoàng Sào, theo Trung Quốc thông sử – Tùy Đường Ngũ Đại sử của Phó Nhạc Thành 1993, cho hay:  Năm 875, (trước thời gian Cao Biền về trấn nhậm ở Kinh Châu ba năm) Vương Tiên Chi, Thượng Nhượng và Hoàng Sào trước sau nổi dậy ở đất Dự (nay thuộc tỉnh Hà Nam) và đất Lỗ (nay thuộc tỉnh Sơn Đông), hai quân đội khởi nghĩa dồn hợp lại đánh phá các thành trì ở Trung Nguyên. Quân của Hoàng Sào lại tiến xuống phía nam, đốt phá thành trì và cướp đoạt cả vùng đất Quảng Châu, lại xông vào hàng quán giết rất nhiều thương nhân vô tội người Tây Vực (tài liệu của Ả Rập ghi có tới 12 vạn ngoại nhân chết trong vụ đó).

Theo Tư Trị Thông Giám quyển 252, khởi nghĩa Hoàng Sào diễn ra trong khoảng thời gian từ 874 đến 884 khiến nhà Đường suy yếu nghiêm trọng rồi sụp đổ trong vòng vài thập niên sau đó. Hoàng Sào là người Oan Cú, Tào Châu, nay thuộc tây nam Hà Trạch Sơn Đông. Gia đình ông buôn lậu muối trong nhiều thế hệ (do triều đình Đường giữ độc quyền muối từ sau loạn An Sử), nhờ đó mà trở nên hưng thịnh. Hoàng Sào có tài kiếm thuật, cưỡi ngựa, bắn cung giỏi, có năng khiếu văn chương và giỏi tranh luận. Ông đã liên tục ứng thí nhiều kỳ thi, nhưng không đỗ, sau đó quyết tâm nổi dậy chống lại sự cai trị của nhà Đường. Hoàng Sào dùng tài sản của mình để chiêu mộ những con người tuyệt vọng đến phụng sự, có nhiều người giỏi giúp rập. Hoàng Sào có ít nhất một huynh là Hoàng Tồn, và ít nhất sáu đệ: Hoàng Tư Nghiệp, Hoàng Quỹ, Hoàng Khâm, Hoàng Bỉnh, Hoàng Vạn Thông, và Hoàng Tư Hậụ, theo Tấn Đường thư quyển 225 hạ.

Vương Tiên Chi và Thượng Quân Trường nổi dậy tại Trường Viên, nay là Tân Hưng, Hồ Nam năm 874 và đến năm 875 thì họ nhiều lần đánh bại Thiên Bình tiết độ sứ Tiết Sùng. Hoàng Sào cũng nổi dậy với vài nghìn người và hợp binh với Vương Tiên Chi, theo Tư Trị Thông Giám quyển 252. Năm 876, Vương Tiên Chi thông qua quan triều Đường là Vương Liêu, thân thích của tể tướng Vương Đạc, và Kì châu thứ sử Bùi Ác để đàm phán hòa bình với triều đình Trường An. Theo ý của Vương Đạc, Đường Hy Tông cử sứ giả đến tuyên bố sách phong Vương Tiên Chi làm quan. Tuy nhiên, Hoàng Sào lại không được phong chức gì, ông tức giận và nói: “Ban đầu chúng ta cùng lập đại thệ, hoành hành Thiên hạ. Nay chỉ mình ngươi được nhận chức quan tả quân, 5000 binh sĩ ở đây biết về đâu?” Hoàng Sào đánh vào đầu Vương Tiên Chi, các binh sĩ nổi dậy cũng đồng thanh phản đối hòa giải. Vương Tiên Chi lo sợ trước cơn thịnh nộ của quân sĩ nên quay sang chống lại Bùi Ác và cướp phá Kì châu. Tuy nhiên, sau đó đội quân nổi dậy bị phân thành hai nhóm, một nhóm theo Vương Tiên Chi, và một nhóm đi theo Hoàng Sào.

Năm 877, Hoàng Sào công chiếm thủ phủ Vận châu của Thiên Bình quân, giết chết Tiết độ sứ Tiết Sùng, và sau đó công chiếm Nghi châu ở Sơn Đông. Mùa hè năm 877, Hoàng Sào hội quân với Thượng Nhượng tại Tra Nha Sơn ở Hà Nam. Hoàng Sào và Vương Tiên Chi sau đó lại hợp binh trong một thời gian ngắn và bao vây tướng Đường là Bình Lô tại Tống Châu Hà Nam. Tuy nhiên, một tướng Đường khác là Trương Tự Miễn sau đó đem quân tiến đến và đánh bại quân nổi dậy, họ phải bỏ bao vây Tống Châu và phân tán, theo Tư Trị Thông Giám quyển 253. Cuối năm 877, Hoàng Sào cướp phá Kì châu và Hoàng Châu, Vũ Hán nhưng bị tướng Đường là Tăng Nguyên Dụ đánh bại. Hoàng Sào sau đó chiếm được Khuông Thành và Bộc châu và đầu năm 878 bao vây Bạc Châu An Huy thì  Vương Tiên Chi bị Tăng Nguyên Dụ tiêu diệt, Thượng Nhượng đem tàn dư đội quân của Vương Tiên Chi đến hợp binh với Hoàng Sào tại Bạc châu. Thượng Nhượng đề nghị Hoàng Sào xưng vương. Hoàng Sào lấy hiệu là Xung Thiên đại tướng quân, cải nguyên “Vương Bá”, nhằm thể hiện sự độc lập với triều đình Đường. Sau đó, Hoàng Sào lại công chiếm Nghi châu và Bộc châu, song sau lại phải chịu một số thất bại trước quân Đường. Do đó, Hoàng Sào viết thư cho Thiên Bình tiết độ sứ mới được bổ nhiệm là Trương Tích, nhờ Trương Tích thượng biểu xin triều đình phong quan cho mình. Theo đề xuất của Trương Tích, Đường Hy Tông hạ chiếu bổ nhiệm Hoàng Sào là ‘hữu vệ tướng quân’, song lệnh cho Hoàng Sào đưa quân đến Vận châu giải giáp trước khi đến Trường An. Trước các điều kiện này, Hoàng Sào từ chối tuân chỉ, ông tiến công các huyện thị của  Hà Nam. Đường Hy Tông do đó phái quân lính từ ba lộ quân đến trấn thủ đông đô Lạc Dương, cũng lệnh cho Tăng Nguyên Dụ tiến đến Lạc Dương. Do quân Đường tập trung trấn thủ Lạc Dương, Hoàng Sào đã chuyển sang tiến về phương nam theo Tư Trị Thông Giám quyển 253.

Cao Biền làm Trấn Hải tiết độ sứ

Năm 878, sau khi Chiêu thảo phó sứ Tăng Nguyên Dụ đánh bại và giết chết thủ lĩnh nổi dậy Vương Tiên Chi, các tướng sĩ của Vương Tiên Chi tan rã, một phần dư đảng cướp phá Trấn Hải, trị sở nay thuộc Trấn Giang, Giang Tô. Do nhiều tướng sĩ của Vương Tiên Chi xuất thân từ Thiên Bình, còn Cao Biền lại có uy danh tại Thiên Bình, Đường Hy Tông đã chuyển Cao Biền đến Trấn Hải làm tiết độ sứ kiêm Nhuận Châu thứ sử theo Tư Trị Thông Giám quyển 253. Cao Biền được phong là Yên quốc công, tước vị là kiểm hiệu tư không, theo Cựu Đường thư quyển 182, mục đích là khiến dư đảng của Vương Tiên Chi quy phục ông, tuy nhiên sau đó hầu hết dư đảng của Vương Tiên Chi đã gia nhập vào đội quân nổi dậy của Hoàng Sào.

Năm 879, Cao Biền khiển bộ tướng Trương Lân và Lương Toản phân đạo tiến đánh Hoàng Sào, kết quả giành được thắng lợi, một số tướng của Hoàng Sào đầu hàng, trong đó có Tần Ngạn, Tất Sư Đạc, và Lý Hãn Chi. Sau thất bại này, Hoàng Sào phải tiến về phía nam, hướng đến Lĩnh Nam Đông đạo, theo Tư Trị Thông Giám quyển 253.

Hoàng Sào khi tiến đến gần thủ phủ Quảng Châu của Lĩnh Nam Đông đạo, Cao Biền đã thượng tấu tới Đường Hy Tông, thỉnh cầu cho ông được suất lĩnh quân đánh Hoàng Sào, theo đó đô tri binh mã sứ Trương Lân đem 5.000 binh thủ Sâm châu Hồ Nam, binh mã lưu hậu Vương Trọng Nhâm đem 8.000 lính đến chặn tại Tuần Châu Quảng Đông và Triều châu Quảng Đông, và Cao Biền đem một vạn lính tiến thẳng đến Quảng Châu đánh Hoàng Sào. Cao Biền cho rằng Hoàng Sào nghe thấy ông tiến quân đến thì tất sẽ chạy trốn, vì thế xin Đô thống Vương Đạc đem ba vạn bộ binh đến thủ tại Ngô châu, Quế châu, Chiêu châu (thuộc Quảng Tây), và Vĩnh châu (thuộc Hồ Nam) nhằm đánh chặn Hoàng Sào. Tuy nhiên, Đường Hy Tông từ chối đề xuất của Cao Biền. Hoàng Sào vì thế đã chiếm giữ Quảng Châu một thời gian, trong khi Đường Hy Tông chuyển Cao Biền sang Hoài Nam làm tiết độ sứ; tiếp tục đảm nhiệm chức Diêm-thiết chuyển vận sứ, Chu Bảo kế nhiệm Cao Biền tại Trấn Hải, theo sách Tư Trị Thông Giám tập 253.

Vương Đạc được Hoàng đế Đường phong là ‘Nam diện hành doanh chiêu thảo đô thống’ và Kinh Nam tiết độ sứ, Vương Đạc bổ nhiệm Lý Hệ là ‘hành doanh phó đô thống’, kiêm Hồ Nam quan sát sứ, ngăn chặn đường tiến về phương bắc của Hoàng Sào. Trong khi đó, Hoàng Sào viết thư cho Chiết Đông quan sát sứ Thôi Cầu và Lĩnh Nam Đông đạo, tiết độ sứ Lý Điều, trị sở ở Quảng Châu ngày nay,  xin họ làm trung gian dàn xếp giúp ông, nói rằng sẽ chịu quy phục triều đình nếu được phong là Thiên Bình tiết độ sứ. Thôi Cầu và Lý Điều chuyển tiếp đề xuất của Hoàng Sào về Trường An, song Đường Hy Tông từ chối. Hoàng Sào sau đó trực tiếp thượng biểu cho Đường Hy Tông, đề nghị được bổ nhiệm là Lĩnh Nam Đông đạo tiết độ sứ. Tuy nhiên, do sự phản đối của tể tướng Vu Tông, Đường Hy Tông vẫn tiếp tục từ chối đề xuất của Hoàng Sào, chỉ đồng ý để Hoàng Sào làm ‘phủ soái’. Hoàng Sào nhận được chiếu chỉ thì tức giận và xem đây là một hành động sỉ nhục. Vào mùa thu năm 879, Hoàng Sào tiến công Quảng châu, thủ phủ của Lĩnh Nam Đông đạo, chiếm được thành sau một ngày bao vây và bắt giữ Lý Điều. Hoàng Sào đề nghị Lý Điều một lần nữa thượng biểu cho Đường Hy Tông, song lần này Lý Điều từ chối và bị hành quyết, theo Tư Trị Thông Giám quyển 253.

Theo sách Tự Trị Thông Giám quyển 253, Tể tướng Vương Đạt là người được cả hai hoạn quan Điền Lệnh Tư và Đồng bình chương sự Trịnh Điền đều đồng lòng tiến cử cho rằng Đường Hi Tông khi ông vua 11 tuổi này kế vị Đường Ý Tông qua đời năm 873. Do vậy Vương Đạc nhanh chóng được triều hồi về kinh thành giữ chức Tả bộc xạ, và đến năm 876 thì được phục chức Đồng bình chương sự, đồng thời được bổ nhiệm làm Môn hạ thị lang, để giúp triều đình đối phó với các cuộc khởi nghĩa nông dân, trong đó mạnh nhất là cuộc nổi dậy của Vương Tiên Chi cùng Hoàng Sào. Cuối năm 876, Vương Tiên Chi chiếm được Nhữ châu và bắt được em của Vương Đạc là thứ sử Vương Liêu. Kỳ châu thứ sử Bùi Ác sau khi hòa đàm với Vương Liêu (bị Vương Tiên Chi ra lệnh), đã thượng biểu thỉnh triều đình phong quan cho Vương Tiên Chi để chiêu dụ người này. Hầu hết các đại thần bày tỏ phản đối, song do Vương Đạc kiên quyết, Đường Hy Tông đã ban chiếu chỉ bổ nhiệm Vương Tiên Chi là ‘Tả Thần Sách quân áp nha’ kiêm ‘Giám sát ngự sử’. Tuy nhiên, do Hoàng Sào phản đối thỏa thuận, Vương Tiên Chi đã quay sang cướp phá Kỳ châu. Năm 877, trong lúc triều đình vẫn đang tiến hành trấn áp cuộc nổi dậy của Vương Tiên Chi và Hoàng Sào, Vương Đạc và đồng cấp là Lô Huề xảy ra bất đồng lớn với Trịnh Điền về việc bổ nhiệm tương sĩ; Vương Đạc và Lô Huề muốn Trương Tự Miễn nằm dưới quyền chỉ huy của Tống Uy, song Trịnh Điền phản đối vì sợ Tống Uy sẽ lạm quyền mà giết chết Tự Miễn. Do hai bên mâu thuẫn gay gắt, Vương Đạc và Lô Huề thượng biểu xin được bãi miễn chức vị, còn Trịnh Điền thượng biểu được quy Xuyên dưỡng bệnh, Đường Hy Tông đều không cho phép. Năm 878, tướng quân Tăng Nguyên Dụ đánh bại và giết chết Vương Tiên Chi, song Hoàng Sào tiếp tục là một mối đe dọa với triều đình Đường. Năm 879, Vương Đạc được bổ nhiệm giữ chức Tư đồ kiêm Thị trung, Kinh Nam tiết độ sứ, Nam diện hành doanh chiêu thảo đô thống. Khi Vương Đạc đến Kinh Nam, ông lập tức tiến hành chuẩn bị phòng thủ. Tuy nhiên, ông lại bổ nhiệm Lý Hệ đem 5 vạn tinh binh đến đóng quân ở Đàm châu ngăn cản Hoàng Sào, mặc dù Lý Hệ không có tài quân sự, lý do là vì Lý Hệ giỏi ăn nói và là chắt của đại tướng Lý Thịnh. Vào mùa đông năm 879, Hoàng Sào tiến công Lý Hệ và dễ dàng giành được chiến thắng. Do chưa thu thập đủ lượng binh sĩ như mong đợi, Vương Đạc chạy đến thủ phủ Giang Lăng của Kinh Nam rồi để thuộc hạ là Lưu Hán Hoành ở lại phòng thủ, song ngay khi ông dời khỏi Giang Lăng, Lưu Hán Hoành đã cho quân cướp phá Giang Lăng rồi nổi dậy. Sau hậu quả của sự việc này, tháng 12 âm lịch, Vương Đạc bị giáng làm Thái tử tân khách (mặc dù khi đó chưa lập Thái tử), và phải đến nhậm chức tại đông đô Lạc Dương. Chức vụ đô thống của ông được giao lại cho Hoài Nam tiết độ sứ Cao Biền.

Người đời sau tiếc cho mưu lược Cao Biền thời ông làm Trấn Hải tiết độ sứ hiến kế cho Đường Hy Tông đã không được tin dùng nên năm 879 nhà Đường đã bỏ lỡ cơ hội giải quyết loạn Hoàng Sào.

Cao Biền làm Hoài Nam tiết độ sứ

Sau khi Cao Biền chuyển đến Hoài Nam, mục tiêu trọng tâm của của triều Đường là phải giải quyết  loạn Hoàng Sào Trương Lân tiếp tục giành được thắng lợi trước Hoàng Sào. Lô Huề do từng tiến cử Cao Biền làm đô thống, nay được phục chức Đồng bình chương sự. Lô Huề tiếp tục tiến cử Cao Biền là Chư đạo hành doanh binh mã đô thống, Đường Hy Tông chấp thuận. Trong khi đó, Cao Biền truyền hịch chinh Thiên hạ, mộ thêm 7 vạn quân, uy vọng đại chấn triều đình, theo sách Tư Trị Thông Giám quyển 253.

Theo Tư Trị Thông Giám, quyến 254, Lư Huề tên tự là Tử Thăng, là một quan lại triều Đường, đã hai lần giữ chức Đồng bình chương sự dưới triều đại của Đường Hi Tông, Ông chưa rõ ngày sinh nhưng mất ngày 8 tháng 1 năm 881, trước 6 năm khi Cao Biền thành phản thần và bị giết. Các sử gia truyền thống đổ lỗi việc ông đã đặt tin tưởng nhầm vào tài năng của tướng Cao Biền trong việc trấn áp loạn Hoàng Sào là nguyên nhân khiến Trường An thất thủ cũng như sự sụp đổ sau này của đế chế. Lư Huề là người tín nhiệm Cao Biền. Gia đình Lư Huề xưng là người Phạm Dương Bắc Kinh , song đến đời Lư Huề thì định cư tại Trịnh Châu Hà Nam theo sách Tân Đường Thư quyển 184, Tổ phụ của Lư Huề là Lư Tổn không được liệt kê giữ chức quan nào trong Tể tướng thế hệ biểu của Tân Đường thư quyển 73, mặc dù phần liệt truyện viết về ông trong Cựu Đường thư quyển 178, thì ghi phụ thân ông là Lư Cầu từng đỗ Tiến sĩ, từng làm quan ở các địa phương, cuối cùng giữ chức quận thủ, song phần tể tướng thế hệ biểu thì không đề cập đến chức quan nào. Theo sách Cựu Đường thư quyển 178, Lư Huề đỗ Tiến sĩ vào năm 853, dưới triều đại của Đường Tuyên Tông. Sau đó, ông trở thành Tập hiền hiệu lý, rồi đi làm quan ở địa phương. Đến giữa những năm 860 – 874 thời Đường Ý Tông, ông được triệu hồi về Trường An giữ chức Hữu thập di, Điện trung Thị ngự sử. Sau đó, ông được chuyển sang Thượng thư tỉnh, giữ chức Huyện lệnh Trường An, rồi thứ sử Trịnh Châu. Sau này, Lư Huề lại được triệu hồi về Trường An để giữ chức Gián nghị đại phu. Đầu những năm Càn Phù thời Đường Hy Tông, Lư Huề được bổ nhiệm là Hàn lâm học sĩ, Trung thư xá nhân. Đến cuối những năm Càn Phù, ông được thăng chức thị lang bộ Hộ, Hàn lâm học sĩ thừa chỉ. Năm 874, Lư Huề tấu  biểu cho Đường Hi Tông đề xuất chủ trương bãi miễn các loại thuế và tiếp tục xuất lương thực từ kho lương để cứu tế các nơi bị nạn đói do hạn hán ở phần trung tâm của đế chế. Đường Hi Tông khen ngợi Lư Huề và hạ lệnh thực hiện các kiến nghị của ông, song trên thực tế không có hành động nào diễn ra trên thực tế, theo Tư Trị Thông Giám quyển 252.

Vào mùa đông năm 874, Lư Huề cùng anh em họ là Trịnh Điền được bổ nhiệm giữ chức Đồng bình chương sự, trở thành Tể tướng trên thực tế.Tuy nhiên, mặc dù có quan hệ họ hàng, Lư Huề và Trịnh Điền thường chính kiến bất đồng. Năm 877, khi quân triều đình đang phải dành nhiều sức lực để trấn áp cuộc khởi nghĩa của Hoàng Sào, Lư Huề cùng Vương Đạc và Trịnh Điền xảy ra mâu thuẫn về việc có nên để tướng Trương Tự Miễn nằm dưới quyền của Tống Uy hay không; trong đó Vương Đạc và Lư Huề ủng hộ còn Trịnh Điền thì phản đối, biện luận Tống Uy có thể tìm cách xử tử Trương Tự Miễn vì hai người này đang kình địch nhau. Vương Đạc và Lư Huề thượng biểu xin được bãi miễn chức vị, còn Trịnh Điền thượng biểu được về Xuyên dưỡng bệnh, Đường Hy Tông đều không cho phép. Sau khi Vương Đạc trở thành Nam diện hành doanh Chiêu thảo Đô thống, Lư Huề cũng không hài lòng trước diễn biến này, và ông phản đối đề xuất sau đó của Chiết Đông quan sát sứ Thôi Cầu với nội dung là bổ nhiệm Hoàng Sào làm Lĩnh Nam Đông đạo tiết độ sứ nhằm chiêu dụ Hoàng Sào. Thay vào đó, Hoàng Sào chỉ được triều đình trao cho một chức quan cấp thấp, điều này càng khiến Hoàng Sào bực tức và giữa hai bên sau đó không còn có hòa đàm.

Năm 878, Tây Xuyên tiết độ sứ Cao Biền đề xuất gả một công chúa hoàng tộc Đường cho hoàng đế Nam Chiếu Long Thuấn để “hòa thân”. Lư Huề ủng hộ đề xuất, còn Trịnh Điền thì phản đối, hai bên tranh luận kịch liệt đến độ Lư Huề ném một nghiên mực xuống đất, làm nó bị vỡ. Khi Đường Hi Tông hay tin thì nói: Đại thần mắng nhiếc lẫn nhau, sao có thể làm gương cho tứ hải? Do vậy, cả Trịnh Điền và Lư Huề đều bị bãi chức Đồng bình chương sự, giáng làm Thái tử Tân khách và phái đến đông đô Lạc Dương thay thế họ là Đậu Lô Triện và Thôi Hàng, theo Tư Trị Thông Giám quyển 253.

Vương Đạt và Lý Hệ chặn Hoàng Sào thất bại,  Lô Huề được nhanh chóng triệu về kinh thành nhậm chức thượng thư bộ Binh. Đến tháng 12 âm lịch năm 879, tiết độ sứ Hoài Nam Cao Biền sai Trương Lân đi đánh Hoàng Sào, kết quả liên tiếp thắng lợi. Lư Huề từng tiến cử Cao Biền giữ chức Đô thống, nhân cơ hội này lại được tin dùng. Lô Huề do đó được bổ nhiệm là Môn hạ Thị lang, và một lẫn nữa giữ chức Đồng bình chương sự. Lư Huề thay thế nhiều tướng lĩnh mà Vương Đạc và Trịnh Điền đã bổ nhiệm trước đây ở các quân khác nhau. Theo ý của Lư Huề, Đường Hi Tông bổ nhiệm Cao Biền là Chư đạo hành doanh Binh mã Đô thống. Cao Biền tập hợp được 7 vạn quân, và khi đó triều đình Đường tin chắc rằng Cao Biền có thể tiệt trừ cuộc khởi nghĩa của Hoàng Sào, song cũng có một vài quan lại tỏ ý e dè.  Lư Huề có thể kiểm soát việc triều chính do có quan hệ thân thiết với Cao Biền và Tả Thần Sách Điền Lệnh Tư, Theo sách Tư Trị Thông Giám, quyển 253.

Giữa năm 880, Lư Huề bị đột quỵ và không thể đi lại. Sau đó, ông phục hồi và có thể yết cáo Đường Hi Tông và được vua miễn lễ. Lư Huề dù bị bệnh, vẫn tiếp tục là một nhân vật trọng yếu trong triều đình Đường cùng tả thần sách Điền Lệnh Tư và đô thống Cao Biền. Tuy nhiên, do bệnh tình khiến ông không thể tập trung vào việc xử lý quốc sự, thân lại là Dương Ôn và Lý Tu đã ra nhiều quyết định thay cho ông, song hai người này công khai nhận hối lộ. Đậu Lô Triện cũng không thực sự có tài, vì thế người này làm theo các quyết định của Lư Huề. Trong khi đó, Đường Hy Tông không còn tiếp tục hoàn toàn ủng hộ “hòa thân” với Nam Chiếu, và theo đề xuất của Lư Huề và Đậu Lô Triện, Hi Tông phái Tào vương Lý Quy Niên và Từ Vân Kiền đi sứ sang Nam Chiếu tiếp tục đàm phán, ngăn chặn khả năng Nam Chiếu tiến công, theo Tư Trị Thông Giám quyển 253.

Năm 880, triều Đường quốc khố hao mòn kiệt quệ do các chiến dịch trấn áp nổi dậy, có tấu trình đề xuất buộc các phú hộ và hồ thương phải cho triều đình vay một nửa tài sản của họ. Cao Biền thượng ngôn rằng nay toàn đế chế bị ảnh hưởng bởi nạn đói lan rộng và người dân lũ lượt tham gia nổi dậy, chỉ còn các phú hộ và thương gia là còn ủng hộ triều đình, nếu “vay” tước tài sản của họ sẽ khiến quý tộc và thương gia trở mặt quay sang làm phản. Đường Hy Tông do đó hủy bỏ kế hoạch. Mùa hè năm 880, Hoàng Sào trong khi Bắc phạt bị sa lầy tại Tín châu, nay thuộc Thượng Nhiêu Giang Tây, còn quân lính bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh từ khi còn ở Lĩnh Nam. Đương thời, khi Trương Lân chuẩn bị tiến công, Hoàng Sào thấy sẽ không chống nổi nên đã hối lộ cho Trương Lân, và viết thư cho Cao Biền thỉnh hàng. Cao Biền muốn tiếp nhận sự đầu hàng của Hoàng Sào nhằm lập công, đã thượng tấu thỉnh cầu triều đình phong cho Hoàng Sào làm tiết độ sứ. Hơn nữa, mặc dù quân tiếp viện từ các quân Chiêu Nghĩa Sơn Tây, Cảm Hóa Giang Tây, và Nghĩa Vũ Hà Bắc đang tiến đến Hoài Nam, do không muốn công lao bị chia sẻ nên Cao Biền đã thượng tấu nói rằng ông không còn cần trợ giúp và xin trả lại quân tiếp viện. Hoàng Sào khi nhận thấy các đội quân tiếp viện rời khỏi Hoài Nam  đã cắt đứt quan hệ với Cao Biền, lúc này Hoàng Sào lại chiếm ưu thế trên chiến trường.  Cao Biền tức giận và hạ lệnh cho Trương Lân tiến công, Trương Lân tử trận, theo Tư Trị Thông Giám, quyển 253. Mùa thu năm 880, Hoàng Sào vượt Trường Giang tại Thái Thạch nay là Mã An Sơn An Huy và tiến sâu vào lãnh địa Hoài Nam. Cao Biền lúc này không còn dũng tướng bên cạnh nên không nghe lời Tất Sư Đạt mà tránh giao chiến và khẩn cấp báo triều đình cứu viện. Đường Hy Tông vừa không cho quân cứu viện vừa ban chiếu chỉ khiển trách Cao Biền trước đó đã trả lại quân tiếp viện, Cao Biền thượng tấu có ý châm biến Đường Hy Tông vì Hoàng đế từng chấp thuận đề xuất trả lại quân tiếp viện của ông. Cao Biền thất vọng cáo bệnh không giao chiến. Hoàng Sào lập tức né tranh binh lực Cao Biền và rộng đường tiến về phía bắc, hướng đến Lạc Dương và Trường An, theo Tư Trị Thông Giám quyển 251.

Đến mùa đông năm 880, Hoàng Sào tiến đến Đồng Quan, Điền Lệnh Tư và thượng thư Thôi Hàng đề xuất Đường Hy Tông chạy đến Tam Xuyên. Thoạt đầu, Đường Hy Tông từ chối và lệnh cho Điền Lệnh Tư đưa thân quân đi phòng thủ Đồng Quan. Tuy nhiên, Điền Lệnh Tư chỉ tập hợp được các binh sĩ mới nhập ngũ và thiếu kinh nghiệm, họ không thể cứu viện cho đội quân triều đình đã trấn thủ ở Đồng Quan từ trước.

Vào khoảng tết năm 881  Hoàng Sào chiếm được Đồng Quan tiến gần đến Trường An. Đường Hy Tông đã quyết định từ bỏ kinh thành và chạy đến Tây Xuyên và ban một chiếu chỉ cho phép Cao Biền bổ nhiệm các tướng lĩnh và quan lại mà ông nhận thấy phù hợp, song Cao Biền vẫn không suất quân. Lư Huề liên tục nhận được tin xấu, không biết phải phản ứng thế nào, chỉ còn cách xưng bệnh không ra khỏi phủ. Điền Lệnh Tư đổ lỗi về thất bại cho Lư Huề, vua giáng Lư Huề làm Thái tử Tân khách; Vương Huy và Bùi Triệt được cử thay thế Lư Huề. Đêm hôm đó, Lư Huề uống rượu độc tự sát. Sau đó, Điền Lệnh Tư đưa Đường Hy Tông cùng bốn thân vương và một vài phi tần chạy khỏi Trường An, tiến về Thành Đô, thủ phủ của Tây Xuyên. Hoàng Sào chiếm được Trường An, thoạt đầu ông ta sống trong phủ của Điền Lệnh Tư song sau đó đã chuyển vào hoàng cung và xưng đế, đặt quốc hiệu là “Đại Tề” Khi Hoàng Sào chiếm được Trường An đã cho đào quan tài của Lư Huề lên rồi xé xác phanh thây tại thành, theo Tư Trị Thông Giám quyển 254.

Cao Biền truyền hịch tứ phương hợp binh thảo Hoàng Sào. Ông dời khỏi thành với 8 vạn binh lính và đóng quân tại Đông Đường, ngay phía đông thành, song từ chối tiếp tục tiến quân. Cao Biền cũng lệnh cho các quân lân cận đến hợp binh, song Chu Bảo phát hiện ra rằng Cao Biền không thực tâm muốn tiến công Hoàng Sào, vì thế người này đã từ chối huy động binh sĩ Trấn Hải hợp binh với Cao Biền, mà cho rằng Cao Biền đang có ý muốn chống mình. Hai bên trao đổi thư tín với ngôn từ gay gắt, và sau đó, tình bằng hữu giữa họ hoàn toàn chấm dứt. Sau đó, Cao Biền dùng sự thù địch của Chu Bảo làm nguyên cớ để giải tán binh sĩ. Trong khi đó có hai con trĩ bay vào trong Quảng Lăng phủ, có thầy bói nói rằng đây là một điềm xấu, thành ấp sẽ trống rỗng, theo sách Tư Trị Thông Giám quyển 254.

(Tạm dừng đối chiếu sự kiện ở đây, phần dưới là chép đúng Wikipedia dịch từ 3 bộ sách sử cũ nêu trên, mà chỉ nêu sự kiện chứ không có bàn luận hoặc chú giải. Điền Lệnh Tư là một bí ẩn giải mật những uẩn khúc thời mạt Đường. Cao Biền và Chu Bảo trước đó chơi thân với nhau rất thân, nhưng sau vì việc nhận thức về triều Đường và các vị vua thời mạt Đường để ‘ làm nguyên cớ giải tán binh mã’  cũng là một bí ẩn lịch sử không dễ thấy.

Sử Trung Quốc chép về những năm Hậu Đường và cái chết của Cao Biền, đã viết:

Điền Lệnh Tư ( ? – 893), tên tự Trọng Tắc, là một hoạn quan đầy quyền lực trong triều đại của Đường Hy Tông. Trong hầu hết thời gian Đường Hy Tông trị vì, Điền Lệnh Tư kiểm soát triều đình do có mối quan hệ thân cận với hoàng đế, cũng như có quyền kiểm soát Thần Sách quân. Ông vẫn giữ được địa vị của mình khi Đường Hy Tông phải chạy trốn đến Tây Xuyên để tránh loạn Hoàng Sào. Đến cuối thời gian trị vì của Đường Hy Tông, Điền Lệnh Tư buộc phải từ bỏ quyền lực sau khi tranh chấp với quân phiệt Vương Trọng Vinh, rồi đến nương nhờ anh là Tây Xuyên tiết độ sứ Trần Kính Tuyên. Tuy nhiên, đến năm 891, Vương Kiến đã đoạt lấy Tây Xuyên và giết chết Trần Kính Tuyên cùng Điền Lệnh Tư.

Đường Ý Tông qua đời năm 873, Lý Nghiễm được các hoạn quan Lưu Hành Thâm và Hàn Văn Ước những người chỉ huy Thần Sách quân,  tôn làm hoàng đế, tức Đường Hy Tông. Ngay sau khi trở thành hoàng đế, Đường Hy Tông bổ nhiệm Điền Lệnh Tư giữ chức ‘xu mật sứ’, và đến năm 875 thì thăng Điền Lệnh Tư làm ‘Tả Thần Sách quân trung úy’. Do Đường Hy Tông mới 14 tuổi (âm) nên thích dành nhiều thì giờ để du hí, chính sự đều ủy quyền cho Điền Lệnh Tư quyết định, Hoàng đế thậm chí gọi Điền Lệnh Tư là “a phụ”. Bất cứ khi nào gặp Đường Hy Tông, Điền Lệnh Tư đều chuẩn bị hai khay hoa quả, cùng ăn uống với thánh thượng. Theo đề xuất của Điền Lệnh Tư, phần lớn tài sản của các thương nhân Trường An bị triều đình tịch thu và nhập vào quốc khố. Bất cứ ai dám than phiền đều bị giết chết, các quan lại triều đình thì không dám can thiệp.

Cao Biền trên danh nghĩa là đô thống trấn áp Hoàng Sào, song ông từ chối tiến hành các hành động chống lại Đại Tề của Hoàng Sào. Tại Tây Xuyên, thị trung Vương Đạc đề xuất được giao quyền thống lĩnh các chiến dịch chống Đại Tề, và đến mùa xuân năm 882 thì Đường Hy Tông bổ nhiệm Vương Đạc là Chư đạo hành doanh đô thống, song Cao Biền vẫn được giữ chức Hoài Nam tiết độ sứ và Diêm-thiết chuyển vận sứ. Vào thời điểm này, Cao Biền ngày càng trở nên rất tin tưởng vào phương sĩ Lã Dụng Chi, cùng kì đảng là Trương Thủ Nhất và Gia Cát Ân, đến nỗi Lã Dụng Chi nắm quyền kiểm soát quân trên thực tế, bất cứ ai dám lên tiếng chống lại Lã Dụng Chi đều phải chết

Vào mùa hè năm 882, Đường Hy Tông ban cho ông chức Thị trung song bãi chức Diêm-thiết chuyển vận sứ. Cao Biền thấy vừa mất quyền và vừa mất lợi thì cảm thấy tức giận, sai người thảo biểu tự tố với lời lẽ bất kính, trong đó phàn nàn rằng ông không được trao đủ quyền, rằng Vương Đạc và Thôi An Tiềm bất tài, so sánh Đường Hy Tông với các vị hoàng đế vong quốc Tần Tử Anh và Hán Canh Thủy Đế. Đường Hy Tông sai Trịnh Điền thảo chiếu trách cứ Cao Biền, dùng lời lẽ gay gắt, và sau đó, Cao Biền từ chối nộp bất kỳ khoản thuế nào cho triều đình.[11]

Năm 885, Hoàng Sào bị đánh bại và Đường Hy Tông trở về Trường An, Tả Thần Sách trung úy Điền Lệnh Tư sau đó lại xung đột với Hà Trung[chú 25] tiết độ sứ Vương Trọng Vinh. Trước tình hình rối loạn, Tĩnh Nan tiết độ sứ Chu Mai đã lập một thành viên trong tông thất triều Đường là Lý Uân làm nhiếp chính. Chu Mai hy vọng liên minh với Cao Biền nên đã yêu cầu Lý Uân ban một chiếu chỉ bổ nhiệm Cao Biền giữ chức Trung thư lệnh, Giang Hoài diêm thiết chuyển vận đẳng sứ, Chư đạo hành doanh binh mã đô thống. Đáp lại, Cao Biền thượng tấu thỉnh Lý Uyên tức vị.[12]

Trong khi đó, Cao Biền bắt đầu nhận ra rằng Lã Dụng Chi trên thực tế là người cai quản Hoài Nam, và bản thân ông không còn có thể độc lập thi hành quyền lực. Cao Biền cố gắng kiềm chế quyền lực của Lã Dụng Chi, Lã Dụng Chi do đó bắt đầu lên kế hoạch loại bỏ Cao Biền.[2][12] Đương thời, theo ghi chép thì tại Dương châu xuất hiện nhiều điềm gở, song khi Chu Bảo buộc phải chạy trốn khỏi Nhuận châu sau một cuộc binh biến vào năm 887, Cao Biền tin rằng các điềm gở này là ám chỉ đến Chu Bảo, nghĩ rằng bản thân sẽ an toàn.[12]

Đến mùa hè năm 887, phản tướng Tần Tông Quyền chuẩn bị tiến công vào Hoài Nam, Cao Biền chuẩn bị phòng thủ. Đương thời, Tất Sư Đạc tin rằng Lã Dụng Chi tiếp theo sẽ có hành động chống lại mình, vì thế đã tập hợp binh lính cùng với Trịnh Hán Chương(鄭漢章) và Trương Thần Kiếm (張神劍) nổi dậy, bao vây Dương châu. Cao Biền bố trí phòng thủ tại quân phủ, giao cho cháu là Cao Kiệt (高傑) chỉ huy, chống lại Lã Dụng Chi. Cao Biền khiển thuộc hạ là Thạch Ngạc (石鍔) cùng ấu tử của Tất Sư Đạc đến gặp Tất Sư Đạc. Tất Sư Đạc lệnh cho ấu tử của mình về chỗ Cao Biền truyền đạt lại: “Hễ Lệnh công trảm Lã và Trương (tức Trương Thủ Nhất) để thể hiện với Sư Đạc, Sư Đạc sẽ không dám phụ ân, nguyện cho thê tử đến làm tin.” Cao Biền lo sợ rằng Lã Dụng Chi có thể ra tay đồ sát gia quyến của Tất Sư Đạc, vì thế đem gia quyến của Tất Sư Đạc đến viện để bảo vệ. Từ thời điểm này, cuộc chiến tại Dương châu diễn ra giữa ba bên: Tất Sư Đạc, Cao Biền và Lã Dụng Chi.[2]

Do không thể nhanh chóng chiếm được Dương châu, Tất Sư Đạc cầu viện Tuyên Thiệp[chú 27] quan sát sứ Tần Ngạn (秦彥), Tần Ngạn khiển Tần Trù (秦稠) đến tiếp viện cho Tất Sư Đạc. Ngày 17 tháng 5, Tất Sư Đạc tiến công dữ dội vào Dương châu, song bị Lã Dụng Chi phản công đánh bại. Tuy nhiên, vào thời điểm này, Cao Kiệt phát động tiến công từ quân phủ của Cao Biền, mục đích là để bắt Lã Dụng Chi và giải đến cho Tất Sư Đạc. Lã Dụng Chi biết tin thì từ bỏ Dương châu và chạy trốn. Cao Biền buộc phải gặp Tất Sư Đạc và cho người này giữ chức tiết độ phó sứ, sau đó chuyển giao toàn bộ quyền lực của Hoài Nam cho Tất Sư Đạc. Tất Sư Đạc kiểm soát được quân phủ, rồi giao nó lại cho Tần Ngạn như hứa hẹn. Tần Ngạn và Tất Sư Đạc quản thúc Cao Biền cùng gia quyến của ông tại một đạo viện.[2]

Trong khi đó, Lã Dụng Chi đã ban một sắc lệnh nhân danh Cao Biền để lệnh cho Lư châu[chú 28] thứ sử Dương Hành Mật đem binh đến tăng viện cho mình. Dương Hành Mật tập hợp binh lính Lư châu và Hòa châu[chú 29] và tiến về Dương châu. Liên quân Dương Hành Mật và Lã Dụng Chi sau đó hợp binh với một vài đội quân khác, bao gồm quân của Trương Thần Kiếm. Mặc dù không thể nhanh chóng chiếm được Dương châu, Dương Hành Mật đã đánh bại các cuộc tiến công của Tần Ngạn và Tất Sư Đạc, Tần Ngạn và Tất Sư Đạc bắt đầu tin rằng Cao Biền dùng ma thuật để chống lại họ. Một yêu ni là Vương Phụng Tiên (王奉仙) báo với Tần Ngạn rằng một đại nhân cần phải chết để chấm dứt cực tai của Dương châu, do đó Tần Ngạn đã quyết tâm giết chết Cao Biền.[2]Ngày 24 tháng 9,[1] Tần Ngạn phái tướng Lưu Khuông Thì (劉匡時) đi giết chết Cao Biền, cùng các thân thích là nam giới. Thi thể của họ đều bị ném xuống một hố duy nhất.[2]

Sau khi Dương Hành Mật chiếm được Dương châu vào cuối năm đó, ông ta bổ nhiệm tụng tôn của Cao Biền là Cao Dũ (高愈) là Phó sứ, sai đó cải táng Cao Biền và thân tộc.[2] Tuy nhiên, trước khi Cao Biền được cải táng, Cao Dũ đã qua đời, sau đó, thuộc hạ cũ của Cao Biền là Quảng Sư Kiền (鄺師虔) đã thu táng Cao Biền.[3]

Sử Việt, sử quan Ngô Sĩ Liên theo trích dẫn của Ngô Thì Sĩ tại Việt Sử Tiêu Án đã viết:

Xét lúc Cao Biền làm Đô hộ, những công nghiệp cũng nhiều đáng kể, tự khi đổi sang Tây Xuyên, trong lòng sinh ra oán vọng, để tha hồ cho Hoàng Sào vây hãm hai kinh đô, người Đường mong Cao Biền còn lập được công, cho Biền lên làm Bột hải Quận vương, nhưng Biền nhờ lúc Trung Quốc điên bái, âm mưu chiếm cứ đất đai, nhất đán thất thế, oai vọng mất hết, tự đấy phải về để ý việc tu tiên, bao nhiêu việc quân giao cho Lã Dụng Chi. Dụng Chi là quân tiểu nhân, gian tà, đem lời phù phiếm dối trá mà coi Biền như đứa trẻ con, từng bị kẻ điên cuồng là Chư Cát Ân nói dối rằng: “Thượng đế cho thần đến giúp đỡ mình”, lại hiến Cao Biền một thanh kiếm mà nói dối là của thượng đế vẫn đeo. Cao Biền lấy làm báu, giữ bí mật, xây cất cái lầu cao 8 thước, gọi là lầu Nghênh Tiên, ở trên lầu ăn chay thắp hương mong được gặp tiên. Biền lại làm con chim hộc bằng gỗ ở trong sân, có đặt máy, chạm vào người thì bay được; Biền mặc áo lông cưỡi lên, làm ra dáng tiên bay, Dụng Chi giam giữ cho Biền chết. Sau Dương Hành mật sai đào dưới đất, bắt được người bằng đồng cao 3 thước, thân bị gông cùm, đóng đanh vào miệng, khắc tên Tiền vào sau lưng. Đó là Dụng Chilàm mê hoặc yểm đảo Cao Biền, nhất đán Cao Biền trở nên ngu muội đến thế; coi với xưa kia có mưu lược phá quân Mán, trí khộn xây La thành, và đào hải cảng động đến thiên oai, thành ra 2 hạng người khác hẳn là sao thế? Người trong nước truyền lại rằng Biền rắc hạt đậu xuống đất, dùng phù chú cho hoá ra quân thật, trước kỳ hạn đã đào lên, thì đều là non yểu, không thể đứng được. Lại ngoa truyền rằng: Cao Biền cưỡi cái diều giấy đi tìm đất; truyện này cũng chỉ nghe người ta nói thôi. Biền học phép tiên, cùng với chuyện cưỡi chim hộc đều là ngoa truyền.

Ở sách địa lý di cảo ai cũng đều cho đấy là môn học địa lý của Cao Vương. Biền ở nước ta, bận việc quân, không có thời giờ nhàn rỗi, xách túi địa bàn đi tìm phong thủy, tất là đời Trần có người học địa lý, mạo xưng mượn tên Cao Biền để làm cho thuật của mình thần kỳ đó thôi, sách địa lý di thảo của Hoàng Phúc đại khái cũng thế. Trên đây nước ta ngoại thuộc về Tùy, Đường tự năm Quí Hợi đến năm Bính Dần cộng 304 năm.

Sách thông luận bàn rằng: Nước ta là một đại đô hội ở phương nam. Ruộng thì cấy lúa, đất thì trồng dâu, núi sản ra vàng, bể sản ra ngọc. Bọn nhà buôn nước Tầu, đến nước ta nhiều người làm nên giàu có. Người Tầu thích lắm, có ý lấy nước ta đã lâu lắm, cho nên tự Triệu Đà trở về sau, hơn 1000 năm đã nắm được, đâu còn chịu bỏ, để cho nước ta làm một nước lớn ở ngoài Ngũ Lĩnh; chia ra quận, đặt ra quan, làm cho cõi đất ta như cái bàn cờ, có một người thổ hào nào nổi lên, thì diệt đi ngay, một quận thú nổi lên, thì Thứ sử họp lại đánh ngay, như Lý Tốn, Lương Thạc ở đời Tấn, Mai Thúc Loan, Vương Thăng Triều ở đời Đường là thế cả. Hai vua Lý và vua Triệu, đương lúc Lương, Trần ở thiên về một nơi miền nam, Giang tả nhiều việc, không có thì giờ để ý đến Giao Châu, cho nên giữ được cảnh thổ mà xưng thế được 50 hay 60 năm, cũng là thời thế xui nên đó. Đến như quân Mán Nam Chiếu hàng năm vào cướp bóc, vượt sóng gió, qua hiểm trở tranh nhau với người Đường, cũng là tham cái lợi của nước ta giàu có đấy. Trương Chu đánh phá được nước Chiêm, đắp thành Hoan, Ái. Cao Biền trị Nam Chiếu, bảo toàn được Long Biên, đều là có công với đất nước; duy Cao Biền làm quan lâu hơn là Chu, cho nên đàn bà con trẻ trong nước còn nói đến tên Cao Biền, còn những quan Thú, Mục trước hay sau, đều không nói đến“.

Cao Biền trong sử Việt, đọc lại và suy ngẫm.

Hoàng Kim

Thăm và tưởng nhớ nhà giáo Jan Amos Komenský (1592-1670) thành phố Kunvald, nhà di truyền Gregor Johann Mendel ở Tiệp Khắc.

RỪNG LIPA
Hoàng Kim

Rừng bao la
Mênh mông rừng lipa (1)
Suối nước Kunvald êm chảy hiền hòa
Lối mòn nghiêng vách đá
Thấp thoáng lâu đài cổ
Ẩn hiện nhà thờ đức chúa Giêsu
Dấu ấn thời xa xưa
Lưu lại trên tượng đá
Đâu dấu tích của thời Trung cổ?
Đâu địa đạo dưới tầng sâu?
Rừng lipa gió thổi rì rào
Chồi non thay lá mới
Đi dạo giữa Kunvald êm đềm
Mà lòng ta bão nổi
Cồn cào bao ước mong …

Czech2

Rừng bao la
Mênh mông rừng lipa
Ngọn gió thổi từ đâu phương xa?
Có phải thổi từ chiều sâu lịch sử?
Dấu ấn thời gian phôi pha
Trang đời như trang vở
Người thợ khéo để lại ngôi chùa
Cho khách thập phương ngưỡng mộ.
Người thầy giỏi gửi lại trang sách cuộc đời (2)
Cho cháu con ngàn năm tưởng nhớ.

Vị tướng để lại chiến công
Mở cõi, xây nền.
Con người và thiên nhiên
Lưu giữ những điều thiện ác
Bao thế kỷ đi qua
Trăm năm là khoảng khắc
Ta có gì đây để lại cho đời?

Rừng bao la
Mênh mông rừng lipa
Ngọn gió thổi từ đâu phương xa?
Có phải thổi từ em mang theo nỗi nhớ?
Tháng năm muôn hoa đua nở
Hoa uất kim cương thắm đỏ
Hoa táo, hoa lê khắp rừng nở rộ
Mặt đất bừng sôi bao bông hoa cỏ
Nở vàng trên lối đi.
Cảnh sắc thiên nhiên say mê
Đằm thắm tình đời xao xuyến
Ai nhớ thương ai chân trời góc biển
Ai nhớ thương ai trang sách ánh đèn
Anh bồi hồi thương nhớ về em

Rừng bao la
Ruộng đồng bao la
Cây lúa Việt Nam
Cây tùng Trung Hoa
Cây bạch dương Nga
Cây phong Canada
Cây lipa Tiệp Khắc
Mỗi bước đi xa càng thêm yêu Tổ quốc
Trời nhân loại mênh mông.

GregorMendel1
GregorMendel2

Ghi chú: Lipa là cây phong, loài cây rất phổ biến ở Tiệp Khắc. Nhà giáo Jan Amos Komenský (1592-1670) thành phố Kunvald, nhà di truyền Gregor Johann Mendel(1822 – 1884) ở thành phố Brno, nước cộng hòa Séc

THỔ NHĨ KỲ NGÀY NAY
Hoàng Kim
Thổ Nhĩ Kỳ và quốc phụ Ataturk, Thổ Nhĩ Kỳ nông nghiệp sinh thái; Thổ Nhĩ Kỳ với ‘vành đai và con đường’ là ba chủ đề nóng, bài học lịch sử quý giá cho Việt Nam.

Kemal Atatürk (1881- 1938) được tôn vinh là Quốc phụ, nhà cách mạng, vị thống soái siêu việt Tổng thống đầu tiên của nước cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ, Ông lãnh đạo Phong trào Dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ đấu tranh giành lại độc lập cho đất nước trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Sau khi thành lập chính phủ lâm thời tại Ankara, ông đã đánh bại lực lượng Đồng Minh. khai sinh nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ. Ông là Tổng thống đầu tiên từ năm 1923 cho đến khi ông qua đời vào năm 1938. Tư tưởng thế tục và dân tộc, chính sách và lý thuyết của ông đã trở thành chủ thuyết Kemalism với khẩu hiệu nổi tiếng “hòa bình trong mỗi gia đình, hòa bình trên toàn thế giới” giúp đất nướcThổ Nhĩ Kỳ kế tục hiệu quả đế quốc Ottoman và trổi dậy mạnh mẽ thành cường quốc khu vực Trung Đông có vai trò vị trí chủ lực hiện nay trong NATO, mà ngày nay Mỹ Nga Trung Đức Anh Pháp đều tìm mọi cách liên thủ theo phương thức có lợi nhất. Thổ Nhĩ Kỳ cũng tìm mọi cách bảo tồn và phát triển bền vững theo phương thức riêng của mình.

Tôi có Rekai Akman và mấy người bạn ở Trung Đông, cũng từng có dịp ở đấy . Nay nhân chuyến đi Thổ Nhĩ Kỳ của vợ chồng PGS TS Trương Minh Dục, Trần Thị Thé là người thân cùng quê sang du lịch Thổ Nhĩ Kỳ mà trò chuyện , bàn luận về nghiên cứu giảng dạy lịch sử văn hóa. Trương Minh Dục là bạn học của tôi cùng quê thuở nhỏ. Anh là nhà sử học cẩn trọng có 12 đầu sách biên soạn chu đáo mà tôi thật ngưỡng mộ. Tôi háo hức theo dõi những điểm đến của anh chị để trò chuyện, bổ sung nhận thức về ba câu chuyên Thổ Nhĩ Kỳ mà tôi đã thao thức lâu nay 1) Thổ Nhĩ Kỳ và Quốc phụ Ataturk:.Vì sao dân Thổ Nhị Kỳ và các cường quốc Mỹ, Nga, Trung Quốc đều thật lòng ngưỡng mộ Kemal Ataturk như Washington, Pie Đại Đế, Tôn Trung Sơn? 2) Thổ Nhĩ Kỳ nông nghiệp sinh thái. Nông nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ đối sánh và sự hợp tác với Việt Nam? . Vì sao Quốc phụ Ataturk lại kiên quyết chuyển thủ đô từ Istanbul gần biển đến Ankara và ông đã đưa ra một loạt chính sách cải cách nông nghiệp kinh tế xã hội có tầm ảnh hưởng Thổ Nhĩ Kỳ sâu rộng và bền vững đến vậy. Istanbul là thành phố lớn nhất, đồng thời là trung tâm kinh tế, văn hóa và lịch sử của Thổ Nhĩ Kỳ. Với dân số hơn 16 triệu người (2018), Istanbul là một trong số các vùng đô thị lớn nhất châu Âu và xếp vào một trong những thành phố đông dân nhất và thắng cảnh thế giới? Thủ đô Ankara hiện nay hiện đại và bền vững nông nghiệp du lịch sinh thái như thế nào trong chiến lược và tầm nhìn an ninh quốc gia? 3) Thổ Nhỉ Kỳ với vành đai và con đường. Thổ Nhĩ Kỳ tương đồng như thế nào với Việt Nam trong chiến lược của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình “thân Nga, bạn Ấn, mở rộng Á Âu Phi”? . Bài học lịch sử nào của Thổ Nhĩ Kỳ có thể vận dụng cho Việt Nam trong tình hình mới?

Hoàng Kim có người bạn cũ là Rekai Akman làm Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Biển Đen, địa chỉ ở 39 Sam Sun, Thổ Nhĩ Kỳ. là bạn học cùng lớp khá thân thuở cùng học ở CIMMYT với CIANO ở Mexico.Rekai Akman và tôi với thầy bạn trong lóp có tham gia một chuyến khảo sát miền Tây nước Mỹ tới ‘Hồ lớn Ciudad Obregon ba tỷ khối nước” (ảnh) mà tôi đã có dịp kể trong bài thơ Đi để hiểu quê hương . Rekai Akman cũng thích thơ. Quái dị là hai anh chàng của hai dân tộc, khác biệt ngôn ngữ, lại chưng thơ Việt ra đọc, và Akman khuyến khích tôi dịch sang tiếng Anh để cu cậu sửa thơ thật vui vẻ. Tôi gắn thêm một ảnh liên tưởng sau này của quý thầy Bùi Cách Tuyến, Huỳnh Hồng , Phan Văn Tự đi Tây nơi chốn xưa tôi đã qua, để thầy bạn trong cuộc cùng đọc miên man chuyện đời

Đi để hiểu quê hương
Hoàng Kim

Tạm biệt Oregon !
Tạm biệt Obregon California !
Cánh bay đưa ta về CIMMYT

Bầu trời xanh bát ngát
Lững lờ mây trắng bay
Những ngọn núi cao nhấp nhô
Những dòng sông dài uốn khúc
Hồ lớn Ciudad Obregon ba tỷ khối nước
Nở xòe như chùm pháo bông
Những cánh đồng mênh mông
Thành trăm hình thù dưới làn mây bạc
Con đường dài đưa ta đi
Suốt dọc từ Nam chí Bắc
Thành sợi chỉ màu chạy mút tầm xa…

Ơi vòm trời xanh bao la
Gọi lòng ta nhớ về Tổ Quốc
Ôi Việt Nam Việt Nam
Một vùng nhớ trong lòng ta tỉnh thức
Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương.

Chuyện Rekai Akman và tôi là khá thú vị. Chúng tôi cùng đến CIMMYT ngày 12 tháng 9 năm 1988 hai tuần trước khi nhập học để cày thêm tiếng Anh, luyện thêm kỹ năng nghe viết và đọc hiểu các từ chuyên môn, xử lý thông tin và học cách tự học, tự làm bài, và trả bài kịp thời trước khi dồn một khối lượng lớn kiến thức đậm đặc và rất tập trung trong một thời gian rất hạn hẹp nhưng cả hai chúng tôi ngoại ngữ khi ấy đều yếu.  Rekai Akman và tôi kết thân bất ngờ nhanh chóng vì những mẫu đối thoại ngắn mà tôi nhớ mãi. Hóa ra, đó là cách học hiệu quả, hướng thẳng đến nông nghiệp sinh thái và triết học lịch sử văn hóa của chính đất nước mình.

Hoàng Kim và Rekai Akman đứng cạnh nhau ở hàng thứ hai bìa trái . Chúng tôi là hai trong số người châu Á duy nhất tại lớp học Quản lý Trung tâm Trạm trại Nông nghiệp ở Trung tâm Nghiên cứu Ngô và Lúa mỳ Quốc tế (CIMMYT Experiment Station Management Trainees Cycle 1988-89). Người châu Á thứ ba là giáo sư tiến sĩ Hannibal Muhtar, người Lebanon quốc tịch Mỹ trong ảnh đứng hàng thứ hai ở vị trí thứ bảy trái qua. Thầy là Trưởng phòng huấn luyện của CIMMYT, trực tiếp phụ trách lớp học. Ban giảng huấn là các giáo sư danh tiếng của Đại học Mỹ, CIMMYT và Mexico đứng ở giữa hàng thứ hai và đầu với giữa hàng cuối. Ảnh chụp chung thiếu giáo sư Norman Borlaug, người vừa mới trở về CIANO. Lớp 17 người thì 2 người châu Á, 6 người ở châu Mỹ, 6 người ở châu Phi, 3 người ở Trung Đông. Hầu hết họ đều đã từng trãi qua quản lý trung tâm trạm trại nông nghiệp. Cuộc đời tôi có những niềm vui và dịp may thật bất ngờ. Sau các chuyến đi nghiên cứu học tập ở châu Mỹ, tôi may mắn nối được tuyến bay để gặp lại được một ít bạn cũ tại Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ …tôi may mắn có dịp khảo sát hội thảo và làm chuyên gia ở châu Phi, bất ngờ gặp lại được một ít bạn cũ tại Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, mà tôi đã kể trong bài Đối thoại nền văn hóa.

THỔ NHĨ KỲ VÀ QUỐC PHỤ ATATURK

Tượng Mustafa Kemal Atatürk (1881 -1938) trên lưng ngưa chiến ở Sam Sun gần Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Biển Đen ở Sam Sun, phía bắc của thủ đô bắc Ankara. Tôi hỏi Rekai Akman rằng: Đất nước và con người Thổ Nhĩ Kỳ có điều gì đặc sắc nhất? Akman trả lời: Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ ở vùng Trung Đông là trung tâm Á Âu Phi, có vị trí địa chính trị đặc biệt quan trọng, với diện tích 780.580 km² gấp 2,5 lần Việt Nam và dân số Thổ Nhĩ Kỳ gần bằng dân số Việt Nam, mức sống GDP bình quân đầu người danh nghĩa cao gấp 5 lần Việt Nam (cách đây 30 năm là như vậy và cho đến khi tôi gặp lại Rekai Akman thì tỷ lệ này vẫn như vậy, Tôi thật ngạc nhiên ấn tượng về điều này). Ngôn ngữ chính thức là tiếng Thổ nhĩ Kỳ.  Chính sách tôn giáo và dân tộc là tự do tôn giáo và lương tâm. Thế nhưng thực tiễn thì số liệu thống kê về tổng thành phần Hồi giáo và không tôn giáo ở Thổ Nhĩ Kỳ chiếm tỷ trọng đặc biệt ưu thế  từ 96,4 đến 99,8% (Vô thần và phi Hồi giáo, theo giải thích của Rekai Akman như cách hiểu đạo nhà hoặc đạo thờ ông bà của Việt Nam là tôn kính cha mẹ ông bà tổ tiên hoàn toàn thuận theo tự nhiên) . Số người theo Cơ Đốc giáo, Chính thống giáo Cổ Đông phương và các loại tôn giáo khác chỉ chiếm tỷ lệ rất, rất thấp, hầu như không đáng kể. Sắc tộc của những nhóm sắc tộc nhỏ bé này lại có xu hướng di chuyển hoặc ép di chuyển ra nước ngoài sinh sống. Thổ Nhĩ Kỳ là hợp điểm của chiến tranh tôn gíáo , chiến tranh thế giới lần thứ nhất và lần thứ hai, hiểu rất rõ vó ngưa chinh phục của Alexandros Đại đế, nhận thức đầy đủ cuộc hủy diệt của chiến tranh sắc tộc và chiến tranh tôn giáo trãi nhiều trăm năm của nhiều cuộc thập tự chinh mở rông nước chúa và khi Hồi giáo bị coi là dị giáo. Con Người đặc sắc nhất của Thổ Nhĩ Kỳ là Atatürk, vị Tổng thống đầu tiên, nhà cách mạng, quốc phụ của Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ, là Người được dân Thổ đặc biệt tôn kính. Atatürk là thống soái siêu việt của Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất Ông lãnh đạo Phong trào Dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ đấu tranh giành lại độc lập cho đất nước. Sau khi thành lập chính phủ lâm thời tại Ankara, ông đã đánh bại lực lượng Đồng Minh. khai sinh nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ. Ông là Tổng thống đầu tiên từ năm 1923 cho đến khi ông qua đời vào năm 1938.



Địa danh đặc sắc nhất Thổ Nhĩ Kỳ là  thủ đô Ankara hiện đại, bền vững nông nghiệp du lịch sinh thái, có vị trí chiến lược không thể khuất phục .Đó là tầm nhìn xuất chúng của Quốc phụ Mustafa Kemal Atatürk, theo lời bình của Hoàng Kim, tiếp đến là  Istanbul (tây bắc Ankara), Bursa (tây bắc Ankara ), Eskişehir và İzmir (tây Ankara ), Sam Sun  (bắc Ankara ), Erzurum (đông bắc Ankara, tiền đồn NATO),  Antalya và Konya (tây nam Ankara), Mersin và Adana (nam Ankara), Kayseri và Gaziantep (đông nam Ankara), Ankara và những địa danh nổi bật nhất bao quanh Ankara đã tạo nên thế phòng thủ liên hoàn và chiều sâu phòng ngự nhiều tầng để phục hồi sinh lực trong lịch sử văn hóa an ninh quốc gia. (Kể đến đây tôi liên tưởng có hai cụ lớn trong sử Việt đã từng có ý định tổ chức thủ đô kháng chiến ở Tuyên Quang và Tây Nguyên)

Thổ Nhĩ Kỳ có di sản thế giới đặc sắc nhất là đền thờ nữ thần Artemis, còn gọi là đền thờ Diana, một trong bảy kỳ quan thế giới cổ đại, một kiệt tác nhân loại minh chứng nền văn minh Lưỡng Hà thuở xưa, mà nay là một nơi điêu tàn còn lưu lại dấu vết tại phố cổ Ephesus phía tây nam của thủ đô Ankara. Ngôi đền Artemis được xây dựng trong 120 năm từ năm 550 TCN, đến năm 430 TCN nhưng đã bị thiêu rụi trong đêm 21 tháng 7 năm 356 TCN do một kẻ điên háo danh là Herostratos đã phóng hoả đốt đền vào đêm Alexandros Đại đế chào đời. Ngôi đền này được xây dựng bằng đá cẩm thạch dài 115m rộng 55 m, nay chứng tích ở phố cổ Ephesus là cột đá còn sót lại, và mô hình đền thờ nữ thần Artemis được phục dựng lại tại Istanbul.



Rekai Akman nói với tôi về những huyền thoại và cách giải thích khác nhau về điều này Chính giáo và tà giáo luôn tìm cách triệt tiêu lẫn nhau nên những di sản văn hóa của bên này thì bị bên kia coi là nọc độc văn hóa. Hồi giáo nếu bạn muốn hiểu thật đúng thì phải nghiên cứu rất kỹ lời mặc khải của thánh Môhamet và đạo Hồi. Akman và những bạn vùng Trung Đông với tôi đều là những người bạn chân thành và tử tế. Tôi nghe lời khuyên của Akman nên sau này mới có sự chiêm nghiệm sâu và đã biên tập lại bài viết Môhamet và đạo HồiĐối thoại nền văn hóa.



THỔ NHĨ KỲ NÔNG NGHIỆP SINH THÁI

Thổ Nhĩ Kỳ là một nước phát triển. Hệ thống giao thông thủy bộ và hàng không đều tốt hơn nhiều so với Việt Nam. Đất đai Thổ Nhĩ Kỳ dường như rất giống vùng Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên. Lúa mì (wheat) lúa mạch (barley),  ngô, lúa nước  khoai tây là những cây lương thực chính của.Thổ Nhĩ Kỳ. Năm 2016 lúa mì (Triticum sp. tên khác: tiểu mạch) có diện tích 7,61 triệu ha với năng suất bình quân 2,70 tấn/ ha, sản lượng 20,6 triệu tấn; lúa mạch (gồm lúa mạch đen Secale cereale, Tiểu hắc mạch Triticale, Triticum x Secale, cây lai giữa tiểu mạch và lúa mạch đen, Yến mạch Avena sativa, Kiều mạch Fagopyrum esculentum Moench = Polygonum fagopyrum L.) có diện tích 2,70 triệu ha với năng suất bình quân 2,48 tấn/ ha, sản lượng 6,70 triệu tấn;  ngô (Zea Mays L.) có diện tích 679 nghìn ha với năng suất bình quân 9,41 tấn/ ha, sản lượng 6,40 triệu tấn; lúa nước (Oryza sativa L.) có diện tích 116 nghìn ha với năng suất bình quân 7,92 tấn/ ha, sản lượng 0,92 triệu tấn; Khoai tây (Solanum tuberosum L.) có diện tích 144 nghìn ha với năng suất bình quân 32,8 tấn/ ha, sản lượng 4,75 triệu tấn


Lưỡng Hà hay Mesopotamia là tên gọi của một vùng địa lý và của một nền văn minh hệ thống sông Tigris và Euphrates, bây giờ bao gồm lãnh thổ Iraq, Kuwait, đông Syria, đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, và tây nam Iran hiện đại. Hai con sông Tigris và Euphrates (Lưỡng Hà) tạo nên bình nguyên trồng cây lương thực nổi tiếng trong lịch sử vùng Trung Đông.  Ankara là thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 1923, là thành phố lớn thứ hai của quốc gia này sau Istanbul. Thủ đô Ankara nằm ở độ cao trung bình 938 mét trên mực nước biển, trên vùng đồng bằng rộng lớn ở miền trung Anatolia, với những khu rừng trên núi về phía bắc và đồng bằng khô hạn Konya ở phía nam. Các sông chính là các hệ thống Kızılırmak và sông Sakarya. 50% diện tích đất được sử dụng cho nông nghiệp, 28% là rừng và 10% là các đồng cỏ. Hồ nước mặn lớn nhất là Tuz Golu nằm một phần trong thành phố này. Đỉnh cao nhất là Işık Dağı với độ cao 2.015m . Thủ đô Ankara có khí hậu khá đặc trưng của Thổ Nhĩ Kỳ với nhiệt độ trung bình trong năm  là 12,0 °C. Từ tháng 10 đến tháng 4 là các tháng mùa lạnh nhiệt độ trung bình khoảng từ  13,1 °C đến 0,1 °C. Từ tháng 5 đến tháng 9 là các tháng mùa ấm nhiệt độ trung bình khoảng từ  16,2 °C đến 18,7 °C. Lượng mưa trong năm trị số bình  quân tứ 1953-2013 là 402 mm/ năm, lượng mưa từ tháng 12 đến tháng 6 mỗi tháng lượng mưa khoảng 35 -50 mm/ tháng; lượng mưa từ tháng 7 đến tháng 11 mỗi tháng lượng mưa biến động trong khoảng 10 -32 mm/ tháng

Sam Sun ở Biển Đen Thổ Nhĩ Kỳ. Sam Sun được coi là ‘chó lớn Thổ Nhĩ Kỳ gìn giữ Biển Đen” trong khi Istanbul là giao điểm Á Âu Phi thành phố quan trọng bậc nhất của lịch sử Trung Đông. Tầm quan trọng của Istanbul và Sam Sun ở Thổ Nhĩ Kỳ có thể so sánh với cụm chiến lược Vân Đồn Hạ Long Hải Phòng hải cảng quan trọng nhất ở Bắc Việt Nam với cụm chiến lược Hải Vân Sơn Trà Đà Nẵng ở miền Trung Việt Nam và khoảng cách địa lý cũng tương tự vậy.

Sam Sun Thổ Nhĩ Kỳ giống Sơn Trà Đà Nẵng. Sam Sun canh giữ Biển Đen còn Sơn Trà Đà Nẵng canh giữ Biển Đông. Lịch sử của Sam Sun dựa trên sắc tộc người Hittites Trung Á. Người Hittite thành lập liên minh chính trị đầu tiên ở Anatolia, thống trị vùng này và đặt tên cho các bộ tộc ‘vùng trung tâm của Biển Đen’. Trước Công Nguyên vào thế kỷ thứ 8 , người Miles đã thành lập thành phố Amisos như là một thành phố thương mại. Đến thế kỷ thứ 6 trước công nguyên thì người Cimmerians một sắc tộc khác từ Caucasus đến chiếm khu vực này. Trước Công Nguyên vào thế kỷ thứ 4, Alexander Đại đế là vua của toàn châu Á nhà chinh phục thiên tài nổi tiếng nhất thế giới thời đó đã đánh bại người Ba Tư và xâm lược Anatolia và Iran. Các vị vua Pontus của người Hy Lạp bị chi phối bởi Biển Đen và Crimea. Vua của Pontus Mitridates. Đế quốc La Mã, BC. Đến thế kỷ thứ nhất, khu vực này thuộc Đế chế La Mã. Sau Công Nguyên khi Đế chế La Mã bị chia hai, Sam Sun nằm trong vùng tranh chấp khốc liệt suốt hàng mấy trăm năm giữa các cuộc Thập tự chinh Công giáo và Hồi giáo. Sam Sun và Sinop là hai anh em của thành phố này đã thiết lập được Đế chế Ottoman của người Thổ. Sau khi Sam Sun qua đời, phần đất này đã bị Hi Lạp chinh phục. Sultan Mehmet đã lấy Đế quốc Ottoman năm 1413. Sam Sun ví như Saint Petersburg, thủ đô Phương Bắc của nước Nga,đầy máu và nước mắt, hiếm nơi nào nhiều đến như vậy. Sau ngày 29 tháng 10 năm 1923 Mustafa Kemal Atatürk Tổng thống đầu tiên Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố nước cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ được chính thức thành lập kế thừa vị thế quốc gia liên tục của Đế quốc Ottoman, thủ đô mới là Ankara. Năm 1924, Sam Sun trở thành một tỉnh trên bờ biển phía nam Cảng Biển Đen. Tỉnh Sam Sun hiện có diện tích tự nhiên: 9.475 km2, Dân số: 1.295.927 (2017), Mã bưu điện: 55000 Mã vùng điện thoại: 361. Giá trị lịch sử văn hóa Sam Sun được so sánh với Huế Đà Nẵng xứ Quảng của Việt Nam.

THỔ NHĨ KỲ VỚI ‘VÀNH ĐAI VÀ CON ĐƯỜNG’

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra sáng kiến “Vành đai và Con đường” vào năm 2013, khi nền kinh tế Trung Quốc đã trổi dậy thành nền kinh tế đứng hàng thứ hai thế giới sau Mỹ. Trong ba trụ cột của chiến lược “Liên Nga, bạn Ấn, mở rộng Á Âu Phi”  thì Trung Á Thổ Nhĩ Kỳ Trung Đông có vị trí quan trọng   Thổ Nhĩ Kỳ với ‘Vành đai và Con đường” có tương quan và đối sách gì, có bài học gì cho Việt Nam? Sáng kiến ‘vành đai và con đường’ nội dung gồm hai kế hoạch thành phần là “Vành đai Kinh tế Con đường tơ lụaĐường hàng hải”. Trung Quốc khắc họa Sáng kiến Vành đai và Con đường như một đại dự án quốc tế, được thiết kế nhằm tạo các tuyến giao thương mới và các đường liên kết kinh tế kết nối vượt qua biên giới quốc gia. Mỗi điểm trong chuỗi liên kết ‘Vành đai và Con đường’ chạy xuyên qua 67 nước và mọi tỉnh của Trung Quốc đều có kế hoạch đầu tư ‘Vành đai và Con đường’ cho riêng mình. Đây là một chiến lược có tầm nhìn dài hạn, có lộ trình, có kế sách liên hoàn, và rất khó thay đổi khi đã khởi động, khác xa với các mưu lược thông thường. Các nướcTrung Á và Tây Á, hầu như đều đồng thuận sáng kiến này, có cả Kazakhstan, Turkmenistan…Đây là cách Trung Quốc thể hiện sức mạnh kinh tế kết nối các nước tạo lưu thông hàng hóa, dịch vụ, thương mại. Tom Miller 2017, trong nghiên cứu “Giấc mộng Châu Á của Trung Quốc” (China’s Asian dream empire building along the new silk road, Đoàn Duy dịch, TS. Phạm Sĩ Thành hiệu đính, có dẫn lời của Lưu Á Châu, một vị tướng thẳng tính của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc từng gọi Trung Á là “món lễ vật hậu hĩ nhất được trời cao ban cho người Trung Quốc“. Đối với Trung Quốc, Trung Á mang lại nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, Kazakhstan có nguồn trữ lớn về dầu và uranium. Turkmenistan cung ứng gần phân nữa lượng khí đốt nhập khẩu Trung Quốc và ở đây  có tiềm năng to lớn cho việc tăng cường rút lấy nguồn khoáng sản trong khu vực.

Tây Á, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Đông tầm nhìn và vị trí chiến lược trong chuỗi liên kết này ra sao.  Nghiên cứu Thổ Nhĩ Kỳ với ‘Vành đai và Con đường’,  bài học gì cho Việt Nam?

Thổ Nhĩ Kỳ nông nghiệp sinh thái điều kiện tự nhiên ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa Lưỡng Hà và Ai Cập. Bản đồ văn minh Lưỡng Hà ( phần phủ màu xanh) đã cho thấy L miền đất giữa hai con sông Tigris và Euphrates tạo thành một khu vực đất phì nhiêu, rất thích hợp cho nghề nông. Chất đất ở Lưỡng Hà chủ yếu là đất sét dùng để làm gạch và đồ gốm rất tốt đã tạo nên một sắc thái riêng biệt của nền văn hóa Lưỡng Hà.Thế núi mạch sông của thủ đô Ankara, thành phố Istanbul và Bursa (tây bắc  Ankara),  Eskişehir và İzmir (tây Ankara ), Sam Sun  (bắc Ankara ), Erzurum (đông bắc Ankara, tiền đồn NATO),  Antalya và Konya (tây nam Ankara), Mersin và Adana (nam Ankara), Kayseri và Gaziantep (đông nam Ankara) và những vùng phụ cận trên ‘Vành đai và Con đường’ của Thổ Nhĩ Kỳ ở vị trí đặc biệt trọng  yếu nối tuyến Vành đai Kinh tế Con đường tơ lụaĐường hàng hải tại ngã ba Á Âu Phi  là rất quan trọng

Văn minh Lưỡng Hà, văn hóa Lưỡng Hà là câu chuyện quen mà lạ. “Một nền văn minh vĩ đại đã hình thành ở Trung Đông từ các khu định cư ở vùng Crescent Màu Mỡ. Nơi an tọa của vị thánh siêu quần, chủ nghĩa siêu thực linh thiêng và chủ nghĩa thực dụng tàn nhẫn. Nơi chúng ta có thể tìm thấy cội nguồn luật pháp, buôn bán, tiền bạc và máu đổ tràn lan. “Vùng đồng bằng Lưỡng Hà” trong loạt phim 52 tập Văn minh Phương Tây. ,,, Nếu bạn đang tìm về cội nguồn, có thể nói rằng nền văn minh Phương Tây khởi nguồn từ nền văn minh Lưỡng Hà châu Á, Văn minh  phương Tây ngày nay có nguồn gốc sâu xa trong một lớp bụi dày của lịch sử trãi từ Biển Đen đến vịnh Ba Tư. Mảnh đất tối tăm và đẫm máu, không bao giờ thôi khuấy đảo trong những vị thần, trong những cuộc chiến tranh, trong sự hiếu thắng của chúng ta và cả óc sáng tạo, táo bạo và chủ nghĩa bành trường của mình. Và còn có một chân lý lớn hơn nữa, đó là lịch sử Trung Đông  nhiều biến động, với những nền văn minh cổ xưa đã biến đổi và từ đó tưới mát cả nền văn minh phương Tây.ngày nay. GS. Eugen Weber, Giảng viên Lịch sử, Trường Đại học Los Angeles đã nói vậy khi giới thiệu bộ phim Lưỡng Hà.

Người Tây Á, chữ viết Tây Á là một trong những nền văn minh cổ nhất thế giới. “Cùng với nền văn minh Ai Cập, văn minh Sumer là nền văn minh cổ nhất thế giới: từ cuối thiên niên kỷ thứ IV trước công nguyên, ở vùng bình nguyên bên hai con sông Tigris và Euphrates đã hình thành xã hội có giai cấp. Nhưng khác với ở Ai Cập, văn hóa Lưỡng Hà không thuần nhất, tham gia vào việc tạo lập nên nó có những người Sumer là một dân tộc nói thứ ngôn ngữ không thuộc vào bất cứ họ ngôn ngữ nào mà chúng ta đã biết, những ngưới Akkad (Babylon và Assyria) sử dụng một trong những ngôn ngữ Semite cùng họ với tiếng Do Thái cổ, những người Phenician và Ả rập, những người Hurrit sinh sống ở vùng Bắc Mesopotamia và Bắc Syria và nhiều dân tộc khác. Chữ viết ở vùng Lưỡng Hà có lẽ do người Sumer sáng tạo nên. Những người Akkad và sau đó là những dân tộc Tiền Á vay mượn hệ thống chữ viết của họ (văn tự dạng nêm), và nó được sử dụng trong suốt ba thiên niên kỷ, dần dần tiến hóa và hoàn thiện. Như vậy, khi nghiên cứu nền văn học viết bằng văn tự dạng nêm, chúng ta có thể tìm hiểu được con đường hình thành văn học ở những giai đoạn sớm nhất của nền văn minh nhân loại, trong một quá trình hết sức lâu dài” Tác giả V. K. AFANASYEVA đã viết như vậy, PGS.TS. Trần Thị Phương Phương dịch)

Vua thành Lagash Gudea, trị vì vào thời hậu Akkad (thế kỷ XXII tr. CN). nói đến nguyên nhân khiến ông cho xây đền do được vị thần ra lệnh trong giấc mơ định mệnh:

Trong giấc mơ một người bỗng hiện ra
Sừng sững như bầu trời, vĩ đại như mặt đất
Đầu đội vương miện thần linh
Con đại bàng Anzud đậu trên tay
Dưới chân ầm ầm bão tố
Nằm bên trái, bên phải là bầy sư tử
Ngài ra lệnh xây một ngôi nhà
Nhưng ý nghĩa của giấc mơ ta không hiểu.
Khi bình minh ửng sáng phía chân trời, một người đàn bà xuất hiện
Bà là ai, bà là ai?
Đó là mẹ của vua, nữ thần Nanshe
Bà cất lời: Hỡi kẻ chăn chiên!
Ta sẽ giải thích giấc mơ cho con!
Con người sừng sững như bầu trời, vĩ đại như mặt đất
Với vương miện thần linh trên đầu, với đại bàng trên tay
Dưới chân là bão tố, trái phải là sư tử
Đó chính thực là em trai ta Ningirsu
Yêu cầu con xây cho Eninne một ngôi đền.

https://www.youtube.com/embed/tP14b6DjwXM?version=3&rel=1&showsearch=0&showinfo=1&iv_load_policy=1&fs=1&hl=vi&autohide=2&wmode=transparent Văn minh phương Tây: Phần 3: Lưỡng Hà là một video đáng suy ngẫm

Rekai Akman trò chuyện với tôi thật nhiều về Thổ Nhĩ Kỳ,đất nước và con người mà với tôi sự lắng đọng hơn cả là nền văn minh Lưỡng Hà tàn lụi và phục hồi thấy rõ trên chính đất nước Thổ như vầng trăng lưỡi liềm và ngôi sao trắng nền đỏ là quốc kỳ Thổ.

“Đại sứ Nguyễn Hồng Thao, thành viên Ủy ban Luật pháp quốc tế (thuộc Liên Hợp Quốc) khi đánh giá vị trí Việt Nam trong tương quan chính trị thế giới và xung quanh sự kiện được thế giới quan tâm nhất trong tuần qua là “1 cuộc bầu cử lịch sử khép lại, rốt cục ta nhìn thấy điều gì?” đã viết “Trong lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước của mình, Việt Nam đã đứng vững trên đôi chân của mình chứ không phải giành chiến thắng chỉ bằng sự trợ giúp nước ngoài hay để nước ngoài quyết định số phận. Lắng nghe dân, giải quyết hữu hiệu và kịp thời các nguyện vọng của người dân, không bỏ ai lại phía sau, đoàn kết nội bộ, tự lực tự cường, hợp tác quốc tế, luôn làm bạn với các nước nhưng cũng sẵn sàng đập tan mọi âm mưu xâm phạm chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi đất nước là các bí quyết không bao giờ cũ để xây dựng và phát triển đất nước. “

Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay với ‘Vành đai và Con đường’ là một câu chuyện dài. Đối thoại nền văn hóa là rất đáng suy ngẫm và bài học sâu sắc, thấm thía cho Việt Nam.

PHỤC SINH GIỮA TỐI SÁNG
Hoàng Kim

Cuối dòng sông là biển
Cuối cuộc tình yêu thương
Đức tin phục sinh thánh thiện
Yêu thương mở cửa thiên đường.

“Có nhiều đêm sông chảy về trong giấc mơ, tỉnh dậy không thấy đâu. Thảng thốt gọi thầm Nhật Lệ ơi” Tôi tâm đắc chép lại bài “Nhật Lệ ơi” của anh Nguyễn Quốc Toàn cho tản văn “Cuối dòng sông là biển” bài viết ngày 12.09.2016, với nhiều lần trở lại. Có những trang văn không là trang văn nữa mà là trang đời lắng đọng. Nhật Lệ ơi cuối đời tôi mới hiểu để lần tìm về các dòng sông lớn Việt Nam. Cuối dòng sông là biển. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cuoi-dong-song-la-bien/

Tôi đọc ‘Phục sinh’ và ‘Đường sống’ của Lev Tonstoy giữa vùng tối sáng. Đời người thật may mắn được trãi nghiệm qua những khoảnh khắc hiểm nghèo sinh tử, để thấu hiểu giá trị cuộc sống. Tôi đã đi trong vùng tối, lần tìm giữa vùng tối sáng và may mắn phục sinh tìm được đường sống ánh sáng minh triết. Ta chợt chứng ngộ thấu hiểu giá trị của những lời khuyên khôn ngoan, tác phẩm lớn trở nên dễ đọc dễ hiểu hơn. ‘Đường sống’ là sách nghị luận khó đọc nhưng nay đọc thật thích, ‘Phục sinh’ thì thật tuyệt vời.

PHỤC SINH
Tác giả: Lev Tolstoy Dịch giả: Vũ Đình Phòng, Phùng Uông
Số chương: 129 chương

Phục sinh là tiểu thuyết sau cùng của Lev Tonstoy, xuất bản năm 1899, thể hiện cô đọng đầy đủ và hệ thống nhất ước vọng và lòng nhiệt tâm, triết lý đạo đức của Tonstoy. Sách kể câu chuyện của một vị quý tộc tự thú những vô minh của mình và gửi gắm ước muốn, quan niệm minh triết về tình yêu cuộc sống. Maksim Gorky kể rằng Lev Tolstoy đã khóc trước mặt Gorky và Chekhov khi ông đọc phần kết của tác phẩm này. Lev Tonstoy sau khi viết Phục sinh, ông gần như đã dành toàn bộ phần cuối cuối đời mình cho chuyện cổ tích người lớn và ngụ ngôn cho trẻ em. Một số truyện ngụ ngôn được ông phỏng theo ngụ ngôn Ê dốp và truyện Hindu. Minh triết cho mỗi ngày (Wise Thoughts for Every Day) lắng đọng tinh hoa hơn. Lev Tonstoy coi sự yêu thích là tự mình tỉnh thức.

Lev Tonstoy những cột mốc lớn trong chặng đường tư tưởng khởi đầu từ bộ ba cuốn tiểu thuyết tự truyện xuất bản đầu tiên năm 1852 -1856 gồm Thời thơ ấu, Thời niên thiếu, và Thời tuổi trẻ  sau đó đến các kiệt tác Chiến tranh và Hòa bình, Anna Karenina, Đường sống, Phục sinh, các sách cổ tích cho người lớn và và ngụ ngôn cho trẻ em. Không một ai nghi ngờ về tầm ảnh hưởng sâu rộng của văn chương và chính luận của Bá tước Lev Tolstoy. Người sinh ngày 9 tháng 9 năm 1828, mất ngày  20 tháng 11 năm 1910 và được yêu mến rộng rãi khắp mọi nơi trên thế giới. Lev Tolstoy với kiệt tác Chiến tranh và hoà bình và Anna Karenina là đỉnh cao của sử thi và tiểu thuyết hiện thực cuộc sống Nga, được mệnh danh là tiểu thuyết gia vĩ đại nhất trong tất cả các nhà viết tiểu thuyết, con sư tử chúa tể sơn lâm trên đại ngàn văn chương. Lev Tonstoy không chỉ là nhà văn kiệt xuất mà còn là một minh sư, một nhà tư tưởng vĩ đại và một bậc hiền minh, nhà đạo đức có tiếng với tư tưởng chống lại cái ác thể hiện xuyên suốt trong tác phẩm “Vương quốc Chúa Trời trong bạn” (tiếng Anh: The Kingdom of God Is Within You), cái mà có ảnh hưởng bởi những hình tượng của thế kỷ 20 như Mahatma Gandhi và Martin Luther King. Lev Tonstoy là người theo chủ nghĩa hoà bình, nhà cải cách giáo dục, người ăn chay, người theo chủ nghĩa vô chính phủ tín đồ Cơ Đốc, nhà tư tưởng đạo đức, và là một thành viên có ảnh hưởng của gia đình Tolstoy. Đó là một kho tàng trí tuệ minh triết vĩ đại của một bậc Thầy.

Minh triết cho mỗi ngày là công trình trọng yếu cuối cùng của Lev Tonstoy và ông đã xem nó là đóng góp quan trọng nhất của ông cho nhân loại. Theo Peter Serikin tại lời giới thiệu của tác phẩm này “Tonstoy giữ cái ‘cẩm nang’ cho một cuộc sống tốt này trên bàn làm việc của ông trong suốt những năm cuối cùng đời mình cho đến phút cuối (thậm chí ông còn yêu cầu trợ lý cùa mình V. Chertkov, đưa cho ông xem bản in thử trên giường chết của ông) Chi tiết nhỏ này cho thấy Tonstoy yêu quý tác phẩm này xiết bao!”. Cũng theo Peter Serikin bộ ba tập sách ‘Minh triết của hiền nhân’ 1903 (The Thoughts of Wise Men) ; Một chu kỳ đọc (A Circle of Reading’ 1906; Minh triết cho mỗi ngày 1909 (Wise Thoughts for Every Day) dường như phát triển sau khi Lev Tonstoy bệnh nặng và phục sinh như một phép lạ cuối năm 1902. Bộ ba này của Tonstoy hết sức phổ biến từ lần xuất bản thứ nhất vào năm 1903 cho đến năm 1917. Rồi cả ba cuốn đều không được xuất bản trong suốt thời kỳ gần 80 năm vì nội dung tôn giáo của chúng, và nó được xuất hiện trở lại gần đây sau sự sup đổ của Liên bang Xô Viết. Sách ‘Suy niệm mỗi ngày’ nguyên tác tiếng Nga của Lev Tonstoy do Đỗ Tư Nghĩa dịch từ bản tiếng Anh ‘Wise Thoughts for Every Day’ của Peter Serikin xuất bản ở New York Mỹ từ năm 2005 và, Bản quyền bản tiếng Việt của Công ty THHH Văn Hóa Khai Tâm 2017. Hành trình cuốn sách này đến Việt Nam khá muộn nhưng may mắn thay những tư tưởng minh triết của nhà hiền triết Lev Tonstoy đã tới chúng ta gợi mở cho sự suy ngẫm ‘minh triết cho mỗi ngày’ cùng đồng hành với người thầy hiền triết vĩ đại.

Lev Tonstoy sau khi phục sinh đã đi vào một lĩnh vực nhiều ẩn dụ mênh môngnhư biển. Tôi lắng nghe một lời nói thăm thẳm từ nhận thức của đạo Bụt:  “Ngươi theo tay ta chỉ. Kia là mặt trăng. Nên nhớ: Ngón tay ta không là mặt trăng”.Trang đầu Phục sinh của Lev Tonstoy chép lời  Luca, VI, 40. “Học trò không hơn được Thầy; nhưng học trò nào tu hành trọn đạo thì tất sẽ được như Thầy”. Mathieu XVIII, 21. – Pi-e bèn đến gần Chúa và hỏi: “Thưa Chúa, khi anh em tôi có lỗi với tôi thì tôi sẽ tha thứ cho họ mấy lần? Có đến bảy lần không?” Mathieu XVIII, 22. – Jesus đáp: “Ta không nói là đến bảy lần, mà bảy mươi lần” Mathieu XII, 3. – “Cớ sao ngươi nhìn thấy sợi rơm nhỏ trong mắt anh em ngươi mà chẳng thấy cây gỗ lớn trong chính mắt ngươi?” Jeans XIII, 7 – “Trong các ngươi ai không có tội lỗi hãy ném đá trước nhất vào người đàn bà đó”.Kia là mặt trăng. Phục sinh giữa tối sáng. Tôi bừng tỉnh ngộ. Tôi trở về thường ngày với Tình yêu cuộc sống.

CUỐI DÒNG SÔNG LÀ BIỂN
Phục sinh. ‘Cuối dòng sông là biển Cuối cuộc tình yêu thương. Đức tin phục sinh thánh thiện Yêu thương mở cửa thiên đường’. (Hoàng Kim). Tôi đọc ‘Phục sinh’ và ‘Đường sống’ của Lev Tonstoy giữa vùng tối sáng. Đời người thật may mắn được trãi nghiệm qua những khoảnh khắc hiểm nghèo sinh tử, để thấu hiểu giá trị cuộc sống. Tôi đã đi trong vùng tối, lần tìm giữa vùng tối sáng và may mắn phục sinh tìm được đường sống ánh sáng minh triết. Ta chợt chứng ngộ thấu hiểu giá trị của những lời khuyên khôn ngoan, tác phẩm lớn trở nên dễ đọc dễ hiểu hơn. ‘Đường sống’ là sách nghị luận khó đọc nhưng nay đọc thật thích, ‘Phục sinh’ thì thật tuyệt vời. Nhật Lệ ơi cuối đời tôi mới hiểu để lần tìm về các dòng sông lớn Việt Nam. Cuối dòng sông là biển. https://hoangkimlong.wordpress.com/…/cuoi-dong-song-la-bien/

Câu chuyện “Cuối dòng sông là biển” tôi kể lần này dưới đây có ba phần chính: Phục sinh; Nam tiến, Ân tình. Nhà hiền triết Lev Tonstoy trò chuyện về phục sinh trong cuốn sách quý tôi nghiền ngẫm suốt mười ngày nhưng tôi chọn lại ba ý tâm đắc nhất của riêng mình: phục sinh đọc giữa vùng tối sáng; phục sinh Nam tiến lời Thầy dặn; phục sinh đi như một dòng sông; Nam tiến của người Việt từ thời tự chủ đến nay gồm giai đoạn 1 (1009- 1558) Nam Tiến đến sông Gianh Quảng Bình là cực nam của Đằng Ngoài; giai đoạn 2 Nam Tiến tới núi Đại Lãnh sông Kỳ Lộ Phú Yên là cực nam của Đằng Trong; giai đoạn 3 Nam tiến về sông Đồng Nai sông Tiền sông Hậu, kết nối toàn vẹn Việt Nam ngày nay; Đó là những chỉ dấu sinh tồn của dân tộc, mà nói theo cách nói tinh hoa giản lược của cụ Đào Duy Anh là lịch sử Việt Nam qua các đời suốt 4000 năm chỉ giản lược chia làm hai phần. Giữ vững miền Bắc và Nam tiến. Cụ Đào Duy Anh viết: “Khắp một vùng trung châu Bắc Việt, không mẩu đất nào là không có dấu vết thảm đảm kinh dinh của tổ tiên ta để giành quyền sống với vạn vật; suốt một dải Trung Việt vào đến trung châu Nam Việt, không một khúc đường nào là không nhắc lại sự nghiệp gian nan tiến thủ của tổ tiên ta để mở rộng hy vọng cho tương lai.”. Chúng ta có thấu hiểu điều đó mới nắm vững được nông nghiệp, du lịch sinh thái, lịch sử địa chính trị, văn hóa giáo dục kinh tế xã hội Việt Nam. Non nước Việt Nam ân tình thấm máu xương nhiều đời của dân tộc Việt và cộng đồng. Đời tôi xuôi phương Nam thuận theo tự nhiên lắng đọng ân tình đặc biệt của ba khóa bạn hữu khóa 4 trồng trọt và khóa 10 trồng trọt Trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc (đó là Trường Đại học Nông Lâm Huế và Đại học Nông Lâm Bắc Giang ngày nay), với khóa 2 Trồng trọt (ba lớp 2a, 2b, 2c) Trường Đại học Nông nghiệp 4 là Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh hiện tại. Đi như một dòng sông, Nam tiến của Người Việt. Đoàn tụ đất phương Nam. Đó là sự trãi nghiệm hạnh phúc may mắn của đời người gắn liền phục sinh, đường sống của dân tộc. Cuối dòng sông là biển. Chúng ta đã đến lúc công tâm nhìn lại giá trị sống lắng đọng https://hoangkimlong.wordpress.com/…/cuoi-dong-song-la-bien/

Câu chuyện “Cuối dòng sông là biển” tôi kể lần này dưới đây có ba phần chính: Phục sinh; Nam tiến, Ân tình. Nhà hiền triết Lev Tonstoy trò chuyện về phục sinh trong cuốn sách quý tôi nghiền ngẫm suốt mười ngày nhưng tôi chọn lại ba ý tâm đắc nhất của riêng mình: phục sinh giữa tối sáng; Nam tiến lời Thầy dặn; đi như một dòng sông; Nam tiến của người Việt từ thời tự chủ đến nay gồm giai đoạn 1 (1009- 1558) Nam Tiến đến sông Gianh Quảng Bình là cực nam của Đằng Ngoài; giai đoạn 2 Nam Tiến tới núi Đại Lãnh sông Kỳ Lộ Phú Yên là cực nam của Đằng Trong; giai đoạn 3 Nam tiến về sông Đồng Nai sông Tiền sông Hậu, kết nối toàn vẹn Việt Nam ngày nay; Đó là những chỉ dấu sinh tồn của dân tộc, mà nói theo cách nói tinh hoa của cụ Đào Duy Anh là lịch sử Việt Nam qua các đời suốt 4000 năm giản lược chia làm hai phần. Giữ vững miền Bắc và Nam tiến. Cụ Đào Duy Anh viết: “Khắp một vùng trung châu Bắc Việt, không mẩu đất nào là không có dấu vết thảm đảm kinh dinh của tổ tiên ta để giành quyền sống với vạn vật; suốt một dải Trung Việt vào đến trung châu Nam Việt, không một khúc đường nào là không nhắc lại sự nghiệp gian nan tiến thủ của tổ tiên ta để mở rộng hy vọng cho tương lai.”. Chúng ta có thấu hiểu điều đó mới nắm vững được nông nghiệp, du lịch sinh thái, lịch sử địa chính trị, văn hóa giáo dục kinh tế xã hội Việt Nam. Non nước Việt Nam ân tình thấm máu xương nhiều đời của dân tộc Việt và cộng đồng. Đời tôi xuôi phương Nam thuận theo tự nhiên lắng đọng ân tình đặc biệt của ba khóa bạn hữu khóa 4 trồng trọt và khóa 10 trồng trọt Trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc (đó là Trường Đại học Nông Lâm Huế và Đại học Nông Lâm Bắc Giang ngày nay), với khóa 2 Trồng trọt (ba lớp 2a, 2b, 2c) Trường Đại học Nông nghiệp 4 là Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh hiện tại. Đi như một dòng sông, Nam tiến của Người Việt. Đoàn tụ đất phương Nam. Đó là sự trãi nghiệm hạnh phúc may mắn của đời người gắn liền phục sinh, đường sống của dân tộc. Cuối dòng sông là biển. Chúng ta đã đến lúc công tâm nhìn lại giá trị sống lắng đọng https://hoangkimlong.wordpress.com/…/cuoi-dong-song-la-bien/

CHUYỆN CỔ TÍCH NGƯỜI LỚN

Chuyện thầy Mai Văn Quyền. Bài học cuộc sống thấm thía nhất thường là bài học cuộc đời do chính mình trãi nghiệm. Giáo sư Mai Văn Quyền người thầy nghề nông nói với tôi; “Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trước đây đã nói và nay thiền sư Lý Hồng Chí (trong Chuyển pháp luân) đã nhắc lại: Bất thất giã bất đắc, đắc tựu đắc thất. Nghĩa là ở đời người ta nếu không mất gì cả thì cũng không thu được gì cả, hay có được thì phải có mất.  Nghĩ lại suốt cuộc đời Thầy đã mất nhiều công tu luyện nên cũng được bù đắp lại khá xứng đáng, đó là Thầy được học hành tử tế so với nhiều người bạn cùng tuổi do phải tham gia trực tiếp trong 2 cuộc kháng chiến mà nhiều bạn đã hy sinh xương máu, hy sinh gia đình vợ con, hay có bạn còn sống nhưng trên thân mình còn mang đầy thương tật, hoặc con cái bị nhiễm chất độc da cam đang sống như thân tàn ma dại. Như vậy họ mất lớn hơn là được. Còn Thầy cũng có những cái mất mà đáng lẽ không mất. Ví dụ nhường suất lương cho người khác để 14 năm sau mới được lên 1 bậc lương hay khi được chuẩn bị cho làm chức Viện trưởng, Thầy lại tự gạch tên mình khỏi danh sách (thầy Nguyễn Công Tạn hay thầy Ngô Thế Dân đã có ý định sẵn, chỉ cần Thầy im lặng là được). Nhưng những cái mất đấy là Thầy tự nguyện để mất, chứ không phải vì tranh đấu không được mà bị mất. Kể như vậy cũng phù hợp với câu nói của Phật ở trên, Thầy mất để sức khoẻ của Thầy được cải thiện tốt hơn Thầy có thể sống tốt hơn, vợ con Thầy cũng được sống yên lành hơn. Nếu Thầy muốn được vẹn tròn có khi lại bị mất cũng đau đớn. Nghĩ được như vậy là Thầy thấy lòng mình thanh thản. Ngoài ra cái được Thầy đang có còn to lớn hơn cái mất đó là tình thương, sự đồng cảm của rất nhiều người, từ bạn học, bạn công tác, đồng nghiệp hay học trò và ngay cả những người ngoài đơn vị, chỉ đôi lần quan hệ công tác cũng dành cho Thầy những tình cảm chân thành. Không ít người có nhiều tiền của hơn nhưng lại không có được tình cảm người khác dành cho như Thầy. Thiết nghĩ đó là cái được mà Thầy đã thu được nhiều hơn là cái mất. Vì ở đời,Trời không cho ai tất cả, và Trời cũng không lấy đi của ai tất cả. Đó cũng là triết lý của cuộc sống. Nghĩ như vậy nên khi còn có sức khỏe ( do dày công tự luyện tập) mà Công Ty Cổ phần phân bón Bình điền hay các đơn vị khác còn cần đến Thầy, nên Thầy vẫn tiếp tục cùng chung sức với các bạn trẻ để chuyển giao những tiến bộ khoa học mới nhằm góp phần nhỏ bè của mình giúp nông dân vượt qua điều kiện khí hậu đang ngày càng biến đổi phức tạp để hội nhập với nông dân các nước trong khu vực và thế giới”.

Thầy bạn trong đời tôi https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-ban-trong-doi-toi/

Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-28-thang-3/

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là NLU.jpg
DẠY VÀ HỌC https://hoangkimvn.wordpress.com
ngày mới nhất bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích
Secret Garden, Bí mật vườn thiêng 
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365 Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on Twitter

Chào ngày mới 27 tháng 3


#Nhàtôi

Thủy khờ yêu gã Kim mơ
đức độ cần kiệm, thẩn thơ lụy tài
mặc ai ham hố chuyện trời
#Nhàtôi yêu thích trọn đời sắn khoai

lúa ngô mê mãi tháng ngày
#Thungdung đèn sách số dày #annhiên


https://khatkhaoxanh.wordpress.com/category/nhatoi/ #cnm365 Tình yêu cuộc sống https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-27-thang-3/

MƯA XUÂN TRONG MẮT AI

“Mưa xuân trong mắt ai”

Đợi mưa” trời khát vọng
Gia Cát “Lương Phủ Ngâm”
Đỗ Phủ thơ “Mưa lành”

Hoàng Kim xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/mua-xuan-trong-mat-ai https://hoangkimlong.wordpress.com/gia-cat-luong-phu-ngam

ĐỢI MƯA
Hoàng Kim

Khát khao ngóng sớm chờ trưa (*)
Sắn trồng nửa tháng đợi mưa cháy lòng
Mía xơ xác khắp cánh đồng
Đất rang rẫy nóng, trời nồng nực oi.


Lúa non ruộng nứt nẻ rồi
Suối khô, hồ cạn, người người ngóng trông
Tiếng ve ngằn ngặt trưa nồng
Mấy khi tháng bảy lại mong mưa rào?


Thương mình, thương kẻ khát khao
Mưa ơi, ngóng đợi lặn vào giấc mơ.


(*) Nhớ thời biến đổi khí hậu gây thiệt hại rất nghiêm trọng ở miền Trung. Mọi kết quả đồng ruộng phải chờ hoàn thành tốt mới mong đánh giá đúng thực chất.

MƯA XUÂN TRONG MẮT AI
Hoàng Kim

Trời mưa rây rây hạt
Mình trồng cây tiếp thôi
Mồ hôi và mưa quyện
Yêu thương thấm mát người.

Nắng mưa là thời trời
Tốt lành là thế đất
Phước đức bởi lòng người
An nhiên mưa gió thổi.

Lắng nghe Lương Phủ ngâm (*)
Ngắm nhìn non nước đổi
Thung dung giấc ngủ trưa
Tỉnh thức trồng tiếp nối …

“Ngược gió đi không nản
Rừng thông tuyết phủ dày
Ngọa Long cương đâu nhỉ
Đầy trời hoa tuyết bay !” (**)

GIA CÁT ‘LƯƠNG PHỦ NGÂM”
(Gia Cát Khồng Minh, thơ L
ương Phủ Ngâm)

Một đêm gió bấc lạnh,
vạn dặm mây mịt mù
Trên không tuyết bay loạn,
biến đổi cả giang sơn.

Ngửa mặt nhìn trời cao,
thấy như rồng đang đấu
Trùng trùng sư tử bay,
chớp mắt biến vũ trụ.

Cưỡi lừa qua cầu nhỏ,
một mình than mai gầy.

Nguyên văn

一夜北风寒,
万里彤云厚.
长空雪乱飘,
改尽江山旧.

仰面观太虚,
疑是玉龙斗.
纷纷鳞甲飞,
顷刻遍宇宙.

骑驴过小桥,
独叹梅花瘦!

Phiên âm:

Nhất dạ bắc phong hàn,
Vạn lý đồng vân hậu.
Trường không tuyết loạn phiêu,
Cải tận giang sơn cựu.

Ngưỡng diện quan thái hư,
Nghi thị ngọc long đấu.
Phân phân lân giáp phi,
Khoảnh khắc biến vũ trụ.

Kỵ lư quá tiểu kiều,
Độc thán mai hoa sấu!

Mưa . Trời vẫn mưa và dần nặng hạt lên Tổ quốc ướt, anh khô làm sao nổi (thơ Nguyễn Lâm Cẩn). Trời mưa rây rây hạt Mình trồng hoa tiếp thôi Mồ hôi và mưa quyện Yêu thương thấm mát người. (thơ Hoàng Kim) https://hoangkimlong.wordpress.com/category/mua/

AN
Khải Yến Thanh Lương Sơn

Tháng năm mưa rả rích,
Rửa tay, lòng nguội lạnh.
Về lại nhà,
những buổi chiều đang đợi.

Tìm một chốn đi về.
Nương tựa vào thân ta.
Cầm lên.
Đặt xuống.
Buông hết, nhẹ lòng chưa?

Thảnh thơi chờ mưa tạnh.
Tâm an ngày mưa lạnh.

P/S Thói quen chụp phát “ăn” ngay từ thời máy film. Film thời trước không hề rẻ, cho dù là đen trắng và mầu lại càng đắt. Nikon gear, natural light, straight from camera without retouching.

(**) Nhớ Đào Duy Từ
(Thơ Hoàng Kim)

Tôi đã viết các bài thơ ‘Tắm tiên ở Chư Jang Sin’ ‘Con đường yêu thương’ :’Đợi mưa’‘ ‘Mưa xuân trong mắt ai’ là câu chuyện cuộc đời năm tháng nhọc nhằn năm tháng nhớ thương cùng thầy bạn đưa tiến bộ kỷ thuật mới đến vùng sâu vùng xa..

CON ĐƯỜNG XANH YÊU THƯƠNG
Hoàng Kim

Rời phố khi trời ưng ửng sớm
Về rừng lúc đất tỏa hương khuya
Mai núi nghiêng soi bên suối biếc
Bình yên xóm nhỏ tiếng chim gù

Hình như cô ấy đang yêu
Nên đôi con mắt nói nhiều lắm cơ…. hihi….


Hoàng Kim & Nguyễn Thị Thủy
https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-26-thang-3/
#cnm365 Tình yêu cuộc sống

MƯA XUÂN KIM VÀ THỦY

Được nói lời yêu, lời hờn giận
Được chờ tin nhắn, ngóng câu thương
Đời chợt #annhiên, người chợt hiểu
Thoáng chốc mưa xuân đã ướt đường

Hoàng Kim & Nguyễn Thị Thủy

TỈNH THỨC CÙNG THÁNG NĂM
Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim

Viên Minh Thích Phổ Tuệ
THIỀN SƯ LÃO NÔNG TĂNG

“Mưa thuận gió hòa chăm bón đúng
Nhân tươi quả tốt được thu nhiều”


Lời Thầy dặn #Thung dung
Hoa Lúa giữa Đồng Xuân
Nhớ Viên Minh Hoa Lúa
An vui cụ Trạng Trình

Hiểu Quân Dân Chính Đảng
Thấu Lão Nông Lâm Sinh

Dạy và học làm Người
Noi theo dấu chân Bụt.

Hoàng Kim
Kim Notes lắng ghi chú https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thien-su-lao-nong-tang/

(*) Nhớ

SẮN KM419 Ở BÌNH PHƯỚC
Năm tháng nhọc nhằn năm tháng nhớ thương

SẮN KM419 Ở ĐÁK LĂK
Năm tháng nhọc nhằn năm tháng nhớ thương

ĐẾN VỚI TÂY NGUYÊN MỚI

Đến với Tây Nguyên mới
Thăm lại chiến trường xưa
Đất khoai sắn nuôi người
Sử thi vùng huyền thoại.

Vầng đá chốn đại ngàn
Rượu cần nơi bản vắng
Câu cá bên dòng Sêrêpôk
Tắm tiên Chư Jang Sin

Thương Kim Thiết Vũ Môn
Nhớ người hiền một thuở
Hồ Lắk Đình Lạc Giao
Biển Hồ Chùa Bửu Minh

Nước rừng và sự sống
Chuyện đời không thể quên
Cây Lương thực bạn hiền
Lớp học vui ngày mới

Ai ẩn nơi phố núi
Ai tỏ Ngọc Quan Âm
Ai hiện chốn non xanh
Mây trắng trời thăm thẳm
Nước biếc đất an lành

Soi bóng mình đáy nước
Sáng bình minh giữa đời
Thung dung làm việc thiện
Vui bước tới thảnh thơi


Hoàng Kim

TẮM TIÊN CHƯ JANG SIN
Hoàng Kim

Chư Yang Sin Chư Yang Sin
Tượng đá ẩn mình ở suối thiêng
Mây núi trời thương che tình ái
Mưa xuân đất cảm lắng tâm thiền
Một bầu trí huệ trầm hương lắng
Hai túi càn khôn dịch cân kinh
Hoàng Dược Sư rừng sâu tỉnh lặng
Non xanh nước biếc thích an nhiên

Tắm tiên ở Chư Yang Sin 1

Thiên Thai lạc bước đỉnh ngàn mây
Hạ giới quên đường tít chim bay
Vườn Tượng nai thưa sương xuống mỏng
Đào Nguyên hoa kín cỏ lên dày
Tiên Cô suối biếc yêu đời thế
Chúa Liễu rừng thông thoải mái thay
Bồng Lai nơi ấy rồng tiên ẩn
Ai thích tiêu dao hợp chốn này.

Chư Yang Sin là rừng đặc dụng của Vườn Quốc gia Việt Nam, nằm trên địa bàn xã Yang Mao, Cư Drăm, Cư Pui, Hoà Phong, Hoà Lễ, Hoà Sơn, Khuê Ngọc Điền huyện Krông Bông với Yang Tao, Bông Krang, Krông Nô, Đắk Phơi huyện Lắk, tỉnh Đăk Lăk.  Chư Yang Sin có đỉnh núi cao 2.442 mét, cao nhất hệ thống núi cao cực Nam Trung Bộ. Vườn Quốc gia Chư Yang Sin được thành lập ngày 12 tháng 7 năm 2002 theo quyết định số 92/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Tắm tiên Chư Jang Sin là quà tặng cuộc sống, tắm mình trong nguồn năng lượng vô tận của trời xanh, cây xanh, gió mát và không khí an lành . https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tam-tien-chu-yang-sin/

CÂU CÁ BÊN DÒNG SÊRÊPÔK
Hoàng Kim

Bạn chèo thuyền trên sông Vôn ga
Có biết nơi này mình câu cá?
Sêrêpôk giữa mùa mưa lũ
Sốt rừng, muỗi vắt, đói cơm.
Suốt dọc đường hành quân
Máy bay,
pháo bầy,
thám báo,
mưa bom
Chốt binh trạm giữa rừng
Người bạn thân
Lả người
Vì cơn rét đậm
Thèm một chút cá tươi
Mình câu cá
Cho bữa cơm cuối cùng của người thân
mà nước mắt
đời người
rơi, rơi…
mặn đắng

Bạn ơi
Con cá nhỏ trên dòng Sêrêpôk
Nay đã theo dòng thác lũ cuốn đi rồi
Đất nước nghìn năm
Trọn một lời thề
Sống chết thủy chung
với dân tộc mình
Muôn suối nhỏ
Đều đi về biển lớn.

1972

Năm 1972 tại Tây Nguyên, tôi có kỷ niệm không thể quên về những ngày đói gạo, ăn rau rừng và câu cá ven sông Sêrêpôk gần Buôn Đôn. Nhớ buổi câu cho bữa cơm người bạn sốt rừng ốm nặng thèm ăn cá. Đây là bài thơ khóc bạn, lễ 30.4 và ngày 1.5, tôi bùi ngùi nhớ lại. Chèo thuyền trên sông Vônga là thơ Hoàng Bình. Điểm câu cá của tôi gần binh trạm khoảng giữa Đăk Tô-Tân Cảnh và Buôn Đôn. Sông Sêrêpôk (ảnh Đổ Tuấn Hưng trên Wikipedia Tiếng Việt). Anh Nguyễn Mạnh Đấu là bạn chiến đấu thân thiết của anh Tư Hoàng Trung Trực của tôi, mấy hôm trước vừa khắc khoải nhớ lại ngày giỗ trận Vị Xuyên 12 tháng 7, ngày hôm qua vừa phát biểu tại chuyên mục “Nhận diện sự thật”, tôi thật tâm đắc và thấm thía tình bạn thủy chung, bền chặt tuyệt vời Việt Lào “giúp bạn cũng là giúp mình”, tư tưởng nhân nghĩa xuyên suốt của Bác Hồ, Việt Nam con đường xanh.

Sêrêpôk (hay Srêpôk), tên gọi trong tiếng Campuchia là Tongle Xrepok, là dòng sông lớn nhất trong hệ thống sông ngòi ở Đắk Lắk. Đây là một phụ lưu quan trọng của sông Mekong. Sông Sêrêpôk được hợp thành từ hai dòng sông Krông Ana và Krông Nô (sông Mẹ và sông Bố). Đoạn chảy trên địa phận Đăk Lăk còn được gọi là sông Đăk Krông chảy qua các huyện Krông Ana, Buôn Đôn và Ea Súp với nhiều thác ghềnh hùng vĩ còn tương đối hoang sơ như thác Trinh Nữ, thác Đray Sáp, thác Đray Nu, thác Đray H’linh, thác Gia Long, thác Bảy Nhánh…Tính từ chỗ hợp lưu của sông Krông Ana, sông Krông Nô tới cửa sông của nó dài 406 km, trong đó đoạn chảy trong lãnh thổ Việt Nam dài khoảng 126 km, đoạn chảy qua Campuchia dài khoảng 281 km. Sông Sêrêpôk chảy sang Campuchia được bổ sung thêm nguồn chảy dồi dào từ dòng sông Ea H’leoông, sông Sesan và sông Sekong (hai sông này cũng có nguồn trên lãnh thổ Việt Nam). Sông Serepôk nhập vào sông Mekong sát Stung Treng, tỉnh Stung Treng, Campuchia, (nơi những năm gần đây mới phát hiện được phần mộ của Trung tướng Nguyễn Bình, tại xã Srê-pốc, huyện Xê-san, trước khi phần mộ này được quy tập về Việt Nam) sau đó con sông lớn này trở lại Việt Nam (ảnh 2 nguồn Sông Mekong tài liệu tổng hợp ).

Hiện tại dọc theo dòng sông này đã có rất nhiều các công trình thủy điện mọc lên như thủy điện Krông Kma (Krông Bông), Buôn Kuôp (Krông Ana), Đray H’linh 1, Đray H’linh 2 (Cư Jút), Buôn Tou Srah (Lăk), Srepôk 3 (Buôn Đôn)… Sông Sêrêpôk ở Đăk Lăk có tên gọi địa phương là sông Đăk Krông được nhắc đến trong bài hát nổi tiếng “Sông Đăk Krông mùa xuân về” của Tố Hải: “Đăk Krông ơi, Tây Nguyên ơi!/ Cái suối đổ về sông, cái sông ra biển lớn./ Ta nối tấm lòng dân bằng tình yêu cách mạng, đi suốt Truờng Sơn xanh, nghe dòng sông chảy mãi./ Đăk Krông ơi, dòng sông xanh thắm…”

Dòng sông Sê San ơi!

 Là tản văn nổi tiếng của Tỳ kheo Thích Giác Tâm,(nay là Hòa Thượng, Sư Thầy). vị sư trụ trì ở chùa Bửu Minh tại Biển Hồ, mắt ngọc Pleiku, tỉnh Gia Lai Đó là tiếng kêu thảng thốt của con người khi đứng trên bờ của dòng sông. Sông đã không sống đời của sông nữa, mà sông đã sống theo cách mà con người muốn nó sống. Ngày xưa sông vô tư, hồn nhiên sống, khi lên ghềnh, khi xuống thác, khi buông thư chầm chậm nhởn nhơ như người vô sự ngắm mây bay, xem hoa nở, lắng nghe tiếng chim hót. Nhưng rồi con người đã can thiệp vào, bắt sông phục vụ con người, mà nhu cầu của con người ở trong cõi người ta này thì vô hạn, vô chừng, không biết bao nhiêu là đủ. Thủy hỏa tương khắc, nhưng với trí tuệ con người biến nước thành hỏa, thành điện năng. Biến bao nhiêu cũng không đủ cung cấp, bởi con người không khác gì con khỉ Tôn Ngộ Không trong Tây Du Ký. Đào tiên quý là vậy mà hái trong thoáng chốc đã sạch vườn đào của Tây Vương Mẫu, mỗi trái chỉ cắn một miếng rồi quẳng đi, vứt bỏ. Quẳng đi không hề nuối tiếc, mà đào tiên mấy ngàn năm mới ra trái một lần (điện rất quý có khác gì trái đào tiên đâu!).”

Vị thiền sư trên mắt ngọc cao nguyên viết tiếp: “Đầu năm đứng trên dòng sông Sê San, tôi đã ngắm nhìn sông và tôi đã thấy như thế. Rừng đại ngàn đã ngã gục xuống, dòng sông mênh mang đẹp như một dải lụa trắng của các đại sư Tây Tạng, Ấn Độ quấn choàng cổ, bắt nguồn từ các đỉnh núi cao của núi rừng Ngọc Linh tỉnh Kon Tum băng qua đồi núi chập chùng của hai tỉnh Kon Tum và Gia Lai để rồi chảy qua biên giới Campuchia. Ngăn chặn dòng chảy, nhiều nhà máy thủy điện đã mọc lên, mọc lên để cung cấp năng lượng điện cho con người. Bên này nhà máy thủy điện nước mênh mang, bến bờ rộng thoáng vì nước tích tụ, đổ dồn nước về ba cái cống chạy tua bin phát điện. Bên kia nhà máy giòng sông khô cạn lởm chởm vô số đá, như những bãi đá ở bãi biển Quy Nhơn gần ngôi mộ Hàn Mặc Tử, so sánh cho dễ hình dung vậy thôi. Bãi đá ở biển Quy Nhơn, là đá sống, bởi có con người lân mẫn chăm sóc, cùng vui chơi ca hát quây phim chụp hình. Còn bãi đá ở giòng sông Sê San là bãi đá chết, đá chết bởi vì sông đã chết. Trong kinh Phật thường dùng từ:” Bên này bờ, bên kia bờ “. Bờ bên này là bờ sinh tử, vô minh, khổ đau. Bờ bên kia là giải thoát, an lạc, Niết Bàn. Đứng bên bờ sông Sê San tôi đã ngộ ra không có bờ bên này thì cũng không có bờ bên kia. Để tạo ra năng lượng điện con người phải trả giá cho cái được và cái mất. Được cho nhu cầu tiêu thụ của con người và mất cho môi trường sinh thái không còn cân đối, đảo lộn.

Tôi đã từng đứng trên bờ sinh tử và cũng đã từng câu cá bên dòng sông này thuở mà sông chưa làm đập thủy điện. Nay tôi lại về lặng ngắm dòng sông xưa. Trong lòng tôi thao thiết một dòng sông chảy mãi…

Hoàng Kim

Đọc thêm
Câu cá bên dòng Sêrêpôk (trên trang Chùa Bửu Minh Gia Lai)
Dòng sông Sê San ơi! bởi Thích Giác Tâm
http://dayvahoc.blogtiengviet.net/2013/04/29/cau_ca_ben_dong_srepok

ĐẾN NEVA NHỚ PIE ĐẠI ĐẾ
Hoàng Kim


Sông Neva nơi lưu dấu những huyền thoại. Neva là một con sông ở phía tây bắc Nga chảy từ hồ Ladoga qua phía tây của Sankt-Peterburg đến Neva của vịnh Phần Lan. Đây là con sông huyền thoại nơi Pie Đại Đế nhân vật lịch sử vĩ đại nhất của nước Nga lập nên thành phố Sankt-Peterburg cố đô Đế quốc Nga thành phố lớn thứ hai ở Nga ngày nay. Con sông này thông với vịnh Phần Lan, tạo vị thế hải cảng cho Sankt-Peterburg mở cửa nhìn ra biển lớn. Nước Nga trong mắt tôi lắng đọng chín ký ức Nga không thể quên: Đến Neva nhớ Pie Đại Đế; Sông Volga và sông Neva, Từ Mekong nhớ Neva; Sholokhov người sông Đông; Lev Tonstoy năm kiệt tác; Thơ Pushkin bình minh Nga; Pushkin 9 kiệt tác thơ tình; Phục sinh giữa tối sáng; Nước Nga và châu Âu . Bài viết này lưu dấu ba chuyên mục đầu tiên https://hoangkimlong.wordpress.com/category/den-neva-nho-pie-dai-de/

SÔNG VOLGA VÀ SÔNG NEVA

Ngắm bức tượng Mẹ của nước Nga lồng lộng trên nền trời tại đỉnh đồi gần sông Neva và gần trung tâm thành phố Sankt Peterburg. Tôi nhớ về nước Nga biểu tượng sâu sắc lắng đọng nhất trong lòng là sông Neva và sông Volga, đặc biệt là khúc sông chảy qua thủ đô phương Bắc Sankt Peterburg nơi có biểu tượng này của sức mạnh Nga. Nhiều bạn bè tôi thích Trường Đại học Quốc gia Moskva (MGU) nơi được Nữ hoàng Elizaveta Đế quốc Nga ra sắc lệnh thành lập ngày 25 tháng 1 năm 1755, nay là trường đại học lớn nhất và lâu đời nhất ở Nga. Nơi đó thời Stalin đã ra lệnh xây dựng tại nền cũ MGU tòa chính trường MGU mang tên Lomonosov với bảy tòa nhà chọc trời đã làm thay đổi hoàn toàn diện mạo Moskva. Ngày nay, đó là một bộ phận không thể thiếu của kiến trúc thủ đô, là tấm danh thiếp Moskva và một phần lịch sử của nó. Thế nhưng trong lòng tôi, khi bình tâm nhìn lại sức mạnh Nga ở khoa học kỹ thuật công nghệ hay đất nước và con người thì có vẻ như Neva và Volga trong bản tính Nga là kỳ vĩ hơn.

Volga là dòng sông Nữ hoàng, dòng sông Mẹ, dòng sông Chủ gia đình, dòng sông Người cần mẫn, dòng sông Huyết mạch của Tổ quốc Nga. Sông Volga là đường giao thông chính xuyên châu Âu nơi có trên 150.000 con suối và sông nhỏ nước Nga hòa dòng nước của mình vào đó, nơi có khoảng 40% dân số Cộng hòa Liên Bang Nga sinh sống trong lưu vực của dòng sông vĩ đại này. Sông Volga ví như sông Hồng của Việt Nam là dòng sông mẹ vĩ đại, nôi của người Việt cổ, nền văn minh sông Hồng, chốn tổ của nghề lúa.

Neva là dòng sông mẹ thứ hai của nước Nga ví như sông Mekong là dòng sông mẹ thứ hai của người Việt, dòng sông mở rộng hi vọng và tương lai của dân tộc Việt. Neva có thành phố Sankt Peterburg lịch sử, niềm tự hào thiêng liêng của tổ quốc Nga. Nơi đây là cửa ngõ hải quân Nga vươn ra các đại dương và thế giới . Sông Neva và sông Volga là những sông mẹ của nước Nga vĩ đại dường như rất giống sông Mekong và sông Hồng của Việt Nam. Đó là mạch sống và nôi sức mạnh tiềm tàng đất nước. Bài thơ nói về con sông Neva nơi Pie Đại đế lập nên thành phố Sankt-Peterburg cố đô Đế quốc Nga và là thành phố lớn thứ hai ở Nga ngày nay. Sankt-Peterburg nằm trên một loạt đảo nhỏ trong châu thổ sông Neva; con sông này thông với Vịnh Phần Lan, tạo vị thế hải cảng cho Sankt-Peterburg mở cửa nhìn ra biển lớn. Đó cũng là nơi danh tướng Aleksandr Nevsky anh hùng dân tộc của nước Nga, đứng đầu trong số 12 danh nhân vĩ đại nhất của nước này đánh bại quân Thụy Điển trên sông Neva.  Thành phố Sankt-Peterburg và dòng sông Neva sau này cũng là nơi chứng kiến những trận đánh đẫm máu và oanh liệt nhất của nước Nga trong cuộc đọ sức với nước Pháp thời Napoleon cũng như sau này là trận vây hãm kéo dài 872 ngày của phát xít Đức đối với Sankt Peterburg, lúc đó gọi là Petrograd và sau khi Lê Nin mất được gọi là Leningrad, gần đây đã trở lại tên gọi  Sankt – Peterburg. Gần một triệu người Nga trong thành phố đã bị chết vì bom đạn, đói khát và bệnh tật trong cuộc vây hãm.

Sau này, tôi may mắn được vài lần đến thăm Neva và Volga những dòng sông huyền thoại của nước Nga mến yêu trong hành trình nhìn ra thế giới. Tôi thật sự xúc động khi liên tưởng những nét tương đồng trong số phận của hai dân tộc và những người lính. Người Việt và người Nga đều không hiếu chiến. Số phận dân tộc buộc họ lựa chọn sinh tử giữa tổ quốc niềm tự hào dân tộc với quyền con người và lý tưởng tự do. Đó là sự sâu thẳm Chiến tranh và hòa bình của L. Tonstoi, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, Cự ngao đới sơn của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Con đường đau khổ của A. Tonstoi, Nguyễn Du và Truyện Kiều , Solokhop và Sông Đông êm đềm,   cùng biết bao những kiệt tác văn chương Nga Việt khác.

Nữ hoàng Nga Elizaveta Petrovna là người được nhân dân Nga và Tổng thống Putin rất mực ngưỡng mộ. Nữ hoàng Elizaveta Petrovna sinh ngày 29 tháng 12 năm 1709 mất ngày 5 tháng 1 năm 1762, đăng quang năm 1741 và qua đời năm 1762. Trong 20 năm bà cầm quyền lãnh thổ Nga rộng 16 triệu kilômét vuông. Bà là vị Nữ hoàng trí tuệ phi thường đã khuyến khích nhà khoa học M. V. Lomonosov thiết lập Trường Đại học Moskva và ra sắc lệnh thành lập Trường Đại học Quốc gia Moskva vào ngày 25 tháng 1 năm 1755, nay là trường đại học lớn nhất và lâu đời nhất ở Nga. Bà cũng là người có tầm nhìn và tài năng sử dụng hiền tài kiệt xuất, bà biết và khéo trọng dụng nhân tài I. I. Shuvalov để sáng lập Viện Hàn lâm Mỹ thuật của Đế quốc Nga ở kinh đô Sankt-Peterburg, trọng dụng kiến trúc sư lỗi lạc Bartolomeo Rastrelli xây dựng những công trình kiến trúc di sản thế giới như Cung điện Mùa Đông và Đại giáo đường Smolny tại Sankt-Peterburg. Trường Đại học Quốc gia Moskva được Nữ hoàng Elizaveta Đế quốc Nga ra sắc lệnh thành lập ngày 25 tháng 1 năm 1755, nay là trường đại học lớn nhất và lâu đời nhất ở Nga, vinh dự lớn cho bất cứ ai được học hoặc đã từng chiêm ngưỡng nơi ấy, biểu tượng tự hào khoa học kỹ thuật công nghệ và sức mạnh Nga. Nhà chọc trời Moskva: Tòa chính trường MGU mang tên Lomonosov với bảy tòa nhà chọc trời thời Stalin ra lệnh xây dựng trên nền cũ MGU đã làm thay đổi hoàn toàn diện mạo Moskva. Ngày nay, đó là một bộ phận không thể thiếu của kiến trúc thủ đô, là tấm danh thiếp Moskva và một phần lịch sử của nó, thế nhưng không hiểu sao trong tôi sông Volga, sông Neva, bản tính Nga vẫn kỳ vĩ hơn, lắng đọng sâu sắc hơn.

Nhân dân Nga có cuộc thăm dò ý kiến “Tên của nước Nga – Sự lựa chọn lịch sử năm 2008″ do kênh truyền hình Rossia cùng với Viện Lịch sử Nga thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga và Quỹ ý kiến xã hội tổ chức. Pie đại đế là nhân vật lịch sử vĩ đại nhất nước Nga đã được bình chọn, kế đến là Stalin, Le Nin và Nga hoàng Nikolai II với Nữ hoàng Nga Elizaveta Petrovna là người được là những nhà lãnh đạo kiệt xuất nhất lịch sử nước Nga. Tổng thống Nga Putin gần đây cũng được nhân dân Nga lựa chọn để tiếp tục chấn hưng đất nước Nga. Điều đó đã chứng tỏ những đánh giá của nhân dân Nga xuyên suốt một quá trình trải nghiệm lịch sử lâu dài.

Sông Neva và sông Volga thao thiết chảy gợi cho chúng ta một tầm nhìn tham chiếu.Từ Mekong nhớ Neva.Sông Neva cũng là nơi danh tướng Aleksandr Nevsky anh hùng dân tộc của nước Nga, đứng đầu trong số 12 danh nhân vĩ đại nhất của nước này  đánh bại quân Thụy Điển. Thành phố Sankt-Peterburg và dòng sông Neva sau này cũng là nơi chứng kiến những trận đánh đẫm máu và oanh liệt nhất của nước Nga trong cuộc đọ sức với nước Pháp thời Napoleon cũng như sau này là trận vây hãm kéo dài 872 ngày của phát xít Đức đối với Sankt Peterburg.Tôi đã đi qua miền đất này, đã thấu hiểu đêm trắng và bình minh phương Bắc. Nhìn sâu vào lịch sử, địa lý, giá trị văn hóa của mỗi vùng đất, chúng ta mới hiểu được con người. Mời bạn đọc Từ Mekong nhớ Neva; Đêm trắng và bình minh.

Neva, Sankt Peterburg, Pie Đại Đế là di sản huyền thoại, niềm tự hào của người Nga.

ĐẾN NEVA NHỚ PIE ĐẠI ĐẾ

Pie Đại Đế là người đã hiến trọn đời mình để sông Neva thành huyền thoại, Sankt-Peterburg trở thành cửa chính của nước Nga nhìn ra thế giới, nơi vùng đất bùn lầy, lạnh lẽo này của đêm trắng bình minh phương Bắc đã trở thành miền di sản.  Pie đại đế là nhân vật lịch sử vĩ đại nhất nước Nga, vượt cả Stalin và Lê Nin theo kết quả bình chọn của nhân dân Nga trong cuộc thăm dò ý kiến “Tên của nước Nga – Sự lựa chọn lịch sử năm 2008″ do kênh truyền hình Rossia cùng với Viện Lịch sử Nga thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga và Quỹ ý kiến xã hội tổ chức. Ông là kiến trúc sư của những thành tựu đặc biệt to lớn trong công cuộc hiện đại hóa đất nước, chuyển đổi mạnh mẽ một nước Nga lạc hậu, đi sau Tây Âu hàng trăm năm  vượt lên trở thành một trong năm đại đế quốc của châu Âu, chỉ  trong một thời gian ngắn. Pie đại đế có tố chất quân vương vừa cứng rắn vừa mềm dẽo: vừa nhiệt huyết kiên quyết, vừa bao dung mềm mỏng, vừa tàn nhẫn cứng rắn, vừa tình cảm ân nghĩa. Ông đã tạo nên bước ngoặt trong lịch sử nước Nga.

Pie Đại Đế là nhân vật lịch sử vĩ đại nhất nước Nga. Ông đã có những thành tựu đặc biệt to lớn trong công cuộc hiện đại hóa đất nước, chuyển đổi mạnh mẽ một nước Nga lạc hậu, đi sau Tây Âu hàng trăm năm  vượt lên trở thành một trong năm đại đế quốc của châu Âu, chỉ  trong một thời gian ngắn. Pie Đại Đế có tố chất quân vương vừa cứng rắn vừa mềm dẻo, vừa nhiệt huyết kiên quyết, vừa bao dung mềm mỏng, vừa tàn nhẫn cứng rắn, vừa tình cảm ân nghĩa. Ông đã tạo nên bước ngoặt  lịch sử nước Nga.

Pie đại đế sinh ngày 10 tháng 6 năm 1672 tại Moskva,  mất ngày  8 tháng 2 năm 1725 tại Sankt-Peterburg. Ông là Sa hoàng của nước Nga cũ và sau đó là Hoàng đế của Đế quốc Nga từ năm 1721, đồng cai trị với vua anh Ivan V, một người yếu ớt và dễ bệnh tật, trước năm 1696. Ông được tôn là Pyotr Đại Đế hay Pierre Đại Đế, Pie Đại Đế. Ông được xem là một trong những nhà cải cách kiệt xuất nhất trong lịch sử Nga.

Pie Đại Đế  đã tiến hành cuộc cải tổ lớn lao tại nước Nga Sa hoàng. Trong những năm 1697 – 1698 ông đi vòng quanh Tây Âu, học được những điều mới lạ ở đó và truyền vào Nga. Dưới triều ông, nước Nga có nền kinh tế phát triển và thành lập thể chế nghị viện. Trong việc xây dựng đất nước, Pie Đại Đế thường tham vấn những cố vấn tài ba người nước ngoài. Nhờ vậy, dưới triều đại không lâu dài của ông (1696 – 1725), nước Nga trở thành một đế quốc hùng cường trên thế giới thời đó, Hải quân Nga được thành lập. Người Nga đã có đủ sức giành chiến thắng trước hai cựu thù vào thời đó là đế quốc Ottoman và Thụy Điển,  tái chiếm các lãnh thổ đã mất và lấy đường thông ra biển. Năm 1703, ông hạ lệnh cho xây dựng thành phố Sankt-Peterburg. Chính tại đây, năm 1782 nước Nga đã hoàn thành việc xây cất tượng Pyotr I – tức tượng “Kị sĩ đồng”. Sankt – Peterburg trở thành một “thành Venezia của phương Bắc”, và trở thành kinh đô nước Nga vào năm 1712. Người Nga đã ca ngợi ông như một vị “Đại đế Ross toàn nước Nga”, hay “Cha của Tổ Quốc”.

Kết quả của cuộc thăm dò ý kiến nhân dân Nga “Tên của nước Nga – Sự lựa chọn lịch sử năm 2008″ do kênh truyền hình Rossia cùng với Viện Lịch sử Nga thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga và Quỹ ý kiến xã hội tổ chức. Kết quả đã bình chọn Pie Đại Đế là nhân vật lịch sử vĩ đại nhất nước Nga, kế đến là  Stalin, Le Nin, Nga hoàng Nikolai II và Nữ hoàng Elizaveta Petrovna được đánh giá là những nhà lãnh đạo kiệt xuất nhất lịch sử nước Nga. Điều đó  đã chứng tỏ những đánh giá của nhân dân Nga xuyên suốt một quá trình trải nghiệm lịch sử lâu dài.

Pie Đại Đế đã được sự  ngưỡng mộ đặc biệt của nhân dân Nga, sử gia và nhân dân  nhiều nước trên thế giới. Ông có công lớn  trong công cuộc xây dựng lực lượng hải quân, đội thương thuyền hàng hải và hiện đại hóa nước Nga, xây dựng Sankt-Peterburg, xây dựng hệ thống đường sá kênh đào vĩ đại, hoàn thiện cơ sở pháp luật, cải cách hành chính, lập nên Viện Hàn lâm Khoa học, thiết lập trường xóa mù chữ và dạy toán cấp cơ sở, trường kỹ thuật đào tạo thợ chuyên môn, xưởng in, nâng cao vai trò người phụ nữ,…

Pie Đại Đế là một vĩ nhân có tầm nhìn chiến lược sâu rộng, nhận thức đúng đắn và quyết tâm sắt đá cao độ để đi đến đích. Ông nung nấu hoài bão hiện đại hóa nước Nga nằm kề bên Tây Âu lúc ấy đã tiến bộ khá xa. Vua Pie Đại Đế đã  tự mình đóng một chiếc tàu và học cách điều khiển nó, tổ chức riêng cho mình một đội quân và tập trận thường xuyên để cuối cùng chuyển thành đội quân tinh nhuệ hơn hẳn lực lượng nòng cốt của triều đình. Ông tổ chức một phái bộ sứ thần đi Tây Âu để học hỏi và tuyển chọn nhân tài về giúp cho triều đình của mình. Ông vào vai thợ mộc học nghề ở Hà Lan để tự tay đóng một tàu chiến bắt đầu từ những súc gỗ thô sơ cho đến khi hạ thủy. Vua Pie đại đế sớm nhận ra nước Nga bao la không có hải quân mạnh, chỉ có đội thuyền đi đường sông, chỉ có một cảng biển thông ra thế giới trong sáu tháng mỗi năm; Vua Pie đại đế nhận thức được công dụng diệu kỳ của thuyền buồm có thể đi ngược gió, điều mà các loại thuyền bè của Nga hồi ấy không làm được. Ông đã quyết tâm xây dựng hải quân Nga và tạo dựng cảng biển từ tầm nhìn chiến lược sâu rộng đó.

Pie Đại đế là người quyết đoán và quyết tâm rất cao. Ông đã xây dựng thành phố Sankt-Peterburg bề thế từ bãi đầm lầy ngay cả trong những năm tháng chiến tranh, ngay cả khi vùng đất mới chiếm được từ Thụy Điển, chưa có hòa ước để hợp thức hóa là thuộc Nga vĩnh viễn. Ông ra lệnh tịch thu chuông nhà thờ để đúc đại bác phục vụ công cuộc chống ngoại xâm bất chấp giáo hội đầy quyền uy phản đối. Ông đòi hỏi các tầng lớp tăng lữ, quý tộc và thương nhân góp chi phí vào việc xây dựng hải quân, nếu ai không làm sẽ bị tịch thu gia sản, ai kêu nài sẽ phải đóng góp thêm. Ông ra lệnh đàn ông Nga phải cắt râu cho gọn và tất cả người Nga phải chuyển trang phục truyền thống sang kiểu gọn nhẹ , mục đích để dân Nga tăng năng suất làm việc. Ông thể hiện quyết tâm sắt đá giành đường giao thông hàng hải và căn cứ hải quân Nga bằng việc tranh đoạt Sankt-Peterburg thể hiện qua chính sách là có thể nhượng bộ Thụy Điển bất cứ điều gì, ngoại trừ trả lại Sankt-Peterburg. Quyết tâm này được lưu truyền mãi về sau, với kết quả là Sankt-Peterburg vẫn đứng vững trước các cuộc tấn công của vua Karl XII của Thụy Điển, cũng như của Hoàng đế Napoléon I của Pháp và Adolf Hitler của Đức Quốc xã sau này.

Pie Đại đế xác lập được quyền uy tuyệt đối vì rất biết trọng dụng nhân tài, cho dù họ là người Nga hoặc người nước ngoài. Ông ban hành luật theo ý muốn, ngay cả quyền xử tử hình bất cứ ai đi ngược lại ý ông. Trong một thể chế quân chủ lập hiến và một bối cảnh xã hội nước Nga trì trệ  thì chế độ độc đoán, hà khắc, đôi lúc tàn bạo của ông, có ý nghĩa cải tổ, tuy có làm mất đi một số giá trị truyền thống của xã hội Nga. Những tầng lớp thấp trong xã hội Nga, đặc biệt là nông dân, ít được hưởng lợi trực tiếp từ thành quả của ông, trái lại, họ còn khổ sở hơn vì phải trực tiếp hoặc gián tiếp chịu gánh nặng để xây dựng căn cứ hải quân, xây thành phố Sankt-Peterburg, chi phí cho cuộc chiến với Thụy Điển. Sự biện luận là khi nước Nga hùng cường thì đời sống nông dân Nga cũng được nâng cao hơn.

Pie Đại đế rất sâu sát thực tiễn và hiếu học. Ông đi viếng thăm đủ mọi nơi: nhà máy chế biến, xưởng cưa, nhà máy in, xưởng xe sợi, nhà máy giấy, xưởng cơ khí, viện bảo tàng, vườn thực vật, phòng thí nghiệm,… Ông đến thăm và hỏi han các kiến trúc sư, nhà điêu khắc, kỹ sư, nhà thiên nhiên học, người phát minh kính hiển vi, giáo sư giải phẫu học,… Ông học hỏi từ người hành nghề tầm thường nhất để biết cách vá quần áo của mình, đóng một đôi dép cho riêng mình, và còn tập tháo ráp đồng hồ. Ông luôn phân tích tại sao dân Nga quá nghèo và dân Tây Âu quá giàu khi thơ thẩn đi xem phố xá, chợ búa nước ngoại cho đến lúc nghiêm túc gặp các nhà khoa học, các nơi làm việc. Với một sự hiếu học hiếm thấy và sự tự do phóng khoáng trong suy nghĩ mà du học sinh Pyotr Mikhailov đã hiểu rất sâu về thực tiễn thuộc nhiều lĩnh vực :ngoại thương, cảng biển, đội thương thuyền,  tôn giáo…. để đúc kết thành chiến lược đồng bộ, tổng thể phát triển nước Nga.

Stalin rất ngưỡng mộ Pie Đại Đế. Trong “Điếu Ngư Đài quốc sự phong vân” những bí mật của nền ngoại giao Trung Quốc, do Lý Kiện biên soạn, Nhà Xuất bản Văn nghệ Thái bạch (Trung Quốc) ấn hành, NXB Văn hóa Thông tin năm 2003, có kể lại câu chuyện lịch sử: Đêm trước của cuộc nội chiến Quốc Cộng kéo dài hơn hai mươi năm, Tưởng Giới Thạch từng giữ mối quan hệ ngoại giao chính thức với Stalin đã dự cảm thầy Đảng Cộng sản Trung Quốc do Mao Trạch Đông đứng đầu sẽ trở thành đối thủ khó có thể chiến thắng được. Mẫn cảm và đa mưu, Tưởng Giới Thạch gọi con là Tưởng Kinh Quốc tới giao nhiệm vụ thay mặt ông giao hảo với Stalin (tương tự như quan hệ Trung Mỹ từ lâu ông đã giao độc quyền cho vợ ông là Tống Mỹ Linh). Tưởng Giới Thạch nói với Tưởng Kinh Quốc: ” Cha muốn mời Liên Xô đứng ra thử dàn xếp hộ quan hệ giữa cha và Mao Trạch Đông. Chỉ cần Trung Cộng hạ vũ khí, thống nhất mệnh lệnh hành chính, chúng ta và Mao Trạch Đông vẫn có thể là cộng sự được! Mao Trạch Đông không nghe cha, nhưng có thể lời nói của Stalin và người Liên Xô đối với họ ít nhiều cũng có tác dụng”. Cuối năm 1945, Tưởng Kinh Quốc sang Liên Xô gặp Stalin trong phòng làm việc ở điện Kremlin. Tất cả vẫn như cũ, duy chỉ có một điều hơi khác lần trước Tưởng Kinh Quốc diện kiến Stalin năm 1931 là “Ngày trước ở sau lưng bàn sách của Stalin treo một bức tranh sơn dầu Lê Nin đứng trên xe tăng kêu gọi nhân dân lao động” Bây giờ thì đổi là bức ảnh Pie Đại Đế. Lúc đầu Tưởng Kinh Quốc không hiểu, qua gợi mở của người thư ký Stalin, mới như bừng ra điều đại ngộ. Thì ra ”giờ khác, trước khác” thời thế đã biến đổi. Quả như dự liệu, Stalin muốn đứng trung lập giữa Tưởng và Mao để “tọa sơn quan hổ đấu”. Tưởng Giới Thạch sau lần đi đó của Tưởng Kinh Quốc đã tinh ý nhận biết sự chuyển hóa của đại cục, Tưởng chọn chiến lược ngã hẳn về Mỹ nên dù thua, vẫn neo được Đài Loan cho mãi đến tận ngày nay.

Pie Đại Đế, đến nay sau ba thế kỷ khi ông qua đời (1725-2015) , vẫn sừng sững  là một biểu tượng nhân vật lịch sử vĩ đại nhất nước Nga. Ông được những nhà khoa học, văn nghệ sĩ kiệt xuất và quảng đại quần chúng nhân dân tôn kính, ngưỡng mộ và ca ngợi nồng nàn. Pie Đại Đế cùng nữ hoàng Ekaterina II là hai người được Tổng thống Nga Vladimir Vladimirovich Putin đề cao nhất trong lịch sử nước Nga. Tài liệu về Pie đại đế được Wikipedia Tiếng Việt đúc kết  và Tình yêu cuộc sống thu thập giới thiệu trên trang Chào ngày mới 27 tháng 5. Đây là ngày mà năm 1703, Pie đại đế khởi công xây dựng thành phố Sankt-Peterburg trên vùng đất bùn lầy, lạnh lẽo, sau này thành di sản văn hóa thế giới.

Pie Đại đế nhân vật lịch sử vĩ đại nhất nước Nga.

Sankt-Peterburg là thủ đô phương Bắc thành phố lớn thứ hai nước Nga, đã được UNESCO công nhận là thành phố du lịch hấp dẫn thứ 8 của thế giới. Pie Đại đế nhân vật lịch sử vĩ đại nhất nước Nga sau khi đi học nước ngoài chợt bừng tỉnh ngộ khi hiểu ra vì sao nước Anh nhỏ bé lại làm bá chủ thế giới thời đó, chính vì nước Anh có đội thương thuyền hùng mạnh đi khắp toàn cầu, trong khi nước Nga mênh mông lại quẩn quanh nội địa, tự bằng lòng với giấc mơ con mà không thể có được vị thế như vậy. Pie Đại Đế dốc sức cho Sankt-Peterburg  cửa chính nhìn ra thế giới, xây dựng một thành phố hải cảng hùng mạnh cho hải quân Nga. Ông đã dành trọn đời cho Sankt-Peterburg để biến giấc mơ Nga thành hiện thực, thành đại nghiệp lớn nhất đời ông.

Tôi đến thăm Sankt-Peterburg trong một chuyến đi ngắn ngày, ngắm nhìn tượng đài Pie Đại Đế và dòng sông Nê va cuộn chảy. Biết bao du khách say mê ngắm nhìn nét đẹp kiều diễm của thành phố Hoa hậu Thế giới; Thật ngưỡng mộ tầm nhìn của nhà chiến lược thiên tài đã chấn hưng dân tộc Nga. Đúng là niềm tự hào trân trọng của nước Nga. Tôi đã trãi lòng mình trong bài viết Đêm trắng và bình minh; Từ Mekong nhớ Neva; Pie Đại đế nhân vật lịch sử vĩ đại nhất nước Nga. Sankt-Peterburg còn gọi là “Thành phố Thánh Phêrô”, là một thành phố liên bang của Nga, thành phố lớn thứ nhì ở Nga và cũng là cố đô của Đế quốc Nga. Đối với người Việt vào đầu thế kỷ 20 thì Sankt-Peterburg được phiên âm là Thành Bỉ Đắc như trong bài “Á Tế Á ca” của Phan Bội Châu.  Sankt-Peterburg nằm trên một loạt đảo nhỏ trong châu thổ sông Neva; con sông này thông với Vịnh Phần Lan, tạo vị thế hải cảng cho Sankt-Peterburg.

Sankt-Peterburg có diện tích tự nhiên hơn 670 km², nếu tính cả vùng phụ cận khoảng 1.439 km², dân số khoảng  4,7 – 6,0 triệu người. Địa danh Sankt-Peterburg đã đổi tên nhiều lần, nguyên thủy là Sankt-Peterburg; khi Chiến tranh thế giới lần thứ nhất  nổ ra vào năm 1914 và Nga bị Đế quốc Đức xâm lăng thì thành phố cải danh là Petrograd để tránh nguyên danh gốc tiếng Đức; trong khoảng thời gian từ năm 1924 đến 1991 dưới chính thể Liên Xô thành phố mang tên Leningrad để tưởng niệm Vladimir Ilyich Lenin,  cố lãnh tụ Liên Xô  Sau khi Liên Xô sụp đổ, với cuộc trưng cầu dân ý năm 1991, địa danh ban đầu Sankt-Peterburg đã được dùng lại. Sa hoàng Nga trong tất cả các triều đại Romanov đều mong muốn tạo đường thủy liên kết với Biển Baltic nhưng trên 100 năm từ cuối thế kỷ 15 đến cuối thế kỷ 16 đều không thể đạt được mục tiêu mong muốn này. Người Nga cho đến thời Pie Đại Đế mới tới được biển Baltic nhờ chiến tranh phương Bắc (1701-1721), chống lại Thụy Điển suốt 20 năm và nhờ chiến thắng trong trận Poltava vào năm 1710, cũng như những thỏa ước hòa bình có lợi cho cả  Nga và Thụy Điển tại Nystad mà Sa hoàng Pie Đại Đế mới đã có thể khai thác được các miền ven biển Baltic.

Bài học lớn từ Pie Đại Đế có quan hệ nhiều đến Karl XIV Johan là vua Thụy Điển và Na Uy sau này ( Karl XIV Johan có tên khai sinh là Jean-Baptiste Bernadotte, về sau lấy tên là Jean-Baptiste Jules Bernadotte sinh ngày 26 tháng 1 năm 1763, mất ngày 8 tháng 3 năm 1844 với tiếng Na Uy là Karl III Johan từ năm 1818 đến khi lúc băng hà. Bernadotte đã có một sự nghiệp phụng sự lâu dài trong quân đội Pháp và đã được Napoléon I phong cho tước thống chế Pháp. Ông trở thành Thái tử nhiếp chính đầu tiên, kế vị ngai vàng của vua Thụy Điển năm 1810. Câu chuyện tự cường của  Pie Đại Đế quan hệ nhiều đến sự lựa chọn quyết sách của Bernadotte tách ra khỏi những tranh chấp của các con hổ lớn châu Âu và tìm đường riêng chấn hưng đất nước. Nhưng đó là câu chuyện khác mà tôi sẽ kể sau.

Pie Đại Đế giấc mơ lớn nhất là xây dựng một thành phố thật qui củ để qua đó chứng tỏ sự hùng hậu của nước Nga. Dự án của công trình này được bắt đầu ngay từ năm 1703 trên Hòn đảo con thỏ giành được từ tay người Thụy Điển (người Viking). Công trình được xây dựng đầu tiên trên đảo là pháo đài Sankt Piterburh, ngày nay gọi là Pháo đài Petro-Pavlov, thực hiện theo lệnh của Pie Đại Đế ngày 16 tháng 5 năm 1703 được chính thức chọn làm “ngày khai sinh” của thành phố. Trên phiến đá kỉ niệm dịp này người ta đã khắc dòng chữ: “Ngày 16 tháng 5 năm 1703, thành phố Sankt-Peterburg đã được Sa hoàng và Hoàng tử Aleksei Petrovich xếp đặt”.

Triều đại Sa hoàng cuối cùng, Nikolai II sa lầy và kiệt sức trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Đây là cuộc chiến diễn ra giữa phe Hiệp Ước (chủ yếu là Anh, Pháp, Nga, và sau đó là Hoa Kỳ, Brasil) và phe Liên Minh (chủ yếu là Đức, Áo-Hung và Bulgaria) từ tháng 8 năm 1914 đến tháng 11 năm 1918, có quy mô lớn nhất trong lịch sử nhân loại; về quy mô và sự khốc liệt, nó chỉ đứng sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Tất cả những Đế quốc tham chiến đều sụp đổ trong cuộc chiến này. Nó đã tạo điều kiện cho đảng Bolshevik lên nắm quyền tại nước Nga, và mở đường cho Adolf Hitler lên cầm quyền tại Đức.

Ở Sankt Peterburg trước Cung điện Mùa đông ngày chủ nhật 22/1/1905, quân đội đã nã súng vào đoàn người biểu tình làm thiệt mạng khoảng 1000 người trong đó có cả phụ nữ và trẻ em đã chết. Sự kiện Ngày Chủ nhật đẫm máu đã bị nhân dân toàn thế giới lên án. Các cuộc nổi dậy của nông dân, bãi công, biểu tình, ám sát và binh biến diễn ra liên tiếp, cho đến khi Sa hoàng Nikolai miễn cưỡng chấp nhận yêu sách của những người phản đối. Tháng 10 năm 1905, Sa hoàng Nikolai đã ký một văn kiện hứa đảm bảo quyền tự do ngôn luận và thành lập viện Duma một hạ viện thông qua bầu cử. Tình hình vẫn không giảm sau năm 1916, giá thức ăn tăng gấp 4 lần. Đoàn người chờ bánh mì trước Cung điện Mùa đông bắt đầu gây náo loạn. Trong khi đó, quân lính không theo lệnh vua, đứng ra lãnh đạo đoàn người biểu tình. Dân chúng luôn yêu cầu Sa hoàng phải thoái vị. Sau sự kiện Ngày Chủ nhật đẫm máu, không một quốc gia châu Âu nào đồng ý tiếp nhận vị Sa hoàng bị trục xuất này.

Đến năm 1917 nước Nga đã bị kiệt sức bởi chiến tranh và nhân dân đã quá căm giận nhà cầm quyền. Những người cộng sản Bolshevik Nga nêu cao khẩu hiệu “Biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng”. Đến tháng 3 năm 1917, Cách mạng tháng 2 đã nổ ra, Sa hoàng thoái vị, Chính phủ lâm thời thành lập do Kerensky đứng đầu. Những người Bolshevik do Vladimir Ilyich Lenin và Lev Trotsky đứng đầu  tiếp tục đấu tranh, tổ chức các cuộc nổi dậy lan rộng khắp đất nước. Đến ngày 7/11/1917, Cách mạng tháng Mười Nga thành công, lật đổ Chính phủ Lâm thời và lập ra nhà nước công nông đầu tiên.

Sankt-Peterburg sau năm 2014 đã cải danh là Petrograd để tránh nguyên danh gốc tiếng Đức đến năm 2014 Vladimir Ilyich Lenin mất, thành phố được đặt là Leningrad để tưởng nhớ người anh hùng. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc chiến thảm khốc nhất của lịch sử nhân loại, bắt đầu từ năm 1937 và chấm dứt vào năm 1945 giữa các lực lượng Đồng Minh và phe Trục theo chủ nghĩa phát xít, thì Sankt-Peterburg là một trong những nơi ác liệt nhất toàn cầu. Tháng 9 năm 1941, quân Đức bao vây Leningrad, cuộc vây hãm kéo dài 872 ngày, gần một triệu người đã chết vì bom đạn, đói khát và bệnh tật. Thành phố phương bắc giá lạnh bị vây hãm không có chất đốt để sưởi ấm và nước để uống, thức ăn không đủ. Trong tình trạng thiếu thốn đó, thịt của động vật nuôi, chuột và chim được sử dụng để nuôi con người. Chỉ tính riêng trong tháng Giêng và tháng Hai lạnh giá, đã có tới 200 nghìn người bị chết. Cuối cùng, cuộc phong toả chấm dứt vào ngày 27/1/1944. Khi quân Đức tiến vào thành phố, gần ba triệu người đã bị bắt, tuy vậy nhiều người đã vượt ra ngoài.

Tên thành phố Sankt Peterburg được đổi lại tên ban đầu sau khi Liên Xô tan rã thành 15 nước khác nhau. Trong chính thể nước Nga, nền kinh tế Sankt Peterburg được hồi phục, Tự do ngôn luận đã tạo một môi trường sôi động cho đời sống xã hội. Các hoạt động tôn giáo và nghệ thuật được phát triển. Du lịch trở thành nền kinh tế chính của thành phố. Các điểm đến du lịch hấp dẫn như Cung điện mùa đông, Cung điện mùa hè…đẹp tuyệt vời sáng chói giữa phương Bắc lạnh giá của nước Nga .

Thành phố Saint Petersburg nằm trên vùng đất thấp taiga dọc theo bờ biển của vịnh Neva thuộc Vịnh Phần Lan, và các đảo của đồng bằng châu thổ. Nơi cao nhất từ mực nước biển đến điểm cao nhất là 175,9 mét tại đồi Orekhovaya thuộc Duderhof Heights ở phía nam. Nơi thấp nhất là phần đất ở phía tây của Liteyny Prospekt không cao hơn 4 mét so với mực nước biển, và thường xuyên bị ngập. Ngập lụt ở Saint Petersburg chủ yếu từ sóng dài của biển Baltic, do chịu sự ảnh hưởng của các điều kiện khí tượng, gió và độ nông của vịnh Neva.  Đập Saint Petersburg đã được xây để ngăn lụt. Đảo Vasilyevsky là đảo lớn nhất cùng nhiều đảo khác nay hầu hết được chuyển thành các công viên và khu nghỉ dưỡng.  Từ thế kỷ 18 địa hình của thành phố được nâng lên do các yếu tố nhân tạo, ở những nơi có độ cao trên 4 mét, làm sáp nhập một số đảo, và thay đổi chế độ thủy văn của thành phố. Bên cạnh sông Neva và các phụ lưu của nó, các sông quan trọng khác gồm Sestra, Okhta và Izhora. Hồ lớn nhất là Sestroretsky Razliv nằm ở phía bắc, theo sau là Lakhtinsky Razliv, Suzdal và các hồ nhỏ khác.

Saint Petersburg thuộc nhóm khí hậu lục địa ẩm, thành phố có khí hậu ấm ẩm, mùa hè ngắn, mùa đông ẩm ướt, kéo dài. Nhiệt độ trung bình ấm nhất là vào tháng 7 khoảng 23 °C. Nhiệt độ trung bình năm là 5,8 °C. Nhiệt độ thấp nhất vào mùa đông là −35,9 °C được ghi nhận vào năm 1883. Sông Neva chảy qua thành phố thường bị đóng băng vào tháng 11-12 và tan băng vào tháng 4. Từ tháng 12 đến tháng 3, trung bình có 118 ngày bị phủ tuyết, với bề dày trung bình khoảng 19 cm vào tháng 2. Thời gian không đóng băng trong thành phố kéo dài trung bình 135 ngày. Trung tâm thành phố hơi ấm hơn vùng ngoại ô. Các điều kiện khí hậu khá thay đổi trong cả năm. Lượng mưa trung bình năm là 660 mm, cao nhất vào cuối hè và thay đổi tùy nơi trong thành phố. Độ ẩm không khí trung bình 78% và mỗi năm có khoảng 165 ngày nhiều mây.

Độ dài ngày ở Saint  Petersburg thay đổi theo mùa, do thành phố nằm ở 60°vĩ độ Bắc. Từ giữa tháng 5 đến giữa tháng 7, hoàng hôn có thể kéo dài cả đêm nên được gọi là “đêm trắng”. Mời bạn đọc câu chuyện thú vị này trong bài Đêm trắng và bình minh.

TỪ MÊ KÔNG NHỚ NÊ VA

Tôi thích Việt hóa từ ngữ Mê Kông và Nê Va bằng chữ Việt tiếng Việt kể chuyện cho bé, Giảng dạy và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới trong nông nghiệp về lúa, sắn, rau, hoa, quả tại nơi hợp lưu Đông Dương, tôi nói với Hoàng Long, Nguyễn Văn Phu với các bạn trẻ cùng chung sức Việt Nam con đường xanh: Đây là vùng di sản, dấu chân Phật Đông Dương, hợp lưu sông Mê Công, nơi kết nối hiệu quả Việt Nam, Lào, Cămpuchia, Thái Lan và Biển Đông. Vị trí địa lý sông Mê Kông với Việt Nam Căm pu chia và Lào và vị thế của con sông này vùng đất này cực kỳ quan trọng như Nê Va đối với Nước Nga.

Sông Srepok vùng ngã ba Đông Dương là hợp lưu quan trọng nhất của sông Mekong. Sông Srepok phần Việt Nam là phụ lưu đặc biệt quan trọng của sông Mekong. Đây là ngã ba Đông Dương, hợp lưu lớn nhất của sông Mekong. Sông Srepok với các dòng sông ngắn, dốc, hung dữ, hoang sơ chảy ngược về Mekong mà không phải chảy xuôi về Biển Đông như các sông Việt khác. “Ai nắm được nóc nhà Tây Nguyên và chế ngự được vùng hợp lưu này là quản lý được Đông Dương”. Những chuyên gia quân sự và sử học đã từng nhận định vậy, Tính từ chỗ hợp lưu của sông Krông Ana (sông Mẹ) và sông Krông Nô (sông Bố) tới cửa sông Srepok dài 406 km, trong đó đoạn chảy qua Campuchia dài khoảng 281 km, đoạn chảy trong lãnh thổ Việt Nam dài khoảng 126 km.

Thuyền độc mộc là phương tiện vượt thác hiệu quả thuở hoang sơ của vùng đất nước dữ dội và hiền hòa này.

NGỌC PHƯƠNG NAM
Hoàng Kim

Thuyền độc mộc
‘Quên tên cây
làm thuyền
Tận cùng nỗi cô đơn
độc mộc!

Khoét hết ruột
Chỉ để một lần ngược thác
bất chấp đời
lênh đênh…” (1)

Ngọc phương Nam
“Hứng mật đời
thành thơ
Việc nghìn năm hữu lý
Trạng Trình

Đến Trúc Lâm
Đạt năm việc lớn Hoàng Thành
Đất trời xanh
Yên Tử …” (2)

Ngọc phương Nam Hoàng Kim (2) họa đối Thuyền độc mộc Trịnh Tuyên (1) nơi hợp lưu Đông Dương huyền thoại

Tôi đã rất nhiều lần qua lại vùng này. Thuở chiến tranh chống Mỹ, tại Tây Nguyên, đơn vị tôi chốt ở vùng ngã ba biên giới Việt – Lào- Cămpuchia, bên dòng sông Srepok (hay Sêrêpôk, Srêpôk, mà tiếng Campuchia gọi là Tongle Xrepok). Srepok tại ngã ba Đông Dương là điểm hợp lưu quan trọng nhất, trong khi Phnôm Pênh lại chính là điểm phân lưu quan trọng nhất của sông Mekong. Tôi đã có bài thơ Câu cá bên dòng Sêrêpôk, sau này tôi cảm khái đến nao lòng khi đọc bài viết “Dòng sông Sê San ơi !” của thượng tòa Thích Giác Tâm, Chùa Bửu Minh Biển Hồ, và tôi đã lần về tìm thăm thiền sư trên núi cao, và lâu lâu tôi lại đọc lạiVề nơi tịch lặng; Đến chốn thung dung“.

Con trai tôi, Hoàng Long hình ảnh mùa hè xanh Lào thật vô tư cùng bạn hữu. Tôi lưu lại một số hình ảnh ở Champasac, là một tỉnh ở phía tây nam Lào, kề biên giới với Thái LanCampuchia. Đây là một trong ba lãnh địa nằm trên đất Lào, thuộc vương quốc Lan Xang. Theo cuộc tổng điều tra dân số năm 2015, đô thị này có dân số 694.023 người. Tên tỉnh lấy từ tên Vương quốc Champasak với thủ phủ cũ là thị trấn Champasak. Tỉnh lị là Pakse. Nhiều câu chuyện về đất về người vùng hợp lưu Đông Dương chưa kịp ghi lại.

Lúa sắn Cămpuchia và Lào, tôi đã gắn bó niều với các bạn tôi ở bên ấy. Chúng ta có thể dạy và học gì với nông dân? Tôi lưu lại đây một điểm nhấn hợp tác lúa sắn với nông nghiệp Căm pu chia và Lào để có dịp quay lại viết sâu hơn, kể câu chuyện tiếp nối các câu chuyện Hợp tác Bảo tồn và Phát triển. .

Trở lại câu chuyện Câu cá bên dòng Sêrêpôk lúc câu cá, tôi nghĩ nhiều về bức tranh sơn dầu nổi tiếng “Những người kéo thuyền trên sông Volga” của Repin và bài thơ Chèo thuyền trên sông Volga của Hoàng Bình. Tôi cảm nhận thật rõ ràng những suy tư của người lính chiến trước dòng sông Neva, Volga đối sánh với dòng sông Mekong, sông Hồng huyền thoại nước Việt mến yêu của Tổ Quốc tôi. Đất nước chúng ta cần lắm những tác phẩm sử thi kiểu :Sông Đông êm đềm” cho nhân dân đất nước mình và bạn hữu Lào Cămpuchia cùng đọc.

Những người kéo thuyền trên sông Volga”, kiệt tác hội họa của Rapin với bài thơ Chèo thuyền trên sông Neva của tiến sĩ sử học Hoàng Bình giúp chúng ta liên tưởng về sông Volga và sông Neva trong sự so sánh với sông Hồng và sông Mekong. Chèo thuyền trên sông Neva là chèo thuyền trên dòng sông huyền thoại. Volga và Neva là hai điểm tựa lịch sử của nước Nga mênh mông. Hoàng Bình là nhà sử học và nhiều năm du học Nga nên có sự nhìn nhận sâu sắc và cất lên tứ thơ. Tôi mong muốn tìm lại bản gốc bài thơ Chèo thuyền trên sông volga và bổ sung hoàn thiện bài viết này.

TỪ MEKONG NHỚ NÊ VA

Tắm tiên ở Chư Jang Sin tôi may mắn được tắm mình trong mạch nước thiêng ban mai đầu nguồn của một sông lớn và vùng núi hùng vĩ Tây Nguyên, trước đó đã qua trãi nghiệm gian khổ của cuộc chiến tranh thống nhất đất nước, sau này lại được làm nhà nông học đi nhiều nơi ở Tây Nguyên từ núi Ngọc Linh hùng vĩ và sông mẹ SeSan của Bắc Tây Nguyên đến núi Chư Jang Sin cao vọi và sông mẹ Đồng Nai của Nam Tây Nguyên, được nhiều lần sang Căm pu chia, Lào dọc sông Mekong, giúp bạn canh tác sắn lúa. Tôi càng trãi nghiệm và liên tưởng thấm thía sâu sắc về những dòng sông.

Nhớ Neva, nhớ những năm tháng ở Tiệp, Nga, Bỉ, Ý, Anh , Pháp … tôi càng nhận thức sâu sắc thêm “đêm trắng và bình minh“: Đi đâu cũng không bằng Tổ quốc mình. Nói gì, làm gì cũng không bằng dạy, học và làm cho đồng bào đất nước mình. Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương. Mục đích sau cùng của dạy và học là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và làm được việc. Dạy và học thực tiễn trên chính Tổ quốc mình. Việt Nam quê hương tôi! Đó là đất nước của biết bao nhiêu thế hệ xả thân vì nước để quyết giành cho được độc lập, thống nhất, tự do và toàn vẹn lãnh thổ. “Nếu chỉ để lại lời nói suông cho đời sau sao bằng đem thân đảm nhận trọng trách cho thiên hạ trước đã”. Làm nhà khoa học xanh hướng đến bát cơm ngon của người dân nghèo, đó là điều tôi tâm đắc nhất !

Sông Srepok phần Việt Nam đoạn chảy trên địa phận Đăk Lăk còn được gọi là sông Đăk Krông là dòng sông lớn nhất trong hệ thống sông ngòi ở Đắk Lắk. Sông Srepok được hợp thành từ hai dòng sông Krông Ana và Krông Nô có nhiều thác ghềnh hùng vĩ như thác Trinh Nữ, thác Đray Sáp, thác Đray Nu, thác Đray H’linh, thác Gia Long, thác Bảy Nhánh. Hiện tại dọc theo dòng sông này đã có rất nhiều các công trình thủy điện mọc lên như thủy điện Krông Bông, Krông Ana, Đray H’linh 1, Đray H’linh 2 (Cư Jút), Buôn Tou Srah (Lăk), Srepôk 3 (Buôn Đôn)…

Sông Srepok chảy sang Campuchia được bổ sung thêm nguồn chảy dồi dào từ dòng sông Ea H’leo, sông Sesan và sông Sekong. Hai sông này cũng có nguồn trên lãnh thổ Việt Nam. Sông Srepok nhập vào sông Mekong sát Stung Treng, tỉnh Stung Treng, Campuchia. Nơi đây, những năm gần đây vừa phát hiện được phần mộ của Trung tướng Nguyễn Bình, tại xã Srê-pốc, huyện Xê-san.  Sông Srepok hợp lưu quan trọng nhất của con sông Mekong tại ngã ba Đông Dương và phân lưu quan trọng nhất của sông Mekong tại Phnôm Pênh.

Đến Srepok, tôi đã may mắn được gặp nhiều già làng người dân tộc bản địa và người Kinh, được sống và làm việc với Một thế hệ Tây Nguyên mới, gồm nhiều bạn bè, người dân của các vùng miền Việt Nam về Tây Nguyên lập nghiệp. Họ cùng chung lưng đấu cật với dân bản địa hình thành nên một Tây Nguyên mới. Một số già làng bản địa mà tôi từng biết như anh hùng Đinh Núp người dân tộc Ba Na làng Stơr, xã Tơ Tung, huyện KBang, tỉnh Gia Lai, là nhân vật chính, nguyên mẫu trong bộ tiểu thuyết Đất nước đứng lên của nhà văn Nguyên Ngọc. Nhà giáo nhân dân, bác sĩ Y Ngông Niê Kdăm, Hiệu trưởng trường  Đại học Tây Nguyên nhiệm kỳ 1987 -1993 người dân tộc Ê Đê, sinh tại buôn Ea Sup, xã Kma Rang Prong, nay thuộc thị trấn Ea Pôk, huyện Cư M’gar, tại Đắk Lắk. Các già làng người Kinh như PGS. TS. Phan Quốc Sủng- Nhà khoa học chiến thắng bệnh tật, Hiệu trưởng Trường  Đại học Tây Nguyên (1993-1997), nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu cà phê Eakmat (nay là Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên) trong nhiều năm. Cụ Đỗ Hữu Bá (bí danh Đỗ Văn Trị) Tỉnh ủy viên Đắk Lắk, Trưởng ban Dân tộc và Định canh Định cư tỉnh, đảng viên huy hiệu 60 năm tuổi đảng, là người Phú Yên, nay ở thành phố Buôn Ma Thuột, cụ đã từng ở Nga và là một pho địa lý, lịch sử về Tây Nguyên …

Từ Mekong nhớ Neva

Quảng Bình đất và người
THƠ VĂN THẦY HỒ NGỌC DIỆP
Hoàng Kim


Đọc trang văn hóa Bạc Liêu
Thơ thầy giáo cũ thương yêu gọi về
Thầy ơi nắng sớm mưa che
Lời thương thầm lắng, mải mê kiếm tìm.

Nhớ thầy đáy biển tìm kim
Chim sa núi Bắc, thầy tìm non Nam
Tìm Người ở giữa Trường Sơn” (1)
Dáng ai bóng núi xanh hơn sắc rừng

Tháng năm lắng đọng yêu thương
Người Thầy chiến sĩ” (2) lặng thầm yêu thương
Trần Thị Lý với Nguyễn Chơn” (3)
Bác Hồ huệ trắng thơm hương” (4) lòng người

xem tiếp Ngày mới lời yêu thương; Quảng Bình đất và người https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tho-van-thay-ho-ngoc-diep/

THƠ VĂN THẦY HỒ NGỌC DIỆP
Hoàng Kim


Học văn để làm gì? Để giữ ngọc di sản. Quảng Bình đất và người thẳm thẳm nhớ trong tôi với nhiều chuyện quý.

Thuở nhỏ học văn, tôi ấn tượng nhất là tích cổ cha mẹ kể về Lục Vân Tiên tại Nguồn Son nối Phong Nha (1) và Cao Biền trong sử Việt (2). Cha mẹ tôi mất sớm, những thầy văn đầu đời của tôi là Hoàng Ngọc Dộ khát vọng (3), “Hoàng Trung Trực đời lính” (4), thầy Nguyễn Khoa Tịnh “Em ơi can đảm lên” (5), thầy Trần Đình Côn Bài ca Trường Quảng Trạch (6), thầy Phạm Ngọc Căng (7) người Thanh Hóa, phó Hiệu trưởng đầu tiên của Trường cấp ba bắc Quảng Trạch và thầy Hồ Ngọc Diệp người Đồng Hới dạy văn (8). Tôi cũng may mắn được học văn với ông tôi Minh Sơn Hoàng Bá Chuân (9) là em ruột bà ngoại tôi khi thăm ông ra ở với cậu tại 64 Hàng Bạc Hà Nội. Ông đã bày cho tôi cách làm thơ Đường. .

Hoàng Kim nay chép lại sáu câu chuyện lắng đọng Thơ văn thầy Hồ Ngọc Diệp 1) “Tìm mộ em ở Trường Sơn” 2) “Người thầy chiến sĩ” 3) “Bác Hồ với ngày thương binh liệt sĩ 27/7”; 4) “Chuyện về nữ anh hùng bên dòng sông Lũy” 5) “Nhà văn Hoàng Bình Trọng với nghiệp đời gập ghềnh”; 6) “Nhạc sĩ Trần Hoàn viết cho sự giã biệt”, lưu lại một tích truyện về người thầy dạy văn của mình. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tho-van-thay-ho-ngoc-diep/


TÌM MỘ EM Ở TRƯỜNG SƠN
Hồ Ngọc Diệp


Vươt đèo, leo dốc,phạt gai
Qua bao con suối,miệt mài tìm em
Mộ em núi đã giăng lèn
Ba bề là đá,bốn bên là rừng

Nghe con mang,tác ngập ngừng
Suối xa như đã lạnh dừng tiếng reo
Ngặt thưa bìm bịp kêu chiều
Giữa hoang sơ,lòng những phiêu diêu buồn

Ngàn lau trắng thác mây tuôn
Bước chân hoang hoải bồn chồn ngẩn ngơ
Em đi từ bấy đến giờ
Thương con,lòng mẹ thẫn thờ đợi con

Xa quê từ buổi trăng tròn
.Ấp e chưa đón nụ hôn người tình
Em ngã xuống,sắc nguyên trinh
Vì dân,vì nước quên mình tuổi xanh

Mau về với mẹ cùng anh
Ở đâu? chiều đã phủ nhanh rừng già

NGƯỜI THẦY CHIẾN SĨ
Hồ Ngọc Diệp


Từ mái trường, tình nguyện xung phong
Khoác AK, thầy lên đường ra trận
Người thì gầy, bộ Tô Châu thì rộng
Nào hề chi, có thép ở bên trong

Đường hành quân qua bao núi, bao sông
Bỗng gặp học sinh, cùng chiến hào đánh Mỹ
Đêm Trường Sơn, thầy và trò tri kỷ
Chuyện trường xưa, nỗi nhớ cháy đêm tàn….

Đơn vị thầy lại cấp tập hướng Nam
Nã đạn pháo gầm ran đầu lũ giặc
Dáng hiên ngang như thiên thần lẫm liệt
Giữa trận tiền khi bom giặc phản công

Góp máu mình cho độc lập non sông
Thêm kiêu hãnh những bài ca sư phạm
Gieo lòng người đâu chỉ là lời giảng
Mà cả bằng: đức nguyện tiến công

Những đạo hàm, ta lét, parabol
Những tan, cos, góc bù, góc nhọn
Rồi cuộc đời và những lời thầy giảng
Thành vinh quang những chân lý của đời

Chúng tôi nhắc thầy trong kí ức bồi hồi
Để nhớ mãi ngôi trường phố cũ
Hình ảnh thầy, người thầy – Chiến sĩ
Gieo lòng người rực rỡ những cành xuân.

(*) Thầy Hồ Ngọc Diệp ngày 14 10 2021 viết: Cảm ơn văn nghệ Bạc Liêu đã đăng bài thơ “Tìm mộ em ở Trương Sơn” số tháng 7/202l

BÁC HỒ VỚI NGÀY THƯƠNG BINH LIỆT SĨ 27/7
trích: Bác Hồ với Quảng Bình,
Hồ Ngọc Diệp 2021 (*)
Nhà Xuất bản Thuận Hóa, trang 150


Bác Hồ bùi ngùi không cầm được nước mắt, đọc bài từ như sau: Hỡi các liệt sĩ ! trong lúc cả nước vui mừng thì mọi người đều thương tiếc các liệt sĩ đã hi sinh vì Tổ Quốc, vì dân tộc. Máu nóng của các liệt sĩ đã nhuốm lá quốc kỳ. Tiếng thơm của các liệt sĩ sẽ muôn đời truyền với sử xanh:

Một nén hương thanh
Vài lời an ủi
Anh linh của các liệt sĩ bất diệt
Tổ quốc Việt Nam vĩ đại muôn năm!


(*) Hồ Ngọc Diệp địa chỉ liên lạc: Hồ Ngọc Diệp Hội văn học Nghệ thuật Quảng Bình, đường Đoàn Thị Điểm, phường Đồng Hải, TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình Số điện thoại: 0968 237 320 Tài khoản: Hồ Ngọc Diệp 040027737627 Ngân hàng Sacombank Đồng Hới, Quảng Bình

CHUYỆN VỀ NỮ ANH HÙNG BÊN DÒNG SÔNG LUỸ
Hồ Ngọc Diệp


Chị Trần Thị Lý sinh ra trong một gia đình nghèo bên dòng sông Lũy, một nhánh của con sông Nhật Lệ, phía Nam Cầu Dài, đó là làng Phú Thượng, Phú Hải, Đồng Hới, Quảng Bình. Là một người lanh lợi, hoạt bát, có ý thức tập thể cao nên chị được giao nhiệm vụ làm liên lạc cho Đảng ủy, Xã đội. Năm 1964, chị được kết nạp Đảng, lúc đó chị tròn 19 tuổi. Tháng 2 năm 1965 Mỹ mở rộng chiến tranh leo thang ra miền Bắc đã chọn thị xã Đồng Hới làm điểm đánh mở đầu. Phú Hải là một trong những điểm nóng chiến sự. Lúc này, chị Trần Thị Lý được sung vào lực lượng dân quân, làm chiến sĩ phòng không nam Cầu Dài thị xã Đồng Hới.

Chị Trần Thị Lý trong những cuộc chiến đấu đánh trả máy bay thù đã tỏ rõ bản lĩnh chiến đấu xuất sắc. Chị đã chạy từ trận địa phòng không này sang trận địa phòng không khác để truyền mệnh lệnh chiến đấu của cấp trên chuyển về, đồng thời dùng súng trường K44 bắn trả máy bay Mỹ rất kiên cường. Chị đã đào hầm sập, cứu đồng đội, đồng bào bị bom Mỹ vùi lấp. Đặc biệt trong ngày 4/4/1965, đế quốc Mỹ đã huy động hàng trăm lượt máy bay đến ném bom Cầu Dài, triệt hạ thị xã Đồng Hới, chị Trần Thị Lý đã dũng cảm mưu trí chèo đò chở Bí thư Đảng ủy xã Lê Viết Thuật vượt sông để chỉ đạo dân quân, nhân dân chiến đấu, rồi trở lại trận địa an toàn. Trong một lần bị bom vùi, chị đã kịp thời bình tĩnh cởi áo ngoài khoác lên đầu súng để đất đá khỏi vào làm chẹt nòng. Sau đó, chị đã bươn mình ra, tiếp tục nổ súng bắn vào kẻ thù.

Với những thành tích xuất sắc đó, chị đã được Quốc hội tuyên dương anh hùng vào ngày 01/01/1967. Cũng trong năm đó chị được chuyển sang quân đội, làm chính trị viên phó Thị đội Đồng Hới. Từ năm 1967 , chị được cử đi học trường văn hóa quân khu, sau đó được cử đi học tiếp tại Học viện chính trị quân sự của Bộ quốc phòng. Năm 1978, chị đảm nhiệm chức Phó đội trưởng đội công tác thuộc đoàn 871, Tổng cục chính trị. Từ 1985 chị được điều về giữ chức Phó rồi Giám đốc, Phó Bí thư chi bộ khách sạn Bạch Đằng của Quân khu 5 ở Đà Nẵng. Chị là Đại biểu Quốc hội khóa IV, V và VI. Chị từng là ủy viên Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, ủy viên Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Chị đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương chiến công hạng Nhất, Nhì, Ba và nhiều Huân, Huy chương cao quý khác.

Anh hùng Trần Thị Lý là người giàu tình cảm với mảnh đất minh sinh ra và lớn lên. Sau này, khi làm Giám đốc khách sạn Bạch Đằng, hễ có các con cháu quê hương Phú Hải vào học hay công tác tại Đà Nẵng, nếu gặp khó khăn, chị đã tìm cách giúp đỡ, động viên để các cháu an tâm học tập và công tác. Nhiều lần về thăm quê chị đều đến thăm và tặng quà cho Đảng ủy, UBND và các đoàn thể trong phường. Chị đã giúp Hội Người cao tuổi địa phương sắm một cỗ xe tang, đóng góp cho quỹ xây dựng nhà văn hóa, trạm y tế phường và giúp đỡ những hộ nghèo hoặc gặp khó khăn. Đến phút lâm chung chị còn hỏi người nhà: “Xã mình đã được phong anh hùng chưa?” (thực ra, phường Phú Hải được phong anh hùng trước đó mà chị chưa có được thông tin).

Có nhiều chuyện kể lý thú, dí dỏm về anh hùng Trần Thị Lý thời thanh xuân.

Tháng 7 năm 1967, anh hùng Trần Thị Lý được mời dự Đại hội liên hoan thanh niên sinh viên Hoà bình thế giới tại nước XHCN Cu Ba.Sau báo cáo của chị, trong giờ giải lao, hàng trăm nhà báo vây quanh chị để quay phim, chụp ảnh và phỏng vấn. Có một nhà báo Phương Tây hỏi chị:- Chị là một anh hùng của quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng. Vậy, ai là người chị sẽ chọn xây dựng gia đình? Không phải suy nghĩ lâu, chị Trần Thị Lý vui vẻ trả lời: – Đó sẽ là người đàn ông thương yêu tôi nhất! Trong quãng ngày công tác, chị đã được vinh dự 3 lần gặp Bác Hồ và được Bác trực tiếp chỉ giáo. Lần thứ nhất là lần cùng đoàn Quảng Bình được ưu tiên gặp Bác và Thủ tướng Phạm Văn Đồng sau ngày Đại hội liên hoan chiến sĩ anh hùng thi đua toàn quốc (1/1/1967). Gần cuối buổi, Bác Hồ bảo chị Lý hát bài “Quảng Bình quê ta ơi” của nhạc sĩ Hoàng Vân cho Bác nghe. Quá cảm động và lúng túng nên chưa thực hiện được ngay thì Thủ tướng Phạm Văn Đồng “cứu nguy” cho chị và bảo: “Cháu Lý hãy “cầm càng” cho tất cả đoàn cùng hát”. Thế là anh hùng Trần Thị Lý đã đứng dậy và bắt nhịp cho toàn đoàn Quảng Bình hát vang bài hát mà Bác và Thủ tướng yêu thích. Lần thứ hai, chị gặp và được Bác Hồ chỉ giáo là ngày trước lúc lên đường sang Cu Ba tham dự Đại hội liên hoan thanh niên và sinh viên thế giới. Khi Bác hỏi: “Cháu đã chuẩn bị những gì sang thăm và tham quan ở Cu Ba?” chị Lý đã thuật lại chuyện các chú lãnh đạo cho may áo dài, sắm dày cao gót nhưng sử dụng còn lúng túng lắm. Bác liền bảo: “Cháu sang Cu Ba lần này để báo cáo thành tích kinh nghiệm chiến đấu của mình và học tập kinh nghiệm của nhiều người khác chứ đâu có phải đi du lịch mà sắm các thứ ấy. Để Bác nói chú Song Hào chuẩn bị bộ đồ bộ đội và dép cao su cho cháu”. Và chị Trần Thị Lý đã mặc trang phục như thế trong suốt thời kỳ ở Cu Ba.

Người ta còn kể cho nhau nghe câu chuyện tình yêu của chị với Đại tá anh hùng Nguyễn Chơn. Lần đó, Đại tá anh hùng Nguyễn Chơn (sau này là Thượng tướng, Thứ trương Bộ Quốc phòng) về Hà Nội tham dự Đại hội liên hoan anh hùng LLVTND của quân đội. Người anh hùng đất Quảng Nam – Đà Nẵng đó vì xông pha lăn lộn nơi trận mạc, hết Nam lại Bắc, hết Bắc lại Nam nên sắp đã bén tuổi tứ tuần mà vẫn chưa có một bóng hồng nằm lại trong tim mình. Thấy Nguyễn Chơn về dự Đại hội lần này có làm thân với nữ anh hùng Trần Thị Lý (nhân một lần xem phim ngồi cạnh nhau), anh em, đồng chí bèn “Ra tay” để giúp Nguyễn Chơn rút ngắn khoảng cách. Vào một tối thứ bảy nọ, họ rủ nhau (không quên kéo Trần Thị Lý cùng đi) đến phòng nghỉ của anh hùng Nguyễn Chơn uống nước, chuyện trò. Rồi như là đã bàn trước, họ bấm tay nhau, lần lượt rút lui. Đến người cuối cùng ra khỏi phòng, họ không quên khoá trái cửa lại, cốt là để tạo cơ hội cho hai người tự nhiên tâm sự với nhau.

Hơn 1 giờ đồng hồ, Đại tá anh hùng Nguyễn Chơn hút hết không biết bao nhiêu là thuốc lá, mặt đỏ gay, không biết nói một câu gì cả. Nữ anh hùng Trần Thị Lý ngồi yên như vậy, cũng không giám nhìn Nguyễn Chơn, tay bứt xé không biết mấy lá hoa trong lọ giữa bàn. “Thôi phải mở đường thoát cho hai người”. Nghĩ vậy, chị liền lên tiếng trước:- Cớ làm răng mà anh em họ nhốt mình trong phòng rứa, Thủ trưởng? Anh hùng Nguyễn Chơn lúc bấy giờ mới ngẩng lên, ấp úng:- Là vì…vì…họ nói, …họ nói…- Họ nói mần răng, thưa Thủ trưởng? – Trần Thị Lý khơi gợi. Anh hùng Nguyễn Chơn dũng cảm, táo bạo như cố vượt qua một trọng điểm: – Họ nói là tui ưng o! Anh hùng Trần Thị Lý mặt đỏ lên, mãi một hồi rất lâu nữa mới cất tiếng: – Họ nói như rứa thì ý Thủ trưởng mần răng? Nguyễn Chơn lúng túng như một học trò có lỗi:- Thì … thì…tui cũng ưng o như họ nói thật! Chỉ đợi được như thế. Tuy nhiên mãi một lúc sau, Trần Thị Lý mới bộc bạch được ý nghĩ của mình: – Ý Thủ trưởng răng thì em cũng rứa! Và thế là, anh em đồng chí “nghe trộm” ngoài cửa, mở cửa chạy vào. Một người vui tính hét vang:- Xong rồi! xong rồi! Trận đánh kết thúc hoàn toàn thắng lợi! Trai anh hùng, gái thuyền quyên! Chúc mừng anh chị đã phá được hàng rào, xung kích tiến lên chiếm lĩnh trận địa của tình yêu ! Không lâu sau, Nguyễn Chơn ở tuổi 48, Trần Thị Lý ở tuổi 34 thành vợ, thành chồng. Tình yêu của hai anh hùng LLVT ấy có được do sự chân thật của hai người, song cũng nhờ công rất lớn của bạn bè, đồng chí. Thủ tướng Phạm Văn Đồng, cha nuôi tinh thần của Trần Thị Lý bận việc không đến dự lễ cưới được đã gửi tặng đôi tân hôn 1 chai rượu ngoại, 2 cây bút máy. Chai rượu mang ý nghĩa mừng cuộc vui. Cặp bút máy mang ý nghĩa khuyên vợ chồng nên chỉ sinh 2 con. Quả vậy, vợ chồng Nguyễn Chơn và Trần Thị Lý sinh được 2 cô gái lanh lợi giỏi giang. Bây giờ 2 cô gái đã có gia đình và làm việc ở 2 cơ quan nhà nước.

Anh hùng Trần Thị Lý lần đó ra Hà Nội họp, được Bác Hồ mời vào thăm, ăn cơm cùng Bác với hai nữ anh hùng khác.Mâm cơm dọn ra, có thịt gà, canh bí đao, rau muống luộc, 1 bát cà pháo muối chua và bát nước chấm. Gắp nhiều thịt gà bỏ vào bát các nữ anh hùng, Bác nói: – Ở chiến trường, các cháu ăn uống kham khổ, công việc thì vất vả, nay phải ăn nhiều thịt gà vào cho khỏe, mai mốt trở lại chiến trường, có thêm sức mà chiến đấu, hoàn thành nhiệm vụ của mình. Còn Bác, Bác chỉ thích ăn rau muống luộc chấm tương và cà muối xứ Nghệ thôi. Ba nữ anh hùng được ngồi ăn cơm với Bác, sung sướng quá, cảm động quá, trước sự săn sóc của Bác nên không ai và nổi cơm. Thấy thế, bác giục: – Nhanh lên, đẩy mạnh tốc độ, thao tác linh hoạt, lanh lợi như đang vào trận, hỡi các nữ anh hùng!Được ngồi cạnh Bác, nữ anh hùng Trần Thị Lý chăm chú đợi Bác ăn xong bát thứ nhất, đặt bát đũa mình xuống, đưa hai tay đón bát của Bác để đơm thêm cơm. Có lẽ, vì quá sung sướng, vì được lần đầu tiên làm công việc này nên nữ anh hùng đất Đồng Hới Quảng Bình đâm ra lóng ngóng. Bởi vậy, không may một thìa cơm bị lọt xuống mâm. Sợ Trần Thị Lý hót bỏ sang bát trống đựng thức ăn thải loại, Bác liền dùng thìa và đũa hớt phần trên của phần cơm bị rơi ra mâm đó bỏ vào bát của mình và nói: – Được ngồi cạnh, rồi được đơm cơm cho Bác, sung sướng quá nên lóng ngóng, làm rơi cơm ra ngoài chứ gì? Không sao! Hạt cơm là hạt ngọc của trời, không nên bỏ phí. Thái độ chân thành và xử lý hợp thời của Bác khiến Trần Thị Lý vô cùng cảm động. Và câu nói của Bác biểu lộ tính kiệm cần của một người nông dân, gắn bó với sản phẩm của mình làm ra. Đối với anh hùng Trần Thị Lý, và thảy mọi người là một lời dạy sắt son luôn mang tính thời sự về ý thức tiết kiệm và sự tránh lãng phí mọi phương diện của cuộc sống.

Thiếu tá Trần Thanh Hương (em ruột anh hùng Trần Thị Lý đang nghỉ hưu ở khu dân cư số 8, phường Đồng Sơn, Tp. Đồng Hới) đã cho tôi biết một chi tiết vô cùng cảm động. Chị Trần Thị Lý bị đau đường ruột, điều trị khắp các bệnh viện trong nước không đỡ nên đã sang Trung Quốc điều trị. Nhưng bệnh tình vẫn ít thuyên giảm. Sau đó đơn vị đã đưa chị về điều trị tại bệnh viện Quân y 17 quân khu 5. Biết mình sẽ không qua nổi, chị xin bệnh viện về nhà nghỉ một đêm. Đêm đó chị dặn dò chồng, con, em và các cháu nhiều điều và ngủ một đêm rất ngon lành trong ngôi nhà ấm cúng của mình trước khi sáng mai phải trở lại bệnh viện. Ít hôm sau chị đã trút hơi thở cuối cùng vào ngày 7/5/2000.

Anh hùng Trần Thị Lý là một trong 3 khuôn mặt nữ anh hùng bên sông Nhật Lệ trong những ngày đánh Mỹ. Đó là những người đã góp phần làm sáng danh lịch sử quê hương Đồng Hới anh hùng. .

Nhà văn Hoàng Bình Trọng với nghiệp đời gập ghềnh
NGẬM NGÙI VỚI NGHIỆP VĂN CHƯƠNG
Hồ Ngọc Diệp, ngày 26 tháng 3 năm 2022

Ông đã ” Tự trào”

“Tớ không có chí làm vua
Nên trời bắt tớ cày bừa ruộng văn
Thôi thì tám đóm tám khoanh
Chăm gieo chuyện ngắn gặt nhanh chuyện vừa
Lại còn tiểu thuyết còn thơ
Lại còn dịch diệt ăng ô Tây Tàu”

Nhà văn Hoàng Bình Trọng, nguyên là kỉ sư ngành trắc đạt bản đồ mỏ địa chất. Do đi nhiều và và lòng ham chuộng văn học,ông có mấy bài báo viết cho các báo hiện hành những năm 1969 – 1970. Thấy năng lực đầy triển vọng, Nhà Xuất Bản Kim Đồng thời kì đó đặt hàng cho ông viết tiểu thuyết cho thiếu nhi,.sau gần ba tháng vừa giảng dạy tại trường trung cấp mỏ địa chất ở Vỉnh Phú, vừa viết sách, cuốn chuyện “Bí mật một khu rừng”, dày hơn 300 trang ra đời. Cuốn truyện thu hút bạn đọc thiếu nhi và cả người lớn đến nỗi, sau “Dế mèn phiêu lưu kí” của Tô Hoài, “Bí mật một khu rừng”, được tái bản 10 lần,mỗi lần 3 vạn cuốn. Sách còn được dich sang tiếng Nga và Đài Tiếng Nói Việt Nam đã 3 lần phát ở chương trình “Đoc chuyện đêm khuya” ,mỗi kì phát ngót nghét một tháng trời. sau tác phẩm nổi tiếng đầu tay đó Hoàng Bình Trọng được kết nạp vào Hội nhà văn Việt Nam Cho đến cuối đời, ông đã viết 38 tác phẩm, trong đó 13 tiểu thuyết, 3 trường ca v.v…. Năm 1971,Hoàng Bình Trọng có gia nhập vào quân đội và có 5 năm chiến đấu ở chiến trường B. Hết chiến tranh,ông ra quân và Hội văn học Vĩnh Phú nhận ông về biên tập cho tạp chi “Đất Tổ”. Mấy năm sau, chia tỉnh, ông lênh đênh tìm bến đỗ . Nạn tiếm quyền buổi giao thời này khiến ông không đến được nơi ông cần đến. Nơi cũ thì đã cắt giấy tờ, nơi đến thì không nhận vì đã có ngươi choán chỗ. Ba tháng trời không lương, lại hết tỉnh Vĩnh Phúc đến Phú Thọ, mệt mỏi, bất lực,ông đành về 176. Về với vơ ở Quảng Hòa Quảng Trạch ông đi làm thuê, thậm chí lên rừng hái củi về bán nuôi vợ và con trai. Ông Nguyễn Văn Lợi tổng biên tập tạp chí Văn Nghệ Quảng Bình (sau này là tạp chí Nhật Lệ) đã đón ông vào làm biên tập viên. 14 năm trời làm việc ở đây, không bia rượu, thuốc lá,chỉ mấy cái song tự nấu ăn hàng ngày, ông vừa làm việc vừa sáng tác. Ở Quảng Bình, chưa ai có nhiều giải thưởng văn học danh giá như ông, từ địa phương đến trung ương. Khi Nhật Lệ đủ biên chế rồi, ông phải về quê sống với ngòi bút của mình

Và ông cười khẩy

“Một giọt rơi,
Một quảng đời tàn lụi
Tiếc làm chi cái kiếp phù sinh
Chỉ cần biết bao giờ nến tắt
Ấy là khi đã cháy hết mình”.

Về quê cũ, bệnh viêm phổi mãn tính hoành hành. Đã nghèo nhưng phải nằm viện liên miên. Hết Cu Ba đến Huế, Hết Quảng Trạch lại Hà Nội, cuối cùng Hoàng Bình Trọng đã rời cõi tạm đầu năm 2021. Báo Văn Nghệ đã chia sẻ nhà văn Hoàng Bình Trọng qua bài viết nhỏ của tôi. Cảm ơn quý báo.

Nhạc sĩ Trần Hoàn
VIẾT CHO SỰ GIÃ BIỆT
Hồ Ngọc Diệp, 20 tháng 1 năm 2022  ·

Nhạc sĩ Trần Hoàn có nhiều duyên nợ với Quảng Bình . Nhưng nhiều người chưa được biết ông có một ca khúc viết về một cô gái mà chỉ ông biết tại Quảng Bình, viết cho một cuộc giã từ đi xa mãi mãi, trên đất Quảng Bình. Tôi đã được báo Văn Nghệ Công An giới thiệu bài viết về sự kiện này với bạn đọc gần xa. Một phần thưởng lớn lao đầy ý nghĩa đã đến với tôi,đó là bà Thúy Hồng, vợ của Nguyễn Tăng Hích( tên thật của nhạc sĩ Trần Hoàn) điện về tổng biên tâp báo Văn Nghệ Công An xin số điện thoại của tôi. Sau đó bà đã điện vào cảm ơn tôi đã có một bài viết hay và những điều bà chưa được biết hết về người chồng thân yêu của mình. Với tôi, đó là phần thưởng vô giá.

Bài ca trường Quảng Trạch https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bai-ca-truong-quang-trach/ Dạo chơi non nước Việt https://hoangkimlong.wordpress.com/category/dao-choi-non-nuoc-viet/

CHUYỆN CỔ TÍCH NGƯỜI LỚN
Hoàng Kim

Ông Alexandre de Rhodes là người phát minh ra chữ viết tiếng Việt, báu vật vô giá muôn đời của dân tộc Việt Nam, mặc dù những người Bồ Đào Nha tiên phong trong lĩnh vực Việt ngữ học. Những uẩn khúc lịch sử qua “Thư ngỏ của nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân sau khi bị khủng bố tinh thần vì phản đối vinh danh Đờ Rốt:” và câu chuyện cụ Võ Văn Kiệt xé rào một đêm đặt tên đường Alexandre de Rhodes cho thấy còn cần thêm chứng lý để sáng tỏ sự đánh giá công minh công tội. Sự gạn đục khơi trong ghi nhớ công lao ông Alexandre de Rhodes nên lưu dấu trên viên đá đặt tại công viên Tao Đàn để ghi ơn người đã phát minh ra chữ Quốc ngữ.

ÔNG ALEXANDRE DE RHODES CHỮ TIẾNG VIỆT
Hoàng Kim

Ông Alexandre de Rhodes là người phát minh ra chữ viết tiếng Việt, báu vật vô giá muôn đời của dân tộc Việt Nam, mặc dù những người Bồ Đào Nha tiên phong trong lĩnh vực Việt ngữ học.Ông Alexandre de Rhodes là người gốc Do Thái, sinh ngày 15 tháng 3 năm 1591 tại Avignon trong gia đình một nhà buôn tơ lụa, mất ngày 5 tháng 11 năm 1660 tại một nghĩa trang ngoại ô của thành phố Esfahan, Iran. Ông là nhà ngôn ngữ học thông thạo nhiều thứ tiếng nên đã “lần ra, nhận biết, phân biệt và ghi lại bằng ký hiệu thích hợp những âm thanh khác nhau, đôi khi rất gần gũi, vì thế dễ đánh lừa, trong tiếng Việt”. Ông cũng là một trong những linh mục dòng Tên đầu tiên đến Việt Nam truyền đạo công giáo từ năm 1626. Đến nay đã trên 391 năm khai sinh tiếng Việt và sau 72 năm ngày chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập năm 1945 và vận động toàn dân học đọc, học viết tiếng nước ta theo vần quốc ngữ, sau 42 năm sau ngày Việt Nam thống nhất 1975. Nay có lẽ đã hợp thời để chúng ta gạn đục khơi trong, lưu danh ông Alexandre de Rhodes trên viên đá tưởng nhớ đặt tại công viên Tao Đàn với bảo lưu tên đường Alexandre de Rhodes (trước là đường Paracels, sau là đường Colombert, sau là Alexandre de Rhodes; đổi lại Thái Văn Lung và đến năm 1993 ông Võ Văn Kiệt cho đổi lại tên đường Alexandre de Rhodes) để ghi nhớ công lao của người đã phát minh ra chữ Quốc ngữ.

Alexandre de Rhodes và chữ Quốc ngữ

Theo tiến sĩ Alain Guillemin, Viện Nghiên cứu Xã hội học Địa Trung Hải, Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Pháp, bản dịch của Ngô Tự Lập đăng tại Viet- Studies 2011 (1), Alexandre de Rhodes đến Hội An khoảng tháng 3 năm 1626. Sau đó đã cùng giáo sĩ dòng Tên Pedro Marques đến Thanh Hóa để giúp đỡ giáo sĩ dòng Tên người Ý Giuliano Baldinotti vốn gặp khó khăn trong việc học tiếng địa phương. Việc giảng đạo này chẳng bao lâu bị gián đoạn vì tin đồn rằng họ làm gián điệp. Alexandre de Rhodes bị chúa Trịnh Tráng quản thúc tại Hà Nội vào tháng Giêng 1630, sau đó bị trục xuất vào tháng 5 năm 1630. Giáo sĩ Alexandre de Rhodes không thể quay lại Nam Kỳ, vì có thể bị nghi là gián điệp của Đàng Ngoài, nên đã trở lại Macao, nơi ông đã dạy thần học gần 10 năm trước. Trong khoảng thời gian 1640 -1645, ông đã dẫn đầu bốn chuyến đi đến Nam Kỳ, hầu hết các chuyến đi này đều trong sự bí mật vì sự thù ghét của chính quyền địa phương. Ông đã bị trục xuất khỏi Nam Kỳ ngày 3 tháng 7 năm 1645, sau đó đến Macao dạy tiếng Việt cho những người kế nhiệm là Carlo della Roca và Metello Sacano trước khi về lại nước Ý.

Khái quát bối cảnh Việt Nam thời đó: Theo Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim (2), ở Đằng Ngoài, năm đinh mão 1627, chúa Trịnh Tráng nhân khi nhà Minh đang chống nhau với nhà Thanh, họ Mạc ở Cao Bằng thì về hàng, nên đã kiếm cớ xuất quân đánh chúa Nguyễn ở phương Nam lần thứ nhất. Đến năm 1630 chúa Trịnh Tráng xuất quân đánh chúa Nguyễn Phúc Nguyên lần thứ hai, sau khi chúa Nguyễn theo kế Đào Duy Từ, trả lại sắc phong cho vua Lê, chiếm nam sông Giang, đắp lũy Trường Dục để chống quân Trịnh. Ở Đằng Trong, các chúa Nguyễn đã bình định xong Chiêm Thành, đang bảo hộ Chân Lạp. Vùng đất Nam bộ lúc đó nằm trong sự tranh chấp Xiêm – Nguyễn. Nước Xiêm La (Thái Lan ngày nay) vua Phra Naroi dòng dõi nhà Ayouthia đang chiếm cứ phần lớn đất Chân Lạp, đã dùng một người Hi Lạp làm tướng. Người này xin vua Thái giao thiệp với nước Pháp, do đó năm 1620 sứ thần của Xiêm La đã sang bái yết vua Pháp Louis XIV ở điện Versailes. Các giáo sĩ người Pháp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha cũng đang tranh giành ảnh hưởng theo ý đồ chính trị của mỗi nước thực dân tìm kiếm thuộc địa. Nhiều thế lực thực dân phương Tây và phong kiến phương Đông chăm chú nhiều đến vùng đất phương Nam ( Hoàng Kim chú dẫn).

Tại Roma, Alexandre de Rhodes báo cáo tinh hình cho Vatican, đề xuất hỗ trợ thành lập hội truyền giáo và vận động bổ nhiệm giám mục địa phương cho Đằng Ngoài và Đằng Trong. Ông rời Roma ngày 11 tháng 9 năm 1652 đến Thụy Sĩ và Pháp để tìm người và kinh phí cần thiết cho sự truyền giáo ở Việt Nam. Tại đây, ông đã gặp giáo sĩ dòng Tên Jean Bagot, vị cha cố có quan hệ rất rộng trong giới cầm quyền và là người đã từng làm lễ xưng tội cho vua Louis XIV. Ông tuyển mộ trong số các môn đệ của Cha Bagot một số tình nguyện viên đi Bắc Kỳ và Nam Kỳ. Đặc biệt trong đó có François Pallu, người sẽ là một trong ba khâm mạng Tòa thánh được Giáo Hoàng bổ nhiệm năm 1658 cho các sứ mệnh ở châu Á. Đây cũng là hành động khởi đầu cho việc thành lập Hội truyền giáo hải ngoại Paris (MEP). Ông cũng xin được kinh phí cho Hội Ái hữu (SS), Do sự bất hòa giữa Giáo Hoàng, vua Bồ Đào Nha và các tổ chức truyền đạo nên ông bị thất sủng và được gửi đến Ba Tư vào tháng 11 năm 1654 và qua đời tại đây vào tháng 11 năm 1660.

Alexandre de Rhodes thông thạo nhiều thứ tiếng. Ông biết 12-13 thứ tiếng: ngoài tiếng Pháp và tiếng mẹ đẻ Provencal Ông thông thạo tiếng Latinh, Hy Lạp, Italia, Do Thái, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Canarin, Trung Quốc, Nhật Bản, Ba Tư và tiếng Việt. Ông rất khiêm tốn và ham học hỏi. Ông nói “Thú thật là khi tôi đến Nam Kỳ và nghe tiếng nói của người bản địa, đặc biệt là phụ nữ, tôi cảm thấy như nghe tiếng chim hót líu lo và tôi mất hết hy vọng có ngày học được thứ tiếng ấy”. “Tôi ghi lòng tạc dạ việc này: Tôi học hàng ngày chăm chỉ hệt như trước đây học thần học ở Roma,…sau bốn tháng, tôi đã có thể nghe hiểu những lời xưng tội, sau sáu tháng, có thể giảng đạo bằng tiếng Nam Kỳ,…”. Chính vì thế ông đã ” lần ra, nhận biết, phân biệt và ghi lại bằng ký hiệu thích hợp những âm thanh khác nhau, đôi khi rất gần gũi, vì thế dễ đánh lừa…” của ngôn ngữ người Việt.

Hai cuốn sách của ông xuất bản ở Roma năm 1651 (Dictionarium Anamiticum Lusitanum et Latinum” và “Catechismus Pro iis qui volunt suscipere Batismum) là hai tác phẩm nền tảng, không thể thay thế, đặt cơ sở cho việc ký âm tiếng Việt bằng chữ cái Latinh và ngoài ra còn cho chúng ta biết được hình trạng tiếng Việt thế kỷ XVII cùng sự tiến hóa của nó. Một cuốn sách khác của ông (cuốn “Linguae Annamiticae seu Tunchinensis Brevis Declaratio”) có phần tóm tắt ngữ pháp 31 trang ở cuối, đã “đưa ra một tổng quan vắn tắt để bàn đến vấn đề từ loại trong tiếng Việt.” bao gồm: Chữ và âm tiết trong tiếng An Nam (Chương 1); Dấu thanh và các dấu của các nguyên âm (Chương 2); Danh từ, tính từ và phó từ (chương 3); Đại từ (Chương 4); Các đại từ khác (chương 5); Động từ (Chương 6); Các thành tố bất biến trong tiếng Việt (Chương 7); Một số thành tố của cú pháp (Chương 8). Đây là đóng góp đặc sắc của ông, không thể thay thế.

Giáo sĩ Lèopold Cadière, người rất am hiểu vấn đề đã viết về ông: “Mọi điều liên quan đến tiếng An Nam, phương ngữ Bắc Bộ và phương ngữ Nam Kỳ đều không phải là bí mật đối với ông… Ông còn cho chúng ta biết về thực trạng của tiếng An Nam cổ, những phong tục, tập quán ngày nay không còn và những thông tin mà chúng ta không thể tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác… Thêm nữa, về nghĩa của các từ, cuốn sách là một sự đảm bảo tuyệt đối, những khái niệm ngữ pháp ông thêm vào cuốn từ điển cho thấy ông hiểu biết sâu sắc về cấu trúc đôi khi rất phức tạp và tinh tế của cú pháp An Nam” (Cadière, 1915, tr. 238-39 được trích dẫn bởi Alain Guillemin ). Alexandre de Rhodes bám rất sát thực tiễn ngôn ngữ của người Việt trong các tầng lớp xã hội khác nhau và đã phát triển hệ thống chữ Việt dùng chữ cái trên cơ sở kế thừa nhiều công trình trước đó, trong đó có cả di sản tiếng Nôm. Trên thực tế sự sáng tạo chữ Quốc ngữ là tinh hoa trí tuệ của rất nhiều người mà công đầu là Alexandre de Rhodes.

Hồ Chí Minh và sự truyền bá chữ Quốc ngữ

Sau Tuyên ngôn độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ đã nêu ra “Những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa“: “Môt là, nhân dân đang ĐÓI. Vấn đề thứ hai, nạn DỐT. Vấn đề thứ ba TỔNG TUYỂN CỬ. Vấn đề thứ tư giáo dục lại nhân dân bằng cách thực hiện CẦN KIỆM LIÊM CHÍNH. Vấn đề thứ năm: bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò, CẤM HÚT THUỐC PHIỆN. Vấn đề thứ sáu: tuyên bố TÍN NGƯỠNG TỰ DO và lương giáo đoàn kết” (3). Trong nhiệm vụ cấp bách thứ hai, Bác chỉ rõ: “Nạn dốt là một trong những phương pháp độc ác mà bọn thực dân dùng để cai trị chúng ta. Hơn chín mươi phần trăm đồng bào chúng ta mù chữ. Nhưng chỉ cần ba tháng là đủ để học đọc, học viết tiếng nước ta theo vần quốc ngữ. Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Vì vậy tôi đề nghị mở một chiến dịch đế chống nạn mù chữ

Tiếng Việt và chữ quốc ngữ là lợi khí quốc gia giúp cho một dân tộc nhỏ yếu vùng lên làm chủ vận mệnh của mình, đào tạo nên hàng triệu người dân thường gánh vác việc nước. Điều này đã thể hiện rõ trong Võ Nguyên Giáp một cuộc đời khi ông trả lời Alanh-Rut xi ô :”Học thuyết quân sự cổ điển, khoa học quân sự truyền thống dạy rằng muốn giành thắng lợi, phải biết tập trung cùng một lúc ưu thế quân số và ưu thế kỹ thuật. Ông có thể thấy điều đó ở Na-pô-lê-ông. Thế nhưng chúng tôi lại ở vào tình thế phải lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh. Chúng tôi phải chấp nhận, nếu không Tổ quốc chúng tôi sẽ bị thôn tính. Vậy đương đầu như thế nào? Đó là chiến tranh toàn dân. Chiến tranh toàn dân là bí quyết của sự chiến thắng của chúng tôi…”

Trên thế giới có lẽ hiếm có nước nào xóa nạn mù chữ toàn dân nhanh đến như vậy, hiếm có một dân tộc nào vùng dậy mạnh mẽ như vậy, nên đã làm cho một danh tướng của đối phương đã phải thốt lên “một quân đội có thể đánh bại một quân đội. Một quân đội không thể đánh thắng một dân tộc.” 390 năm sau phát minh chữ quốc ngữ, trên 70 năm sau bài học lớn về bài học lớn chủ tịch Hồ Chí Minh và sự truyền bá chữ Quốc ngữ, đến nay vẫn nóng hổi tính thời sự. Chữ Quốc ngữ đúng là lợi khí quốc gia “Sinh tử phù” mà dân tộc Việt Nam không bị đồng hóa, mất gốc. Trên ý nghĩa đó, chúng ta nên gạn đục khơi trong, trả lại sự công bằng cho người đã có công phát minh chữ viết tiếng Việt.

Ghi ơn người phát minh chữ Quốc ngữ ?

Tháng 5 năm 1941, chính quyền thực dân dựng một đài tưởng niệm tại một góc nhỏ phía Đông Bắc hồ Hoàn Kiếm.  Đó là một tấm bia đá cao 1,7m, rộng 1,1m, dày 0,2m, trên có khắc, bằng các thứ chữ Quốc ngữ, Hán và Pháp, công đức của linh mục dòng Tên Alexandre de Rhodes. Tin này được tờ «Tân Tri», số 13 tháng 6 năm 1941, thông báo như sau: “…Ông Alexandre de Rhodes đã sống lại với dân Hà Thành trong lễ khánh thành đài kỷ niệm ông. Buổi lễ được tổ chức trong bầu không khí trang nghiêm và cảm động…Ngày nay, chữ Quốc ngữ được coi là rường cột của tiếng ta, đó là lý do vì sao chúng ta không thể không cảm ơn chân thành người đã phát minh ra nó, ông Alexandre de Rhodes.

Những năm tháng chiến tranh, khi đất nước chưa có độc lập và thống nhất toàn vẹn, tấm bia đá đã bị gỡ bỏ như là việc chối bỏ sự lợi dụng khai hóa văn minh để áp đặt sự thống trị của dân tộc này đối với dân tộc khác. Đến những năm 1980, tại khoảng không gian tưởng niệm dành cho Alexandre de Rhodes mọc lên một tượng đài cách mạng trắng tinh khôi tuyệt đẹp, tôn vinh những người yêu nước: ba pho tượng người chiến sĩ cỡ lớn, một trong số đó là phụ nữ. Trên bệ, có dòng chữ: “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh.” . Đó đã là điều khẳng định lý tưởng: “Không có gí quý hơn độc lập, tự do”

Tổ Quốc Việt Nam hồi sinh bởi hàng triệu con dân Việt đã “xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ”. Năm 1993, Giáo sư Nguyễn Lân đã nhắc đến đài tưởng niệm giáo sĩ người Pháp. Theo ông, đáng lẽ không nên gỡ bỏ đài kỷ niệm ấy. “Hành động này cho thấy một nhận thức thiển cận, sự thiếu hiểu biết về lịch sử và, dù sao đi chăng nữa, cũng không xứng đáng với truyền thống của dân tộc ta. Alexandre de Rhodes, chẳng phải là ông đã làm việc cho người Việt Nam hay sao? Chữ Quốc ngữ, thứ chữ dễ học hơn nhiều so với chữ tượng hình, đã giúp phần lớn dân chúng tiếp cận tri thức và thông tin… Và nhà truyền giáo cũng là một nhà nhân văn chủ nghĩa, gần gũi với dân chúng”.

Bia mo cu Alecxangde de Rhodes


Đã có những người con đất Việt kính cẩn nghiêng mình trước mộ Alecxandre de Rhode yên nghỉ lặng lẽ ở xứ người tại nơi yên nghỉ của ông trong một nghĩa trang nằm ở ngoại ô của thành phố Esfahan, Iran; ảnh  Trần Văn Trường VYC Travel; Antontruongthang

Đường vào nghĩa trang ông Alecxandre de Rhode ở Esfahan, Iran (Trần Văn Trường VYC Travel)

Còn đó tại Nhà thờ Mằng Lăng ở Tuy An, Phú Yên lưu dấu bản chữ viết tiếng Việt đầu tiên xác tín ghi công của Alecxandre de Rhode.

Gíao sư Nguyễn Tử Siêm ngày 12 tháng 11 năm. 2018 trên trang face book đã kể về Chuyện ‘xé rào’ một đêm: TRẢ LẠI TÊN PHỐ A. DE RHODES (trích dẫn dưới đây) Chuyện này có liên quan đến hai nhân vật đáng kính: cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt và nhà khoa học Hoàng Xuân Hãn. Công lao của Alexandre de Rhodes, người góp công sáng lập chữ Quốc ngữ, sớm hay muộn cũng sẽ được tôn vinh xứng đáng; song sự nhạy bén, linh hoạt vượt qua các rào cản hành chính để làm một việc đáng làm của ông Võ Văn Kiệt thì thật thú vị và cảm động.

Câu chuyện tiếng Việt và sự truyền giáo của ông Alexandre de Rhodes thật ra còn có ẩn khúc lịch sử. Tiến sĩ Trần Thanh Ái tại bài viết “ Alexandre de Rhodes có nói như thế không?” (bài đã đăng trên tạp chí Xưa và Nay, số tháng 5 năm 2019) và công bố trên Nghiên cứu Lịch sử ngày 5 tháng 8 năm 2019, được trích dẫn dưới đây. Kết luận của tiến sĩ Trần Thanh Ái là: “Ông Alexandre de Rhodes không hề viết câu “Đây là một vị trí cần được chiếm lấy và chiếm được vị trí này thì thương gia Âu châu sẽ tìm được một nguồn lợi nhuận và tài nguyên phong phú” trong các tác phẩm của ông. Sự nhầm lẫn tai hại này bắt đầu từ A. Thomazi khi ông đã biến một suy luận của người đời sau thành phát biểu của Alexandre de Rhodes. Nguy hiểm hơn nữa, từ sự nhầm lẫn này mà đã có người suy diễn đến việc Pháp chiếm Côn Đảo hai trăm năm sau”.

Công Viên Tao Đàn tại thành phố Hồ Chí Minh có những viên đá vô danh cạnh đền Hùng. Tôi mong ước UBND thành phố Hồ Chí Minh và ngành hữu quan chọn một cụm đá trong số này để ghi danh lưu dấu tỏ lòng biết ơn ông Alexandre de Rhodes người phát minh chữ viết tiếng Việt .

Viên đá thời gian là sự dâng hiến lặng lẽ của người phát minh chữ viết tiếng Việt

Hoàng Kim
Nguồn: Ông Alexander De Rhodes chữ tiếng Việt https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ong-alexandre-de-rhodes-chu-tieng-viet/ (bài đã đăng tại TÌNH YÊU CUỘC SỐNG CNM365, và lưu trữ tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkim)

Tài liệu tham khảo chính

1) Alain Guillemin 2011. ALEXANDRE DE RHODES CÓ PHÁT MINH RA CHỮ QUỐC NGỮ? TS. Viện Nghiên cứu Xã hội học Địa Trung Hải, Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Pháp. Bản dịch của Ngô Tự Lập . Viet-Studies.info

2) Hồ Chí Minh 1945. Những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hồ Chí Minh tuyển tập, tập 2. Nhà Xuất bản Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, năm 2002 trang 1-3

3) Trần Trọng Kim 1921. Việt Nam sử lược. Nhà Xuất bản Văn hóa Thông tin, 1999, trang 318-320.

4) Trần Văn Trường VYC Travel Thăm mộ cụ Alexander De Rhodes, người tạo ra chữ Quốc Ngữ Việt Nam.

5) Antontruongthang Linh mục Alexander De Rhodes (15.3.1593–5.11.1660)

6) GS. Nguyễn Tử Siêm 2018, Chuyện ‘xé rào’ một đêm: TRẢ LẠI TÊN PHỐ A. DE RHODES đăng tại https://www.facebook.com/siem.nguyentu/posts/2285553245054896 ngày 12.11. 2018

Nguyễn Đạt 28 tháng 11, 2019 28/11/2019:

TÊN MỘT CON ĐƯỜNG

Đường Alexandre de Rhodes là một trong các đường xưa nhất của Sài Gòn. Thời Pháp thuộc có tên là đường Paracels, sau là đường Colombert.

Từ ngày 22.3.1955 chính quyền Sài Gòn đổi là Alexandre de Rhodes.

Ngày 4.4.1985 chính quyền TP. Hồ Chí Minh đổi là đường Thái Văn Lung.

Đến năm 1993 ông Võ Văn Kiệt cho đổi lại tên Alexandre de Rhodes.

Luật sư Phúc Vĩnh Trịnh

Tra lai ten pho A DE RHODES

Chuyện ‘xé rào’ một đêm
TRẢ LẠI TÊN PHỐ A. DE RHODES
GS. Nguyễn Tử Siêm

Chuyện này có liên quan đến hai nhân vật đáng kính: cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt và nhà khoa học Hoàng Xuân Hãn. Công lao của Alexandre de Rhodes – người góp công sáng lập chữ Quốc ngữ – sớm hay muộn cũng sẽ được tôn vinh xứng đáng; song sự nhạy bén, linh hoạt vượt qua các rào cản hành chính để làm một việc đáng làm của ông Võ Văn Kiệt thì thật thú vị và cảm động. Câu chuyện sưu tầm được như sau.

Hồi ông Võ Văn Kiệt còn đương chức, ông có chuyến thăm chính thức nước Pháp. Ngoài các chương trình làm việc với phía Pháp, ông có đến thăm và gặp gỡ với phái đoàn ngoại giao Việt Nam tại Đại sứ quán Việt Nam ở Paris. Tại đây, ông được thông báo là Đại sứ quán có sắp xếp một cuộc gặp mặt giữa ông với ông Hoàng Xuân Hãn – một học giả người Việt sinh sống ở Pháp đã mấy chục năm – tại trụ sở Đại sứ quán.

Ông Kiệt hỏi những người tổ chức cuộc gặp: “Hoàng Xuân Hãn là ai?”. Sau khi được giới thiệu về thân thế và sự nghiệp của học giả Hoàng Xuân Hãn, ông Kiệt nói: “Vậy thì tôi sẽ đến thăm học giả Hoàng Xuân Hãn tại tư gia của ông ấy, chứ không phải là chúng ta mời ông ấy đến đây gặp tôi”. Sau đó thì ông Kiệt hủy lịch hẹn gặp học giả Hoàng Xuân Hãn tại Đại sứ quán và kêu bố trí xe để ông đi thăm ông Hoàng Xuân Hãn.

Khi đến nơi, ông Kiệt nói với ông Hoàng Xuân Hãn là ông đến thăm gia đình học giả và sẽ im lặng và lắng nghe ông Hoàng Xuân Hãn nói bất kỳ chuyện gì. Chuyên gia Phạm Văn Hạng, cho biết khi kể đến đoạn này ông Kiệt cười và nói rằng: “Tôi biết nói với ông Hãn chuyện gì đây, nên tốt nhất là lắng nghe ông ấy nói”.

Và ông Hãn đã nói với ông Kiệt rất nhiều chuyện, với tư cách là một học giả Việt kiều góp ý với một vị lãnh đạo của Việt Nam về đất nước, học thuật và thời cuộc. Sau cùng, học giả Hoàng Xuân Hãn đề nghị Việt Nam nên đặt tên đường Alexandre de Rhodes để ghi nhận công lao của vị giáo sĩ người Pháp này trong việc phát triển và hoàn thiện chữ Quốc ngữ. Ông Võ Văn Kiệt nhận lời.

Khi về nước, ông Võ Văn Kiệt hỏi những người có trách nhiệm trong chính quyền TPHCM về việc đặt tên đường Alexandre de Rhodes. Họ trả lời là thời các chính quyền cũ đã có con đường mang tên Alexandre de Rhodes nằm gần dinh Độc Lập, nhưng sau được đổi tên.

Ông Kiệt hỏi: “Bây giờ muốn đổi tên đường này trở lại thành đường Alexandre de Rhodes có được không”?. Họ nói: “Việc đặt tên đường phải qua nhiều thủ tục: lập hồ sơ để Hội đồng đặt tên đường của thành phố xét duyệt, rồi phải trình HĐND TPHCM thông qua, rất mất thời gian. Alexandre de Rhodes là một giáo sĩ người Pháp hoạt động cách đây mấy trăm năm nên sẽ khó khăn hơn trong việc xét duyệt và thông qua.

Ông Kiệt hỏi tiếp: “Vậy làm một cái bảng tên đường ghi tên Alexandre de Rhodes giống như các bảng tên đường khác mất bao lâu?”. Họ nói: “Chỉ 1 buổi là xong”. Ông hỏi tiếp: “Vậy tháo cái bảng tên đường cũ ra, lắp bảng tên đường mới vào thì mất bao lâu?”. Họ nói: “Chừng mươi phút”.

Ông Kiệt bảo: “Vậy hãy cho làm bảng tên đường mang tên Alexandre de Rhodes và chuẩn bị ốc vít đầy đủ”. Sau đó, ông lệnh cho những người thừa hành đang đêm cho lắp bảng tên đường Alexandre de Rhodes vào con đường trước đây đã mang tên vị giáo sĩ này.

Đến sáng hôm sau, người dân đã thấy tên đường Alexandre de Rhodes được phục hồi lại rồi. Một công việc ‘xé rào’ thật có ý nghĩa nhiều mặt.

(NTS 12.11.2018)./.

PS: Sự ra đời và phổ biến của chữ quốc có công sức của nhiều người: Các giáo sỹ Bồ Đào Nha, Pháp, Ý, các cộng tác viên người Việt, các học giả người Việt: Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Phan Kế Bính, Nguyễn Đỗ Mục…, các chí sỹ của phong trào Duy Tân và Đông Kinh Nghĩa Thục: Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu, Trần Quý Cáp, Trần Cao Vân, Lương văn Can, Nguyễn Quyền, Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng… các thành viên chủ chốt của Hội Truyền Bá Chữ Quốc Ngữ: Nguyễn Văn Tố, Hoàng Xuân Hãn, Bùi Kỷ, Vũ Đình Hòe, Nguyễn Hữu Đang…. Họ đã là những nhân tố tích cực cho việc mở mang dân trí, phổ biến các tư tưởng tiến bộ cho toàn dân dẫn đến độc lập dân tộc và thông nhất đất nước Việt Nam (theo GS Nguyễn Đăng Hưng).
(NTS 12.11.2018)./.

Ảnh 1: A. de Rhodes (1591-1660). 2. Từ điển Việt-Bồ-Latin, Rome, 1651. 3. Hoàng Xuân Hãn (1908-1996). 4. Tên phố ở TP HCM.

7) Tiến sĩ Trần Thanh Ái ngày 5 tháng 8 năm 2019 đã công bố kết quả “ Alexandre de Rhodes có nói như thế không?” trên Nghiên cứu Lịch sử (bài đã đăng trên tạp chí Xưa và Nay, số tháng 5 năm 2019) trích dẫn toàn văn dưới đây

Alexandre de Rhodes.jpg

Alexandre de Rhodes có nói như thế không?

TS Trần Thanh Ái

Từ một câu trích dẫn không rõ ràng…

Năm 1993, Vương Đình Chữ có bài viết “Một ngộ nhận về Alexandre de Rhodes”, đăng trên Công Giáo và Dân tộc số 901 ngày 4/4/1993, (trang 18-19) và năm 2006 Nguyễn Đình Đầu có bài báo “Dân ta phải biết sử ta”, đăng trên Công giáo và Dân tộc, số 1582 ngày 9/11/2006, (trang 35) đề cập đến một câu trích sau đây:

“Đây là một vị trí cần được chiếm lấy và chiếm được vị trí này thì thương gia Âu châu sẽ tìm được một nguồn lợi nhuận và tài nguyên phong phú”

Câu trích này được tìm thấy ở trang 304 quyển Lịch sử Việt Nam, tập 1, do Ủy ban KHXH Việt Nam xuất bản tại Hà nội năm 1971, với ghi chú là trích từ quyển Divers voyages et missions en Chine et autres royaumes de l’Orient (Những cuộc hành trình và truyền giáo ở Trung Quốc và các vương quốc khác ở phương Đông) của Alexandre de Rhodes, Paris, 1653, tr. 109-110. Câu trích dẫn và nhất là thông tin trong ghi chú trên đây đã khiến nhiều nhà nghiên cứu sử học cho rằng Alexandre de Rhodes có ý đồ thực dân. Để làm sáng tỏ vấn đề, Nguyễn Đình Đầu đã tìm đọc hai trang 109-110 của tài liệu trên và cả bản tiếng Việt Hành trình và truyền đạo do Hồng Nhuệ dịch[1], và đi đến kết luận là “không hề thấy câu nói sặc mùi đế quốc thực dân ấy, ngoại trừ những lời lẽ và thái độ quý mến dân tộc và trọng kính chính quyền cả Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài của xứ ta đương thời”. Từ đó đến nay chưa thấy bài viết nào làm sáng tỏ nguồn gốc câu trích dẫn trên đây. Gần đây, khi có được các bản tiếng Pháp in lần đầu năm 1653, lần thứ hai năm 1666 và cả bản in năm 1854 của quyển sách nói trên, chúng tôi cũng đã bỏ công tìm tòi đối chiếu, nhưng tuyệt nhiên không tìm ra một dòng nào có ý tương tự như câu trích dẫn bên trên.

Vậy từ đâu mà có câu trích dẫn đó? Có phải câu đó là của Alexandre de Rhodes không? Nếu phải thì nó nằm ở tài liệu nào? Còn nếu không phải của Alexandre de Rhodes thì nó được trích dẫn từ đâu?

Đến những suy luận võ đoán

Roland J. cho rằng đoạn “được gọi là trích dẫn đó” chỉ là một sự sáng tạo (invention) của Thomazi mà thôi (1998, tr.42), hay nói khác hơn, đó là một sự bịa đặt! Nếu chấp nhận cách diễn giải của Roland J. thì vô hình trung cho rằng tác giả này đã cố tình vu khống Alexandre de Rhodes ! Đó là điều vô cùng tồi tệ đối với các nhà khoa học ! Vì không thể dễ dãi đồng tình với Roland J., chúng tôi nghĩ rằng cần phải làm sáng tỏ nguồn gốc của câu trích dẫn trên.

Năm 2012, trong một tham luận trình bày tại hội thảo khoa học Côn Đảo – 150 năm đấu tranh xây dựng và phát triển (1862-2012), có đoạn sau đây:

“Hơn 25 năm sống ở nước ta, lúc vào Nam, lúc ra Bắc, ông [A. de Rhodes] đã mang về Pháp một tấm bản đồ đầu tiên về xứ này và cho in tại Lyon cuốn Từ điển Việt – Bồ – La, Hành trình truyền đạo và lịch sử xứ Đàng Ngoài, trong đó ông đã nhận định: « Ở đây, có một chỗ cần chiếm lấy và đặt cơ sở tại đó, thương nhân châu Âu có thể tìm thấy một nguồn lợi phong phú tiền lời và của cải » [5]. « Chỗ cần chiếm lấy » ấy chính là Côn Đảo.” (Lục Minh Tuấn – Thái Vĩnh Trân, 2012, tr.125).

Chú thích [5] của hai tác giả trên đây cho ta biết là đoạn văn đứng trước được trích từ trang 7 của một tư liệu mang ký hiệu VT 306 ABC, do Khoa Lịch sử trường Đại học KHXH&NV biên dịch, có tên là Cuộc chinh phục xứ Đông Dương, của tác giả A. Thomazi. Đó là bản dịch của quyển La conquête de l’Indochine của A. Thomazi, do Payot xuất bản lần đầu tại Paris năm 1934. Nguyên văn của câu trên như sau: “Il y a là, écrivait-il, une place à prendre, et, en s’y établissant, des marchands d’Europe pourraient y trouver une source féconde de profits et de richesse.”

Để làm sáng tỏ ngữ cảnh của câu trên, chúng tôi chép lại cả đoạn văn gồm câu đứng trước và câu đứng sau :

En Annam comme au Siam, les premiers Français que l’on vit furent des missionnaires. Le Père Alexandre de Rhodes aborda en Cochinchine en 1624, passa vingt-cinq ans dans ce pays et au Tonkin ; il en rapporta la première carte du pays, un dictionnaire annamite – latin – portugais, une histoire du Tonkin, et signala les possibilités qui s’offraient au commerce. « Il y a là, écrivait-il, une place à prendre, et, en s’y établissant, des marchands d’Europe pourraient y trouver une source féconde de profits et de richesse. » De nombreux prêtres, puis des agents de la Compagnie des Indes, confirmèrent ses dires. (Thomazi A., 1934, tr.13)

Nghĩa của đoạn văn này như sau:

Ở An Nam cũng như ở Xiêm [ngày nay là Thái Lan], những người Pháp đầu tiên mà người ta gặp là các nhà truyền giáo. Cha Alexandre de Rhodes đến Đàng Trong năm 1624, sống 25 năm ở đó và ở Đàng Ngoài; từ đây ông đã mang về [Pháp] tấm bản đồ đầu tiên của nước này, một từ điển Việt – La tinh – Bồ Đào Nha[2], một quyển lịch sử xứ Đàng Ngoài, và đã lưu ý đến những khả năng mở ra cho việc thương mãi. “Ở đó, ông viết, có một chỗ cần chiếm, và khi đặt cơ sở tại đó, thương nhân châu Âu có thể tìm thấy một nguồn lợi phong phú gồm lợi nhuận và tài nguyên.” Nhiều linh mục và kế đến là các đại diện của Công ty Đông Ấn đều khẳng định nhận xét của ông.

Trong ngữ cảnh trên, với cụm từ “écrivait-il” (“ông viết”) được đặt chen vào câu trích dẫn trong ngoặc kép “…”, và nhất là hai từ “ses dires” (“lời nói, câu nói của ông”) thì người đọc hiểu là Thomazi thông báo rằng lời nói trực tiếp này là của Alexandre de Rhodes. Tuy nhiên tác giả không hề ghi chú câu trên được trích dẫn từ tài liệu nào, trang nào[3]. Roland J. thì cho biết rằng Thomazi có ghi chú đoạn trên đây được trích từ quyển Divers voyages et missions du P. Alexandre de Rhodes en la Chine, & autres Royaumes de l’Orient kèm theo số trang (tr.42, ghi chú 77)

Đâu là sự thật ?

Truy tìm các tài liệu xuất bản trước năm 1934 (năm Thomazi xuất bản quyển La conquête de l’Indochine), chúng tôi bắt gặp đoạn văn sau đây trong quyển Les commencements de l’Indo-Chine française của A. Septans xuất bản năm 1887 (Nxb Challamel Ainé):

« En parlant du Tong-Kin, le P. Alexandre de Rhodes traite longuement du commerce. Pour lui, le Tong-Kin, par sa situation, son voisinage avec la Chine, se prête merveilleusement aux entreprises et peut devenir le siège de transactions importantes. Les Chinois y venaient en grand nombre, ils y apportaient des porcelaines, des toiles peintes et en tiraient des soieries et du bois d’aloès. Les Japonais s’y livraient autrefois à un trafic considérable, mais depuis vingt-cinq ans, ils avaient cessé de paraître dans le pays, il y avait ainsi une place à prendre et, en s’y établissant, des marchands d’Europe pouvaient y trouver une source féconde de profits et de richesses (2). » (tr.48)

(Khi nói về xứ Đàng Ngoài, cha Alexandre de Rhodes đề cập nhiều đến thương mãi. Đối với ông, xứ Đàng Ngoài vô cùng thuận lợi cho việc kinh doanh và có thể trở thành địa điểm giao dịch quan trọng. Đông đảo người Trung Hoa đến đó, họ mang đến đồ gốm sứ, vải hoa và mua tơ lụa và gỗ trầm hương. Trước kia, người Nhật đến đây buôn bán rất lớn, nhưng từ 25 năm, họ đã ngừng đến xứ này, vì thế có một chỗ cần chiếm lấy và, khi đã đặt chân đến đây, các thương nhân châu Âu có thể tìm thấy một nguồn phong phú gồm lợi nhuận và tài nguyên)

Đoạn văn này được Septans ghi ở phần chú thích số 2 (trang 48) là idem., bên dưới chú thích 1 là “Castonnet-Desfossés, déjà cité”, tức là muốn nói đến tài liệu “Les relations de la France avec le Tong-kin et la Cochinchine” (Quan hệ của Pháp với xứ Đàng Ngoài và Đàng Trong) của Castonnet-Desfossés đăng trong Bulletin de la société académique indochinoise de France, số 2, 1883.

Trong bài viết của Castonnet-Desfossés, đoạn văn trên đây nằm ở trang 81. Đó không phải là trích dẫn của Alexandre de Rhodes, mà là của chính tác giả. Sau khi đã tóm tắt ý chính của chương XVI có tựa là “Du Traffiq, & des Marchandises des Tunquìnois” (từ trang 56-58) của quyển Histoire du Royavme de Tvnqvin của Alexandre de Rhodes, là phần nói về việc thương mãi của xứ Đàng ngoài vào những năm 1627-1646, Castonnet-Desfossés đã đi đến suy luận đó là “một chỗ cần chiếm lấy”. Cũng theo chiều hướng suy luận ấy, độc giả còn đọc được một câu tương tự của Castonnet-Desfossés khi nói về các bản tường trình của linh mục Tissanier[4] sau khi đã lưu trú tại xứ Đàng Ngoài 3 năm, từ 1658 đến 1660 :

“Pour le P. Tissanier, le Tong-Kin est un pays d’avenir et doit, tôt ou tard, attirer l’attention des Européens. La fertilité de son sol, les cours d’eau qui l’arrosent et facilitent les communications, le voisinage de la Chine annonçaient que cette contrée serait un jour des plus florissantes et deviendrait dans la suite le siège d’un commerce actif. Si l’on s’en rapporte au P. Tissanier, l’établissement des Européens dans ce pays n’était qu’une affaire de temps” (tr.82).

“Đối với cha Tissanier, xứ Đàng Ngoài là một xứ sở của tương lai, và sớm hay muộn, sẽ thu hút sự chú ý của người châu Âu. Đất đai phì nhiêu, sông ngòi thuận tiện cho việc lưu thông, vị trí gần gũi với Trung Hoa báo trước rằng tương lai vùng này sẽ là một vùng trù phú và sẽ trở thành một trung tâm thương mại nhộn nhịp. Nếu ta tin lời cha Tissanier, việc người châu Âu đặt chân đến xứ này chỉ là vấn đề thời gian” (tr.82).

Như vậy “sự cố trích dẫn” này xuất phát từ Thomazi : ông đã nhầm lẫn khi đọc được trong quyển Les commencements de l’Indo-Chine française (Paris, Nxb Challamel Ainé) của A. Septans một trích dẫn từ bài viết của Castonnet-Desfossés, rồi vội gán cho Alexandre de Rhodes bằng cách thêm vào các chữ “écrivait-il” và “ses dires”. Sự nhầm lẫn này cũng còn bắt nguồn từ cách trình bày kém rõ ràng của Septans : sau khi viết câu “Son Histoire du Tonkin a été publiée en latin à Lyon en 1652” (Quyển Lịch sử xứ Đàng Ngoài

đã được xuất bản bằng tiếng la tinh ở Lyon năm 1652), Septans liền ghi câu trích của Castonnet-Desfossés khiến người đọc dễ nhầm lẫn đó là của Alexandre de Rhodes !

Cũng cần nói thêm là quyển Lịch sử xứ Đàng Ngoài của Alexandre de Rhodes không hề đề cập đến Côn Đảo như hai tác giả Lục Minh Tuấn – Thái Vĩnh Trân đã suy luận .“Chỗ cần chiếm lấy ấy chính là Côn Đảo” như trong tham luận đã nói bên trên. Như đã giới thiệu bên trên, chẳng những đoạn trích dẫn đang bàn không phải do Alexandre De Rhodes viết, mà nó cũng không có liên quan đến Côn Đảo, tên Poulo Condore hay Pulo Condor không hề xuất hiện trong bất cứ quyển sách nào của de Rhodes, và quyển Histoire dv Royavme de Tvnqvin chỉ nói về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội và tôn giáo của Đàng Ngoài mà thôi.

Tóm lại, Alexandre de Rhodes không hề viết câu “Đây là một vị trí cần được chiếm lấy và chiếm được vị trí này thì thương gia Âu châu sẽ tìm được một nguồn lợi nhuận và tài nguyên phong phú” trong các tác phẩm của ông. Sự nhầm lẫn tai hại này bắt đầu từ A. Thomazi khi ông đã biến một suy luận của người đời sau thành phát biểu của Alexandre de Rhodes. Nguy hiểm hơn nữa, từ sự nhầm lẫn này mà đã có người suy diễn đến việc Pháp chiếm Côn Đảo hai trăm năm sau.

(bài đã đăng trên tạp chí Xưa và Nay, số tháng 5 năm 2019)


Tài liệu tham khảo

Castonnet-Desfossés H., 1883: Les relations de la France avec le Tong-kin et la Cochinchine, d’après les documents inédits des Archives du ministère de la Marine et des Colonies et des Archives du Dépôt des cartes et plans de la marine, trong Bulletin de la société académique indo-chinoise de France, số 2, 1882-1883.

Lục Minh Tuấn – Thái Vĩnh Trân, 2012. Về nhận thức của người Pháp đối với Côn Đảo trước năm 1862, trong Côn Đảo 150 năm đấu tranh xây dựng và phát triểm (1862 – 2012) (Kỷ yếu hội thảo khoa học. Hà Nội, Nxb Chính trị quốc gia – Sự Thật.

de Rhodes A. 1651. Histoire dv Royavme de Tvnqvin, bản dịch tiếng Pháp của Henry Albi. Lyon, Chez Iean Baptiste Devenet.

Roland J. 1998. Le Portugal et la romanisation de la langue vietnamienne. Faut-il réécrire l’histoire? đăng trong tạp chí Revue française d’histoire d’outre-mer, quyển 85, số 318, quý 1 năm 1998.

Septans A. 1887. Les commencements de l’Indo-Chine française. Paris, Nxb Challamel Ainé.

Thomazi A. 1934. La conquête de l’Indochine. Paris: Payot.

Chú thích:

[1] Bản tiếng Việt do Hồng Nhuệ dịch quyển Divers voyages et missions du P. Alexandre de Rhodes en la Chine, & autres Royaumes de l’Orient, Uỷ ban Đoàn kết Công giáo Tp Hồ Chí Minh xuất bản, 1994.

[2] Thomazi viết sai: tên từ điển bằng tiếng la-tinh là Dictionarivm Annamiticvm Lvsitanvm, et Latinvm, xuất bản tại La Mã năm 1651. Tài liệu bằng tiếng Việt thường gọi là Từ điển Việt – Bồ – La.

[3] Quyển La conquête de l’Indochine của Thomazi mà chúng tôi tham khảo do Nhà xuất bản Payot (Paris) xuất bản năm 1934 không có ghi chú nào về tài liệu được trích dẫn.

[4] Relation du voyage du P. Joseph Tissanier, Edme Martin  xuất bản năm 1663.

8) Thư ngỏ của nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân sau khi bị khủng bố tinh thần vì phản đối vinh danh Đờ Rốt (Trích dẫn bởi Ngô Mạnh HùngTheo dõi 26 tháng 12, 2019):

“NẾU NHẦM LẪN THÌ XIN LỖI VÀ IM LẶNG”

Thân gởi GS. Nguyễn Đăng Hưng,
Viện trưởng Viện Vinh danh Chữ Quốc Ngữ và Bảo tồn tiếng Việt, trường Đại học Duy Tân, Tp. Đà Nẵng

Anh Hưng thân,
Sau khi anh thấy tên tôi trong bản kiến nghị do một nhóm thầy giáo và các nhà nghiên cứu Văn hóa Lịch sử ở Huế, Hà Nội và TP HCM gởi cho lãnh đạo Thành phố Đà Nẵng, đề nghị không nên lấy tên hai vị Linh mục Francisco de Pina (Pi-na) và Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ) đặt tên cho hai con đường mới ở Thành phố Đà Nẵng, anh đã gọi điện thoại cho tôi bảo tôi “sai” rồi và vào ngày 28-11-2019, anh và ông Nguyễn Huy Cường nào đó còn gởi thư cho tôi với nhan đề “Nếu nhầm lẫn thì xin lỗi và im lặng”.

Anh Nguyễn Đăng Hưng,
Với hơn nửa thế kỷ cầm bút, tham gia phản biện hàng chục đề tài với nhiều thể loại, nhiều cấp khác nhau nhưng chưa bao giờ tôi nhận được những lời cảnh báo “sốc” đến như vậy. Thông thường mỗi khi gặp một trường hợp phản biện tôi luôn phản biện lại ngay để bảo vệ ý tưởng của mình. Nhưng đối với lá thư của anh (và ông Nguyễn Huy Cường nào đó), một người bạn thân nhau từ hơn ¼ thế kỷ qua, tôi “im lặng” nhưng không xin lỗi. Xin lỗi ai? Và xin lỗi cái gì?

Với tư cách là một người cầm bút thân thiết với Thành phố Đà Nẵng, năm 1998, tôi đã từng phản biện giúp ông Nguyễn Bá Thanh, lúc đó là Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Thành phố Đà Nẵng xóa bỏ tên ông Nguyễn Hiển Dĩnh đã đặt cho con đường song song với đường 2 Tháng 9 ở Đà Nẵng ngày nay, nên tôi đã không ngần ngại tham gia vào Bản kiến nghị nói trên. Và lãnh đạo Thành phố Đà Nẵng đã có thư phản hồi cám ơn những người có tên trong “Bản Kiến nghị” và đồng ý (hứa) “chưa đặt tên đường hai vị linh mục lần nầy”. Như vậy, Bản Kiến Nghị của chúng tôi có kết quả. Việc kiến nghị như thế đã xong rồi. Nếu sau nầy, Thành phố Đà Nẵng bỏ qua lời hứa với chúng tôi, họ lại dùng tên hai vị linh mục ấy đặt tên đường thì chúng tôi mới cung cấp thêm thông tin và kiến nghị tiếp). Chúng tôi phải lo công việc khác của mình chứ! Vì thế, tôi không biết tôi nhầm chuyện gì và phải xin lỗi ai? Sở dĩ cho đến nay tôi im lặng không phải vì lời cảnh báo rất sốc của các anh mà chính vì những lý do sau đây:

– Con cháu trong gia đình anh Cả tôi, gia đình tôi, gia đình em trai tôi, gia đình em gái tôi đều có người làm dâu trong các gia đình Thiên Chúa giáo. Bây giờ lật lại nói chuyện hay, chuyện không hay của các linh mục Thiên Chúa giáo thật không nên chút nào;

– Những trang đen trong lịch sử dân tộc tưởng đã giao cho lịch sử để bây giờ sống trong hiện tại, tự nhiên các anh bươi chuyện Đắc Lộ ra, không khéo lại “tóa lọa lọa” gây mất đoàn kết dân tộc trong lúc giặc Tàu đang rập rình cướp đất, cướp đảo ngoài Biển Đông, giữ được im lặng chuyện Đắc Lộ là phải;

– Bỏ một đời nghiên cứu, học hỏi, trải nghiệm, được học, được gặp gỡ tiếp xúc trao đổi với các bậc thức giả hàng đầu về văn hóa lịch sử, trong đó có nhiều vị là tín đồ Thiên Chúa giáo, nói đâu có tài liệu kèm theo đó,… lẽ nào lại quên hết để đi đôi co với những người mới đầu hôm sáng mai điếc không sợ súng lên mặt dạy đời sao?

Nhưng rồi do hoàn cảnh thúc ép, tôi cũng chỉ có thể giữ im lặng cho đến đây thôi. Tôi viết lá thư nầy gởi đến anh không có ý đề cập đến 6 vấn đề chúng tôi đã nêu lên trong bản Kiến nghị gởi cho Thành phố Đà Nẵng mà chỉ trao đổi với người bạn vừa nhận chức Viện trưởng Viện Vinh danh Chữ Quốc ngữ và Bảo tồn tiếng Việt, Đại học Duy Tân thôi.

Anh Hưng ơi!
Anh có mời tôi xem cuốn phim “Chuyến đi Iran thăm mộ Đắc Lộ” của anh trên Net. Tôi đã xem và giới thiệu với các bạn tôi cùng xem. Cảm tưởng đầu tiên của tôi là các anh đã làm rõ được nơi an nghỉ cuối cùng của một vị linh mục có tên trong lịch sử CQN, có công lớn trong việc truyền Đạo Thiên Chúa vào VN. Một người nổi tiếng như thế mà các Giáo hoàng Vatican bỏ rơi ông ở một nơi hiu quạnh như thế thật bất nhẫn. Và không hiểu có biết bao linh mục, giáo dân giàu có mà xưa nay đã có ai đến viếng mộ ông Đắc Lộ chưa (?). Bài diễn văn của anh trong buổi lễ có nhiều chuyện không đúng nhưng đó là chuyện của anh tôi không nhắc lại ở đây.

1. Nhưng tôi thật bất ngờ trong diễn văn anh cho biết các anh đã khắc một tấm bia ghi ơn đặt ở ngôi mộ linh mục Đắc Lộ với nội dung “CHỮ QUỐC NGỮ CÒN, TIẾNG VIỆT CÒN, NƯỚC VIỆT NAM CÒN”. Như vậy ngày nay tiếng Việt còn, nước Việt Nam còn là nhờ CQN của linh mục Đắc Lộ. Một khám phá vô tiền khoáng hậu. Như vậy bảo vệ CQN của linh mục Đắc Lộ là bảo vệ Việt Nam. CQN của Đắc Lộ có một nhiệm vụ thiêng liêng như thế cho nên anh mới dành cả tuổi già của mình làm “Viện trưởng Viện Vinh danh Chữ Quốc Ngữ….”. Các nước Lào, Căm-pu-chia, Thái Lan, Miến Điện, Trung Quốc Nhật Bản, Hàn Quốc không dùng chữ nước họ được la tinh hóa như CQN VN, không rõ được thế lực nào đã bảo vệ mà các nước ấy đều sốn ngon lành như ngày nay. Có hai việc cần nhắc ông Viện trưởng sau đây:

1.1. Anh đã cóp và sửa ý tưởng khắc ở khu lăng mộ cụ Phạn Quỳnh ở ấp Bình An, phường Trường An, TP Huế – địa điểm có dấu tích Cung điện Đan Dương thân thiết của tôi trên 1/3 thế kỷ qua. Nguyên văn của cụ Phạm Quỳnh trên bia đá là: “Truyện Kiều còn tiếng ta còn; tiếng ta còn, nước ta còn”. Anh sửa lại “CHỮ QUỐC NGỮ CÒN, TIẾNG VIỆT CÒN, NƯỚC VIỆT NAM CÒN” và khắc lên đá Non Nước đem qua dựng bên mộ linh mục Đắc Lộ ở Iran. Thực hiện việc làm nầy anh mắc hai lỗi trọng: 1. Lỗi ăn cắp ý tưởng của người khác sửa lại làm ý tưởng của anh; 2. Theo anh nước Việt Nam ngày nay còn là nhờ CQN của linh mục Đắc Lộ. Điều đó có nghĩa anh xóa hết công lao xương máu của bao thế hệ trường kỳ kháng chiến từ Ngày thất thủ Kinh đô vua Hàm Nghi xuất bôn với Phong trào cần vương (1885) cho đến ngày thông nhất đất nước (1975) – ròng rã suốt 90 năm. Người ngoại quốc đọc tấm bia làm ô nhục dân tộc VN đó họ sẽ nghĩ như thế nào? Với tư cách là môt công dân VN; tôi đề nghị anh nhờ người hủy tấm bia đá đó kẻo xấu hổ lắm;

1.2. Anh không phân biệt được “tiếng” và chữ viết. Có ai đó gọi tên anh, người học chữ Hán và chữ Nôm ghi ngay 登興, người học CQN ghi “Đăng Hưng”. Tiếng của một dân tộc không thay đổi, luôn tồn tại và phát triển, nó có âm điệu, có nhạc (nhất là tiếng VN), còn chữ chỉ là hệ thống các ký hiệu để ghi lại ngôn ngữ theo dạng văn bản. Tiếng không thay đổi, chữ viết có thể thay đổi qua thời gian như chữ Hán, chữ Nôm, chữ CQN của ta vậy. Trong ngành bưu điện hay ngành truyền tin quân đội trước đây người ta còn dùng ký hiệu điện báo móoc (morse) nữa.

Tiếng nói mới là tâm hồn dân tộc. Cả một kho tàng ca dao tục ngữ, dân ca khắp ba miền truyền khẩu qua bao đời nay có chữ chiếc gì đâu. Tôi không ngờ anh không phân biệt được hai lãnh vực “tiếng” và “chữ” nên mới đem Tình Ca của Phạm Duy “Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời…” ra hát bên mộ giáo sĩ Đắc Lộ – tác giả Tự điển Việt Bồ La. Con nít mới ra đời được nghe lời ru của mẹ từ ca dao, dân ca chứ làm gì có chuyện trẻ con còn nằm trong nôi đã biết CQN của linh mục Đắc Lộ của anh? Nếu Phạm Duy biết chuyện nầy sớm có lẽ nhạc sĩ không cho phép tôi đưa anh đến thăm Phạm Duy năm ấy.

2. Trong buổi lễ nhớ ơn Đắc Lộ, các anh đã tôn vinh sách Phép Giảng Tám Ngày của linh mục Đắc Lộ. Nội dung ngày thứ tư, Đắc Lộ đã mạ lỵ, xúc phạm hết sức thô bạo:

– Ngày Thứ tư, Đạo bụt: “giáo ngoài và giáo trong” (tr.101 và 102). Gọi Phật bằng nó, thóa mạ, miệt thị Đạo Phật là đạo gian, đạo dối trá, đạo Phật dày đặc những truyện giả, xiêu dối thế gian nên phạm tội lỗi, đạo Phật là đạo “rợ mọi”, theo đạo Phật là quỷ quái, ai theo đạo Phật là ngu, thờ Phật là đứa gian, ai tin Phật, không tin chúa là phạm mọi tội.v.v.

– Ngày Thứ tư, mục “Những sự dối trá của Thích Ca về linh hồn ta”. (Tr.110-111). Phê phán tục cúng ông bà tổ tiên của Việt Nam.

– Ngày Thứ tư, mục “Những điều lầm lỗi trong việc thờ cúng cha mẹ” (Tr.112, 113). Cúng cha mẹ chết là có lỗi.

Anh tôn vinh Phép Giảng Tám Ngày, tức là anh tôn vinh cho quan điểm trịch thượng bất kính ngạo mạng của linh mục Đắc Lộ đối với giáo chủ của các tôn giáo khác. Trong Phép Giảng Tám Ngày có 9 lần Đắc Lộ nói đến “Thích Ca”, 3 lần dùng chữ “rợ mọi” đối với Đạo Bụt (Đạo Phật), 20 lần nói đến “đạo bụt” với tính cách miệt thị, dạy con chiên gọi những người thờ Bụt (Phật) là “giáo ngoài”, con chiên gọi người khác đạo là “ngoại giáo”.

Anh tôn vinh Phép Giảng Tám Ngày, xóa bỏ hoàn toàn đời sống văn hóa tâm linh Việt Nam của linh mục Đắc Lộ. Từ nay, anh có thể không vào bất cứ nơi nào thờ Phật Thích Ca trên thế giới nầy nữa, nhưng lẽ nào anh đập bàn thờ tổ tiên, không giỗ chạp cúng bái cha mẹ nữa được sao? Anh không biết Cộng đồng Vatican 2 (từ 1962 đến 1965) đã cho phục hồi việc thờ cúng ông bà cha mẹ của giáo dân ở VN rồi sao?

Trong HTKH Mừng 400 năm Dòng Tên, …có hai báo cáo, báo cáo thứ hai mang tựa đề “Cái nhìn về các tôn giáo theo sách giáo lý (Cathechismus Phép Giảng Tám Ngày) của cha Đắc Lộ” của linh mục. Anton Nguyễn Cao Siêu S.J. trình bày. Tác giả đã kết luận tham luận “Phép Giảng Tám Ngày” là một cuốn sách giáo lý nhằm dạy cho những ai muốn chịu phép rửa tội mà vào đạo thánh Đức Chúa Trời. Đối với Đắc Lộ, chỉ Kitô giáo mới là đạo thật, giúp con người được ơn tha tội và có sự sống vĩnh hằng. Chính từ xác tín này mà Đắc Lộ nhìn các tôn giáo trên đất An Nam: Đạo thờ ông bà của người Việt, cũng như đạo Nho, đạo Lão, đạo Phật. Khi giảng cho người dự tòng, Đắc Lộ muốn đề cao cái hay của đạo mới, nên nhấn mạnh đến những điều mà Ông cho là không đúng, không hay nơi các tôn giáo khác. Hơn nữa, cái nhìn của Đắc Lộ, một thừa sai Tây phương ở thế kỷ 17, cũng chịu ảnh hưởng của nền thần học thời đó về ơn cứu độ. Đối với chúng ta hôm nay, cái nhìn này có những giới hạn và sai sót, cả trong nội dung lẫn cách trình bày. Chúng ta phải đợi Công Đồng Chung Vaticanô II mới có được cái nhìn tích cực hơn về các tôn giáo ngoài Kitô giáo”.

Như vậy, từ Công đồng Vatican 2 (từ 1962 đến 1965), cách đây trên nửa thế kỷ TCG đã chính thức nhận sai lầm của Đắc Lộ trong Phép Giảng Tám Ngày đối với Việt Nam, sao giờ nầy anh còn tôn vinh Phép Giảng Tám Ngày say sưa đến vậy? Anh có biết nhiều linh mục Thiên Chúa giáo học Phật Thiền Chánh Niệm của Thiền sư Thích Nhất Hạnh vừa giảng ở các Nhà thờ, vừa làm Giáo thọ ở Trung tâm Phật giáo Làng Mai, Pháp quốc không?

3. Anh tôn vinh cuốn Tự điển Việt Bồ La (Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum) của linh mục Đắc Lộ. Như anh đã biết phần Việt Bồ là sản phẩm của những người đi trước linh mục Đắc Lộ như Gaspar do Amaral, Antonio Barbosa, Francisco de Pina – những bậc thầy của linh mục Đắc Lộ. Phần La tinh Đắc Lộ thêm vào theo lệnh của Vatican. Tự điển Việt Bồ La là công cụ trang bị cho các Thừa sai Thiên Chúa giáo người Bồ, người sử dụng tiếng La tinh đi truyền giáo ở VN, để cải đạo người VN theo Phép Giảng Tám Ngày.

Ngoài các Linh mục người Việt, những ai trong xã hội VN xưa nay đã biết, đã sử dụng cuốn Tự điển ấy? Sử dụng vào việc gì? Một công cụ giúp cho các Thừa sai Thiên Chúa giáo đánh vào văn hóa, vào đời sống tâm linh của người Việt Nam, tại sao ta phải cám ơn người làm ra công cụ ấy? Đời thuở nào một người có văn hóa đi cám ơn người đã chế tác ra “bom” rải thảm lên nền văn hóa của dân tộc mình như thế? Anh sẽ trả lời con cháu anh như thế nào? Phải chăng như anh đang rao giảng lâu nay vì linh mục Đắc Lộ đã có công “tạo tác chữ quốc ngữ” như lời anh khắc trên bia dựng ở mộ Giáo sĩ Đắc Lộ bên Iran?

3.1. Xét về mặt đạo đức của người biên soạn sách, người làm tự điển của linh mục Đắc Lộ), chúng tôi đã viết trong Kiến nghị gởi Thành phố Đà Nẵng đề ngày 23-10-2019. Nay tôi mách thêm cho ông Viện trưởng Viện Vinh danh Chữ Quốc ngữ cái giá trị đích thực của cái công cụ truyền giáo bằng CQN của linh mục Đắc Lộ hồi ấy như sau:

* GS.TS. Nguyễn Văn Trung – một người tu xuất, nguyên Khoa trưởng ĐH Văn khoa đầu tiên của Viện Đại học Huế, tác giả cuốn sách Chủ Nghĩa Thực Dân Pháp Ở Việt Nam – Thực Chất Và Huyền Thoại (Nam Sơn, Sài Gòn, 1963), người rất nổi tiếng trước năm 1975 ở miền Nam, ông đã tham khảo hai cuốn sách của Toàn quyền Đông Dương (1891-1894) de Lanesan:

– L’Expansion coloniale de la France: étude économique, politique et géographique sur les établissements français d’outre-mer (1886) (Sự mở rộng thuộc địa của Pháp: Nghiên cứu kinh tế, chính trị và địa lý về định cư ở nước ngoài của Pháp (1886).

– L’Indo-Chine française, étude politique, économique et adminis -trative sur la Cochinchine, le Cambodge, l’Annam et le Tonkin (1889) (Đông Pháp, nghiên cứu chính trị, kinh tế và hành chính ở Nam Kỳ, Campuchia, Annam và Bắc Kỳ (1889); Trong mục Thái độ đối xử với người bản xứ, về phương diện tôn trọng người, của cải, tôn giáo, phong tục, tập quán xã hội (tr.114), tác giả Nguyễn Văn Trung viết:

“Theo Lanessan, các vị thừa-sai Công-giáo thường nhắm quần –chúng, dân quê, bần cùng nghèo khổ, hoặc kẻ trộm cướp để giảng đạo. Nói cách khác, người công-giáo thường thuộc thành phần những giai cấp thấp hèn nhất trong xã-hội. Những người này thường được tập-hợp lại thành làng xóm riêng, tách khỏi đoàn-thể dân-tộc. Lý do cô lập các làng theo đạo ở tại các thừa sai sợ người theo đạo giao-thiệp với người Lương có thể quay lại những phong-tục lễ-nghi ngoại đạo. Cũng vì lý-do sợ đó mà họ đã tạo ra chữ quốc-ngữ, chủ-đích là để giáo dân khi biết đọc chữ quốc-ngữ, thì chỉ biết đọc sách báo đạo mà thôi, trái lại để cho họ học chữ nho, sợ họ có thể thông cảm lại với tư tưởng ngoại-giáo. Thành ra việc sáng lập chữ Quốc-ngữ phải chăng nhằm một mục đích “ngu dân” ly- khai với văn-hóa dân tộc?”.

3.2. CQN của linh mục Đắc Lộ là một công cụ truyền giáo “nhằm quần – chúng, dân quê, bần cùng nghèo khổ, hoặc kẻ trộm cướp để giảng đạo”, ngoài ra không có ảnh hưởng, không có tác động gì đối với dân chúng ngoại đạo Thiên Chúa, đối với tầng lớp Nho sĩ, tầng lớp quan lại của hai xứ Đàng Trong và Đàng Ngoài (dù hai xứ nầy đối nghịch nhau).

Cả hai Đàng đều trục xuất Đắc Lộ ra khỏi nước Nam. Nghiên cứu Lịch Sử Văn học Công Giáo Việt Nam của Võ Long Tê khẳng định: Từ khi có Phép Giảng Tám Ngày và Tự điển Việt Bồ La (1651) cho đến ngày Việt Nam hoàn toàn bị mất vào tay thực dân Pháp (1885 – Thất Thủ Kinh Đô), trên hơn 200 năm ấy không thấy có bất cứ một tác phẩm văn học nào bằng CQN của linh mục Đắc Lộ trong đời sống người dân Việt cả. (Nếu có cũng chỉ phổ biến trong các nhà thờ mà thôi). Các tác giả Việt Nam, trong thời gian hơn 200 năm ấy, không hề biết trong các nhà thờ Thiên Chúa giáo lớn ở VN đang có Phép Giảng Tám Ngày và Tự điển Việt Bồ La bằng CQN của linh mục Đắc Lộ.

Các tác giả Việt Nam cứ tiếp tục sử dụng chữ Hán Nôm của cha ông mình đã sử dụng, sáng tác nên các tác phẩm bất hủ trong cổ Văn học sử Việt Nam như Truyện Hoa Tiên, Tụng Tây Hồ Phú, Sãi Vãi, Hoài Nam Khúc, Ai Tư Vãn, Nhị Độ Mai, Cung Oán Ngâm Khúc, Chinh Phụ Ngâm v.v.. Đặc biệt, Truyện Kiều của Nguyễn Du. Nếu VN không mất nước, không bị thực dân Pháp và Thiên Chúa giáo bắt buộc phải bỏ chữ Hán, bỏ chữ Nôm, thay vào đó bằng CQN thì Đắc Lộ và các sách của ông ấy cũng cùng chung số phận bị lãng quên như các Tự điển La tinh hóa chữ Nhật, chữ Tàu không còn ai nhắc đến nữa.

3.3. Vì sao các nước Nhật Bản, Trung Quốc loại bỏ chữ la-tinh hóa mà VN thì vẫn giữ chữ Việt la-tinh hóa cho đến ngày nay? Để trả lời câu hỏi nầy, Giáo sư Cao Huy Thuần – Giáo sư Đại học ở Pháp, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu về Liên Hiệp Âu Châu tại Đại học Amiens. Năm 1990, với sự bảo trợ của Đại học Yale, ông đã xuất bản Luận án Tiến sĩ Quốc gia Pháp: Les missionnaires et la politique coloniale francaise au Viêt Nam (1857 1914). Tại Chương IX: Văn thư và tin tức tình báo của Giám mục Puginier (gởi cho thực dân Pháp) (tr. 276-303)…. Có chú thích “Notes sur la question du Tong-King,” Mars 1884. Archives du ministers de la F.O.M., AOO (30) ou N.F.54.

Tác giả Cao Huy Thuần chuyển ngữ văn bản của Giám mục Puginier qua CQN như sau:
“Điều thứ hai phải làm, chính là bãi bỏ chữ Nho và thay thế, lúc đầu, bằng tiếng Việt Nam viết theo kiểu người Âu, gọi là Quốc ngữ, rồi sau đó, bằng tiếng Pháp. Không có cách nào hữu hiệu hơn cách này để tiêu diệt tinh thần đạo Nho và uy thế to lớn của nhà Nho trong dân chúng. Thật vậy, nếu không còn dạy và dùng chữ Nho nữa trong các văn kiện chính thức, thì toàn bộ kiến thức của các nhà Nho nào có ích lợi gì? Và nếu người Việt Nam không còn biết đọc các sách cổ viết bằng chữ Nho hoặc chữ Nôm, họ đã chẳng dần dần bị dẫn đến chỗ không biết được chính văn hóa, văn minh dân tộc họ đó sao? Khi ấy triết học Nho giáo, nền tảng của tổ chức chính trị và xã hội trong nước, chẳng bị chết dần chết mòn sao?”

“Nhưng công việc này phải tiến hành từ từ, tiệm tiến, đừng nói gì cả vì ngại va chạm đến dân chúng đã quen dùng ngôn ngữ và chữ Nho, và vì lý do chính trị, để tránh làm mích lòng Trung Quốc”.

“Từ lâu, tôi chủ trương dạy tiếng Pháp và dùng mẫu tự Âu châu để viết tiếng An Nam, nhưng khốn thay, tôi không được ủng hộ trong việc thực hiện kế hoạch mà tôi đã đề nghị sáu lần. Tuy nhiên, tôi vui sướng thấy từ hai năm nay, chúng ta làm việc tích cực cho mục tiêu này; ngoài trường dạy tiếng Pháp của Phái bộ truyền giáo, là trường đầu tiên được thành lập ngày 8 tháng 12 năm 1884, chính phủ còn lập nhiều trường khác từ ngày 5 tháng 4 năm 1885”.

“Cần phải dạy càng sớm càng tốt cho người An Nam viết và đọc được tiếng họ bằng mẫu tự Âu châu, việc này dễ hơn tiện hơn nhiều so với việc dùng chữ Nho. Rồi vài năm sau, nên bắt buộc mọi giấy tờ chính thức, thay vì viết chữ Nho như trước, phải được viết bằng tiếng trong nước, và mọi viên chức phải được dạy ít nhất để biết đọc và viết tiếng An Nam bằng mẫu tự Âu châu. Trong thời gian đó việc dạy tiếng Pháp sẽ tiến triển hơn và chúng ta chuẩn bị một thế hệ sẽ cung cấp các viên chức có học ngôn ngữ chúng ta. Thế là, có lẽ trong vòng 20 hoặc 25 năm, chúng ta có thể bắt buộc mọi giấy tờ đều phải được làm bằng tiếng Pháp và, do đó, chữ Nho sẽ dần dần bị bỏ rơi mà không cần phải cấm học”.

“Khi đạt được thành tựu to lớn đó, chúng ta lấy đi một phần lớn ảnh hưởng của Trung Quốc tại An Nam, và đảng nhà Nho An Nam, rất căn thù sự thiết lập thế lực Pháp, cũng dần dần bị tiêu diệt”.

“Vấn để này có tầm quan trọng rất lớn, và sau việc thiết lập Gia-tô giáo, tôi xem việc phế bỏ chữ Nho và việc thay thế nó dần bằng tiếng An Nam trước rồi kế đến bằng tiếng Pháp, là một phương cách rất chính trị, rất tiện lợi và rất hiệu nghiệm để lập lên ở Bắc Kỳ một nước Pháp nhỏ của Viễn Đông”.

Như vậy CQN của linh mục Đắc Lộ không những là một công cụ xóa bỏ nền văn hóa Việt Nam mà còn thủ tiêu luôn cả tinh thần ý chí chống Pháp để bảo vệ đất nước của người Việt Nam. Người làm ra CQN và áp đặt buộc người Việt Nam phải học là kẻ thù của dân tộc VN, làm sao anh lại có thể làm ngược lại là tôn vinh Đắc Lộ và Tự điển Việt Bồ La của ông ta? Thực dân Pháp đã thực hiện đúng quy trình của Puginier đưa ra. Lúc đầu, bắt dân học CQN rồi sau đó bước qua học tiếng Pháp dứt hẵn với chữ Nho và chữ Nôm, dứt hẵn với lịch sử, văn hóa Việt Nam.

4. Thực dân Pháp thực hiện mưu đồ của Giám mục Puginier bắt dân ta học CQN của Đắc Lộ. Học CQN để quên đi quá khứ, quên đi lịch sử, để cải đạo, phục vụ cho thực dân Pháp rồi dần dần trở thành công bộc của thực dân Pháp. Nhà Nho Trần Tế Xương đã phản ảnh tình hình lúc đó qua bài thơ ngắn sau đây:

“Nào có nghĩa gì cái chữ Nho
Ông nghè ông cống cũng nằm co
Chi bằng đi học làm thầy phán
Tối rượu sâm banh, sáng sữa bò”

Các chí sĩ yêu nước VN, các nhà văn hóa VN thấy rõ cái nhục đó, đứng vào cái thế bị cai trị, không còn cách chọn lựa nào khác họ đã vận dụng ngay cái công cụ phục vụ Thiên Chúa Giáo và thực dân Pháp biến thành công cụ dạy bảo cho dân VN biết được tội ác của giặc, biến cái công cụ thô sơ, hẹp hòi của địch thành một vũ khí sắc bén, vừa để đánh trả địch, vừa để xây dựng ngôi nhà văn hóa của mình. Xây dựng ngôi nhà văn hóa đó không những bằng gỗ giải hạ lấy được của giặc mà chủ yếu bằng gạch đá của cha ông để lại (chữ Nho) cộng với tri thức của thời đại không qua con đường CQN.

Thực dân Pháp nghe lời Giám mục Puginier loại bỏ chữ Hán, chữ Nôm, nhưng chính trong giai đoạn nầy xuất hiện nhiều người Việt giỏi Hán Nôm. Giỏi Hán Nôm không phải để trở thành khoa bảng như ngày xưa mà thực tế để xây dựng văn hóa Việt Nam. Người Pháp không ngờ các trí thức Hán Nôm (như cụ Đào Thái Hanh ở Sa-đéc, tác giả Ái Châu Danh Thắng, rất giỏi Hán Nôm và cũng là người giỏi tiếng Pháp) và ngược lại những trí thức rất giỏi tiếng Pháp và cũng rất sành Hán Nôm (như cụ Phạm Quỳnh, cụ Hoàng Xuân Hãn).

Tôi không nghiên cứu ngữ học Việt Nam, chỉ với tư cách là một người cầm bút tôi nghĩ trong tiếng nói và chữ viết tiếng Việt hiện nay có ít nhất từ 70% đến 80% là chữ Hán Việt (chữ Nho), còn lại 30% hay 20% chữ thuần , trong đó có CQN do Giáo sĩ Đắc Lộ chép của các vị Thừa sai người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và chữ thuần Việt xuất phát từ các địa phương khác mà thời các vị Thừa sai người Bồ, người Tây Ban Nha chưa biết. 70% đến 80% dùng chữ Hán Việt (chữ Nho) là gì? Là các chữ do người VN sử dụng (chữ Nho) theo nghĩa của người Việt, hoặc sử dụng những từ mới do các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc mới phát minh sau nầy. 70% đến 80% chữ Việt dùng Hán Việt trong các lãnh vực Khoa học (Toán học, Vật Lý, Hóa học, Sinh học, Y học, Địa chất học.v.v.), trong lĩnh vực Luật học, trong lĩnh vực Triết học, Kiến trúc, Xây dựng, Nghệ thuật, Thương mại .v.v.. Và ngay bây giờ trong lĩnh vực Công nghệ 4.0.

Ta nói “trí tuệ nhân tạo” có từ nào là thuần Việt đâu? Tôi không nghiên cứu ngữ học tôi không biết hết, nhưng qua quá trình học vấn hạn hẹp của tôi: Tôi đã học khoa học nhờ Danh Từ Khoa Học của Hoàng Xuân Hãn, nghiên cứu Luật học nhờ từ điển Luật của Vũ Văn Mẫu, học Triết học bằng Danh từ Triết học của Nguyễn Văn Trung. Gia tài CQN ngày nay của VN do biết bao người đóng góp xây dựng nên. Tại sao ông Viện trưởng Viện Vinh danh Chữ Quốc ngữ chỉ vinh danh các Giáo sĩ Pi-na và Đắc Lộ không mà thôi?

Và, chắc anh cũng biết, sau ngày Cách mạng Tháng 8/1945 thành công, cuộc diễu hành mừng Cách mạng ở Hà Nội, bộ đội Việt Minh mặc binh phục của Pháp, đeo súng Pháp. Đến ngày Toàn quốc kháng chiến, vũ khí chống Pháp hầu hết cũng đều của Pháp. Vậy có khi nào ta đặt vấn đề tôn vinh cám ơn những người đã làm ra những vũ khí và binh phục cho ta chống Pháp không? Chắc chắn là không.

Anh là nhà vật lý chắc anh biết Giáo sư Tiến sĩ Trần Chung Ngọc
(1931–2014) là một học giả người Mỹ gốc Việt. Ông tốt nghiệp bằng Tiến sĩ vật lý tại Đại học Wisconsin – Madison, Hoa Kỳ, ông từng giảng dạy tại trường ĐH Khoa học Sài Gòn và các cơ sở giáo dục của VNCH đồng thời có thời gian nhập ngũ làm sĩ quan trong quân đội VNCH, Trần Chung Ngọc sang định cư tại Hoa Kỳ, tiếp tục nghiên cứu vật lý, nghiên cứu các vấn đề lịch sử, văn hóa, tôn giáo Việt Nam. Năm 1994, ông kết luận bài viết Alexandre de Rhodes: Công hay Tội ? như sau:

“Một tên giặc tới nhà chúng ta, tạo ra một thứ vũ khí để dễ bề quyến rũ con em nhẹ dạ theo chúng phản lại tổ tiên, chúng ta dùng vũ khí đó để mở mang đầu óc của tất cả những người trong gia đình nhờ đó mà gia đình chúng ta bảo vệ được truyền thống luân lý đạo đức của gia đình, bảo toàn gia sản của tổ tiên khỏi bị cướp đi, vậy chúng ta nên nhớ ơn những người trong gia đình có sáng kiến dùng ngay vũ khí của địch để đánh địch hay là chúng ta nên nhớ ơn kẻ đã mang vũ khí đến nhà chúng ta để cướp đi của cải và gây bất hòa trong gia đình chúng ta?
Tôi hy vọng vấn đề công và tội của Alexandre de Rhodes nay đã sáng tỏ”.

Anh có thể không đồng ý với nhận định của TS Trần Chung Ngọc, nhưng ít ra anh cũng biết được rằng trong xã hội VN hiện nay, không phải ai cũng nghĩ về linh mục Đắc Lộ và CQN của ông như anh. Anh có quyền vinh danh lịnh mục Đắc Lộ, anh có quyền vinh danh Phép Giảng Tám Ngày nhưng anh không được nhân danh dân tộc VN vinh danh nhừng người anh đang phấn đấu vinh danh như anh đã khắc lên bia đá “ CHỮ QUỐC NGỮ CÒN, TIẾNG VIỆT CÒN, NƯỚC VIỆT NAM CÒN”.

5. Vừa rồi anh nói trên Net: “Đà Nẵng không đặt thì ở Quảng Nam sẽ đặt tên đường hai vị”. Anh là Viện trưởng Viện Vinh danh Chữ Quốc ngữ và Bảo tồn tiếng Việt, trường Đại học Duy Tân chứ đâu phải HĐND tỉnh Quảng Nam mà có thể khẳng định như vậy? Mà nếu là tỉnh Quảng Nam đi nữa thì tỉnh Quảng Nam đâu có thể vượt qua được chủ trương của nhà nước Việt Nam: “Điều 10, Khoản 5 về Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng như sau:

“Những nhân vật lịch sử còn có ý kiến đánh giá khác nhau hoặc chưa rõ ràng về mặt lịch sử thì chưa xem xét đặt tên cho đường, phố và công trình công cộng”.

Alexandre de Rhodes là một người có công với Vatican mà có tội với dân tộc Việt, rắc rối như thế làm sao HĐND tỉnh Quảng Nam có thể chọn ông để đặt tên đường được chứ! Nhà thơ, ca sĩ Nguyễn Đăng Hưng mới lãng mạn như thế chứ không phải ông Giáo sư Vật lý phá vỡ ở Bỉ!

6. Có lẽ anh đã cảm thấy bị hố nên anh lại viết lại trên FB rằng “Đặt tên đường hay không đâu quan trọng, bởi trong tâm tưởng người Việt, với nết nghĩ “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” vẫn có Alexandre de Rhodes, bởi chữ quốc ngữ từ ông hiện hữu đang được dùng mỗi ngày”.

Anh lại sai nữa rồi. “Đặt tên đường hay không đâu quan trọng” thế thì anh – một trong những người cổ vũ cho TP. Đà Nẵng lấy tên hai linh mục Francisco de Pina và Alexandre de Rhodes đặt tên đường phố làm gì để gây nên cuộc tranh luận gây mất đoàn kết đang diễn ra như hiện nay? Anh dẫn đoàn đi Iran vinh danh Đắc Lộ, vinh danh Phép Giảng Tám Ngày, việc Quảng Nam tổ chức Hội thảo CQN, chuyện Quảng Nam thiết kế xây dựng công viên Dinh trấn Thanh Chiêm CQN có ai chính thức phản đối gì đâu. Anh viết: “Bởi trong tâm tưởng người Việt, với nết nghĩ “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” vẫn có Alexandre de Rhodes bởi chữ quốc ngữ từ ông hiện hữu đang được dùng mỗi ngày”. Nhận thức của anh trên đây có hai điều sai:

6.1. Giáo sĩ Đắc Lộ có làm ra CQN đâu, ông ta chỉ là người cóp của các Thừa sai Gaspar do Amaral, Antonio Barbosa, Francisco de Pina. Cóp xong rồi hủy hết tất cả di cảo mà ông đã sử dụng của các tác giả từng là ân nhân, là thầy của ông để dành cái quyền làm chủ CQN độc nhất là Alexandre de Rhodes? Khối di cảo đó rất lớn mới giúp cho Alexandre de Rhodes khai thác làm nên công trình Tự điển Việt Bồ La, làm sao có thể mất được? Tại sao anh không lên án Alexandre de Rhodes về hành vi hủy di cảo CQN của những người đi trước như đã đề cập mà chỉ vinh danh Alexandre de Rhodes là sao?

Anh sống ở TP HCM lâu chắc anh biết học giả An Chi. An Chi đã giải thích công việc anh đang theo đuổi là:
“Cái tâm lý đòi dân ta phải mang ơn A.de Rhode chẳng qua là hậu quả của sự nhồi sọ mà bọn thực dân Pháp đã thực hiện trong thời kỳ chúng còn cai trị dân ta, nước ta. Ngoài ra, còn có thể có cả những nguyên nhân khác thuộc tâm thức riêng, và cả…tín ngưỡng riêng nữa”.
“Người ta thì làm cuốn tự điển để tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền đạo của người ta mà mình thì cứ nằng nặc đòi người Việt Nam phải ghi công ông cố đạo Alexandre de Rhode, thậm chí có người mà lòng biết ơn cụ cố còn làm tượng nặng đến 43 tấn”. (Theo antg.cand.com.vn)

6.2. Anh xem thử CQN trong đời sống với công nghệ 4.0 hiện nay có bao nhiêu phần trăm CQN có trong Tự điển Việt Bồ La (Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum) của Đắc Lộ? Có ít nhất 70% đến 80% từ Hán Việt (chữ Nho). Ví dụ “Công trình nghiên cứu chữ quốc ngữ” (cụm từ 1) của anh gồm 7 từ, chỉ có 1 từ (chữ) Việt và có đến 6 từ do cha ông chúng ta đã sử dụng Hán Việt (chữ Nho), 6 từ nầy không thể có trong Tự điển Việt Bồ La của Đắc Lộ. “Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng tham gia Hội thảo Khoa học về Chữ Quốc Ngữ” (cụm từ 2) có 15 từ, chỉ có 2 từ Việt (về, chữ) còn có đến 13 từ Hán Việt (chữ Nho).

Chữ viết trong đời sống của chúng ta hiện nay như thế đấy. Tại sao anh không nhớ những người làm ra 6 từ trong cụm từ 1 và 13 từ trong cụm từ 2 ấy mà chỉ nhớ người chép mấy từ “chữ”, “về chữ” trong Tự điển của Đắc Lộ mà thôi? Anh có biết sách Danh Từ Khoa Học của cụ Hoàng Xuân Hãn ra đời năm 1942, đã được Hội Khuyến Học Nam Kỳ tặng thưởng từ năm 1943 không? Quyển sách “Danh từ khoa học” của cụ Hoàng Xuân Hãn viết năm 1942 bàn về việc “nhập khẩu” thuật ngữ khoa học, ở đó có các chỉ dẫn hữu ích để chọn cách tạo ra từ ngữ mới khi dịch.

Nếu trước đây không có Danh Từ Khoa Học của Hoàng Xuân Hãn anh có học Toán, học khoa học bằng tiếng Việt được không? Anh có biết Cái học ban đầu đưa anh lên lấy bằng Tiến sĩ vật lý sao anh không nhớ? Cái quả CQN ngày nay chúng ta đang sử dụng là một công trình góp công góp sức của biết bao người qua hàng trăm năm, các nhà Nho không tên tuổi, các ông Trương Vĩnh Ký với Gia Định Báo, Huỳnh Tịnh Của với Đại Nam Quốc Âm Tự Vị, các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Đông Kinh Nghĩa Thục, Nhóm Đông Dương Tạp Chí, Nguyễn Văn Vĩnh, Nhóm Nam Phong Tạp Chí, Phạm Quỳnh, Phan Kế Bính, Nguyễn Văn Tố, Nguyễn Tường Tam với Tự Lực Văn Đoàn, Hồ Chí Minh, Phong trào Bình Dân Học Vụ, Phạm Văn Đồng, Nhóm Giáo sư trường Khải Định (sau năm 1956 lấy lại tên Quốc Học) và trí thức Huế (như Tạ Quang Bửu, Đào Duy Anh, Nguyễn Huy Bảo, Đoàn Nồng, Tôn Quang Phiệt, Nguyễn Thúc Hào, Phạm Đình Ái, Nguyễn Dương Đôn.v.v.), Nguyễn Bạt Tụy, Trương Văn Chình, Lê Ngọc Trụ, Vũ Văn Mẫu, Nguyễn Văn Trung,.v.v. Anh chỉ vinh danh Đắc Lộ – người làm ra công cụ truyền giáo là vô ơn bội nghĩa với những người đã góp công xây dựng nên CQN cho dân tộc ngày nay.

7. Có lẽ đến hôm nay anh đã được đọc nhiều bài viết về linh mục Đắc Lộ và Lịch sử CQN của ông mà trước khi nhận chức Viện trưởng Viện Vinh danh Chữ Quốc Ngữ và Bảo tồn tiếng Việt, trường Đại học Duy Tân anh chưa đọc. Và chắc anh cũng không ngờ chuyện linh mục Đắc Lộ trước đây nó đã dữ dội đến như vậy và đang diễn ra trên mạng xã hội rầm rộ đến như vậy.

Có người gọi tôi: “Ông X. ơi, chuyện Đắc Lộ tôi tưởng đã giấu được rồi để lo chuyện thời sự, ai ngờ ông Giáo sư Việt kiều Bỉ Nguyễn Đăng Hưng xới lại, phát hiện thêm được nhiều thông tin thú vị quá: Chuyện ông Đắc Lộ xin nước Pháp cấp cho ông nhiều binh sĩ để ông lên đường chinh phục toàn cõi phương Đông, chuyện Lời thề của các giáo sĩ Dòng Tên trước Giáo Hoàng ghê quá. Nhiều giáo dân không thể tưởng tượng được các vị Thừa sai Thiên Chúa giáo truyền bá đạo Chúa vào VN bằng cuốn Phép Giảng Tám Ngày kinh khủng đến như thế!”.
Chắc cũng đã có người gọi điện thoại thông tin đó đến anh phải không?

Anh Hưng ơi! Thật tình tôi không muốn nói chuyện nầy: Đã và sẽ, không những người ta đưa ra nhiều thông tin mới (hoặc cũ nhưng ít người biết) về linh mục Đắc Lộ và CQN của ông mà còn lôi ra nhiều thứ nữa như những trường hợp Thực dân Pháp và Thiên Chúa giáo cấu kết với nhau chiếm đất, cướp chùa, phá tượng Phật Việt Nam, về Trần Lục (Cha Sáu) kéo 5.000 giáo dân triệt hạ căn cứ chống Pháp ở Ba Đình, lôi ra các tên tuổi làm gián điệp cho Pháp và đặc biệt là nhắc lại lịch sử Giáo Sĩ Thừa Sai Và Chính Sách Thuộc Địa Của Pháp Tại Việt Nam (1857-1914) v.v.. Và tôi tin chắc với phương tiện in ấn dễ dàng và mạng xã hội phổ cập hiện nay, trong tương lai sẽ còn nhiều tham luận, nhiều tranh luận, nhiều sách của những người ủng hộ việc vinh danh linh mục Đắc Lộ của anh và những người hạch tội linh mục Đắc Lộ.

Việc vinh danh linh mục Đắc Lộ hay lên án ông cho đến nay không có gì mới. Chỉ xuất hiện những người viết mới thôi. Điều mà những người tử tế trách anh là anh không nắm rõ vấn đề, anh vinh danh linh mục Đắc Lộ hay ho đâu chưa thấy mà lộ ra bao chuyện không hay về Đắc Lộ và những gì liên quan đến ông. Anh không để cho ông nằm yên bên Iran mà lôi ông về VN làm chi để cho thiên hạ nhắc lại những điều không hay dành cho ông đã diễn ra trước đây và đang được bổ sung hiện nay. Từ nay cho đến nhiều đời sau nữa, tên GS Nguyễn Đăng Hưng – Viện trưởng Viện Vinh danh Chữ Quốc Ngữ và Bảo tồn tiếng Việt, trường Đại học Duy Tân, Tp. Đà Nẵng luôn gắn với linh mục Đắc Lộ. Không biết nên buồn hay nên vui anh Hưng hè?

Chuyện linh mục Đắc Lộ và CQN của ông (chứ không phải CQN của VN ngày nay) còn có thể trao đổi tiếp nhưng dù sao cũng phải tạm dừng ở đây. Nếu anh thấy chưa thỏa đáng lại sẽ trao đổi tiếp.

Tôi gởi lại anh lá thư anh đã vội gởi cho tôi: “Nếu nhầm lẫn thì xin lỗi và im lặng”. Tôi gởi lại để anh thấy tôi hay anh nên thực hiện nội dung lá thư ấy. Tôi chờ quyết định của anh.

Chúc anh “Rày hằng ngày dùng đủ”.
Thân chào anh.
Huế, Mùa Noel 2019. Nguyễn Đắc Xuân.
===
Đọc đầy đủ ở đây: https://sachhiem.net/index.php?content=showrecipe&id=7421

Ảnh: Đại ân nhân nào? Dân tộc nào tạ ơn?
Một nhóm lưu vong và một nhúm vong nô trong nước không được tiếm danh dân tộc!

9) Kết luận: Sự gạn đục khơi trong nên lưu danh ông Alexandre de Rhodes trên viên tảng đá tưởng nhớ đặt tại công viên Tao Đàn và bảo lưu tên đường Alexandre de Rhodes (là đường Paracels, sau là đường Colombert, sau đổi là Alexandre de Rhodes; đổi là đường Thái Văn Lung và đến năm 1993 ông Võ Văn Kiệt cho đổi lại tên Alexandre de Rhodes) để ghi nhớ công lao đối với người đã phát minh ra chữ Quốc ngữ.

songdongnai

CUỐI DÒNG SÔNG LÀ BIỂN
Hoàng Kim

Sông Đồng Nai và cù lao Phố thuộc thành phố Biên Hòa là nơi rất đẹp tôi chọn làm nền cho chùm ảnh và câu chuyện dài về Văn Miếu Trấn Biên, Đồng Nai đất và người bên dòng sông lớn. Lớp sinh viên khóa 2 Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh chúng tôi đã về thăm và dâng hương ghi ơn những người mở đất, tạo dựng đường sống cho dân tộc Việt và cộng đồng những cư dân thân thiết, cùng chung lưng đấu cật gầy dựng nên nơi này. Dòng sông Đông Nai và Văn Miếu Trấn Biên là nơi khởi đầu cho chuyện kể Bài viết gồm ba phần : Đi như một dòng sông; Nam tiến của người Việt; Cuối dòng sông là biển…

songgianh

ĐI NHƯ MỘT DÒNG SÔNG

Linh Giang Quảng Bình là dòng sông huyền thoại nối liền của đôi bờ “Đằng Ngoài và Đằng Trong”. Biển Đông kết nối các dòng sông lớn của xứ Bắc như sông Hồng, sông Lam … và các đòng sông lớn đất phương Nam như sông Cửu Long, sông Đồng Nai, sông Hương. Lịch sử Nam tiến của dân tộc Việt đi như một dòng sông lớn, thuận chiều, xuôi dòng, hướng về biển lớn. Dòng sông về biển có khi hiền hòa có khi hung dữ tùy theo thế nước nhưng mãi mãi là nguồn sống, nguồn sinh lực của con người, cây xanh và vạn vật. Sông Đồng Nai và Văn miếu Trấn Biên là tình yêu lớn, quê hương thứ hai của tôi ở đất phương Nam.

Nam Tiến, đi như một dòng sông, nói thì dễ nhưng sự thật đời người là khó. Bạn học cùng tổ với tôi là Cao Văn Hàng, khác với tôi là lên đường nhập ngủ từ ngày 2 tháng 9 năm 1971, để sau này xa xứ và trở thành người Đồng Nai như câu chuyện tôi đã kể trong Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời. Cao Văn Hàng dân Thanh Hóa tốt nghiệp kỹ sư nông học ở Trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc (tiền thân của Trường Đại học Nông Lâm HuếĐại học Nông – Lâm Bắc Giang ngày nay). Anh khác với bạn bè cùng trang lứa phần lớn đều ước mơ ra Bắc về Cục Vụ Viện Trường ở Hà Nội hoặc các tỉnh lân cận, anh viết đơn tình nguyện “đi bất cứ nơi nào khi Tổ Quốc cần” theo sự phân công của tổ chức. Và anh đã được toại nguyện Nam Tiến về nông trường Con Cuông một nơi heo hút phía Tây Nghệ An.  Anh Cao Văn Hàng Nam Tiến với ước mơ cháy bỏng “hành được những điều sở học” về một nông trường nghèo vùng núi sâu, ít cán bộ có bằng cấp chính quy đại học thực thụ, năm năm sau tạm ổn định và cố gắng lấy vợ sinh con, mười năm sau có được một vị trí công việc hợp với mình và nơi ấy, mười lăm năm sau có được chút thành quả, hai mươi năm sau có được một sản phẩm gì đó trở về “bái tổ” ở đất quê hương. Mấy chục năm sau, tôi về thăm anh thì anh đã lộn ngược về quê Thanh Hóa cũ. Anh trở về với cái gốc ban đầu và đang tính đường … nuôi hươu.

Nằm ngủ tại nhà bạn Cao Văn Hàng dưới túp tranh nghèo, tôi ám ảnh trước bài thơ của anh:

Tiếc một đời sống dở, ở không xong
Ta đã sống một thời bay theo gió
Hương còn đó hồi sinh đang đó
Mà bơ vơ lạc lõng giữa quê nhà.

Ai bảo Nam Tiến là dễ ? Cao Văn Hàng là một thí dụ, tìm đường sống, mưu sinh không dễ. Huống hồ  đó là đường sống của một dân tộc. Đọc thơ Cao Văn Hàng tự dưng tôi liên tưởng tới “Đường sống” của Lev Tonstoy mà tôi đã trích dẫn trong “Con đường xanh của chúng ta“.

Những lớp sinh viên nông nghiệp chúng tôi, nay nhìn lại, phần lớn đều Nam tiến, theo đúng con đường của dân tộc đang đi. Chuyện học đại học 5 lớp của tôi nghe qua thì buồn cười nhưng thực tế là có thật. Tôi thi đậu vào Trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc năm 1970, học Trồng trọt 4 cùng khóa với các bạn Trần Văn Minh, Đỗ Thị Minh Huệ, Phan Thanh Kiếm, Đỗ Khắc Thịnh, Vũ Mạnh Hải, Phạm Sĩ Tân, Phạm Huy Trung, Lê Xuân Đính, Nguyễn Hữu Bình, Lê Huy Bá … cho đến ngày 02 tháng 9 năm 1971 thì tôi gia nhập quân đội cùng lứa với Nguyễn Văn Thạc. Đợt tuyển quân sinh viên trong ngày độc lập đã nói lên sự quyết liệt sinh tử và ý nghĩa thiêng liêng của ngày cầm súng. Chiến trường đánh lớn. Đơn vị chúng tôi chỉ huấn luyện rất ngắn rồi vào trận ngay với 81 đại đội vượt sông Thạch Hãn. Chiến dịch Quảng Trị năm 1972 sau này đã đi vào huyền thoại: “Đò lên Thạch Hãn ơi chèo nhẹ/ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm/ Có tuổi hai mươi thành sóng nước/ Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm”. Tổ chúng tôi bốn người thì Xuân và Chương hi sinh, chỉ Trung và tôi trở về trường sau ngày đất nước thống nhất.  Những vần thơ viết dưới đây là xúc động sâu xa của tôi khi nghĩ về bạn học đồng đội đã khuất: “Trận chiến hôm qua bạn góp máu hồng. Lớp học hôm nay bạn không trở lại. Trách nhiệm trong mình nhân lên gấp bội. Đồng chí ơi, tôi học cả phần anh”. Tôi về học tiếp năm thứ hai tại Trồng trọt 10 của Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc đến cuối năm 1977 thì chuyển trường vào Đại học Nông nghiệp 4, tiền thân Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Trồng trọt 2 thuở đó là một lớp chung mãi cuối khóa mới tách ra 2A,2B, 2C. Tôi làm Chủ tịch Hội Sinh viên thay cho anh Nguyễn Anh Tuấn khoa thủy sản ra trường về dạy ở Trường Đại học Cần Thơ.

Các bạn sinh viên lứa tôi ở trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc đi bộ đội đợt 1971 khoảng 150 người, sau này khoảng bốn mươi phần trăm hi sinh ở chiến trường phương Nam, số bạn về trường học lại còn khoảng bốn mươi phần trăm, và hai mươi phần trăm nữa chuyển ngành sang học trường khác hoặc làm nghề khác. Khóa 4 thời đó, số bạn không đi bộ đội, lúc ra trường sau 1975, phần lớn đều vào nhận nhiệm sở ở Nam Bộ, Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ . Lứa bạn tôi ở khóa 10 trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc cũng vậy, có khoảng trên sáu mươi phần trăm tăng cường cho nông nghiệp miền Nam. Đối với lúa bạn ở ba lớp Trồng trọt 2A,2B, 2C của Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh tuyển sinh ở phía Nam thì hiển nhiên sau này ra nghề làm việc ở miền Nam. Có một số ít bạn theo gia đình sang Mỹ, Pháp, Đan Mạch … Vậy nên nghề nông chúng tôi căn bản đã đi theo đúng con đường Nam tiến của dân tộc đang đi. Hôm lớp chúng tôi về thăm Văn Miếu Trấn Biên, ngồi trò chuyện và chơi với nhau bên dòng sông lớn Đồng Nai, chúng tôi đã chiêm nghiệm về điều ấy.

vietnam1009-2016

NAM TIẾN CỦA NGƯỜI VIỆT

Nam tiến là xu thế tự nhiên, tất yếu của lịch sử người Việt. Bản đồ đất nước Việt Nam qua các đời nguồn Wikipedia là dẫn liệu toàn cảnh, quan trọng cho tầm nhìn lịch sử Nam tiến của người Việt từ thời Lý cho đến nay. Một cách khái lược, hành trình Nam tiến kéo dài gần 700 năm từ thế kỷ 11 đến giữa thế kỷ 18, nâng diện tích lãnh thổ từ ban đầu độc lập (năm 938) cho đến nay (năm 2016) lãnh thổ Việt Nam hình thành và tồn tại với tổng diện tích gấp 3 lần.

Tác phẩm”Nỗi niềm Biển Đông”của nhà văn Nguyên Ngọc là một khái quát gọn nhất và rõ nhất về hai phân kỳ Lịch sử Việt Nam; nguồn gốc động lực Nam Tiến. Tôi xin được trích dẫn nguyên văn:

Mở đầu cuốn Việt Nam văn hóa sử cương, cụ Đào Duy Anh viết: “Khắp một vùng trung châu Bắc Việt, không mẩu đất nào là không có dấu vết thảm đảm kinh dinh của tổ tiên ta để giành quyền sống với vạn vật; suốt một dải Trung Việt vào đến trung châu Nam Việt, không một khúc đường nào là không nhắc lại sự nghiệp gian nan tiến thủ của tổ tiên ta để mở rộng hy vọng cho tương lai.” Thật ngắn gọn, thật súc tich, vị học giả cao kiến đã đúc kết chặt chẽ và cực kỳ chính xác hai chặng đường lớn mấy thiên niên kỷ của dân tộc; và chỉ bằng mấy chữ cô đọng, chỉ ra không thể rõ hơn nữa đặc điểm cơ bản của mỗi chặng, có ý nghĩa không chỉ để nhìn nhận quá khứ, mà còn để suy nghĩ về hôm nay và ngày mai – những suy nghĩ, lạ thay, dường như đang càng ngày càng trở nên nóng bỏng, cấp thiết hơn.

Chặng thứ nhất, tổ tiên ta, từ những rừng núi chật hẹp phía bắc và tây bắc, quyết chí lao xuống chiếm lĩnh hai vùng châu thổ lớn sông Hồng và sông Mã, mênh mông và vô cùng hoang vu, toàn bùn lầy chưa kịp sánh đặc, “thảm đảm kinh dinh để giành quyền sống với vạn vật” – mấy chữ mới thống thiết làm sao – hơn một nghìn năm vật lộn dai dẳng giành giật với sóng nước, với bùn lầy, với bão tố, với thuồng luồng, cá sấu … để từng ngày, từng đêm, từng giờ, vắt khô từng tấc đất, cắm xuống đấy một cây vẹt, một cây mắm, rồi một cây đước, ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác, năm  này qua năm khác, trăm năm này qua trăm năm khác, khi đất đã được vắt khô, được rửa mặn và ứng đặc, cắm xuống đấy một cây tạo bóng mát, rồi một cây ăn quả, một cây lúa, một mảnh lúa, rồi một đồng lúa …, tạo nên chỗ đứng chân cho từng con người, từng đôi lứa, từng gia đình, rồi từng cộng đồng, từng xóm mạc, từng làng, từng tổng, từng huyện, …cho đến toàn dân tộc, toàn xã hội, lập nên nửa phần là gốc cội của giang sơn ta ngày nay. Và hẳn còn phải nói thêm điều này nữa, cuộc thảm đạm kinh dinh vật lộn với thiên nhiên ấy lại còn phải cọng thêm cuộc vật lộn cũng dai dẳng, quyết liệt, không hề kém can trường và thông minh, để sáng tạo, định hình và gìn giữ một bản sắc Việt riêng giữa trăm Việt, là một Việt độc đáo và đặc sắc, không bị hòa tan bởi một thế lực hung hản, khổng lồ, luôn muốn xóa bỏ và hòa tan tất cả …   Hơn một thiên niên kỷ thiết lập và trụ vững, tạo nên nền tảng vững bền, để bước sang chặng thứ hai.

Chặng thứ hai, như cụ Đào Duy Anh đã đúc kết cũng thật ngắn gọn và chính xác, “gian nan tiến thủ để mở rộng hy vọng cho tương lai”.  Trên gốc cội ấy rồi, đi về đâu? Chỉ còn một con đường duy nhất: Về Nam. Có lẽ cũng phải nói rõ điều này: trước hết, khi đã đứng chân được trên châu thổ sông Hồng sông Mã rồi, kháng cự vô cùng dũng cảm và thông minh suốt một nghìn năm để vẫn là một Việt đặc sắc không gì đồng hóa được rồi, thì mối uy hiếp bị thôn tính đến từ phương bắc vẫn thường xuyên và mãi mãi thường trực. Không nối dài được giang sơn cho đến tận Cà Mau và Hà Tiên thì không thể nào bắc cự. Ở bước đường chiến lược này của dân tộc có cả hai khía cạnh đều hết sức trọng yếu. Khía cạnh thứ nhất: phải tạo được một hậu phương thật sâu thì mới đủ sức và đủ thế linh hoạt để kháng cự với mưu đồ thôn tính thường trực kia. Lịch sử suốt từ Đinh Lê Lý Trần Lê, và cả cuộc chiến tuyệt vời của Nguyễn Huệ đã chứng minh càng về sau càng rõ điều đó. Chỉ xin nhắc lại một sự kiện nghe có thể lạ: chỉ vừa chấm dứt được 1000 năm bắc thuộc bằng trận đại thắng của Ngô Quyền, thì Lê Hoàn đã có trận đánh sâu về phương nam đến tận Indrapura tức Đồng Dương, nam sông Thu Bồn của Quảng Nam. Đủ biết cha ông ta đã tính toán sớm và sâu về vai trò của phương Nam trong thế trận tất yếu phải đứng vững lâu dài của dân tộc trước phương bắc như thế nào.

 Khía cạnh thứ hai, vừa gắn chặt với khía cạnh thứ nhất, vừa là một “bước tiến thủ” mới “mở rộng hy vọng cho tương lai”, như cách nói sâu sắc của cụ Đào Duy Anh. Bởi có một triết lý thấu suốt: chỉ có thể giữ bằng cách mở, giữ để mà mở, mở để mà giữ. Phải mở rộng hy vọng cho tương lai thì mới có thể tồn tại. Tồn tại bao giờ cũng có nghĩa là phát triển. Đi về Nam là phát triển. Là mở. Không chỉ mở đất đai. Càng quan trọng hơn nhiều là mở tầm nhìn. Có thể nói, suốt một thiên niên kỷ trước, do cuộc thảm đảm kinh dinh để giành dật sự sống với vạn vật  còn quá vật vã gian nan, mà người Việt chủ yếu mới cắm cúi nhìn xuống đất, giành thêm được một một mẩu đất là thêm được một mẩu sống còn. Bây giờ đã khác. Đã có 1000 năm lịch sử để chuẩn bị, đã có thời gian và vô số thử thách để tạo được một bản lĩnh, đã có trước mặt một không gian thoáng đảng để không chỉ nhìn xa mãi về nam, mà là nhìn ra bốn hướng. Nhìn ra biển. Phát hiện ra biển, biển một bên và ta một bên, mà lâu nay ta chưa có thể toàn tâm chú ý đến. Hay thay và cũng tuyệt thay, đi về Nam, người Việt lại cũng đồng thời nhìn ra biển, nhận ra biển, nhận ra không gian sống mới, không gian sinh tồn và phát triển mới mệnh mông của mình. Hôm nay tôi được ban tổ chức tọa đàm giao cho đề tài có tên là “nổi niềm Biển Đông”. Tôi xin nói rằng chính bằng việc đi về nam, trên con đường đi ngày càng xa về nam mà trong tâm tình Việt đã có được nổi niềm biển, nổi niềm Biển Đông. Cũng không phải ngẫu nhiên mà từ đó, nghĩa là từ đầu thiên niên kỷ thứ hai, với nổi niềm biển ngày càng thấm sâu trong máu Việt, cha ông ta, người dân Việt, và các Nhà nước Việt liên tục, đã rất sớm khẳng định chủ quyền Việt Nam trên các hải đảo và thểm lục địa “.

vietnam-1650
Nam Tiến của người Việt từ thời tự chủ cho đến ngày nay được chia làm ba giai đoạn chính:

Giai đoạn 1 từ năm 1009 khởi đầu nhà Lý  cho đến năm 1525 khởi đầu nhà Mạc, trãi Đinh, Tiền Lê, Nhà Lý, Nhà Trần (1226-1400), Nhà Hồ (1400- 1407),  Nhà Lê sơ (1428-1527). Cương vực nước Đại Việt là bản đồ màu xanh đến ranh giới đèo Ngang hoặc sông Gianh ranh giới Hà Tĩnh và Quảng Bình ngày nay. Giải đất các đồng bằng nhỏ ven biển Nam Trung Bộ suốt thời kỳ này là sự giành đi chiếm lại của Đại Việt và Chiêm Thành.Đây là giai đoạn đầu mới giành được độc lập tự chủ, lãnh thổ Đại Việt bao gồm khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng, các đồng bằng nhỏ ven biển Bắc Trung Bộ. Sông Gianh là cực nam của đất nước.

Giai đoạn 2 từ năm 1526 khởi đầu nhà Mạc của nước Đại Việt đến năm 1693 kết thúc việc sáp nhập Chiêm Thành vào Đại Việt và đến năm 1816 sáp nhập hoàn toàn Chân Lạp, Tây Nguyên với các hải đảo vào lãnh thổ của nước Đại Nam thời Minh Mệnh nhà Nguyễn để có ranh giới cương vực như hiện nay. Thời kỳ này trãi từ Nhà Mạc (1527-1592),Nhà Lê trung hưng (1533-1789), Trịnh-Nguyễn phân tranh,  nhà Tây Sơn (1778-1802) Chiến tranh Tây Sơn–Chúa Nguyễn (1789-1802) Việt Nam thời Nhà Nguyễn (1804-1839). Bản đồ cương vực màu  xanh gồm khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng, các đồng bằng nhỏ ven biển Bắc Trung Bộ thuộc Đằng Ngoài, cương vực màu vàng từ địa đầu Quảng Bình đến đèo Cù Mông tỉnh Phú Yên, bao gồm các đồng bằng nhỏ ven biển Nam Trung Bộ, Tây Nguyên  thuộc Đàng Trong, Từ năm 1693 cho đến năm 1839 lãnh thổ Việt Nam lần lượt bao gồm  Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long với các hải đảo .

Giai đoạn 3 từ năm 1839 cho đến nay, bao gồm:  Đại Nam thời Nhà Nguyễn (1839-1945); Thời Pháp thuộc Liên bang Đông Dương (nhập chung với Lào, Campuchia, Quảng Châu Loan 1887 -1945); Giai đoạn từ năm 1945 đến nay (Đế quốc Việt Nam: tháng 4 năm 1945 – tháng 8 năm 1945 dưới thời chính phủ Trần Trọng Kim; Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: từ 2 tháng 9 năm 1945 đến 2 tháng 7 năm 1976; Quốc gia Việt Nam: dựng lên từ 1949 đến 1955 với quốc trưởng Bảo Đại bởi chính quyền Pháp; Việt Nam Cộng hòa: tồn tại với danh nghĩa kế tục Quốc gia Việt Nam từ 1955 đến 30 tháng 4 năm 1975 tại miền Nam; Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam sau là Cộng hoà Miền Nam Việt Nam: từ 8 tháng 6 năm 1960 đến 2 tháng 7 năm 1976; Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam: từ ngày 2 tháng 7 năm 1976 đến nay).

Đặc trưng của giai đoạn 1 là Sông Giang làm cực Nam của Đằng Ngoài khi chân chúa Nguyễn Hoàng sáng nghiệp đất Đằng Trong. Năm 1558, chúa Nguyễn Hoàng đã cùng với con em vùng đất Thanh Nghệ vào trấn nhậm ở đất Thuận Hóa Quảng Nam, lấy Hoành Sơn, Linh Giang và Luỹ Thầy sau này làm trường thành chắn Bắc. Nguyễn Hoàng đã có những chính sách hiệu quả để phát triển vùng đất Đằng Trong mở rộng lãnh thổ về phương Nam. Các hậu duệ của Nguyễn Hoàng tiếp tục chính sách  bắc cự nhà Trịnh, nam mở mang đất, đến năm 1693 thì sáp nhập toàn bộ đất đai Chiêm Thành vào Đại Việt.

nuidabiaĐặc trưng của giai đoạn 2 là Núi  Đại Lãnh  và núi đá Bia tỉnh Phú Yên là chỉ dấu quan trọng Nam tiến của người Việt từ thế kỷ 11 đến cuối thế kỷ 17. Lê Hoàn năm 982 đem quân đánh Chiêm Thành mở đất phương Nam là lần xuất chinh sớm nhất của Đại Việt, và năm 1693 là năm cuối cùng toàn bộ phần đất Chiêm Thành ở Phú Yên sáp nhập hoàn toàn vào Đại Việt. Vua Lê Thánh Tông năm 1471 khi thân chinh cầm quân tấn công Chiêm Thành  tương truyền đã dừng tại chân núi đá Bia và cho quân lính trèo lên khắc ghi rõ cương vực Đại Việt.Thời Nhà Nguyễn, đến năm 1816 thì sáp nhập toàn bộ đất đai Chân Lạp, Tây Nguyên và các hải đảo vào lãnh thổ Đại Nam.

Kể từ lần xuất chinh đầu tiên của Lê Hoàn từ năm 982 đến năm 1693 trãi 711 năm qua nhiều triều đại, hai vùng đất Đại Việt Chiêm Thành mới quy về một mối. Người Việt đã đi như một dòng sông lớn xuôi về biển, có khi hiền hòa có khi hung dữ, với hai lần hôn phối thời Trần (Huyền Trân Công Chúa) và thời Nguyễn (Ngọc Khoa Công Chúa), chín lần chiến tranh lớn  nhỏ. đã hòa máu huyết với người Chiêm để bước qua lời nguyền núi đá Bia ở núi Phú Yên “gian nan tiến thủ để mở rộng hy vọng cho tương lai”, cho đến năm 1834 thành nước Đại Nam như ngày nay.

Đặc trưng của giai đoạn 3 là Nước Việt Nam độc lập toàn vẹn. Chủ tịch Hồ Chí Minh người đặt nền móng cho một nước Việt Nam mới đã kiên quyết khôn khéo nhanh tay giành được chính quyền và lập nên nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, bởi Pháp bại Nhật hàng vua Bảo Đại thoái vị. Bác nói và làm những điều rất hợp lòng dân: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một; sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”. “Nay, tôi chỉ có một tin tưởng vào Dân tộc độc lập. Nếu (tôi) cần có đảng phái thì sẽ là Đảng dân tộc Việt Nam. Đảng đó sẽ chỉ có một mục đích làm cho dân tộc ta hoàn toàn độc lập. Đảng viên của đảng đó sẽ là tất cả quốc dân Việt Nam, trừ những kẻ phản quốc và những kẻ tham ô ra ngoài

Nam tiến của người Việt thành công vì là là xu thế tự nhiên, tất yếu của lịch sử người Việt. Đó là câu chuyện dài đầy ắp tư liệu đối với những ai thích tìm về cội nguồn lịch sử văn hóa dân tộc. Tôi thích bài Nhật Lệ ơi của anh Nguyễn Quốc Toàn BulukhinCâu chuyện Nam tiến của anh Nam Sinh Đoàn  là những góc nhìn rất thú vị.

tt2-1

CUỐI DÒNG SÔNG LÀ BIỂN

Chúng tôi là những bạn học chung lớp của lứa sinh viên khóa 2 khoa Nông học Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã kéo nhau về dâng hương tại Văn Miếu Trấn Biên ở Biên Hòa gần Cù Lao Phố sông Đồng Nai. Nơi đây lưu dấu nhiều huyền thoại đất và người phương Nam, dòng sông hò hẹn, cuối một dòng sông là cửa biển, và vùng đất thiêng bậc nhất của đất phương Nam, đầy ắp những câu chuyện lạ.

songdongnai

Giáo sư Tôn Thất Trình trong bài viết “Lạm bàn phát triển tỉnh Đồng Nai – Biên Hòa” đăng trên blog Quà tặng (The Gift) đã giới thiệu tổng quát: “Sông Đồng Nai tuy chỉ được xem là con sông đứng hàng thứ ba ở Việt Nam, sau sông Hồng và sông  Mê Kông nhưng chiều dài  chảy trong nước lại đứng hạng nhất 635 km trước sông Hồng  566 km, còn sông Cửu Long đứng hạng 8,  230 km,   chỉ trên sông Thu Bồn hạng 9,  205km . ( Thái Công Tụng, Vietnamologica , 2005 ). Phần sông Đồng Nai chảy qua tỉnh Đồng Nai ngày nay chỉ dài 294 Km .  Tên cũ của sông Đồng Nai là sông Phước Long , còn có tên là sông Hòa Quí.  Theo Đại Nam Nhất Thống Chí (bản dịch của Phạm Trọng Điềm 1997 và Hòang Đỗ sưu tập 2003 ), có đôi chút  địa lý không hòan tòan đúng theo  phân chia hành chánh hay gọi tên ngày nay.

Giáo sư Tôn Thất Trình cũng trong bài viết trên, đôi chút xuôi dòng lịch sử, đã kể tiếp: “Đồng Nai xứ sở lạ lùng. Dưới sông  sấu lội , trên bờ cọp um (Ca Dao miền Nam). Trước khi hình thành và phát triễn Nam Kỳ Lục Tỉnh, vùng đất hoang vu này, từ đầu Công Nguyên đến thế kỷ thứ 7, thuộc về vương quốc Phù Nam, bao gồm một vùng đất bao la trải dài từ  lưu vực sông Cửu Long đến sông Mênam xuống tận các đảo Mã lai (  Lâm Văn Bé, Dòng Việt số 17 năm 2005 ). Tháng 11 năm 1998, ở làng Phú Mỹ  huyện Cát Tiên khám phá ra một ngôi làng cổ, tuổi đã 2500- 3000 năm.  Đây là một phức tạp di tích  gồm  đền đài, tháp và rất nhiều  di vật tiền sử, chứng tỏ có sự lẫn lộn của  một văn hóa Phù Nam ở miền  Nam và văn hóa  Champa. Trong số di vật  có nhiều  tượng thờ như Linga – Yoni, những vật liệu linh thiêng thờ cúng, dùng các bộ phận sinh dục con người làm biểu tượng.  Có một Linga  cao 2.1 m  là một di vật  lọai này lớn nhất thế giới. Ngòai ra  còn nhiều dấu tích khác  chứng tỏ Cát Tiên cũng có thể là một thánh địa của Vương Quốc Phù Nam, xây dựng  cách đây 2000 năm. Thật ra  dưới thời Pháp thuộc, lưu vực sông Đồng Nai  với các địa điểm như cù lao Rùa, Cù Lao Phố,  bến Đò…  đã được các nhà khảo cỗ ( Cartailahac  1888, Grossin 1902, Loesh 1909, Barthère và Ripelin 1911, Malleret và Jansé 1937) …  khai quật nhiều lần, nhiều nơi, tìm được hàng ngàn cỗ vật như búa rìu bằng đá, bằng đồng, sắt, xương sọ, dụng cụ đá mài nhẵn … chứng tỏ rằng lưu vực sông Đồng Nai  đã có người cư ngụ 4000 – 2500 năm nay rồi, không có lịch  sử, không chữ viết ghi chép, nên họ là người tiền sử. Trước thời vương quốc Phù Nam, họ là những con người tiền phong đến khai thác hạ lưu sông Đồng Nai, tạo ra một nền văn minh hái lượm, làm ruộng nước nữa ( Theo Hứa Hòanh,  Tập san Đi Tới, số 69 và 70, năm 2003 ) .

Năm 1620, vua Chen Chetta II đến Thuận Hóa xin cầu hôn với công nương Ngọc Vạn, con chúa Sãi Nguyễn Phước Nguyên. Chúa Nguyễn lợi dụng việc gả con gái này đưa người Việt đi vào lập nghiệp ở vùng đất Phù Nam cũ ở hạ lưu sông Đồng Nai, trên danh nghĩa là đất Chân Lạp, nhưng trong thực tế  là đất vô chủ, bởi lẽ từ nhiều thế kỷ, vì sự suy yếu  nội bộ, vì chiến tranh liên tiếp với Xiêm La, vùng đất này hòan toàn hoang vu, không có guồng máy cai trị của Chân Lạp. Trước khi người Việt đến, vùng này chỉ có vài mươi nóc  nhà  người Miên- Môn, theo nhà văn quê quán Biên Hòa Bình Nguyên Lộc còn có thể cả người  tộc dân Mạ, hay có thể cả tộc dân Cho Ro, tộc dân Stiêng, cả ba thuộc họ Nam Á , ngôn ngữ thuộc hệ Môn Miên (Khmer)  vì ảnh hưởng xưa cũ của hai nước Phù Nam và Chân Lạp. Nguyễn Cư Trinh gọi chung  là Côn Man (Côn Miên), ở trên các gò cao sâu trong rừng vùng Preikor ( Sài Gòn ), sống biệt lập  với người Miên ở vương triều.

Năm 1623, Chúa Sải  cho đặt  hai trạm thu thuế ở  Prei Nokor ( Sài Gòn, nay ở khỏang quận 5 và Kas Krobei ( Bến Nghé, nay ở khỏang quận 1). Trịnh Hoài Đức cũng xác nhận trong Gia Định Thành Thống  Chí  là dân các tỉnh phía Bắc xứ Đàng Trong đã vô Mô Xòai từ đời các Tiên hoàng đế Nguyễn Hòang 1558- 1613, và chúa Sải Nguyễn Phước Nguyên ( 1613- 1635 ). Sử ghi là  năm 1665, có độ 1000 người Việt  vào lập nghiệp ở vùng đất mới này ( cũng theo  Lâm Văn Bé, Dòng Việt 2005

Năm 1679, các tướng giỏi nhà Minh là Trần Thường Tuấn và Dương Ngạn Địch và thương nhân Mạc Cữu đã tới đất phương Nam. Nguyên là năm đó nhà  Mãn Thanh thay thế nhà Minh, tướng trấn thủ Quảng Đông là Dương Ngạn Địch với Phó Tổng Binh Hoàng Tiến và Tổng binh châu Cao, châu Lôi, châu Liêm  là Trần Thượng Xuyên, Phó Tổng Binh là Trần An Bình  đem 3000 quân  và 50 chiến thuyền chạy thẳng vào cửa Tư Hiền Đà Nẳng xin làm thần dân chúa Nguyễn. Chúa Hiền Nguyễn Phước Tần  dung nạp họ, cho Trần Thượng Xuyên vào cửa biển Cần Giờ, định cư ở Bàn Lân  xứ Đồng Nai, Cù Lao Phố Biên Hòa, Dương Ngạn Địch ở Mỹ Tho cũng khai khẩn đất đai và lập phố phường buôn bán. Người Hoa hay Minh Hương tập trung ở cù lao Phố  lập thành làng Thanh Hà, chuyên nghề thương mãi.  Cù lao Phố là  đô thị người Hoa đầu tiên ở Việt Nam  phát triển liên tục trên nữa thế kỷ, đóng một vai trò  quan trọng  xuất nhập cảng cho xứ Đồng Nai. Địa danh Cát Lái, đáng lý phải gọi là “ Các Lái “ để chỉ danh  một bến đò, một  chỗ họp chợ của  người buôn bán sĩ, các ghe lái thương hồ  chở  chén đĩa, lu hũ , đá tán kê nhà, cối xay bột… đưa về miền Tây, đồng bằng Sông Cửu Long và chuyên chở thóc lúa gạo trái cây nông sàn lên buôn bán ờ Nông Nại và Gia Định.

Năm  1689, Chúa Nguyễn Phước Chu sai Thống suất Nguyễn Hửu Cảnh  làm Kinh Lược  xứ Đồng Nai, lúc đó có tên là Đông Phố,  chia đất Đông Phố đặt huyện Phước Long, lập dinh Trấn Biên; lấy xứ Sài Côn, đặt huyện Tân Bình, lập dinh  Phiên Trấn ( tức là Gia Định ). Và đặt phủ Gia Định  thống thuộc hai dinh  Trấn Biên, Phiên Trấn. Lúc này, cả hai huyện  Phước Long và Tân Bình, theo Nguyễn Hữu Cảnh thống kê, đã mở rộng đất ngàn dặm, dân số hơn 4 vạn hộ (theo Đại Nam Thực Lực Tiền Biên, quyễn IV). Chúa Nguyễn Phúc Chu  sai chiêu mộ thêm lưu dân từ  Bố Chính trở vào Bình Thuận đến ở  đây, thiết lập xã, thôn, phường, ấp, chia ranh giới, khai khẩn ruộng đất, đánh thuế tô, thuế dung, làm bộ đinh, bộ điền (Phan Khoang ,  Việt sử xứ Đàng Trong, xuất  bản năm 1967).

Năm 1739, chúa Nguyễn Phúc Khoát sai Nguyễn Cư Trinh  sang đánh vua Cao Miên là  Nặc Nguyên phải bỏ chạy và xin nộp đất miền Nam Gia Định là Tầm Bôn và Lôi Lạp để giảng hòa. Trước đó Nặc Nguyên đánh phá Hà Tiên. Thương nhân Mạc Cửu là di dân thời Minh đồng thời với tướng Dương Ngạn Địch và Trần Thượng Xuyên, trước đó đã qui phục  chúa Nguyễn và làm Tổng Binh Hà Tiên, cùng với con là Mạc Thiên Tích nối nghiệp cha,  phát triễn  phồn thịnh Hà Tiên, chống lại  vua Cao Miên và Xiêm La.

Năm 1747,  Cù Lao Phố đánh dấu một biến cố lớn. Hơn 60 năm thành lập, Nông Nại đại phố sầm uất hơn bao giờ hết. Một tên cầm đầu bọn khách thương người Phúc Kiến là Lý Văn Quảng, dậy lòng tham cùng 300 đồng đảng tự xưng là “ Nông Nại  đại phố vương”  định chiếm  Nông Nại, tổ chức như một triều đình, đã đánh úp dinh Trấn Biên, hạ sát trấn thủ dinh là Cẩn Thành Hầu Nguyễn Cao Cẩn.  Phó  tướng dinh Trấn Biên là Lưu thủ Cường, tước Cường Oai Hầu, rút ván cầu “ Chợ Đồn”  bắc  ngang  giữa cù lao Phố và đồn canh bờ sông, cố thủ.  ChúaNguyễn Phúc Khoát đã sai Cai  cơ Tống Phúc Đại đem binh cứu viện. Tống Phước Đại  bắt được Lý Văn Quảng  cùng đồng bọn là 57 người. Lớp còn lại  bỏ trốn vào rừng hay  theo sông Đồng Nai xuống Tân Bình.

Năm 1782 ngày 7 tháng 7  tại Chợ Quán ở Nông Nai đại phố có khoảng 4000 người Hoa đã  bị quân Tây Sơn  giết.  Chuyện là trong số tàn quân rã ngũ của Lý Văn Quảng mấy chục năm sau  có hai tên là Lý Tài và Tập Đình  giỏi vỏ nghệ, khôn ngoan,  được dân du thủ du thực tôn làm anh chị, thuộc  phe Thiên địa hội “ Phản Thanh Phục Minh”. Bọn Lý Tài, Tập Đình trước đó theo Tây Sơn nhưng  sau khi được Chu Văn Tiếp ở Đồng Xuân Phú Yên chỉ điểm đã trở cờ đến xin theo phò  Đông cung Dương từ Quảng Nam chạy vào Qui Nhơn.  Đang lúc sa cơ,  Đông cung đãi Tài và Đình như thượng khách và  khi Đông Cung tới Gia Định hợp với  quân của chúa Định , lấy hiệu là Tân Chính vương khi chúa Định nhường ngôi, Lý Tài được phong làm  đại nguyên sóai. Làm cho quân Đông Sơn do tướng Đỗ Thành Nhơn  phò tá  chúa Định vào Gia Định trước Đông cung, bất mãn. Hay tin ấy, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ kéo đại quân vào đánh, tới núi Châu Thới bắt được Lý Tài giết ngay. Huệ đuổi theo quân Nguyễn bắt được Tân Chính Vương ở Ba Vát, Thái Thượng Vương ở Cà Mau, đem về Sài Gòn hành hình.  Nguyễn Nhạc vào Nam, khi hay tin viên hộ giá thân tín của mình là Phạm Ngạn bị giết, đã nổi trận lôi đình, ra lịnh  tàn sát tất cả người Hoa  ở cù lao Phố ( vì  Nhạc còn nghi thêm là người Hoa đã giúp lương thực cho các chúa Nguyễn, và Nhạc căm ghét sự phản trắc bỏ Nhạc mà theo chúa Nguyễn trước đó ). Vụ thảm sát này rất lớn. Linh mục  Castueras, có mặt tại Chợ Quán ngày 7 tháng 7 năm 1782, cho biết có  gần 4000 người  bị quân Tây Sơn  giết.  Sử quan  nhà Nguyễn, nhất là Trịnh Hoài Đức, có thể tăng cao số nạn nhân Hoa gấp ba lần ( theo Hứa Hòanh ở tập san Đi Tới nói trên). Cù lao Phố bị quân Tây Sơn phá tan hoang, khi trung hưng lại, người ta trở về, dân số  không còn bằng một phần trăm lúc trước ( Theo Đại Nam Nhất Thống Chí). Những người Hoa còn sót lại chạy về Gia Định, gầy dựng lại cảnh Chợ Lớn, có mòi sung túc thịnh vượng hơn cù lao Phố trước (Sài Gòn năm xưa của Vương Hồng Sển).

Năm  1768, cuộc Nam Tiến  của dân Việt Nam kể như gần hoàn thiện. Lảnh thổ Nam Kỳ lúc này được chia thành 3 tỉnh : tỉnh Đồng Nai bao gồm các vùng đất miền  Đông Nam Bộ, tỉnh Sài Gòn bao gồm các vùng đất từ  sông Sài Gòn đến  cửa Cần Giờ  và tỉnh Long Hồ bao gồm các  vùng đất miền Tây Nam Bộ. Năm 1808, dưới thời  Gia Long, Nam Kỳ được gọi là Gia Định Thành bao gồm 5 trấn: Hà Tiên, Vĩnh Thạnh, Định Tường, Phiên An, Biên Hòa. Năm 1834, dưới thời Minh Mạng 5 trấn được biến thành  6 tỉnh. Năm 1888 thời Pháp thuộc, Nam Kỳ được chia ra làm 20 hạt, rồi 20 tỉnh, trong đó có tỉnh Biên Hòa. Năm 1954,  Miền Nam, sau hiệp định Genève để chỉ vùng đất Việt Nam Cộng Hòa  Nam vĩ tuyến  17, gồm 40 tỉnh trong đó vẫn còn tỉnh Biên HòaSau 1975, tỉnh Đồng Nai được thiết lập và Biên Hòa trở thành thị xã tỉnh lỵ tỉnh Đồng Nai.

Văn miếu Trấn Biên là văn miếu đầu tiên được xây dựng năm 1715  tại xứ Đàng Trong, để tôn vinh Khổng Tử, các danh nhân văn hóa nước Việt và làm nơi đào tạo nhân tài phục vụ cho chế độ. Năm 1861, nơi thờ phụng trên đã bị thực dân Pháp phá bỏ. Mãi đến năm 1998, Văn miếu Trấn Biên mới được khởi công khôi phục lại nơi vị trí cũ, và hoàn thành vào năm 2002. Hiện nay toàn thể khu vực uy nghi, đẹp đẽ và quy mô này, tọa lạc tại khu đất rộng thuộc phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Việt Nam.

Năm 1698, khi Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào đến xứ Đồng Nai, thì vùng đất ấy đã khá trù phú với một thương cảng sầm uất, đó là Cù lao Phố. Để có nơi bảo tồn, phát huy và tôn vinh các giá trị văn hóa giáo dục xưa và nay của dân tộc Việt ở vùng đất mới, 17 năm sau, tức năm Ất Mùi (1715), chúa Nguyễn Phúc Chu sai trấn thủ Nguyễn Phan Long và ký lục Phạm Khánh Đức xây dựng Văn miếu Trấn Biên. Đây là văn miếu đầu tiên được xây dựng tại xứ Đàng Trong, có trước cả văn miếu ở Vĩnh Long, Gia Định và Huế. Sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức, ghi: Văn miếu Trấn Biên được xây dựng tại thôn Tân Lại, tổng Phước Dinh, huyện Phước Chánh (nay thuộc phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa). Và theo mô tả của Đại Nam nhất thống chí, thì Văn miếu Trấn Biên được xây dựng trên thế đất đẹp: Phía nam trông ra sông Phước Giang, phía bắc dựa vào núi Long Sơn, là một nơi cảnh đẹp thanh tú, cỏ cây tươi tốt…Bên trong rường cột chạm trổ, tinh xảo… Trong thành trăm hoa tươi tốt, có những cây tòng, cam quýt, bưởi, hoa sứ, mít, xoài, chuối và quả hồng xiêm đầy rẫy, sum sê, quả sai lại lớn…. Trước năm 1802, hằng năm, đích thân chúa Nguyễn Phúc Ánh đến Văn miếu Trấn Biên để hành lễ hai lần vào mùa xuân và mùa thu. Nhưng từ khi chúa Nguyễn lên ngôi ở Huế, thì quan tổng trấn thành Gia Định, thay mặt vua, cùng với trấn quan Biên Hòa và quan đốc học đến đây hành lễ…

Tương tự Văn miếu Huế, bên cạnh có Quốc tử giám để giảng dạy học trò. ở Biên Hòa, bên cạnh Văn miếu Trấn Biên là Tỉnh học (trường học tỉnh Biên Hòa). Trường học lớn của cả tỉnh này mãi đến đời vua Minh Mạng mới dời về thôn Tân Lại (nay thuộc phường Hòa Bình, Biên Hòa). Như vậy, ngoài việc thờ phụng, Văn miếu Trấn Biên còn đóng vai trò như một trung tâm văn hóa, giáo dục của Biên Hòa xưa và Nam Bộ xưa trước khi Văn miếu Gia Định ra đời năm 1824.

*

GS. Trần Thanh Đạm Báo Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh trong bài “Góp phần nhận thức về vai trò lịch sử của nhà Nguyễn (1802 – 1945)”, số 41 ngày 30 tháng 10 năm 2008 đã nhận định : “Nhiều tư liệu đã có hoặc mới phá hiện đã chứng minh rằng trong nửa thế kỷ XIX, đối với đất nước Việt Nam, nhà Nguyễn đã làm được không ít việc, và nhiều việc có thể được gọi là những thành tựu. Ví dụ: đối với sự nghiệp thống nhất đất nước, dù rằng việc này được khởi đầu từ phong trào Tây Sơn song việc thống nhất đang còn dở dang, thậm chí cuối thời Tây Sơn cũng đang có nguy cơ phân liệt. Chính Nguyễn Ánh đã hoàn thành công việc dở dang này, hoàn thành sự nghiệp thống nhất, kết thúc tình trạng đất nước chia hai, quy giang sơn về một mối.”

Cuối một dòng sông là cửa biển. Chúng ta đã đến lúc công tâm nhìn lại những giá trị lịch sử lắng đọng Đi như một dòng sông, Nam tiến của Người Việt.  

THẦY NGHỀ NÔNG CHIẾN SĨ
Hoàng Kim
tặng anh Trần Mạnh Báo

Bao nhiêu bạn cũ đã đi rồi
Nhớ để mà thương cố gắng thôi
Nhà khoa học xanh gương trung hiếu
Người thầy chiến sĩ đức hi sinh
Dưới đáy đại dương là ngọc quý
Trên đồng chữ nghĩa ấy tinh anh
Doanh nghiệp Thái Bình chăm việc thiện
Giống tốt bội thu vẹn nghĩa tình.

(*) Ảnh tư liệu chon lọc về anh Trần Mạnh Báo (từ 1 đến 8). Chúc mừng gạo Việt từ giống tốt đến thương hiệu (Hoàng Long 9). Con đường lúa gạo Việt Nam’ vươn tới muôn nơi  ‘Cơm ngon từ giống, gạo sạch từ tâm’

Xem tiếp: Thầy nghề nông chiến sĩ

†††

Hat vang quy giua long nguoi thom thao


Trần Mạnh Báo Sáng ngày 9 12 2020 lúc 08:19  các đại biểu dự Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X – 2020 đã vào lăng viếng Bác!

Trần Mạnh Báo viếng Bác

Hoàng Kim Cám ơn Thầy GS Lê Văn Tố và AHLĐ Trần Mạnh Báo ghé đọc sớm nhất bài Việt Nam con đường xanh của Chào ngày mới 26 tháng 3. Hình ảnh anh Báo cùng câu chuyện “Xin lỗi Chủ tịch Huyện” của anh https://www.facebook.com/tranmanh.bao.7/posts/1385882275084355 xin được chia sẻ và bảo tồn thông tin cùng chung trong bài Thầy nghề nông chiến sĩ https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-nghe-nong-chien-si/

VIỆT NAM CON ĐƯỜNG XANH
Hoàng Kim
Bác Hồ nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành“. Việt Nam con đường xanh cốt lõi là an dân với năm yếu tố: An sinh xã hội; An tâm; An lạc; An toàn; An ninh. Định hướng chiến lược quốc gia, phương hướng nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế xã hội 2021-2030 (* Đảng Cộng Sản Việt Nam 2020, Dự thảo các văn kiện trình đại hội Đảng XIII của Đảng) xác định 10 giải pháp cơ bản xem tiếp Việt Nam con đường xanh: https://hoangkimlong.wordpress.com/category/viet-nam-con-duong-xanh/

(**) ‘Con đường lúa gạo Việt Nam’  là chùm bài viết của Hoàng Kim Hoàng Long kể về một số chân dung nhà nông phác thảo:Việt Nam tổ quốc tôi, Việt Nam con đường xanh; Viện Lúa Sao Thần Nông; Con đường lúa gạo Việt Nam; Thầy Tuấn kinh tế hộ; Sóc Trăng Lương Định Của; Chuyện thầy Tôn Thất Trình; Bùi Huy Đáp lúa xuân Việt Nam; Thầy Quyền thâm canh lúa; Thầy Luật lúa OMCS OM; Thầy Xuân canh tác lúa; Thầy nghề nông chiến sĩ; Chuyện cô Trâm lúa lai; Chuyện thầy Hoan lúa lai; Hồ Quang Cua gạo thơm Sóc Trăng;  Phạm Trung Nghĩa nhà khoa học xanh; Bảy Nhị kênh ông Kiệt và tôi; Cách mạng sắn Việt Nam; Từ Sắn Việt Nam đến Lúa Siêu Xanh; Chọn giống sắn Việt Nam; Chọn giống sắn kháng bệnh CMD; Gạo Việt và thương hiệu; Một niềm tin thắp lửa; Hoa Lúa; Hoa Đất;

Hanh phuc la dong doi anh lam hat ngoc cho doi

Lúa Siêu Xanh Việt Nam kết nối CAAS IRRI ảnh Hoàng Long 9 Hoàng Kim 10 tiếp nối và lan tỏa công việc của nhiều thầy bạn nông dân và doang nghiệp trong Con đường lúa gạo Việt Nam.

THẦY NGHỀ NÔNG CHIẾN SĨ
Hoàng Kim
Lời cám ơn nhân lễ đón nhận 40 năm tuổi Đảng năm 2014 do Đảng bộ Trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hố Chí Minh trao tặng

Kính thưa đ/c Nguyễn Hay, Hiệu trưởng; Đ/c Huỳnh Thanh Hùng – Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng; các đ/c trong Ban Chấp hành Đảng ủy; lãnh đạo các đoàn thể quần chúng, đảng viên được nhận huy hiệu 40 năm, 30 năm tuổi Đảng và toàn thể cán bộ, đảng viên Đảng bộ Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.

Tôi là Hoàng Kim, hôm nay ngày 4 tháng 4 năm 2014 vinh dự được đón nhận huy hiệu 40 năm tuổi Đảng. Đây là phần thưởng cao quý của Đảng đã ghi nhận quá trình 40 năm công tác của tôi từ ngày kết nạp Đảng trong quân đội 9 tháng 8 năm 1973 cho đến nay trãi qua các nhiệm vụ làm người chiến sĩ, nhà khoa học xanh và thầy giáo nghề nông. Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh là nôi đào tạo tôi từ năm 1977 đến năm 1981 và nơi tôi về giảng dạy cây lương thực từ năm 2006 đến nay. Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam là nơi tôi làm cán bộ nghiên cứu khoa học nông nghiệp suốt từ năm 1981 đến năm 2006, trong đó tôi có 20 năm làm phó giám đốc và giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc.”Bao năm Trường Viện là nhà/ Lúa ngô khoai sắn đều là thịt xương/ Một đời người một rừng cây/ Thầy ươm giống tốt để mai thành rừng”.

Tại diễn đàn này, tôi bày tỏ lòng trung thành vô hạn đối với Tổ Quốc, Nhân Dân và sự biết ơn chân thành đối với Đảng, Bác Hồ. Tôi biết ơn nôi sinh thành, nơi lập nghiệp, gia đình, đồng bào, đồng chí, thầy cô, bạn hữu, học sinh, sinh viên yêu quý. Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời; Lương Định Của con đường lúa gạo, đã nuôi dưỡng, giáo dục và rèn luyện tôi từ một cậu bé mồ côi cả cha lẫn mẹ thành một người con trung hiếu của đất nước. Tôi nguyện làm người hầy khoa học xanh chiến sĩ , tiếp tục dấn thân cho sự nghiệp đào tạo nhân tài, nâng cao dân trí, xóa đói giảm nghèo, theo gương chủ tịch Hồ Chí Minh và đại tướng Võ Nguyên Giáp: Con theo Người nguyện làm Hoa Lúa.

Điều tâm đắc nhất của tôi trong chặng đường 40 năm tuổi Đảng là “phúc hậu suốt đời làm việc thiệndấn thân làm người Thầy nghề nông chiến sĩ, góp phần chống giặc dốt, giặc ngoại xâm, giặc đói. Đối với tôi, đó là niềm vinh dự lớn! Tôi quan niệm rằng sự dấn thân cho sự nghiệp “đào tạo nhân tài, nâng cao dân trí và xóa đói giảm nghèo ” là rất cơ bản và rất cấp thiết để góp phần chấn hưng Tổ Quốc, Dân tộc Việt tồn tại và phát triển. Tôi hạnh phúc được sinh ta trong một gia đình nông dân lao động lương thiện: cha tôi là người lính Vệ Quốc năm xưa, mẹ và anh chị đều là những người phúc hậu, anh trai tôi cũng là người lính, nhà bên vợ cũng vậy. Tôi đã nhận thức được ”Khi đất nước nguy biến thì không tiếc máu xương xả thân bảo vệ. Khi đất nước hòa bình thì gắng trau dồi làm người công dân phúc hậu, người thầy bạn tốt của công chúng, biết chăm lo chén cơm, việc học của người dân. Sống làm người tốt, làm đảng viên tốt!

Cám ơn các đồng chí.

4b791-nonghocdongnai1

THẦY BẠN  LÀ LỘC XUÂN
Hoàng Kim
           
Tôi viết bài này để tỏ lòng biết ơn thầy bạn dưới mái trường Nông Lâm thân thương và làm món quà nhỏ thân tặng cho các em sinh viên nghèo hiếu học nhân ngày Nhà giáo Việt Nam. Thầy, bạn là lộc xuân của đời tôi mà nếu thiếu sự động viên, giúp đỡ này thì tôi không thể có được ngày hôm nay:“Em đã học nhiều gương sáng danh nhân. Hãy biết nhục, biết hèn mà lập chí. Thắp đèn lên đi em, ngọn đèn dầu bền bỉ. Sáng giữa đời lấp lánh một niềm tin”.

Về lại mái trường ta đã lớn khôn

Ai cũng có ước nguyện về trường. Tôi thấu hiểu vì sao thầy Đặng Quan Điện người Hiệu trưởng đầu tiên của Trường Cao Đẳng Nông Lâm Súc Sài Gòn (tiền thân của Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh hiện nay) năm trước đã đề nghị cho Thầy được ghé thăm Trường trước khi Thầy đi vào chốn vĩnh hằng. Thầy Tôn Thất Trình, người hiệu trưởng thứ hai của Trường nay 80 tuổi đã viết blog The Gift như một quà tặng trao lại cho lớp trẻ và viết hai  bài hột lúa, con cá cho ngày Nhà giáo Việt Nam.  Thầy Lưu Trọng Hiếu với tình yêu thương gửi lại đã hiến tặng toàn bộ tiền phúng viếng của Thầy cùng với số tiền gia đình góp thêm để làm quỷ học bổng cho Trường tặng những em sinh viên nghèo hiếu học. Ca sỹ Đàm Vĩnh Hưng tặng học bổng cho sinh viên Đại học Nông Lâm gặp khó khăn học giỏi vì tuổi thơ của anh nhọc nhằn không có cơ hội đến trường, khi thành đạt anh muốn chia sẻ để chắp cánh cho những ước mơ.           

Tôi cũng là người học trò nghèo năm xưa với ba lần ra vào trường đại học, cựu sinh viên của năm lớp, nay tỏ lòng biết ơn bằng cách trở lại Trường góp chút công sức đào tạo và vinh danh những người Thầy người Bạn đã cống hiến không mệt mỏi, thầm lặng và yêu thương góp công cho sự nghiệp trồng người. Chừng nào mỗi chúng ta chưa thấm hiểu sự nhọc nhằn của người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt gạo. Chừng nào những giá trị khoa học cao quý, liên tục, âm thầm chưa đủ mang lại niềm vui cho bữa ăn người nghèo thì chừng đó chúng ta vẫn còn phải dạy và học. Cái gốc của sự học là học làm người. Bài học quý về tình thầy bạn mong rằng sẽ có ích cho các em sinh viên đang nổ lực khởi nghiệp.

Quê tôi ở miền Trung nghèo khó “Nhà mình gần ngã ba sông/ Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình,/ Linh Giang sông núi hữu tình / Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con/ Chèo thuyền cho khuất bến Son/ Để con khỏi chộ (thấy) nước non thêm buồn/ Câu thơ quặn thắt đời con/ Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ ”. Mẹ tôi mất sớm, cha bị bom Mỹ giết hại, tôi và chị gái đã được anh Hoàng Ngọc Dộ nuôi dạy cơm ngày một bữa suốt năm năm trời. Thầy Nguyễn Khoa Tịnh đứng khóc trên bục giảng vận động thầy cô, bạn hữu chia sớt khoai sắn giúp đỡ. Tôi cũng dạy năm lớp vở lòng, ba lớp bổ túc văn hóa để vượt khó vươn lên. Thầy Hiệu trưởng Trần Đình Côn đã viết những lời xúc động trong trường ca tình thầy trò: “Thương em nhỏ gieo neo mẹ mất. Lại cha già giặc giết hôm qua. Tình thầy, tình bạn, tình cha. Ấy là ân nghĩa thiết tha mặn nồng” Những gương mặt thầy bạn đã trở thành máu thịt trong đời tôi.  
          
Thi đậu vào Trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc năm 1970, tôi học Trồng trọt 4 cùng khóa với các bạn Trần Văn Minh, Đỗ Thị Minh Huệ, Phan Thanh Kiếm, Đỗ Khắc Thịnh, Vũ Mạnh Hải, Phạm Sĩ Tân, Phạm Huy Trung, Lê Xuân Đính, Nguyễn Hữu Bình, Lê Huy Bá … cho đến ngày 02 tháng 9 năm 1971 thì tôi gia nhập quân đội cùng lứa với Nguyễn Văn Thạc. Đợt tuyển quân sinh viên trong ngày độc lập đã nói lên sự quyết liệt sinh tử và ý nghĩa thiêng liêng của ngày cầm súng. Chiến trường đánh lớn. Đơn vị chúng tôi chỉ huấn luyện rất ngắn rồi vào trận ngay với 81 đại đội vượt sông Thạch Hãn. Chiến dịch Quảng Trị năm 1972 sau này đã đi vào huyền thoại: “Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ/ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm/ Có tuổi hai mươi thành sóng nước/ Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm” Tổ chúng tôi bốn người thì Xuân và Chương hi sinh, chỉ Trung và tôi trở về trường sau ngày đất nước thống nhất.  Những vần thơ viết dưới đây là xúc động sâu xa của tôi khi nghĩ về bạn học đồng đội đã khuất: “Trận chiến hôm qua bạn góp máu hồng. Lớp học hôm nay bạn không trở lại. Trách nhiệm trong mình nhân lên gấp bội. Đồng chí ơi, tôi học cả phần anh”            

Tôi về học tiếp năm thứ hai tại Trồng trọt 10 của Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc đến cuối năm 1977 thì chuyển trường vào Đại học Nông nghiệp 4, tiền thân Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Trồng trọt 2 thuở đó là một lớp chung mãi cuối khóa mới tách ra 2A,2B, 2C. Tôi làm Chủ tịch Hội Sinh viên thay cho anh Nguyễn Anh Tuấn khoa thủy sản ra trường về dạy Đại học Cần Thơ. Trồng trọt khóa hai chúng tôi thuở đó được học với các thầy cô: Nguyễn Đăng Long, Tô Phúc Tường, Nguyễn Tâm Đài, Trịnh Xuân Vũ, Lê Văn Thượng, Ngô Kế Sương, Trần Thạnh, Lê Minh Triết, Phạm Kiến Nghiệp, Nguyễn Bá Khương, Nguyễn Tâm Thu, Nguyễn Bích Liễu, Trần Như Nguyện, Trần Nữ Thanh, Vũ Mỹ Liên, Từ Bích Thủy, Huỳnh Thị Lệ Nguyên, Trần Thị Kiếm, Vũ Thị Chỉnh, Ngô Thị Sáu, Huỳnh Trung Phu, Phan Gia Tân, Nguyễn Văn Tài, Nguyễn Văn Kế, … Ngoài ra còn có nhiều thầy cô hướng dẫn thực hành, thực tập, kỹ thuật phòng thí nghiệm, chủ nhiệm lớp như Bùi Cách Tuyến, Nguyễn Văn Kịp, Lê Quang Hưng, Trương Đình Khôi, Nguyễn Ngọc Châu, Nguyễn Gia Quốc, Nguyễn Văn Biền, Lê Huy Bá, Hoàng Quý Châu, Phạm Lệ Hòa, Đinh Ngọc Loan, Chung Anh Tú và cô Thảo làm thư ký văn phòng Khoa. Bác Năm Quỳnh là Bí thư Đảng ủy đầu tiên của Trường sau đó là thầy Kiên và cô Bạch Trà. Thầy Nguyễn Phan là Hiệu trưởng kiêm Trưởng Trại Thực nghiệm. Thầy Dương Thanh Liêm, Nguyễn Ngọc Tuân, Võ Thị Tuyết, Ngô Văn Mận, Bùi Xuân An … ở khoa Chăn nuôi Thú y, thầy Nguyển Yên Khâu, Nguyễn Quang Lộc … ở khoa Cơ khí, cô Nguyễn Thị Sâm ở Phòng Tổ chức, cô Văn Thị Bạch Mai dạy tiếng Anh, thầy Đặng, thầy Tuyển, thầy Châu ở Kinh tế -Mác Lê …Thầy Trần Thạnh, anh Quang, anh Đính, anh Đống ở trại Trường là những người đã gần gũi và giúp đỡ nhiều các lớp nông học.

Thuở đó đời sống thầy cô và sinh viên thật thiếu thốn. Các lớp Trồng trọt khóa 1, khóa 2, khóa 3 chúng tôi thường hoạt động chung như: thực hành sản xuất ở trại lúa Cát Lái, giúp dân phòng trừ rầy nâu, điều tra nông nghiệp, trồng cây dầu che mát sân trường, rèn nghề ở trại thực nghiệm, huấn luyện quốc phòng toàn dân, tập thể dục sáng, hội diễn văn nghệ, thi đấu bóng chuyền, bóng đá tạo nên sự thân tình gắn bó. Những sinh viên các khóa đầu tiên được đào tạo ở Khoa Nông học sau ngày Việt Nam thống nhất hiện đang công tác tại trường có các thầy cô như  Từ Thị Mỹ Thuận, Lê Văn Dũ, Huỳnh Hồng, Cao Xuân Tài, Phan Văn Tự, …

Tháng 5 năm 1981, nhóm sinh viên của khoa Nông học đã bảo vệ thành công đề tài thu thập và tuyển chọn giống khoai lang Hoàng Long, Chiêm Dâu, Gạo, Bí Đà Lạt được Bộ Nông nghiệp công nhận giống ở Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Toàn Quốc Lần thứ Nhất tổ chức tại Thành phố Hố Chí Minh. Đây là một trong những kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đầu tiên của Trường giới thiệu cho sản xuất. Thầy Cô Khoa Nông học và hai lớp Trồng trọt 2, Trồng trọt 3 cũng đã làm họ trai họ gái tác thành đám cưới cho vợ chồng tôi. Sau này, chúng tôi lấy tên khoai Hoàng Long để đặt cho con và thầm hứa việc tiếp nối sự nghiệp nghiên cứu khoa học và giảng dạy, một nghề nghiệp cao quý và lương thiện. “Biết ơn thầy cô giáo dịu hiền. Bằng khích lệ động viên lòng vượt khó. Trăm gian nan buổi ban đầu bở ngỡ. Có bạn thầy càng bền chí vươn lên. Trước mỗi khó khăn tập thể luôn bên. Chia ngọt xẻ bùi động viên tiếp sức. Thân thiết yêu thương như là ruột thịt. Ta tự nhủ lòng cần cố gắng hơn Bạn học chúng tôi vẫn thỉnh thoảng họp mặt, có Danh sách các lớp Trồng trọt 2, Trồng trọt 3 số điện thoại và địa chỉ liên lạc. Một số hình ảnh của các lớp ngày ấy và bây giờ.

Những bài học quý từ những người Thầy

Nhiều Thầy Bạn đã hun đúc nên nhân cách, niềm tin, nghị lực và trang bị kiến thức vào đời cho tôi, xin ghi lại một số người Thầy ảnh hưởng lớn đối với tôi và những bài học:

Thầy Mai Văn Quyền sống phúc hậu, tận tâm sát thực tiễn và hướng dẫn khoa học. Công việc làm người hướng dẫn khoa học trong điều kiện Việt Nam phải dành nhiều thời gian, chu đáo và nhiệt tình. Thầy Quyền là chuyên gia về kỹ thuật thâm canh lúa và hệ thống canh tác đã hướng nghiệp vào đời cho tôi. Những dòng thơ tôi viết trên trang cảm ơn của luận án tiến sĩ đã nói lên tình cảm của tôi đối với thầy cô: “Ơn Thầy Cha ngày xưa nuôi con đi học. Một nắng hai sương trên những luống cày. Trán tư lự, cha thường suy nghĩ. Phải dạy con mình như thế nào đây? Cha mất sớm, bom thù rung mặt đất. Cái chết giằng cha ra khỏi tay con. Mắt cha lắng bao niềm ao ước. Vẫn lo cho con đến phút cuối cùng. Giặc giết cha, cha chưa kịp thấy. Tương lai con đi, sự nghiệp con làm. Cha có biết, luống cày cha bỏ dỡ. Cha ngã xuống rồi trao lại tay con. Trên luống cày này, đường cày con vững. Bởi có dáng thầy thay bóng cha xưa. Hiểu mảnh đất máu đào cha nhuộm đỏ. Thôi thúc tim con học tập phút giờ …”. Thầy Quyền đã cao tuổi, vẫn đào tạo trên đại học cho Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh và nhiều Viện Trường khác. Tấm gương phúc hậu tận tụy của Thầy luôn nhắc nhở tôi.

Thầy Norman Borlaug sống nhân đạo, làm nhà khoa học xanh và nêu gương tốt. Thầy là nhà nhân đạo, nhà nông học Mỹ cha đẻ của cuộc cách mạng xanh được tặng giải Nobel và Tổng thống Mỹ trao tặng huân chương cao quý nhất của nước Mỹ, thế giới tôn vinh là nhà bác học số một của nhân loại trong  cuộc chiến chống nghèo đói. Thầy đã suốt đời nghiên cứu giảng dạy về chọn tạo và phát triển cây lương thực, góp phần cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập cho hàng trăm triệu nông dân nghèo ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Thầy là người sáng lập Giải thưởng Lương thực Thế giới và tổ chức nhiều hoạt động thiết thực thắp sáng niềm tin yêu cuộc sống. Tôi được Thầy ghé thăm gần trọn buổi chiều tại phòng riêng ở CIMMYT, Mexico ngày 29.8.1988. Thầy đã một mình ghé thăm người trò nhỏ duy nhất của châu Á trong lớp học “Quản lý Trung tâm/ Trạm trại Nông nghiệp”. Khi Thầy đến, tôi đang thắp nến trên giá sách trong phòng đề tưởng nhớ ngày cha mất. Biết cha tôi bị bom Mỹ giết hại tại làng nhỏ ở Quảng Bình của buổi chiều này hai mươi năm trước (1968) lúc tôi còn là học sinh trung học của Trường cấp Ba Bắc Quảng Trạch, Thầy bối rối xin lỗi và thật bất ngờ tôi đã có được một buổi chiều vô giá riêng tư bên Thầy. Lời Thầy dặn thật thấm thía: “ Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó”; “Hãy vươn tới những vì sao. Cho dù không chạm được vào nó, nhưng nếu cố gắng hết sức, ít ra, chúng ta cũng chạm được những hạt bụi của ngôi sao”; “Việc chính đời người chỉ ít thôi. Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi. Phúc hậu suốt đời làm việc thiện. Di sản muôn năm mãi sáng ngời”.  

Thầy Tôn Thất Trình sống nhân cách, dạy từ xa và chăm viết sách. Giáo sư Tôn Thất Trình sinh ngày 27 tháng 9 năm 1931 ở huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên (Huế), thuộc hoàng tộc nhà Nguyễn Phước, hiện hưu trí tại Irvine, California, Hoa Kỳ đã có nhiều đóng góp thiết thưc, hiệu quả cho nông nghiệp, giáo dục, kinh tế Việt Nam. Thầy làm giám đốc Trường Cao Đẳng Nông Lâm Súc Sài Gòn theo bổ nhiệm của GS. Phạm Hoàng Hộ, tổng trưởng giáo dục đương thời chỉ sau bác sỹ Đặng Quan Điện vài tháng. Giáo sư Tôn Thất Trình đã hai lần làm Tổng Trưởng Bộ Canh Nông và Cải Cách Điền Địa năm 1967 và 1973, nguyên chánh chuyên viên,  tổng thư ký Ủy Ban Lúa Gạo Quốc Tế của FAO (Rome). Thành tựu nổi bật của giáo sư trên lĩnh vực nông nghiệp bao gồm việc chỉ đạo phát triển đại trà năm 1967-1973 lúa Thần Nông (IR8…) nguồn gốc IRRI mang lại chuyển biến mới cho nghề lúa Việt Nam; Giáo sư trong những năm làm việc ở FAO đã giúp đỡ Bộ Nông nghiệp Việt Nam phát triển các giống lúa thuần thấp cây, ngắn ngày nguồn gốc IRRI cho các tỉnh phìa Bắc; giúp phát triển  lúa lai, đẩy mạnh các chưong trình cao su tiểu điền, mía, bông vải, đay, đậu phộng , dừa, chuối, nuôi cá bè ở Châu Đốc An Giang, nuôi tôm ở Bạc Liêu, Sóc Trăng, nuôi cá măng ở Bình Định, nuôi tôm càng xanh ở ruộng nước ngọt, trồng phi lao chống cát bay, trồng bạch đàn xen cây họ đậu phủ xanh đất trống đồi trọc, trồng lại thông hai lá, ba lá ở Huế và ở Đà Lạt,  nuôi heo lai ba dòng nhiều nạc,  nuôi dê sữa , bò sữa, trồng rau, hoa, cây cảnh. Trong lĩnh vực giáo dục, giáo sư đã trực tiếp giảng dạy, đào tạo nhiều khóa học viên cao đẳng, đại học, biên soạn nhiều sách.  Giáo sư có nhiều kinh nghiệm và  đóng góp trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại và quan hệ quốc tế với Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Pháp…

Tôi học gián tiếp Thầy qua sách báo và internet. Giáo trình nông học sau ngày Việt Nam thống nhất thật thiếu thốn. Những sách Sinh lý Thực vật, Nông học Đại cương, Di truyền học, Khoa học Bệnh cây , Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam … do tập thể hoặc chuyên gia đầu ngành phía Bắc biên soạn thời đó hiếm và quý như vàng. Cái khó khác cho thầy trò chúng tôi là thiếu kinh nghiệm thực tiễn của đồng ruộng phương Nam. Những bộ sách của thầy Trình như Cải Thiện Trồng Lúa 1965-66 (hai lần tái bản), Nông Học Đại Cương 1967 (ba lần tái bản), Mía Đường 1972 (hai lần tái bản), Cây Ăn Trái Có Triển Vọng 1995 (ba lần tái bản), Cây Ăn Trái Cho Vùng Cao 2004, … cùng với sách của các thầy Nguyễn Hiến Lê, Trần Văn Giàu, Phạm Hoàng Hộ, Lương Định Của, Lê Văn Căn, Vũ Công Hậu, Vũ Tuyên Hoàng, Đường Hồng Dật, Nguyễn Văn Luật, Võ Tòng Xuân, Mai Văn Quyền, Thái Công Tụng, Chu Phạm Ngọc Sơn, Phạm Thành Hổ … đã bổ khuyết rất nhiều cho sự học hỏi và thực tế đồng ruộng của chúng tôi. Sau này khi đã ra nước ngoài, thầy Trình cũng viết rất nhiều những bài báo khoa học kỹ thuật, khuyến học trên các báo nước ngoài, báo Việt Nam và blog The Gift.

ĐIều tôi thầm phục Thầy là nhân cách kẻ sĩ vượt lên cái khó của hoàn cảnh để phụng sự đất nước. Lúa Thần Nông áp dụng ở miền Nam sớm hơn miền Bắc gần một thập kỷ. Sự giúp đỡ liên tục và hiệu quả của FAO sau ngày Việt Nam thống nhất có công lớn của thầy Trình và anh Nguyễn Văn Đạt làm chánh chuyên gia của FAO. Blog The Gift là nơi lưu trữ những “tâm tình” của gíáo sư dành cho Việt Nam, đăng các bài chọn lọc của Thầy từ năm 2005 sau khi về hưu. Đa số các bài viết trên blog của giáo sư về Phát triển Nông nghiệp, Kinh Tế Việt Nam, Khoa học và Đời sống  trong chiều hướng khuyến khích sự hiếu học của lớp trẻ. Nhân cách và tầm nhìn của Thầy đối với tương lai và vận mệnh của đất nước  đã đưa đến những đóng góp hiệu quả của Thầy kết nối giữa quá khứ và hiện tại, tạo niềm tin tương lai, hòa giải và hòa hợp dân tộc.

Thầy bạn  là lộc xuân của cuộc đời

Bill Clinton trong tác phẩm ‘Đời tôi’ đã xác định năm việc chính quan trọng nhất của đời mình là muốn làm người tốt, có gia đình êm ấm, có bạn tốt, thành đạt trong cuộc sống và viết được một cuốn sách để đời. Ông đã giữ trên 30 năm cuốn sách mỏng “Làm thế nào để kiểm soát thời gian và cuộc sống của bạn” và nhớ rõ năm việc chính mà ông ước mơ từ lúc còn trẻ. Thầy quý bạn hiền là lộc xuân của cuộc đời. Tôi biết ơn mái trường thân yêu mà từ đó tôi đã vào đời để có được những cơ hội học và làm những điều hay lẽ phải.

Anh Bùi Chí Bửu tâm sự với tôi: Anh Bổng (Bùi Bá Bổng) và mình đều rất thích bài thơ này của Sơn Nam : Trong khói sóng mênh mông Có bóng người vô danh Từ bên này sông Tiền Qua bên kia sông Hậu Tay ôm đàn độc huyền Điệu thơ Lục Vân Tiên Với câu chữ Kiến nghĩa bất vi vô dõng giả Từ Cà Mau Rạch Giá Dựng chòi đốt lửa giữa rừng thiêng Muỗi vắt nhiều hơn cỏ Chướng khí mờ như sương Thân chưa là lính thú Sao không về cố hương  ?

Anh Mai Thành Phụng vừa lo xong diễn đàn khuyến nông Sản xuất lúa theo GAP tại Tiền Giang lại lặn lội đi Sóc Trăng ngay để kịp Hội thi và trình diễn máy thu hoạch lúa. Anh Lê Hùng Lân trăn trở cho giống lúa mới Nàng Hoa 9 và thương hiệu gạo Việt xuất khẩu. Anh Trần Văn Đạt vừa giúp ý kiến “Xây dựng thương hiệu cho lúa gạo Việt Nam” lại hổ trợ ngay bài viết mới

Trường Đại Học Nông Lâm Thủ Đức 2005 Nửa Thế kỷ Xây dựng và Phát triển đến năm 2010 đã tròn 55 năm kỹ niệm ngày thành lập. Dưới mái trường thân yêu này, có biết bao nhà khoa học xanh, nhà giáo nghề nông vô danh đã thầm lặng gắn bó đời mình với nhà nông, sinh viên, ruộng đồng, giảng đường và phòng thí nghiệm. Thật xúc động và tự hào được góp phần giới thiệu một góc nhìn về sự dấn thân và kinh nghiệm của họ…


TS. Hoàng Kim, cựu sinh viên TT2-NLU

Cựu GVC Bộ môn Cây Lương thực, Rau Hoa Quả
http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkiimlong

DẠY VÀ HỌC https://hoangkimvn.wordpress.com
ngày mới nhất bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích
Mênh mang một khúc sông Hồng
Huyền Thoại Hồ Núi Cốc
Một thoáng Tây Hồ
Trên đỉnh Phù Vân
Chảy đi sông ơi …

Chỉ tình yêu ở lại
Ngày hạnh phúc của em
Giúp bà con cải thiện mùa vụ
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365 Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on Twitter

#cnm365 #cltvn 27 tháng 3


TỈNH THỨC CÙNG THÁNG NĂM
Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim

#Thungdung#dayvahoc, #vietnamhoc#cnm365#cltvn; #đẹpvàhay; https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-27-thang-3/ & https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-27-thang-3/

CNM365 Tình yêu cuộc sống: Mưa xuân Kim và Thủy; Mưa xuân trong mắt ai; Tháng Ba hoa gạo nở; Việt Nam con đường xanh; Đọc lại và suy ngẫm; Mây lành Phổ Đà Sơn; Cao Biền trong sử Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Nhà tôi giấc mơ xanh; Tô Đông Pha Tây Hồ; Thượng Đức thương nhìn lại; Những trang văn thắp lửa; Thơ vui những ngày nhàn; Bill Gates học để làm; Minh triết sống phúc hậu; Giống khoai lang Việt Nam; Sắn Việt Nam ngày nay; Vietnamese Cassava Today; Hồ Lắk Đình Lạc Giao; Ngày Quốc tế Hạnh phúc; Chim Phượng về làm tổ; Chốn vườn thiêng cổ tích; Trân trọng Ngọc riêng mình; Bảo tồn và phát triển sắn; Về miền Tây yêu thương; Trần Công Khanh ngày mới; Mark Zuckerberg và FB ; Chuyện đồng dao cho em; Đến với Tây Nguyên mới; Thương Kim Thiếp Vũ Môn.Nghỉ ngơi nhàn tĩnh dưỡng; Trần Công Khanh ngày mới;Selma Nobel văn học; Thầy Quyền thâm canh lúa; Chuyện ngày sinh của Thủy;Một gia đình yêu thương; Thành kính lưu lời thương; Nhớ ông bà cậu mợ; Một niềm tin thắp lửa;Minh triết sống phúc hậu; Truyện vua Solomon; Đến với Tây Nguyên mới; Hồ Lắk Đình Lạc Giao; Thương Kim Thiết Vũ Môn; IAS đường tới trăm năm; Nông nghiệp Việt trăm năm; Quản lý đất đai Việt Nam; Nam Tiến của người Việt. Mẹ tắm mát đời con; Bóng hạc chốn xa xôi; Hồ Lắk Đình Lạc Giao; Cánh cò bay trong mơ; Vào Tràng An Bái Đính; Sông Hoàng Long chảy hoài; Nguồn Son nối Phong Nha; #An nhiên; Đến với Tây Nguyên mới; Thương Kim Thiết Vũ Môn; Nguyễn Huy Thiệp lắng đọng; Đặng Dung thơ Cảm hoài; Đồng hành cùng đi tới; Giống khoai lang Việt Nam; Thương Kim Thiếp Vũ Môn; Quảng Bình đất và người; Thơ văn thầy Hồ Ngọc Diệp; Chuyện cổ tích người lớn; Cuối dòng sông là biển; Thầy nghề nông chiến sĩ; Đọc lại và suy ngẫm; Thương Kim Thiếp Vũ Môn; Giống khoai lang Việt Nam; #cnm365 #cltvn An nhiên; Việt Nam con đường xanh; Đọc lại và suy ngẫm; Mây lành Phổ Đà Sơn; Cao Biền trong sử Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Nhà tôi giấc mơ xanh;

Ngày 27 tháng 3 năm 1845, ngày sinh Wilhelm Conrad Röntgen, nhà bác học vật lý người Đức, đoạt Giải thưởng Nobel vật lý thứ nhất năm 1901 (mất năm 1923). Ngày 27 tháng 3 năm 1883, Chiến tranh Pháp-Đại Nam, quân Pháp chiếm được thành Nam Định từ quân Nguyễn–Cờ Đen.

Bài chọn lọc ngày 27 tháng 3. Quảng Bình đất và người; Thơ văn thầy Hồ Ngọc Diệp; Chuyện cổ tích người lớn; Cuối dòng sông là biển; Thầy nghề nông chiến sĩ; Đọc lại và suy ngẫm; Thương Kim Thiếp Vũ Môn; Giống khoai lang Việt Nam; #cnm365 #cltvn An nhiên; Việt Nam con đường xanh; Đọc lại và suy ngẫm; Mây lành Phổ Đà Sơn; Cao Biền trong sử Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Nhà tôi giấc mơ xanh; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-27-thang-3/

MƯA XUÂN KIM VÀ THỦY

Được nói lời yêu, lời hờn giận
Được chờ tin nhắn, ngóng câu thương
Đời chợt #annhiên, người chợt hiểu
Thoáng chốc mưa xuân đã ướt đường

Hình như cô ấy đang yêu
Nên đôi con mắt nói nhiều lắm cơ…. hihi….


Hoàng Kim & Nguyễn Thị Thủy

#Nhàtôi

Thủy khờ yêu gã Kim mơ
đức độ cần kiệm, thẩn thơ lụy tài
mặc ai ham hố chuyện trời
#Nhàtôi yêu thích trọn đời sắn khoai

lúa ngô mê mãi tháng ngày
#Thungdung đèn sách số dày #annhiên


https://khatkhaoxanh.wordpress.com/category/nhatoi/ #cnm365 Tình yêu cuộc sống https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-27-thang-3/

MƯA XUÂN TRONG MẮT AI

“Mưa xuân trong mắt ai”

Đợi mưa” trời khát vọng
Gia Cát “Lương Phủ Ngâm”
Đỗ Phủ thơ “Mưa lành”

Hoàng Kim xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/mua-xuan-trong-mat-ai https://hoangkimlong.wordpress.com/gia-cat-luong-phu-ngam

ĐỢI MƯA

Khát khao ngóng sớm chờ trưa (*)
Sắn trồng nửa tháng đợi mưa cháy lòng
Mía xơ xác khắp cánh đồng
Đất rang rẫy nóng, trời nồng nực oi.


Lúa non ruộng nứt nẻ rồi
Suối khô, hồ cạn, người người ngóng trông
Tiếng ve ngằn ngặt trưa nồng
Mấy khi tháng bảy lại mong mưa rào?


Thương mình, thương kẻ khát khao
Mưa ơi, ngóng đợi lặn vào giấc mơ.


Hoàng Kim (*) Nhớ thời biến đổi khí hậu gây thiệt hại rất nghiêm trọng ở miền Trung. Mọi kết quả đồng ruộng phải chờ hoàn thành tốt mới mong đánh giá đúng thực chất.


MƯA XUÂN TRONG MẮT AI
Hoàng Kim

Trời mưa rây rây hạt
Mình trồng cây tiếp thôi
Mồ hôi và mưa quyện
Yêu thương thấm mát người.

Nắng mưa là thời trời
Tốt lành là thế đất
Phước đức bởi lòng người
An nhiên mưa gió thổi.

Lắng nghe Lương Phủ ngâm (*)
Ngắm nhìn non nước đổi
Thung dung giấc ngủ trưa
Tỉnh thức trồng tiếp nối …

“Ngược gió đi không nản
Rừng thông tuyết phủ dày
Ngọa Long cương đâu nhỉ
Đầy trời hoa tuyết bay !” (**)

GIA CÁT ‘LƯƠNG PHỦ NGÂM”
(Gia Cát Khồng Minh, thơ L
ương Phủ Ngâm)

Một đêm gió bấc lạnh,
vạn dặm mây mịt mù
Trên không tuyết bay loạn,
biến đổi cả giang sơn.

Ngửa mặt nhìn trời cao,
thấy như rồng đang đấu
Trùng trùng sư tử bay,
chớp mắt biến vũ trụ.

Cưỡi lừa qua cầu nhỏ,
một mình than mai gầy.

Nguyên văn

一夜北风寒,
万里彤云厚.
长空雪乱飘,
改尽江山旧.

仰面观太虚,
疑是玉龙斗.
纷纷鳞甲飞,
顷刻遍宇宙.

骑驴过小桥,
独叹梅花瘦!

Phiên âm:

Nhất dạ bắc phong hàn,
Vạn lý đồng vân hậu.
Trường không tuyết loạn phiêu,
Cải tận giang sơn cựu.

Ngưỡng diện quan thái hư,
Nghi thị ngọc long đấu.
Phân phân lân giáp phi,
Khoảnh khắc biến vũ trụ.

Kỵ lư quá tiểu kiều,
Độc thán mai hoa sấu!

Mưa . Trời vẫn mưa và dần nặng hạt lên Tổ quốc ướt, anh khô làm sao nổi (thơ Nguyễn Lâm Cẩn). Trời mưa rây rây hạt Mình trồng hoa tiếp thôi Mồ hôi và mưa quyện Yêu thương thấm mát người. (thơ Hoàng Kim) https://hoangkimlong.wordpress.com/category/mua/

AN
Khải Yến Thanh Lương Sơn

Tháng năm mưa rả rích,
Rửa tay, lòng nguội lạnh.
Về lại nhà,
những buổi chiều đang đợi.

Tìm một chốn đi về.
Nương tựa vào thân ta.
Cầm lên.
Đặt xuống.
Buông hết, nhẹ lòng chưa?

Thảnh thơi chờ mưa tạnh.
Tâm an ngày mưa lạnh.

P/S Thói quen chụp phát “ăn” ngay từ thời máy film. Film thời trước không hề rẻ, cho dù là đen trắng và mầu lại càng đắt. Nikon gear, natural light, straight from camera without retouching.

(**) Nhớ Đào Duy Từ
(Thơ Hoàng Kim)

Tôi đã viết các bài thơ ‘Tắm tiên ở Chư Jang Sin’ ‘Con đường yêu thương’ :’Đợi mưa’‘ ‘Mưa xuân trong mắt ai’ là câu chuyện cuộc đời năm tháng nhọc nhằn năm tháng nhớ thương cùng thầy bạn đưa tiến bộ kỷ thuật mới đến vùng sâu vùng xa..

CON ĐƯỜNG XANH YÊU THƯƠNG
Hoàng Kim

Rời phố khi trời ưng ửng sớm
Về rừng lúc đất tỏa hương khuya
Mai núi nghiêng soi bên suối biếc
Bình yên xóm nhỏ tiếng chim gù

ĐỖ PHỦ THƠ MƯA LÀNH
Hoàng Kim

Thi Thánh Đỗ Phủ thơ mưa lành, sánh với thi Tiên Lý Bạch thơ trăng sáng tuyệt vời!

Xuân dạ hỉ vũ 春夜喜雨 •
Đêm xuân mừng mưa
Đỗ Phủ

Trời tốt, mưa lành tới
Đang xuân chợt nhẹ rơi
Vào đêm theo với gió
Êm tiếng mát cho đời
Đường nội làn mây ám
Thuyền sông ánh lửa ngời
Sớm trông miền đỏ thắm
Hoa nở Cẩm Thành tươi

Bản dịch của Lê Nguyễn Lưu
Nguồn: Đường thi tuyển dịch, NXB Thuận Hoá, 1997″

*

Ngắm vầng trăng cổ tích
Ngắm dấu chân thời gian
Lý Bạch thơ trăng sáng
Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn,

Trần Tử Ngang thơ Người
Trần Khánh Dư “Bán than”
Phạm Ngũ Lão Thuật Hoài,
Mạnh Hạo Nhiên xuân hiểu

Đặng Dung thơ Cảm hoài
Đỗ Phủ thơ mưa lành
Ca dao Việt “Cày đồng”
Mãn Giác thơ “Hoa Mai”

Tứ quý hoa bốn mùa
Tự do ngời tâm đức
Chỉ tình yêu ở lại
Văn chương ngọc cho đời

xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ly-bach-tho-trang-sang/

Nguyên tác Xuân dạ hỉ vũ Đỗ Phủ, dịch nghĩa và một số bản dịch chọn lọc








Xuân dạ hỉ vũ

Hảo vũ tri thì tiết,
Đương xuân nãi phát sinh.
Tuỳ phong tiềm nhập dạ,
Nhuận vật tế vô thanh.
Dã kính vân câu hắc,
Giang thuyền hoả độc minh.
Hiểu khan hồng thấp xứ,
Hoa trọng Cẩm Quan thành.

Dịch nghĩa

Mưa lành biết được tiết trời
Đang lúc xuân về mà phát sinh ra
Theo gió hây hẩy vào đêm tối
Tưới mát muôn vật mà không nghe tiếng
Đường quê đầy mây âm u
Thuyền trên sông chỉ thấy lửa sáng
Sớm mai trong vùng ẩm ướt đỏ thắm
Hoa nở đầy cả thành Cẩm Quan
(Năm 761)

Trời tốt, mưa lành tới
Đang xuân chợt nhẹ rơi
Vào đêm theo với gió
Êm tiếng mát cho đời
Đường nội làn mây ám
Thuyền sông ánh lửa ngời
Sớm trông miền đỏ thắm
Hoa nở Cẩm Thành tươi

Bản dịch của Lê Nguyễn Lưu
Nguồn: Đường thi tuyển dịch, NXB Thuận Hoá, 1997

Mưa thuận biết thời tiết,
Xuân về mới thấy rơi.
Vào đêm theo với gió,
Không tiếng thấm muôn loài.
Đường nội, mây đen phủ,
Thuyền sông, đuốc lẻ loi.
Sáng xem vùng ướt đỏ,
Thành Cẩm trĩu hoa tươi.

Bản dịch của Nam Trân
Nguồn: Thơ Đỗ Phủ, Hoàng Trung Thông, NXB Văn học, 1962

Mưa lành thời tiết đẹp sao
Đương xuân nhỏ giọt xiết bao thoả tình
Gió đưa rả rích năm canh
Thấm nhuần muôn vật âm thầm khắp nơi
Đường đồng đen cánh mây trôi
Thuyền ai một ngọn đèn ngời trên sông
Sáng ra đất ướt hoa hồng
Cành chiu chít nặng khắp vùng Cẩm Quan

Bản dịch của Trương Việt Linh
Nguồn Thi Viện Đào Trung Kiên https://www.thivien.net/

ĐỖ PHỦ THƯƠNG ĐỌC LẠI
Hoàng Kim

Văn chương lưu muôn đời
Bậc thầy gương vạn thuở
Thi thánh và thi sử
Đỗ Phủ Đặng Dung ơi

Dụng kiếm dưới trăng soi
Hùng tâm thiên cổ lụy
Bậc danh sĩ tinh hoa
Bút thần hơn kiếm ý

‘Lều tranh nát gió thu’
‘Bát trận đồ’ ‘Xuân vọng’
Đỗ Phủ thương đọc lại
Sao Mai soi tỏ lòng.

xem tiếp Đỗ Phủ thương đọc lại https://hoangkimlong.wordpress.com/category/do-phu-thuong-doc-lai/ và Đỗ Phủ thơ mưa lành https://hoangkimlong.wordpress.com/category/do-phu-tho-mua-lanh/

Đỗ Phủ là Thi thánh Thi sử Trung Quốc do đức độ cao thượng, tài thơ văn tuyệt vời. Đỗ Phủ cùng Lý Bạch là hai nhà thơ vĩ đại nhất thời nhà Đường. Thơ Đỗ Phủ nổi tiếng vì phong cách đơn giản và thanh lịch đặc sắc bậc nhất trong thơ cổ điển Trung Quốc. Tầm vóc Đỗ Phủ sánh với Victor Hugo và Shakespeare. Thơ Đỗ Phủ ảnh hưởng sâu sắc tới văn hóa cổ điển Trung Quốc và văn học hiện đại Nhật Bản. Cụ Nguyễn Du đã từng thán phục Đỗ Phủ “Thiên cổ văn chương thiên cổ sư Bình sinh bội phục vị thường ly” (Văn chương lưu muôn đời, bậc thầy muôn đời Bình sinh bái phục không lúc nào ngớt). Cụ Hồ Chí Minh trong Di chúc đã có trích thơ Đỗ Phủ. Cuộc đời Đỗ Phủ là tấm gương phản chiếu đất nước Trung Hoa thời loạn khi đời sống nhân dân tột cùng điêu đứng vì thường xuyên biến động. Đỗ Phủ bộ sưu tập thơ được bảo tồn khoảng 1500 bài thơ đều là tuyệt phẩm. Thi Viện hiện có Đỗ Phủ trực tuyến 1450 bài. Dưới đây là Đỗ Phủ những bài thơ bi tráng phổ biến nhiều người đọc.

ĐỌC ĐỖ PHỦ NHỚ ĐẶNG DUNG

Ngày 8 tháng 12 năm 757, Đỗ Phủ về kinh thành Trường An làm quan trong triều vua Đường Huyền Tông sau loạn An Sử. Bài thơ nổi tiếng của Đỗ Phủ ‘Xem người đẹp múa kiếm’ gợi cho người Việt Nam nhớ bài thơ bi tráng ‘Thuật hoài’ đêm thanh mài kiếm của Đặng Dung Bài này đã được giới thiệu tại “Đọc Đỗ Phủ nhớ Đặng Dung” .

Xem người đẹp múa kiếm
Đỗ Phủ
(Bản dịch của Nguyễn Minh)

Người đẹp họ Công Tôn thủa trước
Múa kiếm lên cả nước rung rinh
Vững lòng như núi cũng kinh
Đất trời cũng phải vị tình ngả nghiêng.

Sáng như Nghệ bắn văng vầng nhật
Uyển chuyển như tiên đáp lưng rồng
Tới như sấm sét bão bùng
Ngưng như biển lặng sông trong hiền hòa.

Tài hoa mãi cũng ra mai một
Học trò cưng sau rốt truyền nghề
Nữ nhi Lâm Dĩnh quán quê
Tới thành Bạch Đế diễn phô kiếm tài.

Câu hỏi đáp cùng người trao đổi
Nhìn người nay thương tới người xưa
Tám ngàn cung nữ của vua
Công Tôn múa kiếm mới vừa long nhan.

Năm mươi năm như bàn tay lật
Gió bụi nay phủ khắp cung rồi
Lê Viên phường hát tàn phai
Dư âm nữ nhạc còn nơi chiều vàng.

Gò Kim Túc cây hàng cung kính
Cỏ xác xơ thành đá Cù Đường
Tiệc hoa đàn sáo chợt ngưng
Sau vui buồn đến, mặt trăng ló rồi.

Thân già về chẳng có nơi
Chân chai núi vắng rã rời bước đi.

Nguyên tác Đỗ Phủ

七言古詩

杜甫

觀公孫大娘弟子舞劍器行并序

大歷二年十月十九日夔府別駕元持宅見臨潁李十二 娘舞劍器,壯其蔚跂。問其所師,曰︰余公孫大娘 弟子也。開元三載,余尚童稚,記於郾城觀公孫氏 舞劍器渾脫。瀏灕頓挫,獨出冠時。自高頭宜春梨 園二伎坊內人,洎外供奉,曉是舞者,聖文神武皇 帝初,公孫一人而已。玉貌錦衣,況余白首!今茲 弟子亦匪盛顏。既辨其由來,知波瀾莫二。撫事慷 慨,聊為劍器行。昔者吳人張旭善草書書帖,數嘗 於鄴縣見公孫大娘舞西河劍器,自此草書長進,豪 蕩感激。即公孫可知矣!

昔有佳人公孫氏, 一舞劍器動四方。
觀者如山色沮喪, 天地為之久低昂。
霍如羿射九日落, 矯如群帝驂龍翔,
來如雷霆收震怒, 罷如江海凝清光。
絳唇珠袖兩寂寞, 晚有弟子傳芬芳。
臨潁美人在白帝, 妙舞此曲神揚揚。
與余問答既有以, 感時撫事增惋傷。
先帝侍女八千人, 公孫劍器初第一。
五十年間似反掌, 風塵澒洞昏王室。
梨園子弟散如煙, 女樂餘姿映寒日。
金粟堆前木已拱, 瞿塘石城草蕭瑟。
玳筵急管曲復終, 樂極哀來月東出。
老夫不知其所往? 足繭荒山轉愁疾。

Quan Công Tôn đại nương đệ tử vũ kiếm khí hành
Tích hữu giai nhân Công Tôn thị Nhất vũ kiếm khí động tứ phương.
Quan giả như sơn sắc trở táng,
Thiên địa vi chi cửu đê ngang.
Quắc như Nghệ xạ cửu nhật lạc,
Kiểu như quần đế tham long tường.
Lai như lôi đình thu chấn nộ,
Bãi như giang hải ngưng thanh quang.
Giáng thần châu tự lưỡng tịch mịch,
Vãn hữu đệ tử truyền phân phương.
Lâm Dĩnh mĩ nhân tại Bạch Đế,
Diệu vũ thử khúc thần dương dương.
Dữ dư vấn đáp ký hữu dĩ,
Cảm thì phủ sự tằng uyển thương.
Tiên đế thị nữ bát thiên nhân,
Công Tôn kiếm khí sơ đệ nhất.
Ngũ thật niên gian tự phản chưởng,
Phong trần hồng động hôn vương thất.
Lê viên đệ tử tán như yên,
Nữ nhạc dư tư ánh hàn nhật.
Kim túc đôi tiền mộc dĩ củng,
Cù Đường thạch thành thảo tiêu sắt.
Đại diên cấp quản khúc phục chung,
Lạc cực ai lai nguyệt đông xuất.
Lão phu bất tri kỳ sở vãng,
Túc kiển hoang sơn chuyển sầu tật.

Dịch nghĩa

Bài hành xem học trò của đại nương Công Tôn múa điệu kiếm khí

Xưa có người đẹp họ Công Tôn,
Mỗi lần múa điệu kiếm khí, bốn phương rung động.
Người xem vững như núi cũng khiếp đảm.
Trời đất theo nhịp múa mà lên cao xuống thấp.
Sáng rực như Hậu Nghệ bắn rơi chín mặt trời,
Vững vàng như các chúa tiên cỡi rồng lượn.
Đến khi sấm sét thu hết cơn giận dữ,
Dừng như sông bể đọng ánh sáng trong veo.
Làm môi thắm, tay áo ngọc nay đã vắng tênh,
Về già có cô học trò để truyền nghề.
ấy là người đẹp xứ Lâm Dĩnh ở thành Bạch Đế.
Múa khúc tuyệt diệu này, thần thái hiên ngang.
Cùng ta trò chuyện trong chốc lát,
Cảm thời thế nhiều ngang trái mà xót thương !
Thị nữ của tiên đế có tám nghìn người,
Kiếm khí của Công Tôn đứng hàng đầu.
Khoảng năm chục năm trôi qua tựa như trở bàn tay,
Gió bụi tơi bời tối tăm cả cung vua.
Đệ tử Lê viên tan tác như khói,
Phong tư đội nữ nhạc chỉ còn ánh nắng lạnh lẽo.
Trước gò Kim Túc, côi cối chầu hầu,
Nơi thành đá Cù Đường, cỏ xác xơ buồn bã.
Trên tiệc, khúc sáo dồn dập đã dứt
Vui xong sinh buồn, trăng mọc trời đông.
Già này chẳng biết sẽ đi về đâu,
Chân chai lê trong núi hoang theo nỗi sầu.

Thuật hoài
Đặng Dung
Bản dịch của Phan Kế Bính

Việc đời bối rối tuổi già vay,
Trời đất vô cùng một cuộc say.
Bần tiện gặp thời lên cũng dễ,
Anh hùng lỡ bước ngẫm càng cay.
Vai khiêng trái đất mong phò chúa,
Giáp gột sông trời khó vạch mây.
Thù trả chưa xong đầu đã bạc,
Gươm mài bóng nguyệt biết bao rày.

Nguyên tác Đặng Dung

感懷
世事悠悠奈老何
無窮天地入酣歌
時來屠釣成功易
運去英 雄飲恨多
致主有懷扶地軸
洗兵無路挽天河
國讎未報頭先白
幾度龍泉戴月磨

Phiên âm Hán-Việt:

Cảm hoài
Thế sự du du [2] nại lão hà?
Vô cùng thiên địa nhập hàm ca[3].
Thời lai đồ điếu [4] thành công dị.
Vận khứ anh hùng ẩm hận đa.
Trí chủ [5] hữu hoài phù địa trục[6],
Tẩy binh [7] vô lộ vãn thiên hà.
Quốc thù vị báo [8] đầu tiên bạch,
Kỷ độ Long Tuyền [9] đới nguyệt ma.

Chép theo Ngữ văn 10 (nâng cao), sách đã dẫn. Có bản chép khác: Thế lộ (câu 1), Nhập thù ca (câu 2), Sự khứ (câu 4), Trí chúa hữu tâm (câu 5), vị phục (câu 7).

Dịch nghĩa:
Việc đời dằng dặc mà ta đã già, biết làm thế nào?
Trời đất mênh mông đắm trong cuộc rượu hát ca.
Khi gặp thời, người làm nghề hàng thịt, kẻ câu cá cũng dễ thành công,
Lúc lỡ vận, bậc anh hùng đành phải nuốt hận nhiều.
Giúp chúa, những mong xoay trục đất lại,
Rửa vũ khí không có lối kéo tuột sông Ngân xuống.
Thù nước chưa trả được mà mái tóc đã bạc sớm,
Bao phen mang gươm báu mài dưới bóng trăng.

THIẾU LĂNG THƠ “BÁT TRẬN ĐỒ”

Đỗ Phủ thăm Bát trận đồ do Khổng Minh thời Tam quốc dựng thành tại huyện Phụng Tiết tỉnh Tứ Xuyên. Tướng Ngô là Lục Tốn bị quân Thục vây hăm tại đây nhưng nhờ được nhạc phụ của Khổng Minh là Hoàng Thừa Ngạn chỉ đường nên ra thoát. Khổng Minh chưa ra khỏi nhà tranh đă biết thiên hạ thế chia làm ba Thục Ngô Ngụy (tam phân quốc) Thụ liên Ngô kháng Ngụy là đại kế xoay chuyển tình thế. Lưu Bị đánh Đông Ngô để trả thù cho Quan Vân Trường, bị thua to về tay Lục Tốn. Khổng Mình với “bát trận đồ” thể hiện minh triết và tầm nhìn sâu sắc của Khổng Minh. Đỗ Phủ thơ kiệt tác ‘Bát trận đồ” chỉ vỏn vẹn 23 chữ đã khái quát Tam Quốc và bài học bi tráng lịch sử.

Bát trận đồ
Đỗ Phủ
Bản dịch của Phan Kế Bính

Công trùm thế tam phân,
Tiếng thơm đồ bát trận.
Nước chảy đá trơ trơ,
Đánh Ngô còn để giận.

八陣圖

功蓋三分國,
名成八陣圖。
江流石不轉,
遺恨失吞吳。
Bát trận đồ

Công cái tam phân quốc,
Danh thành Bát trận đồ.
Giang lưu thạch bất chuyển,
Di hận thất thôn Ngô.
Dịch nghĩa

Công lớn trùm khắp, nước chia làm ba,
Nổi danh trận đồ Bát quái.
Nước sông cứ chảy đá không lay chuyển,
Để lại hận đã thất kế thôn tính Ngô.

ĐỖ PHỦ THI THÁNH THI SỬ

Năm Chí Đức thứ 2 ( 757) đời Đường, Đỗ Phủ bị kẹt lại trong thành Tràng An đã lọt vào tay loạn tướng An Lộc Sơn. Núi sông vẫn như cũ nhưng nước mất nhà tan. Xuân về nhưng thành Tràng An hoang tàn sau nguy biến. Đỗ Phủ xuân vọng lời thơ cảm khái và bi thương. Khoảng 1500 bài thơ của ông lời vào châu ngọc như sử thi khắc vào đá. Văn hóa Trung Quốc cổ điển, văn học Nhật Bản rất trọng bút pháp sử thi tuyệt diệu này

Xuân vọng
Đỗ Phủ
Bản dịch của Trần Trọng Kim

Nước phá tan, núi sông còn đó
Đầy thành xuân cây cỏ rậm sâu
Cảm thời hoa rỏ dòng châu
Biệt ly tủi giận, chim đau nỗi lòng
Ba tháng khói lửa ròng không ngớt
Bức thư nhà, giá đắt bạc muôn
Gãi đầu tóc bạc ngắn ngun
Dường như hết thảy, e khôn búi tròn.

Nguồn: Trần Trọng Kim, Đường thi, NXB Văn hoá thông tin, 1995
春望

國破山河在,
城春草木深。
感時花濺淚,
恨別鳥驚心。
烽火連三月,
家書抵萬金。
白頭搔更短,
渾欲不勝簪。
Xuân vọng

Quốc phá sơn hà tại,
Thành xuân thảo mộc thâm.
Cảm thì hoa tiễn lệ,
Hận biệt điểu kinh tâm.
Phong hoả liên tam nguyệt,
Gia thư để vạn kim.
Bạch đầu tao cánh đoản,
Hồn dục bất thăng trâm.
Dịch nghĩa

Núi sông còn đó mà nước mất rồi,
Thành ngày xuân hoang tàn, cỏ cây rậm rạp.
Cảm thương thời thế mà hoa ướt lệ,
như con chim bị tên, kinh sợ sự chia lìa.
Khói lửa báo giặc giã cháy suốt ba tháng liền.
Thư nhà lúc này đáng vạn đồng.
Gãi mái đầu bạc thấy càng thêm thưa, ngắn,
Muốn cài trâm mà chẳng được.
(Năm 757)

Mao ốc vị thu phong sở phá ca là kiệt tác Thi Thánh của Đỗ Phủ. Hiện nay, bảo tàng Du Fu Caotang, nằm bên cạnh Công viên Huanhuaxi ở quận Qingyang của Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên có lưu giữ những di vật của ông. Bảo tàng Du Fu Caotang có diện tích 24 ha, được công bố thành lập vào ngày 4 tháng 3 năm 1961 là đợt đầu tiên của các địa điểm bảo vệ di tích văn hóa trọng điểm quốc gia Trung Quốc. Tái công bố là địa điểm bảo vệ di tích văn hóa đầu tiên ở tỉnh Tứ Xuyên vào ngày 7 tháng 7 năm 1980

Lều tranh bị phá do gió thu
Đỗ Phủ
Bản dịch của Nguyễn Minh

Gió mùa thu hú cơn cuồng nộ
Cuốn phăng ngay mái cỏ nhà tôi
Qua sông cỏ rải tơi bời
Trên cao vướng mắc khơi khơi trên cành
Dưới thấp thì chìm trong ao nhỏ
Trẻ xóm nam khi dễ ông già
Nỡ làm giặc cướp trước nhà
Ngang nhiên ôm cỏ mang qua nhà mình
Kêu khô cổ không giành được chúng
Trở về nhà gậy chống thở than
Lát sau gió mạnh cũng tan
Trời chiều đen tối, không gian mịt mù
Chăn vải cũ lạnh như tấm sắt
Con cưng nằm đạp rách tan hoang
Đầu giường nước dột mênh mang
Hạt mưa không ngớt rơi tràn thâu đêm
Từ khi loạn ít đêm ngủ được
Nay mưa rơi ướt át chịu sao
Uớc chi có một toà nào
Rộng ngàn căn hộ, bọc bao muôn người
Mưa gió lớn khôn lay chuyển nổi
Vững như non mãi mãi an toàn
Bao giờ toà đó thành hoàn
Thì nhà mái lật, cũng cam lòng này.
茅屋為秋風所破歌

八月秋高風怒號,
卷我屋上三重茅。
茅飛渡江灑江郊,
高者掛罥長林梢,
下者飄轉沉塘坳。
南村群童欺我老無力,
忍能對面為盜賊。
公然抱茅入竹去,
唇焦口燥呼不得,
歸來倚杖自歎息。
俄頃風定雲墨色,
秋天漠漠向昏黑。
布衾多年冷似鐵,
驕兒惡臥踏裡裂。
床頭屋漏無干處,
雨腳如麻未斷絕。
自經喪亂少睡眠,
長夜沾濕何由徹!
安得廣廈千萬間,
大庇天下寒士俱歡顏,
風雨不動安如山!
嗚呼!何時眼前突兀見此屋,
吾廬獨破受凍死亦足!
Mao ốc vị thu phong sở phá ca

Bát nguyệt thu cao phong nộ hào,
Quyển ngã ốc thượng tam trùng mao.
Mao phi độ giang sái giang giao.
Cao giả quái quyến trường lâm sao,
Hạ giả phiêu chuyển trầm đường ao.
Nam thôn quần đồng khi ngã lão vô lực,
Nhẫn năng đối diện vi đạo tặc.
Công nhiên bão mao nhập trúc khứ,
Thần tiều khẩu táo hô bất đắc.
Qui lai ỷ trượng tự thán tức.
Nga khoảnh phong định vân mặc sắc,
Thu thiên mạc mạc hướng hôn hắc.
Bố khâm đa niên lãnh tự thiết.
Kiều nhi ác ngoạ đạp lý liệt.
Sàng đầu ốc lậu vô can xứ,
Vũ cước như ma vị đoạn tuyệt.
Tự kinh táng loạn thiểu thuỵ miên,
Trường dạ chiêm thấp hà do triệt.
An đắc quảng hạ thiên vạn gian,
Ðại tí thiên hạ hàn sĩ câu hoan nhan,
Phong vũ bất động an như san.
Ô hô, hà thời nhãn tiền đột ngột kiến thử ốc,
Ngô lư độc phá thụ đống tử diệc túc.
Dịch nghĩa

Tháng tám, trời thu cao, gió giận dữ gào thét,
Cuốn đi ba lớp cỏ tranh trên mái nhà ta.
Cỏ tranh bay qua sông, rải xuống miền đất bên sông.
Cao thì vắt vẻo treo trên ngọn cây rừng;
Thấp thì tả tơi rơi chìm xuống ao nước.
Lũ trẻ xóm nam khinh ta già yếu,
Nhẫn tâm làm giặc cướp ngay trước mặt ta.
Chúng công khai ôm cỏ tranh đi vào trong xóm trúc;
Ta khô môi rát miệng, kêu thét mà không được.
Trở về, chống gậy, thở than.
Một lát sau, gió yên mây đen như mực.
Trời thu bát ngát đen tối lúc chiều tà.
Chiếc chăn vải dùng nhiều năm, lạnh như sắt,
Bị đứa con thơ khó ngủ đạp rách toang.
Ở đầu giường mái nhà dột, không chổ nào khô;
Vết mưa nhiều như gai vẫn còn chưa hết.
Từ khi gặp cơn loạn lạc, mình ít ngủ,
Suốt đêm dài ướt đẫm, biết làm sao hết được!
Mong sao có được ngàn vạn gian nhà lớn,
Để giúp cho các hàn sĩ trong thiên hạ đều được vui vẻ,
Không bị kinh động vì mưa gió, yên ổn như núi non!
Hỡi ôi, biết bao giờ được trông thấy nhà này đứng cao sững trước mắt,
Dù cho riêng nhà ta bị phá vỡ, mình có chịu rét đến chết, cũng thoả lòng!
(Năm 761)

Đỗ Phủ Thi Thánh Thi Sử thời nhà Đường Trung Hoa với bài thơ Xem người đẹp múa kiếm ca ngợi tài nghệ múa kiếm tuyệt luân của mỹ nhân Công Tôn Đại Nương. Đọc thơ Đỗ Phủ liên tưởng tới bài thơ ‘Thuật hoài’ của tráng sĩ Đặng Dung, danh tướng thời Hậu Trần của Việt Nam đêm thanh mài kiếm, ngẫm kỹ thấy có sự tương đồng. Đọc các bài “Bát trận đồ” “Xuân vọng” “Túp lều tranh nát dưới gió thu” càng thêm cảm khái.

Ôi, danh sĩ tinh hoa đức độ tài năng thời nào cũng có, gặp thời nhiễu loạn, đành vàng lầm trong cát, nhưng nhân cách vẫn lồng lộng như gương trời buổi sớm.

Nguồn: Đỗ Phủ thương đọc lại https://hoangkimlong.wordpress.com/category/do-phu-thuong-doc-lai/; đọc thêm: Nắng Đông Lời Thầy dặn Thung dung Lời thương Đối thoại với Thiền sư

Viên Minh Thích Phổ Tuệ
THIỀN SƯ LÃO NÔNG TĂNG

“Mưa thuận gió hòa chăm bón đúng
Nhân tươi quả tốt được thu nhiều”


Lời Thầy dặn #Thung dung
Hoa Lúa giữa Đồng Xuân
Nhớ Viên Minh Hoa Lúa
An vui cụ Trạng Trình

Hiểu Quân Dân Chính Đảng
Thấu Lão Nông Lâm Sinh

Dạy và học làm Người
Noi theo dấu chân Bụt.

Kim Notes lắng ghi chú https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thien-su-lao-nong-tang/https://youtu.be/w21hkPfEA2M

Nhatkyduongxuan

(*) Nhớ

SẮN KM419 Ở BÌNH PHƯỚC
Năm tháng nhọc nhằn năm tháng nhớ thương

SẮN KM419 Ở ĐÁK LĂK
Năm tháng nhọc nhằn năm tháng nhớ thương

ĐẾN VỚI TÂY NGUYÊN MỚI

Đến với Tây Nguyên mới
Thăm lại chiến trường xưa
Đất khoai sắn nuôi người
Sử thi vùng huyền thoại.

Vầng đá chốn đại ngàn
Rượu cần nơi bản vắng
Câu cá bên dòng Sêrêpôk
Tắm tiên Chư Jang Sin

Thương Kim Thiết Vũ Môn
Nhớ người hiền một thuở
Hồ Lắk Đình Lạc Giao
Biển Hồ Chùa Bửu Minh

Nước rừng và sự sống
Chuyện đời không thể quên
Cây Lương thực bạn hiền
Lớp học vui ngày mới

Ai ẩn nơi phố núi
Ai tỏ Ngọc Quan Âm
Ai hiện chốn non xanh
Mây trắng trời thăm thẳm
Nước biếc đất an lành

Soi bóng mình đáy nước
Sáng bình minh giữa đời
Thung dung làm việc thiện
Vui bước tới thảnh thơi


Hoàng Kim

TẮM TIÊN CHƯ JANG SIN
Hoàng Kim

Chư Yang Sin Chư Yang Sin
Tượng đá ẩn mình ở suối thiêng
Mây núi trời thương che tình ái
Mưa xuân đất cảm lắng tâm thiền
Một bầu trí huệ trầm hương lắng
Hai túi càn khôn dịch cân kinh
Hoàng Dược Sư rừng sâu tỉnh lặng
Non xanh nước biếc thích an nhiên

Tắm tiên ở Chư Yang Sin 1

Thiên Thai lạc bước đỉnh ngàn mây
Hạ giới quên đường tít chim bay
Vườn Tượng nai thưa sương xuống mỏng
Đào Nguyên hoa kín cỏ lên dày
Tiên Cô suối biếc yêu đời thế
Chúa Liễu rừng thông thoải mái thay
Bồng Lai nơi ấy rồng tiên ẩn
Ai thích tiêu dao hợp chốn này.

Chư Yang Sin là rừng đặc dụng của Vườn Quốc gia Việt Nam, nằm trên địa bàn xã Yang Mao, Cư Drăm, Cư Pui, Hoà Phong, Hoà Lễ, Hoà Sơn, Khuê Ngọc Điền huyện Krông Bông với Yang Tao, Bông Krang, Krông Nô, Đắk Phơi huyện Lắk, tỉnh Đăk Lăk.  Chư Yang Sin có đỉnh núi cao 2.442 mét, cao nhất hệ thống núi cao cực Nam Trung Bộ. Vườn Quốc gia Chư Yang Sin được thành lập ngày 12 tháng 7 năm 2002 theo quyết định số 92/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Tắm tiên Chư Jang Sin là quà tặng cuộc sống, tắm mình trong nguồn năng lượng vô tận của trời xanh, cây xanh, gió mát và không khí an lành . https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tam-tien-chu-yang-sin/

CÂU CÁ BÊN DÒNG SÊRÊPÔK
Hoàng Kim

Bạn chèo thuyền trên sông Vôn ga
Có biết nơi này mình câu cá?
Sêrêpôk giữa mùa mưa lũ
Sốt rừng, muỗi vắt, đói cơm.
Suốt dọc đường hành quân
Máy bay,
pháo bầy,
thám báo,
mưa bom
Chốt binh trạm giữa rừng
Người bạn thân
Lả người
Vì cơn rét đậm
Thèm một chút cá tươi
Mình câu cá
Cho bữa cơm cuối cùng của người thân
mà nước mắt
đời người
rơi, rơi…
mặn đắng

Bạn ơi
Con cá nhỏ trên dòng Sêrêpôk
Nay đã theo dòng thác lũ cuốn đi rồi
Đất nước nghìn năm
Trọn một lời thề
Sống chết thủy chung
với dân tộc mình
Muôn suối nhỏ
Đều đi về biển lớn.

1972

Năm 1972 tại Tây Nguyên, tôi có kỷ niệm không thể quên về những ngày đói gạo, ăn rau rừng và câu cá ven sông Sêrêpôk gần Buôn Đôn. Nhớ buổi câu cho bữa cơm người bạn sốt rừng ốm nặng thèm ăn cá. Đây là bài thơ khóc bạn, lễ 30.4 và ngày 1.5, tôi bùi ngùi nhớ lại. Chèo thuyền trên sông Vônga là thơ Hoàng Bình. Điểm câu cá của tôi gần binh trạm khoảng giữa Đăk Tô-Tân Cảnh và Buôn Đôn. Sông Sêrêpôk (ảnh Đổ Tuấn Hưng trên Wikipedia Tiếng Việt). Anh Nguyễn Mạnh Đấu là bạn chiến đấu thân thiết của anh Tư Hoàng Trung Trực của tôi, mấy hôm trước vừa khắc khoải nhớ lại ngày giỗ trận Vị Xuyên 12 tháng 7, ngày hôm qua vừa phát biểu tại chuyên mục “Nhận diện sự thật”, tôi thật tâm đắc và thấm thía tình bạn thủy chung, bền chặt tuyệt vời Việt Lào “giúp bạn cũng là giúp mình”, tư tưởng nhân nghĩa xuyên suốt của Bác Hồ, Việt Nam con đường xanh.

Sêrêpôk (hay Srêpôk), tên gọi trong tiếng Campuchia là Tongle Xrepok, là dòng sông lớn nhất trong hệ thống sông ngòi ở Đắk Lắk. Đây là một phụ lưu quan trọng của sông Mekong. Sông Sêrêpôk được hợp thành từ hai dòng sông Krông Ana và Krông Nô (sông Mẹ và sông Bố). Đoạn chảy trên địa phận Đăk Lăk còn được gọi là sông Đăk Krông chảy qua các huyện Krông Ana, Buôn Đôn và Ea Súp với nhiều thác ghềnh hùng vĩ còn tương đối hoang sơ như thác Trinh Nữ, thác Đray Sáp, thác Đray Nu, thác Đray H’linh, thác Gia Long, thác Bảy Nhánh…Tính từ chỗ hợp lưu của sông Krông Ana, sông Krông Nô tới cửa sông của nó dài 406 km, trong đó đoạn chảy trong lãnh thổ Việt Nam dài khoảng 126 km, đoạn chảy qua Campuchia dài khoảng 281 km. Sông Sêrêpôk chảy sang Campuchia được bổ sung thêm nguồn chảy dồi dào từ dòng sông Ea H’leoông, sông Sesan và sông Sekong (hai sông này cũng có nguồn trên lãnh thổ Việt Nam). Sông Serepôk nhập vào sông Mekong sát Stung Treng, tỉnh Stung Treng, Campuchia, (nơi những năm gần đây mới phát hiện được phần mộ của Trung tướng Nguyễn Bình, tại xã Srê-pốc, huyện Xê-san, trước khi phần mộ này được quy tập về Việt Nam) sau đó con sông lớn này trở lại Việt Nam (ảnh 2 nguồn Sông Mekong tài liệu tổng hợp ).

Hiện tại dọc theo dòng sông này đã có rất nhiều các công trình thủy điện mọc lên như thủy điện Krông Kma (Krông Bông), Buôn Kuôp (Krông Ana), Đray H’linh 1, Đray H’linh 2 (Cư Jút), Buôn Tou Srah (Lăk), Srepôk 3 (Buôn Đôn)… Sông Sêrêpôk ở Đăk Lăk có tên gọi địa phương là sông Đăk Krông được nhắc đến trong bài hát nổi tiếng “Sông Đăk Krông mùa xuân về” của Tố Hải: “Đăk Krông ơi, Tây Nguyên ơi!/ Cái suối đổ về sông, cái sông ra biển lớn./ Ta nối tấm lòng dân bằng tình yêu cách mạng, đi suốt Truờng Sơn xanh, nghe dòng sông chảy mãi./ Đăk Krông ơi, dòng sông xanh thắm…”

Dòng sông Sê San ơi!

 Là tản văn nổi tiếng của Tỳ kheo Thích Giác Tâm,(nay là Hòa Thượng, Sư Thầy). vị sư trụ trì ở chùa Bửu Minh tại Biển Hồ, mắt ngọc Pleiku, tỉnh Gia Lai Đó là tiếng kêu thảng thốt của con người khi đứng trên bờ của dòng sông. Sông đã không sống đời của sông nữa, mà sông đã sống theo cách mà con người muốn nó sống. Ngày xưa sông vô tư, hồn nhiên sống, khi lên ghềnh, khi xuống thác, khi buông thư chầm chậm nhởn nhơ như người vô sự ngắm mây bay, xem hoa nở, lắng nghe tiếng chim hót. Nhưng rồi con người đã can thiệp vào, bắt sông phục vụ con người, mà nhu cầu của con người ở trong cõi người ta này thì vô hạn, vô chừng, không biết bao nhiêu là đủ. Thủy hỏa tương khắc, nhưng với trí tuệ con người biến nước thành hỏa, thành điện năng. Biến bao nhiêu cũng không đủ cung cấp, bởi con người không khác gì con khỉ Tôn Ngộ Không trong Tây Du Ký. Đào tiên quý là vậy mà hái trong thoáng chốc đã sạch vườn đào của Tây Vương Mẫu, mỗi trái chỉ cắn một miếng rồi quẳng đi, vứt bỏ. Quẳng đi không hề nuối tiếc, mà đào tiên mấy ngàn năm mới ra trái một lần (điện rất quý có khác gì trái đào tiên đâu!).”

Vị thiền sư trên mắt ngọc cao nguyên viết tiếp: “Đầu năm đứng trên dòng sông Sê San, tôi đã ngắm nhìn sông và tôi đã thấy như thế. Rừng đại ngàn đã ngã gục xuống, dòng sông mênh mang đẹp như một dải lụa trắng của các đại sư Tây Tạng, Ấn Độ quấn choàng cổ, bắt nguồn từ các đỉnh núi cao của núi rừng Ngọc Linh tỉnh Kon Tum băng qua đồi núi chập chùng của hai tỉnh Kon Tum và Gia Lai để rồi chảy qua biên giới Campuchia. Ngăn chặn dòng chảy, nhiều nhà máy thủy điện đã mọc lên, mọc lên để cung cấp năng lượng điện cho con người. Bên này nhà máy thủy điện nước mênh mang, bến bờ rộng thoáng vì nước tích tụ, đổ dồn nước về ba cái cống chạy tua bin phát điện. Bên kia nhà máy giòng sông khô cạn lởm chởm vô số đá, như những bãi đá ở bãi biển Quy Nhơn gần ngôi mộ Hàn Mặc Tử, so sánh cho dễ hình dung vậy thôi. Bãi đá ở biển Quy Nhơn, là đá sống, bởi có con người lân mẫn chăm sóc, cùng vui chơi ca hát quây phim chụp hình. Còn bãi đá ở giòng sông Sê San là bãi đá chết, đá chết bởi vì sông đã chết. Trong kinh Phật thường dùng từ:” Bên này bờ, bên kia bờ “. Bờ bên này là bờ sinh tử, vô minh, khổ đau. Bờ bên kia là giải thoát, an lạc, Niết Bàn. Đứng bên bờ sông Sê San tôi đã ngộ ra không có bờ bên này thì cũng không có bờ bên kia. Để tạo ra năng lượng điện con người phải trả giá cho cái được và cái mất. Được cho nhu cầu tiêu thụ của con người và mất cho môi trường sinh thái không còn cân đối, đảo lộn.

Tôi đã từng đứng trên bờ sinh tử và cũng đã từng câu cá bên dòng sông này thuở mà sông chưa làm đập thủy điện. Nay tôi lại về lặng ngắm dòng sông xưa. Trong lòng tôi thao thiết một dòng sông chảy mãi…

Hoàng Kim

Đọc thêm
Câu cá bên dòng Sêrêpôk (trên trang Chùa Bửu Minh Gia Lai)
Dòng sông Sê San ơi! bởi Thích Giác Tâm
http://dayvahoc.blogtiengviet.net/2013/04/29/cau_ca_ben_dong_srepok

ĐẾN NEVA NHỚ PIE ĐẠI ĐẾ
Hoàng Kim


Sông Neva nơi lưu dấu những huyền thoại. Neva là một con sông ở phía tây bắc Nga chảy từ hồ Ladoga qua phía tây của Sankt-Peterburg đến Neva của vịnh Phần Lan. Đây là con sông huyền thoại nơi Pie Đại Đế nhân vật lịch sử vĩ đại nhất của nước Nga lập nên thành phố Sankt-Peterburg cố đô Đế quốc Nga thành phố lớn thứ hai ở Nga ngày nay. Con sông này thông với vịnh Phần Lan, tạo vị thế hải cảng cho Sankt-Peterburg mở cửa nhìn ra biển lớn. Nước Nga trong mắt tôi lắng đọng chín ký ức Nga không thể quên: Đến Neva nhớ Pie Đại Đế; Sông Volga và sông Neva, Từ Mekong nhớ Neva; Sholokhov người sông Đông; Lev Tonstoy năm kiệt tác; Thơ Pushkin bình minh Nga; Pushkin 9 kiệt tác thơ tình; Phục sinh giữa tối sáng; Nước Nga và châu Âu . Bài viết này lưu dấu ba chuyên mục đầu tiên https://hoangkimlong.wordpress.com/category/den-neva-nho-pie-dai-de/

SÔNG VOLGA VÀ SÔNG NEVA

Ngắm bức tượng Mẹ của nước Nga lồng lộng trên nền trời tại đỉnh đồi gần sông Neva và gần trung tâm thành phố Sankt Peterburg. Tôi nhớ về nước Nga biểu tượng sâu sắc lắng đọng nhất trong lòng là sông Neva và sông Volga, đặc biệt là khúc sông chảy qua thủ đô phương Bắc Sankt Peterburg nơi có biểu tượng này của sức mạnh Nga. Nhiều bạn bè tôi thích Trường Đại học Quốc gia Moskva (MGU) nơi được Nữ hoàng Elizaveta Đế quốc Nga ra sắc lệnh thành lập ngày 25 tháng 1 năm 1755, nay là trường đại học lớn nhất và lâu đời nhất ở Nga. Nơi đó thời Stalin đã ra lệnh xây dựng tại nền cũ MGU tòa chính trường MGU mang tên Lomonosov với bảy tòa nhà chọc trời đã làm thay đổi hoàn toàn diện mạo Moskva. Ngày nay, đó là một bộ phận không thể thiếu của kiến trúc thủ đô, là tấm danh thiếp Moskva và một phần lịch sử của nó. Thế nhưng trong lòng tôi, khi bình tâm nhìn lại sức mạnh Nga ở khoa học kỹ thuật công nghệ hay đất nước và con người thì có vẻ như Neva và Volga trong bản tính Nga là kỳ vĩ hơn.

Volga là dòng sông Nữ hoàng, dòng sông Mẹ, dòng sông Chủ gia đình, dòng sông Người cần mẫn, dòng sông Huyết mạch của Tổ quốc Nga. Sông Volga là đường giao thông chính xuyên châu Âu nơi có trên 150.000 con suối và sông nhỏ nước Nga hòa dòng nước của mình vào đó, nơi có khoảng 40% dân số Cộng hòa Liên Bang Nga sinh sống trong lưu vực của dòng sông vĩ đại này. Sông Volga ví như sông Hồng của Việt Nam là dòng sông mẹ vĩ đại, nôi của người Việt cổ, nền văn minh sông Hồng, chốn tổ của nghề lúa.

Neva là dòng sông mẹ thứ hai của nước Nga ví như sông Mekong là dòng sông mẹ thứ hai của người Việt, dòng sông mở rộng hi vọng và tương lai của dân tộc Việt. Neva có thành phố Sankt Peterburg lịch sử, niềm tự hào thiêng liêng của tổ quốc Nga. Nơi đây là cửa ngõ hải quân Nga vươn ra các đại dương và thế giới . Sông Neva và sông Volga là những sông mẹ của nước Nga vĩ đại dường như rất giống sông Mekong và sông Hồng của Việt Nam. Đó là mạch sống và nôi sức mạnh tiềm tàng đất nước. Bài thơ nói về con sông Neva nơi Pie Đại đế lập nên thành phố Sankt-Peterburg cố đô Đế quốc Nga và là thành phố lớn thứ hai ở Nga ngày nay. Sankt-Peterburg nằm trên một loạt đảo nhỏ trong châu thổ sông Neva; con sông này thông với Vịnh Phần Lan, tạo vị thế hải cảng cho Sankt-Peterburg mở cửa nhìn ra biển lớn. Đó cũng là nơi danh tướng Aleksandr Nevsky anh hùng dân tộc của nước Nga, đứng đầu trong số 12 danh nhân vĩ đại nhất của nước này đánh bại quân Thụy Điển trên sông Neva.  Thành phố Sankt-Peterburg và dòng sông Neva sau này cũng là nơi chứng kiến những trận đánh đẫm máu và oanh liệt nhất của nước Nga trong cuộc đọ sức với nước Pháp thời Napoleon cũng như sau này là trận vây hãm kéo dài 872 ngày của phát xít Đức đối với Sankt Peterburg, lúc đó gọi là Petrograd và sau khi Lê Nin mất được gọi là Leningrad, gần đây đã trở lại tên gọi  Sankt – Peterburg. Gần một triệu người Nga trong thành phố đã bị chết vì bom đạn, đói khát và bệnh tật trong cuộc vây hãm.

Sau này, tôi may mắn được vài lần đến thăm Neva và Volga những dòng sông huyền thoại của nước Nga mến yêu trong hành trình nhìn ra thế giới. Tôi thật sự xúc động khi liên tưởng những nét tương đồng trong số phận của hai dân tộc và những người lính. Người Việt và người Nga đều không hiếu chiến. Số phận dân tộc buộc họ lựa chọn sinh tử giữa tổ quốc niềm tự hào dân tộc với quyền con người và lý tưởng tự do. Đó là sự sâu thẳm Chiến tranh và hòa bình của L. Tonstoi, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, Cự ngao đới sơn của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Con đường đau khổ của A. Tonstoi, Nguyễn Du và Truyện Kiều , Solokhop và Sông Đông êm đềm,   cùng biết bao những kiệt tác văn chương Nga Việt khác.

Nữ hoàng Nga Elizaveta Petrovna là người được nhân dân Nga và Tổng thống Putin rất mực ngưỡng mộ. Nữ hoàng Elizaveta Petrovna sinh ngày 29 tháng 12 năm 1709 mất ngày 5 tháng 1 năm 1762, đăng quang năm 1741 và qua đời năm 1762. Trong 20 năm bà cầm quyền lãnh thổ Nga rộng 16 triệu kilômét vuông. Bà là vị Nữ hoàng trí tuệ phi thường đã khuyến khích nhà khoa học M. V. Lomonosov thiết lập Trường Đại học Moskva và ra sắc lệnh thành lập Trường Đại học Quốc gia Moskva vào ngày 25 tháng 1 năm 1755, nay là trường đại học lớn nhất và lâu đời nhất ở Nga. Bà cũng là người có tầm nhìn và tài năng sử dụng hiền tài kiệt xuất, bà biết và khéo trọng dụng nhân tài I. I. Shuvalov để sáng lập Viện Hàn lâm Mỹ thuật của Đế quốc Nga ở kinh đô Sankt-Peterburg, trọng dụng kiến trúc sư lỗi lạc Bartolomeo Rastrelli xây dựng những công trình kiến trúc di sản thế giới như Cung điện Mùa Đông và Đại giáo đường Smolny tại Sankt-Peterburg. Trường Đại học Quốc gia Moskva được Nữ hoàng Elizaveta Đế quốc Nga ra sắc lệnh thành lập ngày 25 tháng 1 năm 1755, nay là trường đại học lớn nhất và lâu đời nhất ở Nga, vinh dự lớn cho bất cứ ai được học hoặc đã từng chiêm ngưỡng nơi ấy, biểu tượng tự hào khoa học kỹ thuật công nghệ và sức mạnh Nga. Nhà chọc trời Moskva: Tòa chính trường MGU mang tên Lomonosov với bảy tòa nhà chọc trời thời Stalin ra lệnh xây dựng trên nền cũ MGU đã làm thay đổi hoàn toàn diện mạo Moskva. Ngày nay, đó là một bộ phận không thể thiếu của kiến trúc thủ đô, là tấm danh thiếp Moskva và một phần lịch sử của nó, thế nhưng không hiểu sao trong tôi sông Volga, sông Neva, bản tính Nga vẫn kỳ vĩ hơn, lắng đọng sâu sắc hơn.

Nhân dân Nga có cuộc thăm dò ý kiến “Tên của nước Nga – Sự lựa chọn lịch sử năm 2008″ do kênh truyền hình Rossia cùng với Viện Lịch sử Nga thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga và Quỹ ý kiến xã hội tổ chức. Pie đại đế là nhân vật lịch sử vĩ đại nhất nước Nga đã được bình chọn, kế đến là Stalin, Le Nin và Nga hoàng Nikolai II với Nữ hoàng Nga Elizaveta Petrovna là người được là những nhà lãnh đạo kiệt xuất nhất lịch sử nước Nga. Tổng thống Nga Putin gần đây cũng được nhân dân Nga lựa chọn để tiếp tục chấn hưng đất nước Nga. Điều đó đã chứng tỏ những đánh giá của nhân dân Nga xuyên suốt một quá trình trải nghiệm lịch sử lâu dài.

Sông Neva và sông Volga thao thiết chảy gợi cho chúng ta một tầm nhìn tham chiếu.Từ Mekong nhớ Neva.Sông Neva cũng là nơi danh tướng Aleksandr Nevsky anh hùng dân tộc của nước Nga, đứng đầu trong số 12 danh nhân vĩ đại nhất của nước này  đánh bại quân Thụy Điển. Thành phố Sankt-Peterburg và dòng sông Neva sau này cũng là nơi chứng kiến những trận đánh đẫm máu và oanh liệt nhất của nước Nga trong cuộc đọ sức với nước Pháp thời Napoleon cũng như sau này là trận vây hãm kéo dài 872 ngày của phát xít Đức đối với Sankt Peterburg.Tôi đã đi qua miền đất này, đã thấu hiểu đêm trắng và bình minh phương Bắc. Nhìn sâu vào lịch sử, địa lý, giá trị văn hóa của mỗi vùng đất, chúng ta mới hiểu được con người. Mời bạn đọc Từ Mekong nhớ Neva; Đêm trắng và bình minh.

Neva, Sankt Peterburg, Pie Đại Đế là di sản huyền thoại, niềm tự hào của người Nga.

ĐẾN NEVA NHỚ PIE ĐẠI ĐẾ

Pie Đại Đế là người đã hiến trọn đời mình để sông Neva thành huyền thoại, Sankt-Peterburg trở thành cửa chính của nước Nga nhìn ra thế giới, nơi vùng đất bùn lầy, lạnh lẽo này của đêm trắng bình minh phương Bắc đã trở thành miền di sản.  Pie đại đế là nhân vật lịch sử vĩ đại nhất nước Nga, vượt cả Stalin và Lê Nin theo kết quả bình chọn của nhân dân Nga trong cuộc thăm dò ý kiến “Tên của nước Nga – Sự lựa chọn lịch sử năm 2008″ do kênh truyền hình Rossia cùng với Viện Lịch sử Nga thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga và Quỹ ý kiến xã hội tổ chức. Ông là kiến trúc sư của những thành tựu đặc biệt to lớn trong công cuộc hiện đại hóa đất nước, chuyển đổi mạnh mẽ một nước Nga lạc hậu, đi sau Tây Âu hàng trăm năm  vượt lên trở thành một trong năm đại đế quốc của châu Âu, chỉ  trong một thời gian ngắn. Pie đại đế có tố chất quân vương vừa cứng rắn vừa mềm dẽo: vừa nhiệt huyết kiên quyết, vừa bao dung mềm mỏng, vừa tàn nhẫn cứng rắn, vừa tình cảm ân nghĩa. Ông đã tạo nên bước ngoặt trong lịch sử nước Nga.

Pie Đại Đế là nhân vật lịch sử vĩ đại nhất nước Nga. Ông đã có những thành tựu đặc biệt to lớn trong công cuộc hiện đại hóa đất nước, chuyển đổi mạnh mẽ một nước Nga lạc hậu, đi sau Tây Âu hàng trăm năm  vượt lên trở thành một trong năm đại đế quốc của châu Âu, chỉ  trong một thời gian ngắn. Pie Đại Đế có tố chất quân vương vừa cứng rắn vừa mềm dẻo, vừa nhiệt huyết kiên quyết, vừa bao dung mềm mỏng, vừa tàn nhẫn cứng rắn, vừa tình cảm ân nghĩa. Ông đã tạo nên bước ngoặt  lịch sử nước Nga.

Pie đại đế sinh ngày 10 tháng 6 năm 1672 tại Moskva,  mất ngày  8 tháng 2 năm 1725 tại Sankt-Peterburg. Ông là Sa hoàng của nước Nga cũ và sau đó là Hoàng đế của Đế quốc Nga từ năm 1721, đồng cai trị với vua anh Ivan V, một người yếu ớt và dễ bệnh tật, trước năm 1696. Ông được tôn là Pyotr Đại Đế hay Pierre Đại Đế, Pie Đại Đế. Ông được xem là một trong những nhà cải cách kiệt xuất nhất trong lịch sử Nga.

Pie Đại Đế  đã tiến hành cuộc cải tổ lớn lao tại nước Nga Sa hoàng. Trong những năm 1697 – 1698 ông đi vòng quanh Tây Âu, học được những điều mới lạ ở đó và truyền vào Nga. Dưới triều ông, nước Nga có nền kinh tế phát triển và thành lập thể chế nghị viện. Trong việc xây dựng đất nước, Pie Đại Đế thường tham vấn những cố vấn tài ba người nước ngoài. Nhờ vậy, dưới triều đại không lâu dài của ông (1696 – 1725), nước Nga trở thành một đế quốc hùng cường trên thế giới thời đó, Hải quân Nga được thành lập. Người Nga đã có đủ sức giành chiến thắng trước hai cựu thù vào thời đó là đế quốc Ottoman và Thụy Điển,  tái chiếm các lãnh thổ đã mất và lấy đường thông ra biển. Năm 1703, ông hạ lệnh cho xây dựng thành phố Sankt-Peterburg. Chính tại đây, năm 1782 nước Nga đã hoàn thành việc xây cất tượng Pyotr I – tức tượng “Kị sĩ đồng”. Sankt – Peterburg trở thành một “thành Venezia của phương Bắc”, và trở thành kinh đô nước Nga vào năm 1712. Người Nga đã ca ngợi ông như một vị “Đại đế Ross toàn nước Nga”, hay “Cha của Tổ Quốc”.

Kết quả của cuộc thăm dò ý kiến nhân dân Nga “Tên của nước Nga – Sự lựa chọn lịch sử năm 2008″ do kênh truyền hình Rossia cùng với Viện Lịch sử Nga thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga và Quỹ ý kiến xã hội tổ chức. Kết quả đã bình chọn Pie Đại Đế là nhân vật lịch sử vĩ đại nhất nước Nga, kế đến là  Stalin, Le Nin, Nga hoàng Nikolai II và Nữ hoàng Elizaveta Petrovna được đánh giá là những nhà lãnh đạo kiệt xuất nhất lịch sử nước Nga. Điều đó  đã chứng tỏ những đánh giá của nhân dân Nga xuyên suốt một quá trình trải nghiệm lịch sử lâu dài.

Pie Đại Đế đã được sự  ngưỡng mộ đặc biệt của nhân dân Nga, sử gia và nhân dân  nhiều nước trên thế giới. Ông có công lớn  trong công cuộc xây dựng lực lượng hải quân, đội thương thuyền hàng hải và hiện đại hóa nước Nga, xây dựng Sankt-Peterburg, xây dựng hệ thống đường sá kênh đào vĩ đại, hoàn thiện cơ sở pháp luật, cải cách hành chính, lập nên Viện Hàn lâm Khoa học, thiết lập trường xóa mù chữ và dạy toán cấp cơ sở, trường kỹ thuật đào tạo thợ chuyên môn, xưởng in, nâng cao vai trò người phụ nữ,…

Pie Đại Đế là một vĩ nhân có tầm nhìn chiến lược sâu rộng, nhận thức đúng đắn và quyết tâm sắt đá cao độ để đi đến đích. Ông nung nấu hoài bão hiện đại hóa nước Nga nằm kề bên Tây Âu lúc ấy đã tiến bộ khá xa. Vua Pie Đại Đế đã  tự mình đóng một chiếc tàu và học cách điều khiển nó, tổ chức riêng cho mình một đội quân và tập trận thường xuyên để cuối cùng chuyển thành đội quân tinh nhuệ hơn hẳn lực lượng nòng cốt của triều đình. Ông tổ chức một phái bộ sứ thần đi Tây Âu để học hỏi và tuyển chọn nhân tài về giúp cho triều đình của mình. Ông vào vai thợ mộc học nghề ở Hà Lan để tự tay đóng một tàu chiến bắt đầu từ những súc gỗ thô sơ cho đến khi hạ thủy. Vua Pie đại đế sớm nhận ra nước Nga bao la không có hải quân mạnh, chỉ có đội thuyền đi đường sông, chỉ có một cảng biển thông ra thế giới trong sáu tháng mỗi năm; Vua Pie đại đế nhận thức được công dụng diệu kỳ của thuyền buồm có thể đi ngược gió, điều mà các loại thuyền bè của Nga hồi ấy không làm được. Ông đã quyết tâm xây dựng hải quân Nga và tạo dựng cảng biển từ tầm nhìn chiến lược sâu rộng đó.

Pie Đại đế là người quyết đoán và quyết tâm rất cao. Ông đã xây dựng thành phố Sankt-Peterburg bề thế từ bãi đầm lầy ngay cả trong những năm tháng chiến tranh, ngay cả khi vùng đất mới chiếm được từ Thụy Điển, chưa có hòa ước để hợp thức hóa là thuộc Nga vĩnh viễn. Ông ra lệnh tịch thu chuông nhà thờ để đúc đại bác phục vụ công cuộc chống ngoại xâm bất chấp giáo hội đầy quyền uy phản đối. Ông đòi hỏi các tầng lớp tăng lữ, quý tộc và thương nhân góp chi phí vào việc xây dựng hải quân, nếu ai không làm sẽ bị tịch thu gia sản, ai kêu nài sẽ phải đóng góp thêm. Ông ra lệnh đàn ông Nga phải cắt râu cho gọn và tất cả người Nga phải chuyển trang phục truyền thống sang kiểu gọn nhẹ , mục đích để dân Nga tăng năng suất làm việc. Ông thể hiện quyết tâm sắt đá giành đường giao thông hàng hải và căn cứ hải quân Nga bằng việc tranh đoạt Sankt-Peterburg thể hiện qua chính sách là có thể nhượng bộ Thụy Điển bất cứ điều gì, ngoại trừ trả lại Sankt-Peterburg. Quyết tâm này được lưu truyền mãi về sau, với kết quả là Sankt-Peterburg vẫn đứng vững trước các cuộc tấn công của vua Karl XII của Thụy Điển, cũng như của Hoàng đế Napoléon I của Pháp và Adolf Hitler của Đức Quốc xã sau này.

Pie Đại đế xác lập được quyền uy tuyệt đối vì rất biết trọng dụng nhân tài, cho dù họ là người Nga hoặc người nước ngoài. Ông ban hành luật theo ý muốn, ngay cả quyền xử tử hình bất cứ ai đi ngược lại ý ông. Trong một thể chế quân chủ lập hiến và một bối cảnh xã hội nước Nga trì trệ  thì chế độ độc đoán, hà khắc, đôi lúc tàn bạo của ông, có ý nghĩa cải tổ, tuy có làm mất đi một số giá trị truyền thống của xã hội Nga. Những tầng lớp thấp trong xã hội Nga, đặc biệt là nông dân, ít được hưởng lợi trực tiếp từ thành quả của ông, trái lại, họ còn khổ sở hơn vì phải trực tiếp hoặc gián tiếp chịu gánh nặng để xây dựng căn cứ hải quân, xây thành phố Sankt-Peterburg, chi phí cho cuộc chiến với Thụy Điển. Sự biện luận là khi nước Nga hùng cường thì đời sống nông dân Nga cũng được nâng cao hơn.

Pie Đại đế rất sâu sát thực tiễn và hiếu học. Ông đi viếng thăm đủ mọi nơi: nhà máy chế biến, xưởng cưa, nhà máy in, xưởng xe sợi, nhà máy giấy, xưởng cơ khí, viện bảo tàng, vườn thực vật, phòng thí nghiệm,… Ông đến thăm và hỏi han các kiến trúc sư, nhà điêu khắc, kỹ sư, nhà thiên nhiên học, người phát minh kính hiển vi, giáo sư giải phẫu học,… Ông học hỏi từ người hành nghề tầm thường nhất để biết cách vá quần áo của mình, đóng một đôi dép cho riêng mình, và còn tập tháo ráp đồng hồ. Ông luôn phân tích tại sao dân Nga quá nghèo và dân Tây Âu quá giàu khi thơ thẩn đi xem phố xá, chợ búa nước ngoại cho đến lúc nghiêm túc gặp các nhà khoa học, các nơi làm việc. Với một sự hiếu học hiếm thấy và sự tự do phóng khoáng trong suy nghĩ mà du học sinh Pyotr Mikhailov đã hiểu rất sâu về thực tiễn thuộc nhiều lĩnh vực :ngoại thương, cảng biển, đội thương thuyền,  tôn giáo…. để đúc kết thành chiến lược đồng bộ, tổng thể phát triển nước Nga.

Stalin rất ngưỡng mộ Pie Đại Đế. Trong “Điếu Ngư Đài quốc sự phong vân” những bí mật của nền ngoại giao Trung Quốc, do Lý Kiện biên soạn, Nhà Xuất bản Văn nghệ Thái bạch (Trung Quốc) ấn hành, NXB Văn hóa Thông tin năm 2003, có kể lại câu chuyện lịch sử: Đêm trước của cuộc nội chiến Quốc Cộng kéo dài hơn hai mươi năm, Tưởng Giới Thạch từng giữ mối quan hệ ngoại giao chính thức với Stalin đã dự cảm thầy Đảng Cộng sản Trung Quốc do Mao Trạch Đông đứng đầu sẽ trở thành đối thủ khó có thể chiến thắng được. Mẫn cảm và đa mưu, Tưởng Giới Thạch gọi con là Tưởng Kinh Quốc tới giao nhiệm vụ thay mặt ông giao hảo với Stalin (tương tự như quan hệ Trung Mỹ từ lâu ông đã giao độc quyền cho vợ ông là Tống Mỹ Linh). Tưởng Giới Thạch nói với Tưởng Kinh Quốc: ” Cha muốn mời Liên Xô đứng ra thử dàn xếp hộ quan hệ giữa cha và Mao Trạch Đông. Chỉ cần Trung Cộng hạ vũ khí, thống nhất mệnh lệnh hành chính, chúng ta và Mao Trạch Đông vẫn có thể là cộng sự được! Mao Trạch Đông không nghe cha, nhưng có thể lời nói của Stalin và người Liên Xô đối với họ ít nhiều cũng có tác dụng”. Cuối năm 1945, Tưởng Kinh Quốc sang Liên Xô gặp Stalin trong phòng làm việc ở điện Kremlin. Tất cả vẫn như cũ, duy chỉ có một điều hơi khác lần trước Tưởng Kinh Quốc diện kiến Stalin năm 1931 là “Ngày trước ở sau lưng bàn sách của Stalin treo một bức tranh sơn dầu Lê Nin đứng trên xe tăng kêu gọi nhân dân lao động” Bây giờ thì đổi là bức ảnh Pie Đại Đế. Lúc đầu Tưởng Kinh Quốc không hiểu, qua gợi mở của người thư ký Stalin, mới như bừng ra điều đại ngộ. Thì ra ”giờ khác, trước khác” thời thế đã biến đổi. Quả như dự liệu, Stalin muốn đứng trung lập giữa Tưởng và Mao để “tọa sơn quan hổ đấu”. Tưởng Giới Thạch sau lần đi đó của Tưởng Kinh Quốc đã tinh ý nhận biết sự chuyển hóa của đại cục, Tưởng chọn chiến lược ngã hẳn về Mỹ nên dù thua, vẫn neo được Đài Loan cho mãi đến tận ngày nay.

Pie Đại Đế, đến nay sau ba thế kỷ khi ông qua đời (1725-2015) , vẫn sừng sững  là một biểu tượng nhân vật lịch sử vĩ đại nhất nước Nga. Ông được những nhà khoa học, văn nghệ sĩ kiệt xuất và quảng đại quần chúng nhân dân tôn kính, ngưỡng mộ và ca ngợi nồng nàn. Pie Đại Đế cùng nữ hoàng Ekaterina II là hai người được Tổng thống Nga Vladimir Vladimirovich Putin đề cao nhất trong lịch sử nước Nga. Tài liệu về Pie đại đế được Wikipedia Tiếng Việt đúc kết  và Tình yêu cuộc sống thu thập giới thiệu trên trang Chào ngày mới 27 tháng 5. Đây là ngày mà năm 1703, Pie đại đế khởi công xây dựng thành phố Sankt-Peterburg trên vùng đất bùn lầy, lạnh lẽo, sau này thành di sản văn hóa thế giới.

Pie Đại đế nhân vật lịch sử vĩ đại nhất nước Nga.

Sankt-Peterburg là thủ đô phương Bắc thành phố lớn thứ hai nước Nga, đã được UNESCO công nhận là thành phố du lịch hấp dẫn thứ 8 của thế giới. Pie Đại đế nhân vật lịch sử vĩ đại nhất nước Nga sau khi đi học nước ngoài chợt bừng tỉnh ngộ khi hiểu ra vì sao nước Anh nhỏ bé lại làm bá chủ thế giới thời đó, chính vì nước Anh có đội thương thuyền hùng mạnh đi khắp toàn cầu, trong khi nước Nga mênh mông lại quẩn quanh nội địa, tự bằng lòng với giấc mơ con mà không thể có được vị thế như vậy. Pie Đại Đế dốc sức cho Sankt-Peterburg  cửa chính nhìn ra thế giới, xây dựng một thành phố hải cảng hùng mạnh cho hải quân Nga. Ông đã dành trọn đời cho Sankt-Peterburg để biến giấc mơ Nga thành hiện thực, thành đại nghiệp lớn nhất đời ông.

Tôi đến thăm Sankt-Peterburg trong một chuyến đi ngắn ngày, ngắm nhìn tượng đài Pie Đại Đế và dòng sông Nê va cuộn chảy. Biết bao du khách say mê ngắm nhìn nét đẹp kiều diễm của thành phố Hoa hậu Thế giới; Thật ngưỡng mộ tầm nhìn của nhà chiến lược thiên tài đã chấn hưng dân tộc Nga. Đúng là niềm tự hào trân trọng của nước Nga. Tôi đã trãi lòng mình trong bài viết Đêm trắng và bình minh; Từ Mekong nhớ Neva; Pie Đại đế nhân vật lịch sử vĩ đại nhất nước Nga. Sankt-Peterburg còn gọi là “Thành phố Thánh Phêrô”, là một thành phố liên bang của Nga, thành phố lớn thứ nhì ở Nga và cũng là cố đô của Đế quốc Nga. Đối với người Việt vào đầu thế kỷ 20 thì Sankt-Peterburg được phiên âm là Thành Bỉ Đắc như trong bài “Á Tế Á ca” của Phan Bội Châu.  Sankt-Peterburg nằm trên một loạt đảo nhỏ trong châu thổ sông Neva; con sông này thông với Vịnh Phần Lan, tạo vị thế hải cảng cho Sankt-Peterburg.

Sankt-Peterburg có diện tích tự nhiên hơn 670 km², nếu tính cả vùng phụ cận khoảng 1.439 km², dân số khoảng  4,7 – 6,0 triệu người. Địa danh Sankt-Peterburg đã đổi tên nhiều lần, nguyên thủy là Sankt-Peterburg; khi Chiến tranh thế giới lần thứ nhất  nổ ra vào năm 1914 và Nga bị Đế quốc Đức xâm lăng thì thành phố cải danh là Petrograd để tránh nguyên danh gốc tiếng Đức; trong khoảng thời gian từ năm 1924 đến 1991 dưới chính thể Liên Xô thành phố mang tên Leningrad để tưởng niệm Vladimir Ilyich Lenin,  cố lãnh tụ Liên Xô  Sau khi Liên Xô sụp đổ, với cuộc trưng cầu dân ý năm 1991, địa danh ban đầu Sankt-Peterburg đã được dùng lại. Sa hoàng Nga trong tất cả các triều đại Romanov đều mong muốn tạo đường thủy liên kết với Biển Baltic nhưng trên 100 năm từ cuối thế kỷ 15 đến cuối thế kỷ 16 đều không thể đạt được mục tiêu mong muốn này. Người Nga cho đến thời Pie Đại Đế mới tới được biển Baltic nhờ chiến tranh phương Bắc (1701-1721), chống lại Thụy Điển suốt 20 năm và nhờ chiến thắng trong trận Poltava vào năm 1710, cũng như những thỏa ước hòa bình có lợi cho cả  Nga và Thụy Điển tại Nystad mà Sa hoàng Pie Đại Đế mới đã có thể khai thác được các miền ven biển Baltic.

Bài học lớn từ Pie Đại Đế có quan hệ nhiều đến Karl XIV Johan là vua Thụy Điển và Na Uy sau này ( Karl XIV Johan có tên khai sinh là Jean-Baptiste Bernadotte, về sau lấy tên là Jean-Baptiste Jules Bernadotte sinh ngày 26 tháng 1 năm 1763, mất ngày 8 tháng 3 năm 1844 với tiếng Na Uy là Karl III Johan từ năm 1818 đến khi lúc băng hà. Bernadotte đã có một sự nghiệp phụng sự lâu dài trong quân đội Pháp và đã được Napoléon I phong cho tước thống chế Pháp. Ông trở thành Thái tử nhiếp chính đầu tiên, kế vị ngai vàng của vua Thụy Điển năm 1810. Câu chuyện tự cường của  Pie Đại Đế quan hệ nhiều đến sự lựa chọn quyết sách của Bernadotte tách ra khỏi những tranh chấp của các con hổ lớn châu Âu và tìm đường riêng chấn hưng đất nước. Nhưng đó là câu chuyện khác mà tôi sẽ kể sau.

Pie Đại Đế giấc mơ lớn nhất là xây dựng một thành phố thật qui củ để qua đó chứng tỏ sự hùng hậu của nước Nga. Dự án của công trình này được bắt đầu ngay từ năm 1703 trên Hòn đảo con thỏ giành được từ tay người Thụy Điển (người Viking). Công trình được xây dựng đầu tiên trên đảo là pháo đài Sankt Piterburh, ngày nay gọi là Pháo đài Petro-Pavlov, thực hiện theo lệnh của Pie Đại Đế ngày 16 tháng 5 năm 1703 được chính thức chọn làm “ngày khai sinh” của thành phố. Trên phiến đá kỉ niệm dịp này người ta đã khắc dòng chữ: “Ngày 16 tháng 5 năm 1703, thành phố Sankt-Peterburg đã được Sa hoàng và Hoàng tử Aleksei Petrovich xếp đặt”.

Triều đại Sa hoàng cuối cùng, Nikolai II sa lầy và kiệt sức trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Đây là cuộc chiến diễn ra giữa phe Hiệp Ước (chủ yếu là Anh, Pháp, Nga, và sau đó là Hoa Kỳ, Brasil) và phe Liên Minh (chủ yếu là Đức, Áo-Hung và Bulgaria) từ tháng 8 năm 1914 đến tháng 11 năm 1918, có quy mô lớn nhất trong lịch sử nhân loại; về quy mô và sự khốc liệt, nó chỉ đứng sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Tất cả những Đế quốc tham chiến đều sụp đổ trong cuộc chiến này. Nó đã tạo điều kiện cho đảng Bolshevik lên nắm quyền tại nước Nga, và mở đường cho Adolf Hitler lên cầm quyền tại Đức.

Ở Sankt Peterburg trước Cung điện Mùa đông ngày chủ nhật 22/1/1905, quân đội đã nã súng vào đoàn người biểu tình làm thiệt mạng khoảng 1000 người trong đó có cả phụ nữ và trẻ em đã chết. Sự kiện Ngày Chủ nhật đẫm máu đã bị nhân dân toàn thế giới lên án. Các cuộc nổi dậy của nông dân, bãi công, biểu tình, ám sát và binh biến diễn ra liên tiếp, cho đến khi Sa hoàng Nikolai miễn cưỡng chấp nhận yêu sách của những người phản đối. Tháng 10 năm 1905, Sa hoàng Nikolai đã ký một văn kiện hứa đảm bảo quyền tự do ngôn luận và thành lập viện Duma một hạ viện thông qua bầu cử. Tình hình vẫn không giảm sau năm 1916, giá thức ăn tăng gấp 4 lần. Đoàn người chờ bánh mì trước Cung điện Mùa đông bắt đầu gây náo loạn. Trong khi đó, quân lính không theo lệnh vua, đứng ra lãnh đạo đoàn người biểu tình. Dân chúng luôn yêu cầu Sa hoàng phải thoái vị. Sau sự kiện Ngày Chủ nhật đẫm máu, không một quốc gia châu Âu nào đồng ý tiếp nhận vị Sa hoàng bị trục xuất này.

Đến năm 1917 nước Nga đã bị kiệt sức bởi chiến tranh và nhân dân đã quá căm giận nhà cầm quyền. Những người cộng sản Bolshevik Nga nêu cao khẩu hiệu “Biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng”. Đến tháng 3 năm 1917, Cách mạng tháng 2 đã nổ ra, Sa hoàng thoái vị, Chính phủ lâm thời thành lập do Kerensky đứng đầu. Những người Bolshevik do Vladimir Ilyich Lenin và Lev Trotsky đứng đầu  tiếp tục đấu tranh, tổ chức các cuộc nổi dậy lan rộng khắp đất nước. Đến ngày 7/11/1917, Cách mạng tháng Mười Nga thành công, lật đổ Chính phủ Lâm thời và lập ra nhà nước công nông đầu tiên.

Sankt-Peterburg sau năm 2014 đã cải danh là Petrograd để tránh nguyên danh gốc tiếng Đức đến năm 2014 Vladimir Ilyich Lenin mất, thành phố được đặt là Leningrad để tưởng nhớ người anh hùng. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc chiến thảm khốc nhất của lịch sử nhân loại, bắt đầu từ năm 1937 và chấm dứt vào năm 1945 giữa các lực lượng Đồng Minh và phe Trục theo chủ nghĩa phát xít, thì Sankt-Peterburg là một trong những nơi ác liệt nhất toàn cầu. Tháng 9 năm 1941, quân Đức bao vây Leningrad, cuộc vây hãm kéo dài 872 ngày, gần một triệu người đã chết vì bom đạn, đói khát và bệnh tật. Thành phố phương bắc giá lạnh bị vây hãm không có chất đốt để sưởi ấm và nước để uống, thức ăn không đủ. Trong tình trạng thiếu thốn đó, thịt của động vật nuôi, chuột và chim được sử dụng để nuôi con người. Chỉ tính riêng trong tháng Giêng và tháng Hai lạnh giá, đã có tới 200 nghìn người bị chết. Cuối cùng, cuộc phong toả chấm dứt vào ngày 27/1/1944. Khi quân Đức tiến vào thành phố, gần ba triệu người đã bị bắt, tuy vậy nhiều người đã vượt ra ngoài.

Tên thành phố Sankt Peterburg được đổi lại tên ban đầu sau khi Liên Xô tan rã thành 15 nước khác nhau. Trong chính thể nước Nga, nền kinh tế Sankt Peterburg được hồi phục, Tự do ngôn luận đã tạo một môi trường sôi động cho đời sống xã hội. Các hoạt động tôn giáo và nghệ thuật được phát triển. Du lịch trở thành nền kinh tế chính của thành phố. Các điểm đến du lịch hấp dẫn như Cung điện mùa đông, Cung điện mùa hè…đẹp tuyệt vời sáng chói giữa phương Bắc lạnh giá của nước Nga .

Thành phố Saint Petersburg nằm trên vùng đất thấp taiga dọc theo bờ biển của vịnh Neva thuộc Vịnh Phần Lan, và các đảo của đồng bằng châu thổ. Nơi cao nhất từ mực nước biển đến điểm cao nhất là 175,9 mét tại đồi Orekhovaya thuộc Duderhof Heights ở phía nam. Nơi thấp nhất là phần đất ở phía tây của Liteyny Prospekt không cao hơn 4 mét so với mực nước biển, và thường xuyên bị ngập. Ngập lụt ở Saint Petersburg chủ yếu từ sóng dài của biển Baltic, do chịu sự ảnh hưởng của các điều kiện khí tượng, gió và độ nông của vịnh Neva.  Đập Saint Petersburg đã được xây để ngăn lụt. Đảo Vasilyevsky là đảo lớn nhất cùng nhiều đảo khác nay hầu hết được chuyển thành các công viên và khu nghỉ dưỡng.  Từ thế kỷ 18 địa hình của thành phố được nâng lên do các yếu tố nhân tạo, ở những nơi có độ cao trên 4 mét, làm sáp nhập một số đảo, và thay đổi chế độ thủy văn của thành phố. Bên cạnh sông Neva và các phụ lưu của nó, các sông quan trọng khác gồm Sestra, Okhta và Izhora. Hồ lớn nhất là Sestroretsky Razliv nằm ở phía bắc, theo sau là Lakhtinsky Razliv, Suzdal và các hồ nhỏ khác.

Saint Petersburg thuộc nhóm khí hậu lục địa ẩm, thành phố có khí hậu ấm ẩm, mùa hè ngắn, mùa đông ẩm ướt, kéo dài. Nhiệt độ trung bình ấm nhất là vào tháng 7 khoảng 23 °C. Nhiệt độ trung bình năm là 5,8 °C. Nhiệt độ thấp nhất vào mùa đông là −35,9 °C được ghi nhận vào năm 1883. Sông Neva chảy qua thành phố thường bị đóng băng vào tháng 11-12 và tan băng vào tháng 4. Từ tháng 12 đến tháng 3, trung bình có 118 ngày bị phủ tuyết, với bề dày trung bình khoảng 19 cm vào tháng 2. Thời gian không đóng băng trong thành phố kéo dài trung bình 135 ngày. Trung tâm thành phố hơi ấm hơn vùng ngoại ô. Các điều kiện khí hậu khá thay đổi trong cả năm. Lượng mưa trung bình năm là 660 mm, cao nhất vào cuối hè và thay đổi tùy nơi trong thành phố. Độ ẩm không khí trung bình 78% và mỗi năm có khoảng 165 ngày nhiều mây.

Độ dài ngày ở Saint  Petersburg thay đổi theo mùa, do thành phố nằm ở 60°vĩ độ Bắc. Từ giữa tháng 5 đến giữa tháng 7, hoàng hôn có thể kéo dài cả đêm nên được gọi là “đêm trắng”. Mời bạn đọc câu chuyện thú vị này trong bài Đêm trắng và bình minh.

TỪ MÊ KÔNG NHỚ NÊ VA

Tôi thích Việt hóa từ ngữ Mê Kông và Nê Va bằng chữ Việt tiếng Việt kể chuyện cho bé, Giảng dạy và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới trong nông nghiệp về lúa, sắn, rau, hoa, quả tại nơi hợp lưu Đông Dương, tôi nói với Hoàng Long, Nguyễn Văn Phu với các bạn trẻ cùng chung sức Việt Nam con đường xanh: Đây là vùng di sản, dấu chân Phật Đông Dương, hợp lưu sông Mê Công, nơi kết nối hiệu quả Việt Nam, Lào, Cămpuchia, Thái Lan và Biển Đông. Vị trí địa lý sông Mê Kông với Việt Nam Căm pu chia và Lào và vị thế của con sông này vùng đất này cực kỳ quan trọng như Nê Va đối với Nước Nga.

Sông Srepok vùng ngã ba Đông Dương là hợp lưu quan trọng nhất của sông Mekong. Sông Srepok phần Việt Nam là phụ lưu đặc biệt quan trọng của sông Mekong. Đây là ngã ba Đông Dương, hợp lưu lớn nhất của sông Mekong. Sông Srepok với các dòng sông ngắn, dốc, hung dữ, hoang sơ chảy ngược về Mekong mà không phải chảy xuôi về Biển Đông như các sông Việt khác. “Ai nắm được nóc nhà Tây Nguyên và chế ngự được vùng hợp lưu này là quản lý được Đông Dương”. Những chuyên gia quân sự và sử học đã từng nhận định vậy, Tính từ chỗ hợp lưu của sông Krông Ana (sông Mẹ) và sông Krông Nô (sông Bố) tới cửa sông Srepok dài 406 km, trong đó đoạn chảy qua Campuchia dài khoảng 281 km, đoạn chảy trong lãnh thổ Việt Nam dài khoảng 126 km.

Thuyền độc mộc là phương tiện vượt thác hiệu quả thuở hoang sơ của vùng đất nước dữ dội và hiền hòa này.

NGỌC PHƯƠNG NAM
Hoàng Kim

Thuyền độc mộc
‘Quên tên cây
làm thuyền
Tận cùng nỗi cô đơn
độc mộc!

Khoét hết ruột
Chỉ để một lần ngược thác
bất chấp đời
lênh đênh…” (1)

Ngọc phương Nam
“Hứng mật đời
thành thơ
Việc nghìn năm hữu lý
Trạng Trình

Đến Trúc Lâm
Đạt năm việc lớn Hoàng Thành
Đất trời xanh
Yên Tử …” (2)

Ngọc phương Nam Hoàng Kim (2) họa đối Thuyền độc mộc Trịnh Tuyên (1) nơi hợp lưu Đông Dương huyền thoại

Tôi đã rất nhiều lần qua lại vùng này. Thuở chiến tranh chống Mỹ, tại Tây Nguyên, đơn vị tôi chốt ở vùng ngã ba biên giới Việt – Lào- Cămpuchia, bên dòng sông Srepok (hay Sêrêpôk, Srêpôk, mà tiếng Campuchia gọi là Tongle Xrepok). Srepok tại ngã ba Đông Dương là điểm hợp lưu quan trọng nhất, trong khi Phnôm Pênh lại chính là điểm phân lưu quan trọng nhất của sông Mekong. Tôi đã có bài thơ Câu cá bên dòng Sêrêpôk, sau này tôi cảm khái đến nao lòng khi đọc bài viết “Dòng sông Sê San ơi !” của thượng tòa Thích Giác Tâm, Chùa Bửu Minh Biển Hồ, và tôi đã lần về tìm thăm thiền sư trên núi cao, và lâu lâu tôi lại đọc lạiVề nơi tịch lặng; Đến chốn thung dung“.

Con trai tôi, Hoàng Long hình ảnh mùa hè xanh Lào thật vô tư cùng bạn hữu. Tôi lưu lại một số hình ảnh ở Champasac, là một tỉnh ở phía tây nam Lào, kề biên giới với Thái LanCampuchia. Đây là một trong ba lãnh địa nằm trên đất Lào, thuộc vương quốc Lan Xang. Theo cuộc tổng điều tra dân số năm 2015, đô thị này có dân số 694.023 người. Tên tỉnh lấy từ tên Vương quốc Champasak với thủ phủ cũ là thị trấn Champasak. Tỉnh lị là Pakse. Nhiều câu chuyện về đất về người vùng hợp lưu Đông Dương chưa kịp ghi lại.

Lúa sắn Cămpuchia và Lào, tôi đã gắn bó niều với các bạn tôi ở bên ấy. Chúng ta có thể dạy và học gì với nông dân? Tôi lưu lại đây một điểm nhấn hợp tác lúa sắn với nông nghiệp Căm pu chia và Lào để có dịp quay lại viết sâu hơn, kể câu chuyện tiếp nối các câu chuyện Hợp tác Bảo tồn và Phát triển. .

Trở lại câu chuyện Câu cá bên dòng Sêrêpôk lúc câu cá, tôi nghĩ nhiều về bức tranh sơn dầu nổi tiếng “Những người kéo thuyền trên sông Volga” của Repin và bài thơ Chèo thuyền trên sông Volga của Hoàng Bình. Tôi cảm nhận thật rõ ràng những suy tư của người lính chiến trước dòng sông Neva, Volga đối sánh với dòng sông Mekong, sông Hồng huyền thoại nước Việt mến yêu của Tổ Quốc tôi. Đất nước chúng ta cần lắm những tác phẩm sử thi kiểu :Sông Đông êm đềm” cho nhân dân đất nước mình và bạn hữu Lào Cămpuchia cùng đọc.

Những người kéo thuyền trên sông Volga”, kiệt tác hội họa của Rapin với bài thơ Chèo thuyền trên sông Neva của tiến sĩ sử học Hoàng Bình giúp chúng ta liên tưởng về sông Volga và sông Neva trong sự so sánh với sông Hồng và sông Mekong. Chèo thuyền trên sông Neva là chèo thuyền trên dòng sông huyền thoại. Volga và Neva là hai điểm tựa lịch sử của nước Nga mênh mông. Hoàng Bình là nhà sử học và nhiều năm du học Nga nên có sự nhìn nhận sâu sắc và cất lên tứ thơ. Tôi mong muốn tìm lại bản gốc bài thơ Chèo thuyền trên sông volga và bổ sung hoàn thiện bài viết này.

TỪ MEKONG NHỚ NÊ VA

Tắm tiên ở Chư Jang Sin tôi may mắn được tắm mình trong mạch nước thiêng ban mai đầu nguồn của một sông lớn và vùng núi hùng vĩ Tây Nguyên, trước đó đã qua trãi nghiệm gian khổ của cuộc chiến tranh thống nhất đất nước, sau này lại được làm nhà nông học đi nhiều nơi ở Tây Nguyên từ núi Ngọc Linh hùng vĩ và sông mẹ SeSan của Bắc Tây Nguyên đến núi Chư Jang Sin cao vọi và sông mẹ Đồng Nai của Nam Tây Nguyên, được nhiều lần sang Căm pu chia, Lào dọc sông Mekong, giúp bạn canh tác sắn lúa. Tôi càng trãi nghiệm và liên tưởng thấm thía sâu sắc về những dòng sông.

Nhớ Neva, nhớ những năm tháng ở Tiệp, Nga, Bỉ, Ý, Anh , Pháp … tôi càng nhận thức sâu sắc thêm “đêm trắng và bình minh“: Đi đâu cũng không bằng Tổ quốc mình. Nói gì, làm gì cũng không bằng dạy, học và làm cho đồng bào đất nước mình. Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương. Mục đích sau cùng của dạy và học là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và làm được việc. Dạy và học thực tiễn trên chính Tổ quốc mình. Việt Nam quê hương tôi! Đó là đất nước của biết bao nhiêu thế hệ xả thân vì nước để quyết giành cho được độc lập, thống nhất, tự do và toàn vẹn lãnh thổ. “Nếu chỉ để lại lời nói suông cho đời sau sao bằng đem thân đảm nhận trọng trách cho thiên hạ trước đã”. Làm nhà khoa học xanh hướng đến bát cơm ngon của người dân nghèo, đó là điều tôi tâm đắc nhất !

Sông Srepok phần Việt Nam đoạn chảy trên địa phận Đăk Lăk còn được gọi là sông Đăk Krông là dòng sông lớn nhất trong hệ thống sông ngòi ở Đắk Lắk. Sông Srepok được hợp thành từ hai dòng sông Krông Ana và Krông Nô có nhiều thác ghềnh hùng vĩ như thác Trinh Nữ, thác Đray Sáp, thác Đray Nu, thác Đray H’linh, thác Gia Long, thác Bảy Nhánh. Hiện tại dọc theo dòng sông này đã có rất nhiều các công trình thủy điện mọc lên như thủy điện Krông Bông, Krông Ana, Đray H’linh 1, Đray H’linh 2 (Cư Jút), Buôn Tou Srah (Lăk), Srepôk 3 (Buôn Đôn)…

Sông Srepok chảy sang Campuchia được bổ sung thêm nguồn chảy dồi dào từ dòng sông Ea H’leo, sông Sesan và sông Sekong. Hai sông này cũng có nguồn trên lãnh thổ Việt Nam. Sông Srepok nhập vào sông Mekong sát Stung Treng, tỉnh Stung Treng, Campuchia. Nơi đây, những năm gần đây vừa phát hiện được phần mộ của Trung tướng Nguyễn Bình, tại xã Srê-pốc, huyện Xê-san.  Sông Srepok hợp lưu quan trọng nhất của con sông Mekong tại ngã ba Đông Dương và phân lưu quan trọng nhất của sông Mekong tại Phnôm Pênh.

Đến Srepok, tôi đã may mắn được gặp nhiều già làng người dân tộc bản địa và người Kinh, được sống và làm việc với Một thế hệ Tây Nguyên mới, gồm nhiều bạn bè, người dân của các vùng miền Việt Nam về Tây Nguyên lập nghiệp. Họ cùng chung lưng đấu cật với dân bản địa hình thành nên một Tây Nguyên mới. Một số già làng bản địa mà tôi từng biết như anh hùng Đinh Núp người dân tộc Ba Na làng Stơr, xã Tơ Tung, huyện KBang, tỉnh Gia Lai, là nhân vật chính, nguyên mẫu trong bộ tiểu thuyết Đất nước đứng lên của nhà văn Nguyên Ngọc. Nhà giáo nhân dân, bác sĩ Y Ngông Niê Kdăm, Hiệu trưởng trường  Đại học Tây Nguyên nhiệm kỳ 1987 -1993 người dân tộc Ê Đê, sinh tại buôn Ea Sup, xã Kma Rang Prong, nay thuộc thị trấn Ea Pôk, huyện Cư M’gar, tại Đắk Lắk. Các già làng người Kinh như PGS. TS. Phan Quốc Sủng- Nhà khoa học chiến thắng bệnh tật, Hiệu trưởng Trường  Đại học Tây Nguyên (1993-1997), nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu cà phê Eakmat (nay là Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên) trong nhiều năm. Cụ Đỗ Hữu Bá (bí danh Đỗ Văn Trị) Tỉnh ủy viên Đắk Lắk, Trưởng ban Dân tộc và Định canh Định cư tỉnh, đảng viên huy hiệu 60 năm tuổi đảng, là người Phú Yên, nay ở thành phố Buôn Ma Thuột, cụ đã từng ở Nga và là một pho địa lý, lịch sử về Tây Nguyên …

Từ Mekong nhớ Neva

NGỌT BÙI NHỚ TRÁI ỚT CAY
Hoàng Kim

Tháng Chín em đi đường xa
Cha Mẹ vườn cà ớt đậu gửi ai.
Tháng chín trời mưa bời bời
Nhớ ngày nắng hạn mình ngồi đợi mưa

Tháng Chín trăng khuyết sao lu
Đêm quên đầy đặn, ngày thưa thớt dài
Bao giờ cho đến tháng Mười
Thảnh thơi mọi chuyện, ra ngồi đếm sao

Chim Phượng làm tổ bờ ao
Bay ra bay vào về đậu cành thương
Ríu ra ríu rít đời thường
Ớt cay chín đỏ, trái hường cành xanh.

*

Ngọt bùi nhớ trái ớt cay
#Thungdung tháng ngày nhớ thuở gian truân

(*) Vườn nhà sớm mai nay, lưu bài thơ nhặt lại Ngọt bùi nhớ trái ớt cay #Thungdung tháng ngày nhớ thuở gian truân; trích dẫn:ba chuyện cũ Đợi mưa; Chim Phượng về làm tổ; Dấu xưa thầy bạn quý https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ngot-bui-nho-trai-ot-cay

Doimua

ĐỢI MƯA
Hoàng Kim

Khát khao ngóng sớm chờ trưa
Sắn trồng nửa tháng đợi mưa cháy lòng
Mía xơ xác khắp cánh đồng
Đất rang rẫy nóng, trời nồng nực oi.

Lúa non ruộng nứt nẻ rồi
Suối khô, hồ cạn, người người ngóng trông
Tiếng ve ngằn ngặt trưa nồng
Mấy khi tháng bảy lại mong mưa rào?

Thương mình, thương kẻ khát khao
Mưa ơi, ngóng đợi lặn vào giấc mơ.

CHIM PHƯỢNG LÀM TỔ BỜ AO
Hoàng Kim

Thích quá đi.
Nhà tôi có chim về làm tổ
Cây bồ đề cuối vườn
Cò đêm về trắng xóa

Gốc me cho con
Xanh non màu lá
Ong đi rồi về
Sóc từng đàn nhởn nhơ.

Cây sơ ri ba mẹ trồng
Lúc con tuổi còn thơ
Nay như hai mâm xôi
Tròn đầy trước ngõ.

Cây mai Bác trồng
Bốn mùa hoa thương nhớ
Trúc xanh từ non thiêng Yên Tử
Trúc vàng ân nghĩa Đào Công

Em ơi!
Hôm nay trên cây lộc vừng
Chim Phượng về làm tồ
Mẹ dạy con tập bay
Sao mà đẹp thế !

Đá vàng trao hậu thế
Người hiền noi tiếng thơm

CHIM PHƯỢNG VỀ LÀM TỔ

Ngày xuân phân, 20 tháng 3 năm 2014 là ngày quốc tế hạnh phúc, với gia đình tôi đó là ngày xuân phân may mắn. Trước đó, Nhà tôi chim làm tổ, tôi nhặt được 18 lông chim trong đó có 9 lông chim trĩ dưới gốc Cây bồ đề nhà tôi ra lá non. Sau khi thăm lúa siêu xanh ở Phú Yên về, tôi rất mừng vì chúng tôi thành công với lúa siêu xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu đạt năng suất cao. chất lượng tốt trên đồng ruộng. Tôi trở về nhà đúng ngày quốc tế hạnh phúc Thật đúng là sự may mắn an nhiên và niềm vui tình yêu cuộc sống.

Chim Phượng về làm tổ là chuyện may mắn. Vườn nhà tôi có cặp chim Trĩ (Phương Hoàng đất) về làm tổ sinh ra bầy chim trĩ con tuyệt đẹp. Những cây cao trong vườn có cò, chào mào, sáo sậu, yến, …và sóc về nhiều. Chim hót đủ giọng và sóc chuyền cành thật vui. Tổ chim Trĩ trên cây lộc vừng trước cửa nhà tôi bị gió lớn hất xuống sân. Con chim Trĩ non mới nở được nhà tôi cho vào một chiếc rỗ con treo lên cây để chim bố mẹ hàng ngày có thể cho ăn. Tối đó đi Phú Yên về, tôi rọi đèn ra thăm, trăng 16 đã hơi muộn. Chim non cánh vẫn còn ngắn… Sáng ra, nghe tiếng líu ríu của bố mẹ, hai con chim Phượng sà xuống lần lượt cho con ăn và gù rất lạ như là khuyến khích con bay lên. Chim Trĩ non thốt nhiên bật dậy nhảy lên thành rỗ. Sau khi lấy đà, nó bay vù qua nơi chảng ba của cây lộc vừng với sự háo hức lạ. Sau đó bổ nhào xuống cây sơn và đậu vững vàng như một con chim thành thục. Cặp Phượng Hoàng đất chuyền cành trên cây me cho con, có bộ lông đẹp, xanh mướt như ngọc và đều hót vang. Con chim non rướn mình bay lên khóm mai và cũng líu ríu. Nó đã tự tin và học đang bay. Nó đậu chắc trên cây mai và chịu mưa gió mạnh suốt đêm. Tôi lo lắng hai ba lần ra soi đèn vẫn thấy chim đậu chắc trên cây chịu mưa gió. Tôi bỗng nhớ lời Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn: “Chim Hồng hộc bay được cao và xa là nhờ sáu cái trụ lông cánh, nếu không khác gì chim thường”.

chim-phuong-hoang-dat-9781-1381131449.jp
Phượng Hoàng đất là Chim trĩ ( Buceros bicornis) là loài chim quý hiếm, với các loại trĩ đỏ, trĩ  xanh và trĩ đen. Trong dân gian nó được ẩn dụ với loài chim phượng hoàng cao quý rất hiếm thấy,  một trong tứ linh (long , ly, quy phượng), mà nếu ai gặp được thì rất may mắn. Theo Truyền thuyết về chim phượng hoàng thì  Phượng hoàng là biểu thị cho sự hòa hợp âm dương, biểu tượng của đức hạnh và vẻ đẹp duyên dáng, thanh nhã . Phượng Hoàng xuất hiện ở nơi nào thì nơi đó được mừng là đất lành, thịnh vượng, và điềm lành. Rồng và Phượng là biểu tượng cho hạnh phúc vợ  chồng, hòa hợp âm dương và thường được trang trí, chúc phúc trong các đám cưới ở Việt Nam, Trung Quốc, và nhiều nước châu Á. Theo Kim Anh nguồn VN Express thì Phượng hoàng đất ở Tràng An  là loài Buceros bicornis, loài to nhất trong họ hồng hoàng, được phát hiện thấy tại một số khu rừng ở Tràng An Ninh Bình. Ở phương Nam, trong điều kiện đồng bằng tôi bất ngờ gặp loài chim trĩ  lông xanh đen (ảnh minh họa) là loài nhỏ hơn nhưng vẫn rất đẹp và quý mà tôi chưa có điều kiện để tra cứu kỹ ở Sinh vật rừng Việt Nam.

Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20 tháng 3 là ngày được Liên Hợp Quốc chọn tôn vinh niềm hạnh phúc của nhân loại. Mục tiêu của sự tôn vinh này không chỉ mang ý nghĩa biểu tượng mà còn là ngày của hành động, nỗ lực nhiều hơn để đem lại hạnh phúc tốt hơn cho người người trên trái đất. Ngày Quốc tế Hạnh phúc được lấy từ ý tưởng của Vương quốc Bhutan là được đánh giá là nước có chỉ số hạnh phúc cao dựa trên các yếu tố như sức khỏe, tinh thần, giáo dục, môi trường, chất lượng quản lý và mức sống của người dân. Từ những năm đầu tiên của thập kỷ 70 thế kỷ XX, Bhutan là quốc gia đã ghi nhận vai trò của hạnh phúc quốc gia hơn là thu nhập quốc gia bằng việc thực thi mục tiêu tổng hạnh phúc quốc gia thay vì tổng sản phẩm quốc nội. Họ cho rằng nhu cầu về Ngày Hạnh phúc này là đối với tất cả quốc gia và con người trên toàn thế giới để có những bước vượt lên trên sự khác biệt giữa các nước và con người trên toàn thế giới, và liên kết, đoàn kết toàn nhân loại.

Ngày Quốc tế Hạnh phúc còn khởi nguồn từ nhu cầu về một cách tiếp cận tăng trưởng kinh tế cân bằng, hợp tình hợp lý hơn, nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, xóa nghèo và phấn đấu vì hạnh phúc và sự thịnh vượng cho tất cả mọi người và xuất phát từ nguyện vọng mỗi người hãy chọn cho mình một quan niệm đúng về hạnh phúc, quan tâm đến vấn đề cốt lõi nhất trong sự tồn tại là làm sao tìm được thật nhiều niềm vui trong cuộc sống, làm lan tỏa những điều tốt đẹp nhất trên khắp hành tinh xanh. Ngày này được Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon chính thức công bố tại một hội nghị của Liên hợp quốc từ vào ngày 28 tháng 6 năm 2012. Việc Liên hợp quốc chọn ngày 20 tháng 3 là Ngày Quốc tế Hạnh phúc xuất phát từ nguyên nhân đây là ngày đặc biệt trong năm, khi mặt trời nằm ngang đường xích đạo, nên trong ngày này có độ dài ngày và đêm bằng nhau và người ta cho đó là biểu tượng cho sự cân bằng, hài hòa của vũ trụ. Cũng là biểu tượng của sự cân bằng giữa âm và dương, giữa ánh sáng và bóng tối, giữa ước mơ và hiện thực từ đó ngày này được cho là sẽ truyền tải thông điệp rằng cân bằng, hài hòa là một trong những chìa khóa để mang đến hạnh phúc.Ban Ki-moon cũng tranh thủ nhân đó kêu gọi công dân tất cả các nước cam kết giúp đỡ những người xung quanh, thúc đẩy sự phát triển bền vững và toàn diện của nhân loại bằng tình yêu thương làm lan tỏa hạnh phúc và giúp chúng ta xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn để khi tham gia làm việc thiện, bản thân chúng ta cũng nhận lại những điều tốt lành

NƠI VƯỜN THIÊNG CỔ TÍCH
Hoàng Kim

Ngày mới vui việc hiền
Nơi vườn thiêng cổ tích
Chốn trời đất giao hòa
Ong làm mật yêu hoa
Lá non đùa nắng mới

Nhạc đồng xanh thung dung
Ban mai mù sương sớm
Trời xanh trong như ngọc
Cá nước chim trời
Vui thú an nhiên…

Khoảng lặng đất trời
Bí mật vườn thiêng

Vườn nhà sớm mai nay

Nhớ rừng quả nhót đỏ tươi
Thương thuở bùi ngùi câu cá bên sông

(Hoàng Kim) https://hoangkimlong.wordpress.com/2023/03/26/cau-ca-ben-dong-serepok/

NHỚ THÁNG BẢY MƯA NGÂU
Hoàng Kim

Tháng bảy mưa ngâu
Trời thương chúng mình
Mưa giăng
Ướt đầm vạt áo
Bảy sắc cầu vồng
Lung linh huyền ảo
Mẹ thương con
Đưa em về cùng anh.

Chuyến xe tốc hành
Chạy giữa trăm năm
Chở đầy kỷ niệm
Chở đầy ắp tình em
Từ nơi chân trời
Góc biển

Chàng Ngưu hóa mình vào dân ca
Con ngựa, con trâu
Suốt đời siêng năng làm lụng.
Thương con gà luôn dậy sớm
Biết ơn con chó thức đêm trường.

Em ơi !
Những câu thơ ông bà gửi lại
Đã theo chúng mình đi suốt thời gian.

Tháng bảy mưa ngâu
Đầy trời mưa giăng giăng
Thương nàng Chức Nữ
Em là tiên đời thường
Đầy đặn yêu thương

Tháng bảy mưa ngâu
Nhớ thương ai góc biển chân trời
Những cuộc chia ly
Đong đầy nỗi nhớ …

Chiêm bao mơ về chuyện cũ
Khói sương mờ ký ức thời gian
Chốn nào chúng mình hò hẹn
Nơi em cùng anh xao xuyến yêu thương

Ngắm mưa Ngâu tháng bảy
Mưa, mưa hoài , mưa mãi
Mưa trong lòng người
Nên mưa rất lâu
Mưa rơi như dòng lệ trắng
Đất trời thương nối một nhịp cầu

Em ơi
Lời tình tự của nghìn năm dân tộc.
Như sắc cầu vồng
Nối hai miền xa cách
Để xa nên gần
Vời vợi nhớ thương.

Cầu vồng trên thác Niagara,
(ảnh Hoài Vân)

Hoàng Kim. “Tháng Bảy mưa Ngâu là bài thơ tình tôi viết tặng cho những đôi lứa yêu thương cách xa nhau và khát khao ngày gặp mặt. Bài thơ cũng là lời biết ơn những anh hùng liệt sĩ nhân ngày 27.7 . Ngưu Lang Chức Nữ là chuyện tình cảm động trong dân gian Việt Nam. Truyện về nàng tiên Chức Nữ xinh đẹp, phúc hậu, nết na yêu thương chàng trai Ngưu Lang khôi ngô, hiền lành, chăm chỉ. Họ yêu nhau say đắm, bất chấp sự xa xôi nghìn trùng của cõi Trời và cõi Người. Cảm động trước tình yêu son sắt thủy chung của hai người, mỗi năm Trời Phật đã nối duyên cho họ găp nhau một lần vào tiết tháng Bảy mưa ngâu trước rằm Trung Thu tháng Tám. Đó là dịp Trời gom góp của nhà Trời và sự cần mẫn suốt năm của Ngưu Lang Chức Nữ để làm thành chiếc cầu vồng bảy màu nối liền đôi bờ thăm thẳm cho họ được gặp nhau. Muôn vạn con quạ, con cò, con vạc, bồ nông, ngỗng trời đã hợp lực ken kín cầu Ô Thước để giúp Ngưu Lang và Chức Nữ gặp nhau. Những giọt nước mắt mừng tủi của hai người và sự cảm động của trời đất, chim muông đã hóa thành mưa ngâu.

Bài thơ khác lưu mãi trong ký ức của tôi là “Thư người ra trận”do anh Lê Trung Xuân đọc cho tôi nghe cách đây trên 37 năm. Đó là “ký ức vụn” một thời không thể quên theo cách nói của nhà văn Nguyễn Quang Lập. Anh Xuân, anh Chương, anh Trung và tôi đều là sinh viên đại học nhập ngũ tháng 9 năm 1971. Chúng tôi cùng trong một tổ chiến đầu bốn người. Hai anh Xuân và Chương đều hi sinh năm 1972 tại Quảng Trị, riêng Trung và tôi trở về . Anh Xuân ra đi đã mang theo bí mật của bà thơ tình “Thư người ra trận” dưới đây mà cho đến nay tôi vẫn chưa biết ai là tác giả đích thực.

THƯ NGƯỜI RA TRẬN

Anh viết cho em lá thư dài tâm sự
Trời Lục Nam đêm này khó ngủ
Cũng mơ màng như nét bút anh biên.

Ở quê hương giớ chắc đã lên đèn
Sau vất vả một ngày lao động
Đêm nay nhé cùng anh em hãy sống
Những ngày đầu thơ ấu của tình yêu

Nhớ lắm em ơi những sớm những chiều
Ta sánh bước dưới trời cao trong vắt
Anh nắm tay em, em cười trong mắt
Trăng thẹn thùng lẫn vội bóng mây trôi
….
Rồi từ đó bao đêm thao thức bồi hồi
Anh mơ được cùng em xây tổ ấm
No đói có nhau ngọt búi khoai sắn
Một căn nhà đàn con nhỏ líu lô

Tấm lòng em là cả một bài thơ
Anh muốn viết như một người thi sỹ
Ruộng lúa nương khoai tấm lòng tri kỷ
Có bóng em đi thêm đẹp cả đất trời

Nhưng em ơi khi ta bước vào đời
Đâu chỉ có bướm có hoa có trời có đất
Đâu chỉ có mơ màng những đêm trăng mật
Mà đất trời đã nổi phong ba

Tạm biệt em, anh bước đi xa
Khi thữa ruộng luống cày còn dang dỡ
Khi mầm non tình ta vừa mới nhủ
Khi căn nhà còn tạm mái tranh

Quê hương ơi xóm nhỏ hiền lành
Có biết chăng người yêu ta ở đó
Một nắng hai sương giải dầu mưa gió
Mắt mỏi mòn ai đó ngóng trông nhau

Anh đi biển rộng sông sâu
Con thuyền nhỏ vẫn mong ngày cập bến
Đò có đông em ơi đừng xao xuyến
Nắng mưa này đâu chỉ có đôi ta

Anh đi bão táp mưa sa
Chỉ thương em một cánh hoa giữa trời
Đời là thế đó em ơi
Buồn thương xa cách chia phôi lẽ thường

Anh gửi cho em lời nhắn lên đường
Bức thư của người ra trận
Dù mai sau trong niềm vui chiến thắng
Anh chưa về nhưng đã có thư anh …

Quảng Bình đất và người
THƠ VĂN THẦY HỒ NGỌC DIỆP
Hoàng Kim


Đọc trang văn hóa Bạc Liêu
Thơ thầy giáo cũ thương yêu gọi về
Thầy ơi nắng sớm mưa che
Lời thương thầm lắng, mải mê kiếm tìm.

Nhớ thầy đáy biển tìm kim
Chim sa núi Bắc, thầy tìm non Nam
Tìm Người ở giữa Trường Sơn” (1)
Dáng ai bóng núi xanh hơn sắc rừng

Tháng năm lắng đọng yêu thương
Người Thầy chiến sĩ” (2) lặng thầm yêu thương
Trần Thị Lý với Nguyễn Chơn” (3)
Bác Hồ huệ trắng thơm hương” (4) lòng người

xem tiếp Ngày mới lời yêu thương; Quảng Bình đất và người https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tho-van-thay-ho-ngoc-diep/

THƠ VĂN THẦY HỒ NGỌC DIỆP
Hoàng Kim


Học văn để làm gì? Để giữ ngọc di sản. Quảng Bình đất và người thẳm thẳm nhớ trong tôi với nhiều chuyện quý.

Thuở nhỏ học văn, tôi ấn tượng nhất là tích cổ cha mẹ kể về Lục Vân Tiên tại Nguồn Son nối Phong Nha (1) và Cao Biền trong sử Việt (2). Cha mẹ tôi mất sớm, những thầy văn đầu đời của tôi là Hoàng Ngọc Dộ khát vọng (3), “Hoàng Trung Trực đời lính” (4), thầy Nguyễn Khoa Tịnh “Em ơi can đảm lên” (5), thầy Trần Đình Côn Bài ca Trường Quảng Trạch (6), thầy Phạm Ngọc Căng (7) người Thanh Hóa, phó Hiệu trưởng đầu tiên của Trường cấp ba bắc Quảng Trạch và thầy Hồ Ngọc Diệp người Đồng Hới dạy văn (8). Tôi cũng may mắn được học văn với ông tôi Minh Sơn Hoàng Bá Chuân (9) là em ruột bà ngoại tôi khi thăm ông ra ở với cậu tại 64 Hàng Bạc Hà Nội. Ông đã bày cho tôi cách làm thơ Đường. .

Hoàng Kim nay chép lại sáu câu chuyện lắng đọng Thơ văn thầy Hồ Ngọc Diệp 1) “Tìm mộ em ở Trường Sơn” 2) “Người thầy chiến sĩ” 3) “Bác Hồ với ngày thương binh liệt sĩ 27/7”; 4) “Chuyện về nữ anh hùng bên dòng sông Lũy” 5) “Nhà văn Hoàng Bình Trọng với nghiệp đời gập ghềnh”; 6) “Nhạc sĩ Trần Hoàn viết cho sự giã biệt”, lưu lại một tích truyện về người thầy dạy văn của mình. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tho-van-thay-ho-ngoc-diep/


TÌM MỘ EM Ở TRƯỜNG SƠN
Hồ Ngọc Diệp


Vươt đèo, leo dốc,phạt gai
Qua bao con suối,miệt mài tìm em
Mộ em núi đã giăng lèn
Ba bề là đá,bốn bên là rừng

Nghe con mang,tác ngập ngừng
Suối xa như đã lạnh dừng tiếng reo
Ngặt thưa bìm bịp kêu chiều
Giữa hoang sơ,lòng những phiêu diêu buồn

Ngàn lau trắng thác mây tuôn
Bước chân hoang hoải bồn chồn ngẩn ngơ
Em đi từ bấy đến giờ
Thương con,lòng mẹ thẫn thờ đợi con

Xa quê từ buổi trăng tròn
.Ấp e chưa đón nụ hôn người tình
Em ngã xuống,sắc nguyên trinh
Vì dân,vì nước quên mình tuổi xanh

Mau về với mẹ cùng anh
Ở đâu? chiều đã phủ nhanh rừng già

NGƯỜI THẦY CHIẾN SĨ
Hồ Ngọc Diệp


Từ mái trường, tình nguyện xung phong
Khoác AK, thầy lên đường ra trận
Người thì gầy, bộ Tô Châu thì rộng
Nào hề chi, có thép ở bên trong

Đường hành quân qua bao núi, bao sông
Bỗng gặp học sinh, cùng chiến hào đánh Mỹ
Đêm Trường Sơn, thầy và trò tri kỷ
Chuyện trường xưa, nỗi nhớ cháy đêm tàn….

Đơn vị thầy lại cấp tập hướng Nam
Nã đạn pháo gầm ran đầu lũ giặc
Dáng hiên ngang như thiên thần lẫm liệt
Giữa trận tiền khi bom giặc phản công

Góp máu mình cho độc lập non sông
Thêm kiêu hãnh những bài ca sư phạm
Gieo lòng người đâu chỉ là lời giảng
Mà cả bằng: đức nguyện tiến công

Những đạo hàm, ta lét, parabol
Những tan, cos, góc bù, góc nhọn
Rồi cuộc đời và những lời thầy giảng
Thành vinh quang những chân lý của đời

Chúng tôi nhắc thầy trong kí ức bồi hồi
Để nhớ mãi ngôi trường phố cũ
Hình ảnh thầy, người thầy – Chiến sĩ
Gieo lòng người rực rỡ những cành xuân.

(*) Thầy Hồ Ngọc Diệp ngày 14 10 2021 viết: Cảm ơn văn nghệ Bạc Liêu đã đăng bài thơ “Tìm mộ em ở Trương Sơn” số tháng 7/202l

BÁC HỒ VỚI NGÀY THƯƠNG BINH LIỆT SĨ 27/7
trích: Bác Hồ với Quảng Bình,
Hồ Ngọc Diệp 2021 (*)
Nhà Xuất bản Thuận Hóa, trang 150


Bác Hồ bùi ngùi không cầm được nước mắt, đọc bài từ như sau: Hỡi các liệt sĩ ! trong lúc cả nước vui mừng thì mọi người đều thương tiếc các liệt sĩ đã hi sinh vì Tổ Quốc, vì dân tộc. Máu nóng của các liệt sĩ đã nhuốm lá quốc kỳ. Tiếng thơm của các liệt sĩ sẽ muôn đời truyền với sử xanh:

Một nén hương thanh
Vài lời an ủi
Anh linh của các liệt sĩ bất diệt
Tổ quốc Việt Nam vĩ đại muôn năm!


(*) Hồ Ngọc Diệp địa chỉ liên lạc: Hồ Ngọc Diệp Hội văn học Nghệ thuật Quảng Bình, đường Đoàn Thị Điểm, phường Đồng Hải, TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình Số điện thoại: 0968 237 320 Tài khoản: Hồ Ngọc Diệp 040027737627 Ngân hàng Sacombank Đồng Hới, Quảng Bình

CHUYỆN VỀ NỮ ANH HÙNG BÊN DÒNG SÔNG LUỸ
Hồ Ngọc Diệp


Chị Trần Thị Lý sinh ra trong một gia đình nghèo bên dòng sông Lũy, một nhánh của con sông Nhật Lệ, phía Nam Cầu Dài, đó là làng Phú Thượng, Phú Hải, Đồng Hới, Quảng Bình. Là một người lanh lợi, hoạt bát, có ý thức tập thể cao nên chị được giao nhiệm vụ làm liên lạc cho Đảng ủy, Xã đội. Năm 1964, chị được kết nạp Đảng, lúc đó chị tròn 19 tuổi. Tháng 2 năm 1965 Mỹ mở rộng chiến tranh leo thang ra miền Bắc đã chọn thị xã Đồng Hới làm điểm đánh mở đầu. Phú Hải là một trong những điểm nóng chiến sự. Lúc này, chị Trần Thị Lý được sung vào lực lượng dân quân, làm chiến sĩ phòng không nam Cầu Dài thị xã Đồng Hới.

Chị Trần Thị Lý trong những cuộc chiến đấu đánh trả máy bay thù đã tỏ rõ bản lĩnh chiến đấu xuất sắc. Chị đã chạy từ trận địa phòng không này sang trận địa phòng không khác để truyền mệnh lệnh chiến đấu của cấp trên chuyển về, đồng thời dùng súng trường K44 bắn trả máy bay Mỹ rất kiên cường. Chị đã đào hầm sập, cứu đồng đội, đồng bào bị bom Mỹ vùi lấp. Đặc biệt trong ngày 4/4/1965, đế quốc Mỹ đã huy động hàng trăm lượt máy bay đến ném bom Cầu Dài, triệt hạ thị xã Đồng Hới, chị Trần Thị Lý đã dũng cảm mưu trí chèo đò chở Bí thư Đảng ủy xã Lê Viết Thuật vượt sông để chỉ đạo dân quân, nhân dân chiến đấu, rồi trở lại trận địa an toàn. Trong một lần bị bom vùi, chị đã kịp thời bình tĩnh cởi áo ngoài khoác lên đầu súng để đất đá khỏi vào làm chẹt nòng. Sau đó, chị đã bươn mình ra, tiếp tục nổ súng bắn vào kẻ thù.

Với những thành tích xuất sắc đó, chị đã được Quốc hội tuyên dương anh hùng vào ngày 01/01/1967. Cũng trong năm đó chị được chuyển sang quân đội, làm chính trị viên phó Thị đội Đồng Hới. Từ năm 1967 , chị được cử đi học trường văn hóa quân khu, sau đó được cử đi học tiếp tại Học viện chính trị quân sự của Bộ quốc phòng. Năm 1978, chị đảm nhiệm chức Phó đội trưởng đội công tác thuộc đoàn 871, Tổng cục chính trị. Từ 1985 chị được điều về giữ chức Phó rồi Giám đốc, Phó Bí thư chi bộ khách sạn Bạch Đằng của Quân khu 5 ở Đà Nẵng. Chị là Đại biểu Quốc hội khóa IV, V và VI. Chị từng là ủy viên Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, ủy viên Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Chị đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương chiến công hạng Nhất, Nhì, Ba và nhiều Huân, Huy chương cao quý khác.

Anh hùng Trần Thị Lý là người giàu tình cảm với mảnh đất minh sinh ra và lớn lên. Sau này, khi làm Giám đốc khách sạn Bạch Đằng, hễ có các con cháu quê hương Phú Hải vào học hay công tác tại Đà Nẵng, nếu gặp khó khăn, chị đã tìm cách giúp đỡ, động viên để các cháu an tâm học tập và công tác. Nhiều lần về thăm quê chị đều đến thăm và tặng quà cho Đảng ủy, UBND và các đoàn thể trong phường. Chị đã giúp Hội Người cao tuổi địa phương sắm một cỗ xe tang, đóng góp cho quỹ xây dựng nhà văn hóa, trạm y tế phường và giúp đỡ những hộ nghèo hoặc gặp khó khăn. Đến phút lâm chung chị còn hỏi người nhà: “Xã mình đã được phong anh hùng chưa?” (thực ra, phường Phú Hải được phong anh hùng trước đó mà chị chưa có được thông tin).

Có nhiều chuyện kể lý thú, dí dỏm về anh hùng Trần Thị Lý thời thanh xuân.

Tháng 7 năm 1967, anh hùng Trần Thị Lý được mời dự Đại hội liên hoan thanh niên sinh viên Hoà bình thế giới tại nước XHCN Cu Ba.Sau báo cáo của chị, trong giờ giải lao, hàng trăm nhà báo vây quanh chị để quay phim, chụp ảnh và phỏng vấn. Có một nhà báo Phương Tây hỏi chị:- Chị là một anh hùng của quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng. Vậy, ai là người chị sẽ chọn xây dựng gia đình? Không phải suy nghĩ lâu, chị Trần Thị Lý vui vẻ trả lời: – Đó sẽ là người đàn ông thương yêu tôi nhất! Trong quãng ngày công tác, chị đã được vinh dự 3 lần gặp Bác Hồ và được Bác trực tiếp chỉ giáo. Lần thứ nhất là lần cùng đoàn Quảng Bình được ưu tiên gặp Bác và Thủ tướng Phạm Văn Đồng sau ngày Đại hội liên hoan chiến sĩ anh hùng thi đua toàn quốc (1/1/1967). Gần cuối buổi, Bác Hồ bảo chị Lý hát bài “Quảng Bình quê ta ơi” của nhạc sĩ Hoàng Vân cho Bác nghe. Quá cảm động và lúng túng nên chưa thực hiện được ngay thì Thủ tướng Phạm Văn Đồng “cứu nguy” cho chị và bảo: “Cháu Lý hãy “cầm càng” cho tất cả đoàn cùng hát”. Thế là anh hùng Trần Thị Lý đã đứng dậy và bắt nhịp cho toàn đoàn Quảng Bình hát vang bài hát mà Bác và Thủ tướng yêu thích. Lần thứ hai, chị gặp và được Bác Hồ chỉ giáo là ngày trước lúc lên đường sang Cu Ba tham dự Đại hội liên hoan thanh niên và sinh viên thế giới. Khi Bác hỏi: “Cháu đã chuẩn bị những gì sang thăm và tham quan ở Cu Ba?” chị Lý đã thuật lại chuyện các chú lãnh đạo cho may áo dài, sắm dày cao gót nhưng sử dụng còn lúng túng lắm. Bác liền bảo: “Cháu sang Cu Ba lần này để báo cáo thành tích kinh nghiệm chiến đấu của mình và học tập kinh nghiệm của nhiều người khác chứ đâu có phải đi du lịch mà sắm các thứ ấy. Để Bác nói chú Song Hào chuẩn bị bộ đồ bộ đội và dép cao su cho cháu”. Và chị Trần Thị Lý đã mặc trang phục như thế trong suốt thời kỳ ở Cu Ba.

Người ta còn kể cho nhau nghe câu chuyện tình yêu của chị với Đại tá anh hùng Nguyễn Chơn. Lần đó, Đại tá anh hùng Nguyễn Chơn (sau này là Thượng tướng, Thứ trương Bộ Quốc phòng) về Hà Nội tham dự Đại hội liên hoan anh hùng LLVTND của quân đội. Người anh hùng đất Quảng Nam – Đà Nẵng đó vì xông pha lăn lộn nơi trận mạc, hết Nam lại Bắc, hết Bắc lại Nam nên sắp đã bén tuổi tứ tuần mà vẫn chưa có một bóng hồng nằm lại trong tim mình. Thấy Nguyễn Chơn về dự Đại hội lần này có làm thân với nữ anh hùng Trần Thị Lý (nhân một lần xem phim ngồi cạnh nhau), anh em, đồng chí bèn “Ra tay” để giúp Nguyễn Chơn rút ngắn khoảng cách. Vào một tối thứ bảy nọ, họ rủ nhau (không quên kéo Trần Thị Lý cùng đi) đến phòng nghỉ của anh hùng Nguyễn Chơn uống nước, chuyện trò. Rồi như là đã bàn trước, họ bấm tay nhau, lần lượt rút lui. Đến người cuối cùng ra khỏi phòng, họ không quên khoá trái cửa lại, cốt là để tạo cơ hội cho hai người tự nhiên tâm sự với nhau.

Hơn 1 giờ đồng hồ, Đại tá anh hùng Nguyễn Chơn hút hết không biết bao nhiêu là thuốc lá, mặt đỏ gay, không biết nói một câu gì cả. Nữ anh hùng Trần Thị Lý ngồi yên như vậy, cũng không giám nhìn Nguyễn Chơn, tay bứt xé không biết mấy lá hoa trong lọ giữa bàn. “Thôi phải mở đường thoát cho hai người”. Nghĩ vậy, chị liền lên tiếng trước:- Cớ làm răng mà anh em họ nhốt mình trong phòng rứa, Thủ trưởng? Anh hùng Nguyễn Chơn lúc bấy giờ mới ngẩng lên, ấp úng:- Là vì…vì…họ nói, …họ nói…- Họ nói mần răng, thưa Thủ trưởng? – Trần Thị Lý khơi gợi. Anh hùng Nguyễn Chơn dũng cảm, táo bạo như cố vượt qua một trọng điểm: – Họ nói là tui ưng o! Anh hùng Trần Thị Lý mặt đỏ lên, mãi một hồi rất lâu nữa mới cất tiếng: – Họ nói như rứa thì ý Thủ trưởng mần răng? Nguyễn Chơn lúng túng như một học trò có lỗi:- Thì … thì…tui cũng ưng o như họ nói thật! Chỉ đợi được như thế. Tuy nhiên mãi một lúc sau, Trần Thị Lý mới bộc bạch được ý nghĩ của mình: – Ý Thủ trưởng răng thì em cũng rứa! Và thế là, anh em đồng chí “nghe trộm” ngoài cửa, mở cửa chạy vào. Một người vui tính hét vang:- Xong rồi! xong rồi! Trận đánh kết thúc hoàn toàn thắng lợi! Trai anh hùng, gái thuyền quyên! Chúc mừng anh chị đã phá được hàng rào, xung kích tiến lên chiếm lĩnh trận địa của tình yêu ! Không lâu sau, Nguyễn Chơn ở tuổi 48, Trần Thị Lý ở tuổi 34 thành vợ, thành chồng. Tình yêu của hai anh hùng LLVT ấy có được do sự chân thật của hai người, song cũng nhờ công rất lớn của bạn bè, đồng chí. Thủ tướng Phạm Văn Đồng, cha nuôi tinh thần của Trần Thị Lý bận việc không đến dự lễ cưới được đã gửi tặng đôi tân hôn 1 chai rượu ngoại, 2 cây bút máy. Chai rượu mang ý nghĩa mừng cuộc vui. Cặp bút máy mang ý nghĩa khuyên vợ chồng nên chỉ sinh 2 con. Quả vậy, vợ chồng Nguyễn Chơn và Trần Thị Lý sinh được 2 cô gái lanh lợi giỏi giang. Bây giờ 2 cô gái đã có gia đình và làm việc ở 2 cơ quan nhà nước.

Anh hùng Trần Thị Lý lần đó ra Hà Nội họp, được Bác Hồ mời vào thăm, ăn cơm cùng Bác với hai nữ anh hùng khác.Mâm cơm dọn ra, có thịt gà, canh bí đao, rau muống luộc, 1 bát cà pháo muối chua và bát nước chấm. Gắp nhiều thịt gà bỏ vào bát các nữ anh hùng, Bác nói: – Ở chiến trường, các cháu ăn uống kham khổ, công việc thì vất vả, nay phải ăn nhiều thịt gà vào cho khỏe, mai mốt trở lại chiến trường, có thêm sức mà chiến đấu, hoàn thành nhiệm vụ của mình. Còn Bác, Bác chỉ thích ăn rau muống luộc chấm tương và cà muối xứ Nghệ thôi. Ba nữ anh hùng được ngồi ăn cơm với Bác, sung sướng quá, cảm động quá, trước sự săn sóc của Bác nên không ai và nổi cơm. Thấy thế, bác giục: – Nhanh lên, đẩy mạnh tốc độ, thao tác linh hoạt, lanh lợi như đang vào trận, hỡi các nữ anh hùng!Được ngồi cạnh Bác, nữ anh hùng Trần Thị Lý chăm chú đợi Bác ăn xong bát thứ nhất, đặt bát đũa mình xuống, đưa hai tay đón bát của Bác để đơm thêm cơm. Có lẽ, vì quá sung sướng, vì được lần đầu tiên làm công việc này nên nữ anh hùng đất Đồng Hới Quảng Bình đâm ra lóng ngóng. Bởi vậy, không may một thìa cơm bị lọt xuống mâm. Sợ Trần Thị Lý hót bỏ sang bát trống đựng thức ăn thải loại, Bác liền dùng thìa và đũa hớt phần trên của phần cơm bị rơi ra mâm đó bỏ vào bát của mình và nói: – Được ngồi cạnh, rồi được đơm cơm cho Bác, sung sướng quá nên lóng ngóng, làm rơi cơm ra ngoài chứ gì? Không sao! Hạt cơm là hạt ngọc của trời, không nên bỏ phí. Thái độ chân thành và xử lý hợp thời của Bác khiến Trần Thị Lý vô cùng cảm động. Và câu nói của Bác biểu lộ tính kiệm cần của một người nông dân, gắn bó với sản phẩm của mình làm ra. Đối với anh hùng Trần Thị Lý, và thảy mọi người là một lời dạy sắt son luôn mang tính thời sự về ý thức tiết kiệm và sự tránh lãng phí mọi phương diện của cuộc sống.

Thiếu tá Trần Thanh Hương (em ruột anh hùng Trần Thị Lý đang nghỉ hưu ở khu dân cư số 8, phường Đồng Sơn, Tp. Đồng Hới) đã cho tôi biết một chi tiết vô cùng cảm động. Chị Trần Thị Lý bị đau đường ruột, điều trị khắp các bệnh viện trong nước không đỡ nên đã sang Trung Quốc điều trị. Nhưng bệnh tình vẫn ít thuyên giảm. Sau đó đơn vị đã đưa chị về điều trị tại bệnh viện Quân y 17 quân khu 5. Biết mình sẽ không qua nổi, chị xin bệnh viện về nhà nghỉ một đêm. Đêm đó chị dặn dò chồng, con, em và các cháu nhiều điều và ngủ một đêm rất ngon lành trong ngôi nhà ấm cúng của mình trước khi sáng mai phải trở lại bệnh viện. Ít hôm sau chị đã trút hơi thở cuối cùng vào ngày 7/5/2000.

Anh hùng Trần Thị Lý là một trong 3 khuôn mặt nữ anh hùng bên sông Nhật Lệ trong những ngày đánh Mỹ. Đó là những người đã góp phần làm sáng danh lịch sử quê hương Đồng Hới anh hùng. .

Nhà văn Hoàng Bình Trọng với nghiệp đời gập ghềnh
NGẬM NGÙI VỚI NGHIỆP VĂN CHƯƠNG
Hồ Ngọc Diệp, ngày 26 tháng 3 năm 2022

Ông đã ” Tự trào”

“Tớ không có chí làm vua
Nên trời bắt tớ cày bừa ruộng văn
Thôi thì tám đóm tám khoanh
Chăm gieo chuyện ngắn gặt nhanh chuyện vừa
Lại còn tiểu thuyết còn thơ
Lại còn dịch diệt ăng ô Tây Tàu”

Nhà văn Hoàng Bình Trọng, nguyên là kỉ sư ngành trắc đạt bản đồ mỏ địa chất. Do đi nhiều và và lòng ham chuộng văn học,ông có mấy bài báo viết cho các báo hiện hành những năm 1969 – 1970. Thấy năng lực đầy triển vọng, Nhà Xuất Bản Kim Đồng thời kì đó đặt hàng cho ông viết tiểu thuyết cho thiếu nhi,.sau gần ba tháng vừa giảng dạy tại trường trung cấp mỏ địa chất ở Vỉnh Phú, vừa viết sách, cuốn chuyện “Bí mật một khu rừng”, dày hơn 300 trang ra đời. Cuốn truyện thu hút bạn đọc thiếu nhi và cả người lớn đến nỗi, sau “Dế mèn phiêu lưu kí” của Tô Hoài, “Bí mật một khu rừng”, được tái bản 10 lần,mỗi lần 3 vạn cuốn. Sách còn được dich sang tiếng Nga và Đài Tiếng Nói Việt Nam đã 3 lần phát ở chương trình “Đoc chuyện đêm khuya” ,mỗi kì phát ngót nghét một tháng trời. sau tác phẩm nổi tiếng đầu tay đó Hoàng Bình Trọng được kết nạp vào Hội nhà văn Việt Nam Cho đến cuối đời, ông đã viết 38 tác phẩm, trong đó 13 tiểu thuyết, 3 trường ca v.v…. Năm 1971,Hoàng Bình Trọng có gia nhập vào quân đội và có 5 năm chiến đấu ở chiến trường B. Hết chiến tranh,ông ra quân và Hội văn học Vĩnh Phú nhận ông về biên tập cho tạp chi “Đất Tổ”. Mấy năm sau, chia tỉnh, ông lênh đênh tìm bến đỗ . Nạn tiếm quyền buổi giao thời này khiến ông không đến được nơi ông cần đến. Nơi cũ thì đã cắt giấy tờ, nơi đến thì không nhận vì đã có ngươi choán chỗ. Ba tháng trời không lương, lại hết tỉnh Vĩnh Phúc đến Phú Thọ, mệt mỏi, bất lực,ông đành về 176. Về với vơ ở Quảng Hòa Quảng Trạch ông đi làm thuê, thậm chí lên rừng hái củi về bán nuôi vợ và con trai. Ông Nguyễn Văn Lợi tổng biên tập tạp chí Văn Nghệ Quảng Bình (sau này là tạp chí Nhật Lệ) đã đón ông vào làm biên tập viên. 14 năm trời làm việc ở đây, không bia rượu, thuốc lá,chỉ mấy cái song tự nấu ăn hàng ngày, ông vừa làm việc vừa sáng tác. Ở Quảng Bình, chưa ai có nhiều giải thưởng văn học danh giá như ông, từ địa phương đến trung ương. Khi Nhật Lệ đủ biên chế rồi, ông phải về quê sống với ngòi bút của mình

Và ông cười khẩy

“Một giọt rơi,
Một quảng đời tàn lụi
Tiếc làm chi cái kiếp phù sinh
Chỉ cần biết bao giờ nến tắt
Ấy là khi đã cháy hết mình”.

Về quê cũ, bệnh viêm phổi mãn tính hoành hành. Đã nghèo nhưng phải nằm viện liên miên. Hết Cu Ba đến Huế, Hết Quảng Trạch lại Hà Nội, cuối cùng Hoàng Bình Trọng đã rời cõi tạm đầu năm 2021. Báo Văn Nghệ đã chia sẻ nhà văn Hoàng Bình Trọng qua bài viết nhỏ của tôi. Cảm ơn quý báo.

Nhạc sĩ Trần Hoàn
VIẾT CHO SỰ GIÃ BIỆT
Hồ Ngọc Diệp, 20 tháng 1 năm 2022  ·

Nhạc sĩ Trần Hoàn có nhiều duyên nợ với Quảng Bình . Nhưng nhiều người chưa được biết ông có một ca khúc viết về một cô gái mà chỉ ông biết tại Quảng Bình, viết cho một cuộc giã từ đi xa mãi mãi, trên đất Quảng Bình. Tôi đã được báo Văn Nghệ Công An giới thiệu bài viết về sự kiện này với bạn đọc gần xa. Một phần thưởng lớn lao đầy ý nghĩa đã đến với tôi,đó là bà Thúy Hồng, vợ của Nguyễn Tăng Hích( tên thật của nhạc sĩ Trần Hoàn) điện về tổng biên tâp báo Văn Nghệ Công An xin số điện thoại của tôi. Sau đó bà đã điện vào cảm ơn tôi đã có một bài viết hay và những điều bà chưa được biết hết về người chồng thân yêu của mình. Với tôi, đó là phần thưởng vô giá.

Bài ca trường Quảng Trạch https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bai-ca-truong-quang-trach/ Dạo chơi non nước Việt https://hoangkimlong.wordpress.com/category/dao-choi-non-nuoc-viet/

CHUYỆN CỔ TÍCH NGƯỜI LỚN
Hoàng Kim

Ông Alexandre de Rhodes là người phát minh ra chữ viết tiếng Việt, báu vật vô giá muôn đời của dân tộc Việt Nam, mặc dù những người Bồ Đào Nha tiên phong trong lĩnh vực Việt ngữ học. Những uẩn khúc lịch sử qua “Thư ngỏ của nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân sau khi bị khủng bố tinh thần vì phản đối vinh danh Đờ Rốt:” và câu chuyện cụ Võ Văn Kiệt xé rào một đêm đặt tên đường Alexandre de Rhodes cho thấy còn cần thêm chứng lý để sáng tỏ sự đánh giá công minh công tội. Sự gạn đục khơi trong ghi nhớ công lao ông Alexandre de Rhodes nên lưu dấu trên viên đá đặt tại công viên Tao Đàn để ghi ơn người đã phát minh ra chữ Quốc ngữ.

ÔNG ALEXANDRE DE RHODES CHỮ TIẾNG VIỆT
Hoàng Kim

Ông Alexandre de Rhodes là người phát minh ra chữ viết tiếng Việt, báu vật vô giá muôn đời của dân tộc Việt Nam, mặc dù những người Bồ Đào Nha tiên phong trong lĩnh vực Việt ngữ học.Ông Alexandre de Rhodes là người gốc Do Thái, sinh ngày 15 tháng 3 năm 1591 tại Avignon trong gia đình một nhà buôn tơ lụa, mất ngày 5 tháng 11 năm 1660 tại một nghĩa trang ngoại ô của thành phố Esfahan, Iran. Ông là nhà ngôn ngữ học thông thạo nhiều thứ tiếng nên đã “lần ra, nhận biết, phân biệt và ghi lại bằng ký hiệu thích hợp những âm thanh khác nhau, đôi khi rất gần gũi, vì thế dễ đánh lừa, trong tiếng Việt”. Ông cũng là một trong những linh mục dòng Tên đầu tiên đến Việt Nam truyền đạo công giáo từ năm 1626. Đến nay đã trên 391 năm khai sinh tiếng Việt và sau 72 năm ngày chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập năm 1945 và vận động toàn dân học đọc, học viết tiếng nước ta theo vần quốc ngữ, sau 42 năm sau ngày Việt Nam thống nhất 1975. Nay có lẽ đã hợp thời để chúng ta gạn đục khơi trong, lưu danh ông Alexandre de Rhodes trên viên đá tưởng nhớ đặt tại công viên Tao Đàn với bảo lưu tên đường Alexandre de Rhodes (trước là đường Paracels, sau là đường Colombert, sau là Alexandre de Rhodes; đổi lại Thái Văn Lung và đến năm 1993 ông Võ Văn Kiệt cho đổi lại tên đường Alexandre de Rhodes) để ghi nhớ công lao của người đã phát minh ra chữ Quốc ngữ.

Alexandre de Rhodes và chữ Quốc ngữ

Theo tiến sĩ Alain Guillemin, Viện Nghiên cứu Xã hội học Địa Trung Hải, Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Pháp, bản dịch của Ngô Tự Lập đăng tại Viet- Studies 2011 (1), Alexandre de Rhodes đến Hội An khoảng tháng 3 năm 1626. Sau đó đã cùng giáo sĩ dòng Tên Pedro Marques đến Thanh Hóa để giúp đỡ giáo sĩ dòng Tên người Ý Giuliano Baldinotti vốn gặp khó khăn trong việc học tiếng địa phương. Việc giảng đạo này chẳng bao lâu bị gián đoạn vì tin đồn rằng họ làm gián điệp. Alexandre de Rhodes bị chúa Trịnh Tráng quản thúc tại Hà Nội vào tháng Giêng 1630, sau đó bị trục xuất vào tháng 5 năm 1630. Giáo sĩ Alexandre de Rhodes không thể quay lại Nam Kỳ, vì có thể bị nghi là gián điệp của Đàng Ngoài, nên đã trở lại Macao, nơi ông đã dạy thần học gần 10 năm trước. Trong khoảng thời gian 1640 -1645, ông đã dẫn đầu bốn chuyến đi đến Nam Kỳ, hầu hết các chuyến đi này đều trong sự bí mật vì sự thù ghét của chính quyền địa phương. Ông đã bị trục xuất khỏi Nam Kỳ ngày 3 tháng 7 năm 1645, sau đó đến Macao dạy tiếng Việt cho những người kế nhiệm là Carlo della Roca và Metello Sacano trước khi về lại nước Ý.

Khái quát bối cảnh Việt Nam thời đó: Theo Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim (2), ở Đằng Ngoài, năm đinh mão 1627, chúa Trịnh Tráng nhân khi nhà Minh đang chống nhau với nhà Thanh, họ Mạc ở Cao Bằng thì về hàng, nên đã kiếm cớ xuất quân đánh chúa Nguyễn ở phương Nam lần thứ nhất. Đến năm 1630 chúa Trịnh Tráng xuất quân đánh chúa Nguyễn Phúc Nguyên lần thứ hai, sau khi chúa Nguyễn theo kế Đào Duy Từ, trả lại sắc phong cho vua Lê, chiếm nam sông Giang, đắp lũy Trường Dục để chống quân Trịnh. Ở Đằng Trong, các chúa Nguyễn đã bình định xong Chiêm Thành, đang bảo hộ Chân Lạp. Vùng đất Nam bộ lúc đó nằm trong sự tranh chấp Xiêm – Nguyễn. Nước Xiêm La (Thái Lan ngày nay) vua Phra Naroi dòng dõi nhà Ayouthia đang chiếm cứ phần lớn đất Chân Lạp, đã dùng một người Hi Lạp làm tướng. Người này xin vua Thái giao thiệp với nước Pháp, do đó năm 1620 sứ thần của Xiêm La đã sang bái yết vua Pháp Louis XIV ở điện Versailes. Các giáo sĩ người Pháp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha cũng đang tranh giành ảnh hưởng theo ý đồ chính trị của mỗi nước thực dân tìm kiếm thuộc địa. Nhiều thế lực thực dân phương Tây và phong kiến phương Đông chăm chú nhiều đến vùng đất phương Nam ( Hoàng Kim chú dẫn).

Tại Roma, Alexandre de Rhodes báo cáo tinh hình cho Vatican, đề xuất hỗ trợ thành lập hội truyền giáo và vận động bổ nhiệm giám mục địa phương cho Đằng Ngoài và Đằng Trong. Ông rời Roma ngày 11 tháng 9 năm 1652 đến Thụy Sĩ và Pháp để tìm người và kinh phí cần thiết cho sự truyền giáo ở Việt Nam. Tại đây, ông đã gặp giáo sĩ dòng Tên Jean Bagot, vị cha cố có quan hệ rất rộng trong giới cầm quyền và là người đã từng làm lễ xưng tội cho vua Louis XIV. Ông tuyển mộ trong số các môn đệ của Cha Bagot một số tình nguyện viên đi Bắc Kỳ và Nam Kỳ. Đặc biệt trong đó có François Pallu, người sẽ là một trong ba khâm mạng Tòa thánh được Giáo Hoàng bổ nhiệm năm 1658 cho các sứ mệnh ở châu Á. Đây cũng là hành động khởi đầu cho việc thành lập Hội truyền giáo hải ngoại Paris (MEP). Ông cũng xin được kinh phí cho Hội Ái hữu (SS), Do sự bất hòa giữa Giáo Hoàng, vua Bồ Đào Nha và các tổ chức truyền đạo nên ông bị thất sủng và được gửi đến Ba Tư vào tháng 11 năm 1654 và qua đời tại đây vào tháng 11 năm 1660.

Alexandre de Rhodes thông thạo nhiều thứ tiếng. Ông biết 12-13 thứ tiếng: ngoài tiếng Pháp và tiếng mẹ đẻ Provencal Ông thông thạo tiếng Latinh, Hy Lạp, Italia, Do Thái, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Canarin, Trung Quốc, Nhật Bản, Ba Tư và tiếng Việt. Ông rất khiêm tốn và ham học hỏi. Ông nói “Thú thật là khi tôi đến Nam Kỳ và nghe tiếng nói của người bản địa, đặc biệt là phụ nữ, tôi cảm thấy như nghe tiếng chim hót líu lo và tôi mất hết hy vọng có ngày học được thứ tiếng ấy”. “Tôi ghi lòng tạc dạ việc này: Tôi học hàng ngày chăm chỉ hệt như trước đây học thần học ở Roma,…sau bốn tháng, tôi đã có thể nghe hiểu những lời xưng tội, sau sáu tháng, có thể giảng đạo bằng tiếng Nam Kỳ,…”. Chính vì thế ông đã ” lần ra, nhận biết, phân biệt và ghi lại bằng ký hiệu thích hợp những âm thanh khác nhau, đôi khi rất gần gũi, vì thế dễ đánh lừa…” của ngôn ngữ người Việt.

Hai cuốn sách của ông xuất bản ở Roma năm 1651 (Dictionarium Anamiticum Lusitanum et Latinum” và “Catechismus Pro iis qui volunt suscipere Batismum) là hai tác phẩm nền tảng, không thể thay thế, đặt cơ sở cho việc ký âm tiếng Việt bằng chữ cái Latinh và ngoài ra còn cho chúng ta biết được hình trạng tiếng Việt thế kỷ XVII cùng sự tiến hóa của nó. Một cuốn sách khác của ông (cuốn “Linguae Annamiticae seu Tunchinensis Brevis Declaratio”) có phần tóm tắt ngữ pháp 31 trang ở cuối, đã “đưa ra một tổng quan vắn tắt để bàn đến vấn đề từ loại trong tiếng Việt.” bao gồm: Chữ và âm tiết trong tiếng An Nam (Chương 1); Dấu thanh và các dấu của các nguyên âm (Chương 2); Danh từ, tính từ và phó từ (chương 3); Đại từ (Chương 4); Các đại từ khác (chương 5); Động từ (Chương 6); Các thành tố bất biến trong tiếng Việt (Chương 7); Một số thành tố của cú pháp (Chương 8). Đây là đóng góp đặc sắc của ông, không thể thay thế.

Giáo sĩ Lèopold Cadière, người rất am hiểu vấn đề đã viết về ông: “Mọi điều liên quan đến tiếng An Nam, phương ngữ Bắc Bộ và phương ngữ Nam Kỳ đều không phải là bí mật đối với ông… Ông còn cho chúng ta biết về thực trạng của tiếng An Nam cổ, những phong tục, tập quán ngày nay không còn và những thông tin mà chúng ta không thể tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác… Thêm nữa, về nghĩa của các từ, cuốn sách là một sự đảm bảo tuyệt đối, những khái niệm ngữ pháp ông thêm vào cuốn từ điển cho thấy ông hiểu biết sâu sắc về cấu trúc đôi khi rất phức tạp và tinh tế của cú pháp An Nam” (Cadière, 1915, tr. 238-39 được trích dẫn bởi Alain Guillemin ). Alexandre de Rhodes bám rất sát thực tiễn ngôn ngữ của người Việt trong các tầng lớp xã hội khác nhau và đã phát triển hệ thống chữ Việt dùng chữ cái trên cơ sở kế thừa nhiều công trình trước đó, trong đó có cả di sản tiếng Nôm. Trên thực tế sự sáng tạo chữ Quốc ngữ là tinh hoa trí tuệ của rất nhiều người mà công đầu là Alexandre de Rhodes.

Hồ Chí Minh và sự truyền bá chữ Quốc ngữ

Sau Tuyên ngôn độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ đã nêu ra “Những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa“: “Môt là, nhân dân đang ĐÓI. Vấn đề thứ hai, nạn DỐT. Vấn đề thứ ba TỔNG TUYỂN CỬ. Vấn đề thứ tư giáo dục lại nhân dân bằng cách thực hiện CẦN KIỆM LIÊM CHÍNH. Vấn đề thứ năm: bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò, CẤM HÚT THUỐC PHIỆN. Vấn đề thứ sáu: tuyên bố TÍN NGƯỠNG TỰ DO và lương giáo đoàn kết” (3). Trong nhiệm vụ cấp bách thứ hai, Bác chỉ rõ: “Nạn dốt là một trong những phương pháp độc ác mà bọn thực dân dùng để cai trị chúng ta. Hơn chín mươi phần trăm đồng bào chúng ta mù chữ. Nhưng chỉ cần ba tháng là đủ để học đọc, học viết tiếng nước ta theo vần quốc ngữ. Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Vì vậy tôi đề nghị mở một chiến dịch đế chống nạn mù chữ

Tiếng Việt và chữ quốc ngữ là lợi khí quốc gia giúp cho một dân tộc nhỏ yếu vùng lên làm chủ vận mệnh của mình, đào tạo nên hàng triệu người dân thường gánh vác việc nước. Điều này đã thể hiện rõ trong Võ Nguyên Giáp một cuộc đời khi ông trả lời Alanh-Rut xi ô :”Học thuyết quân sự cổ điển, khoa học quân sự truyền thống dạy rằng muốn giành thắng lợi, phải biết tập trung cùng một lúc ưu thế quân số và ưu thế kỹ thuật. Ông có thể thấy điều đó ở Na-pô-lê-ông. Thế nhưng chúng tôi lại ở vào tình thế phải lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh. Chúng tôi phải chấp nhận, nếu không Tổ quốc chúng tôi sẽ bị thôn tính. Vậy đương đầu như thế nào? Đó là chiến tranh toàn dân. Chiến tranh toàn dân là bí quyết của sự chiến thắng của chúng tôi…”

Trên thế giới có lẽ hiếm có nước nào xóa nạn mù chữ toàn dân nhanh đến như vậy, hiếm có một dân tộc nào vùng dậy mạnh mẽ như vậy, nên đã làm cho một danh tướng của đối phương đã phải thốt lên “một quân đội có thể đánh bại một quân đội. Một quân đội không thể đánh thắng một dân tộc.” 390 năm sau phát minh chữ quốc ngữ, trên 70 năm sau bài học lớn về bài học lớn chủ tịch Hồ Chí Minh và sự truyền bá chữ Quốc ngữ, đến nay vẫn nóng hổi tính thời sự. Chữ Quốc ngữ đúng là lợi khí quốc gia “Sinh tử phù” mà dân tộc Việt Nam không bị đồng hóa, mất gốc. Trên ý nghĩa đó, chúng ta nên gạn đục khơi trong, trả lại sự công bằng cho người đã có công phát minh chữ viết tiếng Việt.

Ghi ơn người phát minh chữ Quốc ngữ ?

Tháng 5 năm 1941, chính quyền thực dân dựng một đài tưởng niệm tại một góc nhỏ phía Đông Bắc hồ Hoàn Kiếm.  Đó là một tấm bia đá cao 1,7m, rộng 1,1m, dày 0,2m, trên có khắc, bằng các thứ chữ Quốc ngữ, Hán và Pháp, công đức của linh mục dòng Tên Alexandre de Rhodes. Tin này được tờ «Tân Tri», số 13 tháng 6 năm 1941, thông báo như sau: “…Ông Alexandre de Rhodes đã sống lại với dân Hà Thành trong lễ khánh thành đài kỷ niệm ông. Buổi lễ được tổ chức trong bầu không khí trang nghiêm và cảm động…Ngày nay, chữ Quốc ngữ được coi là rường cột của tiếng ta, đó là lý do vì sao chúng ta không thể không cảm ơn chân thành người đã phát minh ra nó, ông Alexandre de Rhodes.

Những năm tháng chiến tranh, khi đất nước chưa có độc lập và thống nhất toàn vẹn, tấm bia đá đã bị gỡ bỏ như là việc chối bỏ sự lợi dụng khai hóa văn minh để áp đặt sự thống trị của dân tộc này đối với dân tộc khác. Đến những năm 1980, tại khoảng không gian tưởng niệm dành cho Alexandre de Rhodes mọc lên một tượng đài cách mạng trắng tinh khôi tuyệt đẹp, tôn vinh những người yêu nước: ba pho tượng người chiến sĩ cỡ lớn, một trong số đó là phụ nữ. Trên bệ, có dòng chữ: “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh.” . Đó đã là điều khẳng định lý tưởng: “Không có gí quý hơn độc lập, tự do”

Tổ Quốc Việt Nam hồi sinh bởi hàng triệu con dân Việt đã “xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ”. Năm 1993, Giáo sư Nguyễn Lân đã nhắc đến đài tưởng niệm giáo sĩ người Pháp. Theo ông, đáng lẽ không nên gỡ bỏ đài kỷ niệm ấy. “Hành động này cho thấy một nhận thức thiển cận, sự thiếu hiểu biết về lịch sử và, dù sao đi chăng nữa, cũng không xứng đáng với truyền thống của dân tộc ta. Alexandre de Rhodes, chẳng phải là ông đã làm việc cho người Việt Nam hay sao? Chữ Quốc ngữ, thứ chữ dễ học hơn nhiều so với chữ tượng hình, đã giúp phần lớn dân chúng tiếp cận tri thức và thông tin… Và nhà truyền giáo cũng là một nhà nhân văn chủ nghĩa, gần gũi với dân chúng”.

Bia mo cu Alecxangde de Rhodes


Đã có những người con đất Việt kính cẩn nghiêng mình trước mộ Alecxandre de Rhode yên nghỉ lặng lẽ ở xứ người tại nơi yên nghỉ của ông trong một nghĩa trang nằm ở ngoại ô của thành phố Esfahan, Iran; ảnh  Trần Văn Trường VYC Travel; Antontruongthang

Đường vào nghĩa trang ông Alecxandre de Rhode ở Esfahan, Iran (Trần Văn Trường VYC Travel)

Còn đó tại Nhà thờ Mằng Lăng ở Tuy An, Phú Yên lưu dấu bản chữ viết tiếng Việt đầu tiên xác tín ghi công của Alecxandre de Rhode.

Gíao sư Nguyễn Tử Siêm ngày 12 tháng 11 năm. 2018 trên trang face book đã kể về Chuyện ‘xé rào’ một đêm: TRẢ LẠI TÊN PHỐ A. DE RHODES (trích dẫn dưới đây) Chuyện này có liên quan đến hai nhân vật đáng kính: cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt và nhà khoa học Hoàng Xuân Hãn. Công lao của Alexandre de Rhodes, người góp công sáng lập chữ Quốc ngữ, sớm hay muộn cũng sẽ được tôn vinh xứng đáng; song sự nhạy bén, linh hoạt vượt qua các rào cản hành chính để làm một việc đáng làm của ông Võ Văn Kiệt thì thật thú vị và cảm động.

Câu chuyện tiếng Việt và sự truyền giáo của ông Alexandre de Rhodes thật ra còn có ẩn khúc lịch sử. Tiến sĩ Trần Thanh Ái tại bài viết “ Alexandre de Rhodes có nói như thế không?” (bài đã đăng trên tạp chí Xưa và Nay, số tháng 5 năm 2019) và công bố trên Nghiên cứu Lịch sử ngày 5 tháng 8 năm 2019, được trích dẫn dưới đây. Kết luận của tiến sĩ Trần Thanh Ái là: “Ông Alexandre de Rhodes không hề viết câu “Đây là một vị trí cần được chiếm lấy và chiếm được vị trí này thì thương gia Âu châu sẽ tìm được một nguồn lợi nhuận và tài nguyên phong phú” trong các tác phẩm của ông. Sự nhầm lẫn tai hại này bắt đầu từ A. Thomazi khi ông đã biến một suy luận của người đời sau thành phát biểu của Alexandre de Rhodes. Nguy hiểm hơn nữa, từ sự nhầm lẫn này mà đã có người suy diễn đến việc Pháp chiếm Côn Đảo hai trăm năm sau”.

Công Viên Tao Đàn tại thành phố Hồ Chí Minh có những viên đá vô danh cạnh đền Hùng. Tôi mong ước UBND thành phố Hồ Chí Minh và ngành hữu quan chọn một cụm đá trong số này để ghi danh lưu dấu tỏ lòng biết ơn ông Alexandre de Rhodes người phát minh chữ viết tiếng Việt .

Viên đá thời gian là sự dâng hiến lặng lẽ của người phát minh chữ viết tiếng Việt

Hoàng Kim
Nguồn: Ông Alexander De Rhodes chữ tiếng Việt https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ong-alexandre-de-rhodes-chu-tieng-viet/ (bài đã đăng tại TÌNH YÊU CUỘC SỐNG CNM365, và lưu trữ tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkim)

Tài liệu tham khảo chính

1) Alain Guillemin 2011. ALEXANDRE DE RHODES CÓ PHÁT MINH RA CHỮ QUỐC NGỮ? TS. Viện Nghiên cứu Xã hội học Địa Trung Hải, Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Pháp. Bản dịch của Ngô Tự Lập . Viet-Studies.info

2) Hồ Chí Minh 1945. Những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hồ Chí Minh tuyển tập, tập 2. Nhà Xuất bản Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, năm 2002 trang 1-3

3) Trần Trọng Kim 1921. Việt Nam sử lược. Nhà Xuất bản Văn hóa Thông tin, 1999, trang 318-320.

4) Trần Văn Trường VYC Travel Thăm mộ cụ Alexander De Rhodes, người tạo ra chữ Quốc Ngữ Việt Nam.

5) Antontruongthang Linh mục Alexander De Rhodes (15.3.1593–5.11.1660)

6) GS. Nguyễn Tử Siêm 2018, Chuyện ‘xé rào’ một đêm: TRẢ LẠI TÊN PHỐ A. DE RHODES đăng tại https://www.facebook.com/siem.nguyentu/posts/2285553245054896 ngày 12.11. 2018

Nguyễn Đạt 28 tháng 11, 2019 28/11/2019:

TÊN MỘT CON ĐƯỜNG

Đường Alexandre de Rhodes là một trong các đường xưa nhất của Sài Gòn. Thời Pháp thuộc có tên là đường Paracels, sau là đường Colombert.

Từ ngày 22.3.1955 chính quyền Sài Gòn đổi là Alexandre de Rhodes.

Ngày 4.4.1985 chính quyền TP. Hồ Chí Minh đổi là đường Thái Văn Lung.

Đến năm 1993 ông Võ Văn Kiệt cho đổi lại tên Alexandre de Rhodes.

Luật sư Phúc Vĩnh Trịnh

Tra lai ten pho A DE RHODES

Chuyện ‘xé rào’ một đêm
TRẢ LẠI TÊN PHỐ A. DE RHODES
GS. Nguyễn Tử Siêm

Chuyện này có liên quan đến hai nhân vật đáng kính: cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt và nhà khoa học Hoàng Xuân Hãn. Công lao của Alexandre de Rhodes – người góp công sáng lập chữ Quốc ngữ – sớm hay muộn cũng sẽ được tôn vinh xứng đáng; song sự nhạy bén, linh hoạt vượt qua các rào cản hành chính để làm một việc đáng làm của ông Võ Văn Kiệt thì thật thú vị và cảm động. Câu chuyện sưu tầm được như sau.

Hồi ông Võ Văn Kiệt còn đương chức, ông có chuyến thăm chính thức nước Pháp. Ngoài các chương trình làm việc với phía Pháp, ông có đến thăm và gặp gỡ với phái đoàn ngoại giao Việt Nam tại Đại sứ quán Việt Nam ở Paris. Tại đây, ông được thông báo là Đại sứ quán có sắp xếp một cuộc gặp mặt giữa ông với ông Hoàng Xuân Hãn – một học giả người Việt sinh sống ở Pháp đã mấy chục năm – tại trụ sở Đại sứ quán.

Ông Kiệt hỏi những người tổ chức cuộc gặp: “Hoàng Xuân Hãn là ai?”. Sau khi được giới thiệu về thân thế và sự nghiệp của học giả Hoàng Xuân Hãn, ông Kiệt nói: “Vậy thì tôi sẽ đến thăm học giả Hoàng Xuân Hãn tại tư gia của ông ấy, chứ không phải là chúng ta mời ông ấy đến đây gặp tôi”. Sau đó thì ông Kiệt hủy lịch hẹn gặp học giả Hoàng Xuân Hãn tại Đại sứ quán và kêu bố trí xe để ông đi thăm ông Hoàng Xuân Hãn.

Khi đến nơi, ông Kiệt nói với ông Hoàng Xuân Hãn là ông đến thăm gia đình học giả và sẽ im lặng và lắng nghe ông Hoàng Xuân Hãn nói bất kỳ chuyện gì. Chuyên gia Phạm Văn Hạng, cho biết khi kể đến đoạn này ông Kiệt cười và nói rằng: “Tôi biết nói với ông Hãn chuyện gì đây, nên tốt nhất là lắng nghe ông ấy nói”.

Và ông Hãn đã nói với ông Kiệt rất nhiều chuyện, với tư cách là một học giả Việt kiều góp ý với một vị lãnh đạo của Việt Nam về đất nước, học thuật và thời cuộc. Sau cùng, học giả Hoàng Xuân Hãn đề nghị Việt Nam nên đặt tên đường Alexandre de Rhodes để ghi nhận công lao của vị giáo sĩ người Pháp này trong việc phát triển và hoàn thiện chữ Quốc ngữ. Ông Võ Văn Kiệt nhận lời.

Khi về nước, ông Võ Văn Kiệt hỏi những người có trách nhiệm trong chính quyền TPHCM về việc đặt tên đường Alexandre de Rhodes. Họ trả lời là thời các chính quyền cũ đã có con đường mang tên Alexandre de Rhodes nằm gần dinh Độc Lập, nhưng sau được đổi tên.

Ông Kiệt hỏi: “Bây giờ muốn đổi tên đường này trở lại thành đường Alexandre de Rhodes có được không”?. Họ nói: “Việc đặt tên đường phải qua nhiều thủ tục: lập hồ sơ để Hội đồng đặt tên đường của thành phố xét duyệt, rồi phải trình HĐND TPHCM thông qua, rất mất thời gian. Alexandre de Rhodes là một giáo sĩ người Pháp hoạt động cách đây mấy trăm năm nên sẽ khó khăn hơn trong việc xét duyệt và thông qua.

Ông Kiệt hỏi tiếp: “Vậy làm một cái bảng tên đường ghi tên Alexandre de Rhodes giống như các bảng tên đường khác mất bao lâu?”. Họ nói: “Chỉ 1 buổi là xong”. Ông hỏi tiếp: “Vậy tháo cái bảng tên đường cũ ra, lắp bảng tên đường mới vào thì mất bao lâu?”. Họ nói: “Chừng mươi phút”.

Ông Kiệt bảo: “Vậy hãy cho làm bảng tên đường mang tên Alexandre de Rhodes và chuẩn bị ốc vít đầy đủ”. Sau đó, ông lệnh cho những người thừa hành đang đêm cho lắp bảng tên đường Alexandre de Rhodes vào con đường trước đây đã mang tên vị giáo sĩ này.

Đến sáng hôm sau, người dân đã thấy tên đường Alexandre de Rhodes được phục hồi lại rồi. Một công việc ‘xé rào’ thật có ý nghĩa nhiều mặt.

(NTS 12.11.2018)./.

PS: Sự ra đời và phổ biến của chữ quốc có công sức của nhiều người: Các giáo sỹ Bồ Đào Nha, Pháp, Ý, các cộng tác viên người Việt, các học giả người Việt: Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Phan Kế Bính, Nguyễn Đỗ Mục…, các chí sỹ của phong trào Duy Tân và Đông Kinh Nghĩa Thục: Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu, Trần Quý Cáp, Trần Cao Vân, Lương văn Can, Nguyễn Quyền, Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng… các thành viên chủ chốt của Hội Truyền Bá Chữ Quốc Ngữ: Nguyễn Văn Tố, Hoàng Xuân Hãn, Bùi Kỷ, Vũ Đình Hòe, Nguyễn Hữu Đang…. Họ đã là những nhân tố tích cực cho việc mở mang dân trí, phổ biến các tư tưởng tiến bộ cho toàn dân dẫn đến độc lập dân tộc và thông nhất đất nước Việt Nam (theo GS Nguyễn Đăng Hưng).
(NTS 12.11.2018)./.

Ảnh 1: A. de Rhodes (1591-1660). 2. Từ điển Việt-Bồ-Latin, Rome, 1651. 3. Hoàng Xuân Hãn (1908-1996). 4. Tên phố ở TP HCM.

7) Tiến sĩ Trần Thanh Ái ngày 5 tháng 8 năm 2019 đã công bố kết quả “ Alexandre de Rhodes có nói như thế không?” trên Nghiên cứu Lịch sử (bài đã đăng trên tạp chí Xưa và Nay, số tháng 5 năm 2019) trích dẫn toàn văn dưới đây

Alexandre de Rhodes.jpg

Alexandre de Rhodes có nói như thế không?

TS Trần Thanh Ái

Từ một câu trích dẫn không rõ ràng…

Năm 1993, Vương Đình Chữ có bài viết “Một ngộ nhận về Alexandre de Rhodes”, đăng trên Công Giáo và Dân tộc số 901 ngày 4/4/1993, (trang 18-19) và năm 2006 Nguyễn Đình Đầu có bài báo “Dân ta phải biết sử ta”, đăng trên Công giáo và Dân tộc, số 1582 ngày 9/11/2006, (trang 35) đề cập đến một câu trích sau đây:

“Đây là một vị trí cần được chiếm lấy và chiếm được vị trí này thì thương gia Âu châu sẽ tìm được một nguồn lợi nhuận và tài nguyên phong phú”

Câu trích này được tìm thấy ở trang 304 quyển Lịch sử Việt Nam, tập 1, do Ủy ban KHXH Việt Nam xuất bản tại Hà nội năm 1971, với ghi chú là trích từ quyển Divers voyages et missions en Chine et autres royaumes de l’Orient (Những cuộc hành trình và truyền giáo ở Trung Quốc và các vương quốc khác ở phương Đông) của Alexandre de Rhodes, Paris, 1653, tr. 109-110. Câu trích dẫn và nhất là thông tin trong ghi chú trên đây đã khiến nhiều nhà nghiên cứu sử học cho rằng Alexandre de Rhodes có ý đồ thực dân. Để làm sáng tỏ vấn đề, Nguyễn Đình Đầu đã tìm đọc hai trang 109-110 của tài liệu trên và cả bản tiếng Việt Hành trình và truyền đạo do Hồng Nhuệ dịch[1], và đi đến kết luận là “không hề thấy câu nói sặc mùi đế quốc thực dân ấy, ngoại trừ những lời lẽ và thái độ quý mến dân tộc và trọng kính chính quyền cả Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài của xứ ta đương thời”. Từ đó đến nay chưa thấy bài viết nào làm sáng tỏ nguồn gốc câu trích dẫn trên đây. Gần đây, khi có được các bản tiếng Pháp in lần đầu năm 1653, lần thứ hai năm 1666 và cả bản in năm 1854 của quyển sách nói trên, chúng tôi cũng đã bỏ công tìm tòi đối chiếu, nhưng tuyệt nhiên không tìm ra một dòng nào có ý tương tự như câu trích dẫn bên trên.

Vậy từ đâu mà có câu trích dẫn đó? Có phải câu đó là của Alexandre de Rhodes không? Nếu phải thì nó nằm ở tài liệu nào? Còn nếu không phải của Alexandre de Rhodes thì nó được trích dẫn từ đâu?

Đến những suy luận võ đoán

Roland J. cho rằng đoạn “được gọi là trích dẫn đó” chỉ là một sự sáng tạo (invention) của Thomazi mà thôi (1998, tr.42), hay nói khác hơn, đó là một sự bịa đặt! Nếu chấp nhận cách diễn giải của Roland J. thì vô hình trung cho rằng tác giả này đã cố tình vu khống Alexandre de Rhodes ! Đó là điều vô cùng tồi tệ đối với các nhà khoa học ! Vì không thể dễ dãi đồng tình với Roland J., chúng tôi nghĩ rằng cần phải làm sáng tỏ nguồn gốc của câu trích dẫn trên.

Năm 2012, trong một tham luận trình bày tại hội thảo khoa học Côn Đảo – 150 năm đấu tranh xây dựng và phát triển (1862-2012), có đoạn sau đây:

“Hơn 25 năm sống ở nước ta, lúc vào Nam, lúc ra Bắc, ông [A. de Rhodes] đã mang về Pháp một tấm bản đồ đầu tiên về xứ này và cho in tại Lyon cuốn Từ điển Việt – Bồ – La, Hành trình truyền đạo và lịch sử xứ Đàng Ngoài, trong đó ông đã nhận định: « Ở đây, có một chỗ cần chiếm lấy và đặt cơ sở tại đó, thương nhân châu Âu có thể tìm thấy một nguồn lợi phong phú tiền lời và của cải » [5]. « Chỗ cần chiếm lấy » ấy chính là Côn Đảo.” (Lục Minh Tuấn – Thái Vĩnh Trân, 2012, tr.125).

Chú thích [5] của hai tác giả trên đây cho ta biết là đoạn văn đứng trước được trích từ trang 7 của một tư liệu mang ký hiệu VT 306 ABC, do Khoa Lịch sử trường Đại học KHXH&NV biên dịch, có tên là Cuộc chinh phục xứ Đông Dương, của tác giả A. Thomazi. Đó là bản dịch của quyển La conquête de l’Indochine của A. Thomazi, do Payot xuất bản lần đầu tại Paris năm 1934. Nguyên văn của câu trên như sau: “Il y a là, écrivait-il, une place à prendre, et, en s’y établissant, des marchands d’Europe pourraient y trouver une source féconde de profits et de richesse.”

Để làm sáng tỏ ngữ cảnh của câu trên, chúng tôi chép lại cả đoạn văn gồm câu đứng trước và câu đứng sau :

En Annam comme au Siam, les premiers Français que l’on vit furent des missionnaires. Le Père Alexandre de Rhodes aborda en Cochinchine en 1624, passa vingt-cinq ans dans ce pays et au Tonkin ; il en rapporta la première carte du pays, un dictionnaire annamite – latin – portugais, une histoire du Tonkin, et signala les possibilités qui s’offraient au commerce. « Il y a là, écrivait-il, une place à prendre, et, en s’y établissant, des marchands d’Europe pourraient y trouver une source féconde de profits et de richesse. » De nombreux prêtres, puis des agents de la Compagnie des Indes, confirmèrent ses dires. (Thomazi A., 1934, tr.13)

Nghĩa của đoạn văn này như sau:

Ở An Nam cũng như ở Xiêm [ngày nay là Thái Lan], những người Pháp đầu tiên mà người ta gặp là các nhà truyền giáo. Cha Alexandre de Rhodes đến Đàng Trong năm 1624, sống 25 năm ở đó và ở Đàng Ngoài; từ đây ông đã mang về [Pháp] tấm bản đồ đầu tiên của nước này, một từ điển Việt – La tinh – Bồ Đào Nha[2], một quyển lịch sử xứ Đàng Ngoài, và đã lưu ý đến những khả năng mở ra cho việc thương mãi. “Ở đó, ông viết, có một chỗ cần chiếm, và khi đặt cơ sở tại đó, thương nhân châu Âu có thể tìm thấy một nguồn lợi phong phú gồm lợi nhuận và tài nguyên.” Nhiều linh mục và kế đến là các đại diện của Công ty Đông Ấn đều khẳng định nhận xét của ông.

Trong ngữ cảnh trên, với cụm từ “écrivait-il” (“ông viết”) được đặt chen vào câu trích dẫn trong ngoặc kép “…”, và nhất là hai từ “ses dires” (“lời nói, câu nói của ông”) thì người đọc hiểu là Thomazi thông báo rằng lời nói trực tiếp này là của Alexandre de Rhodes. Tuy nhiên tác giả không hề ghi chú câu trên được trích dẫn từ tài liệu nào, trang nào[3]. Roland J. thì cho biết rằng Thomazi có ghi chú đoạn trên đây được trích từ quyển Divers voyages et missions du P. Alexandre de Rhodes en la Chine, & autres Royaumes de l’Orient kèm theo số trang (tr.42, ghi chú 77)

Đâu là sự thật ?

Truy tìm các tài liệu xuất bản trước năm 1934 (năm Thomazi xuất bản quyển La conquête de l’Indochine), chúng tôi bắt gặp đoạn văn sau đây trong quyển Les commencements de l’Indo-Chine française của A. Septans xuất bản năm 1887 (Nxb Challamel Ainé):

« En parlant du Tong-Kin, le P. Alexandre de Rhodes traite longuement du commerce. Pour lui, le Tong-Kin, par sa situation, son voisinage avec la Chine, se prête merveilleusement aux entreprises et peut devenir le siège de transactions importantes. Les Chinois y venaient en grand nombre, ils y apportaient des porcelaines, des toiles peintes et en tiraient des soieries et du bois d’aloès. Les Japonais s’y livraient autrefois à un trafic considérable, mais depuis vingt-cinq ans, ils avaient cessé de paraître dans le pays, il y avait ainsi une place à prendre et, en s’y établissant, des marchands d’Europe pouvaient y trouver une source féconde de profits et de richesses (2). » (tr.48)

(Khi nói về xứ Đàng Ngoài, cha Alexandre de Rhodes đề cập nhiều đến thương mãi. Đối với ông, xứ Đàng Ngoài vô cùng thuận lợi cho việc kinh doanh và có thể trở thành địa điểm giao dịch quan trọng. Đông đảo người Trung Hoa đến đó, họ mang đến đồ gốm sứ, vải hoa và mua tơ lụa và gỗ trầm hương. Trước kia, người Nhật đến đây buôn bán rất lớn, nhưng từ 25 năm, họ đã ngừng đến xứ này, vì thế có một chỗ cần chiếm lấy và, khi đã đặt chân đến đây, các thương nhân châu Âu có thể tìm thấy một nguồn phong phú gồm lợi nhuận và tài nguyên)

Đoạn văn này được Septans ghi ở phần chú thích số 2 (trang 48) là idem., bên dưới chú thích 1 là “Castonnet-Desfossés, déjà cité”, tức là muốn nói đến tài liệu “Les relations de la France avec le Tong-kin et la Cochinchine” (Quan hệ của Pháp với xứ Đàng Ngoài và Đàng Trong) của Castonnet-Desfossés đăng trong Bulletin de la société académique indochinoise de France, số 2, 1883.

Trong bài viết của Castonnet-Desfossés, đoạn văn trên đây nằm ở trang 81. Đó không phải là trích dẫn của Alexandre de Rhodes, mà là của chính tác giả. Sau khi đã tóm tắt ý chính của chương XVI có tựa là “Du Traffiq, & des Marchandises des Tunquìnois” (từ trang 56-58) của quyển Histoire du Royavme de Tvnqvin của Alexandre de Rhodes, là phần nói về việc thương mãi của xứ Đàng ngoài vào những năm 1627-1646, Castonnet-Desfossés đã đi đến suy luận đó là “một chỗ cần chiếm lấy”. Cũng theo chiều hướng suy luận ấy, độc giả còn đọc được một câu tương tự của Castonnet-Desfossés khi nói về các bản tường trình của linh mục Tissanier[4] sau khi đã lưu trú tại xứ Đàng Ngoài 3 năm, từ 1658 đến 1660 :

“Pour le P. Tissanier, le Tong-Kin est un pays d’avenir et doit, tôt ou tard, attirer l’attention des Européens. La fertilité de son sol, les cours d’eau qui l’arrosent et facilitent les communications, le voisinage de la Chine annonçaient que cette contrée serait un jour des plus florissantes et deviendrait dans la suite le siège d’un commerce actif. Si l’on s’en rapporte au P. Tissanier, l’établissement des Européens dans ce pays n’était qu’une affaire de temps” (tr.82).

“Đối với cha Tissanier, xứ Đàng Ngoài là một xứ sở của tương lai, và sớm hay muộn, sẽ thu hút sự chú ý của người châu Âu. Đất đai phì nhiêu, sông ngòi thuận tiện cho việc lưu thông, vị trí gần gũi với Trung Hoa báo trước rằng tương lai vùng này sẽ là một vùng trù phú và sẽ trở thành một trung tâm thương mại nhộn nhịp. Nếu ta tin lời cha Tissanier, việc người châu Âu đặt chân đến xứ này chỉ là vấn đề thời gian” (tr.82).

Như vậy “sự cố trích dẫn” này xuất phát từ Thomazi : ông đã nhầm lẫn khi đọc được trong quyển Les commencements de l’Indo-Chine française (Paris, Nxb Challamel Ainé) của A. Septans một trích dẫn từ bài viết của Castonnet-Desfossés, rồi vội gán cho Alexandre de Rhodes bằng cách thêm vào các chữ “écrivait-il” và “ses dires”. Sự nhầm lẫn này cũng còn bắt nguồn từ cách trình bày kém rõ ràng của Septans : sau khi viết câu “Son Histoire du Tonkin a été publiée en latin à Lyon en 1652” (Quyển Lịch sử xứ Đàng Ngoài

đã được xuất bản bằng tiếng la tinh ở Lyon năm 1652), Septans liền ghi câu trích của Castonnet-Desfossés khiến người đọc dễ nhầm lẫn đó là của Alexandre de Rhodes !

Cũng cần nói thêm là quyển Lịch sử xứ Đàng Ngoài của Alexandre de Rhodes không hề đề cập đến Côn Đảo như hai tác giả Lục Minh Tuấn – Thái Vĩnh Trân đã suy luận .“Chỗ cần chiếm lấy ấy chính là Côn Đảo” như trong tham luận đã nói bên trên. Như đã giới thiệu bên trên, chẳng những đoạn trích dẫn đang bàn không phải do Alexandre De Rhodes viết, mà nó cũng không có liên quan đến Côn Đảo, tên Poulo Condore hay Pulo Condor không hề xuất hiện trong bất cứ quyển sách nào của de Rhodes, và quyển Histoire dv Royavme de Tvnqvin chỉ nói về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội và tôn giáo của Đàng Ngoài mà thôi.

Tóm lại, Alexandre de Rhodes không hề viết câu “Đây là một vị trí cần được chiếm lấy và chiếm được vị trí này thì thương gia Âu châu sẽ tìm được một nguồn lợi nhuận và tài nguyên phong phú” trong các tác phẩm của ông. Sự nhầm lẫn tai hại này bắt đầu từ A. Thomazi khi ông đã biến một suy luận của người đời sau thành phát biểu của Alexandre de Rhodes. Nguy hiểm hơn nữa, từ sự nhầm lẫn này mà đã có người suy diễn đến việc Pháp chiếm Côn Đảo hai trăm năm sau.

(bài đã đăng trên tạp chí Xưa và Nay, số tháng 5 năm 2019)


Tài liệu tham khảo

Castonnet-Desfossés H., 1883: Les relations de la France avec le Tong-kin et la Cochinchine, d’après les documents inédits des Archives du ministère de la Marine et des Colonies et des Archives du Dépôt des cartes et plans de la marine, trong Bulletin de la société académique indo-chinoise de France, số 2, 1882-1883.

Lục Minh Tuấn – Thái Vĩnh Trân, 2012. Về nhận thức của người Pháp đối với Côn Đảo trước năm 1862, trong Côn Đảo 150 năm đấu tranh xây dựng và phát triểm (1862 – 2012) (Kỷ yếu hội thảo khoa học. Hà Nội, Nxb Chính trị quốc gia – Sự Thật.

de Rhodes A. 1651. Histoire dv Royavme de Tvnqvin, bản dịch tiếng Pháp của Henry Albi. Lyon, Chez Iean Baptiste Devenet.

Roland J. 1998. Le Portugal et la romanisation de la langue vietnamienne. Faut-il réécrire l’histoire? đăng trong tạp chí Revue française d’histoire d’outre-mer, quyển 85, số 318, quý 1 năm 1998.

Septans A. 1887. Les commencements de l’Indo-Chine française. Paris, Nxb Challamel Ainé.

Thomazi A. 1934. La conquête de l’Indochine. Paris: Payot.

Chú thích:

[1] Bản tiếng Việt do Hồng Nhuệ dịch quyển Divers voyages et missions du P. Alexandre de Rhodes en la Chine, & autres Royaumes de l’Orient, Uỷ ban Đoàn kết Công giáo Tp Hồ Chí Minh xuất bản, 1994.

[2] Thomazi viết sai: tên từ điển bằng tiếng la-tinh là Dictionarivm Annamiticvm Lvsitanvm, et Latinvm, xuất bản tại La Mã năm 1651. Tài liệu bằng tiếng Việt thường gọi là Từ điển Việt – Bồ – La.

[3] Quyển La conquête de l’Indochine của Thomazi mà chúng tôi tham khảo do Nhà xuất bản Payot (Paris) xuất bản năm 1934 không có ghi chú nào về tài liệu được trích dẫn.

[4] Relation du voyage du P. Joseph Tissanier, Edme Martin  xuất bản năm 1663.

8) Thư ngỏ của nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân sau khi bị khủng bố tinh thần vì phản đối vinh danh Đờ Rốt (Trích dẫn bởi Ngô Mạnh HùngTheo dõi 26 tháng 12, 2019):

“NẾU NHẦM LẪN THÌ XIN LỖI VÀ IM LẶNG”

Thân gởi GS. Nguyễn Đăng Hưng,
Viện trưởng Viện Vinh danh Chữ Quốc Ngữ và Bảo tồn tiếng Việt, trường Đại học Duy Tân, Tp. Đà Nẵng

Anh Hưng thân,
Sau khi anh thấy tên tôi trong bản kiến nghị do một nhóm thầy giáo và các nhà nghiên cứu Văn hóa Lịch sử ở Huế, Hà Nội và TP HCM gởi cho lãnh đạo Thành phố Đà Nẵng, đề nghị không nên lấy tên hai vị Linh mục Francisco de Pina (Pi-na) và Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ) đặt tên cho hai con đường mới ở Thành phố Đà Nẵng, anh đã gọi điện thoại cho tôi bảo tôi “sai” rồi và vào ngày 28-11-2019, anh và ông Nguyễn Huy Cường nào đó còn gởi thư cho tôi với nhan đề “Nếu nhầm lẫn thì xin lỗi và im lặng”.

Anh Nguyễn Đăng Hưng,
Với hơn nửa thế kỷ cầm bút, tham gia phản biện hàng chục đề tài với nhiều thể loại, nhiều cấp khác nhau nhưng chưa bao giờ tôi nhận được những lời cảnh báo “sốc” đến như vậy. Thông thường mỗi khi gặp một trường hợp phản biện tôi luôn phản biện lại ngay để bảo vệ ý tưởng của mình. Nhưng đối với lá thư của anh (và ông Nguyễn Huy Cường nào đó), một người bạn thân nhau từ hơn ¼ thế kỷ qua, tôi “im lặng” nhưng không xin lỗi. Xin lỗi ai? Và xin lỗi cái gì?

Với tư cách là một người cầm bút thân thiết với Thành phố Đà Nẵng, năm 1998, tôi đã từng phản biện giúp ông Nguyễn Bá Thanh, lúc đó là Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Thành phố Đà Nẵng xóa bỏ tên ông Nguyễn Hiển Dĩnh đã đặt cho con đường song song với đường 2 Tháng 9 ở Đà Nẵng ngày nay, nên tôi đã không ngần ngại tham gia vào Bản kiến nghị nói trên. Và lãnh đạo Thành phố Đà Nẵng đã có thư phản hồi cám ơn những người có tên trong “Bản Kiến nghị” và đồng ý (hứa) “chưa đặt tên đường hai vị linh mục lần nầy”. Như vậy, Bản Kiến Nghị của chúng tôi có kết quả. Việc kiến nghị như thế đã xong rồi. Nếu sau nầy, Thành phố Đà Nẵng bỏ qua lời hứa với chúng tôi, họ lại dùng tên hai vị linh mục ấy đặt tên đường thì chúng tôi mới cung cấp thêm thông tin và kiến nghị tiếp). Chúng tôi phải lo công việc khác của mình chứ! Vì thế, tôi không biết tôi nhầm chuyện gì và phải xin lỗi ai? Sở dĩ cho đến nay tôi im lặng không phải vì lời cảnh báo rất sốc của các anh mà chính vì những lý do sau đây:

– Con cháu trong gia đình anh Cả tôi, gia đình tôi, gia đình em trai tôi, gia đình em gái tôi đều có người làm dâu trong các gia đình Thiên Chúa giáo. Bây giờ lật lại nói chuyện hay, chuyện không hay của các linh mục Thiên Chúa giáo thật không nên chút nào;

– Những trang đen trong lịch sử dân tộc tưởng đã giao cho lịch sử để bây giờ sống trong hiện tại, tự nhiên các anh bươi chuyện Đắc Lộ ra, không khéo lại “tóa lọa lọa” gây mất đoàn kết dân tộc trong lúc giặc Tàu đang rập rình cướp đất, cướp đảo ngoài Biển Đông, giữ được im lặng chuyện Đắc Lộ là phải;

– Bỏ một đời nghiên cứu, học hỏi, trải nghiệm, được học, được gặp gỡ tiếp xúc trao đổi với các bậc thức giả hàng đầu về văn hóa lịch sử, trong đó có nhiều vị là tín đồ Thiên Chúa giáo, nói đâu có tài liệu kèm theo đó,… lẽ nào lại quên hết để đi đôi co với những người mới đầu hôm sáng mai điếc không sợ súng lên mặt dạy đời sao?

Nhưng rồi do hoàn cảnh thúc ép, tôi cũng chỉ có thể giữ im lặng cho đến đây thôi. Tôi viết lá thư nầy gởi đến anh không có ý đề cập đến 6 vấn đề chúng tôi đã nêu lên trong bản Kiến nghị gởi cho Thành phố Đà Nẵng mà chỉ trao đổi với người bạn vừa nhận chức Viện trưởng Viện Vinh danh Chữ Quốc ngữ và Bảo tồn tiếng Việt, Đại học Duy Tân thôi.

Anh Hưng ơi!
Anh có mời tôi xem cuốn phim “Chuyến đi Iran thăm mộ Đắc Lộ” của anh trên Net. Tôi đã xem và giới thiệu với các bạn tôi cùng xem. Cảm tưởng đầu tiên của tôi là các anh đã làm rõ được nơi an nghỉ cuối cùng của một vị linh mục có tên trong lịch sử CQN, có công lớn trong việc truyền Đạo Thiên Chúa vào VN. Một người nổi tiếng như thế mà các Giáo hoàng Vatican bỏ rơi ông ở một nơi hiu quạnh như thế thật bất nhẫn. Và không hiểu có biết bao linh mục, giáo dân giàu có mà xưa nay đã có ai đến viếng mộ ông Đắc Lộ chưa (?). Bài diễn văn của anh trong buổi lễ có nhiều chuyện không đúng nhưng đó là chuyện của anh tôi không nhắc lại ở đây.

1. Nhưng tôi thật bất ngờ trong diễn văn anh cho biết các anh đã khắc một tấm bia ghi ơn đặt ở ngôi mộ linh mục Đắc Lộ với nội dung “CHỮ QUỐC NGỮ CÒN, TIẾNG VIỆT CÒN, NƯỚC VIỆT NAM CÒN”. Như vậy ngày nay tiếng Việt còn, nước Việt Nam còn là nhờ CQN của linh mục Đắc Lộ. Một khám phá vô tiền khoáng hậu. Như vậy bảo vệ CQN của linh mục Đắc Lộ là bảo vệ Việt Nam. CQN của Đắc Lộ có một nhiệm vụ thiêng liêng như thế cho nên anh mới dành cả tuổi già của mình làm “Viện trưởng Viện Vinh danh Chữ Quốc Ngữ….”. Các nước Lào, Căm-pu-chia, Thái Lan, Miến Điện, Trung Quốc Nhật Bản, Hàn Quốc không dùng chữ nước họ được la tinh hóa như CQN VN, không rõ được thế lực nào đã bảo vệ mà các nước ấy đều sốn ngon lành như ngày nay. Có hai việc cần nhắc ông Viện trưởng sau đây:

1.1. Anh đã cóp và sửa ý tưởng khắc ở khu lăng mộ cụ Phạn Quỳnh ở ấp Bình An, phường Trường An, TP Huế – địa điểm có dấu tích Cung điện Đan Dương thân thiết của tôi trên 1/3 thế kỷ qua. Nguyên văn của cụ Phạm Quỳnh trên bia đá là: “Truyện Kiều còn tiếng ta còn; tiếng ta còn, nước ta còn”. Anh sửa lại “CHỮ QUỐC NGỮ CÒN, TIẾNG VIỆT CÒN, NƯỚC VIỆT NAM CÒN” và khắc lên đá Non Nước đem qua dựng bên mộ linh mục Đắc Lộ ở Iran. Thực hiện việc làm nầy anh mắc hai lỗi trọng: 1. Lỗi ăn cắp ý tưởng của người khác sửa lại làm ý tưởng của anh; 2. Theo anh nước Việt Nam ngày nay còn là nhờ CQN của linh mục Đắc Lộ. Điều đó có nghĩa anh xóa hết công lao xương máu của bao thế hệ trường kỳ kháng chiến từ Ngày thất thủ Kinh đô vua Hàm Nghi xuất bôn với Phong trào cần vương (1885) cho đến ngày thông nhất đất nước (1975) – ròng rã suốt 90 năm. Người ngoại quốc đọc tấm bia làm ô nhục dân tộc VN đó họ sẽ nghĩ như thế nào? Với tư cách là môt công dân VN; tôi đề nghị anh nhờ người hủy tấm bia đá đó kẻo xấu hổ lắm;

1.2. Anh không phân biệt được “tiếng” và chữ viết. Có ai đó gọi tên anh, người học chữ Hán và chữ Nôm ghi ngay 登興, người học CQN ghi “Đăng Hưng”. Tiếng của một dân tộc không thay đổi, luôn tồn tại và phát triển, nó có âm điệu, có nhạc (nhất là tiếng VN), còn chữ chỉ là hệ thống các ký hiệu để ghi lại ngôn ngữ theo dạng văn bản. Tiếng không thay đổi, chữ viết có thể thay đổi qua thời gian như chữ Hán, chữ Nôm, chữ CQN của ta vậy. Trong ngành bưu điện hay ngành truyền tin quân đội trước đây người ta còn dùng ký hiệu điện báo móoc (morse) nữa.

Tiếng nói mới là tâm hồn dân tộc. Cả một kho tàng ca dao tục ngữ, dân ca khắp ba miền truyền khẩu qua bao đời nay có chữ chiếc gì đâu. Tôi không ngờ anh không phân biệt được hai lãnh vực “tiếng” và “chữ” nên mới đem Tình Ca của Phạm Duy “Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời…” ra hát bên mộ giáo sĩ Đắc Lộ – tác giả Tự điển Việt Bồ La. Con nít mới ra đời được nghe lời ru của mẹ từ ca dao, dân ca chứ làm gì có chuyện trẻ con còn nằm trong nôi đã biết CQN của linh mục Đắc Lộ của anh? Nếu Phạm Duy biết chuyện nầy sớm có lẽ nhạc sĩ không cho phép tôi đưa anh đến thăm Phạm Duy năm ấy.

2. Trong buổi lễ nhớ ơn Đắc Lộ, các anh đã tôn vinh sách Phép Giảng Tám Ngày của linh mục Đắc Lộ. Nội dung ngày thứ tư, Đắc Lộ đã mạ lỵ, xúc phạm hết sức thô bạo:

– Ngày Thứ tư, Đạo bụt: “giáo ngoài và giáo trong” (tr.101 và 102). Gọi Phật bằng nó, thóa mạ, miệt thị Đạo Phật là đạo gian, đạo dối trá, đạo Phật dày đặc những truyện giả, xiêu dối thế gian nên phạm tội lỗi, đạo Phật là đạo “rợ mọi”, theo đạo Phật là quỷ quái, ai theo đạo Phật là ngu, thờ Phật là đứa gian, ai tin Phật, không tin chúa là phạm mọi tội.v.v.

– Ngày Thứ tư, mục “Những sự dối trá của Thích Ca về linh hồn ta”. (Tr.110-111). Phê phán tục cúng ông bà tổ tiên của Việt Nam.

– Ngày Thứ tư, mục “Những điều lầm lỗi trong việc thờ cúng cha mẹ” (Tr.112, 113). Cúng cha mẹ chết là có lỗi.

Anh tôn vinh Phép Giảng Tám Ngày, tức là anh tôn vinh cho quan điểm trịch thượng bất kính ngạo mạng của linh mục Đắc Lộ đối với giáo chủ của các tôn giáo khác. Trong Phép Giảng Tám Ngày có 9 lần Đắc Lộ nói đến “Thích Ca”, 3 lần dùng chữ “rợ mọi” đối với Đạo Bụt (Đạo Phật), 20 lần nói đến “đạo bụt” với tính cách miệt thị, dạy con chiên gọi những người thờ Bụt (Phật) là “giáo ngoài”, con chiên gọi người khác đạo là “ngoại giáo”.

Anh tôn vinh Phép Giảng Tám Ngày, xóa bỏ hoàn toàn đời sống văn hóa tâm linh Việt Nam của linh mục Đắc Lộ. Từ nay, anh có thể không vào bất cứ nơi nào thờ Phật Thích Ca trên thế giới nầy nữa, nhưng lẽ nào anh đập bàn thờ tổ tiên, không giỗ chạp cúng bái cha mẹ nữa được sao? Anh không biết Cộng đồng Vatican 2 (từ 1962 đến 1965) đã cho phục hồi việc thờ cúng ông bà cha mẹ của giáo dân ở VN rồi sao?

Trong HTKH Mừng 400 năm Dòng Tên, …có hai báo cáo, báo cáo thứ hai mang tựa đề “Cái nhìn về các tôn giáo theo sách giáo lý (Cathechismus Phép Giảng Tám Ngày) của cha Đắc Lộ” của linh mục. Anton Nguyễn Cao Siêu S.J. trình bày. Tác giả đã kết luận tham luận “Phép Giảng Tám Ngày” là một cuốn sách giáo lý nhằm dạy cho những ai muốn chịu phép rửa tội mà vào đạo thánh Đức Chúa Trời. Đối với Đắc Lộ, chỉ Kitô giáo mới là đạo thật, giúp con người được ơn tha tội và có sự sống vĩnh hằng. Chính từ xác tín này mà Đắc Lộ nhìn các tôn giáo trên đất An Nam: Đạo thờ ông bà của người Việt, cũng như đạo Nho, đạo Lão, đạo Phật. Khi giảng cho người dự tòng, Đắc Lộ muốn đề cao cái hay của đạo mới, nên nhấn mạnh đến những điều mà Ông cho là không đúng, không hay nơi các tôn giáo khác. Hơn nữa, cái nhìn của Đắc Lộ, một thừa sai Tây phương ở thế kỷ 17, cũng chịu ảnh hưởng của nền thần học thời đó về ơn cứu độ. Đối với chúng ta hôm nay, cái nhìn này có những giới hạn và sai sót, cả trong nội dung lẫn cách trình bày. Chúng ta phải đợi Công Đồng Chung Vaticanô II mới có được cái nhìn tích cực hơn về các tôn giáo ngoài Kitô giáo”.

Như vậy, từ Công đồng Vatican 2 (từ 1962 đến 1965), cách đây trên nửa thế kỷ TCG đã chính thức nhận sai lầm của Đắc Lộ trong Phép Giảng Tám Ngày đối với Việt Nam, sao giờ nầy anh còn tôn vinh Phép Giảng Tám Ngày say sưa đến vậy? Anh có biết nhiều linh mục Thiên Chúa giáo học Phật Thiền Chánh Niệm của Thiền sư Thích Nhất Hạnh vừa giảng ở các Nhà thờ, vừa làm Giáo thọ ở Trung tâm Phật giáo Làng Mai, Pháp quốc không?

3. Anh tôn vinh cuốn Tự điển Việt Bồ La (Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum) của linh mục Đắc Lộ. Như anh đã biết phần Việt Bồ là sản phẩm của những người đi trước linh mục Đắc Lộ như Gaspar do Amaral, Antonio Barbosa, Francisco de Pina – những bậc thầy của linh mục Đắc Lộ. Phần La tinh Đắc Lộ thêm vào theo lệnh của Vatican. Tự điển Việt Bồ La là công cụ trang bị cho các Thừa sai Thiên Chúa giáo người Bồ, người sử dụng tiếng La tinh đi truyền giáo ở VN, để cải đạo người VN theo Phép Giảng Tám Ngày.

Ngoài các Linh mục người Việt, những ai trong xã hội VN xưa nay đã biết, đã sử dụng cuốn Tự điển ấy? Sử dụng vào việc gì? Một công cụ giúp cho các Thừa sai Thiên Chúa giáo đánh vào văn hóa, vào đời sống tâm linh của người Việt Nam, tại sao ta phải cám ơn người làm ra công cụ ấy? Đời thuở nào một người có văn hóa đi cám ơn người đã chế tác ra “bom” rải thảm lên nền văn hóa của dân tộc mình như thế? Anh sẽ trả lời con cháu anh như thế nào? Phải chăng như anh đang rao giảng lâu nay vì linh mục Đắc Lộ đã có công “tạo tác chữ quốc ngữ” như lời anh khắc trên bia dựng ở mộ Giáo sĩ Đắc Lộ bên Iran?

3.1. Xét về mặt đạo đức của người biên soạn sách, người làm tự điển của linh mục Đắc Lộ), chúng tôi đã viết trong Kiến nghị gởi Thành phố Đà Nẵng đề ngày 23-10-2019. Nay tôi mách thêm cho ông Viện trưởng Viện Vinh danh Chữ Quốc ngữ cái giá trị đích thực của cái công cụ truyền giáo bằng CQN của linh mục Đắc Lộ hồi ấy như sau:

* GS.TS. Nguyễn Văn Trung – một người tu xuất, nguyên Khoa trưởng ĐH Văn khoa đầu tiên của Viện Đại học Huế, tác giả cuốn sách Chủ Nghĩa Thực Dân Pháp Ở Việt Nam – Thực Chất Và Huyền Thoại (Nam Sơn, Sài Gòn, 1963), người rất nổi tiếng trước năm 1975 ở miền Nam, ông đã tham khảo hai cuốn sách của Toàn quyền Đông Dương (1891-1894) de Lanesan:

– L’Expansion coloniale de la France: étude économique, politique et géographique sur les établissements français d’outre-mer (1886) (Sự mở rộng thuộc địa của Pháp: Nghiên cứu kinh tế, chính trị và địa lý về định cư ở nước ngoài của Pháp (1886).

– L’Indo-Chine française, étude politique, économique et adminis -trative sur la Cochinchine, le Cambodge, l’Annam et le Tonkin (1889) (Đông Pháp, nghiên cứu chính trị, kinh tế và hành chính ở Nam Kỳ, Campuchia, Annam và Bắc Kỳ (1889); Trong mục Thái độ đối xử với người bản xứ, về phương diện tôn trọng người, của cải, tôn giáo, phong tục, tập quán xã hội (tr.114), tác giả Nguyễn Văn Trung viết:

“Theo Lanessan, các vị thừa-sai Công-giáo thường nhắm quần –chúng, dân quê, bần cùng nghèo khổ, hoặc kẻ trộm cướp để giảng đạo. Nói cách khác, người công-giáo thường thuộc thành phần những giai cấp thấp hèn nhất trong xã-hội. Những người này thường được tập-hợp lại thành làng xóm riêng, tách khỏi đoàn-thể dân-tộc. Lý do cô lập các làng theo đạo ở tại các thừa sai sợ người theo đạo giao-thiệp với người Lương có thể quay lại những phong-tục lễ-nghi ngoại đạo. Cũng vì lý-do sợ đó mà họ đã tạo ra chữ quốc-ngữ, chủ-đích là để giáo dân khi biết đọc chữ quốc-ngữ, thì chỉ biết đọc sách báo đạo mà thôi, trái lại để cho họ học chữ nho, sợ họ có thể thông cảm lại với tư tưởng ngoại-giáo. Thành ra việc sáng lập chữ Quốc-ngữ phải chăng nhằm một mục đích “ngu dân” ly- khai với văn-hóa dân tộc?”.

3.2. CQN của linh mục Đắc Lộ là một công cụ truyền giáo “nhằm quần – chúng, dân quê, bần cùng nghèo khổ, hoặc kẻ trộm cướp để giảng đạo”, ngoài ra không có ảnh hưởng, không có tác động gì đối với dân chúng ngoại đạo Thiên Chúa, đối với tầng lớp Nho sĩ, tầng lớp quan lại của hai xứ Đàng Trong và Đàng Ngoài (dù hai xứ nầy đối nghịch nhau).

Cả hai Đàng đều trục xuất Đắc Lộ ra khỏi nước Nam. Nghiên cứu Lịch Sử Văn học Công Giáo Việt Nam của Võ Long Tê khẳng định: Từ khi có Phép Giảng Tám Ngày và Tự điển Việt Bồ La (1651) cho đến ngày Việt Nam hoàn toàn bị mất vào tay thực dân Pháp (1885 – Thất Thủ Kinh Đô), trên hơn 200 năm ấy không thấy có bất cứ một tác phẩm văn học nào bằng CQN của linh mục Đắc Lộ trong đời sống người dân Việt cả. (Nếu có cũng chỉ phổ biến trong các nhà thờ mà thôi). Các tác giả Việt Nam, trong thời gian hơn 200 năm ấy, không hề biết trong các nhà thờ Thiên Chúa giáo lớn ở VN đang có Phép Giảng Tám Ngày và Tự điển Việt Bồ La bằng CQN của linh mục Đắc Lộ.

Các tác giả Việt Nam cứ tiếp tục sử dụng chữ Hán Nôm của cha ông mình đã sử dụng, sáng tác nên các tác phẩm bất hủ trong cổ Văn học sử Việt Nam như Truyện Hoa Tiên, Tụng Tây Hồ Phú, Sãi Vãi, Hoài Nam Khúc, Ai Tư Vãn, Nhị Độ Mai, Cung Oán Ngâm Khúc, Chinh Phụ Ngâm v.v.. Đặc biệt, Truyện Kiều của Nguyễn Du. Nếu VN không mất nước, không bị thực dân Pháp và Thiên Chúa giáo bắt buộc phải bỏ chữ Hán, bỏ chữ Nôm, thay vào đó bằng CQN thì Đắc Lộ và các sách của ông ấy cũng cùng chung số phận bị lãng quên như các Tự điển La tinh hóa chữ Nhật, chữ Tàu không còn ai nhắc đến nữa.

3.3. Vì sao các nước Nhật Bản, Trung Quốc loại bỏ chữ la-tinh hóa mà VN thì vẫn giữ chữ Việt la-tinh hóa cho đến ngày nay? Để trả lời câu hỏi nầy, Giáo sư Cao Huy Thuần – Giáo sư Đại học ở Pháp, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu về Liên Hiệp Âu Châu tại Đại học Amiens. Năm 1990, với sự bảo trợ của Đại học Yale, ông đã xuất bản Luận án Tiến sĩ Quốc gia Pháp: Les missionnaires et la politique coloniale francaise au Viêt Nam (1857 1914). Tại Chương IX: Văn thư và tin tức tình báo của Giám mục Puginier (gởi cho thực dân Pháp) (tr. 276-303)…. Có chú thích “Notes sur la question du Tong-King,” Mars 1884. Archives du ministers de la F.O.M., AOO (30) ou N.F.54.

Tác giả Cao Huy Thuần chuyển ngữ văn bản của Giám mục Puginier qua CQN như sau:
“Điều thứ hai phải làm, chính là bãi bỏ chữ Nho và thay thế, lúc đầu, bằng tiếng Việt Nam viết theo kiểu người Âu, gọi là Quốc ngữ, rồi sau đó, bằng tiếng Pháp. Không có cách nào hữu hiệu hơn cách này để tiêu diệt tinh thần đạo Nho và uy thế to lớn của nhà Nho trong dân chúng. Thật vậy, nếu không còn dạy và dùng chữ Nho nữa trong các văn kiện chính thức, thì toàn bộ kiến thức của các nhà Nho nào có ích lợi gì? Và nếu người Việt Nam không còn biết đọc các sách cổ viết bằng chữ Nho hoặc chữ Nôm, họ đã chẳng dần dần bị dẫn đến chỗ không biết được chính văn hóa, văn minh dân tộc họ đó sao? Khi ấy triết học Nho giáo, nền tảng của tổ chức chính trị và xã hội trong nước, chẳng bị chết dần chết mòn sao?”

“Nhưng công việc này phải tiến hành từ từ, tiệm tiến, đừng nói gì cả vì ngại va chạm đến dân chúng đã quen dùng ngôn ngữ và chữ Nho, và vì lý do chính trị, để tránh làm mích lòng Trung Quốc”.

“Từ lâu, tôi chủ trương dạy tiếng Pháp và dùng mẫu tự Âu châu để viết tiếng An Nam, nhưng khốn thay, tôi không được ủng hộ trong việc thực hiện kế hoạch mà tôi đã đề nghị sáu lần. Tuy nhiên, tôi vui sướng thấy từ hai năm nay, chúng ta làm việc tích cực cho mục tiêu này; ngoài trường dạy tiếng Pháp của Phái bộ truyền giáo, là trường đầu tiên được thành lập ngày 8 tháng 12 năm 1884, chính phủ còn lập nhiều trường khác từ ngày 5 tháng 4 năm 1885”.

“Cần phải dạy càng sớm càng tốt cho người An Nam viết và đọc được tiếng họ bằng mẫu tự Âu châu, việc này dễ hơn tiện hơn nhiều so với việc dùng chữ Nho. Rồi vài năm sau, nên bắt buộc mọi giấy tờ chính thức, thay vì viết chữ Nho như trước, phải được viết bằng tiếng trong nước, và mọi viên chức phải được dạy ít nhất để biết đọc và viết tiếng An Nam bằng mẫu tự Âu châu. Trong thời gian đó việc dạy tiếng Pháp sẽ tiến triển hơn và chúng ta chuẩn bị một thế hệ sẽ cung cấp các viên chức có học ngôn ngữ chúng ta. Thế là, có lẽ trong vòng 20 hoặc 25 năm, chúng ta có thể bắt buộc mọi giấy tờ đều phải được làm bằng tiếng Pháp và, do đó, chữ Nho sẽ dần dần bị bỏ rơi mà không cần phải cấm học”.

“Khi đạt được thành tựu to lớn đó, chúng ta lấy đi một phần lớn ảnh hưởng của Trung Quốc tại An Nam, và đảng nhà Nho An Nam, rất căn thù sự thiết lập thế lực Pháp, cũng dần dần bị tiêu diệt”.

“Vấn để này có tầm quan trọng rất lớn, và sau việc thiết lập Gia-tô giáo, tôi xem việc phế bỏ chữ Nho và việc thay thế nó dần bằng tiếng An Nam trước rồi kế đến bằng tiếng Pháp, là một phương cách rất chính trị, rất tiện lợi và rất hiệu nghiệm để lập lên ở Bắc Kỳ một nước Pháp nhỏ của Viễn Đông”.

Như vậy CQN của linh mục Đắc Lộ không những là một công cụ xóa bỏ nền văn hóa Việt Nam mà còn thủ tiêu luôn cả tinh thần ý chí chống Pháp để bảo vệ đất nước của người Việt Nam. Người làm ra CQN và áp đặt buộc người Việt Nam phải học là kẻ thù của dân tộc VN, làm sao anh lại có thể làm ngược lại là tôn vinh Đắc Lộ và Tự điển Việt Bồ La của ông ta? Thực dân Pháp đã thực hiện đúng quy trình của Puginier đưa ra. Lúc đầu, bắt dân học CQN rồi sau đó bước qua học tiếng Pháp dứt hẵn với chữ Nho và chữ Nôm, dứt hẵn với lịch sử, văn hóa Việt Nam.

4. Thực dân Pháp thực hiện mưu đồ của Giám mục Puginier bắt dân ta học CQN của Đắc Lộ. Học CQN để quên đi quá khứ, quên đi lịch sử, để cải đạo, phục vụ cho thực dân Pháp rồi dần dần trở thành công bộc của thực dân Pháp. Nhà Nho Trần Tế Xương đã phản ảnh tình hình lúc đó qua bài thơ ngắn sau đây:

“Nào có nghĩa gì cái chữ Nho
Ông nghè ông cống cũng nằm co
Chi bằng đi học làm thầy phán
Tối rượu sâm banh, sáng sữa bò”

Các chí sĩ yêu nước VN, các nhà văn hóa VN thấy rõ cái nhục đó, đứng vào cái thế bị cai trị, không còn cách chọn lựa nào khác họ đã vận dụng ngay cái công cụ phục vụ Thiên Chúa Giáo và thực dân Pháp biến thành công cụ dạy bảo cho dân VN biết được tội ác của giặc, biến cái công cụ thô sơ, hẹp hòi của địch thành một vũ khí sắc bén, vừa để đánh trả địch, vừa để xây dựng ngôi nhà văn hóa của mình. Xây dựng ngôi nhà văn hóa đó không những bằng gỗ giải hạ lấy được của giặc mà chủ yếu bằng gạch đá của cha ông để lại (chữ Nho) cộng với tri thức của thời đại không qua con đường CQN.

Thực dân Pháp nghe lời Giám mục Puginier loại bỏ chữ Hán, chữ Nôm, nhưng chính trong giai đoạn nầy xuất hiện nhiều người Việt giỏi Hán Nôm. Giỏi Hán Nôm không phải để trở thành khoa bảng như ngày xưa mà thực tế để xây dựng văn hóa Việt Nam. Người Pháp không ngờ các trí thức Hán Nôm (như cụ Đào Thái Hanh ở Sa-đéc, tác giả Ái Châu Danh Thắng, rất giỏi Hán Nôm và cũng là người giỏi tiếng Pháp) và ngược lại những trí thức rất giỏi tiếng Pháp và cũng rất sành Hán Nôm (như cụ Phạm Quỳnh, cụ Hoàng Xuân Hãn).

Tôi không nghiên cứu ngữ học Việt Nam, chỉ với tư cách là một người cầm bút tôi nghĩ trong tiếng nói và chữ viết tiếng Việt hiện nay có ít nhất từ 70% đến 80% là chữ Hán Việt (chữ Nho), còn lại 30% hay 20% chữ thuần , trong đó có CQN do Giáo sĩ Đắc Lộ chép của các vị Thừa sai người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và chữ thuần Việt xuất phát từ các địa phương khác mà thời các vị Thừa sai người Bồ, người Tây Ban Nha chưa biết. 70% đến 80% dùng chữ Hán Việt (chữ Nho) là gì? Là các chữ do người VN sử dụng (chữ Nho) theo nghĩa của người Việt, hoặc sử dụng những từ mới do các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc mới phát minh sau nầy. 70% đến 80% chữ Việt dùng Hán Việt trong các lãnh vực Khoa học (Toán học, Vật Lý, Hóa học, Sinh học, Y học, Địa chất học.v.v.), trong lĩnh vực Luật học, trong lĩnh vực Triết học, Kiến trúc, Xây dựng, Nghệ thuật, Thương mại .v.v.. Và ngay bây giờ trong lĩnh vực Công nghệ 4.0.

Ta nói “trí tuệ nhân tạo” có từ nào là thuần Việt đâu? Tôi không nghiên cứu ngữ học tôi không biết hết, nhưng qua quá trình học vấn hạn hẹp của tôi: Tôi đã học khoa học nhờ Danh Từ Khoa Học của Hoàng Xuân Hãn, nghiên cứu Luật học nhờ từ điển Luật của Vũ Văn Mẫu, học Triết học bằng Danh từ Triết học của Nguyễn Văn Trung. Gia tài CQN ngày nay của VN do biết bao người đóng góp xây dựng nên. Tại sao ông Viện trưởng Viện Vinh danh Chữ Quốc ngữ chỉ vinh danh các Giáo sĩ Pi-na và Đắc Lộ không mà thôi?

Và, chắc anh cũng biết, sau ngày Cách mạng Tháng 8/1945 thành công, cuộc diễu hành mừng Cách mạng ở Hà Nội, bộ đội Việt Minh mặc binh phục của Pháp, đeo súng Pháp. Đến ngày Toàn quốc kháng chiến, vũ khí chống Pháp hầu hết cũng đều của Pháp. Vậy có khi nào ta đặt vấn đề tôn vinh cám ơn những người đã làm ra những vũ khí và binh phục cho ta chống Pháp không? Chắc chắn là không.

Anh là nhà vật lý chắc anh biết Giáo sư Tiến sĩ Trần Chung Ngọc
(1931–2014) là một học giả người Mỹ gốc Việt. Ông tốt nghiệp bằng Tiến sĩ vật lý tại Đại học Wisconsin – Madison, Hoa Kỳ, ông từng giảng dạy tại trường ĐH Khoa học Sài Gòn và các cơ sở giáo dục của VNCH đồng thời có thời gian nhập ngũ làm sĩ quan trong quân đội VNCH, Trần Chung Ngọc sang định cư tại Hoa Kỳ, tiếp tục nghiên cứu vật lý, nghiên cứu các vấn đề lịch sử, văn hóa, tôn giáo Việt Nam. Năm 1994, ông kết luận bài viết Alexandre de Rhodes: Công hay Tội ? như sau:

“Một tên giặc tới nhà chúng ta, tạo ra một thứ vũ khí để dễ bề quyến rũ con em nhẹ dạ theo chúng phản lại tổ tiên, chúng ta dùng vũ khí đó để mở mang đầu óc của tất cả những người trong gia đình nhờ đó mà gia đình chúng ta bảo vệ được truyền thống luân lý đạo đức của gia đình, bảo toàn gia sản của tổ tiên khỏi bị cướp đi, vậy chúng ta nên nhớ ơn những người trong gia đình có sáng kiến dùng ngay vũ khí của địch để đánh địch hay là chúng ta nên nhớ ơn kẻ đã mang vũ khí đến nhà chúng ta để cướp đi của cải và gây bất hòa trong gia đình chúng ta?
Tôi hy vọng vấn đề công và tội của Alexandre de Rhodes nay đã sáng tỏ”.

Anh có thể không đồng ý với nhận định của TS Trần Chung Ngọc, nhưng ít ra anh cũng biết được rằng trong xã hội VN hiện nay, không phải ai cũng nghĩ về linh mục Đắc Lộ và CQN của ông như anh. Anh có quyền vinh danh lịnh mục Đắc Lộ, anh có quyền vinh danh Phép Giảng Tám Ngày nhưng anh không được nhân danh dân tộc VN vinh danh nhừng người anh đang phấn đấu vinh danh như anh đã khắc lên bia đá “ CHỮ QUỐC NGỮ CÒN, TIẾNG VIỆT CÒN, NƯỚC VIỆT NAM CÒN”.

5. Vừa rồi anh nói trên Net: “Đà Nẵng không đặt thì ở Quảng Nam sẽ đặt tên đường hai vị”. Anh là Viện trưởng Viện Vinh danh Chữ Quốc ngữ và Bảo tồn tiếng Việt, trường Đại học Duy Tân chứ đâu phải HĐND tỉnh Quảng Nam mà có thể khẳng định như vậy? Mà nếu là tỉnh Quảng Nam đi nữa thì tỉnh Quảng Nam đâu có thể vượt qua được chủ trương của nhà nước Việt Nam: “Điều 10, Khoản 5 về Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng như sau:

“Những nhân vật lịch sử còn có ý kiến đánh giá khác nhau hoặc chưa rõ ràng về mặt lịch sử thì chưa xem xét đặt tên cho đường, phố và công trình công cộng”.

Alexandre de Rhodes là một người có công với Vatican mà có tội với dân tộc Việt, rắc rối như thế làm sao HĐND tỉnh Quảng Nam có thể chọn ông để đặt tên đường được chứ! Nhà thơ, ca sĩ Nguyễn Đăng Hưng mới lãng mạn như thế chứ không phải ông Giáo sư Vật lý phá vỡ ở Bỉ!

6. Có lẽ anh đã cảm thấy bị hố nên anh lại viết lại trên FB rằng “Đặt tên đường hay không đâu quan trọng, bởi trong tâm tưởng người Việt, với nết nghĩ “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” vẫn có Alexandre de Rhodes, bởi chữ quốc ngữ từ ông hiện hữu đang được dùng mỗi ngày”.

Anh lại sai nữa rồi. “Đặt tên đường hay không đâu quan trọng” thế thì anh – một trong những người cổ vũ cho TP. Đà Nẵng lấy tên hai linh mục Francisco de Pina và Alexandre de Rhodes đặt tên đường phố làm gì để gây nên cuộc tranh luận gây mất đoàn kết đang diễn ra như hiện nay? Anh dẫn đoàn đi Iran vinh danh Đắc Lộ, vinh danh Phép Giảng Tám Ngày, việc Quảng Nam tổ chức Hội thảo CQN, chuyện Quảng Nam thiết kế xây dựng công viên Dinh trấn Thanh Chiêm CQN có ai chính thức phản đối gì đâu. Anh viết: “Bởi trong tâm tưởng người Việt, với nết nghĩ “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” vẫn có Alexandre de Rhodes bởi chữ quốc ngữ từ ông hiện hữu đang được dùng mỗi ngày”. Nhận thức của anh trên đây có hai điều sai:

6.1. Giáo sĩ Đắc Lộ có làm ra CQN đâu, ông ta chỉ là người cóp của các Thừa sai Gaspar do Amaral, Antonio Barbosa, Francisco de Pina. Cóp xong rồi hủy hết tất cả di cảo mà ông đã sử dụng của các tác giả từng là ân nhân, là thầy của ông để dành cái quyền làm chủ CQN độc nhất là Alexandre de Rhodes? Khối di cảo đó rất lớn mới giúp cho Alexandre de Rhodes khai thác làm nên công trình Tự điển Việt Bồ La, làm sao có thể mất được? Tại sao anh không lên án Alexandre de Rhodes về hành vi hủy di cảo CQN của những người đi trước như đã đề cập mà chỉ vinh danh Alexandre de Rhodes là sao?

Anh sống ở TP HCM lâu chắc anh biết học giả An Chi. An Chi đã giải thích công việc anh đang theo đuổi là:
“Cái tâm lý đòi dân ta phải mang ơn A.de Rhode chẳng qua là hậu quả của sự nhồi sọ mà bọn thực dân Pháp đã thực hiện trong thời kỳ chúng còn cai trị dân ta, nước ta. Ngoài ra, còn có thể có cả những nguyên nhân khác thuộc tâm thức riêng, và cả…tín ngưỡng riêng nữa”.
“Người ta thì làm cuốn tự điển để tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền đạo của người ta mà mình thì cứ nằng nặc đòi người Việt Nam phải ghi công ông cố đạo Alexandre de Rhode, thậm chí có người mà lòng biết ơn cụ cố còn làm tượng nặng đến 43 tấn”. (Theo antg.cand.com.vn)

6.2. Anh xem thử CQN trong đời sống với công nghệ 4.0 hiện nay có bao nhiêu phần trăm CQN có trong Tự điển Việt Bồ La (Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum) của Đắc Lộ? Có ít nhất 70% đến 80% từ Hán Việt (chữ Nho). Ví dụ “Công trình nghiên cứu chữ quốc ngữ” (cụm từ 1) của anh gồm 7 từ, chỉ có 1 từ (chữ) Việt và có đến 6 từ do cha ông chúng ta đã sử dụng Hán Việt (chữ Nho), 6 từ nầy không thể có trong Tự điển Việt Bồ La của Đắc Lộ. “Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng tham gia Hội thảo Khoa học về Chữ Quốc Ngữ” (cụm từ 2) có 15 từ, chỉ có 2 từ Việt (về, chữ) còn có đến 13 từ Hán Việt (chữ Nho).

Chữ viết trong đời sống của chúng ta hiện nay như thế đấy. Tại sao anh không nhớ những người làm ra 6 từ trong cụm từ 1 và 13 từ trong cụm từ 2 ấy mà chỉ nhớ người chép mấy từ “chữ”, “về chữ” trong Tự điển của Đắc Lộ mà thôi? Anh có biết sách Danh Từ Khoa Học của cụ Hoàng Xuân Hãn ra đời năm 1942, đã được Hội Khuyến Học Nam Kỳ tặng thưởng từ năm 1943 không? Quyển sách “Danh từ khoa học” của cụ Hoàng Xuân Hãn viết năm 1942 bàn về việc “nhập khẩu” thuật ngữ khoa học, ở đó có các chỉ dẫn hữu ích để chọn cách tạo ra từ ngữ mới khi dịch.

Nếu trước đây không có Danh Từ Khoa Học của Hoàng Xuân Hãn anh có học Toán, học khoa học bằng tiếng Việt được không? Anh có biết Cái học ban đầu đưa anh lên lấy bằng Tiến sĩ vật lý sao anh không nhớ? Cái quả CQN ngày nay chúng ta đang sử dụng là một công trình góp công góp sức của biết bao người qua hàng trăm năm, các nhà Nho không tên tuổi, các ông Trương Vĩnh Ký với Gia Định Báo, Huỳnh Tịnh Của với Đại Nam Quốc Âm Tự Vị, các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Đông Kinh Nghĩa Thục, Nhóm Đông Dương Tạp Chí, Nguyễn Văn Vĩnh, Nhóm Nam Phong Tạp Chí, Phạm Quỳnh, Phan Kế Bính, Nguyễn Văn Tố, Nguyễn Tường Tam với Tự Lực Văn Đoàn, Hồ Chí Minh, Phong trào Bình Dân Học Vụ, Phạm Văn Đồng, Nhóm Giáo sư trường Khải Định (sau năm 1956 lấy lại tên Quốc Học) và trí thức Huế (như Tạ Quang Bửu, Đào Duy Anh, Nguyễn Huy Bảo, Đoàn Nồng, Tôn Quang Phiệt, Nguyễn Thúc Hào, Phạm Đình Ái, Nguyễn Dương Đôn.v.v.), Nguyễn Bạt Tụy, Trương Văn Chình, Lê Ngọc Trụ, Vũ Văn Mẫu, Nguyễn Văn Trung,.v.v. Anh chỉ vinh danh Đắc Lộ – người làm ra công cụ truyền giáo là vô ơn bội nghĩa với những người đã góp công xây dựng nên CQN cho dân tộc ngày nay.

7. Có lẽ đến hôm nay anh đã được đọc nhiều bài viết về linh mục Đắc Lộ và Lịch sử CQN của ông mà trước khi nhận chức Viện trưởng Viện Vinh danh Chữ Quốc Ngữ và Bảo tồn tiếng Việt, trường Đại học Duy Tân anh chưa đọc. Và chắc anh cũng không ngờ chuyện linh mục Đắc Lộ trước đây nó đã dữ dội đến như vậy và đang diễn ra trên mạng xã hội rầm rộ đến như vậy.

Có người gọi tôi: “Ông X. ơi, chuyện Đắc Lộ tôi tưởng đã giấu được rồi để lo chuyện thời sự, ai ngờ ông Giáo sư Việt kiều Bỉ Nguyễn Đăng Hưng xới lại, phát hiện thêm được nhiều thông tin thú vị quá: Chuyện ông Đắc Lộ xin nước Pháp cấp cho ông nhiều binh sĩ để ông lên đường chinh phục toàn cõi phương Đông, chuyện Lời thề của các giáo sĩ Dòng Tên trước Giáo Hoàng ghê quá. Nhiều giáo dân không thể tưởng tượng được các vị Thừa sai Thiên Chúa giáo truyền bá đạo Chúa vào VN bằng cuốn Phép Giảng Tám Ngày kinh khủng đến như thế!”.
Chắc cũng đã có người gọi điện thoại thông tin đó đến anh phải không?

Anh Hưng ơi! Thật tình tôi không muốn nói chuyện nầy: Đã và sẽ, không những người ta đưa ra nhiều thông tin mới (hoặc cũ nhưng ít người biết) về linh mục Đắc Lộ và CQN của ông mà còn lôi ra nhiều thứ nữa như những trường hợp Thực dân Pháp và Thiên Chúa giáo cấu kết với nhau chiếm đất, cướp chùa, phá tượng Phật Việt Nam, về Trần Lục (Cha Sáu) kéo 5.000 giáo dân triệt hạ căn cứ chống Pháp ở Ba Đình, lôi ra các tên tuổi làm gián điệp cho Pháp và đặc biệt là nhắc lại lịch sử Giáo Sĩ Thừa Sai Và Chính Sách Thuộc Địa Của Pháp Tại Việt Nam (1857-1914) v.v.. Và tôi tin chắc với phương tiện in ấn dễ dàng và mạng xã hội phổ cập hiện nay, trong tương lai sẽ còn nhiều tham luận, nhiều tranh luận, nhiều sách của những người ủng hộ việc vinh danh linh mục Đắc Lộ của anh và những người hạch tội linh mục Đắc Lộ.

Việc vinh danh linh mục Đắc Lộ hay lên án ông cho đến nay không có gì mới. Chỉ xuất hiện những người viết mới thôi. Điều mà những người tử tế trách anh là anh không nắm rõ vấn đề, anh vinh danh linh mục Đắc Lộ hay ho đâu chưa thấy mà lộ ra bao chuyện không hay về Đắc Lộ và những gì liên quan đến ông. Anh không để cho ông nằm yên bên Iran mà lôi ông về VN làm chi để cho thiên hạ nhắc lại những điều không hay dành cho ông đã diễn ra trước đây và đang được bổ sung hiện nay. Từ nay cho đến nhiều đời sau nữa, tên GS Nguyễn Đăng Hưng – Viện trưởng Viện Vinh danh Chữ Quốc Ngữ và Bảo tồn tiếng Việt, trường Đại học Duy Tân, Tp. Đà Nẵng luôn gắn với linh mục Đắc Lộ. Không biết nên buồn hay nên vui anh Hưng hè?

Chuyện linh mục Đắc Lộ và CQN của ông (chứ không phải CQN của VN ngày nay) còn có thể trao đổi tiếp nhưng dù sao cũng phải tạm dừng ở đây. Nếu anh thấy chưa thỏa đáng lại sẽ trao đổi tiếp.

Tôi gởi lại anh lá thư anh đã vội gởi cho tôi: “Nếu nhầm lẫn thì xin lỗi và im lặng”. Tôi gởi lại để anh thấy tôi hay anh nên thực hiện nội dung lá thư ấy. Tôi chờ quyết định của anh.

Chúc anh “Rày hằng ngày dùng đủ”.
Thân chào anh.
Huế, Mùa Noel 2019. Nguyễn Đắc Xuân.
===
Đọc đầy đủ ở đây: https://sachhiem.net/index.php?content=showrecipe&id=7421

Ảnh: Đại ân nhân nào? Dân tộc nào tạ ơn?
Một nhóm lưu vong và một nhúm vong nô trong nước không được tiếm danh dân tộc!

9) Kết luận: Sự gạn đục khơi trong nên lưu danh ông Alexandre de Rhodes trên viên tảng đá tưởng nhớ đặt tại công viên Tao Đàn và bảo lưu tên đường Alexandre de Rhodes (là đường Paracels, sau là đường Colombert, sau đổi là Alexandre de Rhodes; đổi là đường Thái Văn Lung và đến năm 1993 ông Võ Văn Kiệt cho đổi lại tên Alexandre de Rhodes) để ghi nhớ công lao đối với người đã phát minh ra chữ Quốc ngữ.

songdongnai

CUỐI DÒNG SÔNG LÀ BIỂN
Hoàng Kim

Sông Đồng Nai và cù lao Phố thuộc thành phố Biên Hòa là nơi rất đẹp tôi chọn làm nền cho chùm ảnh và câu chuyện dài về Văn Miếu Trấn Biên, Đồng Nai đất và người bên dòng sông lớn. Lớp sinh viên khóa 2 Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh chúng tôi đã về thăm và dâng hương ghi ơn những người mở đất, tạo dựng đường sống cho dân tộc Việt và cộng đồng những cư dân thân thiết, cùng chung lưng đấu cật gầy dựng nên nơi này. Dòng sông Đông Nai và Văn Miếu Trấn Biên là nơi khởi đầu cho chuyện kể Bài viết gồm ba phần : Đi như một dòng sông; Nam tiến của người Việt; Cuối dòng sông là biển…

songgianh

ĐI NHƯ MỘT DÒNG SÔNG

Linh Giang Quảng Bình là dòng sông huyền thoại nối liền của đôi bờ “Đằng Ngoài và Đằng Trong”. Biển Đông kết nối các dòng sông lớn của xứ Bắc như sông Hồng, sông Lam … và các đòng sông lớn đất phương Nam như sông Cửu Long, sông Đồng Nai, sông Hương. Lịch sử Nam tiến của dân tộc Việt đi như một dòng sông lớn, thuận chiều, xuôi dòng, hướng về biển lớn. Dòng sông về biển có khi hiền hòa có khi hung dữ tùy theo thế nước nhưng mãi mãi là nguồn sống, nguồn sinh lực của con người, cây xanh và vạn vật. Sông Đồng Nai và Văn miếu Trấn Biên là tình yêu lớn, quê hương thứ hai của tôi ở đất phương Nam.

Nam Tiến, đi như một dòng sông, nói thì dễ nhưng sự thật đời người là khó. Bạn học cùng tổ với tôi là Cao Văn Hàng, khác với tôi là lên đường nhập ngủ từ ngày 2 tháng 9 năm 1971, để sau này xa xứ và trở thành người Đồng Nai như câu chuyện tôi đã kể trong Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời. Cao Văn Hàng dân Thanh Hóa tốt nghiệp kỹ sư nông học ở Trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc (tiền thân của Trường Đại học Nông Lâm HuếĐại học Nông – Lâm Bắc Giang ngày nay). Anh khác với bạn bè cùng trang lứa phần lớn đều ước mơ ra Bắc về Cục Vụ Viện Trường ở Hà Nội hoặc các tỉnh lân cận, anh viết đơn tình nguyện “đi bất cứ nơi nào khi Tổ Quốc cần” theo sự phân công của tổ chức. Và anh đã được toại nguyện Nam Tiến về nông trường Con Cuông một nơi heo hút phía Tây Nghệ An.  Anh Cao Văn Hàng Nam Tiến với ước mơ cháy bỏng “hành được những điều sở học” về một nông trường nghèo vùng núi sâu, ít cán bộ có bằng cấp chính quy đại học thực thụ, năm năm sau tạm ổn định và cố gắng lấy vợ sinh con, mười năm sau có được một vị trí công việc hợp với mình và nơi ấy, mười lăm năm sau có được chút thành quả, hai mươi năm sau có được một sản phẩm gì đó trở về “bái tổ” ở đất quê hương. Mấy chục năm sau, tôi về thăm anh thì anh đã lộn ngược về quê Thanh Hóa cũ. Anh trở về với cái gốc ban đầu và đang tính đường … nuôi hươu.

Nằm ngủ tại nhà bạn Cao Văn Hàng dưới túp tranh nghèo, tôi ám ảnh trước bài thơ của anh:

Tiếc một đời sống dở, ở không xong
Ta đã sống một thời bay theo gió
Hương còn đó hồi sinh đang đó
Mà bơ vơ lạc lõng giữa quê nhà.

Ai bảo Nam Tiến là dễ ? Cao Văn Hàng là một thí dụ, tìm đường sống, mưu sinh không dễ. Huống hồ  đó là đường sống của một dân tộc. Đọc thơ Cao Văn Hàng tự dưng tôi liên tưởng tới “Đường sống” của Lev Tonstoy mà tôi đã trích dẫn trong “Con đường xanh của chúng ta“.

Những lớp sinh viên nông nghiệp chúng tôi, nay nhìn lại, phần lớn đều Nam tiến, theo đúng con đường của dân tộc đang đi. Chuyện học đại học 5 lớp của tôi nghe qua thì buồn cười nhưng thực tế là có thật. Tôi thi đậu vào Trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc năm 1970, học Trồng trọt 4 cùng khóa với các bạn Trần Văn Minh, Đỗ Thị Minh Huệ, Phan Thanh Kiếm, Đỗ Khắc Thịnh, Vũ Mạnh Hải, Phạm Sĩ Tân, Phạm Huy Trung, Lê Xuân Đính, Nguyễn Hữu Bình, Lê Huy Bá … cho đến ngày 02 tháng 9 năm 1971 thì tôi gia nhập quân đội cùng lứa với Nguyễn Văn Thạc. Đợt tuyển quân sinh viên trong ngày độc lập đã nói lên sự quyết liệt sinh tử và ý nghĩa thiêng liêng của ngày cầm súng. Chiến trường đánh lớn. Đơn vị chúng tôi chỉ huấn luyện rất ngắn rồi vào trận ngay với 81 đại đội vượt sông Thạch Hãn. Chiến dịch Quảng Trị năm 1972 sau này đã đi vào huyền thoại: “Đò lên Thạch Hãn ơi chèo nhẹ/ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm/ Có tuổi hai mươi thành sóng nước/ Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm”. Tổ chúng tôi bốn người thì Xuân và Chương hi sinh, chỉ Trung và tôi trở về trường sau ngày đất nước thống nhất.  Những vần thơ viết dưới đây là xúc động sâu xa của tôi khi nghĩ về bạn học đồng đội đã khuất: “Trận chiến hôm qua bạn góp máu hồng. Lớp học hôm nay bạn không trở lại. Trách nhiệm trong mình nhân lên gấp bội. Đồng chí ơi, tôi học cả phần anh”. Tôi về học tiếp năm thứ hai tại Trồng trọt 10 của Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc đến cuối năm 1977 thì chuyển trường vào Đại học Nông nghiệp 4, tiền thân Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Trồng trọt 2 thuở đó là một lớp chung mãi cuối khóa mới tách ra 2A,2B, 2C. Tôi làm Chủ tịch Hội Sinh viên thay cho anh Nguyễn Anh Tuấn khoa thủy sản ra trường về dạy ở Trường Đại học Cần Thơ.

Các bạn sinh viên lứa tôi ở trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc đi bộ đội đợt 1971 khoảng 150 người, sau này khoảng bốn mươi phần trăm hi sinh ở chiến trường phương Nam, số bạn về trường học lại còn khoảng bốn mươi phần trăm, và hai mươi phần trăm nữa chuyển ngành sang học trường khác hoặc làm nghề khác. Khóa 4 thời đó, số bạn không đi bộ đội, lúc ra trường sau 1975, phần lớn đều vào nhận nhiệm sở ở Nam Bộ, Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ . Lứa bạn tôi ở khóa 10 trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc cũng vậy, có khoảng trên sáu mươi phần trăm tăng cường cho nông nghiệp miền Nam. Đối với lúa bạn ở ba lớp Trồng trọt 2A,2B, 2C của Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh tuyển sinh ở phía Nam thì hiển nhiên sau này ra nghề làm việc ở miền Nam. Có một số ít bạn theo gia đình sang Mỹ, Pháp, Đan Mạch … Vậy nên nghề nông chúng tôi căn bản đã đi theo đúng con đường Nam tiến của dân tộc đang đi. Hôm lớp chúng tôi về thăm Văn Miếu Trấn Biên, ngồi trò chuyện và chơi với nhau bên dòng sông lớn Đồng Nai, chúng tôi đã chiêm nghiệm về điều ấy.

vietnam1009-2016

NAM TIẾN CỦA NGƯỜI VIỆT

Nam tiến là xu thế tự nhiên, tất yếu của lịch sử người Việt. Bản đồ đất nước Việt Nam qua các đời nguồn Wikipedia là dẫn liệu toàn cảnh, quan trọng cho tầm nhìn lịch sử Nam tiến của người Việt từ thời Lý cho đến nay. Một cách khái lược, hành trình Nam tiến kéo dài gần 700 năm từ thế kỷ 11 đến giữa thế kỷ 18, nâng diện tích lãnh thổ từ ban đầu độc lập (năm 938) cho đến nay (năm 2016) lãnh thổ Việt Nam hình thành và tồn tại với tổng diện tích gấp 3 lần.

Tác phẩm”Nỗi niềm Biển Đông”của nhà văn Nguyên Ngọc là một khái quát gọn nhất và rõ nhất về hai phân kỳ Lịch sử Việt Nam; nguồn gốc động lực Nam Tiến. Tôi xin được trích dẫn nguyên văn:

Mở đầu cuốn Việt Nam văn hóa sử cương, cụ Đào Duy Anh viết: “Khắp một vùng trung châu Bắc Việt, không mẩu đất nào là không có dấu vết thảm đảm kinh dinh của tổ tiên ta để giành quyền sống với vạn vật; suốt một dải Trung Việt vào đến trung châu Nam Việt, không một khúc đường nào là không nhắc lại sự nghiệp gian nan tiến thủ của tổ tiên ta để mở rộng hy vọng cho tương lai.” Thật ngắn gọn, thật súc tich, vị học giả cao kiến đã đúc kết chặt chẽ và cực kỳ chính xác hai chặng đường lớn mấy thiên niên kỷ của dân tộc; và chỉ bằng mấy chữ cô đọng, chỉ ra không thể rõ hơn nữa đặc điểm cơ bản của mỗi chặng, có ý nghĩa không chỉ để nhìn nhận quá khứ, mà còn để suy nghĩ về hôm nay và ngày mai – những suy nghĩ, lạ thay, dường như đang càng ngày càng trở nên nóng bỏng, cấp thiết hơn.

Chặng thứ nhất, tổ tiên ta, từ những rừng núi chật hẹp phía bắc và tây bắc, quyết chí lao xuống chiếm lĩnh hai vùng châu thổ lớn sông Hồng và sông Mã, mênh mông và vô cùng hoang vu, toàn bùn lầy chưa kịp sánh đặc, “thảm đảm kinh dinh để giành quyền sống với vạn vật” – mấy chữ mới thống thiết làm sao – hơn một nghìn năm vật lộn dai dẳng giành giật với sóng nước, với bùn lầy, với bão tố, với thuồng luồng, cá sấu … để từng ngày, từng đêm, từng giờ, vắt khô từng tấc đất, cắm xuống đấy một cây vẹt, một cây mắm, rồi một cây đước, ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác, năm  này qua năm khác, trăm năm này qua trăm năm khác, khi đất đã được vắt khô, được rửa mặn và ứng đặc, cắm xuống đấy một cây tạo bóng mát, rồi một cây ăn quả, một cây lúa, một mảnh lúa, rồi một đồng lúa …, tạo nên chỗ đứng chân cho từng con người, từng đôi lứa, từng gia đình, rồi từng cộng đồng, từng xóm mạc, từng làng, từng tổng, từng huyện, …cho đến toàn dân tộc, toàn xã hội, lập nên nửa phần là gốc cội của giang sơn ta ngày nay. Và hẳn còn phải nói thêm điều này nữa, cuộc thảm đạm kinh dinh vật lộn với thiên nhiên ấy lại còn phải cọng thêm cuộc vật lộn cũng dai dẳng, quyết liệt, không hề kém can trường và thông minh, để sáng tạo, định hình và gìn giữ một bản sắc Việt riêng giữa trăm Việt, là một Việt độc đáo và đặc sắc, không bị hòa tan bởi một thế lực hung hản, khổng lồ, luôn muốn xóa bỏ và hòa tan tất cả …   Hơn một thiên niên kỷ thiết lập và trụ vững, tạo nên nền tảng vững bền, để bước sang chặng thứ hai.

Chặng thứ hai, như cụ Đào Duy Anh đã đúc kết cũng thật ngắn gọn và chính xác, “gian nan tiến thủ để mở rộng hy vọng cho tương lai”.  Trên gốc cội ấy rồi, đi về đâu? Chỉ còn một con đường duy nhất: Về Nam. Có lẽ cũng phải nói rõ điều này: trước hết, khi đã đứng chân được trên châu thổ sông Hồng sông Mã rồi, kháng cự vô cùng dũng cảm và thông minh suốt một nghìn năm để vẫn là một Việt đặc sắc không gì đồng hóa được rồi, thì mối uy hiếp bị thôn tính đến từ phương bắc vẫn thường xuyên và mãi mãi thường trực. Không nối dài được giang sơn cho đến tận Cà Mau và Hà Tiên thì không thể nào bắc cự. Ở bước đường chiến lược này của dân tộc có cả hai khía cạnh đều hết sức trọng yếu. Khía cạnh thứ nhất: phải tạo được một hậu phương thật sâu thì mới đủ sức và đủ thế linh hoạt để kháng cự với mưu đồ thôn tính thường trực kia. Lịch sử suốt từ Đinh Lê Lý Trần Lê, và cả cuộc chiến tuyệt vời của Nguyễn Huệ đã chứng minh càng về sau càng rõ điều đó. Chỉ xin nhắc lại một sự kiện nghe có thể lạ: chỉ vừa chấm dứt được 1000 năm bắc thuộc bằng trận đại thắng của Ngô Quyền, thì Lê Hoàn đã có trận đánh sâu về phương nam đến tận Indrapura tức Đồng Dương, nam sông Thu Bồn của Quảng Nam. Đủ biết cha ông ta đã tính toán sớm và sâu về vai trò của phương Nam trong thế trận tất yếu phải đứng vững lâu dài của dân tộc trước phương bắc như thế nào.

 Khía cạnh thứ hai, vừa gắn chặt với khía cạnh thứ nhất, vừa là một “bước tiến thủ” mới “mở rộng hy vọng cho tương lai”, như cách nói sâu sắc của cụ Đào Duy Anh. Bởi có một triết lý thấu suốt: chỉ có thể giữ bằng cách mở, giữ để mà mở, mở để mà giữ. Phải mở rộng hy vọng cho tương lai thì mới có thể tồn tại. Tồn tại bao giờ cũng có nghĩa là phát triển. Đi về Nam là phát triển. Là mở. Không chỉ mở đất đai. Càng quan trọng hơn nhiều là mở tầm nhìn. Có thể nói, suốt một thiên niên kỷ trước, do cuộc thảm đảm kinh dinh để giành dật sự sống với vạn vật  còn quá vật vã gian nan, mà người Việt chủ yếu mới cắm cúi nhìn xuống đất, giành thêm được một một mẩu đất là thêm được một mẩu sống còn. Bây giờ đã khác. Đã có 1000 năm lịch sử để chuẩn bị, đã có thời gian và vô số thử thách để tạo được một bản lĩnh, đã có trước mặt một không gian thoáng đảng để không chỉ nhìn xa mãi về nam, mà là nhìn ra bốn hướng. Nhìn ra biển. Phát hiện ra biển, biển một bên và ta một bên, mà lâu nay ta chưa có thể toàn tâm chú ý đến. Hay thay và cũng tuyệt thay, đi về Nam, người Việt lại cũng đồng thời nhìn ra biển, nhận ra biển, nhận ra không gian sống mới, không gian sinh tồn và phát triển mới mệnh mông của mình. Hôm nay tôi được ban tổ chức tọa đàm giao cho đề tài có tên là “nổi niềm Biển Đông”. Tôi xin nói rằng chính bằng việc đi về nam, trên con đường đi ngày càng xa về nam mà trong tâm tình Việt đã có được nổi niềm biển, nổi niềm Biển Đông. Cũng không phải ngẫu nhiên mà từ đó, nghĩa là từ đầu thiên niên kỷ thứ hai, với nổi niềm biển ngày càng thấm sâu trong máu Việt, cha ông ta, người dân Việt, và các Nhà nước Việt liên tục, đã rất sớm khẳng định chủ quyền Việt Nam trên các hải đảo và thểm lục địa “.

vietnam-1650
Nam Tiến của người Việt từ thời tự chủ cho đến ngày nay được chia làm ba giai đoạn chính:

Giai đoạn 1 từ năm 1009 khởi đầu nhà Lý  cho đến năm 1525 khởi đầu nhà Mạc, trãi Đinh, Tiền Lê, Nhà Lý, Nhà Trần (1226-1400), Nhà Hồ (1400- 1407),  Nhà Lê sơ (1428-1527). Cương vực nước Đại Việt là bản đồ màu xanh đến ranh giới đèo Ngang hoặc sông Gianh ranh giới Hà Tĩnh và Quảng Bình ngày nay. Giải đất các đồng bằng nhỏ ven biển Nam Trung Bộ suốt thời kỳ này là sự giành đi chiếm lại của Đại Việt và Chiêm Thành.Đây là giai đoạn đầu mới giành được độc lập tự chủ, lãnh thổ Đại Việt bao gồm khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng, các đồng bằng nhỏ ven biển Bắc Trung Bộ. Sông Gianh là cực nam của đất nước.

Giai đoạn 2 từ năm 1526 khởi đầu nhà Mạc của nước Đại Việt đến năm 1693 kết thúc việc sáp nhập Chiêm Thành vào Đại Việt và đến năm 1816 sáp nhập hoàn toàn Chân Lạp, Tây Nguyên với các hải đảo vào lãnh thổ của nước Đại Nam thời Minh Mệnh nhà Nguyễn để có ranh giới cương vực như hiện nay. Thời kỳ này trãi từ Nhà Mạc (1527-1592),Nhà Lê trung hưng (1533-1789), Trịnh-Nguyễn phân tranh,  nhà Tây Sơn (1778-1802) Chiến tranh Tây Sơn–Chúa Nguyễn (1789-1802) Việt Nam thời Nhà Nguyễn (1804-1839). Bản đồ cương vực màu  xanh gồm khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng, các đồng bằng nhỏ ven biển Bắc Trung Bộ thuộc Đằng Ngoài, cương vực màu vàng từ địa đầu Quảng Bình đến đèo Cù Mông tỉnh Phú Yên, bao gồm các đồng bằng nhỏ ven biển Nam Trung Bộ, Tây Nguyên  thuộc Đàng Trong, Từ năm 1693 cho đến năm 1839 lãnh thổ Việt Nam lần lượt bao gồm  Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long với các hải đảo .

Giai đoạn 3 từ năm 1839 cho đến nay, bao gồm:  Đại Nam thời Nhà Nguyễn (1839-1945); Thời Pháp thuộc Liên bang Đông Dương (nhập chung với Lào, Campuchia, Quảng Châu Loan 1887 -1945); Giai đoạn từ năm 1945 đến nay (Đế quốc Việt Nam: tháng 4 năm 1945 – tháng 8 năm 1945 dưới thời chính phủ Trần Trọng Kim; Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: từ 2 tháng 9 năm 1945 đến 2 tháng 7 năm 1976; Quốc gia Việt Nam: dựng lên từ 1949 đến 1955 với quốc trưởng Bảo Đại bởi chính quyền Pháp; Việt Nam Cộng hòa: tồn tại với danh nghĩa kế tục Quốc gia Việt Nam từ 1955 đến 30 tháng 4 năm 1975 tại miền Nam; Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam sau là Cộng hoà Miền Nam Việt Nam: từ 8 tháng 6 năm 1960 đến 2 tháng 7 năm 1976; Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam: từ ngày 2 tháng 7 năm 1976 đến nay).

Đặc trưng của giai đoạn 1 là Sông Giang làm cực Nam của Đằng Ngoài khi chân chúa Nguyễn Hoàng sáng nghiệp đất Đằng Trong. Năm 1558, chúa Nguyễn Hoàng đã cùng với con em vùng đất Thanh Nghệ vào trấn nhậm ở đất Thuận Hóa Quảng Nam, lấy Hoành Sơn, Linh Giang và Luỹ Thầy sau này làm trường thành chắn Bắc. Nguyễn Hoàng đã có những chính sách hiệu quả để phát triển vùng đất Đằng Trong mở rộng lãnh thổ về phương Nam. Các hậu duệ của Nguyễn Hoàng tiếp tục chính sách  bắc cự nhà Trịnh, nam mở mang đất, đến năm 1693 thì sáp nhập toàn bộ đất đai Chiêm Thành vào Đại Việt.

nuidabiaĐặc trưng của giai đoạn 2 là Núi  Đại Lãnh  và núi đá Bia tỉnh Phú Yên là chỉ dấu quan trọng Nam tiến của người Việt từ thế kỷ 11 đến cuối thế kỷ 17. Lê Hoàn năm 982 đem quân đánh Chiêm Thành mở đất phương Nam là lần xuất chinh sớm nhất của Đại Việt, và năm 1693 là năm cuối cùng toàn bộ phần đất Chiêm Thành ở Phú Yên sáp nhập hoàn toàn vào Đại Việt. Vua Lê Thánh Tông năm 1471 khi thân chinh cầm quân tấn công Chiêm Thành  tương truyền đã dừng tại chân núi đá Bia và cho quân lính trèo lên khắc ghi rõ cương vực Đại Việt.Thời Nhà Nguyễn, đến năm 1816 thì sáp nhập toàn bộ đất đai Chân Lạp, Tây Nguyên và các hải đảo vào lãnh thổ Đại Nam.

Kể từ lần xuất chinh đầu tiên của Lê Hoàn từ năm 982 đến năm 1693 trãi 711 năm qua nhiều triều đại, hai vùng đất Đại Việt Chiêm Thành mới quy về một mối. Người Việt đã đi như một dòng sông lớn xuôi về biển, có khi hiền hòa có khi hung dữ, với hai lần hôn phối thời Trần (Huyền Trân Công Chúa) và thời Nguyễn (Ngọc Khoa Công Chúa), chín lần chiến tranh lớn  nhỏ. đã hòa máu huyết với người Chiêm để bước qua lời nguyền núi đá Bia ở núi Phú Yên “gian nan tiến thủ để mở rộng hy vọng cho tương lai”, cho đến năm 1834 thành nước Đại Nam như ngày nay.

Đặc trưng của giai đoạn 3 là Nước Việt Nam độc lập toàn vẹn. Chủ tịch Hồ Chí Minh người đặt nền móng cho một nước Việt Nam mới đã kiên quyết khôn khéo nhanh tay giành được chính quyền và lập nên nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, bởi Pháp bại Nhật hàng vua Bảo Đại thoái vị. Bác nói và làm những điều rất hợp lòng dân: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một; sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”. “Nay, tôi chỉ có một tin tưởng vào Dân tộc độc lập. Nếu (tôi) cần có đảng phái thì sẽ là Đảng dân tộc Việt Nam. Đảng đó sẽ chỉ có một mục đích làm cho dân tộc ta hoàn toàn độc lập. Đảng viên của đảng đó sẽ là tất cả quốc dân Việt Nam, trừ những kẻ phản quốc và những kẻ tham ô ra ngoài

Nam tiến của người Việt thành công vì là là xu thế tự nhiên, tất yếu của lịch sử người Việt. Đó là câu chuyện dài đầy ắp tư liệu đối với những ai thích tìm về cội nguồn lịch sử văn hóa dân tộc. Tôi thích bài Nhật Lệ ơi của anh Nguyễn Quốc Toàn BulukhinCâu chuyện Nam tiến của anh Nam Sinh Đoàn  là những góc nhìn rất thú vị.

tt2-1

CUỐI DÒNG SÔNG LÀ BIỂN

Chúng tôi là những bạn học chung lớp của lứa sinh viên khóa 2 khoa Nông học Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã kéo nhau về dâng hương tại Văn Miếu Trấn Biên ở Biên Hòa gần Cù Lao Phố sông Đồng Nai. Nơi đây lưu dấu nhiều huyền thoại đất và người phương Nam, dòng sông hò hẹn, cuối một dòng sông là cửa biển, và vùng đất thiêng bậc nhất của đất phương Nam, đầy ắp những câu chuyện lạ.

songdongnai

Giáo sư Tôn Thất Trình trong bài viết “Lạm bàn phát triển tỉnh Đồng Nai – Biên Hòa” đăng trên blog Quà tặng (The Gift) đã giới thiệu tổng quát: “Sông Đồng Nai tuy chỉ được xem là con sông đứng hàng thứ ba ở Việt Nam, sau sông Hồng và sông  Mê Kông nhưng chiều dài  chảy trong nước lại đứng hạng nhất 635 km trước sông Hồng  566 km, còn sông Cửu Long đứng hạng 8,  230 km,   chỉ trên sông Thu Bồn hạng 9,  205km . ( Thái Công Tụng, Vietnamologica , 2005 ). Phần sông Đồng Nai chảy qua tỉnh Đồng Nai ngày nay chỉ dài 294 Km .  Tên cũ của sông Đồng Nai là sông Phước Long , còn có tên là sông Hòa Quí.  Theo Đại Nam Nhất Thống Chí (bản dịch của Phạm Trọng Điềm 1997 và Hòang Đỗ sưu tập 2003 ), có đôi chút  địa lý không hòan tòan đúng theo  phân chia hành chánh hay gọi tên ngày nay.

Giáo sư Tôn Thất Trình cũng trong bài viết trên, đôi chút xuôi dòng lịch sử, đã kể tiếp: “Đồng Nai xứ sở lạ lùng. Dưới sông  sấu lội , trên bờ cọp um (Ca Dao miền Nam). Trước khi hình thành và phát triễn Nam Kỳ Lục Tỉnh, vùng đất hoang vu này, từ đầu Công Nguyên đến thế kỷ thứ 7, thuộc về vương quốc Phù Nam, bao gồm một vùng đất bao la trải dài từ  lưu vực sông Cửu Long đến sông Mênam xuống tận các đảo Mã lai (  Lâm Văn Bé, Dòng Việt số 17 năm 2005 ). Tháng 11 năm 1998, ở làng Phú Mỹ  huyện Cát Tiên khám phá ra một ngôi làng cổ, tuổi đã 2500- 3000 năm.  Đây là một phức tạp di tích  gồm  đền đài, tháp và rất nhiều  di vật tiền sử, chứng tỏ có sự lẫn lộn của  một văn hóa Phù Nam ở miền  Nam và văn hóa  Champa. Trong số di vật  có nhiều  tượng thờ như Linga – Yoni, những vật liệu linh thiêng thờ cúng, dùng các bộ phận sinh dục con người làm biểu tượng.  Có một Linga  cao 2.1 m  là một di vật  lọai này lớn nhất thế giới. Ngòai ra  còn nhiều dấu tích khác  chứng tỏ Cát Tiên cũng có thể là một thánh địa của Vương Quốc Phù Nam, xây dựng  cách đây 2000 năm. Thật ra  dưới thời Pháp thuộc, lưu vực sông Đồng Nai  với các địa điểm như cù lao Rùa, Cù Lao Phố,  bến Đò…  đã được các nhà khảo cỗ ( Cartailahac  1888, Grossin 1902, Loesh 1909, Barthère và Ripelin 1911, Malleret và Jansé 1937) …  khai quật nhiều lần, nhiều nơi, tìm được hàng ngàn cỗ vật như búa rìu bằng đá, bằng đồng, sắt, xương sọ, dụng cụ đá mài nhẵn … chứng tỏ rằng lưu vực sông Đồng Nai  đã có người cư ngụ 4000 – 2500 năm nay rồi, không có lịch  sử, không chữ viết ghi chép, nên họ là người tiền sử. Trước thời vương quốc Phù Nam, họ là những con người tiền phong đến khai thác hạ lưu sông Đồng Nai, tạo ra một nền văn minh hái lượm, làm ruộng nước nữa ( Theo Hứa Hòanh,  Tập san Đi Tới, số 69 và 70, năm 2003 ) .

Năm 1620, vua Chen Chetta II đến Thuận Hóa xin cầu hôn với công nương Ngọc Vạn, con chúa Sãi Nguyễn Phước Nguyên. Chúa Nguyễn lợi dụng việc gả con gái này đưa người Việt đi vào lập nghiệp ở vùng đất Phù Nam cũ ở hạ lưu sông Đồng Nai, trên danh nghĩa là đất Chân Lạp, nhưng trong thực tế  là đất vô chủ, bởi lẽ từ nhiều thế kỷ, vì sự suy yếu  nội bộ, vì chiến tranh liên tiếp với Xiêm La, vùng đất này hòan toàn hoang vu, không có guồng máy cai trị của Chân Lạp. Trước khi người Việt đến, vùng này chỉ có vài mươi nóc  nhà  người Miên- Môn, theo nhà văn quê quán Biên Hòa Bình Nguyên Lộc còn có thể cả người  tộc dân Mạ, hay có thể cả tộc dân Cho Ro, tộc dân Stiêng, cả ba thuộc họ Nam Á , ngôn ngữ thuộc hệ Môn Miên (Khmer)  vì ảnh hưởng xưa cũ của hai nước Phù Nam và Chân Lạp. Nguyễn Cư Trinh gọi chung  là Côn Man (Côn Miên), ở trên các gò cao sâu trong rừng vùng Preikor ( Sài Gòn ), sống biệt lập  với người Miên ở vương triều.

Năm 1623, Chúa Sải  cho đặt  hai trạm thu thuế ở  Prei Nokor ( Sài Gòn, nay ở khỏang quận 5 và Kas Krobei ( Bến Nghé, nay ở khỏang quận 1). Trịnh Hoài Đức cũng xác nhận trong Gia Định Thành Thống  Chí  là dân các tỉnh phía Bắc xứ Đàng Trong đã vô Mô Xòai từ đời các Tiên hoàng đế Nguyễn Hòang 1558- 1613, và chúa Sải Nguyễn Phước Nguyên ( 1613- 1635 ). Sử ghi là  năm 1665, có độ 1000 người Việt  vào lập nghiệp ở vùng đất mới này ( cũng theo  Lâm Văn Bé, Dòng Việt 2005

Năm 1679, các tướng giỏi nhà Minh là Trần Thường Tuấn và Dương Ngạn Địch và thương nhân Mạc Cữu đã tới đất phương Nam. Nguyên là năm đó nhà  Mãn Thanh thay thế nhà Minh, tướng trấn thủ Quảng Đông là Dương Ngạn Địch với Phó Tổng Binh Hoàng Tiến và Tổng binh châu Cao, châu Lôi, châu Liêm  là Trần Thượng Xuyên, Phó Tổng Binh là Trần An Bình  đem 3000 quân  và 50 chiến thuyền chạy thẳng vào cửa Tư Hiền Đà Nẳng xin làm thần dân chúa Nguyễn. Chúa Hiền Nguyễn Phước Tần  dung nạp họ, cho Trần Thượng Xuyên vào cửa biển Cần Giờ, định cư ở Bàn Lân  xứ Đồng Nai, Cù Lao Phố Biên Hòa, Dương Ngạn Địch ở Mỹ Tho cũng khai khẩn đất đai và lập phố phường buôn bán. Người Hoa hay Minh Hương tập trung ở cù lao Phố  lập thành làng Thanh Hà, chuyên nghề thương mãi.  Cù lao Phố là  đô thị người Hoa đầu tiên ở Việt Nam  phát triển liên tục trên nữa thế kỷ, đóng một vai trò  quan trọng  xuất nhập cảng cho xứ Đồng Nai. Địa danh Cát Lái, đáng lý phải gọi là “ Các Lái “ để chỉ danh  một bến đò, một  chỗ họp chợ của  người buôn bán sĩ, các ghe lái thương hồ  chở  chén đĩa, lu hũ , đá tán kê nhà, cối xay bột… đưa về miền Tây, đồng bằng Sông Cửu Long và chuyên chở thóc lúa gạo trái cây nông sàn lên buôn bán ờ Nông Nại và Gia Định.

Năm  1689, Chúa Nguyễn Phước Chu sai Thống suất Nguyễn Hửu Cảnh  làm Kinh Lược  xứ Đồng Nai, lúc đó có tên là Đông Phố,  chia đất Đông Phố đặt huyện Phước Long, lập dinh Trấn Biên; lấy xứ Sài Côn, đặt huyện Tân Bình, lập dinh  Phiên Trấn ( tức là Gia Định ). Và đặt phủ Gia Định  thống thuộc hai dinh  Trấn Biên, Phiên Trấn. Lúc này, cả hai huyện  Phước Long và Tân Bình, theo Nguyễn Hữu Cảnh thống kê, đã mở rộng đất ngàn dặm, dân số hơn 4 vạn hộ (theo Đại Nam Thực Lực Tiền Biên, quyễn IV). Chúa Nguyễn Phúc Chu  sai chiêu mộ thêm lưu dân từ  Bố Chính trở vào Bình Thuận đến ở  đây, thiết lập xã, thôn, phường, ấp, chia ranh giới, khai khẩn ruộng đất, đánh thuế tô, thuế dung, làm bộ đinh, bộ điền (Phan Khoang ,  Việt sử xứ Đàng Trong, xuất  bản năm 1967).

Năm 1739, chúa Nguyễn Phúc Khoát sai Nguyễn Cư Trinh  sang đánh vua Cao Miên là  Nặc Nguyên phải bỏ chạy và xin nộp đất miền Nam Gia Định là Tầm Bôn và Lôi Lạp để giảng hòa. Trước đó Nặc Nguyên đánh phá Hà Tiên. Thương nhân Mạc Cửu là di dân thời Minh đồng thời với tướng Dương Ngạn Địch và Trần Thượng Xuyên, trước đó đã qui phục  chúa Nguyễn và làm Tổng Binh Hà Tiên, cùng với con là Mạc Thiên Tích nối nghiệp cha,  phát triễn  phồn thịnh Hà Tiên, chống lại  vua Cao Miên và Xiêm La.

Năm 1747,  Cù Lao Phố đánh dấu một biến cố lớn. Hơn 60 năm thành lập, Nông Nại đại phố sầm uất hơn bao giờ hết. Một tên cầm đầu bọn khách thương người Phúc Kiến là Lý Văn Quảng, dậy lòng tham cùng 300 đồng đảng tự xưng là “ Nông Nại  đại phố vương”  định chiếm  Nông Nại, tổ chức như một triều đình, đã đánh úp dinh Trấn Biên, hạ sát trấn thủ dinh là Cẩn Thành Hầu Nguyễn Cao Cẩn.  Phó  tướng dinh Trấn Biên là Lưu thủ Cường, tước Cường Oai Hầu, rút ván cầu “ Chợ Đồn”  bắc  ngang  giữa cù lao Phố và đồn canh bờ sông, cố thủ.  ChúaNguyễn Phúc Khoát đã sai Cai  cơ Tống Phúc Đại đem binh cứu viện. Tống Phước Đại  bắt được Lý Văn Quảng  cùng đồng bọn là 57 người. Lớp còn lại  bỏ trốn vào rừng hay  theo sông Đồng Nai xuống Tân Bình.

Năm 1782 ngày 7 tháng 7  tại Chợ Quán ở Nông Nai đại phố có khoảng 4000 người Hoa đã  bị quân Tây Sơn  giết.  Chuyện là trong số tàn quân rã ngũ của Lý Văn Quảng mấy chục năm sau  có hai tên là Lý Tài và Tập Đình  giỏi vỏ nghệ, khôn ngoan,  được dân du thủ du thực tôn làm anh chị, thuộc  phe Thiên địa hội “ Phản Thanh Phục Minh”. Bọn Lý Tài, Tập Đình trước đó theo Tây Sơn nhưng  sau khi được Chu Văn Tiếp ở Đồng Xuân Phú Yên chỉ điểm đã trở cờ đến xin theo phò  Đông cung Dương từ Quảng Nam chạy vào Qui Nhơn.  Đang lúc sa cơ,  Đông cung đãi Tài và Đình như thượng khách và  khi Đông Cung tới Gia Định hợp với  quân của chúa Định , lấy hiệu là Tân Chính vương khi chúa Định nhường ngôi, Lý Tài được phong làm  đại nguyên sóai. Làm cho quân Đông Sơn do tướng Đỗ Thành Nhơn  phò tá  chúa Định vào Gia Định trước Đông cung, bất mãn. Hay tin ấy, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ kéo đại quân vào đánh, tới núi Châu Thới bắt được Lý Tài giết ngay. Huệ đuổi theo quân Nguyễn bắt được Tân Chính Vương ở Ba Vát, Thái Thượng Vương ở Cà Mau, đem về Sài Gòn hành hình.  Nguyễn Nhạc vào Nam, khi hay tin viên hộ giá thân tín của mình là Phạm Ngạn bị giết, đã nổi trận lôi đình, ra lịnh  tàn sát tất cả người Hoa  ở cù lao Phố ( vì  Nhạc còn nghi thêm là người Hoa đã giúp lương thực cho các chúa Nguyễn, và Nhạc căm ghét sự phản trắc bỏ Nhạc mà theo chúa Nguyễn trước đó ). Vụ thảm sát này rất lớn. Linh mục  Castueras, có mặt tại Chợ Quán ngày 7 tháng 7 năm 1782, cho biết có  gần 4000 người  bị quân Tây Sơn  giết.  Sử quan  nhà Nguyễn, nhất là Trịnh Hoài Đức, có thể tăng cao số nạn nhân Hoa gấp ba lần ( theo Hứa Hòanh ở tập san Đi Tới nói trên). Cù lao Phố bị quân Tây Sơn phá tan hoang, khi trung hưng lại, người ta trở về, dân số  không còn bằng một phần trăm lúc trước ( Theo Đại Nam Nhất Thống Chí). Những người Hoa còn sót lại chạy về Gia Định, gầy dựng lại cảnh Chợ Lớn, có mòi sung túc thịnh vượng hơn cù lao Phố trước (Sài Gòn năm xưa của Vương Hồng Sển).

Năm  1768, cuộc Nam Tiến  của dân Việt Nam kể như gần hoàn thiện. Lảnh thổ Nam Kỳ lúc này được chia thành 3 tỉnh : tỉnh Đồng Nai bao gồm các vùng đất miền  Đông Nam Bộ, tỉnh Sài Gòn bao gồm các vùng đất từ  sông Sài Gòn đến  cửa Cần Giờ  và tỉnh Long Hồ bao gồm các  vùng đất miền Tây Nam Bộ. Năm 1808, dưới thời  Gia Long, Nam Kỳ được gọi là Gia Định Thành bao gồm 5 trấn: Hà Tiên, Vĩnh Thạnh, Định Tường, Phiên An, Biên Hòa. Năm 1834, dưới thời Minh Mạng 5 trấn được biến thành  6 tỉnh. Năm 1888 thời Pháp thuộc, Nam Kỳ được chia ra làm 20 hạt, rồi 20 tỉnh, trong đó có tỉnh Biên Hòa. Năm 1954,  Miền Nam, sau hiệp định Genève để chỉ vùng đất Việt Nam Cộng Hòa  Nam vĩ tuyến  17, gồm 40 tỉnh trong đó vẫn còn tỉnh Biên HòaSau 1975, tỉnh Đồng Nai được thiết lập và Biên Hòa trở thành thị xã tỉnh lỵ tỉnh Đồng Nai.

Văn miếu Trấn Biên là văn miếu đầu tiên được xây dựng năm 1715  tại xứ Đàng Trong, để tôn vinh Khổng Tử, các danh nhân văn hóa nước Việt và làm nơi đào tạo nhân tài phục vụ cho chế độ. Năm 1861, nơi thờ phụng trên đã bị thực dân Pháp phá bỏ. Mãi đến năm 1998, Văn miếu Trấn Biên mới được khởi công khôi phục lại nơi vị trí cũ, và hoàn thành vào năm 2002. Hiện nay toàn thể khu vực uy nghi, đẹp đẽ và quy mô này, tọa lạc tại khu đất rộng thuộc phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Việt Nam.

Năm 1698, khi Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào đến xứ Đồng Nai, thì vùng đất ấy đã khá trù phú với một thương cảng sầm uất, đó là Cù lao Phố. Để có nơi bảo tồn, phát huy và tôn vinh các giá trị văn hóa giáo dục xưa và nay của dân tộc Việt ở vùng đất mới, 17 năm sau, tức năm Ất Mùi (1715), chúa Nguyễn Phúc Chu sai trấn thủ Nguyễn Phan Long và ký lục Phạm Khánh Đức xây dựng Văn miếu Trấn Biên. Đây là văn miếu đầu tiên được xây dựng tại xứ Đàng Trong, có trước cả văn miếu ở Vĩnh Long, Gia Định và Huế. Sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức, ghi: Văn miếu Trấn Biên được xây dựng tại thôn Tân Lại, tổng Phước Dinh, huyện Phước Chánh (nay thuộc phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa). Và theo mô tả của Đại Nam nhất thống chí, thì Văn miếu Trấn Biên được xây dựng trên thế đất đẹp: Phía nam trông ra sông Phước Giang, phía bắc dựa vào núi Long Sơn, là một nơi cảnh đẹp thanh tú, cỏ cây tươi tốt…Bên trong rường cột chạm trổ, tinh xảo… Trong thành trăm hoa tươi tốt, có những cây tòng, cam quýt, bưởi, hoa sứ, mít, xoài, chuối và quả hồng xiêm đầy rẫy, sum sê, quả sai lại lớn…. Trước năm 1802, hằng năm, đích thân chúa Nguyễn Phúc Ánh đến Văn miếu Trấn Biên để hành lễ hai lần vào mùa xuân và mùa thu. Nhưng từ khi chúa Nguyễn lên ngôi ở Huế, thì quan tổng trấn thành Gia Định, thay mặt vua, cùng với trấn quan Biên Hòa và quan đốc học đến đây hành lễ…

Tương tự Văn miếu Huế, bên cạnh có Quốc tử giám để giảng dạy học trò. ở Biên Hòa, bên cạnh Văn miếu Trấn Biên là Tỉnh học (trường học tỉnh Biên Hòa). Trường học lớn của cả tỉnh này mãi đến đời vua Minh Mạng mới dời về thôn Tân Lại (nay thuộc phường Hòa Bình, Biên Hòa). Như vậy, ngoài việc thờ phụng, Văn miếu Trấn Biên còn đóng vai trò như một trung tâm văn hóa, giáo dục của Biên Hòa xưa và Nam Bộ xưa trước khi Văn miếu Gia Định ra đời năm 1824.

*

GS. Trần Thanh Đạm Báo Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh trong bài “Góp phần nhận thức về vai trò lịch sử của nhà Nguyễn (1802 – 1945)”, số 41 ngày 30 tháng 10 năm 2008 đã nhận định : “Nhiều tư liệu đã có hoặc mới phá hiện đã chứng minh rằng trong nửa thế kỷ XIX, đối với đất nước Việt Nam, nhà Nguyễn đã làm được không ít việc, và nhiều việc có thể được gọi là những thành tựu. Ví dụ: đối với sự nghiệp thống nhất đất nước, dù rằng việc này được khởi đầu từ phong trào Tây Sơn song việc thống nhất đang còn dở dang, thậm chí cuối thời Tây Sơn cũng đang có nguy cơ phân liệt. Chính Nguyễn Ánh đã hoàn thành công việc dở dang này, hoàn thành sự nghiệp thống nhất, kết thúc tình trạng đất nước chia hai, quy giang sơn về một mối.”

Cuối một dòng sông là cửa biển. Chúng ta đã đến lúc công tâm nhìn lại những giá trị lịch sử lắng đọng Đi như một dòng sông, Nam tiến của Người Việt.  

THẦY NGHỀ NÔNG CHIẾN SĨ
Hoàng Kim
tặng anh Trần Mạnh Báo

Bao nhiêu bạn cũ đã đi rồi
Nhớ để mà thương cố gắng thôi
Nhà khoa học xanh gương trung hiếu
Người thầy chiến sĩ đức hi sinh
Dưới đáy đại dương là ngọc quý
Trên đồng chữ nghĩa ấy tinh anh
Doanh nghiệp Thái Bình chăm việc thiện
Giống tốt bội thu vẹn nghĩa tình.

(*) Ảnh tư liệu chon lọc về anh Trần Mạnh Báo (từ 1 đến 8). Chúc mừng gạo Việt từ giống tốt đến thương hiệu (Hoàng Long 9). Con đường lúa gạo Việt Nam’ vươn tới muôn nơi  ‘Cơm ngon từ giống, gạo sạch từ tâm’

Xem tiếp: Thầy nghề nông chiến sĩ

Nha khoa hoc xanh nguoi thay chien si
Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là ta-la-ai-doi-thoai-voi-canh-dong.jpg
Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là tu-hoa-lua-bun-non-toi-dong-xuan-ruong-ngau.jpg
Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là mo-hinh-lien-ket-san-xuat-va-bao-tieu-san-pham.jpg

†††

Hat vang quy giua long nguoi thom thao


Trần Mạnh Báo Sáng ngày 9 12 2020 lúc 08:19  các đại biểu dự Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X – 2020 đã vào lăng viếng Bác!

Trần Mạnh Báo viếng Bác

Hoàng Kim Cám ơn Thầy GS Lê Văn Tố và AHLĐ Trần Mạnh Báo ghé đọc sớm nhất bài Việt Nam con đường xanh của Chào ngày mới 26 tháng 3. Hình ảnh anh Báo cùng câu chuyện “Xin lỗi Chủ tịch Huyện” của anh https://www.facebook.com/tranmanh.bao.7/posts/1385882275084355 xin được chia sẻ và bảo tồn thông tin cùng chung trong bài Thầy nghề nông chiến sĩ https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-nghe-nong-chien-si/

VIỆT NAM CON ĐƯỜNG XANH
Hoàng Kim
Bác Hồ nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành“. Việt Nam con đường xanh cốt lõi là an dân với năm yếu tố: An sinh xã hội; An tâm; An lạc; An toàn; An ninh. Định hướng chiến lược quốc gia, phương hướng nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế xã hội 2021-2030 (* Đảng Cộng Sản Việt Nam 2020, Dự thảo các văn kiện trình đại hội Đảng XIII của Đảng) xác định 10 giải pháp cơ bản xem tiếp Việt Nam con đường xanh: https://hoangkimlong.wordpress.com/category/viet-nam-con-duong-xanh/

(**) ‘Con đường lúa gạo Việt Nam’  là chùm bài viết của Hoàng Kim Hoàng Long kể về một số chân dung nhà nông phác thảo:Việt Nam tổ quốc tôi, Việt Nam con đường xanh; Viện Lúa Sao Thần Nông; Con đường lúa gạo Việt Nam; Thầy Tuấn kinh tế hộ; Sóc Trăng Lương Định Của; Chuyện thầy Tôn Thất Trình; Bùi Huy Đáp lúa xuân Việt Nam; Thầy Quyền thâm canh lúa; Thầy Luật lúa OMCS OM; Thầy Xuân canh tác lúa; Thầy nghề nông chiến sĩ; Chuyện cô Trâm lúa lai; Chuyện thầy Hoan lúa lai; Hồ Quang Cua gạo thơm Sóc Trăng;  Phạm Trung Nghĩa nhà khoa học xanh; Bảy Nhị kênh ông Kiệt và tôi; Cách mạng sắn Việt Nam; Từ Sắn Việt Nam đến Lúa Siêu Xanh; Chọn giống sắn Việt Nam; Chọn giống sắn kháng bệnh CMD; Gạo Việt và thương hiệu; Một niềm tin thắp lửa; Hoa Lúa; Hoa Đất;

Hanh phuc la dong doi anh lam hat ngoc cho doi

Lúa Siêu Xanh Việt Nam kết nối CAAS IRRI ảnh Hoàng Long 9 Hoàng Kim 10 tiếp nối và lan tỏa công việc của nhiều thầy bạn nông dân và doang nghiệp trong Con đường lúa gạo Việt Nam.

THẦY NGHỀ NÔNG CHIẾN SĨ
Hoàng Kim
Lời cám ơn nhân lễ đón nhận 40 năm tuổi Đảng năm 2014 do Đảng bộ Trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hố Chí Minh trao tặng

Kính thưa đ/c Nguyễn Hay, Hiệu trưởng; Đ/c Huỳnh Thanh Hùng – Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng; các đ/c trong Ban Chấp hành Đảng ủy; lãnh đạo các đoàn thể quần chúng, đảng viên được nhận huy hiệu 40 năm, 30 năm tuổi Đảng và toàn thể cán bộ, đảng viên Đảng bộ Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.

Tôi là Hoàng Kim, hôm nay ngày 4 tháng 4 năm 2014 vinh dự được đón nhận huy hiệu 40 năm tuổi Đảng. Đây là phần thưởng cao quý của Đảng đã ghi nhận quá trình 40 năm công tác của tôi từ ngày kết nạp Đảng trong quân đội 9 tháng 8 năm 1973 cho đến nay trãi qua các nhiệm vụ làm người chiến sĩ, nhà khoa học xanh và thầy giáo nghề nông. Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh là nôi đào tạo tôi từ năm 1977 đến năm 1981 và nơi tôi về giảng dạy cây lương thực từ năm 2006 đến nay. Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam là nơi tôi làm cán bộ nghiên cứu khoa học nông nghiệp suốt từ năm 1981 đến năm 2006, trong đó tôi có 20 năm làm phó giám đốc và giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc.”Bao năm Trường Viện là nhà/ Lúa ngô khoai sắn đều là thịt xương/ Một đời người một rừng cây/ Thầy ươm giống tốt để mai thành rừng”.

Tại diễn đàn này, tôi bày tỏ lòng trung thành vô hạn đối với Tổ Quốc, Nhân Dân và sự biết ơn chân thành đối với Đảng, Bác Hồ. Tôi biết ơn nôi sinh thành, nơi lập nghiệp, gia đình, đồng bào, đồng chí, thầy cô, bạn hữu, học sinh, sinh viên yêu quý. Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời; Lương Định Của con đường lúa gạo, đã nuôi dưỡng, giáo dục và rèn luyện tôi từ một cậu bé mồ côi cả cha lẫn mẹ thành một người con trung hiếu của đất nước. Tôi nguyện làm người hầy khoa học xanh chiến sĩ , tiếp tục dấn thân cho sự nghiệp đào tạo nhân tài, nâng cao dân trí, xóa đói giảm nghèo, theo gương chủ tịch Hồ Chí Minh và đại tướng Võ Nguyên Giáp: Con theo Người nguyện làm Hoa Lúa.

Điều tâm đắc nhất của tôi trong chặng đường 40 năm tuổi Đảng là “phúc hậu suốt đời làm việc thiệndấn thân làm người Thầy nghề nông chiến sĩ, góp phần chống giặc dốt, giặc ngoại xâm, giặc đói. Đối với tôi, đó là niềm vinh dự lớn! Tôi quan niệm rằng sự dấn thân cho sự nghiệp “đào tạo nhân tài, nâng cao dân trí và xóa đói giảm nghèo ” là rất cơ bản và rất cấp thiết để góp phần chấn hưng Tổ Quốc, Dân tộc Việt tồn tại và phát triển. Tôi hạnh phúc được sinh ta trong một gia đình nông dân lao động lương thiện: cha tôi là người lính Vệ Quốc năm xưa, mẹ và anh chị đều là những người phúc hậu, anh trai tôi cũng là người lính, nhà bên vợ cũng vậy. Tôi đã nhận thức được ”Khi đất nước nguy biến thì không tiếc máu xương xả thân bảo vệ. Khi đất nước hòa bình thì gắng trau dồi làm người công dân phúc hậu, người thầy bạn tốt của công chúng, biết chăm lo chén cơm, việc học của người dân. Sống làm người tốt, làm đảng viên tốt!

Cám ơn các đồng chí.

4b791-nonghocdongnai1

THẦY BẠN  LÀ LỘC XUÂN
Hoàng Kim
           
Tôi viết bài này để tỏ lòng biết ơn thầy bạn dưới mái trường Nông Lâm thân thương và làm món quà nhỏ thân tặng cho các em sinh viên nghèo hiếu học nhân ngày Nhà giáo Việt Nam. Thầy, bạn là lộc xuân của đời tôi mà nếu thiếu sự động viên, giúp đỡ này thì tôi không thể có được ngày hôm nay:“Em đã học nhiều gương sáng danh nhân. Hãy biết nhục, biết hèn mà lập chí. Thắp đèn lên đi em, ngọn đèn dầu bền bỉ. Sáng giữa đời lấp lánh một niềm tin”.

Về lại mái trường ta đã lớn khôn

Ai cũng có ước nguyện về trường. Tôi thấu hiểu vì sao thầy Đặng Quan Điện người Hiệu trưởng đầu tiên của Trường Cao Đẳng Nông Lâm Súc Sài Gòn (tiền thân của Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh hiện nay) năm trước đã đề nghị cho Thầy được ghé thăm Trường trước khi Thầy đi vào chốn vĩnh hằng. Thầy Tôn Thất Trình, người hiệu trưởng thứ hai của Trường nay 80 tuổi đã viết blog The Gift như một quà tặng trao lại cho lớp trẻ và viết hai  bài hột lúa, con cá cho ngày Nhà giáo Việt Nam.  Thầy Lưu Trọng Hiếu với tình yêu thương gửi lại đã hiến tặng toàn bộ tiền phúng viếng của Thầy cùng với số tiền gia đình góp thêm để làm quỷ học bổng cho Trường tặng những em sinh viên nghèo hiếu học. Ca sỹ Đàm Vĩnh Hưng tặng học bổng cho sinh viên Đại học Nông Lâm gặp khó khăn học giỏi vì tuổi thơ của anh nhọc nhằn không có cơ hội đến trường, khi thành đạt anh muốn chia sẻ để chắp cánh cho những ước mơ.           

Tôi cũng là người học trò nghèo năm xưa với ba lần ra vào trường đại học, cựu sinh viên của năm lớp, nay tỏ lòng biết ơn bằng cách trở lại Trường góp chút công sức đào tạo và vinh danh những người Thầy người Bạn đã cống hiến không mệt mỏi, thầm lặng và yêu thương góp công cho sự nghiệp trồng người. Chừng nào mỗi chúng ta chưa thấm hiểu sự nhọc nhằn của người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt gạo. Chừng nào những giá trị khoa học cao quý, liên tục, âm thầm chưa đủ mang lại niềm vui cho bữa ăn người nghèo thì chừng đó chúng ta vẫn còn phải dạy và học. Cái gốc của sự học là học làm người. Bài học quý về tình thầy bạn mong rằng sẽ có ích cho các em sinh viên đang nổ lực khởi nghiệp.

Quê tôi ở miền Trung nghèo khó “Nhà mình gần ngã ba sông/ Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình,/ Linh Giang sông núi hữu tình / Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con/ Chèo thuyền cho khuất bến Son/ Để con khỏi chộ (thấy) nước non thêm buồn/ Câu thơ quặn thắt đời con/ Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ ”. Mẹ tôi mất sớm, cha bị bom Mỹ giết hại, tôi và chị gái đã được anh Hoàng Ngọc Dộ nuôi dạy cơm ngày một bữa suốt năm năm trời. Thầy Nguyễn Khoa Tịnh đứng khóc trên bục giảng vận động thầy cô, bạn hữu chia sớt khoai sắn giúp đỡ. Tôi cũng dạy năm lớp vở lòng, ba lớp bổ túc văn hóa để vượt khó vươn lên. Thầy Hiệu trưởng Trần Đình Côn đã viết những lời xúc động trong trường ca tình thầy trò: “Thương em nhỏ gieo neo mẹ mất. Lại cha già giặc giết hôm qua. Tình thầy, tình bạn, tình cha. Ấy là ân nghĩa thiết tha mặn nồng” Những gương mặt thầy bạn đã trở thành máu thịt trong đời tôi.  
          
Thi đậu vào Trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc năm 1970, tôi học Trồng trọt 4 cùng khóa với các bạn Trần Văn Minh, Đỗ Thị Minh Huệ, Phan Thanh Kiếm, Đỗ Khắc Thịnh, Vũ Mạnh Hải, Phạm Sĩ Tân, Phạm Huy Trung, Lê Xuân Đính, Nguyễn Hữu Bình, Lê Huy Bá … cho đến ngày 02 tháng 9 năm 1971 thì tôi gia nhập quân đội cùng lứa với Nguyễn Văn Thạc. Đợt tuyển quân sinh viên trong ngày độc lập đã nói lên sự quyết liệt sinh tử và ý nghĩa thiêng liêng của ngày cầm súng. Chiến trường đánh lớn. Đơn vị chúng tôi chỉ huấn luyện rất ngắn rồi vào trận ngay với 81 đại đội vượt sông Thạch Hãn. Chiến dịch Quảng Trị năm 1972 sau này đã đi vào huyền thoại: “Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ/ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm/ Có tuổi hai mươi thành sóng nước/ Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm” Tổ chúng tôi bốn người thì Xuân và Chương hi sinh, chỉ Trung và tôi trở về trường sau ngày đất nước thống nhất.  Những vần thơ viết dưới đây là xúc động sâu xa của tôi khi nghĩ về bạn học đồng đội đã khuất: “Trận chiến hôm qua bạn góp máu hồng. Lớp học hôm nay bạn không trở lại. Trách nhiệm trong mình nhân lên gấp bội. Đồng chí ơi, tôi học cả phần anh”            

Tôi về học tiếp năm thứ hai tại Trồng trọt 10 của Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc đến cuối năm 1977 thì chuyển trường vào Đại học Nông nghiệp 4, tiền thân Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Trồng trọt 2 thuở đó là một lớp chung mãi cuối khóa mới tách ra 2A,2B, 2C. Tôi làm Chủ tịch Hội Sinh viên thay cho anh Nguyễn Anh Tuấn khoa thủy sản ra trường về dạy Đại học Cần Thơ. Trồng trọt khóa hai chúng tôi thuở đó được học với các thầy cô: Nguyễn Đăng Long, Tô Phúc Tường, Nguyễn Tâm Đài, Trịnh Xuân Vũ, Lê Văn Thượng, Ngô Kế Sương, Trần Thạnh, Lê Minh Triết, Phạm Kiến Nghiệp, Nguyễn Bá Khương, Nguyễn Tâm Thu, Nguyễn Bích Liễu, Trần Như Nguyện, Trần Nữ Thanh, Vũ Mỹ Liên, Từ Bích Thủy, Huỳnh Thị Lệ Nguyên, Trần Thị Kiếm, Vũ Thị Chỉnh, Ngô Thị Sáu, Huỳnh Trung Phu, Phan Gia Tân, Nguyễn Văn Tài, Nguyễn Văn Kế, … Ngoài ra còn có nhiều thầy cô hướng dẫn thực hành, thực tập, kỹ thuật phòng thí nghiệm, chủ nhiệm lớp như Bùi Cách Tuyến, Nguyễn Văn Kịp, Lê Quang Hưng, Trương Đình Khôi, Nguyễn Ngọc Châu, Nguyễn Gia Quốc, Nguyễn Văn Biền, Lê Huy Bá, Hoàng Quý Châu, Phạm Lệ Hòa, Đinh Ngọc Loan, Chung Anh Tú và cô Thảo làm thư ký văn phòng Khoa. Bác Năm Quỳnh là Bí thư Đảng ủy đầu tiên của Trường sau đó là thầy Kiên và cô Bạch Trà. Thầy Nguyễn Phan là Hiệu trưởng kiêm Trưởng Trại Thực nghiệm. Thầy Dương Thanh Liêm, Nguyễn Ngọc Tuân, Võ Thị Tuyết, Ngô Văn Mận, Bùi Xuân An … ở khoa Chăn nuôi Thú y, thầy Nguyển Yên Khâu, Nguyễn Quang Lộc … ở khoa Cơ khí, cô Nguyễn Thị Sâm ở Phòng Tổ chức, cô Văn Thị Bạch Mai dạy tiếng Anh, thầy Đặng, thầy Tuyển, thầy Châu ở Kinh tế -Mác Lê …Thầy Trần Thạnh, anh Quang, anh Đính, anh Đống ở trại Trường là những người đã gần gũi và giúp đỡ nhiều các lớp nông học.

Thầy Phan Gia Tân và lớp Trồng trọt 2C

Thuở đó đời sống thầy cô và sinh viên thật thiếu thốn. Các lớp Trồng trọt khóa 1, khóa 2, khóa 3 chúng tôi thường hoạt động chung như: thực hành sản xuất ở trại lúa Cát Lái, giúp dân phòng trừ rầy nâu, điều tra nông nghiệp, trồng cây dầu che mát sân trường, rèn nghề ở trại thực nghiệm, huấn luyện quốc phòng toàn dân, tập thể dục sáng, hội diễn văn nghệ, thi đấu bóng chuyền, bóng đá tạo nên sự thân tình gắn bó. Những sinh viên các khóa đầu tiên được đào tạo ở Khoa Nông học sau ngày Việt Nam thống nhất hiện đang công tác tại trường có các thầy cô như  Từ Thị Mỹ Thuận, Lê Văn Dũ, Huỳnh Hồng, Cao Xuân Tài, Phan Văn Tự, …

Hình ảnh lớp TT 3 (H1), nữ TT3 (H2) , Nhóm bạn TT2 (H3) và họp mặt lớp TT2A

Tháng 5 năm 1981, nhóm sinh viên của khoa Nông học đã bảo vệ thành công đề tài thu thập và tuyển chọn giống khoai lang Hoàng Long, Chiêm Dâu, Gạo, Bí Đà Lạt được Bộ Nông nghiệp công nhận giống ở Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Toàn Quốc Lần thứ Nhất tổ chức tại Thành phố Hố Chí Minh. Đây là một trong những kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đầu tiên của Trường giới thiệu cho sản xuất. Thầy Cô Khoa Nông học và hai lớp Trồng trọt 2, Trồng trọt 3 cũng đã làm họ trai họ gái tác thành đám cưới cho vợ chồng tôi. Sau này, chúng tôi lấy tên khoai Hoàng Long để đặt cho con và thầm hứa việc tiếp nối sự nghiệp nghiên cứu khoa học và giảng dạy, một nghề nghiệp cao quý và lương thiện. “Biết ơn thầy cô giáo dịu hiền. Bằng khích lệ động viên lòng vượt khó. Trăm gian nan buổi ban đầu bở ngỡ. Có bạn thầy càng bền chí vươn lên. Trước mỗi khó khăn tập thể luôn bên. Chia ngọt xẻ bùi động viên tiếp sức. Thân thiết yêu thương như là ruột thịt. Ta tự nhủ lòng cần cố gắng hơn Bạn học chúng tôi vẫn thỉnh thoảng họp mặt, có Danh sách các lớp Trồng trọt 2, Trồng trọt 3 số điện thoại và địa chỉ liên lạc. Một số hình ảnh của các lớp ngày ấy và bây giờ.

Những bài học quý từ những người Thầy

Nhiều Thầy Bạn đã hun đúc nên nhân cách, niềm tin, nghị lực và trang bị kiến thức vào đời cho tôi, xin ghi lại một số người Thầy ảnh hưởng lớn đối với tôi và những bài học:

Thầy Mai Văn Quyền sống phúc hậu, tận tâm sát thực tiễn và hướng dẫn khoa học. Công việc làm người hướng dẫn khoa học trong điều kiện Việt Nam phải dành nhiều thời gian, chu đáo và nhiệt tình. Thầy Quyền là chuyên gia về kỹ thuật thâm canh lúa và hệ thống canh tác đã hướng nghiệp vào đời cho tôi. Những dòng thơ tôi viết trên trang cảm ơn của luận án tiến sĩ đã nói lên tình cảm của tôi đối với thầy cô: “Ơn Thầy Cha ngày xưa nuôi con đi học. Một nắng hai sương trên những luống cày. Trán tư lự, cha thường suy nghĩ. Phải dạy con mình như thế nào đây? Cha mất sớm, bom thù rung mặt đất. Cái chết giằng cha ra khỏi tay con. Mắt cha lắng bao niềm ao ước. Vẫn lo cho con đến phút cuối cùng. Giặc giết cha, cha chưa kịp thấy. Tương lai con đi, sự nghiệp con làm. Cha có biết, luống cày cha bỏ dỡ. Cha ngã xuống rồi trao lại tay con. Trên luống cày này, đường cày con vững. Bởi có dáng thầy thay bóng cha xưa. Hiểu mảnh đất máu đào cha nhuộm đỏ. Thôi thúc tim con học tập phút giờ …”. Thầy Quyền đã cao tuổi, vẫn đào tạo trên đại học cho Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh và nhiều Viện Trường khác. Tấm gương phúc hậu tận tụy của Thầy luôn nhắc nhở tôi.

Thầy Norman Borlaug sống nhân đạo, làm nhà khoa học xanh và nêu gương tốt. Thầy là nhà nhân đạo, nhà nông học Mỹ cha đẻ của cuộc cách mạng xanh được tặng giải Nobel và Tổng thống Mỹ trao tặng huân chương cao quý nhất của nước Mỹ, thế giới tôn vinh là nhà bác học số một của nhân loại trong  cuộc chiến chống nghèo đói. Thầy đã suốt đời nghiên cứu giảng dạy về chọn tạo và phát triển cây lương thực, góp phần cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập cho hàng trăm triệu nông dân nghèo ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Thầy là người sáng lập Giải thưởng Lương thực Thế giới và tổ chức nhiều hoạt động thiết thực thắp sáng niềm tin yêu cuộc sống. Tôi được Thầy ghé thăm gần trọn buổi chiều tại phòng riêng ở CIMMYT, Mexico ngày 29.8.1988. Thầy đã một mình ghé thăm người trò nhỏ duy nhất của châu Á trong lớp học “Quản lý Trung tâm/ Trạm trại Nông nghiệp”. Khi Thầy đến, tôi đang thắp nến trên giá sách trong phòng đề tưởng nhớ ngày cha mất. Biết cha tôi bị bom Mỹ giết hại tại làng nhỏ ở Quảng Bình của buổi chiều này hai mươi năm trước (1968) lúc tôi còn là học sinh trung học của Trường cấp Ba Bắc Quảng Trạch, Thầy bối rối xin lỗi và thật bất ngờ tôi đã có được một buổi chiều vô giá riêng tư bên Thầy. Lời Thầy dặn thật thấm thía: “ Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó”; “Hãy vươn tới những vì sao. Cho dù không chạm được vào nó, nhưng nếu cố gắng hết sức, ít ra, chúng ta cũng chạm được những hạt bụi của ngôi sao”; “Việc chính đời người chỉ ít thôi. Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi. Phúc hậu suốt đời làm việc thiện. Di sản muôn năm mãi sáng ngời”.  

Thầy Tôn Thất Trình sống nhân cách, dạy từ xa và chăm viết sách. Giáo sư Tôn Thất Trình sinh ngày 27 tháng 9 năm 1931 ở huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên (Huế), thuộc hoàng tộc nhà Nguyễn Phước, hiện hưu trí tại Irvine, California, Hoa Kỳ đã có nhiều đóng góp thiết thưc, hiệu quả cho nông nghiệp, giáo dục, kinh tế Việt Nam. Thầy làm giám đốc Trường Cao Đẳng Nông Lâm Súc Sài Gòn theo bổ nhiệm của GS. Phạm Hoàng Hộ, tổng trưởng giáo dục đương thời chỉ sau bác sỹ Đặng Quan Điện vài tháng. Giáo sư Tôn Thất Trình đã hai lần làm Tổng Trưởng Bộ Canh Nông và Cải Cách Điền Địa năm 1967 và 1973, nguyên chánh chuyên viên,  tổng thư ký Ủy Ban Lúa Gạo Quốc Tế của FAO (Rome). Thành tựu nổi bật của giáo sư trên lĩnh vực nông nghiệp bao gồm việc chỉ đạo phát triển đại trà năm 1967-1973 lúa Thần Nông (IR8…) nguồn gốc IRRI mang lại chuyển biến mới cho nghề lúa Việt Nam; Giáo sư trong những năm làm việc ở FAO đã giúp đỡ Bộ Nông nghiệp Việt Nam phát triển các giống lúa thuần thấp cây, ngắn ngày nguồn gốc IRRI cho các tỉnh phìa Bắc; giúp phát triển  lúa lai, đẩy mạnh các chưong trình cao su tiểu điền, mía, bông vải, đay, đậu phộng , dừa, chuối, nuôi cá bè ở Châu Đốc An Giang, nuôi tôm ở Bạc Liêu, Sóc Trăng, nuôi cá măng ở Bình Định, nuôi tôm càng xanh ở ruộng nước ngọt, trồng phi lao chống cát bay, trồng bạch đàn xen cây họ đậu phủ xanh đất trống đồi trọc, trồng lại thông hai lá, ba lá ở Huế và ở Đà Lạt,  nuôi heo lai ba dòng nhiều nạc,  nuôi dê sữa , bò sữa, trồng rau, hoa, cây cảnh. Trong lĩnh vực giáo dục, giáo sư đã trực tiếp giảng dạy, đào tạo nhiều khóa học viên cao đẳng, đại học, biên soạn nhiều sách.  Giáo sư có nhiều kinh nghiệm và  đóng góp trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại và quan hệ quốc tế với Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Pháp…

Tôi học gián tiếp Thầy qua sách báo và internet. Giáo trình nông học sau ngày Việt Nam thống nhất thật thiếu thốn. Những sách Sinh lý Thực vật, Nông học Đại cương, Di truyền học, Khoa học Bệnh cây , Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam … do tập thể hoặc chuyên gia đầu ngành phía Bắc biên soạn thời đó hiếm và quý như vàng. Cái khó khác cho thầy trò chúng tôi là thiếu kinh nghiệm thực tiễn của đồng ruộng phương Nam. Những bộ sách của thầy Trình như Cải Thiện Trồng Lúa 1965-66 (hai lần tái bản), Nông Học Đại Cương 1967 (ba lần tái bản), Mía Đường 1972 (hai lần tái bản), Cây Ăn Trái Có Triển Vọng 1995 (ba lần tái bản), Cây Ăn Trái Cho Vùng Cao 2004, … cùng với sách của các thầy Nguyễn Hiến Lê, Trần Văn Giàu, Phạm Hoàng Hộ, Lương Định Của, Lê Văn Căn, Vũ Công Hậu, Vũ Tuyên Hoàng, Đường Hồng Dật, Nguyễn Văn Luật, Võ Tòng Xuân, Mai Văn Quyền, Thái Công Tụng, Chu Phạm Ngọc Sơn, Phạm Thành Hổ … đã bổ khuyết rất nhiều cho sự học hỏi và thực tế đồng ruộng của chúng tôi. Sau này khi đã ra nước ngoài, thầy Trình cũng viết rất nhiều những bài báo khoa học kỹ thuật, khuyến học trên các báo nước ngoài, báo Việt Nam và blog The Gift.

ĐIều tôi thầm phục Thầy là nhân cách kẻ sĩ vượt lên cái khó của hoàn cảnh để phụng sự đất nước. Lúa Thần Nông áp dụng ở miền Nam sớm hơn miền Bắc gần một thập kỷ. Sự giúp đỡ liên tục và hiệu quả của FAO sau ngày Việt Nam thống nhất có công lớn của thầy Trình và anh Nguyễn Văn Đạt làm chánh chuyên gia của FAO. Blog The Gift là nơi lưu trữ những “tâm tình” của gíáo sư dành cho Việt Nam, đăng các bài chọn lọc của Thầy từ năm 2005 sau khi về hưu. Đa số các bài viết trên blog của giáo sư về Phát triển Nông nghiệp, Kinh Tế Việt Nam, Khoa học và Đời sống  trong chiều hướng khuyến khích sự hiếu học của lớp trẻ. Nhân cách và tầm nhìn của Thầy đối với tương lai và vận mệnh của đất nước  đã đưa đến những đóng góp hiệu quả của Thầy kết nối giữa quá khứ và hiện tại, tạo niềm tin tương lai, hòa giải và hòa hợp dân tộc.

Thầy bạn  là lộc xuân của cuộc đời

Bill Clinton trong tác phẩm ‘Đời tôi’ đã xác định năm việc chính quan trọng nhất của đời mình là muốn làm người tốt, có gia đình êm ấm, có bạn tốt, thành đạt trong cuộc sống và viết được một cuốn sách để đời. Ông đã giữ trên 30 năm cuốn sách mỏng “Làm thế nào để kiểm soát thời gian và cuộc sống của bạn” và nhớ rõ năm việc chính mà ông ước mơ từ lúc còn trẻ. Thầy quý bạn hiền là lộc xuân của cuộc đời. Tôi biết ơn mái trường thân yêu mà từ đó tôi đã vào đời để có được những cơ hội học và làm những điều hay lẽ phải.

Anh Bùi Chí Bửu tâm sự với tôi: Anh Bổng (Bùi Bá Bổng) và mình đều rất thích bài thơ này của Sơn Nam : Trong khói sóng mênh mông Có bóng người vô danh Từ bên này sông Tiền Qua bên kia sông Hậu Tay ôm đàn độc huyền Điệu thơ Lục Vân Tiên Với câu chữ Kiến nghĩa bất vi vô dõng giả Từ Cà Mau Rạch Giá Dựng chòi đốt lửa giữa rừng thiêng Muỗi vắt nhiều hơn cỏ Chướng khí mờ như sương Thân chưa là lính thú Sao không về cố hương  ?

Anh Mai Thành Phụng vừa lo xong diễn đàn khuyến nông Sản xuất lúa theo GAP tại Tiền Giang lại lặn lội đi Sóc Trăng ngay để kịp Hội thi và trình diễn máy thu hoạch lúa. Anh Lê Hùng Lân trăn trở cho giống lúa mới Nàng Hoa 9 và thương hiệu gạo Việt xuất khẩu. Anh Trần Văn Đạt vừa giúp ý kiến “Xây dựng thương hiệu cho lúa gạo Việt Nam” lại hổ trợ ngay bài viết mới

Trường Đại Học Nông Lâm Thủ Đức 2005 Nửa Thế kỷ Xây dựng và Phát triển đến năm 2010 đã tròn 55 năm kỹ niệm ngày thành lập. Dưới mái trường thân yêu này, có biết bao nhà khoa học xanh, nhà giáo nghề nông vô danh đã thầm lặng gắn bó đời mình với nhà nông, sinh viên, ruộng đồng, giảng đường và phòng thí nghiệm. Thật xúc động và tự hào được góp phần giới thiệu một góc nhìn về sự dấn thân và kinh nghiệm của họ…

DẠY VÀ HỌC https://hoangkimvn.wordpress.com
ngày mới nhất bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích
Mênh mang một khúc sông Hồng
Huyền Thoại Hồ Núi Cốc
Một thoáng Tây Hồ
Trên đỉnh Phù Vân
Chảy đi sông ơi …

Chỉ tình yêu ở lại
Ngày hạnh phúc của em
Giúp bà con cải thiện mùa vụ
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365 Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on Twitter