Thể loại:
Cristoforo Colombo
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Sinh khoảng năm
1450, Cristoforo Colombo được thể hiện ở đây trong bức chân dung do
Alejo Fernándõ vẽ giai đoạn 1505–1536. Ảnh chụp của nhà sử học Manuel Rosa
Cristoforo Colombo (tiếng Tây Ban Nha: Cristóbal Colón, phiên âm Hán-Việt: Kha Luân Bố, tiếng Anh: Christopher Columbus; khoảng 1451 – 20 tháng 5, 1506) là một nhà hàng hải người Ý[1] và một đô đốc của Hoàng đế Castilla, mà những chuyến vượt Đại Tây Dương của ông đã mở ra những cuộc thám hiểm Châu Mỹ cũng như quá trình thực dân hoá của Châu Âu. Ông thường được coi là một người dân Genova, nguồn gốc xuất thân là người Do Thái di cư như bao người khác ở thế kỷ 15 – 16.
Lịch sử coi chuyến đi đầu tiên năm 1492 của ông có tầm quan trọng lớn, dù thực tế ông không đặt chân tới lục địa cho tới tận chuyến thám hiểm thứ ba năm 1498.[2] Tương tự, ông không phải là nhà thám hiểm đầu tiên của Châu Âu tới Châu Mỹ, bởi vì đã có những ghi chép về tiếp xúc xuyên Đại Tây Dương của Châu Âu trước năm 1492. Tuy nhiên, chuyến đi của Colombo diễn ra trong thời điểm chủ nghĩa đế quốc quốc gia và sự cạnh tranh kinh tế giữa các nước đang phát triển tìm cách kiếm của cải từ việc thành lập những con đường thương mại và thuộc địa đang nổi lên. Vì thế, giai đoạn trước năm 1492 được coi là giai đoạn Tiền Colombo, và thời gian diễn ra sự kiện này (Ngày Colombo) thường được kỷ niệm tại toàn thể Châu Mỹ, Tây Ban Nha và Ý.
Thân thế
Nhà nghiên cứu Manuel da Silva Rosa cho rằng Colombo là một hoàng tử, con trai của vua Ba Lan Vladislav III.[3]
Nhiều thuyết cho rằng Colombo sinh ra trong một gia đình công nhân ở Genova, Ý.
Thời gian trước những cuộc thám hiểm
Các lý thuyết hàng hải
Từ lâu Châu Âu đã có những con đường giao thương an toàn tới Trung Quốc và Ấn Độ— nơi cung cấp các mặt hàng giá trị như tơ lụa và gia vị — từ thời Đế chế Mông Cổ nắm quyền bá chủ (Pax Mongolica, hay “Hòa bình Mông Cổ”). Với sự sụp đổ của Constantinopolis vào tay những người Hồi giáo năm 1453, con đường bộ dẫn tới Châu Á không còn an toàn nữa. Các thủy thủ Bồ Đào Nha phải đi về phía nam vòng quanh Châu Phi để tới Châu Á. Colombo có một ý tưởng khác. Tới những năm 1480, ông đã phát triển một kế hoạch đi tới Ấn Độ (Indies) (sau này dùng để chỉ tất cả vùng phía nam và phía đông Châu Á) bằng cách đi thẳng về phía tây xuyên qua “Đại Dương” (Đại Tây Dương).
Thỉnh thoảng có ý kiến cho rằng Colombo đã gặp nhiều khó khăn khi vận động tài trợ cho kế hoạch của mình bởi vì những người Châu Âu tin rằng Trái Đất là phẳng.[4] Trên thực tế, có ít người ở thời đại ấy tin vào chuyến đi của Colombo (và rõ ràng không có thủy thủ hay nhà hàng hải nào) tin vào điều đó. Đa số mọi người đều đồng ý rằng Trái Đất là một hình cầu. Những lý luận của Colombo dựa trên chu vi của hình cầu đó.
Ở thời Alexandria cổ, Eratosthenes (276-194 TCN) đã tính toán chính xác chu vi Trái Đất,[5] và từ trước đó vào năm 322 TCN Aristotle đã sử dụng các quan sát để suy luận rằng Trái Đất không phẳng. Đa số các học giả đều chấp nhận lý thuyết của Ptolemaeus rằng khối lượng đất của Trái Đất (đối với người Châu Âu ở thời gian đó, gồm cả Âu Á và Châu Phi) chiếm 180 độ khối cầu Trái Đất, còn 180 độ là nước.
Tuy nhiên, Colombo lại tin vào những tính toán của Marinus xứ Týros rằng đất chiếm 225 độ, nước chỉ chiếm 135 độ. Hơn nữa Colombo tin rằng 1 độ biểu hiện một khoảng cách ngắn hơn trên bề mặt Trái Đất so với khoảng cách mọi người thường tin. Cuối cùng ông đọc các bản đồ, lấy tỷ lệ theo dặm Ý (1.238 mét). Chấp nhận chiều dài một độ là 56⅔ dặm, từ những bản ghi chép của Alfraganus, vì thế ông tính ra chu vi Trái Đất tối đa là 25.255 kilômét, và khoảng cách từ quần đảo Canary tới Nhật Bản là 3.000 dặm Ý (3.700 km). Colombo không nhận ra rằng Alfraganus đã sử dụng dặm Ả rập còn dài hơn nữa, tới khoảng 1.830 mét. Tuy nhiên, ông không phải là người duy nhất “muốn có” Trái Đất nhỏ. Một hình ảnh có ấn tượng sâu sắc về Trái Đất thực sự trong đầu ông đã được thể hiện trong một quả địa cầu “Erdapfel” do Martin Behaim hoàn thành vào năm 1492 tại Nürnberg, Đức.
Vấn đề Colombo phải đương đầu là các chuyên gia không chấp nhận những ước tính khoảng cách tới Ấn Độ của ông. Chu vi thực của Trái Đất khoảng 40.000 km và khoảng cách từ Đảo Canary tới Nhật Bản là khoảng 19.600 kilô mét. Không con tàu nào ở thế kỷ 15 có thể mang đủ lương thực và nước ngọt để đi từ Đảo Canary tới Nhật Bản. Đa số các thủy thủ và nhà hàng hải Châu Âu kết luận một cách chính xác rằng, những thủy thủ từ Châu Âu đi về hướng tây để tới châu Á sẽ chết vì đói khát trước khi tới nơi.
Họ đã đúng, nhưng Tây Ban Nha, chỉ vừa mới thống nhất sau cuộc hôn nhân của Ferdinand và Isabella lại muốn liều lĩnh để có lợi thế thương mại với Đông Ấn trước các nước Châu Âu khác. Colombo đã hứa hẹn điều đó với họ.
Những tính toán của Colombo về chu vi Trái Đất và khoảng cách từ quần đảo Canary tới Nhật Bản không chính xác. Nhưng hầu như mọi người Châu Âu đều sai lầm khi cho rằng khoảng cách đại dương giữa Châu Âu và Châu Á là không thể vượt qua. Dù Colombo đến khi chết vẫn cho rằng mình đã mở ra một con đường hàng hải trực tiếp tới Châu Á, trên thực tế ông đã lập ra một con đường biển giữa Châu Âu và Châu Mỹ. Chính con đường tới Châu Mỹ này, chứ không phải con đường tới Nhật Bản đã mang lại lợi thế cạnh tranh cho Tây Ban Nha để trở thành một đế chế thương mại.
Tìm nguồn tài trợ
Colombo lần đầu đệ trình kế hoạch của mình ra trước triều đình Bồ Đào Nha năm 1485. Các chuyên gia của nhà vua cho rằng con đường đó dài hơn ước đoán của Colombo (khoảng cách trên thực tế còn dài hơn nữa), và khước từ yêu cầu của Colombo. Sau đó ông tìm cách tìm kiếm hậu thuẫn từ phía triều đình Ferdinand II ở Aragon và Isabella I tại Castile, những người đã thống nhất đế chế Tây Ban Nha rộng lớn nhất sau khi kết hôn và cùng cai trị với nhau.
Sau bảy năm vận động ở triều đình Tây Ban Nha, nơi ông được trả một khoản lương để không mang kế hoạch của mình đi nơi khác, cuối cùng ông đã thành công năm 1492. Ferdinand và Isabella vừa chinh phục Granada, thành trì cuối cùng của người Hồi giáo trên bán đảo Iberia, và họ đã tiếp kiến Colombo tại Córdoba, trong vương quốc hay lâu đài Alcázar. Isabel nghe theo lời cha xưng tội của mình bác bỏ đề xuất của Colombo, ông ra đi trong thất vọng thì Ferdinand can thiệp. Sau đó Isabel gửi một toán lính tới tìm ông và Ferdinand sau này đã xứng đáng với lời ca ngợi là “nguyên nhân chủ yếu khiến những hòn đảo đó được khám phá”. Vua Ferdinand được cho là đã “hết kiên nhẫn” về vấn đề này, nhưng điều này không được chứng minh.
Khoảng một nửa số tiền tài trợ tới từ các nhà đầu tư tư nhân Ý mà Colombo đã có quan hệ từ trước. Vì đã kiệt quệ tài chính sau chiến dịch Granada, triều đình cho phép vị quan coi ngân khố lấy vốn từ nhiều nguồn khác nhau của hoàng gia bên trong các doanh nghiệp. Colombo được phong chức “Đô đốc các Đại dương” và sẽ nhận được một phần trong mọi khoản lợi nhuận. Các điều khoản hợp đồng của ông khá ngớ ngẩn, nhưng chính con trai ông sau này đã viết, triều đình không thực sự mong đợi ông quay trở về.
Cuối đời
Một bức tượng chiếc Santa Maria, chiếc tàu chính của Colombo trong chuyến thám hiểm đầu tiên. Tượng được đặt tại Nhà Colombo tại
Valladolid, Tây Ban Nha, thành phố nơi Colombo qua đời.
Trong khi Colombo luôn coi việc phi tín ngưỡng là một trong những nguyên nhân dẫn tới các cuộc thám hiểm của ông, thì về cuối đời ông ngày càng tin vào tôn giáo. Ông tuyên bố mình nghe thấy những giọng nói thần thánh, kêu gọi tiến hành một cuộc thập tự chinh mới để chiếm Jerusalem, thường mặc đồ của dòng thánh Franciscan, và miêu tả những cuộc thám hiểm của ông là “thiên đường” như một phần kế hoạch của Chúa nhằm dẫn tới Sự phán xét cuối cùng và sự chấm dứt Thế giới.
Trong những năm cuối đời, Colombo đã yêu cầu triều đình Tây Ban Nha trao cho ông 10% lợi nhuận thu được từ những vùng đất mới, như những thỏa thuận trước đó. Bởi vì ông đã không còn giữ chức toàn quyền, triều đình cho rằng họ không phải tuân theo những điều khoản trong hợp đồng đó nữa, và từ chối những yêu cầu của ông. Sau này gia đình ông đã kiện đòi một phần lợi nhuận trong thương mại với Châu Mỹ nhưng đã hoàn toàn thua cuộc 50 năm sau.
Mộ Colombo tại thánh đường Sevilla. Mộ có bốn bức tượng các vị vua tượng trưng cho các Vương quốc
Castile,
Leon,
Aragon, và
Navarre.
Ngày 20 tháng 5, 1506, Colombo qua đời tại Valladolid, trong tình trạng khá giàu có nhờ số vàng đã thu thập được ở Hispaniola. Ông vẫn tin rằng những chuyến đi của ông chạy dọc theo bờ biển phía đông Châu Á. Sau khi chết, xác ông được excarnation—thịt được bỏ đi chỉ còn lại xương. Thậm chí sau khi chết, những chuyến đi của ông vẫn tiếp diễn: đầu tiên ông được chôn tại Valladolid và sau đó tại tu viện La Cartuja ở Sevilla, theo mong muốn của con trai ông Diego, người từng làm toàn quyền Hispaniola, di hài ông được chuyển về Santo Domingo năm 1542. Năm 1795, Pháp chiếm vùng này và ông lại được đưa tới La Habana. Sau khi Cuba giành độc lập sau cuộc Chiến tranh Tây Ban Nha-Mỹ năm 1898, di hài ông lại được đưa về Thánh đường Sevilla, và được đặt trong một ngôi mộ cầu kỳ. Tuy nhiên, một hộp chì có khắc chữ “Don Cristoforo Colombo” và chứa các phần xương của ông cùng một viên đạn đã được khám phá tại Santo Domingo năm 1877. Để bác bỏ những giả thuyết cho rằng di hài giả của ông đã được chuyển tới La Habana và rằng Colombo vẫn ở yên trong thánh đường Santo Domingo, các mẫu DNA đã được lấy tháng 6 năm 2003 (History Today tháng 8, 2003). Kết quả thông báo vào tháng 5, 2006 cho thấy ít nhất một phần di hài Colombo vẫn nằm lại Sevilla, nhưng chính quyền Santo Domingo không cho phép xét nghiệm mẫu di hài họ đang nắm giữ.[6]
Nguồn gốc quốc tịch
Có nhiều giả thuyết về nguồn gốc quốc tịch của ông, gồm:
Nguồn gốc Genoa
Trong cuốn Christopher Columbus, Xuất bản phẩm của Đại học Okla. (1987), trang 10-11, Gianni Granzotto đã cung cấp những thông tin sau do những người cùng thời với Colombo viết.
-
- Pietro Martire [Peter Martyr], một người Lombard, là người đầu tiên viết niên biểu của Colombo và đã ở Barcelona khi Colombo quay trở về sau chuyến thám hiểm đầu tiên. Trong bức thư của ông đề ngày 14 tháng 5, 1493, gửi Giovanni Borromeo, ông đã coi Colombo là người Ligurian [vir Ligur], Liguria là vùng có Genoa.
- Một bản tham khảo, từ năm 1492 của một người chép thuê trong triều đình Galindez, đã coi Colombo là “Cristóbal Colón, genovés.“
- Trong cuốn Lịch sử các vị vua Cơ đốc giáo, Andrés Bernaldez đã viết: “Colombo là một người đến từ vùng Genoa.”
- Trong cuốn Tổng quan và Lịch sử Tự nhiên Ấn Độ, Bartolomé de Las Casas xác nhận “quốc tịch Genoa” của ông;
- và trong một cuốn sách cùng tên, Gonzalo de Fernández de Oviedo đã viết rằng Colombo “có nguồn gốc từ tỉnh Liguria.”
- Antonio Gallo, Agostino Giustiniani, và Bartolomeo Serraga đã viết rằng Colombo là người Genoa.
Nhà sử học Samuel Eliot Morison, trong cuốn sách “Đô đốc của Đại Dương” của mình, đã lưu ý rằng nhiều tài liệu hợp pháp tồn tại chứng minh nguồn gốc Genoa của Colombo, cha ông Domenico, và các anh/em trai Bartolomeo và Giacomo (Diego). Những tài liệu này được các công chứng viên viết bằng tiếng La tinh, và có giá trị hợp pháp trước các triều đình Genoa. Khi các công chứng viên qua đời, các tài liệu của họ được chuyển cho văn khố Cộng hòa Genoa. Các tài liệu, nằm yên không được khám phá cho tới tận thế kỷ 19 khi những nhà sử học Italia xem xét các văn khố đó, trở thành một phần của Raccolta Colombiana. Ở trang 14, Morison viết:
- Bên cạnh những tài liệu mà chúng ta có thể lượm lặt được những sự kiện thực tế về cuộc sống thời trẻ của Colombo, ta còn có những tài liệu khác xác định rằng Nhà thám hiểm là con trai của người thợ dệt len Domenico, dù khả năng này còn bị nghi ngờ. Ví dụ, Domenico có một anh/em trai là Antonio, giống như ông cũng là một thành viên được kính trọng trong tầng lớp trung lưu thấp tại Genoa. Antonio có ba con trai: Matteo, Amigeto và Giovanni, người thường được gọi là Giannetto (tên Genoa tương tự “Johnny”). Giannetto, cũng như Christopher, đã rời bỏ một công việc buồn tẻ để ra biển. Năm 1496 ba anh em trai gặp gỡ nhau trong một phòng công chứng tại Genoa và đồng ý rằng Johnny phải tới Tây Ban Nha và tìm kiếm người anh họ lớn nhất “Don Cristoforo de Colombo, Đô đốc của Nhà Vua Tây Ban Nha,” mỗi người chịu một phần ba chi phí chuyến đi. Chuyến đi tìm việc này rất thành công. Đô đốc đã trao cho Johnny quyền chỉ huy một tàu buồm nhỏ trong chuyến viễn du lần thứ ba tới Châu Mỹ, và giao phó cho ông nhiều việc cơ mật.
Những ghi chép khác, ví dụ như tiểu sử do Fernando Columbus viết, cho rằng cha ông là một người quý tộc Italia. Ông đã miêu tả Colombo là dòng dõi một Bá tước Columbo của Lâu đài Cuccaro Montferrat. Tới lượt mình Columbo lại nói mình là hậu duệ của một vị Tướng viễn chinh La Mã Colonius, và hai trong số những người anh họ lớn nhất của ông được cho là hậu duệ trực tiếp của hoàng đế Constantinople. Hiện nay đa số tin rằng Cristoforo Colombo đã sử dụng câu chuyện này nhằm tô vẽ nguồn gốc quý tộc cho mình, một hình ảnh được tính toán kỹ để che đậy xuất thân nhà buôn hèn kém.
“Cuộc đời của Đô đốc Christopher Columbus theo lời kể của con trai Ferdinand,” do Benjamin Keen dịch, Greenwood Press (1978), là bản dịch cuốn tiểu sử do con trai Colombo là Fernando viết: “Historie del S. D. Fernando Colombo; nelle quali s’ha particolare, & vera relatione della vita, & de fatti dell’Ammiraglio D. Cristoforo Colombo, suo padre: Et dello scoprimento ch’egli fece dell’Indie Occidentali, dette Mondo Nuovo,…”[4]
Trong đoạn đầu trang 3 bản dịch của Keen, Fernando bác bỏ câu chuyện kỳ cục rằng Đô đốc là hậu duệ của Colonus đã từng được Tacitus đề cập đến. Tuy nhiên, ông coi “hai người Coloni nổi tiếng đó, là họ hàng của ông.” Theo ghi chú 1, trang 287, hai người đó “là dân đảo corse không có họ hàng với nhau hay với Cristoforo Colombo, một người là Guillame de Casenove, tên hiệu Colombo, Đô đốc nước Pháp dưới thời Vua Louis XI.” Ở đầu trang 4, Fernando liệt kê Nervi, Cugureo, Bugiasco, Savona, Genoa và Piacenza là những nơi có thể là nguồn gốc xuất thân. Ông cũng viết rằng:
- “Colombo… quả thực là tên tổ tiên ông. Nhưng ông đã thay đổi nó để phù hợp với ngôn ngữ đất nước nơi sinh sống và lập nghiệp” (Colom trong tiếng Bồ Đào Nha và Colón trong tiếng Castile).
Việc xuất bản cuốn Historie được các nhà sử học coi là cung cấp bằng chứng trực tiếp về nguồn gốc Genoa của Nhà thám hiểm. Cuối cùng cuốn sách của Fernando được cháu trai ông là Luis thừa kế, đứa cháu ăn chơi của Nhà thám hiểm. Luis luôn cần tiền và đã bán cuốn sách cho Baliano de Fornari, “một người giàu có và là một bác sĩ hảo tâm người Genoa.” Ở trang xv, Keen đã viết:
- “Trong cái lạnh mùa đông, ông Fornari già cả lên đường tới Venice, trung tâm xuất bản của Ý, để giám sát việc dịch và xuất bản cuốn sách.”
Tại trang xxiv, lời đề tặng ngày 25 tháng 4 1571 của Giuseppe Moleto nói:
- “Đức Ngài [Fornari], một người danh vọng và hào phóng, muốn ký ức về con người vĩ đại này trở thành bất hủ, dù đã bảy mươi tuổi, trong mùa đông băng giá, với chiều dài chuyến đi, đã đi từ Genoa tới Venice với mục tiêu xuất bản cuốn sách đó… để những cuộc khám phá của con người kiệt xuất này, vinh quang thực sự của Italia và đặc biệt của quê hương Đức Ngài, sẽ được biết tới.”
Bằng chứng sử học khác về nguồn gốc Genoa của Colombo thể hiện trong di chúc của ông ngày 22 tháng 2, 1498, trong đó Colombo đã viết “yo nací en Genoba” (Tôi sinh tại Genoa). Di chúc này đề cập tới một nhà buôn người Genoa, người cũng được nhắc tới trong phiên tòa tại tòa án Genoa năm 1479. Hiện còn những bản ghi chép lời chứng của phiên tòa đó, và Colombo đã được gọi là làm chứng (có lẽ theo lời tuyên thệ). Trong bản chứng đó, Colombo đã tuyên bố rằng ông là một công dân Genoa, sống tại Lisbon.
Theo một cuộc điều tra do nhà sử học từng nghiên cứu một thời gian dài về Colombo là Manuel Rosa tiến hành bản di chúc cuối cùng này và bản cung năm 1498 còn nằm lại trong văn khố Sevilla, là một bản copy của bản chính đã mất và không hề có tên người làm chứng cũng như dấu công chứng nhà nước. Nó có nhiều điều mâu thuẫn, như được ký là El Almirante, trong khi trong bản copy có công chứng của điều khoản bổ sung di chúc năm 1506, nhân viên công chứng nhà nước nói rõ ràng rằng bản di chúc mà ông xem có ký chữ Christo Ferens. Nhiều người nghi ngờ đó là sự giả mạu. Nhiều nhà văn đã đưa ra những giả thuyết khác về nguồn gốc quốc tịch Colombo dựa trên các tài liệu khác. Chúng ta biết rất ít thông tin về Colombo giai đoạn trước những năm giữa thập niên 1470. Có người cho rằng điều này có lẽ vì ông đã giấu diếm điều gì đó— một sự kiện trong nguồn gốc xuất thân của ông hay lịch sử mà ông có ý muốn giữ kín.
Lý thuyết Tây Ban Nha
Gần đây, một đội khoa học Tây Ban Nha đã có được giấy phép khai quật mộ Colombo tại Sevilla, Tây Ban Nha. Sử dụng phân tích ADN xương ông, cũng như xương người anh/em trai là Diego và con trai ông, các nhà khoa học đã tìm cách lắp ghép tiểu sử thực của Colombo. Tuy nhiên, những cuộc thử nghiệm ADN không mang lại thành công.
Sau đó những văn bản ghi chép của chính Colombo được đem ra xem xét. Cần nhớ rằng Colombo viết theo phong cách Bắc Italia. Ngôn ngữ Genoa không được sử dụng trong văn viết thời Colombo. Những phân tích sâu thêm về các từ thường được ông sử dụng, những lỗi ngôn ngữ ông mắc phải, cho thấy rằng giả thuyết gần đúng nhất là ông đã học tiếng Catalan khi còn trẻ trong các chuyến đi tới Tây Ban Nha của mình. Tự dạng của Colombo cũng được phân tích. Những khám phá từ các cuộc khảo sát này cho thấy vì sự lỏng lẻo trong phong cách viết, chắc chắn ông đã học nó khi còn trẻ.
Những nhà điều tra đã xem xét các thông tin xem liệu nó có cho thấy Colombo là người gốc Catalan. Trong suốt đời mình, Colombo tự viết tên là Christobal Colom; những người cùng thời và gia đình ông cũng gọi ông như vậy. Colombo luôn nói rằng ông là người Italia. Có thể ước đoán rằng Colom là tên viết tắt của Colombo được sử dụng cho tên họ Italia là Colombo (có nghĩa “bồ câu”). Colom cũng có thể là một cái tên Bồ Đào Nha, Pháp hay Catalan. Có một gia đình thương nhân quý tộc tại Barcelona (Tây Ban Nha) cũng mang họ Colom.[cần dẫn nguồn]
Quốc tịch thực của Colombo vẫn là điều chưa được khám phá, dù mọi người thường chấp nhập ông là người Italia vì sự thực rằng ông luôn nhận mình là người Italia trong suốt cuộc đời.[7]
Các giả thuyết khác
Câu hỏi về quốc tịch Colombo đã trở thành vấn đề tranh cãi sau khi chủ nghĩa quốc gia ngày càng phát triển; vấn đề này nảy sinh nhân kỷ niệm bốn trăm năm sự kiện khám phá Châu Mỹ năm 1892 (xem Triển lãm Colombian thế giới), khi nguồn gốc Genoa của Colombo trở thành một niềm kiêu hãnh của một số người Mỹ gốc Italias. Tại thành phố New York, những bức tượng đối thủ của Colombo được các cộng đồng Hispanic (người Mỹ gốc Nam Mỹ) và Italia ký tên bên dưới, và những vị trí danh dự có mặt ở cả hai cộng đồng, tại Quảng trường Colombo và Công viên Trung tâm.
Một giả thuyết cho rằng Colombo đã phục vụ cho tên cướp biển Pháp là Guillaume Casenove Coulon và lấy họ của mình theo họ của hắn nhưng sau này đã tìm cách che giấu quá khứ hải tặc. Một số nhà sử học đã tuyên bố rằng ông là người xứ Basque. Những người khác nói ông là một converso (một người Do Thái Tây Ban Nha đã cải sang Thiên Chúa giáo). Tại Tây Ban Nha, thậm chí một số người Do Thái cải đạo đã bị buộc phải rời nước này sau nhiều vụ khủng bố; hiện vẫn có nhiều conversos đang bí mật theo Đạo Do Thái. Sự tương quan giữa đạo luật Alhambra, kêu gọi trục xuất tất cả những người Do Thái ra khỏi Tây Ban Nha và lãnh thổ của nó cũng như những vùng đất thuộc sở hữu của nước này ngày 31 tháng 7, 1492, và việc Colombo lên tàu bắt đầu chuyến đi đầu tiên của mình ngày 3 tháng 8 1492, đã ủng hộ cho giả thuyết này.
Một giả thuyết khác cho rằng ông là người thị trấn Calvi trên đảo Corsica, ở thời ấy là một phần cộng hòa Genoa. Hòn đảo thường xảy ra bạo động khiến dân chúng ở đây mang tiếng xấu, vì thế ông đã che giấu nguồn gốc của mình. Những giả thuyết khác cho rằng thực tế Colombo là người Catalan (Colom)[8][9].
Cũng có nghiên cứu cho rằng Colombo có thể là người đảo Chios Hy Lạp.[10] Lý lẽ ủng hộ giả thuyết này cho rằng thời ấy Chios đang thuộc quyền kiểm soát của Genoa, và vì thế là một phần của Cộng hòa Genoa, và rằng ông đã ghi nhận ký bằng tiếng La tinh hay tiếng Hy Lạp chứ không phải tiếng Italia hay Genoa. Ông cũng tự gọi mình là “Colombo de Terra Rubra” (Colombo của Trái Đất Đỏ); Chios nổi tiếng vì có đất đỏ ở phía nam nơi có trồng cây máttít (mastic) thường được người Genoa buôn bán. Cũng có một ngôi làng mang tên Pirgi trên hòn đảo Chios nơi cho tới tận ngày nay những người dân ở đó vẫn mang họ “Colombus.”
Thậm chí có giả thuyết cho rằng văn bia trên mộ của ông, được dịch là “Hãy đừng để tôi bị nhầm lẫn mãi mãi,” là lời ám chỉ của Colombo rằng quốc tịch của ông không đúng như sự thực được công bố khi còn sống. Tuy nhiên, câu viết thực tế trên văn bia, “Non confundar in aeternam” (trong tiếng La tinh), có lẽ phải được dịch chính xác hơn thành “Đừng bao giờ để tôi biến mất,” và nó thường xuất hiện trong nhiều bài Thánh thi.
Chữ ký Colon không theo lệ thường
Giả thuyết khác cho rằng có thể ông sinh ra tại Alentejo, Bồ Đào Nha. Theo giả thuyết này, ông đặt tên hòn đảo Cuba theo tên thị trần Cuba tại Alentejo Bồ Đào Nha— thị trấn nơi, theo một số nhà sử học Bồ Đào Nha, ông sinh ra với cái tên Salvador Fernandes Zarco. Giả thuyết này dựa trên việc nghiên cứu một số sự kiện thực tế và tài liệu về cuộc đời ông và phân tích chữ ký của ông dưới Pháp thuật (Kabbalah) Do Thái, nơi ông miêu tả gia đình và nguồn gốc của mình. Macarenhas Barreto cho rằng: “Fernandus Ensifer Copiae Pacis Juliae illaqueatus Isabella Sciarra Camara Mea Soboles Cubae.”, hay “Ferdinand người giữ thanh kiếm quyền lực Beja (Pax Julia in Latin), người đã cưới Isabel Sciarra Camara, là tổ tiên của tôi từ Cuba”.
Bởi vì ông không bao giờ ký tên mình theo một quy ước, giả thuyết về danh hiệu càng được ủng hộ. Tên ông, Christopher, có nguồn gốc Hy Lạp nghĩa là “Người mang của Chúa” (Bearer of Christ) được chuyển sang tiếng La tinh và giữ nguyên nghĩa “Người mang của Chúa” (Christo ferens) “và của Linh hồn Linh thiêng” (Colombo, bồ câu trong tiếng La tinh, bởi vì theo truyền thống thường được biểu tượng hóa thành Linh hồn Linh thiêng), một sự đề cập tới Quân đoàn Christ nối tiếp sau Các hiệp sĩ Templar ở Bồ Đào Nha và bắt đầu thời đại thám hiểm. Hệ luận của những điều bên trên cho thấy ông có lẽ chủ tâm làm trệch hướng chú ý của những vị vua xứ Castilia khỏi mục tiêu Ấn Độ của họ. Vì thế ông có lẽ có lý do để giấu nguồn gốc xuất thân bởi vì Bồ Đào Nha là đối thủ lớn nhất của Tây Ban Nha về khám phá hàng hải. Nói tóm lại, ông là một “điệp viên mật”.
Ngôn ngữ
Dù trong các tài liệu Genoa có nói về một người thợ dệt tên là Colombo, nhưng cũng từng có lưu ý rằng, trong các tài liệu lưu trữ, Colombo hầu như chỉ viết bằng tiếng Tây Ban Nha, và rằng ông đã sử dụng ngôn ngữ, với các ngữ âm tiếng Bồ Đào Nha hay tiếng Catalan, thậm chí trong cả những giấy tờ mang tính riêng tư, thư từ gửi cho anh/em trai, các bạn người Italia và cho Ngân hàng Genoa. Hai người anh/em gai của ông là bde ở Genoa và cũng viết thư bằng tiếng Tây Ban Nha.
Có một lời chú thích viết tay nhỏ bằng tiếng Genoa trong cuốn Pliny’s Natural History xuất bản bằng tiếng Italia mà ông đã đọc trong chuyến thám hiểm thứ hai đến Châu Mỹ. Tuy nhiên, nó thể hiện những ảnh hưởng cả từ tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Tiếng Genoa Italia không phải là ngôn ngữ viết ở thế kỷ 15. Cũng có một ghi chú trong cuốn Book of Prophecies của ông, theo nhà sử học August Kling, thể hiện “những đặc trưng của chủ nghĩa nhân văn bắc Italia trong kiểu chữ, cú pháp và cách đánh vần.” Colombo rất chú ý và kiêu hãnh khi viết theo hình thức tiếng Italia này.
Phillips đã chỉ ra rằng 500 năm trước, các ngôn ngữ gốc La tinh không khác biệt nhau lớn như ngày nay. Bartolomé de las Casas trong cuốn Historia de las Indias của mình đã cho rằng Colombo không sử dụng tốt tiếng Tây Ban Nha và rằng ông không phải sinh ra tại Castile. Trong những bức thư ông thường tự cho mình là một “người nước ngoài.” Ramón Menéndez Pidal đã nghiên cứu ngôn ngữ của Colombo năm 1492, và đề xuất rằng khi vẫn còn ở Genoa, Colombo đã học tiếng Tây Ban Nha đã được Bồ Đào Nha hóa từ những nhà du lịch, những người này thường sử dụng một kiểu tiếng La tinh thương mại hay lingua franca (latín ginobisco đối với người Tây Ban Nha). Ông cho rằng Colombo đã học tiếng Tây Ban Nha ở Bồ Đào Nha bời vì thời ấy tại Bồ Đào Nha ngôn ngữ này “được coi là ngôn ngữ của văn hoá” từ năm 1450. Kiểu tiếng Tây Ban Nha này cũng được các nhà thơ như Fernán Silveira và Joan Manuel sử dụng. Bằng chứng đầu tiên việc ông dùng tiếng Tây Ban Nha xuất hiện từ thập kỷ 1480. Menendez Pidal và nhiều người khác đã phát hiện nhiều từ tiếng Bồ Đào Nha trong những văn bản viết tiếng Tây Ban Nha của ông, khi ông lẫn lộn, ví dụ falar và hablar. Nhưng Menendez Pidal không chấp nhận giả thuyết nguồn gốc Galicia của Colombo khi lưu ý rằng khi có sự khác biệt giữa tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Galician, Colombo luôn sử dụng cách thức Bồ Đào Nha.
Mặt khác, tiếng La tinh là ngôn ngữ của các học giả, và đây cũng là thứ tiếng Colombo sử dung thành thạo. Ông cũng ghi nhật ký bằng tiếng La tinh, và một nhật ký “mật” bằng tiếng Hy Lạp.
Theo nhà sử học Charles Merrill, những phân tích văn bản viết tay của ông cho thấy nó có những nét đặc trưng của một người nói tiếng Catalan, và những lỗi ngữ âm của Colombo trong tiếng Tây Ban Nha “có lẽ giống nhất” với kiểu Catalan. Tương tự, ông đã cưới một phụ nữ quý tộc Bồ Đào Nha, Filipa Perestrello e Moniz, con gái của Bartolomeu Perestrelo người từng là Toàn quyền thứ nhất Porto Santo tại Madeira. Bà cũng là cháu của Gil Moniz, người thuộc một trong những dòng họ lâu đời nhất Bồ Đào Nha, và từng có quan hệ thân thiết với Hoàng tử Henry Nhà hàng hải. Đây được coi là bằng chứng cho thấy ông có nguồn gốc quý tộc chứ không phải xuất thân từ tầng lớp thương gia Italia, bởi vì trong thời ông không có trường hợp quý tộc thông gia với các tầng lớp khác. Cũng giả thuyết này cho rằng ông là con ngoài giá thú của một nhà quý tộc hàng hải có tiếng tại Catalan, người từng đánh thuê trong một trận chiến chống lại các lực lượng Castilian. Chiến đấu chống lại Ferdinand và nguồn gốc con hoang là hai lý do rất chính đáng cho việc giấu kín nguồn gốc xuất thân của mình. Hơn nữa, viêc khai quật xác anh/em trai ông cho thấy người này ở thế hệ khác, cách biệt tới gần một thập kỷ, chứ không phải “Giacomo Colombo” của gia đình Genoa.
Trong một lý thuyết khác ít được chấp nhận hơn theo “thuyết Chios” về nguồn gốc Colombo, ông là con trai một gia đình quý tộc Genoa tại Hy Lạp – điều này giải thích khả năng tiếng Hy Lạp của ông – đã di cư từ hồi trẻ tới Castilla & Leon gần một thành phố lớn của Bồ Đào Nha, nơi ông học tiếng La tinh, tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Tây Ban Nha (Castellano) và sẽ sử dụng chúng trong chuyến đi sau này. Tương tự, lý thuyết này giải thích khả năng sử dụng nhiều ngôn ngữ của ông và việc tại sao các ý kiến và kế hoạch của ông đã được chấp nhận từ thời điểm sớm hơn thông thường.
Tri giác
Cristoforo Colombo có ảnh hưởng văn hóa đáng kể với những thành tựu và hoạt động cá nhân của ông; ông đã trở thành một biểu tượng, một nhân vật huyền thoại. Những câu chuyện về Colombo khắc họa ông là một nhân vật vừa thần thánh vừa xấu xa.
Trong khi có những nhà thám hiểm và những người di cư đã tới Tân thế giới trước Colombo và thực tế nó đã được “khám phá” nhiều lần, ảnh hưởng và tầm quan trọng của Colombo trong lịch sử mang nhiều ý nghĩa thời đại hơn là ý nghĩa tác động. Ông đã tới đây ở thời điểm những phát triển kỹ thuật đi biển và liên lạc khiến thông tin về những chuyến đi của ông nhanh chóng lan rộng khắp tây Âu. Vì vậy Châu Âu đã lại biết đến sự tồn tại của Châu Mỹ, và điều này dẫn tới nhiều chuyến đi khác tìm kiếm tài sản cũng như để mở rộng.
Hơn nữa, các quốc gia mới ra đời của Tân thế giới, đặc biệt là nước Hoa Kỳ mới giành độc lập, dường như cần có một câu chuyện lịch sử về nguồn gốc của mình. Câu chuyện này đã được cung cấp một phần trong cuốn Cuộc đời và những chuyến thám hiểm của Christopher Columbus năm 1828 của Washington Irving, đây có thể là nguồn gốc thực sự của những huyền thoại về nhà thám hiểm.
Sự thực dân hóa Châu Mỹ của Colombo, và những hậu quả tiếp sau trên người dân bản xứ, đã được kịch hóa thành tác phẩm 1492: Chinh phục thiên đường để kỷ niệm lần thứ 500 ngày ông đặt chân đến Châu Mỹ.
Các di sản
Theo truyền thống, Colombo thường được đa số người dân Hoa Kỳ coi là một nhân vật anh hùng. Ông cũng thường được ca tụng là người can đảm, anh dũng và có niềm tin: ông đã đi về phía tây tiến vào những vùng biển chưa từng được biết tới, và kế hoạch độc nhất vô nhị của ông cũng thường được coi là biểu hiện của sự mưu trí. Colombo đã viết về chuyến đi của mình, “Chúa cho tôi niềm tin, và sau đó là sự can đảm.”
Sự sùng bái tính cách anh hùng của Colombo có lẽ đã đạt tới đỉnh điểm năm 1892, nhân kỷ niệm lần thứ 400 ngày ông đặt chân tới Châu Mỹ. Các công trình kỷ niệm Colombo (gồm cả World’s Columbian Exposition tại Chicago) được dựng lên trên khắp Hoa Kỳ và Mỹ La Tinh, ca ngợi ông như một vị anh hùng. Nhiều thành phố, thị trấn và đường phố được đặt theo tên ông, gồm cả các thành phố thủ phủ của hai bang (Columbus, Ohio và Columbia, Nam Carolina). Các hiệp sĩ Columbus, một tổ chức hữu nghị của những người đàn ông Cơ đốc giáo, đã được bang Connecticut cấp phép hoạt động từ mười năm trước. Câu chuyện cho rằng Colombo có ý tưởng Trái Đất hình tròn khi những người cùng thời với ông vẫn quan niệm một Trái Đất phẳng thường được nhắc lại. Câu chuyện này cũng thường được viện dẫn để đề cao sự sáng suốt và óc tiến bộ của ông. Sự thách thức hiển nhiên của Colombo với khái niệm thông thường khi giương buồm đi về phía đông thay vì phía tây cũng được đề cập như một hình mẫu sáng tạo kiểu “Nước Mỹ”.
Ở Hoa Kỳ, sự sùng bái Colombo xuất hiện đặc biệt nhiều trong các cộng đồng người Mỹ gốc Italia, Mỹ La Tinh và Cơ đốc giáo. Những cộng đồng này coi ông là đại diện của riêng họ để chứng minh rằng Cơ đốc giáo Địa Trung Hải có thể và đã có những đóng góp to lớn cho nước Mỹ. Những ý kiến phản đối ông ngày nay bị họ coi là một hành động mang tính chính trị.
Một số người cho rằng trách nhiệm của những chính phủ và nhân dân thời ấy với cái gọi là cuộc diệt chủng chống lại những người thổ dân Châu Mỹ đã bị che đậy bởi những câu chuyện hoang đường và những lễ nghi tung hô ông. Những người này cho rằng những thông tin sai trái về Colombo đã được sử dụng để biện minh cho những hành động của ông và cần phải làm sáng tỏ sự sai lầm đó. Vì thế, Ward Churchill (một phó giáo sư của Viện nghiên cứu người Bản xứ Châu Mỹ thuộc Đại học Colorado ở Boulder, và là một lãnh đạo Phong trào người Da đỏ bản xứ Châu Mỹ), đã cho rằng:
Very high on the list of those expressions of non-indigenous sensibility which contribute to the perpetuation of genocidal policies against Indians are the annual Colombo Day celebration, events in which it is baldly asserted that the process, events, and circumstances described above are, at best, either acceptable or unimportant. More often, the sentiments expressed by the participants are, quite frankly, that the fate of Native America embodied in Colombo and the Columbian legacy is a matter to be openly and enthusiastically applauded as an unrivaled “boon to all mankind.” Undeniably, the situation of American Indians will not — in fact cannot — change for the better so long as such attitudes are deemed socially acceptable by the mainstream populace. Hence, such celebrations as Colombo Day must be stopped. (in “Bringing the Law Back Home”)
Vẻ ngoài
Không một bức chân dung đương thời đáng tin cậy nào của Colombo còn tới ngày nay; bản in khắc cuối thế kỷ 19 này là một trong những chân dung phỏng đoán của ông
Không một bức chân dung đương thời đáng tin cậy nào của Cristoforo Colombo còn tồn tại. Trong nhiều năm các nhà sử học đã tái hiện hình dáng của ông theo những lời văn miêu tả trước kia. Ông được mô tả rất khác nhau với tóc dài hay ngắn, người béo hay gầy, có râu hay không, nghiêm khắc hay dễ tính.
Hình ở đầu bài và hình bên trái đều có niên đại gần thời Colombo, nhưng các nhà sử học không biết rõ liệu các nghệ sĩ có vẽ chúng theo hiểu biết của chính mình về vẻ ngoài của ông không.
Colombo được miêu tả là người có bộ tóc đỏ, và đã sớm ngả màu trắng, ông có da mặt màu đỏ đặc trưng của người da trắng hay ở ngoài trời.
Dù có những miêu tả rõ ràng về tóc đỏ hay tóc trắng, những cuốn sách tại Hoa Kỳ thường dùng hình ảnh bên trái để miêu tả ông vì thế nó đã trở thành hình ảnh Colombo trong ý thức người dân. Hình bên phải cũng được sử dụng. Tuy nhiên, đa số người đồng ý rằng đây thực tế là hình của Paolo dal Pozzo Toscanelli.
Xem thêm
Thư mục
- Cohen, J.M. (1969) The Four Voyages of Christopher Columbus: Being His Own Log-Book, Letters and Dispatches With Connecting Narrative Drawn from the Life of the Admiral by His Son Hernando Colon and Others. London UK: Penguin Classics.
- Cook, Sherburn and Woodrow Borah (1971) Essays in Population History, Volume I. Berkeley CA: University of California Press.
- Crosby, A. W. (1987) The Columbian Voyages: the Columbian Exchange, and Their Historians. Washington, DC: American Historical Association.
- Friedman, Thomas (2005) The World Is Flat: A Brief History Of The Twenty-first Century. New York: Farrar Straus Giroux.
- Hart, Michael H. (1992) The 100. Seacaucus NJ: Carol Publishing Group.
- Keen, Benjamin (1978) The life of the Admiral Christopher Columbus by his son Ferdinand, Westport CT: Greenwood Press.
- Nelson, Diane M. (1999) A Finger in the Wound: Body Politics in Quincentennial Guatemala. Berkeley CA: University of California Press.
- Markham, Clements R. (1893) The Journal of Christopher Columbus (during His First Voyage, 1492-93) Online from Google Books.
- Morison, S. E. (1991) Admiral of the Ocean Sea: A Life of Christopher Columbus. Boston: Little, Brown and Company.
- Patrick, John J. (1992) “Teaching about the Voyages of Columbus” ERIC Clearinghouse for Social Studies.
- Phillips, W. D. and C. R. Phillips (1992) The worlds of Christopher Columbus. Cambridge UK: Cambridge University Press.
- Turner, Jack (2004) Spice: The History of a Temptation. New York: Random House.
- Ulloa, S. Alfonso (1571) Historie del S. D. Fernando Colombo Venetia: Francesco de’Franceschi Sanese.
- Urvoy, Jean-Michel (2004) “Où est enterré Christophe Colomb?” l’Histoire 2 (April): 20-21. (Trans. “A chain to solve the mystery about Christopher Columbus’s remains”)
- Wilford, John Noble and Ashbel Green (1991) The Mysterious History of Columbus: An exploration of the man, the myth, the legacy. New York: Knopf Press.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Thể loại:
Trinidad và Tobago
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trinidad và Tobago, tên chính thức Cộng hoà Trinidad và Tobago, là một nước nằm ở phía nam Biển Caribe, 11 km (7 dặm) ngoài khơi bờ biển Venezuela. Nó nằm trong khoảng 10°2′-11°12′ Bắc và 60°30′-61°56′ Tây.
Nước này là một đảo quốc[1] gồm hai đảo chính, Trinidad và Tobago, và 21 đảo nhỏ với tổng diện tích 5.128 km² hay 1.864 mi². Ước tính dân số vào tháng 7 năm 2006 là 1.065.842 người. Chiều dài trung bình của Trinidad là 80 km và chiều rộng trung bình là 59 km. Tobago là 41 km dài và 12 km ở điểm rộng nhất.
Đảo lớn và đông dân hơn là Trinidad (nghĩa là “Hòn đảo của Thiên Chúa Ba Ngôi” – Trinity), trong khi Tobago nhỏ hơn (303 km² hay 116 mi²; khoảng 6% tổng diện tích) và dân cư thưa thớt hơn (50.000 người; hay 5% tổng dân số). Các công dân chính thức được gọi là “người Trinidad” hay “người Tobago” hay “công dân của Trinidad và Tobago”, nhưng người Trinidad thường để chỉ người Trinis còn cả người Trinidad và người Tobago thường được gọi là Trinbagonians.
Không giống hầu hết các nước nói tiếng Anh ở vùng Caribbe, Trinidad và Tobago là một nước chủ yếu công nghiệp hóa với nền kinh tế dựa vào dầu mỏ và hóa dầu. Những con cháu của người Châu Phi và người Ấn Độ chiếm tới 80% dân số, phần còn lại chủ yếu là những người nhiều dòng máu với một số lượng nhỏ người châu Âu, người Hoa và người Ả Rập Saudi–người Syria–người Liban. Trinidad và Tobago nổi tiếng về Lễ hội Carnival tiền-Lenten và là nơi ra đời của nhạc cụ steelpan, điệu nhạc calypso và lối khiêu vũ limbo.
Thủ đô Port-of-Spain, với dân số vùng đô thị khoảng 350.000 người, hiện là ứng cử viên hàng đầu để trở thành nơi đóng trụ sở của Ban thư ký thường trực Vùng thương mại tự do Châu Mỹ (FTAA-ALCA).
Lịch sử
-
Cả Trinidad và Tobago đều đã từng là nơi cư trú của người da đỏ có nguồn gốc Nam Mỹ. Ít nhất, ở thời kỳ tiền nông nghiệp Archaic đã có người sinh sống tại Trinidad từ 7.000 năm trước, biến nó trở thành phần lục địa Caribbean có người sinh sống sớm nhất. Những dân tộc nông nghiệp sử dụng đồ gốm đã định cư tại Trinidad khoảng năm 250 TCN và sau đó di chuyển tới dãy Lesser Antilles. Khi người châu Âu tới đây, Trinidad là lãnh thổ của nhiều bộ tộc sử dụng các ngôn ngữ Arawakan và Cariban gồm Nepoya, Suppoya và Yao; trong khi Tobago thuộc quyền kiểm soát của Đảo Caribs và Galibi. Tên gọi Trinidad của người da đỏ là Kairi hay Iere thường được dịch thành “Vùng đất của loài Chim ruồi“, dù nhiều người khác cho rằng nó chỉ đơn giản có nghĩa là “hòn đảo”. Cristoforo Colombo đã tới đảo Trinidad vào ngày 31 tháng 7 năm 1498 và đặt tên nó theo Chúa ba ngôi (Trinity). Colpmbo cũng đã nhìn thấy Tobago, mà ông gọi là Bella Forma, nhưng ông không đổ bộ lên đảo này. Cái tên Tobago có lẽ bắt nguồn từ chữ tobacco (thuốc lá).
Buổi đầu người Tây Ban Nha thiết lập cơ sở tại Trinidad, nhưng vì thiếu dân tới định cư nên cuối cùng họ cho phép tất cả mọi người châu Âu theo Cơ đốc giáo định cư trên hòn đảo, dẫn tới những cuộc di cư từ Pháp và các nước khác. Trong lúc đó, Tobago hết thuộc quyền cai trị của Anh đến Pháp đến Hà Lan và Courland. Anh đã củng cố quyền lực của mình trên cả hai hòn đảo trong thời gian Chiến tranh Napoléon, và họ gộp chúng vào thành thuộc địa Trinidad và Tobago năm 1889. Vì những cuộc tranh giành thuộc địa đó, những tên địa điểm theo tiếng của thổ dân châu Mỹ, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Pháp và tiếng Anh rất phổ biến tại quốc gia này. Những người nô lệ châu Phi, người Ấn Độ, Trung Quốc, Bồ Đào Nha và những người lao động tự do từ châu Phi đã tới đây bổ sung vào lực lượng lao động trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20.
Những cuộc di cư từ Barbados và Lesser Antilles, Venezuela và Syria và Liban cũng đã mang lại ảnh hưởng về mặt chủng tộc trên đất nước này.
Dù ban đầu là một thuộc địa với mía và cacao là hai sản phẩm chủ lực của nền kinh tế ở thời điểm cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Sau sự giảm sút sản lượng cacao (vì bệnh dịch và cuộc Đại khủng hoảng) dầu mỏ dần chiếm vị trí trọng yếu trong nền kinh tế. Cuộc khủng hoảng và sự gia tăng thị phần dầu mỏ trong nền kinh tế dẫn tới những thay đổi trong cấu trúc xã hội.
Sự hiện diện của những căn cứ quân sự Hoa Kỳ tại Chaguaramas và Cumuto ở Trinidad trong Thế chiến thứ hai đã làm thay đổi căn bản tính chất xã hội. Trong giai đoạn hậu chiến, làn sóng giải thực diễn ra khắp Đế quốc Anh dẫn tới sự thành lập Liên bang Tây Ấn năm 1958 như bước đầu tiên giành lại độc lập. Chaguaramas được đề xuất trở thành thủ đô của liên bang. Liên bang đã giải thể sau khi Jamaica rút lui, và Trinidad và Tobago đã lựa chọn độc lập năm 1962.
Năm 1970, một số sinh viên đã tụ tập trước sứ quán Canada để phản đối khoản lệ phí visa cho sinh viên, ở thời ấy là kiểu bắt chước làn sóng nhân quyền thập niên 1960 tại Bắc Mỹ. Kết quả là cái mà ngày nay chúng ta gọi là Những cuộc nổi loạn quyền lực đen năm 1970[cần dẫn nguồn].
Năm 1976 nước này chấm dứt các quan hệ với chế độ quân chủ Anh và trở thành một nước cộng hoà bên trong Khối thịnh vượng chung Anh.
Năm 1990, 114 người thuộc Jamaat al Muslimeen, do Yasin Abu Bakr (trước đó thường được gọi là Lennox Phillip) lãnh đạo, đã xông vào Nghị viện Trinidad & Tobago tại Nhà Đỏ, và đài truyền hình duy nhất đất nước ở thời điểm đó, giữ chính phủ làm con tin trong sáu ngày. Vụ này đã được giải quyết và từ đó đất nước hoàn toàn thanh bình.
Dầu mỏ, hóa dầu và khí tự nhiên tiếp tục là xương sống của nền kinh tế quốc gia. Du lịch cũng là một nhân tố chủ chốt của kinh tế Tobago, và hòn đảo này vẫn là điểm đến ưa thích của nhiều khách du lịch châu Âu. Trinidad và Tobago là một trong những quốc gia thịnh vượng nhất vùng Caribbean, dù đã có sút kém so với thời “bùng nổ dầu mỏ” trong khoảng giữa 1973 và 1983.
Năm 1991, Patrick Manning được bổ nhiệm làm Thủ tướng. Trong nhiều năm, giới lãnh đạo phải đương đầu với các cuộc nổi dậy của nhân dân phát sinh từ những khó khăn kinh tế và những đối kháng của thành phần cấp tiến. Tình trạng thất nghiệp và dư thừa nhân công là một trong những vấn đề dai dẳng ở đảo quốc này vàphần lớn nhân dân đòi Chính phủ quốc hữu hóa các ngành công nghiệp sản xuất đường và dầu mỏ hiện đang thuộc quyền kiểm soát của các công ty nước ngoài.
Chính trị
-
Trinidad và Tobago là một quốc gia theo chính thể dân chủ tự do với một hệ thống lưỡng đảng và hệ thống quốc hội lưỡng viện dựa trên Hệ thống Westminster. Quốc trưởng của Trinidad và Tobago là Tổng thống, hiện nay là Giáo sư danh dự George Maxwell Richards. Lãnh đạo chính phủ và Thủ tướng. Tổng thống được bầu ra bởi một Ủy ban bầu cử gồm toàn bộ các thành viên của hai viện Nghị viện. Thủ tướng được Tổng thống chỉ định. Tổng thống buộc phải chỉ định lãnh đạo của đảng nào mà ông cho là được nhiều thành viên trong nghị viện ủng hộ nhất vào chức vụ đó; thường đó là lãnh đạo đảng giành được số ghế nhiều nhất trong cuộc bầu cử trước đó (trừ trường hợp cuộc Tổng tuyển cử năm 2001).
Nghị viện gồm hai cấp, Thượng viện (31 thành viên) và Hạ viện (36 thành viên, sẽ tăng lên thành 41 thành viên kể từ cuộc bầu cử sau). Các thành viên thượng nghị viện do tổng thống chỉ định. Mười sáu Thượng nghị sĩ Chính phủ được chỉ định theo sự gợi ý của Thủ tướng, sáu Thượng nghị sĩ Đối lập được chỉ định theo sự gợi ý của Lãnh đạo phe đối lập và chín Thượng nghị sĩ độc lập được chỉ định bởi Tổng thống để đại diện cho những lĩnh vực dân sự xã hội khác. 36 thành viên của Hạ nghị viện do nhân dâu bầu ra với nhiệm kỳ tối đa 5 năm.
Từ 24 tháng 12 năm 2001, đảng cầm quyền là Phong trào nhân dân quốc gia do Patrick Manning lãnh đạo; đảng Đối lập là Đại hội quốc gia thống nhất do Kamala Persad-Bissessar lãnh đạo (Lãnh đạo đối lập) và Winston Dookeran (UNC lãnh đạo chính trị).
Trinidad và Tobago là một thành viên tích cực của Cộng đồng Caribbean (CARICOM) và Khối kinh tế, thị trường chung CARICOM (CSME).
Địa lý
-
Bản đồ Trinidad và Tobago – Click để xem ảnh kích thước lớn
Nước này gồm hai hòn đảo chính, Trinidad và Tobago, và 21 hòn đảo nhỏ hơn, các hòn đảo lớn nhất gồm Chacachacare, Monos, Huevos, Gaspar Grande (hay Gasparee), Little Tobago và St. Giles Is. Lãnh thổ đảo là hỗn hợp giữa các đồng bằng và các vùng núi. Điểm cao nhất nước nằm tại Dãy phía Bắc ở El Cerro del Aripo với độ cao 940 mét (3.085 foot) trên mực nước biển. Khí hậu nhiệt đới. Một năm có hai mùa: mùa khô trong sáu tháng đầu năm, và mùa mưa ở nửa cuối năm. Gió thường tới từ hướng đông bắc và thường bị ảnh hưởng bởi gió mậu dịch Đông Bắc. Không giống như hầu hết các hòn đảo khác ở vùng Caribbean, Trinidad và Tobago không bị ảnh hưởng bởi các cơn bão mạnh có sức tàn phá lớn như Bão Ivan, trận bão mạnh nhất đi qua gần hòn đảo này trong giai đoạn gần đây vào tháng 12, 2004.
Đa số dân cư sống trên hòn đảo Trinidad, đây là nơi có nhiều thành phố và khu thị tứ lớn. Trinidad có ba vùng đô thị: Port of Spain, thủ đô, San Fernando, và Chaguanas. Trong số ba vùng đó, Chaguanas có tốc độ phát triển nhanh nhất. Thành phố lớn nhất tại Tobago là Scarborough.
Trinidad được tạo nên từ nhiều kiểu nền đất khác nhau, đa phần là cát mịn và đất sét nặng. Các châu thổ đất bồi của Dãy phía bắc và vùng đất “Hành lang Đông Tây” là màu mỡ nhất.
Dãy phía Bắc gồm phần lớn là những núi đá Thượng Jurassic và Cretaceous, đa số là andesite và đá phiến. Những vùng đất thấp phía bắc (Hành lang Đông Tây và Đồng bằng Caroni) gồm các kiến tạo từ thời Pleistocene hay cát và đất sét trẻ hơn với các con sông nhiều sỏi và đầm lầy đất bồi. Phía nam vùng này, Dãy Trung tâm là một nếp lồi phay nghịch gồm đá từ kỷ Cretaceous và Eocene, với các thành tạo theo thể Miocene dọc theo các sườn phía đông và phía nam. Đồng bằng Naparima và Đầm lầy Nariva tạo thành bộ phận phía nam của phay nghịc này. Các vùng đất thấp phía nam gồm cát thể Miocene và Pliocene, đất sét và sỏi. Chúng che giấu bên dưới các trầm tích dầu mỏ và khí tự nhiên, đặc biệt phía bắc Phay Los Bajos. Dãy phía Nam tạo thành phay nghịch nếp lồi thứ ba. Nó gồm nhiều dãy đồi, phần nổi tiếng nhất là Đồi Ba ngôi. Đá là đá sa thạch, đá phiến sétvà đá phù sa và đất sét đã được tạo thành từ thời Miocene và được đẩy lên cao trong kỷ Pleistocene. Cát dầu và các núi lửa bùn hiện diện đặc biệt nhiều ở vùng này.
Dù chỉ nằm ngay ngoài khơi bờ biển Nam Mỹ, Trinidad và Tobago thường được coi là một phần của lục địa Bắc Mỹ vì nó có tính chất của một quốc gia vùng Caribbean. Xem Các quốc gia liên lục địa.
Kinh tế
-
Trinidad và Tobago nổi tiếng là một địa điểm đầu tư tuyệt vời cho giới doanh nhân quốc tế. Một lĩnh vực phát triển hàng đầu trong bốn năm qua là khí tự nhiên. Du lịch là lĩnh vực đang phát triển, dù không chiếm tỷ trọng cao như nhiều hòn đảo vùng Caribbean khác. Nền kinh tế nước này có lợi thế nhờ lạm phát thấp và thặng dư thương mại. Năm 2002 được đánh dấu bởi sự phát triển vững chắc của khu vực dầu khí, bù lại một phần cho tình trạng không ổn định chính trị trong nước.
Đặc điểm khí hậu ở đảo quốc này giúp phát triển các loại cây trồng nhiệt đới, đặc biệt là các đồn điền mía với sản lượng 129.000 tấn đường mỗi năm (1994). Các loại nông sản khác gồm: ca cao, cà phê, chuối, cam quýt, cơm dừa. Ngành chăn nuôi cũng rất phát triển.
Công nghiệp chủ yếu dựa vào khai thác hyđrocacbon. Hồ Pitch ở phía Tây Nam đảo Trinidad, được khai thác từ thế kỉ 16, hiện nay cung cấp 108.000 tấn bitum (dùng làm nhựa rải đường) và phần lớn được xuất khẩu. Các vỉa dầu phần lớn ở miền Nam Trinidad cung cấp hơn 7 triệu tấn/năm (1994). Khai thác khí đốt cũng trên đà gia tăng. Dầu mỏ được xuất khẩu sang Hoa Kỳ và Vương quốc Anh. Phần lớn giếng dầu và các nhà máy lọc dầu đều nằm trong tay các công ti của Hoa Kỳ. Sản lượng hyđrocacbon chiếm 80% tổng giá trị các loại sản phẩm xuất khẩu. Khí hậu ôn hòa, phong cảnh thiên nhiên đẹp và mạng lưới giao thông vận tải tốt giúp cho ngành du lịch mang lại một nguồn thu nhập đáng kể.
Nhân khẩu
-
Thành phần dân tộc của Trinidad và Tobago phản ánh một lịch sử chinh phục và di cư. Hai nhóm dân tộc chính – người Trinidad gốc Ấn (Indo-Trinidadian) và người Trinidad gốc Phi – chiếm tới 80% dân số, trong khi những người dân đa chủng tộc, con cháu của người Trinidad gốc Âu/người châu Âu, người Trinidad gốc Trung Quốc/người Hoa và người Trinidad gốc Ả Rập/người Syria–người Liban chiếm đa phần số còn lại. Theo cuộc điều tra dân số năm 1990, người Trinidad gốc Ấn chiếm 40,3% dân số, người Trinidad gốc Phi chiếm 39,5%, người đa chủng 18,4%, người Trinidad gốc Âu 0,6% và người Hoa, người Syria và các sắc tộc khác 1,2%. Người Trinidad gốc Âu, đặc biệt là hậu duệ của tầng lớp chủ đất cũ, thường được gọi là người Pháp Creole, thậm chí nếu tổ tiên họ là người di cư đến từ Tây Ban Nha, Anh, Bồ Đào Nha [2] hay Đức. Nhóm người Cocoa Payol đa chủng là con cháu của người định cư Tây Ban Nha và những người nhập cư đến từ Venezuela. Dân Trini Bồ Đào Nha gồm cả người da trắng và người lai. Nhóm thiểu số da đỏ châu Mỹ phần lớn là đa chủng – nhóm thiểu số rất nhỏ Carib, hậu duệ của những thổ dân bản địa, được tổ chức xung quanh Cộng đồng Santa Rosa Carib.
Sự di cư ra khỏi Trinidad và Tobago, cũng như đối với các nước Caribbean khác, đạt mức độ cao trong lịch sử; đa số họ tới Hoa Kỳ, còn Canada và Anh tiếp nhận hầu hết số còn lại. Sự di cư này vẫn đang tiếp diễn, dù ở mức độ thấp hơn, thậm chí tỷ lệ sinh đã giảm mạnh tới mức tương đương với các nước phát triển.
Nhiều tôn giáo hiện diện ở Trinidad và Tobago. Hai tôn giáo lớn nhất là Công giáo La Mã và đạo Hindu; Anh giáo, Hồi giáo, Presbyterian, Methodist là những tôn giáo nhỏ hơn. Hai đức tin đa tạp Afro-Caribbean là Shouter (hay Spiritual Baptist) và Orisha (trước kia được gọi là Shango, ít mang ý nghĩa ca tụng hơn) nằm trong những nhóm tôn giáo phát triển nhanh nhất, cũng như các nhà thờ của Evangelical và Fundamentalist theo kiểu Mỹ thường được đa số người Trinidad coi gộp vào với nhau thành “Pentecostal” (dù cách định danh này thường không chính xác). Nhà thờ Mormon đã mở rộng sự hiện diện của họ tại quốc gia này từ giữa thập niên 1980.
Tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức của quốc gia, nhưng tiếng Bhojpuri, ở trong nước thường được gọi là tiếng Hindi, cũng được sử dụng bởi một số người Trinidad gốc Ấn và hiện diện nhiều trong âm nhạc bình dân. Ngôn ngữ chính, tiếng Anh-Trinidad vừa được xếp hạng là một thổ ngữ vừa là một biến thể của tiếng Anh hay một kiểu tiếng Anh lai Trinidad (Trinidadian Creole English). Ngôn ngữ được sử dụng nhiều ở Tobago là tiếng Anh lai Tobago (Tobagonian Creole English). Cả hai ngôn ngữ đều chứa đựng các yếu tố châu Phi; tuy nhiên, tiếng Anh Trinidad bị ảnh hưởng nhiều từ tiếng Pháp và tiếng Pháp lai cũng như tiếng Bhojpuri/Hindi. Các ngôn ngữ châu Mỹ và các thứ tiếng địa phương thường chỉ được sử dụng trong những dịp không chính thức, và cho tới nay vẫn chưa có một hệ thống chuẩn hóa cách viết (giống như trong tiếng Anh tiêu chuẩn). Những vị du khách tới đây trong một thời gian ngắn không cần phải lo ngại về việc học tiếng địa phương/tiếng châu Mỹ, vì hầu như mọi người đều nói và hiểu được tiếng Anh. Tuy nhiên, thường thì người dân sử dụng tiếng địa phương/tiếng châu Mỹ để nói chuyện với nhau. Dù tiếng địa phương (một loại tiếng Pháp lai) từng là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi trên hòn đảo này (và tại vùng bờ biển Paria Venezuela), nhưng hiện nay đã không còn giữ được vị trí đó nữa.
Vì vị trí của Trinidad nằm trên bờ biển Nam Mỹ, nước này không phát triển nhiều quan hệ với các dân tộc nói tiếng Tây Ban Nha, vì thế cho tới năm 2004 chỉ có 1.500 trên tổng số 1,3 triệu dân Trinidad nói tiếng Tây Ban Nha.2. ^ Năm 2004 chính phủ đã đưa ra sáng kiến “Tiếng Tây Ban Nha – Ngoại ngữ số một (SAFFL)” [3], và công bố rộng rãi vào tháng 3 năm 2005. Các quy định của chính phủ hiện nay buộc các trường cao học phải dạy tiếng Tây Ban Nha cho sinh viên, trong khi 30% công chức sẽ phải có khả năng sử dụng ngôn ngữ này trong 5 năm tới. Người Venezuela thường tới Trinidad và Tobago để học tiếng Anh, và nhiều trường tiếng Anh đã mở rộng cả việc giảng dạy tiếng Tây Ban Nha.
Văn hoá
-
Trinidad và Tobago nổi tiếng về các lễ hội tuần chay của họ. Nước này cũng là nơi sản sinh ra âm nhạc calypso và nhạc cụ steelpan, được nhiều người công nhận là nhạc cụ duy nhất được phát minh ra trong thế kỷ 20. Nền văn hóa và tôn giáo đa dạng khiến nước này có nhiều lễ hội trong suốt năm. Các loại nghệ thuật bản xứ khác gồm âm nhạc Soca (một âm nhạc bắt nguồn từ calypso), Parang (âm nhạc Giáng sinh ảnh hưởng từ Venezuela), âm nhạc chutney, và pichakaree (các hình thức âm nhạc pha trộn giữa âm nhạc Caribbean và Ấn Độ) và điệu nhảy limbo nổi tiếng.
Nghệ thuật ở nơi đây cũng sôi động. Trinidad và Tobago có hai tác giả đã đoạt giải Nobel về văn học, V. S. Naipaul và Derek Walcott sinh tại Saint Lucia. Nhà thiết kế thương hiệu Mas Peter Minshall không chỉ nổi tiếng về các trang phục dành cho lễ hội mà còn về vai trò của ông trong lễ khai mạc Thế vận hội Mùa hè 1992, Giải vô địch bóng đá thế giới 1994, Thế vận hội Mùa hè 1996 và Thế vận hội Mùa đông 2002, và ông đã đoạt một Giải Emmy.
Trinidad và Tobago cũng đã đoạt hai giải Hoa hậu hoàn vũ, với Penny Commisiong năm 1977, và Wendy Fitzwilliams năm 1998.
Thể thao
- Xem thêm Trinidad và Tobago tại các kỳ Olympics
All-Fours thỉnh thoảng được miêu tả là “Môn thể thao không chính thức của quốc gia”[cần dẫn nguồn].
Các ngày nghỉ lễ
Các ngày lễ ở Trinidad và Tobago.
Xem thêm
Bản mẫu:Các chủ đề về Trinidad và Tobago
Ghi chú
1. ^ Archipelagic Waters and Exclusive Economic Zone Act No 24 of 1986 2. ^ The Independent, 31 August 2005, “Hola! Trinidad drops English and learns to speak Spanish”.
Tham khảo
- Besson, Gérard & Brereton, Bridget. 1992. The Book of Trinidad. 2nd ed. Port of Spain: Paria Publishing Co. Ltd. ISBN 976-8054-36-0.
- Mendes, John. 1986. Cote ce Cote la: Trinidad & Tobago Dictionary. Arima, Trinidad.
- Saith, Radhica and Lyndersay, Mark. 1993. Why Not a Woman? Port of Spain: Paria Publishing Co. Ltd. ISBN 976-8054-42-5.
Liên kết ngoài
Thể loại:
Fidel Castro
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Fidel Alejandro Castro Ruz (
audio) (sinh ngày 13 tháng 8 năm 1926) là một trong những nhà lãnh đạo chủ chốt của cuộc Cách mạng Cuba, Thủ tướng của Cuba từ tháng 2 năm 1959 tới tháng 12 năm 1976, và sau đó là Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Cuba cho tới khi ông từ chức tháng 2 năm 2008. Ông là Bí thư thứ nhất của Đảng Cộng sản Cuba từ tháng 10 năm 1965 tới tháng 4 năm 2011, em trai ông, Raúl Castro, được kế nhiệm chức vụ này vào ngày 19 tháng 4 năm 2011. Ông là người đương thời với những nhà lãnh đạo nổi tiếng như Che Guevara, Hồ Chí Minh, Nelson Mandela,…[1]
Ông sinh ra trong một gia đình giàu có và đã có bằng luật. Khi học tập ở Đại học La Habana, ông bắt đầu sự nghiệp chính trị và trở thành một nhân vật được biết đến trong chính giới Cuba.[2] Sự nghiệp chính trị của ông tiếp tục với những lời chỉ trích mang tính chủ nghĩa dân tộc đối với Tổng thống Fulgencio Batista, và sự ảnh hưởng chính trị của Hoa Kỳ với Cuba. Ông trở thành một nhân vật chống Batista kịch liệt và thu hút sự chú ý của chính quyền.[3] Cuối cùng ông cầm đầu cuộc tấn công thất bại năm 1953 vào Pháo đài Moncada, sau đó bị bắt, xét xử, tống giam và thả tự do. Sau đó ông tới Mexico[4][5] để tổ chức và huấn luyện một cuộc tấn công vào chế độ Batista ở Cuba. Ông và các đồng chí cách mạng rời Mexico tới miền Đông Cuba tháng 12 năm 1956.
Castro lên nắm quyền lực sau thắng lợi của cuộc cách mạng Cuba lật đổ chế độ độc tài được Hoa Kỳ tài trợ[6] của Fulgencio Batista,[7] và một thời gian ngắn sau đó trở thành Thủ tướng Cuba.[8] Năm 1965 ông trở thành Bí thư thứ nhất của Đảng Cộng sản Cuba và lãnh đạo cuộc chuyển tiếp Cuba trở thành một nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa độc đảng. Năm 1976 ông trở thành Chủ tịch Hội đồng Nhà nước cũng như Hội đồng Bộ trưởng. Ông cũng giữ cấp bậc tối cao quân đội Comandante en Jefe (“Tổng chỉ huy”) các lực lượng vũ trang Cuba.
Sau một cuộc phẫu thuật ruột bởi một bệnh hệ tiêu hoá không được tiết lộ được cho là diverticulitis,[9] Castro đã chuyển giao các chức vụ của mình cho Phó chủ tịch thứ nhất, đồng thời là em trai ông, Raúl Castro, ngày 31 tháng 7 năm 2006. Ngày 19 tháng 2 năm 2008, năm ngày trước khi thời hạn nhiệm kỳ của ông kết thúc, ông thông báo không tiếp tục tham gia tranh cử một nhiệm kỳ nữa với cả chức danh chủ tịch và tổng tư lệnh.[10][11] Ngày 24 tháng 2 năm 2008, Quốc hội Cuba bầu Raúl Castro kế nhiệm ông làm Chủ tịch Cuba.[12]
Trên bình diện quốc tế, Castro đã trở thành một “anh hùng thế giới theo khuôn mẫu của Garibaldi“ đối với mọi người trên khắp thế giới đang nỗ lực chống lại chủ nghĩa đế quốc[13] Ông đã được trao tặng rất nhiều giải thưởng và huân chương danh dự của các nước, và đã được xem là nguồn cảm hứng cho nhiều nhà lãnh đạo nổi tiếng khác như Ahmed Ben Bella và Nelson Mandela, người sau đó trao tặng ông giải thưởng dân sự cao nhất của Nam Phi cho người nước ngoài, Huân chương Hảo Vọng[14]
Ngoài ra, Castro cũng được xem là một trong những nhà cách mạng kiệt xuất nhất nửa sau thế kỷ XX,[15] là biểu tượng của sự ủng hộ về mặt tinh thần đối với nhân dân những xứ có đời sống kinh tế thấp hoặc là bị chính quyền trấn áp trên thế giới. Chính phủ Castro đóng vai trò không nhỏ trong cuộc giải phóng người da đen Nam Phi khỏi chế độ Apartheid nói riêng cũng như những cuộc đấu tranh đòi độc lập diễn ra tại các quốc gia châu Phi thời bấy giờ nói chung.[1]. Bản thân ông cũng là nhà lãnh tụ đã vượt qua nhiều sóng gió và nguy hiểm nhất: tháng 12/2011, Sách Kỷ lục Guinness đã công nhận ông là người bị ám sát nhiều nhất (638 lần), chủ yếu bởi tổ chức Tình báo Trung ương Mỹ CIA tiến hành[16].
Tiểu sử
Fidel Castro sinh ngày 13 tháng 8 năm 1927[17] (một năm trễ hơn trong giấy tờ chính thức) tại một thị trấn nhỏ tên Birán, con không hôn thú của một chủ đồn điền trồng mía giàu có, Ángel Castro Argiz, di dân từ Tây Ban Nha, và người nấu bếp cho ông, bà Lina Ruz González[18].Giấy tờ chính thức đầu tiên là một giấy rửa tội ký vào năm 1935, với tên là „Fidel Hipólito Ruz González”. Lúc đó ông lấy họ của mẹ, bởi vì ông là con không chính thức. Sau khi cha ông ly dị vào năm 1941, ông ta đã hối lộ để được một giấy rửa tội mới cho Fidel. Trong giấy tờ đó ông tên là „Fidel Ángel Castro Ruz”. Ngày sinh được đổi lại là 13 tháng 8 1926, để mà Fidel có thể theo học trường Jesuiten ở Havanna, bởi vì ông hãy còn nhỏ tuổi. Giấy rửa tội cuối cùng được ký vào tháng 12 1943, sau khi cha ông lấy mẹ ông, có tên là “Fidel Alejandro Castro Ruz” mà bây giờ vẫn còn được dùng.[18][19]
Lúc nhỏ Castro theo học trường Dòng Tên. Ông vào Đại học La Habana năm 1945 và tốt nghiệp ngành luật năm 1950.
Trong thời gian học đại học, Castro tham gia vào nhiều tổ chức chống đối chính quyền. Ông hành nghề luật sư từ năm 1950 đến 1952; trở thành đảng viên Đảng Chính thống (tiếng Tây Ban Nha: Partido Ortodoxo) và vận động để tranh cử vào Quốc hội Cuba. Thế nhưng ý định của Castro chưa thành thì nổ ra cuộc đảo chính của tướng Fulgencio Batista. Batista muốn lên nắm chính quyền để ngăn cản sự lớn mạnh của Đảng Chính Thống. Dưới sự cai trị của Batista, hàng ngàn chính khách bị ám sát và dân chúng sống dưới sự đàn áp.
Castro bắt đầu vận động chống lại Batista bằng biện pháp quân sự. Ông liên kết được hơn 200 người ủng hộ cách mạng trên toàn quốc và trở thành thủ lĩnh của họ. Ngày 26 tháng 7 năm 1953, Castro và các chiến hữu tấn công vào trại lính Moncada. Hơn 80 chiến hữu bị tử trận, Castro bị bắt. Ông bị đưa ra tòa và bị kết án 15 năm tù. Cuối phiên tòa, Castro đã hùng hồn đọc bài diễn văn “Lịch sử sẽ giải oan cho tôi” (La historia me absolverá), phản ánh quan điểm chính trị của ông.
Một năm sau, Batista đại xá cho nhiều tù chính trị, trong đó có Castro. Castro sang Mexico và lập nhóm vũ trang kháng chiến. Nhóm này lấy tên là nhóm Hai Mươi Sáu Tháng Bảy, để tưởng niệm cuộc nổi dậy Moncada ngày 26 tháng 7 trước kia. Trong số những người tham gia vào nhóm này có Che Guevara, một sinh viên y khoa đang tập sự tại Mexico City và cả Raúl Castro, em trai của Fidel.
Ngày 2 tháng 12 năm 1956, nhóm Hai Mươi Sáu Tháng Bảy, gồm 80 người, trở lại Cuba trên con tàu Granma dài 18 mét. Sau khi đổ bộ, họ nhanh chóng bị bao vây bởi quân chính phủ Batista. Một trận đánh ác liệt diễn ra, nhóm cách mạng chỉ còn 12 người sống sót và rút vào vùng rừng núi Sierra Maestra để tổ chức kháng chiến. Trong số những người sống sót, ngoài Fidel Castro còn có Raul Castro (em trai ông), Che Guevara và Camilo Cienfuegos. Nhóm kháng chiến được quần chúng ủng hộ và phát triển lên đến 800 người. Trong suốt 2 năm, họ áp dụng chiến thuật đánh du kích gây nhiều thiệt hại cho quân chính phủ. Tháng 5 năm 1958, Batista huy động nhiều tiểu đoàn tiến đánh quân kháng chiến. Dù bị thua kém về quân số, phe kháng chiến vẫn thắng nhiều trận quan trọng. Quân của Batista có tinh thần chiến đấu kém nên đào ngũ và đầu hàng rất nhiều.
Ngày 1 tháng 1 năm 1959, quân đội của Fidel Castro tiến vào La Havana, quân đội của Batista đào ngũ hàng loạt và hầu như không kháng cự. Sự kiện này đánh dấu sự thành công cuộc cách mạng Cuba. Khi thua cuộc, Batista chạy trốn khỏi Cuba và sang tỵ nạn chính trị ở Mỹ.
Một giai đoạn quá độ đã được hình thành. Manuel Urrutia Lleó, một chính trị gia không đảng phái đã được tôn lên làm Tổng thống Cuba vào ngày 3 tháng 1 năm 1959. Manuel đã chỉ định một luật sư và là giáo sư Đại học La Habana là José Miró Cardona làm Thủ tướng. Tuy nhiên, chỉ sau 6 tuần, Miró bất ngờ từ chức. Fidel Castro được chỉ định là Thủ tướng. Ông hứa sẽ xây dựng một chính quyền trong sạch và tôn trọng hiến pháp. Tuy nhiên, chính phủ Castro đã tuyên án tử hình hàng trăm cựu quan chức thuộc Đảng Batista vì tội danh tham nhũng.
Hoa Kỳ ban đầu công nhận chính quyền Fidel Castro, nhưng sau khi Castro quốc hữu hóa các công ty Hoa Kỳ tại Cuba thì quan hệ Hoa Kỳ – Cuba trở nên lạnh nhạt. Chính sách kinh tế của Castro làm cho Hoa Kỳ nghi ngờ rằng ông ủng hộ chủ nghĩa cộng sản và có quan hệ với Liên bang Xô viết – đối địch với Hoa Kỳ trong Chiến tranh Lạnh. Tháng 4 năm 1959, Castro viếng thăm Nhà Trắng nhưng Tổng thống Dwight D. Eisenhower từ chối gặp, thay vào đó là Phó tổng thống Richard Nixon. Sau cuộc gặp gỡ này, Nixon cho rằng Castro là một người “ngây thơ” nhưng không nhất thiết là cộng sản.
Tháng 2 năm 1960, chính quyền Castro ký một hiệp định thương mại với Liên Xô, trong đó Liên Xô đồng ý bán dầu hỏa cho Cuba. Không thể chấp nhận một nước ngay sát mình có quan hệ thương mại với Liên Xô, Hoa Kỳ đơn phương cắt đứt mọi quan hệ ngoại giao và áp dụng chính sách cấm vận lên Cuba vào ngày 31 tháng 1 năm 1961. Điều này lại đẩy Cuba tiếp tục thắt chặt quan hệ với Liên Xô và ngày càng nhận nhiều viện trợ quân sự và kinh tế.
Ngày 17 tháng 4 năm 1961, Hoa Kỳ yểm trợ một đạo binh gồm 1.300 lính Cuba lưu vong đổ bộ lên vùng Vịnh Con Heo (tiếng Anh: Bay of Pigs) nhằm mục đích lật đổ Fidel Castro. Đó chính là sự kiện Vịnh Con Lợn. Tuy vậy, cụm quân này đã bị đánh tan hoàn toàn bởi Quân đội Cách mạng Cuba trong thời gian ngắn ngủi. Fidel Castro đã đích thân chỉ huy trận đánh trên một chiếc xe tăng T-34 dẫn đầu đội hình chiến đấu của quân đội Cuba trong cuộc chiến trên vịnh Con lợn. Đặc biệt chiếc T-34 do ông chỉ huy đã bắn hạ 2 chiếc xe tăng M4 Sherman trong khi tham chiến[20].
Cuộc đổ bộ thất bại và nhiều người bị bắt, chín người bị xử tử vì tội phản bội Tổ quốc. Ngày 1 tháng 5 năm 1961, ông tuyên bố Cuba là một quốc gia theo Xã hội chủ nghĩa và chính thức bãi bỏ sự bầu cử đa đảng.[2] Những người phê phán Castro cho rằng ông sợ những cuộc bầu cử sẽ khiến ông mất uy quyền.[2] Cũng trong ngày hôm đó, hàng trăm ngàn người dân Cuba nghe lãnh tụ Castro tuyên bố:[21]
“ |
Cách mạng không kết thúc sau một thời hạn nhất định, vì thế chúng ta không cần phải bầu cử. Tại châu Mỹ La Tinh này, không có một chính phủ nào dân chủ hơn chính phủ cách mạng của chúng ta… Nếu ngài Kennedy không ưa Xã hội chủ nghĩa, thì chúng ta cũng ghét chủ nghĩa đế quốc vậy. Chúng ta căm ghét chủ nghĩa tư bản. |
” |
—Fidel Castro |
Cũng trong năm đó, ngày 2 tháng 12, Castro tuyên bố rằng ông theo chủ nghĩa Marx-Lenin, và Cuba sẽ đi theo chủ nghĩa cộng sản. Cuối năm 1961, ông được Liên bang Xô viết trao tặng Giải thưởng Hoà bình Lenin.
Tỷ lệ tử vong của trẻ em là một vấn đề lớn ở Cuba. Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh là 60 phần nghìn vào năm 1959. Để đối phó với thực trạng này, Fidel đã đưa vào hệ thống chăm sóc y tế miễn phí và bắt đầu một chương trình tiêm chủng toàn quốc. Tới năm 1980, tỷ lệ tử vong trẻ em giảm xuống còn 15 phần nghìn. Con số này hiện ở mức tốt nhất trong số các nước đang phát triển.
Năm 1967, người bạn chiến đấu của Fidel, Che Guevara, bị Cục tình báo trung ương Mỹ sát hại ở Bolivia. Trong buổi lễ tưởng niệm Che, ngày 18 tháng 10 năm 1967, Fidel phát biểu:
-
- “Nếu phải diễn tả hình ảnh tương lai của thế hệ con cháu mà chúng ta muốn chúng trở thành, chúng ta sẽ nói rằng: Hãy giống như Che. Nếu phải bày tỏ lòng mong ước con cháu mình sẽ được giáo dục như thế nào, chúng ta sẽ nói không chút ngần ngại rằng: Chúng ta muốn chúng được giáo dục theo tinh thần của Che”.
Ngày 15 tháng 9 năm 1973, giữa lúc cuộc Chiến tranh Việt Nam đang diễn ra, ông đến thăm Quảng Trị, Việt Nam khi đó đang nằm dưới quyền quản lý của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Đây là chuyến thăm đặc biệt đáng nhớ nhất của không chỉ riêng ông mà còn với những người Việt Nam mà ông đã gặp như Đại tá Hồ Văn A, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp.[22]
Cuối năm 1976, một Hiến pháp Cuba mới được xây dựng với những thay đổi về cơ cấu chính quyền. Ngày 2 tháng 12 năm 1976, Fidel Castro được bầu vào chức vụ Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Cộng hòa Cuba, một chức vụ vừa là nguyên thủ quốc gia của Cuba, vừa là người đứng đầu Chính phủ Cuba. Chức vụ này được Quốc hội Cuba bầu ra với nhiệm kỳ 5 năm, Fidel đã đắc cử suốt 7 nhiệm kỳ và giữ chức vụ này liên tục trong 32 năm cho tới khi nghỉ hưu.
Chính quyền Castro áp dụng chính sách kinh tế xã hội chủ nghĩa, quốc hữu hóa các ngành công nghiệp và hợp tác hóa nông nghiệp. Chính sách này làm cho giới thượng lưu bất mãn, kể cả những người trước kia ủng hộ kháng chiến. Nhiều người trong số này trốn sang Hoa Kỳ và lập ra những tổ chức chống Fidel Castro tại Florida.
Ngày 28 tháng 3 năm 1980, một chiếc xe buýt tông sập cổng tòa đại sứ Peru ở thủ đô La Habana. Trong vòng 48 tiếng, hơn 10.000 người Cuba đã nhân cơ hội tràn vào tòa đại sứ xin tị nạn chính trị. Ngày 10 tháng 4 năm 1980, Castro tuyên bố cho mọi người dân được tự do rời Cuba qua cảng Mariel ở La Habana nếu họ muốn. Khoảng hơn 125 nghìn người dân Cuba xuống tàu ra đi, trên một cuộc hành trình được Hoa Kỳ mệnh danh là “Đoàn Tàu Tự Do” hay là cuộc di tản Mariel, đa số đến Florida, Hoa Kỳ.
Tháng 1 năm 2004, Luis Eduardo Garzón, thị trưởng của Bogotá – thủ đô của Columbia – sau cuộc gặp gỡ với Castro nói rằng ông ta “trông có vẻ rất ốm yếu”. Tháng 5 năm 2004, bác sĩ của Castro bác bỏ các tin đồn cho rằng sức khỏe Castro đang xuống dốc. Ông tuyên bố rằng Castro sẽ sống đến 140 tuổi.
Ngày 20 tháng 10 năm 2004, Castro bị vấp ngã sau khi đọc diễn văn trước một cuộc mít tinh. Cú ngã này làm ông bị vỡ xương tay và đầu gối. Ông ta phải trải qua ba giờ giải phẫu. Sau đó Castro viết một lá thư để đăng lên báo, đài. Trong thư ông cam đoan với công chúng rằng mình vẫn khỏe và sẽ “không mất liên lạc với quý vị”.
Sau cuộc phẫu thuật dạ dày năm 2006, Fidel Castro đã tạm trao quyền lãnh đạo đất nước cho người em trai của mình là ông Raul Castro. Kể từ đó, Fidel Castro ít xuất hiện trước công chúng.[23][24]
Ngày 18 tháng 2 năm 2008, ông tuyên bố ý định thôi giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Tổng tư lệnh quân đội Cuba, kết thúc sự nghiệp chính trị sau gần 50 năm[17].
Cống hiến
Trong suốt giai đoạn lãnh đạo của mình, Fidel rất quan tâm tới phúc lợi xã hội cho người dân (giáo dục, y tế, nhà ở…). Giáo dục ở Cuba miễn phí ở tất cả các cấp học dưới sự kiểm soát của Nhà nước Xã hội chủ nghĩa. Chính quyền Cuba điều hành hệ thống y tế toàn dân và tự gánh trách nhiêm tài chính và quản lý cho toàn bộ hệ thống. Chính phủ cấm bất kỳ hoạt động y tế nào mang tính chất tư nhân vì lợi nhuận. Năm 1976, chương trình chăm sóc sức khỏe Cuba được đưa thành điều 50 của Hiến pháp, theo đó quy định rằng “tất cả mọi người được quyền bảo vệ và chăm sóc sửa khỏe miễn phí”.
Một số thống kê về Cuba được tờ Independent của Anh nêu ra về y tế Cuba vào năm 2006[25]:
- Tuổi thọ bình quân: nam 75,11; nữ: 79,85 (Mỹ tương ứng là 75; 80,8).
- Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh: 6,22 ca tử vong trên 1.000 trẻ em (Mỹ là 6,43).
- Tỷ lệ nhiễm HIV: dưới 0,1 phần trăm (Mỹ: 0,6 phần trăm).
- Số bác sĩ trên 1000 dân: 5,91 (Mỹ: 2,56).
- Số giường bệnh trên 10.000 dân: 49 (Mỹ: 33).
- 25.000 bác sĩ Cuba đang làm nhiệm vụ nhân đạo tại 68 quốc gia. Năm 2006, 1.800 bác sĩ từ 47 nước đang phát triển đã tốt nghiệp từ 21 trường y tế của Cuba. Mỗi năm có hơn 5.000 “khách du lịch sức khỏe” đi du lịch tới Cuba, tạo ra hơn 40 triệu USD cho nền kinh tế Cuba.
- Số bác sỹ Fidel Castro được cung cấp để gửi sang Mỹ để giúp đỡ các nạn nhân của cơn bão Katrina: 1.586
Chính phủ Cuba thường xuyên cử các đoàn y tế tới các khu vực có thiên tai, dịch bệnh trên thế giới (đặc biệt tại các nước nghèo) để hỗ trợ[26][27] Kể từ khi Cuba cử một nhóm bác sĩ đến giúp Chile khắc phục hậu quả của một trận động đất năm 1960, đến nay Cuba này đã gửi hơn 135.000 nhân viên y tế đến nhiều nơi trên thế giới trong các sứ mệnh nhân đạo. “Ngoại giao y tế” tạo ra lợi ích sức khỏe và cải thiện quan hệ giữa các quốc gia là nền tảng của chính sách đối ngoại Cuba trong suốt hàng chục năm qua. Bên cạnh những giá trị về nhân đạo và tạo lập hình ảnh quốc gia, Cuba cũng được hưởng lợi kinh tế từ chính sách “ngoại giao y tế”. Cùng với các dịch vụ giáo dục, thể thao, việc cử các chuyên gia y tế ra nước ngoài làm việc đưa về cho Cuba khoảng 10 tỷ USD hàng năm, trở thành nguồn thu nhập quan trọng nhất đối với hòn đảo này[28].
Ngày 1/7/2015, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chính thức xác nhận Cuba trở thành quốc gia đầu tiên đã thành công trong việc ngăn chặn virus HIV truyền từ mẹ sang con. Theo Giám đốc WHO Margaret Chan, thành công của Cuba là một trong những thành tựu quan trọng nhất của hệ thống y tế toàn cầu, là chiến thắng y học rất vĩ đại của nhân loại trong cuộc chiến lâu dài với HIV/AIDS. Một trong những yếu tố quan trọng là nhờ vào hệ thống chăm sóc y tế quốc gia toàn diện tập trung vào sức khỏe sản phụ. Tại Cuba có đến 99% bà mẹ mang thai và 100% các bé sơ sinh từ mẹ bị HIV đều được điều trị thuốc ngăn chặn phơi nhiễm HIV và các loại thuốc này miễn phí hoàn toàn cho bệnh nhân, theo hướng dẫn của bác sĩ.[29]
Năm 2014, Cuba thống kê việc Hoa Kỳ cấm vận chống Cuba đã khiến kinh tế nước này thiệt hại 1,11 nghìn tỷ USD trong 55 năm qua (trung bình mỗi năm thiệt hại 20 tỷ USD). Trong 22 năm qua, Liên hiệp quốc năm nào cũng thông qua một nghị quyết yêu cầu Hoa Kỳ dỡ bỏ cấm vận chống Cuba với sự ủng hộ áp đảo của các thành viên thể hiện sự đoàn kết ủng hộ cho Cuba. Năm 2013, bản nghị quyết đã nhận được 188 phiếu thuận và chỉ có 2 phiếu chống của Mỹ và Israel[30] (tuy nhiên, do Mỹ là nước có quyền phủ quyết ở Liên Hiệp quốc nên dù Nghị quyết có số phiếu thuận áp đảo thì vẫn không được thông qua).
Bất chấp thiệt hại do cấm vận kinh tế, theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, Cuba vẫn là nước có thu nhập bình quân đầu người đạt mức trung bình cao, đạt mức 18.796 USD/người/năm (theo sức mua tương đương – PPP) vào năm 2011, bằng một nửa Nhật Bản và xếp hạng 60/185 quốc gia[31]. Chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức cao (0,815 điểm vào năm 2013, hạng 44 thế giới)[32]
Hình ảnh đại chúng
“Mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất của Fidel luôn luôn là một cam kết thực hiện Bình đẳng xã hội. Ông khinh thường bất kỳ hệ thống xã hội nào trong đó một nhóm người sống xa xỉ hơn nhiều so với đa số còn lại. Ông muốn có một hệ thống xã hội cung cấp các nhu cầu cơ bản cho tất cả mọi người dân – đủ thực phẩm, chăm sóc sức khỏe, nhà ở và giáo dục miễn phí. Bản chất độc đoán của cuộc cách mạng Cuba bắt nguồn phần lớn từ mục tiêu này của Fidel. Castro làm những điều mà đã thuyết phục ông ấy là đúng, là vì lợi ích của nhân dân. Bất cứ ai chống lại cuộc cách mạng và chống lại nhân dân Cuba, trong đôi mắt của Castro, chỉ đơn giản là không thể chấp nhận. Do đó, rất ít thể hiện quá trớn của tự do cá nhân – trong ngôn luận và hội họp, được chấp nhận. Đã có tù nhân chính trị – những người có những hành vi quá mức chống lại cuộc cách mạng – mặc dù ngày nay con số này chỉ khoảng 300, giảm rõ rệt so với ngày đầu của cuộc cách mạng
Trong lịch sử hiện đại, Fidel Castro là một nhà lãnh đạo nhận được những nhận định mâu thuẫn.[1] Truyền thông phương Tây miêu tả ông là một nhà độc tài[34][35][36][37][38] và thời gian cầm quyền của ông là dài nhất trong lịch sử Mỹ Latinh hiện đại.[35][36][37][38], tổ chức theo dõi nhân quyền Hoa Kỳ buộc tội ông tạo ra một “bộ máy đàn áp”.[39] Tuy nhiên, nhân dân Cuba xem ông là một vị anh hùng, người đã thực hiện cuộc cách mạng và đấu tranh vì nền độc lập của đất nước Cuba. Họ gọi ông là “Fidel vô cùng yêu mến” và tôn vinh “sự nhạy cảm đặc biệt của ông đối với những người khác” cùng với “tinh thần chiến đấu không mệt mỏi vì lý tưởng”.[40].
Nhà viết tiểu sử Leycester Coltman mô tả ông là “người nhiệt huyết, làm việc chăm chỉ, tận tâm, trung thành… rộng lượng và hào hùng” nhưng cần chú ý rằng ông sẽ không tha thứ cho kẻ thù. Ông khẳng định, Castro “luôn luôn có một cảm giác quan tâm và hài hước” nhưng có thể sẽ có “cơn thịnh nộ dữ dội nếu ông nghĩ rằng mình đã bị lăng nhục”[41] Nhà viết tiểu sử Peter Bourne ghi nhận Fidel có thái độ quan tâm đặc biệt với nhân dân, ông coi họ “như những thành viên trong đại gia đình khổng lồ của mình”[42] Nhà sử học Alex Von Tunzelmann nhận xét “mặc dù độc đoán, Castro là một người yêu nước, một người đàn ông với một ý thức sâu sắc về nhiệm vụ cứu vớt nhân dân Cuba”.[43]
Sử gia và nhà báo Richard Gott coi Castro là “một trong những nhân vật chính trị khác thường nhất của thế kỷ 20″, ghi nhận Castro đã trở thành một “anh hùng thế giới theo khuôn mẫu của Garibaldi“ với mọi người trên khắp thế giới đang nỗ lực chống lại chủ nghĩa đế quốc[13] Ông đã được trao tặng nhiều giải thưởng danh dự của Chính phủ các nước, và đã được xem là nguồn cảm hứng cho nhiều nhà lãnh đạo nước ngoài như Ahmed Ben Bella và Nelson Mandela, người sau đó trao tặng ông giải thưởng dân sự cao nhất của Nam Phi cho người nước ngoài, Huân chương Hảo Vọng[14]
Đối với những cáo buộc từ phương Tây rằng ông là nhà độc tài, Fidel Castro tuyên bố rằng nhà nước đôi khi phải hạn chế quyền tự do của một số cá nhân để bảo vệ các quyền lợi của tập thể người dân như quyền được lao động, giáo dục, chăm sóc sức khỏe và y tế miễn phí[44]. Bourne Castro ghi nhận rằng tầm ảnh hưởng mạnh mẽ của Castro ở Cuba hoàn toàn là từ những giá trị của bản thân con người ông. Bourne lưu ý rằng rất hiếm có một quốc gia và một dân tộc hoàn toàn ủng hộ bởi “nhân cách từ một con người” như đối với Fidel[45].
Đời sống riêng
Những chi tiết về cuộc sống riêng tư của Castro, đặc biệt mà có dính líu tới những thành viên trong gia đình, ít được biết, bởi vì báo chí nhà nước bị cấm đề cập tới.[46] Người viết tiểu sử về Castro, ông Robert E. Quirk ghi nhận là trong suốt cuộc đời của ông, nhà lãnh tụ Cuba “không có khả năng để duy trì một quan hệ yêu đương lâu dài với bất cứ người phụ nữ nào.”[47] Với người vợ đầu tiên, bà Mirta Díaz-Balart, mà ông cưới vào ngày 11, tháng 10 1948, Castro có một người con trai tên Fidel Ángel “Fidelito” Castro Díaz-Balart, sanh ngày 1, tháng 9 1949. Díaz-Balart và Castro ly dị trong năm 1955, sau đó bà cưới Emilio Núñez Blanco. Sau một thời gian cư trú ở Madrid, Díaz-Balart đã trở về Havana để sống với Fidelito và gia đình ông.[48] Fidelito lớn lên ở Cuba; có một thời, ông làm chủ tịch ủy ban năng lực nguyên tử Cuba nhưng sau đó bị tước chức này bởi chính cha mình.[49]
Ngoài ra, Fidel có 5 người con trai khác với người vợ thứ hai, Dalia Soto del Valle: Antonio, Alejandro, Alexis, Alexander “Alex” and Ángel Castro Soto del Valle.[49] Trong khi Fidel ở với Mirta, ông đã ngoại tình với Natalia “Naty” Revuelta Clews, sinh ở Havana vào năm 1925 và đã làm đám cưới với Orlando Fernández, đẻ ra một người con gái tên Alina Fernández|Alina Fernández Revuelta.[49] Alina rời khỏi Cuba vào năm 1993, hóa trang làm một du khách người Tây Ban Nha,[50] và xin tị nạn ở Hoa kỳ. Bà đã chỉ trích chính sách của cha mình.[51] Với một phụ nữ khác không được biết tên, ông có một người con trai khác, tên Jorge Ángel Castro. Fidel còn có một người con gái khác, Francisca Pupo (sanh năm 1953) kết quả của một cuộc tình một đêm. Pupo và chồng bà bây giờ sống ở Miami.[52][53] Castro thường có quan hệ tình dục một đêm với các người đàn bà khác.[54]
Chị em gái của ông, bà Juanita Castro sống ở Hoa Kỳ ngay từ đầu thập niên 1960. Khi bà đi tỵ nạn, đã nói là “Tôi không thể hờ hững với những gì đang xảy ra trên đất nước tôi. Hai anh em của tôi, Fidel và Raúl đã biến nước tôi thành một nhà tù khổng lồ được bao quanh bởi biển cả. Người dân đang bị trói buộc và hành hạ bởi chủ nghĩa Cộng sản quốc tế.”[55]
Báo RFI dẫn lời sĩ quan cận vệ Juan Reinaldo Sanchez, người đã chạy sang Mỹ lưu vong năm 2008, trong quyển sách “La Vie cachée de Fidel Castro” tuyên bố: “Cả cuộc đời, Fidel Castro khẳng định ông không có tài sản, chỉ có một chiếc lều câu cá. Thực tế, căn lều của lãnh đạo Cuba là một hệ thống biệt thự sang trong, huy động những phương tiện hậu cần khổng lồ, chiếm trọn hải đảo Cayo Piedra mà giới lãnh đạo xã hội chủ nghĩa thường sang thăm Cuba ít ai biết.”[56] Tuy nhiên, các nhà báo quốc tế từng tới phỏng vấn Fidel tại nhà ông đã cho biết: mặc dù được cung cấp thực phẩm và chăm sóc y tế tốt, Fidel không hề sống một cuộc sống xa hoa[57].
Năm 2006, tạp chí Forbes từng ghi nhận Fidel có tài sản 900 triệu USD, tuy nhiên tạp chí này cũng thừa nhận ước tính này mang tính cảm quan hơn là khoa học. Sau đó, Fidel Castro đã giận dữ xuất hiện trên truyền hình để bác bỏ tuyên bố của tạp chí Forbes, gọi đó là “sự vu khống phản cảm”. Tháng 5/2006, George Galloway đã xuất hiện trên truyền hình Cuba để bảo vệ Castro. Ông nói: “Những người dân Cuba là những người duy nhất trên thế giới có một nhà lãnh đạo có thể nói rằng ông ta không có một đồng đôla riêng của mình.”[25]
Đại tá Hồ Văn A nhớ lại chuyến thăm Việt Nam năm 1973, Chủ tịch Fidel Castro khi tới Quảng Bình, thấy một dân công nữ bị ngất đã cho dừng xe, lệnh cho Đại sứ quán Cuba tại Việt Nam lấy xe chở đi cấp cứu. Ngay sau đó, Fidel đã gọi điện về nước và yêu cầu sớm xúc tiến việc xây dựng một bệnh viện ngay tại khu vực này. Chỉ một thời gian ngắn, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cuba đã ra đời ngay tại Đồng Hới, Quảng Bình. Khi về nước, Fidel vẫn nhớ tới người nữ dân công và đã gửi thuốc cùng danh thiếp kỷ niệm sang cho chị. Nhiều nhân chứng ngày ấy vẫn nhớ hình ảnh Fidel vóc dáng to lớn, mặc bộ quân phục màu xanh nhưng cử chỉ lại gần gũi đến bất ngờ[58].
Fidel Castro nổi tiếng với giờ làm việc bận rộn, ông thường chỉ ngủ 3 hay 4 giờ mỗi ngày[59] Ông có một trí nhớ “phi thường”, các bài phát biểu Castro thường trích dẫn các báo cáo và những cuốn sách ông đã đọc, ông có thể diễn thuyết về một chủ đề trong suốt nhiều giờ trước đám đông mà không cần tài liệu kèm theo[60] Ngay từ nhỏ, ông đã đam mê các loại vũ khí, nhất là súng[61] và ưa thích cuộc sống ở vùng nông thôn ngoại ô thành phố.[62]
Nói về động lực của đời mình, Fidel phát biểu:
“ |
Tôi đã bắt đầu cuộc cách mạng khi chỉ có 82 người theo mình. Nếu tôi phải bắt đầu lại, tôi chỉ cần 15 người hoặc thậm chí chỉ 10 người. 10 người và một niềm tin tuyệt đối. Không quan trọng là ta có bao nhiêu người, quan trọng là phải có niềm tin và phải có một kế hoạch mạch lạc. Đất nước của chúng tôi – đó phải là một thiên đường theo đúng ý nghĩa tinh thần của từ này. Tôi đã nhiều lần nói, thà chết trong thiên đường chứ không cần sống sót trong địa ngục. Cách mạng – đó không phải là cái giường rải đầy cánh hoa hồng. Đó là cuộc đấu tranh một mất một còn giữa quá khứ và tương lai.”[63] |
” |
—Fidel Castro |
Các vụ ám sát nhằm vào Fidel Castro
Ủy ban Giáo Hội tuyên bố đã tìm ra ít nhất tám nỗ lực của CIA nhằm ám sát Fidel Castro trong giai đoạn 1960-1965. Fabian Escalante, nguyên giám đốc đã nghỉ hưu của cơ quan phản gián Cuba, người được giao nhiệm vụ bảo vệ Fidel Castro, ước tính số lượng các chương trình ám sát hoặc nỗ lực ám sát của Cơ quan tình báo Trung ương Mỹ nhắm vào Fidel là 638 (tính tới 2006)[64]. Các nỗ lực ám sát rất đa dạng, bao gồm xì gà tẩm độc tố hoặc tẩm thuốc nổ, bút bi chứa một ống tiêm tẩm chất độc chết người, và thuê mafia ám sát… Một số âm mưu đã được miêu tả trong một bộ phim tài liệu với tựa đề 638 cách để giết Castro phát sóng vào năm 2006 bởi Channel 4 – kênh truyền hình dịch vụ công cộng của Anh.
Castro từng nói: “Nếu sống sót sau các vụ ám sát cũng được trao huy chương Olympic, tôi nhất định sẽ giành được huy chương vàng.”[65]
Huân chương và danh hiệu
Tính tới 2010, Fidel đã được trao tặng 50 huân chương và danh hiệu các loại từ hơn 40 quốc gia trên thế giới:
- Anh hùng Liên Xô[66]
- Huân chương Lenin, 3 lần[67] 1972;[68] 1986 “vì những đóng góp cho tình hữu nghị giữa Liên Xô và Cuba”.[69]
- Giải thưởng hòa bình Lenin (Liên Xô, 1961)
- Huân chương kỷ niệm 30 năm chiến thắng Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại 1941-1945 (Liên Xô, 1975)[70]
- Huân chương Cách mạng Tháng Mười (Liên Xô, 1976)[71]
- Ngôi sao Cộng hòa Indonesia, Cấp 4
- Ngôi sao du kích (Indonesia, 1960)
- Huân chương ngôi sao Romania, Cấp 1 (1972)[72]
- Huân chương Sư tử trắng, Cấp 1 (Czechoslovakia, 1972)[73]
- Huân chương Georgi Dimitrov (Bulgaria, 1972)[74]
- Chữ Thập lớn của Huân chương Polonia Restituta (1973)[75]
- Huân chương Dũng cảm (Libya) (1977)
- Huân chương Somali, Cấp 1 (1977)[76]
- Huân chương Jamaica (1977)[77]
- Huân chương công đức Jamaica[78]
- Cấp cao nhất Huân chương danh dự Ethiopia (1978)[79]
- Giải thưởng hòa bình Jorge Dimitrov (Bulgaria, 1980)[80]
- Huân chương Sao vàng (Việt Nam, 1982)
- Anh hùng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên[81]
- Huân chương Quốc kỳ, cấp 1 (Triều Tiên, 1986)[81]
- Huân chương Karl Marx (Đông Đức)[82]
- Huân chương Đại bàng Aztec (Mexico, 1987)
- Huân chương vàng của Thượng viện Tây Ban Nha (1988)
- Huân chương Klement Gottwald (Czechoslovakia, 1989).[83]
- Huân chương Agostinho Neto (Angola, 1992)[84]
- Huân chương công đức Duarte, Sanchez và Mella, chữ thập vàng (Cộng hòa Dominican, 1998)[85]
- Huân chương Hảo Vọng, hạng nhất (Nam Phi, 1998)[86]
- Chữ thập Huân chương quốc gia Mali (1998)[87]
- Huân chương Hoàng tử Yaroslav xứ Wise (Ukraine, 2000), for medical assistance to victims of the Chernobyl disaster[88]
- Huân chương Độc lập của Qatar (15/9/2000)[89]
- Huân chương Cộng hòa Yemen (2000)[90]
- Huân chương giải phóng hạng nhất (Venezuela, October 2000)[91]
- Huân chương Agostura Congress (Venezuela, 2001)[92]
- Huân chương danh dự Quân Giải phóng Algeri (6/5/2001)[93]
- Huân chương Vương miện (Malaysia, 11/05/2001)[94]
- Huân chương Thành phố Buenos Aires (2003)[95]
- Huân chương lao động (Triều Tiên, 2006)[96]
- Huân chương Quốc kỳ cấp 1 (Triều Tiên, 2006) to “promote the reunification of the Korean peninsula and build socialism”[96]
- Huân chương Amilcar Cabral (Guinea xích đạo, 2007)[97]
- Kỷ niệm chương thể thao (Bộ thể thao Ecuador, 2007)[98]
- Huân chương Welwitschia Mirabilis cổ đại (Namibia, 2008) “vì những đóng góp cho sự nghiệp giải phóng nhân dân Châu Phi”[99]
- Giải thưởng Ubuntu (Hội đồng di sản quốc gia Nam Phi, 2008) vì đã “dành trọn cuộc đời cho đoàn kết và đạo đức, nêu bật tầm quan trọng của các giá trị nhân bản và sự cống hiến cho nhân loại”[100]
- Huân chương danh dự Dominica (2008) vì những “đóng góp cho nền độc lập của Dominica”[101]
- Huân chương Omar Torrijos Herrera hạng nhất (Panama, 2009)[102]
- Huân chương Quetzal hạng nhất (2009) “nhằm tôn vinh hơn 17 triệu lượt khám và hơn 40.000 ca phẫu thuật được thực hiện bởi các bác sĩ Cuba vì lợi ích của người dân Guatemala”[103]
- Huân chương O. R. Tambo hạng Vàng của Nam Phi “vì những đóng góp vào công cuộc xóa bỏ chủ nghĩa thực dân, phân biệt chủng tộc và bất bình đẳng trong xã hội loài người”[104]
- Huân chương Danh dự và Vinh quang (Giáo hội Chính thống giáo Nga, ngày 19 tháng 10 năm 2008) – vì những đóng góp cho việc tăng cường hợp tác giữa các tôn giáo.
- Huân chương Đại bàng Zambia, Cấp 1 (Zambia, 2009) “vì đã truyền cảm hứng cho những người đấu tranh vì phẩm giá và bình đẳng”[105]
- Huân chương Merit (Ukraine) hạng nhất (Ukraine, 2010) “vì những đóng góp quan trọng để khôi phục sức khỏe cho trẻ em vùng Chernobyl, sau tai nạn vào năm 1986″[106]
- Giải thưởng tướng Eloy Alfaro (Ecuador, May 2010) “cho những giá trị và phẩm chất đặc biệt”[107]
- Huân chương Đông Timor hạng nhất (2010) “vì những đóng góp của Cuba về y tế và giáo dục”[108]
Những câu nói nổi tiếng
Chú thích
- ^ a ă â Fidel Castro – Cuộc đời tôi. Một trăm giờ với Fidel Castro
- ^ a ă â Thomas M. Leonard. Fidel Castro: A Biography. ISBN 0-313-32301-1.
- ^ DePalma, Anthony (2006). The Man Who Invented Fidel. Public Affairs.
- ^ Bockman, Larry James (April 1 năm 1984). “The Spirit Of Moncada: Fidel Castro’s Rise To Power, 1953 – 1959”. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2006.
- ^ Sweig, Julia E. (2002). Inside the Cuban Revolution. Harvard University Press. ISBN 0-674-00848-0.
- ^ Audio: Cuba Marks 50 Years Since ‘Triumphant Revolution’ by Jason Beaubien, NPR All Things Considered, ngày 1 tháng 1 năm 2009
- ^ Encyclopedia Britannica entry for Fulgencio Batista
- ^ “1959: Castro sworn in as Cuban PM”. BBC News. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2006.
- ^ “Spanish newspaper gives more details on Castro condition”. CNN. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2007.
- ^ Castro, Fidel (19 tháng 2 năm 2008). “Mensaje del Comandante en Jefe” (PDF). Granma (bằng tiếng Tây Ban Nha). Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2008.
- ^ Castro, Fidel (19 tháng 2 năm 2008). “Message from the Commander in Chief”. Granma. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2008.
- ^ “Raul Castro named Cuban president”. BBC. 24 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2008. “Raul, 76, has in effect been president since and the National Assembly vote was seen as formalising his position.”
- ^ a ă Quirk 1993. p. 424.
- ^ a ă http://news.bbc.co.uk/2/hi/africa/165566.stm.
- ^ Lãnh tụ Cuba, Fidel Castro: Tư tưởng sẽ làm chuyển hoá thế giới
- ^ http://bee.net.vn/channel/1987/201201/Twitter-don-chet-Fidel-Castro-pha-len-cuoi-1821539/
- ^ a ă Chủ tịch Fidel Castro từ chức
- ^ a ă Claudia Furiati: Fidel Castro: La historia me absolverá. S. 48f, Plaza Janés, Barcelona 2003 (spanisch)
- ^ Michael Zeuske: Kuba im 21. Jahrhundert. Rotbuch Verlag, 2012, S. 86
- ^ “Äiá»u chưa biết vá» xe tÄng huyá»n thoại T”. Báo điện tử Người đưa tin. Truy cập 9 tháng 3 năm 2015.
- ^ “Victorious Castro bans elections”. BBC News. May 1 năm 1961. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2006. Nguyên văn: The revolution has no time for elections. There is no more democratic government in Latin America than the revolutionary government…. If Mr. Kennedy does not like Socialism, we do not like imperialism. We do not like capitalism.
- ^ http://antg.cand.com.vn/vi-vn/tulieu/2009/4/69168.cand truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2010.
- ^ Cuộc đời Chủ tịch Fidel Castro qua ảnh
- ^ Chủ tịch Cuba Fidel Castro nghỉ hưu
- ^ a ă http://www.independent.co.uk/news/world/americas/the-castropedia-fidels-cuba-in-facts-and-figures-432478.html
- ^ “Liên hợp quốc hoan nghênh Cuba hỗ trợ y tế chống dịch Ebola”. Báo điện tử Nhân Dân. Truy cập 9 tháng 3 năm 2015.
- ^ “Cuba tiếp tục cử hàng trăm y bác sĩ tới giúp Tây Phi chống Ebola”. Báo Điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam. Truy cập 9 tháng 3 năm 2015.
- ^ “Ngoại giao y tế Cuba “được mùa””. Truy cập 9 tháng 3 năm 2015.
- ^ http://baoquangnam.com.vn/the-gioi/201507/cuba-ngan-chan-duoc-hiv-tu-me-sang-con-620171/
- ^ “Cuba tuyên bố tổng thiệt hại 116,8 tỷ USD vì cấm vận”. VnEconomy, báo điện tử thuộc nhóm Thời báo Kinh tế Việt Nam. Truy cập 9 tháng 3 năm 2015.
- ^ World Economic Outlook Database, October 2014, International Monetary Fund. Database updated on ngày 7 tháng 10 năm 2014. Truy cập on ngày 8 tháng 10 năm 2014.
- ^ “Human Development Report 2014”. Truy cập 9 tháng 3 năm 2015.
- ^ Smith, Wayne S. (ngày 2 tháng 2 năm 2007). “Castro’s Legacy”. TomPaine.com. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2012.
- ^ Jay Mallin. Covering Castro: rise and decline of Cuba’s communist dictator. Transaction Publishers. ISBN 9781560001560.
- ^ a ă D. H. Figueredo. The complete idiot’s guide to Latino history and culture.
- ^ a ă “Farewell Fidel: The man who nearly started World War III”. Daily Mail.
- ^ a ă Catan, Thomas. “Fidel Castro bows to illness and age as he quits centre stage after 50 years – Times Online”. http://www.timesonline.co.uk. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2009.
- ^ a ă “Fidel’s fade-out”.
- ^ “Cuba: Fidel Castro’s Abusive Machinery Remains Intact”. Human Rights Watch.
- ^ www.cpv.org.vn Fidel Castro
- ^ Coltman 2003. p. 14.
- ^ Bourne 1986. p. 273.
- ^ Von Tunzelmann 2011. p. 94.
- ^ Coltman 2003. p. 247.
- ^ Bourne 1986. p. 295.
- ^ Admservice (ngày 8 tháng 10 năm 2000). “Fidel Castro’s Family”. Latinamericanstudies.org. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2010.
- ^ Quirk 1993. p. 15.
- ^ Ann Louise Bardach: Cuba Confidential. p. 67. “One knowledgeable source claims that Mirta returned to Cuba in early 2002 and is now living with Fidelito and his family.”
- ^ a ă â Jon Lee Anderson, “Castro’s Last Battle: Can the revolution outlive its leader?” The New Yorker, ngày 31 tháng 7 năm 2006. 51.
- ^ Boadle, Anthony (ngày 8 tháng 8 năm 2006). “Cuba’s first family not immune to political rift”. Reuters. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2006.
- ^ Fernandez, Alina (1997). Castro’s Daughter, An Exile’s Memoir of Cuba. St. Martin’s Press. ISBN 031224293X.
- ^ Roberto Duarte VIDA SECRETA DEL TIRANO CASTRO tại Wayback Machine (lưu trữ ngày 10 tháng tháng 12 năm 2006). CANF.org. ngày 29 tháng 10 năm 2003
- ^ Cuba confidential: Love and Vengeance in Miami and Havana By Ann Louise Bardach; Random House, Inc., 2002; ISBN 978-0-375-50489-1
- ^ Quirk 1993. p. 231.
- ^ “The Bitter Family (page 1 of 2)”. TIME. Ngày 10 tháng 7 năm 1964. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2008.
- ^ “Fidel Castro: Hoàng đế Cuba đội lốt cách mạng ?”. RFI. 24 tháng 5 năm 2014.
- ^ “Book claims that Fidel Castro lived the life of luxury in Cuba”. Mail Online. Truy cập 9 tháng 3 năm 2015.
- ^ http://petrotimes.vn/news/vn/chinh-tri/ky-uc-ve-fidel-castro.html
- ^ Coltman 2003. p. 219
- ^ Quirk 1993, tr. 352.
- ^ Quirk 1993. pp. 10, 255.
- ^ Quirk 1993. p. 5.
- ^ “Những câu chuyá»n Äá»i thưá»ng cá»§a lãnh tụ Fidel Castro”. Báo điện tử Người đưa tin. Truy cập 9 tháng 3 năm 2015.
- ^ Escalante Font, Fabián. Executive Action: 634 Ways to Kill Fidel Castro. Melbourne: Ocean Press, 2006.
- ^ “The Castropedia: Fidel’s Cuba in facts and figures”. The Independent. Ngày 17 tháng 1 năm 2007. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2013.
- ^ Кастро Рус Фидель Алехандро, Герой Советского Союза
- ^ Concediendo a Fidel Castro Ruz el título de Héroe de la Unión Soviética, La Prensa.
- ^ Fidel Castro
- ^ Un día como hoy: 11 de noviembre
- ^ CASTRO, PCC OFFICIALS RECEIVE SOVIET DECORATION
- ^ Биография Фиделя Кастро
- ^ Castro Speech Data Base
- ^ Castro to keep his state and university distinctions
- ^ Dimitrov Order Presentation to Fidel Castro
- ^ Visita de la delegación del gobierno polaco a Cuba el 25 de abril de 1973.
- ^ The International Who’s Who, 2004, Europa Publications
- ^ Discurso pronunciado por Fidel Castro Ruz en el acto en que le fue impuesta la “Orden de Jamaica”, la más alta distinción nacional que se confiere a gobernantes de otros países, en Kingston, Jamaica, ngày 16 tháng 10 năm 1977.
- ^ Order of Merit (OM)
- ^ «Fidel’s visit to Ethiopia», September 24 edition, 1978, p. 2, Granma.
- ^ Breve biografía de Fidel Castro
- ^ a ă Confiere la República Popular Democrática de Corea a Fidel, Orden Héroe del Trabajo
- ^ Kuba: Das Ende der Ära Castro. Fidels Finale: Jetzt gibt Castro, schwer krank, die Macht ab
- ^ 1989 Speech Czechoslovak – Jakes Presents Award To Castro
- ^ Discurso pronunciado por el Comandante en Jefe Fidel Castro Ruz en el acto de imposición de la Orden “Agostinho Neto”, efectuado en el Palacio de la Revolución, el 9 de julio de 1992.
- ^ Discurso pronunciado por Fidel Castro Ruz al recibir la Orden del Mérito de Duarte, Sánchez y Mella en el grado Gran Cruz Placa de Oro e imponer al Presidente de la República Dominicana, Dr. Leonel Fernández, la Orden José Martí. Santo Domingo, ngày 22 tháng 8 năm 1998.
- ^ Discurso pronunciado por el Comandante en Jefe Fidel Castro Ruz, Primer Secretario del Comité Central del Partido Comunista de Cuba y Presidente de los Consejos de Estado y de Ministros, en el acto de imposición de la Orden de Buena Esperanza, efectuado en Ciudad del Cabo, Sudáfrica, el día 4 de septiembre de 1998.
- ^ Breves de Cuba
- ^ Asistencia a los niños en Cuba
- ^ The Amir visit Cuba
- ^ CUBA IN THE MIDDLE EAST: 2000-2002
- ^ La Guerra Sucia Sobra
- ^ Discurso pronunciado al recibir la Orden Congreso de Angostura, en la Plaza Bolívar, Ciudad Bolívar, Venezuela, el 11 de agosto del 2001.
- ^ Reciben condecoraciones Presidentes de Cuba y Argelia
- ^ Rey malasio condecoró a Fidel
- ^ Fidel Castro percibe clima de “optimismo” en Argentina
- ^ a ă Fidel Castro recibe condecoraciones de Corea del Norte
- ^ Otorgan medalla “Amílcar Cabral” a Fidel Castro
- ^ Ecuador otorga a Fidel Castro la Medalla al Mérito Deportivo
- ^ Conceden en Namibia condecoración a Fidel Castro
- ^ Otorgado a líder cubano Fidel Castro Premio Ubuntu, de Sudáfrica
- ^ Fidel Castro to receive Dominica’s highest award
- ^ Torrijos condecora a Fidel Castro y recibe medalla cubana
- ^ Conceden a Fidel Castro la Orden del Quetzal de Guatemala
- ^ Sudáfrica impondrá a Fidel Castro su condecoración de mayor grado
- ^ Distinguen a Fidel Castro con Orden Águila de Zambia
- ^ Yanukóvich condecora a Fidel y Raúl Castro por ayuda consecuencias Chernóbil
- ^ Legislativo ecuatoriano reconoce méritos e impronta de Fidel
- ^ Fidel Castro recibe la mayor distinción de Timor Oriental
- ^ Tình nghĩa sắt son Việt Nam – Cuba mãi mãi tỏa sáng
- ^ Cuba coi thắng lợi của VN là thắng lợi của mình
- ^ Tiếp tục phát triển quan hệ hữu nghị Việt Nam-Cuba
Liên kết ngoài