Chào ngày mới 19 tháng 11


DẠY VÀ HỌC 19 THÁNG 11
Hoàng Long và Hoàng Kim
CNM365 Tình yêu cuộc sống #cltvn; Câu chuyện ảnh tháng 11; Đêm nay là Trăng rằm; Chuyển đổi số nông nghiệp; Tin nổi bật quan tâm; Thế giới trong mắt ai; Kỷ yếu khoa Nông học kỷ niệm 65 năm thành lập Khoa; Về Trường để nhớ thương; Thầy bạn là lộc xuân; Thầy bạn trong đời tôi; Ngày 19 tháng 11 năm 1955, Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, một trong những trung tâm đào tạo và nghiên cứu lớn nhất về nông lâm ngư nghiệp của Việt Nam, có tiền thân là Trường Quốc gia Nông Lâm Mục Bảo Lộc, được thành lập. Ngày 19 tháng 11 năm 1863, Tổng thống Hoa Kỳ Abraham Lincoln đọc bài Diễn văn Gettysburg đặc biệt nổi tiếng trong lễ thánh hiến nghĩa địa quân đội Nội chiến Hoa Kỳ tại Gettysburg, Pennsylvania. Đây là một trong những bài diễn văn vĩ đại nhất và được trích dẫn nhiều nhất trong lịch sử  Hoa Kỳ. Ngày 19 tháng 11 năm 1917, ngày sinh Indira Gandhi là thủ tướng thứ ba của Ấn Độ, (mất năm1984), một trong những chính khách nổi bật nhất, là con gái của thủ tướng đầu tiên, Jawaharlal Nehru, và là mẹ của một thủ tướng khác, Rajiv Gandhi, Bà không có quan hệ họ hàng gì với Mahatma Gandhi nhưng có tính cách nổi bật theo gương của vị thánh nhân lỗi lạc này. Bài viết chọn lọc ngày 19 tháng 11: #hoangkimlong, #Banmai; #Thungdung, #dayvahoc, #cltvn; #vietnamhoc; Hoàng Tố Nguyên tiếng Trung; Hoàng Long cây lương thực; Trường tôi nôi yêu thương Một niềm tin thắp lửa; Học không bao giờ muộn Chẳng hiểu sao Ông Út lại chảy nước mắt? TTC Group Sen vào hè; Mái trường bên dòng Gianh; Thiên nhiên với con người; Trường tôi nôi yêu thương https://youtu.be/bsZo5e779EA; Một niềm tin thắp lửa; #CLTVN; Câu chuyện ảnh tháng 11; Đêm nay là Trăng rằm; Chuyển đổi số nông nghiệp; Tin nổi bật quan tâm; Thế giới trong mắt ai; Kỷ yếu khoa Nông học kỷ niệm 65 năm thành lập Khoa; Về Trường để nhớ thương; Thầy bạn là lộc xuân; Thầy bạn trong đời tôi; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-19-thang-11/

MÁI TRƯỜNG BÊN DÒNG GIANH
Hoàng Kim

Bài ca Trường Quảng Trạch, mái trường bên dòng GianhTrường Quảng Trạch trên miền Quảng Thọ/ Tên trường ta chữ đỏ vàng son/ Tên Tổ Quốc, tên yêu thương / Thơm dòng sữa mẹ quê hương xa gần …” Thầy Trần Đình Côn người Hiệu trưởng đầu tiên Trường Quảng Trạch đã viết bài thơ tuyệt hay giới thiệu về Trường Quảng Trạch, một trường học nổi tiếng của tỉnh Quảng Bình lá cờ đầu địa chỉ xanh toàn ngành giáo dục Việt Nam thời chống Mỹ. Lớp10A của chúng tôi hội trường hội lớp ngày 19 11 2022 nhớ mãi lời thầy Phạm Ngọc Căng, người thầy Hiệu trưởng thứ nhì của Trường THPT Lương Thế Vinh ngày nay đã ân cần gửi gắm tâm đức của lớp lớp Thầy Giáo Việt Nam hun đúc đức tài cho lớp trẻ vững bước đi tới “Ta gặp nhau từ lúc tóc còn xanh. Nay tìm lại thì đầu đã bạc. Để nhớ một thời cùng toàn dân đánh giặc. Gian khổ chất chồng, mất mát đau thương. Bốn mươi năm thầy bạn tỏa muôn phương. Nay ôn lại thầy trò thời chống Mỹ. Trăm khuôn mặt anh chị nào cũng quý. Bình dị, chân thành, tình nghĩa, thuỷ chung. Nét đẹp quê hương Quảng Trạch anh hùng”. Kính chào thầy bạn thân thương! Cuộc đời cao hơn trang văn.

Chỉ tình yêu ở lại https://hoangkimlong.wordpress.com/tag/mai-truong-ben-dong-gianh/ và video Mái trường bên dòng Gianh https://youtu.be/IbUfk5gHazo

Mái trường bên dòng Gianh https://youtu.be/IbUfk5gHazo Bài ca Trường Quảng Trạch, Lương Thế Vinh 60 năm những chặng đường tích hợp video truyền thống của Trường với hình ảnh quý thầy cô và các lớp cựu sinh viên về hội Trường hội lớp; nhạc nền Mẹ Suốt, Quảng Bình quê ta ơi của nhạc sĩ Hoàng Vân, trình diễn của ca sĩ Phạm Phương Thảo. Thông tin tại https://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam và Mái trường bên dòng Gianh http://hoaqngkimlong.wordpress.com/category/mai-truong-ben-dong-gianh/

Mai truong ben dong Gianh

Hôm nay thầy Hồ Ngọc Diệp có chia sẽ ba kỹ niệm sâu sắc của Thầy về “mái trường bên dòng Gianh” (trích dẫn 2, 3, 4 trong bài thơ Hoàng Kim dưới đậy) và bạn Đỗ Ngọc Lưu có bài thơ ‘Về thăm trường cũ’ đăng trong tạp chí ‘Linh Giang” mới đây và tấm hình của lần trước; xin lưu lại cảm nhận mới và câu chuyện cũ.

Chậm về thăm lại sông thương
Nhớ thơ thầy bạn mà rưng rưng lòng

Nhân tình thế thái chưa xong1 
Tích xưa thầy dạy lắng trong chuyện gần

“Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân
Bâng khuâng nhớ Cụ thương thân nàng Kiều”
2

“Tìm về xóm nhỏ hẻm sâu
Nhà thầy giáo cũ hỏi lâu đúng nhà
Thầy đang cung cúc chăm gà
Ngẩng lên thầy bỗng mắt nhòa kính trong”
 3

Đường xuân rừng trúc cội tùng
Lớp thành Hoa Đất, lớp gần non cao
Thơ thầy thăm thẳm tình sâu
Lòng riêng quý trọng chung cầu chuyện đời.

“Bạn xưa giờ ở trăm nơi
Tuổi nhiều dáng chậm da mồi tóc sương
Có về thăm lại mái trường
Để cho bao nỗi yêu thương lại về”
4

“Cùng nhau ta hát bài ca
Sáu mươi năm ấy trường ta trưởng thành”
 5

Kim Notes lắng ghi chú Quảng Bình đất và người xem tiếp tại https://hoangkimlong.wordpress.com/category/quang-binh-dat-va-nguoi/

THƠ VĂN THẦY HỒ NGỌC DIỆP
Hoàng Kim


Học văn để làm gì? Để giữ ngọc di sản. Quảng Bình đất và người thẳm thẳm nhớ trong tôi với nhiều chuyện quý.

1. Nhân tình thế thái chưa xong1 
Tích xưa thầy dạy lắng trong chuyện gần

Quả tốt bởi nhân lành.Thiền Sư Lão Nông Tăng Viên Minh Thích Phổ Tuệ Phật pháp ứng dụng khai tâm 9 điều về nhân tình thế thái mà một người đã rút ra khi nhìn ngắm cuộc đời của mình và những người khác, những điều rất đáng để học hỏi:

1. Thường xét lỗi lầm của mình, sẽ từ từ quên đi lỗi lầm của người khác. Vốn không có ai đúng ai sai, chỉ là lập trường bất đồng, mỗi người tôn trọng lập trường của nhau.

2. Xin bạn đừng mạo muội đánh giá tôi, bạn chỉ biết tên họ của tôi, trái lại không biết câu chuyện của tôi; bạn chỉ nghe nói tôi đã làm cái gì mà không biết tôi đã trải qua những gì.

3. Một người chân chính mạnh mẽ sẽ không quá quan tâm đến chuyện làm vui lòng đẹp ý người khác. Đừng quá quan trọng cái gọi là giữ gìn quan hệ xã hội, điều quan trọng nhất là bạn phải nâng cao nội lực của chính mình, chỉ khi chính bạn rèn luyện tốt rồi, mới sẽ có người khác đến gần gũi bạn, chính mình là cây ngô đồng, phượng hoàng mới đến đậu; chính mình là biển lớn, trăm sông mới tụ hội, như hoa có hương ắt ong bướm tìm đến. Chỉ khi bạn đến được tầng bậc nhất định thì mới có được những quan hệ xã hội tương ứng, mà không phải là ngược lại.

4. Không có ai theo bạn cả một đời, cho nên bạn phải có năng lực vui sống ở nơi đang sống, vui với việc mình làm. Sẽ không có ai giúp bạn cả một đời, cho nên bạn phải sẵn sàng tự lực.

5. Đời người vốn là một loại cảm thụ. Lúc người bạn yêu vứt bỏ bạn, dù cho bạn kêu trời trách đất cũng không ích gì; lúc có người nói xấu bạn, dù lưỡi bạn như hoa sen, bạn cũng trăm miệng không biện bạch được, chuyện đời vốn là vậy. Lúc đắc ý, tâm thế như triều dâng, lúc thất chí, tâm tình như hoa rụng. Đừng quá xem trọng chính mình, những lúc bị khuất nhục, không còn cách gì, muốn rơi lệ, chính những giây phút đó là một bộ phận không thể thiếu trong đường đời.

6. Có người luôn ngưỡng mộ, ham thích hạnh phúc của người khác, bỗng có lúc quay đầu nhìn lại phát hiện cuộc sống của chính mình đang được người khác ngưỡng mộ. Kỳ thực mỗi một người đều đang hạnh phúc, chỉ là hạnh phúc của bạn thường đang ở trong mắt người khác. Ngọn núi hạnh phúc này vốn không có đỉnh, không có đầu, bạn phải học cách đi thật chậm, chiêm ngưỡng cảnh núi, thưởng thức cầu vồng, hóng gió mát vi vu, tâm trạng thư thả mới có thể cảm nhận cuộc sống thật sung túc.

7. Hạnh phúc không bỏ sót bất kỳ người nào, sớm muộn gì cũng có ngày nó tìm đến bạn.

8. Đời người là một quá trình vận động phát triển liên tục, bạn sẽ không bao giờ biết thời khắc kế tiếp sẽ phát sinh chuyện gì, cũng sẽ không rõ vì sao vận mệnh đối đãi với bạn như vậy. Chỉ sau khi bạn trải qua các loại biến cố trong đời sống, bạn mới rũ bỏ cái nhìn phù hoa ban đầu, nhìn nhận thế giới bằng tâm thái khiêm tốn.

9. Ví như bạn quét lá, dù hôm nay bạn dùng hết sức, thì lá khô ngày mai vẫn bị gió thổi đến. Trên đời có rất nhiều việc không cách gì mong gấp mong sớm được, chỉ có thể sống với giây phút hiện tại, không ngừng vươn lên.

“Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân
Bâng khuâng nhớ Cụ thương thân nàng Kiều”
2

TÌNH NGUYỄN DU
Ghi chép của Hồ Ngọc Diệp

Nguyễn Du, danh nhân văn hóa thế giới, người có nhiều kỷ niệm với Quảng Bình. Và riêng tôi trong quá khứ có nhiều duyên nợ với quê hương của Nguyễn Du. Bài viết sau đây ghi lại những kỷ niệm đó.

* Bói Kiều, tìm lại được túi tiền rơi

Cậu ruột tôi là người cao tuổi, hay chữ nhất làng. Bên bàn trà, ông thường đọc và bình cho các vị cao niên hay đến chơi nhà những câu, những đoạn trong Truyện Kiều mà ông cho là thích nhất. Lúc bấy giờ, tôi là cậu bé đang học tiểu học. Nhờ những lời bình của cậu tôi với khách mà tôi thuộc rất nhiều đoạn trong Truyện Kiều mà các bạn đồng lứa, đồng tuổi không có ai có cái may mắn đó.

Đồng Hới, Quảng Bình quê tôi là vùng sông nước, có con sông Nhật Lệ trong xanh chảy qua. Một hôm, ông chủ đò dọc (đưa khách từ Đồng Hới lên Lệ Thủy và ngược lại) bị mất túi tiền đò, tiền phí của khách quá giang. Nghe nói cậu tôi có bói Kiều, lý giải được nhiều điều bí ẩn, ông liền đến nhờ tìm của đã mất. Không hiểu do suy đoán hợp lý, hay ngẫu nhiên, tình cờ, cậu tôi ngẫm nghĩ một lát rồi đọc hai câu Kiều:

Trăm năm tính cuộc vuông tròn
Phải dò cho đến ngọn nguồn lạch sông

Và phán: “Chú về tìm dưới khoang nước ấy, sẽ thấy! Cụ Nguyễn Du phán “Phải dò cho đến ngọn nguồn lạch sông” mà lại”. Quả thật, ông chủ đò về dở khoang nước thì tìm lại được túi tiền do mình đánh rơi. Sau đó, ông quay lại cảm ơn cậu tôi rối rít. Có lẽ, do sơ ý khi dọn dẹp, tát nước, lát khoang, ông chủ đò vô ý đánh rơi túi tiền xuống khoang nước mà không biết. Sau chuyện này, tôi mới có dịp hiểu về “bói Kiều” trong dân gian. Cụ Nguyễn Du với tác phẩm “Truyện Kiều” của mình đã giúp người đời bao thế hệ hiểu hơn về thế sự, thân phận đời người….

* Mẹ Suốt ngâm Kiều và đi vào thơ của Chế Lan Viên

Nhà Mẹ Suốt cách nhà cậu tôi bằng hàng dậu cây dâu, ở giữa có một gốc dừa. Người mẹ sau này trở thành Anh hùng trên sông Nhật Lệ (Quảng Bình) vì anh dũng chở cán bộ, bộ đội qua sông giữa mưa bom, bão đạn Mỹ. Nghĩ mình là thân phận hèn mọn, không thể vào trong nhà, Mẹ Suốt chỉ hay ngấp nghé bên hàng dậu dâu, chỗ cây dừa để nghe cậu tôi đọc Kiều, lẫy Kiều. Chuyện này, Mẹ có kể lại với Chế Lan Viên, khi nhà thơ đến Bảo Ninh gặp và phỏng vấn mẹ. Sau đó, ngày 26/11/1965, trên báo Văn Nghệ số 135 liền xuất hiện bài “Gửi Kiều cho em năm đánh Mỹ” của Chế Lan Viên. Chi tiết Mẹ Suốt nghe cậu tôi ngâm Kiều, vịnh Kiều được nhà thơ đưa vào trong bài này như sau:

Đêm thắng giặc Bảo Ninh, Mẹ Suốt ngâm Kiều
Mẹ dám đâu quên cái thuở khổ nghèo
Nhà ai đó lẫy Kiều, câu được, mất
Mẹ nấp gốc dừa, nước mắt ràn theo
“Thuyền ai thấp thoáng…” Đất trời về ta
Nhật Lệ sông dài, đò mẹ lại qua
Câu thơ Nguyễn Du cũng góp phần đánh Mỹ
Một mái chèo trong lửa đạn xông pha

Dĩ nhiên, cho đến bây giờ, tôi vẫn thuộc làu bài thơ đó. Vì trong đó có Nguyễn Du, có Mẹ Suốt, có cậu ruột tôi, ông Hoàng Yến ở làng Trung Bính, xã Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới, Quảng Bình, thân sinh của một liệt sĩ và của nhiều đứa con là cán bộ cách mạng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc.

* Quan cai bạ Nguyễn Du cấp đất canh tác cho nông dân huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy

Tháng 2/1965, Mỹ đánh vào Đồng Hới, mở đầu cho cuộc chiến tranh leo thang phá hoại miền Bắc. Thầy trò trường cấp 3 Quảng Bình chúng tôi “cõng trường” lên sơ tán ở xã Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh, cách thị xã Đồng Hới về phía Nam chừng 30 km. Một hôm, thầy giáo dạy văn hỏi chúng tôi: “Đất chúng ta đang ngồi học đây là đất của ai?”. Tất cả chúng tôi đều ngơ ngác trước câu hỏi “lạ” của thầy. Một lúc, thầy đứng dậy, khoái chí, vung tay mà nói: “Là đất của Nguyễn Du!”. Lại thêm một thông tin lạ lẫm nữa làm chúng tôi tiếp tục ngơ ngác. Thầy bảo: “Thuở Nguyễn Du làm cai bạ trên đất Quảng Bình, có dâng sớ lên triều đình Huế xin mở rộng đất làng Vạn Xuân (tên cũ của Vạn Ninh – TG) và Hoa Thủy ở phía Nam lên phía Tây để nhân dân ở đây vừa có đất làm ruộng, vừa có đất làm nghĩa địa. Khi Nguyễn Du đi sứ Trung Quốc rồi, thì sớ mới được nhà vua duyệt y. Để nhớ ơn Nguyễn Du, nhân dân vùng này, ngoài tên có trong địa bạ, trong truyền khẩu, mọi người gọi đất này mang tên ông!”: “Đồng Nguyễn Du”, “Khu địa mộ Nguyễn Du”. Cho đến bây giờ, người dân Vạn Ninh, Hoa Thủy vào tận đội 6 của Nông trường Lệ Ninh (Lệ Thủy – Quảng Bình), vẫn còn gọi như thế. Và đối với chúng tôi, lúc đó, những học sinh cấp 3 trường tỉnh sơ tán, thấy xúc động lạ lùng, vì đang sống, học tập trên mảnh đất ngày xưa, ông quan cai bạ Nguyễn Du từng đến điền dã và lập sổ địa chính, dâng vua duyệt y theo nguyện vọng tha thiết mở rộng vùng đất của dân cư ở đây.

* Văn hóa Nguyễn Du trên đất Nguyễn Du

Tốt nghiệp phổ thông xong, học sinh Quảng Bình, Vĩnh Linh lúc đó, nếu ai trúng tuyển vào các trường chuyên nghiệp đều phải đi bộ ra Bắc để nhập học. Tháng 10/1965, tôi được trường Đại học Sư phạm Vinh gọi nhập học khi phải tự vượt hơn 300km qua bao chặng đường bom đạn từ Đồng Hới (Quảng Bình). Trường mang mật danh “Trường Văn hóa 12/9” sơ tán mãi tận Thạch Thành, Thanh Hóa, giáp với tỉnh Hòa Bình. Tháng 7/1968, tốt nghiệp xong, chúng tôi lại vác ba lô, đi bộ về lại Quảng Bình để nhận công tác.

Trên đường về quê, tôi quyết định sẽ rẽ về xã Quỳnh Phương, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An để thăm quê cha, mà tử thuở lọt lòng, tôi chưa bao giờ đặt chân đến đây.

Lúc này, tình hình chiến sự căng thẳng, đế quốc Mỹ ngăn chặn mọi đường tiếp tế vào Nam. Vì thế, để bảo đảm sức mạnh chiến đấu, ngư dân các tỉnh miền Ngoài, ngoài sản xuất bám biển còn có nhiệm vụ vận chuyển lương thực cho các tỉnh miền Trong. Ngư dân xã Quỳnh Phương, với năm thuyền, sức chứa mỗi thuyền khoảng năm tấn, trong ngày tôi đến, đang chuẩn bị ráo riết để vượt biển đưa gạo vào Quảng Bình. Đích đến là Cảng Gianh của huyện Bố Trạch. Chị họ của tôi ở đây liền đến gặp ông trưởng đoàn, xin cho tôi được theo thuyền vượt biển, quá giang vào đất Quảng Bình. Biết tôi là người từng đi biển đánh cá trong những ngày đầu chiến tranh, trước khi đi học sư phạm, các bác các chú ngư dân xã Quỳnh Phương chấp thuận ngay, cho tôi cùng xuống thuyền làm thủy thủ trong chuyến vượt biển đầu tiên để vào Quảng Bình của họ.

Một ngày cuối tháng 9/1968, khi hoàng hôn buông xuống, đoàn thuyền năm chiếc của xã Quỳnh Phương, lợi dụng gió mùa đông bắc thổi nhẹ, căng buồm, chở đầy gạo, chém sóng tiến về phía Nam. Thuyền no gió, lướt đi băng băng. Khoảng 10 giờ đêm, thuyền đến địa phận xã Nghi Lộc thì một bầy máy bay Mỹ đến bắn pháo sáng đầy trời, rồi thả bom bi, xăm nát mặt biển. Là người từng trải với thực tế bom đạn trên biển, tôi giục mọi người nhanh chóng hạ buồm để tránh làm mục tiêu của máy bay Mỹ và mạnh mẽ, nhịp nhàng chèo tay, vượt nhanh qua vùng biển đang có pháo sáng. Sau đó, một loạt bom bi rầm rầm xăm nát mặt biển, nơi đoàn thuyền chúng tôi vừa qua. Một lúc sau, bầu trời trở lại yên tĩnh. May mắn, đoàn thuyền đều an toàn. Vừa thoát khỏi nanh vuốt máy bay, đoàn thuyền lại căng buồm lao đi. Một lúc thì bão tố nổi lên. Mưa xối xả. Gió Đông Bắc thổi mạnh. Sóng bạc đầu cuồn cuộn chồm lên như muốn nhấn chìm tất cả. Đoàn trưởng quyết định cho thuyền đâm vào bãi ngang để bảo toàn hàng hóa, phương tiện và con người. Sau khi thuyền gạo lao vào bãi cát nhờ sóng đừa, tôi cùng mọi người khẩn trương vác những bao gạo nặng 50 cân từ thuyền lên bãi cát, giữa những đợt sóng xô tới tấp. Tất cả 25 tấn gạo, đoàn thuyền ngư dân xã Quỳnh Phương được chuyển lên bờ an toàn. Sau đó, được cơ quan lương thực địa phương ra nhận để phân phối cho cán bộ, nhân dân ở đây. Lúc này, tôi mới biết rằng, mình đang dừng chân trên mảnh đất huyện Nghi Xuân, quê hương của thi hào Nguyễn Du.

Thủy thủ đoàn mà tôi đi nhờ, tá túc trong một ngôi nhà lợp tranh của cặp vợ chồng trẻ vừa xây dựng gia đình, tách cha mẹ ra ở riêng. Sáng sớm hôm sau, đành phải chia tay các bác, các chú trong đoàn, tôi sẽ lại tiếp tục vác ba lô đầy sách vở cuốc bộ dọc theo bờ biển Hà Tĩnh để về Quảng Bình.

– Chú ấy là ai thế, các bác? – Anh chủ nhà hỏi những ngư dân trú trong nhà mình, khi tôi chào mọi người xong, bước ra khỏi cửa.

Một người trong đoàn liền trả lời:

– Chú ấy đi học Đại học sư phạm ở Thanh Hóa, nay về lại Quảng Bình để nhận công tác đó. Chú ấy đi nhờ thuyền chúng tôi, gặp bão, thuyền phải dừng ở đây, giờ chú ấy phải tự đi tiếp.

– Ôi trời! Thế hả? Anh chủ nhà giọng thảng thốt. Vừa nói, anh chủ nhà chạy đến, giằng lấy cái túi xách trong tay tôi, vồn vã:

– Ôi thầy! Chào thầy! Chúng em không biết, thầy phải ở lại ăn cơm với hai vợ chồng em một bữa đã mới được đi. Vợ chồng em thật sự xin lỗi thầy, vì quả là chúng em không biết thầy đấy ạ!

Bạn đọc thân mến của tôi ơi! Gần nửa thế kỷ đã qua, viết ra những dòng này, tôi phải vội vàng lấy khăn lau nước mắt. Hình ảnh đôi vợ chồng trẻ phía Nam đất sông Lam núi Hồng, quê hương của Nguyễn Du ấy vẫn sống mãi trong tôi, gây bao nỗi xúc động, mỗi lần tôi nhớ lại. Lúc đó, tôi nào đâu đã là thầy giáo! Nào đâu từng giảng dạy đôi vợ chồng trẻ trong nhà kia! Nhưng, nghe nói “tốt nghiệp sư phạm”, đôi vợ chồng trẻ ấy cảm thấy vinh dự, rất vinh dự, vì có một người “thầy” đến nhà mình, ngủ tại nhà mình một đêm. Xử sự ấy của cặp vợ chồng trẻ kia là đạo đức văn hóa của Nguyễn Du, của con người quê hương Nguyễn Du. Bữa cơm trưa hôm đó mà tôi không nỡ khước từ có cả thịt gà mà chị chủ nhà vội vã sang mua lại của hàng xóm. Thấy đôi dép cao su tám quai của tôi đã mòn vẹt, lại xộc xạch quai ngắn, quai dài, anh chồng liền mở tủ lấy ra một đôi giày bộ đội mới tinh và bảo: “Đây là giày tôi được các chú bộ đội hành quân qua làng tặng lại làm kỷ niệm trước khi vào chiến trường. Nay tôi tặng lại thầy. Thầy phải đi đôi giày này. Nếu có gặp máy bay, thầy phải chạy cho nhanh, tìm chỗ mà ẩn nấp. Dép thầy thế kia thì nguy hiểm lắm đấy!”.

Trong chương trình văn học lớp 9 thuở đó (lớp 11 bây giờ), có 5 tiết dạy về Nguyễn Du và Truyện Kiều. Hai tiết văn học sử, hai tiết giảng văn bài “Thúy Kiều báo ân, báo oán” và một tiết đọc thêm “Mười lăm năm lưu lạc của Thúy Kiều”. Truyền thụ cho học sinh kiến thức về tác phẩm và thân thế của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du, lúc nào cũng thế, lòng tôi luôn dâng lên nỗi niềm mà Tố Hữu đã viết trong bài thơ “Kính gửi cụ Nguyễn Du” của mình:

“Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân
Bâng khuâng nhớ Cụ, thương thân nàng Kiều”

Ngẩng lên thầy bỗng mắt nhòa kính trong” 3Để cho bao nỗi yêu thương lại về” 4 trích thơ thầy Hồ Ngọc Diệp;

“Cùng nhau ta hát bài ca /Sáu mươi năm ấy trường ta trưởng thành”  5 trích thơ bạn Đỗ Ngọc Lưu.

Nhớ lại lễ kỹ niệm 30 năm và 40 năm Mái trường bên dòng Gianh

BÀI CA TRƯỜNG QUẢNG TRẠCH
Hoàng Kim

Trường Quảng Trạch bên dòng Gianh ấy1
Bao năm rồi biết mấy đổi thay
Công cha nghĩa mẹ ơn thầy
Ân tình bầu bạn vẹn đầy lòng dân.

Trần Đình Côn là thầy Hiệu trưởng
Trường khai sinh 18 tháng 10
Ba Đồn một chín sáu hai (1962)
Cờ đầu giáo dục của thời vàng son.

Trường Quảng Trạch tiếng thơm vang mãi
Bài ca Trường Quảng Trạch tuyệt hay
Bao năm gặp lại hôm nay
Chúng ta chung đọc lời Thầy đầu tiên:

“Trường Quảng Trạch trên miền Quảng Thọ/ Tên trường ta chữ đỏ vàng son/ Tên Tổ Quốc, tên yêu thương / Thơm dòng sữa mẹ quê hương xa gần …” Thầy Trần Đình Côn người Hiệu trưởng đầu tiên Trường Quảng Trạch đã viết bài thơ tuyệt hay giới thiệu về Trường Quảng Trạch, một trường học nổi tiếng của tỉnh Quảng Bình lá cờ đầu địa chỉ xanh toàn ngành giáo dục Việt Nam thời chống Mỹ

Bài ca Trường Quảng Trạch
Trần Đình Côn
Hiệu trưởng

“Hồi tưởng lại một mùa thu ấy
Mấy thu rồi biết mấy đổi thay
Khởi công ròng rã tháng ngày
Dốc lòng, dốc sức dựng xây trường mình

Vùng cát trắng biến thành ao cá
Rừng dương xanh lộng gió vi vu
Giếng thơi trong suốt ngọt ngào
Cổng trường cao rộng đón chào anh em

Trường Quảng Trạch trên miền Quảng Thọ1
Tên trường ta chữ đỏ vàng son
Tên Tổ Quốc, tên yêu thương
Thơm dòng sữa mẹ quê hương xa gần

Phòng học mới cửa xanh, ngói đỏ
Lá cờ sao trước gió tung bay
Tình em, tình bạn, tình thầy
Mỗi ngày thêm nặng, mỗi ngày thêm sâu.

Lòng những tưởng khởi đầu vất vả
Để năm sau tất cả tiến lên
Ai ngờ giặc Mỹ đê hèn
Tường vôi tan nát, khói hoen mặt người.

Cuộc sống đã sáng ngời lửa thép
Đạn bom nào uy hiếp được ta
Cổng trường, mái ngóii, tường hoa
Đã thành gạch vụn xót xa hận thù

Đã đến lúc thầy trò sơ tán
Xa thị thành về tận xóm thôn
Bầu Mây, Phù Hợp, Đồng Dương 2
Trắng trong cồn cát mái trường thêm xinh

Phá trường ngói trường tranh ta dựng
Đắp luỹ dày, hầm vững, hào sâu
Khiêng bàn, vác gỗ đêm thâu
Lưng trời đạn xé, ngang đầu bom rơi.

Nơi Hầm Cối 3 xa vời em đến
Qua Khe Sâu 4 đá nghiến nát chân
Nhớ khi bụng đói lạc đường
Càng căm giặc Mỹ, càng thương chúng mình.

Chí đã quyết hi sinh chẳng quản
Lòng đã tin vào Đảng , vào dân
Kết liền lưc lượng Công Nông
Ghi sâu tình bạn Hải quân anh hùng

Sông Gianh đó vẫy vùng một cõi
Thép hạm tàu chói lọi chiến công
Đôi ta chiến đấu hợp đồng 5
Vít đầu giặc Mỹ xuôi dòng nước xanh.

Ngày thêm nặng mối tình kết nghĩa
Nơi “vườn đào” đất mẹ Phù Lưu 6
Cùng nhau chung một chiến hào
Trao quà chiến thắng vui nào vui hơn

Từ ấy đã nghìn đêm có lẽ
Có phút nào giặc Mỹ để yên
Chất chồng tội ác ngày đêm
Lửa thù rực cháy đốt tim muôn người

Ôi những cảnh rụng rời thê thảm
Mái nhà tranh giáo án thành tro
Mẹ già, anh chị, em thơ
Xương bay, thịt nát, cửa nhà tan hoang

Lớp học đó chiến trường em đó
Nín đi em hãy cố học chăm
Giành điểm bốn, giành điểm năm
Ấy là diệt Mỹ chiến công hàng ngày.

Đã có bạn có thầy giúp đỡ
Khó khăn nào lại khó vượt qua
Miếng khi đói gói khi no
Lưng cơm hạt muối giúp cho bạn nghèo

Thương em cảnh gieo neo mẹ mất
Lại cha già giặc giết hôm qua
Tình thầy tình bạn tình cha
Ấy là tình Đảng thiết tha mặn nồng.

Có những lúc đêm đông giá rét
Thầy bên em ai biết ai hay
Hầm luỹ thép, ngọn đèn khuya
Mùa đông sưởi ấm, mùa hè mát sao.

Nào Văn học lại nào Toán Lý
Giảng cho em nhớ kỹ từng lời
Cho em học một biết mười
Cho em học chóng nên người tài cao

Dắt em tận năm châu bốn biển
Mắt nhìn xa nghĩ đến mai sau
Đây Lạng Sơn đó Cà Mau
Giang sơn hùng vĩ, địa cầu lừng danh

Đưa em lên sao Kim sao Hoả
Để em nhìn cho rõ nước ta
Hiểu ngày nay, hiểu ngày xưa
Hùng Vương, Nguyễn Trãi gần là Quang Trung

Em càng hiểu anh hùng thời đại
Có Bác Hồ chỉ lối ta đi
Dù địch phá, dù gian nguy
Trường ta vững lái cứ đi cứ về

Tuổi thanh niên sơ gì việc khó
Khó khăn nhiều tiến bộ càng nhanh
Đã nuôi chí lớn ắt thành
Có thầy, có bạn, có mình, có ta.

Thiếu phấn viết làm ra phấn viết
Sách giáo khoa ta chép thâu đêm
Sản xuất kết hợp học hành
Như chim đủ cánh cất mình bay cao.

Ruộng tăng sản bèo dâu xanh biếc
Cấy thẳng hàng buốt thiịt xương đau
Độ pH cách trừ sâu
Chiêm mùa sau trước trước sau khác gì.

Sổ tay đó em ghi phân bón
Ước mơ sao năm tấn thành công
Bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông
Bức tranh tuyệt đẹp ruộng đồng bao la

Những đêm sáng trăng ngà trong suốt
Vút lên cao thánh thót lời ca
“Hoa Pơ lang” 7 ấy bông hoa
Tây Nguyên đẹp nhất thiết tha gửi lời
“Nổ trống lên rừng núi ơi” 8
“Bài ca may áo” 9 “Mặc người dèm pha” 10

Thân múa dẽo kết “Hoa Sen” 11 trắng
Giữa hội trường rực sáng đèn xanh
Tưởng chừng lạc đến cảnh tiên
Tưởng chừng thiếu nữ ở miền Thiên Thai.

Ai biết đó con người nghèo khổ
Con Công Nông bỗng hoá thành tiên
Rũ bùn em bước đi lên
Bùn tanh mà đã lọc nên hương trời.

Trường ta đó ấy nơi rèn luyện
Mấy năm qua bao chuyện anh hùng
Ngày xưa Phù Đổng Thiên Vương
Ta nay lớn mạnh phi thường lạ chưa?

Trong chiến đấu xông pha diệt Mỹ
Lập công đầu dũng sĩ tiền phương
Liên Xô, Tiệp Khắc, Ba Lan
Châu Âu châu Á từ trường mà ra

Dù ở tận Cu Ba châu Mỹ
Vẫn ngày đêm suy nghĩ về ta
Dù cho ở lại quê nhà
Xóm thôn xã vắng vẫn lo sớm chiều

Lo nước đủ phân nhiều lúa tốt
Cảnh ruộng đồng hợp tác vui thay
Mỗi khi bưng bát cơm đầy
Dẽo thơm một hạt nhớ thầy năm xưa

Ôi có những phút giờ sung sướng
Là những khi cờ Đảng trao tay 12
Anh em bè bạn sum vầy
Tiếng cười xen tiếng vỗ tay kéo dài

Có những lúc nghe đài Hà Nội
Vang truyền đi thế giới gần xa
Tin trường ta, tin chúng ta
Hả lòng, hả dạ ưóc mơ nào bằng

Có những lúc báo Đoàn báo Đảng
Đăng tin trường khai giảng thành công
Tin một năm, tin ba năm
Như luồng gió mới lửa hồng bùng lên

Trên màn bạc giữa  nền ánh điện
Phim trường ta chiếu rạng khắp nơi  13
Châu Âu châu Mỹ xa xôi
Năm câu bốn biển rõ mười tin vui

Hay biết mấy xem người trong ảnh
Ta xem ta xem cảnh trường ta
Này hầm, này luỹ, này nhà
Kìa thầy kìa bạn kìa là xã viên

Phù Lưu đó ruộng liền thẳng cánh
Bầu Mây đây đúng cảnh trong phim
Sáng bừng như mặt trời lên
Chói ngời như một niềm tin tuyệt trần.

Chào 68 mùa xuân tuyệt đẹp
Cả trường đang vang nhịp tiến công
Đón xuân với cả tấm lòng
Đầy trời lửa đạn súng giòn chào ta

Duyên thiên lý một nhà sum họp
Người tuy đông mà một lòng son
Nào khách quý nào tri âm
Bốn phương quy tụ xa gần về đây

Thời gian hỡi dừng ngay cánh lại
Giờ vui ơi xin hãy khoan thai
Rượu nồng chưa uống mà say
Bữa ăn quên đói, chuyện dài thâu canh

Vui gặp chị gặp anh thân thiết
Chuyện xa gần khôn xiết nói sao
Yêu nhau xin nhớ lời nhau
Thù chung đã nặng càng sâu thù nhà

Con khôn lớn mẹ cha đẹp mặt
Trường vững vàng Đảng ắt mừng vui
Cờ hồng bạn lại trao tay 14
Phất cao cho đến tầng mây xa vời

Sức ta ước chọc trời khuấy nước
Khó khăn nào chặn bước ta đi
Mỗi năm xuân đến một thì
Xuân này hơn hẵn mấy kỳ xuân qua.

Có nghe chăng Bác Hồ ra lệnh
“Tiến lên toàn thắng ắt về ta”
Tiến lên giành lấy tự do
Tiến lên giành lấy thời cơ diệt thù

Hồi tưởng lại những mùa thu ấy
Bao ngày qua biết mấy buồn vui
“Đắng cay nay mới ngọt bùi
Đường đi muôn dặm đã ngời mai sau”

Lời Bác dạy ghi sâu trong dạ
Ngọn đèn pha chiếu toả muôn nơi
Trang sách rộng nghĩa đường đời
Học hành kết hợp nên người tài ba

Nay sum họp mai đà li biệt
Tiễn người đi lại tiếp người vào
Kể sao vui sướng dạt dào
Người sao vương vấn ra vào băn khoăn

Đã vì Đảng vì Dân vì Nước
Tiến lên đi nhanh bước tiến lên
Lòng thầy luôn ở bên em
Đường lên sao Hoả, sao Kim xa gì?

Đi đâu cũng hướng về Quảng Trạch
Cũng có ngày gặp mặt các em
Nhắc bao kỷ niệm êm đềm
Báo công ghi tiếp nên thiên sử vàng …

*

Trường tỏa sáng nhân văn nét đẹp
Nôi luyện rèn bao lớp học sinh
Bao người vì nước hiến dâng
Bao người bình dị chân thành thủy chung.

Phạm Ngọc Căng là thầy Hiệu phó
Chốn đôi quê Thanh Hóa Quảng Bình
Tám mươi vẫn nặng ân tình
Bồi hồi nhớ lại, đinh ninh dặn dò:

Ta gặp nhau từ lúc tóc còn xanh.
Nay tìm lại thì đầu đã bạc.
Để nhớ một thời cùng toàn dân đánh giặc.
Gian khổ chất chồng, mất mát đau thương.
Bốn mươi năm thầy bạn tỏa muôn phương.
Nay ôn lại thầy trò thời chống Mỹ.
Trăm khuôn mặt anh chị nào cũng quý.
Bình dị, chân thành, tình nghĩa, thuỷ chung.
Nét đẹp quê hương Quảng Trạch anh hùng”.

Trường Quảng Trạch âm vang tiếng dội
Quách Mộng Lân bài hát thật hay
Lời ca ấm áp một thời
Lắng sâu cảm xúc, tình đời tỏa hương:

“MỜI GHÉ THĂM TRƯỜNG EM
Nhạc và lời: Quách Mộng Lân

Ai về Quảng Lưu mời ghé thăm trường em
Lớn lên trong những ngày vui đánh Mỹ
Trường của em theo tiếng gọi Bác Hồ
Lớp học là chiến trường, học sinh là chiến sĩ
Ôi mái trường đẹp xinh
Bao năm trường dạy ta khôn lớn
Có thầy có bạn ngày đêm chan chứa bao tình

Ai về Quảng Lưu mời ghé thăm trường em
Gió reo vui hát bài ca chiến thắng
Ruộng phì nhiêu năm tấn hạt thóc vàng
Sống vui với xóm làng Trường ta thêm gắn bó
Đây mái trường của ta
Bao năm trường day ta khôn lớn
Muôn hạt giống đỏ rồi đây
Đi khắp mọi miền dựng xây Tổ quốc.”

*

“VỀ QUẢNG TRẠCH
Võ Huy Cát (Vĩnh Phúc)

Sách giáo khoa anh chép mấy đêm thâu
Mà từng bản thấm mồ hôi trí tuệ
Đồ dạy học biến từ không thành có
Từ mảnh bom vỏ đạn quân thù

Có thầy giáo lội băng đồng đến lớp
Nỗi cảm thông thầm kín trong lòng
Vừa hôm qua đi bới hầm chữa cháy
Soạn xong bài vừa lúc hừng đông

Có thầy giáo cùng các em tâm sự
Cảnh nhà neo mẹ giặc giết hôm qua
Một lon gạo thấm tình người đồng chí
Một lời khuyên ấm tình bạn chan hoà

Có em học điểm năm chen cọc sổ
Chiều lại về làm cán bộ thông tin
Chòi phát thanh tiếng em vang xóm ngõ
Những chiến công lừng lẫy hai miền

Quảng Trạch ơi kể làm sao hết được
Những chiến công của những người con
Trên đất anh hùng hôm trước đạn bom
Mà sáng dậy vẫn cười vui đến lớp

Anh đứng đó mái trường tranh mới lợp
Trái tim sôi máu nóng hờn căm
Mười tám đôi mươi hay tuổi trăng rằm
Mang sức trẻ cùng toàn dân cứu nước

Quảng Trạch ơi đường vào đó bao xa
Cầu phá mấy chuyến phà anh nhỉ
Cho tôi gửi bài thơ tặng người đồng chí
Dưới mái trường xanh đang ươm những mầm hoa

Dưới mái trường tranh đang cứu nước cứu nhà.”

EM ƠI CAN ĐẢM LÊN
Nguyễn Khoa Tịnh
gửi em Kim

Thầy ước mong em noi gương Quốc Tuấn

“Đọc thơ em, tim tôi thắt lại
Lòng nghẹn ngào, nước mắt chảy rưng rưng
Nửa xót xa nhưng nửa lại vui mừng
Xót xa vì đời em còn thơ dại
Mới tuổi thơ mà cuộc đời đầy khổ ải
Mới biết cười đã phải sống mồ côi
Như chiếc thuyền giữa biển tự trôi
Như chiếc lá bay về nơi vô định
Bụng đói” viết ra thơ em vịnh:

“Cơm ngày một bữa sắn trộn khoai
Có biết lòng ta bấy hỡi ai?
Vơi vơi lòng dạ, cồn cào bụng
Kể chi no đói, mặc ngày dài”

Phải!
Kể chi no đói mặc ngày dài
Rất tự hào là thơ em sung sức
Rất tự hào là em tôi đầy nghị lực
Đã hiển lộ mình qua “Cái chảo rang

“Trung dũng ai bằng cái chảo rang
Lửa to mới biết sáp hay vàng
Xào nấu chiên kho đều vẹn cả
Chua cay mặn ngọt giữ an toàn
Ném tung chẳng vỡ như nồi đất
Quăng bừa xó bếp vẫn nằm ngang
Tốt đẹp đâu cần danh tiếng hão
Bạn cùng lửa đỏ, nóng chang chang”

Phải!
Lửa to mới biết sáp hay vàng!
Em hãy là vàng,
Mặc ai chọn sáp!
Tôi vui sướng cùng em
Yêu giấc “Ngủ đồng
Hiên ngang khí phách:

“Sách truyền sướng nhất chức Quận công
Ta sướng khi ra ngủ giữa đồng
Lồng lộng trời hè muôn làn gió
Đêm thanh sao sáng mát thu không
Nằm ngửa ung dung như khanh tướng
Lấy mấy vần thơ tỏ nỗi lòng
Tinh tú bao quanh hồn thời đại
Ngủ đồng khoan khoái ngắm gương trong”

Tôi biết chí em khi “Qua đèo Ngang
Ung dung xướng họa với người anh hùng
Đã làm quân thù khiếp sợ:

“Ta đi qua đèo Ngang
Cũng gặp Người trèo qua núi hiểm
Đỉnh dốc chênh vênh
Xe mù bụi cuốn
Có lẽ thiên nhiên đã định bao giờ
Một dãy Hoành Sơn bát ngát trận đồ
Điệp điệp núi cao
Trùng trùng rừng thẳm.
Người thấy
Súng gác trời xanh
Gió lùa biển lớn
Nông dân rộn rịp đường vui
Thanh Quan nàng nhẽ có hay
Cảnh mới đã thay cảnh cũ.
Ta hay
Máu chồng đất đỏ
Mây cuốn dặm khơi
Nhân công giọt giọt mồ hôi
Hưng Đạo thầy ơi có biết
Người nay nối chí người xưa

Tới đây
Nước biếc non xanh
Biển rộng gió đùa khuấy nước
Đi nữa
Đèo sâu vực thẳm
Núi cao mây giỡn chọc trời

Nhớ thù nhà, luống thẹn làm trai
Thương dân nước, thà sinh phận gái
“Hoành Sơn cổ lũy”
Hỏi đâu dấu tích phân tranh?
Chỉ thấy non sông
Lốc cuốn, bốn phương sấm động.

Người vì việc nước ra đi
Ta muốn cứu dân nên thăm trận thế
Điều không hẹn mà xui gặp mặt
Vô danh lại gặp hữu danh
Cuộc đời dài ắt còn sẽ gặp nhau
Nay hội ngộ giữa đỉnh cao trời đất
Anh em ta ngự trên xe đạp
Còn Người thì lại đáp com măng
Đường xuyên sơn
Anh hùng gặp anh hùng
Nhìn sóng biển Đông
Như ao trời dưới núi.

Xin kính chào
Bậc anh hùng tiền bối
Ta ngưỡng mộ Người
Và tỏ chí với non sông
Mẹ hiền ơi!
Tổ Quốc ơi!
Xin tiếp bước anh hùng!”

Hãy cố lên em!
Noi gương danh nhân mà lập chí
Ta với em
Mình hãy kết thành đôi tri kỷ !
Đất Quảng Trạch này đâu kém Nam Dương
Tôi tự hào bài “Tỏ chí” của em:

“Quốc Tuấn ngày xưa chí vững bền
Thù nhà, nợ nước chẳng hề quên
Đến bữa quên ăn, đêm quên ngủ
Thương dân, yêu nước quyết báo đền
Văn hay thu phục muôn người Việt
Võ giỏi kinh hồn lũ tướng Nguyên
Mươi năm sau nữa ơi ông Tuấn
Nối chí ông, nay cháu tiến lên!”

Tôi thương mến em
Đã chịu khó luyện rèn
Biết HỌC LÀM NGƯỜI !
Học làm con hiếu thảo.
Mười lăm tuổi đã “Tập làm thầy giáo

“Vui gì hơn buổi đầu làm thầy giáo
Của lớp vở lòng đất mẹ yêu thương
Trưa nắng luyến các em cùng đến lớp
Giọng líu lo như chim hót ven đường.

Đứng trước các em tuổi nhỏ đáng yêu
Mà đã tưởng tới bao nhiêu người lớn
Nghe em đọc giọng thanh thanh dễ mến
Mà đã nghe đất nước xuyến xao mình!”

Tổ Quốc đang chờ em phía trước.
Em ơi em, can đảm bước chân lên !

Bài ca Trường Quảng Trạch thân thiết yêu thương
Ghi chú của thầy Trần Đình Côn

1) Trường Quảng Trạch đóng ở xã Quảng Thọ từ 9/1962- 6/1965, dựng trường ngày 18 tháng 10 năm 1962 (Trường khai hiệu cùng ngày Đại học Heidelberg khai hiệu ngày 18 tháng 10 năm 1386, đó là trường đại học lâu đời nhất của Đức, theo CNM365, HK)
2) Bầu Mây, Phù Hợp, Đồng Dương là những tên đất, tên làng trường sơ tán từ 1965 đến 1968. (Thuở chiến tranh ác liệt có Trường cấp 3 Bắc Quảng Trạch và Trường Cấp 3 Nam Quảng Trạch, địa danh sơ tán và chuyển đổi tên trường tuy có biến động theo thời gian nhưng sau này quy tụ chung một nôi chung tại thị xã Ba Đồn là Quảng Trạch cũ)
3) Tên rú nơi các em đi lấy gỗ
4) Tên khe nơi các em đi qua
5) Trận chiến đấu hợp đồng giữa Trường và đơn vị kết nghĩa Hải quân sông Gianh
6) Nơi làm lễ kết nghĩa giữa ba đơn vị 11/1965
7, 8, 9, 10) Tên các ca khúc mà các em thường hát
11) Điệu múa truyền thống của Trường
12) Lễ tiếp nhận lần thứ nhất Cờ Lao động XHCN của Hội đồng Chính phủ trao tại Cao Mại ngày 30/8/1967
13) Bộ phim Trường Quảng Trạch do nhà quay phim Ma Văn Cường dựng 5/12/1965
14) Lễ trao tặng lần thứhai Cờ Lao động XHCN của Hội đồng Chính phủ và Bằng Khen của Tổng Công Đoàn tại Phù Lưu ngày 4/1/1968

xem tiếp tư liệu https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bai-ca-truong-quang-trach/


LỜI THẦY LUÔN THEO EM

Hoàng Kim

Kính tặng Thầy Nguyễn Khoa Tịnh
cùng qúy Thầy Cô Trường cấp ba
Bắc Quảng Trạch, Quảng Bình

Thầy khoan thai bước lên bục giảng
Giờ học cuối cùng “Tổng kết sử Việt Nam”
Tiếng Thầy ấm trong từng lời nói
Như muốn truyền cho các em
Tất cả những niềm tin

Đôi mắt sáng lướt nhìn toàn bộ lớp
Thầy có dừng trên khuôn mặt nào không
Thầy có tin trong lớp còn ngồi học
Vẫn có em nung nấu chí anh hùng?

Các em hiểu những gì
Trong tim óc người Thầy
Mái tóc đà điểm bạc
Em biết Thầy tâm huyết rất nhiều
Trên mười năm dạy học
Luôn tìm kiếm những người
Có chí lớn
và tấm lòng yêu nước
thương dân

Mười năm
Thước đo thời gian
Dài như cả nỗi đau chia cắt
Sương bạc thời gian phôi pha mái tóc
Hẵn nhiều đêm rồi Thầy nhớ Ức Trai xưa?

Mười năm
Trang lòng, trang thơ
Nhớ tráng sĩ Đặng Dung đêm thanh mài kiếm
Ôi câu thơ năm nào giữa lòng Thầy xao xuyến
“Anh hùng lỡ vận ngẫm càng cay”

Mười năm
Con số thời gian
Đo lòng Thầy nhớ miền Nam tha thiết
Em tin trong lòng Thầy
Luôn âm ỉ cháy lửa lòng yêu nước
Thầy có ngờ rằng trong lớp
Có người trò nghèo
Chí muốn nối Ức Trai

“Dẫu đất này khi thịnh khi suy
Song hào kiệt đời nào cũng có”
Thầy không tự ví mình là Lưu Bị
Mong mỏi kiếm tìm Gia Cát Khổng Minh
Nhưng lòng Thầy cháy bỏng một niềm riêng
Khao khát người tài giúp dân giúp nước
Sông núi nước Nam khí thiêng hun đúc
Đất Quảng Trạch này liệu giống Nam Dương
Có nông phu ham học, chăm làm
Mà thao lược chuyển xoay vận Hán
Ôi sử sách cổ kim bao nhiêu gương sáng
Học sử ai người biết sử để noi?

“Lịch sử dân tộc mình
Những năm bảy mươi
Các em sẽ là người viết tiếp
Điểm theo thời gian
Truyền thống ông cha xưa
Oanh liệt vô cùng”

Tiếng Thầy thiết tha
Truyền nguồn cảm xúc
Các em uống từng lời
Lắng nghe từng chữ
Lời tâm huyết thấm sâu vào lòng em:
“Nung gan sắt để dời non lấp bể”
Em đã tìm được trong Thầy
Một người anh
Một người đồng chí
Em vững tin trong sự nghiệp cứu dân
Hẵn có lòng Thầy luôn ở bên em!

Thầy nói nhiều về Việt Nam thân yêu
Dựng nước gian nan, người dân còn khổ
Mắt Thầy thiết tha quá chừng
Làm em mãi nhớ
Thầy truyền cho chúng em niềm tin
Đạo làm người, lòng yêu nước
Em càng thấm thía vô cùng
Vì sao những người có tâm huyết ngày xưa
Những Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm,
Nguyễn Thiếp, Phan Châu Trinh, …
Đều yêu nghề dạy học.

Tổ Quốc cần, gọi em về phía trước
“Em ơi em, can đảm bước chân lên!”
Em sẽ khắc trong lòng
Những lời dạy đầu tiên!

Nguồn:
Bài ca Trường Quảng Trạch
Đoàn tụ đất phương Nam
Về lại mái trường bên dòng Gianh
Gặp thầy bạn cũ cấp ba Bắc Quảng Trạch ở đất Phương Nam

NGỌC PHƯƠNG NAM Kỷ niệm 50 năm thành lập Trường Cấp 3 Bắc Quảng Trạch / Phổ thông Trung học số 1 Quảng Trạch.. Một số hình ảnh và cảm nhận.

Bài ca Người giáo viên nhân dân – Lan Anh

Sáng tác : Hoàng Vân
Trình bày : Lan Anh


Hình ảnh và cảm nhận 19 11 được trân trọng bảo tồn và phát triển

CÂU CHUYỆN ẢNH THÁNG 11
Hoàng Kim

Trường tôi nôi yêu thương
Về Trường để nhớ thương
Vui bước tới thảnh thơi
Dạy và học ngày mới

Cây Lương thực Việt Nam
Hoa Lúa giữa Đồng Xuân
Sắn Việt Nam ngày nay
CNM365 Tình yêu cuộc sống

Thăm nhà cũ của Darwin
Nguyễn Du trăng huyền thoại
Sóc Trăng Lương Định Của
Chuyện thầy Tôn Thất Trình

Thầy bạn trong đời tôi
Thầy nghề nông chiến sĩ
Việt Nam con đường xanh
Một niềm tin thắp lửa

Nhớ kỷ niệm một thời
Mình về với chính mình

Câu chuyện ảnh tháng 11 tại 14 đường dẫn https://hoangkimlong.wordpress.com/category/day-va-hoc-ngay-moi

VỀ TRƯỜNG ĐỂ NHỚ THƯƠNG
Hoàng Kim


Đại học Nông Lâm thật thích
Bạn thầy vui thật là vui
Sân Trường giảng đường ấm áp
Đường xuân phơi phới tuyệt vời

Hình như mọi người trẻ lại
Hình như người ấy đẹp hơn
Hình như tre già măng mọc
Nắng mai soi giữa tâm hồn.

Thầy bạn trong ngoài thiện nguyện
Về Trường chia sẻ động viên
Trang sách trang đời lắng đọng
Yêu thương bao cuộc đời hiền

Thầy bạn ngày vui hẹn gặp
Lời thương mong ước bình an
Tình khúc Nông Lâm ngày mới
Sức xuân Tự nguyện Lên đàng

xem Video Gia đình Nông nghiệp Đoàn Nhật Châu Toàn cảnh Liên khoá NLMS gặp nhau tại nhà hàng Đoàn Viên ( công viên Tao Đàn ) ngày 06/12/2020 https://www.facebook.com/groups/116240288833267/permalink/1127332901057329/

Đại học Nông Lâm trước giờ G ngày 19/11

KỶ YẾU KHOA NÔNG HỌC 65 năm thành lập Khoa mời vào đường link để xem chi tiết https://kyyeunonghoc.blogspot.com/2020/11/ky-yeu-ky-niem-65-nam-thanh-lap-khoa.html

MỘT NIỀM TIN THẮP LỬA
Hoàng Kim

Nhìn đàn em ngời niềm vui rạng rỡ.
Chợt thấy lòng rưng rưng.
Công việc nghề nông cực mà hạnh phúc.
Cố lên em nổ lực không ngừng !

Hột mồ hôi lắng vào hạt gạo.
Câu ca ông bà theo suốt tháng năm.
Thêm bữa cơm ngon cho người lao động.
Nâng chén cơm thơm, qúy trọng người trồng.

Em ơi hãy học làm ruộng giỏi.
Nghề nông thời nào cũng quý kỹ năng.
Người dân khá hơn là niềm ao ước
Công việc này giao lại cho em.

Có một mùa Vu Lan hạnh phúc
Ơn mẹ cha lam lũ sớm hôm
Thương con vạc gọi sao mai dậy sớm
Một niềm tin thắp lửa giữa tâm hồn.

Bước tiếp bước giữa trường đời gian khó
HỌC ĐỂ LÀM người lao động siêng năng
Rèn nhân cách vượt lên bao cám dỗ
Đức và Tài tử tế giữa Nhân Dân.

Chúc mừng các em sinh viên! Chúc mừng Thầy Huỳnh Thanh Hùng,Thầy Trần Đình Lý và quý Thầy Cô trong buổi Lễ Tốt Nghiệp trang trọng. Nhìn đàn em ngời niềm vui rạng rỡ. Chợt thấy lòng rưng rưng. Công việc nghề nông cực mà hạnh phúc. Cố lên em nổ lực không ngừng ! Hột mồ hôi lắng vào hạt gạo. Câu ca ông bà theo suốt tháng năm.Thêm bữa cơm ngon cho người lao động. Nâng chén cơm thơm, qúy trọng người trồng

xem tiếp Về Trường để nhớ thương

Về Trường để nhớ thương
(Dư âm những niềm vui cũ, hình ảnh và cảm nhận được trân trọng bảo tồn và phát triển)

Lời biết ơn sâu sắc

Thầy bạn là lộc xuân
Thầy bạn trong đời tôi
Một niềm tin thắp lửa
Về Trường để nhớ thương

Bài viết mới trên #CLTVN; CNM365 Tình yêu cuộc sống
DẠY VÀ HỌC http://hoangkimvn.wordpress.com
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây   cập nhật mỗi ngày

Video nhạc tuyển


Bài học quý giá biết chăm sóc sức khỏe
Secret Garden – Bí mật vườn thiêng 
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam Thung dung Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter