Chào ngày mới 30 tháng 12


TỈNH THỨC CÙNG THÁNG NĂM
#htn, #hoangkimlong, #BanMai #vietnamxahoihoc, #htn365,#ana, #dayvahoc, #vietnamhoc, #cnm365#cltvn #Vietcassava

CNM365 Tình yêu cuộc sống Hà Nội mãi trong tim; Chùa Một Cột Hà Nội; Việt Bắc Nhớ Bác Hồ; Lên Trúc Lâm Yên Tử; An vui cụ Trạng Trình; Hải Như thơ về Người; Vườn Quốc gia Việt Nam; Du lịch sinh thái Việt; Tìm về đức Nhân Tông; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Chớm Đông trên đồng rộng; Thơ dâng theo dấu Tagore; Hoàng Tố Nguyên tiếng Trung; Hoàng Long cây lương thực; Bạch Mai sắn Tây Nguyên; Thơ viết bên thác Iguazu; Nhớ kỷ niệm một thời; Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Giấc mơ lành yêu thương, Nguyễn Du trăng huyền thoại; Hồ Quang Cua gạo ST; Thầy bạn là lộc xuân; Thầy bạn trong đời tôi; Tô Đông Pha Tây Hồ; Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay; Lên Việt Bắc điểm hẹn; Ban mai chào ngày mới; Việt Nam con đường xanh; Nông lịch tiết Lập Đông; Lê Hùng Lân Hoa Tiên; Đời đừng thiếu mùa Đông; Sớm Đông; Nhớ cây thông mùa Đông; Đêm lạnh nhớ Đào Công; Thành tâm với chính mình; Gia Cát Mã Tiền Khóa; Việt Nam tâm thế mới; Việt Nam con đường xanh; Ban mai chợt tỉnh thức; Ngày mới Ngọc cho đời; Hoàng Tố Nguyên tiếng Trung; Hoàng Long cây lương thực; Cây Lương Thực Food Crops; Vào Tràng An Bái Đính; Thăm Hoa Lư Cúc Phương; Thăm thẳm trời sông Thương; Nguyên Ngọc về Tây Nguyên; Nguồn Son nối Phong Nha; Ban Mai Ngọc Biển Vàng, Đi dưới trời minh triết; Bình sinh Hồ Chí Minh; Điểm hẹn chốn đồng tâm; Việt Nam tổ quốc tôi; Du lịch sinh thái Việt; Lớp 10A TT ĐHNN2 Hà Bắc; Lên Trúc Lâm Yên Tử; Đêm Yên Tử; Văn chương ngọc cho đời; Ai bảo chăn trâu là khổ? Hoàng Tố Nguyên tiếng Trung; Hoàng Long cây lương thực; Ban mai chào ngày mới; Tỉnh thức cùng tháng năm; Sự chậm rãi minh triết; Lên Trúc Lâm Yên Tử; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Tìm về đức Nhân Tông; Chọn giống sắn Việt Nam; Câu chuyện ảnh tháng 12; Có một ngày như thế; Mười thói quen mỗi ngày; Chuyện thầy Lê Văn Tố; Giấc mơ lành yêu thương; 500 năm nông nghiệp Brazil; Vui bước tới thảnh thơi; Minh triết sống phúc hậu; Sự chậm rãi minh triết; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Tìm về đức Nhân Tông; Đi bộ trong đêm thiêng; Tỉnh thức; Thầy Quyền thâm canh lúa; Thầy Luật lúa OMCS OM; Hoàng Ngọc Dộ khát vọng; A Na tìm được Ngọc; TTC Group Sen vào hè; ĐHNN2 Hà Bắc nay và xưa; Lớp 10A TT ĐHNN2 Hà Bắc; Lên Trúc Lâm Yên Tử; Đêm Yên Tử; Văn chương ngọc cho đời; Ai bảo chăn trâu là khổ? Hoàng Tố Nguyên tiếng Trung; Hoàng Long cây lương thực; Ban mai chào ngày mới; Tỉnh thức cùng tháng năm; Sự chậm rãi minh triết; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Tìm về đức Nhân Tông; Con nguyện làm Hoa Lúa; Chọn giống sắn Việt Nam; Hoàng Kim thơ cho con; Nếp nhà đẹp văn hóa; Thung dung chào ngày mới; Em ơi can đảm lên;Lời Thầy luôn theo em; Dạy và học ngày mới; Dạy và học để làm; Ngày mới trên quê hương; Nếp nhà đẹp văn hóa;Champasak ngã ba biên giới; Vạn Xuân nơi An Hải; Cao Biền trong sử Việt; Lúa Việt tới Châu Mỹ Hoàng Kim thơ cho con; Nếp nhà đẹp văn hóa; Vietnamese cassava today; Ngày mới lời yêu thương; Quảng Bình đất Mẹ ơn NgườiĐồng xuân lưu dấu hiềnQuảng Tây nay và xưa; Người vịn trời chấp sói; Nguyễn Hàm Ninh Thầy Vua; Hoàng Thành Di sản thế giới tại Việt Nam, Trăng rằm vui chơi giăng; Giống khoai lang Việt Nam;

Ngày 30 tháng 12 năm 1075 Khâm Châu thất thủ trong Chiến dịch đánh Tống 1075 -1076 của quân Đại Việt. Chiến dịch đánh Tống do tướng nhà Lý là Lý Thường Kiêt phát động nhằm tấn công quân Tống ở 3 châu Ung Khâm Liêm dọc theo biên giới Tống Việt. Hoàn cảnh lịch sử thời ấy sau năm 1010 Lý Công Uẩn lập ra nhà Lý trải 3 triều vua Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông nước Đại Việt phát triển ổn định và khá vững mạnh đến năm 1072, vua Lý Thánh Tông qua đời, vua Lý Nhân Tông là thái tử Càn Đức 7 tuổi lên thay, thái phi Ỷ Lan nhiếp chính, được sự phò tá của Lý Thường Kiệt và Lý Đạo Thành. Nhà Tống ở phương bắc thành lập năm 960 sau thời hậu Đường và thời Ngũ Đại Thập Quốc phải vất vả đối phó với nước Liêu của người Khiết Đan ở phương Bắc, qua thời Tống Thái Tông, nạn cát cứ Thập quốc đã dẹp được nhưng nguy cơ nước Liêu luôn tiềm ẩn với nhà Tống. Đến thời Tống Nhân Tông lại thêm sự uy hiếp của nước Tây Hạ người Đảng Hạng. Nhà Tổng bị mất nhiều phần lãnh thổ cho nước Liêu và nước Tây Hạ, lại phải tốn nhiếu của cải và cống phẩm để giữ được hòa bình. Tể tướng Vương An Thạch đã chủ trương biến pháp cải cách bên trong và tiến đánh các nước phía nam Trung Quốc để tìm kiếm một thắng lợi tinh thần giải tỏa các căng thẳng của nhà Tống. Quân Tống tập hợp khoảng 10 vạn quân luyện tập ở các căn cứ Ung Khâm Liêm là Quảng Tây và Quảng Đông ngày nay còn chờ thêm 45 ngàn cấm binh thiện chiến ở phương bắc để khởi sự. Thái úy Đại Việt là Lý Thường Kiệt chủ trương “tiên phát chế nhân” Ngồi yên đợi giặc sao bằng đánh trước để bẻ gãy mũi nhọn của nó. Ông quyết định mở trận tiến công quy mô lớn sang đất Tống ; Ngày 30 tháng 12 năm 1408, Chiến tranh Minh -Việt: Quân Hậu Trần giành thắng lợi trước quân Minh trong Trận Bô Cô tại Nam Định ngày nay. Ngày 30 tháng 12 năm 1808 tức ngày 14 tháng 11 năm Mậu Thìn là ngày sinh của Nguyễn Hàm Ninh người Thầy của vua  (Nguyễn Phúc Miên Tông Thiệu Trị năm 1841 nối ngôi vua cha Minh Mệnh) . Nguyễn Hàm Ninh là một danh sĩ tinh hoa trong lịch sử Việt Nam ;

Bài chọn lọc ngày 30 tháng 12:  Họ im lặng như núiChuyện ngậm ngãi tìm trầm;  Kim Notes lắng ghi chúThầy Quyền thâm canh lúaThầy Luật lúa OMCS OMHoàng Ngọc Dộ khát vọngThầy Vũ trong lòng tôiHoàng Kim chuyện đời tôiA Na tìm được Ngọc;  TTC Group Sen vào hèĐHNN2 Hà Bắc nay và xưa Lớp 10A TT ĐHNN2 Hà Bắc;  Lên Trúc Lâm Yên TửĐêm Yên TửVăn chương ngọc cho đờiAi bảo chăn trâu là khổ?  Hoàng Tố Nguyên tiếng TrungHoàng Long cây lương thựcBan mai chào ngày mới; Tỉnh thức cùng tháng nămSự chậm rãi minh triết; Bản Giốc và Ka Long; Sắn Phú Yên giải pháp phát triển bền  vững; Ngày Hạnh Phúc của em; Một niềm tin thắp lửa. Quảng Tây nay và xưa; Người vịn trời chấp sói; Nguyễn Hàm Ninh Thầy Vua; Hoàng Thành Di sản thế giới tại Việt Nam, Trăng rằm vui chơi giăng; Giống khoai lang Việt Nam;Thông tin tại http://hoangkimvn.wordpress.comhttp://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-30-thang-12https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-30-thang-12

BẬN RỘN TRONG HẠNH PHÚC
Mừng Giáng Sinh Đến Sớm

Sớm mai nắng mới vừa lên
Nghe ngây ngất gió bên thềm lộc xuân
Uyên ương líu ríu xa gần
Mến thương tặng bạn trong ngần lời quê

Chúc mừng Người Việt đầu tiên đoạt giải VinFuture: Gs Võ Tòng Xuân, cả đời tâm huyết với cây lúa và nông dân https://youtu.be/eK-Po2j4YmY?si=NXQIh456NCNuSNI5

Cha đẻ gạo ST25 nói về “sự dũng cảm của thầy Xuân” và kỷ nguyên nhiều tỷ USD trong nông nghiệp; Theo SoHa, Thùy Anh | 24/12/2023 12:18 Những đóng góp của Giáo sư Võ Tòng Xuân được khắc họa rõ nét hơn qua lời kể của những người đã từng làm việc với ông.

ăm 1971, khi đang làm việc ở Viện Lúa quốc tế (IRRI, Philippines), GS Võ Tòng Xuân nhận được thư của Viện trưởng Đại học Cần Thơ Nguyễn Duy Xuân: “ĐBSCL không có ai chuyên về lúa cả, nếu anh về làm ở đại học chắc sẽ giúp ích được nhiều hơn. Chiến tranh rồi sẽ có ngày hòa bình, cái ăn sẽ luôn luôn đi đầu, rất cần những người như anh…”.

Chỉ vì lời đề nghị tha thiết ấy, GS Võ Tòng Xuân, thầy Xuân của rất nhiều nhà nghiên cứu và doanh nhân trong lĩnh vực nông nghiệp hiện nay đã từ bỏ công việc đang thuận lợi ở nước ngoài, trở về với tâm nguyện: “nhân mình ra” cho đất nước, giúp Việt Nam có nhiều người đưa nông nghiệp đi lên.

Cha đẻ gạo ST25 nói về "sự dũng cảm của thầy Xuân" và kỷ nguyên nhiều tỷ USD trong nông nghiệp- Ảnh 1.

Trong số rất nhiều học trò được Giáo sư Võ Tòng Xuân truyền thụ kiến thức là kỹ sư Hồ Quang Cua – cha đẻ của ST25, loại gạo hai lần được vinh danh là “gạo ngon nhất thế giới”.

Ông Hồ Quang Cua nhớ lại: “Tôi làm việc với Giáo sư Xuân đến nay đã được 40 năm, từ năm 1983. Điều mà tôi ấn tượng nhất ở thầy là sự sáng tạo và đột phá, góp phần thay đổi bức tranh ngành lúa gạo. Những công trình của Giáo sư Xuân cơ bản tập trung trong thế kỷ 20, từ khi đất nước thống nhất đến nay”.

Ông Cua nói, sự sáng tạo của Giáo sư Võ Tòng Xuân thể hiện rõ nhất ở việc tổ chức nhân giống nhanh giống lúa IR36. Giai đoạn 1978, khả năng tiếp thu của nông dân vẫn còn thấp, thầy Võ Tòng Xuân thậm chí phải sử dụng lực lượng sinh viên để đi nhân giống.

Khi đó, rầy nâu hoành hành rất dữ, các giống lúa cao sản như IR26, IR30 đều bị rầy ăn. Giáo sư Võ Tòng Xuân phải nhờ đến sự hỗ trợ của IRRI. Sau ít ngày, ông nhận được 4 phong bì từ GS Gurdev Singh Khush, mỗi chiếc chứa 5 gr giống lúa kháng được rầy nâu mới là IR32, IR34, IR36 và IR38. Sau khi thử nghiệm, thấy IR36 là giống lúa tốt nhất và phát triển rất nhanh, phù hợp để đưa vào gieo trồng cứu mùa vụ cho bà con nông dân, GS Võ Tòng Xuân đã sáng tạo ra phương pháp cấy 1 tép/bụi. Theo đó, khi cây lúa được 3 nhánh, tiếp tục tách ra và cấy 1 tép/bụi. Nhờ vậy, chỉ trong 3 tháng, từ 5 gr giống IR36, Giáo sư Võ Tòng Xuân và học trò đã giúp bà con nhân giống và thu được hơn 2 tấn lúa.

“Nghiên cứu của thầy ở thời điểm đó có ý nghĩa rất lớn. Lúc đó, dịch rầy nâu diễn ra khá trầm trọng, tàn phá làm năng suất lúa sụt giảm nặng nề. Trước IR36, đã có những giống lúa kháng rầy, nhưng nhìn chung những loại lúa đó không có đặc tính kháng loại rầy nâu mới này. Việc nghiên cứu gieo trồng IR36 có ý nghĩa lịch sử, mở đầu cho công cuộc đổi mới, sáng tạo ở Đồng bằng sông Cửu Long đến ngày hôm nay. Nói cách khác, những kỳ tích xuất khẩu gạo của hiện tại có công không nhỏ của thầy Võ Tòng Xuân”, ông Cua nói.

Cha đẻ gạo ST25 nói về "sự dũng cảm của thầy Xuân" và kỷ nguyên nhiều tỷ USD trong nông nghiệp- Ảnh 2.
Kỹ sư Hồ Quang Cua. Ảnh: Internet

Không dừng ở những đóng góp về mặt chuyên môn cụ thể liên quan đến kỹ thuật giống, gieo trồng, Giáo sư Võ Tòng Xuân còn nhiều lần góp ý, tư vấn cho các cấp quản lý về những vấn đề lớn của nông nghiệp Việt Nam. Ông Hồ Quang Cua vẫn giữ ấn tượng rất mạnh về sự “dũng cảm” và thẳng thắn của thầy mình. “Thầy đã góp ý thẳng thắn với Trung ương về chính sách hợp tác hóa. Giai đoạn 1984 – 1985, xã hội thiếu gạo, mà nông dân còn bỏ ruộng. Thầy Xuân đã đặt ra câu hỏi “cần lúa hay cần hợp tác xã”. Chính ý tưởng đó của Giáo sư đã góp phần mở ra thời kỳ đổi mới trong nông nghiệp. Tôi đánh giá đó là một trong những tham mưu xuất sắc của thầy Võ Tòng Xuân”, ông Cua nhận định.

Cha đẻ gạo ST25 nói về "sự dũng cảm của thầy Xuân" và kỷ nguyên nhiều tỷ USD trong nông nghiệp- Ảnh 3.
GS Võ Tòng Xuân và GS Gurdev Singh Khush nhận giải VInFuture

Cha đẻ của gạo ST25 còn tiết lộ “Trong báo cáo của VinFuture có một điều chưa thấy được nhắc đến, mà tôi thấy nó rất hay. Thầy Xuân có thể nói là nhà khoa học đầu tiên đưa ra khái niệm “hệ thống canh tác”. Hiểu đơn giản, bạn sẽ nhìn con tôm, con cá hay ruộng lúa nằm trong mối tương quan chứ không phải riêng lẻ. Cách làm này giúp thầy Xuân tranh thủ được nguồn hỗ trợ quốc tế, làm điều phối viên cho cả nước về hệ thống canh tác. Sự nỗ lực của thầy đã cho ra kết quả, đó là hệ thống luân canh lúa và tôm nước lợ.

Thầy đã dành thời gian nghiên cứu về việc canh tác tôm và lúa. Đến năm 2001, Thủ tướng Phan Văn Khải đã ra quyết định cho Chủ tịch UBND các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long được phép cho chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa kém hiệu quả sang các loại cây trồng và vật nuôi khác. Điều này mở ra kỷ nguyên lúa – tôm. Nhìn vào thực tế, năm 2023, riêng tiền xuất khẩu tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long ước tính đạt 3.4 tỷ USD”.

Cha đẻ gạo ST25 nói về "sự dũng cảm của thầy Xuân" và kỷ nguyên nhiều tỷ USD trong nông nghiệp- Ảnh 4.

Có thể nói, những nghiên cứu của Giáo sư Võ Tòng Xuân đã thay đổi tích cực thu nhập của người nông dân. Hiện nay, ở Đồng bằng sông Cửu Long, mùa mưa là lúc người nông dân tập trung trồng lúa, hết mùa mưa thì họ thả nước mặn vào đồng để nuôi tôm, cua hoặc cá. Mô hình này mang lại lợi ích cao gấp 4 – 5 lần so với trước đây. Còn ở vùng giữa Đồng bằng sông Cửu Long, nhiều bà con chuyển sang trồng xoài, mít, sầu riêng và đều thu hoạch rất tốt. Nói một cách nôm na như GS. Võ Tòng Xuân thì là “người ta có thể trồng hoặc nuôi con này con kia, rồi trồng cây khác để có lợi ích cao hơn”.

Doanh nhân Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch Tập đoàn Lộc Trời bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với Giáo sư Xuân. Ông cho biết, những công trình nghiên cứu của Giáo sư, đặc biệt là giống lúa IR36 đã tạo ra sự thay đổi lớn cho nền nông nghiệp nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Lần đầu tiên, người nông dân “đánh bại” dịch rầy nâu, thậm chí còn trúng mùa, từ đó nâng cao sản lượng.

Giáo sư Xuân từng nói, Việt Nam cần có chiến lược trong dài hạn để cung cấp gạo cho các nước với giá cao hơn, lập mặt bằng giá gạo mới. Việc này sẽ giúp người nông dân “bớt khổ” còn doanh nghiệp cũng là cơ hội để thương thảo những hợp đồng dài hạn với nhà nhập khẩu với giá phù hợp.

Cha đẻ gạo ST25 nói về "sự dũng cảm của thầy Xuân" và kỷ nguyên nhiều tỷ USD trong nông nghiệp- Ảnh 5.
Nghiên cứu của Giáo sư Võ Tòng Xuân đã mang lại những thay đổi lớn. Ảnh: Internet

“Khi có hợp đồng dài hạn, doanh nghiệp sẽ chắc chắn được đầu ra và bàn bạc với địa phương làm vùng nguyên liệu, còn người nông dân cũng sẽ thấy không phải lệ thuộc vào thương lái mà chắc chắn có người mua với giá tốt”- GS Võ Tòng Xuân khẳng định.

Ông còn đề xuất: Nhà nước và các địa phương cần tạo điều kiện về chính sách giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn. Việc này ngoài giúp doanh nghiệp thu mua lúa gạo cho nông dân, còn có cơ hội cải tiến nhà máy nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch, chế biến – có như vậy lợi nhuận của doanh nghiệp mới nâng lên. Về phía người dân, phải hợp hợp lại cùng nhau trong các hợp tác xã để cung cấp ổn định nguồn lúa cho doanh nghiệp.

“Mơ ước lớn nhất của đời tôi là giúp nông dân bớt khổ”. Với tâm nguyện ấy, suốt hơn nửa thế kỷ qua, Giáo sư Võ Tòng Xuân đã đồng hành cùng nông nghiệp Việt Nam, đóng góp từ chuyên môn đến đào tạo, góp ý về chính sách để Việt Nam từ một nước thiếu lương thực trở thành cường quốc xuất khẩu gạo.

Ở tuổi ngoài 80, trở thành người Việt Nam đầu tiên nhận Giải đặc biệt cho các nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển tại VinFuture 2023, Giáo sư Võ Tòng Xuân nói ông sẽ dùng tiền thưởng đầu tư cho quỹ Học bổng Nông nghiệp Võ Tòng Xuân, bởi lẽ ông thấy lĩnh vực nông nghiệp hiện đang thiếu các nhà nghiên cứu quan tâm.

Sự thay đổi mang tính bước ngoặt, đưa Việt Nam từ một quốc gia thiếu đói trở thành một vựa lúa của thế giới, có sự đóng góp quan trọng của những nhà khoa học tiên phong như GS. Gurdev Singh Khush và GS. Võ Tòng Xuân. Một người có công lớn trong việc phát triển các giống lúa ưu việt, một người có đóng góp quan trọng trong việc phổ biến chúng trên đồng ruộng.

Vì thế, tôi cho rằng sự ghi nhận của VinFuture là đúng đắn và xác đáng. Giải thưởng cũng cho thấy nhà khoa học Việt hoàn toàn có thể sánh ngang với các trí tuệ hàng đầu thế giới.

GS. Sir Richard Henry Friend – Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng VinFuture

Người Việt Nam đầu tiên được giải VinFuture: Đóng cửa trường ĐH để sinh viên đi cứu lúa và kỳ tích ở Tây Phi

Bảo tồn và phát triển sắn https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bao-ton-va-phat-trien/ & Hồ Long Vân Nhớ Người https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ho-long-van-nho-nguoi/ & Biển Hồ Chùa Bửu Minh, Nghĩa Hưng, Chư Păh, Gia Lai https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bien-ho-chua-buu-minh/. Thông tin tích hợp tại TỈNH THỨC CÙNG THÁNG NĂM #htn, #hoangkimlong, #Vietcassava #BanMai, #vietnamxahoihoc, #htn365, #ana, #dayvahoc, #vietnamhoc, #cnm365, #cltvn https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-3-thang-12/

CÂY LƯƠNG THỰC VIỆT NAM
#cltvn #Vietcassava tích hợp thông tin Phú Yên Online I Kết quả bước đầu trong chọn tạo giống sắn kháng bệnh xem tiếp tin và ảnh tại https://baophuyen.vn/79/310545/ket-qua-buoc-dau-trong-chon-tao-giong-san-moi-khang-benh.html

Đề tài khoa hc, công ngh cp tnh Nghiên cu chn to ging sn năng sut tinh bt cao, kháng được sâu bnh hi chính, phù hp vi điu kin sn xut ti tnh Phú Yên đang nhn được s quan tâm ca ngành Nông nghip, h dân trng sn và m ra nhiu trin vng cho cây sn Phú Yên.

Đài Truyền Hình Phú Yên Khoa học và Cuộc sống tháng 11/2023 “Nghiên cứu chọn tạo giống sắn năng suất tinh bột cao, kháng được sâu bệnh hại chính, phù hợp với điều kiện sản xuất tại tỉnh Phú Yên” https://youtu.be/gZZk9OL_4fg

#Vietcassava Sắn Việt Nam ngày nay

Hình ảnh này không có thuộc tính văn bản thay thế; tên tập tin là thap-chot-mat-tay-ninh-2.jpg

THÁP CHÓT MẠT TÂY NINH

Vương Quốc Chăm Pa
Lịch sử khẩn hoang miền Nam

Tháp Cổ Giữa Đồng Xuân
Bảo Tồn Và Phát Triển


20 năm sắn KM440 KM419
Chót Mạt Tân Biên Tân Châu
Nơi bảo tồn giống quý
Lòng Người đâu dễ quên

Sao Gọi Là Chót Mạt ?
Chót Mạt Sắn Đồng Xuân
Ta Tứa Máu Tim Ta
Bên Đền Thiêng Tổ Quốc

Nhớ Cõi Người Quét Lá
Nơi Rừng Thiền Thiên Thu


2

ĐỌC “CÁNH TAY ĐỒNG ĐỘI” *

Đọc “Cánh tay đồng đội” Trần Khởi
với lời bình Lê Quang Vinh
Mà rưng rưng nước mắt
:
Ôi, bàn tay đồng đội
Bàn tay yêu thương
trong bàn tay
có nước mắt và máu …

(*) Cánh Tay Đồng Đội
Trần Khởi
(Thân tặng đồng đội thân yêu)

Anh nắm chặt tay em
Em cầm chặt tay anh
53 năm bàn tay lại gặp
Bàn tay chẳng muốn rời xa
Nghe âm âm bàn tay lạnh ngắt
Nghe rưng rức bàn tay vỡ òa…


10 năm – bàn tay hái lá rừng
làm tả lót vệ sinh
Cho ngón tay vào mồm
làm bàn chải đánh răng

Bàn tay
múc nước trâu đằm lên uống


Bàn tay
dấu đêm
nhẹ nhàng đặt vào vùng kín
sau mùa kinh nguyệt
Xoa lên khuôn mặt tái xanh
như tàu lá của người thương
nụ hôn nửa chừng bỗng dứt…

Bàn tay
cầm súng
gài mìn
đào hào
đánh giặc
Đẫm mồ hôi nước mắt
Vẹt mòn
bới tìm đồng đội tháng năm.

Ôi bàn tay
gầy guộc
sần sùi
chằng chịt
như giao thông hào
vết chân chim chân tuổi
Qua bao mùa lá rụng người ơi.

Ôi, bàn tay đồng đội
Bàn tay yêu thương
trong bàn tay
có nước mắt và máu…

TK.
Hà Nội, 16 giờ 44’ ngày 10/9/2019
LQV.

______

(*) Bài thơ “ĐÔI MẮT” của Xuân Diệu:

ĐÔI MẮT
Giàu đôi con mắt, đôi tay
Tay siêng làm lụng, mắt hay kiếm tìm.
Hai con mắt mở ta nhìn
Cho sâu cho sáng mà tin cuộc đời.
Rộng như lòng mẹ đưa nôi
Lại say đắm mãi như người tình nhân…
XD

(**) Có lần anh Trần Khởi (FB “Khoi Tran”), gọi qua Meseenger cho tôi, đề nghị thay đổi đầu đề bài thơ “BÀN TAY ĐỒNG ĐỘI” đang được tôi viết lời phê bình và post trên trang cá nhân. Tôi nói ngay: CÁNH TAY ĐỒNG ĐỘI là hay. Cũng như mọi người vẫn nói “Cánh tay của Đảng”, không ai nói trọc lốc là “Bàn tay của Đảng” cả. Hình ảnh trong thơ phải luôn chuẩn xác, nhưng là hình ảnh biểu trưng (tiêu biểu), nên “cánh tay” mới chuyển tải được đầy đủ mọi chức phận nó đã mặc nhiên “gánh vác” trên cơ thể con người. “Cánh tay” còn hàm chứa cả sự bao dung, chỗ dựa, bao bọc nữa – mặc dù cả bài thơ nói mỗi “bàn tay” thôi, nhưng không thể hiểu giản đơn đó chỉ là “bàn tay”. Hình ảnh “bàn tay” này đã hoá thân thành đồng đội, là tình cảm người lính giữa cuộc chiến sinh tử rồi. Nên tôi vẫn thích giữ nguyên “CÁNH TAY ĐỒNG ĐỘI”… Điều đó càng gợi cảm, không sao cả. (Chú thêm lúc 11 giờ 07’ ngày 11/12/2022 – bản đăng trên “Khoi Tran”)

Hà Nội, 11 giờ 52′ ngày 11/9/2019

Lê Quang Vinh (trích FB)

3

BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN SẮN

Chuyện Không Thể Nào Quên

Những câu chuyện cuộc đời
Trong lòng dân không bao giờ mất
“Dễ trăm lần không dân cũng chịu
Khó vạn lần dân liệu cũng xong”


4

THÁP CHÓT MẠT TÂY NINH
với các giống sắn KM440 KM419

Núi Bà Đen & Tháp Chăm Chót Mạt Tây Ninh là điểm đến sinh thái nông nghiệp Tây Ninh như Núi Đá Bia & Lăng Thành Hoàng Lương Văn Chánh, đền Hồ Chí Minh & Hồ Long Vân Sơn Long & vùng thượng đạo La Hai Đồng Xuân & Lương Sơn Tá Quốc Châu Văn Tiếp Phú Yên vậy.

Tháp Chót Mạt Tây Ninh, chuyện bây giờ mới kể
Mai sau dù có bao giờ
Soi gương nhật nguyệt, lắng thơ tâm hồn …

Tháp Chót Mạt ở ấp xóm Mới, xã Tân Phong, cách thành phố Tây Ninh 21 km về hướng biên giới Việt Cămpuchia. Tháp Chăm này nằm giữa đồng xuân, dân gọi là thần Đồng, linh thiêng như núi Bà thần Núi). Tháp xây bằng gạch nung và đá phiến, mỗi cạnh đúng 5m, chiều cao đúng 10m. Hướng cửa vào tháp chính Đông. Bốn góc đúng chính xác của bốn hướng Đông Tây Nam Bắc; Tháp xây dựng vào thế kỷ thứ 8, phát hiện vào thế kỷ 20, là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia, tôn vinh ngày 24/8/2021.

Tháp Chóp Mạt đền Chăm trùng tu năm 2003 ngày 9 tháng 8. Năm ấy tại thành phồ Hồ Chí Minh VNCP IAS CIAT VEDAN vừa tổ chức Hội Thảo Sắn Quốc Tế năm 2000. Dự án ‘nhân giống sắn’ gồm: nhập nội nguồn gen sắn quý hiếm tại CIAT năm 2001, mở rộng các giống sắn tốt KM94, SM937-26, KM98-1, KM98-5, KM140 … Tôi đi học ở CIAT trực tiếp lai giống sắn trên vườn giống sắn CIAT, trực tiếp mang về trên 12 ngàn hạt sắn lai, với nhập nguồn gen sắn quý hiếm khác tại hồ sơ nhập giống CIAT Việt Nam. Bắt đầu khởi động chương trình lai và chiếu xạ đột biến đánh giá dòng ở An Giang sau mang về trồng và đánh giá tiếp tại Đồng Nai, Tây Ninh, Khánh Hòa. Giống sắn KM440, KM419 sau này loang rộng tại Tân Biên Tây Ninh. Tháp Chóp Mạt đền Chăm Tân Phong là nơi bảo tồn và nhân giống sắn từ dịp Tháp trùng tu ấy.

Năm 2009 Hãng phim NHK Nhật Bản quay phim sắn Việt Cassava and Vietnam Now and Then với Kazuo Kawano giáo sư Nhật Dr cassava có điểm sáng Tây Ninh nhiều hình ảnh và tài liệu liên quan thú vị. Năm 2011 Hội Thảo Quốc Tế Sắn ở Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh và Tây Ninh. Nguồn gen giống sắn này sau đó được chuyển về trồng chủ lực ở Phú Yên Năm 2016 Hội Thảo Sắn Toàn Cầu tại Nam Ninh Trung Quốc có nhiều thông tin sắn quan vùng đất Đồng Nai, Tây Ninh, Phú Yên, Khánh Hòa, Đăk Lắk. Tháp Chóp Mạt ấn tượng bền vững nhất là chỉ dấu vùng giống sắn KM440 và KM419 quanh tháp cổ.

Năm 2017 khi dịch bệnh sắn CMD bùng phát đầu tiên tại Tây Ninh và loang ra 18 tỉnh thành Việt Nam, Việc lai tạo giữa giống sắn KM440, KM419 năng suất tinh bột cao chống chịu bệnh với giống sắn 39* kháng cao bệnh virus khảm lá để tạo nên các giống sắn tốt năng suất bột cao kháng bệnh KM568, KM539, KM537 đã tuyển chọn những cây đầu dòng ưu tú trong nguồn vật liệu sắn Phú Yên và Tây Ninh có địa điểm này.

Năm 2023 Đề tài khoa học, công nghệ cấp tỉnh “Nghiên cứu chọn tạo giống sắn năng suất tinh bột cao, kháng được sâu bệnh hại chính, phù hợp với điều kiện sản xuất tại tỉnh Phú Yên”đang nhận được sự quan tâm của ngành Nông nghiệp, hộ dân trồng sắn và mở ra nhiều triển vọng cho cây sắn Phú Yên.Đài Truyền Hình Phú Yên Khoa học và Cuộc sống tháng 11/2023 “Nghiên cứu chọn tạo giống sắn năng suất tinh bột cao, kháng được sâu bệnh hại chính, phù hợp với điều kiện sản xuất tại tỉnh Phú Yên”https://youtu.be/gZZk9OL_4fg. #cltvn #Vietcassava tích hợp thông tin Phú Yên Online I Kết quả bước đầu trong chọn tạo giống sắn kháng bệnh xem tiếp tin và ảnh tại https://baophuyen.vn/79/310545/ket-qua-buoc-dau-trong-chon-tao-giong-san-moi-khang-benh.html

THƠ CHO CON
Hoàng Kim
Thương yêu tặng con Hoang Long
nhân ngày sinh

Con!
Thân thương một tiếng gọi
Hạnh phúc bật nên lời
Lòng Cha bồi hồi
Sung sướng gọi:
Con!

Cha đi công tác xa
Mong đợi Con, từng ngày chờ thư Mẹ
Thư đến!
Con ra đời!
Cha run lên vì mừng
Thao thức suốt đêm
Không ngủ

Bạn bè vây quanh Cha
Trân trọng niềm vui thiêng liêng
Nâng cốc chúc Cha
Hạnh phúc!

Tiếng Con ngọt ngào môi Cha
Dào dạt lòng Cha vỗ mãi
Có Con
Nối cuộc đời Cha
Gấp đôi
Có Con
Đan giữa cuộc đời
Hạnh phúc

Con là sợi dây máu thịt
Yêu thương gắn Mẹ và Cha
Có Con
Cha thấy cuộc đời ý nghĩa hơn
Cuộc sống – Tình yêu – Sự nghiệp
Hai Con là hai con mắt
Cửa sổ tâm hồn Cha
Dẫu đời Cha nhiều chông gai
Trái chín cuộc đời vẫn ngọt
Con là giấc mơ trong trẻo
Là ban mai tươi vui
Là viên ngọc trao đời
Là hương hoa hạnh phúc

Ước vọng cuộc đời Cha
Có Con đi nối con đường sự nghiệp
Con đứng trên vai Cha
Vươn tới những chân trời mơ ước

Hai Con
Hai viên ngọc
Chị con và Con
Mẹ con dịu hiền hơn
Mẹ con đảm đang hơn
Cha bớt vụng về mỗi việc làm nho nhỏ
Con trở thành ngọn lửa
Sưởi ấm lòng Mẹ Cha
Khi mỗi ngày khó khăn
Trong trẻo tiếng Con
Mẹ Cha hết mệt
Con là niềm vui lớn nhất
“Con hơn Cha nhà có phúc”
Cha mong dồn cho Con.

Lớn lên
Con sẽ hỏi Cha
Sao Cha đặt tên Con là Hoàng Long?
Con ơi!
Tên Con là khúc hát yêu thương
Của lòng Cha Mẹ
Cha Mẹ thương nhau
Vì qúy trọng những điều ân nghĩa
Sự nghiệp và tình yêu
Những ngày gian khổ
Cùng nghiên cứu củ sắn, củ khoai
Con là giống khoai Hoàng Long
Tỏa rộng nhiều vùng đất nước
Dẫu không là trái thơm qủa ngọt
Nhưng là niềm vui người nghèo
Để Cha nhớ về quê hương
Khoai sắn bốn mùa vất vả
Để Cha nhớ những ngày gian khổ
Năm năm
Cơm ngày một bữa
Khoai sắn không phụ lòng
Để Cha nhớ về
Lon khoai nghĩa tình
Nắm khoai bè bạn
Gom góp giúp Cha ăn học
Khi vào đời
Cha gặp Mẹ con
Cho nên:
Cha muốn Con
Trước khi làm những điều lớn lao
Hãy biết làm củ khoai, củ sắn
Hãy hướng tới những người lao động
Nhớ quê nghèo cắt rốn, chôn rau

Lớn lên
Con sẽ hỏi cha
Sao Cha đặt tên con Hoàng Long?
Long là rồng
Con là đậu rồng
Là công trình thứ hai Mẹ Cha nghiên cứu
Mẹ con chọn hạt
Cha gieo nên con
Vất vả gian nan
Hứa hẹn một mùa gặt hái
Con là tháng ngày mong đợi
Là niềm vui đóng góp cho đời
Từ hạt đậu củ khoai
Cha Mẹ trao Con sự nghiệp
Cha nhớ câu đối trăm năm
Về một gia đình hạnh phúc
“Sáng khoai, trưa khoai, tối khoai
ngày khoai ba bữa
Cha đỗ, mẹ đỗ, con đỗ
đều đỗ cả nhà”
Chị con và Con
Là mong ước
Của Mẹ và Cha

Lớn lên
Con sẽ hỏi Cha
Sao Cha đặt tên con Hoàng Long?
Long là rồng
Nghĩa mẹ tạo nền
Công cha xây móng
Trước mắt con là sông dài, biển rộng
Ước mong con bay lên
Con hãy đi đến cùng
Mục đích của con
Làm được những điều cao cả
Hãy cố gắng không ngừng
Kiên gan
Bền chí
Ước mơ và hiện thực
Hôm nay và mai sau
Nghị lực là thước đo cuộc đời
Hai chữ đầu tiên Con học làm người
Phải học hai điều NHÂN NGHĨA

Cha mong Con lớn lên
Ít nếm trãi khó khăn, vất vả
Nhưng đừng bao giờ quên
Những ngày đói khổ
Thời thơ ấu của Cha
Mồng Ba tháng Giêng ngày mất của Bà
Hai mươi tháng Mười ngày ông Mỹ giết
Ngày mà cửa nhà tan nát
Đói nghèo Bác dắt dìu Cha
Tuổi thơ thì bắt ốc, mò cua
Lớn một chút trồng khoai, dạy học
Qua danh lợi hiểu vinh, hiểu nhục
Trãi đói nghèo biết nghĩa, biết ân
Phan Thiết là nơi Mẹ đã sinh Con
Ông Bà ngoại nuôi cho Con khôn lớn
Tuổi thơ của Con lớn trong yên ấm
Tao nôi êm ả, thanh bình
Ru cho Con “uống nước nhớ nguồn”
Khi con lớn đừng quên điều HIẾU THẢO

Cha say viết về Con
Kể về Con
Thơ cho Con
Cô bác vây quanh Cha
Gật gù
Thông cảm

Thơ chắp mối
Từng vần,
Từng mảng
Câu thơ chưa chỉnh lời
Nhưng tứ thơ
Dồn dập
Bối hồi
Hạnh phúc lớn
Trong lòng Cha
Ngân mãi

(*) Hoàng Long sinh đêm Noel 24 12 1985

Tho cho con 2

CON LÀ NGUỒN HẠNH PHÚC ĐẦU TIÊN
Hoàng Kim
Thương yêu tặng con Tố Nguyên

Mẹ đi về quê ngoại để sinh con
Trời tháng Sáu xanh một màu thương nhớ
Ba mong con mấy đêm liền không ngủ
Ngày hai mươi con khóc chào đời.

Con mang về Ba Mẹ một nguồn vui
Hạnh phúc trăm năm, niềm ao ước lớn
Mong mỏi chứa chan, tình yêu trọn vẹn
Bao yêu thương âu yếm rộn trong lòng.

Ba vui mừng chọn đặt tên con
Cặp tên đẹp giữa muôn ngàn từ ngữ
Cái tên vì con mà thành rực rỡ
Con hãy làm tên đẹp hóa bài ca.

Con Tố Nguyên của Mẹ và Ba
Hoàng Tố Nguyên ngân nga niềm hạnh phúc
Mẹ cùng con
Thủy Nguyên thành chữ kép
Con là nguồn hạnh phúc đầu tiên.

Nguyen Loc 9
Nguyen Long 1

(*) Hoàng Tố Nguyên sinh 21 6 1983

NẾP NHÀ ĐẸP VĂN HÓA
Hoàng Ngọc Dộ khát vọng


Cảnh mãi theo người được đâu em
Hết khổ hết cay hết vận hèn
Nghiệp sáng đèn giời đà chỉ rõ
Rồi đây cay đắng chẳng buồn chen

Hoàng Kim nhớ lại bài thơ anh hai Hoàng Ngọc Dộ đã viết thuở xưa, khi hôm nay gia đình tôi ăn cơm với em Nguyễn Hữu Minh là con trai đầu của dì ruột tôi ở Hà Nội vào thăm. Nguyễn Hữu Minh là giáo sư ngành khoa học xã hội và nhân văn. Chị Hoàng Thị Huyền là bác sĩ bệnh viện Thống Nhất đã cùng lên với em Minh. Ngày vui thương chép lại chùm thơ anh Hai.

NGHỊ LỰC
Hoàng  Kim
Không vì danh lợi đua chen
Thù nhà, nợ nước quyết rèn bản thân !

VỀ LẠI MÁI TRƯỜNG XƯA

Đâu phải bây giờ ta mới quý thời gian
Mỗi ngày đi qua
Mỗi tháng đi qua
Mỗi năm đi qua
Thấm thoắt thời gian
Nhìn sự vật đổi thay ta biết rõ

Mái tóc Thầy ta đã bạc đi già nữa
Hàng trăm bạn bè thuở ấy đã đi xa
Ta lại về đây với mái trường xưa
Thân thiết quá nhưng sao hồi hộp thế
Trăm khuôn mặt trông vừa quen vừa lạ
Ánh mắt chào đọng sáng những niềm vui

Ta chỉ là hạt cát nhỏ nhoi
Trong trùng điệp triệu người lên tuyến lửa
Giá độc lập giờ đây thêm hiểu rõ
Thắng giặc rồi càng biết quý thời gian

Đất nước ba mươi năm chiến đấu gian nan
Mỗi tấc đất đều đậm đà nghĩa lớn
Bao xương máu cho tự do toàn vẹn
Bao đồng bào, đồng chí đã hi sinh.

Ta dâng cho Tổ Quốc tuổi thanh xuân
Không tiếc sức cho cuối cùng trận thắng
Xếp bút nghiên để đi cầm khẩu súng
Càng tự hào làm người lính tiên phong

Nay trở về khi giặc đã quét xong
Trách nhiệm trao tay tiếp cầm ngọn bút
Nâng cuốn sách lòng bồi hồi cảm xúc
Ta hiểu những gì ta phải gắng công

Trận thắng hôm qua bạn góp máu hồng
Lớp học hôm nay bạn không trở lại
Trách nhiệm trong mình nhân lên gấp bội
Đồng chí ơi, tôi học cả phần anh.

Biết ơn thầy cô giáo dịu hiền
Bằng khích lệ động viên lòng vượt khó
Trăm gian nan buổi ban đầu bở ngỡ
Có bạn thầy càng bền chí vươn lên

Trước mỗi khó khăn có bạn luôn bên
Như đồng đội trong chiến hào chia lửa
Ôi thân thiết những bàn tay tập thể
Ta nhủ lòng cần xứng đáng hơn

Đâu phải bây giờ ta mới quý thời gian
Hiểu mất mát, biết tự hào phải cố
Trận tuyến mới nguyện xứng là chiến sĩ
Thiêng liêng lời thề, vững một niềm tin.

NĂM THÁNG Ở TRỜI ÂU

Đi giữa Praha rực rỡ nắng vàng
Gió bớt thổi nên lòng người bớt lạnh
Phố xá nguy nga, nhịp đời hối hả
Gợi lòng ta uẩn khúc những suy tư

Ôi quê hương thân thiết tự bao giờ
Mỗi bước đi xa càng thêm yêu Tổ Quốc
Nhớ quê nhà nửa đêm ta tỉnh thức
Ngóng phương trời vợi vợi nhớ mênh mông

Biết ơn quê nghèo cắt rốn chôn rau
Nơi mẹ cha xưa suốt đời lam lũ
Cha giặc giết luống cày còn bỏ dỡ
Sự nghiệp này trao lại tay con

Biết ơn anh tần tảo sớm hôm
Năm năm học mỗi ngày cơm một bữa
Bắt ốc, mò cua, bền gan, vững chí
Nhắc nhở thù nhà nợ nước cho em.

Biết ơn mái trường ta đã lớn khôn
Hũ gạo nghĩa tình bạn thầy san sẽ
Những lớp đàn em bi bô tuổi nhỏ
Mang mớ rau, củ sắn giúp thầy

Sống giữa lòng dân những tháng những ngày
Anh chị góp công, bạn thầy giúp sức
Đêm trăn trở ngọn đèn khuya tỉnh thức
Nhớ một thời thơ ấu gian nan …

Biết ơn em người bạn gái thủy chung
Thương cha mẹ quý rể nghèo vẫn gả
Em gánh vác mọi việc nhà vất vả
Dành cho anh nghiên cứu được nhiều hơn

Biết ơn trại nhà mảnh đất yêu thương
Nơi suốt đời ta nghĩa tình gắn bó
Mảnh đất thiêng chim phượng hoàng làm tổ
Lúa, ngô, sắn, khoai, hoa, qủa dâng đời

VÒNG QUA TÂY BÁN CẦU

Khi chiều hôm nắng tắt ở chân trời
Tạm ngưng học, tắm rồi em hãy dạo
Bước khoan thai nhận hương trời chiều tối
Nghĩ suy về năm tháng đã đi qua

Em đã xa cái tuổi học trò
Nhưng việc học có bao giớ là muộn?
Nấc thang học càng vươn cao càng muốn
Bao cuộc đời nhờ học để thành công

Nhớ nghe em những năm tháng không quên
Năm năm học mỗi ngày cơm một bữa
Đêm tỉnh thức đói cồn cào trong dạ
Vẫn gan vàng, dạ sắt, lòng son

Nhớ ngày cha ngã xuống vì bom
Tấm áo máu suốt đời ta nhớ mãi
Trong thương đau nhân quyết tâm gấp bội
Phải làm gì để trả mối thù sâu.

Nhớ ngọn đèn chong giữa canh thâu
Những đêm lạnh của trời Hà Bắc
“Thắp đèn lên đi em!” thơ của thời đi học
Xốn xang lòng đã mấy chục năm qua

Ôi vầng trăng, vầng trăng quê ta
Và ngôi sao Mai đã thành đốm lửa
Một giọt máu tim ta treo giữa trời nhắc nhở
Em bên Người năm tháng lớn khôn lên

Nhớ những mùa chiến dịch thức bao đêm
Thèm một bữa cơm rau và giấc ngủ
Sau trận đánh lại miệt mài cuốn vở
Tin có ngày trở lại mái trường yêu

Bao bạn bè của năm tháng không quên
Nay vĩnh viễn nằm sâu trong lòng đất
Về thăm quê cũng người còn, người mất
Bài học trường đời chắp nối bấy năm qua

Nay em như chim trời bay cao, bay xa
Điều kiện học khác xưa, một phòng riêng ngọai quốc
Những tháng học này là niềm mơ ước
Em cần miệt mài tranh thủ thời gian

Dẫu mỗi ngày hơn tám tiếng học căng
Ngôn ngữ mới buổi đầu chưa hiểu kịp
Em hãy học dẫu đêm về có mệt
Mỗi ngày này là vốn quý nghe em!

Chốn phồn hoa bao cám dỗ thấp hèn
Bao thèm muốn khiến người ta lùn xuống
Những dễ dãi khiến lòng người dao động
Em hãy cầm lòng bền chí học chăm.

TỰ THẮNG MÌNH LÀ BÀI HỌC ĐẦU TIÊN

Ngày mỗi ngày phải tự thắng mình
Trận chiến mới, em là chiến sĩ
Ngày mỗi ngày cần ghi đều nhật ký
Tự thắng mình là bài học đầu tiên !

Có điện lung linh suốt đêm
Không quên vầng trăng ngọn lửa
Ngày dẫu miệt mài
Đêm về phải cố

Khắc sâu lời nguyền xưa !

(Ảnh:  Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Trìu thăm
ruộng thí nghiệm của Hoàng Kim năm 1987)



LÊN THÁI SƠN HƯỚNG PHẬT
Hoàng Kim

Đường xuân thênh thênh bước
Đỉnh xanh mờ sương đêm
Hoàng Thành Trúc Lâm sáng
Phước Đức vui kiếm tìm.

Lúa Siêu Xanh, khoai Hoang Long, Thái Sơn là ba điểm đến yêu thích nhất của tôi tại đất nước Trung Hoa. Tôi đã có bài viết ‘Đến Thái Sơn nhớ Đào Duy Từ” với một số ảnh đẹp chụp cảnh thu hoạch khoai Hoàng Long ở Sơn Đông với nông dân ở đây và với các chuyên gia khoai lang Trung Quốc năm 1996, ảnh đẹp chụp ở ‘Khổng miếu’ với giáo sư Ấn Độ và chụp ở ‘Khổng Lâm’ với giáo sư khoai lang Rasco người Philippine. Tôi đã viết bài thơ “Đến Thái Sơn” trong hoàn cảnh ấy cho đến ngày trở lại

Tho cho con 1

ĐÊM GIÁNG SINH NHỚ MẸ
Hoàng Long

Con về với mẹ mẹ ơi
Con về với mẹ tháng ngày yêu thương
Ngoài kia con chó mảnh vườn
Hàng tre trước ngõ con đường hôm nao

Cạnh bên là ngõ tường rào
Thằng em hôm trước con cùng bắn bi
Xum xuê bóng mát sơ ri
Cái ao lúc nhỏ nghịch đùa tắm chơi

Ờ kia là cái bể bơi
Xây thành non bộ nghĩ ngơi ngắm nhìn
Mấy con cá nhỏ xinh xinh
Thả giờ bây lớn bấy nhiêu thế à

Phối thêm sắc thắm lan nhà
Mẹ chăm cho lớn nở hoa thế nào
Trúc xanh thông tía bờ rào
Vườn mai ngõ trước thế nào à me

Chậu cá cảnh cạnh gốc me
Mấy con bảy màu hồi giờ ra sao?
Ao nhà lươn lóc trê rô
Tết con về đã tát hồ được chưa?

Sao thèm ăn bát canh me
Tô canh thiên lý mẹ làm con ăn…!

Hoàng Long
24.12. 2010

HOA BÌNH MINH
Hoàng Kim

Sớm xuân cuối đêm lạnh
Tỉnh thức Hoa Bình Minh
Nắng ban mai đầy cửa
Ngày bình an tuyệt vời.

Ban mai chào ngày mới
Tỉnh thức cùng tháng năm
Bài ca nhịp thời gian
Giấc mơ lành yêu thương

xem tiếp http://hoangkimlong.wordpress.com/category/ban-mai-chao-ngay-moi/

HỌ IM LẶNG NHƯ NÚI
Hoàng Kim @ Nguyễn Quốc Toàn
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nho-thay-nguyen-quoc-toan/

Tỉnh thức học tinh hoa
Lặng lẽ hành thiện lành
Sự chậm rãi minh triết
Họ im lặng như núi

Ban mai chào ngày mới 34 https://youtu.be/-d4Yf2j1uck 
Video đặc biệt https://youtu.be/QhrWZkoJP0c tích hợp tại https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ban-mai-chao-ngay-moi/ và https://hoangkimlong.wordpress.com/category/su-cham-rai-minh-triet/

anh Toàn và các mế

NHỚ THẦY NGUYỄN QUỐC TOÀN
Hoàng Kim

Nhớ thơ thầy Nguyễn Quốc Toàn
Lời thương lắng đọng muôn vàn tài hoa
Thơ người hay chính lòng ta
Ai người tri kỷ, ai là tri âm? .

Em hỏi tết này anh có vui,
có ôm hoa đẹp tặng cho người,
chao ôi hoa đẹp thì anh để,
tặng chính lòng anh có vậy thôi,

cô gái Mèo xinh yêu khèn đấy,
nhưng nàng đâu tính chuyện về xuôi,
người ta là của người ta cả,
anh có lòng anh gắn bó rồi

Nhớ thầy Nguyễn Quốc Toàn ĐỨC PHẬT VỚI CÂY XANH gọn gàng và tuyệt hay; PHÉP BẤT NHỊ NHẤT NGUYÊN thuận theo tự nhiên thật sâu sắc phúc hậu.

SỰ CHẬM RÃI MINH TRIẾT
Hoàng Kim

Chậm rãi học cô đọng
Giản dị văn là người
Lời ngắn mà gợi nhiều
Nói ít nhưng ngân vang .

Đường xuân đời quên tuổi
Trà sớm nhớ bạn hiền
An vui cụ Trạng Trình
Thung dung đời quên tuổi

Chín điều lành hạnh phúc
Ngày mới bình minh an
Minh Lệ mãi trong tôi
Ban mai chào ngày mới

TIẾN BỘ CHỌN GIỐNG SẮN VIỆT NAM (1975-2022)
Vietnamese Cassava breeding highlight 1975-2022
Bảo tồn và phát triển sắn thích hợp, bền vững
Nguyễn Thị Trúc Mai, Hoàng Kim, Hoàng Long


Ở Việt Nam, sắn là cây lương thực quan trọng sau lúa và ngô. Sắn Việt Nam ngày nay có tổng diện tích sắn thu hoạch năm 2021 đạt 528,0 ngàn ha, với năng suất sắn củ tươi bình quân 20,3 tấn/ ha, sản lượng sắn củ tươi 10,7 triệu tấn (Tổng cục Thống kê, Niên giám Thống kê 2021). Năm vùng trồng sắn chính Việt Nam là:1) Vùng Tây Nguyên diện tích sắn đạt 172,5 nghìn ha, chiếm 32,7% diện tích sắn cả nước, trọng điểm tại Gia Lai 81,0 nghìn ha, Đắk Lăk 45,0 nghìn ha, Kon Tum 38,8 nghìn ha; 2) Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ diện tích trồng sắn đạt 102,0 nghìn ha, chiếm 19,3% diện tích sắn cả nước, trọng điểm tại Phú Yên 29,5 nghìn ha, Bình Thuận 28,0 nghìn ha, Quảng Ngãi 17,0 nghìn ha, Quảng Nam 10,0 nghìn ha; 3) Vùng Đông Nam Bộ diện tích trồng sắn đạt 92,8 nghìn ha, chiếm 17,6% diện tích sắn cả nước, trọng điểm tại Tây Ninh 59,0 nghìn ha, Đồng Nai 17,0 nghìn ha; 4) Vùng Trung du miền núi phía Bắc diện tích sắn đạt khoảng 99,3 nghìn ha, chiếm khoảng 18,9% diện tích sắn cả nước, sắn trồng rãi rác ở nhiều tỉnh miền núi, sản lượng tập trung ở Sơn La, Yên Bái, Hòa Bình;5) Vùng Bắc Trung Bộ diện tích sắn đạt 53,0 nghìn hac, chiếm 10% diện tích sắn cả nước, tập trung tại Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Trị (12-13 nghìn ha/ tỉnh). Hai giống sắn thương mại chủ lưc KM419 và KM94 năm 2020, chiếm lần lượt trên 42% và 37% tổng diện tích sắn Việt Nam, tăng hơn diện tích trồng KM419 và KM94 năm 2016 là 38% và 31,7% RTB Newsletter 2016. Assessment reveals that most cassava grown in Vietnam has a CIAT pedigreehttp://www.rtb.cgiar.org/2016-annual-report/assessment-reveals-that-most-cassava-grown-in-vietnam-has-a-ciat-pedigree/.

Sự bùng nổ về năng suất sản lượng hiệu quả kinh tế sắn và ngành hàng sắn đã trùng hợp với sự xuất hiện, lây lan của hai bệnh hại nghiêm trọng là bệnh chồi rồng (CWBD) công bố dịch hại năm 2009 và gây hại nghiêm trọng trên giống sắn KM94 tại Quảng Ngãi; Kế đến là bệnh khảm lá virus CMD (Sri Lanka Cassava Mosaic Virus) phát hiện và công bố dịch hại tháng 5/2017 trên giống sắn HLS11 tại Tây Ninh, đã lây lan rất nhanh, gây hại khủng hoảng tại 26 tỉnh thành phố cả nước, đang gây hại tại 17 tỉnh năm 2022, chủ yếu ờ cáctỉnh trồng sắn Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ. Nguyên nhân chính là do sự lây lan bệnh qua hom giống của giống sắn HLS11 mẫn cảm bệnh; sự lan truyền bệnh CMD qua môi giới truyền bệnh do bọ phấn trắng (Bemisia tabasi) khó kiểm soát, sự tiêu hủy cây bệnh và kiểm soát dịch bệnh CMD, CWBD còn bất cập và giống sắn kháng bệnh CMD nhập nội kháng bệnh tốt nhưng hàm lượng tinh bột còn thấp nên doanh nghiệp chế biến sắn và nông dân vùng trồng sắn thận trọng ứng dụng.

Bài viết này lược khảo Tiến bộ chọn giống sắn Việt Nam gần đây. Bài viết đầy đủ mời đọc tại tạp chí chuyên đề

Giống sắn KM419 và KM440,
nền tảng bảo tồn và phát triển


Kết quả nâng cấp cải tiến giống sắn chủ lực thương mại KM419, KM440 bằng cách hồi giao với KM539, KM537, KM534, KM94 thuộc nhiệm vụ khoa học thực tiễn cấp bách: ”Nghiên cứu chọn tạo giống sắn năng suất tinh bột cao, kháng được sâu bệnh hại chính, phù hợp với điều kiện sản xuất tại tỉnh Phú Yên. Giống sắn KM568 trên ruông nông dân Phú Yên (giữa) rất sạch bệnh khảm lá virus (CMD) và bệnh chồi rồng CWBD, bên trái phía sau là giống sắn chủ lực sản xuất KM419 cũ nhiều và đồng đều nhưng nhiễm bệnh CMD mức 3,5; bên phải phía sau là giống chủ lực thương mại KM440 kháng bệnh CMD cấp 2, CWBD cấp 1,5. Giống sắn KM568, KM440 năng suất tinh bột cao, kháng được sâu bệnh hại chính, phù hợp với điều kiện sản xuất của tỉnh Phú Yên; xem tiếp Bảo tồn và phát triển sắn https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bao-ton-va-phat-trien-san/

GIỐNG SẮN KM419 VÀ KM440
Nguyễn Thị Trúc Mai,
 Hoàng Kim, Hoàng Long và cộng sự.

Thông tin tiến bộ mới Bảo tồn và phát triển sắnSự thật tốt hơn ngàn lời nói Chọn giống sắn kháng CMDChọn giống sắn Việt Nam Giống sắn KM419 và KM440 xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/giong-san-km419-va-km440/

GIỐNG SẮN KM440 TAI XANH, SIÊU BỘT, ÍT BỆNH

Đặc điểm giống: KM440 thân xanh, thẳng, nhặt mắt, không phân cành, lá già xanh đậm, đọt non màu xanh tím, củ đồng đều, dạng củ đẹp, thịt củ màu trắng, ít nhiễm sâu bệnh, năng suất củ tươi 40,5 đến 53,1 tấn/ha. Hàm lượng bột đạt từ 27,0 -28,9%,. giống ngắn ngày, thời gian giữ bột sớm hơn KM94.

Giống sắn KM440 và KM419 đến thời điểm này (ngày 7 tháng 12 năm 2022) vẫn tiếp tục chiếm diện tích lớn áp đảo, đặc biệt là giống sắn KM 440 “tai xanh” ít bệnh hơn KM419 ‘tai đỏ” có ưu thế vượt trội trên quy mô trồng rộng và tiêu thụ sắn tại Việt Nam, bất chấp áp lực nặng của bệnh CMD và CWBD; Giống sắn KM440 (đột biến từ KM94) được nhiều hộ nông dân ưa thích và tự nhân giống. “Kẻ sống sót không phải là kẻ mạnh nhất hay thông minh nhất, mà là kẻ thích nghi tốt nhất” Charles Darwin đã nói vậy: “It is not the strongest of the species that survives, nor the most intelligent that survives. It is the one that is most adaptable to change” Bảo tồn và phát triển bền vững, thích nghi để tồn tại là câu chuyện sắn hôm nay KM568, KM440, KM419, KM539, KM569 (giống sắn vàng Phú Yên) , KM534 (nâng cấp cải tiến KM397 phát triển từ SM937-26) https://hoangkimlong.wordpress.com/category/giong-san-KM419-va-KM440/

Bài tổng hợp tóm tắt này kèm theo sáu video sắn liên quan: 1) Giống sắn KM440 Phú Yên, rất ít nhiễm bệnh CMD, Video https://youtu.be/oXEF0RpZIo8 ngày 17 6 2022 tại xã Hòa Thịnh, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên 2) Thu hoạch sắn ở Phú Yên Video Cassava varieties KM419 and KM440 https://youtu.be/XDM6i8vLHcI.; 3) Thu hoạch giống sắn KM440 ở tỉnh Tây Ninh https://youtu.be/kjWwyW0hkbU 4) Tây Ninh hướng tới thâm canh sắn bền vững (Cassava in Vietnam: Save and Grow) https://youtu.be/XMHEa-KewEk; 5) Phú Yên nôi lúa sắn trích Video https://youtu.be/CKdEr4aS2NA Thông tin Sở Khoa học và Công nghệ Phú Yên, Hội nghị tổng kết hoạt động khoa học và công nghệ Phú Yên giai đoạn 2016-2020; Định hướng phát triển, ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021-2025 6) Video https://youtu.be/81aJ5-cGp28 Cách mạng sắn Việt Nam (The cassava revolution in Vietnam);

GIỐNG SẮN CHỦ LỰC KM419

Giống sắn KM 419 được chọn tạo từ tổ hợp lai BKA900 x KM 98-5. Giống do Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Yên, Trường Đại học Nông Lâm Huế tuyển chọn và giới thiệu (Hoàng Kim, Trần Ngọc Ngoạn, Nguyễn Thị Trúc Mai, Võ Văn Quang, Nguyễn Bạch Mai, Nguyễn Thị Lệ Dung, Nguyễn Phương, Hoàng Long, Nguyễn Minh Cường, Đào Trọng Tuấn, Trần Công Khanh, Nguyễn Minh Hiếu, Nguyễn Văn Bộ, Nguyễn Thị Cách, Nguyễn Trọng Hiển, Lê Huy Ham, H. Ceballos and M. Ishitani. (2016), Giống sắn KM419 đượcBộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận sản xuất thử tại Quyết định số 85 / QĐ-BNN-TT Hà Nội ngày 13 tháng 1 năm 2016 cho vùng sinh thái Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ).

Giống sắn KM419 là giống sắn chủ lực của Việt Nam có diện tích thu hoạch năm 2016 chiếm 38 % so với giống sắn KM94 chiếm 31,7% (RTB Newsletter 2016. Assessment reveals that most cassava grown in Vietnam has a CIAT pedigree), và từ năm 2019 giống sắn KM419 chiếm trên 42% tổng diện tích sắn toàn Việt Nam.

Giống KM419 có đặc điểm:

+ Thân xanh xám thẳng, ngọn xanh cọng đỏ, lá xanh đậm, không phân nhánh.
+ Năng suất củ tươi: 34,9-54,9 tấn/ha.
+ Tỷ lệ chất khô: 35,1- 39.0%.
+ Hàm lượng tinh bột: 27,8 – 30,7%.
+ Năng suất tinh bột: 10,1-15,8 tấn/ ha
+ Chỉ số thu hoạch: 62 %.
+ Thời gian thu hoạch: 7-10 tháng.
+ Nhiễm trung bình bệnh chồi rồng và bệnh khảm lá virus CMD
+ Cây cao vừa, nhặt mắt, tán gọn, thích hợp trồng mật độ dày 12,500- 14.000 gốc/ ha .

Giống sắn KM419 đã phát triển rộng rãi tại Tây Ninh, Đồng Nai, Đắk Lắk, Phú Yên,…được nông dân các địa phương ưa chuộng với tên gọi sắn giống cao sản siêu bột Nông Lâm. Đặc biệt tại tỉnh Phú Yên giống sắn KM419 được trồng trên 85% tổng diện tích sắn của toàn tỉnh mang lại bội thu năng suất và hiệu quả cao về kinh tế xã hội. Tại Tây Ninh, năm 2019 diện tích sắn bị nhiễm bệnh CMD tuy vẫn còn cao nhưng mức độ hại giảm mạnh, lý do vì KM419 và KM94 là giống chủ lực chiếm trên 76% diện tích mỗi vụ của toàn tỉnh (KM419 chiếm 45% ở vụ Đông Xuân và 54,2% ở vụ Hè Thu; KM94 chiếm 31% ở vụ Đông Xuân và 21,6% ở vụ Hè Thu). Tại Đăk Lắk, năm 2019 diện tích sắn KM419 chiếm trên 70% diện tích mỗi vụ của toàn tỉnh xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chon-giong-san-viet-nam/

SẮN PHÚ YÊN GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
TS. Nguyễn Thị Trúc Mai, TS. Hoàng Kim, TS. Hoàng Long

Báo cáo Phú Yên 28 12 2021 Hội nghị “Giới thiệu về các công nghệ trong sản xuất Nông Lâm Thủy sản”, tài liệu hội nghị và bài tham luận tại Phú Yên 31 12 2021 “Hội nghị Tổng kết hoạt động khoa học và công nghệ giai đoạn 2016- 2020, định hướng phát triển ứng dụng KHCN & ĐMST giai đoạn 2021-2025” UBND Tỉnh Phú Yên,

Bài học Cây Lương Thực (đọc thêm ngoài bài giảng) đôc tiếp bài “Sắn Phú Yên giải pháp phát triển bền vững” tại đây http://hoangkimlong.wordpress.com/category/bao-ton-va-phat-trien-san/

CÂY LƯƠNG THỰC VIỆT NAM
Hoàng Kim, Hoàng Long (chủ biên) và đồng sự
http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong

#CLTVN
Bảo tồn và phát triển sắn
Cách mạng sắn Việt Nam
Chọn giống sắn Việt Nam
Chọn giống sắn kháng CMD
Bạch Mai sắn Tây Nguyên
Giống sắn KM419 và KM440
Mười kỹ thuật thâm canh sắn
Sắn Việt bảo tồn phát triển
Sắn Việt Nam ngày nay
Vietnamese cassava today
Sắn Việt Lúa Siêu Xanh
Sắn Việt Nam bài học quý
Sắn Việt Nam sách chọn
Sắn Việt Nam và Howeler
Sắn Việt Nam và Kawano
Sắn Việt và Sắn Thái
Quản lý bền vững sắn châu Á
Cassava and Vietnam: Now and Then

Lúa siêu xanh Việt Nam
Giống lúa siêu xanh GSR65
Giống lúa siêu xanh GSR90
Gạo Việt và thương hiệu
Hồ Quang Cua gạo ST
Cơm Niêu Vàng Gạo Đông A
Con đường lúa gạo Việt
Chuyện cô Trâm lúa lai
Chuyện thầy Hoan lúa lai
Lúa C4 và lúa cao cây
Lúa sắn Cămpuchia và Lào
Lúa sắn Việt Châu Phi
Lúa Việt tới Châu Mỹ

Giống ngô lai VN 25-99
Giống lạc HL25 Việt Ấn


Giống khoai lang Việt Nam
Giống khoai lang HL518
Giống khoai lang HL491
Giống khoai Hoàng Long
Giống khoai lang HL4
Giống khoai Bí Đà Lạt

Việt Nam con đường xanh
Việt Nam tổ quốc tôi
Vườn Quốc gia Việt Nam
Nông nghiệp công nghệ cao
Nông nghiệp sinh thái Việt
Nông nghiệp Việt trăm năm
IAS đường tới trăm năm
Viện Lúa Sao Thần Nông
Hoàng Thành đến Trúc Lâm
Ngày Hạnh Phúc của em
Có một ngày như thế

Thầy bạn là lộc xuân
Thầy bạn trong đời tôi
Sóc Trăng Lương Định Của
Thầy Quyền thâm canh lúa
Borlaug và Hemingway
Thầy Luật lúa OMCS OM
Thầy Tuấn kinh tế hộ
Thầy Tuấn trong lòng tôi
Thầy Vũ trong lòng tôi
Thầy lúa xuân Việt Nam
Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc
Thầy bạn Vĩ Dạ xưa
Thầy Dương Thanh Liêm
Thầy Hiếu Đêm Giáng Sinh
Phạm Trung Nghĩa Viện Lúa
Phạm Quang Khánh Hoa Đất
Phạm Văn Bên Cỏ May

24 tiết khí nông lịch
Nông lịch tiết Lập Xuân
Nông lịch tiết Vũ Thủy
Nông lịch tiết Kinh Trập
Nông lịch tiết Xuân Phân
Nông lịch tiết Thanh Minh
Nông lịch tiết Cốc vũ
Nông lịch tiết Lập Hạ
Nông lịch tiết Tiểu Mãn
Nông lịch tiết Mang Chủng
Nông lịch tiết Hạ Chí
Nông lịch tiết Tiểu Thử
Nông lịch tiết Đại Thử
Nông lịch tiết Lập Thu
Nông lịch Tiết Xử Thử
Nông lịch tiết Bạch Lộ
Nông lịch tiết Thu Phân
Nông lịch tiết Hàn Lộ
Nông lịch tiết Sương Giáng
Nông lịch tiết Lập Đông
Nông lịch tiết Tiểu tuyết
Nông lịch tiết Đại tuyết
Nông lịch tiết giữa Đông
Nông lịch Tiết Tiểu Hàn
Nông lịch tiết Đại Hàn

Food Crops Ngọc Phương Nam

GIỐNG SẮN KM440 TÂY NINH
Hoàng Kim, Nguyễn Thị Trúc Mai, Hoàng Long

Bảo tồn và phát triển sắn; Tin nổi bật quan tâm

#quantv#dangvanquan #CLTVN Giống sắn KM440 Tây Ninh (Cassava variety KM440 Tay Ninh), https://youtu.be/9mZHm08MskE, nông dân thường gọi là “mì tai trắng”, để phân biệt với Giống sắn chủ lực KM419 (Cassava popular variety KM419), nông dân thường gọi là “mì tai đỏ”, và Giống sắn KM94 (Cassava variety KM94), nông dân thường gọi là “mì KUC đọt tím” là giống sắn MKUC28-77-3 = KU50= KM94 được khảo nghiệm sản xuất rộng rải tại Tây Ninh năm 1994 và Bộ Nông nghiệp PTNT Việt Nam công nhận giống tiến bộ kỹ thuật đặc cách năm 1995 xem thêm https://kimyoutube.blogspot.com/2021/12/giong-san-km440-tay-ninh.html

Bản Giốc và Ka Long

BẢN GIỐC VÀ KA LONG
Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long và Hoàng Kim

Thác Bản Giốc và sông KaLong là hai địa danh lịch sử văn hóa đặc biệt nổi tiếng Việt Trung. Thác Bản Giốc là thác nước hùng vĩ đẹp nhất Việt Nam tại xã Ðàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Sông Ka Long (tên gọi Việt) hoặc Sông Bắc Luân (tên gọi Trung) là sông chảy ở vùng biên giới giữa thành phố Móng Cái tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam và thành phố Đông Hưng thuộc địa cấp thị Phòng Thành Cảng, Khu tự trị dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Tuy nhiên theo các bản đồ của Việt Nam thì quan niệm về dòng chảy của sông Ka Long và sông Bắc Luân không hoàn toàn trùng khớp với quan niệm về sông Bắc Luân của Trung Quốc. Thác Bản Giốc và sông KaLong là nơi lưu dấu các câu chuyên lịch sử và huyền thoại mà tư liệu này là điểm nhấn để quay lại đọc và suy ngẫm.

“Một thác nước tự nhiên, đẹp hùng vĩ bậc nhất thế giới nằm ở giữa ranh giới hai quốc gia, chứa đựng trong đó nhiều tiềm năng tài nguyên về thủy điện, du lịch. Một khu vực cửa sông tàu thuyền hai bên đi lại dễ dàng, giao thương thuận lợi. Tất cả những tiềm năng này đang chờ đợi sự đầu tư, hợp tác cùng khai thác” báo điện tử VOV ngày 27 tháng 11 năm 2015, bình luận.

Sông Ka Long và sông Bắc Luân

Sông Ka Long theo bản đồ của Việt Nam xuất bản, bắt nguồn từ rìa bắc xã Quảng Đức, Hải Hà 21°36′36″B 107°41′2″Đ, phía tây cửa khẩu Bắc Phong Sinh cỡ 5 km, chảy uốn lượn về hướng đông đông bắc. Đoạn sông này dài cỡ 16 km. Sông KaLong đến “bãi Chắn Coóng Pha” ở bản Thán Phún xã Hải Sơn, Móng Cái 21°39′34″B 107°48′24″Đ, thì hợp lưu với Sông Bắc Luân bên Trung Quốc và đổi hướng chảy về đông, sau đó đông nam đến nội thị của thành phố Móng Cái. Toàn bộ đoạn sông nói trên là ranh giới tự nhiên cho đường biên giới Việt – Trung. Sông Kalong đến ranh giới phường Ka Long và Trần Phú ở thành phố Móng Cái thì sông chia thành hai nhánh 21°32′13″B 107°57′58″Đ: 1) Dòng Ka Long chảy trong đất Việt theo hướng Nam xuyên qua thành phố Móng Cái ra biển ở nơi giáp ranh giữa xã Hải Xuân và xã Vạn Ninh. 2) Chi lưu là dòng sông Bắc Luân chảy theo hướng đông, tiếp tục là đường biên giới Việt – Trung, đi qua rìa phía đông bắc phường Hải Hòa, dọc theo rạch Tục Lãm và đổ ra biển Đông ở cửa Bắc Luân. Sông Bắc Luân (Bei Lun He, Bắc Luân hà) phía Trung Quốc thì bắt nguồn từ núi Thập Vạn Đại Sơn 21°45′3″B 107°45′31″Đ ở Phòng Thành, Trung Quốc, chảy theo hướng đông nam tới vùng “bãi Chắn Coóng Pha”. Từ đây sông là ranh giới tự nhiên cho đường biên giới Việt – Trung đến cửa Bắc Luân. Sông có tổng chiều dài 109 km, trong đó đoạn tạo thành biên giới Việt Nam-Trung Quốc là 60 km.

Sông Ka Long là sông Bắc Luân Việt Nam phần chảy trong lãnh thổ Việt Nam và  biên giới Việt Trung. Dòng sông này cũng có chốn hợp lưu và có một phần chảy ở nước ngoài là sông Bắc Luân. Câu chuyện này cũng giống như dòng sông Sesan với dòng sông Mekong, đều có chốn hợp lưu, có một phần ở nước ngoài, và có nơi tự do chảy toàn trong lãnh thổ Việt Nam. Từ Mekong nhớ Neva,  năm trước khi thăm lại Srepok, điểm hợp lưu quan trọng nhất của sông Mekong ở ngã ba Đông Dương, trong lần chuyển giao tiến bộ kỹ thuật canh tác sắn Tây Nguyên,  tôi liên tưởng và suy ngẫm về các dòng sông đất nước. Nay sông Kalong và sông Bắc Luân cũng là một câu chuyên tương tự.

Wikipedia tiếng Việt trích dẫn tư liệu Đại Nam nhất thống chí chépː “Sông Ninh Dương ở cách châu Vạn Ninh 1 dặm về phía tây. Nguồn (của sông này) từ các xã Thượng Lai và Mông Sơn tổng Bát Trang chảy về đông 37 dặm ven theo địa giới nước Thanh (đến ngã ba). Rồi chuyển (dòng) chảy sang phía đông 7 dặm, đổ ra cửa Lạch. Một nhánh chảy về phía nam 5 dặm đến xã Ninh Dương, lại chia làm 2 chiː một chi chảy về phía đông làm sông Trà Cổ, một chi chảy về tây nam 1 dặm đến đông nam núi Hữu Hàn chảy 10 dặm đổ ra cửa Đại… Ải Thác Mang ở xã Vạn Xuân, cách châu Vạn Ninh 2 dặm về phía bắc, giáp đồn phủ Đông Hưng của nước Thanh. Phàm hai nước có công văn đều do ải này giao đệ. (Đường bộ) đi đến tỉnh thành mất 8 ngày“.


Khu vực cửa sông Bắc Luân năm 1888. Công ước năm 1887 giữa Pháp và nhà Thanh lấy cửa sông này làm đường biên giới. Sông Palong nay bắc qua nhánh Ka Long chảy trong thành phố Móng Cái có 2 cầu là cầu Ka Long và cầu Hòa Bình, bắc qua nhánh Bắc Luân chảy dọc biên giới hiện có cầu Bắc Luân nối hai cửa khẩu quốc tế Móng Cái của Việt Nam và cửa khẩu Bắc Luân của Trung Quốc.


Ngày 13/09/2017 hai nước đã cùng khánh thành cầu Bắc Luân 2 Việt – Trung, là cây cầu thứ 2 nối giữa 2 thành phố cũng như 2 quốc gia, cũng là cây cầu dạng vòm lớn nhất Việt Nam. Đi qua cầu Bắc Luân 2 về đêm nhớ về Hoành Mô, Tiên Yên,  Móng Cái kỷ niệm một thời của thuở xưa ‘Qua sông Thương gửi về bến nhớ‘ với bao kỷ niệm.

Thác Bản Giốc

Thác Bản Giốc là thác nước đẹp hiếm thấy tại xã Ðàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, trên các trang mạng Trung Quốc gọi là cặp thác Đức Thiên – Bản Ước là một nhóm thác nước nằm trên sông Quây Sơn tại biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nếu nhìn từ phía dưới chân thác, phần thác bên trái và nửa phía tây của thác bên phải thuộc chủ quyền của Việt Nam tại xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng; nửa phía đông của thác bên phải thuộc chủ quyền của Trung Quốc tại thôn Đức Thiên, trấn Thạc Long, huyện Đại Tân, thành phố Sùng Tả của khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây. Thác nước này cách huyện lỵ Trùng Khánh khoảng 20 km về phía đông bắc, cách thủ phủ Nam Ninh của Quảng Tây khoảng 208 km.

Sông Quy Xuân theo cách gọi của phần dòng sông tại Việt Nam, còn tên chung của cả dòng sông theo tiếng Trung gọi là Quây Sơn,  Quy Xuân hà,  归春河, Guīchūn Hé, là một dòng sông quốc tế. Sông Quây Sơn có chiều dài 89 km với diện tích lưu vực là 1.160 km², độ cao trung bình của sông là 556 m. Sông chảy phần lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc và có chiều dài khoảng trên 20 km tại tỉnh Cao Bằng của Việt Nam. Theo Bách khoa toàn thư Việt Nam sông Quy Xuân tại Việt Nam có một chi lưu là suối Cạn và sông có tổng chiều dài 38 km với diện tích lưu vực là 370 km2  hoặc theo Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam thì sông Quy Xuân phần chảy trong nội địa Việt Nam có tổng chiều dài 49 km với diện tích lưu vực 475 km² .

Sông Quy Xuân  bắt nguồn từ các khe suối tại huyện Tĩnh Tây, thành phố Bách Sắc của Quảng Tây, Trung Quốc sau đó chảy xuôi về phía nam hoàn toàn trong lãnh thổ Việt Nam tại xã Ngọc Côn của huyện Trùng Khánh thuộc tỉnh Cao Bằng, tiếp tục chảy theo hướng đông nam cho đến cực nam của xã Đình Phong rồi  chuyển hướng đông-đông bắc đến xã Đàm Thủy sông chuyển hướng đông nam và chảy đến khu vực thác Bản Giốc  tại xã Đàm Thủy (Việt Nam) với đối ngạn là  thôn Đức Thiên, trấn Thạc Long, huyện Đại Tân của thành phố Sùng Tả (Trung Quốc). Đường biên giới Việt Nam-Trung Quốc đi từ mốc 53 (cũ) lên cồn Pò Thoong giữa sông rồi đến điểm giữa của mặt thác chính của thác Bản Giốc. Sau đó sông Quy Xuân trở thành đường biên giới tự nhiên giữa Việt Nam (huyện Hạ Lang) và Trung Quốc (huyện Đại Tân). Đến xã Minh Long, Hạ Lang thì sông Quây Sơn chuyển sang hướng tây và chảy đến xã Lý Quốc, Hạ Lang  và đến trấn Thạc Long, thì sông chảy hoàn toàn trong lãnh thổ Trung Quốc. Sông Quy Xuân sau khi chảy vào lãnh thổ Trung Quốc, vẫn có hướng chính là hướng tây rồi nhập vào sông Hắc Thủy ở Thạc Long và sau đó lại nhập vào Tả Giang rồi đổ ra biển Đông tại vùng Châu Giang. Vì tính chất dòng chảy như vậy nên ở Trung Quốc sông được ca ngợi là “sông yêu nước” vì sự quấn quýt trở về. Sông Quy Xuân có thác Bản Giốc Việt Nam và cặp thác Đức Thiên – Bản Ước Trung Quốc được bình chọn và đánh giá là một trong các thác đẹp nhất Trung Quốc và Việt Nam.

Ghi chú của Hoàng Kim: Quảng Ninh và Cao Bằng là một phần đời tôi ở đó. Về Việt Bắc đêm lạnh nhớ Bác tôi đã kể một chút câu chuyện này. Nay neo thêm một ký ức về Thác Bản Giốc và sông Ka Long. Trong bài viết này tôi dùng chữ Việt Ka Long và Quy Xuân để chỉ phân sông chảy hoàn toàn trong lãnh thổ Việt Nam “Việt Nam Trung Hoa núi liền núi sông liền sông’ đây là một thí dụ điển hình. Mời bạn đọc thêm các bài chọn lọc: Quảng Tây nay và xưaTừ Mekong nhớ Neva; Dạo chơi cùng Goethe

NGÀY HẠNH PHÚC CỦA EM
Hoàng Kim

Ngày Hạnh Phúc của em
Một niềm tin thắp lửa
Thầy bạn và đồng đội
Cha Mẹ và Quê hương

Em đi chơi cùng Mẹ
Trăng rằm vui chơi giăng
Thảo thơm vui đầy đặn
Ân tình cùng nước non

Ngày hạnh phúc của em

MỘT NIỀM TIN THẮP LỬA
Hoàng Kim


Nhìn đàn em ngời niềm vui rạng rỡ.
Chợt thấy lòng rưng rưng.
Công việc nghề nông cực mà hạnh phúc.
Cố lên em nổ lực không ngừng !

Hột mồ hôi lắng vào hạt gạo.
Câu ca ông bà theo suốt tháng năm.
Thêm bữa cơm ngon cho người lao động.
Nâng chén cơm thơm, qúy trọng người trồng.

Em ơi hãy học làm ruộng giỏi.
Nghề nông thời nào cũng quý kỹ năng.
Người dân khá hơn là niềm ao ước
Công việc này giao lại cho em.

Có một mùa Vu Lan hạnh phúc
Ơn mẹ cha lam lũ sớm hôm
Thương con vạc gọi sao Mai dậy sớm
Một niềm tin thắp lửa giữa tâm hồn.

Bước tiếp bước giữa trường đời gian khó
HỌC ĐỂ LÀM người lao động siêng năng
Rèn nhân cách vượt lên bao cám dỗ
Đức và Tài tử tế giữa Nhân Dân.

Video Anh Minh Nguyen 29 12 2020 : https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=444196760092360&id=100035061194376&comment_id=444215330090503&notif_id=1609296601966880&notif_t=feedback_reaction_generic&ref=notif

Chúc mừng Lễ Tôn vinh NHÀ KHOA HỌC CỦA NHÀ NÔNG tại Hà Nội, Hoàng Thành Di sản thế giới tại Việt Nam ngày 29 tháng 12 năm 2020. Chúc mừng những gương mặt thầy bạn trân quý, có Giáo sư tiến sĩ Lê Huy Hàm (Chủ tịch Hôi đồng Khoa học Viện Di truyền), với thật nhiều công trình, cũng là người vinh danh Cách mạng Sắn Việt Nam ra Hội thảo Sắn Toàn cầu, https://youtu.be/81aJ5-cGp28 tự hào Việt Nam trên Thế giới , Thạc sĩ Nguyễn Văn Chương Trung tâm Hưng Lôc Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam có trên mười công trình nghiên cứu phát triển đậu đỗ phục vụ sản xuất , trong đó có công trình đầu tiên vang bóng một thời 1983-1986 “Chọn giống và trồng xen sắn, ngô với đậu rồng, đậu xanh, lạc” hợp tác Việt Tiệp, là thầy bạn và đồng đội của những kết quả tốt. Chúc mừng tiến sĩ Nguyễn Thị Trúc Mai cô Út trong đội ngũ trên với giống sắn tốt KM419 và kỹ thuật thâm canh thích hợp tại tỉnh Phú Yên, đã và đang tiếp tục chọn tạo các giống sắn mới theo hướng năng suất tinh bột cao chống chịu một số bệnh chính, góp phần nâng cao thu nhập, sinh kế, việc làm và đời sống người dân. Thật tuyệt vời đội ngũ ấy.

Em đi chơi cùng Mẹ
Trăng rằm vui chơi giăng

QUẢNG TÂY NAY VÀ XƯA
Hoàng Kim
Quảng Tây ngày nay, với thủ phủ Nam Ninh là nơi diễn ra Hội thảo Cây Có Củ Toàn Cầu (*), https://youtu.be/81aJ5-cGp28 diện mạo thành phố khác rất xa so với Quảng Tây trước đây, nơi tôi đã có nhiều lần đến đó và có nhiều người bạn gắn bó tại đấy. Văn hóa lịch sử khoa học và công nghệ toàn cầu giao hội ở điểm đến Nam Ninh. Quảng Tây nay so sánh với Ung Khâm Liêm xưa là một góc nhìn thú vị. Bài này tôi không viết về nông nghiệp mà muốn lưu lại một chút cảm nhận về lịch sử

Du lịch sinh thái Quảng Tây bâng khuâng bao điều suy ngẫm. Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây ngày nay, với Nam Ninh, Khâm Châu, Hợp Phố là Ung Khâm Liêm xưa, nay đã biết bao thay đổi. Tôi đến Quảng Tây nhiều lần, đã từng du thuyền ở Quế Lâm, leo núi cao và cùng ăn cơm người dân tộc Choang, thăm khu di chỉ khảo cổ Tây Sa Pha nơi khai quật được các loại rìu đá, dao đá, những công cụ nguyên thủy của người cổ Bách Việt, nơi câu thơ “châu về Hợp Phố” vẫn còn văng vẳng bên lòng. Nam Ninh thủ phủ của Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, nay là nơi tổ chức Hội thảo Cây Có Củ Toàn Cầu, xưa là trọng điểm của chiến dịch đánh Tống 1075-1076 do danh tướng nhà Lý là Lý Thường Kiệt phát động nhằm tấn công quân Tống ở ba châu Ung Khâm Liêm, chặn đứng âm mưu của Vương An Thạch chủ trương Nam tiến tìm kiếm chiến thắng bên ngoài để giải tỏa những căng thẳng trong nước. Tôi nhớ Tô Đông Pha bị đày ải ở Thiểm Tây, Hàng Châu, biên viễn Giang Nam, suốt đời lận đận vì chống lại biến pháp không bền vững của Vương An Thạch. Tuy ông bị đối xử không công bằng nhưng người yêu thương ông, túi thơ, kiếm bút, công trình thủy lợi Hàng Châu di sản văn hóa thế giới mà ông lưu lại vẫn như trăng rằm lồng lộng giữa trời. Tôi nhớ câu thơ Nguyễn Du: “Giang sơn vui thú yên hà. Mai là bạn cũ, hạc là người quen“. Tôi nhớ Hồ Chí Minh “Đi đường mới biết gian lao, Núi cao rồi lại núi cao trập trùng; Núi cao lên đến tận cùng, Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non“. Và tôi nhớ câu thơ cảm khái của chính mình ‘Lên non thiêng Yên Tử’ “Non sông bao cảnh đổi. Kế sách một chữ Đồng. Lồng lộng gương trời buổi sáng. Trong ngần thăm thẳm mênh mông“.

Ung Châu là tên xưa, nay là Nam Ninh thành phố lớn nhất và là thủ phủ của khu tự trị Quảng Tây, Trung Quốc. Thành phố này nằm cách biên giới Việt Nam 180 km. Dân số Nam Ninh hiện khoảng 7,5 – 9,0 triệu người, (tương đương dân số thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam). Nam Ninh có 6 quận Giang Nam, Hưng Ninh, Lương Khánh, Tây Hương Đường, Thanh Tú, Ung Ninh và 6 huyện Hoành Long An, Mã Sơn, Tân Dương, Thượng Lâm, Vũ Minh. Thủ phủ Nam Ninh là nơi trung chuyển khách đến tham quan Quế Lâm nổi tiếng, thăm các làng dân tộc thiểu số ở Bắc và Tây Quảng Tây và khách Trung Quốc sang thăm Việt Nam bằng đường bộ. Khâm Châu xưa và nay tên gọi không đổi. Khâm Châu là một trong 14 địa cấp thị thuộc khu tự trị tỉnh Quảng Tây. Khâm Châu nằm bên vịnh Bắc Bộ với diện tích 10.843 km2 và dân số trên 3,1 triệu người. Khâm Châu nằm ở phía nam Quảng Tây, trên vùng bờ biển thuộc vịnh Bắc Bộ. Phía bắc tiếp giáp với địa cấp thị Nam Ninh, phía tây tiếp giáp địa cấp thị Phòng Thành Cảng, phía đông tiếp giáp địa cấp thị Ngọc Lâm, phía đông bắc tiếp giáp Quý Cảng, phía đông nam giáp Bắc Hải. Nằm trong khoảng từ 20°54′ tới 22°41′ vĩ bắc, 107°27′ tới 109°56′ kinh đông. Đường bờ biển dài 311,44 km. Phía đông bắc và tây bắc có 2 dãy núi là Lục Vạn Đại Sơn và Thập Vạn Đại Sơn, với độ cao đều trên 1.000 m. Khâm Châu là hải cảng chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu cho vùng duyên hải tây nam Trung Quốc. Khâm Châu có 4 đơn vị cấp huyện: quận Khâm Nam, quận Khâm Bắc, huyện Linh Sơn, huyện Phố Bắc. Liêm Châu xưa chính là Hợp Phố, Bắc Hải ngày nay. Bắc Hải có nghĩa là biển bắc, là nơi có cảng biển, một nhà máy đóng tàu lớn nằm bên bờ phía bắc của vịnh Bắc Bộ. Hợp Phố trước đây gọi là Liêm Châu, là một huyện thuộc địa cấp thị Bắc Hải. Huyện này có diện tích 2.380 km², dân số hiện khoảng 1,3 triệu người, huyện lỵ là trấn Liêm Châu. Khoảng 5.000 năm trước, trong thời kỳ đồ đá mới tại khu vực Hợp Phố ngày nay đã có những hoạt động của con người. Tại di chỉ khảo cổ Tây Sa Pha người ta đã khai quật được các loại rìu đá, dao đá, những công cụ nguyên thủy của con người. Trước khi nhà Tần thống nhất Trung Quốc, Hợp Phố là vùng đất của Bách Việt. Năm thứ 33 thời Tần Thủy Hoàng (214 TCN), quân đội Tần thống nhất Lĩnh Nam, lập ra Nam Hải, Quế Lâm, và Tượng Quận. Hợp Phố thuộc về Tượng Quận. Năm Nguyên Đỉnh thứ 6 thời Hán Vũ Đế (111 TCN), quân đội Tây Hán xâm chiếm Nam Việt, lấy vùng giáp giới Nam Hải, Tượng Quận lập ra quận Hợp Phố, với thủ phủ quận đặt tại Từ Văn (nay thuộc huyện Hải Khang tỉnh Quảng Đông), đồng thời thiết lập huyện Hợp Phố. Năm Hoàng Vũ thứ 7 (228) thời Tam Quốc, Đông Ngô đổi quận Hợp Phố thành quận Châu Quan, nhưng chẳng bao lâu sau lại đổi về tên cũ. Năm Trinh Quan thứ 8 (634) thời Đường Hợp Phố được gọi là Liêm Châu. Năm Chí Nguyên thứ 17 (1280), nhà Nguyên đổi thành tổng quản phủ Liêm Châu. Từ năm Hồng Vũ thứ nhất (1368) thời Minh cho tới thời Thanh người ta lập phủ Liêm Châu, trực thuộc tỉnh Quảng Đông. Thời kỳ Trung Hoa dân quốc (1911– 1949), huyện Hợp Phố trước sau thuộc về đạo Khâm Liêm, tỉnh Quảng Đông, Thời kỳ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sau nhiều lần tách nhập và thay đổi, nay thuộc Bắc Hải một địa cấp thị Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây.

Tỉnh Quảng Tây năm 1958, được chuyển đổi thành Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây theo đề nghị của Thủ tướng Chu Ân Lai. Lý do vì người Choang là dân tộc thiểu số lớn nhất ở Trung Hoa và tập trung nhiều ở Quảng Tây. Người Hán đứng đầu chiếm khoảng 92% dân số của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, khoảng 98% dân số của Đài Loan và khoảng 19% dân số thế giới. Người Choang ở Trung Quốc cũng chính là người Nùng và người Tày ở Việt Nam có dân số trên 18 triệu người đứng thứ hai chiếm sau người Hán trong số 55 dân tộc thiểu số được Cộng hòa nhân dân Trung Hoa chính thức công nhận. Người Choang có 94 % dân số sống tại tỉnh Quảng Tây, tập trung ở phía tây và tây nam tỉnh. Tại tỉnh Quảng Tây theo Cục Thống kê Quảng Tây thì 61,5% dân số toàn tỉnh là người Hán, người Choang chiếm 32,6%, còn lại 6% là các sắc tộc thiểu số khác.

Quảng Tây xưa là “Quảng Nam Tây lộ” tên gọi có từ thời nhà Tống. “Quảng” có nghĩa là “mở rộng”, và được đặt cho vùng này kể từ thời nhà Tây Tấn trở đi. “Quảng Tây” và tỉnh láng giềng Quảng Đông có tên gọi chung đầy đủ là “Lưỡng Quảng”, tên gọi tắt là “Quế”, lấy theo tên Quế Lâm là một thành phố lớn và được coi là danh lam thắng cảnh bậc nhất của Trung Hoa cổ xưa và hiện đại. Bill Clinton tổng thống Hoa Kỳ sang thăm Trung Quốc đại lục sau nhiều năm Trung Mỹ tách biệt địa chính trị, đã chọn Quế Lâm là điểm đến sau Bắc Kinh. Vùng đất này chính thức thuộc về Trung Quốc từ năm 214 TCN, khi quân đội nhà Tần xâm chiếm hầu hết miền nam Trung Hoa ngày nay. Tên gọi “Quảng Tây” bắt nguồn từ thời nhà Tống, khi khu vực này được tổ chức thành một lộ, gọi là Quảng Nam Tây Lộ. Vào cuối đời nhà Nguyên, vùng này được tổ chức thành một tỉnh với tên gọi được rút gọn thành “Quảng Tây”. Vào cuối đời nhà Thanh, ở huyện Quế Bình, miền đông Quảng Tây, đã nổ ra Khởi nghĩa Kim Điền vào ngày 11 tháng 1 năm 1851, khởi đầu của phong trào khởi nghĩa nông dân vĩ đại Thái Bình Thiên Quốc. Cửa ải Trấn Nam Quan (ngày nay là Hữu Nghị Quan) trên biên giới với Việt Nam cũng là nơi diễn ra trận đánh Trấn Nam Quan nổi tiếng vào ngày 23 tháng 3 năm 1885, trong Chiến tranh Pháp-Thanh. Trong trận đánh này, mũi tấn công của quân Pháp đã bị lực lượng Trung Quốc của tướng Phùng Tử Tài đánh bại, một sự kiện lịch sử rất được những người yêu nước Trung Hoa ca tụng. Sau ngày thành lập Trung Hoa Dân Quốc, Quảng Tây trở thành căn cứ của một trong những tập đoàn quân phiệt hùng mạnh nhất của Trung Quốc: Tập đoàn Quảng Tây (Quế hệ) cũ do Lục Vinh Đình và những người khác lãnh đạo, tập đoàn này đã vươn ra kiểm soát cả các tỉnh Hồ Nam và Quảng Đông ở liền kề. Đầu thập niên 1920, Tập đoàn Quảng Tây cũ bị thất bại, và được thay thế bằng Tập đoàn Quảng Tây mới, do Lý Tông Nhân và Bạch Sùng Hi cầm đầu. Quảng Tây còn được nhắc đến bởi Khởi nghĩa Bách Sắc, một cuộc khởi nghĩa cộng sản do Đặng Tiểu Bình lãnh đạo vào năm 1929 nhưng các căn cứ cộng sản đã được thiết lập này cuối cùng đều bị lực lượng Quốc dân Đảng tiêu diệt. Vào năm 1944 gần kết thúc Thế chiến II, Nhật Bản chiếm đóng Quảng Tây sau Chiến dịch Ichigo (hay còn gọi là Chiến dịch Dự Tương Quế trong một nỗ lực thu tóm tuyến đường sắt Hồ Nam-Quảng Tây và thiết lập một vùng đất nối với Đông Dương Pháp thuộc. Người Nhật đã chiến thắng và một loạt các thành phố chính ở Quảng Tây trở thành thuộc địa của Nhật Bản. Tỉnh Quảng Tây do nằm ở xa phía nam, lực lượng cộng sản kiểm soát Quảng Tây muộn hơn nên chính quyền tỉnh thay đổi muộn hơn, mãi vào tháng 12 năm 1949, hai tháng sau khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Quân đội Nhân dân Việt Nam có chiến dịch Thập Vạn Đại Sơn tổ chức phối hợp cùng với Giải phóng quân Trung Quốc chính là trong dịp này. Trong sáu thế kỷ tiếp theo, Quảng Tây vẫn là một tỉnh của Trung Quốc cho đến khi được Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chuyển thành một khu tự trị dành cho dân tộc thiểu số đông đảo ở đây. Tỉnh Quảng Tây trong suốt chiều dài lịch sử là vùng đất không có biển. Sau năm 1952 một phần nhỏ của bờ biển Quảng Đông được chuyển giao cho Quảng Tây, từ đó vùng đất này được thông với biển, đến năm 1955 chuyển giao lại, và năm 1965 tiếp nhận lại.

Tỉnh Quảng Tây gần tỉnh Quảng Đông và Đài Loan. Vì những đặc điểm địa chính trị quan trọng nêu trên, nên Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông đã có chuyến du phương Nam những năm cuối của Cách mạng Văn hóa để bịt kín những mưu lược liên kết của Lâm Bưu, người bị tử nạn ngày 13 tháng 9 năm 1971, sau khi kế hoạch đảo chính bị bại lộ, đã bị hỏa tiễn bắn khi đi ăn tiệc về, hoặc do máy bay rơi ở Mông Cổ khi đang trốn chạy sau vụ mưu sát Mao Trạch Đông không thành.

Soi vào Quảng Tây là soi vào lịch sử Trung – Việt giác ngộ được nhiều vấn đề sâu sắc của hiện tại và quá khứ. Những huyền thoại về gốc gác người Việt cổ, nhà Trần phương Nam, nhà Trần phương Bắc, Nùng Trí Cao, chiến dịch đánh Tống 1075-1076 do danh tướng nhà Lý là Lý Thường Kiệt phát động, Giáp Hải bài thơ “Vịnh Bèo”, Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi “Hải Khẩu dạ bạc hữu cảm”, “Sấm động Nam Vang/ Vũ qua Bắc Hải”, Bí ẩn việc vua Quang Trung cầu hôn công chúa Mãn Thanh và xin đất định đô trên đất người Việt cổ để về thăm thiên triều bớt xa xôi cách trở, v.v và v.v…có quan hệ đến bài học sâu sắc lịch sử này.

Quảng Tây nay và xưa là một điểm nhìn tham chiếu.
xem thêm (*) https://youtu.be/81aJ5-cGp28

Cách mạng sắn Việt Nam https://youtu.be/81aJ5-cGp28 báo cáo tại Hội thảo Cây Có Củ Toàn Cầu

NGƯỜI VỊN TRỜI XANH CHẤP SÓI RỪNG
Hoang Kim

Hà Giang ơi Hà Giang ơi
Núi thẳm mờ sương thấu cửa trời
Nơi đâu bạn cũ (*) thành sương khói
Bồng bềnh mây trắng dốc chơi vơi.

Trời rất xanh và rừng rất sâu
Mèo Vạc xa kìa, Lũng Dẻ đâu
Nào hang Cắc Cớ nào Công Cốc
Núi Tản ngàn năm biếc một màu.

Phình ngán Phình ngán Ắt tắc tím
Bạn ra kéo mình ra búa
Trò chơi mê mãi suối bên mai
Người vịn trời xanh chấp sói rừng.

(*) Hoàng Kim ở E568 F325B sau này là nòng cốt của F356 nước mắt Vị Xuyên, chính ủy sư đoàn Phạm Hồng (Hải Dương) là người thân.

LendinhMaPhiLeng1

LÊN ĐỈNH MÃ PHÌ LÈNG
ảnh Phan Chí, thơ Hoàng Kim

Đội anh Phan Chi ngắm thiệt mê
Cùng nhau lên đỉnh ngó mà ghê
Gió mù sương núi trời cao thế
Lưu Nguyễn cùng Tiên lạc lối về.

Đỉnh Mã Phì Lèng ở Hà Giang
Con Đường Hạnh Phúc nối Đồng Văn
Vua Núi các con đèo nước Việt (1)
Tây Tiến (2) tìm lên đỉnh một lần.

Người vịn trời xanh chấp sói rừng
Tuyết Sơn Phi Hồ nhớ Kim Dung (3)
Đường hiểm khi trèo lên tận đỉnh
Một tiếng kêu vang dội mấy từng. (4).

Ghi chú:

(1) Đỉnh Mã Phì Lèng ở Hà Giang là Vua Núi của các con đèo Việt Nam. Tam giác châu huyền thoại Việt Trì- Ninh Bình – Quảng Ninh là vùng đất địa linh nhân kiệt cho sự trường tồn của tộc Việt trong cuộc “đấu tranh giành quyền sống với vạn vật” mời đọc  “Minh Không huyền thoại Bái Đính
(2) Tây Tiến, “… Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” … mời đọc “Quang Dũng những bài thơ hay”.
(3) Tuyết Sơn Phi Hồ nhớ Kim Dung: mời đọc Kim Dung Tuyết Sơn Phi Hồ
(4) Ý thơ Ngôn Hoài bài kệ của Không Lộ thiền sư: mời đọc “Ngôn Hoài”: Một bài Kệ Thiền rất khó dịch của Nguyễn Cẩm Xuyên đăng trên Kiến thức ngày nay số 829  ngày 20.8.2013.Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây   cập nhật mỗi ngày
Đối thoại triết học

Video yêu thích
Secret Garden – Poéme

Vuonxuan


KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365; Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on Twitter