Chào ngày mới 30 tháng 3


CHUYỆN ĐỒNG DAO CHO EM
Hoàng Kim


Đồng dao là chuyện tháng năm
Lời ru của mẹ Trăng rằm thảnh thơi
Biết tìm bạn quý mà chơi
Học ăn học nói làm người siêng năng

Hiểu nhàn biết đủ thời an
Thung dung minh triết thanh nhàn thảnh thơi
Người sung sướng biết sống vui
Những người hiếu hạnh được đời yêu thương.

Việc chính là học làm người
Khắc sâu nhân nghĩa nhớ đời đừng quên
Hiếu trung phải học đầu tiên
Đừng tham tưởng bở mà quên ân tình.

Đừng tưởng cứ đẹp là tiên
Cứ trên là sáng cứ tiền là xong
Đừng tưởng không nói là câm
Không nghe tưởng điếc không trông tưởng mù

Đừng tưởng cứ trọc là sư
Cứ vâng là chịu cứ ừ là ngoan
Đừng tưởng có của là sang
Cứ im lặng tưởng là vàng nguyên cây.

Đừng tưởng cứ uống là say
Tai trâu đàn gẩy lời hay ham bàn
Đừng tưởng giàu hết gian tham
Không thời chẳng vận lạm bàn chuyện dân

Đừng tưởng cứ mới là tân
Cứ hứa là chắc cứ ân là tình
Đừng tưởng cứ thấp là khinh
Cứ chùa là tĩnh cứ đình là to.

Đừng tưởng già hết hồ đồ
Cứ trẻ là chẳng âu lo buồn phiền
Đừng tưởng cứ quyết là nên
Cứ mạnh là thắng cứ mềm là thua.

Đừng tưởng đã dấm là chua
Sấm rền là sẽ có mưa ngập trời
Đừng tưởng vui chỉ có cười
Buồn thì ủ rũ chỉ ngồi khóc than

Đừng tưởng cứ lớn là khôn
Cứ bé là dại cứ hôn là chồng
Đừng tưởng bịa có thành không
Nhìn gà hóa cuốc lẫn ông với thằng

Lúc vui tham bát bỏ mâm
Đến khi hoạn nạn tần mần bỏ đi
Đừng tưởng không nhất thì nhì
Phò thịnh sung sướng giúp suy nghèo hèn

Gặp trăng thì vội quên đèn
Hám tiền quên nghĩa đỏ đen lạc đường
Đừng tưởng giàu hết cô đơn
Cao sang hết ốm gian tham hết nghèo.

Đừng tưởng cứ núi là cao
Cứ sông là chảy, cứ ao là tù
Đừng tưởng cứ dưới là ngu
Tham giành là được thấy tu tưởng hiền.

Đừng tưởng cứ thấp là hèn
Cứ sang là trọng cứ tiền là xong
Đừng tưởng quan chức là rồng
Dân thường thấp cổ thì không biết gì.

Đời người lúc thịnh lúc suy
Lúc khỏe lúc yếu lúc đi lúc dừng
Đắng cay chua ngọt đã từng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau.

Ở đời nhân nghĩa làm đầu
Thủy chung sau trước tình sâu nghĩa bền
Học làm người việc đầu tiên
Hiếu trung phúc hậu đừng quên nối vần

“Lênh đênh qua cửa Thần Phù
Khéo tu thì nổi , vụng tu thì chìm”

“Chồng khôn thì được vợ chiều
Vợ ngoan thì được chồng yêu suốt đời”

“Người trồng cây hạnh mà chơi
Ta trồng cây đức để đời mai sau”
(*)

(*) Ca dao người Việt cổ

CHÂN CHÍNH
“Chân chính bao nhiêu phúc bấy nhiêu”
(Lời của Ông Bà dạy)

Làm Người chân chính sống vui
Chân là sự thật, chính thời thẳng ngay
Ai ơi nhớ lấy câu này
Tìm lành lánh dữ, cây ngay bóng tròn

BẢY ĐỊNH LUẬT CUỘC SỐNG
Hoàng Kim

Luật hấp dẫn
Quyết chí điều mình muốn

Luật tập trung
Việc chính biết dày công

Luật trách nhiệm
Dám làm thì dám chịu

Luật kiên trì
Không bỏ cuộc giữa chứng

Luật nhân quả
Gieo gì thì gặt nấy

Luật chấp nhận
Biết tỉnh thức mới khôn

Luật kết nối
Đoàn kết là sức mạnh

xem tiếp Chuyện đồng dao cho em https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chuyen-dong-dao-cho-em

Hình ảnh này không có thuộc tính văn bản thay thế; tên tập tin là chuyen-dong-dao-cho-em-1.jpg

CHUYỆN ĐỒNG DAO CHO EM
Hoàng Kim


Tiếng Việt lung linh sáng
Lời dặn của Thánh Trần
Biết mình và biết người
Kế sách một chữ Đồng

Quốc Công đạo làm tướng
Tiết Chế đức dụng nhân
Văn chương ngọc cho đời
Tự do ngời tâm đức

Vui đi dưới mặt trời

xem tiếp Chuyện đồng dao cho em https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chuyen-dong-dao-cho-em

THƠ VUI NHỮNG NGÀY NHÀN
Hoàng Kim

Về hưu cuốc đất trồng rau,
Nhàn tênh hôm sớm, giải dầu #Thungdung
Rượu bia thuốc lá chẳng màng
Chính liêm cần kiệm không phiền lụy ai
Thảnh thơi nắng sớm mưa mai
Giúp con, dạy cháu, khuyến ai cần mình
An nhàn, đức độ, công minh
Tìm lành, lánh dữ, hoàng thành  HƯU TU.

Về hưu việc cứ lu bù
Kiệm cần vẫn quý từng xu, từng đồng
Làm thêm đâu phải buồn lòng
Mà quen lao động thong dong tối ngày
Người thân đùa bảo đi cày
Vì không lười được, hưu này HƯU TRÂU.

Về hưu chẳng thiết đi đâu
Nấu cơm, dạy cháu, nhặt rau, quét nhà
Giúp con, khuyến học, trông già
Kiêm luôn bảo vệ coi nhà, giữ xe  
Chẳng màng điều tiếng khen chê  
Vui làm HƯU CHÓ vợ thuê việc nhà

Về hưu vẫn rộng đường xa
Lưng còn lấm đất đâu là HƯU NON.
Chẳng hề lạc lối làm ăn
Cơ may thời vận khó khăn nghiệp mình
Mới hay đá nát ngọc lành
Nhân duyên tiền định trời dành phận cho.

Về hưu lẫn thẩn làm thơ
Thiên cơ nhân quả cứ ngờ rằng hay
Mã tiền khóa luận đúng sai
Đức năng thắng số vui say việc đời
Trần Đoàn thỏa chí rong chơi
Thênh thênh bạn quý ấy thời HƯU HÂM

Cuộc đời thoáng chốc trăm năm
Đồng dao người lớn tri âm thành vè:

“Ai ơi lẳng lặng mà nghe
Dữ răn việc trước, lành dè thân sau” (7).

“Trai thời trung hiếu làm đầu
Gái thời hiếu hạnh làm câu trau mình” (3):

“Lênh đênh qua cửa Thần Phù
Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm” (1)
 
“Trai khôn thì được vợ chiều
Gái ngoan thì được chồng yêu suốt đời” (2).

“Nên thợ nên thầy nhờ có học
No ăn no mặc bởi hay làm” (4) .

“Dẫu có bạc vàng trăm vạn lượng
Không bằng kinh sử một vài pho”(5).

“Người trồng cây hạnh người chơi
Ta trồng cây đức để đời mai sau
. (6)

xem tiếp: https://hoangkimlong.wordpress.com/tho-vui-nhung-ngay-nhan/

Những câu thơ trích dẫn : (1) (2) (6) Ca dao người Việt cổ; (3) (7) Nguyễn Đình Chiểu: (4) Nguyễn Trãi; (5) Lê Quý Đôn

ĐỨC TIN
Hoàng Kim

Bảy mươi học tám mốt
Đức tin hơn niềm tin
Lá vàng ôm ấm cội
Thăm thẳm một tấm nhìn


Lev Tonstoy năm kiệt tác Lev Tolstoy (1828 – 1910) tám mươi mốt tuổi là nhà hiền triết và đại văn hào Nga danh tiếng bậc nhất lịch sử nhân loại với năm kiệt tác lắng đọng mãi với thời gian: 1) Chiến tranh và Hòa bình, 2) Ana Karenina, 3) Phục sinh; 4) Đường sống; 5) Suy niệm mỗi ngày. Riêng hai tác phẩm Đường sống và Suy niệm mỗi ngày / Minh triết cho mỗi ngày (Wise Thoughts for Every Day) được coi là hai công trình trọng yếu cuối cùng của Lev Tonstoy và ông đã xem nó là đóng góp quan trọng nhất của ông cho nhân loại…. Lev Tonstoy khuyên chúng ta về ĐỨC TIN. “Hãy luôn luôn hạnh phúc và sung sướng”  hãy  tuân theo quy luật của sự thiện và luôn nhớ câu cách ngôn cổ của người Do Thái: “Linh hồn của một người là ngọn đèn của Thượng đế“.  Minh triết cho mỗi ngày là một kho tàng minh triết tinh túy. Lev Tonstoy dùng chữ “Đức tin” hay hơn và sâu sắc hơn “niềm tin”,

NIỀM TIN
Van Nguyen

Ngày mai đi xa
em gửi niềm tin ở lại quê nhà
sao em không gửi vào chùa
Ba Vàng, Tam Chúc, Bái Đính
những ngôi chùa đại gia

Đất nước luôn biết ơn
sao em không gửi niềm tin
vào những tượng đài
xây bằng đá, xi măng, cốt thép
vĩnh cửu bền đẹp với thời gian

Sao em lại gửi niềm tin
vào những chiếc lá
niềm tin bé nhỏ
chiếc lá màu xanh
dưới rặng cây
có ngôi nhà mẹ ở

Tượng đài cao to dễ đổ
Chùa rộng phật tử đi nhầm
Mùa thu lá rụng
Anh thành người nhặt lá cho em…

(*) Bài ĐỨC TIN là sự tiếp nối và bàn luận về NIỀM TIN (Kim Notes lắng ghi chú) xem tiếp Lev Tonstoy năm kiệt tác https://hoangkimlong.wordpress.com/category/lev-tonstoy-nam-kiet-tac/ và Thơ vui những ngày nhàn https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tho-vui-nhung-ngay-nhan Chuyện đồng dao cho em https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chuyen-dong-dao-cho-em

TỈNH THỨC CÙNG THÁNG NĂM
Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim
#Nhàtôi
; #Thungdung#dayvahoc, #vietnamhoc#cnm365#cltvn; #đẹpvàhay;
https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-30-thang-3/ & https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-30-thang-3/

CNM365 Tình yêu cuộc sống: Mưa xuân trong mắt ai; Ngọc Phương Nam ngày mới; Giống khoai lang Việt Nam; Đàn Nam Giao thành phố Huế; Lời ru nhớ núi sông ; #Nhàtôi; Đến với Tây Nguyên mới ; Câu cá bên dòng Sêrêpôk ; Tỉnh thức cùng tháng năm; Mưa xuân Kim và Thủy; Tháng Ba hoa gạo nở; Việt Nam con đường xanh; Đọc lại và suy ngẫm; Mây lành Phổ Đà Sơn; Kim Notes lắng ghi chú; Gia Cát Mã Tiền  Khóa; Trung Quốc một suy ngẫm; Nhớ Ông Bà Cậu Mợ; Có một ngày như thế; Phục sinh giữa tối sáng; Nam tiến của người Việt; Nhà tôi giấc mơ xanh; Cao Biền trong sử Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Nhà tôi giấc mơ xanh; Tô Đông Pha Tây Hồ; Thượng Đức thương nhìn lại; Những trang văn thắp lửa; Thơ vui những ngày nhàn; Bill Gates học để làm; Minh triết sống phúc hậu; Giống khoai lang Việt Nam;Sắn Việt Nam ngày nay; Vietnamese Cassava Today; Hồ Lắk Đình Lạc Giao; Ngày Quốc tế Hạnh phúc; Chim Phượng về làm tổ; Chốn vườn thiêng cổ tích; Trân trọng Ngọc riêng mình; Bảo tồn và phát triển sắn; Về miền Tây yêu thương; Trần Công Khanh ngày mới; Mark Zuckerberg và FB ; Chuyện đồng dao cho em; Đến với Tây Nguyên mới; Thương Kim Thiếp Vũ Môn.Nghỉ ngơi nhàn tĩnh dưỡng; Trần Công Khanh ngày mới;Selma Nobel văn học; Thầy Quyền thâm canh lúa; Chuyện ngày sinh của Thủy;Một gia đình yêu thương; Thành kính lưu lời thương; Nhớ ông bà cậu mợ; Một niềm tin thắp lửa;Minh triết sống phúc hậu; Truyện vua Solomon; Đến với Tây Nguyên mới; Hồ Lắk Đình Lạc Giao; Thương Kim Thiết Vũ Môn; IAS đường tới trăm năm; Nông nghiệp Việt trăm năm; Quản lý đất đai Việt Nam; Nam Tiến của người Việt.Mẹ tắm mát đời con; Bóng hạc chốn xa xôi; Hồ Lắk Đình Lạc Giao; Cánh cò bay trong mơ; Vào Tràng An Bái Đính; Sông Hoàng Long chảy hoài; Nguồn Son nối Phong Nha; #An nhiên; Đến với Tây Nguyên mới; Thương Kim Thiết Vũ Môn; Nguyễn Huy Thiệp lắng đọng;Đặng Dung thơ Cảm hoài; Đồng hành cùng đi tới; Giống khoai lang Việt Nam; Thương Kim Thiếp Vũ Môn; Quảng Bình đất và người; Thơ văn thầy Hồ Ngọc Diệp; Chuyện cổ tích người lớn; Cuối dòng sông là biển; Thầy nghề nông chiến sĩ; Đọc lại và suy ngẫm; Thương Kim Thiếp Vũ Môn; Giống khoai lang Việt Nam; #cnm365 #cltvn An nhiên; Việt Nam con đường xanh; Đọc lại và suy ngẫm; Mây lành Phổ Đà Sơn; Cao Biền trong sử Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Nhà tôi giấc mơ xanh;Phạm Hồng Đức Phước ca cao; Cao Biền trong sử Việt;Trời nhân loại mênh mông; Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay; Thầy bạn trong đời tôi; Cuối dòng sông là biển;. Phục sinh giữa tối sáng; Nam tiến của người Việt; Gia Cát Mã Tiền Khóa;

LangTranThanhTongLongHungThaiBinh,PVLOC90

Ngày 30 tháng 3 năm 1258, Trần Thái Tông nhượng lại ngôi vua triều Trần ở Việt Nam cho Thái tử Trần Hoảng là Trần Thánh Tông. Trần Thái Tông trở thành Thái thượng hoàng. Ngày 30 tháng 3 năm 1023, ngày sinh Lý Thánh Tông, Hoàng đế thứ 3 của nhà Lý, Việt Nam (mất năm 1072). Ngày 30 tháng 3 năm 1853, ngày sinh Vincent van Gogh, họa sĩ người Hà Lan (mất năm 1890);

Bài chọn lọc ngày 30 tháng 3: Chuyện thầy Lê Quý Kha; Có một ngày như thế; Nhà Trần trong sử Việt; Nghê Việt am Ngọa Vân; Phạm Minh Giắng bạn tôi; Chuyện cổ tích người lớn; Phục sinh giữa tối sáng; Phạm Hồng Đức Phước ca cao; Kim Notes lắng ghi chú; Gia Cát Mã Tiền Khóa; Trung Quốc một suy ngẫm; Nhớ Ông Bà Cậu Mợ; Giống khoai lang Việt Nam; Có một ngày như thế; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-30-thang-3/https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-30-thang-3/

CHUYỆN ĐỒNG DAO CHO EM
Hoàng Kim


Nếu giọt nước rơi xuống hồ nó sẽ biến mất, nhưng nếu rơi xuống lá sen , nó sẽ tỏa sáng như một viên ngọc. Đời người cũng như giọt nước rơi, ở với ai mới là điều quan trọng.

HOA ĐẤT THƯƠNG LỜI HIỀN
Hoàng Kim

1

Ta vui đếm nhịp thời gian
Thung dung nhàn giữa gian nan đời thường.

Mẫu Phương Nam Tao Đàn
Đường Huyền Trân Công Chúa
Nam tiến của người Việt
Hoa Đất thương lời hiền

2

Người ta hoa đất
An nhàn vô sự là tiên
Thung dung cỏ hoa
Thế giới người hiền

Điền trúc măng ngon
Hôm qua chăm mai
Sớm nay hái nấm
Chiều về thu măng.

Thung dung thanh nhàn
Sống giữa thiên nhiên
Đọc bài cho em
Vui cùng bạn quý

Đọc sách dọn vườn
Lánh chốn bon chen
Thảnh thơi cuộc đời
Chơi cùng hoa cỏ.

Xưa lên non Yên Tử
Mang lộc trúc về Nam
Nay đến chốn thung dung
Vui nhởn nhơ hái nấm.

Ơn Thầy Ơn Bạn
Lộc xuân cuộc đời
Thung dung Hoa Lúa
Phúc hậu, an nhiên,

Minh triết, tận tâm
Hoa Người Hoa Đất
Làm ngọc cho đời
Đạo ẩn vô danh.

3

Mình là hoa của đất
Ươm mầm xanh cho đời.
Gieo yêu thương hi vọng
Gặt hái những niềm vui.

Thấm thoắt bao xuân qua
Cùng nhau từ thuở ấy
Lộc muộn ngày hôm nay
Nhớ buổi đầu gieo cấy.

Hàng trăm ngàn hec ta
Bội thu từ giống mới .
Nhìn bà con hân hoan
Đường trần vui quên mỏi.

4

Nhà Trần trong sử Việt
Lời dặn của Thánh Trần
Yên Tử Trần Nhân Tông
Chuyện cổ tích người lớn

Về với vùng văn hóa
Nhớ cụ Thái Kim Đỉnh
Nguyễn Du trăng huyền thoại
Trà sớm thương người hiền

Việt Nam con đường xanh

5

Sớm nào cũng dành nửa tiếng,
Thung dung đếm nhịp thời gian.
Thong thả chỉ thêu nên gấm,
An nhiên việc tốt cứ làm.
Thoáng chốc đường trần nhìn lại,
Thanh nhàn vô sụ là tiên

6

Điểm nhịp thời gian đầy bút mực
Thung dung năm tháng thảnh thơi nhàn
Đất cảm trời thương người mến đức
An nhiên thầy bạn quý bình an.

Ngày mới đầy yêu thương
Chuyện cũ chưa hề cũ
An nhiên nhàn nét bút
Thảnh thơi gieo đôi vần

Hoa Đất thương lời hiền

2017-11-01_YenTu

Ngày Hạnh Phúc đọc lại kinh Dịch và lời khuyên của Trạng Trình: “Căn bản học Dịch là phải biết tùy thời, hướng thiện và lạc quan. Tùy thời thì an nhàn, trái thời thì vất vả. Tùy thời mà vẫn giữ được trung chính.”

“Có nước nhỏ được biết đến nhờ những vũ khí hạt nhân tên lửa, trong khi thoát khỏi cảnh đói nghèo Việt Nam nhờ hạt gạo nhỏ nhoi. Có lẽ chiến tranh và đói khổ đe dọa đầu tiên mạnh mẽ nhất đến tính mạng và hạnh phúc con người. Việt Nam đã trải qua chiến tranh, nạn đói, vì vậy chúng ta cần có nhà bảo tàng riêng cho cây lúa và sản xuất lúa gạo. Vinh danh cây lúa và những người nông dân một nắng hai sương, nhiều người cho rằng là việc nên làm. Có lẽ ít cây trồng nào hy sinh, chịu đựng và cực khổ như cây lúa. Khi nắng hạn, lụt lội, khi bảo táp mưa sa cây lúa phải trần mình chịu đựng giữa bùn lầy. Để một ngày được hạt lúa vàng, hạt gạo trắng tinh dâng hiến cho con người…” (Đỗ Khắc Thịnh)

TIẾNG VIỆT LUNG LINH SÁNG
Hoàng Kim


Tiếng Việt lung linh sáng
Muốn sang thì bắc cầu kiều
Chuyện đồng dao cho em
Bài đồng dao huyền thoại


Ca dao Việt “Cày đồng”
Mãn Giác thơ “Hoa Mai”
Tiếng Việt lung linh sáng
Thơ Việt ngoài ngàn năm


Trần Khánh Dư “Bán than”
Phạm Ngũ Lão Thuật Hoài
Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn
Đặng Dung thơ Cảm hoài.

Dân ca truyền di sản
Ca dao lọc tinh hoa
Đầu tiên tới cuối cùng
Học ăn và học nói

Cụ Nguyễn Quốc Toàn “mọt sách đền văn học, Lão Quán Lục Vân Tiên”, ngày 5 tháng 4 lúc 14:59 có bài viết DỊCH HAY PHÓNG TÁC ?? nguyên văn như sau:

1- Trong số ca dao Việt Nam nói về nghề nông và giá trị hạt gạo thì bài: “Cày đồng đang buổi ban trưa. Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. Ai ơi! bưng bát cơm đầy. Dẻo thơm một hột, đắng cay muôn phần” có mặt trong nhiều tuyển tập, như: • Tục ngữ ca dao dân ca VIỆT NAM của Vũ Ngọc Phan (1). • Tục ngữ ca dao VIỆT NAM của Hồng Khánh – Kỳ Anh sưu tầm biên soạn (2), • Ca dao VIỆT NAM do Bích Hằng tuyển chọn (3). Các tác giả của ba tập sách trên tuyệt nhiên không có chú thích gì về bài ca dao đó, làm người đọc đinh ninh là ca dao Việt Nam. Nhà phê bình danh tiếng Hoài Thanh cũng yên trí “đó là một trong những bài ca dao hay nhất của xứ ta từ trước” (4).***

2- Thực ra bài ca dao “Cày đồng đang buổi ban trưa…” là của Tàu, chưa rõ ai là tác giả. Một số bảo của Lí Thân, (李紳,772 – 846) người Vô Tích tỉnh Giang Tô, số khác cho là của Nhiếp Di Trung (聶夷中, 837 – 884) người Hà Đông. Có điều lạ, trong “Toàn Đường thi” (全唐詩) (5) bốn câu trên được xếp vào ngũ ngôn tứ tuyệt vừa để ở mục Nhiếp Di Trung vừa để ở mục Lí Thân. ***

3- Tui tìm thấy bản chữ Hán bài ca dao trên trong bộ “Đường thi tuyển dịch” của ông Lê Nguyễn Lưu gồm hai tập, kê cứu 1409 bài thơ của 173 nhà thơ Tàu. Lí Thân ở trang 1097, với hai bài thơ Cổ phong kỳ1 và Cổ phong kỳ kỳ 2. Dưới đây là bài Cổ phong kỳ 1 tui đang bàn tới 古風其一鋤禾日當午汗滴禾下土誰知 盤中餐粒粒 皆辛苦* Phiên âm Thơ Cổ phong Bài 1 Sừ hòa nhật đương ngọ Hãn trích hòa hạ thổ Thùy tri bàn trung xan Lạp lạp giai tân khổ *** Ông Lê Nguyễn Lưu dịch xuôi:Cày xới lúa đang lúc giữa trưa Mồ hôi giọt xuống đất dưới cây lúa Ai nghỉ đến bữa cơm dọn trong mâm Mỗi hột đều chứa nỗi đắng cay gian khổ Và ông Lưu dịch thơ:Cấy lúa giữa ban trưa Mồ hôi ngoài ruộng đổ Ai hay một bát cơm Hạt hạt đầy tân khổ*** Để thấy dịch giả Lê Nguyễn Lưu vừa lúng túng vừa tiền hậu bất nhất trong cách dịch của mình, tui phân tích hai chữ sừ (鋤) và hòa (禾) trong câu thứ nhất “sừ hòa nhật đương ngọ”.- Sừ (鋤) có hai trạng thái diễn đạt. Khi là danh từ, sừ (鋤) chỉ cái cuốc. Ví dụ Nguyễn Trãi nói với bạn là Hữu Nhân: 他年淽溪約, 短笠荷春鋤 : “Tha niên Nhị Khê ước, Đoản lạp hạ xuân sừ”, nghĩa là: Năm nào hẹn về Nhị Khê đội nón lá, vác cuốc đi làm vụ xuân”. Khi là động từ, sừ (鋤) chỉ sự cuốc, như cuốc đất cuốc cỏ.- Hòa (禾) là lúa chưa tuốt ra khỏi bông, chưa cắt ra khỏi rơm rạ. Kinh thi có câu: Thập nguyệt nạp hòa giá 十月納禾稼 Tháng mười thu vào thóc lúa.*** Nếu căn cứ vào tự dạng chữ Hán thì sừ hòa (鋤禾) phải dịch là cuốc lúa, nhưng cuốc lúa là sự vô lý nên ông Lưu thay cuốc bằng “cày” và thêm vào chữ “xới” thành ra “cày xới lúa đang lúc giữa trưa”. Ý dịch giả là người nông dân cày xới cỏ giữa những hàng lúa. Điều đó dẫn đến sự thậm vô lý khác. Là lúa (禾=hòa) đã chắc hạt, đợi tuốt ra khỏi bông cớ sao còn phải cày cỏ. Khi dịch ra thơ, học giả Lê Nguyên Lưu tùy tiện bỏ cuốc lúa,cày lúa, mà gọi là “cấy lúa giữa ban trưa” ***

Một nông dân Việt (hoặc một nhà thông thái Việt) nào đó thấy “sừ hòa nhật đương ngọ” có cái gì đó không ổn, nên dựa vào ý thơ để sáng tác thành một tác phẩm khác theo thể thơ lục bát truyền thống Việt, ai đọc vào cũng hiểu và thuộc nằm lòng ngay.

Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thảnh hót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.***

Tiếc là cho đến nay chưa thấy một học giả nào tìm ra thân thế người phóng tác thiên tài đó. Chỉ biết là bốn câu ca dao trên đã thuộc về tài sản dân ca Việt Nam trong các tuyển tập. —————————–
(1) Nxb Khoa học xã hội Hà Nội 1971
(2) Nxb Đà Nẵng 2007
(3) Nxb Văn hóa Thông tin 2011
(4) http://www.thivien.net/viewwriting.php?ID=250
(5) huynhchuonghung.com
Bộ sách Đường thi tuyển dịch của Lê Nguyễn Lưu

Cụ Nguyễn Quốc Toàn còn nói thêm: Có một sự thực ta phải chấp nhận, hàng ngày ta nói và viết đã dùng đến 80% âm Hán Việt. May mắn là chúng ta vẫn là người Việt của nước Việt Nam.

Anh Ruc Hung có hai nhận xét xin được chép lại :

1. Bài ca dao “Cày đồng…” từ lâu đã được nhiều học giả, nhiều tờ báo, trang Web…trong nước cùng xác định là có nguồn gốc từ bài thơ Đường “Mẫn nông (憫農)” của Trung Quốc rồi bác ạ. Trước sau đã có rất nhiều bản dịch bài “Mẫn nông” sang tiếng Việt và tất cả các bản dịch này đều gắn với tên dịch giả, chỉ duy nhất bản dịch “Cày đồng…” phiên bản ca dao mà bác NQT đang bàn là khuyết danh mà thôi. Tuy nhiên, điều lạ lùng là vượt lên tất cả, chính bản dịch khuyết danh phiên bản ca dao này mới là bản được nhiều thế hệ người Việt biết đến và ngưỡng mộ nhất, thậm chí còn đinh ninh đó là sản phẩm cổ phong bản địa và quyết không rời nó, dù sau này nhiều người đã biết nguyên tác có nguồn gốc ngoại lai! Tại sao vậy? Đó là một câu chuyện dài…Hình dung rằng, bản dịch thoạt đầu được TRUYỀN KHẨU bằng TIẾNG VIỆT trong dân gian, trải thời gian, được nhiều thế hệ tác giả vô danh kế tiếp chỉnh sửa, gọt dũa, đồng sáng tạo theo phong cách dân gian mà thành bản dịch hoàn chỉnh hơn, rất THOÁT, rất HAY, rất THUẦN VIỆT so với nguyên tác. Khi người Việt chưa có chữ viết, cũng như bao tác phẩm sáng tạo dân gian khác, bài “Cày đồng…” tồn tại trong ký ức cộng đồng và TRUYỀN KHẨU trong nhân gian cho đến khi các nhà sưu tầm, nghiên cứu văn học dân gian bắt gặp/nghe được, ghi chép lại, văn bản hoá vào công trình sưu tầm, nghiên cứu của mình và từ đó bài “Cày đồng…” trở thành một đơn vị trong dòng văn học dân gian (văn học trước khi có chữ viết) Việt Nam. Thế nên, không thể, thậm chí không cần đi tìm tác giả bản dịch bài “Cày đồng…” nữa, bởi bài thơ đã được sáng tạo lại, được dân gian hoá.

2. Vì lý do lịch sử, lý do tiếp xúc, tiếp biến văn hoá, không riêng gì bài ca dao “Cày đồng…” mà còn nhiều thể loại văn học dân gian Việt Nam khác cũng ảnh hưởng văn học Trung Quốc, nhưng không ai đặt vấn đề xem xét lại, hoặc gỡ bỏ khỏi kho tàng văn học dân gian nước nhà, bởi nó đã được Việt hoá cao độ và ăn sâu vào đời sống văn học, văn hoá, giao tiếp của người Việt. Chẳng hạn như trong hệ thống thành ngữ Việt Nam có không ít thành ngữ Trung Quốc được dịch và dân gian hoá (Việt hoá) để dùng (mà các nhà nghiên cứu cho là tương đồng):- Y cẩm dạ hành / Áo gấm đi đêm.- Cô thụ bất thành lâm / Một cây làm chẳng nên non.- Diệp lạc quy căn / Lá rụng về cội.- Gia miếu bất linh / Bụt chùa nhà không thiêng- Bão noãn tư dâm dật / No cơm ấm cật dậm dật khắp nơi- Bất cộng đái thiên / Không đội trời chung-….

Hoàng Kim có một câu hỏi nghi vấn: “Sáng tác Việt hay dịch?” Ví như “Tết Việt và Tết Trung” là xuất phát từ “Tiết Lập Xuân” hướng chính Đông của Việt Thường La Bàn Việt.

ĂN CHÁO NÓI CÀN KHÔN
Hoàng Kim

Hai ông ăn cháo nói chuyện càn khôn (1)
Bánh đúc Chợ Đồn cháo ngon Đồng Hới
Minh sư Hưng Đạo thấu hiểu Khánh Dư
Nhớ chuyện Vân Tiên yêu thương Lão Quán
Binh thư yếu lược chọn tướng cực tài (2)
Bát quái tùy thời lời dẫn kiệt tác (3)
Lửa hương vẹn kiếp sắt đá bền gan (4)
Đá Đứng sông thiêng (5) Linh Giang Minh Lệ

Ghi chú
(1) Bán than
Trần Khánh Dư

Một gánh càn khôn quẩy tếch ngàn,
Hỏi chi bán đó, gửi rằng than.
Ít nhiều miễn được đồng tiền tốt,
Hơn thiệt nài bao gốc củi tàn.
Ở với lửa hương cho vẹn kiếp,
Thử xem sắt đá có bền gan.
Nghĩ mình lem luốc toan nghề khác,
Nhưng sợ trời kia lắm kẻ hàn.

Theo Đào Trung Kiên, chủ bút Thi Viện, bài thơ này tương truyền là của Trần Khánh Dư, song có người lại nói của một người đời chúa Nguyễn trong Nam.

Nguồn:
1. Trần Trung Viên, Văn đàn bảo giám, NXB Văn học, 2004
2. Trần Trọng Kim, Việt thi, NXB Tân Việt, 1949
3. Dương Quảng Hàm, Quốc văn trích diễm: Cao đẳng tiểu học độc bản, Kim Khuê ấn quán phát hành, 1928

(2) Lời dặn của Thánh Trần: Quốc Công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn mất ngày 20 tháng 8 âm lịch năm 1300. Người được dân Việt tôn kính gọi là Đức Thánh Trần và thường dâng lễ tạ ơn sớm từ 20 tháng 8 dương lịch đến ngày lễ chính. Vua Trần Anh Tông lúc Đức Thánh Trần sắp lâm chung có ân cần ngự tới nhà thăm, hỏi rằng: “Nếu có điều chẳng may, mà giặc phương Bắc lại sang xâm lược thì kế sách như thế nào?”. Đức Thánh Trần trả lời: “khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy”. Nguyên văn: “Ngày xưa Triệu Vũ Đế (tức Triệu Đà) dựng nước, vua nhà Hán cho quân đánh, nhân dân làm kế thanh dã (vườn không nhà trống), đại quân ra Khâm Châu, Liêm Châu đánh vào Trường Sa, Hồ Nam, còn đoản binh thì đánh úp phía sau. Đó là một thời. Đời nhà Đinh, nhà Tiền Lê dùng người tài giỏi, đất phương nam mới mạnh mà phương bắc thì mệt mỏi suy yếu, trên dưới một dạ, lòng dân không lìa, xây thành Bình Lỗ mà phá được quân Tống. Đó lại là một thời. Vua nhà Lý mở nền, nhà Tống xâm phạm địa giới, dùng Lý Thường Kiệt đánh Khâm, Liêm, đến tận Mai Lĩnh là vì có thế. Vừa rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây. Vì vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước góp sức, giặc phải bị bắt. Đó là trời xui nên vậy. Đại khái, nó cậy trường trận, ta dựa vào đoản binh. Dùng đoản binh chế trường trận là sự thường của binh pháp. Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa, như gió thì thế dễ chế ngự. Nếu nó tiến chậm như các tằm ăn, không cầu thắng chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được. Vả lại, khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy” * (Đại Việt sử ký toàn thư tập 2 trang 76 -77). Tám hạng tướng và bậc đại tướng theo Binh thư yếu lược có nhân tướng, nghĩa tướng, lễ tướng, trí tướng, tín tướng, bộ tướng, kỵ tướng, mãnh tướng, đại tướng. Bậc đại tướng là người bao trùm và vượt hẳn tám hạng tướng kể trên, gặp hiền tài thì tôn trọng lắng nghe, biết tỏ ý mình không theo kịp người, biết nghe lời can ngăn như thuận theo dòng nước, lòng rộng rãi nhưng chí cương quyết, giản dị và nhiều mưu kế.” Trần Khánh Dư là tướng rất giỏi theo Lịch triều hiến chương loại chí thì ông được Trần Thánh Tông nhận làm Thiên tử nghĩa nam nhưng lại vướng phải vụ án gian dâm với Thiên Thụy công chúa là vợ Hưng Vũ vương Trần Quốc Nghiễn, con trai Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn. Trần Khánh Dư được Trần Quốc Tuấn giao làm đại tướng. giữ chức phó đô thống tướng của ông.

(3) Vạn Kiếp tông bí truyền thư (萬劫宗秘傳書) của Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương, tác phẩm này còn gọi là Vạn Kiếp binh thư đã thất truyền. Bài tựa của Trần Khánh Dư trong cuốn sách này giải thích bí truyền đại sư là người thế nào:“Phàm người khéo cầm quân thì không cần bày trận, khéo bày trận thì không cần giao chiến, khéo giao chiến thì không thể thất bại, khéo thất bại thì không thương vong. Xưa kia, Cao Dao làm chức sĩ sư mà mọi người không dám trái mệnh, Văn Vương và Vũ Vương nhà Chu là bậc thầy về văn và về võ, ngấm ngầm sửa đức để khuynh loát quyền bính của nhà Thương mà lấy nghiệp vương. Đó đều có thể gọi là những người giỏi cầm quân, không cần bày trận vậy. Vua Thuấn múa lá mộc và lông trĩ mà họ Hữu Miêu tự mình tìm đến, Tôn Vũ nước Ngô đem mỹ nhân trong cung thử tập trận mà phía tây phá nước Sở hùng cường, phía Bắc ra uy với nước Tần nước Tấn, nổi tiếng khắp chư hầu. Đó đều có thể gọi là những người giỏi bày trận, không cần giao chiến vậy. Cho đến Mã Ngập nước Tấn dựa vào bát trận đồ chuyển đánh nghìn dặm, phá được Thụ Cơ Năng mà lấy lại Lương Châu. Thế gọi là người giỏi giao chiến không bao giờ thất bại vậy.Cho nên, trận nghĩa là bày ra, là khéo léo. Ngày xưa, vua Hiên Viên lập ra phép “tỉnh điền” để đặt binh chế, Gia Cát Lượng xếp đá bên sông để làm bát trận, Vệ công sửa lại làm trận Lục Hoa, Hoàn Ôn định ra trận Xà Thế, trước sau đều có trận đồ nổi tiếng, trình bày tuần tự, thành phép tắc rõ ràng. Nhưng người đương thời ít ai thông hiểu, muôn vàn đầu mối nhìn vào dường như rối loạn, chưa từng nắm được lẽ biến dịch bên trong. Ví như những phép tắc và suy luận của Lý Thuyên, người sau không ai hiểu nghĩa là gì. Vì thế, Quốc công ta bèn so sánh, kê cứu trận đồ và binh pháp của các nhà, tổng hợp lại thành một bộ sách. Tuy chép cả những điều chi tiết, nhưng người sử dụng thì nên bỏ bớt những chỗ rườm, tóm lấy thực chất. Rồi lấy năm hành ứng với nhau, chín cung câu với nhau, phối hợp cương và nhu, xoay vần chẵn và lẽ, không làm hỗn loạn âm dương và thần sát, phương lợi và sao tốt, hung thần và ác tướng, ba cát và năm hung, việc nào việc ấy thực phân minh rõ rệt. Quốc công lại còn thêm bớt với chiến thuật của thời Tam đại, nhờ đó trăm trận trăm thắng. Cho nên đương thời phía bắc làm cho Hung Nô phải sợ, phía tây làm cho Lâm Ấp phải kinh. Rồi ông đem sách này dạy bảo con em làm gia truyền, không tiết lộ cho người ngoài biết. Lại có lời dặn rằng: “Sau này con cháu và bề tôi phò tá của ta có học được bí thuật này thì nên lấy đầu óc sáng suốt, linh hoạt mà thực hành và sắp đặt nó, chứ không nên lấy đầu óc cứng nhắc, tối tăm mà cất giữ và lưu truyền. Nếu trái điều đó thì sẽ mang vạ vào thân, lại hại lây đến cả con cháu. Đó gọi là tiết lậu cơ trời vậy.”Bài tựa của Trần Khánh Dư cho Vạn Kiếp tông bí truyền thư, còn như sách Binh thư yếu lược mà người đời ngờ rằng bản thật đã bị cướp và thất lạc, đời sau chỉ có chân truyền lời này.

(4) Trần Khánh Dư được Trần Quốc Tuấn giao làm đại tướng. giữ chức phó đô thống tướng của ông. “lửa hương vẹn kiếp’ “sắt đá bền gan” là thơ viết ý này. Lời dặn của Thánh Trần trích dẫn phép CHỌN TƯỚNG của Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn:

Tám hạng tướng và bậc đại tướng

Nhân tướng là người dùng đức để đem đường cho người, dùng lễ để xếp việc cho họ, hiểu thấu sự đói rét của người dưới, biết rõ khó nhọc của đồng sự, đó là nhân tướng.

Nghĩa tướng là người làm việc không cẩu thả, thấy lợi mà không tham, biết chết vinh hơn sống nhục.

Lễ tướng là người có địa vị cao quý mà không kiêu căng, công hơn người mà không cậy, tài năng mà biết hạ mình, cứng cỏi mà biết nhẫn nhịn.

Trí tướng là người gặp biến bất ngờ mà chí không đổi, ứng phó linh hoạt với việc khó khăn, có thể đổi họa thành phúc, gặp cơn nguy biến mà sắp đặt thành thắng thế.

Tín tướng là người thưởng phạt nghiêm minh công bằng, khen thưởng không chậm trễ và không bỏ sót, trừng phạt không buông tha cho kẻ cao quý.

Bộ tướng thủ hạ của đại tướng phải chọn người tay chân lẹ làng, võ nghệ tuyệt luân,  giỏi đánh gần, ứng biến di chuyển mau lẹ, để bảo vệ an toàn cao nhất cho chủ soái.

Kỵ tướng là người có thể vượt núi non cheo leo, từng trải việc nguy hiểm, cưỡi ngựa bắn tên mau lẹ như chim bay, tới thì đi trước, lui thì về sau.

Mãnh tướng là người khí thế vượt hẳn ba quân, dám coi thường địch mạnh, gặp đánh nhỏ vẫn luôn cẩn trọng, gặp đánh lớn thì can đảm quả quyết.

Bậc đại tướng là người bao trùm và vượt hẳn tám hạng tướng kể trên, gặp hiền tài thì tôn trọng lắng nghe, biết tỏ ý mình không theo kịp người, biết nghe lời can ngăn như thuận theo dòng nước, lòng rộng rãi nhưng chí cương quyết, giản dị và nhiều mưu kế.”

(5) Đá Đứng chốn sông thiêng Hoàng Kim Con về Đá Đứng Rào Nan / Cồn Dưa Minh Lệ của làng quê hương/ Linh Giang chảy giữa vô thường / Đôi bờ thăm thẳm nối đường tử sinh. Đá Đứng chốn sông thiêng tại Làng Minh Lệ quê tôi ở Nam Sông Gianh cùng với Thiên Thụ Sơn ở Huế và Núi Đá Bia Phú Yên và Văn Miếu Trấn Biên Đồng Nai với Thiên Cấm Sơn An Giang là năm dấu ấn Nam Tiến của người Việt để thống nhất giang sơn về một mối. Đá Đứng chốn sông thiêng có câu chuyện ông già mù Cao Hạ đã khuyên tôi đổi tên từ Hoàng Minh Kim sang Hoàng Kim. Ông đến nhà tôi để đền ơn cha mẹ tôi đã cứu vớt con ông. Sau này cha mẹ tôi mất sớm “không được hưởng lộc con” (mà chỉ theo con che chở cho con lập nghiệp phương xa) và gia đình tôi đang êm ấm trở nên lưu tán không nhà, đúng như “Hoành Linh vô gia huynh đệ tán”. Tôi đã lần lượt chép lại, để tiện theo dõi mời lần lượt đọc năm mục từ: 1) Làng Minh Lệ quê tôi; 2) Linh Giang Đình Minh Lệ; 3) Đứng chốn sông thiêng; Đợi nắng; Ta về với Linh Giang; Hoa Đất, Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha; 4) Đất Mẹ vùng di sản; 5) Đá Đứng chốn sông thiêng; (tiếp theo kỳ trước).

Bạn Hoàng Minh Thuần ở TU Bình Thuận trao đổi tổng quát: Dạ anh. Em cũng nghĩ khai thác được tour du lịch sông nước kết hơp thắng cảnh từ Cầu sông Gianh lên Ba Đồn, Chợ Mới, bến Lội đền Bốn Miếu, bến chợ Troóc, Phong Nha – Kẽ Bàng, động Thiên Đường, động Sơn Đoòng chẳng khác gì thắng cảnh TRÀNG AN… là điều kiện thuận lợi để quê mình phát triển.

(Tôi xin kể tiếp)
– Không phải ngẫu nhiên mà Pháp chọn Đà Nẵng làm điểm khởi đầu trong kế hoạch đánh chiếm Việt Nam đâu. Có lý cả đấy ! Vì Kinh đô Huế nằm ở Bắc Hải Vân mà thế và lực với sự thông thuộc của Nhà Nguyễn chính là đất phương Nam trong khi Hoành Sơn Linh Giang Lũy Thầy lại là tuyến ba tầng thủ hiểm che chắn Kinh đô Huế ở mặt Bắc nên Pháp không chọn đánh Thanh Khê đó thôi

– Nhưng Linh Giang chính là hiểm địa, bẻ đôi Việt Nam. Ông già mù nói. Cụ nói đúng, Bố tôi lập tức nhỏm dậy. Vì tôi đã bị bắt đi đi lính Pháp để đưa sang đánh nhau bên Tây, đóng quân ở Đà Nẵng bên sông Hàn, sau đó tôi trốn theo Vệ Quốc Đoàn nên rất thông thuộc địa hình đó. Pháp nếu đứng chân được ở Đà Nẵng thì chẹn được mặt Nam, cô lập kinh thành Huế, mẹo ‘đánh rắn giập đầu’ rất mau thắng được dân Nam..

– Trận Đà Nẵng năm 1857 tụi Pháp thua. Cha tôi nói. – Vì tướng Nguyễn Tri Phương giỏi cầm quân, Ông ấy tránh đánh trực diện mà dùng phục binh, lập kế ‘đóng cửa đánh chó’ làm “vườn không, nhà trống” triệt hết đường tiếp tế của địch, cách ly và xử nghiêm tụi gián điệp đội lốt giáo sĩ, giáo dân. Ông lại cho đắp lũy kiểu như Lũy Thầy, bao vây chẹn họng địch ra biển, vây đánh trường kỳ không cần thắng nhanh, nên trận Đà Nẵng bên mình thắng Pháp phải chuyển vào đánh thành Gia Định, chiếm dần đất đai của mình từ phương Nam theo kiểu tằm ăn lá dâu.

– Ông giỏi sử thiệt. Cụ già khen.

– Tôi ít học nhưng rất thích đọc sách Tam Quốc. Cha tôi nói : – Tôi thông gia với ông mẹt Rịnh thường kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc cho tôi và ông Rịnh nghe. Hôm nào ông Rịnh hoặc ông Thìn đến chơi, tôi không khi nào không kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc và sách Kiều, đến mức nó thuộc và kể được đấy. Mẹ nó thì mê nhất Lục Vân Tiên kế đến Kiều và Phạm Công Cúc Hoa.

– Cháu đọc cho ông nghe một đoạn nào? Cụ già nói.Tôi ngước mắt nhìn Mẹ, Mẹ tôi cười khuyến khích: – Con đọc đi

Tôi đọc đoạn ông quán trong thơ Lục Vân Tiên mà mẹ thích:

– Thương ông Gia Cát tài lành,
Gặp cơn Hán mạt, đã đành phôi pha.
Thương thầy Đồng tử cao xa,
Chí thời có chí, ngôi mà không ngôi.

Thương người Nguyên Lượng bùi ngùi,
Lỡ bề giúp nước lại lui về cày.
Thương ông Hàn Dũ chẳng may,
Sớm dâng lời biểu tối đày đi xa.

Thương thầy Liêm Lạc đã ra,
Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân.
Xem qua kinh sử mấy lần,
Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương.

– Địch đánh vô Thanh Khê cửa Hác không dễ. Bố tôi miên man kể. Ông nhớ thời lính tráng của ông: – Tôi dự nhiều trân đánh Pháp cùng thời và cùng đơn vị với Lâm Úy. Tôi ở đại đội 2 tiểu đoàn 274 của ông Lê Văn Tri làm tiểu đoàn trưởng thuộc Trung đoàn 18. Tôi vô sinh ra tử nhiều trận cùng anh em. Chỉ tiếc là đến năm 1951 bị đau bệnh sốt rét phù thủng ngã nước quá yếu trong khi đơn vị thiếu thốn thuốc men chữa trị và điều kiện chăm sóc nên trên mới phải cho giải ngũ về quê. Nếu không thì tôi đến nay đã nhất xanh cỏ nhì đỏ ngực rồi.

– Ông Lê Văn Tri là người Cao Hạ cùng làng với tôi. Sau này ông làm tướng rất to Cụ gìa nói

– Trân Phú Trịch Là Hà, địa thế và cách dàn quân hai bên cũng lựa thế hiểm yếu như là trận Bạch Đằng. Voi trận của Đức Thánh Trần sa lầy ở Sông Hóa. Các trận địa phục kích cũng là các cồn tại các ngả ba sông hiểm yếu như Chợ Mới, La Hà Phú Trịch vậy. Lời thề trên sông Hóa “Chuyến đi này không thắng, ta thề không về lại nơi này!” của đức Thánh Trần cũng như lời thề quyết tử chiến của đội cảm tử 15 trận Phú Trịch La Hà đã chết như voi trận của đức Thánh Trần chết vậy. Cha tôi nói

– Đá Đứng chốn sông thiêng Cầu Minh Lệ Rào Nan Bến Lội Đền Bốn Miếu là nơi rất rất hiểm. Ông già lại xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bến Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy, vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Thời Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Thời Núi Đá Bia ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia cắt đấy. Giá máu xương cao lắm ! Chỗ cao giá hiểm nguy. Cụ già lặp lại.

Cụ già quay sang tôi, bắt tôi nhắc lại mấy lời khẩu quyết. Cao cát Mạc sơn / Sơn Hà Cảnh Thổ / Văn Võ Cổ Kim / Linh Giang thông đại hải / Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn / Đình Bảng Cao Lao Hạ / Miếu cổ thủy sơn thần./ …. Mắt ông rất thành khẩn. Hốc mắt ông dường như có nước mắt. Người ông khoan thai thần bí và trầm tĩnh lạ lùng.

Tôi cẩn thận lặp lại. Cha mẹ tôi im nghe và tỏ vẻ khuyến khích con.

Cụ già nói chậm rãi: Ông bà thay tên cho ’em’ đi: Hoàng Kim tốt hơn Hoàng Minh Kim. Ông tánh trung trực nghĩa khí, bà tánh đức độ, hiền từ, nhà có phước đức, sẽ thành dòng họ lớn ở phương xa, con cháu có quý tử, nhưng ông bà không được hưởng lộc con, mà theo con hưởng phúc và bảo bọc che chở cho con cháu.Cụ già dặn tôi “làm vàng ròng, ngọc cho đời, nên bớt sáng”. Đây là chuyện lạ của lời dặn thứ ba. Chuyện lạ đến mức anh hai Hoàng Ngọc Dộ đã quyết chọn Hoàng Kim làm tên gọi cho em từ lớp 10 sau khi cha mẹ mất và toàn gia lưu tán.Tôi mồ cha mẹ từ nhỏ mất sớm. Thầy Nguyễn Khoa Tịnh khóc trên bục giảng Thầy tăng tôi cuốn sách Trần Hưng Đạo Binh Thư Yếu Lược với lời đề tặng từ tuổi thơ để tôi lưu lại Lời dặn của Thánh Trần và thầy viết bài thơ Em ơi em can đảm bước chân lên lưu những bài thơ tuổi thơ của chính tôi cho tôi. Tôi được anh trai Hoàng Ngọc Dộ và chị gái Hoàng Thị Huyền bảo bọc cưu mang từ nhỏ khi cha mẹ mất sớm, chị gái Hoàng Thị Huyên đã lấy chồng và anh trai Hoàng Trung Trực dấu chân người lính, bom đạn giữa chiến trường, Tôi gạt nước mắt ra đi, thề trước mộ cha mẹ theo Lời dặn của Thánh Trần với Lời thề trên sông Hóa. Thật xúc động ngày về quê tảo mộ tổ tiên Quảng Bình đất Mẹ ơn Người, trời đất tổ tông linh thiêng đã lặng thầm phù trợ “

LÊN VIỆT BẮC ĐIỂM HẸN
Bạch Ngọc Hoàng Kim

Việt Nam tổ quốc tôi yêu
Non sông gấm vóc bao điều mến thương
Hồng Hà kết nối Cửu Long
Nham Biền, Tam Đảo, Trường Sơn ghi lòng
Sông Đà Việt Bắc biên cương
Trường thành chắn Bắc con đường Vạn Xuân
Ngườm Ngao, Bản Giốc, Ka Long
Kỳ Cùng, Kỳ Lộ, Hoàng Linh tuyệt vời

Chúc mừng anh chị Võ Công Hậu Trần Hường (ảnh Sông Đà*), thông tin tích hợp tại https://hoangkimlong.wordpress.com/category/len-viet-bac-diem-hen#Thungdung#dayvahoc, #vietnamhoc; #đẹpvàhay #cnm365 #cltvn 30 tháng 3 https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-30-thang-3/

THANH NHÀN VUI THÁNG NĂM
Hoàng Kim

Đến tuổi an vui cụ Trạng Trình
#Thungdung vô sự chính thần tiên
Hưng nhà thịnh nước lơi lo nghĩ
Tăng gia phú quốc bớt ưu phiền
Phúc phận sướng thân vui hợp trẻ
Thiện lành nhàn hưởng thú #annhiên
Kết ngọc đường xuân đời quên tuổi
Vóc hạc ban mai nắng tỏa duyên

#Thungdung 568
#Dạyvàhọc Thanh nhàn vui tháng năm Đường xuân đời quên tuổi Giấc mơ lành yêu thương https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thanh-nhan-vui-thang-nam/

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là nha-trang-va-yersin.jpg

HÒN BÀ SÔNG NHA TRANG

Sắn Việt Đất Ông Hoàng
Nha Trang và A. Yersin;
Huyền thoại xứ Trầm Hương
Báu vật nơi đất Việt

Hoàng Kim #Thungdung 539 https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hon-ba-song-nha-trang

SẮN LÚA Ở PHÚ KHÁNH

Sắn lúa ở Phú Khánh
Sắn Việt Đất Ông Hoàng
Chuyện ngậm ngãi tìm trầm
Hòn Bà sông Nha Trang


Hoàng Kim #Thungdung KM537

Giống sắn KM397

Nguồn gốc: KM397 là con lai của SM937-26 xBKA900 [Mã số trong sơ đồ lai KM108-9-1 x KM219 là tổ hợp lai kép (SM937-26 x SM937-26) x (BKA900 x BKA900)] do nhóm nghiên cứu sắn Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hố Chí Minh (NLU) và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam (IAS) chon tạo và khảo nghiệm từ năm 2003 (Hoàng Kim và ctv 2009). Giống bố SM937-26 đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống năm 1995 (Hoàng Kim, Trần Ngọc Quyền, Võ Văn Tuấn và cộng sự, 1995). BKA900 là giống sắn ưu tú nhập nội từ Braxil có ưu điểm năng suất củ tươi rất cao nhưng chất lượng cây giống không thật tốt, khó giữ giống cho vụ sau. KM397 kết hợp được nhiều đặc tính quý của hai giống cha mẹ SM937-26 và BKA900.

Việc chọn giống sắn tốt dáp ứng yêu cầu tiêu dùng, sản xuất thị trường, thích hợp điều kiện sinh thái, vẫn đang tiếp tục

Lúa sắn ở Phú Khánh

Giai đoạn 1999 – 2009, TS. Đỗ Khắc Thịnh, TS Hoàng Kim cùng với một số chuyên gia lúa, sắn ở Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam có được giao thực hiện một số đề tài dự án nhỏ lúa sắn phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Phú Khánh. TS. Hoàng Kim đã có dịp mang một nguồn một số gen giống sắn đa dụng ngắn ngày, ăn ngọn, kháng bệnh, chịu hạn tới những nơi vùng sâu vùng xa dân cần thuộc địa bàn dự án cho vùng khó khăn, . Đất nước và con người nơi đây đã lưu giữ những trầm tích thời gian và kết quả chọn giống mãi đến ngày nay. Đó là Chuyện ngậm ngãi tìm trầm. Huyền thoại xứ Trầm Hương, Các giống sắn thử nghiệm thuở ấy ở Phú Khánh đã có năm quần thể giống gốc, chung phả hệ di truyền gồm (five families):1) KM537 (KM397, KM318, SM937-26, C39*. C39); 2) KM414 (KM325, KM101, SC5, SC205, XVP); 3) KM440 (KM228, KM94 đột biến ); 4) KM444, 5) KM419 . Sơ đồ phả hệ tiến bộ giống sắn Việt Nam (Hình 1). Sự chấp nhận giống sắn của nông dân trong phát triển sản xuất sắn tại địa phương có tại chi tiết thông tin các báo cáo kỹ thuật. Sự bảo tồn và phát triển giống sắn là kinh nghiệm thực tiễn phổ quát và đặc thù.

Hình 1: Sơ đồ phả hệ tiến bộ giống sắn Việt Nam

Năm 1992 (trước đó bảy năm, tại địa bàn tỉnh Phú Khánh), chi Đinh Thị Dục, Giám đốc Trung tâm Khuyến Nông Phú Khánh đã mang hai giống sắn KM94 và SM937- 26 về khảo nghiệm và nhân giống tại Suối Dầu Phú Khánh Sắn Việt Đất Ông Hoàng, TS. Hoàng Kim là tác giả chính của hai giống sắn trên và là thư ký điều hành VNCP (chương trình sắn Việt Nam) đã theo chân đoàn khuyến nông lần đầu tới Khánh Vĩnh lối vào Hòn Bà. Năm 1995 giống sắn KM94 được công nhận là giống sắn đặc cách (Hoàng Kim, Trần Ngọc Quyền , Võ Văn Tuấn, Kazuo Kawano 1995). Giống sắn SM937-26 được công nhận là giống sắn sản xuất thử (Hoàng Kim, Trần Ngọc Quyền , Võ Văn Tuấn, Kazuo Kawano 1995) Sau đó Hai giống sắn này sau đó đã lan rộng khắp miền Trung. thành hai giống sắn chủ lực

Năm 1997 hại chuyên gia của CIAT là Kazuo Kawano và Reinhardt Howeler được nhận huân chương “Vì sự nghiệp phát triển nông nghiệp Việt Nam” Sắn Việt Đất Ông Hoàng https://hoangkimlong.wordpress.com/category/san-viet-dat-ong-hoang/. .

Năm 2017-2022 tiến sĩ Nguyễn Thành Phương, Viện KHKT duyên hải Nam Trung Bộ thực hiện đề tài “Một số giống cây trồng vật nuôi đạt hiệu quả kinh tế, phù hợp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, kết luận giống sắn SM937-26 là tốt nhất, đạt hiệu quả kinh tế, phù hợp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa Giống sắn SM937-26 đáp ứng yêu cầu tiêu dùng, sản xuất thị trường, thích hợp điều kiện sinh thái Quá trình cải biến phả hệ giống gốc SM937-26 nay thành các giống sắn KM537, KM7, KM505, KM397, KM318 khác biệt tại bản tả kỹ thuât DUS và VCU

Dưới đây là tóm tắt nguồn gốc giống, đặc tính giống của một số giống sắn phổ biến ở Việt Nam, mà còn ít tài liệu đề cập hồ sơ gốc; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thanh-nhan-vui-thang-nam/

TS. Lê Quý Kha (bìa trái) với thầy bạn Đại học Nông Lâm Hồ Chí Minh

CHUYỆN THẦY LÊ QUÝ KHA
Hoàng Kim

Tiến sĩ Lê Quý Kha là cựu Phó Viện Trưởng Viện Khoa học Kỷ thuật Nông nghiệp Miền Nam, chuyên gia ngô, thầy và bạn nhà nông, người có nhiều đóng góp tốt cho nghề trồng ngô Việt Nam. Thông tin dưới đây là giới thiệu sách và tư vấn học tập

Ngô Việt Nam là cây lương thực quan trọng thứ hai sau lúa, có diện tích canh tác hàng năm hiện đạt khoảng 1,15 triệu ha, năng suất bình quân 4,55 tấn/ha, sản lượng 5,24 triệu tấn (Tổng cục Thống kê 2017). Sản phẩm ngô Việt Nam chủ yếu dùng cho chăn nuôi, nay dùng làm thực phẩm cho người hơn 5%. Cuộc cách mạng về giống ngô lai Việt Nam đã góp phần tăng nhanh diện tích, năng suất và sản lượng ngô trong toàn quốc, đưa nước ta đứng vào hàng ngũ những nước trồng ngô lai tiên tiến của vùng châu Á. So với năm 1985 trước đổi mới, ngô Việt Nam lúc ấy có diện tích 397 ngàn ha, năng suất bình quân 1,47 tấn/ha, sản lượng 0,37 triệu tấn thì đến nay ngô Việt Nam đã đạt một bước tiến vượt bậc, gấp 3 lần về năng suất và 14 lần về sản lượng. Mặc dù vậy, sản lượng ngô hiện nay vẫn chưa đủ cung cấp cho ngành chăn nuôi của cả nước, Việt Nam mỗi năm vẫn phải nhập khoảng 1,60 – 2,00 triệu tấn ngô hạt để làm thức ăn chăn nuôi, nhưng Việt Nam đã cùng Thái Lan và Trung Quốc nằm tốp đầu trồng ngô tiên tiến của châu Á. Trong thành tựu ấy, có công đóng góp hiệu quả của giáo sư Trần Hồng Uy, giáo sư Ngô Hữu Tình, giáo sư Trần Văn Minh, tiến sĩ Phạm Đồng Quảng, phó giáo sư Trương Đích, tiến sĩ Mai Xuân Triệu, tiến sĩ Bùi Mạnh Cường, tiến sĩ Phan Xuân Hào,Tiến sĩ Lê Quý Kha Tiến sĩ Lê Quý Tường, thầy Luyện Hữu Chỉ, thầy Võ Đình Long, thầy Đỗ Hữu Quốc, tiến sĩ Trần Kim Định, tiến sĩ Trần Thị Dạ Thảo, tiến sĩ Nguyễn Phương, kỹ sư Phạm Thị Rịnh, kỹ sư La Đức Vực, kỹ sư Phạm Văn Ngọc … là những chuyên gia chính của nghề ngô Việt Nam nhiều kinh nghiệm thực tiển với nhiều công sức đào tạo bồi dưỡng đội ngũ hiệu quả cho nguồn lực nghề trồng ngô Việt Nam trong chặng đường đầu 45 năm qua.,

Trang sách ngô Việt của tiến sĩ Lê Quý Kha là những cẩm nang nghề nghiệp, tiêu biểu gồm: 1) TS Lê Quý Kha, TS Lê Quý Tường 2019. NGÔ SINH KHỐI Kỹ thuật canh tác, thu hoạch và chế biến phục vụ chăn nuôi. Nhà Xuất bản Nông nghiệp ISBN 978-606-60- 2930-4 2) CIMMYT & IBPGR – Rome, 1991 Biên dịch Lê Quý Kha 2013. Hướng dẫn mô tả nguyên liệu ngô. Nhà Xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. 3) Lê Quý Kha (Chủ biên) 2013. Hướng dẫn khảo sát, so sánh và khảo nghiệm giống ngô lai. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật . Sách cẩm nang nghề nghiệp cây Ngô. Tài liệu Học tập CÂY LƯƠNG THỰC Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh Nhà sách Việt Nam, FoodCrops.vn, CÂY LƯƠNG THỰC VIỆT NAM, Hoàng Long , Hoàng Kim tuyển chọn và giới thiệu www.nhasachvietnam.blogspot.com

TS Lê Quý Kha (thứ hai phải qua) và nghiên cứu sinh với quý thầy cô Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam , Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ chí Minh

CÓ MỘT NGÀY NHƯ THẾ
Hoàng Kim

chúc mừng Lê Quý Kha

Có một ngày như thế.
Vui bạn đầy niềm vui
Nụ cười tươi rạng rỡ.
Ngày mỗi ngày tốt lành

Phúc hậu và thực việc
Tận tụy với nghề nông
Thân thiết tình thầy bạn
Chăm chút từng trang văn.

CÓ MỘT NGÀY NHƯ THẾ
Hoàng Kim

gửi Phạm Thành Công và …

Có một ngày như thế
Đường xa về thăm Thầy
Niềm tin ngời nét mặt
Thầy trẻ lại vì vui.

Ảnh đẹp và thật tươi
Khoảnh khắc mà vĩnh cữu
Thay bao lời muốn nói
Học bởi hành hôm nay.

Có một ngày như thế https://hoangkimlong.wordpress.com/category/co-mot-ngay-nhu-the/

NHÀ TRẦN TRONG SỬ VIỆT
Hoàng Kim

Nhà Trần khởi đầu từ vua Trần Thái Tông (Trần Cảnh) lên ngôi Hoàng Đế vào ngày 31 tháng 12 năm 1225 nhằm ngày Mậu Dần  mồng 1 tháng 12 năm Ất Dậu, Lý Chiêu Hoàng là vị Nữ Hoàng cuối cùng của nhà Lý xuống chiếu nhường ngôi cho chồng. Tiếp nối vua Trần Thái Tông là vua Trần Thánh Tông (Trần Hoảng), vua Trần Nhân Tông (Trần Khâm. Ba vua là thời nhà Trần thịnh thế ngời sử Việt dựng nên nghiệp lớn, chống quân Nguyên Mông, thống nhất Phật Giáo Việt Nam và đạt đến cực thịnh. Ba vua Trần Anh Tông, Trần Minh Tông, Trần Hiến Tông là thời kế nghiệp. Từ vua Trần Dụ Tông (sau khi thượng hoàng Trần Minh Tông mất) đến Hôn Đức Công, Trần Nghệ Tông, Trần Duệ Tông, cho tới Trần Phế Đế, Trần Thuận Tông, Giản Định Đế, Trần Quý Khoáng là thời suy tàn. Trần triều chấm dứt lúc Trần Phế Đế bị Thượng hoàng Trần Nghệ Tông ép thắt cổ chết thay thế bằng Trần Thuận Tông là con của Trần Nghệ Tông, khi thế lực Hồ Quý Ly đã vững không thể đổi. Vua Trần Thuận Tông trị vì từ năm 1388 cho đến năm 1400 thì bị ép nhường ngôi cho Hồ Quý Lý, lập ra triều đại nhà Hồ. Giặc Minh mượn danh nghĩa “phục Trần diệt Hồ” nhân cơ hội ấy vào cướp nước ta. Giản Định Đế, Trần Quý Khoáng chống nhà Minh nhưng không thành. Nhà Trần trong sử Việt kéo dài 175 năm với 13 đời hoàng đế.

Thái Tông và Hưng Đạo
Ngày mới đầy yêu thương
Nhà Trần trong sử Việt
Lồng lộng như trăng rằm

Ba đỉnh cao Yên Tử
Danh thắng quê hương Trần
‘Thái bình tu nổ lực
Vạn cổ thử giang san’ (*)

Nhà Trần trong sử Việt
Trước đèn bảy trăm năm,
Trúc Lâm Trần Nhân Tông
Thăm thẳm tầm nhìn lớn.

Từ một hai hai năm (1225),
Đến thế kỷ mười bốn (1400)
Chuyện cũ chưa hề cũ
Thoáng chốc tròn tháng năm.

An nhiên chào ngày mới
Vui bạn hiền người thân
Nhà Trần trong sử Việt.
Tinh hoa chọn đôi vần.

(*) Trích thơ Tụng giá hoàn kinh sư của
Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải

THÁI TÔNG VÀ HƯNG ĐẠO

Minh quân hiền tài vua tôi đồng lòng toàn dân gắng sức. Trần Thái Tông, Trần Hưng Đạo, Trần Thánh Tông là ba đỉnh cao vọi của trí tuệ thời Trần. Vua Trần Nhân Tông khi lên đỉnh Yên Tử có hỏi về ba đỉnh cao của dãy núi kia là gì thì được trả lời đó là dãy Yên Phụ của vòng cung Đông Triều trấn Bắc. Đức vua Phật Trần Nhân Tông đã lạy Yên Phụ và chọn Yên Tử làm nơi Cư trần lạc đạo chốn an nghĩ của mình. Trần Thái Tông và Trần Quốc Tuấn là câu chuyện minh quân thiên tài thật lạ lùng và sâu sắc lưu dấu nơi đất Việt. Bài học lịch sử Trần Thánh Tông, Trần Hưng Đạo, Trần Thánh Tông, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư … là suối nguồn tươi trẻ của một câu chuyện tuyệt vời được nối tiếp sâu hơn trong các chuyên luận khác.

Vua Trần Thái Tông (1218-1277) người sáng nghiệp nhà Trần có câu nói nổi tiếng trong lịch sử: “Nếu chỉ để lời nói suông cho đời sau, sao bằng đem thân mình đảm nhận trọng trách cho thiên hạ trước đã”. Vua Trần Thái Tông là bậc minh quân tài trí được so sánh với Đường Thái Tông Lý Thế Dân là vị vua giỏi Trung Hoa thời trước đó. “Sáng nghiệp Việt, Đường hai Thái Tông/ Đường xưng: Trinh Quán, Việt: Nguyên Phong/ Kiến Thành bị giết, An Sinh sống/ Miếu hiệu tuy đồng, đức chẳng đồng”.

Đường Thái Tông Lý Thế Dân ngày 4 tháng 9 năm 626 đã lên ngôi hoàng đế nhà Đường sau sự biến Huyền Vũ môn. Đường Thái Tông thiết lập nên sự cường thịnh của nhà Đường phát triển về kinh tế và hùng mạnh về quân sự nhất thế giới thời ấy, nhưng so đức độ với vua Việt Trần Thái Tông thì vua Việt được người đời ca ngợi hơn. 

An Sinh Vương Trần Liễu là người chống lại Thái Tông và hận thù giữa họ sâu đến nỗi Trần Liễu còn di nguyện cho Trần Quốc Tuấn sau này nhất thiết phải đoạt lại ngôi vua. Vua Trần Thái Tông không chỉ tha cho An Sinh Vương Trần Liễu mà còn tha cho Trần Quốc Tuấn là người đã gây ra chuyện tầy đình.

Tình yêu thương của Trần Quốc Tuấn và Thiên Thành công chúa là một câu chuyện thật quái và phi thường ! Tình yêu đó thật lớn lao nhưng sự việc quá liều lĩnh, khí phách và đặc biệt nguy hiểm. Trần Quốc Tuấn ngay trong đêm tân hôn của Thiên Thành công chúa với Nhân Đạo Vương đã dám lẻn vào cung của Nhân Đạo Vương ngủ với người mình yêu mà không sợ cái chết trong lúc Trung Thành Vương con trai của Nhân Đạo Vương đang bận đãi khách chưa kịp động phòng. Công chúa Thiên Thành con gái của vua Trần Thái Tông thì đã dám chọn cái chết để trao thân cho Trần Quốc Tuấn là người mình yêu, bất chấp đám cưới với Trung Thành Vương là con trai của Nhân Đạo Vương vị quan đầu triều Trần.

Vua Trần Thái Tông đã không làm ngơ để Quốc Tuấn bị giết. Vua chủ động kết nối lương duyên ngay cho Thiên Thành Quốc Tuấn bất chấp lẽ thường. Câu chuyện vua Trần Thái Tông không những không giết Trần Quốc Tuấn, con của Trần Liễu kẻ tử thù đang rất hận mình và đang “cố tình phạm tội ngông cuồng” trái nhân tình mà còn chủ động tác thành cho Thiên Thành Quốc Tuấn nên vợ chồng, hóa giải mọi điều, thu phục được tấm lòng của bậc anh hùng và giữ lại được cho non sông Việt một bậc kỳ tài muôn thuở

Chuyện lạ và hay, thật hiếm có !

Tượng Trần Quốc Tuấn ở chùa cổ Thắng Nghiêm, ảnh Hoàng Kim

LỜI DẶN CỦA THÁNH TRẦN

Chùa cổ Thắng Nghiêm là nơi Đức Thánh Trần thuở nhỏ đã theo công chúa Thụy Bà về đây để tìm minh sư học phép Chọn người, Đạo làm tướng, viết kiệt tác Binh thư Yếu lược. Mẹ tôi họ Trần. Tôi về dâng hương Đức Thánh Trần tại đền Tổ. Lắng đọng trong tôi Lời thề trên sông Hóa; Lời dặn của Thánh Trần.

Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là nhà quân sự kiệt xuất nhất trong lịch sử Việt Nam nhà chính trị, ngoại giao, tư lệnh tối cao của Việt Nam thời nhà Trần, đã ba lần đánh thắng đội quân Nguyên Mông đế quốc hùng mạnh nhất thế giới thời đó. Người là một trong mười vị tướng tài của Thế Giới

Trần Hưng Đạo sinh năm 1232, mất ngày 20 tháng 8 âm lịch năm 1300, ông là con thứ ba của An Sinh Vương Trần Liễu, gọi Trần Thái Tông bằng chú ruột, mẹ ông là Thiện Đạo quốc mẫu, một người trong tôn thất họ Trần. Ông sinh ra ở kinh đô Thăng Long, quê quán ở thôn Tức Mặc, phường Lộc Vượng, TP Nam Định ngày nay. Ông khi lên 5 tuổi năm 1237 làm con nuôi cô ruột là Thụy Bà công chúa, vì cha ông là Trần Liễu chống lại triều đình (Trần Thủ Độ). Đại Việt sử ký toàn thư mô tả ông là người có dung mạo khôi ngô, thông minh hơn người, nhờ được những người tài giỏi đến giảng dạy nên ông sớm trở thành kỳ tài xuất chúng văn võ song toàn, thông hiểu sâu sắc huyền cơ tạo hóa, phép biến dịch và cách dùng binh..

Vua Trần Thái Tông tên thật là Trần Cảnh, sinh ngày 16 tháng 6 năm 1218 mất ngày 1 tháng 4 năm 1277, là vị hoàng đế đầu tiên của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam, lên ngôi ngày 5 tháng 5 năm 1225 mở đầu nhà Trần trong sử Việt. Ông ở ngôi hơn 32 năm (1225 – 1258), làm Thái thượng hoàng trong 19 năm. Trần Cảnh sinh ra dưới thời kỳ nhà Lý còn tại vị, ông cùng tuổi với vị Nữ hoàng nhà Lý lúc bấy giờ là Lý Chiêu Hoàng. Ông được Chiêu Hoàng yêu mến, hay gọi vào vui đùa, Trần Cảnh khi ấy không nói năng gì nhưng khi về đều nói lại với chú họ là Trung Vũ Vương Trần Thủ Độ. Nhà Lý loạn cung đình thuở ấy đã tới đỉnh điểm. Vua Lý tuy có hai con gái thông minh, hiền hậu và rất giỏi nhưng không có con trai nối dõi, trong khi hoàng tộc nhà Lý lắm kẻ mưu mô kém đức dòm ngó ngôi báu. Nước Đại Việt thuở đó bên ngoài thì họa ngoại xâm từ đế quốc Nguyên Mông đang rình rập rất gần, bên trong thì biến loạn bùng nổ liên tục nhiều sự kiện rất nguy hiểm. Trần Thủ Độ nắm thực quyền chốn cung đình, nhận thấy Trần Cảnh cháu mình cực kỳ thông minh đỉnh ngộ, thiên tư tuyệt vời xứng là một minh quân, lại được Lý Chiêu Hoàng yêu mến nên đã sắp đặt hôn nhân giữa Trần Cảnh và Lý Chiêu Hoàng đám đặt cược việc làm vua với họa diệt tộc Trần nếu chọn lầm người. Sự kiện đó xảy ra vào ngày 31 tháng 12 năm 1225, đã chấm dứt triều đại nhà Lý đã tồn tại hơn 200 năm và khai sáng nhà Trần.

Lý Chiêu Hoàng tức Lý hoàng hậu vợ Trần Thái Tông trớ trêu thay sinh con nhưng con bị chết yểu ngay sau khi sinh, cho nên Trần Thái Tông không có người kế vị chính danh phận, trong lúc sự chống đối và chỉ trích cay độc của tôn thất nhà Lý do Hoàng Thái hậu cầm đầu lại đẩy lên cao trào rất nặng nề. Nhiều kẻ tôn thất mượn tiếng có con trai nối dõi dòm ngó cướp ngôi. Thuận Thiên công chúa là vợ của Trần Liễu khi ấy đang mang thai được 3 tháng. Năm 1237, Thái sư Trần Thủ Độ nắm thực quyền phụ chính đã ép cha của Trần Quốc Tuấn là Trần Liễu phải nhường vợ là Thuận Thiên công chúa (chị của Lý Chiêu Hoàng) thay làm Chính cung Hoàng hậu cho Trần Thái Tông, đồng thời giáng Lý hoàng hậu xuống làm công chúa. Việc này khiến Trần Thái Tông bỏ lên tu ở núi Yên Tử.

Người sau này đã chứng ngộ vận nước lâm nguy cường địch bên ngoài câu kết nội gián bên trong không thể không xử thời biến đặt vận mệnh “non sông đất nước Việt trên hết”. Người đã chấp nhận quay trở về “Nếu chỉ để lời nói suông cho đời sau, sao bằng đem thân mình đảm nhận trọng trách cho thiên hạ trước đã”. Trần Thái Tông đã chấp nhận sự sắp xếp của Triều đình.

Sau này, ông truyền ngôi cho Thái tử Trần Hoảng là con thứ, vào ngày 24 tháng 2 năm 1258 để lui về làm Thái thượng hoàng,(con trưởng Trần Quốc Khang vốn là con Trần Liễu, anh em cùng cha khác mẹ với Trần Quốc Tuấn). Trần Thái Tông được tôn làm Hiển Nghiêu Thánh Thọ Thái Thượng Hoàng Đế. Trần Hoảng lên ngôi tức Trần Thánh Tông. Tước vị và thông lệ Thái thượng hoàng của nhà Trần từ đấy đã trở thành truyền thống, vừa rèn luyện cho vị Hoàng đế mới cai trị đất nước càng sớm càng tốt vừa tránh được việc tranh giành ngôi báu giữa các con do chính danh sớm được định đoạt.

Trần Liễu gửi con là Trần Quốc Tuấn cho Thụy Bà công chúa mai danh ẩn tích tại chùa Thắng Nghiêm tìm minh sư luyện rèn văn võ. Sau đó ông dấy binh làm loạn ở sông Cái, cuối cùng bị thất thế, phải xin đầu hàng. Trần Thủ Độ toan chém nhưng Trần Thái Tông liều chết đưa thân mình ra ngăn cản buộc lòng Thủ Độ phải tự mình ném bảo kiếm xuống sông. Trần Liễu được tha tội nhưng quân lính theo ông làm phản đều bị giết hết và vua Thái Tông đổi ông làm An Sinh vương ở vùng đất Yên Phụ, Yên Tử thuộc tỉnh Quảng Ninh ngày nay.

Trần Quốc Tuấn từ 5 tuổi đã được minh sư rèn luyện tỏ ra và một vị nhân tướng lỗi lạc phi phàm lúc trở về sớm được Trần Thái Tông quý trọng đức độ tài năng trong số con cháu vương thất. Qua sự biến Trần Quốc Tuấn yêu thương công chúa Thiên Thành, là con gái của vua Trần Thái Tông, nhân lễ hội trăng rằm nửa đêm đã lẻn vào chỗ ở của công chúa và thông dâm với nàng. Thời nhà Trần đã có quy định, để tránh ngôi vua truyền ra ngoài, chỉ có người trong tộc mới được lấy nhau nên kết hôn cùng huyết thống là điều không lạ và chuyện “quái” ấy cũng ‘quái” như việc Trần Thái Tông lấy vợ Trần Liễu.

Lại oái oăm thay, người Trần Quốc Tuấn yêu say đắm là công chúa Thiên Thành, mà vua Trần Thái Tông năm 1251 đã đính ước gả cô cho Trung Thành Vương là con trai của Nhân Đạo Vương. Vua đã nhận sính lễ, thông báo với quần thần và đang tiệc cưới. Trần Quốc Tuấn nửa đêm trăng rằm đột nhập vào phòng riêng công chúa ở phủ Trung Thành Vương và đôi trai gái trẻ đồng lòng đến với nhau. Quốc Tuấn nói với công chúa Thiên Thành sai thị nữ đi gặp Công chúa Thụy Bà cấp báo với vua ngay trong đêm đó. Vua hỏi có việc gì, Thụy Bà trả lời:“Không ngờ Quốc Tuấn ngông cuồng càn rỡ, đang đêm lẻn vào chỗ Thiên Thành, Nhân Đạo đã bắt giữ hắn rồi, e sẽ bị hại, xin bệ hạ rủ lòng thương, sai người đến cứu”. Trần Thái Tông vội sai người đến dinh Nhân Đạo vương, vào chỗ Thiên Thành, thì thấy Trần Quốc Tuấn đã ở đấy. Hôm sau, Thụy Bà công chúa dâng 10 mâm vàng sống đến chỗ Trần Thái Tông xin làm lễ cưới Thiên Thành công chúa cho Trần Quốc Tuấn. Thái Tông bắt đắc dĩ phải gả công chúa cho ông và lấy 2000 khoảnh ruộng ở phủ Ứng Thiên để hoàn lại sính vật cho Trung Thành vương. Tháng 4 năm đó, Trần Liễu ốm nặng. Lúc sắp mất, Trần Liễu cầm tay Trần Quốc Tuấn, trăng trối rằng: “Con không vì cha lấy được thiên hạ, thì cha chết dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được”. Trần Quốc Tuấn ghi để trong lòng, nhưng không cho là phải.

Câu chuyện Trần Quốc Tuấn yêu thương công chúa Thiên Thành và đã làm liều dám lấy tính mạng của mình làm như thể “cố tình phạm tội ngông cuồng trái nhân tình”, nhưng mấy ai thấu hiểu đó là sự lưa chọn sinh tử, phép thử tối cao cuối cùng của vị nhân tướng trước khi trao sinh mệnh đời mình cho Người tin yêu mình trong thực tiễn. Đó là phép biến Dịch của “Đạo làm tướng” “Chọn người”.

Trần Thái Tông và Trần Quốc Tuấn câu chuyện đêm trăng rằm để hiểu sâu hơn chiến công nhà Trần ba lần đánh thắng quân Nguyên. Trần Thái Tông, Trần Quốc Tuấn, Trần Thánh Tông với thực tiễn hiển hách ba lần đánh thắng quân Nguyên và “Vạn Kiếp tông bí truyền thư”, “Binh thư yếu lược” là kiệt tác muôn đời, ba đỉnh cao vọi của trí tuệ Việt Nam và nhân loại.

TRẦN THÁNH TÔNG MINH QUÂN

Trần Thánh Tông sinh ngày 12 tháng 10 năm 1240, mất ngày 3 tháng 7 năm 1290 là  vị Hoàng đế thứ hai của nhà Trần, ở ngôi từ năm 1258 đến 1278 và làm Thái thượng hoàng từ năm 1278 đến năm 1290 lúc qua đời (hình Lăng Trần Thánh Tông ở Long Hưng, Thái Bình). Trần Thánh Tông là vua thánh nhà Trần: Vua nổi tiếng có lòng thương dân và đặc biệt thân thiết với anh em trong Hoàng tộc, điều hiếm thấy từ trước đến nay; Trần Thánh Tôngcó công rất lớn lúc làm Thái thượng hoàng đã cùng với con trai là vua Trần Nhân Tông lãnh đạo quân dân Đại Việt giành chiến thắng trong hai cuộc chiến cuối cùng chống lại quân đội nhà Nguyên sang thôn tính nước ta lần thứ hai năm1285 và lần thứ ba năm 1287; Nước Đại Việt suốt thời Trần Thánh Tônglàm vua và làm Thái Thượng hoàng là rất hưng thịnh, hùng mạnh, phát triển toàn diện chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao, văn hóa, giáo dục  không để cho nhà Nguyên thôn tính.

Trần Thánh Tông cuộc đời và di sản hiếm thấy. Vua Trần Thánh Tông tên thật Trần Hoảng là con trai thứ hai của vua Trần Thái Tông (Trần Cảnh), mẹ là Hiển Từ Thuận Thiên hoàng hậu Lý thị, công chúa nhà Lý, con gái của Lý Huệ Tông và Linh Từ Quốc mẫu. Anh trai lớn của ông, Tĩnh Quốc đại vương Trần Quốc Khang tuy danh nghĩa là con lớn nhất, nhưng thực tế là con của Khâm Minh đại vương Trần Liễu. Như vậy, ông là Hoàng đích trưởng tử (con trai lớn nhất và do chính thất sinh ra) của Trần Thái Tông hoàng đế.

Vua Trần Thánh Tông sinh ngày 25 tháng 9 âm lịch, năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 9 (1240), và ngay lập tức được lập làm Hoàng thái tử, ngự ở Đông cung. Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, trước khi Hiển Từ Thuận Thiên hoàng hậu mang thai ông, Thái Tông hoàng đế nằm mơ thấy Thượng Đế trao tặng bà một thanh gươm báu.

Vua Trần Thánh Tông có vợ là  Nguyên Thánh hoàng hậu Trần Thiều (?– 1287), con gái An Sinh Vương Trần Liễu, mới đầu phong làm Thiên Cảm phu nhân, sau phong lên làm Hoàng hậu. Năm 1278, Trần Nhân Tông tôn làm Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng Thái hậu u.

Vua Trần Thánh Tông có bốn con: 1) đích trưởng tử là Trần Khâm, tức Nhân Tông Duệ Hiếu hoàng đế, mẹ là Nguyên Thánh hoàng hậu; 2) Tá Thiên đại vương Trần Đức Việp (1265 – 1306), mẹ là Nguyên Thánh hoàng hậu. 3) Thiên Thuỵ công chúa, chị gái Nhân Tông, mất cùng ngày với Nhân Tông (3 tháng 11 âm lịch, 1308), lấy Hưng Vũ vương Trần Quốc Nghiễn, con trai Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, mẹ là Nguyên Thánh hoàng hậu;4)  Bảo Châu công chúa, lấy con trai thứ của Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải, mẹ là Nguyên Thánh hoàng hậu.

Nhà Trần đánh bại quân Nguyên Mông lần thứ nhất năm 1257, vào ngày 24 tháng 12 năm Nguyên Phong thứ 7 (1257), Thái tử Trần Hoảng đã cùng với vua Trần Thái Tông ngự lâu thuyền mà kéo quân đến Đông Bộ Đầu, đập tan tác quân Nguyên Mông trong Trận Đông Bộ Đầu, buộc họ phải rút chạy và chấm dứt cuộc xâm lược Đại Việt.

Vua Trần Thái Tông nhường ngôi cho Thái tử Trần Hoảng ngày 24 tháng 2, năm 1258 (Nguyên Phong thứ 8). Vua Trần Thánh Tông đổi niên hiệu là Thiệu Long, xưng làm Nhân Hoàng, tôn vua chalàm Thái thượng hoàng, tôn hiệu là Hiển Nghiêu Thánh Thọ Thái Thượng Hoàng Đế .

Vua Trần Thánh Tông ở ngôi 21 năm, đất nước được yên trị . Vua nổi tiếng là vị hoàng đế nhân hậu, hòa ái đối với mọi người từ trong ra ngoài. Ông thường nói rằng: “Thiên hạ là của ông cha để lại, nên để anh em cùng hưởng phú quý chung”.Do vậy, các hoàng thân trong nội điện thường ăn chung cỗ và ngủ chơi chung nhà rất đầm ấm, chỉ khi có việc công, hay buổi chầu, thì mới phân thứ tự theo phép nước .

Tĩnh Quốc đại vương Trần Quốc Khang, trên danh nghĩa là con trưởng của vua Trần Thái Tông, nhưng thực ra là con trai của An Sinh đại vương Trần Liễu cùng Hiển Từ Thuận Thiên hoàng hậu. Trần Quốc Khang tuy là con trưởng  của vua Trần Thái Tông, nhưng  xuất thân đặc biệt nên chịu mọi sự suy xét trong hoàng tộc. Sử cũ kể lại, có lần Trần Thánh Tông cùng với người anh cả là Trần Quốc Khang chơi đùa trước mặt Thái thượng hoàng. Thượng hoàng mặc áo bông trắng, Trần Quốc Khang múa kiểu người Hồ, Thượng hoàng bèn cởi áo ban cho. Vua Trần Thánh Tông thấy vậy cũng múa kiểu người Hồ để đòi thưởng áo bông. Quốc Khang bèn nói:Quý nhất là ngôi vua, tôi đã không tranh với chú hai rồi. Nay đức chí tôn cho tôi thứ nhỏ mọn này mà chú hai cũng muốn cướp sao?

Thượng hoàng Thái Tông cười nói với Quốc Khang:

Vậy ra con coi ngôi vua cũng chỉ như cái áo choàng này thôi à?

Thượng hoàng Thái Tông khen Quốc Khang, rồi ban áo cho ông. Trong Hoàng gia, cha con, anh em hòa thuận không xảy ra xích mích.] Vào tháng 9 năm 1269, Vua Trần Thánh Tông phong cho Trần Quốc Khang làm Vọng Giang phiêu kỵ Đô thượng tướng quân. Một lần khác, vào mùa xuân năm 1270, Trần Quốc Khang xây vương phủ hoành tráng tại Diễn Châu, vua Trần Thánh Tông bèn cho người đến xem. Hoảng sợ, Quốc Khang đành phải dựng tượng Phật tại nơi này – sau trở thành chùa Thông.

Vua Trần Thánh Tông rất quan tâm giáo dục, Trần Ích Tắc, em trai Trần Thánh Tông nổi tiếng là một người hay chữ trong nước được cử mở trường dạy học để các văn sĩ học tập. Danh nho Mạc Đĩnh Chi, người đỗ trạng nguyên đời Trần Anh Tông sau này cũng học ở trường ấy.

Thời vua Trần Thánh Tông nhân sự cũng được thay đổi. Ông xuống chiếu kén chọn văn học sĩ sung vào quan ở Quán và Các. Trước đó, theo quy chế cũ: “không phải người trong họ vua thì không được làm chức Hành khiển“. Nhưng bắt đầu từ đấy, nho sĩ văn học được giữ quyền bính làm hành khiển, như Đặng Kế làm Hàn lâm viện học sĩ, Đỗ Quốc Tá làm Trung thư sảnh trung thư lệnh, đều là nho sĩ văn học.  Vua Trần Thánh Tông cho phép các vương hầu, phò mã họp các dân nghèo để khẩn hoang]. Vương hầu có điền trang bắt đầu từ đấy.

Năm 1262, vua Trần Thánh Tông xuống lệnh cho quan quân chế tạo vũ khí và đúc thuyền. Tại chín bãi phù sa ở sông Bạch Hạc, Lục quân và Thủy quân nhà Trần đã tổ chức tập trận. Vào tháng 9 (âm lịch) năm ấy, ông truyền lệnh cho rà soát ngục tù, và thẳng tay xử lý những kẻ đã đầu hàng quân xâm lược Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ nhất thời Nguyên Phong.

Vua Trần Thánh Tông còn cho Lê Văn Hưu tiếp tục biên soạn sách Đại Việt sử ký. Lê Văn Hưu đã làm được bộ sử sách gồm 30 quyển, chép từ đời Triệu Vũ Vương đến Lý Chiêu Hoàng. Việc biên tập bộ sử này được khởi đầu từ đời vua Trần Thái Tông, đến năm 1271 đời Thánh Tông mới hoàn thành.

Năm 1258, sau khi Nhà Trần đánh bại quân Nguyên Mông lần thứ nhất, Trần Thánh Tông sai sứ sang Nam Tống báo việc lên ngôi và được phong làm An Nam quốc vương. Mặc dù Nam Tống đã suy yếu trước sự uy hiếp của Mông Cổ, ông vẫn giữ quan hệ bang giao với Nam Tống ngoài ý nghĩa giao hảo nước lớn còn nhằm mục đích nắm tình hình phương bắc. Khi Thánh Tông sai sứ mang đồ cống sang, vua Tống cũng tặng lại các sản vật của Trung Quốc như chè, đồ sứ, tơ lụa; không những gửi cho Thánh Tông mà còn tặng cả sứ giả.  Sau này khi Nam Tống bị nhà Nguyên đánh bại, phải rút vào nơi hiểm yếu, mới không còn qua lại với Đại Việt. Nhiều quan lại và binh sĩ Tống không thần phục người Mông đã sang xin nương nhờ Đại Việt. Trần Thánh Tông tiếp nhận họ, ban cho chức tước và cử người quản lý.

Năm 1260, hoàng đế nhà Nguyên sai Mạnh Giáp, Lý Văn Tuấn mang chiếu chỉ sang Đại Việt tuyên dụ, với yêu cầu hệ thống chính quyền Đại Việt phải theo lối hoạt động của Thiên triều, không được dấy binh xâm lấn bờ cõi. Vào năm Tân Dậu 1261, niên hiệu Thiệu Long thứ 4, vua Trần Thánh Tông được vua Mông Cổ phong làm An Nam Quốc Vương, lại được trao cho 3 tấm gấm tây cùng với 6 tấm gấm kim thục. Trần Thánh Tông duy trì lệ cống nhà Nguyên 3 năm 1 lần, mỗi lần đều phải cống nho sĩ, thầy thuốc, thầy bói và thợ thuyền mỗi hạng ba người, cùng với các sản vật như là sừng tê, ngà voi, đồi mồi, châu báu…

Vua nhà Nguyên lại đặt chức quan Darughachi tại Đại Việt để đi lại giám trị các châu quận Đại Việt; ý muốn can thiệp chính trị, tìm hiểu nhân vật, tài sản Đại Việt để liệu đường mà đánh chiếm. Thánh Tông bề ngoài tuy vẫn chịu thần phục, nhưng ông biết ý đồ của vua Mông, nên tiếp tục luyện binh dụng võ để chuẩn bị chiến tranh. Ông cho tuyển đinh tráng các lộ làm lính, phân làm quân và đô, bắt phải luyện tập luôn.

Năm 1271, Hốt Tất Liệt đặt quốc hiệu là Nguyên, bình định nốt miền nam Trung Quốc và dụ vua Đại Việt sang hàng, để khỏi cần động binh. Nhà Nguyên cứ vài năm lại cho sứ sang sách nhiễu và dụ vua Đại Việt sang chầu, nhưng vua Trần lấy cớ thoái thác.

Năm 1272, hoàng đế nhà Nguyên cho sứ sang lấy cớ tìm cột đồng trụ của Mã Viện trồng ngày trước, nhưng vua Thánh Tông sai quan sang nói rằng: cột ấy lâu ngày mất đi rồi, không biết đâu mà tìm nữa. Vua Nguyên bèn thôi không hỏi nữa.

Năm 1275, hoàng đế nhà Nguyên ra chiếu dụ đòi vua Đại Việt nộp sổ sách dân số, thu thuế khóa, trợ binh lực cho Thiên triều thông qua sự thống trị của quan Darughachi và đòi nhà vua phải đích thân tới chầu. Vua Thánh Tông sai sứ sang nói với hoàng đế nhà Nguyên rằng: Nước Nam không phải là nước Mường mán mà đặt quan giám trị, xin đổi quan Đại-lỗ-hoa-xích làm quan Dẫn tiến sứ.

Vua nhà Nguyên không cho, lại bắt vua Trần sang chầu. Thánh Tông cũng không chịu. Từ đấy vua nhà Nguyên thấy dùng ngoại giao để khuất phục nhà Trần không được, quyết ý cử binh sang đánh Đại Việt. Nguyên Thế Tổ cho quan ở biên giới do thám địa thế Đại Việt, Trần Thánh Tông cũng đặt quan quân phòng bị.

Theo sách “Các triều đại Việt Nam” của Quỳnh Cư, Đỗ Đức Hùng, “Nhìn chung, vua Trần Thánh Tông thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo nhưng rất kiên quyết, chằm bảo vệ danh dự của Tổ quốc, ngăn chặn từ xa mọi sự dòm ngó, tạo sự xâm lược của nhà Nguyên.“ Tuy nhiên, sau khi nhà Nguyên diệt Nam Tống (1279), Đại Việt càng đứng trước nguy cơ bị xâm lăng từ đế quốc khổng lồ này.

Mùa đông, ngày 22 tháng 10 năm 1278, sau một năm Thái Tông Thượng hoàng đế băng hà, Thánh Tông hoàng đế nhường ngôi cho con trai là Thái tử Trần Khâm, tức Trần Nhân Tông. Thánh Tông lên làm Thái thượng hoàng, với tôn hiệu là Quang Nghiêu Từ Hiếu Thái Thượng Hoàng Đế. Trên danh nghĩa là Thái thượng hoàng, nhưng Trần Thánh Tông vẫn tham gia việc triều chính.

Quan hệ hai bên giữa Đại Việt và Đại Nguyên căng thẳng và đến cuối năm 1284 thì chiến tranh bùng nổ. Thượng hoàng Thánh Tông cùng Nhân Tông tín nhiệm thân vương là Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, phong làm Quốc công Tiết chế chỉ huy quân đội trong nước để chống Nguyên Mông. Trong hai lần Chiến tranh với Nguyên Mông lần 2 và lần 3, thắng lợi có vai trò đóng góp của Thượng hoàng Thánh Tông.

Năm 1289, sau khi chiến tranh kết thúc, Thượng hoàng lui về phủ Thiên Trường làm thơ. Các bài thơ thường được truyền lại là: “Hành cung Thiên Trường”, “Cung viên nhật hoài cực”.

Ngày 25 tháng 5, năm Trùng Hưng thứ 6 (1290), Thượng hoàng băng hà tại Nhân Thọ cung, hưởng thọ 51 tuổi. Miếu hiệu là Thánh Tông (聖宗), thụy hiệu là Hiến Thiên Thế Đạọ Huyền Công Thịnh Đức Nhân Minh Va7n Vũ Tuyên Hiếu hoàng đế . Ông được táng ở Dụ Lăng, phủ Long Hưng (Tiến Đức, Hưng Hà, Thái Bình ngày nay).

Ngày nay ở trung tâm thành phố Hà Nội có phố mang tên Trần Thánh Tông.

Vua Trần Thánh Tông  sùng đạo Phật, rất giỏi thơ văn, thường sáng tác thơ văn về thiền. Tác phẩm của Trần Thánh Tông có: Di hậu lục (Chép để lại cho đời sau), Cơ cầu lục (Chép việc nối dõi nghiệp nhà); Thiền tông liễu ngộ (Bài ca giác ngộ Thiền tông), Phóng ngưu (Thả trâu), Trần Thánh Tông thi tập (Tập thơ Trần Thánh Tông), Chỉ giá minh (Bài minh về sự cung kính)…Và một số thư từ ngoại giao, nhưng tất cả đều đã thất lạc, chỉ còn lại 6 bài thơ được chép trong Việt âm thi tập (5 bài) và Đại Việt sử ký toàn thư (1 bài) mà chúng tôi sẽ chép bổ sung vào cuối bài này.

Thơ Trần Thánh Tông  giàu chất trữ tình, kết hợp nhuần nhị giữa tinh thần tự hào về đất nước của người chiến thắng, với tình yêu cuộc sống yên vui, thanh bình, và phong độ ung dung, phóng khoáng của một người biết tự tin, lạc quan. Trong thơ, ông đã xen nhịp ba của thơ dân tộc với nhịp bốn quen thuộc của thơ Đường, tạo nên một nét mới về nhịp điệu thơ và về thơ miêu tả thiên nhiên.

Trong sách Thơ văn Lý Trần, NXB Khoa học xã hội, 1977, có bài thơ Chân tâm chi dụng của Trần Thánh Tông:

Dụng của chân tâm
Trần Thánh Tông

Dụng của chân tâm,
Thông minh tịnh mịch.
Không đến không đi,
Không tổn không ích.
Vào nhỏ vào to,
Mặc thuận cùng nghịch.
Động như hạc mây,
Tĩnh như tường vách.
Nhẹ tựa mảy lông,
Nặng như bàn thạch.
Trần trần trụi trụi,
Làu làu trong sạch.
Chẳng thể đo lường,
Tuyệt vô tung tích.
Nay ta vì ngươi,
Tỏ bày rành mạch.

Đại Việt Sử ký Toàn thư của nhà Hậu Lê ca ngợi Trần Thánh Tông “trung hiếu nhân thứ, tôn hiền trọng đạo, cha khai sáng trước, con kế thừa sau, cơ nghiệp nhà Trần được bền vững”, tuy nhiên trên quan điểm Nho giáo lại phê phán ông sùng đạo Phật “thì không phải phép trị nước hay của đế vương”. Sử gia Ngô Sĩ Liên ca ngợi công lao của ông: “Thánh Tông nối nghiệp Thái Tông, giữa chừng gặp giặc cướp biến loạn, ủy nhiệm cho tướng thần cùng với Nhân Tông giúp sức làm nên việc, khiến thiên hạ đã tan lại hợp, xã tắc nguy lại an. Suốt đời Trần không có việc giặc Hồ nữa, công to lắm.”  Giáo sư Trần Văn Giàu luận về “Nhân cách Trần Nhân Tông” nhưng nói đầy đủ là hai vua Trần vì Thái Thượng hoàng Trần Thánh Tông là người tham gia và lãnh đạo xuyên suốt cả ba lần quân dân Đại Việt đánh thắng quân Nguyên năm 1258, 1285 và 1287: …”Tại nước Tàu lúc bấy giờ Triều đình nhà Tống rất hùng mạnh nhưng quân Nguyên Mông đã tràn xuống đánh thắn thần tốc, đến nỗi vua quan nhà Tống phải chạy ra biển và nhảy xuống biển tự vẫn. Tại Tây Á, Trung Á và một phần châu Âu cũng thua thảm hại , đến nỗi Giáo hoàng La Mã cũng lên tiếng sợ hãi. Trong lúc ấy Việt Nam so với phương Bắc thì quá nhỏ bé và quá nghèo yếu, thế mà Người dám không cho Nguyên Mông mượn đường xâm lược Chiêm Thành. Lại còn đánh bại ba lần Nguyên Mông xâm lược. Sau khi thắng giặc, Người lại lên núi sống. Người dám nghĩ, dám làm những việc không ai dám nghĩ chứ đừng nói đến làm !” 

Trần Thánh Tông vua giỏi nhà Trần

xem tiếp: Trần Thánh Tông vua giỏi nhà Trần
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tran-thanh-tong-vua-gioi-nha-tran/

TRÚC LÂM TRẦN NHÂN TÔNG

Trần Nhân Tông (1258-1308)  là một trong những vị vua anh minh nhất của lịch sử Việt Nam. Người tên thật là Trần Khâm, vua Trần thứ ba (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Với 50 năm cuộc đời, vua Phật Trần Nhân Tông đã kịp làm được ít nhất năm việc lớn hiếm thấy và khó ai bì kịp ở mọi dân tộc và mọi thời đại: 1) Minh quân lỗi lạc, làm vua 15 năm (1278 – 1293) trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến hai lần đánh thắng quân Nguyên Mông là đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thời đó; 2) Tổ sư thiền phái Trúc Lâm và Thái Thượng Hoàng 15 năm (1294-1306) là vua Phật Việt Nam. 3) Nhà văn hóa và nhà thơ kiệt xuất với kiệt tác thơ Thiền Trần Nhân Tông và thắng tích Trúc Lâm Yên Tử; 4) Người thầy chiến lược vĩ đại muôn đời của kế sách một chữ “đồng” “vua tôi đồng lòng, toàn dân đồng sức”, nhược thắng cường, yếu thắng mạnh, nước nhỏ thắng nước lớn, sự nghiệp mở nước và thống nhất non sông Việt bằng vương đạo, thuận thời, thuận người . 5) Nhà trị loạn kỳ tài đã hưng thịnh nhà Trần và cứu nguy cho nước Việt ở thời khắc quyết định, biến nguy thành an, biến những điều không thể thành có thể.

Kiệt tác thơ thiền đức Nhân Tông là đỉnh cao thơ Thiền thời Trần:

Cư trần lạc đạo phú
Đại Lãm Thần Quang tự
Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca
Đăng Bảo Đài sơn
Đề Cổ Châu hương thôn tự
Đề Phổ Minh tự thủy tạ
Động Thiên hồ thượng
Họa Kiều Nguyên Lãng vận
Hữu cú vô cú
Khuê oán
Lạng Châu vãn cảnh
Mai
Nguyệt
Nhị nguyệt thập nhất nhật dạ
Quỹ Trương Hiển Khanh xuân bính
Sơn phòng mạn hứng
I
II
Sư đệ vấn đáp
Tán Tuệ Trung thượng sĩ
Tảo mai
I
II
Tặng Bắc sứ Lý Tư Diễn
Tây chinh đạo trung (tái chinh Ai Lao)
Thiên Trường phủ
Thiên Trường vãn vọng
Tống Bắc sứ Lý Trọng Tân, Tiêu Phương Nhai
Tống Bắc sứ Ma Hợp, Kiều Nguyên Lãng
Trúc nô minh
Tức sự
I
II
Vũ Lâm thu vãn
Xuân cảnh
Xuân hiểu
Xuân nhật yết Chiêu Lăng
Xuân vãn

Lên non thiêng Yên Tử, khảo sát điền dã những chứng tích lịch sử văn hóa lưu dấu mãi với thời gian. “Soi sáng lại chính mình là phận sự gốc, chẳng từ nơi khác mà được.” (Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc.). Đức Nhân Tông viết về sự đạt ngộ với người thầy là Tuệ Trung Thượng Sĩ . “Nghe xong, tôi thông suốt được đường vào, bèn vén áo thờ Ngài làm thầy”. “Soi sáng lại chính mình” chứ không tìm kho báu ở đâu khác là trí tuệ siêu việt của vua Phật Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông.

CHA CON HIẾN TỪ THÁI HẬU

Vua Trần Anh Tông (Trần Thuyên) có người em ruột  là Trần Quốc Chẩn danh tướng Nhập nội Quốc Phụ Thượng Tể, cha ruột của Huy Thánh công chúa là Hiến Từ Thái Hậu. Cha và Con Hiến Từ Thái Hậu soi tỏ giai đoạn hai của nhà Trần sau thịnh thế đã kế tục và suy vi như thế nào.

Trần Quốc Chẩn (1281-1328) là một trong những danh tướng kiệt xuất của nhà Trần, tài đức vẹn toàn, hết lòng vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Trần Quốc Chẩn sinh ngày 29 tháng 1 năm Thiệu Bảo thứ 3 (tức 19 tháng 2 năm 1281). Ông là con trai thứ của vua Trần Nhân Tông, em ruột của Thái tử Trần Thuyên, sau là vua Trần Anh Tông. Sau khi Trần Nhân Tông nhường ngôi cho Thái tử Trần Thuyên, tức vua Trần Anh Tông, ông được phong là Huệ Vũ Đại vương khi mới 13 tuổi. Mặc dù tuổi còn nhỏ, nhưng ông rất được vua cha và vua anh yêu mến. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Thượng hoàng có lần ngự cung Trùng Quang, vua đến chầu, quốc công Quốc Tuấn đi theo. Thượng hoàng nói:”Nhà ta vốn là người hạ lưu (thủy tổ người Hiền Khánh), đời đời chuộng dũng cảm, thường xăm hình rồng vào đùi. Nếp nhà theo nghề võ, nên xăm rồng vào đùi để tỏ là không quên gốc”. Bấy giờ thợ xăm đã đợi mệnh ở ngoài cửa cung. Vua rình lúc Thượng hoàng quay nhìn chỗ khác, về ngay cung Trùng Hoa. Một lúc lâu, Thượng hoàng hỏi Quan gia đâu rồi, các quan tả hữu thưa là đã về cung Trùng Hoa. Thượng hoàng bảo: “Quan gia đã trốn rồi chăng? thì xăm cho Huệ Vũ Quốc Chẩn vậy”. Quốc phụ có xăm hình rồng ở đùi, mà về sau nối ngôi không xăm ở đùi nữa là bắt đầu từ Anh Tông. Năm Hưng Long thứ 10 (1302), ông được phong chức Nhập nội Bình chương, tương đương Tể tướng. Năm Hưng Long thứ 20 (1312), Chiêm Thành lấn chiếm biên giới phía nam Đại Việt. Anh Tông ngự giá thân chinh, đến phủ Lâm Bình, chia quân làm ba đường, sai Trần Quốc Chẩn theo đường núi, Trần Khánh Dư theo đường biển, đích thân vua tự dẫn sáu quân theo đường bộ; thủy bộ, cùng tiến đánh. Một lần quân Chiêm định tập kích ngự doanh, quân Trần Quốc Chẩn kịp thời cứu viện, phối hợp với Đoàn Nhữ Hài bao vây, bức hàng quân Chiêm Thành thắng lợi, quân Trần không tốn một mũi tên. Năm Đại Khánh thứ 5 (1318), vua Trần Minh Tông sai ông cùng tướng quân Phạm Ngũ Lão tiếp tục đi đánh dẹp quân Chiêm Thành thu được thắng lợi lớn, giữ yên bờ cõi quốc gia. Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Trước đây, Anh Tông không khỏe, vua ngày đêm ở luôn ngoài cửa phòng ngủ của Thượng hoàng, mỗi khi vào thăm thì cùng đi với Quốc Chẩn. Vì Anh Tông tin cậy Quốc Chẩn hơn cả, định đem vua gửi gắm Quốc Chẩn, cho nên không cho vào thăm một mình, mà phải cùng đi với Quốc Chẩn, cốt để cho tình nghĩa vua tôi được khăng khít và không còn nghi ngại gì nữa“. Do có nhiều công lao với triều đình, năm Khai Thái thứ nhất (1324), Trần Quốc Chẩn được vua Trần phong chức: Nhập nội Quốc phụ Thượng tể – chức quan đầu triều coi giữ lục bộ Thượng Thư. Sử cũ còn ghi nhận Trần Quốc Chẩn không chỉ là người có tài trong việc cầm quân xung trận mà ông còn là người nổi tiếng đức độ, được các quan trong triều hết lòng nể phục. Ông là người được vua Trần Anh tông rất quý. Về sau vua Minh Tông lại lấy con gái của Quốc Chẩn phong làm Lê Thánh hoàng hậu, ông càng được tin dùng. Minh Tông giữ ngôi được 15 năm (từ năm 1314 đến năm 1329) tuổi đã cao mà chưa lập được Thái Tử. Quốc Chẩn có ý đợi Lê Thánh hoàng hậu sinh con trai thì mới lập. Lúc bấy giờ Cương Đông Văn Hiến Hầu (không rõ tên) là con của Tá thánh Trần Nhật Duật muốn đánh đổ Hoàng Hậu để lập Thái tử Vượng (sau là Trần Hiến Tông) mới đem của đút cho gia thần của Quốc Chẩn là Trần Nhạc 100 lạng vàng bảo Trần Nhạc vu cáo cho Quốc Chẩn có âm mưu làm phản. Vua cả tin cho là thật liền ra lệnh bắt giam ngay Quốc Chẩn vào chùa Tư Phúc ở kinh sư rồi đem việc ấy hỏi Thiếu bảo Trần Khắc Chung. Khắc Chung cùng cánh với Văn Hiến Hầu, lại cùng với mẹ thái tử Vượng Anh Tư nguyên phi Lê thị, đều là người Giáp Sơn (Kinh Môn) và đã từng làm thầy dạy thái tử Vượng, liền trả lời: “Bắt hổ thì dễ, thả hổ thì khó”. Minh Tông truyền bắt Quốc Chẩn phải tuyệt thực. Lê Thánh hoàng hậu khi vào thăm cha đã lấy áo nhúng nước mặc vào người rồi vắt ra cho cha uống. Trong khi đó, Anh Tư phu nhân muốn cho Huệ Vũ vương chết sớm để con mình được lập làm Thái tử, liền cho người mang nước tẩm độc cho Huệ Vũ vương uống, uống xong thì chết. Sau Quốc Chẩn chết, hưởng dương 47 tuổi. Cuối năm đó, Minh Tông lập Hoàng tử Trần Vượng làm Thái tử. Vài năm sau, vợ lẽ của Trần Nhạc ghen với vợ cả, tố cáo sự thật, đem việc Văn Hiến Hầu đút vàng tâu lên vua. Việc giao xuống ngục quan xét, Lê Duy là người cương trực đem xét hỏi ngay ngày hôm ấy. Trần Phẫu phải tội lăng trì (tức xẻo thịt từng miếng cho đến chết), nhưng chưa kịp hành hình thì gia nô của Thiệu Vũ (con Quốc Chẩn) đã xẻo thịt Trần Phẫu ăn sống gần hết. Văn Hiến Hầu tuy được tha tội chết, nhưng giáng làm thứ nhân, tước bỏ tên họ trong hoàng tộc. Trần Minh Tông lúc nào cũng bị ám ảnh bởi vụ án oan của cha vợ. Để sửa sai, nhà vua đã cho khôi phục chức tước, sai lập đền thờ Trần Quốc Đền Quốc phụ thờ ông nằm bên tả ngạn sông Kinh Thầy là một trong tám di tích thuộc “Chí Linh bát cổ” nổi tiếng được nhiều sử sách ghi nhận. Trước kia đền thuộc xã Kiệt Đặc, huyện Chí Linh nay thuộc thôn Nẻo, phường Chí Minh, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Đến năm Giáp Thân (1341), thời Trần Dụ Tông, vụ án Trần Quốc Chẩn được minh oan hoàn toàn. Thượng hoàng Minh Tông phục chức: Nhập nội Quốc Phụ Thượng Tể cho ông. Giết oan nhạc phụ, vua Trần Minh Tông làm bài thơ ân hận: Dạ vũ. Thu khí hòa đăng thất thự minh/ Bích tiêu song ngoại đệ tàn canh/ Tự tri tam thập niên tiền thác/ Khẳng bả nhàn sầu đối vũ thanh.  Dịch nghĩa: Hơi thu và ánh đèn mờ đi trước ánh ban mai, Tàu chuối xanh ngoài cửa sổ tiễn canh tàn. Tự biết sai lầm của ta ba mươi năm trước, Đành ôm sầu ngồi nghe mưa rơi. Vũ Minh Am dịch thơ: Mưa đêm

Hừng sáng, đèn nhòa, nhạt khí thu,
Ngoài song tàu chuối tiễn đêm mờ.
Ba mươi năm trước ta lầm lỗi,
Ôm nỗi hận sầu lắng tiếng mưa.

Hiến Từ thái hậu là con gái của Huệ Vũ đại vương Trần Quốc Chẩn. Bà được thụ phong là Huy Thánh công chúa từ nhỏ. Huệ Vũ vương Trần Quốc Chẩn là con trai thứ của Trần Nhân Tông. Hiến Từ thái hậu gọi Trần Nhân Tông hoàng đế là ông nội, Trần Anh Tông là bác, Trần Minh Tông là anh họ, sau này là chồng (theo tục lệ vua chúa thời Trần cận giao để ngôi vua không truyền ra ngoài). Hiến Từ thái hậu là hoàng hậu của hoàng đế Trần Minh Tông, mẹ ruột của hoàng đế Trần Dụ Tông, Cung Túc vương Trần Nguyên Dục và Thiên Ninh công chúa Ngọc Tha. Bà được các hoàng đế Trần Hiến Tông, Trần Nghệ Tông, Trần Duệ Tông xem là mẹ đích và kính trọng. Bà có thân thế hiển hách bậc nhất trong các Hoàng hậu nhà Trần, cũng như trong các triều đại về sau, khi có họ hàng gần huyết thống với dòng chính thống Hoàng đế nhất.

Chuyện Hiến Từ thái hậu: Năm 1301, Anh Tông đã gả em gái mình là Thiên Trân công chúa cho Uy Túc công Trần Văn Bích. Năm 1309, công chúa mất, Uy Túc công lại lấy Huy Thánh công chúa về làm phu nhân. Sau đó, bà lại trở về nhà cha là Huệ Vũ vương, được sắp đặt chọn làm Hoàng hậu cho Minh Tông, không rõ bà ly hôn hoặc bị buộc phải bỏ Uy Túc công. Năm 1323, Minh Tông hoàng đế lúc này đã 23 tuổi, Huy Thánh công chúa được Minh Tông lấy làm Hoàng hậu, phong làm Lệ Thánh hoàng hậu. Năm 1328, Lệ Thánh hoàng hậu kết hôn với Minh Tông đã lâu mà vẫn chưa sinh hạ Hoàng tử kế thừa đại thống. Minh Tông muốn lập Hoàng tử Trần Vượng, con của Anh Tư phu nhân đang đắc sủng làm Thái tử, nhưng Huệ Vũ vương can ngăn. Từ trước đến nay, các Hoàng đế nhà Trần đều sinh ra từ các Hoàng hậu có dòng máu trong nội tộc. Tuy Minh Tông không phải con ruột của Bảo Từ hoàng thái hậu, mẹ sinh là Chiêu Từ hoàng thái hậu là con của một người ngoại tộc là Trần Bình Trọng, nhưng mẹ của Chiêu Từ là Thụy Bảo công chúa, con gái của Trần Thái Tông nên huyết thống vẫn còn. Anh Tư phu nhân vốn là con gái quan viên cấp thấp họ Lê, người Giáp Sơn, Thanh Hóa, dòng máu hoàn toàn khác xa hoàng tộc nên không thể lấy con của phu nhân làm Thái tử, dù đó là con trưởng của Minh Tông. Huệ Vũ vương can ngăn quyết liệt, Minh Tông cũng đành để yên chuyện mà thôi ý định nhưng trong lòng đã sớm buồn bực Huệ Vũ vương.

Lễ rước nước tại Thái Miếu Nhà Trần
và hồ Trại Lốc ở Đông Triều 2019
(ảnh: http://nhatranodongtrieu.vn)

Khu di tích quốc gia đặc biệt nhà Trần tại Đông Triều gồm 18 điểm di tích chính: Thái miếu, đền An Sinh, chùa thượng Ngọa Vân, chùa trung Ngọa Vân, chùa Hồ Thiên, chùa Quỳnh Lâm, chùa Ngọc Thanh, lăng Tư Phúc, lăng Đồng Thái, Nguyên lăng, di tích Đá Chồng, am Mộc Cảo, nhà ga Cáp treo… Thái miếu nhà Trần là một trong những di tích quan trọng nằm trong quần thể Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt nhà Trần tại Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Thái miếu là chốn linh thiêng nhất, là nơi thờ cúng tổ tiên của nhà Trần và 14 vị vua Trần. Chính vì thế, nơi đặt Thái miếu (thường là ở quê gốc của đức Thái tổ) vẫn được coi là kinh đô thứ hai của triều Trần .

… (tiếp theo kỳ trước). Sau nỗi oan ngất trời Huệ Vũ Vương Trần Quốc Chẩn bị Anh Tư phu nhân mẹ của thái tử Trần Vượng đầu độc chết, năm 1329, Minh Tông nhường ngôi cho Hoàng thái tử Trần Vượng, sử gọi là Trần Hiến Tông. Lệ Thánh hoàng hậu được tôn là Lệ Thánh Thái thượng hoàng hậu. Trần Hiển Tông làm Hoàng đế được 13 năm thì qua đời, không có con cái. Lúc này, Lệ Thánh hoàng hậu đã sinh Cung Túc vương Trần Nguyên Dục, Thiên Ninh công chúa Trần Ngọc Tha và Hoàng tử Trần Hạo. Trong số đó, Trần Hạo thông minh, nhanh nhẹn hơn cả nên được Trần Minh Tông chọn làm Hoàng đế kế vị, tức Trần Dụ Tông. Minh Tông vẫn giữ quyền điều hành đất nước. 

Năm 1258, Thượng hoàng Minh Tông qua đời, Lệ Thánh hoàng hậu được tôn làm Tuyên Thánh hoàng thái hậu. Khi Minh Tông mất, bà muốn đi tu, nhưng nghe theo lời dặn cuối của Minh Tông, nên bà đã không thụ giới nhà Phật mà ở ngôi Thái hậu để  kiềm chế những sai lầm của vua Dụ Tông, như việc Dụ Tông chút nữa là sát hại Thái úy Cung Tĩnh Đại vương Trần Nguyên Trác. Thái hậu đã ngăn cản vua giết Nguyên Trác vì tội “Nguyên Trác yểm bùa hại vua. Đại Việt Sử ký toàn thư có chép một giai thoại về bà: Thái hậu vốn người nhân hậu, có nhiều công lao giúp rập

Trước kia, khi Minh Tông còn ngự ở Bắc Cung, có tên gác cổng bắt được con cá bống trong giếng Nghiêm Quang, trong mồm có ngậm vật gì, moi ra thì thấy có chữ, đó là bùa yểm, có ghi các tên Dục Tông, Cung Túc, Thiên Ninh (đều là các con đẻ của Hiến Từ). Tên gác cổng cầm lá bùa tâu lên vua. Minh Tông sợ lắm, truyền bắt hết các cung nhân, bà mụ, thị tỳ trong cung để tra hỏi.Thái hậu thưa: “Khoan đã, sợ trong đó có kẻ bị oan, thiếp xin tự mình bí mật xét hỏi đã”. Minh Tông nghe theo. Thái hậu sai người hỏi tên gác cổng rằng: “Gần đây, phòng nào trong cung mua cá bống?”. Tên gác cổng trả lời là thứ phi Triều Môn. Thái hậu nói cho Minh Tông biết. Minh Tông lập tức ra lệnh tra xét cho ra. Thái hậu tâu:“Đây là việc trong cung, không nên để hở ra ngoài. Thứ phi Triều Môn là con gái của Cung Tĩnh Vương, nếu để hở ra thì Quan gia sẽ sinh hiềm khích với Thái úy. Thiếp xin ỉm việc này đi không xét hỏi nữa!”. Minh Tông khen bà là người hiền. Đến khi Minh Tông băng, tướng quân Trần Tông Hoắc muốn tỏ ra trung thành với Dụ Tông, thêu dệt việc đó ra, làm Thiếu úy suýt nữa bị hại, nhờ Thái hoàng cố sức cứu đỡ mới thoát. Người bấy giờ ca ngợi bà là đã trọn đạo làm mẹ, tuy là phận con đích, con thứ không giống nhau, mà lòng nhân từ thì đối với con nào cũng thế, làm cho ân nghĩa vua tôi, anh em, cha con không một chút thiếu sót, từ xưa đến nay chưa có ai được như vậy. Người xưa có nói “Nghiêu Thuấn trong nữ giới”, Thái hậu được liệt vào hàng ấy. Bà từng hối tiếc về việc lập Nhật Lễ. Nhật Lễ ngấm ngầm đánh thuốc độc giết bà.”

Dương Nhật Lễ tên khác Trần Nhật Kiên là một vị vua  nhà Trần không có miếu hiệu,  còn gọi Hôn Đức công kế vị Trần Dụ Tông. Ông ở ngôi từ ngày 15 tháng 6 năm Kỷ Dậu (tức 18 tháng 7 năm 1369) đến ngày 13 tháng 11 năm Canh Tuất (tức 1 tháng 12 năm 1370). Ông chỉ đặt một niên hiệu Đại Định và ở ngôi hơn 1 năm thì bị Cung Định vương Trần Phủ truất ngôi. Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, không rõ Dương Nhật Lễ sinh năm nào, ông vốn là con của kép hát Dương Khương. Mẹ ông là vợ Dương Khương, là một người múa hay lại có nhan sắc, do hay diễn Tây Vương Mẫu trong vở Vương Mẫu hiến bàn đào, bà được gọi thông dụng là Vương mẫu. Khi Vương Mẫu đã có mang ông nhưng đã bị Cung Túc vương Trần Nguyên Dục, anh cùng mẹ của Trần Dụ Tông lấy làm vợ. Khi ông sinh ra, Cung Túc vương Dục nhận làm con mình. Ngày 25 tháng 5 năm Kỷ Dậu (tức 29 tháng 6 năm 1369), Trần Dụ Tông băng hà. Trước khi mất, ông đã ban chiếu truyền ngôi cho Dương Nhật Lễ (trên danh nghĩa là con của người anh ruột của vua). Hiến Từ Thái hậu đồng ý di chiếu cho đón ông lên ngôi, đặt niên hiệu Đại Định và truy tặng Cung Túc vương là Hoàng thái bá. Cùng lúc này, sứ đoàn nhà Minh sang sắc phong cho Trần Dụ Tông tới Việt Nam. Nhật Lễ (tên ngoại giao với nhà Minh là Trần Nhật Kiên) xin được thụ phong nhưng sứ nhà Minh là Trương Dĩ Ninh không đồng ý. Nhật Lễ phải cử sứ là Đỗ Thuấn Khâm sang nhà Minh báo tang và cầu phong. Theo Đại Việt sử ký toàn thư ghi nhận, Đại Định Đế lên ngôi nhưng bỏ bễ công việc, ham chơi, rượu chè, cho đón cha ruột Dương Khương vào triều, giữ chức Lệnh thư gia, có ý đổi sang họ Dương khiến các quan trong triều bất bình. Hiến Từ Thái hậu, mẹ Dụ Tông tỏ ý hối hận việc lập Nhật Lễ. Nhật Lễ bèn ngầm đánh thuốc độc giết chết bà vào ngày 14 tháng 12 năm Kỷ Dậu (tức 12 tháng 1 năm 1370). Đêm ngày 20 tháng 9 năm Canh Tuất (tức 9 tháng 10 năm 1370), cha con quan Thái tể Cung Tĩnh vương Trần Nguyên Trác, Trần Nguyên Tiết và hai người con của Thiên Ninh công chúa, chị gái Dụ Tông đem người tôn thất vào thành định giết Đại Định. Đại Định Đế trèo qua tường, nấp dưới cầu mới. Mọi người lùng không thấy, giải tán ra về. Khi trời sắp sáng, Đại Định Đế vào cung, chia người đi bắt Nguyên Trác cùng 17 người chủ mưu và giết hết.

Anh khác mẹ của Trần Dụ Tông là Cung Định vương Trần Phủ (tức vua Trần Nghệ Tông),  vì có con gái làm Hoàng hậu của Nhật Lễ, sợ vạ lây đến mình nên tránh ra trấn Đà Giang (tức Gia Hưng), ngầm hẹn với các em là Cung Tuyên vương Trần Kính, Chương Túc thượng hầu Trần Nguyên Đán, Thiên Ninh công chúa Ngọc Tha hội ở sông Đại Lại, phủ Thanh Hóa để dấy quân. Trần Kính giúp ông đảm nhận việc sắm sửa mọi vũ khí, trang bị quân đội. Khi ấy, Đại Định Đế Dương Nhật Lễ chuyên dùng thiếu úy Trần Ngô Lang mà không biết Ngô Lang đồng mưu với Trần Phủ. Mỗi khi sai quân tướng đi đánh bắt, Ngô Lang đều bí mật bảo họ theo Trần Phủ đừng về nữa. Rất nhiều lần sai các quân Nam, Bắc đi đánh, đều không một ai trở về. Do đó quân của Trần Phủ, Trần Kính mạnh thêm. Ngày 13 tháng 11 năm Canh Tuất (tức 1 tháng 12 năm 1370), Trần Phủ đến phủ Kiến Hưng, truất Nhật Lễ làm Hôn Đức công.

Ngày 15, Phủ lên ngôi, tức Trần Nghệ Tông. Ngày 21 tháng ấy, Trần Phủ cùng Trần Kính và Thiên Ninh công chúa dẫn quân về kinh, sai giam Nhật Lễ ở phường Giang Khẩu. Dương Nhật Lễ tới lúc đó mới biết mình bị Trần Ngô Lang phản bội. Trong khi bị giam giữ, ông lừa gọi Trần Ngô Lang đến gần rồi bóp cổ giết chết Trần Ngô Lang. Trần Nghệ Tông bèn lập tức hạ lệnh giết chết Dương Nhật Lễ và con ông là Liễu, rồi sai đem chôn ở núi Đại Mông. Nhật Lễ ở ngôi được hơn một năm, không rõ thọ bao nhiêu tuổi. Sai lầm lớn nhất của Nhật Lễ là định đổi sang họ Dương khiến tôn thất nhà Trần nắm quyền bính khắp trong nước xúm lại tìm cách lật đổ. Tần Thủy Hoàng trước đây cũng phải đối mặt với tiếng tăm về thân thế và cũng có những việc làm thô bạo, thất đức nhưng đã khôn khéo suốt đời không đổi sang họ Lã, giết luôn Lã Bất Vi người bị dị nghị là cha mình, và tìm cách đàn áp thẳng tay những ai có ý định khơi chuyện này để chống đối. Bởi thế Tần Thủy Hoàng giữ được ngôi vị trọn vẹn. Nhật Lễ mắc hàng loạt sai lầm nên nhanh chóng bị lật đổ.

TRẦN DUỆ TÔNG HẬU TRẦN

Vua Trần Duệ Tông là vua thứ 9 của nhà Trần, tên húy là Trần Kính, là con thứ 11 của vua Trần Minh Tông, là em của ba vị vua: Trần Hiến Tông, Trần Dụ Tông và Trần Nghệ Tông. Ông sinh ngày 2 tháng 6 năm Đinh Sửu (1337); năm 1372 được vua anh là Trần Nghệ Tông nhường ngôi, ở ngôi 6 năm, ngày 24 tháng 1 năm Đinh Tỵ (1377) tử trận tại thành Đồ Bàn (Vijaya), thọ 41 tuổi. Vua Trần Duệ Tông là người có cá tính mạnh mẽ, mang hoài bão chấn hưng quốc gia. Khi Trần Nghệ Tông tránh loạn của Dương Nhật Lễ, mọi vũ khí, quân đội đều do Trần Kính đảm nhận, do vậy, vua Nghệ Tông đã truyền ngôi cho em. Năm 1372, sau khi được vua anh Trần Nghệ Tông nhường ngôi, ông để tâm lo toan việc trị nước, kén tướng luyện quân, đặt khoa thi, lấy người tài, đồng thời chú trọng đề cao ý thức dân tộc, bảo vệ thuần phong mỹ tục, biểu hiện ý thức tự lập, tự cường. Để làm được điều đó, ông lệnh cho quân dân không được mặc áo kiểu người phương Bắc, không bắt chước tiếng nói của các nước Chiêm (Chăm-pa), quy định về mẫu mã các loại thuyền, xe, kiệu, tán, nghi, trượng và y phục.  Vào cuối thời Trần, lợi dụng tình hình Đại Việt suy  yếu,  quân  Chăm-pa  thường  xuyên  đem  quân quấy phá vùng biên giới, thậm chí nhiều lần đánh chiếm Thăng Long. Vì quá nôn nóng trong việc tiêu diệt họa xâm lấn của Chăm-pa, Trần Duệ Tông đã thân chinh đi đánh Chăm-pa. Tháng Giêng năm 1377 khi cầm quân tiến vào thành Đồ Bàn (Vijaya) ông bị mắc kế phục binh của Chế Bồng Nga mà tử nạn tại thành Đồ Bàn (Bình Định). Cái chết của Duệ Tông là bước ngoặt lớn đối với nhà Trần thời hậu kỳ, Thượng hoàng Nghệ Tông nhu nhược, vốn hoàn toàn dựa vào ông nên khi ông mất đã hoàn toàn dựa vào Hồ Quý Ly, thế nước Đại Việt suy kém, quân Chăm-pa tự do hoành hành, tàn phá kinh đô Thăng Long. Cơ nghiệp nhà Trần từ đây suy sụp.

HẬU TRẦN QUA THƠ ĐẶNG DUNG

Hồ Quý Ly cướp ngôi vua nhà Trần Triều đình nhà Minh bên Trung Quốc nắm lấy cơ hội dương lên ngọn cờ “hưng Trần, diệt Hồ” vin cớ đem 20 vạn quân sang đánh chiếm nước ta. Trần Ngỗi con thứ của vua Trần Nghệ Tông dấy binh nổi lên chống lại quân Minh để khôi phục nhà Trần, tháng 10 năm 1407 lên ngôi vua xưng là Giản Định Đế. Bấy giờ có quan Đại tri châu là Đặng Tất kéo quân đến hợp lực được phong làm Quốc Công. Tháng 6 năm 1408 Đặng Tất phá được tri phủ ngụy là Đặng Thế Căng ở của biển Nhật Lệ và núi An Đại Lệ Thủy. Tháng 12 lại đại phá quân Minh ở Bồ Cô, nhưng vua tin lời gièm của bọn hoạn quan nên đã giết Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân. Con của Đặng Tất là Đặng Dung và con của Nguyễn Cảnh Chân là Nguyễn Cảnh Dị căm phẩn vì cha không có tội mà bị giết nhưng không vì thù nhà mà bỏ việc nước . Hai người tìm minh chủ khác là Trần Quý Khoáng đón lên làm vua và tiếp tục chống quân Minh. Đặng Dung có  kiệt tác “Cảm hoài” nói về thế sự buổi ấy và tâm sự của ông:

CẢM HOÀI
Đặng Dung

Việc đời bối rối tuổi già vay,
Trời đất vô cùng một cuộc say.
Bần tiện gặp thời lên cũng dễ,
Anh hùng lỡ bước ngẫm càng cay.
Vai khiêng trái đất mong phò chúa,
Giáp gột sông trời khó vạch mây.
Thù trả chưa xong đầu đã bạc,
Gươm mài bóng nguyệt biết bao rày.

Bản dịch Phan Kế Bính . Sách Văn đàn bảo giám (NXB Văn học, 2004) ghi người dịch là Trần Trọng Kim.
Nguồn:
1. Phan Kế Bính, “Đại Nam nhất thống chí”, Đông Dương tạp chí, số 116
2. Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, NXB Tân Việt, 1951
3. Dương Quảng Hàm, Việt Nam văn học sử yếu, Trung tâm học liệu xuất bản, 1968

Nguyên tác:








Cảm hoài [Thuật hoài]

Thế sự du du nại lão hà,
Vô cùng thiên địa nhập hàm ca.
Thời lai đồ điếu thành công dị,
Vận khứ anh hùng ẩm hận đa.
Trí chúa hữu hoài phù địa trục,
Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà.
Quốc thù vị báo đầu tiên bạch,
Kỷ độ Long Tuyền đới nguyệt ma.

Nhà Trần trong sử Việt, một bài học sâu sắc.

PHẠM MINH GIẮNG BẠN TÔI
Hoàng Kim

Phạm Minh Giắng bạn tôi là trang web và câu chuyện cảm động gửi lại của anh Phạm Minh Giắng. Nhân đề thi Văn 2016 Nỗi lòng nàng Thúy Vân, tôi đọc lại bài thơ Thay lời Thúy Vân của anh Phạm Minh Giắng và câu thơ của anh gửi tặng “Thầy tôi sao sáng giữa trời/ Áo cơm thì thấp cuộc đời thì cao. Anh Phạm Minh Giắng đã mất mấy năm nhưng trang thơ và gương đời lắng đọng. Tôi cảm phục kính trọng Anh một người bị liệt từ nhỏ nhưng nghị lực sống, nhân cách người hiền, và bài bình thơ Thay lời Thúy Vân lấp lánh viên ngọc quý.

Chuyện đời Phạm Minh Giắng

Truyện Kiều Nguyễn Du là kiêt tác văn chương còn mãi với thời gian. Muốn thực sự hiểu được Truyện Kiều phải hiểu được và đánh giá đúng các nhân vât của Nguyễn. Lâu nay số bài bình thơ về nỗi lòng Thúy Vân có nhiều nhưng bài của anh Phạm Minh Giắng thay lời Thúy Vân thực sư làm tôi bàng hoàng xúc động ám ảnh bởi lối suy nghĩ của anh Giắng thật thuận lòng người và lời thơ lục bát giản dị đẹp kỳ lạ. Đìều bất ngờ hơn mà trước đó tôi chưa hề biết là anh Phạm Minh Giắng bị liệt từ nhỏ.

Anh Phạm Minh Giắng (http://phamigia.vn102.space/?page=1&paged=2&cat=572003) ghé thăm trang dạy và học của tôi và bùi ngùi viết :”Tôi bị nằm liệt từ khi còn nhỏ. Thầy Hoàng Kim viết bài Thầy bạn là lộc xuân có kể chuyện Bill Clinton với năm điều ước: được làm người tốt, có một gia đình êm ấm, có thầy quý bạn hiền, có một sự nghiệp thành đạt và viết được một cuốn sách để đời) Tôi (PMG) đã cố gắng thực hiện được ba điều. Còn hai điều: một gia đình êm ấm và một sự nghiệp thành đạt thì chắc là không thể thực hiện”.

Anh Phạm Minh Giắng tặng tôi bài thơ “Thầy tôi” làm tôi thực sự xúc động. Tôi thưa với anh là tôi nhỏ tuổi hơn anh và nhân xưng Thầy là cao quý lắm. Tôi hiểu ‘Thầy tôi’ là một bài học làm người sâu xa anh gửi lại:

Thầy tôi
Phạm Minh Giắng

Một đời quang đãng nhà gianh
Không chui cửa lớn, chẳng tranh ghế ngồi
Người thầy xưa cũ của tôi
Ai đem đom đóm mà soi vàng mười.

Trái tim khối óc sáng ngời
Dạ dầy Thầy có khác người chi đâu!
Học trò hư hỏng, thì đau
Phụ huynh nói xấu đằng sau, mặc lời.

Vinh quang sao sáng giữa đời
Áo cơm thì thấp, nụ cười thì cao.

Thầy tôi sao sáng giữa trời sau này tôi chọn tứ thơ tôn kính này để đưa vào diễn đạt sự trân trọng tri ân và noi gương Thầy:

Thầy tôi sao sáng giữa trời
Hoàng Kim

Thầy tôi sao sáng giữa trời
Áo cơm thì thấp cuộc đời thì cao.
Tiễn Thầy Hoa Nắng xôn xao
Hoa Người Hoa Đất biết bao ân tình.

Nhớ Thầy xưa rạng sử xanh
Thương Thầy phúc hậu trời dành đức cho.
Con đường xanh sáng ước mơ 
Tình yêu cuộc sống tới bờ thung dung.

Xem thêm: https://youtu.be/QH2UDskXmbU.

Thơ ‘Thay lời Thúy Vân’

“Thay lời Thúy Vân” của anh Phạm Minh Giắng là một góc nhìn thấu hiểu Sự tĩnh lặng nội tâm làm anh Giắng nhìn đời sâu sắc đã tạo nên trầm tích của bài viết. Tôi tin anh Giắng là người hiểu đúng Thúy Vân, hiểu đúng tâm sự thánh thiện của cụ Nguyễn Du. Bình thơ của anh thật hay, xin đươc so sánh lần lượt năm bài thơ “Nỗi lòng Thúy Vân” của Trương Nam Hương, An Thi, LMT, Lính Thủy, và sau cùng là Phạm Minh Giắng thay lời Thúy Vân (HK)

Nỗi lòng Thúy Vân
Trương Nam Hương

Nghĩ thương lời chị dặn dò
Mười lăm năm đắm con đò xuân xanh
Chị yêu lệ chảy đã đành
Còn em nước mắt đâu dành chàng Kim

Ơ kìa sao chị ngồi im?
Máu còn biết chảy về tim để hồng
Lấy người yêu chị làm chồng
Đời em thể thắt một vòng oan khiên

Sụt sùi ướt cỏ Đạm Tiên
Chị khóc kẻ khuất đừng quên người còn
Mấp mô số phận vuông tròn
Đất không thể nhốt linh hồn đòi yêu !

Là em nghĩ vậy thôi Kiều
Sánh sao đời chị ba chiều bão giông
Con đò đời chị về không
Chỉ theo tiếng khóc dưới sông Tiền Đường

Chị nhiều hờn giận yêu thương
Vầng trăng còn lắm mùi hương hẹn hò
Em chưa được thế bao giờ
Tiết trinh thương chị đánh lừa trái tim

Em thành vợ của chàng Kim
Ngồi ru giọt máu tượng hình chị trao
Giấu đầy đêm nỗi khát khao
Kiều ơi em đợi kiếp nào được yêu ???!!!!

Nỗi lòng Thúy Vân
An Thi

Em biết mình thua chị đủ mọi bề,
Cả trí tuệ, lẫn tài hoa, nhan sắc;
Nhưng có một điều, chỉ tim em rõ nhất
Rằng vết thương lòng em chẳng kém phần đau!

Tiết Thanh minh ngày nào én nhạn gặp nhau,
Chợt xao xuyến, nhịp yêu sao bổi hổi,
Chợt xót xa, rồi hẫng lòng, đau nhói
Trong mắt người tachỉ có chị mà thôi!

Buổi chia tay, em nghé mắt, xa xôi
Trở về nhà còn vấn vương nỗi nhớ;
Chị hò hẹn với người, em biết chứ
Chiếc thoa kia nào bắt được hư không?!?

Phận quần hồng chị trắc trở long đong
Nỗi gia đình, nỗi tình duyên trăn trở
Em nhận về mình mối duyên thừa trăn trở…
Mười mấy năm trời hạnh phúc có hay không?

Có hay không hạnh phúc với người chồng
Mà mãi mãi trong tim chỉ có hình bóng chị?!?
Chị phận bạc còn có tình chung thủy
Còn em thì…cảnh đồng sàng dị mộng có gì vui?!?

Cả một đời hoa chị bị dập vùi,
Em thương chị, lòng ghen chưa hề có!
Em cũng không trách hờn ai đó;
Chỉ xin đời hiểu cho rằng:
Sâu thẳm trong lòng Vân cũng có một vết thương!

Trăng mờ vì khuất màn sương
Câu ca một thuở vấn vương trọn đời,
“Keo loan mà chắp duyên rời
Hoa rơi hữu ý, nước trôi vô tình!”
Chị nào có khổ một mình!…

Nỗi lòng Thúy Vân
LMT
Một lần đọc lại Kiều

Chị ơi, thương chị truân chuyên
Phần em thôi cũng muộn phiền bi ai
Cũng rằng phận ngọc, mày ngài
Tuổi xuân hồng thắm chưa ai trao tình .

Đắng cay cũng một đời mình
Vì lòng hiếu nghĩa, nhận tình chị trao
Xuân thì hoa bướm xôn xao
Em chưa hề có giao duyên một lần
.
Thương thân, giọt lệ trong ngần
Duyên hờ em nắn phím đàn tơ mây
Trời xanh oan nghiệt lắm thay
Gieo bao cay đắng , đọa đày chị ơi.

Lại buồn nhân thế lắm lời
Rằng em hời hợt, một đời vô lo
Bao nhiêu sóng cả, gió to
Một mình chị phải sầu lo chống chèo .

Ngẫm đời, lòng lại buồn theo
Má hồng em cũng phận bèo lênh đênh
Dạt trôi trong cõi phong trần
Mặc cho con tạo xoay vần ra sao.

Tiền Đường , sông nước nao nao
Chị giờ mộng nhạt , tâm trao Bồ Đề
Còn em đời vẫn trầm mê
Lòng xuân tro lạnh, não nề chị ơi …

Cảm tác cùng bác Giắng
Lính Thủy

Người đời thương cảm Thuý Vân
Không yêu cũng phải thế chân chị Kiều
Vợ chồng không có tình yêu
Một đời tẻ lạnh, sớm chiều buồn tanh

Sau đây là bài của Phạm Minh Giắng

Thay lời Thúy Vân
Phạm Minh Giắng

Người đời thương cái duyên em
Kết hôn thay chị, chắc thèm tình yêu?
Em xin thưa tỏ đôi điều
Trời cho nhan sắc em nhiều phần xinh.

Vô tâm vụng tính, chút tình
Lấy người thương chị em mình…em nương
Giấc xuân giữa cảnh đau thương
Tình phần em sướng, hiếu nhường chị đeo.

Người ta yêu mộng mơ nhiều
Chồng mình ôm chặt mình yêu mặn nồng
Cảm ơn chị hiểu thấu lòng
Thương em, chị chẳng lòng thòng cố nhân

Cho em trọn chỗ ấm thân:
“Một cây cù mộc, một sân quế hòe”.
Cái em cần, nói em nghe,
Với em trăng gió màu mè bỏ đi

Em nào có tủi buồn chi
Tố Như thánh thiện nhầm gì chị ơi.

Hoàng Kim đôi lời cảm nhận

Thay lời Thúy Vân.là một công án tuyệt vời về Truyện Kiều. Tôi bàng hoàng trước lời thơ của anh:

Giấc xuân giữa cảnh đau thương
Tình phần em sướng, hiếu nhường chị đeo.
Người ta yêu mộng mơ nhiều
Chồng mình ôm chặt mình yêu mặn nồng

Cảm ơn chị hiểu thấu lòng
Thương em, chị chẳng lòng thòng cố nhân
Cho em trọn chỗ ấm thân:
“Một cây cù mộc, một sân quế hòe”.

Nguyễn Du (1765-1820) là nhà thơ lỗi lạc, nhà ngoại giao xuất chúng. Ông cũng là một võ quan có chí lớn, nhà lãnh đạo đặc biệt tài năng đã từng đương đầu với Nguyễn Huệ, đối thoại với Gia Long, hiểu rõ Nguyễn Văn Thành, thân thiết với Nguyễn Nễ, Vũ Trinh, Ngô Nhân Tĩnh, Lê Quang Định, Trịnh Hoài Đức. Ông hiểu sâu Lý số, thông tỏ Phong Thủy, rất vững Thiền học, thành thạo biến Dịch, đã đọc trên nghìn lần bộ kinh Kim Cương, với tâm sự gửi gắm Truyện Kiều và đặc biệt gửi gắm qua các nhân vật của mình. Nguyễn Du và Nguyễn Công Trứ là hai danh nhân cùng thời . Nguyễn Công Trứ luận về Thúy Kiều nhưng thực chất là luận về Nguyễn Du: “Bán mình trong bấy nhiêu năm, Dễ đem chữ hiếu mà lầm được ai .” Nguyễn Công Trứ thân mật hay chống đối Nguyễn Du đó là điều hậu thế cần lý giải cho đúng? Thúy Vân là môt đầu mối quan trọng để hiểu Thúy Kiều. Hiểu nhân vật của Nguyễn Du mới thực sự hiểu được Nguyễn Du.

Bài viết của các anh Phạm Minh Giắng, Nguyễn Thế Quang, Huy Việt … thực sự bổ ích. Bài viết này của anh Phạm Minh Giắng thưc sư là một khám phá mới.

Cám ơn anh và trân trọng chúc mừng anh.

Hoàng Kim

Trang thơ Phạm Minh Giắng

Anh Phạm Minh Giắng gửi lại cho đời nhiều bài viết hay, “Anh tâm sự trong lời ngõ:Tôi nằm trong góc cô đơn / Với thơ thì chẳng tính hơn thiệt gì” Di cảo thơ anh để lại, tôi thích nhất sáu bài. Thầy tôi; Thay lời Thúy Vân; Vịnh Bắp Ngô, Chuối Ngự; Đang xuân; Độc Ẩm.

Vịnh Bắp Ngô
Phạm Minh Giắng

Không phải non tơ cũng chửa già
Đã thương mặc kệ kẻ dèm pha
Nâng niu bóc cánh vàng nhè nhẹ
Mới biết rằng em nhất ngọc ngà

Chuối Ngự
Phạm Minh Giắng

Đâu chỉ xênh xang chốn phượng rồng
Không cam rẻ rúng, chẳng thèm ngông
Kính người thiên cổ, thăm người ốm
Nghĩa ngọt tình thơm rất thật lòng.

Đang xuân
Phạm Minh Giắng
01/01/2013@21h25,

Sáu ba tròn mới độ đang xuân
Tâm đức đời cho cũng được phần
Sức liệt chẳng tài đâu giúp nước
Trí còm chưa giỏi vẫn nhờ dân
Khi vui tết đến mong bầu bạn
Lúc tủi xuân về ngóng họ thân
Còn chút tâm hồn còn sống đẹp
Danh này không toại cũng thành nhân

Độc Ẩm
Phạm Minh Giắng

Chẳng rót chi đầy, nửa chén vơi
Bạn xa không đến, một mình chơi
Nâng lên hờ hững không buồn nhấp
Đặt xuống thờ ơ chẳng hứng mời
Chiếc bóng ngọn đèn dòng rượu đổ
Quả tim cây bút mạch thơ khơi
Khuya rồi còn đợi chờ chi nữa
Ngửa mặt lên ta dốc sự đời

Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây   cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích

KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam Thung dung Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter

LangTranThanhTongLongHungThaiBinh,PVLOC90

DẠY VÀ HỌC 30 THÁNG 3
Hoàng Kim
và Hoàng Long
CNM365 Tình yêu cuộc sống Chuyện thầy Lê Quý Kha; Có một ngày như thế; Nhà Trần trong sử Việt; Nghê Việt am Ngọa Vân; Phạm Minh Giắng bạn tôi; Chuyện cổ tích người lớn; Phục sinh giữa tối sáng; Kim Notes lắng ghi chú; Gia Cát Mã Tiền Khóa; Trung Quốc một suy ngẫm; Nhớ Ông Bà Cậu Mợ; Giống khoai lang Việt Nam; Có một ngày như thế; Ngày 30 tháng 3 năm 1258, Trần Thái Tông nhượng lại ngôi vua triều Trần ở Việt Nam cho Thái tử Trần Hoảng là Trần Thánh Tông. Trần Thái Tông trở thành Thái thượng hoàng. Ngày 30 tháng 3 năm 1023, ngày sinh Lý Thánh Tông, Hoàng đế thứ 3 của nhà Lý, Việt Nam (mất năm 1072). Ngày 30 tháng 3 năm 1853, ngày sinh Vincent van Gogh, họa sĩ người Hà Lan (mất năm 1890); Bài chọn lọc ngày 30 tháng 3: Chuyện thầy Lê Quý Kha; Có một ngày như thế; Nhà Trần trong sử Việt; Nghê Việt am Ngọa Vân; Phạm Minh Giắng bạn tôi; Chuyện cổ tích người lớn; Phục sinh giữa tối sáng; Phạm Hồng Đức Phước ca cao; Kim Notes lắng ghi chú; Gia Cát Mã Tiền Khóa; Trung Quốc một suy ngẫm; Nhớ Ông Bà Cậu Mợ; Giống khoai lang Việt Nam; Có một ngày như thế; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-30-thang-3/

TS. Lê Quý Kha (bìa trái) với thầy bạn Đại học Nông Lâm Hồ Chí Minh

CHUYỆN THẦY LÊ QUÝ KHA
Hoàng Kim

Tiến sĩ Lê Quý Kha là cựu Phó Viện Trưởng Viện Khoa học Kỷ thuật Nông nghiệp Miền Nam, chuyên gia ngô, thầy và bạn nhà nông, người có nhiều đóng góp tốt cho nghề trồng ngô Việt Nam. Thông tin dưới đây là giới thiệu sách và tư vấn học tập

Ngô Việt Nam là cây lương thực quan trọng thứ hai sau lúa, có diện tích canh tác hàng năm hiện đạt khoảng 1,15 triệu ha, năng suất bình quân 4,55 tấn/ha, sản lượng 5,24 triệu tấn (Tổng cục Thống kê 2017). Sản phẩm ngô Việt Nam chủ yếu dùng cho chăn nuôi, nay dùng làm thực phẩm cho người hơn 5%. Cuộc cách mạng về giống ngô lai Việt Nam đã góp phần tăng nhanh diện tích, năng suất và sản lượng ngô trong toàn quốc, đưa nước ta đứng vào hàng ngũ những nước trồng ngô lai tiên tiến của vùng châu Á. So với năm 1985 trước đổi mới, ngô Việt Nam lúc ấy có diện tích 397 ngàn ha, năng suất bình quân 1,47 tấn/ha, sản lượng 0,37 triệu tấn thì đến nay ngô Việt Nam đã đạt một bước tiến vượt bậc, gấp 3 lần về năng suất và 14 lần về sản lượng. Mặc dù vậy, sản lượng ngô hiện nay vẫn chưa đủ cung cấp cho ngành chăn nuôi của cả nước, Việt Nam mỗi năm vẫn phải nhập khoảng 1,60 – 2,00 triệu tấn ngô hạt để làm thức ăn chăn nuôi, nhưng Việt Nam đã cùng Thái Lan và Trung Quốc nằm tốp đầu trồng ngô tiên tiến của châu Á. Trong thành tựu ấy, có công đóng góp hiệu quả của giáo sư Trần Hồng Uy, giáo sư Ngô Hữu Tình, giáo sư Trần Văn Minh, tiến sĩ Phạm Đồng Quảng, phó giáo sư Trương Đích, tiến sĩ Mai Xuân Triệu, tiến sĩ Bùi Mạnh Cường, tiến sĩ Phan Xuân Hào,Tiến sĩ Lê Quý Kha Tiến sĩ Lê Quý Tường, thầy Luyện Hữu Chỉ, thầy Võ Đình Long, thầy Đỗ Hữu Quốc, tiến sĩ Trần Kim Định, tiến sĩ Trần Thị Dạ Thảo, tiến sĩ Nguyễn Phương, kỹ sư Phạm Thị Rịnh, kỹ sư La Đức Vực, kỹ sư Phạm Văn Ngọc … là những chuyên gia chính của nghề ngô Việt Nam nhiều kinh nghiệm thực tiển với nhiều công sức đào tạo bồi dưỡng đội ngũ hiệu quả cho nguồn lực nghề trồng ngô Việt Nam trong chặng đường đầu 45 năm qua.,

Trang sách ngô Việt của tiến sĩ Lê Quý Kha là những cẩm nang nghề nghiệp, tiêu biểu gồm: 1) TS Lê Quý Kha, TS Lê Quý Tường 2019. NGÔ SINH KHỐI Kỹ thuật canh tác, thu hoạch và chế biến phục vụ chăn nuôi. Nhà Xuất bản Nông nghiệp ISBN 978-606-60- 2930-4 2) CIMMYT & IBPGR – Rome, 1991 Biên dịch Lê Quý Kha 2013. Hướng dẫn mô tả nguyên liệu ngô. Nhà Xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. 3) Lê Quý Kha (Chủ biên) 2013. Hướng dẫn khảo sát, so sánh và khảo nghiệm giống ngô lai. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật . Sách cẩm nang nghề nghiệp cây Ngô. Tài liệu Học tập CÂY LƯƠNG THỰC Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh Nhà sách Việt Nam, FoodCrops.vn, CÂY LƯƠNG THỰC VIỆT NAM, Hoàng Long , Hoàng Kim tuyển chọn và giới thiệu www.nhasachvietnam.blogspot.com

TS Lê Quý Kha (thứ hai phải qua) và nghiên cứu sinh với quý thầy cô Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam , Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ chí Minh

CÓ MỘT NGÀY NHƯ THẾ
Hoàng Kim

chúc mừng Lê Quý Kha

Có một ngày như thế.
Vui bạn đầy niềm vui
Nụ cười tươi rạng rỡ.
Ngày mỗi ngày tốt lành

Phúc hậu và thực việc
Tận tụy với nghề nông
Thân thiết tình thầy bạn
Chăm chút từng trang văn.

CÓ MỘT NGÀY NHƯ THẾ
Hoàng Kim

gửi Phạm Thành Công và …

Có một ngày như thế
Đường xa về thăm Thầy
Niềm tin ngời nét mặt
Thầy trẻ lại vì vui.

Ảnh đẹp và thật tươi
Khoảnh khắc mà vĩnh cữu
Thay bao lời muốn nói
Học bởi hành hôm nay.

Có một ngày như thế https://hoangkimlong.wordpress.com/category/co-mot-ngay-nhu-the/

NHÀ TRẦN TRONG SỬ VIỆT
Hoàng Kim

Nhà Trần khởi đầu từ vua Trần Thái Tông (Trần Cảnh) lên ngôi Hoàng Đế vào ngày 31 tháng 12 năm 1225 nhằm ngày Mậu Dần  mồng 1 tháng 12 năm Ất Dậu, Lý Chiêu Hoàng là vị Nữ Hoàng cuối cùng của nhà Lý xuống chiếu nhường ngôi cho chồng. Tiếp nối vua Trần Thái Tông là vua Trần Thánh Tông (Trần Hoảng), vua Trần Nhân Tông (Trần Khâm. Ba vua là thời nhà Trần thịnh thế ngời sử Việt dựng nên nghiệp lớn, chống quân Nguyên Mông, thống nhất Phật Giáo Việt Nam và đạt đến cực thịnh. Ba vua Trần Anh Tông, Trần Minh Tông, Trần Hiến Tông là thời kế nghiệp. Từ vua Trần Dụ Tông (sau khi thượng hoàng Trần Minh Tông mất) đến Hôn Đức Công, Trần Nghệ Tông, Trần Duệ Tông, cho tới Trần Phế Đế, Trần Thuận Tông, Giản Định Đế, Trần Quý Khoáng là thời suy tàn. Trần triều chấm dứt lúc Trần Phế Đế bị Thượng hoàng Trần Nghệ Tông ép thắt cổ chết thay thế bằng Trần Thuận Tông là con của Trần Nghệ Tông, khi thế lực Hồ Quý Ly đã vững không thể đổi. Vua Trần Thuận Tông trị vì từ năm 1388 cho đến năm 1400 thì bị ép nhường ngôi cho Hồ Quý Lý, lập ra triều đại nhà Hồ. Giặc Minh mượn danh nghĩa “phục Trần diệt Hồ” nhân cơ hội ấy vào cướp nước ta. Giản Định Đế, Trần Quý Khoáng chống nhà Minh nhưng không thành. Nhà Trần trong sử Việt kéo dài 175 năm với 13 đời hoàng đế.

Thái Tông và Hưng Đạo
Ngày mới đầy yêu thương
Nhà Trần trong sử Việt
Lồng lộng như trăng rằm

Ba đỉnh cao Yên Tử
Danh thắng quê hương Trần
‘Thái bình tu nổ lực
Vạn cổ thử giang san’ (*)

Nhà Trần trong sử Việt
Trước đèn bảy trăm năm,
Trúc Lâm Trần Nhân Tông
Thăm thẳm tầm nhìn lớn.

Từ một hai hai năm (1225),
Đến thế kỷ mười bốn (1400)
Chuyện cũ chưa hề cũ
Thoáng chốc tròn tháng năm.

An nhiên chào ngày mới
Vui bạn hiền người thân
Nhà Trần trong sử Việt.
Tinh hoa chọn đôi vần.

(*) Trích thơ Tụng giá hoàn kinh sư của
Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải

THÁI TÔNG VÀ HƯNG ĐẠO

Minh quân hiền tài vua tôi đồng lòng toàn dân gắng sức. Trần Thái Tông, Trần Hưng Đạo, Trần Thánh Tông là ba đỉnh cao vọi của trí tuệ thời Trần. Vua Trần Nhân Tông khi lên đỉnh Yên Tử có hỏi về ba đỉnh cao của dãy núi kia là gì thì được trả lời đó là dãy Yên Phụ của vòng cung Đông Triều trấn Bắc. Đức vua Phật Trần Nhân Tông đã lạy Yên Phụ và chọn Yên Tử làm nơi Cư trần lạc đạo chốn an nghĩ của mình. Trần Thái Tông và Trần Quốc Tuấn là câu chuyện minh quân thiên tài thật lạ lùng và sâu sắc lưu dấu nơi đất Việt. Bài học lịch sử Trần Thánh Tông, Trần Hưng Đạo, Trần Thánh Tông, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư … là suối nguồn tươi trẻ của một câu chuyện tuyệt vời được nối tiếp sâu hơn trong các chuyên luận khác.

Vua Trần Thái Tông (1218-1277) người sáng nghiệp nhà Trần có câu nói nổi tiếng trong lịch sử: “Nếu chỉ để lời nói suông cho đời sau, sao bằng đem thân mình đảm nhận trọng trách cho thiên hạ trước đã”. Vua Trần Thái Tông là bậc minh quân tài trí được so sánh với Đường Thái Tông Lý Thế Dân là vị vua giỏi Trung Hoa thời trước đó. “Sáng nghiệp Việt, Đường hai Thái Tông/ Đường xưng: Trinh Quán, Việt: Nguyên Phong/ Kiến Thành bị giết, An Sinh sống/ Miếu hiệu tuy đồng, đức chẳng đồng”.

Đường Thái Tông Lý Thế Dân ngày 4 tháng 9 năm 626 đã lên ngôi hoàng đế nhà Đường sau sự biến Huyền Vũ môn. Đường Thái Tông thiết lập nên sự cường thịnh của nhà Đường phát triển về kinh tế và hùng mạnh về quân sự nhất thế giới thời ấy, nhưng so đức độ với vua Việt Trần Thái Tông thì vua Việt được người đời ca ngợi hơn. 

An Sinh Vương Trần Liễu là người chống lại Thái Tông và hận thù giữa họ sâu đến nỗi Trần Liễu còn di nguyện cho Trần Quốc Tuấn sau này nhất thiết phải đoạt lại ngôi vua. Vua Trần Thái Tông không chỉ tha cho An Sinh Vương Trần Liễu mà còn tha cho Trần Quốc Tuấn là người đã gây ra chuyện tầy đình.

Tình yêu thương của Trần Quốc Tuấn và Thiên Thành công chúa là một câu chuyện thật quái và phi thường ! Tình yêu đó thật lớn lao nhưng sự việc quá liều lĩnh, khí phách và đặc biệt nguy hiểm. Trần Quốc Tuấn ngay trong đêm tân hôn của Thiên Thành công chúa với Nhân Đạo Vương đã dám lẻn vào cung của Nhân Đạo Vương ngủ với người mình yêu mà không sợ cái chết trong lúc Trung Thành Vương con trai của Nhân Đạo Vương đang bận đãi khách chưa kịp động phòng. Công chúa Thiên Thành con gái của vua Trần Thái Tông thì đã dám chọn cái chết để trao thân cho Trần Quốc Tuấn là người mình yêu, bất chấp đám cưới với Trung Thành Vương là con trai của Nhân Đạo Vương vị quan đầu triều Trần.

Vua Trần Thái Tông đã không làm ngơ để Quốc Tuấn bị giết. Vua chủ động kết nối lương duyên ngay cho Thiên Thành Quốc Tuấn bất chấp lẽ thường. Câu chuyện vua Trần Thái Tông không những không giết Trần Quốc Tuấn, con của Trần Liễu kẻ tử thù đang rất hận mình và đang “cố tình phạm tội ngông cuồng” trái nhân tình mà còn chủ động tác thành cho Thiên Thành Quốc Tuấn nên vợ chồng, hóa giải mọi điều, thu phục được tấm lòng của bậc anh hùng và giữ lại được cho non sông Việt một bậc kỳ tài muôn thuở

Chuyện lạ và hay, thật hiếm có !

Tượng Trần Quốc Tuấn ở chùa cổ Thắng Nghiêm, ảnh Hoàng Kim

LỜI DẶN CỦA THÁNH TRẦN

Chùa cổ Thắng Nghiêm là nơi Đức Thánh Trần thuở nhỏ đã theo công chúa Thụy Bà về đây để tìm minh sư học phép Chọn người, Đạo làm tướng, viết kiệt tác Binh thư Yếu lược. Mẹ tôi họ Trần. Tôi về dâng hương Đức Thánh Trần tại đền Tổ. Lắng đọng trong tôi Lời thề trên sông Hóa; Lời dặn của Thánh Trần.

Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là nhà quân sự kiệt xuất nhất trong lịch sử Việt Nam nhà chính trị, ngoại giao, tư lệnh tối cao của Việt Nam thời nhà Trần, đã ba lần đánh thắng đội quân Nguyên Mông đế quốc hùng mạnh nhất thế giới thời đó. Người là một trong mười vị tướng tài của Thế Giới

Trần Hưng Đạo sinh năm 1232, mất ngày 20 tháng 8 âm lịch năm 1300, ông là con thứ ba của An Sinh Vương Trần Liễu, gọi Trần Thái Tông bằng chú ruột, mẹ ông là Thiện Đạo quốc mẫu, một người trong tôn thất họ Trần. Ông sinh ra ở kinh đô Thăng Long, quê quán ở thôn Tức Mặc, phường Lộc Vượng, TP Nam Định ngày nay. Ông khi lên 5 tuổi năm 1237 làm con nuôi cô ruột là Thụy Bà công chúa, vì cha ông là Trần Liễu chống lại triều đình (Trần Thủ Độ). Đại Việt sử ký toàn thư mô tả ông là người có dung mạo khôi ngô, thông minh hơn người, nhờ được những người tài giỏi đến giảng dạy nên ông sớm trở thành kỳ tài xuất chúng văn võ song toàn, thông hiểu sâu sắc huyền cơ tạo hóa, phép biến dịch và cách dùng binh..

Vua Trần Thái Tông tên thật là Trần Cảnh, sinh ngày 16 tháng 6 năm 1218 mất ngày 1 tháng 4 năm 1277, là vị hoàng đế đầu tiên của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam, lên ngôi ngày 5 tháng 5 năm 1225 mở đầu nhà Trần trong sử Việt. Ông ở ngôi hơn 32 năm (1225 – 1258), làm Thái thượng hoàng trong 19 năm. Trần Cảnh sinh ra dưới thời kỳ nhà Lý còn tại vị, ông cùng tuổi với vị Nữ hoàng nhà Lý lúc bấy giờ là Lý Chiêu Hoàng. Ông được Chiêu Hoàng yêu mến, hay gọi vào vui đùa, Trần Cảnh khi ấy không nói năng gì nhưng khi về đều nói lại với chú họ là Trung Vũ Vương Trần Thủ Độ. Nhà Lý loạn cung đình thuở ấy đã tới đỉnh điểm. Vua Lý tuy có hai con gái thông minh, hiền hậu và rất giỏi nhưng không có con trai nối dõi, trong khi hoàng tộc nhà Lý lắm kẻ mưu mô kém đức dòm ngó ngôi báu. Nước Đại Việt thuở đó bên ngoài thì họa ngoại xâm từ đế quốc Nguyên Mông đang rình rập rất gần, bên trong thì biến loạn bùng nổ liên tục nhiều sự kiện rất nguy hiểm. Trần Thủ Độ nắm thực quyền chốn cung đình, nhận thấy Trần Cảnh cháu mình cực kỳ thông minh đỉnh ngộ, thiên tư tuyệt vời xứng là một minh quân, lại được Lý Chiêu Hoàng yêu mến nên đã sắp đặt hôn nhân giữa Trần Cảnh và Lý Chiêu Hoàng đám đặt cược việc làm vua với họa diệt tộc Trần nếu chọn lầm người. Sự kiện đó xảy ra vào ngày 31 tháng 12 năm 1225, đã chấm dứt triều đại nhà Lý đã tồn tại hơn 200 năm và khai sáng nhà Trần.

Lý Chiêu Hoàng tức Lý hoàng hậu vợ Trần Thái Tông trớ trêu thay sinh con nhưng con bị chết yểu ngay sau khi sinh, cho nên Trần Thái Tông không có người kế vị chính danh phận, trong lúc sự chống đối và chỉ trích cay độc của tôn thất nhà Lý do Hoàng Thái hậu cầm đầu lại đẩy lên cao trào rất nặng nề. Nhiều kẻ tôn thất mượn tiếng có con trai nối dõi dòm ngó cướp ngôi. Thuận Thiên công chúa là vợ của Trần Liễu khi ấy đang mang thai được 3 tháng. Năm 1237, Thái sư Trần Thủ Độ nắm thực quyền phụ chính đã ép cha của Trần Quốc Tuấn là Trần Liễu phải nhường vợ là Thuận Thiên công chúa (chị của Lý Chiêu Hoàng) thay làm Chính cung Hoàng hậu cho Trần Thái Tông, đồng thời giáng Lý hoàng hậu xuống làm công chúa. Việc này khiến Trần Thái Tông bỏ lên tu ở núi Yên Tử.

Người sau này đã chứng ngộ vận nước lâm nguy cường địch bên ngoài câu kết nội gián bên trong không thể không xử thời biến đặt vận mệnh “non sông đất nước Việt trên hết”. Người đã chấp nhận quay trở về “Nếu chỉ để lời nói suông cho đời sau, sao bằng đem thân mình đảm nhận trọng trách cho thiên hạ trước đã”. Trần Thái Tông đã chấp nhận sự sắp xếp của Triều đình.

Sau này, ông truyền ngôi cho Thái tử Trần Hoảng là con thứ, vào ngày 24 tháng 2 năm 1258 để lui về làm Thái thượng hoàng,(con trưởng Trần Quốc Khang vốn là con Trần Liễu, anh em cùng cha khác mẹ với Trần Quốc Tuấn). Trần Thái Tông được tôn làm Hiển Nghiêu Thánh Thọ Thái Thượng Hoàng Đế. Trần Hoảng lên ngôi tức Trần Thánh Tông. Tước vị và thông lệ Thái thượng hoàng của nhà Trần từ đấy đã trở thành truyền thống, vừa rèn luyện cho vị Hoàng đế mới cai trị đất nước càng sớm càng tốt vừa tránh được việc tranh giành ngôi báu giữa các con do chính danh sớm được định đoạt.

Trần Liễu gửi con là Trần Quốc Tuấn cho Thụy Bà công chúa mai danh ẩn tích tại chùa Thắng Nghiêm tìm minh sư luyện rèn văn võ. Sau đó ông dấy binh làm loạn ở sông Cái, cuối cùng bị thất thế, phải xin đầu hàng. Trần Thủ Độ toan chém nhưng Trần Thái Tông liều chết đưa thân mình ra ngăn cản buộc lòng Thủ Độ phải tự mình ném bảo kiếm xuống sông. Trần Liễu được tha tội nhưng quân lính theo ông làm phản đều bị giết hết và vua Thái Tông đổi ông làm An Sinh vương ở vùng đất Yên Phụ, Yên Tử thuộc tỉnh Quảng Ninh ngày nay.

Trần Quốc Tuấn từ 5 tuổi đã được minh sư rèn luyện tỏ ra và một vị nhân tướng lỗi lạc phi phàm lúc trở về sớm được Trần Thái Tông quý trọng đức độ tài năng trong số con cháu vương thất. Qua sự biến Trần Quốc Tuấn yêu thương công chúa Thiên Thành, là con gái của vua Trần Thái Tông, nhân lễ hội trăng rằm nửa đêm đã lẻn vào chỗ ở của công chúa và thông dâm với nàng. Thời nhà Trần đã có quy định, để tránh ngôi vua truyền ra ngoài, chỉ có người trong tộc mới được lấy nhau nên kết hôn cùng huyết thống là điều không lạ và chuyện “quái” ấy cũng ‘quái” như việc Trần Thái Tông lấy vợ Trần Liễu.

Lại oái oăm thay, người Trần Quốc Tuấn yêu say đắm là công chúa Thiên Thành, mà vua Trần Thái Tông năm 1251 đã đính ước gả cô cho Trung Thành Vương là con trai của Nhân Đạo Vương. Vua đã nhận sính lễ, thông báo với quần thần và đang tiệc cưới. Trần Quốc Tuấn nửa đêm trăng rằm đột nhập vào phòng riêng công chúa ở phủ Trung Thành Vương và đôi trai gái trẻ đồng lòng đến với nhau. Quốc Tuấn nói với công chúa Thiên Thành sai thị nữ đi gặp Công chúa Thụy Bà cấp báo với vua ngay trong đêm đó. Vua hỏi có việc gì, Thụy Bà trả lời:“Không ngờ Quốc Tuấn ngông cuồng càn rỡ, đang đêm lẻn vào chỗ Thiên Thành, Nhân Đạo đã bắt giữ hắn rồi, e sẽ bị hại, xin bệ hạ rủ lòng thương, sai người đến cứu”. Trần Thái Tông vội sai người đến dinh Nhân Đạo vương, vào chỗ Thiên Thành, thì thấy Trần Quốc Tuấn đã ở đấy. Hôm sau, Thụy Bà công chúa dâng 10 mâm vàng sống đến chỗ Trần Thái Tông xin làm lễ cưới Thiên Thành công chúa cho Trần Quốc Tuấn. Thái Tông bắt đắc dĩ phải gả công chúa cho ông và lấy 2000 khoảnh ruộng ở phủ Ứng Thiên để hoàn lại sính vật cho Trung Thành vương. Tháng 4 năm đó, Trần Liễu ốm nặng. Lúc sắp mất, Trần Liễu cầm tay Trần Quốc Tuấn, trăng trối rằng: “Con không vì cha lấy được thiên hạ, thì cha chết dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được”. Trần Quốc Tuấn ghi để trong lòng, nhưng không cho là phải.

Câu chuyện Trần Quốc Tuấn yêu thương công chúa Thiên Thành và đã làm liều dám lấy tính mạng của mình làm như thể “cố tình phạm tội ngông cuồng trái nhân tình”, nhưng mấy ai thấu hiểu đó là sự lưa chọn sinh tử, phép thử tối cao cuối cùng của vị nhân tướng trước khi trao sinh mệnh đời mình cho Người tin yêu mình trong thực tiễn. Đó là phép biến Dịch của “Đạo làm tướng” “Chọn người”.

Trần Thái Tông và Trần Quốc Tuấn câu chuyện đêm trăng rằm để hiểu sâu hơn chiến công nhà Trần ba lần đánh thắng quân Nguyên. Trần Thái Tông, Trần Quốc Tuấn, Trần Thánh Tông với thực tiễn hiển hách ba lần đánh thắng quân Nguyên và “Vạn Kiếp tông bí truyền thư”, “Binh thư yếu lược” là kiệt tác muôn đời, ba đỉnh cao vọi của trí tuệ Việt Nam và nhân loại.

TRẦN THÁNH TÔNG MINH QUÂN

Trần Thánh Tông sinh ngày 12 tháng 10 năm 1240, mất ngày 3 tháng 7 năm 1290 là  vị Hoàng đế thứ hai của nhà Trần, ở ngôi từ năm 1258 đến 1278 và làm Thái thượng hoàng từ năm 1278 đến năm 1290 lúc qua đời (hình Lăng Trần Thánh Tông ở Long Hưng, Thái Bình). Trần Thánh Tông là vua thánh nhà Trần: Vua nổi tiếng có lòng thương dân và đặc biệt thân thiết với anh em trong Hoàng tộc, điều hiếm thấy từ trước đến nay; Trần Thánh Tôngcó công rất lớn lúc làm Thái thượng hoàng đã cùng với con trai là vua Trần Nhân Tông lãnh đạo quân dân Đại Việt giành chiến thắng trong hai cuộc chiến cuối cùng chống lại quân đội nhà Nguyên sang thôn tính nước ta lần thứ hai năm1285 và lần thứ ba năm 1287; Nước Đại Việt suốt thời Trần Thánh Tônglàm vua và làm Thái Thượng hoàng là rất hưng thịnh, hùng mạnh, phát triển toàn diện chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao, văn hóa, giáo dục  không để cho nhà Nguyên thôn tính.

Trần Thánh Tông cuộc đời và di sản hiếm thấy. Vua Trần Thánh Tông tên thật Trần Hoảng là con trai thứ hai của vua Trần Thái Tông (Trần Cảnh), mẹ là Hiển Từ Thuận Thiên hoàng hậu Lý thị, công chúa nhà Lý, con gái của Lý Huệ Tông và Linh Từ Quốc mẫu. Anh trai lớn của ông, Tĩnh Quốc đại vương Trần Quốc Khang tuy danh nghĩa là con lớn nhất, nhưng thực tế là con của Khâm Minh đại vương Trần Liễu. Như vậy, ông là Hoàng đích trưởng tử (con trai lớn nhất và do chính thất sinh ra) của Trần Thái Tông hoàng đế.

Vua Trần Thánh Tông sinh ngày 25 tháng 9 âm lịch, năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 9 (1240), và ngay lập tức được lập làm Hoàng thái tử, ngự ở Đông cung. Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, trước khi Hiển Từ Thuận Thiên hoàng hậu mang thai ông, Thái Tông hoàng đế nằm mơ thấy Thượng Đế trao tặng bà một thanh gươm báu.

Vua Trần Thánh Tông có vợ là  Nguyên Thánh hoàng hậu Trần Thiều (?– 1287), con gái An Sinh Vương Trần Liễu, mới đầu phong làm Thiên Cảm phu nhân, sau phong lên làm Hoàng hậu. Năm 1278, Trần Nhân Tông tôn làm Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng Thái hậu u.

Vua Trần Thánh Tông có bốn con: 1) đích trưởng tử là Trần Khâm, tức Nhân Tông Duệ Hiếu hoàng đế, mẹ là Nguyên Thánh hoàng hậu; 2) Tá Thiên đại vương Trần Đức Việp (1265 – 1306), mẹ là Nguyên Thánh hoàng hậu. 3) Thiên Thuỵ công chúa, chị gái Nhân Tông, mất cùng ngày với Nhân Tông (3 tháng 11 âm lịch, 1308), lấy Hưng Vũ vương Trần Quốc Nghiễn, con trai Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, mẹ là Nguyên Thánh hoàng hậu;4)  Bảo Châu công chúa, lấy con trai thứ của Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải, mẹ là Nguyên Thánh hoàng hậu.

Nhà Trần đánh bại quân Nguyên Mông lần thứ nhất năm 1257, vào ngày 24 tháng 12 năm Nguyên Phong thứ 7 (1257), Thái tử Trần Hoảng đã cùng với vua Trần Thái Tông ngự lâu thuyền mà kéo quân đến Đông Bộ Đầu, đập tan tác quân Nguyên Mông trong Trận Đông Bộ Đầu, buộc họ phải rút chạy và chấm dứt cuộc xâm lược Đại Việt.

Vua Trần Thái Tông nhường ngôi cho Thái tử Trần Hoảng ngày 24 tháng 2, năm 1258 (Nguyên Phong thứ 8). Vua Trần Thánh Tông đổi niên hiệu là Thiệu Long, xưng làm Nhân Hoàng, tôn vua chalàm Thái thượng hoàng, tôn hiệu là Hiển Nghiêu Thánh Thọ Thái Thượng Hoàng Đế .

Vua Trần Thánh Tông ở ngôi 21 năm, đất nước được yên trị . Vua nổi tiếng là vị hoàng đế nhân hậu, hòa ái đối với mọi người từ trong ra ngoài. Ông thường nói rằng: “Thiên hạ là của ông cha để lại, nên để anh em cùng hưởng phú quý chung”.Do vậy, các hoàng thân trong nội điện thường ăn chung cỗ và ngủ chơi chung nhà rất đầm ấm, chỉ khi có việc công, hay buổi chầu, thì mới phân thứ tự theo phép nước .

Tĩnh Quốc đại vương Trần Quốc Khang, trên danh nghĩa là con trưởng của vua Trần Thái Tông, nhưng thực ra là con trai của An Sinh đại vương Trần Liễu cùng Hiển Từ Thuận Thiên hoàng hậu. Trần Quốc Khang tuy là con trưởng  của vua Trần Thái Tông, nhưng  xuất thân đặc biệt nên chịu mọi sự suy xét trong hoàng tộc. Sử cũ kể lại, có lần Trần Thánh Tông cùng với người anh cả là Trần Quốc Khang chơi đùa trước mặt Thái thượng hoàng. Thượng hoàng mặc áo bông trắng, Trần Quốc Khang múa kiểu người Hồ, Thượng hoàng bèn cởi áo ban cho. Vua Trần Thánh Tông thấy vậy cũng múa kiểu người Hồ để đòi thưởng áo bông. Quốc Khang bèn nói:Quý nhất là ngôi vua, tôi đã không tranh với chú hai rồi. Nay đức chí tôn cho tôi thứ nhỏ mọn này mà chú hai cũng muốn cướp sao?

Thượng hoàng Thái Tông cười nói với Quốc Khang:

Vậy ra con coi ngôi vua cũng chỉ như cái áo choàng này thôi à?

Thượng hoàng Thái Tông khen Quốc Khang, rồi ban áo cho ông. Trong Hoàng gia, cha con, anh em hòa thuận không xảy ra xích mích.] Vào tháng 9 năm 1269, Vua Trần Thánh Tông phong cho Trần Quốc Khang làm Vọng Giang phiêu kỵ Đô thượng tướng quân. Một lần khác, vào mùa xuân năm 1270, Trần Quốc Khang xây vương phủ hoành tráng tại Diễn Châu, vua Trần Thánh Tông bèn cho người đến xem. Hoảng sợ, Quốc Khang đành phải dựng tượng Phật tại nơi này – sau trở thành chùa Thông.

Vua Trần Thánh Tông rất quan tâm giáo dục, Trần Ích Tắc, em trai Trần Thánh Tông nổi tiếng là một người hay chữ trong nước được cử mở trường dạy học để các văn sĩ học tập. Danh nho Mạc Đĩnh Chi, người đỗ trạng nguyên đời Trần Anh Tông sau này cũng học ở trường ấy.

Thời vua Trần Thánh Tông nhân sự cũng được thay đổi. Ông xuống chiếu kén chọn văn học sĩ sung vào quan ở Quán và Các. Trước đó, theo quy chế cũ: “không phải người trong họ vua thì không được làm chức Hành khiển“. Nhưng bắt đầu từ đấy, nho sĩ văn học được giữ quyền bính làm hành khiển, như Đặng Kế làm Hàn lâm viện học sĩ, Đỗ Quốc Tá làm Trung thư sảnh trung thư lệnh, đều là nho sĩ văn học.  Vua Trần Thánh Tông cho phép các vương hầu, phò mã họp các dân nghèo để khẩn hoang]. Vương hầu có điền trang bắt đầu từ đấy.

Năm 1262, vua Trần Thánh Tông xuống lệnh cho quan quân chế tạo vũ khí và đúc thuyền. Tại chín bãi phù sa ở sông Bạch Hạc, Lục quân và Thủy quân nhà Trần đã tổ chức tập trận. Vào tháng 9 (âm lịch) năm ấy, ông truyền lệnh cho rà soát ngục tù, và thẳng tay xử lý những kẻ đã đầu hàng quân xâm lược Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ nhất thời Nguyên Phong.

Vua Trần Thánh Tông còn cho Lê Văn Hưu tiếp tục biên soạn sách Đại Việt sử ký. Lê Văn Hưu đã làm được bộ sử sách gồm 30 quyển, chép từ đời Triệu Vũ Vương đến Lý Chiêu Hoàng. Việc biên tập bộ sử này được khởi đầu từ đời vua Trần Thái Tông, đến năm 1271 đời Thánh Tông mới hoàn thành.

Năm 1258, sau khi Nhà Trần đánh bại quân Nguyên Mông lần thứ nhất, Trần Thánh Tông sai sứ sang Nam Tống báo việc lên ngôi và được phong làm An Nam quốc vương. Mặc dù Nam Tống đã suy yếu trước sự uy hiếp của Mông Cổ, ông vẫn giữ quan hệ bang giao với Nam Tống ngoài ý nghĩa giao hảo nước lớn còn nhằm mục đích nắm tình hình phương bắc. Khi Thánh Tông sai sứ mang đồ cống sang, vua Tống cũng tặng lại các sản vật của Trung Quốc như chè, đồ sứ, tơ lụa; không những gửi cho Thánh Tông mà còn tặng cả sứ giả.  Sau này khi Nam Tống bị nhà Nguyên đánh bại, phải rút vào nơi hiểm yếu, mới không còn qua lại với Đại Việt. Nhiều quan lại và binh sĩ Tống không thần phục người Mông đã sang xin nương nhờ Đại Việt. Trần Thánh Tông tiếp nhận họ, ban cho chức tước và cử người quản lý.

Năm 1260, hoàng đế nhà Nguyên sai Mạnh Giáp, Lý Văn Tuấn mang chiếu chỉ sang Đại Việt tuyên dụ, với yêu cầu hệ thống chính quyền Đại Việt phải theo lối hoạt động của Thiên triều, không được dấy binh xâm lấn bờ cõi. Vào năm Tân Dậu 1261, niên hiệu Thiệu Long thứ 4, vua Trần Thánh Tông được vua Mông Cổ phong làm An Nam Quốc Vương, lại được trao cho 3 tấm gấm tây cùng với 6 tấm gấm kim thục. Trần Thánh Tông duy trì lệ cống nhà Nguyên 3 năm 1 lần, mỗi lần đều phải cống nho sĩ, thầy thuốc, thầy bói và thợ thuyền mỗi hạng ba người, cùng với các sản vật như là sừng tê, ngà voi, đồi mồi, châu báu…

Vua nhà Nguyên lại đặt chức quan Darughachi tại Đại Việt để đi lại giám trị các châu quận Đại Việt; ý muốn can thiệp chính trị, tìm hiểu nhân vật, tài sản Đại Việt để liệu đường mà đánh chiếm. Thánh Tông bề ngoài tuy vẫn chịu thần phục, nhưng ông biết ý đồ của vua Mông, nên tiếp tục luyện binh dụng võ để chuẩn bị chiến tranh. Ông cho tuyển đinh tráng các lộ làm lính, phân làm quân và đô, bắt phải luyện tập luôn.

Năm 1271, Hốt Tất Liệt đặt quốc hiệu là Nguyên, bình định nốt miền nam Trung Quốc và dụ vua Đại Việt sang hàng, để khỏi cần động binh. Nhà Nguyên cứ vài năm lại cho sứ sang sách nhiễu và dụ vua Đại Việt sang chầu, nhưng vua Trần lấy cớ thoái thác.

Năm 1272, hoàng đế nhà Nguyên cho sứ sang lấy cớ tìm cột đồng trụ của Mã Viện trồng ngày trước, nhưng vua Thánh Tông sai quan sang nói rằng: cột ấy lâu ngày mất đi rồi, không biết đâu mà tìm nữa. Vua Nguyên bèn thôi không hỏi nữa.

Năm 1275, hoàng đế nhà Nguyên ra chiếu dụ đòi vua Đại Việt nộp sổ sách dân số, thu thuế khóa, trợ binh lực cho Thiên triều thông qua sự thống trị của quan Darughachi và đòi nhà vua phải đích thân tới chầu. Vua Thánh Tông sai sứ sang nói với hoàng đế nhà Nguyên rằng: Nước Nam không phải là nước Mường mán mà đặt quan giám trị, xin đổi quan Đại-lỗ-hoa-xích làm quan Dẫn tiến sứ.

Vua nhà Nguyên không cho, lại bắt vua Trần sang chầu. Thánh Tông cũng không chịu. Từ đấy vua nhà Nguyên thấy dùng ngoại giao để khuất phục nhà Trần không được, quyết ý cử binh sang đánh Đại Việt. Nguyên Thế Tổ cho quan ở biên giới do thám địa thế Đại Việt, Trần Thánh Tông cũng đặt quan quân phòng bị.

Theo sách “Các triều đại Việt Nam” của Quỳnh Cư, Đỗ Đức Hùng, “Nhìn chung, vua Trần Thánh Tông thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo nhưng rất kiên quyết, chằm bảo vệ danh dự của Tổ quốc, ngăn chặn từ xa mọi sự dòm ngó, tạo sự xâm lược của nhà Nguyên.“ Tuy nhiên, sau khi nhà Nguyên diệt Nam Tống (1279), Đại Việt càng đứng trước nguy cơ bị xâm lăng từ đế quốc khổng lồ này.

Mùa đông, ngày 22 tháng 10 năm 1278, sau một năm Thái Tông Thượng hoàng đế băng hà, Thánh Tông hoàng đế nhường ngôi cho con trai là Thái tử Trần Khâm, tức Trần Nhân Tông. Thánh Tông lên làm Thái thượng hoàng, với tôn hiệu là Quang Nghiêu Từ Hiếu Thái Thượng Hoàng Đế. Trên danh nghĩa là Thái thượng hoàng, nhưng Trần Thánh Tông vẫn tham gia việc triều chính.

Quan hệ hai bên giữa Đại Việt và Đại Nguyên căng thẳng và đến cuối năm 1284 thì chiến tranh bùng nổ. Thượng hoàng Thánh Tông cùng Nhân Tông tín nhiệm thân vương là Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, phong làm Quốc công Tiết chế chỉ huy quân đội trong nước để chống Nguyên Mông. Trong hai lần Chiến tranh với Nguyên Mông lần 2 và lần 3, thắng lợi có vai trò đóng góp của Thượng hoàng Thánh Tông.

Năm 1289, sau khi chiến tranh kết thúc, Thượng hoàng lui về phủ Thiên Trường làm thơ. Các bài thơ thường được truyền lại là: “Hành cung Thiên Trường”, “Cung viên nhật hoài cực”.

Ngày 25 tháng 5, năm Trùng Hưng thứ 6 (1290), Thượng hoàng băng hà tại Nhân Thọ cung, hưởng thọ 51 tuổi. Miếu hiệu là Thánh Tông (聖宗), thụy hiệu là Hiến Thiên Thế Đạọ Huyền Công Thịnh Đức Nhân Minh Va7n Vũ Tuyên Hiếu hoàng đế . Ông được táng ở Dụ Lăng, phủ Long Hưng (Tiến Đức, Hưng Hà, Thái Bình ngày nay).

Ngày nay ở trung tâm thành phố Hà Nội có phố mang tên Trần Thánh Tông.

Vua Trần Thánh Tông  sùng đạo Phật, rất giỏi thơ văn, thường sáng tác thơ văn về thiền. Tác phẩm của Trần Thánh Tông có: Di hậu lục (Chép để lại cho đời sau), Cơ cầu lục (Chép việc nối dõi nghiệp nhà); Thiền tông liễu ngộ (Bài ca giác ngộ Thiền tông), Phóng ngưu (Thả trâu), Trần Thánh Tông thi tập (Tập thơ Trần Thánh Tông), Chỉ giá minh (Bài minh về sự cung kính)…Và một số thư từ ngoại giao, nhưng tất cả đều đã thất lạc, chỉ còn lại 6 bài thơ được chép trong Việt âm thi tập (5 bài) và Đại Việt sử ký toàn thư (1 bài) mà chúng tôi sẽ chép bổ sung vào cuối bài này.

Thơ Trần Thánh Tông  giàu chất trữ tình, kết hợp nhuần nhị giữa tinh thần tự hào về đất nước của người chiến thắng, với tình yêu cuộc sống yên vui, thanh bình, và phong độ ung dung, phóng khoáng của một người biết tự tin, lạc quan. Trong thơ, ông đã xen nhịp ba của thơ dân tộc với nhịp bốn quen thuộc của thơ Đường, tạo nên một nét mới về nhịp điệu thơ và về thơ miêu tả thiên nhiên.

Trong sách Thơ văn Lý Trần, NXB Khoa học xã hội, 1977, có bài thơ Chân tâm chi dụng của Trần Thánh Tông:

Dụng của chân tâm
Trần Thánh Tông

Dụng của chân tâm,
Thông minh tịnh mịch.
Không đến không đi,
Không tổn không ích.
Vào nhỏ vào to,
Mặc thuận cùng nghịch.
Động như hạc mây,
Tĩnh như tường vách.
Nhẹ tựa mảy lông,
Nặng như bàn thạch.
Trần trần trụi trụi,
Làu làu trong sạch.
Chẳng thể đo lường,
Tuyệt vô tung tích.
Nay ta vì ngươi,
Tỏ bày rành mạch.

Đại Việt Sử ký Toàn thư của nhà Hậu Lê ca ngợi Trần Thánh Tông “trung hiếu nhân thứ, tôn hiền trọng đạo, cha khai sáng trước, con kế thừa sau, cơ nghiệp nhà Trần được bền vững”, tuy nhiên trên quan điểm Nho giáo lại phê phán ông sùng đạo Phật “thì không phải phép trị nước hay của đế vương”. Sử gia Ngô Sĩ Liên ca ngợi công lao của ông: “Thánh Tông nối nghiệp Thái Tông, giữa chừng gặp giặc cướp biến loạn, ủy nhiệm cho tướng thần cùng với Nhân Tông giúp sức làm nên việc, khiến thiên hạ đã tan lại hợp, xã tắc nguy lại an. Suốt đời Trần không có việc giặc Hồ nữa, công to lắm.”  Giáo sư Trần Văn Giàu luận về “Nhân cách Trần Nhân Tông” nhưng nói đầy đủ là hai vua Trần vì Thái Thượng hoàng Trần Thánh Tông là người tham gia và lãnh đạo xuyên suốt cả ba lần quân dân Đại Việt đánh thắng quân Nguyên năm 1258, 1285 và 1287: …”Tại nước Tàu lúc bấy giờ Triều đình nhà Tống rất hùng mạnh nhưng quân Nguyên Mông đã tràn xuống đánh thắn thần tốc, đến nỗi vua quan nhà Tống phải chạy ra biển và nhảy xuống biển tự vẫn. Tại Tây Á, Trung Á và một phần châu Âu cũng thua thảm hại , đến nỗi Giáo hoàng La Mã cũng lên tiếng sợ hãi. Trong lúc ấy Việt Nam so với phương Bắc thì quá nhỏ bé và quá nghèo yếu, thế mà Người dám không cho Nguyên Mông mượn đường xâm lược Chiêm Thành. Lại còn đánh bại ba lần Nguyên Mông xâm lược. Sau khi thắng giặc, Người lại lên núi sống. Người dám nghĩ, dám làm những việc không ai dám nghĩ chứ đừng nói đến làm !” 

Trần Thánh Tông vua giỏi nhà Trần

xem tiếp: Trần Thánh Tông vua giỏi nhà Trần
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tran-thanh-tong-vua-gioi-nha-tran/

TRÚC LÂM TRẦN NHÂN TÔNG

Trần Nhân Tông (1258-1308)  là một trong những vị vua anh minh nhất của lịch sử Việt Nam. Người tên thật là Trần Khâm, vua Trần thứ ba (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Với 50 năm cuộc đời, vua Phật Trần Nhân Tông đã kịp làm được ít nhất năm việc lớn hiếm thấy và khó ai bì kịp ở mọi dân tộc và mọi thời đại: 1) Minh quân lỗi lạc, làm vua 15 năm (1278 – 1293) trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến hai lần đánh thắng quân Nguyên Mông là đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thời đó; 2) Tổ sư thiền phái Trúc Lâm và Thái Thượng Hoàng 15 năm (1294-1306) là vua Phật Việt Nam. 3) Nhà văn hóa và nhà thơ kiệt xuất với kiệt tác thơ Thiền Trần Nhân Tông và thắng tích Trúc Lâm Yên Tử; 4) Người thầy chiến lược vĩ đại muôn đời của kế sách một chữ “đồng” “vua tôi đồng lòng, toàn dân đồng sức”, nhược thắng cường, yếu thắng mạnh, nước nhỏ thắng nước lớn, sự nghiệp mở nước và thống nhất non sông Việt bằng vương đạo, thuận thời, thuận người . 5) Nhà trị loạn kỳ tài đã hưng thịnh nhà Trần và cứu nguy cho nước Việt ở thời khắc quyết định, biến nguy thành an, biến những điều không thể thành có thể.

Kiệt tác thơ thiền đức Nhân Tông là đỉnh cao thơ Thiền thời Trần:

Cư trần lạc đạo phú
Đại Lãm Thần Quang tự
Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca
Đăng Bảo Đài sơn
Đề Cổ Châu hương thôn tự
Đề Phổ Minh tự thủy tạ
Động Thiên hồ thượng
Họa Kiều Nguyên Lãng vận
Hữu cú vô cú
Khuê oán
Lạng Châu vãn cảnh
Mai
Nguyệt
Nhị nguyệt thập nhất nhật dạ
Quỹ Trương Hiển Khanh xuân bính
Sơn phòng mạn hứng
I
II
Sư đệ vấn đáp
Tán Tuệ Trung thượng sĩ
Tảo mai
I
II
Tặng Bắc sứ Lý Tư Diễn
Tây chinh đạo trung (tái chinh Ai Lao)
Thiên Trường phủ
Thiên Trường vãn vọng
Tống Bắc sứ Lý Trọng Tân, Tiêu Phương Nhai
Tống Bắc sứ Ma Hợp, Kiều Nguyên Lãng
Trúc nô minh
Tức sự
I
II
Vũ Lâm thu vãn
Xuân cảnh
Xuân hiểu
Xuân nhật yết Chiêu Lăng
Xuân vãn

Lên non thiêng Yên Tử, khảo sát điền dã những chứng tích lịch sử văn hóa lưu dấu mãi với thời gian. “Soi sáng lại chính mình là phận sự gốc, chẳng từ nơi khác mà được.” (Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc.). Đức Nhân Tông viết về sự đạt ngộ với người thầy là Tuệ Trung Thượng Sĩ . “Nghe xong, tôi thông suốt được đường vào, bèn vén áo thờ Ngài làm thầy”. “Soi sáng lại chính mình” chứ không tìm kho báu ở đâu khác là trí tuệ siêu việt của vua Phật Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông.

CHA CON HIẾN TỪ THÁI HẬU

Vua Trần Anh Tông (Trần Thuyên) có người em ruột  là Trần Quốc Chẩn danh tướng Nhập nội Quốc Phụ Thượng Tể, cha ruột của Huy Thánh công chúa là Hiến Từ Thái Hậu. Cha và Con Hiến Từ Thái Hậu soi tỏ giai đoạn hai của nhà Trần sau thịnh thế đã kế tục và suy vi như thế nào.

Trần Quốc Chẩn (1281-1328) là một trong những danh tướng kiệt xuất của nhà Trần, tài đức vẹn toàn, hết lòng vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Trần Quốc Chẩn sinh ngày 29 tháng 1 năm Thiệu Bảo thứ 3 (tức 19 tháng 2 năm 1281). Ông là con trai thứ của vua Trần Nhân Tông, em ruột của Thái tử Trần Thuyên, sau là vua Trần Anh Tông. Sau khi Trần Nhân Tông nhường ngôi cho Thái tử Trần Thuyên, tức vua Trần Anh Tông, ông được phong là Huệ Vũ Đại vương khi mới 13 tuổi. Mặc dù tuổi còn nhỏ, nhưng ông rất được vua cha và vua anh yêu mến. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Thượng hoàng có lần ngự cung Trùng Quang, vua đến chầu, quốc công Quốc Tuấn đi theo. Thượng hoàng nói:”Nhà ta vốn là người hạ lưu (thủy tổ người Hiền Khánh), đời đời chuộng dũng cảm, thường xăm hình rồng vào đùi. Nếp nhà theo nghề võ, nên xăm rồng vào đùi để tỏ là không quên gốc”. Bấy giờ thợ xăm đã đợi mệnh ở ngoài cửa cung. Vua rình lúc Thượng hoàng quay nhìn chỗ khác, về ngay cung Trùng Hoa. Một lúc lâu, Thượng hoàng hỏi Quan gia đâu rồi, các quan tả hữu thưa là đã về cung Trùng Hoa. Thượng hoàng bảo: “Quan gia đã trốn rồi chăng? thì xăm cho Huệ Vũ Quốc Chẩn vậy”. Quốc phụ có xăm hình rồng ở đùi, mà về sau nối ngôi không xăm ở đùi nữa là bắt đầu từ Anh Tông. Năm Hưng Long thứ 10 (1302), ông được phong chức Nhập nội Bình chương, tương đương Tể tướng. Năm Hưng Long thứ 20 (1312), Chiêm Thành lấn chiếm biên giới phía nam Đại Việt. Anh Tông ngự giá thân chinh, đến phủ Lâm Bình, chia quân làm ba đường, sai Trần Quốc Chẩn theo đường núi, Trần Khánh Dư theo đường biển, đích thân vua tự dẫn sáu quân theo đường bộ; thủy bộ, cùng tiến đánh. Một lần quân Chiêm định tập kích ngự doanh, quân Trần Quốc Chẩn kịp thời cứu viện, phối hợp với Đoàn Nhữ Hài bao vây, bức hàng quân Chiêm Thành thắng lợi, quân Trần không tốn một mũi tên. Năm Đại Khánh thứ 5 (1318), vua Trần Minh Tông sai ông cùng tướng quân Phạm Ngũ Lão tiếp tục đi đánh dẹp quân Chiêm Thành thu được thắng lợi lớn, giữ yên bờ cõi quốc gia. Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Trước đây, Anh Tông không khỏe, vua ngày đêm ở luôn ngoài cửa phòng ngủ của Thượng hoàng, mỗi khi vào thăm thì cùng đi với Quốc Chẩn. Vì Anh Tông tin cậy Quốc Chẩn hơn cả, định đem vua gửi gắm Quốc Chẩn, cho nên không cho vào thăm một mình, mà phải cùng đi với Quốc Chẩn, cốt để cho tình nghĩa vua tôi được khăng khít và không còn nghi ngại gì nữa“. Do có nhiều công lao với triều đình, năm Khai Thái thứ nhất (1324), Trần Quốc Chẩn được vua Trần phong chức: Nhập nội Quốc phụ Thượng tể – chức quan đầu triều coi giữ lục bộ Thượng Thư. Sử cũ còn ghi nhận Trần Quốc Chẩn không chỉ là người có tài trong việc cầm quân xung trận mà ông còn là người nổi tiếng đức độ, được các quan trong triều hết lòng nể phục. Ông là người được vua Trần Anh tông rất quý. Về sau vua Minh Tông lại lấy con gái của Quốc Chẩn phong làm Lê Thánh hoàng hậu, ông càng được tin dùng. Minh Tông giữ ngôi được 15 năm (từ năm 1314 đến năm 1329) tuổi đã cao mà chưa lập được Thái Tử. Quốc Chẩn có ý đợi Lê Thánh hoàng hậu sinh con trai thì mới lập. Lúc bấy giờ Cương Đông Văn Hiến Hầu (không rõ tên) là con của Tá thánh Trần Nhật Duật muốn đánh đổ Hoàng Hậu để lập Thái tử Vượng (sau là Trần Hiến Tông) mới đem của đút cho gia thần của Quốc Chẩn là Trần Nhạc 100 lạng vàng bảo Trần Nhạc vu cáo cho Quốc Chẩn có âm mưu làm phản. Vua cả tin cho là thật liền ra lệnh bắt giam ngay Quốc Chẩn vào chùa Tư Phúc ở kinh sư rồi đem việc ấy hỏi Thiếu bảo Trần Khắc Chung. Khắc Chung cùng cánh với Văn Hiến Hầu, lại cùng với mẹ thái tử Vượng Anh Tư nguyên phi Lê thị, đều là người Giáp Sơn (Kinh Môn) và đã từng làm thầy dạy thái tử Vượng, liền trả lời: “Bắt hổ thì dễ, thả hổ thì khó”. Minh Tông truyền bắt Quốc Chẩn phải tuyệt thực. Lê Thánh hoàng hậu khi vào thăm cha đã lấy áo nhúng nước mặc vào người rồi vắt ra cho cha uống. Trong khi đó, Anh Tư phu nhân muốn cho Huệ Vũ vương chết sớm để con mình được lập làm Thái tử, liền cho người mang nước tẩm độc cho Huệ Vũ vương uống, uống xong thì chết. Sau Quốc Chẩn chết, hưởng dương 47 tuổi. Cuối năm đó, Minh Tông lập Hoàng tử Trần Vượng làm Thái tử. Vài năm sau, vợ lẽ của Trần Nhạc ghen với vợ cả, tố cáo sự thật, đem việc Văn Hiến Hầu đút vàng tâu lên vua. Việc giao xuống ngục quan xét, Lê Duy là người cương trực đem xét hỏi ngay ngày hôm ấy. Trần Phẫu phải tội lăng trì (tức xẻo thịt từng miếng cho đến chết), nhưng chưa kịp hành hình thì gia nô của Thiệu Vũ (con Quốc Chẩn) đã xẻo thịt Trần Phẫu ăn sống gần hết. Văn Hiến Hầu tuy được tha tội chết, nhưng giáng làm thứ nhân, tước bỏ tên họ trong hoàng tộc. Trần Minh Tông lúc nào cũng bị ám ảnh bởi vụ án oan của cha vợ. Để sửa sai, nhà vua đã cho khôi phục chức tước, sai lập đền thờ Trần Quốc Đền Quốc phụ thờ ông nằm bên tả ngạn sông Kinh Thầy là một trong tám di tích thuộc “Chí Linh bát cổ” nổi tiếng được nhiều sử sách ghi nhận. Trước kia đền thuộc xã Kiệt Đặc, huyện Chí Linh nay thuộc thôn Nẻo, phường Chí Minh, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Đến năm Giáp Thân (1341), thời Trần Dụ Tông, vụ án Trần Quốc Chẩn được minh oan hoàn toàn. Thượng hoàng Minh Tông phục chức: Nhập nội Quốc Phụ Thượng Tể cho ông. Giết oan nhạc phụ, vua Trần Minh Tông làm bài thơ ân hận: Dạ vũ. Thu khí hòa đăng thất thự minh/ Bích tiêu song ngoại đệ tàn canh/ Tự tri tam thập niên tiền thác/ Khẳng bả nhàn sầu đối vũ thanh.  Dịch nghĩa: Hơi thu và ánh đèn mờ đi trước ánh ban mai, Tàu chuối xanh ngoài cửa sổ tiễn canh tàn. Tự biết sai lầm của ta ba mươi năm trước, Đành ôm sầu ngồi nghe mưa rơi. Vũ Minh Am dịch thơ: Mưa đêm

Hừng sáng, đèn nhòa, nhạt khí thu,
Ngoài song tàu chuối tiễn đêm mờ.
Ba mươi năm trước ta lầm lỗi,
Ôm nỗi hận sầu lắng tiếng mưa.

Hiến Từ thái hậu là con gái của Huệ Vũ đại vương Trần Quốc Chẩn. Bà được thụ phong là Huy Thánh công chúa từ nhỏ. Huệ Vũ vương Trần Quốc Chẩn là con trai thứ của Trần Nhân Tông. Hiến Từ thái hậu gọi Trần Nhân Tông hoàng đế là ông nội, Trần Anh Tông là bác, Trần Minh Tông là anh họ, sau này là chồng (theo tục lệ vua chúa thời Trần cận giao để ngôi vua không truyền ra ngoài). Hiến Từ thái hậu là hoàng hậu của hoàng đế Trần Minh Tông, mẹ ruột của hoàng đế Trần Dụ Tông, Cung Túc vương Trần Nguyên Dục và Thiên Ninh công chúa Ngọc Tha. Bà được các hoàng đế Trần Hiến Tông, Trần Nghệ Tông, Trần Duệ Tông xem là mẹ đích và kính trọng. Bà có thân thế hiển hách bậc nhất trong các Hoàng hậu nhà Trần, cũng như trong các triều đại về sau, khi có họ hàng gần huyết thống với dòng chính thống Hoàng đế nhất.

Chuyện Hiến Từ thái hậu: Năm 1301, Anh Tông đã gả em gái mình là Thiên Trân công chúa cho Uy Túc công Trần Văn Bích. Năm 1309, công chúa mất, Uy Túc công lại lấy Huy Thánh công chúa về làm phu nhân. Sau đó, bà lại trở về nhà cha là Huệ Vũ vương, được sắp đặt chọn làm Hoàng hậu cho Minh Tông, không rõ bà ly hôn hoặc bị buộc phải bỏ Uy Túc công. Năm 1323, Minh Tông hoàng đế lúc này đã 23 tuổi, Huy Thánh công chúa được Minh Tông lấy làm Hoàng hậu, phong làm Lệ Thánh hoàng hậu. Năm 1328, Lệ Thánh hoàng hậu kết hôn với Minh Tông đã lâu mà vẫn chưa sinh hạ Hoàng tử kế thừa đại thống. Minh Tông muốn lập Hoàng tử Trần Vượng, con của Anh Tư phu nhân đang đắc sủng làm Thái tử, nhưng Huệ Vũ vương can ngăn. Từ trước đến nay, các Hoàng đế nhà Trần đều sinh ra từ các Hoàng hậu có dòng máu trong nội tộc. Tuy Minh Tông không phải con ruột của Bảo Từ hoàng thái hậu, mẹ sinh là Chiêu Từ hoàng thái hậu là con của một người ngoại tộc là Trần Bình Trọng, nhưng mẹ của Chiêu Từ là Thụy Bảo công chúa, con gái của Trần Thái Tông nên huyết thống vẫn còn. Anh Tư phu nhân vốn là con gái quan viên cấp thấp họ Lê, người Giáp Sơn, Thanh Hóa, dòng máu hoàn toàn khác xa hoàng tộc nên không thể lấy con của phu nhân làm Thái tử, dù đó là con trưởng của Minh Tông. Huệ Vũ vương can ngăn quyết liệt, Minh Tông cũng đành để yên chuyện mà thôi ý định nhưng trong lòng đã sớm buồn bực Huệ Vũ vương.

Lễ rước nước tại Thái Miếu Nhà Trần
và hồ Trại Lốc ở Đông Triều 2019
(ảnh: http://nhatranodongtrieu.vn)

Khu di tích quốc gia đặc biệt nhà Trần tại Đông Triều gồm 18 điểm di tích chính: Thái miếu, đền An Sinh, chùa thượng Ngọa Vân, chùa trung Ngọa Vân, chùa Hồ Thiên, chùa Quỳnh Lâm, chùa Ngọc Thanh, lăng Tư Phúc, lăng Đồng Thái, Nguyên lăng, di tích Đá Chồng, am Mộc Cảo, nhà ga Cáp treo… Thái miếu nhà Trần là một trong những di tích quan trọng nằm trong quần thể Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt nhà Trần tại Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Thái miếu là chốn linh thiêng nhất, là nơi thờ cúng tổ tiên của nhà Trần và 14 vị vua Trần. Chính vì thế, nơi đặt Thái miếu (thường là ở quê gốc của đức Thái tổ) vẫn được coi là kinh đô thứ hai của triều Trần .

… (tiếp theo kỳ trước). Sau nỗi oan ngất trời Huệ Vũ Vương Trần Quốc Chẩn bị Anh Tư phu nhân mẹ của thái tử Trần Vượng đầu độc chết, năm 1329, Minh Tông nhường ngôi cho Hoàng thái tử Trần Vượng, sử gọi là Trần Hiến Tông. Lệ Thánh hoàng hậu được tôn là Lệ Thánh Thái thượng hoàng hậu. Trần Hiển Tông làm Hoàng đế được 13 năm thì qua đời, không có con cái. Lúc này, Lệ Thánh hoàng hậu đã sinh Cung Túc vương Trần Nguyên Dục, Thiên Ninh công chúa Trần Ngọc Tha và Hoàng tử Trần Hạo. Trong số đó, Trần Hạo thông minh, nhanh nhẹn hơn cả nên được Trần Minh Tông chọn làm Hoàng đế kế vị, tức Trần Dụ Tông. Minh Tông vẫn giữ quyền điều hành đất nước. 

Năm 1258, Thượng hoàng Minh Tông qua đời, Lệ Thánh hoàng hậu được tôn làm Tuyên Thánh hoàng thái hậu. Khi Minh Tông mất, bà muốn đi tu, nhưng nghe theo lời dặn cuối của Minh Tông, nên bà đã không thụ giới nhà Phật mà ở ngôi Thái hậu để  kiềm chế những sai lầm của vua Dụ Tông, như việc Dụ Tông chút nữa là sát hại Thái úy Cung Tĩnh Đại vương Trần Nguyên Trác. Thái hậu đã ngăn cản vua giết Nguyên Trác vì tội “Nguyên Trác yểm bùa hại vua. Đại Việt Sử ký toàn thư có chép một giai thoại về bà: Thái hậu vốn người nhân hậu, có nhiều công lao giúp rập

Trước kia, khi Minh Tông còn ngự ở Bắc Cung, có tên gác cổng bắt được con cá bống trong giếng Nghiêm Quang, trong mồm có ngậm vật gì, moi ra thì thấy có chữ, đó là bùa yểm, có ghi các tên Dục Tông, Cung Túc, Thiên Ninh (đều là các con đẻ của Hiến Từ). Tên gác cổng cầm lá bùa tâu lên vua. Minh Tông sợ lắm, truyền bắt hết các cung nhân, bà mụ, thị tỳ trong cung để tra hỏi.Thái hậu thưa: “Khoan đã, sợ trong đó có kẻ bị oan, thiếp xin tự mình bí mật xét hỏi đã”. Minh Tông nghe theo. Thái hậu sai người hỏi tên gác cổng rằng: “Gần đây, phòng nào trong cung mua cá bống?”. Tên gác cổng trả lời là thứ phi Triều Môn. Thái hậu nói cho Minh Tông biết. Minh Tông lập tức ra lệnh tra xét cho ra. Thái hậu tâu:“Đây là việc trong cung, không nên để hở ra ngoài. Thứ phi Triều Môn là con gái của Cung Tĩnh Vương, nếu để hở ra thì Quan gia sẽ sinh hiềm khích với Thái úy. Thiếp xin ỉm việc này đi không xét hỏi nữa!”. Minh Tông khen bà là người hiền. Đến khi Minh Tông băng, tướng quân Trần Tông Hoắc muốn tỏ ra trung thành với Dụ Tông, thêu dệt việc đó ra, làm Thiếu úy suýt nữa bị hại, nhờ Thái hoàng cố sức cứu đỡ mới thoát. Người bấy giờ ca ngợi bà là đã trọn đạo làm mẹ, tuy là phận con đích, con thứ không giống nhau, mà lòng nhân từ thì đối với con nào cũng thế, làm cho ân nghĩa vua tôi, anh em, cha con không một chút thiếu sót, từ xưa đến nay chưa có ai được như vậy. Người xưa có nói “Nghiêu Thuấn trong nữ giới”, Thái hậu được liệt vào hàng ấy. Bà từng hối tiếc về việc lập Nhật Lễ. Nhật Lễ ngấm ngầm đánh thuốc độc giết bà.”

Dương Nhật Lễ tên khác Trần Nhật Kiên là một vị vua  nhà Trần không có miếu hiệu,  còn gọi Hôn Đức công kế vị Trần Dụ Tông. Ông ở ngôi từ ngày 15 tháng 6 năm Kỷ Dậu (tức 18 tháng 7 năm 1369) đến ngày 13 tháng 11 năm Canh Tuất (tức 1 tháng 12 năm 1370). Ông chỉ đặt một niên hiệu Đại Định và ở ngôi hơn 1 năm thì bị Cung Định vương Trần Phủ truất ngôi. Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, không rõ Dương Nhật Lễ sinh năm nào, ông vốn là con của kép hát Dương Khương. Mẹ ông là vợ Dương Khương, là một người múa hay lại có nhan sắc, do hay diễn Tây Vương Mẫu trong vở Vương Mẫu hiến bàn đào, bà được gọi thông dụng là Vương mẫu. Khi Vương Mẫu đã có mang ông nhưng đã bị Cung Túc vương Trần Nguyên Dục, anh cùng mẹ của Trần Dụ Tông lấy làm vợ. Khi ông sinh ra, Cung Túc vương Dục nhận làm con mình. Ngày 25 tháng 5 năm Kỷ Dậu (tức 29 tháng 6 năm 1369), Trần Dụ Tông băng hà. Trước khi mất, ông đã ban chiếu truyền ngôi cho Dương Nhật Lễ (trên danh nghĩa là con của người anh ruột của vua). Hiến Từ Thái hậu đồng ý di chiếu cho đón ông lên ngôi, đặt niên hiệu Đại Định và truy tặng Cung Túc vương là Hoàng thái bá. Cùng lúc này, sứ đoàn nhà Minh sang sắc phong cho Trần Dụ Tông tới Việt Nam. Nhật Lễ (tên ngoại giao với nhà Minh là Trần Nhật Kiên) xin được thụ phong nhưng sứ nhà Minh là Trương Dĩ Ninh không đồng ý. Nhật Lễ phải cử sứ là Đỗ Thuấn Khâm sang nhà Minh báo tang và cầu phong. Theo Đại Việt sử ký toàn thư ghi nhận, Đại Định Đế lên ngôi nhưng bỏ bễ công việc, ham chơi, rượu chè, cho đón cha ruột Dương Khương vào triều, giữ chức Lệnh thư gia, có ý đổi sang họ Dương khiến các quan trong triều bất bình. Hiến Từ Thái hậu, mẹ Dụ Tông tỏ ý hối hận việc lập Nhật Lễ. Nhật Lễ bèn ngầm đánh thuốc độc giết chết bà vào ngày 14 tháng 12 năm Kỷ Dậu (tức 12 tháng 1 năm 1370). Đêm ngày 20 tháng 9 năm Canh Tuất (tức 9 tháng 10 năm 1370), cha con quan Thái tể Cung Tĩnh vương Trần Nguyên Trác, Trần Nguyên Tiết và hai người con của Thiên Ninh công chúa, chị gái Dụ Tông đem người tôn thất vào thành định giết Đại Định. Đại Định Đế trèo qua tường, nấp dưới cầu mới. Mọi người lùng không thấy, giải tán ra về. Khi trời sắp sáng, Đại Định Đế vào cung, chia người đi bắt Nguyên Trác cùng 17 người chủ mưu và giết hết.

Anh khác mẹ của Trần Dụ Tông là Cung Định vương Trần Phủ (tức vua Trần Nghệ Tông),  vì có con gái làm Hoàng hậu của Nhật Lễ, sợ vạ lây đến mình nên tránh ra trấn Đà Giang (tức Gia Hưng), ngầm hẹn với các em là Cung Tuyên vương Trần Kính, Chương Túc thượng hầu Trần Nguyên Đán, Thiên Ninh công chúa Ngọc Tha hội ở sông Đại Lại, phủ Thanh Hóa để dấy quân. Trần Kính giúp ông đảm nhận việc sắm sửa mọi vũ khí, trang bị quân đội. Khi ấy, Đại Định Đế Dương Nhật Lễ chuyên dùng thiếu úy Trần Ngô Lang mà không biết Ngô Lang đồng mưu với Trần Phủ. Mỗi khi sai quân tướng đi đánh bắt, Ngô Lang đều bí mật bảo họ theo Trần Phủ đừng về nữa. Rất nhiều lần sai các quân Nam, Bắc đi đánh, đều không một ai trở về. Do đó quân của Trần Phủ, Trần Kính mạnh thêm. Ngày 13 tháng 11 năm Canh Tuất (tức 1 tháng 12 năm 1370), Trần Phủ đến phủ Kiến Hưng, truất Nhật Lễ làm Hôn Đức công.

Ngày 15, Phủ lên ngôi, tức Trần Nghệ Tông. Ngày 21 tháng ấy, Trần Phủ cùng Trần Kính và Thiên Ninh công chúa dẫn quân về kinh, sai giam Nhật Lễ ở phường Giang Khẩu. Dương Nhật Lễ tới lúc đó mới biết mình bị Trần Ngô Lang phản bội. Trong khi bị giam giữ, ông lừa gọi Trần Ngô Lang đến gần rồi bóp cổ giết chết Trần Ngô Lang. Trần Nghệ Tông bèn lập tức hạ lệnh giết chết Dương Nhật Lễ và con ông là Liễu, rồi sai đem chôn ở núi Đại Mông. Nhật Lễ ở ngôi được hơn một năm, không rõ thọ bao nhiêu tuổi. Sai lầm lớn nhất của Nhật Lễ là định đổi sang họ Dương khiến tôn thất nhà Trần nắm quyền bính khắp trong nước xúm lại tìm cách lật đổ. Tần Thủy Hoàng trước đây cũng phải đối mặt với tiếng tăm về thân thế và cũng có những việc làm thô bạo, thất đức nhưng đã khôn khéo suốt đời không đổi sang họ Lã, giết luôn Lã Bất Vi người bị dị nghị là cha mình, và tìm cách đàn áp thẳng tay những ai có ý định khơi chuyện này để chống đối. Bởi thế Tần Thủy Hoàng giữ được ngôi vị trọn vẹn. Nhật Lễ mắc hàng loạt sai lầm nên nhanh chóng bị lật đổ.

TRẦN DUỆ TÔNG HẬU TRẦN

Vua Trần Duệ Tông là vua thứ 9 của nhà Trần, tên húy là Trần Kính, là con thứ 11 của vua Trần Minh Tông, là em của ba vị vua: Trần Hiến Tông, Trần Dụ Tông và Trần Nghệ Tông. Ông sinh ngày 2 tháng 6 năm Đinh Sửu (1337); năm 1372 được vua anh là Trần Nghệ Tông nhường ngôi, ở ngôi 6 năm, ngày 24 tháng 1 năm Đinh Tỵ (1377) tử trận tại thành Đồ Bàn (Vijaya), thọ 41 tuổi. Vua Trần Duệ Tông là người có cá tính mạnh mẽ, mang hoài bão chấn hưng quốc gia. Khi Trần Nghệ Tông tránh loạn của Dương Nhật Lễ, mọi vũ khí, quân đội đều do Trần Kính đảm nhận, do vậy, vua Nghệ Tông đã truyền ngôi cho em. Năm 1372, sau khi được vua anh Trần Nghệ Tông nhường ngôi, ông để tâm lo toan việc trị nước, kén tướng luyện quân, đặt khoa thi, lấy người tài, đồng thời chú trọng đề cao ý thức dân tộc, bảo vệ thuần phong mỹ tục, biểu hiện ý thức tự lập, tự cường. Để làm được điều đó, ông lệnh cho quân dân không được mặc áo kiểu người phương Bắc, không bắt chước tiếng nói của các nước Chiêm (Chăm-pa), quy định về mẫu mã các loại thuyền, xe, kiệu, tán, nghi, trượng và y phục.  Vào cuối thời Trần, lợi dụng tình hình Đại Việt suy  yếu,  quân  Chăm-pa  thường  xuyên  đem  quân quấy phá vùng biên giới, thậm chí nhiều lần đánh chiếm Thăng Long. Vì quá nôn nóng trong việc tiêu diệt họa xâm lấn của Chăm-pa, Trần Duệ Tông đã thân chinh đi đánh Chăm-pa. Tháng Giêng năm 1377 khi cầm quân tiến vào thành Đồ Bàn (Vijaya) ông bị mắc kế phục binh của Chế Bồng Nga mà tử nạn tại thành Đồ Bàn (Bình Định). Cái chết của Duệ Tông là bước ngoặt lớn đối với nhà Trần thời hậu kỳ, Thượng hoàng Nghệ Tông nhu nhược, vốn hoàn toàn dựa vào ông nên khi ông mất đã hoàn toàn dựa vào Hồ Quý Ly, thế nước Đại Việt suy kém, quân Chăm-pa tự do hoành hành, tàn phá kinh đô Thăng Long. Cơ nghiệp nhà Trần từ đây suy sụp.

HẬU TRẦN QUA THƠ ĐẶNG DUNG

Hồ Quý Ly cướp ngôi vua nhà Trần Triều đình nhà Minh bên Trung Quốc nắm lấy cơ hội dương lên ngọn cờ “hưng Trần, diệt Hồ” vin cớ đem 20 vạn quân sang đánh chiếm nước ta. Trần Ngỗi con thứ của vua Trần Nghệ Tông dấy binh nổi lên chống lại quân Minh để khôi phục nhà Trần, tháng 10 năm 1407 lên ngôi vua xưng là Giản Định Đế. Bấy giờ có quan Đại tri châu là Đặng Tất kéo quân đến hợp lực được phong làm Quốc Công. Tháng 6 năm 1408 Đặng Tất phá được tri phủ ngụy là Đặng Thế Căng ở của biển Nhật Lệ và núi An Đại Lệ Thủy. Tháng 12 lại đại phá quân Minh ở Bồ Cô, nhưng vua tin lời gièm của bọn hoạn quan nên đã giết Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân. Con của Đặng Tất là Đặng Dung và con của Nguyễn Cảnh Chân là Nguyễn Cảnh Dị căm phẩn vì cha không có tội mà bị giết nhưng không vì thù nhà mà bỏ việc nước . Hai người tìm minh chủ khác là Trần Quý Khoáng đón lên làm vua và tiếp tục chống quân Minh. Đặng Dung có  kiệt tác “Cảm hoài” nói về thế sự buổi ấy và tâm sự của ông:

CẢM HOÀI
Đặng Dung

Việc đời bối rối tuổi già vay,
Trời đất vô cùng một cuộc say.
Bần tiện gặp thời lên cũng dễ,
Anh hùng lỡ bước ngẫm càng cay.
Vai khiêng trái đất mong phò chúa,
Giáp gột sông trời khó vạch mây.
Thù trả chưa xong đầu đã bạc,
Gươm mài bóng nguyệt biết bao rày.

Bản dịch Phan Kế Bính . Sách Văn đàn bảo giám (NXB Văn học, 2004) ghi người dịch là Trần Trọng Kim.
Nguồn:
1. Phan Kế Bính, “Đại Nam nhất thống chí”, Đông Dương tạp chí, số 116
2. Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, NXB Tân Việt, 1951
3. Dương Quảng Hàm, Việt Nam văn học sử yếu, Trung tâm học liệu xuất bản, 1968

Nguyên tác:








Cảm hoài [Thuật hoài]

Thế sự du du nại lão hà,
Vô cùng thiên địa nhập hàm ca.
Thời lai đồ điếu thành công dị,
Vận khứ anh hùng ẩm hận đa.
Trí chúa hữu hoài phù địa trục,
Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà.
Quốc thù vị báo đầu tiên bạch,
Kỷ độ Long Tuyền đới nguyệt ma.

Nhà Trần trong sử Việt, một bài học sâu sắc.

PHẠM MINH GIẮNG BẠN TÔI
Hoàng Kim

Phạm Minh Giắng bạn tôi là trang web và câu chuyện cảm động gửi lại của anh Phạm Minh Giắng. Nhân đề thi Văn 2016 Nỗi lòng nàng Thúy Vân, tôi đọc lại bài thơ Thay lời Thúy Vân của anh Phạm Minh Giắng và câu thơ của anh gửi tặng “Thầy tôi sao sáng giữa trời/ Áo cơm thì thấp cuộc đời thì cao. Anh Phạm Minh Giắng đã mất mấy năm nhưng trang thơ và gương đời lắng đọng. Tôi cảm phục kính trọng Anh một người bị liệt từ nhỏ nhưng nghị lực sống, nhân cách người hiền, và bài bình thơ Thay lời Thúy Vân lấp lánh viên ngọc quý.

Chuyện đời Phạm Minh Giắng

Truyện Kiều Nguyễn Du là kiêt tác văn chương còn mãi với thời gian. Muốn thực sự hiểu được Truyện Kiều phải hiểu được và đánh giá đúng các nhân vât của Nguyễn. Lâu nay số bài bình thơ về nỗi lòng Thúy Vân có nhiều nhưng bài của anh Phạm Minh Giắng thay lời Thúy Vân thực sư làm tôi bàng hoàng xúc động ám ảnh bởi lối suy nghĩ của anh Giắng thật thuận lòng người và lời thơ lục bát giản dị đẹp kỳ lạ. Đìều bất ngờ hơn mà trước đó tôi chưa hề biết là anh Phạm Minh Giắng bị liệt từ nhỏ.

Anh Phạm Minh Giắng (http://phamigia.vn102.space/?page=1&paged=2&cat=572003) ghé thăm trang dạy và học của tôi và bùi ngùi viết :”Tôi bị nằm liệt từ khi còn nhỏ. Thầy Hoàng Kim viết bài Thầy bạn là lộc xuân có kể chuyện Bill Clinton với năm điều ước: được làm người tốt, có một gia đình êm ấm, có thầy quý bạn hiền, có một sự nghiệp thành đạt và viết được một cuốn sách để đời) Tôi (PMG) đã cố gắng thực hiện được ba điều. Còn hai điều: một gia đình êm ấm và một sự nghiệp thành đạt thì chắc là không thể thực hiện”.

Anh Phạm Minh Giắng tặng tôi bài thơ “Thầy tôi” làm tôi thực sự xúc động. Tôi thưa với anh là tôi nhỏ tuổi hơn anh và nhân xưng Thầy là cao quý lắm. Tôi hiểu ‘Thầy tôi’ là một bài học làm người sâu xa anh gửi lại:

Thầy tôi
Phạm Minh Giắng

Một đời quang đãng nhà gianh
Không chui cửa lớn, chẳng tranh ghế ngồi
Người thầy xưa cũ của tôi
Ai đem đom đóm mà soi vàng mười.

Trái tim khối óc sáng ngời
Dạ dầy Thầy có khác người chi đâu!
Học trò hư hỏng, thì đau
Phụ huynh nói xấu đằng sau, mặc lời.

Vinh quang sao sáng giữa đời
Áo cơm thì thấp, nụ cười thì cao.

Thầy tôi sao sáng giữa trời sau này tôi chọn tứ thơ tôn kính này để đưa vào diễn đạt sự trân trọng tri ân và noi gương Thầy:

Thầy tôi sao sáng giữa trời
Hoàng Kim

Thầy tôi sao sáng giữa trời
Áo cơm thì thấp cuộc đời thì cao.
Tiễn Thầy Hoa Nắng xôn xao
Hoa Người Hoa Đất biết bao ân tình.

Nhớ Thầy xưa rạng sử xanh
Thương Thầy phúc hậu trời dành đức cho.
Con đường xanh sáng ước mơ 
Tình yêu cuộc sống tới bờ thung dung.

Xem thêm: https://youtu.be/QH2UDskXmbU.

Thơ ‘Thay lời Thúy Vân’

“Thay lời Thúy Vân” của anh Phạm Minh Giắng là một góc nhìn thấu hiểu Sự tĩnh lặng nội tâm làm anh Giắng nhìn đời sâu sắc đã tạo nên trầm tích của bài viết. Tôi tin anh Giắng là người hiểu đúng Thúy Vân, hiểu đúng tâm sự thánh thiện của cụ Nguyễn Du. Bình thơ của anh thật hay, xin đươc so sánh lần lượt năm bài thơ “Nỗi lòng Thúy Vân” của Trương Nam Hương, An Thi, LMT, Lính Thủy, và sau cùng là Phạm Minh Giắng thay lời Thúy Vân (HK)

Nỗi lòng Thúy Vân
Trương Nam Hương

Nghĩ thương lời chị dặn dò
Mười lăm năm đắm con đò xuân xanh
Chị yêu lệ chảy đã đành
Còn em nước mắt đâu dành chàng Kim

Ơ kìa sao chị ngồi im?
Máu còn biết chảy về tim để hồng
Lấy người yêu chị làm chồng
Đời em thể thắt một vòng oan khiên

Sụt sùi ướt cỏ Đạm Tiên
Chị khóc kẻ khuất đừng quên người còn
Mấp mô số phận vuông tròn
Đất không thể nhốt linh hồn đòi yêu !

Là em nghĩ vậy thôi Kiều
Sánh sao đời chị ba chiều bão giông
Con đò đời chị về không
Chỉ theo tiếng khóc dưới sông Tiền Đường

Chị nhiều hờn giận yêu thương
Vầng trăng còn lắm mùi hương hẹn hò
Em chưa được thế bao giờ
Tiết trinh thương chị đánh lừa trái tim

Em thành vợ của chàng Kim
Ngồi ru giọt máu tượng hình chị trao
Giấu đầy đêm nỗi khát khao
Kiều ơi em đợi kiếp nào được yêu ???!!!!

Nỗi lòng Thúy Vân
An Thi

Em biết mình thua chị đủ mọi bề,
Cả trí tuệ, lẫn tài hoa, nhan sắc;
Nhưng có một điều, chỉ tim em rõ nhất
Rằng vết thương lòng em chẳng kém phần đau!

Tiết Thanh minh ngày nào én nhạn gặp nhau,
Chợt xao xuyến, nhịp yêu sao bổi hổi,
Chợt xót xa, rồi hẫng lòng, đau nhói
Trong mắt người tachỉ có chị mà thôi!

Buổi chia tay, em nghé mắt, xa xôi
Trở về nhà còn vấn vương nỗi nhớ;
Chị hò hẹn với người, em biết chứ
Chiếc thoa kia nào bắt được hư không?!?

Phận quần hồng chị trắc trở long đong
Nỗi gia đình, nỗi tình duyên trăn trở
Em nhận về mình mối duyên thừa trăn trở…
Mười mấy năm trời hạnh phúc có hay không?

Có hay không hạnh phúc với người chồng
Mà mãi mãi trong tim chỉ có hình bóng chị?!?
Chị phận bạc còn có tình chung thủy
Còn em thì…cảnh đồng sàng dị mộng có gì vui?!?

Cả một đời hoa chị bị dập vùi,
Em thương chị, lòng ghen chưa hề có!
Em cũng không trách hờn ai đó;
Chỉ xin đời hiểu cho rằng:
Sâu thẳm trong lòng Vân cũng có một vết thương!

Trăng mờ vì khuất màn sương
Câu ca một thuở vấn vương trọn đời,
“Keo loan mà chắp duyên rời
Hoa rơi hữu ý, nước trôi vô tình!”
Chị nào có khổ một mình!…

Nỗi lòng Thúy Vân
LMT
Một lần đọc lại Kiều

Chị ơi, thương chị truân chuyên
Phần em thôi cũng muộn phiền bi ai
Cũng rằng phận ngọc, mày ngài
Tuổi xuân hồng thắm chưa ai trao tình .

Đắng cay cũng một đời mình
Vì lòng hiếu nghĩa, nhận tình chị trao
Xuân thì hoa bướm xôn xao
Em chưa hề có giao duyên một lần
.
Thương thân, giọt lệ trong ngần
Duyên hờ em nắn phím đàn tơ mây
Trời xanh oan nghiệt lắm thay
Gieo bao cay đắng , đọa đày chị ơi.

Lại buồn nhân thế lắm lời
Rằng em hời hợt, một đời vô lo
Bao nhiêu sóng cả, gió to
Một mình chị phải sầu lo chống chèo .

Ngẫm đời, lòng lại buồn theo
Má hồng em cũng phận bèo lênh đênh
Dạt trôi trong cõi phong trần
Mặc cho con tạo xoay vần ra sao.

Tiền Đường , sông nước nao nao
Chị giờ mộng nhạt , tâm trao Bồ Đề
Còn em đời vẫn trầm mê
Lòng xuân tro lạnh, não nề chị ơi …

Cảm tác cùng bác Giắng
Lính Thủy

Người đời thương cảm Thuý Vân
Không yêu cũng phải thế chân chị Kiều
Vợ chồng không có tình yêu
Một đời tẻ lạnh, sớm chiều buồn tanh

Sau đây là bài của Phạm Minh Giắng

Thay lời Thúy Vân
Phạm Minh Giắng

Người đời thương cái duyên em
Kết hôn thay chị, chắc thèm tình yêu?
Em xin thưa tỏ đôi điều
Trời cho nhan sắc em nhiều phần xinh.

Vô tâm vụng tính, chút tình
Lấy người thương chị em mình…em nương
Giấc xuân giữa cảnh đau thương
Tình phần em sướng, hiếu nhường chị đeo.

Người ta yêu mộng mơ nhiều
Chồng mình ôm chặt mình yêu mặn nồng
Cảm ơn chị hiểu thấu lòng
Thương em, chị chẳng lòng thòng cố nhân

Cho em trọn chỗ ấm thân:
“Một cây cù mộc, một sân quế hòe”.
Cái em cần, nói em nghe,
Với em trăng gió màu mè bỏ đi

Em nào có tủi buồn chi
Tố Như thánh thiện nhầm gì chị ơi.

Hoàng Kim đôi lời cảm nhận

Thay lời Thúy Vân.là một công án tuyệt vời về Truyện Kiều. Tôi bàng hoàng trước lời thơ của anh:

Giấc xuân giữa cảnh đau thương
Tình phần em sướng, hiếu nhường chị đeo.
Người ta yêu mộng mơ nhiều
Chồng mình ôm chặt mình yêu mặn nồng

Cảm ơn chị hiểu thấu lòng
Thương em, chị chẳng lòng thòng cố nhân
Cho em trọn chỗ ấm thân:
“Một cây cù mộc, một sân quế hòe”.

Nguyễn Du (1765-1820) là nhà thơ lỗi lạc, nhà ngoại giao xuất chúng. Ông cũng là một võ quan có chí lớn, nhà lãnh đạo đặc biệt tài năng đã từng đương đầu với Nguyễn Huệ, đối thoại với Gia Long, hiểu rõ Nguyễn Văn Thành, thân thiết với Nguyễn Nễ, Vũ Trinh, Ngô Nhân Tĩnh, Lê Quang Định, Trịnh Hoài Đức. Ông hiểu sâu Lý số, thông tỏ Phong Thủy, rất vững Thiền học, thành thạo biến Dịch, đã đọc trên nghìn lần bộ kinh Kim Cương, với tâm sự gửi gắm Truyện Kiều và đặc biệt gửi gắm qua các nhân vật của mình. Nguyễn Du và Nguyễn Công Trứ là hai danh nhân cùng thời . Nguyễn Công Trứ luận về Thúy Kiều nhưng thực chất là luận về Nguyễn Du: “Bán mình trong bấy nhiêu năm, Dễ đem chữ hiếu mà lầm được ai .” Nguyễn Công Trứ thân mật hay chống đối Nguyễn Du đó là điều hậu thế cần lý giải cho đúng? Thúy Vân là môt đầu mối quan trọng để hiểu Thúy Kiều. Hiểu nhân vật của Nguyễn Du mới thực sự hiểu được Nguyễn Du.

Bài viết của các anh Phạm Minh Giắng, Nguyễn Thế Quang, Huy Việt … thực sự bổ ích. Bài viết này của anh Phạm Minh Giắng thưc sư là một khám phá mới.

Cám ơn anh và trân trọng chúc mừng anh.

Hoàng Kim

Trang thơ Phạm Minh Giắng

Anh Phạm Minh Giắng gửi lại cho đời nhiều bài viết hay, “Anh tâm sự trong lời ngõ:Tôi nằm trong góc cô đơn / Với thơ thì chẳng tính hơn thiệt gì” Di cảo thơ anh để lại, tôi thích nhất sáu bài. Thầy tôi; Thay lời Thúy Vân; Vịnh Bắp Ngô, Chuối Ngự; Đang xuân; Độc Ẩm.

Vịnh Bắp Ngô
Phạm Minh Giắng

Không phải non tơ cũng chửa già
Đã thương mặc kệ kẻ dèm pha
Nâng niu bóc cánh vàng nhè nhẹ
Mới biết rằng em nhất ngọc ngà

Chuối Ngự
Phạm Minh Giắng

Đâu chỉ xênh xang chốn phượng rồng
Không cam rẻ rúng, chẳng thèm ngông
Kính người thiên cổ, thăm người ốm
Nghĩa ngọt tình thơm rất thật lòng.

Đang xuân
Phạm Minh Giắng
01/01/2013@21h25,

Sáu ba tròn mới độ đang xuân
Tâm đức đời cho cũng được phần
Sức liệt chẳng tài đâu giúp nước
Trí còm chưa giỏi vẫn nhờ dân
Khi vui tết đến mong bầu bạn
Lúc tủi xuân về ngóng họ thân
Còn chút tâm hồn còn sống đẹp
Danh này không toại cũng thành nhân

Độc Ẩm
Phạm Minh Giắng

Chẳng rót chi đầy, nửa chén vơi
Bạn xa không đến, một mình chơi
Nâng lên hờ hững không buồn nhấp
Đặt xuống thờ ơ chẳng hứng mời
Chiếc bóng ngọn đèn dòng rượu đổ
Quả tim cây bút mạch thơ khơi
Khuya rồi còn đợi chờ chi nữa
Ngửa mặt lên ta dốc sự đời

Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây   cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích

KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam Thung dung Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter