#cnm365 #cltvn 14 tháng 1


TỈNH THỨC CÙNG THÁNG NĂM
#htn, #hoangkimlong, #banmai #vietnamxahoihoc, #htn365,#ana, #dayvahoc, #vietnamhoc, #cnm365#cltvn #vietcassava

CNM365 Tình yêu cuộc sống; Cuộc đời thành trang văn; Đêm Vu Lan; Hồ Long Vân Nhớ Người; Hoàng Trung Trực đời lính; Trần Công Khanh ngày mới; Biển Hồ Chùa Bửu Minh; Dạo chơi Chùa Thần Đinh; Làng Minh Lệ Quê Tôi; Núi Thần Đinh Quảng Bình; Thăm quê ngày chuyển  năm; Hà Nội mãi trong tim; Chùa Một Cột Hà Nội; Việt Bắc Nhớ Bác Hồ; Lên Trúc Lâm Yên Tử; An vui cụ Trạng Trình; Hải Như thơ về Người; Vườn Quốc gia Việt Nam; Du lịch sinh thái Việt; Tìm về đức Nhân Tông; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Chớm Đông trên đồng rộng; Thơ dâng theo dấu Tagore; Hoàng Tố Nguyên tiếng Trung; Hoàng Long cây lương thực; Bạch Mai sắn Tây Nguyên; Thơ viết bên thác Iguazu; Nhớ kỷ niệm một thời; Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Giấc mơ lành yêu thương, Nguyễn Du trăng huyền thoại; Hồ Quang Cua gạo ST; Thầy bạn là lộc xuân; Thầy bạn trong đời tôi; Tô Đông Pha Tây Hồ; Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay; Lên Việt Bắc điểm hẹn; Ban mai chào ngày mới; Việt Nam con đường xanh; Nông lịch tiết Lập Đông; Lê Hùng Lân Hoa Tiên; Đời đừng thiếu mùa Đông; Sớm Đông; Nhớ cây thông mùa Đông; Đêm lạnh nhớ Đào Công; Thành tâm với chính mình; Gia Cát Mã Tiền  Khóa; Việt Nam tâm thế mới; Việt Nam con đường xanh; Ban mai chợt tỉnh thức; Ngày mới Ngọc cho đời; Hoàng Tố Nguyên tiếng Trung; Hoàng Long cây lương thực; Cây Lương Thực Food Crops; Vào Tràng An Bái Đính; Thăm Hoa Lư Cúc Phương; Thăm thẳm trời sông Thương; Nguyên Ngọc về Tây Nguyên; Nguồn Son nối Phong Nha; Ban Mai Ngọc Biển Vàng, Đi dưới trời minh triết; Bình sinh Hồ Chí Minh; Điểm hẹn chốn đồng tâm; Việt Nam tổ quốc tôi; Du lịch sinh thái Việt; Lớp 10A TT ĐHNN2 Hà Bắc; Lên Trúc Lâm Yên Tử; Đêm Yên Tử; Văn chương ngọc cho đời; Ai bảo chăn trâu là khổ? Hoàng Tố Nguyên tiếng Trung; Hoàng Long cây lương thực; Ban mai chào ngày mới; Tỉnh thức cùng tháng năm; Sự chậm rãi minh triết; Lên Trúc Lâm Yên Tử; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Tìm về đức Nhân Tông; Chọn giống sắn Việt Nam; Câu chuyện ảnh tháng 12; Có một ngày như thế; Mười thói quen mỗi ngày; Chuyện thầy Lê Văn Tố; Giấc mơ lành yêu thương; 500 năm nông nghiệp Brazil; Vui bước tới thảnh thơi; Minh triết sống phúc hậu; Sự chậm rãi minh triết; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Tìm về đức Nhân Tông; Đi bộ trong đêm thiêng; Tỉnh thức; Thầy Quyền thâm canh lúa; Thầy Luật lúa OMCS OM; Hoàng Ngọc Dộ khát vọng; A Na tìm được Ngọc; TTC Group Sen vào hè; ĐHNN2 Hà Bắc nay và xưa; Lớp 10A TT ĐHNN2 Hà Bắc; Lên Trúc Lâm Yên Tử; Đêm Yên Tử; Văn chương ngọc cho đời; Ai bảo chăn trâu là khổ? Hoàng Tố Nguyên tiếng Trung; Hoàng Long cây lương thực; Ban mai chào ngày mới; Tỉnh thức cùng tháng năm; Sự chậm rãi minh triết; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Tìm về đức Nhân Tông; Con nguyện làm Hoa Lúa; Chọn giống sắn Việt Nam; Hoàng Kim thơ cho con; Nếp nhà đẹp văn hóa; Thung dung chào ngày mới; Em ơi can đảm lên;Lời Thầy luôn theo em; Dạy và học ngày mới; Dạy và học để làm; Ngày mới trên quê hương; Nếp nhà đẹp văn hóa;Champasak ngã ba biên giới; Vạn Xuân nơi An Hải; Cao Biền trong sử Việt; Lúa Việt tới Châu Mỹ Hoàng Kim thơ cho con; Nếp nhà đẹp văn hóa; Vietnamese cassava today; Ngày mới lời yêu thương; Quảng Bình đất Mẹ ơn NgườiĐồng xuân lưu dấu hiềnQuảng Tây nay và xưa; Người vịn trời chấp sói; Nguyễn Hàm Ninh Thầy Vua; Hoàng Thành Di sản thế giới tại Việt Nam, Trăng rằm vui chơi giăng; Giống khoai lang Việt Nam; Phú Yên nôi lúa sắn; Lời biết ơn chân thành; Bảo tồn và phát triển sắn; Nhà Trần trong sử Việt; Lời dặn của Thánh Trần; Lời thề trên sông Hóa; Ngày mới lời yêu thương; Ngày xuân đọc Trạng Trình; Ngày mới bình minh an; Lúa siêu xanh Việt Nam; Xuân ấm áp tình thân; Xanh một trời hi vọng; Vận khí và vận mệnhGiấc mơ lành yêu thương; 24 tiết khí lịch nhà nông; Vui đi dưới mặt trời; Thầy bạn là lộc xuân; Sớm xuân đi tảo mộ; Ban mai trên sông Son; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Nguyễn Du trăng huyền thoại; Hoa Lúa; Nguyễn Du trăng huyền thoại; Lev Tonstoy năm kiệt tác, Học không bao giờ muộn; Xanh một trời hi vọng; Xuân ấm áp tình thân; Biển Hồ Chùa Bửu MinhGiấc mơ lành yêu thương; 24 tiết khí nông lịch; Vui đi dưới mặt trời; Thầy bạn là lộc xuân; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Vận khí và vận mệnh; Xanh một trời hi vọng; Xuân ấm áp tình thân; Biển Hồ Chùa Bửu MinhGiấc mơ lành yêu thương; #cltvn định hướng và giải pháp; Trầm tích ngọc cho đời; Vườn Quốc gia Việt Nam; Chị em với mái nhà xưa; Nhà Trần trong sử Việt; Đến với Tây Nguyên mới; Xuân ấm áp tình thân; Tảo mai nhớ đức Nhân Tông; Nhớ bạn hiền xóm núi; Hình như; Nhớ Viên Minh Hoa Lúa; Minh triết Hồ Chí Minh; Làng Minh Lệ quê tôi; Thượng Đức thương nhìn lại; Trường tôi nôi yêu thương; Lev Tonstoy năm kiệt tác; Viện Lúa Sao Thần Nông; Về miền Tây yêu thương; Thầy Luật lúa OMCS OM; Trầm tích ngọc cho đời; Vườn Quốc gia Việt Nam; Chị em với mái nhà xưa; Nhà Trần trong sử Việt; Xuân ấm áp tình thân; Tảo mai nhớ đức Nhân Tông; Nhớ bạn hiền xóm núi; Trung Quốc một suy ngẫm;

Ngày 14 tháng 1 năm 1953,  Nguyên soái Josip Broz Tito bắt đầu đảm nhiệm chức vụ Tổng thống Cộng hòa Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư; ông tiếp tục nắm giữ chức vụ này cho đến khi qua đời vào năm 1980; Ngày 14 tháng 1 năm 1941 ngày sinh Phạm Tiến Duật  là một nhà thơ Việt Nam “con chim lửa của Trường Sơn huyền thoại”, với nhiều tác phẩm thơ tiêu biểu viết trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam (mất năm 2007). Ngày 14 tháng 1 năm  2011,  Cách mạng Tunisia, còn gọi là Cách mạngHoa Lài theo loài hoa quốc gia, là cuộc cách mạng dân chủ phi bạo lực của nhân dân Tunisia khiến Tổng thống Ben Ali buộc từ chức sau 23 năm đương nhiệm phải dời sang Ả Rập Saudi sau một loạt các cuộc biểu tình đường phố.

Bài chọn lọc ngày 14 tháng 1: #cltvn Giống lúa siêu xanh Việt Nam; Về miền Tây yêu thương; Viện Lúa Sao Thần Nông; Thầy Luật lúa OMCS OM; Làng Minh Lệ quê tôi; Xuân ấm áp tình thân; Dưới đáy đại dương là ngọc; Trầm tích ngọc cho đời; Vườn Quốc gia Việt Nam; Chị em với mái nhà xưa; Nhà Trần trong sử Việt; Đến với Tây Nguyên mới; Tảo mai nhớ đức Nhân Tông; Nhớ bạn hiền xóm núi; Hình như; Nhớ Viên Minh Hoa Lúa; Minh triết Hồ Chí Minh; Thượng Đức thương nhìn lại; Trường tôi nôi yêu thương; Lev Tonstoy năm kiệt tác; Trung Quốc một suy ngẫm; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-14-thang-1/https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-14-thang-1/;

CUỘC ĐỜI THÀNH TRANG VĂN

Hôm nay là ngày hạnh phúc. Hoàng Văn Đạt &Nguyễn Thị Kim Hương kết duyên vợ chồng. Cháu Đạt là con thứ ba của Hoàng Minh Thứ và Trần Thị Minh Tâm ở ấp Hưng Bình xã Hưng Thịnh huyện Trảng Bom tỉnh Đồng Nai. Cháu Hương là con thứ hai của ông Phao lô Nguyễn Văn Hoàng Minh và bà Anna Ngô Thị Liên ở Long Đức 2F phường Tam Phước thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai. Vợ chồng chúng tôi vui được vào vai ông bà chú thím Út của các cháu Thứ Tâm trong gia đình. Tôi nói vui với Hoàng Phương Loan chị gái của Đạt: “Yêu thương kết hạnh phúc, Tâm Thứ là khoan dung. Ông bà lưu câu chuyện gia đình Bà Đen; Cuộc đời thành trang văn; Một gia đình yêu thương; Nhớ ông bà cậu mợ; Làng Minh Lệ quê tôi; A Na Bình Minh An; Bài đồng dao huyền thoại; … Các cháu đọc chùm bài viết này sẽ tìm thấy ký ức cuộc đời mình trong đấy. Ông Út thích kể về ba mẹ cháu là nhân vật chính vì cuộc đời ông Út cũng vất vả vượt khó đi lên như cuộc đời ba mẹ cháu. Chúng ta hãy luôn nhớ lời tổ tiên ông bà truyền dạy “Nhân hậu thói nhà in một nếp/ Chân chính bao nhiêu phúc bấy nhiêu” https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cuoc-doi-thanh-trang-van/ & https://cnm365.wordpress.com/2024/01/14/cnm365-cltvn-14-thang-1/

Cháu gái Hoàng Phương Loan

CUỘC ĐỜI THÀNH TRANG VĂN
Hoàng Kim


Có một ngày như thế
Cuộc đời thành trang văn
Hoàng Lê bảy năm trước
Mừng ngày mới tháng năm.

Phương Loan Hoàng đã thêm 4 ảnh mới. Stepodsrnott7f 23942009661á6 c1t38f: cgm06h9976901 n0úi1l  ·

Món quà nhỏ chia tay bạn cùng phòng, tưởng đám cưới bả mình váy áo lung linh chụp ngàn tấm hổng ngờ chạy sút váy, rớt cúc, tóc tai rủ rượi à
#27-28-29/5/2022 #Mysister‘s wedding

xem tiếp Câu chuyện ảnh tháng năm https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cuoc-doi-thanh-trang-van/https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ba-den/https://hoangkimlong.wordpress.com/category/co-mot-ngay-nhu-the/

CÓ MỘT DÒNG SÔNG CHẢY MÃI
Kim Hoàng
Có một dòng sông chảy mãi
Giữa đời thăm thẳm tháng năm
https://youtu.be/kLSGAHSE5Xwhttps://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-19-thang-5 /

BÀ ĐEN
Hoàng Kim

Người đi tìm Ngọc phương Nam
Nhớ bầu sữa Mẹ muôn vàn yêu thương
Bà Đen Dầu Tiếng Tây Ninh
Khoai mì đậu phộng nên danh ơn Người .

xem tiếp Bà Đen https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ba-den/ Thơ Tứ tuyệt Hoàng Kim https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tho-tu-tuyet-hoang-kim/

Bà Đen ở Tây Ninh (ảnh Phan Văn Tự)

BÀ ĐEN Ở TÂY NINH

Tỉnh Tây Ninh có núi Bà Đen. Báo Nông nghiệp Việt Nam có video tuyệt đẹp giới thiệu về danh thắng này https://www.facebook.com/NongNghiepVietNamOnline/videos/276320777967406. #vietnamhoc#cnm365#cltvn đã tích hợp. Tỉnh Tây Ninh là nôi nuôi dưỡng và phát triển các giống khoai mì KM94, SM937-26, KM98-1, KM98-5, KM140, KM419 là các giống khoai mì chủ lực tạo nên danh tiếng toàn cầu “Cách mạng sắn Việt Nam”. Tỉnh Tây Ninh cũng là nôi nuôi dưỡng và phát triển các giống đậu phộng HL25, Lì và Giấy chọn lọc, đậu xanh HL89-E3, đậu rồng và các loại đậu đỗ thực phẩm, đóng góp hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ba-den/

BÀ ĐEN Ở ĐỒNG NAI

Tỉnh Đồng Nai cũng có Bà Đen nhưng không phải núi mà là một bà già đã quy tiên ngày 18 tháng 5 Giáp Ngọ. Chuyện Bà Đen Đồng Nai là chuyện của một người rất nghèo, rất rất nghèo. Bà không có của, chỉ có con. Ông Vichtor Huygo lúc chết muốn được đi xe tang kẻ khó. Bà Đen suốt đời là kẻ khó, đến chết mới được đi xe tang. Nhớ ngày vía Bà Đen, xin được chép lại câu chuyện Bà Đen đất phương Nam. Minh triết sống phúc hậu có Bài giảng đầu tiên của Phật.là việc thấu hiểu sự khổ, nguyên nhân, kết quả và giải pháp. Phật chủ trương bình đẳng giữa con người có máu cùng đỏ, nước mắt cùng mặn, hết thảy các pháp là vô ngã. Mục đích là vô ngã là sự chấm dứt đau khổ phiền muộn để đạt sự chứng ngộ bất tử. Sự chứng ngộ phải trong thực tế. Bà Đen là sự chứng ngộ sự khổ của một con người. Bà Đen đã đến với thế giới loài người 73 năm, gánh mọi sự khổ mà không buồn giận và rời Cõi Người ngày 18 tháng 5 Giáp Ngọ, 2014.

Ả LÀ AI ĐỜI NÀY?

Kính thưa hương hồn Bà Đen.
Kính thưa bà con lối xóm.

Hôm nay chúng ta tiễn đưa Bà Đen – người Chị, người Mẹ, người Bà của các cháu – về Trời. Tôi là em con chú con bác với Bà Đen, gọi ả cu Đen là chị dâu. Tôi xin được tỏ đôi lời thưa cùng bà con trước hương hồn của Ả.

Bà Đen (ả cu Đen, ả Trần, ả mẹt Hợi là tên cúng cơm, tục danh, tên thường goi) tên thật là Trần Thị Đen, sinh năm 1942 (Nhâm Ngọ), trú quán tại làng Minh Lệ, xóm Bắc, nhà ở cạnh ngôi đình cổ làng Minh Lệ. Theo thần phả, đình Minh Lệ được xây dựng năm 1464, là nơi thờ bốn vị đức Thành Hoàng bản thổ của bốn dòng họ lớn Hoàng, Trần, Trương, Nguyễn. Làng Minh Lệ là đất Kim Quy vùng Hạ Yên Trạch, tương truyền là nơi ngã ngưa của Trung Lang Thượng Tướng Quân Trương Đức Trọng, nay là xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Binh. Bà Đen mất ngày 15 tháng 6 năm 2014 nhằm ngày 18 tháng 5 Giáp Ngọ tại xã Hưng Thịnh huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, hưởng thọ 73 tuổi.

Chồng bà Đen là ông Nguyễn Minh Dức sinh năm 1939 (Kỹ Mẹo) mất năm 2006 ngày 20 tháng 10 âm lịch (Bính Tuất) tại xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Ông Bà Hoàng Minh Dức và Trần Thị Đen có bảy người con, năm trai, hai gái, đó là: Hợi, Hiếu, Thiểu, Thân, Thứ, Thống, Thiết.

Vợ chồng ông bà nghèo khó, lương thiện. Bà Đen là người tuyệt nhiên chưa bao giờ nóng giận, chưa hề làm mất lòng ai. Bà chưa khi nào phàn nàn trách cứ ai. Trước mọi vinh nhục, buồn vui, đói no, xấu tốt, bà đều luôn bình thản chỉ cười. Bà không tài sản, vô tâm, ngẫn ngơ: Đường Trần ta lại rong chơi. Vui thêm chút nữa buồn thôi lại về.

CON NGƯỜI ĐẾN ĐI

Bà Đen đã đến Trái Đất này 73 năm và đã đi tới chốn vĩnh hằng.

Bà Đen không để lại tài sản ruộng nương, tiền bạc.
Bà Đen không lưu lại danh vọng, sự nghiệp.
Bà Đen không căn dặn bất cứ điều gì.

Bà Đen di sản chỉ có CON NGƯỜI và CÂY XANH Bồ Đề, Sanh, Sung, Mai, Bưởi …do con cháu bà trồng tại nơi bà sống những năm cuối đời tại Hưng Thịnh, Đồng Nai.

Thân xác của Bà, một số con bà bàn hỏa táng, một số bà con muốn chôn cất. Cuối cùng, bà được an táng tại Nghĩa trang Hưng Bình theo ý nguyện của các con thuận theo lời bàn của nhiều người để phù hợp cho con cháu sau này.

NÉN TÂM HƯƠNG ĐƯA TIỂN

Kính thưa hương hồn Bà Đen, kính thưa bà con lối xóm.

Chúng ta thành kính tiễn đưa một con người.

Nhà văn Vichto Huygo có câu nói nổi tiếng: “Tôi muốn đi xe tang của kẻ khó“.

Bà Đen là kẻ khó, nay được đi xe tang.

Kính thắp nén tâm hương đưa tiễn.

Kính đề nghị mọi người dành một phút tưởng niệm.

Thay mặt gia đình tang quyến, xin trân trọng biết ơn.

Bạch Ngọc
Hoàng Kim

XUÂN SỚM NGỌC PHƯƠNG NAM

Những trang đời lắng đọng
Văn chương Ngọc cho đời
Xanh một trời hi vọng
Vui đi dưới mặt trời

Hồ Long Vân Nhớ Người
Minh triết sống phúc hậu
Một gia đình yêu thương
Hậu duệ của mặt trời


Thành tâm với chính mình
Xuân sớm Ngọc Phương Nam

Hoàng Kim

Hoàng Trung Trực Đời Lính

Nhân quả thấu #Thungdung
Trạng Trình nhàn quên tuổi
Bạch Vân dưỡng sinh thi
Trung Tân mừng ngày mới.

Hoàng Kim
https://khatkhaoxanh.wordpress.com/category/hoang-trung-truc-doi-linh & https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoang-trung-truc-doi-linh

Thông tin tích hợp tại TỈNH THỨC CÙNG THÁNG NĂM #Thungdung#dayvahoc, #vietnamhoc#cnm365#cltvn & https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-12-thang-1;

HOÀNG TRUNG TRỰC ĐỜI LÍNH
Anh chị Tư và các cháu Tết thăm nhà tôi
Hoàng Kim
Ngày tưởng nhớ Cha Mẹ tôi năm nay, anh chị Tư và đủ các con cháu anh đều lên thăm gia đình tôi. Anh chị nay đã thanh nhàn nhưng anh quá nhiều năm gian khổ ở chiến trường và anh tuổi cao bằng bác Tổng nên anh lượng sức trước một số việc để an nhàn hơn. Anh bảo tôi giúp anh đọc lại và hoàn thiện cuốn sách mỏng, để bảo tồn và chia sẻ với ít người thân một số bài không nỡ quên. Tôi lưu dưới đây ít hình ảnh và thông tin Hoàng Trung Trực đời lính https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoang-trung-truc-doi-linh/

Hoàng Kim và gia đình thăm anh chị Tư năm 2017

HOÀNG TRUNG TRỰC ĐỜI LÍNH
Hoàng Kim giới thiệu

Hoàng Ngọc Dộ khát vọng‘, ‘Hoàng Trung Trực đời lính‘ ‘Hoang Kim Long Hoang Gia‘ là ba tập tư liệu nhỏ của gia đình chúng tôi nhằm bảo tồn và phát triển những kinh nghiệm sống lắng đọng và nếp nhà, ‘Hoàng Trung Trực đời lính‘ gồm chín bài: 1) Lời nói đầu; 2) Viếng mộ cha mẹ; 3) Nhớ bạn, 4) Mảnh đạn trong người; 5) Bền chí; 6) Trò chuyện với thiền sư; 7) Trạng Trình; 8) Trường ca Dấu chân người lính‘ 9) Một số bài thơ khác. ‘Hoàng Trung Trực đời lính‘ gắn với sự thân thiết của nhiều đồng đội đã ngã xuống, sự đau đời mảnh đạn trong người và sự thung dung, mẫu mực đời thường của những người con trung hiếu, những người lính quân đội nhân dân Việt Nam, suốt đời tận trung với Nước tận hiếu với Dân. xem tiếp http://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoang-trung-truc-doi-linh/

LỜI NÓI ĐẦU
Hoàng Trung Trực

Năm Thân con khóc chào đời. Tôi sinh năm 1944, năm trước của cách mạng tháng Tám và ngày Độc Lập 2 tháng 9 năm 1945. Trãi qua hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc, tôi làm người lính và trở thành người chỉ huy trưởng thành trong cuộc chiến tranh chống ngoại xâm; đã qua chỉ huy tiểu đội, trung đội, đại đội, tiểu đoàn, trung đoàn, sư đoàn binh chủng hợp thành trong chiến tranh.

Qua năm tháng của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, không biết bao nhiêu người lính, người chiến sĩ thân thiết nhất của mình đã nằm lại vĩnh viễn dưới lòng đất để dành độc lập tự do cho Tổ quốc và cho chính bản thân mình được vinh dự sống đến ngày hôm nay. Tôi ghi lại những trang nhật ký đời mình bằng thơ về dấu chân người lính của tôi, trong dấu chân lịch sử của dân tộc, để con cháu đời sau đọc và hiểu rõ bản chất người lính đã một thời chấp nhận sự hi sinh thân mình cho độc lập tự do của Tổ quốc.

Nguyễn Du có viết “Lời quê chắp nhặt dông dài. Mua vui cũng được một vài trống canh” Còn thơ của tôi chắp nhặt cuộc đời người lính của mình và của đồng chí, đồng đội đã trãi chiến trận trên các chiến hào của các chiến trường . Mong sao cũng chắp nhặt được cho đời vài lời quê mua vui được một vài trống canh.

Hoàng Trung Trực sinh ngày 26 tháng 2 năm 1944 tại xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch (thị xã Ba Đồn ngày nay), tỉnh Quảng Bình, là đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam thời chống Mỹ, trình độ học vấn : Cao học; Quyết định thăng quân hàm Thượng tá, Đại tá do Thử tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng ký trong chiến tranh Thập niên 1970-1980; Đã qua chỉ huy từ cán bộ Đại đội, Tiểu đoàn, Trung đoàn, Sư đoàn trong chiến tranh và Đặc khu trong hòa bình. Thương binh 2/4, loại A; được tặng 17 Huân chương các loại trong chiến tranh; đã qua các Trường đào tạo: Học Viện Lục Quân Đà Lạt; Học Viện Quân sự Cao cấp Khóa 1; Nghĩ hưu tháng 11/1991. Tôi có vợ là Trần Thị Hương Du làm ở Ngân hàng ( đã nghỉ hưu) với hai con Hoàng Anh Tuấn kỹ sư bách khoa điện tử viễn thông và Hoàng Thế Toàn thạc sĩ bác sỹ. Chỗ ở hiện nay: Số nhà 28/8/25 đường Lương Thế Vinh, phường Tân Thới Hòa, quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh. Điện thoại: 02839611907.

Tôi đã từng trãi qua các chiến dịch: giải phóng nước bạn Lào thời gian từ tháng 10 năm 1963 đến tháng 5 năm 1965; Chiến dịch đường 9 Khe Sanh Quảng Trị từ tháng 6 năm 1965 đến tháng 12 năm 1967, Chiến dịch Mậu Thân ở Thừa Thiên Huế từ tháng 1 năm 1968 đến tháng 12 năm 1970: Chiến dịch đường 9 Nam Lào từ tháng 1 năm 1971 đến tháng 4 năm 1971; Chiến dịch Quảng Trị từ tháng 5 năm 1972 đến tháng 11 năm 1973; chuỗi các chiến dịch Phước Long, Chơn Thành, Dầu Tiếng, Xuân Lộc và chiến dịch Hồ Chí Minh từ tháng 12 năm 1973 đến tháng 4 năm 1974; Các chiến dịch giúp bạn Căm pu chia từ tháng 5 năm 1977 đến tháng 12 năm 1985

Hoàng Trung Trực đời lính
một ít bài Hoàng Kim trích đăng

VIẾNG MỘ CHA MẸ
Hoàng Trung Trực

“Dưới lớp đất này là mẹ là cha
Là khởi phát đời con từ bé bỏng
Là lời mẹ ru dịu dàng cánh võng
Là gươm đao cha một thuở đau đời.

Hành trang cho con đi bốn phương trời
Là nghĩa khí của cha, là nhân từ của mẹ
Vẫn bầu sữa tinh thần không ngừng không nghỉ
Để hành trang cho con đi tiếp cuộc đời

Cuộc đời con bươn chải bốn phương trời
Nay về lại nơi cội nguồn sinh trưởng
Dâng nén hương mà lòng hồi hồi tưởng
Thuở thiếu thời trong lồng cánh mẹ cha

“Ước hẹn anh em một lời nguyền
Thù nhà đâu sá kể truân chiên
Bao giờ đền được ơn trung hiếu
Suối vàng nhắm mắt mới nằm yên” (6)

“Không vì danh lợi đua chen
Công Cha nghĩa Mẹ quyết rèn bản thân !”

NHỚ BẠN
Hoàng Trung Trực

Ngỡ như bạn vẫn đâu đây
Khói hương bảng lãng đất này bình yên
Tình đời đâu dễ nguôi quên
Những dòng máu thắm viết nên sử vàng

Trời xanh mây trắng thu sang
Mình ta đứng giữa nghĩa trang ban chiều
Nhớ bao đồng đội thương yêu
Đã nằm lòng đất thấm nhiều máu xương

Xông pha trên các chiến trường
Chiều nay ta đến thắp hương bạn mình

MẢNH ĐẠN TRONG NGƯỜI
Hoàng Trung Trực

Bao nhiêu mảnh đạn gắp rồi
Vẫn còn một mảnh trong người lạ thay
Nắng mưa qua bấy nhiêu ngày
Nó nằm trong tuỹ xương này lặng câm…

Thời khói lửa đã lui dần
Tấm huân chương cũng đã dần nhạt phai
Chiến trường thay đổi sớm mai
Việt Nam nở rộ tượng đài vinh quang.

Thẳng hàng bia mộ nghĩa trang
Tên đồng đội với thời gian nhạt nhoà
Muốn nguôi quên lãng xót xa
Hát cùng dân tộc bài ca thanh bình

Thế nhưng trong tuỷ xương mình
Vẫn còn mảnh đạn cố tình vẹn nguyên
Nằm hoài nó chẳng nguôi quên
Những ngày trở tiết những đêm chuyển mùa

Đã qua điều trị ngày xưa
Nó chai lỳ với nắng mưa tháng ngày
Hoà bình đất nước đổi thay
Đêm dài thức trắng, đau này buồn ghê

Khi lên bàn tiệc hả hê
Người đời uống cả lời thề chiến tranh
Mới hay cuộc sống yên lành
Vẫn còn mảnh đạn hoành hành đời ta.

BỀN CHÍ
Hoàng Trung Trực

Chỉ có chí mới giúp ta đứng vững
Và dòng thơ vực ta dậy làm người
Giờ ta hiểu vì sao Đặng Dung mài kiếm
Thơ “Thuật hoài” đau cảnh trần ai.

Cụ Nguyễn Du vì sao nén thở dài
Quan san cả trong lòng người áo gầm
Lầu Ngưng Bích vì đâu Kiều xế bóng
Khúc “Đoạn trường” dậy sóng nhớ lòng ai

Phạm Ngũ Lão sớm xuất chúng hơn người
Vì sao thành một hiền nhân trầm mặc
Ai chộn rộn đi kiếm tìm quyền lực
Để đời Ức Trai phải chịu án Lệ Chi Viên

Thương Nguyễn kim nặng lòng tri kỷ
Xoay cơ trời tạo lại nghiệp nhà Lê
Giữa sa trường phải chịu thác mưu gian
Gương trung liệt dám quên mình vì nước

Ơn Trạng Trình nhìn sâu thế nước
Miền Đằng Trong hiến kế Nguyễn Hoàng
Hoành Linh Lũy Thầy dựng nghiệp phương Nam
Đào Duy Từ người Thầy nhà Nguyễn

Sông núi này mỏi mòn cố quận
Hạnh Phúc là gì mà ta chưa hay
Ta đọc Kiều thương hàn sĩ đời nay
Còn lận đận giữa mênh mang trời đất.

Ta an viên vợ con, em trai Thầy học
Anh trai ta lưu ‘Khát vọng” ở đời
Chỉ có chí cùng niềm tin chân thật
Và dòng thơ vực ta dậy làm người

TRÒ CHUYỆN VỚI THIỀN SƯ
Hoàng Trung Trực

Vất bỏ ngoài tai mọi chuyện đời
Lòng không vướng bận dạ an thôi
Ráng vun đạo đức tròn nhân nghĩa
Huệ trí bùng khai tỏa sáng ngời

Lòng lộng đêm nghe tiếng mõ kinh
Bao nhiêu ham muốn bỗng an bình
Tâm tư trãi rộng ngàn thương mến
Mong cả nhân loài giữ đức tin.

Thượng Đế kỳ ba gíáo đô đời
Vô minh cố chấp tại con người
Thánh Tiên tùy hạnh tùy công đức
Ngôi vị thiêng liêng tạo bởi Người.

Vững trụ đức tin đạo chí thành
Vô cầu vô niệm bả công danh
Sớm hôm tu luyện rèn thân chí
Đạo cốt tình thương đức mới thành

TRẠNG TRÌNH
Hoàng Trung Trực

Hiền nhân tiền bối xưa nay
Xem thường danh vọng chẳng say tham tiền
Chẳng màng quan chức uy quyền
Không hề nghĩ đến thuyết truyền duy tâm
Đức hiền lưu giữ ngàn năm
Vì Dân vì Nước khó khăn chẳng sờn
Hoàn thành sứ mạng giang sơn
Lui về ở ẩn sáng thơm muôn đời
Tầm nhìn hơn hẳn bao người
Trở thành Sấm Trạng thức thời gương soi.

(*) ‘Trò chuyện với Thiền sư’ là tâm sự của Hoàng Trung Trực với thầy Thích Giác Tâm là vị cao tăng trụ trì ở chùa Bửu Minh, Biển Hồ ‘mắt ngọc Tây Nguyên” Pleiku – Gia Lai, nơi điểm nhấn của dòng sông Sê San huyền thoại, một trong các chi lưu chính của sông Mekong bắt nguồn từ núi Ngọc Linh và Chư Yang Sin nổi tiếng Tây Nguyên, Việt Nam. Bửu Minh (www.chuabuuminh.vn) là ngôi chùa cổ, một trong những địa chỉ văn hóa gốc của Tây Nguyên. Về nơi tịch lặng thơ Thượng tọa Thích Giác Tâm trích dẫn từ nguồn “Đạo Phật ngày nayhttp://www.daophatngaynay.com/vn/van-hoc/tho/15739-ve-noi-tich-lang.html

Về nơi tịch lặng
Thích Giác Tâm

Kính tặng quý thiện hữu cùng một trăn trở, ưu tư cho Đạo Pháp .

Ta rất muốn đi về trong tịch lặng.
Quẳng lại sau lưng nhân thế muộn phiền.
Lòng thao thức Đạo Đời luôn vướng nặng.
Mũ ni che tai, tâm lại hóa bình yên.

Đời chộn rộn sao còn  theo chộn rộn?
Đạo hưng suy ta mất ngủ bao lần.
Đời giả huyễn thịnh suy luôn bề bộn.
Đạo mất còn ta cứ mãi trầm ngâm.

Vai này gánh  cho vai kia nhẹ bớt.
Tìm tri âm ta nặng bước âm thầm.
Sợi tóc bạc trên đầu còn non nớt.
Tháng năm nào ta thấy lại nguồn tâm ?

Gia Lai 10-09-2014

(**) “Đến chốn thung dung”  là thơ Hoàng Kim, nhà khoa học xanh người thầy chiến sĩ quê Quảng Bình, em của Hoàng Trung Trực,

Đến chốn thung dung
Hoàng Kim

Người rất muốn đi về trong tịch lặng
Quẳng lại sau lưng nhân thế muộn phiền
Ta đến chốn thung dung tìm hoa lúa
Rong chơi đường trần, sống giữa thiên nhiên.

Tâm thanh thản buồn vui cùng nhân thế
Đời Đạo thịnh suy sương sớm đầu cành
Lòng hiền dịu và trái tim nhẹ nhõm
Kho báu chính mình phúc hậu an nhiên.

Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt (**)
Trăng rằm xuân lồng lộng bóng tri âm
Người tri kỷ cùng ta và năm tháng.
Giác Tâm: Ta về còn trọn niềm tin.

Hai anh em giữa Sài Gòn giải phóng (Hoàng Trung Trực sư 341, Hoàng Kim sư 325B)

HOÀNG TRUNG TRỰC ĐỜI LÍNH
Hoàng Trung Trực
    
Cuộc đời và thời thế


Năm Thân con khóc chào đời
Sức sống sữa Mẹ suốt đời tình thương
Nước nhà gặp cảnh tai ương
Việt Nam là bãi chiến trường giao tranh
 Pháp Nhật Tàu tới hoành  hành
Chạy giặc Cha Mẹ phải đành lánh thân
Người dân khổ cực muôn phần
Nước nhà chiến sự, nghèo bần Mẹ Cha
Trường Sơn rừng núi là nhà
Rừng thiêng nước độc, ta ra chẳng thời *

(*) Ernest Hemingway (1899-1961), tác giả của kiệt tác Ông già và biển cả, Giã từ vũ khí, là một cựu quân nhân, sống trãi gần trọn đời trong chiến tranh và nghèo đói của chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai, nên ông đã mô tả người như ông là thế hệ cầm súng, không hề được tận hưởng chất lượng cuộc sống, là “Thế hệ bỏ đi” (Lost Generation) của cộng đồng người Paris xa xứ; xem Borlaug và Hemingway
                                 
Tuổi thơ trong nghèo đói


Ai quyền sống được làm người
Mà dân mất nước gặp thời chua cay?
Đời Cha sự nghiệp đổi thay
Lính Tây ngày trước, thời này đánh Tây

Ru ta lời Mẹ đêm ngày
Vọng theo hồn Nước tháng ngày bên Cha
Cha thì chiến đấu đường xa
Mẹ con chạy giặc, cửa nhà thì không
Nỗi niềm cuộc sống đau lòng
Bão mưa tàn phá, gió lồng không ngơi.

Gia đình nhiều nguy nan

Mẹ ta dãi nắng dầm mưa
Lo cho con có cháo dưa học hành
Giữa rừng số phận mong manh
Mẹ phải chịu bệnh hoành hành héo hon
Đời Mẹ chung thủy sắt son
Đời Cha lính chiến tuổi xuân đọa đày
Lời thề nguyên bản xưa nay
Đã là người lính không lay lòng vàng
Bệnh về chẳng chút thở than
Bao nhiêu mầm bệnh Cha mang theo về

Mẹ Cha bao gian khổ

Bệnh sốt rét thật là ghê
Gan lách phù thủng trăm bề hại Cha
Chiến tranh tan cửa nát nhà
Mình Cha xoay xở thật là gian nan
Phận con rau cháo cơ hàn
Tuổi thơ năm tháng bần hàn Mẹ Cha
Tháng ngày khoai muối dưa cà
Đời còn Cha Mẹ đậm đà tình thương
Tình Cha Mẹ, nghĩa Nước Non
Tháng ngày chăm chút vuông tròn hiếu trung.

Tuổi xuân vui lên đường

Lên đường theo lệnh tòng quân

Xa nhà nỗi nhớ bội phần từ đây
Mẹ khóc nước mắt tuôn đầy
Lo con gian khổ cuộc đời chiến binh
Cha không khóc chỉ làm thinh
Tiễn con tựa cửa lặng nhìn theo con

Vần xoay sự nghiệp vuông tròn
Dấu chân Cha trước, nay con theo Người
Gẫm suy mới rõ thế thời
Hoàng Trung Trực đã thành người chiến binh.

Giải phóng nước bạn Lào
(10/1963- 5/1965)


Đất Hương Khê , núi Quảng Bình
Vượt Trường Sơn vắt sức mình kiệt hao
Núi Phú Riềng, đất Lạc Xao
Nơi này ghi dấu chiến hào binh ta
Đời nhọc nhằn, thân xót xa

Trĩu vai súng đạn, gạo là quanh lưng        
Vượt bao đèo dốc  hành quân
Liên hồi tác chiến, máu dầm mồ hôi
Lại thêm sốt rét từng hồi
Thuốc men chẳng có, tháng trời toàn măng
Chia nhau chén cháo cứu thân
Trên bom, dưới đạn, ngủ hầm, tình thâm.

Nhớ người thân đã khuất

Đêm trường thân lại xông pha
Theo chân thủ trưởng vào ra trận thù
Đạn giặc đan chéo như mưa
Đôi chân thủ trưởng đạn cưa mất rối
Trong ta tỉnh thức tình người
Cõng ngay thủ trưởng xuôi đồi chạy lui
Đêm rừng trời lại tối thui
Lạc mất phương hướng tới lui tìm đường
Quay đầu hỏi ý tình thương
Mới hay thủ trưởng tìm đường đi xa


Không hơi thở một xác ma
Làm ta thực sự xót xa một mình

Người thấm mệt, phút tử sinh
Giữa rừng im ắng lặng thinh không người 
Chỉ nghe tiếng thú quanh đồi

Làm cho ớn lạnh khắp người của ta
Song vì cái đói không tha
Cho nên khiếp sợ theo đà mất tiêu
Trãi qua những phút hiểm nghèo
Vác xác thủ trưởng cố leo tìm đường.

Giữa rừng núi, không người thương
Còn đâu phương hướng, tai ương không người
Một tâm hồn một cuộc đời
Không gạo không lửa, giữa trời rừng xanh
Một mình tính mạng mong manh
Tình thương người lính giúp anh chí bền
Năm ngày thủ trưởng vẫn nguyên
Tìm ra đơn vị bình yên lòng mình.

Tin Mẹ mất giữa chiến trường

Nỗi đau nghiệt ngã vô hình
Nhận tin Mẹ mất nội tình cách phân
Công ơn Mẫu tử tình thâm
Căn bệnh đã cướp Mẫu thân mất rồi
Còn đâu bóng dáng hình Người
Đất trời nghiêng ngữa hại đời ta đây
Nỗi lòng đau khổ khôn khuây
Mẹ hiền ơi phút giờ này còn đâu
Lòng buồn tê tái đêm thâu
Trần gian đâu nữa Mẹ hiền, Cha ơi

Buồn thương Cha nỗi nhớ Người
Tình thương Cha Mẹ, trên đời còn Cha 

Con không khóc chỉ nhớ nhà
Trăm lần thương Mẹ xót xa phận mình
Làm người lính chiến tử sinh
Chiến tranh tàn khốc dứt tình Mẹ Cha
Tang thương đến không về nhà
Cuộc đời người lính vẫn là chiến tranh
Máu bạn đổ tiếp bên anh
Xác xương vùi dập trời xanh phủ rừng
Núi đồi che ấm thân lưng
Nhóm lên ngọn lửa bập bùng Trường Sơn.

(xem tiếp chuỗi chiến dịch và sự kiện chính …)

.MỘT SỐ CÁC GHI CHÚ

Gia đình tôi trong ngày viếng bác Giáp

Từ Khát vọng đến CNM365

ĐÊM VU LAN
Hoàng Kim

Chẳng thể nào ngủ được đêm nay
Đêm Vu Lan mờ tỏ
Trăng rằm khuya lồng lộng giữa trời
Thăm thẳm một lời Người nói …

Mẹ cũ như ngôi nhà cũ
Chiếc áo mẹ mang bạc phếch tháng năm

Cha cũ như con thuyền cũ
Dòng sông quê hương thao thiết đời con

Anh chị cũ tình vẹn nghĩa
Trọn đời thương nhau lồng lộng trăng rằm

Em tôi hồn quê dáng cũ
Con cháu niềm vui thương thảo tháng năm.

Thầy bạn lộc xuân đầy đặn
Bài ca thời gian ngời ngợi trăng rằm.

Thắp đèn lên đi em

Đêm Vu Lan gặp bạn
Thương nhớ bài thơ cũ
Chuyện đời không nỡ quên …

Một gia đình yêu thương

Ngày mới và đêm Vu Lan
Vầng trăng Sao Hôm Sao Kim thân thiết.
Loanh quanh tìm tòi cái mới
Đêm Vu Lan thức về lại chính mình.

Đêm Vu Lan nhớ mùa thu đi học
Nhớ ngọn đèn mờ tỏ giấc mơ xưa
Thương con vạc gọi sao mai mọc sớm
Vầng trăng khuya thăm thẳm giữa tâm hồn

NGÀY MỚI NGỌC CHO ĐỜI

Đêm Vu Lan nhớ bài thơ đi học
Thấm nhọc nhằn củ sắn củ khoai
Nhớ tay Chị gối đầu khi Mẹ mất
Thương lời Cha căn dặn học làm Người

LỜI CỦA CHỊ DẠY EM
“Khó thì mặc khó, nghèo mặc nghèo …”
Huyen Hoang

THƯƠNG CHỊ
Hoàng Kim

Mấy chục năm rồi chị chẳng thơ
Lương Y Từ Mẫu cả trong mơ
Bùi ngùi em nhớ ngày xưa ấy
Kỷ niệm theo em mãi đến giờ.
Em đi dạy học thấu nhân văn
Cày ruộng cha trao biết kiệm cần
‘Ôn cũ hiểu nay’ em phải nói
Thương nghe lời chị, chị yên tâm.

THƠ CHO CON
Hoàng Kim

Qua danh lợi hiểu vinh hiểu nhục
Trãi đói nghèo biết nghĩa biết ân
(đọc tiếp…)

THẮP ĐÈN LÊN ĐI EM !
Hoàng Kim

Em đã học nhiều gương sáng danh nhân
Hãy biết nhục, biết hèn mà lập chí
Thắp đèn lên đi em, ngọn đèn dầu bền bỉ
Sáng giữa đời lấp lánh một niềm tin.

Thắp đèn lên đi em!
Xua tăm tối, giữa đêm trường ta học
Vũ trụ bao la đèn em là hạt ngọc
Cùng sao khuya soi sáng mảnh đất này
Dù sớm chiều em đã học hăng say
Dù ngày mệt chưa một hồi thanh thản
Đèn hãy thắp sáng niềm tin chiến thắng
Em thắp đèn lên cho trang sách soi mình.

Thắp đèn lên đi em!
Xua tăm tối giữa đêm trường ta học
Em đâu chỉ học bằng ánh mắt
Mà bằng cả lòng mình, cả khối óc hờn căm
Thù giặc giết cha, bom cày sập tung hầm
Nhà tan nát, sân trường đầy miệng hố
Hãy học em ơi, dù ngày có khổ
Lao động suốt ngày em cần giấc ngủ ngon
Nhưng đói nghèo đâu có để ta yên
Và nghị lực nhắc em đừng ngon giấc
Nợ nước thù nhà ngày đêm réo dục
Dậy đi em, Tổ quốc gọi anh hùng.

Thắp đèn lên đi em!
Xua tăm tối giữa đêm trường ta học
Mặc cho gió đêm nay lạnh về tê buốt
Tấm áo sờn không đủ ấm người em
Vùng dậy khỏi mền, em thắp ngọn đèn lên
Để ánh sáng xua đêm trường lạnh cóng
Qua khổ cực càng yêu người lao động
Trãi đói nghèo càng rèn đức kiên trung
Em đã đọc nhiều gương sáng danh nhân
Hãy biết nhục, biết hèn mà lập chí
Thắp đèn lên đi em, ngọn đèn dầu bền bỉ
Sáng giữa đời lấp lánh một niềm tin.

Thắp đèn lên đi em!

Hoàng Kim
1971

MỘT GIA ĐÌNH YÊU THƯƠNG
Hoàng Kim

xem tiếp Một gia đình yêu thương https://hoangkimlong.wordpress.com/category/mot-gia-dinh-yeu-thuong/ và Video https://youtu.be/4IoFO1k7ViM

HOÀNG GIA NGỌC PHƯƠNG NAM

Gia đình tôi Hoàng gia phương Nam có bốn tộc Hoàng, Trần, Lê, Nguyễn. Bố tôi với bác tôi và người em gái bố đều rất nghèo. Bác tôi là thầy đồ nho dạy học chữ Tàu thuở tiếng Tây lên ngôi nên nhà sa sút. Cô tôi đi ở và lấy chồng Phong Nha Kẻ Bàng. Bố tôi lấy mẹ tôi cũng là người đi ở cho địa chủ và nghề của bố là chuyên chèo đò khuya chợ Mới chợ Troóc từ ngã ba nguồn Son tới Phong Nha và kịp về làm nông để nhận công điểm hợp tác xã. Bố chết bom năm 1968. Trần là họ mẹ, gốc gác họ Trần có từ thời vua Trần Dụ Tông chết trận khi đánh Chiêm Thành thì vợ vua không về Bắc nữa mà ở lại thành tộc Trần. Năm gia tộc ở Làng Minh Lệ là Trần, Hoàng, Trương, Nguyễn và Hoàng chi Mạc tộc. Cũng có thêm chi tiết của Mạc Cảnh Huống và Mạc Thị Gái nhưng sự kiểm chứng nguồn gốc Trần, Hoàng còn cần thêm thời gian. Lê là họ chị dâu cả của gia đình tôi là dân xứ biển ngoại hải Quảng Thuận gần Ba Đồn. Nguyễn là họ vợ tôi và họ của chồng chị gái Hoàng Thị Huyền. “Chúng tôi sinh thành ở Quảng Bình… Nhà mình ở ngã ba sông. Rào Nan chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình. Nay thì đoàn tụ đất phương Nam. Gia đình chúng tôi đi như một dòng sông, gìn giữ nếp nhà chân chính nhân hậu

BAN MAI CHÀO NGÀY MỚI
Tình yêu cuộc sống https://hoangkimlong.wordpress.com; Điểm nhấn nổi bật #cltvn Tỉnh thức cùng tháng năm #cnm365 https://cnm365.wordpress.com

CHÀO NGÀY MỚI YÊU THƯƠNG
Hoàng Kim


Sớm xuân mưa gió thổi
Lắng lòng Lương Phủ Ngâm
Gia Cát Mã Tiền Khóa
An vui cụ Trạng Trình

Gốc mai vàng trước ngõ
Một gia đình yêu thương
Ai thương núi nhớ biển
Tỉnh thức cùng tháng năm

Đọc Văn Nghệ Quảng Minh
QUẢNG BÌNH ĐẤT MẸ ƠN NGƯỜI

DÂNG CẢ TẤM LÒNG
Hoàng Thúc Cảnh

Năm mới cháu chắt tụ lại đây
Để nhớ công ơn của Tổ Bầy
Cùng với tổ tiên bao thế hệ
Xây nên Hoàng Mạc vững đời đời

Xiết bao cảm xúc trước từ đường
Kính dâng cậu mạ một nén hương
Đội ơn cậu mạ nơi tiên cảnh
Che chở chúng con ở hậu phương

Năm mới xin chúc cả mọi người
Bình an hạnh phúc vẹn mười mươi
Nhớ mãi lời khuyên ông để lại
Sống càng chân chính phúc càng dày.

TỰ HÀO
Hoàng Thúc Cảnh

Tự hào biết mấy phúc nhà ta
Một cây đại thụ tuổi trăm già
Ha cây chín chục hai cây tám
Năm cây chụm lại đẹp như hoa

CẢM HỨNG
Hoàng Thúc Cảnh

Một trăm linh một hạnh phúc thay
Lại may gặp hổ buổi xuân này
Quyết cùng hổ vượt Nam sơn ấy
Được rồng chào đón thật là hay

TỰ TÌNH
Hoàng Thúc Cảnh

Trần thế đến nay đoạn cuối cùng
Nghĩ lại thời qua cũng chạnh lòng
Công cha báo đáp còn chưa thỏa
Nợ nước đền ơn chỉ một lần

Xót tình chung thủy vì đứt mối
Cám cảnh ba sinh chẳng vẹn lòng
Dù đã tóc sương lưng còm cõi
Vẫn là chiếc bách giữa trời giang

NHỚ ÔNG BÀ CẬU MỢ
Kim Hoàng

Minh Lễ thái hòa Minh Lệ đây
Lời vàng bóng hạc lắng thơ hay
Tổ tiên công đức muôn đời thịnh
Con cháu thảo hiền vạn kiếp vinh
Mạc tộc dựng xây thiên kỷ tạc
Hoàng gia bồi đắp vạn đời ghi
Chân thiện mỹ đức dày tâm sáng
Phước lộc thọ trí huệ anh minh

xem tiếp Một gia đình yêu thương https://hoangkimlong.wordpress.com/category/mot-gia-dinh-yeu-thuong/; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người https://hoangkimlong.wordpress.com/category/quang-binh-dat-me-on-nguoi/

Video nhạc tuyển

Ban Mai

#CLTVN GIỐNG LÚA SIÊU XANH VIỆT NAM
TS. Hoàng Long (giống lúa, chương 4)

xem tiếp kỳ tới
Giống lúa siêu xanh GSR65 GSR90

https://hoangkimvn.wordpress.com/tag/cltvn-giong-lua-sieu-xanh-viet-nam/ (còn nữa …)

VỀ MIỀN TÂY YÊU THƯƠNG
Hoàng Kim

Sao anh chưa về miền Tây.
Nơi một góc đời anh ở đó.
Cần Thơ, Sóc Trăng, sông Tiền, Sông Hậu,…
Tên đất tên người chín nhớ mười thương.

Anh hãy về Bảy Núi, Cửu Long,
Nắng đồng bằng miên man bao nỗi nhớ.
Kênh ông Kiệt thương mùa mưa lũ….
Anh có về nơi ấy với em không?.

*

Mình về với đất phương Nam.
Ninh Kiều thắm nước, Sóc Trăng xanh đồng.
Về nơi ấy với em không ?
Bình minh Yên Tử mênh mông đất trời.

Ta đi cuối đất cùng đời
Ngộ ra hạnh phúc thảnh thơi làm Người.*

Về miền Tây bát ngát đồng xanh và mênh mông sông nước.Từ cậu bé chân đất làng Minh Lệ, của thị xã Chợ Đồn, tỉnh Quảng Bình, tôi đã sống nhiều nơi và thật thao thức khi viết về đất và người phương Nam là mạch sống đầy đặn.của một vùng ký ức. Nhớ miền Tây, tôi tẩn mẩn xếp lại những tản văn hay, bài thơ hay, trang thư, bức họa, những bản nhạc của những người thầy, người bạn mến thương và lắng nghe nôn nao ký ức dội về Bạn về Vĩnh Thạnh, Lấp Vò viếng mộ người hiền Nguyễn Hiến Lê sao sáng. Bạn tham quan và viếng mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh Bác Hồ. Về miền Tây, thầy bạn tôi ở nơi đó. Dường như mỗi tỉnh huyện miền Nam, mỗi nơi đi qua, nhiều nơi tôi đều có bạn. Họ là sinh viên, người quen, bạn học, bạn nhà nông. Bao tên đất tên người thân thương vẫy gọi .

Về miền Tây tôi thích đọc lại tản văn “Về miền Tâycủa ô giáo dạy văn giỏi Nguyễn Quỳnh Trâm giáo viên trường Lê Quý Đôn ở thành phố Hải Dương. Bài ký của cô giáo Nguyễn Quỳnh Trâm cho chúng ta một góc nhìn Cần Thơ, Cà Mau trong đôi mắt của người lữ khách xứ Bắc lần đầu đến Hậu Giang, Bạc Liêu. Bài thu hoạch “đi một ngày đàng học một sàng khôn” của cô giáo Quỳnh Trâm chứa đựng một phác thảo tinh khôi thật đáng học hỏi.

Tôi cũng thích đọc lại”Về miền Tây,  thương …” của tiến sĩ khảo cổ học và nhà Sài Gòn học Nguyễn Thị Hậu có quê miền Tây nhưng đã ở phố Thị Hà Nội và Sài Gòn nhiều năm. Về miền Tây … thương là góc nhìn của người trong cuộc. “Chữ thương bao dung và nhân hậu, nhẹ như hơi thở mà người miền Tây chỉ buông ra khi dằn lòng không được …” Chữ thương càng đằm thắm hơn khi bạn đã trãi nghiệm giấc mơ hạnh phúc, đã hiểu được sức nặng của yêu thương, nhớ nhung đầy đặn nghĩa tình để thấm thía sâu xa ý nghĩa đời người.

Bạn đã ăn lẩu hoa điên điển nấu với cá linh chưa? Đó là một món lạ miền Nam đấy. Đọc  thơ “Hoa điên điển và em” của cô giáo Cao Nguyên ở Đồng Tháp.câu thơ hay lạ lùng: “Điên điển tàn lại nở. Chuyện lở bồi do sông. Anh có về nơi ấy. Hoa vẫn vàng mênh mông …” Tôi đã từng viết lời cảm nhận trong bài viết Hoa điên điển và em Cao Nguyên : Nếu mỗi nhà thơ chỉ được chọn bốn câu thôi thì bốn câu thơ này của Cao Nguyên sẽ có thể sánh cùng các bài thơ hay chọn lọc đấy. Giản dị. Sâu sắc Ám ảnh.Bạn đến Đồng Tháp, thăm vùng lúa trời Đồng Tháp Mười, thăm Tràm Chim, Xẻo Quýt hình ảnh của vùng Đồng Tháp Mười thu nhỏ, ăn lẩu cá linh và hoa điên điển nếu đúng mùa.

Mình về với đất phương Nam. Ninh Kiều thắm nước, Sóc Trăng xanh đồng. Về nơi ấy với em không ? Bình minh Yên Tử mênh mông đất trời. Ta đi cuối đất cùng đời  Ngộ ra hạnh phúc thảnh thơi làm Người. Đến với hạt gạo, củ khoai, củ sắn, trái bắp, đậu đỗ, rau hoa quả, sống với những người dân hiền lành chất phác, chân tình trượng nghĩa, ta như tắm mình trong nắng sớm ban mai của mặt trời vừa mọc.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là chao-ngay-moi-16-thang-11.jpg

Xuân ấm áp tình thân. Chúng tôi là những bạn học, nay đều coi Nam Bộ là quê hương. Về miền Tây yêu thương, với tôi ấn tượng nhất là đất, người và lúa. Việt Nam là chốn tổ của nghề lúa. Giáo sư tiến sỹ, anh hùng lao động Nguyễn Văn Luật, nguyên Viện trưởng Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long,  tác giả chính của cụm công trình ‘Nghiên cứu và phát triển lúa gạo’ đoạt giải thưởng Hồ Chí Minh, đã có hai bài viết quan trọng giới thiệu về “Lịch sử cây lúa Việt Nam” và “Cải tiến giống lúa cho sản xuất lúa gạo tại Việt Nam”. Giáo sư đã đưa ra các bằng chứng và dẫn liệu ‘Việt Nam là chốn tổ của nghề lúa’ và ‘các tiến bộ của giống lúa Việt Nam những năm đầu thế kỷ 21’. Hai bộ sách: Nguyễn Văn Luật (chủ biên), xuất bản lần đầu năm 2001, 2002, 2003 Cây lúa Việt Nam thế kỷ 20, ba tập Nhà Xuất Bản Nông nghiệp, Hà Nội, 1.347 trang, và Nguyễn Thị Lang, Bùi Chí Bửu 2011. Khoa học về cây lúa, di truyền và chọn giống. Nhà Xuất bản Nông Nghiệp, 623 trang đã đúc kết về những tiến bộ này..Với tôi, đó là một chỉ dấu yêu thích. “Con đường lúa gạo Việt” là chùm bài ghi chép lược thuật về các dâng hiến lặng lẽ của các nhà nông học, nhà giáo và nông dân giỏi nghề nông. Họ gắn bó cuộc đời với nông dân, nông nghiệp, nông thôn, và những sinh viên, học viên nghề nông để làm ra những hạt gạo ngon hơn, tốt hơn cho bát cơm của người dân. Về miền Tây yêu thương , tập tài liệu nhỏ này lắng đọng những mẫu chuyện đời thường nghề nông đất, người và lúa miền Tây cho các em sinh viên đọc thêm ngoài giờ học chính.

Thầy Norman Borlaug nhà khoa học xanh, cha đẻ của cuộc cách mạng xanh được tặng giải Nobel và thế giới tôn vinh là nhà bác học số một nhân loại trong cuộc chiến chống nghèo đói, đã có lời dặn thật thấm thía: “Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó”; “Hãy vươn tới những vì sao. Cho dù không chạm được vào nó, nhưng nếu cố gắng hết sức, ít ra, chúng ta cũng chạm được những hạt bụi của ngôi sao”; “Việc chính đời người chỉ ít thôi. Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi. Phúc hậu suốt đời làm việc thiện. Di sản muôn năm mãi sáng ngời”.

Dạy học không chỉ trao truyền tri thức, kỹ năng nghề nghiệp mà còn trao truyền ngọn lửa. Chừng nào mỗi chúng ta chưa ứa nước mắt thấm hiểu sự nhọc nhằn của người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt gạo. Chừng nào những giá trị lao động khoa học cao quý, liên tục, âm thầm chưa mang lại đủ niềm vui cho bữa ăn của người dân nghèo. Chừng đó chúng ta sẽ còn phải DẠY VÀ HỌC. Cái gốc của sự học là HỌC LÀM NGƯỜI.

Nam Bộ Việt Nam là quê hương nhà bác học nông dân Lương Định Của, nơi con đường lúa gạo Việt Nam khởi phát và tỏa rộng, Về miền Tây yêu thương ngây nga trong lời tôi những ký ức “Sao anh chưa về lại miền Tây. Nơi một góc đời anh ở đó. Sóc Trăng Cần Thơ sông Tiền Sông Hậu. Tên đất tên người chín nhớ mười thương. Anh có về Bảy Núi Cửu Long. Nắng đồng bằng miên man bao nỗi nhớ. Kênh ông Kiệt thương mùa mưa lũ. Anh có về nơi ấy với em không? (thơ Hoàng Kim)”.

VeMienTay1

VỀ MIỀN TÂY
Nguyễn Quỳnh Trâm

HẬU GIANG XUÔI CHẢY MỘT DÒNG …

Bình minh trên sông Hậu

Hậu Giang ơi nước xuôi xuôi một dòng
Dẫu qua đây một lần, nói sao cho vừa lòng, nói sao cho vừa thương…

Dòng Hậu Giang lững lờ êm trôi trong câu hát, giờ đây đã ở ngay trước mắt chúng tôi, hiền hòa thơ mộng.

Sáng sớm, chúng tôi tới bến Ninh Kiều, chuẩn bị cho chuyến đi thăm chợ nổi Cái Răng trên sông Hậu. Bến Ninh Kiều ở vị trí giao thoa hữu ngạn sông Hậu, ngay ngã ba sông Hậu và sông Cần Thơ, gần trung tâm thành phố Cần Thơ. Đứng trên bến nhìn ra xa, có thể cảm nhận được hết cái mênh mông của sông nước mây trời. Phía đông, cả một vùng không gian huyền ảo trong ánh ban mai rạng rỡ. Có lẽ bình minh trên sông Hậu mới thật là một bình minh đẹp nhất chăng? Khi mà chính mình được đứng nơi đây và đắm chìm trong ánh mặt trời!

Chúng tôi du ngoạn trên sông Hậu, giữa sóng và gió mát, thật thanh bình! Hai bên bờ sông là những ngôi nhà nổi lụp xụp, những xà lan chở cát, cả những cửa hàng bán vật liệu xây dựng, từ gỗ, đá đến sắt thép xi măng… đủ cả. Trên dòng nước, thỉnh thoảng lại có những đám bèo lục bình bập bềnh trôi tới. Có đoạn, cả vạt bèo xanh um dập dờn… Chợt nghĩ đến thời chống Mỹ, những vạt bèo như thế này đã che chở cho bao nhiêu chiến sĩ biệt động vượt sông… Bao người đã sống nhờ những cánh bèo này, và bao linh hồn nương lại cánh lục bình nơi sông nước…

Sau khoảng nửa tiếng trên thuyền, vượt qua 4 km đường sông, chúng tôi đã đến chợ nổi Cái Răng nằm ở ngã ba sông. Theo truyền thuyết, tên gọi Cái Răng xuất phát từ câu chuyện hồi đầu thời khẩn hoang có con cá sấu rất lớn mê nghe hát bội. Năm đó, trong làng có đám cưới của một chàng trai trẻ và cô thôn nữ xinh đẹp. Đám rước dâu đang tưng bừng qua sông thì con cá sấu bất ngờ nổi lên quật chìm mấy chiếc xuồng, mọi người cố gắng chống chọi, chèo thuyền vào bờ, nhưng cô dâu thì mất tích. Chàng trai đau đớn, quyết tâm tiêu diệt cá sấu trả mối hận mất vợ yêu. Anh gom góp vốn liếng đi mời 3 gánh hát bội nổi tiếng trong vùng và vận động trai tráng ở các làng hợp sức. Đêm đó, trong khi ba gánh hát dựng rạp phía trong vàm rạch nối tiếp nhau biểu diễn, cá sấu bơi vào xem, thì các trai làng làm con đập lớn đầu vàm để bẫy cá sấu. Khi con sấu xem xong gánh hát bội thứ ba ở sâu trong ngọn rạch thì trời cũng vừa hửng sáng, con đập cũng vừa hoàn thành. Con sấu uể oải bơi ra sông cái sau một đêm trắng xem hát, nhưng khi ra đến đầu vàm, con đập đã chặn nó lại. Từ trên bờ, hàng ngàn mũi lao bằng gốc tầm vông già vạt nhọn, những mũi chĩa đinh ba… nhắm ngay con sấu phóng tới. Chàng lực điền giành phần phanh da, xả thịt con sấu. Từng phần cơ thể con cá sấu trôi đi khắp nơi, chỗ cái đầu dạt vào thì gọi là Đầu Sấu, phần da dạt vào thì gọi là Cái Da, phần răng rơi vãi thì gọi là Cái Răng…

Trong cuốn “Tự vị tiếng nói miền Nam” của Vương Hồng Sển lại cho biết: Cái Răng có nguồn gốc từ chữ Khmer “karan” nghĩa là “cà ràng” (ông táo). Người Khmer ở Xà Tón (Tri Tôn, An Giang) chuyên làm nồi đất và “karan” chất đầy mui ghe lớn rồi thả theo sông cái đến đậu ghe nơi chỗ chợ Cái Răng ngày nay để bán, năm này qua năm nọ. Lâu dần, mọi người phát âm karan thành “Cái Răng”, rồi trở nên địa danh của nơi này luôn.

Nguồn gốc tên gọi địa danh của mọi vùng miền nước mình bao giờ cũng thật lý thú. Nó thể hiện đời sống văn hóa, tình cảm đậm đà của tâm hồn người Việt, và càng thấm cái nghĩa cái tình của xứ sở sông nước miền Tây.

Lúc này, chợ nổi Cái Răng đang trong lúc đông vui nhộn nhịp nhất. Chợ nổi là một nét sinh hoạt văn hóa truyền thống của người miền Tây, mọi hình thức mua bán đều diễn ra trên ghe, xuồng. Đến đây sẽ được tha hồ thưởng thức các loại trái cây, đặc sản của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Chợ hoạt động tấp nập từ tờ mờ sáng, hàng trăm ghe thuyền lớn bé đã đậu san sát nhau để mua bán… Mọi ghe, xuồng bán sản vật gì, thì người ta đều treo sản vật đó lên 1 cây sào, gọi là “cây bẹo”, hoặc treo ở đầu mũi thuyền để khách dễ thấy. Cả khu chợ như phình to ra lấn gần hết lòng sông. Mọi âm thanh cùng vang lên vô cùng sôi động: tiếng máy nổ, tiếng chèo khua nước, tiếng sóng vỗ oàm oạp vào mạn thuyền, tiếng nói cười của người mua kẻ bán… Sầm uất không thua bất cứ một chợ nào trên cạn. Điều thích thú nhất là các xuồng nhỏ gọn, len lỏi rất thiện nghệ áp mạn ghe bán hàng rồi thu tiền, và con người thì cũng rất nhường nhịn nhau. Chỉ nhìn những xuồng chở bao nhiêu là mãng cầu, măng cụt, dừa xiêm… thôi, đã thấy chao ôi là ngon! Chúng tôi cũng chọn vài trái dừa xiêm và thưởng thức nước dừa mát lành, tinh khiết như sương mai! Thật tuyệt!

Thuyền quay về bến, xa dần những chiếc ghe xuồng ngang dọc ở chợ nổi. Nắng đã lên, rực rỡ chan hòa khắp cả dòng sông. Hít thật sâu làn gió mát rượi, ngắm dòng phù sa châu thổ rẽ mũi thuyền, lắng nghe tiếng sóng vỗ, thấy nao nao trong câu hát diệu vợi sông nước mênh mang: “Nón lá đổ nghiêng tóc dài con nước đổ. Hậu Giang ơi em vẫn đẹp ngàn đời…”

Đêm nghe đờn ca tài tử trên Hậu Giang

Màn đêm buông xuống, chúng tôi trở lại dòng Hậu Giang để thưởng ngoạn đêm nhạc đờn ca tài tử trên sông.

Nghĩ về những cái tên Ninh Kiều, Cần Thơ, thấy nó yêu kiều như vẻ đẹp mặn mà của người con gái Tây Đô. Bến sông Ninh Kiều khi xưa vẫn thường dập dìu bước chân du khách, những đêm trăng vang ngân tiếng đàn hát, ngâm thơ của khách cầm ca. Vì thế mà chúa Nguyễn Ánh vào đây đã đặt tên con sông là Cầm Thi – con sông của thi ca đàn hát. Lâu ngày, chữ “Cầm Thi” được gọi trại đi thành Cần Thơ. Còn Ninh Kiều vốn là chiếc cầu bắc qua sông Ninh Giang (sông Đáy), đây là nơi đã diễn ra trận Chúc Động lẫy lừng của nghĩa quân Lam Sơn năm 1426. Cái tên Ninh Kiều là để người Cần Thơ ghi nhớ sự kiện lịch sử đầy tự hào ấy.

Bến Ninh Kiều trong đêm mang một vẻ đẹp vừa bí ẩn, vừa gần gũi. Dòng nước lung linh dưới ánh điện lấp lánh đủ màu và bóng trăng, bóng sao vời vợi. Gió đêm hè mát rượi, mơn man mái tóc dịu dàng. Bên kia sông, xóm chài lung linh ánh điện, bình thản soi mình đáy nước.

Bước chân nhẹ xuống du thuyền, đã thấy mấy ca nương trong trang phục áo bà ba và các nhạc công ôm đàn ngồi đó. Ca nương áo bà ba đỏ mỉm cười chào mọi người bằng giọng Nam Bộ nghe ngọt lịm. Thuyền bắt đầu rời bến, và tiếng hát cất lên:

Ai mua sầu riêng, có ai mua sầu riêng
Hãy dừng chân ghé quán em
Em đây bán trái sầu riêng
Nhưng em không bán tình duyên.

Bài hát “Cô gái bán sầu riêng” ngân vang da diết. Tiếng đàn kìm, tiếng sáo, nhị réo rắt, nhịp phách nức nở hòa với giọng ca trong vắt, vang vọng cả dòng sông.

Dù cho má thắm môi hồng
Sầu riêng chan chứa trong lòng
Thì xin đừng nói tiếng yêu thương
Khách đa tình xin chớ vấn vương…

Bảo không vấn vương làm sao được khi giọng ca ngọt đến vậy, ánh mắt lúng liếng và chiếc áo bà ba thon thả cứ gây mối sầu riêng u hoài mãi không thôi?

Hết bài ca về “sầu riêng”, ca nương hát một đoạn trong vở “Đời cô Lựu”. Chỉ một đoạn thôi, nhưng đủ tái hiện những nỗi buồn đau tuyệt vọng trong cuộc đời người phụ nữ xưa khiến người nghe mãi ngậm ngùi… Rồi đến các bài vọng cổ khác trong các vở “Nửa đời hương phấn”, “Lan và Điệp”, “Bên cầu dệt lụa”… đều được các ca nương hát với tâm tình tha thiết của những tâm hồn sống chan hòa với thiên nhiên và quê hương, thấu hiểu nỗi buồn đau của bao kiếp người. Nghe cải lương, vọng cổ đã nhiều, nhưng khi thưởng thức trên sông, bỗng thấy rất đặc biệt. Đúng là phải hát trên sông như thế này, cho sóng nước rung lên với sóng lòng, cho gió đưa câu hát ngân xa, cho ánh trăng xao xuyến mây trời…, mới thấy hết độ sâu thẳm của mỗi lời ca, câu đổ. Giữa phong cảnh hữu tình, con người trở nên tinh tế hơn, mà dường như cũng mong manh hơn khi lắng lòng trong những câu ca…

Và một điều thú vị của chương trình đờn ca tài tử trên sông là các ca nương và khán giả có thể cùng hát giao lưu đối đáp. Nếu khán giả đang hát mà quên lời thì ca nương “nhắc vở” cho, đảm bảo hát được hết bài không vấp, với điều kiện là khán giả đó cũng biết đôi chút về điệu ca. Những bài hát như “Hoa tím bằng lăng”, “Cô gái tưới đậu”, “Hoa mua trắng” đã được hát lên như thế, khi vài người trong đoàn chúng tôi lên hát, và những bài ca trở nên rất ngọt ngào: “Gió lên lay động hoa bằng lăng thướt tha. Hoa diễm kiều, hoa mặn mà. Màu hoa tươi thắm lắm hoa ơi! Cũng như câu chuyện tình ta ngát hương”(Bài “Hoa tím bằng lăng”), “Nghe gió đồng bềnh bồng thênh thênh . Yên đất giồng là mầm đậu lên. Sáng nay nắng ấm trời êm. Đồng xanh xanh sắc lá, mắt em hay sắc trời. Tang tình tang tính tình tang…” (bài “Cô gái tưới đậu”)… Cứ thế, ánh mắt giao duyên, khách hát tuy chưa ngọt, câu vọng cổ đổ chưa nhuyễn, nhưng cái tình mộc mạc chất phác mà duyên ngầm của đất miền Tây như đã thấm đượm vào hồn người xứ Bắc.

Thuyền đang quay về. Đã nửa đêm. Trước khi chia tay, theo yêu cầu của đoàn, ca nương ngân lên bài “Dạ cổ hoài lang” – một bản nhạc cổ do nhạc sĩ Cao Văn Lầu sáng tác, nói về tâm sự người vợ nhớ chồng lúc về đêm.

Từ là từ phu tướng, báu kiếm sắc phong lên đàng
Vào ra luống trông tin chàng, năm canh mơ màng
Em luống trông tin chàng, ôi gan vàng quặn đau…

Bài hát ngân lên từng cung bậc của cảm xúc. Nỗi buồn ly tán trong lời ca, trong giai điệu quyện vào tâm tình người hát, khơi lên trong lòng người nghe nỗi cảm thông, đau xót về số phận con người. Trời sâu thẳm, sông thăm thẳm, sóng cũng dạt dào theo mấy điệu xàng xê… Mặt nước mênh mang, thỉnh thoảng, những đám lục bình trôi tới, bập bềnh khe khẽ như cùng lắng nghe tiếng ca thổn thức. Đã tới gần bờ, đám dừa nước lao xao khua động, tiếng sóng oàm oạp vỗ bờ. Chia tay các ca nương rồi mà câu hát còn ngân mãi vơi đầy theo sóng nước Hậu Giang…

Chợt nhớ đến lời ca của một bài vọng cổ:

Vẳng nghe hò xự cống xê
Giật mình thổn thức tìm về nhớ mong
Đêm nghe vọng cổ trên sông
Lòng tôi như hạt nước hồng phù sa.
(Đêm nghe vọng cổ trên sông)

Phù sa bao đời cần mẫn đắp bồi cho “Cần Thơ gạo trắng nước trong”, và những câu ca vọng cổ đã làm hồng lên trái tim của chúng tôi, những du khách xứ Bắc lần đầu đến với Hậu Giang… https://www.youtube.com/embed/SkQC3Q-4LKg?version=3&rel=1&showsearch=0&showinfo=1&iv_load_policy=1&fs=1&hl=vi&autohide=2&wmode=transparent

Về miền Tây, ký sự ảnh Quỳnh Trâm

MIỆT VƯỜN HOA TRÁI

Nằm giữa chợ nổi Cái Răng và Phong Điền, miệt vườn Mỹ Khánh rộng trên 4 héc ta, với hơn 20 loại cây trái và động vật. Vừa bước qua cổng, cả không gian xanh tươi mát rượi mở ra trước mắt. Miệt vườn Mỹ Khánh quả thực rất nên thơ, thanh bình và đầy đặn như những hoa thơm trái ngọt ở đây!

Cô gái hướng dẫn viên nhiệt tình, chu đáo và duyên duyên là! Dáng người thon thả trong chiếc áo bà ba màu tím, cô đi lại nhanh nhẹn, uyển chuyển, giới thiệu về miệt vườn bằng giọng nói vô cùng dễ thương, mỗi khi tiếng “dạ” của cô ấy cất lên kèm theo nụ cười hàm tiếu là mấy thầy giáo trong đoàn lại ngẩn ngơ mất… vài giây!

Theo cô hướng dẫn viên xinh đẹp, chúng tôi thăm một ngôi nhà ẩn sau hàng trầu xanh mướt. Đó là ngôi nhà cổ Nam Bộ có niên đại hơn 100 năm, vốn là nhà của điền chủ ở Bình Thủy (nay thuộc quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ) đã được trùng tu, bảo dưỡng – một không gian vừa cổ về kiến trúc, vừa cổ về nếp nhà. Trên tường cao treo những tấm hoành phi, câu đối ngụ ý tứ sâu xa về lẽ sống. Xà nhà bằng gỗ có chạm khắc hình loan phụng sắc nét, công phu. Từ nếp cửa, mái lợp nhà, các cột, kèo với những nét chạm khắc tinh xảo trên gỗ, đến tủ thờ, bộ trường kỷ cẩn đá cẩm thạch, bộ tứ bình, các bức bình phong cẩn xà cừ…, tất cả đều thể hiện một gu thẩm mĩ tinh tế của chủ nhân. Mọi đồ đạc trong nhà đều bằng gỗ lim tuổi 100 năm. Ngôi nhà rộng, vật dụng sang trọng thể hiện một lối sống điền chủ giàu có và nề nếp thời xưa. Đứng giữa ngôi nhà mang gam trầm như thế này, càng hiểu hơn về nền văn hóa độc đáo từ xa xưa của người Việt, và nhà cổ chính là những chứng nhân thăng trầm của lịch sử.

Phía sau ngôi nhà cổ là làng nghề truyền thống làm bánh tráng và nấu rượu. Nếu có nhiều thời gian hơn, chúng tôi có thể tự tráng bánh rồi nhâm nhi chút rượu với bánh tráng gói cá tai tượng chiên giòn. Nhưng còn rất nhiều điều thú vị cần khám phá, cô hướng dẫn viên đưa chúng tôi đến với những trò chơi dân gian ở đây: câu cá sấu và đua heo. Đây là những trò chơi thu hút rất nhiều khách tham gia. Hồ cá sấu thì không biết cơ man nào là cá sấu! Những con cá sấu gớm ghiếc bơi lừ lừ trên mặt nước đục ngầu, lộ ra phần đầu và lưng xù xì. Mồi câu vừa thả xuống là lập tức hàng mấy chục cái đầu sấu vươn cao lên, những cái miệng đầy răng sắc nhọn há ra khủng khiếp. Không hào hứng lắm với lũ cá sát thủ này, tôi ngó qua chỗ trò chơi đua heo. Trò chơi này sẽ cho những ai thích cá cược cảm giác thú vị (nếu đặt cược cho 1 chú heo nào đó) và cho những ai thích hò hét những trận cười thỏa thích! Heo về trước hay về sau, con nào cũng mum múp béo, dù 1 ngày có thể đua tới 6 trận, thắng bại có là gì khi phía đích bao giờ cũng có nồi cám thơm ngon chờ các chú ỉn! Hồn nhiên đến thế là cùng!

Nhưng điều thích nhất đối với tôi là những vườn cây xanh mát, hàng dừa thẳng tắp hun hút con đường, con kênh xanh nước chảy êm đềm, những cây cầu duyên dáng bắc nhịp tình quê. Len lỏi giữa cây trái và hoa thơm để được hòa mình vào thiên nhiên, thật vô cùng thú vị! Nào là chôm chôm, xoài, vú sữa, mít, sầu riêng… bao hương vị miền Nam đều đủ cả. Sầu riêng trĩu quả đu đưa, chôm chôm đỏ rực cả một vùng, những trái xoài vàng thắm thơm nồng nàn, mận chín đỏ mọng khiến người ta ứa nước miếng! Đang mùa mít chín, hương mít thơm phưng phức, xôn xao mời gọi. Cây mít to, thân tròn, vỏ nhẵn nâu nhạt, loang lổ màu xám mốc. Tán cây không rộng, càng lên cao càng thu nhỏ lại. Từ gốc đến thân, những quả mít to chen chúc, mập mạp y như những chú heo con nghịch ngợm bám mẹ không rời. Mít nghệ ngon lắm! Từng múi mít có màu vàng đậm như nghệ, cắn một miếng, nhai từ từ và cảm nhận cái giòn sần sật, vị ngọt thơm ngon không thể tả! Đi trong miền cây trái, thưởng thức hoa thơm quả ngọt là điều chỉ nơi này mới có. Hai bên lối đi, những khóm hoa tím, hoa vàng ríu ríu múa ca cùng muôn ngàn cánh bướm sặc sỡ đủ màu. Dãy nhà lá bên đường với mái rạ óng lên trong nắng, khiêm nhường dưới bóng tre bóng trúc và những rặng dừa. Vài phút ngả lưng trên chiếc võng mắc dưới gốc cây để thư thái tận hưởng bầu không khí ngào ngạt thơm và xanh mươn mướt! Vừa nhấm nháp vị ngọt ngon của cây trái, vừa ngắm những ngôi nhà gỗ làm theo kiểu nhà rông xinh xắn nằm rải rác dưới vòm cây, còn thú vị nào bằng!

Nắng óng ánh xuyên qua vòm lá, thả những sợi vàng xuống thảm cỏ xanh. Trái chôm chôm chín đỏ rung rinh như những đốm lửa lung linh ẩn hiện. Ai đó đang thưởng thức sầu riêng, hương thơm đặc trưng của nó cứ thao thiết như không kìm nén được nỗi niềm sâu thẳm. Thỉnh thoảng, một câu ca vọng cổ từ ngôi nhà vườn gần đó vọng ra, như nhắc nhớ về nguồn cội. Những khúc ca trắc ẩn tình người, giai điệu ngọt ngào hòa quyện cùng tiếng ghi-ta phím lõm với điệu xàng xê và nhịp song lang da diết nhớ thương… Thấp thoáng bóng những chiếc áo bà bà đủ màu đi qua, như phớt nhẹ nét vẽ mảnh mai và mềm mại vào cái nền xanh mướt mát của miệt vườn cây trái. Có lẽ thời gian dừng bước ở bên ngoài cánh cổng kia, để chốn này chỉ còn là đất lành trái ngọt từ ngàn xưa mà ông bà tổ tiên đã để lại cho con cháu ngày nay.

Đứng giữa vườn xanh đậm đà hồn quê kiểng, tưởng như mình đang được trở về ngày xưa, cái thời thiếu thốn tiện nghi nhưng tình người thì luôn dư dả! Bước đi trên lối nhỏ, nghe chim hót trên cao và tiếng gió lao xao vòm lá… Chợt nghĩ, giá cuộc đời này cũng hồn nhiên như cây cỏ…

MŨI CÀ MAU MẦM ĐẤT TƯƠI NON (*)

Thế là tôi đã đến điểm cuối cùng trên dải đất hình chữ S thân yêu! Chính là nơi đây, mầm đất tươi non của Tổ quốc – Mũi Cà Mau!

Từ thị trấn Năm Căn, đoàn chúng tôi lên tàu cao tốc vượt sông Cửa Lớn để ra đất Mũi. Sông Cửa Lớn còn gọi là Đại Môn Giang, nối biển Đông với biển Tây, đầu bên biển Đông là cửa Bồ Đề, đầu bên biển Tây cửa Mũi Ông Trang, gần mũi Cà Mau. Đoạn từ ngã ba sông Đầm Dơi và sông Cửa Lớn đến cửa Bồ Đề còn được gọi là sông Bồ Đề. Dù nối hai biển Đông và Tây nhưng Cửa Lớn là con sông nước lợ vì có ba con sông nhỏ (sông Đầm Dơi, sông Đầm Cùng và sông Cái Ngang) đổ nước ngọt vào. Đây là dòng sông mang nhiều cái “nhất” trong hệ thống sông lưu vực đồng bằng sông Cửu Long: nhiều chi lưu nhất, dòng chảy mạnh nhất, nguy hiểm nhất… Điểm đặc biệt là dòng sông có dòng chảy từ biển ra… biển. Nói cách khác, đây là con sông không có thượng nguồn và hạ nguồn, đó là nét độc đáo so với những dòng sông nổi tiếng khác. Con sông được nhà thám hiểm Jacques-Yves Cousteau, thuyền trưởng tàu Calypso, đánh giá là 1 trong 100 dòng sông lớn nhất thế giới!

Tôi chọn cho mình chỗ ngồi ngay cạnh cửa sổ để có thể tha hồ ngắm con sông hùng vĩ này. Dòng sông cuồn cuộn chảy xiết, nước trong xanh. Điểm khác biệt với tất cả sông nước miền Tây là sông Cửa Lớn không hề có lục bình. Những con sóng nơi cửa sông gần biển quả thực bạo liệt y như sóng ngoài khơi, có lúc sóng ào đến, bắn tung lên, nếu không nhanh tay kéo cửa sổ kính lại thì sẽ ướt hết! Sóng từ biển xô vào, sóng từ lạch chảy ra, tàu vun vút lướt sóng, tất cả tạo nên một cuộc rượt đuổi thật ngoạn mục! Bỗng, mây đen vần vũ kéo đến. Trời đổ mưa! Mưa ràn rạt trên sông, gió ào ạt thổi. Nước xiên chéo rào rào trên sông y như cuộc khiêu vũ tưng bừng của cặp đôi Mưa và Sóng! Cảm giác say mê, mãnh liệt, phóng khoáng vô cùng!

Một lát, mưa ngớt, tôi lại kéo hết cửa kính ra, phóng tầm mắt chiêm ngưỡng mọi cảnh vật xung quanh. Các luồng lạch và rạch nước chằng chịt nên thỉnh thoảng tàu bẻ lái, rẽ vào lạch nước mới. Chẳng có bất kỳ biển báo chỉ dẫn nào mà người lái tàu linh hoạt điều khiển con tàu vun vút trên sông, khéo léo tránh những con tàu hay chiếc xuồng máy ngược dòng. Tàu nghiêng mình lượn sóng, làm nở tung những bông hoa nước trắng xóa với ngàn cánh nhỏ. Và nhìn ra, chao ôi là xanh, cái màu xanh trùng điệp và dày đặc của rừng đước! Thật đúng như nhà văn Đoàn Giỏi đã viết: “Trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận”. Vậy là đã vào tới Vườn quốc gia Mũi Cà Mau thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển!

Cà Mau là từ Việt hoá của tiếng Khmer là “Tuk Khmau”, nghĩa là “nước đen”. Đó là do vùng U Minh nước ngập quanh năm, tích tụ lâu ngày chảy ngang qua rừng đầy lá mục của dừa nước, tràm, gừa ráng, choại, dớn, lát, sậy, năn, cỏ nước mặn, … nên nước có mùi hôi và vị phèn chua, mặn, màu vàng đậm, thậm chí đen đặc lại. Rừng đước và rừng tràm nối tiếp vây quanh mũi Cà Mau từ Đông sang Tây, làm cho rừng Cà Mau trở thành khu rừng đứng thứ nhì thế giới về tầm quan trọng và diện tích, sau rừng ngập mặn ở cửa sông Amazon của châu Mỹ La Tinh. Chúng tôi say mê ngắm nhìn những dòng sông, con rạch chằng chịt đang chảy hối hả, những ngôi nhà sàn ven bờ, nhà nổi trên sông, những bãi bùn nối tiếp nhau và cây đước thẳng đứng vút cao. Người địa phương có câu: “Mắm đi trước, đước theo sau, tràm theo sát”. Cây mắm có rễ tua tủa đâm thẳng lên trời, làm cho mặt đất quanh nó y như bãi chông. Tiếp sau là cây đước, linh hồn của rừng Cà Mau. Rễ đước như hình mũi tên cắm sâu xuống bùn mọc lên thành cây, vây thành rừng. Hai loại rễ này đan cài vào nhau, giúp cho đất bãi bồi không bị sạt lở mà rắn dần, để mỗi năm, mũi Cà Mau lấn ra biển hàng trăm thước. Ðó chính là khả năng kì diệu và độc đáo mà chỉ Cà Mau mới có: “Ðất nở ra, rừng biết đi và biển sinh sôi”.

Tàu dừng hẳn, khi không còn tiếng động cơ nữa, tôi thực sự nghe được tiếng của rừng. Đúng là “tiếng rì rào bất tận của những khu rừng đước bạt ngàn, cùng tiếng sóng ì ầm từ biển Đông và vịnh Thái Lan ngày đêm không ngớt vọng về trong hơi gió muối…” (Đoàn Giỏi). Âm thanh ấy đã ngay lập tức vang vọng vào hồn, thấm đượm một cách tự nhiên và vô cùng thân thuộc. Có lẽ vì cảm giác được đứng giữa nơi này, chìm trong sắc xanh cây lá và lắng nghe tiếng thì thầm của Tổ quốc gọi tên mình…

Chúng tôi hăm hở trèo lên đài quan sát cao 21 m với 54 bậc tượng trưng cho 54 dân tộc anh em. Bậc thang lượn vòng dọc theo thân trụ tạo nên biểu tượng cây đước vươn cao. Đứng trên đài quan sát, trước mặt là biển khơi dậy sóng, sau lưng là rừng đước bạt ngàn, cảm giác thật hạnh phúc khi được tận hưởng và sở hữu thiên nhiên bao la của đất nước! Đây là nơi duy nhất trên cả nước có thể nhìn thấy mặt trời mọc trên biển Đông và lặn ở phía biển Tây, cả Hòn Chuối và Hòn Khoai cách đất liền hàng chục km cũng nằm trong tầm mắt. Gió thổi lồng lộng. Mênh mang sơn hà là đây!

Cột mốc tọa độ quốc gia GPS 0001 (cây số 0) là điểm tận cùng cực Nam của Việt Nam (trên đất liền), điểm mốc có ý nghĩa thiêng liêng. Được xây dựng vào tháng 1 năm 1995, có hình dạng ngôi sao sáu cánh, cột mốc ở chính tâm ngôi sao, ốp đá màu nâu và dòng chữ vàng rực nổi bật: MỐC TỌA ĐỘ QUỐC GIA. Chạm tay vào dòng chữ và cảm nhận sự thiêng liêng lãnh thổ, thấy xúc động dâng trào!

Và biểu tượng cho mũi Cà Mau chính là tượng đài hình con thuyền đang lướt sóng ra khơi, ở tọa độ 8º37’30” vĩ độ Bắc, 104º43” kinh độ Đông. Cánh buồm trắng no gió, lá cờ phấp phới bay trên đỉnh cột buồm, in lên nền trời xanh sắc đỏ thắm kiêu hãnh và tự hào! Câu thơ của Xuân Diệu vụt đến trong tôi như một tia chớp: “Tổ quốc tôi như một con tàu – Mũi thuyền ta đó: Mũi Cà Mau”. Nhìn mọi người hào hứng, say mê chọn cho mình những góc đẹp để chụp ảnh với biểu tượng con thuyền, mới thấy niềm vui này đâu chỉ là việc được đặt chân đến điểm cực Nam của Tổ quốc, mà chính là tình yêu đất nước từ sâu thẳm luôn thường trực trong trái tim mỗi người, và khi có dịp, nó nảy nở đẹp đẽ, hồn nhiên như đóa hoa buổi sớm.

Đứng trên con thuyền lướt sóng, đón gió đại dương bát ngát thổi về, nghĩ về chiều dài lịch sử cha ông ta đi mở nước gian nan biết chừng nào, mà cũng tự hào biết bao nhiêu! Đất nước tôi, đất nước vất vả ngay từ dáng hình như chiếc đòn gánh nặng hai miền Nam Bắc, nhưng chưa khi nào lùi bước. “Ngón chân cái chưa khô bùn vạn dặm” ấy (**), vẫn lặng thầm bám chặt nước non, để Tổ quốc mình bước từng bước vững vàng vươn mình ra biển lớn!

——–
(*): Câu thơ của Xuân Diệu.
(**): Câu của Nguyễn Tuân

Nguyễn Quỳnh Trâm, 23/6/2015
(Nguồn: Những khoảng lặng cuộc sống phấn một, phần hai, phần ba )


VỀ MIỀN TÂY, THƯƠNG…
Nguyễn Thị Hậu

Quê tôi ở miền Tây. Còn tôi sống ở Sài Gòn.

Quê ngoại tôi chỉ cách quê nội một nhánh Tiền Giang nối liền nhau bằng bến đò Mỹ Hiệp, xưa ghe chèo nay là chiếc phà có thể chở xe tải nhẹ hay xe hơi 16 chỗ. Mỗi ngày hàng chục lượt phà qua lại nối liền Cù Lao Giêng với thành phố Cao Lãnh, dân cù lao buôn bán quanh năm hay chợ búa hàng ngày từ lâu đã quen thuộc với thị tứ bên này. Nhiều gia đình kết sui gia với nhau, ngày rước dâu chiếc phà rực rỡ sắc màu chạy trên sông, lẫn trong tiếng máy nổ đều đều là tiếng nhạc rộn rã và tiếng con nít chỉ trỏ í ới…
Những đám rước dâu, đưa dâu trên sông gợi nhớ bài hát “Ngẫu hứng Lý qua cầu” của nhạc sĩ Trần Tiến. Người nhạc sĩ tài hoa của Hà Nội đã cảm nhận được sự bình dị và lời ăn tiếng nói của người miền Tây để chuyển thành những câu ca nghe chạm vào tận đáy lòng “bằng lòng đi em về với quê anh, một cù lao xanh một dòng sông xanh… Đóa hoa tím trôi líu riu, dòng sông nước chảy líu ríu… anh thấy em nhỏ xíu anh thương… Những đêm ngắm sông nhớ em buồn muốn khóc…”. Có một thời tôi đã thầm nghĩ, nếu có ai đó chỉ cần nói với mình một câu giản dị “anh thương em” thì mình sẽ bỏ tất cả mà theo. Lúc đó tôi còn chưa hiểu vì sao chữ “thương” của người miền Tây lại làm mình nao lòng đến thế. Sau này, mỗi lần về quê hay đi công tác miền Tây là đi qua vô số những cây cầu dọc theo quốc lộ, nhìn những con sông, dòng kinh, con rạch… xanh mướt hai bờ, ghe xuồng xuôi ngược, chợ búa ở đầu cầu tấp nập, trái cây rau cải tôm cá tươi chong… Bỗng thấy thương quê mình gì đâu! Mới hiểu, chữ thương của miền Tây ngọt ngào, nặng tình nặng nghĩa biết bao, bởi vì thương không chỉ là thương yêu cha mẹ anh em, mà còn là thương nhớ người dưng, thương xót thân phận ghe xuồng trên sông, thương những gì gắn bó cả đời như thương chính mình.… Chữ thương bao dung và nhân hậu, nhẹ như hơi thở mà người miền Tây chỉ buông ra khi dằn lòng không được …
Về miền Tây thương đất hè nắng nứt, thương đất vàng phèn mặn, thương những dòng sông mùa nước nổi mang phù sa về tưới tắm cho những cánh đồng lúa mới, mang cá tôm về làm mắm làm khô nuôi sống dân miền Tây trong những tháng mùa khô sau đó; thương những mái nhà lá lô nhô trong nước, thương đồng lúa chín gặt vội chạy cho kịp mùa nước nổi, thương bầy trâu lặn lội mùa “len”, thương đàn vịt đồng ốm nhom mùa nắng tới…

Về miền Tây thương con nước ngày hai lần nước lớn cho ghe xuồng đi xuống miệt ruộng vùng sông Hậu, nước ròng cho ghe xuồng đi lên miệt vườn trên những cù lao sông Tiền. Mùa nước nổi có xuồng “năm quăng” giúp bà con sinh sống. Thương chiếc xuồng len lỏi theo những rạch, tắt, cựa gà… khuất vào đám dừa nước rậm rạp rồi chợt hiện ra nhỏ nhoi đơn côi trong tiếng “bìm bịp kêu nước lớn anh ơi…”. Thương những chiếc ghe thương hồ từ nhiều đời miệt mài xuôi ngược “buôn bán không lời chèo chống mỏi mê”…
Về miền Tây thương những xóm làng nghèo khó mà ấm áp tình người. Trưa vắng vẳng tiếng gà gáy lao xao trong vườn, ngọn khói bếp vẩn vơ trên tán xoài, cầu dừa chông chênh cô thiếu nữ thoát thoắt bước qua. Chiều xuống những bến nước ven con rạch ồn ào trẻ nhỏ, đờn bà giặt đồ trên chiếc cầu tre, đờn ông chạy ào xe máy trên đường mòn, bất chợt nghe tiếng ai kêu dừng lại gạt chân chống để đó ghé vô, có khi tới khuya mới quay ra, xiêu xiêu lên xe chạy tiếp về nhà…

Về miền Tây thương những con đường giữa bóng xoài bóng dừa mát rượi, thương hàng rào bông bụt nhà ai đỏ vàng rực rỡ, thương dàn bông giấy màu trắng tím đỏ ngời lên trong nắng hạn làm lóa ánh mắt người qua… Về miền Tây thương nhà sàn lô nhô trên kênh rạch, thương bếp cà ràng đỏ lửa trên ghe, thương lò trấu trong gian bếp gọn gàng như những người đờn bà miền Tây vén khéo.
Về miền Tây thương ngôi chợ nhỏ đầu làng, sương sớm còn mờ đã lao xao mua bán, đến nửa buổi thì nhà lồng chỉ còn vài hàng cây trái. Thương chợ ngã năm ngã bảy trên sông ghe xuồng san sát, những chiếc sào cột các loại trái cây rau cải lơ lửng trên cao, ghe tạp hóa xanh đỏ đồ dùng, ghe than ghe chiếu giờ đã ít người mua kẻ bán… Thương phố chợ nhỏ mà cột antena san sát như đàn chuồn chuồn báo hiệu trời mưa, nhà cao tầng ngói đỏ ngói xanh, tiệm uốn tóc, tiệm vàng, tiệm thời trang… chẳng khác gì thành phố.

Về miền Tây thương những chành gạo ven sông, xà lan ghe lớn ghe nhỏ vào mùa gặt tụ họp về đêm ngày trên bến, những băng chuyền thay sức người tải gạo lên kho xuống ghe không dứt. Thương những lò gạch tròn như tổ tò vò khổng lồ in bóng xuống dòng sông. Những con sông dòng kinh như những mạch máu nuôi sống miền Tây.

Về miền Tây thương rừng tràm rừng đước xanh bạt ngàn miệt U Minh nước đỏ. Đêm Năm Căn câu vọng cổ nghe buồn chí xứ “chiếu này tôi chẳng bán đâu, tìm cô không gặp… tôi gối đầu mỗi đêm…”. Thương những Bãi, Bàu, Bắc, Bến, Bưng, Cái, Cầu, Cồn, Cù lao, Cửa, Đầm, Đồng, Gành, Hòn, Hố, Láng, Lung, Mũi, Mương, Rạch, Tắc, Vàm, Vũng, Xẻo… nghe giản dị mà gợi hình gợi cảnh.
Về miền Tây thương đám lục bình bông tím mong manh trôi xuôi ngược trên sông. Lúc nước ròng thì tấp vô như tìm chút hơi ấm của bờ đất mẹ, khi nước lên lại bơ vơ dập dờn trên mặt nước. Bông lục bình đẹp như em gái miền Tây, chơn chất, hiền lành, biết lo toan cho gia đình cha mẹ, khi em phải lấy chồng xa xứ khác nào số phận lục bình trôi… Chỉ mong mỗi ngôi nhà và những người đờn ông miền Tây sẽ là những bè tầm vông chắn sóng chắn nước cho giề lục bình bông tím mong manh đừng trôi xa, bình yên ở lại bờ bến quê nhà.

Về miền Tây thương những gian bếp có máng xối hứng nước mưa vào hai hàng lu mái. Sân nhỏ trước nhà lác đác lá khô của cây mận hồng đào. Thương từng chùm trái đỏ rực, lúc lỉu trên cành vào mùa Tết, thương mỗi đêm gió chướng nghe trái cây ngoài kia rơi lộp bộp, thương bầy trẻ con tranh nhau lượm những trái mận chín rụng, giòn và ngọt như đường phèn.
Về miền Tây thương những giọng hò ơ lai láng trên sông, thương câu vọng cổ thổn thức đêm đêm, thương bài đờn ca tài tử những ngày giỗ chạp, thương những “hẹn, hò”, “giỗ, quảy”… Về miền Tây thương người dưng buông câu “anh thương em” để trái tim lỗi nhịp, thương em gái nghẹn ngào “em thương ảnh, chị ơi…” nặng đến thắt lòng… Chỉ một tiếng “thương” thôi mà miền Tây đã níu giữ bao người ở lại, bao người đã đi rồi còn quay trở lại.

Về miền Tây thương những cửa sông rộng mênh mông, từng là con đường dẫn ông cha đi tìm đất khẩn hoang lập ấp. Thương vùng biển bồi bùn nâu nước lợ, mắm trước đước sau lấn biển, cả ngàn năm mũi Cà Mau dày thêm từng thước đất.

Về miền Tây thương những con người bao đời khó nhọc, nói “làm chơi ăn thiệt” vì không hay than thở, nói “làm đại đi” vì can đảm dám chịu trách nhiệm về việc mình làm. Thời thế nào cũng có những người “giữa đường thấy sự bất bằng chẳng tha”, “đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”, dù sau đó có phải chịu nhiều oan khuất…
Về miền Tây…

Thương quá, miền Tây ơi!

Sài Gòn, tháng 11. 2013

HOA ĐIÊN ĐIỂN VÀ EM CAO NGUYÊN
Hoàng Kim

Cô Út (Bùi Thị Cao Nguyên) là em gái Nam Bộ nơi có lúa trời Đồng Tháp Mười. Đến thăm em dòm trộm em đang mãi miết chụp hình suốt lúa. Trời xanh thiệt….Hình chụp đẹp và nét thiệt… Em thì chụp hoài còn tui thì coi hoài và nghe nhạc hoài không chán. Tui ngó đi ngó lại hai cô Út , cô nào cũng xinh, cũng lành  mà  đều nhìn không rõ mặt. Thôi thì nhạt nhòa vậy mà hay.

HOA ĐIÊN ĐIỂN VÀ EM
Bùi Thị Cao Nguyên

Có một mùa điên điển
Nở vàng trong nắng mai
Có em cười lúng liếng
Sông trôi chưa biết buồn

Nở lại tàn hoa ấy
Hái hay không cũng rồi
Thời gian là bao mấy
Giật mình, thoáng mây trôi

Qua bao mùa điên điển
Chỉ mình em ngóng trông
Hoa nở tàn nhanh lắm
Người ơi có biết không ?

Điên điển tàn lại nở
Chuyện lở bồi do sông
Anh có về nơi ấy
Hoa vẫn vàng  mênh mông …

Cô Út cũng như cô Tư  cánh đồng bất tận, như biết bao đứa em, đứa cháu , đứa học trò lam lũ theo cái nghiệp nhà nông “Ai ơi bưng bát cơm đầy, dẽo thơm một hột đắng cay muôn phần” … Vậy mà cứ vô tư đi em, như thằng nhỏ hai lúa và như bài hát này. Hay lắm. Tui xin em rinh bài này về trang CÂY LƯƠNG THỰC và trang NGỌC PHƯƠNG NAM . Tui cũng có mấy tấm ảnh suốt lúa ở Campuchia nhưng không đẹp và không ngộ bằng em”.

“Điên điển tàn lại nở
Chuyện lở bồi do sông
Anh có về nơi ấy
Hoa vẫn vàng mênh mông …”

Nếu mỗi nhà thơ chỉ được chọn bốn câu thôi thì bốn câu thơ này của Cao Nguyên sẽ có thể sánh cùng những bài thơ hay chọn lọc đấy. Giản dị. Sâu sắc Ám ảnh.

Tui e ít người hiểu hoa điên điển cũng như ít người thấm và thương cái nhọc nhằn của người dân làm ra hạt gạo. Tui đọc cho cô Út nghe lời của một ông Thầy (Võ Tòng Xuân) và một ông Thầy khác (Nguyễn Văn  Luật) dẫn lại: “Tôi chưa thấy công ty TAGS nào của Việt Nam mình có một chương trình nghiên cứu. Các công ty nông nghiệp khác của ta cũng chả có nghiên cứu gì, giỏi đi copy kết quả trong sách vỡ, kể cả Tổng Công ty Lương thực cũng chưa bao giờ tài trợ cho chương trình nghiên cứu cây lúa. Trong khi đó thì Công ty CP tại trụ sở chính của họ ở Bangkok mà tôi có dịp đến thăm hồi năm 1986, có một tòa nhà 4 tầng làm trung tâm nghiên cứu khoa hoc của họ. Công Ty mướn chuyên gia nước ngoài đến nghiên cứu, trả lương cả chục ngàn đôla/tháng, mới có được kết quả để họ ứng dụng vào chế biến TAGS, lai tạo giống gà, giống tôm. Dĩ nhiên sản phẩm họ tung ra thị trường được người chăn nuôi ưa chuông là thế. vv…”  Nên xác nhận lại lần nữa – mà chính anh H Kim (Hoàng Kim Đồng Tháp) đã biết rất rõ – nông dân ta nghèo không phải vì không ai mua lúa, nhưng nghèo vì những người có quyền bán lúa đã và đang điều khiển thị trường. Trong khi cả thế giới đều được khuyến khích giúp đỡ châu Phi, thì Việt Nam chờ có ai bỏ tiền ra mới chịu đi làm công cho người ta để gọi là “giúp cho châu Phi”.
Nhưng mà thôi cô Út:

“Điên điển tàn lại nở
Chuyện lở bồi do sông
Anh có về nơi ấy
Hoa vẫn vàng mênh mông …”

Hoàng Kim

LÚA TRỜI Ở ĐỒNG THÁP MƯỜI
Trần Trọng Trung

“Ai ơi, về miệt Tháp Mười,
Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn”…

Câu ca dao trên cho thấy thiên nhiên rất đỗi hào phóng ban phát cho vùng Đồng Tháp Mười nhiều sản vật và nguồn lợi tôm, cá khá dồi dào. Nơi đây, nguồn lợi thủy sản thì ai cũng biết, nhưng sản vật lúa trời thì chỉ có những người cao niên mới biết, còn thế hệ trẻ ngày nay thì rất ít người biết tới.

Lúa trời đã được xếp vào loại nông sản quý hiếm cao cấp, tương truyền được vua Gia Long đưa vào cung đình dùng trong những ngày đại lễ, cúng tế và làm đặc sản tiếp đãi thượng khách. Quần thể lúa trời hiện còn được lưu giữ và bảo tồn được 500 hecta tại Vườn quốc gia Tràm Chim tọa lạc trên địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp. Theo Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức thì lúa trời còn gọi là “quỷ cốc”. Còn những cụ sống lâu năm ở vùng Đồng Tháp Mười cho biết lúa trời còn gọi là lúa ma, bởi lẽ loại lúa này không ai gieo sạ mà nó tự nhiên mọc trên cánh đồng mênh mông nước của vùng Đồng Tháp Mười xưa. Hàng năm, vào khoảng tháng tư dương lịch, lúc trời bắt đầu sa mưa, hột lúa bắt đầu nảy mầm và mọc cao lên chừng 5 tấc, thân lúa cứng, lá to bản. Từ tháng 8 đến tháng 12, cây lúa vươn dài, ngoi lên khỏi mặt nước, trổ đòng, đơm bông, vô hạt chắc rồi chín từ hạt vào lúc nửa đêm khuya khoắt và rơi rụng vào lúc mặt trời vừa ló dạng.

Bông lúa trời to, dài và thẳng hơn lúa thường, hạt lúa trên bông rất thưa. Với đặc tính trên, ngày xưa cư dân Đồng Tháp Mười thường đi gặt lúa trời vào lúc nửa đêm tới hừng sáng là đầy xuồng chở về nhà… Khi thu hoạch lúa trời, ít nhất phải có 3 người và thường được trang bị đầy đủ phương tiện và dụng cụ như: một chiếc xuồng ba lá có căng một tấm đệm ở giữa theo chiều dọc dài gần 2 m của chiếc xuồng, cao khoảng 1,5 m với hai cây đứng. Cây trước cao 2,5m và cây sau chỉ cao bằng tấm đệm, được gọi là cây cần câu. Hai cần đập bằng tre dài khoảng 2,5 m nằm hai bên và dọc theo chiều dài tấm đệm. Một đầu buộc chặt vô cây cần câu, khoảng giữa cần đập được cột dây treo trên đầu cần câu. Khi đập lúa, người đứng trước mũi chống xuồng đi vào đám lúa trời, người ngồi sau cầm hai cần đập, đập lúa vào tấm đệm cho rụng hột vào trong xuồng. Trên xuồng có ba người, một người bơi, hai người kia cắt lúa.

Mỗi bông lúa chỉ rụng một hoặc hai hạt trên xuồng, phải bỏ công vất vả, khổ nhọc lắm vì từ nửa đêm đến sáng mới thu gặt lúa trời được đầy xuồng. Các đầu bếp ở khu ẩm thực của địa danh du lịch sinh thái rừng tràm Gáo Giồng cho biết: “Sau khi đập lúa trời xong, đem về ngâm trong nước ba ngày rồi đem phơi cho rụng đuôi trước khi cho vào cối giã thành gạo giống như lúa thường, nhưng không giã gạo quá trắng. Gạo lúa trời dài hơn gạo thường và có hàm lượng dinh dưỡng cao. Khi nấu, đổ gạo và nước vào nồi đất, úp một lá sen vào nồi trước khi đậy vung, chỉ đun bằng củi hoặc rơm để không làm giảm hương vị lúa trời. Cơm nấu bằng gạo lúa trời có màu hồng nhạt và ngọt, thơm, dẻo ngon…, hương vị đặc trưng của miền quê sông nước Tây Nam bộ. Một cách nấu khác là cơm gói lá sen hiện nay được nhiều nhà hàng, quán ăn đặc sản như ở khu du lịch sinh thái Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp giới thiệu với du khách đến tham quan nơi này.

Loạt hình lúa trời (lúa ma Nam Bộ)  Bùi Cao Nguyên chụp trong khu bảo tồn ở Tràm chim Tam Nông hôm 3/9/2011.

Hình suốt lúa ở Cao Lãnh và ở Miên

Suốt lúa ở Cao Lãnh, ảnh Bùi Cao Nguyên
Nghe nhạc ngày mùa và xem phóng sự ảnh suốt lúa của Bùi Cao Nguyên tại đây
Nguồn: Bùi Cao Nguyên blog

Suốt lúa ở Campuchia  (ảnh tư liệu Hoàng Kim)

MÓN LẠ MIỀN NAM
Vũ Bằng

“Chồng mà không chịu ăn thì vợ đừ ngay ra mặt, khóc đòi về với bà già. Tôi yêu người vợ miền Nam thực thà như đếm, yêu ai thì yêu lộ liễu, thích cái gì thì muốn cho ai cũng biết rằng mình thích mới nghe! Đẹp thì muốn đẹp cho sắc sảo, áo quần phải làm sao cho nổi bật lên hơn cả quần áo của chúng chị em; mà ngày lễ và chủ nhật phải nèo chồng đi chơi cho kì được để cho người ta thấy hạnh phúc lứa đôi của mình.

Miếng ngon của miền Nam cũng thành thật như người đàn bà vậy. Ăn một miếng, ngon ngay, nhưng ngon không phải do vị của chính thức ăn, mà là tại xạ và ớt làm nổi vị lên, điểm cho khẩu cái một tơ duyên ấm áp.

Ăn như thế cũng có một cái thú riêng, nhưng làm cho người ta yêu hơn các món ăn của miền Nam, chưa chắc đã là vì các món ăn đó có nhiều ớt và nhiều sả, mà cũng không phải vì món ăn của miền Nam nịnh khẩu cái ta ngay, để rồi chỉ lưu lại một dư vị rất mong manh trong cuống họng.

Tôi yêu miếng ngon miền Nam nhiều là vì nó lạ – lạ đến nhiều khi không thể tưởng tượng được – và chính những cái lạ đó đã cho tôi thấy rõ hơn tính chất thực thà, bộc lộ và chất phác của người Nam….”

(Nguồn: Món lạ miền Nam, Vũ Bằng, sách)

omluagiongcongoc2

Dưới đáy đại dương là Ngọc.

Xuân ấm áp tình thân
Xuân ấm áp tình thân

Bài viết mới trên CNM365 Tình yêu cuộc sống
DẠY VÀ HỌC https://hoangkimvn.wordpress.com
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích

Chỉ tình yêu ở lại
Ngày hạnh phúc của em
Giúp bà con cải thiện mùa vụ
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam Thung dung Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter