Chào ngày mới 19 tháng 7


DẠY VÀ HỌC 19 THÁNG 7
Hoàng Kim
và Hoàng Long
CNM365 Tình yêu cuộc sống #vietnamhoc, #Thungdung;Việt Nam tổ quốc tôi; Chuyện cổ tích người lớn; Đến với Tây Nguyên mới; Chuyện cô Trâm lúa lai; Nhớ tháng bảy mưa ngâu; Dạy và học để làm; Hoàng Tố Nguyên tiếng Trung; Ngôn ngữ văn hóa Việt; Nông nghiệp sinh thái Việt; Việt Nam đất nước con người; Chuyện đồng dao cho em; Thơ vui những ngày nhàn; Ngày 18 tháng 7 năm 1888, Tổng thống Pháp Marie François Sadi Carnot ký sắc lệnh thành lập thành phố Hà Nội và Hải Phòng (hình) thành phố biển Việt Nam tại Liên bang Đông Dương. Từ trái sang phải theo chiều kim đồng hồ: Tượng nữ tướng Lê Chân, Nhà hát Thành phố, Đảo Cát Bà , Cảng Hải Phòng, Hoa phượng đỏ , Central Park Hải Phòng. Ngày 19 tháng 7 năm 1900, Tuyến đầu tiên của hệ thống tàu điện ngầm Métro Paris bắt đầu hoạt động, kết nối nhiều địa điểm diễn ra triển lãm thế giới. Ngày 19 tháng 7 năm 1947, ngày mất bà Cả Mọc Hoàng Thị Uyên, nữ doanh nhân, nhà từ thiện và là người thành lập nhà nuôi dưỡng trẻ miễn phí đầu tiên tại Hà Nội, trước năm 1945;  Bài chọn lọc ngày 19 tháng 7: #vietnamhoc, #Thungdung Việt Nam tổ quốc tôi; Chuyện cổ tích người lớn; Đến với Tây Nguyên mới; Chuyện cô Trâm lúa lai; Nhớ tháng bảy mưa ngâu; Dạy và học để làm;Hoàng Tố Nguyên tiếng Trung; Ngôn ngữ văn hóa Việt; Nông nghiệp sinh thái Việt; Việt Nam đất nước con người; Chuyện đồng dao cho em; Thơ vui những ngày nhàn; Một vùng trời nhân văn; Trăng rằm sen Tây Hồ; Hoàng Thành ngọc cho đời; Đêm Yên Tử; Nhớ bạn nhớ châu Phi; Hải Như thơ về Người; Câu chuyện ảnh tháng Bảy; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-19-thang-7/;

Hình 1: Bản đồ Hành chính Việt Nam

VIỆT NAM TỔ QUỐC TÔI
Hoàng Tố Nguyên
, Hoàng Long, Hoàng Kim

Việt Nam là một đất nước yêu độc lập, tự do, hạnh phúc. Đất nước Việt Nam hình chữ S, nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, ở phía đông bán đảo Đông Dương, phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào, Campuchia, phía đông nam trông ra biển Đông và Thái Bình Dương. Việt Nam có diện tích 331.211,6 km², Dân số hiện tại của Việt Nam là 98.169.571 người vào ngày 01/07/2021 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc; Việt Nam đang đứng thứ 15 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ.Mật độ dân số của Việt Nam là 317 người/ km²; 37,34% dân số sống ở thành thị (36.346.227 người vào năm 2019) (Nguồn: https://danso.org/viet-nam/). Thủ đô là Hà Nội. Ba thành phố chính nổi tiếng nhất của Việt Nam là Hà Nội, Huế và thành phố Hồ Chí Minh. Bờ biển Việt Nam dài 3 260 km, biên giới đất liền dài 4 510 km. Trên đất liền, từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam (theo đường chim bay) dài 1 650km, từ điểm cực Đông sang điểm cực Tây nơi rộng nhất 600km (Bắc bộ), 400 km (Nam bộ), nơi hẹp nhất 50km (Quảng Bình). Kinh tuyến Việt Nam từ 102º 08′ đến 109º 28′ đông,Vĩ tuyến Việt Nam từ 8º 02′ – 23º 23′ bắc. Việt Nam là đầu mối giao thông từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương. Khí hậu Việt Nam là khí hậu của nước nhiệt đới gió mùa; Địa hình lãnh thổ Việt Nam phần đất liền bao gồm 3 phần 4 là đồi núi; Tài nguyên Việt Nam có những nguồn tài nguyên vô cùng phong phú như tài nguyên rừng, tài nguyên thủy hải sản, tài nguyên du lịch và nhiều loại khoáng sản đa dạng, nhưng trên hết, trước hết đó là tài nguyên con người hiền hòa, thân thiện, anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang, năng động, sáng tạo, sống có trách nhiệm với mái nhà chung Trái Đất, thích làm bạn với nhân dân thế giới.  Phân cấp hành chính Việt Nam hiện nay theo Điều 110 Hiến pháp 2013 [1] và Điều 2 Luật Tổ chức chính quyền địa phương[2] gồm 3 cấp hành chính là cấp tỉnh, cấp huyện cấp xã; ngoài ra còn có đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập. Việt Nam sau nhiều lần chia tách và nhập lại, tính đến nay, có 63 đơn vị hành chính cấp Tỉnh, bao gồm 5 thành phố trực thuộc trung ương (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ) và 58 tỉnh (tương ứng với chữ số được đánh dấu trên “bản đồ Hành chính Việt Nam“) và một thoáng nhìn toàn cảnh tại Bảy vùng sinh thái kinh tế nông nghiệp Việt Nam (hình 2 và 3).

Việt Nam Tổ quốc tôi  Nong Lam University in Ho Chi Minh Dạy và Học Cây Lương thực Việt Nam CNM365 Tình yêu cuộc sống đúc kết thông tin Việt Nam Đất nước Con người, Ngôn ngữ Nông nghiệp Du lịch Sinh thái, Lịch sử Địa lý Giáo dục Văn hóa, Kinh tế Xã hội Truyền Thông Ebook. Thông tin VIỆT NAM HỌC được trích dẫn từ Wikipedia tiếng Việt và các nguồn liên quan tới 1 tháng 7 năm 2021

Nông nghiệp sinh thái Việt
Di sản thế giới tại Việt Nam
Du lịch sinh thái Việt
Vườn Quốc gia Việt Nam
Nông nghiệp công nghệ cao
Nông nghiệp Việt trăm năm
Ngôn ngữ văn hóa Việt
Dạo chơi non nước Việt

DU LỊCH SINH THÁI VIỆT

Tiếng Việt văn hóa kinh tế 学中越文 Tổng quan văn hoá và kinh tế xã hội Việt Nam 越南社会经济和文化概述 là tập bài giảng về du lịch sinh thái nông nghiệp Việt Nam, một môn học giao lưu du lịch sinh thái nông nghiệp ngôn ngữ văn hóa Việt Nam Trung Quốc. Ngày nay các nước trên thế giới đang đối mặt với một cơ hội và thách thức chiến tranh và hòa bình là sự an toàn sinh thái ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn quốc gia và an sinh toàn cầu. Sự biến đổi mới môi trường toàn cầu và sự phát triển lớn lao của sự nghiên cứu đất nước con người học du lịch sinh thái nông nghiệp văn hóa kinh tế ngôn ngữ là đặc biệt cấp thiết cho sự đối thoại trực tuyến của lớp trẻ khát khao hiểu biết. Bài giảng này mục tiêu nhằm cung cấp một kiến thức nền tảng ‘Việt Nam Học’ thật giản dị, cấp thiết và lắng đọng về phẩm chất văn hóa thân thiện, tốt đẹp, văn hiến của con người đất nước Việt Nam. Người Việt, tiếng Việt và nông nghiệp Việt Nam là ba di sản quý của nhân dân ta, dân tộc ta, cấp thiết phải bảo tồn và phát triển. Tài liệu này dần liên tục hoàn thiện.

Nông nghiệp là một trong ba ngành kinh tế Việt Nam: 1) Nông lâm thủy sản; 2) Công nghiệp , bao gồm: khai thác khoáng sản, công nghiệp chế biến, công nghiệp vật liệu xây dựng, sản xuất phân phối khí, điện, nước,…; 3) Thương mại, dịch vụ, tài chính, du lịch, văn hóa, giáo dục, y tế. Tỷ lệ phần trăm các ngành này đóng góp vào tổng GDP, ước tính năm 2015 là: Nông nghiệp 17.4% Công nghiệp 38.8% Dịch vụ 43.7%.

Nội dung bài Du lịch sinh thái nông nghiệp Việt Nam có 7 ý chính: 1) Nông nghiệp là nền tảng của kinh tế Việt Nam. 2) Bảy vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam; 3) Đặc điểm bảy vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam; 4) Hiện trạng tầm nhìn lao động nông nghiệp Việt Nam;  5) Du lịch sinh thái nông nghiệp Việt Nam; 6) Nông nghiệp Việt Nam ngày nay. 7) Việt Nam điểm đến yêu thích của bạn

I. Nông nghiệp là nền tảng của kinh tế Việt Nam

1.1 Người Việt trọng nông 
Thành ngữ Việt Nam: “dĩ nông vi bản” (lấy nghề nông làm gốc). Nông nghiệp là nền tảng của kinh tế Việt Nam vì đất nước là môi trường sống, thức ăn là căn bản của đời sống con người. Việt Nam là chốn tổ của nền văn minh lúa nước với các di tích khảo cổ về người tiền sử và các nền văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn gần 10.000 năm trước Công nguyên đã chứng tỏ sự xuất hiện của nông nghiệp và chăn nuôi. Nông nghiệp Việt Nam ngày nay đang vượt ra khỏi sản xuất nông nghiệp truyền thống không chỉ tạo ra lương thực thực phẩm cho con người (food) thức ăn cho các con vật (feed) mà còn là nguyên liệu của các ngành công nghiệp may mặc, sợi dệt, chất đốt, cây cảnh và sinh vật cảnh, chất hóa học, cơ giới hóa nông nghiệp,  sinh hóa học nông nghiệp. các loại phân bón, thuốc trừ sâu, diệt cỏ.

1.2 Người Việt Tiếng Việt Nông nghiệp
Ba di sản lớn nhất  Việt Nam cần bảo tồn và phát triển.Việt Nam là Người Việt, Tiếng Việt và Nông nghiệp .

Người Việt
Việt Nam là đất nước của 54 dân tộc và 1 nhóm “người nước ngoài”, trong Danh mục các dân tộc Việt Nam, theo Quyết định số 421, ngày 2/3/1979 Tổng cục Thống kê). Người Việt. chủ yếu là người Kinh (chiếm 86,2 % dân số) sinh sống trên khắp toàn thể nước Việt Nam và một số nước khác nhưng đông nhất vẫn là các vùng đồng bằng và thành thị trong nước. Người Kinh sống rải rác trên khắp lãnh thổ Việt Nam, nhưng tập trung nhiều nhất ở các đồng bằng và châu thổ các con sông. 53 dân tộc Việt Nam thiểu số còn lại sinh sống chủ yếu ở miền núi và trung du, trải dài từ Bắc vào Nam; hầu hết trong số họ sống xen kẽ nhau, điển hình là cộng đổng dân tộc thiểu số ở phía Bắc và Bắc Trung Bộ. Các dân tộc thiểu số đông dân và có số lượng dao động trên dưới một triệu người gồm Tày, Thái, Mường, Khmer, H’Mông,  Nùng, Hoa, người Dao, Gia Rai, Ê Đê, Chăm, Sán Dìu, Ra Glai,  Đa số các dân tộc này sống ở miền núi và vùng sâu vùng xa ở miền Bắc, Tây Nguyên, miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long. Các dân tộc dân số ít nhất chỉ trên 300 người như Brâu, Ơ đu và Rơ Măm.  Các dân tộc thiểu số có trình độ phát triển không đồng đều. Ở Trung du và miền núi phía Bắc, các cư dân ở vùng thấp như Mường, Thái, Tày, Nùng sinh sống chủ yếu bằng canh tác lúa nước và nương rẫy, chăn nuôi gia súc và gia cầm, có một phần hái lượm, săn bắn, có nghề thủ công khá tinh xảo. Các dân tộc thiểu số ở phía Nam sống biệt lập hơn. Các dân tộc thiểu số ởTây Nguyên phần lớn sống theo tổ chức buôn-làng, kiếm sống dựa vào thiên nhiên mang tính tự cung tự cấp. Người dân tộc Chăm, Hoa và Khmer sống ở vùng duyên hải miền Trung và Nam Bộ có trình độ phát triển cao hơn, tạo thành những cụm dân cư xen kẽ với người Kinh.  Tất cả các nhóm dân tộc đều có nền văn hóa riêng biệt và độc đáo. Tín ngưỡng và tôn giáo của các dân tộc cũng khác biệt.

Tiếng Việt

là ngôn ngữ chính tiếng nói theo nhóm Việt-Mường Ngôn ngữ Việt gồm 8 nhóm tiếng nói: Việt-Mường; Tày-Thái; Dao-Hmông; Tạng-Miến; Hán; Môn-Khmer; Mã Lai-Đa đảo: hỗn hợp Nam Á, khác).

Nông nghiệp Việt Nam

là môi trường sống và nôi văn hóa Việt. Người Việt bản địa là chủ nhân của nền văn hóa thời đồ đá tại Việt Nam từ 7.000 -20.000 năm trước. Người Việt là chủ nhân của tiếng Việt và nền văn minh lúa nước, chốn tổ của nghề trồng lúa nước trên thế giới. Các dân tộc Việt khác với cộng đồng ít người hơn có nguồn gốc thiên di từ Tây Tạng, Hoa Nam,… di cư đến Việt Nam sau thời kỳ đồ đá muộn.

1.3. Nông nghiệp Việt Nam là sớm nhất, căn bản nhất, giá đỡ của kinh tế Việt
Quá trình hình thành dân tộc và nông nghiệp Việt Nam theo các tài liệu phổ biến trong thế kỷ XX thì có thể chia thành ba giai đoạn:

  1. Vào thời kỳ đồ đá giữa khoảng 20.000-10.000 năm trước, có một bộ phận thuộc Đại chủng Á, sống ở tiểu lục địa Ấn Độ di cư về phía đông, tới vùng ngày nay là Đông Dương thì dừng lại. Tại đây, bộ phận của Đại chủng Á kết hợp với bộ phận của Đại chủng Úc bản địa và kết quả là sự ra đời của chủng Cổ Mã Lai.
  2. Cuối thời kỳ đồ đá mới, đầu thời kỳ đồ đồng khoảng 5.000 năm trước, chủng Cổ Mã Lai tiếp xúc thường xuyên với Đại chủng Á từ phía bắc tràn xuống,  hình thành chủng Nam Á
  3. Chủng Nam Á tại khu vực bắc Việt Nam và nam Trung Quốc (từ sông Dương Tử trở xuống) mà cổ thư Việt Nam và Trung Hoa gọi là Bách Việt. Ban đầu, họ nói một số thứ tiếng như: Môn-Khmer, Việt-Mường, Tày-Thái, H’Mông-Dao,… Sau này quá trình chia tách này tiếp tục để hình thành nên các dân tộc và các ngôn ngữ như ngày nay. Phía nam Việt Nam, dọc theo dải Trường Sơn, trong khi đó, vẫn là địa bàn cư trú của người Cổ Mã Lai. Theo thời gian họ chuyển biến thành chủng Nam Đảo. Đó là tổ tiên của các dân tộc thuộc nhóm Chăm. Người Việt theo truyền thuyết dân tộc Kinh là con cháu của một thần rồng tên là Lạc Long Quân và một vị tiên tên là Âu Cơ. Hai người này lấy nhau và đẻ ra một bọc 100 trứng và nở ra 100 người con. Những người con sinh ra cùng một bọc gọi là “cùng bọc” (hay còn gọi là đồng bào) và “đồng bào” là cách gọi của người Việt để nói rằng tất cả người Việt Nam đều cùng có chung một nguồn gốc. Về nhân chủng học, có hai luồng quan điểm về nguồn gốc của người Việt. Một số học giả tin rằng người Việt đầu tiên dần dần chuyển từ quần đảo Indonesia thông qua bán đảo Mã Lai và Thái Lan cho đến khi họ định cư trên các cạnh của sông Hồng ở Đồng bằng Bắc Bộ bằng cách lần theo con đường của các công cụ đá từ cuối Thế Pleistocen (600,000-12,000 trước Công nguyên), trên Java, Malaysia, Thái Lan và phía bắc Miến Điện. Những công cụ bằng đá được cho là các công cụ con người đầu tiên được sử dụng trong khu vực Đông Nam Á. Các nhà khảo cổ tin rằng vào thời điểm này Hy Mã Lạp Sơn, một dãy núi ở miền bắc Miến Điện và Trung Quốc, tạo ra một rào cản băng giá cô lập người dân Đông Nam Á. Một số khác cho rằng người Việt đầu tiên vốn là một bộ tộc gốc Mông Cổ ở Tây Tạng, di cư xuống phía nam từ thời đồ đá cũ. Nhóm dân tộc này định cư tại vùng Bắc Bộ, thượng nguồn sông Hồng ngày nay và tạo nên nền văn minh Đông Sơn. Nhóm bộ tộc này cũng có sự tương đồng rất lớn về nhân chủng, văn hóa với các tộc người ở phía Nam Trung Quốc, mà sử Trung Quốc còn gọi là cộng đồng Bách Việt.

Tiếng Việt là ngôn ngữ của người Việt (người Kinh) và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam, cùng với hơn bốn triệu người Việt hải ngoại. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Mặc dù tiếng Việt có một số từ vựng vay mượn từ tiếng Hán và trước đây dùng chữ Nôm, một hệ chữ dựa trên chữ Hán để viết nhưng tiếng Việt được coi là một trong số các ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Nam Á có số người nói nhiều nhất (nhiều hơn một số lần so với các ngôn ngữ khác cùng hệ cộng lại) có nguồn gốc với ngôn ngữ Nam Á về mặt từ vựng kết hợp với ngôn ngữ Tày-Thái về mặt thanh điệu. Ngày nay, tiếng Việt dùng bảng chữ cái Latinh, gọi là chữ Quốc ngữ (do Alexandre de Rhodes sáng lập), cùng các dấu thanh để viết.  Tiếng Việt trong quá trình phát triển đã tiếp thu và đồng hoá nhiều từ Hán thành từ Hán-Việt, và tiếp thu một số lượng khá lớn các từ khoa học kỹ thuật của các ngôn ngữ Pháp, Nga, Anh từ đầu thế kỷ 20 đến nay.


Người
Việt, tiếng Việt và ngữ hệ Nam Á (Hoàng Tố Nguyên và ctv. 2018).

Ngữ hệ Nam Á là một tổng hợp bao gồm khoảng 168 ngôn ngữ tại miền nam của châu Á, tập trung tại Đông Nam Á và rải rác tại Ấn Độ cùng Bangladesh. Ngôn ngữ có nhiều người dùng nhất trong hệ thống này là tiếng Việt, với trên 80 triệu người, sau đó là tiếng Khmer, với khoảng 16 triệu người. Trong các ngôn ngữ của ngữ hệ Nam Á  thì  tiếng Việt, tiếng Khmer và tiếng Môn là có lịch sử được ghi chép lại lâu dài và tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam.

Nông nghiệp Việt Nam gắn liền với Lịch sử Việt Nam. Người Việt tiền sử sinh sống tại đất Việt thì đã có hàng vạn năm trước công nguyên, còn tính từ khi cơ cấu nhà nước được hình thành thì khoảng từ năm 2879 TCN đến nay (năm 2018) là 4897 năm (gần 5000 năm) Tại Việt Nam các nhà khảo cổ đã tìm thấy các di tích chứng minh loài người đã từng sống từ nền văn hóa Tràng An, Ngườm, Sơn Vi và Soi Nhụ thời kỳ Đồ đá cũ. Trong nền văn hóa Hòa Bình, văn hóa Bắc Sơn thời kỳ Đồ đá mới; văn hóa Phùng Nguyên ở xã Kinh Kệ huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ thuộc sơ kỳ thời đại đồ đồng, cuối thời đại đồ đá mới, cách đây chừng 4.000 năm đến 3.500 năm; Văn hóa Đồng ĐậuVăn hóa Gò Mun ở thời đại đồ đồng, cách đây khoảng 3000 năm, di chỉ tại khu di tích Đồng Đậu ở thị trấn Yên Lạc, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc, người tiền sử tại vùng này đã phát triển chăn nuôi, nông nghiệp, đặc biệt là kỹ thuật trồng lúa nước.Văn hóa Đông Sơn, Văn hóa Sa Huỳnh, và Văn hóa Óc Eo khoảng 1200 TCN, cách ngày nay 3218 năm, đã có sự phát triển của kỹ thuật trồng lúa nước và đúc đồ đồng trong khu vực sông Mã và đồng bằng sông Hồng đã dẫn đến sự phát triển của nền văn hóa Đông Sơn, nổi bật với các trống đồng. Các vũ khí, dụng cụ và trống đồng được khai quật của văn hóa Đông Sơn minh chứng cho việc kỹ thuật đúc đồ đồng bắt nguồn từ đây, nhiều mỏ đồng nhỏ xưa đã được khai quật ở miền Bắc Việt Nam. Ở đây các nhà khảo cổ đã tìm thấy quan tài và lọ chôn hình thuyền, nhà sàn, và bằng chứng về phong tục ăn trầu và nhuộm răng đen. Những người Việt tiền sử trên vùng đồng bằng sông Hồng đã trồng lúa, trồng trọt và đắp đê chống nước lụt đã tạo nên nền văn minh lúa nước và văn hóa làng xã.

Nhà nước Văn Lang của các vua Hùng người Việt đã xuất hiện nhà nước đầu tiên trên miền Bắc Việt Nam ngày nay vào thời kỳ đồ sắt, vào khoảng thế kỷ VII TCN với truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên mà người Việt Nam tự hào truyền miệng từ đời này qua đời khác.

Nông nghiệp Việt Nam là căn bản nhất, giá đỡ của kinh tế Việt, hiển nhiên đến mức mọi người dân Việt đều hiểu, không cần phải phân tích.

II. Bảy vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam

Nông nghiệp Việt Nam liên quan chặt chẽ với bảy vùng sinh thái nông nghiệp:

  1. Vùng núi và trung du phía Bắc, có tiểu vùng Tây Bắc gồm 4 tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hoà Bình., với tiểu vùng Đông Bắc: gồm 11 tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Giang, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ.
  2. Vùng đồng bằng sông Hồng: gồm 11 tỉnh Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nội, Hà Tây, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Vĩnh Phúc.
  3. Vùng Bắc Trung bộ: gồm 6 tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế.
  4. Vùng Nam Trung bộ: gồm 6 tỉnh Đà Nẵng,Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà.
  5. Vùng Tây Nguyên: gồm 5 tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông, Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum.
  6. Vùng Đông Nam bộ: gồm 8 tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà rịa – Vũng Tàu.
  7. Vùng Tây Nam bộ: gồm 13 tỉnh Long An, Bến Tre, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Tiền Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Trà Vinh.
  8. n Thơ, Hậu Giang, Tiền Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Trà Vinh.

III. Đặc điểm bảy vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam

  1. Vùng núi và trung du phía Bắc có đặc điểm sinh thái chính: Núi cao nguyên và đồi thấp, Đất feralit đỏ vàng, đất phù sa cổ bạc màu; Khí hậu cận nhiệt đới, ôn đới trên núi, có mùa đông lạnh. Điều kiện kinh tế xã hội: Mật độ dân số tương đối thấp. Dân có kinh nghiệm sản xuất lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp. Ở vùng trung du có các cơ sở công nghiệp chế biến. Điều kiện giao thông tương đối thuận lợi.Ở vùng núi còn nhiều khó khăn. Trình độ thâm canh thấp; sản xuất theo kiểu quảng canh, đầu tư ít lao động và vật tư nông nghiệp. Ở vùng trung du trình độ thâm canh đang được nâng cao. Chuyên môn hóa sản xuất: Cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (chè, trầu, sở, hồi..); Đậu tương, lạc, thuốc lá. Cây ăn quả, cây dược liệu; Trâu, bò lấy thịt và sữa, lợn (trung du).
  2. Vùng đồng bằng sông Hồng có đặc điểm chính về sinh thái nông nghiệp:Đồng bằng châu thổ có nhiều ô trũng; Đất phù sa sông Hồng và sông Thái Bình; Có mùa đông lạnh. Điều kiện kinh tế xã hội: Mật độ dân số cao nhất cả nước. Dân có kinh nghiệm thâm canh lúa nước. Mạng lưới đô thị dày đặc; các thành phố lớn tập trung công nghiệp chế biến. Quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa đang được đẩy mạnh. Trình độ thâm canh: Trình độ thâm canh khá cao, đầu tư nhiều lao động; Áp dụng các giống mới, cao sản, công nghệ tiến bộ. Chuyên môn hóa sản xuất: Lúa cao sản, lúc có chất lượng cao; Cây thực phẩm, đặc biệt là các loại rau cao cấp. Cây ăn quả; Đay, cói; Lợn, bò sửa (ven thành phố lớn), gia cầm, nuôi thủy sản nước ngọt (ở các ô trũng), thủy sản nước mặn, nước lợ.
  3. Vùng Bắc Trung bộ: Điều kiện sinh thái nông nghiệp: Đồng bằng hẹp, vùng đối trước núi Đất phù sa, đất feralit (có cả đất badan) Thường xảy ra thiên tai (bão, lụt), nạn cát bay, gió Lào; Điều kiện kinh tế – xã hội: Dân có kinh nghiệm trong đấu tranh chinh phục tự nhiên. Có một số đô thị vừa và nhỏ, chủ yếu ở dải ven biển. Có một số cơ sở công nghiệp chế biến. Trình độ thâm canh: Trình độ thâm canh tương đối thấp. Nông nghiệp sử dụng nhiều lao động. Chuyên môn hóa sản xuất: Cây công nghiệp hàng năm (lạc, mía, thuốc lá..) Cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su) Trâu, bò lấy thịt; nuôi thủy sản nước mặn, nước lợ.
  4. Vùng Nam Trung bộ: Điều kiện sinh thái nông nghiệp: Đồng bằng hẹp, khá màu mỡ. Có nhiều vụng biển thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản. Dễ bị hạn hán về mùa khô; Điều kiện kinh tế xã hội: Có nhiều thành phố, thị xã dọc dài ven biển. Điều kiện giao thông vận tải thuận lợi. Trình độ thâm canh: Trình độ thâm canh khá cao. Sử dụng nhiều lao động và vật tư nông nghiệp. Chuyên môn hóa sản xuất: Cây công nghiệp hàng năm (mía, thuốc lá) Công công nghiệp lâu năm (dừa) Lúa Bò thịt, lợn Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
  5. Vùng Tây Nguyên: Điều kiện sinh thái nông nghiệp: Các cao nguyên ba dan rộng lớn, ở các độ cao khác nhau. Khí hậu phân ra hai mùa mưa, khô rõ rệt. Thiếu nước về mùa khô. Điều kiện kinh tế xã hội: Có nhiều dân tộc ít người, còn tiến hành nông nghiệp kiểu cổ truyền. Có các nông trường Công nghiệp chế biến còn yếu Điều kiện giao thông khá thuận lợi Trình độ thâm canh: Ở khu vực nông nghiệp cổ truyền, quảng canh là chính. Ở các nông trường, các nông hộ, trình độ thâm canh đang được nâng lên Chuyên môn hóa sản xuất: Cà phê, cao su, chè, dâu tằm, hồ tiêu Bò thịt và bò sữa
  6. Vùng Đông Nam bộ: Điều kiện sinh thái nông nghiệp: Các vùng đất ba dan và đất xám phù sa cổ rộng lớn, khá bằng phẳng Các vùng trũng có khả năng nuôi trồng thủy sản Thiếu nước về mùa khô Điều kiện kinh tế – xã hội: Có các thành phố lớn, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tập trung nhiều cơ sở công nghiệp chế biến Điều kiện giao thông vận tải thuận lợi Trình độ thâm canh cao. Sản xuất hàng hóa, sử dụng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp Chuyên môn hóa sản xuất: Các cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, điều) Cây công nghiệp ngắn ngày (đậu tương, mía) Nuôi trồng thủy sản- Bò sữa (ven các thành phố lớn), gia cầm
  7. Vùng Tây Nam bộ: Các điều kiện sinh thái nông nghiệp: Các dải phù sa ngọt, các vùng đất phèn, đất mặn Vịnh biển nông, ngư trường rộng Các vùng rừng ngập mặn có tiềm năng để nuôi trồng thủy sản.Có thị trường rộng lớn là vùng Đông Nam Bộ Điều kiện giao thông vận tải thuận lợi Có mạng lưới đô thị vừa và nhỏ, có các cơ sở công nghiệp chế biến. Trình độ thâm canh cao. Sản xuất hàng hóa, sử dụng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp Chuyên môn hóa sản xuất: Lúa, lúa có chất lượng cao Cây công nghiệp ngắn ngày (mía, đay, cói) Cây ăn quả nhiệt đời Thủy sản (đặc biệt là tôm) Gia cầm (đặc biệt là vịt đàn)

Bảy vùng sinh thái trên đây tương đồng với Việt Nam vùng lãnh thổ hành chính;  Vùng núi và trung du phía Bắc là kết hợp của hai tiểu vùng : Tiểu vùng Tây Bắc gồm 4 tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hoà Bình., với tiểu vùng Đông Bắc: gồm 11 tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Giang, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ

IV. Hiện trạng, tầm nhìn lao động nông nghiệp Việt Nam
Lao động Nông nghiệp Việt Nam hiện có khoảng 22 triệu người chủ yếu tập trung ở nông thôn khoảng 69 %, khu vực thành thị khoảng 31 %. Việt Nam là nước nông nghiệp với nhiều lợi thế từ các sản phẩm nhiệt đới nhưng sự biến tiềm năng đó thành hiện thực, làm động lực cho phát triển nền nông nghiệp hàng hóa lớn và sản phẩm có thương hiệu và khả năng cạnh tranh còn hạn chế.

Hệ thống ngành nghề nông lâm ngư nghiệp thủy sản Việt Nam đang đào tạo chính trong 9 nhóm ngành nghề nông lâm ngư nghiệp thủy sản gồm: 1. Ngành Trồng trọt: 2. Ngành chăn nuôi:  3. Ngành Nông học: 4. Ngành Bảo vệ thực vật; 5. Ngành lâm nghiệp   6. Ngành Nông lâm kết hợp 7. Ngành Nuôi trồng thủy sản: 8. Ngành Cảnh quan và Kĩ thuật hoa viên: 9. Ngành Quản lí đất đai;

Việc chuyển đổi tầm nhìn và đầu tư sâu vào quá trình đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp sinh thái là rất cần thiết. Ngành Nông Lâm Ngư nghiệp nằm trong các nhóm ngành có thu nhập không cao, nhưng mỗi năm Việt Nam cả nước cần cung cấp ổn đinh trên 1 triệu lao động cho các nhóm ngành chính: Nông nghiệp 58.000 – 60.000 người/năm, Lâm nghiệp 8.000 – 10.000 người/năm, thủy lợi 7.000 – 9.000 người/năm; thủy sản 8.000 – 8.500 người/năm.

V. Nông nghiệp Việt Nam và Du lịch sinh thái.
Việt Nam có ba vùng du lịch sinh thái trọng điểm: Vùng du lịch Bắc bộ, Vùng du lịch Trung bộ, Vùng du lịch Nam bộ, Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung. Vùng du lịch Bắc bộ lấy Hà Nội làm trung tâm với trục động lực là Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long. Vùng du lịch Trung bộ lấy  Huế và Đà Nẵng làm trung tâm  và trục động lực là Quảng Bình – Quảng Trị – Huế – Đà Nẵng – Quảng Nam – Quảng Ngãi . Vùng du lịch Nam bộ Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung lấy trung tâm là thành phố Hồ Chí Minh, với các trục động lực là thành phố Hồ Chí Minh – Cần Thơ – Hà Tiên – Phú Quốc với TP. Hồ Chí Minh – Vũng Tàu – Phan Thiết – Nha Trang và TP. Hồ Chí Minh – Đà Lạt –  Nha Trang- Buôn Me Thuột – Kon Tum.

VI Nông nghiệp Việt Nam ngày nay
6.1 Nông nghiệp Việt Nam ngày nay là lĩnh vực đặc biệt quan trọng
, tạo sự ổn định xã hội và nâng cao chất lượng sống cho người nông dân, góp phần phát triển kinh tế đất nước. Hiện nay, Việt Nam là nước có nhiều lợi thế, tiềm năng phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp và trở thành một nước xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới.

Hàng nông sản chủ lực Việt Nam gồm  gạo, chè, cà phê, hạt tiêu, hạt điều, rau quả, thyủy sản (như cá tra, cá ba sa, cá ngừ, tôm, mực…)  là những mặt hàng có lợi thế, nhiều tiềm năng xuất khẩu sang thị trường các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Singapore, Tiểu các vương quốc Ả rập thống nhất (UAE), thị trường châu Âu và châu Mỹ…

Năm 2017, thủy sản Việt Nam là ngành có giá trị xuất khẩu cao nhất, đạt 8,3 tỷ USD, tiếp đến là hạt điều với 3,516 tỷ USD, rau quả đạt 3,502 tỷ USD, cà phê với 3,24 tỷ USD, gạo đạt 2,6 tỷ USD, hạt tiêu đạt 1,1 tỷ USD, sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 1,03 tỷ USD…

6.2. Doanh nghiệp nông nghiệp tỷ lệ rất thấp 8% chủ yếu nhỏ và siêu nhỏ  92,35%
Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến quý II/ 2018,  các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp Việt Nam ước tính cả nước có khoảng hơn 49.600 doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, chiếm khoảng 8% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên cả nước, chủ yếu ở quy mô nhỏ và siêu nhỏ, chiếm 92,35%, tiếp đến là doanh nghiệp có quy mô lớn với 5,59% và doanh nghiệp có quy mô vừa với 2,06%. Đầu tư vào nông nghiệp đã tạo ra hơn 4,5 triệu việc làm, chiếm 32,5% lao động của toàn bộ doanh nghiệp.

Đặc thù của các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp có đặc thù là phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên như thiên tai, rủi ro dịch bệnh dẫn đến đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp chịu rất nhiều rủi ro so với các ngành kinh tế khác. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp còn phản ánh gặp khó khăn ở một số vấn đề chính như: quỹ đất nông nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất của doanh nghiệp; ngành công nghiệp cơ khí hỗ trợ cho nông nghiệp ở Việt Nam còn hạn chế. Nhiều thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh trong nông nghiệp còn bất hợp lý. Hiệu quả của hầu hết các loại hình tổ chức sản xuất, các ngành, các lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản nhìn chung chưa cao. Ứng dụng khoa học và công nghệ, liên kết chuỗi giá trị sản xuất trong nông nghiệp còn rất hạn chế, mới chỉ ở bước đầu phát triển…

6.3. Tầm nhìn đột phá đầu tư, cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
Nghị định số 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn của Chính phủ Việt Nam  thể chế hóa tầm nhìn chuyển đổi tái cơ cấu nông nghiệp sau 30 năm đổi mới , cụ thể hóa Nghị định 61/2010/NĐ-CP chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Nghị định 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn

Những chủ trương lớn mới đây trong tầm nhìn của chính phủ Việt Nam theo Cổng thông tin Chính phủ VCP News

“Trục sản phẩm chủ lực

Trên cơ sở những kết quả đã đạt được, Bộ NNPTNT đề xuất một số định hướng giải pháp ưu tiên thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn thời gian tới như sau:

Thứ nhất, thực hiện đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và xây dựng nông thôn mới. trong đó, Bộ Nông nghiệp và PTNT xác định các ưu tiên phát triển ngành theo ba trục sản phẩm chính, bao gồm:

Các sản phẩm chủ lực quốc gia (các sản phẩm có giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD/ năm: lúa gạo, cao su, cà phê, hạt tiêu, hạt điều, sắn, rau quả, tôm, cá tra, gỗ và sản phẩm từ gỗ; các ngành hàng có quy mô thị trường nội địa lớn như thịt lợn, thịt gia cầm).

Ưu tiên thu hút đầu tư của doanh nghiệp quy mô lớn, đóng vai trò hạt nhân, dẫn dắt, phát triển chuỗi giá trị đồng bộ. Tập trung thu hút đầu tư vào các cụm liên kết ngành cấp vùng, gắn với các vùng chuyên canh lớn của các doanh nghiệp, kết nối giữa khu hạt nhân của cụm (gồm trung tâm nghiên cứu khoa học công nghiệp, tài chính, thương mại, logistic) và các vệ tinh gồm các khu/cụm công nghiệp dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp cấp tỉnh.

Các vùng ưu tiên thu hút đầu tư cho các sản phẩm chiến lược này là: lúa gạo ở vùng đồng bằng sông Hồng, vùng đồng bằng sông Cửu Long; cà phê, cao su, hạt tiêu, hạt điều ở vùng Tây Nguyên và vùng Đông Nam Bộ; chè ở vùng Trung du, miền núi phía Bắc và Tây Nguyên; cây ăn quả ở Trung du miền núi Bắc Bộ, đồng bằng sông Hồng, duyên hải miền trung, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long); cá da trơn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, tôm và hải sản ở vùng Duyên hải Trung Bộ, vùng Đông Nam Bộ và vùng đồng bằng Sông Cửu Long; gỗ ở miền núi phía Bắc, vùng Duyên hải Trung Bộ và Tây Nguyên.

Chuỗi giá trị các sản phẩm chủ lực cấp tỉnh (như các sản phẩm đủ lớn có tổng giá trị xuất khẩu từ 500 triệu USD/năm). Ưu tiên thu hút doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với sản phẩm có lợi thế của địa phương, tập trung thu hút vào các cụm liên kết ngành cấp tỉnh, gắn với vùng nguyên liệu của doanh nghiệp, kết nối giữa khu hạt nhân của cụm (khu/vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại các tỉnh) và các khu/cụm công nghiệp – dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp cấp tỉnh.

Chuỗi giá trị đặc sản địa phương (chuỗi giá trị sản phẩm đặc thù vùng miền) có quy mô nhỏ, gắn với chỉ dẫn địa lý cụ thể, được xây dựng và phát triển cùng với xây dựng nông thôn mới theo mô hình “Mỗi xã một sản phẩm”. Ưu tiên thu hút đầu tư của doanh nghiệp quy mô cực nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp, các hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh đối với các mặt hàng đặc sản của địa phương theo mô hình “Mỗi xã một sản phẩm” (one commune one product – OCOP), gắn với các tiểu vùng có sản phẩm đặc sản vùng miền.

Vùng sản xuất tập trung

Thứ hai, ưu tiên các doanh nghiệp đầu tư, nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng vào các nhóm lĩnh vực, ngành nghề sau:

Đầu tư, phát triển vùng sản xuất tập trung trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.

Sản xuất, phát triển giống cây trồng, vật nuôi, giống cây lâm nghiệp, giống thủy sản. Sản xuất đầu vào như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi và thủy sản, chế phẩm sinh học, thuốc thú y chăn nuôi và thủy sản.

Ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa và các công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy lợi, thủy sản.

Đầu tư vào lĩnh vực chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản, dược liệu, tinh chế muối; sản xuất máy, thiết bị, chất phụ gia, phụ trợ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, máy chế biến thực phẩm; công nghệ giết mổ, bảo quản chế biến gia súc, gia cầm, tập trung, công nghiệp; sản xuất hàng thủ công; sản phẩm văn hóa, dân tộc truyền thống.

Thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, nước thải sinh hoạt tại nông thôn; thu gom xử lý chất thải làng nghề; đầu tư hệ thống cấp nước sạch, thoát nước, công trình thủy lợi và hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.

Doanh nghiệp dẫn dắt các chuỗi giá trị

Thứ ba, tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, đẩy mạnh cải cách hành chính để thu hút mạnh mẽ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Trong thời gian tới, doanh nghiệp nông nghiệp được coi là lực lượng dẫn dắt các chuỗi giá trị nông nghiệp và tạo hiệu ứng lan tỏa cho phát triển kinh tế – xã hội.

Để có thể thu hút và khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm các điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết, nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh trong nông nghiệp, thực hiện tốt các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp theo các Nghị định: số 52/2018/NĐ-CP, số 57/2018/NĐ-CP, số 58/2018/NĐ-CP, số 98/2018/NĐ-CP.

Đồng thời, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận có thời hạn lâu dài với đất đai, phù hợp với các quyền sử dụng hợp pháp của nhà đầu tư; tăng cường đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư thực hiện các dự án; xây dựng cơ chế khuyến khích mạnh mẽ hơn các nhà đầu tham gia xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn theo nhiều hình thức khác nhau, đặc biệt là đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP).

Thực hiện Nghị định 58/2018/ NĐ- CP về bảo hiểm nông nghiệp cũng sẽ khuyến khích doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện và tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân sản xuất trong ngành nông lâm thủy sản chủ động khắc phục và bù đắp thiệt hại về tài chính do các rủi ro xảy ra trong quá trình sản xuất. Các cá nhân, doanh nghiệp tổ chức sản xuất nông nghiệp theo mô hình sản xuất hợp tác, liên kết, tập trung, quy mô lớn có ứng dụng khoa học công nghệ và các quy trình sản xuất tiên tiến vào sản xuất, hướng tới nền nông nghiệp sạch, công nghệ cao, thân thiện với môi trường được hỗ trợ 20% phí bảo hiểm nông nghiệp.

Bên cạnh đó, Chính phủ tiếp tục hoàn thiện các chính sách nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật nông nghiệp, giúp giảm chi phí đào tạo ban đầu cho các nhà đầu tư, đặc biệt cho các lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư./.”

Nguồn: Du lịch sinh thái Nông nghiệp Việt Nam, bài giảng TS. Hoàng Tố Nguyên, TS. Hoàng Long, TS. Hoàng Kim 2018 Học tiếng Trung Việt. Việt Nam con đường xanh

HOÀNG TỐ NGUYÊN TIẾNG TRUNG
黄素源 (越南) Hoàng Tố Nguyên Việt Nam
Dạy và học tiếng Trung trực tuyến
HTN https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoang-to-nguyen-tieng-trung/
https://hoangkimvn.wordpress.com/tag/hoang-to-nguyen-tieng-trung.. Bài học mới mỗi ngày, mời đọc tại https://hoangkimvn.wordpress.com/tag/hoang-to-nguyen-tieng-trung

Luyện nghe hiểu tiếng Trung

Video link 18 7 2022 HTN Hanyuxuexi 3 https://youtu.be/orWO0IHeSf0

Video link 18 7 2022 HTN Hanyuxuexi 2 https://youtu.be/3-PEt0ATM5I

Video link 18 7 2022 HTN Hanyuxuexi 1 https://youtu.be/ovSPs2_nDwU

Video link 17 7 2022 HTN Hanyuxuexi 4 https://youtu.be/4ac1hHXf9bo
Video link 17 7 2022 HTN Hanyuxuexi 3 https://youtu.be/3FXzxQWdpio
Video link 17 7 2022 HTN Hanyuxuexi 2 https://youtu.be/bXoXKxfLYa4
Video link 17 7 2022 HTN Hanyuxuexi 1 https://youtu.be/1MTh0TBzPP8
Video link 16 7 2022 CNUITE0025-黄素源 HTN Han https://youtu.be/Hlwf_h0gFUI Video link 16 7 2022 HTN Hanyuxuexi 1&2 https://youtu.be/2madrPbksxk

Video link Bài 47 tiếng Trung 5 nhóm 2 16 7 2022 https://youtu.be/FEUwlvMOrUU Video link 15 7 2022 HTN Hanyuxuexi 2 https://youtu.be/qUzSAhSZFek
Video link 15 7 2022 HTN Hanyuxuexi 2 https://youtu.be/qUzSAhSZFek
Video link 15 7 2022 HTN Hanyuxuexi 1 https://youtu.be/1L1OMh4DeMk
Video link 14 7 2022 HTN Hanyuxuexi 3 https://youtu.be/qtRENRxZgG
Video link 14 7 2022 HTN Hanyuxuexi 2 https://youtu.be/bRskt3V8jdY
Video link 14 7 2022 HTN Hanyuxuexi 1 https://youtu.be/U6NloGPRB2w
Video link 13 7 2022 HTN Hanyuxuexi 1 https://youtu.be/3F3aNhL7qEk
Video link 13 7 2022 HTN Hanyuxuexi 2 https://youtu.be/uESDpUyMw7M

Video link 11 7 2022 HTN Hanyuxuexi 2 https://youtu.be/GHHKonXqa
Video link 11 7 2022 HTN Hanyuxuexi 1 https://youtu.be/8S0JhZsN8eI
Video link 10 7 2022 HTN Hanyuxuexi 2 https://youtu.be/Y84M2msKmDE
Video link 10 7 2022 HTN Hanyuxuexi 1 https://youtu.be/Nn_UivzdEcI
Video link 7 7 2022 HTN Hanyuxuexi 2 https://youtu.be/loOZaajA5eU
Video link 7 7 2022 HTN Hanyuxuexi 1&2 https://youtu.be/EU5TfcNebBk
Video link 6 7 2022 HTN Hanyuxuexi 1&2 https://youtu.be/JsSy9nkDdkc
Video link 5 7 2022 HTN Hanyuxuexi 2 https://youtu.be/ktiQpalPJ2M
Video link 4 7 2022 HTN Hanyuxuexi 2 https://youtu.be/mZmxOKOulS0
Video link 4 7 2022 HTN Hanyuxuexi 1 https://youtu.be/ollcpyc_WzY
Video link 3 7 2022 HTN Hanyuxuexi 1 https://youtu.be/3BvpmPIRSis
Video link 1 7 2022 HTN Hanyuxuexi 1 https://youtu.be/uXE5Jh2aq0M
Video link 30 6 2022 HTN Hanyuxuexi 1&2 https://youtu.be/7ImUysRukRU
Video link 29 6 2022 HTN Hanyuxuexi 1&2 https://youtu.be/i-gj1MY32OE
Video link 26 6 2022 HTN Hanyuxuexi 1&2 https://youtu.be/tqkyaFoWens
Video link 22 6 2022 HTN Tiếng Nhật (canh thi…) https://youtu.be/gEgWzlSpWQ0

Video link 18 6 2022 HTN Hanyuxuexi https://youtu.be/rXDHSMSfFgA
Video link 26 6 2022 HTN Thanh Mai hội thảo https://youtu.be/zIVxCaQ9FZY

HỌC CÔNG BỐ QUỐC TẾ
Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim

dự giảng tập huấn ngày 28 tháng 6, 2022 Nền tảng về công bố quốc tế, Video bài giảng trực tuyến https://youtu.be/Yi32ULnuTKg VIE-ISSH Fundamentals of Fublishing; bấm vào đây để xem và tiếp nhận trực tiếp tài liệu PDF tiếng Việt; dự giảng tập huấn tiếp tục chiều ngày 29 tháng 6, 2022 Đạo đức công bố tác phẩm, Video bài giảng trực tuyến https://youtu.be/qu_GEOFPbrs VIE-ISSH Fundamentals of Fublishing; bấm vào trang tích hợp dưới đây để xem và tiếp nhận trực tiếp tài liệu PDF tiếng Việt https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoc-cong-bo-quoc-te/

Kim Notes lắng ghi chú

Học Công bố Quốc tế
Việt Nam con đường xanh
Chuyển đổi số nông nghiệp
Giống sắn KM419 và KM440
Sự thật tốt hơn ngàn lời nói

CHUYÊN MỤC VÀ TIÊU ĐIỂM
Học công bố Quốc tế xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoc-cong-bo-quoc-te/

Chuyển đổi số Quốc gia Sáng tạo và công nghê Bài học quý kết nối Video yêu thích Meera चीन की मीरा how INDIA impacted famous Chinese artist Han Meilin’s work #Reaction https://www.facebook.com/events/523439532903747/?ref=newsfeed; Nhạc Lào สาละวัน…อย่าลืมสัญญา – ต่าย อรทัย Salawan … Đừng quên hợp đồng – Tai Orathai https://www.facebook.com/grammygoldpage/videos/535498620605939/

xem tiếp https://hoangkimvn.wordpress.com/tag/hoang-to-nguyen-tieng-trung/https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoang-to-nguyen-tieng-trung/

VIỆT NAM HỌC 越南社会经济和文化概述
Hoang To Nguyen et al. 2022 #vietnamhoc #cnm365 #cltvn #Nongnghiepsinhthaiviet #Vuonquocgiavietnam #Disanthegioitaivietnam #Ngônnguvanhoaviet

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là vietnamtoquoctoi.jpg

VIỆT NAM TỔ QUỐC TÔI
Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim

“Đi đâu cũng không bằng Tổ quốc mình. Nói gì, làm gì cũng không bằng dạy, học và làm cho đồng bào đất nước mình. Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương. Mục đích sau cùng của dạy và học là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và làm được việc. Dạy và học thực tiễn trên chính Tổ quốc mình”. Đêm trắng và bình minh Hoàng Kim lời tâm đắc

“Dĩ bất biến ứng vạn biến”. Đường lối cách mạng của nước Việt Nam ngày nay thích hợp bền vững trong tình hình mới, thời đại mới, đã được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đúc kết tinh hoa tại bài viết: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” xác định rõ đường lối, quan điểm, tầm nhìn chiến lược, cương lĩnh và kế hoạch hành động:“Đoàn kết ‘xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh’ như di nguyện của Bác Hồ kính yêu”; “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức; Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; Bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế (in đậm để nhấn mạnh HK); Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại; Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện“.

Việt Nam tổ quốc tôi
Việt Nam tâm thế mới
Việt Nam con đường xanh
Việt Nam thông tin khái quát
Việt Nam đất nước con người

Nông nghiệp sinh thái Việt
Di sản thế giới tại Việt Nam
Du lịch sinh thái Việt
Vườn Quốc gia Việt Nam
Nông nghiệp công nghệ cao
Nông nghiệp Việt trăm năm
Ngôn ngữ văn hóa Việt
Dạo chơi non nước Việt

xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/viet-nam-dat-nuoc-con-nguoi

xem tiếp https://hoangkimvn.wordpress.com/tag/hoang-to-nguyen-tieng-trung/https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoang-to-nguyen-tieng-trung

Bản đồ địa hình Việt Nam. Được tạo với GMT từ dữ liệu GLOBE được phát hành công khai Topographic map of Vietnam. Created with GMT from publicly released GLOBE data

VIỆT NAM THÔNG TIN KHÁI QUÁT
Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim

Việt Nam thông tin khái quát thuộc VIỆT NAM HỌC Tổng quan văn hoá và kinh tế xã hội Việt Nam là tập tài liệu giảng dạy nghiên cứu Việt Nam Học: người Việt, tiếng Việt, nông nghiệp Việt Nam, văn hóa, kinh tế, xã hội, dư địa chí, du lịch sinh thái. Mục đích liên kết kiến thức nền Việt Nam Học, giúp thấu hiểu đất nước con người Việt Nam “vốn xưng nền văn hiến đã lâu; núi sông bờ cõi đã chia, phong tục Bắc Nam cũng khác” (Nguyễn Trãi, 1428) với phẩm chất văn hóa thân thiện, tốt đẹp.Việt Nam thông tin khái quát được đúc kết cập nhật theo Wikipedia tiếng Việt với các nguồn trích dẫn chính thức có liên quan, cho tới ngày 30 tháng 6 năm.2021. Việt Nam thông tin khái quát liên kết chùm 13 đường dẫn liên thông tại đây và bài đọc thêm ở cuối trang. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/viet-nam-dat-nuoc-con-nguoi

#VIETNAMHOC

Việt Nam tổ quốc tôi
Việt Nam tâm thế mới
Việt Nam con đường xanh
Việt Nam thông tin khái quát
Việt Nam đất nước con người

Nông nghiệp sinh thái Việt
Di sản thế giới tại Việt Nam
Du lịch sinh thái Việt
Vườn Quốc gia Việt Nam
Nông nghiệp công nghệ cao
Nông nghiệp Việt trăm năm
Ngôn ngữ văn hóa Việt
Dạo chơi non nước Việt

HOÀNG TỐ NGUYÊN TIẾNG TRUNG https://hoangkimvn.wordpress.com/tag/hoang-to-nguyen-tieng-trung

VIỆT NAM HỌC TINH HOA
Hoàng Kim


Việt Nam ngời di sản
Hoàng Thành Trúc Lâm sáng
Hà Nội mãi trong tim
Tứ Trấn Đất Thăng Long

Đền Kim Liên Hà Nội ngày 20 tháng 4 năm 2022 Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh: đích thân trao Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt tiêu biểu. “Thăng Long tứ trấn” trấn giữ bốn phương Đông,Tây, Nam, Bắc của kinh thành Thăng Long, là các đền: Bạch Mã, Voi Phục, Kim Liên và Trấn Vũ, theo truyền hình An Viên https://www.facebook.com/anvientvbchannel/videos/357366486357824/. Thông tin này tích hợp tại các chuyên mục Việt Nam học tinh hoa https://hoangkimlong.wordpress.com/category/viet-nam-hoc-tinh-hoa/ và Hà Nội mãi trong tim https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ha-noi-mai-trong-tim#vietnamhoc; #cnm365 #cltvn #Thungdung

ĐỀN NGỌC SƠN HỒ GƯƠM
Minh Sơn Hoàng Bá Chuân

Tô điểm Hà Thành một hạt châu
Ấy hồ Lục Thủy tiếng từ lâu
Trăng vờn cổ thụ mây lồng nước
Tháp hướng trời xanh gió lộng cầu
Kiếm bạc hưng bang rùa vẫn ngậm
Bút son kiến quốc hạc đương chầu
Trùng trùng lá biếc hoa phơi gấm
Kìa tượng Vua Lê chót vót cao

1966
(Đã in trong tuyển tập Ngàn năm thương nhớ
NXB Hội Nhà Văn xuất bản năm 2004 nhân kỷ
niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội)

HÀ NỘI MÃI TRONG TIM
Hoàng Kim

Đền Ngọc Sơn Hồ Gươm
Hoàng Thành ngọc cho đời
Tháp Bút viết trời xanh
Trăng rằm sen Tây Hồ

Việt Nam ngời di sản
Hoàng Thành Trúc Lâm sáng
Hà Nội mãi trong tim
Tứ Trấn Đất Thăng Long

Việt Nam học tinh hoa

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/den-ngoc-son-ho-guom/https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoang-thanh-ngoc-cho-doi/
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thap-but-viet-troi-xanh/
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/trang-ram-sen-tay-ho/

Bài đã đăng trong chuyên mục Hà Nội mãi trong tim

Bài viết mới

NHÌN LẠI LỊCH SỬ BÁCH VIỆT VÀ QUÁ TRÌNH HÁN HÓA BÁCH VIỆT
Trần Gia Ninh
Báo Tia Sáng 03/09/2016 08:49

Khi đọc những câu hỏi “Vì sao đã thống trị Việt Nam hơn ngàn năm mà cuối cùng Trung Quốc vẫn không thể đồng hóa Việt Nam?”. Hoặc “Người Việt Nam (tộc người Kinh) vì sao mà khó đồng hóa như vây?(1), nhiều người nghĩ chắc là ý kiến của những anh chàng người Việt nặng đầu óc dân tộc chủ nghĩa. Nhưng thật bất ngờ, những câu hỏi này và tương tự như vậy hiện là những chủ đề nóng của các diễn đàn tranh luận trên mạng Internet của người Trung Hoa, bằng tiếng Trung chứ không phải của người Việt.

Tượng Thừa tướng Nam Việt Lữ Gia ở Linh Tiên Đạo Quán, Hoài Đức, Hà Nội

Họ đã chất vấn nhau, đại loại thế này: Hơn một nghìn năm, trước khi nhà Tống lên ngôi, Giao Châu là thuộc Trung Hoa, dù chị em họ Trưng có nổi dậy cũng chỉ mấy năm là dẹp yên. Thế mà vì sao từ đời Tống trở đi các triều đại Trung Hoa không thể thu phục nổi Việt Nam. Hơn nữa, dân tộc Việt Nam, người Kinh ấy, từ đâu mà ra, hình thành từ lúc nào? Người Hán chúng ta từ cổ xưa đã có sức đồng hóa cực mạnh. Số dân tộc đã bị Hán tộc đồng hóa không đếm xuể. Tại sao chừng ấy năm đô hộ vậy mà không đồng hóa nổi Việt Nam… Nếu An Nam là thuộc Trung Quốc từ thời đó, liệu bây giờ quần đảo Nam Sa (Việt Nam gọi là Trường Sa) có thành vấn đề không? Việt Nam có còn chiếm được nhiều đảo ở Nam Sa như bây giờ không?

Là người Việt Nam, chắc ai cũng muốn chính mình tìm câu trả lời cho những câu hỏi thú vị đó. Chúng ta từng nghe nói rằng, từ xa xưa một dải giang sơn mênh mông từ Nam sông Dương Tử trở về Nam là nơi các tộc dân Việt sinh sống và phát triển nền văn minh lúa nước rực rỡ. Thế rồi ngày nay, hầu hết đều trở thành lãnh thổ và giang sơn của người Hán, dùng Hán ngữ và văn hóa Hán. Quá trình đó người ta quen gọi là Hán hóa. Vì vậy nhìn lại lịch sử Bách Việt và quá trình Hán hóa Bách Việt, và quá trình Hán hóa Bách Việt, là một cách ôn cố tri tân hữu ích. Đáng tiếc là thời xa xưa đó lịch sử chủ yếu ghi chép lại bằng Hán ngữ cổ ở Trung Hoa, không dễ tiếp cận với đa số hiện nay. Vì lẽ đó người viết bài này cố gắng tóm tắt những gì mà sử sách cổ còn ghi lại, kết hợp với những tài liệu khoa học đã công bố của một số học giả uy tín trên thế giới, ngõ hầu cung cấp một vài thông tin hữu ích, nhiều chiều, kể cả còn đang tranh cãi.

Bách Việt là ai và ở đâu?

Vào thời thượng cổ, từ đời nhà Thương 商朝 (khoảng 1600-1046 TCN), trong văn tự thì chỉ có một chữ Việt 戉 (nghĩa là cái rìu), cũng là tên chung cho tộc người ở phía Nam không phải là người Trung Hoa, do tộc người này sử dụng rìu (Việt) làm công cụ. Về sau, vào thời Xuân Thu Chiến quốc 春秋 戰國 (722-221 TCN) bắt đầu trong văn tự có hai chữ Việt là 越 và 粤, đều chỉ bộ tộc Việt, dùng như nhau (Sách cổ viết là 越粵互通-Việt Việt Hỗ Thông), ta hay gọi 越 là Việt bộ tẩu 走 (đi, chạy) và Việt 粤 là Việt bộ mễ 米-(lúa)2.

Trong Hán ngữ cận, hiện đại, hai chữ Việt này (có thể từ sau đời Minh) thì dùng có phân biệt rõ ràng. Chữ Việt bộ tẩu 越 là ghi tên tộc Việt của nước Việt có lãnh thổ ở vùng Bắc Triết Giang, ngày nay là vùng Thượng Hải, Ninh Ba, Thiệu Hưng (Cối Kê 會稽 xưa). Một loại ca kịch cổ ở vùng này vẫn còn tên là Việt Kịch 越剧. Chữ Việt bộ tẩu này cũng là tên của tộc Nam Việt (Triệu Đà) Âu Việt và Lạc Việt (Việt Nam ngày nay), Mân Việt (Phúc Kiến), Điền Việt (Vân Nam, Quảng Tây)… Chữ Việt 粤 bộ mễ 米 ngày nay dùng ghi tên cư dân vùng Quảng Đông, Hồng Kong, Ma Cao… những cư dân này sử dụng ngôn ngữ gọi là tiếng Quảng Đông (Cantonese). (Ai đến Quảng Châu đều thấy biển xe ô tô đều bắt đầu bằng chữ 粤 là vì vậy).

Bởi vì xưa có đến hàng trăm tộc Việt, cho nên sử sách gọi chung là Bách Việt 百越 hoặc 百粤. Tên gọi Bách Việt xuất hiện trong văn sách lần đầu tiên trong bộ Lã thị Xuân Thu 吕氏春秋 của Lã Bất Vi 呂不韋 (291–235 TCN) thời nhà Tần.

Trong lịch sử Trung Hoa, toàn bộ vùng đất Giang Nam (tên gọi vùng Nam Sông Dương Tử), rộng bảy tám ngàn dặm từ Giao Chỉ đến Cối Kê, từ trước thời Tần Hán đều là nơi cư ngụ của các tộc Bách Việt.

Thời nhà Hạ gọi là Vu Việt 于越, đời Thương gọi là Man Việt 蛮越 hoặc Nam Việt 南越, đời Chu gọi là Dương Việt 扬越, Kinh Việt 荆越, từ thời Chiến quốc gọi là Bách Việt百越.

Sách Lộ Sử của La Bí (1131 – 1189) người đời Tống viết3: Việt thường, Lạc Việt, Âu Việt, Âu ngai, Thả âu, Tây âu, Cung nhân, Mục thâm, Tồi phu, Cầm nhân, Thương ngô, Việt khu, Quế quốc, Tổn tử, Sản lí (Tây Song Bản Nạp), Hải quý, Cửu khuẩn, Kê dư, Bắc đái, Phó cú,  Khu ngô (Cú ngô)…, gọi là Bách Việt.

Hán Hóa Bách Việt – Giai đoạn từ thượng cổ đến trước thời Tần-Hán

Gọi Hán hóa chỉ là để cho tiện thôi, thực ra không đúng, vì lúc này làm gì đã có nhà Hán. Hai nước Ngô – Việt là những tộc Bách Việt được ghi chép rất sớm trong sử sách. Nước Ngô 吴国,còn gọi là Cú Ngô 句吴, Công Ngô 工吴,攻吾… lập quốc vào thời Chu Vũ Vương (thế kỷ 12 TCN), kinh đô ở Tô Châu 苏州 ngày nay, từ thủy tổ là Ngô Thái Bá 吳太伯 truyền đến Phù Sai夫差 thì bị diệt vong bởi nước Việt (473 TCN). Thực ra ghi chép sớm nhất trong sử sách là Vu Việt 于越, tiền thân của nước Việt 越 国 thời Chiến quốc. Nước Việt đã tồn tại muộn nhất cũng từ thời nhà Thương, không tham gia vào sự kiện Vũ Vương Phạt Trụ (1046 TCN), nhưng sử có ghi là khá lâu trước đó đã làm tân khách của Chu Thành Vương 周成王(1132 – 1083 TCN). Nước Việt đã có một văn hóa dân tộc đặc sắc, gọi là Văn hóa Mã Kiều 馬橋文化, mà các chứng tích đã tìm thấy khi khai quật di chỉ Thái Hồ 太湖地區. Nước Việt định đô ở Cối Kê 會稽 (Thiệu Hưng ngày nay) truyền đến đời Câu Tiễn句踐 (496 – 464 TCN) thì bành trướng lên phía Bắc, năm 473 TCN sau khi diệt nước Ngô, mở rộng bờ cõi Bắc chiếm Giang Tô 江蘇, Nam đoạt Mân Đài 閩台 (tức Phúc Kiến ngày nay), Đông giáp  Đông Hải 東海, Tây đến Hoàn Nam 皖南 (phía Nam An Huy ngày nay), hùng cứ một cõi Đông Nam. Đến năm 306 TCN, nước Sở 楚國 nhân nước Việt, triều vua Vô Cương, nội loạn, bèn liên kết với nước Tề 齊國 tiến chiếm nước Việt, đổi thành quận Giang Đông, nước Việt tuyệt diệt và bị Sở hóa từ đó. Những sự kiện này được ghi chép tỉ mỉ trong bộ sử Ngô Việt Xuân Thu 吳越春秋 do Triệu Diệp 赵晔 thời Đông Hán soạn (~năm 25). Các nhà khoa học thế giới ngày nay cũng đã phục dựng đầy đủ lịch sử này, ví dụ xem Eric Henry4.

Đến đây cần nói rõ, Sở là gốc Hoa Hạ (sau này gọi là Hán) hay là Bách Việt, hiện còn nhiều tranh cãi. Dân Hoa Hạ (chính là tộc Hán sau này) nhận mình là con cháu của Tam Hoàng, Ngũ Đế. Tam Hoàng thì rất thần tiên, mơ hồ, Ngũ Đế có vẻ cụ thể hơn. Theo Sử Ký của Tư Mã Thiên5 thì đó là năm chi: Hoàng Đế (黃帝), Chuyên Húc (顓頊), Đế Cốc (帝嚳), Đế Nghiêu (帝堯), Đế Thuấn (帝舜). Dân nước Sở tự nhận thuộc chi Chuyên Húc, họ Cao Dương 高阳 tức là tộc Hoa Hạ (Hán). Đất nước Sở nằm ở đoạn giữa sông Trường Giang, vùng Nam Bắc Hồ Động Đình, quen gọi là vùng Kinh Sở (Hồ Bắc – Hồ Nam của Trung Hoa ngày nay). Vùng Kinh Sở nằm chồng lấn phía Nam lưu vực sông Hoài sông Vị của dân Trung Nguyên Hoa Hạ. Đó là vùng đất đầu tiên mà một chi của dân Hoa Hạ (chi Chuyên Húc) thiên di xuống. Nhà thơ Khuất Nguyên (340 – 278 TCN) người nước Sở, mở đầu bài thơ Ly Tao đã viết6: Bá Dung nhớ cha ta thuở nọ, /Vốn dòng vua về họ Cao Dương (Nhượng Tống dịch thơ). Trước khi con cháu Cao Dương nam thiên đến đây, dân bản địa là tộc nào? Nước Sở lập quốc vào cuối đời Thương đầu đời Chu (1042 TCN). Sách Sử Ký – thiên Sở Thế gia viết rằng người Sở là dân Man (Sở Man), vua Sở nhận mình là dân Man Di7. Man là chữ người Hoa Hạ gọi dân miền Nam không phải là Trung Hoa. Những khai quật khảo cổ ở vùng Kinh Sở gần đây cũng cho thấy rằng thực ra cư dân tối cổ ở vùng Kinh Sở có nguồn gốc Tam Miêu, một dân tộc thuộc nhóm Bách Việt. Đây có thể là nhóm Âu Việt ở phía Tây nên còn gọi là tộc Tây Âu, để phân biệt với Đông Âu là tộc Âu Việt phía Đông, tức vùng Mân – Đài (Phúc Kiến). Tộc Tây Âu, theo các nhà dân tộc học, có thể là tổ tiên các tộc H’mông, Lào, Miến, Thái… hiện nay, ít nhiều cũng có cùng huyết thống người Việt Nam cổ. Như vậy là quá trình Trung Hoa hóa dân Man (Miêu tộc bản địa) đã bắt đầu từ cuối Thương đầu đời Chu rồi. Có thể tạm gọi đó là đợt đồng hóa thứ nhất.

Sự Trung Hoa hóa theo thế lực nước Sở, bành trướng đến Trùng Khánh, Quý Châu, về sau sang tiếp phía Đông, trở thành một trong thất hùng thời Chiến quốc. Đặc biệt là quý tộc Sở cổ đều có họ Hùng (熊 – con gấu), vua Sở là Hùng Vương, phải chăng có liên hệ gì đó đến Hùng Vương ở Việt Nam, chỉ khác chữ Hán viết 雄 – hùng mạnh, (trong sử Trung Hoa cổ không tìm thấy ghi Hùng Vương 雄 này, có lẽ đây là do các nhà Nho Việt Nam viết lại sau này!). Tóm lại đến thời Khuất Nguyên, rồi sau đó là lúc Sở diệt Việt phía Đông, thì Sở đã hoàn toàn biến thành dân Trung Hoa, và quá trình Trung Hoa hóa Ngô – Việt là quá trình đồng hóa thứ hai, tiến hành thông qua nước Sở.

Các nhà khoa học Nhật, Mỹ, đã có nhiều phát hiện, chứng minh nền văn minh Ngô Việt sau khi nước Việt bị diệt và Trung Hoa hóa (đúng hơn là Sở hóa), đã theo dòng người Ngô Việt chạy ra biển sang Nhật Bản (tiếng Nhật Bản đọc Hán tự theo kiểu nước Ngô, nên gọi là ごおん-Go On- Ngô âm 呉音). Nền văn minh đó chủ yếu theo bộ phận tinh hoa của dân Ngô Việt chạy xuống phía Nam hợp lưu cùng Việt bản địa, thành ra văn minh Việt kéo từ Lĩnh Nam (phía Nam dãy Ngũ Lĩnh – tức Bắc Lưỡng Quảng ngày nay) đến Giao Chỉ. Theo phát hiện của Jerry Norman và Tsu-lin Mei (Washington University và Cornell University) thì nhiều từ cổ của tộc Việt nước Ngô Việt hiện vẫn thông dụng trong tiếng Việt ngày nay, ví dụ các từ: chết; chó, đồng (trong đồng cốt), sông, khái (hổ), ngà (trong ngà voi), con (trong con cái), ruồi, đằm (trong đằm ướt), sam (con sam), biết; bọt , bèo…8 Điều này chứng tỏ rằng dân Lạc Việt ít nhiều có cùng huyết thống với dân Ngô Việt xưa. (Xem bản đồ).

Hán hóa Bách Việt- Giai đoạn sau thời Tần-Hán

Cho đến trước khi Tần Thủy Hoàng diệt được sáu nước, dẹp bỏ nhà Chu, thống nhất Trung Hoa (221 TCN) thì dân Hoa Hạ (Hán tộc) chỉ chiếm lãnh và đồng hóa được dải đất từ Hoàng Hà xuống đến Ngũ Lĩnh9, còn từ Ngũ Lĩnh trở về Nam (Lưỡng Quảng, Giao Chỉ, Hải Nam… gọi tắt là Lĩnh Nam) thuộc về Âu Việt (gọi chung Tây Âu và Đông Âu) và Lạc Việt. Từ Kinh Sở trở về Tây, Tây Nam (Vân Nam) vẫn còn thuộc về Điền Việt, Tây Âu, Đại Lý…

Vùng Bách Việt phía Tây Nam này (Vân Nam) thì mãi đến thế kỷ 12 còn độc lập, dù người Hán có tiến hành nhiều cuộc chiến tranh xâm chiếm lẻ tẻ. Chỉ sau khi Mông Cổ chiếm Đại Lý (1253), Vân Nam, rồi sau đó chiếm nốt Trung Hoa, lập ra nhà Nguyên, thì Vân Nam mới nhập vào Trung Hoa. Năm 1381, Minh Thái Tổ mới bình định xong Vân Nam và cuộc Hán hóa hoàn tất rất nhanh. Ngày nay hơn 61% cư dân Vân Nam là người Hán.

Vùng Lĩnh Nam chiếm làm đất Trung Hoa từ thời Tần – Hán, nhưng quá trình Hán hóa thì khá khó khăn và cho đến nay vẫn chưa xong hết (!). Cổ sử Trung Hoa chép thì Lĩnh Nam có nhiều bộ tộc Việt lập quốc như Tây Âu, Lạc Việt… có nước Dạ Lang (nhưng không thấy chép Văn Lang!). Âu và Lạc10 là một tộc Việt hay là hai tộc Việt khác nhau, cho đến tận ngày nay vẫn còn tranh cãi. Sách “Hoài Nam Tử” (139 TCN) thì chỉ viết có Tây Âu11 không có nói đến Lạc chỗ nào cả. Sách “Sử Ký” (94 TCN) muộn hơn một ít thì cũng có viết Âu, không tìm thấy chữ Lạc đứng riêng một mình, mà luôn luôn chỉ có chép Âu Lạc liền nhau12. Tuy nhiên trong Lã thị Xuân Thu (291–235 TCN) sớm nhất thì có chép” Việt Lạc-越骆”13. Việt Lạc rất có thể chính là nước Lạc Việt trong sử sách sau này, Việt Lạc là ghi âm trực tiếp từ ngôn ngữ người Việt, theo ngữ pháp Việt, còn sau này ghi Lạc Việt là ghi chép qua thông dịch sang Hán Ngữ, theo ngữ pháp Hán.

Luận theo sử sách chép, có thể thời tiền Tần thì Âu và Lạc là hai chi Việt khác nhau. Thời kỳ chiến đấu chống lại Tần thì có thể hai chi Việt này liên minh lại với nhau thành một khối Âu Lạc. Lúc đó trung tâm là ở Nam Trung Hoa, vùng Vũ Minh Mã đầu (Nam Ninh – Quảng Tây ngày nay). Chỉ sau khi Hán Vũ Đế bình Nam Việt của Triệu Đà thì hai chi này mới lại phân chia ra, và trung tâm di về vùng quanh Hà Nội ngày nay.

Đồng thời với nước Lạc Việt có nước Tây Âu hay Âu Việt mà người đứng đầu trong sử chép là Thục Phán. Tuy nhiên Âu Việt lập quốc lúc nào và Thục Phán từ đâu ra thì sử sách không ghi rõ. Rất nhiều ý kiến cho rằng Thục Phán là hậu duệ của vương triều nước Thục. Quả thực sử có chép một quốc gia tên là Thục Quốc, ở Tây Nam Trung Hoa ngày nay. Thường Cừ (347)người đời Tấn viết trong Sách “Hoa Dương Quốc Chí”14: “Nước Thục Đông giáp nước Ba, Nam giáp Việt, Bắc phân giới với nước Tần, Tây tựa Nga Ba”. Vị trí địa lý như vậy nên cư dân ở đây bao gồm người Khương, người Việt, người Hoa Hạ. Dòng họ Khai Minh làm vua nước Thục, truyền được 12 đời, đến năm 316 TCN đời Chu Thận Vương thì bị nhà Tần diệt15, hậu duệ chạy về phương Nam. Sử chép đến đây thì đứt đoạn, không nói gì tiếp. Cho nên về sau nói Thục Phán là hậu duệ Khai Minh thị, cha Thục Phán là Khai Minh Chế chiếm lưu vực Diệp Du Thủy (tức thượng nguồn sông Hồng)16, xưng là An Tri Vương vua nước Tây Âu, sau truyền ngôi cho con là Phán, cũng chỉ là một giả thuyết, chép lại theo truyền thuyết của tộc dân Đại Y17.

Lúc này cũng là thời kỳ theo truyền thuyết là có nước Văn Lang ở phía trung và hạ lưu sông Hồng (trong cổ sử Trung Hoa không có tên nước Văn Lang, chỉ có tên một nước là Dạ Lang, liệu có liên quan đến Văn Lang không?), do dòng họ Hùng làm vua. Việc Thục Phán là hậu duệ nước Thục, cũng như nước Văn Lang có vua Hùng trị vì 18 đời trong sử An Nam là ghi lại theo truyền thuyết. Tuy nhiên Thục Vương Tử tên Phán, Hùng Vương vua Lạc Việt, Thục diệt Hùng Vương chiếm lãnh thổ, xưng là An Dương Vương thì có ghi trong sử cổ Trung Hoa từ đầu Công nguyên.

Theo quyển “Việt sử lược”18, của tác giả không rõ tên, có lẽ là người Việt Nam khắc in ở Trung Hoa vào quãng cuối Nguyên đầu đời Minh (~1360), có viết về nước Văn Lang, vua là Đối Vương 碓王, sau bị Thục Phán đánh đuổi, Phán xưng là An Dương Vương.

Sách cổ “Thủy kinh chú” dẫn lại lời ghi trong “Giao châu ngoại vực ký” rằng19 “… Thục Vương Tử dẫn binh tướng ba vạn đánh lại Lạc Vương 雒王, Lạc hầu 雒侯, thu phục các Lạc Tướng. Rồi đó Thục Vương Tử xưng là An Dương Vương”. Sách “Cựu Đường thư” dẫn lại “Nam Việt chí” chép20 “Đất Giao Chỉ vô cùng màu mỡ, xưa có vua xưng là Hùng Vương 雄王, có Lạc hầu phò tá. Thục Vương Tử dẫn quân tướng ba vạn tiến đánh, diệt được Hùng Vương. Thục xưng làm An Dương Vương, cai trị Giao Chỉ”. Như vậy thì sử sách có ba tên gọi cho vua nước Lạc Việt: Lạc Vương, Hùng Vương, Đối Vương. Có nhiều ý kiến cho rằng ba tên gọi này là một, chính là Lạc Vương, các tên khác do về sau sao chép nhầm chữ Lạc 雒 của Hán ngữ mà thành21. Dầu sao thì cũng có hai lý giải về truyền thuyết danh xưng Hùng Vương, một là dòng dõi họ Hùng Vương nước Sở, hai là Lạc Vương vua của dân Lạc Việt. Dù tên tuổi đúng sai thế nào, thì Hùng Vương không chỉ thuần túy là truyền thuyết của Việt Nam, mà cũng có ghi trong cổ sử Trung Hoa. Nhân vật Thục Phán tuy nguồn cội chưa xác định, nhưng cũng có thật, đánh chiếm Lạc Việt lập nên nước Âu Lạc xưng là An Dương Vương cũng là có thật, có ghi trong chính sử không chỉ của Việt Nam22.

Tần diệt Sở, rồi đánh chiếm Lĩnh Nam, Đô Úy Triệu Đà được Tần cắt cử quản lĩnh Quế Lâm, Tượng Quận. Nhân khi nơi nơi nổi lên chống Tần, năm 204 TCN Triệu Đà bèn chiếm Lĩnh Nam lập nước Nam Việt, đóng đô ở Phiên Ngung (Quảng Châu) và đánh chiếm Âu Lạc. Sách “Giao Châu ngoại vực ký” chép: “Nam Việt Vương Úy Đà cử binh đánh An Dương Vương. An Dương Vương có thần nhân Cao Thông phù tá, chế ra nỏ thần cho An Dương Vương, một phát giết được ba trăm mạng”23. Sách “Thái Bình Ngự Lãm” dẫn “Nhật Nam truyện” còn chép phóng đại hơn, nỏ một phát giết ba vạn người và còn kể tỉ mỉ chuyện tình Mỵ Châu Trọng Thủy, chuyện mất nỏ thần, dẫn đến An Dương Vương thất bại24. Nước Âu Lạc từ đó nhập vào nước Nam Việt25. Triệu Đà lập nước Nam Việt năm 203 TCN, giữ độc lập với nhà Hán được 92 năm, truyền 5 đời vua, đến đời Triệu Kiến Đức và thừa tướng Lữ Gia26 thì mất nước vào tay Hán Vũ Đế năm 111 TCN. Một dải Lĩnh Nam và Đông Hải bị Hán chiếm và Hán hóa kéo dài hơn ngàn năm, ngoại trừ Lạc Việt, còn lại hoàn toàn trở thành Hán. Lạc Việt, sau hơn 1000 năm nô lệ và Hán hóa, vẫn giữ được bản sắc và nền văn minh Việt, cuối cùng thì giành được độc lập và trở thành Đại Cồ Việt, Đại Việt, Nam Việt và Việt Nam đến tận ngày nay. Đó là một trường hợp duy nhất mà Trung Hoa không thể Hán hóa được.

Vì sao Đại Việt không bị Hán hóa?

Đồng hóa dân tộc (national assimilation) gồm: 1 – Đồng hóa tự nhiên: đây là một xu hướng tự nhiên trong tiến trình lịch sử loài người. 2 – Đồng hóa cưỡng chế: sự cưỡng bức một dân tộc bị trị chấp nhận ngôn ngữ, chữ viết, phong tục, tập quán của dân tộc thống trị; đây là một tội ác.27 Người Hán đã thực hiện cả hai biện pháp đồng hóa này hơn một ngàn năm mà Đại Việt vẫn không bị đồng hóa, người Trung Hoa ngày nay tìm mọi lý lẽ để biện minh nhưng chính họ cũng không thấy thuyết phục lắm. Chẳng hạn:

* Việt Nam ở xa Trung Nguyên, núi sông cách trở không tiện đồng hóa. Phản bác lại: Tại sao Vân Nam cũng xa, núi sông cách trở hơn nhiều mà chỉ trong mấy trăm năm đã bị đồng hóa hoàn toàn.

* Việt Nam ở phương Nam, nóng ẩm, người Hán không ở được. Thế tại sao Hải Nam cũng như vậy mà lại ở được, đồng hóa xong rồi.

* Tại vì số lượng người Hán di dân xuống Việt Nam ít. Thực ra, không có bằng chứng nào là ít hơn Hải Nam, Vân Nam cả. Chỉ riêng số quan lại cai trị và số quân chiếm đóng trong hơn một ngàn năm, cũng không ít hơn số dân bản địa. Chỉ có thể hiểu người Hán ở đây đã bị Việt hóa. Cũng có ý kiến cực đoan bênh vực, nói rằng thực ra đã Hán hóa dân Việt rồi nhưng từ sau năm 1945, Việt Nam đã thanh lọc lại hết!

Cũng có một số kiến giải của người Trung Hoa bình thường ngày nay, xem ra cũng ít nhiều có lý, ví như:

* Người Kinh có ba nguồn gốc: Người Lạc Việt, Người Thục, Người Hán. Do vậy người Kinh hấp thụ được tinh hoa của ba chủng tộc nên trở thành một tộc người ưu tú.

* Người Hán ở Việt Nam kể cả các tầng lớp cai trị không đồng hóa được người Kinh, trái lại bị đồng hóa ngược trở thành người Việt. Người Kinh là một tộc người có năng lực đồng hóa mạnh, bằng nếu không nói là còn hơn người Hán. Hãy xem họ mở rộng về phía Nam thì rõ.

Nhưng đó chỉ là những lý do bề ngoài mà những người bình thường có thể nhận thấy được. Thực ra, theo các nhà chuyên môn, đồng hóa dân tộc là một vấn đề khoa học lớn, rất nhạy cảm và vẫn chưa có được một lý thuyết nào đứng vững cả, vì vậy tạm thời không bàn đến lý luận trong bài này. Thông thường đồng hóa dân tộc là một sự tổng hòa gồm:

* Đồng hóa chủng tộc, thường được thực hiện bằng một cuộc chinh phục và kẻ chinh phục hoặc diệt chủng dân bị chinh phục, hoặc xua đuổi dân bị chinh phục để thay thế bằng cư dân của phía chinh phục, hoặc pha loãng huyết thống.

* Đồng hóa về văn hóa, tín ngưỡng.

* Đồng hóa về tổ chức cộng đồng, xã hội.

(Về vấn đề Văn Hóa, Ngôn Ngữ, Tín Ngưỡng, đều là những yếu tố bảo tồn dân tộc Việt, xin dành cho bài sau).

Sự đồng hóa dân tộc sẽ khó được thực hiện.

1. Nếu một dân tộc có sức sống sinh học và xã hội mãnh liệt thì sự đồng hóa chủng tộc khó thành công, ví dụ điển hình là dân tộc Do Thái.

2. Đồng hóa về văn hóa, tín ngưỡng phụ thuộc vào trình độ văn minh của dân tộc. Một dân tộc mạnh về chinh chiến, có thể chiến thắng trong cuộc chinh phục, nhưng nếu trình độ văn minh thấp hơn thì sẽ bị kẻ bại trận đồng hóa, điển hình như tộc Hung Nô, Nữ Chân, Mãn Châu… đều chiến thắng người Hán nhưng lại bị Hán hóa.

3. Khi một cộng đồng dân tộc có tổ chức tốt, cố kết các thành viên bền chặt, thì dân tộc đó rất khó bị đồng hóa.

Nhìn lại thì thấy người Việt (người Kinh) có đủ cả ba yếu tố 1,2,3: Người Kinh hiện nay là nơi tập hợp các thành phần ưu tú nhất của Bách Việt, bởi lẽ khi Bách Việt bị Hán hóa, các thành phần ưu tú, tinh hoa trong xã hội Việt là mục tiêu tàn sát của người Hán, do đó các thành phần này phải tháo chạy, và nơi dung nạp họ là mảnh đất cuối trời Bách Việt, tức Việt Nam ngày nay. Hãy xem thí dụ về ngôn ngữ Ngô Việt còn lưu lại trong tiếng Việt (như đã nói ở trên), đó là một bằng chứng cho sự dịch chuyển của người Ngô-Việt xuống đây. Vì vậy tộc người Kinh có sức sống mãnh liệt.

Tinh hoa của văn minh Bách Việt được cô đọng lại ở người Kinh, chắc chắn không kém nền văn minh Hoa Hạ. Người Việt dù không có văn tự riêng (hay có mà bị xóa sạch sau ngàn năm nô lệ) nhưng vẫn phát triển và bảo tồn được ngôn ngữ dân tộc, dù phải mượn Hán Ngữ để ghi chép, thì thật là một kỳ tích, chẳng kém gì người Do Thái vẫn giữ được tiếng Do Thái dù bị diệt chủng và xua đuổi hai ngàn năm.

Tổ chức xã hội của tộc Việt, điển hình là làng xã đã cố kết cộng đồng rất chặt. Tổ chức nhà nước cũng có rất sớm, từ thời Chiến quốc, do đó rất khó phá vỡ, nó tồn tại dấu tích sau khi khi đã độc lập. Hãy nhớ đến Hội Nghị Diên Hồng thời Trần để thấy tinh thần của tổ chức xã hội gắn kết người dân với triều đình chặt chẽ đến mức nào. Ngay cả một vương triều thất thế, bị truy đuổi như Triều Mạc, cũng không bán rẻ đất nước cho ngoại bang. Năm 1594, Mạc Ngọc Liễn chiếm giữ Vạn Ninh, trước khi chết để di chúc cho Mạc Kính Cung: “Nay vận khí nhà Mạc đã hết, họ Lê lại phục hưng, đó là số trời, dân ta vô tội mà để phải mắc nợ binh đao, sao lại nỡ thế… Lại chớ nên mời người Minh vào trong nước ta mà để dân ta phải lầm than đau khổ, đó cũng là tội lớn không gì nặng bằng”28.

Quân Minh đầu TK 15 cũng khó mà có thể chiếm được Đại Việt làm quận huyện nếu không có những nhóm quý tộc như nhóm Mạc Thúy, vì quyền lợi riêng bán rẻ dân tộc cho người Minh. Nên biết Mạc Thúy là hậu duệ của danh nhân Mạc Đĩnh Chi, một đại thần nhà Trần… Nhà Thanh không thể chiếm Thăng Long nếu không có vua quan bán nước Lê Chiêu Thống, tiếc thay y lại là dòng dõi của anh hùng dân tộc Lê Lợi…

Than ôi! truyền thống thì hào hùng rực rỡ, tổ tiên phải đổ bao mồ hôi, xương máu mới có, nhưng bán rẻ nó đi thì thật dễ dàng. May sao tự ngàn xưa số những kẻ bán rẻ dân tộc như vậy là vô cùng nhỏ trong cộng đồng người Việt.1


CHÚ DẪN

1为什么经历了一千多年的统治,中国始终不能同化越南?“Vì sao đã thống trị Việt Nam hơn ngàn năm mà cuối cùng Trung Quốc vẫn không thể đồng hóa Việt Nam?”. http://bbs.tianya.cn/post-no05-226522-1.shtml

越南人(京族)为何难以同化 “ Người Việt Nam (tộc người Kinh) vì sao mà khó đồng hóa như vây?”  http://lt.cjdby.net/thread-1440161-1-1.html

2 Có học giả Việt đương thời theo tự dạng vội suy đoán rằng viết như vậy có lẽ chỉ tộc người vác rìu đi (chạy) săn và tộc  người trồng lúa trong ruộng. Chứng tỏ thời bấy giờ tộc Việt thuộc văn minh săn bắn và trồng trọt. Có lẽ không phải đơn giản như vậy. Khảo sát lịch sử văn tự thì thấy rằng Việt 越 và Việt粵  âm đọc  giống nhau, “Sử ký” viết là 越, “Hán thư” viết là 粤. Âm đọc 粤 là từ âm đọc của chữ Vu 于, người cổ đọc 越 là于. Vu 于 viết theo lối chữ triện 篆 là 亏, hài thanh là chữ vũ 雨-mưa, viết lên trên thành 雩. Trong “Hán Thư” còn tồn nhiều chữ cổ, nên chữ Việt 越 đều cải viết thành雩, sau theo lối chữ lệ 隶, chữ khải 楷 mới viết thành ra 粤, tức biến hóa hình chữ vũ 雨 đặt trên chữ Vu亏.

3 “路史” 罗泌 (1131—1189) 宋朝 : 越裳, 雒越, 瓯越瓯皑,  且瓯, 西瓯, 供人, 目深, 摧夫, 禽人, 苍梧, 越区, 桂国, 损子, 产里(西双版纳), 海癸, 九菌, 稽余, 北带,仆句, 区吴(句吳), 是谓百越。

#4 http://www.sino-platonic.org/complete/spp176_history_of_yue.html

 The Submerged History of Yuè. By Eric Henry, University of North Carolina

5 史記-司馬遷 (145 – 86 TCN)

6屈原在《离骚: 帝高阳之苗裔兮,朕皇考曰伯庸- Ðế Cao Dương chi miêu duệ hề, Trẫm hoàng khảo viết Bá Dung.

7《史记.楚世家》记载: “封熊绎于楚蛮- phong Hùng Dịch ư Sở Man “, “ 熊渠曰: 我蛮夷也不与中国之号谥- Hùng Cừ nói: Ta là dân man di, không cùng hiệu, thụy của Trung quốc. Hùng Dịch (~1006 TCN) là vua lập ra nước Sở, Hùng Cừ (~877 TCN) là vua Sở về sau. Sở Man là tên nhà Thương, Chu gọi dân Kinh Sở bản địa, Man tức là Man Việt, tên tộc Việt thời nhà Thương.

8 Jerry Norman and Tsu-lin Mei, Monumenta Serica, Vol. 32 (1976), pp.274-301, Published by: Taylor & Francis, Ltd.

9 五岭 Ngũ Lĩnh-dãy núi phía Nam Trung Hoa chạy qua biên giới các tỉnh Quảng Tây, Hồ Nam, Giang Tây, Quảng Đông, có năm đỉnh cao (Ngũ lĩnh) là 越城 (Việt Thành)、都庞 (Đô Lung), 萌渚 (Manh Chử), 骑田 (Kỵ Điền), 大庾(Đại Dữu).

10 Chữ Lạc có nhiều cách viết, đều đọc là Lạc. Hai chữ  雒,骆 thường dùng như nhau để chép Lạc Việt trong sách cổ. Tiếng Bắc Kinh đọc là Luo, Quảng Đông đọc lok, Đời Đường đọc lak. Nhiều học giả cho rằng nguồn gốc chữ Lạc là do người Hán ghi âm chữ Lúa, Ló của người Việt, người Mường mà ra. Người Việt là tộc người có nền văn minh lúa nước.

11《淮南子·人间训:“(秦皇)又以卒凿渠而通粮道,以与越人战,杀西呕君译吁宋。Hoài Nam Tử. Nhân gia huấn: (Tần Hoàng) cho quân đào kênh thông đường vận lương, rồi đánh người Việt, giết được vua Tây Âu là Dịch Hu Tống”.

12《史记·南越列传》赵佗上呈汉文帝的“谢罪书”:“且南方卑湿,蛮夷中间,其东闽越千人众号称王,其西瓯骆裸国亦称王。” Triệu Đà dâng thư tạ tội với Hán Văn Đế: “ đất phương Nam thấp, ẩm ướt. Trong các tộc man di ở đây, (chỉ dám) xưng vương phía Đông với dân Đông Âu vài ngàn khẩu, phía Tây với nước Âu Lạc khỏa thân (ý nói  đóng khố cởi trần).

13《吕氏春秋·孝行览·本味篇》:“和之美者:阳朴之姜,招摇之桂,越骆之菌。”高诱注:“越骆,国名。菌,竹笋。”  Lã thị Xuân Thu-Hiếu hạnh lãm, bản vị thiên:” Những thứ hoàn mỹ  là gừng Dương Phác, quế Chiêu Diêu, Khuẩn (Măng) Việt Lạc” Cao Dụ chú giải:” Việt Lạc là tên nước, Khuẩn là măng tre”.

14 常璩(347)华阳国志-(卷三蜀志): Thường Cừ, “Hoa Dương Quốc Chí” (quyển 3-Thục Chí): “历夏、商、周,武王伐纣,蜀与焉。其地东接于巴,南接于越,北与秦分,西奄峨嶓。” Trải qua Hạ, Thương, Chu,Vũ Vương phạt Trụ, cùng có nước Thục. Nước đó đông giáp nước Ba, nam giáp nước Việt, bắc phân giới với Tần, Tây dựa Nga Ba” (vì vậy cư dân ở đây có thể là người Khương, Hoa Hạ và Việt-TGN).

#15“华阳国志·蜀志:“周慎王五年秋,秦大夫张仪、司马错、都尉墨等从石牛道伐蜀,蜀王自于葭萌拒之,败绩。王遁走,至武阳为秦军所害,其相、傅及太子退至逢乡,死于白鹿山。开明氏遂亡,凡王蜀十二世 ““Hoa Dương Quốc Chí, thiên Thục Chí”: “Mùa thu đời Chu Thận Vương thứ năm, các Đại Phu nhà Tần là Trương Nghi, Tư Mã Thác, Đô úy Mặc v.v theo đường Thạch Ngưu tiến phạt Thục. Thục Vương thân cùng Gia Mạnh cự địch, bị thất bại. Vương tháo chạy đến Vũ Dương thì bị quân Tần hại, Thái tử thoái lui về và chết tại núi Bạch Lộc. Dòng họ Khai Minh, truyền được 12 đời, đến đây bị diệt”. Vũ Dương nay là huyện Bành Sơn,Tứ Xuyên.

16 叶榆水

17岱依人

18《越史略》卷一载:“周庄王时嘉宁部有异人焉,能以幻术服诸部落,自称碓王,都于文郎,号文郎国。以淳质为俗,结绳为政,传十八世,皆称碓王。越勾践尝遣使来谕,碓王拒之。周末为蜀王子泮所逐而代之。泮筑城于越裳,号安阳王,竟不与周通。” .: Việt sử lược: “thời chu Trang Vương, ở Gia Ninh bộ có người tài, dùng xảo thuật thu phục được các bộ lạc, tự xưng là Đối Vương, đô ở Văn Lang, nước là Văn Lang. Tục lệ thuần hậu, chính sự nghiêm chỉnh, truyền 18 đời, đều xưng là Đối Vương. Việt Vương Câu Tiễn đã từng đến dụ, Vương đều từ chối. Vào cuối đời nhà Chu bị Thục Vương Tử tên là Phán đánh đuổi,  thay thế trị vì. Phán xây thành Việt Thường, hiệu là An Dương Vương, tuyệt giao với nhà Chu”.

19《水经·叶榆水注》中注引《交州外域记》云:“交趾昔未有郡县之时,土地有雒田,其田从潮水上,民垦食其田,因名为雒民。设雒王、雒侯主诸郡县。??后蜀王子将兵三万来讨雒王、雒侯,服诸雒将。蜀王子因称为安阳王。Sách “Thủy Kinh.Diệp Du Thủy chú”, dẫn theo “Giao Châu Ngoại Vực Ký” viết rằng: Giao Chỉ thời chưa có quận huyện, đất đai thì có Lạc điền, nước ruộng lên xuống theo triều, dân làm ruộng sinh sống, nên gọi là Lạc dân. Thiết đặt Lạc Vương, Lạc hầu cai quản các quận huyện. ?? về sau Thục vương tử xua quân tướng ba van đánh Lạc Vương, Lạc Hầu, thu phục các Lạc Tướng. Thục vương tử xưng là An Dương Vương.

20《旧唐书·地理志》则引《南越志》云:“交趾之地,最为膏腴,旧有君长曰雄王,其佐曰雄侯。后蜀王将兵三万讨雄王,灭之。蜀以其子为安阳王,治交趾。Sách “Cựu Đường Thư” dẫn lại “Nam Việt Chí” viết rằng: Đất Giao Chỉ rất mầu mỡ, xưa có vua gọi là Hùng Vương, phò tá là các Hùng Hầu. Về sau ba van quân tướng của Thục vương đánh bại Hùng Vương. Con của Thục Vương xưng là An Dương Vương, cai trị Giao Chỉ.

21 So sánh các sách thì “Giao Châu ngoại vực ký” là cổ nhất, ít nhất là trước đời Ngụy Tấn (TK3), “Nam Việt Chí” soạn sau thời Bắc Ngụy, còn “Việt sử lược” có lẽ soạn thời Hồng Vũ (~1358) nhà Minh sau này. Quân Vương của nước Lạc Việt theo  sách cổ  nhất (“Giao châu ngoại vực ký”) ghi là Lạc Vương 雒王, sách về sau (Việt sử lược, Nam Việt chí) thì ghi là Đối Vương 碓王, Hùng Vương 雄王. Một số học giả Trung Hoa và Quốc tế ngờ rằng ba chữ 碓, 雄, 雒 (bộ thủ “chuy 隹 “) nguyên chỉ là chữ 雒 (Lạc) do mấy trăm năm sau sao chép nhầm phần các chữ ghép (chữ các 各thành chữ thạch 石 hay chữ quăng 厷) mà ra. Tuy nhiên nhiều học giả Viêt Nam không nhất trí, vì cho rằng các nhà Nho Việt Nam ngày xưa đều rất uyên thâm, khó mà lầm lẫn được. Ai cũng có lý cả!

22 Các sách của Việt Nam có nói đến Hùng Vương, An Dương Vương cổ nhất như Lĩnh Nam Chích Quái 嶺南摭怪, Việt Điện U Linh Tập 粵甸幽靈集 hay Đại Việt sử ký toàn thư 大越史記全書  thì cũng soạn vào thời Trần, muộn hơn nhiều so với các sách của Trung Hoa như Giao Châu Ngoại Vực Ký 交州外域记, Thái Bình Ngự Lãm 太平御览. Cho nên các sự tích và tên tuổi như Hùng Vương, An Dương Vương… chắc là chép lại từ sách Trung Hoa, vì Việt lúc đó không có chữ viết… Tất nhiên, cũng không loại trừ có những ý kiến khác.

23《交州外域记: “南越王尉佗举众攻安阳王。安阳王有神人皋通,下辅佐,为安阳王治神弩一张,一发杀三百人”: Nam Việt Vương Úy Đà cử binh đánh An Dương Vương. An Dương Vương có thần nhân Cao Thông xuống phù tá, chế ra nỏ thần cho An Dương Vương, một phát giết được ba trăm mạng”.

24《太平御览》卷348:《日南傳》曰:一發萬人死,三發殺三萬人。佗退,遣太子始降安陽。安陽不知通神人,遇無道理,通去。始有姿容端美,安陽王女眉珠悅其貌而通之。始與珠入庫盜鋸截神弩,亡歸報佗。佗出其非意。安陽王弩折兵挫,浮海奔竄: “Thái Bình Ngự Lãm, quyển 348 dẫn “Nhật Nam Truyện” viết:.. một phát giết vạn người, ba phát giết ba vạn người. Đà lui, sai thái tử Thủy hàng An Dương. An Dương không biết Thông là thần nhân, thấy (vua) không hiểu đạo lý, Cao Thông bèn bỏ đi. Thủy có tư dung đoan mỹ, con gái An Dương Vương là Mỵ Châu vì thích y đẹp mà xiêu lòng. Thủy sai Châu vào kho cưa đứt nỏ thần rồi về nước báo tin. Đà liền xuất kỳ bất ý (tiến đánh). An Dương Vương nỏ gãy binh tan, trốn chạy ra biển. (Thái Bình Ngự Lãm là sách soạn vào thời Bắc Tống (977 -984), trích dẫn “Nhật Nam Truyện” thì chắc là còn cũ hơn. “Nhật Nam Truyện” hình như đã thất truyền, chỉ thấy trích dẫn lại ở sách này-TGN).

25 Người viết bài này đã đến thăm và khảo sát khá kỹ Bảo Tàng Nam Việt Vương ở Quảng Châu. Bảo tàng xây trên khu lăng mộ của Triệu Mô, vua kế vị Triệu Đà (Thủy chết sớm, Mô là con Thủy thay). Ngôi mộ được phát hiện năm 1983, hầu như còn nguyên vẹn, đồ tạo tác rất kỳ vĩ, tinh xảo chứng tỏ trình độ văn minh của người Việt lúc đó khá cao, nếu không nói là hơn hẳn người Hán. Xem bảo tàng thấy các cổ vật trưng bày như thạp đồng, trống đồng, vũ khí… giống in và còn phong phú hơn nhiều so với Bảo Tàng Lịch Sử quốc gia Việt Nam giai đoạn lịch sử đó.

#26 Lữ Gia, Thừa tướng nắm quyền hành của nước Nam Việt, chống lại nhà Hán,  thua trận bị chém chết. Lữ Gia và người ở Quận Cửu Chân (Thanh Hóa ngày nay), lăng mộ và đền thờ hiện còn ở Ân Thi, Hưng Yên

27 Nguyễn Hải Hoành: Tại sao Việt Nam không bị đồng hóa sau 1.000 năm Bắc thuộc? – http://nghiencuuquocte.org/2015/09/07/viet-nam-khong-bi-dong-hoa-1000-nam-bac-thuoc/#sthash.0FZriY2F.dpuf.

28 Đại Việt sử ký toàn thư – NXB VHTT năm 2000, tập 3, trang 294.
* Người viết bài này (GS TS Trần Gia Ninh) xin bày tỏ lời cảm ơn nhà Hán học, dịch giả Trần Đình Hiến về những thảo luận, góp ý quý giá cho phần dịch các đoạn trích trong các sách sử cổ viết bằng văn ngôn trên đây.

QUẢNG TÂY NAY VÀ XƯA
Hoàng Kim

Quảng Tây ngày nay, với thủ phủ Nam Ninh là nơi diễn ra Hội thảo Cây Có Củ Toàn Cầu (*), https://youtu.be/81aJ5-cGp28 diện mạo thành phố khác rất xa so với Quảng Tây trước đây, nơi tôi đã có nhiều lần đến đó và có nhiều người bạn gắn bó tại đấy. Văn hóa lịch sử khoa học và công nghệ toàn cầu giao hội ở điểm đến Nam Ninh. Quảng Tây nay so sánh với Ung Khâm Liêm xưa là một góc nhìn thú vị. Bài này tôi không viết về nông nghiệp mà muốn lưu lại một chút cảm nhận về lịch sử.

Du lịch sinh thái Quảng Tây ngày nay là khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, với Nam Ninh, Khâm Châu, Hợp Phố đã biết bao thay đổi, so với đất Ung Khâm Liêm xưa Tôi đến Quảng Tây nhiều lần, đã từng du thuyền ở Quế Lâm, leo núi cao và cùng ăn cơm người dân tộc Choang, thăm khu di chỉ khảo cổ Tây Sa Pha nơi khai quật được các loại rìu đá, dao đá, những công cụ nguyên thủy của người cổ Bách Việt (*), nơi câu thơ “châu về Hợp Phố” vẫn còn văng vẳng bên lòng. Nam Ninh thủ phủ của Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, nay là nơi tổ chức Hội thảo Cây Có Củ Toàn Cầu, xưa là trọng điểm của chiến dịch đánh Tống 1075-1076 do danh tướng nhà Lý là Lý Thường Kiệt phát động nhằm tấn công quân Tống ở ba châu Ung Khâm Liêm, chặn đứng âm mưu của Vương An Thạch chủ trương Nam tiến tìm kiếm chiến thắng bên ngoài để giải tỏa những căng thẳng trong nước. Tôi nhớ Tô Đông Pha bị đày ải ở Thiểm Tây, Hàng Châu, biên viễn Giang Nam, suốt đời lận đận vì chống lại biến pháp không bền vững của Vương An Thạch. Tuy ông bị đối xử không công bằng nhưng người yêu thương ông, túi thơ, kiếm bút, công trình thủy lợi Hàng Châu di sản văn hóa thế giới mà ông lưu lại vẫn như trăng rằm lồng lộng giữa trời. Tôi nhớ câu thơ Nguyễn Du: “Giang sơn vui thú yên hà. Mai là bạn cũ, hạc là người quen“. Tôi nhớ Hồ Chí Minh “Đi đường mới biết gian lao, Núi cao rồi lại núi cao trập trùng; Núi cao lên đến tận cùng, Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non“. Và tôi nhớ câu thơ cảm khái của chính mình ‘Lên non thiêng Yên Tử’ “Non sông bao cảnh đổi. Kế sách một chữ Đồng. Lồng lộng gương trời buổi sáng. Trong ngần thăm thẳm mênh mông“.

(*) VTV4 ngày 30 tháng 12 năm 2019 có video yêu thích https://youtu.be/dQEDfUqTmOE Tam Đảo: Nơi thời gian ngừng lại – Người Kinh tại Quảng Tây, Trung Quốc giữ văn hoá, ngôn ngữ Việt. (Xin bạn đừng lầm địa danh dãy núi Tam Đảo, thuộc Đông Hưng Quảng Tây, Trung Quốc với Tam Đảo là một dãy núi đá vùng đông bắc Việt Nam nằm trên địa bàn ba tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang và Thái Nguyên, Khu du lịch Tam Đảo nằm trên dãy núi Tam Đảo thuộc huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc Việt Nam ) “Người Kinh – Tam Đảo từ Đồ Sơn – Hải Phòng sang Tam Đảo – Đông Hưng (trước kia là Phúc Yên) từ thời Lê, đến trước thời Tự Đức nhà Nguyễn vẫn là lãnh thổ Việt Nam, sau này theo Hiệp ước Pháp – Thanh (1895) họ trở thành người nước khác trên chính quê hương mình. Ở giữa tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc có 3 ngôi làng rất đặc biệt. Người dân của những ngôi làng này chính là những người gốc Việt di cư từ Đồ Sơn, Hải Phòng sang từ hơn 500 năm trước. Giữa nhịp sống hối hả, người dân nơi đây vẫn giữ nguyên được nếp sống truyền thống của tổ tiên. Họ nói tiếng Việt cổ, giữ gìn chữ Nôm và thậm chí vẫn hát giao duyên bằng tiếng Việt. Làng Vu Đầu cùng với hai ngôi làng khác là Sơn Tâm và Vạn Vỹ ở cạnh nhau hợp thành Tam Đảo chính là nơi mà người Kinh – một trong ba dân tộc thiểu số ít người nhất của Trung Quốc đang sinh sống. Giờ đây, trên mảnh đất Tam Đảo mà người Kinh sinh sống, không chỉ có những cụ già yêu văn hóa dân tộc mà thế hệ trẻ đã làm tốt vai trò kế thừa di sản văn hóa cội nguồn từ ngàn đời xưa. Tình yêu với gốc rễ, cội nguồn Việt đã được lưu lại mãi ở nơi đây, ngưng đọng lại không chỉ trong không gian văn hóa cổ truyền rất đặc trưng, mà còn thấm sâu vào trong lời ăn, tiếng nói, câu ca của cả một cộng đồng“. xem tiếp Chuyện cổ tích người lớn Quảng Tây nay và xưa , https://hoangkimlong.wordpress.com/category/quang-tay-nay-va-xua/

NHÀ TRIỆU TRONG SỬ VIỆT
Hoàng Kim


Việt Nam Sử Lược của tác giả Trần Trọng Kim viết vào năm 1919 qua bản in lần thứ nhất năm 1921 đã viết rằng: Triều đại nhà Triệu nước Nam Việt kéo dài 96 năm (từ năm 207 đến năm 111 trước Tây lịch) gồm năm đời vua: Triệu Vũ Vương trị vì 70 năm (207-137 trước Tây lịch); Triệu Văn Vương trị vì 12 năm (137-125 trước Tây lịch), Triệu Minh Vương trị ví 12 năm (125 – 113 trước Tây lịch); Triệu Ai Vương trị vì một năm (113 trước Tây lịch); Triệu Dương Vương trị vì khoảng hơn một năm (113-111 trước Tây lịch). Nước Nam Việt năm 111 trước công nguyên thời Hán Vũ Đế đã bị nước Tàu chiếm lấy, đổi tên là Giao Chỉ bộ, chia làm 9 quận và đặt quan cai trị như các châu quận bên Tàu vậy.

“Lịch sử nước ta” tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tại sách Hồ Chí Minh tuyển tập tập 1 (1919-1945), Nhà Xuất Bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2002, trang 594, đã viết như sau:

“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam
Kể năm hơn bốn ngàn năm,
Tổ tiên rực rỡ, anh em thuận hòa.
HỒNG BÀNG là tổ nước ta
Nước ta lúc ấy gọi là VĂN LANG
Thiếu niên ta rất vẻ vang,
Trẻ em PHÙ ĐỔNG tiếng vang muôn đời,
Tuổi tuy chưa đến chín mười,
Ra tay cứu nước dẹp loài vô lương.
AN DƯƠNG VƯƠNG thế HÙNG VƯƠNG,
Quốc danh ÂU LẠC cầm quyền trị dân.
Nước Tàu cậy thế đông người
Kéo quân áp bưc giống nòi Việt Nam,
Quân Tàu nhiều kẻ tham lam,
Dân ta há dễ chịu làm tôi ngươi?
HAI BÀ TRƯNG có đại tài
Phất cờ khởi nghĩa giết người tà gian,
Ra tay khôi phục giang san,
Tiếng thơm dài tạc đá vàng nước ta” (1)

(1) Hồ Chí Minh tuyển tập tập 1 (1919-1945), Nhà Xuất Bản chính trị quốc gia , Hà Nội 2002, trang 594.

Chủ tịch Hồ Chí Minh không đánh giá Nhà Triệu hẳn Bác Hồ có chủ ý (điều đó, nặng nhẹ và sự cân nhắc ví như Bác Hồ đánh giá: “Nguyễn Huệ là KẺ phi thường/ Mấy lần đánh đuổi giặc Xiêm giặc Tàu/ Ông đà chí cả mưu cao/ Dân ta lại biết cùng nhau một lòng” (Hồ Chí Minh, sách đã dẫn, trang 598).

Đạị cáo Bình Ngô của tác giả Nguyễn Trãi, thay lời Lê Lợi tuyên cáo với quốc dân, chứng cứ tồn tại tới ngày nay trên Văn bia Vĩnh Lăng, ghi rõ:

“Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ TRIỆU, ĐINH, LÝ, TRẦN
bao đời xây nền độc lập
Cùng HÁN, ĐƯỜNG, TÔNG, NGUYÊN
mỗi bên hùng cứ một phương

Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau
Song hào kiệt thời nào cũng có”


“Càn khôn bĩ rồi lại thái
Nhật nguyệt hối rồi lại minh
Ngàn năm vết nhục nhã sạch làu
Muôn thuở nền thái bình vững chắc
Âu cũng nhờ trời đất tổ tông
linh thiêng đã lặng thầm phù trợ


Xem tiếp Chuyện cổ tích người lớn https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chuyen-co-tich-nguoi-lon/

ĐẾN VỚI TÂY NGUYÊN MỚI
Hoàng Kim

Đến với Tây Nguyên mới
Thăm lại chiến trường xưa
Đất khoai sắn nuôi người
Sử thi vùng huyền thoại.

Vầng đá chốn đại ngàn
Rượu cần nơi bản vắng
Câu cá bên dòng Sêrêpôk
Tắm tiên Chư Jang Sin

Thương Kim Thiết Vũ Môn
Nhớ người hiền một thuở
Hồ Lắk Đình Lạc Giao
Biển Hồ Chùa Bửu Minh

Nước rừng và sự sống
Chuyện đời không thể quên
Cây Lương thực bạn hiền
Lớp học vui ngày mới

Ai ẩn nơi phố núi
Ai tỏ Ngọc Quan Âm
Ai hiện chốn non xanh
Mây trắng trời thăm thẳm
Nước biếc đất an lành

Soi bóng mình đáy nước
Sáng bình minh giữa đời
Thung dung làm việc thiện
Vui bước tới thảnh thơi

Đến với Tây Nguyên mới
Bao chuyện đời không quên

ĐẾN VỚI TÂY NGUYÊN MỚI
Hoàng Kim

Tôi thật tâm đắc với lời bình của tiến sĩ Nguyễn An Tiêm, cựu Phân Viện Trưởng Viện Quy Hoạch và Thiết Kế Nông Nghiệp Việt Nam, là bạn học cũ, khi anh trao đổi cùng với giáo sư Nguyễn Tử Siêm là chuyên gia khoa học đất về bài viết “Giá chúng ta giữ được Tây Nguyên như Bhutan” của nhà văn Nguyên Ngọc. Anh Tiêm nhận xét: “Vâng. Bài viết đáng để chúng ta suy nghĩ, nhất là sinh thái rừng và văn hoá Tây Nguyên. Tuy nhiên cần có cái nhìn đa chiều về bối cảnh lịch sử. Nước ta dân số đông, tốc độ tăng dân số nhanh, kinh tế kém phát triển, đói ăn, nên phải phá rừng để mở rộng đất nông nghiệp. Cái dở là không kiểm soát được quá trình đó một cách hợp lý. Theo quy luật khi nền kinh tế phát triển ở mức nào đó sẽ chuyển đất nông nghiệp sang đất rừng thiết lập hệ sinh thái mới. Quá trình này nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhận thức của chúng ta”.

Tây Nguyên mới là một chuỗi chính sách lớn liên tục liên hoàn nhiều năm. Cụ Nguyên Ngọc cảnh báo những vấn đề “Nước mội rừng xanh và sự sống“; “Phát triển bền vững ở Tây Nguyên ” từ rất sớm, nhưng không thay đổi được, không điều chỉnh được dòng chảy của xu thế.

Ngày nay, Tây Nguyên mới đã là vùng đất đa sắc tộc, đa văn hóa, (dân số tăng lên gấp mười lần so với trước đây) theo kết quả điều tra dân số ngày 1/4/2019 dân số Tây Nguyên là 5.842.605 người (dân tộc Kinh: 3.642.726 người, chiếm 62,30%, dân tộc khác : 2.199.879 người, chiếm 37,70%). hình thành được những ngành hàng nông nghiệp quy mô lớn tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu như cà phê, hồ tiêu, cao su. Đặc biệt Cà phê Tây Nguyên nổi tiếng trên thị trường thế giới (2019 diện tích: 630,9 nghìn ha, diện tích thu hoach: 569,4 nghìn ha; năng suất: 27,8 tạ/ha, sản lượng 1,58 triệu tấn , kim ngạch xuất khẩu 2,64 tỷ USD) . Công nghiệp, nhất là chế biến nông, lâm sản từng bước phát triển, gắn kết với vùng nguyên liệu nông nghiệp hình thành chuỗi giá trị hàng hóa ngày càng phát triển. Du lịch phát triển mạnh, với trung tâm là Đà Lạt, Buôn Ma Thuột gắn với đặc sắc về tự nhiên, văn hóa đặc thù Tây Nguyên; Tài nguyên đất Tây Nguyên đa dạng, đa màu sắc với 11 nhóm đất với 33 loại loại đất. Độ phì của đất đai , đặc biệt đất đỏ ba zan đã tạo ra những giá trị đặc trưng cho hệ sinh thái nông nghiệp cao nguyên cho sự phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị hàng hóa quy mô lớn. Tài nguyên nước Tây Nguyên phần lớn (khoảng 80%) thuộc thượng nguồn lưu vực sông Sê San, Sê rê pôk (chảy sang Căm Pu Chia), sông Đồng Nai và sông Ba. (trong lãnh thổ Việt Nam) và gần 20% diện tích tự nhiên thuộc lưu vục sông Thu Bồn, Trà Khúc, sông Lũy, sông La Ngà … Trên địa bàn Tây Nguyên có 882 hồ chứa nước tự nhiên và 810 đập dâng nước. Tài nguyên rừng Tây Nguyên với diện tích có rừng (2019) : 2.557.322 ha, chiếm 17,95% tổng diện tích rừng cả nước (xếp thứ 3 so với các vùng) , gồm rừng tự nhiên: 2.206.975 ha, rừng trồng 350.347 ha, độ che phủ: 46,01% (đứng thứ 4 so với các vùng).

Bảo tồn và phát triển là bài toán khó, mọi thời đều phải đối mặt . Đến với Tây Nguyên mới, đọc lại và suy ngẫm:(Hoàng Kim)

Đến với Tây Nguyên mới Nguyễn Bạch Mai viết:” Khai mạc Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7. Hy vọng Lễ hội sẽ thành công và mang lại niềm vui cho người nông dân quê tôi”. Đến với Tây Nguyên chúng ta thật vui mừng đang cùng đi trong một đội ngũ tâm huyết, thao thức một niềm tin và ước vọng. Các ngành hàng nông nghiệp Việt Nam đang chuyển đổi và vươn tới mạnh mẽ đầy sức xuân.

Tây Nguyên tầm nhìn và giải pháp.

Hội nghị xúc tiến đầu tư vùng Tây Nguyên lần thứ Tư năm 2017 đã tổ chức tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, ngày 11 tháng 3. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến dự và chứng kiến dòng vốn đầu tư kỷ lục vào Tây Nguyên với lễ trao cam kết tín dụng đầu tư của các ngân hàng cho các dự án đầu tư, trao chứng nhận đầu tư, quyết định đầu tư, thỏa thuận đầu tư cho các dự án với tổng vốn kỷ lục hơn 100.000 tỷ đồng.

Tầm nhìn Chính phủ đối với Tây Nguyên: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng: “Tây Nguyên có tiềm năng, thế mạnh to lớn, độc đáo nhưng chưa được khai thác tốt. Tây Nguyên không chỉ là phên dậu của Tổ quốc, mà là điểm tựa phát triển của miền Trung, Đông Nam Bộ và cả Tây Nam Bộ. Thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chỉ đạo của Nhà nước, sự phấn đấu của cấp ủy, chính quyền 5 tỉnh Tây Nguyên, vùng đã có sự phát triển khởi sắc. Tuy nhiên, sau 40 năm giải phóng, Tây Nguyên còn tồn tại nhiều bất cập như tình trạng mất rừng, mất nguồn nước, mất nhiều cơ hội về đầu tư phát triển, đặc biệt là quy mô, hiệu quả của vùng đất tiềm năng chưa được khai thác đúng mức để phát triển và nâng cao mức sống người dân“. Trang website Thử tướng chính phủ khẳng định.

Thủ tướng chia sẻ tầm nhìn về một Tây Nguyên mới.Đó là Tây Nguyên phải phấn đấu trở thành cao nguyên trù phú về nông nghiệp hữu cơ, đa dạng về sinh thái, giàu có về vốn văn hóa. Chìa khóa cho sự vươn lên giàu có của Tây Nguyên là phát triển ngành chế biến nông lâm nghiệp, dược liệu theo hướng đề cao bản sắc, tính độc đáo trong chuỗi giá trị nông sản thế giới. Đồng thời Tây Nguyên phải là biểu tượng nổi bật của du lịch Việt Nam, mang đậm sắc thái huyền thoại và di sản của châu Á trong thế kỷ thứ 21. Để thực hiện hóa điều đó, Tây Nguyên phải có chiến lược bền vững trong việc hồi sinh trở lại vẻ đẹp đại ngàn của một vùng đất đậm chất sử thi, phải luôn ý thức giữ gìn không gian sống, phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, là truyền thống, niềm tự hào thiêng liêng của các cộng đồng Ê Đê, Jrai, M’nông, Ba Na, Kinh… trong đại các gia đình các dân tộc Việt Nam anh em”.

Các giải pháp lớn đối với Tây Nguyên: Thủ tướng đã gợi mở một số giải pháp chính.

Về du lịch, Tây Nguyên là một kho tàng văn hóa phi vật thể cùng với điều kiện tự nhiên, Chính phủ quyết tâm cùng với Tây Nguyên đưa sử thi Tây Nguyên trở thành di sản văn hóa phi vật thể của thế giới. Càng nhiều người biết đến sử thi này thì sức lan tỏa của du lịch Tây Nguyên càng lớn. Du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Tây Nguyên nói riêng cần có chiến lược phát triển đa dạng.

Về nông nghiệp, phải hình thành những vùng chuyên canh lớn và phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch, tập trung quy mô lớn, giá trị hàng hóa lớn, đặc biệt phải đi vào chế biến sâu, mở rộng chuỗi giá trị sản phẩm.

Về nguồn nhân lực, chất lượng giáo dục cơ bản ở vùng Tây Nguyên phải bằng hoặc cao hơn mức trung bình của cả nước. Tây Nguyên là nóc nhà Đông Dương, là vùng cao về địa lý thì không thể và không nên là vùng trũng giáo dục của cả nước.

Về bảo vệ, phát triển rừng, “cách đây gần một năm, cũng tại Đắk Lắk này, tôi đã tuyên bố đóng cửa rừng tự nhiên. Hôm nay, tôi tái khẳng định quyết tâm mạnh mẽ hơn nữa của Chính phủ, bảo vệ rừng là bảo vệ phần cốt lõi của an ninh, không chỉ là an ninh của vùng đất được mệnh danh là nóc nhà Đông Dương, mà là an ninh của toàn Nam Trung Bộ, Tây Nam Bộ và cả nước”, Thủ tướng nhấn mạnh. 

Bảo vệ rừng là bảo vệ không gian sinh tồn, nguồn nước, sinh kế của người dân, không gian di sản của cha ông. Mọi hành vi phá rừng, khai thác lâm sản trái phép là tội ác. Tiếp tục trồng rừng, không phá rừng nghèo để trồng cây công nghiệp mà tập trung tái canh, nâng cao năng suất thông qua thâm canh các loại cây công nghiệp.

Về công nghiệp, bài toán công nghiệp cho Tây Nguyên chính là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nâng cao hàm lượng chế biến, mở rộng chuỗi giá trị sản phẩm cây công nghiệp. Đồng ý chủ trương phát triển năng lượng tái tạo, Thủ tướng đặt vấn đề phát triển ở đâu và chỉ rõ: Ở vùng đất không thể trồng được cây gì.

Về hạ tầng, cần tránh tư tưởng làm manh mún. Cần tập trung nguồn lực, “góp gạo thổi cơm” để có công trình hạ tầng then chốt ở Tây Nguyên. Phải xã hội hóa mạnh mẽ việc phát triển hạ tầng, kể cả hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Thủ tướng cũng cho rằng, Tây Nguyên cần liên kết với duyên hải miền Trung, miền Đông Nam Bộ, TPHCM và các vùng có thể tiêu thụ được các sản phẩm có giá trị gia tăng cao của Tây Nguyên. Liên kết cả cơ sở hạ tầng, đặc biệt là liên kết du lịch.

Về tín dụng, khuyến khích vay tín chấp, nhất là với hộ nông dân, đồng bào dân tộc; có nhiều hình thức hỗ trợ như cấp bù lãi suất…”

xem tiếp Đến với Tây Nguyên mới https://hoangkimlong.wordpress.com/category/den-voi-tay-nguyen-moi-2/

Bài viết mới trên DẠY VÀ HỌC
https://hoangkimvn.wordpress.com bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích

Chỉ tình yêu ở lại
Ngày hạnh phúc của em
Giúp bà con cải thiện mùa vụ
Quà tặng cuộc sống yêu thích
Vietnamese food paradise
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam Thung dung Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter

CHUYỆN CÔ TRÂM LÚA LAI
Hoàng Kim

PGS.TS anh hùng lao động Nguyễn Thị Trâm là nhà giáo nhân dân, nhà nông học chọn tạo giống lúa lai nổi tiếng Việt Nam, với thành tựu nổi bật trong lĩnh vực đào tạo giảng dạy và nghiên cứu khoa học chọn tạo giống lúa lai thơm cốm thương hiệu Việt. Cô Trâm nguyên là Phó Viện trường Viện Sinh học Nông nghiệp Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (nay là Học Viện Nông nghiệp Việt Nam) nhiều năm giảng dạy và nghiên cứu di truyền chọn giống và khoa học cây trồng. Cô Trâm đã nghỉ hưu từ năm 2004 nhưng đến nay (2020) nhưng cô vẫn tiếp tục những cống hiến không mệt mỏi cho hạt ngọc Việt cây lúa Việt Nam. Sinh ra và lớn lên ở thị xã Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, người con của mảnh đất này đã dùng sự kiên trì đáng khâm phục của mình để góp phần mang lại những thành công lớn trong giảng dạy đào tạo nguồn lực di truyền giống và nghiên cứu.cây lúa Việt Nam.

Giống lúa lai hai dòng thơm TH6-6 được trồng tại tỉnh Hòa Bình (ảnh), và vùng đất lúa-tôm tỉnh Bac Liêu mới đây, cho năng suất 7-9 tấn lúa tươi/ha tương đương Bayte1, cơm thơm ngon, thời gian sinh trưởng ngắn hơn 7-10 ngày.so với giống Bayte1. Giống lúa lai hai dòng thơm TH6-6 đã được Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn công nhận giống chính thức năm 2019., và năm nay Giống lúa lai hai dòng thơm cốm này đang được khảo nghiệm sản xuất mở rộng ở vùng nước lợ. Bí quyết thành công của cô Nguyễn Thị Trâm là đầu tư thời gian và không bao giờ bỏ cuộc.

CÔ TRÂM NGƯỜI THẦY LÚA LAI

PGS.TS Nguyễn Thị Trâm là giáo viên hướng dẫn 8 tiến sĩ khoa học nông nghiệp và 34 thạc sĩ khoa học cây trồng chủ yếu về khoa học công nghệ kỹ thuật lúa lai. Cô trở thành người thầy di truyền giống chuyên sâu cây lúa và lúa lai của nhiều thế hệ. Danh mục 8 luận văn tiến sĩ 34 luận văn thạc sĩ và 62 bài báo công trình khoa học dưới đây là sự đúc kết để soi thấu thành tựu, bài học, đội ngũ kế thừa và định hướng mở. Cô Trâm đã xuất bản 6 sách chuyên môn: 1). Chọn giống lúa lai. Nguyễn Thị Trâm. Nhà Xuất bản Nông nghiệp, 1995; Tái bản, 2002. 2). Chọn giống cây trồng (Giáo trình Cao học Nông nghiệp). Đồng tác giả. Nhà Xuất bản Nông nghiệp, 1997.3). Giống cây trồng(Giáo trình đại học). Đồng tác giả. Nhà Xuất bản Nông nghiêp, 1997. 4). Chọn giống cây trồng. Đồng tác giả. Nhà Xuất bản Giáo dục, 2000; 5). Cây lúa Việt Nam thế kỷ 20. Tập II.Đồng tác giả. Nhà Xuất bản Nông nghiệp, 2002; Tái bản, 2010; 6). Lúa lai ở Việt Nam. Đồng tác giả. Nhà Xuất bản Nông nghiệp, 2002; Sự nghiên cứu tạo chọn và phát triển lúa lai hai dòng đã đạt được 6 giống thương hiệu Việt được Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn công nhận . Giống lúa TH3-3 (với qui trình nhân hạt giống bố mẹ và quy trình sản xuất hạt lúa lai được công nhận năm 2005), được trình diễn trên 26 tỉnh và được nông dân chấp nhận, kế tiếp là các giống lúa lai TH3-4, TH3-5, TH5-1, TH7-2 vang bóng một thời của mười năm trước và mới đây là TH6-6 (dòng mẹ và bố đều mang gen thơm), đã được công nhận giống chính thức năm 2019. Cô Trâm cũng là tác giả của hai giống lúa thuần Hương Cốm và Hương Cốm 4 được lần lượt công nhận giống năm 2008 và năm 2016. Cô Trâm thành tựu chọn giống lúa lai và lúa thuần đều xuất sắc nhưng nổi bật nhất là chọn giống lúa lai. Các kết quả chọn tạo, sản xuất hạt lai, thương mại hóa sản phẩm hạt lai F1, xây dựng hệ thống hoàn chỉnh từ chọn tạo, làm thuần, sản xuất hạt lai đến cung ứng hạt giống lúa lai cho người sản xuất, đã góp phần tích cực quảng bá thương hiệu lúa lai Việt Nam.. Những giống lúa lai mới này có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, chất lượng tốt, thích ứng rộng, tạo nên bước đột phá mới cho công nghệ sản xuất lúa lai ở Việt Nam. Sự kết nối sản xuất giống lúa lai từ Viện Trường tới các Công ty Giống Cây trồng Nông nghiệp địa phương đã mở ra những vùng sản xuất hạt giống lúa lai rộng lớn, từ miền núi phía Bắc đến đồng bằng Sông Hồng, vùng ven biển miền Trung ở Bắc và Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đồng Bằng Sông Cửu Long và Đông Nam Bộ, tạo ra công việc làm và thu nhập tốt hơn cho hàng vạn lao động nông nghiệp. PGS.TS Nguyễn Thị Trâm đã nói những lời tâm huyết: “Nghề nông ở nước ta hiện nay vẫn đang chiếm tỷ lệ lớn và luôn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, rủi ro vì biến đổi khí hậu diễn ra nhanh và vô cùng khốc liệt. Để xây dựng và phát triển một nền nông nghiệp bền vững ổn định cần có đội ngũ các nhà khoa học nông nghiêp yêu nghề, dám hy sinh suốt đời cho nghiên cứu khoa học …

CÔ TRÂM TRANG VÀNG NGHỊ LỰC

Cô Trâm là Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới; Nhà giáo Nhân dân; Huân chương Lao động hạng Ba; Huy chương Kháng chiến hạng Nhì; Giải thưởng Nhà nước về Khoa học Công nghệ; Giải thưởng Kovalepscaia; Huy chương Vì sự nghiệp Giáo dục; Huy chương Vì sự nghiệp Nông nghiệp; Huy chương Vì thế hệ Trẻ.

Bài phát biểu của cô Nguyễn Thị Trâm tại Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ VIII đối với chúng tôi thật xúc động và ám ảnh:

Bài phát biểu tại Đại hội thi đua yêu nước lấn thứ 8

PGS.TS. Nguyễn Thị Trâm, ĐHNN Hà Nội

“Kính thưa: Quí vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước,
Kính thưa Đoàn chủ tịch Đại hội và Quí vị Đại biểu Đại hội

Được sự đồng ý của Ban tổ chức tôi xin phép trình bầy trước Đại hội đôi điều về những chặng đường làm giảng dậy và nghiên cứu khoa học của tôi.

Gia đình tôi quê ở Hà Nam, vùng đồng chiêm nghèo nên cha mẹ “tha phương cầu thực” đến Thị xã Thái Nguyên kiếm sống. Khi 3 tuổi, cha tôi đi kháng chiến, tôi theo mẹ chạy giặc vào vùng núi Võ Nhai, hòa bình lập lại mới được đến trường, vào Đại học ở tuổi 20, được xếp học ngành Cây lương thực, khoa Trồng trọt, tôi nghĩ đây là ngành phù hợp với mình nên cố gắng học hành với mong ước góp phần làm cho người dân có bữa cơm no. Khi đó, dân ta còn đói lắm, cơm độn ngô khoai sắn mà vẫn đứt bữa thường xuyên, trong khi tỷ lệ dân làm nghề nông chiếm tới 90%. Tình yêu nghề nông của tôi bắt đầu từ những bài thực tập chọn giống, lai ngô, lai lúa, ghép cây… Ra trường, được làm việc tại Viện Cây Lương thực và Cây Thực phẩm nên tôi có cơ hội thực hiện khát vọng của mình. Tập sự xong, làm nghiên cứu tại bộ môn “Chọn tạo giống lúa” dưới sự hướng dẫn của thầy Lương Định Của, nhà Di truyền – chọn giống nổi tiếng từ Nhật trở về, Thầy đã truyền đạt cho tôi kiến thức khoa học cơ bản, phương pháp thực hành xác thực giúp biến kết quả nghiên cứu thành sản phẩm phục vụ xã hội. Tấm gương làm nghiên cứu khoa học mẫu mực đầy sáng tạo của Thầy và các nhà khoa học Nông nghiệp thế hệ trước luôn thôi thúc tôi làm việc tận tụy vì nông dân.

Năm 1980, đi học nghiên cứu sinh tại Liên xô, tôi chọn đề tài nghiên cứu giống lúa để có cơ hội học lý thuyết cơ bản làm cơ sở cho chuyên môn sau này. Tốt nghiệp xong, tôi trở lại Trường Đại học Nông nghiệp làm giảng viên khi tuổi đã 40, tự rèn luyện ngay từ ngày đầu lên lớp, tích lũy kiến thức thông qua tài liệu trong, ngoài nước, cập nhật thông tin từ thực tế sản xuất, tìm phương pháp truyền đạt dễ tiếp thu để sinh viên hiểu bài. Sau giờ giảng, sinh viên tiếp thu được kiến thức, phương pháp mới, lôi cuốn họ say mê học bài đọc tài liệu, viết tiểu luận, nghiên cứu khoa học…Tôi luôn tìm những nội dung hay nhất mới nhất của môn học để truyền đạt, phân tích mở rộng giúp cho người học suy nghĩ tìm tòi cái mới. Trên lớp tôi dùng hình ảnh để diễn giải lý thuyết, dùng thí nghiệm cụ thể để minh họa và thực hành. Nhờ vậy, ngay từ năm đầu vào nghề giảng dậy tôi đã lôi cuốn nhiều học sinh tham gia nghiên cứu khoa học,và đã hướng dẫn họ rất tận tụy để họ có cơ hội sáng tạo từ khi còn rất trẻ.

Cuộc sống thời niên thiếu của tôi gắn liền với núi rừng, cây cối đã nuôi dưỡng trong tôi tình yêu thiên nhiên, ham muốn cải tạo sinh vật phục vụ con nguoi. Ngoài giờ giảng trên lớp, tôi đạp xe xuống nông thôn, giúp đội giống ở các HTX chọn lọc, bình tuyển giống, rút dòng, nhân hạt giống tốt cung cấp cho nông dân. Dẫn sinh viên xuống nông thôn làm đề tài, nêu câu hỏi, yêu cầu các em phân tích đánh giá, tìm giải pháp nâng cao năng suất.

Những năm 1990, tiến bộ kỹ thuật về lúa lai tràn vào nước ta, nhu cầu hạt giống lúa lai gia tăng ở mọi miền đất nước, hạt giống lai từ nước ngoài tràn vào thị trường ồ ạt tạo sức ép cho ngành giống cây trồng của Việt Nam. Năm 1993, được Bộ Nông nghiệp cho tham dự lớp huấn luyện kỹ thuật lúa lai tại Trung Quốc, quan sát thực tế tại Trung tâm, trao đổi trực tiếp với các nhà chọn giống giầu kinh nghiệm đã gợi mở trong tôi những ý tưởng mới vể chọn tạo giống lúa. Sau đợt học, tôi thu được nhiều kiến thức, tài liệu, phương pháp để bước vào hướng nghiên cứu mới: Tìm kiếm, xác định, chọn tạo cải tiến các vật liệu di truyền để tạo dòng bố mẹ và tạo giống lúa lai. Lúc này niềm đam mê chọn giống cuốn hút mọi thời gian và suy nghĩ của tôi. Tôi tự hỏi: Không có lẽ người Việt Nam lại không thể tạo được giống lúa lai cho chính mình ? Mặc dù chưa biết lấy phương tiện và kinh phí nghiên cứu từ đâu nhưng tôi nghĩ phải bắt đầu ngay. Tôi gieo trồng vật liệu, tổ chức sinh viên lai tạo, đánh giá, chọn lọc… Một số việc tỉ mỉ mất thời gian như tuốt dòng, phơi cá thể, sắp xếp, đo đếm bông hạt…tôi phải nhờ chính mẹ mình làm. Mẹ tôi rất tậm tâm làm thí nghiệm giúp con, bà cần cù, cẩn thận, minh mẫn và tận tụy. Có lẽ giờ đây ở đâu đó Bà vẫn dõi theo công việc của tôi.

Biết được khó khăn, thiếu thốn và quyết tâm của tôi, ông Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Nguyễn Công Tạn đã mời hiệu trưởng trường tôi lên gặp để cấp cho 9.000 đô la (quĩ riêng của Bộ trưởng vì ông muốn ủng hộ ý tưởng mới của tôi nhưng tôi lại không thuộc Bộ Nông nghiệp theo phân công của Nhà nước). Nhờ số tiền này chúng tôi đã mua sắm một số trang bị tối thiểu cho nghiên cứu, đã xây được 360m2 nhà lưới, xây tường rào chống chuột bảo vệ 1 mẫu lúa giống, xây 1 buồng điều hòa nhiệt độ để đánh giá các dòng vật liệu mới. Sự quan tâm của Bộ trưởng thúc đẩy tôi làm việc miệt mài hơn. Tại một cuộc họp tổng kết sản xuất của Bộ, ông tuyên bố sẽ giành phần thưởng xứng đáng cho người chọn tạo được lúa lai cho Việt Nam. Việc này đã thôi thúc sự nôn nóng của tôi và nhiều nhà chọn giống khác. Năm 1996, tôi chọn ra 2 dòng bố, mẹ trong vườn vật liệu và sản xuất được 12 kg hạt lai F1 đưa lên Bộ để tham gia trình diễn tại Hà Tây cùng với giống của các tác giả khác. Lúa trình diễn sinh trưởng phát triển rất nhanh, cây khỏe, bông to trỗ đều. Bộ tổ chức Hội nghị đầu bờ mời nhiều tỉnh đến thăm và đánh giá. Mọi người khen ngợi lúa lai Việt Nam, ông Bộ trưởng phấn khởi lắm và rút tiền mặt thưởng tôi ngay trong hội thảo trước nhiều nhà lãnh đạo, đồng nghiệp, học sinh của tôi và nông dân. Tôi thực sự mừng vui xúc động. Thật không may, chỉ sau 1 tuần, lúa của tôi bị bệnh bạc lá làm “cháy” gần hết cả mẫu ruộng, lá không còn màu xanh để quang hợp, làm gì còn năng suất ! Tôi lo lắng, xấu hổ đến bẽ bàng vì sự nóng vội của mình. Tôi ngậm ngùi ân hận và lên xin Bộ trưởng để được trả lại tiền thưởng, ông không khiển trách mà động viên rằng: “Phần thưởng này ông giành cho người tạo ra giống lúa lai đầu tiên ở Việt Nam chứ chưa phải là thưởng cho giống lúa lai tốt”. Lời nhắc nhở rất khéo của ông khiến tôi ngượng ngùng xấu hổ, không còn cách nào từ chối mà âm thầm thúc đẩy tôi tìm cách nghiên cứu cải tiến mọi đặc tính của giống nhất là tính chống chịu sâu bệnh và thận trọng hơn khi đưa giống ra sản xuất đại trà.

Tuy nhiên để tạo giống lúa vừa có năng suất cao, chất lượng tốt lại vừa chống chịu sâu bệnh, và thích ứng cho nhiều vùng, nhiều vụ thì cần thời gian dài lắm mà tôi lại đã đến tuổi nghỉ hưu, quĩ thời gian làm việc đã hết, vậy làm thế nào để thực hiện? Tôi quyết định giành thời gian còn lại của cuộc đời để thực hiện ý tưởng chọn tạo thành công giống lúa lai cho Việt Nam. Tôi xin Nhà trường ở lại làm việc tiếp với điều kiện được sử dụng gần 1 ha ruộng trồng lúa, 1 phòng thí nghiệm nhỏ để nghiên cứu, chỉ hưởng lương hưu, dùng kết quả nghiên cứu của mình để tạo ra tiền chi trả mọi kinh phí nghiên cứu, trả lương cho cộng tác viên và mọi chi phí cần thiết khác phục vụ hoạt động nghiên cứu.

Đề nghị của tôi được Trường chấp nhận, tôi ở lại làm việc vô tư hết mình như thời còn trẻ, không kể thời gian, mưa nắng, khó khăn, tôi liên hệ với đồng nghiệp ở Bộ Nông nghiệp tham gia nghiên cứu cùng với họ. Đồng thời nhận hướng dẫn đề tài làm luận văn tốt nghiệp cho sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh của Trường để tận dụng nguồn nhân lực có kiến thức khoa học, có khả năng tư duy sáng tạo phục vụ cho nghiên cứu của mình và cũng là để truyền đạt sự hiểu biết, kinh nghiệm và “nghệ thuật” chọn giống cho họ. Các vấn đề nghiên cứu của tôi đã trở thành những đề tài hay để họ làm luận án tiến sĩ, thạc sĩ, giúp họ học thêm nhiều điều có ích cho sự nghiệp về sau. Ngoài ra, tôi giành thời gian đi Khuyến nông, đi giảng các lớp huấn luyện ngắn hạn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân, hướng dẫn sản xuất hạt giống… Các hoạt động này giúp mở rộng quan hệ và hiểu biết thực tiễn cho học trò của tôi, cho cán bộ trẻ trong Phòng, hơn nữa còn thu được tiền để nuôi đội ngũ kỹ sư mới tuyển, giúp họ học thêm và làm viêc tốt hơn.

Tôi giành nhiều thời gian, công sức, trí tuệ cải tiến những nhược điểm của từng vật liệu, chọn lọc, đánh giá lặp lai nhiều lần và cuối cùng sự cố gắng không mệt mỏi đã đem lại thành công là tạo ra các dòng bất dục đực, các dòng cho phấn mới, các giống lúa lai, lúa thuần có giá trị sử dụng cao. Giống lúa lai hai dòng TH3-3 cùng với qui trình nhân hạt giống bố mẹ và qui trình sản xuất hạt lai được công nhận năm 2005, được trình diễn trên 26 tỉnh và được nông dân chấp nhận. Sau TH3-3 là TH3-4, TH3-5, TH5-1, TH7-2 và lúa thơm Hương cốm. Các giống mới có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, chất lượng tốt, thích ứng rộng nên nhu cầu về hạt giống tăng cao. Chúng tôi không còn đủ năng lực sản xuất và cung ứng kịp cho nông dân nên đã quyết định chuyển nhượng bản quyền cho Doanh nghiệp để tập trung thời gian cho nghiên cứu chọn tạo các giống mới tốt hơn. Doanh nghiệp có điều kiện tốt về tài chính, có kinh nghiệm kinh doanh, có thể mở rộng sản xuất đáp ứng yêu cầu của nông dân. Việc chuyển nhượng bản quyền đã tạo ra bước đột phá mới trong nghiên cứu khoa học. Kết quả nghiên cứu đưa được đến tận tay người sản xuất, diện tích sử dụng giống mở rộng nhanh rõ rệt, năm 2009 diện tích sản xuất hạt lai của 2 giống được chuyển nhượng chiếm trên 60% tổng diện tích sản xuất hạt lai trong nước, cung cấp trên 1000 tấn hạt giống lai/năm cho nông dân các tỉnh phía Bắc, tạo lợi thế canh tranh cho lúa lai Việt Nam. Các Công ty mở ra nhiều vùng sản xuất hạt giống lai rộng lớn, từ miền núi phía bắc đến đồng bằng, miền Trung và Tây Nguyên tạo công việc làm cho hàng vạn lao động nông nghiệp có tay nghề cao, thu nhập cao hơn. Nhờ chuyển nhượng bản quyền, Nhà trường thu hồi được kinh phí sự nghiệp khoa học, Nhà nước thu thuế bản quyền, Viện chúng tôi có tiền mua ô tô, xây thêm phòng làm việc, kho tàng và mở rộng nghiên cứu theo nhiều hướng mới. Cán bộ nghiên cứu có thêm lương, thưởng, được cấp học bổng học cao học, huấn luyện nâng cao trình độ ở trong nước và cả nước ngoài. Phòng nghiên cứu của chúng tôi trở thành đơn vị đi đầu thực hiện có hiệu quả chỉ thị 115 của chính phủ, chỉ thị về giao quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm trong nghiên cứu khoa học phục vụ sản xuất của các cơ quan nghiên cứu khoa học.

Sau 10 năm làm việc ở tuổi nghỉ hưu, một nhóm nghiên cứu bé nhỏ từ 3 người, đã lớn mạnh thành một Phòng nghiên cứu vững vàng về lý luận, có tay nghề chọn tạo và sản xuất giống lúa giỏi với 2 tiến sĩ; 6 thạc sĩ; 4 kỹ sư; 1 kỹ thuật viên. Trong thời gian đó nhóm chúng tôi vừa nghiên cứu, vừa học tập nâng cao trình độ vừa lai tạo, chọn lọc, mở rộng sản xuất các giống lúa mới, vừa phổ biến kiến thức trồng lúa, sản xuất hạt giống lúa lai cho nông dân. Đồng thời đã tham gia viết sách, viết bài giảng, công bố các công trình nghiên cứu có giá trị tham khảo tốt cho ngành chọn giống và sản xuất giống nước nhà.

Kính thưa Đại Hội,

Nghề nông ở nước ta hiện nay vẫn đang chiếm tỷ lệ lớn và luôn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, rủi ro vì biến đổi khí hậu diễn ra nhanh và vô cùng khốc liệt… Để xây dựng và phát triển một nền nông nghiệp bền vững ổn định cần có đội ngũ các nhà khoa học nông nghiêp yêu nghề, dám hy sinh suốt đời cho nghiên cứu khoa học. Thế nhưng khoa học nông nghiệp là khoa học ứng dụng, đòi hỏi phải đầu tư nhiều thời gian thâm nhập thực tế, phải kiên trì thử nghiệm trên đồng ruộng ở nhiều vùng, nhiều vụ khác nhau nên khi thành đạt thì đa số tuổi đã quá cao. Những thách thức đó thật vô cùng khắc nghiệt, Nhà nước cần quan tâm nhiều hơn giúp nhà khoa học có điều kiện thử nghiệm, hiện thực hóa các ý tưởng mới táo bạo của mình.

Phụ nữ làm khoa học nông nghiệp phải chịu quá nhiều vất vả gian nan và cả sự đố kỵ… Trước những thách thức đó cần có một tình yêu nghề nồng cháy, một mục tiêu rõ ràng để theo đuổi, một phương pháp chính xác và luôn được bổ sung, phải bình tĩnh suy xét, lựa chọn biện pháp ứng xử hợp lý để vượt qua khó khăn thách thức và chắc chắn sẽ thành công.

Kính thưa Đại hội

– Để có được những đóng góp nêu trên, tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều. Từ trái tim mình, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đối với Đảng, Nhà nước, đối với các thầy cô giáo, những người đã tận tụy dậy dỗ, cho tôi hưởng một nền giáo dục mới để làm một người công dân tốt, một nhà giáo, nhà khoa học có ích.

– Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới các cấp lãnh đạo Bộ Nông nghiệp & PTNT, Bộ Giáo dục & ĐT, các cục vụ chuyên môn của hai Bộ, những người đã tìm mọi cách nâng đỡ các ý tưởng mới, táo bạo khuyến khích tôi trong suốt thời gian làm nghiên cứu, triển khai, mở rộng và phát triển sản xuất ở các địa phương.

– Xin cảm tạ bà con nông dân trên mọi miền đất nước, những người đã sẵn sàng dùng đất đai, lao động của mình thử nghiệm sản xuất hạt giống, gieo trồng giống mới, ứng dụng các kỹ thuật mới trên đồng ruộng, không ngại rủi ro giúp chúng tôi thành công. Xin bày tỏ lòng biết ơn đối với bạn bè đồng nghiệp các thế hệ sinh viên, học viên cao học ,NCS đã đóng góp sức lực, trí tuệ cùng nghiên cứu giải quyết các vấn đề trong thực tế sản xuất nông nghiệp của nước nhà.

– Cuối cùng Xin kính chúc Quí vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước, quí vị đại biểu sang năm mới sức khỏe dồi dào, hạnh phúc và thành công mới.

Xin trân trọng cảm ơn.

Nguyễn Thị Trâm”

CÔ TRÂM THÀNH QUẢ LAO ĐỘNG

Cô Nguyễn Thị Trâm hướng dẫn Nghiên cứu sinh: 8 luận án Tiến sĩ : 1). Trần Văn Thuỷ, 1999 “Thu thập đánh giá và sử dụng tập đoàn lúa cạn Tây Nguyên”, . 2). Phạm Đức Hùng, 2000. “Nghiên cứu chọn tạo giống lúa chịu nước sâu cho vùng đồng bằng Sông Hồng, 3). Trần Văn Quang, 2008. “Nghiên cứu phân lập và sử dụng dòng bất dục đực gen nhân mẫn cảm quang chu kỳ ngắn”, 4). Nguyễn Bá Thông, 2009 “Nghiên cứu tuyển chọn và sản xuất giống lúa lai ngắn ngày cho vùng Thanh Hoá”, 2009. 5). Trần Tấn Phương, 2011 “Nghiên cứu chọn tạo giống lúa thơm cao sản phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”, 6). Nguyễn Văn Mười, “Nghiên cứu chọn tạo giống lúa lai hai dòng thơm, chất lượng cao”. 7). Mai Thế Tuấn, “Nghiên cứu chọn tạo giống lúa lai hai dòng kháng bệnh bạc lá”. 8). Bùi Viết Thư, “Nghiên cứu chọn tạo dòng A, B mới để phát triển lúa lai ba dòng ở Việt Nam”.

Cô Nguyễn Thị Trâm hướng dẫn 34 thạc sĩ khoa học cây trồng: 1) Lê Thị Hảo 1995, “Tìm hiểu khả năng sử dụng một số cặp bố mẹ lúa lai nhập nội hệ “ba dòng” trong điều kiện miền Bắc Việt Nam”, 2. Nguyễn Thị Mai, 1995, “ Khảo sát tập đoàn giống nhập nội mới và tìm hiểu khả năng phục hồi phấn của chúng phục vụ cho nghiên cứu phát triển lúa lai ở Việt Nam”, .; 3). Nguyễn Thị Gấm. 1996, “Phát hiện và đánh giá một số dòng bất dục đực cảm ứng nhiệt độ phục vụ cho công tác chọn tạo giống lúa lai hai dòng ở Việt Nam”, 4). Phạm Đình Phục, 1997 “Tuyển chọn và đánh giá các dòng phục hồi phấn cho một số dòng bất dục đực di truyền tế bào chất nhập nội”, .5). Lê Hữu Khang, 1999. “Nghiên cứu ứng dụng các dòng TGMS mới chọn tạo góp phần phát triển lúa lai hai dòng”, 6). Lại Văn Nhự, 1999 “Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến sự tích lũy prôtêin trong đọt sinh trưởng của một số giống lúa có hàm lượng prôtêin cao”, 7). Phạm Văn Ngọc, 2000Nghiên cứu sử dụng dòng Peai’64S ở vùng Gia Lâm, Hà Nội”, .8). Nguyễn Bá Thông,2001 “Nghiên cứu xác định khả năng nhân dòng bất dục đực chức năng di truyền nhân cảm ứng nhiệt độ (TGMS) Peiai’64S và sản xuát hạt lai F1 Bồi tạp 77 và Bồi tạp sơn thanh tại Thanh Hoá”, 9). Nguyễn Như Hải, 2002 “Nghiên cứu sử dụng vật liệu khởi đầu lúa đột biến để chọn tạo giống lúa ngắn ngày, năng suất cao”. 10). Vũ Bình Hải, 2002.“Tìm hiểu ảnh hưởng của các dòng bố mẹ có chiều dài hạt gạo khác nhau đến chất lượng thương trường của gạo lúa lai”, 11. Trần Văn Quang, 2003. “Nghiên cứu phân lập các dòng lúa bất dục đực di truyền nhân cảm ứng môi trường (EGMS) phù hợp với điều kiện Việt Nam”, 12. Nguyễn Văn Quân, 2004. “Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và khả năng tổ hợp của các dòng EGMS và các dòng R mới chọn tạo tại Việt Nam”, 13). Đặng Duy Huynh, 2004. “Tuyển chọn một số tổ hợp lúa lai “hai dòng”mới của Việt Nam cho vùng Thanh Hóa”, 14). Nguyễn Thị Thu Hương, 2006. “Nghiên cứu tuyển chọn các giống lúa lai, lúa thuần chất lượng cao cho tỉnh Thái Bình”, 15). Phan Thị Kim Hoa, 2006. “Tuyển chọn một số tổ hợp lúa lai “hai dòng” mới của Việt Nam cho vùng Nghệ An”, 16). Trần Thanh Nhạn, 2007.“Nghiên cứu giá trị sử dụng của các dòng TGMS mới chọn tạo và nhập nội”, 17). Đặng Văn Hùng, 2007.“Đánh giá ngưỡng chuyển đổi tính dục của các dòng TGMS mới”, 18). Phạm Thị Ngọc Yến, 2008.“Tuyển chọn và thiết lập quy trình nhân dòng và sản xuất một số tổ hợp lai chất lượng cao”, 19). Nguyễn Văn Mười, 2008. “Nghiên cứu khả năng duy trì năng suất và chất lượng của giống lúa thơm Hương cốm”, 20). Nguyễn Trọng Tú, 2009. “Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng phát triển của một số dòng bố mẹ lúa lai góp phần phát triển sản xuất hạt lai F1 tại các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên”, 21). Vũ Thị Bích Ngọc, 2009. “Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa lai hai dòng thơm, chất lượng cao”, 22). Trần Thị Minh Ngọc, 2009 “Nghiên cứu tuyển chọn tổ hợp lai ba dòng phù hợp với điều kiện Việt Nam, mới nhập từ Tứ Xuyên, Trung Quốc”, .23). Đặng Thị Hường, 2010.“Đánh giá khả năng kết hợp của các dòng cho phấn trong chọn giống lúa lai hai dòng”, 24). Nguyễn Văn Phan, 2010.“Xác định sự trùng khớp trỗ bông nở hoa của một số dòng bố mẹ mới và nghiên cứu khả năng thích ứng của các tổ hợp tại các địa phương thí nghiệm”, 25). Lê Thị Khải Hoàn, 2010 “Tìm hiểu thời gian và mức độ “trượt ” ngưỡng chuyển đổi tính dục của một số dòng TGMS mới chọn tạo tại Việt Nam”, 26). Lê Văn Thuyết, 2010. “Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật nhân dòng P5S và sản xuất hạt lai F1 TH5-1 ở vụ xuân”, 27). Trần Thị Thuận, 2011.“Nghiên cứu tuyển chọn một số tổ hợp lai hai dòng và thiết lập qui trình sản xuất hạt lai F1”, 28). Phạm Văn Duệ, 2011.“Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa thuần chất lượng cao thích ứng cho vùng Hà Nội”, 29). Phạm Đức Đông, 2012.“Tuyển chọn các tổ hợp lúa lai mới và ảnh hưởng của liều lượng đạm đến các tổ hợp được tuyển chọn tại huyện Giao thủy tỉnh Nam Định”, 30). Phùng Danh Huân, 2012.“Nghiên cứu tuyển chọn tổ hợp lai ba dòng triển vọng và thiết lập qui trình sản xuất hạt lai F1 của chúng”, 31). Vũ Văn Quang, 2013. “Nghiên cứu chọn tạo dòng bất dục đực tế bào chất thơm chất lượng cao11A/B, phục vụ chọn giống lúa lai ba dòng”, 32). Ngô Thị Thanh Tuyền,2013. “Tuyển chọn và phát triển một số tổ hợp lúa lai mới chọn tạo trong điều kiện tỉnh Thái Bình”, 33). Vũ Thị Xim, 2013.“Tuyển chọn một số giống lúa thuần chất lượng cao và tìm hiểu ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sinh trưởng, phát triển, năng suất của giống được tuyển chọn tại Hải Dương”, 34). Trần Thị Huyền, 2013. Nghiên cứu chọn tạo giống lúa lai hai dòng có mẹ là dòng PGMS cải tiến”,

Các bài báo nghiên cứu

1. Chọn tạo giống nếp thơm số 44. Nguyễn Thị Trâm. Thông báo khoa học của các trường Đại học, Chuyên đề Sinh học Nông nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo, H- Giáo dục, 1991.

2. Kết quả chọn tạo giống lúa từ nguồn gen của VN10. Đồng tác giả. In trong: Kết quả nghiên cứu khoa học của trường Đại học Nông nghiệp 1 (1986-1991), H- Nông nghiệp, 1991.

3. Đánh giá sơ bộ một số giống lúa mới nhập nội của Trung Quốc. Nguyễn Thị Trâm. Thông tin Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp 1, số 2, 1992.

4. Giống lúa nhập nội mới X70. Nguyễn Thị Trâm. In trong: Kết quả nghiên cứu khoa học của Khoa Trồng trọt, Đại học Nông nghiệp 1 (1991-1992), H- Nông nghiệp, 1992.

5. Giống lúa mới 256. Nguyễn Thị Trâm. Tạp chí Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, số 4, 1992.

6. Giống lúa thơm ngắn ngày T2-92. Đồng tác giả. In trong: Kết quả nghiên cứu khoa học của cán bộ giảng dạy nữ, H- Nông nghiệp, 1993.

7. Khả năng ứng dụng kỹ thuật làm mạ theo công nghệ sản xuất lúa Nhật Bản ở vụ mùa và vụ xuân. Nguyễn Thị Trâm. Thông tin Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp 1, số 2, 1993.

8. Một số kết quả nghiên cứu trong chọn tạo giống lúa của Bộ môn Di truyền –Giống, trường Đại học Nông nghiệp 1. Đồng tác giả. Tạp chí Họat động khoa học, Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường, 6 – 1993.

9. Kết quả nghiên cứu một số cặp dòng bố mẹ lúa lai ba dòng nhập nội. Đồng tác giả. In trong: Kết quả nghiên cứu khoa học Khoa Trồng trọt, trường Đại học Nông nghiệp 1 (1992-1993), H- Nông nghiệp, 1993.

10. Điều kiện khí hậu và khả năng sử dụng các dòng bố mẹ lúa lai nhập nội từ Trung Quốc ở miền Bắc Việt Nam. Đồng tác giả. In trong: Kết quả nghiên cứu khoa học Khoa Trồng trọt, trường Đại học Nông nghiệp 1 (1992-1993), H- Nông nghiệp, 1993.

11. Dòng bất dục đực tế bào chất (CMS) Kim 23A và khả năng sử dụng ở Việt Nam. Đồng tác giả. Tạp chí Nông nghiệpvà Công nghiệp thực phẩm, số 8,1995.

12. Khả năng phục hồi phấn của tập đoàn giống lúa nhập nội. Đồng tác giả. In trong: Kết quả nghiên cứu khoa học Khoa Trồng trọt, trường Đại học Nông nghiệp I (1994-1995), 1995.

13. Lúa lai “một dòng”. Nguyễn Thị Trâm. Tạp chí Di truyền học và Ứng dụng, số 3, 1995.

14. Ưu thế lai và đặc tính di truyền một số tính trạng số lượng ở các tổ hợp lúa lai “ba dòng”. Đồng tác giả. In trong: Kết quả nghiên cứu khoa học Khoa Trồng trọt, trường Đại học Nông nghiệp 1 (1994-1995), H- Nông nghiệp, 1995.

15. Phát hiện một số dòng bất dục đực chức năng di truyền nhân mẫn cảm nhiệt độ. Nguyễn Thị Trâm. Tạp chí Di truyền học và Ứng dụng, số 1, 1996.

16. Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống lúa lai. Đồng tác giả. Thông báo khoa học của các trường Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong chuyên đề “Sinh học-Nông học-Y học”, H- Giáo dục, 1996.

17. Kết quả đánh giá sơ bộ tập đoàn lúa cạn thu thập tại Đắk Lắk. Đồng tác giả. In trong: Kết quả nghiên cứu khoa học của nghiên cứu sinh, trường Đại học Nông nghiệp 1, H- Nông nghiệp, 1996.

18. Bước đầu nghiên cứu chọn tạo dòng bất dục đực cảm ứng nhiệt độ để phát triển lúa lai hai dòng. Đồng tác giả. In trong: Tuyển tập Công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật, kỷ niệm 40 năm thành lập trường Đại học Nông nghiệp 1 (1956-1996 ), H- Nông nghiệp, 1996.

19. Current status of Hybrid Rice Reseach and development in Vietnam. Đồng tác giả. In Abstracsts Proc. 3thInt.Symposium on Hybrid Rice; November, 1996.

20. Possibility of developing two-line hybrid rice in Northen Vietnam. Nguyễn Thị Trâm. In Proc of Inter Symp on two-line system heterosis breeding in crops; September, 6- 8 th,1997.

21. Bước đầu thu thập, phân loại và đánh giá tập đoàn lúa cạn Tây Nguyên. Đồng tác giả. In trong: Kết quả nghiên cứu khoa học Khoa Trồng trọt, trường Đại học Nông nghiệ I (1995-1996), H- Nông nghiệp, 1997.

22. Chọn tạo và nghiên cứu dòng bất dục đực di truyền nhân cảm ứng nhiệt độ (TGMS) để phát triển lúa lai hai dòng. Đồng tác giả. Tạp chí Di truyền học và Ứng dụng, số 1, 1998.

23. Khai thác nguồn gen lúa cạn vùng Tây Nguyên. Đồng tác giả. Thông báo khoa học của các trường Đại học, Chuyên đề Sinh học-Nông nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo, H- Giáo dục, 1999.

24. Phương pháp đánh giá gián tiếp khả năng chịu nước sâu của các giống lúa. Đồng tác giả. Thông báo khoa học của các trường Đại học, Chuyên đề Sinh học-Nông nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo, H- Giáo dục, 1999.

25. Lúa lai kết quả và triển vọng. Đồng tác giả. Thông tin chuyên đề, Trung tâm Thông tin, Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, 1999.

26. Ảnh hưởng của nhiệt độ thấp đến sự phục hồi hữu dục của một số dòng bất dục đực di truyền nhân cảm ứng nhiệt độ (TGMS). Đồng tác giả. Tạp chí Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, số12, 2000.

27. Kết quả nghiên cứu dòng bất dục đực di truyền nhân mẫn cảm nhiệt độ Peiai’ 64S trong điều kiện miền Bắc Việt Nam. Đồng tác giả. Tạp chí Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, số12, 2000.

28. Kết quả nghiên cứu lúa lai của trường Đại học Nông nghiệp 1. Nguyễn Thị Trâm. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn , số 9, 2001.

29. Fertility alteration of TGMS line Peiai64S and the ability of seed multiplication and hybrid seed production in Vietnam. Đồng tác giả. In Abstracts of the 4th Int. Symp On hybrid rice, 2002.

30. Kết quả chọn tạo giống lúa lai hai dòng mới ngắn ngày, năng suất cao chất lượng tốt TH3-3. Đồng tác giả. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 6, 2003.

31. Kết quả nghiên cứu chọn tạo dòng bất dục đực cảm ứng quang chu kỳ ngắn. Đồng tác giả. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 10, 2003.

32. Kết quả nghiên cứu khả năng tổ hợp của các dòng bố mẹ mới chọn tạo trong lúa lai hai dòng. Đồng tác giả. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp 1, tập III, số 1, 2005.

33. Kết quả chọn tạo giống lúa lai hai dòng mới TH2-1. Đồng tác giả. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp Nông nghiệp 1, tập III, số 1, 2005.

34. Một số đặc điểm chất lượng gạo của các dòng bố mẹ và con lai. Đồng tác giả. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp 1, tập III, số 1, 2005.

35. Kết quả nghiên cứu hoàn thiện qui trình sản xuất hạt lai F1 TH3-3. Đồng tác giả. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 12, 2005.

36. Đánh giá tiềm năng ưu thế lai và phân tích di truyền của tính bất dục đực cảm ứng quang chu kỳ ngắn ở dòng P5S. Đồng tác giả. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 8, 2006.

37. Kết quả chọn tạo giống lúa thơm chất lượng cao hương cốm. Đồng tác giả. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kỳ I, 9 – 2006.

38. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân dòng bất dục đực di truyền nhân mẫn cảm nhiệt độ T1S-96 tại Thanh Hóa. Đồng tác giả. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 9, 2007.

39. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ gieo cấy đến khả năng sản xuất hạt lai F1 tổ hợp TH3-3 và TH3-4 tại Thanh Hóa. Đồng tác giả. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 9, 2007.

40. Giống lúa lai hai dòng mới TH3-4. Đồng tác giả. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 2, 2008.

41. Bất dục đực mẫn cảm quang chu kỳ ngắn ở lúa và khả năng ứng dụng. Đồng tác giả. Tạp chí Khoa học và Phát triển, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, số 5, 2008.

42. Nghiên cứu xác định vùng nhân dòng TGMS và sản xuất hạt giống lúa lai hai dòng ở Việt Nam. Đồng tác giả. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 3, 2010.

43. Kết quả chọn tạo giống lúa thơn hạt thon dài bằng phương pháp lai đa dòng. Đồng tác giả. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 11, 2010.

44. Đánh giá mùi thơm và gen kiểm soát mùi thơm của các giống lúa thơm địa phương và cải tiến. Đồng tác giả. Tạp chí Khoa học và Phát triển, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, số 8, 2010.

45. Sử dụng phương pháp lai kết hợp nhiều bơ mẹ trong vhonj tạo giống lúa thơm. Đồng tác giả. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 1, 9 – 2010.

46. Application of nuclear technology and complex crossing for breeding aromatic rice varieties. Đồng tác giả. Nuclear science and technology, Vietnam Alonic energy society, 2009.

47. The aromatic gene in indigenous rice and multilines crossing for breeding special aromatic rice varieties. Đồng tác giả. 3rd International rice congress 2010 Hanoi, Vietnam, IRRI, Los Banos Philippines, 2010.

48. Sử dụng phương pháp lai kết hợp nhiều bố mẹ trong chọn tạo giống lúa thơm. Đồng tác giả. In trong: Kết quả nghiên cứu Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, H- Nông nghiệp, 2010.

49. Phân tích di truyền số lượng trên chiều dài hạt và thời gian sinh trưởng của một số giống lúa thơm. Đồng tác giả. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 8, 2011.

50. Đánh giá phẩm chất gạo của các giống lúa thơm được chọn tạo tại Sóc Trăng. Đồng tác giả. 2011.

51. Breeding and developing two-line hybrid rice in Vietnam. Nguyễn Thị Trâm. In trong: Vietnam fifty years of rice research and development, Agricultural publishing house, 2010.

52. Kết quả nghiên cứu chọn lọc duy trì độ thuần dòng mẹ lúa lai hai dòng. Đồng tác giả. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 2+3, 2011.

53. Chọn tạo và khảo nghiệm giống lúa lai hai dòng mới TH8-3. Đồng tác giả. Tạp chí Khoa học và Phát triển của trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, 2011.

54. Khai thác triệt để giá trị của cây lúa Việt Nam. Nguyễn Thị Trâm. In trong: Tuyển tập các Báo cáo của Hội thảo Quốc tế “Con đường phát triển lúa gạo chất lượng cao Việt Nam – Pathways to develop high quality rice in Vietnam” tại Festival lúa gạo Việt Nam lần thứ 2, 2011.

55. Nghiên cứu biểu hiện di truyền tính thơm trong chọn tạo lúa lai hai dòng năng suất cao. Đồng tác giả. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 4, 2012.

56. Giống lúa lai hai dòng mới TH7-5. Đồng tác giả. Tạp chí Khoa học và Phát triển, số 4, 2012.

57. Hybrid rice breeding and development at Hanoi University of Agriculture. Đồng tác giả. In Proceding of the International hybrid rice conference “Research strategy for hybrid rice development in the context of adaptation to global climate change”, May 2012.

58. Research and application of photoperiodic sensitive genetic male sterile (PGMS) of rice in Vietnam. Đồng tác giả. In Proceding of the International hybrid rice conference: “Research strategy for hybrid rice development in the context of adaptation to global climate change, Hanoi, 24th May 2012.

59. Defining sowing date and technical practices for multiplication of the male sterile line II-32A at Hanoi. Đồng tác giả. In Proceding of the International hybrid rice conference “Research strategy for hybrid rice development in the context of adaptation to global climate change” , Hanoi, 24th May 2012.

60. Preliminary research of cytoplasmic male sterile line 11A/B for three line hybrid rice production. Đồng tác giả. In Proceding of the International hybrid rice conference “Research strategy for hybrid rice development in the context of adaptation to global climate change”, Hanoi, 24th May 2012.

61. The prospects of two-line hybrid rice development at highland in Vietnam. Đồng tác giả. In Proceding of the International hybrid rice conference “Research strategy for hybrid rice development in the context of adaptation to global climate change”, Hanoi, 24th May 2012.

62. Selection of new three-line hybrid rice suitable to Northern Vietnam. Đồng tác giả. In Proceding of the International hybrid rice conference “Research strategy for hybrid rice development in the context of adaptation to global climate change”, Hanoi, 24th May 2012.

Niên biểu cuộc đời

Thời gianHoạt động
1944Sinh tại thị xã Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
 1953 – 1960Học trường Tiểu học, Trung học cơ sở tại xã La Hiên, Võ Nhai, Thái Nguyên.
1961 – 1964Học THPT Lương Ngọc Quyến, thị xã Thái Nguyên.
1964 – 1968Sinh viên trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội.
1968 – 1980Kỹ sư Nông nghiệp tại Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm.
1980 – 1984Nghiên cứu sinh tại Đại học Nông nghiệp Kuban, Liên Xô.
1985 – 1999Cán bộ giảng dạy Bộ môn Di truyền – Chọn giống, Khoa Nông học, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội; – Được phong hàm Phó Giáo sư (1996).
1999 – 2010Phó Viện trưởng Viện Sinh học Nông nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội (1999 – 2004);
Trưởng phòng Nghiên cứu ứng dụng ưu thế lai, Viện Sinh học Nông nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội (2004 – 2010).
Từ 6-2010Cố vấn nghiên cứu chọn tạo giống lúa, Viện Nghiên cứu và Phát triển cây trồng, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

Trở thành kỹ sư nông nghiệp năm 1968, PGS. TS Nguyễn Thị Trâm công tác tại Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm của Bộ Nông nghiệp cho đến năm 1980. Ở đây, với việc nghiên cứu chọn tạo giống lúa, cô đã cùng đồng nghiệp chọn tạo thành công các giống lúa như: NN8 -388, NN23, NN9, NN10, NN75-6. Tất cả các giống lúa này đều được đưa vào ứng dụng trong sản xuất, trong đó giống lúa NN75-6 đã đem lại cho cô bằng tác giả sáng chế năm 1984.

Trong thời gian đi nghiên cứu sinh ở nước ngoài trong 4 năm từ năm 1980 đến 1984 cô Trâm đã mang về tấm bằng góp thêm vào học vị của mình với việc thực hiện đề tài: “Nghiên cứu lúa lùn và sử dụng lúa lùn trong chọn tạo giống lúa thâm canh” tại Đại học Nông nghiệp Kuban và Viện Nghiên cứu Lúa toàn Liên Xô, Thành phố Kratsnodar (Liên Xô cũ).

Sau khi về nước, trở thành Tiến sĩ Nông nghiệp PGS. TS Nguyễn Thị Trâm công tác tại trường Đại học Nông nghiệp 1. Cô làm cán bộ giảng dạy các bộ môn Di truyền chọn giống Khoa Nông học của trường. Thời gian này cô Trâm đã cống hiến rất nhiều tâm lực của mình trong việc nghiên cứu, giảng dạy cũng như hướng dẫn các sinh viên làm đề tài tốt nghiệp. Trong số đó có rất nhiều tiến sĩ và thạc sĩ bảo vệ thành công luận án của mình và được tốt nghiệp với những tấm bằng loại ưu. Bên cạnh đó cô còn viết các giáo trình và sách tham khảo cùng giáo trình bài giảng cho cao học các chuyên ngành Trồng trọt, chọn giống. Cùng các đồng nghiệp, cô đã nghiên cứu chọn tạo thành công các giống lúa thuần như nếp thơm 44, tẻ 256, ĐH 104 và được đưa ra sản xuất.

Làm phó Viện trưởng Viện Sinh học Nông nghiệp và Trưởng phòng nghiên cứu ứng dụng ưu thế lai tại trường Đại học Nông Nghiệp 1 Hà Nội cho đến năm 2004 cô Trâm lĩnh sổ lương hưu trí. Sau khi nghỉ hưu cô vẫn muốn góp thêm sức lực và trí tuệ của mình để phục vụ cho ngành nghiên cứu khoa học nước nhà nên cô đã nhận lời mời tiếp tục làm Trưởng phòng Nghiên cứu ứng dụng ưu thế lai, và tiếp tục nghiên cứu để tạo ra các giống lúa mới. Viết thêm những tài liệu và giáo trình để phục vụ giảng dạy và hướng dẫn cho các học viên thực tập tốt nghiệp kiêm hướng dẫn nghiên cứu sinh…

Mười tỉ đồng, một giống lúa, và mười bảy năm nghiên cứu lúa lai. Nhìn cảnh cô Trâm đếm từng hạt lúa, bạn sẽ thấy 10 tỉ đồng chuyển giao công nghệ không hề nhiều. Trong chương trình Người đương thời, bạn sẽ được nghe cô Trâm tiết lộ bí quyết lúa lai của Việt Nam. Và quan trọng hơn, bạn sẽ biết bí quyết thành công của cô: đó là đầu tư thời gian, và không bao giờ bỏ cuộc.

Việt Nam con đường xanh, Chuyện cô Trâm lúa lai là một nghiên cứu điển hình (key study) chọn tạo giống lúa lai Việt Nam, sản xuất hạt lai, thương mại hóa sản phẩm hạt lai F1, xây dựng hệ thống hoàn chỉnh từ chọn tạo, làm thuần, sản xuất hạt lai đến cung ứng hạt giống lúa lai cho người sản xuất, đã góp phần tích cực quảng bá thương hiệu lúa lai Việt Nam,.tạo lợi thế canh tranh cho lúa lai Việt Nam, góp phần hiệu quả cải tiến chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo Việt. Chúng ta tiếp nối đội ngũ, theo gương sáng thầy bạn là lộc xuân cuộc đời, tôn vinh giá trị hạt ngọc Việt, tỏa rộng Con đường lúa gạo Việt Nam,

DẠY VÀ HỌC ĐỂ LÀM
Hoàng Kim và Hoàng Long


“Ngủ thì ai cũng như lương thiện, Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền; Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn, Phần nhiều do giáo dục mà nên”. Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong tác phẩm Nửa đêm, bản dịch của Nam Trân, sách Nhật ký trong tù (viết vào khoảng 29-8-1942 đến ngày 10-9-1943); Bác Hồ đã suy nghĩ về vai trò, sứ mệnh của giáo dục. Đó là một sự nghiệp lớn. Bản tính, nhân cách, hạnh phúc của mỗi con người là sự nỗ lực cố gắng của chính bản thân người đó, được sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh điều kiện nào, thông qua sự tiếp thu và thích ứng với nến giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội đó.

Mục đích dạy và học

Mục đích sau cùng của DẠY VÀ HỌC là thấu suốt bản chất sự vật có lời giải đúng và LÀM được việc. Norman Borlaug lời Thầy dặn thật thấm thía “Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó”; “Hãy vươn tới những vì sao. Cho dù không chạm được vào nó, nhưng nếu cố gắng hết sức, ít ra, chúng ta cũng chạm được những hạt bụi của ngôi sao”; “Việc chính đời người chỉ ít thôi. Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi. Phúc hậu suốt đời làm việc thiện. Di sản muôn năm mãi sáng ngời

Dạy và hoc để làm

Dạy và học thế giới văn minh ngày nay là học để làm (Learing to Doing; Learning by Doing). Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Không phải ai cũng huấn luyện được. Muốn huấn luyện thợ rèn, thợ nguội thì người huấn luyện phải thạo nghề rèn, nghề nguội. Người huấn luyện của đoàn thể phải làm kiểu mẫu về mọi mặt tư tưởng, đạo đức, lối làm việc, phải học thêm mãi. Cách thức huấn luyện phải làm sao cốt thiết thực, chu đáo hơn tham nhiều. Huấn luyện từ dưới lên trên, phải gắn liền lý luận với công tác thực tế, huấn luyện phải nhằm đúng yêu cầu, phải chú trọng việc cải tạo tư tưởng. Phải gắn chặt giữa học với hành, lý luận với thực tiễn, kinh nghiệm và thực tế phải đi cùng nhau. Nghiên cứu mà không thực hành là nghiên cứu suông. Thực hành mà không nghiên cứu thì thường hay bị mù quáng… Người huấn luyện nào mà tự cho mình đã biết đủ cả rồi, thì người đó dốt nhất”.

Biết đủ và cẩn trọng

Học làm người chí thiện, biết đủ và cẩn trọng. Cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491–1585) là nhà giáo, nhà tiên tri, nhà thơ triết lý, nhà văn hoá lớn của thời Lê -Mạc, bậc kỳ tài yêu nước thương dân, xuất xử hợp lý, hợp thời, sáng suốt. Cụ đã diễn giải rất rõ ràng, thấu nghĩa lý của sự buông bỏ và sự làm việc thiện đúng nghĩa đã được trích dẫn tại “Ngày xuân đọc Trạng Trình” https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ngay-xuan-doc-trang-trinh/,:

“Vẹn toàn điều Thiện là Trung, không vẹn toàn điều Thiện thì không phải là Trung. Tân là cái bến, biết chỗ dừng lại là bến chính, không biết chỗ dừng lại là bến mê. Nghĩa chữ Trung Chính là ở chỗ Chí Thiện. (Trung Tân quán bi ký, 1543). Làm việc thiện không phải vì công tích mà ở tấm lòng. Nay vừa sau cơn loạn lạc thì chẳng những thân người ta bị chìm đắm, mà tâm người ta càng thêm chìm đắm. Các bậc sĩ đệ nên khuyến khích nhau bằng điều thiện, để làm cho mọi người dấy nên lòng thiện mà tạo nên miền đất tốt lành. (Diên Thọ kiều bi ký, 1568).

Nhiều người chưa biết buông bỏ và hiểu lầm làm việc thiện. Biết đủ chính là buông, là “xả” trong “từ bi hỉ xả” minh triết của đạo Bụt. Không tranh giành chính là từ bi. Không tranh cãi chính là trí tuệ. Không nghe chính là thanh tịnh. Không nhìn chính là tự tại. Tha thứ chính là giải thoát. Dạy và học cẩn trọng “Nồi cơm của Khổng Tử” “Tổn thương sâu mới buông” “Rất đau nhưng không buông” là ba chuyện mẫu mực về sự cẩn trọng trong suy xét lời nói, việc làm để hiểu đúng bản chất sự việc, uốn nắn sai lầm và không làm tổn thương người khác.

Dạy và học ngày nay

Đánh giá giáo dục Việt Nam Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã nhận định: Ngành giáo dục đào tạo Việt Nam ngày nay đã có những bước phát triển, song vẫn còn tồn tại một số hạn chế. “1) chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu, nhất là giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp. Hệ thống giáo dục và đào tạo thiếu liên thông giữa các trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo; còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành. Đào tạo thiếu gắn kết với nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của thị trường lao động; chưa chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng làm việc. Phương pháp giáo dục, việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả còn lạc hậu, thiếu thực chất. 2) Quản lý giáo dục và đào tạo còn nhiều yếu kém. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp; 3) Đầu tư cho giáo dục và đào tạo chưa hiệu quả. Chính sách, cơ chế tài chính cho giáo dục và đào tạo chưa phù hợp. Cơ sở vật chất, kỹ thuật còn thiếu và lạc hậu, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn”.

Chiến lược giáo dục Việt Nam trích chủ đề Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2021-2030 “Khơi dậy khát vọng dân tộc thịnh vượng và hùng cường, phát huy mạnh mẽ giá trị va7n hóa, con người Việt Nam và sức mạnh thời đại, huy động mọi nguồn lực, phát triển nhanh và bền vững trên cơ sở khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, đến năm 2030 trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thuộc nhóm trên của các nước có thu nhập trung bình cao.

Chiến lược giáo dục đào tạo tại mục 3 Phương hướng nhiệm vụ giải pháp kinh tế xã hội 2021- 2030 của Dự thảo các văn kiện trình Đại hội 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam, tháng 2 năm 2020, xác định: “Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế. Phát triển đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành; chú trọng đội ngũ nhân lực kỹ thuật, nhân lực quản trị công nghệ, nhân lực quản lý, quản trị doanh nghiệp, nhân lực quản lý xã hội và tổ chức cuộc sống, chăm sóc con người.

Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, linh hoạt, bảo đảm thống nhất với đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đạo tạo. Chú trọng đào tạo tạo lại, đào tạo thường xuyên lực lượng lao động. Hình thành đội ngũ lao động lành nghề, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo và sử dụng lao động

Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Đào tạo con người theo hướng có đạo đức, kỷ luật, kỷ cương, ý thức trách nhiệm công dân, xã hội; có kỹ năng sống, kỹ năng làm việc, ngoại ngữ, công nghệ thông tin, công nghệ số, tư duy sáng tạo và hội nhập quốc tế.

Thực hiện phổ cập giáo dục mầm non. Đưa vào chương trình giáo dục phổ thông nội dung kỹ năng số và ngoại ngữ tối thiểu. Đẩy mạnh phân luồng sau trung học cơ sở; định hướng nghề nghiệp ở trung học phổ thông. Giảm tỉ lệ mù chữ vùng sâu, vùng xa, vùng dân tôc thiểu số.

Sắp xếp lại hệ thống trường học; phát triển hài hòa giữa giáo dục công lập và ngoài công lập, giữa các vùng, miền, ưu tiên các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, và các đối tượng chính sách. Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, hoàn thiện chính sách phát triển các cơ sở đào tạo ngoài công lập; thực hiện cơ chế tự chủ đối với đào tạo bậc  đại học phù hợp với xu thế chung của thế giới.

Thực hiện cơ chế tự chủ một số trường phổ thông tại các đô thị lớn, các nơi có điều kiện; thí điểm cơ chế cho thuê một số cơ sở giáo dục sẵn có theo nguyên tắc bảo đảm tất cả học sinh được đến trường. Đặc biệt chú ý phát hiện, bồi dưỡng, đãi ngộ, thu hút nhân tài cho phát triển kinh tế , xã hội. Nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học ngoại ngữ, coi trọng dạy và học tiếng Anh.”

Chấn hưng giáo dục Việt Nam ngày nay giải pháp thực hành trên căn bản nhìn sâu vào thực trạng giáo dục đất nước, đánh giá đúng đắn và thực chất về tất cả những việc đã làm được và chưa làm được, suy xét kỹ nguyên nhân, hệ lụy, xác định hệ thống các giải pháp chỉnh đốn, tăng tốc phát triển trên căn bản đáp ứng tốt các yêu cầu cấp bách nêu trên. Sự đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo Việt Nam cần bắt đầu từ quan điểm chỉ đạo, nhận thức, định hướng đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; từ tư duy vận hành xã hội, quản lý Nhà nước đến ngành học, hệ thống cơ sở giáo dục đào tạo tại tất cả các bậc học, thống kê và chuẩn hóa người dạy người học, cơ sở vật chất đào tạo; nhất là đội ngũ người thầy phải nêu cao hơn nữa bản lĩnh, đạo đức cách mạng, phải thực hành dân chủ trong trường học, tạo sự đoàn kết, nhất trí, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Nâng cao chất lượng dạy và học của mỗi trường là căn bản của sự đổi mới giáo dục Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Trong trường cần có dân chủ. Đối với mọi vấn đề, thầy và trò cùng nhau thảo luận, ai có ý kiến gì đều thật thà phát biểu. Điều gì chưa thông suốt thì hỏi, bàn cho thông suốt. Dân chủ nhưng trò phải kính thầy, thầy phải quý trò chứ không phải “cá đối bằng đầu”.

Tài liệu dẫn

KhongTu2

KHỔNG TỬ DẠY VÀ HỌC
Hoàng Kim
Hồ Chí Minh hữu ý hay vô tình đã chọn ngày 19 tháng 5 để thăm Khổng Tử. Ngày 19 tháng 5 là ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng là ngày thành lập Việt Minh, khai sinh đường Hồ Chí Minh trong lịch sử. Chuỗi ba sự kiện lớn này đóng mốc son ngày 19 tháng 5 vào lịch sử Việt Nam và thế giới đối với nền độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sự nghiệp thống nhất Tổ quốc Việt Nam. Tôi có viết bài “Hồ Chí Minh trọn đời minh triết” với ba ý: Việt Nam Hồ Chí Minh biểu tượng Việt; Bác Hồ nói đi đôi với làm mẫu mực đạo đức; Bác Hồ rất ít trích dẫn. Hồ Chí Minh bình sinh rất ít trích dẫn nhưng đối với Khổng Tử, Hồ Chí Minh có riêng hai bài đánh giá kỹ và sâu về di sản Khổng Tử. Tới Bắc Kinh lần này, tôi ước nguyện thăm lúa siêu xanh và thăm Khúc Phụ.

Khổng Tử sinh năm 551 mất năm 479 Trước Công Nguyên là nhà hiền triết phương Đông nổi tiếng người Trung Hoa, suốt đời dạy người không mỏi, học người không chán. Các bài giảng và triết lý của ông, đặc biệt là đạo làm người và tu dưỡng đạo đức cá nhân, đã ảnh hưởng sâu rộng đến tư tưởng và đời sống của nhiều nước Đông Á suốt hai mươi thế kỷ qua.  Người Trung Hoa đời sau đã tôn xưng ông là Vạn thế Sư biểu (Bậc Thầy muôn đời). Chính phủ Trung Quốc hiện nay, trong nỗ lực truyền bá văn hóa Trung Hoa ra thế giới, đã thành lập hàng trăm Học viện Khổng Tử khắp toàn cầu.

Khổng Tử là người thế nào? Viết về Khổng Tử liệu có thức thời không? Học để làm điều gì ở Khổng Tử?

KhongTu1

HỌC ĐỂ LÀM ĐIỀU GÌ Ở KHỔNG TỬ?

Đức Khổng Tử có nhiều triết lý sâu sắc. Khổng Tử suốt đời dạy người không mỏi, học người không chán, ưu tiên dạy và học đạo làm người, đạo đức cá nhân. Khổng Tử là vầng trăng cổ tích, bậc Thầy muôn đời. Tôi tự suy ngẫm, nhận thức mới và thấm thía: Học mà không hành, dạy nhiều vô ích. Sống không phúc hậu, cố gắng vô ích.

Học để làm điều gì ở Khổng Tử của Hồ Chí Minh là trí tuệ Việt Nam. Sâu sắc thay thơ  “Thăm Khúc Phụ/ Hồ Chí Minh/ Mười chín tháng năm thăm Khúc Phụ,/ Thông già, miếu cổ thảy lu mờ./ Uy quyền họ Khổng giờ đâu nhỉ?/ Bia cũ còn soi chút nắng tà”. “Nếu Khổng Tử sống ở thời đại chúng ta và nếu ông khăng khăng giữ những quan điểm cũ thì ông sẽ trở thành phần tử phản cách mạng. Chính phủ Trung Quốc đã làm mất đi một thể chế cũ trái với dân chủ. Còn những người An Nam chúng ta hãy tự hoàn thiện mình, về mặt tinh thần bằng đọc các tác phẩm của Khổng Tử và về mặt cách mạng thì cần đọc các tác phẩm của Lênin!”. “Chúa Giêsu dạy: Đạo đức là bác ái. Phật Thích Ca dạy: Đạo đức là từ bi. Khổng Tử dạy: Đạo đức là nhân nghĩa” (Báo Nhân Dân ngày 14/6/1951). Sự tu dưỡng đạo đức cá nhân và tự nguyện thực hành trọn đời của Hồ Chí Minh về “cần kiệm liêm chính, chí công vô tư” là có noi theo Khổng Tử.

NHẬN THỨC ĐÚNG VỀ KHỔNG TỬ

Nhận thức đúng về Khổng Tử, chọn lọc, bảo tồn và phát triển tinh hoa Khổng Tử được lưu lại chủ yếu trong tài liệu chính  là Luận Ngữ của nhà giáo họ Khổng để ứng dụng và thực hành cho phù hợp thời thế, đó là việc làm căn bản và cần thiết. Mục đích sau cùng của DẠY VÀ HỌC là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và LÀM được việc.

Tư Mã Thiên dành một thiên trong Thế gia của Sử Ký (từ trang 208 đến trang 247) để viết rất kỹ về Khổng Tử, với lời bình cuối bài:  “Kinh Thi nói: Núi cao ta trông, đường rộng ta đi Tuy chưa đến đích, nhưng lòng hướng về. Tôi đọc sách của họ Khổng, tưởng tượng như thấy người. Đến khi đến nước Lỗ xem nhà thờ Trọng Ni, nào xe cộ, nào áo, nào đồ tế lễ, học trò tập về lễ nghi ở nhà Khổng Tử theo đúng từng mùa, tôi bồi hồi nán lại bỏ đi không dứt. Trong thiên hạ, các vua chúa và người tài giỏi rất nhiều, khi sống thì vinh hiển, nhưng lúc chết là hết. Khổng Tử là một người áo vải thế mà truyền hơn mười đời, các học giả đều tôn làm thầy, từ thiên tử đến vương hầu ở Trung Quốc hể nói đến lục nghệ đều lấy Khổng Tử làm tiêu chuẩn. Có thể gọi là bậc chí thánh vậy.”

Hồ Chí Minh trong tài liệu “Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo và tín ngưỡng”, Nhà Xuất Bản Khoa học Xã hội, Hà Nội năm 1996, trang 152 đã viết: “Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân. Tôn giáo của Jê su có ưu điểm của nó là lòng nhân ái cao cả. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm là chính sách của nó thích hợp với điều kiện nước ta. Khổng Tử, Jê su, Mác, Tôn Dật Tiên chẳng có ưu điểm chung đó sao? Họ đều mưu cầu hạnh phúc cho loài người, mưu cầu hạnh phúc cho xã hội. Nếu hôm nay họ còn sống trên đời này, tôi tin rằng họ nhất định sống chung với nhau rất hoàn mỹ như những người bạn thân thiết. Tôi cố gắng làm một người học trò nhỏ của các vị ấy.”

Nguyễn Hiến Lê tại trang đầu của sách “Khổng Tử”, Nhà Xuất Bản Văn Hóa, Hà Nội năm 1991 đã đánh giá: ” Triết thuyết nào cũng chỉ để cứu cái tệ của một thời thôi. Muốn đánh giá một triết thuyết thì phải đặt nó vào thời của nó, xem nó giải quyết được những vấn đề của thời đó không, có là một tiến bộ so với các thời khác, một nguồn cảm hứng cho các thời sau không. Và nếu sau mươi thế hệ, người ta thấy nó vẫn còn làm cho đức trí con người được nâng cao thì phải coi nó là một cống hiến lớn cho nhân loại rồi”.

Sách về Khổng Tử thật nhiều nhưng Luận Ngữ là đáng tin cậy hơn cả. Sự ngụy tạo, lợi dụng Khổng Tử, giảng giải, diễn dịch và viết thêm của đời sau cũng nhiều. Chào ngày mới 2 tháng 8 đúc kết thông tin vắn tắt về Khổng Tử theo Từ Điển Bách Khoa Mở Wikipedia

VIẾT VỀ KHỔNG TỬ LIỆU CÓ THỨC THỜI KHÔNG?

Khổng Tử lúc đương thời không ông vua nào nghe lời khuyên của ông, không nước nào dung nạp được ông và ông hoàn toàn thất bại về chính trị. Nguyễn Hiến Lê nhận xét đại ý là Khổng Tử cũng không đạt được mục tiêu về giáo dục. Vì ông chủ trương đức trị, muốn đào tạo những người vừa có đức vừa có tài để cho ra làm quan nhưng ba ngàn đệ tử thì chỉ có vài ba người có đức hoặc chết sớm như Nhan Hồi hoặc không chịu ra làm quan như Mẫn Tử Khiên, năm bảy người có tài và có tư cách như Tử Cống, Trọng Do, Nhiễm Cầu, … khoảng mươi người khác là gượng dùng. Dạy học suốt ba bốn chục năm mà thành nhân được ngần ấy là đáng nãn nhưng Không Tử vẫn bình tâm. Bọn pháp gia thì chú trọng kinh tế, hành chính , pháp luật chỉ cầu quốc gia phú cường không giáo dục dân bất chấp nguyện vọng của dân và họ đã thành công trong thời họ, hạ được sự đối kháng để lên thay.

Đương thời Khổng Tử là vậy, các đời sau thì vua chúa tôn vình Khổng học phần lớn chỉ là lợi dụng học thuyết của ông để tuyên truyền mạnh mẽ có lợi cho họ. Thời Trung Quốc Dân Quốc, chính phủ Tưởng Giới Thạch tuyên bố biến mọi nơi thờ phụng Khổng Tử thành trường học, xoá bỏ những nghi lễ liên quan đến Khổng học. Thời Mao Trạch Đông cầm quyền cũng từng phát động “Phê Lâm, phê Khổng, phê ông Chu” gần đây thì trào lưu thành lập các Học viện Khổng Tử khắp toàn cầu để truyền bá văn hóa Trung Hoa ra thế giới đang được Chính phủ Trung Quốc nỗ lực thực hiện.

Đọc lại và suy ngẫm về bài viết của Bác Hồ về “Khổng Tử” đăng trên báo “Thanh Niên”, cơ quan huấn luyện của tổ chức Việt Nam Thanh Niên Cách mạng Đồng chí Hội ở Quảng Châu ngày 20/2/1927:

Từ rất xa xưa, người An Nam và các vua chúa An Nam rất tôn kính nhà hiền triết này… Nhưng hãy xem Không Tử là người thế nào? Tại sao các hoàng đế lại tôn sùng đến thế? Tại sao được tôn sùng đến thế mà Chính phủ Trung Hoa lại vứt bỏ đi…

Khổng Tử sống ở thời Chiến quốc. Đạo đức của ông, học vấn của ông và những kiến thức của ông làm cho những người cùng thời và hậu thế phải cảm phục… Nhưng cách đây 20 thế kỷ, chưa có chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc và các dân tộc bị áp bức như chúng ta ngày nay, cho nên bộ óc Khổng Tử không bao giờ bị khuấy động vì các học thuyết cách mạng.

Đạo đức của ông là hoàn hảo, nhưng nó không thể dung hợp được với các trào lưu tư tưởng hiện đại, giống như một cái nắp tròn làm thế nào để có thể đậy kín được cái hộp vuông?

Những ông vua tôn sùng Khổng Tử không phải chỉ vì ông không phải là người cách mạng mà còn vì ông tiến hành cuộc tuyên truyền mạnh mẽ có lợi cho họ… Khổng giáo dựa trên ba sự phục tùng: Quân – thần; phụ – tử; phu – phụ và năm đức là: “ Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín”.

Khổng Tử đã viết “Kinh Xuân Thu” để chỉ trích “những thần dân nổi loạn” và “những đứa con hư hỏng”, nhưng ông không viết gì để lên án những tội ác của “những người cha tai ác” hay “những ông hoàng thiển cận”. Nói tóm lại, ông rõ ràng là người phát ngôn bênh vực những người bóc lột chống lại những người bị áp bức…

Nếu Khổng Tử sống ở thời đại chúng ta và nếu ông khăng khăng giữ những quan điểm cũ thì ông sẽ trở thành phần tử phản cách mạng. Chính phủ Trung Quốc đã làm mất đi một thể chế cũ trái với dân chủ. Còn những người An Nam chúng ta hãy tự hoàn thiện mình, về mặt tinh thần bằng đọc các tác phẩm của Khổng Tử và về mặt cách mạng thì cần đọc các tác phẩm của Lênin!”.

Ngày 19 tháng 5 năm năm 1965, Hồ Chí Minh thăm Khúc Phụ về, đã viết bài thơ

Thăm Khúc Phụ

Mười chín tháng năm thăm Khúc Phụ,
Thông già, miếu cổ thảy lu mờ.
Uy quyền họ Khổng giờ đâu nhỉ?
Bia cũ còn soi chút nắng tà.

Nguyên văn chữ Hán:

訪曲阜

五月十九訪曲阜
古松古廟两依稀
孔家勢力今何在
只剩斜陽照古碑

Phiên âm:

Phỏng Khúc Phụ

Ngũ nguyệt thập cửu phỏng Khúc Phụ,
Cổ tùng cổ miếu lưỡng y hi.
Khổng gia thế lực kim hà tại,
Chỉ thặng tà dương chiếu cổ bi.

Dịch nghĩa:

Thăm Khúc Phụ

Ngày 19 tháng 5 thăm Khúc Phụ,
Cây thông già và ngôi miếu cổ đều đã mờ nhạt.
Uy quyền họ Khổng giờ ở đâu?
Chỉ còn chút ánh nắng tà chiếu trên tấm bia cũ.

Bình sinh Hồ Chí Minh rất ít trích dẫn nhưng đối với Khổng Tử, Người có riêng hai bài viết đánh giá kỹ và sâu về di sản Khổng Tử, Bác viết bài Khổng Tử lúc Người tráng niên 36 tuổi khi sự phê phán Khổng Tử đang lên cao trào, Bác viết bài thơ “Thăm Khúc Phụ” lúc Bác 74 tuổi và là bài thơ cuối cùng của Người viết về Khổng Tử. Đó là hai thời điểm quan trọng trong đời người để đánh giá đúng mức về một con người. Hồ Chí Minh trong tư cách là một chính khách với tầm nhìn lịch sử đã chú trọng Khổng Tử về đạo đức nhiều hơn là chính trị. Bác nói: “Chúa Giêsu dạy: Đạo đức là bác ái. Phật Thích Ca dạy: Đạo đức là từ bi. Khổng Tử dạy: Đạo đức là nhân nghĩa” (Báo Nhân Dân ngày 14/6/1951).

Sự tu dưỡng đạo đức cá nhân và tự nguyện thực hành trọn đời của Hồ Chí Minh về “cần kiệm liêm chính, chí công vô tư” là có noi theo Khổng Tử.

Viết về Khổng Tử lúc này liệu có thức thời không? khi nhiều trường đại học phương Tây quyết định chia tay với các trung tâm Khổng Tử vì lo ngại họ bị chính quyền Trung Quốc can thiệp thái quá (BBC 13.1.2015). Vào tháng 8 năm 2018,Tổng thống Mỹ Trump đã ký đạo luật Ủy quyền Quốc phòng (NDAA), yêu cầu Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ chấm dứt tài trợ chương trình tiếng Hoa tại các trường đại học có Viện Khổng Tử của Trung Quốc. Viện Khổng Tử ở Mỹ lần lượt đóng cửa. Viện Khổng Tử do Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chịu sự quản lý của Tổng bộ Viện Khổng Tử và Bộ Giáo dục Trung Quốc, do Ban Tuyên giáo ĐCSTQ tài trợ. ĐCSTQ chịu trách nhiệm chính về các khóa học, hoạt động, chi phí và nhân viên của Viện Khổng Tử. Ra mắt tại Hoa Kỳ lần đầu tiên vào năm 2004, đến nay có hơn 100 trường đại học ở Hoa Kỳ đã thành lập Viện Khổng Tử. Các trường đại học Mỹ ở Hoa Kỳ đang lần lượt đóng cửa Viện Khổng Tử vì buộc phải đưa ra lựa chọn giữa tài trợ của chính phủ liên bang và tài trợ của chính quyền Trung Quốc.

Việt Nam ngày nay có những hiểm họa và thời cơ khó lường đang gây nên sóng gió dư luận. Đó là những động thái của chính phủ Trung Quốc đối với biển Đông, là quyền lực ‘cây gậy và củ cà rốt’ của các bẫy nước thượng nguồn sông Mekong và sông Hồng, ‘bẫy nợ’ của các dự án “vành đai và con đường” thông qua sức mạnh kinh tế và tiến bộ công nghệ tạo nên sự bất an Điều này đã được đề cập ở Việt Nam con đường xanhTrung Quốc một suy ngẫm.

Học Viện Khổng Tử ở Việt Nam chưa thích hợp hơn là thích hợp vào lúc này? Nhưng mỗi cá nhân để tự hoàn thiện mình về mặt đạo đức, tinh thần thì rất nên đọc các tác phẩm của Khổng Tử. Tôi đã đến thăm Không Tử và viết bài ‘Đào Duy Từ còn mãi”. Nay đọc lại “Khổng Tử dạy và học“với “Chuyện đồng dao cho em” liệu ngộ thêm điều gì mới cho sự “Dạy và học ngày nay”? “Tận nhân lực tri thiên mệnh”.

Bài viết của tôi về Người vẫn nợ chưa xong.

CHUYỆN NỒI CƠM CỦA KHỔNG TỬ

Một lần Khổng Tử dẫn học trò đi du thuyết từ Lỗ sang Tề. Trong đám học trò đi với Khổng Tử có Nhan Hồi và Tử Lộ là hai học trò yêu của Khổng Tử

Trong thời Đông Chu, chiến tranh liên miên, các nước chư hầu loạn lạc, dân chúng phiêu bạt điêu linh, lầm than đói khổ … Thầy trò Khổng Tử cũng lâm vào cảnh rau cháo cầm hơi và cũng có nhiều ngày phải nhịn đói, nhịn khát. Tuy vậy, không một ai kêu than, thoái chí; tất cả đều quyết tâm theo thầy đến cùng.

May mắn thay, ngày đầu tiên đến đất Tề, có một nhà hào phú từ lâu đã nghe danh Khổng Tử, nên đem biếu thầy trò một ít gạo … Khổng Tử liền phân công Tử Lộ dẫn các môn sinh vào rừng kiếm rau, còn Nhan Hồi thì đảm nhận việc thổi cơm.

Tại sao Khổng Tử lại giao cho Nhan Hồi – một đệ tử đạo cao đức trọng mà Khổng Tử đã đặt nhiều kỳ vọng nhất – phần việc nấu cơm? Bởi lẽ, trong hoàn cảnh đói kém, phân công cho Nhan Hồi việc bếp núc là hợp lý nhất.

Sau khi Tử Lộ dẫn các môn sinh vào rừng kiếm rau, Nhan Hồi thổi cơm ở nhà bếp, Khổng Tử nằm đọc sách ở nhà trên, đối diện với nhà bếp, cách một cái sân nhỏ.

Đang đọc sách bỗng nghe một tiếng “cộp” từ nhà bếp vọng lên, Khổng Tử ngừng đọc, liếc mắt nhìn xuống … thấy Nhan Hồi từ từ mở vung, lấy đũa xới cơm cho vào tay và nắm lại từng nắm nhỏ … Xong, Nhan Hồi đậy vung lại, liếc mắt nhìn chung quanh … rồi từ từ đưa cơm lên miệng …

Hành động của Nhan Hồi không lọt qua đôi mắt của vị thầy tôn kính. Khổng Tử thở dài … ngửa mặt lên trời mà than rằng: “Chao ôi! Học trò nhất của ta mà lại đi ăn vụng thầy, vụng bạn, đốn mạt như thế này ư? Chao ôi! Bao nhiêu kỳ vọng ta đặt vào nó thế là tan thành mây khói!”

Sau đó, Tử Lộ cùng các môn sinh khác mang rau về … Nhan Hồi lại luộc rau … Khổng Tử vẫn nằm im đau khổ …

Một lát sau rau chín. Nhan Hồi và Tử Lộ dọn cơm lên nhà trên; tất cả các môn sinh chắp tay mời Khổng Tử xơi cơm.

Khổng Tử ngồi dậy và nói rằng: “Các con ơi! Chúng ta đi từ đất Lỗ sang Tề đường xa vạn dặm, thầy rất mừng vì trong hoàn cảnh loạn lạc, dãi nắng dầm mưa, đói khổ như thế này mà các con vẫn giữ được tấm lòng trong sạch, các con vẫn yêu thương đùm bọc nhau, các con vẫn một dạ theo thầy, trải qua bao nhiêu chặng đường đói cơm, khát nước …

Hôm nay, ngày đầu tiên đến đất Tề, may mắn làm sao thầy trò ta lại có được bữa cơm. Bữa com đầu tiên trên đất Tề làm thầy chạnh lòng nhớ đến quê hương nước Lỗ. Thầy nhớ đến cha mẹ thầy … cho nên thầy muốn xới một bát cơm để cúng cha mẹ thầy, các con bảo có nên chăng?

Trừ Nhan Hồi đứng im, còn các môn sinh đều chắp tay thưa: “Dạ thưa thầy, nên ạ!”

Khổng Tử lại nói: “Nhưng không biết nồi cơm này có sạch hay không?”

Tất cả học trò không rõ ý Khổng Tử muốn nói gì nên ngơ ngác nhìn nhau. Lúc bấy giờ Nhan Hồi liền chắp tay thưa: “Dạ thưa thầy, nồi cơm này không được sạch.”

Khổng Tử hỏi: “Tại sao?”

Nhan Hồi thưa: “Khi cơm chín con mở vung ra xem thử cơm đã chín đều chưa, chẳng may một cơn gió tràn vào, bồ hóng và bụi trên nhà rơi xuống làm bẩn cả nồi cơm. Con đã nhanh tay đậy vung lại nhưng không kịp. Sau đó con liền xới lớp cơm bẩn ra, định vứt đi … nhưng lại nghĩ: cơm thì ít, anh em lại đông, nếu bỏ lớp cơm bẩn này thì vô hình trung làm mất một phần ăn, anh em hẳn phải ăn ít lại. Vì thế cho nên con đã mạn phép thầy và tất cả anh em, ăn trước phần cơm bẩn ấy, còn phần cơm sạch để dâng thầy và tất cả anh em …

Thưa thầy, như vậy là hôm nay con đã ăn cơm rồi … bây giờ, con xin phép không ăn cơm nữa, con chỉ ăn phần rau. Và … thưa thầy, nồi cơm đã ăn trước thì không nên cúng nữa ạ!

Nghe Nhan Hồi nói xong, Khổng Tử ngửa mặt lên trời mà than rằng: “Chao ôi! Thế ra trên đời này có những việc chính mắt mình trông thấy rành rành mà vẫn không hiểu được đúng sự thật! Chao ôi! Suýt tí nữa là Khổng Tử này trở thành kẻ hồ đồ!”

TỔN THƯƠNG SÂU MỚI BUÔNG

Một cô gái đến tìm một nhà sư, cô hỏi:
– Thưa thầy, con muốn buông một vài thứ mà không thể, con mệt mỏi quá.
Nhà sư đưa cho cô gái 1 cốc nước và bảo cô cầm, đoạn ông liên tục rót nước sôi nóng vào cốc, nước chảy tràn ra cả tay, làm cô bị phỏng, cô buông tay làm vỡ cốc.
Lúc này nhà sư từ tốn nói:
– Đau rồi tự khắc sẽ buông!
Vấn đề là, tại sao phải đợi tổn thương thật sâu rồi mới buông?

RẤT ĐAU NHƯNG KHÔNG BUÔNG


Một chàng trai đến tìm nhà sư, anh hỏi:
– Thưa thầy con muốn buông xuôi vài thứ nhưng con do dự quá, con mệt mỏi vô cùng.
Nhà sư đưa anh ta 1 cái tách và bảo anh cầm, đoạn ông rót đầy tách trà nóng vừa mới pha xong.
Chàng trai nóng quá nhưng anh vẫn không buông tay mà chuyển từ tay này sang tay kia cho đến khi nguội đi rồi uống và cảm nhận thấy rất ngon. Lúc này nhà sư từ tốn nói:
– Cứ đau là buông thì con đã bỏ lỡ những cái tốt đẹp sau đó rồi!
Vấn đề là tại sao cứ đau là phải buông trong khi còn có thể làm cho nó tốt đẹp lên.
Bài học rút ra: Trong cuộc đời vốn phức tạp này, chỉ có ta mới biết lúc nào nên cầm lên và lúc nào nên bỏ xuống chuyện của chính mình.

Hoàng Kim sưu tầm 3 câu chuyện này, trích dẫn từ nguồn Hoa Vô ưu và Hoài Vân

ThuXua

Giúp bà con cải thiện vụ mùa

Một niềm tin thắp lửa https://hoangkimlong.wordpress.com/category/mot-niem-tin-thap-lua/ xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chuyen-dong-dao-cho-em

BÀI THƠ KHÔNG QUÊN
Hoàng Kim
giới thiệu tấm ảnh “Hoàng Trần Lê Nguyễn đất phương Nam” và sáu bài thơ không quên: “Viếng mộ cha mẹ” “Mẹ” “Ba nén hương”, “Thơ của người ra trận” “Thắp đèn lện đi em” “Em ơi em can đảm bước chân lên”.

“Viếng mộ cha mẹ” là bài thơ của đại tá Hoàng Trung Trực rút trong tập thơ “Dấu chân người lính”. “Mẹ” là bài thơ của nhà thơ chiến sĩ Tô Hoàn, rút trong “Tuyển tập thơ lục bát Việt Nam” tái bản tháng 7 năm 2000, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin ấn hành. “Ba nén nhương” là bài thơ của nhà thơ thương binh Hoàng Cát đăng trên báo và trang thơ Nguyễn Trọng Tạo.”Thư của người ra trận” là bài thơ do anh Lê Trung Xuân đọc và Hoàng Kim chép lại theo trí nhớ sau khoảng thời gian hơn bốn mươi năm. Bốn người bạn Xuân, Chương, Trung, Kim đều cùng là sinh viên đại học nhập ngũ tháng 9 năm 1971. Chúng tôi cùng trong một tổ chiến đầu bốn người. Hai anh Xuân và Chương đều hi sinh năm 1972 tại Quảng Trị, còn Phạm Huy Trung và Hoàng Kim trở về trường cũ sau ngày đất nước thống nhất . Anh Xuân ra đi đã mang theo bí mật của bài thơ tình “Thư của người ra trận” mà cho đến nay chúng tôi vẫn chưa biết rõ ai là tác giả. “Thắp đèn lên đi em” là bài thơ của Hoàng Kim.  “Em ơi em can đảm bước chân lên” là bài thơ của thầy giáo Nguyễn Khoa Tịnh. “Tháng Bảy mưa ngâu” là bài thơ của Hoàng Kim.

Bức ảnh và chùm Bảy bài thơ không quên tháng Bảy này nối đôi bờ sinh tử, nối các khát vọng cháy bỏng của đời người; đó là lòng biết ơn và yêu thương, là dấu lặng cuộc sống.

VIẾNG MỘ CHA MẸ
Hoàng Trung Trực

Dưới lớp đất này là mẹ là cha
Là khởi phát đời con từ bé bỏng
Là lời mẹ ru dịu dàng cánh võng
Là binh nghiệp cha một thuở đau đời

Hành trang cho con đi bốn phương trời
Là nghĩa khí của cha, là nhân từ của mẹ
Vẫn bầu sữa tinh thần không ngừng không nghỉ
Để hành trang cho con đi tiếp cuộc đời

Cuộc đời con bươn chãi bốn phương trời
Nay về lại nơi cội nguồn sinh trưởng
Dâng nén hương mà lòng hồi tưởng
Thuở thiếu thời dưới lồng cánh mẹ cha

“Ước hẹn anh em một lời nguyền
Thù nhà đâu sá kể truân chiên
Bao giờ đền được ơn trung hiếu
Suối vàng nhắm mắt mới nằm yên”.

MẸ
Tô Hoàn

Con về thăm mẹ chiều mưa
Mới hay nhà dột gió lùa bốn bên
Hạt mưa sợi thắng sợi xiên
Cứ nhằm vào mẹ những đêm trắng trời

Con đi đánh giặc một đời
Mà không che nổi một nơi mẹ nằm!

BA NÉN HƯƠNG
Hoàng Cát

Nén hương này con thắp giỗ mẹ
Bom ập đến mẹ về cõi thế

Nén hương này anh thắp giỗ em
Ở lại miền Nam không có mộ để anh tìm

Nén hương này tôi thắp giỗ thân tôi
Chiến tranh cướp đi hai chục năm rồi

Ba nén hương một mình tôi làm giỗ
Giỗ chính mình, giỗ mẹ, giỗ em tôi !

THƯ CỦA NGƯỜI RA TRẬN
(Bài thơ chưa rõ tác giả)

Anh viết cho em lá thư dài tâm sự
Trời Lục Nam đêm này khó ngủ
Cũng mơ màng như nét bút anh biên.

Ở quê hương giờ chắc đã lên đèn
Sau vất vả một ngày lao động
Đêm nay nhé cùng anh em hãy sống
Những ngày đầu thơ ấu của tình yêu.

Nhớ lắm em ơi những sớm những chiều
Ta sánh bước dưới trời cao trong vắt
Anh nắm tay em, em cười trong mắt
Trăng thẹn thùng lẫn vội bóng mây trôi

….

Rồi từ đó bao đêm thao thức bồi hồi
Anh mơ được cùng em xây tổ ấm
No đói có nhau ngọt bùi khoai sắn
Một căn nhà đàn con nhỏ líu lô

Tấm lòng em là cả một bài thơ
Anh muốn viết như một người thi sĩ
Ruộng lúa nương khoai tấm lòng tri kỷ
Có bóng em đi thêm đẹp cả đất trời.

Nhưng em ơi khi ta bước vào đời
Đâu chỉ có bướm có hoa có trời có đất
Đâu chỉ có mơ màng những đêm trăng mật
Mà đất trời đã nổi phong ba

Tạm biệt em, anh bước đi xa
Khi thửa ruộng luống cày còn dang dỡ
Khi mầm non tình ta vừa mới nhú
Khi căn nhà còn tạm mái tranh.

Quê hương ơi xóm nhỏ hiền lành
Có biết chăng người yêu ta ở đó
Một nắng hai sương giải dầu mưa gió
Mắt mỏi mòn ai đó ngóng trông nhau.

Anh đi biển rộng sông sâu
Con thuyền nhỏ vẫn mong ngày cập bến
Đò có đông em ơi đừng xao xuyến
Nắng mưa này đâu chỉ có đôi ta.

Anh đi bão táp mưa sa
Chỉ thương em một cánh hoa giữa trời
Đời là thế đó em ơi
Buồn thương xa cách chia phôi lẽ thường.

Anh gửi cho em lời nhắn lên đường
Bức thư của người ra trận
Dù mai sau trong niềm vui chiến thắng
Anh chưa về nhưng đã có thư anh …

THẮP ĐÈN LÊN ĐI EM !
Hoàng Kim

Thắp đèn lên đi em!
Xua tăm tối, giữa đêm trường ta học
Vũ trụ bao la đèn em là hạt ngọc
Cùng sao khuya soi sáng mảnh đất này
Dù sớm chiều em đã học hăng say
Dù ngày mệt chưa một hồi thanh thản
Đèn hãy thắp sáng niềm tin chiến thắng
Em thắp đèn lên cho trang sách soi mình.

Thắp đèn lên đi em!
Xua tăm tối giữa đêm trường ta học
Em đâu chỉ học bằng ánh mắt
Mà bằng cả lòng mình, cả khối óc hờn căm
Thù giặc giết cha, bom cày sập tung hầm
Nhà tan nát, sân trường đầy miệng hố
Hãy học em ơi, dù ngày có khổ
Lao động suốt ngày em cần giấc ngủ ngon
Nhưng đói nghèo đâu có để ta yên
Và nghị lực nhắc em đừng ngon giấc
Nợ nước thù nhà ngày đêm réo dục
Dậy đi em, Tổ quốc gọi anh hùng.

Thắp đèn lên đi em!
Xua tăm tối giữa đêm trường ta học
Mặc cho gió đêm nay lạnh về tê buốt
Tấm áo sờn không đủ ấm người em
Vùng dậy khỏi mền, em thắp ngọn đèn lên
Để ánh sáng xua đêm trường lạnh cóng
Qua khổ cực càng yêu người lao động
Trãi đói nghèo càng rèn đức kiên trung
Em đã đọc nhiều gương sáng danh nhân
Hãy biết nhục, biết hèn mà lập chí
Thắp đèn lên đi em, ngọn đèn dầu bền bỉ
Sáng giữa đời lấp lánh một niềm tin.

Thắp đèn lên đi em!

EM ƠI EM CAN ĐẢM BƯỚC CHÂN LÊN
Nguyễn Khoa Tịnh
Thầy ước mong em noi gương Quốc Tuấn

Đọc thơ em, tim tôi thắt lại
Lòng nghẹn ngào, nước mắt chảy rưng rưng
Nửa xót xa nhưng nửa lại vui mừng
Xót xa vì đời em còn thơ dại
Mới tuổi thơ mà cuộc đời đầy khổ ải
Mới biết cười đã phải sống mồ côi
Như chiếc thuyền giữa biển tự trôi
Như chiếc lá bay về nơi vô định
Bụng đói” viết ra thơ em vịnh:

Cơm ngày một bữa sắn trộn khoai
Có biết lòng ta bấy hỡi ai?
Vơi vơi lòng dạ, cồn cào bụng
Kể chi no đói, mặc ngày dài”

Phải!
Kể chi no đói mặc ngày dài
Rất tự hào là thơ em sung sức
Rất tự hào là em tôi đầy nghị lực
Đã hiển lộ mình qua “Cái chảo rang

Trung dũng ai bằng cái chảo rang
Lửa to mới biết sáp hay vàng
Xào nấu chiên kho đều vẹn cả
Chua cay mặn ngọt giữ an toàn
Ném tung chẳng vỡ như nồi đất
Quăng bừa xó bếp vẫn nằm ngang
Tốt đẹp đâu cần danh tiếng hão
Bạn cùng lửa đỏ, nóng chang chang

Phải!
Lửa to mới biết sáp hay vàng!
Em hãy là vàng,
Mặc ai chọn sáp!
Tôi vui sướng cùng em
Yêu giấc “Ngủ đồng
Hiên ngang khí phách:

Sách truyền sướng nhất chức Quận công
Ta sướng khi ra ngủ giữa đồng
Lồng lộng trời hè muôn làn gió
Đêm thanh sao sang mát thu không
Nằm ngữa ung dung như khanh tướng
Lấy mấy vần thơ tỏ nỗi lòng
Tinh tú bao quanh hồn thời đại
Ngủ đồng khoan khoái ngắm gương trong

Tôi biết chí em khi “Qua đèo Ngang
Ung dung xướng họa với người anh hùng
Đã làm quân thù khiếp sợ:

Ta đi qua đèo Ngang
Cũng gặp Người trèo qua núi hiểm
Đỉnh dốc chênh vênh
Xe mù bụi cuốn
Có lẽ thiên nhiên đã định bao giờ
Một dãy Hoành Sơn bát ngát trận đồ
Điệp điệp núi cao
Trùng trùng rừng thẳm.
Người thấy
Súng gác trời xanh
Gió lùa biển lớn
Nông dân rộn rịp đường vui
Thanh Quan nàng nhẽ có hay
Cảnh mới đã thay cảnh cũ.
Ta hay
Máu chồng đất đỏ
Mây cuốn dặm khơi
Nhân công giọt giọt mồ hôi
Hưng Đạo thầy ơi có biết
Người nay nối chí người xưa

Tới đây
Nước biếc non xanh
Biển rộng gió đùa khuấy nước
Đi nữa
Đèo sâu vực thẳm
Núi cao mây giỡn chọc trời

Nhớ thù nhà, luống thẹn làm trai
Thương dân nước, thà sinh phận gái
“Hoành Sơn cổ lũy”
Hỏi đâu dấu tích phân tranh?
Chỉ thấy non sông
Lốc cuốn, bốn phương sấm động.

Người vì việc nước ra đi
Ta muốn cứu dân nên thăm trận thế
Điều không hẹn mà xui gặp mặt
Vô danh lại gặp hữu danh
Cuộc đời dài ắt còn sẽ gặp nhau
Nay hội ngộ giữa đỉnh cao trời đất
Anh em ta ngự trên xe đạp
Còn Người thì lại đáp com măng
Đường xuyên sơn
Anh hùng gặp anh hùng
Nhìn sóng biển Đông
Như ao trời dưới núi.

Xin kính chào
Bậc anh hùng tiền bối
Ta ngưỡng mộ Người
Và tỏ chí với non sông
Mẹ hiền ơi!
Tổ Quốc ơi!
Xin tiếp bước anh hùng!”

Hãy cố lên em!
Noi gương danh nhân mà lập chí
Ta với em
Mình hãy kết thành đôi tri kỷ!
Đất Quảng Trạch này đâu kém Nam Dương
Tôi tự hào bài “Tỏ chí” của em:

Quốc Tuấn ngày xưa chí vững bền
Thù nhà, nợ nước chẳng hề quên
Đến bữa quên ăn, đêm quên ngủ
Thương dân, yêu nước quyết báo đền
Văn hay thu phục muôn người Việt
Võ giỏi kinh hồn lũ tướng Nguyên
Mươi năm sau nữa ơi ông Tuấn
Nối chí ông, nay cháu tiến lên!

Tôi thương mến em
Đã chịu khó luyện rèn
Biết HỌC LÀM NGƯỜI !
Học làm con hiếu thảo.
Mười lăm tuổi đã “Tập làm thầy giáo

Vui gì hơn buổi đầu làm thầy giáo
Của lớp vở lòng đất mẹ yêu thương
Trưa nắng luyến các em cùng đến lớp
Giọng líu lo như chim hót ven đường.

Đứng trước các em tuổi nhỏ đáng yêu
Mà đã tưởng tới bao nhiêu người lớn
Nghe em đọc giọng thanh thanh dễ mến
Mà đã nghe đất nước xuyến xao mình ! ”

Tổ Quốc đang chờ em phía trước.
Em ơi em, can đảm bước chân lên!

(*) Bụng đói, Cái chảo rang, Ngủ đồng, Qua đèo Ngang, Tỏ chí, Tập làm thầy giáo
là những bài thơ Hoàng Kim trích dẫn in nghiêng trong bài này.

THÁNG BẢY MƯA NGÂU
Hoàng Kim

Tháng bảy mưa ngâu
Trời thương chúng mình
Mưa giăng
Ướt đầm vạt áo
Bảy sắc cầu vồng
Lung linh huyền ảo
Mẹ thương con
Đưa em về cùng anh.

Chuyến xe tốc hành
Chạy giữa trăm năm
Chở đầy kỷ niệm
Chở đầy ắp tình em
Từ nơi chân trời
Góc biển

Chàng Ngưu hóa mình vào dân ca
Con ngựa, con trâu
Suốt đời siêng năng làm lụng.
Thương con gà luôn dậy sớm
Biết ơn con chó thức đêm trường.

Em ơi !
Những câu thơ ông bà gửi lại
Đã theo chúng mình đi suốt thời gian.

Tháng bảy mưa ngâu
Đầy trời mưa giăng giăng
Thương nàng Chức Nữ
Em là tiên đời thường
Đầy đặn yêu thương.

Tháng bảy mưa ngâu
Nhớ thương ai góc biển chân trời
Những cuộc chia ly
Đong đầy nỗi nhớ …
Chiêm bao mơ về chuyện cũ
Khói sương mờ ký ức thời gian
Chốn nào chúng mình hò hẹn
Nơi em cùng anh xao xuyến yêu thương
Ngắm mưa Ngâu tháng bảy
Mưa, mưa hoài , mưa mãi
Mưa trong lòng người
Nên mưa rất lâu
Mưa rơi như dòng lệ trắng
Đất trời thương nối một nhịp cầu

Em ơi
Lời tình tự của nghìn năm dân tộc.
Như sắc cầu vồng
Nối hai miền xa cách
Để xa nên gần
Vời vợi nhớ thương.

(*) “Tháng Bảy mưa Ngâu” là bài thơ tình của Hoàng Kim viết tặng cho những đôi lứa yêu thương cách xa nhau và khát khao ngày gặp mặt. Bài thơ cũng là lời biết ơn những anh hùng liệt sĩ nhân ngày 27.7. Ngưu Lang Chức Nữ là chuyện tình cảm động trong dân gian Việt Nam. Truyện nàng tiên Chức Nữ xinh đẹp, phúc hậu, nết na yêu thương chàng trai Ngưu Lang khôi ngô, hiền lành, chăm chỉ. Họ yêu nhau say đắm, bất chấp sự xa xôi nghìn trùng của cõi Trời và cõi Người. Cảm động trước tình yêu son sắt thủy chung của hai người, mỗi năm Trời Phật đã nối duyên cho họ gặp nhau một lần vào tiết tháng Bảy mưa ngâu trước rằm Trung Thu tháng Tám. Đó là dịp Trời gom góp của nhà Trời và sự cần mẫn suốt năm của Ngưu Lang Chức Nữ để làm thành chiếc cầu vồng bảy màu nối liền đôi bờ thăm thẳm. Muôn vạn con quạ, cò, vạc, bồ nông, ngỗng trời đã hợp lực ken kín cầu Ô Thước để giúp Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau. Những giọt nước mắt mừng tủi của hai người cảm động đất trời đã hóa thành mưa ngâu…

TÌM LẠI CHÍNH MÌNH GIẤC MƠ HẠNH PHÚC
Hoàng Kim

Thầy Mai Văn Quyền, thầy Trần Ngọc Ngoạn và chúng tôi đến thăm vợ chồng thầy Trần Văn Minh giáo sư tiến sĩ nông học, nhà giáo nhân dân, cựu hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm Huế. Câu chuyện quanh bàn trà sau hàn huyên về Dạy và học để làm Tôi lắng nghe thật tâm đắc: Con người là nhân tố quyết định, Huế và miền Trung là đất học, về miền Trung Dạy và học để làm https://hoangkimlong.wordpress.com/category/day-va-hoc-de-lam/

Hoàng Kim Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích
Giúp bà con cải thiện mùa vụ (Video Long Phu ở Lào)
Vietnamese food paradise
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Ngọc Phương Nam  Thung dung  Dạy và học  Cây Lương thực  Dạy và Học  Tình yêu cuộc sống  Kim on LinkedIn  Kim on Facebook  Kim on Twitter