#cnm365 #cltvn 10 tháng 5


TỈNH THỨC CÙNG THÁNG NĂM
Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim
#Nhàtôi
; #banmai; #htn365; #ana; #Thungdung#dayvahoc, #vietnamhoc;  #cnm365;  #cltvn; #đẹpvàhay; #lvn365 https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-10-thang-5/ & https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-10-thang-5

CNM365 Tình yêu cuộc sống: Tỉnh thức cùng tháng năm; Lev Tonstoy năm kiệt tác; Chuyện thầy Nguyễn Tử Siêm; Thế giới trong mắt ai; Bài thơ Viên đá Thời gian; Lời Thầy dặn thung dung; Nông nghiệp Việt trăm năm; Sông Mekong tin nổi bật; Vị tướng của lòng dân; Nguyễn Du trăng huyền thoại; Trời nhân loại mênh mông; Tagore Thánh sư Ấn Độ; Hoa Hồng Ngọc Quan Âm; Huế có Thiên Thụ Sơn; Ta về với Linh Giang ; Làng Minh Lệ quê tôi; Châu Mỹ chuyện không quên; Nguyễn Du là bậc anh hùng; Tô Đông Pha Tây Hồ; Đền Kiếp Bạc Côn Sơn; Dám đánh và quyết thắng; Kim Notes lắng ghi chú; Phục Sinh Bình Minh An; Giấc mơ đời vẫn thực; Sóng yêu thương vỗ mãi; Sơn La núi báu vật; Ngụ ngôn cho người lớn; Huế có Thiên Thụ Sơn; Ta về với Linh Giang ; Làng Minh Lệ quê tôi ; Châu Mỹ chuyện không quên ; Một gia đình yêu thương ; Nguyễn Du là bậc anh hùng; Tô Đông Pha Tây Hồ ; Lời Thầy dặn thung dung; Sớm hè líu ríu xuân Hoàng Long cây lương thực ; Một gia đình yêu thương; Nguyễn Du Hồ Xuân Hương, Dưỡng mầm xanh phương Nam; Việt Nam Tổ Quốc tôi; Việt Nam con đường xanh; Cách đánh của Việt Nam; Thế giới trong mắt ai ; Chỉ tình yêu ở lại ; Mưa lành và lúa xuân; Lúa siêu xanh Việt Nam ;Tiến bộ giống sắn Việt Nam; Lào hoa trắng nắng Mekong; Đẹp và Hay Học Mãi; Suy tư sông Dương Tử; Trung Tân mừng ngày mới; Thế giới trong mắt ai; Vui đến chốn thung dung; Việt Nam con đường xanh; Hoàng Trung Trực đời lính; Thơ viết bên thác Iguazu; Cuối dòng sông là biển, Sự cao quý thầm lặng; Nghị lực và Ơn Thầy; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Nhớ kỷ niệm một thời; Nhớ lại và suy ngẫm; Trường tôi nôi yêu thương; Lời Thầy dặn thung dung; Con đường xanh yêu thương; Bảo tồn và phát triển sắn; Tiến bộ giống sắn Việt Nam; Giống sắn KM140 giải VIFOTEC; Hoa và Ong Hoa Người; Những trang văn thắp lửa; Bài ca Trường Quảng Trạch; Bài thơ Viên đá Thời gian; Thầy Hiếu đêm giáng sinh; Bóng hạc chốn xa xôi; Lời thương; Thế giới trong mắt ai; Cách mạng sắn Việt Nam; Bạch Ngọc Đông Hòa bạn quý; Tỉnh thức cùng tháng năm; Ban Mai Bình Minh An Tỉnh thức nhớ Viên Minh; Vĩ Dạ thương Miên Thẩm; Bay lên nào Hải Âu; Sơn Nam ông già Nam Bộ; Sơn Nam và Bùi Giáng; Chỉ tình yêu ở lại ; Về với vùng cát đá ; Thầy giáo già trước biển; Mưa lành và lúa xuân; Lúa siêu xanh Việt Nam ; Tiến bộ giống sắn Việt Nam; Sắn Việt Nam ngày nay; Hoàng Long thơ về Mẹ; Thung dung đời quên tuổi; Nhớ lời vàng Albert Einstein; Trần Văn Trà bóng hạc; Thiên đường này đâu quá xa; Qua Waterloo nhớ Scott; Lên đỉnh Thiên Môn Sơn; Gạo Việt và thương hiệu; Thăm nhà cũ của Darwin; Về; Nghĩa Lĩnh Đền Hùng; Dẻo thơm hạt ngọc Việt, Trần Khánh Dư vẹn kiếp; Ăn cháo nói càn khôn; Nhớ quên khúc nhạc vui; Mười thói quen mỗi ngày; Nguyễn Hàm Ninh Thầy Vua; Ngắm ‘ngõ nhà lão Hâm’; Kim Notes lắng ghi chú; Đọc ’50 năm nhớ lại’; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Giống lúa siêu xanh GSR65; Tháng Tư chuyện không quên; Phục sinh giữa tối sáng; Việt Nam con đường xanh; Đêm khúc nhạc thanh bình; Thầy bạn trong đời tôi; Tiến bộ giống sắn Việt Nam ; Sắn Việt Nam ngày nay ; Giống khoai lang Việt Nam; Thành tâm với chính mình; Trường tôi nôi yêu thương, Về Trường để nhớ thương; Minh triết Thomas Jefferson; Chuyện đồng dao cho em; Chuyện cổ tích người lớn; Lời dặn của Thánh Trần; Nhớ thầy Tôn Thất Trình; Chuyện thầy Tôn Thất Trình; Tâm Đạo chuyện trăm năm; Đến với Tây Nguyên mới, Ban mai chào ngày mới; Khi hoa bằng lăng nở; Nhà tôi chốn thung dung; Kuma DCj & Hoàng Thảo; Minh triết của đức Phật; Đền Bà Chúa Thượng Ngàn; Đi dưới trời minh triết; Yên Lãng Hồ Chí Minh; Tản mạn nhớ và quên; Làng Minh Lệ quê tôi; Chuyện ngậm ngãi tìm trầm; Chuyện muôn năm còn kể; Lên Trúc Lâm Yên Tử; Lời ru nhớ núi sông; Đến với Tây Nguyên mới ; Câu cá bên dòng  Sêrêpôk; Tỉnh thức cùng tháng năm; Mưa xuân Kim và Thủy; Chuyện sao Kim kỳ thú; Sông Hoàng Long chảy hoài; Sông Kỳ Lộ Phú Yên; Mưa xuân trong mắt ai; Tháng Ba hoa gạo nở; Việt Nam con đường xanh; Đọc lại và suy ngẫm; Mây lành Phổ Đà Sơn; Kim Notes lắng ghi chú; Gia Cát Mã Tiền  Khóa; Trung Quốc một suy ngẫm; Nhớ Ông Bà Cậu Mợ; Có một ngày như thế; Phục sinh giữa tối sáng; Nam tiến của người Việt; Nhà tôi giấc mơ xanh; Cao Biền trong sử Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Nhà tôi giấc mơ xanh; Tô Đông Pha Tây Hồ; Thượng Đức thương nhìn lại; Những trang văn thắp lửa; Thơ vui những ngày nhàn; Bill Gates học để làm; Minh triết sống phúc hậu; Giống khoai lang Việt Nam; Sắn Việt Nam ngày nay; Vietnamese Cassava Today; Hồ Lắk Đình Lạc Giao; Ngày Quốc tế Hạnh phúc; Chim Phượng về làm tổ; Chốn vườn thiêng cổ tích; Trân trọng Ngọc riêng mình; Bảo tồn và phát triển sắn; Về miền Tây yêu thương; Trần Công Khanh ngày mới; Mark Zuckerberg và FB ; Chuyện đồng dao cho em; Đến với Tây Nguyên mới; Thương Kim Thiếp Vũ Môn.Nghỉ ngơi nhàn tĩnh dưỡng; Trần Công Khanh ngày mới;Selma Nobel văn học; Thầy Quyền thâm canh lúa; Chuyện ngày sinh của Thủy;Một gia đình yêu thương; Thành kính lưu lời thương; Nhớ ông bà cậu mợ; Một niềm tin thắp lửa;Minh triết sống phúc hậu; Truyện vua Solomon; Đến với Tây Nguyên mới; Hồ Lắk Đình Lạc Giao; Thương Kim Thiết Vũ Môn; IAS đường tới trăm năm; Nông nghiệp Việt trăm năm; Quản lý đất đai Việt Nam; Nam Tiến của người Việt; Mẹ tắm mát đời con; Bóng hạc chốn xa xôi; Hồ Lắk Đình Lạc Giao; Cánh cò bay trong mơ; Vào Tràng An Bái Đính; Sông Hoàng Long chảy hoài; Nguồn Son nối Phong Nha; #An nhiên; Đến với Tây Nguyên mới; Thương Kim Thiết Vũ Môn; Nguyễn Huy Thiệp lắng đọng;Đặng Dung thơ Cảm hoài; Đồng hành cùng đi tới; Giống khoai lang Việt Nam; Thương Kim Thiếp Vũ Môn; Quảng Bình đất và người; Thơ văn thầy Hồ Ngọc Diệp; Chuyện cổ tích người lớn; Cuối dòng sông là biển; Thầy nghề nông chiến sĩ; Đọc lại và suy ngẫm; Thương Kim Thiếp Vũ Môn; Giống khoai lang Việt Nam; Việt Nam con đường xanh; Đọc lại và suy ngẫm; Mây lành Phổ Đà Sơn; Cao Biền trong sử Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Nhà tôi giấc mơ xanh;Phạm Hồng Đức Phước ca cao; Cao Biền trong sử Việt;Trời nhân loại mênh mông; Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay; Thầy bạn trong đời tôi; Cuối dòng sông là biển;. Phục sinh giữa tối sáng; Nam tiến của người Việt; Gia Cát Mã Tiền Khóa; Kim Notes lắng ghi chú; Gia Cát Mã Tiền Khóa;Sông Kỳ Lộ Phú Yên; Châu Văn Tiếp Phú Yên; Chọn giống sắn Việt Nam; Ngọc Phương Nam ngày mới; Nghê Việt am Ngọa Vân; Phục sinh giữa tối sáng; Lê Phụng Hiểu ruộng thác đao; Thầy bạn trong đời tôi; Bóng hạc chốn xa xôi; Giống khoai lang Việt Nam; Chuyện thầy Lê Quý Kha; Lên Việt Bắc điểm hẹn ; Tiếng Việt lung linh sáng; Bài thơ Viên đá Thời gian; Kim Notes lắng ghi chú; Gia Cát Mã Tiền  Khóa; Minh triết sống phúc hậu; Thung dung dạy và học; Thầy bạn trong đời tôi; Trịnh Công Sơn lắng đọng; Dạo chơi non nước Việt; Minh triết cho mỗi ngày; Địa chỉ xanh Ấn Độ; Vườn Quốc gia Việt Nam; Tĩnh lặng cùng với Osho; Đi thuyền trên Trường Giang; Đến với Tây Nguyên mới; Bài thơ Viên đá Thời gian; Đợi anh ngày trở lại; Chốn thiêng; Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc; Sắn Việt Nam ngày nay; Chung sức trên đường xuân; Vietnamese cassava today; Đỗ Hoàng Phong chiều xuân; Hồ Văn Thiện bóng chiều; Walt Disney người bạn lớn; 24 tiết khí lịch nhà nông; Lời thương; Giống lạc HL25 Việt Ấn; Thầy Tuấn kinh tế hộ; Thầy Tuấn trong lòng tôi; Địa chỉ xanh Ấn Độ; Chuyện cổ tích người lớn; Giống khoai lang Việt Nam; Nguyễn Hiến Lê sao sáng; Xanh một trời hi vọng; Về miền Tây yêu thương; Nơi một trời thương nhớ; Nông lịch tiết Thanh Minh; 24 tiết khí nông lịch; Ngày xuân đọc Trạng Trình; Nhớ thầy Trần Ngọc Ngoạn; Chốn thiêng; Thế giới trong mắt ai; Việt Nam con đường xanh; Nông nghiệp công nghệ cao; Phạm Quang Khánh Hoa Đất; Sông Mekong tin nổi bật; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Chín điều lành hạnh phúc; Đến với bài thơ hay; Nụ tầm xuân mùa xuân ; Về miền Tây yêu thương; Nơi một trời thương nhớ; Nông lịch tiết Thanh Minh; Tốt gỗ chẳng cần sơn; Ngày xuân đọc Trạng Trình; Nhớ thầy Trần Ngọc Ngoạn; Chốn thiêng; Thế giới trong mắt ai; Nông nghiệp công nghệ cao; Việt Nam con đường xanh; Thầy bạn trong đời tôi. Bill Gates học để làm Chuyện cổ tích người lớn. Thương Kim Thiếp Vũ Môn; Nhớ lời thề cỏ May, Vui quà tặng cuộc sống

Ngày 10 tháng 5 năm 1994, Nelson Mandela tuyên thệ nhậm chức tổng thống, trở thành tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi (Nelson Mandela ở Johannesburg, Gauteng, ngày 13 tháng 5 năm 2008 ảnh South Africa The Good News). Ngày 10 tháng 5 năm 1912, ngày sinh Tôn Thất Tùng, bác sĩ nổi tiếng ở Việt Nam và thế giới trong lĩnh vực gan và giải phẫu gan (mất năm1982). Ngày 10 tháng 5 năm 1997, ngày mất Nguyễn Khắc Viện, bác sĩ nhi khoa, đảng viên Đảng Cộng sản Pháp và Đảng Cộng sản Việt Nam, một nhà nghiên cứu văn hóa và tâm lý y học nổi tiếng Việt Nam, sách Lịch sử Việt Nam tác giả Nguyễn Khắc Viện bằng tiếng Anh, tái bản lần 4 (Vietnam along history Thế Giới Publishers, Hanoi 1999, 525 p.);

Bài chọn lọc ngày 10 tháng 5: Ngọc lưu ly nhớ Mẹ; Nhớ bạn nhớ châu Phi; Lúa sắn Việt Châu Phi; Lúa sắn Cămpuchia và Lào; Đối thoại nền văn hóa; Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Nhớ cụ Nguyễn Khắc Viện; Chuyện thầy Nguyễn Tử Siêm; An vui cụ Trạng Trình; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.comhttp://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-10-thang-5/

TỈNH THỨC CÙNG THÁNG NĂM

Có Những Câu Chuyện Đời
Không Chỉ Đọc Một Lần
Hôm Nay Tôi Tỉnh Thức
Vì Sao Lev Tonstoi Khóc


Khi Người Viết Phục Sinh
Và “Suy Niệm Mỗi Ngày”
Lev Tonstoy Coi Đó Là
Cống Hiến Lớn Đời Người

Ông Thức Tỉnh Con Người

Đời Cao Hơn Trang Văn
Đất, Người Và Chính Mình
Lời Thầy Dặn Thung Dung
Chỉ Tình Yêu Ở Lại

NGỌC LƯU LY NHỚ MẸ

Bạn nhớ dáng mẹ lưng còng
Mình thương mẹ mất lúc còn thanh xuân

Giáp Thìn bốn chín chân vân
Tuổi thơ vắng mẹ rưng rưng cuộc đời
Ít năm giặc giết cha rồi
Gian nan càng trải một thời truân chiên

Quê hương lưu bóng mẹ hiền
Thiêng liêng đất nước lời nguyền núi sông


AN VIÊN NGỌC QUAN ÂM

Tỉnh thức càn khôn chốn đại ngàn
Ngọc lành vàng đá giữa lầm than
Hoàng Thành trọn vẹn tinh hoa tốt
Trúc Lâm gìn giữ lửa hương tàn
Vận chuyển thời cơ lưu vẹn kiếp
Mệnh nung tâm huyết chí bền gan
Nhờ ai lem luốc tròn duyên nghiệp
Đất cảm trời thương thấu kẻ hàn


Hoàng Kim

LEV TONSTOY NĂM KIỆT TÁC
Hoàng Kim

Lev Tolstoy (1828 – 1910) là nhà hiền triết và đại văn hào Nga danh tiếng bậc nhất lịch sử nhân loại với năm kiệt tác lắng đọng mãi với thời gian: 1) Chiến tranh và Hòa bình, 2) Ana Karenina, 3) Phục sinh; 4) Đường sống; 5) Suy niệm mỗi ngày. Riêng hai tác phẩm Đường sống và Suy niệm mỗi ngày / Minh triết cho mỗi ngày (Wise Thoughts for Every Day) được coi là hai công trình trọng yếu cuối cùng của Lev Tonstoy và ông đã xem nó là đóng góp quan trọng nhất của ông cho nhân loại.

LEV TOLSTOY SUY NIỆM MỖI NGÀY

Theo Peter Serikin tại lời giới thiệu của tác phẩm Suy niệm mỗi ngày / Minh triết cho mỗi ngày (Wise Thoughts for Every Day) là công trình trọng yếu cuối cùng của Lev Tonstoy.Ông xem nó là đóng góp quan trọng nhất của ông cho nhân loại. “Tonstoy giữ cái ‘cẩm nang’ cho một cuộc sống tốt này trên bàn làm việc của ông trong suốt những năm cuối cùng đời mình cho đến phút cuối (thậm chí ông còn yêu cầu trợ lý cùa mình V. Chertkov, đưa cho ông xem bản in thử trên giường chết của ông) Chi tiết nhỏ này cho thấy Tonstoy yêu quý tác phẩm này xiết bao!”.

Cũng theo Peter Serikin bộ ba tập sách ‘Minh triết của hiền nhân’ 1903  (The Thoughts of Wise Men) ; Một chu kỳ đọc (A Circle of Reading’ 1906; Minh triết cho mỗi ngày 1909 (Wise Thoughts for Every Day) dường như phát triển sau khi Lev Tolstoy bệnh nặng và phục sinh như một phép lạ cuối năm 1902. Bộ ba này của Tolstoy hết sức phổ biến từ lần xuất bản thừ nhất vào năm 1903 cho đến năm 1917. Rồi cả ba cuốn đều không được xuất bản trong suốt thời kỳ gần 80 năm vì nội dung tôn giáo của chúng, Và nó được xuất hiện trở lại gần đây sau sup đổ của Liên bang Xô Viết.

Sách ‘Suy niệm mỗi ngày’ nguyên tác tiếng Nga của Lev Tonstoy do Đỗ Tư Nghĩa dịch từ bản tiếng Anh ‘Wise Thoughts for Every Day’ của Peter Serikin xuất bản ở New York Mỹ từ năm 2005 và, Bản quyền bản tiếng Việt của Công ty THHH Văn Hóa Khai Tâm 2017. Hành trình cuốn sách này đến Việt Nam khá muộn  nhưng may mắn thay những tư tưởng minh triết của nhà hiền triết Lev Tonstoy đã tới chúng ta gợi mở cho sự suy ngẫm ‘minh triết cho mỗi ngày’ cùng đồng hành với người thầy hiền triết vĩ đại.

Lev Tonstoy ‘Suy niệm mỗi ngày’ 365 ngày, mỗi ngày ông viết một mục suy ngẫm ngắn và sâu sắc. Trung Quốc thời kỳ đại cách mạng văn hóa có một câu chuyện khác tương tự, Lâm Bưu người được coi là nhà đầu tư quyền lực hiệu quả nhất và phát kiến thiên tài khi ông tạo dựng nên được cơn sốt sùng bái cá nhân đối với Mao Trạch Đông đã tuột mất đại quyền và thành phe thiểu số để cân bằng quyền lực, chọi với đỉnh cao thế lực Đảng Chính quyền phái đa số Lưu Đặng khi ấy Lưu Thiếu Kỳ đã làm Chủ tịch Nước và Đặng Tiểu Bình nắm cương vị Tổng Bí Thư Đảng. Lâm Bưu với tư cách Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng đã chọn lọc phát hành 5 triệu cuốn sách đỏ Mao tuyển cho toàn quân và Hồng vệ binh. Cuốn sách đỏ nhỏ bỏ túi này với những danh ngôn tuyển chọn của Mao Trạch Đông có giá trị hiện thực như thế nào trong lật ngược thế cờ bạn đã thấy rõ. Bây giờ chúng ta hãy Đọc lại và suy ngẫm “Đức tin” và “Tình yêu” của Lev Tonstoy trong CNM365 ngày của ông:

Lev Tonstoy viết  ĐỨC TIN. Quy luật của Thượng đế tất yếu bao hàm đòi hỏi việc chu toàn ý chí của Ngài. Bởi về tất cả mọi con người đều được Thượng đế sáng tạo ra một cách bình đẳng, nên quy luật của Ngài là Một, chung cho tất cả chúng ta. Đời chúng ta chỉ có thể tốt đẹp khi nào chúng ta hiểu quy luật của Thượng đế và tuân theo nó.

Có một câu cách ngôn cổ của Do Thái: “Linh hồn của một người là ngọn đèn của Thượng đế” Khi ngọn đèn ấy chưa được thắp lên thì một cá nhân sẽ vẫn mãi bơ vơ; nhưng khi nó được thắp lên, y trở nên mạnh mẽ và tự do. Dĩ nhiên, điều này không thể khác, bởi vì đó không phải là quyền lực của chính y, mà là của Thượng đế.

Mặc dù chúng ta không biết sự thiện phổ quát là gì, chúng ta thực sự biết rằng, tất cả chúng ta nên tuân theo quy luật của sự thiện, vốn hiện hữu cả trọng sự khôn ngoan của con người lẫn trong trái tim chúng ta.

Nếu chúng ta tin rằng, họ có thể làm hài lòng Thượng đế thông qua những nghi lễ và những lời cầu nguyện thôi – chứ không phải bằng hành động- thì họ đã nói dối với cả thượng đế lẫn chính họ

Lev Tonstoy khuyên chúng ta về ĐỨC TIN. “Hãy luôn luôn hạnh phúc và sung sướng”  hãy  tuân theo quy luật của sự thiện và luôn nhớ câu cách ngôn cổ của người Do Thái: “Linh hồn của một người là ngọn đèn của Thượng đế“.  Minh triết cho mỗi ngày là một kho tàng minh triết tinh túy.

Lev Tonstoy viết  về TÌNH YÊU. Ông Lev Tonstoi khi về già nhớ những kỷ niệm cũ. Ông đã viết “Suy niệm mỗi ngày” cho 365 ngày để tự nhìn lại kiệt tác “Tự thú” mà ông đã viết trước đó. Ông đã đúc kết, chắt lọc, hòa trộn tác phẩm cũ và nâng lên cao hơn trong mục từ TÌNH YÊU. Ông viết: “Người ta hỏi một hiền triết phương Đông: Khoa học là gì? Ông đáp: Biết người. Họ hỏi Cái Thiện là gì? Ông đáp: Yêu người. Để sống theo quy luật của Thượng đế, một con chim phải bay, một con cá phải bơi và một con người phải yêu thương. Cách tốt nhất để cải thiện cuộc đời của nhau là qua tình yêu Yêu là biểu lộ cái tốt lành. Tình yêu không chỉ thực hiện trong lời nói mà còn trong những hành động chúng ta thực hiện vì kẻ khác“.

Hoàng Kim noi theo người Thầy lớn minh triết, thắp lên ngọn đèn trí tuệ của chính mình. Tôi diễn đạt ĐỨC TIN và TÌNH YÊU của tôi theo sự trãi nghiệm cuộc đời niềm tin và nghị lực

NIỀM TIN VÀ NGHỊ LỰC
Hoàng Kim

Minh triết đời người là yêu thương
Cuối dòng sông là biển
Niềm tin thắp lên nghị lực
Yêu thương mở cửa thiên đường.

LEV TONSTOY CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌNH

Lev Tolstoy đại văn hào Nga, là cha đẻ của kiệt tác “Chiến tranh và hòa bình”, đỉnh cao của trí tuệ con người. Tiểu thuyết sử thi vĩ đại này đưa Lev Tolstoy vào trái tim của nhân loại và được yêu mến ở khắp mọi nơi trên thế giới. Tác phẩm “Chiến tranh và hòa bình được bình chọn là kiệt tác trong sách “Một trăm kiệt tác“ của hai nhà văn Nga nổi tiếng I.A.A-Bra- mốp và V.N. Đê-min do Nhà xuất bản Vê tre Liên bang Nga phát hành năm 1999, Nhà xuất bản Thế Giới Việt Nam phát hành sách này năm 2001 với tựa đề “Những kiệt tác của nhân loại“, dịch giả là Tôn Quang Tính, Tống Thị Việt Bắc và Trần Minh Tâm. “Chiến tranh và hòa bình” cũng được xây dựng thành bộ phim cùng tên do đạo diễn là Sergey Fedorovich Bondarchuk, công chiếu lần đầu năm 1965 và được phát hành ngày 28 tháng 4 năm 1968 tại Hoa Kỳ. Phim đoại giải thưởng Oscar phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc nhất năm 1968.

Tóm tắt tác phẩm Chiến tranh và hòa bình

Tác phẩm mở đầu với khung cảnh một buổi tiếp tân, nơi có đủ mặt các nhân vật sang trọng trong giới quý tộc Nga của Sankt Peterburg. Bên cạnh những câu chuyện thường nhật của giới quý tộc, người ta bắt đầu nhắc đến tên của Napoléon và cuộc chiến tranh sắp tới mà Nga sắp tham gia. Trong số những tân khách hôm ấy có công tước Andrei Bolkonsky một người trẻ tuổi, đẹp trai, giàu có, có cô vợ Liza xinh đẹp mới cưới và đang chờ đón đứa con đầu lòng. Và một vị khách khác là Pierre người con rơi của lão bá tước Bezukhov, vừa từ nước ngoài trở về. Tuy khác nhau về tính cách, một người khắc khổ về lý trí, một người hồn nhiên sôi nổi song Andrei và Pierre rất quý mến nhau và đều là những chàng trai trung thực, luôn khát khao đi tìm lẽ sống. Andrei tuy giàu có và thành đạt nhưng chán ghét tất cả nên chàng chuẩn bị nhập ngũ với hy vọng tìm được chỗ đứng của một người đàn ông chân chính nơi chiến trường. Còn Pierre từ nước ngoài trở về nước Nga, tham gia vào các cuộc chơi bời và bị trục xuất khỏi Sankt Peterburg vì tội du đãng. Pierre trở về Moskva, nơi cha chàng đang sắp chết. Lão bá tước Bezukhov rất giàu có, không có con, chỉ có Pierre là đứa con rơi mà ông chưa công nhận. Mấy người bà con xa của ông xúm quanh giường bệnh với âm mưu chiếm đoạt gia tài. Pierre đứng ngoài các cuộc tranh chấp đó vì chàng vốn không có tình cảm với cha, nhưng khi chứng kiến cảnh hấp hối của người cha lúc lâm chung thì tình cảm cha con đã làm chàng rơi nước mắt. Lão bá tước mất đi để lại toàn bộ gia sản cho Pierre và công nhận chàng làm con chính thức. Công tước Kuragin không được lợi lộc gì trong cuộc tranh chấp ấy bèn tìm cách dụ dỗ Pierre. Vốn là người nhẹ dạ, cả tin nên Pierre rơi vào bẫy và phải cưới con gái của lão là Hélène, một cô gái có nhan sắc nhưng lẳng lơ và vô đạo đức. Về phần Andrei chàng quyết định gởi vợ cho cha và em chăm sóc sau đó gia nhập quân đội. Khi lên đường Andrei mang một niềm hi vọng có thể có thể tìm thấy ý nghĩa cuộc sống cũng như công danh trên chiến trường. Chàng tham gia trận đánh Austerlitz lừng danh, bị thương nặng, bị bỏ lại trên chiến trường. Khi tỉnh dậy chàng nhìn thấy bầu trời xanh rộng lớn và sự nhỏ nhoi của con người, kể cả những mơ ước, công danh và kể cả Napoléon người được chàng coi như thần tượng. Andrei được đưa vào trạm quân y và được cứu sống. Sau đó, chàng trở về nhà chứng kiến cái chết đau đớn của người vợ trẻ khi sinh đứa con đầu lòng. Cái chết của Lisa, cùng với vết thương và sự tiêu tan của giấc mơ Tulông đã làm cho Andrei tuyệt vọng. Chàng quyết định lui về sống ẩn dật. Có lần Pierre đến thăm Andrei và đã phê phán cách sống đó. Lúc này, Pierre đang tham gia vào hội Tam điểm với mong muốn làm việc có ích cho đời. Một lần, Andrei có việc đến gia đình bá tước Rostov. Tại đây, chàng gặp Natasha con gái gia đình của bá tước Rostov. Chính tâm hồn trong trắng hồn nhiên và lòng yêu đời của nàng đã làm hồi sinh Andrei. Chàng quyết định tham gia vào công cuộc cải cách ở triều đình và cầu hôn Natasha. Chàng đã được gia đình bá tước Rostov chấp nhận, nhưng cha chàng phản đối cuộc hôn nhân này. Bá tước Bolkonsky (cha của Andrei) buộc chàng phải đi trị thương ở nước ngoài trong khoảng thời gian là một năm. Cuối cùng, chàng chấp nhận và xem đó như là thời gian để thử thách Natasha. Chàng nhờ bạn mình là Pierre đến chăm sóc cho Natasha lúc chàng đi vắng. Natasha rất yêu Andrei, song do nhẹ dạ và cả tin nên nàng đã rơi vào bẫy của Anatole con trai của công tước Vasily, nên Natasha và Anatole đã định bỏ trốn nhưng âm mưu bị bại lộ, nàng vô cùng đau khổ và hối hận. Sau khi trở về Andrei biết rõ mọi chuyện nên đã nhờ Pierre đem trả tất cả những kỷ vật cho Natasha. Nàng lâm bệnh và người chăm sóc thông cảm cho nàng lúc này là Pierre. Vào lúc này, nguy cơ chiến tranh giữa Pháp và Nga ngày càng đến gần. Cuối năm 1811, quân Pháp tiến dần đến biên giới Nga, quân Nga rút lui. Đầu năm 1812, quân Pháp tiến vào lãnh thổ Nga. Chiến tranh bùng nổ. Vị tướng già Mikhail Kutuzov được cử làm tổng tư lệnh quân đội Nga. Trong khi đó, quý tộc và thương gia được lệnh phải nộp tiền và dân binh. Pierre cũng nộp tiền và hơn một ngàn dân binh cho quân đội. Andrei lại gia nhập quân đội, ban đầu vì muốn trả thù tình địch, nhưng sau đó chàng bị cuốn vào cuộc chiến và tinh thần yêu nước của nhân dân Nga. Trong trận Borodino, dưới sự chỉ huy của vị tướng Kutuzov quân đội Nga đã chiến đấu dũng cảm tuyệt vời. Andrei cũng tham gia trận đánh này và bị thương nặng. Trong lán quân y, chàng gặp lại tình địch của mình cũng đang đau đớn vì vết thương. Mọi nỗi thù hận đều tan biến, chàng chỉ còn thấy một nỗi thương cảm đối với mọi người. Chàng được đưa về địa phương. Trên đường di tản, chàng gặp lại Natasha và tha thứ cho nàng. Và cũng chính Natasha đã chăm sóc cho chàng cho đến khi chàng mất. Sau trận Borodino, quân Nga rút khỏi Moskva. Quân Pháp chiếm được Moskva nhưng có tâm trạng vô cùng lo sợ. Pierre trở về Moskva giả dạng thành thường dân để ám sát Napoléon. Nhưng âm mưu chưa thực hiện được thì chàng bị bắt. Trong nhà giam, Pierre gặp lại Platon Karataev, một triết gia nông dân. Bằng những câu chuyện của mình, Platon đã giúp Pierre hiểu thế nào là cuộc sống có nghĩa. Quân Nga bắt đầu phản công và tái chiếm Moskva. Quân Pháp rút lui trong hỗn loạn. Nga thắng lợi bằng chính tinh thần của cả dân tộc Nga chứ không phải do một cá nhân nào, đó là điều Kutuzov hiểu còn Napoléon thì không hiểu. Trên đường rút lui của quân Pháp, Pierre đã trốn thoát và trở lại Moskva. Chàng hay tin Andrei đã mất và vợ mình cũng vừa mới qua đời vì bệnh. Chàng gặp lại Natasha, một tình cảm mới mẻ giữa hai người bùng nổ. Pierre quyết định cầu hôn Natasha. Năm 1813, hai người tổ chức đám cưới. Bảy năm sau, họ có bốn người con. Natasha lúc này không còn là một cô gái vô tư hồn nhiên nữa mà đã trở thành một người vợ đúng mực. Pierre sống hạnh phúc nhưng không chấp nhận cuộc sống nhàn tản mà . tham gia tổ chức cách mạng của những người tháng Chạp.

“Chiến tranh và hòa bình” là bộ sử thi vĩ đại nhất của Lev Tolstoy, trước hết là vì tác phẩm đã làm sống lại thời kì toàn thể nhân dân Nga và quân đội thiện chiến và tướng lĩnh giỏi của Pháp gặp nhau trên chiến trường. Nhân dân là nhân vật trung tâm của toàn bộ cuốn tiểu thuyết anh hùng ca này. Qua đó, Tolstoy muốn làm nổi bật tính chất nhân dân anh hùng quyết định vận mệnh lịch sử của dân tộc. Về nghệ thuật, tác phẩm kết cấu dựa trên sự thống nhất hai mặt của chủ nghĩa anh hùng nhân dân và truyện kể lịch sử. Cốt truyện được xây dựng trên hai biến cố lịch sử chủ yếu đầu thế kỉ XIX : cuộc chiến tranh năm 1805 và 1812, đồng thời phản ánh cuộc sống hòa bình của nhân dân và giai cấp quý tộc Nga vào các giai đoạn 1805 – 1812, 1812 – 1820. Các tình tiết và cốt truyện nói trên lại kết cấu tập trung xung quanh hai biến cố lịch sử chủ yếu này. Chủ đề nhân dân gắn bó khăng khít với chủ đề lịch sử, và đề tài chiến tranh quán xuyến toàn bộ tác phẩm đan chéo với đề tài về hòa bình. Bởi vậy, truyện kể lịch sử cùng với chủ nghĩa anh hùng nhân dân là hai mặt cơ sở thống nhất tạo thành kết cấu hoàn chỉnh của sử thi, tạo nên mọi tình tiết trong tác phẩm và được hình tượng hóa theo quá trình xây dựng tác phẩm. Một trong những đặc điểm nổi bật khác của “Chiến tranh và hòa bình” là nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật. Số phận nhân vật với những tâm trạng tinh tế đều gắn bó mật thiết với bước thăng trầm của lịch sử. Đây chính là điểm cách tân của Tolstoy về thể loại anh hùng ca, từ đó sáng tạo nên loại anh hùng ca hiện đại trong lịch sử Văn học Nga và Văn học thế giới. Phim Chiến tranh và Hoà bình có thời lượng : 484 phút (4 tập): Tập 1 – Andrei Bolkonsky Tập 2 – Natasha Rostova (225 phút – 1965); Tập 3 – 1812 (104 phút – 1966); Tập 4 – Pierre Bezukhov (125 phút – 1966).

Sách Chiến tranh và hòa bình lời giới thiệu

Hai nhà văn Nga nổi tiếng I.A.A-Bra-mốp và V.N.Đê-min đã giới thiệu và bình chọn tác phẩm “Chiến tranh và hòa bình” như sau: “Một lần nhân lúc nhàn rỗi vì chưa có kế hoạch mới, để đỡ buồn tẻ và sốt ruột, tôi nghĩ ra một câu hỏi cho mình tự trả lời: Nếu như ta bị đày ra hoang đảo, và chỉ được phép mang theo một cuốn sách thôi, ta sẽ chọn quyển nào?. Suy nghĩ chốc lát, tôi đưa ra đáp án: “Có lẽ chỉ mỗi “Chiến tranh và hòa bình!” Tại sao ư? Nhiều quyển đáng chọn lắm cơ mà ! Câu trả lời đơn giản là vậy mà hóa ra không dễ trả lời.”

”Chiến tranh và hòa bình” ẩn chứa điều bí mật sau đây: Nó là cuốn cẩm nang, là đáp án của tất cẩ mọi câu hỏi mà độc giả có thể gặp trong cuộc sống. Tiểu thuyết có một tầm bao quát sâu rộng lớn: Tính sử thi hùng tráng và tính trữ tình tinh tế, những suy ngẫm triết lý sâu xa về số phận con người, lịch sử và thế giới, những hình tượng bất tử, luôn sống động như đang hiện diện trước mắt ta nhờ bút pháp diệu kỳ của nhà văn. Sẽ là không đầy đủ, nếu chỉ gọi “Chiến tranh và hòa bình” là bộ “Bách khoa toàn thư”; muốn trọn vẹn hơn, ta phải coi nó là “pháp điển đạo đức”. Định nghĩa này là chính xác, bởi bao thế hệ đã từng không mệt mỏi noi theo, học tập suốt đời lý tưởng sống cao đẹp của An-đrây Bôn-côn-xki và Na-ta-sa Rô-xtôva, học tập chủ nghĩa yêu nước nồng nàn của lớp lớp nhân vật khác trong tác phẩm, và của chính nhà văn….”

GS Tôn Thất Trình trao đổi về Chiến tranh và Hòa bình

Giáo sư Tôn Thất Trình có bài viết khá dài về những hấp dẫn của kiệt tác Chiến tranh và Hòa bình nhưng có nhận xét khá thú vị Thầy viết “Chiến Tranh và Hòa Bình là truyện của năm gia đình Nga: Bezukhows, Rostovs, Kuragins và Bolkonskki.. không có mấy bi hài kịch tính như truyện Lôi Vũ của Lỗ Tấn-Tàu, các truyên Việt Nam Công chúa Trần Huyền Trân vói vua Chiêm Thành và tướng Trần Khắc Chung: “Đừng về Chiêm quốc nhé Huyền Trân !”, bà Chúa Chè – Trịnh Sâm, Công chúa Ngọc Hân – Nguyễn Huệ (vua Quang Trung) Vua Gia Long, Công Nương Ngọc Khoa với vua Miên, Chuyện Tám Bính – Bỉ Vỏ- Nguyên Hồng, Đoạn Tuyệt của Nhất Linh, Anh Phải sống của Khái Hưng …”

Vài ghi chép của Hoàng Kim

Ngày 9 tháng 9 có bốn sự kiện Quốc tế trùng hợp: Ngày 9 tháng 9 năm 1791, thủ đô Washington, D.C. được đặt tên theo tên George Washington tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên; Ngày 9 tháng 9 năm 1828 là ngày sinh Lev Tolstoy, nhà văn Nga, tác giả của kiệt tác “Chiến tranh và hòa bình” đỉnh cao văn chương Nga và Thế giới; Ngày 9 tháng 9 năm 1872 là ngày sinh Phan Châu Trinh, chí sĩ, nhà văn, nhà thơ Việt Nam; Ngày 9 tháng 9 năm 1976 là ngày mất của Mao Trạch Đông, lãnh tụ của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.Bốn nhân vật lịch sử trên đây ảnh hưởng to lớn đến lịch sử văn hóa của bốn dân tộc và nhân loại. Họ nếu sinh ra đồng thời và sống chung cùng một chổ liệu họ có trở thành những người bạn chí thiết?

George Washington, Lev Tolstoy, Phan Châu Trinh ba người đều có quan điểm triết học thiên về tiến hóa, bảo tồn và phát triển nhưng Mao Trạch Đông thi lại có quan điểm triết học thiên về cách mạng, cải tạo con người, cải tạo xã hội. Một bên năng về xây, một bên năng về chống.

Mao Trạch Đông bình sinh kính trọng George Washington, Lev Tolstoy nhưng thích quan điểm cách mạng của Karl Marx và Vladimir Lenin hơn. Mao Trạch Đông nghiên cứu sâu sắc triết học phương Tây và phương Đông nhưng văn chương thì yêu thích nhất là kiệt tác Thủy Hử và Tam Quốc Diễn Nghĩa. Ông khi ở trên đỉnh cao quyền lực thì cuốn sách không rời tay là “Tư trị Thông giám” học về thuật cai trị của đế vương, nhằm tìm trong sự rối loạn của lịch sử những quy luật và mưu lược kinh bang tế thế. Mao chủ trương “cách mạng gia tộc, cách mạng sư sinh (thầy và trò)“. Ông chủ trương: “Cách mạng không thoát khỏi chiến tranh, mới có thể xóa cũ lập mới”. Tháng 8 năm 1917, Mao đã viết thư cho học giả Bắc Kinh nói lên sự cần thiết của triết học Trung Quốc. Ông nói: “Đây không phải là vấn đề lấy triết học của phương Tây để thay thế, bởi vì dân chủ của giai cấp tư sản phương Tây đã không đủ khả năng giải quyết vấn đề của nhân loại. Cho nên tư tưởng phương Tây, phương Đông phải biết cách lợi dụng. Ý của tôi là tư tưởng phương Tây vẫn chưa đầy đủ, trong đó có nhiều bộ phận phải được cải tạo đồng thời với tư tưởng phương Đông. Vấn đề mấu chốt ăn sâu và tim óc và tiềm thức của Mao Trạch Đông là cách mạng, là nổ lực cải tạo Trung Quốc, cải tạo Thế Giới.

Thế giới đang đổi thay. Những người theo quan điểm thực dụng, hiện sinh đang chen lấn với những người cách mạng, bạo lực và các xu hướng vị kỷ, tôn thờ tự do cá nhân, xã hội dân sự, dân chủ …

“Chiến tranh và hòa bình” kiệt tác của Lev Tolstoy, cần đọc lại và suy ngẫm.

Còn ba tác phẩm Ana Karenina, Phục sinh; Đường sống; tôi sẽ dành chiêm nghiệm vào một dịp khác.

HÌNH NHƯ

Hình như thênh thênh ngày rộng
Hình như dìu dịu nắng trời
Ngày mới không còn thấy vội
Thanh nhàn ngày tháng đưa nôi …

Hạnh phúc sao mà giản dị
An nhiên vui với mỗi ngày
Ríu rít nghe chim gọi tổ
Nồng nàn hương mít thơm cây …

Hoa Lúa quyện vào Hoa Đất
Giấc mơ hạnh phúc bình an
Ngắm gốc mai vàng trước ngõ
Thời gian lắng đọng người hiền.

(*) Kim Notes lắng ghi chú

TỈNH THỨC CÙNG THÁNG NĂM
Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim
#Nhàtôi
; #banmai; #htn365; #ana; #Thungdung#dayvahoc, #vietnamhoc;  #cnm365;  #cltvn; #đẹpvàhay; #lvn365 https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-9-thang-5/ & https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-9-thang-5

MỘT GIA ĐÌNH YÊU THƯƠNG

Hoàng Gia Ngọc Phương Nam
Một gia đình yêu thương
An Viên Ngọc Quan Âm
Hậu duệ của mặt trời
Đất Mẹ vùng di sản
Hà Nội mãi trong tim

Bảo tồn và phát triển
Bài học lớn muôn đời
Việt Nam tổ quốc tôi


Bạch Ngọc Hoàng Kim
xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/một gia đình yeu-thuong.

Lev Tonstoy năm kiệt tác
NHỮNG TRANG VĂN ĐỌC LẠI
Lac Nguyen & Kim Hoàng

Thích ! Rất hay. Đọc “Suy niệm mỗi ngày” Trà sớm với bạn hiền. Đọc lại “Lev Tonstoy năm kiệt tác”. Hoàng Kim đồng cảm, tâm đắc với cụ Lac Nguyen. Những trang văn đọc lại https://hoangkimlong.wordpress.com/category/lev-tonstoy-nam-kiet-tac/ & https://khatkhaoxanh.wordpress.com/category/nhung-trang-van-doc-lai

SUY NGẪM
Lac Nguyen (9 Tháng 5, 2022)

Trong STT Lời Ngỏ, tôi có nói: “Trong Khi Chờ Godot”, Nguyên Lạc tôi sẽ đọc lại những sách cũ mà mình đang có, tìm in lại các sách mà mình đã mất, những tác phẩm thời trẻ dấu yêu đã đọc và say mê. Thử xem lại niềm “say mê” có giống trước không, hay là…

Trong các sách, tôi chú trọng đến bộ sách “Wise Thoughts For Every Day (Suy Niệm Mỗi Ngày) – Lev Tolstoy. Wise Thoughts For Every Day là bộ sách tôi thích nhất của Lev Tolstoy. Tôi đã có dịch một số câu từ A Calendar of Wisdom trong bộ sách này, và gởi đăng các trang trong cũng ngoài nước, nay chia sẻ lại vài câu các bạn đọc cho vui:

Trước hết, xin tặng các bạn lời MINH TRIẾT này trước:

NHỮNG LỜI ĐÁNG SUY NGẪM

“Bạn đừng bao giờ nói xấu ai cả. Những lời nói xấu, không sớm thì muộn, luôn luôn sẽ rớt vào đầu những kẻ thốt ra, và có thể làm hại cho sự thành công của ta trên đường đời. Nói xấu người khác là một cách bất lương để tự khoe mình. Nếu không nói được những lời nhân từ, khuyến khích thì thôi, đừng nói gì cả. Chẳng làm gì đôi khi là khôn, nhưng chẳng nói gì cả thì lúc nào cũng là khôn.

Người đời này quá trọng về trí tuệ và coi thường tư cách! Chúng ta đã luyện trí tuệ cho sắc bén mà để cho cái ý thức tự chủ nhạt đi.

Nhân loại khôn hơn mỗi người chúng ta. Do đó mà một số người nông nổi tự khoe, theo thuyết duy trí, mới có cái vẻ khó thương: Họ chỉ biết một phần nhỏ thôi, không biết được toàn thể. Sự nhũn nhặn làm tôn kiến thức của ta lên, cũng như sự e lệ làm tôn vẻ đẹp của người nữ! ” (Will Durant)

Người che đậy khuyết điểm của mình bằng thủ đoạn tổn thương người khác là kẻ đê tiện.

Conquering yourself is the greatest feat [Plato (Plátōn), the Greek philosopher]

Tự chinh phục mình là chiến công vĩ đại nhất.

VÀI HÀNG VỀ LEV TOLSTOY

LEV TOLSTOY (Bá tước Lev Nikolayevich Tolstoy [ (tiếng Nga: Лев Николаевич Толсто) sinh 28 tháng 8 năm 1828 – mất 20 tháng 11 năm 1910)] là một tiểu thuyết gia người Nga, nhà triết học, người theo chủ nghĩa hoà bình, nhà cải cách giáo dục, người ăn chay trường, tín hữu Cơ Đốc giáo, nhà tư tưởng đạo đức.

Tolstoy được yêu mến ở khắp mọi nơi như một tiểu thuyết gia vĩ đại nhất trong tất cả các nhà viết tiểu thuyết, đặc biệt nổi tiếng với kiệt tác Chiến tranh và hoà bình và Anna Karenina miêu tả sự phóng khoáng và hiện thực của cuộc sống Nga. Hai tác phẩm là đỉnh cao của tiểu thuyết hiện thực. Là một nhà luân lý, ông nổi tiếng với tư tưởng kháng cự bất bạo động, được thể hiện xuyên suốt các tác phẩm của mình như Vương quốc Chúa Trời trong bạn, điều đã có ảnh hưởng tới những nhân vật quan trọng của thế kỷ XX như Mahatma Gandhi và Martin Luther King, Jr.

Danh tiếng của Lev Tolstoy đã vang lừng trên thế giới khiến cho nhiều người từ bốn phương đã đến viếng thăm ông, và do ảnh hưởng của ông quá lớn, đạo Chính Thống Nga đã trục xuất ông ra khỏi giáo hội vào năm 1901, để làm giảm đi thứ ảnh hưởng kể trên. Đối với dân chúng Nga, Lev Tolstoy được xem như là vị THÁNH.

VÀI LỜI MINH TRIẾT CỦA LEV TOLSTOY

Sau đây là vài lời minh triết đáng suy ngẫm của Lev Tolstoy trích từ bộ sách Wise Thoughts For Every Day (Minh Triết Cho Mỗi Ngày) và A Calender of Wisdom (Lịch Minh Triết).

– 1. The most important question to keep before ourselves at all times is this: Do we do the right thing? During this short period of time which we call our life, do our act conform to the will of the force that sent us in to the world? Do we do the right thing? (Lev Tolstoy)

Thắc mắc lớn nhất luôn đặt ra cho mọi người là: Chúng ta đã hành xử đúng không? Trong khoảnh khắc ngắn ngủi mà chúng ta gọi là cuộc đời, chúng ta đã hành xử xứng với quyền năng đã đưa chúng ta vào cuộc sống? Chúng ta đã hành xử đúng không? (Lev Tolstoy)

– 2. All the children of Adam are members of the same body. When one member suffers, all the others suffer as well. If you are indifferent to the sufferings of others, you do not deserve to be called a man. – (Muslih-Ud-Din Saadi)

Mọi con cháu của Adam đều là thành viên của cùng một cơ thể. Khi một thành viên đau khổ, mọi thành viên còn lại cũng đau khổ. Nếu bạn lãnh cảm với những đau khổ của người khác, bạn không xứng đáng được gọi là con người. (Muslih-Ud-Din Saadi)

-3. You have to respect every person, no matter how miserable or ridiculous he or she may be. You should remember that in every person lives the same spirit which lives in us.(the Book of Divine Thought)

Bạn phải tôn trọng mọi người, bất kể họ khốn khổ hay lố lăng, nực cười như thế nào. Bạn nên nhớ rằng trong tất cả mọi người, chúng ta có một linh hồn hiện hữu giống nhau. (Book of Divine Thought)

-4. Old fortresses are destroyed, monuments to the kings are demolished, old age ravages our bodies. Only the teachings of kindness are never ruined or affected by age. (Lev Tolstoy)

Theo tháng năm thành quách lụi tàn, đền đài hoang phế, tuổi già tàn phá thân xác ta. Chỉ có những lời dạy nhân từ mới mãi tồn tại thôi.

-5. It is better to know several basic rules of life than to study many unnecessary science. The major rules of life will stop you from evil and show you the good path in life, but the knowledge of many unnecessing science may lead you into the temptation of pride, and stop you from understanding the basic rules of life. (Lev Tolstoy)

Biết vài nguyên tắc căn bản của cuộc sống tốt hơn là học chi nhiều môn khoa học không cần thiết. Những nguyên tắc chánh của cuộc sống sẽ ngăn bạn làm điều ác và giúp bạn đi theo chánh đạo, nhưng sự hiểu biết nhiều khoa học không cần thiết có thể dẫn bạn đi vào sự cám dỗ của lòng kiêu ngạo và khiến bạn không hiểu được những nguyên tắc sống căn bản.

-6. When people wanted to kill a bear in the ancient times, they hung a heavy log over a bowl of honey. The log would swing back and hit the bear. The bear would become irritated and push the lob even harder, and it would return and hit him harder in return. This would continue untill the log killed the bear. People behave in the same way when they return evil for the evil they receive from other people. Can’t people be wiser than bear?

Ngày xưa khi muốn giết gấu, người ta treo một khúc gỗ nặng trên cái bát (tô) mật ong. Khúc gỗ sẽ đu đưa đụng vào gấu. Con gấu bực nên càng đẩy khúc gổ mạnh thêm, và trả lại khúc gỗ đập lại con gấu càng mạnh hơn nữa . Sự việc sẽ tiếp tục cho đến khi khúc gỗ đập chết con gấu. Con người có hành vi tương tự khi họ lấy oán trả oán. Con người có thể khôn ngoan hơn gấu chăng?

-7. Love is real only when a person can sacrifice himself for another person. Only when a person forgets himself for the sake of another, and lives for another creature, only this kind of love can be called true love, and only in this love do we see the blessing and reward of life. This is the foundation of the world. Nothing can make our life, or the lives of other people more beautiful than perpetual kindness. (Lev Tolstoy)

Tình thương chỉ thật sự khi còn người có thể hy sinh bản thân mình cho người khác. Chỉ khi con người quên mình vì lợi ích của người khác và sống cho tạo vật khác, chỉ tình thương này mới được gọi là tình thương thật sự, và chỉ với dạng tình thương này, chúng ta mới thấy được sự phúc lành và ân sũng của cuộc đời. Đây là nền tảng của thế giới. Không gì có thể làm cuộc đời chúng ta hay cuộc sống của tha nhân càng đẹp hơn ngoài sự thường xuyên đối xử tử tế ân cần.

-8. Ignorance in itself is neither shameful nor harmful. Nobody can knows everything. But pretending that you know what you actually do not know is both shameful and harmful.

Knowledge is limitless. Therefore, there is a minuscule difference between those who know a lot and those who know very little. (Lev Tolstoy)

Sự thiếu hiểu biết tự nó không có gì đáng nhục nhã và nguy hại cả. Không ai biết hết mọi thứ. Tuy nhiên, giả vờ rằng mình biết cái thật sự mình không biết mới vừa đáng nhục nhã và đáng nguy hại.

Kiến thức thì vô tận. Do đó, sự khác biệt rất nhỏ giữa những người hiểu biết nhiều và những người hiểu biết ít.

– 9.

(a) Do not postponse for tomorrow what you can do today.

(b) Do not force another person to do what you can do by yourself

(c) If you lose your temper, count up to ten before you do or say anything. If you haven’ t calmed down, then count to a hundred, and if you have not calmed down after this, count up to a thousand. (After Thomas Jefferson)

(a) Không nên chờ đến ngày mai những gì bạn có thể hoàn thành được hôm nay

(b) Đừng ép người khác làm điều mà mình có thể tự làm

(c) Nếu bạn đang giận, hãy đếm từ một tới mười trước khi nói hay làm bất cứ điều gì. Nếu lòng chưa dịu, đếm tới một trăm, và nếu làm vậy mà vẫn chưa dịu, hãy đếm tới một ngàn.

-10. All the nations of the world name and respect God. Different people give him different names, and put different clothes on him; but there is only one God under all these different manifestations. (Jean Jacques Rousseau)

Tất cả quốc gia trên thế giới đều gọi tên và kính trọng Thượng Đế. Khác biệt dân tộc trao Ngài tên và hình dáng bên ngoài khác nhau; tuy nhiên chỉ có duy nhất một Thương Đế ẩn dưới những biểu hiện này.

-11. God lives in all people, but not all people live in God, and this is the source of their sufferings.

A lamp cannot burn without fire, and a person cannot live without God (a book of Hinduisme)

Thượng để ẩn trú trong mọi người, nhưng không phải mọi người ai cũng đều sống theo Thượng đế, và đó là nguồn gốc mọi khổ đau của họ.

Con người không thể nào sống thiếu Thuợng đế được, cũng như cây đèn không thể cháy nếu không có lửa.

-12. Water does not stay on a mountaintop, but flows into the valley. In the same manner, real virtue does not remain with those people who want to be higher than the others; but virtue stays only with people who are humble. (After the Talmud)

Nước không lưu lại trên đỉnh núi mà chạy xuống thung lũng. Cũng giống vậy, đức độ thật sự không ở với những người muốn cao hơn người khác mà chỉ ở với những người khiêm tốn, khoan hòa.

-13. Three temptations torture people: sexual desire, pride and lust for the wealth. All the misfortunes of mankind come from these three cravings. Without them, people would live in happiness. But how can we get rid of these terrible illnesses?…Work on yourself and improve yourself: this is the answer. Start the improvement of this world from within. (Robert De Lamannais)

Ba sự cám dỗ hành hạ con người: ham muốn dục tình, sự kiêu ngạo và sự thèm khát giàu sang. Tất cả bất hạnh của nhân loại đều đến từ ba khao khát này. Không có chúng, con người sống trong hạnh phúc. Nhưng làm sao chúng ta tránh được những căn bệnh khủng khiếp này? Đây là câu trả lời: Hãy tự tiếp tục tác động và tự cải thiện mình. Hãy bắt đầu sự cải thiện từ bên trong.

-14. A bad mood is often the reason for blaming others ; but very often blaming others causes bad feelings in us; the more we blame others, the worse we feel (Lev Tolstoy)

Tính khí xấu thường là lý do để trách cứ người khác, nhưng trách cứ người khác thường hay gây cảm xúc xấu trong ta.; càng trách người khác bao nhiêu càng cảm thấy tồi tệ thêm bấy nhiêu

(Lời Phật dậy: Bạn đừng có thái độ bất mãn người ta hoài, bạn phải quay về kiểm điểm chính mình mới đúng. Bất mãn người khác là chuốc khổ cho chính bạn).

-15. When the people speak in a very elaborate and sophisticated way, they either want to tell a lie, or to admire themselves. You should not believe such people. Good speech is always clear, clever and understood by all. (Jean D’ Alembert)

Khi người ta nói một cách rất trau chuốt, rất hoa mỹ, tinh vi, họ đang nói láo, hoặc đang tự ngưỡng mộ họ đó. Bạn đừng nên tin những người như vậy. Lời nói hay luôn luôn rõ ràng, thông mình và ai cũng hiểu.

-16. A stupid person should keep silent. But if he knew this, he would not be a stupid person.

Người ngu nên im lặng. Tuy nhiên, nếu hắn biết được điều này thì hắn không phải là người ngu.

– 17. Bạn không thể được tất cả mọi người yêu mến và ca ngợi (1). Thật vậy, nếu bạn hành động như một người tốt, thì những người xấu sẽ trách mắng bạn. Nếu bạn hành động như một người xấu, thì những người tốt sẽ phản đối những hành vi xấu của bạn. Giải pháp tốt nhất, là hãy sống tử tế và nhân ái, trong khi đó hãy phớt lờ những dư luận của người khác.

Chỉ có những ai đã phó thác linh hồn cho tiền tài và danh vọng, thì mới quan tâm đến dư luận của người khác.

Hãy nuôi dưỡng linh hồn bạn – chứ không phải cái danh vọng và tiếng tăm của mình.

Nếu một người thoát khỏi tính khoe khoang tự phụ, thì người ấy dễ phụng sự Thượng đế hơn.

Kẻ nào sống một cuộc đời chân chính, trung thực, thì không cần lời khen hay danh vọng (2) – Lev Tolstoy

………….

Giải thích thêm:

(1) Sống trên đời, thật khó! Làm điều tốt thì bị kẻ xấu ghét; làm điều xấu thì bị người tốt chê cười. Chúng ta thử nhớ lại những hiền nhân như Chúa Jesus, Phật Thích Ca, Socrates, Khổng Tử… Như chúng ta biết, Chúa Jesus và Socrates đều bị án tử hình. Phật Thích Ca bị phe “ngoại đạo” nói xấu; còn Khổng Tử thì bôn tẩu suốt đời hành đạo, mà chẳng mấy ai tin dùng!

(2) Nhưng công bằng mà nói, thì danh vọng và lời khen, trong tự thân chúng không có gì xấu. Chúng chỉ trở nên xấu khi người ta hành động chỉ vì muốn có những cái đó. Bởi vì, họ có thể dùng mọi phương tiện để đạt tới chúng – kể cả những phương tiện xấu. (17 do Đỗ Tư Nghĩa dịch và giải thích)

Nguyên Lạc
(Ảnh Lev Tolstoy hình 2 trên xuống)

CHUYỆN THẦY LÊ VĂN TỐ

Giáo sư Lê Văn Tố là một người thầy hiền hậu, tài năng mà đời tôi may mắn được gần gũi, học hỏi và tôi thực sự kính trọng. Thầy Tố cùng quê Nghệ Tĩnh với cụ Nguyễn Công Trứ người đã tuyên ngôn sứ mệnh của kẻ quốc sĩ: “Đã mang tiếng ở trong trời đất. Phải có danh gì với núi sông” đối với người có học thực sự phải làm được điều gì đó ích lợi cho dân cho nước. Chuyện thầy Lê Văn Tố khơi dậy trong tôi sự thăm thẳm nhớ quê của một người con xa xứ và ước vọng tiếp tục hoàn thiện các công việc ân tình phục vụ ích lợi cho Tổ Quốc Quê Hương. Thầy Tố có nhiều chuyện đời mà tôi thích nhất bảy chuyện: 1) PHTI – HCMC và FCC; 2) Một chuyến đi ‘dối già’ và những suy tư ”, 3) “Lịch sử Logo FCC”, 4) “FOLI và FOVINA”,5) “Câu thơ đời ám ảnh”, 6) “Thầy Tố chuyện đời thường ” 7) “Thầy Tố bạn và học trò ” Trước đây khi bước vào tuổi 75 thầy Tố đã có cuộc du xuân “dối già” cùng vợ về quê. Đó là câu chuyện không phải của riêng ai, chỉ là người trước người sau mà thôi, bạn cũng chẳng kiêng cử về hai chữ “dối già” vì thầy cô nay còn mạnh khỏe lắm, phải thọ đến trăm tuổi, nhưng một cuộc du xuân cùng vợ về quê là chuyện to. Thầy coi xong việc này là thảnh thơi xong một việc chính.

Mời bạn lắng nghe lời Thầy kể. Bài dài mời Thầy, Bạn thong thả đọc

vochonggslevanto

CHUYỆN THẦY LÊ VĂN TỐ

Thời nhàn mong ước tới Người thân
Đường trần duyên gặp nhớ bao lần
Nguyệt Bồng xứ Nghệ tình quê vẹn
Giếng Khâu An Tĩnh nước trong ngần
Gia Định miền thương vui hội ngộ
Đồng Nai đất nhớ mến quây quần
Thầy bạn lộc xuân hương tự tỏa
#Thungdung ngọc quý đá kỳ vân.


Hoàng Kim
xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tinh-thuc-cung-thang-nam/ & https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chuyen-thay-le-van-to/

CHUYỆN THẦY NGUYỄN TỬ SIÊM

“Trời thêm ngày tháng người thêm thọ. Lập Hạ non sông phúc rạng nhà”. Kính chúc sư huynh vui khỏe ngày mới. Nhân ngày 10 tháng 5, Hoàng Kim xin lưu chút ghi chú nhỏ Chuyện thầy Nguyễn Tử Siêm, https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chuyen-thay-nguyen-tu-siem/

Nhà khoa học đất Nguyễn Tử Siêm là tác giả và đồng tác giả của 10 bộ sách cẩm nang nghề nghiệp và 121 bài báo khoa học, phần lớn đều có liên quan mục từ ‘Quản lý bền vững đất dốc ở Việt Nam’. Giáo sư Nguyễn Tử Siêm trong ban biên tập Việt Nam Bách Khoa Thư biên soạn tập 9 Nông nghiệp và Thủy lợi. Mười sách chuyên khảo bao gồm 1) Nguyễn Tử Siêm, Thái Phiên 1999. ‘Đất đồi núi Việt Nam thoái hóa và phục hồi’; 2) Cẩm nang ngành Lâm nghiệp, 2006; 3) Đất và sử dụng đất vùng cao Việt Nam, 2002; 4) Cây phủ đất ở Việt Nam, 2002; 5) Từ điển Thổ nhưỡng Anh-Việt, 2001; 6) Từ điển thuật ngữ Anh Việt về quản lý tài nguyên thiên nhiên vùng cao, 2001; 7) Đất Việt Nam, 2000; 08) Giáo trình Chọn giống cây trồng, 2000; 9) Canh tác bền vững trên đất dốc ở Việt Nam, 1998; 10) Nghiên cứu Đất và Phân bón, 1976 . Những sách chuyên khảo này và các mục từ mà thầy đã tổ chức biên soạn trong Việt Nam Từ điển Bách khoa thư. giúp chúng ta kinh nghiệm và sự hiểu biết về đất đồi núi từ lý thuyết đến thực hành, quan hệ tới đất nước với cây trồng và thức ăn. Quản lý bền vững đất dốc ở Việt Nam, đại cương nội dung gồm: 1. Các yếu tố xói mòn & Khả năng dự báo xói mòn. 2. Nguy cơ xói mòn rửa trôi & Biện pháp khắc phục. 3. Thoái hóa & Phục hồi đất dốc. 4. Chất hữu cơ & Độ phì nhiêu đất 5. Tuần hoàn chất hữu cơ & Biện pháp phục hồi đất nghèo. 6. Quản lý dinh dưỡng tổng hợp, nâng cao hiệu lực phân bón. Biện pháp tổng hợp quản lý bền vững đất dốc

TỈNH THỨC CÙNG THÁNG NĂM

Sớm mai ngắm mai nở

Mặt trời hồng đang lên
Bài ca nhịp thời gian
Hoa Đất của quê hương


Hoàng Kim

Hình ảnh này không có thuộc tính văn bản thay thế; tên tập tin là hoa-binh-minh-nhu-nhien.jpg

BAN MAI BÌNH MINH AN

Đường trần trung chính hướng ban mai
An tĩnh, thanh tâm, đón nắng trời
Gió mát, thư nhàn, tươi khóm trúc
Đất lành, bình thản, đọng sương mai
Một bầu ngọc bích quang mây ửng
Hai túi càn khôn đức với đời
Vui cụ Trạng Trình nơi đồng rộng
Chọn tìm giống tốt thú riêng chơi.

#Banmai #BìnhMinhAn
#annhiên #hoangkimlong
#Thungdung #Khátkhaoxanh

#cnm365 #tinhyeucuocsong

#Banmai #BìnhMinhAn là thời điểm chuyển đổi. Khoảnh khắc quý hiếm duy nhất có được hình này : ‘Ký Tế xong rồi, Vị Tế chưa xong’. “Ở vào thời Ký Tế, việc lớn đã xong, còn những việc nhỏ cũng làm cho xong nữa, thì mới thật là hoàn thành. Hoàn thành rồi lại phải cố giữ được sự nghiệp, nếu không thì chỉ tốt lúc đầu thôi, rốt cuộc sẽ nát bét. Nghĩa là lúc trị phải lo trước tới lúc loạn. Kinh Dịch bắt đầu bằng hai quẻ Càn, Khôn, gốc của vạn vật; ở giữa là hai quẻ Hàm và Hằng, đạo vợ chồng, gốc của xã hội, tận cùng bằng hai quẻ Ký Tế và Vị Tế đã xong rồi lại chưa xong; như vậy là hàm cái nghĩa việc trời đất cũng như việc của loài người, không bao giờ xong, cái gì tới chung rồi lại tiếp ngay tới thủy. Mà đạo dịch cũng vậy không bao giờ hết. Dịch cho ta niềm hi vọng ở tương lai. Thật là một triết lý lạc quan“. (Nguyễn Hiến Lê, Kinh Dịch đạo của người quân tử, NXB Văn Học 1992, trang 433 & 439).

MINH TRIẾT CỦA ĐỨC PHẬT

Tôi nhiều lần đến Ấn Độ, đã một lần may mắn tới được quê hương Phật, và tự mình trồng một nhánh Bồ Đề ở vườn nhà để nay cây đã lớn. Minh triết của đức Phật Lời Phật dạy trong lòng tôi là triết lý tình yêu cuộc sống, lắng đọng 27 khẩu quyết yêu thích, lan tỏa trong đời thường mà tôi thật sự tâm đắc.Tôi thích nên chép lại để đọc lại và suy ngẫm mà chưa thật rõ nguồn gốc của những lời này sự xác tín lời nói có ở sách nào, với ai, khi nào, ở đâu, trong hoàn cảnh nào. Người Thầy tâm thức trong tôi là Trúc Lâm Trần Nhân Tông. Người Thầy gần gũi tôi là Thiền Sư Lão Nông Tăng Tác phẩm khoa học mà tôi yêu thích là Bảy Kỳ Quan Phật Giáo Thế Giới

(Bạch Ngọc Hoàng Kim cảm đề)

LỜI PHẬT DẠY

An nhiên
CNM365

Thả cho nó bay.
Hòa nhã với tất cả
Chọn bạn mà chơi
Tình yêu cuộc sống
Yêu thương và Sống
Không ai có thể đi giúp ta.
Yêu quý hết thảy muôn loài.
Con nghĩ cái gì, con là cái đó.
Bỏ đi những hư danh giả tạm.
Hãy cho đi và con sẽ còn mãi.

Cây kim trong bọc có ngày lòi ra
Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết
Minh triết trước hết là tự biết mình.
Tìm về suối nguồn bình yên bên trong con
Chuyển hóa nỗi ghen ghét thành sự khâm phục.
Bí quyết để có sức khỏe tốt là an trú trong hiện tại..
Tin sâu Luật Nhân Quả hành Sống theo Thiện Pháp
Hãy làm chủ suy nghĩ nếu không nó sẽ làm chủ con
Đời sống tâm linh không là sang trọng mà là nhu cầu
Con không là những gì con nói mà là những gì con làm
Ai biết nhìn vào trong tự thân mình thì người đó tỉnh thức.
Niềm hạnh phúc không bao giờ cạn kiệt khi ta biết chia sẻ
Không có đường đến hạnh phúc. Hạnh phúc là con đường
Hiểu được người là khôn ngoan, hiểu được mình là giác ngộ.
Lời nói có sức mạnh vừa có thể gây tổn thương, vừa có thể trị lành.
Không ai xứng đáng nhận được tình thương của con hơn là chính con.

LỜI VÀNG TỪ TRÁI TIM

Tin sâu Luật Nhân Quả, hành Sống theo Thiện Pháp. Đừng tin vào mọi thứ con được dạy phải tin. Lời Phật dạy 27 khẩu quyết xếp theo trình tự trên là sự thường niệm của riêng mình để cho dễ nhớ dễ thuộc dễ thực hành. Chúng ta khi trãi nghiệm nên tùy chọn nhập tâm những điều yêu thích phù hợp tâm thức đời thường. Kinh Phật có nhiều giao thoa với các Tôn giáo khác. Giáo sư Mai Văn Quyền khuyên nên định tâm, dụng tâm, không nên đứng hai chân ở hai thuyền dễ nguy hiểm. “Mohamet và đạo Hồi” “Vua Solomon sách khôn ngoan” đã có những kiến giải khác

Kinh Hoán Dụ kể câu chuyện sau: Trên đường đi hành đạo, đức Phật gặp một nhóm người Bà La Môn. Những vị Bà La Môn này hỏi đức Phật: “Thưa Ngài Cồ Đàm, đạo của Ngài có phương pháp nào cầu xin không?”- Đức Phật trả lời: “Đạo của ta không có pháp cầu xin mà chỉ cần thấu hiểu nghiệp báo và tin sâu Luật nhân quả, rồi hành sống theo thiện pháp thì cuộc sống sẽ được an lạc hạnh phúc hiện tiền.”- Các vị Ba La Môn bèn nói: “Thế thì đạo của Ngài đâu có gì hay, đạo của chúng tôi có nhiều phương pháp cầu xin rất linh nghiệm.”- Nghe Vậy, Đức Phật liền dẫn các vị Bà La Môn đi tới trước một cái ao, sau đó, Phật ném một hòn đá xuống ao và bảo các vị Bà La Môn: “Các người cầu xin cho hòn đá nổi lên được không?- Các Bà La Môn: “Dạ thưa Ngài không được.”- Đức Phật hỏi: “Tại sao?”- Các Bà La Môn: “Dạ, tại đá nặng hơn nước cho nên phải bị chìm.”Sau đó, Đức Phật đổ vài muỗng dầu xuống ao và bảo mọi người hãy cầu xin cho dầu chìm.- Các Bà La Môn đều đồng thanh thưa rằng: “không được.”- Đức Phật: “Tại sao?”- Các Bà La Môn: “Dạ, tại dầu nhẹ hơn nước.”- Nghe xong, Đức Phật liền nói: “Đúng vậy, đá nặng cho nên chìm trong nước và dầu nhẹ cho nên phải nổi trên nước l, không có phép mầu nào để cầu xin thay đổi được những quy luật hiển nhiên như thế ! “Nhân quả là một quy luật công bằng trên cuộc đời mà theo duyên có thể đến sớm hay đến muộn.Dù bạn là ai, thuộc tôn giáo nào hay không tin vào một tôn giáo nào thì cũng không có ngoại lệ nào dành riêng cho bạn. Không có ông thần, bà thánh nào có thể ban phước giáng họa cho bạn, ngay cả Đức Phật cũng không làm được điều đó. Mọi hành động thiện ác đều do chúng ta làm ra và tự thọ nhận lấy theo nhân quả của nó“. Bằng trí tuệ giác ngộ, Đức Phật đã phân tích mọi việc theo đúng bản chất thật vốn có của nó, để mọi người nhận thức đúng đắn và ứng dụng. Phật là người thầy dẫn đường, đi hay không đi và đi như thế nào là việc của mỗi người trong chúng ta.

Sớm nào cũng dành nửa tiếng,
Thung dung đếm nhịp thời gian.
Thong thả chỉ thêu nên gấm,
An nhiên việc tốt cứ làm.
Thoáng chốc đường trần nhìn lại,
‘Thanh nhàn vô sụ là tiên‘

ĐẠT MA TỔ SƯ QUA SÔNG

Đạt Ma
Úp mặt vào tường
Chín năm diện bích
chẳng thương … thân mình

Văn chương
Giáo ngoại biệt truyền
Thành tâm trực chỉ,
chẳng buông lời thừa

Hoa sen
Trắng một giấc mơ
Kiến tính thành Phật,
thờ ơ danh nhàm


#Thungdung
Bước tới an nhàn
Vui #dayvahoc
quẩy tiên
Dép trần


(Bạch Ngọc Hoàng Kim cảm đề)

TĨNH THỨC HOA SEN TRẮNG
Hoa sen trắng
Nhà văn Triết gia Ấn độ Osho


Tổ sư Bồ đề đạt ma đến với một chiếc giầy.

Triết gia Osho nổi tiếng người Ấn độ nói: Tôi cực lạc vì tên của Tổ sư Bồ đề đạt ma đã làm cho tôi phiêu diêu. Đã từng có nhiều chư phật trên thế giới, nhưng Tổ sư Bồ đề đạt ma sừng sững như đỉnh Everest. Cách hiện hữu của ông ấy, cách sống, và cách diễn đạt chân lí đơn giản là của ông ấy; nó là vô song.

Trong các chùa ở Miền tây thường bên cạnh thờ tượng Đức Phật, có thờ tượng của Tổ sư Bồ đề đạt ma. Tượng Tổ sư dễ nhận biết. Gương mặt một người hung dữ, vai đeo gậy. Trên gậy có chỉ một chiếc giày.Tổ sư Bồ đề đạt ma đã du hành từ Ấn Độ sang Trung Quốc để truyền bá thông điệp của Đức Phật, người thầy của mình, mặc dầu họ sống cách nhau một nghìn năm.

Khi Tổ sư Bồ đề đạt ma đến Trung Quốc, Vũ Đế ra đón ông ấy ở biên ải. Mọi ngưỡi nghĩ rằng một chứng ngộ lớn đang tới! Và tất nhiên Vũ Đế đã tưởng tượng Tổ sư có nét gì đó giống như Đức Phật: rất hoà nhã, duyên dáng, vương giả. Tuy nhiên khi ông ta thấy Bồ đề đạt ma thì ông đã bị choáng. Tổ sư Bồ đề đạt ma trông rất thô thiển. Không chỉ thế, ông ấy còn có vẻ rất ngớ ngẩn. Ông ấy đến cây gậy đeo trên vai chỉ có một chiếc giầy.Vũ Đế bối rối. Ông ta đã tới cùng với cả đoàn triều đình với các hoàng hậu quí phi. Họ sẽ nghĩ gì khi ta ra đón một loại người như thế này? Ông cố gắng vì lịch sự bỏ qua điều đó. Và ông đã không muốn hỏi “Sao ông lại đến nước chúng tôi chỉ với một chiếc giầy?

Nhưng Tổ sư Bồ đề đạt ma đã không để Vũ Đế yên. Ông ấy nói: -Đừng cố bỏ qua nó. Hãy hỏi và thẳng thắn ngay từ chính lúc đầu đi. Ta đã đọc được câu hỏi trong đầu ông rồi.Vũ Đế đâm ra lúng túng; sau cùng ông nói:-Vâng, ông đúng, câu hỏi này đã nảy sinh trong ta: Sao ông đến mà chỉ mang một chiếc giày?

Tổ sư Bồ đề đạt ma nói, -Để mọi thứ vào cảnh quan đúng như từ chính lúc đầu. Ta là người vô lí! Ông phải hiểu điều đó từ chính lúc bắt đầu. Ta không muốn tạo ra bất kì rắc rối nào về sau. Hoặc ông chấp nhận ta như ta vậy hoặc ông đơn giản nói rằng ông không thể chấp nhận được ta. Và ta sẽ rời khỏi vương quốc của ông. Ta sẽ đi lên núi. Ta sẽ đợi ở đó đến khi người của ta đến với ta. Vũ Đế lúng túng. Ông đã mang theo nhiều câu hỏi khi đến đón Tổ sư. Nhưng ông băn khoăn có nên đưa chúng ra hay không? Ông nghi ngai câu trả lời là lố bịch. Nhưng Tổ sư Bồ đề đạt ma một mức khăng khăng:-Ông hãy nên hỏi những câu ông đã mang tới đây.

Vũ Đế gượng gạo hỏi:-Câu hỏi đầu: Ta đã làm được nhiều phước đức…. Tổ sư Bồ đề đạt ma nhìn sâu vào trong đôi mắt của Vũ Đế. Một cơn lạnh toát chạy dọc sống lưng nhà vua. Ông nói:-Toàn những điều vô nghĩa! Làm sao ông có thể làm được nhiều phước đức ? Ông còn chưa nhận biết phước đức được hình thành từ nhận biết . Mà ông ngụ ý phước đức nào? Làm sao ông có thể tạo ra được phước đức? Phước đức chỉ được tạo ra từ Đức Phật.

Vũ Đế ngại ngần:-Việc ta nói làm nhiều phước đức. Ta ngụ ý rằng ta đã làm nhiều đến chùa, nhiều điện thờ cho Phật. Ta đã làm nhiều đạo tràng cho các khất sĩ Phật tử, các tín đồ, và tì kheo. Ta đã thu xếp cho hàng nghìn học sĩ để dịch kinh sách Phật sang tiếng Trung Quốc. Ta đã tiêu tốn hàng triệu đồng bạc cho việc phục vụ Đức Phật. Nhiều triệu khất sĩ xin ăn mọi ngày từ cung điện này nọ này trên khắp nước.

Và Tổ sư Bồ đề đạt ma cười. Vũ Đế chưa từng bao giờ nghe thấy tiếng cười như thế. Tiếng cười bụng có thể làm rung chuyển cả núi. Tổ sư cười sằng sặc và nói:-Ông đã hành động một cách ngu xuẩn. Mọi nỗ lực của ông đều đã là cực kì phí hoài. Sẽ không tạo ra kết quả nào từ nó cả. Đừng cố, và đừng tưởng tượng rằng ông sẽ được lên cõi trời thứ bẩy như các khất sĩ Phật giáo đã nói cho ông. Họ chỉ khai thác ông thôi.

Đây là chiến lược khai thác những người ngu như ông. Họ khai thác lòng tham của ông về thế giới bên kia, Họ vẽ cho ông những hứa hẹn lớn. Và lời hứa của họ không thể chứng minh là sai được vì không ai quay trở về từ thế giới bên kia để nói liệu những lời hứa đó có được hoàn thành hay không. Ông đã bị họ lừa rồi. Không có cái gì sẽ xảy ra từ điều mà ông nghĩ là việc làm phước đức. Thực ra, ông sẽ rơi vào địa ngục thứ bẩy, vì một người sống với những ham muốn sai như thế, người sống có ham muốn như thế, đều sẽ rơi vào địa ngục.

Vũ Đế e ngại. Ông cố gắng lái câu chuyện sang một chủ đề khác: -Vậy có cái gì linh thiêng hay không? Tổ sư Bồ đề đạt ma nói, -Không có cái gì linh thiêng, cũng như không có cái gì là báng bổ. Linh thiêng và báng bổ, đều là thái độ của tâm trí, của định kiến. Mọi việc đều đơn giản như chúng vậy. Không cái gì sai và không cái gì đúng, không cái gì tội lỗi và không cái gì phước đức. Vũ Đế buồn bực:-Ông thật quá thể đối với ta và người của ta. Sau đó, Tổ sư Bồ đề đạt ma nói lời tạm biệt, quay lưng lại và đi lên núi.

Trong chín năm trên núi ông ấy ngồi quay mặt vào tường. Mọi người đến với ông bởi vì đã được nghe, biết về cuộc đối thoại này. Dù khoảng cách sống giữa Tổ sư và Đức Phật trong hơn một nghìn năm, nhưng về trung tâm Tổ Sư vẫn ở cùng Đức Phật. Tổ sư nói điều tinh tuý của Đức Phật – tất nhiên theo cách riêng của ông ấy, theo phong cách của ông ấy, Ngay cả Phật cũng sẽ thấy cách trình bày này đó là kì lạ.

Đức Phật là người văn hoá, phức tạp, và duyên dáng. Còn Tổ sư Bồ đề đạt ma chính là cái đối lập trong cách diễn đạt của Đức Phật. Tổ sư không là người mà là con sư tử. Tổ sư không nói, mà ông ấy gầm lên. Tổ sư không có cái duyên dáng mà Đức Phật có. Cái mà ông ấy có là sự thô thiển, dữ dằn. Không thanh nhã như kim cương; Tổ sư hệt như vĩa quặng: thô ráp tuyệt đối , không có một sự đánh bóng. Và đó là cái đẹp của ông ấy. Đức Phật có cái đẹp rất nữ tính, lịch sự, mảnh mai. Còn Tổ sư Bồ đề đạt ma có cái đẹp riêng . Cái đẹp của một tảng đá – mạnh mẽ, nam tính, không thể phá huỷ được, cái đẹp của một sức mạnh lớn lao.

Đức Phật toả sức mạnh, nhưng sức mạnh của Đức Phật rất im lặng, như tiếng thì thào, như làn gió mát. Còn Tổ sư Bồ đề đạt ma là cơn bão, sấm rền và chớp giật. Đức Phật đến cửa nhà bạn nhẹ nhàng không một tiếng động, bạn thậm chí sẽ không nghe thấy tiếng bước chân của ông ấy. Còn Tổ sư Bồ đề đạt ma, khi ông ấy đến nhà bạn, ông ấy sẽ làm rung chuyển cả ngôi nhà từ tận móng của nó. Đức Phật sẽ không lay bạn dậy ngay cả khi bạn đang ngủ. Còn Tổ sư Bồ đề đạt ma? Ông ấy sẽ dựng bạn dậy từ trong nấm mồ! Ông ấy đánh mạnh, ông ấy là chiếc búa.

Tổ sư là chính cái đối lập của Đức Phật trong cách diễn đạt, nhưng thông điệp của ông ấy với Đức Phật là một. Tổ sư cúi mình trước Đức Phật là thầy của mình. Tổ sư chưa bao giờ nói “Đây là thông điệp của ta”. Tổ sư đơn giản nói:-Điều này thuộc về chư phật, chư phật cổ đại. Ta chỉ là sứ giả. Không cái gì là của ta, bởi vì ta không có. Ta như cây trúc hồng được chư phật chọn để làm chiếc sáo cho họ. Họ hát: ta đơn giản để cho họ hát qua ta.

LÊN NON THIÊNG YÊN TỬ

Tỉnh thức giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai trong tựa ngọc

“Yên sơn sơn thượng tối cao phong
Tài ngũ canh sơ nhật chính hồng
Vũ trụ nhãn cùng thương hải ngoại
Tiếu đàm nhân tại bích vân trung
Ủng môn ngọc sóc sâm thiên mẫu
Quải ngọc châu lưu lạc bán không
Nhân miếu đương niên di tích tại
Bạch hào quang lý đổ trùng đồng” (1)

Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong
Trời mới ban mai đã rạng hồng
Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả
Nói cười lồng lộng giữa không trung
Giáo ngọc quanh nhà giăng vạn khoảnh
Cỏ cây chen đá rũ tầng không
Nhân Tông bảo tháp còn lưu dấu
Mắt sáng hào quang tỏa ánh đồng. (2)

*

Non thiêng Yên Tử
Nghìn năm Thăng Long, Đông Đô, Hà Nôi
Bảy trăm năm đức Nhân Tông
Non sông bao cảnh đổi
Kế sách một chữ Đồng
Lồng lộng gương trời buổi sớm
Trong ngần, thăm thẳm, mênh mông …


(1) Nguyễn Trãi, đề Yên Tử sơn Hoa Yên tự
(2) Hoàng Kim bản dịch thơ Nguyễn Trãi, bài thơ ‘đề Yên Tử sơn Hoa Yên tự’


Hoàng Kim

Lên non thiêng Yên Tử tôi nhớ câu thơ huyền thoại: “Trăm năm tích đức tu hành. Chưa lên Yên Tử chưa thành quả tu“. Núi Yên Tử thuộc tỉnh Quảng Ninh nơi có Quần thể di tích danh thắng Yên Tử ở Bắc Giang và Quảng Ninh. Đây là quần thể danh thắng đặc biệt nổi tiếng liên tỉnh đầu tiên ở Việt Nam được đệ trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc UNESCO xem xét, công nhận là Di sản thế giới. Núi Yên Tử là đỉnh thứ hai của tam giác châu huyền thoại Bắc Bộ nối Việt Trì – Quảng Ninh là dải Tam Đảo rồi 99 ngọn Nham Biền của các dãy núi vòng cung Đông Triều tạo nên thế hiểm “trường thành chắn Bắc” của bề dày núi non hiểm trở khoảng 400 km núi đá che chắn mặt Bắc của thủ đô Hà Nội non sông Việt.

Trần Nhân Tông (1258-1308)  là một trong những vị vua anh minh nhất của lịch sử Việt Nam. Người tên thật là Trần Khâm, vua Trần thứ ba (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Với 50 năm cuộc đời, vua Phật Trần Nhân Tông đã kịp làm được ít nhất năm việc lớn hiếm thấy và khó ai bì kịp ở mọi dân tộc và mọi thời đại: 1) Minh quân lỗi lạc, làm vua 15 năm (1278 – 1293) trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến hai lần đánh thắng quân Nguyên Mông là đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thời đó; 2) Tổ sư thiền phái Trúc Lâm và Thái Thượng Hoàng 15 năm (1294-1306) là vua Phật Việt Nam. 3) Nhà văn hóa và nhà thơ kiệt xuất với kiệt tác thơ Thiền Trần Nhân Tông và thắng tích Trúc Lâm Yên Tử; 4) Người thầy chiến lược vĩ đại muôn đời của kế sách một chữ “đồng” “vua tôi đồng lòng, toàn dân đồng sức”, nhược thắng cường, yếu thắng mạnh, nước nhỏ thắng nước lớn, sự nghiệp mở nước và thống nhất non sông Việt bằng vương đạo, thuận thời, thuận người . 5) Nhà trị loạn kỳ tài đã hưng thịnh nhà Trần và cứu nguy cho nước Việt ở thời khắc quyết định, biến nguy thành an, biến những điều không thể thành có thể.

Kiệt tác thơ thiền đức Nhân Tông là đỉnh cao thơ Thiền thời Trần:

Cư trần lạc đạo phú
Đại Lãm Thần Quang tự
Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca
Đăng Bảo Đài sơn
Đề Cổ Châu hương thôn tự
Đề Phổ Minh tự thủy tạ
Động Thiên hồ thượng
Họa Kiều Nguyên Lãng vận
Hữu cú vô cú
Khuê oán
Lạng Châu vãn cảnh
Mai
Nguyệt
Nhị nguyệt thập nhất nhật dạ
Quỹ Trương Hiển Khanh xuân bính
Sơn phòng mạn hứng
I
II
Sư đệ vấn đáp
Tán Tuệ Trung thượng sĩ
Tảo mai
I
II
Tặng Bắc sứ Lý Tư Diễn
Tây chinh đạo trung (tái chinh Ai Lao)
Thiên Trường phủ
Thiên Trường vãn vọng
Tống Bắc sứ Lý Trọng Tân, Tiêu Phương Nhai
Tống Bắc sứ Ma Hợp, Kiều Nguyên Lãng
Trúc nô minh
Tức sự
I
II
Vũ Lâm thu vãn
Xuân cảnh
Xuân hiểu
Xuân nhật yết Chiêu Lăng
Xuân vãn

Lên non thiêng Yên Tử, khảo sát điền dã những chứng tích lịch sử văn hóa lưu dấu mãi với thời gian. “Soi sáng lại chính mình là phận sự gốc, chẳng từ nơi khác mà được.” (Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc.). Đức Nhân Tông viết về sự đạt ngộ với người thầy là Tuệ Trung Thượng Sĩ . “Nghe xong, tôi thông suốt được đường vào, bèn vén áo thờ Ngài làm thầy”. “Soi sáng lại chính mình” chứ không tìm kho báu ở đâu khác là trí tuệ siêu việt của vua Phật Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông.

Kinh Dịch xem chơi,
365 ngày mê mãi.
Sách Nhàn đọc giấu,
câu có câu không.
Trước đèn 700 năm,
Yên Tử
Trúc Lâm
thăm thẳm tầm nhìn.


“Câu hữu câu vô,
Quay bên phải, ngoái bên trái.
Thuyết lý ầm ĩ,
Ồn ào tranh cãi.
Câu hữu câu vô,
Khiến người rầu rĩ.
Cắt đứt mọi duyên quấn quýt như dây leo,
Thì hữu và vô đều hoàn toàn thông suốt”.


“Kinh Dịch xem chơi
Yêu tính sáng yêu hơn châu báu.
Sách Nhàn đọc giấu
Trọng lòng rồi trọng nữa hoàng kim”


“Ở đời vui đạo thả tùy duyên
Đói cứ ăn đi, mệt ngủ liền
Kho báu trong nhà thôi tìm kiếm
Vô tâm đối cảnh hỏi chi thiền”

(Trúc Lâm Trần Nhân Tông)

Hứng mật đời
thành thơ
Việc nghìn năm hữu lý
Trạng Trình

Đến trúc lâm
Đạt năm việc lớn hoàng thành
Đất trời xanh
Yên Tử …

TỈNH THỨC NHỚ VIÊN MINH

Sống giác ngộ tỉnh thức
Tâm Ngọc Thầy trong con

Bạch Ngọc Hoàng Kim
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tinh-thuc-nho-vien-minh/

Lão Nông Tăng trong ngôi cổ tự

HOA LÚA GIỮA ĐỒNG XUÂN

Bao năm Trường Viện là nhà
Sắn khoai ngô lúa đều là thịt xương
Một đời người một rừng cây
Thầy ươm giống tốt để mai thành rừng.

Con theo Người nguyện làm Hoa Lúa
Bưng bát cơm đầy quý giọt mồ hôi
Trọn đời vì Dân mến thương hạt gạo
Hoa quê hương hạt ngọc trắng ngần.


Con thăm Thầy lên non thiêng Yên Tử
Về đất lành Chùa Ráng giữa đồng xuân

“Mưa thuận gió hòa chăm bón đúng
Nhân tươi quả tốt được thu nhiều”


Lẫn với cỏ không tranh đua hương vị
Không màng ngôi ngự trị các loài hoa
Hoa Lúa đượm hồn quê dung dị
Quên sắc hương để lộng lẫy Hoa Người ! ” (**)

Con nguyện ước nối đời theo hạt gạo
Chén cơm ngon thơm bếp lửa gia đình
Thầy Trò cùng chung tay làm việc thiện
Sống trọn tình với giấc mơ xanh.


Hoàng Kim

NHỚ VIÊN MINH HOA LÚA

Tay men bệ đá sân đình
Tổ tiên cha mẹ lặng thinh chốn này
Đình làng chốn cũ nơi đây
Nuôi đêm phúc ấm dưỡng ngày nhân sinh.

Mình về với đức Viên Minh
Thơm hương Hoa Lúa ân tình nước non
Đêm Yên Tử sáng trăng rằm
Ban mai ngày mới an nhiên cuộc đời.

Thung dung bước tới thảnh thơi
Hiền lành phúc hậu lánh nơi bụi trần
Thiên nhiên là thú bình an
Người thân bạn quý thanh nhàn sống vui.

Tay men bệ đá sân chùa
Tổ tiên cha mẹ đều xưa chốn này
Đình làng chùa cũ nơi đây
Nuôi đêm phúc ấm dưỡng ngày nhân sinh

Mình về với đức Viên Minh
Thơm hương Hoa Lúa nặng tình nước non
Đêm Yên Tử sáng trăng rằm
Ban mai ngày mới an nhiên cuộc đời

Thung dung bước tới thảnh thơi
Hiền lành phúc hậu lánh nơi bụi trần
Thiên nhiên là thú bình an
Người thân bạn quý thanh nhàn sống vui.


Hoàng Kim

Đình Minh Lệ ban mai


Chùa Viên Minh còn gọi là chùa Ráng nằm ven đê thuộc xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên, Hà Tây (cũ) nay thuộc Hà Nội, nơi Tổ Ráng Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ trụ trì https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chua-rang-giua-dong-xuan

– Không làm các điều ác, làm các việc lành và giữ tâm thanh tịnh trong sáng là cách làm tăng trưởng tâm lực và phước lực.

– Phước lực phát sinh do bố thí cúng dường, nghiêm trì giới luật, giữ tâm thanh tịnh, cung kính, khiêm nhường, phục vụ, nghe pháp, chia sẻ pháp, hoan hỷ phước người khác làm, điều chỉnh nhận thức, bớt tham sân si, có lòng từ-bi-hỷ-xả.

…Phước trí thật sự chỉ có khi tinh tấn chánh niệm tỉnh giác, trọn vẹn sáng suốt nơi thực tại thân thọ tâm pháp. Phước trí vô vi vô ngã này tự toả ra ảnh hưởng lợi lạc đến muôn loài một cách tự nhiên …”

Làm phước là cách để thoát khỏi tính ích kỷ và mở rộng tấm lòng vô ngã vị tha. Đồng thời qua việc làm đó học ra chính mình, học ra bản chất đời sống để phát huy trí tuệ và đạo đức…

()()()

Thân – tâm – trí thanh tịnh thì hết tội.

Có 3 cách:

– Giới diệt tội ở thân.
– Định diệt tội ở tâm
– Tuệ diệt tội ở trí.

Giới định tuệ còn được thể hiện cụ thể trong Bát Chánh Đạo:

– Thấy biết đúng
– Suy nghĩ đúng là tuệ
– Nói đúng, làm đúng, sống đúng là giới
– Siêng năng, không quên mình, tâm tĩnh lặng đúng là định.

《》《》《》

…Đạo Phật trí tuệ lấy tâm tỉnh giác để thấy ra thực tánh và sống với thực tánh ấy…”

Thầy Viên Minh
Trungtamhotong.org
Lành thay ()
Sadhu Sadhu Sadhu

_______((()))________

Pháp Thiện cùng với Phật Pháp Chia Sẻ và 9 người khác. spSdnorotet0f h105c78lh3am31588aiflltờ08l0a6cm704cf1gfhg90a5  ·

TỤNG CHÚ – LINH HIỂN – ĐỨC TIN…?

Hỏi: Thưa Thầy, có thật pháp môn tụng Chú là linh hiển? Có người tụng chú với đức tin lớn mà thay đổi cuộc sống. Điều này do ngẫu nhiên, do phước của người tụng hay do Chú có linh nghiệm?

Trả lời:

✓ Theo nguyên lý thì tụng gì không thành vấn đề, miễn khi tụng tập trung được tâm ý thì đều có năng lực.

✓ Sự tập trung này phần lớn có được nhờ đức tin vào tha lực.

✓ Luyện bùa, trì Chú, thôi miên, niệm Phật, niệm Chúa, thiền định, thần thông v.v… cũng đều cần có sức mạnh tập trung mới thành tựu.

✓ Tưởng đó là nhờ tha lực nhưng sức mạnh đó chính là do “nội lực tự sinh” mà có.

✓ Thực ra, tự lực và tha lực cũng chỉ là một khi đi đến tận cùng.

∆ Người sống chánh niệm tỉnh giác thường thận trọng chú tâm quan sát thực tại nên phát huy được năng lực giới định tuệ nội tại một cách tự nhiên, vô vi, vô ngã và vô lượng.

✓ Còn nếu tu luyện mà đạt được một năng lực nào đó thì cũng chỉ là hữu vi, hữu ngã và hữu hạn mà thôi.

✓ Nếu sở đắc đó do động lực tà kiến và tham ái thì dẫu có năng lực lớn lao đi nữa cũng chỉ hại mình hại người, như Devadatta có thần thông mà hại Phật nên đoạ vào địa ngục A-tỳ. Vì vậy cần phải nhận thức đúng mục đích của sự tu luyện các loại chú thuật, thôi miên, thiền định, thần thông… là gì mới được.

✓ Đừng xem trọng việc tu có đạt được năng lực gì hay không mà nên xem lại tu có đúng hay chưa.

~ Thực ra “năng lực lớn nhất của người tu là có thể chịu được sự rỗng không – không cần một năng lực nào cả”.

✓ Thay vì cố tu luyện để tìm cầu sở đắc một năng lực lý tưởng nào đó thì người chân tu buông hết mọi nỗ lực mong cầu trở thành bất cứ thứ gì, dù với đức tin tha lực hay với khả năng tự lực. Vì chỉ khi thấy mình còn yếu kém hay thiếu thốn thì mới mong cầu một năng lực để nương tựa. Nhưng điều đó chỉ làm giàu cho cái ngã ảo tưởng mà thôi! Do đó Đạo Phật không đặt nặng đức tin vào tha lực, cũng không tập chú vào nỗ lực cá nhân để rèn luyện thành gì cả mà mục đích tu hành chỉ là thấy ra Sự Thật mà thôi.

《》《》《》

Hỏi: Thưa Thầy, cho con hỏi niệm Phật, niệm Chú không phải để trừ tội tăng phước mà cốt lõi là để cho tâm thanh tịnh. Vậy khi tâm đã thanh tịnh, không niệm Chú, niệm Phật nữa mà chỉ để tâm trong lành sáng suốt thôi có phước đức không?

Trả lời:

✓ Niệm Phật, niệm Chú hay tu bất cứ phương pháp nào cũng chỉ là phương tiện giúp tâm bớt vọng động mà thôi, vọng động thì sinh tội lỗi, tội lỗi thì bất an, đau khổ, nên khi hết vọng động thì tâm trở lại bình thường, không còn bất an đau khổ nữa. Phương tiện giống như những toa thuốc chữa bệnh, tùy bệnh mà uống thuốc. Khi đã hết bệnh thì phải ngưng uống thuốc.

✓ Cũng vậy, khi tâm đã tịnh, trở lại bình thường tội chướng đã trừ thì còn dùng phương tiện niệm Phật, trì Chú làm gì nữa. Tội tiêu, tâm tịnh đã là phước báu lớn lao nhất rồi, còn niệm Phật, trì Chú để cầu phước làm gì, như vậy chẳng phải kẹt vào phương tiện sao?

(Trích Trà Đạo – Thầy Viên Minh)
Trungtamhotong.org
Namo Buddhaya.
Lành thay ()

SỰ THA THỨ & LÒNG KHOAN DUNG

✓ Tha thứ không phải là dấu hiệu mềm yếu, mà là một sức mạnh cảm xúc rất sâu sắc.
~ Tha thứ là một sức mạnh của cảm xúc.


》》 Chúng ta đủ mạnh mẽ, chúng ta đủ lớn để tha thứ, để buông xả. Tôi giải phóng cho anh, cho anh đi, cho anh tự do. Giờ đây tôi cũng được tự do.

》 Ngay cả khi đó chỉ là một suy nghĩ, chỉ tưởng tượng mình tha thứ cho một người nào đó đã xúc phạm mình, khoảnh khắc đó bạn đã cảm thấy được giải thoát. Cơn sân vẫn có thể đến lại nữa, bạn lại tiếp tục làm như vậy cho đến khi học được cách tha thứ cho mọi người, tha thứ cho tất cả mọi chuyện, tha thứ vĩnh viễn, để không bao giờ bạn đổ lỗi, không trách cứ ai về bất cứ điều gì nữa.

✓ Hãy tưởng tượng khi bạn có trạng thái tâm ấy, trạng thái tâm không đổ lỗi, không trách móc bất cứ ai. Tâm bạn được giải thoát, thanh thản như thế nào.

✓ Tôi không chấp giữ oán giận, tôi không muốn trừng phạt bất cứ ai vì bất cứ điều gì. Tôi giải phóng cho mọi người khỏi bất cứ điều gì họ đã làm với tôi, thậm chí bất cứ điều gì họ sẽ làm với tôi trong tương lai.

~ Sống với cái tâm như thế thật sự là quá tốt, quá tuyệt vời…

《》《》《》

“…Hãy lấy tha thứ làm một cách sống, bởi vì hàng ngày chúng ta vẫn phải gặp nhiều người nói hoặc làm những điều tổn thương đến mình. Dù đi đâu chăng nữa, chúng ta vẫn phải sống giữa con người, dù vô tình hay cố ý chúng ta vẫn làm tổn thương đến nhau. Mọi thứ sẽ vẫn còn tiếp tục như thế cho đến khi chúng ta chết.

✓ Bạn chuẩn bị như thế nào cho cái tâm của mình, thái độ của mình để tiếp tục sống trong một thế giới như thế?

✓ Phát triển tâm mình, có một trái tim rộng lớn, cao thượng để dù bạn biết có người sẽ làm tổn thương mình, nhưng bạn đã sẵn lòng tha thứ.

✓ Bạn đã tha thứ trước khi bị họ làm tổn thương. Sống như vậy có phải tốt đẹp biết bao? Có thể tôi không có đủ khả năng để thay đổi thế giới quanh mình, nhưng tôi có thể thay đổi cách nhìn thế giới bên trong mình.

~ Điều đó thật tuyệt vời! Vì vậy tôi đang học để làm điều đó. Có thể tôi không có đủ khả năng để thay đổi thế giới quanh mình, nhưng tôi có thể thay đổi cách nhìn thế giới bên trong mình.

✓ Cái gì diễn ra bên trong tôi là trách nhiệm của tôi, nhưng những cái gì diễn ra ở bên ngoài thì tôi chẳng thể làm được gì nhiều. Những gì ở bên trong tôi là trách nhiệm của tôi, tôi có thể thay đổi. Tôi có thể tạo ra sự khác biệt, ít nhất là đối với tâm mình.

✓ Đau khổ là một lựa chọn. Chúng ta có quyền lựa chọn. Bạn muốn tiếp tục sống một cuộc đời đau khổ hay muốn giải thoát? Đây là điều rất quan trọng bạn cần phải học hiểu. Hãy học cách tha thứ, tha thứ…”

Trích; Sự Tha Thứ & Lòng Khoan Dung
~ Thiền Sư U. Jotika;


Namo Buddhaya.
Lành thay ()

#Chanhniem#Thayvienminh #Tinhgiac #Tinhthuc #Vothuong #Tinhtan #Phatphapnhiemmau #Phatphapvidieu #Gieoduyenphatphap #Duyenlanhphatphap #Chiasephatphap #Vonga #Theobuocchanphat #Songtrongthuctai #Phatphap #Phatphapbuddhadhamma #Thienphap #Anlac #Anlanh #Annhien #Buongxa #Tritue #Tuetri #Gioidinhtue #Hanhphuc #Giacngo #Giaithoat #Tubi #PhatphapBuddhadhammareels #Phapthien343reels

TRỜI MƯA QUA CỒN DƯA

Trời mưa qua Cồn Dưa
Linh Giang sông quê hương
Bến Lội Đền Bốn Miếu
Đá Đứng chốn sông thiêng


Hoàng Kim

TRẦN KHÁNH DƯ VẸN KIẾP

Ăn cháo nói càn khôn
Trần Khánh Dư vẹn kiếp
Tự do ngời tâm đức
Văn chương ngọc cho đời


Nhà Trần trong sử Việt
Thái Tông và Hưng Đạo
Lời dặn của Thánh Trần
Lời khuyên thói quen tốt


Lời Thầy dặn thung dung
Biết mình và biết người
Kế sách một chữ Đồng
Quốc Công đạo làm tướng


Tiết Chế đức dụng nhân
Trần Thánh Tông minh quân
Thầy Tuệ Trung Thượng Sĩ
Trúc Lâm Trần Nhân Tông

Nguyễn Du trăng huyền thoại
Đặng Dung thơ Cảm hoài
Đào Duy Từ còn mãi
Mai Hạc vầng trăng soi

VIỆT NAM CON ĐƯỜNG XANH
Sắn Việt Nam và Kawano (Ảnh NHK)
Hoàng Kim

trích dẫn Lời đánh giá chân tình “Cassava and Vietnam: Now and Then” của giáo sư Kazuo Kawano nhà bác học lớn, chuyên gia chọn giống lúa, sắn hàng đầu thế giới của IRRI, CIAT và Đại học Kobe Nhật Bản, trên phim cùng tên do hãng phim NHK công chiếu, đã lặp lại nhiều lần từ năm 2009. “Sắn và Việt Nam: bây giờ và sau đó” là bài học thật sâu sắc. Sự thật lịch sử chỉ có một, nhưng bài học lịch sử cần soi xét khách quan, công tâm, hướng thiện, đánh giá kỹ, rút ra được bài học thực tiển chân thực của giải pháp phát triển thích hợp bền vững https://hoangkimlong.wordpress.com/category/san-viet-nam-va-kawano/ tích hợp tại https://cnm365.wordpress.com/category/09/cnm365-cltvn-9-thang-5/https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hue-co-thien-thu-son

SẮN VIỆT NAM VÀ KAWANO
Cách mạng sắn Việt Nam bài học lắng đọng
Kazuo Kawano, Hoàng Kim cảm nhận

Giáo sư Kazuo Kawano là nhà bác học chọn giống sắn xuất sắc (xem lý lịch khoa học) Suy ngẫm về Sắn và Việt Nam: bây giờ và sau đó Cassava and Vietnam: Now and Then thật lắng đọng: “Trong suốt nhiều năm gắn bó với Việt Nam, tôi đã biết nhiều người, những người mà tôi dường như có thể phân loại trong hồi tưởng. Tôi có ấn tượng đầu tiên về người Việt Nam từ một số học viên Việt Nam ở Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (IRRI) ở Los Baños, Philippines năm 1963 và ‘nó’ không phải là điều đặc biệt thuận lợi. Kiểu hình người Việt Nam lúc ấy trong mắt tôi, (Họ) xuất hiện khá cởi mở, hoài nghi và thờ ơ, nếu không nói là ích kỷ, tự cao và tham nhũng. Tôi có thể quá khắc nghiệt khi phán xét về họ; nhưng như lời của Halberstam đã viết về loại người này trong “Sự tạo ra một vũng lầy”. Đó là loại người thuộc tầng lớp thượng lưu của xã hội miền Nam Việt Nam trong cùng thời kỳ, thể hiện một cách sinh động và nghiêm túc  mà sự phán xét của tôi có thể không quá xa thực tế.

Mười năm hợp tác chặt chẽ của tôi với các đồng nghiệp Việt Nam chọn tạo và nhân giống sắn  trong những năm 1990 và cuộc hội ngộ với họ trong chuyến đi này hoàn toàn thay đổi đánh giá của tôi về người Việt Nam. Bằng chứng là một loạt các báo cáo của tôi ở đây, họ là siêng năng, sâu sắc, chu đáo và cố gắng không mệt mỏi, như thể thi đua với tướng Võ Nguyên Giáp. Tôi có thể là một phần tích cực đối với những người bạn của tôi. Tuy nhiên, tôi có một cảm giác tương tự đối với một số đồng nghiệp của tôi ở Rayong, Thái Lan và Nam Ninh, Trung Quốc để đếm được một vài người. Trong suốt hai thập kỷ sau chiến tranh Nhật Bản, chúng tôi dường như cũng có nhiều người Nhật trong hạng mục này.

Sau đó, khi nói đến khối lượng dân số chỉ muốn ngày mai sẽ tốt hơn ngày hôm nay, thì trong chuyến đi này, tôi đã rất ấn tượng và xúc động khi gặp nhiều người dường như không bao giờ nghi ngờ ngày mai tốt hơn hôm nay. Điều này làm tôi nhớ đến người Nhật trong hai thập kỷ sau chiến tranh, nơi phần lớn dân số nhìn thấy một tương lai tươi sáng hơn. Bây giờ ở Nhật Bản, hơn 30.000 người tự sát hàng năm và lý do chính của hành động này được cho là họ vô vọng đối với hiện tại và tương lai. Không cần phải nói rằng, Việt Nam không phải là không có vấn đề như sự thiếu hoàn chỉnh của hệ thống pháp luật hoặc tham nhũng tràn lan, … Tuy nhiên, tỷ lệ người cảm thấy hạnh phúc ở Việt Nam dường như cao hơn rất nhiều so với ở Nhật Bản hiện nay. Thật thú vị khi tưởng tượng những đồng nghiệp cũ của tôi sẽ dẫn dắt xã hội này đến đâu.”

Cassava and Vietnam: Now and Then

(キャッサバとベトナム-今昔物語)

Kazuo Kawano

I visited Vietnam for a week this last December,  where a team of NHK video-taped for a documentary of the changes caused by the new cassava varieties I introduced 20 years ago in the lives of small framers, the enhanced activities of industrial and business communities and the development of research organizations. It was a most interesting, amusing and rewarding visit where I reunited with a multitude of former small farmers who are more than willing to show me how their living had been improved because of KM-60 and KM-94 (both CIAT-induced varieties) , many “entrepreneurs” who started from a village starch factory, and several former colleagues who became Professor, Vice Rector of Universities, Directors of research centers and so on. Vietnam can be regarded as a country who accomplished the most visible and visual progress most rapidly and efficiently utilizing CIAT-induced technology.

For my own record as well as for responding to the requests from my Vietnamese colleagues, I decided to record the changes and progress that had taken place in Vietnam in general and in cassava varietal development in particular in a series of picture stories. This is the first of long stories that would follow.

昨年の12月に、NHKの国際ドキュメンタリー番組の収録でベトナムを10年ぶりに再訪する機会があった。それは私が中心となって開発したキャッサバの多収性・高澱粉性の新品種群を20年 前に導入した事が引き起こした人々の生活向上の様子を、南から北へと訪ね歩く旅であった。今回の旅では、小農から出発して家を建て中農、富農となった多数 の人々、村の澱粉加工所の親父だったのが大工場のオーナーや実業家となっている幾人もの成功者、そして殆んど名前だけの研究員であったのが今や試験場長、 大学教授、副学長になっている昔の仲間達を訪ね歩いたが、その殆んどの人が私との再会を喜んでくれて、口々に新しいキャッサバ品種のおかげで自分達の生活 と境遇が革命的に良くなったと話してくれた。

私自身の記録のため、それにベトナムの昔の仲間からのリクエストに答える目的もあって、この20年間のベトナムの発展とキャッサバ生産の進展を絵物語風に書き留めることにした。これはその長い物語の始まりの章である。xem tiếp Cassava and Vietnam: Now and Then

See more: Tiến bộ giống sắn Việt Nam https://youtu.be/GEaSV3p3Nb8; Sắn Việt Nam ngày nay https://youtu.be/MBL_RtU3Tcw; Chọn giống sắn kháng CMD; Chọn giống sắn Việt Nam; Cassava and Vietnam: Now and Then

CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN
Hoàng Kim
Tôi đã nhiều lần tới châu Mỹ, tới cả Trung Mỹ, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Đó là kinh nghiệm sống quý giá cho sự nghiên cứu và giảng dạy khoa học cây trồng, đặc biệt là cây lương thực. Tôi nhớ thầy Norman Boulaug và nhiều thầy bạn ở nơi ấy, nhớ đất. nhớ người. Tôi có thói quen chép lại ghi chú ngắn và ghi hình về kỷ niệm sau mỗi chuyến đi, lần này mới có dịp hệ thống lại. “Châu Mỹ chuyện không quên” lắng đọng trong lòng tôi những ký ức sâu sắc về công việc chuyên môn khoa học cây trồng, cây lương thực yêu thích, kết nối với đất nước, con người, bạn hữu, và nền văn hóa châu Mỹ.


Tôi kể từ chuyến đi Mỹ lần đầu tiên năm 1988, cho tới nhiều lần về sau lắng đọng chuỗi trãi nghiệm thân thương với thầy bạn ở bên kia bờ đại dương. Ba nơi chính của châu Mỹ mà tôi may mắn được tới, đó là vùng vật liệu di truyền ở ba trung tâm khởi nguyên cây trồng toàn cầu của chúng tại Châu Mỹ gồm Trung tâm ngô và lúa mì quốc tế CIMMYT ở Mê hi cô. Trung tâm khoai lang và khoai tây quốc tế CIP ở Peru. Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới CIAT về sắn, đậu thực phẩm, lúa gạo châu Mỹ ở Côlômbia. Những điểm đến này tương tự như Viện Nông nghiệp Nhiệt đời Quốc tế IITA ở Nigeria châu Phí, Viện Nghiên cứu Cây trồng Quốc tế cho vùng Nhiệt đới Bán khô cằn ICRISAT ở Ấn Độ, và Viện Lúa quốc tế IRRI ở Philippines. Những chốn ấy cũng thật thân thuộc với tôi. Tại đấy sách chuyên khảo cây trồng, tạp chí, trang web, video thật phong phú, sâu sắc và thật đáng ao ước. Cũng từ đấy mà tôi may mắn được đi thăm thú rộng ra các vùng lân cận theo điều kiện và hoàn cảnh của mỗi chuyến đi.

“Châu Mỹ chuyện không quên” là các bài học tình yêu cuộc sống trãi nghiệm cá nhân của các chuyến đi thực tế, với mục đích cung cấp các điểm nhấn tư liệu nông nghiệp sinh thái về cây lương thực châu Mỹ cho bạn đọc. Tác phẩm gồm 36 đường dẫn, tựa đề thơ ngũ ngôn, để dễ đọc dễ nhớ, ảnh chi tiết bấm link.

Mục đích sau cùng của DẠY VÀ HỌC là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và LÀM được việc. Lời Thầy dặn thung dung.

Châu Mỹ chuyện không quên
Hoàng Kim

Niềm tin và nghị lực
Về lại mái trường xưa
Hưng Lộc nôi yêu thương
Năm tháng ở trời Âu

Vòng qua Tây Bán Cầu
CIMMYT tươi rói kỷ niệm
Mexico ấn tượng lắng đọng
Lời Thầy dặn không quên

Ấn tượng Borlaug và Hemingway
Con đường di sản Lewis Clark
Sóng yêu thương vỗ mãi
Đối thoại nền văn hóa

Truyện George Washington
Minh triết Thomas Jefferson
Mark Twain nhà văn Mỹ
Đi để hiểu quê hương

500 năm nông nghiệp Brazil
Ngọc lục bảo Paulo Coelho
Rio phố núi và biển
Kiệt tác của tâm hồn

Giấc mơ thiêng cùng Goethe
Chuyện Henry Ford lên Trời
Bài đồng dao huyền thoại
Bảo tồn và phát triển

Sắn Việt Nam và Kawano
Sắn Việt Nam và Howeler
Một ngày với Hernán Ceballos
CIAT Colombia thật ấn tượng
Martin Fregene xa mà gần

Châu Mỹ chuyện không quên
CIP Peru và khoai Việt
Nam Mỹ trong mắt tôi
Nhiều bạn tôi ở đấy

Machu Picchu di sản thế giới
Mark Zuckerberg và Facebook
Lời vàng Albert Einstein
Bill Gates học để làm

Thomas Edison một huyền thoại
Toni Morrison nhà văn Mỹ
Walt Disney bạn trẻ thơ
Lúa Việt tới Châu Mỹ..

CIAT COLOMBIA THẬT ẤN TƯỢNG

Ở Colombia, tôi ấn tượng nhất ba nơi là 1) CIAT tại Cali, 2) sông Magdalena và đền thần Mặt trời, với dãy núi Andes và nhiều đồn điền cà phê; 3) thủ đô Bogota tại Zona Rosa nổi tiếng với các nhà hàng và cửa hiệu, có Cartagena một khu phố cổ trên bờ biển Caribê gợi nhớ biển Nha Trang của Việt Nam. Tôi thích nhất CIAT tại Cali là vườn sắn lai. Tôi nhiều ngày luôn cặm cụi ở đấy. Tôi đã kể lại trong bài “Nhớ châu Phi” lời nhắn của giáo sư tiến sĩ Martin Fregene: “Kim thân. Mình hiểu rằng CMD, bệnh virus khảm lá sắn, đã vô tình được du nhập vào Việt Nam. Mình khuyến khích bạn nhập các giống sắn nuôi cấy mô MNG-19, MNG-2 và 8-9 C-series từ CIAT để đánh giá chúng về hàm lượng tinh bột và năng suất bột. Nếu hàm lượng tinh bột và năng suất tinh bột của những giống sắn kháng bệnh CMD này đủ cao, hãy nhân lên và phân phối giống sắn mới này đến các khu vực bị ảnh hưởng. Hãy cho mình biết nếu mình có thể trợ giúp thêm”. (Dear Kim, I understand that CMD has been accidentally introduced into Vietnam. I encourage you to import tissue culture plants of MNG-19, MNG-2, and the 8-9 C-series from CIAT and evaluate them for starch content. If they are high enough, multiply and distribute to affected areas. Let me know if I can be if more help). Tôi đã trả lời: “Cám ơn bạn. Tôi đã mang nguồn gen giống sắn kháng CMD về Việt Nam rồi, nay mình đang cùng các cộng sự của mình lai tạo giống kháng này với những giống sắn ưu tú năng suất tinh bột cao của Việt Nam”.

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là doithoaigiuacacnenvanhoa1.jpg

ĐỐI THOẠI NỀN VĂN HÓA
Hoàng Kim

Bài học cuộc sống quý giá là sự thấu hiểu và đối thọại giữa các nền văn hóa. Văn hóa là những gì lắng đọng khi ta đã quên đi tất cả. Tôi kể về một lớp học đã theo tôi suốt bao năm. Lớp học đa sắc tộc. Triết luận Goethe, Jefferson, Borlaug và Hemingway lắng đọng thật sâu sắc trong lòng tôi. Sử thi “Faust” kiệt tác văn chương thế giới của Goeth lưu dấu di sản khoa học nhân văn ở nhiều nơi trên thế giới. Thomas Jefferson, tác giả Bản Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ, của Đạo Luật Virginia về Tự Do Tôn Giáo và Người Cha của Đại Học Virginia’ đủ đọng mật cho một thế giới biến chuyển. Norman Borlaug nhà khoa học xanh ‘cứu sống nhiều người hơn bất cứ ai khác trong lịch sử’. Hemingway “Ông già và biển cả” là bài học tự do niềm vui sáng tạo giúp ta trở về chính mình với Ngày xuân đọc Trạng Trình, Trúc Lâm Trần Nhân Tông Nguyễn Du trăng huyền thoại; Tô Đông Pha Tây Hồ; Tagore Thánh sư Ấn Độ;

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là dikhapquenguoidehieudatquehuong3a.jpg

Đối thoại nền văn hóa” là phần tiếp nối của Vòng qua Tây Bán Cầu; CIMMYT tươi rói kỷ niệm; Mexico ấn tượng lắng đọng; Lời Thầy dặn không quên; Borlaug và Hemingway; Con đường di sản Lewis Clark; Sóng yêu thương vỗ mãi của chuỗi ký ức Châu Mỹ chuyện không quênĐi như một dòng sông nhưng xin thầy bạn và người đọc hãy cùng tôi dõi theo từng mẫu ký ức vụn của sự trãi nghiệm được kể chuyện qua hình ảnh

Từ cậu bé chân đất Làng Minh Lệ đi ra thế giới, tôi nhớ không quên lời dạy đầu đời của cha tôi, người bị bom Mỹ giết ngày 29 tháng 8 âm lịch năm 1968: “Con Kim. Cu khi mô cũng nhớ con cả. Con học với Thầy phải biết kính thầy, lễ phép để được thầy thương, chơi với bạn phải biết chân thành, nhường nhịn để cho bạn mến, thận trọng lời nói và thành thực, làm việc gì cũng phải biết tự ý cẩn thận mà không được nghe người ta xui. Bốn ý đó con phải nhớ nha con”. Cha mẹ tôi mất sớm, mẫu thư tuổi thơ lời cha dặn trên giấy học trò, tôi mang theo trọn đời. Khai tâm là lời cha mẹ thầy và anh chị thuở đầu đời nhưng khai trí lại học được ở trường đời Châu Mỹ chuyện không quên, Đi như một dòng sông là những thu hoạch đúc kết đầu đời của tôi sau khi rời bến sông xưa, qua một số chuyện khác. “Đối thoại nền văn hóa” là một ký ức vụn của một mẫu đối thoại tự học đã chép lại nay lưu cho chính mình và hiến tặng bạn đọc.

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là doithoaigiuacacnenvanhoa2.jpg

Tiến sĩ Hannibal Multar, người Do Thái quê gốc Jerusalem, nay định cư ở Mỹ, Trưởng Chương trình Đào tạo của CIMMYT, thầy giáo chủ nhiệm, trong bữa cơm đầu tiên chiêu đãi lớp chúng tôi tại thủ đô Mexico, là thành phố di sản thế giới năm 1987 Câu đầu tiên của thầy ngày sau khi tự giới thiệu về mình, thầy đã quay sang hỏi tôi:  Kim “bạn của tôi”. Lớp mình đủ năm châu. Bạn là người Việt Nam duy nhất của châu Á tại đây. Bạn làm ơn hãy cho tôi biết, bạn muốn học gì? Tôi bình tĩnh và lém lĩnh trả lời: “Chào thầy và các bạn.Tôi muốn ‘học ăn, học nói, học gói, học mở’ như câu tục ngữ Việt Nam quê tôi. Trước hết, tôi muốn học và hành (learning to doing) với thầy bạn để hiểu các nền văn hóa. Thứ hai, tôi muốn học tiếng Anh vì tôi còn kém tiếng Anh và đây là cơ hội tuyệt vời cho tôi để nghe, đọc, viết và nói tiếng Anh hàng ngày. Thứ ba, tôi muốn học khoa học cây trồng và cách quản lý Trung tâm Trạm trại Nông nghiệp chuyên cây trồng như CIMMYT, học cách chọn giống ngô và kỹ thuật thâm canh ngô thích hợp bền vững, học cách trồng ngô đạt năng suất cao chất lượng tốt.để giúp nông dân Việt Nam có thu nhập và đời sống tốt hơn”. Thầy bạn cùng cười: “Nói hay lắm!”.

Doithoaigiuacacnenvanhoa3

Tôi sau này khi về Việt Nam, còn giữ thư lưu bút của các thầy bạn trong đó có thư này của thầy Hannibal Multar. Nội dung bức thư như sau: “Kim “bạn của tôi”. Tôi chỉ muốn nói một vài từ để bày tỏ sự đánh giá chân thành và niềm vui của tôi khi gặp bạn. Tôi cũng tự hào khi biết bạn trong vòng năm, sáu tháng này. Gia đình bạn đang nhớ bạn nhưng chúng tôi đã được rất nhiều bởi sự hiện diện của bạn với chúng tôi ở đây. Bạn gọi tôi là giáo sư bởi vì tôi đã dạy bạn về cách quản lý trạm trại nông nghiệp, nhưng thực ra tôi đã học được từ bạn rất nhiều. Tôi thấy bạn nổ lực và kiên trì học ngôn ngữ. Tôi đã nhìn thấy tác phẩm nghệ thuật đẹp và thơ của bạn. Sự thành thạo chuyên môn mà bạn phải đối mặt với nhiệm vụ của mình ở đây là một thành viên trong đội ngũ tuyệt vời. Tôi sẽ luôn nhớ bạn, bạn của tôi. Hãy giữ liên lạc và cho tôi biết nếu tôi có thể giúp đỡ bằng bất kỳ cách nào. Gửi lời chào thân thiết của tôi  đến gia đình tốt của bạn. Bạn thân. Hannibal Multar.

(To Kim “my friend”. I just want to say a few word to express to my sincere appreciation and joy for having met you. I am also proud to have known you over these five-  six months. Your family have missed you but we gained a lot by your presence with us here. You call me professor because I taught  you about station management, but rest assured that I have learned a lot from you. I saw you struggle and persevere in language. I have seen your beautiful art work and also your poetry. The professional adtitude you faced your duties here in being such a gracious team member. I shall alway remember you, my friend. Please keep in touch  and let me know if I can be of help in any ways. My best personal regards to your good family. Your friend. Hannibal Multar).

Doithoaigiuacacnenvanhoa21

GIẤC MƠ THIÊNG CÙNG GOETHE

Tượng Goethe có trong vườn danh nhân ở Đại học Tự trị Quốc gia México (Universidad Nacional Autónoma de México, tên viết tắt UNAM) là di sản thế giới năm 2007, trường đại học lớn nhất ở khu vực Mỹ Latinh nằm tại thành phố thủ đô México.  Tiến sĩ Hannibal Multar thầy giáo chuyên gia huấn luyện quản lý trung tâm, trạm trại thí nghiệm nông nghiệp CIMMYT hướng dẫn tôi tham quan nơi này cũng như nhiều di sản thế giới khác mà tôi đã kể câu chuyện Mexico ấn tượng lắng đọng

Goethe

Goethe trong lòng tôi là nhà khoa học xanh sinh học và nhà thơ kể chuyện sử thi hay nhất thế gian. Tôi thuở nhỏ đã ngưỡng mộ Người qua câu thơ do Xuân Diệu dịch: “Mọi lý thuyế đều là màu xám, chỉ có cây đời mãi mãi tươi xanh”.

Lần trước, khi tôi đến Praha,  tôi đã gặp Goethe hóa thân thành “nhà phù thủy” là kiệt tác sử thi giữa quảng trường Old Town Square tại lâu đài cổ thành Hradčanské “Praha vàng”, quảng trường Con Ngưa, quảng trường Con Gà (theo cách gọi của sinh viên Việt Tiệp). Lâu đài Praha là lâu đài cổ lớn nhất thế giới theo sách Kỷ lục Guinness, với quảng trường Old Town Square, trung tâm trục lịch sử suốt nghìn năm, những tòa nhà cổ đầy màu sắc, với các nhà thờ Gothic và đồng hồ thiên văn thời trung cổ. Tôi cũng được gặp Goethe trên tượng đá danh nhân trên cầu đi bộ Karl (Tiếng Tiệp gọi là Karlův, người Việt gọi là cầu Tình) nối hai đầu Quảng trường Museum và Můstek  bắc trên con sông Vltava đến khu lâu đài cổ. Và sau cùng trong đêm thánh vô cùng tại rừng thiêng cổ tích Kalovi Vary, tôi đã may mắn có giấc mơ thiêng dạo chơi cùng Goethe. Câu chuyện dài này tôi đã kể trong Praha Goethe và lâu đài cổ

Lần này, khi tôi đến Mexico,  số phận lại cho tôi được gặp Goethe hóa thân trong tượng đá “vườn danh nhân” cùng kiệt tác sử thi Teotihuacan thành phố thời tiền Colombo, di sản thế giới 1987 ở México và Monte Alban kim tự tháp cổ trung tâm của nền văn minh Zapotec,  di sản thế giới năm 1987 ở tiểu bang Oaxaca  phía nam Mexico thì Trường Đại học Tự trị Quốc gia México (Universidad Nacional Autónoma de México,  UNAM) cũng là di sản thế giới năm 2007. UNAM được thành lập vào ngày 22 tháng 9 năm 1910 bởi Justo Sierra như là một thay thế cho Hoàng gia và Đại học Giáo hoàng México (thành lập vào ngày 21 tháng 9 năm 1551 bởi sắc lệnh hoàng gia của Karl V của đế quốc La Mã Thần thánh . Goethe giữa những chứng tích của nền văn minh Aztec và Maya “người tiền sử bản địa da đỏ” hóa đá sử thi 8.000 – 10.000 năm tuổi thì tư duy trí tuệ của nhà thông thái thiên tài, nhà thơ văn, nhà khoa học, triết gia, viết kịch và họa sỹ người Đức vẫn lưu dấu niềm tự hào của đất nước ông ở Mexico và nhiều nước ở châu Mỹ xa xôi.

Goethe tuy sinh ra và lớn lên ở Frankfurt am Main, thành phố lớn thứ năm của Đức, và ông đã sống ở Leipzig (thuộc Đức) Strasbourg (thuộc Pháp), và nơi tưởng niệm Goethe tại Tiệp Khắc có ở rất nhiều vùng . Danh tiếng của ông vang dội toàn châu Âu và Thế Giới. Viện Goethe hiện có phân viện tại 13 thành phố ở Đức và 128 thành phố ở nước ngoài, trong đó có nhiều nước châu Mỹ. Đó là một hiện tượng lan tỏa văn hóa hiếm thấy.

Faust

Faust hoặc George Faust là một nhân vật có thật, đặc biệt nổi tiếng ở  Đức – Tiệp,  sống vào khoảng năm  1480 – 1541, là một thầy thuốc, nhà chiêm tinh và “phù thủy” ảo thuật gia xuất chúng người Đức, nhà khoa học tài năng có khả năng biến đá thành vàng. Faust là người  khát khao kiến thức, hiểu biết, người yêu tự do, không thích bị câu thúc. Faust đã kết bạn với quỷ để thỏa mãn ước mơ khám phá hiểu biết của mình. Kết cục cái giá của tự do khám phá những bí mật của trời đất, thiêng liêng của thần thánh phải trả bằng tính mạng của mình. Goethe tìm thấy từ hình tượng trong dân gian, một khát vọng vô biên về sức mạnh sáng tạo và chinh phục của con người để tìm ra một triết lý nhân văn soi thấu sự đam mê tự do là cái giá ĐƯỢC MẤT cao hơn mạng sống:  “Chỉ những ai biết hăng say lao động, biết nổ lực chinh phục những đỉnh cao chí thiện thì mới xứng đáng được hưởng tự do và tình yêu cuộc sống.

Đối thoại giữa các nền văn hóa, tôi chiêm nghiệm Giấc mơ thiêng cùng Goethe

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là dao-choi-cung-gouthe-1.jpg



Mọi lý thuyết đều là màu xám,
chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi
Goethe trao tặng ta
minh triết của Người.

Ba lần tôi có giấc mơ thiêng
dạo chơi cùng Goethe

Người hóa thân
thành nữ thần Tình Yêu
Thơ Người đi cùng năm tháng

Tôi gặp Goethe  lần đầu
Kalovi Vary, Czechoslovakia
trong rừng thiêng cổ tích.
Người kể chuyện sử thi
Tiệp Khắc kỷ niệm một thời
Praha và lâu đài cổ
Những khát khao mơ ước của Faust,
Nỗi đau của chàng Werther

Tôi gặp Goethe
trên cầu đi bộ Charles
trong 30 tượng thánh trầm tư
Tôi ngắm hình tượng Faust
cũng là Đế Quốc La Mã Thần Thánh
trên quảng trường Old Town Square Praha
Goethe dạy tôi học Faust
hiến mạng sống lấy Tự Do
Học minh triết hiểu tận cùng được mất
Người nhắc tôi đừng quên dân tộc
Giỏi làm người kể chuyện sử thi
Cho dù dạy gì, học gì, làm gì
Cũng từ thực tiễn chính mình
Tích tụ năng lượng tự thân
Khai mở tự do trí tuệ !

Tôi gặp Goethe ở Mexico lần thứ hai
tại UNAM CIMMYT phía cuối trời Tây
GoetheNorman Borlaug dạy cho tôi
Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương
Người hóa thân
trong thanh thản
vòm cây xanh
Người đàm đạo
với Norman Borlaug
và cậu học trò nghèo
Về ý tưởng xanh
Con đường xanh
Hành trình xanh
Sự nghiệp xanh
Nhà khoa học xanh
giấc mơ hạnh phúc

Goethe là vòm cây xanh
Goethe cũng là lão nông
ngồi cùng chúng ta
chuyện trò
trên cánh đồng xanh
hạnh phúc.

Goethe Norman Borlaug
là những trí tuệ bậc Thầy.
Họ không màng hư vình
mà hướng tới đỉnh cao hòa bình
sự an lành tiến bộ .

Tôi cũng lại gặp Người
Oregon Miền Tây Nước Mỹ.
Tôi gặp Người ở hồ lớn
Ciudad Obregon
Ba tỷ khối nước
Cây xanh đất nước giao hòa

Ta gặp Người lần thứ ba
ở FAO Roma, Italia
trong nhà ở Frankfurt,
ngoài công viên Leipzig, Strasbourg
với bao nhiêu điểm đến …

Trời xanh tuyệt vời !
Trời nhân loại mênh mông !

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là fao-roma-italia.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là kim-in-italia.jpg

(*) Hình ảnh Hoàng Kim ở Roma, Italia.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là nho-chau-phi.jpg

ĐỐI THOẠI VĂN HÓA CHÂU PHI

Bài học cuộc sống quý giá là sự thấu hiểu và đối thọại giữa các nền văn hóa. Đối thoại văn hóa với Châu Phi tôi có tám ghi chép theo thời gian: Nhớ châu PhiMôhamet và đạo Hồi; Lúa sắn Việt Châu Phi; Thổ Nhĩ Kỳ nông nghiệp sinh thái; Thổ Nhĩ Kỳ với ‘vành đai và con đường’;Việt Nam con đường xanh; Mười hai ngày ở Ghana. Đó là sự tiếp nối kỳ lạ của đời tôi tại châu Phi qua nhiều chuyến đi đến Uganda, Nigeria, Ai Cập, Sông Nin, Thổ Nhĩ Kỳ, Ghana và các địa danh khác. . Các bạn cũ năm xưa tôi gặp ở CIMMYT, CIANO, OREGON, CIAT, CIP sau này có một số bạn tôi may mắn được gặp lại và gắn bó rất lâu khai mở thêm nhiều chuyến đi và kết gắn thêm các bạn mới tạo thành câu chuyện bạn hữu và du lịch sinh thái thú vị lưu lạc trong ký ức thật vui vẻ theo tôi nhiều năm. Tôi định gom điều này trong câu chuyện Nhớ châu Phi là một chủ đề khái quát hơn và kết nối với tám mục trên của châu Phi và bổ sung thêm nhưng cần có thời gian sắp xếp lại: Châu Phi một thoáng nhìn toàn cảnh. Châu Phi bạn nhớ điều gì nhất? Châu Phi chiến lược chuyển đổi sắn. Lúa sắn Việt Nam với châu Phi. Nông nghiệp và du lịch sinh thái. Trên đây chỉ mới là một số chỉ mục ghi chép chính của tôi trước đây về nhớ châu Phi đất nước con người. Tôi cần biên tập xâu chuỗi ký ức vụn các điạ danh và bạn hữu với những ghi nhớ chính. Mục đích của ghi chép này nhằm bảo tồn một số tư liệu thông tin bản thân có thể có ích cho ai đó quan tâm nông nghiệp sinh thái Việt Nam trong sự nhận thức và đối thoại nền văn hóa. Đi để hiểu quê hương đất nước con người, những giá trị cốt lõi văn hóa lịch sử dân tộc tôn giáo trong trãi nghiệm sinh thái nông nghiệp nước bạn giúp khai mở hiểu biết thế giới rộng lớn.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là chau-my-chuyen-khong-quen-3.jpg

ĐỐI THOẠI VĂN HÓA CHÂU MỸ

Châu Mỹ chuyện không quên Tôi sang châu Mỹ nhiều lần, có trên 36 bài đường links, thỉnh thoảng vui đọc lại và viết thêm ghi chú Đó là một chặng đường trải nghiệm thích thú, trong con đường di sản của riêng mình Đối thoại nền va7n hóa. Đi để hiểu quê hương, Học để làm được điều gì đó.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là reinhart-howeler-the-great-friend-of-kim.jpg

Châu Mỹ chuyện không quên, tôi đã và đang lưu lại bao điều tâm đắc, Kazuo Kawano, Reinhardt Howeler, Hernan Ceballos, … là những người bạn tuyệt vời của tôi ở CIAT. Tôi học những gương cụ thể của họ nhưng cũng ấn tượng sâu sắc bởi bao gương sáng danh nhân như gương  George Washington, Thomas Jefferson; Norman Borlaug, Mark Zuckerberg, Bill Gates học để làm, đối với tôi thật sự thấm thía. Tôi thích học để làm, học vừa làm trí tuệ của họ. Câu châm ngôn hay về “sự đọc” đưa vào trang viết này thật đúng: “ Trong một thế giới có đủ bình tâm, người viết nhỏ hơn người đọc, người đọc nhỏ hơn quyển truyện họ đang đọc, và quyển truyện nhỏ hơn sự đọc. Người viết và người đọc rồi chết, truyện rồi quên. Sự đọc ở lại và làm nên một phần mênh mông trong định nghĩa của việc làm người “.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là ciat-colombia-cimmyt-mexico-cip-peru.jpg

xem tiếp Châu Mỹ chuyện không quên

NguyenKhacVien timtrongdisan

NHỚ CỤ NGUYỄN KHẮC VIỆN
Hoàng Kim

Nhà văn hóa Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện (1913-1997) là nhà hoạt động văn hóa, y học, tâm lý giáo dục lỗi lạc, người đã để lại cho Việt Nam và Thế giới một khối lượng đồ sộ công trình nghiên cứu giá trị mà tôi rất kính trọng. Tôi cũng thực sự không ngờ Cụ lại là người viết thư tình hay đến thế! Và, cao khiết hơn hết, đó là tấm lòng của Cụ đối với Dân, với Nước, những ý kiến phản biện về sức khỏe xã hội của Cụ có giá trị cảnh báo cao, thật sâu sắc, thân tình,  trân quý. Ngày 10 tháng 5 là ngày mất của Cụ Viện. Nhớ Người dâng nén tâm hương.

Di sản Nguyễn Khắc Viện

Nhà văn hóa Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện (1913-1997) là một người viết văn Việt hay và khúc chiết. Tôi thường đọc lại và suy ngẫm bốn cuốn sách của Cụ mà tôi tâm đắc là: “Nguyễn Khắc Viện, Một đôi lời”, “Nguyen Khac Vien 1999. Vietnam a long history”; “Nguyễn Khắc Viện 2003. Tác phẩm tập 1, Tập 2” Cụ Viện là nhà văn hóa giáo dục tâm y học lịch sử ngôn ngữ Việt Anh Pháp thật thông tuệ và uyên bác, có những ý kiến phản biện về sức khỏe xã hội với giá trị cảnh báo cao, thật sâu sắc, thân tình và  trân quý. Sách lịch sử Việt Nam bằng tiếng Anh của Cụ Viện đọc thật dễ hiểu, văn phong mạch lạc, chuẩn xác. Đôi khi tôi tự hỏi tại sao tác phẩm lớn này đã tái bản lần thứ Tư mà chưa sử dụng làm tinh hoa ngôn ngữ Anh Việt đối chiếu dùng sách này trong Nhà trường có tiếng Việt chung nguồn với ngôn ngữ khác. Cụ Viện có bài VÈ THỞ BỐN THÌ, khẩu quyết luyện thở, báu vật cuộc đời. Ai trãi qua trận đau nặng mới thấm được bài tập dưỡng sinh hàng ngày của cụ Viện và giáo sư bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng là trân quý dường nào đối với sức khỏe.:

BaNguyenThiBinhgioithieusachCuNguyenKhacVien

“Thót bụng thở ra
Phình bụng thở vào
Hai vai bất động
Chân tay thả lỏng
Êm, chậm, sâu, đều
Tập trung theo dõi
Luồng ra luồng vào
Bình thường qua mũi
Khi gấp qua mồm
Đứng, ngồi hay nằm
Ở đâu cũng được
Lúc nào cũng được”.

Bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch Nước Công hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã viết lời giới thiệu về Cụ Nguyễn Khắc Viện thật thấm thía:

Nhìn lại chặng đường xây dựng và phát triển văn hóa ở nước ta, chúng ta tự hào đã có không ít nhà hoạt đõng văn hóa xuất sắc , vớt tầm cao của lòng yêu nước và trí tuệ, biết hòa mình vào cuộc chiến đấu chung của dân tộc, đã tạo ra nhiều tác phẩm quý , có giá trị bền vững, góp phần làm giàu kho tàng văn hóa của dân tộc và của nhân loại.

Nguyễn Khắc Viện là một trong những con người như thế.

Là người có nhiều kinh nghiệm tuyên truyền đối ngoại, Nguyễn Khắc Viện đã viết hàng loạt tác phẩm bằng tiếng Pháp giới thiệu đất nước, lịch sử, nền văn hóa truyền thống và con người Việt Nam, đặc biệt là giới thiệu cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta với đông đảo bạn đọc trên thế giới. Am hiểu sâu sắc ngôn ngữ Pháp, Nguyễn khắc Viện cũng đã dịch truyện Kiều ra tiếng Pháp.

Là nhà khoa học, Nguyễn Khắc Viện đã có nhiều công trình nghiên cứu về phương pháp dưỡng sinh , về y học, về tâm lý học , về giáo dục học, về tâm – sinh lý – bệnh học của trẻ em, và đã chủ biên nhiều bộ từ điển chuyên ngành.

Nguyễn Khắc Viện còn là học giả – nhà văn- nhà báo với nhiều cuốn sách và bài viết vừa đậm đà phong cách văn học, vừa mang tính chính luận sâu sắc và bản sắc dân tộc.

Trong vốn trước tác đa dạng và phong phú đó của Nguyễn Khắc Viện , nhiều tác phẩm đã được bạn đọc trong và ngoài nước đánh giá cao, coi đó là những đóng góp có giá trị vào nền văn hóa, xứng đáng được lưu giữ lâu dài...”

NguyenKhacVientimtrongdisan

Thư tình Nguyễn Khắc Viện


Tôi kính trọng bác sĩ Nguyễn Khắc Viện (1913-1997) là nhà hoạt động văn hóa, y học, tâm lý giáo dục lỗi lạc, người đã để lại cho Việt Nam và Thế giới một khối lượng đồ sộ công trình nghiên cứu giá trị, nhưng tôi thực sự không ngờ cụ lại là người viết thư tình hay đến thế! Đọc trang viết “Quà tặng xứ mưa” của nhà văn Ngô Minh và lời nói đầu sách “Nguyễn Khắc Viện, yêu và mơ” mà thật ngạc nhiên và vui thích.

“Vậy mà chúng tôi vừa phát hiện một tập gồm hơn hai mươi lá thư tình hết sức là … lãng mạn của Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, một bí mật được cất giấu gần nửa thế kỷ, trong lúc tìm soạn những Di cảo của ông để trao cho Cục Lưu trữ quốc gia để bảo quản lâu dài. Đọc những lá thư tình của Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, chúng ta không chỉ cảm thấy thích thú trước một điều bất ngờ mà còn rung cảm trước vẻ đẹp phong phú của ngôn từ cũng như tâm hồn trẻ trung, tươi tắn và vị tha của một con người” “Thư không ghi năm, nhưng chắc cũng là năm 1967. Một lá thư thật hay, thêm lời bình nữa thì chẳng khác chi làm ồn khi người ta đang lắng nghe một bài hát du dương ngọt ngào!” (lời nhà văn Nguyễn Khắc Phê). Tôi đã trân trọng chép lại lá thư này “Thư tình Nguyễn Khắc Viện 17 tháng 1”.

“Thế là được giặt tất, được múc nước rửa chân, được đánh máy đẽo gọt bài… Bao nhiêu mơ ước dần dần thành sự thật, một sự thật thấm thía hơn lúc chỉ còn là ước mơ. Quên, bàn viết chung bài về Hà Nội, sợi ngang sợi dọc chúng ta đang dệt lên cuộc đời mới của riêng hai đứa mình. Từ đây hai chữ đời riêng mới có ý nghĩa, mua sắm cái gì, diện chiếc quần mới, quét cái nhà chưa sạch, trước kia riêng chung lẫn lộn, làm gì chỉ làm cho tròn nhiệm vụ, không có thú riêng. Thú vị lắm những lúc có mặt người khác, ngồi ngắm ánh mặt trời lấp loáng trên mái tóc em, cảm thấy cái đẹp ấy chỉ dành riêng cho mình; hay khi chúng mình thoáng nhìn nhau giữa lúc trò chuyện với người khác, êm thắm làm sao một ánh mắt đưa qua trong giây lát, ngọt lịm như ngụm nước dừa giữa ngày hè nóng bức. Lạ thật! Hạnh phúc đến nhẹ nhàng, chỉ một một làn gió lướt ngoài da mà in sâu đến xương tủy. Một chút hương thơm hầu như không cảm thấy mà thấm đến ruột gan.

Em muôn yêu ngàn quý, đêm nằm anh nhớ, ngày dậy anh thương, càng gần càng thương, càng xa càng nhớ, nghĩ đến ngày mỗi phút mỗi giây đều là của chung, rung cả người; nghĩ đến lúc cái gì cũng là của chung… Sáng chợp mắt đã có thể đưa tay vuốt làn tóc, chiều chiều đón em đi làm về. Ngày ấy sẽ là ngày như thế nào nhỉ? Em ơi, anh muốn người anh thành con người pha-lê trong suốt, cho em thấy hết mỗi giọt máu, mỗi thớ thịt đều thắm nhuộm tình yêu. Em có thấy anh như cành khô đang sống lại không? Có thấy lòng anh nay lâng lâng như một sáng mùa thu không? Em ơi, như đóa hoa tắm gội trong ánh mặt trời, em cứ thản nhiên để cho tình yêu của anh quấn quýt, bao quanh lấy em. Anh bây giờ yêu em, quý em không còn chuyện gì mắc míu nữa, không còn vấn đề gì nữa, thương thương nhớ nhớ thành tự nhiên như ăn như thở thôi. Hôn mái tóc vàng, hôn đôi chân ngọc”.
(Nguyễn Khắc Viện)

Nguyễn Khắc Viện tìm trong di sản là một nguồn tinh lực quý .

Nếp nhà nét đẹp văn hóa

Gia đình Cụ Viện là một mẫu mực tiêu biểu của một gia đình hạnh phúc, nếp nhà và nét đẹp văn hóa. Anh Hoàng Đại Nhân đã chia sẽ cảm nhận và động viên khuyến khích tôi hiểu tường tận về Cụ Viện. Thực ra tôi không chỉ quý trọng Cụ mà còn rất thấm thía về điều đó

NguyenKhacVientimtrongdisan


Cụ Hoàng Giáp Nguyễn Khắc Niêm (trong sách Hoàng Niêm đất Hương Sơn, Nhà Xuất bản Thuận Hoá, năm 2007) là cha ruột của các người con danh tiếng GS Nguyễn Khắc Dương, GS – Nhà văn hoá Nguyễn Khắc Viện, GS Nguyễn Khắc Phi, Nhà văn Nguyễn Khắc Phê, nhà giáo Nguyễn Thị Dư Khánh, qua bài viết “Cụ Hoàng Giáp dạy con”. (Bốn người con cụ Hoàng Giáp (từ phải qua): GS Nguyễn Khắc Dương, GS-Nhà văn hoá Nguyễn Khắc Viện, GS Nguyễn Khắc Phi, Nhà văn Nguyễn Khắc Phê Ảnh: TƯ LIỆU GIA ĐÌNH).

Nhà văn Nguyễn Khải có bài viết rất hay về “Nếp nhà” nói về quan niệm gia đình hạnh phúc qua lời kể về một bà cụ phúc hậu minh triết “Theo bà cụ, thời bây giờ có được vài trăm cây vàng không phải là khó, cũng không phải là lâu, nhưng có được một gia đình hạnh phúc phải mất vài đời người, phải được giáo dục vài đời. Hạnh phúc không bao giờ là món quà tặng bất ngờ, không thể đi tìm, mà cũng không nên cầu xin”.

Cụ Cao Xuân Dục (1843–1923) học giả, nhà văn hóa, nhà văn Việt Nam, đại quan Đông các Đại học sĩ triều đình nhà Nguyễn đã đánh giá cụ Hoàng giáp Nguyễn Khắc Niêm Thượng thư Bộ Lễ đồng  triều Nguyễn, người trụ cột của một dòng họ nếp nhà danh tiếng tôn tộc đại quy:  “Người có đức thì lời văn thuần nhất, người có học vấn thì tri thức toàn diện, người có lý lẽ minh bạch thì sách luận khúc chiết. Ở Nguyễn Quân hội đủ tất cả những điều trên. Văn là người. Gọi Nguyễn Quân ( Khắc Niêm) là một trang thiếu niên anh tuấn cũng đáng mà gọi là một bậc lão thành cũng không phải là không xứng”.

Trước vầng trăng cổ tích, đọc lại và suy ngẫm gương người hiền Cao Xuân Dục và Nguyễn Khắc Niêm nhận thấy lời đánh giá thật đáng kính, hiểu người, biết mình và sâu sắc thay!. Cụ Nguyễn Khắc Viện là một trong số ít trường hợp điển hình của chân dung văn hóa Việt thời hiện đại liền mạch trong một nếp nhà đáng kính phục. Cụ Viện đời và sách và gia đình là một câu chuyện thật hay. Tôi dự định tích lũy thông tin chiêm nghiệm sâu hơn để viết tiếp về Cụ nếp nhà và nét đẹp văn hóa.

Hoàng Kim

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là an-vui-hoc-cu-trang-trinh-1.jpg

AN VUI HỌC CỤ TRẠNG TRÌNH
Hoàng Kim

“Tui chỉ mới là “thuộc sách” thôi.
“Giảng sách” xem ra chửa tới nơi
Vui việc cứ LÀM chưa vội DẠY
Nói nhiều làm ít sợ chê cười.

“Cổ điển” honda không biết chạy
“Canh tân” blog viết đôi bài
Quanh quẩn chỉ lúa ngô khoai sắn
Vô bờ biển HỌC dám đơn sai.

Ước noi cụ Trạng ưa duyên thắm
Kính vợ không quên việc trả bài
“An nhàn vô sự là tiên” đấy
Thung dung đèn sách, thảnh thơi chơi

Đất Bình An tìm An Bình Fạm
Môn rất thơm khiến Thủy mơ ôn
Mít thật ngon Binh trồng mơ ít
Hoa Đất Hoa Lúa chọn “Root of Peace”

Ta an vui học cụ Trạng Trình
Bao năm nhàn sống giữa thiên nhiên
Đến chốn thung dung mừng tĩnh lặng
Chơi cùng hoa cỏ thú an nhiên

Nhớ câu chuyện cũ mười năm trước
Nay cười đọc lại thảnh thơi vui
Chiến Sự Hoahuyen Nga Vân Cúc
Trungkim Phan Chi bạn hiền ơi

HK

(*) Thơ vui đùa lại bài viết của anh Hoahuyen Đào Ngọc
https://thovanhoangkim.blogspot.com/…/uoc-noi-cu-trang-ua-d…

639.

CHÂN DUNG TIẾN SĨ HOÀNG KIM (*)
Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh

Cả đời mê tít sắn ngô khoai
Tiến sĩ nhà nông khá đẹp trai
Giọng nói tươi nguyên màu trí tuệ
Nụ cười say đẫm chất duyên hài
Quý bè yêu bạn đâu ra đó
(Kính vợ thương con đúng bản bài)
Người tốt cổ xưa còn sót lại (**)
Tấm gương trong sáng chẳng hề sai.

Hoahuyen

CNM365 Tình yêu cuộc sống
DẠY VÀ HỌC https://hoangkimvn.wordpress.com
ngày mới nhất bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365 Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on Twitter

Video yêu thích