Chào ngày mới 30 tháng 4


VIẾNG MỘ CHA MẸ

“Dưới lớp đất này là mẹ là cha
Là khởi phát đời con từ bé bỏng
Là lời mẹ ru dịu dàng cánh võng
Là gươm đao cha một thuở đau đời.

Hành trang cho con đi bốn phương trời
Là nghĩa khí của cha, là nhân từ của mẹ
Vẫn bầu sữa tinh thần không ngừng không nghỉ
Để hành trang cho con đi tiếp cuộc đời

Cuộc đời con bươn chải bốn phương trời
Nay về lại nơi cội nguồn sinh trưởng
Dâng nén hương mà lòng hồi tưởng
Thuở thiếu thời trong lồng cánh mẹ cha

“Ước hẹn anh em một lời nguyền
Thù nhà đâu sá kể truân chiên
Bao giờ đền được ơn trung hiếu
Suối vàng nhắm mắt mới nằm yên


(Rút trong tập thơ Hoàng Trung Trực đời lính)

TỈNH THỨC CÙNG THÁNG NĂM
Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim
#Nhàtôi
; #banmai; #htn365; #ana; #Thungdung#dayvahoc, #vietnamhoc;  #cnm365;  #cltvn; #đẹpvàhay; #lvn365 https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-30-thang-4/ & https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-30-thang-4

CNM365 Tình yêu cuộc sống: Thơ viết bên thác Iguazu; Cuối dòng sông là biển, Sự cao quý thầm lặng; Nghị lực và Ơn Thầy; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Nhớ kỷ niệm một thời; Nhớ lại và suy ngẫm; Trường tôi nôi yêu thương; Lời Thầy dặn thung dung; Con đường xanh yêu thương; Bảo tồn và phát triển sắn; Tiến bộ giống sắn Việt Nam; Giống sắn KM140 giải VIFOTEC; Hoa và Ong Hoa Người; Những trang văn thắp lửa; Bài ca Trường Quảng Trạch; Bài thơ Viên đá Thời gian; Thầy Hiếu đêm giáng sinh; Bóng hạc chốn xa xôi; Lời thương; Thế giới trong mắt ai; Cách mạng sắn Việt Nam; Bạch Ngọc Đông Hòa bạn quý; Tỉnh thức cùng tháng năm; Ban Mai Bình Minh An Tỉnh thức nhớ Viên Minh; Vĩ Dạ thương Miên Thẩm; Bay lên nào Hải Âu; Sơn Nam ông già Nam Bộ; Sơn Nam và Bùi Giáng; Chỉ tình yêu ở lại ; Về với vùng cát đá ; Thầy giáo già trước biển; Mưa lành và lúa xuân; Lúa siêu xanh Việt Nam ; Tiến bộ giống sắn Việt Nam; Sắn Việt Nam ngày nay; Hoàng Long thơ về Mẹ; Thung dung đời quên tuổi; Nhớ lời vàng Albert Einstein; Trần Văn Trà bóng hạc; Thiên đường này đâu quá xa; Qua Waterloo nhớ Scott; Lên đỉnh Thiên Môn Sơn; Gạo Việt và thương hiệu; Thăm nhà cũ của Darwin; Về; Nghĩa Lĩnh Đền Hùng; Dẻo thơm hạt ngọc Việt, Trần Khánh Dư vẹn kiếp; Ăn cháo nói càn khôn; Nhớ quên khúc nhạc vui; Mười thói quen mỗi ngày; Nguyễn Hàm Ninh Thầy Vua; Ngắm ‘ngõ nhà lão Hâm’; Kim Notes lắng ghi chú; Đọc ’50 năm nhớ lại’; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Giống lúa siêu xanh GSR65; Tháng Tư chuyện không quên; Phục sinh giữa tối sáng; Việt Nam con đường xanh; Đêm khúc nhạc thanh bình; Thầy bạn trong đời tôi; Tiến bộ giống sắn Việt Nam ; Sắn Việt Nam ngày nay ; Giống khoai lang Việt Nam; Thành tâm với chính mình; Trường tôi nôi yêu thương, Về Trường để nhớ thương; Minh triết Thomas Jefferson; Chuyện đồng dao cho em; Chuyện cổ tích người lớn; Lời dặn của Thánh Trần; Nhớ thầy Tôn Thất Trình; Chuyện thầy Tôn Thất Trình; Tâm Đạo chuyện trăm năm; Đến với Tây Nguyên mới, Ban mai chào ngày mới; Khi hoa bằng lăng nở; Nhà tôi chốn thung dung; Kuma DCj & Hoàng Thảo; Minh triết của đức Phật; Đền Bà Chúa Thượng Ngàn; Đi dưới trời minh triết; Yên Lãng Hồ Chí Minh; Tản mạn nhớ và quên; Làng Minh Lệ quê tôi; Chuyện ngậm ngãi tìm trầm; Chuyện muôn năm còn kể; Lên Trúc Lâm Yên Tử; Lời ru nhớ núi sông; Đến với Tây Nguyên mới ; Câu cá bên dòng  Sêrêpôk; Tỉnh thức cùng tháng năm; Mưa xuân Kim và Thủy; Chuyện sao Kim kỳ thú; Sông Hoàng Long chảy hoài; Sông Kỳ Lộ Phú Yên; Mưa xuân trong mắt ai; Tháng Ba hoa gạo nở; Việt Nam con đường xanh; Đọc lại và suy ngẫm; Mây lành Phổ Đà Sơn; Kim Notes lắng ghi chú; Gia Cát Mã Tiền  Khóa; Trung Quốc một suy ngẫm; Nhớ Ông Bà Cậu Mợ; Có một ngày như thế; Phục sinh giữa tối sáng; Nam tiến của người Việt; Nhà tôi giấc mơ xanh; Cao Biền trong sử Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Nhà tôi giấc mơ xanh; Tô Đông Pha Tây Hồ; Thượng Đức thương nhìn lại; Những trang văn thắp lửa; Thơ vui những ngày nhàn; Bill Gates học để làm; Minh triết sống phúc hậu; Giống khoai lang Việt Nam; Sắn Việt Nam ngày nay; Vietnamese Cassava Today; Hồ Lắk Đình Lạc Giao; Ngày Quốc tế Hạnh phúc; Chim Phượng về làm tổ; Chốn vườn thiêng cổ tích; Trân trọng Ngọc riêng mình; Bảo tồn và phát triển sắn; Về miền Tây yêu thương; Trần Công Khanh ngày mới; Mark Zuckerberg và FB ; Chuyện đồng dao cho em; Đến với Tây Nguyên mới; Thương Kim Thiếp Vũ Môn.Nghỉ ngơi nhàn tĩnh dưỡng; Trần Công Khanh ngày mới;Selma Nobel văn học; Thầy Quyền thâm canh lúa; Chuyện ngày sinh của Thủy;Một gia đình yêu thương; Thành kính lưu lời thương; Nhớ ông bà cậu mợ; Một niềm tin thắp lửa;Minh triết sống phúc hậu; Truyện vua Solomon; Đến với Tây Nguyên mới; Hồ Lắk Đình Lạc Giao; Thương Kim Thiết Vũ Môn; IAS đường tới trăm năm; Nông nghiệp Việt trăm năm; Quản lý đất đai Việt Nam; Nam Tiến của người Việt; Mẹ tắm mát đời con; Bóng hạc chốn xa xôi; Hồ Lắk Đình Lạc Giao; Cánh cò bay trong mơ; Vào Tràng An Bái Đính; Sông Hoàng Long chảy hoài; Nguồn Son nối Phong Nha; #An nhiên; Đến với Tây Nguyên mới; Thương Kim Thiết Vũ Môn; Nguyễn Huy Thiệp lắng đọng;Đặng Dung thơ Cảm hoài; Đồng hành cùng đi tới; Giống khoai lang Việt Nam; Thương Kim Thiếp Vũ Môn; Quảng Bình đất và người; Thơ văn thầy Hồ Ngọc Diệp; Chuyện cổ tích người lớn; Cuối dòng sông là biển; Thầy nghề nông chiến sĩ; Đọc lại và suy ngẫm; Thương Kim Thiếp Vũ Môn; Giống khoai lang Việt Nam; Việt Nam con đường xanh; Đọc lại và suy ngẫm; Mây lành Phổ Đà Sơn; Cao Biền trong sử Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Nhà tôi giấc mơ xanh;Phạm Hồng Đức Phước ca cao; Cao Biền trong sử Việt;Trời nhân loại mênh mông; Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay; Thầy bạn trong đời tôi; Cuối dòng sông là biển;. Phục sinh giữa tối sáng; Nam tiến của người Việt; Gia Cát Mã Tiền Khóa; Kim Notes lắng ghi chú; Gia Cát Mã Tiền Khóa;Sông Kỳ Lộ Phú Yên; Châu Văn Tiếp Phú Yên; Chọn giống sắn Việt Nam; Ngọc Phương Nam ngày mới; Nghê Việt am Ngọa  Vân; Phục sinh giữa tối sáng; Lê Phụng Hiểu ruộng thác đao; Thầy bạn trong đời tôi; Bóng hạc chốn xa xôi; Giống khoai lang Việt Nam; Chuyện thầy Lê Quý Kha; Lên Việt Bắc điểm hẹn ; Tiếng Việt lung linh sáng; Bài thơ Viên đá Thời gian; Kim Notes lắng ghi chú; Gia Cát Mã Tiền  Khóa; Minh triết sống phúc hậu; Thung dung dạy và học; Thầy bạn trong đời tôi; Trịnh Công Sơn lắng đọng; Dạo chơi non nước Việt; Minh triết cho mỗi ngày; Địa chỉ xanh Ấn Độ; Vườn Quốc gia Việt Nam; Tĩnh lặng cùng với Osho; Đi thuyền trên Trường Giang; Đến với Tây Nguyên mới; Bài thơ Viên đá Thời gian; Đợi anh ngày trở lại; Chốn thiêng; Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc; Sắn Việt Nam ngày nay; Chung sức trên đường xuân; Vietnamese cassava today; Đỗ Hoàng Phong chiều xuân; Hồ Văn Thiện bóng chiều; Walt Disney người bạn lớn; 24 tiết khí lịch nhà nông; Lời thương; Giống lạc HL25 Việt Ấn; Thầy Tuấn kinh tế hộ; Thầy Tuấn trong lòng tôi; Địa chỉ xanh Ấn Độ; Chuyện cổ tích người lớn; Giống khoai lang Việt Nam; Nguyễn Hiến Lê sao sáng; Xanh một trời hi vọng; Về miền Tây yêu thương; Nơi một trời thương nhớ; Nông lịch tiết Thanh Minh; 24 tiết khí nông lịch; Ngày xuân đọc Trạng Trình; Nhớ thầy Trần Ngọc Ngoạn; Chốn thiêng; Thế giới trong mắt ai; Việt Nam con đường xanh; Nông nghiệp công nghệ cao; Phạm Quang Khánh Hoa Đất; Sông Mekong tin nổi bật; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Chín điều lành hạnh phúc; Đến với bài thơ hay; Nụ tầm xuân mùa xuân ; Về miền Tây yêu thương; Nơi một trời thương nhớ; Nông lịch tiết Thanh Minh; Tốt gỗ chẳng cần sơn; Ngày xuân đọc Trạng Trình; Nhớ thầy Trần Ngọc Ngoạn; Chốn thiêng; Thế giới trong mắt ai; Nông nghiệp công nghệ cao; Việt Nam con đường xanh; Thầy bạn trong đời tôi. Bill Gates học để làm Chuyện cổ tích người lớn. Thương Kim Thiếp Vũ Môn; Nhớ lời thề cỏ May, Vui quà tặng cuộc sống

Ngày 30 tháng 4 năm 1975 là Ngày Việt Nam thống nhất, chấm dứt Chiến tranh Việt Nam. Ngày 30 tháng 4 là ngày lễ hội mừng Xuân đến và là Đêm Walpurgis của Khối các nước Bắc Âu Scandinavia bao gồm Đan Mạch, Na Uy, Thuỵ Điển, Phần Lan, Iceland; đảo Greenland, quần đảo Faroe thuộc Đan Mạch; Ngày 30 tháng 4 năm 1789 George Washington đọc lời tuyên thệ nhậm chức Tổng thống dân cử đầu tiên của Hoa Kỳ, trên ban công Tòa nhà Liên bang trên Phố Wall tại thành phố New York;

Bài chọn lọc ngày 30 tháng 4: Trường tôi nôi yêu thương; Sự cao quý thầm lặng; Nghị lực và Ơn Thầy; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Nhớ kỷ niệm một thời; Nhớ lại và suy ngẫm; Lời Thầy dặn thung dung; Con đường xanh yêu thương; Giống sắn KM140 giải VIFOTEC; Hoa và Ong Hoa Người; Những trang văn thắp lửa; Bài ca Trường Quảng Trạch; Bài thơ Viên đá Thời gian; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-30-thang-4https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-30-thang-4

NHỚ LẠI VÀ SUY NGẪM

Trận thắng hôm qua bạn góp máu hồng
Lớp học hôm nay bạn không trở lại
Trách nhiệm trong mình nhân lên gấp bội
Đồng đội ơi tôi học cả phần anh.


Hoàng Kim

Bài học cuộc sống thấm thía nhất thường là bài học của chính đời mình trãi nghiệm. Tôi xúc động đọc lại ‘Thầy bạn là lộc xuân’ và thật tâm đắc với Hoàng Ngọc Dộ khát vọng, Hoàng Trung Trực đời lính vì cao hơn trang văn là chính cuộc đời của chính mình, của những người anh ruột mình thấm từng giọt chữ. Tháng năm tôi nhớ lại và suy ngẫm về 18 thư mục ghi chép nhỏ (Notes) nay được lưu chung một chỗ để thỉnh thoảng đọc lại: 1) Nước Việt Nam thống nhất; 2) Đêm trắng và bình minh; 3) Tháng Năm tháng của hoa; 4) Những câu chuyện tháng năm 5) Về lại mái trường xưa; 6) Lời thề trên sông Hóa; 7) Nhớ kỷ niệm một thời; 8) Năm tháng ở trời Âu; 9) Vòng qua Tây Bán Cầu; 10) Đi để hiểu quê hương; 11) Bài học tự thắng mình; 12) Suy ngẫm từ núi Xanh; 13) Suy tư sông Dương Tử; 14) Trận Thượng Hải năm 1937; 15) Trận Vũ Hán năm 1938; 16) Đi thuyền trên Trường Giang; 17) Trung Quốc một suy ngẫm; 18) Việt Nam con đường xanh.

NƯỚC VIỆT NAM THỐNG NHẤT

Chiến tranh Việt Nam dài và ác liệt quá, tổn thất mất mát lớn quá. Đó là một trong những sự kiện lớn nhất thế kỷ 20 không riêng Việt Nam mà của toàn nhân loại. 30 tháng 4 là kết thúc cuộc chiến tranh ba mươi năm, là ngày hòa bình, thống nhất đất nước đầu tiên của dân tộc Việt. Chiến tranh Việt Nam (1955–1975) là giai đoạn thứ hai và là giai đoạn khốc liệt nhất của Chiến tranh Đông Dương (1945–1979). Đây là cuộc chiến giữa hai bên, một bên là Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam cùng Hoa Kỳ và một số đồng minh khác như Úc, New Zealand, Đại Hàn, Thái Lan và Philippines tham chiến trực tiếp; một bên là Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam, Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tại miền Nam Việt Nam, cùng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đều do Đảng Lao động Việt Nam lãnh đạo, được sự viện trợ vũ khí và chuyên gia từ các nước xã hội chủ nghĩa (cộng sản), đặc biệt là của Liên Xô và Trung Quốc. Cuộc chiến này tuy gọi là “Chiến tranh Việt Nam” do chiến sự diễn ra chủ yếu tại Việt Nam, nhưng đã lan ra toàn cõi Đông Dương, lôi cuốn vào vòng chiến cả hai nước lân cận là Lào và Campuchia ở các mức độ khác nhau. Do đó cuộc chiến còn được gọi là Chiến tranh Đông Dương lần thứ 2. Cuộc chiến này chính thức kết thúc với sự kiện 30 tháng 4, 1975, khi Tổng thống Dương Văn Minh của Việt Nam Cộng hòa đầu hàng quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam, trao chính quyền lại cho Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam.

Tôi là người lính của 30 tháng 4. Hai anh em tôi, thuộc hai cánh quân lớn trong năm cánh quân, gặp nhau giữa lòng thành phố sau ngày Việt Nam thống nhất. Chùm ảnh dưới đây là ít ảnh tư liệu gia đình. Tôi viết về cái “tôi” nhỏ bé và đơn giản trong cái “ta” to lớn và phức tạp của đất nước con người Việt Nam để tìm về thế giới của riêng mình như giọt nước trong biển cả có vị mặn, máu và nước mắt.

ĐÊM TRẮNG VÀ BÌNH MINH

Ông José António Amorim Dias, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hòa Dân chủ Timor-Leste tại UNESCO và Liên minh châu Âu trên chuyến tàu tốc hành từ Brussels đến Paris chung khoang với tôi đã trò chuyện và chia sẽ rất nhiều điều về triết lý nhân sinh và văn hóa giáo dục. Khu vực Bắc Âu có chất lượng cuộc sống tốt, và Vương quốc Bhutan nơi đề xuất ý tưởng Ngày Quốc tế Hạnh phúc là nước có chỉ số hạnh phúc cao dựa trên các yếu tố như sức khỏe, tinh thần, giáo dục, môi trường, chất lượng quản lý và mức sống của người dân là điều rất đáng suy ngẫm.

Môi trường sống yên lành và chất lượng cuộc sống tốt là giấc mơ hạnh phúc của mọi người dân. Đi xa về Bắc Âu đến Phần Lan, Thụy Điển, Hà Lan, Đan Mạch, Na Uy là vùng thiên nhiên, văn hóa thanh bình, mới lạ. Nơi đó không gian văn hóa thật trong lành. Chất lượng cuộc sống tốt hơn nhiều vùng tôi đã qua. Bắc Âu thoát ra khỏi cuộc chiến tranh. Họ không bị cuốn vào chiến tranh như Việt Nam, như châu Á, châu Phi, Tây Âu , Đông Âu và châu Đại dương. Họ bình tĩnh chuyển từ thế đối đầu lách ra khỏi cuộc chiến tranh giành quyền lực và nguồn lợi khốc liệt suốt hàng thế kỷ để trở thành những nước thanh bình và có chất lượng cuộc sống cao nhất thế giới.

Tôi suy ngẫm kỹ điều này trong bài viết “Đêm trắng và bình minh”. Khối các nước Bắc Âu Scandinavia (gồm Hà Lan, Đan Mạch, Na Uy, Thuỵ Điển, Phần Lan, Iceland, Greenland, quần đảo Faroe thuộc Đan Mạch), đêm 30 tháng 4 là Đêm Walpurgis, Bình minh ngày mới. Ngày 30 tháng 4 và ngày Quốc tế Lao động 1 tháng 5 ở Bắc Âu là các ngày lễ hội mừng Xuân đến. Hoa xuân bừng nở khắp nơi, tơ trời hương đất say đắm lòng người. Năm tháng ở trời Âu, tôi viết Bài ca tháng năm, suy ngẫm về bài học cuộc sống.

THÁNG NĂM THÁNG CỦA HOA

Tháng năm là tháng của hoa
Anh đi ở giữa bao la đất trời
Nghe lòng thư thái, thảnh thơi
Ngắm ai từng cặp trao lời yêu thường.

Hoa xuân bừng nở khắp đường
Công viên ngợp giữa một rừng đầy hoa
Bên dòng sông nhỏ quanh co
Bạch dương rọi nắng, lơ thơ liễu mềm.

Anh đi vào chốn bình yên
Bùi ngùi lại nhớ thương em ở nhà.

Bài học Bắc Âu miền đất trong lành, nước Bỉ trái tim EU, và Ghent thành phố khoa học công nghệ là chỉ dấu minh triết cho các vĩ nhân lịch sử biết khéo tập hợp những lực lượng tinh hoa và sức mạnh dân chúng để thoát khỏi hiểm họa và bảo tồn được ngọc quý di sản.

Tôi nhớ đến Bernadotte với vợ là Déssirée trong tác phẩm “Mối tình đầu của Napoléon” của Annemarie Selinko. Vợ chồng hai con người kỳ vĩ này với lý tưởng dân chủ đã xoay chuyển cả châu Âu, giữ cho Thụy Điển tồn tại trong một thế giới đầy biến động và nhiễu nhương. Bắc Âu phồn vinh văn hóa, thân thiện môi trường và có nền giáo dục lành mạnh phát triển như ngày nay là có công và tầm nhìn kiệt xuất của họ. Bernadotte là danh tướng của Napoleon và sau này được vua Thụy Điển đón về làm con để trao lại ngai vàng. Ông xuất thân hạ sĩ quan tầm thường nhưng là người có chí lớn, suốt đời học hỏi và tấm lòng cao thượng rộng rãi. Vợ ông là Déssirée là người yêu đầu tiên của Napoleon nhưng bị Napoleon phản bội khi con người lừng danh này tìm đến Josephine một góa phụ quý phái, giàu có, giao du toàn với những nhân vật quyền thế nhất nước Pháp, và Napoleon đã chọn bà làm chiếc thang bước lên đài danh vọng. Bernadotte với vợ là Déssirée hiểu rất rõ Napoleon. Họ đã khéo chặn được cơn lốc cuộc chiến đẫm máu tranh giành quyền lợi giữa các tập đoàn thống trị và các nước có lợi ích khác nhau. Bernadotte và Déssirée đã đưa đất nước Thụy Điển và Bắc Âu khai sáng vầng hào quang bình minh phương Bắc.

Việt Nam và khối Asean hiện cũng đang đứng trước “con sư tử phương Đông trỗi dậy” và sự vần vũ của thế giới văn minh tuy nhiều cơ hội hơn nhưng cũng tiềm ẩn nhiều hiểm họa khó lường hơn. Điều này dường như rất giống của thời Napoleon người hùng châu Âu khao khát một nước Pháp phục hưng dân tộc và mở rộng phạm vi ảnh hưởng.

Trong vùng địa chính trị đầy điểm nóng tranh chấp biên giới hải đảo, sự tham nhũng, chạy theo văn minh vật chất; nguy cơ tha hóa ô nhiễm môi trường, nguồn nước, bầu khí quyển, vệ sinh thực phẩm, văn hóa giáo dục và chất lượng cuộc sống thì bài học trí tuệ càng cấp thiết và rõ nét.

Đi đâu cũng không bằng Tổ quốc mình. Nói gì, làm gì cũng không bằng dạy, học và làm cho đồng bào đất nước mình. Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương. Mục đích sau cùng của dạy và học là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và làm được việc. Dạy và học thực tiễn trên chính Tổ quốc mình.

Việt Nam quê hương tôi là đất nước của biết bao nhiêu thế hệ xả thân vì nước để quyết giành cho được độc lập, thống nhất, tự do và toàn vẹn lãnh thổ. “Nếu chỉ để lại lời nói suông cho đời sau sao bằng đem thân đảm nhận trọng trách cho thiên hạ trước đã” nhưng “sức một người thì có hạn, tài trí thiên hạ là vô cùng”. Làm nhà khoa học xanh hướng đến bát cơm ngon của người dân nghèo, đó là điều tôi tâm đắc nhất!

Nhân loại đã có một thời đi trong đêm trắng ánh sáng của thiên đường, đêm trắng bình minh phương Bắc. Sự chạng vạng tranh tối tranh sáng có lợi cho sự quyền biến nhưng khoảng khắc bình minh là sự kỳ diệu mở đầu cho Ngày mới, Xuân mới.

Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời bắt đầu từ tuổi trẻ. Tôi đã đi qua một vòng trái đất, một vòng cuộc đời, một vòng đêm trắng để bây giờ ngày mới bắt đầu từ Bình minh.

NHỮNG CÂU CHUYÊN THÁNG NĂM

Bác Võ Nguyên Giáp được nhiều người Việt Nam kính trọng vì Bác Giáp đặt việc công lên trên hết “dĩ công vi thượng”. ‘Bác Văn ơi thành kính tiễn Người’ Gia đình tôi hòa trong dòng người đông đảo của toàn quốc đã đến Dinh Thống Nhất tiễn Bác. Hôm đó là lần duy nhất trong đời, tôi đã đeo đủ huân huy chương

Võ Nguyên Giáp tổng tập hồi ký là tác phẩm lớn nhất của nhà thiên tài quân sự Việt, soi sáng rất nhiều góc khuất trong lý luận và thực tiễn của thời đại Hồ Chí Minh. Muốn thấu hiểu chiến tranh Đông Dương và chiến tranh Việt Nam, thấu hiểu 30 tháng 4, tháng năm nhớ lại và suy ngẫm, chúng ta cần đọc lại rất kỹ “Võ Nguyên Giáp, tổng tập hồi ký”.

Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911, mất ngày 4 tháng 10 năm 2013. Ông là Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam, là một trong những người góp công thành lập Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, được Chính phủ Việt Nam tôn vinh là “người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, chỉ huy chính trong các chiến dịch và chiến thắng chính trong Chiến tranh Đông Dương (1946–1954) đánh bại Thực dân Pháp, Chiến tranh Việt Nam (1960–1975) chống Mỹ, thống nhất đất nước và Chiến tranh biên giới Việt-Trung (1979) chống quân Trung Quốc tấn công biên giới phía Bắc. Tướng Giáp xuất thân là một giáo viên dạy sử, ông trở thành nhà lãnh đạo quân sự, vị tướng kiệt xuất của Việt Nam và thế giới. Ông được nhân dân ngưỡng mộ và được nhiều tờ báo ca ngợi là anh hùng của nhân dân Việt Nam.

Lời thề của Tổng thống Mỹ George Washington cũng là điều chúng ta cần rất suy ngẫm. Ông nói “Cái tên người Mỹ phải xóa bỏ bất cứ những liên hệ ràng buộc nào mang tính cách địa phương”. Tổng thống Washington khi mất được tán tụng như là “người đầu tiên trong chiến tranh, người đầu tiên trong hòa bình, và người đầu tiên trong lòng dân tộc của ông”. Washington đã trở thành biểu tượng dân tộc và quốc tế, đặc biệt tại Pháp và châu Mỹ Latin. Các học giả lịch sử luôn xếp ông là một trong số những vị tổng thống vĩ đại nhất.”. Ngày 30 tháng 4 năm 1789 là ngày Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ George Washington đọc lời tuyên thệ nhậm chức Tổng thống dân cử đầu tiên, trên ban công Tòa nhà Liên bang trên Phố Wall tại thành phố New York. Tổng thống Washington có một viễn tưởng về một quốc gia hùng mạnh và vĩ đại, xây dựng trên những nền tảng của nền cộng hòa, sử dụng sức mạnh của liên bang. Ông tìm cách sử dụng chính phủ cộng hòa để cải thiện hạ tầng cơ sở, mở rộng lãnh thổ phía tây, lập ra trường đại học quốc gia, khuyến khích thương mại, tìm nơi xây dựng thành phố thủ đô (Washington, D.C.), giảm thiểu những sự căng thẳng giữa các vùng và vinh danh tinh thần chủ nghĩa quốc gia.

George Washington hiện nay được biết như vị cha già của nước Mỹ. Ông sinh ngày 22 tháng 2 năm 1732, mất ngày 14 tháng 12 năm 1799. Ông là một nhà lãnh đạo chính trị và quân sự có ảnh hưởng lớn đối với quốc gia non trẻ Hoa Kỳ từ năm 1775 đến năm 1799. Ông đã lãnh đạo người Mỹ chiến thắng Vương quốc Anh trong cuộc Chiến tranh Cách mạng Mỹ với tư cách là tổng tư lệnh Lục quân Lục địa năm 1775–1783, và ông cũng đã trông coi việc viết ra Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787. Quốc hội nhất trí chọn lựa ông làm tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ (1789–1797). Phong cách lãnh đạo của ông đã có ảnh hưởng đến thể thức và lễ nghi cho chính quyền mà được sử dụng từ đó cho đến nay, thí dụ như dùng một hệ thống nội các và buổi đọc diễn văn nhậm chức. Với tư cách là tổng thống, ông đã xây dựng một chính quyền quốc gia mạnh mẽ và giàu tài chính mà đã tránh khỏi chiến tranh, dập tắt nổi loạn và chiếm được sự đồng thuận của hầu hết người Mỹ

Tháng năm nhớ lại và suy ngẫm là mốcson để chúng ta tìm về tác phẩm “Giu-cốp, nhớ lại và suy nghĩ”. Giu cốp là danh tướng lỗi lạc huyền thoại của quân đội Liên Xô, người đã kết thúc oanh liệt trận Beclin, trận thắng quyết định trong chiến tranh thế giới thứ hai; Hitler và Eva tự sát; Liên Xô cắm quốc kỳ trên nóc Tòa nhà quốc hội Đức ngày 30. 4. 1945. Đó là trận đọ sức sinh tử, mà nếu không có Giu cốp lịch sử có thể đổi khác.

“Nhớ lại và suy nghĩ” là tác phẩm nổi tiếng của Giu cốp đã làm sáng tỏ nhiều góc khuất. Lịch sử Thế giới có lẽ đã thay đổi, đặc biệt là trận Beclin, trận thắng sinh tử cuối cùng, quan hệ Xô Mỹ, quan hệ Liên Xô và Nam Tư, nhiều vấn đề hệ trọng quốc gia của Liên Xô. Những ý kiến của Giu cốp tỏa sáng khi được đáp ứng đầy đủ và sự tổn thất là tai họa thật ghê gớm khi không được trọng thị. Chúng ta muốn hiểu chiến tranh thế giới thứ Hai và chiến tranh lạnh thì không thể không nghiền ngẫm kỹ con người và tác phẩm Giu cốp. Bộ sách quý “Đọc lại và suy ngẫm” là chìa khóa vàng để hiểu nhiều điều.

“Trước những thắng lợi nhanh chóng trên hướng Berlin và dựa trên các báo cáo lạc quan của đại tướng V.I.Chuikov – tư lệnh tập đoàn quân cận vệ 8, Stalin lệnh cho Tổng tham mưu trưởng, đại tướng A. I. Antonov soạn thảo một kế hoạch đánh chiếm Berlin ngay trong thời gian cuối tháng 2, đầu tháng 3 năm 1945. Tuy nhiên, G. K. Zhukov cho rằng mọi việc không đơn giản như Tổng tư lệnh tối cao nghĩ. Từ kinh nghiệm Chiến dịch phòng thủ phản công tại khu vực Moskva năm 1941, G. K. Zhukov cho rằng quân Đức sẽ không chịu mất Berlin một cách dễ dàng và sẽ tổ chức phản công vào hai bên sườn của ba phương diện quân Liên Xô lúc này đã làm thành một đội hình kéo dài như một mũi nhọn trên hướng Berlin. Ông hiểu rõ: đánh thẳng vào Berlin không khó, nhưng quân Đức có thể cắt đứt và hợp vây lực lượng Hồng quân tiến quá nhanh về phía trước, khiến cho Hổng quân tổn thất nặng. Thêm vào đó, Hồng quân chưa có kinh nghiệm đánh chiếm một thành phố rộng lớn và có sự phòng thủ kiên cố như Berlin. Chính vì vậy, ông yêu cầu quân đội phải củng cố thật chặt trận địa trên bờ tây sông Oder. Đồng thời Zhukov cũng tiến hành trinh sát một cách kỹ lưỡng: ông ra lệnh cho không quân chụp 6 kiểu ảnh về thành phố Berlin và các phòng tuyến của quân Đức xung quanh đấy, rồi dựa vào đó cùng với những tài liệu bắt được và lời khai của tù binh Zhukov cho biên soạn một bản báo cáo tổng hợp được thuyết minh rõ ràng đính kèm với những tấm bản đồ chi tiết, phát hành xuống các cấp chỉ huy từ tư lệnh đến chỉ huy đại đội. Và thực tế đã diễn ra đúng như G. K. Zhukov dự đoán. Trong khi phòng ngự tích cực trên tuyến sông Oder – Neisse, từ tháng 2 năm 1945, Bộ Tổng tư lệnh quân đội Đức đã điều động tập đoàn quân xe tăng 6 SS và tập đoàn quân 5 từ mặt trận phía Tây về khu vực Budapest, điều động các tập đoàn quân xe tăng 3 và tập đoàn quân 11 đến khu vực Đông Pomerania để tổ chức phản công. Nắm được chính xác tình hình, G. K. Zhukov đề nghị I. V. Stalin cho hoãn ngay chiến dịch Berlin, điều Phương diện quân Belorussia 2 của Nguyên soái K. K. Rokossovssky quay lên hướng Tây Bắc mở Chiến dịch Đông Pomerania chặn trước cuộc phản công của quân Đức. Ngày 20 tháng 2, Phương diện quân Belorussia 2 sử dụng các tập đoàn quân xe tăng cận vệ 1 và 2 đột kích vào Gonnof – Stagag – Colberg, chia cắt và bao vây cụm quân Đông Pomerania khỏi chủ lực của Cụm tập đoàn quân Vistula (Đức). Ngày 4 tháng 3, 14 sư đoàn của cụm quân này bị đánh tan. Tại hướng Nam, G. K. Zhukov cũng yêu cầu Nguyên soái K. E. Voroshilov chỉ đạo các phương diện quân Ukraina 2 và 3 thiết lập trận địa phòng thủ vững chắc tại khu vực Budapest – Velense – Balaton, mở chiến dịch phòng ngự Balaton, đánh bại cuộc phản công của 31 sư đoàn Đức, trong đó có 11 sư đoàn xe tăng được triển khai ngày 6 tháng 3. Ngày 15 tháng 3, cuộc phản công của quân Đức tại khu vực Balaton bị chặn đứng, hai phương diện quân Ukraina 2 và 3 chuyển sang tấn công thẳng qua Budapest đến Viên.[102] Ở giữa mặt trận, Phương diện quân Ukraina 1 tiến hành chiến dịch Hạ Silesia quét sạch quân Đức khỏi khu vực Glogau, thủ tiêu mối đe dọa bên sườn trái của phương diện quân và vững tiến ra tuyến Neisse. Một số chỉ huy quân sự Liên Xô quá hăng hái đã coi sự chậm trễ công phá Berlin là một khuyết điểm của ông. Tuy nhiên, sự thật đã chứng minh G. K. Zhukov đúng. Với cuộc phản kích của quân Đức từ hai bên sườn (từ khu vực Đông Pomerania xuống phía Đông Nam, từ khu vực Budapest vòng lên phía Đông Bắc, phối hợp với Cụm tập đoàn quân A từ Silesia vòng lên phía Tây Bắc), các Phương diện quân Liên Xô có thể sẽ phải chịu những thiệt hại nặng nề như quân Đức trước cửa ngõ Moskva cách đó gần 4 năm trước hoặc như Hồng quân Nga Xô Viết trước cửa ngõ Warsawa năm 1920.

Cuộc tổng công kích sau cùng vào Berlin bắt đầu sau hai ngày sử dụng các trận đánh trinh sát để buộc quân Đức phải điều động lực lượng bố trí ở hướng chủ yếu đi hướng khác, 5 giờ sáng ngày 16 tháng 4, G. K. Zhukov phát lệnh mở màn Chiến dịch Berlin, chiến dịch quân sự cuối cùng trong cuộc đời binh nghiệp của ông. Sau gần 1 giờ pháo binh, tên lửa Katyusha bắn chuẩn bị, hơn 140 ngọn đèn pha phòng không công suất lớn rọi thẳng vào phòng tuyến của quân Đức đã làm lóa mắt toàn bộ các đài quan sát, các đối kính pháo, kính tiềm vọng… Xe tăng và bộ binh Liên Xô trong ngày đầu đã vượt qua hai tuyến phòng thủ vòng ngoài. Khi tiến vào nội đô Berlin, Zhukov nhận thấy đường sá trong thành phố quá chật hẹp đối với các tập đoàn quân xe tăng từng phát huy uy lực mạnh mẽ trên thảo nguyên trống trải. Vì vậy ông điều các lực lượng xe tăng xuống cùng thành lập các tổ hiệp đồng tác chiến cùng với bộ binh, pháo binh và các binh chủng khác – với quân số mỗi tổ thường chỉ gồm một trung đội. Các tổ hiệp đồng đó đã chiến đấu rất linh hoạt giữa các đường phố chằng chịt như mê cung của thủ đô nước Đức. Sau một tuần tấn công, Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 1 của Phương diện quân Ukraina 1 và Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 2 của Phương diện quân Belorussia 1 đã gặp nhau tại khu vực Ketshino – Potsdam – Brandenburg, phía tây Berlin. Các đơn vị khác của ba phương diện quân Liên Xô đã gặp gỡ với quân Đồng Minh Anh, Hoa Kỳ trên bờ sống Elbe. 8 vạn Hồng quân đã hy sinh trong trận Berlin đẫm máu, nhưng vào ngày 30 tháng 4, lá cờ chiến thắng được cắm lên nóc nhà Quốc hội Đức. Hitler và Goebbel tự sát. 0 giờ ngày 9 tháng 5, tạị Karlhorst, đại diện nước Đức và quân đội Đức Quốc xã ký biên bản đầu hàng vô điều kiện trước đại diện 4 nước đồng minh Anh, Hoa Kỳ, Liên Xô và Pháp. Thay mặt nhà nước, quân đội và nhân dân Liên Xô, nguyên soái G. K. Zhukov ký biên bản này. Do có công đánh chiếm Berlin, Zhukov được phong tặng Huân chương Sao vàng – Anh hùng Liên Xô lần thứ ba.

Giu cốp xếp đầu bảng về số lượng các trận thắng tầm cỡ toàn cầu, được nhiều người công nhận về tài năng chỉ đạo chiến dịch và chiến lược. Những chiến tích của ông đã trở thành những đóng góp rất to lớn vào kho tàng di sản kiến thức quân sự nhân loại. Nó không những có ảnh hưởng lớn về lý luận quân sự của Liên Xô mà cũng có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của lý luận quân sự thế giới. Nguyên soái A. M. Vasilevsky nhận định G. K. Zhukov là một trong những nhà cầm quân lỗi lạc của nền quân sự Xô Viết. Trong cuộc Chiến tranh giữ nước vĩ đại của Liên bang Xô viết, ông đã giữ các chức vụ Tư lệnh Phương diện quân Dự bị, Tư lệnh Phương diện quân Tây, Tư lệnh Phương diện quân Beloussia 1, Tổng tham mưu trưởng quân đội Liên Xô, Thứ trưởng Bộ dân ủy Quốc phòng kiêm Phó Tổng tư lệnh tối cao quân đội Liên Xô, Ủy viên Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Hầu hết các nhà lãnh đạo quân sự nổi tiếng thế giới cùng thời với ông như Thống chế Anh Sir Bernard Law Montgomery, Thống tướng Hoa Kỳ Dwight David Eisenhower, Thống chế Pháp Jean de Lattre de Tassigny đều công nhận tên tuổi của ông đã gắn liền với hầu hết các chiến thắng lớn trong cuộc chiến như Trận Moskva (1941), Trận Stalingrad, Trận Kursk, Chiến dịch Bagrachion, Chiến dịch Visla-Oder và Chiến dịch Berlin. Trong giai đoạn sau chiến tranh, ông giữ các chức vụ Tổng tư lệnh quân đội Liên Xô tại nước Đức, tư lệnh các quân khu Odessa và Ural. Sau khi lãnh tụ tối cao I. V. Stalin qua đời, ông được gọi về Moskva và được bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng thứ nhất Bộ Quốc phòng Liên Xô. Trong thời gian từ năm 1955 đến năm 1957, ông giữ chức vụ Ủy viên trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Liên Xô. Năm 1957, trong thời gian đang đi thăm Nam Tư, ông bị đưa ra khỏi Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Năm 1958, ông bị miễn nhiệm tất cả các chức vụ trong quân đội”.

*.

Tướng Giáp của chiến tranh Việt Nam giống và khác gì so tướng Giucốp? Thượng tướng Trần Văn Trà đã viết về đại tướng Võ Nguyên Giáp thật minh triết và thật ám ảnh: “phải thật công khai, thật công phu, thật công bằng và thật công tâm khi nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp”.“Suốt hai cuộc kháng chiến, tôi chưa hề thầy Bí thư Quân ủy Trung ương kiêm Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mắc một sai lầm nào về chiến lược và chiến thuật quân sự; tôi chỉ thấy Anh Văn đi những nước cờ bậc thầy để vây hãm và tiến công quân địch”. Đó thật sự là một tổng kết rất sâu sắc của một danh tướng Việt Nam đối với TổngTư lệnh Võ Nguyên Giáp. Trần Văn Trà bóng hạc là danh tướng tài năng gắn bó lâu dài nhất, bền bỉ nhất và xuất sắc nhất trong các vị tướng chiến trường miền Nam, mà tôi ngưỡng mộ.. Tôi tâm đắc với nhận định này. Bác Giáp viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh “Thế giới còn đổi thay nhưng tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn sống mãi”. Võ Nguyên Giáp ẩn số Chính Trung đã trãi nghiệm nhiều biến cố lịch sử nên chắc chắn hiểu rất rõ bài học Bắc Âu khi thực hành xuất sắc tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Chúng ta muốn hòa bình nên chúng ta đã nhân nhượng nhưng chúng ta càng nhân nhượng, họ càng lấn tới vì họ dã tâm muốn cướp nước ta một lần nữa”. Bài học chiến tranh và hòa bình sâu sắc thay!.

Được và Mất là cái giá của sự chiến thắng!

Hoàng Trung Trực đời línhc ghi lại kỹ niệm một thời của người lính chấp nhận sự hi sinh thân mình cho độc lập tự do và thống nhất của Tổ Quốc. Trang thơ gắn với sự thân thiết của nhiều đồng đội đã ngã xuống, sự đau đời mảnh đạn trong người và sự mẫu mực thầm lặng, ung dung đời thường của người con trung hiếu sau chiến tranh. Hoàng Trung Trực sinh ngày 26 tháng 2 năm 1944 tại xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, là đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam thời chống Mỹ, thương binh bậc 2/4, hiện đã nghĩ hưu từ tháng 11/1991 tại số nhà 28/8/25 đường Lương Thế Vinh , phường Tân Thới Hòa, quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh. Ông sinh ra và lớn lên trong thời điểm của hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm dài nhất, ác liệt nhất trong lịch sử dân tộc. Ông đã trở thành người lính trưởng thành trong lửa đạn, chỉ huy từ tiểu đội đến sư đoàn binh chủng hợp thành, trãi qua các chiến dịch giải phóng nước bạn Lào 10/1963- 5/1965, đường 9 Khe Sanh Quảng Trị 6/1965 -12/1967, Mậu Thân ở Thừa Thiên Huế 1/1968 – 12/1970, đường 9 Nam Lào 1/1971-4/1971, thành cổ Quảng Trị 5/1972-11/1973; các chiến dịch Phước Long, Chơn Thành, Dầu Tiếng, Xuân Lộc và chiến dịch Hồ Chí Minh 12/1973-4/1975; các chiến dịch giúp nước bạn Cămpuchia 5/1977-12/1985. Ông đã qua Học viện Lục Quân Đà Lạt, Học viện Quân sự Cao cấp Khóa 1 ở Hà Nội, Chủ tịch Quân quản Quận 10, Quận 11 thành phố Hồ Chí Minh, Phó Tư lệnh Đặc khu Vũng Tàu Côn Đảo. Ông có vợ là bà Trần Thị Hương Du làm ở Ngân hàng với hai con  Hoàng Thế Tuấn kỹ sư bách khoa điện tử viễn thông và Hoàng Thế Toàn bác sỹ. Tập thơ “ Hoàng Trung Trực đời lính” vui được hiến tặng bạn đọc

VỀ LẠI MÁI TRƯỜNG XƯA

Đâu phải bây giờ ta mới quý thời gian
Mỗi ngày đi qua
Mỗi tháng đi qua
Mỗi năm đi qua
Thấm thoắt thời gian
Nhìn sự vật đổi thay ta biết rõ

Mái tóc Thầy ta đã bạc đi già nữa
Hàng trăm bạn bè thuở ấy đã đi xa
Ta lại về đây với mái trường xưa
Thân thiết quá nhưng sao hồi hộp thế
Trăm khuôn mặt trông vừa quen vừa lạ
Ánh mắt chào đọng sáng những niềm vui

Ta chỉ là hạt cát nhỏ nhoi
Trong trùng điệp triệu người lên tuyến lửa
Giá độc lập giờ đây thêm hiểu rõ
Thắng giặc rồi càng biết quý thời gian

Đất nước ba mươi năm chiến đấu gian nan
Mỗi tấc đất đều đậm đà nghĩa lớn
Bao xương máu cho tự do toàn vẹn
Bao đồng bào, đồng chí đã hi sinh.

Ta dâng cho Tổ Quốc tuổi thanh xuân
Không tiếc sức cho cuối cùng trận thắng
Xếp bút nghiên để đi cầm khẩu súng
Càng tự hào làm người lính tiên phong

Nay trở về khi giặc đã quét xong
Trách nhiệm trao tay tiếp cầm ngọn bút
Nâng cuốn sách lòng bồi hồi cảm xúc
Ta hiểu những gì ta phải gắng công

Trận thắng hôm qua bạn góp máu hồng
Lớp học hôm nay bạn không trở lại
Trách nhiệm trong mình nhân lên gấp bội
Đồng đội ơi tôi học cả phần anh.

Biết ơn thầy cô giáo dịu hiền
Bằng khích lệ động viên lòng vượt khó
Trăm gian nan buổi ban đầu bở ngỡ
Có bạn thầy càng bền chí vươn lên

Trước mỗi khó khăn có bạn luôn bên
Như đồng đội trong chiến hào chia lửa
Ôi thân thiết những bàn tay tập thể
Ta nhủ lòng cần xứng đáng hơn

Đâu phải bây giờ ta mới quý thời gian
Hiểu mất mát, biết tự hào phải cố
Trận tuyến mới nguyện xứng là chiến sĩ
Thiêng liêng lời thề, vững một niềm tin.

LỜI THỀ TRÊN SÔNG HÓA

Sông Hóa ơi Bạch Đằng Giang
Ta đến nơi đây chẳng một lần
Lời thề sông núi trời đất hiểu
Lời dặn lại của Đức Thánh Trần

Sông Hóa ơi hời ơi Linh Giang
Quê hương liền dải tụ trời Nam
Minh Lệ, Hưng Long hai bầu sữa
Hoàng Gia trung chính một con đường.

Rào Nan Đá Dựng chốn sông thiêng
Nguồn Son Chợ Mới đẹp ân tình
Minh Lệ đình xưa thương làng cũ
Nguyện làm hoa đất của quê hương

Đất nặng ân tình đất nhớ thương
Ta làm hoa đất của quê hương
Để mai mưa nắng con đi học
Lưu dấu chân trần với nước non

NHỚ KỶ NIỆM MỘT THỜI

Giữa ngày vui nhớ miền Đông
Nôn nao lòng lại giục lòng nhớ thương
Chân đi muôn dặm nẻo đường
Phải đâu cứ đất quê hương mới là

Đêm nằm nghe gió thoảng qua
Nồng thơm hương lúa, đậm đà tình quê
Chợt dưng lòng lại gọi về
Vùng quê xa với gió hè miền Đông

Vục đầu uống ngụm nước trong
Nhớ sao Vàm Cỏ ngọt dòng sông xanh
Nhớ từ xóm Giữa xa em
Nhớ lên Bù Đốp, Lộc Ninh, xóm Chùa

Xa em từ bấy đến chừ
Một vầng trăng sáng, xẽ chia đôi miền
Em về Châu Đốc, Long Xuyên
Anh lên Srêpốc với niềm nhớ thương

Nằm đêm lưng chẳng tới giường
Nghe chao cánh võng giữa rừng đêm khuya
Chăm chăm theo nét bản đồ
Cùng anh, cùng bạn tiến vô Sài Gòn

Giữa ngày vui nhớ miền Đông
Nhớ em, nhớ bạn, thuỷ chung vẹn toàn
Phải vì vất vả gian nan
Của bao năm đặm nhớ thương đến rày …

Non sông những tháng năm này
Lọc muôn sắc đỏ cho ngày hội vui
Nhớ em trong dạ bùi ngùi …
Trông trời hoa, nhớ đất trời miền Đông.

NĂM THÁNG DƯỚI TRỜI ÂU

Đi giữa Praha rực rỡ nắng vàng
Gió bớt thổi nên lòng người bớt lạnh
Phố xá nguy nga, nhịp đời hối hả
Gợi lòng ta uẩn khúc những suy tư

Ôi quê hương thân thiết tự bao giờ
Mỗi bước đi xa càng thêm yêu Tổ Quốc
Nhớ quê nhà nửa đêm ta tỉnh thức
Ngóng phương trời vợi vợi nhớ mênh mông

Biết ơn quê nghèo cắt rốn chôn rau
Nơi mẹ cha xưa suốt đời lam lũ
Cha giặc giết luống cày còn bỏ dỡ
Sự nghiệp này trao lại tay con

Biết ơn anh tần tảo sớm hôm
Năm năm học mỗi ngày cơm một bữa
Bắt ốc mò cua bền gan vững chí
Nhắc thù nhà nợ nước cho em.

Sống giữa lòng dân những tháng những ngày
Anh chị góp công, bạn thầy giúp sức
Đêm trăn trở ngọn đèn khuya tỉnh thức
Nhớ một thời thơ ấu gian nan …

Biết ơn em người bạn gái thủy chung
Thương cha mẹ quý rể nghèo vẫn gả
Em gánh vác mọi việc nhà vất vả
Dành cho anh nghiên cứu được nhiều hơn

Biết ơn trại nhà mảnh đất yêu thương
Nơi suốt đời ta nghĩa tình gắn bó
Mảnh đất thiêng chim phượng hoàng làm tổ
Lúa ngô sắn khoai hoa qủa dâng đời

VÒNG QUA TÂY BÁN CÂU

Khi chiều hôm nắng tắt ở chân trời
Tạm ngưng học, tắm rồi em hãy dạo
Bước khoan thai nhận hương trời chiều tối
Nghĩ suy về năm tháng đã đi qua

Em đã xa cái tuổi học trò
Nhưng việc học có bao giớ là muộn?
Nấc thang học càng vươn cao càng muốn
Bao cuộc đời nhờ học để thành công

Nhớ nghe em những năm tháng không quên
Năm năm học mỗi ngày cơm một bữa
Đêm tỉnh thức đói cồn cào trong dạ
Vẫn gan vàng, dạ sắt, lòng son

Nhớ ngày cha ngã xuống vì bom
Tấm áo máu suốt đời ta nhớ mãi
Trong thương đau nhân quyết tâm gấp bội
Phải làm gì để trả mối thù sâu.

Nhớ ngọn đèn chong giữa canh thâu
Những đêm lạnh của trời Hà Bắc
“Thắp đèn lên đi em!” thơ của thời đi học
Xốn xang lòng đã mấy chục năm qua

Ôi vầng trăng, vầng trăng quê ta
Và ngôi sao Mai đã thành đốm lửa
Một giọt máu tim ta treo giữa trời nhắc nhở
Em bên Người năm tháng lớn khôn lên

Nhớ những mùa chiến dịch thức bao đêm
Thèm một bữa cơm rau và giấc ngủ
Sau trận đánh lại miệt mài cuốn vở
Tin có ngày trở lại mái trường yêu

Bao bạn bè của năm tháng không quên
Nay vĩnh viễn nằm sâu trong lòng đất
Về thăm quê cũng người còn, người mất
Bài học trường đời chắp nối bấy năm qua

Nay em như chim trời bay cao, bay xa
Điều kiện học khác xưa, một phòng riêng ngọai quốc
Những tháng học này là niềm mơ ước
Em cần miệt mài tranh thủ thời gian

Dẫu mỗi ngày hơn tám tiếng học căng
Ngôn ngữ mới buổi đầu chưa hiểu kịp
Em hãy học dẫu đêm về có mệt
Mỗi ngày này là vốn quý nghe em!

Chốn phồn hoa bao cám dỗ thấp hèn
Bao thèm muốn khiến người ta lùn xuống
Những dễ dãi khiến lòng người dao động
Em hãy cầm lòng bền chí học chăm.

ĐI ĐỂ HIỂU QUÊ HƯƠNG

Tạm biệt
Tạm biệt Obregon California !
Cánh bay đưa ta về CIMMYT
Bầu trời xanh bát ngát
Lững lờ mây trắng bay
Những ngọn núi cao nhấp nhô
Những dòng sông dài uốn khúc
Hồ lớn Ciudad Obregon
ba tỷ khối nước
Nở xòe như chùm pháo bông
Những cánh đồng mênh mông
Thành trăm hình thù dưới làn mây bạc
Con đường dài đưa ta đi
Suốt dọc từ Nam chí Bắc
Thành sợi chỉ màu chạy mút tầm xa…

Ơi vòm trời xanh bao la
Gọi lòng ta nhớ về Tổ Quốc
Ôi Việt Nam, Việt Nam
Một vùng nhớ trong lòng ta tỉnh thức
Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương.

BÀI HỌC TỰ THẮNG MÌNH

Ngày mỗi ngày phải tự thắng mình
Trận chiến mới, em là chiến sĩ
Ngày mỗi ngày ghi đều nhật ký
Tự thắng mình bài học đầu tiên !

Có điện lung linh suốt đêm
Không quên vầng trăng ngọn lửa
Ngày dẫu miệt mài
Đêm về phải cố
Khắc sâu lời nguyền xưa !

“Không vì danh lợi đua chen
Công Cha nghĩa Mẹ quyết rèn bản thân”

SUY NGẪM TỪ NÚI XANH

Ngày Quốc tế Lao động năm 2017 tôi dạo chơi Thiên An Môn, Cố Cung, Di Hòa Viên, Thiên Đàn, vui đón cháu bé xinh đẹp ngay tại điểm linh ứng ‘số 1 tâm điểm của thủ đô Bắc Kinh’ trên đỉnh núi Xanh (景山, Jǐngshān, Cảnh Sơn, Green Mount), ngọn núi địa linh của đế đô. Núi Xanh là trục chính của Hoàng Thành, chính trục Cố Cung và Thiên An Môn. Suy ngẫm từ núi Xanh Bắc Kinh, tôi tâm đắc lời nhắn gửi sâu xa của bậc hiền minh lỗi lạc Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Muốn bình sao chẳng lấy nhân. Muốn an sao lại bắt dân ghê mình”. ”Biển Đông vạn dặm giang tay giữ. Đất Việt muôn năm vững thái bình. (Vạn lý Đông minh quy bá ác/ Ức niên Nam cực điện long bình). Suy ngẫm về cuộc cách mạng Xanh và đỉnh cao Hòa Bình.

Tôi nghe rằng Nguyễn An (阮安) người Việt, có tên Hoa là A Lưu ( 阿留) là một người lao động tài giỏi, là vị kiến trúc sư tổng công trình sư của Cố Cung và Tử Cấm Thành cùng với Sái Tín thời vua Minh Thành Tổ. Nguyễn An cũng là người tham gia trị thủy hệ thống sông Hoàng Hà, lưu lại tiếng tốt muôn đời trong lịch sử văn hóa Việt Trung.

Nguyễn An sinh năm 1381 tại trấn Sơn Nam, trong một làng nghề nào đó, nay thuộc địa phận Hà Đông, thủ đô Hà Nội, Việt Nam, mất năm 1453 ở Bắc Kinh, Trung Quốc, theo Zhu, Jianfei (2004), Chinese Spatial Strategies: Imperial Beijing, 1420-1911. Routledge, trang 28, ISBN -13: 978-0415318839; ISBN-10: 0415318831. Nguyễn An khi gần 16 tuổi, khoảng năm 1397, thời vua Trần Thuận Tông nhà Trần, đã tham gia các hiệp thợ xây dựng cung điện ở kinh thành Thăng Long nhà Trần. Năm 1407, nhà Minh sang đánh bại nhà Hồ, chiếm được Việt Nam. Tướng nhà Minh là Trương Phụ, ngoài việc bắt cha con Hồ Quý Ly (Hồ Nguyên Trừng sau làm quan nhà Minh) cùng toàn bộ triều đình nhà Hồ đem về Trung Quốc, còn tiến hành lùng bắt các thanh thiếu niên trai trẻ tuấn tú của Việt Nam mang sang Trung Hoa, chọn để hoạn làm Thái giám phục vụ trong cung vua nhà Minh. Trong số đó có nhiều người sau nổi tiếng tài giỏi như Nguyễn An, Vương Cấn, Phạm Hoằng, … Vua Minh Thành Tổ Chu Đệ (1403 – 1424), cho dời đô từ Nam Kinh lên Yên Kinh (của nhà Nguyên trước đó) và đổi tên là Bắc Kinh. Vua Minh cho xây dựng Cố Cung (là Tử Cấm Thành xây từ năm 1406 đến năm 1420 thì hoàn thành). Nguyễn An rất giỏi tính toán, có biệt tài về kiến trúc xây dựng, lại liêm khiết hiếm thấy, lại là thái giám phục vụ ở cung vua nên Minh Thành Tổ tin dùng giao làm Tổng Công Trình Sư.

Yên Đệ Minh Thành Tổ và một vị vua gian hùng thời hoạn, xô lệch lịch sử Trung Quốc cho đến nay vẫn được chính sử Trung Quốc ngợi ca. Ông đã xóa bỏ hồ sơ thời cai trị của Minh Huệ Đế nhập vào thời kỳ Minh Thái Tổ, bắt đầu triều đại của mình bằng cách hợp pháp hóa việc lên ngôi xóa bỏ lịch sử toàn bộ thời gian trị vì của người cháu và thiêu hủy hay sửa đổi tất cả các tài liệu có liên quan đến tuổi thơ và cuộc nổi loạn của mình. Điều này dẫn đến việc thanh trừng vô số quan viên ở Nam Kinh và ban thẩm quyền đặc biệt ngoài vòng pháp luật cho chính sách bí mật của hoạn quan và nội chính. Ông nối tiếp chính sách tập trung của Chu Nguyên Chương, tăng cường thể chế của đế quốc và thành lập thủ đô mới tại Bắc Kinh. Ông cho cải cách khoa cử và theo đuổi chính sách đối ngoại bành trướng với nhiều chiến dịch quy mô lớn chống lại quân Mông Cổ, đồng thời tăng cường sự ảnh hưởng và cường thịnh của nhà Minh đối với khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Vĩnh Lạc Đế thành lập một hạm đội hùng hậu do Trịnh Hòa điều khiển. Trịnh Hòa (1371–1433) đã dẫn hạm đội xuống Bắc nước Úc, qua bán đảo Ả Rập và có tài liệu cho rằng Trịnh Hòa qua tận châu Mỹ. Hoàng đế còn cho sửa và mở lại Đại Vận Hà và vào khoảng năm 1407 đến năm 1420, trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng Tử Cấm Thành. Dưới thời ông, các học giả đương thời đã hoàn thành công trình đồ sộ Vĩnh Lạc đại điển.

Công tội thiên thu của Yên Đệ Minh Thành Tổ như thế nào đối với Việt Nam? Nguyễn Trãi đã cho rằng Yên Đệ chính là người chủ trương đốt hết sách vở, phá hủy bia đá có khắc văn tự của người Việt, bắt những thợ thủ công có tay nghề cao người Việt thiến đi rồi đưa về Trung Quốc để phục dịch, sự đàn áp đối với người Việt là thảm khốc, sưu cao thuế nặng. Nguyễn Trãi đã khẳng định những tội ác mất nhân tính này trong “Bài cáo bình Ngô”:

Vừa rồi:
Nhân họ Hồ chính sự phiền hà,
Để trong nước lòng dân oán hận.
Quân cuồng Minh thừa cơ gây hoạ,
Bọn gian tà bán nước cầu vinh.
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế,
Gây binh kết oán trải hai mươi năm.
Bại nhân nghĩa nát cả đất trời,
Nặng thuế khoá sạch không đầm núi.
Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc,
ngán thay cá mập thuồng luồng.
Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng,
khốn nỗi rừng sâu, nước độc.
Vét sản vật, bắt chim trả,
chốn chốn lưới chăng,
Nhiễu nhân dân, bẫy hươu đen,
nơi nơi cạm đặt.
Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ,
Nheo nhóc thay kẻ goá bụa khốn cùng.
Thằng há miệng, đứa nhe răng,
máu mỡ bấy no nê chưa chán ;
Nay xây nhà, mai đắp đất,
chân tay nào phục dịch cho vừa.
Nặng nề những núi phu phen,
Tan tác cả nghề canh cửi.
Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.
Lẽ nào trời đất dung tha,
Ai bảo thần nhân chịu được?

Nguyễn Du sau này trong kiệt tác Kỳ Lân Mộ, đối diện với vua Càn Long đã dâng sách quý mắng thẳng sự gian hùng của Minh Thành Tổ và chỉ rõ điều tất yếu lịch sử của sự chuyển dịch nhà Minh sang nhà Thanh. Thái độ can đảm và chính nghĩa ngời sáng của người anh hùng đặt vận nước lên cao hơn sự toan tính phục hận của họ Nguyễn Tiên Điền trước thế lớn mà họ Nguyễn Gia Miêu rõ ràng đã lợi thế, làm cho vua Càn Long hợp ý, nể trọng. Nguyễn Du với phương lược ngoại giao xuất chúng này và “Bắc Hành tạp lục” là kỳ thư “Nguyễn Du kiệt tác thơ chữ Hán” sử thi muôn đời, sánh ngang bằng một đạo quân, đã dập tắt sự dòm ngó, cưỡng đoạt đất phương Nam:

KỲ LÂN MỘ
Nguyễn Du

Phương Chi Yên Đệ người thế nào?
Cướp ngôi của cháu, đồ bất nhân.
Mỗi khi nổi giận giết mười họ,
Cổn to vạc lớn hại trung thần
Năm năm giết người hơn trăm vạn
Xương chất thành núi máu chảy tràn
Nếu bảo thánh nhân Kỳ Lân xuất
Buổi ấy sao không đi về Nam?

Nguyên văn chữ Hán

Hà huống Yên Đệ hà như nhân
Đoạt điệt tự lập phi nhân quân
Bạo nộ nhân sinh di thập tộc
Đại bỗng cự hoạch phanh trung thần
Ngũ niên sở sát bách dư vạn
Bạch cốt thành sơn địa huyết ân
Nhược đạo năng vị Thánh nhân xuất
Đương thế hà bất Nam du tường?

(xem thêm: Nguyễn Du trăng huyền thoại, tản văn của Hoàng Kim)

Tôi ngắm nhìn người nghệ sĩ nhân gian, vui cùng ông và đùa cùng trẻ thơ. Tôi dạo chơi đỉnh núi Xanh, nhìn chốn lâu đài thay chỗ gốc cây dấu xưa Sùng Trinh tuẫn tiết khi nhà Minh diệt vong, ngắm những nơi lưu dấu các di sản của những triều đại hiển hách nhất Trung Hoa, lắng nghe đất trời và các cổ vật kể chuyện.

Ngày trước đó, tôi vinh hạnh được làm việc với giáo sư Zhikang Li, trưởng dự án Siêu Lúa Xanh (Green Super Rice) chương trình nghiên cứu lúa nổi tiếng của CAAS & IRRI và có cơ hội tiếp cận với các nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc.

Chú khỉ Tôn Hành Giả là một biểu tượng điển hình cho trí tuệ và ước muốn tự do. Con đường Tây Du Ký và bài ký Ngô Thừa Ân là một góc nhìn về con đường tìm kiếm hạnh phúc và sự tìm lại chính mình.

Trong gian phòng đối diện với ban mai, Lời giáo sư Norman Borlaug văng vẳng bên tai tôi: “Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó.” Sự hiền minh lỗi lạc của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, và di sản vô giá của giáo sư Norman Borlaug cùng với các bậc Thầy về cách mạng xanh mãi mãi là niềm tin và nổ lực của chúng ta !

SUY TƯ SÔNG DƯƠNG TỬ
Hoàng Kim

Long Mạch đất Trung Hoa
Trùng Khánh nối Vũ Hán
Nam Kinh tiếp Thượng Hải
Viên ngọc sáng phương Đông

Thượng Hải là thủ đô kinh tế, trung tâm tài chính thương mại của Trung Quốc, là hải cảng lớn nhất thế giới cuối sông Trường Giang, thành phố có dân số 27 triệu người, lớn nhất thế giới, không gồm vùng ngoại ô. Thượng Hải có GDP đạt 3.82 tỉ NDT (550 tỉ USD) tương ứng với Thái Lan, có chỉ số GDP đầu người 137.000 NDT (tương đương 20.130 USD) đứng thứ hai Trung Quốc, chỉ sau Bắc Kinh.

Tôi có các ghi chú nhỏ (Notes), mỗi ghi chú là một đường link, được chép chung trong bài “Lên Thái Sơn hướng Phật” ghi lại TRUNG QUỐC HỌC TINH HOA, là những ký ức về các chuyến du khảo Trung Hoa của đời tôi tạm coi là một nhận thức luận của riêng mình. Ngoài ra còn có bài nghiên cứu lịch sử Từ Mao Trạch Đông tới Tập Cận Bình. Trung Quốc có nhiều nơi hiểm trở, núi cao vọi và sông vực sâu thẳm quanh co, hạng người có đủ cả chí thiện và cực ác, gợi nhớ Nguyễn Du trăng huyền thoại, nay xin lần lượt chép tặng bạn đọc.

Suy tư sông Dương Tử. Trận Vũ Hán bài học lịch sử, đọc lại và suy ngẫm.

TRẬN THƯỢNG HẢI NĂM 1937

Trận Thượng Hải năm 1937 thương vong 32 vạn người trong chiến tranh Trung Nhật là bài học lích sử trong sự nhìn lại để phát triển,

Theo đúc kết tại Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Trận Thượng Hải là trận đầu tiên trong 22 trận giao chiến lớn giữa Quốc quân Trung Hoa Dân Quốc và Lục quân Đế quốc Nhật Bản, kéo dài hơn 3 tháng, từ ngày 13 tháng 8 đến ngày 26 tháng 11 năm 1937. Đây là một trong những trận đánh lớn nhất và đẫm máu nhất trong Chiến tranh Trung-Nhật. Cả hai bên đã huy động tới 90 vạn quân tham chiến và số thương vong của cả hai bên lên đến 32 vạn người. Trong trận này, đầu tiên quân Trung Quốc tấn công các đơn vị hải quân Nhật đang đóng ở Thượng Hải. Tiếp theo, hải quân và lục quân Nhật kéo đến đánh trả và hai bên giằng co nhau từng góc phố. Cuối cùng, quân Trung Quốc phải rút lui khỏi Thượng Hải.

Chỉ huy lãnh đạo quân Trung Quốc lúc đầu của trận Thượng Hải là thượng tướng Trương Trị Trung một trong bốn tướng tâm phúc nhất của Tưởng Giới Thạch và danh tướng Phùng Ngọc Tường là tướng từng kết máu ăn thề với Tưởng Giới Thạch, nhưng những năm cuối đời, ông có xu hướng cánh tả cùng hợp tác với Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trận Thượng Hải tới hồi gay cấn nhất thì đích thân tổng tư lệnh Tưởng Giới Thạch trực tiếp chỉ huy với danh tướng Trần Thành là cố vấn quân sự hàng đầu của Tưởng Giới Thạch, người đã đề xuất mưu lược tránh đối đầu với quân Nhật ở miền Bắc Trung Hoa, nơi Quân đội Quốc dân Trung Quốc chỉ được trang bị kém và thiếu phương tiện vận tải, để tập trung đối trận ở trận Thượng Hải và Trận Vũ Hán nhắm thay đổi cục diện chiến tranh.

Chỉ huy lãnh đạo quân Nhật bản lúc đầu là Đại tướng hải quân Hasegawa Kiyoshi lúc sau được lãnh đạo bởi đại tướng Matsui Iwane là Tư lệnh Phương diện quân Trung tâm Trung Quốc kiêm Tư lệnh Thượng Hải Viễn Chinh quân và tăng cường bởi Trung tướng lục quân Yanagawa Heisuke là Thứ trưởng Bộ Chiến tranh Nhật, nguyên Sư đoàn trưởng Sư đoàn số 1 khét tiếng của Lục quân Nhật Bản, trong trận Thượng Hải, Yanagawa là tư lệnh Quân đoàn số 10.

Lực lượng tham chiến phía Trung Quốc là 600.000 quân thuộc 75 sư đoàn và 9 lữ đoàn,
200 máy bay, 16 xe tăng. Lực lượng tham chiến phía Nhật Bản là 300.000 quân thuộc 8 sư đoàn và 6 lữ đoàn, 500 máy bay, 300 xe tăng, 130 tàu chiến

Thương vong và tổn thất phía Trung Quốc là khoảng 250.000, phía Nhật Bản là khoảng 70.000. Tổng tổng tử thương Trận Thượng Hải 32 vạn người.

Hình thái chiến trận

Từ năm 1931, giữa Nhật Bản và Trung Quốc đã có nhiều cuộc giao tranh nhỏ mà hậu quả là Trung Quốc mất dần từng phần lãnh thổ. Tuy nhiên, cả hai phía đều không muốn chiến sự leo thang, nên những giao tranh trên thường kết thúc bằng các thỏa hiệp ngừng bắn. Đến tháng 8 năm 1937, sự kiện cầu Lư Câu xảy ra và Trung Quốc đánh mất quyền kiểm soát cây cầu quan trọng này trên đường dẫn tới Bắc Kinh. Lục quân Nhật Bản ngay sau đó đã chiếm được Bắc Kinh và Thiên Tân. Tổng tư lệnh Tưởng Giới Thạch lập tức quyết định tiến hành chiến tranh tổng lực chống lại quân Nhật mặc dù không chính thức tuyên chiến.

Tưởng Giới Thạch và bộ tham mưu của ông dự đoán rằng hành động logic tiếp theo của quân Nhật là sẽ từ phía Bắc tiến dọc các tuyến đường sắt Bắc Bình-Hán Khẩu và Bắc Bình-Phổ Khẩu tới miền Trung và Đông Trung Quốc. Phía Trung Quốc khó có thể ngăn chặn quân Nhật Nam tiến vì thực lực quân sự yếu hơn. Trong khi sức mạnh của Nhật ở Trung Quốc tập trung chủ yếu ở phương Bắc, thì sức mạnh của Trung Quốc lại tập trung chủ yếu ở phía Đông tại vùng châu thổ sông Dương Tử. Phía Trung Quốc lại kém cơ động. Đồng thời, khi di chuyển quân đội từ phía Đông lên phía Bắc, quân Nhật có thể thừa cơ từ Nhật sang đánh phía Đông. Vì thế, việc chuyển quân từ phía Đông lên phía Bắc chặn quân Nhật là điều không thể. Mặt khác, nếu quân Nhật Nam tiến và chiếm được Vũ Hán trong khi lực lượng của họ ở phía Đông vẫn còn, thì vùng Thượng Hải-Nam Kinh sẽ dễ bị quân Nhật hợp vây. Do đó, phía Trung Quốc quyết định mở mặt trận thứ hai ở Thượng Hải nhằm kéo đối phương tới chiến trường phía Đông và Trung Trung Quốc, kìm chân quân Nhật và “chiến lược tốc chiến tốc thắng” để đủ thời gian di chuyển các cơ sở công nghiệp vào sâu trong nội địa tới phòng thủ ở Trùng Khánh ‘thủ đô kháng chiến’ ở miền Tây Nam phòng khi Thượng Hải, Nam Kinh và Vũ Hán thất thủ. Tưởng và bộ tham mưu của ông còn tin rằng Trung Quốc sẽ có lợi thế kinh nghiệm bởi vì họ đã tham chiến trong sự kiện Thượng Hải ngày 28 tháng 1 năm 1932. Sau sự kiện này, tuy Trung Quốc phải rút lực lượng quân sự của mình khỏi Thượng Hải, song họ đã xây dựng một lực lượng cảnh sát vũ trang gọi là lực lượng bảo an được huấn luyện các kỹ năng chiến đấu trong điều kiện chiến tranh. Tướng Trương Trị Trung, một trong những người tâm phúc nhất của Tưởng Giới Thạch vốn là một chỉ huy của phía Trung Quốc trong sự kiện ngày 28 tháng 1, lại được giao xây dựng kế hoạch tấn công Thượng Hải. Tướng Trương cho rằng vì quân Trung Quốc yếu hơn về xe, pháo nên sẽ phải sử dụng ưu thế quân số, ra tay trước và đánh quân Nhật đồn trú ở Thượng Hải bật ra biển trước khi quân tăng viện của Nhật kịp tới. Nguyên nhân chính trị là công luận và lòng yêu nước dâng lên trong quần chúng là những nhân tố quan trọng thúc đẩy Tưởng Giới Thạch chiến tranh tổng lực. Suốt thập niên 1930, chính quyền Trung Quốc đã đánh mất lòng tin ở công chúng. Người ta cho rằng chính quyền đã ưu tiên việc dẹp quân cộng sản hơn là kháng chiến chống Nhật. Sau sự kiện Tây An và Quốc-Cộng hợp tác lần hai, Tưởng Giới Thạch lại được lòng công chúng và được xem là người duy nhất có thể lãnh đạo Trung Quốc chống lại quân Nhật. Mặt khác, các tỉnh Giang Tô, Triết Giang là trung tâm kinh tế của vùng châu thổ sông Dương Tử. Nhiều cơ sở công nghiệp quan trọng đã hình thành ở đây trong Thập kỷ Nam Kinh. Khu vực này còn là nơi mà chính quyền trung ương Quốc dân Đảng vững chân nhất, chứ những nơi khác đều nằm trong tay các quân phiệt. Tưởng Giới Thạch thấy không thể để mất vùng này.

Lực lượng trước khi chiến sự nổ ra

Trung Quốc

Trong thành phố, phía Trung Quốc chính thức không có các đơn vị quân đội. Song lực lượng bảo an của Trung Quốc ở đây được huấn luyện không khác gì quân đội. Bên ngoài thành phố Thượng Hải, Trung Quốc có 6 sư đoàn và 1 lữ đoàn quân đội. Hơn một nửa số đơn vị quân đội này có cố vấn Đức giúp tái tổ chức. Tuy nhiên, quân Trung Quốc dù đông nhưng về mặc trang bị thì họ thua xa quân Nhật, thiết giáp thì họ chỉ có 12-16 chiếc ở Thượng Hải, không quân có 200 máy bay các loại do Liên Xô viện trợ, và Trung Quốc hoàn toàn không có hải quân, vì thế lúc trận đánh nổ ra họ chẳng có lấy một chiến hạm nào để đương đầu với quân Nhật. Ngoài ra, trong vùng châu thổ sông Dương Tử, Trung Quốc còn có 3 quân khu, đó là quân khu Nam Kinh, Nam Kinh-Hàng Châu, và Nam Kinh-Thượng Hải. Từ năm 1934, Đức đã giúp Trung Quốc tổ chức lại 3 quân khu này và bố trí các tuyến phòng thủ sâu.

Nhật Bản

Quân Nhật đồn trú ở Thượng Hải là hạm đội 3 của hải quân. Ngoài khá nhiều tàu chiến, hạm đội này có 2 lữ đoàn bộ binh dự bị và 6 tiểu đoàn hải quân đánh bộ. Lục quân Nhật không muốn chia quân xuống miền Trung và Đông Trung Quốc phần vì sợ miền Bắc sẽ không có đủ quân phòng ngừa Liên Xô tấn công, phần vì sợ làm thế là ép Trung Quốc liên minh với các cường quốc phương Tây, phần vì cho rằng Tưởng Giới Thạch muốn dẹp quân Cộng sản hơn là mạo hiểm đối đầu với ưu thế quân sự của lục quân Nhật. Trong khi đó, hải quân Nhật lại cho rằng cần đưa quân Nhật tới miền Đông để tiêu diệt các đơn vị quân Trung Quốc từ đó tiến lên phía Bắc. Trong một cuộc họp của Nội các Nhật, tư lệch hải quân Nhật là Yonai Mitsumasa đòi mở mặt trận thứ hai ở Thượng Hải, nhưng các tướng lĩnh lục quân đã phản đối. Sau đó, quân đội Nhật nhất trí rằng Thượng Hải sẽ do hải quân Nhật phụ trách. Bắt đầu từ ngày 10 tháng 8 năm 1937, hải quân Nhật bắt đầu tăng cường vào Thượng Hải. Ở Thượng Hải còn có nhiều nhà máy của Nhật. Chúng dễ dàng chuyển đổi để phục vụ quân sự. Hải quân Nhật có khoảng hơn 80 đồn bốt và công sự ở trong thành phố, các công sự được trang bị các khẩu pháo cỡ nòng 20-47mm và súng máy hạng nặng. Quân Nhật cũng biết cách lợi dụng những đống đổ nát trong thành phố, tạo ra nhiều phòng tuyến lý tưởng cho lực lượng đồn trú. Tàu chiến của hạm đội số 3 của hải quân Nhật thường xuyên tuần tiễu dòng sông chảy qua thành phố và pháo của hạm đội này có thể bắn tới khắp thành phố. Tóm lại, quân Nhật được trang bị tốt để có thể chống lại quân Trung Quốc mặc dù đông nhưng trang bị kém.

Diễn biến

Giai đoạn 1

Giai đoạn 1 từ ngày 13 đến ngày 22 tháng 8 năm 1937. Đây là giai đoạn quân Trung Quốc ồ ạt tấn công quân Nhật đang đồn trú ở Thượng Hải. Lúc 9 giờ sáng ngày 13, lực lượng bảo an phía Trung Quốc bắt đầu đấu súng với quân Nhật trong thành phố. Đến 3 giờ chiều cùng ngày, quân Nhật bắt đầu vượt cầu Bát Tự tấn công các chốt của quân Trung Quốc ở trung tâm thành phố. Sư đoàn 88 của Trung Quốc bắt đầu sử dụng súng máy tấn công đối phương. Tàu chiến của hải quân Nhật trên sông Dương Tử và sông Hoàng Phố nã pháo vào thành phố Thượng Hải giáng trả.

Sáng ngày 14, quân Trung Quốc bắt đầu tấn công. Máy bay của Trung Quốc ném bom vào các vị trí của quân Nhật. Đến chiều, quân Trung Quốc bắt đầu tấn công ồ ạt. Cùng ngày, chính phủ Trung Quốc ra thông báo rằng cuộc chiến đấu của họ là cuộc kháng chiến tự vệ. Trận Thượng Hải chính thức bắt đầu. Quân Nhật cũng kêu máy bay từ Đài Loan tới ném bom Thượng Hải, gây ra cái chết cho hàng nghìn dân thường ở khu trung tâm thành phố. Tuy nhiên, 6 máy bay của quân Nhật đã bị không quân Trung Quốc bắn rơi. Sau này, chính quyền Trung Quốc lấy ngày 14 tháng 8 là ngày không quân Trung Quốc.

Trương Trị Trung đưa sư đoàn 88 tấn công trụ sở hải quân Nhật và sư đoàn 87 tấn công bộ chỉ huy quân Nhật ở Thượng Hải. Trương dự tính là sau 1 tuần sẽ đẩy quân Nhật xuống sông và khóa được bờ biển, buộc quân Nhật phải rút ra biển. Tuy nhiên, không như dự tính của Trương, quân Nhật kháng cự rất hiệu quả sau các lô cốt bê-tông dày với sự yểm trợ của lựu pháo 150mm. Trong khi đó, quân Trung Quốc chỉ có thể tiến lên với sự yểm trợ của súng máy và tấn công lô cốt Nhật bằng lựu đạn. Yếu tố bất ngờ vì thế không thể phát huy được. Trương liền thay đổi chiến thuật, cho quân chiếm các đường phố xung quanh các đồn bốt của quân Nhật và dựng chiến lũy bằng bao cát để vây chặt quân Nhật rồi bắn phá. Chiến thuật mới đã có hiệu quả cho đến khi xe tăng của Nhật đến chiếm lại các đường phố. Đến ngày 18, quân Trung Quốc phải ngừng tấn công.

Phía Trung Quốc đưa thêm sư đoàn số 37 và xe tăng vào chiến đấu. Tuy nhiên, hợp đồng binh chủng giữa bộ binh và xe tăng của Trung Quốc không tốt, nên xe tăng đi nhanh không được bộ binh yểm trợ theo kịp đã bị tổn thất nặng bởi súng chống tăng của quân Nhật. Những nhóm quân Trung Quốc đi theo xe tăng vượt qua được phòng tuyến của quân Nhật bị quân Nhật bao vây trở lại, bị súng phun lửa và súng máy của Nhật tiêu diệt. Mặc dù gần đẩy được quân Nhật xuống sông Hoàng Phố, nhưng quân Trung Quốc bị thương vong rất nhiều. Riêng trong ngày 22, sư đoàn 37 mất tới hơn 90 sĩ quan và cả ngàn binh sĩ.

Ngày 15, quân Nhật tái thành lập Quân đoàn Viễn chinh Thượng Hải gồm 3 sư đoàn lục quân 3, 8 và 11 do đại tướng lục quân Matsui Iwane chỉ huy và lập tức lên đường sang Trung Quốc. Ngày 19, Thủ tướng Nhật Konoe Fumimaro tuyên bố, rằng mâu thuẫn Nhật-Trung chỉ có thể giải quyết bằng chiến tranh. Ngày 22, Quân đoàn Viễn chinh Thượng Hải bắt đầu đổ bộ lên bờ biển phía Đông Bắc, cách trung tâm thành phố chừng 59 km. Quân Trung Quốc buộc phải chuyển một bộ phận quân từ trung tâm thành phố ra bờ biển chặn địch. Điều này khiến sức tấn công của quân Trung Quốc ở trung tâm thành phố bị giảm đi một nửa.

Suốt giai đoạn 1, hai bên dùng máy bay tấn công nhau. Không quân Trung Quốc đã bắn rơi 85 máy bay và bắn chìm 51 tàu chiến của quân Nhật. Còn phía Nhật bắn rơi 91 máy bay, tức là một nửa số máy bay của Trung Quốc, đến giai đoạn 2 của cuộc chiến thì Trung Quốc gần như đã mất quyền làm chủ bầu trời và họ không thể sử dụng số máy bay ít ỏi còn lại để yểm trợ bộ binh hay tấn công quân Nhật, khiến cho thương vong của quân Trung Quốc ngày càng tăng cao đến nỗi họ không còn đủ sức giữ phòng tuyến nữa. Sang giai đoạn 2 Trung Quốc chỉ còn 109 máy bay so với 415 máy bay của Nhật, hơn nữa không quân Trung Quốc chẳng những thua kém về số lượng mà còn về chất lượng, trong khi quân Nhật lại sở hữu lực lượng không quân đông đảo và linh hoạt cùng với đội ngũ phi công dày dạn kinh nghiệm hơn.

Trước hiệu quả chiến đấu thấp và thương vong lớn, Tưởng Giới Thạch đã truất quyền chỉ huy của Trương Trị Trung, tự mình làm chỉ huy chiến trường.

Giai đoạn 2

Giai đoạn 2 của trận Thượng Hải là giai đoạn quân Trung Quốc cố gắng ngăn chặn tiếp viện của quân Nhật đổ bộ lên bờ biển phía Đông Bắc Thượng Hải và cố gắng kìm chân quân Nhật tại Thượng Hải. Giai đoạn này kéo dài từ ngày 23 tháng 8 đến ngày 26 tháng 10.

Ngày 23 tháng 8, Quân đoàn Phái khiển Thượng Hải của lục quân Nhật đổ bộ lên bờ biển phía Đông Bắc của Thượng Hải tại các thị trấn Lưu Hà, Ngô Tùng, và Quý Dương cảng. Nguyên soái Tưởng Giới Thạch đã dự đoán quân Nhật sẽ đổ bộ vào các thị trấn này, nên đã phái Trần Thành dẫn quân đoàn số 18 đến các nơi đó. Tuy nhiên, quân Nhật rất mạnh, họ thường khai hỏa dữ dội bằng đại bác và máy bay ném bom vào các chiến lũy của quân Trung Quốc trước khi đổ bộ. Quân Trung Quốc thì không ngừng củng cố đội hình sau mỗi trận bắn phá của quân Nhật để có thể ngăn chặn quân Nhật.

Suốt 2 tuần liên tục, hai bên giao chiến dữ dội tại các thị trấn và làng mạc dọc bờ biển. Quân Trung Quốc được vũ trang kém hơn, lại thiếu sự hỗ trợ của không quân, và gần như không có hải quân. Hơn nữa, công sự của Trung Quốc không đủ kiên cố vì nhiều chỗ chỉ mới được xây cấp tốc để ngăn chặn quân Nhật đổ bộ. Chúng không có hiệu quả cao trong việc bảo vệ quân sĩ. Công tác hậu cần yếu khiến cho việc vận chuyển nguyên vật liệu tới xây dựng và sửa chữa những nơi bị hư hỏng do sự công phá liên tục của hỏa lực Nhật khó thực hiện. Nhiều khi, quân Trung Quốc phải lấy gạch của các nhà bị bom phá để đem xây dựng công sự. Vì thế, thương vong của phía Trung Quốc rất lớn. Có khi cả một lữ đoàn chỉ còn vài chiến sĩ sống sót. Tuy nhiên, quân Trung Quốc chiến đấu rất ngoan cường, thế trận thường thấy là quân Nhật chiếm được thị trấn và làng mạc vào ban ngày nhờ có hỏa lực mạnh yểm hộ, nhưng đến đêm thì quân Trung Quốc phản công tái chiếm lại.

Phòng tuyến của quân Trung Quốc chỉ thật sự bị chọc thủng khi thị trấn Bảo Sơn rơi vào tay quân Nhật ngày 11 tháng 9. Quân Trung Quốc phải rút về La Điếm phòng thủ. La Điếm là một trấn nhỏ, nhưng án ngữ con đường cao tốc nối Bảo Sơn với trung tâm Thượng Hải, Gia Định, Tùng Giang và một loạt thị trấn khác. Vì thế, an ninh của Tô Châu và Thượng Hải phụ thuộc rất nhiều vào việc La Điếm còn hay mất. Tướng người Đức làm tham mưu cho Tưởng Giới Thạch là Alexander von Falkenhausen đã đề nghị quân Trung Quốc phải giữ được La Điếm bằng mọi giá. Quân Trung Quốc bố trí khoảng 300 quân phòng ngự ở đây. Quân Nhật thì có khoảng 100 quân nhưng có tàu chiến, xe tăng và máy bay hỗ trợ.

Quân Nhật đã áp dụng chiến thuật ném bom cường độ lớn, rồi thả khinh khí cầu để phát hiện các điểm có quân Trung Quốc ẩn náu mà kêu pháo bắn vào, sau đó bộ binh Nhật phun khói mù và nấp sau xe bọc thép tiến lên. Máy bay Nhật bay thấp để yểm trợ bộ binh và tấn công quân Trung Quốc.

Quân Trung Quốc chiến đấu rất ngoan cường. Họ bố trí ít quân ở tuyến trên để giảm thương vong trước hỏa lực của quân Nhật và tấn công vào sườn đội hình quân Nhật tiến công vào sau mỗi đợt bắn phá. Ban đêm, quân Trung Quốc gài mìn vào các con đường từ bờ biển dẫn tới La Điếm và tấn công các đơn vị tiền phương của quân Nhật. Dù vậy, quân Trung Quốc phải chịu thương vong lớn bởi hỏa lực bắn phá của quân Nhật. Quân đoàn của tướng Trần Thành bị thương vong tới một nửa. Đến cuối tháng 9, quân Trung Quốc không còn đủ sức ngăn địch và đành từ bỏ La Điếm.

Ngày 1 tháng 10, Thủ tướng Nhật Konoe quyết định đẩy mạnh chiến tranh ở cả mặt trận Bắc Trung Quốc lẫn mặt trận Nam Trung Quốc và tiến hành một chiến dịch tấn công trong tháng 10 nhằm kết thúc chiến tranh. Quân số của Nhật ở Thượng Hải đã tăng lên đến 200.000 người. Ngoài La Điếm, quân Nhật còn chiếm được thị trấn Lưu Hành trên đường từ La Điếm về Thượng Hải, đẩy trận tuyến lùi xuống sát bờ sông Uẩn Tảo. Quân Nhật dự định sẽ vượt sông Uẩn Tảo để chiếm trấn Đại Trường.

Trấn Đại Trường nằm trên đường nối trung tâm thành phố Thượng Hải với các thị trấn ở phía Tây Bắc. Nếu Đại Trường bị chiếm, quân Trung Quốc ở trong thành phố và các thị trấn ở phía Tây Bắc sẽ bị chia cắt. Thượng Hải sẽ có nguy cơ bị bao vây. Vì thế, bảo vệ Đại Trường có ý nghĩa sống còn.

Quân Nhật vài lần chiếm được Đại Trường rồi lại bị quân Trung Quốc đánh bật ra. Đến ngày 17 tháng 10, Quân đoàn Quảng Tây do Lý Tông Nhân và Bạch Sùng Hy chỉ huy đã đến được Thượng Hải và hội quân với Quân đoàn Trung tâm của Tưởng Giới Thạch. Quân Trung Quốc liền quyết định tổ chức một cuộc phản công để củng cố vị trí của mình ở Đại Trường và tái chiếm bờ sông Uẩn Tảo. Song, quân Trung Quốc phối hợp kém và trang bị yếu, quân Nhật thì huy động tới 700 khẩu pháo và 150 máy bay ném bom để tấn công Đại Trường, biến thị trấn thành đống vụn, trong trận đánh ngoài việc ném bom cường độ lớn thì quân Nhật còn sử dụng hơi độc, hơi gas làm chết ngạt hàng nghìn người, không những binh lính mà còn cả dân thường Trung Quốc. Cứ mỗi giờ lại có đến cả nghìn quân Trung Quốc bị thương vong. Có sư đoàn chỉ sau vài ngày đã không còn đủ quân để chiến đấu. Cuối cùng, ngày 25 tháng 10, Đại Trường hoàn toàn rơi vào tay quân Nhật. Quân Trung Quốc không còn cách nào khác ngoài việc rút khỏi thành phố Thượng Hải.

Giai đoạn 3

Giai đoạn 3 là giai đoạn quân Trung Quốc rút chạy khỏi Thượng Hải, còn quân Nhật truy kích. Đêm ngày 26 tháng 10, Tưởng Giới Thạch ra lệnh cho quân Trung Quốc rút lui khỏi trung tâm Thượng Hải và các thị trấn Áp Bắc, Giang Loan. Sư đoàn 88 được lệnh chốt ở khu nhà kho Tứ Hành ở Áp Bắc phía Bắc bờ sông Ngô Tùng để kìm chân quân Nhật cho đại quân rút lui.

Khu nhà kho Tứ Hành nằm sát khu vực tô nhượng của nhiều nước phương Tây. Cuộc chiến đấu ở đây không chỉ ngăn chân quân Nhật mà còn để thu hút sự chú ý của các nước phương Tây trong khi hy vọng rằng các nước phương Tây sẽ có thể can thiệp theo Công Ước 9 nước Lực lượng của sư đoàn số 88 quân Trung Quốc chiến đấu ở khu nhà kho Tứ Hành thực chất chỉ là tiểu đoàn 1 trung đoàn 524 của sư đoàn 88 chứ không phải cả sư đoàn. Biên chế chính thức của tiểu đoàn 1 có 800 chiến sĩ, nhưng trên thực tế chỉ còn khoảng hơn 400 sau những thương vong. Bên phía quân Nhật là sư đoàn 3 của Quân đoàn Phái khiển Thượng Hải. Sư đoàn này cũng bị thương vong khá nhiều, nhưng tổ chức của sư đoàn, đội ngũ sĩ quan và chỉ huy vẫn còn kiện toàn, lại có yểm trợ của không quân, hải quân và tăng thiết giáp.

Cuộc chiến đấu ở khu nhà kho Tứ Hành và bờ Nam sông Ngô Tùng diễn ra trong vòng 4 ngày, quân Trung Quốc phòng thủ hoàn toàn bị tiêu diệt. Sau cùng, ngày 30 tháng 10, quân Nhật vượt được qua sông Ngô Tùng và tiến hành bao vây quân Trung Quốc.

Mặc dù đã rất cảnh giác đề phòng bị quân Nhật bao vây, nên Tưởng ra lệnh cho các đơn vị quân Trung Quốc phải tìm cách giữ thị trấn Kim Sơn Vệ ở phía Bắc vịnh Hàng Châu. Tuy nhiên, vì để mất Đại Trường, nên quân Trung Quốc không thể tăng cường cho Kim Sơn Vệ. Ngày 5 tháng 11, quân đoàn số 10 của Nhật Bản do Yanagawa Heisuke từ Thái Nguyên đến đã dễ dàng chiếm được Kim Sơn Vệ. Thị trấn này chỉ cách nơi quân Trung Quốc tập hợp lại sau khi rút khỏi Đại Trường chừng 40 km.

Tiếp sau Kim Sơn Vệ, quân Nhật lại chiếm được Côn Sơn. Quân Trung Quốc đã kiệt quệ và có nguy cơ mất phòng tuyến. Đến ngày 13 tháng 11, nhiều đơn vị quân Trung Quốc đã tan vỡ. Khi quân Trung Quốc rút về đến phòng tuyến Ngô Phúc (giữa Thượng Hải và Nam Kinh) thì họ phát hiện ra chính quyền và dân chúng địa phương ở đây đã trốn hết. Tinh thần quân Trung Quốc bị sa sút ghê gớm. Phòng tuyến Ngô Phúc được xây dựng tốn kém với sự giúp đỡ của Đức và được ví là phòng tuyến Hindenberg của Trung Quốc chỉ giữ được trong vòng 2 tuần. Trận Thượng Hải kết thúc với thắng lợi của quân Nhật nhưng với thương vong vô cùng nặng nề của cả hai bên, trong đó có hàng trăm, hàng ngàn dân thường Trung Quốc chết do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Để dễ theo diễn biến chiến sự , xem tiếp Trận Vũ Hán

TRẬN VŨ HÁN NĂM 1938

là một trong những trận đánh lớn nhất, lâu nhất và dữ dội nhất, bắt đầu vào ngày 11 tháng 6 năm 1938 và kết thúc vào 4 tháng sau. Lực lượng tham chiến là 1,1 triệu quân Quân đội Cách mạng Dân quốc của Trung Hoa Dân quốc dưới sự chỉ huy trực tiếp của Tổng tư lệnh Tưởng Giới Thạch với sự hổ trợ của Không quân Liên Xô, đối trận là 35 vạn quân Lục quân Đế quốc Nhật Bản dưới sự chỉ huy của Đại tướng Hata Shunroku.  Chiến thắng thuộc về phía lục quân đế quốc Nhật Bản nhưng nỗ lực của quân Nhật đánh đòn kết liễu quân Trung Quốc đã không thành công. Quân Nhật sau trận này chỉ còn đủ sức đánh  lớn Chiến dịch Ichi-Go (hay trận Đại Lục liên thông kết nối tuyến hậu cần chiến lược Bắc Kinh –  Hà Nam- Vũ Hán – Hồ Nam – Quảng Tây nối Đông Dương) và chịu thất bại chung cuộc của phe Trục theo chủ nghĩa phát xít  trước lực lượng Đồng Minh  trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

Tóm tắt diễn biến Trận Vũ Hán

Đến đầu năm 1938, Đế quốc Nhật Bản đã mở rộng vùng lãnh thổ rộng lớn toàn vùng Đông Nam Á và châu Đại Dương (hình) . Nhật quyết định đánh trận Vũ Hán để kết thúc trận chiến Trung Nhật. Trận Vũ Hán là đòn quyết định.

Vũ Hán là thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, nằm ở ngã ba sông Dương Tử (Trường Giang)  và sông Hán (Hán Thủy), nơi địa danh lịch sử với trận Xích Bích năm  208 thời Tam Quốc danh chấn Hoa Hạ. Vũ Hán là thành phố cổ kính và hiện đại, Vũ Hán là trung tâm nghệ thuật và học thuật với Hoàng Hạc lâu  xây dựng từ năm 223 được nhà thơ nổi tiếng Thôi Hiệu đời Đường  đề thơ.  Hán Khẩu của Vũ Hán thời nhà Nguyên  là một trong 4 thương cảng sầm uất nhất Trung Hoa. Vũ Hán trong thập niên 1920, là thủ đô của chính phủ cực tả do Uông Tinh Vệ lãnh đạo,  thời Chiến tranh Trung-Nhật từ tháng 5 đến tháng 10 năm 1938 Vũ Hán là thủ đô kháng chiến của Tưởng Giới Thạch. Ngày nay Vũ Hán xếp thứ 3 ở Trung Quốc về sức mạnh khoa học và công nghệ, là thành phố đông dân nhất ở miền Trung Trung Quốc, với dân số năm 2007 là  9,7 người, cao hơn một ít so dân số thành phố Hồ Chí Minh năm 2015 gần 8,6 triệu người.

Từ điển Bách khoa Mở Wikipedia tiếng Việt đúc kết sử liệu đến tháng 6 năm 2015 Trận Vũ Hán:

Đầu tháng 7 năm 1937, Lục quân Nhật Bản xuất phát từ phía Bắc Trung Quốc bắt đầu tiến công quy mô lớn. Chưa đầy một tháng sau, họ chiếm được Bắc Kinh và Thiên Tân. Tháng 8, quân Nhật chiếm được Sa Cáp Nhĩ và Tuy Viễn. Sau đó, họ đánh dọc theo tuyến đường sắt Bắc Bình-Hán Khẩu và Thiên Tân-Phổ Khẩu xuống vùng bình nguyên Hoa Bắc (khu vực sông Hoàng Hà). Đầu tháng 9, quân Nhật chiếm được Thái Nguyên và khai thác các mỏ than ở đây để cung cấp nhiên liệu cho mình. Từ Thái Nguyên, quân Nhật đánh sang Hân Khẩu, đánh bại cả liên quân Dân quốc, Cộng sản và quân phiệt địa phương Sơn Tây của Trung Quốc. Giữa tháng 12, quân Nhật chiếm được Thượng Hải. Từ Thượng Hải, quân Nhật dễ dàng chiếm được thủ đô Nam Kinh và gây ra một cuộc thảm sát tàn bạo ở đây. Tháng 5 năm 1938, quân Nhật chiếm được Từ Châu ở Giang Tô.

Trước sự tiến công nhanh và mạnh của quân Nhật, Tưởng Giới Thạch quyết định rút lui về phía Tây Nam và tạm rời thủ đô kháng chiến về Vũ Hán. Vũ Hán là thành phố lớn thứ hai ở châu thổ sông Dương Tử xét về dân số và về kinh tế. Quân Nhật cho rằng chiếm được Vũ Hán và bắt bộ tư lệnh quân đội Trung Quốc ở đây sẽ là đòn quyết định để kết thúc chiến tranh. Phía Trung Quốc thì quyết tâm bảo vệ Vũ Hán, cầm chân đối phương ở đây để đánh bại kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Nhật và có thời gian cho trung ương di chuyển về Trùng Khánh.

Để chống lại quân Nhật tấn công Vũ Hán, Tưởng Giới Thạch bố trí tới 120 sư đoàn tinh nhuệ nhất của mình ở lại Vũ Hán cùng các chỉ huy ưu tú nhất của Quân đội Cách mạng Dân quốc như Trần Thành, Tiết Nhạc, Ngô Kỳ Vỹ, Trương Phát Khuê, Vương Kính Cửu, Âu Chấn, Lý Tông Nhân, Tôn Liên Trọng. Đặc biệt, lần này phía Trung Quốc nhận được sự chi viện của Liên Xô bao gồm cả một phi đội máy bay chiến đấu.

Phía quân Nhật là Phương diện quân Trung Chi Na do đại tướng Hata Shunroku chỉ huy. Phương diện quân này có 2 quân đoàn. Quân đoàn số 11 do trung tướng Okamura Yasuji chỉ huy gồm 6 sư đoàn. Quân đoàn số 2 do hoàng thân, trung tướng Higashikuni Naruhiko chỉ huy gồm 4 sư đoàn.

Ngày 28 tháng 2 năm 1938, không quân Nhật Bản đã đến ném bom xuống Vũ Hán. Tuy nhiên, quân Trung Quốc đã đẩy lui được. Ngày 29 tháng 4, máy bay Nhật lại đến ném bom Vũ Hán để kỷ niệm ngày sinh của Thiên hoàng Chiêu Hòa.] Quân Trung Quốc đã dự đoán được điều này và chuẩn bị kỹ lực lượng để giáng trả. Một trong những cuộc không chiến dữ dội nhất trong chiến tranh Trung-Nhật đã diễn ra. Không quân Trung Quốc đã bắn hạ 21 máy bay của quân Nhật và bản thân mất 12 máy bay.

Cố gắng để có thêm thời gian chuẩn bị cho cuộc giao tranh ở Vũ Hán, quân Trung Quốc đã mở khẩu đê sông Hoàng Hà chỗ chảy qua Hoa Viên Khẩu gây ngập lụt trên diện rộng buộc quân Nhật phải hoãn tấn công. Trận lụt này được gọi là Lụt Hoàng Hà 1938. Tuy nhiên, nó đã cướp đi 50 vạn sinh mạng thường dân Trung Quốc.

Ở phía Nam sông Dương Tử, ngày 13 tháng 6, quân đoàn 11 của Nhật đổ bộ và chiếm được An Khánh, mở màn trận Vũ Hán. Quân Nhật tiến dọc theo bờ Nam sông Dương Tử đánh nhanh từ Đông sang Tây rồi quay lại về phía Đông. Lần lượt các thị trấn An Khánh, Cửu Giang, Thụy Xương, Nhược Hy, Tân Đàm Phố, Mã Đương, Phú Kim Sơn, Dương Tân, Đạt Chi, Kỳ Tha Thành bị quân Nhật chiếm. Ngày 1 tháng 10, sư đoàn số 106 quân đoàn 11 của quân Nhật do thiếu tướng Matsuura Junrokuro chỉ huy được lệnh đi vòng sau lưng quân Trung Quốc ở Nam Tầm tới vùng Vạn Gia Lĩnh để chia cắt quân Trung Quốc ở Nam Tấm với lực lượng phía sau. Tuy nhiên, ý đồ này bị quân Trung Quốc phát hiện. Khoảng 10 vạn quân Trung Quốc thuộc biên chế của 3 quân đoàn tăng cường thêm 8 sư đoàn và 1 trung đoàn nữa đã bao vây sư đoàn số 106 của quân Nhật. Tướng Nhật Okamura điều sư đoàn 27 đến giải vây cho sư đoàn 106 nhưng không thành công. Phần lớn sư đoàn 106 của Nhật, khoảng 10.000 người, đã bị tiêu diệt, chỉ có khoảng 1.700 người thoát được. Đây là lần đầu tiên trong chiến tranh Trung-Nhật, 1 sư đoàn của Nhật bị tiêu diệt. Tuy nhiên, phía quân Trung Quốc cũng bị thương vong tới 40.000 người.

Đến ngày 29 tháng 10 (tức là sau 3 tháng rưỡi), quân Nhật đến được Vũ Xương sát thành phố Vũ Hán.

Ở phía Bắc sông Dương Tử, ngày 24 tháng 7, sư đoàn 6 quân đoàn 11 của Nhật từ An Huy đánh sang Thái Hồ. Quân Nhật đã chọc thủng phòng tuyến của quân Trung Quốc và đến ngày 3 tháng 8 đã chiếm được các huyện Thái Hồ, Túc Tùng và Hoàng Mai (Hồ Bắc). Tuy nhiên, đến cuối tháng 8, quân Trung Quốc giành lại được Thái Hồ và Túc Tùng. Quân Trung Quốc nhân đà đó tiến hành phản công, song thất bại và phải rút về Quảng Tế để củng cố lực lượng. Sau đó, họ cố gắng đánh vào sườn quân Nhật ở Hoàng Mai để kìm bước tiến của địch, song không thành công. Quảng Tế và Vũ Khuyết rơi vào tay quân Nhật. Các nỗ lực chặn địch của quân Trung Quốc đều thất bại vì quân Nhật có ưu thế hỏa lực và kinh nghiệm tác chiến vượt trội. Quân Nhật chiếm được Thiên Gia trấn vào ngày 29 tháng 9, Hoàng Pha vào ngày 24 tháng 10, áp sát Hán Khẩu.

Đại Biệt Sơn là một dãy núi lớn giữa 2 tỉnh Hồ Bắc và An Huy, chạy dài theo hướng Tây Bắc-Đông Nam từ sông Hoài tới sông Dương Tử. Vùng này thuộc phạm vi của quân khu 5 của Trung Hoa Dân quốc. Quân đoàn 2 của Nhật bắt đầu tiến công vào Đại Biệt Sơn từ cuối tháng 8 theo 2 hướng. Sư đoàn 13 tấn công ở phía Nam. Sư đoàn 10 và sư đoàn 3 tấn công ở phía Bắc.

Ngày 12 tháng 10, cánh quân phía Bắc của quân đoàn 2 Nhật đánh đến Tín Dương và di chuyển về hướng Nam hỗ trợ cánh quân phía Nam. Ngày 24 tháng 10, quân đoàn 2 đánh đến Ma Thành, sau đó tiếp tục di chuyển xuống phía Nam cùng quân đoàn 11 hợp vây thành phố Vũ Hán. Quân Trung Quốc rút lui khỏi thành phố Vũ Hán để bảo toàn lực lượng. Ngày 26 tháng 10, Vũ Xương và Hán Khẩu thất thủ. Ngày 27, Hán Dương thất thủ.

Theo Yoshiaki Yoshimi và Seiya Matsuno, Thiên hoàng Chiêu Hòa đã cho phép quân Nhật sử dụng vũ khí hóa học để đánh quân Trung Quốc. Trong tận Vũ Hán, Hoàng thân Kan’in đã truyền lệnh của Thiên hoàng dùng hơi độc 375 lần, từ tháng 8 đến tháng 10 năm 1938, bắt chấp Điều 23 của Công ước Hague (1899 và 1907), Điều 171 của Hòa ước Versailles, Điều V của Hiệp ước hữu quan về sử dụng tàu ngầm và hơi độc trong chiến tranh[1] và một giải pháp đã được Hội Quốc Liên thông qua ngày 14 tháng 5 ngăn chặn Lục quân Đế quốc Nhật Bản sử dụng hơi độc.

Sau 4 tháng kịch chiến, về cơ bản Hải quân và Không quân Trung Quốc đã bị Quân đội Nhật quét sạch. Vũ Hán rơi vào tay Quân đội Nhật Bản. Tuy nhiên, trận thắng tại Vũ Hán là một chiến thắng kiểu Pyrros của Quân đội Nhật Bản: trong khi Quân đội Nhật yếu đi vì thương vong, thì lực lượng Quân đội Trung Quốc sống sót vẫn còn khá đông. Nỗ lực của quân Nhật đánh đòn kết liễu quân Trung Quốc đã không thành công. Sau trận này, quân Nhật không còn sức đánh trận lớn nào nữa cho đến tận Chiến dịch Ichi-Go

Trận Vũ Hán bài học lịch sử

Chiến tranh Trung Nhật cận hiện đại, trận Vũ Hán được nhiều chiến lược gia và sử gia nghiên cứu. Lục quân Đế quốc Nhật Bản làm chủ thế trận với ưu thế hỏa lực và kinh nghiệm tác chiến vượt trội đã chiếm được Vũ Hán, về cơ bản đã đánh thắng 120 sư đoàn thuộc loại thiện chiến nhất, quét sạch Hải quân và Không quân Quân đội Cách mạng Dân quốc của Trung Hoa Dân quốc do đích thân tổng thống, tổng tư lệnh Tưởng Giới Thạch là tướng lĩnh lão luyện, mưu lược chỉ huy, có sự hổ trợ của Không quân Liên Xô.

Nhật chịu thất bại chung cuộc tại Trung Quốc do “chiến lược bảo tồn sinh lực đánh lâu dài chịu mất đất đai” “chiến thuật biển người” sẵn sàng đánh đổi “thí quân” với tỷ lệ áp đảo chịu mất mát cao hơn thiệt hai nhiều hơn, “sách lược vũ trang dân chúng kháng Nhật” chịu sự thảm sát Thượng Hải, “tự mở khẩu đê sông Hoàng Hà” gây Lụt Hoàng Hà 1938 cướp đi 50 vạn sinh mạng thường dân Trung Quốc nhằm cản bước tiến quân Nhật; với nhiều bài học khác…

Trận Vũ Hán đã được chiến lược gia Mao Trạch Đông đúc kết bài học lịch sử trong đại kế TRUNG NAM HẢI. Mao Trạch Đông từ tổng kết kinh nghiệm của trận Vũ Hán và các trận đánh lớn trong lịch sử, từ giả thuyết chiến lược Chiến tranh thế giới thứ ba có thể xẩy ra với các hướng tấn công từ phía Bắc, phía Nam, phía Đông và phía Tây. Mao Trạch Đông đưa ra phương lược “tam tuyến” hướng xử lý khi có chiến tranh lớn, tại Hội nghị Trung Ương từ ngày 18 tháng 9 đến ngày 12 tháng 10 năm 1965. Ông nói:

Trung Quốc không sợ bom nguyên tử vì bất kỳ một ngọn núi nào cũng có thể ngăn chặn bức xạ hạt nhân. Dụ địch vào sâu nội địa tới bờ bắc Hoàng Hà và bờ nam Trường Giang, dùng kế “đóng cửa đánh chó” lấy chiến tranh nhân dân, chiến tranh du kích, vận động chiến, đánh lâu dài níu chân địch, tận dụng thiên thời địa lợi nhân hòa, thời tiết mưa gió lầy lội, phá tan kế hoạch tốc chiến tốc thắng của địch. Bắc Kinh, Trùng Khánh, Thượng Hải, Thiên Tân là bốn thành phố trực thuộc Trung Ương, chuyển hóa công năng để phát huy hiệu lực bảo tồn và phát triển. Trùng Khánh là thủ đô kháng chiến lúc đất nước Trung Hoa động loạn”…

ĐI THUYỀN TRÊN TRƯỜNG GIANG
Hoàng Kim

Đi thuyền trên Trường Giang
Thăm thẳm dòng sông phẳng
Chốn xưa trận Xích Bích
Sử thi Tô Đông Pha.

Người Việt xưa nơi này (*)
Bách Việt vùng Mân Việt
Trần Tự Minh nhà Trần
Nam tiến từ thời trước

Đại chiến hồ Bà Dương
Nhà Minh thành đế nghiệp
Ninh Minh giang chu hành*
Hoàng Hạc Lâu trời biếc

Sông quanh co thăm thẳm
Hiểm sâu như lòng người
Đi thuyền trên Trường Giang
Thương hoài thơ Tô, Nguyễn

Nhớ giấc mơ Trung Hoa
Bảy ba vượt sông rộng **
Nguyễn Du hồn nơi nao
Trường Giang cuồn cuộn chảy

(*) Trường Giang (sông Dương Tử) ranh giới tự nhiên của tộc Bách Việt

(**) Sông Trường Giang nơi khoảng giữa đập Tam Hiệp và Vũ Hán có 5 sự kiện lớn của lịch sử: Sự kiện Trận Xích Bích đặc biệt nổi tiếng thời Tam Quốc; sự kiện “Đại chiến hồ Bà Dương” trận thủy chiến ác liệt bậc nhất cuối thời nhà Nguyên đầu thời Minh, có sự kiện “Ninh Minh giang chu hành” của Nguyễn Du là kiệt tác văn chương và sách trắng ngoại giao đầu triều Nguyễn Ánh đánh giá thái độ của nhà Thanh sự sâu hiểm sông Trường Giang như lòng người qua ‘bang giao tập ngoại giao thời Tây Sơn” với các sự kiện bí mật kho báu trên đỉnh Tuyết Sơn và cái chết bí ẩn của Nguyễn Huệ; có sự kiện Chủ tịch Mao Trạch Đông bơi qua sông Trường Giang ngày 6/7/1966; có sự kiện đập Tam Hiệp bắt đầu tích nước vào ngày 1 tháng 6 năm 2003 đúng vào đêm trăng tròn 15 tháng 4 âm lịch hàng năm, cũng là ngày Tam Hiệp (đản sanh, giác ngộ, giải thoát),

“Đại chiến hồ Bà Dương” là sự kiện lớn nhất thay đổi vận mệnh Trung Quốc cận đại xẩy ra ngày 3 tháng 10 năm 1363. Trần Hữu Lượng năm Chí Chính thứ 20 (1360) là Hán Vương giành trọn nửa nước, đã dẫn đội thủy quân mạnh từ Thái Thạch theo Trường Giang xuôi xuống phía đông, tiến công Chu Nguyên Chương và sau đó tử trận.. Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương nhờ thắng này mà thồng nhất Trung Quốc và khai sáng nhà Minh Hạc vàng nghìn năm dấu tích cũ (*) Theo các bộ sử Việt như Đại Việt sử ký toàn thư, Việt sử tiêu án của Ngô Thời Sĩ, Đại nam thực lục, Đại Việt sử ký bản kỷ cùng gia phả nhà Trần để lại thì các bộ sử Việt đều khẳng định Trần Hữu Lượng là con thứ của Trần Ích Tắc. Sử Việt xác định Trần Ích Tắc có người con thứ là Trần Hữu Lượng ở Hồ Bắc. Trần Ích Tắc khi qua đời có con cả là Trần Hữu Thành thay cha dạy học cho Trần Hữu Lượng. Tổ tiên nhà Trần  là cụ tổ Trần Tự Minh thuộc nhóm tộc người Bách Việt ở vùng Mân Việt (nay thuộc Phúc Kiến – Trung Quốc), theo dòng người Bách Việt xuống phía Nam giúp vua An Dương Vương. Trần Tự Minh cùng Cao Lỗ từng là những vị tướng tài ba trụ cột, là hai cánh tay đắc lực giúp An Dương Vương nhiều lần đánh bại quân Triệu Đà.  Sau này Trần Hữu Lượng học theo cuốn sách Đông A võ phái của cụ tổ là Trần Tự An, noi gương tổ phụ khởi nghĩa chống Chu Nguyên Chương. Đại Việt Sử ký Toàn thư có viết rằng Trần Hữu Lượng từng sai sứ sang hòa thân với Trần Dụ Tông, liên minh với quân Đại Việt chống Nguyên:  “Giáp Ngọ, [Thiệu Phong] năm thứ 14 [1354], (Nguyên Chí Chính năm thứ 14). Mùa xuân, tháng 2, quan trấn giữ biên giới phía bắc cho chạy trạm tâu việc Trần Hữu Lượng nước Nguyên dấy binh, sai sứ sang xin hòa thân (Hữu Lượng là con Trần Ích Tắc)”. Tuy nhiên vua Trần là Trần Dụ Tông đã từ chối. Nhà Trần Đại Việt từ khi Trần Ích Tắc chạy theo quân Nguyên, đã xem ông ta là kẻ phản bội và không công nhận là dòng tộc nữa, nên đã từ chối “hòa thân”:

Nguyễn Du viết bài “Minh Ninh Giang Chu Hành” tả cảnh hiểm trở của sông Minh Ninh là sông Trường Giang ngày nay

ĐI THUYỀN TRÊN MINH GIANG
Nguyễn Du thơ chữ Hán
Nhất Uyên dịch thơ

Vùng núi Việt Tây nhiều khe núi,
Qua nghìn năm chảy hợp thành sông.
Nước như đổ tự trời cao xuống,
Trên thác nghe gì chăng ?
Rồng thiêng nổi giận sấm đùng đùng
Dưới thác nghe thấy gì ?
Máy nỏ bật nhanh tên lìa dây,
Một dòng vạn dậm không ngừng chảy.
Núi cao giáp bờ như tường thành,
Ở giữa đá lạ chen chúc nổi.
Như rồng, rắn, cọp, beo, ngựa, trâu la liệt trước mặt bày.
Lớn như cái nhà, nhỏ như nắm tay,
Hòn cao như đứng, thấp ngủ say.
Hòn thẳng như chạy, cong vòng xoay,
Nghìn hình vạn vẽ không nói hết,
Giao long ra vào thành vực sâu.
Sóng vỗ phun bọt ngày đêm ầm ầm tiếng,
Nước lụt hạ dâng tuôn trào sôi.
Một ngày ba ngày lòng bồi hồi.
Bồi hồi lo sợ điều trông thấy,
Nguy thay hiểm thay chìm sâu không đáy.
Ai cũng nói đất Trung Hoa bằng phẳng,
Hóa ra đường Trung Hoa lại thế này.
Sâu hiểm quanh co giống lòng người,
Nguy vong, nghiêng đổ đều ý trời.
Tài cao văn chương thường bị ghét,
Thịt người là thứ ma quỷ thích,
Làm sao dẹp yên hết phong ba ?
Trung tín thảy không nhờ cậy được.
Không tin: “Ra cửa đường hiểm nguy“
Hãy  ngắm dòng sông cuồn cuộn chảy.

Nguyên tác phiên âm Hán Việt:
MINH NINH GIANG CHU HÀNH

Việt Tây sơn trung đa giản tuyền,
Thiên niên hợp chú thành nhất xuyên.
Tự cao nhi hạ như bát thiên,
Than thượng hà sở văn ?
Ứng long kích nộ lôi điển điển,
Than hạ hà sở kiến ?
Nổ cơ kịch phát thỉ ly huyền,
Nhất tả vạn lý vô đình yên.
Cao sơn giáp ngan như tường viên,
Trung hữu quái thạch sâm sâm nhiên.
Hữu như long, xà, hổ, báo, ngưu, mã la kỳ tiền.
Đại giả như ốc, tiểu như quyền.
Cao giả như lập, đê như miên,
Trực giả như tẩu,khúc như tuyền.
Thiên hình vạn trạng nan tận ngôn.
Giao ly xuất một thành trùng uyên,
Dũng đào phún mạt đạ tranh hôi huyên.
Hạ lao sơ trướng phí như tiên.
Nhất hành tam nhật tâm huyền huyền.
Tâm huyền huyền đa sở úy.
Nguy hồ đãi tai cốt một vô để.
Cộng đạo Trung Hoa lột thản bình,
Trung Hoa đạo Trung phù như thị !
Oa bàn khuất khúc tự nhân tâm,
Nguy vong khuynh phúc giai thiên ý.
Cao tài mỗi bị văn chương đố.
Nhân nhục tối vi ly mị hỷ,
Phong ba na đắc tận năng bình.
Trung tín đáo đầu vô túc thị.
Bất tín “xuất môn giai úy đồ “
Thị vọng thao thao thử giang thủy.

Chú Thích:
Minh Ninh giang:  sông Minh Giang chảy qua Minh Ninh. Ứng long: Rồng hiện.Trung tín: Đường Giới đời  Tống: Bình sinh thượng trung tín, Kim nhật nhiệm phong ba: Ngày thường giữ trung tín, Hôm nay mặc kệ phong ba….,Nguyễn Du viết : Đường Trung Hoa không bằng phẳng mà quanh co, sâu hiểm như lòng người. Trung tín thảy không nhờ cậy được.

TRUNG QUỐC MỘT SUY NGẪM
Hoàng KimHoang Long


Tuyết rơi trên Vạn Lý
Trường Thành bao đổi thay
Ngưa già thương đồng cỏ
Đại bàng nhớ trời mây.

Ngược gió đi không nản
Rừng thông tuyết phủ dày
Ngọa Long cương đâu nhỉ
Đầy trời hoa tuyết bay.

Hồ Khẩu trên Hoàng Hà
Đại tuyết thành băng giá
Thế nước và thời trời
Rồng giữa mùa biến hóa.

ĐƯỜNG TRẦN THÊNH THÊNH BƯỚC
Đỉnh xanh mờ sương đêm
Hoàng Thành Trúc Lâm sáng
Phước Đức vui kiếm tìm.

*

Lên Thái Sơn hướng Phật
Chiếu đất ở Thái An
Đi thuyền trên Trường Giang
Nguyễn Du trăng huyền thoại

Khổng Tử dạy và học
Đến Thái Sơn nhớ Người
Kho báu đỉnh Tuyết Sơn
Huyền Trang tháp Đại Nhạn

Tô Đông Pha Tây Hồ
Đỗ Phủ thương đọc lại
Hoa Mai thơ Thiệu Ung
Ngày xuân đọc Trạng Trình

Quảng Tây nay và xưa
Lên đỉnh Thiên Môn Sơn
Ngày mới vui xuân hiểu
Kim Dung trong ngày mới

Trung Quốc một suy ngẫm

lên Thái Sơn hướng Phật, cha con tôi có 17 notes trò chuyện về sự bàn luận của các học giả, nhà văn khả kính Việt Nam nói về Trung Quốc ngày nay. Đầu tiên là phiếm đàm của Trần Đăng Khoa bài viết về Trung Hoa “Tào lao với Lão Khoa” Tuy là nhàn đàm nhưng sự thực là những việc quốc kế dân sinh, tiếng là ‘tào lao’ mà thật sự nóng, hay và nghiêm cẩn.

Lên Thái Sơn hướng Phật/ Chiếu đất ở Thái An/ Đi thuyền trên Trường Giang/ Nguyễn Du trăng huyền thoại/ Suy tư sông Dương Tử/ Suy ngẫm từ núi Xanh/ Lúa siêu xanh Việt Nam/ Nhớ Trạng Trình Nội Tán/ Khổng Tử dạy và học/ Đến Thái Sơn nhớ Người/ Kho báu đỉnh Tuyết Sơn/ Huyền Trang tháp Đại Nhạn/ Tô Đông Pha Tây Hồ/ Đỗ Phủ thương đọc lại/ Hoa Mai thơ Thiệu Ung/ Ngày xuân đọc Trạng Trình/ Quảng Tây nay và xưa/ Lên đỉnh Thiên Môn Sơn/ Ngày mới vui xuân hiểu/ Kim Dung trong ngày mới/ Trung Quốc một suy ngẫm; Chuyện cổ tích người lớn; Chuyện đồng dao cho em; Nhớ lại và suy ngẫmhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/nho-lai-va-suy-ngam/

Việt Nam con đường xanh
NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
Hoàng Long, Nguyễn Văn Phu,
Nguyễn Thị Trúc Mai, Hoàng Kim
thu thập, tuyển chọn, đúc kết thông tin, tích hợp và giới thiệu

Mục đích sau cùng của DẠY VÀ HỌC là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và LÀM được việc. “Việt Nam con đường xanh ” và ” Nông nghiệp công nghệ cao” là chuyên mục thông tin địa chỉ xanh tin cậy của bạn đọc, có trên các trang http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/nong-nghiep-cong-nghe-cao/https://hoangkimlong.wordpress.com/category/viet-nam-con-duong-xanh/; và https://www.csruniversal.org/viet-nam-con-duong-xanh/. Ứng dụng công nghệ nâng cao chuỗi giá trị nông nghiệp (Technological application enhances agriculture value chain), là chủ đề được Phó Giáo sư Tiến sĩ Đào Thế Anh, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, giới thiệu tại diễn đàn MALICA (Markets and Agriculture Linkages for Cities in Asia Kết nối Thị trường và Nông nghiệp các thành phố châu Á) và VTV4 https://vtv.vn/video/bizline-15-3-2020-427424.htm.

Việt Nam con đường xanh, Nông nghiệp công nghệ cao bài viết kỳ này giới thiệu Định hướng chiến lược quốc gia, phương hướng nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế xã hội 2021-2030 (* Đảng Cộng Sản Việt Nam 2020, Dự thảo các văn kiện trình đại hội Đảng XIII của Đảng) xác định 10 giải pháp cơ bản; 5 nhóm hệ thống giải pháp chính để đảm bảo phát huy hiệu quả giá trị của khối 13 sản phẩm chủ lực nông nghiệp Việt Nam nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân lao động. Ba trụ cột cốt lõi của một quốc gia là cân đối hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường và thực hiện tiến bộ công bằng xã hội.theo kết luận của Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về Phát triển bền vững tại Cộng hòa Nam Phi năm 2002 với Định hướng và tầm nhìn Việt Nam con đường xanh. Năm bài viết chọn lọc, gồm: 1) Nông nghiệp hữu cơ hiện trạng và giải pháp nghiên cứu phát triển của tác giả PGS..TS Nguyễn Văn Bộ, TS Ngô Doãn Đảm 2) Đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học ứng dụng phục vụ phát triển nông nghiệp công nghệ cao và công nghệ thực phẩm tại Trường Đại học Văn Lang” của tác giả PGS.TS Phan Phước Hiền và TS Châu Tấn Phát, 3) “Nghiên cừu ứng dụng công nghệ sinh học cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao” của PGS.TS. Dương Hoa Xô, Trung Tâm Công nghệ Sinh học TP. HCM; 4) Một số thông tin chọn lọc điểm sáng nông nghiệp nông dân nông thôn nông nghiệp công nghệ cao; 5) Chọn giống sắn kháng CMD hiện trạng và triển vọng

Nông nghiệp công nghệ cao liên kết chuỗi thông tin chuyên đề tại các đường link Việt Nam con đường xanh; Nông nghiệp sinh thái Việt; Nông nghiệp Việt trăm năm; Viện Lúa Sao Thần Nông; IAS đường tới trăm năm; Trường tôi nôi yêu thương; Chọn giống sắn kháng CMD; Giống sắn KM419 và KM440; Cách mạng sắn Việt Nam; Chọn giống sắn Việt Nam; Mười kỹ thuật thâm canh sắn; Quản lý bền vững sắn châu Á; Cassava and Vietnam: Now and Then; Lúa siêu xanh Việt Nam; Gạo Việt và thương hiệu; Lúa C4 và lúa cao cây; Lúa sắn Cămpuchia và Lào; Lúa sắn Việt Châu Phi; Lúa Việt tới Châu Mỹ; Giống khoai lang Việt Nam; Giống ngô lai VN 25-99; Giống lạc HL25 Việt Ấn; Nhà sách Hoàng Gia;

VIỆT NAM CON ĐƯỜNG XANH
Hoàng Kim

Bác Hồ nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành“. Việt Nam con đường xanh cốt lõi là an dân với năm yếu tố: An sinh xã hội; An tâm; An lạc; An toàn; An ninh.

Định hướng chiến lược quốc gia, phương hướng nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế xã hội 2021-2030 xác định 10 giải pháp cơ bản: (* Đảng Cộng Sản Việt Nam 2020, Dự thảo các văn kiện trình đại hội Đảng XIII của Đảng)

1) Tập trung hoàn thiện nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giải quyết tốt hơn quan hệ giữa Nhà nước và thị trường.

2) Phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế;

3) Phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế;

4) Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, bảo đảm thực chất, hiệu quả; phát triển nền kinh tế số; thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô;

5) Phát triển kết cấu hạ tầng, kinh tế vùng, kinh tế biển, lấy các đô thi làm động lực phát triển vùng và đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới;

6) Phát triển văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân;

7) Quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai;

8) Củng cố, tăng cường quốc phóng, bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia;

9) Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập và vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế;

10) Tiếp tục xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động; đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tạo đột phá trong cải cách hành chính.

13 sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia đã được xác định bởi Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại Thông tư số 37 /2018/TT /BNNPTNT ngày 25/12/2018 gồm Gạo, Cà phê, Cao su, Điều, Hồ tiêu, Chè, Rau Quả, Sắn và sản phẩm từ sắn, Thịt lợn, Thịt và trứng gia cầm, Cá tra, Tôm, Gỗ và sản phẩm từ gỗ.

5 nhóm giải pháp chính phương hướng nhiệm vụ giải pháp nông nghiệp 2021- 2030 để đảm bảo 13 khối sản phẩm nông nghiệp chủ lực phát huy hiệu quả giá trị, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân lao động Việt Nam cần tổ chức điều hành thật tốt :

1) Nông sản Việt 13 ngành hàng chủ lực kết nối mạnh mẽ với thị trường thế giới, xác định lợi thế so sánh và hệ thống giải pháp bảo tồn phát triển bền vững, hiệu quả khoa học công nghệ, kinh tế an sinh xã hội môi trường và vị thế quan trọng của từng ngành hàng. Nâng cao hiệu quả, hiệu lực hợp tác đầu tư nước ngoài có trọng tâm, trọng điểm, có chọn lọc, ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, quản trị hiện đại, năng lực đổi mới sáng tạo, kết nối Nông sản Việt đạt lợi thế cạnh tranh cao trong chuỗi cung ứng toàn cầu, có tác động lan tỏa, kết nối chặt chẽ hữu cơ với khu vực kinh tế trong nước. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả, đẩy mạnh hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, kết nối với hệ thống tiêu thụ toàn cầu. Phát triển mạnh doanh nghiệp nông nghiệp, hổ trợ, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, hợp tác xã nông nghiệp và các tổ hợp tác. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông nghiệp.

2) Phát triển mạnh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sạch, nông nghiệp hữu cơ, đạt tiêu chuẩn phổ biến về an toàn thực phẩm. Đổi mới chính sách quản lý và sử dụng đất trồng lúa, hàng năm sản xuất khoảng 35 triệu tấn lúa làm nòng cốt bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với lợi thế và nhu cầu thị trường, tăng khả năng chống chịu, thích ứng của nông dân với biến đổi khí hậu từng vùng, miền, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, ổn định. Tổ chức kết nối nông nghiệp với công nghiệp chế biến, thị trường xuất khẩu, chuỗi giá trị toàn cầu.

3) Phát triển chăn nuôi công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại hiệu quả cao, thân thiện với môi trường. Phát triển nuôi trồng thủy sản cá trên biển và mặt nước nội địa theo hướng công nghiệp, quảng canh cải tiến , sinh thái, nâng cao hiệu quả khai thác xa bờ , phát triển đánh bắt hải dương. Thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi hải sản;

4) Quản lý chặt chẽ, bảo vệ và phục hồi rừng tự nhiên gắn với bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái. Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng rừng trồng, nhất là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu, rừng phòng hộ ven biển. Chú trọng phát triển trồng rừng gỗ lớn, nâng cao hiệu quả rừng trồng, lâm đặc sản, đáp ứng cơ bản nhu cầu lâm sản trong nước làm nguyên liệu chế biến xuất khẩu. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào các chuỗi giá trị lâm nghiệp.

5) Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới và quản lý sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. Đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia thượng nguồn và các tổ chức quốc tế trong việc bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước ở lưu vực các dòng sông xuyên biên giới, nhất là sông Mê Công và sông Hồng. Nâng cao tính chống chịu và thích ứng biến đổi khí hậu của hệ thống kết cấu hạ tầng và của nền kinh tế Việt Nam, thực hiện các giải pháp thông minh để thích ứng trong nông nghiệp, thủy sản và phát triển rừng. Giảm thiểu những rũi ro do biến đổi khí hậu gây ra, đặc biệt là xâm nhập mặn, sạt lở tại Đồng Bằng Sông Cửu Long, an toàn lụt và môi sinh tại Hà Nội và vùng Đồng Bằng Sông Hồng khô hạn tại Tây Nguyên, Nam Trung Bộ,Bắc Trung Bộ Bảo vệ an ninh nguồn nước, tăng cường quản lý và khai thác, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn nước theo lưu vực sông, ngăn chặn suy giảm tài nguyên nước, tích nước điều tiết nguồn nước hợp lý phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Quản lý chặt chẽ và nâng cao hiệu lực quản lý, hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài nguyên, nhất là đất, nước khoáng sản, theo nguyên tắc thị trường. Phát triển thị trường, đẩy mạnh thương mại hóa quyền sử dụng đất, tăng cường đăng ký quyền sử dụng đất và áp dụng định giá đất theo thị trường, bảo đảm công khai, minh bạch. Phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, mạng lướí các dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia kết nối đồng bộ với các khu vực nông phẩm hàng hóa chính và khu đô thị, khu công nghiệp, cảng biển; Kết nối xây dựng nông thôn mới với kinh tế vùng, kinh tế biển, đào tạo nguồn lực nông nghiệp, cải tiến nâng cấp hệ thống hóa dữ liệu thông tin nông nghiệp nông dân nông thôn đáp ứng phù hợp với thời đại mới. Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo hướng gắn với đô thị hóa, thực chất và đi vào chiều sâu hiệu quả bền vững, lấy cư dân nông thôn làm chủ thể, tạo sự chuyển biến tích cực rõ rệt về nếp sống mới ở nông thôn; xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới cấp thôn bản. Thu hút mạnh mẽ các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông thôn để tổ chức và nâng cao chuỗi gía trị “mỗi xã một sản phẩm” gắn với thương hiệu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm. Chú trọng xây dựng cảnh quan sinh thái môi trường làng xã Việt xanh sạch đẹp tiến bộ an lành

Ba trụ cột cốt lõi của một quốc gia là cân đối hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường và thực hiện tiến bộ công bằng xã hội.theo kết luận của Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về Phát triển bền vững tại Johannesburg (Cộng hòa Nam Phi) năm 2002.

Bảo vệ an toàn môi trường sống và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân lao động Việt Nam là một trong ba trụ cột cốt lõi của chính sách quốc gia. Bảo vệ an toàn thức ăn, đất, nước, không khí và môi sinh là luật sống. Nguyên tắc cơ bản là: Ai gây ô nhiễm môi trường phải trả chi phí để xử lý khắc phục hậu quả, cải tạo và phục hồi. Thực thi chế tài và xử phạt nghiêm về vi phạm môi trường là quốc sách.

Tăng cường giám sát, công khai đầy đủ, kịp thời thông tin và nâng cao chất lượng môi trường, sự an toàn về thức ăn, đất nước, không khí và môi sinh ở các đô thị và vùng dân cư. Xử lý dứt điểm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Cải thiện rõ rệt tình trạng ô nhiễm môi trường, ở các cụm công nghiệp, làng nghề, lưu vực sông, khu vực nông thôn. Kiểm soát chặt chẽ các dự án khai thác tài nguyên, chủ động phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm gây ô nhiễm môi trường. Ngăn chặn suy thoái môi trường. Tối ưu hóa các mục đích sử dụng đất nông nghiệp. Đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia thượng nguồn và các tổ chức quốc tế trong việc bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước ở lưu vực các dòng sông xuyên biên giới, nhất là sông Mê Công và sông Hồng.

Việt Nam con đường xanh, thông tin đúc kết này là chọn lọc trích dẫn phù hợp với tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Định hướng và tầm nhìn này nhấn mạnh

1) Phải phát triển hài hòa ba trụ cột “Không đánh đổi môi trường với tăng trưởng kinh tế”; “Không thể vì nghèo mà hy sinh môi trường và sức khỏe người dân”

2) Vai trò kiến tạo của Nhà nước là quyết định;

3) Vai trò của người dân lao động và cộng đồng xã hội là không thể thiếu.

Việt Nam ngày nay nhấn mạnh sự diệt trừ tham nhũng và đề cao vai trò kiến tạo của Nhà nước là quyết định. Việt Nam là nước văn hiến có truyền thống “bầu ơi thương lấy bí cùng” và kinh nghiệm làm chủ tập thể, cũng đã vận dụng thành công “chính sách cộng sản thời chiến” biết thắt lưng buộc bụng đầu tư trong điểm.

Ngày lao động thung dung, nhớ lại và suy ngẫm.

CHÚC VUI HOÀNG HỮU PHÊ
Bạch Ngọc Hoàng Kim

Nam Bắc nhưng cùng một xóm quê
Cậu Đản thường khen Hoàng Hữu Phê
Khanh, Dục, Tường, Minh đều bạn quý
Sân Lai mong dịp gặp chung về

Bao chuyện bạn hay mình đọc kỹ
Nguyễn Du, Tô Thức thích nhiều hơn
Yến Thanh Công Trứ ưa phiêu lãng
Tô Nguyễn thương nghe khúc nhạc lành

“Sinh con ai chẳng muốn thông minh.
Đâu biết tinh hoa mãi lụy mình.
Chỉ ước con ta vô tư mãi
Thiện lành vui hưởng sự #annhiên

Chức mừng Hoàng Hữu Phê sinh nhật vui khỏe hạnh phúc, Kim Hoàng thuở cậu Đản còn khỏe, cậu rất thường khen bạn đọc kỹ, nhờ sư huynh ngày vui góp ý trao đổi hiệu đính hai biên khảo nông nghiệp du lịch sinh thái và lịch sử văn hóa của BNHK: Nguyễn Du là bậc anh hùng https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nguyen-du-la-bac-anh-hung/ và Tô Đông Pha Tây Hồ https://hoangkimlong.wordpress.com/category/to-dong-pha-tay-ho/

NguyenDu

NGUYỄN DU LÀ BẬC ANH HÙNG
Bạch Ngọc Hoàng Kim

Nguyễn Du khi sang sứ nước Thanh về có tập thơ “Bắc Hành” và truyện “Thúy Kiều” lưu hành ở đời (1). Thơ Kỳ Lân Mộ trong ‘Bắc Hành” kiếm bút sắc hơn gươm, là thông điệp ngoại giao thấu tình đạt lý, sức mạnh như một đạo quân, là kiệt tác văn chương đã làm thay đổi chính sách của  vua Thanh và danh tướng Phúc Khang An tổng đốc Lưỡng Quảng, thay vì báo thù rửa hận cho Tôn Sĩ Nghị, đã giữ hòa hiếu lâu dài với Việt Nam. Nguyễn Du là bậc anh hùng quốc sĩ, danh sĩ tinh hoa, kỳ tài hiếm có của dân tộc Việt. Nguyễn Du là bậc anh hùng xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nguyen-du-la-bac-anh-hùng

KỲ LÂN MỘ
Nguyễn Du

Phương Chi Yên Đệ người thế nào?
Cướp ngôi của cháu, đồ bất nhân.
Mỗi khi nổi giận giết mười họ,
Cổn to vạc lớn hại trung thần
Năm năm giết người hơn trăm vạn
Xương chất thành núi máu chảy tràn
Nếu bảo thánh nhân Kỳ Lân xuất
Buổi ấy sao không đi về Nam?

Nguyên văn chữ Hán

Hà huống Yên Đệ hà như nhân
Đoạt điệt tự lập phi nhân quân
Bạo nộ nhân sinh di thập tộc
Đại bỗng cự hoạch phanh trung thần
Ngũ niên sở sát bách dư vạn
Bạch cốt thành sơn địa huyết ân
Nhược đạo năng vị Thánh nhân xuất
Đương thế hà bất Nam du tường?

(1) Nguyễn Du tiểu sử trong sách Đại Nam liệt truyện chính biên sơ tập Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn, người dịch Đỗ Mộng Khương, người hiệu đính Hoa Bằng, Viện Sử học Việt Nam, Nhà Xuất bản Thuận Hóa, Huế 2006, trang 400 /716 Tập 2; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nguyen-du-trang-huyen-thoai/https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nguyen-du-tho-chu-han/

TRÒ CHUYỆN VỚI YẾN THANH
Bạch Ngọc Hoàng Kim


Thế sự hiên ngang một chiến thần
Thượng đài bản lĩnh thật vô song
Anh hùng trí dũng Kỳ Lân vượt
Lãng Nhân thời vũ Tống Giang so
Hảo hàn Lý Quỳ nhường bạn quý
Chân tình Người Ngọc phước duyên cho
Tiểu Ất Yến Thanh cao ẩn sĩ
Sư Sư Thủy Hữ nhất lão sư

(*) yến thanh đánh thẩm nguyên https://youtu.be/1jHkJsP1t5s; Yến Thanh Lý Sư Sư https://youtu.be/1jHkJsP1t5s ; Yến Thanh ‘đạo ẩn vô danh’ https://youtu.be/g27TchOffLk ; Thủy Hử tập 66 Lương Sơn 108 anh hùng https://youtu.be/rNZPCojf3XU ; Yến Thanh mê tung quyền https://youtu.be/kLHrZ7XX9qs ; Yến Thanh Thủy Hử luận https://youtu.be/UnR9Zmo7F-0 https://hoangkimlong.wordpress.com/2023/04/25/tro-chuyen-voi-yen-thanh/

HOA GIẤY VÀ HOA ĐẤT
Bạch Ngọc Hoàng Kim

#ana tìm được Ngọc
Hi vọng của hạnh phúc
Hiền tài bút hơn gươm
Hiểu sách Nhàn đọc giấu

Hoa Bình Minh Hoa Lúa
Hoa Lúa giữa Đồng Xuân
Hoa lộc vừng ngày mới
Hoa Mai thơ Thiệu Ung

Hoa Mai trong Tết Việt
Hoa Mai và Mùa Xuân
Hoa Mai với Thiền sư
Hoa sim và hoa lúa

Hoa và Ong Hoa Người
Hoa Xuân Vườn Tao Đàn
Hoa Đất của quê hương
Hoa Đất thương lời hiền

Hoa Giấy và Hoa Đất
Văn chương ngọc cho đời

* ảnh Khải Yenthanh LuongSon; thơ 18 đường dẫn là một câu chuyện đời … Mưa lành và lúa xuân https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tro-chuyen-voi-yen-thanh

TÔ ĐÔNG PHA TÂY HỒ
Hoàng Kim


Tô Nguyễn đêm vui thú bạn hiền
Lúa sắn ngày chăm lo lớp trẻ
Thầy chiến sĩ trầm tích sử ký
Bạn nhà nông đúc kết tinh hoa.

Tô Đông Pha Tây Hồ, mỗi năm tôi thường đọc lại. Câu thơ “Mưa” của người hiền lãng đãng đọng mãi ngàn năm: “Mây đen trút mực chưa nhòa núi, Mưa trắng gieo châu nhảy rộn thuyền. Trận gió bỗng đâu lôi cuốn sạch, Dưới lầu bát ngát nước in trời. Mưa, thơ Tô Đông Pha, bản dịch của Nam Trân. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/to-dong-pha-tay-ho

Tây Hồ là một hồ nước ngọt nổi tiếng phía tây thành phố Hàng Châu, thủ phủ tỉnh Chiết Giang, cách Thượng Hải 180 km về phía Tây Nam thuộc miền đông Trung Quốc. Tô Đông Pha Tây Hồ” kể chuyện thơ và đời Tô Đông Pha. Bạn đi du lịch Tây Hồ Hàng Châu niềm vui lớn là được chứng kiến công trình thủy lợi Tô Đông Pha. Ông là người hiền bị đưa về trấn nhậm chốn đất xa xôi, khó khăn này. Tây Hồ Hàng Châu ví như đập thủy lợi đồng Cam Phú Yên, thay đổi sinh cảnh tạo nên vựa lúa miền Trung. Thuở xưa khi Tô Đông Pha đến Tây Hồ, thấy ruộng đồng xơ xác, tiêu điều, ông lập tức giúp dân tổ chức làm hồ trữ nước và làm mương tưới mát ruộng đồng. Tây Hồ ngày nay là di sản văn hóa thế giới. Đêm trăng, ngắm trăng rằm lồng lộng soi trên đầm sen và nhà thủy ta tĩnh lặng đẹp lạ lùng! Tô Đông Pha và Nguyễn Du đều là những những danh sĩ tinh hoa, nhà tư tưởng và đại thi hào đã để lại cho đời sự nghiệp lớn giáo dục văn hóa và những viên ngọc văn chương tuyệt kỹ. Tới Tây Hồ, thật kỳ thú được đi trên đê Tô, ngắm vầng trăng cổ tích. Tô Đông Pha (1037-1101) là nhà thơ văn có nhân cách cao quý thời Tống như vầng trăng cổ tích lồng lộng trên bầu trời nhân văn Trung Hoa và nhân loại. Thơ văn Tô Đông Pha và Tư trị thông giám của Tư Mã Quang là kiệt tác soi tỏ nhiều uẩn khúc của lịch sử. Mao Trạch Đông đã nghiền ngẫm rất kỹ các kiệt tác này, và đọc đi đọc lại không biết bao nhiêu lần kiệt tác Tư trị thông giám của Tư Mã Quang cùng với Thơ và từ của Tô Đông Pha để tìm trong rối loạn của lịch sử đôi điều kinh bang tế thế (xem Cuộc cờ Thế kỷ của Diệp Vĩnh Liệt, người dịch Thái Nguyễn Bạch Liên 1996). Nguyễn Du trăng huyền thoại, bậc danh sĩ tinh hoa Việt Nam cũng để lại cho đời nhiều uẩn khúc lịch sử mơ hồ chưa thấu tỏ. (trích…)

3. Bài thơ “Tẩy nhi hí tác” của Tô Đông Pha là một kiệt tác hiếm thấy. “Sinh con ai chẳng muốn thông minh. Đâu biết tinh hoa mãi lụy mình . Chỉ ước con ta vô tư mãi Thiện lành vui hưởng sự an nhiên”

4. Vua Tống Nhân Tông mừng nói với người thân “Ta đã tìm được cho con ta hai tể tướng rồi!” (Đó là nói về hai anh em Tô Đông Pha nổi bật xuất chúng trong bát đại gia kỳ tài thời Đường Tống) Vua quan niệm “Chữ Nhân của người xưa” thiên tử minh quân phụng thiên thừa vận, thuận mệnh trời và thời vận, rồng bay lên được cần hai cánh vững là văn và võ. Một văn thần (tể tướng) trị trăm quan yêu muôn dân giữ chân chính, chánh đạo CHÂN THIỆN MỸ giáo dưỡng dân. Một võ tướng chính trực công minh giữ kỹ cương phép nước an sinh bờ cõi. Thời Khúc nhạc thanh bình của Tống Nhân Tông bao dung được Tư Mã Quang, Tô Đông Pha, Bao Công khỏi chết bởi quyền thần giỏi biến pháp, giảo hoạt, rất mưu lược và giỏi quyền thuật tinh hoa (lắm mẹo hiểm, nhiều trí mưu như Thế giới và VN ngày nay) nên Tô Đông Pha lận đận suốt đời nhưng vượt qua đến cuối đời. Cụ chiêm nghiệm như cụ Nguyễn Du trăng huyền thoại, cực kỳ trung hậu. TÔ ĐÔNG PHA NGUYỄN DU thật sự là bài học lớn. Hiếm ai biếm đi làm nông nghiệp Tây Hồ mà được MƯA và DI SẢN TÂY HỒ như Tô Đông Pha đâu. Đọc thơ ông thật xúc động “Sinh con ai chẳng muốn thông minh” https://hoangkimlong.wordpress.com/category/to-dong-pha-tay-ho/

5. Nguyễn Du trăng huyền thoại https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nguyen-du-trang-huyen-thoai

6. Tô Đông Pha Nguyễn Du có là võ tướng không? Thưa, có đấy. Kiếm bút sắc hơn gươm. Tô Đông Pha Thủy Điệu Ca Người đẹp múa kiếm. Nguyễn Du được Việp Quận Công tặng bảo kiếm ‘gươm đàn nửa gánh non sông một chèo’. xem bài đầy đủ https://hoangkimlong.wordpress.com/category/to-dong-pha-tay-ho/

Video yêu thích
Việt Nam quê hương tôi

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam,CNM365 Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on Twitter

#cnm365 #cltvn 30 tháng 4


TỈNH THỨC CÙNG THÁNG NĂM
Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim
#Nhàtôi
; #banmai; #htn365; #ana; #Thungdung#dayvahoc, #vietnamhoc;  #cnm365;  #cltvn; #đẹpvàhay; #lvn365 https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-30-thang-4/ & https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-30-thang-4

CNM365 Tình yêu cuộc sống: Thơ viết bên thác Iguazu; Cuối dòng sông là biển, Sự cao quý thầm lặng; Nghị lực và Ơn Thầy; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Nhớ kỷ niệm một thời; Nhớ lại và suy ngẫm; Trường tôi nôi yêu thương; Lời Thầy dặn thung dung; Con đường xanh yêu thương; Bảo tồn và phát triển sắn; Tiến bộ giống sắn Việt Nam; Giống sắn KM140 giải VIFOTEC; Hoa và Ong Hoa Người; Những trang văn thắp lửa; Bài ca Trường Quảng Trạch; Bài thơ Viên đá Thời gian; Thầy Hiếu đêm giáng sinh; Bóng hạc chốn xa xôi; Lời thương; Thế giới trong mắt ai; Cách mạng sắn Việt Nam; Bạch Ngọc Đông Hòa bạn quý; Tỉnh thức cùng tháng năm; Ban Mai Bình Minh An Tỉnh thức nhớ Viên Minh; Vĩ Dạ thương Miên Thẩm; Bay lên nào Hải Âu; Sơn Nam ông già Nam Bộ; Sơn Nam và Bùi Giáng; Chỉ tình yêu ở lại ; Về với vùng cát đá ; Thầy giáo già trước biển; Mưa lành và lúa xuân; Lúa siêu xanh Việt Nam ; Tiến bộ giống sắn Việt Nam; Sắn Việt Nam ngày nay; Hoàng Long thơ về Mẹ; Thung dung đời quên tuổi; Nhớ lời vàng Albert Einstein; Trần Văn Trà bóng hạc; Thiên đường này đâu quá xa; Qua Waterloo nhớ Scott; Lên đỉnh Thiên Môn Sơn; Gạo Việt và thương hiệu; Thăm nhà cũ của Darwin; Về; Nghĩa Lĩnh Đền Hùng; Dẻo thơm hạt ngọc Việt, Trần Khánh Dư vẹn kiếp; Ăn cháo nói càn khôn; Nhớ quên khúc nhạc vui; Mười thói quen mỗi ngày; Nguyễn Hàm Ninh Thầy Vua; Ngắm ‘ngõ nhà lão Hâm’; Kim Notes lắng ghi chú; Đọc ’50 năm nhớ lại’; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Giống lúa siêu xanh GSR65; Tháng Tư chuyện không quên; Phục sinh giữa tối sáng; Việt Nam con đường xanh; Đêm khúc nhạc thanh bình; Thầy bạn trong đời tôi; Tiến bộ giống sắn Việt Nam ; Sắn Việt Nam ngày nay ; Giống khoai lang Việt Nam; Thành tâm với chính mình; Trường tôi nôi yêu thương, Về Trường để nhớ thương; Minh triết Thomas Jefferson; Chuyện đồng dao cho em; Chuyện cổ tích người lớn; Lời dặn của Thánh Trần; Nhớ thầy Tôn Thất Trình; Chuyện thầy Tôn Thất Trình; Tâm Đạo chuyện trăm năm; Đến với Tây Nguyên mới, Ban mai chào ngày mới; Khi hoa bằng lăng nở; Nhà tôi chốn thung dung; Kuma DCj & Hoàng Thảo; Minh triết của đức Phật; Đền Bà Chúa Thượng Ngàn; Đi dưới trời minh triết; Yên Lãng Hồ Chí Minh; Tản mạn nhớ và quên; Làng Minh Lệ quê tôi; Chuyện ngậm ngãi tìm trầm; Chuyện muôn năm còn kể; Lên Trúc Lâm Yên Tử; Lời ru nhớ núi sông; Đến với Tây Nguyên mới ; Câu cá bên dòng  Sêrêpôk; Tỉnh thức cùng tháng năm; Mưa xuân Kim và Thủy; Chuyện sao Kim kỳ thú; Sông Hoàng Long chảy hoài; Sông Kỳ Lộ Phú Yên; Mưa xuân trong mắt ai; Tháng Ba hoa gạo nở; Việt Nam con đường xanh; Đọc lại và suy ngẫm; Mây lành Phổ Đà Sơn; Kim Notes lắng ghi chú; Gia Cát Mã Tiền  Khóa; Trung Quốc một suy ngẫm; Nhớ Ông Bà Cậu Mợ; Có một ngày như thế; Phục sinh giữa tối sáng; Nam tiến của người Việt; Nhà tôi giấc mơ xanh; Cao Biền trong sử Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Nhà tôi giấc mơ xanh; Tô Đông Pha Tây Hồ; Thượng Đức thương nhìn lại; Những trang văn thắp lửa; Thơ vui những ngày nhàn; Bill Gates học để làm; Minh triết sống phúc hậu; Giống khoai lang Việt Nam; Sắn Việt Nam ngày nay; Vietnamese Cassava Today; Hồ Lắk Đình Lạc Giao; Ngày Quốc tế Hạnh phúc; Chim Phượng về làm tổ; Chốn vườn thiêng cổ tích; Trân trọng Ngọc riêng mình; Bảo tồn và phát triển sắn; Về miền Tây yêu thương; Trần Công Khanh ngày mới; Mark Zuckerberg và FB ; Chuyện đồng dao cho em; Đến với Tây Nguyên mới; Thương Kim Thiếp Vũ Môn.Nghỉ ngơi nhàn tĩnh dưỡng; Trần Công Khanh ngày mới;Selma Nobel văn học; Thầy Quyền thâm canh lúa; Chuyện ngày sinh của Thủy;Một gia đình yêu thương; Thành kính lưu lời thương; Nhớ ông bà cậu mợ; Một niềm tin thắp lửa;Minh triết sống phúc hậu; Truyện vua Solomon; Đến với Tây Nguyên mới; Hồ Lắk Đình Lạc Giao; Thương Kim Thiết Vũ Môn; IAS đường tới trăm năm; Nông nghiệp Việt trăm năm; Quản lý đất đai Việt Nam; Nam Tiến của người Việt; Mẹ tắm mát đời con; Bóng hạc chốn xa xôi; Hồ Lắk Đình Lạc Giao; Cánh cò bay trong mơ; Vào Tràng An Bái Đính; Sông Hoàng Long chảy hoài; Nguồn Son nối Phong Nha; #An nhiên; Đến với Tây Nguyên mới; Thương Kim Thiết Vũ Môn; Nguyễn Huy Thiệp lắng đọng;Đặng Dung thơ Cảm hoài; Đồng hành cùng đi tới; Giống khoai lang Việt Nam; Thương Kim Thiếp Vũ Môn; Quảng Bình đất và người; Thơ văn thầy Hồ Ngọc Diệp; Chuyện cổ tích người lớn; Cuối dòng sông là biển; Thầy nghề nông chiến sĩ; Đọc lại và suy ngẫm; Thương Kim Thiếp Vũ Môn; Giống khoai lang Việt Nam; Việt Nam con đường xanh; Đọc lại và suy ngẫm; Mây lành Phổ Đà Sơn; Cao Biền trong sử Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Nhà tôi giấc mơ xanh;Phạm Hồng Đức Phước ca cao; Cao Biền trong sử Việt;Trời nhân loại mênh mông; Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay; Thầy bạn trong đời tôi; Cuối dòng sông là biển;. Phục sinh giữa tối sáng; Nam tiến của người Việt; Gia Cát Mã Tiền Khóa; Kim Notes lắng ghi chú; Gia Cát Mã Tiền Khóa;Sông Kỳ Lộ Phú Yên; Châu Văn Tiếp Phú Yên; Chọn giống sắn Việt Nam; Ngọc Phương Nam ngày mới; Nghê Việt am Ngọa Vân; Phục sinh giữa tối sáng; Lê Phụng Hiểu ruộng thác đao; Thầy bạn trong đời tôi; Bóng hạc chốn xa xôi; Giống khoai lang Việt Nam; Chuyện thầy Lê Quý Kha; Lên Việt Bắc điểm hẹn ; Tiếng Việt lung linh sáng; Bài thơ Viên đá Thời gian; Kim Notes lắng ghi chú; Gia Cát Mã Tiền  Khóa; Minh triết sống phúc hậu; Thung dung dạy và học; Thầy bạn trong đời tôi; Trịnh Công Sơn lắng đọng; Dạo chơi non nước Việt; Minh triết cho mỗi ngày; Địa chỉ xanh Ấn Độ; Vườn Quốc gia Việt Nam; Tĩnh lặng cùng với Osho; Đi thuyền trên Trường Giang; Đến với Tây Nguyên mới; Bài thơ Viên đá Thời gian; Đợi anh ngày trở lại; Chốn thiêng; Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc; Sắn Việt Nam ngày nay; Chung sức trên đường xuân; Vietnamese cassava today; Đỗ Hoàng Phong chiều xuân; Hồ Văn Thiện bóng chiều; Walt Disney người bạn lớn; 24 tiết khí lịch nhà nông; Lời thương; Giống lạc HL25 Việt Ấn; Thầy Tuấn kinh tế hộ; Thầy Tuấn trong lòng tôi; Địa chỉ xanh Ấn Độ; Chuyện cổ tích người lớn; Giống khoai lang Việt Nam; Nguyễn Hiến Lê sao sáng; Xanh một trời hi vọng; Về miền Tây yêu thương; Nơi một trời thương nhớ; Nông lịch tiết Thanh Minh; 24 tiết khí nông lịch; Ngày xuân đọc Trạng Trình; Nhớ thầy Trần Ngọc Ngoạn; Chốn thiêng; Thế giới trong mắt ai; Việt Nam con đường xanh; Nông nghiệp công nghệ cao; Phạm Quang Khánh Hoa Đất; Sông Mekong tin nổi bật; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Chín điều lành hạnh phúc; Đến với bài thơ hay; Nụ tầm xuân mùa xuân ; Về miền Tây yêu thương; Nơi một trời thương nhớ; Nông lịch tiết Thanh Minh; Tốt gỗ chẳng cần sơn; Ngày xuân đọc Trạng Trình; Nhớ thầy Trần Ngọc Ngoạn; Chốn thiêng; Thế giới trong mắt ai; Nông nghiệp công nghệ cao; Việt Nam con đường xanh; Thầy bạn trong đời tôi. Bill Gates học để làm Chuyện cổ tích người lớn. Thương Kim Thiếp Vũ Môn; Nhớ lời thề cỏ May, Vui quà tặng cuộc sống

Ngày 30 tháng 4 năm 1975 là Ngày Việt Nam thống nhất, chấm dứt Chiến tranh Việt Nam. Ngày 30 tháng 4 là ngày lễ hội mừng Xuân đến và là Đêm Walpurgis của Khối các nước Bắc Âu Scandinavia bao gồm Đan Mạch, Na Uy, Thuỵ Điển, Phần Lan, Iceland; đảo Greenland, quần đảo Faroe thuộc Đan Mạch; Ngày 30 tháng 4 năm 1789 George Washington đọc lời tuyên thệ nhậm chức Tổng thống dân cử đầu tiên của Hoa Kỳ, trên ban công Tòa nhà Liên bang trên Phố Wall tại thành phố New York;

Bài chọn lọc ngày 30 tháng 4: Trường tôi nôi yêu thương; Sự cao quý thầm lặng; Nghị lực và Ơn Thầy; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Nhớ kỷ niệm một thời; Nhớ lại và suy ngẫm; Lời Thầy dặn thung dung; Con đường xanh yêu thương; Giống sắn KM140 giải VIFOTEC; Hoa và Ong Hoa Người; Những trang văn thắp lửa; Bài ca Trường Quảng Trạch; Bài thơ Viên đá Thời gian; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-30-thang-4https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-30-thang-4

NHỚ LẠI VÀ SUY NGẪM

Trận thắng hôm qua bạn góp máu hồng
Lớp học hôm nay bạn không trở lại
Trách nhiệm trong mình nhân lên gấp bội
Đồng đội ơi tôi học cả phần anh.


Hoàng Kim

Bài học cuộc sống thấm thía nhất thường là bài học của chính đời mình trãi nghiệm. Tôi xúc động đọc lại ‘Thầy bạn là lộc xuân’ và thật tâm đắc với Hoàng Ngọc Dộ khát vọng, Hoàng Trung Trực đời lính vì cao hơn trang văn là chính cuộc đời của chính mình, của những người anh ruột mình thấm từng giọt chữ. Tháng năm tôi nhớ lại và suy ngẫm về 18 thư mục ghi chép nhỏ (Notes) nay được lưu chung một chỗ để thỉnh thoảng đọc lại: 1) Nước Việt Nam thống nhất; 2) Đêm trắng và bình minh; 3) Tháng Năm tháng của hoa; 4) Những câu chuyện tháng năm 5) Về lại mái trường xưa; 6) Lời thề trên sông Hóa; 7) Nhớ kỷ niệm một thời; 8) Năm tháng ở trời Âu; 9) Vòng qua Tây Bán Cầu; 10) Đi để hiểu quê hương; 11) Bài học tự thắng mình; 12) Suy ngẫm từ núi Xanh; 13) Suy tư sông Dương Tử; 14) Trận Thượng Hải năm 1937; 15) Trận Vũ Hán năm 1938; 16) Đi thuyền trên Trường Giang; 17) Trung Quốc một suy ngẫm; 18) Việt Nam con đường xanh.

NƯỚC VIỆT NAM THỐNG NHẤT

Chiến tranh Việt Nam dài và ác liệt quá, tổn thất mất mát lớn quá. Đó là một trong những sự kiện lớn nhất thế kỷ 20 không riêng Việt Nam mà của toàn nhân loại. 30 tháng 4 là kết thúc cuộc chiến tranh ba mươi năm, là ngày hòa bình, thống nhất đất nước đầu tiên của dân tộc Việt. Chiến tranh Việt Nam (1955–1975) là giai đoạn thứ hai và là giai đoạn khốc liệt nhất của Chiến tranh Đông Dương (1945–1979). Đây là cuộc chiến giữa hai bên, một bên là Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam cùng Hoa Kỳ và một số đồng minh khác như Úc, New Zealand, Đại Hàn, Thái Lan và Philippines tham chiến trực tiếp; một bên là Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam, Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tại miền Nam Việt Nam, cùng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đều do Đảng Lao động Việt Nam lãnh đạo, được sự viện trợ vũ khí và chuyên gia từ các nước xã hội chủ nghĩa (cộng sản), đặc biệt là của Liên Xô và Trung Quốc. Cuộc chiến này tuy gọi là “Chiến tranh Việt Nam” do chiến sự diễn ra chủ yếu tại Việt Nam, nhưng đã lan ra toàn cõi Đông Dương, lôi cuốn vào vòng chiến cả hai nước lân cận là Lào và Campuchia ở các mức độ khác nhau. Do đó cuộc chiến còn được gọi là Chiến tranh Đông Dương lần thứ 2. Cuộc chiến này chính thức kết thúc với sự kiện 30 tháng 4, 1975, khi Tổng thống Dương Văn Minh của Việt Nam Cộng hòa đầu hàng quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam, trao chính quyền lại cho Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam.

Tôi là người lính của 30 tháng 4. Hai anh em tôi, thuộc hai cánh quân lớn trong năm cánh quân, gặp nhau giữa lòng thành phố sau ngày Việt Nam thống nhất. Chùm ảnh dưới đây là ít ảnh tư liệu gia đình. Tôi viết về cái “tôi” nhỏ bé và đơn giản trong cái “ta” to lớn và phức tạp của đất nước con người Việt Nam để tìm về thế giới của riêng mình như giọt nước trong biển cả có vị mặn, máu và nước mắt.

ĐÊM TRẮNG VÀ BÌNH MINH

Ông José António Amorim Dias, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hòa Dân chủ Timor-Leste tại UNESCO và Liên minh châu Âu trên chuyến tàu tốc hành từ Brussels đến Paris chung khoang với tôi đã trò chuyện và chia sẽ rất nhiều điều về triết lý nhân sinh và văn hóa giáo dục. Khu vực Bắc Âu có chất lượng cuộc sống tốt, và Vương quốc Bhutan nơi đề xuất ý tưởng Ngày Quốc tế Hạnh phúc là nước có chỉ số hạnh phúc cao dựa trên các yếu tố như sức khỏe, tinh thần, giáo dục, môi trường, chất lượng quản lý và mức sống của người dân là điều rất đáng suy ngẫm.

Môi trường sống yên lành và chất lượng cuộc sống tốt là giấc mơ hạnh phúc của mọi người dân. Đi xa về Bắc Âu đến Phần Lan, Thụy Điển, Hà Lan, Đan Mạch, Na Uy là vùng thiên nhiên, văn hóa thanh bình, mới lạ. Nơi đó không gian văn hóa thật trong lành. Chất lượng cuộc sống tốt hơn nhiều vùng tôi đã qua. Bắc Âu thoát ra khỏi cuộc chiến tranh. Họ không bị cuốn vào chiến tranh như Việt Nam, như châu Á, châu Phi, Tây Âu , Đông Âu và châu Đại dương. Họ bình tĩnh chuyển từ thế đối đầu lách ra khỏi cuộc chiến tranh giành quyền lực và nguồn lợi khốc liệt suốt hàng thế kỷ để trở thành những nước thanh bình và có chất lượng cuộc sống cao nhất thế giới.

Tôi suy ngẫm kỹ điều này trong bài viết “Đêm trắng và bình minh”. Khối các nước Bắc Âu Scandinavia (gồm Hà Lan, Đan Mạch, Na Uy, Thuỵ Điển, Phần Lan, Iceland, Greenland, quần đảo Faroe thuộc Đan Mạch), đêm 30 tháng 4 là Đêm Walpurgis, Bình minh ngày mới. Ngày 30 tháng 4 và ngày Quốc tế Lao động 1 tháng 5 ở Bắc Âu là các ngày lễ hội mừng Xuân đến. Hoa xuân bừng nở khắp nơi, tơ trời hương đất say đắm lòng người. Năm tháng ở trời Âu, tôi viết Bài ca tháng năm, suy ngẫm về bài học cuộc sống.

THÁNG NĂM THÁNG CỦA HOA

Tháng năm là tháng của hoa
Anh đi ở giữa bao la đất trời
Nghe lòng thư thái, thảnh thơi
Ngắm ai từng cặp trao lời yêu thường.

Hoa xuân bừng nở khắp đường
Công viên ngợp giữa một rừng đầy hoa
Bên dòng sông nhỏ quanh co
Bạch dương rọi nắng, lơ thơ liễu mềm.

Anh đi vào chốn bình yên
Bùi ngùi lại nhớ thương em ở nhà.

Bài học Bắc Âu miền đất trong lành, nước Bỉ trái tim EU, và Ghent thành phố khoa học công nghệ là chỉ dấu minh triết cho các vĩ nhân lịch sử biết khéo tập hợp những lực lượng tinh hoa và sức mạnh dân chúng để thoát khỏi hiểm họa và bảo tồn được ngọc quý di sản.

Tôi nhớ đến Bernadotte với vợ là Déssirée trong tác phẩm “Mối tình đầu của Napoléon” của Annemarie Selinko. Vợ chồng hai con người kỳ vĩ này với lý tưởng dân chủ đã xoay chuyển cả châu Âu, giữ cho Thụy Điển tồn tại trong một thế giới đầy biến động và nhiễu nhương. Bắc Âu phồn vinh văn hóa, thân thiện môi trường và có nền giáo dục lành mạnh phát triển như ngày nay là có công và tầm nhìn kiệt xuất của họ. Bernadotte là danh tướng của Napoleon và sau này được vua Thụy Điển đón về làm con để trao lại ngai vàng. Ông xuất thân hạ sĩ quan tầm thường nhưng là người có chí lớn, suốt đời học hỏi và tấm lòng cao thượng rộng rãi. Vợ ông là Déssirée là người yêu đầu tiên của Napoleon nhưng bị Napoleon phản bội khi con người lừng danh này tìm đến Josephine một góa phụ quý phái, giàu có, giao du toàn với những nhân vật quyền thế nhất nước Pháp, và Napoleon đã chọn bà làm chiếc thang bước lên đài danh vọng. Bernadotte với vợ là Déssirée hiểu rất rõ Napoleon. Họ đã khéo chặn được cơn lốc cuộc chiến đẫm máu tranh giành quyền lợi giữa các tập đoàn thống trị và các nước có lợi ích khác nhau. Bernadotte và Déssirée đã đưa đất nước Thụy Điển và Bắc Âu khai sáng vầng hào quang bình minh phương Bắc.

Việt Nam và khối Asean hiện cũng đang đứng trước “con sư tử phương Đông trỗi dậy” và sự vần vũ của thế giới văn minh tuy nhiều cơ hội hơn nhưng cũng tiềm ẩn nhiều hiểm họa khó lường hơn. Điều này dường như rất giống của thời Napoleon người hùng châu Âu khao khát một nước Pháp phục hưng dân tộc và mở rộng phạm vi ảnh hưởng.

Trong vùng địa chính trị đầy điểm nóng tranh chấp biên giới hải đảo, sự tham nhũng, chạy theo văn minh vật chất; nguy cơ tha hóa ô nhiễm môi trường, nguồn nước, bầu khí quyển, vệ sinh thực phẩm, văn hóa giáo dục và chất lượng cuộc sống thì bài học trí tuệ càng cấp thiết và rõ nét.

Đi đâu cũng không bằng Tổ quốc mình. Nói gì, làm gì cũng không bằng dạy, học và làm cho đồng bào đất nước mình. Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương. Mục đích sau cùng của dạy và học là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và làm được việc. Dạy và học thực tiễn trên chính Tổ quốc mình.

Việt Nam quê hương tôi là đất nước của biết bao nhiêu thế hệ xả thân vì nước để quyết giành cho được độc lập, thống nhất, tự do và toàn vẹn lãnh thổ. “Nếu chỉ để lại lời nói suông cho đời sau sao bằng đem thân đảm nhận trọng trách cho thiên hạ trước đã” nhưng “sức một người thì có hạn, tài trí thiên hạ là vô cùng”. Làm nhà khoa học xanh hướng đến bát cơm ngon của người dân nghèo, đó là điều tôi tâm đắc nhất!

Nhân loại đã có một thời đi trong đêm trắng ánh sáng của thiên đường, đêm trắng bình minh phương Bắc. Sự chạng vạng tranh tối tranh sáng có lợi cho sự quyền biến nhưng khoảng khắc bình minh là sự kỳ diệu mở đầu cho Ngày mới, Xuân mới.

Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời bắt đầu từ tuổi trẻ. Tôi đã đi qua một vòng trái đất, một vòng cuộc đời, một vòng đêm trắng để bây giờ ngày mới bắt đầu từ Bình minh.

NHỮNG CÂU CHUYÊN THÁNG NĂM

Bác Võ Nguyên Giáp được nhiều người Việt Nam kính trọng vì Bác Giáp đặt việc công lên trên hết “dĩ công vi thượng”. ‘Bác Văn ơi thành kính tiễn Người’ Gia đình tôi hòa trong dòng người đông đảo của toàn quốc đã đến Dinh Thống Nhất tiễn Bác. Hôm đó là lần duy nhất trong đời, tôi đã đeo đủ huân huy chương

Võ Nguyên Giáp tổng tập hồi ký là tác phẩm lớn nhất của nhà thiên tài quân sự Việt, soi sáng rất nhiều góc khuất trong lý luận và thực tiễn của thời đại Hồ Chí Minh. Muốn thấu hiểu chiến tranh Đông Dương và chiến tranh Việt Nam, thấu hiểu 30 tháng 4, tháng năm nhớ lại và suy ngẫm, chúng ta cần đọc lại rất kỹ “Võ Nguyên Giáp, tổng tập hồi ký”.

Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911, mất ngày 4 tháng 10 năm 2013. Ông là Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam, là một trong những người góp công thành lập Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, được Chính phủ Việt Nam tôn vinh là “người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, chỉ huy chính trong các chiến dịch và chiến thắng chính trong Chiến tranh Đông Dương (1946–1954) đánh bại Thực dân Pháp, Chiến tranh Việt Nam (1960–1975) chống Mỹ, thống nhất đất nước và Chiến tranh biên giới Việt-Trung (1979) chống quân Trung Quốc tấn công biên giới phía Bắc. Tướng Giáp xuất thân là một giáo viên dạy sử, ông trở thành nhà lãnh đạo quân sự, vị tướng kiệt xuất của Việt Nam và thế giới. Ông được nhân dân ngưỡng mộ và được nhiều tờ báo ca ngợi là anh hùng của nhân dân Việt Nam.

Lời thề của Tổng thống Mỹ George Washington cũng là điều chúng ta cần rất suy ngẫm. Ông nói “Cái tên người Mỹ phải xóa bỏ bất cứ những liên hệ ràng buộc nào mang tính cách địa phương”. Tổng thống Washington khi mất được tán tụng như là “người đầu tiên trong chiến tranh, người đầu tiên trong hòa bình, và người đầu tiên trong lòng dân tộc của ông”. Washington đã trở thành biểu tượng dân tộc và quốc tế, đặc biệt tại Pháp và châu Mỹ Latin. Các học giả lịch sử luôn xếp ông là một trong số những vị tổng thống vĩ đại nhất.”. Ngày 30 tháng 4 năm 1789 là ngày Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ George Washington đọc lời tuyên thệ nhậm chức Tổng thống dân cử đầu tiên, trên ban công Tòa nhà Liên bang trên Phố Wall tại thành phố New York. Tổng thống Washington có một viễn tưởng về một quốc gia hùng mạnh và vĩ đại, xây dựng trên những nền tảng của nền cộng hòa, sử dụng sức mạnh của liên bang. Ông tìm cách sử dụng chính phủ cộng hòa để cải thiện hạ tầng cơ sở, mở rộng lãnh thổ phía tây, lập ra trường đại học quốc gia, khuyến khích thương mại, tìm nơi xây dựng thành phố thủ đô (Washington, D.C.), giảm thiểu những sự căng thẳng giữa các vùng và vinh danh tinh thần chủ nghĩa quốc gia.

George Washington hiện nay được biết như vị cha già của nước Mỹ. Ông sinh ngày 22 tháng 2 năm 1732, mất ngày 14 tháng 12 năm 1799. Ông là một nhà lãnh đạo chính trị và quân sự có ảnh hưởng lớn đối với quốc gia non trẻ Hoa Kỳ từ năm 1775 đến năm 1799. Ông đã lãnh đạo người Mỹ chiến thắng Vương quốc Anh trong cuộc Chiến tranh Cách mạng Mỹ với tư cách là tổng tư lệnh Lục quân Lục địa năm 1775–1783, và ông cũng đã trông coi việc viết ra Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787. Quốc hội nhất trí chọn lựa ông làm tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ (1789–1797). Phong cách lãnh đạo của ông đã có ảnh hưởng đến thể thức và lễ nghi cho chính quyền mà được sử dụng từ đó cho đến nay, thí dụ như dùng một hệ thống nội các và buổi đọc diễn văn nhậm chức. Với tư cách là tổng thống, ông đã xây dựng một chính quyền quốc gia mạnh mẽ và giàu tài chính mà đã tránh khỏi chiến tranh, dập tắt nổi loạn và chiếm được sự đồng thuận của hầu hết người Mỹ

Tháng năm nhớ lại và suy ngẫm là mốcson để chúng ta tìm về tác phẩm “Giu-cốp, nhớ lại và suy nghĩ”. Giu cốp là danh tướng lỗi lạc huyền thoại của quân đội Liên Xô, người đã kết thúc oanh liệt trận Beclin, trận thắng quyết định trong chiến tranh thế giới thứ hai; Hitler và Eva tự sát; Liên Xô cắm quốc kỳ trên nóc Tòa nhà quốc hội Đức ngày 30. 4. 1945. Đó là trận đọ sức sinh tử, mà nếu không có Giu cốp lịch sử có thể đổi khác.

“Nhớ lại và suy nghĩ” là tác phẩm nổi tiếng của Giu cốp đã làm sáng tỏ nhiều góc khuất. Lịch sử Thế giới có lẽ đã thay đổi, đặc biệt là trận Beclin, trận thắng sinh tử cuối cùng, quan hệ Xô Mỹ, quan hệ Liên Xô và Nam Tư, nhiều vấn đề hệ trọng quốc gia của Liên Xô. Những ý kiến của Giu cốp tỏa sáng khi được đáp ứng đầy đủ và sự tổn thất là tai họa thật ghê gớm khi không được trọng thị. Chúng ta muốn hiểu chiến tranh thế giới thứ Hai và chiến tranh lạnh thì không thể không nghiền ngẫm kỹ con người và tác phẩm Giu cốp. Bộ sách quý “Đọc lại và suy ngẫm” là chìa khóa vàng để hiểu nhiều điều.

“Trước những thắng lợi nhanh chóng trên hướng Berlin và dựa trên các báo cáo lạc quan của đại tướng V.I.Chuikov – tư lệnh tập đoàn quân cận vệ 8, Stalin lệnh cho Tổng tham mưu trưởng, đại tướng A. I. Antonov soạn thảo một kế hoạch đánh chiếm Berlin ngay trong thời gian cuối tháng 2, đầu tháng 3 năm 1945. Tuy nhiên, G. K. Zhukov cho rằng mọi việc không đơn giản như Tổng tư lệnh tối cao nghĩ. Từ kinh nghiệm Chiến dịch phòng thủ phản công tại khu vực Moskva năm 1941, G. K. Zhukov cho rằng quân Đức sẽ không chịu mất Berlin một cách dễ dàng và sẽ tổ chức phản công vào hai bên sườn của ba phương diện quân Liên Xô lúc này đã làm thành một đội hình kéo dài như một mũi nhọn trên hướng Berlin. Ông hiểu rõ: đánh thẳng vào Berlin không khó, nhưng quân Đức có thể cắt đứt và hợp vây lực lượng Hồng quân tiến quá nhanh về phía trước, khiến cho Hổng quân tổn thất nặng. Thêm vào đó, Hồng quân chưa có kinh nghiệm đánh chiếm một thành phố rộng lớn và có sự phòng thủ kiên cố như Berlin. Chính vì vậy, ông yêu cầu quân đội phải củng cố thật chặt trận địa trên bờ tây sông Oder. Đồng thời Zhukov cũng tiến hành trinh sát một cách kỹ lưỡng: ông ra lệnh cho không quân chụp 6 kiểu ảnh về thành phố Berlin và các phòng tuyến của quân Đức xung quanh đấy, rồi dựa vào đó cùng với những tài liệu bắt được và lời khai của tù binh Zhukov cho biên soạn một bản báo cáo tổng hợp được thuyết minh rõ ràng đính kèm với những tấm bản đồ chi tiết, phát hành xuống các cấp chỉ huy từ tư lệnh đến chỉ huy đại đội. Và thực tế đã diễn ra đúng như G. K. Zhukov dự đoán. Trong khi phòng ngự tích cực trên tuyến sông Oder – Neisse, từ tháng 2 năm 1945, Bộ Tổng tư lệnh quân đội Đức đã điều động tập đoàn quân xe tăng 6 SS và tập đoàn quân 5 từ mặt trận phía Tây về khu vực Budapest, điều động các tập đoàn quân xe tăng 3 và tập đoàn quân 11 đến khu vực Đông Pomerania để tổ chức phản công. Nắm được chính xác tình hình, G. K. Zhukov đề nghị I. V. Stalin cho hoãn ngay chiến dịch Berlin, điều Phương diện quân Belorussia 2 của Nguyên soái K. K. Rokossovssky quay lên hướng Tây Bắc mở Chiến dịch Đông Pomerania chặn trước cuộc phản công của quân Đức. Ngày 20 tháng 2, Phương diện quân Belorussia 2 sử dụng các tập đoàn quân xe tăng cận vệ 1 và 2 đột kích vào Gonnof – Stagag – Colberg, chia cắt và bao vây cụm quân Đông Pomerania khỏi chủ lực của Cụm tập đoàn quân Vistula (Đức). Ngày 4 tháng 3, 14 sư đoàn của cụm quân này bị đánh tan. Tại hướng Nam, G. K. Zhukov cũng yêu cầu Nguyên soái K. E. Voroshilov chỉ đạo các phương diện quân Ukraina 2 và 3 thiết lập trận địa phòng thủ vững chắc tại khu vực Budapest – Velense – Balaton, mở chiến dịch phòng ngự Balaton, đánh bại cuộc phản công của 31 sư đoàn Đức, trong đó có 11 sư đoàn xe tăng được triển khai ngày 6 tháng 3. Ngày 15 tháng 3, cuộc phản công của quân Đức tại khu vực Balaton bị chặn đứng, hai phương diện quân Ukraina 2 và 3 chuyển sang tấn công thẳng qua Budapest đến Viên.[102] Ở giữa mặt trận, Phương diện quân Ukraina 1 tiến hành chiến dịch Hạ Silesia quét sạch quân Đức khỏi khu vực Glogau, thủ tiêu mối đe dọa bên sườn trái của phương diện quân và vững tiến ra tuyến Neisse. Một số chỉ huy quân sự Liên Xô quá hăng hái đã coi sự chậm trễ công phá Berlin là một khuyết điểm của ông. Tuy nhiên, sự thật đã chứng minh G. K. Zhukov đúng. Với cuộc phản kích của quân Đức từ hai bên sườn (từ khu vực Đông Pomerania xuống phía Đông Nam, từ khu vực Budapest vòng lên phía Đông Bắc, phối hợp với Cụm tập đoàn quân A từ Silesia vòng lên phía Tây Bắc), các Phương diện quân Liên Xô có thể sẽ phải chịu những thiệt hại nặng nề như quân Đức trước cửa ngõ Moskva cách đó gần 4 năm trước hoặc như Hồng quân Nga Xô Viết trước cửa ngõ Warsawa năm 1920.

Cuộc tổng công kích sau cùng vào Berlin bắt đầu sau hai ngày sử dụng các trận đánh trinh sát để buộc quân Đức phải điều động lực lượng bố trí ở hướng chủ yếu đi hướng khác, 5 giờ sáng ngày 16 tháng 4, G. K. Zhukov phát lệnh mở màn Chiến dịch Berlin, chiến dịch quân sự cuối cùng trong cuộc đời binh nghiệp của ông. Sau gần 1 giờ pháo binh, tên lửa Katyusha bắn chuẩn bị, hơn 140 ngọn đèn pha phòng không công suất lớn rọi thẳng vào phòng tuyến của quân Đức đã làm lóa mắt toàn bộ các đài quan sát, các đối kính pháo, kính tiềm vọng… Xe tăng và bộ binh Liên Xô trong ngày đầu đã vượt qua hai tuyến phòng thủ vòng ngoài. Khi tiến vào nội đô Berlin, Zhukov nhận thấy đường sá trong thành phố quá chật hẹp đối với các tập đoàn quân xe tăng từng phát huy uy lực mạnh mẽ trên thảo nguyên trống trải. Vì vậy ông điều các lực lượng xe tăng xuống cùng thành lập các tổ hiệp đồng tác chiến cùng với bộ binh, pháo binh và các binh chủng khác – với quân số mỗi tổ thường chỉ gồm một trung đội. Các tổ hiệp đồng đó đã chiến đấu rất linh hoạt giữa các đường phố chằng chịt như mê cung của thủ đô nước Đức. Sau một tuần tấn công, Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 1 của Phương diện quân Ukraina 1 và Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 2 của Phương diện quân Belorussia 1 đã gặp nhau tại khu vực Ketshino – Potsdam – Brandenburg, phía tây Berlin. Các đơn vị khác của ba phương diện quân Liên Xô đã gặp gỡ với quân Đồng Minh Anh, Hoa Kỳ trên bờ sống Elbe. 8 vạn Hồng quân đã hy sinh trong trận Berlin đẫm máu, nhưng vào ngày 30 tháng 4, lá cờ chiến thắng được cắm lên nóc nhà Quốc hội Đức. Hitler và Goebbel tự sát. 0 giờ ngày 9 tháng 5, tạị Karlhorst, đại diện nước Đức và quân đội Đức Quốc xã ký biên bản đầu hàng vô điều kiện trước đại diện 4 nước đồng minh Anh, Hoa Kỳ, Liên Xô và Pháp. Thay mặt nhà nước, quân đội và nhân dân Liên Xô, nguyên soái G. K. Zhukov ký biên bản này. Do có công đánh chiếm Berlin, Zhukov được phong tặng Huân chương Sao vàng – Anh hùng Liên Xô lần thứ ba.

Giu cốp xếp đầu bảng về số lượng các trận thắng tầm cỡ toàn cầu, được nhiều người công nhận về tài năng chỉ đạo chiến dịch và chiến lược. Những chiến tích của ông đã trở thành những đóng góp rất to lớn vào kho tàng di sản kiến thức quân sự nhân loại. Nó không những có ảnh hưởng lớn về lý luận quân sự của Liên Xô mà cũng có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của lý luận quân sự thế giới. Nguyên soái A. M. Vasilevsky nhận định G. K. Zhukov là một trong những nhà cầm quân lỗi lạc của nền quân sự Xô Viết. Trong cuộc Chiến tranh giữ nước vĩ đại của Liên bang Xô viết, ông đã giữ các chức vụ Tư lệnh Phương diện quân Dự bị, Tư lệnh Phương diện quân Tây, Tư lệnh Phương diện quân Beloussia 1, Tổng tham mưu trưởng quân đội Liên Xô, Thứ trưởng Bộ dân ủy Quốc phòng kiêm Phó Tổng tư lệnh tối cao quân đội Liên Xô, Ủy viên Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Hầu hết các nhà lãnh đạo quân sự nổi tiếng thế giới cùng thời với ông như Thống chế Anh Sir Bernard Law Montgomery, Thống tướng Hoa Kỳ Dwight David Eisenhower, Thống chế Pháp Jean de Lattre de Tassigny đều công nhận tên tuổi của ông đã gắn liền với hầu hết các chiến thắng lớn trong cuộc chiến như Trận Moskva (1941), Trận Stalingrad, Trận Kursk, Chiến dịch Bagrachion, Chiến dịch Visla-Oder và Chiến dịch Berlin. Trong giai đoạn sau chiến tranh, ông giữ các chức vụ Tổng tư lệnh quân đội Liên Xô tại nước Đức, tư lệnh các quân khu Odessa và Ural. Sau khi lãnh tụ tối cao I. V. Stalin qua đời, ông được gọi về Moskva và được bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng thứ nhất Bộ Quốc phòng Liên Xô. Trong thời gian từ năm 1955 đến năm 1957, ông giữ chức vụ Ủy viên trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Liên Xô. Năm 1957, trong thời gian đang đi thăm Nam Tư, ông bị đưa ra khỏi Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Năm 1958, ông bị miễn nhiệm tất cả các chức vụ trong quân đội”.

*.

Tướng Giáp của chiến tranh Việt Nam giống và khác gì so tướng Giucốp? Thượng tướng Trần Văn Trà đã viết về đại tướng Võ Nguyên Giáp thật minh triết và thật ám ảnh: “phải thật công khai, thật công phu, thật công bằng và thật công tâm khi nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp”.“Suốt hai cuộc kháng chiến, tôi chưa hề thầy Bí thư Quân ủy Trung ương kiêm Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mắc một sai lầm nào về chiến lược và chiến thuật quân sự; tôi chỉ thấy Anh Văn đi những nước cờ bậc thầy để vây hãm và tiến công quân địch”. Đó thật sự là một tổng kết rất sâu sắc của một danh tướng Việt Nam đối với TổngTư lệnh Võ Nguyên Giáp. Trần Văn Trà bóng hạc là danh tướng tài năng gắn bó lâu dài nhất, bền bỉ nhất và xuất sắc nhất trong các vị tướng chiến trường miền Nam, mà tôi ngưỡng mộ.. Tôi tâm đắc với nhận định này. Bác Giáp viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh “Thế giới còn đổi thay nhưng tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn sống mãi”. Võ Nguyên Giáp ẩn số Chính Trung đã trãi nghiệm nhiều biến cố lịch sử nên chắc chắn hiểu rất rõ bài học Bắc Âu khi thực hành xuất sắc tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Chúng ta muốn hòa bình nên chúng ta đã nhân nhượng nhưng chúng ta càng nhân nhượng, họ càng lấn tới vì họ dã tâm muốn cướp nước ta một lần nữa”. Bài học chiến tranh và hòa bình sâu sắc thay!.

Được và Mất là cái giá của sự chiến thắng!

VIẾNG MỘ CHA MẸ
Hoàng Trung Trực

“Dưới lớp đất này là mẹ là cha
Là khởi phát đời con từ bé bỏng
Là lời mẹ ru dịu dàng cánh võng
Là gươm đao cha một thuở đau đời.

Hành trang cho con đi bốn phương trời
Là nghĩa khí của cha, là nhân từ của mẹ
Vẫn bầu sữa tinh thần không ngừng không nghỉ
Để hành trang cho con đi tiếp cuộc đời

Cuộc đời con bươn chải bốn phương trời
Nay về lại nơi cội nguồn sinh trưởng
Dâng nén hương mà lòng hồi tưởng
Thuở thiếu thời trong lồng cánh mẹ cha

“Ước hẹn anh em một lời nguyền
Thù nhà đâu sá kể truân chiên
Bao giờ đền được ơn trung hiếu
Suối vàng nhắm mắt mới nằm yên”

“Không vì danh lợi đua chen
Công Cha nghĩa Mẹ quyết rèn bản thân !”

Hoàng Trung Trực đời línhc ghi lại kỹ niệm một thời của người lính chấp nhận sự hi sinh thân mình cho độc lập tự do và thống nhất của Tổ Quốc. Trang thơ gắn với sự thân thiết của nhiều đồng đội đã ngã xuống, sự đau đời mảnh đạn trong người và sự mẫu mực thầm lặng, ung dung đời thường của người con trung hiếu sau chiến tranh. Hoàng Trung Trực sinh ngày 26 tháng 2 năm 1944 tại xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, là đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam thời chống Mỹ, thương binh bậc 2/4, hiện đã nghĩ hưu từ tháng 11/1991 tại số nhà 28/8/25 đường Lương Thế Vinh , phường Tân Thới Hòa, quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh. Ông sinh ra và lớn lên trong thời điểm của hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm dài nhất, ác liệt nhất trong lịch sử dân tộc. Ông đã trở thành người lính trưởng thành trong lửa đạn, chỉ huy từ tiểu đội đến sư đoàn binh chủng hợp thành, trãi qua các chiến dịch giải phóng nước bạn Lào 10/1963- 5/1965, đường 9 Khe Sanh Quảng Trị 6/1965 -12/1967, Mậu Thân ở Thừa Thiên Huế 1/1968 – 12/1970, đường 9 Nam Lào 1/1971-4/1971, thành cổ Quảng Trị 5/1972-11/1973; các chiến dịch Phước Long, Chơn Thành, Dầu Tiếng, Xuân Lộc và chiến dịch Hồ Chí Minh 12/1973-4/1975; các chiến dịch giúp nước bạn Cămpuchia 5/1977-12/1985. Ông đã qua Học viện Lục Quân Đà Lạt, Học viện Quân sự Cao cấp Khóa 1 ở Hà Nội, Chủ tịch Quân quản Quận 10, Quận 11 thành phố Hồ Chí Minh, Phó Tư lệnh Đặc khu Vũng Tàu Côn Đảo. Ông có vợ là bà Trần Thị Hương Du làm ở Ngân hàng với hai con  Hoàng Thế Tuấn kỹ sư bách khoa điện tử viễn thông và Hoàng Thế Toàn bác sỹ. Tập thơ “ Hoàng Trung Trực đời lính” vui được hiến tặng bạn đọc

VỀ LẠI MÁI TRƯỜNG XƯA

Đâu phải bây giờ ta mới quý thời gian
Mỗi ngày đi qua
Mỗi tháng đi qua
Mỗi năm đi qua
Thấm thoắt thời gian
Nhìn sự vật đổi thay ta biết rõ

Mái tóc Thầy ta đã bạc đi già nữa
Hàng trăm bạn bè thuở ấy đã đi xa
Ta lại về đây với mái trường xưa
Thân thiết quá nhưng sao hồi hộp thế
Trăm khuôn mặt trông vừa quen vừa lạ
Ánh mắt chào đọng sáng những niềm vui

Ta chỉ là hạt cát nhỏ nhoi
Trong trùng điệp triệu người lên tuyến lửa
Giá độc lập giờ đây thêm hiểu rõ
Thắng giặc rồi càng biết quý thời gian

Đất nước ba mươi năm chiến đấu gian nan
Mỗi tấc đất đều đậm đà nghĩa lớn
Bao xương máu cho tự do toàn vẹn
Bao đồng bào, đồng chí đã hi sinh.

Ta dâng cho Tổ Quốc tuổi thanh xuân
Không tiếc sức cho cuối cùng trận thắng
Xếp bút nghiên để đi cầm khẩu súng
Càng tự hào làm người lính tiên phong

Nay trở về khi giặc đã quét xong
Trách nhiệm trao tay tiếp cầm ngọn bút
Nâng cuốn sách lòng bồi hồi cảm xúc
Ta hiểu những gì ta phải gắng công

Trận thắng hôm qua bạn góp máu hồng
Lớp học hôm nay bạn không trở lại
Trách nhiệm trong mình nhân lên gấp bội
Đồng đội ơi tôi học cả phần anh.

Biết ơn thầy cô giáo dịu hiền
Bằng khích lệ động viên lòng vượt khó
Trăm gian nan buổi ban đầu bở ngỡ
Có bạn thầy càng bền chí vươn lên

Trước mỗi khó khăn có bạn luôn bên
Như đồng đội trong chiến hào chia lửa
Ôi thân thiết những bàn tay tập thể
Ta nhủ lòng cần xứng đáng hơn

Đâu phải bây giờ ta mới quý thời gian
Hiểu mất mát, biết tự hào phải cố
Trận tuyến mới nguyện xứng là chiến sĩ
Thiêng liêng lời thề, vững một niềm tin.

LỜI THỀ TRÊN SÔNG HÓA

Sông Hóa ơi Bạch Đằng Giang
Ta đến nơi đây chẳng một lần
Lời thề sông núi trời đất hiểu
Lời dặn lại của Đức Thánh Trần

Sông Hóa ơi hời ơi Linh Giang
Quê hương liền dải tụ trời Nam
Minh Lệ, Hưng Long hai bầu sữa
Hoàng Gia trung chính một con đường.

Rào Nan Đá Dựng chốn sông thiêng
Nguồn Son Chợ Mới đẹp ân tình
Minh Lệ đình xưa thương làng cũ
Nguyện làm hoa đất của quê hương

Đất nặng ân tình đất nhớ thương
Ta làm hoa đất của quê hương
Để mai mưa nắng con đi học
Lưu dấu chân trần với nước non

NHỚ KỶ NIỆM MỘT THỜI

Giữa ngày vui nhớ miền Đông
Nôn nao lòng lại giục lòng nhớ thương
Chân đi muôn dặm nẻo đường
Phải đâu cứ đất quê hương mới là

Đêm nằm nghe gió thoảng qua
Nồng thơm hương lúa, đậm đà tình quê
Chợt dưng lòng lại gọi về
Vùng quê xa với gió hè miền Đông

Vục đầu uống ngụm nước trong
Nhớ sao Vàm Cỏ ngọt dòng sông xanh
Nhớ từ xóm Giữa xa em
Nhớ lên Bù Đốp, Lộc Ninh, xóm Chùa

Xa em từ bấy đến chừ
Một vầng trăng sáng, xẽ chia đôi miền
Em về Châu Đốc, Long Xuyên
Anh lên Srêpốc với niềm nhớ thương

Nằm đêm lưng chẳng tới giường
Nghe chao cánh võng giữa rừng đêm khuya
Chăm chăm theo nét bản đồ
Cùng anh, cùng bạn tiến vô Sài Gòn

Giữa ngày vui nhớ miền Đông
Nhớ em, nhớ bạn, thuỷ chung vẹn toàn
Phải vì vất vả gian nan
Của bao năm đặm nhớ thương đến rày …

Non sông những tháng năm này
Lọc muôn sắc đỏ cho ngày hội vui
Nhớ em trong dạ bùi ngùi …
Trông trời hoa, nhớ đất trời miền Đông.

NĂM THÁNG DƯỚI TRỜI ÂU

Đi giữa Praha rực rỡ nắng vàng
Gió bớt thổi nên lòng người bớt lạnh
Phố xá nguy nga, nhịp đời hối hả
Gợi lòng ta uẩn khúc những suy tư

Ôi quê hương thân thiết tự bao giờ
Mỗi bước đi xa càng thêm yêu Tổ Quốc
Nhớ quê nhà nửa đêm ta tỉnh thức
Ngóng phương trời vợi vợi nhớ mênh mông

Biết ơn quê nghèo cắt rốn chôn rau
Nơi mẹ cha xưa suốt đời lam lũ
Cha giặc giết luống cày còn bỏ dỡ
Sự nghiệp này trao lại tay con

Biết ơn anh tần tảo sớm hôm
Năm năm học mỗi ngày cơm một bữa
Bắt ốc mò cua bền gan vững chí
Nhắc thù nhà nợ nước cho em.

Sống giữa lòng dân những tháng những ngày
Anh chị góp công, bạn thầy giúp sức
Đêm trăn trở ngọn đèn khuya tỉnh thức
Nhớ một thời thơ ấu gian nan …

Biết ơn em người bạn gái thủy chung
Thương cha mẹ quý rể nghèo vẫn gả
Em gánh vác mọi việc nhà vất vả
Dành cho anh nghiên cứu được nhiều hơn

Biết ơn trại nhà mảnh đất yêu thương
Nơi suốt đời ta nghĩa tình gắn bó
Mảnh đất thiêng chim phượng hoàng làm tổ
Lúa ngô sắn khoai hoa qủa dâng đời

VÒNG QUA TÂY BÁN CÂU

Khi chiều hôm nắng tắt ở chân trời
Tạm ngưng học, tắm rồi em hãy dạo
Bước khoan thai nhận hương trời chiều tối
Nghĩ suy về năm tháng đã đi qua

Em đã xa cái tuổi học trò
Nhưng việc học có bao giớ là muộn?
Nấc thang học càng vươn cao càng muốn
Bao cuộc đời nhờ học để thành công

Nhớ nghe em những năm tháng không quên
Năm năm học mỗi ngày cơm một bữa
Đêm tỉnh thức đói cồn cào trong dạ
Vẫn gan vàng, dạ sắt, lòng son

Nhớ ngày cha ngã xuống vì bom
Tấm áo máu suốt đời ta nhớ mãi
Trong thương đau nhân quyết tâm gấp bội
Phải làm gì để trả mối thù sâu.

Nhớ ngọn đèn chong giữa canh thâu
Những đêm lạnh của trời Hà Bắc
“Thắp đèn lên đi em!” thơ của thời đi học
Xốn xang lòng đã mấy chục năm qua

Ôi vầng trăng, vầng trăng quê ta
Và ngôi sao Mai đã thành đốm lửa
Một giọt máu tim ta treo giữa trời nhắc nhở
Em bên Người năm tháng lớn khôn lên

Nhớ những mùa chiến dịch thức bao đêm
Thèm một bữa cơm rau và giấc ngủ
Sau trận đánh lại miệt mài cuốn vở
Tin có ngày trở lại mái trường yêu

Bao bạn bè của năm tháng không quên
Nay vĩnh viễn nằm sâu trong lòng đất
Về thăm quê cũng người còn, người mất
Bài học trường đời chắp nối bấy năm qua

Nay em như chim trời bay cao, bay xa
Điều kiện học khác xưa, một phòng riêng ngọai quốc
Những tháng học này là niềm mơ ước
Em cần miệt mài tranh thủ thời gian

Dẫu mỗi ngày hơn tám tiếng học căng
Ngôn ngữ mới buổi đầu chưa hiểu kịp
Em hãy học dẫu đêm về có mệt
Mỗi ngày này là vốn quý nghe em!

Chốn phồn hoa bao cám dỗ thấp hèn
Bao thèm muốn khiến người ta lùn xuống
Những dễ dãi khiến lòng người dao động
Em hãy cầm lòng bền chí học chăm.

ĐI ĐỂ HIỂU QUÊ HƯƠNG

Tạm biệt
Tạm biệt Obregon California !
Cánh bay đưa ta về CIMMYT
Bầu trời xanh bát ngát
Lững lờ mây trắng bay
Những ngọn núi cao nhấp nhô
Những dòng sông dài uốn khúc
Hồ lớn Ciudad Obregon
ba tỷ khối nước
Nở xòe như chùm pháo bông
Những cánh đồng mênh mông
Thành trăm hình thù dưới làn mây bạc
Con đường dài đưa ta đi
Suốt dọc từ Nam chí Bắc
Thành sợi chỉ màu chạy mút tầm xa…

Ơi vòm trời xanh bao la
Gọi lòng ta nhớ về Tổ Quốc
Ôi Việt Nam, Việt Nam
Một vùng nhớ trong lòng ta tỉnh thức
Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương.

BÀI HỌC TỰ THẮNG MÌNH

Ngày mỗi ngày phải tự thắng mình
Trận chiến mới, em là chiến sĩ
Ngày mỗi ngày ghi đều nhật ký
Tự thắng mình bài học đầu tiên !

Có điện lung linh suốt đêm
Không quên vầng trăng ngọn lửa
Ngày dẫu miệt mài
Đêm về phải cố
Khắc sâu lời nguyền xưa !

“Không vì danh lợi đua chen
Công Cha nghĩa Mẹ quyết rèn bản thân”

SUY NGẪM TỪ NÚI XANH

Ngày Quốc tế Lao động năm 2017 tôi dạo chơi Thiên An Môn, Cố Cung, Di Hòa Viên, Thiên Đàn, vui đón cháu bé xinh đẹp ngay tại điểm linh ứng ‘số 1 tâm điểm của thủ đô Bắc Kinh’ trên đỉnh núi Xanh (景山, Jǐngshān, Cảnh Sơn, Green Mount), ngọn núi địa linh của đế đô. Núi Xanh là trục chính của Hoàng Thành, chính trục Cố Cung và Thiên An Môn. Suy ngẫm từ núi Xanh Bắc Kinh, tôi tâm đắc lời nhắn gửi sâu xa của bậc hiền minh lỗi lạc Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Muốn bình sao chẳng lấy nhân. Muốn an sao lại bắt dân ghê mình”. ”Biển Đông vạn dặm giang tay giữ. Đất Việt muôn năm vững thái bình. (Vạn lý Đông minh quy bá ác/ Ức niên Nam cực điện long bình). Suy ngẫm về cuộc cách mạng Xanh và đỉnh cao Hòa Bình.

Tôi nghe rằng Nguyễn An (阮安) người Việt, có tên Hoa là A Lưu ( 阿留) là một người lao động tài giỏi, là vị kiến trúc sư tổng công trình sư của Cố Cung và Tử Cấm Thành cùng với Sái Tín thời vua Minh Thành Tổ. Nguyễn An cũng là người tham gia trị thủy hệ thống sông Hoàng Hà, lưu lại tiếng tốt muôn đời trong lịch sử văn hóa Việt Trung.

Nguyễn An sinh năm 1381 tại trấn Sơn Nam, trong một làng nghề nào đó, nay thuộc địa phận Hà Đông, thủ đô Hà Nội, Việt Nam, mất năm 1453 ở Bắc Kinh, Trung Quốc, theo Zhu, Jianfei (2004), Chinese Spatial Strategies: Imperial Beijing, 1420-1911. Routledge, trang 28, ISBN -13: 978-0415318839; ISBN-10: 0415318831. Nguyễn An khi gần 16 tuổi, khoảng năm 1397, thời vua Trần Thuận Tông nhà Trần, đã tham gia các hiệp thợ xây dựng cung điện ở kinh thành Thăng Long nhà Trần. Năm 1407, nhà Minh sang đánh bại nhà Hồ, chiếm được Việt Nam. Tướng nhà Minh là Trương Phụ, ngoài việc bắt cha con Hồ Quý Ly (Hồ Nguyên Trừng sau làm quan nhà Minh) cùng toàn bộ triều đình nhà Hồ đem về Trung Quốc, còn tiến hành lùng bắt các thanh thiếu niên trai trẻ tuấn tú của Việt Nam mang sang Trung Hoa, chọn để hoạn làm Thái giám phục vụ trong cung vua nhà Minh. Trong số đó có nhiều người sau nổi tiếng tài giỏi như Nguyễn An, Vương Cấn, Phạm Hoằng, … Vua Minh Thành Tổ Chu Đệ (1403 – 1424), cho dời đô từ Nam Kinh lên Yên Kinh (của nhà Nguyên trước đó) và đổi tên là Bắc Kinh. Vua Minh cho xây dựng Cố Cung (là Tử Cấm Thành xây từ năm 1406 đến năm 1420 thì hoàn thành). Nguyễn An rất giỏi tính toán, có biệt tài về kiến trúc xây dựng, lại liêm khiết hiếm thấy, lại là thái giám phục vụ ở cung vua nên Minh Thành Tổ tin dùng giao làm Tổng Công Trình Sư.

Yên Đệ Minh Thành Tổ và một vị vua gian hùng thời hoạn, xô lệch lịch sử Trung Quốc cho đến nay vẫn được chính sử Trung Quốc ngợi ca. Ông đã xóa bỏ hồ sơ thời cai trị của Minh Huệ Đế nhập vào thời kỳ Minh Thái Tổ, bắt đầu triều đại của mình bằng cách hợp pháp hóa việc lên ngôi xóa bỏ lịch sử toàn bộ thời gian trị vì của người cháu và thiêu hủy hay sửa đổi tất cả các tài liệu có liên quan đến tuổi thơ và cuộc nổi loạn của mình. Điều này dẫn đến việc thanh trừng vô số quan viên ở Nam Kinh và ban thẩm quyền đặc biệt ngoài vòng pháp luật cho chính sách bí mật của hoạn quan và nội chính. Ông nối tiếp chính sách tập trung của Chu Nguyên Chương, tăng cường thể chế của đế quốc và thành lập thủ đô mới tại Bắc Kinh. Ông cho cải cách khoa cử và theo đuổi chính sách đối ngoại bành trướng với nhiều chiến dịch quy mô lớn chống lại quân Mông Cổ, đồng thời tăng cường sự ảnh hưởng và cường thịnh của nhà Minh đối với khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Vĩnh Lạc Đế thành lập một hạm đội hùng hậu do Trịnh Hòa điều khiển. Trịnh Hòa (1371–1433) đã dẫn hạm đội xuống Bắc nước Úc, qua bán đảo Ả Rập và có tài liệu cho rằng Trịnh Hòa qua tận châu Mỹ. Hoàng đế còn cho sửa và mở lại Đại Vận Hà và vào khoảng năm 1407 đến năm 1420, trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng Tử Cấm Thành. Dưới thời ông, các học giả đương thời đã hoàn thành công trình đồ sộ Vĩnh Lạc đại điển.

Công tội thiên thu của Yên Đệ Minh Thành Tổ như thế nào đối với Việt Nam? Nguyễn Trãi đã cho rằng Yên Đệ chính là người chủ trương đốt hết sách vở, phá hủy bia đá có khắc văn tự của người Việt, bắt những thợ thủ công có tay nghề cao người Việt thiến đi rồi đưa về Trung Quốc để phục dịch, sự đàn áp đối với người Việt là thảm khốc, sưu cao thuế nặng. Nguyễn Trãi đã khẳng định những tội ác mất nhân tính này trong “Bài cáo bình Ngô”:

Vừa rồi:
Nhân họ Hồ chính sự phiền hà,
Để trong nước lòng dân oán hận.
Quân cuồng Minh thừa cơ gây hoạ,
Bọn gian tà bán nước cầu vinh.
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế,
Gây binh kết oán trải hai mươi năm.
Bại nhân nghĩa nát cả đất trời,
Nặng thuế khoá sạch không đầm núi.
Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc,
ngán thay cá mập thuồng luồng.
Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng,
khốn nỗi rừng sâu, nước độc.
Vét sản vật, bắt chim trả,
chốn chốn lưới chăng,
Nhiễu nhân dân, bẫy hươu đen,
nơi nơi cạm đặt.
Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ,
Nheo nhóc thay kẻ goá bụa khốn cùng.
Thằng há miệng, đứa nhe răng,
máu mỡ bấy no nê chưa chán ;
Nay xây nhà, mai đắp đất,
chân tay nào phục dịch cho vừa.
Nặng nề những núi phu phen,
Tan tác cả nghề canh cửi.
Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.
Lẽ nào trời đất dung tha,
Ai bảo thần nhân chịu được?

Nguyễn Du sau này trong kiệt tác Kỳ Lân Mộ, đối diện với vua Càn Long đã dâng sách quý mắng thẳng sự gian hùng của Minh Thành Tổ và chỉ rõ điều tất yếu lịch sử của sự chuyển dịch nhà Minh sang nhà Thanh. Thái độ can đảm và chính nghĩa ngời sáng của người anh hùng đặt vận nước lên cao hơn sự toan tính phục hận của họ Nguyễn Tiên Điền trước thế lớn mà họ Nguyễn Gia Miêu rõ ràng đã lợi thế, làm cho vua Càn Long hợp ý, nể trọng. Nguyễn Du với phương lược ngoại giao xuất chúng này và “Bắc Hành tạp lục” là kỳ thư “Nguyễn Du kiệt tác thơ chữ Hán” sử thi muôn đời, sánh ngang bằng một đạo quân, đã dập tắt sự dòm ngó, cưỡng đoạt đất phương Nam:

KỲ LÂN MỘ
Nguyễn Du

Phương Chi Yên Đệ người thế nào?
Cướp ngôi của cháu, đồ bất nhân.
Mỗi khi nổi giận giết mười họ,
Cổn to vạc lớn hại trung thần
Năm năm giết người hơn trăm vạn
Xương chất thành núi máu chảy tràn
Nếu bảo thánh nhân Kỳ Lân xuất
Buổi ấy sao không đi về Nam?

Nguyên văn chữ Hán

Hà huống Yên Đệ hà như nhân
Đoạt điệt tự lập phi nhân quân
Bạo nộ nhân sinh di thập tộc
Đại bỗng cự hoạch phanh trung thần
Ngũ niên sở sát bách dư vạn
Bạch cốt thành sơn địa huyết ân
Nhược đạo năng vị Thánh nhân xuất
Đương thế hà bất Nam du tường?

(xem thêm: Nguyễn Du trăng huyền thoại, tản văn của Hoàng Kim)

Tôi ngắm nhìn người nghệ sĩ nhân gian, vui cùng ông và đùa cùng trẻ thơ. Tôi dạo chơi đỉnh núi Xanh, nhìn chốn lâu đài thay chỗ gốc cây dấu xưa Sùng Trinh tuẫn tiết khi nhà Minh diệt vong, ngắm những nơi lưu dấu các di sản của những triều đại hiển hách nhất Trung Hoa, lắng nghe đất trời và các cổ vật kể chuyện.

Ngày trước đó, tôi vinh hạnh được làm việc với giáo sư Zhikang Li, trưởng dự án Siêu Lúa Xanh (Green Super Rice) chương trình nghiên cứu lúa nổi tiếng của CAAS & IRRI và có cơ hội tiếp cận với các nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc.

Chú khỉ Tôn Hành Giả là một biểu tượng điển hình cho trí tuệ và ước muốn tự do. Con đường Tây Du Ký và bài ký Ngô Thừa Ân là một góc nhìn về con đường tìm kiếm hạnh phúc và sự tìm lại chính mình.

Trong gian phòng đối diện với ban mai, Lời giáo sư Norman Borlaug văng vẳng bên tai tôi: “Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó.” Sự hiền minh lỗi lạc của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, và di sản vô giá của giáo sư Norman Borlaug cùng với các bậc Thầy về cách mạng xanh mãi mãi là niềm tin và nổ lực của chúng ta !

SUY TƯ SÔNG DƯƠNG TỬ
Hoàng Kim

Long Mạch đất Trung Hoa
Trùng Khánh nối Vũ Hán
Nam Kinh tiếp Thượng Hải
Viên ngọc sáng phương Đông

Thượng Hải là thủ đô kinh tế, trung tâm tài chính thương mại của Trung Quốc, là hải cảng lớn nhất thế giới cuối sông Trường Giang, thành phố có dân số 27 triệu người, lớn nhất thế giới, không gồm vùng ngoại ô. Thượng Hải có GDP đạt 3.82 tỉ NDT (550 tỉ USD) tương ứng với Thái Lan, có chỉ số GDP đầu người 137.000 NDT (tương đương 20.130 USD) đứng thứ hai Trung Quốc, chỉ sau Bắc Kinh.

Tôi có các ghi chú nhỏ (Notes), mỗi ghi chú là một đường link, được chép chung trong bài “Lên Thái Sơn hướng Phật” ghi lại TRUNG QUỐC HỌC TINH HOA, là những ký ức về các chuyến du khảo Trung Hoa của đời tôi tạm coi là một nhận thức luận của riêng mình. Ngoài ra còn có bài nghiên cứu lịch sử Từ Mao Trạch Đông tới Tập Cận Bình. Trung Quốc có nhiều nơi hiểm trở, núi cao vọi và sông vực sâu thẳm quanh co, hạng người có đủ cả chí thiện và cực ác, gợi nhớ Nguyễn Du trăng huyền thoại, nay xin lần lượt chép tặng bạn đọc.

Suy tư sông Dương Tử. Trận Vũ Hán bài học lịch sử, đọc lại và suy ngẫm.

TRẬN THƯỢNG HẢI NĂM 1937

Trận Thượng Hải năm 1937 thương vong 32 vạn người trong chiến tranh Trung Nhật là bài học lích sử trong sự nhìn lại để phát triển,

Theo đúc kết tại Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Trận Thượng Hải là trận đầu tiên trong 22 trận giao chiến lớn giữa Quốc quân Trung Hoa Dân Quốc và Lục quân Đế quốc Nhật Bản, kéo dài hơn 3 tháng, từ ngày 13 tháng 8 đến ngày 26 tháng 11 năm 1937. Đây là một trong những trận đánh lớn nhất và đẫm máu nhất trong Chiến tranh Trung-Nhật. Cả hai bên đã huy động tới 90 vạn quân tham chiến và số thương vong của cả hai bên lên đến 32 vạn người. Trong trận này, đầu tiên quân Trung Quốc tấn công các đơn vị hải quân Nhật đang đóng ở Thượng Hải. Tiếp theo, hải quân và lục quân Nhật kéo đến đánh trả và hai bên giằng co nhau từng góc phố. Cuối cùng, quân Trung Quốc phải rút lui khỏi Thượng Hải.

Chỉ huy lãnh đạo quân Trung Quốc lúc đầu của trận Thượng Hải là thượng tướng Trương Trị Trung một trong bốn tướng tâm phúc nhất của Tưởng Giới Thạch và danh tướng Phùng Ngọc Tường là tướng từng kết máu ăn thề với Tưởng Giới Thạch, nhưng những năm cuối đời, ông có xu hướng cánh tả cùng hợp tác với Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trận Thượng Hải tới hồi gay cấn nhất thì đích thân tổng tư lệnh Tưởng Giới Thạch trực tiếp chỉ huy với danh tướng Trần Thành là cố vấn quân sự hàng đầu của Tưởng Giới Thạch, người đã đề xuất mưu lược tránh đối đầu với quân Nhật ở miền Bắc Trung Hoa, nơi Quân đội Quốc dân Trung Quốc chỉ được trang bị kém và thiếu phương tiện vận tải, để tập trung đối trận ở trận Thượng Hải và Trận Vũ Hán nhắm thay đổi cục diện chiến tranh.

Chỉ huy lãnh đạo quân Nhật bản lúc đầu là Đại tướng hải quân Hasegawa Kiyoshi lúc sau được lãnh đạo bởi đại tướng Matsui Iwane là Tư lệnh Phương diện quân Trung tâm Trung Quốc kiêm Tư lệnh Thượng Hải Viễn Chinh quân và tăng cường bởi Trung tướng lục quân Yanagawa Heisuke là Thứ trưởng Bộ Chiến tranh Nhật, nguyên Sư đoàn trưởng Sư đoàn số 1 khét tiếng của Lục quân Nhật Bản, trong trận Thượng Hải, Yanagawa là tư lệnh Quân đoàn số 10.

Lực lượng tham chiến phía Trung Quốc là 600.000 quân thuộc 75 sư đoàn và 9 lữ đoàn,
200 máy bay, 16 xe tăng. Lực lượng tham chiến phía Nhật Bản là 300.000 quân thuộc 8 sư đoàn và 6 lữ đoàn, 500 máy bay, 300 xe tăng, 130 tàu chiến

Thương vong và tổn thất phía Trung Quốc là khoảng 250.000, phía Nhật Bản là khoảng 70.000. Tổng tổng tử thương Trận Thượng Hải 32 vạn người.

Hình thái chiến trận

Từ năm 1931, giữa Nhật Bản và Trung Quốc đã có nhiều cuộc giao tranh nhỏ mà hậu quả là Trung Quốc mất dần từng phần lãnh thổ. Tuy nhiên, cả hai phía đều không muốn chiến sự leo thang, nên những giao tranh trên thường kết thúc bằng các thỏa hiệp ngừng bắn. Đến tháng 8 năm 1937, sự kiện cầu Lư Câu xảy ra và Trung Quốc đánh mất quyền kiểm soát cây cầu quan trọng này trên đường dẫn tới Bắc Kinh. Lục quân Nhật Bản ngay sau đó đã chiếm được Bắc Kinh và Thiên Tân. Tổng tư lệnh Tưởng Giới Thạch lập tức quyết định tiến hành chiến tranh tổng lực chống lại quân Nhật mặc dù không chính thức tuyên chiến.

Tưởng Giới Thạch và bộ tham mưu của ông dự đoán rằng hành động logic tiếp theo của quân Nhật là sẽ từ phía Bắc tiến dọc các tuyến đường sắt Bắc Bình-Hán Khẩu và Bắc Bình-Phổ Khẩu tới miền Trung và Đông Trung Quốc. Phía Trung Quốc khó có thể ngăn chặn quân Nhật Nam tiến vì thực lực quân sự yếu hơn. Trong khi sức mạnh của Nhật ở Trung Quốc tập trung chủ yếu ở phương Bắc, thì sức mạnh của Trung Quốc lại tập trung chủ yếu ở phía Đông tại vùng châu thổ sông Dương Tử. Phía Trung Quốc lại kém cơ động. Đồng thời, khi di chuyển quân đội từ phía Đông lên phía Bắc, quân Nhật có thể thừa cơ từ Nhật sang đánh phía Đông. Vì thế, việc chuyển quân từ phía Đông lên phía Bắc chặn quân Nhật là điều không thể. Mặt khác, nếu quân Nhật Nam tiến và chiếm được Vũ Hán trong khi lực lượng của họ ở phía Đông vẫn còn, thì vùng Thượng Hải-Nam Kinh sẽ dễ bị quân Nhật hợp vây. Do đó, phía Trung Quốc quyết định mở mặt trận thứ hai ở Thượng Hải nhằm kéo đối phương tới chiến trường phía Đông và Trung Trung Quốc, kìm chân quân Nhật và “chiến lược tốc chiến tốc thắng” để đủ thời gian di chuyển các cơ sở công nghiệp vào sâu trong nội địa tới phòng thủ ở Trùng Khánh ‘thủ đô kháng chiến’ ở miền Tây Nam phòng khi Thượng Hải, Nam Kinh và Vũ Hán thất thủ. Tưởng và bộ tham mưu của ông còn tin rằng Trung Quốc sẽ có lợi thế kinh nghiệm bởi vì họ đã tham chiến trong sự kiện Thượng Hải ngày 28 tháng 1 năm 1932. Sau sự kiện này, tuy Trung Quốc phải rút lực lượng quân sự của mình khỏi Thượng Hải, song họ đã xây dựng một lực lượng cảnh sát vũ trang gọi là lực lượng bảo an được huấn luyện các kỹ năng chiến đấu trong điều kiện chiến tranh. Tướng Trương Trị Trung, một trong những người tâm phúc nhất của Tưởng Giới Thạch vốn là một chỉ huy của phía Trung Quốc trong sự kiện ngày 28 tháng 1, lại được giao xây dựng kế hoạch tấn công Thượng Hải. Tướng Trương cho rằng vì quân Trung Quốc yếu hơn về xe, pháo nên sẽ phải sử dụng ưu thế quân số, ra tay trước và đánh quân Nhật đồn trú ở Thượng Hải bật ra biển trước khi quân tăng viện của Nhật kịp tới. Nguyên nhân chính trị là công luận và lòng yêu nước dâng lên trong quần chúng là những nhân tố quan trọng thúc đẩy Tưởng Giới Thạch chiến tranh tổng lực. Suốt thập niên 1930, chính quyền Trung Quốc đã đánh mất lòng tin ở công chúng. Người ta cho rằng chính quyền đã ưu tiên việc dẹp quân cộng sản hơn là kháng chiến chống Nhật. Sau sự kiện Tây An và Quốc-Cộng hợp tác lần hai, Tưởng Giới Thạch lại được lòng công chúng và được xem là người duy nhất có thể lãnh đạo Trung Quốc chống lại quân Nhật. Mặt khác, các tỉnh Giang Tô, Triết Giang là trung tâm kinh tế của vùng châu thổ sông Dương Tử. Nhiều cơ sở công nghiệp quan trọng đã hình thành ở đây trong Thập kỷ Nam Kinh. Khu vực này còn là nơi mà chính quyền trung ương Quốc dân Đảng vững chân nhất, chứ những nơi khác đều nằm trong tay các quân phiệt. Tưởng Giới Thạch thấy không thể để mất vùng này.

Lực lượng trước khi chiến sự nổ ra

Trung Quốc

Trong thành phố, phía Trung Quốc chính thức không có các đơn vị quân đội. Song lực lượng bảo an của Trung Quốc ở đây được huấn luyện không khác gì quân đội. Bên ngoài thành phố Thượng Hải, Trung Quốc có 6 sư đoàn và 1 lữ đoàn quân đội. Hơn một nửa số đơn vị quân đội này có cố vấn Đức giúp tái tổ chức. Tuy nhiên, quân Trung Quốc dù đông nhưng về mặc trang bị thì họ thua xa quân Nhật, thiết giáp thì họ chỉ có 12-16 chiếc ở Thượng Hải, không quân có 200 máy bay các loại do Liên Xô viện trợ, và Trung Quốc hoàn toàn không có hải quân, vì thế lúc trận đánh nổ ra họ chẳng có lấy một chiến hạm nào để đương đầu với quân Nhật. Ngoài ra, trong vùng châu thổ sông Dương Tử, Trung Quốc còn có 3 quân khu, đó là quân khu Nam Kinh, Nam Kinh-Hàng Châu, và Nam Kinh-Thượng Hải. Từ năm 1934, Đức đã giúp Trung Quốc tổ chức lại 3 quân khu này và bố trí các tuyến phòng thủ sâu.

Nhật Bản

Quân Nhật đồn trú ở Thượng Hải là hạm đội 3 của hải quân. Ngoài khá nhiều tàu chiến, hạm đội này có 2 lữ đoàn bộ binh dự bị và 6 tiểu đoàn hải quân đánh bộ. Lục quân Nhật không muốn chia quân xuống miền Trung và Đông Trung Quốc phần vì sợ miền Bắc sẽ không có đủ quân phòng ngừa Liên Xô tấn công, phần vì sợ làm thế là ép Trung Quốc liên minh với các cường quốc phương Tây, phần vì cho rằng Tưởng Giới Thạch muốn dẹp quân Cộng sản hơn là mạo hiểm đối đầu với ưu thế quân sự của lục quân Nhật. Trong khi đó, hải quân Nhật lại cho rằng cần đưa quân Nhật tới miền Đông để tiêu diệt các đơn vị quân Trung Quốc từ đó tiến lên phía Bắc. Trong một cuộc họp của Nội các Nhật, tư lệch hải quân Nhật là Yonai Mitsumasa đòi mở mặt trận thứ hai ở Thượng Hải, nhưng các tướng lĩnh lục quân đã phản đối. Sau đó, quân đội Nhật nhất trí rằng Thượng Hải sẽ do hải quân Nhật phụ trách. Bắt đầu từ ngày 10 tháng 8 năm 1937, hải quân Nhật bắt đầu tăng cường vào Thượng Hải. Ở Thượng Hải còn có nhiều nhà máy của Nhật. Chúng dễ dàng chuyển đổi để phục vụ quân sự. Hải quân Nhật có khoảng hơn 80 đồn bốt và công sự ở trong thành phố, các công sự được trang bị các khẩu pháo cỡ nòng 20-47mm và súng máy hạng nặng. Quân Nhật cũng biết cách lợi dụng những đống đổ nát trong thành phố, tạo ra nhiều phòng tuyến lý tưởng cho lực lượng đồn trú. Tàu chiến của hạm đội số 3 của hải quân Nhật thường xuyên tuần tiễu dòng sông chảy qua thành phố và pháo của hạm đội này có thể bắn tới khắp thành phố. Tóm lại, quân Nhật được trang bị tốt để có thể chống lại quân Trung Quốc mặc dù đông nhưng trang bị kém.

Diễn biến

Giai đoạn 1

Giai đoạn 1 từ ngày 13 đến ngày 22 tháng 8 năm 1937. Đây là giai đoạn quân Trung Quốc ồ ạt tấn công quân Nhật đang đồn trú ở Thượng Hải. Lúc 9 giờ sáng ngày 13, lực lượng bảo an phía Trung Quốc bắt đầu đấu súng với quân Nhật trong thành phố. Đến 3 giờ chiều cùng ngày, quân Nhật bắt đầu vượt cầu Bát Tự tấn công các chốt của quân Trung Quốc ở trung tâm thành phố. Sư đoàn 88 của Trung Quốc bắt đầu sử dụng súng máy tấn công đối phương. Tàu chiến của hải quân Nhật trên sông Dương Tử và sông Hoàng Phố nã pháo vào thành phố Thượng Hải giáng trả.

Sáng ngày 14, quân Trung Quốc bắt đầu tấn công. Máy bay của Trung Quốc ném bom vào các vị trí của quân Nhật. Đến chiều, quân Trung Quốc bắt đầu tấn công ồ ạt. Cùng ngày, chính phủ Trung Quốc ra thông báo rằng cuộc chiến đấu của họ là cuộc kháng chiến tự vệ. Trận Thượng Hải chính thức bắt đầu. Quân Nhật cũng kêu máy bay từ Đài Loan tới ném bom Thượng Hải, gây ra cái chết cho hàng nghìn dân thường ở khu trung tâm thành phố. Tuy nhiên, 6 máy bay của quân Nhật đã bị không quân Trung Quốc bắn rơi. Sau này, chính quyền Trung Quốc lấy ngày 14 tháng 8 là ngày không quân Trung Quốc.

Trương Trị Trung đưa sư đoàn 88 tấn công trụ sở hải quân Nhật và sư đoàn 87 tấn công bộ chỉ huy quân Nhật ở Thượng Hải. Trương dự tính là sau 1 tuần sẽ đẩy quân Nhật xuống sông và khóa được bờ biển, buộc quân Nhật phải rút ra biển. Tuy nhiên, không như dự tính của Trương, quân Nhật kháng cự rất hiệu quả sau các lô cốt bê-tông dày với sự yểm trợ của lựu pháo 150mm. Trong khi đó, quân Trung Quốc chỉ có thể tiến lên với sự yểm trợ của súng máy và tấn công lô cốt Nhật bằng lựu đạn. Yếu tố bất ngờ vì thế không thể phát huy được. Trương liền thay đổi chiến thuật, cho quân chiếm các đường phố xung quanh các đồn bốt của quân Nhật và dựng chiến lũy bằng bao cát để vây chặt quân Nhật rồi bắn phá. Chiến thuật mới đã có hiệu quả cho đến khi xe tăng của Nhật đến chiếm lại các đường phố. Đến ngày 18, quân Trung Quốc phải ngừng tấn công.

Phía Trung Quốc đưa thêm sư đoàn số 37 và xe tăng vào chiến đấu. Tuy nhiên, hợp đồng binh chủng giữa bộ binh và xe tăng của Trung Quốc không tốt, nên xe tăng đi nhanh không được bộ binh yểm trợ theo kịp đã bị tổn thất nặng bởi súng chống tăng của quân Nhật. Những nhóm quân Trung Quốc đi theo xe tăng vượt qua được phòng tuyến của quân Nhật bị quân Nhật bao vây trở lại, bị súng phun lửa và súng máy của Nhật tiêu diệt. Mặc dù gần đẩy được quân Nhật xuống sông Hoàng Phố, nhưng quân Trung Quốc bị thương vong rất nhiều. Riêng trong ngày 22, sư đoàn 37 mất tới hơn 90 sĩ quan và cả ngàn binh sĩ.

Ngày 15, quân Nhật tái thành lập Quân đoàn Viễn chinh Thượng Hải gồm 3 sư đoàn lục quân 3, 8 và 11 do đại tướng lục quân Matsui Iwane chỉ huy và lập tức lên đường sang Trung Quốc. Ngày 19, Thủ tướng Nhật Konoe Fumimaro tuyên bố, rằng mâu thuẫn Nhật-Trung chỉ có thể giải quyết bằng chiến tranh. Ngày 22, Quân đoàn Viễn chinh Thượng Hải bắt đầu đổ bộ lên bờ biển phía Đông Bắc, cách trung tâm thành phố chừng 59 km. Quân Trung Quốc buộc phải chuyển một bộ phận quân từ trung tâm thành phố ra bờ biển chặn địch. Điều này khiến sức tấn công của quân Trung Quốc ở trung tâm thành phố bị giảm đi một nửa.

Suốt giai đoạn 1, hai bên dùng máy bay tấn công nhau. Không quân Trung Quốc đã bắn rơi 85 máy bay và bắn chìm 51 tàu chiến của quân Nhật. Còn phía Nhật bắn rơi 91 máy bay, tức là một nửa số máy bay của Trung Quốc, đến giai đoạn 2 của cuộc chiến thì Trung Quốc gần như đã mất quyền làm chủ bầu trời và họ không thể sử dụng số máy bay ít ỏi còn lại để yểm trợ bộ binh hay tấn công quân Nhật, khiến cho thương vong của quân Trung Quốc ngày càng tăng cao đến nỗi họ không còn đủ sức giữ phòng tuyến nữa. Sang giai đoạn 2 Trung Quốc chỉ còn 109 máy bay so với 415 máy bay của Nhật, hơn nữa không quân Trung Quốc chẳng những thua kém về số lượng mà còn về chất lượng, trong khi quân Nhật lại sở hữu lực lượng không quân đông đảo và linh hoạt cùng với đội ngũ phi công dày dạn kinh nghiệm hơn.

Trước hiệu quả chiến đấu thấp và thương vong lớn, Tưởng Giới Thạch đã truất quyền chỉ huy của Trương Trị Trung, tự mình làm chỉ huy chiến trường.

Giai đoạn 2

Giai đoạn 2 của trận Thượng Hải là giai đoạn quân Trung Quốc cố gắng ngăn chặn tiếp viện của quân Nhật đổ bộ lên bờ biển phía Đông Bắc Thượng Hải và cố gắng kìm chân quân Nhật tại Thượng Hải. Giai đoạn này kéo dài từ ngày 23 tháng 8 đến ngày 26 tháng 10.

Ngày 23 tháng 8, Quân đoàn Phái khiển Thượng Hải của lục quân Nhật đổ bộ lên bờ biển phía Đông Bắc của Thượng Hải tại các thị trấn Lưu Hà, Ngô Tùng, và Quý Dương cảng. Nguyên soái Tưởng Giới Thạch đã dự đoán quân Nhật sẽ đổ bộ vào các thị trấn này, nên đã phái Trần Thành dẫn quân đoàn số 18 đến các nơi đó. Tuy nhiên, quân Nhật rất mạnh, họ thường khai hỏa dữ dội bằng đại bác và máy bay ném bom vào các chiến lũy của quân Trung Quốc trước khi đổ bộ. Quân Trung Quốc thì không ngừng củng cố đội hình sau mỗi trận bắn phá của quân Nhật để có thể ngăn chặn quân Nhật.

Suốt 2 tuần liên tục, hai bên giao chiến dữ dội tại các thị trấn và làng mạc dọc bờ biển. Quân Trung Quốc được vũ trang kém hơn, lại thiếu sự hỗ trợ của không quân, và gần như không có hải quân. Hơn nữa, công sự của Trung Quốc không đủ kiên cố vì nhiều chỗ chỉ mới được xây cấp tốc để ngăn chặn quân Nhật đổ bộ. Chúng không có hiệu quả cao trong việc bảo vệ quân sĩ. Công tác hậu cần yếu khiến cho việc vận chuyển nguyên vật liệu tới xây dựng và sửa chữa những nơi bị hư hỏng do sự công phá liên tục của hỏa lực Nhật khó thực hiện. Nhiều khi, quân Trung Quốc phải lấy gạch của các nhà bị bom phá để đem xây dựng công sự. Vì thế, thương vong của phía Trung Quốc rất lớn. Có khi cả một lữ đoàn chỉ còn vài chiến sĩ sống sót. Tuy nhiên, quân Trung Quốc chiến đấu rất ngoan cường, thế trận thường thấy là quân Nhật chiếm được thị trấn và làng mạc vào ban ngày nhờ có hỏa lực mạnh yểm hộ, nhưng đến đêm thì quân Trung Quốc phản công tái chiếm lại.

Phòng tuyến của quân Trung Quốc chỉ thật sự bị chọc thủng khi thị trấn Bảo Sơn rơi vào tay quân Nhật ngày 11 tháng 9. Quân Trung Quốc phải rút về La Điếm phòng thủ. La Điếm là một trấn nhỏ, nhưng án ngữ con đường cao tốc nối Bảo Sơn với trung tâm Thượng Hải, Gia Định, Tùng Giang và một loạt thị trấn khác. Vì thế, an ninh của Tô Châu và Thượng Hải phụ thuộc rất nhiều vào việc La Điếm còn hay mất. Tướng người Đức làm tham mưu cho Tưởng Giới Thạch là Alexander von Falkenhausen đã đề nghị quân Trung Quốc phải giữ được La Điếm bằng mọi giá. Quân Trung Quốc bố trí khoảng 300 quân phòng ngự ở đây. Quân Nhật thì có khoảng 100 quân nhưng có tàu chiến, xe tăng và máy bay hỗ trợ.

Quân Nhật đã áp dụng chiến thuật ném bom cường độ lớn, rồi thả khinh khí cầu để phát hiện các điểm có quân Trung Quốc ẩn náu mà kêu pháo bắn vào, sau đó bộ binh Nhật phun khói mù và nấp sau xe bọc thép tiến lên. Máy bay Nhật bay thấp để yểm trợ bộ binh và tấn công quân Trung Quốc.

Quân Trung Quốc chiến đấu rất ngoan cường. Họ bố trí ít quân ở tuyến trên để giảm thương vong trước hỏa lực của quân Nhật và tấn công vào sườn đội hình quân Nhật tiến công vào sau mỗi đợt bắn phá. Ban đêm, quân Trung Quốc gài mìn vào các con đường từ bờ biển dẫn tới La Điếm và tấn công các đơn vị tiền phương của quân Nhật. Dù vậy, quân Trung Quốc phải chịu thương vong lớn bởi hỏa lực bắn phá của quân Nhật. Quân đoàn của tướng Trần Thành bị thương vong tới một nửa. Đến cuối tháng 9, quân Trung Quốc không còn đủ sức ngăn địch và đành từ bỏ La Điếm.

Ngày 1 tháng 10, Thủ tướng Nhật Konoe quyết định đẩy mạnh chiến tranh ở cả mặt trận Bắc Trung Quốc lẫn mặt trận Nam Trung Quốc và tiến hành một chiến dịch tấn công trong tháng 10 nhằm kết thúc chiến tranh. Quân số của Nhật ở Thượng Hải đã tăng lên đến 200.000 người. Ngoài La Điếm, quân Nhật còn chiếm được thị trấn Lưu Hành trên đường từ La Điếm về Thượng Hải, đẩy trận tuyến lùi xuống sát bờ sông Uẩn Tảo. Quân Nhật dự định sẽ vượt sông Uẩn Tảo để chiếm trấn Đại Trường.

Trấn Đại Trường nằm trên đường nối trung tâm thành phố Thượng Hải với các thị trấn ở phía Tây Bắc. Nếu Đại Trường bị chiếm, quân Trung Quốc ở trong thành phố và các thị trấn ở phía Tây Bắc sẽ bị chia cắt. Thượng Hải sẽ có nguy cơ bị bao vây. Vì thế, bảo vệ Đại Trường có ý nghĩa sống còn.

Quân Nhật vài lần chiếm được Đại Trường rồi lại bị quân Trung Quốc đánh bật ra. Đến ngày 17 tháng 10, Quân đoàn Quảng Tây do Lý Tông Nhân và Bạch Sùng Hy chỉ huy đã đến được Thượng Hải và hội quân với Quân đoàn Trung tâm của Tưởng Giới Thạch. Quân Trung Quốc liền quyết định tổ chức một cuộc phản công để củng cố vị trí của mình ở Đại Trường và tái chiếm bờ sông Uẩn Tảo. Song, quân Trung Quốc phối hợp kém và trang bị yếu, quân Nhật thì huy động tới 700 khẩu pháo và 150 máy bay ném bom để tấn công Đại Trường, biến thị trấn thành đống vụn, trong trận đánh ngoài việc ném bom cường độ lớn thì quân Nhật còn sử dụng hơi độc, hơi gas làm chết ngạt hàng nghìn người, không những binh lính mà còn cả dân thường Trung Quốc. Cứ mỗi giờ lại có đến cả nghìn quân Trung Quốc bị thương vong. Có sư đoàn chỉ sau vài ngày đã không còn đủ quân để chiến đấu. Cuối cùng, ngày 25 tháng 10, Đại Trường hoàn toàn rơi vào tay quân Nhật. Quân Trung Quốc không còn cách nào khác ngoài việc rút khỏi thành phố Thượng Hải.

Giai đoạn 3

Giai đoạn 3 là giai đoạn quân Trung Quốc rút chạy khỏi Thượng Hải, còn quân Nhật truy kích. Đêm ngày 26 tháng 10, Tưởng Giới Thạch ra lệnh cho quân Trung Quốc rút lui khỏi trung tâm Thượng Hải và các thị trấn Áp Bắc, Giang Loan. Sư đoàn 88 được lệnh chốt ở khu nhà kho Tứ Hành ở Áp Bắc phía Bắc bờ sông Ngô Tùng để kìm chân quân Nhật cho đại quân rút lui.

Khu nhà kho Tứ Hành nằm sát khu vực tô nhượng của nhiều nước phương Tây. Cuộc chiến đấu ở đây không chỉ ngăn chân quân Nhật mà còn để thu hút sự chú ý của các nước phương Tây trong khi hy vọng rằng các nước phương Tây sẽ có thể can thiệp theo Công Ước 9 nước Lực lượng của sư đoàn số 88 quân Trung Quốc chiến đấu ở khu nhà kho Tứ Hành thực chất chỉ là tiểu đoàn 1 trung đoàn 524 của sư đoàn 88 chứ không phải cả sư đoàn. Biên chế chính thức của tiểu đoàn 1 có 800 chiến sĩ, nhưng trên thực tế chỉ còn khoảng hơn 400 sau những thương vong. Bên phía quân Nhật là sư đoàn 3 của Quân đoàn Phái khiển Thượng Hải. Sư đoàn này cũng bị thương vong khá nhiều, nhưng tổ chức của sư đoàn, đội ngũ sĩ quan và chỉ huy vẫn còn kiện toàn, lại có yểm trợ của không quân, hải quân và tăng thiết giáp.

Cuộc chiến đấu ở khu nhà kho Tứ Hành và bờ Nam sông Ngô Tùng diễn ra trong vòng 4 ngày, quân Trung Quốc phòng thủ hoàn toàn bị tiêu diệt. Sau cùng, ngày 30 tháng 10, quân Nhật vượt được qua sông Ngô Tùng và tiến hành bao vây quân Trung Quốc.

Mặc dù đã rất cảnh giác đề phòng bị quân Nhật bao vây, nên Tưởng ra lệnh cho các đơn vị quân Trung Quốc phải tìm cách giữ thị trấn Kim Sơn Vệ ở phía Bắc vịnh Hàng Châu. Tuy nhiên, vì để mất Đại Trường, nên quân Trung Quốc không thể tăng cường cho Kim Sơn Vệ. Ngày 5 tháng 11, quân đoàn số 10 của Nhật Bản do Yanagawa Heisuke từ Thái Nguyên đến đã dễ dàng chiếm được Kim Sơn Vệ. Thị trấn này chỉ cách nơi quân Trung Quốc tập hợp lại sau khi rút khỏi Đại Trường chừng 40 km.

Tiếp sau Kim Sơn Vệ, quân Nhật lại chiếm được Côn Sơn. Quân Trung Quốc đã kiệt quệ và có nguy cơ mất phòng tuyến. Đến ngày 13 tháng 11, nhiều đơn vị quân Trung Quốc đã tan vỡ. Khi quân Trung Quốc rút về đến phòng tuyến Ngô Phúc (giữa Thượng Hải và Nam Kinh) thì họ phát hiện ra chính quyền và dân chúng địa phương ở đây đã trốn hết. Tinh thần quân Trung Quốc bị sa sút ghê gớm. Phòng tuyến Ngô Phúc được xây dựng tốn kém với sự giúp đỡ của Đức và được ví là phòng tuyến Hindenberg của Trung Quốc chỉ giữ được trong vòng 2 tuần. Trận Thượng Hải kết thúc với thắng lợi của quân Nhật nhưng với thương vong vô cùng nặng nề của cả hai bên, trong đó có hàng trăm, hàng ngàn dân thường Trung Quốc chết do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Để dễ theo diễn biến chiến sự , xem tiếp Trận Vũ Hán

TRẬN VŨ HÁN NĂM 1938

là một trong những trận đánh lớn nhất, lâu nhất và dữ dội nhất, bắt đầu vào ngày 11 tháng 6 năm 1938 và kết thúc vào 4 tháng sau. Lực lượng tham chiến là 1,1 triệu quân Quân đội Cách mạng Dân quốc của Trung Hoa Dân quốc dưới sự chỉ huy trực tiếp của Tổng tư lệnh Tưởng Giới Thạch với sự hổ trợ của Không quân Liên Xô, đối trận là 35 vạn quân Lục quân Đế quốc Nhật Bản dưới sự chỉ huy của Đại tướng Hata Shunroku.  Chiến thắng thuộc về phía lục quân đế quốc Nhật Bản nhưng nỗ lực của quân Nhật đánh đòn kết liễu quân Trung Quốc đã không thành công. Quân Nhật sau trận này chỉ còn đủ sức đánh  lớn Chiến dịch Ichi-Go (hay trận Đại Lục liên thông kết nối tuyến hậu cần chiến lược Bắc Kinh –  Hà Nam- Vũ Hán – Hồ Nam – Quảng Tây nối Đông Dương) và chịu thất bại chung cuộc của phe Trục theo chủ nghĩa phát xít  trước lực lượng Đồng Minh  trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

Tóm tắt diễn biến Trận Vũ Hán

Đến đầu năm 1938, Đế quốc Nhật Bản đã mở rộng vùng lãnh thổ rộng lớn toàn vùng Đông Nam Á và châu Đại Dương (hình) . Nhật quyết định đánh trận Vũ Hán để kết thúc trận chiến Trung Nhật. Trận Vũ Hán là đòn quyết định.

Vũ Hán là thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, nằm ở ngã ba sông Dương Tử (Trường Giang)  và sông Hán (Hán Thủy), nơi địa danh lịch sử với trận Xích Bích năm  208 thời Tam Quốc danh chấn Hoa Hạ. Vũ Hán là thành phố cổ kính và hiện đại, Vũ Hán là trung tâm nghệ thuật và học thuật với Hoàng Hạc lâu  xây dựng từ năm 223 được nhà thơ nổi tiếng Thôi Hiệu đời Đường  đề thơ.  Hán Khẩu của Vũ Hán thời nhà Nguyên  là một trong 4 thương cảng sầm uất nhất Trung Hoa. Vũ Hán trong thập niên 1920, là thủ đô của chính phủ cực tả do Uông Tinh Vệ lãnh đạo,  thời Chiến tranh Trung-Nhật từ tháng 5 đến tháng 10 năm 1938 Vũ Hán là thủ đô kháng chiến của Tưởng Giới Thạch. Ngày nay Vũ Hán xếp thứ 3 ở Trung Quốc về sức mạnh khoa học và công nghệ, là thành phố đông dân nhất ở miền Trung Trung Quốc, với dân số năm 2007 là  9,7 người, cao hơn một ít so dân số thành phố Hồ Chí Minh năm 2015 gần 8,6 triệu người.

Từ điển Bách khoa Mở Wikipedia tiếng Việt đúc kết sử liệu đến tháng 6 năm 2015 Trận Vũ Hán:

Đầu tháng 7 năm 1937, Lục quân Nhật Bản xuất phát từ phía Bắc Trung Quốc bắt đầu tiến công quy mô lớn. Chưa đầy một tháng sau, họ chiếm được Bắc Kinh và Thiên Tân. Tháng 8, quân Nhật chiếm được Sa Cáp Nhĩ và Tuy Viễn. Sau đó, họ đánh dọc theo tuyến đường sắt Bắc Bình-Hán Khẩu và Thiên Tân-Phổ Khẩu xuống vùng bình nguyên Hoa Bắc (khu vực sông Hoàng Hà). Đầu tháng 9, quân Nhật chiếm được Thái Nguyên và khai thác các mỏ than ở đây để cung cấp nhiên liệu cho mình. Từ Thái Nguyên, quân Nhật đánh sang Hân Khẩu, đánh bại cả liên quân Dân quốc, Cộng sản và quân phiệt địa phương Sơn Tây của Trung Quốc. Giữa tháng 12, quân Nhật chiếm được Thượng Hải. Từ Thượng Hải, quân Nhật dễ dàng chiếm được thủ đô Nam Kinh và gây ra một cuộc thảm sát tàn bạo ở đây. Tháng 5 năm 1938, quân Nhật chiếm được Từ Châu ở Giang Tô.

Trước sự tiến công nhanh và mạnh của quân Nhật, Tưởng Giới Thạch quyết định rút lui về phía Tây Nam và tạm rời thủ đô kháng chiến về Vũ Hán. Vũ Hán là thành phố lớn thứ hai ở châu thổ sông Dương Tử xét về dân số và về kinh tế. Quân Nhật cho rằng chiếm được Vũ Hán và bắt bộ tư lệnh quân đội Trung Quốc ở đây sẽ là đòn quyết định để kết thúc chiến tranh. Phía Trung Quốc thì quyết tâm bảo vệ Vũ Hán, cầm chân đối phương ở đây để đánh bại kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Nhật và có thời gian cho trung ương di chuyển về Trùng Khánh.

Để chống lại quân Nhật tấn công Vũ Hán, Tưởng Giới Thạch bố trí tới 120 sư đoàn tinh nhuệ nhất của mình ở lại Vũ Hán cùng các chỉ huy ưu tú nhất của Quân đội Cách mạng Dân quốc như Trần Thành, Tiết Nhạc, Ngô Kỳ Vỹ, Trương Phát Khuê, Vương Kính Cửu, Âu Chấn, Lý Tông Nhân, Tôn Liên Trọng. Đặc biệt, lần này phía Trung Quốc nhận được sự chi viện của Liên Xô bao gồm cả một phi đội máy bay chiến đấu.

Phía quân Nhật là Phương diện quân Trung Chi Na do đại tướng Hata Shunroku chỉ huy. Phương diện quân này có 2 quân đoàn. Quân đoàn số 11 do trung tướng Okamura Yasuji chỉ huy gồm 6 sư đoàn. Quân đoàn số 2 do hoàng thân, trung tướng Higashikuni Naruhiko chỉ huy gồm 4 sư đoàn.

Ngày 28 tháng 2 năm 1938, không quân Nhật Bản đã đến ném bom xuống Vũ Hán. Tuy nhiên, quân Trung Quốc đã đẩy lui được. Ngày 29 tháng 4, máy bay Nhật lại đến ném bom Vũ Hán để kỷ niệm ngày sinh của Thiên hoàng Chiêu Hòa.] Quân Trung Quốc đã dự đoán được điều này và chuẩn bị kỹ lực lượng để giáng trả. Một trong những cuộc không chiến dữ dội nhất trong chiến tranh Trung-Nhật đã diễn ra. Không quân Trung Quốc đã bắn hạ 21 máy bay của quân Nhật và bản thân mất 12 máy bay.

Cố gắng để có thêm thời gian chuẩn bị cho cuộc giao tranh ở Vũ Hán, quân Trung Quốc đã mở khẩu đê sông Hoàng Hà chỗ chảy qua Hoa Viên Khẩu gây ngập lụt trên diện rộng buộc quân Nhật phải hoãn tấn công. Trận lụt này được gọi là Lụt Hoàng Hà 1938. Tuy nhiên, nó đã cướp đi 50 vạn sinh mạng thường dân Trung Quốc.

Ở phía Nam sông Dương Tử, ngày 13 tháng 6, quân đoàn 11 của Nhật đổ bộ và chiếm được An Khánh, mở màn trận Vũ Hán. Quân Nhật tiến dọc theo bờ Nam sông Dương Tử đánh nhanh từ Đông sang Tây rồi quay lại về phía Đông. Lần lượt các thị trấn An Khánh, Cửu Giang, Thụy Xương, Nhược Hy, Tân Đàm Phố, Mã Đương, Phú Kim Sơn, Dương Tân, Đạt Chi, Kỳ Tha Thành bị quân Nhật chiếm. Ngày 1 tháng 10, sư đoàn số 106 quân đoàn 11 của quân Nhật do thiếu tướng Matsuura Junrokuro chỉ huy được lệnh đi vòng sau lưng quân Trung Quốc ở Nam Tầm tới vùng Vạn Gia Lĩnh để chia cắt quân Trung Quốc ở Nam Tấm với lực lượng phía sau. Tuy nhiên, ý đồ này bị quân Trung Quốc phát hiện. Khoảng 10 vạn quân Trung Quốc thuộc biên chế của 3 quân đoàn tăng cường thêm 8 sư đoàn và 1 trung đoàn nữa đã bao vây sư đoàn số 106 của quân Nhật. Tướng Nhật Okamura điều sư đoàn 27 đến giải vây cho sư đoàn 106 nhưng không thành công. Phần lớn sư đoàn 106 của Nhật, khoảng 10.000 người, đã bị tiêu diệt, chỉ có khoảng 1.700 người thoát được. Đây là lần đầu tiên trong chiến tranh Trung-Nhật, 1 sư đoàn của Nhật bị tiêu diệt. Tuy nhiên, phía quân Trung Quốc cũng bị thương vong tới 40.000 người.

Đến ngày 29 tháng 10 (tức là sau 3 tháng rưỡi), quân Nhật đến được Vũ Xương sát thành phố Vũ Hán.

Ở phía Bắc sông Dương Tử, ngày 24 tháng 7, sư đoàn 6 quân đoàn 11 của Nhật từ An Huy đánh sang Thái Hồ. Quân Nhật đã chọc thủng phòng tuyến của quân Trung Quốc và đến ngày 3 tháng 8 đã chiếm được các huyện Thái Hồ, Túc Tùng và Hoàng Mai (Hồ Bắc). Tuy nhiên, đến cuối tháng 8, quân Trung Quốc giành lại được Thái Hồ và Túc Tùng. Quân Trung Quốc nhân đà đó tiến hành phản công, song thất bại và phải rút về Quảng Tế để củng cố lực lượng. Sau đó, họ cố gắng đánh vào sườn quân Nhật ở Hoàng Mai để kìm bước tiến của địch, song không thành công. Quảng Tế và Vũ Khuyết rơi vào tay quân Nhật. Các nỗ lực chặn địch của quân Trung Quốc đều thất bại vì quân Nhật có ưu thế hỏa lực và kinh nghiệm tác chiến vượt trội. Quân Nhật chiếm được Thiên Gia trấn vào ngày 29 tháng 9, Hoàng Pha vào ngày 24 tháng 10, áp sát Hán Khẩu.

Đại Biệt Sơn là một dãy núi lớn giữa 2 tỉnh Hồ Bắc và An Huy, chạy dài theo hướng Tây Bắc-Đông Nam từ sông Hoài tới sông Dương Tử. Vùng này thuộc phạm vi của quân khu 5 của Trung Hoa Dân quốc. Quân đoàn 2 của Nhật bắt đầu tiến công vào Đại Biệt Sơn từ cuối tháng 8 theo 2 hướng. Sư đoàn 13 tấn công ở phía Nam. Sư đoàn 10 và sư đoàn 3 tấn công ở phía Bắc.

Ngày 12 tháng 10, cánh quân phía Bắc của quân đoàn 2 Nhật đánh đến Tín Dương và di chuyển về hướng Nam hỗ trợ cánh quân phía Nam. Ngày 24 tháng 10, quân đoàn 2 đánh đến Ma Thành, sau đó tiếp tục di chuyển xuống phía Nam cùng quân đoàn 11 hợp vây thành phố Vũ Hán. Quân Trung Quốc rút lui khỏi thành phố Vũ Hán để bảo toàn lực lượng. Ngày 26 tháng 10, Vũ Xương và Hán Khẩu thất thủ. Ngày 27, Hán Dương thất thủ.

Theo Yoshiaki Yoshimi và Seiya Matsuno, Thiên hoàng Chiêu Hòa đã cho phép quân Nhật sử dụng vũ khí hóa học để đánh quân Trung Quốc. Trong tận Vũ Hán, Hoàng thân Kan’in đã truyền lệnh của Thiên hoàng dùng hơi độc 375 lần, từ tháng 8 đến tháng 10 năm 1938, bắt chấp Điều 23 của Công ước Hague (1899 và 1907), Điều 171 của Hòa ước Versailles, Điều V của Hiệp ước hữu quan về sử dụng tàu ngầm và hơi độc trong chiến tranh[1] và một giải pháp đã được Hội Quốc Liên thông qua ngày 14 tháng 5 ngăn chặn Lục quân Đế quốc Nhật Bản sử dụng hơi độc.

Sau 4 tháng kịch chiến, về cơ bản Hải quân và Không quân Trung Quốc đã bị Quân đội Nhật quét sạch. Vũ Hán rơi vào tay Quân đội Nhật Bản. Tuy nhiên, trận thắng tại Vũ Hán là một chiến thắng kiểu Pyrros của Quân đội Nhật Bản: trong khi Quân đội Nhật yếu đi vì thương vong, thì lực lượng Quân đội Trung Quốc sống sót vẫn còn khá đông. Nỗ lực của quân Nhật đánh đòn kết liễu quân Trung Quốc đã không thành công. Sau trận này, quân Nhật không còn sức đánh trận lớn nào nữa cho đến tận Chiến dịch Ichi-Go

Trận Vũ Hán bài học lịch sử

Chiến tranh Trung Nhật cận hiện đại, trận Vũ Hán được nhiều chiến lược gia và sử gia nghiên cứu. Lục quân Đế quốc Nhật Bản làm chủ thế trận với ưu thế hỏa lực và kinh nghiệm tác chiến vượt trội đã chiếm được Vũ Hán, về cơ bản đã đánh thắng 120 sư đoàn thuộc loại thiện chiến nhất, quét sạch Hải quân và Không quân Quân đội Cách mạng Dân quốc của Trung Hoa Dân quốc do đích thân tổng thống, tổng tư lệnh Tưởng Giới Thạch là tướng lĩnh lão luyện, mưu lược chỉ huy, có sự hổ trợ của Không quân Liên Xô.

Nhật chịu thất bại chung cuộc tại Trung Quốc do “chiến lược bảo tồn sinh lực đánh lâu dài chịu mất đất đai” “chiến thuật biển người” sẵn sàng đánh đổi “thí quân” với tỷ lệ áp đảo chịu mất mát cao hơn thiệt hai nhiều hơn, “sách lược vũ trang dân chúng kháng Nhật” chịu sự thảm sát Thượng Hải, “tự mở khẩu đê sông Hoàng Hà” gây Lụt Hoàng Hà 1938 cướp đi 50 vạn sinh mạng thường dân Trung Quốc nhằm cản bước tiến quân Nhật; với nhiều bài học khác…

Trận Vũ Hán đã được chiến lược gia Mao Trạch Đông đúc kết bài học lịch sử trong đại kế TRUNG NAM HẢI. Mao Trạch Đông từ tổng kết kinh nghiệm của trận Vũ Hán và các trận đánh lớn trong lịch sử, từ giả thuyết chiến lược Chiến tranh thế giới thứ ba có thể xẩy ra với các hướng tấn công từ phía Bắc, phía Nam, phía Đông và phía Tây. Mao Trạch Đông đưa ra phương lược “tam tuyến” hướng xử lý khi có chiến tranh lớn, tại Hội nghị Trung Ương từ ngày 18 tháng 9 đến ngày 12 tháng 10 năm 1965. Ông nói:

Trung Quốc không sợ bom nguyên tử vì bất kỳ một ngọn núi nào cũng có thể ngăn chặn bức xạ hạt nhân. Dụ địch vào sâu nội địa tới bờ bắc Hoàng Hà và bờ nam Trường Giang, dùng kế “đóng cửa đánh chó” lấy chiến tranh nhân dân, chiến tranh du kích, vận động chiến, đánh lâu dài níu chân địch, tận dụng thiên thời địa lợi nhân hòa, thời tiết mưa gió lầy lội, phá tan kế hoạch tốc chiến tốc thắng của địch. Bắc Kinh, Trùng Khánh, Thượng Hải, Thiên Tân là bốn thành phố trực thuộc Trung Ương, chuyển hóa công năng để phát huy hiệu lực bảo tồn và phát triển. Trùng Khánh là thủ đô kháng chiến lúc đất nước Trung Hoa động loạn”…

ĐI THUYỀN TRÊN TRƯỜNG GIANG
Hoàng Kim

Đi thuyền trên Trường Giang
Thăm thẳm dòng sông phẳng
Chốn xưa trận Xích Bích
Sử thi Tô Đông Pha.

Người Việt xưa nơi này (*)
Bách Việt vùng Mân Việt
Trần Tự Minh nhà Trần
Nam tiến từ thời trước

Đại chiến hồ Bà Dương
Nhà Minh thành đế nghiệp
Ninh Minh giang chu hành*
Hoàng Hạc Lâu trời biếc

Sông quanh co thăm thẳm
Hiểm sâu như lòng người
Đi thuyền trên Trường Giang
Thương hoài thơ Tô, Nguyễn

Nhớ giấc mơ Trung Hoa
Bảy ba vượt sông rộng **
Nguyễn Du hồn nơi nao
Trường Giang cuồn cuộn chảy

(*) Trường Giang (sông Dương Tử) ranh giới tự nhiên của tộc Bách Việt

(**) Sông Trường Giang nơi khoảng giữa đập Tam Hiệp và Vũ Hán có 5 sự kiện lớn của lịch sử: Sự kiện Trận Xích Bích đặc biệt nổi tiếng thời Tam Quốc; sự kiện “Đại chiến hồ Bà Dương” trận thủy chiến ác liệt bậc nhất cuối thời nhà Nguyên đầu thời Minh, có sự kiện “Ninh Minh giang chu hành” của Nguyễn Du là kiệt tác văn chương và sách trắng ngoại giao đầu triều Nguyễn Ánh đánh giá thái độ của nhà Thanh sự sâu hiểm sông Trường Giang như lòng người qua ‘bang giao tập ngoại giao thời Tây Sơn” với các sự kiện bí mật kho báu trên đỉnh Tuyết Sơn và cái chết bí ẩn của Nguyễn Huệ; có sự kiện Chủ tịch Mao Trạch Đông bơi qua sông Trường Giang ngày 6/7/1966; có sự kiện đập Tam Hiệp bắt đầu tích nước vào ngày 1 tháng 6 năm 2003 đúng vào đêm trăng tròn 15 tháng 4 âm lịch hàng năm, cũng là ngày Tam Hiệp (đản sanh, giác ngộ, giải thoát),

“Đại chiến hồ Bà Dương” là sự kiện lớn nhất thay đổi vận mệnh Trung Quốc cận đại xẩy ra ngày 3 tháng 10 năm 1363. Trần Hữu Lượng năm Chí Chính thứ 20 (1360) là Hán Vương giành trọn nửa nước, đã dẫn đội thủy quân mạnh từ Thái Thạch theo Trường Giang xuôi xuống phía đông, tiến công Chu Nguyên Chương và sau đó tử trận.. Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương nhờ thắng này mà thồng nhất Trung Quốc và khai sáng nhà Minh Hạc vàng nghìn năm dấu tích cũ (*) Theo các bộ sử Việt như Đại Việt sử ký toàn thư, Việt sử tiêu án của Ngô Thời Sĩ, Đại nam thực lục, Đại Việt sử ký bản kỷ cùng gia phả nhà Trần để lại thì các bộ sử Việt đều khẳng định Trần Hữu Lượng là con thứ của Trần Ích Tắc. Sử Việt xác định Trần Ích Tắc có người con thứ là Trần Hữu Lượng ở Hồ Bắc. Trần Ích Tắc khi qua đời có con cả là Trần Hữu Thành thay cha dạy học cho Trần Hữu Lượng. Tổ tiên nhà Trần  là cụ tổ Trần Tự Minh thuộc nhóm tộc người Bách Việt ở vùng Mân Việt (nay thuộc Phúc Kiến – Trung Quốc), theo dòng người Bách Việt xuống phía Nam giúp vua An Dương Vương. Trần Tự Minh cùng Cao Lỗ từng là những vị tướng tài ba trụ cột, là hai cánh tay đắc lực giúp An Dương Vương nhiều lần đánh bại quân Triệu Đà.  Sau này Trần Hữu Lượng học theo cuốn sách Đông A võ phái của cụ tổ là Trần Tự An, noi gương tổ phụ khởi nghĩa chống Chu Nguyên Chương. Đại Việt Sử ký Toàn thư có viết rằng Trần Hữu Lượng từng sai sứ sang hòa thân với Trần Dụ Tông, liên minh với quân Đại Việt chống Nguyên:  “Giáp Ngọ, [Thiệu Phong] năm thứ 14 [1354], (Nguyên Chí Chính năm thứ 14). Mùa xuân, tháng 2, quan trấn giữ biên giới phía bắc cho chạy trạm tâu việc Trần Hữu Lượng nước Nguyên dấy binh, sai sứ sang xin hòa thân (Hữu Lượng là con Trần Ích Tắc)”. Tuy nhiên vua Trần là Trần Dụ Tông đã từ chối. Nhà Trần Đại Việt từ khi Trần Ích Tắc chạy theo quân Nguyên, đã xem ông ta là kẻ phản bội và không công nhận là dòng tộc nữa, nên đã từ chối “hòa thân”:

Nguyễn Du viết bài “Minh Ninh Giang Chu Hành” tả cảnh hiểm trở của sông Minh Ninh là sông Trường Giang ngày nay

ĐI THUYỀN TRÊN MINH GIANG
Nguyễn Du thơ chữ Hán
Nhất Uyên dịch thơ

Vùng núi Việt Tây nhiều khe núi,
Qua nghìn năm chảy hợp thành sông.
Nước như đổ tự trời cao xuống,
Trên thác nghe gì chăng ?
Rồng thiêng nổi giận sấm đùng đùng
Dưới thác nghe thấy gì ?
Máy nỏ bật nhanh tên lìa dây,
Một dòng vạn dậm không ngừng chảy.
Núi cao giáp bờ như tường thành,
Ở giữa đá lạ chen chúc nổi.
Như rồng, rắn, cọp, beo, ngựa, trâu la liệt trước mặt bày.
Lớn như cái nhà, nhỏ như nắm tay,
Hòn cao như đứng, thấp ngủ say.
Hòn thẳng như chạy, cong vòng xoay,
Nghìn hình vạn vẽ không nói hết,
Giao long ra vào thành vực sâu.
Sóng vỗ phun bọt ngày đêm ầm ầm tiếng,
Nước lụt hạ dâng tuôn trào sôi.
Một ngày ba ngày lòng bồi hồi.
Bồi hồi lo sợ điều trông thấy,
Nguy thay hiểm thay chìm sâu không đáy.
Ai cũng nói đất Trung Hoa bằng phẳng,
Hóa ra đường Trung Hoa lại thế này.
Sâu hiểm quanh co giống lòng người,
Nguy vong, nghiêng đổ đều ý trời.
Tài cao văn chương thường bị ghét,
Thịt người là thứ ma quỷ thích,
Làm sao dẹp yên hết phong ba ?
Trung tín thảy không nhờ cậy được.
Không tin: “Ra cửa đường hiểm nguy“
Hãy  ngắm dòng sông cuồn cuộn chảy.

Nguyên tác phiên âm Hán Việt:
MINH NINH GIANG CHU HÀNH

Việt Tây sơn trung đa giản tuyền,
Thiên niên hợp chú thành nhất xuyên.
Tự cao nhi hạ như bát thiên,
Than thượng hà sở văn ?
Ứng long kích nộ lôi điển điển,
Than hạ hà sở kiến ?
Nổ cơ kịch phát thỉ ly huyền,
Nhất tả vạn lý vô đình yên.
Cao sơn giáp ngan như tường viên,
Trung hữu quái thạch sâm sâm nhiên.
Hữu như long, xà, hổ, báo, ngưu, mã la kỳ tiền.
Đại giả như ốc, tiểu như quyền.
Cao giả như lập, đê như miên,
Trực giả như tẩu,khúc như tuyền.
Thiên hình vạn trạng nan tận ngôn.
Giao ly xuất một thành trùng uyên,
Dũng đào phún mạt đạ tranh hôi huyên.
Hạ lao sơ trướng phí như tiên.
Nhất hành tam nhật tâm huyền huyền.
Tâm huyền huyền đa sở úy.
Nguy hồ đãi tai cốt một vô để.
Cộng đạo Trung Hoa lột thản bình,
Trung Hoa đạo Trung phù như thị !
Oa bàn khuất khúc tự nhân tâm,
Nguy vong khuynh phúc giai thiên ý.
Cao tài mỗi bị văn chương đố.
Nhân nhục tối vi ly mị hỷ,
Phong ba na đắc tận năng bình.
Trung tín đáo đầu vô túc thị.
Bất tín “xuất môn giai úy đồ “
Thị vọng thao thao thử giang thủy.

Chú Thích:
Minh Ninh giang:  sông Minh Giang chảy qua Minh Ninh. Ứng long: Rồng hiện.Trung tín: Đường Giới đời  Tống: Bình sinh thượng trung tín, Kim nhật nhiệm phong ba: Ngày thường giữ trung tín, Hôm nay mặc kệ phong ba….,Nguyễn Du viết : Đường Trung Hoa không bằng phẳng mà quanh co, sâu hiểm như lòng người. Trung tín thảy không nhờ cậy được.

TRUNG QUỐC MỘT SUY NGẪM
Hoàng KimHoang Long


Tuyết rơi trên Vạn Lý
Trường Thành bao đổi thay
Ngưa già thương đồng cỏ
Đại bàng nhớ trời mây.

Ngược gió đi không nản
Rừng thông tuyết phủ dày
Ngọa Long cương đâu nhỉ
Đầy trời hoa tuyết bay.

Hồ Khẩu trên Hoàng Hà
Đại tuyết thành băng giá
Thế nước và thời trời
Rồng giữa mùa biến hóa.

ĐƯỜNG TRẦN THÊNH THÊNH BƯỚC
Đỉnh xanh mờ sương đêm
Hoàng Thành Trúc Lâm sáng
Phước Đức vui kiếm tìm.

*

Lên Thái Sơn hướng Phật
Chiếu đất ở Thái An
Đi thuyền trên Trường Giang
Nguyễn Du trăng huyền thoại

Khổng Tử dạy và học
Đến Thái Sơn nhớ Người
Kho báu đỉnh Tuyết Sơn
Huyền Trang tháp Đại Nhạn

Tô Đông Pha Tây Hồ
Đỗ Phủ thương đọc lại
Hoa Mai thơ Thiệu Ung
Ngày xuân đọc Trạng Trình

Quảng Tây nay và xưa
Lên đỉnh Thiên Môn Sơn
Ngày mới vui xuân hiểu
Kim Dung trong ngày mới

Trung Quốc một suy ngẫm

lên Thái Sơn hướng Phật, cha con tôi có 17 notes trò chuyện về sự bàn luận của các học giả, nhà văn khả kính Việt Nam nói về Trung Quốc ngày nay. Đầu tiên là phiếm đàm của Trần Đăng Khoa bài viết về Trung Hoa “Tào lao với Lão Khoa” Tuy là nhàn đàm nhưng sự thực là những việc quốc kế dân sinh, tiếng là ‘tào lao’ mà thật sự nóng, hay và nghiêm cẩn.

Lên Thái Sơn hướng Phật/ Chiếu đất ở Thái An/ Đi thuyền trên Trường Giang/ Nguyễn Du trăng huyền thoại/ Suy tư sông Dương Tử/ Suy ngẫm từ núi Xanh/ Lúa siêu xanh Việt Nam/ Nhớ Trạng Trình Nội Tán/ Khổng Tử dạy và học/ Đến Thái Sơn nhớ Người/ Kho báu đỉnh Tuyết Sơn/ Huyền Trang tháp Đại Nhạn/ Tô Đông Pha Tây Hồ/ Đỗ Phủ thương đọc lại/ Hoa Mai thơ Thiệu Ung/ Ngày xuân đọc Trạng Trình/ Quảng Tây nay và xưa/ Lên đỉnh Thiên Môn Sơn/ Ngày mới vui xuân hiểu/ Kim Dung trong ngày mới/ Trung Quốc một suy ngẫm; Chuyện cổ tích người lớn; Chuyện đồng dao cho em; Nhớ lại và suy ngẫmhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/nho-lai-va-suy-ngam/

Việt Nam con đường xanh
NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
Hoàng Long, Nguyễn Văn Phu,
Nguyễn Thị Trúc Mai, Hoàng Kim
thu thập, tuyển chọn, đúc kết thông tin, tích hợp và giới thiệu

Mục đích sau cùng của DẠY VÀ HỌC là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và LÀM được việc. “Việt Nam con đường xanh ” và ” Nông nghiệp công nghệ cao” là chuyên mục thông tin địa chỉ xanh tin cậy của bạn đọc, có trên các trang http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/nong-nghiep-cong-nghe-cao/https://hoangkimlong.wordpress.com/category/viet-nam-con-duong-xanh/; và https://www.csruniversal.org/viet-nam-con-duong-xanh/. Ứng dụng công nghệ nâng cao chuỗi giá trị nông nghiệp (Technological application enhances agriculture value chain), là chủ đề được Phó Giáo sư Tiến sĩ Đào Thế Anh, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, giới thiệu tại diễn đàn MALICA (Markets and Agriculture Linkages for Cities in Asia Kết nối Thị trường và Nông nghiệp các thành phố châu Á) và VTV4 https://vtv.vn/video/bizline-15-3-2020-427424.htm.

Việt Nam con đường xanh, Nông nghiệp công nghệ cao bài viết kỳ này giới thiệu Định hướng chiến lược quốc gia, phương hướng nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế xã hội 2021-2030 (* Đảng Cộng Sản Việt Nam 2020, Dự thảo các văn kiện trình đại hội Đảng XIII của Đảng) xác định 10 giải pháp cơ bản; 5 nhóm hệ thống giải pháp chính để đảm bảo phát huy hiệu quả giá trị của khối 13 sản phẩm chủ lực nông nghiệp Việt Nam nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân lao động. Ba trụ cột cốt lõi của một quốc gia là cân đối hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường và thực hiện tiến bộ công bằng xã hội.theo kết luận của Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về Phát triển bền vững tại Cộng hòa Nam Phi năm 2002 với Định hướng và tầm nhìn Việt Nam con đường xanh. Năm bài viết chọn lọc, gồm: 1) Nông nghiệp hữu cơ hiện trạng và giải pháp nghiên cứu phát triển của tác giả PGS..TS Nguyễn Văn Bộ, TS Ngô Doãn Đảm 2) Đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học ứng dụng phục vụ phát triển nông nghiệp công nghệ cao và công nghệ thực phẩm tại Trường Đại học Văn Lang” của tác giả PGS.TS Phan Phước Hiền và TS Châu Tấn Phát, 3) “Nghiên cừu ứng dụng công nghệ sinh học cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao” của PGS.TS. Dương Hoa Xô, Trung Tâm Công nghệ Sinh học TP. HCM; 4) Một số thông tin chọn lọc điểm sáng nông nghiệp nông dân nông thôn nông nghiệp công nghệ cao; 5) Chọn giống sắn kháng CMD hiện trạng và triển vọng

Nông nghiệp công nghệ cao liên kết chuỗi thông tin chuyên đề tại các đường link Việt Nam con đường xanh; Nông nghiệp sinh thái Việt; Nông nghiệp Việt trăm năm; Viện Lúa Sao Thần Nông; IAS đường tới trăm năm; Trường tôi nôi yêu thương; Chọn giống sắn kháng CMD; Giống sắn KM419 và KM440; Cách mạng sắn Việt Nam; Chọn giống sắn Việt Nam; Mười kỹ thuật thâm canh sắn; Quản lý bền vững sắn châu Á; Cassava and Vietnam: Now and Then; Lúa siêu xanh Việt Nam; Gạo Việt và thương hiệu; Lúa C4 và lúa cao cây; Lúa sắn Cămpuchia và Lào; Lúa sắn Việt Châu Phi; Lúa Việt tới Châu Mỹ; Giống khoai lang Việt Nam; Giống ngô lai VN 25-99; Giống lạc HL25 Việt Ấn; Nhà sách Hoàng Gia;

VIỆT NAM CON ĐƯỜNG XANH
Hoàng Kim

Bác Hồ nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành“. Việt Nam con đường xanh cốt lõi là an dân với năm yếu tố: An sinh xã hội; An tâm; An lạc; An toàn; An ninh.

Định hướng chiến lược quốc gia, phương hướng nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế xã hội 2021-2030 xác định 10 giải pháp cơ bản: (* Đảng Cộng Sản Việt Nam 2020, Dự thảo các văn kiện trình đại hội Đảng XIII của Đảng)

1) Tập trung hoàn thiện nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giải quyết tốt hơn quan hệ giữa Nhà nước và thị trường.

2) Phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế;

3) Phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế;

4) Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, bảo đảm thực chất, hiệu quả; phát triển nền kinh tế số; thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô;

5) Phát triển kết cấu hạ tầng, kinh tế vùng, kinh tế biển, lấy các đô thi làm động lực phát triển vùng và đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới;

6) Phát triển văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân;

7) Quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai;

8) Củng cố, tăng cường quốc phóng, bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia;

9) Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập và vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế;

10) Tiếp tục xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động; đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tạo đột phá trong cải cách hành chính.

13 sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia đã được xác định bởi Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại Thông tư số 37 /2018/TT /BNNPTNT ngày 25/12/2018 gồm Gạo, Cà phê, Cao su, Điều, Hồ tiêu, Chè, Rau Quả, Sắn và sản phẩm từ sắn, Thịt lợn, Thịt và trứng gia cầm, Cá tra, Tôm, Gỗ và sản phẩm từ gỗ.

5 nhóm giải pháp chính phương hướng nhiệm vụ giải pháp nông nghiệp 2021- 2030 để đảm bảo 13 khối sản phẩm nông nghiệp chủ lực phát huy hiệu quả giá trị, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân lao động Việt Nam cần tổ chức điều hành thật tốt :

1) Nông sản Việt 13 ngành hàng chủ lực kết nối mạnh mẽ với thị trường thế giới, xác định lợi thế so sánh và hệ thống giải pháp bảo tồn phát triển bền vững, hiệu quả khoa học công nghệ, kinh tế an sinh xã hội môi trường và vị thế quan trọng của từng ngành hàng. Nâng cao hiệu quả, hiệu lực hợp tác đầu tư nước ngoài có trọng tâm, trọng điểm, có chọn lọc, ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, quản trị hiện đại, năng lực đổi mới sáng tạo, kết nối Nông sản Việt đạt lợi thế cạnh tranh cao trong chuỗi cung ứng toàn cầu, có tác động lan tỏa, kết nối chặt chẽ hữu cơ với khu vực kinh tế trong nước. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả, đẩy mạnh hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, kết nối với hệ thống tiêu thụ toàn cầu. Phát triển mạnh doanh nghiệp nông nghiệp, hổ trợ, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, hợp tác xã nông nghiệp và các tổ hợp tác. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông nghiệp.

2) Phát triển mạnh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sạch, nông nghiệp hữu cơ, đạt tiêu chuẩn phổ biến về an toàn thực phẩm. Đổi mới chính sách quản lý và sử dụng đất trồng lúa, hàng năm sản xuất khoảng 35 triệu tấn lúa làm nòng cốt bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với lợi thế và nhu cầu thị trường, tăng khả năng chống chịu, thích ứng của nông dân với biến đổi khí hậu từng vùng, miền, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, ổn định. Tổ chức kết nối nông nghiệp với công nghiệp chế biến, thị trường xuất khẩu, chuỗi giá trị toàn cầu.

3) Phát triển chăn nuôi công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại hiệu quả cao, thân thiện với môi trường. Phát triển nuôi trồng thủy sản cá trên biển và mặt nước nội địa theo hướng công nghiệp, quảng canh cải tiến , sinh thái, nâng cao hiệu quả khai thác xa bờ , phát triển đánh bắt hải dương. Thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi hải sản;

4) Quản lý chặt chẽ, bảo vệ và phục hồi rừng tự nhiên gắn với bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái. Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng rừng trồng, nhất là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu, rừng phòng hộ ven biển. Chú trọng phát triển trồng rừng gỗ lớn, nâng cao hiệu quả rừng trồng, lâm đặc sản, đáp ứng cơ bản nhu cầu lâm sản trong nước làm nguyên liệu chế biến xuất khẩu. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào các chuỗi giá trị lâm nghiệp.

5) Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới và quản lý sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. Đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia thượng nguồn và các tổ chức quốc tế trong việc bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước ở lưu vực các dòng sông xuyên biên giới, nhất là sông Mê Công và sông Hồng. Nâng cao tính chống chịu và thích ứng biến đổi khí hậu của hệ thống kết cấu hạ tầng và của nền kinh tế Việt Nam, thực hiện các giải pháp thông minh để thích ứng trong nông nghiệp, thủy sản và phát triển rừng. Giảm thiểu những rũi ro do biến đổi khí hậu gây ra, đặc biệt là xâm nhập mặn, sạt lở tại Đồng Bằng Sông Cửu Long, an toàn lụt và môi sinh tại Hà Nội và vùng Đồng Bằng Sông Hồng khô hạn tại Tây Nguyên, Nam Trung Bộ,Bắc Trung Bộ Bảo vệ an ninh nguồn nước, tăng cường quản lý và khai thác, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn nước theo lưu vực sông, ngăn chặn suy giảm tài nguyên nước, tích nước điều tiết nguồn nước hợp lý phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Quản lý chặt chẽ và nâng cao hiệu lực quản lý, hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài nguyên, nhất là đất, nước khoáng sản, theo nguyên tắc thị trường. Phát triển thị trường, đẩy mạnh thương mại hóa quyền sử dụng đất, tăng cường đăng ký quyền sử dụng đất và áp dụng định giá đất theo thị trường, bảo đảm công khai, minh bạch. Phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, mạng lướí các dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia kết nối đồng bộ với các khu vực nông phẩm hàng hóa chính và khu đô thị, khu công nghiệp, cảng biển; Kết nối xây dựng nông thôn mới với kinh tế vùng, kinh tế biển, đào tạo nguồn lực nông nghiệp, cải tiến nâng cấp hệ thống hóa dữ liệu thông tin nông nghiệp nông dân nông thôn đáp ứng phù hợp với thời đại mới. Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo hướng gắn với đô thị hóa, thực chất và đi vào chiều sâu hiệu quả bền vững, lấy cư dân nông thôn làm chủ thể, tạo sự chuyển biến tích cực rõ rệt về nếp sống mới ở nông thôn; xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới cấp thôn bản. Thu hút mạnh mẽ các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông thôn để tổ chức và nâng cao chuỗi gía trị “mỗi xã một sản phẩm” gắn với thương hiệu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm. Chú trọng xây dựng cảnh quan sinh thái môi trường làng xã Việt xanh sạch đẹp tiến bộ an lành

Ba trụ cột cốt lõi của một quốc gia là cân đối hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường và thực hiện tiến bộ công bằng xã hội.theo kết luận của Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về Phát triển bền vững tại Johannesburg (Cộng hòa Nam Phi) năm 2002.

Bảo vệ an toàn môi trường sống và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân lao động Việt Nam là một trong ba trụ cột cốt lõi của chính sách quốc gia. Bảo vệ an toàn thức ăn, đất, nước, không khí và môi sinh là luật sống. Nguyên tắc cơ bản là: Ai gây ô nhiễm môi trường phải trả chi phí để xử lý khắc phục hậu quả, cải tạo và phục hồi. Thực thi chế tài và xử phạt nghiêm về vi phạm môi trường là quốc sách.

Tăng cường giám sát, công khai đầy đủ, kịp thời thông tin và nâng cao chất lượng môi trường, sự an toàn về thức ăn, đất nước, không khí và môi sinh ở các đô thị và vùng dân cư. Xử lý dứt điểm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Cải thiện rõ rệt tình trạng ô nhiễm môi trường, ở các cụm công nghiệp, làng nghề, lưu vực sông, khu vực nông thôn. Kiểm soát chặt chẽ các dự án khai thác tài nguyên, chủ động phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm gây ô nhiễm môi trường. Ngăn chặn suy thoái môi trường. Tối ưu hóa các mục đích sử dụng đất nông nghiệp. Đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia thượng nguồn và các tổ chức quốc tế trong việc bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước ở lưu vực các dòng sông xuyên biên giới, nhất là sông Mê Công và sông Hồng.

Việt Nam con đường xanh, thông tin đúc kết này là chọn lọc trích dẫn phù hợp với tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Định hướng và tầm nhìn này nhấn mạnh

1) Phải phát triển hài hòa ba trụ cột “Không đánh đổi môi trường với tăng trưởng kinh tế”; “Không thể vì nghèo mà hy sinh môi trường và sức khỏe người dân”

2) Vai trò kiến tạo của Nhà nước là quyết định;

3) Vai trò của người dân lao động và cộng đồng xã hội là không thể thiếu.

Việt Nam ngày nay nhấn mạnh sự diệt trừ tham nhũng và đề cao vai trò kiến tạo của Nhà nước là quyết định. Việt Nam là nước văn hiến có truyền thống “bầu ơi thương lấy bí cùng” và kinh nghiệm làm chủ tập thể, cũng đã vận dụng thành công “chính sách cộng sản thời chiến” biết thắt lưng buộc bụng đầu tư trong điểm.

Ngày lao động thung dung, nhớ lại và suy ngẫm.

CHÚC VUI HOÀNG HỮU PHÊ
Bạch Ngọc Hoàng Kim

Nam Bắc nhưng cùng một xóm quê
Cậu Đản thường khen Hoàng Hữu Phê
Khanh, Dục, Tường, Minh đều bạn quý
Sân Lai mong dịp gặp chung về

Bao chuyện bạn hay mình đọc kỹ
Nguyễn Du, Tô Thức thích nhiều hơn
Yến Thanh Công Trứ ưa phiêu lãng
Tô Nguyễn thương nghe khúc nhạc lành

“Sinh con ai chẳng muốn thông minh.
Đâu biết tinh hoa mãi lụy mình.
Chỉ ước con ta vô tư mãi
Thiện lành vui hưởng sự #annhiên

Chức mừng Hoàng Hữu Phê sinh nhật vui khỏe hạnh phúc, Kim Hoàng thuở cậu Đản còn khỏe, cậu rất thường khen bạn đọc kỹ, nhờ sư huynh ngày vui góp ý trao đổi hiệu đính hai biên khảo nông nghiệp du lịch sinh thái và lịch sử văn hóa của BNHK: Nguyễn Du là bậc anh hùng https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nguyen-du-la-bac-anh-hung/ và Tô Đông Pha Tây Hồ https://hoangkimlong.wordpress.com/category/to-dong-pha-tay-ho/

NguyenDu

NGUYỄN DU LÀ BẬC ANH HÙNG
Bạch Ngọc Hoàng Kim

Nguyễn Du khi sang sứ nước Thanh về có tập thơ “Bắc Hành” và truyện “Thúy Kiều” lưu hành ở đời (1). Thơ Kỳ Lân Mộ trong ‘Bắc Hành” kiếm bút sắc hơn gươm, là thông điệp ngoại giao thấu tình đạt lý, sức mạnh như một đạo quân, là kiệt tác văn chương đã làm thay đổi chính sách của  vua Thanh và danh tướng Phúc Khang An tổng đốc Lưỡng Quảng, thay vì báo thù rửa hận cho Tôn Sĩ Nghị, đã giữ hòa hiếu lâu dài với Việt Nam. Nguyễn Du là bậc anh hùng quốc sĩ, danh sĩ tinh hoa, kỳ tài hiếm có của dân tộc Việt. Nguyễn Du là bậc anh hùng xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nguyen-du-la-bac-anh-hùng

KỲ LÂN MỘ
Nguyễn Du

Phương Chi Yên Đệ người thế nào?
Cướp ngôi của cháu, đồ bất nhân.
Mỗi khi nổi giận giết mười họ,
Cổn to vạc lớn hại trung thần
Năm năm giết người hơn trăm vạn
Xương chất thành núi máu chảy tràn
Nếu bảo thánh nhân Kỳ Lân xuất
Buổi ấy sao không đi về Nam?

Nguyên văn chữ Hán

Hà huống Yên Đệ hà như nhân
Đoạt điệt tự lập phi nhân quân
Bạo nộ nhân sinh di thập tộc
Đại bỗng cự hoạch phanh trung thần
Ngũ niên sở sát bách dư vạn
Bạch cốt thành sơn địa huyết ân
Nhược đạo năng vị Thánh nhân xuất
Đương thế hà bất Nam du tường?

(1) Nguyễn Du tiểu sử trong sách Đại Nam liệt truyện chính biên sơ tập Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn, người dịch Đỗ Mộng Khương, người hiệu đính Hoa Bằng, Viện Sử học Việt Nam, Nhà Xuất bản Thuận Hóa, Huế 2006, trang 400 /716 Tập 2; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nguyen-du-trang-huyen-thoai/https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nguyen-du-tho-chu-han/

TRÒ CHUYỆN VỚI YẾN THANH
Bạch Ngọc Hoàng Kim


Thế sự hiên ngang một chiến thần
Thượng đài bản lĩnh thật vô song
Anh hùng trí dũng Kỳ Lân vượt
Lãng Nhân thời vũ Tống Giang so
Hảo hàn Lý Quỳ nhường bạn quý
Chân tình Người Ngọc phước duyên cho
Tiểu Ất Yến Thanh cao ẩn sĩ
Sư Sư Thủy Hữ nhất lão sư

(*) yến thanh đánh thẩm nguyên https://youtu.be/1jHkJsP1t5s; Yến Thanh Lý Sư Sư https://youtu.be/1jHkJsP1t5s ; Yến Thanh ‘đạo ẩn vô danh’ https://youtu.be/g27TchOffLk ; Thủy Hử tập 66 Lương Sơn 108 anh hùng https://youtu.be/rNZPCojf3XU ; Yến Thanh mê tung quyền https://youtu.be/kLHrZ7XX9qs ; Yến Thanh Thủy Hử luận https://youtu.be/UnR9Zmo7F-0 https://hoangkimlong.wordpress.com/2023/04/25/tro-chuyen-voi-yen-thanh/

HOA GIẤY VÀ HOA ĐẤT
Bạch Ngọc Hoàng Kim

#ana tìm được Ngọc
Hi vọng của hạnh phúc
Hiền tài bút hơn gươm
Hiểu sách Nhàn đọc giấu

Hoa Bình Minh Hoa Lúa
Hoa Lúa giữa Đồng Xuân
Hoa lộc vừng ngày mới
Hoa Mai thơ Thiệu Ung

Hoa Mai trong Tết Việt
Hoa Mai và Mùa Xuân
Hoa Mai với Thiền sư
Hoa sim và hoa lúa

Hoa và Ong Hoa Người
Hoa Xuân Vườn Tao Đàn
Hoa Đất của quê hương
Hoa Đất thương lời hiền

Hoa Giấy và Hoa Đất
Văn chương ngọc cho đời

* ảnh Khải Yenthanh LuongSon; thơ 18 đường dẫn là một câu chuyện đời … Mưa lành và lúa xuân https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tro-chuyen-voi-yen-thanh

TÔ ĐÔNG PHA TÂY HỒ
Hoàng Kim


Tô Nguyễn đêm vui thú bạn hiền
Lúa sắn ngày chăm lo lớp trẻ
Thầy chiến sĩ trầm tích sử ký
Bạn nhà nông đúc kết tinh hoa.

Tô Đông Pha Tây Hồ, mỗi năm tôi thường đọc lại. Câu thơ “Mưa” của người hiền lãng đãng đọng mãi ngàn năm: “Mây đen trút mực chưa nhòa núi, Mưa trắng gieo châu nhảy rộn thuyền. Trận gió bỗng đâu lôi cuốn sạch, Dưới lầu bát ngát nước in trời. Mưa, thơ Tô Đông Pha, bản dịch của Nam Trân. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/to-dong-pha-tay-ho

Tây Hồ là một hồ nước ngọt nổi tiếng phía tây thành phố Hàng Châu, thủ phủ tỉnh Chiết Giang, cách Thượng Hải 180 km về phía Tây Nam thuộc miền đông Trung Quốc. Tô Đông Pha Tây Hồ” kể chuyện thơ và đời Tô Đông Pha. Bạn đi du lịch Tây Hồ Hàng Châu niềm vui lớn là được chứng kiến công trình thủy lợi Tô Đông Pha. Ông là người hiền bị đưa về trấn nhậm chốn đất xa xôi, khó khăn này. Tây Hồ Hàng Châu ví như đập thủy lợi đồng Cam Phú Yên, thay đổi sinh cảnh tạo nên vựa lúa miền Trung. Thuở xưa khi Tô Đông Pha đến Tây Hồ, thấy ruộng đồng xơ xác, tiêu điều, ông lập tức giúp dân tổ chức làm hồ trữ nước và làm mương tưới mát ruộng đồng. Tây Hồ ngày nay là di sản văn hóa thế giới. Đêm trăng, ngắm trăng rằm lồng lộng soi trên đầm sen và nhà thủy ta tĩnh lặng đẹp lạ lùng! Tô Đông Pha và Nguyễn Du đều là những những danh sĩ tinh hoa, nhà tư tưởng và đại thi hào đã để lại cho đời sự nghiệp lớn giáo dục văn hóa và những viên ngọc văn chương tuyệt kỹ. Tới Tây Hồ, thật kỳ thú được đi trên đê Tô, ngắm vầng trăng cổ tích. Tô Đông Pha (1037-1101) là nhà thơ văn có nhân cách cao quý thời Tống như vầng trăng cổ tích lồng lộng trên bầu trời nhân văn Trung Hoa và nhân loại. Thơ văn Tô Đông Pha và Tư trị thông giám của Tư Mã Quang là kiệt tác soi tỏ nhiều uẩn khúc của lịch sử. Mao Trạch Đông đã nghiền ngẫm rất kỹ các kiệt tác này, và đọc đi đọc lại không biết bao nhiêu lần kiệt tác Tư trị thông giám của Tư Mã Quang cùng với Thơ và từ của Tô Đông Pha để tìm trong rối loạn của lịch sử đôi điều kinh bang tế thế (xem Cuộc cờ Thế kỷ của Diệp Vĩnh Liệt, người dịch Thái Nguyễn Bạch Liên 1996). Nguyễn Du trăng huyền thoại, bậc danh sĩ tinh hoa Việt Nam cũng để lại cho đời nhiều uẩn khúc lịch sử mơ hồ chưa thấu tỏ. (trích…)

3. Bài thơ “Tẩy nhi hí tác” của Tô Đông Pha là một kiệt tác hiếm thấy. “Sinh con ai chẳng muốn thông minh. Đâu biết tinh hoa mãi lụy mình . Chỉ ước con ta vô tư mãi Thiện lành vui hưởng sự an nhiên”

4. Vua Tống Nhân Tông mừng nói với người thân “Ta đã tìm được cho con ta hai tể tướng rồi!” (Đó là nói về hai anh em Tô Đông Pha nổi bật xuất chúng trong bát đại gia kỳ tài thời Đường Tống) Vua quan niệm “Chữ Nhân của người xưa” thiên tử minh quân phụng thiên thừa vận, thuận mệnh trời và thời vận, rồng bay lên được cần hai cánh vững là văn và võ. Một văn thần (tể tướng) trị trăm quan yêu muôn dân giữ chân chính, chánh đạo CHÂN THIỆN MỸ giáo dưỡng dân. Một võ tướng chính trực công minh giữ kỹ cương phép nước an sinh bờ cõi. Thời Khúc nhạc thanh bình của Tống Nhân Tông bao dung được Tư Mã Quang, Tô Đông Pha, Bao Công khỏi chết bởi quyền thần giỏi biến pháp, giảo hoạt, rất mưu lược và giỏi quyền thuật tinh hoa (lắm mẹo hiểm, nhiều trí mưu như Thế giới và VN ngày nay) nên Tô Đông Pha lận đận suốt đời nhưng vượt qua đến cuối đời. Cụ chiêm nghiệm như cụ Nguyễn Du trăng huyền thoại, cực kỳ trung hậu. TÔ ĐÔNG PHA NGUYỄN DU thật sự là bài học lớn. Hiếm ai biếm đi làm nông nghiệp Tây Hồ mà được MƯA và DI SẢN TÂY HỒ như Tô Đông Pha đâu. Đọc thơ ông thật xúc động “Sinh con ai chẳng muốn thông minh” https://hoangkimlong.wordpress.com/category/to-dong-pha-tay-ho/

5. Nguyễn Du trăng huyền thoại https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nguyen-du-trang-huyen-thoai

6. Tô Đông Pha Nguyễn Du có là võ tướng không? Thưa, có đấy. Kiếm bút sắc hơn gươm. Tô Đông Pha Thủy Điệu Ca Người đẹp múa kiếm. Nguyễn Du được Việp Quận Công tặng bảo kiếm ‘gươm đàn nửa gánh non sông một chèo’. xem bài đầy đủ https://hoangkimlong.wordpress.com/category/to-dong-pha-tay-ho/

Video yêu thích
Việt Nam quê hương tôi

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam,CNM365 Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on Twitter

#cnm365 #cltvn 29 tháng 4


TỈNH THỨC CÙNG THÁNG NĂM
Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim
#Nhàtôi
; #banmai; #htn365; #ana; #Thungdung#dayvahoc, #vietnamhoc;  #cnm365;  #cltvn; #đẹpvàhay; #lvn365 https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-29-thang-4/ & https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-29-thang-4

CNM365 Tình yêu cuộc sống: Thơ viết bên thác Iguazu; Cuối dòng sông là biển, Trường tôi nôi yêu thương; Thầy Hiếu đêm giáng sinh; Bóng hạc chốn xa xôi; Lời thương; Thế giới trong mắt ai; Cách mạng sắn Việt Nam; Bạch Ngọc Đông Hòa bạn quý; Tỉnh thức cùng tháng năm; Ban Mai Bình Minh An Tỉnh thức nhớ Viên Minh; Vĩ Dạ thương Miên Thẩm; Bay lên nào Hải Âu; Sơn Nam ông già Nam Bộ; Sơn Nam và Bùi Giáng; Chỉ tình yêu ở lại ; Về với vùng cát đá ; Thầy giáo già trước biển; Mưa lành và lúa xuân; Lúa siêu xanh Việt Nam ; Tiến bộ giống sắn Việt Nam; Sắn Việt Nam ngày nay; Hoàng Long thơ về Mẹ; Thung dung đời quên tuổi; Nhớ lời vàng Albert Einstein; Trần Văn Trà bóng hạc; Thiên đường này đâu quá xa; Qua Waterloo nhớ Scott; Lên đỉnh Thiên Môn Sơn; Gạo Việt và thương hiệu; Thăm nhà cũ của Darwin; Về; Nghĩa Lĩnh Đền Hùng; Dẻo thơm hạt ngọc Việt, Trần Khánh Dư vẹn kiếp; Ăn cháo nói càn khôn; Nhớ quên khúc nhạc vui; Mười thói quen mỗi ngày; Nguyễn Hàm Ninh Thầy Vua; Ngắm ‘ngõ nhà lão Hâm’; Kim Notes lắng ghi chú; Đọc ’50 năm nhớ lại’; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Giống lúa siêu xanh GSR65; Tháng Tư chuyện không quên; Phục sinh giữa tối sáng; Việt Nam con đường xanh; Đêm khúc nhạc thanh bình; Thầy bạn trong đời tôi; Tiến bộ giống sắn Việt Nam ; Sắn Việt Nam ngày nay ; Giống khoai lang Việt Nam; Thành tâm với chính mình; Trường tôi nôi yêu thương, Về Trường để nhớ thương; Minh triết Thomas Jefferson; Chuyện đồng dao cho em; Chuyện cổ tích người lớn; Lời dặn của Thánh Trần; Nhớ thầy Tôn Thất Trình; Chuyện thầy Tôn Thất Trình; Tâm Đạo chuyện trăm năm; Đến với Tây Nguyên mới, Ban mai chào ngày mới; Khi hoa bằng lăng nở; Nhà tôi chốn thung dung; Kuma DCj & Hoàng Thảo; Minh triết của đức Phật; Đền Bà Chúa Thượng Ngàn; Đi dưới trời minh triết; Yên Lãng Hồ Chí Minh; Tản mạn nhớ và quên; Làng Minh Lệ quê tôi; Chuyện ngậm ngãi tìm trầm; Chuyện muôn năm còn kể; Lên Trúc Lâm Yên Tử; Lời ru nhớ núi sông; Đến với Tây Nguyên mới ; Câu cá bên dòng  Sêrêpôk; Tỉnh thức cùng tháng năm; Mưa xuân Kim và Thủy; Chuyện sao Kim kỳ thú; Sông Hoàng Long chảy hoài; Sông Kỳ Lộ Phú Yên; Mưa xuân trong mắt ai; Tháng Ba hoa gạo nở; Việt Nam con đường xanh; Đọc lại và suy ngẫm; Mây lành Phổ Đà Sơn; Kim Notes lắng ghi chú; Gia Cát Mã Tiền  Khóa; Trung Quốc một suy ngẫm; Nhớ Ông Bà Cậu Mợ; Có một ngày như thế; Phục sinh giữa tối sáng; Nam tiến của người Việt; Nhà tôi giấc mơ xanh; Cao Biền trong sử Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Nhà tôi giấc mơ xanh; Tô Đông Pha Tây Hồ; Thượng Đức thương nhìn lại; Những trang văn thắp lửa; Thơ vui những ngày nhàn; Bill Gates học để làm; Minh triết sống phúc hậu; Giống khoai lang Việt Nam; Sắn Việt Nam ngày nay; Vietnamese Cassava Today; Hồ Lắk Đình Lạc Giao; Ngày Quốc tế Hạnh phúc; Chim Phượng về làm tổ; Chốn vườn thiêng cổ tích; Trân trọng Ngọc riêng mình; Bảo tồn và phát triển sắn; Về miền Tây yêu thương; Trần Công Khanh ngày mới; Mark Zuckerberg và FB ; Chuyện đồng dao cho em; Đến với Tây Nguyên mới; Thương Kim Thiếp Vũ Môn.Nghỉ ngơi nhàn tĩnh dưỡng; Trần Công Khanh ngày mới;Selma Nobel văn học; Thầy Quyền thâm canh lúa; Chuyện ngày sinh của Thủy;Một gia đình yêu thương; Thành kính lưu lời thương; Nhớ ông bà cậu mợ; Một niềm tin thắp lửa;Minh triết sống phúc hậu; Truyện vua Solomon; Đến với Tây Nguyên mới; Hồ Lắk Đình Lạc Giao; Thương Kim Thiết Vũ Môn; IAS đường tới trăm năm; Nông nghiệp Việt trăm năm; Quản lý đất đai Việt Nam; Nam Tiến của người Việt; Mẹ tắm mát đời con; Bóng hạc chốn xa xôi; Hồ Lắk Đình Lạc Giao; Cánh cò bay trong mơ; Vào Tràng An Bái Đính; Sông Hoàng Long chảy hoài; Nguồn Son nối Phong Nha; #An nhiên; Đến với Tây Nguyên mới; Thương Kim Thiết Vũ Môn; Nguyễn Huy Thiệp lắng đọng;Đặng Dung thơ Cảm hoài; Đồng hành cùng đi tới; Giống khoai lang Việt Nam; Thương Kim Thiếp Vũ Môn; Quảng Bình đất và người; Thơ văn thầy Hồ Ngọc Diệp; Chuyện cổ tích người lớn; Cuối dòng sông là biển; Thầy nghề nông chiến sĩ; Đọc lại và suy ngẫm; Thương Kim Thiếp Vũ Môn; Giống khoai lang Việt Nam; Việt Nam con đường xanh; Đọc lại và suy ngẫm; Mây lành Phổ Đà Sơn; Cao Biền trong sử Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Nhà tôi giấc mơ xanh;Phạm Hồng Đức Phước ca cao; Cao Biền trong sử Việt;Trời nhân loại mênh mông; Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay; Thầy bạn trong đời tôi; Cuối dòng sông là biển;. Phục sinh giữa tối sáng; Nam tiến của người Việt; Gia Cát Mã Tiền Khóa; Kim Notes lắng ghi chú; Gia Cát Mã Tiền Khóa;Sông Kỳ Lộ Phú Yên; Châu Văn Tiếp Phú Yên; Chọn giống sắn Việt Nam; Ngọc Phương Nam ngày mới; Nghê Việt am Ngọa Vân; Phục sinh giữa tối sáng; Lê Phụng Hiểu ruộng thác đao; Thầy bạn trong đời tôi; Bóng hạc chốn xa xôi; Giống khoai lang Việt Nam; Chuyện thầy Lê Quý Kha; Lên Việt Bắc điểm hẹn ; Tiếng Việt lung linh sáng; Bài thơ Viên đá Thời gian; Kim Notes lắng ghi chú; Gia Cát Mã Tiền  Khóa; Minh triết sống phúc hậu; Thung dung dạy và học; Thầy bạn trong đời tôi; Trịnh Công Sơn lắng đọng; Dạo chơi non nước Việt; Minh triết cho mỗi ngày; Địa chỉ xanh Ấn Độ; Vườn Quốc gia Việt Nam; Tĩnh lặng cùng với Osho; Đi thuyền trên Trường Giang; Đến với Tây Nguyên mới; Bài thơ Viên đá Thời gian; Đợi anh ngày trở lại; Chốn thiêng; Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc; Sắn Việt Nam ngày nay; Chung sức trên đường xuân; Vietnamese cassava today; Đỗ Hoàng Phong chiều xuân; Hồ Văn Thiện bóng chiều; Walt Disney người bạn lớn; 24 tiết khí lịch nhà nông; Lời thương; Giống lạc HL25 Việt Ấn; Thầy Tuấn kinh tế hộ; Thầy Tuấn trong lòng tôi; Địa chỉ xanh Ấn Độ; Chuyện cổ tích người lớn; Giống khoai lang Việt Nam; Nguyễn Hiến Lê sao sáng; Xanh một trời hi vọng; Về miền Tây yêu thương; Nơi một trời thương nhớ; Nông lịch tiết Thanh Minh; 24 tiết khí nông lịch; Ngày xuân đọc Trạng Trình; Nhớ thầy Trần Ngọc Ngoạn; Chốn thiêng; Thế giới trong mắt ai; Việt Nam con đường xanh; Nông nghiệp công nghệ cao; Phạm Quang Khánh Hoa Đất; Sông Mekong tin nổi bật; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Chín điều lành hạnh phúc; Đến với bài thơ hay; Nụ tầm xuân mùa xuân ; Về miền Tây yêu thương; Nơi một trời thương nhớ; Nông lịch tiết Thanh Minh; Tốt gỗ chẳng cần sơn; Ngày xuân đọc Trạng Trình; Nhớ thầy Trần Ngọc Ngoạn; Chốn thiêng; Thế giới trong mắt ai; Nông nghiệp công nghệ cao; Việt Nam con đường xanh; Thầy bạn trong đời tôi. Bill Gates học để làm Chuyện cổ tích người lớn. Thương Kim Thiếp Vũ Môn; Nhớ lời thề cỏ May, Vui quà tặng cuộc sống

Ngày 29 tháng 4 năm 1975. Chiến tranh Việt Nam: Chiến dịch Gió lốc (Cuộc hành quân Frequent Wind): Những người Mỹ cuối cùng rút khỏi Việt Nam. Ngày 29 tháng 4 năm 1975,  Quân đội Nhân dân Việt Nam đánh chiếm đảo Trường Sa từ Quân lực Việt Nam Cộng hòa, hoàn thành tiếp quản các đảo thuộc quần đảo Trường Sa do Việt Nam Cộng hòa chiếm giữ. Ngày 29 tháng 4 năm 2000, ngày mất Phạm Văn Đồng, Thủ tướng Việt Nam từ 1955 đến 1987 (sinh năm 1906) ;

Bài chọn lọc ngày 29 tháng 4: Trường tôi nôi yêu thương; Nghị lực và Ơn Thầy; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Nhớ lại và suy ngẫm; Sự cao quý thầm lặng; Nhớ kỷ niệm một thời; Hoa và Ong Hoa Người; Những trang văn thắp lửa; Bài ca Trường Quảng Trạch; Bài thơ Viên đá Thời gian; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-29-thang-4https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-29-thang-4

TRƯỜNG TÔI NÔI YÊU THƯƠNG
Hoàng Kim

Trận chiến hôm qua bạn góp máu hồng. Lớp học hôm nay bạn không trở lại. Trách nhiệm trong mình nhân lên gấp bội. Đồng chí ơi, tôi học cả phần anh”. Tòa nhà Phượng Vĩ Trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh hôm nay là khối nhà chữ U do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ khôi nguyên La Mã xây dựng vừa hoàn thành đưa vào sử dụng năm 1974. Trường tôi có lịch sử hình thành từ Trường Quốc Gia Nông Lâm Mục BLao (Bảo Lộc) năm 1955. Khóa 1 và khóa 2 chúng tôi là lớp sinh viên đầu tiên của mái trường này. Tại tòa nhà chính lộng lộng trên cao kia là dòng chữ nổi bật “KHÔNG CÓ GÌ QUÝ HƠN ĐỘC LẬP TỰ DO” của Chủ tịch Hồ Chí Minh; mãi sau này, đến nhiệm kỳ 1989-1994, thầy Trịnh Xuân Vũ, Phó Hiệu Trưởng Nhà trường mới đưa trở về biểu tượng Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. Trường tôi thấm sâu bài học lịch sử; Nghị lực và Ơn Thầy; Thầy bạn trong đời tôi; Về Trường để nhớ để thương; https://hoangkimlong.wordpress.com/category/truong-toi-noi-yeu-thuong/

TRƯỜNG TÔI NÔI LỊCH SỬ

Trường tôi nôi yêu thương. Trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh trong muôn vàn chỉ dấu thì tòa nhà Phượng Vĩ là biểu tượng tiêu biểu. Theo thông tin lưu dấu ở bài Giếng Ngọc vườn Tao ĐànThầy Hiếu Đêm Giáng Sinh  thì ” Khối nhà chữ U Trường tôi là một trong bốn công trình chính liên hoàn do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ là tổng công trình sư xây dựng: Chữ T dinh Độc Lập, chữ H chợ Đà Lạt, chữ U Trường Đại học Nông nghiệp Sài Gòn và dấu nặng (.) Hồ Con Rùa. Đó là bốn kế lớn chấn hưng đất nước “vua sáng, kinh tế, nông nghiệp, nội chính”

Biểu tượng Dinh Độc lập (hình chữ T) với ý nghĩa đất nước muốn giàu mạnh, thì trước hết người lãnh đạo đất nước phải là “bậc minh quân hiền tài”, trọng “quân đức, dân tâm, học pháp”, biết “chăm lo sức dân để lập đại kế sâu rễ bền gốc” bảo tồn và phát triển bền vững năng lực Quốc gia.

Biểu tượng Chợ Đà Lạt (hình chữ H) với ý nghĩa trọng tâm của nổ lực quốc gia là phải phát triển kinh tế (phi thương bất phú), mở mang giao thương, chấn hưng nghiệp cũ, phát triển nghề mới, khuyến học dạy dân, “Nên thợ, nên thầy nhờ có học/ No ăn, no mặc bởi hay làm” (Nguyễn Trãi), “chú trọng mậu dịch buôn bán, lấy việc thông thương an toàn làm chữ Nghĩa (Nguyễn Hoàng), chú trọng lao động để dân giàu nước mạnh.

Biểu tượng Trường Đại Học Nông Nghiệp Sài Gòn (hình chữ U) với ý nghĩa là phải chấn hưng giáo dục đại học, phát triển khoa học công nghệ, đặc biệt là giáo dục phát triển nông nghiệp để nâng cao thu nhập, sinh kế, việc làm và an sinh xã hội, nâng cao chất lượng và giá trị nông sản (dĩ nông vi bản) vì quá nữa người Việt làm nghề nông.

Và sau cùng là biểu tượng Hồ Con Rùa (hình dấu (.) nặng) với ý nghĩa là nội chính an dân, thượng tôn pháp luật,  kỷ cương phép nước, giữ vững bờ cõi, bảo tồn nguyên khí, thương yêu dân chúng an vui lạc nghiệp, “biết thương yêu dân, luyện tập binh sĩ để xây dựng cơ nghiệp muôn đời” (Lời chúa Nguyễn Hoàng dặn chúa Nguyễn Phúc Nguyên),

Biết bao chuyện trước và sau ngày 30 tháng 4 và ngày 1 tháng 5 mà lịch sử chân thực sẽ còn phải nhiều lần quay lại. Với gia đình tôi, tấm ảnh hai anh em ruột ôm nhau ngày gặp mặt giữa Sài Gòn giải phóng hòa chung trong sự khao khát mong đợi của hàng triệu người. Nhớ lại và suy ngẫm là bức tranh của một gia đình nông dân Việt bình thường ‘cuốn theo chiều gió” trong số phận của đất nước, dân tộc.

Sau tháng năm, đơn vị tôi ra làm đường biên giới ở Tiên Yên Móng Cái của tỉnh Quảng Ninh và đoàn 568 của sư đoàn 325B sau này là nòng cốt của sư đoàn 356 nước mắt Vị Xuyên. Tôi trở về lại mái trường xưa, anh trai tôi tiếp tục sang Campuchia “giúp bạn cũng là giúp mình” nhiều năm, sau thời gian quân quản thành phố.

NGHỊ LỰC VÀ ƠN THẦY

Nghị lực

Đâu phải bây giờ ta mới quý thời gian
Mỗi ngày đi qua
Mỗi tháng đi qua
Mỗi năm đi qua
Thấm thoắt thời gian
Nhìn sự vật đổi thay ta biết rõ

Mái tóc Thầy ta đã bạc đi già nữa
Hàng trăm bạn bè thuở ấy đã đi xa
Ta lại về đây với mái trường xưa
Thân thiết quá nhưng sao hồi hộp thế
Trăm khuôn mặt trông vừa quen vừa lạ
Ánh mắt chào đọng sáng những niềm vui

Ta chỉ là hạt cát nhỏ nhoi
Trong trùng điệp triệu người lên tuyến lửa
Giá độc lập giờ đây thêm hiểu rõ
Thắng giặc rồi càng biết quý thời gian

Đất nước ba mươi năm chiến đấu gian nan
Mỗi tấc đất đều đậm đà nghĩa lớn
Bao xương máu cho tự do toàn vẹn
Bao đồng bào, đồng chí đã hi sinh.

Ta dâng cho Tổ Quốc tuổi thanh xuân
Không tiếc sức cho cuối cùng trận thắng
Xếp bút nghiên để đi cầm khẩu súng
Càng tự hào làm người lính tiên phong

Nay trở về khi giặc đã quét xong
Trách nhiệm trao tay tiếp cầm ngọn bút
Nâng cuốn sách lòng bồi hồi cảm xúc
Ta hiểu những gì ta phải gắng công

Trận thắng hôm qua bạn góp máu hồng
Lớp học hôm nay bạn không trở lại
Trách nhiệm trong mình nhân lên gấp bội
Đồng chí ơi, tôi học cả phần anh.

Biết ơn thầy cô giáo dịu hiền
Bằng khích lệ động viên lòng vượt khó
Trăm gian nan buổi ban đầu bở ngỡ
Có bạn thầy càng bền chí vươn lên

Trước mỗi khó khăn có bạn luôn bên
Như đồng đội trong chiến hào chia lửa
Ôi thân thiết những bàn tay tập thể
Ta nhủ lòng cần xứng đáng hơn

Đâu phải bây giờ ta mới quý thời gian
Hiểu mất mát, biết tự hào phải cố
Trận tuyến mới nguyện xứng là chiến sĩ
Thiêng liêng lời thề, vững một niềm tin.

Ơn Thầy

Kính tặng Thầy Dộ, thầy Tịnh , thầy Quyền
và những người Thầy quý mến

Cha ngày xưa nuôi con đi học
Một nắng hai sương trên những luống cày
Trán tư lự, cha thường suy nghĩ
Phải dạy con mình như thế nào đây?

Cha ngày xưa nuôi con đi học
Một nắng hai sương trên những luống cày
Trán tư lự, cha thường suy nghĩ
Phải dạy con mình như thế nào đây?

Cha mất sớm, bom thù rung mặt đất
Cái chết giằng cha ra khỏi tay con
Mắt cha lắng bao niềm ao ước
Vẫn lo cho con đến phút cuối cùng

Giặc giết cha, cha chưa kịp thấy
Tương lai con đi, sự nghiệp con làm
Cha có biết, luống cày cha bỏ dỡ
Cha ngã xuống rồi trao lại tay con

Trên luống cày này, đường cày con vững
Bởi có dáng thầy thay bóng cha xưa
Hiểu mảnh đất máu đào cha nhuộm đỏ
Thôi thúc tim con học tập phút giờ …

THẦY BẠN TRONG ĐỜI TÔI

Tôi viết bài này để tỏ lòng biết ơn thầy bạn dưới mái trường Nông Lâm thân thương và làm món quà nhỏ thân tặng cho các em sinh viên nghèo hiếu học nhân ngày Nhà giáo Việt Nam. Thầy, bạn là lộc xuân của đời tôi mà nếu thiếu sự động viên, giúp đỡ này thì tôi không thể có được hôm nay:“Em đã học nhiều gương sáng danh nhân. Hãy biết nhục, biết hèn mà lập chí. Thắp đèn lên đi em, ngọn đèn dầu bền bỉ. Sáng giữa đời lấp lánh một niềm tin” (1).

Về lại mái trường ta đã lớn khôn

Ai cũng có ước nguyện về trường. Tôi thấu hiểu vì sao thầy Đặng Quan Điện người Hiệu trưởng đầu tiên của Trường Cao Đẳng Nông Lâm Súc Sài Gòn (tiền thân của Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh hiện nay), thầy Dương Thanh Liêm cựu Hiệu trưởng lỗi lạc của Trường đã đề nghị cho Thầy được ghé thăm Trường trước khi Thầy đi vào chốn vĩnh hằng. Thầy Tôn Thất Trình, người hiệu trưởng thứ hai của Trường nay gần 90 xuân đã viết blog The Gift (2) như một quà tặng trao lại cho lớp trẻ và viết hai bài hột lúa (3), con cá (4) cho ngày Nhà giáo Việt Nam. Thầy Lưu Trọng Hiếu với tình yêu thương gửi lại (5) đã hiến tặng toàn bộ tiền phúng viếng của Thầy cùng với số tiền gia đình góp thêm để làm quỷ học bổng cho Trường tặng những em sinh viên nghèo hiếu học. Ca sỹ Đàm Vĩnh Hưng tặng học bổng cho sinh viên Đại học Nông Lâm gặp khó khăn học giỏi (6) vì tuổi thơ của anh nhọc nhằn không có cơ hội đến trường, khi thành đạt anh muốn chia sẻ để chắp cánh cho những ước mơ.

Tôi cũng là người học trò nghèo năm xưa với ba lần ra vào trường đại học, cựu sinh viên của năm lớp, nay tỏ lòng biết ơn bằng cách trở lại Trường góp chút công sức đào tạo và vinh danh những người Thầy người Bạn đã cống hiến không mệt mỏi, thầm lặng và yêu thương góp công cho sự nghiệp trồng người. Chừng nào mỗi chúng ta chưa thấm hiểu sự nhọc nhằn của người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt gạo. Chừng nào những giá trị khoa học cao quý, liên tục, âm thầm chưa đủ mang lại niềm vui cho bữa ăn người nghèo thì chừng đó chúng ta vẫn còn phải dạy và học. Cái gốc của sự học là học làm người. Bài học quý về tình thầy bạn mong rằng sẽ có ích cho các em sinh viên đang nổ lực khởi nghiệp.

Quê tôi ở miền Trung nghèo khó “Nhà mình gần ngã ba sông/ Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình,/ Linh Giang (7) sông núi hữu tình / Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con/ Chèo thuyền cho khuất bến Son/ Để con khỏi chộ (thấy) nước non thêm buồn/ Câu thơ quặn thắt đời con/ Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ ”. Mẹ tôi mất sớm, cha bị bom Mỹ giết hại, tôi và chị gái đã được anh Hoàng Ngọc Dộ nuôi dạy cơm ngày một bữa suốt năm năm trời. Thầy Nguyễn Khoa Tịnh đứng khóc trên bục giảng (8) vận động thầy cô, bạn hữu chia sớt khoai sắn giúp đỡ. Tôi cũng dạy năm lớp vở lòng, ba lớp bổ túc văn hóa để vượt khó vươn lên. Thầy Hiệu trưởng Trần Đình Côn đã viết những lời xúc động trong trường ca tình thầy trò: “Thương em nhỏ gieo neo mẹ mất. Lại cha già giặc giết hôm qua. Tình thầy, tình bạn, tình cha. Ấy là ân nghĩa thiết tha mặn nồng” (9) Những gương mặt thầy bạn đã trở thành máu thịt trong đời tôi.

Thi đậu vào Trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc năm 1970, tôi học Trồng trọt 4 cùng khóa với các bạn Trần Văn Minh, Đỗ Thị Minh Huệ, Phan Thanh Kiếm, Đỗ Khắc Thịnh, Vũ Mạnh Hải, Phạm Sĩ Tân, Phạm Huy Trung, Lê Xuân Đính, Nguyễn Hữu Bình, Lê Huy Bá … cho đến ngày 02 tháng 9 năm 1971 thì tôi gia nhập quân đội cùng lứa với Nguyễn Văn Thạc. Đợt tuyển quân sinh viên trong ngày độc lập đã nói lên sự quyết liệt sinh tử và ý nghĩa thiêng liêng của ngày cầm súng. Chiến trường đánh lớn. Đơn vị chúng tôi chỉ huấn luyện rất ngắn rồi vào trận ngay với 81 đại đội vượt sông Thạch Hãn. Chiến dịch Quảng Trị năm 1972 sau này đã đi vào huyền thoại: “Đò lên Thạch Hãn ơi chèo nhẹ/ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm/ Có tuổi hai mươi thành sóng nước/ Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm” (10) Tổ chúng tôi bốn người thì Xuân và Chương hi sinh, chỉ Trung và tôi trở về trường sau ngày đất nước thống nhất. Những vần thơ viết dưới đây là xúc động sâu xa của tôi khi nghĩ về bạn học đồng đội đã khuất: “Trận chiến hôm qua bạn góp máu hồng. Lớp học hôm nay bạn không trở lại. Trách nhiệm trong mình nhân lên gấp bội. Đồng chí ơi, tôi học cả phần anh” (11)

Tôi về học tiếp năm thứ hai tại Trồng trọt 10 của Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc đến cuối năm 1977 thì chuyển trường vào Đại học Nông nghiệp 4, tiền thân Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Trồng trọt 2 thuở đó là một lớp chung mãi cuối khóa mới tách ra 2A,2B, 2C. Tôi làm Chủ tịch Hội Sinh viên thay cho anh Nguyễn Anh Tuấn khoa thủy sản ra trường về dạy Đại học Cần Thơ. Trồng trọt khóa hai chúng tôi thuở đó được học với các thầy cô: Nguyễn Đăng Long, Tô Phúc Tường, Nguyễn Tâm Đài, Trịnh Xuân Vũ, Lê Văn Thượng, Ngô Kế Sương, Trần Thạnh, Lê Minh Triết, Phạm Kiến Nghiệp, Nguyễn Bá Khương, Nguyễn Tâm Thu, Nguyễn Bích Liễu, Trần Như Nguyện, Trần Nữ Thanh, Vũ Mỹ Liên, Từ Bích Thủy, Huỳnh Thị Lệ Nguyên, Trần Thị Kiếm, Vũ Thị Chỉnh, Ngô Thị Sáu, Huỳnh Trung Phu, Phan Gia Tân, Nguyễn Văn Tài, Nguyễn Văn Kế, … Ngoài ra còn có nhiều thầy cô hướng dẫn thực hành, thực tập, kỹ thuật phòng thí nghiệm, chủ nhiệm lớp như Bùi Cách Tuyến, Nguyễn Văn Kịp, Lê Quang Hưng, Trương Đình Khôi, Nguyễn Ngọc Châu, Nguyễn Gia Quốc, Nguyễn Văn Biền, Lê Huy Bá, Hoàng Quý Châu, Phạm Lệ Hòa, Đinh Ngọc Loan, Chung Anh Tú và cô Thảo làm thư ký văn phòng Khoa. Bác Năm Quỳnh là Bí thư Đảng ủy đầu tiên của Trường sau đó là thầy Kiên và cô Bạch Trà. Thầy Nguyễn Phan là Hiệu trưởng kiêm Trưởng Trại Thực nghiệm. Thầy Dương Thanh Liêm, Nguyễn Ngọc Tuân, Võ Thị Tuyết, Ngô Văn Mận, Bùi Xuân An … ở khoa Chăn nuôi Thú y, thầy Nguyển Yên Khâu, Nguyễn Quang Lộc … ở khoa Cơ khí, cô Nguyễn Thị Sâm ở Phòng Tổ chức, cô Văn Thị Bạch Mai dạy tiếng Anh, thầy Đặng, thầy Tuyển, thầy Châu ở Kinh tế -Mác Lê …Thầy Trần Thạnh, anh Quang, anh Đính, anh Đống ở trại Trường là những người đã gần gũi và giúp đỡ nhiều các lớp nông học.

Thuở đó đời sống thầy cô và sinh viên thật thiếu thốn. Các lớp Trồng trọt khóa 1, khóa 2, khóa 3 chúng tôi thường hoạt động chung như: thực hành sản xuất ở trại lúa Cát Lái, giúp dân phòng trừ rầy nâu, điều tra nông nghiệp, trồng cây dầu che mát sân trường, rèn nghề ở trại thực nghiệm, huấn luyện quốc phòng toàn dân, tập thể dục sáng, hội diễn văn nghệ, thi đấu bóng chuyền, bóng đá tạo nên sự thân tình gắn bó. Những sinh viên các khóa đầu tiên được đào tạo ở Khoa Nông học sau ngày Việt Nam thống nhất hiện đang công tác tại trường có các thầy cô như Từ Thị Mỹ Thuận, Lê Văn Dũ, Huỳnh Hồng, Cao Xuân Tài, Phan Văn Tự, …

Tháng 5 năm 1981, nhóm sinh viên của khoa Nông học đã bảo vệ thành công đề tài thu thập và tuyển chọn giống khoai lang Hoàng Long, Chiêm Dâu, Gạo, Bí Đà Lạt được Bộ Nông nghiệp công nhận giống ở Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Toàn Quốc Lần thứ Nhất tổ chức tại Thành phố Hố Chí Minh. Đây là một trong những kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đầu tiên của Trường giới thiệu cho sản xuất. Thầy Cô Khoa Nông học và hai lớp Trồng trọt 2, Trồng trọt 3 cũng đã làm họ trai họ gái tác thành đám cưới cho vợ chồng tôi. Sau này, chúng tôi lấy tên khoai Hoàng Long để đặt cho con và thầm hứa việc tiếp nối sự nghiệp nghiên cứu khoa học và giảng dạy, một nghề nghiệp cao quý và lương thiện. “Biết ơn thầy cô giáo dịu hiền. Bằng khích lệ động viên lòng vượt khó. Trăm gian nan buổi ban đầu bở ngỡ. Có bạn thầy càng bền chí vươn lên. Trước mỗi khó khăn tập thể luôn bên. Chia ngọt xẻ bùi động viên tiếp sức. Thân thiết yêu thương như là ruột thịt. Ta tự nhủ lòng cần cố gắng hơn (11).

Bạn học chúng tôi vẫn thỉnh thoảng họp mặt, có Danh sách các lớp Trồng trọt 2, Trồng trọt 3 số điện thoại và địa chỉ liên lạc. Một số hình ảnh của các lớp ngày ấy và bây giờ.

Những bài học quý từ những người Thầy

Nhiều Thầy Bạn đã hun đúc nên nhân cách, niềm tin, nghị lực và trang bị kiến thức vào đời cho tôi, xin ghi lại một số người Thầy ảnh hưởng lớn đối với tôi và những bài học:

Thầy Mai Văn Quyền nghề nông của chúng tôi sống phúc hậu, tận tâm sát thực tiễn và hướng dẫn khoa học. Công việc làm người hướng dẫn khoa học trong điều kiện Việt Nam phải dành nhiều thời gian, chu đáo và nhiệt tình. Thầy Quyền là chuyên gia về kỹ thuật thâm canh lúa và hệ thống canh tác đã hướng nghiệp vào đời cho tôi. Những dòng thơ tôi viết trên trang cảm ơn của luận án tiến sĩ đã nói lên tình cảm của tôi đối với thầy cô: “Ơn Thầy (12). Cha ngày xưa nuôi con đi học. Một nắng hai sương trên những luống cày. Trán tư lự, cha thường suy nghĩ. Phải dạy con mình như thế nào đây? Cha mất sớm, bom thù rung mặt đất. Cái chết giằng cha ra khỏi tay con. Mắt cha lắng bao niềm ao ước. Vẫn lo cho con đến phút cuối cùng. Giặc giết cha, cha chưa kịp thấy. Tương lai con đi, sự nghiệp con làm. Cha có biết, luống cày cha bỏ dỡ. Cha ngã xuống rồi trao lại tay con. Trên luống cày này, đường cày con vững. Bởi có dáng thầy thay bóng cha xưa. Hiểu mảnh đất máu đào cha nhuộm đỏ. Thôi thúc tim con học tập phút giờ …”. Thầy Quyền hiện đã 76 tuổi (năm 2010), đang đào tạo trên đại học cho Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh và nhiều Viện Trường khác. Tấm gương phúc hậu và tận tụy của Thầy luôn nhắc nhở tôi.

Thầy Norman Borlaug di sản niềm tin và nổ lực sống nhân đạo, làm nhà khoa học xanh và nêu gương tốt. Thầy là nhà nhân đạo, nhà nông học Mỹ cha đẻ của cuộc cách mạng xanh được tặng giải Nobel và Tổng thống Mỹ trao tặng huân chương cao quý nhất của nước Mỹ, thế giới tôn vinh là nhà bác học số một của nhân loại trong cuộc chiến chống nghèo đói. Thầy đã suốt đời nghiên cứu giảng dạy về chọn tạo và phát triển cây lương thực, góp phần cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập cho hàng trăm triệu nông dân nghèo ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Thầy là người sáng lập Giải thưởng Lương thực Thế giới và tổ chức nhiều hoạt động thiết thực thắp sáng niềm tin yêu cuộc sống. Tôi được Thầy ghé thăm gần trọn buổi chiều tại phòng riêng ở CIMMYT, Mexico ngày 29.8.1988. Thầy đã một mình ghé thăm người trò nhỏ duy nhất của châu Á trong lớp học “Quản lý Trung tâm/ Trạm trại Nông nghiệp”. Khi Thầy đến, tôi đang thắp nến trên giá sách trong phòng đề tưởng nhớ ngày cha mất. Biết cha tôi bị bom Mỹ giết hại tại làng nhỏ ở Quảng Bình của buổi chiều này hai mươi năm trước (1968) lúc tôi còn là học sinh trung học của Trường cấp Ba Bắc Quảng Trạch, Thầy bối rối xin lỗi và thật bất ngờ tôi đã có được một buổi chiều vô giá riêng tư bên Thầy. Lời Thầy dặn thật thấm thía: “ Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó”; “Hãy vươn tới những vì sao (13). Cho dù không chạm được vào nó, nhưng nếu cố gắng hết sức, ít ra, chúng ta cũng chạm được những hạt bụi của ngôi sao”; “Việc chính đời người chỉ ít thôi. Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi. Phúc hậu suốt đời làm việc thiện. Di sản muôn năm tiếng để đời”. (14)

Thầy Tôn Thất Trình những người Việt lỗi lạc ở FAO, sống nhân cách, dạy từ xa và chăm viết sách. Giáo sư Tôn Thất Trình sinh ngày 27 tháng 9 năm 1931 ở huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên (Huế), thuộc hoàng tộc nhà Nguyễn Phước, hiện hưu trí tại Irvine, California, Hoa Kỳ đã có nhiều đóng góp thiết thưc, hiệu quả cho nông nghiệp, giáo dục, kinh tế Việt Nam. Thầy làm giám đốc Trường Cao Đẳng Nông Lâm Súc Sài Gòn theo bổ nhiệm của GS. Phạm Hoàng Hộ, tổng trưởng giáo dục đương thời chỉ sau bác sỹ Đặng Quan Điện vài tháng. Giáo sư Tôn Thất Trình đã hai lần làm Tổng Trưởng Bộ Canh Nông và Cải Cách Điền Địa năm 1967 và 1973, nguyên chánh chuyên viên, tổng thư ký Ủy Ban Lúa Gạo Quốc Tế của FAO (Rome). Thành tựu nổi bật của giáo sư trên lĩnh vực nông nghiệp bao gồm việc chỉ đạo phát triển đại trà năm 1967-1973 lúa Thần Nông (IR8…) nguồn gốc IRRI mang lại chuyển biến mới cho nghề lúa Việt Nam; Giáo sư trong những năm làm việc ở FAO đã giúp đỡ Bộ Nông nghiệp Việt Nam phát triển các giống lúa thuần thấp cây, ngắn ngày nguồn gốc IRRI cho các tỉnh phìa Bắc; giúp phát triển lúa lai, đẩy mạnh các chưong trình cao su tiểu điền, mía, bông vải, đay, đậu phộng , dừa, chuối, nuôi cá bè ở Châu Đốc An Giang, nuôi tôm ở Bạc Liêu, Sóc Trăng, nuôi cá măng ở Bình Định, nuôi tôm càng xanh ở ruộng nước ngọt, trồng phi lao chống cát bay, trồng bạch đàn xen cây họ đậu phủ xanh đất trống đồi trọc, trồng lại thông hai lá, ba lá ở Huế và ở Đà Lạt, nuôi heo lai ba dòng nhiều nạc, nuôi dê sữa , bò sữa, trồng rau, hoa, cây cảnh. Trong lĩnh vực giáo dục, giáo sư đã trực tiếp giảng dạy, đào tạo nhiều khóa học viên cao đẳng, đại học, biên soạn nhiều sách. Giáo sư có nhiều kinh nghiệm và đóng góp trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại và quan hệ quốc tế với Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Pháp…

Tôi học gián tiếp Thầy qua sách báo và internet. Giáo trình nông học sau ngày Việt Nam thống nhất thật thiếu thốn. Những sách Sinh lý Thực vật, Nông học Đại cương, Di truyền học, Khoa học Bệnh cây , Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam … do tập thể hoặc chuyên gia đầu ngành phía Bắc biên soạn thời đó hiếm và quý như vàng. Cái khó khác cho thầy trò chúng tôi là thiếu kinh nghiệm thực tiễn của đồng ruộng phương Nam. Những bộ sách của thầy Trình như Cải Thiện Trồng Lúa 1965-66 (hai lần tái bản), Nông Học Đại Cương 1967 (ba lần tái bản), Mía Đường 1972 (hai lần tái bản), Cây Ăn Trái Có Triển Vọng 1995 (ba lần tái bản), Cây Ăn Trái Cho Vùng Cao 2004, … cùng với sách của các thầy Nguyễn Hiến Lê, Trần Văn Giàu, Phạm Hoàng Hộ, Lương Định Của, Lê Văn Căn, Vũ Công Hậu, Vũ Tuyên Hoàng, Đường Hồng Dật, Nguyễn Văn Luật, Võ Tòng Xuân, Mai Văn Quyền, Thái Công Tụng, Chu Phạm Ngọc Sơn, Phạm Thành Hổ … đã bổ khuyết rất nhiều cho sự học hỏi và thực tế đồng ruộng của chúng tôi. Sau này khi đã ra nước ngoài, thầy Trình cũng viết rất nhiều những bài báo khoa học kỹ thuật, khuyến học trên các báo nước ngoài, báoViệt Nam và blog The Gift.

Điều tôi thầm phục Thầy là nhân cách kẻ sĩ vượt lên cái khó của hoàn cảnh để phụng sự đất nước. Lúa Thần Nông áp dụng ở miền Nam sớm hơn miền Bắc gần một thập kỷ. Sự giúp đỡ liên tục và hiệu quả của FAO sau ngày Việt Nam thống nhất có công lớn của thầy Trình và anh Nguyễn Văn Đạt làm chánh chuyên gia của FAO. Blog The Gift là nơi lưu trữ những “tâm tình” của gíáo sư dành cho Việt Nam, đăng các bài chọn lọc của Thầy từ năm 2005 sau khi về hưu. Đa số các bài viết trên blog của giáo sư về Phát triển Nông nghiệp, Kinh Tế Việt Nam, Khoa học và Đời sống trong chiều hướng khuyến khích sự hiếu học của lớp trẻ. Nhân cách và tầm nhìn của Thầy đối với tương lai và vận mệnh của đất nước đã đưa đến những đóng góp hiệu quả của Thầy kết nối giữa quá khứ và hiện tại, tạo niềm tin tương lai, hòa giải và hòa hợp dân tộc.

Thầy Lương Định Của con đường lúa gạo, lắng đọng trong tôi một nhân cách, một người thầy lớn …

Thầy, Bạn là lộc xuân của cuộc đời

Bill Clinton trong tác phẩm ‘Đời tôi’ (15) đã xác định năm việc chính quan trọng nhất của đời mình là muốn làm người tốt, có gia đình êm ấm, có bạn tốt, thành đạt trong cuộc sống và viết được một cuốn sách để đời. Ông đã giữ trên 30 năm cuốn sách mỏng “Làm thế nào để kiểm soát thời gian và cuộc sống của bạn” và nhớ rõ năm việc chính mà ông ước mơ từ lúc còn trẻ. Thầy quý bạn hiền là lộc xuân của cuộc đời. Tôi biết ơn mái trường thân yêu mà từ đó tôi đã vào đời để có được những cơ hội học và làm những điều hay lẽ phải.

Anh Bùi Chí Bửu tâm sự với tôi: Anh Bổng (Bùi Bá Bổng) và mình đều rất thích bài thơ này của Sơn Nam :

Trong khói sóng mênh mông
Có bóng người vô danh
Từ bên này sông Tiền
Qua bên kia sông Hậu
Tay ôm đàn độc huyền
Điệu thơ Lục Vân Tiên
Với câu chữ
Kiến nghĩa bất vi vô dõng giả
Từ Cà Mau Rạch Giá
Dựng chòi đốt lửa giữa rừng thiêng
Muỗi vắt nhiều hơn cỏ
Chướng khí mờ như sương
Thân chưa là lính thú
Sao không về cố hương ?

Anh Mai Thành Phụng vừa lo xong diễn đàn khuyến nông Sản xuất lúa theo GAP (17) tại Tiền Giang lại lặn lội đi Sóc Trăng ngay để kịp Hội thi và trình diễn máy thu hoạch lúa. Anh Lê Hùng Lân trăn trở cho giống lúa mới Nàng Hoa 9 và thương hiệu gạo Việt xuất khẩu. Anh Trần Văn Đạt vừa giúp ý kiến “Xây dựng thương hiệu cho lúa gạo Việt Nam” lại hổ trợ ngay bài viết mới (18).

Trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh địa chỉ vàng nghề nông có một lịch sử thật trân trọng::Năm 2005 Nửa Thế kỷ Xây dựng và Phát triển (19) đến năm 2015 đã tròn trang vàng 60 năm kỹ niệm ngày thành lập, năm 2025 là 70 năm bảo tồn hội nhập phát triển. Dưới mái trường thân yêu này, có biết bao nhà khoa học xanh, nhà giáo nghề nông vô danh đã thầm lặng gắn bó đời mình với nhà nông, sinh viên, ruộng đồng, giảng đường và phòng thí nghiệm. Thật xúc động và tự hào được góp phần giới thiệu một góc nhìn về sự dấn thân và kinh nghiệm của họ.

TRƯỜNG TÔI NÔI YÊU THƯƠNG
Hoàng Kim

Đại học Nông Lâm thật thích
Bạn thầy vui thật là vui
Sân Trường giảng đường ấm áp
Đường xuân phơi phới tuyệt vời

Hình như mọi người trẻ lại
Hình như người ấy đẹp hơn
Hình như tre già măng mọc
Nắng mai soi giữa tâm hồn.

Thầy bạn trong ngoài thiện nguyện
Về Trường chia sẻ động viên
Trang sách trang đời lắng đọng
Yêu thương bao cuộc đời hiền

Thầy ơi hôm nay chưa gặp
Lời thương mong ước bình an
Tình khúc Nông Lâm ngày mới
Sức xuân Tự nguyện Lên đàng

xem tiếp tại https://hoangkimlong.wordpress.com/category/truong-toi-noi-yeu-thuong/ Thông tin tích hợp tại https://hoangkimvn.wordpress.com/http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-29-thang-4/

Hoàng Kim
nguyên giảng viên chính CLT, Bộ môn Cây Lương thực Rau Hoa Quả,
Khoa Nông học,Trường Đại học Nông Lâm TP HCM 2006-2014
nguyên nghiên cứu viên chính CLT HTCT (HARC IAS) 1981-2006
nguyên sinh viên TT2A, 2B, 2C ĐHNN4 (NLU) 1977-1981
nguyên sinh viên TT10 ĐHNN2 Hà Bắc (HUAF) 1977
nguyên cựu chiến binh Việt Nam sư đoàn 325B 1971-1977
nguyên sinh viên TT4 ĐHNN2 Hà Bắc (HUAF) 1970-1971
(bài đăng trên kỷ yếu Nông Lâm 2010, đã bổ sung 2020)

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là quang-binh-dat-me-nho-on-nguoi-1.jpg

QUẢNG BÌNH ĐẤT MẸ ƠN NGƯỜI
Hoàng Kim

Về quê viếng mộ tổ tiên
Mừng vui gặp mặt người hiền bạn thân
Đất trời ngày mới thanh tân
Thung dung thăm hỏi, ân cần níu chân

Lòng son trung chính biết ơn
Quê hương chung đúc khí thiêng muôn đời
Quảng Bình đất Mẹ ơn Người
Tổ tiên cát bụi nhiều đời thành quê

Đinh ninh như một lời thề
Trọn đời trung hiếu để về dâng hương’.
Đường xuân như một dòng sông
Việt Nam thống nhất thác ghềnh đến nơi

“Hồn chính khí bốc lên ánh sáng
Sáng choang ngọc đá giữa hoang tàn’.
Tâm nhân văn lắng đọng tinh hoa
Hoa Đất Hoa Người trong cõi Bụt.”

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là 1giatochoangvi-7-trong-10ngoi.jpeg
Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là dang-huong-1.jpg
Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là binhkimankhuyaodanang.jpg

Ngày Chạp mộ Làng Minh Lệ là một truyền thống văn hóa của quê tôi. Chúng tôi thật tự hào về quê hương, dòng tộc, chỉ là một vùng quê nghèo khó, một dòng tộc khiêm nhường nhưng đã có biết bao người lính, bao máu xương thận thiết hòa quyện đất này.Cuối năm 2019, chị Huyen Hoang với tôi và cháu Hoàng Minh Hải Thuy Duong Hoang (con anh chị Hai) đã về quê cùng cậu mợ Hoang Thuc Tan và những người thân làm lễ dâng hương. Trước đó hai năm 2018 và 2019, “Rằm Thanh Minh tảo mộ ở quê nhà” Tôi ra quê bốn đợt : Đợt đầu khi vào Huế gặp anh Trần Văn Minh, Hieu Nguyenminh, Trần Thị Lệ và Hoàng Đăng Quang, Đợt hai gặp Nguyen Thanh Binh đã “ra đón tàu khuya 2 giờ 30 đêm từ Ga Minh Lệ đến Ga Đà Nẵng” và ăn khuya ở Đà Nẵng’. Đợt ba và đợt bốn năm 2019, trước lễ Lao Động và Ngày Thống Nhất đất nước tôi có thời gian ngắn ngủi về quê cùng các cháu tu bổ nơi dâng hương tổ tiên và đi thắp hương cho người thân, sau đó kết hợp ngắn “Gặp bạn ở quê nhà”. Ngày Chạp mộ Làng Minh Lệ, tôi thật xúc động được cùng chị gái và cháu con anh chi Hai thay mặt cho đại gia đình Hoàng Gia đất Phương Nam gồm gia đình anh chị Hai, anh chị Ba, anh chị Tư (Hoàng Trung Trực Trần Du), anh chị Tư và Út nhà tôi Nguyễn Thị Thủy với các con Phố Núi Cao, Hoang To Nguyen, Hoang Long, và các em Nga Lê, Khanh Nguyen, Nguyen Van Nam, Nguyen Chien Thang với đại gia đình Nguyễn Hữu đất Bắc Hà dự Chạp mộ Làng Minh Lệ.

Chúng tôi trân trọng biết ơn Làng Minh Lệ thịnh tình của các gia đình nội ngoại tộc và các người thân đã thân thiết ấm áp tình quê hương ‘ân cần níu chân’. Cảm ơn các vợ chồng Hoàng Minh Hợi, Hoàng Minh Thiết (Mai Hoàng), Hoàng Đăng Ngọ, Hoàng Minh Trúc, Nguyễn Sỹ Tiếp, Nguyễn Văn Toàn, Hoàng Minh Đức, Trương Minh Đức, Trương Minh Dục, Trần Thị Thé (The Tran Thi), Trương Công Định (Cong Dinh Truong), Love Hoàng, Hoàng Ngời, Hoàng Chí Huân, Hoàng Đình Giót … Cám ơn các anh Dương Lê Bá, Trần Mạnh Báo … cùng bao người con trung hiếu khắp đất nước những ngày này đang tri ân đồng đội, quê hương, tổ tiên, gia đình … cho suối nguồn hạnh phúc dân tộc Việt thao thiết chảy.

Bài thơ Quảng Bình đất mẹ ơn người có hai câu thơ kết “Hồn chính khí bốc lên ánh sáng Sáng choang ngọc đá giữa hoang tàn’. là thơ của cụ Hoàng Bá Chuân, em ruột của bà ngoại tôi, đã đọc lời điếu khi cải táng liệt sĩ cụ Nguyễn Ngọc Xừ (thân phụ của cụ Ngọc Hạp Nguyễn) hi sinh trong cách mạng Hai câu thơ cuối “Tâm nhân văn lắng đọng tinh hoa Hoa Đất Hoa Người trong cõi Bụt” là thơ của Hoàng Kim. Ông và cháu một câu chuyện dài về ‘nếp nhà và nét đẹp văn hóa’, hướng thiện và chính trung, đường xuân như một dòng sông. Chúng tôi lưu ghi chép này để ghi nhớ. Thông tin tại. Nhớ lại và suy ngẫm https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nho-lai-va-suy-ngam/

NHỚ LẠI VÀ SUY NGẪM

Trận thắng hôm qua bạn góp máu hồng
Lớp học hôm nay bạn không trở lại
Trách nhiệm trong mình nhân lên gấp bội
Đồng đội ơi tôi học cả phần anh.


Hoàng Kim

Bài học cuộc sống thấm thía nhất thường là bài học của chính đời mình trãi nghiệm. Tôi xúc động đọc lại ‘Thầy bạn là lộc xuân’ và thật tâm đắc với Hoàng Ngọc Dộ khát vọng, Hoàng Trung Trực đời lính vì cao hơn trang văn là chính cuộc đời của chính mình, của những người anh ruột mình thấm từng giọt chữ. Tháng năm tôi nhớ lại và suy ngẫm về 18 thư mục ghi chép nhỏ (Notes) nay được lưu chung một chỗ để thỉnh thoảng đọc lại: 1) Nước Việt Nam thống nhất; 2) Đêm trắng và bình minh; 3) Tháng Năm tháng của hoa; 4) Những câu chuyện tháng năm 5) Về lại mái trường xưa; 6) Lời thề trên sông Hóa; 7) Nhớ kỷ niệm một thời; 8) Năm tháng ở trời Âu; 9) Vòng qua Tây Bán Cầu; 10) Đi để hiểu quê hương; 11) Bài học tự thắng mình; 12) Suy ngẫm từ núi Xanh; 13) Suy tư sông Dương Tử; 14) Trận Thượng Hải năm 1937; 15) Trận Vũ Hán năm 1938; 16) Đi thuyền trên Trường Giang; 17) Trung Quốc một suy ngẫm; 18) Việt Nam con đường xanh.

NƯỚC VIỆT NAM THỐNG NHẤT

Chiến tranh Việt Nam dài và ác liệt quá, tổn thất mất mát lớn quá. Đó là một trong những sự kiện lớn nhất thế kỷ 20 không riêng Việt Nam mà của toàn nhân loại. 30 tháng 4 là kết thúc cuộc chiến tranh ba mươi năm, là ngày hòa bình, thống nhất đất nước đầu tiên của dân tộc Việt. Chiến tranh Việt Nam (1955–1975) là giai đoạn thứ hai và là giai đoạn khốc liệt nhất của Chiến tranh Đông Dương (1945–1979). Đây là cuộc chiến giữa hai bên, một bên là Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam cùng Hoa Kỳ và một số đồng minh khác như Úc, New Zealand, Đại Hàn, Thái Lan và Philippines tham chiến trực tiếp; một bên là Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam, Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tại miền Nam Việt Nam, cùng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đều do Đảng Lao động Việt Nam lãnh đạo, được sự viện trợ vũ khí và chuyên gia từ các nước xã hội chủ nghĩa (cộng sản), đặc biệt là của Liên Xô và Trung Quốc. Cuộc chiến này tuy gọi là “Chiến tranh Việt Nam” do chiến sự diễn ra chủ yếu tại Việt Nam, nhưng đã lan ra toàn cõi Đông Dương, lôi cuốn vào vòng chiến cả hai nước lân cận là Lào và Campuchia ở các mức độ khác nhau. Do đó cuộc chiến còn được gọi là Chiến tranh Đông Dương lần thứ 2. Cuộc chiến này chính thức kết thúc với sự kiện 30 tháng 4, 1975, khi Tổng thống Dương Văn Minh của Việt Nam Cộng hòa đầu hàng quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam, trao chính quyền lại cho Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam. xem tiếp

Tôi là người lính của 30 tháng 4. Hai anh em tôi, thuộc hai cánh quân lớn trong năm cánh quân, gặp nhau giữa lòng thành phố sau ngày Việt Nam thống nhất. Chùm ảnh dưới đây là ít ảnh tư liệu gia đình. Tôi viết về cái “tôi” nhỏ bé và đơn giản trong cái “ta” to lớn và phức tạp của đất nước con người Việt Nam để tìm về thế giới của riêng mình như giọt nước trong biển cả có vị mặn, máu và nước mắt.

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là gap-ban-o-que-nha-1a.jpg
Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là gap-ban-o-que-nha-2.jpg
Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là gap-ban-o-que-nha-3.jpg
Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là gap-ban-o-que-nha-4.jpg
Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là bai-tho-vien-da-thoi-gian.jpg

HOA NGƯỜI
Hoàng Kim


I

Đầu xuân gặp bạn thật mừng vui
Rượu ngọt trà thơm sóng sánh mời
NƯỚC suối ban mai trong tựa ngọc
OANH vàng CÚC tím nắng xuân tươi.

MÂY TRẮNG quyện lưng trời lãng đãng
Thiên NGA từng cặp nhởn nhơ bay
Nhớ xưa CHIẾN SỰ vùng đất lửa
HÒA bình về lại Chứa Chan nay.

Sóng nhạc yêu thương lời cảm mến
KIM Kiều tái ngộ rộn ràng vui
Anh HÙNG thanh thản mừng “Xuân cảm”
“Đè nghiêng ngọn gió đọc thơ chơi”.

II

Tui chỉ mới là thuộc sách (TS) thôi.
Giảng sách (GS) xem ra chửa tới nơi.
Vui việc cứ LÀM chưa vội DẠY
Nói nhiều làm ít sợ chê cười.

Cổ điển honda không biết chạy
Canh tân blog viết đôi bài
Quanh quẩn chỉ là ngô khoai sắn
Vô bờ biển HỌC dám đơn sai.

Ước noi cụ Trạng ưa duyên thắm
Nịnh vợ không quên việc trả bài
An nhàn vô sự là tiên đấy
Thung dung đèn sách, thảnh thơi chơi.

III

Ta tìm gặp bạn đường xa
Tưởng là thăm bạn hoá ra thăm mình
Đêm dài xoè một bình minh …’
Tháng Ba nhớ bạn Ân tình Sớm Đông.

IV

Thủy vốn mạch sông nước có nguồn.
Chính Trung tiền hậu đổi nhau luôn.
Nụ cười Nghê Việt luôn đầy đặn.
Mai với Bồ Đề ẩn sau lưng.

Tóc nhuốm bạch kim phơi nắng hửng
Da pha hồng ngọc trãi mưa nhuần.
Hoa Người Hoa Đất vui thầy bạn.
Phước Đức mừng ai thắng tuổi trăm.

V

Ngày xuân đọc Trạng Trình
Tô Đông Pha Tây Hồ
Khổng Tử dạy và học
Nguyễn Du trăng huyền thoại

Minh triết Hồ Chí Minh
Vị tướng của lòng dân
Thái Tông và Hưng Đạo
Yên Tử Trần Nhân Tông

Nhà tôi giấc mơ xanh
Thầy bạn trong đời tôi
Cuối dòng sông là biển
Việt Nam con đường xanh

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là suy-ngam-tu-nui-xanh-bac-kinh-2.jpg
Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là bai-tho-vien-da-thoi-gian1.jpg

Bài thơ Viên đá Thời gian
PHAN CHÍ THẮNG CHUYỆN ĐỜI
Hoàng Kim


anh Phan Chi Thắng tìm lại ký ức trong ‘chuyện dài chưa đặt tên’. Tôi ứa nước mắt thấu hiểu giá của tình yêu thương ngày thống nhất. ” Cô mất bốn năm rồi, yên nghỉ trong phần mộ anh em Tuân đã chuẩn bị từ trước, xây lăng trên đồi, cạnh lăng ông bà nội và lăng cha Tuân. Con cháu, họ hàng đều ở xa, không ai tiếp quản căn nhà cổ và khu vườn rộng, Tuân bàn với những người có quyền thừa kế theo pháp luật hiến căn nhà và khu vườn đó cho chùa. Không phải Tuân không tiếc ngôi nhà tuổi thơ của mình, tính ra cũng là một tài sản lớn. Nhưng hãy để nơi ấy thành một ngôi chùa bởi chắc chắn giờ này cô đã ở bên Phật”.

Thủy vốn mạch sông nước có nguồn.
Chính Trung tiền hậu đổi nhau luôn.
Nụ cười Nghê Việt luôn đầy đặn.
Mai với Bồ Đề ẩn sau lưng.
Tóc nhuốm bạch kim phơi nắng hửng
Da pha hồng ngọc trãi mưa nhuần.
Hoa Người Hoa Đất vui thầy bạn.
Phước Đức mừng ai thắng tuổi trăm.

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là phanchithang.jpg

CHUYỆN DÀI CHƯA ĐẶT TÊN
Phan Chí Thắng

Trong số hơn mười đứa cháu, đứa gọi bằng o (cô), đứa gọi bằng dì, có lẽ cô thương Tuân nhất. Không hẳn vì Tuân là đích tôn, không hẳn vì mấy đứa gọi cô bằng dì ở thành phố khác, ít gặp cô.

Cô thương Tuân vì cô thương cha anh nhất, thương người anh trai bỏ nhà đi kháng chiến chống Pháp rồi mang đứa con mới 5-6 tuổi ra Bắc, nơi ăn không đủ no, mặc không đủ ấm, “bảy tên Việt Cộng đu không gãy một cành đu đủ”.

Hôm Tuân cùng mẹ lên chiến khu rồi theo đường dây vượt rừng ra Bắc, cô ngồi nắm cơm cho vào mo nang. Không biết cô lỡ tay cho nhiều muối mè (muối vừng) hay nước mắt cô thầm nhỏ vào cơm mà Tuân ăn thấy mặn.

Cô tiễn cháu đi để rồi đêm đêm bí mật áp cái đài transito vào tai nghe đài Hà Nội với hy vọng may ra có chút tin tức gì về anh chị và cháu.

Năm 66 Tuân được đi Liên xô học đại học. Không biết đường dây nào đã báo tin cho cô, cô làm thịt con gà thắp hương cúng các cụ rồi mời hai ông bà dùng bữa. Ông hỏi có chuyện gì, cô nói thằng Tuân vừa đi Liên xô học 6 năm rồi.

Ông nhắm mắt, chắp tay niệm A Di Đà Phật, bà nội và cô ôm nhau khóc. Mâm cơm vẫn còn nguyên.

Hai mươi hai năm sau kể từ lúc lon ton chạy theo mẹ trốn lên chiến khu, đầu tháng 5 năm 75, Tuân tìm về làng thăm bà nội và cô. Ông nội mất đã lâu, hai bà con dựa vào nhau mà sống.

Các bà cô Tuân ai cũng đẹp và lấy chồng xa. Riêng cô không lấy chồng, ở lại phụng dưỡng cha mẹ.

Năm 75 cô còn khỏe, còn hái trái cây trong vườn mang ra chợ bán lấy tiền mua gạo, mắm muối.

Năm 85 là đỉnh điểm của nghèo khổ khó khăn. Cô mua ớt về đăm (giã) làm ớt bột gửi ra Hà Nội cho cháu. Ớt đựng trong lọ nhựa đen nguyên dùng đựng xà phòng kem. Cô già mắt kém súc lọ không kỹ, ớt toàn mùi xà phòng. Tuân đành đổ nguyên cân ớt bột xuống cống, xót xa công sức người cô già.

Một năm đôi ba lần Tuân về quê thăm bà và cô, từ khi bà nội mất cô sống một mình trong căn nhà cổ. Một mình trong khuôn vườn khá rộng kể cả tính theo tiêu chuẩn ở Huế.

Trẻ con hái trộm trái cây, bắt trộm chó. Cô không còn sức chăm bón mấy cây thanh trà (bưởi), khế, ổi, mãn cầu từng nuôi sống bà và cô. Vườn xác xơ như chính cô vậy.

Mỗi lần về quê Tuân đều dành dụm ít nhiều tiền đưa cô mua gạo.

Vậy mà cô chẳng tiêu đồng nào. Lần sửa mái ngói bị dột, thợ phát hiện có gói nilon bọc mấy chục triệu giấu dưới mái, Tuân vừa giận vừa thương cô. Không chịu ăn uống tẩm bổ, tiền để lại cho ai?

Người đàn bà không chồng không con về già khổ đủ đường. Không ai chăm sóc, không có ai để nhờ cậy đã đành, cơ thể chưa một lần “thay máu” nhiều bệnh hơn người thường.

Có lần Tuân về thấy tóc cô bù xù, móng tay dài cong queo, anh gọi thợ làm đầu vào gội đầu cắt móng tay cho cô.

Chấy nhiều quá, đen kịt cả mặt nước chậu thau đồng. Tuân cố không khóc.

Vậy mà cô cũng sống tới 95 tuổi. Cô sống được lâu thế chắc là nhờ muốn sống để trông coi ngôi nhà các cụ để lại và thay mặt tất cả con cháu ở xa và rất xa chăm lo việc hương khói các ngày giỗ chạp. Đã nhiều lần Tuân muốn đón cô ra Hà nội sống với gia đình Tuân để tiện chăm sóc cô nhưng cô không chịu. Cô không thể rời nơi cô đã gắn bó cả cuộc đời.

Khi cảm thấy mình quá yếu, không còn sống được bao lâu, cô dắt Tuân vào buồng, tay run run mở mấy lần khoá cái tủ gỗ xộc xệch có khi còn nhiều tuổi hơn cô:

– Đây là số tiền cô dành dụm cả đời, bây giờ cho cháu.

Nhìn đám giấy bạc cũ kỹ buộc chun làm thành nhiều gói bọc kỹ trong tờ giấy bao xi măng, Tuân không thể cầm lòng. Những tờ tiền Bảo Đại, tiền Việt Nam Cộng hoà, rồi tiền Giải phóng và các đợt tiền cụ Hồ, anh không biết nói sao. Tất cả đã không còn bao nhiêu giá trị.

Đặc biệt là xâu tiền đồng có lỗ vuông ở giữa. Chẳng để làm gì.

Người đàn bà không có công ăn việc làm, không có lương hưu, bao nhiêu năm tằn tiện để cho cháu số tiền khá lớn nay chỉ có thể coi là kỷ niệm.

Cô mất bốn năm rồi, yên nghỉ trong phần mộ anh em Tuân đã chuẩn bị từ trước, xây lăng trên đồi, cạnh lăng ông bà nội và lăng cha Tuân.

Con cháu, họ hàng đều ở xa, không ai tiếp quản căn nhà cổ và khu vườn rộng, Tuân bàn với những người có quyền thừa kế theo pháp luật hiến căn nhà và khu vườn đó cho chùa.

Không phải Tuân không tiếc ngôi nhà tuổi thơ của mình, tính ra cũng là một tài sản lớn. Nhưng hãy để nơi ấy thành một ngôi chùa bởi chắc chắn giờ này cô đã ở bên Phật.

(Viết trong ngày giỗ cô)

SỰ CAO QUÝ THẦM LẶNG
Tuyết Hợp Ngốc Phương Nam

Tâm sáng lòng bồ tát
Việc tốt ngọc cho đời
Phước Huệ trang nghiêm quá
Vui bước tới thảnh thơi

Kim Hoàng Bạch Ngọc chúc mừng quý Thầy Cô
xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/su-cao-quy-tham-lang/

MINH TRIẾT CỦA ĐỨC PHẬT
Hoàng Kim

Tôi nhiều lần đến Ấn Độ, đã một lần may mắn tới được quê hương Phật, và tự mình trồng một nhánh Bồ Đề ở vườn nhà để nay cây đã lớn. Minh triết của đức Phật Lời Phật dạy trong lòng tôi là triết lý tình yêu cuộc sống, lắng đọng 27 khẩu quyết yêu thích, lan tỏa trong đời thường mà tôi thật sự tâm đắc. An nhiên đứng hàng đầu. Tôi thích nên chép lại để đọc và suy ngẫm mà chưa thật rõ nguồn gốc của những lời này sự xác tín lời nói có ở sách nào, với ai, khi nào, ở đâu, trong hoàn cảnh nào. Người Thầy tâm thức trong tôi là Trúc Lâm Trần Nhân Tông. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/truc-lam-tran-nhan-tong/. Người Thầy gần gũi tôi là Viên Minh Thích Phổ Tuệ Thiền Sư Lão Nông Tăng https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thien-su-lao-nong-tang/; Tác phẩm khoa học mà tôi yêu thích là Bảy Kỳ Quan Phật Giáo Thế Giới https://youtu.be/aMgIJ16_uDg Minh triết của đức Phật, mời đọc bài ở đây https://hoangkimlong.wordpress.com/category/minh-triet-cua-duc-phat/

LỜI PHẬT DẠY

An nhiên
CNM365

Thả cho nó bay.
Hòa nhã với tất cả
Chọn bạn mà chơi
Tình yêu cuộc sống
Yêu thương và Sống
Không ai có thể đi giúp ta.
Yêu quý hết thảy muôn loài.
Con nghĩ cái gì, con là cái đó.
Bỏ đi những hư danh giả tạm.
Hãy cho đi và con sẽ còn mãi.
Cây kim trong bọc có ngày lòi ra
Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết
Minh triết trước hết là tự biết mình.
Tìm về suối nguồn bình yên bên trong con
Chuyển hóa nỗi ghen ghét thành sự khâm phục.
Bí quyết để có sức khỏe tốt là an trú trong hiện tại..
Tin sâu Luật Nhân Quả hành Sống theo Thiện Pháp
Hãy làm chủ suy nghĩ nếu không nó sẽ làm chủ con
Đời sống tâm linh không là sang trọng mà là nhu cầu
Con không là những gì con nói mà là những gì con làm
Ai biết nhìn vào trong tự thân mình thì người đó tỉnh thức.
Niềm hạnh phúc không bao giờ cạn kiệt khi ta biết chia sẻ
Không có đường đến hạnh phúc. Hạnh phúc là con đường
Hiểu được người là khôn ngoan, hiểu được mình là giác ngộ.
Lời nói có sức mạnh vừa có thể gây tổn thương, vừa có thể trị lành.
Không ai xứng đáng nhận được tình thương của con hơn là chính con.

Tin sâu Luật Nhân Quả, hành Sống theo Thiện Pháp. Đừng tin vào mọi thứ con được dạy phải tin. Lời Phật dạy 27 khẩu quyết xếp theo trình tự trên là sự thường niệm của riêng mình để cho dễ nhớ dễ thuộc dễ thực hành. Chúng ta khi trãi nghiệm nên tùy chọn nhập tâm những điều yêu thích phù hợp tâm thức đời thường. Kinh Phật có nhiều giao thoa với các Tôn giáo khác. Giáo sư Mai Văn Quyền khuyên nên định tâm, dụng tâm, không nên đứng hai chân ở hai thuyền dễ nguy hiểm. “Mohamet và đạo Hồi” “Vua Solomon sách khôn ngoan” đã có những kiến giải khác

Kinh Hoán Dụ kể câu chuyện sau: Trên đường đi hành đạo, đức Phật gặp một nhóm người Bà La Môn. Những vị Bà La Môn này hỏi đức Phật: “Thưa Ngài Cồ Đàm, đạo của Ngài có phương pháp nào cầu xin không?”- Đức Phật trả lời: “Đạo của ta không có pháp cầu xin mà chỉ cần thấu hiểu nghiệp báo và tin sâu Luật nhân quả, rồi hành sống theo thiện pháp thì cuộc sống sẽ được an lạc hạnh phúc hiện tiền.”- Các vị Ba La Môn bèn nói: “Thế thì đạo của Ngài đâu có gì hay, đạo của chúng tôi có nhiều phương pháp cầu xin rất linh nghiệm.”- Nghe Vậy, Đức Phật liền dẫn các vị Bà La Môn đi tới trước một cái ao, sau đó, Phật ném một hòn đá xuống ao và bảo các vị Bà La Môn: “Các người cầu xin cho hòn đá nổi lên được không?- Các Bà La Môn: “Dạ thưa Ngài không được.”- Đức Phật hỏi: “Tại sao?”- Các Bà La Môn: “Dạ, tại đá nặng hơn nước cho nên phải bị chìm.”Sau đó, Đức Phật đổ vài muỗng dầu xuống ao và bảo mọi người hãy cầu xin cho dầu chìm.- Các Bà La Môn đều đồng thanh thưa rằng: “không được.”- Đức Phật: “Tại sao?”- Các Bà La Môn: “Dạ, tại dầu nhẹ hơn nước.”- Nghe xong, Đức Phật liền nói: “Đúng vậy, đá nặng cho nên chìm trong nước và dầu nhẹ cho nên phải nổi trên nước, không có phép mầu nào để cầu xin thay đổi được những quy luật hiển nhiên như thế ! “Nhân quả là một quy luật công bằng trên cuộc đời mà theo duyên có thể đến sớm hay đến muộn.Dù bạn là ai, thuộc tôn giáo nào hay không tin vào một tôn giáo nào thì cũng không có ngoại lệ nào dành riêng cho bạn. Không có ông thần, bà thánh nào có thể ban phước giáng họa cho bạn, ngay cả Đức Phật cũng không làm được điều đó. Mọi hành động thiện ác đều do chúng ta làm ra và tự thọ nhận lấy theo nhân quả của nó“. Bằng trí tuệ giác ngộ, Đức Phật đã phân tích mọi việc theo đúng bản chất thật vốn có của nó, để mọi người nhận thức đúng đắn và ứng dụng. Phật là người thầy dẫn đường, đi hay không đi và đi như thế nào là việc của mỗi người trong chúng ta.

TRÚC LÂM TRẦN NHÂN TÔNG
Hoàng Kim

Lên non thiêng Yên Tử
Trúc Lâm Trần Nhân Tông
Lời dặn của Thánh Trần
Thầy Tuệ Trung Thượng Sĩ

Hiểu ‘sách nhàn đọc giấu
Biết ‘câu có câu không
Nghê Việt am Ngọa Vân

Tảo Mai nhớ Nhân Tông

Ân tình đất phương Nam
Nhân Tông Đêm Yên Tử
Chuyện cổ tích người lớn
Hoa Đất thương lời hiền

Yên Tử Trần Nhân Tông,

NGỌC PHƯƠNG NAM
Hoàng Kim


Hứng mật đời
thành thơ
Việc nghìn năm hữu lý
Trạng Trình
Đến trúc lâm
Đạt năm việc lớn hoàng thành
Đất trời xanh
Yên Tử …

THUYỀN ĐỘC MỘC
Trịnh Tuyên

Quên tên cây
làm thuyền
Tận cùng nỗi cô đơn-
độc mộc!

Khoét hết ruột
Chỉ để một lần ngược thác
bất chấp đời
lênh đênh…

LÊN NON THIÊNG YÊN TỬ
Hoàng Kim

Tỉnh thức giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai trong tựa ngọc

“Yên sơn sơn thượng tối cao phong
Tài ngũ canh sơ nhật chính hồng
Vũ trụ nhãn cùng thương hải ngoại
Tiếu đàm nhân tại bích vân trung
Ủng môn ngọc sóc sâm thiên mẫu
Quải ngọc châu lưu lạc bán không
Nhân miếu đương niên di tích tại
Bạch hào quang lý đổ trùng đồng”
(1)

Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong
Trời mới ban mai đã rạng hồng
Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả
Nói cười lồng lộng giữa không trung
Giáo ngọc quanh nhà giăng vạn khoảnh
Cỏ cây chen đá rũ tầng không
Nhân Tông bảo tháp còn lưu dấu
Mắt sáng hào quang tỏa ánh đồng. (2)

*

Non thiêng Yên Tử
Nghìn năm Thăng Long, Đông Đô, Hà Nôi
Bảy trăm năm đức Nhân Tông
Non sông bao cảnh đổi
Kế sách một chữ Đồng
Lồng lộng gương trời buổi sớm
Trong ngần, thăm thẳm, mênh mông …

(1) Nguyễn Trãi, đề Yên Tử sơn Hoa Yên tự
(2) Hoàng Kim bản dịch thơ Nguyễn Trãi, bài thơ ‘đề Yên Tử sơn Hoa Yên tự’

TRÚC LÂM TRẦN NHÂN TÔNG
Hoàng Kim

Người ơi con đến đây tìm
Non thiêng Yên Tử như tranh họa đồ
Núi cao trùng điệp nhấp nhô
Trời xuân bảng lãng chuông chùa Hoa Yên

Thầy còn dạo bước cõi tiên
Con ươm mầm sống xanh thêm ruộng vườn
Mang cây lộc trúc về Nam
Ken dày phên giậu ở miền xa xôi

Cư trần lạc đạo (*) Người ơi
Tùy duyên vui đạo sống đời thung dung
Hành trang Thượng sĩ Tuệ Trung
Kỳ Lân thiền viện cành vươn ra ngoài

An Kỳ Sinh trấn giữa trời
Thơ Thiền lưu dấu muôn đời nước non …

Lên non thiêng Yên Tử tôi nhớ câu thơ huyền thoại: “Trăm năm tích đức tu hành. Chưa lên Yên Tử chưa thành quả tu“. Núi Yên Tử thuộc tỉnh Quảng Ninh nơi có Quần thể di tích danh thắng Yên Tử ở Bắc Giang và Quảng Ninh. Đây là quần thể danh thắng đặc biệt nổi tiếng liên tỉnh đầu tiên ở Việt Nam được đệ trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc UNESCO xem xét, công nhận là Di sản thế giới. Núi Yên Tử là đỉnh thứ hai của tam giác châu huyền thoại Bắc Bộ nối Việt Trì – Quảng Ninh là dải Tam Đảo rồi 99 ngọn Nham Biền của các dãy núi vòng cung Đông Triều tạo nên thế hiểm “trường thành chắn Bắc” của bề dày núi non hiểm trở khoảng 400 km núi đá che chắn mặt Bắc của thủ đô Hà Nội non sông Việt.

Trần Nhân Tông (1258-1308)  là một trong những vị vua anh minh nhất của lịch sử Việt Nam. Người tên thật là Trần Khâm, vua Trần thứ ba (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Với 50 năm cuộc đời, vua Phật Trần Nhân Tông đã kịp làm được ít nhất năm việc lớn hiếm thấy và khó ai bì kịp ở mọi dân tộc và mọi thời đại: 1) Minh quân lỗi lạc, làm vua 15 năm (1278 – 1293) trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến hai lần đánh thắng quân Nguyên Mông là đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thời đó; 2) Tổ sư thiền phái Trúc Lâm và Thái Thượng Hoàng 15 năm (1294-1306) là vua Phật Việt Nam. 3) Nhà văn hóa và nhà thơ kiệt xuất với kiệt tác thơ Thiền Trần Nhân Tông và thắng tích Trúc Lâm Yên Tử; 4) Người thầy chiến lược vĩ đại muôn đời của kế sách một chữ “đồng” “vua tôi đồng lòng, toàn dân đồng sức”, nhược thắng cường, yếu thắng mạnh, nước nhỏ thắng nước lớn, sự nghiệp mở nước và thống nhất non sông Việt bằng vương đạo, thuận thời, thuận người . 5) Nhà trị loạn kỳ tài đã hưng thịnh nhà Trần và cứu nguy cho nước Việt ở thời khắc quyết định, biến nguy thành an, biến những điều không thể thành có thể.

Kiệt tác thơ thiền đức Nhân Tông là đỉnh cao thơ Thiền thời Trần:

Cư trần lạc đạo phú
Đại Lãm Thần Quang tự
Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca
Đăng Bảo Đài sơn
Đề Cổ Châu hương thôn tự
Đề Phổ Minh tự thủy tạ
Động Thiên hồ thượng
Họa Kiều Nguyên Lãng vận
Hữu cú vô cú
Khuê oán
Lạng Châu vãn cảnh
Mai
Nguyệt
Nhị nguyệt thập nhất nhật dạ
Quỹ Trương Hiển Khanh xuân bính
Sơn phòng mạn hứng
I
II
Sư đệ vấn đáp
Tán Tuệ Trung thượng sĩ
Tảo mai
I
II
Tặng Bắc sứ Lý Tư Diễn
Tây chinh đạo trung (tái chinh Ai Lao)
Thiên Trường phủ
Thiên Trường vãn vọng
Tống Bắc sứ Lý Trọng Tân, Tiêu Phương Nhai
Tống Bắc sứ Ma Hợp, Kiều Nguyên Lãng
Trúc nô minh
Tức sự
I
II
Vũ Lâm thu vãn
Xuân cảnh
Xuân hiểu
Xuân nhật yết Chiêu Lăng
Xuân vãn

Lên non thiêng Yên Tử, khảo sát điền dã những chứng tích lịch sử văn hóa lưu dấu mãi với thời gian. “Soi sáng lại chính mình là phận sự gốc, chẳng từ nơi khác mà được.” (Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc.). Đức Nhân Tông viết về sự đạt ngộ với người thầy là Tuệ Trung Thượng Sĩ . “Nghe xong, tôi thông suốt được đường vào, bèn vén áo thờ Ngài làm thầy”. “Soi sáng lại chính mình” chứ không tìm kho báu ở đâu khác là trí tuệ siêu việt của vua Phật Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông.

THIỀN SƯ LÃO NÔNG TĂNG

“Mưa thuận gió hòa chăm bón đúng
Nhân tươi quả tốt được thu nhiều”

Nhớ Viên Minh Hoa Lúa
Chùa Ráng giữa đồng xuân
Lời Thầy dặn thung dung
Hoa Đất thương lời hiền.


Bạch Ngọc Hoàng Kim

Noi theo dấu chân Bụt
Dạy và học làm Người
Hiểu Quân Dân Chính Đảng
Thấu Nông Lâm Y Sinh
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thien-su-lao-nong-tang/

CHỮ TUỆ 慧
Hán Nôm ( Học với chữ Hán-Nôm )
Đỗ Hoàng  · 2 4 2022 lúc 21; 42  

Tuệ có nghĩa là thông minh tài trí, sáng dạ. Tuệ thường được sử dụng để chỉ sự sáng suốt mau mắn lanh trí của con người. Sinh ra đã thông minh hơn người, tư duy nhanh nhẹn gọi là có tuệ căn. Có con mắt nhìn thấu mọi thứ soi rõ tiền nhân hậu hoạn gọi là tuệ nhãn.

Chữ tuệ được dùng nhiều trong phật học. Nhưng từ này cũng hàm ý chỉ sự tốt đẹp, nên thường được dùng để đặt làm tên người.

Cách viết chữ Tuệ

Tuệ – Huì – 慧. Bên trên là hai chữ phong 丰, bên dưới có bộ kệ 彐, sau đó là chữ tâm.

Chua Giang giua dong xuan

CHÙA RÁNG GIỮA ĐỒNG XUÂN

Nơi cổ tự mây lành che xóm vắng
Viên Minh xưa chùa Ráng ở đây rồi
Bụt thư thái chim rừng nghe giảng đạo
Trời trong lành gió núi lắng xôn xao.


Hoàng Kim

Mua thuan gio hoa cham bon dung

Đại lão hòa thượng Thích Phổ Tuệ https://youtu.be/w21hkPfEA2M
xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chua-rang-giua-dong-xuan/

Ngat huong sen long long bong truc mai

MINH TRIẾT SỐNG PHÚC HẬU
Hoàng Kim


Bản chất cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và vô thường. Minh triết của đời người hạnh phúc là biết sống thung dung, phúc hậu, thanh thản, an nhiên tự tại, nhận ra kho báu vô giá của chính mình, không lo âu, không phiền muộn, sống với tinh thần dịu hiền và trái tim nhẹ nhõm. Minh triết sống thung dung phúc hậu.

Bài giảng đầu tiên của Phật

Tứ Diệu đế – Sự khổ: Nguyên nhân, Kết quả và Giải pháp – là bài giảng đầu tiên của Phật (Thích ca Mầu ni -Siddhartha Gamtama), nhà hiền triết phương đông cổ đại. Người là hoàng tử Ấn Độ, đã có vợ con xinh đẹp nhưng trăn trở trước sự đau khổ, thiếu hoàn thiện và vô thường (Dukkha) của đời người mà Phật đã xuất gia vào năm hai mươi chín tuổi để đi tìm sự giác ngộ. Người đã dấn thân suốt sáu năm trời tự mình đi tìm kiếm những vị hiền triết nổi tiếng khắp mọi nơi trong vùng để học hỏi và thực hành những phương pháp khác nhau nhưng vẫn chưa đạt ngộ. Cho đến một buổi chiều ngồi dưới gốc bồ đề, thốt nhiên Người giác ngộ chân lý mầu nhiệm lúc ba mươi lăm tuổi. Sau đó, Người đã có bài giảng đầu tiên cho năm người bạn tu hành. Mười năm sau, Phật thuyết pháp cho mọi hạng người và đến 80 tuổi thì mất ở Kusinara (Uttar Pradesh ngày nay). Học thuyết Phật giáo hiện có trên 500 triệu người noi theo.

Bài giảng đầu tiên của Phật là thấu hiểu sự khổ (dukkha), nguyên nhân (samudaya), kết quả (nirodha) và giải pháp (magga). Tôn giáo được đức Phật đề xuất là vụ nổ Big Bang trong nhận thức, san bằng mọi định kiến và khác hẵn với tất cả các tôn giáo khác trước đó hoặc cùng thời trong lịch sử Ấn Độ cũng như trong lịch sử nhân loại. Phật giáo chủ trương bình đẳng giai cấp, bình đẳng giữa con người có máu cùng đỏ, nước mắt cùng mặn, hết thảy các pháp là vô ngã. Mục đích là vô ngã là sự chấm dứt đau khổ và phiền muộn để đạt sự chứng ngộ bất tử, Niết bàn.

Kinh Phật với triết lý vô ngã: Chân lý là suối nguồn, chứ không phải là con người thần thánh hoặc chân lý tuyệt đối. Vị trí độc đáo của Phật giáo là một học thuyết mang đầy đủ tính cách mạng tư tưởng và cách mạng xã hội. Tiến sĩ triết học Walpola Rahula là giáo sư Trường Đại học Tổng hợp Ceylan (Pháp) đã tìm tòi văn bản cổ và giới thiệu tài liệu nghiêm túc, đáng tin cậy này (Lời Phật dạy. Lê Diên biên dịch).

Suối nguồn tươi trẻ Thiền tông

‘Bất lập văn tự. Giáo ngoại biệt truyền. Trực chỉ nhân tâm. Kiến tánh thành Phật’. Không lập giáo điều, truyền dạy ngoài sách, vào thẳng lòng người, giác ngộ thành Phật Thiền sư Bồ-đề-đạt-ma (?-532) đã nêu ra triết lý căn bản Thiền tông để Dạy và Học.Thiền tông Phật giáo Đại thừa nguồn gốc từ đức Phật Thích-ca Mâu-ni đã đạt được sự giác ngộ dưới gốc cây Bồ-đề ở Ấn Độ. Thiền sư Bồ-đề-đạt-ma là Tổ sư Ấn Độ đời thứ 28 đã truyền bá và phát triển Thiền tông lớn mạnh tại Trung Quốc. “Thiền” nhấn mạnh  kinh nghiệm thực tiễn chứng ngộ ‘trực chỉ nhân tâm, kiến tính thành Phật’ . Nhà Ấn Độ học và Phật học người Đức Hans Wolfgang Schumann trong tác phẩm Đại thừa Phật giáo (Mahāyāna-Buddhismus) đã viết:“Thiền tông có một người cha Ấn Độ nhưng đã chẳng trở nên trọn vẹn nếu không có người mẹ Trung Quốc.Cái ‘dễ thương’,cái hấp dẫn của Thiền tông chính là những thành phần văn hoá nghệ thuật, những đặc điểm sắc thái riêng của Trung Quốc, không phải của Ấn Độ. Những gì Phật giáo mang đến Trung Quốc, với tư tưởng giải thoát tuyệt đối, trình bày một cách nghiêm nghị khắt khe với một ngón tay trỏ chỉ thẳng, những điều đó được các vị Thiền sư thừa nhận, hấp thụ với một nụ cười thầm lặng đầy thi vị. Thành tựu lớn lao của các Đại luận sư Ấn Độ là nhét ‘con ngỗng triết lý’ vào cái lọ ‘ngôn từ, thì  chính nơi đây tại Trung Quốc, con ngỗng này được thả về với thiên nhiên mà không hề mang thương tích.” Thiền tông là sự “truyền pháp ngoài kinh điển” đạt ‘giác ngộ tức thì’ tại đây, ngay lúc này, chứng ngộ ‘kiến tính thành Phật’ do bản ngã chân tính và nhân duyên. Phật Thích Ca trên núi Linh Thứu im lặng đưa lên cành hoa, Thiền sư Ca Diếp mỉm cười thấu hiểu và đức Phật Thích Ca đã ấn chứng cho Thiền sư Ca Diếp là Sơ tổ của Thiền tông Ấn Độ.

Thiền tông Việt Nam có từ rất sớm tại Luy Lâu do Thiền tông Ấn Độ truyền bá vào Việt Nam trước tiên ở thế kỷ thứ 2 và thứ 3, rước cả Trung Quốc (thế kỷ thứ 6) Nhật Bản (thế kỷ 11, 12) và các nước châu Á khác. Các Sơ Tổ Thiền tông Việt Nam là thiền sư Khương Tăng HộiMâu Tử. Thiền tông Việt Nam nguồn gốc lâu đời trong lịch sử Việt Nam và phát triển rực rỡ nhất thời nhà Trần với Thiền phái Trúc Lâm.  Trần Nhân Tông (Trần Khâm 1258- 1308) là vua Phật đời Trần (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Người là tổ sư Trúc Lâm Yên Tử, nhà chiến lược kỳ tài, nhà văn hóa kiệt xuất, nhà thơ lớn Con Người Hoàn Hảo dân tộc Việt Nam. Người đã viết: Cư trần lạc đạo, triết lý nhân sinh rất nổi tiếng “Ở đời vui đạo, mặc tùy duyên/ Hể đói thì ăn, mệt ngủ liền/ Kho báu trong nhà thôi tìm kiếm/ Vô tâm đối cảnh hỏi chi thiền.

Trúc Lâm Yên Tử, Trần Nhân Tông

Trần Nhân Tông (Trần Khâm 1258- 1308) là vua Phật đời Trân (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Người là tổ sư Trúc Lâm Yên Tử, nhà chiến lược kỳ tài, nhà văn hóa kiệt xuất, nhà thơ lớn và Con Người Hoàn Hảo của dân tộc Việt Nam. Người đã viết: Cư trần lạc đạo, triết lý nhân sinh rất nổi tiếng “Ở đời vui đạo, mặc tùy duyên/ Hể đói thì ăn, mệt ngủ liền/ Kho báu trong nhà thôi tìm kiếm/ Vô tâm đối cảnh hỏi chi thiền.”

Trần Nhân Tông với 50 năm cuộc đời đã kịp làm được năm việc lớn không ai sánh kịp trong mọi thời đại của tất cả các dân tộc trên toàn thế giới: Minh quân lỗi lạc, làm vua 15 năm (1278 – 1293) trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến hai lần đánh thắng quân Nguyên Mông là đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thế giới của thời đó; Vua Phật Việt Nam, tổ sư thiền phái Trúc Lâm Yên Tử và Thái Thượng Hoàng 15 năm (1294-1306). Nhà văn hóa và nhà thơ kiệt xuất với thắng tích Trúc Lâm Yên Tử và kiệt tác Trần Nhân Tông còn mãi với thời gian, hoàn thành sư mệnh của bậc chuyển pháp luân, mang sự sống trường tồn vượt qua cái chết; Người Thầy của chiến lược vĩ đại yếu chống mạnh, ít địch nhiều bằng thế đánh tất thắng “vua tôi đồng lòng, toàn dân đồng sức”tạo lập sự nghiệp mở nước và thống nhất non sông Việt, mở đất phương Nam bằng vương đạo, thuận thời, thuận người; Con người hoàn hảo, đạo đức trí tuệ, kỳ tài trị loạn, đã hưng thịnh nhà Trần và cứu nguy cho nước Việt tại thời khắc đặc biệt hiểm nghèo, chuyển nguy thành an, biến những điều không thể thành có thể.

Giáo sư sử học Trần Văn Giàu nhận định: “… chưa tìm thấy lịch sử nước nào có một người đặc biệt như Trần Nhân Tông ở Việt Nam. Tại nước Tàu lúc bấy giờ Triều đình nhà Tống rất hùng mạnh nhưng quân Nguyên Mông đã tràn xuống đánh thắng thần tốc, đến nỗi vua quan nhà Tống phải chạy ra biển và nhảy xuống biển tự vẫn. Tại Tây Á, Trung Á và một phần châu Âu cũng thua thảm hại, đến nỗi Giáo hoàng La Mã cũng lên tiếng sợ hãi. Trong lúc ấy Việt Nam so với phương Bắc thì quá nhỏ bé và quá nghèo yếu, thế mà Người dám không cho Nguyên Mông mượn đường xâm lược Chiêm Thành. Lại còn đánh bại ba lần Nguyên Mông xâm lược. Sau khi thắng giặc, Người lại lên núi sống. Người dám nghĩ, dám làm những việc không ai dám nghĩ chứ đừng nói đến làm”

Phật giáo Khoa học và Việt Nam

Nhà bác học Anhstanh, cha đẻ của Thuyết tương đối, đã nhận định: “Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học” . “Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó” . “Khoa học mà thiếu tôn giáo là khập khiễng. Tôn giáo mà không có khoa học thì mù quáng” . Cả ba câu này đều được trích từ Những câu nói nổi tiếng của Anhstanh (Collected famous quotes from Albert), và được dẫn lại trong bài Minh triết sống thung dung phúc hậu của Hoàng Kim

Khoa học và thực tiễn giúp ta tìm hiểu những phương pháp thực tế để thể hiện ước mơ, mục đích sống của mình nhằm sống yêu thương, hạnh phúc,vui khỏe và có ích. Đọc rất kỹ lại Ki tô giáo, Hồi giáo,Do Thái giáo,Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, … và chiêm nghiệm thực tiễn , tôi thấm thía câu kinh Phật với triết lý vô ngã: Chân lý là suối nguồn chứ không phải là con người thần thánh hay chân lý tuyệt đối. Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông có minh triết: Hãy quay về tự thân chứ không tìm ở đâu khác. Luật Hấp Dẫn, Thuyết Tương đối, Thành tựu Khoa học và Thực tiễn giúp ta khai mở nguồn năng lượng vô tận của chính bản thân con người và thiên nhiên. Đó là ba ngọn núi cao vọi của trí tuệ, là túi khôn của nhân loại. Bí mật Tâm linh (The Meta Secret) giúp ta khám phá sâu sắc các quy luật của vũ trụ liên quan đến Luật Hấp Dẫn đầy quyền năng. Những lời tiên tri của các nhà thông thái ẩn chứa trong Kinh Vệ đà, Lời Phật dạy, Kinh Dịch, Kinh Thánh, Kinh Koran …, cũng như xuyên suốt cuộc đời của những con người vĩ đại trên thế giới đã được nghiên cứu, giải mã dưới ánh sáng khoa học; Bí mật Tâm linh là sự khai mở những nguồn năng lượng vô tận của chính bản thân mỗi con người đối với đồng loại, các loài vật và thiên nhiên. Suối nguồn chân lý trong di sản văn hóa, lịch sử, giáo dục, kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao của mỗi dân tộc và nhân loại lưu giữ nhiều điều sâu sắc cần đọc lại và suy ngẫm.Qua đèo chợt gặp mai đầu suối. Gốc mai vàng trước ngõ.

Việt Nam là chốn tâm thức thăm thẳm của đạo Bụt (Phật giáo) trãi suốt hàng nghìn năm. Lịch sử Phật giáo Việt Nam theo sách Thiền Uyển tập anh xác nhận là đạo Phật được truyền trực tiếp từ Ấn Độ theo đường biển vào Việt Nam, gồm Giao Chỉ ở phía bắc và Chăm pa ở phía nam, khoảng thế kỉ thứ ba đến thế kỉ thứ hai trước Công nguyên, chứ không phải từ Trung Hoa như một số quan niệm trước đây. Phật giáo đồng hành chung thủy, lâu bền với dân tộc Việt, dẫu trãi nhiều biến cố nhưng được dẫn dắt bởi những nhà dẫn đạo sáng suốt và các đấng minh vương, lương tướng chuộng nhân ái của các thời nên biết thể hiện sự tốt đạo, đẹp đời. Việt Nam là nước biết tiếp thu, chắt lọc tri thức tinh hoa của nhân loại, chuộng sự học, đồng thời biết quay về với tự thân tổng kết thực tiễn, chứ không tìm ở đâu khác.

Việt Nam, Khoa học và Phật giáo là ba nhận thức căn bản của tôi.

Bản chất cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và vô thường. Minh triết của đời người hạnh phúc là biết sống thung dung, phúc hậu, thanh thản, an nhiên tự tại, nhận ra kho báu vô giá của chính mình, không lo âu, không phiền muộn, sống với tinh thần dịu hiền và trái tim nhẹ nhõm

Hoàng Kim

Bulukhin ngày 03.10.2013 lúc 10:56 nói:

Nếu thầy Thích Phổ Tuệ ấn chứng bạch ngọc (hạt gạo trắng ngần) thì cứ để nguyên vậy.

Thiển nghỉ của Bu thì có khác chút xíu. Bạch Ngọc là ngọc trắng thì chưa nói chi đến hạt gạo cả.

Thực ra hạt gạo không trắng thậm chí gạo lứt thì dinh dưỡng nhiều hơn gạo trắng. Bu được biết người Mỹ chế ra máy xát gạo trắng sau đó thấy là sai lầm bèn chế ra một thứ bột cho vào gạo để bù lại phần cám đã mất đi. Nhưng khi nấu cơm người ta vo gạo thì bột đó lại mất đi.

Dân gian nói hạt gạo là ngọc trời cho, trong trường hợp này là MỄ NGỌC.

Đấy cũng là nói cho vui.

HoangKim NgocphuongNam ngày 03.10.2013 lúc 22:10 nói:

Thưa anh Bu

Em đã thật xúc động được Thầy Thích Phổ Tuệ ấn chứng bạch ngọc (ngọc trắng, mễ ngọc, hạt gạo trắng ngần, ngọc trời cho, ngọc phương Nam). Đối với em được một người Thầy mẫu mực thiện tâm ấn chứng điều tốt đẹp này đã là một suối nguồn hạnh phúc. Em sẽ học thái độ của nước để đi như một dòng sông, học hoa lúa, hạt gạo để làm những việc có ích cho đời.

Đấy cũng là nói cho vui.

Kính anh chị vui khỏe ngày mới.

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoa-lua

TỪ HIẾU VỚI NGƯỜI HIỀN
“nhân sinh bách hạnh hiếu vi tiên” (cổ ngữ)

Về quê lần trước ghé thăm đây.
Cầu Hiểu cầu Thương níu bạn thầy.
Thơ thiền Nhất Hạnh tìm gốc cũ.
Mặt trời từng hạt chính nơi này.


Hoàng Kim

nhớ lần ra Huế, tôi đến thắp hương Nam Giao và chùa Từ Hiếu, cội nguồn của hiếu sinh. Lần khác, đến viếng thăm chúa Nguyễn Hoàng ở lăng Trường Cơ, tọa lạc tại xã La Khê, huyện Hương Trà, nay là làng La Khê, xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, và viếng thăm Thiên Thụ Sơn, vùng cây trái trên 2000 ha mà triều Nguyễn dày công mang kỳ hoa dị thảo cả nước về trồng ở chốn kinh kỳ để lưu dấu những hoài niệm.

Thật may mắn những lần được uống trà ban mai tĩnh lặng tại Từ Hiếu, được lắng nghe những lời dạy thân thiết và những trang văn uyên áo của người Thầy, được tĩnh lặng chứng ngộ pháp môn “cười” và pháp môn “phật giáo dấn thân”. Đời trãi ngộ lắm, thấm thía lắm, sâu sắc lắm mới có được những bài thi kệ thật hiếm có, trân quý như ngọc cho đời “Sinh Tử, cầu Hiểu cầu Thương, Thơ từng ôm và Mặt trời từng hạt” “Đường xưa mây trắng” “Việt Nam Phật Giáo sử luận” “Thả một bè lau”

Đời người hiếm có những dịp may được cùng những người thân chọn về đây, nói chuyện về các điều tâm đắc và lắng nghe trang đời, trang sách, cổ vật trò chuyện Từ Hiếu với Người Hiền xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tu-hieu-voi-nguoi-hien/
Đêm thiêng tưởng nhớ Thầy.
#cnm365 #cltvn An nhiên

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là nhung-trang-van-thap-lua-1.jpg

NHỮNG TRANG VĂN THẮP LỬA
Hoàng Kim

“Bài ca Trường Quảng Trạch” là bài thơ đặc biệt ấn tượng củaThầy Trần Đình Côn người Hiệu trưởng đầu tiên Trường Quảng Trạch giới thiệu về Trường Quảng Trạch, một trường học nổi tiếng của tỉnh Quảng Bình lá cờ đầu địa chỉ xanh toàn ngành giáo dục Việt Nam thời chống Mỹ “Trường Quảng Trạch trên miền Quảng Thọ/ Tên trường ta chữ đỏ vàng son/ Tên Tổ Quốc, tên yêu thương / Thơm dòng sữa mẹ quê hương xa gần …” Mái trường bên dòng Gianh, Trường PTTH số 1 và số 2 Quảng Trạch (thị xã Ba Đồn ngày nay) là Trường Bắc Quảng Trạch và Nam Quảng Trạch xưa. Đó là nơi tỏa sáng nét đẹp nhân văn của tình thầy trò và nôi đào tạo nhiều thế hệ các người con trung hiếu hiến dâng bầu máu nóng cho Tổ Quốc Quê Hương trường tồn và phát triển. Nhiều người trong số họ đã ngã xuống trên các chiến trường cho Việt Nam độc lập và thống nhất. Nhiều người trong số họ thầm lặng dấn thân cho đời sống của người dân tốt hơn, đất nước và quê hương vươn tới. Nhiều người thành danh hiếm thấy trong cả nước, nhưng sâu sắc hơn hết là nét bình dị, chân thành, tình nghĩa, thuỷ chung.

Ta gặp nhau từ lúc tóc còn xanh. Nay tìm lại thì đầu đã bạc. Để nhớ một thời cùng toàn dân đánh giặc. Gian khổ chất chồng, mất mát đau thương. Bốn mươi năm thầy bạn tỏa muôn phương. Nay ôn lại thầy trò thời chống Mỹ. Trăm khuôn mặt anh chị nào cũng quý. Bình dị, chân thành, tình nghĩa, thuỷ chung. Nét đẹp quê hương Quảng Trạch anh hùng”. Thầy Phạm Ngọc Căng người Thanh Hóa, phó Hiệu trưởng đầu tiên của Trường cấp Ba Quảng Trạch là tác giả của những câu thơ thắm tình thầy bạn trên đây; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bai-ca-truong-quang-trach/

Nhà báo Lê Quang Vinh kể lại: “Tiểu mục đặc biệt không có trong chương trình Lễ kỷ niệm 40 năm Trường Cấp 3 Nam Quảng Trạch” Tại Lễ kỷ niệm 40 năm (thực tế là 41 năm) ngày Thành lập Trường THPT Số 2 Quảng Trạch (Trường Cấp 3 Nam Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình), sau các phần “long trọng” thuộc nghi lễ “cơ bản”, thì đến lượt một học sinh gái lớp 12, đại diện cho thế hệ hiện đang học tập tại trường, lên đọc “Lời chào mừng”. Lời phát biểu của em gái này ngay ở mấy câu đầu khá lưu loát, đầy súc tích; đã thực sự gây ấn tượng, tạo chú ý cho cả ngàn người nghe. Điều đó, khiến tôi phải dò hỏi nhanh lai lịch em học sinh này. Thật bất ngờ, một thầy giáo trong ban tổ chức tên là Trần Thanh Hải , Bí thư Đoàn trường, cho biết: Cô học trò nhỏ khá xinh xắn kia tên là Lê Thị Ngọc Cẩm, chính là con gái thứ 2 của Thầy giáo Lê Đình Thám quê xã Quảng Trung, cựu học sinh lớp 10 đầu tiên (1966 – 1967) của trường ta, bạn “đồng môn” của tôi (tác giả LQV), là học sinh có hoàn cảnh nhà rất ngặt nghèo, do cha mất sớm, nhưng em đã vượt khó để học giỏi nhiều năm liền. Tôi quá xúc động và cũng thật sung sướng; thương anh Lê Đình Thám vô cùng. Trong vai trò’ của một Nhà báo đang tác nghiệp, tôi đã không chút ngần ngại lên ngay sân khấu rồi đứng sát bục micro, chụp liên tục mấy tấm hình của em. Đợi khi em vừa dứt lời, tôi liền cầm chiếc micro từ tay Cẩm, đường đột thưa luôn mấy câu ngắn gọn: “Thưa thầy cô giáo, quý vị đại biểu và tất cả anh chị em các thế hệ học sinh trường ta! Trường cấp 3 Nam Quảng Trạch thật có phúc! 40 năm trước, có một học sinh giỏi đoạt đồng giải Nhất môn Văn lớp 10 toàn tỉnh Quảng Bình là anh Lê Đình Thám (cùng một học sinh nữa là anh Nguyễn Hữu Trường đang có mặt tại đây). Anh Lê Đình Thám, Thầy giáo Lê Đình Thám, thì đã qua đời nhiều năm nay rồi. Nhưng sau 40 năm, con gái của anh đây là một học sinh “xuất sắc”, vừa thay mặt các em thế hệ hiện tại, phát biểu chúc mừng Thầy cô và tất cả chúng ta. Xin tất cả mọi người một tràng vỗ tay cổ vũ em…!”. Cả sân vận động kín đặc người bỗng chốc lặng im, nhiều trong số đó đã không thể kìm nén được nước mắt. Rồi một tràng vỗ tay vang rền như pháo nổ kéo dài, kéo dài tưởng thật khó dứt… Em Cẩm thì khóc òa. Có lẽ đó là giây phút cảm động, hạnh phúc nhất, được ngưng kết rất tự nhiên trong ngày hạnh ngộ (của Lễ kỷ niệm) này. Trên ghế Chủ tịch đoàn, Thầy Nguyễn Quang Đăng, Hiệu trưởng đầu tiên của ngôi trường 41 tuổi này, bật đứng dậy rồi dang tay đón con gái anh Lê Đình Thám, cháu Lê Thị Ngọc Cẩm, vào lòng khi tôi dắt em tới gần cho thầy. Cháu Cẩm xúc động đến ngẹn ngào, bởi lời giới thiệu quá “bất thình lình” của tôi. Đột nhiên và bất ngờ, thầy Nguyễn Quang Đăng, Thầy Phạm Quốc Thành (Hiệu trưởng đương nhiệm) cùng các vị khác… vô cùng xúc động, đã rơi nước mắt ngay khi đang “an tọa” trên ghế khán đài…Ngồi kề bên phải thầy cựu Hiệu trưởng Nguyễn Quang Đăng, là anh Đinh Xuân Hướng, Cục phó Cục Hàng không dân dụng Việt Nam, bạn cùng lớp 10 với Lê Đình Thám và tôi, cũng ngây người ra, bần thần không kém.”

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là nhung-trang-van-thap-lua-2.jpg

“Khi cháu Lê Thị Ngọc Cẩm, con gái con anh Thám rời lễ đài, cô Nguyễn Thị Lâm (người Thị trấn Ba Đồn xưa, mặc áo sơ mi trắng) và cô Nguyễn Thị Di (quê Hòa Ninh, mặc áo dài xanh) là hai bạn gái cùng học lớp 10 với Lê Đình Thám, đẫm nước mắt từ bao giờ, đã ôm chầm lấy cháu Lê Thị Ngọc Cảm trong vòng tay yêu thương với bao xức động tuôn trào… Một “tiểu mục” đặc biệt (chỉ diễn ra trong giây phút “xuất thần”, hoàn toàn ngoài dự tính, không thể có trong “kịch bản” của Lễ kỷ niệm 40 năm (thực tế là 41 năm) Thành lập Trường THPT Số 2 Quảng Trạch (Trường Cấp 3 Nam Quảng Trạch) Ngày 29 tháng 4 năm 2007”.

Video yêu thích

Việt Nam quê hương tôi
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam,CNM365 Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on Twitter

Chào ngày mới 29 tháng 4


NHỚ LẠI VÀ SUY NGẪM

Trận thắng hôm qua bạn góp máu hồng
Lớp học hôm nay bạn không trở lại
Trách nhiệm trong mình nhân lên gấp bội
Đồng đội ơi tôi học cả phần anh.


Hoàng Kim

Bài học cuộc sống thấm thía nhất thường là bài học của chính đời mình trãi nghiệm. Tôi xúc động đọc lại ‘Thầy bạn là lộc xuân’ và thật tâm đắc với Hoàng Ngọc Dộ khát vọng, Hoàng Trung Trực đời lính vì cao hơn trang văn là chính cuộc đời của chính mình, của những người anh ruột mình thấm từng giọt chữ. Tháng năm tôi nhớ lại và suy ngẫm về 18 thư mục ghi chép nhỏ (Notes) nay được lưu chung một chỗ để thỉnh thoảng đọc lại: 1) Nước Việt Nam thống nhất; 2) Đêm trắng và bình minh; 3) Tháng Năm tháng của hoa; 4) Những câu chuyện tháng năm 5) Về lại mái trường xưa; 6) Lời thề trên sông Hóa; 7) Nhớ kỷ niệm một thời; 8) Năm tháng ở trời Âu; 9) Vòng qua Tây Bán Cầu; 10) Đi để hiểu quê hương; 11) Bài học tự thắng mình; 12) Suy ngẫm từ núi Xanh; 13) Suy tư sông Dương Tử; 14) Trận Thượng Hải năm 1937; 15) Trận Vũ Hán năm 1938; 16) Đi thuyền trên Trường Giang; 17) Trung Quốc một suy ngẫm; 18) Việt Nam con đường xanh.

NƯỚC VIỆT NAM THỐNG NHẤT

Chiến tranh Việt Nam dài và ác liệt quá, tổn thất mất mát lớn quá. Đó là một trong những sự kiện lớn nhất thế kỷ 20 không riêng Việt Nam mà của toàn nhân loại. 30 tháng 4 là kết thúc cuộc chiến tranh ba mươi năm, là ngày hòa bình, thống nhất đất nước đầu tiên của dân tộc Việt. Chiến tranh Việt Nam (1955–1975) là giai đoạn thứ hai và là giai đoạn khốc liệt nhất của Chiến tranh Đông Dương (1945–1979). Đây là cuộc chiến giữa hai bên, một bên là Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam cùng Hoa Kỳ và một số đồng minh khác như Úc, New Zealand, Đại Hàn, Thái Lan và Philippines tham chiến trực tiếp; một bên là Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam, Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tại miền Nam Việt Nam, cùng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đều do Đảng Lao động Việt Nam lãnh đạo, được sự viện trợ vũ khí và chuyên gia từ các nước xã hội chủ nghĩa (cộng sản), đặc biệt là của Liên Xô và Trung Quốc. Cuộc chiến này tuy gọi là “Chiến tranh Việt Nam” do chiến sự diễn ra chủ yếu tại Việt Nam, nhưng đã lan ra toàn cõi Đông Dương, lôi cuốn vào vòng chiến cả hai nước lân cận là Lào và Campuchia ở các mức độ khác nhau. Do đó cuộc chiến còn được gọi là Chiến tranh Đông Dương lần thứ 2. Cuộc chiến này chính thức kết thúc với sự kiện 30 tháng 4, 1975, khi Tổng thống Dương Văn Minh của Việt Nam Cộng hòa đầu hàng quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam, trao chính quyền lại cho Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam. xem tiếp

Tôi là người lính của 30 tháng 4. Hai anh em tôi, thuộc hai cánh quân lớn trong năm cánh quân, gặp nhau giữa lòng thành phố sau ngày Việt Nam thống nhất. Chùm ảnh dưới đây là ít ảnh tư liệu gia đình. Tôi viết về cái “tôi” nhỏ bé và đơn giản trong cái “ta” to lớn và phức tạp của đất nước con người Việt Nam để tìm về thế giới của riêng mình như giọt nước trong biển cả có vị mặn, máu và nước mắt.

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là gap-ban-o-que-nha-1a.jpg
Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là gap-ban-o-que-nha-2.jpg
Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là gap-ban-o-que-nha-3.jpg
Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là gap-ban-o-que-nha-4.jpg

TỈNH THỨC CÙNG THÁNG NĂM
Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim
#Nhàtôi
; #banmai; #htn365; #ana; #Thungdung#dayvahoc, #vietnamhoc;  #cnm365;  #cltvn; #đẹpvàhay; #lvn365 https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-29-thang-4/ & https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-29-thang-4

CNM365 Tình yêu cuộc sống: Thơ viết bên thác Iguazu; Cuối dòng sông là biển, Trường tôi nôi yêu thương; Thầy Hiếu đêm giáng sinh; Bóng hạc chốn xa xôi; Lời thương; Thế giới trong mắt ai; Cách mạng sắn Việt Nam; Bạch Ngọc Đông Hòa bạn quý; Tỉnh thức cùng tháng năm; Ban Mai Bình Minh An Tỉnh thức nhớ Viên Minh; Vĩ Dạ thương Miên Thẩm; Bay lên nào Hải Âu; Sơn Nam ông già Nam Bộ; Sơn Nam và Bùi Giáng; Chỉ tình yêu ở lại ; Về với vùng cát đá ; Thầy giáo già trước biển; Mưa lành và lúa xuân; Lúa siêu xanh Việt Nam ; Tiến bộ giống sắn Việt Nam; Sắn Việt Nam ngày nay; Hoàng Long thơ về Mẹ; Thung dung đời quên tuổi; Nhớ lời vàng Albert Einstein; Trần Văn Trà bóng hạc; Thiên đường này đâu quá xa; Qua Waterloo nhớ Scott; Lên đỉnh Thiên Môn Sơn; Gạo Việt và thương hiệu; Thăm nhà cũ của Darwin; Về; Nghĩa Lĩnh Đền Hùng; Dẻo thơm hạt ngọc Việt, Trần Khánh Dư vẹn kiếp; Ăn cháo nói càn khôn; Nhớ quên khúc nhạc vui; Mười thói quen mỗi ngày; Nguyễn Hàm Ninh Thầy Vua; Ngắm ‘ngõ nhà lão Hâm’; Kim Notes lắng ghi chú; Đọc ’50 năm nhớ lại’; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Giống lúa siêu xanh GSR65; Tháng Tư chuyện không quên; Phục sinh giữa tối sáng; Việt Nam con đường xanh; Đêm khúc nhạc thanh bình; Thầy bạn trong đời tôi; Tiến bộ giống sắn Việt Nam ; Sắn Việt Nam ngày nay ; Giống khoai lang Việt Nam; Thành tâm với chính mình; Trường tôi nôi yêu thương, Về Trường để nhớ thương; Minh triết Thomas Jefferson; Chuyện đồng dao cho em; Chuyện cổ tích người lớn; Lời dặn của Thánh Trần; Nhớ thầy Tôn Thất Trình; Chuyện thầy Tôn Thất Trình; Tâm Đạo chuyện trăm năm; Đến với Tây Nguyên mới, Ban mai chào ngày mới; Khi hoa bằng lăng nở; Nhà tôi chốn thung dung; Kuma DCj & Hoàng Thảo; Minh triết của đức Phật; Đền Bà Chúa Thượng Ngàn; Đi dưới trời minh triết; Yên Lãng Hồ Chí Minh; Tản mạn nhớ và quên; Làng Minh Lệ quê tôi; Chuyện ngậm ngãi tìm trầm; Chuyện muôn năm còn kể; Lên Trúc Lâm Yên Tử; Lời ru nhớ núi sông; Đến với Tây Nguyên mới ; Câu cá bên dòng  Sêrêpôk; Tỉnh thức cùng tháng năm; Mưa xuân Kim và Thủy; Chuyện sao Kim kỳ thú; Sông Hoàng Long chảy hoài; Sông Kỳ Lộ Phú Yên; Mưa xuân trong mắt ai; Tháng Ba hoa gạo nở; Việt Nam con đường xanh; Đọc lại và suy ngẫm; Mây lành Phổ Đà Sơn; Kim Notes lắng ghi chú; Gia Cát Mã Tiền  Khóa; Trung Quốc một suy ngẫm; Nhớ Ông Bà Cậu Mợ; Có một ngày như thế; Phục sinh giữa tối sáng; Nam tiến của người Việt; Nhà tôi giấc mơ xanh; Cao Biền trong sử Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Nhà tôi giấc mơ xanh; Tô Đông Pha Tây Hồ; Thượng Đức thương nhìn lại; Những trang văn thắp lửa; Thơ vui những ngày nhàn; Bill Gates học để làm; Minh triết sống phúc hậu; Giống khoai lang Việt Nam; Sắn Việt Nam ngày nay; Vietnamese Cassava Today; Hồ Lắk Đình Lạc Giao; Ngày Quốc tế Hạnh phúc; Chim Phượng về làm tổ; Chốn vườn thiêng cổ tích; Trân trọng Ngọc riêng mình; Bảo tồn và phát triển sắn; Về miền Tây yêu thương; Trần Công Khanh ngày mới; Mark Zuckerberg và FB ; Chuyện đồng dao cho em; Đến với Tây Nguyên mới; Thương Kim Thiếp Vũ Môn.Nghỉ ngơi nhàn tĩnh dưỡng; Trần Công Khanh ngày mới;Selma Nobel văn học; Thầy Quyền thâm canh lúa; Chuyện ngày sinh của Thủy;Một gia đình yêu thương; Thành kính lưu lời thương; Nhớ ông bà cậu mợ; Một niềm tin thắp lửa;Minh triết sống phúc hậu; Truyện vua Solomon; Đến với Tây Nguyên mới; Hồ Lắk Đình Lạc Giao; Thương Kim Thiết Vũ Môn; IAS đường tới trăm năm; Nông nghiệp Việt trăm năm; Quản lý đất đai Việt Nam; Nam Tiến của người Việt; Mẹ tắm mát đời con; Bóng hạc chốn xa xôi; Hồ Lắk Đình Lạc Giao; Cánh cò bay trong mơ; Vào Tràng An Bái Đính; Sông Hoàng Long chảy hoài; Nguồn Son nối Phong Nha; #An nhiên; Đến với Tây Nguyên mới; Thương Kim Thiết Vũ Môn; Nguyễn Huy Thiệp lắng đọng;Đặng Dung thơ Cảm hoài; Đồng hành cùng đi tới; Giống khoai lang Việt Nam; Thương Kim Thiếp Vũ Môn; Quảng Bình đất và người; Thơ văn thầy Hồ Ngọc Diệp; Chuyện cổ tích người lớn; Cuối dòng sông là biển; Thầy nghề nông chiến sĩ; Đọc lại và suy ngẫm; Thương Kim Thiếp Vũ Môn; Giống khoai lang Việt Nam; Việt Nam con đường xanh; Đọc lại và suy ngẫm; Mây lành Phổ Đà Sơn; Cao Biền trong sử Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Nhà tôi giấc mơ xanh;Phạm Hồng Đức Phước ca cao; Cao Biền trong sử Việt;Trời nhân loại mênh mông; Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay; Thầy bạn trong đời tôi; Cuối dòng sông là biển;. Phục sinh giữa tối sáng; Nam tiến của người Việt; Gia Cát Mã Tiền Khóa; Kim Notes lắng ghi chú; Gia Cát Mã Tiền Khóa;Sông Kỳ Lộ Phú Yên; Châu Văn Tiếp Phú Yên; Chọn giống sắn Việt Nam; Ngọc Phương Nam ngày mới; Nghê Việt am Ngọa Vân; Phục sinh giữa tối sáng; Lê Phụng Hiểu ruộng thác đao; Thầy bạn trong đời tôi; Bóng hạc chốn xa xôi; Giống khoai lang Việt Nam; Chuyện thầy Lê Quý Kha; Lên Việt Bắc điểm hẹn ; Tiếng Việt lung linh sáng; Bài thơ Viên đá Thời gian; Kim Notes lắng ghi chú; Gia Cát Mã Tiền  Khóa; Minh triết sống phúc hậu; Thung dung dạy và học; Thầy bạn trong đời tôi; Trịnh Công Sơn lắng đọng; Dạo chơi non nước Việt; Minh triết cho mỗi ngày; Địa chỉ xanh Ấn Độ; Vườn Quốc gia Việt Nam; Tĩnh lặng cùng với Osho; Đi thuyền trên Trường Giang; Đến với Tây Nguyên mới; Bài thơ Viên đá Thời gian; Đợi anh ngày trở lại; Chốn thiêng; Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc; Sắn Việt Nam ngày nay; Chung sức trên đường xuân; Vietnamese cassava today; Đỗ Hoàng Phong chiều xuân; Hồ Văn Thiện bóng chiều; Walt Disney người bạn lớn; 24 tiết khí lịch nhà nông; Lời thương; Giống lạc HL25 Việt Ấn; Thầy Tuấn kinh tế hộ; Thầy Tuấn trong lòng tôi; Địa chỉ xanh Ấn Độ; Chuyện cổ tích người lớn; Giống khoai lang Việt Nam; Nguyễn Hiến Lê sao sáng; Xanh một trời hi vọng; Về miền Tây yêu thương; Nơi một trời thương nhớ; Nông lịch tiết Thanh Minh; 24 tiết khí nông lịch; Ngày xuân đọc Trạng Trình; Nhớ thầy Trần Ngọc Ngoạn; Chốn thiêng; Thế giới trong mắt ai; Việt Nam con đường xanh; Nông nghiệp công nghệ cao; Phạm Quang Khánh Hoa Đất; Sông Mekong tin nổi bật; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Chín điều lành hạnh phúc; Đến với bài thơ hay; Nụ tầm xuân mùa xuân ; Về miền Tây yêu thương; Nơi một trời thương nhớ; Nông lịch tiết Thanh Minh; Tốt gỗ chẳng cần sơn; Ngày xuân đọc Trạng Trình; Nhớ thầy Trần Ngọc Ngoạn; Chốn thiêng; Thế giới trong mắt ai; Nông nghiệp công nghệ cao; Việt Nam con đường xanh; Thầy bạn trong đời tôi. Bill Gates học để làm Chuyện cổ tích người lớn. Thương Kim Thiếp Vũ Môn; Nhớ lời thề cỏ May, Vui quà tặng cuộc sống

Ngày 29 tháng 4 năm 1975. Chiến tranh Việt Nam: Chiến dịch Gió lốc (Cuộc hành quân Frequent Wind): Những người Mỹ cuối cùng rút khỏi Việt Nam. Ngày 29 tháng 4 năm 1975,  Quân đội Nhân dân Việt Nam đánh chiếm đảo Trường Sa từ Quân lực Việt Nam Cộng hòa, hoàn thành tiếp quản các đảo thuộc quần đảo Trường Sa do Việt Nam Cộng hòa chiếm giữ. Ngày 29 tháng 4 năm 2000, ngày mất Phạm Văn Đồng, Thủ tướng Việt Nam từ 1955 đến 1987 (sinh năm 1906) ;

Bài chọn lọc ngày 29 tháng 4: Trường tôi nôi yêu thương; Nghị lực và Ơn Thầy; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Nhớ lại và suy ngẫm; Sự cao quý thầm lặng; Nhớ kỷ niệm một thời; Hoa và Ong Hoa Người; Những trang văn thắp lửa; Bài ca Trường Quảng Trạch; Bài thơ Viên đá Thời gian; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-29-thang-4https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-29-thang-4

TRƯỜNG TÔI NÔI YÊU THƯƠNG
Hoàng Kim

Trận chiến hôm qua bạn góp máu hồng. Lớp học hôm nay bạn không trở lại. Trách nhiệm trong mình nhân lên gấp bội. Đồng chí ơi, tôi học cả phần anh”. Tòa nhà Phượng Vĩ Trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh hôm nay là khối nhà chữ U do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ khôi nguyên La Mã xây dựng vừa hoàn thành đưa vào sử dụng năm 1974. Trường tôi có lịch sử hình thành từ Trường Quốc Gia Nông Lâm Mục BLao (Bảo Lộc) năm 1955. Khóa 1 và khóa 2 chúng tôi là lớp sinh viên đầu tiên của mái trường này. Tại tòa nhà chính lộng lộng trên cao kia là dòng chữ nổi bật “KHÔNG CÓ GÌ QUÝ HƠN ĐỘC LẬP TỰ DO” của Chủ tịch Hồ Chí Minh; mãi sau này, đến nhiệm kỳ 1989-1994, thầy Trịnh Xuân Vũ, Phó Hiệu Trưởng Nhà trường mới đưa trở về biểu tượng Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. Trường tôi thấm sâu bài học lịch sử; Nghị lực và Ơn Thầy; Thầy bạn trong đời tôi; Về Trường để nhớ để thương; https://hoangkimlong.wordpress.com/category/truong-toi-noi-yeu-thuong/

TRƯỜNG TÔI NÔI LỊCH SỬ

Trường tôi nôi yêu thương. Trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh trong muôn vàn chỉ dấu thì tòa nhà Phượng Vĩ là biểu tượng tiêu biểu. Theo thông tin lưu dấu ở bài Giếng Ngọc vườn Tao ĐànThầy Hiếu Đêm Giáng Sinh  thì ” Khối nhà chữ U Trường tôi là một trong bốn công trình chính liên hoàn do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ là tổng công trình sư xây dựng: Chữ T dinh Độc Lập, chữ H chợ Đà Lạt, chữ U Trường Đại học Nông nghiệp Sài Gòn và dấu nặng (.) Hồ Con Rùa. Đó là bốn kế lớn chấn hưng đất nước “vua sáng, kinh tế, nông nghiệp, nội chính”

Biểu tượng Dinh Độc lập (hình chữ T) với ý nghĩa đất nước muốn giàu mạnh, thì trước hết người lãnh đạo đất nước phải là “bậc minh quân hiền tài”, trọng “quân đức, dân tâm, học pháp”, biết “chăm lo sức dân để lập đại kế sâu rễ bền gốc” bảo tồn và phát triển bền vững năng lực Quốc gia.

Biểu tượng Chợ Đà Lạt (hình chữ H) với ý nghĩa trọng tâm của nổ lực quốc gia là phải phát triển kinh tế (phi thương bất phú), mở mang giao thương, chấn hưng nghiệp cũ, phát triển nghề mới, khuyến học dạy dân, “Nên thợ, nên thầy nhờ có học/ No ăn, no mặc bởi hay làm” (Nguyễn Trãi), “chú trọng mậu dịch buôn bán, lấy việc thông thương an toàn làm chữ Nghĩa (Nguyễn Hoàng), chú trọng lao động để dân giàu nước mạnh.

Biểu tượng Trường Đại Học Nông Nghiệp Sài Gòn (hình chữ U) với ý nghĩa là phải chấn hưng giáo dục đại học, phát triển khoa học công nghệ, đặc biệt là giáo dục phát triển nông nghiệp để nâng cao thu nhập, sinh kế, việc làm và an sinh xã hội, nâng cao chất lượng và giá trị nông sản (dĩ nông vi bản) vì quá nữa người Việt làm nghề nông.

Và sau cùng là biểu tượng Hồ Con Rùa (hình dấu (.) nặng) với ý nghĩa là nội chính an dân, thượng tôn pháp luật,  kỷ cương phép nước, giữ vững bờ cõi, bảo tồn nguyên khí, thương yêu dân chúng an vui lạc nghiệp, “biết thương yêu dân, luyện tập binh sĩ để xây dựng cơ nghiệp muôn đời” (Lời chúa Nguyễn Hoàng dặn chúa Nguyễn Phúc Nguyên),

Biết bao chuyện trước và sau ngày 30 tháng 4 và ngày 1 tháng 5 mà lịch sử chân thực sẽ còn phải nhiều lần quay lại. Với gia đình tôi, tấm ảnh hai anh em ruột ôm nhau ngày gặp mặt giữa Sài Gòn giải phóng hòa chung trong sự khao khát mong đợi của hàng triệu người. Nhớ lại và suy ngẫm là bức tranh của một gia đình nông dân Việt bình thường ‘cuốn theo chiều gió” trong số phận của đất nước, dân tộc.

Sau tháng năm, đơn vị tôi ra làm đường biên giới ở Tiên Yên Móng Cái của tỉnh Quảng Ninh và đoàn 568 của sư đoàn 325B sau này là nòng cốt của sư đoàn 356 nước mắt Vị Xuyên. Tôi trở về lại mái trường xưa, anh trai tôi tiếp tục sang Campuchia “giúp bạn cũng là giúp mình” nhiều năm, sau thời gian quân quản thành phố.

NGHỊ LỰC VÀ ƠN THẦY

Nghị lực

Đâu phải bây giờ ta mới quý thời gian
Mỗi ngày đi qua
Mỗi tháng đi qua
Mỗi năm đi qua
Thấm thoắt thời gian
Nhìn sự vật đổi thay ta biết rõ

Mái tóc Thầy ta đã bạc đi già nữa
Hàng trăm bạn bè thuở ấy đã đi xa
Ta lại về đây với mái trường xưa
Thân thiết quá nhưng sao hồi hộp thế
Trăm khuôn mặt trông vừa quen vừa lạ
Ánh mắt chào đọng sáng những niềm vui

Ta chỉ là hạt cát nhỏ nhoi
Trong trùng điệp triệu người lên tuyến lửa
Giá độc lập giờ đây thêm hiểu rõ
Thắng giặc rồi càng biết quý thời gian

Đất nước ba mươi năm chiến đấu gian nan
Mỗi tấc đất đều đậm đà nghĩa lớn
Bao xương máu cho tự do toàn vẹn
Bao đồng bào, đồng chí đã hi sinh.

Ta dâng cho Tổ Quốc tuổi thanh xuân
Không tiếc sức cho cuối cùng trận thắng
Xếp bút nghiên để đi cầm khẩu súng
Càng tự hào làm người lính tiên phong

Nay trở về khi giặc đã quét xong
Trách nhiệm trao tay tiếp cầm ngọn bút
Nâng cuốn sách lòng bồi hồi cảm xúc
Ta hiểu những gì ta phải gắng công

Trận thắng hôm qua bạn góp máu hồng
Lớp học hôm nay bạn không trở lại
Trách nhiệm trong mình nhân lên gấp bội
Đồng chí ơi, tôi học cả phần anh.

Biết ơn thầy cô giáo dịu hiền
Bằng khích lệ động viên lòng vượt khó
Trăm gian nan buổi ban đầu bở ngỡ
Có bạn thầy càng bền chí vươn lên

Trước mỗi khó khăn có bạn luôn bên
Như đồng đội trong chiến hào chia lửa
Ôi thân thiết những bàn tay tập thể
Ta nhủ lòng cần xứng đáng hơn

Đâu phải bây giờ ta mới quý thời gian
Hiểu mất mát, biết tự hào phải cố
Trận tuyến mới nguyện xứng là chiến sĩ
Thiêng liêng lời thề, vững một niềm tin.

Ơn Thầy

Kính tặng Thầy Dộ, thầy Tịnh , thầy Quyền
và những người Thầy quý mến

Cha ngày xưa nuôi con đi học
Một nắng hai sương trên những luống cày
Trán tư lự, cha thường suy nghĩ
Phải dạy con mình như thế nào đây?

Cha ngày xưa nuôi con đi học
Một nắng hai sương trên những luống cày
Trán tư lự, cha thường suy nghĩ
Phải dạy con mình như thế nào đây?

Cha mất sớm, bom thù rung mặt đất
Cái chết giằng cha ra khỏi tay con
Mắt cha lắng bao niềm ao ước
Vẫn lo cho con đến phút cuối cùng

Giặc giết cha, cha chưa kịp thấy
Tương lai con đi, sự nghiệp con làm
Cha có biết, luống cày cha bỏ dỡ
Cha ngã xuống rồi trao lại tay con

Trên luống cày này, đường cày con vững
Bởi có dáng thầy thay bóng cha xưa
Hiểu mảnh đất máu đào cha nhuộm đỏ
Thôi thúc tim con học tập phút giờ …

THẦY BẠN TRONG ĐỜI TÔI

Tôi viết bài này để tỏ lòng biết ơn thầy bạn dưới mái trường Nông Lâm thân thương và làm món quà nhỏ thân tặng cho các em sinh viên nghèo hiếu học nhân ngày Nhà giáo Việt Nam. Thầy, bạn là lộc xuân của đời tôi mà nếu thiếu sự động viên, giúp đỡ này thì tôi không thể có được hôm nay:“Em đã học nhiều gương sáng danh nhân. Hãy biết nhục, biết hèn mà lập chí. Thắp đèn lên đi em, ngọn đèn dầu bền bỉ. Sáng giữa đời lấp lánh một niềm tin” (1).

Về lại mái trường ta đã lớn khôn

Ai cũng có ước nguyện về trường. Tôi thấu hiểu vì sao thầy Đặng Quan Điện người Hiệu trưởng đầu tiên của Trường Cao Đẳng Nông Lâm Súc Sài Gòn (tiền thân của Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh hiện nay), thầy Dương Thanh Liêm cựu Hiệu trưởng lỗi lạc của Trường đã đề nghị cho Thầy được ghé thăm Trường trước khi Thầy đi vào chốn vĩnh hằng. Thầy Tôn Thất Trình, người hiệu trưởng thứ hai của Trường nay gần 90 xuân đã viết blog The Gift (2) như một quà tặng trao lại cho lớp trẻ và viết hai bài hột lúa (3), con cá (4) cho ngày Nhà giáo Việt Nam. Thầy Lưu Trọng Hiếu với tình yêu thương gửi lại (5) đã hiến tặng toàn bộ tiền phúng viếng của Thầy cùng với số tiền gia đình góp thêm để làm quỷ học bổng cho Trường tặng những em sinh viên nghèo hiếu học. Ca sỹ Đàm Vĩnh Hưng tặng học bổng cho sinh viên Đại học Nông Lâm gặp khó khăn học giỏi (6) vì tuổi thơ của anh nhọc nhằn không có cơ hội đến trường, khi thành đạt anh muốn chia sẻ để chắp cánh cho những ước mơ.

Tôi cũng là người học trò nghèo năm xưa với ba lần ra vào trường đại học, cựu sinh viên của năm lớp, nay tỏ lòng biết ơn bằng cách trở lại Trường góp chút công sức đào tạo và vinh danh những người Thầy người Bạn đã cống hiến không mệt mỏi, thầm lặng và yêu thương góp công cho sự nghiệp trồng người. Chừng nào mỗi chúng ta chưa thấm hiểu sự nhọc nhằn của người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt gạo. Chừng nào những giá trị khoa học cao quý, liên tục, âm thầm chưa đủ mang lại niềm vui cho bữa ăn người nghèo thì chừng đó chúng ta vẫn còn phải dạy và học. Cái gốc của sự học là học làm người. Bài học quý về tình thầy bạn mong rằng sẽ có ích cho các em sinh viên đang nổ lực khởi nghiệp.

Quê tôi ở miền Trung nghèo khó “Nhà mình gần ngã ba sông/ Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình,/ Linh Giang (7) sông núi hữu tình / Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con/ Chèo thuyền cho khuất bến Son/ Để con khỏi chộ (thấy) nước non thêm buồn/ Câu thơ quặn thắt đời con/ Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ ”. Mẹ tôi mất sớm, cha bị bom Mỹ giết hại, tôi và chị gái đã được anh Hoàng Ngọc Dộ nuôi dạy cơm ngày một bữa suốt năm năm trời. Thầy Nguyễn Khoa Tịnh đứng khóc trên bục giảng (8) vận động thầy cô, bạn hữu chia sớt khoai sắn giúp đỡ. Tôi cũng dạy năm lớp vở lòng, ba lớp bổ túc văn hóa để vượt khó vươn lên. Thầy Hiệu trưởng Trần Đình Côn đã viết những lời xúc động trong trường ca tình thầy trò: “Thương em nhỏ gieo neo mẹ mất. Lại cha già giặc giết hôm qua. Tình thầy, tình bạn, tình cha. Ấy là ân nghĩa thiết tha mặn nồng” (9) Những gương mặt thầy bạn đã trở thành máu thịt trong đời tôi.

Thi đậu vào Trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc năm 1970, tôi học Trồng trọt 4 cùng khóa với các bạn Trần Văn Minh, Đỗ Thị Minh Huệ, Phan Thanh Kiếm, Đỗ Khắc Thịnh, Vũ Mạnh Hải, Phạm Sĩ Tân, Phạm Huy Trung, Lê Xuân Đính, Nguyễn Hữu Bình, Lê Huy Bá … cho đến ngày 02 tháng 9 năm 1971 thì tôi gia nhập quân đội cùng lứa với Nguyễn Văn Thạc. Đợt tuyển quân sinh viên trong ngày độc lập đã nói lên sự quyết liệt sinh tử và ý nghĩa thiêng liêng của ngày cầm súng. Chiến trường đánh lớn. Đơn vị chúng tôi chỉ huấn luyện rất ngắn rồi vào trận ngay với 81 đại đội vượt sông Thạch Hãn. Chiến dịch Quảng Trị năm 1972 sau này đã đi vào huyền thoại: “Đò lên Thạch Hãn ơi chèo nhẹ/ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm/ Có tuổi hai mươi thành sóng nước/ Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm” (10) Tổ chúng tôi bốn người thì Xuân và Chương hi sinh, chỉ Trung và tôi trở về trường sau ngày đất nước thống nhất. Những vần thơ viết dưới đây là xúc động sâu xa của tôi khi nghĩ về bạn học đồng đội đã khuất: “Trận chiến hôm qua bạn góp máu hồng. Lớp học hôm nay bạn không trở lại. Trách nhiệm trong mình nhân lên gấp bội. Đồng chí ơi, tôi học cả phần anh” (11)

Tôi về học tiếp năm thứ hai tại Trồng trọt 10 của Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc đến cuối năm 1977 thì chuyển trường vào Đại học Nông nghiệp 4, tiền thân Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Trồng trọt 2 thuở đó là một lớp chung mãi cuối khóa mới tách ra 2A,2B, 2C. Tôi làm Chủ tịch Hội Sinh viên thay cho anh Nguyễn Anh Tuấn khoa thủy sản ra trường về dạy Đại học Cần Thơ. Trồng trọt khóa hai chúng tôi thuở đó được học với các thầy cô: Nguyễn Đăng Long, Tô Phúc Tường, Nguyễn Tâm Đài, Trịnh Xuân Vũ, Lê Văn Thượng, Ngô Kế Sương, Trần Thạnh, Lê Minh Triết, Phạm Kiến Nghiệp, Nguyễn Bá Khương, Nguyễn Tâm Thu, Nguyễn Bích Liễu, Trần Như Nguyện, Trần Nữ Thanh, Vũ Mỹ Liên, Từ Bích Thủy, Huỳnh Thị Lệ Nguyên, Trần Thị Kiếm, Vũ Thị Chỉnh, Ngô Thị Sáu, Huỳnh Trung Phu, Phan Gia Tân, Nguyễn Văn Tài, Nguyễn Văn Kế, … Ngoài ra còn có nhiều thầy cô hướng dẫn thực hành, thực tập, kỹ thuật phòng thí nghiệm, chủ nhiệm lớp như Bùi Cách Tuyến, Nguyễn Văn Kịp, Lê Quang Hưng, Trương Đình Khôi, Nguyễn Ngọc Châu, Nguyễn Gia Quốc, Nguyễn Văn Biền, Lê Huy Bá, Hoàng Quý Châu, Phạm Lệ Hòa, Đinh Ngọc Loan, Chung Anh Tú và cô Thảo làm thư ký văn phòng Khoa. Bác Năm Quỳnh là Bí thư Đảng ủy đầu tiên của Trường sau đó là thầy Kiên và cô Bạch Trà. Thầy Nguyễn Phan là Hiệu trưởng kiêm Trưởng Trại Thực nghiệm. Thầy Dương Thanh Liêm, Nguyễn Ngọc Tuân, Võ Thị Tuyết, Ngô Văn Mận, Bùi Xuân An … ở khoa Chăn nuôi Thú y, thầy Nguyển Yên Khâu, Nguyễn Quang Lộc … ở khoa Cơ khí, cô Nguyễn Thị Sâm ở Phòng Tổ chức, cô Văn Thị Bạch Mai dạy tiếng Anh, thầy Đặng, thầy Tuyển, thầy Châu ở Kinh tế -Mác Lê …Thầy Trần Thạnh, anh Quang, anh Đính, anh Đống ở trại Trường là những người đã gần gũi và giúp đỡ nhiều các lớp nông học.

Thuở đó đời sống thầy cô và sinh viên thật thiếu thốn. Các lớp Trồng trọt khóa 1, khóa 2, khóa 3 chúng tôi thường hoạt động chung như: thực hành sản xuất ở trại lúa Cát Lái, giúp dân phòng trừ rầy nâu, điều tra nông nghiệp, trồng cây dầu che mát sân trường, rèn nghề ở trại thực nghiệm, huấn luyện quốc phòng toàn dân, tập thể dục sáng, hội diễn văn nghệ, thi đấu bóng chuyền, bóng đá tạo nên sự thân tình gắn bó. Những sinh viên các khóa đầu tiên được đào tạo ở Khoa Nông học sau ngày Việt Nam thống nhất hiện đang công tác tại trường có các thầy cô như Từ Thị Mỹ Thuận, Lê Văn Dũ, Huỳnh Hồng, Cao Xuân Tài, Phan Văn Tự, …

Tháng 5 năm 1981, nhóm sinh viên của khoa Nông học đã bảo vệ thành công đề tài thu thập và tuyển chọn giống khoai lang Hoàng Long, Chiêm Dâu, Gạo, Bí Đà Lạt được Bộ Nông nghiệp công nhận giống ở Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Toàn Quốc Lần thứ Nhất tổ chức tại Thành phố Hố Chí Minh. Đây là một trong những kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đầu tiên của Trường giới thiệu cho sản xuất. Thầy Cô Khoa Nông học và hai lớp Trồng trọt 2, Trồng trọt 3 cũng đã làm họ trai họ gái tác thành đám cưới cho vợ chồng tôi. Sau này, chúng tôi lấy tên khoai Hoàng Long để đặt cho con và thầm hứa việc tiếp nối sự nghiệp nghiên cứu khoa học và giảng dạy, một nghề nghiệp cao quý và lương thiện. “Biết ơn thầy cô giáo dịu hiền. Bằng khích lệ động viên lòng vượt khó. Trăm gian nan buổi ban đầu bở ngỡ. Có bạn thầy càng bền chí vươn lên. Trước mỗi khó khăn tập thể luôn bên. Chia ngọt xẻ bùi động viên tiếp sức. Thân thiết yêu thương như là ruột thịt. Ta tự nhủ lòng cần cố gắng hơn (11).

Bạn học chúng tôi vẫn thỉnh thoảng họp mặt, có Danh sách các lớp Trồng trọt 2, Trồng trọt 3 số điện thoại và địa chỉ liên lạc. Một số hình ảnh của các lớp ngày ấy và bây giờ.

Những bài học quý từ những người Thầy

Nhiều Thầy Bạn đã hun đúc nên nhân cách, niềm tin, nghị lực và trang bị kiến thức vào đời cho tôi, xin ghi lại một số người Thầy ảnh hưởng lớn đối với tôi và những bài học:

Thầy Mai Văn Quyền nghề nông của chúng tôi sống phúc hậu, tận tâm sát thực tiễn và hướng dẫn khoa học. Công việc làm người hướng dẫn khoa học trong điều kiện Việt Nam phải dành nhiều thời gian, chu đáo và nhiệt tình. Thầy Quyền là chuyên gia về kỹ thuật thâm canh lúa và hệ thống canh tác đã hướng nghiệp vào đời cho tôi. Những dòng thơ tôi viết trên trang cảm ơn của luận án tiến sĩ đã nói lên tình cảm của tôi đối với thầy cô: “Ơn Thầy (12). Cha ngày xưa nuôi con đi học. Một nắng hai sương trên những luống cày. Trán tư lự, cha thường suy nghĩ. Phải dạy con mình như thế nào đây? Cha mất sớm, bom thù rung mặt đất. Cái chết giằng cha ra khỏi tay con. Mắt cha lắng bao niềm ao ước. Vẫn lo cho con đến phút cuối cùng. Giặc giết cha, cha chưa kịp thấy. Tương lai con đi, sự nghiệp con làm. Cha có biết, luống cày cha bỏ dỡ. Cha ngã xuống rồi trao lại tay con. Trên luống cày này, đường cày con vững. Bởi có dáng thầy thay bóng cha xưa. Hiểu mảnh đất máu đào cha nhuộm đỏ. Thôi thúc tim con học tập phút giờ …”. Thầy Quyền hiện đã 76 tuổi (năm 2010), đang đào tạo trên đại học cho Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh và nhiều Viện Trường khác. Tấm gương phúc hậu và tận tụy của Thầy luôn nhắc nhở tôi.

Thầy Norman Borlaug di sản niềm tin và nổ lực sống nhân đạo, làm nhà khoa học xanh và nêu gương tốt. Thầy là nhà nhân đạo, nhà nông học Mỹ cha đẻ của cuộc cách mạng xanh được tặng giải Nobel và Tổng thống Mỹ trao tặng huân chương cao quý nhất của nước Mỹ, thế giới tôn vinh là nhà bác học số một của nhân loại trong cuộc chiến chống nghèo đói. Thầy đã suốt đời nghiên cứu giảng dạy về chọn tạo và phát triển cây lương thực, góp phần cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập cho hàng trăm triệu nông dân nghèo ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Thầy là người sáng lập Giải thưởng Lương thực Thế giới và tổ chức nhiều hoạt động thiết thực thắp sáng niềm tin yêu cuộc sống. Tôi được Thầy ghé thăm gần trọn buổi chiều tại phòng riêng ở CIMMYT, Mexico ngày 29.8.1988. Thầy đã một mình ghé thăm người trò nhỏ duy nhất của châu Á trong lớp học “Quản lý Trung tâm/ Trạm trại Nông nghiệp”. Khi Thầy đến, tôi đang thắp nến trên giá sách trong phòng đề tưởng nhớ ngày cha mất. Biết cha tôi bị bom Mỹ giết hại tại làng nhỏ ở Quảng Bình của buổi chiều này hai mươi năm trước (1968) lúc tôi còn là học sinh trung học của Trường cấp Ba Bắc Quảng Trạch, Thầy bối rối xin lỗi và thật bất ngờ tôi đã có được một buổi chiều vô giá riêng tư bên Thầy. Lời Thầy dặn thật thấm thía: “ Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó”; “Hãy vươn tới những vì sao (13). Cho dù không chạm được vào nó, nhưng nếu cố gắng hết sức, ít ra, chúng ta cũng chạm được những hạt bụi của ngôi sao”; “Việc chính đời người chỉ ít thôi. Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi. Phúc hậu suốt đời làm việc thiện. Di sản muôn năm tiếng để đời”. (14)

Thầy Tôn Thất Trình những người Việt lỗi lạc ở FAO, sống nhân cách, dạy từ xa và chăm viết sách. Giáo sư Tôn Thất Trình sinh ngày 27 tháng 9 năm 1931 ở huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên (Huế), thuộc hoàng tộc nhà Nguyễn Phước, hiện hưu trí tại Irvine, California, Hoa Kỳ đã có nhiều đóng góp thiết thưc, hiệu quả cho nông nghiệp, giáo dục, kinh tế Việt Nam. Thầy làm giám đốc Trường Cao Đẳng Nông Lâm Súc Sài Gòn theo bổ nhiệm của GS. Phạm Hoàng Hộ, tổng trưởng giáo dục đương thời chỉ sau bác sỹ Đặng Quan Điện vài tháng. Giáo sư Tôn Thất Trình đã hai lần làm Tổng Trưởng Bộ Canh Nông và Cải Cách Điền Địa năm 1967 và 1973, nguyên chánh chuyên viên, tổng thư ký Ủy Ban Lúa Gạo Quốc Tế của FAO (Rome). Thành tựu nổi bật của giáo sư trên lĩnh vực nông nghiệp bao gồm việc chỉ đạo phát triển đại trà năm 1967-1973 lúa Thần Nông (IR8…) nguồn gốc IRRI mang lại chuyển biến mới cho nghề lúa Việt Nam; Giáo sư trong những năm làm việc ở FAO đã giúp đỡ Bộ Nông nghiệp Việt Nam phát triển các giống lúa thuần thấp cây, ngắn ngày nguồn gốc IRRI cho các tỉnh phìa Bắc; giúp phát triển lúa lai, đẩy mạnh các chưong trình cao su tiểu điền, mía, bông vải, đay, đậu phộng , dừa, chuối, nuôi cá bè ở Châu Đốc An Giang, nuôi tôm ở Bạc Liêu, Sóc Trăng, nuôi cá măng ở Bình Định, nuôi tôm càng xanh ở ruộng nước ngọt, trồng phi lao chống cát bay, trồng bạch đàn xen cây họ đậu phủ xanh đất trống đồi trọc, trồng lại thông hai lá, ba lá ở Huế và ở Đà Lạt, nuôi heo lai ba dòng nhiều nạc, nuôi dê sữa , bò sữa, trồng rau, hoa, cây cảnh. Trong lĩnh vực giáo dục, giáo sư đã trực tiếp giảng dạy, đào tạo nhiều khóa học viên cao đẳng, đại học, biên soạn nhiều sách. Giáo sư có nhiều kinh nghiệm và đóng góp trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại và quan hệ quốc tế với Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Pháp…

Tôi học gián tiếp Thầy qua sách báo và internet. Giáo trình nông học sau ngày Việt Nam thống nhất thật thiếu thốn. Những sách Sinh lý Thực vật, Nông học Đại cương, Di truyền học, Khoa học Bệnh cây , Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam … do tập thể hoặc chuyên gia đầu ngành phía Bắc biên soạn thời đó hiếm và quý như vàng. Cái khó khác cho thầy trò chúng tôi là thiếu kinh nghiệm thực tiễn của đồng ruộng phương Nam. Những bộ sách của thầy Trình như Cải Thiện Trồng Lúa 1965-66 (hai lần tái bản), Nông Học Đại Cương 1967 (ba lần tái bản), Mía Đường 1972 (hai lần tái bản), Cây Ăn Trái Có Triển Vọng 1995 (ba lần tái bản), Cây Ăn Trái Cho Vùng Cao 2004, … cùng với sách của các thầy Nguyễn Hiến Lê, Trần Văn Giàu, Phạm Hoàng Hộ, Lương Định Của, Lê Văn Căn, Vũ Công Hậu, Vũ Tuyên Hoàng, Đường Hồng Dật, Nguyễn Văn Luật, Võ Tòng Xuân, Mai Văn Quyền, Thái Công Tụng, Chu Phạm Ngọc Sơn, Phạm Thành Hổ … đã bổ khuyết rất nhiều cho sự học hỏi và thực tế đồng ruộng của chúng tôi. Sau này khi đã ra nước ngoài, thầy Trình cũng viết rất nhiều những bài báo khoa học kỹ thuật, khuyến học trên các báo nước ngoài, báoViệt Nam và blog The Gift.

Điều tôi thầm phục Thầy là nhân cách kẻ sĩ vượt lên cái khó của hoàn cảnh để phụng sự đất nước. Lúa Thần Nông áp dụng ở miền Nam sớm hơn miền Bắc gần một thập kỷ. Sự giúp đỡ liên tục và hiệu quả của FAO sau ngày Việt Nam thống nhất có công lớn của thầy Trình và anh Nguyễn Văn Đạt làm chánh chuyên gia của FAO. Blog The Gift là nơi lưu trữ những “tâm tình” của gíáo sư dành cho Việt Nam, đăng các bài chọn lọc của Thầy từ năm 2005 sau khi về hưu. Đa số các bài viết trên blog của giáo sư về Phát triển Nông nghiệp, Kinh Tế Việt Nam, Khoa học và Đời sống trong chiều hướng khuyến khích sự hiếu học của lớp trẻ. Nhân cách và tầm nhìn của Thầy đối với tương lai và vận mệnh của đất nước đã đưa đến những đóng góp hiệu quả của Thầy kết nối giữa quá khứ và hiện tại, tạo niềm tin tương lai, hòa giải và hòa hợp dân tộc.

Thầy Lương Định Của con đường lúa gạo, lắng đọng trong tôi một nhân cách, một người thầy lớn …

Thầy, Bạn là lộc xuân của cuộc đời

Bill Clinton trong tác phẩm ‘Đời tôi’ (15) đã xác định năm việc chính quan trọng nhất của đời mình là muốn làm người tốt, có gia đình êm ấm, có bạn tốt, thành đạt trong cuộc sống và viết được một cuốn sách để đời. Ông đã giữ trên 30 năm cuốn sách mỏng “Làm thế nào để kiểm soát thời gian và cuộc sống của bạn” và nhớ rõ năm việc chính mà ông ước mơ từ lúc còn trẻ. Thầy quý bạn hiền là lộc xuân của cuộc đời. Tôi biết ơn mái trường thân yêu mà từ đó tôi đã vào đời để có được những cơ hội học và làm những điều hay lẽ phải.

Anh Bùi Chí Bửu tâm sự với tôi: Anh Bổng (Bùi Bá Bổng) và mình đều rất thích bài thơ này của Sơn Nam :

Trong khói sóng mênh mông
Có bóng người vô danh
Từ bên này sông Tiền
Qua bên kia sông Hậu
Tay ôm đàn độc huyền
Điệu thơ Lục Vân Tiên
Với câu chữ
Kiến nghĩa bất vi vô dõng giả
Từ Cà Mau Rạch Giá
Dựng chòi đốt lửa giữa rừng thiêng
Muỗi vắt nhiều hơn cỏ
Chướng khí mờ như sương
Thân chưa là lính thú
Sao không về cố hương ?

Anh Mai Thành Phụng vừa lo xong diễn đàn khuyến nông Sản xuất lúa theo GAP (17) tại Tiền Giang lại lặn lội đi Sóc Trăng ngay để kịp Hội thi và trình diễn máy thu hoạch lúa. Anh Lê Hùng Lân trăn trở cho giống lúa mới Nàng Hoa 9 và thương hiệu gạo Việt xuất khẩu. Anh Trần Văn Đạt vừa giúp ý kiến “Xây dựng thương hiệu cho lúa gạo Việt Nam” lại hổ trợ ngay bài viết mới (18).

Trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh địa chỉ vàng nghề nông có một lịch sử thật trân trọng::Năm 2005 Nửa Thế kỷ Xây dựng và Phát triển (19) đến năm 2015 đã tròn trang vàng 60 năm kỹ niệm ngày thành lập, năm 2025 là 70 năm bảo tồn hội nhập phát triển. Dưới mái trường thân yêu này, có biết bao nhà khoa học xanh, nhà giáo nghề nông vô danh đã thầm lặng gắn bó đời mình với nhà nông, sinh viên, ruộng đồng, giảng đường và phòng thí nghiệm. Thật xúc động và tự hào được góp phần giới thiệu một góc nhìn về sự dấn thân và kinh nghiệm của họ.

TRƯỜNG TÔI NÔI YÊU THƯƠNG
Hoàng Kim

Đại học Nông Lâm thật thích
Bạn thầy vui thật là vui
Sân Trường giảng đường ấm áp
Đường xuân phơi phới tuyệt vời

Hình như mọi người trẻ lại
Hình như người ấy đẹp hơn
Hình như tre già măng mọc
Nắng mai soi giữa tâm hồn.

Thầy bạn trong ngoài thiện nguyện
Về Trường chia sẻ động viên
Trang sách trang đời lắng đọng
Yêu thương bao cuộc đời hiền

Thầy ơi hôm nay chưa gặp
Lời thương mong ước bình an
Tình khúc Nông Lâm ngày mới
Sức xuân Tự nguyện Lên đàng

xem tiếp tại https://hoangkimlong.wordpress.com/category/truong-toi-noi-yeu-thuong/ Thông tin tích hợp tại https://hoangkimvn.wordpress.com/http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-29-thang-4/

Hoàng Kim
nguyên giảng viên chính CLT, Bộ môn Cây Lương thực Rau Hoa Quả,
Khoa Nông học,Trường Đại học Nông Lâm TP HCM 2006-2014
nguyên nghiên cứu viên chính CLT HTCT (HARC IAS) 1981-2006
nguyên sinh viên TT2A, 2B, 2C ĐHNN4 (NLU) 1977-1981
nguyên sinh viên TT10 ĐHNN2 Hà Bắc (HUAF) 1977
nguyên cựu chiến binh Việt Nam sư đoàn 325B 1971-1977
nguyên sinh viên TT4 ĐHNN2 Hà Bắc (HUAF) 1970-1971
(bài đăng trên kỷ yếu Nông Lâm 2010, đã bổ sung 2020)

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là quang-binh-dat-me-nho-on-nguoi-1.jpg

QUẢNG BÌNH ĐẤT MẸ ƠN NGƯỜI
Hoàng Kim

Về quê viếng mộ tổ tiên
Mừng vui gặp mặt người hiền bạn thân
Đất trời ngày mới thanh tân
Thung dung thăm hỏi, ân cần níu chân

Lòng son trung chính biết ơn
Quê hương chung đúc khí thiêng muôn đời
Quảng Bình đất Mẹ ơn Người
Tổ tiên cát bụi nhiều đời thành quê

Đinh ninh như một lời thề
Trọn đời trung hiếu để về dâng hương’.
Đường xuân như một dòng sông
Việt Nam thống nhất thác ghềnh đến nơi

“Hồn chính khí bốc lên ánh sáng
Sáng choang ngọc đá giữa hoang tàn’.
Tâm nhân văn lắng đọng tinh hoa
Hoa Đất Hoa Người trong cõi Bụt.”

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là 1giatochoangvi-7-trong-10ngoi.jpeg
Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là dang-huong-1.jpg
Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là binhkimankhuyaodanang.jpg

Ngày Chạp mộ Làng Minh Lệ là một truyền thống văn hóa của quê tôi. Chúng tôi thật tự hào về quê hương, dòng tộc, chỉ là một vùng quê nghèo khó, một dòng tộc khiêm nhường nhưng đã có biết bao người lính, bao máu xương thận thiết hòa quyện đất này.Cuối năm 2019, chị Huyen Hoang với tôi và cháu Hoàng Minh Hải Thuy Duong Hoang (con anh chị Hai) đã về quê cùng cậu mợ Hoang Thuc Tan và những người thân làm lễ dâng hương. Trước đó hai năm 2018 và 2019, “Rằm Thanh Minh tảo mộ ở quê nhà” Tôi ra quê bốn đợt : Đợt đầu khi vào Huế gặp anh Trần Văn Minh, Hieu Nguyenminh, Trần Thị Lệ và Hoàng Đăng Quang, Đợt hai gặp Nguyen Thanh Binh đã “ra đón tàu khuya 2 giờ 30 đêm từ Ga Minh Lệ đến Ga Đà Nẵng” và ăn khuya ở Đà Nẵng’. Đợt ba và đợt bốn năm 2019, trước lễ Lao Động và Ngày Thống Nhất đất nước tôi có thời gian ngắn ngủi về quê cùng các cháu tu bổ nơi dâng hương tổ tiên và đi thắp hương cho người thân, sau đó kết hợp ngắn “Gặp bạn ở quê nhà”. Ngày Chạp mộ Làng Minh Lệ, tôi thật xúc động được cùng chị gái và cháu con anh chi Hai thay mặt cho đại gia đình Hoàng Gia đất Phương Nam gồm gia đình anh chị Hai, anh chị Ba, anh chị Tư (Hoàng Trung Trực Trần Du), anh chị Tư và Út nhà tôi Nguyễn Thị Thủy với các con Phố Núi Cao, Hoang To Nguyen, Hoang Long, và các em Nga Lê, Khanh Nguyen, Nguyen Van Nam, Nguyen Chien Thang với đại gia đình Nguyễn Hữu đất Bắc Hà dự Chạp mộ Làng Minh Lệ.

Chúng tôi trân trọng biết ơn Làng Minh Lệ thịnh tình của các gia đình nội ngoại tộc và các người thân đã thân thiết ấm áp tình quê hương ‘ân cần níu chân’. Cảm ơn các vợ chồng Hoàng Minh Hợi, Hoàng Minh Thiết (Mai Hoàng), Hoàng Đăng Ngọ, Hoàng Minh Trúc, Nguyễn Sỹ Tiếp, Nguyễn Văn Toàn, Hoàng Minh Đức, Trương Minh Đức, Trương Minh Dục, Trần Thị Thé (The Tran Thi), Trương Công Định (Cong Dinh Truong), Love Hoàng, Hoàng Ngời, Hoàng Chí Huân, Hoàng Đình Giót … Cám ơn các anh Dương Lê Bá, Trần Mạnh Báo … cùng bao người con trung hiếu khắp đất nước những ngày này đang tri ân đồng đội, quê hương, tổ tiên, gia đình … cho suối nguồn hạnh phúc dân tộc Việt thao thiết chảy.

Bài thơ Quảng Bình đất mẹ ơn người có hai câu thơ kết “Hồn chính khí bốc lên ánh sáng Sáng choang ngọc đá giữa hoang tàn’. là thơ của cụ Hoàng Bá Chuân, em ruột của bà ngoại tôi, đã đọc lời điếu khi cải táng liệt sĩ cụ Nguyễn Ngọc Xừ (thân phụ của cụ Ngọc Hạp Nguyễn) hi sinh trong cách mạng Hai câu thơ cuối “Tâm nhân văn lắng đọng tinh hoa Hoa Đất Hoa Người trong cõi Bụt” là thơ của Hoàng Kim. Ông và cháu một câu chuyện dài về ‘nếp nhà và nét đẹp văn hóa’, hướng thiện và chính trung, đường xuân như một dòng sông. Chúng tôi lưu ghi chép này để ghi nhớ. Thông tin tại. Nhớ lại và suy ngẫm https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nho-lai-va-suy-ngam/

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là bai-tho-vien-da-thoi-gian.jpg

HOA NGƯỜI
Hoàng Kim


I

Đầu xuân gặp bạn thật mừng vui
Rượu ngọt trà thơm sóng sánh mời
NƯỚC suối ban mai trong tựa ngọc
OANH vàng CÚC tím nắng xuân tươi.

MÂY TRẮNG quyện lưng trời lãng đãng
Thiên NGA từng cặp nhởn nhơ bay
Nhớ xưa CHIẾN SỰ vùng đất lửa
HÒA bình về lại Chứa Chan nay.

Sóng nhạc yêu thương lời cảm mến
KIM Kiều tái ngộ rộn ràng vui
Anh HÙNG thanh thản mừng “Xuân cảm”
“Đè nghiêng ngọn gió đọc thơ chơi”.

II

Tui chỉ mới là thuộc sách (TS) thôi.
Giảng sách (GS) xem ra chửa tới nơi.
Vui việc cứ LÀM chưa vội DẠY
Nói nhiều làm ít sợ chê cười.

Cổ điển honda không biết chạy
Canh tân blog viết đôi bài
Quanh quẩn chỉ là ngô khoai sắn
Vô bờ biển HỌC dám đơn sai.

Ước noi cụ Trạng ưa duyên thắm
Nịnh vợ không quên việc trả bài
An nhàn vô sự là tiên đấy
Thung dung đèn sách, thảnh thơi chơi.

III

Ta tìm gặp bạn đường xa
Tưởng là thăm bạn hoá ra thăm mình
Đêm dài xoè một bình minh …’
Tháng Ba nhớ bạn Ân tình Sớm Đông.

IV

Thủy vốn mạch sông nước có nguồn.
Chính Trung tiền hậu đổi nhau luôn.
Nụ cười Nghê Việt luôn đầy đặn.
Mai với Bồ Đề ẩn sau lưng.

Tóc nhuốm bạch kim phơi nắng hửng
Da pha hồng ngọc trãi mưa nhuần.
Hoa Người Hoa Đất vui thầy bạn.
Phước Đức mừng ai thắng tuổi trăm.

V

Ngày xuân đọc Trạng Trình
Tô Đông Pha Tây Hồ
Khổng Tử dạy và học
Nguyễn Du trăng huyền thoại

Minh triết Hồ Chí Minh
Vị tướng của lòng dân
Thái Tông và Hưng Đạo
Yên Tử Trần Nhân Tông

Nhà tôi giấc mơ xanh
Thầy bạn trong đời tôi
Cuối dòng sông là biển
Việt Nam con đường xanh

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là suy-ngam-tu-nui-xanh-bac-kinh-2.jpg
Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là bai-tho-vien-da-thoi-gian1.jpg

Bài thơ Viên đá Thời gian
PHAN CHÍ THẮNG CHUYỆN ĐỜI
Hoàng Kim


anh Phan Chi Thắng tìm lại ký ức trong ‘chuyện dài chưa đặt tên’. Tôi ứa nước mắt thấu hiểu giá của tình yêu thương ngày thống nhất. ” Cô mất bốn năm rồi, yên nghỉ trong phần mộ anh em Tuân đã chuẩn bị từ trước, xây lăng trên đồi, cạnh lăng ông bà nội và lăng cha Tuân. Con cháu, họ hàng đều ở xa, không ai tiếp quản căn nhà cổ và khu vườn rộng, Tuân bàn với những người có quyền thừa kế theo pháp luật hiến căn nhà và khu vườn đó cho chùa. Không phải Tuân không tiếc ngôi nhà tuổi thơ của mình, tính ra cũng là một tài sản lớn. Nhưng hãy để nơi ấy thành một ngôi chùa bởi chắc chắn giờ này cô đã ở bên Phật”.

Thủy vốn mạch sông nước có nguồn.
Chính Trung tiền hậu đổi nhau luôn.
Nụ cười Nghê Việt luôn đầy đặn.
Mai với Bồ Đề ẩn sau lưng.
Tóc nhuốm bạch kim phơi nắng hửng
Da pha hồng ngọc trãi mưa nhuần.
Hoa Người Hoa Đất vui thầy bạn.
Phước Đức mừng ai thắng tuổi trăm.

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là phanchithang.jpg

CHUYỆN DÀI CHƯA ĐẶT TÊN
Phan Chí Thắng

Trong số hơn mười đứa cháu, đứa gọi bằng o (cô), đứa gọi bằng dì, có lẽ cô thương Tuân nhất. Không hẳn vì Tuân là đích tôn, không hẳn vì mấy đứa gọi cô bằng dì ở thành phố khác, ít gặp cô.

Cô thương Tuân vì cô thương cha anh nhất, thương người anh trai bỏ nhà đi kháng chiến chống Pháp rồi mang đứa con mới 5-6 tuổi ra Bắc, nơi ăn không đủ no, mặc không đủ ấm, “bảy tên Việt Cộng đu không gãy một cành đu đủ”.

Hôm Tuân cùng mẹ lên chiến khu rồi theo đường dây vượt rừng ra Bắc, cô ngồi nắm cơm cho vào mo nang. Không biết cô lỡ tay cho nhiều muối mè (muối vừng) hay nước mắt cô thầm nhỏ vào cơm mà Tuân ăn thấy mặn.

Cô tiễn cháu đi để rồi đêm đêm bí mật áp cái đài transito vào tai nghe đài Hà Nội với hy vọng may ra có chút tin tức gì về anh chị và cháu.

Năm 66 Tuân được đi Liên xô học đại học. Không biết đường dây nào đã báo tin cho cô, cô làm thịt con gà thắp hương cúng các cụ rồi mời hai ông bà dùng bữa. Ông hỏi có chuyện gì, cô nói thằng Tuân vừa đi Liên xô học 6 năm rồi.

Ông nhắm mắt, chắp tay niệm A Di Đà Phật, bà nội và cô ôm nhau khóc. Mâm cơm vẫn còn nguyên.

Hai mươi hai năm sau kể từ lúc lon ton chạy theo mẹ trốn lên chiến khu, đầu tháng 5 năm 75, Tuân tìm về làng thăm bà nội và cô. Ông nội mất đã lâu, hai bà con dựa vào nhau mà sống.

Các bà cô Tuân ai cũng đẹp và lấy chồng xa. Riêng cô không lấy chồng, ở lại phụng dưỡng cha mẹ.

Năm 75 cô còn khỏe, còn hái trái cây trong vườn mang ra chợ bán lấy tiền mua gạo, mắm muối.

Năm 85 là đỉnh điểm của nghèo khổ khó khăn. Cô mua ớt về đăm (giã) làm ớt bột gửi ra Hà Nội cho cháu. Ớt đựng trong lọ nhựa đen nguyên dùng đựng xà phòng kem. Cô già mắt kém súc lọ không kỹ, ớt toàn mùi xà phòng. Tuân đành đổ nguyên cân ớt bột xuống cống, xót xa công sức người cô già.

Một năm đôi ba lần Tuân về quê thăm bà và cô, từ khi bà nội mất cô sống một mình trong căn nhà cổ. Một mình trong khuôn vườn khá rộng kể cả tính theo tiêu chuẩn ở Huế.

Trẻ con hái trộm trái cây, bắt trộm chó. Cô không còn sức chăm bón mấy cây thanh trà (bưởi), khế, ổi, mãn cầu từng nuôi sống bà và cô. Vườn xác xơ như chính cô vậy.

Mỗi lần về quê Tuân đều dành dụm ít nhiều tiền đưa cô mua gạo.

Vậy mà cô chẳng tiêu đồng nào. Lần sửa mái ngói bị dột, thợ phát hiện có gói nilon bọc mấy chục triệu giấu dưới mái, Tuân vừa giận vừa thương cô. Không chịu ăn uống tẩm bổ, tiền để lại cho ai?

Người đàn bà không chồng không con về già khổ đủ đường. Không ai chăm sóc, không có ai để nhờ cậy đã đành, cơ thể chưa một lần “thay máu” nhiều bệnh hơn người thường.

Có lần Tuân về thấy tóc cô bù xù, móng tay dài cong queo, anh gọi thợ làm đầu vào gội đầu cắt móng tay cho cô.

Chấy nhiều quá, đen kịt cả mặt nước chậu thau đồng. Tuân cố không khóc.

Vậy mà cô cũng sống tới 95 tuổi. Cô sống được lâu thế chắc là nhờ muốn sống để trông coi ngôi nhà các cụ để lại và thay mặt tất cả con cháu ở xa và rất xa chăm lo việc hương khói các ngày giỗ chạp. Đã nhiều lần Tuân muốn đón cô ra Hà nội sống với gia đình Tuân để tiện chăm sóc cô nhưng cô không chịu. Cô không thể rời nơi cô đã gắn bó cả cuộc đời.

Khi cảm thấy mình quá yếu, không còn sống được bao lâu, cô dắt Tuân vào buồng, tay run run mở mấy lần khoá cái tủ gỗ xộc xệch có khi còn nhiều tuổi hơn cô:

– Đây là số tiền cô dành dụm cả đời, bây giờ cho cháu.

Nhìn đám giấy bạc cũ kỹ buộc chun làm thành nhiều gói bọc kỹ trong tờ giấy bao xi măng, Tuân không thể cầm lòng. Những tờ tiền Bảo Đại, tiền Việt Nam Cộng hoà, rồi tiền Giải phóng và các đợt tiền cụ Hồ, anh không biết nói sao. Tất cả đã không còn bao nhiêu giá trị.

Đặc biệt là xâu tiền đồng có lỗ vuông ở giữa. Chẳng để làm gì.

Người đàn bà không có công ăn việc làm, không có lương hưu, bao nhiêu năm tằn tiện để cho cháu số tiền khá lớn nay chỉ có thể coi là kỷ niệm.

Cô mất bốn năm rồi, yên nghỉ trong phần mộ anh em Tuân đã chuẩn bị từ trước, xây lăng trên đồi, cạnh lăng ông bà nội và lăng cha Tuân.

Con cháu, họ hàng đều ở xa, không ai tiếp quản căn nhà cổ và khu vườn rộng, Tuân bàn với những người có quyền thừa kế theo pháp luật hiến căn nhà và khu vườn đó cho chùa.

Không phải Tuân không tiếc ngôi nhà tuổi thơ của mình, tính ra cũng là một tài sản lớn. Nhưng hãy để nơi ấy thành một ngôi chùa bởi chắc chắn giờ này cô đã ở bên Phật.

(Viết trong ngày giỗ cô)

SỰ CAO QUÝ THẦM LẶNG
Tuyết Hợp Ngốc Phương Nam

Tâm sáng lòng bồ tát
Việc tốt ngọc cho đời
Phước Huệ trang nghiêm quá
Vui bước tới thảnh thơi

Kim Hoàng Bạch Ngọc chúc mừng quý Thầy Cô
xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/su-cao-quy-tham-lang/

MINH TRIẾT CỦA ĐỨC PHẬT
Hoàng Kim

Tôi nhiều lần đến Ấn Độ, đã một lần may mắn tới được quê hương Phật, và tự mình trồng một nhánh Bồ Đề ở vườn nhà để nay cây đã lớn. Minh triết của đức Phật Lời Phật dạy trong lòng tôi là triết lý tình yêu cuộc sống, lắng đọng 27 khẩu quyết yêu thích, lan tỏa trong đời thường mà tôi thật sự tâm đắc. An nhiên đứng hàng đầu. Tôi thích nên chép lại để đọc và suy ngẫm mà chưa thật rõ nguồn gốc của những lời này sự xác tín lời nói có ở sách nào, với ai, khi nào, ở đâu, trong hoàn cảnh nào. Người Thầy tâm thức trong tôi là Trúc Lâm Trần Nhân Tông. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/truc-lam-tran-nhan-tong/. Người Thầy gần gũi tôi là Viên Minh Thích Phổ Tuệ Thiền Sư Lão Nông Tăng https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thien-su-lao-nong-tang/; Tác phẩm khoa học mà tôi yêu thích là Bảy Kỳ Quan Phật Giáo Thế Giới https://youtu.be/aMgIJ16_uDg Minh triết của đức Phật, mời đọc bài ở đây https://hoangkimlong.wordpress.com/category/minh-triet-cua-duc-phat/

LỜI PHẬT DẠY

An nhiên
CNM365

Thả cho nó bay.
Hòa nhã với tất cả
Chọn bạn mà chơi
Tình yêu cuộc sống
Yêu thương và Sống
Không ai có thể đi giúp ta.
Yêu quý hết thảy muôn loài.
Con nghĩ cái gì, con là cái đó.
Bỏ đi những hư danh giả tạm.
Hãy cho đi và con sẽ còn mãi.
Cây kim trong bọc có ngày lòi ra
Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết
Minh triết trước hết là tự biết mình.
Tìm về suối nguồn bình yên bên trong con
Chuyển hóa nỗi ghen ghét thành sự khâm phục.
Bí quyết để có sức khỏe tốt là an trú trong hiện tại..
Tin sâu Luật Nhân Quả hành Sống theo Thiện Pháp
Hãy làm chủ suy nghĩ nếu không nó sẽ làm chủ con
Đời sống tâm linh không là sang trọng mà là nhu cầu
Con không là những gì con nói mà là những gì con làm
Ai biết nhìn vào trong tự thân mình thì người đó tỉnh thức.
Niềm hạnh phúc không bao giờ cạn kiệt khi ta biết chia sẻ
Không có đường đến hạnh phúc. Hạnh phúc là con đường
Hiểu được người là khôn ngoan, hiểu được mình là giác ngộ.
Lời nói có sức mạnh vừa có thể gây tổn thương, vừa có thể trị lành.
Không ai xứng đáng nhận được tình thương của con hơn là chính con.

Tin sâu Luật Nhân Quả, hành Sống theo Thiện Pháp. Đừng tin vào mọi thứ con được dạy phải tin. Lời Phật dạy 27 khẩu quyết xếp theo trình tự trên là sự thường niệm của riêng mình để cho dễ nhớ dễ thuộc dễ thực hành. Chúng ta khi trãi nghiệm nên tùy chọn nhập tâm những điều yêu thích phù hợp tâm thức đời thường. Kinh Phật có nhiều giao thoa với các Tôn giáo khác. Giáo sư Mai Văn Quyền khuyên nên định tâm, dụng tâm, không nên đứng hai chân ở hai thuyền dễ nguy hiểm. “Mohamet và đạo Hồi” “Vua Solomon sách khôn ngoan” đã có những kiến giải khác

Kinh Hoán Dụ kể câu chuyện sau: Trên đường đi hành đạo, đức Phật gặp một nhóm người Bà La Môn. Những vị Bà La Môn này hỏi đức Phật: “Thưa Ngài Cồ Đàm, đạo của Ngài có phương pháp nào cầu xin không?”- Đức Phật trả lời: “Đạo của ta không có pháp cầu xin mà chỉ cần thấu hiểu nghiệp báo và tin sâu Luật nhân quả, rồi hành sống theo thiện pháp thì cuộc sống sẽ được an lạc hạnh phúc hiện tiền.”- Các vị Ba La Môn bèn nói: “Thế thì đạo của Ngài đâu có gì hay, đạo của chúng tôi có nhiều phương pháp cầu xin rất linh nghiệm.”- Nghe Vậy, Đức Phật liền dẫn các vị Bà La Môn đi tới trước một cái ao, sau đó, Phật ném một hòn đá xuống ao và bảo các vị Bà La Môn: “Các người cầu xin cho hòn đá nổi lên được không?- Các Bà La Môn: “Dạ thưa Ngài không được.”- Đức Phật hỏi: “Tại sao?”- Các Bà La Môn: “Dạ, tại đá nặng hơn nước cho nên phải bị chìm.”Sau đó, Đức Phật đổ vài muỗng dầu xuống ao và bảo mọi người hãy cầu xin cho dầu chìm.- Các Bà La Môn đều đồng thanh thưa rằng: “không được.”- Đức Phật: “Tại sao?”- Các Bà La Môn: “Dạ, tại dầu nhẹ hơn nước.”- Nghe xong, Đức Phật liền nói: “Đúng vậy, đá nặng cho nên chìm trong nước và dầu nhẹ cho nên phải nổi trên nước, không có phép mầu nào để cầu xin thay đổi được những quy luật hiển nhiên như thế ! “Nhân quả là một quy luật công bằng trên cuộc đời mà theo duyên có thể đến sớm hay đến muộn.Dù bạn là ai, thuộc tôn giáo nào hay không tin vào một tôn giáo nào thì cũng không có ngoại lệ nào dành riêng cho bạn. Không có ông thần, bà thánh nào có thể ban phước giáng họa cho bạn, ngay cả Đức Phật cũng không làm được điều đó. Mọi hành động thiện ác đều do chúng ta làm ra và tự thọ nhận lấy theo nhân quả của nó“. Bằng trí tuệ giác ngộ, Đức Phật đã phân tích mọi việc theo đúng bản chất thật vốn có của nó, để mọi người nhận thức đúng đắn và ứng dụng. Phật là người thầy dẫn đường, đi hay không đi và đi như thế nào là việc của mỗi người trong chúng ta.

TRÚC LÂM TRẦN NHÂN TÔNG
Hoàng Kim

Lên non thiêng Yên Tử
Trúc Lâm Trần Nhân Tông
Lời dặn của Thánh Trần
Thầy Tuệ Trung Thượng Sĩ

Hiểu ‘sách nhàn đọc giấu
Biết ‘câu có câu không
Nghê Việt am Ngọa Vân

Tảo Mai nhớ Nhân Tông

Ân tình đất phương Nam
Nhân Tông Đêm Yên Tử
Chuyện cổ tích người lớn
Hoa Đất thương lời hiền

Yên Tử Trần Nhân Tông,

NGỌC PHƯƠNG NAM
Hoàng Kim


Hứng mật đời
thành thơ
Việc nghìn năm hữu lý
Trạng Trình
Đến trúc lâm
Đạt năm việc lớn hoàng thành
Đất trời xanh
Yên Tử …

THUYỀN ĐỘC MỘC
Trịnh Tuyên

Quên tên cây
làm thuyền
Tận cùng nỗi cô đơn-
độc mộc!

Khoét hết ruột
Chỉ để một lần ngược thác
bất chấp đời
lênh đênh…

LÊN NON THIÊNG YÊN TỬ
Hoàng Kim

Tỉnh thức giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai trong tựa ngọc

“Yên sơn sơn thượng tối cao phong
Tài ngũ canh sơ nhật chính hồng
Vũ trụ nhãn cùng thương hải ngoại
Tiếu đàm nhân tại bích vân trung
Ủng môn ngọc sóc sâm thiên mẫu
Quải ngọc châu lưu lạc bán không
Nhân miếu đương niên di tích tại
Bạch hào quang lý đổ trùng đồng”
(1)

Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong
Trời mới ban mai đã rạng hồng
Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả
Nói cười lồng lộng giữa không trung
Giáo ngọc quanh nhà giăng vạn khoảnh
Cỏ cây chen đá rũ tầng không
Nhân Tông bảo tháp còn lưu dấu
Mắt sáng hào quang tỏa ánh đồng. (2)

*

Non thiêng Yên Tử
Nghìn năm Thăng Long, Đông Đô, Hà Nôi
Bảy trăm năm đức Nhân Tông
Non sông bao cảnh đổi
Kế sách một chữ Đồng
Lồng lộng gương trời buổi sớm
Trong ngần, thăm thẳm, mênh mông …

(1) Nguyễn Trãi, đề Yên Tử sơn Hoa Yên tự
(2) Hoàng Kim bản dịch thơ Nguyễn Trãi, bài thơ ‘đề Yên Tử sơn Hoa Yên tự’

TRÚC LÂM TRẦN NHÂN TÔNG
Hoàng Kim

Người ơi con đến đây tìm
Non thiêng Yên Tử như tranh họa đồ
Núi cao trùng điệp nhấp nhô
Trời xuân bảng lãng chuông chùa Hoa Yên

Thầy còn dạo bước cõi tiên
Con ươm mầm sống xanh thêm ruộng vườn
Mang cây lộc trúc về Nam
Ken dày phên giậu ở miền xa xôi

Cư trần lạc đạo (*) Người ơi
Tùy duyên vui đạo sống đời thung dung
Hành trang Thượng sĩ Tuệ Trung
Kỳ Lân thiền viện cành vươn ra ngoài

An Kỳ Sinh trấn giữa trời
Thơ Thiền lưu dấu muôn đời nước non …

Lên non thiêng Yên Tử tôi nhớ câu thơ huyền thoại: “Trăm năm tích đức tu hành. Chưa lên Yên Tử chưa thành quả tu“. Núi Yên Tử thuộc tỉnh Quảng Ninh nơi có Quần thể di tích danh thắng Yên Tử ở Bắc Giang và Quảng Ninh. Đây là quần thể danh thắng đặc biệt nổi tiếng liên tỉnh đầu tiên ở Việt Nam được đệ trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc UNESCO xem xét, công nhận là Di sản thế giới. Núi Yên Tử là đỉnh thứ hai của tam giác châu huyền thoại Bắc Bộ nối Việt Trì – Quảng Ninh là dải Tam Đảo rồi 99 ngọn Nham Biền của các dãy núi vòng cung Đông Triều tạo nên thế hiểm “trường thành chắn Bắc” của bề dày núi non hiểm trở khoảng 400 km núi đá che chắn mặt Bắc của thủ đô Hà Nội non sông Việt.

Trần Nhân Tông (1258-1308)  là một trong những vị vua anh minh nhất của lịch sử Việt Nam. Người tên thật là Trần Khâm, vua Trần thứ ba (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Với 50 năm cuộc đời, vua Phật Trần Nhân Tông đã kịp làm được ít nhất năm việc lớn hiếm thấy và khó ai bì kịp ở mọi dân tộc và mọi thời đại: 1) Minh quân lỗi lạc, làm vua 15 năm (1278 – 1293) trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến hai lần đánh thắng quân Nguyên Mông là đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thời đó; 2) Tổ sư thiền phái Trúc Lâm và Thái Thượng Hoàng 15 năm (1294-1306) là vua Phật Việt Nam. 3) Nhà văn hóa và nhà thơ kiệt xuất với kiệt tác thơ Thiền Trần Nhân Tông và thắng tích Trúc Lâm Yên Tử; 4) Người thầy chiến lược vĩ đại muôn đời của kế sách một chữ “đồng” “vua tôi đồng lòng, toàn dân đồng sức”, nhược thắng cường, yếu thắng mạnh, nước nhỏ thắng nước lớn, sự nghiệp mở nước và thống nhất non sông Việt bằng vương đạo, thuận thời, thuận người . 5) Nhà trị loạn kỳ tài đã hưng thịnh nhà Trần và cứu nguy cho nước Việt ở thời khắc quyết định, biến nguy thành an, biến những điều không thể thành có thể.

Kiệt tác thơ thiền đức Nhân Tông là đỉnh cao thơ Thiền thời Trần:

Cư trần lạc đạo phú
Đại Lãm Thần Quang tự
Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca
Đăng Bảo Đài sơn
Đề Cổ Châu hương thôn tự
Đề Phổ Minh tự thủy tạ
Động Thiên hồ thượng
Họa Kiều Nguyên Lãng vận
Hữu cú vô cú
Khuê oán
Lạng Châu vãn cảnh
Mai
Nguyệt
Nhị nguyệt thập nhất nhật dạ
Quỹ Trương Hiển Khanh xuân bính
Sơn phòng mạn hứng
I
II
Sư đệ vấn đáp
Tán Tuệ Trung thượng sĩ
Tảo mai
I
II
Tặng Bắc sứ Lý Tư Diễn
Tây chinh đạo trung (tái chinh Ai Lao)
Thiên Trường phủ
Thiên Trường vãn vọng
Tống Bắc sứ Lý Trọng Tân, Tiêu Phương Nhai
Tống Bắc sứ Ma Hợp, Kiều Nguyên Lãng
Trúc nô minh
Tức sự
I
II
Vũ Lâm thu vãn
Xuân cảnh
Xuân hiểu
Xuân nhật yết Chiêu Lăng
Xuân vãn

Lên non thiêng Yên Tử, khảo sát điền dã những chứng tích lịch sử văn hóa lưu dấu mãi với thời gian. “Soi sáng lại chính mình là phận sự gốc, chẳng từ nơi khác mà được.” (Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc.). Đức Nhân Tông viết về sự đạt ngộ với người thầy là Tuệ Trung Thượng Sĩ . “Nghe xong, tôi thông suốt được đường vào, bèn vén áo thờ Ngài làm thầy”. “Soi sáng lại chính mình” chứ không tìm kho báu ở đâu khác là trí tuệ siêu việt của vua Phật Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông.

THIỀN SƯ LÃO NÔNG TĂNG

“Mưa thuận gió hòa chăm bón đúng
Nhân tươi quả tốt được thu nhiều”

Nhớ Viên Minh Hoa Lúa
Chùa Ráng giữa đồng xuân
Lời Thầy dặn thung dung
Hoa Đất thương lời hiền.


Bạch Ngọc Hoàng Kim

Noi theo dấu chân Bụt
Dạy và học làm Người
Hiểu Quân Dân Chính Đảng
Thấu Nông Lâm Y Sinh
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thien-su-lao-nong-tang/

CHỮ TUỆ 慧
Hán Nôm ( Học với chữ Hán-Nôm )
Đỗ Hoàng  · 2 4 2022 lúc 21; 42  

Tuệ có nghĩa là thông minh tài trí, sáng dạ. Tuệ thường được sử dụng để chỉ sự sáng suốt mau mắn lanh trí của con người. Sinh ra đã thông minh hơn người, tư duy nhanh nhẹn gọi là có tuệ căn. Có con mắt nhìn thấu mọi thứ soi rõ tiền nhân hậu hoạn gọi là tuệ nhãn.

Chữ tuệ được dùng nhiều trong phật học. Nhưng từ này cũng hàm ý chỉ sự tốt đẹp, nên thường được dùng để đặt làm tên người.

Cách viết chữ Tuệ

Tuệ – Huì – 慧. Bên trên là hai chữ phong 丰, bên dưới có bộ kệ 彐, sau đó là chữ tâm.

Chua Giang giua dong xuan

CHÙA RÁNG GIỮA ĐỒNG XUÂN

Nơi cổ tự mây lành che xóm vắng
Viên Minh xưa chùa Ráng ở đây rồi
Bụt thư thái chim rừng nghe giảng đạo
Trời trong lành gió núi lắng xôn xao.


Hoàng Kim

Mua thuan gio hoa cham bon dung

Đại lão hòa thượng Thích Phổ Tuệ https://youtu.be/w21hkPfEA2M
xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chua-rang-giua-dong-xuan/

Ngat huong sen long long bong truc mai

MINH TRIẾT SỐNG PHÚC HẬU
Hoàng Kim


Bản chất cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và vô thường. Minh triết của đời người hạnh phúc là biết sống thung dung, phúc hậu, thanh thản, an nhiên tự tại, nhận ra kho báu vô giá của chính mình, không lo âu, không phiền muộn, sống với tinh thần dịu hiền và trái tim nhẹ nhõm. Minh triết sống thung dung phúc hậu.

Bài giảng đầu tiên của Phật

Tứ Diệu đế – Sự khổ: Nguyên nhân, Kết quả và Giải pháp – là bài giảng đầu tiên của Phật (Thích ca Mầu ni -Siddhartha Gamtama), nhà hiền triết phương đông cổ đại. Người là hoàng tử Ấn Độ, đã có vợ con xinh đẹp nhưng trăn trở trước sự đau khổ, thiếu hoàn thiện và vô thường (Dukkha) của đời người mà Phật đã xuất gia vào năm hai mươi chín tuổi để đi tìm sự giác ngộ. Người đã dấn thân suốt sáu năm trời tự mình đi tìm kiếm những vị hiền triết nổi tiếng khắp mọi nơi trong vùng để học hỏi và thực hành những phương pháp khác nhau nhưng vẫn chưa đạt ngộ. Cho đến một buổi chiều ngồi dưới gốc bồ đề, thốt nhiên Người giác ngộ chân lý mầu nhiệm lúc ba mươi lăm tuổi. Sau đó, Người đã có bài giảng đầu tiên cho năm người bạn tu hành. Mười năm sau, Phật thuyết pháp cho mọi hạng người và đến 80 tuổi thì mất ở Kusinara (Uttar Pradesh ngày nay). Học thuyết Phật giáo hiện có trên 500 triệu người noi theo.

Bài giảng đầu tiên của Phật là thấu hiểu sự khổ (dukkha), nguyên nhân (samudaya), kết quả (nirodha) và giải pháp (magga). Tôn giáo được đức Phật đề xuất là vụ nổ Big Bang trong nhận thức, san bằng mọi định kiến và khác hẵn với tất cả các tôn giáo khác trước đó hoặc cùng thời trong lịch sử Ấn Độ cũng như trong lịch sử nhân loại. Phật giáo chủ trương bình đẳng giai cấp, bình đẳng giữa con người có máu cùng đỏ, nước mắt cùng mặn, hết thảy các pháp là vô ngã. Mục đích là vô ngã là sự chấm dứt đau khổ và phiền muộn để đạt sự chứng ngộ bất tử, Niết bàn.

Kinh Phật với triết lý vô ngã: Chân lý là suối nguồn, chứ không phải là con người thần thánh hoặc chân lý tuyệt đối. Vị trí độc đáo của Phật giáo là một học thuyết mang đầy đủ tính cách mạng tư tưởng và cách mạng xã hội. Tiến sĩ triết học Walpola Rahula là giáo sư Trường Đại học Tổng hợp Ceylan (Pháp) đã tìm tòi văn bản cổ và giới thiệu tài liệu nghiêm túc, đáng tin cậy này (Lời Phật dạy. Lê Diên biên dịch).

Suối nguồn tươi trẻ Thiền tông

‘Bất lập văn tự. Giáo ngoại biệt truyền. Trực chỉ nhân tâm. Kiến tánh thành Phật’. Không lập giáo điều, truyền dạy ngoài sách, vào thẳng lòng người, giác ngộ thành Phật Thiền sư Bồ-đề-đạt-ma (?-532) đã nêu ra triết lý căn bản Thiền tông để Dạy và Học.Thiền tông Phật giáo Đại thừa nguồn gốc từ đức Phật Thích-ca Mâu-ni đã đạt được sự giác ngộ dưới gốc cây Bồ-đề ở Ấn Độ. Thiền sư Bồ-đề-đạt-ma là Tổ sư Ấn Độ đời thứ 28 đã truyền bá và phát triển Thiền tông lớn mạnh tại Trung Quốc. “Thiền” nhấn mạnh  kinh nghiệm thực tiễn chứng ngộ ‘trực chỉ nhân tâm, kiến tính thành Phật’ . Nhà Ấn Độ học và Phật học người Đức Hans Wolfgang Schumann trong tác phẩm Đại thừa Phật giáo (Mahāyāna-Buddhismus) đã viết:“Thiền tông có một người cha Ấn Độ nhưng đã chẳng trở nên trọn vẹn nếu không có người mẹ Trung Quốc.Cái ‘dễ thương’,cái hấp dẫn của Thiền tông chính là những thành phần văn hoá nghệ thuật, những đặc điểm sắc thái riêng của Trung Quốc, không phải của Ấn Độ. Những gì Phật giáo mang đến Trung Quốc, với tư tưởng giải thoát tuyệt đối, trình bày một cách nghiêm nghị khắt khe với một ngón tay trỏ chỉ thẳng, những điều đó được các vị Thiền sư thừa nhận, hấp thụ với một nụ cười thầm lặng đầy thi vị. Thành tựu lớn lao của các Đại luận sư Ấn Độ là nhét ‘con ngỗng triết lý’ vào cái lọ ‘ngôn từ, thì  chính nơi đây tại Trung Quốc, con ngỗng này được thả về với thiên nhiên mà không hề mang thương tích.” Thiền tông là sự “truyền pháp ngoài kinh điển” đạt ‘giác ngộ tức thì’ tại đây, ngay lúc này, chứng ngộ ‘kiến tính thành Phật’ do bản ngã chân tính và nhân duyên. Phật Thích Ca trên núi Linh Thứu im lặng đưa lên cành hoa, Thiền sư Ca Diếp mỉm cười thấu hiểu và đức Phật Thích Ca đã ấn chứng cho Thiền sư Ca Diếp là Sơ tổ của Thiền tông Ấn Độ.

Thiền tông Việt Nam có từ rất sớm tại Luy Lâu do Thiền tông Ấn Độ truyền bá vào Việt Nam trước tiên ở thế kỷ thứ 2 và thứ 3, rước cả Trung Quốc (thế kỷ thứ 6) Nhật Bản (thế kỷ 11, 12) và các nước châu Á khác. Các Sơ Tổ Thiền tông Việt Nam là thiền sư Khương Tăng HộiMâu Tử. Thiền tông Việt Nam nguồn gốc lâu đời trong lịch sử Việt Nam và phát triển rực rỡ nhất thời nhà Trần với Thiền phái Trúc Lâm.  Trần Nhân Tông (Trần Khâm 1258- 1308) là vua Phật đời Trần (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Người là tổ sư Trúc Lâm Yên Tử, nhà chiến lược kỳ tài, nhà văn hóa kiệt xuất, nhà thơ lớn Con Người Hoàn Hảo dân tộc Việt Nam. Người đã viết: Cư trần lạc đạo, triết lý nhân sinh rất nổi tiếng “Ở đời vui đạo, mặc tùy duyên/ Hể đói thì ăn, mệt ngủ liền/ Kho báu trong nhà thôi tìm kiếm/ Vô tâm đối cảnh hỏi chi thiền.

Trúc Lâm Yên Tử, Trần Nhân Tông

Trần Nhân Tông (Trần Khâm 1258- 1308) là vua Phật đời Trân (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Người là tổ sư Trúc Lâm Yên Tử, nhà chiến lược kỳ tài, nhà văn hóa kiệt xuất, nhà thơ lớn và Con Người Hoàn Hảo của dân tộc Việt Nam. Người đã viết: Cư trần lạc đạo, triết lý nhân sinh rất nổi tiếng “Ở đời vui đạo, mặc tùy duyên/ Hể đói thì ăn, mệt ngủ liền/ Kho báu trong nhà thôi tìm kiếm/ Vô tâm đối cảnh hỏi chi thiền.”

Trần Nhân Tông với 50 năm cuộc đời đã kịp làm được năm việc lớn không ai sánh kịp trong mọi thời đại của tất cả các dân tộc trên toàn thế giới: Minh quân lỗi lạc, làm vua 15 năm (1278 – 1293) trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến hai lần đánh thắng quân Nguyên Mông là đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thế giới của thời đó; Vua Phật Việt Nam, tổ sư thiền phái Trúc Lâm Yên Tử và Thái Thượng Hoàng 15 năm (1294-1306). Nhà văn hóa và nhà thơ kiệt xuất với thắng tích Trúc Lâm Yên Tử và kiệt tác Trần Nhân Tông còn mãi với thời gian, hoàn thành sư mệnh của bậc chuyển pháp luân, mang sự sống trường tồn vượt qua cái chết; Người Thầy của chiến lược vĩ đại yếu chống mạnh, ít địch nhiều bằng thế đánh tất thắng “vua tôi đồng lòng, toàn dân đồng sức”tạo lập sự nghiệp mở nước và thống nhất non sông Việt, mở đất phương Nam bằng vương đạo, thuận thời, thuận người; Con người hoàn hảo, đạo đức trí tuệ, kỳ tài trị loạn, đã hưng thịnh nhà Trần và cứu nguy cho nước Việt tại thời khắc đặc biệt hiểm nghèo, chuyển nguy thành an, biến những điều không thể thành có thể.

Giáo sư sử học Trần Văn Giàu nhận định: “… chưa tìm thấy lịch sử nước nào có một người đặc biệt như Trần Nhân Tông ở Việt Nam. Tại nước Tàu lúc bấy giờ Triều đình nhà Tống rất hùng mạnh nhưng quân Nguyên Mông đã tràn xuống đánh thắng thần tốc, đến nỗi vua quan nhà Tống phải chạy ra biển và nhảy xuống biển tự vẫn. Tại Tây Á, Trung Á và một phần châu Âu cũng thua thảm hại, đến nỗi Giáo hoàng La Mã cũng lên tiếng sợ hãi. Trong lúc ấy Việt Nam so với phương Bắc thì quá nhỏ bé và quá nghèo yếu, thế mà Người dám không cho Nguyên Mông mượn đường xâm lược Chiêm Thành. Lại còn đánh bại ba lần Nguyên Mông xâm lược. Sau khi thắng giặc, Người lại lên núi sống. Người dám nghĩ, dám làm những việc không ai dám nghĩ chứ đừng nói đến làm”

Phật giáo Khoa học và Việt Nam

Nhà bác học Anhstanh, cha đẻ của Thuyết tương đối, đã nhận định: “Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học” . “Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó” . “Khoa học mà thiếu tôn giáo là khập khiễng. Tôn giáo mà không có khoa học thì mù quáng” . Cả ba câu này đều được trích từ Những câu nói nổi tiếng của Anhstanh (Collected famous quotes from Albert), và được dẫn lại trong bài Minh triết sống thung dung phúc hậu của Hoàng Kim

Khoa học và thực tiễn giúp ta tìm hiểu những phương pháp thực tế để thể hiện ước mơ, mục đích sống của mình nhằm sống yêu thương, hạnh phúc,vui khỏe và có ích. Đọc rất kỹ lại Ki tô giáo, Hồi giáo,Do Thái giáo,Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, … và chiêm nghiệm thực tiễn , tôi thấm thía câu kinh Phật với triết lý vô ngã: Chân lý là suối nguồn chứ không phải là con người thần thánh hay chân lý tuyệt đối. Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông có minh triết: Hãy quay về tự thân chứ không tìm ở đâu khác. Luật Hấp Dẫn, Thuyết Tương đối, Thành tựu Khoa học và Thực tiễn giúp ta khai mở nguồn năng lượng vô tận của chính bản thân con người và thiên nhiên. Đó là ba ngọn núi cao vọi của trí tuệ, là túi khôn của nhân loại. Bí mật Tâm linh (The Meta Secret) giúp ta khám phá sâu sắc các quy luật của vũ trụ liên quan đến Luật Hấp Dẫn đầy quyền năng. Những lời tiên tri của các nhà thông thái ẩn chứa trong Kinh Vệ đà, Lời Phật dạy, Kinh Dịch, Kinh Thánh, Kinh Koran …, cũng như xuyên suốt cuộc đời của những con người vĩ đại trên thế giới đã được nghiên cứu, giải mã dưới ánh sáng khoa học; Bí mật Tâm linh là sự khai mở những nguồn năng lượng vô tận của chính bản thân mỗi con người đối với đồng loại, các loài vật và thiên nhiên. Suối nguồn chân lý trong di sản văn hóa, lịch sử, giáo dục, kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao của mỗi dân tộc và nhân loại lưu giữ nhiều điều sâu sắc cần đọc lại và suy ngẫm.Qua đèo chợt gặp mai đầu suối. Gốc mai vàng trước ngõ.

Việt Nam là chốn tâm thức thăm thẳm của đạo Bụt (Phật giáo) trãi suốt hàng nghìn năm. Lịch sử Phật giáo Việt Nam theo sách Thiền Uyển tập anh xác nhận là đạo Phật được truyền trực tiếp từ Ấn Độ theo đường biển vào Việt Nam, gồm Giao Chỉ ở phía bắc và Chăm pa ở phía nam, khoảng thế kỉ thứ ba đến thế kỉ thứ hai trước Công nguyên, chứ không phải từ Trung Hoa như một số quan niệm trước đây. Phật giáo đồng hành chung thủy, lâu bền với dân tộc Việt, dẫu trãi nhiều biến cố nhưng được dẫn dắt bởi những nhà dẫn đạo sáng suốt và các đấng minh vương, lương tướng chuộng nhân ái của các thời nên biết thể hiện sự tốt đạo, đẹp đời. Việt Nam là nước biết tiếp thu, chắt lọc tri thức tinh hoa của nhân loại, chuộng sự học, đồng thời biết quay về với tự thân tổng kết thực tiễn, chứ không tìm ở đâu khác.

Việt Nam, Khoa học và Phật giáo là ba nhận thức căn bản của tôi.

Bản chất cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và vô thường. Minh triết của đời người hạnh phúc là biết sống thung dung, phúc hậu, thanh thản, an nhiên tự tại, nhận ra kho báu vô giá của chính mình, không lo âu, không phiền muộn, sống với tinh thần dịu hiền và trái tim nhẹ nhõm

Hoàng Kim

Bulukhin ngày 03.10.2013 lúc 10:56 nói:

Nếu thầy Thích Phổ Tuệ ấn chứng bạch ngọc (hạt gạo trắng ngần) thì cứ để nguyên vậy.

Thiển nghỉ của Bu thì có khác chút xíu. Bạch Ngọc là ngọc trắng thì chưa nói chi đến hạt gạo cả.

Thực ra hạt gạo không trắng thậm chí gạo lứt thì dinh dưỡng nhiều hơn gạo trắng. Bu được biết người Mỹ chế ra máy xát gạo trắng sau đó thấy là sai lầm bèn chế ra một thứ bột cho vào gạo để bù lại phần cám đã mất đi. Nhưng khi nấu cơm người ta vo gạo thì bột đó lại mất đi.

Dân gian nói hạt gạo là ngọc trời cho, trong trường hợp này là MỄ NGỌC.

Đấy cũng là nói cho vui.

HoangKim NgocphuongNam ngày 03.10.2013 lúc 22:10 nói:

Thưa anh Bu

Em đã thật xúc động được Thầy Thích Phổ Tuệ ấn chứng bạch ngọc (ngọc trắng, mễ ngọc, hạt gạo trắng ngần, ngọc trời cho, ngọc phương Nam). Đối với em được một người Thầy mẫu mực thiện tâm ấn chứng điều tốt đẹp này đã là một suối nguồn hạnh phúc. Em sẽ học thái độ của nước để đi như một dòng sông, học hoa lúa, hạt gạo để làm những việc có ích cho đời.

Đấy cũng là nói cho vui.

Kính anh chị vui khỏe ngày mới.

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoa-lua/

TỪ HIẾU VỚI NGƯỜI HIỀN
“nhân sinh bách hạnh hiếu vi tiên” (cổ ngữ)

Về quê lần trước ghé thăm đây.
Cầu Hiểu cầu Thương níu bạn thầy.
Thơ thiền Nhất Hạnh tìm gốc cũ.
Mặt trời từng hạt chính nơi này.


Hoàng Kim

nhớ lần ra Huế, tôi đến thắp hương Nam Giao và chùa Từ Hiếu, cội nguồn của hiếu sinh. Lần khác, đến viếng thăm chúa Nguyễn Hoàng ở lăng Trường Cơ, tọa lạc tại xã La Khê, huyện Hương Trà, nay là làng La Khê, xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, và viếng thăm Thiên Thụ Sơn, vùng cây trái trên 2000 ha mà triều Nguyễn dày công mang kỳ hoa dị thảo cả nước về trồng ở chốn kinh kỳ để lưu dấu những hoài niệm.

Thật may mắn những lần được uống trà ban mai tĩnh lặng tại Từ Hiếu, được lắng nghe những lời dạy thân thiết và những trang văn uyên áo của người Thầy, được tĩnh lặng chứng ngộ pháp môn “cười” và pháp môn “phật giáo dấn thân”. Đời trãi ngộ lắm, thấm thía lắm, sâu sắc lắm mới có được những bài thi kệ thật hiếm có, trân quý như ngọc cho đời “Sinh Tử, cầu Hiểu cầu Thương, Thơ từng ôm và Mặt trời từng hạt” “Đường xưa mây trắng” “Việt Nam Phật Giáo sử luận” “Thả một bè lau”

Đời người hiếm có những dịp may được cùng những người thân chọn về đây, nói chuyện về các điều tâm đắc và lắng nghe trang đời, trang sách, cổ vật trò chuyện Từ Hiếu với Người Hiền xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tu-hieu-voi-nguoi-hien/
Đêm thiêng tưởng nhớ Thầy.
#cnm365 #cltvn An nhiên

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là nhung-trang-van-thap-lua-1.jpg

NHỮNG TRANG VĂN THẮP LỬA
Hoàng Kim

“Bài ca Trường Quảng Trạch” là bài thơ đặc biệt ấn tượng củaThầy Trần Đình Côn người Hiệu trưởng đầu tiên Trường Quảng Trạch giới thiệu về Trường Quảng Trạch, một trường học nổi tiếng của tỉnh Quảng Bình lá cờ đầu địa chỉ xanh toàn ngành giáo dục Việt Nam thời chống Mỹ “Trường Quảng Trạch trên miền Quảng Thọ/ Tên trường ta chữ đỏ vàng son/ Tên Tổ Quốc, tên yêu thương / Thơm dòng sữa mẹ quê hương xa gần …” Mái trường bên dòng Gianh, Trường PTTH số 1 và số 2 Quảng Trạch (thị xã Ba Đồn ngày nay) là Trường Bắc Quảng Trạch và Nam Quảng Trạch xưa. Đó là nơi tỏa sáng nét đẹp nhân văn của tình thầy trò và nôi đào tạo nhiều thế hệ các người con trung hiếu hiến dâng bầu máu nóng cho Tổ Quốc Quê Hương trường tồn và phát triển. Nhiều người trong số họ đã ngã xuống trên các chiến trường cho Việt Nam độc lập và thống nhất. Nhiều người trong số họ thầm lặng dấn thân cho đời sống của người dân tốt hơn, đất nước và quê hương vươn tới. Nhiều người thành danh hiếm thấy trong cả nước, nhưng sâu sắc hơn hết là nét bình dị, chân thành, tình nghĩa, thuỷ chung.

Ta gặp nhau từ lúc tóc còn xanh. Nay tìm lại thì đầu đã bạc. Để nhớ một thời cùng toàn dân đánh giặc. Gian khổ chất chồng, mất mát đau thương. Bốn mươi năm thầy bạn tỏa muôn phương. Nay ôn lại thầy trò thời chống Mỹ. Trăm khuôn mặt anh chị nào cũng quý. Bình dị, chân thành, tình nghĩa, thuỷ chung. Nét đẹp quê hương Quảng Trạch anh hùng”. Thầy Phạm Ngọc Căng người Thanh Hóa, phó Hiệu trưởng đầu tiên của Trường cấp Ba Quảng Trạch là tác giả của những câu thơ thắm tình thầy bạn trên đây; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bai-ca-truong-quang-trach/

Nhà báo Lê Quang Vinh kể lại: “Tiểu mục đặc biệt không có trong chương trình Lễ kỷ niệm 40 năm Trường Cấp 3 Nam Quảng Trạch” Tại Lễ kỷ niệm 40 năm (thực tế là 41 năm) ngày Thành lập Trường THPT Số 2 Quảng Trạch (Trường Cấp 3 Nam Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình), sau các phần “long trọng” thuộc nghi lễ “cơ bản”, thì đến lượt một học sinh gái lớp 12, đại diện cho thế hệ hiện đang học tập tại trường, lên đọc “Lời chào mừng”. Lời phát biểu của em gái này ngay ở mấy câu đầu khá lưu loát, đầy súc tích; đã thực sự gây ấn tượng, tạo chú ý cho cả ngàn người nghe. Điều đó, khiến tôi phải dò hỏi nhanh lai lịch em học sinh này. Thật bất ngờ, một thầy giáo trong ban tổ chức tên là Trần Thanh Hải , Bí thư Đoàn trường, cho biết: Cô học trò nhỏ khá xinh xắn kia tên là Lê Thị Ngọc Cẩm, chính là con gái thứ 2 của Thầy giáo Lê Đình Thám quê xã Quảng Trung, cựu học sinh lớp 10 đầu tiên (1966 – 1967) của trường ta, bạn “đồng môn” của tôi (tác giả LQV), là học sinh có hoàn cảnh nhà rất ngặt nghèo, do cha mất sớm, nhưng em đã vượt khó để học giỏi nhiều năm liền. Tôi quá xúc động và cũng thật sung sướng; thương anh Lê Đình Thám vô cùng. Trong vai trò’ của một Nhà báo đang tác nghiệp, tôi đã không chút ngần ngại lên ngay sân khấu rồi đứng sát bục micro, chụp liên tục mấy tấm hình của em. Đợi khi em vừa dứt lời, tôi liền cầm chiếc micro từ tay Cẩm, đường đột thưa luôn mấy câu ngắn gọn: “Thưa thầy cô giáo, quý vị đại biểu và tất cả anh chị em các thế hệ học sinh trường ta! Trường cấp 3 Nam Quảng Trạch thật có phúc! 40 năm trước, có một học sinh giỏi đoạt đồng giải Nhất môn Văn lớp 10 toàn tỉnh Quảng Bình là anh Lê Đình Thám (cùng một học sinh nữa là anh Nguyễn Hữu Trường đang có mặt tại đây). Anh Lê Đình Thám, Thầy giáo Lê Đình Thám, thì đã qua đời nhiều năm nay rồi. Nhưng sau 40 năm, con gái của anh đây là một học sinh “xuất sắc”, vừa thay mặt các em thế hệ hiện tại, phát biểu chúc mừng Thầy cô và tất cả chúng ta. Xin tất cả mọi người một tràng vỗ tay cổ vũ em…!”. Cả sân vận động kín đặc người bỗng chốc lặng im, nhiều trong số đó đã không thể kìm nén được nước mắt. Rồi một tràng vỗ tay vang rền như pháo nổ kéo dài, kéo dài tưởng thật khó dứt… Em Cẩm thì khóc òa. Có lẽ đó là giây phút cảm động, hạnh phúc nhất, được ngưng kết rất tự nhiên trong ngày hạnh ngộ (của Lễ kỷ niệm) này. Trên ghế Chủ tịch đoàn, Thầy Nguyễn Quang Đăng, Hiệu trưởng đầu tiên của ngôi trường 41 tuổi này, bật đứng dậy rồi dang tay đón con gái anh Lê Đình Thám, cháu Lê Thị Ngọc Cẩm, vào lòng khi tôi dắt em tới gần cho thầy. Cháu Cẩm xúc động đến ngẹn ngào, bởi lời giới thiệu quá “bất thình lình” của tôi. Đột nhiên và bất ngờ, thầy Nguyễn Quang Đăng, Thầy Phạm Quốc Thành (Hiệu trưởng đương nhiệm) cùng các vị khác… vô cùng xúc động, đã rơi nước mắt ngay khi đang “an tọa” trên ghế khán đài…Ngồi kề bên phải thầy cựu Hiệu trưởng Nguyễn Quang Đăng, là anh Đinh Xuân Hướng, Cục phó Cục Hàng không dân dụng Việt Nam, bạn cùng lớp 10 với Lê Đình Thám và tôi, cũng ngây người ra, bần thần không kém.”

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là nhung-trang-van-thap-lua-2.jpg

“Khi cháu Lê Thị Ngọc Cẩm, con gái con anh Thám rời lễ đài, cô Nguyễn Thị Lâm (người Thị trấn Ba Đồn xưa, mặc áo sơ mi trắng) và cô Nguyễn Thị Di (quê Hòa Ninh, mặc áo dài xanh) là hai bạn gái cùng học lớp 10 với Lê Đình Thám, đẫm nước mắt từ bao giờ, đã ôm chầm lấy cháu Lê Thị Ngọc Cảm trong vòng tay yêu thương với bao xức động tuôn trào… Một “tiểu mục” đặc biệt (chỉ diễn ra trong giây phút “xuất thần”, hoàn toàn ngoài dự tính, không thể có trong “kịch bản” của Lễ kỷ niệm 40 năm (thực tế là 41 năm) Thành lập Trường THPT Số 2 Quảng Trạch (Trường Cấp 3 Nam Quảng Trạch) Ngày 29 tháng 4 năm 2007”.

Video yêu thích

Việt Nam quê hương tôi
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam,CNM365 Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on Twitter


Chào ngày mới 28 tháng 4


THƠ VIẾT BÊN THÁC IGUAZU

Thương em
Nước vùn vụt dội xuống
Sóng thình thịch cuộn lên
‘Thương tiến tửu’ Lý Bạch (2)
Ta thì thương nhớ em.

‘Tỉnh dạ tư’ thơ tiên
Người hiền trong suối bạc
Chiếu đất ở Thái An (3)
Vàng ròng lầm trong cát.

“Trên giường ánh trăng rọi,
Dưới đất như mờ sương.
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương.”
(2)

Thấy chăng ai
nước sông Hoàng trời tuôn 

Trút băng ra
chẳng quay về được nữa.

Lại chẳng thấy
lầu cao gương trong thương đầu bạc

Sớm tựa tơ xanh, chiều nhuốm tuyết
Đời người thoải mái cứ thung dung
Chớ để chén vàng trơ trước nguyệt” (2)

Ta với chim quấn quýt
Giữa đất trời bình yên
Nhớ quê nhà thác nước
Bản Giốc và Ka Long

Bài học lớn lòng ta
Thương emĐiểm hẹn
Kiệt tác của tâm hồn
500 năm nông nghiệp.

Thác nước Iguazu (1)
Brazil Nam Mỹ
Di sản thiên nhiên đẹp
Thăm thẳm rừng nguyên sinh

Nước vùn vụt dội xuống
Sóng thình thịch cuộn lên
‘Thương tiến tửu’ Lý Bạch
Ta thì thương nhớ em.

Nước vùn vụt dội xuống
Sóng thình thịch cuộn lên
‘Thương tiến tửu’ Lý Bạch
Ta thì thương nhớ em.


Hoàng Kim
Nhớ kỷ niệm Thác nước Iguazu

CHIẾU ĐẤT Ở THÁI AN
Hoàng Kim

Tỉnh thức lên Thái Sơn
Thung dung ngủ cội tùng
Chiếu đất ở Thái An
Đêm thiêng chào ngày mới

Ai uống rượu Hàm Hanh
Lòng tưởng nhớ Lỗ Tấn
Ta mang rượu Thái Sơn
Ngon xách về chẳng dễ

Núi cao ta trông
Đường rộng ta đi
Tuy đích chưa đến
Nhưng lòng hướng về

Lên Thái Sơn hướng Phật
Về ngủ bên cội tùng
Trải một cơn gió bụi
Thoáng chốc ba mươi năm

Điểm hẹn Ngọc Phương Nam
BÀI CA NHỊP THỜI GIAN
Hoàng Kim

Anh như chim ưng quay về tổ ấm
Vẫn khát bầu trời ước vọng bay lên
Ơi Bồng Lai cồn cào nỗi nhớ
Anh về bên này lại nhớ bên em.

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bai-ca-nhip-thoi-gian/

NGỌC PHƯƠNG NAM
Hoàng Kim

Quên tên cây
làm thuyền
Tận cùng nỗi cô đơn
– độc mộc!

Khoét hết ruột
Chỉ để một lần ngược thác
bất chấp đời
lênh đênh…‘ (4)

hứng mật đời
thành thơ
việc nghìn năm hữu lý
trạng Trình

đến trúc lâm
đạt năm việc lớn hoàng thành
đất trời xanh
Yên Tử (5)…

(1) Iguazu di sản thiên nhiên thế giới tuyệt đẹp giữa Brasil và Argentina tại rừng lớn nhất Nam Mỹ https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nho-ky-niem-mot-thoi (2) Lý Bạch nhà thơ Trung Quốc (3) Thái An điểm nhấn du lịch văn hóa bậc nhất Trung Quốc (4) thơ Trịnh Tuyên
(5) Hoàng Kim họa đối

  • Thác Iguazu giữa Brasil và Argentina đẹp và nổi tiếng tương tự Thác Niagara giữa Hoa KỳCanada, xem video kèm https://www.facebook.com/niagaraaction/reels/ (tiếng Anh: Niagara Falls; tiếng Pháp: les Chutes du Niagara) ở sông Niagara tại Bắc Mỹ, nằm ở đường biên giới của Hoa KỳCanada. Thác Niagara bao gồm 3 thác riêng biệt: thác Horseshoe (Canada) (đôi lúc gọi là thác Canada), thác Mỹ và một thác nhỏ hơn gần đó là thác Bridal Veil. Dù thác không cao nhưng các thác Niagara rất rộng. Với hơn 168.000 m³ nước rơi xuống mỗi phút[1] vào thời điểm nhiều nhất, và trung bình gần 110.000 m³ mỗi phút, đây là thác nước mạnh nhất ở Bắc Mỹ[2]. Thác Niagara tọa lạc khoảng 20 phút đi từ thành phố Buffalo của Hoa Kỳ và Toronto của Canada. (Wikipedia Tiếng Việt)

EMBRAPA Brazil Bạn tôi ở nơi ấy

Science that transforms your life – Embrapa’s Institutional Video

Thác Iguazu

The World’s Most Beautiful Waterfalls

TỈNH THỨC CÙNG THÁNG NĂM
Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim
#Nhàtôi
; #banmai; #htn365; #ana; #Thungdung#dayvahoc, #vietnamhoc;  #cnm365;  #cltvn; #đẹpvàhay; #lvn365 https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi- 28-thang-4/ & https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-28-thang-4

CNM365 Tình yêu cuộc sống:Thơ viết bên thác Iguazu; Thế giới trong mắt ai; Cách mạng sắn Việt Nam; Bạch Ngọc Đông Hòa bạn quý; Tỉnh thức cùng tháng năm; Ban Mai Bình Minh An Cuối dòng sông là biển, Trường tôi nôi yêu thương; Thầy Hiếu đêm giáng sinh; Bóng hạc chốn xa xôi; Con đường xanh yêu thương; Cơm thực dưỡng gạo lức; Việt Nam con đường xanh; Ve ran gà gọi sáng; Gia Cát Mã Tiền Khóa; Nơi một trời thương nhớ; Những trang đời lắng đọng; Hoa sen trắng Thiền sư Osho; Đến với Tây Nguyên mới; Nhớ lại và suy ngẫm; Hoàng Trung Trực đời lính; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người. Lời thương; Thế giới trong mắt ai; Cách mạng sắn Việt Nam; Tỉnh thức cùng tháng năm; Ban Mai Bình Minh An Tỉnh thức nhớ Viên Minh; Vĩ Dạ thương Miên Thẩm; Bay lên nào Hải Âu; Sơn Nam ông già Nam Bộ; Sơn Nam và Bùi Giáng; Chỉ tình yêu ở lại ; Về với vùng cát đá ; Thầy giáo già trước biển; Mưa lành và lúa xuân; Lúa siêu xanh Việt Nam ; Tiến bộ giống sắn Việt Nam; Sắn Việt Nam ngày nay; Hoàng Long thơ về Mẹ; Thung dung đời quên tuổi; Nhớ lời vàng Albert Einstein; Trần Văn Trà bóng hạc; Thiên đường này đâu quá xa; Qua Waterloo nhớ Scott; Lên đỉnh Thiên Môn Sơn; Gạo Việt và thương hiệu; Thăm nhà cũ của Darwin; Về; Nghĩa Lĩnh Đền Hùng; Dẻo thơm hạt ngọc Việt, Trần Khánh Dư vẹn kiếp; Ăn cháo nói càn khôn; Nhớ quên khúc nhạc vui; Mười thói quen mỗi ngày; Nguyễn Hàm Ninh Thầy Vua; Ngắm ‘ngõ nhà lão Hâm’; Kim Notes lắng ghi chú; Đọc ’50 năm nhớ lại’; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Giống lúa siêu xanh GSR65; Tháng Tư chuyện không quên; Phục sinh giữa tối sáng; Việt Nam con đường xanh; Đêm khúc nhạc thanh bình; Thầy bạn trong đời tôi; Tiến bộ giống sắn Việt Nam ; Sắn Việt Nam ngày nay ; Giống khoai lang Việt Nam; Thành tâm với chính mình; Trường tôi nôi yêu thương, Về Trường để nhớ thương; Minh triết Thomas Jefferson; Chuyện đồng dao cho em; Chuyện cổ tích người lớn; Lời dặn của Thánh Trần; Nhớ thầy Tôn Thất Trình; Chuyện thầy Tôn Thất Trình; Tâm Đạo chuyện trăm năm; Đến với Tây Nguyên mới, Ban mai chào ngày mới; Khi hoa bằng lăng nở; Nhà tôi chốn thung dung; Kuma DCj & Hoàng Thảo; Minh triết của đức Phật; Đền Bà Chúa Thượng Ngàn; Đi dưới trời minh triết; Yên Lãng Hồ Chí Minh; Tản mạn nhớ và quên; Làng Minh Lệ quê tôi; Chuyện ngậm ngãi tìm trầm; Chuyện muôn năm còn kể; Lên Trúc Lâm Yên Tử; Lời ru nhớ núi sông; Đến với Tây Nguyên mới ; Câu cá bên dòng  Sêrêpôk; Tỉnh thức cùng tháng năm; Mưa xuân Kim và Thủy; Chuyện sao Kim kỳ thú; Sông Hoàng Long chảy hoài; Sông Kỳ Lộ Phú Yên; Mưa xuân trong mắt ai; Tháng Ba hoa gạo nở; Việt Nam con đường xanh; Đọc lại và suy ngẫm; Mây lành Phổ Đà Sơn; Kim Notes lắng ghi chú; Gia Cát Mã Tiền  Khóa; Trung Quốc một suy ngẫm; Nhớ Ông Bà Cậu Mợ; Có một ngày như thế; Phục sinh giữa tối sáng; Nam tiến của người Việt; Nhà tôi giấc mơ xanh; Cao Biền trong sử Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Nhà tôi giấc mơ xanh; Tô Đông Pha Tây Hồ; Thượng Đức thương nhìn lại; Những trang văn thắp lửa; Thơ vui những ngày nhàn; Bill Gates học để làm; Minh triết sống phúc hậu; Giống khoai lang Việt Nam; Sắn Việt Nam ngày nay; Vietnamese Cassava Today; Hồ Lắk Đình Lạc Giao; Ngày Quốc tế Hạnh phúc; Chim Phượng về làm tổ; Chốn vườn thiêng cổ tích; Trân trọng Ngọc riêng mình; Bảo tồn và phát triển sắn; Về miền Tây yêu thương; Trần Công Khanh ngày mới; Mark Zuckerberg và FB ; Chuyện đồng dao cho em; Đến với Tây Nguyên mới; Thương Kim Thiếp Vũ Môn.Nghỉ ngơi nhàn tĩnh dưỡng; Trần Công Khanh ngày mới;Selma Nobel văn học; Thầy Quyền thâm canh lúa; Chuyện ngày sinh của Thủy;Một gia đình yêu thương; Thành kính lưu lời thương; Nhớ ông bà cậu mợ; Một niềm tin thắp lửa;Minh triết sống phúc hậu; Truyện vua Solomon; Đến với Tây Nguyên mới; Hồ Lắk Đình Lạc Giao; Thương Kim Thiết Vũ Môn; IAS đường tới trăm năm; Nông nghiệp Việt trăm năm; Quản lý đất đai Việt Nam; Nam Tiến của người Việt; Mẹ tắm mát đời con; Bóng hạc chốn xa xôi; Hồ Lắk Đình Lạc Giao; Cánh cò bay trong mơ; Vào Tràng An Bái Đính; Sông Hoàng Long chảy hoài; Nguồn Son nối Phong Nha; #An nhiên; Đến với Tây Nguyên mới; Thương Kim Thiết Vũ Môn; Nguyễn Huy Thiệp lắng đọng;Đặng Dung thơ Cảm hoài; Đồng hành cùng đi tới; Giống khoai lang Việt Nam; Thương Kim Thiếp Vũ Môn; Quảng Bình đất và người; Thơ văn thầy Hồ Ngọc Diệp; Chuyện cổ tích người lớn; Cuối dòng sông là biển; Thầy nghề nông chiến sĩ; Đọc lại và suy ngẫm; Thương Kim Thiếp Vũ Môn; Giống khoai lang Việt Nam; Việt Nam con đường xanh; Đọc lại và suy ngẫm; Mây lành Phổ Đà Sơn; Cao Biền trong sử Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Nhà tôi giấc mơ xanh;Phạm Hồng Đức Phước ca cao; Cao Biền trong sử Việt;Trời nhân loại mênh mông; Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay; Thầy bạn trong đời tôi; Cuối dòng sông là biển;. Phục sinh giữa tối sáng; Nam tiến của người Việt; Gia Cát Mã Tiền Khóa; Kim Notes lắng ghi chú; Gia Cát Mã Tiền Khóa;Sông Kỳ Lộ Phú Yên; Châu Văn Tiếp Phú Yên; Chọn giống sắn Việt Nam; Ngọc Phương Nam ngày mới; Nghê Việt am Ngọa Vân; Phục sinh giữa tối sáng; Lê Phụng Hiểu ruộng thác đao; Thầy bạn trong đời tôi; Bóng hạc chốn xa xôi; Giống khoai lang Việt Nam; Chuyện thầy Lê Quý Kha; Lên Việt Bắc điểm hẹn ; Tiếng Việt lung linh sáng; Bài thơ Viên đá Thời gian; Kim Notes lắng ghi chú; Gia Cát Mã Tiền  Khóa; Minh triết sống phúc hậu; Thung dung dạy và học; Thầy bạn trong đời tôi; Trịnh Công Sơn lắng đọng; Dạo chơi non nước Việt; Minh triết cho mỗi ngày; Địa chỉ xanh Ấn Độ; Vườn Quốc gia Việt Nam; Tĩnh lặng cùng với Osho; Đi thuyền trên Trường Giang; Đến với Tây Nguyên mới; Bài thơ Viên đá Thời gian; Đợi anh ngày trở lại; Chốn thiêng; Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc; Sắn Việt Nam ngày nay; Chung sức trên đường xuân; Vietnamese cassava today; Đỗ Hoàng Phong chiều xuân; Hồ Văn Thiện bóng chiều; Walt Disney người bạn lớn; 24 tiết khí lịch nhà nông; Lời thương; Giống lạc HL25 Việt Ấn; Thầy Tuấn kinh tế hộ; Thầy Tuấn trong lòng tôi; Địa chỉ xanh Ấn Độ; Chuyện cổ tích người lớn; Giống khoai lang Việt Nam; Nguyễn Hiến Lê sao sáng; Xanh một trời hi vọng; Về miền Tây yêu thương; Nơi một trời thương nhớ; Nông lịch tiết Thanh Minh; 24 tiết khí nông lịch; Ngày xuân đọc Trạng Trình; Nhớ thầy Trần Ngọc Ngoạn; Chốn thiêng; Thế giới trong mắt ai; Việt Nam con đường xanh; Nông nghiệp công nghệ cao; Phạm Quang Khánh Hoa Đất; Sông Mekong tin nổi bật; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Chín điều lành hạnh phúc; Đến với bài thơ hay; Nụ tầm xuân mùa xuân ; Về miền Tây yêu thương; Nơi một trời thương nhớ; Nông lịch tiết Thanh Minh; Tốt gỗ chẳng cần sơn; Ngày xuân đọc Trạng Trình; Nhớ thầy Trần Ngọc Ngoạn; Chốn thiêng; Thế giới trong mắt ai; Nông nghiệp công nghệ cao; Việt Nam con đường xanh; Thầy bạn trong đời tôi. Bill Gates học để làm Chuyện cổ tích người lớn. Thương Kim Thiếp Vũ Môn; Nhớ lời thề cỏ May, Vui quà tặng cuộc sống

Ngày 28 tháng 4 năm 1975 Chiến dịch Hồ Chí Minh .Tổng thống Trần Văn Hương trao quyền lại cho tướng Dương Văn Minh. Dương Văn Minh tuyên thệ nhậm chức cùng ngày hôm đó, trở thành vị tổng thống cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa. Tổng Tham mưu trưởng Quân lực Việt Nam Cộng Hòa Cao Văn Viên bỏ chạy sang Hoa Kỳ  Ngày 28 tháng 4 năm 1984, Bắt đầu trận Lão Sơn giữa Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc và Quân đội Nhân dân Việt Nam ở khu vực biên giới Văn Sơn–Hà Giang.  Ngày 28 tháng 4 năm 1897 là ngày sinh Diệp Kiếm Anh, chính khách, nguyên soái Trung Quốc (mất năm 1986);

Bài chọn lọc ngày 28 tháng 4: #vietnamhoc, Con đường xanh yêu thương; Cơm thực dưỡng gạo lức; Việt Nam con đường xanh; Ve ran gà gọi sáng; Gia Cát Mã Tiền Khóa; Nơi một trời thương nhớ; Những trang đời lắng đọng; Hoa sen trắng Thiền sư Osho; Đến với Tây Nguyên mới; Nhớ lại và suy ngẫm. Hoàng Trung Trực đời lính; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người. Nhớ bạn nhớ châu Phi; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-12-thang-9/ và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-28-thang-4/

Chúc Mừng Hạnh Phúc Thanh An & Phạm Hưng

Bà Trần Ngày An Hưng https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-28-thang-4/

Chúc Mùng Thanh An Văn Hưng Ngày Hạnh Phúc

SỚM HÈ LÍU RÍU XUÂN

Sớm mai nắng mới vừa lên
Nghe ngây ngất gió bên thềm lộc xuân
Tiếng ve líu ríu hè gần
Mến thương tặng bạn trong ngần lời quê.



Nhớ ngày năm cũ say mê
Con đường xanh dẫn ta về đồng xuân
Miệt mài cùng với nông dân
Ai say thiện nghiệp, ta gần niềm vui.



#Thungdung đít cưỡi đầu voi
Thương câu trung hiếu, trọng lời nghĩa nhân
#Annhiên hoa lúa đường xuân
Nhàn vui dạy trẻ thêm gần tĩnh tâm


Suốt đời chuyên việc chính
Bạn hữu thường Nông dân
Thầy nghề nông chiến sĩ
Ngày mới vui Cày đồng

Hoa lộc vùng đỏ thắm
Sớm mai líu ríu xuân
Trà thơm thương người Ngọc
Ban mai xa mà gần


Sớm mai líu ríu mưa xuân
Trời như mát lạnh, nắng gần mờ sương
Thung dung nhàn giữa đời thường
An vui cụ Trạng Trình quên việc đời.

Sớm xuân ngắm mai nở
Nhớ ai thời thanh xuân
Thương bạn đêm đông lạnh
Thắp đèn lên đi em

Vui đi dưới mặt trời
Giấc mơ lành yêu thương
Trà sớm thương người hiền
Chín điều lành hạnh phúc

Lời thương cùng tháng năm
Trân trọng Ngọc riêng mình
Bài ca nhịp thời gian
Chọn giống sắn Việt Nam

HÈ SANG

Xuân mãn hè sang cảnh đổi thay
Thanh minh tiết lớn phước đong đầy
Trời thay biển động mưa lam gió
Đất lành chim đậu nắng xanh cây

Đêm xuân nhẹ nhõm vui ngon giấc
Ngày hè thanh thản khỏe phô bày
Tâm tĩnh lặng an nhiên phúc hậu
Thung dung dạy và học tầm tay


Hoàng Kim

LÊN VIỆT BẮC ĐIỂM HẸN

Ai lên Việt Bắc ta về với
Nhớ chuyển đi dài núi thẳm sâu
Điểm hẹn ước mong ngày trở lại
Sương khói thời gian tóc đối màu …


Hoàng Kim

TRÒ CHUYỆN VỚI YẾN THANH

Thế sự hiên ngang một chiến thần
Thượng đài bản lĩnh thật vô song
Anh hùng trí dũng Kỳ Lân vượt
Lãng Nhân thời vũ Tống Giang so
Hảo hàn Lý Quỳ nhường bạn quý
Chân tình Người Ngọc phước duyên cho
Tiểu Ất Yến Thanh cao ẩn sĩ
Sư Sư Thủy Hữ nhất lão sư


Hoàng Kim

(*) yến thanh đánh thẩm nguyên https://youtu.be/1jHkJsP1t5s; Yến Thanh Lý Sư Sư https://youtu.be/1jHkJsP1t5s ; Yến Thanh ‘đạo ẩn vô danh’ https://youtu.be/g27TchOffLk ; Thủy Hử tập 66 Lương Sơn 108 anh hùng https://youtu.be/rNZPCojf3XU ; Yến Thanh mê tung quyền https://youtu.be/kLHrZ7XX9qs ; Yến Thanh Thủy Hử luận https://youtu.be/UnR9Zmo7F-0 https://hoangkimlong.wordpress.com/2023/04/25/tro-chuyen-voi-yen-thanh/

HOA GIẤY VÀ HOA ĐẤT

#ana tìm được Ngọc
Hi vọng của hạnh phúc
Hiền tài bút hơn gươm
Hiểu sách Nhàn đọc giấu

Hoa Bình Minh Hoa Lúa
Hoa Lúa giữa Đồng Xuân
Hoa lộc vừng ngày mới
Hoa Mai thơ Thiệu Ung

Hoa Mai trong Tết Việt
Hoa Mai và Mùa Xuân
Hoa Mai với Thiền sư
Hoa sim và hoa lúa

Hoa và Ong Hoa Người
Hoa Xuân Vườn Tao Đàn
Hoa Đất của quê hương
Hoa Đất thương lời hiền


Văn chương ngọc cho đời


Hoàng Kim

CON ĐƯỜNG XANH YÊU THƯƠNG

Rời phố khi trời ưng ửng sớm
Về rừng lúc đất tỏa hương khuya
Mai núi nghiêng soi bên suối biếc
Bình yên xóm nhỏ tiếng chim gù


Hoàng Kim

ĐỢI MƯA

Khát khao ngóng sớm chờ trưa
Sắn trồng nửa tháng đợi mưa cháy lòng
Mía xơ xác khắp cánh đồng
Đất rang rẫy nóng, trời nồng nực oi.


Lúa non ruộng nứt nẻ rồi
Suối khô, hồ cạn, người người ngóng trông
Tiếng ve ngằn ngặt trưa nồng
Mấy khi tháng bảy lại mong mưa rào?


Thương mình, thương kẻ khát khao
Mưa ơi, ngóng đợi lặn vào giấc mơ.


Hoàng Kim

Nhatkyduongxuan

MƯA XUÂN TRONG MẮT AI

Được nói lời yêu, lời hờn giận
Được chờ tin nhắn, ngóng câu thương
Đời chợt an nhiên, người chợt hiểu
Thoáng chốc mưa xuân đã ướt đường.


Hoàng Kim

SẮN KM419 Ở BÌNH PHƯỚC
Năm tháng nhọc nhằn năm tháng nhớ thương

SẮN KM419 Ở ĐÁK LĂK
Năm tháng nhọc nhằn năm tháng nhớ thương

GIỐNG SẮN KM419 Ở ĐĂK LĂK

Ngày tháng nhọc nhằn năm tháng nhớ thương
https://cnm365.wordpress.com/2016/04/13/mua-xuan/

TẮM TIÊN CHƯ YANG SIN
Hoàng Kim


Chư Yang Sin ơi Chư Yang Sin
Phật đá khỏa thân chốn núi thiêng
Con đường yêu thương* làm việc thiện
Mưa xuân** đất cảm lắng tâm thiền.

Thiên Thai lạc bước đỉnh ngàn mây
Hạ giới quên đường tít chim bay
Vườn Tượng nai thưa sương xuống mỏng
Đào Nguyên hoa kín cỏ lên dày
Tiên Cô suối biếc yêu đời thế
Chúa Liễu rừng thông thoải mái thay
Bồng Lai nơi ấy rồng tiên ẩn
Ai thích tiêu dao hợp chốn này. (***)

Chư Yang Sin là một trong 30 Vườn Quốc gia Việt Nam, đây là khu rừng đặc dụng nằm trên địa bàn các xã Yang Mao, Cư Drăm, Cư Pui, Hoà Phong, Hoà Lễ, Hoà Sơn, Khuê Ngọc Điền thuộc huyện Krông Bông và các xã Yang Tao, Bông Krang, Krông Nô, Đắk Phơi thuộc huyện Lắk, tỉnh Đăk Lăk.  Nơi đây có đỉnh núi Chư Yang Sin 2.442 mét, cao nhất hệ thống núi cao cực Nam Trung Bộ. Vườn Quốc gia Chư Yang Sin được thành lập ngày 12 tháng 7 năm 2002 theo quyết định số 92/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Tắm tiên ở Chư Jang Sin, tắm mình trong nguồn năng lượng vô tận của trời xanh, cây xanh, gió mát và không khí  an lành là quà tặng cuộc sống.

Vị trí Hồ Gươm trong bản đồ đời Nguyễn và Rùa Hồ Gươm

MỘT VÙNG TRỜI NHÂN VĂN
Hoàng Kim

Gương trời lồng lộng ban mai
Thung dung ta đến vùng trời nhân văn
Thịnh suy thế nước ngàn năm
Anh hùng là kẻ vì dân vì đời.

Bên lề chính sử dạo chơi
Rùa ơi thương Cụ biết nơi chọn về.
Kỳ Lân mộ, Tháp Rùa bia
Bia đời, bia miệng khắc ghi lòng người.

Tìm nơi tỉnh lặng ta ngồi
Tình yêu cuộc sống là nơi thư nhàn
Câu thơ lưu lạc trần gian.
Hoàng Thành Cổ Kiếm Hồ Gươm gọi về.


Huy Nguyen cùng với Trịnh Thế Hoan, Piri Piri, Hoàng Kim tại Son Hai, Thuận Hải, Vietnam. 21 Tháng 2, 2017  Ở đời vui đạo mặc tùy duyên Hễ đói thì ăn mệt ngủ liền Kho báu trong nhà thôi tìm kiếm Vô tâm đối cảnh hỏi chi Thiền – Trần Nhân Tông

VỀ VỚI VÙNG CÁT ĐÁ
Hoàng Kim

Về với vùng cát đá
Sông Kỳ Lộ Phú Yên
Vui đi dưới mặt trời
Một niềm tin thắp lửa

Về nơi cát đá em ơi
Mình cùng Tỉnh thức những lời nhân gian

Quê em thăm thẳm Tháp Chàm
Biển xanh cát đá và rừng hoang sơ
Hoa trên cát, núi Phổ Đà
Tháp Bà Chúa Ngọc dẫu xa mà gần.

Ta đi về chốn trong ngần
Để thương cát đá cũng cần có nhau
Dấu xưa mưa gió dãi dầu
Đồng Xuân nắng ấm nhuốm màu thời gian.

Đỉnh mây gặp buổi thanh nhàn
Dịch cân kinh luyện giữa vùng non xanh
Cát vàng, biển biếc, nắng thanh
Bình Minh An Đức Hoàng Thành Trúc Lâm.


MƯA XUÂN TRONG MẮT AI
Hoàng Kim

Trời mưa rây rây hạt
Mình trồng cây tiếp thôi
Mồ hôi và mưa quyện
Yêu thương thấm mát người.

Nắng mưa là thời trời
Tốt lành là thế đất
Phước đức bởi lòng người
An nhiên mưa gió thổi.

Lắng nghe Lương Phủ ngâm (*)
Ngắm nhìn non nước đổi
Thung dung giấc ngủ trưa
Tỉnh thức trồng tiếp nối …

“Ngược gió đi không nản
Rừng thông tuyết phủ dày
Ngọa Long cương đâu nhỉ
Đầy trời hoa tuyết bay !” (**)

Ghi chú:
(*) Lương Phủ Ngâm
(thơ Gia Cát Lượng )

Một đêm gió bấc lạnh,
vạn dặm mây mịt mù
Trên không tuyết bay loạn,
biến đổi cả giang sơn.

Ngửa mặt nhìn trời cao,
thấy như rồng đang đấu
Trùng trùng sư tử bay,
chớp mắt biến vũ trụ.

Cưỡi lừa qua cầu nhỏ,
một mình than mai gầy.

Nguyên văn

一夜北风寒,
万里彤云厚.
长空雪乱飘,
改尽江山旧.

仰面观太虚,
疑是玉龙斗.
纷纷鳞甲飞,
顷刻遍宇宙.

骑驴过小桥,
独叹梅花瘦!

Phiên âm: Nhất dạ bắc phong hàn,
vạn lý đồng vân hậu. Trường không tuyết loạn phiêu,
cải tận giang sơn cựu. Ngưỡng diện quan thái hư,
nghi thị ngọc long đấu. Phân phân lân giáp phi,
khoảnh khắc biến vũ trụ. Kỵ lư quá tiểu kiều,
độc thán mai hoa sấu!

Mưa . Trời mưa rây rây hạt Mình trồng cây tiếp thôi Mồ hôi và mưa quyện Yêu thương thấm mát người. (thơ Hoàng Kim) https://hoangkimlong.wordpress.com/category/mua/

(**) Nhớ Đào Duy Từ
(Thơ Hoàng Kim)

CƠM THỰC DƯỠNG GẠO LỨC
Hoàng Kim


Cơm thực dưỡng gạo lức
Nhớ Huyền Quang truyện xưa
Bóng hạc chốn xa xôi
Thiền sư lão nông tăng
xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/com=thuc-duong-gao-luc/

NHỚ HUYỀN QUANG TRUYỆN XƯA
Hoàng Kim


Ban mai lặng lẽ sáng
Nhớ Huyền Quang truyện xưa
Ai ngủ mình tỉnh thức
Gương trong soi tới giờ

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là me-tam-mat-doi-con.jpg

BÓNG HẠC CHỐN XA XÔI
Hoàng Kim


Bóng hạc chốn xa xôi
Văn hay lời kiệm chữ
Nhớ Huyền Quang truyện xưa
Lời thương cùng tháng năm

Bạn ưa nhất văn chương anh Nguyễn Huy Thiệp cuốn nào? Tôi thì chọn đầu tiên là Giăng lưới bắt chim, Văn hay lời kiệm chữ, sách này đúng ra phải là Huyền Quang, giăng lưới bắt chim. Chuyện về sư Huyền Quang. Người giăng lưới bắt chim là vua Trần Anh Tông và Trạng nguyên Tể tướng Mạc Đĩnh Chi, Chim là sư Huyền Quang Lý Đạo Tái. Tích truyện cổ có trong Thiền Uyển Tập Anh, một sách Phật học cổ có từ năm 1337, và nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã diễn đạt lại theo lối mới, dường như được rất nhiều người đồng tình, vì lối diễn đạt đúng (tôi xin được chép lại) như sau:

Giăng lưới bắt chim
Nguyễn Huy Thiệp

Chương 1

“…Thiền phái Trúc Lâm có ba Thiền sư kiệt xuất là Nhân Tông (Trúc Lâm Đầu Đà), Pháp Loa và Huyền Quang. Thiền phái này được xem là tiếp nối của dòng Yên Tử, dòng Yên Tử lại là sự hợp nhất của ba dòng thiền Việt Nam của thế kỉ thứ 12 – đó là dòng Thảo Đường, Vô Ngôn Thông và Tì-ni-đa-lưu-chi.

Thiền phái Trúc Lâm được xem là dạng Phật giáo chính thức của Đại Việt thời đó nên có liên quan mật thiết đến triều đại nhà Trần, phải chịu một hoàn cảnh mai một sau khi triều đại này suy tàn. Vì vậy, sau ba vị Tổ nói trên, hệ thống truyền thừa của phái này không còn rõ ràng, nhưng có lẽ không bị gián đoạn bởi vì đến thời kỳ Trịnh-Nguyễn phân tranh (1600- 1700), người ta lại thấy xuất hiện những vị Thiền sư của Trúc Lâm Yên Tử như Viên Cảnh Lục Hồ, Viên Khoan Đại Thâm và nổi bật nhất là Thiền sư Minh Châu Hương Hải (theo Nguyễn Hiền Đức).

Sau một thời gian ẩn dật, dòng Thiền này sản sinh ra một vị Thiền sư xuất sắc là Hương Hải, người đã phục hưng tông phong Trúc Lâm. Trong thế kỷ thứ 17-18, thiền phái này được hoà nhập vào tông Lâm Tế từ Trung Hoa và vị Thiền sư xuất sắc cuối cùng là Chân Nguyên Huệ Đăng….”

Khi mới xuất hiện, những sáng tác của Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã gây nên một cuộc tranh luận văn học sôi nổi. Văn phong và cách sáng tác từ trực giác của Tác giả rất lôi cuốn người đọc.

*

Sư Huyền Quang, vị tổ thứ ba của phái Trúc Lâm trước khi xuất gia là một Trạng nguyên, đã từng từ hôn công chúa Liễu Sinh. Vua Trần Anh Tông nói với quần thần:

– Người ta sống ở trong trời đất, mang khí âm, ôm khí dương, ăn thích vị ngon, mặc thích màu đẹp, đều có tình dục như thế. Đấy là lẽ thường. Chúng ta ngăn hãm một phía ham muốn ấy lại chính là để dốc lòng phụng đạo, đó là đành đi một lẽ. Riêng Huyền Quang sắc sắc không không, vậy đó là người ngăn hãm lòng dục hay là không có lòng dục?

Mạc Đĩnh Chi nói:

– Vẽ hổ chỉ vẽ được da, không vẽ được xương. Biết người chỉ biết mặt, ít biết được lòng. Vậy xin cho người thử xem.

Vua Trần Anh Tông nghe lời Mạc Đĩnh Chi, cử một nữ gián điệp xuân sắc mê hồn là nàng Thị Điểm Bích tìm đến Yên Tử để thử Huyền Quang theo kế giăng lưới bắt chim …

Huyền Quang, tên thật là gì không rõ, trong sử ghi là Lý Đạo Tái. Ông người làng Vạn Tải, huyện Gia Bình, xứ Kinh Bắc (nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Từ nhỏ nổi tiếng thần đồng, nghe một hiểu mười, nên người ta mới mệnh danh là Đạo Tái. Có sách chép Lý Đạo Tái đỗ Trạng nguyên khoa Nhâm Tý (1252) đời vua Trần Thánh Tông, lúc này mới 23 tuổi. Trong dân gian kể rằng nhà Lý Đạo Tái nghèo, không có đất cắm dùi. Khi còn hàn vi, Lý Đạo Tái từng hứa hôn với một cô gái nhưng về sau bị từ hôn, cô gái đi lấy một người nhà giàu. Cuộc nhân duyên lần thứ hai cũng thế. Chán nản, Lý Đạo Tái chuyên vào mỗi chuyện học hành rồi đỗ Trạng nguyên. Khi ấy, nhiều người đến manh mối hôn nhân nhưng ông đều từ chối, kể đến cả công chúa con vua. Nghe đồn Lý Đạo Tái đã từng ngán ngẩm than rằng:

Khó khăn thì chẳng ai nhìn

Đến khi đỗ Trạng tám nghìn nhân duyên!

Lý Đạo Tái theo đường hoạn lộ, nhiều lần đứng ra tiếp sứ thần Trung Hoa. Về sau, ông được sư Pháp Loa giác ngộ bèn xuất gia tu hành.

Sư Pháp Loa (tức Đồng Kiên Cường) là vị tổ thứ hai môn phái Trúc Lâm, đã theo vua Trần Nhân Tông khi người xuất gia ở núi Yên Tử. Vua Trần Nhân Tông, lấy pháp danh là Điểu Ngự trước khi viên tịch đã truyền y bát lại cho sư Pháp Loa, nay sư Pháp Loa giác ngộ và truyền y bát lại cho Lý Đạo Tái với pháp danh là Huyền Quang.

Huyền Quang là người có căn tu thế nào? Tại sao Huyền Quang lại trở thành vị sư tổ thứ ba trong phái Trúc Lâm, một môn phái Phật giáo có ảnh hưởng rất lớn đến thế giới tâm linh của người Việt Nam?

Bài thơ Cúc hoa của Huyền Quang nói tâm sự của một người tu đạo ở trong núi, ngắm hoa mới sực biết thời gian trôi đi:

Vong thân, vong thế dĩ đô vong

Tọa cửa tiên nhiên nhất tháp lương

Tuế vãn sơn trung vô lịch nhật

Cúc hoa khai xứ nhất trùng dương.

Một người quên mình (vong thân ), quên đời (vong thế ) ngồi mãi trong rừng sâu không có lịch, không biết năm hết Tết đến, thấy hoa cúc nở mới đoán là đã đến Tết trùng dương! Vì sao người này lại ngắm hoa cúc mà không đi ngắm hoa khác?

Chủ nhân dữ vật hồng vô cảnh

Hoa hướng quần phương xuất nhất đầu

(Lòng người và cảnh vật vốn không xung khắc

So sánh với muôn hoa, thì cúc đứng đầu )

Theo ý tứ bài thơ thì thấy Huyền Quang không phải là người không có thiên vị, không có tình ý riêng! Cũng trong bài thơ Cúc hoa này, Huyền Quang đã có một nhận xét rất sâu sắc: Nghĩa khí bất đồng nan cẩu hợp (Nghĩa khí mà khác nhau thì khó mà hòa hợp ). Đạo Phật thường lưu tâm người ta ở hai chữ nhân duyên. Huyền Quang cũng giống mọi người, không phải là lòng dạ sắt đá gì, không phải là người không hiểu biết về lẽ nhân duyên. Trong một bài thơ khác nữa tên là Sơn vũ (Nhà trong núi) tâm tình Huyền Quang phảng phất bâng khuâng:

Thu phong ngọ dạ phật thiềm nha

Sơn vũ tiên nhiên chầm lục la

Dĩ hí thành thiền tâm nhất phiến

Cùng thanh tức tức vị thuỳ đa

(Đêm khuya, gió thu xao xác ngoài mái hiên

Nhà trong núi đìu hiu giữa lùm cây xanh

Tấm lòng tu hành từ lâu đã hóa theo Phật

Tiếng dế vì ai mà kêu rầu rĩ mãi? )

Phái Trúc Lâm là phái có nhiều đệ tử tri thức nhất, học thức nhất, danh giá nhất ở nước ta. Huyền Quang được trao y bát, trở thành sư tổ của phái này thì căn tu, công lực đại thành của Huyền Quang ắt hẳn xuất chúng.

Làm sáng tỏ Phật tính là một mệnh đề cơ bản trong Kinh Niết bàn. Việc vua Trần Anh Tông cho Điểm Bích đi thử lòng Huyền Quang cũng có thể coi là một công án nhằm làm sáng tỏ Phật tính ở vị đại sư này vậy.

Ngày xưa, có người băn khoăn về pháp môn Bất nhị của Phật pháp đã từng thỉnh vấn Đức Phật: Những người phạm tội tà dâm, giết người, trộm cướp v.v… liệu có mất hết thiện căn Phật tính hay không? Đức Phật đáp: Thiện căn có hạng thường và hạng vô thường. Phật tính chẳng thường mà cũng chẳng vô thường, cho nên không đứt đoạn, gọi là pháp Bất nhị . Một hạng thiện, một hạng bất thiện, gọi là pháp Bất nhị. Uẩn và Giới kẻ phàm cho là hai nhưng bậc trí giả thì hiểu rõ tính của nó không phải là hai. Tính không hai đó (Vô nhị chi tính ) tức là Phật tính.

Theo cách giải thích trên có thể hiểu rằng người ngu kẻ trí Phật tính vốn không khác nhau, chỉ vì mê và tỉnh không giống nhau nên mới có kẻ ngu và trí mà thôi.

Trở lại việc vua Trần Anh Tông cho Điểm Bích đến thử Huyền Quang ở núi Yên Tử thì tưởng như mưu giăng lưới bắt chim là sâu sắc nhưng thực lại là mê vậy. Chuyện rằng Điểm Bích đã dùng nhiều kế nhưng không lay chuyển được Huyền Quang nên nàng bèn về tâu dối vua. Sách Tam tổ thực lục ghi lại lời tâu ấy như sau:

… Tôi vâng chiếu chỉ đi thử thiền sư Huyền Quang. Đến chùa Vân Yên, vào ở nhờ một bà vãi già, tự xưng là con gái nhà dân, xin được theo học đạo tôn sư. Bà vãi già thường sai tôi dâng nước chè lên cho sư. Trải qua hơn một tháng, sư không hề liếc nhìn, hỏi han gì tôi cả. Một hôm nửa đêm, sư lên nhà tụng kinh, đến canh ba, sư và đám tăng ni ai nấy đều về phòng mình mà ngủ. Tôi bèn đến bên cạnh phòng của thiền sư để nghe xem động tĩnh thế nào thì thấy sư ngâm lời kệ rằng:

Vằng vặc giăng mai ánh nước

Hiu hiu gió trúc khua sênh

Người vừa tươi tốt, cảnh vừa lạ

Mâu Thích ca nào chẳng hữu tình.

Sư ngâm đi ngâm lại mãi, tôi bèn vào phòng tăng, từ biệt sư để về thăm cha mẹ, để sang năm sẽ quay lại học đạo. Sư bèn giữ tôi lại ngủ một đêm, rồi cho tôi một dật vàng.

Nhà vua nghe lời Điểm Bích tâu, lòng bực bội không vui. Nghĩ lại, nhà vua tự trách mình:

– Sự việc nếu quả như lời Điểm Bích thì đúng là ta giăng lưới ở tổ bắt chim, chim nào mà không bị hại! Nếu sự việc mà không như thế thì hóa ra ta đã làm hại quốc sư, đẩy ông ta vào mối ngờ vực oan ức! Nếu hiểu rõ pháp Bất nhị của nhà Phật thì việc thử lòng này thật là nhảm quá!

Để sửa lỗi, cũng là để minh oan chiêu tuyết cho Huyền Quang, nhà vua cho mở hội Vô Già ở kinh thành, triệu Huyền Quang về làm lễ. Nhưng trái với tục lệ nhà chùa, hôm bước vào chính lễ, nhà vua cho giết bò và lợn, dọn toàn cỗ mặn.

Huyền Quang bước vào lễ, kêu tên Đức Phật khấn rằng:

– Kẻ đệ tử này có điều gì bất chính, xin chư Phật cho đày xuống A Tì địa ngục, còn nếu không thì xin cho những cỗ mặn kia hóa thành chay tất cả.

Huyền Quang khấn xong, bỗng có gió mạnh nổi lên, trời đất tối sầm. Khi gió tàn, trời sáng, tất cả các mâm cỗ mặn đều biến thành cỗ chay tinh khiết thơm tho. Nhà vua và mọi người thấy Huyền Quang làm phép thông cảm được với trời đất thì đều vô cùng cảm phục, quỳ xuống lạy tạ.

Huyền Quang viên tịch ở tuổi 82. Cho đến ngày nay, dân gian nhiều nơi vẫn kể lại những truyền thuyết trong cuộc đời ông. Có người nói rằng các món cỗ chay làm giống cỗ thường trong ngày lễ tết ở các nhà chùa là từ sự tích này. Nhân ngày Xuân, đọc lại sách Phật ngẫm ra nhiều điều. Trong chúng sinh, căn tính người ta có người sắc bén có người cùn nhụt. Người mê chấp thì phải tu thân, học tập; còn người giác ngộ có thể đột nhiên ứng hợp; chung quy lại để nhằm tự mình nhận thức được bản thân mình, tự mình chứng kiến được bản thân mình, sống hòa hợp cùng tự nhiên với tâm hồn trong sáng.

Phía trước là cuộc sống vẫy gọi! Đấy là tương lai với đầy mơ ước cho tất cả mọi người!

(Trích Bóng hạc chốn xa xôi https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bong-hac-chon-xa-xoi/)

THIỀN SƯ LÃO NÔNG TĂNG
https://youtu.be/w21hkPfEA2M
“Mưa thuận gió hòa chăm bón đúng
Nhân tươi quả tốt được thu nhiều”

Viên Minh Thích Phổ Tuệ
Lời Thầy dặn thung dung

Nhớ Viên Minh Hoa Lúa
Chùa Ráng giữa đồng xuân
Kim Notes lắng ghi chú
Hoa Đất thương lời hiền. ·

Noi theo dấu chân Bụt
Dạy và học làm Người
Hiểu Quân Dân Chính Đảng
Thấu Nông Lâm Y Sinh
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thien-su-lao-nong-tang/

CHỮ TUỆ 慧
Hán Nôm ( Học với chữ Hán-Nôm )
Đỗ Hoàng  · 2 4 2022 lúc 21; 42  

Tuệ có nghĩa là thông minh tài trí, sáng dạ. Tuệ thường được sử dụng để chỉ sự sáng suốt mau mắn lanh trí của con người. Sinh ra đã thông minh hơn người, tư duy nhanh nhẹn gọi là có tuệ căn. Có con mắt nhìn thấu mọi thứ soi rõ tiền nhân hậu hoạn gọi là tuệ nhãn.

Chữ tuệ được dùng nhiều trong phật học. Nhưng từ này cũng hàm ý chỉ sự tốt đẹp, nên thường được dùng để đặt làm tên người.

Cách viết chữ Tuệ

Tuệ – Huì – 慧. Bên trên là hai chữ phong 丰, bên dưới có bộ kệ 彐, sau đó là chữ tâm.

Chua Giang giua dong xuan

CHÙA RÁNG GIỮA ĐỒNG XUÂN
Hoàng Kim

Nơi cổ tự mây lành che xóm vắng
Viên Minh xưa chùa Ráng ở đây rồi
Bụt thư thái chim rừng nghe giảng đạo
Trời trong lành gió núi lắng xôn xao.

Mua thuan gio hoa cham bon dung
Ngat huong sen long long bong truc mai

MINH TRIẾT SỐNG PHÚC HẬU
Hoàng Kim


Bản chất cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và vô thường. Minh triết của đời người hạnh phúc là biết sống thung dung, phúc hậu, thanh thản, an nhiên tự tại, nhận ra kho báu vô giá của chính mình, không lo âu, không phiền muộn, sống với tinh thần dịu hiền và trái tim nhẹ nhõm. Minh triết sống thung dung phúc hậu.

Bài giảng đầu tiên của Phật

Tứ Diệu đế – Sự khổ: Nguyên nhân, Kết quả và Giải pháp – là bài giảng đầu tiên của Phật (Thích ca Mầu ni -Siddhartha Gamtama), nhà hiền triết phương đông cổ đại. Người là hoàng tử Ấn Độ, đã có vợ con xinh đẹp nhưng trăn trở trước sự đau khổ, thiếu hoàn thiện và vô thường (Dukkha) của đời người mà Phật đã xuất gia vào năm hai mươi chín tuổi để đi tìm sự giác ngộ. Người đã dấn thân suốt sáu năm trời tự mình đi tìm kiếm những vị hiền triết nổi tiếng khắp mọi nơi trong vùng để học hỏi và thực hành những phương pháp khác nhau nhưng vẫn chưa đạt ngộ. Cho đến một buổi chiều ngồi dưới gốc bồ đề, thốt nhiên Người giác ngộ chân lý mầu nhiệm lúc ba mươi lăm tuổi. Sau đó, Người đã có bài giảng đầu tiên cho năm người bạn tu hành. Mười năm sau, Phật thuyết pháp cho mọi hạng người và đến 80 tuổi thì mất ở Kusinara (Uttar Pradesh ngày nay). Học thuyết Phật giáo hiện có trên 500 triệu người noi theo.

Bài giảng đầu tiên của Phật là thấu hiểu sự khổ (dukkha), nguyên nhân (samudaya), kết quả (nirodha) và giải pháp (magga). Tôn giáo được đức Phật đề xuất là vụ nổ Big Bang trong nhận thức, san bằng mọi định kiến và khác hẵn với tất cả các tôn giáo khác trước đó hoặc cùng thời trong lịch sử Ấn Độ cũng như trong lịch sử nhân loại. Phật giáo chủ trương bình đẳng giai cấp, bình đẳng giữa con người có máu cùng đỏ, nước mắt cùng mặn, hết thảy các pháp là vô ngã. Mục đích là vô ngã là sự chấm dứt đau khổ và phiền muộn để đạt sự chứng ngộ bất tử, Niết bàn.

Kinh Phật với triết lý vô ngã: Chân lý là suối nguồn, chứ không phải là con người thần thánh hoặc chân lý tuyệt đối. Vị trí độc đáo của Phật giáo là một học thuyết mang đầy đủ tính cách mạng tư tưởng và cách mạng xã hội. Tiến sĩ triết học Walpola Rahula là giáo sư Trường Đại học Tổng hợp Ceylan (Pháp) đã tìm tòi văn bản cổ và giới thiệu tài liệu nghiêm túc, đáng tin cậy này (Lời Phật dạy. Lê Diên biên dịch).

Suối nguồn tươi trẻ Thiền tông

‘Bất lập văn tự. Giáo ngoại biệt truyền. Trực chỉ nhân tâm. Kiến tánh thành Phật’. Không lập giáo điều, truyền dạy ngoài sách, vào thẳng lòng người, giác ngộ thành Phật Thiền sư Bồ-đề-đạt-ma (?-532) đã nêu ra triết lý căn bản Thiền tông để Dạy và Học.Thiền tông Phật giáo Đại thừa nguồn gốc từ đức Phật Thích-ca Mâu-ni đã đạt được sự giác ngộ dưới gốc cây Bồ-đề ở Ấn Độ. Thiền sư Bồ-đề-đạt-ma là Tổ sư Ấn Độ đời thứ 28 đã truyền bá và phát triển Thiền tông lớn mạnh tại Trung Quốc. “Thiền” nhấn mạnh  kinh nghiệm thực tiễn chứng ngộ ‘trực chỉ nhân tâm, kiến tính thành Phật’ . Nhà Ấn Độ học và Phật học người Đức Hans Wolfgang Schumann trong tác phẩm Đại thừa Phật giáo (Mahāyāna-Buddhismus) đã viết:“Thiền tông có một người cha Ấn Độ nhưng đã chẳng trở nên trọn vẹn nếu không có người mẹ Trung Quốc.Cái ‘dễ thương’,cái hấp dẫn của Thiền tông chính là những thành phần văn hoá nghệ thuật, những đặc điểm sắc thái riêng của Trung Quốc, không phải của Ấn Độ. Những gì Phật giáo mang đến Trung Quốc, với tư tưởng giải thoát tuyệt đối, trình bày một cách nghiêm nghị khắt khe với một ngón tay trỏ chỉ thẳng, những điều đó được các vị Thiền sư thừa nhận, hấp thụ với một nụ cười thầm lặng đầy thi vị. Thành tựu lớn lao của các Đại luận sư Ấn Độ là nhét ‘con ngỗng triết lý’ vào cái lọ ‘ngôn từ, thì  chính nơi đây tại Trung Quốc, con ngỗng này được thả về với thiên nhiên mà không hề mang thương tích.” Thiền tông là sự “truyền pháp ngoài kinh điển” đạt ‘giác ngộ tức thì’ tại đây, ngay lúc này, chứng ngộ ‘kiến tính thành Phật’ do bản ngã chân tính và nhân duyên. Phật Thích Ca trên núi Linh Thứu im lặng đưa lên cành hoa, Thiền sư Ca Diếp mỉm cười thấu hiểu và đức Phật Thích Ca đã ấn chứng cho Thiền sư Ca Diếp là Sơ tổ của Thiền tông Ấn Độ.

Thiền tông Việt Nam có từ rất sớm tại Luy Lâu do Thiền tông Ấn Độ truyền bá vào Việt Nam trước tiên ở thế kỷ thứ 2 và thứ 3, rước cả Trung Quốc (thế kỷ thứ 6) Nhật Bản (thế kỷ 11, 12) và các nước châu Á khác. Các Sơ Tổ Thiền tông Việt Nam là thiền sư Khương Tăng HộiMâu Tử. Thiền tông Việt Nam nguồn gốc lâu đời trong lịch sử Việt Nam và phát triển rực rỡ nhất thời nhà Trần với Thiền phái Trúc Lâm.  Trần Nhân Tông (Trần Khâm 1258- 1308) là vua Phật đời Trần (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Người là tổ sư Trúc Lâm Yên Tử, nhà chiến lược kỳ tài, nhà văn hóa kiệt xuất, nhà thơ lớn Con Người Hoàn Hảo dân tộc Việt Nam. Người đã viết: Cư trần lạc đạo, triết lý nhân sinh rất nổi tiếng “Ở đời vui đạo, mặc tùy duyên/ Hể đói thì ăn, mệt ngủ liền/ Kho báu trong nhà thôi tìm kiếm/ Vô tâm đối cảnh hỏi chi thiền.

Trúc Lâm Yên Tử, Trần Nhân Tông

Trần Nhân Tông (Trần Khâm 1258- 1308) là vua Phật đời Trân (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Người là tổ sư Trúc Lâm Yên Tử, nhà chiến lược kỳ tài, nhà văn hóa kiệt xuất, nhà thơ lớn và Con Người Hoàn Hảo của dân tộc Việt Nam. Người đã viết: Cư trần lạc đạo, triết lý nhân sinh rất nổi tiếng “Ở đời vui đạo, mặc tùy duyên/ Hể đói thì ăn, mệt ngủ liền/ Kho báu trong nhà thôi tìm kiếm/ Vô tâm đối cảnh hỏi chi thiền.”

Trần Nhân Tông với 50 năm cuộc đời đã kịp làm được năm việc lớn không ai sánh kịp trong mọi thời đại của tất cả các dân tộc trên toàn thế giới: Minh quân lỗi lạc, làm vua 15 năm (1278 – 1293) trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến hai lần đánh thắng quân Nguyên Mông là đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thế giới của thời đó; Vua Phật Việt Nam, tổ sư thiền phái Trúc Lâm Yên Tử và Thái Thượng Hoàng 15 năm (1294-1306). Nhà văn hóa và nhà thơ kiệt xuất với thắng tích Trúc Lâm Yên Tử và kiệt tác Trần Nhân Tông còn mãi với thời gian, hoàn thành sư mệnh của bậc chuyển pháp luân, mang sự sống trường tồn vượt qua cái chết; Người Thầy của chiến lược vĩ đại yếu chống mạnh, ít địch nhiều bằng thế đánh tất thắng “vua tôi đồng lòng, toàn dân đồng sức”tạo lập sự nghiệp mở nước và thống nhất non sông Việt, mở đất phương Nam bằng vương đạo, thuận thời, thuận người; Con người hoàn hảo, đạo đức trí tuệ, kỳ tài trị loạn, đã hưng thịnh nhà Trần và cứu nguy cho nước Việt tại thời khắc đặc biệt hiểm nghèo, chuyển nguy thành an, biến những điều không thể thành có thể.

Giáo sư sử học Trần Văn Giàu nhận định: “… chưa tìm thấy lịch sử nước nào có một người đặc biệt như Trần Nhân Tông ở Việt Nam. Tại nước Tàu lúc bấy giờ Triều đình nhà Tống rất hùng mạnh nhưng quân Nguyên Mông đã tràn xuống đánh thắng thần tốc, đến nỗi vua quan nhà Tống phải chạy ra biển và nhảy xuống biển tự vẫn. Tại Tây Á, Trung Á và một phần châu Âu cũng thua thảm hại, đến nỗi Giáo hoàng La Mã cũng lên tiếng sợ hãi. Trong lúc ấy Việt Nam so với phương Bắc thì quá nhỏ bé và quá nghèo yếu, thế mà Người dám không cho Nguyên Mông mượn đường xâm lược Chiêm Thành. Lại còn đánh bại ba lần Nguyên Mông xâm lược. Sau khi thắng giặc, Người lại lên núi sống. Người dám nghĩ, dám làm những việc không ai dám nghĩ chứ đừng nói đến làm”

Phật giáo Khoa học và Việt Nam

Nhà bác học Anhstanh, cha đẻ của Thuyết tương đối, đã nhận định: “Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học” . “Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó” . “Khoa học mà thiếu tôn giáo là khập khiễng. Tôn giáo mà không có khoa học thì mù quáng” . Cả ba câu này đều được trích từ Những câu nói nổi tiếng của Anhstanh (Collected famous quotes from Albert), và được dẫn lại trong bài Minh triết sống thung dung phúc hậu của Hoàng Kim

Khoa học và thực tiễn giúp ta tìm hiểu những phương pháp thực tế để thể hiện ước mơ, mục đích sống của mình nhằm sống yêu thương, hạnh phúc,vui khỏe và có ích. Đọc rất kỹ lại Ki tô giáo, Hồi giáo,Do Thái giáo,Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, … và chiêm nghiệm thực tiễn , tôi thấm thía câu kinh Phật với triết lý vô ngã: Chân lý là suối nguồn chứ không phải là con người thần thánh hay chân lý tuyệt đối. Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông có minh triết: Hãy quay về tự thân chứ không tìm ở đâu khác. Luật Hấp Dẫn, Thuyết Tương đối, Thành tựu Khoa học và Thực tiễn giúp ta khai mở nguồn năng lượng vô tận của chính bản thân con người và thiên nhiên. Đó là ba ngọn núi cao vọi của trí tuệ, là túi khôn của nhân loại. Bí mật Tâm linh (The Meta Secret) giúp ta khám phá sâu sắc các quy luật của vũ trụ liên quan đến Luật Hấp Dẫn đầy quyền năng. Những lời tiên tri của các nhà thông thái ẩn chứa trong Kinh Vệ đà, Lời Phật dạy, Kinh Dịch, Kinh Thánh, Kinh Koran …, cũng như xuyên suốt cuộc đời của những con người vĩ đại trên thế giới đã được nghiên cứu, giải mã dưới ánh sáng khoa học; Bí mật Tâm linh là sự khai mở những nguồn năng lượng vô tận của chính bản thân mỗi con người đối với đồng loại, các loài vật và thiên nhiên. Suối nguồn chân lý trong di sản văn hóa, lịch sử, giáo dục, kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao của mỗi dân tộc và nhân loại lưu giữ nhiều điều sâu sắc cần đọc lại và suy ngẫm.Qua đèo chợt gặp mai đầu suối. Gốc mai vàng trước ngõ.

Việt Nam là chốn tâm thức thăm thẳm của đạo Bụt (Phật giáo) trãi suốt hàng nghìn năm. Lịch sử Phật giáo Việt Nam theo sách Thiền Uyển tập anh xác nhận là đạo Phật được truyền trực tiếp từ Ấn Độ theo đường biển vào Việt Nam, gồm Giao Chỉ ở phía bắc và Chăm pa ở phía nam, khoảng thế kỉ thứ ba đến thế kỉ thứ hai trước Công nguyên, chứ không phải từ Trung Hoa như một số quan niệm trước đây. Phật giáo đồng hành chung thủy, lâu bền với dân tộc Việt, dẫu trãi nhiều biến cố nhưng được dẫn dắt bởi những nhà dẫn đạo sáng suốt và các đấng minh vương, lương tướng chuộng nhân ái của các thời nên biết thể hiện sự tốt đạo, đẹp đời. Việt Nam là nước biết tiếp thu, chắt lọc tri thức tinh hoa của nhân loại, chuộng sự học, đồng thời biết quay về với tự thân tổng kết thực tiễn, chứ không tìm ở đâu khác.

Việt Nam, Khoa học và Phật giáo là ba nhận thức căn bản của tôi.

Bản chất cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và vô thường. Minh triết của đời người hạnh phúc là biết sống thung dung, phúc hậu, thanh thản, an nhiên tự tại, nhận ra kho báu vô giá của chính mình, không lo âu, không phiền muộn, sống với tinh thần dịu hiền và trái tim nhẹ nhõm

Hoàng Kim

Bulukhin ngày 03.10.2013 lúc 10:56 nói:

Nếu thầy Thích Phổ Tuệ ấn chứng bạch ngọc (hạt gạo trắng ngần) thì cứ để nguyên vậy.

Thiển nghỉ của Bu thì có khác chút xíu. Bạch Ngọc là ngọc trắng thì chưa nói chi đến hạt gạo cả.

Thực ra hạt gạo không trắng thậm chí gạo lứt thì dinh dưỡng nhiều hơn gạo trắng. Bu được biết người Mỹ chế ra máy xát gạo trắng sau đó thấy là sai lầm bèn chế ra một thứ bột cho vào gạo để bù lại phần cám đã mất đi. Nhưng khi nấu cơm người ta vo gạo thì bột đó lại mất đi.

Dân gian nói hạt gạo là ngọc trời cho, trong trường hợp này là MỄ NGỌC.

Đấy cũng là nói cho vui.

HoangKim NgocphuongNam ngày 03.10.2013 lúc 22:10 nói:

Thưa anh Bu

Em đã thật xúc động được Thầy Thích Phổ Tuệ ấn chứng bạch ngọc (ngọc trắng, mễ ngọc, hạt gạo trắng ngần, ngọc trời cho, ngọc phương Nam). Đối với em được một người Thầy mẫu mực thiện tâm ấn chứng điều tốt đẹp này đã là một suối nguồn hạnh phúc. Em sẽ học thái độ của nước để đi như một dòng sông, học hoa lúa, hạt gạo để làm những việc có ích cho đời.

Đấy cũng là nói cho vui.

Kính anh chị vui khỏe ngày mới.

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoa-lua

BAN MAI LẶNG LẼ SÁNG
Hoàng Kim


Ban mai lặng lẽ sáng
Phúc hậu tới thảnh thơi
Minh triết và sáng tạo
Vui đi dưới mặt trời

Hiền lành ẩn trí tuệ
Đức độ là tinh anh
Bảo tồn và trưởng thành
Một niềm tin thắp lửa

Sách hay là bạn quý
Lời ngọc học để làm
Tỉnh thức nhớ chuyện cũ
Chiếu đất ở Thái An

Ban mai lặng lẽ sáng
Ngày mới bình minh an

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là chao-don-binh-minh-an-1.jpg

Ban mai nắng mới lên
Hoa bình minh tỉnh thức
Long lanh hương trời đất
Lộc non xanh mướt cành.

Chào đón bình minh an
Bà cõng cháu nấu cơm
Ông cùng con dọn vườn
Vui khỏe cùng trẻ thơ …

Gõ ban mai vào phím
Mặt trời nào đang lên ?

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là 2-nhatoi.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là binh-minh-1.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là an-vien-nuoc-hoang-gia.jpg

Những trang đời lắng đọng
TĨNH THỨC HOA SEN TRẮNG
Hoa sen trắng
Nhà văn Triết gia Ấn độ Osho


Tổ sư Bồ đề đạt ma đến với một chiếc giầy; Châu Trần 09/04/2021 MKR-

Triết gia Osho nổi tiếng người Ấn độ nói: Tôi cực lạc vì tên của Tổ sư Bồ đề đạt ma đã làm cho tôi phiêu diêu. Đã từng có nhiều chư phật trên thế giới, nhưng Tổ sư Bồ đề đạt ma sừng sững như đỉnh Everest. Cách hiện hữu của ông ấy, cách sống, và cách diễn đạt chân lí đơn giản là của ông ấy; nó là vô song.

Trong các chùa ở Miền tây thường bên cạnh thờ tượng Đức Phật, có thờ tượng của Tổ sư Bồ đề đạt ma. Tượng Tổ sư dễ nhận biết. Gương mặt một người hung dữ, vai đeo gậy. Trên gậy có chỉ một chiếc giày.Tổ sư Bồ đề đạt ma đã du hành từ Ấn Độ sang Trung Quốc để truyền bá thông điệp của Đức Phật, người thầy của mình, mặc dầu họ sống cách nhau một nghìn năm.

***

Khi Tổ sư Bồ đề đạt ma đến Trung Quốc, Vũ Đế ra đón ông ấy ở biên ải. Mọi ngưỡi nghĩ rằng một chứng ngộ lớn đang tới! Và tất nhiên Vũ Đế đã tưởng tượng Tổ sư có nét gì đó giống như Đức Phật: rất hoà nhã, duyên dáng, vương giả. Tuy nhiên khi ông ta thấy Bồ đề đạt ma thì ông đã bị choáng. Tổ sư Bồ đề đạt ma trông rất thô thiển. Không chỉ thế, ông ấy còn có vẻ rất ngớ ngẩn. Ông ấy đến cây gậy đeo trên vai chỉ có một chiếc giầy.Vũ Đế bối rối. Ông ta đã tới cùng với cả đoàn triều đình với các hoàng hậu quí phi. Họ sẽ nghĩ gì khi ta ra đón một loại người như thế này? Ông cố gắng vì lịch sự bỏ qua điều đó. Và ông đã không muốn hỏi “Sao ông lại đến nước chúng tôi chỉ với một chiếc giầy?

***

Nhưng Tổ sư Bồ đề đạt ma đã không để Vũ Đế yên. Ông ấy nói: -Đừng cố bỏ qua nó. Hãy hỏi và thẳng thắn ngay từ chính lúc đầu đi. Ta đã đọc được câu hỏi trong đầu ông rồi.Vũ Đế đâm ra lúng túng; sau cùng ông nói:-Vâng, ông đúng, câu hỏi này đã nảy sinh trong ta: Sao ông đến mà chỉ mang một chiếc giày?

***

Tổ sư Bồ đề đạt ma nói, -Để mọi thứ vào cảnh quan đúng như từ chính lúc đầu. Ta là người vô lí! Ông phải hiểu điều đó từ chính lúc bắt đầu. Ta không muốn tạo ra bất kì rắc rối nào về sau. Hoặc ông chấp nhận ta như ta vậy hoặc ông đơn giản nói rằng ông không thể chấp nhận được ta. Và ta sẽ rời khỏi vương quốc của ông. Ta sẽ đi lên núi. Ta sẽ đợi ở đó đến khi người của ta đến với ta. Vũ Đế lúng túng. Ông đã mang theo nhiều câu hỏi khi đến đón Tổ sư. Nhưng ông băn khoăn có nên đưa chúng ra hay không? Ông nghi ngai câu trả lời là lố bịch. Nhưng Tổ sư Bồ đề đạt ma một mức khăng khăng:-Ông hãy nên hỏi những câu ông đã mang tới đây.

***

Vũ Đế gượng gạo hỏi:-Câu hỏi đầu: Ta đã làm được nhiều phước đức…. Tổ sư Bồ đề đạt ma nhìn sâu vào trong đôi mắt của Vũ Đế. Một cơn lạnh toát chạy dọc sống lưng nhà vua. Ông nói:-Toàn những điều vô nghĩa! Làm sao ông có thể làm được nhiều phước đức ? Ông còn chưa nhận biết phước đức được hình thành từ nhận biết . Mà ông ngụ ý phước đức nào? Làm sao ông có thể tạo ra được phước đức? Phước đức chỉ được tạo ra từ Đức Phật.

***

Vũ Đế ngại ngần:-Việc ta nói làm nhiều phước đức. Ta ngụ ý rằng ta đã làm nhiều đến chùa, nhiều điện thờ cho Phật. Ta đã làm nhiều đạo tràng cho các khất sĩ Phật tử, các tín đồ, và tì kheo. Ta đã thu xếp cho hàng nghìn học sĩ để dịch kinh sách Phật sang tiếng Trung Quốc. Ta đã tiêu tốn hàng triệu đồng bạc cho việc phục vụ Đức Phật. Nhiều triệu khất sĩ xin ăn mọi ngày từ cung điện này nọ này trên khắp nước.

***

Và Tổ sư Bồ đề đạt ma cười. Vũ Đế chưa từng bao giờ nghe thấy tiếng cười như thế. Tiếng cười bụng có thể làm rung chuyển cả núi. Tổ sư cười sằng sặc và nói:-Ông đã hành động một cách ngu xuẩn. Mọi nỗ lực của ông đều đã là cực kì phí hoài. Sẽ không tạo ra kết quả nào từ nó cả. Đừng cố, và đừng tưởng tượng rằng ông sẽ được lên cõi trời thứ bẩy như các khất sĩ Phật giáo đã nói cho ông. Họ chỉ khai thác ông thôi.

***

Đây là chiến lược khai thác những người ngu như ông. Họ khai thác lòng tham của ông về thế giới bên kia, Họ vẽ cho ông những hứa hẹn lớn. Và lời hứa của họ không thể chứng minh là sai được vì không ai quay trở về từ thế giới bên kia để nói liệu những lời hứa đó có được hoàn thành hay không. Ông đã bị họ lừa rồi. Không có cái gì sẽ xảy ra từ điều mà ông nghĩ là việc làm phước đức. Thực ra, ông sẽ rơi vào địa ngục thứ bẩy, vì một người sống với những ham muốn sai như thế, người sống có ham muốn như thế, đều sẽ rơi vào địa ngục.

***

Vũ Đế e ngại. Ông cố gắng lái câu chuyện sang một chủ đề khác: -Vậy có cái gì linh thiêng hay không? Tổ sư Bồ đề đạt ma nói, -Không có cái gì linh thiêng, cũng như không có cái gì là báng bổ. Linh thiêng và báng bổ, đều là thái độ của tâm trí, của định kiến. Mọi việc đều đơn giản như chúng vậy. Không cái gì sai và không cái gì đúng, không cái gì tội lỗi và không cái gì phước đức. Vũ Đế buồn bực:-Ông thật quá thể đối với ta và người của ta. Sau đó, Tổ sư Bồ đề đạt ma nói lời tạm biệt, quay lưng lại và đi lên núi.

***

Trong chín năm trên núi ông ấy ngồi quay mặt vào tường. Mọi người đến với ông bởi vì đã được nghe, biết về cuộc đối thoại này. Dù khoảng cách sống giữa Tổ sư và Đức Phật trong hơn một nghìn năm, nhưng về trung tâm Tổ Sư vẫn ở cùng Đức Phật. Tổ sư nói điều tinh tuý của Đức Phật – tất nhiên theo cách riêng của ông ấy, theo phong cách của ông ấy, Ngay cả Phật cũng sẽ thấy cách trình bày này đó là kì lạ.

***

Đức Phật là người văn hoá, phức tạp, và duyên dáng. Còn Tổ sư Bồ đề đạt ma chính là cái đối lập trong cách diễn đạt của Đức Phật. Tổ sư không là người mà là con sư tử. Tổ sư không nói, mà ông ấy gầm lên. Tổ sư không có cái duyên dáng mà Đức Phật có. Cái mà ông ấy có là sự thô thiển, dữ dằn. Không thanh nhã như kim cương; Tổ sư hệt như vĩa quặng: thô ráp tuyệt đối , không có một sự đánh bóng. Và đó là cái đẹp của ông ấy. Đức Phật có cái đẹp rất nữ tính, lịch sự, mảnh mai. Còn Tổ sư Bồ đề đạt ma có cái đẹp riêng . Cái đẹp của một tảng đá – mạnh mẽ, nam tính, không thể phá huỷ được, cái đẹp của một sức mạnh lớn lao.

***

Đức Phật toả sức mạnh, nhưng sức mạnh của Đức Phật rất im lặng, như tiếng thì thào, như làn gió mát. Còn Tổ sư Bồ đề đạt ma là cơn bão, sấm rền và chớp giật. Đức Phật đến cửa nhà bạn nhẹ nhàng không một tiếng động, bạn thậm chí sẽ không nghe thấy tiếng bước chân của ông ấy. Còn Tổ sư Bồ đề đạt ma, khi ông ấy đến nhà bạn, ông ấy sẽ làm rung chuyển cả ngôi nhà từ tận móng của nó. Đức Phật sẽ không lay bạn dậy ngay cả khi bạn đang ngủ. Còn Tổ sư Bồ đề đạt ma? Ông ấy sẽ dựng bạn dậy từ trong nấm mồ! Ông ấy đánh mạnh, ông ấy là chiếc búa.

***

Tổ sư là chính cái đối lập của Đức Phật trong cách diễn đạt, nhưng thông điệp của ông ấy với Đức Phật là một. Tổ sư cúi mình trước Đức Phật là thầy của mình. Tổ sư chưa bao giờ nói “Đây là thông điệp của ta”. Tổ sư đơn giản nói:-Điều này thuộc về chư phật, chư phật cổ đại. Ta chỉ là sứ giả. Không cái gì là của ta, bởi vì ta không có. Ta như cây trúc hồng được chư phật chọn để làm chiếc sáo cho họ. Họ hát: ta đơn giản để cho họ hát qua ta.

Cảm ơn Châu Trần- Trần Ái Châu Quản trị Mekong Rice đã chép lại.
Thấu suốt là chứng ngô. HK lưu tại CNM365 Tình yêu Cuộc sống
Tham khảo: Hoa sen trắng-Nhà văn Triết gia Ấn độ Osho

ĐẾN VỚI TÂY NGUYÊN MỚI
Hoàng Kim

Đến với Tây Nguyên mới
Thăm lại chiến trường xưa
Đất khoai sắn nuôi người
Sử thi vùng huyền thoại.

Vầng đá chốn đại ngàn
Rượu cần nơi bản vắng
Câu cá bên dòng Sêrêpôk
Tắm tiên Chư Jang Sin

Thương Kim Thiết Vũ Môn
Nhớ người hiền một thuở
Hồ Lắk Đình Lạc Giao
Biển Hồ Chùa Bửu Minh

Nước rừng và sự sống
Chuyện đời không thể quên
Cây Lương thực bạn hiền
Lớp học vui ngày mới

Ai ẩn nơi phố núi
Ai tỏ Ngọc Quan Âm
Ai hiện chốn non xanh
Mây trắng trời thăm thẳm
Nước biếc đất an lành

Soi bóng mình đáy nước
Sáng bình minh giữa đời
Thung dung làm việc thiện
Vui bước tới thảnh thơi

Đến với Tây Nguyên mới
Bao chuyện đời không quên

NHỚ LẠI VÀ SUY NGẪM
Hoàng Kim

Bài học cuộc sống thấm thía nhất thường là bài học của chính đời mình trãi nghiệm. Tôi xúc động đọc lại ‘Thầy bạn là lộc xuân’ “Cuộc chiến hôm qua bạn góp máu hồng. Lớp học hôm nay bạn không trở lại.Trách nhiệm trong mình nhân lên gấp bội. Đồng đội ơi tôi học cả phần anh” Tôi thật tâm đắc với Hoàng Ngọc Dộ khát vọng, Hoàng Trung Trực đời lính vì cao hơn trang văn là chính cuộc đời của anh ruột mình thấm từng giọt chữ. Tháng năm tôi nhớ lại và suy ngẫm về 18 thư mục ghi chép nhỏ (Notes) nay được lưu chung một chỗ để thỉnh thoảng đọc lại: 1) Nước Việt Nam thống nhất; 2) Đêm trắng và bình minh; 3) Tháng Năm tháng của hoa; 4) Những câu chuyện tháng năm 5) Về lại mái trường xưa; 6) Lời thề trên sông Hóa; 7) Nhớ kỷ niệm một thời; 8) Năm tháng ở trời Âu; 9) Vòng qua Tây Bán Cầu; 10) Đi để hiểu quê hương; 11) Bài học tự thắng mình; 12) Suy ngẫm từ núi Xanh; 13) Suy tư sông Dương Tử; 14) Trận Thượng Hải năm 1937; 15) Trận Vũ Hán năm 1938; 16) Đi thuyền trên Trường Giang; 17) Trung Quốc một suy ngẫm; 18) Việt Nam con đường xanh.

NƯỚC VIỆT NAM THỐNG NHẤT

Chiến tranh Việt Nam dài và ác liệt quá, tổn thất mất mát lớn quá. Đó là một trong những sự kiện lớn nhất thế kỷ 20 không riêng Việt Nam mà của toàn nhân loại. 30 tháng 4 là kết thúc cuộc chiến tranh ba mươi năm, là ngày hòa bình, thống nhất đất nước đầu tiên của dân tộc Việt. Chiến tranh Việt Nam (1955–1975) là giai đoạn thứ hai và là giai đoạn khốc liệt nhất của Chiến tranh Đông Dương (1945–1979). Đây là cuộc chiến giữa hai bên, một bên là Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam cùng Hoa Kỳ và một số đồng minh khác như Úc, New Zealand, Đại Hàn, Thái Lan và Philippines tham chiến trực tiếp; một bên là Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam, Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tại miền Nam Việt Nam, cùng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đều do Đảng Lao động Việt Nam lãnh đạo, được sự viện trợ vũ khí và chuyên gia từ các nước xã hội chủ nghĩa (cộng sản), đặc biệt là của Liên Xô và Trung Quốc. Cuộc chiến này tuy gọi là “Chiến tranh Việt Nam” do chiến sự diễn ra chủ yếu tại Việt Nam, nhưng đã lan ra toàn cõi Đông Dương, lôi cuốn vào vòng chiến cả hai nước lân cận là Lào và Campuchia ở các mức độ khác nhau. Do đó cuộc chiến còn được gọi là Chiến tranh Đông Dương lần thứ 2. Cuộc chiến này chính thức kết thúc với sự kiện 30 tháng 4, 1975, khi Tổng thống Dương Văn Minh của Việt Nam Cộng hòa đầu hàng quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam, trao chính quyền lại cho Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam.

Tôi là người lính của 30 tháng 4. Hai anh em tôi, thuộc hai cánh quân lớn trong năm cánh quân, gặp nhau giữa lòng thành phố sau ngày Việt Nam thống nhất. Chùm ảnh dưới đây là ít ảnh tư liệu gia đình. Tôi viết về cái “tôi” nhỏ bé và đơn giản trong cái “ta” to lớn và phức tạp của đất nước con người Việt Nam để tìm về thế giới của riêng mình như giọt nước trong biển cả có vị mặn, máu và nước mắt.

ĐÊM TRẮNG VÀ BÌNH MINH

Ông José António Amorim Dias, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hòa Dân chủ Timor-Leste tại UNESCO và Liên minh châu Âu trên chuyến tàu tốc hành từ Brussels đến Paris chung khoang với tôi đã trò chuyện và chia sẽ rất nhiều điều về triết lý nhân sinh và văn hóa giáo dục. Khu vực Bắc Âu có chất lượng cuộc sống tốt, và Vương quốc Bhutan nơi đề xuất ý tưởng Ngày Quốc tế Hạnh phúc là nước có chỉ số hạnh phúc cao dựa trên các yếu tố như sức khỏe, tinh thần, giáo dục, môi trường, chất lượng quản lý và mức sống của người dân là điều rất đáng suy ngẫm.

Môi trường sống yên lành và chất lượng cuộc sống tốt là giấc mơ hạnh phúc của mọi người dân. Đi xa về Bắc Âu đến Phần Lan, Thụy Điển, Hà Lan, Đan Mạch, Na Uy là vùng thiên nhiên, văn hóa thanh bình, mới lạ. Nơi đó không gian văn hóa thật trong lành. Chất lượng cuộc sống tốt hơn nhiều vùng tôi đã qua. Bắc Âu thoát ra khỏi cuộc chiến tranh. Họ không bị cuốn vào chiến tranh như Việt Nam, như châu Á, châu Phi, Tây Âu , Đông Âu và châu Đại dương. Họ bình tĩnh chuyển từ thế đối đầu lách ra khỏi cuộc chiến tranh giành quyền lực và nguồn lợi khốc liệt suốt hàng thế kỷ để trở thành những nước thanh bình và có chất lượng cuộc sống cao nhất thế giới.

Tôi suy ngẫm kỹ điều này trong bài viết “Đêm trắng và bình minh”. Khối các nước Bắc Âu Scandinavia (gồm Hà Lan, Đan Mạch, Na Uy, Thuỵ Điển, Phần Lan, Iceland, Greenland, quần đảo Faroe thuộc Đan Mạch), đêm 30 tháng 4 là Đêm Walpurgis, Bình minh ngày mới. Ngày 30 tháng 4 và ngày Quốc tế Lao động 1 tháng 5 ở Bắc Âu là các ngày lễ hội mừng Xuân đến. Hoa xuân bừng nở khắp nơi, tơ trời hương đất say đắm lòng người. Năm tháng ở trời Âu, tôi viết Bài ca tháng năm, suy ngẫm về bài học cuộc sống.

BÀI CA THÁNG NĂM
Hoàng Kim

Tháng năm là tháng của hoa
Anh đi ở giữa bao la đất trời
Nghe lòng thư thái, thảnh thơi
Ngắm ai từng cặp trao lời yêu thường.

Hoa xuân bừng nở khắp đường
Công viên ngợp giữa một rừng đầy hoa
Bên dòng sông nhỏ quanh co
Bạch dương rọi nắng, lơ thơ liễu mềm.

Anh đi vào chốn bình yên
Bùi ngùi lại nhớ thương em ở nhà.

Bài học Bắc Âu miền đất trong lành, nước Bỉ trái tim EU, và Ghent thành phố khoa học công nghệ là chỉ dấu minh triết cho các vĩ nhân lịch sử biết khéo tập hợp những lực lượng tinh hoa và sức mạnh dân chúng để thoát khỏi hiểm họa và bảo tồn được ngọc quý di sản.

Tôi nhớ đến Bernadotte với vợ là Déssirée trong tác phẩm “Mối tình đầu của Napoléon” của Annemarie Selinko. Vợ chồng hai con người kỳ vĩ này với lý tưởng dân chủ đã xoay chuyển cả châu Âu, giữ cho Thụy Điển tồn tại trong một thế giới đầy biến động và nhiễu nhương. Bắc Âu phồn vinh văn hóa, thân thiện môi trường và có nền giáo dục lành mạnh phát triển như ngày nay là có công và tầm nhìn kiệt xuất của họ. Bernadotte là danh tướng của Napoleon và sau này được vua Thụy Điển đón về làm con để trao lại ngai vàng. Ông xuất thân hạ sĩ quan tầm thường nhưng là người có chí lớn, suốt đời học hỏi và tấm lòng cao thượng rộng rãi. Vợ ông là Déssirée là người yêu đầu tiên của Napoleon nhưng bị Napoleon phản bội khi con người lừng danh này tìm đến Josephine một góa phụ quý phái, giàu có, giao du toàn với những nhân vật quyền thế nhất nước Pháp, và Napoleon đã chọn bà làm chiếc thang bước lên đài danh vọng. Bernadotte với vợ là Déssirée hiểu rất rõ Napoleon. Họ đã khéo chặn được cơn lốc cuộc chiến đẫm máu tranh giành quyền lợi giữa các tập đoàn thống trị và các nước có lợi ích khác nhau. Bernadotte và Déssirée đã đưa đất nước Thụy Điển và Bắc Âu khai sáng vầng hào quang bình minh phương Bắc.

Việt Nam và khối Asean hiện cũng đang đứng trước “con sư tử phương Đông trỗi dậy” và sự vần vũ của thế giới văn minh tuy nhiều cơ hội hơn nhưng cũng tiềm ẩn nhiều hiểm họa khó lường hơn. Điều này dường như rất giống của thời Napoleon người hùng châu Âu khao khát một nước Pháp phục hưng dân tộc và mở rộng phạm vi ảnh hưởng.

Trong vùng địa chính trị đầy điểm nóng tranh chấp biên giới hải đảo, sự tham nhũng, chạy theo văn minh vật chất; nguy cơ tha hóa ô nhiễm môi trường, nguồn nước, bầu khí quyển, vệ sinh thực phẩm, văn hóa giáo dục và chất lượng cuộc sống thì bài học trí tuệ càng cấp thiết và rõ nét.

Đi đâu cũng không bằng Tổ quốc mình. Nói gì, làm gì cũng không bằng dạy, học và làm cho đồng bào đất nước mình. Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương. Mục đích sau cùng của dạy và học là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và làm được việc. Dạy và học thực tiễn trên chính Tổ quốc mình.

Việt Nam quê hương tôi là đất nước của biết bao nhiêu thế hệ xả thân vì nước để quyết giành cho được độc lập, thống nhất, tự do và toàn vẹn lãnh thổ. “Nếu chỉ để lại lời nói suông cho đời sau sao bằng đem thân đảm nhận trọng trách cho thiên hạ trước đã” nhưng “sức một người thì có hạn, tài trí thiên hạ là vô cùng”. Làm nhà khoa học xanh hướng đến bát cơm ngon của người dân nghèo, đó là điều tôi tâm đắc nhất!

Nhân loại đã có một thời đi trong đêm trắng ánh sáng của thiên đường, đêm trắng bình minh phương Bắc. Sự chạng vạng tranh tối tranh sáng có lợi cho sự quyền biến nhưng khoảng khắc bình minh là sự kỳ diệu mở đầu cho Ngày mới, Xuân mới.

Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời bắt đầu từ tuổi trẻ. Tôi đã đi qua một vòng trái đất, một vòng cuộc đời, một vòng đêm trắng để bây giờ ngày mới bắt đầu từ Bình minh.

NHỮNG CÂU CHUYÊN THÁNG NĂM

Bác Võ Nguyên Giáp được nhiều người Việt Nam kính trọng vì Bác Giáp đặt việc công lên trên hết “dĩ công vi thượng”. ‘Bác Văn ơi thành kính tiễn Người’ Gia đình tôi hòa trong dòng người đông đảo của toàn quốc đã đến Dinh Thống Nhất tiễn Bác. Hôm đó là lần duy nhất trong đời, tôi đã đeo đủ huân huy chương

Võ Nguyên Giáp tổng tập hồi ký là tác phẩm lớn nhất của nhà thiên tài quân sự Việt, soi sáng rất nhiều góc khuất trong lý luận và thực tiễn của thời đại Hồ Chí Minh. Muốn thấu hiểu chiến tranh Đông Dương và chiến tranh Việt Nam, thấu hiểu 30 tháng 4, tháng năm nhớ lại và suy ngẫm, chúng ta cần đọc lại rất kỹ “Võ Nguyên Giáp, tổng tập hồi ký”.

Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911, mất ngày 4 tháng 10 năm 2013. Ông là Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam, là một trong những người góp công thành lập Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, được Chính phủ Việt Nam tôn vinh là “người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, chỉ huy chính trong các chiến dịch và chiến thắng chính trong Chiến tranh Đông Dương (1946–1954) đánh bại Thực dân Pháp, Chiến tranh Việt Nam (1960–1975) chống Mỹ, thống nhất đất nước và Chiến tranh biên giới Việt-Trung (1979) chống quân Trung Quốc tấn công biên giới phía Bắc. Tướng Giáp xuất thân là một giáo viên dạy sử, ông trở thành nhà lãnh đạo quân sự, vị tướng kiệt xuất của Việt Nam và thế giới. Ông được nhân dân ngưỡng mộ và được nhiều tờ báo ca ngợi là anh hùng của nhân dân Việt Nam.

Lời thề của Tổng thống Mỹ George Washington cũng là điều chúng ta cần rất suy ngẫm. Ông nói “Cái tên người Mỹ phải xóa bỏ bất cứ những liên hệ ràng buộc nào mang tính cách địa phương”. Tổng thống Washington khi mất được tán tụng như là “người đầu tiên trong chiến tranh, người đầu tiên trong hòa bình, và người đầu tiên trong lòng dân tộc của ông”. Washington đã trở thành biểu tượng dân tộc và quốc tế, đặc biệt tại Pháp và châu Mỹ Latin. Các học giả lịch sử luôn xếp ông là một trong số những vị tổng thống vĩ đại nhất.”. Ngày 30 tháng 4 năm 1789 là ngày Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ George Washington đọc lời tuyên thệ nhậm chức Tổng thống dân cử đầu tiên, trên ban công Tòa nhà Liên bang trên Phố Wall tại thành phố New York. Tổng thống Washington có một viễn tưởng về một quốc gia hùng mạnh và vĩ đại, xây dựng trên những nền tảng của nền cộng hòa, sử dụng sức mạnh của liên bang. Ông tìm cách sử dụng chính phủ cộng hòa để cải thiện hạ tầng cơ sở, mở rộng lãnh thổ phía tây, lập ra trường đại học quốc gia, khuyến khích thương mại, tìm nơi xây dựng thành phố thủ đô (Washington, D.C.), giảm thiểu những sự căng thẳng giữa các vùng và vinh danh tinh thần chủ nghĩa quốc gia.

George Washington hiện nay được biết như vị cha già của nước Mỹ. Ông sinh ngày 22 tháng 2 năm 1732, mất ngày 14 tháng 12 năm 1799. Ông là một nhà lãnh đạo chính trị và quân sự có ảnh hưởng lớn đối với quốc gia non trẻ Hoa Kỳ từ năm 1775 đến năm 1799. Ông đã lãnh đạo người Mỹ chiến thắng Vương quốc Anh trong cuộc Chiến tranh Cách mạng Mỹ với tư cách là tổng tư lệnh Lục quân Lục địa năm 1775–1783, và ông cũng đã trông coi việc viết ra Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787. Quốc hội nhất trí chọn lựa ông làm tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ (1789–1797). Phong cách lãnh đạo của ông đã có ảnh hưởng đến thể thức và lễ nghi cho chính quyền mà được sử dụng từ đó cho đến nay, thí dụ như dùng một hệ thống nội các và buổi đọc diễn văn nhậm chức. Với tư cách là tổng thống, ông đã xây dựng một chính quyền quốc gia mạnh mẽ và giàu tài chính mà đã tránh khỏi chiến tranh, dập tắt nổi loạn và chiếm được sự đồng thuận của hầu hết người Mỹ

Tháng năm nhớ lại và suy ngẫm là mốcson để chúng ta tìm về tác phẩm “Giu-cốp, nhớ lại và suy nghĩ”. Giu cốp là danh tướng lỗi lạc huyền thoại của quân đội Liên Xô, người đã kết thúc oanh liệt trận Beclin, trận thắng quyết định trong chiến tranh thế giới thứ hai; Hitler và Eva tự sát; Liên Xô cắm quốc kỳ trên nóc Tòa nhà quốc hội Đức ngày 30. 4. 1945. Đó là trận đọ sức sinh tử, mà nếu không có Giu cốp lịch sử có thể đổi khác.

“Nhớ lại và suy nghĩ” là tác phẩm nổi tiếng của Giu cốp đã làm sáng tỏ nhiều góc khuất. Lịch sử Thế giới có lẽ đã thay đổi, đặc biệt là trận Beclin, trận thắng sinh tử cuối cùng, quan hệ Xô Mỹ, quan hệ Liên Xô và Nam Tư, nhiều vấn đề hệ trọng quốc gia của Liên Xô. Những ý kiến của Giu cốp tỏa sáng khi được đáp ứng đầy đủ và sự tổn thất là tai họa thật ghê gớm khi không được trọng thị. Chúng ta muốn hiểu chiến tranh thế giới thứ Hai và chiến tranh lạnh thì không thể không nghiền ngẫm kỹ con người và tác phẩm Giu cốp. Bộ sách quý “Đọc lại và suy ngẫm” là chìa khóa vàng để hiểu nhiều điều.

“Trước những thắng lợi nhanh chóng trên hướng Berlin và dựa trên các báo cáo lạc quan của đại tướng V.I.Chuikov – tư lệnh tập đoàn quân cận vệ 8, Stalin lệnh cho Tổng tham mưu trưởng, đại tướng A. I. Antonov soạn thảo một kế hoạch đánh chiếm Berlin ngay trong thời gian cuối tháng 2, đầu tháng 3 năm 1945. Tuy nhiên, G. K. Zhukov cho rằng mọi việc không đơn giản như Tổng tư lệnh tối cao nghĩ. Từ kinh nghiệm Chiến dịch phòng thủ phản công tại khu vực Moskva năm 1941, G. K. Zhukov cho rằng quân Đức sẽ không chịu mất Berlin một cách dễ dàng và sẽ tổ chức phản công vào hai bên sườn của ba phương diện quân Liên Xô lúc này đã làm thành một đội hình kéo dài như một mũi nhọn trên hướng Berlin. Ông hiểu rõ: đánh thẳng vào Berlin không khó, nhưng quân Đức có thể cắt đứt và hợp vây lực lượng Hồng quân tiến quá nhanh về phía trước, khiến cho Hổng quân tổn thất nặng. Thêm vào đó, Hồng quân chưa có kinh nghiệm đánh chiếm một thành phố rộng lớn và có sự phòng thủ kiên cố như Berlin. Chính vì vậy, ông yêu cầu quân đội phải củng cố thật chặt trận địa trên bờ tây sông Oder. Đồng thời Zhukov cũng tiến hành trinh sát một cách kỹ lưỡng: ông ra lệnh cho không quân chụp 6 kiểu ảnh về thành phố Berlin và các phòng tuyến của quân Đức xung quanh đấy, rồi dựa vào đó cùng với những tài liệu bắt được và lời khai của tù binh Zhukov cho biên soạn một bản báo cáo tổng hợp được thuyết minh rõ ràng đính kèm với những tấm bản đồ chi tiết, phát hành xuống các cấp chỉ huy từ tư lệnh đến chỉ huy đại đội. Và thực tế đã diễn ra đúng như G. K. Zhukov dự đoán. Trong khi phòng ngự tích cực trên tuyến sông Oder – Neisse, từ tháng 2 năm 1945, Bộ Tổng tư lệnh quân đội Đức đã điều động tập đoàn quân xe tăng 6 SS và tập đoàn quân 5 từ mặt trận phía Tây về khu vực Budapest, điều động các tập đoàn quân xe tăng 3 và tập đoàn quân 11 đến khu vực Đông Pomerania để tổ chức phản công. Nắm được chính xác tình hình, G. K. Zhukov đề nghị I. V. Stalin cho hoãn ngay chiến dịch Berlin, điều Phương diện quân Belorussia 2 của Nguyên soái K. K. Rokossovssky quay lên hướng Tây Bắc mở Chiến dịch Đông Pomerania chặn trước cuộc phản công của quân Đức. Ngày 20 tháng 2, Phương diện quân Belorussia 2 sử dụng các tập đoàn quân xe tăng cận vệ 1 và 2 đột kích vào Gonnof – Stagag – Colberg, chia cắt và bao vây cụm quân Đông Pomerania khỏi chủ lực của Cụm tập đoàn quân Vistula (Đức). Ngày 4 tháng 3, 14 sư đoàn của cụm quân này bị đánh tan. Tại hướng Nam, G. K. Zhukov cũng yêu cầu Nguyên soái K. E. Voroshilov chỉ đạo các phương diện quân Ukraina 2 và 3 thiết lập trận địa phòng thủ vững chắc tại khu vực Budapest – Velense – Balaton, mở chiến dịch phòng ngự Balaton, đánh bại cuộc phản công của 31 sư đoàn Đức, trong đó có 11 sư đoàn xe tăng được triển khai ngày 6 tháng 3. Ngày 15 tháng 3, cuộc phản công của quân Đức tại khu vực Balaton bị chặn đứng, hai phương diện quân Ukraina 2 và 3 chuyển sang tấn công thẳng qua Budapest đến Viên.[102] Ở giữa mặt trận, Phương diện quân Ukraina 1 tiến hành chiến dịch Hạ Silesia quét sạch quân Đức khỏi khu vực Glogau, thủ tiêu mối đe dọa bên sườn trái của phương diện quân và vững tiến ra tuyến Neisse. Một số chỉ huy quân sự Liên Xô quá hăng hái đã coi sự chậm trễ công phá Berlin là một khuyết điểm của ông. Tuy nhiên, sự thật đã chứng minh G. K. Zhukov đúng. Với cuộc phản kích của quân Đức từ hai bên sườn (từ khu vực Đông Pomerania xuống phía Đông Nam, từ khu vực Budapest vòng lên phía Đông Bắc, phối hợp với Cụm tập đoàn quân A từ Silesia vòng lên phía Tây Bắc), các Phương diện quân Liên Xô có thể sẽ phải chịu những thiệt hại nặng nề như quân Đức trước cửa ngõ Moskva cách đó gần 4 năm trước hoặc như Hồng quân Nga Xô Viết trước cửa ngõ Warsawa năm 1920.

Cuộc tổng công kích sau cùng vào Berlin bắt đầu sau hai ngày sử dụng các trận đánh trinh sát để buộc quân Đức phải điều động lực lượng bố trí ở hướng chủ yếu đi hướng khác, 5 giờ sáng ngày 16 tháng 4, G. K. Zhukov phát lệnh mở màn Chiến dịch Berlin, chiến dịch quân sự cuối cùng trong cuộc đời binh nghiệp của ông. Sau gần 1 giờ pháo binh, tên lửa Katyusha bắn chuẩn bị, hơn 140 ngọn đèn pha phòng không công suất lớn rọi thẳng vào phòng tuyến của quân Đức đã làm lóa mắt toàn bộ các đài quan sát, các đối kính pháo, kính tiềm vọng… Xe tăng và bộ binh Liên Xô trong ngày đầu đã vượt qua hai tuyến phòng thủ vòng ngoài. Khi tiến vào nội đô Berlin, Zhukov nhận thấy đường sá trong thành phố quá chật hẹp đối với các tập đoàn quân xe tăng từng phát huy uy lực mạnh mẽ trên thảo nguyên trống trải. Vì vậy ông điều các lực lượng xe tăng xuống cùng thành lập các tổ hiệp đồng tác chiến cùng với bộ binh, pháo binh và các binh chủng khác – với quân số mỗi tổ thường chỉ gồm một trung đội. Các tổ hiệp đồng đó đã chiến đấu rất linh hoạt giữa các đường phố chằng chịt như mê cung của thủ đô nước Đức. Sau một tuần tấn công, Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 1 của Phương diện quân Ukraina 1 và Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 2 của Phương diện quân Belorussia 1 đã gặp nhau tại khu vực Ketshino – Potsdam – Brandenburg, phía tây Berlin. Các đơn vị khác của ba phương diện quân Liên Xô đã gặp gỡ với quân Đồng Minh Anh, Hoa Kỳ trên bờ sống Elbe. 8 vạn Hồng quân đã hy sinh trong trận Berlin đẫm máu, nhưng vào ngày 30 tháng 4, lá cờ chiến thắng được cắm lên nóc nhà Quốc hội Đức. Hitler và Goebbel tự sát. 0 giờ ngày 9 tháng 5, tạị Karlhorst, đại diện nước Đức và quân đội Đức Quốc xã ký biên bản đầu hàng vô điều kiện trước đại diện 4 nước đồng minh Anh, Hoa Kỳ, Liên Xô và Pháp. Thay mặt nhà nước, quân đội và nhân dân Liên Xô, nguyên soái G. K. Zhukov ký biên bản này. Do có công đánh chiếm Berlin, Zhukov được phong tặng Huân chương Sao vàng – Anh hùng Liên Xô lần thứ ba.

Giu cốp xếp đầu bảng về số lượng các trận thắng tầm cỡ toàn cầu, được nhiều người công nhận về tài năng chỉ đạo chiến dịch và chiến lược. Những chiến tích của ông đã trở thành những đóng góp rất to lớn vào kho tàng di sản kiến thức quân sự nhân loại. Nó không những có ảnh hưởng lớn về lý luận quân sự của Liên Xô mà cũng có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của lý luận quân sự thế giới. Nguyên soái A. M. Vasilevsky nhận định G. K. Zhukov là một trong những nhà cầm quân lỗi lạc của nền quân sự Xô Viết. Trong cuộc Chiến tranh giữ nước vĩ đại của Liên bang Xô viết, ông đã giữ các chức vụ Tư lệnh Phương diện quân Dự bị, Tư lệnh Phương diện quân Tây, Tư lệnh Phương diện quân Beloussia 1, Tổng tham mưu trưởng quân đội Liên Xô, Thứ trưởng Bộ dân ủy Quốc phòng kiêm Phó Tổng tư lệnh tối cao quân đội Liên Xô, Ủy viên Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Hầu hết các nhà lãnh đạo quân sự nổi tiếng thế giới cùng thời với ông như Thống chế Anh Sir Bernard Law Montgomery, Thống tướng Hoa Kỳ Dwight David Eisenhower, Thống chế Pháp Jean de Lattre de Tassigny đều công nhận tên tuổi của ông đã gắn liền với hầu hết các chiến thắng lớn trong cuộc chiến như Trận Moskva (1941), Trận Stalingrad, Trận Kursk, Chiến dịch Bagrachion, Chiến dịch Visla-Oder và Chiến dịch Berlin. Trong giai đoạn sau chiến tranh, ông giữ các chức vụ Tổng tư lệnh quân đội Liên Xô tại nước Đức, tư lệnh các quân khu Odessa và Ural. Sau khi lãnh tụ tối cao I. V. Stalin qua đời, ông được gọi về Moskva và được bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng thứ nhất Bộ Quốc phòng Liên Xô. Trong thời gian từ năm 1955 đến năm 1957, ông giữ chức vụ Ủy viên trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Liên Xô. Năm 1957, trong thời gian đang đi thăm Nam Tư, ông bị đưa ra khỏi Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Năm 1958, ông bị miễn nhiệm tất cả các chức vụ trong quân đội”.

*.

Tướng Giáp của chiến tranh Việt Nam giống và khác gì so tướng Giucốp? Thượng tướng Trần Văn Trà đã viết về đại tướng Võ Nguyên Giáp thật minh triết và thật ám ảnh: “phải thật công khai, thật công phu, thật công bằng và thật công tâm khi nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp”.“Suốt hai cuộc kháng chiến, tôi chưa hề thầy Bí thư Quân ủy Trung ương kiêm Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mắc một sai lầm nào về chiến lược và chiến thuật quân sự; tôi chỉ thấy Anh Văn đi những nước cờ bậc thầy để vây hãm và tiến công quân địch”. Đó thật sự là một tổng kết rất sâu sắc của một danh tướng Việt Nam đối với TổngTư lệnh Võ Nguyên Giáp. Trần Văn Trà bóng hạc là danh tướng tài năng gắn bó lâu dài nhất, bền bỉ nhất và xuất sắc nhất trong các vị tướng chiến trường miền Nam, mà tôi ngưỡng mộ.. Tôi tâm đắc với nhận định này. Bác Giáp viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh “Thế giới còn đổi thay nhưng tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn sống mãi”. Võ Nguyên Giáp ẩn số Chính Trung đã trãi nghiệm nhiều biến cố lịch sử nên chắc chắn hiểu rất rõ bài học Bắc Âu khi thực hành xuất sắc tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Chúng ta muốn hòa bình nên chúng ta đã nhân nhượng nhưng chúng ta càng nhân nhượng, họ càng lấn tới vì họ dã tâm muốn cướp nước ta một lần nữa”. Bài học chiến tranh và hòa bình sâu sắc thay!.

Được và Mất là cái giá của sự chiến thắng!

Hoàng Kim
xem tiếp Nhớ lại và suy ngẫm

HOÀNG TRUNG TRỰC ĐỜI LÍNH
Hoàng Kim

Hoàng Trung Trực đời lính‘ là tập thơ nhật ký chiến trường của Hoàng Trung Trực ghi lại kỷ niệm một thời của người lính chấp nhận sự hi sinh thân mình cho độc lập tự do và thống nhất Tổ Quốc.Tập tư liệu gia đình khá dài, tôi (Hoàng Kim) chọn đăng lại chín bài: 1) Đôi lời cùng bạn đọc; 2) Viếng mộ cha mẹ; 3) Nhớ bạn, 4) Mảnh đạn trong người; 5) Bền chí 6) Trò chuyện với thiền sư 7) Trạng Trình; 8) ‘Dấu chân người lính‘ 9) Một số các ghi chú. Hoàng Trung Trực đời lính gắn liền với sự thân thiết của nhiều đồng đội đã ngã xuống, sự đau đời mảnh đạn trong người và sự mẫu mực thầm lặng, ung dung đời thường của người con trung hiếu sau chiến tranh.

ĐÔI LỜI CÙNG BẠN ĐỌC

Hoàng Trung Trực sinh ngày 26 tháng 2 năm 1944 tại xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, là đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam thời chống Mỹ, thương binh bậc 2/4, hiện đã nghĩ hưu từ tháng 11/1991 tại số nhà 28/8/25 đường Lương Thế Vinh , phường Tân Thới Hòa, quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh. Ông sinh ra và lớn lên trong thời điểm của hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm dài nhất, ác liệt nhất trong lịch sử dân tộc. Ông đã trở thành người lính trưởng thành trong lửa đạn, chỉ huy từ tiểu đội đến sư đoàn binh chủng hợp thành, trãi qua các chiến dịch giải phóng nước bạn Lào 10/1963- 5/1965, đường 9 Khe Sanh Quảng Trị 6/1965 -12/1967, Mậu Thân ở Thừa Thiên Huế 1/1968 – 12/1970, đường 9 Nam Lào 1/1971-4/1971, thành cổ Quảng Trị 5/1972-11/1973; các chiến dịch Phước Long, Chơn Thành, Dầu Tiếng, Xuân Lộc và chiến dịch Hồ Chí Minh 12/1973-4/1975; các chiến dịch giúp nước bạn Căm pu chia 5/1977-12/1985. Ông đã qua Học viện Lục Quân Đà Lạt, Học viện Quân sự Cao cấp Khóa 1 ở Hà Nội, Chủ tịch Quân quản Quận 10, Quận 11 thành phố Hồ Chí Minh, Phó Tư lệnh Đặc khu Vũng Tàu Côn Đảo.Ông có vợ là bà Trần Thị Hương Du làm ở Ngân hàng với hai con  Hoàng Thế Tuấn kỹ sư bách khoa điện tử viễn thông và Hoàng Thế Toàn bác sỹ.

Tập thơ “ Hoàng Trung Trực đời lính‘ ” ghi lại kỹ niệm một thời của người lính dấn thân trong lửa đạn, chấp nhận sự hi sinh thân mình cho độc lập tự do và thống nhất của Tổ Quốc. Trang thơ gắn với sự thân thiết của nhiều đồng đội đã ngã xuống, sự đau đời mảnh đạn trong người và sự mẫu mực thầm lặng, ung dung đời thường của người con trung hiếu sau chiến tranh. Các bài thơ: Viếng mộ cha mẹ, Nhớ bạn, Mảnh đạn trong người, Bền chí, Trò chuyện với Thiền sư, Trạng Trình, Dấu chân người lính, Một số các ghi chú … vui được hiến tặng bạn đọc

Hoàng Trung Trực đời lính

VIẾNG MỘ CHA MẸ
Hoàng Trung Trực

“Dưới lớp đất này là mẹ là cha
Là khởi phát đời con từ bé bỏng
Là lời mẹ ru dịu dàng cánh võng
Là gươm đao cha một thuở đau đời.

Hành trang cho con đi bốn phương trời
Là nghĩa khí của cha, là nhân từ của mẹ
Vẫn bầu sữa tinh thần không ngừng không nghỉ
Để hành trang cho con đi tiếp cuộc đời

Cuộc đời con bươn chải bốn phương trời
Nay về lại nơi cội nguồn sinh trưởng
Dâng nén hương mà lòng hồi hồi tưởng
Thuở thiếu thời trong lồng cánh mẹ cha

“Ước hẹn anh em một lời nguyền
Thù nhà đâu sá kể truân chiên
Bao giờ đền được ơn trung hiếu
Suối vàng nhắm mắt mới nằm yên” (6)

“Không vì danh lợi đua chen
Công Cha nghĩa Mẹ quyết rèn bản thân !”

NHỚ BẠN
Hoàng Trung Trực

Ngỡ như bạn vẫn đâu đây
Khói hương bảng lãng đất này bình yên
Tình đời đâu dễ nguôi quên
Những dòng máu thắm viết nên sử vàng

Trời xanh mây trắng thu sang
Mình ta đứng giữa nghĩa trang ban chiều
Nhớ bao đồng đội thương yêu
Đã nằm lòng đất thấm nhiều máu xương

Xông pha trên các chiến trường
Chiều nay ta đến thắp hương bạn mình

MẢNH ĐẠN TRONG NGƯỜI
Hoàng Trung Trực

Bao nhiêu mảnh đạn gắp rồi
Vẫn còn một mảnh trong người lạ thay
Nắng mưa qua bấy nhiêu ngày
Nó nằm trong tuỹ xương này lặng câm…

Thời khói lửa đã lui dần
Tấm huân chương cũng đã dần nhạt phai
Chiến trường thay đổi sớm mai
Việt Nam nở rộ tượng đài vinh quang.

Thẳng hàng bia mộ nghĩa trang
Tên đồng đội với thời gian nhạt nhoà
Muốn nguôi quên lãng xót xa
Hát cùng dân tộc bài ca thanh bình

Thế nhưng trong tuỷ xương mình
Vẫn còn mảnh đạn cố tình vẹn nguyên
Nằm hoài nó chẳng nguôi quên
Những ngày trở tiết những đêm chuyển mùa

Đã qua điều trị ngày xưa
Nó chai lỳ với nắng mưa tháng ngày
Hoà bình đất nước đổi thay
Đêm dài thức trắng, đau này buồn ghê

Khi lên bàn tiệc hả hê
Người đời uống cả lời thề chiến tranh
Mới hay cuộc sống yên lành
Vẫn còn mảnh đạn hoành hành đời ta.

BỀN CHÍ
Hoàng Trung Trực

Chỉ có chí mới giúp ta đứng vững
Và dòng thơ vực ta dậy làm người
Giờ ta hiểu vì sao Đặng Dung mài kiếm
Thơ “Thuật hoài” đau cảnh trần ai.

Cụ Nguyễn Du vì sao nén thở dài
Quan san cả trong lòng người áo gầm
Lầu Ngưng Bích vì đâu Kiều xế bóng
Khúc “Đoạn trường” dậy sóng nhớ lòng ai

Phạm Ngũ Lão sớm xuất chúng hơn người
Vì sao thành một hiền nhân trầm mặc
Ai chộn rộn đi kiếm tìm quyền lực
Để đời Ức Trai phải chịu án Lệ Chi Viên

Thương Nguyễn kim nặng lòng tri kỷ
Xoay cơ trời tạo lại nghiệp nhà Lê
Giữa sa trường phải chịu thác mưu gian
Gương trung liệt dám quên mình vì nước

Ơn Trạng Trình nhìn sâu thế nước
Miền Đằng Trong hiến kế Nguyễn Hoàng
Hoành Linh Lũy Thầy dựng nghiệp phương Nam
Đào Duy Từ người Thầy nhà Nguyễn

Sông núi này mỏi mòn cố quận
Hạnh Phúc là gì mà ta chưa hay
Ta đọc Kiều thương hàn sĩ đời nay
Còn lận đận giữa mênh mang trời đất.

Ta an viên vợ con, em trai Thầy học
Anh trai ta lưu ‘Khát vọng” ở đời
Chỉ có chí cùng niềm tin chân thật
Và dòng thơ vực ta dậy làm người

TRÒ CHUYỆN VỚI THIỀN SƯ
Hoàng Trung Trực

Vất bỏ ngoài tai mọi chuyện đời
Lòng không vướng bận dạ an thôi
Ráng vun đạo đức tròn nhân nghĩa
Huệ trí bùng khai tỏa sáng ngời

Lòng lộng đêm nghe tiếng mõ kinh
Bao nhiêu ham muốn bỗng an bình
Tâm tư trãi rộng ngàn thương mến
Mong cả nhân loài giữ đức tin.

Thượng Đế kỳ ba gíáo đô đời
Vô minh cố chấp tại con người
Thánh Tiên tùy hạnh tùy công đức
Ngôi vị thiêng liêng tạo bởi Người.

Vững trụ đức tin đạo chí thành
Vô cầu vô niệm bả công danh
Sớm hôm tu luyện rèn thân chí
Đạo cốt tình thương đức mới thành

TRẠNG TRÌNH
Hoàng Trung Trực

Hiền nhân tiền bối xưa nay
Xem thường danh vọng chẳng say tham tiền
Chẳng màng quan chức uy quyền
Không hề nghĩ đến thuyết truyền duy tâm
Đức hiền lưu giữ ngàn năm
Vì Dân vì Nước khó khăn chẳng sờn
Hoàn thành sứ mạng giang sơn
Lui về ở ẩn sáng thơm muôn đời
Tầm nhìn hơn hẳn bao người
Trở thành Sấm Trạng thức thời gương soi.

(*) ‘Trò chuyện với Thiền sư’ là tâm sự của Hoàng Trung Trực với thầy Thích Giác Tâm là vị cao tăng trụ trì ở chùa Bửu Minh, Biển Hồ ‘mắt ngọc Tây Nguyên” Pleiku – Gia Lai, nơi điểm nhấn của dòng sông Sê San huyền thoại, một trong các chi lưu chính của sông Mekong bắt nguồn từ núi Ngọc Linh và Chư Yang Sin nổi tiếng Tây Nguyên, Việt Nam. Bửu Minh (www.chuabuuminh.vn) là ngôi chùa cổ, một trong những địa chỉ văn hóa gốc của Tây Nguyên. Về nơi tịch lặng thơ Thượng tọa Thích Giác Tâm trích dẫn từ nguồn “Đạo Phật ngày nayhttp://www.daophatngaynay.com/vn/van-hoc/tho/15739-ve-noi-tich-lang.html

Về nơi tịch lặng
Thích Giác Tâm

Kính tặng quý thiện hữu cùng một trăn trở, ưu tư cho Đạo Pháp .

Ta rất muốn đi về trong tịch lặng.
Quẳng lại sau lưng nhân thế muộn phiền.
Lòng thao thức Đạo Đời luôn vướng nặng.
Mũ ni che tai, tâm lại hóa bình yên.

Đời chộn rộn sao còn  theo chộn rộn?
Đạo hưng suy ta mất ngủ bao lần.
Đời giả huyễn thịnh suy luôn bề bộn.
Đạo mất còn ta cứ mãi trầm ngâm.

Vai này gánh  cho vai kia nhẹ bớt.
Tìm tri âm ta nặng bước âm thầm.
Sợi tóc bạc trên đầu còn non nớt.
Tháng năm nào ta thấy lại nguồn tâm ?

Gia Lai 10-09-2014

(**) “Đến chốn thung dung”  là thơ Hoàng Kim, nhà khoa học xanh người thầy chiến sĩ quê Quảng Bình, em của Hoàng Trung Trực,

Đến chốn thung dung
Hoàng Kim

Người rất muốn đi về trong tịch lặng
Quẳng lại sau lưng nhân thế muộn phiền
Ta đến chốn thung dung tìm hoa lúa
Rong chơi đường trần, sống giữa thiên nhiên.

Tâm thanh thản buồn vui cùng nhân thế
Đời Đạo thịnh suy sương sớm đầu cành
Lòng hiền dịu và trái tim nhẹ nhõm
Kho báu chính mình phúc hậu an nhiên.

Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt (**)
Trăng rằm xuân lồng lộng bóng tri âm
Người tri kỷ cùng ta và năm tháng.
Giác Tâm: Ta về còn trọn niềm tin.

DẤU CHÂN NGƯỜI LÍNH
Hoàng Trung Trực
    
Cuộc đời và thời thế


Năm Thân con khóc chào đời
Sức sống sữa Mẹ suốt đời tình thương
Nước nhà gặp cảnh tai ương
Việt Nam là bãi chiến trường giao tranh
 Pháp Nhật Tàu tới hoành  hành
Chạy giặc Cha Mẹ phải đành lánh thân
Người dân khổ cực muôn phần
Nước nhà chiến sự, nghèo bần Mẹ Cha
Trường Sơn rừng núi là nhà
Rừng thiêng nước độc, ta ra chẳng thời *

(*) Ernest Hemingway (1899-1961), tác giả của kiệt tác Ông già và biển cả, Giã từ vũ khí, là một cựu quân nhân, sống trãi gần trọn đời trong chiến tranh và nghèo đói của chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai, nên ông đã mô tả người như ông là thế hệ cầm súng, không hề được tận hưởng chất lượng cuộc sống, là “Thế hệ bỏ đi” (Lost Generation) của cộng đồng người Paris xa xứ; xem Borlaug và Hemingway
                                 
Tuổi thơ trong nghèo đói


Ai quyền sống được làm người
Mà dân mất nước gặp thời chua cay?
Đời Cha sự nghiệp đổi thay
Lính Tây ngày trước, thời này đánh Tây

Ru ta lời Mẹ đêm ngày
Vọng theo hồn Nước tháng ngày bên Cha
Cha thì chiến đấu đường xa
Mẹ con chạy giặc, cửa nhà thì không
Nỗi niềm cuộc sống đau lòng
Bão mưa tàn phá, gió lồng không ngơi.

Gia đình nhiều nguy nan

Mẹ ta dãi nắng dầm mưa
Lo cho con có cháo dưa học hành
Giữa rừng số phận mong manh
Mẹ phải chịu bệnh hoành hành héo hon
Đời Mẹ chung thủy sắt son
Đời Cha lính chiến tuổi xuân đọa đày
Lời thề nguyên bản xưa nay
Đã là người lính không lay lòng vàng
Bệnh về chẳng chút thở than
Bao nhiêu mầm bệnh Cha mang theo về

Mẹ Cha bao gian khổ

Bệnh sốt rét thật là ghê
Gan lách phù thủng trăm bề hại Cha
Chiến tranh tan cửa nát nhà
Mình Cha xoay xở thật là gian nan
Phận con rau cháo cơ hàn
Tuổi thơ năm tháng bần hàn Mẹ Cha
Tháng ngày khoai muối dưa cà
Đời còn Cha Mẹ đậm đà tình thương
Tình Cha Mẹ, nghĩa Nước Non
Tháng ngày chăm chút vuông tròn hiếu trung.

Tuổi xuân vui lên đường

Lên đường theo lệnh tòng quân

Xa nhà nỗi nhớ bội phần từ đây
Mẹ khóc nước mắt tuôn đầy
Lo con gian khổ cuộc đời chiến binh
Cha không khóc chỉ làm thinh
Tiễn con tựa cửa lặng nhìn theo con

Vần xoay sự nghiệp vuông tròn
Dấu chân Cha trước, nay con theo Người
Gẫm suy mới rõ thế thời
Hoàng Trung Trực đã thành người chiến binh.

Giải phóng nước bạn Lào
(10/1963- 5/1965)
Đất Hương Khê , núi Quảng Bình
Vượt Trường Sơn vắt sức mình kiệt hao
Núi Phú Riềng, đất Lạc Xao
Nơi này ghi dấu chiến hào binh ta
Đời nhọc nhằn, thân xót xa

Trĩu vai súng đạn, gạo là quanh lưng        
Vượt bao đèo dốc  hành quân
Liên hồi tác chiến, máu dầm mồ hôi
Lại thêm sốt rét từng hồi
Thuốc men chẳng có, tháng trời toàn măng
Chia nhau chén cháo cứu thân
Trên bom, dưới đạn, ngủ hầm, tình thâm.

Nhớ người thân đã khuất

Đêm trường thân lại xông pha
Theo chân thủ trưởng vào ra trận thù
Đạn giặc đan chéo như mưa
Đôi chân thủ trưởng đạn cưa mất rối
Trong ta tỉnh thức tình người
Cõng ngay thủ trưởng xuôi đồi chạy lui
Đêm rừng trời lại tối thui
Lạc mất phương hướng tới lui tìm đường
Quay đầu hỏi ý tình thương
Mới hay thủ trưởng tìm đường đi xa


Không hơi thở một xác ma
Làm ta thực sự xót xa một mình

Người thấm mệt, phút tử sinh
Giữa rừng im ắng lặng thinh không người 
Chỉ nghe tiếng thú quanh đồi

Làm cho ớn lạnh khắp người của ta
Song vì cái đói không tha
Cho nên khiếp sợ theo đà mất tiêu
Trãi qua những phút hiểm nghèo
Vác xác thủ trưởng cố leo tìm đường.

Giữa rừng núi, không người thương
Còn đâu phương hướng, tai ương không người
Một tâm hồn một cuộc đời
Không gạo không lửa, giữa trời rừng xanh
Một mình tính mạng mong manh
Tình thương người lính giúp anh chí bền
Năm ngày thủ trưởng vẫn nguyên
Tìm ra đơn vị bình yên lòng mình.

Tin Mẹ mất giữa chiến trường

(xem tiếp chuỗi chiến dịch và sự kiện chính …)

.MỘT SỐ CÁC GHI CHÚ

Hai anh em gặp nhau giữa Sài Gòn giải phóng (Hoàng Trung Trực sư 341, Hoàng Kim sư 325B)

Gia đình tôi trong ngày viếng bác Giáp

Gia đình tôi Mẹ Cha sinh ba trai hai gái thì Hoàng Trung Trực và Hoàng Kim đều trãi quân ngũ
(Ảnh Viếng mộ cha mẹ),

Gia đình dì ruột tôi có bốn con trai thì ba em Minh, Khánh, Nam cũng đều trãi quân ngũ, Hình ảnh ba anh em Minh Khánh Nam đến thăm chú thím Viện Liên

MỘT GIA ĐÌNH YÊU THƯƠNG
Hoàng Kim

Một gia đình yêu thương
Trăng rằm sen Tây Hồ

(*) BÁC HỒ TRẢ LỜI NGUYỄN HẢI THẦN
Bác Hồ

Gặp ở đường đời anh với tôi
Đường đời gai góc phải chia hai
Đã sinh tai mắt, sinh đầu óc
Há bỏ ông cha, bỏ giống nòi
Trách kẻ đem thân vào miệng cọp
Tôi đành ghé đít cưỡi đầu voi
Tàn cờ mới biết tay cao thấp
Há phải như ai, cá thấy mồi !

NGUYỄN HẢI THẦN GỬI BÁC HỒ
Nguyễn Hải Thần

Gặp ở đường đời Bác với tôi
Đường đời gian khổ phải chia hai
Tuy riêng Nam Bắc, riêng bờ cõi
Cùng một ông cha, một giống nòi
Lỡ bước đành cam thua nữa ngưa
Tha hồ ai đó nói mười voi
Mấy lời nhắn nhủ ông ghi nhớ
Nước ngược buông câu khéo mất mồi

(*) Thầy giáo nhà văn Hoàng Minh Đức sách mới ‘Trước pháp trường trắng’ 239 trang Nhà xuất bản Thuận Hóa 2022, tại bài viết Người cựu binh viết văn hay đánh giặc giỏi” đã viết về gia đình đại tá Hoàng Thúc Cẩn trang 129-139 có trích dẫn đối đáp giữa Bác Hồ với Nguyễn Hải Thần trước đây về hiểm họa tình cảnh Việt Nam chia đôi do những toan tính khác nhau của “đường đời gai góc” và tỏ ‘ngôn chí’ lập trường của mỗi bên. Bài học lịch sử lắng đọng..

(**) XUÂN MÃN
Hoàng Thanh Luận

Cảnh vật đa màu sắc đổi thay
Diệu kỳ biến ảo nắng hong đầy
Tơ trời vương vấn dăng sương bạc
Muông thú hò hẹn đậu kín cây
Trình tự nhịp nhàng đua tiếng hót
Đua tranh sau trước cố tô bày
Cà phê bạn đợi vui bao chuyện
Xuân mãn hè sang chỉ sải tay

(**) Cảm ơn cậu Hoàng Thanh Luận thơ XUÂN MÃN , cháu Hoàng Kim họa đối HÈ SANG và xin phép tích hợp về trang Thung dung dạy và học https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thung-dung-day-va-hoc/

xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/som-he-liu-riu-xuan

(***) NÔNG DÂN
Nguyễn Sĩ Đại

Có người nói: Nông dân không tư tưởng
Nông dân làm cản trở bánh xe lăn…
Tôi đã thấy nông dân suốt một đời làm lụng
Nuôi cái ăn chung trên mảnh đất khô cằn

Tôi đã thấy trên chiến trường ngã xuống
Những nông dân áo lính máu tươi ròng
Chết: tưới đất; sống: ngày cày xới đất
Không bổng lộc nào theo đến lũy tre xanh.

Tôi đã thấy những xích xiềng phong kiến
Cái trói tay của công hữu màu mè
Mấy chục năm kéo người xa ruộng đất
Mấy chục năm ròng cái đói vẫn ghê ghê…

Nghèo chữ quá nên trọng người hay chữ
Bóp bụng nuôi con thành ông trạng, ông nghè
Sáu mươi tuổi, mẹ lội bùn cấy hái
Ông trạng áo dài, ông trạng ly quê

Dẫu năm khó, không quên ngày chạp
Nhớ người xưa con cháu quây quần
Vâng, có thể nông dân nhiều hủ tục
Nhưng không yêu được họ hàng, yêu chi nổi nhân dân!

Tôi đã thấy thằng Bờm và mẹ Đốp
Còn sống chung với Bà Kiến, Chí Phèo
Con gà mất chửi ba ngày quyết liệt
Con gái gả chồng, cả xóm có trầu vui

Tôi đã thấy đổ mồ hôi, sôi nước mắt
Từ hạt lúa gieo mầm đến cấy hái phơi phong
Dăm bảy tạ, vài trăm nghìn một vụ
Bữa tiệc xoàng của mấy xếp là xong!

Có miếng ngon nông dân dành đãi khách
Thờ Phật, thờ Tiên, thờ cả rắn, cả rồng
Cả tin quá, tin cả dì ghẻ ác
Nhưng sống chết mấy lần, nợ quyết trả bằng xong!

Nông dân sống lặng thầm như đất
Có thể hoang vu có thể mùa màng
Xin chớ mất, chớ mất niềm tin sai lạc
Chín phần mười đất nước nông dân…

NHẮN BẠN Ở QUÊ NHÀ
Hoàng Kim

Bạn thanh nhàn chốn cũ
Mình #Thungdung dọn vườn
Nhớ lại và suy ngẫm
Kỷ niệm nhòa khóí sương.
xem tiếp : Gặp bạn ở quê nhà https://hoangkimlong.wordpress.com/category/gap-ban-o-que-nha

Hình ảnh này không có thuộc tính văn bản thay thế; tên tập tin là ky-niem-nhoa-khoi-suong.jpg

CHUYỆN ĐỜI KHÔNG THỂ QUÊN
Hoàng Kim

Việt Nam con đường xanh
Con đường đã chọn
Thống nhất đất nước

Chuyện đời không thể quên

Thầy nghề nông chiến sĩ
Trên bục giảng mùa xuân
https://vtv.vn/video/phim-tai-lieu-con-duong-da-chon-thong-nhat-dat-nuoc-556887.htm

xem tiếp: https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nho-lai-va-suy-ngam/

Phục sinh giữa tối sáng Lev Tonstoy viết Phục sinh nghe nói sau một trận ốm sinh tử, và ông chợt ngộ ra được bài học vô giá, mà ông chưa hề hiểu sâu sắc trước đó. Hoàng Kim cũng sau một trận ốm mấy năm trước, chợt thích sự suy niệm mỗi ngày #hoangkimlong #cltvn #Thungdung #cnm365 tinhyeucuocsong Đó là trò chơi Ngày xuân đọc Trạng Trình, Gia Cát Mã Tiền Khóa một thú vui riêng

NHỚ BẠN Ở QUÊ NHÀ
Hoàng Kim

Ngày 28 tháng 4 năm 2022, lúc 9g52 anh Phan Chí Thắng nhắn tin: Hôm nay sinh nhật giáo sư Vương / Anh em kỷ niệm ở trên đường/ Ghé quán Ninh Bình cà phê nóng / Thẳng hướng Ba Đồn tới cố hương ” Từ trái sang: Phan Chi, Vuong Tran Ngoc, Tien Duc Tran, Nguyen Pham Xuan. Tôi vui vẻ nhắn lại: Tuyệt vời quá anh Phan Chí. Chúc mừng sinh nhật giáo sư Vương. Kính chào quý Cụ về thăm quê Bọ. Quảng Bình đất Mẹ ơn Người Chung sức trên đường xuân.https://hoangkimlong.wordpress.com/2022/04/28/chung-suc-tren-duong-xuan/

Ngày 28 tháng 4 lúc 13:35 anh Phan Chi viết tiếp: “Dừng chân ăn trưa ở nhà hàng Việt Đức Tp Vinh. Có thêm tiến sĩ Biện Minh Điền đại diện địa phương đến chia vui.”

Thứ Sáu, 29 Tháng 4, 2022, lúc 16g 42 anh Thắng viết tiếp Du thuyền trên sông Son, Quảng Bình;

NGUYỄN QUANG LẬP QUÊ CHOA
Hoàng Kim


Sách ‘Ba Đồn mạn thuật’
Nguyễn Quang Lập quê choa
Nghiệp nhà văn biên kịch
Nghề vô tuyến bách khoa

‘Những mãng đời đen trắng’
‘Ký ức vụn’ ‘Bạn văn’
‘Đời cát’ ‘Thung lũng hoang vắng’
Học văn để làm Người

Nguyễn Quang Lập 21 tháng 3: 8 anh em nhà tui. Từ phải qua: Anh Cả: Chỉ đọc mỗi báo Nhân Dân; Chị Hai: Cả báo Nhân Dân cũng không đọc; Chị Ba: Chỉ ngâm thơ Tố Hữu và Trần Đăng Khoa. Anh Tư: Chỉ làm thơ ca ngợi Bác Hồ; Anh Năm: Thầy bói nổi tiếng Bình Phước; Anh Sáu: Suốt đời ngồi lo hai thằng em phản động; Cu Bảy: Toàn viết ba lăng nhăng. Cu Út: Viết và dựng nhiều đến nỗi không thể trả hết nợ.

“Ba Đồn mạn thuật”: Một Nguyễn Quang Lập… rất khác
Lê Phi Long (thực hiện), Báo Lao Động trực tuyến, Thứ năm, 28/04/2022 15:56 (GMT+7)
Đúng dịp 30.4 năm nay, nhà văn Nguyễn Quang Lập sẽ giới thiệu, ra mắt cuốn sách rất đặc biệt về quê hương ông: “Ba Đồn mạn thuật” (NXB Hội Nhà văn).

“Ba Đồn mạn thuật”: Một Nguyễn Quang Lập... rất khác
Nhà văn Nguyễn Quang Lập. Ảnh: LPL

Sâu xa trong từng con chữ, từng sự kiện, từng phong tục, từng địa danh, từng món ăn, từng con người… là một tình yêu quê hương da diết. 451 ngày đêm một mình hoàn thành một tác phẩm để đời cho quê hương – tất cả đã nói lên điều đó.

Cầm cuốn sách trên tay, chúng ta sẽ càng biết thêm nhiều điều thú vị của nhà văn Nguyễn Quang Lập… rất khác. Vì không chỉ là nhà văn, ông còn là “nhà Ba Đồn học” trong con mắt người dân quê hương.

– Nhà văn có thể cho biết hoàn cảnh ra đời của cuốn sách?

Từ năm 60 tuổi tôi luôn mong muốn có một cuốn địa chí cho Ba Đồn quê tôi nhưng không bao giờ dám nghĩ tự mình có thể làm được. Địa chí là sách biên chép về địa lý, lịch sử, phong tục, nhân vật, sản vật… của một vùng đất trong suốt thời gian lịch sử, từ thuở khai thiên cho đến ngày nay. Do đó đòi hỏi người viết có kiến thức sử – địa – văn hoá tổng hợp sâu rộng. Thường phải có một nhóm tác giả, mỗi người một thế mạnh cố kết lại mới có thể làm được.

Năm 2018 một nhóm bạn học Ba Đồn do anh Nguyễn Xô Viết dẫn đầu từ Hà Nội, Quảng Bình, Huế bay vào Sài Gòn lên Củ Chi nhóm họp cùng tôi. Nhóm “Dư địa chí Ba Đồn” ra đời từ đó. Dự án “Địa chỉ Ba Đồn” dự trù cho 7 người biên soạn, 5 người biên tập kéo dài 2 năm với kinh phí 1,4 tỉ. Nhưng rồi không xin được tài trợ, dự án đành bỏ dở. Sốt ruột vì ngày về trời đã cận kề tôi liều mạng tự mình làm lấy, vì biết mình không làm sẽ chẳng có ai làm. Người làm được thì không muốn làm, người muốn làm lại không làm được, đó là bi kịch mọi làng quê muốn có cho riêng mình một cuốn địa chí. Trong đời tôi đây là quyết định liều lĩnh nhất, lần đầu tiên trong đời tôi làm một việc quá sức mình.

Cuốn sách “Ba Đồn mạn thuật” được ra mắt trong dịp 30.4.2022. Ảnh: LPL
Cuốn sách “Ba Đồn mạn thuật” được ra mắt trong dịp 30.4.2022. Ảnh: LPL

– 451 ngày đêm một mình hoàn thành một tác phẩm để đời cho dân làng Phan Long và thị trấn Ba Đồn quê hương ông, phải chăng đây là cuốn sách có thời gian viết dài nhất trong cuộc đời cầm bút của ông?

Đúng vậy. Tôi viết cuốn “Những mảnh đời đen trắng” có 20 ngày. Dài nhất là cuốn “Tình cát” cũng chỉ 8 tháng (là tính thời gian viết). Đây là cuốn sách tôi lao động nặng nhọc nhất, dài ngày nhất. Năm 2021 trong đại dịch COVID-19, Sài Gòn có quá nhiều người chết hằng đêm, tôi cứ sợ tôi chết khi công việc còn dở dang. May trời thương cho sống.

– Nội dung cuốn sách là nói về địa chí Ba Đồn, nhưng ông không ghi tên sách là “địa chí” như các cuốn sách tương tự mà là “Ba Đồn mạn thuật”, phải chăng ông muốn gửi gắm đều gì?

Địa chí là thể loại, còn tên sách tuỳ theo sự thể hiện mà người viết đặt tên. Như An Nam chí lược của Lê Tắc, Nghệ An ký của Bùi Dương Lịch. “Ba Đồn mạn thuật” là do TS Trần Hải Yến, người bạn chí thiết của tôi đặt cho. “Thuật” đây là trước thuật, tức biên soạn, viết sách, ghi chép; “mạn” chỉ sự phóng túng, không bó buộc (trong “mạn đàm”). “Mạn thuật” là một cách viết tổng hợp giữa nhiều thể loại (kể chuyện, ghi chép, bình luận, khảo cứu…). Cách viết tự do, nhẹ nhàng, thoải mái, không trói buộc, câu nệ. Nói chung đây là bút pháp tạo điều kiện cho người ta có rộng đất để diễn, đưa vào nhiều thông tin… dễ tiếp cận bạn đọc hơn là cách viết hàn lâm. Cũng là sở trường của tôi.

– Cuốn sách nói về lịch sử vùng đất quê hương ông, vậy tôi có thể gọi thêm ông là nhà nghiên cứu lịch sử được không, thưa nhà văn Nguyễn Quang Lập?

Trong “Ba Đồn mạn thuật” chỉ có 1/5 là lịch sử thôi, đó là phần III:” Sử lược” – phần ngắn nhất. Còn lại là địa lí (địa sử và địa chính), phong tục, văn hoá, văn minh… chiếm hầu hết cuốn sách. Viết rồi mới biết, viết sử dễ hơn nhiều viết địa chí. Tôi chỉ là nhà văn, không dám nhận nhà gì cả. Nhưng bạn bè gọi tôi là “nhà Ba Đồn học” thì tôi rất sướng và tự hào.

– Đọc cuốn sách, tôi có cảm giác như đang đọc một tác phẩm văn chương chứ không hẳn là một cuốn sách nói về địa chí, lịch sử một vùng đất. Mà văn chương là có yếu tố hư cấu, vậy các nội dung trong cuốn sách có các tình tiết hư cấu không, thưa nhà văn?

Điều đầu tiên và trên hết của địa chí là không được phép sáng tác. Bịa đặt và thêm thắt là điều tối kị. Người viết địa chí có thể bớt nhưng không được thêm. Nếu sách này được gọi là văn chương thì nó là loại văn chương phi hư cấu.

– Tôi nghĩ thành công của cuốn sách, sức lan tỏa của cuốn sách là ở chỗ ông đã lồng yếu tố văn chương vào lịch sử, để mọi người cảm nhận được hơn tình yêu quê hương qua từng sự kiện, từng câu chữ. Ông nghĩ sao về nhận định này?

Vâng. Có thể hiểu như vậy. Điều mà tôi sướng nhất là lôi kéo được người làng cùng kể chuyện. Cùng với ca dao tục ngữ hò vè của người Ba Đồn, có hơn bốn chục người Ba Đồn đã tham gia trong cuốn sách này, giúp cho cuốn sách tự nhiên có tính văn, sinh động hẳn lên, hấp dẫn hẳn lên.

– Trong cuốn sách, ngoài những thông tin về lịch sử, địa lý… thì hình ảnh cháo canh Ba Đồn, Thịt chó Cu Loe hay đơn giản là Tục sợ ma được ông miêu tả rất rõ nét, vậy nên có lẽ không cần nói nhiều về tình yêu ông dành cho quê hương, ông có “đau đáu” gì với Ba Đồn trong tương lai?

Chỉ cần chục năm nữa Ba Đồn quê tôi sẽ là thành phố nhỏ xinh đẹp của miền Trung, dân quê tôi ngày mỗi khấm khá, tôi chẳng phải lo lắng gì. Chỉ mong sao mọi người yêu quê, nhớ quê. Dù đi đâu cũng không xao nhãng tình quê. Bởi vì, như nhà thơ Đỗ Trung Quân đã nói: “Quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người”.



Nhớ ngày này năm trước

Gặp bạn ở quê nhà
Nông lịch tiết Thanh Minh
Lời thề trên sông Hóa
Lời thương cùng tháng năm

GẶP BẠN Ở QUÊ NHÀ
Hoàng Kim


Rộn ràng câu chuyên cũ
Trực Đức ba bốn mốt (F341)
Kim Dục ba hai lăm (F325)
Đức Định Trọng bạn văn
Ngọ Ngời đều bạn lính
Cố hương và thân quyến
Đi đâu cũng hẹn về

xem tiếp Gặp bạn ở quê nhà

GẶP BẠN Ở QUÊ NHÀ
Hoàng Kim
Về Quê Choa gặp bọ Nguyễn Quang Lập tôi hỏi: Gia đình đều khỏe chứ? Lập và Nguyễn Quang Vinh có viết gì mới? “Sài Gòn giải phóng tôi” có đăng ở đâu không?. Bạn nói : Gia đình khỏe. “Sân khấu ngoài trời của Nguyễn Quang Vinh” là bài mới nhất. “Sài Gòn giải phóng tôi” có đăng ở người Lao động nhưng chỉnh sửa tựa đề. Mình nay viết ít hơn. Tôi đùa: Bạn buông bỏ bớt. Chúc mừng bọ Lập bạn bây giờ chỉ lắng đọng những điều tâm đắc

SÂN KHẤU NGOÀI TRỜI CỦA NGUYỄN QUANG VINH.
Nguyễn Quang Lập


Đã tới lúc các nhà lý luận sân khấu cần nói tới sân khấu ngoài trời, một loại hình nghệ thuật mới mẻ và hấp dẫn, nếu tui không nhầm thì nó khởi đầu từ Nguyễn Quang Vinh, hiện đang làm chủ bởi Nguyễn Quang Vinh.

Bắt đầu từ việc tổ chức các sự kiện văn hoá- lịch sử ngoài trời và việc truyền hình trực tiếp các tác phẩm sân khấu, Nguyễn Quang Vinh đã sân khấu hoá các sự kiện lịch sử- văn hoá, đồng thời mở rộng không gian ước lệ của sân khấu truyền thống, khéo léo kết hơp giữa ngôn ngữ tả thực đương đại và ngôn ngữ ước lệ truyền thống đưa đến một ngôn ngữ sân khấu hoàn toàn mới mẻ. Sân khấu ngoài trời ra đời từ đó.

Sân khấu ngoài trời là một tác phẩm sân khấu với một không gian khác biệt, một ngôn ngữ khác biệt so với sân khấu truyền thống, đưa đến nhiều hứng cảm mới cho văn hoá đại chúng, tạo ra một gout thẩm mỹ mới cho sân khấu nước nhà.

Trước nay tui chưa thừa nhận chú em của mình bất kỳ cái gì chú ấy làm, trừ các phóng sự chân dung đăng trên báo Lao Động. Với sân khấu ngoài trời thì tui thừa nhận một cách tâm phục khẩu phục.

Cứ nghĩ Vinh chẳng có tài gì ngoài tài học mót, chẳng ngờ chú ấy đã đưa đến cho sân khấu nước nhà một loại hình sân khấu- ước mơ lớn của nghệ sĩ sân khấu nước nhà từ thời sân khấu quay những năm 80 thế kỷ trước.

MỪNG!

Hoàng Minh Đức với Trương Minh Dục4 người khác.28 tháng 4, 2019 lúc 14:53 ·

Nhân kỷ niệm 44 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam những cựu chiến binh Việt Nam làng Minh Lệ đến nhà 3 anh em ông Trương Minh Đức, gặp gỡ ôn lại những ký ức chiến tranh. Từ trái sang phải Phó Giáo sư Tiến sỹ Trương Minh Dục, Tổng Biên tập báo Đà Nẵng, Trung úy Trương Công Định, SQ pháo binh Hoàng Đăng Ngọ, Trần Thị Thé (vợ PGSTS Trương Minh Dục) Thượng sỹ Trương Minh Đức, giáo viên, Tiến sỹ Nông học Hoàng Kim,Đại đội trưởng bộ binh, Thượng tá CA Hoàng Minh Trúc. Bốn người tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh là các CCB: Đức, Dục, Ngọ, Kim trong ảnh.Ba anh Kim, Dục, Đức trở về trường học tiếp, Ngọ ở lại đánh đấm tiếp với Pôn pốt rồi chuyển sang ngành thuế.

Hoàng Minh Đức (bìa trái) là thầy giáo nhà văn người lính, anh vừa có bài thơ hay hôm nay cho sự tiếp nối Văn nghệ Quảng Minh số 16 : “Chiều ga Minh Lệ”: Nắng chiều vàng rực sân ga / Rộn ràng những chuyến tàu ra tàu vào / Bánh đa đây tiếng em rao / Nước chè vằng chị mời chào người mua / Bâng khuâng kẻ tiễn người đưa / Bồi hồi tìm lại chốn xưa người về / Gió nồm mát rượi chân đê / Diều mang khúc nhạc đồng quê lên trời / Sông Nan bên lở bên bồi / Nhịp cầu Minh Lệ nghiêng soi giữa dòng.

GẶP BẠN Ở QUÊ NHÀ. Chúc vui Hoàng Minh Thuần. “Khoai quê mình là sâm ăn bữa sáng của người làm ruộng” mà. Bác Giáp lúc trước khi nói chuyện ở Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam đã dùng câu ấy. Giống khoai vàng Đồng Chăm ăn rất bùi và thơm ngon. Hôm mình về Làng Minh Lệ, vợ chồng của thầy cô Hoàng Minh Đức, Trần Niềm tặng khoai ngon, mang vào Đồng Nai ăn rất thích.

QUẢNG BÌNH ĐẤT MẸ ƠN NGƯỜI
Hoàng Kim

Quảng Bình đất Mẹ ơn Người
Tổ tiên cát bụi nhiều đời thành quê
Đinh ninh như một lời thề
Trọn đời trung hiếu để về dâng hương

Lòng son trung chính biết ơn
Quê hương chung đúc khí thiêng Quảng Bình
Về quê kính nhớ Tổ tiên
Mừng vui giữa chốn bạn hiền người thân

Đất trời ngày mới thanh tân
Thung dung thăm hỏi ân cần níu chân.
Đường xuân như một dòng sông
Việt Nam thống nhất thác ghềnh đến nơi.

Hồn chính khí bốc lên ánh sáng
Sáng choang ngọc đá giữa hoang tàn’.
Tâm nhân văn lắng đọng tinh hoa
Hoa Đất Hoa Người trong cõi Bụt


(*****) CA DAO VIỆT ‘CÀY ĐỒNG’

Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hột đắng cay muôn phần

TIẾNG VIỆT LUNG LINH SÁNG
Hoàng Kim

Tiếng Việt lung linh sáng
Muốn sang thì bắc cầu kiều
Chuyện đồng dao cho em
Bài đồng dao huyền thoại

Ca dao Việt “Cày đồng”
Mãn Giác thơ “Hoa Mai”
Tiếng Việt lung linh sáng
Thơ Việt ngoài ngàn năm

Trần Khánh Dư “Bán than”
Phạm Ngũ Lão Thuật Hoài
Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn
Đặng Dung thơ Cảm hoài.

Dân ca truyền di sản
Ca dao lọc tinh hoa
Đầu tiên tới cuối cùng
Học ăn và học nói

Bài viết mới trên CNM365 Tình yêu cuộc sống
DẠY VÀ HỌC https://hoangkimvn.wordpress.com
CNM365 bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích

Mùa xuân đầu tiên (Văn Cao) – Thanh Thúy

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365 Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on Twitter

#cnm365 #cltvn 28 tháng 4


TỈNH THỨC CÙNG THÁNG NĂM
Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim
#Nhàtôi
; #banmai; #htn365; #ana; #Thungdung#dayvahoc, #vietnamhoc;  #cnm365;  #cltvn; #đẹpvàhay; #lvn365 https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi- 28-thang-4/ & https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-28-thang-4

CNM365 Tình yêu cuộc sống: Thơ viết bên thác Iguazu; Cuối dòng sông là biển, Trường tôi nôi yêu thương; Thầy Hiếu đêm giáng sinh; Bóng hạc chốn xa xôi; Lời thương; Thế giới trong mắt ai; Cách mạng sắn Việt Nam; Bạch Ngọc Đông Hòa bạn quý; Tỉnh thức cùng tháng năm; Ban Mai Bình Minh An Tỉnh thức nhớ Viên Minh; Vĩ Dạ thương Miên Thẩm; Bay lên nào Hải Âu; Sơn Nam ông già Nam Bộ; Sơn Nam và Bùi Giáng; Chỉ tình yêu ở lại ; Về với vùng cát đá ; Thầy giáo già trước biển; Mưa lành và lúa xuân; Lúa siêu xanh Việt Nam ; Tiến bộ giống sắn Việt Nam; Sắn Việt Nam ngày nay; Hoàng Long thơ về Mẹ; Thung dung đời quên tuổi; Nhớ lời vàng Albert Einstein; Trần Văn Trà bóng hạc; Thiên đường này đâu quá xa; Qua Waterloo nhớ Scott; Lên đỉnh Thiên Môn Sơn; Gạo Việt và thương hiệu; Thăm nhà cũ của Darwin; Về; Nghĩa Lĩnh Đền Hùng; Dẻo thơm hạt ngọc Việt, Trần Khánh Dư vẹn kiếp; Ăn cháo nói càn khôn; Nhớ quên khúc nhạc vui; Mười thói quen mỗi ngày; Nguyễn Hàm Ninh Thầy Vua; Ngắm ‘ngõ nhà lão Hâm’; Kim Notes lắng ghi chú; Đọc ’50 năm nhớ lại’; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Giống lúa siêu xanh GSR65; Tháng Tư chuyện không quên; Phục sinh giữa tối sáng; Việt Nam con đường xanh; Đêm khúc nhạc thanh bình; Thầy bạn trong đời tôi; Tiến bộ giống sắn Việt Nam ; Sắn Việt Nam ngày nay ; Giống khoai lang Việt Nam; Thành tâm với chính mình; Trường tôi nôi yêu thương, Về Trường để nhớ thương; Minh triết Thomas Jefferson; Chuyện đồng dao cho em; Chuyện cổ tích người lớn; Lời dặn của Thánh Trần; Nhớ thầy Tôn Thất Trình; Chuyện thầy Tôn Thất Trình; Tâm Đạo chuyện trăm năm; Đến với Tây Nguyên mới, Ban mai chào ngày mới; Khi hoa bằng lăng nở; Nhà tôi chốn thung dung; Kuma DCj & Hoàng Thảo; Minh triết của đức Phật; Đền Bà Chúa Thượng Ngàn; Đi dưới trời minh triết; Yên Lãng Hồ Chí Minh; Tản mạn nhớ và quên; Làng Minh Lệ quê tôi; Chuyện ngậm ngãi tìm trầm; Chuyện muôn năm còn kể; Lên Trúc Lâm Yên Tử; Lời ru nhớ núi sông; Đến với Tây Nguyên mới ; Câu cá bên dòng  Sêrêpôk; Tỉnh thức cùng tháng năm; Mưa xuân Kim và Thủy; Chuyện sao Kim kỳ thú; Sông Hoàng Long chảy hoài; Sông Kỳ Lộ Phú Yên; Mưa xuân trong mắt ai; Tháng Ba hoa gạo nở; Việt Nam con đường xanh; Đọc lại và suy ngẫm; Mây lành Phổ Đà Sơn; Kim Notes lắng ghi chú; Gia Cát Mã Tiền  Khóa; Trung Quốc một suy ngẫm; Nhớ Ông Bà Cậu Mợ; Có một ngày như thế; Phục sinh giữa tối sáng; Nam tiến của người Việt; Nhà tôi giấc mơ xanh; Cao Biền trong sử Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Nhà tôi giấc mơ xanh; Tô Đông Pha Tây Hồ; Thượng Đức thương nhìn lại; Những trang văn thắp lửa; Thơ vui những ngày nhàn; Bill Gates học để làm; Minh triết sống phúc hậu; Giống khoai lang Việt Nam; Sắn Việt Nam ngày nay; Vietnamese Cassava Today; Hồ Lắk Đình Lạc Giao; Ngày Quốc tế Hạnh phúc; Chim Phượng về làm tổ; Chốn vườn thiêng cổ tích; Trân trọng Ngọc riêng mình; Bảo tồn và phát triển sắn; Về miền Tây yêu thương; Trần Công Khanh ngày mới; Mark Zuckerberg và FB ; Chuyện đồng dao cho em; Đến với Tây Nguyên mới; Thương Kim Thiếp Vũ Môn.Nghỉ ngơi nhàn tĩnh dưỡng; Trần Công Khanh ngày mới;Selma Nobel văn học; Thầy Quyền thâm canh lúa; Chuyện ngày sinh của Thủy;Một gia đình yêu thương; Thành kính lưu lời thương; Nhớ ông bà cậu mợ; Một niềm tin thắp lửa;Minh triết sống phúc hậu; Truyện vua Solomon; Đến với Tây Nguyên mới; Hồ Lắk Đình Lạc Giao; Thương Kim Thiết Vũ Môn; IAS đường tới trăm năm; Nông nghiệp Việt trăm năm; Quản lý đất đai Việt Nam; Nam Tiến của người Việt; Mẹ tắm mát đời con; Bóng hạc chốn xa xôi; Hồ Lắk Đình Lạc Giao; Cánh cò bay trong mơ; Vào Tràng An Bái Đính; Sông Hoàng Long chảy hoài; Nguồn Son nối Phong Nha; #An nhiên; Đến với Tây Nguyên mới; Thương Kim Thiết Vũ Môn; Nguyễn Huy Thiệp lắng đọng;Đặng Dung thơ Cảm hoài; Đồng hành cùng đi tới; Giống khoai lang Việt Nam; Thương Kim Thiếp Vũ Môn; Quảng Bình đất và người; Thơ văn thầy Hồ Ngọc Diệp; Chuyện cổ tích người lớn; Cuối dòng sông là biển; Thầy nghề nông chiến sĩ; Đọc lại và suy ngẫm; Thương Kim Thiếp Vũ Môn; Giống khoai lang Việt Nam; Việt Nam con đường xanh; Đọc lại và suy ngẫm; Mây lành Phổ Đà Sơn; Cao Biền trong sử Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Nhà tôi giấc mơ xanh;Phạm Hồng Đức Phước ca cao; Cao Biền trong sử Việt;Trời nhân loại mênh mông; Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay; Thầy bạn trong đời tôi; Cuối dòng sông là biển;. Phục sinh giữa tối sáng; Nam tiến của người Việt; Gia Cát Mã Tiền Khóa; Kim Notes lắng ghi chú; Gia Cát Mã Tiền Khóa;Sông Kỳ Lộ Phú Yên; Châu Văn Tiếp Phú Yên; Chọn giống sắn Việt Nam; Ngọc Phương Nam ngày mới; Nghê Việt am Ngọa Vân; Phục sinh giữa tối sáng; Lê Phụng Hiểu ruộng thác đao; Thầy bạn trong đời tôi; Bóng hạc chốn xa xôi; Giống khoai lang Việt Nam; Chuyện thầy Lê Quý Kha; Lên Việt Bắc điểm hẹn ; Tiếng Việt lung linh sáng; Bài thơ Viên đá Thời gian; Kim Notes lắng ghi chú; Gia Cát Mã Tiền  Khóa; Minh triết sống phúc hậu; Thung dung dạy và học; Thầy bạn trong đời tôi; Trịnh Công Sơn lắng đọng; Dạo chơi non nước Việt; Minh triết cho mỗi ngày; Địa chỉ xanh Ấn Độ; Vườn Quốc gia Việt Nam; Tĩnh lặng cùng với Osho; Đi thuyền trên Trường Giang; Đến với Tây Nguyên mới; Bài thơ Viên đá Thời gian; Đợi anh ngày trở lại; Chốn thiêng; Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc; Sắn Việt Nam ngày nay; Chung sức trên đường xuân; Vietnamese cassava today; Đỗ Hoàng Phong chiều xuân; Hồ Văn Thiện bóng chiều; Walt Disney người bạn lớn; 24 tiết khí lịch nhà nông; Lời thương; Giống lạc HL25 Việt Ấn; Thầy Tuấn kinh tế hộ; Thầy Tuấn trong lòng tôi; Địa chỉ xanh Ấn Độ; Chuyện cổ tích người lớn; Giống khoai lang Việt Nam; Nguyễn Hiến Lê sao sáng; Xanh một trời hi vọng; Về miền Tây yêu thương; Nơi một trời thương nhớ; Nông lịch tiết Thanh Minh; 24 tiết khí nông lịch; Ngày xuân đọc Trạng Trình; Nhớ thầy Trần Ngọc Ngoạn; Chốn thiêng; Thế giới trong mắt ai; Việt Nam con đường xanh; Nông nghiệp công nghệ cao; Phạm Quang Khánh Hoa Đất; Sông Mekong tin nổi bật; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Chín điều lành hạnh phúc; Đến với bài thơ hay; Nụ tầm xuân mùa xuân ; Về miền Tây yêu thương; Nơi một trời thương nhớ; Nông lịch tiết Thanh Minh; Tốt gỗ chẳng cần sơn; Ngày xuân đọc Trạng Trình; Nhớ thầy Trần Ngọc Ngoạn; Chốn thiêng; Thế giới trong mắt ai; Nông nghiệp công nghệ cao; Việt Nam con đường xanh; Thầy bạn trong đời tôi. Bill Gates học để làm Chuyện cổ tích người lớn. Thương Kim Thiếp Vũ Môn; Nhớ lời thề cỏ May, Vui quà tặng cuộc sống

Ngày 28 tháng 4 năm 1975 Chiến dịch Hồ Chí Minh .Tổng thống Trần Văn Hương trao quyền lại cho tướng Dương Văn Minh. Dương Văn Minh tuyên thệ nhậm chức cùng ngày hôm đó, trở thành vị tổng thống cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa. Tổng Tham mưu trưởng Quân lực Việt Nam Cộng Hòa Cao Văn Viên bỏ chạy sang Hoa Kỳ  Ngày 28 tháng 4 năm 1984, Bắt đầu trận Lão Sơn giữa Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc và Quân đội Nhân dân Việt Nam ở khu vực biên giới Văn Sơn–Hà Giang.  Ngày 28 tháng 4 năm 1897 là ngày sinh Diệp Kiếm Anh, chính khách, nguyên soái Trung Quốc (mất năm 1986);

Bài chọn lọc ngày 28 tháng 4: Con đường xanh yêu thương; Cơm thực dưỡng gạo lức; Việt Nam con đường xanh; Ve ran gà gọi sáng; Gia Cát Mã Tiền Khóa; Nơi một trời thương nhớ; Những trang đời lắng đọng; Hoa sen trắng Thiền sư Osho; Đến với Tây Nguyên mới; Nhớ lại và suy ngẫm. Hoàng Trung Trực đời lính; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người. Nhớ bạn nhớ châu Phi; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-12-thang-9/ và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-28-thang-4/

Chúc Mừng Hạnh Phúc Thanh An & Phạm Hưng

Bà Trần Ngày An Hưng https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-28-thang-4/

SỚM HÈ LÍU RÍU XUÂN

Sớm mai nắng mới vừa lên
Nghe ngây ngất gió bên thềm lộc xuân
Tiếng ve líu ríu hè gần
Mến thương tặng bạn trong ngần lời quê.



Nhớ ngày năm cũ say mê
Con đường xanh dẫn ta về đồng xuân
Miệt mài cùng với nông dân
Ai say thiện nghiệp, ta gần niềm vui.



#Thungdung đít cưỡi đầu vọi
Thương câu trung hiếu, trọng lời nghĩa nhân
#Annhiên hoa lúa đường xuân
Nhàn vui dạy trẻ thêm gần tĩnh tâm


Suốt đời chuyên việc chính
Bạn hữu thường Nông dân
Thầy nghề nông chiến sĩ
Ngày mới vui Cày đồng

Hoa lộc vùng đỏ thắm
Sớm mai líu ríu xuân
Trà thơm thương người Ngọc
Ban mai xa mà gần


Sớm mai líu ríu mưa xuân
Trời như mát lạnh, nắng gần mờ sương
Thung dung nhàn giữa đời thường
An vui cụ Trạng Trình quên việc đời.

Sớm xuân ngắm mai nở
Nhớ ai thời thanh xuân
Thương bạn đêm đông lạnh
Thắp đèn lên đi em

Vui đi dưới mặt trời
Giấc mơ lành yêu thương
Trà sớm thương người hiền
Chín điều lành hạnh phúc

Lời thương cùng tháng năm
Trân trọng Ngọc riêng mình
Bài ca nhịp thời gian
Chọn giống sắn Việt Nam

HÈ SANG

Xuân mãn hè sang cảnh đổi thay
Thanh minh tiết lớn phước đong đầy
Trời thay biển động mưa lam gió
Đất lành chim đậu nắng xanh cây

Đêm xuân nhẹ nhõm vui ngon giấc
Ngày hè thanh thản khỏe phô bày
Tâm tĩnh lặng an nhiên phúc hậu
Thung dung dạy và học tầm tay


Hoàng Kim

LÊN VIỆT BẮC ĐIỂM HẸN

Ai lên Việt Bắc ta về với
Nhớ chuyển đi dài núi thẳm sâu
Điểm hẹn ước mong ngày trở lại
Sương khói thời gian tóc đối màu …


Hoàng Kim

SỚM HÈ LÍU RÍU XUÂN

Sớm mai nắng mới vừa lên
Nghe ngây ngất gió bên thềm lộc xuân
Tiếng ve líu ríu hè gần
Mến thương tặng bạn trong ngần lời quê.



Nhớ ngày năm cũ say mê
Con đường xanh dẫn ta về đồng xuân
Miệt mài cùng với nông dân
Ai say thiện nghiệp, ta gần niềm vui.



#Thungdung đít cưỡi đầu vọi
Thương câu trung hiếu, trọng lời nghĩa nhân
#Annhiên hoa lúa đường xuân
Nhàn vui dạy trẻ thêm gần tĩnh tâm


Suốt đời chuyên việc chính
Bạn hữu thường Nông dân
Thầy nghề nông chiến sĩ
Ngày mới vui Cày đồng

Hoa lộc vùng đỏ thắm
Sớm mai líu ríu xuân
Trà thơm thương người Ngọc
Ban mai xa mà gần


Sớm mai líu ríu mưa xuân
Trời như mát lạnh, nắng gần mờ sương
Thung dung nhàn giữa đời thường
An vui cụ Trạng Trình quên việc đời.

Sớm xuân ngắm mai nở
Nhớ ai thời thanh xuân
Thương bạn đêm đông lạnh
Thắp đèn lên đi em

Vui đi dưới mặt trời
Giấc mơ lành yêu thương
Trà sớm thương người hiền
Chín điều lành hạnh phúc

Lời thương cùng tháng năm
Trân trọng Ngọc riêng mình
Bài ca nhịp thời gian
Chọn giống sắn Việt Nam

HÈ SANG

Xuân mãn hè sang cảnh đổi thay
Thanh minh tiết lớn phước đong đầy
Trời thay biển động mưa lam gió
Đất lành chim đậu nắng xanh cây

Đêm xuân nhẹ nhõm vui ngon giấc
Ngày hè thanh thản khỏe phô bày
Tâm tĩnh lặng an nhiên phúc hậu
Thung dung dạy và học tầm tay


Hoàng Kim

TRÒ CHUYỆN VỚI YẾN THANH

Thế sự hiên ngang một chiến thần
Thượng đài bản lĩnh thật vô song
Anh hùng trí dũng Kỳ Lân vượt
Lãng Nhân thời vũ Tống Giang so
Hảo hàn Lý Quỳ nhường bạn quý
Chân tình Người Ngọc phước duyên cho
Tiểu Ất Yến Thanh cao ẩn sĩ
Sư Sư Thủy Hữ nhất lão sư


Hoàng Kim

(*) yến thanh đánh thẩm nguyên https://youtu.be/1jHkJsP1t5s; Yến Thanh Lý Sư Sư https://youtu.be/1jHkJsP1t5s ; Yến Thanh ‘đạo ẩn vô danh’ https://youtu.be/g27TchOffLk ; Thủy Hử tập 66 Lương Sơn 108 anh hùng https://youtu.be/rNZPCojf3XU ; Yến Thanh mê tung quyền https://youtu.be/kLHrZ7XX9qs ; Yến Thanh Thủy Hử luận https://youtu.be/UnR9Zmo7F-0 https://hoangkimlong.wordpress.com/2023/04/25/tro-chuyen-voi-yen-thanh/

HOA GIẤY VÀ HOA ĐẤT

#ana tìm được Ngọc
Hi vọng của hạnh phúc
Hiền tài bút hơn gươm
Hiểu sách Nhàn đọc giấu

Hoa Bình Minh Hoa Lúa
Hoa Lúa giữa Đồng Xuân
Hoa lộc vừng ngày mới
Hoa Mai thơ Thiệu Ung

Hoa Mai trong Tết Việt
Hoa Mai và Mùa Xuân
Hoa Mai với Thiền sư
Hoa sim và hoa lúa

Hoa và Ong Hoa Người
Hoa Xuân Vườn Tao Đàn
Hoa Đất của quê hương
Hoa Đất thương lời hiền


Văn chương ngọc cho đời


Hoàng Kim

CON ĐƯỜNG XANH YÊU THƯƠNG

Rời phố khi trời ưng ửng sớm
Về rừng lúc đất tỏa hương khuya
Mai núi nghiêng soi bên suối biếc
Bình yên xóm nhỏ tiếng chim gù


Hoàng Kim

ĐỢI MƯA

Khát khao ngóng sớm chờ trưa
Sắn trồng nửa tháng đợi mưa cháy lòng
Mía xơ xác khắp cánh đồng
Đất rang rẫy nóng, trời nồng nực oi.


Lúa non ruộng nứt nẻ rồi
Suối khô, hồ cạn, người người ngóng trông
Tiếng ve ngằn ngặt trưa nồng
Mấy khi tháng bảy lại mong mưa rào?


Thương mình, thương kẻ khát khao
Mưa ơi, ngóng đợi lặn vào giấc mơ.


Hoàng Kim

Nhatkyduongxuan

MƯA XUÂN TRONG MẮT AI

Được nói lời yêu, lời hờn giận
Được chờ tin nhắn, ngóng câu thương
Đời chợt an nhiên, người chợt hiểu
Thoáng chốc mưa xuân đã ướt đường.


Hoàng Kim

SẮN KM419 Ở BÌNH PHƯỚC
Năm tháng nhọc nhằn năm tháng nhớ thương

SẮN KM419 Ở ĐÁK LĂK
Năm tháng nhọc nhằn năm tháng nhớ thương

GIỐNG SẮN KM419 Ở ĐĂK LĂK

Ngày tháng nhọc nhằn năm tháng nhớ thương
https://cnm365.wordpress.com/2016/04/13/mua-xuan/

TẮM TIÊN CHƯ YANG SIN
Hoàng Kim


Chư Yang Sin ơi Chư Yang Sin
Phật đá khỏa thân chốn núi thiêng
Con đường yêu thương* làm việc thiện
Mưa xuân** đất cảm lắng tâm thiền.

Thiên Thai lạc bước đỉnh ngàn mây
Hạ giới quên đường tít chim bay
Vườn Tượng nai thưa sương xuống mỏng
Đào Nguyên hoa kín cỏ lên dày
Tiên Cô suối biếc yêu đời thế
Chúa Liễu rừng thông thoải mái thay
Bồng Lai nơi ấy rồng tiên ẩn
Ai thích tiêu dao hợp chốn này. (***)

Chư Yang Sin là một trong 30 Vườn Quốc gia Việt Nam, đây là khu rừng đặc dụng nằm trên địa bàn các xã Yang Mao, Cư Drăm, Cư Pui, Hoà Phong, Hoà Lễ, Hoà Sơn, Khuê Ngọc Điền thuộc huyện Krông Bông và các xã Yang Tao, Bông Krang, Krông Nô, Đắk Phơi thuộc huyện Lắk, tỉnh Đăk Lăk.  Nơi đây có đỉnh núi Chư Yang Sin 2.442 mét, cao nhất hệ thống núi cao cực Nam Trung Bộ. Vườn Quốc gia Chư Yang Sin được thành lập ngày 12 tháng 7 năm 2002 theo quyết định số 92/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Tắm tiên ở Chư Jang Sin, tắm mình trong nguồn năng lượng vô tận của trời xanh, cây xanh, gió mát và không khí  an lành là quà tặng cuộc sống.

Vị trí Hồ Gươm trong bản đồ đời Nguyễn và Rùa Hồ Gươm

MỘT VÙNG TRỜI NHÂN VĂN
Hoàng Kim

Gương trời lồng lộng ban mai
Thung dung ta đến vùng trời nhân văn
Thịnh suy thế nước ngàn năm
Anh hùng là kẻ vì dân vì đời.

Bên lề chính sử dạo chơi
Rùa ơi thương Cụ biết nơi chọn về.
Kỳ Lân mộ, Tháp Rùa bia
Bia đời, bia miệng khắc ghi lòng người.

Tìm nơi tỉnh lặng ta ngồi
Tình yêu cuộc sống là nơi thư nhàn
Câu thơ lưu lạc trần gian.
Hoàng Thành Cổ Kiếm Hồ Gươm gọi về.


Huy Nguyen cùng với Trịnh Thế Hoan, Piri Piri, Hoàng Kim tại Son Hai, Thuận Hải, Vietnam. 21 Tháng 2, 2017  Ở đời vui đạo mặc tùy duyên Hễ đói thì ăn mệt ngủ liền Kho báu trong nhà thôi tìm kiếm Vô tâm đối cảnh hỏi chi Thiền – Trần Nhân Tông

VỀ VỚI VÙNG CÁT ĐÁ
Hoàng Kim

Về với vùng cát đá
Sông Kỳ Lộ Phú Yên
Vui đi dưới mặt trời
Một niềm tin thắp lửa

Về nơi cát đá em ơi
Mình cùng Tỉnh thức những lời nhân gian

Quê em thăm thẳm Tháp Chàm
Biển xanh cát đá và rừng hoang sơ
Hoa trên cát, núi Phổ Đà
Tháp Bà Chúa Ngọc dẫu xa mà gần.

Ta đi về chốn trong ngần
Để thương cát đá cũng cần có nhau
Dấu xưa mưa gió dãi dầu
Đồng Xuân nắng ấm nhuốm màu thời gian.

Đỉnh mây gặp buổi thanh nhàn
Dịch cân kinh luyện giữa vùng non xanh
Cát vàng, biển biếc, nắng thanh
Bình Minh An Đức Hoàng Thành Trúc Lâm.


MƯA XUÂN TRONG MẮT AI
Hoàng Kim

Trời mưa rây rây hạt
Mình trồng cây tiếp thôi
Mồ hôi và mưa quyện
Yêu thương thấm mát người.

Nắng mưa là thời trời
Tốt lành là thế đất
Phước đức bởi lòng người
An nhiên mưa gió thổi.

Lắng nghe Lương Phủ ngâm (*)
Ngắm nhìn non nước đổi
Thung dung giấc ngủ trưa
Tỉnh thức trồng tiếp nối …

“Ngược gió đi không nản
Rừng thông tuyết phủ dày
Ngọa Long cương đâu nhỉ
Đầy trời hoa tuyết bay !” (**)

Ghi chú:
(*) Lương Phủ Ngâm
(thơ Gia Cát Lượng )

Một đêm gió bấc lạnh,
vạn dặm mây mịt mù
Trên không tuyết bay loạn,
biến đổi cả giang sơn.

Ngửa mặt nhìn trời cao,
thấy như rồng đang đấu
Trùng trùng sư tử bay,
chớp mắt biến vũ trụ.

Cưỡi lừa qua cầu nhỏ,
một mình than mai gầy.

Nguyên văn

一夜北风寒,
万里彤云厚.
长空雪乱飘,
改尽江山旧.

仰面观太虚,
疑是玉龙斗.
纷纷鳞甲飞,
顷刻遍宇宙.

骑驴过小桥,
独叹梅花瘦!

Phiên âm: Nhất dạ bắc phong hàn,
vạn lý đồng vân hậu. Trường không tuyết loạn phiêu,
cải tận giang sơn cựu. Ngưỡng diện quan thái hư,
nghi thị ngọc long đấu. Phân phân lân giáp phi,
khoảnh khắc biến vũ trụ. Kỵ lư quá tiểu kiều,
độc thán mai hoa sấu!

Mưa . Trời mưa rây rây hạt Mình trồng cây tiếp thôi Mồ hôi và mưa quyện Yêu thương thấm mát người. (thơ Hoàng Kim) https://hoangkimlong.wordpress.com/category/mua/

(**) Nhớ Đào Duy Từ
(Thơ Hoàng Kim)

CƠM THỰC DƯỠNG GẠO LỨC
Hoàng Kim


Cơm thực dưỡng gạo lức
Nhớ Huyền Quang truyện xưa
Bóng hạc chốn xa xôi
Thiền sư lão nông tăng
xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/com=thuc-duong-gao-luc/

NHỚ HUYỀN QUANG TRUYỆN XƯA
Hoàng Kim


Ban mai lặng lẽ sáng
Nhớ Huyền Quang truyện xưa
Ai ngủ mình tỉnh thức
Gương trong soi tới giờ

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là me-tam-mat-doi-con.jpg

BÓNG HẠC CHỐN XA XÔI
Hoàng Kim


Bóng hạc chốn xa xôi
Văn hay lời kiệm chữ
Nhớ Huyền Quang truyện xưa
Lời thương cùng tháng năm

Bạn ưa nhất văn chương anh Nguyễn Huy Thiệp cuốn nào? Tôi thì chọn đầu tiên là Giăng lưới bắt chim, Văn hay lời kiệm chữ, sách này đúng ra phải là Huyền Quang, giăng lưới bắt chim. Chuyện về sư Huyền Quang. Người giăng lưới bắt chim là vua Trần Anh Tông và Trạng nguyên Tể tướng Mạc Đĩnh Chi, Chim là sư Huyền Quang Lý Đạo Tái. Tích truyện cổ có trong Thiền Uyển Tập Anh, một sách Phật học cổ có từ năm 1337, và nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã diễn đạt lại theo lối mới, dường như được rất nhiều người đồng tình, vì lối diễn đạt đúng (tôi xin được chép lại) như sau:

Giăng lưới bắt chim
Nguyễn Huy Thiệp

Chương 1

“…Thiền phái Trúc Lâm có ba Thiền sư kiệt xuất là Nhân Tông (Trúc Lâm Đầu Đà), Pháp Loa và Huyền Quang. Thiền phái này được xem là tiếp nối của dòng Yên Tử, dòng Yên Tử lại là sự hợp nhất của ba dòng thiền Việt Nam của thế kỉ thứ 12 – đó là dòng Thảo Đường, Vô Ngôn Thông và Tì-ni-đa-lưu-chi.

Thiền phái Trúc Lâm được xem là dạng Phật giáo chính thức của Đại Việt thời đó nên có liên quan mật thiết đến triều đại nhà Trần, phải chịu một hoàn cảnh mai một sau khi triều đại này suy tàn. Vì vậy, sau ba vị Tổ nói trên, hệ thống truyền thừa của phái này không còn rõ ràng, nhưng có lẽ không bị gián đoạn bởi vì đến thời kỳ Trịnh-Nguyễn phân tranh (1600- 1700), người ta lại thấy xuất hiện những vị Thiền sư của Trúc Lâm Yên Tử như Viên Cảnh Lục Hồ, Viên Khoan Đại Thâm và nổi bật nhất là Thiền sư Minh Châu Hương Hải (theo Nguyễn Hiền Đức).

Sau một thời gian ẩn dật, dòng Thiền này sản sinh ra một vị Thiền sư xuất sắc là Hương Hải, người đã phục hưng tông phong Trúc Lâm. Trong thế kỷ thứ 17-18, thiền phái này được hoà nhập vào tông Lâm Tế từ Trung Hoa và vị Thiền sư xuất sắc cuối cùng là Chân Nguyên Huệ Đăng….”

Khi mới xuất hiện, những sáng tác của Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã gây nên một cuộc tranh luận văn học sôi nổi. Văn phong và cách sáng tác từ trực giác của Tác giả rất lôi cuốn người đọc.

*

Sư Huyền Quang, vị tổ thứ ba của phái Trúc Lâm trước khi xuất gia là một Trạng nguyên, đã từng từ hôn công chúa Liễu Sinh. Vua Trần Anh Tông nói với quần thần:

– Người ta sống ở trong trời đất, mang khí âm, ôm khí dương, ăn thích vị ngon, mặc thích màu đẹp, đều có tình dục như thế. Đấy là lẽ thường. Chúng ta ngăn hãm một phía ham muốn ấy lại chính là để dốc lòng phụng đạo, đó là đành đi một lẽ. Riêng Huyền Quang sắc sắc không không, vậy đó là người ngăn hãm lòng dục hay là không có lòng dục?

Mạc Đĩnh Chi nói:

– Vẽ hổ chỉ vẽ được da, không vẽ được xương. Biết người chỉ biết mặt, ít biết được lòng. Vậy xin cho người thử xem.

Vua Trần Anh Tông nghe lời Mạc Đĩnh Chi, cử một nữ gián điệp xuân sắc mê hồn là nàng Thị Điểm Bích tìm đến Yên Tử để thử Huyền Quang theo kế giăng lưới bắt chim …

Huyền Quang, tên thật là gì không rõ, trong sử ghi là Lý Đạo Tái. Ông người làng Vạn Tải, huyện Gia Bình, xứ Kinh Bắc (nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Từ nhỏ nổi tiếng thần đồng, nghe một hiểu mười, nên người ta mới mệnh danh là Đạo Tái. Có sách chép Lý Đạo Tái đỗ Trạng nguyên khoa Nhâm Tý (1252) đời vua Trần Thánh Tông, lúc này mới 23 tuổi. Trong dân gian kể rằng nhà Lý Đạo Tái nghèo, không có đất cắm dùi. Khi còn hàn vi, Lý Đạo Tái từng hứa hôn với một cô gái nhưng về sau bị từ hôn, cô gái đi lấy một người nhà giàu. Cuộc nhân duyên lần thứ hai cũng thế. Chán nản, Lý Đạo Tái chuyên vào mỗi chuyện học hành rồi đỗ Trạng nguyên. Khi ấy, nhiều người đến manh mối hôn nhân nhưng ông đều từ chối, kể đến cả công chúa con vua. Nghe đồn Lý Đạo Tái đã từng ngán ngẩm than rằng:

Khó khăn thì chẳng ai nhìn

Đến khi đỗ Trạng tám nghìn nhân duyên!

Lý Đạo Tái theo đường hoạn lộ, nhiều lần đứng ra tiếp sứ thần Trung Hoa. Về sau, ông được sư Pháp Loa giác ngộ bèn xuất gia tu hành.

Sư Pháp Loa (tức Đồng Kiên Cường) là vị tổ thứ hai môn phái Trúc Lâm, đã theo vua Trần Nhân Tông khi người xuất gia ở núi Yên Tử. Vua Trần Nhân Tông, lấy pháp danh là Điểu Ngự trước khi viên tịch đã truyền y bát lại cho sư Pháp Loa, nay sư Pháp Loa giác ngộ và truyền y bát lại cho Lý Đạo Tái với pháp danh là Huyền Quang.

Huyền Quang là người có căn tu thế nào? Tại sao Huyền Quang lại trở thành vị sư tổ thứ ba trong phái Trúc Lâm, một môn phái Phật giáo có ảnh hưởng rất lớn đến thế giới tâm linh của người Việt Nam?

Bài thơ Cúc hoa của Huyền Quang nói tâm sự của một người tu đạo ở trong núi, ngắm hoa mới sực biết thời gian trôi đi:

Vong thân, vong thế dĩ đô vong

Tọa cửa tiên nhiên nhất tháp lương

Tuế vãn sơn trung vô lịch nhật

Cúc hoa khai xứ nhất trùng dương.

Một người quên mình (vong thân ), quên đời (vong thế ) ngồi mãi trong rừng sâu không có lịch, không biết năm hết Tết đến, thấy hoa cúc nở mới đoán là đã đến Tết trùng dương! Vì sao người này lại ngắm hoa cúc mà không đi ngắm hoa khác?

Chủ nhân dữ vật hồng vô cảnh

Hoa hướng quần phương xuất nhất đầu

(Lòng người và cảnh vật vốn không xung khắc

So sánh với muôn hoa, thì cúc đứng đầu )

Theo ý tứ bài thơ thì thấy Huyền Quang không phải là người không có thiên vị, không có tình ý riêng! Cũng trong bài thơ Cúc hoa này, Huyền Quang đã có một nhận xét rất sâu sắc: Nghĩa khí bất đồng nan cẩu hợp (Nghĩa khí mà khác nhau thì khó mà hòa hợp ). Đạo Phật thường lưu tâm người ta ở hai chữ nhân duyên. Huyền Quang cũng giống mọi người, không phải là lòng dạ sắt đá gì, không phải là người không hiểu biết về lẽ nhân duyên. Trong một bài thơ khác nữa tên là Sơn vũ (Nhà trong núi) tâm tình Huyền Quang phảng phất bâng khuâng:

Thu phong ngọ dạ phật thiềm nha

Sơn vũ tiên nhiên chầm lục la

Dĩ hí thành thiền tâm nhất phiến

Cùng thanh tức tức vị thuỳ đa

(Đêm khuya, gió thu xao xác ngoài mái hiên

Nhà trong núi đìu hiu giữa lùm cây xanh

Tấm lòng tu hành từ lâu đã hóa theo Phật

Tiếng dế vì ai mà kêu rầu rĩ mãi? )

Phái Trúc Lâm là phái có nhiều đệ tử tri thức nhất, học thức nhất, danh giá nhất ở nước ta. Huyền Quang được trao y bát, trở thành sư tổ của phái này thì căn tu, công lực đại thành của Huyền Quang ắt hẳn xuất chúng.

Làm sáng tỏ Phật tính là một mệnh đề cơ bản trong Kinh Niết bàn. Việc vua Trần Anh Tông cho Điểm Bích đi thử lòng Huyền Quang cũng có thể coi là một công án nhằm làm sáng tỏ Phật tính ở vị đại sư này vậy.

Ngày xưa, có người băn khoăn về pháp môn Bất nhị của Phật pháp đã từng thỉnh vấn Đức Phật: Những người phạm tội tà dâm, giết người, trộm cướp v.v… liệu có mất hết thiện căn Phật tính hay không? Đức Phật đáp: Thiện căn có hạng thường và hạng vô thường. Phật tính chẳng thường mà cũng chẳng vô thường, cho nên không đứt đoạn, gọi là pháp Bất nhị . Một hạng thiện, một hạng bất thiện, gọi là pháp Bất nhị. Uẩn và Giới kẻ phàm cho là hai nhưng bậc trí giả thì hiểu rõ tính của nó không phải là hai. Tính không hai đó (Vô nhị chi tính ) tức là Phật tính.

Theo cách giải thích trên có thể hiểu rằng người ngu kẻ trí Phật tính vốn không khác nhau, chỉ vì mê và tỉnh không giống nhau nên mới có kẻ ngu và trí mà thôi.

Trở lại việc vua Trần Anh Tông cho Điểm Bích đến thử Huyền Quang ở núi Yên Tử thì tưởng như mưu giăng lưới bắt chim là sâu sắc nhưng thực lại là mê vậy. Chuyện rằng Điểm Bích đã dùng nhiều kế nhưng không lay chuyển được Huyền Quang nên nàng bèn về tâu dối vua. Sách Tam tổ thực lục ghi lại lời tâu ấy như sau:

… Tôi vâng chiếu chỉ đi thử thiền sư Huyền Quang. Đến chùa Vân Yên, vào ở nhờ một bà vãi già, tự xưng là con gái nhà dân, xin được theo học đạo tôn sư. Bà vãi già thường sai tôi dâng nước chè lên cho sư. Trải qua hơn một tháng, sư không hề liếc nhìn, hỏi han gì tôi cả. Một hôm nửa đêm, sư lên nhà tụng kinh, đến canh ba, sư và đám tăng ni ai nấy đều về phòng mình mà ngủ. Tôi bèn đến bên cạnh phòng của thiền sư để nghe xem động tĩnh thế nào thì thấy sư ngâm lời kệ rằng:

Vằng vặc giăng mai ánh nước

Hiu hiu gió trúc khua sênh

Người vừa tươi tốt, cảnh vừa lạ

Mâu Thích ca nào chẳng hữu tình.

Sư ngâm đi ngâm lại mãi, tôi bèn vào phòng tăng, từ biệt sư để về thăm cha mẹ, để sang năm sẽ quay lại học đạo. Sư bèn giữ tôi lại ngủ một đêm, rồi cho tôi một dật vàng.

Nhà vua nghe lời Điểm Bích tâu, lòng bực bội không vui. Nghĩ lại, nhà vua tự trách mình:

– Sự việc nếu quả như lời Điểm Bích thì đúng là ta giăng lưới ở tổ bắt chim, chim nào mà không bị hại! Nếu sự việc mà không như thế thì hóa ra ta đã làm hại quốc sư, đẩy ông ta vào mối ngờ vực oan ức! Nếu hiểu rõ pháp Bất nhị của nhà Phật thì việc thử lòng này thật là nhảm quá!

Để sửa lỗi, cũng là để minh oan chiêu tuyết cho Huyền Quang, nhà vua cho mở hội Vô Già ở kinh thành, triệu Huyền Quang về làm lễ. Nhưng trái với tục lệ nhà chùa, hôm bước vào chính lễ, nhà vua cho giết bò và lợn, dọn toàn cỗ mặn.

Huyền Quang bước vào lễ, kêu tên Đức Phật khấn rằng:

– Kẻ đệ tử này có điều gì bất chính, xin chư Phật cho đày xuống A Tì địa ngục, còn nếu không thì xin cho những cỗ mặn kia hóa thành chay tất cả.

Huyền Quang khấn xong, bỗng có gió mạnh nổi lên, trời đất tối sầm. Khi gió tàn, trời sáng, tất cả các mâm cỗ mặn đều biến thành cỗ chay tinh khiết thơm tho. Nhà vua và mọi người thấy Huyền Quang làm phép thông cảm được với trời đất thì đều vô cùng cảm phục, quỳ xuống lạy tạ.

Huyền Quang viên tịch ở tuổi 82. Cho đến ngày nay, dân gian nhiều nơi vẫn kể lại những truyền thuyết trong cuộc đời ông. Có người nói rằng các món cỗ chay làm giống cỗ thường trong ngày lễ tết ở các nhà chùa là từ sự tích này. Nhân ngày Xuân, đọc lại sách Phật ngẫm ra nhiều điều. Trong chúng sinh, căn tính người ta có người sắc bén có người cùn nhụt. Người mê chấp thì phải tu thân, học tập; còn người giác ngộ có thể đột nhiên ứng hợp; chung quy lại để nhằm tự mình nhận thức được bản thân mình, tự mình chứng kiến được bản thân mình, sống hòa hợp cùng tự nhiên với tâm hồn trong sáng.

Phía trước là cuộc sống vẫy gọi! Đấy là tương lai với đầy mơ ước cho tất cả mọi người!

(Trích Bóng hạc chốn xa xôi https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bong-hac-chon-xa-xoi/)

THIỀN SƯ LÃO NÔNG TĂNG
https://youtu.be/w21hkPfEA2M
“Mưa thuận gió hòa chăm bón đúng
Nhân tươi quả tốt được thu nhiều”

Viên Minh Thích Phổ Tuệ
Lời Thầy dặn thung dung

Nhớ Viên Minh Hoa Lúa
Chùa Ráng giữa đồng xuân
Kim Notes lắng ghi chú
Hoa Đất thương lời hiền. ·

Noi theo dấu chân Bụt
Dạy và học làm Người
Hiểu Quân Dân Chính Đảng
Thấu Nông Lâm Y Sinh
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thien-su-lao-nong-tang/

CHỮ TUỆ 慧
Hán Nôm ( Học với chữ Hán-Nôm )
Đỗ Hoàng  · 2 4 2022 lúc 21; 42  

Tuệ có nghĩa là thông minh tài trí, sáng dạ. Tuệ thường được sử dụng để chỉ sự sáng suốt mau mắn lanh trí của con người. Sinh ra đã thông minh hơn người, tư duy nhanh nhẹn gọi là có tuệ căn. Có con mắt nhìn thấu mọi thứ soi rõ tiền nhân hậu hoạn gọi là tuệ nhãn.

Chữ tuệ được dùng nhiều trong phật học. Nhưng từ này cũng hàm ý chỉ sự tốt đẹp, nên thường được dùng để đặt làm tên người.

Cách viết chữ Tuệ

Tuệ – Huì – 慧. Bên trên là hai chữ phong 丰, bên dưới có bộ kệ 彐, sau đó là chữ tâm.

Chua Giang giua dong xuan

CHÙA RÁNG GIỮA ĐỒNG XUÂN
Hoàng Kim

Nơi cổ tự mây lành che xóm vắng
Viên Minh xưa chùa Ráng ở đây rồi
Bụt thư thái chim rừng nghe giảng đạo
Trời trong lành gió núi lắng xôn xao.

Mua thuan gio hoa cham bon dung
Ngat huong sen long long bong truc mai

MINH TRIẾT SỐNG PHÚC HẬU
Hoàng Kim


Bản chất cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và vô thường. Minh triết của đời người hạnh phúc là biết sống thung dung, phúc hậu, thanh thản, an nhiên tự tại, nhận ra kho báu vô giá của chính mình, không lo âu, không phiền muộn, sống với tinh thần dịu hiền và trái tim nhẹ nhõm. Minh triết sống thung dung phúc hậu.

Bài giảng đầu tiên của Phật

Tứ Diệu đế – Sự khổ: Nguyên nhân, Kết quả và Giải pháp – là bài giảng đầu tiên của Phật (Thích ca Mầu ni -Siddhartha Gamtama), nhà hiền triết phương đông cổ đại. Người là hoàng tử Ấn Độ, đã có vợ con xinh đẹp nhưng trăn trở trước sự đau khổ, thiếu hoàn thiện và vô thường (Dukkha) của đời người mà Phật đã xuất gia vào năm hai mươi chín tuổi để đi tìm sự giác ngộ. Người đã dấn thân suốt sáu năm trời tự mình đi tìm kiếm những vị hiền triết nổi tiếng khắp mọi nơi trong vùng để học hỏi và thực hành những phương pháp khác nhau nhưng vẫn chưa đạt ngộ. Cho đến một buổi chiều ngồi dưới gốc bồ đề, thốt nhiên Người giác ngộ chân lý mầu nhiệm lúc ba mươi lăm tuổi. Sau đó, Người đã có bài giảng đầu tiên cho năm người bạn tu hành. Mười năm sau, Phật thuyết pháp cho mọi hạng người và đến 80 tuổi thì mất ở Kusinara (Uttar Pradesh ngày nay). Học thuyết Phật giáo hiện có trên 500 triệu người noi theo.

Bài giảng đầu tiên của Phật là thấu hiểu sự khổ (dukkha), nguyên nhân (samudaya), kết quả (nirodha) và giải pháp (magga). Tôn giáo được đức Phật đề xuất là vụ nổ Big Bang trong nhận thức, san bằng mọi định kiến và khác hẵn với tất cả các tôn giáo khác trước đó hoặc cùng thời trong lịch sử Ấn Độ cũng như trong lịch sử nhân loại. Phật giáo chủ trương bình đẳng giai cấp, bình đẳng giữa con người có máu cùng đỏ, nước mắt cùng mặn, hết thảy các pháp là vô ngã. Mục đích là vô ngã là sự chấm dứt đau khổ và phiền muộn để đạt sự chứng ngộ bất tử, Niết bàn.

Kinh Phật với triết lý vô ngã: Chân lý là suối nguồn, chứ không phải là con người thần thánh hoặc chân lý tuyệt đối. Vị trí độc đáo của Phật giáo là một học thuyết mang đầy đủ tính cách mạng tư tưởng và cách mạng xã hội. Tiến sĩ triết học Walpola Rahula là giáo sư Trường Đại học Tổng hợp Ceylan (Pháp) đã tìm tòi văn bản cổ và giới thiệu tài liệu nghiêm túc, đáng tin cậy này (Lời Phật dạy. Lê Diên biên dịch).

Suối nguồn tươi trẻ Thiền tông

‘Bất lập văn tự. Giáo ngoại biệt truyền. Trực chỉ nhân tâm. Kiến tánh thành Phật’. Không lập giáo điều, truyền dạy ngoài sách, vào thẳng lòng người, giác ngộ thành Phật Thiền sư Bồ-đề-đạt-ma (?-532) đã nêu ra triết lý căn bản Thiền tông để Dạy và Học.Thiền tông Phật giáo Đại thừa nguồn gốc từ đức Phật Thích-ca Mâu-ni đã đạt được sự giác ngộ dưới gốc cây Bồ-đề ở Ấn Độ. Thiền sư Bồ-đề-đạt-ma là Tổ sư Ấn Độ đời thứ 28 đã truyền bá và phát triển Thiền tông lớn mạnh tại Trung Quốc. “Thiền” nhấn mạnh  kinh nghiệm thực tiễn chứng ngộ ‘trực chỉ nhân tâm, kiến tính thành Phật’ . Nhà Ấn Độ học và Phật học người Đức Hans Wolfgang Schumann trong tác phẩm Đại thừa Phật giáo (Mahāyāna-Buddhismus) đã viết:“Thiền tông có một người cha Ấn Độ nhưng đã chẳng trở nên trọn vẹn nếu không có người mẹ Trung Quốc.Cái ‘dễ thương’,cái hấp dẫn của Thiền tông chính là những thành phần văn hoá nghệ thuật, những đặc điểm sắc thái riêng của Trung Quốc, không phải của Ấn Độ. Những gì Phật giáo mang đến Trung Quốc, với tư tưởng giải thoát tuyệt đối, trình bày một cách nghiêm nghị khắt khe với một ngón tay trỏ chỉ thẳng, những điều đó được các vị Thiền sư thừa nhận, hấp thụ với một nụ cười thầm lặng đầy thi vị. Thành tựu lớn lao của các Đại luận sư Ấn Độ là nhét ‘con ngỗng triết lý’ vào cái lọ ‘ngôn từ, thì  chính nơi đây tại Trung Quốc, con ngỗng này được thả về với thiên nhiên mà không hề mang thương tích.” Thiền tông là sự “truyền pháp ngoài kinh điển” đạt ‘giác ngộ tức thì’ tại đây, ngay lúc này, chứng ngộ ‘kiến tính thành Phật’ do bản ngã chân tính và nhân duyên. Phật Thích Ca trên núi Linh Thứu im lặng đưa lên cành hoa, Thiền sư Ca Diếp mỉm cười thấu hiểu và đức Phật Thích Ca đã ấn chứng cho Thiền sư Ca Diếp là Sơ tổ của Thiền tông Ấn Độ.

Thiền tông Việt Nam có từ rất sớm tại Luy Lâu do Thiền tông Ấn Độ truyền bá vào Việt Nam trước tiên ở thế kỷ thứ 2 và thứ 3, rước cả Trung Quốc (thế kỷ thứ 6) Nhật Bản (thế kỷ 11, 12) và các nước châu Á khác. Các Sơ Tổ Thiền tông Việt Nam là thiền sư Khương Tăng HộiMâu Tử. Thiền tông Việt Nam nguồn gốc lâu đời trong lịch sử Việt Nam và phát triển rực rỡ nhất thời nhà Trần với Thiền phái Trúc Lâm.  Trần Nhân Tông (Trần Khâm 1258- 1308) là vua Phật đời Trần (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Người là tổ sư Trúc Lâm Yên Tử, nhà chiến lược kỳ tài, nhà văn hóa kiệt xuất, nhà thơ lớn Con Người Hoàn Hảo dân tộc Việt Nam. Người đã viết: Cư trần lạc đạo, triết lý nhân sinh rất nổi tiếng “Ở đời vui đạo, mặc tùy duyên/ Hể đói thì ăn, mệt ngủ liền/ Kho báu trong nhà thôi tìm kiếm/ Vô tâm đối cảnh hỏi chi thiền.

Trúc Lâm Yên Tử, Trần Nhân Tông

Trần Nhân Tông (Trần Khâm 1258- 1308) là vua Phật đời Trân (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Người là tổ sư Trúc Lâm Yên Tử, nhà chiến lược kỳ tài, nhà văn hóa kiệt xuất, nhà thơ lớn và Con Người Hoàn Hảo của dân tộc Việt Nam. Người đã viết: Cư trần lạc đạo, triết lý nhân sinh rất nổi tiếng “Ở đời vui đạo, mặc tùy duyên/ Hể đói thì ăn, mệt ngủ liền/ Kho báu trong nhà thôi tìm kiếm/ Vô tâm đối cảnh hỏi chi thiền.”

Trần Nhân Tông với 50 năm cuộc đời đã kịp làm được năm việc lớn không ai sánh kịp trong mọi thời đại của tất cả các dân tộc trên toàn thế giới: Minh quân lỗi lạc, làm vua 15 năm (1278 – 1293) trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến hai lần đánh thắng quân Nguyên Mông là đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thế giới của thời đó; Vua Phật Việt Nam, tổ sư thiền phái Trúc Lâm Yên Tử và Thái Thượng Hoàng 15 năm (1294-1306). Nhà văn hóa và nhà thơ kiệt xuất với thắng tích Trúc Lâm Yên Tử và kiệt tác Trần Nhân Tông còn mãi với thời gian, hoàn thành sư mệnh của bậc chuyển pháp luân, mang sự sống trường tồn vượt qua cái chết; Người Thầy của chiến lược vĩ đại yếu chống mạnh, ít địch nhiều bằng thế đánh tất thắng “vua tôi đồng lòng, toàn dân đồng sức”tạo lập sự nghiệp mở nước và thống nhất non sông Việt, mở đất phương Nam bằng vương đạo, thuận thời, thuận người; Con người hoàn hảo, đạo đức trí tuệ, kỳ tài trị loạn, đã hưng thịnh nhà Trần và cứu nguy cho nước Việt tại thời khắc đặc biệt hiểm nghèo, chuyển nguy thành an, biến những điều không thể thành có thể.

Giáo sư sử học Trần Văn Giàu nhận định: “… chưa tìm thấy lịch sử nước nào có một người đặc biệt như Trần Nhân Tông ở Việt Nam. Tại nước Tàu lúc bấy giờ Triều đình nhà Tống rất hùng mạnh nhưng quân Nguyên Mông đã tràn xuống đánh thắng thần tốc, đến nỗi vua quan nhà Tống phải chạy ra biển và nhảy xuống biển tự vẫn. Tại Tây Á, Trung Á và một phần châu Âu cũng thua thảm hại, đến nỗi Giáo hoàng La Mã cũng lên tiếng sợ hãi. Trong lúc ấy Việt Nam so với phương Bắc thì quá nhỏ bé và quá nghèo yếu, thế mà Người dám không cho Nguyên Mông mượn đường xâm lược Chiêm Thành. Lại còn đánh bại ba lần Nguyên Mông xâm lược. Sau khi thắng giặc, Người lại lên núi sống. Người dám nghĩ, dám làm những việc không ai dám nghĩ chứ đừng nói đến làm”

Phật giáo Khoa học và Việt Nam

Nhà bác học Anhstanh, cha đẻ của Thuyết tương đối, đã nhận định: “Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học” . “Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó” . “Khoa học mà thiếu tôn giáo là khập khiễng. Tôn giáo mà không có khoa học thì mù quáng” . Cả ba câu này đều được trích từ Những câu nói nổi tiếng của Anhstanh (Collected famous quotes from Albert), và được dẫn lại trong bài Minh triết sống thung dung phúc hậu của Hoàng Kim

Khoa học và thực tiễn giúp ta tìm hiểu những phương pháp thực tế để thể hiện ước mơ, mục đích sống của mình nhằm sống yêu thương, hạnh phúc,vui khỏe và có ích. Đọc rất kỹ lại Ki tô giáo, Hồi giáo,Do Thái giáo,Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, … và chiêm nghiệm thực tiễn , tôi thấm thía câu kinh Phật với triết lý vô ngã: Chân lý là suối nguồn chứ không phải là con người thần thánh hay chân lý tuyệt đối. Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông có minh triết: Hãy quay về tự thân chứ không tìm ở đâu khác. Luật Hấp Dẫn, Thuyết Tương đối, Thành tựu Khoa học và Thực tiễn giúp ta khai mở nguồn năng lượng vô tận của chính bản thân con người và thiên nhiên. Đó là ba ngọn núi cao vọi của trí tuệ, là túi khôn của nhân loại. Bí mật Tâm linh (The Meta Secret) giúp ta khám phá sâu sắc các quy luật của vũ trụ liên quan đến Luật Hấp Dẫn đầy quyền năng. Những lời tiên tri của các nhà thông thái ẩn chứa trong Kinh Vệ đà, Lời Phật dạy, Kinh Dịch, Kinh Thánh, Kinh Koran …, cũng như xuyên suốt cuộc đời của những con người vĩ đại trên thế giới đã được nghiên cứu, giải mã dưới ánh sáng khoa học; Bí mật Tâm linh là sự khai mở những nguồn năng lượng vô tận của chính bản thân mỗi con người đối với đồng loại, các loài vật và thiên nhiên. Suối nguồn chân lý trong di sản văn hóa, lịch sử, giáo dục, kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao của mỗi dân tộc và nhân loại lưu giữ nhiều điều sâu sắc cần đọc lại và suy ngẫm.Qua đèo chợt gặp mai đầu suối. Gốc mai vàng trước ngõ.

Việt Nam là chốn tâm thức thăm thẳm của đạo Bụt (Phật giáo) trãi suốt hàng nghìn năm. Lịch sử Phật giáo Việt Nam theo sách Thiền Uyển tập anh xác nhận là đạo Phật được truyền trực tiếp từ Ấn Độ theo đường biển vào Việt Nam, gồm Giao Chỉ ở phía bắc và Chăm pa ở phía nam, khoảng thế kỉ thứ ba đến thế kỉ thứ hai trước Công nguyên, chứ không phải từ Trung Hoa như một số quan niệm trước đây. Phật giáo đồng hành chung thủy, lâu bền với dân tộc Việt, dẫu trãi nhiều biến cố nhưng được dẫn dắt bởi những nhà dẫn đạo sáng suốt và các đấng minh vương, lương tướng chuộng nhân ái của các thời nên biết thể hiện sự tốt đạo, đẹp đời. Việt Nam là nước biết tiếp thu, chắt lọc tri thức tinh hoa của nhân loại, chuộng sự học, đồng thời biết quay về với tự thân tổng kết thực tiễn, chứ không tìm ở đâu khác.

Việt Nam, Khoa học và Phật giáo là ba nhận thức căn bản của tôi.

Bản chất cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và vô thường. Minh triết của đời người hạnh phúc là biết sống thung dung, phúc hậu, thanh thản, an nhiên tự tại, nhận ra kho báu vô giá của chính mình, không lo âu, không phiền muộn, sống với tinh thần dịu hiền và trái tim nhẹ nhõm

Hoàng Kim

Bulukhin ngày 03.10.2013 lúc 10:56 nói:

Nếu thầy Thích Phổ Tuệ ấn chứng bạch ngọc (hạt gạo trắng ngần) thì cứ để nguyên vậy.

Thiển nghỉ của Bu thì có khác chút xíu. Bạch Ngọc là ngọc trắng thì chưa nói chi đến hạt gạo cả.

Thực ra hạt gạo không trắng thậm chí gạo lứt thì dinh dưỡng nhiều hơn gạo trắng. Bu được biết người Mỹ chế ra máy xát gạo trắng sau đó thấy là sai lầm bèn chế ra một thứ bột cho vào gạo để bù lại phần cám đã mất đi. Nhưng khi nấu cơm người ta vo gạo thì bột đó lại mất đi.

Dân gian nói hạt gạo là ngọc trời cho, trong trường hợp này là MỄ NGỌC.

Đấy cũng là nói cho vui.

HoangKim NgocphuongNam ngày 03.10.2013 lúc 22:10 nói:

Thưa anh Bu

Em đã thật xúc động được Thầy Thích Phổ Tuệ ấn chứng bạch ngọc (ngọc trắng, mễ ngọc, hạt gạo trắng ngần, ngọc trời cho, ngọc phương Nam). Đối với em được một người Thầy mẫu mực thiện tâm ấn chứng điều tốt đẹp này đã là một suối nguồn hạnh phúc. Em sẽ học thái độ của nước để đi như một dòng sông, học hoa lúa, hạt gạo để làm những việc có ích cho đời.

Đấy cũng là nói cho vui.

Kính anh chị vui khỏe ngày mới.

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoa-lua/

BAN MAI LẶNG LẼ SÁNG
Hoàng Kim


Ban mai lặng lẽ sáng
Phúc hậu tới thảnh thơi
Minh triết và sáng tạo
Vui đi dưới mặt trời

Hiền lành ẩn trí tuệ
Đức độ là tinh anh
Bảo tồn và trưởng thành
Một niềm tin thắp lửa

Sách hay là bạn quý
Lời ngọc học để làm
Tỉnh thức nhớ chuyện cũ
Chiếu đất ở Thái An

Ban mai lặng lẽ sáng
Ngày mới bình minh an

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là chao-don-binh-minh-an-1.jpg

Ban mai nắng mới lên
Hoa bình minh tỉnh thức
Long lanh hương trời đất
Lộc non xanh mướt cành.

Chào đón bình minh an
Bà cõng cháu nấu cơm
Ông cùng con dọn vườn
Vui khỏe cùng trẻ thơ …

Gõ ban mai vào phím
Mặt trời nào đang lên ?

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là 2-nhatoi.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là binh-minh-1.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là an-vien-nuoc-hoang-gia.jpg

Những trang đời lắng đọng
TĨNH THỨC HOA SEN TRẮNG
Hoa sen trắng
Nhà văn Triết gia Ấn độ Osho


Tổ sư Bồ đề đạt ma đến với một chiếc giầy; Châu Trần 09/04/2021 MKR-

Triết gia Osho nổi tiếng người Ấn độ nói: Tôi cực lạc vì tên của Tổ sư Bồ đề đạt ma đã làm cho tôi phiêu diêu. Đã từng có nhiều chư phật trên thế giới, nhưng Tổ sư Bồ đề đạt ma sừng sững như đỉnh Everest. Cách hiện hữu của ông ấy, cách sống, và cách diễn đạt chân lí đơn giản là của ông ấy; nó là vô song.

Trong các chùa ở Miền tây thường bên cạnh thờ tượng Đức Phật, có thờ tượng của Tổ sư Bồ đề đạt ma. Tượng Tổ sư dễ nhận biết. Gương mặt một người hung dữ, vai đeo gậy. Trên gậy có chỉ một chiếc giày.Tổ sư Bồ đề đạt ma đã du hành từ Ấn Độ sang Trung Quốc để truyền bá thông điệp của Đức Phật, người thầy của mình, mặc dầu họ sống cách nhau một nghìn năm.

***

Khi Tổ sư Bồ đề đạt ma đến Trung Quốc, Vũ Đế ra đón ông ấy ở biên ải. Mọi ngưỡi nghĩ rằng một chứng ngộ lớn đang tới! Và tất nhiên Vũ Đế đã tưởng tượng Tổ sư có nét gì đó giống như Đức Phật: rất hoà nhã, duyên dáng, vương giả. Tuy nhiên khi ông ta thấy Bồ đề đạt ma thì ông đã bị choáng. Tổ sư Bồ đề đạt ma trông rất thô thiển. Không chỉ thế, ông ấy còn có vẻ rất ngớ ngẩn. Ông ấy đến cây gậy đeo trên vai chỉ có một chiếc giầy.Vũ Đế bối rối. Ông ta đã tới cùng với cả đoàn triều đình với các hoàng hậu quí phi. Họ sẽ nghĩ gì khi ta ra đón một loại người như thế này? Ông cố gắng vì lịch sự bỏ qua điều đó. Và ông đã không muốn hỏi “Sao ông lại đến nước chúng tôi chỉ với một chiếc giầy?

***

Nhưng Tổ sư Bồ đề đạt ma đã không để Vũ Đế yên. Ông ấy nói: -Đừng cố bỏ qua nó. Hãy hỏi và thẳng thắn ngay từ chính lúc đầu đi. Ta đã đọc được câu hỏi trong đầu ông rồi.Vũ Đế đâm ra lúng túng; sau cùng ông nói:-Vâng, ông đúng, câu hỏi này đã nảy sinh trong ta: Sao ông đến mà chỉ mang một chiếc giày?

***

Tổ sư Bồ đề đạt ma nói, -Để mọi thứ vào cảnh quan đúng như từ chính lúc đầu. Ta là người vô lí! Ông phải hiểu điều đó từ chính lúc bắt đầu. Ta không muốn tạo ra bất kì rắc rối nào về sau. Hoặc ông chấp nhận ta như ta vậy hoặc ông đơn giản nói rằng ông không thể chấp nhận được ta. Và ta sẽ rời khỏi vương quốc của ông. Ta sẽ đi lên núi. Ta sẽ đợi ở đó đến khi người của ta đến với ta. Vũ Đế lúng túng. Ông đã mang theo nhiều câu hỏi khi đến đón Tổ sư. Nhưng ông băn khoăn có nên đưa chúng ra hay không? Ông nghi ngai câu trả lời là lố bịch. Nhưng Tổ sư Bồ đề đạt ma một mức khăng khăng:-Ông hãy nên hỏi những câu ông đã mang tới đây.

***

Vũ Đế gượng gạo hỏi:-Câu hỏi đầu: Ta đã làm được nhiều phước đức…. Tổ sư Bồ đề đạt ma nhìn sâu vào trong đôi mắt của Vũ Đế. Một cơn lạnh toát chạy dọc sống lưng nhà vua. Ông nói:-Toàn những điều vô nghĩa! Làm sao ông có thể làm được nhiều phước đức ? Ông còn chưa nhận biết phước đức được hình thành từ nhận biết . Mà ông ngụ ý phước đức nào? Làm sao ông có thể tạo ra được phước đức? Phước đức chỉ được tạo ra từ Đức Phật.

***

Vũ Đế ngại ngần:-Việc ta nói làm nhiều phước đức. Ta ngụ ý rằng ta đã làm nhiều đến chùa, nhiều điện thờ cho Phật. Ta đã làm nhiều đạo tràng cho các khất sĩ Phật tử, các tín đồ, và tì kheo. Ta đã thu xếp cho hàng nghìn học sĩ để dịch kinh sách Phật sang tiếng Trung Quốc. Ta đã tiêu tốn hàng triệu đồng bạc cho việc phục vụ Đức Phật. Nhiều triệu khất sĩ xin ăn mọi ngày từ cung điện này nọ này trên khắp nước.

***

Và Tổ sư Bồ đề đạt ma cười. Vũ Đế chưa từng bao giờ nghe thấy tiếng cười như thế. Tiếng cười bụng có thể làm rung chuyển cả núi. Tổ sư cười sằng sặc và nói:-Ông đã hành động một cách ngu xuẩn. Mọi nỗ lực của ông đều đã là cực kì phí hoài. Sẽ không tạo ra kết quả nào từ nó cả. Đừng cố, và đừng tưởng tượng rằng ông sẽ được lên cõi trời thứ bẩy như các khất sĩ Phật giáo đã nói cho ông. Họ chỉ khai thác ông thôi.

***

Đây là chiến lược khai thác những người ngu như ông. Họ khai thác lòng tham của ông về thế giới bên kia, Họ vẽ cho ông những hứa hẹn lớn. Và lời hứa của họ không thể chứng minh là sai được vì không ai quay trở về từ thế giới bên kia để nói liệu những lời hứa đó có được hoàn thành hay không. Ông đã bị họ lừa rồi. Không có cái gì sẽ xảy ra từ điều mà ông nghĩ là việc làm phước đức. Thực ra, ông sẽ rơi vào địa ngục thứ bẩy, vì một người sống với những ham muốn sai như thế, người sống có ham muốn như thế, đều sẽ rơi vào địa ngục.

***

Vũ Đế e ngại. Ông cố gắng lái câu chuyện sang một chủ đề khác: -Vậy có cái gì linh thiêng hay không? Tổ sư Bồ đề đạt ma nói, -Không có cái gì linh thiêng, cũng như không có cái gì là báng bổ. Linh thiêng và báng bổ, đều là thái độ của tâm trí, của định kiến. Mọi việc đều đơn giản như chúng vậy. Không cái gì sai và không cái gì đúng, không cái gì tội lỗi và không cái gì phước đức. Vũ Đế buồn bực:-Ông thật quá thể đối với ta và người của ta. Sau đó, Tổ sư Bồ đề đạt ma nói lời tạm biệt, quay lưng lại và đi lên núi.

***

Trong chín năm trên núi ông ấy ngồi quay mặt vào tường. Mọi người đến với ông bởi vì đã được nghe, biết về cuộc đối thoại này. Dù khoảng cách sống giữa Tổ sư và Đức Phật trong hơn một nghìn năm, nhưng về trung tâm Tổ Sư vẫn ở cùng Đức Phật. Tổ sư nói điều tinh tuý của Đức Phật – tất nhiên theo cách riêng của ông ấy, theo phong cách của ông ấy, Ngay cả Phật cũng sẽ thấy cách trình bày này đó là kì lạ.

***

Đức Phật là người văn hoá, phức tạp, và duyên dáng. Còn Tổ sư Bồ đề đạt ma chính là cái đối lập trong cách diễn đạt của Đức Phật. Tổ sư không là người mà là con sư tử. Tổ sư không nói, mà ông ấy gầm lên. Tổ sư không có cái duyên dáng mà Đức Phật có. Cái mà ông ấy có là sự thô thiển, dữ dằn. Không thanh nhã như kim cương; Tổ sư hệt như vĩa quặng: thô ráp tuyệt đối , không có một sự đánh bóng. Và đó là cái đẹp của ông ấy. Đức Phật có cái đẹp rất nữ tính, lịch sự, mảnh mai. Còn Tổ sư Bồ đề đạt ma có cái đẹp riêng . Cái đẹp của một tảng đá – mạnh mẽ, nam tính, không thể phá huỷ được, cái đẹp của một sức mạnh lớn lao.

***

Đức Phật toả sức mạnh, nhưng sức mạnh của Đức Phật rất im lặng, như tiếng thì thào, như làn gió mát. Còn Tổ sư Bồ đề đạt ma là cơn bão, sấm rền và chớp giật. Đức Phật đến cửa nhà bạn nhẹ nhàng không một tiếng động, bạn thậm chí sẽ không nghe thấy tiếng bước chân của ông ấy. Còn Tổ sư Bồ đề đạt ma, khi ông ấy đến nhà bạn, ông ấy sẽ làm rung chuyển cả ngôi nhà từ tận móng của nó. Đức Phật sẽ không lay bạn dậy ngay cả khi bạn đang ngủ. Còn Tổ sư Bồ đề đạt ma? Ông ấy sẽ dựng bạn dậy từ trong nấm mồ! Ông ấy đánh mạnh, ông ấy là chiếc búa.

***

Tổ sư là chính cái đối lập của Đức Phật trong cách diễn đạt, nhưng thông điệp của ông ấy với Đức Phật là một. Tổ sư cúi mình trước Đức Phật là thầy của mình. Tổ sư chưa bao giờ nói “Đây là thông điệp của ta”. Tổ sư đơn giản nói:-Điều này thuộc về chư phật, chư phật cổ đại. Ta chỉ là sứ giả. Không cái gì là của ta, bởi vì ta không có. Ta như cây trúc hồng được chư phật chọn để làm chiếc sáo cho họ. Họ hát: ta đơn giản để cho họ hát qua ta.

Cảm ơn Châu Trần- Trần Ái Châu Quản trị Mekong Rice đã chép lại.
Thấu suốt là chứng ngô. HK lưu tại CNM365 Tình yêu Cuộc sống
Tham khảo: Hoa sen trắng-Nhà văn Triết gia Ấn độ Osho

ĐẾN VỚI TÂY NGUYÊN MỚI
Hoàng Kim

Đến với Tây Nguyên mới
Thăm lại chiến trường xưa
Đất khoai sắn nuôi người
Sử thi vùng huyền thoại.

Vầng đá chốn đại ngàn
Rượu cần nơi bản vắng
Câu cá bên dòng Sêrêpôk
Tắm tiên Chư Jang Sin

Thương Kim Thiết Vũ Môn
Nhớ người hiền một thuở
Hồ Lắk Đình Lạc Giao
Biển Hồ Chùa Bửu Minh

Nước rừng và sự sống
Chuyện đời không thể quên
Cây Lương thực bạn hiền
Lớp học vui ngày mới

Ai ẩn nơi phố núi
Ai tỏ Ngọc Quan Âm
Ai hiện chốn non xanh
Mây trắng trời thăm thẳm
Nước biếc đất an lành

Soi bóng mình đáy nước
Sáng bình minh giữa đời
Thung dung làm việc thiện
Vui bước tới thảnh thơi

Đến với Tây Nguyên mới
Bao chuyện đời không quên

NHỚ LẠI VÀ SUY NGẪM
Hoàng Kim

Bài học cuộc sống thấm thía nhất thường là bài học của chính đời mình trãi nghiệm. Tôi xúc động đọc lại ‘Thầy bạn là lộc xuân’ “Cuộc chiến hôm qua bạn góp máu hồng. Lớp học hôm nay bạn không trở lại.Trách nhiệm trong mình nhân lên gấp bội. Đồng đội ơi tôi học cả phần anh” Tôi thật tâm đắc với Hoàng Ngọc Dộ khát vọng, Hoàng Trung Trực đời lính vì cao hơn trang văn là chính cuộc đời của anh ruột mình thấm từng giọt chữ. Tháng năm tôi nhớ lại và suy ngẫm về 18 thư mục ghi chép nhỏ (Notes) nay được lưu chung một chỗ để thỉnh thoảng đọc lại: 1) Nước Việt Nam thống nhất; 2) Đêm trắng và bình minh; 3) Tháng Năm tháng của hoa; 4) Những câu chuyện tháng năm 5) Về lại mái trường xưa; 6) Lời thề trên sông Hóa; 7) Nhớ kỷ niệm một thời; 8) Năm tháng ở trời Âu; 9) Vòng qua Tây Bán Cầu; 10) Đi để hiểu quê hương; 11) Bài học tự thắng mình; 12) Suy ngẫm từ núi Xanh; 13) Suy tư sông Dương Tử; 14) Trận Thượng Hải năm 1937; 15) Trận Vũ Hán năm 1938; 16) Đi thuyền trên Trường Giang; 17) Trung Quốc một suy ngẫm; 18) Việt Nam con đường xanh.

NƯỚC VIỆT NAM THỐNG NHẤT

Chiến tranh Việt Nam dài và ác liệt quá, tổn thất mất mát lớn quá. Đó là một trong những sự kiện lớn nhất thế kỷ 20 không riêng Việt Nam mà của toàn nhân loại. 30 tháng 4 là kết thúc cuộc chiến tranh ba mươi năm, là ngày hòa bình, thống nhất đất nước đầu tiên của dân tộc Việt. Chiến tranh Việt Nam (1955–1975) là giai đoạn thứ hai và là giai đoạn khốc liệt nhất của Chiến tranh Đông Dương (1945–1979). Đây là cuộc chiến giữa hai bên, một bên là Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam cùng Hoa Kỳ và một số đồng minh khác như Úc, New Zealand, Đại Hàn, Thái Lan và Philippines tham chiến trực tiếp; một bên là Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam, Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tại miền Nam Việt Nam, cùng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đều do Đảng Lao động Việt Nam lãnh đạo, được sự viện trợ vũ khí và chuyên gia từ các nước xã hội chủ nghĩa (cộng sản), đặc biệt là của Liên Xô và Trung Quốc. Cuộc chiến này tuy gọi là “Chiến tranh Việt Nam” do chiến sự diễn ra chủ yếu tại Việt Nam, nhưng đã lan ra toàn cõi Đông Dương, lôi cuốn vào vòng chiến cả hai nước lân cận là Lào và Campuchia ở các mức độ khác nhau. Do đó cuộc chiến còn được gọi là Chiến tranh Đông Dương lần thứ 2. Cuộc chiến này chính thức kết thúc với sự kiện 30 tháng 4, 1975, khi Tổng thống Dương Văn Minh của Việt Nam Cộng hòa đầu hàng quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam, trao chính quyền lại cho Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam.

Tôi là người lính của 30 tháng 4. Hai anh em tôi, thuộc hai cánh quân lớn trong năm cánh quân, gặp nhau giữa lòng thành phố sau ngày Việt Nam thống nhất. Chùm ảnh dưới đây là ít ảnh tư liệu gia đình. Tôi viết về cái “tôi” nhỏ bé và đơn giản trong cái “ta” to lớn và phức tạp của đất nước con người Việt Nam để tìm về thế giới của riêng mình như giọt nước trong biển cả có vị mặn, máu và nước mắt.

ĐÊM TRẮNG VÀ BÌNH MINH

Ông José António Amorim Dias, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hòa Dân chủ Timor-Leste tại UNESCO và Liên minh châu Âu trên chuyến tàu tốc hành từ Brussels đến Paris chung khoang với tôi đã trò chuyện và chia sẽ rất nhiều điều về triết lý nhân sinh và văn hóa giáo dục. Khu vực Bắc Âu có chất lượng cuộc sống tốt, và Vương quốc Bhutan nơi đề xuất ý tưởng Ngày Quốc tế Hạnh phúc là nước có chỉ số hạnh phúc cao dựa trên các yếu tố như sức khỏe, tinh thần, giáo dục, môi trường, chất lượng quản lý và mức sống của người dân là điều rất đáng suy ngẫm.

Môi trường sống yên lành và chất lượng cuộc sống tốt là giấc mơ hạnh phúc của mọi người dân. Đi xa về Bắc Âu đến Phần Lan, Thụy Điển, Hà Lan, Đan Mạch, Na Uy là vùng thiên nhiên, văn hóa thanh bình, mới lạ. Nơi đó không gian văn hóa thật trong lành. Chất lượng cuộc sống tốt hơn nhiều vùng tôi đã qua. Bắc Âu thoát ra khỏi cuộc chiến tranh. Họ không bị cuốn vào chiến tranh như Việt Nam, như châu Á, châu Phi, Tây Âu , Đông Âu và châu Đại dương. Họ bình tĩnh chuyển từ thế đối đầu lách ra khỏi cuộc chiến tranh giành quyền lực và nguồn lợi khốc liệt suốt hàng thế kỷ để trở thành những nước thanh bình và có chất lượng cuộc sống cao nhất thế giới.

Tôi suy ngẫm kỹ điều này trong bài viết “Đêm trắng và bình minh”. Khối các nước Bắc Âu Scandinavia (gồm Hà Lan, Đan Mạch, Na Uy, Thuỵ Điển, Phần Lan, Iceland, Greenland, quần đảo Faroe thuộc Đan Mạch), đêm 30 tháng 4 là Đêm Walpurgis, Bình minh ngày mới. Ngày 30 tháng 4 và ngày Quốc tế Lao động 1 tháng 5 ở Bắc Âu là các ngày lễ hội mừng Xuân đến. Hoa xuân bừng nở khắp nơi, tơ trời hương đất say đắm lòng người. Năm tháng ở trời Âu, tôi viết Bài ca tháng năm, suy ngẫm về bài học cuộc sống.

BÀI CA THÁNG NĂM
Hoàng Kim

Tháng năm là tháng của hoa
Anh đi ở giữa bao la đất trời
Nghe lòng thư thái, thảnh thơi
Ngắm ai từng cặp trao lời yêu thường.

Hoa xuân bừng nở khắp đường
Công viên ngợp giữa một rừng đầy hoa
Bên dòng sông nhỏ quanh co
Bạch dương rọi nắng, lơ thơ liễu mềm.

Anh đi vào chốn bình yên
Bùi ngùi lại nhớ thương em ở nhà.

Bài học Bắc Âu miền đất trong lành, nước Bỉ trái tim EU, và Ghent thành phố khoa học công nghệ là chỉ dấu minh triết cho các vĩ nhân lịch sử biết khéo tập hợp những lực lượng tinh hoa và sức mạnh dân chúng để thoát khỏi hiểm họa và bảo tồn được ngọc quý di sản.

Tôi nhớ đến Bernadotte với vợ là Déssirée trong tác phẩm “Mối tình đầu của Napoléon” của Annemarie Selinko. Vợ chồng hai con người kỳ vĩ này với lý tưởng dân chủ đã xoay chuyển cả châu Âu, giữ cho Thụy Điển tồn tại trong một thế giới đầy biến động và nhiễu nhương. Bắc Âu phồn vinh văn hóa, thân thiện môi trường và có nền giáo dục lành mạnh phát triển như ngày nay là có công và tầm nhìn kiệt xuất của họ. Bernadotte là danh tướng của Napoleon và sau này được vua Thụy Điển đón về làm con để trao lại ngai vàng. Ông xuất thân hạ sĩ quan tầm thường nhưng là người có chí lớn, suốt đời học hỏi và tấm lòng cao thượng rộng rãi. Vợ ông là Déssirée là người yêu đầu tiên của Napoleon nhưng bị Napoleon phản bội khi con người lừng danh này tìm đến Josephine một góa phụ quý phái, giàu có, giao du toàn với những nhân vật quyền thế nhất nước Pháp, và Napoleon đã chọn bà làm chiếc thang bước lên đài danh vọng. Bernadotte với vợ là Déssirée hiểu rất rõ Napoleon. Họ đã khéo chặn được cơn lốc cuộc chiến đẫm máu tranh giành quyền lợi giữa các tập đoàn thống trị và các nước có lợi ích khác nhau. Bernadotte và Déssirée đã đưa đất nước Thụy Điển và Bắc Âu khai sáng vầng hào quang bình minh phương Bắc.

Việt Nam và khối Asean hiện cũng đang đứng trước “con sư tử phương Đông trỗi dậy” và sự vần vũ của thế giới văn minh tuy nhiều cơ hội hơn nhưng cũng tiềm ẩn nhiều hiểm họa khó lường hơn. Điều này dường như rất giống của thời Napoleon người hùng châu Âu khao khát một nước Pháp phục hưng dân tộc và mở rộng phạm vi ảnh hưởng.

Trong vùng địa chính trị đầy điểm nóng tranh chấp biên giới hải đảo, sự tham nhũng, chạy theo văn minh vật chất; nguy cơ tha hóa ô nhiễm môi trường, nguồn nước, bầu khí quyển, vệ sinh thực phẩm, văn hóa giáo dục và chất lượng cuộc sống thì bài học trí tuệ càng cấp thiết và rõ nét.

Đi đâu cũng không bằng Tổ quốc mình. Nói gì, làm gì cũng không bằng dạy, học và làm cho đồng bào đất nước mình. Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương. Mục đích sau cùng của dạy và học là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và làm được việc. Dạy và học thực tiễn trên chính Tổ quốc mình.

Việt Nam quê hương tôi là đất nước của biết bao nhiêu thế hệ xả thân vì nước để quyết giành cho được độc lập, thống nhất, tự do và toàn vẹn lãnh thổ. “Nếu chỉ để lại lời nói suông cho đời sau sao bằng đem thân đảm nhận trọng trách cho thiên hạ trước đã” nhưng “sức một người thì có hạn, tài trí thiên hạ là vô cùng”. Làm nhà khoa học xanh hướng đến bát cơm ngon của người dân nghèo, đó là điều tôi tâm đắc nhất!

Nhân loại đã có một thời đi trong đêm trắng ánh sáng của thiên đường, đêm trắng bình minh phương Bắc. Sự chạng vạng tranh tối tranh sáng có lợi cho sự quyền biến nhưng khoảng khắc bình minh là sự kỳ diệu mở đầu cho Ngày mới, Xuân mới.

Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời bắt đầu từ tuổi trẻ. Tôi đã đi qua một vòng trái đất, một vòng cuộc đời, một vòng đêm trắng để bây giờ ngày mới bắt đầu từ Bình minh.

NHỮNG CÂU CHUYÊN THÁNG NĂM

Bác Võ Nguyên Giáp được nhiều người Việt Nam kính trọng vì Bác Giáp đặt việc công lên trên hết “dĩ công vi thượng”. ‘Bác Văn ơi thành kính tiễn Người’ Gia đình tôi hòa trong dòng người đông đảo của toàn quốc đã đến Dinh Thống Nhất tiễn Bác. Hôm đó là lần duy nhất trong đời, tôi đã đeo đủ huân huy chương

Võ Nguyên Giáp tổng tập hồi ký là tác phẩm lớn nhất của nhà thiên tài quân sự Việt, soi sáng rất nhiều góc khuất trong lý luận và thực tiễn của thời đại Hồ Chí Minh. Muốn thấu hiểu chiến tranh Đông Dương và chiến tranh Việt Nam, thấu hiểu 30 tháng 4, tháng năm nhớ lại và suy ngẫm, chúng ta cần đọc lại rất kỹ “Võ Nguyên Giáp, tổng tập hồi ký”.

Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911, mất ngày 4 tháng 10 năm 2013. Ông là Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam, là một trong những người góp công thành lập Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, được Chính phủ Việt Nam tôn vinh là “người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, chỉ huy chính trong các chiến dịch và chiến thắng chính trong Chiến tranh Đông Dương (1946–1954) đánh bại Thực dân Pháp, Chiến tranh Việt Nam (1960–1975) chống Mỹ, thống nhất đất nước và Chiến tranh biên giới Việt-Trung (1979) chống quân Trung Quốc tấn công biên giới phía Bắc. Tướng Giáp xuất thân là một giáo viên dạy sử, ông trở thành nhà lãnh đạo quân sự, vị tướng kiệt xuất của Việt Nam và thế giới. Ông được nhân dân ngưỡng mộ và được nhiều tờ báo ca ngợi là anh hùng của nhân dân Việt Nam.

Lời thề của Tổng thống Mỹ George Washington cũng là điều chúng ta cần rất suy ngẫm. Ông nói “Cái tên người Mỹ phải xóa bỏ bất cứ những liên hệ ràng buộc nào mang tính cách địa phương”. Tổng thống Washington khi mất được tán tụng như là “người đầu tiên trong chiến tranh, người đầu tiên trong hòa bình, và người đầu tiên trong lòng dân tộc của ông”. Washington đã trở thành biểu tượng dân tộc và quốc tế, đặc biệt tại Pháp và châu Mỹ Latin. Các học giả lịch sử luôn xếp ông là một trong số những vị tổng thống vĩ đại nhất.”. Ngày 30 tháng 4 năm 1789 là ngày Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ George Washington đọc lời tuyên thệ nhậm chức Tổng thống dân cử đầu tiên, trên ban công Tòa nhà Liên bang trên Phố Wall tại thành phố New York. Tổng thống Washington có một viễn tưởng về một quốc gia hùng mạnh và vĩ đại, xây dựng trên những nền tảng của nền cộng hòa, sử dụng sức mạnh của liên bang. Ông tìm cách sử dụng chính phủ cộng hòa để cải thiện hạ tầng cơ sở, mở rộng lãnh thổ phía tây, lập ra trường đại học quốc gia, khuyến khích thương mại, tìm nơi xây dựng thành phố thủ đô (Washington, D.C.), giảm thiểu những sự căng thẳng giữa các vùng và vinh danh tinh thần chủ nghĩa quốc gia.

George Washington hiện nay được biết như vị cha già của nước Mỹ. Ông sinh ngày 22 tháng 2 năm 1732, mất ngày 14 tháng 12 năm 1799. Ông là một nhà lãnh đạo chính trị và quân sự có ảnh hưởng lớn đối với quốc gia non trẻ Hoa Kỳ từ năm 1775 đến năm 1799. Ông đã lãnh đạo người Mỹ chiến thắng Vương quốc Anh trong cuộc Chiến tranh Cách mạng Mỹ với tư cách là tổng tư lệnh Lục quân Lục địa năm 1775–1783, và ông cũng đã trông coi việc viết ra Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787. Quốc hội nhất trí chọn lựa ông làm tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ (1789–1797). Phong cách lãnh đạo của ông đã có ảnh hưởng đến thể thức và lễ nghi cho chính quyền mà được sử dụng từ đó cho đến nay, thí dụ như dùng một hệ thống nội các và buổi đọc diễn văn nhậm chức. Với tư cách là tổng thống, ông đã xây dựng một chính quyền quốc gia mạnh mẽ và giàu tài chính mà đã tránh khỏi chiến tranh, dập tắt nổi loạn và chiếm được sự đồng thuận của hầu hết người Mỹ

Tháng năm nhớ lại và suy ngẫm là mốcson để chúng ta tìm về tác phẩm “Giu-cốp, nhớ lại và suy nghĩ”. Giu cốp là danh tướng lỗi lạc huyền thoại của quân đội Liên Xô, người đã kết thúc oanh liệt trận Beclin, trận thắng quyết định trong chiến tranh thế giới thứ hai; Hitler và Eva tự sát; Liên Xô cắm quốc kỳ trên nóc Tòa nhà quốc hội Đức ngày 30. 4. 1945. Đó là trận đọ sức sinh tử, mà nếu không có Giu cốp lịch sử có thể đổi khác.

“Nhớ lại và suy nghĩ” là tác phẩm nổi tiếng của Giu cốp đã làm sáng tỏ nhiều góc khuất. Lịch sử Thế giới có lẽ đã thay đổi, đặc biệt là trận Beclin, trận thắng sinh tử cuối cùng, quan hệ Xô Mỹ, quan hệ Liên Xô và Nam Tư, nhiều vấn đề hệ trọng quốc gia của Liên Xô. Những ý kiến của Giu cốp tỏa sáng khi được đáp ứng đầy đủ và sự tổn thất là tai họa thật ghê gớm khi không được trọng thị. Chúng ta muốn hiểu chiến tranh thế giới thứ Hai và chiến tranh lạnh thì không thể không nghiền ngẫm kỹ con người và tác phẩm Giu cốp. Bộ sách quý “Đọc lại và suy ngẫm” là chìa khóa vàng để hiểu nhiều điều.

“Trước những thắng lợi nhanh chóng trên hướng Berlin và dựa trên các báo cáo lạc quan của đại tướng V.I.Chuikov – tư lệnh tập đoàn quân cận vệ 8, Stalin lệnh cho Tổng tham mưu trưởng, đại tướng A. I. Antonov soạn thảo một kế hoạch đánh chiếm Berlin ngay trong thời gian cuối tháng 2, đầu tháng 3 năm 1945. Tuy nhiên, G. K. Zhukov cho rằng mọi việc không đơn giản như Tổng tư lệnh tối cao nghĩ. Từ kinh nghiệm Chiến dịch phòng thủ phản công tại khu vực Moskva năm 1941, G. K. Zhukov cho rằng quân Đức sẽ không chịu mất Berlin một cách dễ dàng và sẽ tổ chức phản công vào hai bên sườn của ba phương diện quân Liên Xô lúc này đã làm thành một đội hình kéo dài như một mũi nhọn trên hướng Berlin. Ông hiểu rõ: đánh thẳng vào Berlin không khó, nhưng quân Đức có thể cắt đứt và hợp vây lực lượng Hồng quân tiến quá nhanh về phía trước, khiến cho Hổng quân tổn thất nặng. Thêm vào đó, Hồng quân chưa có kinh nghiệm đánh chiếm một thành phố rộng lớn và có sự phòng thủ kiên cố như Berlin. Chính vì vậy, ông yêu cầu quân đội phải củng cố thật chặt trận địa trên bờ tây sông Oder. Đồng thời Zhukov cũng tiến hành trinh sát một cách kỹ lưỡng: ông ra lệnh cho không quân chụp 6 kiểu ảnh về thành phố Berlin và các phòng tuyến của quân Đức xung quanh đấy, rồi dựa vào đó cùng với những tài liệu bắt được và lời khai của tù binh Zhukov cho biên soạn một bản báo cáo tổng hợp được thuyết minh rõ ràng đính kèm với những tấm bản đồ chi tiết, phát hành xuống các cấp chỉ huy từ tư lệnh đến chỉ huy đại đội. Và thực tế đã diễn ra đúng như G. K. Zhukov dự đoán. Trong khi phòng ngự tích cực trên tuyến sông Oder – Neisse, từ tháng 2 năm 1945, Bộ Tổng tư lệnh quân đội Đức đã điều động tập đoàn quân xe tăng 6 SS và tập đoàn quân 5 từ mặt trận phía Tây về khu vực Budapest, điều động các tập đoàn quân xe tăng 3 và tập đoàn quân 11 đến khu vực Đông Pomerania để tổ chức phản công. Nắm được chính xác tình hình, G. K. Zhukov đề nghị I. V. Stalin cho hoãn ngay chiến dịch Berlin, điều Phương diện quân Belorussia 2 của Nguyên soái K. K. Rokossovssky quay lên hướng Tây Bắc mở Chiến dịch Đông Pomerania chặn trước cuộc phản công của quân Đức. Ngày 20 tháng 2, Phương diện quân Belorussia 2 sử dụng các tập đoàn quân xe tăng cận vệ 1 và 2 đột kích vào Gonnof – Stagag – Colberg, chia cắt và bao vây cụm quân Đông Pomerania khỏi chủ lực của Cụm tập đoàn quân Vistula (Đức). Ngày 4 tháng 3, 14 sư đoàn của cụm quân này bị đánh tan. Tại hướng Nam, G. K. Zhukov cũng yêu cầu Nguyên soái K. E. Voroshilov chỉ đạo các phương diện quân Ukraina 2 và 3 thiết lập trận địa phòng thủ vững chắc tại khu vực Budapest – Velense – Balaton, mở chiến dịch phòng ngự Balaton, đánh bại cuộc phản công của 31 sư đoàn Đức, trong đó có 11 sư đoàn xe tăng được triển khai ngày 6 tháng 3. Ngày 15 tháng 3, cuộc phản công của quân Đức tại khu vực Balaton bị chặn đứng, hai phương diện quân Ukraina 2 và 3 chuyển sang tấn công thẳng qua Budapest đến Viên.[102] Ở giữa mặt trận, Phương diện quân Ukraina 1 tiến hành chiến dịch Hạ Silesia quét sạch quân Đức khỏi khu vực Glogau, thủ tiêu mối đe dọa bên sườn trái của phương diện quân và vững tiến ra tuyến Neisse. Một số chỉ huy quân sự Liên Xô quá hăng hái đã coi sự chậm trễ công phá Berlin là một khuyết điểm của ông. Tuy nhiên, sự thật đã chứng minh G. K. Zhukov đúng. Với cuộc phản kích của quân Đức từ hai bên sườn (từ khu vực Đông Pomerania xuống phía Đông Nam, từ khu vực Budapest vòng lên phía Đông Bắc, phối hợp với Cụm tập đoàn quân A từ Silesia vòng lên phía Tây Bắc), các Phương diện quân Liên Xô có thể sẽ phải chịu những thiệt hại nặng nề như quân Đức trước cửa ngõ Moskva cách đó gần 4 năm trước hoặc như Hồng quân Nga Xô Viết trước cửa ngõ Warsawa năm 1920.

Cuộc tổng công kích sau cùng vào Berlin bắt đầu sau hai ngày sử dụng các trận đánh trinh sát để buộc quân Đức phải điều động lực lượng bố trí ở hướng chủ yếu đi hướng khác, 5 giờ sáng ngày 16 tháng 4, G. K. Zhukov phát lệnh mở màn Chiến dịch Berlin, chiến dịch quân sự cuối cùng trong cuộc đời binh nghiệp của ông. Sau gần 1 giờ pháo binh, tên lửa Katyusha bắn chuẩn bị, hơn 140 ngọn đèn pha phòng không công suất lớn rọi thẳng vào phòng tuyến của quân Đức đã làm lóa mắt toàn bộ các đài quan sát, các đối kính pháo, kính tiềm vọng… Xe tăng và bộ binh Liên Xô trong ngày đầu đã vượt qua hai tuyến phòng thủ vòng ngoài. Khi tiến vào nội đô Berlin, Zhukov nhận thấy đường sá trong thành phố quá chật hẹp đối với các tập đoàn quân xe tăng từng phát huy uy lực mạnh mẽ trên thảo nguyên trống trải. Vì vậy ông điều các lực lượng xe tăng xuống cùng thành lập các tổ hiệp đồng tác chiến cùng với bộ binh, pháo binh và các binh chủng khác – với quân số mỗi tổ thường chỉ gồm một trung đội. Các tổ hiệp đồng đó đã chiến đấu rất linh hoạt giữa các đường phố chằng chịt như mê cung của thủ đô nước Đức. Sau một tuần tấn công, Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 1 của Phương diện quân Ukraina 1 và Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 2 của Phương diện quân Belorussia 1 đã gặp nhau tại khu vực Ketshino – Potsdam – Brandenburg, phía tây Berlin. Các đơn vị khác của ba phương diện quân Liên Xô đã gặp gỡ với quân Đồng Minh Anh, Hoa Kỳ trên bờ sống Elbe. 8 vạn Hồng quân đã hy sinh trong trận Berlin đẫm máu, nhưng vào ngày 30 tháng 4, lá cờ chiến thắng được cắm lên nóc nhà Quốc hội Đức. Hitler và Goebbel tự sát. 0 giờ ngày 9 tháng 5, tạị Karlhorst, đại diện nước Đức và quân đội Đức Quốc xã ký biên bản đầu hàng vô điều kiện trước đại diện 4 nước đồng minh Anh, Hoa Kỳ, Liên Xô và Pháp. Thay mặt nhà nước, quân đội và nhân dân Liên Xô, nguyên soái G. K. Zhukov ký biên bản này. Do có công đánh chiếm Berlin, Zhukov được phong tặng Huân chương Sao vàng – Anh hùng Liên Xô lần thứ ba.

Giu cốp xếp đầu bảng về số lượng các trận thắng tầm cỡ toàn cầu, được nhiều người công nhận về tài năng chỉ đạo chiến dịch và chiến lược. Những chiến tích của ông đã trở thành những đóng góp rất to lớn vào kho tàng di sản kiến thức quân sự nhân loại. Nó không những có ảnh hưởng lớn về lý luận quân sự của Liên Xô mà cũng có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của lý luận quân sự thế giới. Nguyên soái A. M. Vasilevsky nhận định G. K. Zhukov là một trong những nhà cầm quân lỗi lạc của nền quân sự Xô Viết. Trong cuộc Chiến tranh giữ nước vĩ đại của Liên bang Xô viết, ông đã giữ các chức vụ Tư lệnh Phương diện quân Dự bị, Tư lệnh Phương diện quân Tây, Tư lệnh Phương diện quân Beloussia 1, Tổng tham mưu trưởng quân đội Liên Xô, Thứ trưởng Bộ dân ủy Quốc phòng kiêm Phó Tổng tư lệnh tối cao quân đội Liên Xô, Ủy viên Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Hầu hết các nhà lãnh đạo quân sự nổi tiếng thế giới cùng thời với ông như Thống chế Anh Sir Bernard Law Montgomery, Thống tướng Hoa Kỳ Dwight David Eisenhower, Thống chế Pháp Jean de Lattre de Tassigny đều công nhận tên tuổi của ông đã gắn liền với hầu hết các chiến thắng lớn trong cuộc chiến như Trận Moskva (1941), Trận Stalingrad, Trận Kursk, Chiến dịch Bagrachion, Chiến dịch Visla-Oder và Chiến dịch Berlin. Trong giai đoạn sau chiến tranh, ông giữ các chức vụ Tổng tư lệnh quân đội Liên Xô tại nước Đức, tư lệnh các quân khu Odessa và Ural. Sau khi lãnh tụ tối cao I. V. Stalin qua đời, ông được gọi về Moskva và được bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng thứ nhất Bộ Quốc phòng Liên Xô. Trong thời gian từ năm 1955 đến năm 1957, ông giữ chức vụ Ủy viên trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Liên Xô. Năm 1957, trong thời gian đang đi thăm Nam Tư, ông bị đưa ra khỏi Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Năm 1958, ông bị miễn nhiệm tất cả các chức vụ trong quân đội”.

*.

Tướng Giáp của chiến tranh Việt Nam giống và khác gì so tướng Giucốp? Thượng tướng Trần Văn Trà đã viết về đại tướng Võ Nguyên Giáp thật minh triết và thật ám ảnh: “phải thật công khai, thật công phu, thật công bằng và thật công tâm khi nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp”.“Suốt hai cuộc kháng chiến, tôi chưa hề thầy Bí thư Quân ủy Trung ương kiêm Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mắc một sai lầm nào về chiến lược và chiến thuật quân sự; tôi chỉ thấy Anh Văn đi những nước cờ bậc thầy để vây hãm và tiến công quân địch”. Đó thật sự là một tổng kết rất sâu sắc của một danh tướng Việt Nam đối với TổngTư lệnh Võ Nguyên Giáp. Trần Văn Trà bóng hạc là danh tướng tài năng gắn bó lâu dài nhất, bền bỉ nhất và xuất sắc nhất trong các vị tướng chiến trường miền Nam, mà tôi ngưỡng mộ.. Tôi tâm đắc với nhận định này. Bác Giáp viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh “Thế giới còn đổi thay nhưng tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn sống mãi”. Võ Nguyên Giáp ẩn số Chính Trung đã trãi nghiệm nhiều biến cố lịch sử nên chắc chắn hiểu rất rõ bài học Bắc Âu khi thực hành xuất sắc tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Chúng ta muốn hòa bình nên chúng ta đã nhân nhượng nhưng chúng ta càng nhân nhượng, họ càng lấn tới vì họ dã tâm muốn cướp nước ta một lần nữa”. Bài học chiến tranh và hòa bình sâu sắc thay!.

Được và Mất là cái giá của sự chiến thắng!

Hoàng Kim
xem tiếp Nhớ lại và suy ngẫm

HOÀNG TRUNG TRỰC ĐỜI LÍNH
Hoàng Kim

Hoàng Trung Trực đời lính‘ là tập thơ nhật ký chiến trường của Hoàng Trung Trực ghi lại kỷ niệm một thời của người lính chấp nhận sự hi sinh thân mình cho độc lập tự do và thống nhất Tổ Quốc.Tập tư liệu gia đình khá dài, tôi (Hoàng Kim) chọn đăng lại chín bài: 1) Đôi lời cùng bạn đọc; 2) Viếng mộ cha mẹ; 3) Nhớ bạn, 4) Mảnh đạn trong người; 5) Bền chí 6) Trò chuyện với thiền sư 7) Trạng Trình; 8) ‘Dấu chân người lính‘ 9) Một số các ghi chú. Hoàng Trung Trực đời lính gắn liền với sự thân thiết của nhiều đồng đội đã ngã xuống, sự đau đời mảnh đạn trong người và sự mẫu mực thầm lặng, ung dung đời thường của người con trung hiếu sau chiến tranh.

ĐÔI LỜI CÙNG BẠN ĐỌC

Hoàng Trung Trực sinh ngày 26 tháng 2 năm 1944 tại xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, là đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam thời chống Mỹ, thương binh bậc 2/4, hiện đã nghĩ hưu từ tháng 11/1991 tại số nhà 28/8/25 đường Lương Thế Vinh , phường Tân Thới Hòa, quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh. Ông sinh ra và lớn lên trong thời điểm của hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm dài nhất, ác liệt nhất trong lịch sử dân tộc. Ông đã trở thành người lính trưởng thành trong lửa đạn, chỉ huy từ tiểu đội đến sư đoàn binh chủng hợp thành, trãi qua các chiến dịch giải phóng nước bạn Lào 10/1963- 5/1965, đường 9 Khe Sanh Quảng Trị 6/1965 -12/1967, Mậu Thân ở Thừa Thiên Huế 1/1968 – 12/1970, đường 9 Nam Lào 1/1971-4/1971, thành cổ Quảng Trị 5/1972-11/1973; các chiến dịch Phước Long, Chơn Thành, Dầu Tiếng, Xuân Lộc và chiến dịch Hồ Chí Minh 12/1973-4/1975; các chiến dịch giúp nước bạn Căm pu chia 5/1977-12/1985. Ông đã qua Học viện Lục Quân Đà Lạt, Học viện Quân sự Cao cấp Khóa 1 ở Hà Nội, Chủ tịch Quân quản Quận 10, Quận 11 thành phố Hồ Chí Minh, Phó Tư lệnh Đặc khu Vũng Tàu Côn Đảo.Ông có vợ là bà Trần Thị Hương Du làm ở Ngân hàng với hai con  Hoàng Thế Tuấn kỹ sư bách khoa điện tử viễn thông và Hoàng Thế Toàn bác sỹ.

Tập thơ “ Hoàng Trung Trực đời lính‘ ” ghi lại kỹ niệm một thời của người lính dấn thân trong lửa đạn, chấp nhận sự hi sinh thân mình cho độc lập tự do và thống nhất của Tổ Quốc. Trang thơ gắn với sự thân thiết của nhiều đồng đội đã ngã xuống, sự đau đời mảnh đạn trong người và sự mẫu mực thầm lặng, ung dung đời thường của người con trung hiếu sau chiến tranh. Các bài thơ: Viếng mộ cha mẹ, Nhớ bạn, Mảnh đạn trong người, Bền chí, Trò chuyện với Thiền sư, Trạng Trình, Dấu chân người lính, Một số các ghi chú … vui được hiến tặng bạn đọc

Hoàng Trung Trực đời lính

VIẾNG MỘ CHA MẸ
Hoàng Trung Trực

“Dưới lớp đất này là mẹ là cha
Là khởi phát đời con từ bé bỏng
Là lời mẹ ru dịu dàng cánh võng
Là gươm đao cha một thuở đau đời.

Hành trang cho con đi bốn phương trời
Là nghĩa khí của cha, là nhân từ của mẹ
Vẫn bầu sữa tinh thần không ngừng không nghỉ
Để hành trang cho con đi tiếp cuộc đời

Cuộc đời con bươn chải bốn phương trời
Nay về lại nơi cội nguồn sinh trưởng
Dâng nén hương mà lòng hồi hồi tưởng
Thuở thiếu thời trong lồng cánh mẹ cha

“Ước hẹn anh em một lời nguyền
Thù nhà đâu sá kể truân chiên
Bao giờ đền được ơn trung hiếu
Suối vàng nhắm mắt mới nằm yên” (6)

“Không vì danh lợi đua chen
Công Cha nghĩa Mẹ quyết rèn bản thân !”

NHỚ BẠN
Hoàng Trung Trực

Ngỡ như bạn vẫn đâu đây
Khói hương bảng lãng đất này bình yên
Tình đời đâu dễ nguôi quên
Những dòng máu thắm viết nên sử vàng

Trời xanh mây trắng thu sang
Mình ta đứng giữa nghĩa trang ban chiều
Nhớ bao đồng đội thương yêu
Đã nằm lòng đất thấm nhiều máu xương

Xông pha trên các chiến trường
Chiều nay ta đến thắp hương bạn mình

MẢNH ĐẠN TRONG NGƯỜI
Hoàng Trung Trực

Bao nhiêu mảnh đạn gắp rồi
Vẫn còn một mảnh trong người lạ thay
Nắng mưa qua bấy nhiêu ngày
Nó nằm trong tuỹ xương này lặng câm…

Thời khói lửa đã lui dần
Tấm huân chương cũng đã dần nhạt phai
Chiến trường thay đổi sớm mai
Việt Nam nở rộ tượng đài vinh quang.

Thẳng hàng bia mộ nghĩa trang
Tên đồng đội với thời gian nhạt nhoà
Muốn nguôi quên lãng xót xa
Hát cùng dân tộc bài ca thanh bình

Thế nhưng trong tuỷ xương mình
Vẫn còn mảnh đạn cố tình vẹn nguyên
Nằm hoài nó chẳng nguôi quên
Những ngày trở tiết những đêm chuyển mùa

Đã qua điều trị ngày xưa
Nó chai lỳ với nắng mưa tháng ngày
Hoà bình đất nước đổi thay
Đêm dài thức trắng, đau này buồn ghê

Khi lên bàn tiệc hả hê
Người đời uống cả lời thề chiến tranh
Mới hay cuộc sống yên lành
Vẫn còn mảnh đạn hoành hành đời ta.

BỀN CHÍ
Hoàng Trung Trực

Chỉ có chí mới giúp ta đứng vững
Và dòng thơ vực ta dậy làm người
Giờ ta hiểu vì sao Đặng Dung mài kiếm
Thơ “Thuật hoài” đau cảnh trần ai.

Cụ Nguyễn Du vì sao nén thở dài
Quan san cả trong lòng người áo gầm
Lầu Ngưng Bích vì đâu Kiều xế bóng
Khúc “Đoạn trường” dậy sóng nhớ lòng ai

Phạm Ngũ Lão sớm xuất chúng hơn người
Vì sao thành một hiền nhân trầm mặc
Ai chộn rộn đi kiếm tìm quyền lực
Để đời Ức Trai phải chịu án Lệ Chi Viên

Thương Nguyễn kim nặng lòng tri kỷ
Xoay cơ trời tạo lại nghiệp nhà Lê
Giữa sa trường phải chịu thác mưu gian
Gương trung liệt dám quên mình vì nước

Ơn Trạng Trình nhìn sâu thế nước
Miền Đằng Trong hiến kế Nguyễn Hoàng
Hoành Linh Lũy Thầy dựng nghiệp phương Nam
Đào Duy Từ người Thầy nhà Nguyễn

Sông núi này mỏi mòn cố quận
Hạnh Phúc là gì mà ta chưa hay
Ta đọc Kiều thương hàn sĩ đời nay
Còn lận đận giữa mênh mang trời đất.

Ta an viên vợ con, em trai Thầy học
Anh trai ta lưu ‘Khát vọng” ở đời
Chỉ có chí cùng niềm tin chân thật
Và dòng thơ vực ta dậy làm người

TRÒ CHUYỆN VỚI THIỀN SƯ
Hoàng Trung Trực

Vất bỏ ngoài tai mọi chuyện đời
Lòng không vướng bận dạ an thôi
Ráng vun đạo đức tròn nhân nghĩa
Huệ trí bùng khai tỏa sáng ngời

Lòng lộng đêm nghe tiếng mõ kinh
Bao nhiêu ham muốn bỗng an bình
Tâm tư trãi rộng ngàn thương mến
Mong cả nhân loài giữ đức tin.

Thượng Đế kỳ ba gíáo đô đời
Vô minh cố chấp tại con người
Thánh Tiên tùy hạnh tùy công đức
Ngôi vị thiêng liêng tạo bởi Người.

Vững trụ đức tin đạo chí thành
Vô cầu vô niệm bả công danh
Sớm hôm tu luyện rèn thân chí
Đạo cốt tình thương đức mới thành

TRẠNG TRÌNH
Hoàng Trung Trực

Hiền nhân tiền bối xưa nay
Xem thường danh vọng chẳng say tham tiền
Chẳng màng quan chức uy quyền
Không hề nghĩ đến thuyết truyền duy tâm
Đức hiền lưu giữ ngàn năm
Vì Dân vì Nước khó khăn chẳng sờn
Hoàn thành sứ mạng giang sơn
Lui về ở ẩn sáng thơm muôn đời
Tầm nhìn hơn hẳn bao người
Trở thành Sấm Trạng thức thời gương soi.

(*) ‘Trò chuyện với Thiền sư’ là tâm sự của Hoàng Trung Trực với thầy Thích Giác Tâm là vị cao tăng trụ trì ở chùa Bửu Minh, Biển Hồ ‘mắt ngọc Tây Nguyên” Pleiku – Gia Lai, nơi điểm nhấn của dòng sông Sê San huyền thoại, một trong các chi lưu chính của sông Mekong bắt nguồn từ núi Ngọc Linh và Chư Yang Sin nổi tiếng Tây Nguyên, Việt Nam. Bửu Minh (www.chuabuuminh.vn) là ngôi chùa cổ, một trong những địa chỉ văn hóa gốc của Tây Nguyên. Về nơi tịch lặng thơ Thượng tọa Thích Giác Tâm trích dẫn từ nguồn “Đạo Phật ngày nayhttp://www.daophatngaynay.com/vn/van-hoc/tho/15739-ve-noi-tich-lang.html

Về nơi tịch lặng
Thích Giác Tâm

Kính tặng quý thiện hữu cùng một trăn trở, ưu tư cho Đạo Pháp .

Ta rất muốn đi về trong tịch lặng.
Quẳng lại sau lưng nhân thế muộn phiền.
Lòng thao thức Đạo Đời luôn vướng nặng.
Mũ ni che tai, tâm lại hóa bình yên.

Đời chộn rộn sao còn  theo chộn rộn?
Đạo hưng suy ta mất ngủ bao lần.
Đời giả huyễn thịnh suy luôn bề bộn.
Đạo mất còn ta cứ mãi trầm ngâm.

Vai này gánh  cho vai kia nhẹ bớt.
Tìm tri âm ta nặng bước âm thầm.
Sợi tóc bạc trên đầu còn non nớt.
Tháng năm nào ta thấy lại nguồn tâm ?

Gia Lai 10-09-2014

(**) “Đến chốn thung dung”  là thơ Hoàng Kim, nhà khoa học xanh người thầy chiến sĩ quê Quảng Bình, em của Hoàng Trung Trực,

Đến chốn thung dung
Hoàng Kim

Người rất muốn đi về trong tịch lặng
Quẳng lại sau lưng nhân thế muộn phiền
Ta đến chốn thung dung tìm hoa lúa
Rong chơi đường trần, sống giữa thiên nhiên.

Tâm thanh thản buồn vui cùng nhân thế
Đời Đạo thịnh suy sương sớm đầu cành
Lòng hiền dịu và trái tim nhẹ nhõm
Kho báu chính mình phúc hậu an nhiên.

Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt (**)
Trăng rằm xuân lồng lộng bóng tri âm
Người tri kỷ cùng ta và năm tháng.
Giác Tâm: Ta về còn trọn niềm tin.

DẤU CHÂN NGƯỜI LÍNH
Hoàng Trung Trực
    
Cuộc đời và thời thế


Năm Thân con khóc chào đời
Sức sống sữa Mẹ suốt đời tình thương
Nước nhà gặp cảnh tai ương
Việt Nam là bãi chiến trường giao tranh
 Pháp Nhật Tàu tới hoành  hành
Chạy giặc Cha Mẹ phải đành lánh thân
Người dân khổ cực muôn phần
Nước nhà chiến sự, nghèo bần Mẹ Cha
Trường Sơn rừng núi là nhà
Rừng thiêng nước độc, ta ra chẳng thời *

(*) Ernest Hemingway (1899-1961), tác giả của kiệt tác Ông già và biển cả, Giã từ vũ khí, là một cựu quân nhân, sống trãi gần trọn đời trong chiến tranh và nghèo đói của chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai, nên ông đã mô tả người như ông là thế hệ cầm súng, không hề được tận hưởng chất lượng cuộc sống, là “Thế hệ bỏ đi” (Lost Generation) của cộng đồng người Paris xa xứ; xem Borlaug và Hemingway
                                 
Tuổi thơ trong nghèo đói


Ai quyền sống được làm người
Mà dân mất nước gặp thời chua cay?
Đời Cha sự nghiệp đổi thay
Lính Tây ngày trước, thời này đánh Tây

Ru ta lời Mẹ đêm ngày
Vọng theo hồn Nước tháng ngày bên Cha
Cha thì chiến đấu đường xa
Mẹ con chạy giặc, cửa nhà thì không
Nỗi niềm cuộc sống đau lòng
Bão mưa tàn phá, gió lồng không ngơi.

Gia đình nhiều nguy nan

Mẹ ta dãi nắng dầm mưa
Lo cho con có cháo dưa học hành
Giữa rừng số phận mong manh
Mẹ phải chịu bệnh hoành hành héo hon
Đời Mẹ chung thủy sắt son
Đời Cha lính chiến tuổi xuân đọa đày
Lời thề nguyên bản xưa nay
Đã là người lính không lay lòng vàng
Bệnh về chẳng chút thở than
Bao nhiêu mầm bệnh Cha mang theo về

Mẹ Cha bao gian khổ

Bệnh sốt rét thật là ghê
Gan lách phù thủng trăm bề hại Cha
Chiến tranh tan cửa nát nhà
Mình Cha xoay xở thật là gian nan
Phận con rau cháo cơ hàn
Tuổi thơ năm tháng bần hàn Mẹ Cha
Tháng ngày khoai muối dưa cà
Đời còn Cha Mẹ đậm đà tình thương
Tình Cha Mẹ, nghĩa Nước Non
Tháng ngày chăm chút vuông tròn hiếu trung.

Tuổi xuân vui lên đường

Lên đường theo lệnh tòng quân

Xa nhà nỗi nhớ bội phần từ đây
Mẹ khóc nước mắt tuôn đầy
Lo con gian khổ cuộc đời chiến binh
Cha không khóc chỉ làm thinh
Tiễn con tựa cửa lặng nhìn theo con

Vần xoay sự nghiệp vuông tròn
Dấu chân Cha trước, nay con theo Người
Gẫm suy mới rõ thế thời
Hoàng Trung Trực đã thành người chiến binh.

Giải phóng nước bạn Lào
(10/1963- 5/1965)
Đất Hương Khê , núi Quảng Bình
Vượt Trường Sơn vắt sức mình kiệt hao
Núi Phú Riềng, đất Lạc Xao
Nơi này ghi dấu chiến hào binh ta
Đời nhọc nhằn, thân xót xa

Trĩu vai súng đạn, gạo là quanh lưng        
Vượt bao đèo dốc  hành quân
Liên hồi tác chiến, máu dầm mồ hôi
Lại thêm sốt rét từng hồi
Thuốc men chẳng có, tháng trời toàn măng
Chia nhau chén cháo cứu thân
Trên bom, dưới đạn, ngủ hầm, tình thâm.

Nhớ người thân đã khuất

Đêm trường thân lại xông pha
Theo chân thủ trưởng vào ra trận thù
Đạn giặc đan chéo như mưa
Đôi chân thủ trưởng đạn cưa mất rối
Trong ta tỉnh thức tình người
Cõng ngay thủ trưởng xuôi đồi chạy lui
Đêm rừng trời lại tối thui
Lạc mất phương hướng tới lui tìm đường
Quay đầu hỏi ý tình thương
Mới hay thủ trưởng tìm đường đi xa


Không hơi thở một xác ma
Làm ta thực sự xót xa một mình

Người thấm mệt, phút tử sinh
Giữa rừng im ắng lặng thinh không người 
Chỉ nghe tiếng thú quanh đồi

Làm cho ớn lạnh khắp người của ta
Song vì cái đói không tha
Cho nên khiếp sợ theo đà mất tiêu
Trãi qua những phút hiểm nghèo
Vác xác thủ trưởng cố leo tìm đường.

Giữa rừng núi, không người thương
Còn đâu phương hướng, tai ương không người
Một tâm hồn một cuộc đời
Không gạo không lửa, giữa trời rừng xanh
Một mình tính mạng mong manh
Tình thương người lính giúp anh chí bền
Năm ngày thủ trưởng vẫn nguyên
Tìm ra đơn vị bình yên lòng mình.

Tin Mẹ mất giữa chiến trường

(xem tiếp chuỗi chiến dịch và sự kiện chính …)

.MỘT SỐ CÁC GHI CHÚ

Hai anh em gặp nhau giữa Sài Gòn giải phóng (Hoàng Trung Trực sư 341, Hoàng Kim sư 325B)

Gia đình tôi trong ngày viếng bác Giáp

Gia đình tôi Mẹ Cha sinh ba trai hai gái thì Hoàng Trung Trực và Hoàng Kim đều trãi quân ngũ
(Ảnh Viếng mộ cha mẹ),

Gia đình dì ruột tôi có bốn con trai thì ba em Minh, Khánh, Nam cũng đều trãi quân ngũ, Hình ảnh ba anh em Minh Khánh Nam đến thăm chú thím Viện Liên

MỘT GIA ĐÌNH YÊU THƯƠNG
Hoàng Kim

Một gia đình yêu thương
Trăng rằm sen Tây Hồ

(*) BÁC HỒ TRẢ LỜI NGUYỄN HẢI THẦN
Bác Hồ

Gặp ở đường đời anh với tôi
Đường đời gai góc phải chia hai
Đã sinh tai mắt, sinh đầu óc
Há bỏ ông cha, bỏ giống nòi
Trách kẻ đem thân vào miệng cọp
Tôi đành ghé đít cưỡi đầu voi
Tàn cờ mới biết tay cao thấp
Há phải như ai, cá thấy mồi !

NGUYỄN HẢI THẦN GỬI BÁC HỒ
Nguyễn Hải Thần

Gặp ở đường đời Bác với tôi
Đường đời gian khổ phải chia hai
Tuy riêng Nam Bắc, riêng bờ cõi
Cùng một ông cha, một giống nòi
Lỡ bước đành cam thua nữa ngưa
Tha hồ ai đó nói mười voi
Mấy lời nhắn nhủ ông ghi nhớ
Nước ngược buông câu khéo mất mồi

(*) Thầy giáo nhà văn Hoàng Minh Đức sách mới ‘Trước pháp trường trắng’ 239 trang Nhà xuất bản Thuận Hóa 2022, tại bài viết Người cựu binh viết văn hay đánh giặc giỏi” đã viết về gia đình đại tá Hoàng Thúc Cẩn trang 129-139 có trích dẫn đối đáp giữa Bác Hồ với Nguyễn Hải Thần trước đây về hiểm họa tình cảnh Việt Nam chia đôi do những toan tính khác nhau của “đường đời gai góc” và tỏ ‘ngôn chí’ lập trường của mỗi bên. Bài học lịch sử lắng đọng..

(**) XUÂN MÃN
Hoàng Thanh Luận

Cảnh vật đa màu sắc đổi thay
Diệu kỳ biến ảo nắng hong đầy
Tơ trời vương vấn dăng sương bạc
Muông thú hò hẹn đậu kín cây
Trình tự nhịp nhàng đua tiếng hót
Đua tranh sau trước cố tô bày
Cà phê bạn đợi vui bao chuyện
Xuân mãn hè sang chỉ sải tay

(**) Cảm ơn cậu Hoàng Thanh Luận thơ XUÂN MÃN , cháu Hoàng Kim họa đối HÈ SANG và xin phép tích hợp về trang Thung dung dạy và học https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thung-dung-day-va-hoc/

xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/som-he-liu-riu-xuan

(***) NÔNG DÂN
Nguyễn Sĩ Đại

Có người nói: Nông dân không tư tưởng
Nông dân làm cản trở bánh xe lăn…
Tôi đã thấy nông dân suốt một đời làm lụng
Nuôi cái ăn chung trên mảnh đất khô cằn

Tôi đã thấy trên chiến trường ngã xuống
Những nông dân áo lính máu tươi ròng
Chết: tưới đất; sống: ngày cày xới đất
Không bổng lộc nào theo đến lũy tre xanh.

Tôi đã thấy những xích xiềng phong kiến
Cái trói tay của công hữu màu mè
Mấy chục năm kéo người xa ruộng đất
Mấy chục năm ròng cái đói vẫn ghê ghê…

Nghèo chữ quá nên trọng người hay chữ
Bóp bụng nuôi con thành ông trạng, ông nghè
Sáu mươi tuổi, mẹ lội bùn cấy hái
Ông trạng áo dài, ông trạng ly quê

Dẫu năm khó, không quên ngày chạp
Nhớ người xưa con cháu quây quần
Vâng, có thể nông dân nhiều hủ tục
Nhưng không yêu được họ hàng, yêu chi nổi nhân dân!

Tôi đã thấy thằng Bờm và mẹ Đốp
Còn sống chung với Bà Kiến, Chí Phèo
Con gà mất chửi ba ngày quyết liệt
Con gái gả chồng, cả xóm có trầu vui

Tôi đã thấy đổ mồ hôi, sôi nước mắt
Từ hạt lúa gieo mầm đến cấy hái phơi phong
Dăm bảy tạ, vài trăm nghìn một vụ
Bữa tiệc xoàng của mấy xếp là xong!

Có miếng ngon nông dân dành đãi khách
Thờ Phật, thờ Tiên, thờ cả rắn, cả rồng
Cả tin quá, tin cả dì ghẻ ác
Nhưng sống chết mấy lần, nợ quyết trả bằng xong!

Nông dân sống lặng thầm như đất
Có thể hoang vu có thể mùa màng
Xin chớ mất, chớ mất niềm tin sai lạc
Chín phần mười đất nước nông dân…

NHẮN BẠN Ở QUÊ NHÀ
Hoàng Kim

Bạn thanh nhàn chốn cũ
Mình #Thungdung dọn vườn
Nhớ lại và suy ngẫm
Kỷ niệm nhòa khóí sương.
xem tiếp : Gặp bạn ở quê nhà https://hoangkimlong.wordpress.com/category/gap-ban-o-que-nha

Hình ảnh này không có thuộc tính văn bản thay thế; tên tập tin là ky-niem-nhoa-khoi-suong.jpg

CHUYỆN ĐỜI KHÔNG THỂ QUÊN
Hoàng Kim

Việt Nam con đường xanh
Con đường đã chọn
Thống nhất đất nước

Chuyện đời không thể quên

Thầy nghề nông chiến sĩ
Trên bục giảng mùa xuân
https://vtv.vn/video/phim-tai-lieu-con-duong-da-chon-thong-nhat-dat-nuoc-556887.htm

xem tiếp: https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nho-lai-va-suy-ngam/

Phục sinh giữa tối sáng Lev Tonstoy viết Phục sinh nghe nói sau một trận ốm sinh tử, và ông chợt ngộ ra được bài học vô giá, mà ông chưa hề hiểu sâu sắc trước đó. Hoàng Kim cũng sau một trận ốm mấy năm trước, chợt thích sự suy niệm mỗi ngày #hoangkimlong #cltvn #Thungdung #cnm365 tinhyeucuocsong Đó là trò chơi Ngày xuân đọc Trạng Trình, Gia Cát Mã Tiền Khóa một thú vui riêng

NHỚ BẠN Ở QUÊ NHÀ
Hoàng Kim

Ngày 28 tháng 4 năm 2022, lúc 9g52 anh Phan Chí Thắng nhắn tin: Hôm nay sinh nhật giáo sư Vương / Anh em kỷ niệm ở trên đường/ Ghé quán Ninh Bình cà phê nóng / Thẳng hướng Ba Đồn tới cố hương ” Từ trái sang: Phan Chi, Vuong Tran Ngoc, Tien Duc Tran, Nguyen Pham Xuan. Tôi vui vẻ nhắn lại: Tuyệt vời quá anh Phan Chí. Chúc mừng sinh nhật giáo sư Vương. Kính chào quý Cụ về thăm quê Bọ. Quảng Bình đất Mẹ ơn Người Chung sức trên đường xuân.https://hoangkimlong.wordpress.com/2022/04/28/chung-suc-tren-duong-xuan/

Ngày 28 tháng 4 lúc 13:35 anh Phan Chi viết tiếp: “Dừng chân ăn trưa ở nhà hàng Việt Đức Tp Vinh. Có thêm tiến sĩ Biện Minh Điền đại diện địa phương đến chia vui.”

Thứ Sáu, 29 Tháng 4, 2022, lúc 16g 42 anh Thắng viết tiếp Du thuyền trên sông Son, Quảng Bình;

NGUYỄN QUANG LẬP QUÊ CHOA
Hoàng Kim


Sách ‘Ba Đồn mạn thuật’
Nguyễn Quang Lập quê choa
Nghiệp nhà văn biên kịch
Nghề vô tuyến bách khoa

‘Những mãng đời đen trắng’
‘Ký ức vụn’ ‘Bạn văn’
‘Đời cát’ ‘Thung lũng hoang vắng’
Học văn để làm Người

Nguyễn Quang Lập 21 tháng 3: 8 anh em nhà tui. Từ phải qua: Anh Cả: Chỉ đọc mỗi báo Nhân Dân; Chị Hai: Cả báo Nhân Dân cũng không đọc; Chị Ba: Chỉ ngâm thơ Tố Hữu và Trần Đăng Khoa. Anh Tư: Chỉ làm thơ ca ngợi Bác Hồ; Anh Năm: Thầy bói nổi tiếng Bình Phước; Anh Sáu: Suốt đời ngồi lo hai thằng em phản động; Cu Bảy: Toàn viết ba lăng nhăng. Cu Út: Viết và dựng nhiều đến nỗi không thể trả hết nợ.

“Ba Đồn mạn thuật”: Một Nguyễn Quang Lập… rất khác
Lê Phi Long (thực hiện), Báo Lao Động trực tuyến, Thứ năm, 28/04/2022 15:56 (GMT+7)
Đúng dịp 30.4 năm nay, nhà văn Nguyễn Quang Lập sẽ giới thiệu, ra mắt cuốn sách rất đặc biệt về quê hương ông: “Ba Đồn mạn thuật” (NXB Hội Nhà văn).

“Ba Đồn mạn thuật”: Một Nguyễn Quang Lập... rất khác
Nhà văn Nguyễn Quang Lập. Ảnh: LPL

Sâu xa trong từng con chữ, từng sự kiện, từng phong tục, từng địa danh, từng món ăn, từng con người… là một tình yêu quê hương da diết. 451 ngày đêm một mình hoàn thành một tác phẩm để đời cho quê hương – tất cả đã nói lên điều đó.

Cầm cuốn sách trên tay, chúng ta sẽ càng biết thêm nhiều điều thú vị của nhà văn Nguyễn Quang Lập… rất khác. Vì không chỉ là nhà văn, ông còn là “nhà Ba Đồn học” trong con mắt người dân quê hương.

– Nhà văn có thể cho biết hoàn cảnh ra đời của cuốn sách?

Từ năm 60 tuổi tôi luôn mong muốn có một cuốn địa chí cho Ba Đồn quê tôi nhưng không bao giờ dám nghĩ tự mình có thể làm được. Địa chí là sách biên chép về địa lý, lịch sử, phong tục, nhân vật, sản vật… của một vùng đất trong suốt thời gian lịch sử, từ thuở khai thiên cho đến ngày nay. Do đó đòi hỏi người viết có kiến thức sử – địa – văn hoá tổng hợp sâu rộng. Thường phải có một nhóm tác giả, mỗi người một thế mạnh cố kết lại mới có thể làm được.

Năm 2018 một nhóm bạn học Ba Đồn do anh Nguyễn Xô Viết dẫn đầu từ Hà Nội, Quảng Bình, Huế bay vào Sài Gòn lên Củ Chi nhóm họp cùng tôi. Nhóm “Dư địa chí Ba Đồn” ra đời từ đó. Dự án “Địa chỉ Ba Đồn” dự trù cho 7 người biên soạn, 5 người biên tập kéo dài 2 năm với kinh phí 1,4 tỉ. Nhưng rồi không xin được tài trợ, dự án đành bỏ dở. Sốt ruột vì ngày về trời đã cận kề tôi liều mạng tự mình làm lấy, vì biết mình không làm sẽ chẳng có ai làm. Người làm được thì không muốn làm, người muốn làm lại không làm được, đó là bi kịch mọi làng quê muốn có cho riêng mình một cuốn địa chí. Trong đời tôi đây là quyết định liều lĩnh nhất, lần đầu tiên trong đời tôi làm một việc quá sức mình.

Cuốn sách “Ba Đồn mạn thuật” được ra mắt trong dịp 30.4.2022. Ảnh: LPL
Cuốn sách “Ba Đồn mạn thuật” được ra mắt trong dịp 30.4.2022. Ảnh: LPL

– 451 ngày đêm một mình hoàn thành một tác phẩm để đời cho dân làng Phan Long và thị trấn Ba Đồn quê hương ông, phải chăng đây là cuốn sách có thời gian viết dài nhất trong cuộc đời cầm bút của ông?

Đúng vậy. Tôi viết cuốn “Những mảnh đời đen trắng” có 20 ngày. Dài nhất là cuốn “Tình cát” cũng chỉ 8 tháng (là tính thời gian viết). Đây là cuốn sách tôi lao động nặng nhọc nhất, dài ngày nhất. Năm 2021 trong đại dịch COVID-19, Sài Gòn có quá nhiều người chết hằng đêm, tôi cứ sợ tôi chết khi công việc còn dở dang. May trời thương cho sống.

– Nội dung cuốn sách là nói về địa chí Ba Đồn, nhưng ông không ghi tên sách là “địa chí” như các cuốn sách tương tự mà là “Ba Đồn mạn thuật”, phải chăng ông muốn gửi gắm đều gì?

Địa chí là thể loại, còn tên sách tuỳ theo sự thể hiện mà người viết đặt tên. Như An Nam chí lược của Lê Tắc, Nghệ An ký của Bùi Dương Lịch. “Ba Đồn mạn thuật” là do TS Trần Hải Yến, người bạn chí thiết của tôi đặt cho. “Thuật” đây là trước thuật, tức biên soạn, viết sách, ghi chép; “mạn” chỉ sự phóng túng, không bó buộc (trong “mạn đàm”). “Mạn thuật” là một cách viết tổng hợp giữa nhiều thể loại (kể chuyện, ghi chép, bình luận, khảo cứu…). Cách viết tự do, nhẹ nhàng, thoải mái, không trói buộc, câu nệ. Nói chung đây là bút pháp tạo điều kiện cho người ta có rộng đất để diễn, đưa vào nhiều thông tin… dễ tiếp cận bạn đọc hơn là cách viết hàn lâm. Cũng là sở trường của tôi.

– Cuốn sách nói về lịch sử vùng đất quê hương ông, vậy tôi có thể gọi thêm ông là nhà nghiên cứu lịch sử được không, thưa nhà văn Nguyễn Quang Lập?

Trong “Ba Đồn mạn thuật” chỉ có 1/5 là lịch sử thôi, đó là phần III:” Sử lược” – phần ngắn nhất. Còn lại là địa lí (địa sử và địa chính), phong tục, văn hoá, văn minh… chiếm hầu hết cuốn sách. Viết rồi mới biết, viết sử dễ hơn nhiều viết địa chí. Tôi chỉ là nhà văn, không dám nhận nhà gì cả. Nhưng bạn bè gọi tôi là “nhà Ba Đồn học” thì tôi rất sướng và tự hào.

– Đọc cuốn sách, tôi có cảm giác như đang đọc một tác phẩm văn chương chứ không hẳn là một cuốn sách nói về địa chí, lịch sử một vùng đất. Mà văn chương là có yếu tố hư cấu, vậy các nội dung trong cuốn sách có các tình tiết hư cấu không, thưa nhà văn?

Điều đầu tiên và trên hết của địa chí là không được phép sáng tác. Bịa đặt và thêm thắt là điều tối kị. Người viết địa chí có thể bớt nhưng không được thêm. Nếu sách này được gọi là văn chương thì nó là loại văn chương phi hư cấu.

– Tôi nghĩ thành công của cuốn sách, sức lan tỏa của cuốn sách là ở chỗ ông đã lồng yếu tố văn chương vào lịch sử, để mọi người cảm nhận được hơn tình yêu quê hương qua từng sự kiện, từng câu chữ. Ông nghĩ sao về nhận định này?

Vâng. Có thể hiểu như vậy. Điều mà tôi sướng nhất là lôi kéo được người làng cùng kể chuyện. Cùng với ca dao tục ngữ hò vè của người Ba Đồn, có hơn bốn chục người Ba Đồn đã tham gia trong cuốn sách này, giúp cho cuốn sách tự nhiên có tính văn, sinh động hẳn lên, hấp dẫn hẳn lên.

– Trong cuốn sách, ngoài những thông tin về lịch sử, địa lý… thì hình ảnh cháo canh Ba Đồn, Thịt chó Cu Loe hay đơn giản là Tục sợ ma được ông miêu tả rất rõ nét, vậy nên có lẽ không cần nói nhiều về tình yêu ông dành cho quê hương, ông có “đau đáu” gì với Ba Đồn trong tương lai?

Chỉ cần chục năm nữa Ba Đồn quê tôi sẽ là thành phố nhỏ xinh đẹp của miền Trung, dân quê tôi ngày mỗi khấm khá, tôi chẳng phải lo lắng gì. Chỉ mong sao mọi người yêu quê, nhớ quê. Dù đi đâu cũng không xao nhãng tình quê. Bởi vì, như nhà thơ Đỗ Trung Quân đã nói: “Quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người”.



Nhớ ngày này năm trước

Gặp bạn ở quê nhà
Nông lịch tiết Thanh Minh
Lời thề trên sông Hóa
Lời thương cùng tháng năm

GẶP BẠN Ở QUÊ NHÀ
Hoàng Kim


Rộn ràng câu chuyên cũ
Trực Đức ba bốn mốt (F341)
Kim Dục ba hai lăm (F325)
Đức Định Trọng bạn văn
Ngọ Ngời đều bạn lính
Cố hương và thân quyến
Đi đâu cũng hẹn về

xem tiếp Gặp bạn ở quê nhà

GẶP BẠN Ở QUÊ NHÀ
Hoàng Kim
Về Quê Choa gặp bọ Nguyễn Quang Lập tôi hỏi: Gia đình đều khỏe chứ? Lập và Nguyễn Quang Vinh có viết gì mới? “Sài Gòn giải phóng tôi” có đăng ở đâu không?. Bạn nói : Gia đình khỏe. “Sân khấu ngoài trời của Nguyễn Quang Vinh” là bài mới nhất. “Sài Gòn giải phóng tôi” có đăng ở người Lao động nhưng chỉnh sửa tựa đề. Mình nay viết ít hơn. Tôi đùa: Bạn buông bỏ bớt. Chúc mừng bọ Lập bạn bây giờ chỉ lắng đọng những điều tâm đắc

SÂN KHẤU NGOÀI TRỜI CỦA NGUYỄN QUANG VINH.
Nguyễn Quang Lập


Đã tới lúc các nhà lý luận sân khấu cần nói tới sân khấu ngoài trời, một loại hình nghệ thuật mới mẻ và hấp dẫn, nếu tui không nhầm thì nó khởi đầu từ Nguyễn Quang Vinh, hiện đang làm chủ bởi Nguyễn Quang Vinh.

Bắt đầu từ việc tổ chức các sự kiện văn hoá- lịch sử ngoài trời và việc truyền hình trực tiếp các tác phẩm sân khấu, Nguyễn Quang Vinh đã sân khấu hoá các sự kiện lịch sử- văn hoá, đồng thời mở rộng không gian ước lệ của sân khấu truyền thống, khéo léo kết hơp giữa ngôn ngữ tả thực đương đại và ngôn ngữ ước lệ truyền thống đưa đến một ngôn ngữ sân khấu hoàn toàn mới mẻ. Sân khấu ngoài trời ra đời từ đó.

Sân khấu ngoài trời là một tác phẩm sân khấu với một không gian khác biệt, một ngôn ngữ khác biệt so với sân khấu truyền thống, đưa đến nhiều hứng cảm mới cho văn hoá đại chúng, tạo ra một gout thẩm mỹ mới cho sân khấu nước nhà.

Trước nay tui chưa thừa nhận chú em của mình bất kỳ cái gì chú ấy làm, trừ các phóng sự chân dung đăng trên báo Lao Động. Với sân khấu ngoài trời thì tui thừa nhận một cách tâm phục khẩu phục.

Cứ nghĩ Vinh chẳng có tài gì ngoài tài học mót, chẳng ngờ chú ấy đã đưa đến cho sân khấu nước nhà một loại hình sân khấu- ước mơ lớn của nghệ sĩ sân khấu nước nhà từ thời sân khấu quay những năm 80 thế kỷ trước.

MỪNG!

Hoàng Minh Đức với Trương Minh Dục4 người khác.28 tháng 4, 2019 lúc 14:53 ·

Nhân kỷ niệm 44 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam những cựu chiến binh Việt Nam làng Minh Lệ đến nhà 3 anh em ông Trương Minh Đức, gặp gỡ ôn lại những ký ức chiến tranh. Từ trái sang phải Phó Giáo sư Tiến sỹ Trương Minh Dục, Tổng Biên tập báo Đà Nẵng, Trung úy Trương Công Định, SQ pháo binh Hoàng Đăng Ngọ, Trần Thị Thé (vợ PGSTS Trương Minh Dục) Thượng sỹ Trương Minh Đức, giáo viên, Tiến sỹ Nông học Hoàng Kim,Đại đội trưởng bộ binh, Thượng tá CA Hoàng Minh Trúc. Bốn người tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh là các CCB: Đức, Dục, Ngọ, Kim trong ảnh.Ba anh Kim, Dục, Đức trở về trường học tiếp, Ngọ ở lại đánh đấm tiếp với Pôn pốt rồi chuyển sang ngành thuế.

Hoàng Minh Đức (bìa trái) là thầy giáo nhà văn người lính, anh vừa có bài thơ hay hôm nay cho sự tiếp nối Văn nghệ Quảng Minh số 16 : “Chiều ga Minh Lệ”: Nắng chiều vàng rực sân ga / Rộn ràng những chuyến tàu ra tàu vào / Bánh đa đây tiếng em rao / Nước chè vằng chị mời chào người mua / Bâng khuâng kẻ tiễn người đưa / Bồi hồi tìm lại chốn xưa người về / Gió nồm mát rượi chân đê / Diều mang khúc nhạc đồng quê lên trời / Sông Nan bên lở bên bồi / Nhịp cầu Minh Lệ nghiêng soi giữa dòng.

GẶP BẠN Ở QUÊ NHÀ. Chúc vui Hoàng Minh Thuần. “Khoai quê mình là sâm ăn bữa sáng của người làm ruộng” mà. Bác Giáp lúc trước khi nói chuyện ở Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam đã dùng câu ấy. Giống khoai vàng Đồng Chăm ăn rất bùi và thơm ngon. Hôm mình về Làng Minh Lệ, vợ chồng của thầy cô Hoàng Minh Đức, Trần Niềm tặng khoai ngon, mang vào Đồng Nai ăn rất thích.

QUẢNG BÌNH ĐẤT MẸ ƠN NGƯỜI
Hoàng Kim

Quảng Bình đất Mẹ ơn Người
Tổ tiên cát bụi nhiều đời thành quê
Đinh ninh như một lời thề
Trọn đời trung hiếu để về dâng hương

Lòng son trung chính biết ơn
Quê hương chung đúc khí thiêng Quảng Bình
Về quê kính nhớ Tổ tiên
Mừng vui giữa chốn bạn hiền người thân

Đất trời ngày mới thanh tân
Thung dung thăm hỏi ân cần níu chân.
Đường xuân như một dòng sông
Việt Nam thống nhất thác ghềnh đến nơi.

Hồn chính khí bốc lên ánh sáng
Sáng choang ngọc đá giữa hoang tàn’.
Tâm nhân văn lắng đọng tinh hoa
Hoa Đất Hoa Người trong cõi Bụt


(*****) CA DAO VIỆT ‘CÀY ĐỒNG’

Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hột đắng cay muôn phần

TIẾNG VIỆT LUNG LINH SÁNG
Hoàng Kim

Tiếng Việt lung linh sáng
Muốn sang thì bắc cầu kiều
Chuyện đồng dao cho em
Bài đồng dao huyền thoại

Ca dao Việt “Cày đồng”
Mãn Giác thơ “Hoa Mai”
Tiếng Việt lung linh sáng
Thơ Việt ngoài ngàn năm

Trần Khánh Dư “Bán than”
Phạm Ngũ Lão Thuật Hoài
Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn
Đặng Dung thơ Cảm hoài.

Dân ca truyền di sản
Ca dao lọc tinh hoa
Đầu tiên tới cuối cùng
Học ăn và học nói

Bài viết mới trên CNM365 Tình yêu cuộc sống
DẠY VÀ HỌC https://hoangkimvn.wordpress.com
CNM365 bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích

Mùa xuân đầu tiên (Văn Cao) – Thanh Thúy

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365 Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on Twitter

Chào ngày mới 27 tháng 4


TỈNH THỨC CÙNG THÁNG NĂM
Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim
#Nhàtôi
; #banmai; #htn365; #ana; #Thungdung#dayvahoc, #vietnamhoc;  #cnm365;  #cltvn; #đẹpvàhay; #lvn365 https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi 27-thang-4/ & https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-27-thang-4

CNM365 Tình yêu cuộc sống: Lời thương; Thế giới trong mắt ai; Cách mạng sắn Việt Nam; Bạch Ngọc Đông Hòa bạn quý; Tỉnh thức cùng tháng năm; Ban Mai Bình Minh An Tỉnh thức nhớ Viên Minh; Vĩ Dạ thương Miên Thẩm; Bay lên nào Hải Âu; Sơn Nam ông già Nam Bộ; Sơn Nam và Bùi Giáng; Chỉ tình yêu ở lại ; Về với vùng cát đá ; Thầy giáo già trước biển; Mưa lành và lúa xuân; Lúa siêu xanh Việt Nam ; Tiến bộ giống sắn Việt Nam; Sắn Việt Nam ngày nay; Hoàng Long thơ về Mẹ; Thung dung đời quên tuổi; Nhớ lời vàng Albert Einstein; Trần Văn Trà bóng hạc; Thiên đường này đâu quá xa; Qua Waterloo nhớ Scott; Lên đỉnh Thiên Môn Sơn; Gạo Việt và thương hiệu; Thăm nhà cũ của Darwin; Về; Nghĩa Lĩnh Đền Hùng; Dẻo thơm hạt ngọc Việt, Trần Khánh Dư vẹn kiếp; Ăn cháo nói càn khôn; Nhớ quên khúc nhạc vui; Mười thói quen mỗi ngày; Nguyễn Hàm Ninh Thầy Vua; Ngắm ‘ngõ nhà lão Hâm’; Kim Notes lắng ghi chú; Đọc ’50 năm nhớ lại’; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Giống lúa siêu xanh GSR65; Tháng Tư chuyện không quên; Phục sinh giữa tối sáng; Việt Nam con đường xanh; Đêm khúc nhạc thanh bình; Thầy bạn trong đời tôi; Tiến bộ giống sắn Việt Nam ; Sắn Việt Nam ngày nay ; Giống khoai lang Việt Nam; Thành tâm với chính mình; Trường tôi nôi yêu thương, Về Trường để nhớ thương; Minh triết Thomas Jefferson; Chuyện đồng dao cho em; Chuyện cổ tích người lớn; Lời dặn của Thánh Trần; Nhớ thầy Tôn Thất Trình; Chuyện thầy Tôn Thất Trình; Tâm Đạo chuyện trăm năm; Đến với Tây Nguyên mới, Ban mai chào ngày mới; Khi hoa bằng lăng nở; Nhà tôi chốn thung dung; Kuma DCj & Hoàng Thảo; Minh triết của đức Phật; Đền Bà Chúa Thượng Ngàn; Đi dưới trời minh triết; Yên Lãng Hồ Chí Minh; Tản mạn nhớ và quên; Làng Minh Lệ quê tôi; Chuyện ngậm ngãi tìm trầm; Chuyện muôn năm còn kể; Lên Trúc Lâm Yên Tử; Lời ru nhớ núi sông; Đến với Tây Nguyên mới ; Câu cá bên dòng  Sêrêpôk; Tỉnh thức cùng tháng năm; Mưa xuân Kim và Thủy; Chuyện sao Kim kỳ thú; Sông Hoàng Long chảy hoài; Sông Kỳ Lộ Phú Yên; Mưa xuân trong mắt ai; Tháng Ba hoa gạo nở; Việt Nam con đường xanh; Đọc lại và suy ngẫm; Mây lành Phổ Đà Sơn; Kim Notes lắng ghi chú; Gia Cát Mã Tiền  Khóa; Trung Quốc một suy ngẫm; Nhớ Ông Bà Cậu Mợ; Có một ngày như thế; Phục sinh giữa tối sáng; Nam tiến của người Việt; Nhà tôi giấc mơ xanh; Cao Biền trong sử Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Nhà tôi giấc mơ xanh; Tô Đông Pha Tây Hồ; Thượng Đức thương nhìn lại; Những trang văn thắp lửa; Thơ vui những ngày nhàn; Bill Gates học để làm; Minh triết sống phúc hậu; Giống khoai lang Việt Nam; Sắn Việt Nam ngày nay; Vietnamese Cassava Today; Hồ Lắk Đình Lạc Giao; Ngày Quốc tế Hạnh phúc; Chim Phượng về làm tổ; Chốn vườn thiêng cổ tích; Trân trọng Ngọc riêng mình; Bảo tồn và phát triển sắn; Về miền Tây yêu thương; Trần Công Khanh ngày mới; Mark Zuckerberg và FB ; Chuyện đồng dao cho em; Đến với Tây Nguyên mới; Thương Kim Thiếp Vũ Môn.Nghỉ ngơi nhàn tĩnh dưỡng; Trần Công Khanh ngày mới;Selma Nobel văn học; Thầy Quyền thâm canh lúa; Chuyện ngày sinh của Thủy;Một gia đình yêu thương; Thành kính lưu lời thương; Nhớ ông bà cậu mợ; Một niềm tin thắp lửa;Minh triết sống phúc hậu; Truyện vua Solomon; Đến với Tây Nguyên mới; Hồ Lắk Đình Lạc Giao; Thương Kim Thiết Vũ Môn; IAS đường tới trăm năm; Nông nghiệp Việt trăm năm; Quản lý đất đai Việt Nam; Nam Tiến của người Việt; Mẹ tắm mát đời con; Bóng hạc chốn xa xôi; Hồ Lắk Đình Lạc Giao; Cánh cò bay trong mơ; Vào Tràng An Bái Đính; Sông Hoàng Long chảy hoài; Nguồn Son nối Phong Nha; #An nhiên; Đến với Tây Nguyên mới; Thương Kim Thiết Vũ Môn; Nguyễn Huy Thiệp lắng đọng;Đặng Dung thơ Cảm hoài; Đồng hành cùng đi tới; Giống khoai lang Việt Nam; Thương Kim Thiếp Vũ Môn; Quảng Bình đất và người; Thơ văn thầy Hồ Ngọc Diệp; Chuyện cổ tích người lớn; Cuối dòng sông là biển; Thầy nghề nông chiến sĩ; Đọc lại và suy ngẫm; Thương Kim Thiếp Vũ Môn; Giống khoai lang Việt Nam; Việt Nam con đường xanh; Đọc lại và suy ngẫm; Mây lành Phổ Đà Sơn; Cao Biền trong sử Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Nhà tôi giấc mơ xanh;Phạm Hồng Đức Phước ca cao; Cao Biền trong sử Việt;Trời nhân loại mênh mông; Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay; Thầy bạn trong đời tôi; Cuối dòng sông là biển;. Phục sinh giữa tối sáng; Nam tiến của người Việt; Gia Cát Mã Tiền Khóa; Kim Notes lắng ghi chú; Gia Cát Mã Tiền Khóa;Sông Kỳ Lộ Phú Yên; Châu Văn Tiếp Phú Yên; Chọn giống sắn Việt Nam; Ngọc Phương Nam ngày mới; Nghê Việt am Ngọa Vân; Phục sinh giữa tối sáng; Lê Phụng Hiểu ruộng thác đao; Thầy bạn trong đời tôi; Bóng hạc chốn xa xôi; Giống khoai lang Việt Nam; Chuyện thầy Lê Quý Kha; Lên Việt Bắc điểm hẹn ; Tiếng Việt lung linh sáng; Bài thơ Viên đá Thời gian; Kim Notes lắng ghi chú; Gia Cát Mã Tiền  Khóa; Minh triết sống phúc hậu; Thung dung dạy và học; Thầy bạn trong đời tôi; Trịnh Công Sơn lắng đọng; Dạo chơi non nước Việt; Minh triết cho mỗi ngày; Địa chỉ xanh Ấn Độ; Vườn Quốc gia Việt Nam; Tĩnh lặng cùng với Osho; Đi thuyền trên Trường Giang; Đến với Tây Nguyên mới; Bài thơ Viên đá Thời gian; Đợi anh ngày trở lại; Chốn thiêng; Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc; Sắn Việt Nam ngày nay; Chung sức trên đường xuân; Vietnamese cassava today; Đỗ Hoàng Phong chiều xuân; Hồ Văn Thiện bóng chiều; Walt Disney người bạn lớn; 24 tiết khí lịch nhà nông; Lời thương; Giống lạc HL25 Việt Ấn; Thầy Tuấn kinh tế hộ; Thầy Tuấn trong lòng tôi; Địa chỉ xanh Ấn Độ; Chuyện cổ tích người lớn; Giống khoai lang Việt Nam; Nguyễn Hiến Lê sao sáng; Xanh một trời hi vọng; Về miền Tây yêu thương; Nơi một trời thương nhớ; Nông lịch tiết Thanh Minh; 24 tiết khí nông lịch; Ngày xuân đọc Trạng Trình; Nhớ thầy Trần Ngọc Ngoạn; Chốn thiêng; Thế giới trong mắt ai; Việt Nam con đường xanh; Nông nghiệp công nghệ cao; Phạm Quang Khánh Hoa Đất; Sông Mekong tin nổi bật; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Chín điều lành hạnh phúc; Đến với bài thơ hay; Nụ tầm xuân mùa xuân ; Về miền Tây yêu thương; Nơi một trời thương nhớ; Nông lịch tiết Thanh Minh; Tốt gỗ chẳng cần sơn; Ngày xuân đọc Trạng Trình; Nhớ thầy Trần Ngọc Ngoạn; Chốn thiêng; Thế giới trong mắt ai; Nông nghiệp công nghệ cao; Việt Nam con đường xanh; Thầy bạn trong đời tôi. Bill Gates học để làm Chuyện cổ tích người lớn. Thương Kim Thiếp Vũ Môn; Nhớ lời thề cỏ May, Vui quà tặng cuộc sống

Ngày 27 tháng 4 năm 1975 Chiến dịch Hồ Chí Minh sang ngày thứ hai. Ngày 27 tháng 4 năm 1810 Beethoven sáng tác kiệt tác Für Elise một trong những bản nhạc nổi tiếng nhất của ông dành cho piano. Ngày 27 tháng 4 năm 1955, ngày sinh Eric Schmidt, kỹ sư, chủ tịch điều hành Google, một nhân vật huyền thoại. Ngày 27 tháng 4 năm 2005 , máy bay phản lực lớn nhất thế giới Airbus A380 có khả năng chuyên chở hành khách là 840 người hoàn thành chuyến bay đầu tiên;

Bài chọn lọc ngày 27 tháng 4: Việt Nam con đường xanh; Ve ran gà gọi sáng; Gia Cát Mã Tiền Khóa; Beethoven và thư gửi Elise; Nơi một trời thương nhớ; Lúa siêu xanh Việt Nam; Gặp bạn ở quê nhà; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Những trang đời lắng đọng; Hoàng Trung Trực đời lính; Đường xuân đời quên tuổi; Câu chuyện ảnh tháng Năm; Trần Văn Trà bóng hạc; Trần Đăng Khoa trong tôi; Câu chuyện ảnh tháng Tư; Hồ Văn Thiện bóng chiều; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-27-thang-4/

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là vietnamtoquoctoi.jpg

THẾ GIỚI TRONG MẮT AI

“Đi đâu cũng không bằng Tổ quốc mình. Nói gì, làm gì cũng không bằng dạy, học và làm cho đồng bào đất nước mình. Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương. Mục đích sau cùng của dạy và học là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và làm được việc. Dạy và học thực tiễn trên chính Tổ quốc mình”. Đêm trắng và bình minh Hoàng Kim lời tâm đắc. Thế giới trong mắt ai, chúng ta trầm tĩnh theo dõi thế giới chuyển biến. Thông tin nhanh về Việt Nam quan hệ quốc tế và một số bài học thêm có liên quan .https://hoangkimlong.wordpress.com/category/the-gioi-trong-mat-ai/

Dĩ bất biến ứng vạn biến”. Đường lối cách mạng của nước Việt Nam ngày nay thích hợp bền vững trong tình hình mới, thời đại mới, đã được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đúc kết tinh hoa tại bài viết: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” xác định rõ đường lối, quan điểm, tầm nhìn chiến lược, cương lĩnh và kế hoạch hành động:“Đoàn kết ‘xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh’ như di nguyện của Bác Hồ kính yêu”; “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức; Ph át triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; Bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế (in đậm để nhấn mạnh HK); Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại; Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện“.

VIỆT NAM CON ĐƯỜNG XANH

Bác Hồ nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành“.

Việt Nam con đường xanh cốt lõi là an dân với năm yếu tố: An sinh xã hội; An tâm; An lạc; An toàn; An ninh.

Định hướng chiến lược quốc gia, phương hướng nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế xã hội 2021-2030 (* Đảng Cộng Sản Việt Nam 2020, Văn kiện đại hội Đảng XIII đã xác định 10 giải pháp cơ bản):

1) Tập trung hoàn thiện nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giải quyết tốt hơn quan hệ giữa Nhà nước và thị trường.

2) Phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế;

3) Phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế;

4) Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, bảo đảm thực chất, hiệu quả; phát triển nền kinh tế số; thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô;

5) Phát triển kết cấu hạ tầng, kinh tế vùng, kinh tế biển, lấy các đô thi làm động lực phát triển vùng và đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới;

6) Phát triển văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân;

7) Quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai;

8) Củng cố, tăng cường quốc phóng, bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia;

9) Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập và vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế;

10) Tiếp tục xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động; đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tạo đột phá trong cải cách hành chính.

Việt Nam con đường xanh lĩnh vực nông lâm thủy hải sản trọng tâm là 13 sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia đã được xác định bởi Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại Thông tư số 37 /2018/TT /BNNPTNT ngày 25/12/2018 gồm Gạo, Cà phê, Cao su, Điều, Hồ tiêu, Chè, Rau Quả, Sắn và sản phẩm từ sắn, Thịt lợn, Thịt và trứng gia cầm, Cá tra, Tôm, Gỗ và sản phẩm từ gỗ.

Phương hướng nhiệm vụ và giải pháp chính của giai đoạn 2021- 2030 để đảm bảo khối sản phẩm chủ lực này phát huy hiệu quả giá trị nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân lao động Việt Nam là cần tổ chức điều hành thật tốt 5 nhóm hệ thống giải pháp chính đã được xác định:

1) Nông sản Việt 13 ngành hàng chủ lực kết nối mạnh mẽ với thị trường thế giới, xác định lợi thế so sánh và hệ thống giải pháp bảo tồn phát triển bền vững, hiệu quả khoa học công nghệ, kinh tế an sinh xã hội môi trường và vị thế quan trọng của từng ngành hàng. Nâng cao hiệu quả, hiệu lực hợp tác đầu tư nước ngoài có trọng tâm, trọng điểm, có chọn lọc, ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, quản trị hiện đại, năng lực đổi mới sáng tạo, kết nối Nông sản Việt đạt lợi thế cạnh tranh cao trong chuỗi cung ứng toàn cầu, có tác động lan tỏa, kết nối chặt chẽ hữu cơ với khu vực kinh tế trong nước. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả, đẩy mạnh hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, kết nối với hệ thống tiêu thụ toàn cầu. Phát triển mạnh doanh nghiệp nông nghiệp, hổ trợ, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, hợp tác xã nông nghiệp và các tổ hợp tác. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông nghiệp.

2) Phát triển mạnh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sạch, nông nghiệp hữu cơ, đạt tiêu chuẩn phổ biến về an toàn thực phẩm. Đổi mới chính sách quản lý và sử dụng đất trồng lúa, hàng năm sản xuất khoảng 35 triệu tấn lúa làm nòng cốt bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với lợi thế và nhu cầu thị trường, tăng khả năng chống chịu, thích ứng của nông dân với biến đổi khí hậu từng vùng, miền, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, ổn định. Tổ chức kết nối nông nghiệp với công nghiệp chế biến, thị trường xuất khẩu, chuỗi giá trị toàn cầu.

3) Phát triển chăn nuôi công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại hiệu quả cao, thân thiện với môi trường. Phát triển nuôi trồng thủy sản cá trên biển và mặt nước nội địa theo hướng công nghiệp, quảng canh cải tiến , sinh thái, nâng cao hiệu quả khai thác xa bờ , phát triển đánh bắt hải dương. Thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi hải sản;

4) Quản lý chặt chẽ, bảo vệ và phục hồi rừng tự nhiên gắn với bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái. Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng rừng trồng, nhất là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu, rừng phòng hộ ven biển. Chú trọng phát triển trồng rừng gỗ lớn, nâng cao hiệu quả rừng trồng, lâm đặc sản, đáp ứng cơ bản nhu cầu lâm sản trong nước làm nguyên liệu chế biến xuất khẩu. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào các chuỗi giá trị lâm nghiệp.

5) Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới và quản lý sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. Đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia thượng nguồn và các tổ chức quốc tế trong việc bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước ở lưu vực các dòng sông xuyên biên giới, nhất là sông Mê Công và sông Hồng. Nâng cao tính chống chịu và thích ứng biến đổi khí hậu của hệ thống kết cấu hạ tầng và của nền kinh tế Việt Nam, thực hiện các giải pháp thông minh để thích ứng trong nông nghiệp, thủy sản và phát triển rừng. Giảm thiểu những rũi ro do biến đổi khí hậu gây ra, đặc biệt là xâm nhập mặn, sạt lở tại Đồng Bằng Sông Cửu Long, an toàn lụt và môi sinh tại Hà Nội và vùng Đồng Bằng Sông Hồng khô hạn tại Tây Nguyên, Nam Trung Bộ,Bắc Trung Bộ Bảo vệ an ninh nguồn nước, tăng cường quản lý và khai thác, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn nước theo lưu vực sông, ngăn chặn suy giảm tài nguyên nước, tích nước điều tiết nguồn nước hợp lý phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Quản lý chặt chẽ và nâng cao hiệu lực quản lý, hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài nguyên, nhất là đất, nước khoáng sản, theo nguyên tắc thị trường. Phát triển thị trường, đẩy mạnh thương mại hóa quyền sử dụng đất, tăng cường đăng ký quyền sử dụng đất và áp dụng định giá đất theo thị trường, bảo đảm công khai, minh bạch. Phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, mạng lướí các dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia kết nối đồng bộ với các khu vực nông phẩm hàng hóa chính và khu đô thị, khu công nghiệp, cảng biển; Kết nối xây dựng nông thôn mới với kinh tế vùng, kinh tế biển, đào tạo nguồn lực nông nghiệp, cải tiến nâng cấp hệ thống hóa dữ liệu thông tin nông nghiệp nông dân nông thôn đáp ứng phù hợp với thời đại mới. Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo hướng gắn với đô thị hóa, thực chất và đi vào chiều sâu hiệu quả bền vững, lấy cư dân nông thôn làm chủ thể, tạo sự chuyển biến tích cực rõ rệt về nếp sống mới ở nông thôn; xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới cấp thôn bản. Thu hút mạnh mẽ các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông thôn để tổ chức và nâng cao chuỗi gía trị “mỗi xã một sản phẩm” gắn với thương hiệu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm. Chú trọng xây dựng cảnh quan sinh thái môi trường làng xã Việt xanh sạch đẹp tiến bộ an lành

Ba trụ cột cốt lõi của một quốc gia là cân đối hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường và thực hiện tiến bộ công bằng xã hội.theo kết luận của Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về Phát triển bền vững tại Johannesburg (Cộng hòa Nam Phi) năm 2002.

Bảo vệ an toàn môi trường sống và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân lao động Việt Nam là một trong ba trụ cột cốt lõi của chính sách quốc gia. Bảo vệ an toàn thức ăn, đất, nước, không khí và môi sinh là luật sống. Nguyên tắc cơ bản là: Ai gây ô nhiễm môi trường phải trả chi phí để xử lý khắc phục hậu quả, cải tạo và phục hồi. Thực thi chế tài và xử phạt nghiêm về vi phạm môi trường là quốc sách.

Tăng cường giám sát, công khai đầy đủ, kịp thời thông tin và nâng cao chất lượng môi trường, sự an toàn về thức ăn, đất nước, không khí và môi sinh ở các đô thị và vùng dân cư. Xử lý dứt điểm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Cải thiện rõ rệt tình trạng ô nhiễm môi trường, ở các cụm công nghiệp, làng nghề, lưu vực sông, khu vực nông thôn. Kiểm soát chặt chẽ các dự án khai thác tài nguyên, chủ động phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm gây ô nhiễm môi trường. Ngăn chặn suy thoái môi trường. Tối ưu hóa các mục đích sử dụng đất nông nghiệp. Đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia thượng nguồn và các tổ chức quốc tế trong việc bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước ở lưu vực các dòng sông xuyên biên giới, nhất là sông Mê Công và sông Hồng.

Việt Nam con đường xanh, thông tin đúc kết này là chọn lọc trích dẫn phù hợp với tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Định hướng và tầm nhìn này nhấn mạnh

1) Phải phát triển hài hòa ba trụ cột “Không đánh đổi môi trường với tăng trưởng kinh tế”; “Không thể vì nghèo mà hy sinh môi trường và sức khỏe người dân”

2) Vai trò kiến tạo của Nhà nước là quyết định;

3) Vai trò của người dân lao động và cộng đồng xã hội là không thể thiếu.

Việt Nam ngày nay nhấn mạnh sự diệt trừ tham nhũng và đề cao vai trò kiến tạo của Nhà nước là quyết định. Việt Nam là nước văn hiến có truyền thống “bầu ơi thương lấy bí cùng” và kinh nghiệm làm chủ tập thể, cũng đã vận dụng hiệu quả chính sách đầu tư trong điểm.

Tin Nóng Việt Nam Và Thế Giới Nổi Bật

Ông Tập Cận Bình: Mỹ – Trung nên cùng thành công, không phải làm tổn thương nhau (VTC News) – Gặp Ngoại trưởng Mỹ Blinken, Chủ tịch Trung Quốc đề xuất ba nguyên tắc chính cho quan hệ Mỹ – Trung: tôn trọng lẫn nhau, chung sống hòa bình, hợp tác cùng có lợi. Theo Tân Hoa Xã, tại cuộc gặp, ông Tập cho biết năm nay đánh dấu kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Mỹ. Ông cho rằng hai nước nên là “đối tác chứ không phải đối thủ; cùng nắm bắt thành công chứ không phải làm tổn thương nhau; nên tìm kiếm điểm chung, gác lại những khác biệt, thay vì cạnh tranh luẩn quẩn; nên giữ đúng lời nói và kiên quyết trong hành động, thay vì nói một đằng làm một nẻo”. Nhà lãnh đạo Trung Quốc đề xuất ba nguyên tắc chính: tôn trọng lẫn nhau, chung sống hòa bình và hợp tác cùng có lợi.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) và Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken. (Ảnh: CCTV)
 Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) và Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken. (Ảnh: CCTV)

Theo ông Tập, thế giới đang trải qua những thay đổi sâu sắc trong thế kỷ này và tình hình quốc tế lại càng phức tạp hơn. Việc Trung Quốc và Mỹ tăng cường đối thoại, giải quyết khác biệt và thúc đẩy hợp tác không chỉ là nguyện vọng chung của nhân dân hai nước mà còn là kỳ vọng chung của cộng đồng quốc tế.

Ông Tập nhắc lại rằng thế giới đủ lớn để Trung Quốc và Mỹ cùng nhau phát triển và thịnh vượng độc lập. Trung Quốc muốn thấy một nước Mỹ “tự tin, cởi mở, thịnh vượng và phát triển”.

Ông Tập hy vọng Mỹ cũng có thể có cái nhìn tích cực về sự phát triển của Trung Quốc. Chỉ khi vấn đề cơ bản này được giải quyết và “nút đầu tiên” được bấm nút thì quan hệ Trung – Mỹ mới thực sự ổn định, tốt đẹp hơn và tiến lên phía trước.

Theo New York Times, cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình diễn ra trong bối cảnh quan hệ hai nước đang có những tranh chấp về kinh tế, an ninh quốc gia và xung đột địa chính trị ở Đông Á, Trung Đông và Ukraine.

Cả Trung Quốc và Mỹ đều cho biết họ hy vọng đạt được tiến bộ trên một số mặt trận nhỏ hơn, thực dụng hơn, bao gồm cải thiện liên lạc giữa quân đội và tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại giữa các nước. Tuy nhiên, hai bên vẫn bế tắc về các vấn đề chiến lược cơ bản, bao gồm chính sách thương mại và xung đột ở Biển Đông và đảo Đài Loan.

Cả hai bên đều thừa nhận mối quan hệ “nguy cơ rơi vào xung đột sâu hơn”.

Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden quan ngại sâu sắc rằng hàng xuất khẩu giá rẻ của Trung Quốc đang đe dọa việc làm của người Mỹ và bày tỏ lo ngại về việc Trung Quốc hỗ trợ Nga trong cuộc chiến Ukraine. Trong khi đó, Bắc Kinh cáo buộc Washington đang tìm cách bao vây lợi ích của Trung Quốc ở Thái Bình Dương.

Trước đó cùng ngày, ông Blinken đã dành hơn 5 giờ đồng hồ với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị trong các cuộc họp và bữa trưa tại Nhà khách Quốc gia Điếu Ngư Đài ở Bắc Kinh.

Trong bài phát biểu mở đầu buổi làm việc, ông Vương đã có giọng điệu hòa giải hơn so với trước đây, nói với ông Blinken rằng “mối quan hệ Trung – Mỹ đang bắt đầu ổn định” và tương lai của mối quan hệ này sẽ phụ thuộc vào quyết định của cả hai nước.

Tuy nhiên, ông Vương cũng cảnh báo rằng các yếu tố tiêu cực trong mối quan hệ đang “ngày càng gia tăng và hình thành”.

Ông Vương tái khẳng định sự nhất quán của Trung Quốc trong thái độ, lập trường và yêu cầu đối với sự phát triển của quan hệ Trung – Mỹ, đồng thời kêu gọi Washington không can thiệp vào công việc nội bộ, chèn ép sự phát triển và “chà đạp lên lằn ranh đỏ của Trung Quốc liên quan đến chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển”.

Ông Blinken trả lời rằng hai bên cần duy trì “ngoại giao tích cực” để thúc đẩy chương trình nghị sự do Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đặt ra khi hai nhà lãnh đạo gặp nhau ở San Francisco vào tháng 11 năm ngoái.

Ngoại trưởng Mỹ hy vọng rằng Mỹ và Trung Quốc có thể đạt được một số tiến bộ về các vấn đề mà các nhà lãnh đạo hai nước đã đồng ý nên hợp tác, nhưng “cũng làm rõ những khác biệt, ý định và nói rõ với nhau quan điểm” của hai bên.

Hoa Vũ (Nguồn: Tân Hoa Xã, New York Times)

Điểm nóng thế giới: Nga ghi bàn sau chiến thắng đậm, Mỹ thất bại ê chề nguy cơ rút toàn bộ https://youtu.be/fD5Ol4sEgB8?si=KSXhp7nTbbfaBBTs; Toàn cảnh quốc tế 22/4: Mỹ quyết định tất tay tại Ukraine, “thảm kịch” với Nga chính thức bắt đầu? https://youtu.be/3EmHOXN7tu0?si=oGPWPuVhTKxuBuUo ; Tin quốc tế 22/4: Nước Mỹ hỗn loạn chưa từng thấy, loạt nghị sĩ đua nhau rời Hạ viện https://youtu.be/-1Qbr6UbZtY?si=aLeRQ_JiHh9mB-9O ; Zircon và Kinzhal sẽ khiến Mỹ “tuyệt chủng” Patriot ! – Nâng Tầm Kiến Thức https://youtu.be/c5lLfe9IMhU?si=98IcrVj0XQw4cZht

Điểm nóng thế giới 22/4: Nga đã cưỡi lưng hổ, mở rộng quân đội sẵn sàng nghênh tiếp NATO https://youtu.be/kK_-tmPJPZo?si=ES6OfLHPI_l9BpiW; Điểm nóng thế giới 22/4:Nga giành thêm loạt lãnh thổ, NATO ồ ạt đưa quân tới vùng ‘tử huyệt’ sát Nga https://youtu.be/bHXsbwfut_A?si=2tVcxJv7rcn58bq7

Trực tiếp quốc tế 21/4: Chủ tịch Tập Cận Bình đột ngột ra lệnh quân đội Trung Quốc bắt đầu hành động https://www.youtube.com/live/NpGq5pzpZS4?si=q4ONBP5ro3GlaejI; Điểm nóng thế giới 21/4: NATO vừa tiếp sức hàng loạt F-16,Ukraine tự tin càn quét khốc liệt với Nga https://youtu.be/LvV5M2VZGWA?si=QBn0VsAdm1huxEim; Điểm nóng thế giới 21/4: Mỹ khẳng định Nga,Trung Quốc và Iran là ‘trục ma quỷ’ mới dè chừng https://youtu.be/y061ZqNdCpw?si=9M1V0XIWiOYXQRGI

TIẾT LỘ Sự Thật TỨ TRỤ Việt Nam Chỉ Còn 2 NGƯỜI? | Tử Vi Tài Lộc https://youtu.be/GmGEbO1ZMVQ?si=4LqJJAzm0N74HmuR

BEETHOVEN VÀ THƯ GỬI ELISE

Beethoven sáng tác bản nhạc thư gửi Elise (Für Elise) ngày 27 tháng 4 năm 1810, là bản nhac đặc biệt nổi tiếng. Beethoven được khắp thế giới công nhận là nhà soạn nhạc vĩ đại nhất, nổi tiếng nhất và có ảnh hưởng lớn tới rất nhiều những nhà soạn nhạc, nhạc sỹ, và khán giả về sau.

Hoàng Kim thích nhạc cổ điển trong sáng, có chiều sâu nội tâm, nên rất yêu thích bản nhạc này. Bất giác, tôi nhớ đến thầy Tuệ Sĩ và nhà thơ Bùi Giáng với bài thơ kiệt tác ‘Khung trời cũ” và áng văn chương tuyệt mỹ “Đi vào cõi thơ’ 1969 của cụ Bùi Giáng. Tri âm tri kỷ là thấu hiểu; Cảm ơn Mai Thanh đã giúp tư liệu.

Mời quý thầy bạn vừa đọc thơ hay, lời bình đẹp, vừa nghe nhạc thấu tình.

Khung Trời Cũ

Đôi mắt ướt tuổi vàng khung trời hội cũ
Áo màu xanh không xanh mãi trên đồi hoang
Phút vội vã bỗng thấy mình du thủ
Thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn

Từ núi lạnh đến biển im muôn thuở
Đỉnh đá này và hạt muối đó chưa tan
Cười với nắng một ngày sao chóng thế
Nay mùa đông mai mùa hạ buồn chăng

Đếm tóc bạc tuổi đời chưa đủ
Bụi đường dài gót mỏi đi quanh
Giờ ngó lại bốn vách tường ủ rũ
Suối rừng xa ngược nước xuôi ngàn

(Tuệ Sỹ)

Bùi Giáng Với Tuệ Sỹ

“Tuệ Sỹ một vị sư. Ông viết văn quá nghiêm túc, những sở tri của ông về Phật học quả thật quảng bác vô cùng. Thấy ông vẻ người khắc khổ, không ai ngờ rằng linh hồn kia còn ẩn một nguồn thơ thâm viễn u u…

Một bữa ông đọc cho tôi nghe hai câu thơ chữ Hán của ông:

“Thâm dạ phong phiêu nghiệp ảnh tùy
Hiện tiền vị liễu lạc hoa phi”

Ông bảo làm sao tiếp cho hai câu để nên một bài tứ tuyệt. Tôi đề nghị với ông nên nhờ Ni cô Trí Hải tiếp giùm. Ông ngượng nghịu bảo tôi đừng nên rỡn đùa như thế. Vậy tôi xin lai rai thử viết:

“Thâm dạ phong phiêu nghiệp ảnh tùy
Hiện tiền vị liễu lạc hoa phi
Phiêu bồng tâm sự tân toan lệ
Trí Hải đa tàm trúc loạn ty”

Và xin ông chả nên lấy thế làm bực mình.

Nhưng ai có ngờ đâu nhà sư kín đáo e dè kia, không hề bao giờ có vướng lụy, lại còn mang một nguồn thơ Việt phi phàm? Một bài thơ “Không đề” của ông đủ khiến ta khiếp vía mất ăn mất ngủ:

“Đôi mắt ướt tuổi vàng khung trời hội cũ
Áo màu xanh không xanh mãi trên đồi hoang
Phút vội vã bỗng thấy mình du thủ
Thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn”

Mới nghe bốn câu thôi, tôi đã cảm thấy lạnh buốt linh hồn, tê cóng cả cõi dạ.

“Từ núi lạnh đến biển im muôn thuở
Đỉnh đá này và hạt muối đó chưa tan
Cười với nắng một ngày sao chóng thế
Nay mùa đông mai mùa hạ buồn chăng

Đếm tóc bạc tuổi đời chưa đủ
Bụi đường dài gót mỏi đi quanh
Giờ ngó lại bốn vách tường ủ rũ
Suối nguồn xa ngược nước xuôi ngàn”

Tôi hoảng vía đề nghị: Đại sư nên gác bỏ viết sách đi. Và làm thơ tiếp nhiều cho, nếu không thì nền thi ca Việt mất đi một thiên tài quá lớn.

Ông đáp: – Để về hỏi lại cô Trí Hải xem có đúng như lời thế chăng.

“Đôi mắt ướt tuổi vàng
Khung trời
Hội cũ”

Xin xuống dòng thư thả như thế. Ắt nhìn thấy chất trang trọng dị thường của hoài niệm. Hoài niệm gì? – Khung trời hội cũ.

Một hội đạp thanh? Một hội nao nức? – “Giờ nao nức của một thời trẻ dại?”.

“Đôi mắt ướt tuổi vàng khung trời hội cũ…”

Mở lời ra, nguồn thơ trực nhập vào trung tâm cơn mộng chiêm niệm. Đầy đủ hết mọi yếu tố bát ngát: một cung trời xán lạn bao la, một hội cũ xao xuyến, một tuổi vàng long lanh… Một đôi mắt ướt ngậm ngùi của hiện tại.

Nhưng mạch thơ đi ngầm. Tiết nhịp âm thầm nhiếp dẫn. Thi sĩ không cần tới một hình dung từ nào cả, vẫn nói được hết mọi người đều “phải nói” với mọi người “muốn nghe” với riêng mình “không thiết chi chuyện nói”.

Người thi sĩ xuất chúng xuất thần thường có phong thái khác thường đó. Họ nói tất ít mà nói rất nhiều. Họ nói rất nhiều mà chung quy hồ như chẳng thấy gì hết. Họ nói cho họ, mà như nói hết cho mọi người. Nói cho mọi người mà cơ hồ chẳng bận tâm gì tới chuyện thiên hạ nghe hay chẳng nghe. Nỗi vui, nỗi buồn của họ, dường như chẳng phi giống lối vui buồn của chúng ta. Do đó chúng ta trách móc họ một cách lệch lạc hết cả (par manque de justice interne).

Trong một cuộc vui, ta hỏi họ vài điều. Họ lơ đễnh thờ ơ, ta tưởng họ kiêu bạc. Trong lúc mọi người đang gào khóc giữa đám tang, họ phiêu nhiên đi qua, trông có vẻ như mỉm cười, niêm hoa vi tiếu. Ta tưởng họ tàn nhẫn thô bạo.

Vua Gia Long ngày xưa đã từng lấy làm quái dị về thái độ Nguyễn Du: “Trẫm dùng người, không phân biệt kẻ Nam kẻ Bắc. Ai có tài thì trẫm trọng dụng (…). Cớ sao khanh lại u sầu ít nói suốt năm như thế?”.

Ông vua kia lấy làm lạ là phải lẽ lắm, hợp với lương tri thói thường thiên hạ lắm. Ông không thể hiểu vì sao vị di thần kia cứ miên man như nằm trong cõi mộng thần di, hồn dịch!

Vua đã ban cho chan hòa mưa móc, lộc trọng quyền cao đặc ân thâm hậu như thế, cớ sao Liệp Hộ chưa vừa lòng, vẫn chưa cứ thả mộng chạy lang thang về chân trời hướng khác.

Đáp: Ấy chính bởi đôi mắt nhìn đây mà thấy những đâu đâu.

“Đôi mắt ướt tuổi vàng
Khung trời hội cũ”

Đôi mắt ướt? Đôi mắt của ai? Vì sao ướt? Vì lệ trào, hay là vì quá long lanh?

Thi sĩ không nói rõ. Ấy là giữ một khoảng trống vắng lặng phóng nhiệm cho thơ.

Tha hồ chúng ta tự do nghĩ hai ba lối. Hoặc là đôi mắt thi nhân ướt trong hiện tại vì nhớ nhung một trời hội cũ. Hoặc là đôi mắt giai nhân nào long lanh dịu mật như nước suối chan hòa, soi bóng một khung trời hội cũ bất tuyệt nào, mà ngày nay tại hạ đã đánh mất rồi chăng?

Áo màu xanh không xanh mãi trên đồi hoang”

Áo nào màu xanh? Màu xanh màu chàm của cô gái Mán gái Mường, gái núi nào xưa kia băng rừng và thi nhân đã ngẫu nhiên một lần nhìn đắm đuối?

Tôi nói không sai sự thật mấy đâu. Vì Tuệ Sỹ vốn xưa kia ở Lào. Cha mẹ ông kiều cư trên đất Thượng Lào Trung Việt. Bà mẹ ông thỉnh thoảng cũng trở về Sài Gòn tới chùa viếng ông đem quà cho ông một đôi dép riêng biệt, một tấm khăn quàng riêng tây.

“Đôi mắt ướt tuổi vàng
Khung trời hội cũ
Áo màu xanh
Không xanh mãi
Trên đồi hoang

Phút vội vã bỗng thấy mình du thủ.
Thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn

Phút vội vã bỗng thấy mình du thủ?”

Mình là thân Bồ-tát, quanh năm kinh kệ trai chay, thế sao bỗng nhiên một phút vội vã lại dám làm thân du thủ? Dám gác bỏ kệ kinh? Dám mở cuộc thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn?

Phải có nhìn thấy khuôn mặt khắc khổ chân tu của Tuệ Sỹ, mới kinh hoàng vì lời nói thăm thẳm đơn sơ nọ. Lời nói như ngân lên từ đáy sâu linh hồn tiền kiếp, từ một quê hương trên thượng du bao la rừng núi gió sương canh chiều nguyệt rung rinh trong đêm lạnh.

“Từ núi lạnh đến biển im muôn thuở
Đỉnh đá này và hạt muối đó chưa tan
Cười với nắng một ngày sao chóng thế
Nay mùa đông mai mùa hạ buồn chăng”

Mối tình rộng thả suốt biển non im lìm lạnh lẽo. Một hạt muối vẫn chưa tan. Một nếp u ẩn của lòng mình bơ vơ không gột rửa.

“Từ núi lạnh đến biển im muôn thuở
Đỉnh đá này và hạt muối đó chưa tan”

Ta tưởng như nghe ra “cao cách điệu” bi hùng của một Liệp Hộ, một Nerval, một chỗ trầm thanh nhất trong cung bậc Nietzche.

Thi nhân đã mấy phen ngồi ngó trăng tàn? Ngồi trên một đỉnh đá? Bốn bề rừng thiêng giăng rộng ngút ngàn màu trăng xanh tiếp giáp tới chân trời xa xuôi đại hải?

Đỉnh đá và hạt muối là hai chốn kết tụ tinh thể của núi và biển. Đỉnh đá quy tụ về mọi hương màu trời mây rừng rú. Hạt muối chứa chất cái lượng hải hàm của trùng dương. Đó là cái bất tận của tâm tình dừng sững tại giữa tuyết nguyệt phiêu du:

“Cười với nắng một ngày sao chóng thế
Nay mùa đông mai mùa hạ buồn chăng”

Một tiếng “buồn chăng” lơ lửng nửa như chất vấn, nửa như ngậm ngùi ta thán, dìu về cả một khúc tâm thanh đoạn trường:

“Sen tàn cúc lại nở hoa
Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân

Đếm tóc bạc tuổi đời chưa đủ
Bụi đường dài gót mỏi đi quanh”

Tiết nhịp lời thơ lại biến đổi:

“Đếm tóc bạc
Tuổi đời
Chưa
Đủ

Bụi đường dài
Gót
Mỏi
Đi
Quanh”

Tiết điệu rạc rời như gót mỏi đi quanh. Một tuổi đời chưa đủ? Một tuổi xuân chưa vừa? Một tuổi vàng sớm chấm dứt? Một tuổi “đá” sớm từ giã mọi yêu thương?

“Giờ ngó lại bốn vách tường ủ rũ
Suối nguồn xa
Ngược nước
Xuôi ngàn”

Bài thơ dừng lại. Dư âm bất tuyệt kéo dài trong đêm lữ thứ khép mình trong bốn bức tường với nhạt nhòa ủ rũ ngục tù.

Chỉ một bài thơ, Tuệ Sỹ đã trùm lấp hết chân trời mới cũ Đường thi Trung Hoa tới Siêu thực Tây Phương.

(Đi vão cõi thơ – Bùi Giáng, 1969)

Beethoven sáng tác bản nhạc thư gửi Elise https://youtu.be/ytyqUhKZkUA

BEETTHOVEN NHẠC SĨ THIÊN TÀI ĐỨC

Ludwig van Beethoven sinh ngày 17 tháng 12 năm 1770, mất ngày 26 tháng 3 năm 1827, là một nhà soạn nhạc cổ điển người Đức. Ludwig van Beethoven sinh tại Bonn, Đức, cha là Johann van Beethoven (1740 -1792), mẹ là Magdalena Keverich van Beethoven (1744- 1787). Cha ông là nhạc sĩ cung đình của Vua ở Bonn, nhưng nghiện rượu, hay đánh ông và không thành công trong việc chứng minh ông là thần đồng như Mozart. Thế nhưng, tài năng âm nhạc của Beethoven lại sớm được Christian Gottlob Neefe một bậc thầy âm nhạc danh tiếng để ý nhận đỡ đầu và dạy bảo. Ông cũng được Đức Vua hỗ trợ tài chính. Mẹ ông mất năm ông 17 tuổi, và trong vòng ít năm ông đã là người nuôi dưỡng hai em trai của mình. Beethoven sống phần lớn thời gian ở Viên, Áo.  Ông được coi là người dọn đường cho thời kỳ âm nhạc lãng mạn, là một hình tượng âm nhạc quan trọng của giai đoạn giao thời từ thời kỳ âm nhạc cổ điển sang thời kỳ âm nhạc lãng mạn. Những kiệt tác của Beethoven nổi tiếng nhất là các bản giao hưởng Anh hùng ca (số 3 Mi giáng trưởng), Định mệnh (Số 5 Đô thứ) Đồng quê (số 6 Fa trưởng), Niềm vui (số 9 Rê thứ), các tác phẩm cho dương cầm như Thư gửi Elise (Für Elise), Ánh trăng, Bình minh, Khúc đam mê, Bi tráng và các sonata cho vĩ cầm như Mùa xuân …các tác phẩm cho Piano như Concerto số 2, số 3, số 5 (Hoàng đế), vở Opera Fidelio.

Beethoven sinh ra trong một gia đình nhạc sĩ, có tổ tiên là nông dân và thợ thủ công. Ông nội ông người Hà Lan, là người chỉ huy dàn nhạc cung đình Bonn, qua đời lúc Beethoven ba tuổi. Cha ông là ca sĩ hoàng gia ở Bonn, biết chơi violon và piano. Mẹ là con gái một đầu bếp cung đình, từng làm tớ gái, không lâu sau thành vợ của ông Johann. Bà là người ngoan ngoãn, dịu hiền, chăm chỉ. Gia đình ông Johann chỉ dựa vào thu nhập ít ỏi của ông để sống qua ngày nhưng nhờ có sự đảm đang của bà nên vẫn duy trì được. Beethoven là con trai đầu trong gia đình. Cha của ông  vốn rất ngưỡng mộ Mozart, và thấy Beethoven còn nhỏ thích bấm lên phím piano của ông nội để lại, nên muốn ông tập đàn lúc ba tuổi, sau đó là những luyện đàn violon, piano, organ … Tuy nhiên kỷ luật nghiêm ngặt của ông bố lại làm ngăn trở sự phát triển của cậu con trai. Ông bị cha mình bắt đánh đàn suốt ngày đến nỗi ngón tay bị tê dại, sưng lên. Cha ông cũng không bằng lòng và thường xuyên mắng chửi ông, có khi còn đánh đập tàn nhẫn. Cha ông thường dựng Beethoven dậy vào lúc nửa đêm để tập chơi dương cầm. Do vậy Beethoven thường rất mệt mỏi và không tập trung được khi đến trường. Khi Beethoven được 11 tuổi, theo quyết định của cha, Beethoven phải nghỉ học để tập trung vào âm nhạc.

Beethoven là một thiên tài âm nhạc nhưng sức khỏe và tình yêu của ông kém may mắn. Do hoàn cảnh gia đình và cuộc sống cá nhân của ông quá nổ lực từ nhỏ cho đến lớn đã vắt kiệt tinh lực, sức khỏe và vì tình yêu đôi lứa kém may mắn nên Beethoven đã mất lúc 57 tuổi. Chuyện đời ông chuyển tải ẩn ngữ sâu sắc qua âm nhạc. Bài học “Được và Mất” chúng ta đã suy ngẫm trong ‘Phục sinh giữa tối sáng‘ cũng như thể hiện thật rõ trong câu chuyện này.

Gia đình Beethoven gặp nhiều khó khăn. Cha ông là người nghiện rượu và thô lỗ.Mẹ ông lại hay đau ốm. Sáu anh chị em Beethoven chỉ còn hai người sống sót. Beethoven quan hệ với cha rất căng thẳng và xa cách trong khi ông lại rất thương yêu mẹ. Beethoven vào lúc 5 tuổi bị viêm tai giữa nhưng bố mẹ không hề biết nên không được chữa trị, nên sau này ông bị điếc. Điều may mắn là các đồng nghiệp của cha ông đã phát hiện ra tài năng thiên phú của Beethoven nên đã thuyết phục được cha Beethoven cho phép ông được theo học các thầy dạy nhạc nổi tiếng như Christian Gottlob Neefe (nghệ sĩ dương cầm, đại phong cầm và cũng là một nhà soạn nhạc) và Franz Anton Ries (nghệ sĩ vĩ cầm).

Beethoven năm 1781 lúc 11 tuổi đã biểu diễn như một nghệ sĩ piano điêu luyện tại Hà Lan và cũng đã được cử làm phụ tá chơi đàn organ trong nhà thờ tại Bonn. Năm 1782 chính Neefe đã cho xuất bản tác phẩm đầu tiên của Beethoven, và cũng chính trong năm này, Beethoven trở thành người đại diện cho Neefe ở dàn nhạc hoàng gia với vai trò nghệ sĩ đại phong cầm. Beethoven năm 1784 năm 14 tuổi, giành được vị trí chính thức là nghệ sĩ chơi đại phong cầm trong dàn nhạc này. Tuy nhiên  ông vẫn tiếp tục luyện tập dương cầm. Beethoven năm 1787 lúc 17 tuổi,  đến Viên theo giới thiệu của Franz, em trai út của Hoàng đế Joseph II. Mục đích chuyến đi này của ông là được theo học Mozart nhưng ước mơ của ông không thành vì Mozart quá bận và mẹ  Beethoven lại bị bệnh nặng nên ông đành quay về Bonn trước khi mẹ ông qua đời. Beethoven trở thành trụ cột chính cho gia đình và ông phải vừa biểu diễn vừa đi dạy để kiếm tiền mà không còn điều kiện đi học.

Beethoven năm 1789 lúc 19 tuổi bắt đầu theo học tại Đại học Bonn. Tại đây ông gặp giáo sư Eulogius Schneider, và  đã nhanh chóng tiếp cận với những tư tưởng của Cách mạng Pháp. Niềm hứng khởi của ông về những tư tưởng tự do và bác ái của cuộc cách mạng này đã được phản ánh trong rất nhiều tác phẩm của ông sau này. Beethoven năm 1791 lúc 21 tuổi đã được một cụ già ở Bonn giúp quay trở lại Viên theo học hòa âm với Haydn và một số thầy dạy khác, sau đó ông tìm được một học trò để dạy và kiếm tiền tiêu, ngoài giờ dạy nhạc ông lại sáng tác. Vài tác phẩm thành công nhưng tác giả thời gian này phải sống trong điều kiện ăn uống thiếu thốn và một căn nhà thiếu vệ sinh. Beethoven năm 1792 lúc 22 tuổi trở lại Viên và từ sau đó ông không còn trở về Bonn nữa vì thành phố quê hương ông đã bị xâm chiếm của người Pháp và cha mẹ ông đều đã mất. Cùng năm ấy, Mozart đã qua đời trong lặng lẽ và Beethoven được Joseph Haydn và Antonio Salieri nhận làm học trò. Nhờ thiên tài âm nhạc của mình và sự giới thiệu nên Beethoven đã được nhận đỡ đầu bởi Nam tước van Swieten và nữ vương hầu Lichnowski là những người có thế lực bậc nhất của Viên thời đó.

BEETHOVEN THƯ GỬI ELISE

“For Elise” của Ludwig van Beethoven là một kiệt tác âm nhạc, thế nhưng cho đến nay vẫn chưa ai dám chắc Elise là ai và vì sao tên bản nhạc lại là “Thư gửi Elise”.

Für Elise (For Elise, Thư gửi Elise) một số học giả và chuyên gia âm nhạc đoán rằng Elise chính là Therese, cô học trò nhỏ xinh đẹp được Beethoven dạy nhạc và ông đem lòng yêu thương cô từ mùa xuân năm 1809, nhưng sau này cô đã lấy chồng là một quý tộc giàu có người Áo. Therese tên đầy đủ là nàng Theresa de Brunowick, con gái của một điền chủ người Hungary. Beethoven nhờ sự khuyến khích của nàng nên đã sáng tác tuyệt phẩm Đồng quê là bản giao hưởng số 6 Fa trưởng tuyệt vời thăng hoa về tình yêu thiên nhiên đồng quê yêu dấu và những con người tận tụy hiền lành. For Elise có những nốt nhạc mở đầu tương đương với tên gọi ThErESE. Vì vậy, nhiều giả thuyết cho rằng, tên gốc của tác phẩm là For Therese nhưng bản nhạc gốc sau đó đã bị thất lạc và Ludwig Nohl (1831- 1885), học giả nghiên cứu về Beethoven, khi chép lại từ bản nhạc gốc, đã chép nhầm thành For Elise, vì chữ viết tay của nhạc sĩ quá đẹp và bay bướm.

Theo Hà Linh trong bài viết trên trang VnExpress Hé lộ về nàng Elise trong bản nhạc “For Elise”,  thì Klaus Martin Kopitz – một nhà nghiên cứu âm nhạc ở Berlin cho rằng, Elise thực ra là Elisabeth Roeckel, người mà Beethoven đã suốt đời thầm yêu thương. “Nhiều năm qua, tôi đã nghiên cứu để viết cuốn sách ‘Beethoven in the eyes of his contemporaries’ (Beethoven trong mắt những người cùng thời), tập hợp thư từ, thơ ca và hồi ký của những người từng biết Beethoven. “Một số phụ nữ đã được đề cập tới, trong đó có cái tên Elisabeth Roeckel”, Kopitz chia sẻ với Deutsche Welle. Elisabeth Roeckel, sinh năm 1793, là em gái của ca sĩ Joseph Roeckel, người từng tham gia vào vở nhạc kịch Fidelio của Beethoven. Elisabeth đam mê âm nhạc. Cô chơi piano và sau đó cũng trở thành ca sĩ. Elisabeth thường được bạn bè gọi bằng cái tên thân mật là Elise. Chị em Elise rất gần gũi với Beethoven. Theo Kopitz, những bức thư Elise viết cho bạn bè còn giữ lại đến ngày nay cho thấy, giữa họ có thể không đơn thuần chỉ tồn tại tình bạn. Trong một lá thư, Elise kể lại một buổi tối giữa cô với Beethoven và các nhạc sĩ như Mauro Giuliani, Johann Nepomuk Hummel, người sau này trở thành chồng của Elise. “Elise viết rằng, Beethoven đã không ngừng liếc nhìn cô, khiến cô không biết mình phải làm gì. Cô cứ phải xoay vặn bàn tay để giấu cảm giác khó xử”…  Bernhard Appel, giám đốc thư viện Beethoven ở Bonn, cho rằng, điều đó không quan trọng. “Elise là cái tên rất phổ biến ở Vienna lúc bấy giờ…”, Appel nói.

NHẠC BEETHOVEN, TRỊNH, ĐẶNG

Khi hiến mình cho những điều chân thiện mỹ lớn hơn sẽ vợi đi nỗi buồn và khổ cực. Chúng ta liên tưởng về Trịnh Công Sơn lắng đọngNghệ sĩ Đặng Thái Sơn: Lòng kiêu hãnh đã cho tôi sức mạnh

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn để lại một di sản Nhạc Trịnh với trên 600 ca khúc về tình yêu cuộc sống, hòa bình nhân đạo và nỗi đau thân phận con người. “Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi. Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt. Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt. Rọi suốt trăm năm một cõi đi về”. Các nghệ sĩ lớn này khi soi rọi vào cuộc đời và số phận của nhau hình như họ bổ sung tỏa sáng nhau. Trịnh Công Sơn viết: “Tôi yêu cuộc đời và cuộc đời cũng đã yêu tôi. Ðó là niềm an ủi lớn trong cuộc sống này. Vì thế trong lòng tôi không có một giây phút nào nuôi một lòng oán hận với cuộc đời. Dù có đôi khi nhân gian bạc đãi mình, và con người phụ rẫy mình nhưng cuộc đời rộng lớn quá và mỗi chúng ta chỉ là những hạt bụi nhỏ nhoi trong trần gian mà thôi. Giận hờn, trách móc mà làm gì bởi vì cuộc đời sẽ xoá hết những vết bầm trong tâm hồn chúng ta nếu lòng ta biết độ lượng. Ta biết tha thứ những điều nhỏ thì cuộc đời sẽ tha thứ cho ta những điều lớn hơn“.

Nhạc sĩ Đặng Thái Sơn kể: “Trong căn nhà tuổi thơ của Đặng Thái Sơn còn có những cuộc đọc thơ văn thăng hoa của bố và nhóm bạn trong căn phòng làm việc 4m2. Những lúc ấy Đặng Thái Sơn thường đứng ngoài ngóng vào, rất muốn “xem bên trong đó có gì” mà khiến các bác hăng say đến thế.Tuy không có nhiều thời gian sống cùng với bố nhưng Đặng Thái Sơn cho biết con người, cách sống và nghệ thuật của ông đều chịu ảnh hưởng từ người bố tài năng. Ông rất nghe lời bố, hầu hết các bài học của bố từ cách sống, tư duy nghệ thuật đến tư thế ngồi đàn… ông đều răm rắp nghe theo.Và bài học quan trọng mà ông rất ghi nhớ là: “Trong cuộc sống hay nghệ thuật phải chân thật, không qụy lụy, phải giữ lòng kiêu hãnh mạnh mẽ ở bên trong mình”. Duy nhất một bài học của bố mà Đặng Thái Sơn không học được, đó việc đi đứng cho thật đường vệ. Kể đoạn này, nghệ sĩ thị phạm trên sân khấu khiến khán giả cười ồ“. Nghệ sĩ Thái Thị Liên đón tuổi 101 bên NSND Đặng Thái Sơn và con cháu. Theo TTO, NSND Đặng Thái Sơn vui mừng thông báo mẹ ông, danh cầm Thái Thị Liên, bước sang tuổi 101 vào hôm 4-8 (2019) với sức khỏe tốt và tinh thần minh mẫn.

Sự sáng tạo tự do, nền giáo dục tự do trên triết lý căn bản yêu thương, tôn trọng con người tự do là nền móng văn hóa nhân văn.

Beethoven thư gửi Elise. Nghe lại, đọc lại và suy ngẫm.

Hoàng Kim

NƠI MỘT TRỜI THƯƠNG NHỚ

Nhớ ai vừng đông vừa rạng
Ước dòng tin nhắn đầu tiên
Hương đất thơm mùa ruộng cấy
Phương Nam vời vợi bạn hiền.


Ở đâu lung linh Kiếp Bạc
Sao Khuê mờ tỏ Côn Sơn
Ở đâu một trời thương nhớ
Cho ta khoảng lặng tâm hồn.


Ở đâu bàng hoàng Phố Thị
Ngẫn ngơ nghĩ ngợi suốt chiều
Con nhảy xe đò về ruộng
Mưa dầm bóng Mẹ liêu xiêu.


Con ra nước ngoài học chữ
Lời nào Thầy dạy đầu tiên
Biết ơn nhọc nhằn Cha Mẹ
Lấm lem con chữ ưu phiền.


Phố Thị ngày càng đông đúc
Đồng Xuân xa lại càng thưa
Vui với việc hiền ở phố
Bâng khuâng thương nhớ chiêm mùa…


Hoàng Kim

GSR PY3
GSR PY4
GSR PY5
GSR PY8

Ngọc phương Nam: Bạn ước gặt gì hôm nay?

GẶP BẠN Ở QUÊ NHÀ
Hoàng Kim
Về Quê Choa gặp bọ Nguyễn Quang Lập tôi hỏi: Gia đình đều khỏe chứ? Lập và Nguyễn Quang Vinh có viết gì mới?, có đăng “Sài Gòn giải phóng tôi” ở đâu không?. Lập nói : Gia đình khỏe. “Sân khấu ngoài trời của Nguyễn Quang Vinh” là bài mới nhất. “Sài Gòn giải phóng tôi” có đăng ở Người Lao động nhưng chỉnh sửa tựa đề. Mình nay viết ít hơn. Tôi đùa: Bạn buông bỏ bớt. Chúc mừng bọ Lập bạn bây giờ chỉ lắng đọng những điều tâm đắc

Chào ngày mới 27 tháng 4 Lúa siêu xanh Việt Nam; Nơi một trời thương nhớ; Câu chuyện ảnh tháng Tư; Gặp bạn ở quê nhà; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Câu chuyện ảnh tháng Năm Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-27-thang-4/

SÂN KHẤU NGOÀI TRỜI CỦA NGUYỄN QUANG VINH.
Nguyễn Quang Lập


Đã tới lúc các nhà lý luận sân khấu cần nói tới sân khấu ngoài trời, một loại hình nghệ thuật mới mẻ và hấp dẫn, nếu tui không nhầm thì nó khởi đầu từ Nguyễn Quang Vinh, hiện đang làm chủ bởi Nguyễn Quang Vinh.

Bắt đầu từ việc tổ chức các sự kiện văn hoá- lịch sử ngoài trời và việc truyền hình trực tiếp các tác phẩm sân khấu, Nguyễn Quang Vinh đã sân khấu hoá các sự kiện lịch sử- văn hoá, đồng thời mở rộng không gian ước lệ của sân khấu truyền thống, khéo léo kết hơp giữa ngôn ngữ tả thực đương đại và ngôn ngữ ước lệ truyền thống đưa đến một ngôn ngữ sân khấu hoàn toàn mới mẻ. Sân khấu ngoài trời ra đời từ đó.

Sân khấu ngoài trời là một tác phẩm sân khấu với một không gian khác biệt, một ngôn ngữ khác biệt so với sân khấu truyền thống, đưa đến nhiều hứng cảm mới cho văn hoá đại chúng, tạo ra một gout thẩm mỹ mới cho sân khấu nước nhà.

Trước nay tui chưa thừa nhận chú em của mình bất kỳ cái gì chú ấy làm, trừ các phóng sự chân dung đăng trên báo Lao Động. Với sân khấu ngoài trời thì tui thừa nhận một cách tâm phục khẩu phục.

Cứ nghĩ Vinh chẳng có tài gì ngoài tài học mót, chẳng ngờ chú ấy đã đưa đến cho sân khấu nước nhà một loại hình sân khấu- ước mơ lớn của nghệ sĩ sân khấu nước nhà từ thời sân khấu quay những năm 80 thế kỷ trước.

MỪNG!

Đường Xuân đời quên tuổi
THI LÃO ĐỖ HOÀNG PHONG

Hoàng Kim

Chín sáu sách in ngỡ tưởng nhầm
“Đường xuân” thơ Cụ thật uyên thâm
‘Xứ Đông Thi Tập” sâu duyên nghiệp
“Nghĩa Hưng kháng chiến” lắng phương châm
“Thắp sáng Đường Thi” lưu phước đức
“Hương đồng gió nội” gửi nhân tâm
Bảy lăm tuổi Đảng “tình quê” vẹn
Hải Dương nức tiếng ngưỡng mộ tầm.

Kính chúc thọ Cụ Đỗ liên vân thơ tinh hoa Ơn Cụ tặng sách quý Xin nối lời tâm ca; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/do-hoang-phong-chieu-xuan/

CỤ ĐỖ THƠ CHIỀU XUÂN
Hoàng Kim

Cụ Đỗ chiều xuân rộng tháng ngày
Thơ hiền phơi phới đọc vui say
Đỗ Phủ mưa lành tâm ý sáng
Ức Trai nắng ấm đức tỏa bay
Nhà an ruộng tốt trời thêm lộc
Nước đủ người lành đất vén mây
Xứ Đông sứ người đều thương mến
Tuổi Hạc đông phong thích tỏ bày.

Cụ Đỗ Hoàng Phong thơ tuyệt hay
Chín lăm sức viết đọc thật say
Con Kim Đỗ Trọng ngời phẩm hạnh
Cháu Ho Dinh Bac sáng danh tài
Đình Làng Ngà vui nơi hạc ẩn
Núi Phượng Hoàng thỏa chốn chim bay
Vắt ngang thế kỷ trồng cây đức
Người và Cha cháu quý thư tay

Bảy lăm tuổi Đảng chẳng chùng dây
Cụ Đỗ Hoàng Phong rộng tháng ngày
Gia tộc thầy hiền gương người tốt
Xóm giềng bạn quý sáng điều hay
Duy Hưng, Huyền Linh vui chân bước
Thúy Hoa, Lê Nguyễn vững gót giầy
Cụ Trạng Trình xưa khen xuân muộn
Xuân này qua xuân khác gửi “ phây “

Hoàng Kim kính chúc mừng Cụ Đỗ Hoàng Phong

MỪNG CỤ ĐỔ HOÀNG PHONG
Đào Ngọc Hòa

Chín mốt nhiều en vẫn cứ nhầm
Họa thơ đường luật lại uyên thâm
Khi say láu lỉnh “Trăng” còn ghẹo
Lúc tỉnh ngang tàng “Tướng” cũng châm
Nam Bắc hoa khôi mê trí đức
Ba miền bằng hữu phục nhân tâm
Ung dung phước thọ ngoài trăm tuổi
Danh tiếng thi văn vượt ngưỡng tầm

VẮT NGANG THẾ KỶ TRỒNG CÂY ĐỨC
Cụ Đỗ Hoàng Phong
mừng thọ Cụ Nguyễn Đức Hà

Chín sáu mùa xuân ai bảo nhầm
Đối nhân xử thế đúng phương châm
Vắt ngang thế kỷ trồng cây Đức
Xẻ dọc biên niên dệt chữ Tâm
Dũng sĩ so tài không kém sức
Anh hùng đọ trí cũng ngang tầm
Huân chương Nước tặng hồng trên ngực
Bách tuế ghi tên vẫn nhớ thầm

KÍNH BỐ NGUYỄN ĐỨC HÀ
Hoàng Kim

Qua chín lăm xuân vượt mọi nhầm
Cha Anh theo Bác lắng uyên thâm
Bảy con hạnh phúc bền son sắt
ai lần tù ngục vững phương châm
Dòng họ mến thương vì tốt bụng
Bà con quý trọng bởi nhân tâm
Trọn vẹn một đời Cha thật sướng
Hai Cụ thăm nhau ngưỡng mộ tầm.

Cụ Nguyễn Đức Hà với Hoàng Trung Trực, Hoàng Thị Huyền và Hoàng Kim ngày bác Võ Nguyên Giáp

Đến với bài thơ hay
BẠN THƠ HOÀNG KIM
Đỗ Hoàng Phong 95 tuổi
đến bạn thơ Hoàng Kim

Hoàng Kim tụ hội áng thơ hay
Càng đọc, càng mê vẫn cứ say
Vương giả thất ngôn toan đọ tứ
Túc nho bát cú định so tài
Dưới thềm vịnh cảnh xuân khơi mạch
Trên gác đề thi hạ lá bay
Muốn đến thăm quê e lạc lối
Tâm hồn gửi trọn viết thư tay
….
Cung đàn có lúc để trùng dây
Tìm gặp Hoàng Kim cứ tính ngày
Chung Tử ngày xưa ai có biết
Bá Nha thủa trước bạn nào hay
Sân chơi cỏ mọc vương chân bước
Ngõ cũ rêu phong ngại gót giầy
Sinh nhật chúc mừng ngoài bách tuế
Cảm ơn thi hữu gửi trên “ phây “

Đến với bài thơ hay
CÓ MỘT BẠN THƠ
Đỗ Hoàng Phong 95 tuổi
đến Hoahuyen Đào Ngọc


Bạn thơ Đào Ngọc – đẹp Hoa huyen
Vạn dặm sơn Khê lại hữu duyên
Lục bát giao lưu nên nghĩa bút
Thất ngôn xướng họa tạc tình nghiêu
Non cao cũng vượt tầm người quí
Biển rộng vẫn qua gặp bạn hiền
Nam Bắc trùng Phùng năng hội ngộ
Đào mai đua nở tiết xuân thiên

Tao đàn nổi tiếng luật niêm đường
“ thất bộ thành thơ “ dệt khúc chương
Thả tứ rèn văn thơ tỏa sáng
Buông câu luyện bút phú đưa hương
Phong tư lịch lãm bao người mến
Đức độ khiêm nhường lắm khách thương
Văn tự , hán nôm danh tỏa sáng
Thắm tình thi hữu mãi còn vương

NHỮNG CON NGƯỜI TRUNG HIẾU
Hoàng Kim


kính cụ Đỗ Hoàng Phong và nhớ bố Nguyễn Đức Hà, họa vần thơ anh Hoahuyen Đào Ngọc, người bạn, tác giả của nghìn bài thơ. Cám ơn Cụ Đỗ đã có thơ tặng cho cha cháu. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nhung-con-nguoi-trung-hieu/https://hoangkimlong.wordpress.com/2020/07/03/kinh-cu-do-hoang-phong/

THIỆN TÂM VUI SỐNG KHỎE
Hoàng Kim

Nếm trãi đường trần chẳng ít đâu
Lồng lộng trăng xuân giữa đỉnh đầu
Thiện tính tâm lành vui sống khỏe
Xuân tươi đức tốt chúc bền lâu
Dáng trúc mai thanh mừng phúc hậu
Bóng hạc thân tình thích vuốt râu
Duyên thơ bạn quý đời thêm phước
Chiều xuân sức vóc vẫn hồng au …

Ngày sinh nhật Cụ HVT 27-4 2021

MỪNG SINH NHẬT BÁC THIỆN
Ngvan Tư Bn (bài họa)


Đến ngày sinh nhật bác ngờ đâu
Nhà mạng nhắc như tiếng mở đầu
Bạn hữu thân tình mong sống khỏe
Anh em gần gũi chúc thời lâu
Soi gương tự cảm yêu vầng trán
Chụp ảnh hay mình thích bộ râu
Tuổi tám ba nhưng hồn vẫn trẻ
Thơ tình say đắm dáng hồng au

Ngày sinh nhật cụ HVT 27-4 2021

NGẪU HỨNG NGÀY SINH NHẬT
Hồ Văn Thiện


Bảy tám năm rồi có ít đâu
Tóc xanh hóa bạc ở trên đầu
Qua hai thế kỷ sao nhanh thế
Cố tới một trăm thấy quá lâu
Ngồi ngắm cháu con- mình lúc trẻ
Soi gương tự dạng- lão dài râu
Hình hài biến sắc mau hơn tính
Dáng cụ nhưng tình vẫn đỏ au…

Ngày sinh nhật Cụ HVT 27-4 2016

2

HỒ VĂN THIỆN BÓNG CHIỀU
Hoàng Kim

Tam đa tứ quý rụi càng cay
Ảnh đẹp thơ hay khéo thế này!
Trường Hưởng đường thi gieo ý đẹp
Hồ Văn việt ngữ gợi lời hay
Trọng Nghĩa đức cao chân vững gối
Hoàng Gia tâm sáng phước chắc tay
Đường xuân hạnh phúc thênh thênh bước
Bóng chiều đàn hạc chính nơi đây!

Bài Xướng
GỪNG CÀNG GIÀ CÀNG CAY
Lê Trường Hưởng


Gừng càng già vị lại càng cay
Thơ tuổi cao thêm cũng thế này!
Ý tại thâm trầm mà sắc sảo
Ngôn ngoài khoáng đạt thật là hay
Tu từ kỹ lưỡng sao điêu luyện
Chọn tứ kỳ công thấy chắc tay
Tác phẩm tuyệt vời lưu hậu thế
Đề Đa tỏa bóng rợp trời đây!

GỪNG GIÀ QUÁ ĐÁT
Hồ Văn Thiện


Gừng già quá đát chẳng còn cay
Ai thấu cho ai cái nỗi này?
Trí não vào hồi suy nhậy cảm
Thơ tình mất hứng khó mà hay
Quen làm hàm súc quên từ vựng
Thích viết tràng giang sợ mỏi tay
Chẳng muốn rựa cùn đem giắt vách
Đa đề khô nhựa bóng chi đây ? !

2-4-2021

Bồi họa tiếp
ĐỪNG NÓI VÂY
Nguyễn Trọng Nghĩa
(trả lời cụ Hồ Văn Thiện)


Chớ bảo Gừng già đã hết cay
Kìa trông các cụ, thấu chưa này?
Bát tuần kiểu dáng còn trông đẹp
Tứ tuyệt câu hòa đọc rất hay
Bấy kẻ vào xem không chớp mắt
Bảo người lần giở chẳng ngừng tay
Hàn Thuyên khó kiếm ai như vậy
Đạt nghĩa thân tình thỏa lắm đây

Sơn Tây,

Bài viết mới trên CNM365 Tình yêu cuộc sống
DẠY VÀ HỌC https://hoangkimvn.wordpress.com
CNM365 bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích

Mùa xuân đầu tiên (Văn Cao) – Thanh Thúy

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365 Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on Twitter

#cnm365 #cltvn 27 tháng 4


TỈNH THỨC CÙNG THÁNG NĂM
Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim
#Nhàtôi
; #banmai; #htn365; #ana; #Thungdung#dayvahoc, #vietnamhoc;  #cnm365;  #cltvn; #đẹpvàhay; #lvn365 https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi 27-thang-4/ & https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-27-thang-4

CNM365 Tình yêu cuộc sống: Lời thương; Thế giới trong mắt ai; Cách mạng sắn Việt Nam; Bạch Ngọc Đông Hòa bạn quý; Tỉnh thức cùng tháng năm; Ban Mai Bình Minh An Tỉnh thức nhớ Viên Minh; Vĩ Dạ thương Miên Thẩm; Bay lên nào Hải Âu; Sơn Nam ông già Nam Bộ; Sơn Nam và Bùi Giáng; Chỉ tình yêu ở lại ; Về với vùng cát đá ; Thầy giáo già trước biển; Mưa lành và lúa xuân; Lúa siêu xanh Việt Nam ; Tiến bộ giống sắn Việt Nam; Sắn Việt Nam ngày nay; Hoàng Long thơ về Mẹ; Thung dung đời quên tuổi; Nhớ lời vàng Albert Einstein; Trần Văn Trà bóng hạc; Thiên đường này đâu quá xa; Qua Waterloo nhớ Scott; Lên đỉnh Thiên Môn Sơn; Gạo Việt và thương hiệu; Thăm nhà cũ của Darwin; Về; Nghĩa Lĩnh Đền Hùng; Dẻo thơm hạt ngọc Việt, Trần Khánh Dư vẹn kiếp; Ăn cháo nói càn khôn; Nhớ quên khúc nhạc vui; Mười thói quen mỗi ngày; Nguyễn Hàm Ninh Thầy Vua; Ngắm ‘ngõ nhà lão Hâm’; Kim Notes lắng ghi chú; Đọc ’50 năm nhớ lại’; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Giống lúa siêu xanh GSR65; Tháng Tư chuyện không quên; Phục sinh giữa tối sáng; Việt Nam con đường xanh; Đêm khúc nhạc thanh bình; Thầy bạn trong đời tôi; Tiến bộ giống sắn Việt Nam ; Sắn Việt Nam ngày nay ; Giống khoai lang Việt Nam; Thành tâm với chính mình; Trường tôi nôi yêu thương, Về Trường để nhớ thương; Minh triết Thomas Jefferson; Chuyện đồng dao cho em; Chuyện cổ tích người lớn; Lời dặn của Thánh Trần; Nhớ thầy Tôn Thất Trình; Chuyện thầy Tôn Thất Trình; Tâm Đạo chuyện trăm năm; Đến với Tây Nguyên mới, Ban mai chào ngày mới; Khi hoa bằng lăng nở; Nhà tôi chốn thung dung; Kuma DCj & Hoàng Thảo; Minh triết của đức Phật; Đền Bà Chúa Thượng Ngàn; Đi dưới trời minh triết; Yên Lãng Hồ Chí Minh; Tản mạn nhớ và quên; Làng Minh Lệ quê tôi; Chuyện ngậm ngãi tìm trầm; Chuyện muôn năm còn kể; Lên Trúc Lâm Yên Tử; Lời ru nhớ núi sông; Đến với Tây Nguyên mới ; Câu cá bên dòng  Sêrêpôk; Tỉnh thức cùng tháng năm; Mưa xuân Kim và Thủy; Chuyện sao Kim kỳ thú; Sông Hoàng Long chảy hoài; Sông Kỳ Lộ Phú Yên; Mưa xuân trong mắt ai; Tháng Ba hoa gạo nở; Việt Nam con đường xanh; Đọc lại và suy ngẫm; Mây lành Phổ Đà Sơn; Kim Notes lắng ghi chú; Gia Cát Mã Tiền  Khóa; Trung Quốc một suy ngẫm; Nhớ Ông Bà Cậu Mợ; Có một ngày như thế; Phục sinh giữa tối sáng; Nam tiến của người Việt; Nhà tôi giấc mơ xanh; Cao Biền trong sử Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Nhà tôi giấc mơ xanh; Tô Đông Pha Tây Hồ; Thượng Đức thương nhìn lại; Những trang văn thắp lửa; Thơ vui những ngày nhàn; Bill Gates học để làm; Minh triết sống phúc hậu; Giống khoai lang Việt Nam; Sắn Việt Nam ngày nay; Vietnamese Cassava Today; Hồ Lắk Đình Lạc Giao; Ngày Quốc tế Hạnh phúc; Chim Phượng về làm tổ; Chốn vườn thiêng cổ tích; Trân trọng Ngọc riêng mình; Bảo tồn và phát triển sắn; Về miền Tây yêu thương; Trần Công Khanh ngày mới; Mark Zuckerberg và FB ; Chuyện đồng dao cho em; Đến với Tây Nguyên mới; Thương Kim Thiếp Vũ Môn.Nghỉ ngơi nhàn tĩnh dưỡng; Trần Công Khanh ngày mới;Selma Nobel văn học; Thầy Quyền thâm canh lúa; Chuyện ngày sinh của Thủy;Một gia đình yêu thương; Thành kính lưu lời thương; Nhớ ông bà cậu mợ; Một niềm tin thắp lửa;Minh triết sống phúc hậu; Truyện vua Solomon; Đến với Tây Nguyên mới; Hồ Lắk Đình Lạc Giao; Thương Kim Thiết Vũ Môn; IAS đường tới trăm năm; Nông nghiệp Việt trăm năm; Quản lý đất đai Việt Nam; Nam Tiến của người Việt; Mẹ tắm mát đời con; Bóng hạc chốn xa xôi; Hồ Lắk Đình Lạc Giao; Cánh cò bay trong mơ; Vào Tràng An Bái Đính; Sông Hoàng Long chảy hoài; Nguồn Son nối Phong Nha; #An nhiên; Đến với Tây Nguyên mới; Thương Kim Thiết Vũ Môn; Nguyễn Huy Thiệp lắng đọng;Đặng Dung thơ Cảm hoài; Đồng hành cùng đi tới; Giống khoai lang Việt Nam; Thương Kim Thiếp Vũ Môn; Quảng Bình đất và người; Thơ văn thầy Hồ Ngọc Diệp; Chuyện cổ tích người lớn; Cuối dòng sông là biển; Thầy nghề nông chiến sĩ; Đọc lại và suy ngẫm; Thương Kim Thiếp Vũ Môn; Giống khoai lang Việt Nam; Việt Nam con đường xanh; Đọc lại và suy ngẫm; Mây lành Phổ Đà Sơn; Cao Biền trong sử Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Nhà tôi giấc mơ xanh;Phạm Hồng Đức Phước ca cao; Cao Biền trong sử Việt;Trời nhân loại mênh mông; Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay; Thầy bạn trong đời tôi; Cuối dòng sông là biển;. Phục sinh giữa tối sáng; Nam tiến của người Việt; Gia Cát Mã Tiền Khóa; Kim Notes lắng ghi chú; Gia Cát Mã Tiền Khóa;Sông Kỳ Lộ Phú Yên; Châu Văn Tiếp Phú Yên; Chọn giống sắn Việt Nam; Ngọc Phương Nam ngày mới; Nghê Việt am Ngọa Vân; Phục sinh giữa tối sáng; Lê Phụng Hiểu ruộng thác đao; Thầy bạn trong đời tôi; Bóng hạc chốn xa xôi; Giống khoai lang Việt Nam; Chuyện thầy Lê Quý Kha; Lên Việt Bắc điểm hẹn ; Tiếng Việt lung linh sáng; Bài thơ Viên đá Thời gian; Kim Notes lắng ghi chú; Gia Cát Mã Tiền  Khóa; Minh triết sống phúc hậu; Thung dung dạy và học; Thầy bạn trong đời tôi; Trịnh Công Sơn lắng đọng; Dạo chơi non nước Việt; Minh triết cho mỗi ngày; Địa chỉ xanh Ấn Độ; Vườn Quốc gia Việt Nam; Tĩnh lặng cùng với Osho; Đi thuyền trên Trường Giang; Đến với Tây Nguyên mới; Bài thơ Viên đá Thời gian; Đợi anh ngày trở lại; Chốn thiêng; Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc; Sắn Việt Nam ngày nay; Chung sức trên đường xuân; Vietnamese cassava today; Đỗ Hoàng Phong chiều xuân; Hồ Văn Thiện bóng chiều; Walt Disney người bạn lớn; 24 tiết khí lịch nhà nông; Lời thương; Giống lạc HL25 Việt Ấn; Thầy Tuấn kinh tế hộ; Thầy Tuấn trong lòng tôi; Địa chỉ xanh Ấn Độ; Chuyện cổ tích người lớn; Giống khoai lang Việt Nam; Nguyễn Hiến Lê sao sáng; Xanh một trời hi vọng; Về miền Tây yêu thương; Nơi một trời thương nhớ; Nông lịch tiết Thanh Minh; 24 tiết khí nông lịch; Ngày xuân đọc Trạng Trình; Nhớ thầy Trần Ngọc Ngoạn; Chốn thiêng; Thế giới trong mắt ai; Việt Nam con đường xanh; Nông nghiệp công nghệ cao; Phạm Quang Khánh Hoa Đất; Sông Mekong tin nổi bật; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Chín điều lành hạnh phúc; Đến với bài thơ hay; Nụ tầm xuân mùa xuân ; Về miền Tây yêu thương; Nơi một trời thương nhớ; Nông lịch tiết Thanh Minh; Tốt gỗ chẳng cần sơn; Ngày xuân đọc Trạng Trình; Nhớ thầy Trần Ngọc Ngoạn; Chốn thiêng; Thế giới trong mắt ai; Nông nghiệp công nghệ cao; Việt Nam con đường xanh; Thầy bạn trong đời tôi. Bill Gates học để làm Chuyện cổ tích người lớn. Thương Kim Thiếp Vũ Môn; Nhớ lời thề cỏ May, Vui quà tặng cuộc sống

Ngày 27 tháng 4 năm 1975 Chiến dịch Hồ Chí Minh sang ngày thứ hai. Ngày 27 tháng 4 năm 1810 Beethoven sáng tác kiệt tác Für Elise một trong những bản nhạc nổi tiếng nhất của ông dành cho piano. Ngày 27 tháng 4 năm 1955, ngày sinh Eric Schmidt, kỹ sư, chủ tịch điều hành Google, một nhân vật huyền thoại. Ngày 27 tháng 4 năm 2005 , máy bay phản lực lớn nhất thế giới Airbus A380 có khả năng chuyên chở hành khách là 840 người hoàn thành chuyến bay đầu tiên;

Bài chọn lọc ngày 27 tháng 4: Việt Nam con đường xanh; Ve ran gà gọi sáng; Gia Cát Mã Tiền Khóa; Beethoven và thư gửi Elise; Nơi một trời thương nhớ; Lúa siêu xanh Việt Nam; Gặp bạn ở quê nhà; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Những trang đời lắng đọng; Hoàng Trung Trực đời lính; Đường xuân đời quên tuổi; Câu chuyện ảnh tháng Năm; Trần Văn Trà bóng hạc; Trần Đăng Khoa trong tôi; Câu chuyện ảnh tháng Tư; Hồ Văn Thiện bóng chiều; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-27-thang-4/

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là vietnamtoquoctoi.jpg

THẾ GIỚI TRONG MẮT AI

“Đi đâu cũng không bằng Tổ quốc mình. Nói gì, làm gì cũng không bằng dạy, học và làm cho đồng bào đất nước mình. Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương. Mục đích sau cùng của dạy và học là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và làm được việc. Dạy và học thực tiễn trên chính Tổ quốc mình”. Đêm trắng và bình minh Hoàng Kim lời tâm đắc. Thế giới trong mắt ai, chúng ta trầm tĩnh theo dõi thế giới chuyển biến. Thông tin nhanh về Việt Nam quan hệ quốc tế và một số bài học thêm có liên quan .https://hoangkimlong.wordpress.com/category/the-gioi-trong-mat-ai/

Dĩ bất biến ứng vạn biến”. Đường lối cách mạng của nước Việt Nam ngày nay thích hợp bền vững trong tình hình mới, thời đại mới, đã được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đúc kết tinh hoa tại bài viết: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” xác định rõ đường lối, quan điểm, tầm nhìn chiến lược, cương lĩnh và kế hoạch hành động:“Đoàn kết ‘xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh’ như di nguyện của Bác Hồ kính yêu”; “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức; Ph át triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; Bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế (in đậm để nhấn mạnh HK); Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại; Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện“.

VIỆT NAM CON ĐƯỜNG XANH

Bác Hồ nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành“.

Việt Nam con đường xanh cốt lõi là an dân với năm yếu tố: An sinh xã hội; An tâm; An lạc; An toàn; An ninh.

Định hướng chiến lược quốc gia, phương hướng nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế xã hội 2021-2030 (* Đảng Cộng Sản Việt Nam 2020, Văn kiện đại hội Đảng XIII đã xác định 10 giải pháp cơ bản):

1) Tập trung hoàn thiện nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giải quyết tốt hơn quan hệ giữa Nhà nước và thị trường.

2) Phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế;

3) Phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế;

4) Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, bảo đảm thực chất, hiệu quả; phát triển nền kinh tế số; thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô;

5) Phát triển kết cấu hạ tầng, kinh tế vùng, kinh tế biển, lấy các đô thi làm động lực phát triển vùng và đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới;

6) Phát triển văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân;

7) Quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai;

8) Củng cố, tăng cường quốc phóng, bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia;

9) Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập và vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế;

10) Tiếp tục xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động; đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tạo đột phá trong cải cách hành chính.

Việt Nam con đường xanh lĩnh vực nông lâm thủy hải sản trọng tâm là 13 sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia đã được xác định bởi Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại Thông tư số 37 /2018/TT /BNNPTNT ngày 25/12/2018 gồm Gạo, Cà phê, Cao su, Điều, Hồ tiêu, Chè, Rau Quả, Sắn và sản phẩm từ sắn, Thịt lợn, Thịt và trứng gia cầm, Cá tra, Tôm, Gỗ và sản phẩm từ gỗ.

Phương hướng nhiệm vụ và giải pháp chính của giai đoạn 2021- 2030 để đảm bảo khối sản phẩm chủ lực này phát huy hiệu quả giá trị nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân lao động Việt Nam là cần tổ chức điều hành thật tốt 5 nhóm hệ thống giải pháp chính đã được xác định:

1) Nông sản Việt 13 ngành hàng chủ lực kết nối mạnh mẽ với thị trường thế giới, xác định lợi thế so sánh và hệ thống giải pháp bảo tồn phát triển bền vững, hiệu quả khoa học công nghệ, kinh tế an sinh xã hội môi trường và vị thế quan trọng của từng ngành hàng. Nâng cao hiệu quả, hiệu lực hợp tác đầu tư nước ngoài có trọng tâm, trọng điểm, có chọn lọc, ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, quản trị hiện đại, năng lực đổi mới sáng tạo, kết nối Nông sản Việt đạt lợi thế cạnh tranh cao trong chuỗi cung ứng toàn cầu, có tác động lan tỏa, kết nối chặt chẽ hữu cơ với khu vực kinh tế trong nước. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả, đẩy mạnh hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, kết nối với hệ thống tiêu thụ toàn cầu. Phát triển mạnh doanh nghiệp nông nghiệp, hổ trợ, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, hợp tác xã nông nghiệp và các tổ hợp tác. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông nghiệp.

2) Phát triển mạnh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sạch, nông nghiệp hữu cơ, đạt tiêu chuẩn phổ biến về an toàn thực phẩm. Đổi mới chính sách quản lý và sử dụng đất trồng lúa, hàng năm sản xuất khoảng 35 triệu tấn lúa làm nòng cốt bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với lợi thế và nhu cầu thị trường, tăng khả năng chống chịu, thích ứng của nông dân với biến đổi khí hậu từng vùng, miền, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, ổn định. Tổ chức kết nối nông nghiệp với công nghiệp chế biến, thị trường xuất khẩu, chuỗi giá trị toàn cầu.

3) Phát triển chăn nuôi công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại hiệu quả cao, thân thiện với môi trường. Phát triển nuôi trồng thủy sản cá trên biển và mặt nước nội địa theo hướng công nghiệp, quảng canh cải tiến , sinh thái, nâng cao hiệu quả khai thác xa bờ , phát triển đánh bắt hải dương. Thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi hải sản;

4) Quản lý chặt chẽ, bảo vệ và phục hồi rừng tự nhiên gắn với bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái. Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng rừng trồng, nhất là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu, rừng phòng hộ ven biển. Chú trọng phát triển trồng rừng gỗ lớn, nâng cao hiệu quả rừng trồng, lâm đặc sản, đáp ứng cơ bản nhu cầu lâm sản trong nước làm nguyên liệu chế biến xuất khẩu. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào các chuỗi giá trị lâm nghiệp.

5) Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới và quản lý sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. Đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia thượng nguồn và các tổ chức quốc tế trong việc bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước ở lưu vực các dòng sông xuyên biên giới, nhất là sông Mê Công và sông Hồng. Nâng cao tính chống chịu và thích ứng biến đổi khí hậu của hệ thống kết cấu hạ tầng và của nền kinh tế Việt Nam, thực hiện các giải pháp thông minh để thích ứng trong nông nghiệp, thủy sản và phát triển rừng. Giảm thiểu những rũi ro do biến đổi khí hậu gây ra, đặc biệt là xâm nhập mặn, sạt lở tại Đồng Bằng Sông Cửu Long, an toàn lụt và môi sinh tại Hà Nội và vùng Đồng Bằng Sông Hồng khô hạn tại Tây Nguyên, Nam Trung Bộ,Bắc Trung Bộ Bảo vệ an ninh nguồn nước, tăng cường quản lý và khai thác, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn nước theo lưu vực sông, ngăn chặn suy giảm tài nguyên nước, tích nước điều tiết nguồn nước hợp lý phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Quản lý chặt chẽ và nâng cao hiệu lực quản lý, hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài nguyên, nhất là đất, nước khoáng sản, theo nguyên tắc thị trường. Phát triển thị trường, đẩy mạnh thương mại hóa quyền sử dụng đất, tăng cường đăng ký quyền sử dụng đất và áp dụng định giá đất theo thị trường, bảo đảm công khai, minh bạch. Phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, mạng lướí các dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia kết nối đồng bộ với các khu vực nông phẩm hàng hóa chính và khu đô thị, khu công nghiệp, cảng biển; Kết nối xây dựng nông thôn mới với kinh tế vùng, kinh tế biển, đào tạo nguồn lực nông nghiệp, cải tiến nâng cấp hệ thống hóa dữ liệu thông tin nông nghiệp nông dân nông thôn đáp ứng phù hợp với thời đại mới. Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo hướng gắn với đô thị hóa, thực chất và đi vào chiều sâu hiệu quả bền vững, lấy cư dân nông thôn làm chủ thể, tạo sự chuyển biến tích cực rõ rệt về nếp sống mới ở nông thôn; xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới cấp thôn bản. Thu hút mạnh mẽ các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông thôn để tổ chức và nâng cao chuỗi gía trị “mỗi xã một sản phẩm” gắn với thương hiệu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm. Chú trọng xây dựng cảnh quan sinh thái môi trường làng xã Việt xanh sạch đẹp tiến bộ an lành

Ba trụ cột cốt lõi của một quốc gia là cân đối hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường và thực hiện tiến bộ công bằng xã hội.theo kết luận của Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về Phát triển bền vững tại Johannesburg (Cộng hòa Nam Phi) năm 2002.

Bảo vệ an toàn môi trường sống và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân lao động Việt Nam là một trong ba trụ cột cốt lõi của chính sách quốc gia. Bảo vệ an toàn thức ăn, đất, nước, không khí và môi sinh là luật sống. Nguyên tắc cơ bản là: Ai gây ô nhiễm môi trường phải trả chi phí để xử lý khắc phục hậu quả, cải tạo và phục hồi. Thực thi chế tài và xử phạt nghiêm về vi phạm môi trường là quốc sách.

Tăng cường giám sát, công khai đầy đủ, kịp thời thông tin và nâng cao chất lượng môi trường, sự an toàn về thức ăn, đất nước, không khí và môi sinh ở các đô thị và vùng dân cư. Xử lý dứt điểm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Cải thiện rõ rệt tình trạng ô nhiễm môi trường, ở các cụm công nghiệp, làng nghề, lưu vực sông, khu vực nông thôn. Kiểm soát chặt chẽ các dự án khai thác tài nguyên, chủ động phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm gây ô nhiễm môi trường. Ngăn chặn suy thoái môi trường. Tối ưu hóa các mục đích sử dụng đất nông nghiệp. Đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia thượng nguồn và các tổ chức quốc tế trong việc bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước ở lưu vực các dòng sông xuyên biên giới, nhất là sông Mê Công và sông Hồng.

Việt Nam con đường xanh, thông tin đúc kết này là chọn lọc trích dẫn phù hợp với tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Định hướng và tầm nhìn này nhấn mạnh

1) Phải phát triển hài hòa ba trụ cột “Không đánh đổi môi trường với tăng trưởng kinh tế”; “Không thể vì nghèo mà hy sinh môi trường và sức khỏe người dân”

2) Vai trò kiến tạo của Nhà nước là quyết định;

3) Vai trò của người dân lao động và cộng đồng xã hội là không thể thiếu.

Việt Nam ngày nay nhấn mạnh sự diệt trừ tham nhũng và đề cao vai trò kiến tạo của Nhà nước là quyết định. Việt Nam là nước văn hiến có truyền thống “bầu ơi thương lấy bí cùng” và kinh nghiệm làm chủ tập thể, cũng đã vận dụng hiệu quả chính sách đầu tư trong điểm.

Tin Nóng Việt Nam Và Thế Giới Nổi Bật

Ông Tập Cận Bình: Mỹ – Trung nên cùng thành công, không phải làm tổn thương nhau (VTC News) – Gặp Ngoại trưởng Mỹ Blinken, Chủ tịch Trung Quốc đề xuất ba nguyên tắc chính cho quan hệ Mỹ – Trung: tôn trọng lẫn nhau, chung sống hòa bình, hợp tác cùng có lợi. Theo Tân Hoa Xã, tại cuộc gặp, ông Tập cho biết năm nay đánh dấu kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Mỹ. Ông cho rằng hai nước nên là “đối tác chứ không phải đối thủ; cùng nắm bắt thành công chứ không phải làm tổn thương nhau; nên tìm kiếm điểm chung, gác lại những khác biệt, thay vì cạnh tranh luẩn quẩn; nên giữ đúng lời nói và kiên quyết trong hành động, thay vì nói một đằng làm một nẻo”. Nhà lãnh đạo Trung Quốc đề xuất ba nguyên tắc chính: tôn trọng lẫn nhau, chung sống hòa bình và hợp tác cùng có lợi.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) và Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken. (Ảnh: CCTV)
 Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) và Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken. (Ảnh: CCTV)

Theo ông Tập, thế giới đang trải qua những thay đổi sâu sắc trong thế kỷ này và tình hình quốc tế lại càng phức tạp hơn. Việc Trung Quốc và Mỹ tăng cường đối thoại, giải quyết khác biệt và thúc đẩy hợp tác không chỉ là nguyện vọng chung của nhân dân hai nước mà còn là kỳ vọng chung của cộng đồng quốc tế.

Ông Tập nhắc lại rằng thế giới đủ lớn để Trung Quốc và Mỹ cùng nhau phát triển và thịnh vượng độc lập. Trung Quốc muốn thấy một nước Mỹ “tự tin, cởi mở, thịnh vượng và phát triển”.

Ông Tập hy vọng Mỹ cũng có thể có cái nhìn tích cực về sự phát triển của Trung Quốc. Chỉ khi vấn đề cơ bản này được giải quyết và “nút đầu tiên” được bấm nút thì quan hệ Trung – Mỹ mới thực sự ổn định, tốt đẹp hơn và tiến lên phía trước.

Theo New York Times, cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình diễn ra trong bối cảnh quan hệ hai nước đang có những tranh chấp về kinh tế, an ninh quốc gia và xung đột địa chính trị ở Đông Á, Trung Đông và Ukraine.

Cả Trung Quốc và Mỹ đều cho biết họ hy vọng đạt được tiến bộ trên một số mặt trận nhỏ hơn, thực dụng hơn, bao gồm cải thiện liên lạc giữa quân đội và tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại giữa các nước. Tuy nhiên, hai bên vẫn bế tắc về các vấn đề chiến lược cơ bản, bao gồm chính sách thương mại và xung đột ở Biển Đông và đảo Đài Loan.

Cả hai bên đều thừa nhận mối quan hệ “nguy cơ rơi vào xung đột sâu hơn”.

Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden quan ngại sâu sắc rằng hàng xuất khẩu giá rẻ của Trung Quốc đang đe dọa việc làm của người Mỹ và bày tỏ lo ngại về việc Trung Quốc hỗ trợ Nga trong cuộc chiến Ukraine. Trong khi đó, Bắc Kinh cáo buộc Washington đang tìm cách bao vây lợi ích của Trung Quốc ở Thái Bình Dương.

Trước đó cùng ngày, ông Blinken đã dành hơn 5 giờ đồng hồ với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị trong các cuộc họp và bữa trưa tại Nhà khách Quốc gia Điếu Ngư Đài ở Bắc Kinh.

Trong bài phát biểu mở đầu buổi làm việc, ông Vương đã có giọng điệu hòa giải hơn so với trước đây, nói với ông Blinken rằng “mối quan hệ Trung – Mỹ đang bắt đầu ổn định” và tương lai của mối quan hệ này sẽ phụ thuộc vào quyết định của cả hai nước.

Tuy nhiên, ông Vương cũng cảnh báo rằng các yếu tố tiêu cực trong mối quan hệ đang “ngày càng gia tăng và hình thành”.

Ông Vương tái khẳng định sự nhất quán của Trung Quốc trong thái độ, lập trường và yêu cầu đối với sự phát triển của quan hệ Trung – Mỹ, đồng thời kêu gọi Washington không can thiệp vào công việc nội bộ, chèn ép sự phát triển và “chà đạp lên lằn ranh đỏ của Trung Quốc liên quan đến chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển”.

Ông Blinken trả lời rằng hai bên cần duy trì “ngoại giao tích cực” để thúc đẩy chương trình nghị sự do Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đặt ra khi hai nhà lãnh đạo gặp nhau ở San Francisco vào tháng 11 năm ngoái.

Ngoại trưởng Mỹ hy vọng rằng Mỹ và Trung Quốc có thể đạt được một số tiến bộ về các vấn đề mà các nhà lãnh đạo hai nước đã đồng ý nên hợp tác, nhưng “cũng làm rõ những khác biệt, ý định và nói rõ với nhau quan điểm” của hai bên.

Hoa Vũ (Nguồn: Tân Hoa Xã, New York Times)

Điểm nóng thế giới: Nga ghi bàn sau chiến thắng đậm, Mỹ thất bại ê chề nguy cơ rút toàn bộ https://youtu.be/fD5Ol4sEgB8?si=KSXhp7nTbbfaBBTs; Toàn cảnh quốc tế 22/4: Mỹ quyết định tất tay tại Ukraine, “thảm kịch” với Nga chính thức bắt đầu? https://youtu.be/3EmHOXN7tu0?si=oGPWPuVhTKxuBuUo ; Tin quốc tế 22/4: Nước Mỹ hỗn loạn chưa từng thấy, loạt nghị sĩ đua nhau rời Hạ viện https://youtu.be/-1Qbr6UbZtY?si=aLeRQ_JiHh9mB-9O ; Zircon và Kinzhal sẽ khiến Mỹ “tuyệt chủng” Patriot ! – Nâng Tầm Kiến Thức https://youtu.be/c5lLfe9IMhU?si=98IcrVj0XQw4cZht

Điểm nóng thế giới 22/4: Nga đã cưỡi lưng hổ, mở rộng quân đội sẵn sàng nghênh tiếp NATO https://youtu.be/kK_-tmPJPZo?si=ES6OfLHPI_l9BpiW; Điểm nóng thế giới 22/4:Nga giành thêm loạt lãnh thổ, NATO ồ ạt đưa quân tới vùng ‘tử huyệt’ sát Nga https://youtu.be/bHXsbwfut_A?si=2tVcxJv7rcn58bq7

Trực tiếp quốc tế 21/4: Chủ tịch Tập Cận Bình đột ngột ra lệnh quân đội Trung Quốc bắt đầu hành động https://www.youtube.com/live/NpGq5pzpZS4?si=q4ONBP5ro3GlaejI; Điểm nóng thế giới 21/4: NATO vừa tiếp sức hàng loạt F-16,Ukraine tự tin càn quét khốc liệt với Nga https://youtu.be/LvV5M2VZGWA?si=QBn0VsAdm1huxEim; Điểm nóng thế giới 21/4: Mỹ khẳng định Nga,Trung Quốc và Iran là ‘trục ma quỷ’ mới dè chừng https://youtu.be/y061ZqNdCpw?si=9M1V0XIWiOYXQRGI

TIẾT LỘ Sự Thật TỨ TRỤ Việt Nam Chỉ Còn 2 NGƯỜI? | Tử Vi Tài Lộc https://youtu.be/GmGEbO1ZMVQ?si=4LqJJAzm0N74HmuR

BEETHOVEN VÀ THƯ GỬI ELISE

Beethoven sáng tác bản nhạc thư gửi Elise (Für Elise) ngày 27 tháng 4 năm 1810, là bản nhac đặc biệt nổi tiếng.
Beethoven được khắp thế giới công nhận là nhà soạn nhạc vĩ đại nhất, nổi tiếng nhất và có ảnh hưởng lớn tới rất nhiều những nhà soạn nhạc, nhạc sỹ, và khán giả về sau.

Hoàng Kim thích nhạc cổ điển trong sáng, có chiều sâu nội tâm, nên rất yêu thích bản nhạc này. Bất giác, tôi nhớ đến thầy Tuệ Sĩ và nhà thơ Bùi Giáng với bài thơ kiệt tác ‘Khung trời cũ” và áng văn chương tuyệt mỹ “Đi vào cõi thơ’ 1969 của cụ Bùi Giáng. Tri âm tri kỷ là thấu hiểu; Cảm ơn Mai Thanh đã giúp tư liệu.

Mời quý thầy bạn vừa đọc thơ hay, lời bình đẹp, vừa nghe nhạc thấu tình.

Khung Trời Cũ

Đôi mắt ướt tuổi vàng khung trời hội cũ
Áo màu xanh không xanh mãi trên đồi hoang
Phút vội vã bỗng thấy mình du thủ
Thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn

Từ núi lạnh đến biển im muôn thuở
Đỉnh đá này và hạt muối đó chưa tan
Cười với nắng một ngày sao chóng thế
Nay mùa đông mai mùa hạ buồn chăng

Đếm tóc bạc tuổi đời chưa đủ
Bụi đường dài gót mỏi đi quanh
Giờ ngó lại bốn vách tường ủ rũ
Suối rừng xa ngược nước xuôi ngàn

(Tuệ Sỹ)

Bùi Giáng Với Tuệ Sỹ

“Tuệ Sỹ một vị sư. Ông viết văn quá nghiêm túc, những sở tri của ông về Phật học quả thật quảng bác vô cùng. Thấy ông vẻ người khắc khổ, không ai ngờ rằng linh hồn kia còn ẩn một nguồn thơ thâm viễn u u…

Một bữa ông đọc cho tôi nghe hai câu thơ chữ Hán của ông:

“Thâm dạ phong phiêu nghiệp ảnh tùy
Hiện tiền vị liễu lạc hoa phi”

Ông bảo làm sao tiếp cho hai câu để nên một bài tứ tuyệt. Tôi đề nghị với ông nên nhờ Ni cô Trí Hải tiếp giùm. Ông ngượng nghịu bảo tôi đừng nên rỡn đùa như thế. Vậy tôi xin lai rai thử viết:

“Thâm dạ phong phiêu nghiệp ảnh tùy
Hiện tiền vị liễu lạc hoa phi
Phiêu bồng tâm sự tân toan lệ
Trí Hải đa tàm trúc loạn ty”

Và xin ông chả nên lấy thế làm bực mình.

Nhưng ai có ngờ đâu nhà sư kín đáo e dè kia, không hề bao giờ có vướng lụy, lại còn mang một nguồn thơ Việt phi phàm? Một bài thơ “Không đề” của ông đủ khiến ta khiếp vía mất ăn mất ngủ:

“Đôi mắt ướt tuổi vàng khung trời hội cũ
Áo màu xanh không xanh mãi trên đồi hoang
Phút vội vã bỗng thấy mình du thủ
Thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn”

Mới nghe bốn câu thôi, tôi đã cảm thấy lạnh buốt linh hồn, tê cóng cả cõi dạ.

“Từ núi lạnh đến biển im muôn thuở
Đỉnh đá này và hạt muối đó chưa tan
Cười với nắng một ngày sao chóng thế
Nay mùa đông mai mùa hạ buồn chăng

Đếm tóc bạc tuổi đời chưa đủ
Bụi đường dài gót mỏi đi quanh
Giờ ngó lại bốn vách tường ủ rũ
Suối nguồn xa ngược nước xuôi ngàn”

Tôi hoảng vía đề nghị: Đại sư nên gác bỏ viết sách đi. Và làm thơ tiếp nhiều cho, nếu không thì nền thi ca Việt mất đi một thiên tài quá lớn.

Ông đáp: – Để về hỏi lại cô Trí Hải xem có đúng như lời thế chăng.

“Đôi mắt ướt tuổi vàng
Khung trời
Hội cũ”

Xin xuống dòng thư thả như thế. Ắt nhìn thấy chất trang trọng dị thường của hoài niệm. Hoài niệm gì? – Khung trời hội cũ.

Một hội đạp thanh? Một hội nao nức? – “Giờ nao nức của một thời trẻ dại?”.

“Đôi mắt ướt tuổi vàng khung trời hội cũ…”

Mở lời ra, nguồn thơ trực nhập vào trung tâm cơn mộng chiêm niệm. Đầy đủ hết mọi yếu tố bát ngát: một cung trời xán lạn bao la, một hội cũ xao xuyến, một tuổi vàng long lanh… Một đôi mắt ướt ngậm ngùi của hiện tại.

Nhưng mạch thơ đi ngầm. Tiết nhịp âm thầm nhiếp dẫn. Thi sĩ không cần tới một hình dung từ nào cả, vẫn nói được hết mọi người đều “phải nói” với mọi người “muốn nghe” với riêng mình “không thiết chi chuyện nói”.

Người thi sĩ xuất chúng xuất thần thường có phong thái khác thường đó. Họ nói tất ít mà nói rất nhiều. Họ nói rất nhiều mà chung quy hồ như chẳng thấy gì hết. Họ nói cho họ, mà như nói hết cho mọi người. Nói cho mọi người mà cơ hồ chẳng bận tâm gì tới chuyện thiên hạ nghe hay chẳng nghe. Nỗi vui, nỗi buồn của họ, dường như chẳng phi giống lối vui buồn của chúng ta. Do đó chúng ta trách móc họ một cách lệch lạc hết cả (par manque de justice interne).

Trong một cuộc vui, ta hỏi họ vài điều. Họ lơ đễnh thờ ơ, ta tưởng họ kiêu bạc. Trong lúc mọi người đang gào khóc giữa đám tang, họ phiêu nhiên đi qua, trông có vẻ như mỉm cười, niêm hoa vi tiếu. Ta tưởng họ tàn nhẫn thô bạo.

Vua Gia Long ngày xưa đã từng lấy làm quái dị về thái độ Nguyễn Du: “Trẫm dùng người, không phân biệt kẻ Nam kẻ Bắc. Ai có tài thì trẫm trọng dụng (…). Cớ sao khanh lại u sầu ít nói suốt năm như thế?”.

Ông vua kia lấy làm lạ là phải lẽ lắm, hợp với lương tri thói thường thiên hạ lắm. Ông không thể hiểu vì sao vị di thần kia cứ miên man như nằm trong cõi mộng thần di, hồn dịch!

Vua đã ban cho chan hòa mưa móc, lộc trọng quyền cao đặc ân thâm hậu như thế, cớ sao Liệp Hộ chưa vừa lòng, vẫn chưa cứ thả mộng chạy lang thang về chân trời hướng khác.

Đáp: Ấy chính bởi đôi mắt nhìn đây mà thấy những đâu đâu.

“Đôi mắt ướt tuổi vàng
Khung trời hội cũ”

Đôi mắt ướt? Đôi mắt của ai? Vì sao ướt? Vì lệ trào, hay là vì quá long lanh?

Thi sĩ không nói rõ. Ấy là giữ một khoảng trống vắng lặng phóng nhiệm cho thơ.

Tha hồ chúng ta tự do nghĩ hai ba lối. Hoặc là đôi mắt thi nhân ướt trong hiện tại vì nhớ nhung một trời hội cũ. Hoặc là đôi mắt giai nhân nào long lanh dịu mật như nước suối chan hòa, soi bóng một khung trời hội cũ bất tuyệt nào, mà ngày nay tại hạ đã đánh mất rồi chăng?

Áo màu xanh không xanh mãi trên đồi hoang”

Áo nào màu xanh? Màu xanh màu chàm của cô gái Mán gái Mường, gái núi nào xưa kia băng rừng và thi nhân đã ngẫu nhiên một lần nhìn đắm đuối?

Tôi nói không sai sự thật mấy đâu. Vì Tuệ Sỹ vốn xưa kia ở Lào. Cha mẹ ông kiều cư trên đất Thượng Lào Trung Việt. Bà mẹ ông thỉnh thoảng cũng trở về Sài Gòn tới chùa viếng ông đem quà cho ông một đôi dép riêng biệt, một tấm khăn quàng riêng tây.

“Đôi mắt ướt tuổi vàng
Khung trời hội cũ
Áo màu xanh
Không xanh mãi
Trên đồi hoang

Phút vội vã bỗng thấy mình du thủ.
Thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn

Phút vội vã bỗng thấy mình du thủ?”

Mình là thân Bồ-tát, quanh năm kinh kệ trai chay, thế sao bỗng nhiên một phút vội vã lại dám làm thân du thủ? Dám gác bỏ kệ kinh? Dám mở cuộc thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn?

Phải có nhìn thấy khuôn mặt khắc khổ chân tu của Tuệ Sỹ, mới kinh hoàng vì lời nói thăm thẳm đơn sơ nọ. Lời nói như ngân lên từ đáy sâu linh hồn tiền kiếp, từ một quê hương trên thượng du bao la rừng núi gió sương canh chiều nguyệt rung rinh trong đêm lạnh.

“Từ núi lạnh đến biển im muôn thuở
Đỉnh đá này và hạt muối đó chưa tan
Cười với nắng một ngày sao chóng thế
Nay mùa đông mai mùa hạ buồn chăng”

Mối tình rộng thả suốt biển non im lìm lạnh lẽo. Một hạt muối vẫn chưa tan. Một nếp u ẩn của lòng mình bơ vơ không gột rửa.

“Từ núi lạnh đến biển im muôn thuở
Đỉnh đá này và hạt muối đó chưa tan”

Ta tưởng như nghe ra “cao cách điệu” bi hùng của một Liệp Hộ, một Nerval, một chỗ trầm thanh nhất trong cung bậc Nietzche.

Thi nhân đã mấy phen ngồi ngó trăng tàn? Ngồi trên một đỉnh đá? Bốn bề rừng thiêng giăng rộng ngút ngàn màu trăng xanh tiếp giáp tới chân trời xa xuôi đại hải?

Đỉnh đá và hạt muối là hai chốn kết tụ tinh thể của núi và biển. Đỉnh đá quy tụ về mọi hương màu trời mây rừng rú. Hạt muối chứa chất cái lượng hải hàm của trùng dương. Đó là cái bất tận của tâm tình dừng sững tại giữa tuyết nguyệt phiêu du:

“Cười với nắng một ngày sao chóng thế
Nay mùa đông mai mùa hạ buồn chăng”

Một tiếng “buồn chăng” lơ lửng nửa như chất vấn, nửa như ngậm ngùi ta thán, dìu về cả một khúc tâm thanh đoạn trường:

“Sen tàn cúc lại nở hoa
Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân

Đếm tóc bạc tuổi đời chưa đủ
Bụi đường dài gót mỏi đi quanh”

Tiết nhịp lời thơ lại biến đổi:

“Đếm tóc bạc
Tuổi đời
Chưa
Đủ

Bụi đường dài
Gót
Mỏi
Đi
Quanh”

Tiết điệu rạc rời như gót mỏi đi quanh. Một tuổi đời chưa đủ? Một tuổi xuân chưa vừa? Một tuổi vàng sớm chấm dứt? Một tuổi “đá” sớm từ giã mọi yêu thương?

“Giờ ngó lại bốn vách tường ủ rũ
Suối nguồn xa
Ngược nước
Xuôi ngàn”

Bài thơ dừng lại. Dư âm bất tuyệt kéo dài trong đêm lữ thứ khép mình trong bốn bức tường với nhạt nhòa ủ rũ ngục tù.

Chỉ một bài thơ, Tuệ Sỹ đã trùm lấp hết chân trời mới cũ Đường thi Trung Hoa tới Siêu thực Tây Phương.

(Đi vão cõi thơ – Bùi Giáng, 1969)

Beethoven sáng tác bản nhạc thư gửi Elise https://youtu.be/ytyqUhKZkUA

BEETTHOVEN NHẠC SĨ THIÊN TÀI ĐỨC

Ludwig van Beethoven sinh ngày 17 tháng 12 năm 1770, mất ngày 26 tháng 3 năm 1827, là một nhà soạn nhạc cổ điển người Đức. Ludwig van Beethoven sinh tại Bonn, Đức, cha là Johann van Beethoven (1740 -1792), mẹ là Magdalena Keverich van Beethoven (1744- 1787). Cha ông là nhạc sĩ cung đình của Vua ở Bonn, nhưng nghiện rượu, hay đánh ông và không thành công trong việc chứng minh ông là thần đồng như Mozart. Thế nhưng, tài năng âm nhạc của Beethoven lại sớm được Christian Gottlob Neefe một bậc thầy âm nhạc danh tiếng để ý nhận đỡ đầu và dạy bảo. Ông cũng được Đức Vua hỗ trợ tài chính. Mẹ ông mất năm ông 17 tuổi, và trong vòng ít năm ông đã là người nuôi dưỡng hai em trai của mình. Beethoven sống phần lớn thời gian ở Viên, Áo.  Ông được coi là người dọn đường cho thời kỳ âm nhạc lãng mạn, là một hình tượng âm nhạc quan trọng của giai đoạn giao thời từ thời kỳ âm nhạc cổ điển sang thời kỳ âm nhạc lãng mạn. Những kiệt tác của Beethoven nổi tiếng nhất là các bản giao hưởng Anh hùng ca (số 3 Mi giáng trưởng), Định mệnh (Số 5 Đô thứ) Đồng quê (số 6 Fa trưởng), Niềm vui (số 9 Rê thứ), các tác phẩm cho dương cầm như Thư gửi Elise (Für Elise), Ánh trăng, Bình minh, Khúc đam mê, Bi tráng và các sonata cho vĩ cầm như Mùa xuân …các tác phẩm cho Piano như Concerto số 2, số 3, số 5 (Hoàng đế), vở Opera Fidelio.

Beethoven sinh ra trong một gia đình nhạc sĩ, có tổ tiên là nông dân và thợ thủ công. Ông nội ông người Hà Lan, là người chỉ huy dàn nhạc cung đình Bonn, qua đời lúc Beethoven ba tuổi. Cha ông là ca sĩ hoàng gia ở Bonn, biết chơi violon và piano. Mẹ là con gái một đầu bếp cung đình, từng làm tớ gái, không lâu sau thành vợ của ông Johann. Bà là người ngoan ngoãn, dịu hiền, chăm chỉ. Gia đình ông Johann chỉ dựa vào thu nhập ít ỏi của ông để sống qua ngày nhưng nhờ có sự đảm đang của bà nên vẫn duy trì được. Beethoven là con trai đầu trong gia đình. Cha của ông  vốn rất ngưỡng mộ Mozart, và thấy Beethoven còn nhỏ thích bấm lên phím piano của ông nội để lại, nên muốn ông tập đàn lúc ba tuổi, sau đó là những luyện đàn violon, piano, organ … Tuy nhiên kỷ luật nghiêm ngặt của ông bố lại làm ngăn trở sự phát triển của cậu con trai. Ông bị cha mình bắt đánh đàn suốt ngày đến nỗi ngón tay bị tê dại, sưng lên. Cha ông cũng không bằng lòng và thường xuyên mắng chửi ông, có khi còn đánh đập tàn nhẫn. Cha ông thường dựng Beethoven dậy vào lúc nửa đêm để tập chơi dương cầm. Do vậy Beethoven thường rất mệt mỏi và không tập trung được khi đến trường. Khi Beethoven được 11 tuổi, theo quyết định của cha, Beethoven phải nghỉ học để tập trung vào âm nhạc.

Beethoven là một thiên tài âm nhạc nhưng sức khỏe và tình yêu của ông kém may mắn. Do hoàn cảnh gia đình và cuộc sống cá nhân của ông quá nổ lực từ nhỏ cho đến lớn đã vắt kiệt tinh lực, sức khỏe và vì tình yêu đôi lứa kém may mắn nên Beethoven đã mất lúc 57 tuổi. Chuyện đời ông chuyển tải ẩn ngữ sâu sắc qua âm nhạc. Bài học “Được và Mất” chúng ta đã suy ngẫm trong ‘Phục sinh giữa tối sáng‘ cũng như thể hiện thật rõ trong câu chuyện này.

Gia đình Beethoven gặp nhiều khó khăn. Cha ông là người nghiện rượu và thô lỗ.Mẹ ông lại hay đau ốm. Sáu anh chị em Beethoven chỉ còn hai người sống sót. Beethoven quan hệ với cha rất căng thẳng và xa cách trong khi ông lại rất thương yêu mẹ. Beethoven vào lúc 5 tuổi bị viêm tai giữa nhưng bố mẹ không hề biết nên không được chữa trị, nên sau này ông bị điếc. Điều may mắn là các đồng nghiệp của cha ông đã phát hiện ra tài năng thiên phú của Beethoven nên đã thuyết phục được cha Beethoven cho phép ông được theo học các thầy dạy nhạc nổi tiếng như Christian Gottlob Neefe (nghệ sĩ dương cầm, đại phong cầm và cũng là một nhà soạn nhạc) và Franz Anton Ries (nghệ sĩ vĩ cầm).

Beethoven năm 1781 lúc 11 tuổi đã biểu diễn như một nghệ sĩ piano điêu luyện tại Hà Lan và cũng đã được cử làm phụ tá chơi đàn organ trong nhà thờ tại Bonn. Năm 1782 chính Neefe đã cho xuất bản tác phẩm đầu tiên của Beethoven, và cũng chính trong năm này, Beethoven trở thành người đại diện cho Neefe ở dàn nhạc hoàng gia với vai trò nghệ sĩ đại phong cầm. Beethoven năm 1784 năm 14 tuổi, giành được vị trí chính thức là nghệ sĩ chơi đại phong cầm trong dàn nhạc này. Tuy nhiên  ông vẫn tiếp tục luyện tập dương cầm. Beethoven năm 1787 lúc 17 tuổi,  đến Viên theo giới thiệu của Franz, em trai út của Hoàng đế Joseph II. Mục đích chuyến đi này của ông là được theo học Mozart nhưng ước mơ của ông không thành vì Mozart quá bận và mẹ  Beethoven lại bị bệnh nặng nên ông đành quay về Bonn trước khi mẹ ông qua đời. Beethoven trở thành trụ cột chính cho gia đình và ông phải vừa biểu diễn vừa đi dạy để kiếm tiền mà không còn điều kiện đi học.

Beethoven năm 1789 lúc 19 tuổi bắt đầu theo học tại Đại học Bonn. Tại đây ông gặp giáo sư Eulogius Schneider, và  đã nhanh chóng tiếp cận với những tư tưởng của Cách mạng Pháp. Niềm hứng khởi của ông về những tư tưởng tự do và bác ái của cuộc cách mạng này đã được phản ánh trong rất nhiều tác phẩm của ông sau này. Beethoven năm 1791 lúc 21 tuổi đã được một cụ già ở Bonn giúp quay trở lại Viên theo học hòa âm với Haydn và một số thầy dạy khác, sau đó ông tìm được một học trò để dạy và kiếm tiền tiêu, ngoài giờ dạy nhạc ông lại sáng tác. Vài tác phẩm thành công nhưng tác giả thời gian này phải sống trong điều kiện ăn uống thiếu thốn và một căn nhà thiếu vệ sinh. Beethoven năm 1792 lúc 22 tuổi trở lại Viên và từ sau đó ông không còn trở về Bonn nữa vì thành phố quê hương ông đã bị xâm chiếm của người Pháp và cha mẹ ông đều đã mất. Cùng năm ấy, Mozart đã qua đời trong lặng lẽ và Beethoven được Joseph Haydn và Antonio Salieri nhận làm học trò. Nhờ thiên tài âm nhạc của mình và sự giới thiệu nên Beethoven đã được nhận đỡ đầu bởi Nam tước van Swieten và nữ vương hầu Lichnowski là những người có thế lực bậc nhất của Viên thời đó.

BEETHOVEN THƯ GỬI ELISE

“For Elise” của Ludwig van Beethoven là một kiệt tác âm nhạc, thế nhưng cho đến nay vẫn chưa ai dám chắc Elise là ai và vì sao tên bản nhạc lại là “Thư gửi Elise”.

Für Elise (For Elise, Thư gửi Elise) một số học giả và chuyên gia âm nhạc đoán rằng Elise chính là Therese, cô học trò nhỏ xinh đẹp được Beethoven dạy nhạc và ông đem lòng yêu thương cô từ mùa xuân năm 1809, nhưng sau này cô đã lấy chồng là một quý tộc giàu có người Áo. Therese tên đầy đủ là nàng Theresa de Brunowick, con gái của một điền chủ người Hungary. Beethoven nhờ sự khuyến khích của nàng nên đã sáng tác tuyệt phẩm Đồng quê là bản giao hưởng số 6 Fa trưởng tuyệt vời thăng hoa về tình yêu thiên nhiên đồng quê yêu dấu và những con người tận tụy hiền lành. For Elise có những nốt nhạc mở đầu tương đương với tên gọi ThErESE. Vì vậy, nhiều giả thuyết cho rằng, tên gốc của tác phẩm là For Therese nhưng bản nhạc gốc sau đó đã bị thất lạc và Ludwig Nohl (1831- 1885), học giả nghiên cứu về Beethoven, khi chép lại từ bản nhạc gốc, đã chép nhầm thành For Elise, vì chữ viết tay của nhạc sĩ quá đẹp và bay bướm.

Theo Hà Linh trong bài viết trên trang VnExpress Hé lộ về nàng Elise trong bản nhạc “For Elise”,  thì Klaus Martin Kopitz – một nhà nghiên cứu âm nhạc ở Berlin cho rằng, Elise thực ra là Elisabeth Roeckel, người mà Beethoven đã suốt đời thầm yêu thương. “Nhiều năm qua, tôi đã nghiên cứu để viết cuốn sách ‘Beethoven in the eyes of his contemporaries’ (Beethoven trong mắt những người cùng thời), tập hợp thư từ, thơ ca và hồi ký của những người từng biết Beethoven. “Một số phụ nữ đã được đề cập tới, trong đó có cái tên Elisabeth Roeckel”, Kopitz chia sẻ với Deutsche Welle. Elisabeth Roeckel, sinh năm 1793, là em gái của ca sĩ Joseph Roeckel, người từng tham gia vào vở nhạc kịch Fidelio của Beethoven. Elisabeth đam mê âm nhạc. Cô chơi piano và sau đó cũng trở thành ca sĩ. Elisabeth thường được bạn bè gọi bằng cái tên thân mật là Elise. Chị em Elise rất gần gũi với Beethoven. Theo Kopitz, những bức thư Elise viết cho bạn bè còn giữ lại đến ngày nay cho thấy, giữa họ có thể không đơn thuần chỉ tồn tại tình bạn. Trong một lá thư, Elise kể lại một buổi tối giữa cô với Beethoven và các nhạc sĩ như Mauro Giuliani, Johann Nepomuk Hummel, người sau này trở thành chồng của Elise. “Elise viết rằng, Beethoven đã không ngừng liếc nhìn cô, khiến cô không biết mình phải làm gì. Cô cứ phải xoay vặn bàn tay để giấu cảm giác khó xử”…  Bernhard Appel, giám đốc thư viện Beethoven ở Bonn, cho rằng, điều đó không quan trọng. “Elise là cái tên rất phổ biến ở Vienna lúc bấy giờ…”, Appel nói.

NHẠC BEETHOVEN, TRỊNH, ĐẶNG

Khi hiến mình cho những điều chân thiện mỹ lớn hơn sẽ vợi đi nỗi buồn và khổ cực. Chúng ta liên tưởng về Trịnh Công Sơn lắng đọngNghệ sĩ Đặng Thái Sơn: Lòng kiêu hãnh đã cho tôi sức mạnh

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn để lại một di sản Nhạc Trịnh với trên 600 ca khúc về tình yêu cuộc sống, hòa bình nhân đạo và nỗi đau thân phận con người. “Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi. Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt. Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt. Rọi suốt trăm năm một cõi đi về”. Các nghệ sĩ lớn này khi soi rọi vào cuộc đời và số phận của nhau hình như họ bổ sung tỏa sáng nhau. Trịnh Công Sơn viết: “Tôi yêu cuộc đời và cuộc đời cũng đã yêu tôi. Ðó là niềm an ủi lớn trong cuộc sống này. Vì thế trong lòng tôi không có một giây phút nào nuôi một lòng oán hận với cuộc đời. Dù có đôi khi nhân gian bạc đãi mình, và con người phụ rẫy mình nhưng cuộc đời rộng lớn quá và mỗi chúng ta chỉ là những hạt bụi nhỏ nhoi trong trần gian mà thôi. Giận hờn, trách móc mà làm gì bởi vì cuộc đời sẽ xoá hết những vết bầm trong tâm hồn chúng ta nếu lòng ta biết độ lượng. Ta biết tha thứ những điều nhỏ thì cuộc đời sẽ tha thứ cho ta những điều lớn hơn“.

Nhạc sĩ Đặng Thái Sơn kể: “Trong căn nhà tuổi thơ của Đặng Thái Sơn còn có những cuộc đọc thơ văn thăng hoa của bố và nhóm bạn trong căn phòng làm việc 4m2. Những lúc ấy Đặng Thái Sơn thường đứng ngoài ngóng vào, rất muốn “xem bên trong đó có gì” mà khiến các bác hăng say đến thế.Tuy không có nhiều thời gian sống cùng với bố nhưng Đặng Thái Sơn cho biết con người, cách sống và nghệ thuật của ông đều chịu ảnh hưởng từ người bố tài năng. Ông rất nghe lời bố, hầu hết các bài học của bố từ cách sống, tư duy nghệ thuật đến tư thế ngồi đàn… ông đều răm rắp nghe theo.Và bài học quan trọng mà ông rất ghi nhớ là: “Trong cuộc sống hay nghệ thuật phải chân thật, không qụy lụy, phải giữ lòng kiêu hãnh mạnh mẽ ở bên trong mình”. Duy nhất một bài học của bố mà Đặng Thái Sơn không học được, đó việc đi đứng cho thật đường vệ. Kể đoạn này, nghệ sĩ thị phạm trên sân khấu khiến khán giả cười ồ“. Nghệ sĩ Thái Thị Liên đón tuổi 101 bên NSND Đặng Thái Sơn và con cháu. Theo TTO, NSND Đặng Thái Sơn vui mừng thông báo mẹ ông, danh cầm Thái Thị Liên, bước sang tuổi 101 vào hôm 4-8 (2019) với sức khỏe tốt và tinh thần minh mẫn.

Sự sáng tạo tự do, nền giáo dục tự do trên triết lý căn bản yêu thương, tôn trọng con người tự do là nền móng văn hóa nhân văn.

Beethoven thư gửi Elise. Nghe lại, đọc lại và suy ngẫm.

Hoàng Kim

Câu chuyện ảnh tháng Tư

NƠI MỘT TRỜI THƯƠNG NHỚ
Hoàng Kim

Nhớ ai vừng đông vừa rạng
Ước dòng tin nhắn đầu tiên
Hương đất thơm mùa ruộng cấy
Phương Nam vời vợi bạn hiền.

Ở đâu lung linh Kiếp Bạc
Sao Khuê mờ tỏ Côn Sơn
Ở đâu một trời thương nhớ
Cho ta khoảng lặng tâm hồn.

Ở đâu bàng hoàng Phố Thị
Ngẫn ngơ nghĩ ngợi suốt chiều
Con nhảy xe đò về ruộng
Mưa dầm bóng Mẹ liêu xiêu.

Con ra nước ngoài học chữ
Lời nào Thầy dạy đầu tiên
Biết ơn nhọc nhằn Cha Mẹ
Lấm lem con chữ ưu phiền.

Phố Thị ngày càng đông đúc
Đồng Xuân xa lại càng thưa
Vui với việc hiền ở phố
Bâng khuâng thương nhớ chiêm mùa…

Xem tiếp hình ảnh và cảm nhận
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/noi-mot-troi-thuong-nho/

GSR PY3
GSR PY4
GSR PY5
GSR PY8

Ngọc phương Nam: Bạn ước gặt gì hôm nay?

GẶP BẠN Ở QUÊ NHÀ
Hoàng Kim
Về Quê Choa gặp bọ Nguyễn Quang Lập tôi hỏi: Gia đình đều khỏe chứ? Lập và Nguyễn Quang Vinh có viết gì mới?, có đăng “Sài Gòn giải phóng tôi” ở đâu không?. Lập nói : Gia đình khỏe. “Sân khấu ngoài trời của Nguyễn Quang Vinh” là bài mới nhất. “Sài Gòn giải phóng tôi” có đăng ở Người Lao động nhưng chỉnh sửa tựa đề. Mình nay viết ít hơn. Tôi đùa: Bạn buông bỏ bớt. Chúc mừng bọ Lập bạn bây giờ chỉ lắng đọng những điều tâm đắc

Chào ngày mới 27 tháng 4 Lúa siêu xanh Việt Nam; Nơi một trời thương nhớ; Câu chuyện ảnh tháng Tư; Gặp bạn ở quê nhà; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Câu chuyện ảnh tháng Năm Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-27-thang-4/

SÂN KHẤU NGOÀI TRỜI CỦA NGUYỄN QUANG VINH.
Nguyễn Quang Lập


Đã tới lúc các nhà lý luận sân khấu cần nói tới sân khấu ngoài trời, một loại hình nghệ thuật mới mẻ và hấp dẫn, nếu tui không nhầm thì nó khởi đầu từ Nguyễn Quang Vinh, hiện đang làm chủ bởi Nguyễn Quang Vinh.

Bắt đầu từ việc tổ chức các sự kiện văn hoá- lịch sử ngoài trời và việc truyền hình trực tiếp các tác phẩm sân khấu, Nguyễn Quang Vinh đã sân khấu hoá các sự kiện lịch sử- văn hoá, đồng thời mở rộng không gian ước lệ của sân khấu truyền thống, khéo léo kết hơp giữa ngôn ngữ tả thực đương đại và ngôn ngữ ước lệ truyền thống đưa đến một ngôn ngữ sân khấu hoàn toàn mới mẻ. Sân khấu ngoài trời ra đời từ đó.

Sân khấu ngoài trời là một tác phẩm sân khấu với một không gian khác biệt, một ngôn ngữ khác biệt so với sân khấu truyền thống, đưa đến nhiều hứng cảm mới cho văn hoá đại chúng, tạo ra một gout thẩm mỹ mới cho sân khấu nước nhà.

Trước nay tui chưa thừa nhận chú em của mình bất kỳ cái gì chú ấy làm, trừ các phóng sự chân dung đăng trên báo Lao Động. Với sân khấu ngoài trời thì tui thừa nhận một cách tâm phục khẩu phục.

Cứ nghĩ Vinh chẳng có tài gì ngoài tài học mót, chẳng ngờ chú ấy đã đưa đến cho sân khấu nước nhà một loại hình sân khấu- ước mơ lớn của nghệ sĩ sân khấu nước nhà từ thời sân khấu quay những năm 80 thế kỷ trước.

MỪNG!

Đường Xuân đời quên tuổi
THI LÃO ĐỖ HOÀNG PHONG

Hoàng Kim

Chín sáu sách in ngỡ tưởng nhầm
“Đường xuân” thơ Cụ thật uyên thâm
‘Xứ Đông Thi Tập” sâu duyên nghiệp
“Nghĩa Hưng kháng chiến” lắng phương châm
“Thắp sáng Đường Thi” lưu phước đức
“Hương đồng gió nội” gửi nhân tâm
Bảy lăm tuổi Đảng “tình quê” vẹn
Hải Dương nức tiếng ngưỡng mộ tầm.

Kính chúc thọ Cụ Đỗ liên vân thơ tinh hoa Ơn Cụ tặng sách quý Xin nối lời tâm ca; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/do-hoang-phong-chieu-xuan/

CỤ ĐỖ THƠ CHIỀU XUÂN
Hoàng Kim

Cụ Đỗ chiều xuân rộng tháng ngày
Thơ hiền phơi phới đọc vui say
Đỗ Phủ mưa lành tâm ý sáng
Ức Trai nắng ấm đức tỏa bay
Nhà an ruộng tốt trời thêm lộc
Nước đủ người lành đất vén mây
Xứ Đông sứ người đều thương mến
Tuổi Hạc đông phong thích tỏ bày.

Cụ Đỗ Hoàng Phong thơ tuyệt hay
Chín lăm sức viết đọc thật say
Con Kim Đỗ Trọng ngời phẩm hạnh
Cháu Ho Dinh Bac sáng danh tài
Đình Làng Ngà vui nơi hạc ẩn
Núi Phượng Hoàng thỏa chốn chim bay
Vắt ngang thế kỷ trồng cây đức
Người và Cha cháu quý thư tay

Bảy lăm tuổi Đảng chẳng chùng dây
Cụ Đỗ Hoàng Phong rộng tháng ngày
Gia tộc thầy hiền gương người tốt
Xóm giềng bạn quý sáng điều hay
Duy Hưng, Huyền Linh vui chân bước
Thúy Hoa, Lê Nguyễn vững gót giầy
Cụ Trạng Trình xưa khen xuân muộn
Xuân này qua xuân khác gửi “ phây “

Hoàng Kim kính chúc mừng Cụ Đỗ Hoàng Phong

MỪNG CỤ ĐỔ HOÀNG PHONG
Đào Ngọc Hòa

Chín mốt nhiều en vẫn cứ nhầm
Họa thơ đường luật lại uyên thâm
Khi say láu lỉnh “Trăng” còn ghẹo
Lúc tỉnh ngang tàng “Tướng” cũng châm
Nam Bắc hoa khôi mê trí đức
Ba miền bằng hữu phục nhân tâm
Ung dung phước thọ ngoài trăm tuổi
Danh tiếng thi văn vượt ngưỡng tầm

VẮT NGANG THẾ KỶ TRỒNG CÂY ĐỨC
Cụ Đỗ Hoàng Phong
mừng thọ Cụ Nguyễn Đức Hà

Chín sáu mùa xuân ai bảo nhầm
Đối nhân xử thế đúng phương châm
Vắt ngang thế kỷ trồng cây Đức
Xẻ dọc biên niên dệt chữ Tâm
Dũng sĩ so tài không kém sức
Anh hùng đọ trí cũng ngang tầm
Huân chương Nước tặng hồng trên ngực
Bách tuế ghi tên vẫn nhớ thầm

KÍNH BỐ NGUYỄN ĐỨC HÀ
Hoàng Kim

Qua chín lăm xuân vượt mọi nhầm
Cha Anh theo Bác lắng uyên thâm
Bảy con hạnh phúc bền son sắt
ai lần tù ngục vững phương châm
Dòng họ mến thương vì tốt bụng
Bà con quý trọng bởi nhân tâm
Trọn vẹn một đời Cha thật sướng
Hai Cụ thăm nhau ngưỡng mộ tầm.

Cụ Nguyễn Đức Hà với Hoàng Trung Trực, Hoàng Thị Huyền và Hoàng Kim ngày bác Võ Nguyên Giáp

Đến với bài thơ hay
BẠN THƠ HOÀNG KIM
Đỗ Hoàng Phong 95 tuổi
đến bạn thơ Hoàng Kim

Hoàng Kim tụ hội áng thơ hay
Càng đọc, càng mê vẫn cứ say
Vương giả thất ngôn toan đọ tứ
Túc nho bát cú định so tài
Dưới thềm vịnh cảnh xuân khơi mạch
Trên gác đề thi hạ lá bay
Muốn đến thăm quê e lạc lối
Tâm hồn gửi trọn viết thư tay
….
Cung đàn có lúc để trùng dây
Tìm gặp Hoàng Kim cứ tính ngày
Chung Tử ngày xưa ai có biết
Bá Nha thủa trước bạn nào hay
Sân chơi cỏ mọc vương chân bước
Ngõ cũ rêu phong ngại gót giầy
Sinh nhật chúc mừng ngoài bách tuế
Cảm ơn thi hữu gửi trên “ phây “

Đến với bài thơ hay
CÓ MỘT BẠN THƠ
Đỗ Hoàng Phong 95 tuổi
đến Hoahuyen Đào Ngọc


Bạn thơ Đào Ngọc – đẹp Hoa huyen
Vạn dặm sơn Khê lại hữu duyên
Lục bát giao lưu nên nghĩa bút
Thất ngôn xướng họa tạc tình nghiêu
Non cao cũng vượt tầm người quí
Biển rộng vẫn qua gặp bạn hiền
Nam Bắc trùng Phùng năng hội ngộ
Đào mai đua nở tiết xuân thiên

Tao đàn nổi tiếng luật niêm đường
“ thất bộ thành thơ “ dệt khúc chương
Thả tứ rèn văn thơ tỏa sáng
Buông câu luyện bút phú đưa hương
Phong tư lịch lãm bao người mến
Đức độ khiêm nhường lắm khách thương
Văn tự , hán nôm danh tỏa sáng
Thắm tình thi hữu mãi còn vương

NHỮNG CON NGƯỜI TRUNG HIẾU
Hoàng Kim


kính cụ Đỗ Hoàng Phong và nhớ bố Nguyễn Đức Hà, họa vần thơ anh Hoahuyen Đào Ngọc, người bạn, tác giả của nghìn bài thơ. Cám ơn Cụ Đỗ đã có thơ tặng cho cha cháu. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nhung-con-nguoi-trung-hieu/https://hoangkimlong.wordpress.com/2020/07/03/kinh-cu-do-hoang-phong/

THIỆN TÂM VUI SỐNG KHỎE
Hoàng Kim

Nếm trãi đường trần chẳng ít đâu
Lồng lộng trăng xuân giữa đỉnh đầu
Thiện tính tâm lành vui sống khỏe
Xuân tươi đức tốt chúc bền lâu
Dáng trúc mai thanh mừng phúc hậu
Bóng hạc thân tình thích vuốt râu
Duyên thơ bạn quý đời thêm phước
Chiều xuân sức vóc vẫn hồng au …

Ngày sinh nhật Cụ HVT 27-4 2021

MỪNG SINH NHẬT BÁC THIỆN
Ngvan Tư Bn (bài họa)


Đến ngày sinh nhật bác ngờ đâu
Nhà mạng nhắc như tiếng mở đầu
Bạn hữu thân tình mong sống khỏe
Anh em gần gũi chúc thời lâu
Soi gương tự cảm yêu vầng trán
Chụp ảnh hay mình thích bộ râu
Tuổi tám ba nhưng hồn vẫn trẻ
Thơ tình say đắm dáng hồng au

Ngày sinh nhật cụ HVT 27-4 2021

NGẪU HỨNG NGÀY SINH NHẬT
Hồ Văn Thiện


Bảy tám năm rồi có ít đâu
Tóc xanh hóa bạc ở trên đầu
Qua hai thế kỷ sao nhanh thế
Cố tới một trăm thấy quá lâu
Ngồi ngắm cháu con- mình lúc trẻ
Soi gương tự dạng- lão dài râu
Hình hài biến sắc mau hơn tính
Dáng cụ nhưng tình vẫn đỏ au…

Ngày sinh nhật Cụ HVT 27-4 2016

2

HỒ VĂN THIỆN BÓNG CHIỀU
Hoàng Kim

Tam đa tứ quý rụi càng cay
Ảnh đẹp thơ hay khéo thế này!
Trường Hưởng đường thi gieo ý đẹp
Hồ Văn việt ngữ gợi lời hay
Trọng Nghĩa đức cao chân vững gối
Hoàng Gia tâm sáng phước chắc tay
Đường xuân hạnh phúc thênh thênh bước
Bóng chiều đàn hạc chính nơi đây!

Bài Xướng
GỪNG CÀNG GIÀ CÀNG CAY
Lê Trường Hưởng


Gừng càng già vị lại càng cay
Thơ tuổi cao thêm cũng thế này!
Ý tại thâm trầm mà sắc sảo
Ngôn ngoài khoáng đạt thật là hay
Tu từ kỹ lưỡng sao điêu luyện
Chọn tứ kỳ công thấy chắc tay
Tác phẩm tuyệt vời lưu hậu thế
Đề Đa tỏa bóng rợp trời đây!

GỪNG GIÀ QUÁ ĐÁT
Hồ Văn Thiện


Gừng già quá đát chẳng còn cay
Ai thấu cho ai cái nỗi này?
Trí não vào hồi suy nhậy cảm
Thơ tình mất hứng khó mà hay
Quen làm hàm súc quên từ vựng
Thích viết tràng giang sợ mỏi tay
Chẳng muốn rựa cùn đem giắt vách
Đa đề khô nhựa bóng chi đây ? !

2-4-2021

Bồi họa tiếp
ĐỪNG NÓI VÂY
Nguyễn Trọng Nghĩa
(trả lời cụ Hồ Văn Thiện)


Chớ bảo Gừng già đã hết cay
Kìa trông các cụ, thấu chưa này?
Bát tuần kiểu dáng còn trông đẹp
Tứ tuyệt câu hòa đọc rất hay
Bấy kẻ vào xem không chớp mắt
Bảo người lần giở chẳng ngừng tay
Hàn Thuyên khó kiếm ai như vậy
Đạt nghĩa thân tình thỏa lắm đây

Sơn Tây,

Bài viết mới trên CNM365 Tình yêu cuộc sống
DẠY VÀ HỌC https://hoangkimvn.wordpress.com
CNM365 bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích

Mùa xuân đầu tiên (Văn Cao) – Thanh Thúy

Chỉ tình yêu ở lại
Ngày hạnh phúc của em
Giúp bà con cải thiện mùa vụ
Quà tặng cuộc sống yêu thích
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365 Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on Twitter

Chào ngày mới 26 tháng 4


LỜI THƯƠNG

Đất chẳng sợ trời mưa

Trời nắng vẫn như rang
Thời chuyển mùa thật chậm
Mình quên rồi điều nhớ
Ta nhớ hoài lời thương


*

Ta như đất và như cỏ
Thấm mưa thu lạnh lời thương
Yêu kẻ dầm sương giãi nắng
Đông qua xuân đến lẽ thường

Một hôm lời thương gửi lại
Êm trên hoa gối
thật mềm
Vui thấy cuộc đời thanh thản
Thiện lành thoải mái #annhiên

Thấu hiểu ‘mưa lành’ Đỗ Phủ
An vui cùng cụ Trạng Trình
Sớm thu đất ông Hoàng đẹp
#Thungdung vườn cổ tích xanh

Gốc mai vàng trước ngõ
Gốc Bồ Đề vườn xưa

*

Lời ru yêu thương của mẹ
Tiếng lòng đằm thắm của cha
Nỗi nhớ thèm như bầu sữa
An nhiên nhú giữa ông bà

Có một vườn thiêng cổ tích
Nước xanh cây xanh cỏ xanh
Tung tăng bướm tung tăng gió
Say mê chim hót đầu cành

Nơi có một trời thương nhớ
Suốt đời ta chẳng quên nhau
Suối nhạc hồn thơ rộng mở
Đất thương trời bắc nhịp cầu

*

Chuyển mùa trời mưa ẩm
Ngắm cảnh nhớ Đào Công
Việc chờ người vẫn đợi
Thao thức thương người hiền.

Thung dung chào ngày mới
Lời thương vui trong ngần
Phúc hậu sống an nhiên
Đêm qua rồi ngày tới.

Ngược gió đi không nản.
Rừng thông tuyết phủ dày.
Ngọa Long cương đâu nhỉ.
Đầy trời hoa tuyết bay

*

Thái Sơn nhớ bạn thương lời nhắn
Thanh Lương Từ Hiếu bước thanh nhàn
‘Bất đáo Trường Thành phi hảo hán’
Linh Giang Kỳ Lộ đối Trường Giang.

*

Em cũng đi anh cũng đi
Đường trần thăm thẳm bước say mê
Núi Thái anh lên ban mai hửng
Cổng Trời em đến nắng lên hương.

Thăm thăm trời thăm thẳm mây
Ai xui ai đến hiểm sơn này
Tự do hai tiếng ngời tâm đức
Thung dung đời thanh thản vui.

Câu li biệt lẽ hợp tan
Thời thế muôn năm biếng luận bàn
Tình Yêu Cuộc Sống đi cùng Bụt
Cửa nhà mình lối nhỏ bình an.

*

Nhớ người thuở ấy thăm nhau.
Bút vàng ruộng rẫy và câu ân tình.
Thương chùm mận hậu rung rinh.
Thủy chung bạn quý để dành người thân

*

Cánh cò bay trong mơ
ca dao em và tôi
bảng lãng cánh cò
bay giữa nhân gian.

Con cò đi đón cơn mưa
Tối tăm mù mịt ai đưa cò về’
bâng khuâng Cánh cò
Thương lời ru của mẹ:

“Tháng giêng, tháng hai,
Tháng ba, tháng bốn,
Tháng khốn, tháng nạn
Đi vay đi dạm
Được một quan tiền
Ra chợ Kẻ Diên
Mua con gà mái
Về nuôi hắn đẻ
Ra mười quả trứng
Một trứng: ung
Hai trứng: ung
Ba trứng: ung
Bốn trứng: ung
Năm trứng: ung
Sáu trứng: ung
Bảy trứng: ung
Còn ba trứng
Nở được ba con
Con: diều tha
Con: quạ bắt
Con: mặt cắt xơi

Đừng than phận khó ai ơi
Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây”.

Cánh cò quê hương
vầng trăng mẹ hiền
mang đến cho em
giấc mơ hạnh phúc

khi ban mai tỉnh thức
mọc sớm sao Thần Nông
thăm thẳm giữa tâm hồn
Cánh cò bay trong mơ …

Ai viết cho ai Những câu thơ lưu lạc.
Giữa trần gian thầm lặng tháng năm dài ?
“Thập tải luân giao cầu cổ kiếm.
Nhất sinh đê thủ bái hoa mai”.

Mười năm lưu lạc tìm gươm báu
Đời ta chỉ cúi lạy hoa mai.
“Nghêu ngao vui thú yên hà.
Mai là bạn cũ, hạc là người quen”.

Cánh cò bay trong mơ
Gốc mai vàng trước ngõ
Nhà tôi có chim về làm tổ
Hoa đồng nội và em

*

Khoác thêm tấm áo trời se lạnh
Đông tàn xuân đến đó rồi em
Phúc hậu mỗi ngày chăm việc thiện
Yêu thương xa cách hóa gần thêm

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/loi-thuong/ & https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-26-thang-4/

Ta đi về chốn trong ngần
Để thương sỏi đá cũng cần có nhau
.


Quê tôi ở miền Trung nghèo khó “Nhà mình gần ngã ba sông/ Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình,/ Linh Giang sông núi hữu tình / Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con/ Chèo thuyền cho khuất bến Son/ Để con khỏi chộ (thấy) nước non thêm buồn/ Câu thơ quặn thắt đời con/ Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ”. Mẹ tôi mất sớm, cha bị bom Mỹ giết hại, tôi và chị gái đã được anh Hoàng Ngọc Dộ nuôi dạy cơm ngày một bữa suốt năm năm trời. Thầy Nguyễn Khoa Tịnh đứng khóc trên bục giảng vận động thầy cô, bạn hữu chia sớt khoai sắn giúp đỡ. Tôi cũng dạy năm lớp vở lòng, ba lớp bổ túc văn hóa để vượt khó vươn lên. Thầy Hiệu trưởng Trần Đình Côn đã viết những lời xúc động trong trường ca tình thầy trò: Thương em nhỏ gieo neo mẹ mất. Lại cha già giặc giết hôm qua. Tình thầy, tình bạn, tình cha. Ấy là ân nghĩa thiết tha mặn nồng” Những gương mặt thầy bạn đã trở thành máu thịt trong đời tôi. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-ban-trong-doi-toi/

THĂM TRƯỜNG XƯA HÀ BẮC
Thăm thẳm trời sông Thương
Hoàng Kim và Hoàng Long
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tham-truong-xua-ha-bac
#dayvahoc #vietnamhoc; #cltvn; #cnm365; #Thungdung; #đẹpvàhay
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-ban-la-loc-xuan/

LỜI THƯƠNG 16

Lời thương thăm thẳm một thời

Dẫu lìa ruộng ngấu chưa lơi thơ hiền
Đường trần bước tới #annhiên
Ban mai hương biển, nhẹ quên sự đời

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/loi-thuong

LỜI THƯƠNG 15

Người hiền ở chốn sông Thương

vắng nhau
thì nhớ
con đường
thời xa …

“Mình đi ta ở lại nhà
Cái dưa thì khú, cái cà thì thâm”

Sông dài cá lội biệt tăm …
Phải duyên chồng vợ ngàn năm cũng chờ

Sao Hôm thăm thẳm xa mờ
Ban Mai ngày mới vẫn mơ ước gần

Lời thương cùng với tháng năm
Chốn thiêng
nắng mới
Lộc xuân Trạng Trình

Làng Minh Lệ quê tôi

LỜI THƯƠNG 14

Có một dòng sông chảy mãi
An vui cảnh đẹp người hiền

Đường xuân thênh thênh hạnh phúc
#Thungdung thế giới thần tiên

LỜI THƯƠNG 12

Ai đi có đọng nỗi niềm

Ai về
còn nhớ
không quên
lời thề …

Nhớ ngày lội ruộng say mê
Nàng Tiên hương lúa,

đường về Đồng Xuân

Tưởng xa mà lại nên gần
Bạn hiền một thuở,

nay dần lối thân

Vầng trăng xẻ nửa xa xăm
Lời thương lắng đọng

mà phân vân đời

Tưởng quên
câu chuyện xứ Người
Hú nhau một tiếng
Lại ngồi chào nhau !
.

LỜI THƯƠNG 11

Cơm thường bún cá canh rau
#annhiên vui khỏe thấm câu chân tình …

Quý nhau thích chuyện hàn huyên
Gia đình sức khỏe tri âm bạn đời

Mặc ai hám việc trên trời
Mình quen giống tốt gần nơi đất lành

Nhàn tênh thế thái nhân tình
Ngẫm câu tri ngộ trời dành phận cho

#Thungdung biết đủ vô lo
#tinhyeucuocsong Lời thương Nhớ Người.

LỜI THƯƠNG 10

Lời ru vui giữa đời thường
Lời yêu lời nhớ lời thương lời chờ ,,,

Lời trầm tĩnh, lời mơ hồ
Lời sâu sắc luận, lời thơ thẩn buồn

Đồng Xuân ấm nắng Thái Dương
Nhớ ngôi sao mọc sớm hôm từng trời

Yêu thương tiếng Việt một đời
Học ăn học nói thành người có nhân

Cuộc đời thoáng chốc trăm năm
Lời thương còn lại tri âm lâu bền !

LỜI THƯƠNG 9

Kim Notes lắng ghi chú
Nhớ lớp học trên đồng
Chuyện đời ngày hạnh phúc
Lời thương cùng tháng năm

LỜI THƯƠNG 8

Ta đi về chốn trong ngần
Để thương sỏi đá cũng cần có nhau
.

VIÊN MINH THÍCH PHỔ TUỆ

Quá khuya Trăng lồng lộng
Hạc Vàng đón Sương Giáng
Viên Minh Thích Phổ Tuệ
Rằm tháng Chín mưa giăng

Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ trụ thế 105 năm (1017-2021), viên tịch lúc 3 g22 https://youtu.be/e2B6aP6udNA
ngày 21 tháng 10 Tư Mệnh 16 tháng 9 năm Tân Sửu.

Chua Giang giua dong xuan

CHÙA RÁNG GIỮA ĐỒNG XUÂN

Nơi cổ tự mây lành che xóm vắng
Viên Minh xưa chùa Ráng ở đây rồi
Bụt thư thái chim rừng nghe giảng đạo
Trời trong lành gió núi lắng xôn xao.

Mua thuan gio hoa cham bon dung
Ngat huong sen long long bong truc mai

MINH TRIẾT SỐNG PHÚC HẬU

Bản chất cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và vô thường. Minh triết của đời người hạnh phúc là biết sống thung dung, phúc hậu, thanh thản, an nhiên tự tại, nhận ra kho báu vô giá của chính mình, không lo âu, không phiền muộn, sống với tinh thần dịu hiền và trái tim nhẹ nhõm. Minh triết sống thung dung phúc hậu.

Bài giảng đầu tiên của Phật

Tứ Diệu đế – Sự khổ: Nguyên nhân, Kết quả và Giải pháp – là bài giảng đầu tiên của Phật (Thích ca Mầu ni -Siddhartha Gamtama), nhà hiền triết phương đông cổ đại. Người là hoàng tử Ấn Độ, đã có vợ con xinh đẹp nhưng trăn trở trước sự đau khổ, thiếu hoàn thiện và vô thường (Dukkha) của đời người mà Phật đã xuất gia vào năm hai mươi chín tuổi để đi tìm sự giác ngộ. Người đã dấn thân suốt sáu năm trời tự mình đi tìm kiếm những vị hiền triết nổi tiếng khắp mọi nơi trong vùng để học hỏi và thực hành những phương pháp khác nhau nhưng vẫn chưa đạt ngộ. Cho đến một buổi chiều ngồi dưới gốc bồ đề, thốt nhiên Người giác ngộ chân lý mầu nhiệm lúc ba mươi lăm tuổi. Sau đó, Người đã có bài giảng đầu tiên cho năm người bạn tu hành. Mười năm sau, Phật thuyết pháp cho mọi hạng người và đến 80 tuổi thì mất ở Kusinara (Uttar Pradesh ngày nay). Học thuyết Phật giáo hiện có trên 500 triệu người noi theo.

Bài giảng đầu tiên của Phật là thấu hiểu sự khổ (dukkha), nguyên nhân (samudaya), kết quả (nirodha) và giải pháp (magga). Tôn giáo được đức Phật đề xuất là vụ nổ Big Bang trong nhận thức, san bằng mọi định kiến và khác hẵn với tất cả các tôn giáo khác trước đó hoặc cùng thời trong lịch sử Ấn Độ cũng như trong lịch sử nhân loại. Phật giáo chủ trương bình đẳng giai cấp, bình đẳng giữa con người có máu cùng đỏ, nước mắt cùng mặn, hết thảy các pháp là vô ngã. Mục đích là vô ngã là sự chấm dứt đau khổ và phiền muộn để đạt sự chứng ngộ bất tử, Niết bàn.

Kinh Phật với triết lý vô ngã: Chân lý là suối nguồn, chứ không phải là con người thần thánh hoặc chân lý tuyệt đối. Vị trí độc đáo của Phật giáo là một học thuyết mang đầy đủ tính cách mạng tư tưởng và cách mạng xã hội. Tiến sĩ triết học Walpola Rahula là giáo sư Trường Đại học Tổng hợp Ceylan (Pháp) đã tìm tòi văn bản cổ và giới thiệu tài liệu nghiêm túc, đáng tin cậy này (Lời Phật dạy. Lê Diên biên dịch).

Suối nguồn tươi trẻ Thiền tông

Bất lập văn tự. Giáo ngoại biệt truyền. Trực chỉ nhân tâm. Kiến tánh thành Phật’. Không lập giáo điều, truyền dạy ngoài sách, vào thẳng lòng người, giác ngộ thành Phật Thiền sư Bồ-đề-đạt-ma (?-532) đã nêu ra triết lý căn bản Thiền tông để Dạy và Học.Thiền tông Phật giáo Đại thừa nguồn gốc từ đức Phật Thích-ca Mâu-ni đã đạt được sự giác ngộ dưới gốc cây Bồ-đề ở Ấn Độ. Thiền sư Bồ-đề-đạt-ma là Tổ sư Ấn Độ đời thứ 28 đã truyền bá và phát triển Thiền tông lớn mạnh tại Trung Quốc. “Thiền” nhấn mạnh  kinh nghiệm thực tiễn chứng ngộ ‘trực chỉ nhân tâm, kiến tính thành Phật’ . Nhà Ấn Độ học và Phật học người Đức Hans Wolfgang Schumann trong tác phẩm Đại thừa Phật giáo (Mahāyāna-Buddhismus) đã viết:“Thiền tông có một người cha Ấn Độ nhưng đã chẳng trở nên trọn vẹn nếu không có người mẹ Trung Quốc.Cái ‘dễ thương’,cái hấp dẫn của Thiền tông chính là những thành phần văn hoá nghệ thuật, những đặc điểm sắc thái riêng của Trung Quốc, không phải của Ấn Độ. Những gì Phật giáo mang đến Trung Quốc, với tư tưởng giải thoát tuyệt đối, trình bày một cách nghiêm nghị khắt khe với một ngón tay trỏ chỉ thẳng, những điều đó được các vị Thiền sư thừa nhận, hấp thụ với một nụ cười thầm lặng đầy thi vị. Thành tựu lớn lao của các Đại luận sư Ấn Độ là nhét ‘con ngỗng triết lý’ vào cái lọ ‘ngôn từ, thì  chính nơi đây tại Trung Quốc, con ngỗng này được thả về với thiên nhiên mà không hề mang thương tích.” Thiền tông là sự “truyền pháp ngoài kinh điển” đạt ‘giác ngộ tức thì’ tại đây, ngay lúc này, chứng ngộ ‘kiến tính thành Phật’ do bản ngã chân tính và nhân duyên. Phật Thích Ca trên núi Linh Thứu im lặng đưa lên cành hoa, Thiền sư Ca Diếp mỉm cười thấu hiểu và đức Phật Thích Ca đã ấn chứng cho Thiền sư Ca Diếp là Sơ tổ của Thiền tông Ấn Độ.

Thiền tông Việt Nam có từ rất sớm tại Luy Lâu do Thiền tông Ấn Độ truyền bá vào Việt Nam trước tiên ở thế kỷ thứ 2 và thứ 3, rước cả Trung Quốc (thế kỷ thứ 6) Nhật Bản (thế kỷ 11, 12) và các nước châu Á khác. Các Sơ Tổ Thiền tông Việt Nam là thiền sư Khương Tăng HộiMâu Tử. Thiền tông Việt Nam nguồn gốc lâu đời trong lịch sử Việt Nam và phát triển rực rỡ nhất thời nhà Trần với Thiền phái Trúc Lâm.  Trần Nhân Tông (Trần Khâm 1258- 1308) là vua Phật đời Trần (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Người là tổ sư Trúc Lâm Yên Tử, nhà chiến lược kỳ tài, nhà văn hóa kiệt xuất, nhà thơ lớn Con Người Hoàn Hảo dân tộc Việt Nam. Người đã viết: Cư trần lạc đạo, triêt lý nhân sinh rất nổi tiếng “Ở đời vui đạo, mặc tùy duyên/ Hễ đói thì ăn, mệt ngủ liền/ Kho báu trong nhà thôi tìm kiếm/ Vô tâm đối cảnh hỏi chi thiền.

Trúc Lâm Yên Tử, Trần Nhân Tông

Trần Nhân Tông (Trần Khâm 1258- 1308) là vua Phật đời Trân (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Người là tổ sư Trúc Lâm Yên Tử, nhà chiến lược kỳ tài, nhà văn hóa kiệt xuất, nhà thơ lớn và Con Người Hoàn Hảo của dân tộc Việt Nam. Người đã viết: Cư trần lạc đạo, triêt lý nhân sinh rất nổi tiếng “Ở đời vui đạo, mặc tùy duyên/ Hễ đói thì ăn, mệt ngủ liền/ Kho báu trong nhà thôi tìm kiếm/ Vô tâm đối cảnh hỏi chi thiền.”

Trần Nhân Tông với 50 năm cuộc đời đã kịp làm được năm việc lớn không ai sánh kịp trong mọi thời đại của tất cả các dân tộc trên toàn thế giới: Minh quân lỗi lạc, làm vua 15 năm (1278 – 1293) trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến hai lần đánh thắng quân Nguyên Mông là đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thế giới của thời đó; Vua Phật Việt Nam, tổ sư thiền phái Trúc Lâm Yên Tử và Thái Thượng Hoàng 15 năm (1294-1306). Nhà văn hóa và nhà thơ kiệt xuất với thắng tích Trúc Lâm Yên Tử và kiệt tác Trần Nhân Tông còn mãi với thời gian, hoàn thành sư mệnh của bậc chuyển pháp luân, mang sự sống trường tồn vươt qua cái chết; Người Thầy của chiến lược vĩ đại yếu chống mạnh, ít địch nhiều bằng thế đánh tất thắng “vua tôi đồng lòng, toàn dân đồng sức”tạo lập sự nghiệp mở nước và thống nhất non sông Việt, mở đất phương Nam bằng vương đạo, thuận thời, thuận người; Con người hoàn hảo, đạo đức trí tuệ, kỳ tài trị loạn, đã hưng thịnh nhà Trần và cứu nguy cho nước Việt tại thời khắc đặc biêt hiểm nghèo, chuyển nguy thành an, biến những điều không thể thành có thể.

Giáo sư sử học Trần Văn Giàu nhận định: “… chưa tìm thấy lịch sử nước nào có một người đặc biệt như Trần Nhân Tông ở Việt Nam. Tại nước Tàu lúc bấy giờ Triều đình nhà Tống rất hùng mạnh nhưng quân Nguyên Mông đã tràn xuống đánh thắng thần tốc, đến nỗi vua quan nhà Tống phải chạy ra biển và nhảy xuống biển tự vẫn. Tại Tây Á, Trung Á và một phần châu Âu cũng thua thảm hại, đến nỗi Giáo hoàng La Mã cũng lên tiếng sợ hãi. Trong lúc ấy Việt Nam so với phương Bắc thì quá nhỏ bé và quá nghèo yếu, thế mà Người dám không cho Nguyên Mông mượn đường xâm lược Chiêm Thành. Lại còn đánh bại ba lần Nguyên Mông xâm lược. Sau khi thắng giặc, Người lại lên núi sống. Người dám nghĩ, dám làm những việc không ai dám nghĩ chứ đừng nói đến làm”

Phật giáo Khoa học và Việt Nam

Nhà bác học Anhstanh, cha đẻ của Thuyết tương đối, đã nhận định: “Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học” . “Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó” . “Khoa học mà thiếu tôn giáo là khập khiễng. Tôn giáo mà không có khoa học thì mù quáng” . Cả ba câu này đều được trích từ Những câu nói nổi tiếng của Anhstanh (Collected famous quotes from Albert), và được dẫn lại trong bài Minh triết sống thung dung phúc hậu của Hoàng Kim

Khoa học và thực tiễn giúp ta tìm hiểu những phương pháp thực tế để thể hiện ước mơ, mục đích sống của mình nhằm sống yêu thương, hạnh phúc,vui khỏe và có ích. Đọc rất kỹ lại Ki tô giáo, Hồi giáo,Do Thái giáo,Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, … và chiêm nghiệm thực tiễn , tôi thấm thía câu kinh Phật với triết lý vô ngã: Chân lý là suối nguồn chứ không phải là con người thần thánh hay chân lý tuyệt đối. Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông có minh triết: Hãy quay về tự thân chứ không tìm ở đâu khác. Luật Hấp Dẫn, Thuyết Tương đối, Thành tựu Khoa học và Thực tiễn giúp ta khai mở nguồn năng lượng vô tận của chính bản thân con người và thiên nhiên. Đó là ba ngọn núi cao vọi của trí tuệ, là túi khôn của nhân loại. Bí mật Tâm linh (The Meta Secret) giúp ta khám phá sâu sắc các quy luật của vũ trụ liên quan đến Luật Hấp Dẫn đầy quyền năng. Những lời tiên tri của các nhà thông thái ẩn chứa trong Kinh Vệ đà, Lời Phật dạy, Kinh Dịch, Kinh Thánh, Kinh Koran …, cũng như xuyên suốt cuộc đời của những con người vĩ đại trên thế giới đã được nghiên cứu, giải mã dưới ánh sáng khoa học; Bí mật Tâm linh là sự khai mở những nguồn năng lượng vô tận của chính bản thân mỗi con người đối với đồng loại, các loài vật và thiên nhiên. Suối nguồn chân lý trong di sản văn hóa, lịch sử, giáo dục, kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao của mỗi dân tộc và nhân loại lưu giữ nhiều điều sâu sắc cần đọc lại và suy ngẫm.Qua đèo chợt gặp mai đầu suối. Gốc mai vàng trước ngõ.

Việt Nam là chốn tâm thức thăm thẳm của đạo Bụt (Phật giáo) trãi suốt hàng nghìn năm. Lịch sử Phật giáo Việt Nam theo sách Thiền Uyển tập anh xác nhận là đạo Phật được truyền trực tiếp từ Ấn Độ theo đường biển vào Việt Nam, gồm Giao Chỉ ở phía bắc và Chăm pa ở phía nam, khoảng thế kỉ thứ ba đến thế kỉ thứ hai trước Công nguyên, chứ không phải từ Trung Hoa như một số quan niệm trước đây. Phật giáo đồng hành chung thủy, lâu bền với dân tộc Việt, dẫu trãi nhiều biến cố nhưng được dẫn dắt bởi những nhà dẫn đạo sáng suốt và các đấng minh vương, lương tướng chuộng nhân ái của các thời nên biết thể hiện sự tốt đạo, đẹp đời. Việt Nam là nước biết tiếp thu, chắt lọc tri thức tinh hoa của nhân loại, chuộng sự học, đồng thời biết quay về với tự thân tổng kết thực tiễn, chứ không tìm ở đâu khác.

Việt Nam, Khoa học và Phật giáo là ba nhận thức căn bản của tôi.

Bản chất cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và vô thường. Minh triết của đời người hạnh phúc là biết sống thung dung, phúc hậu, thanh thản, an nhiên tự tại, nhận ra kho báu vô giá của chính mình, không lo âu, không phiền muộn, sống với tinh thần dịu hiền và trái tim nhẹ nhõm

Bạch Ngọc Hoàng Kim

Bulukhin ngày 03.10.2013 lúc 10:56 nói:

Nếu thầy Thích Phổ Tuệ ấn chứng bạch ngọc (hạt gạo trắng ngần) thì cứ để nguyên vậy. Thiển nghỉ của Bu thì có khác chút xíu. Bạch Ngọc là ngọc trắng thì chưa nói chi đến hạt gạo cả. Thực ra hạt gạo không trắng thậm chí gạo lứt thì dinh dưỡng nhiều hơn gạo trắng. Bu được biết người Mỹ chế ra máy xát gạo trắng sau đó thấy là sai lầm bèn chế ra một thứ bột cho vào gạo để bù lại phần cám đã mất đi. Nhưng khi nấu cơm người ta vo gạo thì bột đó lại mất đi.Dân gian nói hạt gạo là ngọc trời cho, trong trường hợp này là MỄ NGỌC. Đấy cũng là nói cho vui.

HOA LÚA GIỮA ĐỒNG XUÂN

Bao năm Trường Viện là nhà
Sắn khoai ngô lúa đều là thịt xương
Một đời người một rừng cây
Thầy ươm giống tốt để mai thành rừng.

Con theo Người nguyện làm Hoa Lúa
Bưng bát cơm đầy quý giọt mồ hôi
Trọn đời vì Dân mến thương hạt gạo
Hoa quê hương hạt ngọc trắng ngần.


Con thăm Thầy lên non thiêng Yên Tử
Về đất lành Chùa Ráng giữa đồng xuân

“Mưa thuận gió hòa chăm bón đúng
Nhân tươi quả tốt được thu nhiều”


Lẫn với cỏ không tranh đua hương vị
Không màng ngôi ngự trị các loài hoa
Hoa Lúa đượm hồn quê dung dị
Quên sắc hương để lộng lẫy Hoa Người ! ” (**)

Con nguyện ước nối đời theo hạt gạo
Chén cơm ngon thơm bếp lửa gia đình
Thầy Trò cùng chung tay làm việc thiện
Sống trọn tình với giấc mơ xanh.


Hoàng Kim

NHỚ VIÊN MINH HOA LÚA

Tay men bệ đá sân chùa
Tổ tiên cha mẹ đều xưa chốn này
Đình làng chùa cũ nơi đây
Nuôi đêm phúc ấm dưỡng ngày nhân sinh

Mình về với đức Viên Minh
Thơm hương Hoa Lúa nặng tình nước non
Đêm Yên Tử sáng trăng rằm
Ban mai ngày mới an nhiên cuộc đời

Thung dung bước tới thảnh thơi
Hiền lành phúc hậu lánh nơi bụi trần
Thiên nhiên là thú bình an
Người thân bạn quý thanh nhàn sống vui.

THIỀN SƯ LÃO NÔNG TĂNG

Thầy Trao Gương Bạch Ngọc
Trăng Xuân Soi Đường Trần
Thiên Mệnh Sáng Sử Ký
Hoàng Gia Ngọc Phương Nam

Viên Minh Đêm Sương Giáng
Hạc Vàng Đón Người Thân
Vượt Trăm Năm Viên Mãn
Rằm Trọn Thời Thanh Minh

Thầy Cây Lương Thực Việt
Nghề Giáo Dưỡng Nhân Tâm
Nghiệp Vinh Danh Khoai Sắn
Lúa Ngô Thành Trúc Lâm

Viên Minh Thích Phổ Tuệ & An Viên Ngọc Quan Âm Bạch Ngọc Hoàng Kim Thiền Sư Lão Nông Tăng https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thien-su-lao-nong-tang/ & Bài ca nhịp thời gian https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bai-ca-nhip-thoi-gian/

THIỀN SƯ LÃO NÔNG TĂNG
“Mưa thuận gió hòa chăm bón đúng
Nhân tươi quả tốt được thu nhiều”


Viên Minh Thích Phổ Tuệ
Lời Thầy dặn thung dung
Nhớ Viên Minh Hoa Lúa
Chùa Ráng giữa đồng xuân

Kim Notes lắng ghi chú
Hoa Đất thương lời hiền. ·

Noi theo dấu chân Bụt
Dạy và học làm Người
Hiểu Quân Dân Chính Đảng
Thấu Nông Lâm Y Sinh

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thien-su-lao-nong-tang/

CHỮ TUỆ 慧
Hán Nôm ( Học với chữ Hán-Nôm )
Đỗ Hoàng  · 2 4 2022 lúc 21; 42  

Tuệ có nghĩa là thông minh tài trí, sáng dạ. Tuệ thường được sử dụng để chỉ sự sáng suốt mau mắn lanh trí của con người. Sinh ra đã thông minh hơn người, tư duy nhanh nhẹn gọi là có tuệ căn. Có con mắt nhìn thấu mọi thứ soi rõ tiền nhân hậu hoạn gọi là tuệ nhãn.

Chữ tuệ được dùng nhiều trong phật học. Nhưng từ này cũng hàm ý chỉ sự tốt đẹp, nên thường được dùng để đặt làm tên người.

Cách viết chữ Tuệ

Tuệ – Huì – 慧. Bên trên là hai chữ phong 丰, bên dưới có bộ kệ 彐, sau đó là chữ tâm

Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ viết “Mưa thuận gió hòa chăm bón đúng. Nhân tươi quả tốt được thu nhiều” và ấn chứng Bạch Ngọc (hạt gạo trắng ngần) cho người có tâm nguyện trọn đời theo nghề nông. Viên Minh Thích Phổ Tuệ sinh ngày 12 tháng 4 năm 1917 đến nay đã trụ thế trãi trên 105 xuân (2021), Người từng nói: “Sống ở trên đời này được bao nhiêu năm, theo tôi, không phải là thước đo giá trị của đời người. Con rùa nó sống hàng ngàn năm thì đã sao? Vấn đề là sống để thực hiện sứ mệnh gì, mang lại lợi ích gì cho Đời, cho Đạo, ngài Trần Nhân Tông chỉ ở đời có 51 năm, Ngài Pháp Loa có 47 năm mà công nghiệm thì bất khả tư nghì. Tôi trụ thế đến nay.( …) nghiệp là tu hành, nuôi thân thể chủ yếu bằng nghề làm ruộng, chưa từng dám lạm dụng một bát gạo, một đồng tiền của tín thí thập phương, khi nào chư Phật, chư Tổ cho gọi thì về thôi” . Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ là người đóng góp nhiều công trình nghiên cứu, biên soạn, dịch thuật về Phật học như: Đại từ điển Phật học, Đại Luật, Đại tạng kinh Việt Nam, Đề cương Kinh Pháp Hoa, Kinh Bách Dụ, Phật Tổ Tam Kinh, Phật học là tuệ học.Thiền sư Thích Phổ Tuệ là đệ Tam pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam. xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/vien-minh-thich-pho-tue/

TUỆ GIÁC VÀ TÂM ĐỨC

Điều Kỳ Diệu lúc Sáng
Tỉnh Thức Cùng Tháng Năm
Luân Xa Vũ Trụ Mở
Người An Hòa Trăng Rằm

LỜI THƯƠNG
Hoàng Kim

Ta đi về chốn trong ngần
Để thương sỏi đá cũng cần có nhau.


Đi đâu cũng không bằng Tổ quốc mình. Nói gì, làm gì cũng không bằng dạy, học và làm cho đồng bào đất nước mình. Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương. Mục đích sau cùng của dạy và học là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và làm được việc. Dạy và học thực tiễn trên chính Tổ quốc mình. Việt Nam quê hương tôi! Đó là đất nước của biết bao nhiêu thế hệ xả thân vì nước để quyết giành cho được độc lập, thống nhất, tự do và toàn vẹn Tổ Quốc.Làm Người Thầy chiến sĩ khoa học xanh hướng đến bát cơm ngon của người dân lao động, đó là điều tôi tâm đắc nhất

Nhớ lớp học trên đồng

ĐÊM TRẮNG VÀ BÌNH MINH
Hoàng Kim

Mời bạn thưởng thức món quà “Đêm trắng và bình minh”, câu chuyện về Ghent thành phố khoa học công nghệ; Sắn quà tặng thế giới người nghèo; Đêm trắng và bình minh phương Bắc. Nhà văn Nga Dostoievski viết “Những đêm trắng” với sự sâu sắc lạ lùng mà tôi khi được trãi nghiệm mới thấu hiểu. Ông trò chuyện về du lịch mà thực ra đang nói về nhân tình thế thái, về những đêm trắng và ảo ảnh bình minh phương Bắc. Bạn hãy ngắm nắng ấm và vườn cây trong bức ảnh lúc 7 giờ chiều chụp tiến sĩ Claude Fauquet với tôi. Ông là Chủ tịch Hội thảo Sắn Toàn cầu, Tổng Giám đốc của Viện Nghiên cứu Khoa học lừng danh ở Mỹ, người đã dành cho tôi sự ưu ái mời dự Hội thảo và đọc báo cáo. Bạn cũng hãy xem tiếp phóng sự ảnh chụp lúc gần nửa đêm mà ánh sáng vẫn đẹp lạ thường để đồng cảm cùng tôi về đêm trắng và bình minh. Bắc Âu là vùng đất lành có triết lý nhân sinh lành mạnh, chất lượng cuộc sống khá cao và những mô hình giáo dục tiên tiến nổi tiếng thế giới. Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương. Mục đích sau cùng của dạy và học là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và làm được việc. Dạy và học thực tiễn trên chính Tổ quốc mình. Tôi tâm đắc với thầy Nguyễn Lân Dũng “Bác Hồ với hạnh phúc của dân”, tâm đắc với nhà văn Trần Đăng Khoa những suy tư chấn hưng giáo dục qua bài viết “Mở cửa nhìn sang nhà hàng xóm” trao đổi về dạy và học ở Bỉ và Ngoảng lại mà ngắm… Bạn cũng sẽ bắt gặp đêm trắng và bình minh trong những trăn trở suy tư của nhà báo Nguyễn Chu Nhạc ở câu chuyện “Hà Lan ký sự” và “Brussels, trái tim EU” trong thiên phóng sự “Châu Âu du ký” mà anh mới kịp viết phần đầu “Trở lại xứ Gà trống Gô-loa” trong năm 2012. Tôi biết tự lượng sức mình nên đã dành trọn khoảng lặng hôm nay để viết tản văn này. Tôi nhớ nhà thơ Việt Phương: “Yêu biết mấy những đêm dài thức trắng/ Làm kỳ xong việc nặng sẵn sức bền/ Bình minh đuổi lá vàng trên đường vắng/ Như vì ta mà đời ửng hồng lên”. “Thăm làng, ta ghé trại mồ côi, Các cháu má hồng môi rất tươi. Nhưng một thoáng buồn trong khóa mắt, Ta biết rằng ta nợ suốt đời…”.”Trăng Trung Quốc tròn hơn trăng nước Mỹ. Đồng hồ Liên Xô tốt hơn đồng hồ Thụy Sĩ”. Cửa Mở thao thức lòng tôi Đêm trắng và Bình Minh. Ai đi mang mang trên đời. Nghị lực, nhân từ, khờ dại mãi thôi. Hoàng Kim.

Ghent thành phố khoa học công nghệ

Tôi phải trả 400 đô la Mỹ cho bài học lãng phí đầu tiên đi xe taxi ở Ghent, thành phố khoa học và công nghệ sinh học (City of Science and Biotechnology) tại Bỉ vì đã không tận dụng phương tiện công cộng. Thất bại đáng tiếc này xẩy ra khi tôi vận dụng lặp lại kinh nghiệm thành công trước đó của mình tại thủ đô Luân Đôn “thành phố sương mù” ở Vương quốc Anh, tại thủ đô Helsinki thành phố di sản “Con gái của Baltic” đẹp nhất Bắc Âu ở Phần Lan và tại Roma “thủ đô của các bảo tàng nổi tiếng thế giới” ở Ý.

Sự khôn vặt của tôi là kiểu của Hai Lúa người Việt. Tôi tính mình chỉ cần bỏ ra một vài trăm đô thuê taxi “không thèm đi tàu điện ngầm vì chẳng chụp ảnh và thăm thú được gì cả”. So với tiền của chuyến bay xa xôi từ Việt Nam sang Bắc Âu cao ngất ngưỡng do phía bạn chi trả thì số tiền mình tự bỏ ra trả thêm cho việc học là rất hời. Bạn tính nhé. Giá của một tour du lịch trọn gói từ thành phố Hồ Chí Minh đến thủ đô Helsinki (Phần Lan) thăm cố đô Turku (thành phố cổ nhất của Phần Lan được xây dựng từ năm 1280, cũng là cửa khẩu thông thương quan trọng nhất giữa Phần Lan và Thuỵ Điển) và trở về thành phố Hồ Chí Minh trong 5 ngày 4 đêm chí ít là 53,70 triệu đồng. Giá tour của máy bay khứ hồi đi Anh hoặc đi Ý cũng tương tự, cao hoặc thấp hơn một chút. Đó là tài sản lớn của những nghề lương thiện và những người chân lấm tay bùn muốn mở cửa nhìn ra thế giới. Do vậy, ở nhiều lần đi trước tôi đã quyết ý tự chi thêm một vài trăm đô khi có điều kiện để thăm được một số địa danh lịch sử văn hóa mà tôi ngưỡng mộ, để e rằng sau này mình hiếm có dịp quay trở lại.

Nhờ thế tôi đã đến được cung điện Buckingham, đại học Oxford, Bảo tàng Nam Kensington, Nhà thờ Thánh Paul (ở Anh), thăm toà nhà Quốc hội City Hall và Parliament House, đến Phủ Chủ tịch The Presidential Palace, biểu tượng Railroad Station, ghé nhà thờ Uspenski ở trung tâm thủ đô Helsinki, thăm ông già Noel tại Santa Claus, 96930 Artic Circle, Finland cách thành phố Rovaniemi khoảng 8km xứ sở Lapland (ở Phần Lan). Tôi cũng chụp nhiều ảnh ở Đấu trường La Mã và Khải hoàn môn Arco di Costantino. Đài phun nước Trevi, một trong những đài phun nước nổi tiếng nhất thế giới. Đài tưởng niệm liệt sĩ Vittorio Emanuele II. Bảo tàng Vatican (tại thủ đô Roma của Ý) và các địa danh khắp bốn biển, bốn châu của nhiều lần khác …

Ghent có hệ thống giao thông công cộng giá hợp lý phát triển rất cao nên kinh nghiệm đi taxi trước đó của tôi trở thành nguyên nhân lãng phí. Giống như Tiệp Khắc (Czech Slovakia cũ), hầu hết mọi người đi học, đi làm đều bằng phương tiện công cộng, có chuyện cần kíp mới đi taxi, rất hiếm thấy Honda. Giá taxi ở Ghent cao gấp nhiều lần so với giá taxi ở Việt Nam và cũng cao hơn nhiều so với giá taxi ở Anh, Pháp, Mỹ, Nhật là những nơi giàu có và thành phố có tiếng đắt đỏ. Mô hình tổ chức giao thông thành phố hiện đại và hiệu quả ở Ghent đã được nghiên cứu học tập của nhiều nước và thành phố. Ngoài xa kia, đường phố rộng rãi, thỉnh thoảng mới thấy một chiếc xe ô tô chạy qua. Bạn thấy những cô gái và ông bà già dẫn chó đi dạo. Những đôi thanh niên đi xe đạp nhởn nhơ trò chuyện như không còn ai khác ngoài họ ở trên đời. Bạn tinh ý còn thấy trong tấm hình chụp tại cổng vào trường đại học, trên thảm cỏ xa xa có một cặp uyên ương đang sưởi nắng và … tự nhiên yêu đương.

Ghent là thành phố khoa học và công nghệ sinh học nổi tiếng. Đây là thành phố lớn nhất của tỉnh Đông Flanders và trong thời Trung cổ đã từng là một trong những thành phố lớn nhất và giàu nhất của Bắc Âu. Ngày nay Ghent là thành phố có diện tích 1205 km2 và tổng dân số 594.582 người kể từ ngày 1 tháng Giêng năm 2008 đứng thứ 4 đông dân nhất ở Bỉ. Ghent là viên ngọc ẩn ở Bỉ tuy it nổi tiếng hơn so với thành phố chị em của nó là Antwerp và Bruges, nhưng Ghent lại là một thành phố năng động, xinh đẹp về khoa học, nghệ thuật, lịch sử và văn hóa. Hàng năm có mười ngày “Ghent Festival” được tổ chức với khoảng hai triệu du khách tham dự.

Ghent được UNESCO công nhận là Di sản thế giới năm 1998 và 1999. Các điểm nhấn nổi bật là kiến trúc hiện đại của những tòa nhà trường đại học Henry Van de Velde và một số công trình liền kề. Louis Roelandt, kiến trúc sư nổi tiếng nhất của Ghent thế kỷ XIX đã xây dựng hệ thống các trường đại học, khu hội nghị, nhà hát opera và tòa thị chính. Bảo tàng quan trọng nhất ở Ghent là Bảo tàng Mỹ thuật Voor Schone Kunsten với các bức tranh nổi tiếng của Hieronymus Bosch, Peter Paul Rubens, kiệt tác của Victor Horta và Le Corbusier, Huis van Alijn. Nhà thờ Saint Bavo lâu đài Gravensteen và kiến trúc lộng lẫy của bến cảng Graslei cũ là những nơi thật đáng chiêm ngưỡng. Đó là sự pha trộn tốt đẹp giữa sự phát triển thoải mái của cuộc sống và lịch sử, mà không phải là một thành phố bảo tàng. Giở lại những trang sử của Ghent năm 1775, các bằng chứng khảo cổ cho thấy sự hiện diện của con người trong khu vực hợp lưu của Scheldt và Lys trong thời kỳ đồ đá và đồ sắt. Hầu hết các nhà sử học tin rằng tên cũ của Ghent có nguồn gốc từ ‘Ganda’ có nghĩa là hợp lưu có từ thời La Mã. Khoảng năm 650, Saint Amand thành lập hai tu viện tại Ghent đó là Saint Peter Abbey và Saint Bavo Abbey. Khoảng năm 800, Louis Pious con trai của Charlemagne đã bổ nhiệm Einhard, người viết tiểu sử của Charlemagne, làm trụ trì của cả hai tu viện. Trong những năm 851 đến 879, thành phố bị tấn công và cướp phá hai lần sau đó được phục hồi và phát triển rực rỡ từ thế kỷ 11. Cho đến thế kỷ 13, Ghent là thành phố lớn nhất ở châu Âu sau Paris, lớn hơn Luân Đôn và Mạc Tư Khoa. Thời Trung Cổ, Ghent là một trong những thành phố quan trọng nhất châu Âu đối với ngành công nghiệp len và dệt may. Vào năm 1500, Charles V, Hoàng đế La Mã và vua Tây Ban Nha đã được sinh ra ở Ghent. Sau nhiều thăng trầm của lịch sử và sự tàn phá của các cuộc chiến tranh Ghent kết thúc vai trò của một trung tâm địa chính trị quân sự quan trọng quốc tế và trở thành một thành phố bị chiếm đóng, bị giành giật giữa các thế lực. Sau khi trận chiến Waterloo, Ghent trở thành một phần của Vương quốc Anh và Hà Lan suốt 15 năm. Lạ kỳ thay, chính trong giai đoạn tổn thương nghiêm trọng này, Ghent thành lập trường đại học cho riêng mình năm 1817 để khai sáng văn minh dân tộc. Họ cũng chấn hưng kinh tế bằng quyết tâm kết nối cảng biển năm 1824-1827. Sau cuộc Cách mạng Bỉ, với sự mất mát của cảng biển nền kinh tế địa phương bị suy sụp và tê liệt. Ghent bị chiếm đóng bởi người Đức trong cả hai cuộc chiến tranh thế giới nhưng đã tránh được sự tàn phá nghiêm trọng và đã được giải phóng bởi Vương quốc Anh ngày 6 tháng 9 năm 1944. Điều bền vững trường tồn cùng năm tháng chính là con người, văn hóa và giáo dục. Phần lớn kiến trúc thời Trung cổ của thành phố hiện vẫn còn nguyên vẹn và được phục hồi, bảo tồn khá tốt cho đến ngày nay.

Ghent còn là thành phố lễ hội thường xuyên hàng năm với các nhà hàng ẩm thực nổi tiếng. Nhiều sự kiện văn hóa lớn như Lễ hội âm nhạc, Liên hoan phim quốc tế, Triển lãm lớn thực vật, Hội thảo Trường Đại học Ghent và các Công ty nghiên cứu … đã thu hút đông đảo du khách đến thành phố. Khoa học công nghệ và nghệ thuật thực sự được tôn trọng. Bạn có thành quả gì đóng góp cho chính sức khỏe, đời sống, niềm vui con người được vui vẻ đón nhận một cách thân thiện, hứng thú. Du lịch ngày càng trở thành ngành sử dụng lao động lớn tại địa phương.

Ghent cũng là vùng đất địa linh với quá nhiều những người nổi tiếng. Charles V, Hoàng đế La Mã và vua Tây Ban Nha đã được sinh ra ở Ghent năm 1500. Một danh sách dài những người đã và đang hóa thân cho sự phồn vinh của quê hương xứ sở với đủ loại ngành nghề khác nhau.

Phương Bắc đấy! Đi xa về Bắc Âu đến Phần Lan, Thụy Điển, Hà Lan, Đan Mạch, Na Uy là cả một vùng thiên nhiên, văn hóa mới lạ. Nơi đó không gian văn hóa thật trong lành. Chất lượng cuộc sống tốt hơn nhiều vùng tôi đã qua.

Tôi ngồi vào bàn và lưu lại điểm nhấn: “Đến Ghent nhớ những đêm trắng và bình minh phương Bắc cùng với phóng sự ành Memories from Ghent để hẹn ngày quay lại ngẫm và viết. Ghent lúc này đã gần nửa đêm tương ứng với Việt Nam khoảng bốn năm giờ sáng nhưng bầu trời mới bắt đầu tối dần như khoảng 7 giờ chiều ở Việt Nam. Ánh sáng trắng đang nhạt đi và trời như chạng vạng tối. Đẹp và hay thật !

Sắn quà tặng thế giới người nghèo

Hội nghị khoa học đầu tiên của các đối tác sắn toàn cầu (First Scientific Meeting of the Global Cassava Partnership GCP1) với chủ đề “Sắn đáp ứng các thách thức của thiên niên kỷ mới” (Cassava: Meeting the Challenges of the New Millennium) được mở ra ở Trường Đại học Ghent vương quốc Bỉ với hơn một ngàn người tham dự. 115 báo cáo và hơn 200 áp phích (poster) và gian hàng được trình bày, giới thiệu liên tục tại 13 tiểu ban trong ba ngày.

Tiến sĩ Claude Fauquet và tiến sĩ Joe Tohme có hai báo cáo thật ấn tượng: Cây sắn quà tặng của thế giới và cơ hội cho nông dân nghèo; Cây sắn quà tặng của thế giới và thách thức đối với các nhà khoa học. Những vấn đề khủng hoảng năng lượng toàn cầu, an ninh lương thực, môi sinh – môi trường đang thách thức thế giới hiện đại. Những câu hỏi đặt ra nhằm cải tiến cây sắn là cây chịu hạn, giàu tinh bột và năng lượng, đề mang lại thu nhập tốt hơn cho người dân nghèo.

Tôi tham dự hội nghị với ba bài viết S3-2 (trang 54) SP3-9 (trang 60) và SP03-16 trang 63) gồm một báo cáo trước hội nghị toàn thể và hai áp phích. Việt Nam là điển hình quốc tế về sự đột phá sản lượng và năng suất sắn với sản lượng sắn tăng gấp năm lần và năng suất sắn tăng gấp đôi sau tám năm (2000-2008). Đó quả là một điều kỳ diệu cho toàn thế giới! Việc chọn tạo và phát triển các giống sắn mới của Việt Nam đã mang lại bội thu cao trong sản xuất ước vượt trên 2.000 tỷ đồng mỗi năm từ năm 2003 (đạt quy mô 270 ngàn ha x 8,9 tấn bội thu/ha x 50 USD/ tấn x 16.000 VND/USD). Sự cần cù, năng động, chịu thương chịu khó của nông dân Việt Nam thật đáng tự hào!

Thành tựu sắn Việt Nam gắn liền với những bài học kinh nghiệm quý giá của đông đảo bà con nông dân, các nhà khoa học, khuyến nông, quản lý, doanh nghiệp … trong Chương trình Sắn Việt Nam (VNCP). Nước ta đã thành một trường hợp nghiên cứu điển hình (key study) của châu Á và Thế giới. Tôi bị vây kín giữa những người bạn suốt các lần giải lao một cách sung sướng và đáng thương. Đội ngũ đi họp của mình quá mỏng (chỉ một mình tôi) so với những đội hình sắn vững chãi của nhiều nước khác như Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Brazil, Thái Lan, Nigeria, Colombia, … Bài báo mà tôi viết chung với PGS.TS. Nguyễn Văn Bộ (Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam), tiến sĩ Reinhardt Howerler và tiến sĩ Hernan Ceballos (là hai chuyên gia nông học và chọn giống sắn hàng đầu của CIAT và thế giới) đã gây ấn tượng tốt và được nhiều người trao đổi, hỏi đáp.

Buổi tối tiến sĩ Boga Boma, giám đốc của một dự án sắn lớn của châu Phi đã mang đồ đạc sang đòi “chia phòng ngủ” với tôi để “trao đổi về bài học sắn Việt Nam và cùng cảm nhận đêm trắng”.

Boga Boma giàu, nhỏ tuổi hơn tôi, tính rất dễ thương, người cao lớn kỳ vĩ trên 1,90 m như một hảo hán. Lần trước Boga Boma làm trưởng đoàn 15 chuyên gia Nigeria sang thăm quan các giống sắn mới và kỹ thuật canh tác sắn của Việt Nam, đúc kết trao đổi về cách sử dụng sắn trong chế biến nhiên liệu sinh học. Anh chàng hảo hán này vừa ra đồng đã nhảy ngay xuống ruộng giống mới, đề nghị tôi nhổ thử một vài bụi sắn bất kỳ do anh ta chỉ định của giống mới KM140 (mà sau này đoạt giải Nhất VIFOTEC của Hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật toàn quốc lần thứ 10 trao giải ngày 19.1.2010 ở Hà Nội). Boga Boma ước lượng năng suất thực tế mỗi bụi sắn này phải sáu ký. Anh đo khoảng cách trồng rồi hồ hởi đưa lên một ngón tay nói với giọng thán phục “Sắn Việt Nam số 1”

Sau buổi tham quan đó, Boga Boma ngỏ lời đề nghị với tôi cho đoàn Nigeria được đến thăm nhà riêng để “tìm hiểu cuộc sống và điều kiện sinh hoạt làm việc của một thầy giáo nông nghiệp Việt Nam”. Anh chàng chăm chú chụp nhiều ảnh về tài liệu sắn của bảy Hội thảo Sắn châu Á và mười Hội thảo Sắn Việt Nam trong một phần tư thế kỷ qua. Anh cũng chụp bếp đèn dầu dùng ga của gia đình tôi. Boga Boma cũng như Kazuo Kawano, Reinhardt Howerler, Hernan Ceballos, Rod Lefroy, Keith Fahrney, Bernardo Ospina, S. Edison, Tian Ynong, Li Kaimian, Huang Jie, Chareinsak Rajanaronidpiched, Watana Watananonta, Jarungsit Limsila, Danai Supahan, Tan Swee Lian, J. Wargiono, Sam Fujisaca, Alfredo Alves, Alfred Dixon, Fernando A, Peng Zhang, Martin Fregene, Yona Beguma, Madhavi Sheela, Lee Jun, Tin Maung Aye, Guy Henry, Clair Hershey, … trong mạng lưới sắn toàn cầu với tôi đều là những người bạn quốc tế thân thiết. Hầu hết họ đều đã gắn bó cùng tôi suốt nhiều năm. Sự tận tâm công việc, tài năng xuất sắc, chân thành tinh tế của họ trong ứng xử tình bạn đời thường làm tôi thực sự cảm mến.

Bẳng đi một thời gian, Boga Boma thông tin Nigeria hiện đã ứng dụng bếp đèn dầu dùng cồn sinh học từ nguyên liệu sắn cho mọi hộ gia đình Nigeria trong toàn quốc. Nigeria đã thành công lớn trong phương thức chế biến sắn làm cồn gia đình phù hợp với đất nước họ, làm tiết kiệm được một khối lượng lớn xăng dầu với giá rất cạnh tranh cho tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.

Lần này trong đêm trắng ở Ghent, Boga Boma lại hí húi ghi chép và ngẫm nghĩ về ba bài học kinh nghiệm sắn Việt Nam 6M (Con người, Thị trường, Vật liệu mới Công nghệ tốt, Quản lý, Phương pháp, Tiền: Man Power, Market, Materials, Management, Methods, Money), 10T (Thử nghiệm, Trình diễn, Tập huấn, Trao đổi, Thăm viếng, Tham quan hội nghị đầu bờ, Thông tin tuyên truyền, Thi đua, Tổng kết khen thưởng, Thiết lập mạng lưới người nông dân giỏi) và FPR (Thiết lập mạng lưới thí nghiệm đồng ruộng và trình diễn để nghiên cứu cùng nông dân chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất sắn).

Buổi chiều Yona Beguma cùng các bạn châu Phi say mê trò chuyện cùng tôi về bài học sắn Việt Nam được giới thiệu trên trang của FAO với sự yêu thích, đặc biệt là “sáu em”(6M), “mười chữ T tiếng Việt” (10T) và “vòng tròn FPR dụ dỗ”. Sau này, anh chàng làm được những chuyện động trời của cây sắn Uganda mà tôi sẽ kể cho bạn nghe trong một dịp khác.

Nhìn lớp trẻ thân thương đầy khát vọng tri thức đang vươn lên đỉnh cao giúp xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho quê hương xứ sở. Ngắm nhìn sự mê mãi của Boga Boma lúc bình minh vừa rạng lúc anh chàng đã thức gần trọn đêm. Tôi chợt nhớ câu thơ Việt Phương: “Yêu biết mấy những đêm dài thức trắng/ Làm kỳ xong việc nặng sẵn sức bền/ Bình minh đuổi lá vàng trên đường vắng/ Như vì ta mà đời cũng ửng hồng lên”.

Đêm trắng và bình minh phương Bắc

Tôi lục tìm trong khoang tư liệu, đọc lại trích đoạn “Những đêm trắng” của nhà văn Nga Dostoievski và đoạn viết về hiện tượng cực quang của bình minh phương Bắc: “Ở vùng cực của trái đất, ban đêm, thường thấy hiện tượng ánh sáng có nhiều màu sắc: trắng, vàng, đỏ, xanh, tím, rực rỡ có hình dáng như một bức rèm hoặc một cái quạt rất lớn. Có khi những tia sáng lại xòe ra như hình nạn quạt. Cái quạt ánh sáng ấy lấp lánh rung chuyển nhè nhẹ như một bàn tay khổng lồ rũ xuống rũ lên, lập lòe làm thành một quang cảnh kỳ vĩ lạ thường. Màn ánh sáng ấy trong suốt đến nỗi nhìn qua thấy rõ tất cả các ngôi sao trên bầu trời. Hướng của những tia sáng nói chung trùng với hướng của các đường sức của từ trường trái đất. Loại ánh sáng này xuất hiện từ độ cao 80 đến 1.000 km và nhiều nhất là ở độ cao trên dưới 120 km. Ở nước Nga thời trước người ra cho rằng đó là ánh hào quang của những đoàn thiên binh thiên tướng kéo đi trong không gian. Còn nhân dân Phần Lan cho đó là mặt trời giả của người xưa làm ra để soi sáng cho đêm trường Bắc Cực. Vì loại ánh sáng này chỉ thấy trong những miền gần hai cực nên gọi là cực quang. Ở Na Uy và Thụy Điển thì người ta gọi là ánh sáng “bình minh phương Bắc”.

Qua Ghent mới thấy đêm phương Bắc đến chậm và sớm nhanh Việt Nam như thế nào, mới thấm hiểu sự sâu sắc của Dostoievski nhà văn bậc thầy văn chương Nga và thế giới: Ông nói chuyện trời mà cũng là nói chuyện người. Ông trò chuyện về du lịch mà thực ra đang nói về nhân tình thế thái, những đêm trắng và ảo ảnh bình minh phương Bắc. Đó là câu chuyện thật như đùa và đùa như thật, ảo giác mà tưởng thật, thật mà tưởng ảo giác. Nhân loại đã đi qua vùng sáng tối đó, ánh sáng của thiên đường, những đêm trắng nối liền bình minh phương Bắc.

Thực ra, khi bạn đến thủ đô Helsinki của Phần Lan vào tháng 6,7 thì đêm trắng và ảo ảnh bình minh phương Bắc rõ hơn nhiều. Bạn hãy đến đúng dịp hè và chuẩn bị sẵn máy ảnh loại tốt, độ phân giải lớn, khẩu độ rộng để săn ảnh. Tôi buộc phải sử dụng chùm ảnh du lịch Phần Lan vì máy ảnh họ chụp tốt hơn những tấm ảnh đẹp mê hồn về đêm trắng, trời tím và ngủ lều tuyết.

Ở Phần Lan, nhiệt độ trung bình của tháng nóng nhất khoảng 15 độ C, và tháng lạnh nhất khoảng -9 độ C. Trung bình mỗi năm ở Phần Lan có hơn 100 ngày tuyết phủ ở phía nam và tây nam, còn ở phía bắc vùng Lappi thì tới hơn 200 ngày có tuyết. Nhiệt độ ban ngày và ban đêm chênh nhau tới 20 độ C, ngày lạnh nhất và ngày ấm nhất chênh nhau 80 độ C. Mặt trời mọc tháng 1, 2 lúc 9h30 sáng và lặn lúc 3h30 chiều là những ngày ngắn nhất trong năm. Tháng 6,7 mặt trời mọc lúc 4h00 sáng và lặn lúc 10h30 tối là những ngày dài nhất trong năm. Cá biệt ở phía Bắc vùng đất Lapland có những đêm trắng vào mùa hè, mặt trời không bao giờ lặn trong khoảng 60 ngày đêm nên có thể ngắm mặt trời lúc nửa đêm. Tiếp đó là khoảng thời gian chạng vạng không nhìn thấy mặt trời kéo dài trong khoảng 6 tháng vào mùa thu và đông. Không riêng gì Phần Lan mà hầu hết các nước Bắc Âu khí hậu lạnh và thời tiết thay đổi thất thường không được ấm áp thường xuyên như Việt Nam. Tôi lấy làm lạ khi sau này một số người đọc chưa hiểu đúng về sự khái quát cực kỳ tinh tế của Bác: “Nước ta: ở về xứ nóng, khí hậu tốt/ Rừng vàng biển bạc, đất phì nhiêu/ Nhân dân dũng cảm và cần kiệm/ Các nước anh em giúp đỡ nhiều.

Tại Ghent của vương quốc Bỉ, nơi thành phố khoa học và công nghệ sinh học thì ấm hơn nhưng sự tiếp biến đêm trắng và bình minh phương bắc vẫn còn rất rõ nét. Ở đó, mặt trời tháng bảy mọc lúc hừng đông 4g30 -5g00 và lặn lúc 8g00- 9g00. Săn ảnh vào lúc bình minh vừa rạng cũng như ngắm mây ngũ sắc huyền thoại lúc mặt trời sắp lặn ở Việt Nam. Bạn hãy ngắm dòng tinh vân xinh đẹp lạ thường trước lúc bình minh.

Sau này ở Việt Nam tôi chỉ có cơ hội nhìn thấy được sự chuyển màu từ tối tím sang bảy màu, sang màu xanh ngọc và trắng hồng lúc 4g30 sáng ngày 18 tháng 1 năm 2010 tại chòm cao nhất của non thiêng Yên Tử. Tôi chụp trên 100 tấm ảnh mới chọn được tấm ảnh ưng ý nhất. Đó là dịp may hiếm có của đời người. Sau này chúng ta sẽ nhiều dịp trở lại với Trần Nhân Tông và Bình minh trên Yên Tử để học được bài học vô giá của ông cha mình.

Chúng tôi được giáo sư Marc Van Montagu, nhà bác học lừng danh thế giới cha đẻ GMO, vị chủ tịch của Liên đoàn Công nghệ sinh học châu Âu và hiệu trưởng của Trường Đại học Ghent hướng dẫn thăm quan lâu đài cổ, bảo tàng nghệ thuật và trường đại học nơi Ghent được UNESCO tôn vinh là di sản văn hóa thế giới năm 1998, 1999 và mời dự tiệc chiêu đãi. Tôi được mời ngồi bên cạnh ông và ba con người kỳ dị khác. Đó là Claude Fauquet (DDPSC, St Louis USA), Joe Tohme (CIAT, Colombia), G. Hawtin (CIAT, Colombia). Họ quá nổi tiếng trong số những con người đang làm thay đổi thế giới về bức tranh cây sắn và khoa học cây trồng những năm đầu thế kỷ 21. Tôi thực sự ngần ngại vị trí ngồi chung này và muốn thoái thác nhưng họ vui vẻ thân tình mời đại diện các châu lục. Họ đối xử với tôi và các đồng nghiệp với một sự tự nhiên, quý mến, trân trọng, và thực lòng ngưỡng mộ những kết quả đã đạt được của sắn Việt Nam (sau này khi nghĩ lại tôi ứa nước mắt hãnh diện về dân tộc mình đã cho chúng tôi cơ hội “O du kích bắn đại bác”). Tôi biết rõ những tài năng ưu tú xung quanh mình. Họ dung dị bình thường, thân tình lắng nghe nhưng đó là những con người khoa học đặc biệt. Họ không ham hố giàu sang và quyền lực mà chăm chú tận tụy giảng dạy và nghiên cứu, phát triển những thành tựu khoa học nông nghiệp mới, góp phần cải biến chất lượng thực phẩm thế giới theo hướng ngon hơn, tốt hơn, rẻ hơn và thân thiện môi trường hơn (HarvestPlus) nâng cao cuộc sống chúng ta. Tiến sĩ Rajiv J.Shah, giám đốc của Chương trình Phát triển Toàn cầu, Quỹ Bill Gate và Melinda (nơi tài trợ chính cho chuyến đi này của tôi) đã nói như vậy. Tôi ngưỡng mộ và tìm thấy ở họ những vầng sáng của trí tuệ và văn hóa.

Chợt dưng tôi nhớ đến Bernadotte với vợ là Déssirée trong tác phẩm “Mối tình đầu của Napoléon” của Annemarie Selinko. Vợ chồng hai con người kỳ vĩ này với lý tưởng dân chủ đã xoay chuyển cả châu Âu, giữ cho Thụy Điển tồn tại trong một thế giới đầy biến động và nhiễu nhương. Bắc Âu phồn vinh văn hóa, thân thiện môi trường và có nền giáo dục lành mạnh phát triển như ngày nay là có công và tầm nhìn kiệt xuất của họ. Bernadotte là danh tướng của Napoleon và sau này được vua Thụy Điển đón về làm con để trao lại ngai vàng. Ông xuất thân hạ sĩ quan tầm thường nhưng là người có chí lớn, suốt đời học hỏi và tấm lòng cao thượng rộng rãi. Vợ ông là Déssirée là người yêu đầu tiên của Napoleon nhưng bị Napoleon phản bội khi con người lừng danh này tìm đến Josephine một góa phụ quý phái, giàu có, giao du toàn với những nhân vật quyền thế nhất nước Pháp, và Napoleon đã chọn bà làm chiếc thang bước lên đài danh vọng. Bernadotte với vợ là Déssirée hiểu rất rõ Napoleon. Họ đã khéo chặn được cơn lốc cuộc chiến đẫm máu tranh giành quyền lợi giữa các tập đoàn thống trị và các nước có lợi ích khác nhau. Bernadotte và Déssirée đã đưa đất nước Thụy Điển và Bắc Âu thoát cuộc tranh giành. Họ đã khai sáng một vầng hào quang bình minh phương Bắc.

Việt Nam và khối Asean hiện cũng đang đứng trước khát vọng mở mang của “con sư tử phương Đông trỗi dậy” và sự vần vũ của thế giới văn minh nhiều cơ hội hơn cho người dân nhưng cũng tiềm ẩm lắm hiễm họa khó lường. Điều này dường như rất giống của thời người hùng Napoleon của một châu Âu và khao khát của nước Pháp muốn phục hưng dân tộc và mở rộng phạm vi ảnh hưởng. Bài học Bắc Âu miền đất trong lành, nước Bỉ trái tim của EU, và Ghent thành phố khoa học công nghệ là chỉ dấu minh triết chưa bao giờ sáng tỏ và cấp thiết như lúc này. Trước những khúc quanh của lịch sử, các dân tộc tồn tại và phát triển đều biết khéo tập hợp những lực lượng tinh hoa và sức mạnh dân chúng để thoát khỏi hiễm họa và bảo tồn được những viên ngọc quý di sản truyền lại cho đời sau. Trong vùng địa chính trị đầy điểm nóng tranh chấp biên giới hải đảo, sự tham nhũng chạy theo văn minh vật chất và nguy cơ tha hóa ô nhiễm môi trường, nguồn nước, bầu khí quyển, vệ sinh thực phẩm, văn hóa giáo dục và chất lượng cuộc sống thì bài học trí tuế càng cấp thiết và rõ nét. Ông José António Amorim Dias, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hòa Dân chủ Timor-Leste tại UNESCO và Liên minh châu Âu trên chuyến tàu tốc hành từ Brussels đến Paris chung khoang với tôi đã trò chuyện và chia sẽ rất nhiều điều về triết lý nhân sinh và văn hóa giáo dục.

Đi đâu cũng không bằng Tổ quốc mình. Nói gì, làm gì cũng không bằng dạy, học và làm cho đồng bào đất nước mình. Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương. Mục đích sau cùng của dạy và học là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và làm được việc. Dạy và học thực tiễn trên chính Tổ quốc mình. Việt Nam quê hương tôi! Đó là đất nước của biết bao nhiêu thế hệ xả thân vì nước để quyết giành cho được độc lập, thống nhất, tự do và toàn vẹn Tổ Quốc làm người Thầy nghề nông chiến sĩ hướng đến bát cơm ngon của người dân lao động, đó là điều tôi tâm đắc nhất !

Nhân loại đã có một thời đi trong đêm trắng ánh sáng của thiên đường, đêm trắng bình minh phương Bắc. Sự chạng vạng tranh tối tranh sáng có lợi cho sự quyền biến nhưng khoảng khắc bình minh là sự kỳ diệu mở đầu cho Ngày mới,

Một ngày #annhiên từ ban mai Một đời #Thungdung nhờ tỉnh thức  Tôi đã đi qua một vòng trái đất, một vòng cuộc đời, một vòng đêm trắng để bây giờ ngày mới bắt đầu từ Bình minh.

Hoàng Kim

TỈNH THỨC CÙNG THÁNG NĂM
Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim
#Nhàtôi
; #banmai; #htn365; #ana; #Thungdung#dayvahoc, #vietnamhoc;  #cnm365;  #cltvn; #đẹpvàhay; #lvn365 https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi 26-thang-4/ & https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-26-thang-4

CNM365 Tình yêu cuộc sống: Lời thương; Thế giới trong mắt ai; Cách mạng sắn Việt Nam; Bạch Ngọc Đông Hòa bạn quý; Tỉnh thức cùng tháng năm; Ban Mai Bình Minh An Tỉnh thức nhớ Viên Minh; Vĩ Dạ thương Miên Thẩm; Bay lên nào Hải Âu; Sơn Nam ông già Nam Bộ; Sơn Nam và Bùi Giáng; Chỉ tình yêu ở lại ; Về với vùng cát đá ; Thầy giáo già trước biển; Mưa lành và lúa xuân; Lúa siêu xanh Việt Nam ; Tiến bộ giống sắn Việt Nam; Sắn Việt Nam ngày nay; Hoàng Long thơ về Mẹ; Thung dung đời quên tuổi; Nhớ lời vàng Albert Einstein; Trần Văn Trà bóng hạc; Thiên đường này đâu quá xa; Qua Waterloo nhớ Scott; Lên đỉnh Thiên Môn Sơn; Gạo Việt và thương hiệu; Thăm nhà cũ của Darwin; Về; Nghĩa Lĩnh Đền Hùng; Dẻo thơm hạt ngọc Việt, Trần Khánh Dư vẹn kiếp; Ăn cháo nói càn khôn; Nhớ quên khúc nhạc vui; Mười thói quen mỗi ngày; Nguyễn Hàm Ninh Thầy Vua; Ngắm ‘ngõ nhà lão Hâm’; Kim Notes lắng ghi chú; Đọc ’50 năm nhớ lại’; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Giống lúa siêu xanh GSR65; Tháng Tư chuyện không quên; Phục sinh giữa tối sáng; Việt Nam con đường xanh; Đêm khúc nhạc thanh bình; Thầy bạn trong đời tôi; Tiến bộ giống sắn Việt Nam ; Sắn Việt Nam ngày nay ; Giống khoai lang Việt Nam; Thành tâm với chính mình; Trường tôi nôi yêu thương, Về Trường để nhớ thương; Minh triết Thomas Jefferson; Chuyện đồng dao cho em; Chuyện cổ tích người lớn; Lời dặn của Thánh Trần; Nhớ thầy Tôn Thất Trình; Chuyện thầy Tôn Thất Trình; Tâm Đạo chuyện trăm năm; Đến với Tây Nguyên mới, Ban mai chào ngày mới; Khi hoa bằng lăng nở; Nhà tôi chốn thung dung; Kuma DCj & Hoàng Thảo; Minh triết của đức Phật; Đền Bà Chúa Thượng Ngàn; Đi dưới trời minh triết; Yên Lãng Hồ Chí Minh; Tản mạn nhớ và quên; Làng Minh Lệ quê tôi; Chuyện ngậm ngãi tìm trầm; Chuyện muôn năm còn kể; Lên Trúc Lâm Yên Tử; Lời ru nhớ núi sông; Đến với Tây Nguyên mới ; Câu cá bên dòng  Sêrêpôk; Tỉnh thức cùng tháng năm; Mưa xuân Kim và Thủy; Chuyện sao Kim kỳ thú; Sông Hoàng Long chảy hoài; Sông Kỳ Lộ Phú Yên; Mưa xuân trong mắt ai; Tháng Ba hoa gạo nở; Việt Nam con đường xanh; Đọc lại và suy ngẫm; Mây lành Phổ Đà Sơn; Kim Notes lắng ghi chú; Gia Cát Mã Tiền  Khóa; Trung Quốc một suy ngẫm; Nhớ Ông Bà Cậu Mợ; Có một ngày như thế; Phục sinh giữa tối sáng; Nam tiến của người Việt; Nhà tôi giấc mơ xanh; Cao Biền trong sử Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Nhà tôi giấc mơ xanh; Tô Đông Pha Tây Hồ; Thượng Đức thương nhìn lại; Những trang văn thắp lửa; Thơ vui những ngày nhàn; Bill Gates học để làm; Minh triết sống phúc hậu; Giống khoai lang Việt Nam; Sắn Việt Nam ngày nay; Vietnamese Cassava Today; Hồ Lắk Đình Lạc Giao; Ngày Quốc tế Hạnh phúc; Chim Phượng về làm tổ; Chốn vườn thiêng cổ tích; Trân trọng Ngọc riêng mình; Bảo tồn và phát triển sắn; Về miền Tây yêu thương; Trần Công Khanh ngày mới; Mark Zuckerberg và FB ; Chuyện đồng dao cho em; Đến với Tây Nguyên mới; Thương Kim Thiếp Vũ Môn.Nghỉ ngơi nhàn tĩnh dưỡng; Trần Công Khanh ngày mới;Selma Nobel văn học; Thầy Quyền thâm canh lúa; Chuyện ngày sinh của Thủy;Một gia đình yêu thương; Thành kính lưu lời thương; Nhớ ông bà cậu mợ; Một niềm tin thắp lửa;Minh triết sống phúc hậu; Truyện vua Solomon; Đến với Tây Nguyên mới; Hồ Lắk Đình Lạc Giao; Thương Kim Thiết Vũ Môn; IAS đường tới trăm năm; Nông nghiệp Việt trăm năm; Quản lý đất đai Việt Nam; Nam Tiến của người Việt; Mẹ tắm mát đời con; Bóng hạc chốn xa xôi; Hồ Lắk Đình Lạc Giao; Cánh cò bay trong mơ; Vào Tràng An Bái Đính; Sông Hoàng Long chảy hoài; Nguồn Son nối Phong Nha; #An nhiên; Đến với Tây Nguyên mới; Thương Kim Thiết Vũ Môn; Nguyễn Huy Thiệp lắng đọng;Đặng Dung thơ Cảm hoài; Đồng hành cùng đi tới; Giống khoai lang Việt Nam; Thương Kim Thiếp Vũ Môn; Quảng Bình đất và người; Thơ văn thầy Hồ Ngọc Diệp; Chuyện cổ tích người lớn; Cuối dòng sông là biển; Thầy nghề nông chiến sĩ; Đọc lại và suy ngẫm; Thương Kim Thiếp Vũ Môn; Giống khoai lang Việt Nam; Việt Nam con đường xanh; Đọc lại và suy ngẫm; Mây lành Phổ Đà Sơn; Cao Biền trong sử Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Nhà tôi giấc mơ xanh;Phạm Hồng Đức Phước ca cao; Cao Biền trong sử Việt;Trời nhân loại mênh mông; Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay; Thầy bạn trong đời tôi; Cuối dòng sông là biển;. Phục sinh giữa tối sáng; Nam tiến của người Việt; Gia Cát Mã Tiền Khóa; Kim Notes lắng ghi chú; Gia Cát Mã Tiền Khóa;Sông Kỳ Lộ Phú Yên; Châu Văn Tiếp Phú Yên; Chọn giống sắn Việt Nam; Ngọc Phương Nam ngày mới; Nghê Việt am Ngọa Vân; Phục sinh giữa tối sáng; Lê Phụng Hiểu ruộng thác đao; Thầy bạn trong đời tôi; Bóng hạc chốn xa xôi; Giống khoai lang Việt Nam; Chuyện thầy Lê Quý Kha; Lên Việt Bắc điểm hẹn ; Tiếng Việt lung linh sáng; Bài thơ Viên đá Thời gian; Kim Notes lắng ghi chú; Gia Cát Mã Tiền  Khóa; Minh triết sống phúc hậu; Thung dung dạy và học; Thầy bạn trong đời tôi; Trịnh Công Sơn lắng đọng; Dạo chơi non nước Việt; Minh triết cho mỗi ngày; Địa chỉ xanh Ấn Độ; Vườn Quốc gia Việt Nam; Tĩnh lặng cùng với Osho; Đi thuyền trên Trường Giang; Đến với Tây Nguyên mới; Bài thơ Viên đá Thời gian; Đợi anh ngày trở lại; Chốn thiêng; Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc; Sắn Việt Nam ngày nay; Chung sức trên đường xuân; Vietnamese cassava today; Đỗ Hoàng Phong chiều xuân; Hồ Văn Thiện bóng chiều; Walt Disney người bạn lớn; 24 tiết khí lịch nhà nông; Lời thương; Giống lạc HL25 Việt Ấn; Thầy Tuấn kinh tế hộ; Thầy Tuấn trong lòng tôi; Địa chỉ xanh Ấn Độ; Chuyện cổ tích người lớn; Giống khoai lang Việt Nam; Nguyễn Hiến Lê sao sáng; Xanh một trời hi vọng; Về miền Tây yêu thương; Nơi một trời thương nhớ; Nông lịch tiết Thanh Minh; 24 tiết khí nông lịch; Ngày xuân đọc Trạng Trình; Nhớ thầy Trần Ngọc Ngoạn; Chốn thiêng; Thế giới trong mắt ai; Việt Nam con đường xanh; Nông nghiệp công nghệ cao; Phạm Quang Khánh Hoa Đất; Sông Mekong tin nổi bật; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Chín điều lành hạnh phúc; Đến với bài thơ hay; Nụ tầm xuân mùa xuân ; Về miền Tây yêu thương; Nơi một trời thương nhớ; Nông lịch tiết Thanh Minh; Tốt gỗ chẳng cần sơn; Ngày xuân đọc Trạng Trình; Nhớ thầy Trần Ngọc Ngoạn; Chốn thiêng; Thế giới trong mắt ai; Nông nghiệp công nghệ cao; Việt Nam con đường xanh; Thầy bạn trong đời tôi. Bill Gates học để làm Chuyện cổ tích người lớn. Thương Kim Thiếp Vũ Môn; Nhớ lời thề cỏ May, Vui quà tặng cuộc sống

Ngày 26 tháng 4 năm 2022, Ban Kinh tế Trung Ương tổ chức Hội thảo chuyển đổi mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và kinh nghiệm 35 năm đổi mới; Ngày 26 tháng 4 năm 1975 Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu. Ngày 26 tháng 4 năm 1954, Hội nghị Genève nhằm lập lại hoà bình ở Đông Dương và Triều Tiên khai mạc tại Genève, Thụy Sĩ. Ngày 26 tháng 4 năm 1964 ngày Thống nhất Tanzania;

Bài chọn lọc ngày 26 tháng 4: Lời thương; Thế giới trong mắt ai; Cách mạng sắn Việt Nam; Tỉnh thức cùng tháng năm; Việt Nam con đường xanh; Ve ran gà gọi sáng; Gia Cát Mã Tiền Khóa; Nha Trang và A. Yersin; Những trang đời lắng đọng; Hoàng Trung Trực đời lính; Phục sinh giữa tối sáng; Câu chuyện ảnh tháng Năm; Trần Văn Trà bóng hạc; Trần Đăng Khoa trong tôi; Trường tôi nôi yêu thương; Một niềm tin thắp lửa; Nhớ bạn nhớ châu Phi; Chim Phượng về làm tổ; Nhớ kỷ niệm một thời; Thầy Norman Borlaug, Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Lời Thầy dặn thung dung; Phục sinh giữa tối sáng; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-26-thang-4/https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-26-thang-4/

Hội thảo chuyển đổi mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và kinh nghiệm 35 năm đổi mới; Ban Kinh tế Trung Ương tổ chức tại Hà Nội 26 / 4 / 2022, thông tin chọn lọc tại đây,

VE RAN GÀ GỌI SÁNG

Ve ran gà gọi sáng
Nhớ Trạng Bùng Khắc Khoan
Gia Cát Mã Tiền Khóa
Người nay soi cố nhân


Hoàng Kim

PHỤC SINH GIỮA TỐI SÁNG
Hoàng Kim

Lev Tonstoy viết Phục sinh nghe nói sau một trận ốm sinh tử, và ông chợt ngộ ra được bài học vô giá, mà ông chưa hề hiểu sâu sắc trước đó. Hoàng Kim cũng có một trận ốm bất ngờ, mấy năm trước, suýt chết, sụt cân 12 ký, từ 80 ký xuống còn 68 ký, với bất ngờ trên giường bệnh đọc rất kỹ và tự mình ngộ ra được Lev Tonstoy và Phục sinh.

1

Lev Tonstoy và Phục sinh

Tôi đọc ‘Phục sinh’ và ‘Đường sống’ của Lev Tonstoy giữa vùng tối sáng. Đời người thật may mắn được trãi nghiệm qua những khoảnh khắc hiểm nghèo sinh tử, để thấu hiểu giá trị cuộc sống. Tôi đã đi trong vùng tối, lần tìm giữa vùng tối sáng và may mắn phục sinh tìm được đường sống ánh sáng minh triết. Ta chợt chứng ngộ thấu hiểu giá trị của những lời khuyên khôn ngoan, tác phẩm lớn trở nên dễ đọc dễ hiểu hơn. ‘Đường sống’ là sách nghị luận khó đọc nhưng nay đọc thật thích, ‘Phục sinh’ thì thật tuyệt vời.

Phục sinh là tiểu thuyết sau cùng của Lev Tonstoy, xuất bản năm 1899, thể hiện cô đọng đầy đủ và hệ thống nhất ước vọng và lòng nhiệt tâm, triết lý đạo đức của Tonstoy. Sách kể câu chuyện của một vị quý tộc tự thú những vô minh của mình và gửi gắm ước muốn, quan niệm minh triết về tình yêu cuộc sống. Maksim Gorky kể rằng Lev Tolstoy đã khóc trước mặt Gorky và Chekhov khi ông đọc phần kết của tác phẩm này. Lev Tonstoy sau khi viết Phục sinh, ông gần như đã dành toàn bộ phần cuối cuối đời mình cho chuyện cổ tích người lớn và ngụ ngôn cho trẻ em. Một số truyện ngụ ngôn được ông phỏng theo ngụ ngôn Ê dốp và truyện Hindu. Minh triết cho mỗi ngày (Wise Thoughts for Every Day) lắng đọng tinh hoa hơn. Lev Tonstoy coi sự yêu thích là tự mình tỉnh thức.

Lev Tolstoy sinh ngày 9 tháng 9 năm 1828, mất ngày  20 tháng 11 năm 1910, với kiệt tác “Chiến tranh và hoà bình” và “Anna Karenina” là đỉnh cao của sử thi và tiểu thuyết hiện thực cuộc sống Nga, được mệnh danh là tiểu thuyết gia vĩ đại nhất trong tất cả các nhà viết tiểu thuyết, con sư tử chúa tể sơn lâm trên đại ngàn văn chương Nga. Lev Tonstoy không chỉ là nhà văn kiệt xuất mà còn là một minh sư, một nhà tư tưởng vĩ đại và một bậc hiền minh, nhà đạo đức có tiếng với tư tưởng chống lại cái ác thể hiện xuyên suốt trong tác phẩm “Vương quốc Chúa Trời trong bạn” (tiếng Anh: The Kingdom of God Is Within You), đã ảnh hưởng tới những hình tượng của thế kỷ 20 như Mahatma Gandhi và Martin Luther King. Lev Tonstoy là người theo chủ nghĩa hoà bình, nhà cải cách giáo dục, người ăn chay, người theo chủ nghĩa vô chính phủ tín đồ Cơ Đốc, nhà tư tưởng đạo đức, và là một thành viên có ảnh hưởng của gia đình Tolstoy.

Bá tước Lev Tolstoy.có tầm ảnh hưởng sâu rộng toàn cầu về văn chương và chính luận là điều không ai có thể nghi ngờ. “Chiến tranh và hòa bình” tác phẩm đỉnh cao của ông là đỉnh cao của trí tuệ con người, tiểu thuyết sử thi vĩ đại đưa Lev Tolstoy vào trái tim của nhân loại và  được yêu mến ở khắp mọi nơi trên thế giới. Tác phẩm “Chiến tranh và hòa bình được bình chọn là kiệt tác trong sách “Một trăm kiệt tác“ của hai nhà văn Nga nổi tiếng I.A.A-Bra- mốp và V.N. Đê-min do Nhà xuất bản Vê tre Liên bang Nga phát hành năm 1999, Nhà xuất bản Thế Giới Việt Nam phát hành sách này năm 2001 với tựa đề “Những kiệt tác của nhân loại“, dịch giả là Tôn Quang Tính, Tống Thị Việt Bắc và Trần Minh Tâm. “Chiến tranh và hòa bình” cũng được xây dựng thành bộ phim cùng tên do đạo diễn là Sergey Fedorovich Bondarchuk, công chiếu lần đầu năm 1965 và được phát hành ngày 28 tháng 4 năm 1968 tại Hoa Kỳ. Phim đoại giải thưởng Oscar phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc nhất năm 1968 và danh tiếng mọi thời đại.

Lev Tonstoy khởi đầu những cột mốc lớn trong chặng đường tư tưởng của mình bằng bộ ba cuốn tiểu thuyết tự truyện xuất bản đầu tiên năm 1852 -1856 gồm “Thời thơ ấu”, “Thời niên thiếu”, và “Thời tuổi trẻ”  sau đó đến các kiệt tác “Chiến tranh và Hòa bình, Anna Karenina, Phục sinh, Đường sống, sách cổ tích ngụ ngôn cho trẻ em, người lớn và cuối cùng là suy niệm mỗi ngày. Đó là một kho tàng trí tuệ minh triết vĩ đại của một bậc Thầy.

PHỤC SINH
Tác giả: Lev Tolstoy Dịch giả: Vũ Đình Phòng, Phùng Uông
Số chương: 129 chương

2

Phục sinh giữa tối sáng

Minh triết cho mỗi ngày (Wise Thoughts for Every Day) chuyện cổ tích người lớn Chuyện ngụ ngôn trẻ em là trọng tâm nổ lực của Lev Tonstoy suốt trên hai mươi năm (1889-1910) Minh triết cho mỗi ngày là công trình trọng yếu cuối cùng của Lev Tonstoy và ông đã xem nó là đóng góp quan trọng nhất của ông cho nhân loại. Theo Peter Serikin tại lời giới thiệu của tác phẩm này “Tonstoy giữ cái ‘cẩm nang’ cho một cuộc sống tốt này trên bàn làm việc của ông trong suốt những năm cuối cùng đời mình cho đến phút cuối (thậm chí ông còn yêu cầu trợ lý cùa mình V. Chertkov, đưa cho ông xem bản in thử trên giường chết của ông) Chi tiết nhỏ này cho thấy Tonstoy yêu quý tác phẩm này xiết bao!”. Cũng theo Peter Serikin bộ ba tập sách ‘Minh triết của hiền nhân’ 1903 (The Thoughts of Wise Men) ; Một chu kỳ đọc (A Circle of Reading’ 1906; Minh triết cho mỗi ngày 1909 (Wise Thoughts for Every Day) dường như phát triển sau khi Lev Tonstoy bệnh nặng và phục sinh như một phép lạ cuối năm 1902. Bộ ba này của Tonstoy hết sức phổ biến từ lần xuất bản thứ nhất vào năm 1903 cho đến năm 1917. Rồi cả ba cuốn đều không được xuất bản trong suốt thời kỳ gần 80 năm vì nội dung tôn giáo của chúng, và nó được xuất hiện trở lại gần đây sau sự sup đổ của Liên bang Xô Viết. Sách ‘Suy niệm mỗi ngày’ nguyên tác tiếng Nga của Lev Tonstoy do Đỗ Tư Nghĩa dịch từ bản tiếng Anh ‘Wise Thoughts for Every Day’ của Peter Serikin xuất bản ở New York Mỹ từ năm 2005 và, Bản quyền bản tiếng Việt của Công ty THHH Văn Hóa Khai Tâm 2017. Hành trình cuốn sách này đến Việt Nam khá muộn nhưng may mắn thay những tư tưởng minh triết của nhà hiền triết Lev Tonstoy đã tới chúng ta gợi mở cho sự suy ngẫm ‘minh triết cho mỗi ngày’ cùng đồng hành với người thầy hiền triết vĩ đại.

Lev Tonstoy sau khi phục sinh đã đi vào một lĩnh vực nhiều ẩn dụ mênh mông như biển. Tôi lắng nghe một lời nói thăm thẳm từ nhận thức của đạo Bụt:  “Ngươi theo tay ta chỉ. Kia là mặt trăng. Nên nhớ: Ngón tay ta không là mặt trăng”.Trang đầu Phục sinh của Lev Tonstoy chép lời  Luca, VI, 40. “Học trò không hơn được Thầy; nhưng học trò nào tu hành trọn đạo thì tất sẽ được như Thầy”. Mathieu XVIII, 21. – Pi-e bèn đến gần Chúa và hỏi: “Thưa Chúa, khi anh em tôi có lỗi với tôi thì tôi sẽ tha thứ cho họ mấy lần? Có đến bảy lần không?” Mathieu XVIII, 22. – Jesus đáp: “Ta không nói là đến bảy lần, mà bảy mươi lần” Mathieu XII, 3. – “Cớ sao ngươi nhìn thấy sợi rơm nhỏ trong mắt anh em ngươi mà chẳng thấy cây gỗ lớn trong chính mắt ngươi?” Jeans XIII, 7 – “Trong các ngươi ai không có tội lỗi hãy ném đá trước nhất vào người đàn bà đó”.

Lev Tonstoy ngay trang đầu Phục sinh chép lời Luca, VI, 40. “Học trò không hơn được Thầy; nhưng học trò nào tu hành trọn đạo thì tất sẽ được như Thầy”. Tôi lắng nghe một lời nói thăm thẳm từ nhận thức đạo Bụt:“Ngươi theo tay ta chỉ. Kia là mặt trăng. Nên nhớ: Ngón tay ta không là mặt trăng”. Đức Nhân Tông viết “Hãy quay về với tự thân chứ không tìm ở đâu khác“. Phục sinh. Lên Yên tử

Tôi bừng tỉnh ngộ.

Tôi trở về việc thường ngày với CNM365 Tình yêu cuộc sống.

2.

Cuối dòng sông là biển
Phục sinh, thơ Hoàng Kim. ‘Cuối dòng sông là biển Cuối cuộc tình yêu thương. Đức tin phục sinh thánh thiện Yêu thương mở cửa thiên đường’. Tôi ngộ được điều anh Nguyễn Quốc Toàn viết “Có nhiều đêm sông chảy về trong giấc mơ, tỉnh dậy không thấy đâu. Thảng thốt gọi thầm Nhật Lệ ơi” để lần tìm sự học và viết về các dòng sông lớn Việt Nam.

Cuối dòng sông là biển là câu chuyện dài cho những ai thích nhìn lại ý nghĩa cuộc đời, những giá trị di sản lắng đọng, nhìn lại sự được mất thành bại trong đời mình, tìm về giá trị đích thực của năm tháng đi qua chỉ tình yêu ở lại, tìm về cội nguồn lịch sử văn hóa dân tộc. Chúng ta công tâm nhìn lại những giá trị lịch sử văn hóa di sản: 1. Phục sinh giữa tối sáng; 2. Dạo chơi non nước Việt; 3. Đi như một dòng sông; 4. Nam tiến của Người Việt. 5. Đoàn tụ đất phường Nam. “Nhớ lời dặn Trúc Lâm Trần Nhân Tông “Quay về tự thân không tìm đâu khác”. Lev Tonstoy minh triết mỗi ngày .“Hãy luôn hạnh phúc và sung sướng”. ; Lời dặn của Thánh Trần, “khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy” để chứng ngộ thấu hiểu giá trị của các lời khuyên khôn ngoan tại nhiều cuộc đời danh nhân và những tinh hoa tác phẩm lớn.

Nam tiến của người Việt từ thời tự chủ đến nay gồm giai đoạn 1 (1009- 1558) Nam Tiến đến sông Gianh Quảng Bình là cực nam của Đằng Ngoài; giai đoạn 2 Nam Tiến tới núi Đại Lãnh sông Kỳ Lộ Phú Yên là cực nam của Đằng Trong; giai đoạn 3 Nam tiến tới sông Đồng Nai tới sông Tiền sông Hậu, kết nối toàn vẹn Việt Nam ngày nay;

Đó là những chỉ dấu sinh tồn của dân tộc, mà nói theo cách nói tinh hoa giản lược của cụ Đào Duy Anh là lịch sử Việt Nam qua các đời suốt 4000 năm chỉ giản lược chia làm hai phần. Giữ vững miền Bắc và Nam tiến.

Cụ Đào Duy Anh viết: “Khắp một vùng trung châu Bắc Việt, không mẩu đất nào là không có dấu vết thảm đảm kinh dinh của tổ tiên ta để giành quyền sống với vạn vật; suốt một dải Trung Việt vào đến trung châu Nam Việt, không một khúc đường nào là không nhắc lại sự nghiệp gian nan tiến thủ của tổ tiên ta để mở rộng hy vọng cho tương lai.”.

Chúng ta có thấu hiểu điều đó mới nắm vững được nông nghiệp, du lịch sinh thái, lịch sử địa chính trị, văn hóa giáo dục kinh tế xã hội Việt Nam. Non nước Việt Nam ân tình thấm máu xương nhiều đời của dân tộc Việt và cộng đồng.

Đời tôi xuôi phương Nam thuận theo tự nhiên lắng đọng ân tình đặc biệt của ba khóa bạn hữu khóa 4 trồng trọt và khóa 10 trồng trọt Trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc (đó là Trường Đại học Nông Lâm Huế và Đại học Nông Lâm Bắc Giang ngày nay), với khóa 2 Trồng trọt (ba lớp 2a, 2b, 2c) Trường Đại học Nông nghiệp 4 là Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh hiện tại. Năm ghi chép trãi nghiệm hạnh phúc 1. Phục sinh giữa tối sáng; 2. Dạo chơi non nước Việt; 3. Đi như một dòng sông; 4. Nam tiến của Người Việt. 5. Đoàn tụ đất phường Nam.là những may mắn trãi nghiệm của đời người gắn liền phục sinh, đường sống của dân tộc.

3

Chuyện cổ tích người lớn

Thầy Quyền thâm canh lúa.nói với tôi; “Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trước đây đã nói và ngày nay thiền sư Lý Hồng Chí, trong Chuyển pháp luân, đã nhắc lại: Bất thất giã bất đắc, đắc tựu đắc thất. Nghĩa là ở đời người ta nếu không mất gì cả thì cũng không thu được gì cả, hay có được thì phải có mất.  Nghĩ lại suốt cuộc đời Thầy đã mất nhiều công tu luyện nên cũng được bù đắp lại khá xứng đáng, Đó là Thầy được học hành tử tế so với nhiều người bạn cùng tuổi do phải tham gia trực tiếp trong hai cuộc kháng chiến mà nhiều bạn đã hy sinh xương máu, hy sinh gia đình vợ con, hay có bạn còn sống nhưng trên thân mình còn mang đầy thương tật, hoặc con cái bị nhiễm chất độc da cam đang sống như thân tàn ma dại. Như vậy họ mất lớn hơn là được. Còn Thầy cũng có những cái mất mà đáng lẽ không mất. Ví dụ nhường suất lương cho người khác để 14 năm sau mới được lên một bậc lương hay khi được chuẩn bị cho làm chức Viện trưởng, Thầy lại tự gạch tên mình khỏi danh sách (thầy Nguyễn Công Tạn hay thầy Ngô Thế Dân đã có ý định sẵn, chỉ cần Thầy im lặng là được). Nhưng những cái mất đấy là Thầy tự nguyện để mất, chứ không phải vì tranh đấu không được mà bị mất. Kể như vậy cũng phù hợp với câu nói của Phật ở trên, Thầy mất để sức khoẻ của Thầy được cải thiện tốt hơn Thầy có thể sống tốt hơn, vợ con Thầy cũng được sống yên lành hơn. Nếu Thầy muốn được vẹn tròn có khi lại bị mất cũng đau đớn. Nghĩ được như vậy là Thầy thấy lòng mình thanh thản. Ngoài ra cái được Thầy đang có còn to lớn hơn cái mất đó là tình thương, sự đồng cảm của rất nhiều người, từ bạn học, bạn công tác, đồng nghiệp hay học trò và ngay cả những người ngoài đơn vị, chỉ đôi lần quan hệ công tác cũng dành cho Thầy những tình cảm chân thành. Không ít người có nhiều tiền của hơn nhưng lại không có được tình cảm người khác dành cho như Thầy. Thiết nghĩ đó là cái được mà Thầy đã thu được nhiều hơn là cái mất. Vì ở đời,Trời không cho ai tất cả, và Trời cũng không lấy đi của ai tất cả. Đó cũng là triết lý của cuộc sống. Nghĩ như vậy nên khi còn có sức khỏe (do dày công tự luyện tập) mà Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền hay các đơn vị khác còn cần đến Thầy, nên Thầy vẫn tiếp tục cùng chung sức với các bạn trẻ để chuyển giao những tiến bộ khoa học mới nhằm góp phần nhỏ bè của mình giúp nông dân vượt qua điều kiện khí hậu đang ngày càng biến đổi phức tạp để hội nhập với nông dân các nước trong khu vực và thế giới”.

Minhtrietsongthungdungphuchau4

4.

Minh triết sống phúc hậu

Bản chất cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và vô thường. Minh triết của đời người hạnh phúc là biết sống thung dung, phúc hậu, thanh thản, an nhiên tự tại, nhận ra kho báu vô giá của chính mình, không lo âu, không phiền muộn, sống với tinh thần dịu hiền và trái tim nhẹ nhõm.

Bài giảng đầu tiên của đức Phật

Tứ Diệu đế – Sự khổ: Nguyên nhân, Kết quả và Giải pháp – là bài giảng đầu tiên của Phật (Thích ca Mầu ni -Siddhartha Gamtama), nhà hiền triết phương đông cổ đại. Người là hoàng tử Ấn Độ, đã có vợ con xinh đẹp nhưng trăn trở trước sự đau khổ, thiếu hoàn thiện và vô thường (Dukkha) của đời người mà Phật đã xuất gia vào năm hai mươi chín tuổi để đi tìm sự giác ngộ. Người đã dấn thân suốt sáu năm trời tự mình đi tìm kiếm những vị hiền triết nổi tiếng khắp mọi nơi trong vùng để học hỏi và thực hành những phương pháp khác nhau nhưng vẫn chưa đạt ngộ.  Cho đến một buổi chiều ngồi dưới gốc bồ đề, thốt nhiên Người giác ngộ chân lý  mầu nhiệm lúc ba mươi lăm tuổi. Sau đó, Người đã  có bài giảng đầu tiên cho năm người bạn tu hành. Mười năm sau, Phật thuyết pháp cho mọi hạng người và đến 80 tuổi thì mất ở Kusinara (Uttar Pradesh ngày nay). Học thuyết Phật giáo hiện có trên 500 triệu người noi theo.

Bài giảng đầu tiên của Phật là thấu hiểu sự khổ (dukkha), nguyên nhân (samudaya), kết quả  (nirodha) và giải pháp (magga). Tôn giáo được đức Phật đề xuất là vụ nổ Big Bang trong nhận thức, san bằng mọi định kiến và  khác hẵn với tất cả các tôn giáo khác trước đó hoặc cùng thời trong lịch sử Ấn Độ cũng như trong lịch sử nhân loại. Phật giáo chủ trương bình đẳng giai cấp, bình đẳng giữa con người có máu cùng đỏ, nước mắt cùng mặn, hết thảy các pháp là vô ngã. Mục đích là vô ngã là sự chấm dứt đau khổ và phiền muộn để đạt sự chứng ngộ bất tử, Niết bàn.

Kinh Phật với triết lý vô ngã: Chân lý là suối nguồn, chứ không phải là con người thần thánh hoặc chân lý tuyệt đối. Vị trí độc đáo của Phật giáo là một học thuyết mang đầy đủ tính cách mạng tư tưởng và cách mạng xã hội (1). Tiến sĩ triết học Walpola Rahula là giáo sư Trường Đại học Tổng hợp Ceylan (Pháp) đã tìm tòi văn bản cổ và giới thiệu tài liệu nghiêm túc, đáng tin cậy này (Lời Phật dạy. Lê Diên biên dịch). (2)

Trúc Lâm Trần Nhân Tông

Trần Nhân Tông (Trần Khâm 1258- 1308) là vua Phật đời Trân (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Người là tổ sư Trúc Lâm Yên Tử, nhà chiến lược kỳ tài, nhà văn hóa kiệt xuất, nhà thơ lớn và Con Người Hoàn Hảo của dân tộc Việt Nam. Người đã viết: Cư trần lạc đạo, triêt lý nhân sinh rất nổi tiếng “Ở đời vui đạo, mặc tùy duyên/ Hễ đói thì ăn, mệt ngủ liền/ Kho báu trong nhà thôi tìm kiếm/ Vô tâm đối cảnh hỏi chi thiền.”

Trần Nhân Tông với 50 năm cuộc đời đã kịp làm được năm việc lớn không ai sánh kịp trong mọi thời đại của tất cả các dân tộc trên toàn thế giới : 1) Minh quân lỗi lạc, làm vua 15 năm (1278 – 1293) trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến hai lần đánh thắng quân Nguyên Mông là đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thế giới của thời đó; 2) Vua Phật Việt Nam, tổ sư thiền phái Trúc Lâm Yên Tử  và Thái Thượng Hoàng 15 năm (1294-1306). 3) Nhà văn hóa và nhà thơ kiệt xuất với thắng tích Trúc Lâm Yên Tử và kiệt tác Trần Nhân Tông còn mãi với thời gian, hoàn thành sư mệnh của bậc chuyển pháp luân, mang sự sống trường tồn vươt qua cái chêt; 4) Người Thầy của chiến lược vĩ đại  yếu chống mạnh, ít địch nhiều bằng thế đánh tất thắng “vua tôi đồng lòng, toàn dân đồng sức”tạo lập sự nghiệp mở nước và thống nhất non sông Việt, mở đất phương Nam bằng vương đạo, thuận thời, thuận người. 5) Con người  hoàn  hảo, đạo đức trí tuệ, kỳ tài trị loạn, đã hưng thịnh nhà Trần và cứu nguy cho nước Việt tại thời khắc đặc biêt hiểm nghèo, chuyển nguy thành an, biến những điều không thể thành có thể. (3).

Giáo sư  sử học Trần Văn Giàu nhận định: “… chưa tìm thấy lịch sử nước nào có một người đặc biệt như Trần Nhân Tông ở Việt Nam. Tại nước Tàu lúc bấy giờ Triều đình nhà Tống rất hùng mạnh nhưng quân Nguyên Mông đã tràn xuống đánh thắng thần tốc, đến nỗi vua quan nhà Tống phải chạy ra biển và nhảy xuống biển tự vẫn. Tại Tây Á, Trung Á và một phần châu Âu cũng thua thảm hại, đến nỗi Giáo hoàng La Mã cũng lên tiếng sợ hãi. Trong lúc ấy Việt Nam so với phương Bắc thì quá nhỏ bé và quá nghèo yếu, thế mà Người dám không cho Nguyên Mông mượn đường xâm lược Chiêm Thành. Lại còn đánh bại ba lần Nguyên Mông xâm lược. Sau khi thắng giặc, Người lại lên núi sống. Người dám nghĩ, dám làm những việc không ai dám nghĩ chứ đừng nói đến làm !”  (4)

Việt Nam Khoa học, Phật giáo

Nhà bác học Anhstanh, cha đẻ của Thuyết tương đối, đã nhận định: “Khoa học mà thiếu tôn giáo là khập khiễng. Tôn giáo mà không có khoa học thì mù quáng” . Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học” . “Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó” . Cả ba câu này đều được trích từ Những câu nói nổi tiếng của Anhstanh (Collected famous quotes from Albert), và được trích dẫn trong bài Minh triết sống phúc hậu của Hoàng Kim

Khoa học và thực tiễn giúp ta tìm hiểu những phương pháp thực tế để thể hiện ước mơ, mục đích sống của mình nhằm sống yêu thương, hạnh phúc,vui khỏe và có ích. Đọc rất kỹ lại Ki tô giáoHồi giáo, Do Thái giáo, Phật giáoNho giáoĐạo giáo, … và chiêm nghiệm thực tiễn , tôi thấm thía câu kinh Phật với triết lý vô ngã: Chân lý là suối nguồn chứ không phải là con người thần thánh hay chân lý tuyệt đối.Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông có minh triết: Hãy quay về tự thân chứ không tìm ở đâu khác. Luật Hấp Dẫn, Thuyết Tương đối, Thành tựu Khoa học và Thực tiễn giúp ta khai mở nguồn năng lượng vô tận của chính bản thân con người và thiên nhiên. Đó là ba ngọn núi cao vọi của trí tuệ, là túi khôn của nhân loại. Bí mật Tâm linh (The Meta Secret) giúp ta khám phá sâu sắc các quy luật của vũ trụ liên quan đến Luật Hấp Dẫn đầy quyền năng. Những lời tiên tri của các nhà thông thái ẩn chứa trong Kinh Vệ đà, Lời Phật dạy, Kinh Dịch, Kinh Thánh, Kinh Koran …, cũng như xuyên suốt cuộc đời của những con người vĩ đại trên thế giới đã được nghiên cứu, giải mã dưới ánh sáng khoa học; Bí mật Tâm linh là sự khai mở những nguồn năng lượng vô tận của chính bản thân mỗi con người đối với đồng loại, các loài vật và thiên nhiên. Suối nguồn chân lý trong di sản văn hóa, lịch sử, giáo dục, kinh tế, chính trị, quân sự,  ngoại giao của mỗi dân tộc và nhân loại lưu giữ nhiều điều sâu sắc cần đọc lại và suy ngẫm. Chợt gặp mai đầu suối. Gốc mai vàng trước ngõ. …

Việt Nam là chốn tâm thức thăm thẳm của đạo Bụt (Phật giáo) trãi suốt hàng nghìn năm. Lịch sử Phật giáo Việt Nam theo sách  Thiền Uyển tập anh xác nhận là đạo Phật được truyền trực tiếp từ Ấn Độ theo đường biển vào Việt Nam, gồm Giao Chỉ ở phía bắc và Chăm pa ở phía nam, khoảng thế kỉ thứ ba đến thế kỉ thứ hai trước Công nguyên, chứ không phải từ Trung Hoa như một số quan niệm trước đây. Phật giáo đồng hành chung thủy, lâu bền với dân tộc Việt, dẫu trãi nhiều biến cố nhưng được dẫn dắt bởi những nhà dẫn đạo sáng suốt và các đấng minh vương, lương tướng chuộng nhân ái của các thời nên biết thể hiện sự tốt đạo, đẹp đời. Việt Nam vì sao không bị đồng hóa “non sông muôn thuở vũng âu vàng suốt chiều dài lịch sử hàng ngàn năm? Nguyên nhân chính bởi vì nước Việt Nam luôn biết quay về với tự thân tổng kết thực tiễn, chứ không tìm ở đâu khác. mặc dù rất chuộng sự học biết tiếp thu, chắt lọc tri thức tinh hoa của nhân loại, của ông cha để làm giàu cho kiến thức và kinh nghiệm của chính mình.

Việt Nam, Khoa học, Phật giáo là ba nhận thức căn bản của tôi.

Bản chất cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và vô thường. Minh triết của đời người hạnh phúc là biết sống thung dung, phúc hậu, thanh thản, an nhiên tự tại, nhận ra kho báu vô giá của chính mình, không lo âu, không phiền muộn, sống với tinh thần dịu hiền và trái tim nhẹ nhõm.

5

Yêu thương mở cửa thiên đường

Sheela Mn giáo sư Ấn Độ bạn tôi viết:

“Mẹ tôi với thế hệ thứ 5 …
Nhưng ngây thơ cũng vậy …
Bà tôi với cháu Neelakantan ..
Cả …. lời chúc của tôi.”

Hoàng Kim nhắn trả lời:

“Cả …. lời chúc của tôi.
Lời chào từ Hoàng Kim Việt Nam
và bạn bè trên thế giới
Chúc mừng Sheela Mn
và bà ngoại với thế hệ thứ 5 …
với tất cả những người trong cuộc sống của tôi
Nhưng ngây thơ cũng vậy …
Không chỉ Ấn Độ mà cả Việt Nam
Và ở khắp mọi nơi trên thế giới
Tôi nhớ ngôi đền thiêng Inca ở Mỹ
và địa chỉ xanh Ấn Độ
Vẻ đẹp văn hóa
Không chỉ Ấn Độ mà cả Việt Nam
Và ở khắp mọi nơi trên Thế giới

Đi khắp đất nước bạn để hiểu quê hương bạn!
Đi khắp đất nước bạn để hiểu quê hương tôi!
Đi khắp đất nước tôi để hiểu quê hương tôi “

Sheela Mn Prof. of India , my firiends said:
My grand mother with the 5th generation…
But Innocence same…
My grandmother with my grandchild Neelakantan..
Both…. My blessings.

Hoàng Kim said:
Both…. My blessings.
Greeting from Hoàng Kim in Vietnam
and friends in the World
Congtualation to Sheela Mn
and grand mother with the 5th generation…
and who all of my life
But Innocence same…
Not only India but also Vietnam
And everywhere in the World
I remember the American sacred temple
and Indian green address
Cultural beauty
Not only India but also Vietnam
And everywhere in the world
Go around your country to understand your homeland
Go around your country to understand my homeland
Go around my country to understand my homeland

Yêu thương mở cửa thiên đường
Hoàng Kim

Cuối dòng sông là biển
Cuối cuộc tình yêu thương
Đức tin phục sinh thánh thiện
Yêu thương mở cửa thiên đường.

6
Chuyện cổ tích người lớn
PHỤC SINH GIỮA TỐI SÁNG
Hoàng Kim

Đền Chăm điêu tàn và phục sinh. Phục sinh giữa tối sáng kể chuyện Lev Tonstoy viết Phục sinh sau trận ốm năng và ông phục sinh. Hoàng Kim mấy năm trước cũng có một trận ốm bất ngờ suýt chết, sụt cân 12 ký, từ 80 ký xuống còn 68 ký, và sau khi phục hồi bệnh đã may mắn đọc kỹ lại Lev Tonstoy và Phục sinh, để ngộ ra được Chuyện cổ tích người lớn; Phục sinh giữa tối sáng. Mời bạn đọc tại đây https://hoangkimlong.wordpress.com/category/phuc-sinh-giua-toi-sang/

Mười năm ở Bạc Liêu là sách hay của Lưu Huy Chiêm, Chương 169Chương 126 của sách này tôi chọn chép về, cùng tích hợp chung vào trong Chuyện cổ tích người lớn, Phục sinh giữa tối sáng tiếp theo Trang văn Hồ Biểu Chánh do Quản Trị Mekongrice Châu Trần- Trần Ái Châu tuyển chọn và giới thiệu.

NHỮNG TRANG ĐỜI LẮNG ĐỌNG
Hoàng Kim

Tôi lưu lại một ít bài “Những trang đời lắng đọng” mới đây, của một số bạn văn và chính mình mà tôi yêu thích. Bạn thích văn chương gì? Tôi thích chân thiện mỹ giản dị, xúc động, ám ảnh . Lối văn Chuyện cổ tích người lớn ;Tĩnh lặng cùng với Osho.

TĨNH LẶNG CÙNG VỚI OSHO

Tôi may mắn đã có được bảy ngày đêm tĩnh lặng đối thoại và thực hành với Osho là vị Thiền sư, người Thầy tâm linh lỗi lạc Ấn Độ. Osho dẫn chúng tôi đi vào thế giới tịch lặng, thiền định sâu, chỉ dẫn cho ta bí quyết thiết yếu Năng lượng tích tụ và giải phóng, giúp ta tâm thế tỉnh lặng, an nhiên tự tại, thung dung trong cuộc sống. Ta chạm đáy sự thật, đối diện với sinh tử, về nơi tịch lặng, đến chốn thung dung để thấu hiểu sự sống. Osho sự thực hành là ngủ ngon và tỉnh thức.

Osho (11/12/1931- 19/1/1990) là vị Thiền sư, nhà văn, triết gia nổi tiếng người Ấn Độ, được nhắc tới nhiều nhất và gây ra nhiều tranh luận nhất trong thời hiện đại. Osho với bài giảng nổi tiếng “Con đường hoàn hảo”  thuật lại câu chuyện của chính ông bảy ngày đêm tỉnh lặng với những bạn đồng hành. “Hạnh phúc tại tâm” bản chất sự sống, khả năng hạnh phúc và hạnh phúc chân thật của con người, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong toàn bộ những tác phẩm của Osho.“Osho là bậc thầy chứng ngộ đang làm việc với tất cả mọi khả năng để giúp cho nhân loại vượt qua giai đoạn khó khăn trong sự phát triển tâm thức“. Dailai Latma đã viết như vậy về người thầy lỗi lạc này cuối trang bìa của tác phẩm Osho “Con đường của nhà huyền môn“.

Bạn Châu Trần Trần Ái Châu Quản Trị Mekongrice đã chép lại “Chuyện tình yêu của ông bà ngoại tôi” từ nguồn Osho tự truyện, là bài đọc đầu tiên để nhiều người cùng học. Hóa ra, tại lớp học tĩnh lặng này cũng có thật nhiều người bên tôi, trong tôi. .Osho đã hóa đá tĩnh lặng và đang thầm lắng nghe tiếng vọng thời gian, tiếng nói lương tâm của chính mình,

CHUYỆN TÌNH YÊU CỦA ÔNG BÀ NGOẠI TÔI
Osho tự truyện


Ông ngoại tôi già rồi, và đang chết dần. Trong làng không có bác sĩ, không có thuốc men, cho nên chúng tôi không biết nguyên nhân cái chết của ông, nhưng tôi nghĩ nó là từ một cơn đột quỵ nghiêm trọng. Ông nằm trên giường, tôi đến ngồi bên cạnh, tôi hỏi nhỏ vào tai ông :-Ông ngoại, ông có cái gì để nói trước lúc ra đi?

***

Ông tháo chiếc nhẫn ra và đặt vào tay tôi. Chiếc nhẫn trên đỉnh có đính một hạt kim cương. Còn bên dưới có một hộp thủy tinh nhỏ, bên trong có tượng Phật. Ông tôi thường không cho phép ai nhìn vào cái hộp thủy tinh, nhưng ông thì cứ thỉnh thoảng nhìn vào. Ông khóc :-Ta không có cái gì khác để cho con, bởi vì tất cả những gì ta cho con, đều sẽ bị tước mất khỏi con, y như nó đã bị tước đi khỏi ta. Ta chỉ có thể cho con tình yêu, thứ quý giá nhất mà ta dành cho người ta thương yêu.

***

Chiếc nhẫn đến nay tôi vẫn còn giữ bên mình và tôi kính trọng tình yêu của ông dành cho mình. Lúc cuối trước khi từ giã cõi đời, ông nói:-Mọi người đừng có lo lắng, ta không hề đang chết.Tất cả chúng tôi đều chờ xem ông có định nói cái gì khác nữa không, nhưng đó là tất cả. Đôi mắt ông khép lại, và ông không còn nữa. Tôi vẫn còn nhớ sự im lặng đó.

***

Cái xe bò chở xác ông đi băng qua một dòng sông cạn. Tôi còn nhớ chính xác tôi đi theo sau bà và không nói gì. Tôi không muốn khuấy động bà. Bà không nói một lời, nhưng có ai đó có một vài lời bình luận làm tôi lo lắng, và tôi nói với bà:-Bà ơi, bà hãy nói một cái gì đi, Bà đừng im lặng quá như vậy, con không chịu được.Bạn có tin được không, sau đó bà tôi hát, Bà hát chính bài ca mà bà đã từng hát khi yêu ông tôi lần đầu.

***

Vào thời đó, tại Ấn Độ, những cô gái kết hôn khi họ mới bảy tuổi, hay tối đa, là chín tuổi. Cha mẹ họ sợ nếu họ lớn thêm, tình yêu có thể làm họ phải lòng một ai khác. Nhưng bà tôi đến hai mươi bốn tuổi vẫn chưa lấy chồng. Cái đó là rất hiếm. Bà là một người phụ nữ đẹp … Có một lần, tôi hỏi: tại sao bà không chịu lấy chồng trong một thời gian dài như thế. Với sắc đẹp của bà, tôi nói, thì ngay cả ông vua của bang Chattarpur này, có thể cũng đã phải lòng bà.

***

Bà nói :-Thật kỳ lạ, là con đã đề cập đến chuyện đó, bởi vì chính ông ta đã phải lòng bà. Nhưng bà đã từ chối, không chỉ ông ta, mà còn rất nhiều người khác nữa. Tôi hỏi :-Cái đó lại càng kỳ lạ hơn : Bà từ chối vua của bang Chattarpur, nhưng bà lại phải lòng ông ngoại, một người đàn ông nghèo. Vì lý do gì vậy? Chắc chắn ông cũng không đẹp trai cho lắm, cũng không phi thường trên bất cứ phương diện nào. Tại sao bà lại phải lòng ông?

***

Bà nói -Con đang hỏi một câu hỏi sai. Việc phải lòng không có tại sao. Ta chỉ đơn giản thấy ông con, chừng đó là đủ. Ta thấy đôi mắt ông, và có một niềm tin cậy khởi lên trong lòng ta, mà nó không bao giờ lung lay.Cha của bà là một nhà thơ. Những bài thơ của ông vẫn còn được người dân nơi này và những làng xung quanh truyền tụng. Ông khác mọi người. Ông cương quyết về việc hôn nhân của con gái: trừ khi bà đồng ý, chứ ông sẽ không bao giờ gả con gái mình cho bất cứ ai. Bà đã phải lòng ông tôi như là một duyên ngộ, một sự tình cờ.

***

Về tình yêu của ông đối với bà, lúc ông sinh thời có lúc tôi hỏi:-Tại sao ông thương bà?Ông trả lời:-Ta không là nhà thơ hay một nhà tư tưởng, nhưng ta có thể nhận ra cái đẹp khi trông thấy nó. Bà con đẹp lắm. Ông thấy bà và không dừng được. Ông cảm thấy có một thôi thúc bằng mọi cách phải chiếm được tình yêu của bà.

***

Tôi chưa bao giờ thấy một phụ nữ nào đẹp hơn bà tôi. Tôi yêu và tôi quí bà suốt cuộc đời. Khi bà mất ở tuổi 80, tôi vội vã về nhà và thấy bà đang nằm ở đó, đã chết. Tất cả mọi người đều chỉ chờ một mình tôi. Bởi vì bà đã bảo họ rằng, họ không nên đặt thi thể bà lên giàn hỏa cho tới khi tôi về. Bà còn nhân mạnh chính tôi, không là ai khác, sẽ châm lửa vào giàn hỏa táng của bà. Do vậy họ chờ đợi tôi.

***

Tôi đi vào, vén khăn liệm lên … và thấy bà vẫn còn đẹp! Tôi đã cảm thấy châm lửa vào giàn hỏa táng là một nhiệm vụ khó khăn nhất mà tôi từng làm trong đời mình. Nó như thế là tôi đang châm lửa vào một trong những bức họa đẹp nhất của Leonard de Vinci, hay Vincent Van Gogh. Dĩ nhiên, đối với tôi, bà còn quý giá hơn cả Mona Lisa, đẹp hơn cả Cleopatra. Đó không phải là một sự phóng đại. Những người kia quá xa yêu thương hơn đối với tôi khi so sánh với bà.

***

Ông và bà ngoại đọng lại trong tôi mênh mông tình yêu thương. Hai người đều đã về cõi trên.

BẢY NGÀY ĐÊM TĨNH LẶNG

Đời người là một chuỗi trãi nghiệm.Trãi nghiệm sự sống chính là hiện tại. Bảy ngày đêm tỉnh lặng là sự chứng ngộ ám ảnh nhất. Bạn đã bao giờ về trong tịch lặng, xuống đáy địa ngục, đối diện sinh tử, lạc vào thế giới vô thức, hoàn toàn khác thế giới thường nhật, trút bỏ bận tâm, lo âu phiền muộn, danh vị chức phận, không trò chuyện, không điện thoại, không email,  chỉ nổ lực duy nhất bảo tồn sự sống.

Tôi đã từng Dạo chơi non nước Việtl: về Nghĩa Lĩnh đền Hùng; Lên Trúc Lâm Yên Tử; Tìm về đức Nhân Tông; Đến Thái Sơn nhớ Người; Yên Tử Trần Nhân Tông; Lên Việt Bắc điểm hẹn; đến Kiếp Bạc Côn Sơn ngưỡng vọng Lời dặn của Thánh Trần; Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn; Vào Tràng An Bái Đính, Thần Phù Ninh Bình để thấu hiểu sâu sắc hơn “Lênh đênh trên cửa Thần Phù, khéo tu thì nổi vụng tu thì chìm“, Ngày xuân đọc Trạng Trình, Nguyễn Du trăng huyền thoại; Nguyễn Hiến Lê sao sáng; trọn đời làm người Thầy nghề nông chiến sĩ

Tôi đã từng tới Praha, Goethe và lâu đài cổ, Dạo chơi cùng Goethe; Học để làm ở Ấn Độ; Đến Neva nhớ Pie Đại Đế; Lên Thái Sơn hướng Phật; Lên đỉnh Thiên Môn Sơn; Đi để hiểu quê hương;  Đi thuyền trên Trường Giang, Nhớ bạn nhớ châu Phi. Tôi cũng đã từng Câu cá bên dòng Sêrêpok, vân vân và vân vân……

Nhưng Bảy ngày đêm tỉnh lặng là bài học sự sống, sức khỏe, sinh tử, chỉ có một lựa chọn phục sinh duy nhất nên sâu đậm nhất. Sau khi xong việc cười mãn nguyện, cuộc đời dường như mới hơn, nhẹ nhàng hơn, thanh thản hơn…Cám ơn đời, hôm nay là ngày mới.

Bien

TÂM TĨNH LẶNG AN NHIÊN

Năng lượng tích tụ là hiểm họa tiềm ẩm:
Hồ tích quá nhiều nước, rất dễ bị vỡ bờ.
Người trầm cảm u uất, rất dễ bị stress.
Xã hội kiểm soát chặt, rất dễ kích động.

Năng lượng biển tích tụ, gây nên sóng thần.
Năng lượng trời tích tụ, sẽ gây nên bão tố.
Đồng cỏ khô nắng hạn, rất dễ bị bắt lửa
Năng lượng người tích tụ, bùng nổ cách mạng

Xả năng lượng là bài học thật vô giá.
Lời Phật dạy đầu tiên là Từ Bi Hỷ Xả
Biết cười là biết xả, biết buông là xả.
Chánh pháp là giải phóng con người

Giải phóng cần phải sáng tạo và ít tổn hại.
Thiền giúp cho bạn cách trút bỏ gánh nặng.
Vất bỏ ngoài tai mọi chuyện đời
Lòng không vướng bận, dạ an thôi … (1)

(1) Tâm sự với Thiền sư
thơ của Hoàng Trung Trực
Ngủ ngon và tỉnh thức.
Tâm tỉnh lăng an nhiên

Bay ngay dem tinh lang

TÌNH MẸ VÀ ĐỨC NHẪN

Tình Mẹ thể hiện rõ nhất ở đức nhẫn: kiên nhẫn chăm sóc, kiên nhẫn chịu đựng, kiên nhẫn lắng nghe. Thương yêu con như mẹ hiền mới làm được chí thiện. Đức Nhẫn của Phật Di Đà ở chùa Chân Không là mẫu mực của tình yêu thương con người.

Thuở trước Di Đà tu luyện cùng 99 tăng ni tại một ngôi chùa. Di Đà ngày chuyên cần, đêm siêng năng làm lụng khiến bạn hữu nẩy sinh sự ghen ghét. Một lần nọ họ hùa nhau nói xấu Di Đà là đã làm vỡ chén ngọc và xin thầy đuổi Di Đà ra khỏi chùa. Thầy chủ trì gạn hỏi kỹ nhiều người thì ai cũng lặng thinh chẳng ai dám thề là minh thấy rõ việc đó. Nghe sư phụ la rầy mọi người, Di Đà  đã năn nỉ khuyên can và tự mình ra dựng chòi ở ngoài để tu.  Lần sau, trong chùa  có một người ăn mày chết hôi thối tại chốn phật đường. 99 tăng ni nọ đùn đẩy nhau, né tránh việc chôn cất. Di Đà đi kiếm củi về nghe chuyện đã không kịp ăn cơm, xin sư phụ để cõng đi chôn ngay. Thây ma hôi thối bám trên lưng Di Đà mỗi lúc một nặng. Đến khi Di Đà muốn dừng lại để chôn thì thây ma ôm chặt cổ Di Đà không chịu rời. Di Đà cả cười không chút nóng giận cõng thây ma đi tìm nơi chôn cất suốt đêm. Mãi cho đến lúc ban mai, khi đến chòi của Di Đà thì thây ma mới buông tay và chịu nằm xuống. Di Đà đã cởi áo mình mặc cho thây ma, Thốt nhiên, nơi đó biến thành đài sen thơm ngát.

Chốn ấy, nay là chùa CHÂN KHÔNG.

Nhẫn là một đức tính tốt đẹp từ xưa đến nay của con người. Khoan dung, độ lượng không nóng giận là “Nhẫn”. Cốt lõi của “Nhẫn” là Nhân. Khổng Tử nói: “khắc kỷ phục lễ vi nhân” (Người biết ước thúc bản thân có lời nói và hành vi hợp lẽ phải là người nhân). Chiến thắng bản thân mình là chiến thắng khó khăn nhất.

Xưa có người cha dạy con lúc bực tức hãy cố nén giận chạy ra sau nhà và đóng một cây đinh lên chiếc hàng rào gỗ. Người con nghe lời bố làm vậy và dần biết tự kiềm chế, theo thời gian số lượng đinh đóng mỗi ngày một ít đi. Đến một ngày, cậu đã không nổi giận một lần nào suốt thời gian dài. Cậu đến thưa với cha và ông bảo : Tốt lắm, bây giờ con đã biết nhẫn thì cứ mỗi tháng con không nổi nóng nữa con hãy nhổ một cây đinh ra khỏi hàng rào. Ngày lại ngày trôi qua, rồi cũng đến một hôm người con đã vui mừng báo với cha rằng trên hàng rào đã không còn cây đinh nào nữa. Người cha nói :  Con đã làm rất tốt, nhưng con hãy nhìn những lỗ đinh con để lại trên hàng rào để thấy những lời con nói lúc nóng giận như những lỗ đinh này, chúng để lại những vết thương khó lành trong lòng người. Lời nó như tên không nên bắn bậy, đã lọt vào tai ai, không sao rút ra được.

CẢM NHẬN CÙNG VỚI OSHO

Nguyễn Quốc Toàn Từ chối vua để lấy một người dân thường, bà là người độc nhất chưa có người thứ hai

Kim Hoàng Kính anh Nguyễn Quốc Toàn Tỉnh lặng cùng với Osho văn chương nết đất Osho thật tuyệt vời.

Nguyễn Quốc Toàn: 1- Bu tui thỉnh thoảng đọc Osho chớ không ghiền ông ta như chú em và cậu con trai. Osho quá tài, nhưng cái gì quá cũng không nên. Osho hiểu Phật như chính Phật tự hiểu mình. Bởi vậy kinh, luật, luận, của Phật giáo đối với ông không còn là đỉnh cao cần vươn tới. Bố mẹ ông là tín đồ của Kỳ na giáo (người hoàn thành việc tu hành) bản thân Osho không theo một tôn giáo nào.2- Thuyết giáo của ông là một sự trộn lẫn giữa các giáo lý của Kỳ Na giáo (Jainism), Ấn Giáo (Hinduism), Phật Giáo, Lão Giáo (Taoism), Thiên Chúa Giáo (Christianity) và một vài tư tưởng triết học đương thời. Người nghe tưởng là ông ngợi ca đức Phật, thực ra ông xuyên tạc, tung hỏa mù vào nhận thức của chúng sinh về đức Phật. Osho bảo Tôi đồng ý với Đức Phật rằng “Cái Tôi là không thực, còn những thứ khác là thực”, trong khi đức Phật không hề nói thế trong suốt 45 năm thuyết Pháp. Giáo lý nhà Phật chủ trương diệt dục vì dục là nguồn gốc của khổ đau và luân hồi thì Osho lại chủ trương ngược lại. Ông dạy kỹ thuật giao hoan nam nữ cho dài lâu, đây là điểm quan trọng trong quá trình truyền đạo của ông, là “đường lối hành trì” để hành giả đạt đến giác ngộ giải thoát, đến Niết Bàn hay Thượng Đế”…

Kim Hoàng@ Nguyễn Quốc Toàn tuyệt vời ! Osho quá nổi tiếng và được bậc tôn quý Datlai Latma tôn vinh “Osho là bậc thầy chứng ngộ đang làm việc với tất cả mọi khả năng để giúp cho nhân loại vượt qua giai đoạn khó khăn trong sự phát triển tâm thức“. Datlai Latma đã viết như vậy về người thầy lỗi lạc này cuối trang bìa của tác phẩm Osho “Con đường của nhà huyền môn“. Chính quyền Mỹ phải trục xuất ông khi ông ở Mỹ, trước khi ông mất, vì sợ ảnh hưởng to lớn của bậc thầy chứng ngộ này lung lạc khối tôn giáo của họ. Đạo Phật với triết lý vô ngã tìm Phật ở tự thân chứ không tìm ở đâu khác, nhận thức luận tự do hơn nhiều triết thuyết khác. Cám ơn anh. Em xin chép ý kiến này của anh vào phần “Cảm nhận về Osho” tích hợp trong bài Tĩnh lặng cùng với Osho . https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tinh-lang-cung-voi-osho/

TRẬN MỞ MÀN CHIẾN DỊCH HỒ CHÍ MINH
Hồi ký của Hoàng Trọng


Sau 12 ngày đêm quần nhau với địch ở thị xã Xuân Lộc rồi cũng đến hồi kết thúc. Ngày 22/4, chúng tôi được chỉ huy đơn vị thông báo: “Ngày 21/4, địch đã rút chạy, ta hoàn toàn làm chủ thị xã Xuân Lộc, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố từ chức”. Chúng tôi nhảy lên ôm nhau vui sướng. Thế là thoát được một cửa tử.

Chưa kịp nghỉ, chúng tôi được quán triệt nghị quyết của Bộ chính trị : Triển khai chiến dịch Hồ Chí Minh, quyết tâm giải phóng Sài Gòn và giải phóng miền Nam trước ngày 19/5. Công việc của các đơn vị là củng cố lại lực lượng, trang bị thêm cho đủ cơ số đạn, chuẩn bị hành quân đánh trận mở màn chiến dịch Hồ Chí Minh. Cả đại đội 3 của tôi còn chưa đến 2 trung đội.

Hành quân theo đường 20, trên đường, những đoàn người di tản, những nét mặt lo âu, những bước đi rệu rã. Qua ngã ba Dầu Giây, tranh thủ lúc đơn vị dừng lại nghỉ, tôi tìm gặp Hồng, con chú Long. Hồng cùng nhập ngũ một ngày với tôi, hiện đang là tiểu đội trưởng tiểu đội hỏa lực cối 60 của đại đội 2, cùng tiểu đoàn 4 với tôi. Anh em gặp lại nhau mừng lắm, còn nguyên vẹn cả. Tôi mở ba lô lấy cho Hồng 2 hộp sữa “quân tiếp vụ”. Chúng tôi pha sữa uống với nhau. Hồng bảo: “Đại đội 2 của em hy sinh và bị thương nhiều lắm. Nhiều đứa chịu không nổi đã đào ngũ. Anh em mình đã vào đây thì thà chết, đào ngũ nhục lắm”.
Tôi kể cho Hồng nghe chuyện tôi được anh Ty đại đội phó đại đội 3 “thử thách ” trong trận đánh Xuân Lộc. Hai anh em cười vui vẻ rồi chia tay.

Tối 26/4, đơn vị hành quân đến vị trí ém quân để ngày mai nổ súng. Trận này Trung đoàn 270, Sư 341 chúng tôi đánh vào chi khu Trảng Bom. Trong đó mục tiêu tấn công của tiểu đoàn chúng tôi là Suối Đĩa. Đêm, trăng sáng lắm, thỉnh thoảng địch bắn lên mấy quả pháo sáng. Hai người du kích đi trước dẫn đường, chúng tôi lặng lẽ bước theo sau. Những cơn buồn ngủ ập đến. Bước thấp, bước cao, mơ mơ màng màng, giật mình mới biết là mình đang vừa đi vừa ngủ gục. Trời nóng bức, cổ lúc nào cũng khô khốc. Gặp con suối nhỏ, nước lấp xấp, dưới ánh trăng mờ, không biết trong hay đục, chúng tôi xúm vào vốc lên miệng uống ngon lành.

Gần sáng, chúng tôi áp sát mục tiêu, bố trí đội hình chuẩn bị tấn công. Cầu Suối Đĩa chỉ dài khoảng 10 m. Bên kia cầu, địch dùng 2 xe containe chất đầy bao cát làm công sự. Mũi luồn sâu của đại đội 3, được tăng cường thêm một khẩu 12 ly 7, một DKZ và một cối 82 của đại đội 4, do đại đội trưởng Nếp, người Hải Phòng chỉ huy.

Sáng 27/4, trời vừa hững sáng, những loạt pháo gầm lên. Dứt tiếng pháo, bộ binh vào trận. Bên kia địch nấp trong công sự, sau những nhà dân bắn ra như mưa. Ngời, anh bạn đồng hương người xóm Bắc Minh Lệ, vừa dẫn tiểu đội chạy lên được vài chục bước thì bị địch bắn rát quá phải dừng lại. Phát hiện lỗ châu mai nơi hỏa lực địch bắn ra. Ngời bảo Hoa, xạ thủ B40 dập tắt ổ đề kháng. Hoa chưa kịp bắn thì trúng ngay một quả phóng lựu của địch, máu ra lênh láng phải chuyển về tuyến sau. Ngời lệnh cho Biếng thay Hoa, bắn 2 phát B40.
Địch im bặt.

Bên kia cầu một chiếc M48 của địch vừa bò lên chân dốc vừa nã đạn, bị trúng đạn DKZ, hỏng xích, không cơ động được. Lính trên xe nhảy xuống bỏ chạy toán loạn. Hướng đại đội 1 do đại đội trưởng Tạ chỉ huy. Anh Tạ, dân tộc Nùng, quê Cao Bằng, người to cao vạm vỡ. Nhìn chiếc xe tăng địch đang án ngữ bên kia cầu. Biết B41 chỉ còn một quả đạn. Anh Tạ nói với Phong:

– Còn một quả đạn, đồng chí tiêu diệt ngay chiếc xe tăng đứng trước kia. Thay mặt cấp ủy, chi bộ kết nạp đồng chí vào hàng ngũ của Đảng.

Có lẽ vì quá sung sướng, cảm động, hồi hộp, viên đạn Phong bắn ra bay vọt qua đầu tháp pháo xe tăng. Thấy Phong bắn trượt, anh Tạ nã thêm mấy quả M79. Địch quay lại bắn xối xả. Hai chiếc trực thăng vè vè lượn trên đầu cũng cùng nhã đạn. Lâm, lính thông tin 2w của tiểu đoàn, đi cùng đại đội 1, nghe phía đơn vị pháo 120 yêu cầu cho biết tọa độ để phối hợp. Cả Lâm và đại đội trưởng Tạ đều không biết tọa độ, cũng không kịp chuyển sang mật mã theo quy định thông tin, Lâm nói thẳng luôn vào máy:

– Chúng tôi đang bên này đầu cầu Suối Đĩa, trên đường tiến quân. Bên kia cầu có nhiều xe tăng địch, lính bộ binh rất đông. Lấy tọa độ dưới tầm của hai chiếc trực thăng.

Lâm vừa dứt lời pháo tới tấp bắn vào, khói bụi mịt mù. Lâm thét vào tổ hợp:

– Bị “đấm lưng” rồi, chuyển làn đi!

Chiều, phía Trảng Bom, bị 2 tiểu đoàn 5 và 6 tiến công, địch không trụ nổi phải rút lui theo Quốc lộ 1, và tụ lại ở Suối Đĩa. Tiểu đoàn 4 điều đại đội 2 (lúc này đang là đại đội dự bị) ra truy kích chặn đường địch rút lui. Hồng vừa triển khai cho tiểu đội giá súng để chuẩn bị bắn thì một loạt pháo địch bắn tới. Hai quả trúng ngay vị trí tiểu đội cối của Hồng. Hồng và 6 chiến sỹ trong tiểu đội đều hy sinh. Chiều hôm đó lính tiểu đoàn 5 và 6 hy sinh và bị thương nhiều. Thiếu úy Hùng, chính trị viên phó đại đội nói với tôi:

– Đơn vị đang đánh nhau phía trước, không còn ai. Thôi thì cậu cùng tôi đi cáng thương binh cho tiểu đoàn 6 vậy.

Hơn 3 giờ chiều, trời càng nóng. Theo lối mòn, chúng tôi vượt qua mấy quãng đồi trọc, cây cối mọc lúp xúp. Hùng vừa mới học trường sĩ quan chính trị ra, người nhỏ thó, thư sinh, mới được bổ sung về làm chính trị viên phó đại đội tôi trước ngày chúng tôi chuẩn bị đi B. Tôi cao hơn Hùng nên mỗi lần xuống dốc, tôi phải đi trước, khi lên dốc phải trở cáng để tôi đi sau. Chúng tôi vừa qua một đồi trọc, chuẩn bị leo lên một ngọn đồi mới. Tôi lại trở cáng để Hùng đi trước. Vừa trở cáng xong thì pháo địch phía sau dồn dập bắn tới. Một quả rơi trúng ngay giữa cáng. Khói bụi mịt mù. Tai tôi ù đi. Tôi chạy đến một mô đất để nấp. Khoảng 15 phút địch ngừng bắn. Tôi quay lại cáng, người thương binh tiểu đoàn 6 đã chết. Hùng bị thương máu chảy lênh láng. Đùi, mông và lưng nhầy nhụa. Mấy cuộn băng cá nhân của tôi và của Hùng không thể quấn hết vết thương.

Hùng tỉnh táo lắm. Người ta nói bị thương nặng mà tỉnh thì không thể sống nổi. Hùng thều thào, giọng chậm rãi, ngắt quảng:

– Mình quê ở Thanh Văn…Thanh Chương… Nghệ An. …Mình còn có …mẹ già …ở quê…. Mình chưa …làm gì được gì …cho mẹ….thương mẹ lắm…

Hùng lịm dần.

Một mình tôi đã đuối sức, không biết xoay xở ra sao với 2 cái xác tử sỹ. May có mấy đứa đại đội 4 đi ngang qua, tôi gọi lại nhắn về báo cáo tiểu đoàn.

Tối hôm đó, tôi tìm mò được về đến đơn vị khi đã gần 9 giờ đêm. Kết thúc trận đánh. Cả đại đội còn vỏn vẹn chưa đầy một trung đội.

Thấy tôi mò về, tụi bạn mừng lắm. Thế là thêm được một thằng chưa bị chết.

H.T

(*) Ghi thêm: 26 tháng 4 đánh chi khu Trang Bom là ngày mở màn chiến dịch Hồ Chí Minh

NHỚ BẠN
thơHoàng Trung Trực đời lính

Ngỡ như bạn vẫn đâu đây
Khói hương bảng lãng đất này bình yên
Tình đời đâu dễ nguôi quên
Những dòng máu thắm viết nên sử vàng

Trời xanh mây trắng thu sang
Mình ta đứng giữa nghĩa trang ban chiều
Nhớ bao đồng đội thương yêu
Đã nằm lòng đất thấm nhiều máu xương

Xông pha trên các chiến trường
Chiều nay ta đến thắp hương bạn mình

MẢNH ĐẠN TRONG NGƯỜI
Hoàng Trung Trực

Bao nhiêu mảnh đạn gắp rồi
Vẫn còn một mảnh trong người lạ thay
Nắng mưa qua bấy nhiêu ngày
Nó nằm trong tuỹ xương này lặng câm…

Thời khói lửa đã lui dần
Tấm huân chương cũng đã dần nhạt phai
Chiến trường thay đổi sớm mai
Việt Nam nở rộ tượng đài vinh quang.

Thẳng hàng bia mộ nghĩa trang
Tên đồng đội với thời gian nhạt nhoà
Muốn nguôi quên lãng xót xa
Hát cùng dân tộc bài ca thanh bình

Thế nhưng trong tuỷ xương mình
Vẫn còn mảnh đạn cố tình vẹn nguyên
Nằm hoài nó chẳng nguôi quên
Những ngày trở tiết những đêm chuyển mùa

Đã qua điều trị ngày xưa
Nó chai lỳ với nắng mưa tháng ngày
Hoà bình đất nước đổi thay
Đêm dài thức trắng, đau này buồn ghê

Khi lên bàn tiệc hả hê
Người đời uống cả lời thề chiến tranh
Mới hay cuộc sống yên lành
Vẫn còn mảnh đạn hoành hành đời ta.

(Trích Hoàng Trung Trực đời lính https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoang-trung-truc-doi-linh/

Ngày 26 tháng 4 năm 1975 Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu.  

QUẢNG BÌNH ĐẤT MẸ NHỚ ƠN NGƯỜI
Hoàng Kim

Về quê viếng mộ tổ tiên
Mừng vui gặp mặt người hiền bạn thân
Đất trời ngày mới thanh tân
Thung dung thăm hỏi, ân cần níu chân

Lòng son trung chính biết ơn
Quê hương chung đúc khí thiêng muôn đời
Quảng Bình đất Mẹ ơn Người
Tổ tiên cát bụi nhiều đời thành quê

Đinh ninh như một lời thề
Trọn đời trung hiếu để về dâng hương’.
Đường xuân như một dòng sông
Vượt qua trăm thác vạn ghềnh đến nơi

“Hồn chính khí bốc lên ánh sáng
Sáng choang ngọc đá giữa hoang tàn’.
Tâm nhân văn lắng đọng tinh hoa
Hoa Đất Hoa Người trong cõi Bụt.”

Hai câu thơ “Hồn chính khí bốc lên ánh sáng Sáng choang ngọc đá giữa hoang tàn’ là thơ của Cụ Hoàng Bá Chuân em ruột của bà ngoại tôi đọc lời điếu khi cải táng cụ Nguyễn Ngọc Xừ, bị chết oan  Hai câu thơ Tâm nhân văn lắng đọng tinh hoa Hoa Đất Hoa Người trong cõi Bụt.” là thơ của Hoàng Kim. Ông và cháu, một câu chuyện dài về nếp nhà và nét đẹp văn hóa,  hướng thiện và chính trung

Cám ơn tiến sĩ Nguyen Thanh Binh với bức ảnh ‘Ăn khuya với anh Hoàng Kim ở Đà Nẵng’ hôm qua lúc 3:55 Thanh Bình ra đón từ nửa đêm với sự quý trọng thân thiết. Cám ơn tiến sĩ  Cong Kien Phan tại Thai An cũng vừa về nguồn ở đền Hùng đã gọi điện và nhắn tin. Cám ơn bạn đọc đã ghé thăm “Quảng Bình đất mẹ nhớ ơn Người”

THÁNG NĂM NHỚ LẠI VÀ SUY NGẪM
Hoàng Kim

Bài học cuộc sống thấm thía nhất thường là bài học của chính đời mình trãi nghiệm. Tôi xúc động đọc lại ‘Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời’ “Cuộc chiến hôm qua bạn góp máu hồng. Lớp học hôm nay bạn không trở lại. Trách nhiệm trong mình nhân lên gấp bội. Đồng đội ơi tôi học cả phần anh” Tôi thật tâm đắc với Hoàng Ngọc Dộ trang thơ khát vọngHoàng Trung Trực dấu chân người lính, vì cao hơn trang văn là chính cuộc đời của anh ruột mình thấm từng giọt chữ. Tháng năm được khởi đầu bởi ngày 1 tháng 5 Quốc tế Lao động, tôi nhớ lại và suy ngẫm về Việt Nam thống nhất, Đêm trắng và bình minh. Tôi đọc lại ‘Võ Nguyên Giáp tổng tập hồi ký’, Lời thề của Washington’ ‘Giu cốp nhớ lại và suy nghĩ’. Tháng năm nhớ lại và suy ngẫm.

VIỆT NAM THỐNG NHẤT

Chiến tranh Việt Nam dài và ác liệt quá, tổn thất mất mát lớn quá. Đó là một trong những sự kiện lớn nhất thế kỷ 20 không riêng Việt Nam mà của toàn nhân loại. 30 tháng 4 là  kết thúc cuộc chiến tranh ba mươi năm, là ngày hòa bình, thống nhất đất nước đầu tiên của dân tộc Việt.  Chiến tranh Việt Nam (1955–1975) là giai đoạn thứ hai và là giai đoạn khốc liệt nhất của Chiến tranh Đông Dương (1945–1979). Đây là cuộc chiến giữa hai bên, một bên là Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam cùng Hoa Kỳ và một số đồng minh khác như Úc, New Zealand, Đại Hàn, Thái Lan và Philippines tham chiến trực tiếp; một bên là Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam, Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tại miền Nam Việt Nam, cùng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đều do Đảng Lao động Việt Nam lãnh đạo, được sự viện trợ vũ khí và chuyên gia từ các nước xã hội chủ nghĩa (cộng sản), đặc biệt là của Liên Xô và Trung Quốc. Cuộc chiến này tuy gọi là “Chiến tranh Việt Nam” do chiến sự diễn ra chủ yếu tại Việt Nam, nhưng đã lan ra toàn cõi Đông Dương, lôi cuốn vào vòng chiến cả hai nước lân cận là Lào và Campuchia ở các mức độ khác nhau. Do đó cuộc chiến còn được gọi là Chiến tranh Đông Dương lần thứ 2. Cuộc chiến này chính thức kết thúc với sự kiện 30 tháng 4, 1975, khi Tổng thống Dương Văn Minh của Việt Nam Cộng hòa đầu hàng quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam, trao chính quyền lại cho Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam.

Tôi là người lính của 30 tháng 4. Hai anh em tôi, thuộc hai cánh quân lớn trong năm cánh quân, gặp nhau giữa lòng thành phố sau ngày Việt Nam thống nhất. Chùm ảnh dưới đây là ít ảnh tư liệu gia đình. Tôi viết về cái “tôi” nhỏ bé và đơn giản trong cái “ta” to lớn và phức tạp của đất nước con người Việt Nam để tìm về thế giới của riêng mình như giọt nước trong biển cả có vị mặn, máu và nước mắt.

Demtrangvabinhminh

ĐÊM TRẮNG VÀ BÌNH MINH

Ông José António Amorim Dias, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hòa Dân chủ Timor-Leste tại UNESCO và Liên minh châu Âu trên chuyến tàu tốc hành từ Brussels đến Paris chung khoang với tôi đã trò chuyện và chia sẽ rất nhiều điều về triết lý nhân sinh và văn hóa giáo dục. Khu vực Bắc Âu có chất lượng cuộc sống tốt, và  Vương quốc Bhutan nơi đề xuất ý tưởng Ngày Quốc tế Hạnh phúc là nước có chỉ số hạnh phúc cao dựa trên các yếu tố như sức khỏe, tinh thần, giáo dục, môi trường, chất lượng quản lý và mức sống của người dân là điều rất đáng suy ngẫm.

Môi trường sống yên lành và chất lượng cuộc sống tốt là giấc mơ hạnh phúc của mọi người dân. Đi xa về Bắc Âu đến Phần Lan, Thụy Điển, Hà Lan, Đan Mạch, Na Uy là vùng thiên nhiên, văn hóa thanh bình, mới lạ. Nơi đó không gian văn hóa thật trong lành. Chất lượng cuộc sống tốt hơn nhiều vùng tôi đã qua. Bắc Âu thoát ra khỏi cuộc chiến tranh. Họ không bị cuốn vào chiến tranh như Việt Nam, như châu Á, châu Phi, Tây Âu , Đông Âu và châu Đại dương. Họ bình tĩnh chuyển từ thế đối đầu lách ra khỏi cuộc chiến tranh giành quyền lực và nguồn lợi khốc liệt suốt hàng thế kỷ để trở thành những nước thanh bình và có chất lượng cuộc sống cao nhất thế giới.

Tôi suy ngẫm kỹ điều này trong bài viết “Đêm trắng và bình minh”. Khối các nước Bắc Âu Scandinavia (bao gồm Hà Lan, Đan Mạch, Na Uy, Thuỵ Điển, Phần Lan, Iceland, đảo Greenland, quần đảo Faroe thuộc Đan Mạch), đêm 30 tháng 4 là Đêm Walpurgis, Bình minh ngày mới. Ngày 30 tháng 4 và ngày Quốc tế Lao động 1 tháng 5 ở Bắc Âu là những ngày lễ hội mừng Xuân đến. Hoa xuân bừng nở khắp nơi, tơ trời hương đất say đắm lòng người. Năm tháng ở trời Âu, tôi viết Bài ca tháng năm, suy ngẫm về bài học cuộc sống.

BÀI CA THÁNG NĂM

Hoàng Kim

Tháng năm là tháng của hoa
Anh đi ở giữa bao la đất trời
Nghe lòng thư thái, thảnh thơi
Ngắm ai từng cặp trao lời yêu thường.

Hoa xuân bừng nở khắp đường
Công viên ngợp giữa một rừng đầy hoa
Bên dòng sông nhỏ quanh co
Bạch dương rọi nắng, lơ thơ liễu mềm.

Anh đi vào chốn bình yên
Bùi ngùi lại nhớ thương em ở nhà.

Bài học Bắc Âu miền đất trong lành, nước Bỉ trái tim của EU, và Ghent thành phố khoa học công nghệ là chỉ dấu minh triết cho những vĩ nhân lịch sử biết khéo tập hợp những lực lượng tinh hoa và sức mạnh dân chúng để thoát khỏi hiểm họa và bảo tồn được ngọc quý di sản.

Tôi nhớ đến Bernadotte với vợ là Déssirée trong tác phẩm “Mối tình đầu của Napoléon” của Annemarie Selinko. Vợ chồng hai con người kỳ vĩ này với lý tưởng dân chủ đã xoay chuyển cả châu Âu, giữ cho Thụy Điển tồn tại trong một thế giới đầy biến động và nhiễu nhương. Bắc Âu phồn vinh văn hóa, thân thiện môi trường và có nền giáo dục lành mạnh phát triển như ngày nay là có công và tầm nhìn kiệt xuất của họ. Bernadotte là danh tướng của Napoleon và sau này được vua Thụy Điển đón về làm con để trao lại ngai vàng. Ông xuất thân hạ sĩ quan tầm thường nhưng là người có chí lớn, suốt đời học hỏi và tấm lòng cao thượng rộng rãi. Vợ ông là Déssirée là người yêu đầu tiên của Napoleon nhưng bị Napoleon phản bội khi con người lừng danh này tìm đến Josephine một góa phụ quý phái, giàu có, giao du toàn với những nhân vật quyền thế nhất nước Pháp, và Napoleon đã chọn bà làm chiếc thang bước lên đài danh vọng. Bernadotte với vợ là Déssirée hiểu rất rõ Napoleon. Họ đã khéo chặn được cơn lốc cuộc chiến đẫm máu tranh giành quyền lợi giữa các tập đoàn thống trị và các nước có lợi ích khác nhau. Bernadotte và Déssirée đã đưa đất nước Thụy Điển và Bắc Âu thoát cuộc tranh giành. Họ đã khai sáng một vầng hào quang bình minh phương Bắc.

Việt Nam và khối Asean hiện cũng đang đứng trước “con sư tử phương Đông trỗi dậy” và sự vần vũ của thế giới văn minh tuy nhiều cơ hội hơn nhưng cũng tiềm ẩn nhiều hiểm họa khó lường hơn. Điều này dường như rất giống của thời người hùng Napoleon của một châu Âu và khao khát của nước Pháp muốn phục hưng dân tộc và mở rộng phạm vi ảnh hưởng.

Trong vùng địa chính trị đầy điểm nóng tranh chấp biên giới hải đảo, sự tham nhũng chạy theo văn minh vật chất và nguy cơ tha hóa ô nhiễm môi trường, nguồn nước, bầu khí quyển, vệ sinh thực phẩm, văn hóa giáo dục và chất lượng cuộc sống thì bài học trí tuệ càng cấp thiết và rõ nét. 

Đi đâu cũng không bằng Tổ quốc mình. Nói gì, làm gì cũng không bằng dạy, học và làm cho đồng bào đất nước mình. Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương. Mục đích sau cùng của dạy và học là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và làm được việc. Dạy và học thực tiễn trên chính Tổ quốc mình.

Việt Nam quê hương tôi là đất nước của biết bao nhiêu thế hệ xả thân vì nước để quyết giành cho được độc lập, thống nhất, tự do và toàn vẹn lãnh thổ. “Nếu chỉ để lại lời nói suông cho đời sau sao bằng đem thân đảm nhận trọng trách cho thiên hạ trước đã” nhưng “sức một người thì có hạn, tài trí thiên hạ là vô cùng”. Làm nhà khoa học xanh hướng đến bát cơm ngon của người dân nghèo, đó là điều tôi tâm đắc nhất!

Nhân loại đã có một thời đi trong đêm trắng ánh sáng của thiên đường, đêm trắng bình minh phương Bắc. Sự chạng vạng tranh tối tranh sáng có lợi cho sự quyền biến nhưng khoảng khắc bình minh là sự kỳ diệu mở đầu cho Ngày mới, Xuân mới.

Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời bắt đầu từ tuổi trẻ. Tôi đã đi qua một vòng trái đất, một vòng cuộc đời, một vòng đêm trắng để bây giờ một ngày mới bắt đầu từ Bình minh.

NHỮNG CÂU CHUYỆN THÁNG NĂM

Bác Võ Nguyên Giáp được nhiều người Việt Nam kính trọng vì Bác Giáp đặt việc công lên trên hết “dĩ công vi thượng”.  ‘Bác Văn ơi thành kính tiễn Người’ Gia đình tôi hòa trong dòng người đông đảo của toàn quốc đã đến Dinh Thống Nhất tiễn Bác. (Hôm đó là lần duy nhất trong đời, tôi đã đeo đủ huân huy chương).

Bác Giáp viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh “Thế giới còn đổi thay nhưng tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn sống mãi”. Võ Nguyên Giáp ẩn số Chính Trung đã trãi nghiệm nhiều biến cố lịch sử nên chắc chắn hiểu rất rõ bài học Bắc Âu khi thực hành xuất sắc tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Chúng ta muốn hòa bình nên chúng ta đã nhân nhượng nhưng chúng ta càng nhân nhượng, họ cà lấn tới vì họ dã tâm muốn cướp nước ta một lần nữa”. Bài học chiến tranh và hòa bình sâu sắc thay. Được và Mất là cái giá của sự chiến thắng!

Võ Nguyên Giáp tổng tập hồi ký là tác phẩm lớn nhất của nhà thiên tài quân sự Việt, soi sáng rất nhiều góc khuất trong lý luận và thực tiễn của thời đại Hồ Chí Minh. Muốn thấu hiểu chiến tranh Đông Dương và chiến tranh Việt Nam, thấu hiểu 30 tháng 4, tháng năm nhớ lại và suy ngẫm, chúng ta cần đọc lại rất kỹ  “Võ Nguyên Giáp, tổng tập hồi ký”.

Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911, mất ngày 4 tháng 10 năm 2013. Ông là Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam, là một trong những người góp công thành lập Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, được Chính phủ Việt Nam tôn vinh là “người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, chỉ huy chính trong các chiến dịch và chiến thắng chính trong Chiến tranh Đông Dương (1946–1954) đánh bại Thực dân Pháp, Chiến tranh Việt Nam (1960–1975) chống Mỹ, thống nhất đất nước và Chiến tranh biên giới Việt-Trung (1979) chống quân Trung Quốc tấn công biên giới phía Bắc. Tướng Giáp xuất thân là một giáo viên dạy sử, ông trở thành nhà lãnh đạo quân sự, vị tướng kiệt xuất của Việt Nam và thế giới. Ông được nhân dân ngưỡng mộ và được nhiều tờ báo ca ngợi là anh hùng của nhân dân Việt Nam.

Lời thề của Tổng thống Mỹ George Washington cũng là điều chúng ta cần rất suy ngẫm. Ông nói “Cái tên người Mỹ phải xóa bỏ bất cứ những liên hệ ràng buộc nào mang tính cách địa phương”. Tổng thống Washington khi mất được tán tụng như là “người đầu tiên trong chiến tranh, người đầu tiên trong hòa bình, và người đầu tiên trong lòng dân tộc của ông”. Washington đã trở thành biểu tượng dân tộc và quốc tế, đặc biệt tại Pháp và châu Mỹ Latin. Các học giả lịch sử luôn xếp ông là một trong số những vị tổng thống vĩ đại nhất.”. Ngày 30 tháng 4 năm 1789 là ngày Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ George Washington đọc lời tuyên thệ nhậm chức Tổng thống dân cử đầu tiên, trên ban công Tòa nhà Liên bang trên Phố Wall tại thành phố New York. Tổng thống Washington có một viễn tưởng về một quốc gia hùng mạnh và vĩ đại, xây dựng trên những nền tảng của nền cộng hòa, sử dụng sức mạnh của liên bang. Ông tìm cách sử dụng chính phủ cộng hòa để cải thiện hạ tầng cơ sở, mở rộng lãnh thổ phía tây, lập ra trường đại học quốc gia, khuyến khích thương mại, tìm nơi xây dựng thành phố thủ đô (Washington, D.C.), giảm thiểu những sự căng thẳng giữa các vùng và vinh danh tinh thần chủ nghĩa quốc gia.

George Washington hiện nay được biết như vị cha già của nước Mỹ. Ông sinh ngày 22 tháng 2 năm 1732, mất ngày 14 tháng 12 năm 1799. Ông là một nhà lãnh đạo chính trị và quân sự có ảnh hưởng lớn đối với quốc gia non trẻ Hoa Kỳ từ năm 1775 đến năm 1799. Ông đã lãnh đạo người Mỹ chiến thắng Vương quốc Anh trong cuộc Chiến tranh Cách mạng Mỹ với tư cách là tổng tư lệnh Lục quân Lục địa năm 1775–1783, và ông cũng đã trông coi việc viết ra Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787. Quốc hội nhất trí chọn lựa ông làm tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ (1789–1797). Phong cách lãnh đạo của ông đã có ảnh hưởng đến thể thức và lễ nghi cho chính quyền mà được sử dụng từ đó cho đến nay, thí dụ như dùng một hệ thống nội các và buổi đọc diễn văn nhậm chức. Với tư cách là tổng thống, ông đã xây dựng một chính quyền quốc gia mạnh mẽ và giàu tài chính mà đã tránh khỏi chiến tranh, dập tắt nổi loạn và chiếm được sự đồng thuận của hầu như tất cả người Mỹ (Wikipedia).

Tháng năm nhớ lại và suy ngẫm cũng là mốc son để chúng ta tìm về tác phẩm “Giu-cốp, nhớ lại và suy nghĩ”. Giu cốp là danh tướng lỗi lạc huyền thoại của quân đội Liên Xô, người đã kết thúc oanh liệt trận Beclin, trận thắng quyết định trong chiến tranh thế giới thứ hai; Đó là trận đọ sức sinh tử, mà nếu không có Giu cốp lịch sử có thể đổi khác. Hitler và Eva tự sát; Liên Xô cắm quốc kỳ trên nóc Tòa nhà quốc hội Đức ngày 30. 4. 1945.

“Nhớ lại và suy nghĩ” là tác phẩm nổi tiếng của Giu cốp đã làm sáng tỏ nhiều góc khuất. Lịch sử Thế giới có lẽ đã thay đổi, đặc biệt là trận Beclin, trận thắng sinh tử cuối cùng, quan hệ Xô Mỹ, quan hệ Liên Xô và Nam Tư, nhiều vấn đề hệ trọng quốc gia của Liên Xô. Những ý kiến của Giu cốp tỏa sáng khi được đáp ứng đày đủ và sự tổn thất là tai họa thật ghê gớm khi không được trọng thị. Chúng ta muốn hiểu chiến tranh thế giới thứ Hai và chiến tranh lạnh thì không thể không nghiền ngẫm kỹ con người và tác phẩm Giu cốp. Bộ sách quý “Đọc lại và suy ngẫm là chìa khóa vàng để hiểu nhiều điều.

“Trước những thắng lợi nhanh chóng trên hướng Berlin và dựa trên các báo cáo lạc quan của đại tướng V.I.Chuikov – tư lệnh tập đoàn quân cận vệ 8, Stalin lệnh cho Tổng tham mưu trưởng, đại tướng A. I. Antonov soạn thảo một kế hoạch đánh chiếm Berlin ngay trong thời gian cuối tháng 2, đầu tháng 3 năm 1945. Tuy nhiên, G. K. Zhukov cho rằng mọi việc không đơn giản như Tổng tư lệnh tối cao nghĩ. Từ kinh nghiệm Chiến dịch phòng thủ phản công tại khu vực Moskva năm 1941, G. K. Zhukov cho rằng quân Đức sẽ không chịu mất Berlin một cách dễ dàng và sẽ tổ chức phản công vào hai bên sườn của ba phương diện quân Liên Xô lúc này đã làm thành một đội hình kéo dài như một mũi nhọn trên hướng Berlin. Ông hiểu rõ: đánh thẳng vào Berlin không khó, nhưng quân Đức có thể cắt đứt và hợp vây lực lượng Hồng quân tiến quá nhanh về phía trước, khiến cho Hổng quân tổn thất nặng. Thêm vào đó, Hồng quân chưa có kinh nghiệm đánh chiếm một thành phố rộng lớn và có sự phòng thủ kiên cố như Berlin. Chính vì vậy, ông yêu cầu quân đội phải củng cố thật chặt trận địa trên bờ tây sông Oder. Đồng thời Zhukov cũng tiến hành trinh sát một cách kỹ lưỡng: ông ra lệnh cho không quân chụp 6 kiểu ảnh về thành phố Berlin và các phòng tuyến của quân Đức xung quanh đấy, rồi dựa vào đó cùng với những tài liệu bắt được và lời khai của tù binh Zhukov cho biên soạn một bản báo cáo tổng hợp được thuyết minh rõ ràng đính kèm với những tấm bản đồ chi tiết, phát hành xuống các cấp chỉ huy từ tư lệnh đến chỉ huy đại đội. Và thực tế đã diễn ra đúng như G. K. Zhukov dự đoán. Trong khi phòng ngự tích cực trên tuyến sông Oder – Neisse, từ tháng 2 năm 1945, Bộ Tổng tư lệnh quân đội Đức đã điều động tập đoàn quân xe tăng 6 SS và tập đoàn quân 5 từ mặt trận phía Tây về khu vực Budapest, điều động các tập đoàn quân xe tăng 3 và tập đoàn quân 11 đến khu vực Đông Pomerania để tổ chức phản công. Nắm được chính xác tình hình, G. K. Zhukov đề nghị I. V. Stalin cho hoãn ngay chiến dịch Berlin, điều Phương diện quân Belorussia 2 của Nguyên soái K. K. Rokossovssky quay lên hướng Tây Bắc mở Chiến dịch Đông Pomerania chặn trước cuộc phản công của quân Đức. Ngày 20 tháng 2, Phương diện quân Belorussia 2 sử dụng các tập đoàn quân xe tăng cận vệ 1 và 2 đột kích vào Gonnof – Stagag – Colberg, chia cắt và bao vây cụm quân Đông Pomerania khỏi chủ lực của Cụm tập đoàn quân Vistula (Đức). Ngày 4 tháng 3, 14 sư đoàn của cụm quân này bị đánh tan. Tại hướng Nam, G. K. Zhukov cũng yêu cầu Nguyên soái K. E. Voroshilov chỉ đạo các phương diện quân Ukraina 2 và 3 thiết lập trận địa phòng thủ vững chắc tại khu vực Budapest – Velense – Balaton, mở chiến dịch phòng ngự Balaton, đánh bại cuộc phản công của 31 sư đoàn Đức, trong đó có 11 sư đoàn xe tăng được triển khai ngày 6 tháng 3. Ngày 15 tháng 3, cuộc phản công của quân Đức tại khu vực Balaton bị chặn đứng, hai phương diện quân Ukraina 2 và 3 chuyển sang tấn công thẳng qua Budapest đến Viên.[102] Ở giữa mặt trận, Phương diện quân Ukraina 1 tiến hành chiến dịch Hạ Silesia quét sạch quân Đức khỏi khu vực Glogau, thủ tiêu mối đe dọa bên sườn trái của phương diện quân và vững tiến ra tuyến Neisse. Một số chỉ huy quân sự Liên Xô quá hăng hái đã coi sự chậm trễ công phá Berlin là một khuyết điểm của ông. Tuy nhiên, sự thật đã chứng minh G. K. Zhukov đúng. Với cuộc phản kích của quân Đức từ hai bên sườn (từ khu vực Đông Pomerania xuống phía Đông Nam, từ khu vực Budapest vòng lên phía Đông Bắc, phối hợp với Cụm tập đoàn quân A từ Silesia vòng lên phía Tây Bắc), các Phương diện quân Liên Xô có thể sẽ phải chịu những thiệt hại nặng nề như quân Đức trước cửa ngõ Moskva cách đó gần 4 năm trước hoặc như Hồng quân Nga Xô Viết trước cửa ngõ Warsawa năm 1920.

Cuộc tổng công kích sau cùng vào Berlin bắt đầu sau hai ngày sử dụng các trận đánh trinh sát để buộc quân Đức phải điều động lực lượng bố trí ở hướng chủ yếu đi hướng khác, 5 giờ sáng ngày 16 tháng 4, G. K. Zhukov phát lệnh mở màn Chiến dịch Berlin, chiến dịch quân sự cuối cùng trong cuộc đời binh nghiệp của ông. Sau gần 1 giờ pháo binh, tên lửa Katyusha bắn chuẩn bị, hơn 140 ngọn đèn pha phòng không công suất lớn rọi thẳng vào phòng tuyến của quân Đức đã làm lóa mắt toàn bộ các đài quan sát, các đối kính pháo, kính tiềm vọng… Xe tăng và bộ binh Liên Xô trong ngày đầu đã vượt qua hai tuyến phòng thủ vòng ngoài. Khi tiến vào nội đô Berlin, Zhukov nhận thấy đường sá trong thành phố quá chật hẹp đối với các tập đoàn quân xe tăng từng phát huy uy lực mạnh mẽ trên thảo nguyên trống trải. Vì vậy ông điều các lực lượng xe tăng xuống cùng thành lập các tổ hiệp đồng tác chiến cùng với bộ binh, pháo binh và các binh chủng khác – với quân số mỗi tổ thường chỉ gồm một trung đội. Các tổ hiệp đồng đó đã chiến đấu rất linh hoạt giữa các đường phố chằng chịt như mê cung của thủ đô nước Đức. Sau một tuần tấn công, Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 1 của Phương diện quân Ukraina 1 và Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 2 của Phương diện quân Belorussia 1 đã gặp nhau tại khu vực Ketshino – Potsdam – Brandenburg, phía tây Berlin. Các đơn vị khác của ba phương diện quân Liên Xô đã gặp gỡ với quân Đồng Minh Anh, Hoa Kỳ trên bờ sống Elbe. 8 vạn Hồng quân đã hy sinh trong trận Berlin đẫm máu, nhưng vào ngày 30 tháng 4, lá cờ chiến thắng được cắm lên nóc nhà Quốc hội Đức. Hitler và Goebbel tự sát. 0 giờ ngày 9 tháng 5, tạị Karlhorst, đại diện nước Đức và quân đội Đức Quốc xã ký biên bản đầu hàng vô điều kiện trước đại diện 4 nước đồng minh Anh, Hoa Kỳ, Liên Xô và Pháp. Thay mặt nhà nước, quân đội và nhân dân Liên Xô, nguyên soái G. K. Zhukov ký biên bản này. Do có công đánh chiếm Berlin, Zhukov được phong tặng Huân chương Sao vàng – Anh hùng Liên Xô lần thứ ba.

Giu cốp xếp đầu bảng về số lượng các trận thắng tầm cỡ toàn cầu, được nhiều người công nhận về tài năng chỉ đạo chiến dịch và chiến lược. Những chiến tích của ông đã trở thành những đóng góp rất to lớn vào kho tàng di sản kiến thức quân sự nhân loại. Nó không những có ảnh hưởng lớn về lý luận quân sự của Liên Xô mà cũng có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của lý luận quân sự thế giới. Nguyên soái A. M. Vasilevsky nhận định G. K. Zhukov là một trong những nhà cầm quân lỗi lạc của nền quân sự Xô Viết. Trong cuộc Chiến tranh giữ nước vĩ đại của Liên bang Xô viết, ông đã giữ các chức vụ Tư lệnh Phương diện quân Dự bị, Tư lệnh Phương diện quân Tây, Tư lệnh Phương diện quân Beloussia 1, Tổng tham mưu trưởng quân đội Liên Xô, Thứ trưởng Bộ dân ủy Quốc phòng kiêm Phó Tổng tư lệnh tối cao quân đội Liên Xô, Ủy viên Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Hầu hết các nhà lãnh đạo quân sự nổi tiếng thế giới cùng thời với ông như Thống chế Anh Sir Bernard Law Montgomery, Thống tướng Hoa Kỳ Dwight David Eisenhower, Thống chế Pháp Jean de Lattre de Tassigny đều công nhận tên tuổi của ông đã gắn liền với hầu hết các chiến thắng lớn trong cuộc chiến như Trận Moskva (1941), Trận Stalingrad, Trận Kursk, Chiến dịch Bagrachion, Chiến dịch Visla-Oder và Chiến dịch Berlin. Trong giai đoạn sau chiến tranh, ông giữ các chức vụ Tổng tư lệnh quân đội Liên Xô tại nước Đức, tư lệnh các quân khu Odessa và Ural. Sau khi lãnh tụ tối cao I. V. Stalin qua đời, ông được gọi về Moskva và được bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng thứ nhất Bộ Quốc phòng Liên Xô. Trong thời gian từ năm 1955 đến năm 1957, ông giữ chức vụ Ủy viên trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Liên Xô. Năm 1957, trong thời gian đang đi thăm Nam Tư, ông bị đưa ra khỏi Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Năm 1958, ông bị miễn nhiệm tất cả các chức vụ trong quân đội”.

Tháng năm nhớ lại và suy ngẫm

*.

Tướng Giáp của chiến tranh Việt Nam giống và khác gì so tướng Giucốp? Thượng tướng Trần Văn Trà đã viết về đại tướng Võ Nguyên Giáp thật minh triết và thật ám ảnh: “phải thật công khai, thật công phu, thật công bằng và thật công tâm khi nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp”.“Suốt hai cuộc kháng chiến, tôi chưa hề thầy Bí thư Quân ủy Trung ương kiêm Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mắc một sai lầm nào về chiến lược và chiến thuật quân sự; tôi chỉ thấy Anh Văn đi những nước cờ bậc thầy để vây hãm và tiến công quân địch”. Đó thật sự là một tổng kết rất sâu sắc của một danh tướng Việt Nam đối với Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp. Trần Văn Trà trăng xưa hạc cũ, là danh tướng tài năng gắn bó lâu dài nhất, bền bỉ nhất và xuất sắc nhất trong các vị tướng chiến trường miền Nam, mà tôi ngưỡng mộ.. Tôi tâm đắc với nhận định này. Bác Giáp viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh “Thế giới còn đổi thay nhưng tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn sống mãi”. Võ Nguyên Giáp ẩn số Chính Trung đã trãi nghiệm nhiều biến cố lịch sử nên chắc chắn hiểu rất rõ bài học Bắc Âu khi thực hành xuất sắc tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Chúng ta muốn hòa bình nên chúng ta đã nhân nhượng nhưng chúng ta càng nhân nhượng, họ càng lấn tới vì họ dã tâm muốn cướp nước ta một lần nữa”. Được và Mất là cái giá của Hòa bình, Độc lập Thống nhất Việt Nam và sự chiến thắng!

Bài học chiến tranh và hòa bình sâu sắc thay !.

Hoàng Kim
https://hoangkimlong.wordpress.com/…/thang-nam-nho-lai-va-…/

TRẦN ĐĂNG KHOA TRONG TÔI
Hoàng Kim

Trần Đăng Khoa có những câu thơ sâu thẳm: “Chiều buông ngọn khói hoang sơ/ Tiếng chuông ngàn tuổi tỏ mờ trong mây… Người xưa hồn ở đâu đây/ Nhìn ra chỉ thấy tuyết bay trắng chiều…” “Ta ngự giữa đỉnh trời / Canh một vùng biên ải/ Cho làn sương mong manh/ Hoá trường thành vững chãi … / Bỗng ngời ngời chóp núi / Em xoè ô thăm ta ?/ Bàng hoàng xô toang cửa/  Hoá ra vầng trăng xa…”. Đó là những câu thơ hay đến chốn thung dung, về nơi tĩnh lặng

Văn của Khoa hay không kém thơ. Tôi thích đoạn văn kết trong ‘Lão Khoa làm diễn viên’ tự truyện mới đây của tác giả. Lời văn của Khoa viết thực lòng và thật bùi ngùi: “Tôi rất yêu bộ phim này, không phải vì trong đó có tuổi thơ của tôi, mà có hình ảnh con người thật của Xuân Diệu. Tôi cứ tiếc, giá hồi đó, mình xuất hiện ít hơn, để giành nhiều thời gian cho Xuân Diệu, Trần Thị Duyên và bạn bè tôi, những người không bao giờ còn về lại được nữa. Bây giờ, chúng ta có Bảo tàng Hội Nhà Văn, lại có Hãng phim Hội Nhà văn, tôi mong Hãng phim chỉ làm phim về các nhà văn thôi. Làm sao ghi lại được hết hình ảnh, bóng dáng và vẻ đẹp của họ. Đừng để khi họ đã mất rồi, chúng ta mới khẳng định giá trị của họ. Và đến lúc ấy, chúng ta mới lại thấy tiếc. Tiếc nhưng tất cả đều đã muộn rồi. Có muốn làm lại cũng không làm lại được nữa. Buồn vô cùng…” . Những ý nghĩ trên có vẻ cực đoan nhưng chân thành. Tôi thầm nghĩ, Khoa có lẽ mang ơn Xuân Diệu nhiều hơn cả trong tư cách một nhà thơ mang ơn một nhà thơ. Xuân Diệu chính là người phát hiện, giới thiệu rất thuyết phục cái “thần đồng” tinh tế trong văn chương của Trần Đăng Khoa ra bè bạn. Xuân Diệu là một người Thầy lớn. “Ngoài thềm rơi cáí lá đa.Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng”. Câu thơ tinh tế của Khoa do Xuân Diệu phát hiện, bốn mươi năm sau tôi mới cảm nhận được thực sự. Những bài viết của Khoa không thật nhiều, nhưng tôi cũng nghĩ như Khoa ” không cho rằng nhà báo thua nhà văn, hay Văn chương vĩnh cửu hơn Báo chí. Sức sống của tác phẩm không nằm trong thể loại, mà hoàn toàn phụ thuộc vào tài năng của người sáng tạo ra nó. Một bài báo hay có giá trị hơn một truyện ngắn, hay một cuốn tiểu thuyết mà lại viết xoàng”. Một tác phẩm “giản dị, xúc động, ám ảnh”  thà ít mà tốt vẫn hay hơn là một tác phẩm dài hoặc viết nhiều tác phẩm mà chưa đến tầm.

Trần Đăng Khoa là người nông dân thơ văn. Khoa viết trong Nông thôn bây giờ:  “Mươi năm về trước, Trần Đăng Khoa có những nhận định … trong tiểu phẩm có tên là Nông dân: Nông dân thời nào cũng rất khổ. Hình như họ sinh ra để khổ. Có cho sướng cũng không sướng được. Có phủ lên vai họ tấm áo bào lộng lẫy của vua thì họ cũng không thể thành được ông vua. Họ có sức chịu đựng gian khổ đến vô tận. Nhưng mất hoàn toàn thói quen để làm một người sung sướng. Thế mới khổ. Họ khổ đến mức không còn biết là mình khổ nữa. Người nông dân ta dường như không có thói quen so sánh mình với người dân ở các nước tiên tiến, cũng như người dân đô thị. Họ chỉ so mình với chính mình thời tăm tối thôi. Và thế là thấy sướng quá”. Cho đến ngày nay, sau mười năm suy ngẫm, Khoa lại viết tiếp: Theo tôi, muốn đánh giá hiệu quả của công cuộc đổi mới đất nước thì phải nhìn vào chất lượng đời sống của những người nghèo nhất xã hội là nông dân. Nếu người nông dân không thay đổi được số phận mình thì công cuộc đổi mới của chúng ta vẫn chưa đạt được hiệu quả đích thực.”  “… những sáng tác hay nhất của chúng ta vừa qua vẫn là về đề tài nông thôn. Người đầu tiên viết hay về nông thôn phải nói đến các cụ Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Phạm Duy Tốn, rồi đến Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Bính… Sau này là Nguyễn Kiên, Nguyễn Thị Ngọc Tú, Đào Vũ, Ngô Ngọc Bội, Lê Lựu, Nguyễn Khắc Trường, Trần Nhuận Minh, Nguyễn Duy, Phạm Công Trứ… và gần đây nhất trong giới trẻ là Nguyễn Ngọc Tư…. Đến bây giờ, tôi vẫn cho rằng, đề tài nông thôn không hề kém hấp dẫn. Đấy vẫn là mảnh đất mầu mỡ. Hi vọng ở đó, chúng ta sẽ có những tác phẩm lớn. Nông thôn vẫn gắn bó xương cốt với người viết, là vùng người viết thông thạo hơn cả. Trở về vùng đất màu mỡ ấy, hi vọng chúng ta mới có được những vụ mùa văn chương. Còn có ý kiến cho rằng văn sĩ quay lưng với nông thôn, vuốt ve thành thị thì tôi cho rằng cái đó không hẳn đâu. Tôi không tin như thế. Còn việc nhà văn sống ở đâu thì không quan trọng. Cái quan trọng là người đó có am tường nông thôn không và họ đã viết như thế nào. Tất cả những gì đã có, dù ít dù nhiều cũng cho chúng ta niềm hy vọng”.

Văn thơ Khoa viết về nông thôn khéo phản ảnh thực trạng nông nghiệp Việt Nam nửa thế kỷ qua. Đó là một sự thật sâu thẳm tác giả gửi bạn đọc. Nguyên Ngọc, Hữu Ngọc, Tô Hoài, Trần Nhuận Minh, Nguyễn Khải, Xuân Diệu, Lê Lựu … ảnh hưởng nhiều đến chất liệu và chất lượng sáng tác của Trần Đăng Khoa. Hình như những chân dung văn Trần Đăng Khoa về những người này là hay hơn cả. Trong bài viết “Du lịch sinh thái Nông nghiệp Việt Nam”  của Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim, chúng tôi có nhiều đồng cảm với Trần Đăng Khoa về vấn đề này. Nông nghiệp Việt Nam là giá đỡ của nền kinh tế, là lĩnh vực đặc biệt quan trọng ngày nay. Việt Nam năm 2017 giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 8,3 tỷ USD, hạt điều với 3,516 tỷ USD, rau quả đạt 3,502 tỷ USD, cà phê với 3,24 tỷ USD, gạo đạt 2,6 tỷ USD, hạt tiêu đạt 1,1 tỷ USD, sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 1,03 tỷ USD … thế nhưng doanh nghiệp nông nghiệp đến quý II/ 2018 chỉ mới đạt tỷ lệ rất thấp 8%, chủ yếu nhỏ và siêu nhỏ  92,35%. Chính phủ Việt Nam gần đây đã thể chế hóa tầm nhìn, đột phá đầu tư, cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn bởi Nghị định số 57/2018/NĐ-CP, khi đất nước bao nhiêu năm trả giá đau đớn cho quốc nạn tham nhũng, và cũng vì cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp chưa đủ tâm đức và hiệu quả đầu tư đối với chất lượng cuộc sống nông dân, đối với con người, cơ chế chính sách, tiền vốn, hạ tầng cơ sở nông thôn, khoa học công nghệ, …cho một lĩnh vực ‘rất quen mà lạ’ này.

Trần Đăng Khoa là Nghê Việt của gia tộc họ Trần chính khí mà tôi may mắn cảm nhận được từ chuyện Đêm Yên Tử. Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Dòng nguyên khí gia tiên là suối nguồn hạnh phúc tùy thời và môi trường mà biến đổi nhưng sự kế thừa di truyền là nền tảng bảo tồn phát triển và phúc ấm nhân duyên. Hà Nội có Nguyễn Du và đền cổ Trung Liệt  (**) liên quan gia tộc nhà thơ Trần Đăng Khoa. Anh em Nguyễn Du là người trực tiếp trông coi xây dựng đền cổ Trung Liệt này:“…Cụ tổ sáu đời là Trần Khuê. Cụ đã cùng anh ruột là Phương Trì Hầu Trần Lương, Sùng Lĩnh Hầu Trần Thai cùng em con chú ruột là Côn Lĩnh Bá Trần Đĩnh, Thủ lệnh trấn Hải Dương và Tổng trấn Kinh Bắc Trần Quang Châu, hộ giá vua Lê Chiêu Thống khi vị vua này bôn ba ở các tỉnh phía Bắc, chưa sang cầu cứu nhà Thanh. Đến năm Tự Đức thứ 14 nhà Nguyễn (1862), các vị trên được thờ ở đền Trung Liệt, Hà Nội, cùng với ba con của Trần Đĩnh là Trần Dần, Trần Hạc và Vũ Trọng Dật (con rể) …” (*). Tôi tin vào gia tộc và người tử tế.

“Chiều buông ngọn khói hoang sơ/ Tiếng chuông ngàn tuổi tỏ mờ trong mây…” (Trần Đăng Khoa). Văn chương đích thực là món ăn tinh thần sạch và ngon của người dân, là chân thiện mỹ, ngọc cho đời. Tôi tin nhiều thế kỷ, bạn đọc sẽ còn quay lại với Trần Đăng Khoa để hiểu một thời. May mắn thay tôi là người cùng thời. Tôi viết bài Trần Đăng Khoa trong tôi, sau khi cẩn thận đọc kỹ lại blog Lão Khoa, bổ sung thêm và hệ thống tư liệu. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tran-dang-khoa-trong-toi/

 Trần Đăng Khoa thần đồng văn chương

Trần Đăng Khoa là nhà thơ, là giấy thông hành của thơ Việt hiện đại đi ra thế giới. Trần Đăng Khoa, Nguyễn Khải, Nguyên Ngọc là ba nhà văn, nhà thơ đương đại mà tôi yêu thích. Trần Đăng Khoa là tên giống nhau của ba người khác nhau. họ đều và tài năng, đó là Trần Đăng Khoa (nhà thơ) với Trần Đăng Khoa (bộ trưởng) và Trần Đăng Khoa (diễn giả). Trần Đăng Khoa trong tôi là Trần Đăng Khoa nhà thơ, có tính hướng nội, văn chương viết ít nhưng cẩn trọng và đều hướng tới “giản dị, xúc động, ám ảnh“. Tôi trích dẫn văn Khoa để thỉnh thoảng đọc lại. Riêng với Lão Khoa thì tôi may mắn ở chung xóm Lá nên trò chuyện tự nhiên, đôi khi suồng sả thân tình vì nghĩ mình người quen và nhiều tuổi hơn Khoa một chút. Đọc Đảo Chìm của Trần Đăng Khoa, nhà văn Lê Lựu nhận xét : “Tất cả những truyện viết trong Đảo chìm, Khoa đã kể cho tôi nghe không dưới 10 lần, nhưng đến khi đọc văn vẫn thấy có cái gì như mình mới khám phá, như mới bắt gặp, như mới đột nhiên ngỡ ngàng và cứ như thần. Mà chuyện thì rõ ràng là đã nghe kể đến thuộc làu rồi”. Tôi cũng đã đọc Chuyện ở Quảng Bình của Trần Đăng Khoa không dưới 10 lần và tự mình chép lại những bài tâm đắc nhất. Lạ thật!  một thời gian sau rỗi rãi đọc lại, cũng vẫn thấy như Lê Lựu “có cái gì như mình mới khám phá, như mới bắt gặp, như mới đột nhiên ngỡ ngàng và cứ như thần”. Lão Khoa Vài nét về thơ Việt Nam hiện đại là một thí dụ. Khoa đã xuất sắc khái quát nửa thế kỷ thơ Việt tại cuộc gặp gỡ các nhà thơ thế giới tổ chức tại Pháp từ ngày 22-5 đến 02-6- 2013. Tài thật ! Đúng là văn chương đích thực  giản dị, xúc động, ám ảnh!  Tôi tâm đắc với bài viết và thật sự thú vị  khi đọc kỹ nhiều lần chính văn cùng các lời bình hay của bạn hữu.

Trần Đăng Khoa sinh ngày 24 tháng 4 năm 1958 ở làng Trực Trì, xã Quốc Tuấn huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương là nhà thơ, nhà báo, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam hiện làm Trưởng ban Văn nghệ Đài Tiếng nói Việt Nam, Giám đốc Hệ Phát thanh có hình.

Trần Đăng Khoa là thần đồng văn chương Việt Nam. Bài thơ đầu tiên của Trần Đăng Khoa được in trên báo Văn nghệ năm 1966 khi đó Khoa 8 tuổi, đang học kỳ hai lớp Một trường làng. Năm 1968, khi mới 10 tuổi, tập thơ đầu tiên của ông Từ góc sân nhà em (tập thơ tiếp theo là Góc sân và khoảng trời) được Nhà Xuất bản Kim Đồng  xuất bản. Tác phẩm nổi tiếng nhất là bài thơ “Hạt gạo làng ta”, sáng tác năm 1968, được thi sĩ Xuân Diệu hiệu đính, sau được nhạc sĩ Trần Viết Bính (Đồng Nai) phổ nhạc năm 1971.

Những bài thơ thuở thơ ấu của Trần Đăng Khoa từ một làng quê bé nhỏ hẻo lánh, lúc bấy giờ chiến tranh ác liệt, bom đạn mù mịt, đã được bạn đọc cả nước đón nhận nồng nhiệt và được dịch ra hơn 40 thứ tiếng trên thế giới đầu tiên là nước Pháp, với chùm thơ in trên báo “Nhân đạo” năm 1968, do nhà thơ nhà báo Mađơlen Riphô dịch, giới thiệu và sau đó là tập thơ “Tiếng hát kế tục”, mà Trần Đăng Khoa có tới 35 bài. Cũng năm đó, hãng Truyền hình Pháp đã làm một cuốn phim tài liệu dài 30 phút mang tên “Thế giới nhỏ của Khoa” (Le petit monde de Khoa) do đạo diễn Gerard Guillaume trực tiếp viết kịch bản và lời bình. Bộ phim này đã được phát trên các kênh truyền hình Pháp và Châu Âu theo lời giới thiệu của nhà thơ Xuân Diệu, vào thời điểm giao thừa ngày 1-1-1969.

Cuốn phim tài liệu này 40 năm sau mới xuất hiện trên kênh truyền hình Đài Tiếng nói Việt Nam VOV và thành một hiện tượng có sức ám ảnh rất mạnh đối với khán giả, đặc biệt là những người dân quê ở Nam Sách, Hải Dương. Nhiều người xem đã khóc vì bất ngờ gặp lại người thân của mình. Hầu hết các nhân vật của phim đã chết. Trong đó, có nhiều liệt sĩ mà bây giờ vẫn chưa tìm được hài cốt. Bộ phim đã hóa thành một viện bảo tàng, lưu giữ những vẻ đẹp sống động của con người và cảnh sắc một làng quê Bắc bộ, mà giờ đây không còn nữa” như Trần Đăng Khoa đã kể lại như vậy trong bài viết của mình khi nhìn lại nửa thế kỷ thơ Việt.

Trần Đăng Khoa nhập ngũ ngày 26 tháng 2 năm 1975 khi đang học lớp 10/10 tại trường phổ thông cấp 3 Nam Sách, quân số tại Tiểu đoàn 691 Trung đoàn 2 Quân tăng cường Hải Hưng. Sau đó Trần Đăng Khoa được bổ sung về quân chủng hải quân có thời gian ở Trường Sa (để sau này tác phẩm Đảo chìm nổi tiếng ra đời năm 2006 đến 2009 đã tái bản 14 ?-25 lần) . Sau đó ông theo học Trường Viết văn Nguyễn Du và được cử sang học tại Viện Văn học Thế giới M. Gorki thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Nga. Khi trở về nước ông làm biên tập viên Văn nghệ Quân đội. Từ tháng 6 năm 2004, khi đã mang quân hàm thượng tá Quân đội nhân dân Việt Nam, ông chuyển sang phụ trách Ban văn nghệ Đài Tiếng nói Việt Nam. Hiện nay ông giữ chức giám đốc của hệ phát thanh có hình VOVTV của đài.

Trần Đăng Khoa không có nhiều tác phẩm thơ và văn chương nhưng viết rất kỹ, rất có trách nhiệm với xã hội, với một lối thơ hay văn đều hướng tới “giản dị, xúc động, ám ảnh” như ý thức thường xuyên suốt đời của Khoa.  Những tác phẩm văn chương nổi bật có : Từ góc sân nhà em, (thơ, 1968).Góc sân và khoảng trời (thơ, 1968, tái bản khoảng 30 lần, được dịch và xuất bản tại nhiều nước trên toàn thế giới); Khúc hát người anh hùng (trường ca, 1974). Bên cửa sổ máy bay (tập thơ, 1986); Chân dung và đối thoại (tiểu luận phê bình, Hà Nội: Nxb Thanh niên, 1998, tái bản nhiều lần. Tác giả cho biết ban đầu đã dự kiến phát hành tập II của tác phẩm này, nhưng hiện đã gộp bản thảo vào phần I để tái bản); “Thơ tình người lính biển” (bài thơ đã được Hoàng Hiệp phổ nhạc); Đảo chìm (tập truyện – ký, Nxb Văn hóa thông tin 2006, tái bản nhiều lần). Khoa đã có đóng phim từ tuổi thơ được lưu lại trong chuyện đời tự kể Lão Khoa làm diễn viên và ít nhất ba lần được tặng giải thưởng : Giải thơ của báo Thiếu niên Tiền phong (các năm 1968, 1969, 1971), Giải nhất báo Văn nghệ (1982) và Giải thưởng Nhà nước (năm 2000).

Nhà thơ Trần Đăng Khoa nhận giải thưởng văn học tại Thái Lan, Giải thưởng Sunthorn Phu trao cho các nhà thơ Đông Nam Á có những cống hiến xuất sắc trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, ngày 29 tháng 6 năm 2013. Sunthorn Phu (สุนทรภู่, 1786–1855) là nhà thơ Thái Lan, danh nhân văn hoá thế giới, có tác phẩm lớn là pho sử thi đồ sộ Phra Aphai Mani và hàng ngàn bài thơ đã đi vào đời sống tinh thần của nhân dân Thái Lan suốt mấy trăm năm nay. Sunthorn Phu là một thường dân đã phá bỏ lối thơ tháp ngà của nhiều thi sĩ trước đó bằng cách viết dung dị với ngôn ngữ bình dân cùng các chủ đề gần gũi với đời sống bình thường của người dân Thái lam lũ. Khoa đã có một bài phát biểu thật ngắn “giản dị, xúc động và ám ảnh”  khi nhận giải mà ý sau cùng của bốn ý phát biểu là:  “Thật kỳ diệu khi đất nước Thái Lan văn hiến đã có sáng kiến rất đẹp trong việc giữ gìn di sản của Sunthorn Phu, và biến những di sản ấy không còn là những hiện vật bất động ở trong viện bảo tàng mà là một hiện thực sống động được giữ gìn trong thế phát triển và hội nhập, để nhà thơ vĩ đại Sunthorn Phu vẫn tiếp tục đồng hành cùng chúng ta đến với tương lai. Chúng ta tin, và rất tin rằng, cùng với Nguyễn Du, cây đại thụ Sunthorn Phu không phải chỉ tỏa bóng xuống các miền đất Đông Nam Á, mà còn tiếp tục tỏa bóng xuống nhiều châu lục trên nhiều bến bờ thế giới.”

Nhà thơ Trần Đăng Khoa có vợ và con gái. Hai cụ thân sinh sống ở quê với chị gái của Khoa là Trần Thị Bình, một cụ vừa mất gần đây.  Nhà thơ có anh trai  là nhà thơ, nhà báo Trần Nhuận Minh, tác giả các tập thơ Nhà thơ và Hoa cỏ, Bản xô nát hoang rã, 45 Khúc Đàn bầu của kẻ vô danh…, nguyên là Chủ tịch Hội văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Ninh và một người em gái nữa tên là Trần Thị Thuý Giang, hiện làm giáo viên tại Cẩm Phả Quảng Ninh. Đời thường của Khoa là một người tử tế, thông minh, giỏi ăn nói, có khiếu hài hước, không thích bia rượu, gái gú, chẳng có đam mê gì  ngoài những trang viết mà ở đấy “thường là y dồn hết tâm lực” như chính Trần Đăng Khoa chân dung tự họa.


Trần Đăng Khoa thơ văn nết đất

Nguyên Hùng tả chân ‘Trần Đăng Khoa’ hay và chuẩn. Phục!  Trần Đăng Khoa trong mắt bạn bè có khá nhiều bài hay và thật tâm đắc nhưng tôi thích hơn cả là sự phác thảo chân dung thật thú vị ‘Trần Đăng Khoa’ của nhà thơ tiến sĩ công trình thủy Nguyên Hùng trong tác phẩm 102 MẢNH GHÉP VĂN NHÂN : “Từ góc sân nhà em / Chơi với Vàng với Vện / Ăn hạt gạo làng ta / Lớn lên thành lính biển. / Khúc hát người anh hùng / Vẫn còn vang vọng mãi / Yêu bạn, họa chân dung / Quý tài, mời đối thoại. / Những năm học Gorky / Luôn nhớ ngày trực chiến / Đợi mưa đảo sinh tồn/ Như mong người yêu đến. / Thần đồng nay làm quan / Vẫn em em bác bác / Dáng củ lạc nông dân / Mà hoạt ngôn, hóm phết ! “.

Với tôi, Trần Đăng Khoa thơ văn nết đất, Khoa là Nghê Việt một trong những sáng tạo đỉnh cao của văn hóa Việt. “Sách Nhàn đọc dấu câu có câu không” ẩn hiện như tiềm long, một trong chín đứa con của rồng (long sinh cửu tử) theo thời mà biến hóa. Nghê Việt được phổ biến rộng trong dân gian thời Trần và được đúc kết bởi tác phẩm ““Tiềm Xác Loại Thư” của Trần Nhân Tích. Nghê Dân Gian là linh vật gác cổng giữ nhà hiền lành, tin cẩn như chó nhà và hung dữ, nguy hiểm, tinh khôn như chó sói. Nghê Thường là linh vật ngây dại như trẻ thơ, nhởn nhơ như nai rừng, tin yêu như thục nữ nhưng vô cùng quý hiếm. Toan Nghê là linh vật có sức mạnh phi thường giống như sư tử, như mèo thần, thích nghỉ ngơi, điềm tĩnh, chăm chú chọn cơ hội, khi ra tay thì cực kỳ mau lẹ, dũng mãnh và hiệu quả. Kim Nghê là linh vật giống như kỳ lân, trâu ngựa thần, có tài nuốt lửa nhả khói, nội lực thâm hậu, nhanh mạnh lạ lùng, dùng để cưỡi đưa chủ nhanh đến đích. Đêm Yên Tử tôi ngộ ra điều những gia đình phúc hậu qua chín đời đạt đến thuần âm hoặc thuần dương có thể có Nghê Việt.

(*)  Theo các thư tịch cổ thì cụ tổ chín đời của nhà thơ Trần Đăng Khoa là cụ Trần Thọ, (1639 – 1700), tự là Nhuận Phủ, đỗ tiến sĩ khoa Canh Tuất (1670), làm quan đến chức Hình bộ thượng thư. Cụ là con Hàn lâm viện Thừa chỉ, Dụ Phái Hầu Trần Phúc (theo sắc phong hiện còn lưu tại Từ Đường dòng họ). Khi là Tả thị lang bộ Hộ, tước Hầu (Phương Trì Hầu), tháng 4 năm Canh Ngọ (1690), cụ Trần Thọ là phó sứ đi Trung Hoa với nhiệm vụ đòi lại đất bốn châu biên giới đã bị nhà Thanh lấn chiếm gồm: Bảo Lạc, Vị Xuyên, Thủy Vĩ và Quỳnh Nhai, trong đó Vị Xuyên nay vẫn mang tên cũ, thuộc tỉnh Hà Giang. Trong bộ sách “Lịch triều hiến chương loại chí”, học giả Phan Huy Chú khen Trần Thọ là một trong số các nhà bang giao tài giỏi của nhà nước ta ở thời Lê. Cụ Trần Thọ có tác phẩm “Nhuận Phủ thi tập”, hiện còn ba bài thơ về bang giao với nhà Thanh trong “Toàn Việt thi lục” của Lê Quý Đôn.

Cụ tổ tám đời là Trần Cảnh (1684 – 1758), đỗ tiến sĩ khoa Mậu Tuất (1718), làm quan Tế tửu Quốc Tử Giám (tương đương Bộ trưởng Bộ giáo dục bây giờ). Trong 18 năm cuối đời, từ 1740 – 1758, cụ được phong tước Công, lần lượt giữ chức Thượng thư bốn bộ: bộ Công, bộ Hình, bộ Binh, bộ Lễ, hai lần giữ chức Tham tụng, tước Thái bảo (một trong ba tước cao nhất của triều đình), Đặc tiến Kim tử Vinh lộc Đại phu, Thượng trụ quốc. Mặc dầu đương chức Tể tướng đứng đầu triều, cụ vẫn khẩn thiết xin vua cho về hưu. Rồi cùng nhân dân khẩn hoang, mở ấp. Cùng với việc làm ấy, cụ đã soạn bộ sách “Minh nông chiêm phả”, dâng vua Lê Hiển Tông năm Kỷ Tị (1749), được coi là bộ sách khoa học nông nghiệp đầu tiên của nước ta. Viết về cụ Trần Cảnh, nhà văn, nhà sử học Phạm Đình Hổ (1768 – 1839) ghi rằng: “Làm quan đến chức công khanh mà vẫn ở trong nhà tranh vách đất như ông thì tôi chưa thấy có ai”. Khi cụ về triều nhận chức Tể tướng lần thứ hai, cả nhà chỉ có 30 quan tiền lẻ, và khi theo vua đi công cán, vợ con đói đến mức, Trần Tiến, là con trưởng, phải đến bộ Lại nhờ cấp tiền gạo cứu đói. Cụ đưa các quan đi làm việc ở đâu, đều lệnh trước cho nơi đó, cấm không được tiếp đón bằng rượu thịt, cấm giết gà lợn để thết đãi.

Cụ tổ bảy đời là Trần Tiến (1709 – 1770), tự là Khiêm Đường, hiệu là Cát Xuyên, đỗ tiến sĩ khoa Mậu Thìn (1748) làm quan Phó đô Ngự sử, tước Bá (Sách Huân Bá), Đặc tiến Kim tử Vinh lộc Đại phu, sau thăng Lễ bộ Thượng thư, tác giả các bộ sách: Đăng khoa lục sưu giảng, Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, Cát Xuyên thi tập, Cát Xuyên tiệp bút, Niên phả lục… Sách giáo khoa phổ thông “Ngữ văn lớp 10 nâng cao”, vinh danh cụ là một trong 5 nhà viết ký xuất sắc nhất của nền văn học trung đại Việt Nam (938 – 1858) gồm: Vũ Phương Đề, Trần Tiến, Lê Hữu Trác, Phạm Đình Hổ, Lý Văn Phức. Cụ Trần Tiến sinh ra Trần Trợ (1745 – ?) và Trần Khuê… Trần Trợ, tên khai sinh là Trần Quý, lịch sử văn học Việt Nam ghi là Trần Quý Nha, làm quan Trợ giáo thái tử (dạy con vua Lê học, nên gọi là cụ Trợ), Viên ngoại lang bộ Lễ, sau làm Tri phủ huyện Đoan Hùng, Hoài Đức, tác giả tập ký “Tục Công dư tiệp ký”.

Cụ tổ sáu đời là Trần Khuê. Cụ đã cùng anh ruột là Phương Trì Hầu Trần Lương, Sùng Lĩnh Hầu Trần Thai cùng em con chú ruột là Côn Lĩnh Bá Trần Đĩnh, Thủ lệnh trấn Hải Dương và Tổng trấn Kinh Bắc Trần Quang Châu, hộ giá vua Lê Chiêu Thống khi vị vua này bôn ba ở các tỉnh phía Bắc, chưa sang cầu cứu nhà Thanh. Đến năm Tự Đức thứ 14 nhà Nguyễn (1862), các vị trên được thờ ở đền Trung Liệt, Hà Nội, cùng với ba con của Trần Đĩnh là Trần Dần , Trần Hạc và Vũ Trọng Dật (con rể).

Cụ tổ năm đời là Trần Ích, Tri phủ huyện Phú Xuyên và huyện Đồng Sơn.

Cụ tổ bốn đời là Trần Tấn (1863 – 1887), tham gia phong trào Cần Vương của vua Hàm Nghi, là tiểu tướng của Nguyễn Thiện Thuật. Cụ đã hy sinh năm 24 tuổi, trong một trận chỉ huy chống càn, khi quân Pháp đánh vào căn cứ Bãi Sậy.

Đến đời ông nội nhà thơ Trần Đăng Khoa chỉ là nhà nho nghèo, học giỏi nhưng người Pháp không trọng dụng. Ông dạy học tư ở xã xa, lấy con gái ông chủ nhà trọ, gia cảnh sa sút, đói nghèo. 

Khám phá ra sự thật về gia tộc thuộc dòng dõi trâm anh thế phiệt của nhà thơ Trần Đăng Khoa, tôi mới phát hiện ra rằng: cái hun đúc nên tài thơ đặc biệt của cậu bé được mệnh danh là thần đồng khi mới 7-8 tuổi đầu ấy chính là dòng nguyên khí của tổ tiên bao đời với những tên tuổi lẫy lừng trong lịch sử nước Việt. Dòng nguyên khí ấy bị gián đoạn một vài chặng cho đến khi cậu bé Khoa chào đời, cậu đã đủ đầy nhân duyên để lĩnh hội và tỏa sáng, trở thành một thần đồng thơ lừng lẫy, một nhà văn, nhà báo nổi tiếng như bây giờ.” (Nguồn: Gia tộc Trần Đăng Khoa  của nhà báo Hoàng Anh Sướng đăng trên Văn Hiến Việt Nam).

(**) Nguyễn Du 250 năm nhìn lại là tấm gương soi thấu nhiều uẩn khúc lịch sử. Nguyễn Du và đền cổ Trung Liệt; Bí mật kho báu trên đỉnh Tuyết SơnNguyễn Du Xuân Hương luận anh hùng. Nguyễn Du cuộc đời và thời thế; Nguyễn Du mười lăm năm lưu lạc 1781-1796; Hồ Xuân Hương kiệt tác thơ chữ Hán  Nguyễn Du đêm thiêng đọc lại .. hé lộ tư liệu mới về bí mật ngoại giao thời Tây Sơn,  Nguyễn Du và thời đại Nguyễn Du.

Đêm Yên Tử Lão Khoa Hoàng Kim

Nhà thơ Trần Đăng Khoa khuyến khích tôi viết về Đêm Yên Tử. Tôi cũng tự nhận thấy, đây là một trong những trãi nghiệm quý giá nhất đời mình nhưng mãi đến nay mới tỉnh thức được đôi điều. Hôm trước tôi đã “Đêm Yên Tử” trên facebook Notes nhân việc đọc “Gai và Hoa” (1) của Thu Nguyệt VN và “Dịu dàng hoa cỏ” thơ họa vần của Hoàng Kim (2). Trần Đăng Khoa trò chuyện cùng tôi về “Đêm Yên Tử”: @Hoàng Kim Cám ơn bác đã yêu quý cậu Khoa. Nhưng chuyện đã qua lâu rồi, chúng ta hãy để cậu “yên giấc ngàn thư”, vì cu cậu cũng đã xong phận sự. Tôi chỉ tò mò, sao bác lên Yên Tử giữa đêm? Bác lại có nhiều vốn liếng về Yên Tử và Trần Nhân Tông, giá bác làm thơ hay viết bút ký, tùy bút về Đêm Yên Tử thì hay biết mấy. Đặc biệt là không khí Yên Tử. Đã có nhiều bài thơ, ca khúc rất hay viết về vùng đất này. Thêm một tấm lòng và góc nhìn nữa của Hoàng Kim cũng sẽ làm cho Yên Tử phong phú thêm đấy.

Đêm Yên Tử câu khuyên của Lão Khoa là một kết nối kỳ lạ, bất chợt và thật khó cắt nghĩa. Trên blogtiengViet, Trần Đăng Khoa có Lão Khoa còn tôi thì có  Dạy và học   Tôi viết cảm nhận trò chuyện trực tuyến trên trang mạng của Khoa. Ý nghĩ chảy nhanh ra đầu bút. Trước đó, tôi hào hứng, liều lĩnh nhận định với Khoa rằng: Theo tôi, Khoa có ba đóng góp nổi trội cho văn chương Việt đó là “thơ”, “chân dung văn” và “văn thông tấn”. Đó là ba sở trường cũng là ba chặng đường sự nghiệp của Trần Đăng Khoa. Bạn nếu có chút khoảng lặng mời ghé vào góc riêng của tôi cùng nhấm nháp đọc lại thư mục Trần Đăng Khoa thì thấy điều tôi nói là đúng; Thơ văn Trần Đăng Khoa gần đây tôi thích nhất các bài:  Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đảo chìm, Hoa xương rồng nở, Ngày xuân nghĩ về Bác, Nguyên Ngọc, Vài nét Hữu Ngọc, Ivan Noviski, Nhớ thày cũ, Người từ cõ trước, Thời sự làng tôi, Quyền lực thứ tư. Lão Khoa, Vài nét về thơ Việt Nam hiện đại; Khoảng khắc và muôn đời ; Tôi đặc biệt tâm đắc với Trần Đăng Khoa  là câu “thơ văn hay phải giản dị, xúc động, ám ảnh” . Tôi cũng quyết rèn luyện thơ văn theo hướng đó . Tôi đã kể cho Khoa nghe về chuyện tôi đã thuộc lòng bài thơ dài “Em kể chuyện này” của Khoa dù chỉ nghe nhà thơ Xuân Diệu đọc chỉ một lần và nay sau bao năm vẫn có thể lập tức đọc lại; Tôi là bạn học Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc và cùng đi bộ đội cùng đợt với anh Ái trong “Chuyện ở Quảng Bình” của Khoa nhưng tuy tôi là người trong cuộc vẫn không kể lại thật hay như Khoa đã viết chuyện này; Và hai câu thơ của Trần Đăng Khoa “Ngoài thềm rơi cáí lá đa.Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng” khi tôi nghe tiếng lá cây gạo trên 700 tuổi rơi rất mỏng lúc canh khuya ở hang cọp Yên Tử tại chùa Bảo Sái tôi mới thấm hiểu ra sao. Chiếc lá Yên Tử tôi đã mang về…

Đêm Yên Tử và ba câu chuyện này tôi đã dẫn trên mạng và Văn nghệ Quảng Minh

Thứ nhất, thuở 17 tuổi, tôi được nghe duy nhất một lần bài thơ dài của Trần Đăng Khoa “Em kể chuyện này” do bác Xuân Diệu đọc. Thế mà không hiểu sao,  tôi đã nhập tâm thuộc luôn cho đến ngày nay. Bình sinh tôi cũng chẳng mấy khi thuộc thơ văn một ai, kể cả thơ văn mình,  nhưng lại thuộc được Hịch Tướng sĩ, phần lớn Truyện Kiều, nhiều bài thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm “Qua đèo chợt gặp mai đầu suối” của Bác Hố, và bài thơ trên của Trần Đăng Khoa. Tôi nghiệm ra:  khi mình rất thích ai đó và thích điều gì đó thì mới tự nhớ được. Thơ Trần Đăng Khoa có nhiều bài được bạn đọc nhớ.

Thứ hai, Trần Đăng Khoa trên blog treo hai câu thơ “Cái còn thì vẫn còn nguyên. Cái tan dù tưởng vững bền cũng tan“. Hẵn anh chàng tâm đắc nhất hai câu này!  Riêng tôi thì cho đến lúc này vẫn thích nhất chọn ở Khoa hai câu “Ngoài thềm rơi cáí lá đa.Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng”. Sự tinh tế đến kỳ lạ ! Tôi tin một cách thành thực là Khoa có năng khiếu dự cảm và nhận được chiếc lá  tâm linh để làm thư đồng thời đại. Tôi đã ngồi một mình ở hang cọp sau chùa Bảo Sái lúc gần ba giờ khuya đêm 17 tháng 1 năm 2010. Trời rất tối.  Đêm rất sâu và vắng, Lắng nghe một tiếng xạc rất khẽ từ vời vợi trên cao kia của chiếc lá cây gạo 700 tuổi ở non thiêng Yên Tử thả vào thinh không. Tôi chợt rùng mình thấm hiểu sự nhọc nhằn của đức Nhân Tông “giờ Tý. Ta phải đi rồi”.  Người tại thế võn vẹn chỉ 50 năm, lúc 35 tuổi sung mãn nhất đời người đã trao lại ngôi vua, chia tay người đẹp, rũ bỏ vinh hoa, tìm về Yên Tử, kịp làm năm việc chính trong đời ! Tôi ngộ ra câu thơ thần của Nguyễn Trãi viết về Người “Non thiêng Yên Tử chòm cao nhất/ Trời mới canh năm đã sáng trưng” khi và chỉ khi, tôi đã 57 tuổi và tự mình chứng nghiệm Lên non thiêng Yên Tử: “Tỉnh thức giữa non thiêng Yên Tử/ Để thấm hiểu đức Nhân Tông/ Ta thành tâm đi bộ.  Lên tân đỉnh chùa Đồng/ Tâm sáng Ức Trai trong tựa ngọc…” Trần Đăng Khoa thì đã viết hai câu thơ thần đồng trên khi Khoa còn tuổi thơ. Tôi lẫn thẫn nghĩ rằng Trần Đăng Khoa có được sự tinh tế đặc biệt này có lẽ là đã nhận được chỉ dấu “lá bối” tâm linh của thiên tài văn chương Ức Trai gửi lại.

Và thứ ba là bài ký “Chuyện ở Quảng Bình” . Tôi có sự đồng cảm lạ lùng của người trong cuộc. Anh Hoàng Hữu Ái cùng quê Quảng Bình, cùng học Trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc. Anh học lớp Trồng Trọt ba, tôi học lớp Trồng Trọt bốn. Chúng tôi đi bộ đội cùng ngày 2.9 và cùng chung đơn vị. Sau này tổ chúng tôi bốn người thì anh Xuân và anh Chương hi sinh, chỉ còn Phạm Huy Trung và tôi về Trường cũ học tiếp. Tôi kể chuyện này trong “Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời” và vẫn tự hỏi là vì sao mình là người trong cuộc mà chưa thể viết được như thế ?

“Xuân Diệu bình thơ Trần Đăng Khoa” và “Đêm Yên Tử nghĩ về Côn Sơn”  tôi cũng có ghi chép khác.

“Trần Đăng Khoa trong tôi” với tôi là một trãi nghiệm quý. Đọc Lão Khoa, blog chính thức của nhà văn Trần Đăng Khoa khởi đầu từ năm 2011, bài đầu tiên là Lời thưa, kế đến là Nông thôn bây giờ, Nguyên Ngọc, Chuyện tào lao Lão Khoa, Thơ Trần Đăng Khoa. Tôi lắng đọng nhiều điều. Trần Đăng Khoa trong Lời thưa trao đổi rằng chúng ta nên đọc chính văn, thơ văn và trao đổi của chính tác giả để tránh những điều ngộ nhận qua lời đồn. Cuộc đời cao hơn trang sách lưu lại kinh nghiệm sống được trãi nghiệm.

Cám ơn Khoa.

XUÂN DIỆU BÌNH THƠ TRẦN ĐĂNG KHOA

Tôi nhớ cách đây 40 năm khi chú Xuân Diệu đến đọc thơ ở Trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc. Mấy ngày hôm trước, trên bảng thông tin của Trường viết hàng chữ bằng phấn trắng. Lúc 7g tối thứ Bảy này có phim TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT CÓ THỂ HOÃN ! Thuở đó liên hệ phim rạp thật khó. Người viết có lẽ vì không chắc chắn nên đã viết câu trước rất khiêm tốn, nhỏ nhắn , còn câu sau thì viết rất to , ý muốn nói có thể có phim mà cũng có thể không, trường hợp đặc biệt có thể hoãn (để mọi người đừng phiền). Buồn cười là không hiểu sau, có lẽ là vì quá mong mỏi nên các lớp sinh viên chúng tôi lại kháo nhau, rũ nhau đi xem vì tên phim hay lắm, ngộ lắm. Trời mới chập tối, sân trường đã có nhiều người đến xí chỗ tốt gần rạp chiếu. Mặc dù thứ bảy là ngày cuối tuần, nhiều bạn thường về Hà Nội hoặc đi Bích Động. Cuối cùng, thì việc sẽ đến phải đến. Tối đó không có phim thật nhưng thay vào đó Đoàn trường đã rước được nhà thơ Xuân Diệu về nói chuyện.

Tôi thích thơ nên ngồi gần và nhớ như in cái chuyện thay kính của nhà thơ Xuân Diệu khi ông trò chuyện đến chỗ hứng nhất (Sau này trong Chân dung và đối thoại, tôi đặc biệt ấn tượng cái chi tiết tả thực này của Trần Đăng Khoa là Xuân Diệu không có thói quen lau kính mà ông có hai kính để luôn thay đổi., khi kính bị mờ là ông thay kính khác và nói chuyện thật say mê). Ông nói rất hào hứng và tôi thì nhìn ông như bị thôi miên. Đột nhiên ông chỉ vào mặt tôi : “Đố em biết Trần Đăng Khoa mấy tuổi?”. Tôi sững người hơi lúng túng vì bất ngờ nhưng sau đó kịp đáp ngay là Trần Đăng Khoa cỡ tuổi Hoàng Hiếu Nhân nên tôi nghĩ rằng có lẽ Khoa nhỏ hơn tôi ba tuổi. Hình như chú Xuân Diệu quên béng mất câu hỏi và cũng chẳng quan tâm đến tôi đang chờ đợi ông giải đáp cho mọi người là đúng hay sai. Mắt Xuân Diệu tự dưng như mơ màng, như thảnh thốt nhìn vào một chốn xa xăm … Giọng ông hạ chùng hẵn xuống như nói thủ thỉ với riêng tôi trước mặt mà quên mất cả một cử toạ đông đảo: “Tôi học bà má Năm Căn gọi anh giải phóng quân bằng thằng giải phóng quân cho nó thân mật. Tôi gọi Trần Đăng Khoa là thằng cháu Khoa vì sự thân mật, chứ thực tình Trần Đăng Khoa lớn lắm…. lớn lắm… lớn lắm (ông lắc lắc đầu và lặp lại ba lần). Mai sau, muốn biết thời gian lao của nước mình, người đọc chắc chắn phải tìm đến Khoa. Xuân Diệu đây này (Ông gập người xuống, tay nắm mũi làm điệu bộ )Tôi phải cúi..úi ..i xuống như thế này (Xuân Diệu gập người thấp, rất thấp, tay lay mũi, tay đỡ kính) đến lấm mũi và gọi là …. ông Khoa. Ông đột ngột nói to : ÔNG KHOA ! (mọi người cười ồ lên). Tôi – Xuân Diệu nói tiếp- đang chuyển thể và giới thiệu thơ Khoa ra thế giới. Hay lắm ! Thú lắm ! Tôi đọc cho các anh chị nghe nhé. EM KỂ CHUYỆN NÀY … Ông đọc chậm rãi – Chưa khi nào và chưa bao giờ tôi nghe thơ hay vậy. Và tôi thuộc , thuộc năm lòng suốt 40 năm! Các bạn biết không, tôi rất dỡ việc nhớ số điện thoại, thế mà lại thuộc một bài thơ dài. Số điện thoại của tôi đây, Hoàng Kim 0903613024. Bạn hãy kiểm tra bất chợt bất cứ lúc nào để biết chắc rằng tôi không có thủ một cuốn thơ của Khoa trong tay. Và rằng thật may mắn trên đời , chúng tôi có Khoa cùng xóm lá và Khoa thì may mắn có người thầy không lồ như Xuân Diệu để đứng lên vai, để lắng nghe những lời khen chê và tự soi lại mình, để Khoa mãi là Khoa trong lòng người cùng thời và Khoa không thể viết nhạt, không phụ lòng người đọc.

Để minh chúng , tôi xin chép lại bài thơ tôi nghe từ dịp đó. Bản này so với các bản in sau này, hình như Khoa có sửa một ít chữ hoặc cũng có thể nhà thơ Xuân Diệu hoặc tôi nhớ sai …

* Phản hồi từ: Trần Đăng Khoa @Hoang Kim Cám ơn bác đã cho tôi những tư liệu rất hay về nhà thơ XD. Động tác và tính cách là rất chuẩn. XD đúng như vậy. Hy vọng dịp nào chúng ta gặp nhau. Chúc bác thành công trong sự nghiệp Dạy và Học.

EM KỂ CHUYỆN NÀY…

Trần Đăng Khoa

Sáng nay
Bọn em đi đánh dậm
Ở ao làng
Bên ruộng Lúa xanh non
Những cô Lúa phất phơ bím tóc
Những cậu Tre
Bá vai nhau
Thầm thì đứng học

Những chị Cò trắng
Khiêng Nắng
Qua Sông
Cô Gió chăn Mây trên Đồng
Bác Mặt trời
đạp xe qua đỉnh Núi
vẻ vui tươi
nhìn chúng em nhăn nhó cười …

Chúng em rất vui
vì đánh được nhiều Cá.
Này chị Cua càng
giơ tay chào biển Lúa
Này thằng Rói nhớ ai
mà khóc mãi
mắt đỏ ngầu như lửa.
Này câu Trê
đánh võ ở đâu
mà ngã bẹp đầu.
Lòng chúng em dào dạt …

Bỗng …
Trên con đường cát
Có vài bạn gái
Dáng chừng vừa đi học về
Đầu đội mủ rơm
Lưng đeo túi thuốc
Khăn quàng nở xòe trước ngực
Theo gió bay bay…

-Các bạn tìm gì ở đây?
Hây tìm lọ mực
Hay tìm bút máy đánh rơi ?
Các bạn đều trả lời

– Hôm qua
Thằng Mỹ bị bắn rơi
xuống cánh đồng ta
Các chú dân quân dong nó đi xa
Vẫn còn lại
những dấu chân in trên cát
Vẫn còn lại
những dấu chân tội ác
Trông vào nhức mắt
Các bạn đào đổ xuống ao sâu
Đổ xuống lòng mương
Từ lúc mờ sương
Cho tới khi
tiếng trống gọi về trường
Vẫn chưa hết
những dấu chân trên cát
Vẫn chưa hết
những dấu chân tội ác
Các bạn còn đào
đổ xuống ao sâu.

– Chao ôi !
Những lão Trê
đánh võ ngã bẹp đầu
Thắng Rói
mắt đỏ ngầu như lửa
và những chị Cua càng
dơ tay chào biển Lúa
đã ăn phải dấu chân này
bẩn thỉu biết bao …

Chúng em lặng nhìn nhau
Chẳng ai bảo ai
Chúng em đổ cả xuống ao
Trở về nhà với chiếc giỏ không
Và hát nghêu ngao

(Em kể chuyện này…
Mẹ không mắng
nên chúng em rất thích)
Những chị chim Sâu trên cành
Nhìn chúng em cười
Tích !
Tích !

* Phản hồi từ: Trần Đăng Khoa @Hoangkim Tôi quên bài thơ này rồi mà bác thì nhớ. Tài thật. Có nhiều câu thêm vào như “mẹ không mắng đâu nên em rất thích”. Còn thì cơ bản chính xác. Vái bác

ĐÊM YÊN TỬ NGHĨ VỀ CÔN SƠN

Tôi viết cảm nhận này trực tiếp trên trang mạng của Khoa . Ý nghĩ chảy nhanh ra đầu bút. Tôi đang đánh máy bài thơ EM KỂ CHUYỆN NÀY chưa kịp lưu thì cảm nhận của Khoa hiện ra: “@Hoang Kim. Cám ơn bác đã cho tôi những tư liệu rất hay về nhà thơ Xuân Diệu. Động tác và tính cách là rất chuẩn. Xuân Diệu đúng như vậy. Hy vọng dịp nào chúng ta gặp nhau. Chúc bác thành công trong sự nghiệp Dạy và Học”. Hãy khoan, Khoa ơi để mình kể bạn nghe chuyện Đêm Yên Tử nghĩ về Côn Sơn nhé. Mình ám ảnh chuyện này quá. Chuyện này ví như: Sự ghi ơn người khai sinh chữ quốc ngữ; Nguyễn Du đâu chỉ đại thi hào; Hồ Chí Minh rất ít trích dẫn; Bác có nhầm lẫn kẻ phi thường; Qua đèo chợt gặp mai đầu suối, Tâm linh đọc lại và suy ngẫm … Đó đều là những bí ẩn lịch sử cần người minh triết để thấu hiểu để trao lại… Mình nếu như không viết được vào ô cảm nhận này, vào chính thời điểm này thì hình như ít người hiểu thấu.

Đêm Côn Sơn của Khoa là đêm lạ lùng ! Đêm Yên Tử nghĩ về Côn Sơn là đêm thiêng kỳ l ạ. “Tỉnh thức giữa đêm thiêng Yên Tử. Để thấm hiểu đức Nhân Tông. Ta thành tâm đi bộ . Lên tận đỉnh chùa Đồng. Tâm sáng Ức Trai trong tựa ngọc.” Hình như bí ần của Nhân Tông và Nguyễn Trãi đã mách Khoa ở Đêm Côn Sơn và đã gợi cho mình nhìn thấy một chút dấu hiệu nhận biết để mách cho Khoa ghi lại. Bác Trường Chinh là người viết nhiều thơ, trước tác thơ của bác chọn lưu lại là Dưới đèn đọc Ức Trai. Thơ văn Lý Trần, Lê, Mạc, đặc biệt là các tác gia Trần Nhân Tông, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Đào Duy Từ, Nguyễn Du đều cần những chuyên luận kỹ.

Năm trước khi “Chân dung và đối thoại” vừa mới ra lò. Mình nhớ cái chi tiết của Khoa khi nói về Đêm Côn Sơn trong đó có bốn câu:
“Ngoài thềm rơi cái lá đa.
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.
Mờ mờ ông bụt ngồi nghiêm.
Nghĩ gì ông vẫn ngồi yên lưng đền”.

Khoa viết rằng Xuân Diệu khen Khoa nghe tinh, có giác quan tinh tế và Xuân Diệu đã thay một chữ “nghĩ” cho chữ “sợ”mà ông Bụt hóa thành cơ thể sống, đã thành sự sống. Sự thẩm thơ tinh tưởng của Xuân Diệu là vậy. Ông chỉ thay đổi một chữ mà bài thơ biến đổi cả thần thái. Chữ “nghĩ “ này hay tương tự chữ “đi” trong câu thơ “Trái đất ba phần tư nước mắt/ Đi như giọt lệ giữa không trung” làm đổi thần thái câu thơ “Trôi như giọt lệ giữa không trung” mà Khoa đã bình luận.

Mình muốn bình thêm cái ý “thần đồng” nghĩa là “tuổi nhi đồng mà làm được những điều như có thần mách bảo”. Khoa né tránh bình luận chuyện này và viết “bây giờ thì y đã già và dứt khoát không phải là kẻ đắc đạo , vậy mà y vẫn phải còng lưng , ý ạch vác cái cây thánh giá ở lứa tuổi trẻ con.” Thực ra, phải nhìn nhận rằng Khoa có những câu thơ rất quý và rất lạ , lúc trẻ con mà đã viết được những câu “thần đồng” như trên mà người lớn không thể viết nổi.

Tôi đã có cảm giác thật kỳ lạ khi một mình lúc ba giờ khuya ngồi ở dưới chân Bụt Trần Nhân Tông nơi vòm đá hang cọp phía sau chùa Bảo Sái gần đỉnh chùa Đồng. Nơi đó và giờ đó là lúc Trần Nhân Tông mất. Người từ chùa Hoa Yên lúc nữa đêm đã nhờ Bảo Sái- một danh tướng cận vệ và đại đệ tử thân tín – cõng Người lên đây.

Bảy trăm năm sau, giữa đêm thiêng Yên Tử, ngồi một mình trong đêm lạnh, đúng nơi và kh oảng ba giờ khuya lúc đức Nh ân Tông mất Lắng nghe tiếng lá cây gạo trên 700 tuổi rơi rất mỏng lúc canh khuya. Bóng của Phật Nhân Tông mờ mờ ngồi nghiêm ngồi yên bình thản lưng đền. Lúc đó vụt hiện trong đầu tôi bài kệ “Cư trần lạc đạo” của đức Nhân Tông, bài thơ Yên Tử “đề Yên Tử sơn, Hoa Yên Tự” của Nguyễn Trãi và văng vẳng trong thinh không thăm thẳm vô cùng bài thơ chiêu tuyết Nguyễn Trãi “đêm Côn Sơn” của Khoa. Tôi phục Khoa quá!

Khoa ơi, hãy tin tôi đi. Những câu thơ thần đồng sức người không viết được. Khoa đã may mắn chạm được mạch tâm linh dân tộc, như tiếng đàn bầu ngân lên từ ruột trúc, mới viết được những câu thơ hay và lạ đến thế. Khoa ngẫm xem những câu thơ sau đây của Nguyễn Trãi tả Bình minh trên Yên Tử thật đúng là thần bút: “Non thiêng Yên Tử, đỉnh kỳ phong. Trời mới ban mai đã rạng hồng. Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả. Nói cười lồng lộng giữa không trung.”
http://hoangkimvietnam.wordpress.com/2010/07/14/truclamyentu/

Nguyễn Trãi viết thơ trên đỉnh Yên Tử lúc ban mai. Vậy Người leo núi từ khi nào? Đi từ hôm trước hay đi từ lúc nửa đêm như đức Nhân Tông? E chỉ có Yên Tử trả lời.

* Phản hồi từ: TRẦN ĐĂNG KHOA @Hoàng Kim Cám ơn bác đã yêu quý cậu Khoa. Nhưng chuyện đã qua lâu rồi, chúng ta hãy để cậu “yên giấc ngàn thư”, vì cu cậu cũng đã xong phận sự. Tôi chỉ tò mò, sao bác lên Yên Tử giữa đêm? Bác lại có nhiều vốn liếng về Yên Tử và Trần Nhân Tông, giá bác làm thơ hay viết bút ký, tùy bút về Đêm Yên Tử thì hay biết mấy. Đặc biệt là không khí Yên Tử. Đã có nhiều bài thơ, ca khúc rất hay viết về vùng đất này. Thêm một tấm lòng và góc nhìn nữa của HK cũng sẽ làm cho YT phong phú thêm đấy.

Cảm ơn Trần Đăng Khoa đã khuyến khích mình viết về Yên Tử. Hôm trước Búi Anh Tấn, tác giả của cuốn sách Đàm đạo về Điếu Ngự Giác Hoàng (Trần Nhân Tông) 405 trang, được nhiều người yêu thích, cũng đã khuyến khích mình như ý của Khoa. Mình sẽ cố gắng và rất mong được sư góp ý thẩm định của các bạn.

Hoàng Kim Trần Đăng Khoa trong tôi https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tran-dang-khoa-trong-toi/

CÓ MỘT CHỦ TỊCH HỘI CỰU THANH NIÊN XUNG PHONG NHƯ THẾ
Hoàng Minh Đức
(Làng Minh Lệ) 24 tháng 4, 2011


Năm 1964, ông Hoàng Minh Sơn lên đường nhập ngũ thì bà Hoàng Thị Dị lúc đó chỉ mới là một cô bé đang học cấp 2. Những năm đầu ông được bố trí công tác tại phòng chính trị Tỉnh đội Quảng Bình. Năm 1968, ông đi viết bài biểu dương tinh thần lao động của dân công Quảng Bình trên công trường Rào Nan. Ông đã gặp bà Dị và hai người yêu nhau. Họ hẹn hết chiến tranh sẽ tổ chức đám cưới. Nhưng cũng năm đó Đoàn 104, thanh niên xung phong Quảng Bình thành lập chi viện cho chiến trường. Bà xung phong vào Đoàn 104.

Được tin bà Dị đi thanh niên xung phong, ông Trần Sự Tỉnh đội trưởng Quảng Bình cho phép ông Sơn về 3 ngày để cưới vợ. Cưới xong, hai vợ chồng vội vã lên đường. Tiểu đoàn 46 của ông sang Lào chiến đấu trong đội hình của Sư đoàn 968, Quân khu 4. Đoàn 104 của bà phục vụ các tuyến đường trên đất Quảng Bình rồi năm sau cũng lật cánh sang tây Trường Sơn làm đường ở bên Lào. Năm 1972, có một lần bà đang làm trên cung đường 69 ở Khăm Muộn thì gặp ông hành quân đến Xa-va-na-khẹt.

Năm 1973, ông Sơn tham gia chiến dịch giải phóng Cao nguyên Bô-lô-ven. Bà Dị bị thương rồi về quê sinh con. Bà đặt tên cho con là Hoàng Đức Thắng. Bà chờ mong ông trong ngày chiến thắng sẽ trở về. Nhưng tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng miền Nam xong ông lại tiếp tục sang Lào giúp bạn. Bà vào đội kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt rồi làm thủ quỹ hợp tác xã Minh Lệ.

Năm 1985, ông Sơn về hưu. Hết làm chủ tịch Hội Cựu chiến binh của xã xong lại tiếp tục làm công tác Người Cao tuổi. Bà làm công tác phụ nữ rồi làm Chủ tịch Hội Cựu thanh niên xung phong của xã. Hai vợ chồng bà vừa lao động sản xuất, nuôi dạy con, cháu, vừa giúp nhau trong công tác xã hội. Bà cùng ông thành lập câu lạc bộ ca trù. Ông viết lời và đánh trống chầu, bà là một ca nương đêm đêm tập luyện cùng chị em. Hàng đêm bà nấu nước chè xanh phục vụ các ca nương đến tập ca trù tại nhà bà.

Ngày Hội Người cao tuổi thị xã Ba Đồn triển khai phong trào tập thể dục “Thức vũ kinh” và bóng chuyền hơi, ông bà là người hăng hái hưởng ứng đầu tiên. Ông cắm bóng điện trước cổng và mua về một chiếc loa phóng thanh treo trên ngọn cây cau. Buổi khuya thức bà con đến tập cho đúng giờ. Bà đến từng nhà nhắc nhở mọi người xếp hàng trên con đường trước cổng nhà mình.

Nhà Văn hóa Thôn Bắc Minh Lệ xây dựng, hai ông bà là người ủng hộ số tiền nhiều nhất thôn. Khi hai cọc treo khẩu hiệu xóm 2 bị bão bẻ gãy ông bà đã bàn với Bí thư chi bộ xóm dựng một cái cổng chào bằng sắt, xây đế bê tông vững chãi. Bà cùng bí thư chi bộ đi vận động bà con ủng hộ. Số tiền ủng hộ chỉ mới được hơn một nửa thế là bà và bà bí thư ủng hộ gần 3 triệu 5 trăm ngàn đồng. Dù không nằm trong cấp ủy nhưng bà Dị đã cùng Bí thư chi bộ bám sát phong trào xây dựng nông thôn mới của xóm. Bà tham gia kiểm tra làm đường bê tông, sân bóng chuyền hơi và trồng hoa trên trục đường do chi hội Người Cao tuổi xóm 2 đảm nhiệm. Chỉ với số tiền thương bệnh binh ít ỏi nhưng bà đã ủng hộ phong trào xây dựng nông thôn mới tất cả các khoản trị giá trên 5 triệu đồng.

Từ ngày người chồng thân yêu qua đời, một mình bà nuôi dạy đứa cháu mồ côi Hoàng Phương Hằng (con của Hoàng Đức Thắng bị mất vì bệnh ung thư) và chăm lo công tác Hội Cựu thanh niên xung phong của xã. Bà đi đến từng nhà hội viên động viên tinh thần sống vui, sống khỏe, sống có ích làm gương sáng cho con cháu. Bà đã tổ chức cho Hội Cựu Thanh niên xung phong trồng ở nghĩa trang liệt sỹ, đình làng và bốn miếu các cây cảnh quý như cây đa đỏ, hoa mộc lan, hoa Ngọc Lan…vv.

Hội Cựu thanh niên xung phong của bà còn đảm nhiệm việc làm vệ sinh trục đường từ thôn Nam Minh Lệ ra thôn Bắc Minh Lệ và chăm sóc 2 nghĩa trang liệt sỹ của xã. Bà phát động hội viên giúp nhau xóa đói giảm nghèo, làm kinh tế gia đình. Ban nữ công của Hội thường xuyên hoạt động, duy trì số quỹ lên tới 13 triệu đồng. Số tiền cho vay để lấy lãi thăm hỏi các hội viên đau ốm. Đặc biệt đáp ứng lời kêu gọi của Trung ương Hội chia sẻ khó khăn do đại dịch covid -19 gây ra, toàn Hội đã đóng góp 2 triệu 530 ngàn đồng.

Là một phụ nữ, bà vẫn lo toan công việc gia đình và xã hội vẹn toàn. Bà luôn luôn đứng mũi chịu sào, lo lắng chế độ chính sách, chủ trì tang lễ cho các hội viên quá cố một cách chu toàn, trọng thể. Trong xã Quảng Minh ai cũng tấm tắc khen bà Hoàng Thị Dị, người có tâm, nhiệt tình với công tác xã hội. Bà xứng đáng là một Chủ tịch Cựu thanh niên xung phong gương mẫu, một người tuổi cao gương sáng cho mọi người học tập.

NGƯỜI ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI Ở XÓM TÔI
Hoàng Minh Đức
(Làng Minh Lệ) 17 tháng 4, 2021


Bà Hoàng Thị Thiệu sinh trưởng trong một gia đình nông dân nghèo tại xóm Bắc, làng Minh Lệ, xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch (nay là thị xã Ba Đồn), tỉnh Quảng Bình. Bà Hoàng Thị Thiệu đang giới thiệu lịch sử đoàn đại biểu Quốc hội Quảng Bình.

Trong kháng chiến chống Pháp, xóm Bắc, làng Minh Lệ quê tôi chỉ có 31 nóc nhà, cách đồn Minh Lệ chừng nửa cây số. Mẹ của bà Thiệu đi tản cư năm 1947 bị bệnh sốt rét ác tính chết trong rừng. Anh trai của bà Thiệu đi bưu điện, tham gia kháng chiến. Ở nhà, ông Hoàng Trá, cha của bà Thiệu, một mình “gà trống nuôi con”.

Hòa bình lập lại, năm 1955 bà Thiệu được bầu làm Liên đội trưởng, đội thiếu niên của xã Quảng Minh. Bà cùng đội thiếu niên tuyên truyền vận động bà con lập tổ đổi công. Bà làm thư ký tổ đổi công, rồi tiếp tục làm phó chủ nhiệm hợp tác xã bậc thấp chòm Minh Bình. Xây dựng hợp tác xã bậc cao, hợp nhất cả làng Minh Lệ lại, bà dẫn đầu đoàn thanh niên lên Chày (huyện Bố Trạch) khai hoang.

Về làng, bà tiếp tục huy động đoàn viên thanh niên đi vớt rong, bứt lá làm phân xanh, gánh nước tưới khoai đưa năng suất khoai làng Minh Lệ lên trên 10 tấn/ha. Có những củ khoai to như cái bình vôi, nặng 5 kg được đem đi triển lãm khắp tỉnh. Loại khoai này có vỏ màu vàng nhạt, ruột màu vàng nghệ, có mùi thơm đặc trưng, người dân địa phương thường gọi là “khoai tây”, (nay đã mất giống). Đặc biệt khi làm Bí thư Xã Đoàn, bà được bầu vào Ban chấp hành Đảng bộ xã Quảng Minh khóa 6 (nhiệm kỳ 1963-1964). Bà đã đứng mũi chịu sào trong việc di dân vào xã Cự Nẫm, huyện Bố Trạch. Bà cùng đoàn viên thanh niên vào trước, làm nhà sẵn cho bà con rồi chở người và đồ dùng, của cải vào sau.

Giặc Mỹ ném bom miền Bắc, Huyện Đội Quảng Trạch giao cho xã Quảng Minh huy động 150 thanh niên lên đường nhập ngũ. Cán bộ xã đội lo không đủ quân số. Nhiều người cho rằng vùng cồn bãi, công giáo toàn tòng, có nhiều người “theo Chúa vào Nam”. Có nhiều nhà, có người theo Việt Binh đoàn của Bảo Đại, không thể điều đi bộ đội được. Bà nói: “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh. Cứu nước là nhiệm vụ của toàn dân, không kể lương hay giáo. Là một người thanh niên phải lên đường đi đánh Mỹ”. Với khẩu hiệu “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người” bà đã vận động vượt mức được tất cả 250 thanh niên đi khám tuyển nghĩa vụ quân sự, trong đó có nhiều thanh niên công giáo vùng cồn.

Khi được Đảng ủy phân công làm chủ nhiệm hợp tác xã Tây Bắc Minh Lệ, dù trong tay không có một đồng nào bà vẫn dám đứng ra đảm nhận công trình xây dựng nghĩa trang liệt sỹ của xã. Bà cho xã viên đi đào đá nung vôi rồi chở cát đá về xây trước con mắt đầy thán phục của cánh mày râu. Nhà nước giao chỉ tiêu cho hợp tác xã Tây Bắc Minh Lệ nuôi 200 con lợn gia công, làm thực phẩm gửi ra tiền tuyến, bà đã khoán cho xã viên nuôi vượt mức kế hoạch và thưởng cho mỗi đội sản xuất 2 con để làm thịt cho xã viên ăn tết. Những năm trên bom dưới đạn bà đã huy động dân công làng Minh Lệ tham gia làm thủy lợi kênh mương Rào Nan vượt quân số trên giao. Tổng kết phong trào thi đua, ông Nguyễn Trọng Khai, Chủ tịch huyện Quảng Trạch đã nêu gương “ 6 cái nhất” của bà Hoàng Thị Thiệu làm được để các xã khác học tập.

*

Còn nhớ cuối tháng 5 năm 1968, chúng tôi, những học sinh K8 tại xã Thiệu Thịnh, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa nghe tin có người trong Quảng Bình đến thăm. Khi gặp mới biết đó là bà Hoàng Thị Thiệu ở cạnh nhà tôi. Tôi gọi bà bằng chị vì bà lấy anh Trần Hữu Mánh, con trai bà cô của tôi. Anh Mánh mồ côi nên ở với ông nội tôi từ nhỏ. Anh là sĩ quan điều khiển tên lửa đang chiến đấu ở chiến trường Lào. Bà cho biết trên đường đi họp Quốc hội về thì ghé lại. Bà thay mặt bà con nhân dân Quảng Bình đến gặp ủy ban nhân dân xã Thiệu Thịnh cám ơn bà con đã chăm sóc nuôi dưỡng học sinh K8 chúng tôi. Lúc đó ở xã Thiệu Thịnh có 146 học sinh K8, thuộc một số xã huyện Quảng Trạch ra sơ tán. Bà dặn dò: “các em, các cháu phải biết vâng lời thầy cô và bố mẹ trong nhà để xứng đáng với quê hương Quảng Bình “hai giỏi”.

Đầu xuân Tân Sửu này, chúng tôi, những học sinh từng đi K8 hẹn nhau đến thăm bà Hoàng Thị Thiệu. Bà bùi ngùi nhớ lại chuyện xưa. Bà nói đoàn đại biểu Quốc hội Quảng Bình khóa 3 nay còn sống chỉ một mình bà. Đoàn Quảng Bình gồm có 7 người. Hai người ở Hà Nội về Quảng Bình ứng cử là Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, và ông Phan Văn Hai, Nghệ nhân ngành nghệ thuật sân khấu ca kịch Việt Nam. Còn lại 5 người đang ở Quảng Bình, trong đó có ông Nguyễn Tư Thoan, làm Bí thư Tỉnh ủy. Ông Phạm Xuân Quảng là chủ tịch huyện Tuyên Hóa, ông Võ Khắc Ỷ chủ nhiệm hợp tác xã Việt Xô, ông Lê Trạm chủ nhiệm hợp tác xã ngư nghiệp Lộc Ninh. Chỉ có một mình bà là phụ nữ, bí thư Xã Đoàn, Thường vụ Tỉnh Đoàn Quảng Bình.

Tôi hỏi bà về kỷ niệm lần đầu tiên được gặp Bác Hồ. Bà trầm ngâm một hồi lâu, đôi mắt ầng ậng nước. Bà nói lúc đó bà mới 23 tuổi. Được ra thủ đô Hà Nội họp mới lần đầu. Quốc hội khóa 3, kỳ họp thứ nhất từ ngày 25/6 đến ngày 3/7 năm 1964. Cả nước có 429/ 455 đại biểu có mặt. Một hôm Bác Hồ mời tất cả đại biểu thanh niên đến nhà khách gặp mặt. Trên bàn tiệc, các cô chú phục vụ đã dọn sẵn kẹo và nước. Bác ân cần hỏi han từng người và luôn miệng nhắc: “Các cháu ăn kẹo đi chứ, ta vừa ăn vừa nói chuyện. Mà các cháu phải nhớ ăn cho hết kẹo đấy nhé. Ăn không hết thì cầm về. Còn nước uống không hết thì chừa lại cho Bác”. Tất cả cười vang, ai nấy đều vui vẻ. Cuối buổi Bác mời tất cả ra sân chụp ảnh chung với Bác. Ai cũng muốn đứng gần Người hơn.

Tôi nói: “Chị kể lại cái lần đến thăm bọn em, học sinh K8 ở Thanh Hóa đi”. Bà Thiệu nhớ lại. Đáng lẽ ngày 25/6 năm 1968 sẽ hết nhiệm kỳ nhưng vì tình hình chiến sự nên Quốc hội khóa 3 phải kéo dài đến năm 1971. Sau xuân Mậu Thân 1968, giặc Mỹ thua to, Tổng thống Giôn xơn tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra. Giặc Mỹ tập trung máy bay ném bom, tăng tần suất, cường độ đánh phá Hà Tĩnh, Quảng Bình, vùng cán xoong Quân khu 4. Kỳ họp thứ tư (từ ngày 19 đến 22/5/ 1968), bà phải đi bộ lên xã Phúc Trạch (Bố Trạch) rồi mới có xe. Xe chạy lên đèo Đá Đẽo rồi theo đường rừng ra Hà Tĩnh. Trên đường đi có khi gặp một lúc 7 chiếc xe bị bắn cháy. Ra Hà Nội trên xe vẫn còn cài lá ngụy trang và lấm đầy bùn đất.

Trước giờ họp, Bác Hồ đến hội trường. Các đại biểu thanh niên ở các đoàn tranh nhau vây quanh Bác. Bác kéo tay bà Thiệu đến gần và nói: “Bác muốn nghe tình hình quân dân Quảng Bình. Cháu Thiệu hãy kể lại tình hình bà con trong ấy cho Bác nghe. Làm thế nào mà tránh được bom đạn của địch. Làm thế nào để vừa sản xuất, vừa chiến đấu”. Bác hỏi han công tác chăm sóc người già, thương bệnh binh và thiếu nhi trong hoàn cảnh khó khăn thiếu thốn. Bà Thiệu trả lời khi máy bay lao xuống ném bom nếu trúng vị trí mình đang đứng thì thấy cái đầu tròn và hai cánh máy bay nằm ngang. Mình phải chạy ngược lại cái hướng của máy bay của địch lao xuống. Bom ném xuống xa thì thấy thân bom dài, gần thì thấy đầu bom hình tròn. Ban đêm trẻ con và người già phải ra ngoài đồng, nằm ngủ dưới hầm. Dưới hầm lát các tấm ván, kê lên để tránh hơi đất, tối đến cầm chiếu xuống trải lên mà ngủ. Học sinh đến trường phải đội mũ rơm tránh mảnh đạn pháo rớt xuống đầu. Trạm xá dưới hầm. Họp hành cũng phải thắp đèn lên ngồi dưới hầm mà họp. Mỗi khi bom ném xuống khu vực nào là dân quân phải có mặt ở đó. Bắn 3 phát súng để mọi người đến cứu thương, đào hầm sập. Ngoài đồng đào những cái hầm cá nhân có nắp đậy. Khi máy bay ném bom thì mọi người xuống trú ẩn, dân quân kê súng trường lên bờ hầm mà bắn máy bay. Nghe xong Bác khen quân dân Quảng Bình “hai giỏi”, chiến đấu giỏi, sản xuất cũng giỏi.

Bà Thiệu nói kỳ họp đó bà là người nhỏ tuổi nhất và cũng là người từ tuyến lửa Quảng Bình ra nên được ngồi trên ghế chủ tọa đoàn. Trong buổi thảo luận ở tổ, bà cũng được vinh dự ngồi bên Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Bà kể trời nóng nực, Đại tướng được ưu tiên ngồi gần quạt, nhưng ông nói “tôi ngồi trước quạt bị ho” và nhường chỗ cho bà. Bây giờ Đại tướng đã đi xa, mỗi khi nhớ lại bà Thiệu cảm thấy sống mũi cứ cay cay.

*

Miền Nam hoàn toàn giải phóng. Con em làng tôi ra đi cứu nước lần lượt trở về. Có những người nằm lại ở chiến trường không tìm được xác. Bắc Nam thống nhất, toàn Đảng, toàn dân ta bắt tay vào việc xây dựng lại đất nước ta “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” như lời di chúc của Bác. Trong lúc cả nước đang đói. Nước thủy lợi Rào Nan chỉ về đến ruộng đồng hợp tác xã Tây Bắc Minh Lệ. Theo chủ trương của Đảng bộ xã Quảng Minh phải dãn dân di dời vào thôn Nam làng Minh Lệ và lên Động Lòi để lấy đất trồng lúa. Xóm tôi lúc đó có nước Rào Nan chảy đến tận vườn. Không ai muốn ra đi cả. Ai cũng nhìn vào bà Thiệu. Đồng chí Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân xã bàn, hay là cho xã viên chặt gỗ làm cho bà một cái nhà để bà đi rồi kéo dân đi theo. Bà khoát tay: “Thôi! Khỏi cần. Tôi sẽ đi trước nhưng chỉ xin các đồng chí cho một số nhân lực để bốc dỡ ngôi nhà nhỏ của tôi vào”.

Năm 1982, bà Thiệu về hưu. Bà lặng lẽ sống hòa mình cùng cộng đồng dân cư, bà con lối xóm. Hàng ngày bà quét dọn vệ sinh trước cổng nhà, bà tham gia sinh hoạt cùng hội cựu chiến binh và hội người cao tuổi. Bà đi tưới cây, quét dọn sân bóng, nhà văn hóa xóm. Bà nhặt các chai nhựa, bao bóng, những rác thải dọc bờ sông Nan bỏ lên xe rác. Nhiều lần gặp tôi bà nói: “Người làng mình sống đơn giản như vậy đó em à. Già rồi chị ít đi đây đi đó. Nhiều đứa là cháu chắt mình mà có mấy ai biết chị đã từng là đại biểu Quốc hội khóa 3 mô, chị đã nhiều lần được gặp Bác Hồ. Mà chị kể cho em nghe rứa chứ đừng viết gì về chị lên báo em nhé”. Rồi bà cười vang phô ra cả hàm răng bị rụng mất mấy chiếc.

Nguồn Văn nghệ số 16/2021

HOÀNG NHUẬN CẦM CHIẾC LÁ
Hoàng Kim

Ngắm ảnh quý của anh
Lòng bùi ngùi xúc động
Cũng bạn lính sinh viên
Thuở một thời ra trận

Người đọc thơ truyền lửa
“Chiếc lá buổi đầu tiên”
Thơ hiền anh gửi lại
Lời thương Trần Đăng Khoa

“Một thoáng Hoàng Nhuận Cầm”
Thơ “Sông Thương tóc dài”
Khoảnh khắc và mãi mãi
Trãi thế sự vui buồn

Nguyễn Hữu Sơn bình thơ
Nguyễn Quang Lập than phận
Bóng hạc chốn xa xôi
Những trang đời lắng đọng

*

Một thoáng Hoàng Nhuận Cầm
Trần Đăng Khoa

Đúng thế. Đây chỉ là một thoáng Hoàng Nhuận Cầm thôi. Nói đầy đủ về anh, có khi phải dùng đến cả một cuốn sách dày. Vì anh có nhiều mảng. Đây chỉ là những trao đổi chớp nhoáng…-

-Chú Khoa ơi, chú Cầm đi đột ngột quá. Cháu không thể tưởng tượng được… Trần Thị Quy (bimtocmongmo@yahoo.com)

-Đúng thế. Chú cũng bất ngờ. Hội Nhà văn mất nhiều nhà văn quá. Mà toàn là những tài năng thực sự. Tháng trước chúng ta mất nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Anh Thiệp mất, ta không bất ngờ. Vì anh ốm lâu rồi. Nằm bất tỉnh lâu rồi. Còn anh Cầm thì thì rất bình thường, chỉ gày loẻo khoẻo. Anh ấy còn nhận lời đi nói chuyện cùng nhà thơ Vương Trọng với bộ đội ở Ninh Bình do Thư viện Quân đội tổ chức. Anh ấy còn tham gia chương trình với Đài Tiếng nói Việt Nam. Nhưng đến giờ lên sóng, không thấy “bác sĩ Hoa súng” đâu cả. Phóng viên điện về nhà mới hay anh đã ra đi. Anh ấy vẫn bị bệnh phổi. Phổi yếu. Có lẽ do tắc nghẽn gì đó mà ra đi rất đột ngột…

-Chú có những kỷ niệm gì với nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm không? Vũ thị Duyên (duyen2004@gmail.com)

-Chú cũng hay đi nói chuyện cùng chú Cầm, do thư viện Quân đội tổ chức. Hai anh em bổ sung cho nhau nên người nghe không tẻ. Chú cứ rủ rỉ nói, thỉnh thoảng chọc cười cho người nghe đỡ buồn ngủ, nên chẳng mệt mỏi gì. Còn chú Cầm đọc thơ, nói chuyện thơ như biểu diễn nhạc Rôc ấy. Cảm giác như chú ấy xổ hết cả gan ruột, hơi sức ra cùng câu thơ, cùng châu chuyện. Nói xong ngồi thở dốc. Chú ấy nói như để rồi chết, nên vất vả lắm. Cũng chính vì thế, chuyện chú Cầm rất hấp dẫn. Chú ấy dựng cả hội trường dậy. Chú đã đi nói chuyện, đọc thơ từ bé, cũng đã biết cách nói chuyện của chú Cầm, mà nhiều khi vẫn ngạc nhiên vì cách ứng xử rất thông minh, đầy bất ngờ. Hồi chú còn làm quản lý ở Đài Tiếng nói Việt Nam, kênh của chú có dựng vở kịch về tệ nạn HIV. Cách dàn dựng rất mới. Nó không giống kịch truyền thống. Kịch chỉ có 15 phút, lại diễn ra ở ba địa điểm khác nhau: Một thành phố trung tâm. Một làng quê. Và một ở vùng miền núi hẻo lánh. Mỗi địa điểm chỉ có 5 phút. Không có dẫn dắt. Tất cả chỉ có đối thoại. Qua đối thoại mà biết câu chuyện. Biết địa điểm. Biết cả nhân vật và số phận của từng nhân vật. Sau vở kịch là phần bình luận: Phía sau sân khấu. Cũng dài bằng thời lượng kịch. Nghĩa là cũng chỉ có 15 phút. Phần này do nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm và nghệ sĩ Minh Vượng đặc trách. Đây là phần phụ nhưng lại rất quan trọng, vì nó làm sáng tỏ vở kịch. Nó sũng bổ sung cho kịch. Nhiều khán giả lại thích phần sau hơn. Có khán giả cho rằng phần sau kịch lại hay hơn kịch. Phần này chỉ có chú Cầm và cô Vượng diễn. Một loại kịch không kịch bản. Nó như kịch cương. Diễn ngẫu hứng mà đầy bất ngờ. Rất thú vị. Chú cũng tham gia nhiều cuộc “diễn” như thế với chú Cầm, như các chương trình: “Khách đến chơi nhà”. Trong đó có chương trình nhiều người rất thích như “Chính sách trên trời – Rối bời dưới đất”, phê phán những ông đưa ra bao nhiêu kế sách mà toàn chuyện viển vông, chẳng có cơ sở thực tiễn nào mà thực hiện, biến nó thành cuộc sống.

-Chú thấy thơ chú Hoàng Nhuận Cầm thế nào? Lê Thị Vi levi@yahoo.com

-Chú Hoàng Nhuận Cầm nổi tiếng từ những năm chống Mỹ cứu nước. Năm 1972-1973, chú ấy đã đoạt Giải Nhất cuộc thi thơ Tuần báo Văn nghệ với chùm thơ: Vào mặt trận lúc mùa ve đang kêu, Nhật ký chiến trường, Nghe tiếng chim trên điểm chốt…Thơ chú Cầm rất đẹp. Trong veo. Chú ấy là người lính trận nhưng lại mang tâm hồn trong trẻo và tươi mát của trẻ thơ. Chú Cầm đem cái chất trẻ thơ đó ra mặt trận. Và chính cái chất trẻ thơ đó đã làm nên Hoàng Nhuận Cầm. Chúng ta đã từng gặp những người lính trong thơ Phạm Tiến Duật, Nguyễn Đức Mậu, Hữu Thỉnh, Vương Trọng, Anh Ngọc, và nhiều thi sĩ khác nữa. Đấy là những người lính bụi bặm, gân guốc, từng trải và vật vã với rất nhiều nỗi niềm tâm trạng khi ra trận:

Chiến dịch này ăn cơm không phải độn
Mừng thì mừng nhưng thương mẹ bao nhiêu.

Người lính của chú Cầm lại ra trận lúc mùa ve đang kêu.

Họ nghe tiếng ve nhiều hơn tiếng súng.
Trong những ba-lô kia, ai dám bảo là không có
Một hai ba giọng hát chú ve kim.

Những người lính ấy khi đi trong rừng thì lập tức cánh rừng nhuốm màu Grim và biến thành cánh rừng cổ tích:

Những cây nấm nâu màu nâu già
Tự dưng thức dậy bên vòm lá
Những bông hoa chưa có tên hoa
Bỗng nhiên mở cánh ra nghe ngóng
Rừng đâu chỉ có giọng chim lạ
Còn có tiếng nhạc trên cổ la.

Và ngay cả khi giáp trận rồi, súng đã nổ rồi, ngồi trong hầm chốt, nhưng người lính vẫn Nghe lăn lăn những tiếng chim xuống hầm. Và rồi cứ bằng cái giọng điệu tưng bừng, vui vẻ của chim, của ve, của những con la như thế, chú Cầm đã phản ánh được một hiện thực nghiệt ngã này: Dân tộc Việt Nam đã gồng mình lên chống trả một kẻ thù không cân sức. Dân tộc ấy đã ra trận đến lớp người cuối cùng. Người lính trong thơ chú Cầm thực chất là học trò cầm súng, ở họ còn in đậm tính nết trẻ con. Vì thế, có lần chú đã ví: Thơ chú Cầm là vẻ đẹp của những làn sương mỏng bay trên thảm cỏ ban mai. Nó tươi mát, trong lành, rất thích hợp với độc giả ở tầng lớp học sinh, sinh viên. Chú Cầm là cây bút đa tài. Ngoài thơ chú còn viết kịch bản phim và trực tiếp đóng phim. Chú ấy tham gia nhiều bộ phim rất nổi tiếng như Đêm hội Long Trì, Mùi cỏ cháy, Số đỏ…

-Cháu được biết Hội Nhà văn sẽ đứng ra tổ chức lễ tang cho chú Hoàng Nhuận Cầm… Hà Trang (trangha2015@gmail.com)

-Đúng vậy. Theo quy chế mới của Hội Nhà văn, Hội chỉ tổ chức tang lễ cho những nhà văn đã từng làm công tác ở cơ quan Hội, những nhà văn ở Ban Chấp hành và là Lãnh đạo Hội. Còn các nhà văn Hội viên ở các cơ quan nào thì cơ quan ấy là chủ tang. Hội Nhà văn chỉ tổ chức đoàn viếng. Chú Cầm ở Hội Điện ảnh và Hãng phim truyện. Nhưng Hội đó hiện vẫn chưa bầu được Lãnh đạo, vì thế, theo nguyện vọng của gia đình, Hội Nhà văn sẽ làm Chủ tang, sẽ tổ chức chu đáo đám tang cho chú Cầm, như Hội đã tổ chức đám tang chu đáo cho chú Nguyễn Huy Thiệp. Dự kiến lúc đầu, Hội cử nhà thơ Hữu Việt viết điếu văn và đọc điếu văn. Chú Nguyễn Quang Thiều Chú tịch sẽ phát biểu thay mặt các nhà văn tiễn đưa chú Cầm về cõi vĩnh hằng. Hội muốn thay đổi cho đa dạng. Vì chú Việt rất thân với chú Cầm, cũng rất hiểu chú Cầm. Các Lãnh đạo Hội ở trong Ban Chấp hành sẽ luôn thay nhau làm việc hiếu cho đa dạng và luôn mới mẻ. Nhưng lịch trình đến phút chót lại thay đổi. Chủ tịch Nguyễn Quang Thiều sẽ đọc điếu văn. Trong giây phút cuối cùng, khi mọi người đi quanh linh cữu, sẽ nghe thơ chú Cầm. Bài Chiếc lá đầu tiên. Đây là bài thơ đúng chất chú Cầm nhất. Chú tiếc không dự được lễ tang này vì phải đi công tác Nghệ An Hà Tĩnh. Xin chia sẻ nỗi đau thương với gia đình nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm và các bạn đọc yêu mến nhà thơ. Xin các bạn hãy cùng tôi đọc lại một bài thơ rất tiêu biểu của nhà thơ mà chúng ta vô cùng yêu quý:

CHIẾC LÁ ĐẦU TIÊN
Hoàng Nhuận Cầm


Em thấy không, tất cả đã xa rồi
Trong tiếng thở của thời gian rất khẽ
Tuổi thơ kia ra đi cao ngạo thế
Hoa súng tím vào trong mắt lắm mê say

Chùm phượng hồng yêu dấu ấy rời tay
Tiếng ve trong veo xé đôi hồ nước
Con ve tiên tri vô tâm báo trước
Có lẽ một người cũng bắt đầu yêu

Muốn nói bao nhiêu, muốn khóc bao nhiêu
Lời hát đầu xin hát về trường cũ
Một lớp học bâng khuâng màu xanh rủ
Sân trường đêm – rụng xuống trái bàng đêm

Nỗi nhớ đầu anh nhớ về em
Nỗi nhớ trong tim em nhớ về với mẹ
Nỗi nhớ chẳng bao giờ nhớ thế
Bạn có nhớ trường, nhớ lớp, nhớ tên tôi“

Có một nàng Bạch Tuyết các bạn ơi
Với lại bảy chú lùn rất quấy!”
Mười chú chứ, nhìn xem, trong lớp ấy
(Ôi những trận cười trong sáng đó lao xao)

Những chuyện năm nao, những chuyện năm nào
Cứ xúc động, cứ xôn xao biết mấy
Mùa hoa mơ rồi đến mùa hoa phượng cháy
Trên trán thầy, tóc chớ bạc thêm

Thôi đã hết thời bím tóc trắng ngủ quên
Hết thời cầm dao khắc lăng nhăng lên bàn ghế cũ
Quả đã ngọt trên mấy cành đu đủ
Hoa đã vàng, hoa mướp của ta ơi

Em đã yêu anh, anh đã xa rồi
Cây bàng hẹn hò chìa tay vẫy mãi
Anh nhớ quá, mà chỉ lo ngoảnh lại
Không thấy trên sân trường chiếc lá buổi đầu tiên.

Bài thơ này lúc đầu được tác giả đặt tên là “Trường ơi, chào nhé”. Đây là một trong những bài thơ hay nhất của Hoàng Nhuận Cầm…

Nguồn: https://www.facebook.com/trandangkhoa1958/posts/1799716286853455

VỀ BỨC ẢNH QUÁ QUÝ CỦA HOÀNG NHUẬN CẦM
Nguyễn Quang Lập cùng với Trần Đăng Khoa2 người khác 12Thứ Sáu 23 tháng 4, 2021 lúc 21:52 · .

Anh Nguyễn Hữu Chỉnh, con trai cả của cậu ruột tui, cùng Đoàn Triệu Hải (sư đoàn PK 673) với Hoàng Nhuận Cầm. Anh học trước tui 3 năm, vào Bách Khoa cũng trước tui 3 năm, chưa kịp học đã đi bộ đội. Anh vừa tìm được bức ảnh Hoàng Nhuận Cầm năm 1972 tại Quảng Trị. Người cầm mũ vẫy chính là Hoàng Nhuận Cầm. Người ngồi giữa nhìn ra là anh Ngô Thế Long, cũng là dân Bách Khoa, đã giữ bức ảnh này đúng nửa thế kỷ.Mùa hè đỏ lửa ấy Hoàng Nhuận Cầm vào mặt trận với những câu thơ không thể trong trẻo hơn:

Đêm Trường Sơn, ngôi sao như trong hơn
Cầm này lại đi, lại đi… thôi chào nhé
Ta chẳng còn bắt ve, ta chẳng còn thơ bé
Thay việc bắt ve, ta lùng bắt quân thù quanh mỗi gốc xà nu..

Để rồi 30 năm sau chiến tranh Hoàng Nhuận Cầm lại có những câu thơ không thể chua xót hơn:

Tất cả chúng ta thật lòng nói dối
Tất cả chúng ta áo đẫm mồ hôi
Tất cả chúng ta căn nhà chật chội
Giữa cõi vô cùng vô tận mà thôi

Tất cả chúng ta đều bị theo dõi
Tất cả chúng ta sắp bị bắt rồi
Tất cả chúng ta như bầy chó đói
Ngửa mặt lên trời hóng bóng trăng rơi

Tất cả chúng ta đều không vô tội
Mỗi đêm một tờ giấy trắng mồ côi.

Nhìn tấm ảnh tự nhiên ứa nước mắt. Đau quá Cầm ơi!

Thi sĩ HOÀNG NHUẬN CẦM (HNC, 1952-2021)
Nguyễn Hữu Sơn Thứ Sáu 23 tháng 4 , 2021, lúc16 giờ 50

… Nhớ độ mùa hoa bằng lăng 1979. HNC đang mùa mê yêu. Ban trưa, anh rầu rĩ nơi thư viện Mễ Trì. Anh vào phòng những thằng em út khóa sau: “Các anh có phấn không? Cho em viên phấn”. Chẳng biết tự khi nào, cho mãi sau này, Anh vẫn có lối nói nhỏ nhẹ, giao đãi ân tình, thân mật, khiêm xưng như thế. Trò chuyện với Anh là cả một sự thú vị nối dài với nhiều lối nói ngược, trình diễn a ô ơ, gợi mở, tếu táo, sôi động, hấp dẫn. Bao nhiêu lần anh cùng cánh hẩu Phạm Xuân Nguyên chiếm riêng phòng tầng hai quán cháo lòng 18 Lý Thái Tổ, sát bên Viện Văn học. Anh nghiêm mặt, vờ như mắng người, mắng bạn, mắng lũ chúng nó: “Thằng dở người…”. Rồi Anh quơ tay, nhìn trước nhìn sau. Anh hỏi điếu thuốc lào. Anh hỏi diêm. Anh phà khói. Anh tặng sách, nắn nót đề chữ, gạch chân, tô xanh đỏ tím hồng, ngẫu hứng cách điệu thêm dáng mây, cánh cò, dòng sông. Anh diễn động tác Bác Hồ “mùa đông năm 46”. Anh nói sẽ cho bốn chàng lính trẻ xoa ngực tượng cô thợ dệt trong công viên trước ngày ra trận. Chuyện gì cũng vui, gia giảm chất thơ đầu bảng với tí văn xuôi, tí kịch, tí bi, tí hài đời thường ba động, rồi bất ngờ hạ giọng thật hiền hậu: “Anh ạ! Anh ạ!”… Trong Anh phơi phới, đầy ắp những kế hoạch, chương trình, dự định… Anh đọc thơ thì thôi rồi! Từ cuối hội trường, Anh bước lên. Nghiêm nghị. Đau đáu. Như chào. Như hỏi. Như nghi ngờ. Như kiếm tìm đồng điệu, xẻ chia. Không gian như nén lại. Sự hòa hợp người và thơ. Chết lặng trong tiếng thơ, âm điệu, dáng điệu trầm tư:

“Mai đành xa sông Thương tóc dài/
Vạn Kiếp tình yêu anh gửi lại
Xuân ơi xuân, lẽ nào im lặng mãi
Hạ chưa về… nhưng nắng đã Côn Sơn…

Mai đành xa sông Thương thật thương
Mắt nhớ một người, nước in một bóng
Mây trôi một chiều, chim kêu một giọng
Anh một mình – náo động – một mình anh”
(Sông Thương tóc dài)…

Anh tạo lập một từ trường thơ, không theo khuôn thước đề tài, đề vịnh, tụng ca, thời cuộc, mùa vụ, sự kiện. Thơ HNC căn bản tựa vào CHÍNH EM, vào nội tâm và những chiêm nghiệm nghệ sĩ, vào tiếng nói trữ tình và trải nghiệm buồn vui thế sự… Nhớ Anh, một nén tâm hương… Chiều 23/4/2021.

(((Thêm NHS (1994), Thơ HNC – Cảm nhận qua sáu mặt. Tạp chí Văn học, số 1 (265), tr.24-26. In lại trong NHS (2000), Điểm tựa phê bình. NXB Lao động, H., tr.97-109. Tuyển in trong HNC (2015), Xúc xắc mùa thu – Hò hẹn mãi cuối cùng em cũng đến. NXB Hội Nhà văn, H., tr.285-295))).

xem tiếp Những trang đời lắng đọng

NHỮNG TRANG ĐỜI LẮNG ĐỌNG
Hoàng Kim

Cảm ơn Bui Nina
Bạn bè Học Viện Kỹ Thuật Quân Sự (MTA)


chị em thủ thỉ “MÁY LÌN”.
Nước mắt chợt rơi lặng lẽ
Chuyện đời cao hơn trang văn
Ký ức ùa về lắng đọng.

MÁY LÌN

Tao nói thật với mày, ngày đó nghèo ơi là nghèo. Khách đến nhà lo nhất là khoản đãi cơm. Có thể lo được một bữa, chứ đến bữa thứ hai thì… thì chết cụ đời tao. Chứ không như bây giờ đâu, chỉ mong có khách để đánh chén cho đã đời. Vậy mà các ông bộ đội ở chiến trường về thì quý nhau hơn cả ruột thịt. Hôm ấy, tao thấy một ông áo lính bạc phếch, đầu đội mũ cối, lưng đeo cái ba lô xẹp lép đến nhà, chồng thì vồ xoắn vồ xuýt, cười ha hả, nhưng tao thì lo quắn ruột, miệng thì mếu nhưng cố mà cười.

Chồng nháy tao ra sân thì thầm, anh em sống chết với nhau ở chiến trường đấy, sống sót trở về. Em xem có món gì cho anh em nhâm nhi tý.

Tý cũng chết cụ nó vợ rồi chồng ơi. Nói thì nói vậy thôi, nhưng tao cũng đã tính toán rồi. Lườm chồng một cái, rồi chạy đôn chạy đáo lo bơ gạo, lo thức ăn, lo cút rượu…để cái mặt chồng vênh vang với bạn chứ. Chị em phụ nữ chúng mình ai chả thế, cái bao tử chồng là cái mặt mình, phải không mày?

Mới được nửa bữa nhìn lên đồng hồ thấy hơn một rưỡi chiều. Chết cụ rồi, kiểu này thì bạn chồng về thế nào được. Không về được thì phải lo bữa tối, rồi bữa sáng mai. Mình với con thì củ khoai, củ chóc cũng xong. Nhưng còn khách thì lấy gì đãi nữa đây?

Bịa lý do đi công việc gì đấy. Mày nói thế không được, thế hóa ra lừa dối à? Chồng nó cho ngay một bạt tai. Ở chiến trường họ cắn đôi hạt vừng chia nhau, giờ sống về đây, vợ lại đuổi khách có mà muối cái bản mặt trái soan…nằm ngang. Hì hì.

Khi rượu đã tây tây, chồng tớ nâng chén ngang mặt nói, ông đi mấy chục cây số đến thăm vợ chồng gia đình tôi, tình cảm đồng đội quý hơn kim cương rồi. Còn bao nhiêu là chuyện mà anh em mình chưa tâm tình hết. Vậy vợ chồng tôi kính cẩn mời ông ở lại tối nay để anh em thỏa lòng mong ước.

Mày ạ, tao có kính cẩn đâu, mà lại bảo vợ chồng tôi? Lão quen áp đặt vậy đấy. Ông khách dường như cũng biết hoàn cảnh, nên từ chối. Nhưng lão chồng tao cứ nài nỷ, tôi hỏi ông, nếu trận đồi 37 ấy, ông không cứu tôi, thì liệu hôm nay có bữa rượu này không? Không chứ gì? Vậy thì dù cháy nhà, sập quả đất thì ông cũng ở đây với tôi một đêm, như cái đêm cùng nhau ở dưới hầm tránh B52 rải thảm đấy.

Mày tính, lão chồng nói thế thì đến cụ giời cũng phải chịu. Nhưng mà tao thì tao sắp chảy cụ nó nước…mắt.

Đêm ấy, hai lão rỳ rầm suốt đêm. Nhưng tao cũng đâu có ngủ, suy tính xem sáng mai kiếm cái gì cho khách ăn. Nếu khách ăn xong rồi về thì còn đỡ, không may lão chồng lại “ kim cương” nữa là chết bỏ cụ đời tao rồi. Chưa biết tính thế nào, thì thấy cánh cửa mở kẹt. Biết ngay mà, không ngủ là hay đi đái, tính lão chồng tao thế. Tao mới lò dò trong đêm ra, thấy lờ mờ lão đang bật cần câu vào vạt rau ngót liền đá vào bụng chân đùa, ông giữ khách lại thì mai lấy “ máy lìn” cho khách ăn à?

Không thấy lão nói gì. Chắc là giận vợ rồi. Kiểu này phải sang bà ngoại vay mấy quả trứng làm bữa sáng thịnh soạn một tý cho lão nguôi giận. Lão chồng tao cũng dễ tính, mày ạ. Mới 5 giờ sáng, đã thấy bạn chồng lục cục dậy đòi về. Nói thế nào cũng đòi về, lấy cớ là nhà có việc không thể ở lâu được. Ở qua đêm, anh em hàn huyên thế là mỹ mãn rồi.

***

Mãi sau này tao mới biết, cái ông đang đêm bật cần câu vào vạt rau ngót không phải chồng tao mày ạ. Thế mới chết cụ đời tao chứ.

Bui Nina Fb Bùi Thanh Minh Minh”

NHỮNG TRANG ĐỜI LẮNG ĐỌNG
Hoàng Kim

Đáy đại dương là Ngọc Góp cát đá cho thơ. Những trang đời lắng đọng. Mười năm ở Bạc Liệu. Vàng đấy Ngọc cho đời. Văn chương tưng tửng vậy Dấu xưa đâu dễ tìm. Ngôi chùa cổ miệt vườn Sông Trăng thao thiết chảy Sóc Trăng Lương Định Của Thương thơ xưa Đông Hồ; Sóc Trăng tới Hà Tiên Nhớ hiền tài Mạc Cửu phên dậu đất phương Nam “Chẳng đội trời Thanh Mãn/ Lần qua đất Việt bang/ Triều đình riêng một góc/ Trung hiếu vẹn đôi đường/ Trúc thành xây vũ lược/ Anh Các cao văn chương” Thơ Đông Hồ thăm thẳm. Cảm ơn Lưu Huy Chiêm, Bài viết thật xúc động Mình vì văn chương này. Phải tìm về thăm bạn (ghi lại ngày tháng và cảm xúc ấn tượng).

*

MƯỜI NĂM Ở BẠC LIÊU [117] *
Chiêm Lưu Huy cùng với Hoàng Kim17 người khác.|
15 tháng 3, 2019

Hai người bạn chính gốc Bạc Liêu đầu tiên của tôi là Trần Ngọc Chánh và Tạ Minh Thuận.

1 – Nhờ chơi với Tạ Minh Thuận mà tôi biết cha của bạn là chú Tám Góp. Tám Góp không phải là tên cúng cơm. Chú thứ 8, thầu thu thuế hoa chi ở một cái chợ chồm hổm trên địa bàn phường 1, ngay trung tâm thị xã. Lời ăn lỗ chịu. Thu hoa chi là thu tiền mỗi ngày cho phường… Bất kể là ai, thường xuyên hay đột xuất, ngày nắng hay ngày mưa, chợ ế hay đắt khách; hễ bày hàng ra chợ tự phát ở ngã ba gần cây xăng ấy, bán bất kể thứ gì thì chú thu tiền. Gánh rau muống thì 200 đồng. Hàng cá thì 500 đồng. Gà, vịt hay phản thịt thu 1000 đồng. Gánh bún nước lèo thì 400 đồng. Kể cả những hộ buôn bán nhỏ không đủ doanh số đánh thuế cũng thu kiểu như vậy. Giống như đi thu tiền góp. Nên dân gian gọi chết danh là chú Tám Góp. Chú Tám Góp thương chiều con trai nên quý cả bạn của con. Tôi biết, chú hay cho Minh Thuận tiền, bảo là cho con thằng Thuận, tức là cho cháu nội. Còn việc Thuận dùng tiền đó cà phê với chúng tôi, chú cũng lờ đi. Có khi còn cho thêm, bảo chúng tôi mua cái gì về nhà mà làm đồ nhậu. Con dâu chú, tức là vợ Tạ Minh Thuận, vốn dân Tắc Thủ dưới miệt vườn, tên Thu Hồng. Thu Hồng đúng là gái miền sông nước Cà Mau. Hiền thục, chịu thương chịu khó, giàu nghèo chấp nhận phận dâu con. Còn nhớ có lần đoàn chúng tôi gần chục người đi công cán dưới các huyện vùng sâu vùng xa, đi ngang qua nhà mẹ Thu Hồng. Tiện đường, Tạ Minh Thuận đưa chúng tôi vào thăm. Ngôi nhà điển hình của những căn nhà vàm sông Tắc Thủ. Mặt tiền hướng ra sông, chiếc xuồng ba lá làm chân chạy thay xe máy ngoài chợ. Chợ đây hiểu là ngoài thị xã Cà Mau, cách Tắc Thủ 7 đến 8, 9 cây số. Chiều tối đến nơi rồi mà em gái chèo xuồng đi xuống hàng đáy chút xíu là có cá, tôm, cua tươi rói, dư sức ăn nhậu. Có ăn cua gốc chính hiệu kiểu này mới biết thế nào là cua Cà Mau. Gạch đỏ au, chắc như đá, béo, bùi, thơm, ngậy. Thịt cua thì ngọt mát (đông y gọi là tính hàn), vừa dai, còn nóng hổi; gỡ ra được từ thân, từ 2 càng, từ 8 cẳng. Chấm muối ớt, đưa hơi cay từ xị rượu đế 40 độ cồn, thôi thì nhớ đời. Ăn cua gạch son Cà Mau một lần rồi, đi đâu ăn cua cũng chào thua là vậy. Ngày ấy ( những năm đầu 1980s ), nơi này chưa có điện. Đêm tối, nhà khá giả thắp đèn măng sông. Ánh sáng lan tỏa cả một vùng. Đoàn khách chúng tôi được ưu tiên ngủ tại nhà trên. Nói như thế là còn nhà dưới. Mùng mền chiếu gối thơm mùi nắng. Sàn gỗ đước mát rượi. Bộ ván bóng loáng cũng làm bằng gỗ đước dày dặn như mời gọi sau một ngày gò lưng kẹt cứng như xếp cá mòi trên xe đò. Những chiếc gối trắng tinh có thêu thùa bông, hoa, lá giản dị nhưng cẩn thận từng đường kim, mũi chỉ. Gối được lấy từ tủ kính ra, là do các cô làm từ thời còn con gái, để lại nhà cha mẹ trước khi đi làm dâu, đi lấy chồng. Nhìn tủ gối thì biết nhà có bao nhiêu con gái xuất giá tòng phu. Đêm Cà Mau thanh vắng lạ lùng. Nghe rõ tiếng côn trùng tỉ tê, rả rích. Tiếng mái chèo xuôi nước trên sông. Ngang qua đây, rồi ra ngã năm, ngã bảy, thuyền khuya trôi về đâu? Ai đó hò vài câu vọng cổ ngàn năm không cổ, mất hút theo dòng nước xiết. Sông nước đêm khuya có mắt. Người đi xa không quên là vậy. Rất đặc biệt, khó cắt nghĩa tường tận ký ức sâu thẳm.


2 – Trần Ngọc Chánh nhiều tuổi hơn hai chúng tôi đôi chút. Ngọc Chánh ở với người dì trong khuôn viên chùa bên phường 5. Phường 5 ở bên kia kinh xáng Bạc Liêu – Cà Mau. Muốn sang sông phải qua cầu sắt hoặc đò ngang. Dì đã già, đi lại lụm cụm, nói năng chậm chạp, khó khăn. Ngọc Chánh kêu bằng dì Tư. Dì Tư nghèo hay vì lý do gì thì tôi không biết. Nhưng ở ké trong một gian hẹp nơi chay tịnh mà đồ đạc trong phòng còn vơi thì biết sinh hoạt chật vật thế nào. Dì Tư kêu Ngọc Chánh là thằng Tư. Dì bảo, thằng Tư đi biệt tối ngày. Có thể dì không biết thằng Tư – cháu của dì đi đâu, làm gì. Nhưng tôi biết, ngoài công việc ăn lương ở trạm quan trắc thuỷ văn trên sông Bạc Liêu – Cà Mau ít ỏi thì Ngọc Chánh còn tham gia chơi nhạc sống cho ban văn nghệ lúc hợp lúc tan, không ra nghiệp dư, không thành biên chế. Thứ 7, chủ nhật, ngày lễ thì chơi cho quán cà phê, giải khát. Có thời gian còn chơi ở ban nhạc nhà thờ, bên phường 2. Kể như Ngọc Chánh không có thu nhập gì đáng để, lại thường thức khuya về trễ. Chủ yếu tuổi trẻ là giao du, ham vui. Ngọc Chánh chơi Guitar điện gắn Micro khá điệu nghệ, chơi Guitar thùng thì khỏi chê. Bạn để tóc dài, có thể búi ra phía sau gáy, coi bộ rất nghệ sĩ. Coi bộ nghệ sĩ vậy, nhiều tình si mà không lấy ai làm vợ. Có thể tiếng Guitar đối với các nàng là ánh hào quang, nghe được, bay lên mây được nhưng không ăn được. Tình một đêm thì thích, không có tương lai!? Một lần có gánh hát cải lương từ Sài Gòn về Bạc Liêu căng phông màn, bắc rạp cả tuần. Nghe nói bà bầu gánh hát ấy biết tài và chịu chơi của bạn mà chiêu mộ. Tưởng mê thì đeo chơi, ai dè, xuống ghe bầu đi tuốt luốt. Tôi với Tạ Minh Thuận mất hút Ngọc Chánh từ ngày ấy. Sau này tôi lên Sài Gòn, tôi cũng cố ý tìm tung tích bạn. Nhưng không hề le lói ánh sáng dưới đường hầm. Lạ là mỗi lần đi ngang qua tiệm bánh mì Hà Nội trên đường Trần Hưng Đạo, quận 5 thì tôi đều để mắt vu vơ tìm bạn. Tôi nhớ, thời còn ở Bạc Liêu, có lần Ngọc Chánh nói với tôi. Bạn không lên Sài Gòn thì thôi. Hễ lên thì thế nào cũng ăn bánh mì Hà Nội. Bánh mì Hà Nội trên đường Trần Hưng Đạo, quận 5. Ngược lại, Tạ Minh Thuận thì khoái buổi chiều, đậu xe nhậu lẩu bò trên đường Minh Phụng tuốt trong Chợ lớn.

3 – Mới đó mà đã 30 năm rồi…! Dòng đời trôi nổi, xuôi ngược. Tìm đâu bạn xưa ơi! Tìm đâu bạn ta ơi! Tìm đâu bạn hiền ơi!

(Sài Gòn chiều 15.3.2019)

MẠ ƠI
Hoàng Kim


Mồng Ba ngày Tết Mạ ơi
Mà sao con mãi nhớ thời ngày xưa
Cái thời Cụ đội nắng mưa
Thuyền con một lá sớm trưa dãi dầu.

Cái thời Chợ Mới chưa lâu
Mạ ơi con tép mớ rau tảo tần
Con về bóng hạc tháng năm
Nhìn sông nhớ Mạ thương thăm thẳm trời …

Bóng Cha như núi tỏ ngời
Mạ thành sông biển suốt đời trong con.

(*) Cụ Mạ: Cha Mẹ, tiếng nhà quê Làng Minh Lệ.
Mạ mất mồng Ba ngày Tết, lúc HK còn nhỏ tuổi.

QUẢNG BÌNH ĐẤT MẸ ƠN NGƯỜI
Hoàng Kim

Quảng Bình đất Mẹ ơn Người
Tổ tiên cát bụi nhiều đời thành quê
Đinh ninh như một lời thề
Trọn đời trung hiếu để về dâng hương

Lòng son trung chính biết ơn
Quê hương chung đúc khí thiêng Quảng Bình
Về quê kính nhớ Tổ tiên
Mừng vui giữa chốn bạn hiền người thân

Đất trời ngày mới thanh tân
Thung dung thăm hỏi ân cần níu chân.
Đường xuân như một dòng sông
Việt Nam thống nhất thác ghềnh đến nơi.

Hồn chính khí bốc lên ánh sáng
Sáng choang ngọc đá giữa hoang tàn’.
Tâm nhân văn lắng đọng tinh hoa
Hoa Đất Hoa Người trong cõi Bụt.

BAN MAI ĐỨNG TRƯỚC BIỂN
Hoàng Kim

Ban mai đứng trước biển
Thăm thẳm một tầm nhìn
Đảo Yến trong mắt ai
Vị tướng của lòng dân.

Những trang đời lắng đọng
VIỆT NAM CON ĐƯỜNG XANH
Hoàng Kim

Tôi yêu thơ thô mộc
và ảnh Nguyễn Tuấn Hạnh
Có một thời như thế
‘Ông Khoán Mười sống mãi’

Việt Nam con đường xanh
Những nghĩa sĩ danh hiền
Trung hiếu xối máu nóng
Để nhân dân vươn lên

Nước mắt anh hùng lau chẳng ráo,
thương vì hai chữ thiên dân” (*)
(*) Thơ của cụ Đồ Chiểu
Yêu quê hương đất nước anh hùng

MỘT THỜI NHƯ THẾ
Nguyễn Tuấn Hạnh


Nhân dịp đi từ Lào Cai về quê Hưng Yên ghé thăm Vĩnh Phúc nơi em trai áp út định cư cũng quê hương của nguyên bí thư Kim Ngọc (Ông Khoán Mười) với bao cảm xúc biết ơn và cảm động. Qua Yên Mỹ Hưng Yên quê bác Mười Cúc ” Nguyễn Văn Linh tổng bí thư khóa IV BCH Trung ương Đảng ” và quảng trường mang tên ông có mấy vần thơ sau

Ghé thăm ông
Ông Khoản Mười sống mãi
Đã một thời những ai từng trải
Phân phối phiếu, tem, sáng sớm xếp hàng
Ông Khoản Mười đưa kinh tế sang trang
“Tội đi trước cầm đèn – oan nghiệt ” *

Những tầm nhìn của ông hóa thành sự thật

Việt Nam giờ xuất khẩu gạo đứng đầu
Hết đói nghèo Ta biết vì đâu
Qua Hà Nội về quê ông Mười Cúc
Đường ông vạch trở thành hiện thực
Việt Nam giờ thành ” Rồng ” châu Á
Cùng đi lên bước ra biển cả
Sừng sững “quảng trường Nguyễn Văn Linh”
Tự hào thay người con của quê mình
Xưa chống Mỹ Sài Gòn quật khỏi
Anh là người lái con thuyền đổi mới
Để bây giờ mãi mãi sáng tên ông
Một thời đã qua
Em có nhớ không

(*) Tục ngữ ” cầm đèn chạy trước ô tô “

Ngốc Phương Nam học không mỏi, dạy không chán “Duy Tuệ Thị Nghiệp”

Những trang đời lắng đọng
Trung To LỜI TỰ SỰ

Chàng nông dân luôn say với đất
Mắt nhìn thẳng chân ga nhấn đều đều
Người nghiên cứu luôn tìm giống mới
Dù nắng mưa luôn vui vẻ yêu đời
Nhà kinh doanh luôn giữ chữ tín
Để nhà nông luôn giữ vững niềm tin
Làm thơ nhưng trình độ i tờ
Cơm, áo, gạo, tiền không mến khách thơ

Cảm ơn anh Trung To xin phép được lưu lại
Xem tiếp Những trang đời lắng đọng

Câu chuyện ảnh tháng Tư
Quảng Bình đất Mẹ ơn Người

anh chị Võ Công Hậu
hẻm Tu Sản Hà Giang
lên Việt Bắc điểm hẹn
bên suối một nhành mai

Bạch Ngọc Thơ Thung Dung
Ngày Vía Bà Chúa Đất 18 3

tiếp dẫn đạo sư XQ & LQV

THÔI CHẲNG SỢ TRỒI MƯA

Trời nắng vẫn như rang
Thời chuyển mùa thật chậm
Mình quên rồi điều nhớ
Ta nhớ hoài
lời thương

ANH CHỈ SỢ RỒI TRỜI SẼ MƯA
Lưu Quang Vũ & Xuân Quỳnh

Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa
Xoá nhoà hết những điều em hứa
Mây đen tới trời chẳng còn xanh nữa
Nắng không trong như nắng buổi ban đầu.

Cơn mưa rào nối trận mưa ngâu
Xoá cả dấu chân em về buổi ấy
Gối phai nhạt mùi hương bối rối
Lá trên cành khô tan tác bay.

Mưa cướp đi ánh sáng của ngày
Đường chập choạng trăm mối lo khó gỡ
Thức chẳng yên dở dang giấc ngủ
Hạnh phúc con người mong manh mưa sa.

Bản nhạc ngày xưa, khúc hát ngày xưa
Tuổi thơ ta là nơi hiền hậu nhất
Dẫu đường đời lắm đổi thay mệt nhọc
Tựa đầu ta nghe tiếng hát ru nhau.

Riêng lòng anh, anh không quên đâu
Chỉ sợ trời mưa đổi mùa theo gió
Cây lá với người kia thay đổi cả
Em không còn màu mắt xưa.

Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa
Thương vườn cũ gẫy cành và rụng trái
Áo em ướt để anh buồn khóc mãi
Ngày mai chúng mình ra sao em ơi.

(Lưu Quang Vũ thơ Mưa)

Hoàng Kim Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây cập nhật mỗi ngày


Video yêu thích

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam Thung dung Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter

#cnm365 #cltvn 26 tháng 4


TỈNH THỨC CÙNG THÁNG NĂM
Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim
#Nhàtôi
; #banmai; #htn365; #ana; #Thungdung#dayvahoc, #vietnamhoc;  #cnm365;  #cltvn; #đẹpvàhay; #lvn365 https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi 26-thang-4/ & https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-26-thang-4

CNM365 Tình yêu cuộc sống: Lời thương; Thế giới trong mắt ai; Cách mạng sắn Việt Nam; Bạch Ngọc Đông Hòa bạn quý; Tỉnh thức cùng tháng năm; Ban Mai Bình Minh An Tỉnh thức nhớ Viên Minh; Vĩ Dạ thương Miên Thẩm; Bay lên nào Hải Âu; Sơn Nam ông già Nam Bộ; Sơn Nam và Bùi Giáng; Chỉ tình yêu ở lại ; Về với vùng cát đá ; Thầy giáo già trước biển; Mưa lành và lúa xuân; Lúa siêu xanh Việt Nam ; Tiến bộ giống sắn Việt Nam; Sắn Việt Nam ngày nay; Hoàng Long thơ về Mẹ; Thung dung đời quên tuổi; Nhớ lời vàng Albert Einstein; Trần Văn Trà bóng hạc; Thiên đường này đâu quá xa; Qua Waterloo nhớ Scott; Lên đỉnh Thiên Môn Sơn; Gạo Việt và thương hiệu; Thăm nhà cũ của Darwin; Về; Nghĩa Lĩnh Đền Hùng; Dẻo thơm hạt ngọc Việt, Trần Khánh Dư vẹn kiếp; Ăn cháo nói càn khôn; Nhớ quên khúc nhạc vui; Mười thói quen mỗi ngày; Nguyễn Hàm Ninh Thầy Vua; Ngắm ‘ngõ nhà lão Hâm’; Kim Notes lắng ghi chú; Đọc ’50 năm nhớ lại’; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Giống lúa siêu xanh GSR65; Tháng Tư chuyện không quên; Phục sinh giữa tối sáng; Việt Nam con đường xanh; Đêm khúc nhạc thanh bình; Thầy bạn trong đời tôi; Tiến bộ giống sắn Việt Nam ; Sắn Việt Nam ngày nay ; Giống khoai lang Việt Nam; Thành tâm với chính mình; Trường tôi nôi yêu thương, Về Trường để nhớ thương; Minh triết Thomas Jefferson; Chuyện đồng dao cho em; Chuyện cổ tích người lớn; Lời dặn của Thánh Trần; Nhớ thầy Tôn Thất Trình; Chuyện thầy Tôn Thất Trình; Tâm Đạo chuyện trăm năm; Đến với Tây Nguyên mới, Ban mai chào ngày mới; Khi hoa bằng lăng nở; Nhà tôi chốn thung dung; Kuma DCj & Hoàng Thảo; Minh triết của đức Phật; Đền Bà Chúa Thượng Ngàn; Đi dưới trời minh triết; Yên Lãng Hồ Chí Minh; Tản mạn nhớ và quên; Làng Minh Lệ quê tôi; Chuyện ngậm ngãi tìm trầm; Chuyện muôn năm còn kể; Lên Trúc Lâm Yên Tử; Lời ru nhớ núi sông; Đến với Tây Nguyên mới ; Câu cá bên dòng  Sêrêpôk; Tỉnh thức cùng tháng năm; Mưa xuân Kim và Thủy; Chuyện sao Kim kỳ thú; Sông Hoàng Long chảy hoài; Sông Kỳ Lộ Phú Yên; Mưa xuân trong mắt ai; Tháng Ba hoa gạo nở; Việt Nam con đường xanh; Đọc lại và suy ngẫm; Mây lành Phổ Đà Sơn; Kim Notes lắng ghi chú; Gia Cát Mã Tiền  Khóa; Trung Quốc một suy ngẫm; Nhớ Ông Bà Cậu Mợ; Có một ngày như thế; Phục sinh giữa tối sáng; Nam tiến của người Việt; Nhà tôi giấc mơ xanh; Cao Biền trong sử Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Nhà tôi giấc mơ xanh; Tô Đông Pha Tây Hồ; Thượng Đức thương nhìn lại; Những trang văn thắp lửa; Thơ vui những ngày nhàn; Bill Gates học để làm; Minh triết sống phúc hậu; Giống khoai lang Việt Nam; Sắn Việt Nam ngày nay; Vietnamese Cassava Today; Hồ Lắk Đình Lạc Giao; Ngày Quốc tế Hạnh phúc; Chim Phượng về làm tổ; Chốn vườn thiêng cổ tích; Trân trọng Ngọc riêng mình; Bảo tồn và phát triển sắn; Về miền Tây yêu thương; Trần Công Khanh ngày mới; Mark Zuckerberg và FB ; Chuyện đồng dao cho em; Đến với Tây Nguyên mới; Thương Kim Thiếp Vũ Môn.Nghỉ ngơi nhàn tĩnh dưỡng; Trần Công Khanh ngày mới;Selma Nobel văn học; Thầy Quyền thâm canh lúa; Chuyện ngày sinh của Thủy;Một gia đình yêu thương; Thành kính lưu lời thương; Nhớ ông bà cậu mợ; Một niềm tin thắp lửa;Minh triết sống phúc hậu; Truyện vua Solomon; Đến với Tây Nguyên mới; Hồ Lắk Đình Lạc Giao; Thương Kim Thiết Vũ Môn; IAS đường tới trăm năm; Nông nghiệp Việt trăm năm; Quản lý đất đai Việt Nam; Nam Tiến của người Việt; Mẹ tắm mát đời con; Bóng hạc chốn xa xôi; Hồ Lắk Đình Lạc Giao; Cánh cò bay trong mơ; Vào Tràng An Bái Đính; Sông Hoàng Long chảy hoài; Nguồn Son nối Phong Nha; #An nhiên; Đến với Tây Nguyên mới; Thương Kim Thiết Vũ Môn; Nguyễn Huy Thiệp lắng đọng;Đặng Dung thơ Cảm hoài; Đồng hành cùng đi tới; Giống khoai lang Việt Nam; Thương Kim Thiếp Vũ Môn; Quảng Bình đất và người; Thơ văn thầy Hồ Ngọc Diệp; Chuyện cổ tích người lớn; Cuối dòng sông là biển; Thầy nghề nông chiến sĩ; Đọc lại và suy ngẫm; Thương Kim Thiếp Vũ Môn; Giống khoai lang Việt Nam; Việt Nam con đường xanh; Đọc lại và suy ngẫm; Mây lành Phổ Đà Sơn; Cao Biền trong sử Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Nhà tôi giấc mơ xanh;Phạm Hồng Đức Phước ca cao; Cao Biền trong sử Việt;Trời nhân loại mênh mông; Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay; Thầy bạn trong đời tôi; Cuối dòng sông là biển;. Phục sinh giữa tối sáng; Nam tiến của người Việt; Gia Cát Mã Tiền Khóa; Kim Notes lắng ghi chú; Gia Cát Mã Tiền Khóa;Sông Kỳ Lộ Phú Yên; Châu Văn Tiếp Phú Yên; Chọn giống sắn Việt Nam; Ngọc Phương Nam ngày mới; Nghê Việt am Ngọa Vân; Phục sinh giữa tối sáng; Lê Phụng Hiểu ruộng thác đao; Thầy bạn trong đời tôi; Bóng hạc chốn xa xôi; Giống khoai lang Việt Nam; Chuyện thầy Lê Quý Kha; Lên Việt Bắc điểm hẹn ; Tiếng Việt lung linh sáng; Bài thơ Viên đá Thời gian; Kim Notes lắng ghi chú; Gia Cát Mã Tiền  Khóa; Minh triết sống phúc hậu; Thung dung dạy và học; Thầy bạn trong đời tôi; Trịnh Công Sơn lắng đọng; Dạo chơi non nước Việt; Minh triết cho mỗi ngày; Địa chỉ xanh Ấn Độ; Vườn Quốc gia Việt Nam; Tĩnh lặng cùng với Osho; Đi thuyền trên Trường Giang; Đến với Tây Nguyên mới; Bài thơ Viên đá Thời gian; Đợi anh ngày trở lại; Chốn thiêng; Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc; Sắn Việt Nam ngày nay; Chung sức trên đường xuân; Vietnamese cassava today; Đỗ Hoàng Phong chiều xuân; Hồ Văn Thiện bóng chiều; Walt Disney người bạn lớn; 24 tiết khí lịch nhà nông; Lời thương; Giống lạc HL25 Việt Ấn; Thầy Tuấn kinh tế hộ; Thầy Tuấn trong lòng tôi; Địa chỉ xanh Ấn Độ; Chuyện cổ tích người lớn; Giống khoai lang Việt Nam; Nguyễn Hiến Lê sao sáng; Xanh một trời hi vọng; Về miền Tây yêu thương; Nơi một trời thương nhớ; Nông lịch tiết Thanh Minh; 24 tiết khí nông lịch; Ngày xuân đọc Trạng Trình; Nhớ thầy Trần Ngọc Ngoạn; Chốn thiêng; Thế giới trong mắt ai; Việt Nam con đường xanh; Nông nghiệp công nghệ cao; Phạm Quang Khánh Hoa Đất; Sông Mekong tin nổi bật; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Chín điều lành hạnh phúc; Đến với bài thơ hay; Nụ tầm xuân mùa xuân ; Về miền Tây yêu thương; Nơi một trời thương nhớ; Nông lịch tiết Thanh Minh; Tốt gỗ chẳng cần sơn; Ngày xuân đọc Trạng Trình; Nhớ thầy Trần Ngọc Ngoạn; Chốn thiêng; Thế giới trong mắt ai; Nông nghiệp công nghệ cao; Việt Nam con đường xanh; Thầy bạn trong đời tôi. Bill Gates học để làm Chuyện cổ tích người lớn. Thương Kim Thiếp Vũ Môn; Nhớ lời thề cỏ May, Vui quà tặng cuộc sống

Ngày 26 tháng 4 năm 2022, Ban Kinh tế Trung Ương tổ chức Hội thảo chuyển đổi mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và kinh nghiệm 35 năm đổi mới; Ngày 26 tháng 4 năm 1975 Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu..Ngày 26 tháng 4 năm 1954, Hội nghị Genève nhằm lập lại hoà bình ở Đông Dương và Triều Tiên khai mạc tại Genève, Thụy Sĩ. Ngày 26 tháng 4 năm 1964 ngày Thống nhất Tanzania;

Bài chọn lọc ngày 26 tháng 4: Lời thương; Thế giới trong mắt ai; Cách mạng sắn Việt Nam; Tỉnh thức cùng tháng năm; Việt Nam con đường xanh; Ve ran gà gọi sáng; Gia Cát Mã Tiền Khóa; Nha Trang và A. Yersin; Những trang đời lắng đọng; Hoàng Trung Trực đời lính; Phục sinh giữa tối sáng; Câu chuyện ảnh tháng Năm; Trần Văn Trà bóng hạc; Trần Đăng Khoa trong tôi; Trường tôi nôi yêu thương; Một niềm tin thắp lửa; Nhớ bạn nhớ châu Phi; Chim Phượng về làm tổ; Nhớ kỷ niệm một thời; Thầy Norman Borlaug, Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Lời Thầy dặn thung dung; Phục sinh giữa tối sáng; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-26-thang-4/https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-26-thang-4/

LỜI THƯƠNG

Đất chẳng sợ trời mưa

Trời nắng vẫn như rang
Thời chuyển mùa thật chậm
Mình quên rồi điều nhớ
Ta nhớ hoài lời thương


*

Ta như đất và như cỏ
Thấm mưa thu lạnh lời thương
Yêu kẻ dầm sương giãi nắng
Đông qua xuân đến lẽ thường

Một hôm lời thương gửi lại
Êm trên hoa gối
thật mềm
Vui thấy cuộc đời thanh thản
Thiện lành thoải mái #annhiên

Thấu hiểu ‘mưa lành’ Đỗ Phủ
An vui cùng cụ Trạng Trình
Sớm thu đất ông Hoàng đẹp
#Thungdung vườn cổ tích xanh

Gốc mai vàng trước ngõ
Gốc Bồ Đề vườn xưa

*

Lời ru yêu thương của mẹ
Tiếng lòng đằm thắm của cha
Nỗi nhớ thèm như bầu sữa
An nhiên nhú giữa ông bà

Có một vườn thiêng cổ tích
Nước xanh cây xanh cỏ xanh
Tung tăng bướm tung tăng gió
Say mê chim hót đầu cành

Nơi có một trời thương nhớ
Suốt đời ta chẳng quên nhau
Suối nhạc hồn thơ rộng mở
Đất thương trời bắc nhịp cầu

*

Chuyển mùa trời mưa ẩm
Ngắm cảnh nhớ Đào Công
Việc chờ người vẫn đợi
Thao thức thương người hiền.

Thung dung chào ngày mới
Lời thương vui trong ngần
Phúc hậu sống an nhiên
Đêm qua rồi ngày tới.

Ngược gió đi không nản.
Rừng thông tuyết phủ dày.
Ngọa Long cương đâu nhỉ.
Đầy trời hoa tuyết bay

*

Thái Sơn nhớ bạn thương lời nhắn
Thanh Lương Từ Hiếu bước thanh nhàn
‘Bất đáo Trường Thành phi hảo hán’
Linh Giang Kỳ Lộ đối Trường Giang.

*

Em cũng đi anh cũng đi
Đường trần thăm thẳm bước say mê
Núi Thái anh lên ban mai hửng
Cổng Trời em đến nắng lên hương.

Thăm thăm trời thăm thẳm mây
Ai xui ai đến hiểm sơn này
Tự do hai tiếng ngời tâm đức
Thung dung đời thanh thản vui.

Câu li biệt lẽ hợp tan
Thời thế muôn năm biếng luận bàn
Tình Yêu Cuộc Sống đi cùng Bụt
Cửa nhà mình lối nhỏ bình an.

*

Nhớ người thuở ấy thăm nhau.
Bút vàng ruộng rẫy và câu ân tình.
Thương chùm mận hậu rung rinh.
Thủy chung bạn quý để dành người thân

*

Cánh cò bay trong mơ
ca dao em và tôi
bảng lãng cánh cò
bay giữa nhân gian.

Con cò đi đón cơn mưa
Tối tăm mù mịt ai đưa cò về’
bâng khuâng Cánh cò
Thương lời ru của mẹ:

“Tháng giêng, tháng hai,
Tháng ba, tháng bốn,
Tháng khốn, tháng nạn
Đi vay đi dạm
Được một quan tiền
Ra chợ Kẻ Diên
Mua con gà mái
Về nuôi hắn đẻ
Ra mười quả trứng
Một trứng: ung
Hai trứng: ung
Ba trứng: ung
Bốn trứng: ung
Năm trứng: ung
Sáu trứng: ung
Bảy trứng: ung
Còn ba trứng
Nở được ba con
Con: diều tha
Con: quạ bắt
Con: mặt cắt xơi

Đừng than phận khó ai ơi
Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây”.

Cánh cò quê hương
vầng trăng mẹ hiền
mang đến cho em
giấc mơ hạnh phúc

khi ban mai tỉnh thức
mọc sớm sao Thần Nông
thăm thẳm giữa tâm hồn
Cánh cò bay trong mơ …

Ai viết cho ai Những câu thơ lưu lạc.
Giữa trần gian thầm lặng tháng năm dài ?
“Thập tải luân giao cầu cổ kiếm.
Nhất sinh đê thủ bái hoa mai”.

Mười năm lưu lạc tìm gươm báu
Đời ta chỉ cúi lạy hoa mai.
“Nghêu ngao vui thú yên hà.
Mai là bạn cũ, hạc là người quen”.

Cánh cò bay trong mơ
Gốc mai vàng trước ngõ
Nhà tôi có chim về làm tổ
Hoa đồng nội và em

*

Khoác thêm tấm áo trời se lạnh
Đông tàn xuân đến đó rồi em
Phúc hậu mỗi ngày chăm việc thiện
Yêu thương xa cách hóa gần thêm

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/loi-thuong/ & https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-26-thang-4/

Ta đi về chốn trong ngần
Để thương sỏi đá cũng cần có nhau
.


Quê tôi ở miền Trung nghèo khó “Nhà mình gần ngã ba sông/ Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình,/ Linh Giang sông núi hữu tình / Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con/ Chèo thuyền cho khuất bến Son/ Để con khỏi chộ (thấy) nước non thêm buồn/ Câu thơ quặn thắt đời con/ Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ”. Mẹ tôi mất sớm, cha bị bom Mỹ giết hại, tôi và chị gái đã được anh Hoàng Ngọc Dộ nuôi dạy cơm ngày một bữa suốt năm năm trời. Thầy Nguyễn Khoa Tịnh đứng khóc trên bục giảng vận động thầy cô, bạn hữu chia sớt khoai sắn giúp đỡ. Tôi cũng dạy năm lớp vở lòng, ba lớp bổ túc văn hóa để vượt khó vươn lên. Thầy Hiệu trưởng Trần Đình Côn đã viết những lời xúc động trong trường ca tình thầy trò: Thương em nhỏ gieo neo mẹ mất. Lại cha già giặc giết hôm qua. Tình thầy, tình bạn, tình cha. Ấy là ân nghĩa thiết tha mặn nồng” Những gương mặt thầy bạn đã trở thành máu thịt trong đời tôi. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-ban-trong-doi-toi/

THĂM TRƯỜNG XƯA HÀ BẮC
Thăm thẳm trời sông Thương
Hoàng Kim và Hoàng Long
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tham-truong-xua-ha-bac
#dayvahoc #vietnamhoc; #cltvn; #cnm365; #Thungdung; #đẹpvàhay
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-ban-la-loc-xuan/

LỜI THƯƠNG 16

Lời thương thăm thẳm một thời

Dẫu lìa ruộng ngấu chưa lơi thơ hiền
Đường trần bước tới #annhiên
Ban mai hương biển, nhẹ quên sự đời

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/loi-thuong

LỜI THƯƠNG 15

Người hiền ở chốn sông Thương

vắng nhau
thì nhớ
con đường
thời xa …

“Mình đi ta ở lại nhà
Cái dưa thì khú, cái cà thì thâm”

Sông dài cá lội biệt tăm …
Phải duyên chồng vợ ngàn năm cũng chờ

Sao Hôm thăm thẳm xa mờ
Ban Mai ngày mới vẫn mơ ước gần

Lời thương cùng với tháng năm
Chốn thiêng
nắng mới
Lộc xuân Trạng Trình

Làng Minh Lệ quê tôi

LỜI THƯƠNG 14

Có một dòng sông chảy mãi
An vui cảnh đẹp người hiền

Đường xuân thênh thênh hạnh phúc
#Thungdung thế giới thần tiên

LỜI THƯƠNG 12

Ai đi có đọng nỗi niềm

Ai về
còn nhớ
không quên
lời thề …

Nhớ ngày lội ruộng say mê
Nàng Tiên hương lúa,

đường về Đồng Xuân

Tưởng xa mà lại nên gần
Bạn hiền một thuở,

nay dần lối thân

Vầng trăng xẻ nửa xa xăm
Lời thương lắng đọng

mà phân vân đời

Tưởng quên
câu chuyện xứ Người
Hú nhau một tiếng
Lại ngồi chào nhau !
.

LỜI THƯƠNG 11

Cơm thường bún cá canh rau
#annhiên vui khỏe thấm câu chân tình …

Quý nhau thích chuyện hàn huyên
Gia đình sức khỏe tri âm bạn đời

Mặc ai hám việc trên trời
Mình quen giống tốt gần nơi đất lành

Nhàn tênh thế thái nhân tình
Ngẫm câu tri ngộ trời dành phận cho

#Thungdung biết đủ vô lo
#tinhyeucuocsong Lời thương Nhớ Người.

LỜI THƯƠNG 10

Lời ru vui giữa đời thường
Lời yêu lời nhớ lời thương lời chờ ,,,

Lời trầm tĩnh, lời mơ hồ
Lời sâu sắc luận, lời thơ thẩn buồn

Đồng Xuân ấm nắng Thái Dương
Nhớ ngôi sao mọc sớm hôm từng trời

Yêu thương tiếng Việt một đời
Học ăn học nói thành người có nhân

Cuộc đời thoáng chốc trăm năm
Lời thương còn lại tri âm lâu bền !

LỜI THƯƠNG 9

Kim Notes lắng ghi chú
Nhớ lớp học trên đồng
Chuyện đời ngày hạnh phúc
Lời thương cùng tháng năm

LỜI THƯƠNG 8

Ta đi về chốn trong ngần
Để thương sỏi đá cũng cần có nhau
.

VIÊN MINH THÍCH PHỔ TUỆ

Quá khuya Trăng lồng lộng
Hạc Vàng đón Sương Giáng
Viên Minh Thích Phổ Tuệ
Rằm tháng Chín mưa giăng

Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ trụ thế 105 năm (1017-2021), viên tịch lúc 3 g22 https://youtu.be/e2B6aP6udNA
ngày 21 tháng 10 Tư Mệnh 16 tháng 9 năm Tân Sửu.

Chua Giang giua dong xuan

CHÙA RÁNG GIỮA ĐỒNG XUÂN

Nơi cổ tự mây lành che xóm vắng
Viên Minh xưa chùa Ráng ở đây rồi
Bụt thư thái chim rừng nghe giảng đạo
Trời trong lành gió núi lắng xôn xao.

Mua thuan gio hoa cham bon dung

Viên Minh Thích Phổ Tuệ

Ngat huong sen long long bong truc mai

MINH TRIẾT SỐNG PHÚC HẬU

Bản chất cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và vô thường. Minh triết của đời người hạnh phúc là biết sống thung dung, phúc hậu, thanh thản, an nhiên tự tại, nhận ra kho báu vô giá của chính mình, không lo âu, không phiền muộn, sống với tinh thần dịu hiền và trái tim nhẹ nhõm. Minh triết sống thung dung phúc hậu.

Bài giảng đầu tiên của Phật

Tứ Diệu đế – Sự khổ: Nguyên nhân, Kết quả và Giải pháp – là bài giảng đầu tiên của Phật (Thích ca Mầu ni -Siddhartha Gamtama), nhà hiền triết phương đông cổ đại. Người là hoàng tử Ấn Độ, đã có vợ con xinh đẹp nhưng trăn trở trước sự đau khổ, thiếu hoàn thiện và vô thường (Dukkha) của đời người mà Phật đã xuất gia vào năm hai mươi chín tuổi để đi tìm sự giác ngộ. Người đã dấn thân suốt sáu năm trời tự mình đi tìm kiếm những vị hiền triết nổi tiếng khắp mọi nơi trong vùng để học hỏi và thực hành những phương pháp khác nhau nhưng vẫn chưa đạt ngộ. Cho đến một buổi chiều ngồi dưới gốc bồ đề, thốt nhiên Người giác ngộ chân lý mầu nhiệm lúc ba mươi lăm tuổi. Sau đó, Người đã có bài giảng đầu tiên cho năm người bạn tu hành. Mười năm sau, Phật thuyết pháp cho mọi hạng người và đến 80 tuổi thì mất ở Kusinara (Uttar Pradesh ngày nay). Học thuyết Phật giáo hiện có trên 500 triệu người noi theo.

Bài giảng đầu tiên của Phật là thấu hiểu sự khổ (dukkha), nguyên nhân (samudaya), kết quả (nirodha) và giải pháp (magga). Tôn giáo được đức Phật đề xuất là vụ nổ Big Bang trong nhận thức, san bằng mọi định kiến và khác hẵn với tất cả các tôn giáo khác trước đó hoặc cùng thời trong lịch sử Ấn Độ cũng như trong lịch sử nhân loại. Phật giáo chủ trương bình đẳng giai cấp, bình đẳng giữa con người có máu cùng đỏ, nước mắt cùng mặn, hết thảy các pháp là vô ngã. Mục đích là vô ngã là sự chấm dứt đau khổ và phiền muộn để đạt sự chứng ngộ bất tử, Niết bàn.

Kinh Phật với triết lý vô ngã: Chân lý là suối nguồn, chứ không phải là con người thần thánh hoặc chân lý tuyệt đối. Vị trí độc đáo của Phật giáo là một học thuyết mang đầy đủ tính cách mạng tư tưởng và cách mạng xã hội. Tiến sĩ triết học Walpola Rahula là giáo sư Trường Đại học Tổng hợp Ceylan (Pháp) đã tìm tòi văn bản cổ và giới thiệu tài liệu nghiêm túc, đáng tin cậy này (Lời Phật dạy. Lê Diên biên dịch).

Suối nguồn tươi trẻ Thiền tông

Bất lập văn tự. Giáo ngoại biệt truyền. Trực chỉ nhân tâm. Kiến tánh thành Phật’. Không lập giáo điều, truyền dạy ngoài sách, vào thẳng lòng người, giác ngộ thành Phật Thiền sư Bồ-đề-đạt-ma (?-532) đã nêu ra triết lý căn bản Thiền tông để Dạy và Học.Thiền tông Phật giáo Đại thừa nguồn gốc từ đức Phật Thích-ca Mâu-ni đã đạt được sự giác ngộ dưới gốc cây Bồ-đề ở Ấn Độ. Thiền sư Bồ-đề-đạt-ma là Tổ sư Ấn Độ đời thứ 28 đã truyền bá và phát triển Thiền tông lớn mạnh tại Trung Quốc. “Thiền” nhấn mạnh  kinh nghiệm thực tiễn chứng ngộ ‘trực chỉ nhân tâm, kiến tính thành Phật’ . Nhà Ấn Độ học và Phật học người Đức Hans Wolfgang Schumann trong tác phẩm Đại thừa Phật giáo (Mahāyāna-Buddhismus) đã viết:“Thiền tông có một người cha Ấn Độ nhưng đã chẳng trở nên trọn vẹn nếu không có người mẹ Trung Quốc.Cái ‘dễ thương’,cái hấp dẫn của Thiền tông chính là những thành phần văn hoá nghệ thuật, những đặc điểm sắc thái riêng của Trung Quốc, không phải của Ấn Độ. Những gì Phật giáo mang đến Trung Quốc, với tư tưởng giải thoát tuyệt đối, trình bày một cách nghiêm nghị khắt khe với một ngón tay trỏ chỉ thẳng, những điều đó được các vị Thiền sư thừa nhận, hấp thụ với một nụ cười thầm lặng đầy thi vị. Thành tựu lớn lao của các Đại luận sư Ấn Độ là nhét ‘con ngỗng triết lý’ vào cái lọ ‘ngôn từ, thì  chính nơi đây tại Trung Quốc, con ngỗng này được thả về với thiên nhiên mà không hề mang thương tích.” Thiền tông là sự “truyền pháp ngoài kinh điển” đạt ‘giác ngộ tức thì’ tại đây, ngay lúc này, chứng ngộ ‘kiến tính thành Phật’ do bản ngã chân tính và nhân duyên. Phật Thích Ca trên núi Linh Thứu im lặng đưa lên cành hoa, Thiền sư Ca Diếp mỉm cười thấu hiểu và đức Phật Thích Ca đã ấn chứng cho Thiền sư Ca Diếp là Sơ tổ của Thiền tông Ấn Độ.

Thiền tông Việt Nam có từ rất sớm tại Luy Lâu do Thiền tông Ấn Độ truyền bá vào Việt Nam trước tiên ở thế kỷ thứ 2 và thứ 3, rước cả Trung Quốc (thế kỷ thứ 6) Nhật Bản (thế kỷ 11, 12) và các nước châu Á khác. Các Sơ Tổ Thiền tông Việt Nam là thiền sư Khương Tăng HộiMâu Tử. Thiền tông Việt Nam nguồn gốc lâu đời trong lịch sử Việt Nam và phát triển rực rỡ nhất thời nhà Trần với Thiền phái Trúc Lâm.  Trần Nhân Tông (Trần Khâm 1258- 1308) là vua Phật đời Trần (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Người là tổ sư Trúc Lâm Yên Tử, nhà chiến lược kỳ tài, nhà văn hóa kiệt xuất, nhà thơ lớn Con Người Hoàn Hảo dân tộc Việt Nam. Người đã viết: Cư trần lạc đạo, triêt lý nhân sinh rất nổi tiếng “Ở đời vui đạo, mặc tùy duyên/ Hễ đói thì ăn, mệt ngủ liền/ Kho báu trong nhà thôi tìm kiếm/ Vô tâm đối cảnh hỏi chi thiền.

Trúc Lâm Yên Tử, Trần Nhân Tông

Trần Nhân Tông (Trần Khâm 1258- 1308) là vua Phật đời Trân (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Người là tổ sư Trúc Lâm Yên Tử, nhà chiến lược kỳ tài, nhà văn hóa kiệt xuất, nhà thơ lớn và Con Người Hoàn Hảo của dân tộc Việt Nam. Người đã viết: Cư trần lạc đạo, triêt lý nhân sinh rất nổi tiếng “Ở đời vui đạo, mặc tùy duyên/ Hễ đói thì ăn, mệt ngủ liền/ Kho báu trong nhà thôi tìm kiếm/ Vô tâm đối cảnh hỏi chi thiền.”

Trần Nhân Tông với 50 năm cuộc đời đã kịp làm được năm việc lớn không ai sánh kịp trong mọi thời đại của tất cả các dân tộc trên toàn thế giới: Minh quân lỗi lạc, làm vua 15 năm (1278 – 1293) trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến hai lần đánh thắng quân Nguyên Mông là đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thế giới của thời đó; Vua Phật Việt Nam, tổ sư thiền phái Trúc Lâm Yên Tử và Thái Thượng Hoàng 15 năm (1294-1306). Nhà văn hóa và nhà thơ kiệt xuất với thắng tích Trúc Lâm Yên Tử và kiệt tác Trần Nhân Tông còn mãi với thời gian, hoàn thành sư mệnh của bậc chuyển pháp luân, mang sự sống trường tồn vươt qua cái chết; Người Thầy của chiến lược vĩ đại yếu chống mạnh, ít địch nhiều bằng thế đánh tất thắng “vua tôi đồng lòng, toàn dân đồng sức”tạo lập sự nghiệp mở nước và thống nhất non sông Việt, mở đất phương Nam bằng vương đạo, thuận thời, thuận người; Con người hoàn hảo, đạo đức trí tuệ, kỳ tài trị loạn, đã hưng thịnh nhà Trần và cứu nguy cho nước Việt tại thời khắc đặc biêt hiểm nghèo, chuyển nguy thành an, biến những điều không thể thành có thể.

Giáo sư sử học Trần Văn Giàu nhận định: “… chưa tìm thấy lịch sử nước nào có một người đặc biệt như Trần Nhân Tông ở Việt Nam. Tại nước Tàu lúc bấy giờ Triều đình nhà Tống rất hùng mạnh nhưng quân Nguyên Mông đã tràn xuống đánh thắng thần tốc, đến nỗi vua quan nhà Tống phải chạy ra biển và nhảy xuống biển tự vẫn. Tại Tây Á, Trung Á và một phần châu Âu cũng thua thảm hại, đến nỗi Giáo hoàng La Mã cũng lên tiếng sợ hãi. Trong lúc ấy Việt Nam so với phương Bắc thì quá nhỏ bé và quá nghèo yếu, thế mà Người dám không cho Nguyên Mông mượn đường xâm lược Chiêm Thành. Lại còn đánh bại ba lần Nguyên Mông xâm lược. Sau khi thắng giặc, Người lại lên núi sống. Người dám nghĩ, dám làm những việc không ai dám nghĩ chứ đừng nói đến làm”

Phật giáo Khoa học và Việt Nam

Nhà bác học Anhstanh, cha đẻ của Thuyết tương đối, đã nhận định: “Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học” . “Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó” . “Khoa học mà thiếu tôn giáo là khập khiễng. Tôn giáo mà không có khoa học thì mù quáng” . Cả ba câu này đều được trích từ Những câu nói nổi tiếng của Anhstanh (Collected famous quotes from Albert), và được dẫn lại trong bài Minh triết sống thung dung phúc hậu của Hoàng Kim

Khoa học và thực tiễn giúp ta tìm hiểu những phương pháp thực tế để thể hiện ước mơ, mục đích sống của mình nhằm sống yêu thương, hạnh phúc,vui khỏe và có ích. Đọc rất kỹ lại Ki tô giáo, Hồi giáo,Do Thái giáo,Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, … và chiêm nghiệm thực tiễn , tôi thấm thía câu kinh Phật với triết lý vô ngã: Chân lý là suối nguồn chứ không phải là con người thần thánh hay chân lý tuyệt đối. Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông có minh triết: Hãy quay về tự thân chứ không tìm ở đâu khác. Luật Hấp Dẫn, Thuyết Tương đối, Thành tựu Khoa học và Thực tiễn giúp ta khai mở nguồn năng lượng vô tận của chính bản thân con người và thiên nhiên. Đó là ba ngọn núi cao vọi của trí tuệ, là túi khôn của nhân loại. Bí mật Tâm linh (The Meta Secret) giúp ta khám phá sâu sắc các quy luật của vũ trụ liên quan đến Luật Hấp Dẫn đầy quyền năng. Những lời tiên tri của các nhà thông thái ẩn chứa trong Kinh Vệ đà, Lời Phật dạy, Kinh Dịch, Kinh Thánh, Kinh Koran …, cũng như xuyên suốt cuộc đời của những con người vĩ đại trên thế giới đã được nghiên cứu, giải mã dưới ánh sáng khoa học; Bí mật Tâm linh là sự khai mở những nguồn năng lượng vô tận của chính bản thân mỗi con người đối với đồng loại, các loài vật và thiên nhiên. Suối nguồn chân lý trong di sản văn hóa, lịch sử, giáo dục, kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao của mỗi dân tộc và nhân loại lưu giữ nhiều điều sâu sắc cần đọc lại và suy ngẫm.Qua đèo chợt gặp mai đầu suối. Gốc mai vàng trước ngõ.

Việt Nam là chốn tâm thức thăm thẳm của đạo Bụt (Phật giáo) trãi suốt hàng nghìn năm. Lịch sử Phật giáo Việt Nam theo sách Thiền Uyển tập anh xác nhận là đạo Phật được truyền trực tiếp từ Ấn Độ theo đường biển vào Việt Nam, gồm Giao Chỉ ở phía bắc và Chăm pa ở phía nam, khoảng thế kỉ thứ ba đến thế kỉ thứ hai trước Công nguyên, chứ không phải từ Trung Hoa như một số quan niệm trước đây. Phật giáo đồng hành chung thủy, lâu bền với dân tộc Việt, dẫu trãi nhiều biến cố nhưng được dẫn dắt bởi những nhà dẫn đạo sáng suốt và các đấng minh vương, lương tướng chuộng nhân ái của các thời nên biết thể hiện sự tốt đạo, đẹp đời. Việt Nam là nước biết tiếp thu, chắt lọc tri thức tinh hoa của nhân loại, chuộng sự học, đồng thời biết quay về với tự thân tổng kết thực tiễn, chứ không tìm ở đâu khác.

Việt Nam, Khoa học và Phật giáo là ba nhận thức căn bản của tôi.

Bản chất cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và vô thường. Minh triết của đời người hạnh phúc là biết sống thung dung, phúc hậu, thanh thản, an nhiên tự tại, nhận ra kho báu vô giá của chính mình, không lo âu, không phiền muộn, sống với tinh thần dịu hiền và trái tim nhẹ nhõm

Bạch Ngọc Hoàng Kim

Bulukhin ngày 03.10.2013 lúc 10:56 nói:

Nếu thầy Thích Phổ Tuệ ấn chứng bạch ngọc (hạt gạo trắng ngần) thì cứ để nguyên vậy. Thiển nghỉ của Bu thì có khác chút xíu. Bạch Ngọc là ngọc trắng thì chưa nói chi đến hạt gạo cả. Thực ra hạt gạo không trắng thậm chí gạo lứt thì dinh dưỡng nhiều hơn gạo trắng. Bu được biết người Mỹ chế ra máy xát gạo trắng sau đó thấy là sai lầm bèn chế ra một thứ bột cho vào gạo để bù lại phần cám đã mất đi. Nhưng khi nấu cơm người ta vo gạo thì bột đó lại mất đi.Dân gian nói hạt gạo là ngọc trời cho, trong trường hợp này là MỄ NGỌC. Đấy cũng là nói cho vui.

HOA LÚA GIỮA ĐỒNG XUÂN

Bao năm Trường Viện là nhà
Sắn khoai ngô lúa đều là thịt xương
Một đời người một rừng cây
Thầy ươm giống tốt để mai thành rừng.

Con theo Người nguyện làm Hoa Lúa
Bưng bát cơm đầy quý giọt mồ hôi
Trọn đời vì Dân mến thương hạt gạo
Hoa quê hương hạt ngọc trắng ngần.


Con thăm Thầy lên non thiêng Yên Tử
Về đất lành Chùa Ráng giữa đồng xuân

“Mưa thuận gió hòa chăm bón đúng
Nhân tươi quả tốt được thu nhiều”


Lẫn với cỏ không tranh đua hương vị
Không màng ngôi ngự trị các loài hoa
Hoa Lúa đượm hồn quê dung dị
Quên sắc hương để lộng lẫy Hoa Người ! ” (**)

Con nguyện ước nối đời theo hạt gạo
Chén cơm ngon thơm bếp lửa gia đình
Thầy Trò cùng chung tay làm việc thiện
Sống trọn tình với giấc mơ xanh.


Hoàng Kim

NHỚ VIÊN MINH HOA LÚA

Tay men bệ đá sân chùa
Tổ tiên cha mẹ đều xưa chốn này
Đình làng chùa cũ nơi đây
Nuôi đêm phúc ấm dưỡng ngày nhân sinh

Mình về với đức Viên Minh
Thơm hương Hoa Lúa nặng tình nước non
Đêm Yên Tử sáng trăng rằm
Ban mai ngày mới an nhiên cuộc đời

Thung dung bước tới thảnh thơi
Hiền lành phúc hậu lánh nơi bụi trần
Thiên nhiên là thú bình an
Người thân bạn quý thanh nhàn sống vui.

THIỀN SƯ LÃO NÔNG TĂNG

Thầy Trao Gương Bạch Ngọc
Trăng Xuân Soi Đường Trần
Thiên Mệnh Sáng Sử Ký
Hoàng Gia Ngọc Phương Nam

Viên Minh Đêm Sương Giáng
Hạc Vàng Đón Người Thân
Vượt Trăm Năm Viên Mãn
Rằm Trọn Thời Thanh Minh

Thầy Cây Lương Thực Việt
Nghề Giáo Dưỡng Nhân Tâm
Nghiệp Vinh Danh Khoai Sắn
Lúa Ngô Thành Trúc Lâm

Viên Minh Thích Phổ Tuệ & An Viên Ngọc Quan Âm Bạch Ngọc Hoàng Kim Thiền Sư Lão Nông Tăng https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thien-su-lao-nong-tang/ & Bài ca nhịp thời gian https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bai-ca-nhip-thoi-gian/

THIỀN SƯ LÃO NÔNG TĂNG
“Mưa thuận gió hòa chăm bón đúng
Nhân tươi quả tốt được thu nhiều”


Viên Minh Thích Phổ Tuệ
Lời Thầy dặn thung dung
Nhớ Viên Minh Hoa Lúa
Chùa Ráng giữa đồng xuân

Kim Notes lắng ghi chú
Hoa Đất thương lời hiền. ·

Noi theo dấu chân Bụt
Dạy và học làm Người
Hiểu Quân Dân Chính Đảng
Thấu Nông Lâm Y Sinh

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thien-su-lao-nong-tang/

CHỮ TUỆ 慧
Hán Nôm ( Học với chữ Hán-Nôm )
Đỗ Hoàng  · 2 4 2022 lúc 21; 42  

Tuệ có nghĩa là thông minh tài trí, sáng dạ. Tuệ thường được sử dụng để chỉ sự sáng suốt mau mắn lanh trí của con người. Sinh ra đã thông minh hơn người, tư duy nhanh nhẹn gọi là có tuệ căn. Có con mắt nhìn thấu mọi thứ soi rõ tiền nhân hậu hoạn gọi là tuệ nhãn.

Chữ tuệ được dùng nhiều trong phật học. Nhưng từ này cũng hàm ý chỉ sự tốt đẹp, nên thường được dùng để đặt làm tên người.

Cách viết chữ Tuệ

Tuệ – Huì – 慧. Bên trên là hai chữ phong 丰, bên dưới có bộ kệ 彐, sau đó là chữ tâm

Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ viết “Mưa thuận gió hòa chăm bón đúng. Nhân tươi quả tốt được thu nhiều” và ấn chứng Bạch Ngọc (hạt gạo trắng ngần) cho người có tâm nguyện trọn đời theo nghề nông. Viên Minh Thích Phổ Tuệ sinh ngày 12 tháng 4 năm 1917 đến nay đã trụ thế trãi trên 105 xuân (2021), Người từng nói: “Sống ở trên đời này được bao nhiêu năm, theo tôi, không phải là thước đo giá trị của đời người. Con rùa nó sống hàng ngàn năm thì đã sao? Vấn đề là sống để thực hiện sứ mệnh gì, mang lại lợi ích gì cho Đời, cho Đạo, ngài Trần Nhân Tông chỉ ở đời có 51 năm, Ngài Pháp Loa có 47 năm mà công nghiệm thì bất khả tư nghì. Tôi trụ thế đến nay.( …) nghiệp là tu hành, nuôi thân thể chủ yếu bằng nghề làm ruộng, chưa từng dám lạm dụng một bát gạo, một đồng tiền của tín thí thập phương, khi nào chư Phật, chư Tổ cho gọi thì về thôi” . Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ là người đóng góp nhiều công trình nghiên cứu, biên soạn, dịch thuật về Phật học như: Đại từ điển Phật học, Đại Luật, Đại tạng kinh Việt Nam, Đề cương Kinh Pháp Hoa, Kinh Bách Dụ, Phật Tổ Tam Kinh, Phật học là tuệ học.Thiền sư Thích Phổ Tuệ là đệ Tam pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam. xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/vien-minh-thich-pho-tue/

TUỆ GIÁC VÀ TÂM ĐỨC

Điều Kỳ Diệu lúc Sáng
Tỉnh Thức Cùng Tháng Năm
Luân Xa Vũ Trụ Mở
Người An Hòa Trăng Rằm

LỜI THƯƠNG
Hoàng Kim

Ta đi về chốn trong ngần
Để thương sỏi đá cũng cần có nhau.


Đi đâu cũng không bằng Tổ quốc mình. Nói gì, làm gì cũng không bằng dạy, học và làm cho đồng bào đất nước mình. Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương. Mục đích sau cùng của dạy và học là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và làm được việc. Dạy và học thực tiễn trên chính Tổ quốc mình. Việt Nam quê hương tôi! Đó là đất nước của biết bao nhiêu thế hệ xả thân vì nước để quyết giành cho được độc lập, thống nhất, tự do và toàn vẹn Tổ Quốc.Làm Người Thầy chiến sĩ khoa học xanh hướng đến bát cơm ngon của người dân lao động, đó là điều tôi tâm đắc nhất

Nhớ lớp học trên đồng

ĐÊM TRẮNG VÀ BÌNH MINH
Hoàng Kim

Mời bạn thưởng thức món quà “Đêm trắng và bình minh”, câu chuyện về Ghent thành phố khoa học công nghệ; Sắn quà tặng thế giới người nghèo; Đêm trắng và bình minh phương Bắc. Nhà văn Nga Dostoievski viết “Những đêm trắng” với sự sâu sắc lạ lùng mà tôi khi được trãi nghiệm mới thấu hiểu. Ông trò chuyện về du lịch mà thực ra đang nói về nhân tình thế thái, về những đêm trắng và ảo ảnh bình minh phương Bắc. Bạn hãy ngắm nắng ấm và vườn cây trong bức ảnh lúc 7 giờ chiều chụp tiến sĩ Claude Fauquet với tôi. Ông là Chủ tịch Hội thảo Sắn Toàn cầu, Tổng Giám đốc của Viện Nghiên cứu Khoa học lừng danh ở Mỹ, người đã dành cho tôi sự ưu ái mời dự Hội thảo và đọc báo cáo. Bạn cũng hãy xem tiếp phóng sự ảnh chụp lúc gần nửa đêm mà ánh sáng vẫn đẹp lạ thường để đồng cảm cùng tôi về đêm trắng và bình minh. Bắc Âu là vùng đất lành có triết lý nhân sinh lành mạnh, chất lượng cuộc sống khá cao và những mô hình giáo dục tiên tiến nổi tiếng thế giới. Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương. Mục đích sau cùng của dạy và học là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và làm được việc. Dạy và học thực tiễn trên chính Tổ quốc mình. Tôi tâm đắc với thầy Nguyễn Lân Dũng “Bác Hồ với hạnh phúc của dân”, tâm đắc với nhà văn Trần Đăng Khoa những suy tư chấn hưng giáo dục qua bài viết “Mở cửa nhìn sang nhà hàng xóm” trao đổi về dạy và học ở Bỉ và Ngoảng lại mà ngắm… Bạn cũng sẽ bắt gặp đêm trắng và bình minh trong những trăn trở suy tư của nhà báo Nguyễn Chu Nhạc ở câu chuyện “Hà Lan ký sự” và “Brussels, trái tim EU” trong thiên phóng sự “Châu Âu du ký” mà anh mới kịp viết phần đầu “Trở lại xứ Gà trống Gô-loa” trong năm 2012. Tôi biết tự lượng sức mình nên đã dành trọn khoảng lặng hôm nay để viết tản văn này. Tôi nhớ nhà thơ Việt Phương: “Yêu biết mấy những đêm dài thức trắng/ Làm kỳ xong việc nặng sẵn sức bền/ Bình minh đuổi lá vàng trên đường vắng/ Như vì ta mà đời ửng hồng lên”. “Thăm làng, ta ghé trại mồ côi, Các cháu má hồng môi rất tươi. Nhưng một thoáng buồn trong khóa mắt, Ta biết rằng ta nợ suốt đời…”.”Trăng Trung Quốc tròn hơn trăng nước Mỹ. Đồng hồ Liên Xô tốt hơn đồng hồ Thụy Sĩ”. Cửa Mở thao thức lòng tôi Đêm trắng và Bình Minh. Ai đi mang mang trên đời. Nghị lực, nhân từ, khờ dại mãi thôi. Hoàng Kim.

Ghent thành phố khoa học công nghệ

Tôi phải trả 400 đô la Mỹ cho bài học lãng phí đầu tiên đi xe taxi ở Ghent, thành phố khoa học và công nghệ sinh học (City of Science and Biotechnology) tại Bỉ vì đã không tận dụng phương tiện công cộng. Thất bại đáng tiếc này xẩy ra khi tôi vận dụng lặp lại kinh nghiệm thành công trước đó của mình tại thủ đô Luân Đôn “thành phố sương mù” ở Vương quốc Anh, tại thủ đô Helsinki thành phố di sản “Con gái của Baltic” đẹp nhất Bắc Âu ở Phần Lan và tại Roma “thủ đô của các bảo tàng nổi tiếng thế giới” ở Ý.

Sự khôn vặt của tôi là kiểu của Hai Lúa người Việt. Tôi tính mình chỉ cần bỏ ra một vài trăm đô thuê taxi “không thèm đi tàu điện ngầm vì chẳng chụp ảnh và thăm thú được gì cả”. So với tiền của chuyến bay xa xôi từ Việt Nam sang Bắc Âu cao ngất ngưỡng do phía bạn chi trả thì số tiền mình tự bỏ ra trả thêm cho việc học là rất hời. Bạn tính nhé. Giá của một tour du lịch trọn gói từ thành phố Hồ Chí Minh đến thủ đô Helsinki (Phần Lan) thăm cố đô Turku (thành phố cổ nhất của Phần Lan được xây dựng từ năm 1280, cũng là cửa khẩu thông thương quan trọng nhất giữa Phần Lan và Thuỵ Điển) và trở về thành phố Hồ Chí Minh trong 5 ngày 4 đêm chí ít là 53,70 triệu đồng. Giá tour của máy bay khứ hồi đi Anh hoặc đi Ý cũng tương tự, cao hoặc thấp hơn một chút. Đó là tài sản lớn của những nghề lương thiện và những người chân lấm tay bùn muốn mở cửa nhìn ra thế giới. Do vậy, ở nhiều lần đi trước tôi đã quyết ý tự chi thêm một vài trăm đô khi có điều kiện để thăm được một số địa danh lịch sử văn hóa mà tôi ngưỡng mộ, để e rằng sau này mình hiếm có dịp quay trở lại.

Nhờ thế tôi đã đến được cung điện Buckingham, đại học Oxford, Bảo tàng Nam Kensington, Nhà thờ Thánh Paul (ở Anh), thăm toà nhà Quốc hội City Hall và Parliament House, đến Phủ Chủ tịch The Presidential Palace, biểu tượng Railroad Station, ghé nhà thờ Uspenski ở trung tâm thủ đô Helsinki, thăm ông già Noel tại Santa Claus, 96930 Artic Circle, Finland cách thành phố Rovaniemi khoảng 8km xứ sở Lapland (ở Phần Lan). Tôi cũng chụp nhiều ảnh ở Đấu trường La Mã và Khải hoàn môn Arco di Costantino. Đài phun nước Trevi, một trong những đài phun nước nổi tiếng nhất thế giới. Đài tưởng niệm liệt sĩ Vittorio Emanuele II. Bảo tàng Vatican (tại thủ đô Roma của Ý) và các địa danh khắp bốn biển, bốn châu của nhiều lần khác …

Ghent có hệ thống giao thông công cộng giá hợp lý phát triển rất cao nên kinh nghiệm đi taxi trước đó của tôi trở thành nguyên nhân lãng phí. Giống như Tiệp Khắc (Czech Slovakia cũ), hầu hết mọi người đi học, đi làm đều bằng phương tiện công cộng, có chuyện cần kíp mới đi taxi, rất hiếm thấy Honda. Giá taxi ở Ghent cao gấp nhiều lần so với giá taxi ở Việt Nam và cũng cao hơn nhiều so với giá taxi ở Anh, Pháp, Mỹ, Nhật là những nơi giàu có và thành phố có tiếng đắt đỏ. Mô hình tổ chức giao thông thành phố hiện đại và hiệu quả ở Ghent đã được nghiên cứu học tập của nhiều nước và thành phố. Ngoài xa kia, đường phố rộng rãi, thỉnh thoảng mới thấy một chiếc xe ô tô chạy qua. Bạn thấy những cô gái và ông bà già dẫn chó đi dạo. Những đôi thanh niên đi xe đạp nhởn nhơ trò chuyện như không còn ai khác ngoài họ ở trên đời. Bạn tinh ý còn thấy trong tấm hình chụp tại cổng vào trường đại học, trên thảm cỏ xa xa có một cặp uyên ương đang sưởi nắng và … tự nhiên yêu đương.

Ghent là thành phố khoa học và công nghệ sinh học nổi tiếng. Đây là thành phố lớn nhất của tỉnh Đông Flanders và trong thời Trung cổ đã từng là một trong những thành phố lớn nhất và giàu nhất của Bắc Âu. Ngày nay Ghent là thành phố có diện tích 1205 km2 và tổng dân số 594.582 người kể từ ngày 1 tháng Giêng năm 2008 đứng thứ 4 đông dân nhất ở Bỉ. Ghent là viên ngọc ẩn ở Bỉ tuy it nổi tiếng hơn so với thành phố chị em của nó là Antwerp và Bruges, nhưng Ghent lại là một thành phố năng động, xinh đẹp về khoa học, nghệ thuật, lịch sử và văn hóa. Hàng năm có mười ngày “Ghent Festival” được tổ chức với khoảng hai triệu du khách tham dự.

Ghent được UNESCO công nhận là Di sản thế giới năm 1998 và 1999. Các điểm nhấn nổi bật là kiến trúc hiện đại của những tòa nhà trường đại học Henry Van de Velde và một số công trình liền kề. Louis Roelandt, kiến trúc sư nổi tiếng nhất của Ghent thế kỷ XIX đã xây dựng hệ thống các trường đại học, khu hội nghị, nhà hát opera và tòa thị chính. Bảo tàng quan trọng nhất ở Ghent là Bảo tàng Mỹ thuật Voor Schone Kunsten với các bức tranh nổi tiếng của Hieronymus Bosch, Peter Paul Rubens, kiệt tác của Victor Horta và Le Corbusier, Huis van Alijn. Nhà thờ Saint Bavo lâu đài Gravensteen và kiến trúc lộng lẫy của bến cảng Graslei cũ là những nơi thật đáng chiêm ngưỡng. Đó là sự pha trộn tốt đẹp giữa sự phát triển thoải mái của cuộc sống và lịch sử, mà không phải là một thành phố bảo tàng. Giở lại những trang sử của Ghent năm 1775, các bằng chứng khảo cổ cho thấy sự hiện diện của con người trong khu vực hợp lưu của Scheldt và Lys trong thời kỳ đồ đá và đồ sắt. Hầu hết các nhà sử học tin rằng tên cũ của Ghent có nguồn gốc từ ‘Ganda’ có nghĩa là hợp lưu có từ thời La Mã. Khoảng năm 650, Saint Amand thành lập hai tu viện tại Ghent đó là Saint Peter Abbey và Saint Bavo Abbey. Khoảng năm 800, Louis Pious con trai của Charlemagne đã bổ nhiệm Einhard, người viết tiểu sử của Charlemagne, làm trụ trì của cả hai tu viện. Trong những năm 851 đến 879, thành phố bị tấn công và cướp phá hai lần sau đó được phục hồi và phát triển rực rỡ từ thế kỷ 11. Cho đến thế kỷ 13, Ghent là thành phố lớn nhất ở châu Âu sau Paris, lớn hơn Luân Đôn và Mạc Tư Khoa. Thời Trung Cổ, Ghent là một trong những thành phố quan trọng nhất châu Âu đối với ngành công nghiệp len và dệt may. Vào năm 1500, Charles V, Hoàng đế La Mã và vua Tây Ban Nha đã được sinh ra ở Ghent. Sau nhiều thăng trầm của lịch sử và sự tàn phá của các cuộc chiến tranh Ghent kết thúc vai trò của một trung tâm địa chính trị quân sự quan trọng quốc tế và trở thành một thành phố bị chiếm đóng, bị giành giật giữa các thế lực. Sau khi trận chiến Waterloo, Ghent trở thành một phần của Vương quốc Anh và Hà Lan suốt 15 năm. Lạ kỳ thay, chính trong giai đoạn tổn thương nghiêm trọng này, Ghent thành lập trường đại học cho riêng mình năm 1817 để khai sáng văn minh dân tộc. Họ cũng chấn hưng kinh tế bằng quyết tâm kết nối cảng biển năm 1824-1827. Sau cuộc Cách mạng Bỉ, với sự mất mát của cảng biển nền kinh tế địa phương bị suy sụp và tê liệt. Ghent bị chiếm đóng bởi người Đức trong cả hai cuộc chiến tranh thế giới nhưng đã tránh được sự tàn phá nghiêm trọng và đã được giải phóng bởi Vương quốc Anh ngày 6 tháng 9 năm 1944. Điều bền vững trường tồn cùng năm tháng chính là con người, văn hóa và giáo dục. Phần lớn kiến trúc thời Trung cổ của thành phố hiện vẫn còn nguyên vẹn và được phục hồi, bảo tồn khá tốt cho đến ngày nay.

Ghent còn là thành phố lễ hội thường xuyên hàng năm với các nhà hàng ẩm thực nổi tiếng. Nhiều sự kiện văn hóa lớn như Lễ hội âm nhạc, Liên hoan phim quốc tế, Triển lãm lớn thực vật, Hội thảo Trường Đại học Ghent và các Công ty nghiên cứu … đã thu hút đông đảo du khách đến thành phố. Khoa học công nghệ và nghệ thuật thực sự được tôn trọng. Bạn có thành quả gì đóng góp cho chính sức khỏe, đời sống, niềm vui con người được vui vẻ đón nhận một cách thân thiện, hứng thú. Du lịch ngày càng trở thành ngành sử dụng lao động lớn tại địa phương.

Ghent cũng là vùng đất địa linh với quá nhiều những người nổi tiếng. Charles V, Hoàng đế La Mã và vua Tây Ban Nha đã được sinh ra ở Ghent năm 1500. Một danh sách dài những người đã và đang hóa thân cho sự phồn vinh của quê hương xứ sở với đủ loại ngành nghề khác nhau.

Phương Bắc đấy! Đi xa về Bắc Âu đến Phần Lan, Thụy Điển, Hà Lan, Đan Mạch, Na Uy là cả một vùng thiên nhiên, văn hóa mới lạ. Nơi đó không gian văn hóa thật trong lành. Chất lượng cuộc sống tốt hơn nhiều vùng tôi đã qua.

Tôi ngồi vào bàn và lưu lại điểm nhấn: “Đến Ghent nhớ những đêm trắng và bình minh phương Bắc cùng với phóng sự ành Memories from Ghent để hẹn ngày quay lại ngẫm và viết. Ghent lúc này đã gần nửa đêm tương ứng với Việt Nam khoảng bốn năm giờ sáng nhưng bầu trời mới bắt đầu tối dần như khoảng 7 giờ chiều ở Việt Nam. Ánh sáng trắng đang nhạt đi và trời như chạng vạng tối. Đẹp và hay thật !

Sắn quà tặng thế giới người nghèo

Hội nghị khoa học đầu tiên của các đối tác sắn toàn cầu (First Scientific Meeting of the Global Cassava Partnership GCP1) với chủ đề “Sắn đáp ứng các thách thức của thiên niên kỷ mới” (Cassava: Meeting the Challenges of the New Millennium) được mở ra ở Trường Đại học Ghent vương quốc Bỉ với hơn một ngàn người tham dự. 115 báo cáo và hơn 200 áp phích (poster) và gian hàng được trình bày, giới thiệu liên tục tại 13 tiểu ban trong ba ngày.

Tiến sĩ Claude Fauquet và tiến sĩ Joe Tohme có hai báo cáo thật ấn tượng: Cây sắn quà tặng của thế giới và cơ hội cho nông dân nghèo; Cây sắn quà tặng của thế giới và thách thức đối với các nhà khoa học. Những vấn đề khủng hoảng năng lượng toàn cầu, an ninh lương thực, môi sinh – môi trường đang thách thức thế giới hiện đại. Những câu hỏi đặt ra nhằm cải tiến cây sắn là cây chịu hạn, giàu tinh bột và năng lượng, đề mang lại thu nhập tốt hơn cho người dân nghèo.

Tôi tham dự hội nghị với ba bài viết S3-2 (trang 54) SP3-9 (trang 60) và SP03-16 trang 63) gồm một báo cáo trước hội nghị toàn thể và hai áp phích. Việt Nam là điển hình quốc tế về sự đột phá sản lượng và năng suất sắn với sản lượng sắn tăng gấp năm lần và năng suất sắn tăng gấp đôi sau tám năm (2000-2008). Đó quả là một điều kỳ diệu cho toàn thế giới! Việc chọn tạo và phát triển các giống sắn mới của Việt Nam đã mang lại bội thu cao trong sản xuất ước vượt trên 2.000 tỷ đồng mỗi năm từ năm 2003 (đạt quy mô 270 ngàn ha x 8,9 tấn bội thu/ha x 50 USD/ tấn x 16.000 VND/USD). Sự cần cù, năng động, chịu thương chịu khó của nông dân Việt Nam thật đáng tự hào!

Thành tựu sắn Việt Nam gắn liền với những bài học kinh nghiệm quý giá của đông đảo bà con nông dân, các nhà khoa học, khuyến nông, quản lý, doanh nghiệp … trong Chương trình Sắn Việt Nam (VNCP). Nước ta đã thành một trường hợp nghiên cứu điển hình (key study) của châu Á và Thế giới. Tôi bị vây kín giữa những người bạn suốt các lần giải lao một cách sung sướng và đáng thương. Đội ngũ đi họp của mình quá mỏng (chỉ một mình tôi) so với những đội hình sắn vững chãi của nhiều nước khác như Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Brazil, Thái Lan, Nigeria, Colombia, … Bài báo mà tôi viết chung với PGS.TS. Nguyễn Văn Bộ (Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam), tiến sĩ Reinhardt Howerler và tiến sĩ Hernan Ceballos (là hai chuyên gia nông học và chọn giống sắn hàng đầu của CIAT và thế giới) đã gây ấn tượng tốt và được nhiều người trao đổi, hỏi đáp.

Buổi tối tiến sĩ Boga Boma, giám đốc của một dự án sắn lớn của châu Phi đã mang đồ đạc sang đòi “chia phòng ngủ” với tôi để “trao đổi về bài học sắn Việt Nam và cùng cảm nhận đêm trắng”.

Boga Boma giàu, nhỏ tuổi hơn tôi, tính rất dễ thương, người cao lớn kỳ vĩ trên 1,90 m như một hảo hán. Lần trước Boga Boma làm trưởng đoàn 15 chuyên gia Nigeria sang thăm quan các giống sắn mới và kỹ thuật canh tác sắn của Việt Nam, đúc kết trao đổi về cách sử dụng sắn trong chế biến nhiên liệu sinh học. Anh chàng hảo hán này vừa ra đồng đã nhảy ngay xuống ruộng giống mới, đề nghị tôi nhổ thử một vài bụi sắn bất kỳ do anh ta chỉ định của giống mới KM140 (mà sau này đoạt giải Nhất VIFOTEC của Hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật toàn quốc lần thứ 10 trao giải ngày 19.1.2010 ở Hà Nội). Boga Boma ước lượng năng suất thực tế mỗi bụi sắn này phải sáu ký. Anh đo khoảng cách trồng rồi hồ hởi đưa lên một ngón tay nói với giọng thán phục “Sắn Việt Nam số 1”

Sau buổi tham quan đó, Boga Boma ngỏ lời đề nghị với tôi cho đoàn Nigeria được đến thăm nhà riêng để “tìm hiểu cuộc sống và điều kiện sinh hoạt làm việc của một thầy giáo nông nghiệp Việt Nam”. Anh chàng chăm chú chụp nhiều ảnh về tài liệu sắn của bảy Hội thảo Sắn châu Á và mười Hội thảo Sắn Việt Nam trong một phần tư thế kỷ qua. Anh cũng chụp bếp đèn dầu dùng ga của gia đình tôi. Boga Boma cũng như Kazuo Kawano, Reinhardt Howerler, Hernan Ceballos, Rod Lefroy, Keith Fahrney, Bernardo Ospina, S. Edison, Tian Ynong, Li Kaimian, Huang Jie, Chareinsak Rajanaronidpiched, Watana Watananonta, Jarungsit Limsila, Danai Supahan, Tan Swee Lian, J. Wargiono, Sam Fujisaca, Alfredo Alves, Alfred Dixon, Fernando A, Peng Zhang, Martin Fregene, Yona Beguma, Madhavi Sheela, Lee Jun, Tin Maung Aye, Guy Henry, Clair Hershey, … trong mạng lưới sắn toàn cầu với tôi đều là những người bạn quốc tế thân thiết. Hầu hết họ đều đã gắn bó cùng tôi suốt nhiều năm. Sự tận tâm công việc, tài năng xuất sắc, chân thành tinh tế của họ trong ứng xử tình bạn đời thường làm tôi thực sự cảm mến.

Bẳng đi một thời gian, Boga Boma thông tin Nigeria hiện đã ứng dụng bếp đèn dầu dùng cồn sinh học từ nguyên liệu sắn cho mọi hộ gia đình Nigeria trong toàn quốc. Nigeria đã thành công lớn trong phương thức chế biến sắn làm cồn gia đình phù hợp với đất nước họ, làm tiết kiệm được một khối lượng lớn xăng dầu với giá rất cạnh tranh cho tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.

Lần này trong đêm trắng ở Ghent, Boga Boma lại hí húi ghi chép và ngẫm nghĩ về ba bài học kinh nghiệm sắn Việt Nam 6M (Con người, Thị trường, Vật liệu mới Công nghệ tốt, Quản lý, Phương pháp, Tiền: Man Power, Market, Materials, Management, Methods, Money), 10T (Thử nghiệm, Trình diễn, Tập huấn, Trao đổi, Thăm viếng, Tham quan hội nghị đầu bờ, Thông tin tuyên truyền, Thi đua, Tổng kết khen thưởng, Thiết lập mạng lưới người nông dân giỏi) và FPR (Thiết lập mạng lưới thí nghiệm đồng ruộng và trình diễn để nghiên cứu cùng nông dân chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất sắn).

Buổi chiều Yona Beguma cùng các bạn châu Phi say mê trò chuyện cùng tôi về bài học sắn Việt Nam được giới thiệu trên trang của FAO với sự yêu thích, đặc biệt là “sáu em”(6M), “mười chữ T tiếng Việt” (10T) và “vòng tròn FPR dụ dỗ”. Sau này, anh chàng làm được những chuyện động trời của cây sắn Uganda mà tôi sẽ kể cho bạn nghe trong một dịp khác.

Nhìn lớp trẻ thân thương đầy khát vọng tri thức đang vươn lên đỉnh cao giúp xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho quê hương xứ sở. Ngắm nhìn sự mê mãi của Boga Boma lúc bình minh vừa rạng lúc anh chàng đã thức gần trọn đêm. Tôi chợt nhớ câu thơ Việt Phương: “Yêu biết mấy những đêm dài thức trắng/ Làm kỳ xong việc nặng sẵn sức bền/ Bình minh đuổi lá vàng trên đường vắng/ Như vì ta mà đời cũng ửng hồng lên”.

Đêm trắng và bình minh phương Bắc

Tôi lục tìm trong khoang tư liệu, đọc lại trích đoạn “Những đêm trắng” của nhà văn Nga Dostoievski và đoạn viết về hiện tượng cực quang của bình minh phương Bắc: “Ở vùng cực của trái đất, ban đêm, thường thấy hiện tượng ánh sáng có nhiều màu sắc: trắng, vàng, đỏ, xanh, tím, rực rỡ có hình dáng như một bức rèm hoặc một cái quạt rất lớn. Có khi những tia sáng lại xòe ra như hình nạn quạt. Cái quạt ánh sáng ấy lấp lánh rung chuyển nhè nhẹ như một bàn tay khổng lồ rũ xuống rũ lên, lập lòe làm thành một quang cảnh kỳ vĩ lạ thường. Màn ánh sáng ấy trong suốt đến nỗi nhìn qua thấy rõ tất cả các ngôi sao trên bầu trời. Hướng của những tia sáng nói chung trùng với hướng của các đường sức của từ trường trái đất. Loại ánh sáng này xuất hiện từ độ cao 80 đến 1.000 km và nhiều nhất là ở độ cao trên dưới 120 km. Ở nước Nga thời trước người ra cho rằng đó là ánh hào quang của những đoàn thiên binh thiên tướng kéo đi trong không gian. Còn nhân dân Phần Lan cho đó là mặt trời giả của người xưa làm ra để soi sáng cho đêm trường Bắc Cực. Vì loại ánh sáng này chỉ thấy trong những miền gần hai cực nên gọi là cực quang. Ở Na Uy và Thụy Điển thì người ta gọi là ánh sáng “bình minh phương Bắc”.

Qua Ghent mới thấy đêm phương Bắc đến chậm và sớm nhanh Việt Nam như thế nào, mới thấm hiểu sự sâu sắc của Dostoievski nhà văn bậc thầy văn chương Nga và thế giới: Ông nói chuyện trời mà cũng là nói chuyện người. Ông trò chuyện về du lịch mà thực ra đang nói về nhân tình thế thái, những đêm trắng và ảo ảnh bình minh phương Bắc. Đó là câu chuyện thật như đùa và đùa như thật, ảo giác mà tưởng thật, thật mà tưởng ảo giác. Nhân loại đã đi qua vùng sáng tối đó, ánh sáng của thiên đường, những đêm trắng nối liền bình minh phương Bắc.

Thực ra, khi bạn đến thủ đô Helsinki của Phần Lan vào tháng 6,7 thì đêm trắng và ảo ảnh bình minh phương Bắc rõ hơn nhiều. Bạn hãy đến đúng dịp hè và chuẩn bị sẵn máy ảnh loại tốt, độ phân giải lớn, khẩu độ rộng để săn ảnh. Tôi buộc phải sử dụng chùm ảnh du lịch Phần Lan vì máy ảnh họ chụp tốt hơn những tấm ảnh đẹp mê hồn về đêm trắng, trời tím và ngủ lều tuyết.

Ở Phần Lan, nhiệt độ trung bình của tháng nóng nhất khoảng 15 độ C, và tháng lạnh nhất khoảng -9 độ C. Trung bình mỗi năm ở Phần Lan có hơn 100 ngày tuyết phủ ở phía nam và tây nam, còn ở phía bắc vùng Lappi thì tới hơn 200 ngày có tuyết. Nhiệt độ ban ngày và ban đêm chênh nhau tới 20 độ C, ngày lạnh nhất và ngày ấm nhất chênh nhau 80 độ C. Mặt trời mọc tháng 1, 2 lúc 9h30 sáng và lặn lúc 3h30 chiều là những ngày ngắn nhất trong năm. Tháng 6,7 mặt trời mọc lúc 4h00 sáng và lặn lúc 10h30 tối là những ngày dài nhất trong năm. Cá biệt ở phía Bắc vùng đất Lapland có những đêm trắng vào mùa hè, mặt trời không bao giờ lặn trong khoảng 60 ngày đêm nên có thể ngắm mặt trời lúc nửa đêm. Tiếp đó là khoảng thời gian chạng vạng không nhìn thấy mặt trời kéo dài trong khoảng 6 tháng vào mùa thu và đông. Không riêng gì Phần Lan mà hầu hết các nước Bắc Âu khí hậu lạnh và thời tiết thay đổi thất thường không được ấm áp thường xuyên như Việt Nam. Tôi lấy làm lạ khi sau này một số người đọc chưa hiểu đúng về sự khái quát cực kỳ tinh tế của Bác: “Nước ta: ở về xứ nóng, khí hậu tốt/ Rừng vàng biển bạc, đất phì nhiêu/ Nhân dân dũng cảm và cần kiệm/ Các nước anh em giúp đỡ nhiều.

Tại Ghent của vương quốc Bỉ, nơi thành phố khoa học và công nghệ sinh học thì ấm hơn nhưng sự tiếp biến đêm trắng và bình minh phương bắc vẫn còn rất rõ nét. Ở đó, mặt trời tháng bảy mọc lúc hừng đông 4g30 -5g00 và lặn lúc 8g00- 9g00. Săn ảnh vào lúc bình minh vừa rạng cũng như ngắm mây ngũ sắc huyền thoại lúc mặt trời sắp lặn ở Việt Nam. Bạn hãy ngắm dòng tinh vân xinh đẹp lạ thường trước lúc bình minh.

Sau này ở Việt Nam tôi chỉ có cơ hội nhìn thấy được sự chuyển màu từ tối tím sang bảy màu, sang màu xanh ngọc và trắng hồng lúc 4g30 sáng ngày 18 tháng 1 năm 2010 tại chòm cao nhất của non thiêng Yên Tử. Tôi chụp trên 100 tấm ảnh mới chọn được tấm ảnh ưng ý nhất. Đó là dịp may hiếm có của đời người. Sau này chúng ta sẽ nhiều dịp trở lại với Trần Nhân Tông và Bình minh trên Yên Tử để học được bài học vô giá của ông cha mình.

Chúng tôi được giáo sư Marc Van Montagu, nhà bác học lừng danh thế giới cha đẻ GMO, vị chủ tịch của Liên đoàn Công nghệ sinh học châu Âu và hiệu trưởng của Trường Đại học Ghent hướng dẫn thăm quan lâu đài cổ, bảo tàng nghệ thuật và trường đại học nơi Ghent được UNESCO tôn vinh là di sản văn hóa thế giới năm 1998, 1999 và mời dự tiệc chiêu đãi. Tôi được mời ngồi bên cạnh ông và ba con người kỳ dị khác. Đó là Claude Fauquet (DDPSC, St Louis USA), Joe Tohme (CIAT, Colombia), G. Hawtin (CIAT, Colombia). Họ quá nổi tiếng trong số những con người đang làm thay đổi thế giới về bức tranh cây sắn và khoa học cây trồng những năm đầu thế kỷ 21. Tôi thực sự ngần ngại vị trí ngồi chung này và muốn thoái thác nhưng họ vui vẻ thân tình mời đại diện các châu lục. Họ đối xử với tôi và các đồng nghiệp với một sự tự nhiên, quý mến, trân trọng, và thực lòng ngưỡng mộ những kết quả đã đạt được của sắn Việt Nam (sau này khi nghĩ lại tôi ứa nước mắt hãnh diện về dân tộc mình đã cho chúng tôi cơ hội “O du kích bắn đại bác”). Tôi biết rõ những tài năng ưu tú xung quanh mình. Họ dung dị bình thường, thân tình lắng nghe nhưng đó là những con người khoa học đặc biệt. Họ không ham hố giàu sang và quyền lực mà chăm chú tận tụy giảng dạy và nghiên cứu, phát triển những thành tựu khoa học nông nghiệp mới, góp phần cải biến chất lượng thực phẩm thế giới theo hướng ngon hơn, tốt hơn, rẻ hơn và thân thiện môi trường hơn (HarvestPlus) nâng cao cuộc sống chúng ta. Tiến sĩ Rajiv J.Shah, giám đốc của Chương trình Phát triển Toàn cầu, Quỹ Bill Gate và Melinda (nơi tài trợ chính cho chuyến đi này của tôi) đã nói như vậy. Tôi ngưỡng mộ và tìm thấy ở họ những vầng sáng của trí tuệ và văn hóa.

Chợt dưng tôi nhớ đến Bernadotte với vợ là Déssirée trong tác phẩm “Mối tình đầu của Napoléon” của Annemarie Selinko. Vợ chồng hai con người kỳ vĩ này với lý tưởng dân chủ đã xoay chuyển cả châu Âu, giữ cho Thụy Điển tồn tại trong một thế giới đầy biến động và nhiễu nhương. Bắc Âu phồn vinh văn hóa, thân thiện môi trường và có nền giáo dục lành mạnh phát triển như ngày nay là có công và tầm nhìn kiệt xuất của họ. Bernadotte là danh tướng của Napoleon và sau này được vua Thụy Điển đón về làm con để trao lại ngai vàng. Ông xuất thân hạ sĩ quan tầm thường nhưng là người có chí lớn, suốt đời học hỏi và tấm lòng cao thượng rộng rãi. Vợ ông là Déssirée là người yêu đầu tiên của Napoleon nhưng bị Napoleon phản bội khi con người lừng danh này tìm đến Josephine một góa phụ quý phái, giàu có, giao du toàn với những nhân vật quyền thế nhất nước Pháp, và Napoleon đã chọn bà làm chiếc thang bước lên đài danh vọng. Bernadotte với vợ là Déssirée hiểu rất rõ Napoleon. Họ đã khéo chặn được cơn lốc cuộc chiến đẫm máu tranh giành quyền lợi giữa các tập đoàn thống trị và các nước có lợi ích khác nhau. Bernadotte và Déssirée đã đưa đất nước Thụy Điển và Bắc Âu thoát cuộc tranh giành. Họ đã khai sáng một vầng hào quang bình minh phương Bắc.

Việt Nam và khối Asean hiện cũng đang đứng trước khát vọng mở mang của “con sư tử phương Đông trỗi dậy” và sự vần vũ của thế giới văn minh nhiều cơ hội hơn cho người dân nhưng cũng tiềm ẩm lắm hiễm họa khó lường. Điều này dường như rất giống của thời người hùng Napoleon của một châu Âu và khao khát của nước Pháp muốn phục hưng dân tộc và mở rộng phạm vi ảnh hưởng. Bài học Bắc Âu miền đất trong lành, nước Bỉ trái tim của EU, và Ghent thành phố khoa học công nghệ là chỉ dấu minh triết chưa bao giờ sáng tỏ và cấp thiết như lúc này. Trước những khúc quanh của lịch sử, các dân tộc tồn tại và phát triển đều biết khéo tập hợp những lực lượng tinh hoa và sức mạnh dân chúng để thoát khỏi hiễm họa và bảo tồn được những viên ngọc quý di sản truyền lại cho đời sau. Trong vùng địa chính trị đầy điểm nóng tranh chấp biên giới hải đảo, sự tham nhũng chạy theo văn minh vật chất và nguy cơ tha hóa ô nhiễm môi trường, nguồn nước, bầu khí quyển, vệ sinh thực phẩm, văn hóa giáo dục và chất lượng cuộc sống thì bài học trí tuế càng cấp thiết và rõ nét. Ông José António Amorim Dias, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hòa Dân chủ Timor-Leste tại UNESCO và Liên minh châu Âu trên chuyến tàu tốc hành từ Brussels đến Paris chung khoang với tôi đã trò chuyện và chia sẽ rất nhiều điều về triết lý nhân sinh và văn hóa giáo dục.

Đi đâu cũng không bằng Tổ quốc mình. Nói gì, làm gì cũng không bằng dạy, học và làm cho đồng bào đất nước mình. Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương. Mục đích sau cùng của dạy và học là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và làm được việc. Dạy và học thực tiễn trên chính Tổ quốc mình. Việt Nam quê hương tôi! Đó là đất nước của biết bao nhiêu thế hệ xả thân vì nước để quyết giành cho được độc lập, thống nhất, tự do và toàn vẹn Tổ Quốc làm người Thầy nghề nông chiến sĩ hướng đến bát cơm ngon của người dân lao động, đó là điều tôi tâm đắc nhất !

Nhân loại đã có một thời đi trong đêm trắng ánh sáng của thiên đường, đêm trắng bình minh phương Bắc. Sự chạng vạng tranh tối tranh sáng có lợi cho sự quyền biến nhưng khoảng khắc bình minh là sự kỳ diệu mở đầu cho Ngày mới,

Một ngày #annhiên từ ban mai Một đời #Thungdung nhờ tỉnh thức  Tôi đã đi qua một vòng trái đất, một vòng cuộc đời, một vòng đêm trắng để bây giờ ngày mới bắt đầu từ Bình minh.

Hoàng Kim

Hội thảo chuyển đổi mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và kinh nghiệm 35 năm đổi mới; Ban Kinh tế Trung Ương tổ chức tại Hà Nội 26 / 4 / 2022, thông tin chọn lọc tại đây,

VE RAN GÀ GỌI SÁNG
Hoàng Kim


Ve ran gà gọi sáng
Nhớ Trạng Bùng Khắc Khoan
Gia Cát Mã Tiền Khóa
Người nay soi cố nhân.

PHỤC SINH GIỮA TỐI SÁNG
Hoàng Kim

Lev Tonstoy viết Phục sinh nghe nói sau một trận ốm sinh tử, và ông chợt ngộ ra được bài học vô giá, mà ông chưa hề hiểu sâu sắc trước đó. Hoàng Kim cũng có một trận ốm bất ngờ, mấy năm trước, suýt chết, sụt cân 12 ký, từ 80 ký xuống còn 68 ký, với bất ngờ trên giường bệnh đọc rất kỹ và tự mình ngộ ra được Lev Tonstoy và Phục sinh.

1

Lev Tonstoy và Phục sinh

Tôi đọc ‘Phục sinh’ và ‘Đường sống’ của Lev Tonstoy giữa vùng tối sáng. Đời người thật may mắn được trãi nghiệm qua những khoảnh khắc hiểm nghèo sinh tử, để thấu hiểu giá trị cuộc sống. Tôi đã đi trong vùng tối, lần tìm giữa vùng tối sáng và may mắn phục sinh tìm được đường sống ánh sáng minh triết. Ta chợt chứng ngộ thấu hiểu giá trị của những lời khuyên khôn ngoan, tác phẩm lớn trở nên dễ đọc dễ hiểu hơn. ‘Đường sống’ là sách nghị luận khó đọc nhưng nay đọc thật thích, ‘Phục sinh’ thì thật tuyệt vời.

Phục sinh là tiểu thuyết sau cùng của Lev Tonstoy, xuất bản năm 1899, thể hiện cô đọng đầy đủ và hệ thống nhất ước vọng và lòng nhiệt tâm, triết lý đạo đức của Tonstoy. Sách kể câu chuyện của một vị quý tộc tự thú những vô minh của mình và gửi gắm ước muốn, quan niệm minh triết về tình yêu cuộc sống. Maksim Gorky kể rằng Lev Tolstoy đã khóc trước mặt Gorky và Chekhov khi ông đọc phần kết của tác phẩm này. Lev Tonstoy sau khi viết Phục sinh, ông gần như đã dành toàn bộ phần cuối cuối đời mình cho chuyện cổ tích người lớn và ngụ ngôn cho trẻ em. Một số truyện ngụ ngôn được ông phỏng theo ngụ ngôn Ê dốp và truyện Hindu. Minh triết cho mỗi ngày (Wise Thoughts for Every Day) lắng đọng tinh hoa hơn. Lev Tonstoy coi sự yêu thích là tự mình tỉnh thức.

Lev Tolstoy sinh ngày 9 tháng 9 năm 1828, mất ngày  20 tháng 11 năm 1910, với kiệt tác “Chiến tranh và hoà bình” và “Anna Karenina” là đỉnh cao của sử thi và tiểu thuyết hiện thực cuộc sống Nga, được mệnh danh là tiểu thuyết gia vĩ đại nhất trong tất cả các nhà viết tiểu thuyết, con sư tử chúa tể sơn lâm trên đại ngàn văn chương Nga. Lev Tonstoy không chỉ là nhà văn kiệt xuất mà còn là một minh sư, một nhà tư tưởng vĩ đại và một bậc hiền minh, nhà đạo đức có tiếng với tư tưởng chống lại cái ác thể hiện xuyên suốt trong tác phẩm “Vương quốc Chúa Trời trong bạn” (tiếng Anh: The Kingdom of God Is Within You), đã ảnh hưởng tới những hình tượng của thế kỷ 20 như Mahatma Gandhi và Martin Luther King. Lev Tonstoy là người theo chủ nghĩa hoà bình, nhà cải cách giáo dục, người ăn chay, người theo chủ nghĩa vô chính phủ tín đồ Cơ Đốc, nhà tư tưởng đạo đức, và là một thành viên có ảnh hưởng của gia đình Tolstoy.

Bá tước Lev Tolstoy.có tầm ảnh hưởng sâu rộng toàn cầu về văn chương và chính luận là điều không ai có thể nghi ngờ. “Chiến tranh và hòa bình” tác phẩm đỉnh cao của ông là đỉnh cao của trí tuệ con người, tiểu thuyết sử thi vĩ đại đưa Lev Tolstoy vào trái tim của nhân loại và  được yêu mến ở khắp mọi nơi trên thế giới. Tác phẩm “Chiến tranh và hòa bình được bình chọn là kiệt tác trong sách “Một trăm kiệt tác“ của hai nhà văn Nga nổi tiếng I.A.A-Bra- mốp và V.N. Đê-min do Nhà xuất bản Vê tre Liên bang Nga phát hành năm 1999, Nhà xuất bản Thế Giới Việt Nam phát hành sách này năm 2001 với tựa đề “Những kiệt tác của nhân loại“, dịch giả là Tôn Quang Tính, Tống Thị Việt Bắc và Trần Minh Tâm. “Chiến tranh và hòa bình” cũng được xây dựng thành bộ phim cùng tên do đạo diễn là Sergey Fedorovich Bondarchuk, công chiếu lần đầu năm 1965 và được phát hành ngày 28 tháng 4 năm 1968 tại Hoa Kỳ. Phim đoại giải thưởng Oscar phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc nhất năm 1968 và danh tiếng mọi thời đại.

Lev Tonstoy khởi đầu những cột mốc lớn trong chặng đường tư tưởng của mình bằng bộ ba cuốn tiểu thuyết tự truyện xuất bản đầu tiên năm 1852 -1856 gồm “Thời thơ ấu”, “Thời niên thiếu”, và “Thời tuổi trẻ”  sau đó đến các kiệt tác “Chiến tranh và Hòa bình, Anna Karenina, Phục sinh, Đường sống, sách cổ tích ngụ ngôn cho trẻ em, người lớn và cuối cùng là suy niệm mỗi ngày. Đó là một kho tàng trí tuệ minh triết vĩ đại của một bậc Thầy.

PHỤC SINH
Tác giả: Lev Tolstoy Dịch giả: Vũ Đình Phòng, Phùng Uông
Số chương: 129 chương

2

Phục sinh giữa tối sáng

Minh triết cho mỗi ngày (Wise Thoughts for Every Day) chuyện cổ tích người lớn Chuyện ngụ ngôn trẻ em là trọng tâm nổ lực của Lev Tonstoy suốt trên hai mươi năm (1889-1910) Minh triết cho mỗi ngày là công trình trọng yếu cuối cùng của Lev Tonstoy và ông đã xem nó là đóng góp quan trọng nhất của ông cho nhân loại. Theo Peter Serikin tại lời giới thiệu của tác phẩm này “Tonstoy giữ cái ‘cẩm nang’ cho một cuộc sống tốt này trên bàn làm việc của ông trong suốt những năm cuối cùng đời mình cho đến phút cuối (thậm chí ông còn yêu cầu trợ lý cùa mình V. Chertkov, đưa cho ông xem bản in thử trên giường chết của ông) Chi tiết nhỏ này cho thấy Tonstoy yêu quý tác phẩm này xiết bao!”. Cũng theo Peter Serikin bộ ba tập sách ‘Minh triết của hiền nhân’ 1903 (The Thoughts of Wise Men) ; Một chu kỳ đọc (A Circle of Reading’ 1906; Minh triết cho mỗi ngày 1909 (Wise Thoughts for Every Day) dường như phát triển sau khi Lev Tonstoy bệnh nặng và phục sinh như một phép lạ cuối năm 1902. Bộ ba này của Tonstoy hết sức phổ biến từ lần xuất bản thứ nhất vào năm 1903 cho đến năm 1917. Rồi cả ba cuốn đều không được xuất bản trong suốt thời kỳ gần 80 năm vì nội dung tôn giáo của chúng, và nó được xuất hiện trở lại gần đây sau sự sup đổ của Liên bang Xô Viết. Sách ‘Suy niệm mỗi ngày’ nguyên tác tiếng Nga của Lev Tonstoy do Đỗ Tư Nghĩa dịch từ bản tiếng Anh ‘Wise Thoughts for Every Day’ của Peter Serikin xuất bản ở New York Mỹ từ năm 2005 và, Bản quyền bản tiếng Việt của Công ty THHH Văn Hóa Khai Tâm 2017. Hành trình cuốn sách này đến Việt Nam khá muộn nhưng may mắn thay những tư tưởng minh triết của nhà hiền triết Lev Tonstoy đã tới chúng ta gợi mở cho sự suy ngẫm ‘minh triết cho mỗi ngày’ cùng đồng hành với người thầy hiền triết vĩ đại.

Lev Tonstoy sau khi phục sinh đã đi vào một lĩnh vực nhiều ẩn dụ mênh mông như biển. Tôi lắng nghe một lời nói thăm thẳm từ nhận thức của đạo Bụt:  “Ngươi theo tay ta chỉ. Kia là mặt trăng. Nên nhớ: Ngón tay ta không là mặt trăng”.Trang đầu Phục sinh của Lev Tonstoy chép lời  Luca, VI, 40. “Học trò không hơn được Thầy; nhưng học trò nào tu hành trọn đạo thì tất sẽ được như Thầy”. Mathieu XVIII, 21. – Pi-e bèn đến gần Chúa và hỏi: “Thưa Chúa, khi anh em tôi có lỗi với tôi thì tôi sẽ tha thứ cho họ mấy lần? Có đến bảy lần không?” Mathieu XVIII, 22. – Jesus đáp: “Ta không nói là đến bảy lần, mà bảy mươi lần” Mathieu XII, 3. – “Cớ sao ngươi nhìn thấy sợi rơm nhỏ trong mắt anh em ngươi mà chẳng thấy cây gỗ lớn trong chính mắt ngươi?” Jeans XIII, 7 – “Trong các ngươi ai không có tội lỗi hãy ném đá trước nhất vào người đàn bà đó”.

Lev Tonstoy ngay trang đầu Phục sinh chép lời Luca, VI, 40. “Học trò không hơn được Thầy; nhưng học trò nào tu hành trọn đạo thì tất sẽ được như Thầy”. Tôi lắng nghe một lời nói thăm thẳm từ nhận thức đạo Bụt:“Ngươi theo tay ta chỉ. Kia là mặt trăng. Nên nhớ: Ngón tay ta không là mặt trăng”. Đức Nhân Tông viết “Hãy quay về với tự thân chứ không tìm ở đâu khác“. Phục sinh. Lên Yên tử

Tôi bừng tỉnh ngộ.

Tôi trở về việc thường ngày với CNM365 Tình yêu cuộc sống.

2.

Cuối dòng sông là biển
Phục sinh, thơ Hoàng Kim. ‘Cuối dòng sông là biển Cuối cuộc tình yêu thương. Đức tin phục sinh thánh thiện Yêu thương mở cửa thiên đường’. Tôi ngộ được điều anh Nguyễn Quốc Toàn viết “Có nhiều đêm sông chảy về trong giấc mơ, tỉnh dậy không thấy đâu. Thảng thốt gọi thầm Nhật Lệ ơi” để lần tìm sự học và viết về các dòng sông lớn Việt Nam.

Cuối dòng sông là biển là câu chuyện dài cho những ai thích nhìn lại ý nghĩa cuộc đời, những giá trị di sản lắng đọng, nhìn lại sự được mất thành bại trong đời mình, tìm về giá trị đích thực của năm tháng đi qua chỉ tình yêu ở lại, tìm về cội nguồn lịch sử văn hóa dân tộc. Chúng ta công tâm nhìn lại những giá trị lịch sử văn hóa di sản: 1. Phục sinh giữa tối sáng; 2. Dạo chơi non nước Việt; 3. Đi như một dòng sông; 4. Nam tiến của Người Việt. 5. Đoàn tụ đất phường Nam. “Nhớ lời dặn Trúc Lâm Trần Nhân Tông “Quay về tự thân không tìm đâu khác”. Lev Tonstoy minh triết mỗi ngày .“Hãy luôn hạnh phúc và sung sướng”. ; Lời dặn của Thánh Trần, “khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy” để chứng ngộ thấu hiểu giá trị của các lời khuyên khôn ngoan tại nhiều cuộc đời danh nhân và những tinh hoa tác phẩm lớn.

Nam tiến của người Việt từ thời tự chủ đến nay gồm giai đoạn 1 (1009- 1558) Nam Tiến đến sông Gianh Quảng Bình là cực nam của Đằng Ngoài; giai đoạn 2 Nam Tiến tới núi Đại Lãnh sông Kỳ Lộ Phú Yên là cực nam của Đằng Trong; giai đoạn 3 Nam tiến tới sông Đồng Nai tới sông Tiền sông Hậu, kết nối toàn vẹn Việt Nam ngày nay;

Đó là những chỉ dấu sinh tồn của dân tộc, mà nói theo cách nói tinh hoa giản lược của cụ Đào Duy Anh là lịch sử Việt Nam qua các đời suốt 4000 năm chỉ giản lược chia làm hai phần. Giữ vững miền Bắc và Nam tiến.

Cụ Đào Duy Anh viết: “Khắp một vùng trung châu Bắc Việt, không mẩu đất nào là không có dấu vết thảm đảm kinh dinh của tổ tiên ta để giành quyền sống với vạn vật; suốt một dải Trung Việt vào đến trung châu Nam Việt, không một khúc đường nào là không nhắc lại sự nghiệp gian nan tiến thủ của tổ tiên ta để mở rộng hy vọng cho tương lai.”.

Chúng ta có thấu hiểu điều đó mới nắm vững được nông nghiệp, du lịch sinh thái, lịch sử địa chính trị, văn hóa giáo dục kinh tế xã hội Việt Nam. Non nước Việt Nam ân tình thấm máu xương nhiều đời của dân tộc Việt và cộng đồng.

Đời tôi xuôi phương Nam thuận theo tự nhiên lắng đọng ân tình đặc biệt của ba khóa bạn hữu khóa 4 trồng trọt và khóa 10 trồng trọt Trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc (đó là Trường Đại học Nông Lâm Huế và Đại học Nông Lâm Bắc Giang ngày nay), với khóa 2 Trồng trọt (ba lớp 2a, 2b, 2c) Trường Đại học Nông nghiệp 4 là Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh hiện tại. Năm ghi chép trãi nghiệm hạnh phúc 1. Phục sinh giữa tối sáng; 2. Dạo chơi non nước Việt; 3. Đi như một dòng sông; 4. Nam tiến của Người Việt. 5. Đoàn tụ đất phường Nam.là những may mắn trãi nghiệm của đời người gắn liền phục sinh, đường sống của dân tộc.

3

Chuyện cổ tích người lớn

Thầy Quyền thâm canh lúa.nói với tôi; “Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trước đây đã nói và ngày nay thiền sư Lý Hồng Chí, trong Chuyển pháp luân, đã nhắc lại: Bất thất giã bất đắc, đắc tựu đắc thất. Nghĩa là ở đời người ta nếu không mất gì cả thì cũng không thu được gì cả, hay có được thì phải có mất.  Nghĩ lại suốt cuộc đời Thầy đã mất nhiều công tu luyện nên cũng được bù đắp lại khá xứng đáng, Đó là Thầy được học hành tử tế so với nhiều người bạn cùng tuổi do phải tham gia trực tiếp trong hai cuộc kháng chiến mà nhiều bạn đã hy sinh xương máu, hy sinh gia đình vợ con, hay có bạn còn sống nhưng trên thân mình còn mang đầy thương tật, hoặc con cái bị nhiễm chất độc da cam đang sống như thân tàn ma dại. Như vậy họ mất lớn hơn là được. Còn Thầy cũng có những cái mất mà đáng lẽ không mất. Ví dụ nhường suất lương cho người khác để 14 năm sau mới được lên một bậc lương hay khi được chuẩn bị cho làm chức Viện trưởng, Thầy lại tự gạch tên mình khỏi danh sách (thầy Nguyễn Công Tạn hay thầy Ngô Thế Dân đã có ý định sẵn, chỉ cần Thầy im lặng là được). Nhưng những cái mất đấy là Thầy tự nguyện để mất, chứ không phải vì tranh đấu không được mà bị mất. Kể như vậy cũng phù hợp với câu nói của Phật ở trên, Thầy mất để sức khoẻ của Thầy được cải thiện tốt hơn Thầy có thể sống tốt hơn, vợ con Thầy cũng được sống yên lành hơn. Nếu Thầy muốn được vẹn tròn có khi lại bị mất cũng đau đớn. Nghĩ được như vậy là Thầy thấy lòng mình thanh thản. Ngoài ra cái được Thầy đang có còn to lớn hơn cái mất đó là tình thương, sự đồng cảm của rất nhiều người, từ bạn học, bạn công tác, đồng nghiệp hay học trò và ngay cả những người ngoài đơn vị, chỉ đôi lần quan hệ công tác cũng dành cho Thầy những tình cảm chân thành. Không ít người có nhiều tiền của hơn nhưng lại không có được tình cảm người khác dành cho như Thầy. Thiết nghĩ đó là cái được mà Thầy đã thu được nhiều hơn là cái mất. Vì ở đời,Trời không cho ai tất cả, và Trời cũng không lấy đi của ai tất cả. Đó cũng là triết lý của cuộc sống. Nghĩ như vậy nên khi còn có sức khỏe (do dày công tự luyện tập) mà Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền hay các đơn vị khác còn cần đến Thầy, nên Thầy vẫn tiếp tục cùng chung sức với các bạn trẻ để chuyển giao những tiến bộ khoa học mới nhằm góp phần nhỏ bè của mình giúp nông dân vượt qua điều kiện khí hậu đang ngày càng biến đổi phức tạp để hội nhập với nông dân các nước trong khu vực và thế giới”.

Minhtrietsongthungdungphuchau4

4.

Minh triết sống phúc hậu

Bản chất cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và vô thường. Minh triết của đời người hạnh phúc là biết sống thung dung, phúc hậu, thanh thản, an nhiên tự tại, nhận ra kho báu vô giá của chính mình, không lo âu, không phiền muộn, sống với tinh thần dịu hiền và trái tim nhẹ nhõm.

Bài giảng đầu tiên của đức Phật

Tứ Diệu đế – Sự khổ: Nguyên nhân, Kết quả và Giải pháp – là bài giảng đầu tiên của Phật (Thích ca Mầu ni -Siddhartha Gamtama), nhà hiền triết phương đông cổ đại. Người là hoàng tử Ấn Độ, đã có vợ con xinh đẹp nhưng trăn trở trước sự đau khổ, thiếu hoàn thiện và vô thường (Dukkha) của đời người mà Phật đã xuất gia vào năm hai mươi chín tuổi để đi tìm sự giác ngộ. Người đã dấn thân suốt sáu năm trời tự mình đi tìm kiếm những vị hiền triết nổi tiếng khắp mọi nơi trong vùng để học hỏi và thực hành những phương pháp khác nhau nhưng vẫn chưa đạt ngộ.  Cho đến một buổi chiều ngồi dưới gốc bồ đề, thốt nhiên Người giác ngộ chân lý  mầu nhiệm lúc ba mươi lăm tuổi. Sau đó, Người đã  có bài giảng đầu tiên cho năm người bạn tu hành. Mười năm sau, Phật thuyết pháp cho mọi hạng người và đến 80 tuổi thì mất ở Kusinara (Uttar Pradesh ngày nay). Học thuyết Phật giáo hiện có trên 500 triệu người noi theo.

Bài giảng đầu tiên của Phật là thấu hiểu sự khổ (dukkha), nguyên nhân (samudaya), kết quả  (nirodha) và giải pháp (magga). Tôn giáo được đức Phật đề xuất là vụ nổ Big Bang trong nhận thức, san bằng mọi định kiến và  khác hẵn với tất cả các tôn giáo khác trước đó hoặc cùng thời trong lịch sử Ấn Độ cũng như trong lịch sử nhân loại. Phật giáo chủ trương bình đẳng giai cấp, bình đẳng giữa con người có máu cùng đỏ, nước mắt cùng mặn, hết thảy các pháp là vô ngã. Mục đích là vô ngã là sự chấm dứt đau khổ và phiền muộn để đạt sự chứng ngộ bất tử, Niết bàn.

Kinh Phật với triết lý vô ngã: Chân lý là suối nguồn, chứ không phải là con người thần thánh hoặc chân lý tuyệt đối. Vị trí độc đáo của Phật giáo là một học thuyết mang đầy đủ tính cách mạng tư tưởng và cách mạng xã hội (1). Tiến sĩ triết học Walpola Rahula là giáo sư Trường Đại học Tổng hợp Ceylan (Pháp) đã tìm tòi văn bản cổ và giới thiệu tài liệu nghiêm túc, đáng tin cậy này (Lời Phật dạy. Lê Diên biên dịch). (2)

Trúc Lâm Trần Nhân Tông

Trần Nhân Tông (Trần Khâm 1258- 1308) là vua Phật đời Trân (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Người là tổ sư Trúc Lâm Yên Tử, nhà chiến lược kỳ tài, nhà văn hóa kiệt xuất, nhà thơ lớn và Con Người Hoàn Hảo của dân tộc Việt Nam. Người đã viết: Cư trần lạc đạo, triêt lý nhân sinh rất nổi tiếng “Ở đời vui đạo, mặc tùy duyên/ Hễ đói thì ăn, mệt ngủ liền/ Kho báu trong nhà thôi tìm kiếm/ Vô tâm đối cảnh hỏi chi thiền.”

Trần Nhân Tông với 50 năm cuộc đời đã kịp làm được năm việc lớn không ai sánh kịp trong mọi thời đại của tất cả các dân tộc trên toàn thế giới : 1) Minh quân lỗi lạc, làm vua 15 năm (1278 – 1293) trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến hai lần đánh thắng quân Nguyên Mông là đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thế giới của thời đó; 2) Vua Phật Việt Nam, tổ sư thiền phái Trúc Lâm Yên Tử  và Thái Thượng Hoàng 15 năm (1294-1306). 3) Nhà văn hóa và nhà thơ kiệt xuất với thắng tích Trúc Lâm Yên Tử và kiệt tác Trần Nhân Tông còn mãi với thời gian, hoàn thành sư mệnh của bậc chuyển pháp luân, mang sự sống trường tồn vươt qua cái chêt; 4) Người Thầy của chiến lược vĩ đại  yếu chống mạnh, ít địch nhiều bằng thế đánh tất thắng “vua tôi đồng lòng, toàn dân đồng sức”tạo lập sự nghiệp mở nước và thống nhất non sông Việt, mở đất phương Nam bằng vương đạo, thuận thời, thuận người. 5) Con người  hoàn  hảo, đạo đức trí tuệ, kỳ tài trị loạn, đã hưng thịnh nhà Trần và cứu nguy cho nước Việt tại thời khắc đặc biêt hiểm nghèo, chuyển nguy thành an, biến những điều không thể thành có thể. (3).

Giáo sư  sử học Trần Văn Giàu nhận định: “… chưa tìm thấy lịch sử nước nào có một người đặc biệt như Trần Nhân Tông ở Việt Nam. Tại nước Tàu lúc bấy giờ Triều đình nhà Tống rất hùng mạnh nhưng quân Nguyên Mông đã tràn xuống đánh thắng thần tốc, đến nỗi vua quan nhà Tống phải chạy ra biển và nhảy xuống biển tự vẫn. Tại Tây Á, Trung Á và một phần châu Âu cũng thua thảm hại, đến nỗi Giáo hoàng La Mã cũng lên tiếng sợ hãi. Trong lúc ấy Việt Nam so với phương Bắc thì quá nhỏ bé và quá nghèo yếu, thế mà Người dám không cho Nguyên Mông mượn đường xâm lược Chiêm Thành. Lại còn đánh bại ba lần Nguyên Mông xâm lược. Sau khi thắng giặc, Người lại lên núi sống. Người dám nghĩ, dám làm những việc không ai dám nghĩ chứ đừng nói đến làm !”  (4)

Việt Nam Khoa học, Phật giáo

Nhà bác học Anhstanh, cha đẻ của Thuyết tương đối, đã nhận định: “Khoa học mà thiếu tôn giáo là khập khiễng. Tôn giáo mà không có khoa học thì mù quáng” . Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học” . “Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó” . Cả ba câu này đều được trích từ Những câu nói nổi tiếng của Anhstanh (Collected famous quotes from Albert), và được trích dẫn trong bài Minh triết sống phúc hậu của Hoàng Kim

Khoa học và thực tiễn giúp ta tìm hiểu những phương pháp thực tế để thể hiện ước mơ, mục đích sống của mình nhằm sống yêu thương, hạnh phúc,vui khỏe và có ích. Đọc rất kỹ lại Ki tô giáoHồi giáo, Do Thái giáo, Phật giáoNho giáoĐạo giáo, … và chiêm nghiệm thực tiễn , tôi thấm thía câu kinh Phật với triết lý vô ngã: Chân lý là suối nguồn chứ không phải là con người thần thánh hay chân lý tuyệt đối.Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông có minh triết: Hãy quay về tự thân chứ không tìm ở đâu khác. Luật Hấp Dẫn, Thuyết Tương đối, Thành tựu Khoa học và Thực tiễn giúp ta khai mở nguồn năng lượng vô tận của chính bản thân con người và thiên nhiên. Đó là ba ngọn núi cao vọi của trí tuệ, là túi khôn của nhân loại. Bí mật Tâm linh (The Meta Secret) giúp ta khám phá sâu sắc các quy luật của vũ trụ liên quan đến Luật Hấp Dẫn đầy quyền năng. Những lời tiên tri của các nhà thông thái ẩn chứa trong Kinh Vệ đà, Lời Phật dạy, Kinh Dịch, Kinh Thánh, Kinh Koran …, cũng như xuyên suốt cuộc đời của những con người vĩ đại trên thế giới đã được nghiên cứu, giải mã dưới ánh sáng khoa học; Bí mật Tâm linh là sự khai mở những nguồn năng lượng vô tận của chính bản thân mỗi con người đối với đồng loại, các loài vật và thiên nhiên. Suối nguồn chân lý trong di sản văn hóa, lịch sử, giáo dục, kinh tế, chính trị, quân sự,  ngoại giao của mỗi dân tộc và nhân loại lưu giữ nhiều điều sâu sắc cần đọc lại và suy ngẫm. Chợt gặp mai đầu suối. Gốc mai vàng trước ngõ. …

Việt Nam là chốn tâm thức thăm thẳm của đạo Bụt (Phật giáo) trãi suốt hàng nghìn năm. Lịch sử Phật giáo Việt Nam theo sách  Thiền Uyển tập anh xác nhận là đạo Phật được truyền trực tiếp từ Ấn Độ theo đường biển vào Việt Nam, gồm Giao Chỉ ở phía bắc và Chăm pa ở phía nam, khoảng thế kỉ thứ ba đến thế kỉ thứ hai trước Công nguyên, chứ không phải từ Trung Hoa như một số quan niệm trước đây. Phật giáo đồng hành chung thủy, lâu bền với dân tộc Việt, dẫu trãi nhiều biến cố nhưng được dẫn dắt bởi những nhà dẫn đạo sáng suốt và các đấng minh vương, lương tướng chuộng nhân ái của các thời nên biết thể hiện sự tốt đạo, đẹp đời. Việt Nam vì sao không bị đồng hóa “non sông muôn thuở vũng âu vàng suốt chiều dài lịch sử hàng ngàn năm? Nguyên nhân chính bởi vì nước Việt Nam luôn biết quay về với tự thân tổng kết thực tiễn, chứ không tìm ở đâu khác. mặc dù rất chuộng sự học biết tiếp thu, chắt lọc tri thức tinh hoa của nhân loại, của ông cha để làm giàu cho kiến thức và kinh nghiệm của chính mình.

Việt Nam, Khoa học, Phật giáo là ba nhận thức căn bản của tôi.

Bản chất cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và vô thường. Minh triết của đời người hạnh phúc là biết sống thung dung, phúc hậu, thanh thản, an nhiên tự tại, nhận ra kho báu vô giá của chính mình, không lo âu, không phiền muộn, sống với tinh thần dịu hiền và trái tim nhẹ nhõm.

5

Yêu thương mở cửa thiên đường

Sheela Mn giáo sư Ấn Độ bạn tôi viết:

“Mẹ tôi với thế hệ thứ 5 …
Nhưng ngây thơ cũng vậy …
Bà tôi với cháu Neelakantan ..
Cả …. lời chúc của tôi.”

Hoàng Kim nhắn trả lời:

“Cả …. lời chúc của tôi.
Lời chào từ Hoàng Kim Việt Nam
và bạn bè trên thế giới
Chúc mừng Sheela Mn
và bà ngoại với thế hệ thứ 5 …
với tất cả những người trong cuộc sống của tôi
Nhưng ngây thơ cũng vậy …
Không chỉ Ấn Độ mà cả Việt Nam
Và ở khắp mọi nơi trên thế giới
Tôi nhớ ngôi đền thiêng Inca ở Mỹ
và địa chỉ xanh Ấn Độ
Vẻ đẹp văn hóa
Không chỉ Ấn Độ mà cả Việt Nam
Và ở khắp mọi nơi trên Thế giới

Đi khắp đất nước bạn để hiểu quê hương bạn!
Đi khắp đất nước bạn để hiểu quê hương tôi!
Đi khắp đất nước tôi để hiểu quê hương tôi “

Sheela Mn Prof. of India , my firiends said:
My grand mother with the 5th generation…
But Innocence same…
My grandmother with my grandchild Neelakantan..
Both…. My blessings.

Hoàng Kim said:
Both…. My blessings.
Greeting from Hoàng Kim in Vietnam
and friends in the World
Congtualation to Sheela Mn
and grand mother with the 5th generation…
and who all of my life
But Innocence same…
Not only India but also Vietnam
And everywhere in the World
I remember the American sacred temple
and Indian green address
Cultural beauty
Not only India but also Vietnam
And everywhere in the world
Go around your country to understand your homeland
Go around your country to understand my homeland
Go around my country to understand my homeland

Yêu thương mở cửa thiên đường
Hoàng Kim

Cuối dòng sông là biển
Cuối cuộc tình yêu thương
Đức tin phục sinh thánh thiện
Yêu thương mở cửa thiên đường.

6
Chuyện cổ tích người lớn
PHỤC SINH GIỮA TỐI SÁNG
Hoàng Kim

Đền Chăm điêu tàn và phục sinh. Phục sinh giữa tối sáng kể chuyện Lev Tonstoy viết Phục sinh sau trận ốm năng và ông phục sinh. Hoàng Kim mấy năm trước cũng có một trận ốm bất ngờ suýt chết, sụt cân 12 ký, từ 80 ký xuống còn 68 ký, và sau khi phục hồi bệnh đã may mắn đọc kỹ lại Lev Tonstoy và Phục sinh, để ngộ ra được Chuyện cổ tích người lớn; Phục sinh giữa tối sáng. Mời bạn đọc tại đây https://hoangkimlong.wordpress.com/category/phuc-sinh-giua-toi-sang/

Mười năm ở Bạc Liêu là sách hay của Lưu Huy Chiêm, Chương 169Chương 126 của sách này tôi chọn chép về, cùng tích hợp chung vào trong Chuyện cổ tích người lớn, Phục sinh giữa tối sáng tiếp theo Trang văn Hồ Biểu Chánh do Quản Trị Mekongrice Châu Trần- Trần Ái Châu tuyển chọn và giới thiệu.

NHỮNG TRANG ĐỜI LẮNG ĐỌNG
Hoàng Kim

Tôi lưu lại một ít bài “Những trang đời lắng đọng” mới đây, của một số bạn văn và chính mình mà tôi yêu thích. Bạn thích văn chương gì? Tôi thích chân thiện mỹ giản dị, xúc động, ám ảnh . Lối văn Chuyện cổ tích người lớn ;Tĩnh lặng cùng với Osho.

TĨNH LẶNG CÙNG VỚI OSHO

Tôi may mắn đã có được bảy ngày đêm tĩnh lặng đối thoại và thực hành với Osho là vị Thiền sư, người Thầy tâm linh lỗi lạc Ấn Độ. Osho dẫn chúng tôi đi vào thế giới tịch lặng, thiền định sâu, chỉ dẫn cho ta bí quyết thiết yếu Năng lượng tích tụ và giải phóng, giúp ta tâm thế tỉnh lặng, an nhiên tự tại, thung dung trong cuộc sống. Ta chạm đáy sự thật, đối diện với sinh tử, về nơi tịch lặng, đến chốn thung dung để thấu hiểu sự sống. Osho sự thực hành là ngủ ngon và tỉnh thức.

Osho (11/12/1931- 19/1/1990) là vị Thiền sư, nhà văn, triết gia nổi tiếng người Ấn Độ, được nhắc tới nhiều nhất và gây ra nhiều tranh luận nhất trong thời hiện đại. Osho với bài giảng nổi tiếng “Con đường hoàn hảo”  thuật lại câu chuyện của chính ông bảy ngày đêm tỉnh lặng với những bạn đồng hành. “Hạnh phúc tại tâm” bản chất sự sống, khả năng hạnh phúc và hạnh phúc chân thật của con người, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong toàn bộ những tác phẩm của Osho.“Osho là bậc thầy chứng ngộ đang làm việc với tất cả mọi khả năng để giúp cho nhân loại vượt qua giai đoạn khó khăn trong sự phát triển tâm thức“. Dailai Latma đã viết như vậy về người thầy lỗi lạc này cuối trang bìa của tác phẩm Osho “Con đường của nhà huyền môn“.

Bạn Châu Trần Trần Ái Châu Quản Trị Mekongrice đã chép lại “Chuyện tình yêu của ông bà ngoại tôi” từ nguồn Osho tự truyện, là bài đọc đầu tiên để nhiều người cùng học. Hóa ra, tại lớp học tĩnh lặng này cũng có thật nhiều người bên tôi, trong tôi. .Osho đã hóa đá tĩnh lặng và đang thầm lắng nghe tiếng vọng thời gian, tiếng nói lương tâm của chính mình,

CHUYỆN TÌNH YÊU CỦA ÔNG BÀ NGOẠI TÔI
Osho tự truyện


Ông ngoại tôi già rồi, và đang chết dần. Trong làng không có bác sĩ, không có thuốc men, cho nên chúng tôi không biết nguyên nhân cái chết của ông, nhưng tôi nghĩ nó là từ một cơn đột quỵ nghiêm trọng. Ông nằm trên giường, tôi đến ngồi bên cạnh, tôi hỏi nhỏ vào tai ông :-Ông ngoại, ông có cái gì để nói trước lúc ra đi?

***

Ông tháo chiếc nhẫn ra và đặt vào tay tôi. Chiếc nhẫn trên đỉnh có đính một hạt kim cương. Còn bên dưới có một hộp thủy tinh nhỏ, bên trong có tượng Phật. Ông tôi thường không cho phép ai nhìn vào cái hộp thủy tinh, nhưng ông thì cứ thỉnh thoảng nhìn vào. Ông khóc :-Ta không có cái gì khác để cho con, bởi vì tất cả những gì ta cho con, đều sẽ bị tước mất khỏi con, y như nó đã bị tước đi khỏi ta. Ta chỉ có thể cho con tình yêu, thứ quý giá nhất mà ta dành cho người ta thương yêu.

***

Chiếc nhẫn đến nay tôi vẫn còn giữ bên mình và tôi kính trọng tình yêu của ông dành cho mình. Lúc cuối trước khi từ giã cõi đời, ông nói:-Mọi người đừng có lo lắng, ta không hề đang chết.Tất cả chúng tôi đều chờ xem ông có định nói cái gì khác nữa không, nhưng đó là tất cả. Đôi mắt ông khép lại, và ông không còn nữa. Tôi vẫn còn nhớ sự im lặng đó.

***

Cái xe bò chở xác ông đi băng qua một dòng sông cạn. Tôi còn nhớ chính xác tôi đi theo sau bà và không nói gì. Tôi không muốn khuấy động bà. Bà không nói một lời, nhưng có ai đó có một vài lời bình luận làm tôi lo lắng, và tôi nói với bà:-Bà ơi, bà hãy nói một cái gì đi, Bà đừng im lặng quá như vậy, con không chịu được.Bạn có tin được không, sau đó bà tôi hát, Bà hát chính bài ca mà bà đã từng hát khi yêu ông tôi lần đầu.

***

Vào thời đó, tại Ấn Độ, những cô gái kết hôn khi họ mới bảy tuổi, hay tối đa, là chín tuổi. Cha mẹ họ sợ nếu họ lớn thêm, tình yêu có thể làm họ phải lòng một ai khác. Nhưng bà tôi đến hai mươi bốn tuổi vẫn chưa lấy chồng. Cái đó là rất hiếm. Bà là một người phụ nữ đẹp … Có một lần, tôi hỏi: tại sao bà không chịu lấy chồng trong một thời gian dài như thế. Với sắc đẹp của bà, tôi nói, thì ngay cả ông vua của bang Chattarpur này, có thể cũng đã phải lòng bà.

***

Bà nói :-Thật kỳ lạ, là con đã đề cập đến chuyện đó, bởi vì chính ông ta đã phải lòng bà. Nhưng bà đã từ chối, không chỉ ông ta, mà còn rất nhiều người khác nữa. Tôi hỏi :-Cái đó lại càng kỳ lạ hơn : Bà từ chối vua của bang Chattarpur, nhưng bà lại phải lòng ông ngoại, một người đàn ông nghèo. Vì lý do gì vậy? Chắc chắn ông cũng không đẹp trai cho lắm, cũng không phi thường trên bất cứ phương diện nào. Tại sao bà lại phải lòng ông?

***

Bà nói -Con đang hỏi một câu hỏi sai. Việc phải lòng không có tại sao. Ta chỉ đơn giản thấy ông con, chừng đó là đủ. Ta thấy đôi mắt ông, và có một niềm tin cậy khởi lên trong lòng ta, mà nó không bao giờ lung lay.Cha của bà là một nhà thơ. Những bài thơ của ông vẫn còn được người dân nơi này và những làng xung quanh truyền tụng. Ông khác mọi người. Ông cương quyết về việc hôn nhân của con gái: trừ khi bà đồng ý, chứ ông sẽ không bao giờ gả con gái mình cho bất cứ ai. Bà đã phải lòng ông tôi như là một duyên ngộ, một sự tình cờ.

***

Về tình yêu của ông đối với bà, lúc ông sinh thời có lúc tôi hỏi:-Tại sao ông thương bà?Ông trả lời:-Ta không là nhà thơ hay một nhà tư tưởng, nhưng ta có thể nhận ra cái đẹp khi trông thấy nó. Bà con đẹp lắm. Ông thấy bà và không dừng được. Ông cảm thấy có một thôi thúc bằng mọi cách phải chiếm được tình yêu của bà.

***

Tôi chưa bao giờ thấy một phụ nữ nào đẹp hơn bà tôi. Tôi yêu và tôi quí bà suốt cuộc đời. Khi bà mất ở tuổi 80, tôi vội vã về nhà và thấy bà đang nằm ở đó, đã chết. Tất cả mọi người đều chỉ chờ một mình tôi. Bởi vì bà đã bảo họ rằng, họ không nên đặt thi thể bà lên giàn hỏa cho tới khi tôi về. Bà còn nhân mạnh chính tôi, không là ai khác, sẽ châm lửa vào giàn hỏa táng của bà. Do vậy họ chờ đợi tôi.

***

Tôi đi vào, vén khăn liệm lên … và thấy bà vẫn còn đẹp! Tôi đã cảm thấy châm lửa vào giàn hỏa táng là một nhiệm vụ khó khăn nhất mà tôi từng làm trong đời mình. Nó như thế là tôi đang châm lửa vào một trong những bức họa đẹp nhất của Leonard de Vinci, hay Vincent Van Gogh. Dĩ nhiên, đối với tôi, bà còn quý giá hơn cả Mona Lisa, đẹp hơn cả Cleopatra. Đó không phải là một sự phóng đại. Những người kia quá xa yêu thương hơn đối với tôi khi so sánh với bà.

***

Ông và bà ngoại đọng lại trong tôi mênh mông tình yêu thương. Hai người đều đã về cõi trên.

BẢY NGÀY ĐÊM TĨNH LẶNG

Đời người là một chuỗi trãi nghiệm.Trãi nghiệm sự sống chính là hiện tại. Bảy ngày đêm tỉnh lặng là sự chứng ngộ ám ảnh nhất. Bạn đã bao giờ về trong tịch lặng, xuống đáy địa ngục, đối diện sinh tử, lạc vào thế giới vô thức, hoàn toàn khác thế giới thường nhật, trút bỏ bận tâm, lo âu phiền muộn, danh vị chức phận, không trò chuyện, không điện thoại, không email,  chỉ nổ lực duy nhất bảo tồn sự sống.

Tôi đã từng Dạo chơi non nước Việtl: về Nghĩa Lĩnh đền Hùng; Lên Trúc Lâm Yên Tử; Tìm về đức Nhân Tông; Đến Thái Sơn nhớ Người; Yên Tử Trần Nhân Tông; Lên Việt Bắc điểm hẹn; đến Kiếp Bạc Côn Sơn ngưỡng vọng Lời dặn của Thánh Trần; Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn; Vào Tràng An Bái Đính, Thần Phù Ninh Bình để thấu hiểu sâu sắc hơn “Lênh đênh trên cửa Thần Phù, khéo tu thì nổi vụng tu thì chìm“, Ngày xuân đọc Trạng Trình, Nguyễn Du trăng huyền thoại; Nguyễn Hiến Lê sao sáng; trọn đời làm người Thầy nghề nông chiến sĩ

Tôi đã từng tới Praha, Goethe và lâu đài cổ, Dạo chơi cùng Goethe; Học để làm ở Ấn Độ; Đến Neva nhớ Pie Đại Đế; Lên Thái Sơn hướng Phật; Lên đỉnh Thiên Môn Sơn; Đi để hiểu quê hương;  Đi thuyền trên Trường Giang, Nhớ bạn nhớ châu Phi. Tôi cũng đã từng Câu cá bên dòng Sêrêpok, vân vân và vân vân……

Nhưng Bảy ngày đêm tỉnh lặng là bài học sự sống, sức khỏe, sinh tử, chỉ có một lựa chọn phục sinh duy nhất nên sâu đậm nhất. Sau khi xong việc cười mãn nguyện, cuộc đời dường như mới hơn, nhẹ nhàng hơn, thanh thản hơn…Cám ơn đời, hôm nay là ngày mới.

Bien


TÂM TĨNH LẶNG AN NHIÊN

Năng lượng tích tụ là hiểm họa tiềm ẩm:
Hồ tích quá nhiều nước, rất dễ bị vỡ bờ.
Người trầm cảm u uất, rất dễ bị stress.
Xã hội kiểm soát chặt, rất dễ kích động.

Năng lượng biển tích tụ, gây nên sóng thần.
Năng lượng trời tích tụ, sẽ gây nên bão tố.
Đồng cỏ khô nắng hạn, rất dễ bị bắt lửa
Năng lượng người tích tụ, bùng nổ cách mạng

Xả năng lượng là bài học thật vô giá.
Lời Phật dạy đầu tiên là Từ Bi Hỷ Xả
Biết cười là biết xả, biết buông là xả.
Chánh pháp là giải phóng con người

Giải phóng cần phải sáng tạo và ít tổn hại.
Thiền giúp cho bạn cách trút bỏ gánh nặng.
Vất bỏ ngoài tai mọi chuyện đời
Lòng không vướng bận, dạ an thôi … (1)

(1) Tâm sự với Thiền sư
thơ của Hoàng Trung Trực
Ngủ ngon và tỉnh thức.
Tâm tỉnh lăng an nhiên

Bay ngay dem tinh lang

TÌNH MẸ VÀ ĐỨC NHẪN

Tình Mẹ thể hiện rõ nhất ở đức nhẫn: kiên nhẫn chăm sóc, kiên nhẫn chịu đựng, kiên nhẫn lắng nghe. Thương yêu con như mẹ hiền mới làm được chí thiện. Đức Nhẫn của Phật Di Đà ở chùa Chân Không là mẫu mực của tình yêu thương con người.

Thuở trước Di Đà tu luyện cùng 99 tăng ni tại một ngôi chùa. Di Đà ngày chuyên cần, đêm siêng năng làm lụng khiến bạn hữu nẩy sinh sự ghen ghét. Một lần nọ họ hùa nhau nói xấu Di Đà là đã làm vỡ chén ngọc và xin thầy đuổi Di Đà ra khỏi chùa. Thầy chủ trì gạn hỏi kỹ nhiều người thì ai cũng lặng thinh chẳng ai dám thề là minh thấy rõ việc đó. Nghe sư phụ la rầy mọi người, Di Đà  đã năn nỉ khuyên can và tự mình ra dựng chòi ở ngoài để tu.  Lần sau, trong chùa  có một người ăn mày chết hôi thối tại chốn phật đường. 99 tăng ni nọ đùn đẩy nhau, né tránh việc chôn cất. Di Đà đi kiếm củi về nghe chuyện đã không kịp ăn cơm, xin sư phụ để cõng đi chôn ngay. Thây ma hôi thối bám trên lưng Di Đà mỗi lúc một nặng. Đến khi Di Đà muốn dừng lại để chôn thì thây ma ôm chặt cổ Di Đà không chịu rời. Di Đà cả cười không chút nóng giận cõng thây ma đi tìm nơi chôn cất suốt đêm. Mãi cho đến lúc ban mai, khi đến chòi của Di Đà thì thây ma mới buông tay và chịu nằm xuống. Di Đà đã cởi áo mình mặc cho thây ma, Thốt nhiên, nơi đó biến thành đài sen thơm ngát.

Chốn ấy, nay là chùa CHÂN KHÔNG.

Nhẫn là một đức tính tốt đẹp từ xưa đến nay của con người. Khoan dung, độ lượng không nóng giận là “Nhẫn”. Cốt lõi của “Nhẫn” là Nhân. Khổng Tử nói: “khắc kỷ phục lễ vi nhân” (Người biết ước thúc bản thân có lời nói và hành vi hợp lẽ phải là người nhân). Chiến thắng bản thân mình là chiến thắng khó khăn nhất.

Xưa có người cha dạy con lúc bực tức hãy cố nén giận chạy ra sau nhà và đóng một cây đinh lên chiếc hàng rào gỗ. Người con nghe lời bố làm vậy và dần biết tự kiềm chế, theo thời gian số lượng đinh đóng mỗi ngày một ít đi. Đến một ngày, cậu đã không nổi giận một lần nào suốt thời gian dài. Cậu đến thưa với cha và ông bảo : Tốt lắm, bây giờ con đã biết nhẫn thì cứ mỗi tháng con không nổi nóng nữa con hãy nhổ một cây đinh ra khỏi hàng rào. Ngày lại ngày trôi qua, rồi cũng đến một hôm người con đã vui mừng báo với cha rằng trên hàng rào đã không còn cây đinh nào nữa. Người cha nói :  Con đã làm rất tốt, nhưng con hãy nhìn những lỗ đinh con để lại trên hàng rào để thấy những lời con nói lúc nóng giận như những lỗ đinh này, chúng để lại những vết thương khó lành trong lòng người. Lời nó như tên không nên bắn bậy, đã lọt vào tai ai, không sao rút ra được.

CẢM NHẬN CÙNG VỚI OSHO

Nguyễn Quốc Toàn Từ chối vua để lấy một người dân thường, bà là người độc nhất chưa có người thứ hai

Kim Hoàng Kính anh Nguyễn Quốc Toàn Tỉnh lặng cùng với Osho văn chương nết đất Osho thật tuyệt vời.

Nguyễn Quốc Toàn: 1- Bu tui thỉnh thoảng đọc Osho chớ không ghiền ông ta như chú em và cậu con trai. Osho quá tài, nhưng cái gì quá cũng không nên. Osho hiểu Phật như chính Phật tự hiểu mình. Bởi vậy kinh, luật, luận, của Phật giáo đối với ông không còn là đỉnh cao cần vươn tới. Bố mẹ ông là tín đồ của Kỳ na giáo (người hoàn thành việc tu hành) bản thân Osho không theo một tôn giáo nào.2- Thuyết giáo của ông là một sự trộn lẫn giữa các giáo lý của Kỳ Na giáo (Jainism), Ấn Giáo (Hinduism), Phật Giáo, Lão Giáo (Taoism), Thiên Chúa Giáo (Christianity) và một vài tư tưởng triết học đương thời. Người nghe tưởng là ông ngợi ca đức Phật, thực ra ông xuyên tạc, tung hỏa mù vào nhận thức của chúng sinh về đức Phật. Osho bảo Tôi đồng ý với Đức Phật rằng “Cái Tôi là không thực, còn những thứ khác là thực”, trong khi đức Phật không hề nói thế trong suốt 45 năm thuyết Pháp. Giáo lý nhà Phật chủ trương diệt dục vì dục là nguồn gốc của khổ đau và luân hồi thì Osho lại chủ trương ngược lại. Ông dạy kỹ thuật giao hoan nam nữ cho dài lâu, đây là điểm quan trọng trong quá trình truyền đạo của ông, là “đường lối hành trì” để hành giả đạt đến giác ngộ giải thoát, đến Niết Bàn hay Thượng Đế”…

Kim Hoàng@ Nguyễn Quốc Toàn tuyệt vời ! Osho quá nổi tiếng và được bậc tôn quý Datlai Latma tôn vinh “Osho là bậc thầy chứng ngộ đang làm việc với tất cả mọi khả năng để giúp cho nhân loại vượt qua giai đoạn khó khăn trong sự phát triển tâm thức“. Datlai Latma đã viết như vậy về người thầy lỗi lạc này cuối trang bìa của tác phẩm Osho “Con đường của nhà huyền môn“. Chính quyền Mỹ phải trục xuất ông khi ông ở Mỹ, trước khi ông mất, vì sợ ảnh hưởng to lớn của bậc thầy chứng ngộ này lung lạc khối tôn giáo của họ. Đạo Phật với triết lý vô ngã tìm Phật ở tự thân chứ không tìm ở đâu khác, nhận thức luận tự do hơn nhiều triết thuyết khác. Cám ơn anh. Em xin chép ý kiến này của anh vào phần “Cảm nhận về Osho” tích hợp trong bài Tĩnh lặng cùng với Osho . https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tinh-lang-cung-voi-osho/

TRẬN MỞ MÀN CHIẾN DỊCH HỒ CHÍ MINH
Hồi ký của Hoàng Trọng


Sau 12 ngày đêm quần nhau với địch ở thị xã Xuân Lộc rồi cũng đến hồi kết thúc. Ngày 22/4, chúng tôi được chỉ huy đơn vị thông báo: “Ngày 21/4, địch đã rút chạy, ta hoàn toàn làm chủ thị xã Xuân Lộc, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố từ chức”. Chúng tôi nhảy lên ôm nhau vui sướng. Thế là thoát được một cửa tử.

Chưa kịp nghỉ, chúng tôi được quán triệt nghị quyết của Bộ chính trị : Triển khai chiến dịch Hồ Chí Minh, quyết tâm giải phóng Sài Gòn và giải phóng miền Nam trước ngày 19/5. Công việc của các đơn vị là củng cố lại lực lượng, trang bị thêm cho đủ cơ số đạn, chuẩn bị hành quân đánh trận mở màn chiến dịch Hồ Chí Minh. Cả đại đội 3 của tôi còn chưa đến 2 trung đội.

Hành quân theo đường 20, trên đường, những đoàn người di tản, những nét mặt lo âu, những bước đi rệu rã. Qua ngã ba Dầu Giây, tranh thủ lúc đơn vị dừng lại nghỉ, tôi tìm gặp Hồng, con chú Long. Hồng cùng nhập ngũ một ngày với tôi, hiện đang là tiểu đội trưởng tiểu đội hỏa lực cối 60 của đại đội 2, cùng tiểu đoàn 4 với tôi. Anh em gặp lại nhau mừng lắm, còn nguyên vẹn cả. Tôi mở ba lô lấy cho Hồng 2 hộp sữa “quân tiếp vụ”. Chúng tôi pha sữa uống với nhau. Hồng bảo: “Đại đội 2 của em hy sinh và bị thương nhiều lắm. Nhiều đứa chịu không nổi đã đào ngũ. Anh em mình đã vào đây thì thà chết, đào ngũ nhục lắm”.
Tôi kể cho Hồng nghe chuyện tôi được anh Ty đại đội phó đại đội 3 “thử thách ” trong trận đánh Xuân Lộc. Hai anh em cười vui vẻ rồi chia tay.

Tối 26/4, đơn vị hành quân đến vị trí ém quân để ngày mai nổ súng. Trận này Trung đoàn 270, Sư 341 chúng tôi đánh vào chi khu Trảng Bom. Trong đó mục tiêu tấn công của tiểu đoàn chúng tôi là Suối Đĩa. Đêm, trăng sáng lắm, thỉnh thoảng địch bắn lên mấy quả pháo sáng. Hai người du kích đi trước dẫn đường, chúng tôi lặng lẽ bước theo sau. Những cơn buồn ngủ ập đến. Bước thấp, bước cao, mơ mơ màng màng, giật mình mới biết là mình đang vừa đi vừa ngủ gục. Trời nóng bức, cổ lúc nào cũng khô khốc. Gặp con suối nhỏ, nước lấp xấp, dưới ánh trăng mờ, không biết trong hay đục, chúng tôi xúm vào vốc lên miệng uống ngon lành.

Gần sáng, chúng tôi áp sát mục tiêu, bố trí đội hình chuẩn bị tấn công. Cầu Suối Đĩa chỉ dài khoảng 10 m. Bên kia cầu, địch dùng 2 xe containe chất đầy bao cát làm công sự. Mũi luồn sâu của đại đội 3, được tăng cường thêm một khẩu 12 ly 7, một DKZ và một cối 82 của đại đội 4, do đại đội trưởng Nếp, người Hải Phòng chỉ huy.

Sáng 27/4, trời vừa hững sáng, những loạt pháo gầm lên. Dứt tiếng pháo, bộ binh vào trận. Bên kia địch nấp trong công sự, sau những nhà dân bắn ra như mưa. Ngời, anh bạn đồng hương người xóm Bắc Minh Lệ, vừa dẫn tiểu đội chạy lên được vài chục bước thì bị địch bắn rát quá phải dừng lại. Phát hiện lỗ châu mai nơi hỏa lực địch bắn ra. Ngời bảo Hoa, xạ thủ B40 dập tắt ổ đề kháng. Hoa chưa kịp bắn thì trúng ngay một quả phóng lựu của địch, máu ra lênh láng phải chuyển về tuyến sau. Ngời lệnh cho Biếng thay Hoa, bắn 2 phát B40.
Địch im bặt.

Bên kia cầu một chiếc M48 của địch vừa bò lên chân dốc vừa nã đạn, bị trúng đạn DKZ, hỏng xích, không cơ động được. Lính trên xe nhảy xuống bỏ chạy toán loạn. Hướng đại đội 1 do đại đội trưởng Tạ chỉ huy. Anh Tạ, dân tộc Nùng, quê Cao Bằng, người to cao vạm vỡ. Nhìn chiếc xe tăng địch đang án ngữ bên kia cầu. Biết B41 chỉ còn một quả đạn. Anh Tạ nói với Phong:

– Còn một quả đạn, đồng chí tiêu diệt ngay chiếc xe tăng đứng trước kia. Thay mặt cấp ủy, chi bộ kết nạp đồng chí vào hàng ngũ của Đảng.

Có lẽ vì quá sung sướng, cảm động, hồi hộp, viên đạn Phong bắn ra bay vọt qua đầu tháp pháo xe tăng. Thấy Phong bắn trượt, anh Tạ nã thêm mấy quả M79. Địch quay lại bắn xối xả. Hai chiếc trực thăng vè vè lượn trên đầu cũng cùng nhã đạn. Lâm, lính thông tin 2w của tiểu đoàn, đi cùng đại đội 1, nghe phía đơn vị pháo 120 yêu cầu cho biết tọa độ để phối hợp. Cả Lâm và đại đội trưởng Tạ đều không biết tọa độ, cũng không kịp chuyển sang mật mã theo quy định thông tin, Lâm nói thẳng luôn vào máy:

– Chúng tôi đang bên này đầu cầu Suối Đĩa, trên đường tiến quân. Bên kia cầu có nhiều xe tăng địch, lính bộ binh rất đông. Lấy tọa độ dưới tầm của hai chiếc trực thăng.

Lâm vừa dứt lời pháo tới tấp bắn vào, khói bụi mịt mù. Lâm thét vào tổ hợp:

– Bị “đấm lưng” rồi, chuyển làn đi!

Chiều, phía Trảng Bom, bị 2 tiểu đoàn 5 và 6 tiến công, địch không trụ nổi phải rút lui theo Quốc lộ 1, và tụ lại ở Suối Đĩa. Tiểu đoàn 4 điều đại đội 2 (lúc này đang là đại đội dự bị) ra truy kích chặn đường địch rút lui. Hồng vừa triển khai cho tiểu đội giá súng để chuẩn bị bắn thì một loạt pháo địch bắn tới. Hai quả trúng ngay vị trí tiểu đội cối của Hồng. Hồng và 6 chiến sỹ trong tiểu đội đều hy sinh. Chiều hôm đó lính tiểu đoàn 5 và 6 hy sinh và bị thương nhiều. Thiếu úy Hùng, chính trị viên phó đại đội nói với tôi:

– Đơn vị đang đánh nhau phía trước, không còn ai. Thôi thì cậu cùng tôi đi cáng thương binh cho tiểu đoàn 6 vậy.

Hơn 3 giờ chiều, trời càng nóng. Theo lối mòn, chúng tôi vượt qua mấy quãng đồi trọc, cây cối mọc lúp xúp. Hùng vừa mới học trường sĩ quan chính trị ra, người nhỏ thó, thư sinh, mới được bổ sung về làm chính trị viên phó đại đội tôi trước ngày chúng tôi chuẩn bị đi B. Tôi cao hơn Hùng nên mỗi lần xuống dốc, tôi phải đi trước, khi lên dốc phải trở cáng để tôi đi sau. Chúng tôi vừa qua một đồi trọc, chuẩn bị leo lên một ngọn đồi mới. Tôi lại trở cáng để Hùng đi trước. Vừa trở cáng xong thì pháo địch phía sau dồn dập bắn tới. Một quả rơi trúng ngay giữa cáng. Khói bụi mịt mù. Tai tôi ù đi. Tôi chạy đến một mô đất để nấp. Khoảng 15 phút địch ngừng bắn. Tôi quay lại cáng, người thương binh tiểu đoàn 6 đã chết. Hùng bị thương máu chảy lênh láng. Đùi, mông và lưng nhầy nhụa. Mấy cuộn băng cá nhân của tôi và của Hùng không thể quấn hết vết thương.

Hùng tỉnh táo lắm. Người ta nói bị thương nặng mà tỉnh thì không thể sống nổi. Hùng thều thào, giọng chậm rãi, ngắt quảng:

– Mình quê ở Thanh Văn…Thanh Chương… Nghệ An. …Mình còn có …mẹ già …ở quê…. Mình chưa …làm gì được gì …cho mẹ….thương mẹ lắm…

Hùng lịm dần.

Một mình tôi đã đuối sức, không biết xoay xở ra sao với 2 cái xác tử sỹ. May có mấy đứa đại đội 4 đi ngang qua, tôi gọi lại nhắn về báo cáo tiểu đoàn.

Tối hôm đó, tôi tìm mò được về đến đơn vị khi đã gần 9 giờ đêm. Kết thúc trận đánh. Cả đại đội còn vỏn vẹn chưa đầy một trung đội.

Thấy tôi mò về, tụi bạn mừng lắm. Thế là thêm được một thằng chưa bị chết.

H.T

(*) Ghi thêm: 26 tháng 4 đánh chi khu Trang Bom là ngày mở màn chiến dịch Hồ Chí Minh

NHỚ BẠN
thơHoàng Trung Trực đời lính

Ngỡ như bạn vẫn đâu đây
Khói hương bảng lãng đất này bình yên
Tình đời đâu dễ nguôi quên
Những dòng máu thắm viết nên sử vàng

Trời xanh mây trắng thu sang
Mình ta đứng giữa nghĩa trang ban chiều
Nhớ bao đồng đội thương yêu
Đã nằm lòng đất thấm nhiều máu xương

Xông pha trên các chiến trường
Chiều nay ta đến thắp hương bạn mình

MẢNH ĐẠN TRONG NGƯỜI
Hoàng Trung Trực

Bao nhiêu mảnh đạn gắp rồi
Vẫn còn một mảnh trong người lạ thay
Nắng mưa qua bấy nhiêu ngày
Nó nằm trong tuỹ xương này lặng câm…

Thời khói lửa đã lui dần
Tấm huân chương cũng đã dần nhạt phai
Chiến trường thay đổi sớm mai
Việt Nam nở rộ tượng đài vinh quang.

Thẳng hàng bia mộ nghĩa trang
Tên đồng đội với thời gian nhạt nhoà
Muốn nguôi quên lãng xót xa
Hát cùng dân tộc bài ca thanh bình

Thế nhưng trong tuỷ xương mình
Vẫn còn mảnh đạn cố tình vẹn nguyên
Nằm hoài nó chẳng nguôi quên
Những ngày trở tiết những đêm chuyển mùa

Đã qua điều trị ngày xưa
Nó chai lỳ với nắng mưa tháng ngày
Hoà bình đất nước đổi thay
Đêm dài thức trắng, đau này buồn ghê

Khi lên bàn tiệc hả hê
Người đời uống cả lời thề chiến tranh
Mới hay cuộc sống yên lành
Vẫn còn mảnh đạn hoành hành đời ta.

(Trích Hoàng Trung Trực đời lính https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoang-trung-truc-doi-linh/

Ngày 26 tháng 4 năm 1975 Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu.  

QUẢNG BÌNH ĐẤT MẸ NHỚ ƠN NGƯỜI
Hoàng Kim

Về quê viếng mộ tổ tiên
Mừng vui gặp mặt người hiền bạn thân
Đất trời ngày mới thanh tân
Thung dung thăm hỏi, ân cần níu chân

Lòng son trung chính biết ơn
Quê hương chung đúc khí thiêng muôn đời
Quảng Bình đất Mẹ ơn Người
Tổ tiên cát bụi nhiều đời thành quê

Đinh ninh như một lời thề
Trọn đời trung hiếu để về dâng hương’.
Đường xuân như một dòng sông
Vượt qua trăm thác vạn ghềnh đến nơi

“Hồn chính khí bốc lên ánh sáng
Sáng choang ngọc đá giữa hoang tàn’.
Tâm nhân văn lắng đọng tinh hoa
Hoa Đất Hoa Người trong cõi Bụt.”

Hai câu thơ “Hồn chính khí bốc lên ánh sáng Sáng choang ngọc đá giữa hoang tàn’ là thơ của Cụ Hoàng Bá Chuân em ruột của bà ngoại tôi đọc lời điếu khi cải táng cụ Nguyễn Ngọc Xừ, bị chết oan  Hai câu thơ Tâm nhân văn lắng đọng tinh hoa Hoa Đất Hoa Người trong cõi Bụt.” là thơ của Hoàng Kim. Ông và cháu, một câu chuyện dài về nếp nhà và nét đẹp văn hóa,  hướng thiện và chính trung

Cám ơn tiến sĩ Nguyen Thanh Binh với bức ảnh ‘Ăn khuya với anh Hoàng Kim ở Đà Nẵng’ hôm qua lúc 3:55 Thanh Bình ra đón từ nửa đêm với sự quý trọng thân thiết. Cám ơn tiến sĩ  Cong Kien Phan tại Thai An cũng vừa về nguồn ở đền Hùng đã gọi điện và nhắn tin. Cám ơn bạn đọc đã ghé thăm “Quảng Bình đất mẹ nhớ ơn Người”

THÁNG NĂM NHỚ LẠI VÀ SUY NGẪM
Hoàng Kim

Bài học cuộc sống thấm thía nhất thường là bài học của chính đời mình trãi nghiệm. Tôi xúc động đọc lại ‘Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời’ “Cuộc chiến hôm qua bạn góp máu hồng. Lớp học hôm nay bạn không trở lại. Trách nhiệm trong mình nhân lên gấp bội. Đồng đội ơi tôi học cả phần anh” Tôi thật tâm đắc với Hoàng Ngọc Dộ trang thơ khát vọngHoàng Trung Trực dấu chân người lính, vì cao hơn trang văn là chính cuộc đời của anh ruột mình thấm từng giọt chữ. Tháng năm được khởi đầu bởi ngày 1 tháng 5 Quốc tế Lao động, tôi nhớ lại và suy ngẫm về Việt Nam thống nhất, Đêm trắng và bình minh. Tôi đọc lại ‘Võ Nguyên Giáp tổng tập hồi ký’, Lời thề của Washington’ ‘Giu cốp nhớ lại và suy nghĩ’. Tháng năm nhớ lại và suy ngẫm.

VIỆT NAM THỐNG NHẤT

Chiến tranh Việt Nam dài và ác liệt quá, tổn thất mất mát lớn quá. Đó là một trong những sự kiện lớn nhất thế kỷ 20 không riêng Việt Nam mà của toàn nhân loại. 30 tháng 4 là  kết thúc cuộc chiến tranh ba mươi năm, là ngày hòa bình, thống nhất đất nước đầu tiên của dân tộc Việt.  Chiến tranh Việt Nam (1955–1975) là giai đoạn thứ hai và là giai đoạn khốc liệt nhất của Chiến tranh Đông Dương (1945–1979). Đây là cuộc chiến giữa hai bên, một bên là Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam cùng Hoa Kỳ và một số đồng minh khác như Úc, New Zealand, Đại Hàn, Thái Lan và Philippines tham chiến trực tiếp; một bên là Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam, Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tại miền Nam Việt Nam, cùng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đều do Đảng Lao động Việt Nam lãnh đạo, được sự viện trợ vũ khí và chuyên gia từ các nước xã hội chủ nghĩa (cộng sản), đặc biệt là của Liên Xô và Trung Quốc. Cuộc chiến này tuy gọi là “Chiến tranh Việt Nam” do chiến sự diễn ra chủ yếu tại Việt Nam, nhưng đã lan ra toàn cõi Đông Dương, lôi cuốn vào vòng chiến cả hai nước lân cận là Lào và Campuchia ở các mức độ khác nhau. Do đó cuộc chiến còn được gọi là Chiến tranh Đông Dương lần thứ 2. Cuộc chiến này chính thức kết thúc với sự kiện 30 tháng 4, 1975, khi Tổng thống Dương Văn Minh của Việt Nam Cộng hòa đầu hàng quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam, trao chính quyền lại cho Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam.

Tôi là người lính của 30 tháng 4. Hai anh em tôi, thuộc hai cánh quân lớn trong năm cánh quân, gặp nhau giữa lòng thành phố sau ngày Việt Nam thống nhất. Chùm ảnh dưới đây là ít ảnh tư liệu gia đình. Tôi viết về cái “tôi” nhỏ bé và đơn giản trong cái “ta” to lớn và phức tạp của đất nước con người Việt Nam để tìm về thế giới của riêng mình như giọt nước trong biển cả có vị mặn, máu và nước mắt.

Demtrangvabinhminh

ĐÊM TRẮNG VÀ BÌNH MINH

Ông José António Amorim Dias, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hòa Dân chủ Timor-Leste tại UNESCO và Liên minh châu Âu trên chuyến tàu tốc hành từ Brussels đến Paris chung khoang với tôi đã trò chuyện và chia sẽ rất nhiều điều về triết lý nhân sinh và văn hóa giáo dục. Khu vực Bắc Âu có chất lượng cuộc sống tốt, và  Vương quốc Bhutan nơi đề xuất ý tưởng Ngày Quốc tế Hạnh phúc là nước có chỉ số hạnh phúc cao dựa trên các yếu tố như sức khỏe, tinh thần, giáo dục, môi trường, chất lượng quản lý và mức sống của người dân là điều rất đáng suy ngẫm.

Môi trường sống yên lành và chất lượng cuộc sống tốt là giấc mơ hạnh phúc của mọi người dân. Đi xa về Bắc Âu đến Phần Lan, Thụy Điển, Hà Lan, Đan Mạch, Na Uy là vùng thiên nhiên, văn hóa thanh bình, mới lạ. Nơi đó không gian văn hóa thật trong lành. Chất lượng cuộc sống tốt hơn nhiều vùng tôi đã qua. Bắc Âu thoát ra khỏi cuộc chiến tranh. Họ không bị cuốn vào chiến tranh như Việt Nam, như châu Á, châu Phi, Tây Âu , Đông Âu và châu Đại dương. Họ bình tĩnh chuyển từ thế đối đầu lách ra khỏi cuộc chiến tranh giành quyền lực và nguồn lợi khốc liệt suốt hàng thế kỷ để trở thành những nước thanh bình và có chất lượng cuộc sống cao nhất thế giới.

Tôi suy ngẫm kỹ điều này trong bài viết “Đêm trắng và bình minh”. Khối các nước Bắc Âu Scandinavia (bao gồm Hà Lan, Đan Mạch, Na Uy, Thuỵ Điển, Phần Lan, Iceland, đảo Greenland, quần đảo Faroe thuộc Đan Mạch), đêm 30 tháng 4 là Đêm Walpurgis, Bình minh ngày mới. Ngày 30 tháng 4 và ngày Quốc tế Lao động 1 tháng 5 ở Bắc Âu là những ngày lễ hội mừng Xuân đến. Hoa xuân bừng nở khắp nơi, tơ trời hương đất say đắm lòng người. Năm tháng ở trời Âu, tôi viết Bài ca tháng năm, suy ngẫm về bài học cuộc sống.

BÀI CA THÁNG NĂM

Hoàng Kim

Tháng năm là tháng của hoa
Anh đi ở giữa bao la đất trời
Nghe lòng thư thái, thảnh thơi
Ngắm ai từng cặp trao lời yêu thường.

Hoa xuân bừng nở khắp đường
Công viên ngợp giữa một rừng đầy hoa
Bên dòng sông nhỏ quanh co
Bạch dương rọi nắng, lơ thơ liễu mềm.

Anh đi vào chốn bình yên
Bùi ngùi lại nhớ thương em ở nhà.

Bài học Bắc Âu miền đất trong lành, nước Bỉ trái tim của EU, và Ghent thành phố khoa học công nghệ là chỉ dấu minh triết cho những vĩ nhân lịch sử biết khéo tập hợp những lực lượng tinh hoa và sức mạnh dân chúng để thoát khỏi hiểm họa và bảo tồn được ngọc quý di sản.

Tôi nhớ đến Bernadotte với vợ là Déssirée trong tác phẩm “Mối tình đầu của Napoléon” của Annemarie Selinko. Vợ chồng hai con người kỳ vĩ này với lý tưởng dân chủ đã xoay chuyển cả châu Âu, giữ cho Thụy Điển tồn tại trong một thế giới đầy biến động và nhiễu nhương. Bắc Âu phồn vinh văn hóa, thân thiện môi trường và có nền giáo dục lành mạnh phát triển như ngày nay là có công và tầm nhìn kiệt xuất của họ. Bernadotte là danh tướng của Napoleon và sau này được vua Thụy Điển đón về làm con để trao lại ngai vàng. Ông xuất thân hạ sĩ quan tầm thường nhưng là người có chí lớn, suốt đời học hỏi và tấm lòng cao thượng rộng rãi. Vợ ông là Déssirée là người yêu đầu tiên của Napoleon nhưng bị Napoleon phản bội khi con người lừng danh này tìm đến Josephine một góa phụ quý phái, giàu có, giao du toàn với những nhân vật quyền thế nhất nước Pháp, và Napoleon đã chọn bà làm chiếc thang bước lên đài danh vọng. Bernadotte với vợ là Déssirée hiểu rất rõ Napoleon. Họ đã khéo chặn được cơn lốc cuộc chiến đẫm máu tranh giành quyền lợi giữa các tập đoàn thống trị và các nước có lợi ích khác nhau. Bernadotte và Déssirée đã đưa đất nước Thụy Điển và Bắc Âu thoát cuộc tranh giành. Họ đã khai sáng một vầng hào quang bình minh phương Bắc.

Việt Nam và khối Asean hiện cũng đang đứng trước “con sư tử phương Đông trỗi dậy” và sự vần vũ của thế giới văn minh tuy nhiều cơ hội hơn nhưng cũng tiềm ẩn nhiều hiểm họa khó lường hơn. Điều này dường như rất giống của thời người hùng Napoleon của một châu Âu và khao khát của nước Pháp muốn phục hưng dân tộc và mở rộng phạm vi ảnh hưởng.

Trong vùng địa chính trị đầy điểm nóng tranh chấp biên giới hải đảo, sự tham nhũng chạy theo văn minh vật chất và nguy cơ tha hóa ô nhiễm môi trường, nguồn nước, bầu khí quyển, vệ sinh thực phẩm, văn hóa giáo dục và chất lượng cuộc sống thì bài học trí tuệ càng cấp thiết và rõ nét. 

Đi đâu cũng không bằng Tổ quốc mình. Nói gì, làm gì cũng không bằng dạy, học và làm cho đồng bào đất nước mình. Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương. Mục đích sau cùng của dạy và học là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và làm được việc. Dạy và học thực tiễn trên chính Tổ quốc mình.

Việt Nam quê hương tôi là đất nước của biết bao nhiêu thế hệ xả thân vì nước để quyết giành cho được độc lập, thống nhất, tự do và toàn vẹn lãnh thổ. “Nếu chỉ để lại lời nói suông cho đời sau sao bằng đem thân đảm nhận trọng trách cho thiên hạ trước đã” nhưng “sức một người thì có hạn, tài trí thiên hạ là vô cùng”. Làm nhà khoa học xanh hướng đến bát cơm ngon của người dân nghèo, đó là điều tôi tâm đắc nhất!

Nhân loại đã có một thời đi trong đêm trắng ánh sáng của thiên đường, đêm trắng bình minh phương Bắc. Sự chạng vạng tranh tối tranh sáng có lợi cho sự quyền biến nhưng khoảng khắc bình minh là sự kỳ diệu mở đầu cho Ngày mới, Xuân mới.

Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời bắt đầu từ tuổi trẻ. Tôi đã đi qua một vòng trái đất, một vòng cuộc đời, một vòng đêm trắng để bây giờ một ngày mới bắt đầu từ Bình minh.

NHỮNG CÂU CHUYỆN THÁNG NĂM

Bác Võ Nguyên Giáp được nhiều người Việt Nam kính trọng vì Bác Giáp đặt việc công lên trên hết “dĩ công vi thượng”.  ‘Bác Văn ơi thành kính tiễn Người’ Gia đình tôi hòa trong dòng người đông đảo của toàn quốc đã đến Dinh Thống Nhất tiễn Bác. (Hôm đó là lần duy nhất trong đời, tôi đã đeo đủ huân huy chương).

Bác Giáp viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh “Thế giới còn đổi thay nhưng tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn sống mãi”. Võ Nguyên Giáp ẩn số Chính Trung đã trãi nghiệm nhiều biến cố lịch sử nên chắc chắn hiểu rất rõ bài học Bắc Âu khi thực hành xuất sắc tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Chúng ta muốn hòa bình nên chúng ta đã nhân nhượng nhưng chúng ta càng nhân nhượng, họ cà lấn tới vì họ dã tâm muốn cướp nước ta một lần nữa”. Bài học chiến tranh và hòa bình sâu sắc thay. Được và Mất là cái giá của sự chiến thắng!

Võ Nguyên Giáp tổng tập hồi ký là tác phẩm lớn nhất của nhà thiên tài quân sự Việt, soi sáng rất nhiều góc khuất trong lý luận và thực tiễn của thời đại Hồ Chí Minh. Muốn thấu hiểu chiến tranh Đông Dương và chiến tranh Việt Nam, thấu hiểu 30 tháng 4, tháng năm nhớ lại và suy ngẫm, chúng ta cần đọc lại rất kỹ  “Võ Nguyên Giáp, tổng tập hồi ký”.

Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911, mất ngày 4 tháng 10 năm 2013. Ông là Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam, là một trong những người góp công thành lập Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, được Chính phủ Việt Nam tôn vinh là “người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, chỉ huy chính trong các chiến dịch và chiến thắng chính trong Chiến tranh Đông Dương (1946–1954) đánh bại Thực dân Pháp, Chiến tranh Việt Nam (1960–1975) chống Mỹ, thống nhất đất nước và Chiến tranh biên giới Việt-Trung (1979) chống quân Trung Quốc tấn công biên giới phía Bắc. Tướng Giáp xuất thân là một giáo viên dạy sử, ông trở thành nhà lãnh đạo quân sự, vị tướng kiệt xuất của Việt Nam và thế giới. Ông được nhân dân ngưỡng mộ và được nhiều tờ báo ca ngợi là anh hùng của nhân dân Việt Nam.

Lời thề của Tổng thống Mỹ George Washington cũng là điều chúng ta cần rất suy ngẫm. Ông nói “Cái tên người Mỹ phải xóa bỏ bất cứ những liên hệ ràng buộc nào mang tính cách địa phương”. Tổng thống Washington khi mất được tán tụng như là “người đầu tiên trong chiến tranh, người đầu tiên trong hòa bình, và người đầu tiên trong lòng dân tộc của ông”. Washington đã trở thành biểu tượng dân tộc và quốc tế, đặc biệt tại Pháp và châu Mỹ Latin. Các học giả lịch sử luôn xếp ông là một trong số những vị tổng thống vĩ đại nhất.”. Ngày 30 tháng 4 năm 1789 là ngày Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ George Washington đọc lời tuyên thệ nhậm chức Tổng thống dân cử đầu tiên, trên ban công Tòa nhà Liên bang trên Phố Wall tại thành phố New York. Tổng thống Washington có một viễn tưởng về một quốc gia hùng mạnh và vĩ đại, xây dựng trên những nền tảng của nền cộng hòa, sử dụng sức mạnh của liên bang. Ông tìm cách sử dụng chính phủ cộng hòa để cải thiện hạ tầng cơ sở, mở rộng lãnh thổ phía tây, lập ra trường đại học quốc gia, khuyến khích thương mại, tìm nơi xây dựng thành phố thủ đô (Washington, D.C.), giảm thiểu những sự căng thẳng giữa các vùng và vinh danh tinh thần chủ nghĩa quốc gia.

George Washington hiện nay được biết như vị cha già của nước Mỹ. Ông sinh ngày 22 tháng 2 năm 1732, mất ngày 14 tháng 12 năm 1799. Ông là một nhà lãnh đạo chính trị và quân sự có ảnh hưởng lớn đối với quốc gia non trẻ Hoa Kỳ từ năm 1775 đến năm 1799. Ông đã lãnh đạo người Mỹ chiến thắng Vương quốc Anh trong cuộc Chiến tranh Cách mạng Mỹ với tư cách là tổng tư lệnh Lục quân Lục địa năm 1775–1783, và ông cũng đã trông coi việc viết ra Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787. Quốc hội nhất trí chọn lựa ông làm tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ (1789–1797). Phong cách lãnh đạo của ông đã có ảnh hưởng đến thể thức và lễ nghi cho chính quyền mà được sử dụng từ đó cho đến nay, thí dụ như dùng một hệ thống nội các và buổi đọc diễn văn nhậm chức. Với tư cách là tổng thống, ông đã xây dựng một chính quyền quốc gia mạnh mẽ và giàu tài chính mà đã tránh khỏi chiến tranh, dập tắt nổi loạn và chiếm được sự đồng thuận của hầu như tất cả người Mỹ (Wikipedia).

Tháng năm nhớ lại và suy ngẫm cũng là mốc son để chúng ta tìm về tác phẩm “Giu-cốp, nhớ lại và suy nghĩ”. Giu cốp là danh tướng lỗi lạc huyền thoại của quân đội Liên Xô, người đã kết thúc oanh liệt trận Beclin, trận thắng quyết định trong chiến tranh thế giới thứ hai; Đó là trận đọ sức sinh tử, mà nếu không có Giu cốp lịch sử có thể đổi khác. Hitler và Eva tự sát; Liên Xô cắm quốc kỳ trên nóc Tòa nhà quốc hội Đức ngày 30. 4. 1945.

“Nhớ lại và suy nghĩ” là tác phẩm nổi tiếng của Giu cốp đã làm sáng tỏ nhiều góc khuất. Lịch sử Thế giới có lẽ đã thay đổi, đặc biệt là trận Beclin, trận thắng sinh tử cuối cùng, quan hệ Xô Mỹ, quan hệ Liên Xô và Nam Tư, nhiều vấn đề hệ trọng quốc gia của Liên Xô. Những ý kiến của Giu cốp tỏa sáng khi được đáp ứng đày đủ và sự tổn thất là tai họa thật ghê gớm khi không được trọng thị. Chúng ta muốn hiểu chiến tranh thế giới thứ Hai và chiến tranh lạnh thì không thể không nghiền ngẫm kỹ con người và tác phẩm Giu cốp. Bộ sách quý “Đọc lại và suy ngẫm là chìa khóa vàng để hiểu nhiều điều.

“Trước những thắng lợi nhanh chóng trên hướng Berlin và dựa trên các báo cáo lạc quan của đại tướng V.I.Chuikov – tư lệnh tập đoàn quân cận vệ 8, Stalin lệnh cho Tổng tham mưu trưởng, đại tướng A. I. Antonov soạn thảo một kế hoạch đánh chiếm Berlin ngay trong thời gian cuối tháng 2, đầu tháng 3 năm 1945. Tuy nhiên, G. K. Zhukov cho rằng mọi việc không đơn giản như Tổng tư lệnh tối cao nghĩ. Từ kinh nghiệm Chiến dịch phòng thủ phản công tại khu vực Moskva năm 1941, G. K. Zhukov cho rằng quân Đức sẽ không chịu mất Berlin một cách dễ dàng và sẽ tổ chức phản công vào hai bên sườn của ba phương diện quân Liên Xô lúc này đã làm thành một đội hình kéo dài như một mũi nhọn trên hướng Berlin. Ông hiểu rõ: đánh thẳng vào Berlin không khó, nhưng quân Đức có thể cắt đứt và hợp vây lực lượng Hồng quân tiến quá nhanh về phía trước, khiến cho Hổng quân tổn thất nặng. Thêm vào đó, Hồng quân chưa có kinh nghiệm đánh chiếm một thành phố rộng lớn và có sự phòng thủ kiên cố như Berlin. Chính vì vậy, ông yêu cầu quân đội phải củng cố thật chặt trận địa trên bờ tây sông Oder. Đồng thời Zhukov cũng tiến hành trinh sát một cách kỹ lưỡng: ông ra lệnh cho không quân chụp 6 kiểu ảnh về thành phố Berlin và các phòng tuyến của quân Đức xung quanh đấy, rồi dựa vào đó cùng với những tài liệu bắt được và lời khai của tù binh Zhukov cho biên soạn một bản báo cáo tổng hợp được thuyết minh rõ ràng đính kèm với những tấm bản đồ chi tiết, phát hành xuống các cấp chỉ huy từ tư lệnh đến chỉ huy đại đội. Và thực tế đã diễn ra đúng như G. K. Zhukov dự đoán. Trong khi phòng ngự tích cực trên tuyến sông Oder – Neisse, từ tháng 2 năm 1945, Bộ Tổng tư lệnh quân đội Đức đã điều động tập đoàn quân xe tăng 6 SS và tập đoàn quân 5 từ mặt trận phía Tây về khu vực Budapest, điều động các tập đoàn quân xe tăng 3 và tập đoàn quân 11 đến khu vực Đông Pomerania để tổ chức phản công. Nắm được chính xác tình hình, G. K. Zhukov đề nghị I. V. Stalin cho hoãn ngay chiến dịch Berlin, điều Phương diện quân Belorussia 2 của Nguyên soái K. K. Rokossovssky quay lên hướng Tây Bắc mở Chiến dịch Đông Pomerania chặn trước cuộc phản công của quân Đức. Ngày 20 tháng 2, Phương diện quân Belorussia 2 sử dụng các tập đoàn quân xe tăng cận vệ 1 và 2 đột kích vào Gonnof – Stagag – Colberg, chia cắt và bao vây cụm quân Đông Pomerania khỏi chủ lực của Cụm tập đoàn quân Vistula (Đức). Ngày 4 tháng 3, 14 sư đoàn của cụm quân này bị đánh tan. Tại hướng Nam, G. K. Zhukov cũng yêu cầu Nguyên soái K. E. Voroshilov chỉ đạo các phương diện quân Ukraina 2 và 3 thiết lập trận địa phòng thủ vững chắc tại khu vực Budapest – Velense – Balaton, mở chiến dịch phòng ngự Balaton, đánh bại cuộc phản công của 31 sư đoàn Đức, trong đó có 11 sư đoàn xe tăng được triển khai ngày 6 tháng 3. Ngày 15 tháng 3, cuộc phản công của quân Đức tại khu vực Balaton bị chặn đứng, hai phương diện quân Ukraina 2 và 3 chuyển sang tấn công thẳng qua Budapest đến Viên.[102] Ở giữa mặt trận, Phương diện quân Ukraina 1 tiến hành chiến dịch Hạ Silesia quét sạch quân Đức khỏi khu vực Glogau, thủ tiêu mối đe dọa bên sườn trái của phương diện quân và vững tiến ra tuyến Neisse. Một số chỉ huy quân sự Liên Xô quá hăng hái đã coi sự chậm trễ công phá Berlin là một khuyết điểm của ông. Tuy nhiên, sự thật đã chứng minh G. K. Zhukov đúng. Với cuộc phản kích của quân Đức từ hai bên sườn (từ khu vực Đông Pomerania xuống phía Đông Nam, từ khu vực Budapest vòng lên phía Đông Bắc, phối hợp với Cụm tập đoàn quân A từ Silesia vòng lên phía Tây Bắc), các Phương diện quân Liên Xô có thể sẽ phải chịu những thiệt hại nặng nề như quân Đức trước cửa ngõ Moskva cách đó gần 4 năm trước hoặc như Hồng quân Nga Xô Viết trước cửa ngõ Warsawa năm 1920.

Cuộc tổng công kích sau cùng vào Berlin bắt đầu sau hai ngày sử dụng các trận đánh trinh sát để buộc quân Đức phải điều động lực lượng bố trí ở hướng chủ yếu đi hướng khác, 5 giờ sáng ngày 16 tháng 4, G. K. Zhukov phát lệnh mở màn Chiến dịch Berlin, chiến dịch quân sự cuối cùng trong cuộc đời binh nghiệp của ông. Sau gần 1 giờ pháo binh, tên lửa Katyusha bắn chuẩn bị, hơn 140 ngọn đèn pha phòng không công suất lớn rọi thẳng vào phòng tuyến của quân Đức đã làm lóa mắt toàn bộ các đài quan sát, các đối kính pháo, kính tiềm vọng… Xe tăng và bộ binh Liên Xô trong ngày đầu đã vượt qua hai tuyến phòng thủ vòng ngoài. Khi tiến vào nội đô Berlin, Zhukov nhận thấy đường sá trong thành phố quá chật hẹp đối với các tập đoàn quân xe tăng từng phát huy uy lực mạnh mẽ trên thảo nguyên trống trải. Vì vậy ông điều các lực lượng xe tăng xuống cùng thành lập các tổ hiệp đồng tác chiến cùng với bộ binh, pháo binh và các binh chủng khác – với quân số mỗi tổ thường chỉ gồm một trung đội. Các tổ hiệp đồng đó đã chiến đấu rất linh hoạt giữa các đường phố chằng chịt như mê cung của thủ đô nước Đức. Sau một tuần tấn công, Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 1 của Phương diện quân Ukraina 1 và Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 2 của Phương diện quân Belorussia 1 đã gặp nhau tại khu vực Ketshino – Potsdam – Brandenburg, phía tây Berlin. Các đơn vị khác của ba phương diện quân Liên Xô đã gặp gỡ với quân Đồng Minh Anh, Hoa Kỳ trên bờ sống Elbe. 8 vạn Hồng quân đã hy sinh trong trận Berlin đẫm máu, nhưng vào ngày 30 tháng 4, lá cờ chiến thắng được cắm lên nóc nhà Quốc hội Đức. Hitler và Goebbel tự sát. 0 giờ ngày 9 tháng 5, tạị Karlhorst, đại diện nước Đức và quân đội Đức Quốc xã ký biên bản đầu hàng vô điều kiện trước đại diện 4 nước đồng minh Anh, Hoa Kỳ, Liên Xô và Pháp. Thay mặt nhà nước, quân đội và nhân dân Liên Xô, nguyên soái G. K. Zhukov ký biên bản này. Do có công đánh chiếm Berlin, Zhukov được phong tặng Huân chương Sao vàng – Anh hùng Liên Xô lần thứ ba.

Giu cốp xếp đầu bảng về số lượng các trận thắng tầm cỡ toàn cầu, được nhiều người công nhận về tài năng chỉ đạo chiến dịch và chiến lược. Những chiến tích của ông đã trở thành những đóng góp rất to lớn vào kho tàng di sản kiến thức quân sự nhân loại. Nó không những có ảnh hưởng lớn về lý luận quân sự của Liên Xô mà cũng có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của lý luận quân sự thế giới. Nguyên soái A. M. Vasilevsky nhận định G. K. Zhukov là một trong những nhà cầm quân lỗi lạc của nền quân sự Xô Viết. Trong cuộc Chiến tranh giữ nước vĩ đại của Liên bang Xô viết, ông đã giữ các chức vụ Tư lệnh Phương diện quân Dự bị, Tư lệnh Phương diện quân Tây, Tư lệnh Phương diện quân Beloussia 1, Tổng tham mưu trưởng quân đội Liên Xô, Thứ trưởng Bộ dân ủy Quốc phòng kiêm Phó Tổng tư lệnh tối cao quân đội Liên Xô, Ủy viên Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Hầu hết các nhà lãnh đạo quân sự nổi tiếng thế giới cùng thời với ông như Thống chế Anh Sir Bernard Law Montgomery, Thống tướng Hoa Kỳ Dwight David Eisenhower, Thống chế Pháp Jean de Lattre de Tassigny đều công nhận tên tuổi của ông đã gắn liền với hầu hết các chiến thắng lớn trong cuộc chiến như Trận Moskva (1941), Trận Stalingrad, Trận Kursk, Chiến dịch Bagrachion, Chiến dịch Visla-Oder và Chiến dịch Berlin. Trong giai đoạn sau chiến tranh, ông giữ các chức vụ Tổng tư lệnh quân đội Liên Xô tại nước Đức, tư lệnh các quân khu Odessa và Ural. Sau khi lãnh tụ tối cao I. V. Stalin qua đời, ông được gọi về Moskva và được bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng thứ nhất Bộ Quốc phòng Liên Xô. Trong thời gian từ năm 1955 đến năm 1957, ông giữ chức vụ Ủy viên trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Liên Xô. Năm 1957, trong thời gian đang đi thăm Nam Tư, ông bị đưa ra khỏi Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Năm 1958, ông bị miễn nhiệm tất cả các chức vụ trong quân đội”.

Tháng năm nhớ lại và suy ngẫm

*.

Tướng Giáp của chiến tranh Việt Nam giống và khác gì so tướng Giucốp? Thượng tướng Trần Văn Trà đã viết về đại tướng Võ Nguyên Giáp thật minh triết và thật ám ảnh: “phải thật công khai, thật công phu, thật công bằng và thật công tâm khi nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp”.“Suốt hai cuộc kháng chiến, tôi chưa hề thầy Bí thư Quân ủy Trung ương kiêm Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mắc một sai lầm nào về chiến lược và chiến thuật quân sự; tôi chỉ thấy Anh Văn đi những nước cờ bậc thầy để vây hãm và tiến công quân địch”. Đó thật sự là một tổng kết rất sâu sắc của một danh tướng Việt Nam đối với Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp. Trần Văn Trà trăng xưa hạc cũ, là danh tướng tài năng gắn bó lâu dài nhất, bền bỉ nhất và xuất sắc nhất trong các vị tướng chiến trường miền Nam, mà tôi ngưỡng mộ.. Tôi tâm đắc với nhận định này. Bác Giáp viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh “Thế giới còn đổi thay nhưng tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn sống mãi”. Võ Nguyên Giáp ẩn số Chính Trung đã trãi nghiệm nhiều biến cố lịch sử nên chắc chắn hiểu rất rõ bài học Bắc Âu khi thực hành xuất sắc tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Chúng ta muốn hòa bình nên chúng ta đã nhân nhượng nhưng chúng ta càng nhân nhượng, họ càng lấn tới vì họ dã tâm muốn cướp nước ta một lần nữa”. Được và Mất là cái giá của Hòa bình, Độc lập Thống nhất Việt Nam và sự chiến thắng!

Bài học chiến tranh và hòa bình sâu sắc thay !.

Hoàng Kim
https://hoangkimlong.wordpress.com/…/thang-nam-nho-lai-va-…/

TRẦN ĐĂNG KHOA TRONG TÔI
Hoàng Kim

Trần Đăng Khoa có những câu thơ sâu thẳm: “Chiều buông ngọn khói hoang sơ/ Tiếng chuông ngàn tuổi tỏ mờ trong mây… Người xưa hồn ở đâu đây/ Nhìn ra chỉ thấy tuyết bay trắng chiều…” “Ta ngự giữa đỉnh trời / Canh một vùng biên ải/ Cho làn sương mong manh/ Hoá trường thành vững chãi … / Bỗng ngời ngời chóp núi / Em xoè ô thăm ta ?/ Bàng hoàng xô toang cửa/  Hoá ra vầng trăng xa…”. Đó là những câu thơ hay đến chốn thung dung, về nơi tĩnh lặng

Văn của Khoa hay không kém thơ. Tôi thích đoạn văn kết trong ‘Lão Khoa làm diễn viên’ tự truyện mới đây của tác giả. Lời văn của Khoa viết thực lòng và thật bùi ngùi: “Tôi rất yêu bộ phim này, không phải vì trong đó có tuổi thơ của tôi, mà có hình ảnh con người thật của Xuân Diệu. Tôi cứ tiếc, giá hồi đó, mình xuất hiện ít hơn, để giành nhiều thời gian cho Xuân Diệu, Trần Thị Duyên và bạn bè tôi, những người không bao giờ còn về lại được nữa. Bây giờ, chúng ta có Bảo tàng Hội Nhà Văn, lại có Hãng phim Hội Nhà văn, tôi mong Hãng phim chỉ làm phim về các nhà văn thôi. Làm sao ghi lại được hết hình ảnh, bóng dáng và vẻ đẹp của họ. Đừng để khi họ đã mất rồi, chúng ta mới khẳng định giá trị của họ. Và đến lúc ấy, chúng ta mới lại thấy tiếc. Tiếc nhưng tất cả đều đã muộn rồi. Có muốn làm lại cũng không làm lại được nữa. Buồn vô cùng…” . Những ý nghĩ trên có vẻ cực đoan nhưng chân thành. Tôi thầm nghĩ, Khoa có lẽ mang ơn Xuân Diệu nhiều hơn cả trong tư cách một nhà thơ mang ơn một nhà thơ. Xuân Diệu chính là người phát hiện, giới thiệu rất thuyết phục cái “thần đồng” tinh tế trong văn chương của Trần Đăng Khoa ra bè bạn. Xuân Diệu là một người Thầy lớn. “Ngoài thềm rơi cáí lá đa.Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng”. Câu thơ tinh tế của Khoa do Xuân Diệu phát hiện, bốn mươi năm sau tôi mới cảm nhận được thực sự. Những bài viết của Khoa không thật nhiều, nhưng tôi cũng nghĩ như Khoa ” không cho rằng nhà báo thua nhà văn, hay Văn chương vĩnh cửu hơn Báo chí. Sức sống của tác phẩm không nằm trong thể loại, mà hoàn toàn phụ thuộc vào tài năng của người sáng tạo ra nó. Một bài báo hay có giá trị hơn một truyện ngắn, hay một cuốn tiểu thuyết mà lại viết xoàng”. Một tác phẩm “giản dị, xúc động, ám ảnh”  thà ít mà tốt vẫn hay hơn là một tác phẩm dài hoặc viết nhiều tác phẩm mà chưa đến tầm.

Trần Đăng Khoa là người nông dân thơ văn. Khoa viết trong Nông thôn bây giờ:  “Mươi năm về trước, Trần Đăng Khoa có những nhận định … trong tiểu phẩm có tên là Nông dân: Nông dân thời nào cũng rất khổ. Hình như họ sinh ra để khổ. Có cho sướng cũng không sướng được. Có phủ lên vai họ tấm áo bào lộng lẫy của vua thì họ cũng không thể thành được ông vua. Họ có sức chịu đựng gian khổ đến vô tận. Nhưng mất hoàn toàn thói quen để làm một người sung sướng. Thế mới khổ. Họ khổ đến mức không còn biết là mình khổ nữa. Người nông dân ta dường như không có thói quen so sánh mình với người dân ở các nước tiên tiến, cũng như người dân đô thị. Họ chỉ so mình với chính mình thời tăm tối thôi. Và thế là thấy sướng quá”. Cho đến ngày nay, sau mười năm suy ngẫm, Khoa lại viết tiếp: Theo tôi, muốn đánh giá hiệu quả của công cuộc đổi mới đất nước thì phải nhìn vào chất lượng đời sống của những người nghèo nhất xã hội là nông dân. Nếu người nông dân không thay đổi được số phận mình thì công cuộc đổi mới của chúng ta vẫn chưa đạt được hiệu quả đích thực.”  “… những sáng tác hay nhất của chúng ta vừa qua vẫn là về đề tài nông thôn. Người đầu tiên viết hay về nông thôn phải nói đến các cụ Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Phạm Duy Tốn, rồi đến Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Bính… Sau này là Nguyễn Kiên, Nguyễn Thị Ngọc Tú, Đào Vũ, Ngô Ngọc Bội, Lê Lựu, Nguyễn Khắc Trường, Trần Nhuận Minh, Nguyễn Duy, Phạm Công Trứ… và gần đây nhất trong giới trẻ là Nguyễn Ngọc Tư…. Đến bây giờ, tôi vẫn cho rằng, đề tài nông thôn không hề kém hấp dẫn. Đấy vẫn là mảnh đất mầu mỡ. Hi vọng ở đó, chúng ta sẽ có những tác phẩm lớn. Nông thôn vẫn gắn bó xương cốt với người viết, là vùng người viết thông thạo hơn cả. Trở về vùng đất màu mỡ ấy, hi vọng chúng ta mới có được những vụ mùa văn chương. Còn có ý kiến cho rằng văn sĩ quay lưng với nông thôn, vuốt ve thành thị thì tôi cho rằng cái đó không hẳn đâu. Tôi không tin như thế. Còn việc nhà văn sống ở đâu thì không quan trọng. Cái quan trọng là người đó có am tường nông thôn không và họ đã viết như thế nào. Tất cả những gì đã có, dù ít dù nhiều cũng cho chúng ta niềm hy vọng”.

Văn thơ Khoa viết về nông thôn khéo phản ảnh thực trạng nông nghiệp Việt Nam nửa thế kỷ qua. Đó là một sự thật sâu thẳm tác giả gửi bạn đọc. Nguyên Ngọc, Hữu Ngọc, Tô Hoài, Trần Nhuận Minh, Nguyễn Khải, Xuân Diệu, Lê Lựu … ảnh hưởng nhiều đến chất liệu và chất lượng sáng tác của Trần Đăng Khoa. Hình như những chân dung văn Trần Đăng Khoa về những người này là hay hơn cả. Trong bài viết “Du lịch sinh thái Nông nghiệp Việt Nam”  của Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim, chúng tôi có nhiều đồng cảm với Trần Đăng Khoa về vấn đề này. Nông nghiệp Việt Nam là giá đỡ của nền kinh tế, là lĩnh vực đặc biệt quan trọng ngày nay. Việt Nam năm 2017 giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 8,3 tỷ USD, hạt điều với 3,516 tỷ USD, rau quả đạt 3,502 tỷ USD, cà phê với 3,24 tỷ USD, gạo đạt 2,6 tỷ USD, hạt tiêu đạt 1,1 tỷ USD, sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 1,03 tỷ USD … thế nhưng doanh nghiệp nông nghiệp đến quý II/ 2018 chỉ mới đạt tỷ lệ rất thấp 8%, chủ yếu nhỏ và siêu nhỏ  92,35%. Chính phủ Việt Nam gần đây đã thể chế hóa tầm nhìn, đột phá đầu tư, cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn bởi Nghị định số 57/2018/NĐ-CP, khi đất nước bao nhiêu năm trả giá đau đớn cho quốc nạn tham nhũng, và cũng vì cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp chưa đủ tâm đức và hiệu quả đầu tư đối với chất lượng cuộc sống nông dân, đối với con người, cơ chế chính sách, tiền vốn, hạ tầng cơ sở nông thôn, khoa học công nghệ, …cho một lĩnh vực ‘rất quen mà lạ’ này.

Trần Đăng Khoa là Nghê Việt của gia tộc họ Trần chính khí mà tôi may mắn cảm nhận được từ chuyện Đêm Yên Tử. Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Dòng nguyên khí gia tiên là suối nguồn hạnh phúc tùy thời và môi trường mà biến đổi nhưng sự kế thừa di truyền là nền tảng bảo tồn phát triển và phúc ấm nhân duyên. Hà Nội có Nguyễn Du và đền cổ Trung Liệt  (**) liên quan gia tộc nhà thơ Trần Đăng Khoa. Anh em Nguyễn Du là người trực tiếp trông coi xây dựng đền cổ Trung Liệt này:“…Cụ tổ sáu đời là Trần Khuê. Cụ đã cùng anh ruột là Phương Trì Hầu Trần Lương, Sùng Lĩnh Hầu Trần Thai cùng em con chú ruột là Côn Lĩnh Bá Trần Đĩnh, Thủ lệnh trấn Hải Dương và Tổng trấn Kinh Bắc Trần Quang Châu, hộ giá vua Lê Chiêu Thống khi vị vua này bôn ba ở các tỉnh phía Bắc, chưa sang cầu cứu nhà Thanh. Đến năm Tự Đức thứ 14 nhà Nguyễn (1862), các vị trên được thờ ở đền Trung Liệt, Hà Nội, cùng với ba con của Trần Đĩnh là Trần Dần, Trần Hạc và Vũ Trọng Dật (con rể) …” (*). Tôi tin vào gia tộc và người tử tế.

“Chiều buông ngọn khói hoang sơ/ Tiếng chuông ngàn tuổi tỏ mờ trong mây…” (Trần Đăng Khoa). Văn chương đích thực là món ăn tinh thần sạch và ngon của người dân, là chân thiện mỹ, ngọc cho đời. Tôi tin nhiều thế kỷ, bạn đọc sẽ còn quay lại với Trần Đăng Khoa để hiểu một thời. May mắn thay tôi là người cùng thời. Tôi viết bài Trần Đăng Khoa trong tôi, sau khi cẩn thận đọc kỹ lại blog Lão Khoa, bổ sung thêm và hệ thống tư liệu. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tran-dang-khoa-trong-toi/

 Trần Đăng Khoa thần đồng văn chương

Trần Đăng Khoa là nhà thơ, là giấy thông hành của thơ Việt hiện đại đi ra thế giới. Trần Đăng Khoa, Nguyễn Khải, Nguyên Ngọc là ba nhà văn, nhà thơ đương đại mà tôi yêu thích. Trần Đăng Khoa là tên giống nhau của ba người khác nhau. họ đều và tài năng, đó là Trần Đăng Khoa (nhà thơ) với Trần Đăng Khoa (bộ trưởng) và Trần Đăng Khoa (diễn giả). Trần Đăng Khoa trong tôi là Trần Đăng Khoa nhà thơ, có tính hướng nội, văn chương viết ít nhưng cẩn trọng và đều hướng tới “giản dị, xúc động, ám ảnh“. Tôi trích dẫn văn Khoa để thỉnh thoảng đọc lại. Riêng với Lão Khoa thì tôi may mắn ở chung xóm Lá nên trò chuyện tự nhiên, đôi khi suồng sả thân tình vì nghĩ mình người quen và nhiều tuổi hơn Khoa một chút. Đọc Đảo Chìm của Trần Đăng Khoa, nhà văn Lê Lựu nhận xét : “Tất cả những truyện viết trong Đảo chìm, Khoa đã kể cho tôi nghe không dưới 10 lần, nhưng đến khi đọc văn vẫn thấy có cái gì như mình mới khám phá, như mới bắt gặp, như mới đột nhiên ngỡ ngàng và cứ như thần. Mà chuyện thì rõ ràng là đã nghe kể đến thuộc làu rồi”. Tôi cũng đã đọc Chuyện ở Quảng Bình của Trần Đăng Khoa không dưới 10 lần và tự mình chép lại những bài tâm đắc nhất. Lạ thật!  một thời gian sau rỗi rãi đọc lại, cũng vẫn thấy như Lê Lựu “có cái gì như mình mới khám phá, như mới bắt gặp, như mới đột nhiên ngỡ ngàng và cứ như thần”. Lão Khoa Vài nét về thơ Việt Nam hiện đại là một thí dụ. Khoa đã xuất sắc khái quát nửa thế kỷ thơ Việt tại cuộc gặp gỡ các nhà thơ thế giới tổ chức tại Pháp từ ngày 22-5 đến 02-6- 2013. Tài thật ! Đúng là văn chương đích thực  giản dị, xúc động, ám ảnh!  Tôi tâm đắc với bài viết và thật sự thú vị  khi đọc kỹ nhiều lần chính văn cùng các lời bình hay của bạn hữu.

Trần Đăng Khoa sinh ngày 24 tháng 4 năm 1958 ở làng Trực Trì, xã Quốc Tuấn huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương là nhà thơ, nhà báo, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam hiện làm Trưởng ban Văn nghệ Đài Tiếng nói Việt Nam, Giám đốc Hệ Phát thanh có hình.

Trần Đăng Khoa là thần đồng văn chương Việt Nam. Bài thơ đầu tiên của Trần Đăng Khoa được in trên báo Văn nghệ năm 1966 khi đó Khoa 8 tuổi, đang học kỳ hai lớp Một trường làng. Năm 1968, khi mới 10 tuổi, tập thơ đầu tiên của ông Từ góc sân nhà em (tập thơ tiếp theo là Góc sân và khoảng trời) được Nhà Xuất bản Kim Đồng  xuất bản. Tác phẩm nổi tiếng nhất là bài thơ “Hạt gạo làng ta”, sáng tác năm 1968, được thi sĩ Xuân Diệu hiệu đính, sau được nhạc sĩ Trần Viết Bính (Đồng Nai) phổ nhạc năm 1971.

Những bài thơ thuở thơ ấu của Trần Đăng Khoa từ một làng quê bé nhỏ hẻo lánh, lúc bấy giờ chiến tranh ác liệt, bom đạn mù mịt, đã được bạn đọc cả nước đón nhận nồng nhiệt và được dịch ra hơn 40 thứ tiếng trên thế giới đầu tiên là nước Pháp, với chùm thơ in trên báo “Nhân đạo” năm 1968, do nhà thơ nhà báo Mađơlen Riphô dịch, giới thiệu và sau đó là tập thơ “Tiếng hát kế tục”, mà Trần Đăng Khoa có tới 35 bài. Cũng năm đó, hãng Truyền hình Pháp đã làm một cuốn phim tài liệu dài 30 phút mang tên “Thế giới nhỏ của Khoa” (Le petit monde de Khoa) do đạo diễn Gerard Guillaume trực tiếp viết kịch bản và lời bình. Bộ phim này đã được phát trên các kênh truyền hình Pháp và Châu Âu theo lời giới thiệu của nhà thơ Xuân Diệu, vào thời điểm giao thừa ngày 1-1-1969.

Cuốn phim tài liệu này 40 năm sau mới xuất hiện trên kênh truyền hình Đài Tiếng nói Việt Nam VOV và thành một hiện tượng có sức ám ảnh rất mạnh đối với khán giả, đặc biệt là những người dân quê ở Nam Sách, Hải Dương. Nhiều người xem đã khóc vì bất ngờ gặp lại người thân của mình. Hầu hết các nhân vật của phim đã chết. Trong đó, có nhiều liệt sĩ mà bây giờ vẫn chưa tìm được hài cốt. Bộ phim đã hóa thành một viện bảo tàng, lưu giữ những vẻ đẹp sống động của con người và cảnh sắc một làng quê Bắc bộ, mà giờ đây không còn nữa” như Trần Đăng Khoa đã kể lại như vậy trong bài viết của mình khi nhìn lại nửa thế kỷ thơ Việt.

Trần Đăng Khoa nhập ngũ ngày 26 tháng 2 năm 1975 khi đang học lớp 10/10 tại trường phổ thông cấp 3 Nam Sách, quân số tại Tiểu đoàn 691 Trung đoàn 2 Quân tăng cường Hải Hưng. Sau đó Trần Đăng Khoa được bổ sung về quân chủng hải quân có thời gian ở Trường Sa (để sau này tác phẩm Đảo chìm nổi tiếng ra đời năm 2006 đến 2009 đã tái bản 14 ?-25 lần) . Sau đó ông theo học Trường Viết văn Nguyễn Du và được cử sang học tại Viện Văn học Thế giới M. Gorki thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Nga. Khi trở về nước ông làm biên tập viên Văn nghệ Quân đội. Từ tháng 6 năm 2004, khi đã mang quân hàm thượng tá Quân đội nhân dân Việt Nam, ông chuyển sang phụ trách Ban văn nghệ Đài Tiếng nói Việt Nam. Hiện nay ông giữ chức giám đốc của hệ phát thanh có hình VOVTV của đài.

Trần Đăng Khoa không có nhiều tác phẩm thơ và văn chương nhưng viết rất kỹ, rất có trách nhiệm với xã hội, với một lối thơ hay văn đều hướng tới “giản dị, xúc động, ám ảnh” như ý thức thường xuyên suốt đời của Khoa.  Những tác phẩm văn chương nổi bật có : Từ góc sân nhà em, (thơ, 1968).Góc sân và khoảng trời (thơ, 1968, tái bản khoảng 30 lần, được dịch và xuất bản tại nhiều nước trên toàn thế giới); Khúc hát người anh hùng (trường ca, 1974). Bên cửa sổ máy bay (tập thơ, 1986); Chân dung và đối thoại (tiểu luận phê bình, Hà Nội: Nxb Thanh niên, 1998, tái bản nhiều lần. Tác giả cho biết ban đầu đã dự kiến phát hành tập II của tác phẩm này, nhưng hiện đã gộp bản thảo vào phần I để tái bản); “Thơ tình người lính biển” (bài thơ đã được Hoàng Hiệp phổ nhạc); Đảo chìm (tập truyện – ký, Nxb Văn hóa thông tin 2006, tái bản nhiều lần). Khoa đã có đóng phim từ tuổi thơ được lưu lại trong chuyện đời tự kể Lão Khoa làm diễn viên và ít nhất ba lần được tặng giải thưởng : Giải thơ của báo Thiếu niên Tiền phong (các năm 1968, 1969, 1971), Giải nhất báo Văn nghệ (1982) và Giải thưởng Nhà nước (năm 2000).

Nhà thơ Trần Đăng Khoa nhận giải thưởng văn học tại Thái Lan, Giải thưởng Sunthorn Phu trao cho các nhà thơ Đông Nam Á có những cống hiến xuất sắc trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, ngày 29 tháng 6 năm 2013. Sunthorn Phu (สุนทรภู่, 1786–1855) là nhà thơ Thái Lan, danh nhân văn hoá thế giới, có tác phẩm lớn là pho sử thi đồ sộ Phra Aphai Mani và hàng ngàn bài thơ đã đi vào đời sống tinh thần của nhân dân Thái Lan suốt mấy trăm năm nay. Sunthorn Phu là một thường dân đã phá bỏ lối thơ tháp ngà của nhiều thi sĩ trước đó bằng cách viết dung dị với ngôn ngữ bình dân cùng các chủ đề gần gũi với đời sống bình thường của người dân Thái lam lũ. Khoa đã có một bài phát biểu thật ngắn “giản dị, xúc động và ám ảnh”  khi nhận giải mà ý sau cùng của bốn ý phát biểu là:  “Thật kỳ diệu khi đất nước Thái Lan văn hiến đã có sáng kiến rất đẹp trong việc giữ gìn di sản của Sunthorn Phu, và biến những di sản ấy không còn là những hiện vật bất động ở trong viện bảo tàng mà là một hiện thực sống động được giữ gìn trong thế phát triển và hội nhập, để nhà thơ vĩ đại Sunthorn Phu vẫn tiếp tục đồng hành cùng chúng ta đến với tương lai. Chúng ta tin, và rất tin rằng, cùng với Nguyễn Du, cây đại thụ Sunthorn Phu không phải chỉ tỏa bóng xuống các miền đất Đông Nam Á, mà còn tiếp tục tỏa bóng xuống nhiều châu lục trên nhiều bến bờ thế giới.”

Nhà thơ Trần Đăng Khoa có vợ và con gái. Hai cụ thân sinh sống ở quê với chị gái của Khoa là Trần Thị Bình, một cụ vừa mất gần đây.  Nhà thơ có anh trai  là nhà thơ, nhà báo Trần Nhuận Minh, tác giả các tập thơ Nhà thơ và Hoa cỏ, Bản xô nát hoang rã, 45 Khúc Đàn bầu của kẻ vô danh…, nguyên là Chủ tịch Hội văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Ninh và một người em gái nữa tên là Trần Thị Thuý Giang, hiện làm giáo viên tại Cẩm Phả Quảng Ninh. Đời thường của Khoa là một người tử tế, thông minh, giỏi ăn nói, có khiếu hài hước, không thích bia rượu, gái gú, chẳng có đam mê gì  ngoài những trang viết mà ở đấy “thường là y dồn hết tâm lực” như chính Trần Đăng Khoa chân dung tự họa.


Trần Đăng Khoa thơ văn nết đất

Nguyên Hùng tả chân ‘Trần Đăng Khoa’ hay và chuẩn. Phục!  Trần Đăng Khoa trong mắt bạn bè có khá nhiều bài hay và thật tâm đắc nhưng tôi thích hơn cả là sự phác thảo chân dung thật thú vị ‘Trần Đăng Khoa’ của nhà thơ tiến sĩ công trình thủy Nguyên Hùng trong tác phẩm 102 MẢNH GHÉP VĂN NHÂN : “Từ góc sân nhà em / Chơi với Vàng với Vện / Ăn hạt gạo làng ta / Lớn lên thành lính biển. / Khúc hát người anh hùng / Vẫn còn vang vọng mãi / Yêu bạn, họa chân dung / Quý tài, mời đối thoại. / Những năm học Gorky / Luôn nhớ ngày trực chiến / Đợi mưa đảo sinh tồn/ Như mong người yêu đến. / Thần đồng nay làm quan / Vẫn em em bác bác / Dáng củ lạc nông dân / Mà hoạt ngôn, hóm phết ! “.

Với tôi, Trần Đăng Khoa thơ văn nết đất, Khoa là Nghê Việt một trong những sáng tạo đỉnh cao của văn hóa Việt. “Sách Nhàn đọc dấu câu có câu không” ẩn hiện như tiềm long, một trong chín đứa con của rồng (long sinh cửu tử) theo thời mà biến hóa. Nghê Việt được phổ biến rộng trong dân gian thời Trần và được đúc kết bởi tác phẩm ““Tiềm Xác Loại Thư” của Trần Nhân Tích. Nghê Dân Gian là linh vật gác cổng giữ nhà hiền lành, tin cẩn như chó nhà và hung dữ, nguy hiểm, tinh khôn như chó sói. Nghê Thường là linh vật ngây dại như trẻ thơ, nhởn nhơ như nai rừng, tin yêu như thục nữ nhưng vô cùng quý hiếm. Toan Nghê là linh vật có sức mạnh phi thường giống như sư tử, như mèo thần, thích nghỉ ngơi, điềm tĩnh, chăm chú chọn cơ hội, khi ra tay thì cực kỳ mau lẹ, dũng mãnh và hiệu quả. Kim Nghê là linh vật giống như kỳ lân, trâu ngựa thần, có tài nuốt lửa nhả khói, nội lực thâm hậu, nhanh mạnh lạ lùng, dùng để cưỡi đưa chủ nhanh đến đích. Đêm Yên Tử tôi ngộ ra điều những gia đình phúc hậu qua chín đời đạt đến thuần âm hoặc thuần dương có thể có Nghê Việt.

(*)  Theo các thư tịch cổ thì cụ tổ chín đời của nhà thơ Trần Đăng Khoa là cụ Trần Thọ, (1639 – 1700), tự là Nhuận Phủ, đỗ tiến sĩ khoa Canh Tuất (1670), làm quan đến chức Hình bộ thượng thư. Cụ là con Hàn lâm viện Thừa chỉ, Dụ Phái Hầu Trần Phúc (theo sắc phong hiện còn lưu tại Từ Đường dòng họ). Khi là Tả thị lang bộ Hộ, tước Hầu (Phương Trì Hầu), tháng 4 năm Canh Ngọ (1690), cụ Trần Thọ là phó sứ đi Trung Hoa với nhiệm vụ đòi lại đất bốn châu biên giới đã bị nhà Thanh lấn chiếm gồm: Bảo Lạc, Vị Xuyên, Thủy Vĩ và Quỳnh Nhai, trong đó Vị Xuyên nay vẫn mang tên cũ, thuộc tỉnh Hà Giang. Trong bộ sách “Lịch triều hiến chương loại chí”, học giả Phan Huy Chú khen Trần Thọ là một trong số các nhà bang giao tài giỏi của nhà nước ta ở thời Lê. Cụ Trần Thọ có tác phẩm “Nhuận Phủ thi tập”, hiện còn ba bài thơ về bang giao với nhà Thanh trong “Toàn Việt thi lục” của Lê Quý Đôn.

Cụ tổ tám đời là Trần Cảnh (1684 – 1758), đỗ tiến sĩ khoa Mậu Tuất (1718), làm quan Tế tửu Quốc Tử Giám (tương đương Bộ trưởng Bộ giáo dục bây giờ). Trong 18 năm cuối đời, từ 1740 – 1758, cụ được phong tước Công, lần lượt giữ chức Thượng thư bốn bộ: bộ Công, bộ Hình, bộ Binh, bộ Lễ, hai lần giữ chức Tham tụng, tước Thái bảo (một trong ba tước cao nhất của triều đình), Đặc tiến Kim tử Vinh lộc Đại phu, Thượng trụ quốc. Mặc dầu đương chức Tể tướng đứng đầu triều, cụ vẫn khẩn thiết xin vua cho về hưu. Rồi cùng nhân dân khẩn hoang, mở ấp. Cùng với việc làm ấy, cụ đã soạn bộ sách “Minh nông chiêm phả”, dâng vua Lê Hiển Tông năm Kỷ Tị (1749), được coi là bộ sách khoa học nông nghiệp đầu tiên của nước ta. Viết về cụ Trần Cảnh, nhà văn, nhà sử học Phạm Đình Hổ (1768 – 1839) ghi rằng: “Làm quan đến chức công khanh mà vẫn ở trong nhà tranh vách đất như ông thì tôi chưa thấy có ai”. Khi cụ về triều nhận chức Tể tướng lần thứ hai, cả nhà chỉ có 30 quan tiền lẻ, và khi theo vua đi công cán, vợ con đói đến mức, Trần Tiến, là con trưởng, phải đến bộ Lại nhờ cấp tiền gạo cứu đói. Cụ đưa các quan đi làm việc ở đâu, đều lệnh trước cho nơi đó, cấm không được tiếp đón bằng rượu thịt, cấm giết gà lợn để thết đãi.

Cụ tổ bảy đời là Trần Tiến (1709 – 1770), tự là Khiêm Đường, hiệu là Cát Xuyên, đỗ tiến sĩ khoa Mậu Thìn (1748) làm quan Phó đô Ngự sử, tước Bá (Sách Huân Bá), Đặc tiến Kim tử Vinh lộc Đại phu, sau thăng Lễ bộ Thượng thư, tác giả các bộ sách: Đăng khoa lục sưu giảng, Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, Cát Xuyên thi tập, Cát Xuyên tiệp bút, Niên phả lục… Sách giáo khoa phổ thông “Ngữ văn lớp 10 nâng cao”, vinh danh cụ là một trong 5 nhà viết ký xuất sắc nhất của nền văn học trung đại Việt Nam (938 – 1858) gồm: Vũ Phương Đề, Trần Tiến, Lê Hữu Trác, Phạm Đình Hổ, Lý Văn Phức. Cụ Trần Tiến sinh ra Trần Trợ (1745 – ?) và Trần Khuê… Trần Trợ, tên khai sinh là Trần Quý, lịch sử văn học Việt Nam ghi là Trần Quý Nha, làm quan Trợ giáo thái tử (dạy con vua Lê học, nên gọi là cụ Trợ), Viên ngoại lang bộ Lễ, sau làm Tri phủ huyện Đoan Hùng, Hoài Đức, tác giả tập ký “Tục Công dư tiệp ký”.

Cụ tổ sáu đời là Trần Khuê. Cụ đã cùng anh ruột là Phương Trì Hầu Trần Lương, Sùng Lĩnh Hầu Trần Thai cùng em con chú ruột là Côn Lĩnh Bá Trần Đĩnh, Thủ lệnh trấn Hải Dương và Tổng trấn Kinh Bắc Trần Quang Châu, hộ giá vua Lê Chiêu Thống khi vị vua này bôn ba ở các tỉnh phía Bắc, chưa sang cầu cứu nhà Thanh. Đến năm Tự Đức thứ 14 nhà Nguyễn (1862), các vị trên được thờ ở đền Trung Liệt, Hà Nội, cùng với ba con của Trần Đĩnh là Trần Dần , Trần Hạc và Vũ Trọng Dật (con rể).

Cụ tổ năm đời là Trần Ích, Tri phủ huyện Phú Xuyên và huyện Đồng Sơn.

Cụ tổ bốn đời là Trần Tấn (1863 – 1887), tham gia phong trào Cần Vương của vua Hàm Nghi, là tiểu tướng của Nguyễn Thiện Thuật. Cụ đã hy sinh năm 24 tuổi, trong một trận chỉ huy chống càn, khi quân Pháp đánh vào căn cứ Bãi Sậy.

Đến đời ông nội nhà thơ Trần Đăng Khoa chỉ là nhà nho nghèo, học giỏi nhưng người Pháp không trọng dụng. Ông dạy học tư ở xã xa, lấy con gái ông chủ nhà trọ, gia cảnh sa sút, đói nghèo. 

Khám phá ra sự thật về gia tộc thuộc dòng dõi trâm anh thế phiệt của nhà thơ Trần Đăng Khoa, tôi mới phát hiện ra rằng: cái hun đúc nên tài thơ đặc biệt của cậu bé được mệnh danh là thần đồng khi mới 7-8 tuổi đầu ấy chính là dòng nguyên khí của tổ tiên bao đời với những tên tuổi lẫy lừng trong lịch sử nước Việt. Dòng nguyên khí ấy bị gián đoạn một vài chặng cho đến khi cậu bé Khoa chào đời, cậu đã đủ đầy nhân duyên để lĩnh hội và tỏa sáng, trở thành một thần đồng thơ lừng lẫy, một nhà văn, nhà báo nổi tiếng như bây giờ.” (Nguồn: Gia tộc Trần Đăng Khoa  của nhà báo Hoàng Anh Sướng đăng trên Văn Hiến Việt Nam).

(**) Nguyễn Du 250 năm nhìn lại là tấm gương soi thấu nhiều uẩn khúc lịch sử. Nguyễn Du và đền cổ Trung Liệt; Bí mật kho báu trên đỉnh Tuyết SơnNguyễn Du Xuân Hương luận anh hùng. Nguyễn Du cuộc đời và thời thế; Nguyễn Du mười lăm năm lưu lạc 1781-1796; Hồ Xuân Hương kiệt tác thơ chữ Hán  Nguyễn Du đêm thiêng đọc lại .. hé lộ tư liệu mới về bí mật ngoại giao thời Tây Sơn,  Nguyễn Du và thời đại Nguyễn Du.

Đêm Yên Tử Lão Khoa Hoàng Kim

Nhà thơ Trần Đăng Khoa khuyến khích tôi viết về Đêm Yên Tử. Tôi cũng tự nhận thấy, đây là một trong những trãi nghiệm quý giá nhất đời mình nhưng mãi đến nay mới tỉnh thức được đôi điều. Hôm trước tôi đã “Đêm Yên Tử” trên facebook Notes nhân việc đọc “Gai và Hoa” (1) của Thu Nguyệt VN và “Dịu dàng hoa cỏ” thơ họa vần của Hoàng Kim (2). Trần Đăng Khoa trò chuyện cùng tôi về “Đêm Yên Tử”: @Hoàng Kim Cám ơn bác đã yêu quý cậu Khoa. Nhưng chuyện đã qua lâu rồi, chúng ta hãy để cậu “yên giấc ngàn thư”, vì cu cậu cũng đã xong phận sự. Tôi chỉ tò mò, sao bác lên Yên Tử giữa đêm? Bác lại có nhiều vốn liếng về Yên Tử và Trần Nhân Tông, giá bác làm thơ hay viết bút ký, tùy bút về Đêm Yên Tử thì hay biết mấy. Đặc biệt là không khí Yên Tử. Đã có nhiều bài thơ, ca khúc rất hay viết về vùng đất này. Thêm một tấm lòng và góc nhìn nữa của Hoàng Kim cũng sẽ làm cho Yên Tử phong phú thêm đấy.

Đêm Yên Tử câu khuyên của Lão Khoa là một kết nối kỳ lạ, bất chợt và thật khó cắt nghĩa. Trên blogtiengViet, Trần Đăng Khoa có Lão Khoa còn tôi thì có  Dạy và học   Tôi viết cảm nhận trò chuyện trực tuyến trên trang mạng của Khoa. Ý nghĩ chảy nhanh ra đầu bút. Trước đó, tôi hào hứng, liều lĩnh nhận định với Khoa rằng: Theo tôi, Khoa có ba đóng góp nổi trội cho văn chương Việt đó là “thơ”, “chân dung văn” và “văn thông tấn”. Đó là ba sở trường cũng là ba chặng đường sự nghiệp của Trần Đăng Khoa. Bạn nếu có chút khoảng lặng mời ghé vào góc riêng của tôi cùng nhấm nháp đọc lại thư mục Trần Đăng Khoa thì thấy điều tôi nói là đúng; Thơ văn Trần Đăng Khoa gần đây tôi thích nhất các bài:  Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đảo chìm, Hoa xương rồng nở, Ngày xuân nghĩ về Bác, Nguyên Ngọc, Vài nét Hữu Ngọc, Ivan Noviski, Nhớ thày cũ, Người từ cõ trước, Thời sự làng tôi, Quyền lực thứ tư. Lão Khoa, Vài nét về thơ Việt Nam hiện đại; Khoảng khắc và muôn đời ; Tôi đặc biệt tâm đắc với Trần Đăng Khoa  là câu “thơ văn hay phải giản dị, xúc động, ám ảnh” . Tôi cũng quyết rèn luyện thơ văn theo hướng đó . Tôi đã kể cho Khoa nghe về chuyện tôi đã thuộc lòng bài thơ dài “Em kể chuyện này” của Khoa dù chỉ nghe nhà thơ Xuân Diệu đọc chỉ một lần và nay sau bao năm vẫn có thể lập tức đọc lại; Tôi là bạn học Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc và cùng đi bộ đội cùng đợt với anh Ái trong “Chuyện ở Quảng Bình” của Khoa nhưng tuy tôi là người trong cuộc vẫn không kể lại thật hay như Khoa đã viết chuyện này; Và hai câu thơ của Trần Đăng Khoa “Ngoài thềm rơi cáí lá đa.Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng” khi tôi nghe tiếng lá cây gạo trên 700 tuổi rơi rất mỏng lúc canh khuya ở hang cọp Yên Tử tại chùa Bảo Sái tôi mới thấm hiểu ra sao. Chiếc lá Yên Tử tôi đã mang về…

Đêm Yên Tử và ba câu chuyện này tôi đã dẫn trên mạng và Văn nghệ Quảng Minh

Thứ nhất, thuở 17 tuổi, tôi được nghe duy nhất một lần bài thơ dài của Trần Đăng Khoa “Em kể chuyện này” do bác Xuân Diệu đọc. Thế mà không hiểu sao,  tôi đã nhập tâm thuộc luôn cho đến ngày nay. Bình sinh tôi cũng chẳng mấy khi thuộc thơ văn một ai, kể cả thơ văn mình,  nhưng lại thuộc được Hịch Tướng sĩ, phần lớn Truyện Kiều, nhiều bài thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm “Qua đèo chợt gặp mai đầu suối” của Bác Hố, và bài thơ trên của Trần Đăng Khoa. Tôi nghiệm ra:  khi mình rất thích ai đó và thích điều gì đó thì mới tự nhớ được. Thơ Trần Đăng Khoa có nhiều bài được bạn đọc nhớ.

Thứ hai, Trần Đăng Khoa trên blog treo hai câu thơ “Cái còn thì vẫn còn nguyên. Cái tan dù tưởng vững bền cũng tan“. Hẵn anh chàng tâm đắc nhất hai câu này!  Riêng tôi thì cho đến lúc này vẫn thích nhất chọn ở Khoa hai câu “Ngoài thềm rơi cáí lá đa.Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng”. Sự tinh tế đến kỳ lạ ! Tôi tin một cách thành thực là Khoa có năng khiếu dự cảm và nhận được chiếc lá  tâm linh để làm thư đồng thời đại. Tôi đã ngồi một mình ở hang cọp sau chùa Bảo Sái lúc gần ba giờ khuya đêm 17 tháng 1 năm 2010. Trời rất tối.  Đêm rất sâu và vắng, Lắng nghe một tiếng xạc rất khẽ từ vời vợi trên cao kia của chiếc lá cây gạo 700 tuổi ở non thiêng Yên Tử thả vào thinh không. Tôi chợt rùng mình thấm hiểu sự nhọc nhằn của đức Nhân Tông “giờ Tý. Ta phải đi rồi”.  Người tại thế võn vẹn chỉ 50 năm, lúc 35 tuổi sung mãn nhất đời người đã trao lại ngôi vua, chia tay người đẹp, rũ bỏ vinh hoa, tìm về Yên Tử, kịp làm năm việc chính trong đời ! Tôi ngộ ra câu thơ thần của Nguyễn Trãi viết về Người “Non thiêng Yên Tử chòm cao nhất/ Trời mới canh năm đã sáng trưng” khi và chỉ khi, tôi đã 57 tuổi và tự mình chứng nghiệm Lên non thiêng Yên Tử: “Tỉnh thức giữa non thiêng Yên Tử/ Để thấm hiểu đức Nhân Tông/ Ta thành tâm đi bộ.  Lên tân đỉnh chùa Đồng/ Tâm sáng Ức Trai trong tựa ngọc…” Trần Đăng Khoa thì đã viết hai câu thơ thần đồng trên khi Khoa còn tuổi thơ. Tôi lẫn thẫn nghĩ rằng Trần Đăng Khoa có được sự tinh tế đặc biệt này có lẽ là đã nhận được chỉ dấu “lá bối” tâm linh của thiên tài văn chương Ức Trai gửi lại.

Và thứ ba là bài ký “Chuyện ở Quảng Bình” . Tôi có sự đồng cảm lạ lùng của người trong cuộc. Anh Hoàng Hữu Ái cùng quê Quảng Bình, cùng học Trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc. Anh học lớp Trồng Trọt ba, tôi học lớp Trồng Trọt bốn. Chúng tôi đi bộ đội cùng ngày 2.9 và cùng chung đơn vị. Sau này tổ chúng tôi bốn người thì anh Xuân và anh Chương hi sinh, chỉ còn Phạm Huy Trung và tôi về Trường cũ học tiếp. Tôi kể chuyện này trong “Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời” và vẫn tự hỏi là vì sao mình là người trong cuộc mà chưa thể viết được như thế ?

“Xuân Diệu bình thơ Trần Đăng Khoa” và “Đêm Yên Tử nghĩ về Côn Sơn”  tôi cũng có ghi chép khác.

“Trần Đăng Khoa trong tôi” với tôi là một trãi nghiệm quý. Đọc Lão Khoa, blog chính thức của nhà văn Trần Đăng Khoa khởi đầu từ năm 2011, bài đầu tiên là Lời thưa, kế đến là Nông thôn bây giờ, Nguyên Ngọc, Chuyện tào lao Lão Khoa, Thơ Trần Đăng Khoa. Tôi lắng đọng nhiều điều. Trần Đăng Khoa trong Lời thưa trao đổi rằng chúng ta nên đọc chính văn, thơ văn và trao đổi của chính tác giả để tránh những điều ngộ nhận qua lời đồn. Cuộc đời cao hơn trang sách lưu lại kinh nghiệm sống được trãi nghiệm.

Cám ơn Khoa.

XUÂN DIỆU BÌNH THƠ TRẦN ĐĂNG KHOA

Tôi nhớ cách đây 40 năm khi chú Xuân Diệu đến đọc thơ ở Trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc. Mấy ngày hôm trước, trên bảng thông tin của Trường viết hàng chữ bằng phấn trắng. Lúc 7g tối thứ Bảy này có phim TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT CÓ THỂ HOÃN ! Thuở đó liên hệ phim rạp thật khó. Người viết có lẽ vì không chắc chắn nên đã viết câu trước rất khiêm tốn, nhỏ nhắn , còn câu sau thì viết rất to , ý muốn nói có thể có phim mà cũng có thể không, trường hợp đặc biệt có thể hoãn (để mọi người đừng phiền). Buồn cười là không hiểu sau, có lẽ là vì quá mong mỏi nên các lớp sinh viên chúng tôi lại kháo nhau, rũ nhau đi xem vì tên phim hay lắm, ngộ lắm. Trời mới chập tối, sân trường đã có nhiều người đến xí chỗ tốt gần rạp chiếu. Mặc dù thứ bảy là ngày cuối tuần, nhiều bạn thường về Hà Nội hoặc đi Bích Động. Cuối cùng, thì việc sẽ đến phải đến. Tối đó không có phim thật nhưng thay vào đó Đoàn trường đã rước được nhà thơ Xuân Diệu về nói chuyện.

Tôi thích thơ nên ngồi gần và nhớ như in cái chuyện thay kính của nhà thơ Xuân Diệu khi ông trò chuyện đến chỗ hứng nhất (Sau này trong Chân dung và đối thoại, tôi đặc biệt ấn tượng cái chi tiết tả thực này của Trần Đăng Khoa là Xuân Diệu không có thói quen lau kính mà ông có hai kính để luôn thay đổi., khi kính bị mờ là ông thay kính khác và nói chuyện thật say mê). Ông nói rất hào hứng và tôi thì nhìn ông như bị thôi miên. Đột nhiên ông chỉ vào mặt tôi : “Đố em biết Trần Đăng Khoa mấy tuổi?”. Tôi sững người hơi lúng túng vì bất ngờ nhưng sau đó kịp đáp ngay là Trần Đăng Khoa cỡ tuổi Hoàng Hiếu Nhân nên tôi nghĩ rằng có lẽ Khoa nhỏ hơn tôi ba tuổi. Hình như chú Xuân Diệu quên béng mất câu hỏi và cũng chẳng quan tâm đến tôi đang chờ đợi ông giải đáp cho mọi người là đúng hay sai. Mắt Xuân Diệu tự dưng như mơ màng, như thảnh thốt nhìn vào một chốn xa xăm … Giọng ông hạ chùng hẵn xuống như nói thủ thỉ với riêng tôi trước mặt mà quên mất cả một cử toạ đông đảo: “Tôi học bà má Năm Căn gọi anh giải phóng quân bằng thằng giải phóng quân cho nó thân mật. Tôi gọi Trần Đăng Khoa là thằng cháu Khoa vì sự thân mật, chứ thực tình Trần Đăng Khoa lớn lắm…. lớn lắm… lớn lắm (ông lắc lắc đầu và lặp lại ba lần). Mai sau, muốn biết thời gian lao của nước mình, người đọc chắc chắn phải tìm đến Khoa. Xuân Diệu đây này (Ông gập người xuống, tay nắm mũi làm điệu bộ )Tôi phải cúi..úi ..i xuống như thế này (Xuân Diệu gập người thấp, rất thấp, tay lay mũi, tay đỡ kính) đến lấm mũi và gọi là …. ông Khoa. Ông đột ngột nói to : ÔNG KHOA ! (mọi người cười ồ lên). Tôi – Xuân Diệu nói tiếp- đang chuyển thể và giới thiệu thơ Khoa ra thế giới. Hay lắm ! Thú lắm ! Tôi đọc cho các anh chị nghe nhé. EM KỂ CHUYỆN NÀY … Ông đọc chậm rãi – Chưa khi nào và chưa bao giờ tôi nghe thơ hay vậy. Và tôi thuộc , thuộc năm lòng suốt 40 năm! Các bạn biết không, tôi rất dỡ việc nhớ số điện thoại, thế mà lại thuộc một bài thơ dài. Số điện thoại của tôi đây, Hoàng Kim 0903613024. Bạn hãy kiểm tra bất chợt bất cứ lúc nào để biết chắc rằng tôi không có thủ một cuốn thơ của Khoa trong tay. Và rằng thật may mắn trên đời , chúng tôi có Khoa cùng xóm lá và Khoa thì may mắn có người thầy không lồ như Xuân Diệu để đứng lên vai, để lắng nghe những lời khen chê và tự soi lại mình, để Khoa mãi là Khoa trong lòng người cùng thời và Khoa không thể viết nhạt, không phụ lòng người đọc.

Để minh chúng , tôi xin chép lại bài thơ tôi nghe từ dịp đó. Bản này so với các bản in sau này, hình như Khoa có sửa một ít chữ hoặc cũng có thể nhà thơ Xuân Diệu hoặc tôi nhớ sai …

* Phản hồi từ: Trần Đăng Khoa @Hoang Kim Cám ơn bác đã cho tôi những tư liệu rất hay về nhà thơ XD. Động tác và tính cách là rất chuẩn. XD đúng như vậy. Hy vọng dịp nào chúng ta gặp nhau. Chúc bác thành công trong sự nghiệp Dạy và Học.

EM KỂ CHUYỆN NÀY…

Trần Đăng Khoa

Sáng nay
Bọn em đi đánh dậm
Ở ao làng
Bên ruộng Lúa xanh non
Những cô Lúa phất phơ bím tóc
Những cậu Tre
Bá vai nhau
Thầm thì đứng học

Những chị Cò trắng
Khiêng Nắng
Qua Sông
Cô Gió chăn Mây trên Đồng
Bác Mặt trời
đạp xe qua đỉnh Núi
vẻ vui tươi
nhìn chúng em nhăn nhó cười …

Chúng em rất vui
vì đánh được nhiều Cá.
Này chị Cua càng
giơ tay chào biển Lúa
Này thằng Rói nhớ ai
mà khóc mãi
mắt đỏ ngầu như lửa.
Này câu Trê
đánh võ ở đâu
mà ngã bẹp đầu.
Lòng chúng em dào dạt …

Bỗng …
Trên con đường cát
Có vài bạn gái
Dáng chừng vừa đi học về
Đầu đội mủ rơm
Lưng đeo túi thuốc
Khăn quàng nở xòe trước ngực
Theo gió bay bay…

-Các bạn tìm gì ở đây?
Hây tìm lọ mực
Hay tìm bút máy đánh rơi ?
Các bạn đều trả lời

– Hôm qua
Thằng Mỹ bị bắn rơi
xuống cánh đồng ta
Các chú dân quân dong nó đi xa
Vẫn còn lại
những dấu chân in trên cát
Vẫn còn lại
những dấu chân tội ác
Trông vào nhức mắt
Các bạn đào đổ xuống ao sâu
Đổ xuống lòng mương
Từ lúc mờ sương
Cho tới khi
tiếng trống gọi về trường
Vẫn chưa hết
những dấu chân trên cát
Vẫn chưa hết
những dấu chân tội ác
Các bạn còn đào
đổ xuống ao sâu.

– Chao ôi !
Những lão Trê
đánh võ ngã bẹp đầu
Thắng Rói
mắt đỏ ngầu như lửa
và những chị Cua càng
dơ tay chào biển Lúa
đã ăn phải dấu chân này
bẩn thỉu biết bao …

Chúng em lặng nhìn nhau
Chẳng ai bảo ai
Chúng em đổ cả xuống ao
Trở về nhà với chiếc giỏ không
Và hát nghêu ngao

(Em kể chuyện này…
Mẹ không mắng
nên chúng em rất thích)
Những chị chim Sâu trên cành
Nhìn chúng em cười
Tích !
Tích !

* Phản hồi từ: Trần Đăng Khoa @Hoangkim Tôi quên bài thơ này rồi mà bác thì nhớ. Tài thật. Có nhiều câu thêm vào như “mẹ không mắng đâu nên em rất thích”. Còn thì cơ bản chính xác. Vái bác

ĐÊM YÊN TỬ NGHĨ VỀ CÔN SƠN

Tôi viết cảm nhận này trực tiếp trên trang mạng của Khoa . Ý nghĩ chảy nhanh ra đầu bút. Tôi đang đánh máy bài thơ EM KỂ CHUYỆN NÀY chưa kịp lưu thì cảm nhận của Khoa hiện ra: “@Hoang Kim. Cám ơn bác đã cho tôi những tư liệu rất hay về nhà thơ Xuân Diệu. Động tác và tính cách là rất chuẩn. Xuân Diệu đúng như vậy. Hy vọng dịp nào chúng ta gặp nhau. Chúc bác thành công trong sự nghiệp Dạy và Học”. Hãy khoan, Khoa ơi để mình kể bạn nghe chuyện Đêm Yên Tử nghĩ về Côn Sơn nhé. Mình ám ảnh chuyện này quá. Chuyện này ví như: Sự ghi ơn người khai sinh chữ quốc ngữ; Nguyễn Du đâu chỉ đại thi hào; Hồ Chí Minh rất ít trích dẫn; Bác có nhầm lẫn kẻ phi thường; Qua đèo chợt gặp mai đầu suối, Tâm linh đọc lại và suy ngẫm … Đó đều là những bí ẩn lịch sử cần người minh triết để thấu hiểu để trao lại… Mình nếu như không viết được vào ô cảm nhận này, vào chính thời điểm này thì hình như ít người hiểu thấu.

Đêm Côn Sơn của Khoa là đêm lạ lùng ! Đêm Yên Tử nghĩ về Côn Sơn là đêm thiêng kỳ l ạ. “Tỉnh thức giữa đêm thiêng Yên Tử. Để thấm hiểu đức Nhân Tông. Ta thành tâm đi bộ . Lên tận đỉnh chùa Đồng. Tâm sáng Ức Trai trong tựa ngọc.” Hình như bí ần của Nhân Tông và Nguyễn Trãi đã mách Khoa ở Đêm Côn Sơn và đã gợi cho mình nhìn thấy một chút dấu hiệu nhận biết để mách cho Khoa ghi lại. Bác Trường Chinh là người viết nhiều thơ, trước tác thơ của bác chọn lưu lại là Dưới đèn đọc Ức Trai. Thơ văn Lý Trần, Lê, Mạc, đặc biệt là các tác gia Trần Nhân Tông, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Đào Duy Từ, Nguyễn Du đều cần những chuyên luận kỹ.

Năm trước khi “Chân dung và đối thoại” vừa mới ra lò. Mình nhớ cái chi tiết của Khoa khi nói về Đêm Côn Sơn trong đó có bốn câu:
“Ngoài thềm rơi cái lá đa.
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.
Mờ mờ ông bụt ngồi nghiêm.
Nghĩ gì ông vẫn ngồi yên lưng đền”.

Khoa viết rằng Xuân Diệu khen Khoa nghe tinh, có giác quan tinh tế và Xuân Diệu đã thay một chữ “nghĩ” cho chữ “sợ”mà ông Bụt hóa thành cơ thể sống, đã thành sự sống. Sự thẩm thơ tinh tưởng của Xuân Diệu là vậy. Ông chỉ thay đổi một chữ mà bài thơ biến đổi cả thần thái. Chữ “nghĩ “ này hay tương tự chữ “đi” trong câu thơ “Trái đất ba phần tư nước mắt/ Đi như giọt lệ giữa không trung” làm đổi thần thái câu thơ “Trôi như giọt lệ giữa không trung” mà Khoa đã bình luận.

Mình muốn bình thêm cái ý “thần đồng” nghĩa là “tuổi nhi đồng mà làm được những điều như có thần mách bảo”. Khoa né tránh bình luận chuyện này và viết “bây giờ thì y đã già và dứt khoát không phải là kẻ đắc đạo , vậy mà y vẫn phải còng lưng , ý ạch vác cái cây thánh giá ở lứa tuổi trẻ con.” Thực ra, phải nhìn nhận rằng Khoa có những câu thơ rất quý và rất lạ , lúc trẻ con mà đã viết được những câu “thần đồng” như trên mà người lớn không thể viết nổi.

Tôi đã có cảm giác thật kỳ lạ khi một mình lúc ba giờ khuya ngồi ở dưới chân Bụt Trần Nhân Tông nơi vòm đá hang cọp phía sau chùa Bảo Sái gần đỉnh chùa Đồng. Nơi đó và giờ đó là lúc Trần Nhân Tông mất. Người từ chùa Hoa Yên lúc nữa đêm đã nhờ Bảo Sái- một danh tướng cận vệ và đại đệ tử thân tín – cõng Người lên đây.

Bảy trăm năm sau, giữa đêm thiêng Yên Tử, ngồi một mình trong đêm lạnh, đúng nơi và kh oảng ba giờ khuya lúc đức Nh ân Tông mất Lắng nghe tiếng lá cây gạo trên 700 tuổi rơi rất mỏng lúc canh khuya. Bóng của Phật Nhân Tông mờ mờ ngồi nghiêm ngồi yên bình thản lưng đền. Lúc đó vụt hiện trong đầu tôi bài kệ “Cư trần lạc đạo” của đức Nhân Tông, bài thơ Yên Tử “đề Yên Tử sơn, Hoa Yên Tự” của Nguyễn Trãi và văng vẳng trong thinh không thăm thẳm vô cùng bài thơ chiêu tuyết Nguyễn Trãi “đêm Côn Sơn” của Khoa. Tôi phục Khoa quá!

Khoa ơi, hãy tin tôi đi. Những câu thơ thần đồng sức người không viết được. Khoa đã may mắn chạm được mạch tâm linh dân tộc, như tiếng đàn bầu ngân lên từ ruột trúc, mới viết được những câu thơ hay và lạ đến thế. Khoa ngẫm xem những câu thơ sau đây của Nguyễn Trãi tả Bình minh trên Yên Tử thật đúng là thần bút: “Non thiêng Yên Tử, đỉnh kỳ phong. Trời mới ban mai đã rạng hồng. Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả. Nói cười lồng lộng giữa không trung.”
http://hoangkimvietnam.wordpress.com/2010/07/14/truclamyentu/

Nguyễn Trãi viết thơ trên đỉnh Yên Tử lúc ban mai. Vậy Người leo núi từ khi nào? Đi từ hôm trước hay đi từ lúc nửa đêm như đức Nhân Tông? E chỉ có Yên Tử trả lời.

* Phản hồi từ: TRẦN ĐĂNG KHOA @Hoàng Kim Cám ơn bác đã yêu quý cậu Khoa. Nhưng chuyện đã qua lâu rồi, chúng ta hãy để cậu “yên giấc ngàn thư”, vì cu cậu cũng đã xong phận sự. Tôi chỉ tò mò, sao bác lên Yên Tử giữa đêm? Bác lại có nhiều vốn liếng về Yên Tử và Trần Nhân Tông, giá bác làm thơ hay viết bút ký, tùy bút về Đêm Yên Tử thì hay biết mấy. Đặc biệt là không khí Yên Tử. Đã có nhiều bài thơ, ca khúc rất hay viết về vùng đất này. Thêm một tấm lòng và góc nhìn nữa của HK cũng sẽ làm cho YT phong phú thêm đấy.

Cảm ơn Trần Đăng Khoa đã khuyến khích mình viết về Yên Tử. Hôm trước Búi Anh Tấn, tác giả của cuốn sách Đàm đạo về Điếu Ngự Giác Hoàng (Trần Nhân Tông) 405 trang, được nhiều người yêu thích, cũng đã khuyến khích mình như ý của Khoa. Mình sẽ cố gắng và rất mong được sư góp ý thẩm định của các bạn.

Hoàng Kim Trần Đăng Khoa trong tôi https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tran-dang-khoa-trong-toi/

CÓ MỘT CHỦ TỊCH HỘI CỰU THANH NIÊN XUNG PHONG NHƯ THẾ
Hoàng Minh Đức
(Làng Minh Lệ) 24 tháng 4, 2011


Năm 1964, ông Hoàng Minh Sơn lên đường nhập ngũ thì bà Hoàng Thị Dị lúc đó chỉ mới là một cô bé đang học cấp 2. Những năm đầu ông được bố trí công tác tại phòng chính trị Tỉnh đội Quảng Bình. Năm 1968, ông đi viết bài biểu dương tinh thần lao động của dân công Quảng Bình trên công trường Rào Nan. Ông đã gặp bà Dị và hai người yêu nhau. Họ hẹn hết chiến tranh sẽ tổ chức đám cưới. Nhưng cũng năm đó Đoàn 104, thanh niên xung phong Quảng Bình thành lập chi viện cho chiến trường. Bà xung phong vào Đoàn 104.

Được tin bà Dị đi thanh niên xung phong, ông Trần Sự Tỉnh đội trưởng Quảng Bình cho phép ông Sơn về 3 ngày để cưới vợ. Cưới xong, hai vợ chồng vội vã lên đường. Tiểu đoàn 46 của ông sang Lào chiến đấu trong đội hình của Sư đoàn 968, Quân khu 4. Đoàn 104 của bà phục vụ các tuyến đường trên đất Quảng Bình rồi năm sau cũng lật cánh sang tây Trường Sơn làm đường ở bên Lào. Năm 1972, có một lần bà đang làm trên cung đường 69 ở Khăm Muộn thì gặp ông hành quân đến Xa-va-na-khẹt.

Năm 1973, ông Sơn tham gia chiến dịch giải phóng Cao nguyên Bô-lô-ven. Bà Dị bị thương rồi về quê sinh con. Bà đặt tên cho con là Hoàng Đức Thắng. Bà chờ mong ông trong ngày chiến thắng sẽ trở về. Nhưng tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng miền Nam xong ông lại tiếp tục sang Lào giúp bạn. Bà vào đội kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt rồi làm thủ quỹ hợp tác xã Minh Lệ.

Năm 1985, ông Sơn về hưu. Hết làm chủ tịch Hội Cựu chiến binh của xã xong lại tiếp tục làm công tác Người Cao tuổi. Bà làm công tác phụ nữ rồi làm Chủ tịch Hội Cựu thanh niên xung phong của xã. Hai vợ chồng bà vừa lao động sản xuất, nuôi dạy con, cháu, vừa giúp nhau trong công tác xã hội. Bà cùng ông thành lập câu lạc bộ ca trù. Ông viết lời và đánh trống chầu, bà là một ca nương đêm đêm tập luyện cùng chị em. Hàng đêm bà nấu nước chè xanh phục vụ các ca nương đến tập ca trù tại nhà bà.

Ngày Hội Người cao tuổi thị xã Ba Đồn triển khai phong trào tập thể dục “Thức vũ kinh” và bóng chuyền hơi, ông bà là người hăng hái hưởng ứng đầu tiên. Ông cắm bóng điện trước cổng và mua về một chiếc loa phóng thanh treo trên ngọn cây cau. Buổi khuya thức bà con đến tập cho đúng giờ. Bà đến từng nhà nhắc nhở mọi người xếp hàng trên con đường trước cổng nhà mình.

Nhà Văn hóa Thôn Bắc Minh Lệ xây dựng, hai ông bà là người ủng hộ số tiền nhiều nhất thôn. Khi hai cọc treo khẩu hiệu xóm 2 bị bão bẻ gãy ông bà đã bàn với Bí thư chi bộ xóm dựng một cái cổng chào bằng sắt, xây đế bê tông vững chãi. Bà cùng bí thư chi bộ đi vận động bà con ủng hộ. Số tiền ủng hộ chỉ mới được hơn một nửa thế là bà và bà bí thư ủng hộ gần 3 triệu 5 trăm ngàn đồng. Dù không nằm trong cấp ủy nhưng bà Dị đã cùng Bí thư chi bộ bám sát phong trào xây dựng nông thôn mới của xóm. Bà tham gia kiểm tra làm đường bê tông, sân bóng chuyền hơi và trồng hoa trên trục đường do chi hội Người Cao tuổi xóm 2 đảm nhiệm. Chỉ với số tiền thương bệnh binh ít ỏi nhưng bà đã ủng hộ phong trào xây dựng nông thôn mới tất cả các khoản trị giá trên 5 triệu đồng.

Từ ngày người chồng thân yêu qua đời, một mình bà nuôi dạy đứa cháu mồ côi Hoàng Phương Hằng (con của Hoàng Đức Thắng bị mất vì bệnh ung thư) và chăm lo công tác Hội Cựu thanh niên xung phong của xã. Bà đi đến từng nhà hội viên động viên tinh thần sống vui, sống khỏe, sống có ích làm gương sáng cho con cháu. Bà đã tổ chức cho Hội Cựu Thanh niên xung phong trồng ở nghĩa trang liệt sỹ, đình làng và bốn miếu các cây cảnh quý như cây đa đỏ, hoa mộc lan, hoa Ngọc Lan…vv.

Hội Cựu thanh niên xung phong của bà còn đảm nhiệm việc làm vệ sinh trục đường từ thôn Nam Minh Lệ ra thôn Bắc Minh Lệ và chăm sóc 2 nghĩa trang liệt sỹ của xã. Bà phát động hội viên giúp nhau xóa đói giảm nghèo, làm kinh tế gia đình. Ban nữ công của Hội thường xuyên hoạt động, duy trì số quỹ lên tới 13 triệu đồng. Số tiền cho vay để lấy lãi thăm hỏi các hội viên đau ốm. Đặc biệt đáp ứng lời kêu gọi của Trung ương Hội chia sẻ khó khăn do đại dịch covid -19 gây ra, toàn Hội đã đóng góp 2 triệu 530 ngàn đồng.

Là một phụ nữ, bà vẫn lo toan công việc gia đình và xã hội vẹn toàn. Bà luôn luôn đứng mũi chịu sào, lo lắng chế độ chính sách, chủ trì tang lễ cho các hội viên quá cố một cách chu toàn, trọng thể. Trong xã Quảng Minh ai cũng tấm tắc khen bà Hoàng Thị Dị, người có tâm, nhiệt tình với công tác xã hội. Bà xứng đáng là một Chủ tịch Cựu thanh niên xung phong gương mẫu, một người tuổi cao gương sáng cho mọi người học tập.

NGƯỜI ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI Ở XÓM TÔI
Hoàng Minh Đức
(Làng Minh Lệ) 17 tháng 4, 2021


Bà Hoàng Thị Thiệu sinh trưởng trong một gia đình nông dân nghèo tại xóm Bắc, làng Minh Lệ, xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch (nay là thị xã Ba Đồn), tỉnh Quảng Bình. Bà Hoàng Thị Thiệu đang giới thiệu lịch sử đoàn đại biểu Quốc hội Quảng Bình.

Trong kháng chiến chống Pháp, xóm Bắc, làng Minh Lệ quê tôi chỉ có 31 nóc nhà, cách đồn Minh Lệ chừng nửa cây số. Mẹ của bà Thiệu đi tản cư năm 1947 bị bệnh sốt rét ác tính chết trong rừng. Anh trai của bà Thiệu đi bưu điện, tham gia kháng chiến. Ở nhà, ông Hoàng Trá, cha của bà Thiệu, một mình “gà trống nuôi con”.

Hòa bình lập lại, năm 1955 bà Thiệu được bầu làm Liên đội trưởng, đội thiếu niên của xã Quảng Minh. Bà cùng đội thiếu niên tuyên truyền vận động bà con lập tổ đổi công. Bà làm thư ký tổ đổi công, rồi tiếp tục làm phó chủ nhiệm hợp tác xã bậc thấp chòm Minh Bình. Xây dựng hợp tác xã bậc cao, hợp nhất cả làng Minh Lệ lại, bà dẫn đầu đoàn thanh niên lên Chày (huyện Bố Trạch) khai hoang.

Về làng, bà tiếp tục huy động đoàn viên thanh niên đi vớt rong, bứt lá làm phân xanh, gánh nước tưới khoai đưa năng suất khoai làng Minh Lệ lên trên 10 tấn/ha. Có những củ khoai to như cái bình vôi, nặng 5 kg được đem đi triển lãm khắp tỉnh. Loại khoai này có vỏ màu vàng nhạt, ruột màu vàng nghệ, có mùi thơm đặc trưng, người dân địa phương thường gọi là “khoai tây”, (nay đã mất giống). Đặc biệt khi làm Bí thư Xã Đoàn, bà được bầu vào Ban chấp hành Đảng bộ xã Quảng Minh khóa 6 (nhiệm kỳ 1963-1964). Bà đã đứng mũi chịu sào trong việc di dân vào xã Cự Nẫm, huyện Bố Trạch. Bà cùng đoàn viên thanh niên vào trước, làm nhà sẵn cho bà con rồi chở người và đồ dùng, của cải vào sau.

Giặc Mỹ ném bom miền Bắc, Huyện Đội Quảng Trạch giao cho xã Quảng Minh huy động 150 thanh niên lên đường nhập ngũ. Cán bộ xã đội lo không đủ quân số. Nhiều người cho rằng vùng cồn bãi, công giáo toàn tòng, có nhiều người “theo Chúa vào Nam”. Có nhiều nhà, có người theo Việt Binh đoàn của Bảo Đại, không thể điều đi bộ đội được. Bà nói: “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh. Cứu nước là nhiệm vụ của toàn dân, không kể lương hay giáo. Là một người thanh niên phải lên đường đi đánh Mỹ”. Với khẩu hiệu “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người” bà đã vận động vượt mức được tất cả 250 thanh niên đi khám tuyển nghĩa vụ quân sự, trong đó có nhiều thanh niên công giáo vùng cồn.

Khi được Đảng ủy phân công làm chủ nhiệm hợp tác xã Tây Bắc Minh Lệ, dù trong tay không có một đồng nào bà vẫn dám đứng ra đảm nhận công trình xây dựng nghĩa trang liệt sỹ của xã. Bà cho xã viên đi đào đá nung vôi rồi chở cát đá về xây trước con mắt đầy thán phục của cánh mày râu. Nhà nước giao chỉ tiêu cho hợp tác xã Tây Bắc Minh Lệ nuôi 200 con lợn gia công, làm thực phẩm gửi ra tiền tuyến, bà đã khoán cho xã viên nuôi vượt mức kế hoạch và thưởng cho mỗi đội sản xuất 2 con để làm thịt cho xã viên ăn tết. Những năm trên bom dưới đạn bà đã huy động dân công làng Minh Lệ tham gia làm thủy lợi kênh mương Rào Nan vượt quân số trên giao. Tổng kết phong trào thi đua, ông Nguyễn Trọng Khai, Chủ tịch huyện Quảng Trạch đã nêu gương “ 6 cái nhất” của bà Hoàng Thị Thiệu làm được để các xã khác học tập.

*

Còn nhớ cuối tháng 5 năm 1968, chúng tôi, những học sinh K8 tại xã Thiệu Thịnh, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa nghe tin có người trong Quảng Bình đến thăm. Khi gặp mới biết đó là bà Hoàng Thị Thiệu ở cạnh nhà tôi. Tôi gọi bà bằng chị vì bà lấy anh Trần Hữu Mánh, con trai bà cô của tôi. Anh Mánh mồ côi nên ở với ông nội tôi từ nhỏ. Anh là sĩ quan điều khiển tên lửa đang chiến đấu ở chiến trường Lào. Bà cho biết trên đường đi họp Quốc hội về thì ghé lại. Bà thay mặt bà con nhân dân Quảng Bình đến gặp ủy ban nhân dân xã Thiệu Thịnh cám ơn bà con đã chăm sóc nuôi dưỡng học sinh K8 chúng tôi. Lúc đó ở xã Thiệu Thịnh có 146 học sinh K8, thuộc một số xã huyện Quảng Trạch ra sơ tán. Bà dặn dò: “các em, các cháu phải biết vâng lời thầy cô và bố mẹ trong nhà để xứng đáng với quê hương Quảng Bình “hai giỏi”.

Đầu xuân Tân Sửu này, chúng tôi, những học sinh từng đi K8 hẹn nhau đến thăm bà Hoàng Thị Thiệu. Bà bùi ngùi nhớ lại chuyện xưa. Bà nói đoàn đại biểu Quốc hội Quảng Bình khóa 3 nay còn sống chỉ một mình bà. Đoàn Quảng Bình gồm có 7 người. Hai người ở Hà Nội về Quảng Bình ứng cử là Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, và ông Phan Văn Hai, Nghệ nhân ngành nghệ thuật sân khấu ca kịch Việt Nam. Còn lại 5 người đang ở Quảng Bình, trong đó có ông Nguyễn Tư Thoan, làm Bí thư Tỉnh ủy. Ông Phạm Xuân Quảng là chủ tịch huyện Tuyên Hóa, ông Võ Khắc Ỷ chủ nhiệm hợp tác xã Việt Xô, ông Lê Trạm chủ nhiệm hợp tác xã ngư nghiệp Lộc Ninh. Chỉ có một mình bà là phụ nữ, bí thư Xã Đoàn, Thường vụ Tỉnh Đoàn Quảng Bình.

Tôi hỏi bà về kỷ niệm lần đầu tiên được gặp Bác Hồ. Bà trầm ngâm một hồi lâu, đôi mắt ầng ậng nước. Bà nói lúc đó bà mới 23 tuổi. Được ra thủ đô Hà Nội họp mới lần đầu. Quốc hội khóa 3, kỳ họp thứ nhất từ ngày 25/6 đến ngày 3/7 năm 1964. Cả nước có 429/ 455 đại biểu có mặt. Một hôm Bác Hồ mời tất cả đại biểu thanh niên đến nhà khách gặp mặt. Trên bàn tiệc, các cô chú phục vụ đã dọn sẵn kẹo và nước. Bác ân cần hỏi han từng người và luôn miệng nhắc: “Các cháu ăn kẹo đi chứ, ta vừa ăn vừa nói chuyện. Mà các cháu phải nhớ ăn cho hết kẹo đấy nhé. Ăn không hết thì cầm về. Còn nước uống không hết thì chừa lại cho Bác”. Tất cả cười vang, ai nấy đều vui vẻ. Cuối buổi Bác mời tất cả ra sân chụp ảnh chung với Bác. Ai cũng muốn đứng gần Người hơn.

Tôi nói: “Chị kể lại cái lần đến thăm bọn em, học sinh K8 ở Thanh Hóa đi”. Bà Thiệu nhớ lại. Đáng lẽ ngày 25/6 năm 1968 sẽ hết nhiệm kỳ nhưng vì tình hình chiến sự nên Quốc hội khóa 3 phải kéo dài đến năm 1971. Sau xuân Mậu Thân 1968, giặc Mỹ thua to, Tổng thống Giôn xơn tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra. Giặc Mỹ tập trung máy bay ném bom, tăng tần suất, cường độ đánh phá Hà Tĩnh, Quảng Bình, vùng cán xoong Quân khu 4. Kỳ họp thứ tư (từ ngày 19 đến 22/5/ 1968), bà phải đi bộ lên xã Phúc Trạch (Bố Trạch) rồi mới có xe. Xe chạy lên đèo Đá Đẽo rồi theo đường rừng ra Hà Tĩnh. Trên đường đi có khi gặp một lúc 7 chiếc xe bị bắn cháy. Ra Hà Nội trên xe vẫn còn cài lá ngụy trang và lấm đầy bùn đất.

Trước giờ họp, Bác Hồ đến hội trường. Các đại biểu thanh niên ở các đoàn tranh nhau vây quanh Bác. Bác kéo tay bà Thiệu đến gần và nói: “Bác muốn nghe tình hình quân dân Quảng Bình. Cháu Thiệu hãy kể lại tình hình bà con trong ấy cho Bác nghe. Làm thế nào mà tránh được bom đạn của địch. Làm thế nào để vừa sản xuất, vừa chiến đấu”. Bác hỏi han công tác chăm sóc người già, thương bệnh binh và thiếu nhi trong hoàn cảnh khó khăn thiếu thốn. Bà Thiệu trả lời khi máy bay lao xuống ném bom nếu trúng vị trí mình đang đứng thì thấy cái đầu tròn và hai cánh máy bay nằm ngang. Mình phải chạy ngược lại cái hướng của máy bay của địch lao xuống. Bom ném xuống xa thì thấy thân bom dài, gần thì thấy đầu bom hình tròn. Ban đêm trẻ con và người già phải ra ngoài đồng, nằm ngủ dưới hầm. Dưới hầm lát các tấm ván, kê lên để tránh hơi đất, tối đến cầm chiếu xuống trải lên mà ngủ. Học sinh đến trường phải đội mũ rơm tránh mảnh đạn pháo rớt xuống đầu. Trạm xá dưới hầm. Họp hành cũng phải thắp đèn lên ngồi dưới hầm mà họp. Mỗi khi bom ném xuống khu vực nào là dân quân phải có mặt ở đó. Bắn 3 phát súng để mọi người đến cứu thương, đào hầm sập. Ngoài đồng đào những cái hầm cá nhân có nắp đậy. Khi máy bay ném bom thì mọi người xuống trú ẩn, dân quân kê súng trường lên bờ hầm mà bắn máy bay. Nghe xong Bác khen quân dân Quảng Bình “hai giỏi”, chiến đấu giỏi, sản xuất cũng giỏi.

Bà Thiệu nói kỳ họp đó bà là người nhỏ tuổi nhất và cũng là người từ tuyến lửa Quảng Bình ra nên được ngồi trên ghế chủ tọa đoàn. Trong buổi thảo luận ở tổ, bà cũng được vinh dự ngồi bên Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Bà kể trời nóng nực, Đại tướng được ưu tiên ngồi gần quạt, nhưng ông nói “tôi ngồi trước quạt bị ho” và nhường chỗ cho bà. Bây giờ Đại tướng đã đi xa, mỗi khi nhớ lại bà Thiệu cảm thấy sống mũi cứ cay cay.

*

Miền Nam hoàn toàn giải phóng. Con em làng tôi ra đi cứu nước lần lượt trở về. Có những người nằm lại ở chiến trường không tìm được xác. Bắc Nam thống nhất, toàn Đảng, toàn dân ta bắt tay vào việc xây dựng lại đất nước ta “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” như lời di chúc của Bác. Trong lúc cả nước đang đói. Nước thủy lợi Rào Nan chỉ về đến ruộng đồng hợp tác xã Tây Bắc Minh Lệ. Theo chủ trương của Đảng bộ xã Quảng Minh phải dãn dân di dời vào thôn Nam làng Minh Lệ và lên Động Lòi để lấy đất trồng lúa. Xóm tôi lúc đó có nước Rào Nan chảy đến tận vườn. Không ai muốn ra đi cả. Ai cũng nhìn vào bà Thiệu. Đồng chí Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân xã bàn, hay là cho xã viên chặt gỗ làm cho bà một cái nhà để bà đi rồi kéo dân đi theo. Bà khoát tay: “Thôi! Khỏi cần. Tôi sẽ đi trước nhưng chỉ xin các đồng chí cho một số nhân lực để bốc dỡ ngôi nhà nhỏ của tôi vào”.

Năm 1982, bà Thiệu về hưu. Bà lặng lẽ sống hòa mình cùng cộng đồng dân cư, bà con lối xóm. Hàng ngày bà quét dọn vệ sinh trước cổng nhà, bà tham gia sinh hoạt cùng hội cựu chiến binh và hội người cao tuổi. Bà đi tưới cây, quét dọn sân bóng, nhà văn hóa xóm. Bà nhặt các chai nhựa, bao bóng, những rác thải dọc bờ sông Nan bỏ lên xe rác. Nhiều lần gặp tôi bà nói: “Người làng mình sống đơn giản như vậy đó em à. Già rồi chị ít đi đây đi đó. Nhiều đứa là cháu chắt mình mà có mấy ai biết chị đã từng là đại biểu Quốc hội khóa 3 mô, chị đã nhiều lần được gặp Bác Hồ. Mà chị kể cho em nghe rứa chứ đừng viết gì về chị lên báo em nhé”. Rồi bà cười vang phô ra cả hàm răng bị rụng mất mấy chiếc.

Nguồn Văn nghệ số 16/2021

HOÀNG NHUẬN CẦM CHIẾC LÁ
Hoàng Kim

Ngắm ảnh quý của anh
Lòng bùi ngùi xúc động
Cũng bạn lính sinh viên
Thuở một thời ra trận

Người đọc thơ truyền lửa
“Chiếc lá buổi đầu tiên”
Thơ hiền anh gửi lại
Lời thương Trần Đăng Khoa

“Một thoáng Hoàng Nhuận Cầm”
Thơ “Sông Thương tóc dài”
Khoảnh khắc và mãi mãi
Trãi thế sự vui buồn

Nguyễn Hữu Sơn bình thơ
Nguyễn Quang Lập than phận
Bóng hạc chốn xa xôi
Những trang đời lắng đọng

*

Một thoáng Hoàng Nhuận Cầm
Trần Đăng Khoa

Đúng thế. Đây chỉ là một thoáng Hoàng Nhuận Cầm thôi. Nói đầy đủ về anh, có khi phải dùng đến cả một cuốn sách dày. Vì anh có nhiều mảng. Đây chỉ là những trao đổi chớp nhoáng…-

-Chú Khoa ơi, chú Cầm đi đột ngột quá. Cháu không thể tưởng tượng được… Trần Thị Quy (bimtocmongmo@yahoo.com)

-Đúng thế. Chú cũng bất ngờ. Hội Nhà văn mất nhiều nhà văn quá. Mà toàn là những tài năng thực sự. Tháng trước chúng ta mất nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Anh Thiệp mất, ta không bất ngờ. Vì anh ốm lâu rồi. Nằm bất tỉnh lâu rồi. Còn anh Cầm thì thì rất bình thường, chỉ gày loẻo khoẻo. Anh ấy còn nhận lời đi nói chuyện cùng nhà thơ Vương Trọng với bộ đội ở Ninh Bình do Thư viện Quân đội tổ chức. Anh ấy còn tham gia chương trình với Đài Tiếng nói Việt Nam. Nhưng đến giờ lên sóng, không thấy “bác sĩ Hoa súng” đâu cả. Phóng viên điện về nhà mới hay anh đã ra đi. Anh ấy vẫn bị bệnh phổi. Phổi yếu. Có lẽ do tắc nghẽn gì đó mà ra đi rất đột ngột…

-Chú có những kỷ niệm gì với nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm không? Vũ thị Duyên (duyen2004@gmail.com)

-Chú cũng hay đi nói chuyện cùng chú Cầm, do thư viện Quân đội tổ chức. Hai anh em bổ sung cho nhau nên người nghe không tẻ. Chú cứ rủ rỉ nói, thỉnh thoảng chọc cười cho người nghe đỡ buồn ngủ, nên chẳng mệt mỏi gì. Còn chú Cầm đọc thơ, nói chuyện thơ như biểu diễn nhạc Rôc ấy. Cảm giác như chú ấy xổ hết cả gan ruột, hơi sức ra cùng câu thơ, cùng châu chuyện. Nói xong ngồi thở dốc. Chú ấy nói như để rồi chết, nên vất vả lắm. Cũng chính vì thế, chuyện chú Cầm rất hấp dẫn. Chú ấy dựng cả hội trường dậy. Chú đã đi nói chuyện, đọc thơ từ bé, cũng đã biết cách nói chuyện của chú Cầm, mà nhiều khi vẫn ngạc nhiên vì cách ứng xử rất thông minh, đầy bất ngờ. Hồi chú còn làm quản lý ở Đài Tiếng nói Việt Nam, kênh của chú có dựng vở kịch về tệ nạn HIV. Cách dàn dựng rất mới. Nó không giống kịch truyền thống. Kịch chỉ có 15 phút, lại diễn ra ở ba địa điểm khác nhau: Một thành phố trung tâm. Một làng quê. Và một ở vùng miền núi hẻo lánh. Mỗi địa điểm chỉ có 5 phút. Không có dẫn dắt. Tất cả chỉ có đối thoại. Qua đối thoại mà biết câu chuyện. Biết địa điểm. Biết cả nhân vật và số phận của từng nhân vật. Sau vở kịch là phần bình luận: Phía sau sân khấu. Cũng dài bằng thời lượng kịch. Nghĩa là cũng chỉ có 15 phút. Phần này do nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm và nghệ sĩ Minh Vượng đặc trách. Đây là phần phụ nhưng lại rất quan trọng, vì nó làm sáng tỏ vở kịch. Nó sũng bổ sung cho kịch. Nhiều khán giả lại thích phần sau hơn. Có khán giả cho rằng phần sau kịch lại hay hơn kịch. Phần này chỉ có chú Cầm và cô Vượng diễn. Một loại kịch không kịch bản. Nó như kịch cương. Diễn ngẫu hứng mà đầy bất ngờ. Rất thú vị. Chú cũng tham gia nhiều cuộc “diễn” như thế với chú Cầm, như các chương trình: “Khách đến chơi nhà”. Trong đó có chương trình nhiều người rất thích như “Chính sách trên trời – Rối bời dưới đất”, phê phán những ông đưa ra bao nhiêu kế sách mà toàn chuyện viển vông, chẳng có cơ sở thực tiễn nào mà thực hiện, biến nó thành cuộc sống.

-Chú thấy thơ chú Hoàng Nhuận Cầm thế nào? Lê Thị Vi levi@yahoo.com

-Chú Hoàng Nhuận Cầm nổi tiếng từ những năm chống Mỹ cứu nước. Năm 1972-1973, chú ấy đã đoạt Giải Nhất cuộc thi thơ Tuần báo Văn nghệ với chùm thơ: Vào mặt trận lúc mùa ve đang kêu, Nhật ký chiến trường, Nghe tiếng chim trên điểm chốt…Thơ chú Cầm rất đẹp. Trong veo. Chú ấy là người lính trận nhưng lại mang tâm hồn trong trẻo và tươi mát của trẻ thơ. Chú Cầm đem cái chất trẻ thơ đó ra mặt trận. Và chính cái chất trẻ thơ đó đã làm nên Hoàng Nhuận Cầm. Chúng ta đã từng gặp những người lính trong thơ Phạm Tiến Duật, Nguyễn Đức Mậu, Hữu Thỉnh, Vương Trọng, Anh Ngọc, và nhiều thi sĩ khác nữa. Đấy là những người lính bụi bặm, gân guốc, từng trải và vật vã với rất nhiều nỗi niềm tâm trạng khi ra trận:

Chiến dịch này ăn cơm không phải độn
Mừng thì mừng nhưng thương mẹ bao nhiêu.

Người lính của chú Cầm lại ra trận lúc mùa ve đang kêu.

Họ nghe tiếng ve nhiều hơn tiếng súng.
Trong những ba-lô kia, ai dám bảo là không có
Một hai ba giọng hát chú ve kim.

Những người lính ấy khi đi trong rừng thì lập tức cánh rừng nhuốm màu Grim và biến thành cánh rừng cổ tích:

Những cây nấm nâu màu nâu già
Tự dưng thức dậy bên vòm lá
Những bông hoa chưa có tên hoa
Bỗng nhiên mở cánh ra nghe ngóng
Rừng đâu chỉ có giọng chim lạ
Còn có tiếng nhạc trên cổ la.

Và ngay cả khi giáp trận rồi, súng đã nổ rồi, ngồi trong hầm chốt, nhưng người lính vẫn Nghe lăn lăn những tiếng chim xuống hầm. Và rồi cứ bằng cái giọng điệu tưng bừng, vui vẻ của chim, của ve, của những con la như thế, chú Cầm đã phản ánh được một hiện thực nghiệt ngã này: Dân tộc Việt Nam đã gồng mình lên chống trả một kẻ thù không cân sức. Dân tộc ấy đã ra trận đến lớp người cuối cùng. Người lính trong thơ chú Cầm thực chất là học trò cầm súng, ở họ còn in đậm tính nết trẻ con. Vì thế, có lần chú đã ví: Thơ chú Cầm là vẻ đẹp của những làn sương mỏng bay trên thảm cỏ ban mai. Nó tươi mát, trong lành, rất thích hợp với độc giả ở tầng lớp học sinh, sinh viên. Chú Cầm là cây bút đa tài. Ngoài thơ chú còn viết kịch bản phim và trực tiếp đóng phim. Chú ấy tham gia nhiều bộ phim rất nổi tiếng như Đêm hội Long Trì, Mùi cỏ cháy, Số đỏ…

-Cháu được biết Hội Nhà văn sẽ đứng ra tổ chức lễ tang cho chú Hoàng Nhuận Cầm… Hà Trang (trangha2015@gmail.com)

-Đúng vậy. Theo quy chế mới của Hội Nhà văn, Hội chỉ tổ chức tang lễ cho những nhà văn đã từng làm công tác ở cơ quan Hội, những nhà văn ở Ban Chấp hành và là Lãnh đạo Hội. Còn các nhà văn Hội viên ở các cơ quan nào thì cơ quan ấy là chủ tang. Hội Nhà văn chỉ tổ chức đoàn viếng. Chú Cầm ở Hội Điện ảnh và Hãng phim truyện. Nhưng Hội đó hiện vẫn chưa bầu được Lãnh đạo, vì thế, theo nguyện vọng của gia đình, Hội Nhà văn sẽ làm Chủ tang, sẽ tổ chức chu đáo đám tang cho chú Cầm, như Hội đã tổ chức đám tang chu đáo cho chú Nguyễn Huy Thiệp. Dự kiến lúc đầu, Hội cử nhà thơ Hữu Việt viết điếu văn và đọc điếu văn. Chú Nguyễn Quang Thiều Chú tịch sẽ phát biểu thay mặt các nhà văn tiễn đưa chú Cầm về cõi vĩnh hằng. Hội muốn thay đổi cho đa dạng. Vì chú Việt rất thân với chú Cầm, cũng rất hiểu chú Cầm. Các Lãnh đạo Hội ở trong Ban Chấp hành sẽ luôn thay nhau làm việc hiếu cho đa dạng và luôn mới mẻ. Nhưng lịch trình đến phút chót lại thay đổi. Chủ tịch Nguyễn Quang Thiều sẽ đọc điếu văn. Trong giây phút cuối cùng, khi mọi người đi quanh linh cữu, sẽ nghe thơ chú Cầm. Bài Chiếc lá đầu tiên. Đây là bài thơ đúng chất chú Cầm nhất. Chú tiếc không dự được lễ tang này vì phải đi công tác Nghệ An Hà Tĩnh. Xin chia sẻ nỗi đau thương với gia đình nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm và các bạn đọc yêu mến nhà thơ. Xin các bạn hãy cùng tôi đọc lại một bài thơ rất tiêu biểu của nhà thơ mà chúng ta vô cùng yêu quý:

CHIẾC LÁ ĐẦU TIÊN
Hoàng Nhuận Cầm


Em thấy không, tất cả đã xa rồi
Trong tiếng thở của thời gian rất khẽ
Tuổi thơ kia ra đi cao ngạo thế
Hoa súng tím vào trong mắt lắm mê say

Chùm phượng hồng yêu dấu ấy rời tay
Tiếng ve trong veo xé đôi hồ nước
Con ve tiên tri vô tâm báo trước
Có lẽ một người cũng bắt đầu yêu

Muốn nói bao nhiêu, muốn khóc bao nhiêu
Lời hát đầu xin hát về trường cũ
Một lớp học bâng khuâng màu xanh rủ
Sân trường đêm – rụng xuống trái bàng đêm

Nỗi nhớ đầu anh nhớ về em
Nỗi nhớ trong tim em nhớ về với mẹ
Nỗi nhớ chẳng bao giờ nhớ thế
Bạn có nhớ trường, nhớ lớp, nhớ tên tôi“

Có một nàng Bạch Tuyết các bạn ơi
Với lại bảy chú lùn rất quấy!”
Mười chú chứ, nhìn xem, trong lớp ấy
(Ôi những trận cười trong sáng đó lao xao)

Những chuyện năm nao, những chuyện năm nào
Cứ xúc động, cứ xôn xao biết mấy
Mùa hoa mơ rồi đến mùa hoa phượng cháy
Trên trán thầy, tóc chớ bạc thêm

Thôi đã hết thời bím tóc trắng ngủ quên
Hết thời cầm dao khắc lăng nhăng lên bàn ghế cũ
Quả đã ngọt trên mấy cành đu đủ
Hoa đã vàng, hoa mướp của ta ơi

Em đã yêu anh, anh đã xa rồi
Cây bàng hẹn hò chìa tay vẫy mãi
Anh nhớ quá, mà chỉ lo ngoảnh lại
Không thấy trên sân trường chiếc lá buổi đầu tiên.

Bài thơ này lúc đầu được tác giả đặt tên là “Trường ơi, chào nhé”. Đây là một trong những bài thơ hay nhất của Hoàng Nhuận Cầm…

Nguồn: https://www.facebook.com/trandangkhoa1958/posts/1799716286853455

VỀ BỨC ẢNH QUÁ QUÝ CỦA HOÀNG NHUẬN CẦM
Nguyễn Quang Lập cùng với Trần Đăng Khoa2 người khác 12Thứ Sáu 23 tháng 4, 2021 lúc 21:52 · .

Anh Nguyễn Hữu Chỉnh, con trai cả của cậu ruột tui, cùng Đoàn Triệu Hải (sư đoàn PK 673) với Hoàng Nhuận Cầm. Anh học trước tui 3 năm, vào Bách Khoa cũng trước tui 3 năm, chưa kịp học đã đi bộ đội. Anh vừa tìm được bức ảnh Hoàng Nhuận Cầm năm 1972 tại Quảng Trị. Người cầm mũ vẫy chính là Hoàng Nhuận Cầm. Người ngồi giữa nhìn ra là anh Ngô Thế Long, cũng là dân Bách Khoa, đã giữ bức ảnh này đúng nửa thế kỷ.Mùa hè đỏ lửa ấy Hoàng Nhuận Cầm vào mặt trận với những câu thơ không thể trong trẻo hơn:

Đêm Trường Sơn, ngôi sao như trong hơn
Cầm này lại đi, lại đi… thôi chào nhé
Ta chẳng còn bắt ve, ta chẳng còn thơ bé
Thay việc bắt ve, ta lùng bắt quân thù quanh mỗi gốc xà nu..

Để rồi 30 năm sau chiến tranh Hoàng Nhuận Cầm lại có những câu thơ không thể chua xót hơn:

Tất cả chúng ta thật lòng nói dối
Tất cả chúng ta áo đẫm mồ hôi
Tất cả chúng ta căn nhà chật chội
Giữa cõi vô cùng vô tận mà thôi

Tất cả chúng ta đều bị theo dõi
Tất cả chúng ta sắp bị bắt rồi
Tất cả chúng ta như bầy chó đói
Ngửa mặt lên trời hóng bóng trăng rơi

Tất cả chúng ta đều không vô tội
Mỗi đêm một tờ giấy trắng mồ côi.

Nhìn tấm ảnh tự nhiên ứa nước mắt. Đau quá Cầm ơi!

Thi sĩ HOÀNG NHUẬN CẦM (HNC, 1952-2021)
Nguyễn Hữu Sơn Thứ Sáu 23 tháng 4 , 2021, lúc16 giờ 50

… Nhớ độ mùa hoa bằng lăng 1979. HNC đang mùa mê yêu. Ban trưa, anh rầu rĩ nơi thư viện Mễ Trì. Anh vào phòng những thằng em út khóa sau: “Các anh có phấn không? Cho em viên phấn”. Chẳng biết tự khi nào, cho mãi sau này, Anh vẫn có lối nói nhỏ nhẹ, giao đãi ân tình, thân mật, khiêm xưng như thế. Trò chuyện với Anh là cả một sự thú vị nối dài với nhiều lối nói ngược, trình diễn a ô ơ, gợi mở, tếu táo, sôi động, hấp dẫn. Bao nhiêu lần anh cùng cánh hẩu Phạm Xuân Nguyên chiếm riêng phòng tầng hai quán cháo lòng 18 Lý Thái Tổ, sát bên Viện Văn học. Anh nghiêm mặt, vờ như mắng người, mắng bạn, mắng lũ chúng nó: “Thằng dở người…”. Rồi Anh quơ tay, nhìn trước nhìn sau. Anh hỏi điếu thuốc lào. Anh hỏi diêm. Anh phà khói. Anh tặng sách, nắn nót đề chữ, gạch chân, tô xanh đỏ tím hồng, ngẫu hứng cách điệu thêm dáng mây, cánh cò, dòng sông. Anh diễn động tác Bác Hồ “mùa đông năm 46”. Anh nói sẽ cho bốn chàng lính trẻ xoa ngực tượng cô thợ dệt trong công viên trước ngày ra trận. Chuyện gì cũng vui, gia giảm chất thơ đầu bảng với tí văn xuôi, tí kịch, tí bi, tí hài đời thường ba động, rồi bất ngờ hạ giọng thật hiền hậu: “Anh ạ! Anh ạ!”… Trong Anh phơi phới, đầy ắp những kế hoạch, chương trình, dự định… Anh đọc thơ thì thôi rồi! Từ cuối hội trường, Anh bước lên. Nghiêm nghị. Đau đáu. Như chào. Như hỏi. Như nghi ngờ. Như kiếm tìm đồng điệu, xẻ chia. Không gian như nén lại. Sự hòa hợp người và thơ. Chết lặng trong tiếng thơ, âm điệu, dáng điệu trầm tư:

“Mai đành xa sông Thương tóc dài/
Vạn Kiếp tình yêu anh gửi lại
Xuân ơi xuân, lẽ nào im lặng mãi
Hạ chưa về… nhưng nắng đã Côn Sơn…

Mai đành xa sông Thương thật thương
Mắt nhớ một người, nước in một bóng
Mây trôi một chiều, chim kêu một giọng
Anh một mình – náo động – một mình anh”
(Sông Thương tóc dài)…

Anh tạo lập một từ trường thơ, không theo khuôn thước đề tài, đề vịnh, tụng ca, thời cuộc, mùa vụ, sự kiện. Thơ HNC căn bản tựa vào CHÍNH EM, vào nội tâm và những chiêm nghiệm nghệ sĩ, vào tiếng nói trữ tình và trải nghiệm buồn vui thế sự… Nhớ Anh, một nén tâm hương… Chiều 23/4/2021.

(((Thêm NHS (1994), Thơ HNC – Cảm nhận qua sáu mặt. Tạp chí Văn học, số 1 (265), tr.24-26. In lại trong NHS (2000), Điểm tựa phê bình. NXB Lao động, H., tr.97-109. Tuyển in trong HNC (2015), Xúc xắc mùa thu – Hò hẹn mãi cuối cùng em cũng đến. NXB Hội Nhà văn, H., tr.285-295))).

xem tiếp Những trang đời lắng đọng

NHỮNG TRANG ĐỜI LẮNG ĐỌNG
Hoàng Kim

Cảm ơn Bui Nina
Bạn bè Học Viện Kỹ Thuật Quân Sự (MTA)


chị em thủ thỉ “MÁY LÌN”.
Nước mắt chợt rơi lặng lẽ
Chuyện đời cao hơn trang văn
Ký ức ùa về lắng đọng.

MÁY LÌN

Tao nói thật với mày, ngày đó nghèo ơi là nghèo. Khách đến nhà lo nhất là khoản đãi cơm. Có thể lo được một bữa, chứ đến bữa thứ hai thì… thì chết cụ đời tao. Chứ không như bây giờ đâu, chỉ mong có khách để đánh chén cho đã đời. Vậy mà các ông bộ đội ở chiến trường về thì quý nhau hơn cả ruột thịt. Hôm ấy, tao thấy một ông áo lính bạc phếch, đầu đội mũ cối, lưng đeo cái ba lô xẹp lép đến nhà, chồng thì vồ xoắn vồ xuýt, cười ha hả, nhưng tao thì lo quắn ruột, miệng thì mếu nhưng cố mà cười.

Chồng nháy tao ra sân thì thầm, anh em sống chết với nhau ở chiến trường đấy, sống sót trở về. Em xem có món gì cho anh em nhâm nhi tý.

Tý cũng chết cụ nó vợ rồi chồng ơi. Nói thì nói vậy thôi, nhưng tao cũng đã tính toán rồi. Lườm chồng một cái, rồi chạy đôn chạy đáo lo bơ gạo, lo thức ăn, lo cút rượu…để cái mặt chồng vênh vang với bạn chứ. Chị em phụ nữ chúng mình ai chả thế, cái bao tử chồng là cái mặt mình, phải không mày?

Mới được nửa bữa nhìn lên đồng hồ thấy hơn một rưỡi chiều. Chết cụ rồi, kiểu này thì bạn chồng về thế nào được. Không về được thì phải lo bữa tối, rồi bữa sáng mai. Mình với con thì củ khoai, củ chóc cũng xong. Nhưng còn khách thì lấy gì đãi nữa đây?

Bịa lý do đi công việc gì đấy. Mày nói thế không được, thế hóa ra lừa dối à? Chồng nó cho ngay một bạt tai. Ở chiến trường họ cắn đôi hạt vừng chia nhau, giờ sống về đây, vợ lại đuổi khách có mà muối cái bản mặt trái soan…nằm ngang. Hì hì.

Khi rượu đã tây tây, chồng tớ nâng chén ngang mặt nói, ông đi mấy chục cây số đến thăm vợ chồng gia đình tôi, tình cảm đồng đội quý hơn kim cương rồi. Còn bao nhiêu là chuyện mà anh em mình chưa tâm tình hết. Vậy vợ chồng tôi kính cẩn mời ông ở lại tối nay để anh em thỏa lòng mong ước.

Mày ạ, tao có kính cẩn đâu, mà lại bảo vợ chồng tôi? Lão quen áp đặt vậy đấy. Ông khách dường như cũng biết hoàn cảnh, nên từ chối. Nhưng lão chồng tao cứ nài nỷ, tôi hỏi ông, nếu trận đồi 37 ấy, ông không cứu tôi, thì liệu hôm nay có bữa rượu này không? Không chứ gì? Vậy thì dù cháy nhà, sập quả đất thì ông cũng ở đây với tôi một đêm, như cái đêm cùng nhau ở dưới hầm tránh B52 rải thảm đấy.

Mày tính, lão chồng nói thế thì đến cụ giời cũng phải chịu. Nhưng mà tao thì tao sắp chảy cụ nó nước…mắt.

Đêm ấy, hai lão rỳ rầm suốt đêm. Nhưng tao cũng đâu có ngủ, suy tính xem sáng mai kiếm cái gì cho khách ăn. Nếu khách ăn xong rồi về thì còn đỡ, không may lão chồng lại “ kim cương” nữa là chết bỏ cụ đời tao rồi. Chưa biết tính thế nào, thì thấy cánh cửa mở kẹt. Biết ngay mà, không ngủ là hay đi đái, tính lão chồng tao thế. Tao mới lò dò trong đêm ra, thấy lờ mờ lão đang bật cần câu vào vạt rau ngót liền đá vào bụng chân đùa, ông giữ khách lại thì mai lấy “ máy lìn” cho khách ăn à?

Không thấy lão nói gì. Chắc là giận vợ rồi. Kiểu này phải sang bà ngoại vay mấy quả trứng làm bữa sáng thịnh soạn một tý cho lão nguôi giận. Lão chồng tao cũng dễ tính, mày ạ. Mới 5 giờ sáng, đã thấy bạn chồng lục cục dậy đòi về. Nói thế nào cũng đòi về, lấy cớ là nhà có việc không thể ở lâu được. Ở qua đêm, anh em hàn huyên thế là mỹ mãn rồi.

***

Mãi sau này tao mới biết, cái ông đang đêm bật cần câu vào vạt rau ngót không phải chồng tao mày ạ. Thế mới chết cụ đời tao chứ.

Bui Nina Fb Bùi Thanh Minh Minh”

NHỮNG TRANG ĐỜI LẮNG ĐỌNG
Hoàng Kim

Đáy đại dương là Ngọc Góp cát đá cho thơ. Những trang đời lắng đọng. Mười năm ở Bạc Liệu. Vàng đấy Ngọc cho đời. Văn chương tưng tửng vậy Dấu xưa đâu dễ tìm. Ngôi chùa cổ miệt vườn Sông Trăng thao thiết chảy Sóc Trăng Lương Định Của Thương thơ xưa Đông Hồ; Sóc Trăng tới Hà Tiên Nhớ hiền tài Mạc Cửu phên dậu đất phương Nam “Chẳng đội trời Thanh Mãn/ Lần qua đất Việt bang/ Triều đình riêng một góc/ Trung hiếu vẹn đôi đường/ Trúc thành xây vũ lược/ Anh Các cao văn chương” Thơ Đông Hồ thăm thẳm. Cảm ơn Lưu Huy Chiêm, Bài viết thật xúc động Mình vì văn chương này. Phải tìm về thăm bạn (ghi lại ngày tháng và cảm xúc ấn tượng).

*

MƯỜI NĂM Ở BẠC LIÊU [117] *
Chiêm Lưu Huy cùng với Hoàng Kim17 người khác.|
15 tháng 3, 2019

Hai người bạn chính gốc Bạc Liêu đầu tiên của tôi là Trần Ngọc Chánh và Tạ Minh Thuận.

1 – Nhờ chơi với Tạ Minh Thuận mà tôi biết cha của bạn là chú Tám Góp. Tám Góp không phải là tên cúng cơm. Chú thứ 8, thầu thu thuế hoa chi ở một cái chợ chồm hổm trên địa bàn phường 1, ngay trung tâm thị xã. Lời ăn lỗ chịu. Thu hoa chi là thu tiền mỗi ngày cho phường… Bất kể là ai, thường xuyên hay đột xuất, ngày nắng hay ngày mưa, chợ ế hay đắt khách; hễ bày hàng ra chợ tự phát ở ngã ba gần cây xăng ấy, bán bất kể thứ gì thì chú thu tiền. Gánh rau muống thì 200 đồng. Hàng cá thì 500 đồng. Gà, vịt hay phản thịt thu 1000 đồng. Gánh bún nước lèo thì 400 đồng. Kể cả những hộ buôn bán nhỏ không đủ doanh số đánh thuế cũng thu kiểu như vậy. Giống như đi thu tiền góp. Nên dân gian gọi chết danh là chú Tám Góp. Chú Tám Góp thương chiều con trai nên quý cả bạn của con. Tôi biết, chú hay cho Minh Thuận tiền, bảo là cho con thằng Thuận, tức là cho cháu nội. Còn việc Thuận dùng tiền đó cà phê với chúng tôi, chú cũng lờ đi. Có khi còn cho thêm, bảo chúng tôi mua cái gì về nhà mà làm đồ nhậu. Con dâu chú, tức là vợ Tạ Minh Thuận, vốn dân Tắc Thủ dưới miệt vườn, tên Thu Hồng. Thu Hồng đúng là gái miền sông nước Cà Mau. Hiền thục, chịu thương chịu khó, giàu nghèo chấp nhận phận dâu con. Còn nhớ có lần đoàn chúng tôi gần chục người đi công cán dưới các huyện vùng sâu vùng xa, đi ngang qua nhà mẹ Thu Hồng. Tiện đường, Tạ Minh Thuận đưa chúng tôi vào thăm. Ngôi nhà điển hình của những căn nhà vàm sông Tắc Thủ. Mặt tiền hướng ra sông, chiếc xuồng ba lá làm chân chạy thay xe máy ngoài chợ. Chợ đây hiểu là ngoài thị xã Cà Mau, cách Tắc Thủ 7 đến 8, 9 cây số. Chiều tối đến nơi rồi mà em gái chèo xuồng đi xuống hàng đáy chút xíu là có cá, tôm, cua tươi rói, dư sức ăn nhậu. Có ăn cua gốc chính hiệu kiểu này mới biết thế nào là cua Cà Mau. Gạch đỏ au, chắc như đá, béo, bùi, thơm, ngậy. Thịt cua thì ngọt mát (đông y gọi là tính hàn), vừa dai, còn nóng hổi; gỡ ra được từ thân, từ 2 càng, từ 8 cẳng. Chấm muối ớt, đưa hơi cay từ xị rượu đế 40 độ cồn, thôi thì nhớ đời. Ăn cua gạch son Cà Mau một lần rồi, đi đâu ăn cua cũng chào thua là vậy. Ngày ấy ( những năm đầu 1980s ), nơi này chưa có điện. Đêm tối, nhà khá giả thắp đèn măng sông. Ánh sáng lan tỏa cả một vùng. Đoàn khách chúng tôi được ưu tiên ngủ tại nhà trên. Nói như thế là còn nhà dưới. Mùng mền chiếu gối thơm mùi nắng. Sàn gỗ đước mát rượi. Bộ ván bóng loáng cũng làm bằng gỗ đước dày dặn như mời gọi sau một ngày gò lưng kẹt cứng như xếp cá mòi trên xe đò. Những chiếc gối trắng tinh có thêu thùa bông, hoa, lá giản dị nhưng cẩn thận từng đường kim, mũi chỉ. Gối được lấy từ tủ kính ra, là do các cô làm từ thời còn con gái, để lại nhà cha mẹ trước khi đi làm dâu, đi lấy chồng. Nhìn tủ gối thì biết nhà có bao nhiêu con gái xuất giá tòng phu. Đêm Cà Mau thanh vắng lạ lùng. Nghe rõ tiếng côn trùng tỉ tê, rả rích. Tiếng mái chèo xuôi nước trên sông. Ngang qua đây, rồi ra ngã năm, ngã bảy, thuyền khuya trôi về đâu? Ai đó hò vài câu vọng cổ ngàn năm không cổ, mất hút theo dòng nước xiết. Sông nước đêm khuya có mắt. Người đi xa không quên là vậy. Rất đặc biệt, khó cắt nghĩa tường tận ký ức sâu thẳm.


2 – Trần Ngọc Chánh nhiều tuổi hơn hai chúng tôi đôi chút. Ngọc Chánh ở với người dì trong khuôn viên chùa bên phường 5. Phường 5 ở bên kia kinh xáng Bạc Liêu – Cà Mau. Muốn sang sông phải qua cầu sắt hoặc đò ngang. Dì đã già, đi lại lụm cụm, nói năng chậm chạp, khó khăn. Ngọc Chánh kêu bằng dì Tư. Dì Tư nghèo hay vì lý do gì thì tôi không biết. Nhưng ở ké trong một gian hẹp nơi chay tịnh mà đồ đạc trong phòng còn vơi thì biết sinh hoạt chật vật thế nào. Dì Tư kêu Ngọc Chánh là thằng Tư. Dì bảo, thằng Tư đi biệt tối ngày. Có thể dì không biết thằng Tư – cháu của dì đi đâu, làm gì. Nhưng tôi biết, ngoài công việc ăn lương ở trạm quan trắc thuỷ văn trên sông Bạc Liêu – Cà Mau ít ỏi thì Ngọc Chánh còn tham gia chơi nhạc sống cho ban văn nghệ lúc hợp lúc tan, không ra nghiệp dư, không thành biên chế. Thứ 7, chủ nhật, ngày lễ thì chơi cho quán cà phê, giải khát. Có thời gian còn chơi ở ban nhạc nhà thờ, bên phường 2. Kể như Ngọc Chánh không có thu nhập gì đáng để, lại thường thức khuya về trễ. Chủ yếu tuổi trẻ là giao du, ham vui. Ngọc Chánh chơi Guitar điện gắn Micro khá điệu nghệ, chơi Guitar thùng thì khỏi chê. Bạn để tóc dài, có thể búi ra phía sau gáy, coi bộ rất nghệ sĩ. Coi bộ nghệ sĩ vậy, nhiều tình si mà không lấy ai làm vợ. Có thể tiếng Guitar đối với các nàng là ánh hào quang, nghe được, bay lên mây được nhưng không ăn được. Tình một đêm thì thích, không có tương lai!? Một lần có gánh hát cải lương từ Sài Gòn về Bạc Liêu căng phông màn, bắc rạp cả tuần. Nghe nói bà bầu gánh hát ấy biết tài và chịu chơi của bạn mà chiêu mộ. Tưởng mê thì đeo chơi, ai dè, xuống ghe bầu đi tuốt luốt. Tôi với Tạ Minh Thuận mất hút Ngọc Chánh từ ngày ấy. Sau này tôi lên Sài Gòn, tôi cũng cố ý tìm tung tích bạn. Nhưng không hề le lói ánh sáng dưới đường hầm. Lạ là mỗi lần đi ngang qua tiệm bánh mì Hà Nội trên đường Trần Hưng Đạo, quận 5 thì tôi đều để mắt vu vơ tìm bạn. Tôi nhớ, thời còn ở Bạc Liêu, có lần Ngọc Chánh nói với tôi. Bạn không lên Sài Gòn thì thôi. Hễ lên thì thế nào cũng ăn bánh mì Hà Nội. Bánh mì Hà Nội trên đường Trần Hưng Đạo, quận 5. Ngược lại, Tạ Minh Thuận thì khoái buổi chiều, đậu xe nhậu lẩu bò trên đường Minh Phụng tuốt trong Chợ lớn.

3 – Mới đó mà đã 30 năm rồi…! Dòng đời trôi nổi, xuôi ngược. Tìm đâu bạn xưa ơi! Tìm đâu bạn ta ơi! Tìm đâu bạn hiền ơi!

(Sài Gòn chiều 15.3.2019)

MẠ ƠI
Hoàng Kim


Mồng Ba ngày Tết Mạ ơi
Mà sao con mãi nhớ thời ngày xưa
Cái thời Cụ đội nắng mưa
Thuyền con một lá sớm trưa dãi dầu.

Cái thời Chợ Mới chưa lâu
Mạ ơi con tép mớ rau tảo tần
Con về bóng hạc tháng năm
Nhìn sông nhớ Mạ thương thăm thẳm trời …

Bóng Cha như núi tỏ ngời
Mạ thành sông biển suốt đời trong con.

(*) Cụ Mạ: Cha Mẹ, tiếng nhà quê Làng Minh Lệ.
Mạ mất mồng Ba ngày Tết, lúc HK còn nhỏ tuổi.

QUẢNG BÌNH ĐẤT MẸ ƠN NGƯỜI
Hoàng Kim

Quảng Bình đất Mẹ ơn Người
Tổ tiên cát bụi nhiều đời thành quê
Đinh ninh như một lời thề
Trọn đời trung hiếu để về dâng hương

Lòng son trung chính biết ơn
Quê hương chung đúc khí thiêng Quảng Bình
Về quê kính nhớ Tổ tiên
Mừng vui giữa chốn bạn hiền người thân

Đất trời ngày mới thanh tân
Thung dung thăm hỏi ân cần níu chân.
Đường xuân như một dòng sông
Việt Nam thống nhất thác ghềnh đến nơi.

Hồn chính khí bốc lên ánh sáng
Sáng choang ngọc đá giữa hoang tàn’.
Tâm nhân văn lắng đọng tinh hoa
Hoa Đất Hoa Người trong cõi Bụt.

BAN MAI ĐỨNG TRƯỚC BIỂN
Hoàng Kim

Ban mai đứng trước biển
Thăm thẳm một tầm nhìn
Đảo Yến trong mắt ai
Vị tướng của lòng dân.

Những trang đời lắng đọng
VIỆT NAM CON ĐƯỜNG XANH
Hoàng Kim

Tôi yêu thơ thô mộc
và ảnh Nguyễn Tuấn Hạnh
Có một thời như thế
‘Ông Khoán Mười sống mãi’

Việt Nam con đường xanh
Những nghĩa sĩ danh hiền
Trung hiếu xối máu nóng
Để nhân dân vươn lên

Nước mắt anh hùng lau chẳng ráo,
thương vì hai chữ thiên dân” (*)
(*) Thơ của cụ Đồ Chiểu
Yêu quê hương đất nước anh hùng

MỘT THỜI NHƯ THẾ
Nguyễn Tuấn Hạnh


Nhân dịp đi từ Lào Cai về quê Hưng Yên ghé thăm Vĩnh Phúc nơi em trai áp út định cư cũng quê hương của nguyên bí thư Kim Ngọc (Ông Khoán Mười) với bao cảm xúc biết ơn và cảm động. Qua Yên Mỹ Hưng Yên quê bác Mười Cúc ” Nguyễn Văn Linh tổng bí thư khóa IV BCH Trung ương Đảng ” và quảng trường mang tên ông có mấy vần thơ sau

Ghé thăm ông
Ông Khoản Mười sống mãi
Đã một thời những ai từng trải
Phân phối phiếu, tem, sáng sớm xếp hàng
Ông Khoản Mười đưa kinh tế sang trang
“Tội đi trước cầm đèn – oan nghiệt ” *

Những tầm nhìn của ông hóa thành sự thật

Việt Nam giờ xuất khẩu gạo đứng đầu
Hết đói nghèo Ta biết vì đâu
Qua Hà Nội về quê ông Mười Cúc
Đường ông vạch trở thành hiện thực
Việt Nam giờ thành ” Rồng ” châu Á
Cùng đi lên bước ra biển cả
Sừng sững “quảng trường Nguyễn Văn Linh”
Tự hào thay người con của quê mình
Xưa chống Mỹ Sài Gòn quật khỏi
Anh là người lái con thuyền đổi mới
Để bây giờ mãi mãi sáng tên ông
Một thời đã qua
Em có nhớ không

(*) Tục ngữ ” cầm đèn chạy trước ô tô “

Ngốc Phương Nam học không mỏi, dạy không chán “Duy Tuệ Thị Nghiệp”

Những trang đời lắng đọng
Trung To LỜI TỰ SỰ

Chàng nông dân luôn say với đất
Mắt nhìn thẳng chân ga nhấn đều đều
Người nghiên cứu luôn tìm giống mới
Dù nắng mưa luôn vui vẻ yêu đời
Nhà kinh doanh luôn giữ chữ tín
Để nhà nông luôn giữ vững niềm tin
Làm thơ nhưng trình độ i tờ
Cơm, áo, gạo, tiền không mến khách thơ

Cảm ơn anh Trung To xin phép được lưu lại
Xem tiếp Những trang đời lắng đọng

Câu chuyện ảnh tháng Tư
Quảng Bình đất Mẹ ơn Người

anh chị Võ Công Hậu
hẻm Tu Sản Hà Giang

Bạch Ngọc Thơ Thung Dung
Ngày Vía Bà Chúa Đất 18 3

tiếp dẫn đạo sư XQ & LQV

THÔI CHẲNG SỢ TRỒI MƯA

Trời nắng vẫn như rang
Thời chuyển mùa thật chậm
Mình quên rồi điều nhớ
Ta nhớ hoài
lời thương

ANH CHỈ SỢ RỒI TRỜI SẼ MƯA
Lưu Quang Vũ & Xuân Quỳnh

Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa
Xoá nhoà hết những điều em hứa
Mây đen tới trời chẳng còn xanh nữa
Nắng không trong như nắng buổi ban đầu.

Cơn mưa rào nối trận mưa ngâu
Xoá cả dấu chân em về buổi ấy
Gối phai nhạt mùi hương bối rối
Lá trên cành khô tan tác bay.

Mưa cướp đi ánh sáng của ngày
Đường chập choạng trăm mối lo khó gỡ
Thức chẳng yên dở dang giấc ngủ
Hạnh phúc con người mong manh mưa sa.

Bản nhạc ngày xưa, khúc hát ngày xưa
Tuổi thơ ta là nơi hiền hậu nhất
Dẫu đường đời lắm đổi thay mệt nhọc
Tựa đầu ta nghe tiếng hát ru nhau.

Riêng lòng anh, anh không quên đâu
Chỉ sợ trời mưa đổi mùa theo gió
Cây lá với người kia thay đổi cả
Em không còn màu mắt xưa.

Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa
Thương vườn cũ gẫy cành và rụng trái
Áo em ướt để anh buồn khóc mãi
Ngày mai chúng mình ra sao em ơi.

(Lưu Quang Vũ thơ Mưa)

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam Thung dung Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter