#cnm365 #cltvn 17 tháng 8


Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là 1-mot-niem-tin-thap-lua-1a.jpg

TỈNH THỨC CÙNG THÁNG NĂM
Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim
#htn, #htn365, #ana, #dayvahoc, #vietnamxahoihoc, #vietnamhoc, #cnm365#cltvn

Về Trường để nhớ thương (hình); Việt Nam xã hội học;

Ngày 17 tháng 8 năm 1441 là ngày sinh Lương Thế Vinh, Trạng nguyên, đại thần Viện Hàn Lâm thời vua Lê Thánh Tông. Ông là nhà toán học, Phật học, nhà thơ người Việt  (mất năm 1496). Ngày 17 tháng 8 năm 2007, Chính phủ Việt Nam cấp đăng ký hoạt động tôn giáo cho giáo hội Minh Sư Đạo. Ngày 17 tháng 8 năm 1786: ngày mất Friedrich II Đại Đế, vua nước Phổ, (sinh năm 1712) vị thống soái, nhà chính trị kiệt xuất, nhà tư tưởng quân sự lỗi lạc góp phần thành lập nước Đức hiện đại, người mà Napoleon từng ca ngợi “Ta phải nói ông vua này thật vĩ đại trong hoàn cảnh khó khăn: đây là một điều mà người ta phải nhớ nhất khi nói đến ông”.

Bài chọn lọc ngày 17 tháng 8 #vietnamxahoihoc: #Thungdung Tin hội thảo khoa học Hoàng Long cây lương thực; Một niềm tin thắp lửa; Hoa và Ong; Đối thoại với Thiền sư; Chuyện thầy Tôn Thất Trình; Thầy Xuân nông thôn mới; Đêm Vu Lan Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-17-thang-8/https://cnm365.wordpress.com/category/cnk365-cltvn-17-thang-8/

XÃ HỘI VIỆT NAM 越南社会
Hoàng Tố Nguyên
#htn #vietnamxahoihoc #vietnamhoc #cnm365 https://hoangkimvn.wordpress.com

“Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Lời Chủ tịch Hồ Chí Minh trích trong “Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa , ngày 15.9. 1945. #cnm365

Việt Nam xã hội học (越南社会学; Vietnamese Sociology) Ngữ văn Việt Trung Anh đối chiếu là môn học gồm bảy bài: Xã hội Việt Nam ngày nay; Nông nghiệp sinh thái Việt; Ngành nghề ở Việt Nam; Vùng sinh thái Việt Nam; Du lịch sinh thái Việt; Nước Việt Nam ngày nay; Việt Nam con đường xanh, với 36 tiểu mục.

Bài 1 Xã hội Việt Nam ngày nay gồm có 5 tiểu mục 1.1 Việt Nam một khái quát; 1.2 Việt Nam con đường xanh; 1.3 Việt Nam tâm thế mới; 1.4 Việt Nam sáng tạo KHCN; 1.5 Việt Nam dư địa chí

Bài 2 Nông nghiệp sinh thái Việt gồm có 5 tiểu mục: 2.1 Phát triển nông thôn mới; 2.2 Chương mục tiêu quốc gia; 2.3 Nông nghiệp công nghệ cao; 2.4 Nông nghiệp Việt trăm năm; 2.5 Chuyển đổi số nông nghiệp.

Bài 3 Ngành nghề ở Việt Nam gồm có 5 tiểu mục: 3.1 Minh triết Hồ Chí Minh 3.2 Ngành nghề Việt Nam ngày nay; 3.3 Chuyển đổi số Quốc Gia;3.4 Việt Nam tâm thế mới; 3.5 Việt Nam học tinh hoa

Bài 4 Vùng sinh thái Việt Nam gồm có 5 tiểu mục 4.1 Vùng kinh tế Việt Nam; 4.2 Vùng kinh tế động lực; 4.3 Làng Việt xưa và nay; 4.4 Ngôn ngữ văn hóa Việt; 4.5 Tiếng Việt lung linh sáng

Bài 5 Du lịch sinh thái Việt gồm có 5 tiểu mục: 5.1 Hà Nội mãi trong tim; 5.2 Quê Mẹ vùng di sản, 5.3 Ân tình đất phương Nam; 5.4 Bản Giốc và Ka Long; 5.5 Giếng Ngọc vườn Tao Đàn

Bài 6 Nước Việt Nam ngày nay gồm có 5 tiểu mục: 6.1 Phát triển nông thôn mới; 6.2 Bảo tồn và phát triển; 6.3 Chuyển đối số Quốc gia; 6.4 Vườn Quốc Gia Việt Nam; 6.5 Di sản Thế giới tại Việt Nam

Bài 7 Việt Nam con đường xanh gồm có 5 tiểu mục: 7.1 Minh triết Hồ Chí Minh; 7.2 Đường xuân theo chân Bác; 7.3 Chung sức trên đường xuân; 7.4 Ca dao Việt ‘Cày đồng’; 7.5 Dạo chơi non nước Việt

  1. THÔNG TIN MÔN HỌC

Tên môn học: Xã hội Việt Nam 越南社

Khoa /Bộ môn, giảng viện phụ trách giảng dạy

Khoa Ngữ Văn Trung Quốc

Giảng viên phụ trách giảng dạy: TS. Hoàng Tố Nguyên

Email tonguyenhoang@hcmussh.edu.vn

2.TÓM TẮT NỘI DUNG MÔN HỌC  

Bài 1 Xã hội Việt Nam ngày nay

1.1 Việt Nam một khái quát

1.2 Việt Nam con đường xanh

1.3 Việt Nam tâm thế mới

1.4 Việt Nam sáng tạo KHCN

1.5 Việt Nam dư địa chí

Bài 2 Nông nghiệp sinh thái Việt

2.1 Phát triển nông thôn mới

2.2 Chương mục tiêu quốc gia

2.3 Nông nghiệp công nghệ cao

2.4 Nông nghiệp Việt trăm năm

2.5 Chuyển đổi số nông nghiệp

Bài 3 Ngành nghề ở Việt Nam

3.1 Minh triết Hồ Chí Minh

3.2 Ngành nghề Việt Nam ngày nay

3.3 Chuyển đổi số Quốc Gia

3.4 Việt Nam tâm thế mới

3.5 Việt Nam học tinh hoa

Bài 4 Vùng sinh thái Việt Nam

4.1 Vùng kinh tế Việt Nam

4.2 Vùng kinh tế động lực

4.3 Làng Việt xưa và nay

4.4 Ngôn ngữ văn hóa Việt

4.5 Tiếng Việt lung linh sáng

Bài 5 Du lịch sinh thái Việt

5.1 Hà Nội mãi trong tim

5.2 Quê Mẹ vùng di sản

5.3 Ân tình đất phương Nam

5.4 Bản Giốc và Ka Long

5.5 Giếng Ngọc vườn Tao Đàn

Bài 6 Nước Việt Nam ngày nay

6.1 Phát triển nông thôn mới

6.2 Bảo tồn và phát triển

6.3 Chuyển đối số Quốc gia

6.4 Vườn Quốc Gia Việt Nam

hoặc chủ đề Chuyển đổi số nông nghiệp

6.5 Di sản Thế giới tại Việt Nam

hoặc chủ đề Gia đình văn hóa mới

Bài 7 Việt Nam con đường xanh

7.1 Minh triết Hồ Chí Minh

7.2 Đường xuân theo chân Bác

7.3 Chung sức trên đường xuân

7.4 Ca dao Việt ‘Cày đồng’

hoặc chủ đề Tiếng Việt lung linh sáng

7.5 Dạo chơi non nước Việt

(Việt Nam Tổ Quốc tôi 我生命中的越南 Vietnam in my life)

3.TÀI LIỆU HỌC TẬP

Tài liệu học tập chính

Bảy bài giảng Xã hội Việt Nam. Tài liệu này đang dần bổ sung hoàn thiện. https://hoangkimvn.wordpress.com https://cnm365.wordpress.com

Tài liệu tham khảo

1. Luật sư Bùi Thị Nhung Sự phát triển của xã hội học trên Thế giới và Việt Nam. https://luatminhkhue.vn/su-phat-trien-cua-xa-hoi-hoc-tren-the-gioi-va-viet-nam.aspx 

2. PGS. TS Nguyễn Tuấn Anh Ngành Xã hội học: Nhận diện bản chất sự kiện, hiện tượng, vấn đề… https://ussh.vnu.edu.vn/vi/dao-tao/tuyen-sinh-gioi-thieu-nganh-hoc/nganh-xa-hoi-hoc-nhan-dien-ban-chat-su-kien-hien-tuong-van-de-20001.html

3. TS Hoàng Tố Nguyên  #htn #cnm365 https://cnm365.wordpress.com

4. TS. Trần Minh Chiến 2008. Sự phát triển của xã hội học tại Việt Nam Luận án Tiến sĩ Thư viện Quóc gia Việt Nam   luanan.nlv.gov.vn/luanan?a=d&d=TTcFfqzMbnDC2011.1.5#

5. TS. Võ Văn Việt Xã hội học đại cương https://www2.hcmuaf.edu.vn/data/vvviet/Bai%20giang%20sixth%20edition.pdf

6. Việt Nam Wikipedia Tiếng Việt

7.Việt Nam xã hội học Hội xã hội học Việt Nam, Xã hội học, Tài liệu, trao đổi học thuật, tài liệu học thuật, lý thuyết xã hội học, giáo trình xã hội học, luận văn xã hội học https://vsa.net.vn . Lưu ý những tài liệu tham khảo chỉ số trích dẫn cao

Bộ Nội Vụ & Quỷ Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam 1015. Báo cáo Quốc Gia về Thanh Niên Việt Nam, Hà Nội tháng 6 năm 2015. Lời giới thiệu của Thứ trưởng Bộ Nội Vụ Nguyễn Duy Thăng và Quyền Trưởng Đại Diện Quỷ Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam Ritsu Nacken. Tài liệu gồm 3 phần, 7 chương, 43 biểu đồ, 12 bảng, 1 tóm tắt , 88 trang.

Nguyễn Hữu Minh (Chủ biên) 2020. Kết hôn và trãi nghiệm hôn nhân tại Việt Nam, Viện Hàn Lâm Khoa Học Việt Nam, Viện Nghiên Cứu Gia Đình và Giới (Sách chuyên khảo) Hà Nội 2020, Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội GSTS Nguyễn Hữu Minh, PGS TS Phan Thị Mai Hương, TS Đỗ Thị Lệ Hằng, TS Trần Thị Hồng, TS Lê Ngọc Lân, TS Vũ Thị Thanh, TS Bùi Thị Hương Trầm, ThS. Hà Thị Minh Khương, ThS Trần Quý Long, ThS Phạm Phương Thảo, ThS Đặng Thị Thu Trang, 256 trang.

Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư Tổng Cục Thống Kê Tổng Điều Tra Dân Số Và Nhà Ở Việt Nam 2009. Di Cư và Đô Thị Hóa Ở Việt Nam: Thực Trạng, Xu Hướng Và Những Khác Biệt, 73 trang

Nhóm công tác của Ngân Hàng Thế Giới (6 thành viên) và ADB, DFID, CIDA 2006. Đánh Giá Tình Hình Giới Ở Việt Nam, tháng 12, 2006, 94 trang

Sách in trong nước (tiếng Việt và tiếng Anh):

  1. Di cư nội địa và đô thị hóa ở Việt Nam (Internal Migration and Urbanization in Vietnam). (Đồng tác giả: Đặng Nguyên Anh, Trịnh Duy Luân, và Nguyễn Hữu Minh). Chuyên khảo phân tích số liệu Tổng điều tra dân số Việt Nam 1999. Xuất bản bằng hai thứ tiếng Anh-Việt.
  2. Đình Quang, Lương Hồng Quang, Tô Duy Hợp, Nguyễn Hữu Minh, Nguyễn Tuấn Anh, Nguyễn Thị Minh Phương, Bùi Hoài Sơn, Nguyễn Thị Hiền, Phạm Nam Thanh Đời sống văn hóa đô thị và khu công nghiệp Việt Nam. Nhà xuất bản văn hóa-thông tin. Hà Nội. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Thống kê, UNICEF, Viện Gia đình và Giới 2008. Kết quả Điều tra Gia đình Việt Nam năm 2006. Nguyễn Hữu Minh chịu trách nhiệm nội dung báo cáo tổng hợp.
  3. Trần Thị Vân Anh, Nguyễn Hữu Minh (chủ biên), Bình đẳng giới ở Việt Nam: Phân tích số liệu điều tra,Nxb Khoa học xã hội, H.2008.
  4. Nguyễn Hữu Minh và Trần Thị Vân Anh (chủ biên, cùng một số tác giả) 2009 Nghiên cứu Gia đình và Giới ở Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học xã hội. Hà Nội.
  5. Nguyễn Hữu Minh (chủ biên), Đặng Nguyên Anh, Vũ Mạnh Lợi 2009. Dân số Việt Nam qua các nghiên cứu xã hội học (tuyển tập một số công trình nghiên cứu gần đây). NXB Khoa học xã hội. (hai tập).
  6. Tổng cục Dân số-KHHGĐ, Tổng cục Thống kê và Ngân hàng phát triển châu Á
  7. Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam lần thứ 2 (Survey Assessment on Vietnamese Youth-Round 2 -SAVY 2). Hai tác giả Vũ Mạnh Lợi và Nguyễn Hữu Minh chịu trách nhiệm nội dung. Xuất bản bằng hai thứ tiếng Việt- Anh.Vu Manh Loi and Nguyen Huu Minh 2010. Survey Assessment on Vietnamese Youth-Round 2 (SAVY 2) (Dieu tra quoc gia ve vi thanh nien va thanh nien Viet Nam lan thu 2). Tong cuc Dan so-KHHGD, Tong cuc Thong ke va Ngan hang phat trien chau A xuat ban.
  8. Nguyen Thanh Liem and Nguyen Huu Minh 2011. Migration and Urbanization in Viet Nam: Patterns, trends and differentials. Monograph in English and Vietnamese.130 pages for each language. Published by UNFPA and GSO. Tổng cục Thống kê và UNFPA 2011. Di cư và Đô thị hóa : Thực trạng, xu hướng và những khác biệt.(Chuyên khảo Tổng Điều tra Dân số 2009). Hai tác giả Nguyễn Thanh Liêm và Nguyễn Hữu Minh chịu trách nhiệm nội dung. Xuất bản bằng hai thứ tiếng Việt- Anh.
  9. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Viện Gia đình và Giới, UNICEF 2011. Các mối quan hệ trong gia đình Việt Nam (Một số kết quả phân tích sâu Điều tra Gia đình Việt Nam 2006). Tác giả Nguyễn Hữu Minh chịu trách nhiệm nội dung. Nhà xuất bản KHXH. Xuất bản bằng hai thứ tiếng Việt-Anh.
  10. Việc làm bền vững đối với lao động giúp việc gia đình ở Việt Nam: Báo cáo nghiên cứu. Nguyễn Hữu Minh là chủ biên về nội dung. NXB Lao động xã hội. Research on Decent Work for Domestic Workers (DWDW) in Vietnam.
  11. Nata Duvvry, Nguyễn Hữu Minh và Patricia Carney 2013. Ứơc tính thiệt hại kinh tế do bạo lực đối với phụ nữ tại Việt Nam (tiếng Việt và tiếng Anh). UN tại Việt Nam xuất bản. Estimating the costs of domestic violence against women in Vietnam.
  12. Trần Tuyết Ánh, Nguyễn Hữu Minh, Hoa Hữu Vân (đồng chủ biên và viết các chương) 2013-In xong và phát hành 2014. Bạo lực gia đình ở Việt Nam và giải pháp phòng, chống (Phân tích số liệu điều tra năm 2012). NXB Lao động, Hà Nội. Nguyễn Hữu Minh (Chủ biên và viết một số chương) 2014. Đời sống văn hóa cư dân Hà Nội. Nhà XB KHXH, Hà Nội. ISBN: 9786049-024689
  13. Nguyễn Hữu Minh (Chủ biên và viết 1 bài) 2014. Gia đình Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Nhà xuất bản KHXH, Hà Nội. 2014. ISBN: 9786049-024672.
  14. Nguyễn Hữu Minh 2016. Hôn nhân trong xã hội Việt Nam đương đại. NXB KHXH.ISBN: 9786049-446276
  15. Võ Khánh Vinh và Nguyễn Hữu Minh (chủ biên) 2017. Các chiều cạnh giới của sự tách biệt xã hội hướng tới chính sách toàn diện hơn đối với phụ nữ. Đồng thời là tác giả của bài “Các chiều cạnh giới của sự tách biệt xã hội: Hướng tới những chính sách toàn diện hơn đối với phụ nữ” trong cuốn sách. NXB KHXH. ISBN: 9786049-447655
  16. Nguyễn Thị Bích Thúy, Nguyễn Hữu Minh, Vũ Phương Ly, Hoàng Hiệp. 2017. Số liệu về phụ nữ và nam giới các dân tộc ở Việt Nam năm 2015 qua kết quả điều tra thực trạng kinh tế-xã hội 53 dân tộc thiểu số ở Việt Nam năm 2015. Tiếng Việt và tiếng Anh. Sách do Ủy ban Dân tộc, UNWomen và Irish Aid xuất bản.
  17. Nguyễn Hữu Minh và Đặng Thị Hoa (Đồng chủ biên): Bình đẳng giới ở vùng Dân tộc thiểu số ở Việt Nam. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2020. ISBN: 978-604-956-971-5. 343 trang.
  18. Nguyen Huu Minh and Le Thuy Hang, 2021. The Role of Social Organizations in Implementing Social Welfare Policies toward the Elderly in Vietnam (Vai trò của tổ chức xã hội trong thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với người cao tuổi ở Việt Nam). In the Country Report Vietnam: Vietnam as an Aging Society (No 1, 2020).Edited by Detlef Briesen and Pham Quang Minh. (Pp. 69-82, Eng and 197-212 Vietnamese). Thanh Nien Publishing House.
  19. Nguyễn Hữu Minh (Chủ biên).2021. Kết hôn và trải nghiệm hôn nhân ở Việt Nam. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. ISBN: 978-604-308-327-9.
  20. Đồng Chủ biên sách Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế. “RC06-VSA International Conference The Family in Modern and Global Societies: Persistence and Change – Lens from Vietnam”.NXB Tri thức, Hà Nội, 2022. ISBN: 978-604-340-033-5
Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là vietnamtoquoctoi.jpg

XÃ HỘI VIỆT NAM NGÀY NAY
当今越南社会 Vietnamese society today

Việt Nam một khái quát; Việt Nam con đường xanh; Việt Nam tâm thế mới; Việt Nam sáng tạo KHCN; Việt Nam dư địa chí là năm chủ đề được nghiên cứu và giảng dạy trong Bài 1 Xã hội Việt Nam ngày nay của Việt Nam học; Việt Nam xã hội học (越南社会学; Vietnamese Sociology) Ngữ văn Việt Trung Anh đối chiếu 学越中文 Tổng quan về Xã hội Kinh tế Văn hóa Việt Nam 越南社会经济和文化概述, Cây Lương thực Việt Nam; CNM365; Tình yêu cuộc sống https://hoangkimvn.wordpress.com/category/viet-nam-xa-hoi-hoc

VIỆT NAM MỘT KHÁI QUÁT

Việt Nam quốc hiệu Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, diện tích 331.690 km², nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á. Việt Nam có đường biên giới trên đất liền dài 4.639 km, chung với ba quốc gia, phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào và Campuchia, phía đông là biển Đông. Việt Nam có đường bờ biển dài 3.260 km, chung đường biên giới trên biển với Thái Lan qua vịnh Thái Lan và với Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Brunei, Malaysia qua Biển Đông. ‎Nhân khẩu Việt Nam dân số năm 2023 là 99.906.790 người vào 30 Tháng Bảy, được cập nhật hằng ngày, đứng thứ 13 thế giới.

Hà Nội là thủ đô, thành phố trực thuộc trung ương và là một trong hai đô thị loại đặc biệt, trung tâm văn hóa và giáo dục của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, có diện tích 3.360 km², và dân số 8,4 triệu người năm 2023.

Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất Việt Nam, thành phố trực thuộc trung ương, đô thị đặc biệt, trung tâm kinh tế, giải trí, văn hóa và giáo dục tại Việt Nam, có diện tích 2.095 km2 và dân số 9,3 triệu người năm 2023

Việt Nam phân cấp hành chính có năm thành phố trực thuộc Trung ương gồm Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ.và 58 tỉnh trong bảy vùng sinh thái kinh tế nông nghiệp du lịch Việt Nam : xem tiếp https://hoangkimvn.wordpress.com/category/viet-nam-mot-khai-quat

Hình 2: Bảy vùng sinh thái kinh tế nông nghiệp Việt Nam

1) Vùng Trung du và vùng núi phía Bắc có 14 tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình cùng 21 huyện, một thị xã phía Tây của hai tỉnh Thanh HóaNghệ An; 2) Vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc có 2 thành phố trực thuộc trung ương Hà Nội, Hải Phòng,và 9 tỉnh Bắc Ninh, Hà Nam, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh. 3) Vùng Bắc Trung Bộ có 6 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế ; 4) Vùng Nam Trung Bộ có 1 thành phố trực thuộc trung ương Đà Nẵng và 6 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên. Khánh Hòa, Ninh Thuận; 5) Vùng Tây Nguyên có 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk NôngLâm Đồng. 6) Vùng Đông Nam Bộ có 1 thành phố trực thuộc trung ương Thành phố Hồ Chí Minh và 5 tỉnh: Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng NaiTây Ninh.7) Vùng Đồng Bàng Sông Cửu Long có 1 thành phố trực thuộc trung ương là Cần Thơ và 12 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Bạc LiêuCà Mau

Dân tộc, Văn hóa, Ngôn ngữ Việt Nam có 54 dân tộc, trong đó người Kinh là chủ yếu chiếm 85,32%, 53 dân tộc thiểu số. Việt Nam là nước có nền văn hóa đa dạng. Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của Việt Nam, ngôn ngữ mẹ đẻ của trên 90 triệu người, cũng được các kiều dân sử dụng tại nhiều quốc gia khác như Hoa Kỳ, Pháp, Úc, Campuchia.

Tôn giáo chính 86,32% Tín ngưỡng hoặc Không tôn giáo; 7,1% Kitô giáo; 4,79% Phật giáo; 1,02% Hòa Hảo giáo; 0,58% Đạo Cao Đài ; 0,19% tôn giáo khác [2]

Bản đồ địa hình Việt Nam. Được tạo với GMT từ dữ liệu GLOBE được phát hành công khai Topographic map of Vietnam. Created with GMT from publicly released GLOBE data

Địa lý Việt Nam Đất nước Việt Nam (tọa độ địa lý: Kinh tuyến: 102°8′ – 109°27′ Đông; Vĩ tuyến: 8°27′ – 23°23′ Bắc) nằm ở cực Đông Nam bán đảo Đông Dương chiếm diện tích khoảng 329.314 km2. Biên giới Việt Nam giáp với vịnh Thái Lan ở phía nam, vịnh Bắc Bộ và Biển Đông ở phía đông, Trung Quốc ở phía bắc, Lào, và Campuchia phía tây. Đất nước có hình chữ S và khoảng cách từ bắc tới nam là khoảng 1.650km, vị trí hẹp nhất theo chiều đông sang tây là 50km. Với đường bờ biển dài 3.260 km không kể các đảo, Việt Nam tuyên bố 12 hải lý ranh giới lãnh hải, thêm 12 hải lý tiếp giáp nữa theo thông lệ và vùng an ninh, và 200 hải lý làm vùng đặc quyền kinh tế. Xem tiếp…

Lịch sử Việt Nam được bắt đầu cách đây khoảng 3000 đến 4000 năm.( từ 1000 đến 2000 năm trước Công Nguyên) Hùng Vương trị vì nước Văn Lang của người Lạc Việt từ khoảng thế kỷ 7 TCN tại khu vực miền Bắc Việt Nam ngày nay. Đến thế kỷ thứ 3 TCN, Thục Phán lập nên nước Âu Lạc, sau đó Triệu Đà đánh chiếm Âu Lạc, Quế Lâm tạo ra nước Nam Việt. 111 TCN, quân của Hán Vũ Đế xâm lược nước Nam Việt. Sau 1000 năm Bắc thuộc, người Việt giành độc lập, Đinh Tiên Hoàng đặt tên nước là Đại Cồ Việt năm 968. Năm 1054 Đại Cồ Việt được đổi thành Đại Việt..Trải qua nhiều thế kỷ với các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn, từ giữa thế kỷ 19, Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp. Sau Cách mạng tháng Tám, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được khai sinh. Trận Điện Biên Phủ năm 1954 đánh dấu sự chấm dứt của người Pháp trên lãnh thổ, nhưng Việt Nam bị chia thành hai quốc gia: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở miền Bắc và Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam. Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, nước Việt Nam thống nhất và từ ngày 2 tháng 7 năm 1976, chính thức mang tên Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Việt Nam ngày nay thể chế chính trị quốc gia là chế độ xã hội chủ nghĩa với đảng chính trị duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam. Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới từ ngày 11 tháng 1 năm 2007, Việt Nam chính thức được bầu làm thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2008-2009.vào ngày 16 tháng 10 năm 2007,tại phiên họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York, Xem tiếp…

Chính trị Việt Nam. Hệ thống chính trị Việt Nam theo chế độ xã hội chủ nghĩa, thực hiện theo cơ chế chỉ có duy nhất một đảng chính trị (là Đảng Cộng sản Việt Nam) lãnh đạo, với tôn chỉ là: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ thông qua cơ quan quyền lực là Quốc hội Việt Nam. Người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam là một Tổng bí thư. Tổng bí thư hiện nay là ông Nguyễn Phú Trọng. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. Đứng đầu Quốc hội là Chủ tịch Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội hiện nay là ông Vương Đình Huệ. Chủ tịch nước là là người đứng đầu Nhà nước Việt Nam, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại. Chủ tịch nước thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh Việt Nam. Chủ tịch nước là một trong số các đại biểu Quốc hội Việt Nam do toàn thể Quốc hội bầu ra. Chủ tịch nước hiện nay là ông Võ Văn Thưởng. Thủ tướng là người đứng đầu Chính phủ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội] theo đề cử của Chủ tịch nước. Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao; báo cáo công tác của Chính phủ và của mình trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước Thủ tướng chính phủ hiện nay là ông Phạm Minh Chính. Chính phủ Việt Nam hiện nay có 18 Bộ, 4 cơ quan ngang Bộ và 8 đơn vị trực thuộc[7][8]. Xem tiếp…

Hình 3: Bản đồ Hành chính Việt Nam

Nguồn: https://hoangkimvn.wordpress.com/category/viet-nam-mot-khai-quat Tham khảo https://hoangkimlong.wordpress.com/category/viet-nam-thong-tin-khai-quathttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/viet-nam-to-quoc-toi/

VIỆT NAM CON ĐƯỜNG XANH

Bác Hồ nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành“. Việt Nam con đường xanh, tiêu ngữ “Việt Nam Dân Chủ Công Hòa Độc Lập Tự Do Hạnh Phúc” đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh, trịnh trọng xác định trên tất cả các văn bản hành chính Nhà nước, kể từ ngày khai sinh nước Việt Nam mới, 2 tháng 9 năm 1945. Đó là Minh triết Hồ Chí Minh.

Nước Việt Nam ngày nay xác định chiến lược “Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”. Định hướng chiến lược quốc gia, phương hướng nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế xã hội 2021-2030 của Đảng và Nhà Nước Việt Nam đã xác định 10 giải pháp cơ bản:

1) Tập trung hoàn thiện nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giải quyết tốt hơn quan hệ giữa Nhà nước và thị trường.

2) Phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế;

3) Phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế;

4) Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, bảo đảm thực chất, hiệu quả; phát triển nền kinh tế số; thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô;

5) Phát triển kết cấu hạ tầng, kinh tế vùng, kinh tế biển, lấy các đô thi làm động lực phát triển vùng và đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới;

6) Phát triển văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân;

7) Quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai;

8) Củng cố, tăng cường quốc phóng, bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia;

9) Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập và vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế;

10) Tiếp tục xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động; đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tạo đột phá trong cải cách hành chính.

Tham khảo https://hoangkimvn.wordpress.com/category/viet-nam-con-duong-xanh

VIỆT NAM TÂM THẾ MỚI

Bác Hồ có các bài thơ “Chợt gặp mai đầu suối” “Chơi chữ” “Song thập nhất”,”Thướng sơn” “Rằm tháng Giêng”, “Tầm hữu vị ngộ” hay và lạ. Đó là những câu thơ lưu lạc ẩn ngữ giữa đời thường. Hồ Chí Minh là người chuộng kinh Dịch và rất tinh tế. Bác thường có những ứng xử ngẫu nhiên phù hợp với quy luật tất nhiên. Hồ Chí Minh trọn đời minh triết viết và nói thường có ẩn ý. Thơ Bác viết vào những ngày đầu khởi lập nước Việt Nam mới, là kỳ thư kinh Dịch độc đáo, một luận giải sứ mệnh và tự đánh giá của Bác:Cụ Nguyễn Phú Trọng ngày nay cũng là một hiền nhân có những kiến giải tinh tế xác lập lối ứng xử ‘hợp tình hợp lý” Việt Nam tâm thế mới được nhân dân Việt Nam và bầu bạn quốc tế thật sự tôn quý Nghiên cứu “Minh triết Hồ Chí Minh” và bài viết của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, giúp thấu hiểu sự hình thành và phát triển Việt Nam tâm thế mới của xã hội Việt Nam ngày nay;

Tham khảo https://hoangkimlong.wordpress.com/category/viet-nam-tam-the-moi

VIỆT NAM SÁNG TẠO KHCN


Việt Nam đổi mới công nghệ là chủ đề được quan tâm trong xã hội Việt Nam ngày nay Hình video là giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thị Lan Hiệu Trưởng Học viện Nông nghiệp Việt Nam, VNUA, HVNN, trường đại học hàng đầu đào tạo và nghiên cứu, chuyển giao lĩnh vực nông nghiệp, kinh tế, phát triển nông thôn, phát biểu trên VTV1 đề xuất ba vấn đề Việt Nam con đường xanh, nóng hổi tính thời sự: 1) Cần quan tâm đặc biệt lĩnh vực nông nghiệp, là trụ đỡ của nền kinh tế Việt Nam, trong và sau dịch Covid19, chú trọng giống, logistic; chuỗi cung ứng sản xuất, chế biến, tiêu thụ; và lĩnh vực quản lý tài chính; 2) Cần có chương trình hành động và giải pháp đột phá theo tinh thần Nghị quyết 52 của Bộ Chính Trị và .Nghị quyết 50 của Chính Phủ; 3) Thể chế hóa Mô hình doanh nghiệp khởi nguồn công nghệ Việt Nam là một khâu đột phá để Việt Nam đổi mới kỹ thuật, khoa học, công nghệ, đưa nhanh giống mới và quy trình kỹ thuật canh tác tiến bộ vào thực tiễn sản xuất

Tham khảo https://hoangkimlong.wordpress.com/category/viet-nam-sang-tao-khcn

VIỆT NAM DƯ ĐỊA CHÍ

Việt Nam ta có hai tiếng đất nước.Có đất có nước thì mới thành Tổ quốc. Nhiều nước quá thì lũ lụt, “ít nước quá thì hạn hán. Nhiệm vụ của chúng ta là phải điều hòa giữa đất và nước để nâng cao đời sống nhân dân và xây dựng chủ nghĩa xã hội” (Lời Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hội nghị Thủy lợi toàn miền Bắc).

Tổng tập Dư địa chí Việt Nam, sách bốn tập. Biên mục trên xuất bản phẩm của Thư Viện Quốc gia Việt Nam:

Tổng tập Dư địa chí Việt Nam / Lê Tắc, Nguyễn Trãi, Phan Huy Chú…Bùi Văn Vượng chủ biên, Cao Giang hiệu đính, Nhà Xuất Bản Thanh Niên 2011. Tập 1 Dư địa chí toàn quốc (Quốc chí) 1248 trang,

Tổng tập Dư địa chí Việt Nam / Phan Huy Chú.Lương Văn Can, Trúc Khê Ngô Văn Triện , Đào Duy Anh…Bùi Văn Vượng chủ biên, Cao Giang hiệu đính, Nhà Xuất Bản Thanh Niên 2011 Tập 2 Dư địa chí toàn quốc (Quốc chí) 1568 trang ;

Tổng tập Dư địa chí Việt Nam / Dương Văn An, Trịnh Hoài Đức, Lê Quý Đôn…..Bùi Văn Vượng chủ biên, Cao Giang hiệu đính, Nhà Xuất Bản Thanh Niên 2011 Tập 3 Dư địa chí địa phương (Phương chí) 1344 trang,

Tổng tập Dư địa chí Việt Nam / Trương Vĩnh Ký, M.E Levadoux, Đỗ Đình Nghiêm,…..Bùi Văn Vượng chủ biên, Chu Văn Mười hiệu đính, Nhà Xuất Bản Thanh Niên 2011 Tập 4 Dư địa chí địa phương (Phương chí) 1196 trang.

Việt Nam dư địa chí là sách Việt Nam đất nước học do các triều đại Việt Nam qua các thời tổ chức biên soạn, hay do những nhà văn hóa trí thức uyên bác của các thời tự biên soạn, ấn hành và phổ biến rộng rãi trong nhân dân. Kiến thức trong loại sách này là những tri thức bách khoa toàn thư đa ngành và liên ngành, là di sản văn hóa dân tộc đúc kết thành văn, phản ảnh tại thời ấy về đất nước, con người, quê hương, xứ sở. Đây là loại sách công cụ quý hiếm bách khoa thư giúp khảo cứu, so sánh, đối chiếu xưa và nay, để giải đáp các vấn đề cấp thiết của đời sống kinh tế văn hóa xã hội hiện tại. Sách rất cần cho giảng day và nghiên cứu.Mục lục Tổng tập dư địa chí Việt Nam, bốn quyển

TẬP 1
Lời nói đầu, trang 11
Lời người biên soạn, trang 13
Tổng luận Dư địa chí Việt Nam, trang 19

An Nam chí lược (Lê Tắc) trang 61
Dư địa chí (Nguyễn Trãi) trang 537
Hồng Đức bản đồ (Triều Lê) trang 681
Hoàng Việt dư địa chí (Phan Huy Chú) trang 891
Phương Đình dư địa chí (Nguyễn Văn Siêu) trang 1029

TẬP 2
Đề dẫn Tập 2 (trang 7)
Dư địa chí, Nhân vật chí, Quan chức chí (Phan Huy Chú) trang 9
Đại Nam nhất thống chí (Trích) Quốc sử quán triều Nguyễn [biên soạn] trang 601
Đại Việt địa dư (Lương Văn Can) trang 1201
Lịch sử Nam Tiến của dân tộc Việt Nam (Trúc Khê Lê Văn Triện) trang 1247
Đất nước Việt Nam qua các đời (Đào Duy Anh) trang 1277
Sách địa dư (trích) trang 1541

TẬP 3
Đề dẫn Tập 3 (trang 7)
Ô châu cận lục (Dương Văn An) trang 9
Gia Định thành thông chí (Trịnh Hoài Đức) trang 99
Phủ Biên tạp lục (Lê Quý Đôn) trang 303
Phong thổ Hà Bắc đời Lê (Khuyết danh) trang 577
Nghệ An ký (Bùi Dương Lịch )trang 643
Phú Thọ tỉnh địa chí (Phạm Xuân Độ) trang 911
Địa chí tỉnh Vĩnh Yên (khuyết danh) trang 957
Thanh Hóa quan phong (Vương Duy Trinh) trang 1009
Bắc Thành địa dư chí (Lê Công Chất) trang 1099
Bắc Kỳ hà đê sự tích (khuyết danh) trang 1287

TẬP 4
Đề dẫn Tập 4 (trang 5)
Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi 1876 (Trương Vĩnh Ký) trang 9
Tiểu giáo trình địa lý Nam Kỳ (Trương Vĩnh Ký) trang 57
Ký ức lịch sử về Sài Gòn và vùng phụ cận (Trương Vĩnh Ký) trang 97
Gia Định phong cảnh vịnh (Trương Vĩnh Ký) trang 129
Địa chí tỉnh Bình Thuận (M.E Levadoux) trang 177
Địa chí các tỉnh Bắc Kỳ (Đỗ Đình Nghiêm, Ngô Vi Liễn, Phạm Văn thư) trang 207
Địa dư huyện Cẩm Giàng (Ngô Vi Liễn) trang 357
Địa dư huyện Quỳnh Côi (Ngô Vi Liễn) trang 459
Địa dư huyện Bình Lục (Ngô Vi Liễn) trang 555
Tỉnh Gia Định đia phương chí (trích) trang 727
Tân An ngày xưa (Đào Xuân Hội) trang 783
Cà Mau xưa và An Xuyên nay (Vương Khả Lân) trang 867
Chiêm Thành lược khảo (Vương Khả Lân) trang 985
Trà Lũ xã chí (Lê Văn Nhưng) trang 1023
Niên biểu Việt Nam, trang 1063
Tổng Mục lục, trang 1191

Việt Nam bách gia thi (2005) – 越南百家詩 Việt Nam bách gia thi là tập thơ gồm 100 bài thơ chữ Hán của 100 tác giả Việt Nam tương đối tiêu biểu từ thế kỷ X đến thế kỷ XX, do nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh tuyển chọn, dịch thơ. Các bài thơ được sắp xếp theo thứ tự năm sinh của tác giả. Sách in 1000 cuốn, do NXB Văn hoá Sài Gòn xuất bản, 5-2005.

Tham khảo: https://hoangkimvn.wordpress.com/category/viet-nam-du-dia-chi

DI SẢN THẾ GIỚI TẠI VIỆT NAM

Việt Nam hiện tại có 8 di sản thế giới được UNESCO công nhận. 5 trong số đó là di sản văn hoá, 2 là di sản tự nhiên và 1 di sản hỗn hợp. Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, Vịnh Hạ Long là những di sản thiên nhiên. Quần thể di tích Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng LongThành nhà Hồ là những di sản văn hoá. Quần thể danh thắng Tràng An là Di sản hỗn hợp duy nhất tại Việt Nam và Đông Nam Á,  trong số ít 35 di sản hỗn hợp được UNESCO công nhận.

Khu Trung tâm hoàng thành Thăng Long tại thủ đô Hà Nội là di sản văn hóa thế giới nổi bật nhất bởi ba đặc điểm: chiều dài lịch sử văn hóa suốt 13 thế kỷ; tính liên tục của di sản với tư cách là một trung tâm quyền lực là thủ đô Việt Nam hiện tại, và các tầng di tích di vật đa dạng, phong phú.

Xem tiếp Di sản Thế giới tại Việt Nam

VƯỜN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM

Vườn Quốc gia ở Việt Nam là một danh hiệu được Chính phủ Việt Nam công nhận chính thức thông qua nghị định. Việt Nam hiện có 33 Vườn Quốc Gia (VQG) Ở vùng núi và trung du phía Bắc có 1) Tam Đảo, 2) Hoàng Liên, 3) Ba Bể, 4) Cao nguyên đá Đồng Văn, 5) Phia Oắc – Phia Đén, 6) Bái Tử Long, 7) Xuân Sơn, 8) Quần thể di tích danh thắng Yên Tử; Ở vùng đồng bằng sông Hồng có 9) Ba Vì, 10) Cúc Phương, 11) Cát Bà, 12) Xuân Thủy; Ở vùng ven biển bắc Trung Bộ có 13) Phong Nha – Kẻ Bàng, 14) Bến En, 15) Pù Mát, 16) Vũ Quang ; Ở vùng ven biển nam Trung Bộ có 17) Bạch Mã, 18) Núi Chúa, 19) Phước Bình ; Ở vùng Tây Nguyên có 20) Chư Yang Sin, 21) Bidoup Núi Bà, 22) Chư Mom Ray, 23) Kon Ka Kinh, 24) Yok Đôn; Ở vùng Đông Nam Bộ có 25) Cát Tiên, 26) Lò Gò-Xa Mát, 27) Bù Gia Mập,  28) Côn Đảo; Ở vùng Tây Nam Bộ có 29) Mũi Cà Mau, 30) Phú Quốc, 31) Tràm Chim, 32) U Minh Hạ,  33) U Minh Thượng. Riêng Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử là khu di tích lịch sử văn hóa thiên nhiên đặc biệt gắn liền với sự ra đời, hình thành và phát triển của thiền phái Trúc Lâm Việt Nam được kỳ vọng là di sản thế giới liên tỉnh Bắc Giang, Hải Dương và Quảng Ninh đầu tiên ở Việt Nam đã lập hồ sơ trình UNESCO công nhận nhưng tạm thời dừng lại vì những lý do đặc biệt liên quan đến sự bảo đảm an ninh và phát triển bền vững quốc gia. 32 Vườn Quốc Gia Việt Nam (chưa tính Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử) có tổng diện tích khoảng 10.455,74 km² (trong đó có 620,10 km² là mặt biển), chiếm khoảng 3% tổng diện tích lãnh thổ đất Việt Nam.

Xem tiếp: Vườn Quốc Gia ở Việt Nam

Bài 2
NÔNG NGHIỆP SINH THÁI VIỆT

Phát triển nông thôn mới;Chương mục tiêu quốc gia; Nông nghiệp công nghệ cao; Nông nghiệp Việt trăm năm; Chuyển đổi số nông nghiệp là năm chủ đề được nghiên cứu và giảng dạy trong Bài 2 Nông nghiệp sinh thái Việt của Việt Nam học; Việt Nam xã hội học (越南社会学; Vietnamese Sociology) https://hoangkimvn.wordpress.com/category/nong-nghiep-sinh-thai-viet

PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN MỚI

Cục Nông nghiệp Thái Lan tổng kết chặng đường 10 năm phát triển sản xuất lúa của 4 nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Trong đó họ nhấn mạnh 10 điểm ngành hàng lúa gạo Thái Lan thua Việt Nam, cần phải cải tiến hơn. #htn #vietnamxahoihoc dẫn nguồn TS Lê Quý Kha, CTV-VAECA (VN-Châu Phi 7 8 2023)


Bảo tồn và phát triển sắn; Chọn giống sắn kháng CMD; Nông nghiệp công nghệ cao; Nông nghiệp sinh thái Việt; Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh; Cây Lương thực Việt Nam; Chuyển đổi số nông nghiệp … là các chủ đề thời sự cần tích hợp mạnh mẽ trong phát triển nông thôn mới

Xem tiếp:  https://hoangkimvn.wordpress.com/category/phat-trien-nong-thon-moi/

CHƯƠNG MỤC TIÊU QUỐC GIA

Theo Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam “Chương mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030” Ngày 14/10/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1719/ QĐ-TTg về phê duyệt Chương mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021-2025. Khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Thực hiện Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, ngày 14/10/2021 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1719/QĐ-TTg phê duyệt Chương mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. Mục tiêu tổng quát của Nghị quyết nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; giảm nghèo nhanh, bền vững, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập bình quân của vùng so với bình quân chung của cả nước; giảm dần số xã, thôn đặc biệt khó khăn; quy hoạch, sắp xếp, bố trí ổn định dân cư, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội đồng bộ, liên vùng, kết nối với các vùng phát triển; phát triển toàn diện giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa; cải thiện rõ rệt đời sống của Nhân dân; nâng cao số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động là người dân tộc thiểu số; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc thiểu số đi đôi với xóa bỏ phong tục tập quán lạc hậu; thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em; xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo an ninh biên giới quốc gia; củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, nâng cao niềm tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng và Nhà nước. Phạm vi của Chương trình: Trên địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; trong đó, ưu tiên nguồn lực của Chương trình đầu tư cho các địa bàn đặc biệt khó khăn (xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn), xã an toàn khu (ATK) thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Đối tượng của Chương trình bao gồm: Xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Hộ gia đình, cá nhân người dân tộc thiểu số; Hộ gia đình, cá nhân người dân tộc Kinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo sinh sống ở xã, thôn đặc biệt khó khăn; Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (HTX), các tổ chức kinh tế hoạt động ở địa bàn các xã, thôn đặc biệt khó khăn. Các dự án thành phần của Chương trình(ảnh báo ĐCSVN) Nghị quyết cũng nêu rõ từng Dự án Chương trình thực hiện theo Nghị Quyết Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt Dự án 2: Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết. Dự án 3: Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị. Dự án 4: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và các đơn vị sự nghiệp công của lĩnh vực dân tộc. Dự án 5: Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Dự án 6: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch. Dự án 7: Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em. Dự án 8: Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em Dự án 9: Đầu tư phát triển nhóm dân tộc rất ít người, nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn Dự án 10: Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Kiểm tra, giám sát đánh giá việc tổ chức thực hiện chương trình. Dự kiến tổng mức vốn để thực hiện Chương trình giai đoạn 2021 – 2025 là 137.664,959 tỷ đồng. Cụ thể từng huy động từ các nguồn vốn: Vốn ngân sách trung ương: 104.954,011 tỷ đồng; bao gồm: Vốn đầu tư: 50.000 tỷ đồng (đã được bố trí theo Nghị quyết số 29/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025); Vốn sự nghiệp: 54.324,848 tỷ đồng. Đối với số vốn còn lại (629,163 tỷ đồng): Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Ủy ban Dân tộc, Bộ Tài chính báo cáo cấp có thẩm quyền cân đối, bố trí trong quá trình thực hiện Chương trình. Vốn ngân sách địa phương: 10.016,721 tỷ đồng.  Vốn vay tín dụng chính sách: 19.727,020 tỷ đồng. Vốn huy động hợp pháp khác: 2.967,207 tỷ đồng. Thủ tướng Chính phủ cũng nêu rõ trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân tỉnh trong việc thực hiện Nghị quyết, gồm: – Phê duyệt kế hoạch thực hiện Chương trình trong giai đoạn 5 năm và hằng năm bao gồm các nội dung: Kế hoạch về nguồn vốn, mục tiêu, nhiệm vụ gửi Cơ quan chủ trì Dự án, Tiểu dự án, nội dung thành phần của Chương trình, Ủy ban Dân tộc và các cơ quan liên quan theo quy định;– Tổ chức triển khai; giám sát, đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh theo định kỳ, đột xuất; – Chỉ đạo, phân công trách nhiệm của từng cấp và các sở, ban, ngành trong việc tổ chức thực hiện Chương trình theo nguyên tắc đẩy mạnh phân cấp và đề cao tinh thần trách nhiệm cho cơ sở; – Ban hành cơ chế, chính sách, hướng dẫn tổ chức triển khai Chương trình trên địa bàn tỉnh theo thẩm quyền, nhiệm vụ được giao; Chỉ đạo kiện toàn hoặc thành lập mới Ban Chỉ đạo chung cho các Chương trình mục tiêu quốc gia các cấp và bộ máy tham mưu, giúp việc cho Ban Chỉ đạo các cấp theo quy định của Nghị quyết số 24/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 và Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội.

Xem tiếp: https://hoangkimvn.wordpress.com/category/chuong-muc-tieu-quoc-gia/

NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO

Nông nghiệp công nghệ cao là nền nông nghiệp được ứng dụng kết hợp những công nghệ mới, tiên tiến để sản xuất, còn gọi là công nghệ cao nhằm nâng cao hiệu quả, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội và đảm bảo sự phát triển nông nghiệp bền vững.

Nền nông nghiệp công nghệ cao trên thế giới có những điển hình nổi bật Mỹ là chuỗi cung ứng ngô đậu tương nông sản hàng đầu Thế giới; Nông nghiệp công nghệ cao Hà Lan tập trung vào hoa, nhất là tuy-líp, rau quả, cà ớt màu, cà chua, khoai tây, Nông nghiệp công nghệ cao Nhật Bản Trồng rau củ quả, trồng cây nông nghiệp trong nhà kính, trồng theo tầng chứ không chỉ trồng trên mặt đất. Điều này khắc phục được hạn chế về diện tích đất trồng; Sử dụng công nghệ, thiết bị hiện đại trong việc chăm sóc, phòng ngừa sâu bệnh. Áp dụng các phương pháp bảo quản chất lượng tốt trong thời gian dài, vẫn tươi mới, đủ dinh dưỡng như mới thu hoạch Trong chăn nuôi cũng sử dụng các thiết bị hiện đại từ khâu ăn uống đến theo dõi, chăm sóc sức khỏe, phối giống, xử lý chất thải, bảo vệ môi trường. Phát triển sản xuất có chọn lọc; Nông nghiệp công nghệ cao Israel nôi phát minh hệ thống tưới nhỏ giọt; hệ thống kiến thức nông nghiệp trực tuyến; kho dữ liệu kiến thức nông nghiệp thông minh, đội ngũ chuyên gia và nông dân chuyên nghiệp giỏi xử lý các tình huống trọng yếu cấp bách nông nghiệp; hệ thống Seambiotic Israel đem CO2 được phát thải từ khí nhà kính thành thức ăn cho tảo là nguồn thực phẩm; Túi tồn trữ lương thực an toàn hiệu quả giảm tổn thất sau thu họach; Công nghệ TraitUP tạo hạt giống chất lượng cao bằng cách cải tiến nâng cấp vật liệu di truyền; HiFarm nông trại thông minh, giải pháp nông nghiệp công nghệ cao smart farming được các nước tiên tiến áp dụng; Trung Quốc ứng dụng công nghệ tối tân nhất vào nông nghiệp; Nông nghiệp công nghê cao phát triển tại Trung Quốc khá mạnh mẽ trong thời gian gần đây; Thái Lan tự sản xuất thiết bị nông nghiệp thông minh phát triển các hệ thống cảm biến, điều khiển và kết nối với điện thoại, để có thể kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ mặt trời, kích hoạt hệ thống tưới nhỏ giọt và bón phân từ xa mà không cần phải thường xuyên có mặt tại nông trại.

Nông nghiệp thông minh trên thế giới và ở Việt Nam là chủ đề đang được nhiều quan tâm trong xã hội Việt Nam ngày nay. Thực trạng phát triển nông nghiệp cao ở Việt Nam; Nhà nước tạo lập tiền đề phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam; Kinh nghiệm quản lý, phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở một số nước và giá trị tham khảo là các thông tin đúc kết quan trọng.

Xem tiếp:  https://hoangkimvn.wordpress.com/category/nong-nghiep-cong-nghe-cao/

NÔNG NGHIỆP VIỆT TRĂM NĂM

Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam IAS đang hướng tới kỷ niệm 100 năm ngày thành lập (1925-2025); Lịch sử 100 năm nông nghiệp Việt Nam giới thiệu hai địa chỉ xanh Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh (NLU, nôi trung tâm vùng Nam Bộ đào tạo nguồn lực khoa học kỹ thuật nông lâm sinh thủy cơ khí nông nghiệp) Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam (nôi trung tâm nghiên cứu chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật nông học, chăn nuôi và hệ thống nông nghiệp miền Nam) với mười chuyên khảo, góc nhìn, bài cảm nhân Ban mai kênh Thị Nghè; Trường tôi nôi yêu thương; Kỷ yếu khoa Nông học kỷ niệm 65 năm thành lập Khoa; Về Trường để nhớ thương; Một niềm tin thắp lửa; Thầy bạn là lộc xuân; Thầy bạn trong đời tôi; Dạy và học ngày mới  

Xem tiếp: https://hoangkimvn.wordpress.com/category/nong-nghiep-viet-tram-nam/

CHUYỂN ĐỔI SỐ NÔNG NGHIỆP

Làm thế nào để đưa được tiến bộ khoa học kỹ thuật nông nghiệp vào vùng sâu vùng xa, trong khi cơ sở hạ tầng nông thôn với điều kiện ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, khoa học, công nghệ Việt Nam còn nhiều khó khăn ? Giải pháp trọng điểm của nông nghiệp Việt Nam ngày nay là Xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, nông thôn mới thông minh; Chuyển đổi số nông nghiệp kết nối với thị trường. Ứng dụng công nghệ nâng cao chuỗi giá trị nông nghiệp (Technological application enhances agriculture value chain).

Sự đặc biệt quan tâm: 1) Ứng dụng giống cây trồng, vật nuôi, thủy hải sản tốt nhất, có thương hiệu và giá trị thương mại uy tín, chất lượng tốt; 2) Sự gắn kết giống tốt bội thu với hoàn thiện quy trình mô hình canh tác, nuôi trồng thích hợp hiệu quả; 3) Xây dựng vùng nguyên liệu và chuỗi cung ứng sản xuất chế biến tiêu thu hiệu quả kết nối truyền thông và thị trường.

Bài này trích dẫn năm trường hợp nghiên cứu (Key study): a) Xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu , nông thôn mới thông minh theo ba vùng; b) Ngữ văn Việt Trung Anh tự học trực tuyến; c) Chọn tạo và khảo nghiệm giống sắn KM568 tại tỉnh Phú Yên, (Hình đầu trang: Giống sắn KM440 và KM419 được trồng phổ biến nhất trong sản xuất ngày nay, hiện đã tuyển chọn được giống sắn KM568 có năng suất tinh bột cao và kháng bệnh virus khảm lá CMD. kháng bệnh chồi rồng CWBD. Giống sắn KM568 là kết quả chọn tạo KM440 x (KM419 x KM539) và khảo nghiệm, mở rộng sản xuất. d) Giống bắp nếp Bác Ái e) Chuyển đổi số nông nghiệp nên bắt đầu từ đâu? .

Xem tiếp: https://hoangkimvn.wordpress.com/category/chuyen-doi-so-nong-nghiep/

Bác Hồ với học sinh trường trung học Trưng Vương (Hà Nội) nǎm1956

Bài 3
NGÀNH NGHỀ Ở VIỆT NAM

Minh triết Hồ Chí Minh; Ngành nghề Việt Nam ngày nay; Chuyển đổi số Quốc gia; Việt Nam tâm thế mới; Việt Nam học tinh hoa là năm chủ đề được nghiên cứu và giảng dạy trong Bài 3 Ngành nghề ở Việt Nam https://hoangkimvn.wordpress.com/category/nganh-nghe-o-viet-nam

MINH TRIẾT HỒ CHÍ MINH

Ngành nghề ở Việt Nam lao động và việc làm, tác động rất sâu sắc đến đời sống văn hóa và xã hội. Minh triết Hồ Chí Minh trích dẫn lời dạy thấm thía của Bác: “Ngủ thì ai cũng như lương thiện, Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền; Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn, Phần nhiều do giáo dục mà nên” – (Nửa đêm – bản dịch của Nam Trân) (bài và ảnh trích dẫn Báo Thái Bình Từ triết lý giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh nghĩ về công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/minh-triet-ho-chi-minh

Tôi viết minh triết Hồ Chí Minh theo chính kiến và nhận thức của riêng mình. Ngày 2 tháng 9 là ngày Quốc Khánh Việt Nam, ngày khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng là ngày mất của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 19 tháng 5 là ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng là ngày thành lập Việt Minh, ngày khai sinh đường Hồ Chí Minh trong lịch sử. Chuỗi năm sự kiện lớn này trong lịch sử như ngôi sao vàng năm cánh, như năm ngón tay trên một bàn tay, đóng mốc son ngày 2 tháng 9 và ngày 19 tháng 5 vào lịch sử Việt Nam và Thế Giới đối với nền độc lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và thống nhất Tổ quốc Việt Nam. Hồ Chí Minh trọn đời minh triết. Việt Nam Hồ Chí Minh là biểu tượng Việt; Hồ Chí Minh nói đi đôi với làm mẫu mực đạo đức có lý có tình; Hồ Chí Minh rất ít trích dẫn, thực tiễn, quyền biến, năng động ; Hồ Chí Minh kiên quyết khôn khéo trong tổ chức tuyên truyền cách mạng, giỏi thu phục tập hợp hiền tài. Nước Việt Nam mới khi hình thành vì sao không có được giải pháp hợp tác giữa Hồ Chí Minh với Bảo Đại, Ngô Đình Diêm, Nguyễn Trường Tam, Phạm Quỳnh, Phan Văn Giáo … Vì sao chưa thuyết phục được Nguyễn Hải Thần, Trần Trọng Kim, Hoàng Xuân Hãn,… ? Đó đều là các nhân vật lịch sử lớn chi phối sâu sắc thời cuộc. Bài học lịch sử Việt Nam là khối vàng ròng giá trị to lớn cần thấu hiểu và cắt nghĩa cho đúng. Sự thật lịch sử đang sáng tỏ dần.

Xem tiếp: https://hoangkimlong.wordpress.com/category/minh-triet-ho-chi-minh/

NGÀNH NGHỀ VIỆT NAM NGÀY NAY

Ngành nghề ở Việt Nam lao động và việc làm, là mục tiêu, đường sống, theo thuật ngữ của Lev Tonstoy, là Việt Nam con đường xanh độc lập tự do hạnh phúc, theo thuật ngữ của chủ tịch Hồ Chí Minh, khi Bác đặt tên Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng HòaĐảng Lao Động Việt Nam. Ngành nghề ở Việt Nam lao động và việc làm, vừa là động lực, vừa chung nguồn gốc ‘người lao động’ kết nối khối đại đoàn kết dân tộc, lực lượng lao động xã hội, bảo tồn và phát triển nền văn hiến Việt Nam trong dòng chung nền văn hóa tương lai của nền văn minh nhân loại. Định hướng quan trọng hơn tốc độ. Ngành nghề ở Việt Nam lao động và việc làm ở Xã hội Việt Nam ngày nay đang thay đổi rất sâu sắc, vừa “Cuốn theo chiều gió”, ‘Làn sóng thứ tư’ của trào lưu ngành nghề thế giới về kinh tế xã hội văn hóa, vừa có sự điều tiết định hướng kiến tạo của hệ thống chính trị xã hội giáo dục Việt Nam.

Minh triết Hồ Chí Minh trích dẫn lời dạy thấm thía của Bác: “Ngủ thì ai cũng như lương thiện, Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền; Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn, Phần nhiều do giáo dục mà nên” – (Nửa đêm – bản dịch của Nam Trân) (bài và ảnh trích dẫn Báo Thái Bình Từ triết lý giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh nghĩ về công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/minh-triet-ho-chi-minh

Nếp nhà đẹp văn hóa Truyền thống văn hiến Việt Nam “Nhân hậu thói nhà in một nếp Chân chính bao nhiêu phúc bấy nhiêu” Nếp nhà là thói quen của một gia đình. Cụ Nguyễn Trãi có câu “Nên thợ, nên thầy nhờ có học/ No ăn, no mặc bởi hay làm”. Cụ Lê Quý Đôn tinh hoa viết “Dẫu có bạc vàng trăm vạn lượng. Không bằng kinh sử một vài pho”. Làm và Học là hoạt động sống cơ bản của con người để đáp ứng nhu cầu tối thiểu ăn mặc, yêu đương, nhà ở, đi lại, chăm sóc sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Nếp nhà xét cho cùng là sự bảo tồn phát triển tự do của mỗi cá nhân gia đình và dòng họ. Soi thấu gia tộc là soi vào văn hóa lịch sử của sự kế thừa, phát triển và biến đổi.

Ngành nghề Việt Nam ngày nay lao động và việc làm. được chi phối mạnh mẽ bởi quy luật cung cầu sử dụng lao động và việc làm với sự đáp ứng thích hợp hiệu quả về số lượng chất lượng của các ngành nghề giáo dục đào tạo Việt Nam cho yêu cầu ấy. Hệ thống chính trị xã hội kinh tế Việt Nam ngày nay, hiện 13 ngành nghề có lợi thế so sánh, mà theo quyết định số 114 của Bộ Chính Trị cần ưu tiên giám sát quyền lực và phòng chống tham nhũng. Ngành nghề Việt Nam ngày nay lao động và việc làm, tác động rất sâu sắc đến đời sống văn hóa và xã hội.Tổng hợp tất cả các ngành nghề hiện nay, UBND tỉnh Bắc Giang, Sở Lao Động Thương Binh Xã Hội Bắc Giang đã xác định 10 nhóm ngành nghề ở Việt Nam phổ biến nhất. Top 10 ngành nghề có nhu cầu nhân lực nhiều nhất ở Việt Nam theo thông tin dạy và học nghề của Trường Cao Đẳng Công nghệ Thủ Đức. Danh sách 15 ngành nghề cần thiết hiện nay ở Việt Nam là dự báo của.Trung Tâm du học Sunny. Danh sách 500 ngành nghề đào tạo bậc đại học, cao đẳng là danh sách mã ngành được ReviewEdu https://reviewedu.net tổng hợp trên 500 ngành nghề ở Việt Nam đào tạo ngày nay. Các thông tin trên giúp cho bạn đọc thêm một góc nhìn tham chiếu và suy ngẫm.

Xem tiếp. https://hoangkimvn.wordpress.com/category/nganh-nghe-o-viet-nam

CHUYỂN ĐỔI SỐ QUỐC GIA

Chuyển đổi sốQuốc Gia; Chuyển đổi số nông nghiệp; Xây dựng nông thôn mới cần phát triển chiều sâu văn hóa là các mục từ cần được chú trọng và nhấn mạnh . Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan trong một phát biểu mới đây cho rằng: “Cần thay đổi cách tiếp cận phương pháp luận về giáo dục nông nghiệp trong bối cảnh mới. Bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp, cách mạng số, của những tư duy đa giá trị, tư duy chuỗi ngành hàng”.

Thông tin mới cập nhật: Bộ trưởng Lê Minh Hoan nêu quan điểm mục tiêu tầm nhìn về đề án một triệu ha lúa chất lượng cao https://nongnghiep.vn/bo-truong-le-minh-hoan-neu-quan-diem-muc-tieu-tam-nhin-ve-de-an-1-trieu-ha-lua-chat-luong-cao-d350429.html; Thế giới trong mắt ai https://hoangkimlong.wordpress.com/category/the-gioi-trong-mat-ai/; Nông nghiệp Việt trăm năm https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nong-nghiep-viet-tram-nam/

Xem tiếp: https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chuyen-doi-so-quoc-gia

VIỆT NAM TÂM THẾ MỚI

Bác Hồ có các bài thơ “Chợt gặp mai đầu suối” “Chơi chữ” “Song thập nhất”,”Thướng sơn” “Rằm tháng Giêng”, “Tầm hữu vị ngộ” hay và lạ. Đó là những câu thơ lưu lạc ẩn ngữ giữa đời thường. Hồ Chí Minh là người chuộng kinh Dịch và rất tinh tế. Bác thường có những ứng xử ngẫu nhiên phù hợp với quy luật tất nhiên. Hồ Chí Minh trọn đời minh triết viết và nói thường có ẩn ý. Thơ Bác viết vào những ngày đầu khởi lập nước Việt Nam mới, là kỳ thư kinh Dịch độc đáo, một luận giải sứ mệnh và tự đánh giá của Bác. Cụ Nguyễn Phú Trọng ngày nay cũng là một hiền nhân có những kiến giải tinh tế, xác lập lối ứng xử ‘hợp tình hợp lý” Việt Nam tâm thế mới được nhân dân Việt Nam và bầu bạn quốc tế thật sự tôn quý. Nghiên cứu “Minh triết Hồ Chí Minh” và bài viết của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, giúp thấu hiểu sự hình thành và phát triển Việt Nam tâm thế mới của xã hội Việt Nam ngày nay;

Xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/viet-nam-tam-the-moi

VIỆT NAM HỌC TINH HOA

Đền Kim Liên Hà Nội ngày 20 tháng 4 năm 2022 Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã trao Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt tiêu biểu. “Thăng Long tứ trấn” trấn giữ bốn phương Đông,Tây, Nam, Bắc của kinh thành Thăng Long, là các đền: Bạch Mã, Voi Phục, Kim Liên và Trấn Vũ, theo truyền hình An Viên; Xem tiếp: https://hoangkimvn.wordpress.com/category/viet-nam-hoc-tinh-hoa/

TIẾNG VIỆT LUNG LINH SÁNG
越南语闪闪发光 Vietnammese language shimmering

Ca dao Việt cày đồng

Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thảnh thót như mưa ruộng cày

Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.

Ngẫm thơ ngoài ngàn năm; Ca dao Việt “Cày đồng”Mãn Giác thơ “Hoa Mai” đều là những viên ngọc quý, tuyệt hay, xếp hàng đầu Thơ Việt ngoài ngàn năm. Các bài thơ nổi tiêng đã trên bảy trăm tuổi có nhiều lời bình chọn là những kiệt tác thơ hay như Trần Khánh Dư “Bán than”, Phạm Ngũ Lão “Thuật Hoài“, Nguyễn Trãi “Dục Thúy Sơn“, Đặng Dung thơ “Cảm hoài” sánh với các kiệt tác Đỗ Phủ thơ ‘mưa lành‘; Lý Bạch thơ ‘trăng sáng‘, Mạnh Hạo Nhiên ‘xuân hiểu‘; Trần Tử Ngang thơ Người;

Ca dao Việt “Cày đồng” cụ Nguyễn Quốc Toàn viết DỊCH HAY PHÓNG TÁC ? nguyên văn như sau: 1) Trong số ca dao Việt Nam nói về nghề nông và giá trị hạt gạo thì bài: “Cày đồng đang buổi ban trưa. Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. Ai ơi! bưng bát cơm đầy. Dẻo thơm một hột, đắng cay muôn phần” có mặt trong nhiều tuyển tập, như:Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam của Vũ Ngọc Phan (1); Tục ngữ ca dao Việt Nam của Hồng Khánh, Kỳ Anh sưu tầm biên soạn (2); Ca dao Việt Nam do Bích Hằng tuyển chọn (3). Các tác giả của ba tập sách trên tuyệt nhiên không có chú thích gì về bài ca dao đó, làm người đọc đinh ninh là ca dao Việt Nam. Nhà phê bình danh tiếng Hoài Thanh cũng yên trí “đó là một trong những bài ca dao hay nhất của xứ ta từ trước” (4); 2) Bài ca dao “Cày đồng đang buổi ban trưa…” có thực là của Tàu, chưa rõ ai là tác giả. Một số bảo của Lí Thân, (李紳,772 – 846) người Vô Tích tỉnh Giang Tô, số khác cho là của Nhiếp Di Trung (聶夷中, 837 – 884) người Hà Đông. Có điều lạ, trong “Toàn Đường thi” (全唐詩) (5) bốn câu trên được xếp vào ngũ ngôn tứ tuyệt vừa để ở mục Nhiếp Di Trung vừa để ở mục Lí Thân. 3) Cụ Nguyễn Quốc Toàn tìm thấy bản chữ Hán bài ca dao trên trong bộ “Đường thi tuyển dịch” của ông Lê Nguyễn Lưu gồm hai tập, kê cứu 1409 bài thơ của 173 nhà thơ Tàu. Lí Thân ở trang 1097, với hai bài thơ Cổ phong kỳ1 và Cổ phong kỳ 2. Dưới đây là bài Cổ phong kỳ 1 tui đang bàn tới 古風其一鋤禾日當午汗滴禾下土誰知 盤中餐粒粒 皆辛苦* Phiên âm Thơ Cổ phong Bài 1 Sừ hòa nhật đương ngọ Hãn trích hòa hạ thổ Thùy tri bàn trung xan Lạp lạp giai tân khổ *** Ông Lê Nguyễn Lưu dịch xuôi:Cày xới lúa đang lúc giữa trưa Mồ hôi giọt xuống đất dưới cây lúa Ai nghỉ đến bữa cơm dọn trong mâm Mỗi hột đều chứa nỗi đắng cay gian khổ Và ông Lưu dịch thơ:Cấy lúa giữa ban trưa Mồ hôi ngoài ruộng đổ Ai hay một bát cơm Hạt hạt đầy tân khổ*** Để thấy dịch giả Lê Nguyễn Lưu vừa lúng túng vừa tiền hậu bất nhất trong cách dịch của mình, tui phân tích hai chữ sừ (鋤) và hòa (禾) trong câu thứ nhất “sừ hòa nhật đương ngọ”.- Sừ (鋤) có hai trạng thái diễn đạt. Khi là danh từ, sừ (鋤) chỉ cái cuốc. Ví dụ Nguyễn Trãi nói với bạn là Hữu Nhân: 他年淽溪約, 短笠荷春鋤 : “Tha niên Nhị Khê ước, Đoản lạp hạ xuân sừ”, nghĩa là: Năm nào hẹn về Nhị Khê đội nón lá, vác cuốc đi làm vụ xuân”. Khi là động từ, sừ (鋤) chỉ sự cuốc, như cuốc đất cuốc cỏ.- Hòa (禾) là lúa chưa tuốt ra khỏi bông, chưa cắt ra khỏi rơm rạ. Kinh thi có câu: Thập nguyệt nạp hòa giá 十月納禾稼 Tháng mười thu vào thóc lúa. Nếu căn cứ vào tự dạng chữ Hán thì sừ hòa (鋤禾) phải dịch là cuốc lúa, nhưng cuốc lúa là sự vô lý nên ông Lưu thay cuốc bằng “cày” và thêm vào chữ “xới” thành ra “cày xới lúa đang lúc giữa trưa”. Ý dịch giả là người nông dân cày xới cỏ giữa những hàng lúa. Điều đó dẫn đến sự thậm vô lý khác. Là lúa (禾=hòa) đã chắc hạt, đợi tuốt ra khỏi bông cớ sao còn phải cày cỏ. Khi dịch ra thơ, học giả Lê Nguyên Lưu tùy tiện bỏ cuốc lúa,cày lúa, mà gọi là “cấy lúa giữa ban trưa” .Một nông dân Việt (hoặc một nhà thông thái Việt) nào đó thấy “sừ hòa nhật đương ngọ” có cái gì đó không ổn, nên dựa vào ý thơ để sáng tác thành một tác phẩm khác theo thể thơ lục bát truyền thống Việt, ai đọc vào cũng hiểu và thuộc nằm lòng ngay. Tiếc là cho đến nay chưa thấy một học giả nào tìm ra thân thế người phóng tác thiên tài đó. Chỉ biết là bốn câu ca dao trên đã thuộc về tài sản dân ca Việt Nam trong các tuyển tập. xem tiếp Ca dao Việt “Cày đồng” https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ca-dao-viet-cay-dong/

TIẾNG VIỆT LUNG LINH SÁNG

Ai ngồi
Thiền với cỏ cây
Ta lơi bớt việc
trọn đời nắng mưa

Ai ngồi
Thiền với bốn mùa
Ta ngơi giờ nghĩ, giấc trưa nhẹ lòng

#Thungdung gió mát trời trong
#Annhiên hôm sớm thong dong đường trần

Ai ngồi
Thiền giữa thanh xuân
Ta đi mãi miết, bước chân miệt mài

Ai ngồi
Thiền giữa trần ai
Lời thương lắng đọng, nhắc hoài tháng năm …


Tiếng Việt lung linh sáng thơ Hoàng Kim 17/8/2023
đồng hành ‘Thiền với mùa Thu‘, thơ Nguyễn Quế (*)

(*) THIỀN VỚI MÙA THU

Ta ngồi
Thiền với cỏ cây
Thắp trăng làm nến
Rải mây làm bùa

Ta ngồi
Thiền với bốn mùa
Câu kinh tụng giữa nắng mưa đất trời

Mõ khua tiếng gió chơi vơi
Bật lên từ đất những chồi non xanh

Ta ngồi
Thiền giữa trong lành
Vẳng nghe những tiếng mong manh suối ngàn

Ta ngồi
Thiền giữa nhân gian
Hóa thân vào chốn bạt ngàn sắc Thu !…

14/8/23
Nguyễn Quế

“Vietnamese Sociology to choose and shape Vietnam New’s future timeline”, my old teacher father said. We are see more Ashes to ashes, dust to dust : Good riddance Quantum AI https://hoangkimvn.wordpress.com/category/viet-nam-xa-hoi-hoc

Hoàng Long Cây Lương Thực
https:///hoangkimlong.wordpress.com/category/hoang-long-cay-luong-thuc/

Congviecnaytraolaichoem

MỘT NIỀM TIN THẮP LỬA
Hoàng Kim

Nhìn đàn em ngời niềm vui rạng rỡ.
Chợt thấy lòng rưng rưng.
Công việc nghề nông cực mà hạnh phúc.
Cố lên em nổ lực không ngừng !

Hột mồ hôi lắng vào hạt gạo.
Câu ca ông bà theo suốt tháng năm.
Thêm bữa cơm ngon cho người lao động.
Nâng chén cơm thơm, qúy trọng người trồng.

Em ơi hãy học làm ruộng giỏi.
Nghề nông thời nào cũng quý kỹ năng.
Người dân khá hơn là niềm ao ước
Công việc này giao lại cho em.

Có một mùa Vu Lan hạnh phúc
Ơn mẹ cha lam lũ sớm hôm
Thương con vạc gọi sao mai dậy sớm
Một niềm tin thắp lửa giữa tâm hồn.

Bước tiếp bước giữa trường đời gian khó
HỌC ĐỂ LÀM người lao động siêng năng
Rèn nhân cách vượt lên bao cám dỗ
Đức và Tài tử tế giữa Nhân Dân.

ĐỐI THOẠI VỚI THIỀN SƯ
Hoàng Kim


Vui việc thiện lắng nghe kinh
Ngắm hoa mai nở giữ mình thảnh thơi
Mới hay mọi việc trên đời
Thung dung phúc hậu là nơi tìm về.

Vu Lan năm nay muộn
Tháng nhuận ngày vắn dài
Trời đất gió Bắc thổi
Vần vũ mây gió hoài

Nắng mưa chuyện của trời
An nhiên vui khỏe sống
Thung dung ngày tháng rộng
Mai sớm thành rừng thôi

ĐỐI THOẠI VỚI THIỀN SƯ
Hoàng Trung Trực

Vất bỏ ngoài tai mọi chuyện đời
Lòng không vướng bận dạ an thôi
Ráng vun đạo đức tròn nhân nghĩa
Huệ trí bùng khai tỏa sáng ngời

Lòng lộng đêm nghe tiếng mõ kinh
Bao nhiêu ham muốn bỗng an bình
Tâm tư trãi rộng ngàn thương mến
Mong cả nhân loài giữ đức tin.

Thượng Đế kỳ ba gíáo đô đời
Vô minh cố chấp tại con người
Thánh Tiên tùy hạnh tùy công đức
Ngôi vị thiêng liêng tạo bởi Người.

Vững trụ đức tin đạo chí thành
Vô cầu vô niệm bả công danh
Sớm hôm tu luyện rèn thân chí
Đạo cốt tình thương đức mới thành

ĐỐI THOẠI VỚI THIỀN SƯ
Hoàng Kim cùng với
Chua Buu Minh

“Triết thuyết nào cũng chỉ để cứu cái tệ của một thời thôi. Muốn đánh giá một triết thuyết thì phải đặt nó vào thời của nó, xem nó giải quyết được những vấn đề của thời đó không, có là một tiến bộ so với các thời khác, một nguồn cảm hứng cho các thời sau không. Và nếu sau mươi thế hệ, người ta thấy nó vẫn còn làm cho đức trí con người được nâng cao thì phải coi nó là một cống hiến lớn cho nhân loại rồi” (Nguyễn Hiến Lê, 1991)”

VUI BƯỚC TỚI THẢNH THƠI
Hoàng Kim

Chân trần bước tới thảnh thơi
Trăng rằm cổ tích nhớ lời của Anh:

“Cảnh mãi theo người được đâu em
Hết khổ hết cay hết vận hèn
Nghiệp sáng đèn giời đang chỉ rõ
Rồi đây cay đắng chẳng buồn chen”.
(Hoàng Ngọc Dộ)

Đến chốn thung dung
Sống giữa thiên nhiên
Về với ruộng đồng
Tổ ấm Rồng Tiên
Trở lại với mình.
Bước tới thảnh thơi
Trăng rằm cổ tích
Giấc mơ hạnh phúc.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là ta-ve-song-giua-thien-nhien.jpg

VUI ĐẾN CHỐN THUNG DUNG
Hoàng Kim

Thăm người ngọc nơi xa vùng tỉnh lặng
Chốn ấy non xanh người đã chào đời
Nơi sỏi đá giữa miền thiêng hoa cỏ
Thiên nhiên an lành, bước tới thảnh thơi.

Sống giữa đời vui giấc mơ hạnh phúc
Cổ tích đời thường đằm thắm yêu thương
Con cái quây quần thung dung tự tại
Minh triết cuộc đời phúc hậu an nhiên.

Xuân Hạ Thu Đông bốn mùa luân chuyển
Say chân quê ngày xuân đọc Trạng Trình
Ngày ra ruộng đêm thì đọc sách
Ngọc cho đời giữ trọn niềm tin.

(*) Nhạc Trịnh

VUI SỐNG GIỮA THIÊN NHIÊN
Hoàng Kim

Người rất muốn đi về trong tịch lặng
Quẳng lại sau lưng nhân thế muộn phiền
Ta đến chốn thung dung tìm hoa lúa
Rong chơi đường trần sống giữa thiên nhiên.

Tâm thanh thản buồn vui cùng nhân thế
Đời Đạo thịnh suy sương sớm đầu cành
Lòng hiền dịu và trái tim nhẹ nhõm
Kho báu chính mình phúc hậu an nhiên.

Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt (*)
Trăng rằm xuân lồng lộng bóng tri âm
Người tri kỷ cùng ta và năm tháng.
Giác Tâm ta về còn trọn niềm tin.

DẠY VÀ HỌC VIỆT NAM HỌC
Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim

“Đi đâu cũng không bằng Tổ quốc mình. Nói gì, làm gì cũng không bằng dạy, học và làm cho đồng bào đất nước mình. Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương. Mục đích sau cùng của dạy và học là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và làm được việc. Dạy và học thực tiễn trên chính Tổ quốc mình”.

Lời Thầy dặn thật thấm thía: “Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó”; “Hãy vươn tới những vì sao. Cho dù không chạm được vào nó, nhưng nếu cố gắng hết sức, ít ra, chúng ta cũng chạm được những hạt bụi của ngôi sao”; “Việc chính đời người chỉ ít thôi. Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi. Phúc hậu suốt đời làm việc thiện. Di sản muôn năm mãi sáng ngời”. Trích “Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời” Hoàng Kim lời tâm đắc. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/day-va-hoc-ngay-moi

“Dĩ bất biến ứng vạn biến”. Đường lối cách mạng của nước Việt Nam ngày nay thích hợp bền vững trong tình hình mới, thời đại mới, đã được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đúc kết tinh hoa tại bài viết: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” xác định rõ đường lối, quan điểm, tầm nhìn chiến lược, cương lĩnh và kế hoạch hành động:“Đoàn kết ‘xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh’ như di nguyện của Bác Hồ kính yêu”; “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức; Ph át triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; Bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế (in đậm để nhấn mạnh HK); Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại; Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện“.

#vietnamhoc
VỀ NGHĨA LĨNH ĐỀN HÙNG
Hoàng Kim

Đền thiêng trên Nghĩa Lĩnh.
Giếng ngọc dưới trời Nam.
Chén cơm truyền con cháu.
“Vạn cổ thử giang san”

(Bấm đường link xem ảnh)

Về Nghĩa Lĩnh Đền Hùng
Vào Tràng An Bái Đính
Lên non thiêng Yên Tử
Đến Kiếp Bạc Côn Sơn

Thăm Trường xưa Hà Bắc
Linh Giang sông quê hương
Động Thiên Đường tuyệt đẹp
Biển Nhật Lệ Quảng Bình

Đất Mẹ vùng di sản
Nguồn Son nối Phong Nha
Biển xanh kề núi thẳm
Mừng bạn về Quê choa

ĐỀN HÙNG ( Hi Cương,Việt Trì, Phú Thọ)
NƠI HỘI TỤ KHÍ THIÊNG SÔNG NÚI

#vietnamhoc VIỆT NAM HỌC https://hoangkimlong.wordpress.com/category/vietnamhoc/ kết nối #hoangkimlong #cnm365 #cltvn #Thungdung

Trong số này: Về Nghĩa Lĩnh Đền Hùng; Minh triết Hồ Chí Minh; Vào Tràng An Bái Đính; Lên Trúc Lâm Yên Tử; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Hoa Đất của quê hương; Dạo chơi non nước Việt; #Thungdung; Nhớ lại và suy ngẫm; Gốc mai vàng trước ngõ; Câu chuyện ảnh tháng Tư; Chuyện thầy Tôn Thất Trình; Gặp bạn giữa đồng xuân; Lúa siêu xanh Việt Nam; Nhà tôi chim làm tổ; Việt Nam con đường xanh; Chuyện cổ tích người lớn; Đường xuân theo chân Bác; Trầm tích ngọc cho đời

DẠY VÀ HỌC NGÀY MỚI
Hoàng Kim


Bao năm Trường Viện là nhà
Sắn khoai ngô lúa đều là thịt xương
Một đời người một rừng cây
Thầy ươm giống tốt để mai thành rừng.

Cảm ơn FB đã bảo tồn và phát triển thông tin Dạy và học ngày mới những tình cảm và hình ảnh không quên https://hoangkimlong.wordpress.com/category/day-va-hoc-ngay-moi/

CÂU CHUYỆN ẢNH THÁNG 11
Hoàng Kim

Trường tôi nôi yêu thương
Về Trường để nhớ thương
Vui bước tới thảnh thơi
Dạy và học ngày mới

Cây Lương thực Việt Nam
Hoa Lúa giữa Đồng Xuân
Sắn Việt Nam ngày nay
CNM365 Tình yêu cuộc sống

Thăm nhà cũ của Darwin
Nguyễn Du trăng huyền thoại
Sóc Trăng Lương Định Của
Chuyện thầy Tôn Thất Trình

Thầy bạn trong đời tôi
Thầy nghề nông chiến sĩ
Việt Nam con đường xanh
Một niềm tin thắp lửa

Hoang Kim Long Hoang Gia
Mình về với chính mình

Dạy và học ngày mới tại 14 đường dẫn. Câu chuyệ ảnh bền vững với thời gian https://hoangkimlong.wordpress.com/category/day-va-hoc-ngay-moi

Về Trường để nhớ thương

KỶ YẾU KHOA NÔNG HỌC 65 năm thành lập Khoa mời vào đường link để xem chi tiết https://kyyeunonghoc.blogspot.com/2020/11/ky-yeu-ky-niem-65-nam-thanh-lap-khoa.hlm

VUI VỀ VỚI RUỘNG ĐỒNG
Hoàng Kim

Người khôn về chốn đông người
Cái nhìn thì mỏng cái cười thì nông
Ta vui về với ruộng đồng
Để gieo tục ngữ để trồng dân ca.

Thỏa thuê cùng với cỏ hoa
Thung dung đèn sách, nhẫn nha dọn vườn
Mặc ai tính thiệt so hơn
Bát cơm gạo mới vẫn thơm láng giềng

Thiên nhiên là thú thần tiên
Chân quê là chốn bình yên đời mình
Bạn hiền bia miệng anh linh
Thảnh thơi hưởng trọn ân tình thế gian.

Nước trong ngập ánh trăng vàng
Ta ra cởi bỏ nhọc nhằn âu lo
Lợi danh một thực mười hư
Trăm điều ước vọng chỉ phù du thôi.

Thung dung thanh thản cuộc đời
Tình quê bồi đắp về nơi sâu đằm
Ta vui hạnh phúc trăm năm
Chọn tìm giống tốt đêm nằm chiêm bao.

TA VỀ TRỜI ĐẤT HỒNG LAM
Hoàng Kim

Ta về trời đất Hồng Lam
Bâng khuâng bước dưới trăng vàng lộng soi
Ngực trần chạm tới thảnh thơi
Nghe lưng thấu đến bồi hồi đất quen.

Linh miêu chốn Tổ Rồng Tiên
Quấn quanh trao gửi nổi niềm Thái Sơn
Hỡi ai là kẻ phi thường
Đỉnh chung dâng nén tâm hương nhớ Người.

VUI VỀ LẠI CHÍNH MÌNH
Hoàng Kim

Mình về với chính mình thôi
Ở nơi bếp núc nói lời yêu thương
Hành trình của chính linh hồn
Giấc mơ hạnh phúc con đường tình yêu.

Thênh thênh đồng rộng trời chiều
Nụ cười mãn nguyện bao điều ước mong
Dẫu rằng xuân đến tự xuân
Vượt qua đông lạnh đã dần sương tan.

Lời nguyền cùng với nước non
Hiếu trung trọn nghĩa lòng son vẹn tình
Yêu thương phúc hậu hi sinh
Đường xuân chung lối hương linh muôn đời.

Chua Giang giua dong xuan

CHÙA RÁNG GIỮA ĐỒNG XUÂN
Hoàng Kim

Nơi cổ tự mây lành che xóm vắng
Viên Minh xưa chùa Ráng ở đây rồi
Bụt thư thái chim rừng nghe giảng đạo
Trời trong lành gió núi lắng xôn xao.

Nhớ Pháp Chủ người hiền Thích Phổ Tuệ
Viên ngọc lành tính sáng gửi tin yêu:
“Mưa thuận gió hòa chăm bón đúng
Nhân tươi quả tốt được thu nhiều”

Thương hạt ngọc trắng ngần vui Bạch Ngọc
Phước nhân duyên thơm thảo học làm người
“Thơm hương lúa ngậm đòng chăm bón đúng
Mưa thuận gió hòa nhân quả tốt tươi”

Ngát hương sen lồng lộng bóng trúc mai
Đồng xuân đất lành trời xanh bát ngát
Hoa Đất, Hoa Người tổ tiên phước đức
Con biết ơn Người hiếu thảo ghi ơn …

CHÙA RÁNG I Đại lão hòa thượng Thích Phổ Tuệ https://youtu.be/w21hkPfEA2M

Mua thuan gio hoa cham bon dung
Ngat huong sen long long bong truc mai

MINH TRIẾT SỐNG PHÚC HẬU
Hoàng Kim


Bản chất cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và vô thường. Minh triết của đời người hạnh phúc là biết sống thung dung, phúc hậu, thanh thản, an nhiên tự tại, nhận ra kho báu vô giá của chính mình, không lo âu, không phiền muộn, sống với tinh thần dịu hiền và trái tim nhẹ nhõm. Minh triết sống thung dung phúc hậu.

Bài giảng đầu tiên của Phật

Tứ Diệu đế – Sự khổ: Nguyên nhân, Kết quả và Giải pháp – là bài giảng đầu tiên của Phật (Thích ca Mầu ni -Siddhartha Gamtama), nhà hiền triết phương đông cổ đại. Người là hoàng tử Ấn Độ, đã có vợ con xinh đẹp nhưng trăn trở trước sự đau khổ, thiếu hoàn thiện và vô thường (Dukkha) của đời người mà Phật đã xuất gia vào năm hai mươi chín tuổi để đi tìm sự giác ngộ. Người đã dấn thân suốt sáu năm trời tự mình đi tìm kiếm những vị hiền triết nổi tiếng khắp mọi nơi trong vùng để học hỏi và thực hành những phương pháp khác nhau nhưng vẫn chưa đạt ngộ. Cho đến một buổi chiều ngồi dưới gốc bồ đề, thốt nhiên Người giác ngộ chân lý mầu nhiệm lúc ba mươi lăm tuổi. Sau đó, Người đã có bài giảng đầu tiên cho năm người bạn tu hành. Mười năm sau, Phật thuyết pháp cho mọi hạng người và đến 80 tuổi thì mất ở Kusinara (Uttar Pradesh ngày nay). Học thuyết Phật giáo hiện có trên 500 triệu người noi theo.

Bài giảng đầu tiên của Phật là thấu hiểu sự khổ (dukkha), nguyên nhân (samudaya), kết quả (nirodha) và giải pháp (magga). Tôn giáo được đức Phật đề xuất là vụ nổ Big Bang trong nhận thức, san bằng mọi định kiến và khác hẵn với tất cả các tôn giáo khác trước đó hoặc cùng thời trong lịch sử Ấn Độ cũng như trong lịch sử nhân loại. Phật giáo chủ trương bình đẳng giai cấp, bình đẳng giữa con người có máu cùng đỏ, nước mắt cùng mặn, hết thảy các pháp là vô ngã. Mục đích là vô ngã là sự chấm dứt đau khổ và phiền muộn để đạt sự chứng ngộ bất tử, Niết bàn.

Kinh Phật với triết lý vô ngã: Chân lý là suối nguồn, chứ không phải là con người thần thánh hoặc chân lý tuyệt đối. Vị trí độc đáo của Phật giáo là một học thuyết mang đầy đủ tính cách mạng tư tưởng và cách mạng xã hội. Tiến sĩ triết học Walpola Rahula là giáo sư Trường Đại học Tổng hợp Ceylan (Pháp) đã tìm tòi văn bản cổ và giới thiệu tài liệu nghiêm túc, đáng tin cậy này (Lời Phật dạy. Lê Diên biên dịch).

Suối nguồn tươi trẻ Thiền tông

‘Bất lập văn tự. Giáo ngoại biệt truyền. Trực chỉ nhân tâm. Kiến tánh thành Phật’. Không lập giáo điều, truyền dạy ngoài sách, vào thẳng lòng người, giác ngộ thành Phật Thiền sư Bồ-đề-đạt-ma (?-532) đã nêu ra triết lý căn bản Thiền tông để Dạy và Học.Thiền tông Phật giáo Đại thừa nguồn gốc từ đức Phật Thích-ca Mâu-ni đã đạt được sự giác ngộ dưới gốc cây Bồ-đề ở Ấn Độ. Thiền sư Bồ-đề-đạt-ma là Tổ sư Ấn Độ đời thứ 28 đã truyền bá và phát triển Thiền tông lớn mạnh tại Trung Quốc. “Thiền” nhấn mạnh  kinh nghiệm thực tiễn chứng ngộ ‘trực chỉ nhân tâm, kiến tính thành Phật’ . Nhà Ấn Độ học và Phật học người Đức Hans Wolfgang Schumann trong tác phẩm Đại thừa Phật giáo (Mahāyāna-Buddhismus) đã viết:“Thiền tông có một người cha Ấn Độ nhưng đã chẳng trở nên trọn vẹn nếu không có người mẹ Trung Quốc.Cái ‘dễ thương’,cái hấp dẫn của Thiền tông chính là những thành phần văn hoá nghệ thuật, những đặc điểm sắc thái riêng của Trung Quốc, không phải của Ấn Độ. Những gì Phật giáo mang đến Trung Quốc, với tư tưởng giải thoát tuyệt đối, trình bày một cách nghiêm nghị khắt khe với một ngón tay trỏ chỉ thẳng, những điều đó được các vị Thiền sư thừa nhận, hấp thụ với một nụ cười thầm lặng đầy thi vị. Thành tựu lớn lao của các Đại luận sư Ấn Độ là nhét ‘con ngỗng triết lý’ vào cái lọ ‘ngôn từ, thì  chính nơi đây tại Trung Quốc, con ngỗng này được thả về với thiên nhiên mà không hề mang thương tích.” Thiền tông là sự “truyền pháp ngoài kinh điển” đạt ‘giác ngộ tức thì’ tại đây, ngay lúc này, chứng ngộ ‘kiến tính thành Phật’ do bản ngã chân tính và nhân duyên. Phật Thích Ca trên núi Linh Thứu im lặng đưa lên cành hoa, Thiền sư Ca Diếp mỉm cười thấu hiểu và đức Phật Thích Ca đã ấn chứng cho Thiền sư Ca Diếp là Sơ tổ của Thiền tông Ấn Độ.

Thiền tông Việt Nam có từ rất sớm tại Luy Lâu do Thiền tông Ấn Độ truyền bá vào Việt Nam trước tiên ở thế kỷ thứ 2 và thứ 3, rước cả Trung Quốc (thế kỷ thứ 6) Nhật Bản (thế kỷ 11, 12) và các nước châu Á khác. Các Sơ Tổ Thiền tông Việt Nam là thiền sư Khương Tăng HộiMâu Tử. Thiền tông Việt Nam nguồn gốc lâu đời trong lịch sử Việt Nam và phát triển rực rỡ nhất thời nhà Trần với Thiền phái Trúc Lâm.  Trần Nhân Tông (Trần Khâm 1258- 1308) là vua Phật đời Trần (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Người là tổ sư Trúc Lâm Yên Tử, nhà chiến lược kỳ tài, nhà văn hóa kiệt xuất, nhà thơ lớn Con Người Hoàn Hảo dân tộc Việt Nam. Người đã viết: Cư trần lạc đạo, triết lý nhân sinh rất nổi tiếng “Ở đời vui đạo, mặc tùy duyên/ Hể đói thì ăn, mệt ngủ liền/ Kho báu trong nhà thôi tìm kiếm/ Vô tâm đối cảnh hỏi chi thiền.

Trúc Lâm Yên Tử, Trần Nhân Tông

Trần Nhân Tông (Trần Khâm 1258- 1308) là vua Phật đời Trân (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Người là tổ sư Trúc Lâm Yên Tử, nhà chiến lược kỳ tài, nhà văn hóa kiệt xuất, nhà thơ lớn và Con Người Hoàn Hảo của dân tộc Việt Nam. Người đã viết: Cư trần lạc đạo, triết lý nhân sinh rất nổi tiếng “Ở đời vui đạo, mặc tùy duyên/ Hể đói thì ăn, mệt ngủ liền/ Kho báu trong nhà thôi tìm kiếm/ Vô tâm đối cảnh hỏi chi thiền.”

Trần Nhân Tông với 50 năm cuộc đời đã kịp làm được năm việc lớn không ai sánh kịp trong mọi thời đại của tất cả các dân tộc trên toàn thế giới: Minh quân lỗi lạc, làm vua 15 năm (1278 – 1293) trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến hai lần đánh thắng quân Nguyên Mông là đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thế giới của thời đó; Vua Phật Việt Nam, tổ sư thiền phái Trúc Lâm Yên Tử và Thái Thượng Hoàng 15 năm (1294-1306). Nhà văn hóa và nhà thơ kiệt xuất với thắng tích Trúc Lâm Yên Tử và kiệt tác Trần Nhân Tông còn mãi với thời gian, hoàn thành sư mệnh của bậc chuyển pháp luân, mang sự sống trường tồn vượt qua cái chết; Người Thầy của chiến lược vĩ đại yếu chống mạnh, ít địch nhiều bằng thế đánh tất thắng “vua tôi đồng lòng, toàn dân đồng sức”tạo lập sự nghiệp mở nước và thống nhất non sông Việt, mở đất phương Nam bằng vương đạo, thuận thời, thuận người; Con người hoàn hảo, đạo đức trí tuệ, kỳ tài trị loạn, đã hưng thịnh nhà Trần và cứu nguy cho nước Việt tại thời khắc đặc biệt hiểm nghèo, chuyển nguy thành an, biến những điều không thể thành có thể.

Giáo sư sử học Trần Văn Giàu nhận định: “… chưa tìm thấy lịch sử nước nào có một người đặc biệt như Trần Nhân Tông ở Việt Nam. Tại nước Tàu lúc bấy giờ Triều đình nhà Tống rất hùng mạnh nhưng quân Nguyên Mông đã tràn xuống đánh thắng thần tốc, đến nỗi vua quan nhà Tống phải chạy ra biển và nhảy xuống biển tự vẫn. Tại Tây Á, Trung Á và một phần châu Âu cũng thua thảm hại, đến nỗi Giáo hoàng La Mã cũng lên tiếng sợ hãi. Trong lúc ấy Việt Nam so với phương Bắc thì quá nhỏ bé và quá nghèo yếu, thế mà Người dám không cho Nguyên Mông mượn đường xâm lược Chiêm Thành. Lại còn đánh bại ba lần Nguyên Mông xâm lược. Sau khi thắng giặc, Người lại lên núi sống. Người dám nghĩ, dám làm những việc không ai dám nghĩ chứ đừng nói đến làm”

Phật giáo Khoa học và Việt Nam

Nhà bác học Anhstanh, cha đẻ của Thuyết tương đối, đã nhận định: “Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học” . “Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó” . “Khoa học mà thiếu tôn giáo là khập khiễng. Tôn giáo mà không có khoa học thì mù quáng” . Cả ba câu này đều được trích từ Những câu nói nổi tiếng của Anhstanh (Collected famous quotes from Albert), và được dẫn lại trong bài Minh triết sống thung dung phúc hậu của Hoàng Kim

Khoa học và thực tiễn giúp ta tìm hiểu những phương pháp thực tế để thể hiện ước mơ, mục đích sống của mình nhằm sống yêu thương, hạnh phúc,vui khỏe và có ích. Đọc rất kỹ lại Ki tô giáo, Hồi giáo,Do Thái giáo,Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, … và chiêm nghiệm thực tiễn , tôi thấm thía câu kinh Phật với triết lý vô ngã: Chân lý là suối nguồn chứ không phải là con người thần thánh hay chân lý tuyệt đối. Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông có minh triết: Hãy quay về tự thân chứ không tìm ở đâu khác. Luật Hấp Dẫn, Thuyết Tương đối, Thành tựu Khoa học và Thực tiễn giúp ta khai mở nguồn năng lượng vô tận của chính bản thân con người và thiên nhiên. Đó là ba ngọn núi cao vọi của trí tuệ, là túi khôn của nhân loại. Bí mật Tâm linh (The Meta Secret) giúp ta khám phá sâu sắc các quy luật của vũ trụ liên quan đến Luật Hấp Dẫn đầy quyền năng. Những lời tiên tri của các nhà thông thái ẩn chứa trong Kinh Vệ đà, Lời Phật dạy, Kinh Dịch, Kinh Thánh, Kinh Koran …, cũng như xuyên suốt cuộc đời của những con người vĩ đại trên thế giới đã được nghiên cứu, giải mã dưới ánh sáng khoa học; Bí mật Tâm linh là sự khai mở những nguồn năng lượng vô tận của chính bản thân mỗi con người đối với đồng loại, các loài vật và thiên nhiên. Suối nguồn chân lý trong di sản văn hóa, lịch sử, giáo dục, kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao của mỗi dân tộc và nhân loại lưu giữ nhiều điều sâu sắc cần đọc lại và suy ngẫm.Qua đèo chợt gặp mai đầu suối. Gốc mai vàng trước ngõ.

Việt Nam là chốn tâm thức thăm thẳm của đạo Bụt (Phật giáo) trãi suốt hàng nghìn năm. Lịch sử Phật giáo Việt Nam theo sách Thiền Uyển tập anh xác nhận là đạo Phật được truyền trực tiếp từ Ấn Độ theo đường biển vào Việt Nam, gồm Giao Chỉ ở phía bắc và Chăm pa ở phía nam, khoảng thế kỉ thứ ba đến thế kỉ thứ hai trước Công nguyên, chứ không phải từ Trung Hoa như một số quan niệm trước đây. Phật giáo đồng hành chung thủy, lâu bền với dân tộc Việt, dẫu trãi nhiều biến cố nhưng được dẫn dắt bởi những nhà dẫn đạo sáng suốt và các đấng minh vương, lương tướng chuộng nhân ái của các thời nên biết thể hiện sự tốt đạo, đẹp đời. Việt Nam là nước biết tiếp thu, chắt lọc tri thức tinh hoa của nhân loại, chuộng sự học, đồng thời biết quay về với tự thân tổng kết thực tiễn, chứ không tìm ở đâu khác.

Việt Nam, Khoa học và Phật giáo là ba nhận thức căn bản của tôi.

Bản chất cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và vô thường. Minh triết của đời người hạnh phúc là biết sống thung dung, phúc hậu, thanh thản, an nhiên tự tại, nhận ra kho báu vô giá của chính mình, không lo âu, không phiền muộn, sống với tinh thần dịu hiền và trái tim nhẹ nhõm

Hoàng Kim

Bulukhin ngày 03.10.2013 lúc 10:56 nói:

Nếu thầy Thích Phổ Tuệ ấn chứng bạch ngọc (hạt gạo trắng ngần) thì cứ để nguyên vậy.

Thiển nghỉ của Bu thì có khác chút xíu. Bạch Ngọc là ngọc trắng thì chưa nói chi đến hạt gạo cả.

Thực ra hạt gạo không trắng thậm chí gạo lứt thì dinh dưỡng nhiều hơn gạo trắng. Bu được biết người Mỹ chế ra máy xát gạo trắng sau đó thấy là sai lầm bèn chế ra một thứ bột cho vào gạo để bù lại phần cám đã mất đi. Nhưng khi nấu cơm người ta vo gạo thì bột đó lại mất đi.

Dân gian nói hạt gạo là ngọc trời cho, trong trường hợp này là MỄ NGỌC.

Đấy cũng là nói cho vui.

HoangKim NgocphuongNam ngày 03.10.2013 lúc 22:10 nói:

Thưa anh Bu

Em đã thật xúc động được Thầy Thích Phổ Tuệ ấn chứng bạch ngọc (ngọc trắng, mễ ngọc, hạt gạo trắng ngần, ngọc trời cho, ngọc phương Nam). Đối với em được một người Thầy mẫu mực thiện tâm ấn chứng điều tốt đẹp này đã là một suối nguồn hạnh phúc. Em sẽ học thái độ của nước để đi như một dòng sông, học hoa lúa, hạt gạo để làm những việc có ích cho đời.

Đấy cũng là nói cho vui.

Kính anh chị vui khỏe ngày mới.

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chua-rang-giua-dong-xuan/

Những trang đời lắng đọng
TĨNH THỨC HOA SEN TRẮNG
Hoa sen trắng
Nhà văn Triết gia Ấn độ Osho


Tổ sư Bồ đề đạt ma đến với một chiếc giầy. –

Triết gia Osho nổi tiếng người Ấn độ nói: Tôi cực lạc vì tên của Tổ sư Bồ đề đạt ma đã làm cho tôi phiêu diêu. Đã từng có nhiều chư phật trên thế giới, nhưng Tổ sư Bồ đề đạt ma sừng sững như đỉnh Everest. Cách hiện hữu của ông ấy, cách sống, và cách diễn đạt chân lí đơn giản là của ông ấy; nó là vô song.

Trong các chùa ở Miền tây thường bên cạnh thờ tượng Đức Phật, có thờ tượng của Tổ sư Bồ đề đạt ma. Tượng Tổ sư dễ nhận biết. Gương mặt một người hung dữ, vai đeo gậy. Trên gậy có chỉ một chiếc giày.Tổ sư Bồ đề đạt ma đã du hành từ Ấn Độ sang Trung Quốc để truyền bá thông điệp của Đức Phật, người thầy của mình, mặc dầu họ sống cách nhau một nghìn năm.

Khi Tổ sư Bồ đề đạt ma đến Trung Quốc, Vũ Đế ra đón ông ấy ở biên ải. Mọi ngưỡi nghĩ rằng một chứng ngộ lớn đang tới! Và tất nhiên Vũ Đế đã tưởng tượng Tổ sư có nét gì đó giống như Đức Phật: rất hoà nhã, duyên dáng, vương giả. Tuy nhiên khi ông ta thấy Bồ đề đạt ma thì ông đã bị choáng. Tổ sư Bồ đề đạt ma trông rất thô thiển. Không chỉ thế, ông ấy còn có vẻ rất ngớ ngẩn. Ông ấy đến cây gậy đeo trên vai chỉ có một chiếc giầy.Vũ Đế bối rối. Ông ta đã tới cùng với cả đoàn triều đình với các hoàng hậu quí phi. Họ sẽ nghĩ gì khi ta ra đón một loại người như thế này? Ông cố gắng vì lịch sự bỏ qua điều đó. Và ông đã không muốn hỏi “Sao ông lại đến nước chúng tôi chỉ với một chiếc giầy?

Nhưng Tổ sư Bồ đề đạt ma đã không để Vũ Đế yên. Ông ấy nói: -Đừng cố bỏ qua nó. Hãy hỏi và thẳng thắn ngay từ chính lúc đầu đi. Ta đã đọc được câu hỏi trong đầu ông rồi.Vũ Đế đâm ra lúng túng; sau cùng ông nói:-Vâng, ông đúng, câu hỏi này đã nảy sinh trong ta: Sao ông đến mà chỉ mang một chiếc giày?

Tổ sư Bồ đề đạt ma nói, -Để mọi thứ vào cảnh quan đúng như từ chính lúc đầu. Ta là người vô lí! Ông phải hiểu điều đó từ chính lúc bắt đầu. Ta không muốn tạo ra bất kì rắc rối nào về sau. Hoặc ông chấp nhận ta như ta vậy hoặc ông đơn giản nói rằng ông không thể chấp nhận được ta. Và ta sẽ rời khỏi vương quốc của ông. Ta sẽ đi lên núi. Ta sẽ đợi ở đó đến khi người của ta đến với ta. Vũ Đế lúng túng. Ông đã mang theo nhiều câu hỏi khi đến đón Tổ sư. Nhưng ông băn khoăn có nên đưa chúng ra hay không? Ông nghi ngai câu trả lời là lố bịch. Nhưng Tổ sư Bồ đề đạt ma một mức khăng khăng:-Ông hãy nên hỏi những câu ông đã mang tới đây.

Vũ Đế gượng gạo hỏi:-Câu hỏi đầu: Ta đã làm được nhiều phước đức…. Tổ sư Bồ đề đạt ma nhìn sâu vào trong đôi mắt của Vũ Đế. Một cơn lạnh toát chạy dọc sống lưng nhà vua. Ông nói:-Toàn những điều vô nghĩa! Làm sao ông có thể làm được nhiều phước đức ? Ông còn chưa nhận biết phước đức được hình thành từ nhận biết . Mà ông ngụ ý phước đức nào? Làm sao ông có thể tạo ra được phước đức? Phước đức chỉ được tạo ra từ Đức Phật.

Vũ Đế ngại ngần:-Việc ta nói làm nhiều phước đức. Ta ngụ ý rằng ta đã làm nhiều đến chùa, nhiều điện thờ cho Phật. Ta đã làm nhiều đạo tràng cho các khất sĩ Phật tử, các tín đồ, và tì kheo. Ta đã thu xếp cho hàng nghìn học sĩ để dịch kinh sách Phật sang tiếng Trung Quốc. Ta đã tiêu tốn hàng triệu đồng bạc cho việc phục vụ Đức Phật. Nhiều triệu khất sĩ xin ăn mọi ngày từ cung điện này nọ này trên khắp nước.

Và Tổ sư Bồ đề đạt ma cười. Vũ Đế chưa từng bao giờ nghe thấy tiếng cười như thế. Tiếng cười bụng có thể làm rung chuyển cả núi. Tổ sư cười sằng sặc và nói:-Ông đã hành động một cách ngu xuẩn. Mọi nỗ lực của ông đều đã là cực kì phí hoài. Sẽ không tạo ra kết quả nào từ nó cả. Đừng cố, và đừng tưởng tượng rằng ông sẽ được lên cõi trời thứ bẩy như các khất sĩ Phật giáo đã nói cho ông. Họ chỉ khai thác ông thôi.

Đây là chiến lược khai thác những người ngu như ông. Họ khai thác lòng tham của ông về thế giới bên kia, Họ vẽ cho ông những hứa hẹn lớn. Và lời hứa của họ không thể chứng minh là sai được vì không ai quay trở về từ thế giới bên kia để nói liệu những lời hứa đó có được hoàn thành hay không. Ông đã bị họ lừa rồi. Không có cái gì sẽ xảy ra từ điều mà ông nghĩ là việc làm phước đức. Thực ra, ông sẽ rơi vào địa ngục thứ bẩy, vì một người sống với những ham muốn sai như thế, người sống có ham muốn như thế, đều sẽ rơi vào địa ngục.

Vũ Đế e ngại. Ông cố gắng lái câu chuyện sang một chủ đề khác: -Vậy có cái gì linh thiêng hay không? Tổ sư Bồ đề đạt ma nói, -Không có cái gì linh thiêng, cũng như không có cái gì là báng bổ. Linh thiêng và báng bổ, đều là thái độ của tâm trí, của định kiến. Mọi việc đều đơn giản như chúng vậy. Không cái gì sai và không cái gì đúng, không cái gì tội lỗi và không cái gì phước đức. Vũ Đế buồn bực:-Ông thật quá thể đối với ta và người của ta. Sau đó, Tổ sư Bồ đề đạt ma nói lời tạm biệt, quay lưng lại và đi lên núi.

Trong chín năm trên núi ông ấy ngồi quay mặt vào tường. Mọi người đến với ông bởi vì đã được nghe, biết về cuộc đối thoại này. Dù khoảng cách sống giữa Tổ sư và Đức Phật trong hơn một nghìn năm, nhưng về trung tâm Tổ Sư vẫn ở cùng Đức Phật. Tổ sư nói điều tinh tuý của Đức Phật – tất nhiên theo cách riêng của ông ấy, theo phong cách của ông ấy, Ngay cả Phật cũng sẽ thấy cách trình bày này đó là kì lạ.

Đức Phật là người văn hoá, phức tạp, và duyên dáng. Còn Tổ sư Bồ đề đạt ma chính là cái đối lập trong cách diễn đạt của Đức Phật. Tổ sư không là người mà là con sư tử. Tổ sư không nói, mà ông ấy gầm lên. Tổ sư không có cái duyên dáng mà Đức Phật có. Cái mà ông ấy có là sự thô thiển, dữ dằn. Không thanh nhã như kim cương; Tổ sư hệt như vĩa quặng: thô ráp tuyệt đối , không có một sự đánh bóng. Và đó là cái đẹp của ông ấy. Đức Phật có cái đẹp rất nữ tính, lịch sự, mảnh mai. Còn Tổ sư Bồ đề đạt ma có cái đẹp riêng . Cái đẹp của một tảng đá – mạnh mẽ, nam tính, không thể phá huỷ được, cái đẹp của một sức mạnh lớn lao.

Đức Phật tỏa sức mạnh, nhưng sức mạnh của Đức Phật rất im lặng, như tiếng thì thào, như làn gió mát. Còn Tổ sư Bồ đề đạt ma là cơn bão, sấm rền và chớp giật. Đức Phật đến cửa nhà bạn nhẹ nhàng không một tiếng động, bạn thậm chí sẽ không nghe thấy tiếng bước chân của ông ấy. Còn Tổ sư Bồ đề đạt ma, khi ông ấy đến nhà bạn, ông ấy sẽ làm rung chuyển cả ngôi nhà từ tận móng của nó. Đức Phật sẽ không lay bạn dậy ngay cả khi bạn đang ngủ. Còn Tổ sư Bồ đề đạt ma? Ông ấy sẽ dựng bạn dậy từ trong nấm mồ! Ông ấy đánh mạnh, ông ấy là chiếc búa.

Tổ sư là chính cái đối lập của Đức Phật trong cách diễn đạt, nhưng thông điệp của ông ấy với Đức Phật là một. Tổ sư cúi mình trước Đức Phật là thầy của mình. Tổ sư chưa bao giờ nói “Đây là thông điệp của ta”. Tổ sư đơn giản nói:-Điều này thuộc về chư phật, chư phật cổ đại. Ta chỉ là sứ giả. Không cái gì là của ta, bởi vì ta không có. Ta như cây trúc hồng được chư phật chọn để làm chiếc sáo cho họ. Họ hát: ta đơn giản để cho họ hát qua ta.

PHÁP TRẦN, QUAY ĐẦU LÀ BỜ
Thích Thanh Từ (Sư Ông Trúc Lâm)

Trong nhà thiền thường nói, khi ngộ đạo rồi mắt thấy như mù, tai nghe như điếc. Như mù nhưng không phải mù, như điếc nhưng không phải điếc. Giả sử chúng ta đi chợ, nghe người ta xôn xao đủ thứ, nhưng mình không dính, không chú ý. Khi về người nhà hỏi: “Bữa nay đi chợ thấy cái gì?” Mình nói: “Không thấy gì hết”. Nhưng sự thật mình có thấy không? Có thấy nhưng không dính thành ra như không thấy. Còn nếu ta để tâm vào việc gì thì khi được hỏi, mình liền trả lời: “Thấy thế này, thế kia”. Đó là ta đã tích lũy vào pháp trần trong tâm rồi.

Cho nên việc tu có nhiều điểm rất hay mà chúng ta không biết. Như ra đường bị ai nói xúc phạm tới danh dự mình, về nhà ít nhất ta cũng kể lại với người thân nghe. Kể một người nghe mình cũng chưa vừa lòng, phải kể cho người này người kia nghe chừng một trăm lần, như vậy mình đã thuộc lòng trong ký ức sâu quá rồi. Vì vậy khi ngồi thiền nó trồi lên, bỏ được một lát nó trồi lên nữa. Đó là vì chúng ta đã ghi nhớ quá sâu đậm.

Giống như lúc còn bé đi học, mỗi khi muốn thuộc bài, mình phải đọc tới đọc lui nhiều lần mới thuộc. Đem vô sâu là do ôn tới ôn lui nhiều lần. Lỡ nhớ rồi, khi muốn quên cũng phải tập bỏ thường xuyên mới quên được, không có cách nào khác hơn. Vậy mà vừa có chuyện buồn, chuyện giận là chúng ta đem ra kể liền. Gặp ai kể nấy, kể hoài như vậy quên sao được. Khi ngồi thiền nó trồi lên lại than: “Khổ quá! Con tu khó”. Khó là tại ai? Tại mình chứ tại ai, tích lũy nhiều thì nó trồi lên nhiều.

Bây giờ chúng ta thấy chỉ thấy, không thèm quan tâm chú ý gì cả. Thấy tất cả mà tâm không giữ, không dính thì tu dễ không khó. Nếu tu là tìm cái gì ở đâu xa thì khó, đằng này nó đã sẵn nơi mình rồi, chỉ quay lại là hiện tiền. Chúng ta không thấy được cái chân thật là do pháp trần đầy cứng bên trong, nên quay lại thấy toàn tạp nhạp.

Những giờ ngồi thiền là những giờ quay lại, mình thấy pháp trần lăng xăng lộn xộn nên nói thấy loạn tưởng nhiều quá. Thấy loạn tưởng nhiều là tu tiến nhiều. Vì ngày xưa, mỗi khi chúng dấy lên mình chạy theo nên không thấy chúng, bây giờ chúng dấy lên mình biết liền bỏ, đó là tu tiến. Tuy nó còn nhưng mình đã làm chủ được chút chút. Hồi xưa nó dẫn mình chạy theo hoàn toàn, bây giờ nó trồi lên mình từ chối không theo, đó là tiến rõ ràng. Nhưng nhiều khi Phật tử thấy nó rồi sợ, tu gì mà vọng tưởng quá chừng. Sự thật có tiến, tiến từng bước, chứ không phải không tiến.

Bước tiến tiếp theo là ngoài giờ ngồi thiền, khi tiếp xúc với mọi cảnh mọi vật, chúng ta thấy biết rõ ràng nhưng bỏ qua, không chú tâm, đó là ta tu trong mọi lúc mọi nơi. Không phải tay lần chuỗi, thân tọa thiền mới tu. Lần chuỗi tọa thiền mà ai động tới liền la hét là không phải tu. Người không tỏ vẻ tu hành gì hết, nhưng đi đứng tự nhiên thoải mái, ai nói gì thì nói, bỏ qua không để lòng, ấy mới thật là chân tu.

Nhiều khi chúng ta như điên khùng với nhau. Thí dụ mình tưởng mình thông minh, sáng suốt, nhưng ai vừa nói “Chị ngu quá!”, mình liền la đông đổng lên, để nói rằng ta không ngu. Nhưng thật ra như vậy là đã chứng tỏ mình đang ngu. Nếu không ngu, ta chỉ cười, nói: “Phải, tôi ngu” Nói vậy còn gì nữa để la, thì đâu có khổ. Vậy mà ai nói mình ngu liền cự lộn, rồi đủ thứ chuyện thưa kiện … có khổ không? Thế là cả hai đàng đều khùng điên với nhau hết.

Những chuyện hết sức nhỏ như vậy, nhưng mình không biết tu, nên cứ tích lũy trong tâm thành ra sanh bệnh. Bây giờ muốn bỏ, chúng ta phải gỡ lần những thứ đó, từ từ ngồi thiền sẽ được nhẹ nhàng yên ổn. Ai nói gì mình cũng cười. Đức Phật ngày xưa bị Bà la môn theo sau mắng chửi, Ngài im lặng không nói, không nhận, thế mà Bà la môn phải chịu phép, không dám mắng chửi nữa, khỏe khoắn làm sao.

Phật là bậc giác ngộ nên thấy người mê Ngài thương, không phản đối, không chống cự gì cả nhưng lại nhiếp phục được họ. Còn chúng ta bây giờ nghe nói một câu không vừa lòng liền phản đối, chống cự, rốt cuộc càng thêm lớn chuyện. Như vậy ta cùng những người mê kia, không hơn không kém, phải không? Mình là người tỉnh thì phải hơn kẻ mê. Họ nói bậy mình chỉ cười thôi thì không xảy ra chuyện gì hết. Như vậy có khỏe không ?

Cho nên người biết tu xả bỏ hết những gì không quan trọng. Quan trọng là đừng để sáu trần lôi dẫn đi, phải quay về với cái chân thật của chính mình. Cái chân thật ấy ai cũng có nhưng vì vọng tưởng che lấp nên mình không nhận ra. Cho nên Thiền sư Nam Tuyền Phổ Nguyện nói, người tu thiền như con ngỗng chúa uống sữa chừa nước lại. Câu nói nghe muốn bể cả đầu! Làm sao mà uống sữa chừa nước được? Hai thứ ấy hòa lẫn nhau, lọc thế nào ?

Những câu như vậy, tôi cũng mất nhiều năm lắm mới thấy rõ ý nghĩa của nó. Cái gì là sữa?. Cái gì là nước ? Vọng tâm và chân tâm nơi mình hòa lẫn nhau, không phải một cũng không phải hai. Vậy làm sao để lọc chân tâm ra khỏi vọng tâm? Ở đây, chúng ta chỉ cần khéo một chút là thấy liền. Cái biết trong sáng hiện tiền đó là sữa, còn cái biết lăng xăng lộn xộn là nước. Cái biết lăng xăng lộn xộn thì chúng ta không theo, chỉ sống với cái biết yên tĩnh, trong sáng. Đó là mình đã loại nước, uống sữa. Được thế ta là ngỗng chúa.

Những giây phút yên tĩnh, chúng ta ngồi chơi không nghĩ gì hết. Lúc đó tai vẫn nghe, mắt vẫn thấy mà không nghĩ suy điều chi. Như vậy cái biết đó mình đã có sẵn, nhưng vừa dấy nghĩ cái này cái nọ liền quên mất cái biết hằng hữu. Bây giờ chỉ cần không chạy theo các thứ xao động thì nó hiện tiền. Nếu chúng ta đừng đuổi theo những gì mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi, lưỡi nếm … ăn cứ ăn uống cứ uống, làm tất cả việc mà đừng dính, nếu không phải Phật thì ít nhất mình cũng là Bồ tát con rồi.

Vì vậy không dính với sáu trần là biết quay đầu, còn dính với sáu trần là đã lao đi trong sanh tử, không có gì khó khăn hết. Trong nhà thiền có câu chuyện của anh hàng thịt, khi nghe một câu nói của vị Thiền sư, liền tỉnh ngộ và làm bài kệ:
Tạc nhật dạ xoa tâm
Kim triêu Bồ tát diện
Dạ xoa dữ Bồ tát
Bất cách nhất điều tuyến.
Dịch:
Hôm qua tâm dạ xoa
Bữa nay mặt Bồ tát
Dạ xoa và Bồ tát
Không cách một đường tơ.

Bồ tát và Dạ xoa chỉ cách nhau ở một cái nhìn. Nhìn ra là mê, xoay lại là giác, dễ như trở bàn tay, không có gì ngăn cản hết. Vậy mà chúng ta làm không nổi, cứ ì ạch hoài. Thiền đặc biệt ở chỗ đó, nhưng vẫn phù hợp với những gì Phật dạy ngày xưa. Tôi sẽ dẫn kinh để chứng tỏ điều này.

Trong kinh A Hàm kể lại, một hôm, sau thời tọa thiền trong rừng, Đức Phật xả thiền ngồi chơi tự tại. Chợt Ngài thấy có một con rùa bò về phía mình, phía sau con dã can đuổi theo định cắn đuôi con rùa, con rùa liền rút đuôi vào trong mai. Dã can chụp lấy chân, con rùa liền rút chân vào trong mai. Cứ như vậy dã can chụp cắn tứ tung, rùa cũng rút hết các bộ phận vào trong mai. Con dã can chụp hoài không được bèn bỏ đi.

Kết thúc câu chuyện, Phật nói: “Người tu cũng thế, nếu biết giữ sáu căn không cho chạy theo sáu trần thì không có ma vương nào bắt được”. Còn nếu chạy theo sáu trần bị nó cắn đứt đầu đứt cổ. Chuyện thật là hay.

Thêm một câu chuyện nữa. Phật kể trong một đàn khỉ, có con khỉ nhỏ đi sau đàn thấy mấy con lớn đi trước ăn nhiều trái cây ngon, còn mình thiệt thòi quá. Nó bèn tách đàn, đi một mình để được ăn ngon. Khi thấy miếng mồi ngon, nó liền đưa tay chụp, không ngờ đó là cái bẫy nhựa, nên tay nó bị dính nhựa. Nó liền đưa tay kia gỡ nên tay kia bị dính luôn. Con khỉ liền lấy chân phải quào, chân phải dính; lấy chân trái quào, chân dính luôn. Nó quật cái đuôi để gỡ, đuôi cũng dính. Cuối cùng còn cái miệng, nó liền đưa miệng cạp, thế là miệng dính luôn. Như vậy tổng cộng sáu bộ phận đều dính nhựa hết. Gã thợ săn chỉ cần tới lượm con khỉ bỏ vô giỏ là xong.

Phật nói: “Cũng vậy, nếu người nào sáu căn dính với sáu trần, cũng như con khỉ kia để sáu bộ phận dính với nhựa, người đó sẽ bị ma vương dẫn đi dễ dàng, không nghi ngờ”. Như vậy Phật dạy chúng ta tu như thế nào? Là giữ sáu căn đừng cho dính mắc với sáu trần. Đây là một lẽ thật chứ không phải tưởng tượng. Đó là tôi đã dẫn trong kinh A Hàm.

Đến kinh Kim Cang, Lục Tổ ngộ được từ câu: “Bất ưng trụ sắc sanh tâm, bất ưng trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp sanh tâm; ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”, tức là không dính mắc vào các trần mà sanh tâm Bồ đề. Tâm Bồ đề là tâm thanh tịnh, không dính mắc thì tâm Bồ đề hiện tiền. Còn dấy niệm là tâm sanh diệt. Sau khi ngộ rồi, Lục Tổ thốt lên: “Đâu ngờ tâm mình xưa nay thanh tịnh!. Vì thanh tịnh nên không sanh diệt, còn loạn tưởng là tâm sanh diệt. Ngay đó Ngũ Tổ truyền tâm ấn và trao y bát cho ngài.

Sự tu chẳng có gì lạ hết. Phật Tổ không hai đường, chỉ vì phương tiện truyền bá khác nhau thôi. Thấy như vậy, hiểu như vậy, chúng ta mới nhận ra việc tu không phải chuyện quanh co, khó khăn, mà trái lại rất đơn giản. Ngài Lâm Tế nói: “Đâu ngờ Phật pháp của Hoàng Bá rất ít”, nghĩa là rất đơn giản. Cho nên trọng tâm của việc tu là nghe và hiểu được ý Phật dạy, rồi ứng dụng thực hành. Đó mới là người biết tu.

Thơ Thiền Thích Nhất Hạnh
CẦU HIỂU, CẦU THƯƠNG
Thích Nhất Hạnh (Sư Ông Làng Mai)


Lắng lòng nghe tiếng gọi quê hương
Sông núi trông ra đẹp lạ thường
Về tới quê xưa tìm gốc cũ
Qua rồi cầu Hiểu, tới cầu Thương.

Tôi (Hoàng Kim:) nghe nói ‘ đạo Phật dấn thân’ “Có một đạọ Phật như thế” (lời Bùi Tín) với Làng Mai của thiền sư Thích Nhất Hạnh có những điểm dị biệt nên chính quyền hai phía xưa và nay chưa thực lòng ủng hộ. Tôi không chấp nhân Bùi Tín và các vị mưu toan ‘li tâm’ xa rời đường sống của dân tộc, nhưng dẫu vậy sự thực hành các thức chánh niệm: ”Từng bước chân thảnh thơi”, ”An lạc ngay lúc này”, ”Vui với từng hơi thở”, ”Bụt ở ngay trong ta” “Thơ thiền Thích Nhất Hạnh” là những tuyệt phẩm Phật học thật đáng đọc lại và suy ngẫm.

Biển Hồ Chùa Bửu Minh

VỀ TRONG TỊCH LẶNG
Thích Giác Tâm

Ta rất muốn đi về trong tịch lặng.
Quẳng lại sau lưng nhân thế muộn phiền
Lòng thao thức Đạo Đời luôn vướng nặng
Mũ ni che tai, tâm lại hóa bình yên.

Đời chộn rộn sao còn theo chộn rộn?
Đạo hưng suy ta mất ngủ bao lần.
Đời giả huyễn thịnh suy luôn bề bộn.
Đạo mất còn ta cứ mãi trầm ngâm.

Vai này gánh cho vai kia nhẹ bớt .
Tìm tri âm ta nặng bước âm thầm.
Sợi tóc bạc trên đầu còn non nớt.
Tháng năm nào ta thấy lại nguồn tâm?

ĐỐI THOẠI VỚI THIỀN SƯ
Hoàng Kim

cảm ơn bài viết hay TẢN MẠN CÀ PHÊ PHỐ NÚI của Thượng tọa Thích Giác Tâm, xin phép được chia sẻ, bảo tồn và phát triển: Ảnh đẹp thanh khiết sang trọng, lãng đãng giữa tối sáng ban mai Biển Hồ. Văn chương tiếng nhạc trong lành, ngân nga trong đất trời bình minh Phố Núi. Thật hạnh phúc, an nhiên, thư thái. Ta về còn trọn niềm tin . xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/doi-thoai-voi-thien-su/

Việt Nam con đường xanh; Nước Việt Nam ngày nay; Du lịch sinh thái Việt; Vùng sinh thái Việt Nam; Việt Nam học tinh hoa; Chuyển đổi số Quốc Gia; Ngành nghề Việt Nam ngày nay; Ngành nghề ở Việt Nam; Chuyển đổi số nông nghiệp; Nông nghiệp công nghệ cao; Chương mục tiêu quốc gia; Phát triển nông thôn mới; Việt Nam sáng tạo KHCN; Việt Nam một khái quát; Việt Nam con đường xanh; Việt Nam tâm thế mới; Ngày Tốt Lịch Vạn Niên; Xã hội Việt Nam ngày nay; Nông nghiệp sinh thái Việt; Phát triển nông thôn mới; Ngành nghề ở Việt Nam; Vùng sinh thái Việt Nam; Du lịch sinh thái Việt; Nước Việt Nam ngày nay; Hoàng Tố Nguyên tiếng Trung; Trường học hướng ban mai ; Thành tâm với chính mình; Việt Nam dư địa chí ;Hà Nội mãi trong tim; Kim Notes lắng ghi chú; Sớm Thu; Sớm Thu thơ giữa lòng; 24 tiết khí nông lịch; Giấc mơ lành yêu thương; Niềm tin và nghị lực; Tagore Thánh sư Ấn Độ; Hoàng Tố Nguyên tiếng Trung; Nguyễn Du Hồ Xuân Hương; Hồ Xuân Hương góc khuất; Hồ Xuân Hương đời thơ; Đêm Vu Lan; Trăng rằm; Học không bao giờ muộn; Câu chuyện ảnh tháng Tám; Nhớ bạn nhớ châu Phi; Sơn Nam ông già Nam Bộ; Trung Quốc một suy ngẫm; Suy tư sông Dương Tử; Đi thuyền trên Trường Giang; Trận Vũ Hán lịch sử; Bác Hồ trong thơ Hải Như; Chuyện muôn năm còn kể; Hạnh Phúc khát khao xanh; Cây Lương thực Việt Nam; Walter Scott bút hơn gươm; Suy tư sông Dương Tử, Chuyện cổ tích người lớn; Ân tình đất phương Nam; Học không bao giờ muộn; Sơn Nam ông già Nam Bộ; Hoàng Long cây lương thực; Việt Nam con đường xanh; Thung dung chào ngày mới; Hạnh phúc khát khao xanh; Việt Nam con đường xanh; Chuyện muôn năm còn kể; Sự chậm rãi minh triết; Hoàng Tố Nguyên tiếng Trung; Bác Hồ trong thơ Hải Như; Sự thật tốt hơn ngàn lời nói; Địa chỉ xanh Ấn Độ; Đêm Vu Lan; Đối thoại với Thiền sư; Hoàng Tố Nguyên tiếng Trung; Hà Nội mãi trong tim; Chuyện thầy Tôn Thất Trình; Chung sức; Đêm Vu Lan; Thắp đèn lên đi em; Đối thoại với Thiền sư; Hoàng Tố Nguyên tiếng Trung; Hà Nội mãi trong tim; Chùa Ráng giữa đồng xuân; Minh triết sống phúc hậu; Một niềm tin thắp lửa; Hoa và Ong; Đối thoại với Thiền sư Chuyện thầy Tôn Thất Trình; Thầy Xuân nông thôn mới; Đêm Vu Lan;

Bài viết mới trên DẠY VÀ HỌC
https://hoangkimvn.wordpress.com bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích

Chỉ tình yêu ở lại
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365 Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on Twitter