#cnm365 #cltvn 6 tháng 8


TỈNH THỨC CÙNG THÁNG NĂM
Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim
#htn #ana #Thungdung, #dayvahoc, #vietnamhoc, #đẹpvàhay, #cnm365 , #cltvn;


Núi Thần Đinh Quảng Bình (Hình) ; Chùa Ráng giữa đồng xuân; Thầy Luật lúa OMCS OM; Nhớ Viên Minh Hoa Lúa; Thầy bạn trong đời tôi; Ai tỏ Ngọc Quan Âm; Chuyện cổ tích người lớn; Bài đồng dao huyền thoại; ; Quan niệm về hạnh phúc; #HTN Hoàng Tố Nguyên tiếng Trung; Ngọc di sản Việt Nam; Di sản thế giới tại Việt Nam; Nông nghiệp sinh thái Việt; Đào tiên Ngọc Quan Âm; Sông Đồng Nai yêu thương; Sớm thu đất ông Hoàng; Ân tình đất phương Nam; Lên Trúc Lâm Yên Tử ; Việt Nam sáng tạo KHCN; Việt Nam một khái quát; Việt Nam con đường xanh; Việt Nam tâm thế mới; Ngày Tốt Lịch Vạn Niên; Xã hội Việt Nam ngày nay; Nông nghiệp sinh thái Việt; Ngành nghề ở Việt Nam; Vùng sinh thái Việt Nam; Du lịch sinh thái Việt; Nước Việt Nam ngày nay; Hoàng Tố Nguyên tiếng Trung; Trường học hướng ban mai ; Thành tâm với chính mình; Việt Nam dư địa chí ; Hà Nội mãi trong tim ; Machu Picchu di sản thế giới; Quả táo Apple Steve Jobs ; Châu Mỹ chuyện không quên; Những bài thơ không quên ; Hoàng Trung Trực đời lính; Em ơi can đảm lên; Tiếng Việt lung linh sáng; Hoàng Tố Nguyên tiếng Trung; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Lời thề trên sông Hóa; Nhớ tháng bảy mưa ngâu;Trần Quang Khải thơ thần ; Nhà Trần trong sử Việt; Về với vùng văn hóa; Sơn Tùng chuyện Bác Hồ; Nguyễn Trọng Tạo đồng dao; Nhớ bạn nhớ châu Phi; Nhớ vầng trăng ngọn lửa; Nếp nhà đẹp văn hóa;Thái Tông và Hưng Đạo; Đến với Tây Nguyên mới ; MARDI và những người bạn ; Đại Lãnh nhạn quay về; Người Thầy trong tim em; Một niềm tin thắp lửa ; Châu Mỹ chuyện không quên ; Đến Neva nhớ Pie Đại Đế; Cát bụi chuyện trăm năm; Một vùng trời nhân văn ; Ta còn nợ củ khoai lang ; Nhớ thầy Tôn Thất Trình ; Mạc triều trong sử Việt ; Lời thương; Mưa nắng và thời vận ; Việt Nam con đường xanh ; Hương sen vùng Đồng Tháp; Bảy kỳ quan thế giới ; Nguyễn Du trăng huyền thoại ; Thơ vui những ngày nhàn ; Truyện George Washington ; Chuyện thầy Lê Văn Tố ; Về miền Tây yêu thương; Linh Giang sông quê hương ;Thầy nhạc Trần Văn Khê ; Bình Minh An ngày mới ; Ban mai đứng trước biển ;Ban mai chào ngày mới ; Đồng Xuân lưu dấu hiền ; Linh Giang sông quê hương ; Thơ Tình Hồ Núi Cốc;Viện Lúa Sao Thần Nông ; Một gia đình yêu thương; Ông bà và con cháu ; Ấn Độ địa chỉ xanh; Lên Đỉnh Thiên Cổ Sơn ; Machu Picchu di sản thế giới ; Vắt ngang thế kỷ trồng cây đức; Những con người trung hiếu; Biển Hồ Ngọc Kinh Luân ;Thế giới trong mắt ai ; Lúa siêu xanh Việt Nam ; Về với vùng cát đá ; Pho tượng Ngọc Quan Âm; Tiết Chế đức dụng nhân ; Văn chương Ngọc cho đời ; Hiền tài bút hơn gươm;Tĩnh lặng là trí tuệ; Giấc mơ lành yêu thương; Kon Ka Kinh Gia Lai;Một niềm tin thắp lửa; Sông Kỳ Lộ Phú Yên;Việt Nam tổ quốc tôi; Chuyện cổ tích người lớn; Đến với Tây Nguyên mới; Chuyện cô Trâm lúa lai; Nhớ tháng bảy mưa ngâu; Dạy và học để làm; Ngôn ngữ văn hóa Việt; Nông nghiệp sinh thái Việt; Việt Nam đất nước con người; Chuyện đồng dao cho em; Giống khoai lang ngon HL518; Thế giới trong mắt ai (MỚI)

A NA TÌM ĐƯỢC NGỌC
Hoàng Tố Nguyên #ana #htn #hoanggia

#ana 34 Hoàng Gia An tiếng Anh 34 https://youtu.be/anyxy7ms9ls
#ana 33 Hoàng Gia An tiếng Anh 33 https://youtu.be/wy02WnyivMU

#ana 32 Hoàng Gia An tiếng Anh 32 https://youtu.be/HJyfEQPrif4
#ana 31 Hoàng Gia An tiếng Anh 31 https://youtu.be/MXynLyuFMDk
#ana 30 Hoàng Gia An tiếng Anh 30 https://youtu.be/7hbMT-9BiT0
#ana 29 Hoàng Gia An tiếng Anh 29 https://youtu.be/xKCZjmpX2yE
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ana
https://hoangkimvn.wordpress.com/category/ana

Việt Nam xã hội học; Hoàng Tố Nguyên tiếng Trung; Ngôn ngữ văn hóa Việt; Nông nghiệp sinh thái Việt; Việt Nam đất nước con người; Lời khuyên thói quen tốt; Dạy và học để làm; Trời nhân loại mênh mông; Tiệp Khắc kỷ niệm một thời; Việt Nam tổ quốc tôi; Chuyện cổ tích người lớn; Đến với Tây Nguyên mới; Nhớ tháng bảy mưa ngâu; Chuyện cô Trâm lúa lai Chuyện Rowling Harry Potter; Báu vật nơi đất Việt; Vạn Xuân nơi An Hải, Cao Biền trong sử Việt; Đại Lãnh nhạn quay về, Thanh nhàn mừng tháng năm; Nguyễn Du thời Tây Sơn; Thầy bạn trong đời tôi; Một niềm tin thắp lửa; Báu vật nơi đất Việt; Cao Biền trong sử Việt; Borlaug và Hemingway; Thầy bạn trong đời tôi; Trung; Minh triết Hồ Chí Minh; Mai Bồ Đề thời mới; Nông nghiệp sinh thái Việt; Việt Nam đất nước con người; Lời khuyên thói quen tốt; Dạy và học để làm; Nguyễn Trọng Tạo đồng dao; Tiết Chế đức dụng nhân; Minh triết Hồ Chí Minh; Bài thơ Viên đá Thời gian; Borlaug và Hemingway; Bình sinh Mao Trạch Đông; Bình sinh Tập Cận Bình; Bài ca nhịp thời gian; Bình Minh An Ngày Mới; Vui đi dưới mặt trời; Đêm nay là Trăng rằm; Đồng xuân lưu dấu hiền; Nhớ Người; Đào Duy Từ còn mãi; Châu Mỹ chuyện không quên; Machu Picchu di sản thế giới; Ngọc lục bảo Paulo Coelho; Đồng Xuân nắng Thái Dương; Lê Quý Đôn tinh hoa; Nếp nhà đẹp văn hóa; Ngọc lục bảo Paulo Coelho ; Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn; Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Bình Minh An Ngày Mới; Vui đi dưới mặt trời; Đêm nay là Trăng rằm; Đồng xuân lưu dấu hiền; Nhớ Người; Đào Duy Từ còn mãi; Những bài thơ ám ảnh; Giấc mơ lành yêu thương; Chuyện cổ tích người lớn; Đọc lời nguyền trăm năm; Hoa Mai thơ Thiệu Ung; Tiếng Việt lung linh sáng; Một niềm tin thắp lửa; Nhớ tháng bảy mưa ngâu; Giấc mơ lành yêu thương; Chọn giống sắn kháng bệnh CMD; Hải Như thơ về Người, Chuyện cổ tích người lớn. Nguyễn Du trăng huyền thoại; Nguyễn Du tiếng tri âm; Minh triết Hồ Chí Minh; Ông và cháu; Hoa Bình Minh Hoa Lúa; Chuyện Henry Ford lên Trời; Bài đồng dao huyền thoại; Đọc lời nguyền trăm năm; Sơn Nam ông già Nam Bộ; Hải Như thơ về Người, Châu Mỹ chuyện không quên; Cuối dòng sông là biển; An vui cụ Trạng Trình; Sớm thu; Chim Phượng về làm tổ; Nơi vườn thiêng cổ tích; Miên Thẩm thầy thơ Việt; Nhớ lời vàng Albert Einstein; Vĩ Dạ thương Miên Thẩm; Minh triết Hồ Chí Minh; Chuyện Henry Ford lên Trời; An vui cụ Trạng Trình; Lời khuyên thói quen tốt; Tìm về đức Nhân Tông; Dạy và học để làm; Chuyện cổ tích người lớn; Nhà tôi chim làm tổ; Vườn nhà sớm mai nay; Vĩ Dạ thương Miên Thẩm; Nơi vườn thiêng cổ tích; Minh triết Hồ Chí Minh; Trạng Trình; Trạng Trình dưỡng sinh thi; Ngày xuân đọc Trạng Trình; Thế giới trong mắt ai ; Ta về với đồng xuân; Ngày mói bình minh an; Ban mai chào ngày mới; Di sản thơ Đường Việt hóa; Dạy và học để làm; Nhớ thương cánh chim trời; Đào tiên Ngọc Quan Âm; Sớm thu đất ông Hoàng; Bài ca nhịp thời gian, Nông nghiệp sinh thái Việt; Di sản thế giới tại Việt NamMột vùng trời nhân văn; Lê Quý Đôn tinh hoa; Bài ca nhịp thời gian; Giấc mơ lành yêu thương; Sớm Thu thơ giữa lòng; Tìm về đức Nhân Tông; Ân tình; Đêm Yên Tử; Dạy và học để làm; Ngọc di sản Việt Nam; Di sản thế giới tại Việt Nam; Nông nghiệp sinh thái Việt; Quan niệm về hạnh phúc; Sông Đồng Nai yêu thương; Sớm thu đất ông Hoàng; Ân tình đất phương Nam; Nghê Việt am Ngọa Vân; Linh Nhạc thương lời hiền; Thầy bạn trong đời tôi; Trần Đăng Khoa trong tôi; Lão Mai Đinh Đình Chiến; Nhớ bạn Đào Trung Kiên; Đọc lại và suy ngẫm; Minh triết sống phúc hậu; Chùa Ráng giữa đồng xuân; Câu chuyện ảnh tháng tám; Châu Mỹ chuyện không quên. Thầy Luật lúa OMCS OM;Nhớ Viên Minh Hoa Lúa; Thầy bạn trong đời tôi; Ai tỏ Ngọc Quan Âm; Chuyện cổ tích người lớn; Bài đồng dao huyền thoại; #HTN Hoàng Tố Nguyên tiếng Trung; Ngọc di sản Việt Nam; Di sản thế giới tại Việt Nam; Nông nghiệp sinh thái Việt; Đào tiên Ngọc Quan Âm; Sông Đồng Nai yêu thương; Sớm thu đất ông Hoàng; Ân tình đất phương Nam;

Ngày thế giới chống vũ khí nguyên tử. Ngày 6 tháng 8 năm 1945, Hoa Kỳ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima cướp đi sinh mạng hơn 14 vạn người. Ngày 6 tháng 8 năm 1813, Quân đội của Simón Bolívar đã tiến vào giải phóng Caracas là thủ đô của Venezuela ngày nay. Ngày 6 tháng 8 năm 1824, Simón Bolívar đã đánh bại quân đội nhà vua Tây Ban Nha tại Junín trong chiến dịch giải phóng hoàn toàn Perú;

Bài chọn lọc ngày 6 tháng 8: Đọc lại và suy ngẫm; Minh triết sống phúc hậu; Chùa Ráng giữa đồng xuân; Câu chuyện ảnh tháng tám; Châu Mỹ chuyện không quên. Thầy Luật lúa OMCS OM;Nhớ Viên Minh Hoa Lúa; Thầy bạn trong đời tôi; Ai tỏ Ngọc Quan Âm; Chuyện cổ tích người lớn; Bài đồng dao huyền thoại; #HTN Hoàng Tố Nguyên tiếng Trung; Ngọc di sản Việt Nam; Di sản thế giới tại Việt Nam; Nông nghiệp sinh thái Việt; Đào tiên Ngọc Quan Âm; Sông Đồng Nai yêu thương; Sớm thu đất ông Hoàng; Ân tình đất phương Nam; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-6-thang-8https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-6-thang-8; 

HoangKim2017a

NÚI THẦN ĐINH QUẢNG BÌNH
Bạch Ngọc Hoàng Kim

Biển1 nhớ nơi nao Người lắng2 sóng
Bờ thương chốn cũ Bác trông thuyền
Bảo như trường kiếm xô sông dạt
Ninh Hải Thung Nham níu núi thiền

Chùa Non3 thiền miếu cổ Kim Phong
Động Thánh Linh xưa thẳm 4 thiện lành
Bắc Đẩu, Thần Đinh 5 huyền diệu quá
Giao Châu, Long Đại, cổng Thiên An 6.

Linh Nhạc thương lời hiền lối chính
Nguyễn Du trăng huyền thoại đường xuân
Phan Công thủ nghĩa trời thành ý
Nguyễn Đức #Thungdung đất ghi lòng

1 Nhớ Biển Bờ Bảo Ninh, lên Long Đại chùa Non, núi Thần Đinh Quảng Bình, thăm đỉnh thiền Thiên An, động Thánh Linh miếu cổ, nhờ Thầy (Hồ Ngọc Diệp, mà) tâm ý rõ, Thiên Y (A Na Bà Chúa Ngọc tại tháp Po Nagar, Nha Trang, có văn bia do cụ Phan Thanh Giản soạn ngày 20 tháng 5 năm Tự Đức thứ 9 (1857), bản dịch của Quách Tấn, ông bà Lê Vinh tạc năm 1970, chợt dưng bừng tỉnh ngộ) sáng tầm nhìn; hiểu rõ hơn tâm ý của các bậc danh nhân văn hóa Phan Thanh Giản và Nguyễn Đình Chiểu.

2 Trao đổi với quý Anh @Lee Thắng @Nguyễn Quốc Điển về Núi Thần Đinh Quảng Bình Ông Ngoại bé A Na vừa làm việc với CTV-VAECA (VN-Châu Phi) vừa chơi với các cháu. Chị Hoàng Gia Bình thật ngoan và giỏi, có tâm ý thiện lành. Ông Ngoại chép video “Bài học lớn muôn đờilắng2 bài hay hôm nay gửi các cháu và cả nhà đọc để giữ lại tư liệu rấr quý

3 Chùa Non núi Thần Đinh Chùa Kim Phong cổ tự dân gian quen gọi là Chùa Non, trên yên ngựa núi Thần Đinh. Chùa lưng dựa vào núi đất, có tháp bên tả, có miếu Thần Đinh Sơn bên hữu. Cạnh bên tả chùa có hang núi. Chùa hướng về bắc, nhìn ra cửa biển Nhật Lệ. Núi Thần Đinh có đỉnh Kỳ Lân ở phía đông, đỉnh Thần Đinh ở phía tây bắc, đỉnh Long Lão cao nhất ở tây nam. Ba Đỉnh chầu lại thành thung lũng trên đỉnh núi được nối kết bởi sườn núi đất như yên ngựa. Nghe nói vị trí chùa Non là huyền môn tề pháp Tam tuyến. Người xưa để hình thành vườn chùa và các vườn cây thuốc, hoa quả trên núi, đã gia công xây kè thành nhiều khoảng bậc thang đến gần giếng Tiên và cửa động Thần Đinh. Có kè đá cao hơn 2m. Các kè đá còn nguyên nhưng đang bị che phủ bởi cây cối, dây leo chằng chịt chưa được tu tạo lại. Chùa có từ bao giờ không ai biết. Theo huyền thoại dân gian và văn bia, được biết rằng từ trước thế kỷ 17, Hoàng Phủ Chân Quân, một vị tu sĩ đắc đạo đã ở chùa, tu luyện và viết binh thư. Khi Đào Duy Từ đầu thế kỷ 17 vào Nam, đến núi được Hoàng Phủ Chân Quân truyền cho binh thư. Cuối thế kỷ 17, sư An Khả trụ trì trên núi, năm 1701 cho lập ruộng tam bảo để mở mang chùa. Nhưng sau đó chùa bị hỏa hoạn thiêu rụi. Đến năm 1807 hội thiện chùa Cảnh Tiên (Dinh Mười) lên tôn tạo lại nhưng không thành. Năm 1825 đại sư Trần Gia Hội từ chùa Thiên Mụ ra, đã cho dựng chùa tranh trên núi và tu luyện ở đây. Năm 1829, hưu quan Lê Văn Trúc cùng cựu xã trưởng Cổ Hiền và nhiều thiện nam tín nữ quyên góp hương công xây dựng chùa, miếu trên núi bằng gạch ngói; xếp 1225 bậc đá ở chân núi phía nam lên sườn núi để đến chùa. Đồng thời cho xây dựng nhà tăng cho các sư tăng ở chân núi ở thôn Rào Đá, sau gọi là nhà thiền sơ; cho đúc chuông, rước 11 pho tượng lên núi. Lên núi, chiêm bái ở chùa, ở miếu, xuống giếng Tiên lấy nước thánh, vào động Thần Đinh chiêm ngưỡng quần thể các vị Phật cuối động do mầm đá tạo ra và tán lọng do nhũ đá tạo ra bên vách với nhiều ảnh sắc kỳ bí, huyền diệu thì du khách tha hồ tưởng tượng. Cũng vì vậy mà gieo vào tâm linh một đức tin thánh thiện. Xuống núi, đứng ở bờ bắc Long Đại nhìn lên, mặt trên của núi tạc dáng hình Phật Bà đang nằm gối trên đỉnh Kỳ Lân phía đông, ngực căng đầy do 2 đỉnh Thần Đinh và Long Lão tạo nên, chân duỗi vào Lồng Đèn (Rào Trù) phía tây. Núi Thần Đinh đang là điểm đến của nhiều du khách”.

4 Núi Thần Đình Quảng Bình tại xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, đó là nơi thắng tích huyền thoại. chỉ dấu địa lý chốn hẹp nhất Việt Nam (từ biển đến Lào chỉ 50 km). Núi Thần Đinh nằm giữa vùng di sản “Sơn, Hà, Cảnh, Thổ, Văn, Võ, Cổ, Kim” rất nổi tiếng ở Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha của tỉnh Quảng Bình, gồm: Dãy núi Trường Sơn, đèo Mụ Giạ, Dãy núi Hoành Sơn; đèo Ngang, Núi Ba U (U Bò), Núi Ngũ Lĩnh (Ngùi), Núi An Mã , Sông Long Đại, Sông Nhật Lệ, Sông Gianh, Động Sơn Đoòng, Động Thiên Đường, Động Phong Nha Kẻ Bàng, Hang Lèn Hà, … Từ thành phố Đồng Hới, qua thị trấn Quán Hàu, đến cầu Long Đại thì tới chân núi Thần Đinh, leo 1225 bậc đá thì lên đỉnh núi. Thế núi phong thủy rất lạ, có khí hậu tốt, tầm nhìn rộng, có giếng Tiên, tượng Phật, miếu cổ, truyện Thiên An Bắc Đẩu, thiên tượng ‘Bát Môn Kim Tỏa Trận Đồ’ ‘Đá Đứng chốn sông thiêng‘ thời Cao Vương, truyện vua Càn Long dâng chuông, truyện Chùa Non động Thánh Linh, vua Lê Thánh Tôn đánh Chiêm, phạt roi quở thần núi, đổi tên núi Bất Nghĩa. xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nui-than-dinh-quang-binh/

Núi Thần Đinh7 ứng với thiên tượng Bắc Đẩu nằm trên trục thẳng phong thủy Thiên An huyền thoại gồm Ulan Ude 1, Ulan Bato2; Trùng Khánh3, Quý Dương4 , Bách Sắc5, Hải Phòng6, Núi Thần Đinh7, Thành phố Hồ Chí Minh8 , Băng Đun ((. Nơi đây chứa đựng ẩn ngữ tích truyện cổ kỳ lạ Cao Biền trong sử Việt 8 lưu dấu những thông tin của bậc danh tướng, đại sư, thầy địa ly thời bình minh Việt

1) Ulan-Ude là thủ phủ của Cộng hòa Buryat, Nga, thành phố này năm cách khoảng 100 km về phía đông nam hồ Baikal trên sông Uda tại hợp lưu với sông Selenga. Theo điều tra dân số năm 2002, dân số Ulan-Ude là 359.391, còn dân số năm 2010 là 402.000 người, đây là thành phố lớn thứ ba ở miền đông Siberia.Wikipedia

2) Ulan Bato là thủ đô và cũng là thành phố lớn nhất của Mông Cổ. Với vị thế là một đô thị trực thuộc trung ương, thành phố không thuộc bất kỳ một tỉnh nào, và có dân số là 1,3 triệu người vào năm 2014, gần bằng một nửa tổng dân số cả nước. Wikipedia Thủ đô Mông Cổ được coi là một trong những thành phố lạnh nhất thế giới https://youtu.be/foVBH61aI14

3) Trùng Khánh là một thành phố lớn ở Tây Nam Trung Quốc và là một trong bốn thành phố trực thuộc trung ương tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.Wikipedia

4) Quý Dương là thành phố tỉnh lỵ tỉnh Quý Châu của Trung Quốc.Wikipedia

5) Bách Sắc, là một địa cấp thị thuộc Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây.Wikipedia

6) Hải Phòng là thành phố cảng quan trọng, trung tâm công nghiệp, cảng biển, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học, thương mại và công nghệ của Vùng duyên hải Bắc Bộ của Việt Nam.Wikipedia

7) Núi Thần Đinh Trường Xuân, Quảng Ninh, Quảng Bình Việt Nam là nơi thắng tích huyền thoại.

8) Thành phố Hồ Chí Minh hay còn gọi với tên cũ phổ biến là Sài Gòn, là thành phố lớn nhất ở Việt Nam về dân số và quy mô đô thị hóa. Đây còn là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và giáo dục tại Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố trực thuộc trung ương thuộc loại đô thị đặc biệt của Việt Nam cùng với thủ đô Hà Nội. Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, thành phố này hiện có 16 quận, 1 thành phố và 5 huyện, tổng diện tích 2.095 kilômét vuông Theo kết quả điều tra dân số chính thức vào thời điểm ngày 1 tháng 4 năm 2009 thì dân số thành phố là 7.162.864 người (chiếm 8,34% dân số Việt Nam), mật độ dân số trung bình 3.419 người/km². Đến năm 2019, dân số thành phố tăng lên 8.993.082 người và cũng là nơi có mật độ dân số cao nhất Việt Nam.Tuy nhiên, nếu tính những người cư trú không đăng ký hộ khẩu thì dân số thực tế của thành phố này năm 2018 là gần 14 triệu người. Wikipedia

9) Băng Đun Bandung hay Vạn Long là thành phố lớn thứ 4 Indonesia, là tỉnh lỵ của tỉnh Tây Java. Thành phố có 2,5 triệu dân, diện tích 167,67 km², cách Jakarta 180 km về phía đông nam. Đây là thành phố lớn thứ tư của Indonesia, là và là vùng vực đô thị lớn thứ hai, với 7.400.000 trong năm 2007.Wikipedia Hội nghị Á-Phi hay còn gọi là hội nghị Bandung là cuộc gặp gỡ quy mô lớn đầu tiên của các nước châu Á và châu Phi, diễn ra từ 18–24 tháng tư, 1955 tại Bandung, Indonesia. Khi đó phần lớn là những nước này mới giành được độc lập. Hai mươi chín quốc gia tham dự hội nghị có tổng cộng 1,5tỉ người và chiếm diện tích một phần tư bề mặt Trái Đất. Hội nghị được khởi xướng bởi Indonesia, Miến Điện, Pakistan, Ceylon (Sri Lanka), và Ấn Độ. Các mục tiêu đã được tuyên bố ở hội nghị là thúc đẩy kinh tế và hợp tác văn hóa Á-Phi; chống lại chủ nghĩa thực dân kể cả chủ nghĩa thực dân mới của Hoa Kỳ và Liên Xô trong chiến tranh lạnh cũng như bất kỳ đế quốc nào khác. Hội nghị này là một bước tiến quan trọng dẫn đến Phong trào không liên kết. Wikipedia

10) Tam tuyến Bắc Đẩu Thiên An: Tam Tuyến có Tuyến 1 đại Ngũ Lĩnh trấn sơn bắc Lưỡng Quảng gồm 5 dãy núi nhỏ: Việt Thành Lĩnh (越城岭), Đô Bàng Lĩnh (都庞岭), Manh Chử Lĩnh (萌渚岭), Kỵ Điền Lĩnh (骑田岭) và Đại Dữu Lĩnh (大庾岭), là tên loạt dãy núi ở vùng ranh giới các tỉnh Hồ Nam, Giang Tây, Quảng Đông, Quảng Tây của Trung Quốc, ngăn cách vùng Lưỡng Quảng với phần lãnh thổ phía bắc. Tuyến 2 trung Ngũ Lĩnh trấn sơn gồm các dãy núi Cao Bằng, Lạng Sơn, Tam Đảo, Thái Nguyên của Việt Nam , ngăn cách vùng núi phía Bắc Việt Nam ngày nay với phần lãnh thổ phía bắc. Tuyến 3 tiểu Ngũ Lĩnh trấn sơn gồm các dãy núi Giăng màn (Hà Tĩnh) Mụ Giạ, U Bò, Ngùi, Đèo Ngang (Quảng Bình), Thần Đinh là những thế núi đặc biệt linh thiêng và hiểm yếu ngăn cách vùng núi phía Tây Quảng Bình Việt Nam ngày nay với phần lãnh thổ đông nam của nước Lào xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cao-bien-trong-su-viet/

Hình ảnh này không có thuộc tính văn bản thay thế; tên tập tin là chua-non-nui-than-dinh-1.jpg


Chí sĩ Phan Thanh Giản làm thơ về chùa Non trên núi Thần Đinh
Hồ Ngọc Diệp

Phan Thanh Giản sinh năm 1796, mất năm 1876, người làng Bảo Thanh, huyện Bảo An, tỉnh Vĩnh Long (nay là huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre) làm quan ba triều nhà Nguyễn (Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức), từng giữ các chức vụ quan trọng: Quốc sử quán, Hiệp Viện đại học sĩ, Thượng Thư Bộ Binh và Bộ Hộ. Ông từng được nhà Nguyễn cử đi sứ Trung Quốc, Nam Dương (Indonesia), Tân Gia Ba (Singapore), Pháp và Tây Ban Nha.

Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, vua Tự Đức đã cử Phan Thanh Giản làm ‘đặc phái viên’ cho chủ trương ‘Nghị hòa’. Không thể trái mệnh vua, nhưng mọi sự chống chèo của ông đều vô vọng trước tham ý của thực dân Pháp. Sau khi ba tỉnh miền Đông Nam Bộ mất, tiếp đến ba tỉnh miền Tây Nam Bộ sa vào tay giặc, bất lực, quẫn trí, ông nộp thành cho giặc, rồi nhịn ăn 17 ngày. Kế đó, ông uống thuốc độc tự tử, mất ngày 14/8/1876. Với hành động đó, ông muốn tỏ ra mình là người ‘sát thân thành nhân’. Lùm xùm việc truy công và tội thời ấy, vua Tự Đức đã sai quân đục tên ông ở bia Tiến sĩ ở Quốc Tử Giám. Điều đó nói lên những nỗi ức hận của nhân vật lịch sử này. Nhiều bậc chí sĩ nặng lòng với nước lúc bấy giờ có những nỗi thông cảm và thương xót ông. Đặc biệt là Nguyễn Đình Chiểu đã có bài thơ viết về Phan Thanh Giản như sau: “Non nước tan tành hệ bởi đâu?/ Dầu dầu mây bạc cõi Ngao Châu/ Ba triều công cán vài hàng sớ/ Sáu tỉnh cương thường một gánh thâu”.

Trên đường thiên lý, Phan Thanh Giản từng ghé lại Quảng Bình nhiều lần . Nhưng có nột lần duy nhất (không rõ năm nào) do ngưỡng mộ chùa Non trên núi Thần Đinh, ông đã quá bộ đến đây để chiêm ngưỡng, vãn cảnh. Sự kiện đó ông đã ghi lại trong bài thơ bằng chữ Hán “Du Thần Đình tự“. Nguyên âm bài thơ như sau: “Thập tải lâm đầu lưu cựu chí / Kim triều lai thử nhận Thần Đinh/ Trí thân cao xứ tiêu trần lự/ Dữ vật vọng thời hoạt tính linh/ Bả chúc huề tăng khai thạch thất/ Thanh trà duyệt khách đậu kim kinh/ Nghĩ tham chung cổ tàng hà xứ/ Động khẩu vân thâm trú thượng quynh” . Dịch nghĩa “Dạo chơi chùa Thần Đinh”
Mười năm rong ruổi lòng vẫn nhớ mong ước từ trước/ Hôm nay mới được viếng thăm chùa Thần Đinh/ Thân ở nơi cao quên hết bụi trần/ Cảnh vật bày ra quên hết nhọc nhằn vì nghĩa vụ thiêng liêng/ Cầm đuốc thầy chùa soi đường mời vào ngồi nhà đá/ Pha trà đàm thoại luận bàn về kinh kệ ngày nay/ Cũng muốn tìm thêm hang Chuông hang Trống ở đâu/ Nhưng mây chiều phủ dày cửa động che ánh sáng ban ngày nhanh quá chừng”.

Chúng tôi tạm dịch thơ:

Mười năm khao khát trông chờ
Thần Đinh ta đến bây giờ là đây
Bụi trần rũ hết nơi này
Âu lo sạch cả quanh đầy linh thiêng
Đuốc cầm, sư đón lên thềm
Pha trà đàm đạo kệ kinh mấy giờ
Hang Chuông hang Trống đâu cơ?
Muốn tìm, mây đã giăng mờ cửa hang.

Qua bài thơ ta có được cảnh và tình ở đây (còn gọi là chùa Kim Phong) trên núi Thần Đinh cách đây gần hơn hai thế kỷ. Bài thơ phong phú thêm tầng văn hóa của di sản văn hóa này. Ngày nay núi Thần Đinh là một trong những điểm du lịch hấp dẫn sau khi huyện Quảng Ninh trùng tu ngôi đền và xây hơn 1200 bậc từ chân lên đến đỉnh núi cách mực nước biển gần 500m.

Núi Thần Đinh cũng đã được UBND và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Bình xếp loại Di sản văn hóa cấp tỉnh.

Tài liệu tham khảo: “Quảng Bình qua thơ văn Hán Nôm” Nguyễn Tú (Hội Văn hóa Nghệ thuật Quảng Bình, 2003: Trần Văn Chưởng “Núi Thần Đinh ở Quảng Ninh” Văn hóa Quảng Bình 2020.

Quần thể di tích lịch sử văn hóa

Lăng mộ Nguyễn Hữu Cảnh

Lăng mộ Nguyễn Hữu Cảnh nằm trên một ngọn đồi cao, cây cối thoáng mát của dẫy núi An Mã thuộc xã Trường Thủy, huyện Lệ Thủy. Nguyễn Hữu Cảnh là quan có công lớn dưới thời chúa Nguyễn trong việc đánh giặc, mở cõi, định hình lãnh thổ Việt Nam. 

Lăng mộ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh

Lăng Mộ Nguyễn Hữu Cảnh

Nguyễn Hữu Cảnh sinh năm 1650 tại thôn Phước Long, Chương Tín, huyện Phong Lộc (nay là xã Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình). Ông được phong tước Lễ Thành Hầu, Khai Quốc Công Thần, liệt vào hạng Thượng Đẳng Công Thần và thờ ở Thái Miếu. Ông mất ngày 9 tháng 5 Canh Thìn (1770), an táng tại Cù Lao Phố cạnh dinh Trấn Biên, Đồng Nai. Đến năm 1802, di hài của Nguyễn Hữu Cảnh được hậu duệ cải về an táng tại xã Trường Thủy. 

Lăng mộ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh

Mộ Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh giản dị giữa đất trời Thác Ro trước khi động thổ khởi công tôn tạo

Hiện nay trong khuôn viên Lăng mộ Nguyễn Hữu Cảnh ở Quảng Bình còn tấm bia đá rất có giá trị. Bia mộ Nguyễn Hữu Cảnh cao khoảng 1,2m, được tạc bằng đá xanh (cẩm thạch). Sau khi ông mất nhân dân miền Nam nói chung và nhất là các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long lập miếu thờ ông ở nhiều nơi. 

Khu di tích đền thờ Thượng Đẳng Thần Nguyễn Hữu Cảnh

Khu di tích đền thờ Thượng Đẳng Thần Nguyễn Hữu Cảnh – Cù Lao Phố (còn được gọi là Đông Phố, Giản Phố, Cù Châu, hay Nông Nại Đại Phố) là tên một địa danh cũ nay là phường Hiệp Hòa, thuộc thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

Dù đã nhiều thế kỷ đi qua song tên tuổi và sự nghiệp của Nguyễn Hữu Cảnh còn mãi khắc ghi với người dân Việt nói chung và nhân dân Quảng Bình nói riêng. “Công Lễ Thành Hầu đi mở đất Nghìn năm con cháu mãi còn ghi”

Đền thờ Liễu Hạnh Công Chúa

Đền thờ Liễu Hạnh Công Chúa hay còn gọi là Đền thờ Bà chúa Liễu Hạnh nằm dưới chân núi Đèo Ngang, ở một khu đất khá bằng phẳng, phía sau đền là dãy Hoành Sơn, mặt trước là hồ nước ngọt của xã Quảng Đông, mặt đền quay hướng ra biển. Đền thờ vừa có sự tích riêng, vừa là hình tượng Mẫu Liễu Hạnh trong đời sống tâm linh.

Đền Thờ Bà Chúa Liễu Hạnh

Đền Thờ Liễu Hạnh Công Chúa tại Đèo Ngang

Đền thờ Liễu Hạnh Công Chúa được xây dựng bằng đá, gạch, vôi nhưng vẫn mang truyền thống mỹ quan Á Đông và bảo lưu được bản sắc văn hóa dân tộc. Điều này được thể hiện qua kết cấu cổng tam quan được bố trí cân đối và hài hòa, sự hài hòa nói lên sự trung chính, ngay thẳng. Mặt khác, còn tạo ra vẽ đẹp cho kiến trúc và thể hiện sự trang nghiêm của cả công trình kiến trúc đền. 

Đền Thờ Bà Chúa Liễu Hạnh

Đền Thờ Liễu Hạnh Công Chúa vào ngày lễ

Chủ đề trang trí đền thường gắn liền với những quan niệm, tư tưởng và những ước mơ hoài vọng tốt đẹp của xã hội phong kiến. Đó là các hình tượng như Tứ Linh (long, lân, quy, phụng), tứ thủ (cầm, kỳ, thi, họa), tứ quý (tùng, trúc, mai, sen) và nhiều biểu tượng cúc, mai, tùng hóa long… Đặc biệt, nhìn vào bố cục kiến trúc của đền sẽ thấy được sắp xếp theo thứ tự từ thấp đến cao theo một trục dọc, chính bố cục này đã làm thêm phần trang nghiêm cho đền Liễu Hạnh công chúa.

Lăng mẫu Liễu Hạnh tại Phủ Dầy Nam Định

Bàn thờ thánh mẫu tại đền Liễu Hạnh công chúa

Trong tín ngưỡng dân gian của người Việt cũng như một số dân tộc anh em, việc coi trọng phụ nữ, coi trọng vai trò người mẹ, người vợ ở nước ta là một truyền thống rất đẹp và có sức sống mãnh liệt theo văn hóa dân gian. Cũng chính là cơ sở hình thành và phát triển tục thờ nữ thần, tục thờ các bà mẹ, các Mẫu, một tục có từ thời Văn Lang, Âu Lạc và được truyền cho đến ngày nay.

Lăng mẫu Liễu Hạnh tại Phủ Dầy Nam Định

Lăng mẫu Liễu Hạnh tại Phủ Dầy – Nam Định

Theo kho tàng truyện cổ tích Việt Nam tập IV – của Nguyễn Đổng Chi kể rằng: ’’Ngày xưa ở trên Thiên Đình, Ngọc Hoàng có một cô con gái tên là Liễu Hạnh, tính tình phóng túng, ngang bướng, không chịu theo khuôn phép nhà Trời. Ngọc Hoàng hết lòng dạy dỗ nhưng vô ích, cô vẫn chứng nào tật ấy. Giận vì trong nhà có con gái hư, không thể làm gương cho muôn họ, Ngọc Hoàng quyết định trị tội để cho con tu tỉnh. Nhân một lần Liễu Hạnh phạm lỗi, Ngọc Hoàng liền đày xuống trần trong thời hạn ba năm. Sau khi xuống trần, Liễu Hạnh hóa thân thành một cô gái xinh đẹp, dựng một lều quán ở chân núi Đèo Ngang. Đây là nơi rừng núi vắng vẻ nhưng cũng là nơi có con đường Thiên lý Bắc – Nam vắt qua nên hằng ngày không bao giờ ngớt khách bộ hành qua lại. Từ xưa đến nay, vì sợ giặc cướp và thú dữ, không một ai dám đến đó mở quán bán hàng. Vì vậy ngôi hàng độc nhất của. Liễu Hạnh ngày nào cũng đông khách.

Đền thờ thánh mẫu Liễu Hạnh

Tấm bia đánh dấu địa điểm Đền Thờ Bà Chúa Liễu Hạnh

Bất kỳ ai lên xuống Đèo, đã đi qua quán, không thể không ghé đến nghỉ chân, huống gì trong quán lại có thêm cô gái tuyệt sắc.

Từ khi bị đày, Liễu Hạnh vẫn chưa từ bỏ được nết cũ, khinh mạn và trêu chọc mọi người. Cho nên, hễ ai vào quán ăn bánh uống nước rồi tiếp tục ra đi thì không sao; nhưng nếu thấy chủ quán xinh đẹp mà giở thói cợt nhã hoặc có ý cậy sức, cậy thế cậy thần làm điều bất chính thì nàng quyết trị tội, không tha, lúc trở về không lăn ra chết cũng trở thành điên rồ ngây dại.

Hồi ấy là thời Vua Lê Thái Tổ trị vì thiên hạ, tiếng đồn về người con gái đẹp một mình mở quán ở Đèo Ngang, không mấy chốc đã lan truyền rất rộng. Khắp nơi bàn tán xôn xao, người thì nói chủ quán là một cô gái võ nghệ hơn đời, mình nàng địch nổi trăm người một lúc; kẻ thì cho nàng là một ả giang hồ thành thạo, không những giỏi quyến rũ trai tơ mà còn làm nhiều nghề không lương thiện khác cũng có người cho cô là một nàng tiên xuống thử người phàm trần. Mỗi người nói một phách, không biết thế nào mà tin. Nhưng tiếng đồn gần xa về cô chủ quán Đèo Ngang cũng thu hút vô số chàng trai vô công rồi nghề từ làng quê đến kẻ chợ.

Hoàng tử con vua Lê bấy giờ đang trẻ người non dạ, nghe tin ấy bụng cũng say mê. Hoàng Tử muốn sai quân lính đi bắt ngay người con gái kia về nhưng vốn biết tính vua cha rất nghiêm khắc, làm náo động cả một phương là chuyện không bao giờ nhà vua cho phép; vả lại, nghe nói người con gái ấy đã giỏi võ nghệ lại có nhiều phép thuật nên cũng ngần ngại. Sau cùng, không ngăn nổi lòng ao ước và tính tò mò. Một hôm, Hoàng tử giấu Vua cha và Hoàng Hậu, sắm sửa cáng xá hành lý, đóng vai một nhà quý tộc trẻ tuổi, dẫn đoàn thị vệ cải trang ra đi. Sau hơn mười mấy ngày đường, vượt qua Sông Lam rồi núi Nam Giới, Hoàng tử sắp bước chân lên dãy đèo cao nhất.

Từ Đèo Ngang, Liễu Hạnh đã biết có Hoàng tử đến tìm mình, lại cũng biết đó là chàng trai tầm thường, không có bản lĩnh gì mà lại kiêu căng, dật lạc. Để ngăn cản, nàng hóa phép thành một cây đào tiên mọc bên vệ đường, chỗ Hoàng tử đang nghỉ chân, trên cây có một quả chín mộng. Hoàng tử chợt thấy quả đào đã thèm nhỏ dãi, không đợi sai lính hầu vội trèo lên ngắt xuống toan ăn. Quả đào đang thơm ngát và ngon lành, bỗng đâu khi sắp đưa vào miệng thì trở nên mềm nhũn trên tay Hoàng tử, rồi thu nhỏ, cuối cùng mất biến không còn tý gì nữa. ’’Quả đào này có ma! ’’ – bọn thị vệ kinh hãi la lên và khuyên Hoàng tử hãy nên cẩn thận. Hoàng tử cảm thấy rờn rợn nhưng vì vẫn không thấy được ý nghĩa răn đe kín đáo của Liễu Hạnh nên một lúc sau, chàng lại giục phu cáng, tiếp tục đi nhanh đến chân đèo.

Khi giáp mặt Liễu Hạnh, quả nhiên cả thầy lẫn tớ thảng thốt sửng sờ. Chưa bao giờ Hoàng tử lại mê mẩn đến như thế, người con gái này quả có nhan sắc kiều diễm đúng như lời đồn, trong cung vua cha dễ không một người nào sánh kịp. Hoàng tử bèn kín đáo hạ lệnh cho cả đoàn dừng chân ở quán, lân la hết ăn lại uống, kéo dài đến tận chiều, rồi khi mặt trời gần lặn, bảo với chủ nhân:

“Đường xa trời tối, chúng ta muốn nghỉ lại ở đây một đêm. Chẳng hay nữ chủ nhân có bằng lòng không?

Liễu Hạnh đã thừa rõ tâm tư của Hoàng tử bèn khước từ:

– Thưa công tử, ở đây hàng quán chật chội, vả lại chỉ có mấy chị em là đàn bà con gái, công tử và các vị ở lại sợ không tiện. Cách đây nửa dặm về phía Đông có làng xóm, xin các vị đến đó trú, sẽ có sẵn nhà cửa và dân phu phục dịch.

– Chúng tôi chỉ cần nghỉ ở lại đây thôi, nữ chủ nhân đừng lo. Chỉ cần một chỗ trong quán để căng màn là đủ. Ngoài ra, xin hứa là không làm gì phiền đến nữ chủ nhân cả.

– Nếu thế công tử cứ tùy tiện.

Tối đến, mọi người ăn cơm xong, sửa soạn đi ngủ, những phu cáng và lính hầu trải chiếu nằm la liệt giữa sân, riêng Hoàng tử đã có hai thị vệ căng trướng ở trong quán. Trời mùa hè mát mẻ trăng gió hữu tình. Dưới ánh đèn dầu, Hoàng tử vẫn dựa cột trò chuyện với nữ chủ quán không rời. Liễu Hạnh vẫn chịu khó ngồi nán lại tiếp, mỗi lời nói của nàng đều đẹp lòng khách, làm cho Hoàng tử càng thêm mê mẩn. Chàng quên mất lời hứa, đánh rơi cả vẻ đạo mạo lúc mới tới và bắt đầu lả lơi. Liễu Hạnh cự tuyệt và bỏ chạy vào buồng. Trong cơn si mê, Hoàng tử không cần giữ thể diện nữa, bèn chạy theo vào. Có ngờ đâu chỉ trong nháy mắt, Liễu Hạnh đã biến hình phi thân lên núi, bắt một con khỉ cái về, cho hóa thành một cô gái đẹp để đánh lừa Hoàng tử. Không thấy chủ quán đâu nhưng lại có một cô gái khác trong buồng, Hoàng tử liền giở trò suồng sã. Nhưng bỗng chốc hắn rú lên một cách ghê sợ làm cho bọn lính hầu đều tỉnh dậy, trong tay Hoàng tử không phải là một cô gái nõn nà nữa mà lại là một con khỉ cái, lông lá đầy người. Bọn lính hầu xông lại, vụt một cái, con khỉ lại biến thành một con rắn mang hoa trên người Hoàng tử vươn lên kèo nhà, há miệng phun lửa phì phì, rồi biến mất. Khi bọn lính hầu thắp được đèn lên thì Hoàng tử đã ngã vật giữa quán, nằm mê man, mặt cắt không còn một giọt máu.

Nửa đêm hôm đó, người ta cắt ngựa trạm đưa Hoàng tử về Kinh. Đến cung Hoàng tử trở nên mất trí, ai hỏi cũng không trả lời, chỉ cười nói một mình. Hoàng Hậu và các phi Thần hết sức lo sợ; một mặt cho giấu kín chuyện ’’vi hành’’ khinh suất đó, đồng thời cho người mời các bậc danh y để chửa trị cho Hoàng tử. Mặc dù vậy, các danh y đều lắc đầu bó tay. Trong cung càng thêm bối rối hoảng hốt và cuối cùng, có người mách nên vào xứ Thanh xin bùa phép ở tám vị Kim Cang họa may mới khỏi…

Lập tức bọn thị vệ được lệnh vua vào Thanh Hóa để xin bùa phép. Nhờ đó, bệnh tình của Hoàng tử mới dần dần được thuyên giảm. Sau khi bình phục, Hoàng tử cúi đầu nhận tội với vua cha, kể lại cho vua cha nghe mọi chuyện với nữ chủ quán ở Đèo Ngang. Vua Thái Tổ hết sức giận dữ vì Hoàng tử đã dám khinh thường lệnh vua, rời phủ đi chơi, hãm mình vào cảnh thân tàn ma dại nên phế bỏ ngôi vị Thái tử của Hoàng tử lập người con thứ lên thay. Nhưng nhà vua còn tức giận hơn bởi trên bờ cõi mình trị vì, lại có một người con gái dám khinh thường phép nước, vua bèn ban lệnh hỏi quan trấn thủ xứ Nghệ về lai lịch nữ chủ quán Đèo Ngang. Sau một thời gian cất công dò la, quan Trấn thủ gửi sớ về tâu rằng đó là một nữ yêu không biết từ đâu đến, hay bắt hồn đàn ông con trai, nếu không có phép cả tài cao thì khó lòng khuất phục.

Nhà vua lại ra lệnh cho mời các pháp sư, thầy phù thủy cao tay đi trừ yêu nhưng chẳng bao lâu, họ đã trở về xin chịu tội vì chẳng những không trị nổi yêu quái mà ngược lại mọi phép trổ ra đều bị Liễu Hạnh thu mất cả. Vua lại cầu cứu tám vị Kim Cang phi thân vào Đèo Ngang. Được tin chẳng lành, Liễu Hạnh liền ra ứng chiến và cuộc chiến đấu dần dần trở nên dữ dội, mưa dồn gió giật rất khủng khiếp, cây đổ khắp lượt, tám vị Kim Cang tràn vào, vây lấy Đèo Ngang. Liễu Hạnh cũng hóa phép chống lại, nàng làm cho cây rừng đã đổ rồi đứng dậy cùng với đất đá bay rào rào. Thấy Liễu Hạnh pháp thuật cao cường, tám vị Kim Cang lại hóa phép làm cho thú dữ tập hợp lại, nhe nanh múa vuốt xông vào hàng đoàn toan cắn xé, nhưng Liễu Hạnh đã kịp thời bay lên không trung rồi dùng phép tiêu diệt hết bầy mãnh thú.

Trận đánh diễn ra ba ngày đêm, Đèo Ngang trở thành một bãi chiến trường rùng rợn và vô cùng ác liệt. Mọi phép thuật của cả hai bên lần lượt giở ra mà vẫn bất phân thắng bại. Về sau, tám vị Kim Cang biết mình bất lực bèn bay lên Trời khẩn cầu Phật Bà. Phật Bà ném cho họ một cái túi, quả nhiên Liễu Hạnh sa lưới, lọt vào túi đó. Tám vị Kim Cang mang túi về kinh báo tiệp, vua lập tức ra sân điện tra hỏi:

– Người là ai? 

– Tâu bệ hạ, là con Ngọc Hoàng bị đày xuống cõi trần, lấy vùng Đèo Ngang làm nơi trú ngụ. 

– Là con ngọc Hoàng sao lại dám phá phách dân sự và làm hại Hoàng tử con ta? 

– Việc trừng trị bọn con trai chọc ghẹo nhi nữ, ăn hiếp người cô đơn là tuân theo phép nước, không phải là phạm phép nước.

Nghe Liễu Hạnh nói là con gái Ngọc Hoàng, lại thấy tài đối đáp khôn ngoan, vua đổi giận làm vui cho nên sau cuộc thẩm vấn, vua hạ lệnh tha bổng, chỉ khuyên nàng đừng gây náo động và làm hại dân lành’’

Hang Lèn Hà

Hang Lèn Hà Tuyên Hóa

Hang Lèn Hà thuộc bản Hà, xã Thanh Hóa, huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình (giáp ranh biên giới Lào) có vị trí tương đối hiểm hóc nằm ở lưng chừng dãy núi đá vôi ở phía Tây của đường Trường Sơn với độ cao khoảng 150m (đỉnh cao nhất là 320m), vì vậy còn được mệnh danh là khe lạnh Quảng Bình. Diện tích hang rộng khoảng 420m, cách tuyến đường chiến lược 15A Hồ Chí Minh từ hướng Bắc vào khoảng 3 km, đến ngã ba Thanh Lạng, sau đó du khách sẽ đi men theo bảng chỉ dẫn có dòng “Di tích lịch sử hang Lèn Hà” là đến nơi chứng tích địa danh huyền thoại thời chống Mỹ. (Ảnh: sưu tầm)

xem tiếp
Góp phần tìm hiểu bài thơ điếu Phan Thanh Giản bằng chữ Hán của Nguyễn Đình Chiểu ,
Tác giả Trần Huy Bích

Hai bài thơ Nguyễn Đình Chiểu làm để điếu Phan Thanh Giản có thể được sáng tác ngay sau khi Phan Thanh Giản quyên sinh (năm 1867) hay – ở trường hợp bài chữ Hán – sau khi ông bị truy đoạt hết chức tước và đục tên khỏi bia Tiến sĩ. Từ đó đến nay đã trên 150 năm. Qua nhiều thế hệ, hai bài thơ ấy vẫn được coi là những tác phẩm bộc lộ niềm cảm thông trước hoàn cảnh cực kỳ khó khăn của Phan Thanh Giản và bày tỏ lòng thương tiếc đối với ông. Ít năm gần đây, một vài tác giả ở trong nước biện luận rằng Nguyễn Đình Chiểu đã không thực sự thương tiếc Phan Thanh Giản, mà chỉ làm ra vẻ thương tiếc để mai mỉa và lên án ông. Những hàng phía sau là một cố gắng đọc lại bài thơ điếu bằng chữ Hán một cách cẩn trọng, để tìm hiểu chủ ý đích thực của Nguyễn Đình Chiểu khi sáng tác bài thơ ấy.

Khi Phan Thanh Giản quyên sinh năm 1867, Nguyễn Đình Chiểu bị mù đã được 18 năm (từ 1849). Các tác phẩm bằng quốc âm của vị thầy mất thị giác đã được các môn sinh của ông chép ra bằng chữ Nôm rồi về sau chuyển đổi sang chữ quốc ngữ. Các tác phẩm bằng chữ Hán hẳn cũng được ghi ra chữ Hán, nhưng sau một số lần sao đi chép lại, những chữ đồng âm nhưng khác nghĩa và những chữ có âm gần giống nhau đã rơi vào tình trạng “tam sao thất bổn,” khiến chúng ta thấy xuất hiện một số bản chữ Hán với cách viết và ý nghĩa khác nhau. Trước khi ông Lê Thọ Xuân liên lạc được với người con của Nguyễn Đình Chiểu là ông Nguyễn Đình Chiêm và cung cấp một bản thuộc loại “có thẩm quyền” cho bài thơ chữ Hán năm 1933 (bài “Danh nhơn Nam Kỳ,” Đồng Nai số 23 & 24, 15 Janvier – 2 Février 1933), chúng ta đã thấy có bản chữ Hán do ông Nguyễn Liên Phong đưa ra năm 1909 trong Nam Kỳ Phong Tục Nhơn Vật Diễn Ca (cuốn thứ 2, trang 71), và bản chữ Hán do ông Thái Hữu Võ đưa ra năm 1927 trong Phan Thanh Giảng Truyện (Sài Gòn: Xưa Nay, trang 46-47). Nhưng ông Lê Thọ Xuân chỉ cho biết là hai bài thơ do ông Thái Hữu Võ cung cấp có nhiều chỗ sai, và nêu ra những chỗ sai ấy bằng chữ quốc ngữ, chứ không cung cấp một bản viết đầy đủ và chính xác cho bài thơ chữ Hán. Những năm sau, bà Mai Huỳnh Hoa, cháu ngoại của bà Sương Nguyệt Anh (con gái của Nguyễn Đình Chiểu) và chồng bà là học giả Phan Văn Hùm, trong cuốn Nỗi Lòng Đồ Chiểu (bản in lần thứ hai, Sài Gòn: Tân Việt, 1957), cũng chỉ làm như thế, không cung cấp một bài thơ đầy đủ và chính xác ở dạng chữ Hán.

(Muốn biết hai bản chữ Hán với khá nhiều sai lầm của các ông Nguyễn Liên Phong và Thái Hữu Võ, xin vui lòng đọc trong cuốn Mối Thâm Tình Của Nguyễn Đình Chiểu Dành Cho “Quan Phan” Phan Thanh Giản của Winston Phan Đào Nguyên ([San Jose, Calif.] : Nhân Ảnh, 2022, các trang 55 và 61-62). 

Tác giả đã đưa cuốn sách lên mạng tại địa chỉ sau đây:

https://app.box.com/s/p7e3mgfty0l1asrqkewxuck6bwqw7rny

Theo ông Lê Thọ Xuân, với bài thơ chữ Hán của Nguyễn Đình Chiểu, bản do ông Thái Hữu Võ đưa ra trong Phan Thanh Giản Truyện sai 8 chữ, thêm sự kiện hai chữ “thần” với những nghĩa khác nhau (“thần linh”神 và “vị quan, người bày tôi”臣) bị đặt sai chỗ, khiến ý nghĩa khác đi rất nhiều. Coi lại bản chữ Hán của ông Nguyễn Liên Phong, đối chiếu với bài viết của ông Lê Thọ Xuân, chúng tôi thấy có 7 chữ sai. Hai chữ “thần” cũng bị chép không đúng chỗ như thế.

Khi phân tích bài thơ chữ Hán của Nguyễn Đình Chiểu, một vài tác giả ở trong nước trong ít năm gần đây đã dựa vào những bản bị chép sai ấy, đưa tới một số ngộ nhận rất đáng tiếc.

Mãi tới 15 năm trước đây, nhân được đọc một tài liệu Hán Nôm chép tay của gia đình Nguyễn Đình ở Bến Tre do bà Âu Dương Thị Yến cất giữ, nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh mới cung cấp cho chúng ta một bài thơ chữ Hán thuộc loại có thẩm quyền trong Việt Nam Bách Gia Thi (Sài Gòn: NXB Văn Hóa, 2005). Đối chiếu bài này vói bài thơ chữ Hán chỉ có âm Hán Việt do học giả Phan Văn Hùm cung cấp sau khi tham khảo với ông Nguyễn Đình Chiêm, chúng tôi thấy hai bản gần như giống hệt nhau. Chỉ có hai chỗ khác trong câu 2, nhưng ý nghĩa không thay đổi nhiều:

Bản của ông Phan Văn Hùm: Vi quân nan bảo nhất phương dân

Bản của ông Cao Tự Thanh: Vi công thùy bảo nhất phương dân.

Trước những tranh luận sôi nổi về ý nghĩa của bài thơ mới được đưa ra gần đây, chúng tôi xin đóng góp chút nhận thức thô thiển. Trước khi làm việc này, chúng tôi có hoàn cảnh trao đổi thêm với hai vị có căn bản Hán học vững chắc ở ngoài nước, là Tiến sĩ Nguyễn Duy Chính và cô Nguyễn Ngọc Dung.

Câu 1:

歷仕三朝獨潔身

Lịch sĩ tam triều độc khiết thân

Câu này ý nghĩa khá đơn giản: Làm quan trải ba triều vua (Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức), riêng mình giữ được tấm thân trong sạch.

Câu 2: 

微君難保一方民

Vi quân nan bảo nhất phương dân

Nếu không có ông, rất khó bảo vệ dân chúng một phương. Câu này muốn nói tới dân chúng miền Nam. Phan Thanh Giản từng được cử làm Khâm sai, Kinh lược sứ Nam kỳ, rồi về sau, Kinh lược sứ ba tỉnh miền Tây.

Chúng tôi đưa ra câu trên theo bản in trong Nỗi Lòng Đồ Chiểu của Phan Văn Hùm. Trong Việt Nam Bách Gia Thi của Cao Tự Thanh, câu ấy là:

微公谁保一方民

Vi công thùy bảo nhất phương dân.

Nếu không có ông, ai sẽ bảo vệ dân chúng một phương. Tuy ý nghĩa không khác nhau bao nhiêu, chữ “công” (ông, tướng công) trong bản của Cao Tự Thanh có vẻ thích hợp hơn. Phan Thanh Giản (sinh năm 1896) hơn Nguyễn Đình Chiểu (sinh năm 1922) 26 tuổi. Phan Thanh Giản là vị “Tiến sĩ khai khoa” cho miền Nam, một Hiệp biện Đại học sĩ, Khâm sai, Kinh lược đại thần, trong khi Nguyễn Đình Chiểu mới đậu Tú tài và chưa làm quan. Thêm vào đó, Nguyễn Đình Chiểu rất tôn trọng Phan Thanh Giản, vẫn thường nhắc đến ông qua các từ “Phan học sĩ, quan Phan.”

Câu 3:

龍湖寧負書生老

Long Hồ ninh phụ thư sinh lão

Long Hồ là tên cũ của tỉnh Vĩnh Long. Chữ “ninh” ở đây có nghĩa là “thà rằng, đành,” như trong câu “Ninh thọ tử bất ninh thọ nhục” (đành chết chứ không chịu nhục). Một số vị dịch thơ trước đây cho rằng chữ “phụ” trong câu này có nghĩa là “phụ lòng.” Chẳng hạn như trong bản dịch của nhà thơ tiền bối Thượng Tân Thị (1888-1966):

Long Hồ phụ lão thư sinh,

Ở nơi các Phụng không đành làm quan

Hay trong bộ Nguyễn Đình Chiểu Toàn Tập do các ông Ca Văn Thỉnh, Nguyễn Sĩ Lân, Nguyễn Thạch Giang biên soạn năm 1997 (Hà Nội : Văn Học, tập 2, trang 51-52):

Long Hồ thà phụ thư sanh lão

Phụng các suông quy học sĩ thần.

Theo các tự điển, chữ “phụ”負 ấy cũng có nghĩa là “vác, mang, gánh,” dùng theo nghĩa bóng là “gánh vác.” Chúng tôi tin rằng đó là ý của Nguyễn Đình Chiểu trong câu này. “Ninh phụ” có nghĩa: “đành phải ra gánh vác.”      

Theo Đại Nam Thực Lục, sau khi ở Pháp về, Phan Thanh Giản được cử làm Lại bộ Thượng thư nhưng sau vua Tự Đức đổi ông làm Hộ bộ Thượng thư vì cho rằng ở Lại bộ không nhiều việc quan trọng. Ở Hộ bộ, phải lo ngân sách, tài chánh, kể cả khoản bồi thường chiến phí hàng năm phải nộp cho người Pháp, công việc nặng, cần người giỏi và tận tâm hơn. Sau đó, năm 1865, nhà vua cử ông làm Khâm sai, Kinh lược sứ, để lo giữ ba tỉnh miền Tây Nam phần. Cũng theo Đại Nam Thực Lục, Phan Thanh Giản đã xin về hưu (ông tới 70 tuổi theo cách tính của người Việt thời trước). Thực Lục chép, “Phan Thanh Giản vì tuổi già đã xin về hưu”. Vua Tự Đức tiếp riêng ông trong Nội các để trò chuyện. Phan Thanh Giản cho biết, “Thần … cảnh bóng dâu gần xế chiều, tự biết tinh thần, sức vóc không còn được như trước. Hồi tưởng lại người ta đến 70 tuổi như cỏ bồ cây liễu đã trải mùa thu, dẫu có lòng quyến luyến thiết tha nhưng sức ngựa đã hết, rất lo ứng phó không chu để lầm lỡ công việc, nên không dám không lấy tình thực trình bày.” Vua Tự Đức ủy lạo và nói, “Khanh nên cố gắng để khích lệ những người hậu tiến,” rồi lại nói, “Ngươi nên mạnh bạo mưu toan cho trót, quyết không nên thôi,” và không cho ông lui về. (Đại Nam Thực Lục. Hà Nội : NXB Giáo Dục, 2007. Tập 7, trang 944). Vì những lẽ ấy, theo chỗ chúng tôi hiểu, câu này có thể được viết với dấu ngắt câu: 

Long Hồ ninh phụ, thư sinh lão.

Chủ từ của động từ “phụ” (mang, gánh vác) không phải là đất Long Hồ mà là người thư sinh già:

Người học trò già đành phải gánh vác việc [giữ đất] Long Hồ (tên cũ của tỉnh Vĩnh Long).

Có thể Nguyễn Đình Chiểu cũng muốn nói:

Long Hồ đành gánh vác, người thư sinh đã già.

Câu 4: 

鳳閣空歸學士神

Phượng Các không quy học sĩ thần

Hồn người học sĩ (chỉ Hiệp biện Đại học sĩ Phan Thanh Giản) không đành, không lòng nào  trở về Phượng Các (chỗ các quan làm việc). Không giữ nổi Vĩnh Long, ông đã bị truy đoạt hết chức tước, tên bị đục khỏi bia Tiến sĩ, linh hồn ông còn danh nghĩa nào để bay về Phượng Các là chỗ làm việc của các đại thần? Hai tiếng “không quy” không mang ý nghĩa “không về” (Nếu “không về,” người xưa viết là “bất quy”). Ở đây là “về,” nhưng không thực sự về, về một cách không trọn vẹn, “về cũng như không.” Những cách dịch “về suông” hay “khôn về” (khó lòng về) đều có vẻ thích hợp. 

Hai câu 5-6:

秉節曾勞生富弼

盡忠何恨死張巡

Bỉnh tiết tằng lao, sinh Phú Bật

Tận trung hà hận, tử Trương Tuần

Cầm cây cờ tiết của người đi sứ (cũng có thể hiểu là giữ tiết tháo), từng chịu gian lao, sống như ông Phú Bật (đời Tống).

Hết lòng trung, còn hận gì nữa, chết như ông Trương Tuần (đời Đường).

Trong một bài Đường luật bát cú, đây là hai câu “luận,” có nhiệm vụ bàn về nhân vật được nhắc đến trong bài thơ (Phan Thanh Giản).  

Câu trên nhắc đến việc Phan Thanh Giản từng vất vả sang Pháp (cùng Phạm Phú Thứ và Ngụy Khắc Đản), cố chuộc lại ba tỉnh miền Đông Nam kỳ. Câu dưới nhắc đến việc Phan Thanh Giản quyên sinh sau khi không giữ nổi Vĩnh Long.

Việc thi hành nhiệm vụ của hai ông Phú Bật và Trương Tuần thực ra không hoàn hảo. Tuy Phú Bật thuyết phục được người Khiết Đan rút quân, nhưng triều Tống phải tăng thêm số bạc và lụa nộp cho họ hàng năm. Tuy Trương Tuần giữ thành Tuy Dương được thêm một thời gian, nhưng những việc phải giết người thiếp yêu, rồi một số người già và trẻ con làm lương thực cho binh sĩ, chung quy thành vẫn mất và Trương Tuần vẫn chết, khiến thành tích  không tốt đẹp một cách trọn vẹn. Nhưng nhiều phần Nguyễn Đình Chiểu không chú trọng đến những chi tiết ấy. Ông chỉ có ý nói: Phan Thanh Giản có thể so sánh với Phú Bật từng vất vả khi đi sứ, và với Trương Tuần chết theo thành.

Hai câu 7-8:

有天六省存亡事

安得從容就義臣

Hữu thiên, lục tỉnh tồn vong sự

An đắc thung dung tựu nghĩa thần.

Nghĩa đen của câu 7: Có Trời trong việc còn mất của 6 tỉnh. Câu này cũng có thể hiểu là: Chuyện còn mất của 6 tỉnh đã có Trời biết, để đưa tới câu 8: Mong có được người bề tôi biết thung dung tựu nghĩa (thung dung chết vì nghĩa). 

“An đắc” có nghĩa “mong sao có được” như trong một bài ca của Hán Cao tổ Lưu Bang,

“An đắc mãnh sĩ hề, thủ tứ phương” (Mong sao có được những kẻ sĩ dũng mãnh để giữ bốn phương).

Những chữ “thung dung tựu nghĩa”được lấy từ một cặp câu đối tương truyền là để điếu Lý Trần Quán, làm quan ở cuối đời Lê, sau khi ông tự tử (yêu cầu được chôn sống) vì Nguyễn Trang, người mà ông nhờ hộ vệ chúa Trịnh Khải đã nộp chúa cho quân Tây Sơn:

Khảng khái cần vương dị

Thung dung tựu nghĩa nan

(Khảng khái giúp vua là chuyện dễ, thung dung chết vì nghĩa mới khó).

Bốn chữ “thung dung tựu nghĩa” nói đến việc Phan Thanh Giản ung dung chọn cái chết sau khi không giữ nổi Vĩnh Long.

Xin được chép lại toàn thể bài thơ với lời giảng ra văn xuôi và một bản dịch thơ phía sau. Người viết xin chân thành cảm tạ chị Mỹ Ngọc, một cựu đồng môn, đã tiếp tay trong bản dịch thơ này:

歷仕三朝獨潔身

微君難保一方民

龍湖寧負書生老

鳳閣空歸學士神

秉節曾勞生富弼

盡忠何恨死張巡

有天六省存亡事

安得從容就義臣

Lịch sĩ tam triều độc khiết thân

Vi quân nan bảo nhất phương dân

Long Hồ ninh phụ thư sinh lão

Phượng Các không quy học sĩ thần.

Bỉnh tiết tằng lao, sinh Phú Bật

Tận trung hà hận, tử Trương Tuần

Hữu thiên, lục tỉnh tồn vong sự

An đắc thung dung tựu nghĩa thần.

Làm quan trải ba triều vua, riêng mình giữ được tấm thân trong sạch.

Không có ông, rất khó bảo vệ dân chúng một miền.

Người học trò già đành ra gánh vác [việc giữ] Long Hồ 

Hồn người học sĩ khó trở về Phượng Các.

Giữ tiết, từng gian lao, sống như Phú Bật đời Tống

Dốc hết lòng trung, còn hận gì nữa, chết như Trương Tuần đời Đường.

Chuyện còn mất của sáu tỉnh có trời ở trong.

Cốt sao có được người bày tôi thung dung chết vì nghĩa.

Dịch thơ (Nguyễn Mỹ Ngọc và Trần Từ Mai):

Thanh khiết ba triều vẹn tấm thân,

Một phương nguy khó gắng che dân.

Long Hồ đành chĩu vai nguyên lão,

Phượng Các khôn mong vía học thần.

Sống đã gian lao theo Phú Bật,

Chết đâu tiếc hận với Trương Tuần.

Mất còn sáu tỉnh, trời cao biết,

Sao được thung dung trọn nghĩa nhân.         

PHỤ LỤC: BA BẢN DỊCH THƠ KHÁC

Bản dịch của Thượng Tân Thị

Mình trong sạch trải thờ ba chúa,

Không ông ai che chở dân lành.

Long Hồ phụ lão thư sinh,

Ở nơi các Phụng không đành làm quan.

Cầm tiết nhọc sống chàng Phú Bật,

Chết ngay sao giận uất Trương Tuần.

Mất còn sáu tỉnh trời phân,

Thung dung tựu nghĩa làm thần khó thay. 

Bản dịch trong Nguyễn Đình Chiểu Toàn Tập của CV Thỉnh, NS Lân, NT Giang (1997)

Thờ trải ba triều trọn sạch thân,

Không ông ai đỡ một phương dân.

Long Hồ thà phụ thơ sanh lão,

Phụng Các suông quy học sĩ thần.

Giữ tiết nhọc nhằn còn Phú Bật,

Hết trung nào giận mất Trương Tuần.

Mất còn sáu tỉnh trời kia biết,

Sao đặng thung dung tựu nghĩa thần?

Bản dịch của Cao Tự Thanh (2005)

Ba triều rõ mặt bậc tôi lành,

Che chở cho dân buổi lửa binh.

Phượng các khôn về hồn học sĩ,

Long Hồ thà chịu tiếng thư sinh.

Sống từng nhọc bấy thân đi sứ,

Chết lại hờn chi phận giữ thành.

Sáu tỉnh mất còn, trời đã định,

Nhưng tìm đâu được kẻ trung trinh.

(Việt Nam Bách Gia Thi)

Nhận xét:

  1. Có lẽ đã dựa theo bản chép sai của ông Nguyễn Liên Phong hay ông Thái Hữu Võ, nhà thơ tiền bối Thượng Tân Thị đã hiểu chữ “thần” trong câu 4 là viên quan, và chữ “thần” trong câu 8 là ông thần.
  2. Nhà thơ Thượng Tân Thị và nhóm ông Ca Văn Thỉnh đã hiểu chữ “phụ” trong câu 3 là “phụ bạc,” và cho rằng chủ từ của động từ “phụ” là tỉnh Long Hồ.

Trần Huy Bích Nguồn: https://www.diendantheky.net/2022/07/tran-huy-bich-gop-phan-tim-hieu-bai-tho.html

ÔNG BẢY NHỊ AN GIANG
Hoàng Kim.

Ông Nguyễn Minh Nhị, bên phải, cùng anh Ngô Vi Nghĩa với giống mì ngắn ngày trên ruộng tăng vụ (ảnh) là Chuyện cổ tích người lớn.Ông Nguyễn Minh Nhị, thường gọi là ông Bảy Nhị nguyên Chủ tịch tỉnh rồi Bí thư tỉnh An Giang. Ông sống tử tế và đã nghỉ hưu, Tôi lưu câu chuyện Kênh ông Kiệt giữa lòng dânBảy Nhị kênh ông Kiệt và tôi với mỗi năm ngày này đều quay lại. Có những giá trị cần chiêm nghiệm thử thách “ủ ngấu” thời gian. Bạn xuống An Giang hỏi ông Bảy Nhị cựu Chủ tịch tỉnh ai cũng biết. Tôi gọi trỏng tên ông dẫu biết là không phải nhưng với tôi thì ông tuy còn khỏe và đang sống sờ sờ nhưng ông đã là người lịch sử, tựa như Mạc Cữu, Mạc Thiên Tích xưa, oai chấn Hà Tiên, góp sức mộ dân mở cõi, làm phên dậu đất phương Nam của dân tộc Việt. Ông Bảy là nhân vật lịch sử trong lòng tôi.

Tôi có một kỷ niệm quí rất khó quên. Ông Bảy Nhị ba lần lên Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc tìm tôi khi đó làm Giám đốc Trung tâm. Ông tham khảo ý kiến chuyển đổi cơ cấu cây trồng, khai hoang phục hóa hiệu quả cho vùng đất phèn mặn ngập năn lác của hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên. Ông đồng tình với tôi việc ứng dụng canh tác giống lúa thơm Khao Dawk Mali 105 (KDM 105) nhưng trồng cây gì để luân canh với lúa hiệu quả nhất trong các tháng mùa khô thì đó vẫn là bài toán khó?

Mờ sớm một ngày đầu tháng mười một. Trời se lạnh. Nhà tôi có chim về làm tổ. Buổi khuya, tôi mơ hồ nghe chim khách líu ríu lạ trên cây me góc vườn nên thức dậy. Tôi bước ra sân thì thấy một chiếc xe ô tô đậu và cậu lái xe đang ngủ nướng. Khi tôi ra, cậu lái xe thức dậy nói: “Chú Bảy Nhị, chủ tịch tỉnh An Giang lên thăm anh nhờ tuyển chọn giống mì ngắn ngày để giúp An Giang né lũ. Đợt trước chú đã đi cùng chú Tùng (là ông Lê Minh Tùng sau này làm Phó Chủ Tịch Tỉnh, Hiệu trưởng Trường Đại học An Giang) lên làm việc với anh rồi. Nay mì đã được năm tháng tuổi, chú muốn lên coi kỹ ở trên ruộng xem củ mì to bằng ngần nào. Chú Bảy giờ hành chính bận họp nên thăm sớm. Đến nhà anh, thấy sớm quá chú ngại nên ra thẳng ngoài đồng rồi, nhờ tui đón anh ra sau”.

Tôi giật mình nghĩ: “Cái ông này không thể xạo được. Mình nói là có giống mì bảy tháng. Năm tháng ông lên kiểm tra đồng ruộng nhổ thử, thiệt chu đáo. Ông thật biết cách kiểm tra sâu sát”. Chợt dưng tôi nhớ đến “Một lối đi riêng” của Bác Hồ trong Hải Như “Thơ viết về Người”: “Chúng ta thích đón đưa/ Bác Hồ không thích/ Đến thăm chúng ta Bác Hồ thường “đột kích”/ Chữ “đột kích” vui này Người nói lại cùng ta/ Và đường quen thuộc/ Bác chẳng đi đâu/ Đường quen thuộc thường xa/ Bác hiện đến bằng lối tự tìm ra:/ Ngắn nhất/ Bác không muốn giẫm lên mọi đường mòn có sẵn/ Khi đích đã nhắm rồi/ Người luôn luôn tạo cho mình:/ Một lối đi riêng”. Sau này hiếm có đồng chí lãnh đạo nào học được cách làm việc như Bác Hồ. Họ đi đâu đều thường xếp lịch hành chính và đưa đón đàng hoàng, chẳng cần một lối đi riêng. Tôi thầm chợt cảm phục ông Bảy.

Ông Nguyễn Minh Nhị có những bài viết hay “Giá lúa nằm ngoài hạt gạo“, “Một hạt lúa cõng bao nhiêu phí?” “Thu mua tạm trữ lúa gạo, nông dân chưa được hưởng lợi …”. Tôi trầm tư trước câu hỏi: Làm thế nào để tháo gỡ “những vật cản không dễ vượt qua”. Tôi tâm đắc với lời Bác Giáp suốt đời học Bác Hồ “dĩ công vi thượng” việc công trên hết. Câu trả lời thật rõ ràng là: Khi Nhân Dân, Tổ Quốc trên hết, thì bất cứ giải pháp nào có lợi cho Dân cho Nước cũng đều nghiên cứu vận dụng được cả, không từ một giải pháp nào. Thực chất đó là phép quyền biến “dĩ bất biến ứng vạn biến”. Đó là trích đoạn tôi ghi chép về ông Bảy trong bài “Bảy Nhị kênh ông Kiệt và tôi

BẢY NHỊ TÔI ĐÃ QUA

Ông Bảy là con người thực tiễn. Ông đã nghỉ hưu, nay viết hồi ký “Tôi đã qua”. Ông kể lại những mẫu chuyện thực của đời mình. Sách “Tôi đã qua” gồm hai tập với 675 trang. Lối kể chuyện của ông là tôn trọng sự thật, sát thực tế và tâm huyết. Tôi háo hức đọc và chia sẻ đôi lời cảm nhận với bạn, để mong cùng bạn  từ trong chuyện đời thường rút tỉa được đôi điều về bài học cuộc sống.

Tôi bâng khuâng nhớ chuyện xưa Đào Duy Từ còn mãi mang tâm nguyện và chí hướng lớn lao như sự thổ lộ của vua Trần Thái Tông “Nếu chỉ để lời nói suông cho đời sau, sao bằng đem thân mình đảm nhận trọng trách cho thiên hạ trước đã”. Di sản của vua Trần Thái Tông và Đào Duy Từ đều không phải ở trước tác mà là triều đại. Họ đều là những nhà thực tiễn sáng suốt, trọng thực tiễn hơn lý thuyết và có tầm nhìn sâu rộng lạ thường, ngay trong trước tác  cũng rất chú trọng gắn thực tiễn với lý luận. Họ đều đặc biệt chú trọng thực tiễn mà không theo lối khoa trương, hủ nho của người đương thời.

Ôn cũ nói mới để không phải so sánh những vĩ nhân lỗi lạc kia với ông Bảy mà là để thấm thía lời ông Bảy, cũng là một mẫu người rất coi trọng thực tiễn : “Người dân hỏi chính khách làm gì cho dân nhờ chớ không hỏi hàng ngày ông làm gì? Cụ Đồ Chiểu có cho Tiểu Đồng nói trong thơ Lục Vân Tiên rất hay: “Đồng rằng trong túi vắng hoe/ Bởi tin nên mắc bởi nghe nên lầm” ! Ông Bảy nói vậy vì con đường đi lên của nông nghiệp Việt Nam thật vất vả và nhọc nhằn quá !

Nông nghiệp nông dân nông thôn Việt Nam sau khoán 10, sau nghị quyết 100, sau đổi mới, sau liên kết nông nghiệp 10 năm, nay tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, … thực tế đời sống người nông dân đã tăng lên bao nhiêu? tăng nhiều hay tăng ít ? có ổn định và bền vững không? đã thật sự công bằng chưa? Hỏi xem thu nhập thực tế của nông dân túi họ có bao nhiêu tiền thì biết. Làm gì để chất lượng cuộc sống nông thôn tốt hơn?

Ông Bảy làm Chủ tịch Tỉnh, sau đó làm Bí thư Tỉnh ủy An Giang là một tỉnh nông nghiệp. Vất vả đi lên từ hột lúa, con cá, ông thấm thía thật nhiều về sự liên kết nông nghiệp, đưa hiện đại hóa, công nghiệp hóa vào nông nghiệp, nông thôn. Ông đã từng tìm tòi và trả giá cho những bứt phá đúng nhưng chưa hợp thời như chuyện “Hai dự án tranh cãi”. Dự án thứ nhất là trồng bắp thu trái non, trồng đậu nành rau và xây dựng nhà máy đông lạnh rau quả xuất khẩu. Dự án thứ hai là nhà máy tinh bột khoai mì.

Hơn 20 năm sau nhìn lại, ông viết: “Hai dự án đầy tranh cãi mà Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn, Chủ tịch Nước Trần Đức Lương,… từng đến thăm mấy lần và khen ghê lắm. Dự án thứ nhất nay lãi hằng năm cũng vài tỷ rồi cả vài chục tỷ đồng; có việc làm ổn định cho gần một ngàn công nhân (không kể lao động ngoài nhà máy). Dự án thứ hai, dù cho nhà máy bán đi nhưng An Giang được 9.000 ha đất từ Kiên Giang được Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh cho, từ hoang hoá và phèn nặng trở thành đất sản xuất 2-3 vụ/năm, lập thêm hai xã mới với gần một vạn dân. Đây là mồ hôi và cả nước mắt của hàng vạn con người. Nhưng không có ai tranh cãi. Chỉ có tôi và những người không đổ mồ hôi mới tranh cãi mà thôi.

Ông vui buồn trăn trở mà nói vậy thôi. An Giang nay đã vươn lên đứng đầu toàn quốc về sản lượng và xuất khẩu lúa, cá nhưng con đường nhọc nhằn của nghề nông, tâm huyết của một kẻ sĩ, luôn cánh cánh trong lòng câu hỏi: “Người dân hỏi chính khách làm gì cho dân nhờ chớ không hỏi hàng ngày ông làm gì?”. Tìm được câu trả lời vẹn toàn. Thật khó lắm thay!

Tôi kính trọng những người thực tiễn, tâm huyết, biết thao thức vận dụng học để làm trong thực tế cụ thể của chính mình, biến những điều học ở trường, học ở trong sách vở, học lẫn nhau và học ở dân để làm được điều gì đó thiết thực cụ thể cho dân, cho nước, cho cộng động xã hội gia đình, và cho chính bản thân mình.

Ông Bảy mail cho tôi những trang hồi ký chỉ để đọc giữa một ít người trong gia đình và thân quen. Ông vui khi đọc bài viết Kênh ông Kiệt giữa lòng dân và nhận xét: “Hoàng Kim viết lúc mình đã nghĩ hưu nên cả Hoàng Kim cũng không bị ai hiểu là “tâng kẻ có chức”. Tôi thì ám ảnh bởi những điều trong đời mình, chính đời mình mắt thấy tai nghe, nếu mà tôi không lưu lại, không kể lại được thì thật khó có thể trao truyền lại những bài học thực tiễn cho người thân và các bạn trẻ nên tôi lựa chọn để kể.

BẢY NHỊ VĂN VÀ ĐỜI

Ông Bảy Nhị An Giang viết: “Hôm nay, mồng 1 tháng 5 năm 2015, kỷ niệm 40 năm ngày tôi “Đến bờ mong đợi” tại Cây số 5 Long Sơn – Tân Châu và cũng là kỷ niệm ngày sanh cháu ngoại đầu lòng – Nguyễn Minh Tú Anh đã tròn 10 tuổi. Tôi vừa tự in xong tập hồi ký “TÔI ĐÃ QUA” gồm hai tập 675 trang như là câu chuyện về “nguồn cội” của hai họ Nguyễn – Đặng trên vùng đất khai hoang – mở cỏi và cũng là “lượt qua” cuộc đời tôi đã trãi.

Tôi đang vào tuổi 70 không tư duy, không suy nghĩ ra cái gì hay và không làm được việc gì mới. Nói như Nhà văn Nguyễn Trọng Tín năm tôi 60 tuổi về hưu: “Anh giờ như tằm chín chỉ còn ‘nhả ra’ chớ không còn ‘thâu vô’ được nữa”.

Đúng vậy! Mười năm qua, vợ chồng tôi chỉ tiếp tục lao động tạo ra của cải, giải quyết việc làm cho 60 lao động, lập ra trang trại làm lúa, nuôi cá, trồng rừng và lập cơ sở nuôi dạy trẻ… Những việc làm ấy tưởng như mới, nhưng thực ra cũng chỉ là tiếp tục cái vốn có của gia đình và bản thân thân tích lũy được. Nếu nói về cương vị xã hội thì vợ chồng tôi từ quan hệ “một chiều” là “người đày tớ”, hay “người lãnh đạo” tuy nhỏ nhưng là trách nhiệm tập thể, còn bây giờ thì chuyển sang quan hệ “hai chiều” nghĩa là vừa “làm chủ” vừa “làm thuê” cho dù quy mô không lớn nhưng phải tự chịu trách  nhiệm. Một khi con tầm còn tơ là còn phải nhả vậy thôi!

Mười năm làm những công việc ấy; đồng thời nhớ lại và suy nghĩ dài theo đường đời mà “Tôi đã qua” ngót 60 năm, từ khi tôi chập chững vào đời,. Ngoài những con người, sự việc đã ghi trong hồi ký, mấy hôm nay tôi lục bài vỡ, tư liệu cũ sắp xếp lại cho ngăn nấp…Tôi như sống lại một thời sôi động với những việc làm vẫn còn tên gọi mà nay chỉ còn là kỷ niệm! Tất cả đều đã cũ, tôi gom lại, hệ thống, phân loại và  in thành tập. Tôi đặt cho tập sách mới nầy cái tên “CÒN LÀ KỶ NIỆM”, hay Tập 3 của hồi ký “Tôi đã qua”.

“Còn là kỷ niệm” có mấy phần: Phần I – Những người tôi nhớ. Phần II – Những lời tôi nghe. Phần III – Những bài tôi viết trong 10 năm đầu nghĩ hưu. Và phần kết. Nguyễn Minh Nhị
(mục này đăng theo đúng bản gốc của email tác giả gửi).

CHUYỆN CỔ TÍCH NGƯỜI LỚN

Sự thật và giá trị nhân văn lắng đọng. Sự thật tốt hơn ngàn lời nói. Đừng phán xét vội vã một ai Nên đánh giá thực tiễn. Tôi tháng năm nhớ lại, năm 2018 xong tâm nguyện giúp hai con học nghề, đã thành tâm đi bộ Lên Thái Sơn hướng Phật, Trung Quốc một suy ngẫm. Ngẫm lời thơ và đánh giá của Bác.

Sâu sắc thay thơ “Thăm Khúc Phụ/ Hồ Chí Minh/ Mười chín tháng năm thăm Khúc Phụ,/ Thông già, miếu cổ thảy lu mờ./ Uy quyền họ Khổng giờ đâu nhỉ?/ Bia cũ còn soi chút nắng tà”. “Nếu Khổng Tử sống ở thời đại chúng ta và nếu ông khăng khăng giữ những quan điểm cũ thì ông sẽ trở thành phần tử phản cách mạng. Chính phủ Trung Quốc đã làm mất đi một thể chế cũ trái với dân chủ. Còn những người An Nam chúng ta hãy tự hoàn thiện mình, về mặt tinh thần bằng đọc các tác phẩm của Khổng Tử và về mặt cách mạng thì cần đọc các tác phẩm của Lênin”. “Chúa Giêsu dạy: Đạo đức là bác ái. Phật Thích Ca dạy: Đạo đức là từ bi. Khổng Tử dạy: Đạo đức là nhân nghĩa” (Báo Nhân Dân ngày 14/6/1951).

Sự tu dưỡng đạo đức cá nhân và tự nguyện thực hành trọn đời của Hồ Chí Minh (và theo Hồ Chí Minh) về “cần kiệm liêm chính, chí công vô tư” là có noi theo Khổng Tử. Các đồng sự, học trò, đồng chí, đồng tâm, của thời đại Hồ Chí Minh bao nhiêu người thực lòng, lặng lẽ không phô trương, học để làm, học bởi làm (Learning by Doing) theo tinh thần ấy?

Chuyện cổ tích người lớn.

ĐỌC LẠI VÀ SUY NGẪM
Hoàng Kim

Vui bước tới thảnh thơi
Chín điều lành hạnh phúc
Vui sống giữa thiên nhiên
Bảy bài học cuộc sống

Hãy để tôi đọc lại
Xuân sớm Ngọc Phương Nam .
Chuyện cụ Lê Huy Ngọ
Nhớ Người Nhớ quê hương

Đọc lại và suy ngẫm
Câu chuyện ảnh tháng Tư
Những bài thơ ám ảnh
Minh triết cho mỗi ngày

Bài đồng dao huyền thoại
Thiền Sư Lão Nông Tăng
Sóc Trăng Lương Định Của
Thầy Quyền thâm canh lúa

Trung Quốc một suy ngẫm
Vành đai và con đường
Trung Nga với Trung Á
Thế sự bàn cờ vây

Việt Nam con đường xanh
Giấc mơ lành yêu thương
Sự chậm rãi minh triết
Vui đi dưới mặt trời

Tỉnh thức cùng tháng năm

Ghi chú tài liệu dẫn:

ĐỌC LẠI VÀ SUY NGẪM Hoàng Kim @Trương Huy San nhà văn “Bên thắng cuộc” đã có tác phẩm hay “Giáo sư Phan Đình Diệu (1936-2016) khí phách# trí tuệ. Cảm ơn PGS TS Vũ Trọng Khải đã chỉ điểm, để bảo tồn thông tin (Khai Vutrong) 25 6 2022 lúc 01:30 Facebook xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/doc-lai-va-suy-ngam/

GIÁO SƯ PHAN ĐÌNH DIỆU (1936-2018):
KHÍ PHÁCH & TRÍ TUỆ
Truong Huy San
14 tháng 5, 2018


Sáng nay tôi hỏi 5 bạn sinh trong thập niên 1980s, 3 bạn nói không biết GS Phan Đình Diệu. Tôi buồn nhưng không bất ngờ. Ông là một người mà thế hệ chúng tôi ngưỡng mộ, cả về tài năng và sự chính trực. Có lẽ vì sự chính trực ấy mà ông rất ít khi có mặt trên những bục vinh quang. Nhưng, những đóng góp thầm lặng của ông đặc biệt là trong vai trò đưa công nghệ thông tin vào VN đang ảnh hưởng lên cả những thế hệ không còn biết ông là ai nữa.

GS Phan Đình Diệu là một trong những người đầu tiên gầy dựng ngành khoa học tính toán của miền Bắc (1968). Chiếc máy vi tính đầu tiên, có thể coi là của Đông Nam Á, ra đời năm 1980 [được thiết kế với chip Intel 8080A nên được đặt tên là VT80] là từ phòng thí nghiệm Viện Tin học của ông, bắt đầu từ những hợp tác trước đó với Viện Kỹ thuật Quân sự có sự giúp sức cả về chuyên môn và vật chất của ông André Trương Trọng Thi, người được coi là cha đẻ của máy tính cá nhân.

Theo tiến sỹ Vũ Duy Mẫn: “Năm 1981, sau khi lắp ráp thành công máy vi tính VT81 và cài đặt được ngôn ngữ lập trình Basic, Viện quyết định thử nghiệm đưa máy vi tính ứng dụng vào quản lý xí nghiệp cỡ nhỏ và vừa ở Xí nghiệp máy may Sinco”.

Nhưng, cho dù có nhiều nỗ lực, ngành công nghiệp sản xuất máy tính chỉ dừng lại ở đó. Tin học là một ngành không thể phát triển trong một quốc gia tự đóng cửa về chính trị và bị cô lập về thương mại với thế giới bên ngoài. Rất tiếc là khi tình hình trong nước bắt đầu cởi mở hơn thì GS Nguyễn Văn Hiệu (người thay giáo sư Trần Đại Nghĩa, làm Viện trưởng Viện khoa học Việt Nam) lại có những quyết định phi khoa học. Năm 1993, ông Hiệu loại GS Phan Đình Diệu khi ngành tin học Việt Nam cần một người lãnh đạo có tâm và có tầm nhất.

GS Hiệu nhận chức năm 45 tuổi. Ông có mọi ưu đãi của Chế độ, từ kinh phí nghiên cứu tới quyền hạn. Nắm Viện, ông Hiệu kêu gọi “các anh các chị hãy tự cứu mình”. Các công ty được thành lập, Viện khoa học Việt Nam nhanh chóng trở thành một nơi “nửa hàn lâm, nửa chợ trời”[theo TS Giang Công Thế]. Hàng nghìn cán bộ tài năng trôi giạt khắp nơi. Nền tin học Việt Nam chuyển một cách dứt khoát sang nghề… buôn máy tính.

Dù GS Phan Đình Diệu là người viết đề cương thành lập viện Công nghệ thông tin theo mô hình mới và khi bỏ phiếu thăm dò, ông nhận được tín nhiệm của đa số tuyệt đối, GS Nguyễn Văn Hiệu vẫn chọn một người có số phiếu thấp hơn vì lý do “biết làm kinh tế”. GS Phan Đình Diệu tuyên bố từ chức Viện phó Viện Khoa học Việt Nam và ra khỏi biên chế, những chuyên gia trẻ hết lòng vì khoa học như Nguyễn Chí Công, Vũ Duy Mẫn, Lê Hải Khôi, Giang Công Thế… bắt đầu phiêu bạt.

Cho dù vậy, theo GS Chu Hảo – thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ thời kỳ internet được đưa vào VN – “GS Phan Đình Diệu vẫn là linh hồn của các chính sách phát triển công nghệ thông tin của nước ta”. Ông là Chủ tịch hội Tin học và là Phó Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia phát triển Công nghệ Thông tin cho tới năm 1998.

Nếu như, GS Nguyễn Văn Hiệu nổi tiếng là một người biết sử dụng khoa học để làm chính trị và leo lên tới các đỉnh cao danh vọng thì GS Phan Đình Diệu lại là một con người mà ngay cả trong chính trị cũng chỉ tham gia với tinh thần khoa học.

Theo ông Trần Việt Phương – thư ký riêng của Thủ tướng Phạm Văn Đồng – từ đầu thập niên 1960s, khi được Thủ tướng Phạm Văn Đồng hỏi, GS Phan Đình Diệu đã cho rằng, hệ thống kinh tế Xô Viết sẽ sụp đổ nếu tiếp tục vận hành như thế này[Hy vọng là Trung tâm Lưu trữ quốc gia vẫn còn giữ được ý kiến này của GS Phan Đình Diệu].

Rất có thể, quyết định không bổ nhiệm GS Phan Đình Diệu vào năm 1993 của ông Hiệu còn có “lý do chính trị”. Từ năm 1989, GS Phan Đình Diệu có nhiều phát biểu về “đa nguyên” và đặc biệt là các ý kiến thẳng thắn của ông góp ý cho Hiến pháp 1992.

Tháng 10-1988, sau khi giải quyết xong vấn đề “đa đảng”[giải tán hai đảng Dân chủ và Xã hội], Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh bắt đầu “chống đa nguyên” nhắm vào ông Trần Xuân Bách. Tháng 3-1989, Hội nghị Trung ương 6 khẳng định “Không chấp nhận chủ nghĩa đa nguyên”. Ngay sau đó trên báo Đảng, cả Trưởng ban Tuyên huấn Trung ương Trần Trọng Tân lẫn “nhà nghiên cứu” Trần Bạch Đằng đều có bài, trên tinh thần “Mác Xít”, nhấn mạnh rằng, “Nếu hiểu đa nguyên theo nghĩa triết học thì từ lâu đã bị phê phán là sai lầm. Chúng ta không chấp nhận”.

Ngày 15-8-1989, GS Phan Đình Diệu có bài trên Sài Gòn Giải Phóng, đáp trả các luận điệu trên đây. Ông cho rằng, muốn “tìm đường đi cho đất nước trong thế giới hiện đại” thì phải “vận dụng trí tuệ của thời đại” từ “nhiều nguồn tri thức”. Theo ông, “Những gì xảy ra trong thế kỷ hai mươi là điều không thể hình dung đối với những bộ óc, dù là vĩ đại, của giữa thế kỷ mười chín”.

Sau khi đọc bài của Giáo sư Phan Đình Diệu, từ Hà Nội, Bí thư Trần Xuân Bách gửi cho TBT Sài Gòn Giải Phóng Tô Hoà một tấm danh thiếp, mặt sau ghi: “Chuyển giùm anh Phan Đình Diệu, tôi ca ngợi bài này”. Đây là bài báo cuối cùng mà Tô Hoà cho đăng với tư cách tổng biên tập Sài Gòn Giải Phóng. Ngày 28-3-1990, Trung ương cách chức ông Trần Xuân Bách.

Hai năm sau, ngày 12-3-1992, trong một phiên họp góp ý cho Hiến pháp 1992, GS Phan Đình Diệu đã có một phát biểu rất gây tiếng vang ở Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam. Ông đề nghị “tạm gác lại” việc đưa vào Hiến pháp các thuật ngữ “chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Marx – Lenin”. Ông đề nghị phải dũng cảm để thấy rằng, “mô hình CNXH, cũng như Marx – Lenin không còn đáp ứng được mục tiêu phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay”. Giai đoạn xây dựng một “tổ quốc Việt Nam trên tinh thần đoàn kết, hoà hợp và tự cường”.

Theo GS Phan Đình Diệu thì Việt Nam dứt khoát phải có “nhà nước pháp quyền”, chứ không thể tiếp tục “chuyên chính vô sản” hay “pháp quyền nửa vời”. Đặc biệt, ý kiến của ông về Mặt trận và các đoàn thể cho tới ngày nay vẫn còn rất thiết thực. Ông đề nghị, Hiến pháp chỉ cần coi lập hội là quyền tự do của người dân; từ bỏ việc nhà nước hoá các đoàn thể. Ông kêu gọi các đoàn thể thay vì dựa dẫm vào nhà nước phải lấy quần chúng làm gốc rễ, các cơ quan đảng, đoàn thể không ăn lương từ ngân sách.

GS Phan Đình Diệu không sử dụng tài năng và danh tiếng của mình để mưu cầu bổng lộc hay địa vị. Những năm sau 1975, trong những ngày đói kém, từ Paris trở về, hành lý của ông vẫn chỉ có sách và các “bản mạch” dùng cho sản xuất máy tính. Khi phải xuất hiện trên các diễn đàn thì, cho dù ở giai đoạn nào, ý kiến của ông vẫn là ý kiến của một con người yêu nước, khí phách và trí tuệ .

GS TRẦN QUỐC VƯỢNG VÀ VÙNG ĐẤT NAM BỘ
TS. Nguyễn Thị Hâu
(Hậu Kc Nguyễn)
Repost nhân ngày sinh của Thầy 12/12

Trong gia tài khoa học đồ sộ của GS. Trần Quốc Vượng, bài viết về các vấn đề lịch sử – văn hóa Nam bộ thực sự ít ỏi, chỉ trên dưới mươi bài. Tuy nhiên, không phụ thuộc vào số lượng bài viết hay số chữ, thậm chí có bài rất ngắn, các vấn đề ông đặt ra, gợi mở, lưu ý… đều là một cách tiếp cận mới và đặt cơ sở cho việc nghiên cứu vùng đất này.… Xem thêm Tỉnh thức cùng tháng năm (chép lai nguyên văn để đọc lại và suy ngẫm) xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/doc-lai-va-suy-ngam/https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tinh-thuc-cung-thang-nam/

@ Một cái nhìn Địa – Văn hóa

Vào năm học thứ hai của Khoa Lịch Sử trường Đại học tổng hợp TPHCM (1977), chúng tôi được học với thầy Trần Quốc Vượng về các nền văn hóa khảo cổ Việt Nam. Ngay buổi đầu tiên Thầy đã nói về mối quan hệ mật thiết giữa sử và địa, mở ra cho chúng tôi kiến thức về Địa -Văn hóa, Địa – Chính trị mà bất cứ người nghiên cứu lịch sử nào cũng cần nắm vững. Những bài giảng của ông tiếp tục triển khai lý thuyết không gian địa – văn hóa Nam bộ, cả trên bình diện tổng quan Đông và Tây Nam bộ và cả ở những tiểu vùng sinh thái đặc thù (như Cần Giờ – TPHCM). Ông đã sơ đồ/ mô hình hóa khu vực Nam bộ trong “mạng lưới” các nền văn hóa ở Đông Dương và Đông Nam Á nối liền bằng những con đường lục địa và ven biển, trong sự đối sánh về môi trường sinh thái tự nhiên và nhân văn.

Ba vấn đề cơ bản của lịch sử và văn hóa Nam bộ từ góc độ Địa – Văn hóa mà GS Trần Quốc Vượng chỉ ra là: Trước hết đó là sự “đa dạng văn hóa” trên cơ sở đa dạng về địa hình – sinh thái; Thứ hai, vai trò quan trọng của các cảng thị, trong đó đặc biệt là “cảng thị sơ khai” Cần Giờ, là cảng Bến Nghé của thành Gia Định và sau này là cảng Sài Gòn. Cũng có nghĩa là vấn đề văn hóa biển (qua kinh tế, lối sống của cư dân, giao lưu văn hóa – kỹ thuật) của vùng đất Nam bộ cần được lưu ý; Thứ ba, cần phải nghiên cứu các cộng đồng tộc người trên vùng đất Nam bộ – chủ nhân của những di sản văn hóa vật thể – phi vật thể độc đáo. Từ đó cho thấy “thống nhất trong đa dạng” của văn hóa là sự hòa hợp của những khác biệt trong sự tôn trọng và cùng tồn tại với nhau.

@ Lịch sử trong dòng chảy văn hóa

Nhiều thế hệ học trò của GS Trần Quốc Vượng đã học được ở ông tư duy liên ngành: đặt diễn trình lịch sử trong dòng chảy văn hóa, từ đó nhìn ra những “đứt gãy văn hóa” là hệ quả của (một số sự kiện quan trọng) lịch sử; đồng thời cũng phải biết đặt những câu hỏi “ngược” để tìm hiểu căn nguyên. Trong diễn trình lịch sử đó ngành Khảo cổ học đô thị là một trong những ngành quan trọng của thế kỷ XXI, đặc biệt ở Nam bộ, bởi vì đây là vùng được đô thị hóa về quy hoạch, kiến trúc và xây dựng, về lối sống (theo kiểu phương Tây) sớm và phổ biến nhất so với những vùng miền khác ở Việt Nam.

Trong cuộc “Du khảo một số di tích lịch sử – văn hóa ở sài Gòn và các vùng phụ cận” năm 1998, giáo sư Trần Quốc Vượng luôn “suy nghĩ về di sản văn hóa và thành phần tộc người ở Đồng Nai – Biên Hòa – Sài Gòn – Gia Định xưa. Như Thầy viết “trước, trong và sau tuần lễ du khảo, chúng tôi đọc và đọc lại những Trương Vĩnh Ký, Vương Hồng Sển, Minh Hương, Huỳnh Ngọc Trảng… các nhà văn – học giả, nhà nghiên cứu tài danh của nam kỳ lục tỉnh, của Ngũ Quảng đã tạo nên hương hoa bản sắc Sài Gòn”. Bài nghiên cứu – bút ký của giáo sư về cuộc du khảo này là một trong những bài thể hiện tư duy liên ngành mà những học trò của Thầy ở Nam bộ đã học được từ Thầy.

Khi chúng tôi đang khai quật di tích lò gốm cổ Hưng Lợi, ông đã đến thăm và nhận định:“Nét đặc sắc của khảo cổ học lịch sử TP. Hồ Chí Minh 300 năm là việc phân lập và nghiên cứu “Gốm Sài Gòn” (trước, Tây và ta chỉ gọi là Gốm Cây Mai) với cả sản phẩm gốm và các lò gốm của nó ở xứ Lò gốm – rạch (lò) gốm bao trùm mấy quận nội thành”. Từ những kết quả nghiên cứu đầu tiên về Di tích lò gốm cổ Hưng Lợi, Thầy đã nhận xét “Áp dụng cách tiếp cận liên ngành đi điền dã ở Lái Thiêu – Bình Dương – Sông Bé… thăm các lò gốm của người Hẹ, người Quảng Đông… Cuối cùng tìm thấy ngay ở quận 9 nơi chợ nhỏ Hiệp Phú (Thủ Đức cũ) rẽ vào phường Long Trường (Long Thạnh Mỹ cũ) một lò lu hiện đại (1954 – 1966) có cấu trúc giống hệt “Lò gốm Hưng Lợi” quận 8. Đây là một thành công thể nghiệm cách tiếp cận liên ngành nhân học văn hóa, bao gồm cả khảo cổ học và dân tộc học”.

Cũng bằng tư duy liên ngành, GS Trần Quốc Vượng đã dẫn dắt người đọc đi từ Bắc, qua Trung vào Nam, từ “phân vùng địa lý tự nhiên” đến “địa lý nhân văn” không gian văn hóa, từ các di chỉ khảo cổ thời đá cũ đá mới đến các cộng đồng dân cư cổ, từ ngôn ngữ của các tộc người đến lịch sử, từ tín ngưỡng dân gian đến huyền tích… Tất cả tưởng là tản mạn không có gì liên quan, nhưng với khả năng “mẫn cảm khoa học” Thầy đã chỉ ra mối liên hệ giữa những vấn đề khác nhau, qua đó có thể nhận thấy văn minh – văn hiến Đông Nam Á nhìn chung là kết quả tác động qua lại giữa các yếu tố nội sinh và các yếu tố ngoại sinh. Phía Bắc (Âu Lạc, Việt cổ) – Trung (Champa cổ) – Nam (Phù Nam cổ) đều cùng chung một mô hình huyền tích khởi nguyên là sự kết hợp giữa yếu tố núi (nội địa) và biển (bên ngoài), hai địa hình phổ biến ở khu vực ĐNA.

Những huyền tích từng được nhiều người biết đến, và cũng chỉ hiểu/coi là huyền tích, khi đặt trong mối liên hệ văn hóa – ngôn ngữ – khảo cổ – cổ sử… bỗng “nhìn thấy” một cái gì đó của quá khứ. Những “mảnh vỡ” lấp lánh của huyền tích, thần thoại, truyền thuyết tuy chưa phải là “lịch sử” nhưng nó phản ánh ít nhiều “sự thật” trong quá khứ, qua quá trình khái quát hóa lâu dài rồi được lịch sử ghi chép lại những gì cô đọng và bền vững nhất.

Hỏi ngược không phải là lật ngược đúng sai

Một câu nói vui của người Nam Bộ mà thầy Vượng rất thích và hay nói “Coi vậy, mà hổng phải vậy, mà đúng là vậy…”. Từ thời chúng tôi là sinh viên Thầy đã dạy cách suy nghĩ như thế, như một triết lý của Phật giáo Thiền tông: Khi chưa học Thiền ta nhìn núi là núi, ta nhìn sông là sông. Khi đang học Thiền ta thấy núi không còn là núi, sông không là sông. Nhưng sau khi đã chứng ngộ Thiền, ta lại nhìn ra giản dị: Núi đúng là Núi, Sông thật là Sông. Thật ra đây là cách lật đi lật lại vấn đề, hay như kinh nghiệm điền dã của Thầy: đi đi lại lại, hỏi đi hỏi lại, nghĩ đi nghĩ lại… “Hỏi ngược” chính là đào sâu vấn đề, tiếp cận nó từ nhiều hướng để thấy vấn đề toàn diện, chứ không phải là “lật ngược” trắng đen, đúng sai.

Hầu như các bài viết của GS. Trần Quốc Vượng về lịch sử – văn hóa Nam bộ ít nhiều đều từ phương pháp liên ngành đặt vấn đề/lĩnh vực trong “mạng”(net) tri thức để có thể phân tích, đánh giá, nhìn nhận vấn đề, sự kiện, nhân vật lịch sử. Bởi vì nếu chỉ căn cứ vào “chính sử” hay “huyền sử” thì khó có thể lý giải và hiểu được cặn kẽ những gì đã xảy ra, không nhìn từ văn hóa (theo nghĩa rộng nhất) thì “lịch sử” còn lại rất ít do chỉ nhìn thấy sự kiện mà không thấy những tác động dẫn đến sự kiện đó, những ảnh hưởng từ sự kiện đó đến bối cảnh xã hội. Nói cách khác do tầm nhìn hạn hẹp của người đời sau nên “chỉ thấy cây mà không thấy rừng”.

Từ đó, việc đặt lại vấn đề với những điều tưởng chừng đã “an bài” trong lịch sử – văn hóa luôn là “thao tác tư duy” cần thiết. Từ một góc nhìn khác, một chiều kích khác, một phương pháp khác… sẽ cho những nhận thức, hiểu biết mới. Không thể có nhận thức mới nếu thao tác tư duy cũ, “giải thiêng” các huyền thoại, huyền tích, cổ tích là một cách nhận biết những điều người xưa, dân gian ngầm gửi qua bề mặt câu chữ. “Đọc dưới những con chữ”, kể cả chính sử và huyền thoại, cổ tích, cách tiếp cận tư liệu như thế được nhiều học trò tiếp thu, tiếp cận lịch sử từ văn hóa VN, coi lịch sử là dòng chảy chính được tạo bởi nhiều nguồn văn hóa.

@ Một cá tính Trần Quốc Vượng độc đáo.

Tôi không có cái may mắn như nhiều bạn đồng nghiệp là được học GS Trần Quốc Vượng Vượng và trực tiếp làm việc, đi khảo sát và khai quật với Thầy. Tôi chỉ được học một vài chuyên đề khi Thầy vô Sài Gòn thỉnh giảng, ở “vùng sâu vùng xa” nên chỉ có thể học bằng việc nghiền ngẫm những bài viết của Thầy, nghe Thầy giảng giải và nói chuyện trong những lần gặp Thầy, học lại từ bạn bè – những người được Thầy trực tiếp truyền dạy. Tuy thầy không có điều kiện để trực tiếp hướng dẫn tôi trong các công trình khoa học nhưng Thầy luôn là người phản biện tuyệt vời, thấu hiểu và nâng đỡ những ý tưởng khoa học mới mẻ của học trò với trách nhiệm của một nhà khoa học chân chính và tấm lòng nhân hậu của một người Thầy.

Từ trải nghiệm cá nhân, tôi nhận thấy ngoài học thuật, GS Trần Quốc Vượng còn là tấm gương về sự dấn thân vào đời sống xã hội: từ sự hiểu biết sâu sắc lịch sử – văn hóa đến sự mẫn cảm trước những hiện tượng báo động sự bất ổn xã hội… Thầy luôn có tiếng nói cảnh báo từ cái tâm của một người trí thức chân chính. Cũng vì vậy, tuy Thầy quảng giao với mọi người, luôn “hòa hợp” nhưng không “hòa tan”, dù có nhiều biến cố xảy ra thì Thầy vẫn là chính mình, một cá tính Trần Quốc Vượng độc đáo.

Là học trò của Giáo sư Trần Quốc Vượng từ cuối những năm 1970, ở xa nhưng mỗi lần gặp lại tôi luôn cảm nhận nỗi cô đơn của Thầy ngày một đầy hơn. Dường như trên con đường khoa học gập ghềnh vạn dặm, trên những nẻo đường đời quanh co đầy bất trắc Thầy đã không có một người bạn đồng hành thực sự, mặc dù quanh Thầy bao giờ cũng có nhiều người… Ở Thầy Vượng không chỉ có kiến thức rộng lớn, sâu sắc, tư duy linh hoạt, sắc sảo mà Thầy còn có nỗi lòng lắng đọng, ẩn sâu bên trong vẻ “bạc đời”! Tựa như những bài hát của Trịnh Công Sơn mà Thầy luôn yêu thích “sống trên đời cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không, để gió cuốn đi, để gió cuốn đi…”, ở GS Trần Quốc Vượng chính là sự trân trọng, lòng bao dung, ứng xử chân thành giản dị với đồng nghiệp, học trò, bạn bè, cũng là thái độ không thỏa hiệp với những gì làm cho con người trở nên tầm thường, xấu xa như sự dối trá, phản bội, lòng ghen ghét, đố kỵ…

Thế hệ học trò khảo cổ đầu tiên ở Sài Gòn của GS Trần Quốc Vượng nay đã đến tuổi nghỉ hưu cả rồi, nhưng chúng tôi vẫn luôn coi mình là những học trò của Thầy, nhất là về phương pháp tiếp cận vấn đề và tư duy phản biện. Bên cạnh đó, “Học Thầy học tày học bạn” là lời khuyên bảo của Thầy Vượng mà chúng tôi luôn làm theo. Từ nền kiến thức cơ bản Thầy truyền cho, nhiều học trò của thầy dù phải “dịch chuyển” nhưng đều làm tốt nhiều công việc khác nhau, có tinh thần dấn thân và thực hiện trách nhiệm xã hội của người trí thức. Những gì GS. Trần Quốc Vượng để lại không chỉ là tri thức, tầm nhìn khoa học mà còn là cái tâm với nghề, cái tình đối với người. Tôi luôn tự nhủ, đó là chính điều Thầy luôn mong chúng tôi truyền đạt cho những thế hệ học trò về sau. Hình với Thầy Tấn,

Thầy Vượng ở di tích Lò gốm Hưng Lợi, 1998 (ảnh tư liệu của TS. Nguyễn Thị Hậu)

VĨNH BIỆT NHẠC SỸ NGUYỄN TIẾN
Nguyễn Quang Thiều


Sáng nay đọc tin thấy nhạc sỹ, NSND Nguyễn Tiến đã ra đi vĩnh viễn. Ông là nghệ sỹ đàn bầu số 1 Việt Nam. Nhiều năm rồi tôi không gặp ông. Nhớ lần cuối gặp nhau, ông hỏi:’’ Thiều bảo học đàn bầu mà sao không thấy đến ?’’.

Nhiều năm trước, tôi có đề nghị ông dạy đàn bầu cho tôi. Một lần tôi mở ghi âm một bản đàn bầu tôi chơi cho ông nghe, Ông kêu lên:’’ Thiều chơi ngọt quá, tiếng đàn đắm đuối’’. Nghe vậy tôi hỏi ông có dạy cho tôi vài kỹ thuật cơ bản không. Ông nói ông đã bỏ dạy đàn lâu rồi nhưng với tôi thì ông sẽ dạy. Vậy mà tôi không học được vì quá bận những việc linh tinh.

Ông có phổ nhạc một bài thơ của tôi. Tôi cũng đã nghe hát bài đó. Nhưng thơ tôi là thứ thơ hầu như không nhạc sỹ nào muốn phổ. Có lẽ chỉ có nhạc sỹ Nguyễn Tiến phổ bài HOA DÂM BỤT và nhà thơ, nhạc sỹ Lương Tử Đức phổ bài TIẾNG GỌI TÌNH YÊU.

Giờ ông đã ra đi mãi mãi. Xin cám ơn tiếng đàn bầu kỳ diệu của ông.Xin cúi đầu tiễn biệt ông
Tôi xin đưa lại bài thơ HOA DÂM BỤT để tưởng nhớ ông.

HOA DÂM BỤT

Anh về thăm lại xóm mình xưa
Hàng dâm bụt xanh, hoa đỏ mắt chờ
Chim khách góc vườn kêu luýnh quýnh
Mẹ già không kịp nhận tên anh

Chiều nay chuồn ớt bay nhiều quá
Cay vào nỗi nhớ thuở yêu nhau
Em run rẩy đâu rồi, em nóng hổi
Em trắng ngần, sợ sệt cuối đêm trăng

Nơi ta yêu nhau giờ sắc hoa đỏ gắt
Hoa nở bật ra như vết cứa máu trào
Làng mình xưa cũ nghèo vách đất
Anh tặng em hoa dâm bụt cuối mùa

Giờ em theo chồng lên phố núi
Cắp nón che về phía vắng anh
Vắng anh, em nhìn hoa tiễn biệt
Em khóc thương anh trong tóc con mình

Lòng anh mãi mãi mùa hoa đỏ
Mãi về ngõ ấy, mãi đêm trăng
Và em, em mãi lòng thơm thảo
Làm hoa dân bụt đỏ quê chồng

(1)
BÀI ĐỒNG DAO HUYỀN THOẠI
Hoàng Kim


“Dây dã tường vi thật dẻo dai
Ba con ngỗng trong một đàn
Một bay về Đông, một bay Tây
Và một bay trên tổ chim cúc cu”.

Bài đồng dao huyền thoại

(1)
BÀI ĐỒNG DAO HUYỀN THOẠI
Hoàng Kim


“Dây dã tường vi thật dẻo dai
Ba con ngỗng trong một đàn
Một bay về Đông, một bay Tây
Và một bay trên tổ chim cúc cu”.

Bài đồng dao huyền thoại

(2)
DI TẢN
Hoàng Đình Quang

Mỗi dòng tin làm ta rơi nước mắt
Bạn về quê bạn biết nơi mô mà tìm?
Tiếng xe chạy chỉ nhìn qua kính chắn
Vẫy chào ngày ở lại với lặng im.

Rồi khốn khó tháng ngày sàng sẩy
Mưa vẫn giăng mưa, bão vẫn bão bùng
Cây cầu nối trong với ngoài thành phố
Chỉ một đầu tiễn biệt thủy chung!

Ta vẫn biết tai ương tràn phố thị
Trốn nỗi đau, đi gặp nỗi buồn
Ngồi mặc cả với rủi may thời thượng
Phía quê nhà cánh cổng khép hoàng hôn!

Ta đành vậy! Cắt ra từng gan ruột
Lúc bơ vơ, bấu víu tiếng nhà quê
Chỉ nước mắt nuốt vào miền quên lãng
Mái thềm ơi! Dù đi bộ cũng xin về! (*)

Làm sao khác, cái vòng tròn cơm áo
Lúc cơ hồ, danh vọng khuất nhân tình
Rồi quên nhớ, ít nhiều, thua được
Rất hồn nhiên, tai họa rập rình!

Nào! Thôi nhé, chuyến xe đò không hẹn
Hay đôi chân biết định hướng chân trời
Phía nước mắt sẽ khô dần, di tản
Đón nhau về chập choạng chiều cánh dơi!

27.7.2021
(*). Mượn ý Olga Bergon: “Pushkin ơi! Dù đi bộ cũng xin về”!

(3)
LI NÔNG, LI HƯƠNG
Truong Huy San

Chúng ta đang chứng kiến cuộc hồi hương của những người nông dân lớn nhất trong lịch sử Việt Nam. Cuộc hồi hương lý giải vì sao lâu nay ở nhiều vùng nông thôn không còn nông dân, không còn thanh niên trai tráng và ở nhiều ngõ xóm không còn cả bóng trẻ thơ. Cuộc hồi hương không chỉ cho thấy khủng hoảng nhân đạo trên đường Cái mà rồi sẽ còn phát sinh nhiều vấn đề kinh tế xã hội trong những tháng năm tới sau các lũy tre làng.

Những địa phương có người về từ Sài Gòn, Bình Dương… không chỉ phải ngăn chặn dịch lây lan ra cộng đồng từ những F0 rất có thể có trong dòng người trở về, vừa phải đảm trách các sứ mệnh nhân đạo; mà còn, phải tiên liệu, họ sẽ sống ra sao cho đến khi Sài Gòn, Bình Dương… trở lại bình thường và có thể nhiều người trong số họ không còn trở lại Sài Gòn, Bình Dương… nữa.

Không giống các quốc gia ở vào thời kỳ công nghiệp hóa khác (tôi không dùng ví dụ Trung Quốc). Cải cách ruộng đất, hợp tác hóa… đã làm kiệt quệ nông thôn Việt Nam ở cả khả năng sản xuất nông phẩm và cả nền tảng văn hóa, đạo đức con người. Chính sách đất đai nửa vời trong thời kỳ chuyển đổi không chỉ đánh vào nông nghiệp mà còn đặt nông dân trở thành lực lượng dễ bị tước đoạt quyền lợi nhất.

Trong tình thế của Việt Nam đầu thập niên 1990s, đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) là con đường giúp người Việt thoát nghèo nhanh nhất. FDI còn mang vào những mô hình giúp các doanh nghiệp Việt Nam học hỏi và là những đầu mối giúp kết nối với bên ngoài. Nhưng FDI cũng lấy đi nhiều bờ xôi, ruộng mật của nông thôn và bằng cách thu hút lao động giá rẻ, đã kéo theo một làn sóng nông dân li hương.Trong số các loại đất, đất nông nghiệp được giao cho nông dân là với thời hạn ngắn nhất, dễ bị thu hồi nhất và được định giá rẻ mạt nhất. Bằng một quyết định hành chánh (thay đổi mục đích sử dụng) ruộng lúa từ giá (được nhà nước định) vài chục, vài trăm nghìn có thể được phân lô bán với giá hàng chục triệu đồng. Bằng một quyết định hành chánh, nông dân có thể bị tước đi tư liệu sản xuất và ngay lập tức chứng kiến những người xa lạ trở thành triệu phú trên chính mảnh đất của mình.

Phải tích tụ ruộng đất thì nông dân và các doanh nghiệp trong nông nghiệp mới có thể hiện đại hóa trong trồng trọt và công nghiệp hóa trong bảo quản, chế biến các sản phẩm từ nông nghiệp. Một bộ phận lớn nông dân vẫn được li nông mà không phải li hương. Nhưng, chính sách hạn điền đã đánh mất cơ hội tích tụ ruộng đất trong thập niên 1990s, khi phân lô bán nền chưa làm cho đất nông nghiệp tăng giá tới mức mà nếu mua ruộng để canh tác thì không thể nào có lãi như giá đất bây giờ.

Không có cái gì bán được (Luật gọi là chuyển nhượng) mà không phải là tài sản. Ruộng đất là thứ tài sản của người nông dân ít được Nhà nước bảo hộ nhất. Nếu như “sở hữu toàn dân” vẫn còn là một trong những niềm an ủi chính trị cho “định hướng xã hội chủ nghĩa” thì chúng tôi sẽ không bàn. Nhưng cần thay “quyền thu hồi đất” của Nhà nước bằng “quyền trưng mua” quyền sử dụng đất.

Những thay đổi trong nông nghiệp, nông thôn, vì thế, không thể chỉ chờ đợi từ các nhà lãnh đạo địa phương.

Tôi đọc tất cả những phát biểu của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan, một nhà lãnh đạo từng gây ấn tượng ở địa phương. Đồng ý với ông, “nông nghiệp là một ngành kinh tế, chứ không chỉ là sản xuất đơn thuần”. Nhưng, rất tiếc, giải pháp quan trọng nhất mà ông kêu gọi lại chỉ là sự thay đổi ở người nông dân thay vì từ Nhà nước.

Về phía nông dân, ông Hoan yêu cầu: “Người nông dân cần nhận thức rằng cuộc đời của mình là do chính mình quyết định. Muốn vậy, người nông phải có ý chí mạnh mẽ, suy nghĩ tích cực, thay vì than thân, trách phận hay trông chờ ỷ lại”. Trong khi về phía Nhà nước, ông Hoan chỉ đưa ra các giải pháp: xây dựng “chuỗi giá trị ngành hàng”, “hệ sinh thái ngành hàng”; kêu gọi nhiều nhà đầu tư tham gia vào các “Cụm liên kết công – nông nghiệp”.

Thay vì chỉ sử dụng kinh nghiệm có được từ Đồng Tháp và sự hiểu biết về nông nghiệp và nông thôn miền Tây. Ông Lê Minh Hoan cần trang bị cho mình một tầm nhìn rộng hơn. Nông nghiệp phải được coi là một ngành kinh tế, rất đúng. Nhưng sự thay đổi đó không chỉ bắt đầu từ nông dân. Phải có những thay đổi chính sách cần sự hợp tác liên ngành. Vai trò “nhà nước” mà ông Hoan nêu ra chỉ là tư duy từ vai trò của “doanh nghiệp nhà nước”.

Nông nghiệp không đơn giản chỉ là một mô hình kinh tế mà còn gắn với nông thôn, một mô hình sống. Phải có chính sách để 10 – 15 năm nữa, người dân không phải làm nhà nhao ra mặt đường hay xé lẻ ruộng vườn mà tạo thành các cụm dân cư (thành LÀNG) – mọc lên ở những nơi cao ráo và đất ở đó ít màu mỡ nhất. Phải có chính sách để những nơi đất đang cho giá trị kinh tế nông nghiệp cao không bị các nhà kinh doanh địa ốc bắt tay với chính quyền biến thành các Ecopark, Văn Giang…

LÀNG phải trở thành một không gian sống, không gian văn hóa của người dân ở các vùng nông thôn. LÀNG hình thành từng cụm để tối ưu khi đầu tư hạ tầng y tế, văn hóa, giáo dục và điện, nước…

LÀNG như thế chỉ có thể hình thành trên một nền tảng người dân có quyền quyết định mảnh đất của mình và ruộng đất được tích tụ (bằng mua bán, sang nhượng, hoặc bằng sự tự nguyện hợp tác của các chủ ruộng…) để hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp, công nghiệp hóa sản phẩm nông nghiệp. LÀNG như thế mới trở thành một đảm bảo cho người nông dân, muốn li nông không phải li hương, giảm bớt những thảm họa nhân đạo như chúng ta đang chứng kiến.

Mời chị Vu Kim Hanh đọc (Nguồn: Li Nông, Li Hương của Truong Huy San)

xem tiếp Đọc lại và suy ngẫm http://hoangkimlong.wordpress.com/category/doc-lai-va-suy-ngam/

MINH TRIẾT SỐNG PHÚC HẬU
Hoàng Kim


Bản chất cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và vô thường. Minh triết của đời người hạnh phúc là biết sống thung dung, phúc hậu, thanh thản, an nhiên tự tại, nhận ra kho báu vô giá của chính mình, không lo âu, không phiền muộn, sống với tinh thần dịu hiền và trái tim nhẹ nhõm.

Bài giảng đầu tiên của Phật

Tứ Diệu đế – Sự khổ: Nguyên nhân, Kết quả và Giải pháp – là bài giảng đầu tiên của Phật (Thích ca Mầu ni -Siddhartha Gamtama), nhà hiền triết phương đông cổ đại. Người là hoàng tử Ấn Độ, đã có vợ con xinh đẹp nhưng trăn trở trước sự đau khổ, thiếu hoàn thiện và vô thường (Dukkha) của đời người mà Phật đã xuất gia vào năm hai mươi chín tuổi để đi tìm sự giác ngộ. Người đã dấn thân suốt sáu năm trời tự mình đi tìm kiếm những vị hiền triết nổi tiếng khắp mọi nơi trong vùng để học hỏi và thực hành những phương pháp khác nhau nhưng vẫn chưa đạt ngộ. Cho đến một buổi chiều ngồi dưới gốc bồ đề, thốt nhiên Người giác ngộ chân lý mầu nhiệm lúc ba mươi lăm tuổi. Sau đó, Người đã có bài giảng đầu tiên cho năm người bạn tu hành. Mười năm sau, Phật thuyết pháp cho mọi hạng người và đến 80 tuổi thì mất ở Kusinara (Uttar Pradesh ngày nay). Học thuyết Phật giáo hiện có trên 500 triệu người noi theo.

Bài giảng đầu tiên của Phật là thấu hiểu sự khổ (dukkha), nguyên nhân (samudaya), kết quả (nirodha) và giải pháp (magga). Tôn giáo được đức Phật đề xuất là vụ nổ Big Bang trong nhận thức, san bằng mọi định kiến và khác hẵn với tất cả các tôn giáo khác trước đó hoặc cùng thời trong lịch sử Ấn Độ cũng như trong lịch sử nhân loại. Phật giáo chủ trương bình đẳng giai cấp, bình đẳng giữa con người có máu cùng đỏ, nước mắt cùng mặn, hết thảy các pháp là vô ngã. Mục đích là vô ngã là sự chấm dứt đau khổ và phiền muộn để đạt sự chứng ngộ bất tử, Niết bàn.

Kinh Phật với triết lý vô ngã: Chân lý là suối nguồn, chứ không phải là con người thần thánh hoặc chân lý tuyệt đối. Vị trí độc đáo của Phật giáo là một học thuyết mang đầy đủ tính cách mạng tư tưởng và cách mạng xã hội. Tiến sĩ triết học Walpola Rahula là giáo sư Trường Đại học Tổng hợp Ceylan (Pháp) đã tìm tòi văn bản cổ và giới thiệu tài liệu nghiêm túc, đáng tin cậy này (Lời Phật dạy. Lê Diên biên dịch).

Suối nguồn tươi trẻ Thiền tông

‘Bất lập văn tự. Giáo ngoại biệt truyền. Trực chỉ nhân tâm. Kiến tánh thành Phật’. Không lập giáo điều, truyền dạy ngoài sách, vào thẳng lòng người, giác ngộ thành Phật Thiền sư Bồ-đề-đạt-ma (?-532) đã nêu ra triết lý căn bản Thiền tông để Dạy và Học.Thiền tông Phật giáo Đại thừa nguồn gốc từ đức Phật Thích-ca Mâu-ni đã đạt được sự giác ngộ dưới gốc cây Bồ-đề ở Ấn Độ. Thiền sư Bồ-đề-đạt-ma là Tổ sư Ấn Độ đời thứ 28 đã truyền bá và phát triển Thiền tông lớn mạnh tại Trung Quốc. “Thiền” nhấn mạnh  kinh nghiệm thực tiễn chứng ngộ ‘trực chỉ nhân tâm, kiến tính thành Phật’ . Nhà Ấn Độ học và Phật học người Đức Hans Wolfgang Schumann trong tác phẩm Đại thừa Phật giáo (Mahāyāna-Buddhismus) đã viết:“Thiền tông có một người cha Ấn Độ nhưng đã chẳng trở nên trọn vẹn nếu không có người mẹ Trung Quốc.Cái ‘dễ thương’,cái hấp dẫn của Thiền tông chính là những thành phần văn hoá nghệ thuật, những đặc điểm sắc thái riêng của Trung Quốc, không phải của Ấn Độ. Những gì Phật giáo mang đến Trung Quốc, với tư tưởng giải thoát tuyệt đối, trình bày một cách nghiêm nghị khắt khe với một ngón tay trỏ chỉ thẳng, những điều đó được các vị Thiền sư thừa nhận, hấp thụ với một nụ cười thầm lặng đầy thi vị. Thành tựu lớn lao của các Đại luận sư Ấn Độ là nhét ‘con ngỗng triết lý’ vào cái lọ ‘ngôn từ, thì  chính nơi đây tại Trung Quốc, con ngỗng này được thả về với thiên nhiên mà không hề mang thương tích.” Thiền tông là sự “truyền pháp ngoài kinh điển” đạt ‘giác ngộ tức thì’ tại đây, ngay lúc này, chứng ngộ ‘kiến tính thành Phật’ do bản ngã chân tính và nhân duyên. Phật Thích Ca trên núi Linh Thứu im lặng đưa lên cành hoa, Thiền sư Ca Diếp mỉm cười thấu hiểu và đức Phật Thích Ca đã ấn chứng cho Thiền sư Ca Diếp là Sơ tổ của Thiền tông Ấn Độ.

Thiền tông Việt Nam có từ rất sớm tại Luy Lâu do Thiền tông Ấn Độ truyền bá vào Việt Nam trước tiên ở thế kỷ thứ 2 và thứ 3, rước cả Trung Quốc (thế kỷ thứ 6) Nhật Bản (thế kỷ 11, 12) và các nước châu Á khác. Các Sơ Tổ Thiền tông Việt Nam là thiền sư Khương Tăng HộiMâu Tử. Thiền tông Việt Nam nguồn gốc lâu đời trong lịch sử Việt Nam và phát triển rực rỡ nhất thời nhà Trần với Thiền phái Trúc Lâm.  Trần Nhân Tông (Trần Khâm 1258- 1308) là vua Phật đời Trần (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Người là tổ sư Trúc Lâm Yên Tử, nhà chiến lược kỳ tài, nhà văn hóa kiệt xuất, nhà thơ lớn Con Người Hoàn Hảo dân tộc Việt Nam. Người đã viết: Cư trần lạc đạo, triêt lý nhân sinh rất nổi tiếng “Ở đời vui đạo, mặc tùy duyên/ Hễ đói thì ăn, mệt ngủ liền/ Kho báu trong nhà thôi tìm kiếm/ Vô tâm đối cảnh hỏi chi thiền.

Trúc Lâm Yên Tử, Trần Nhân Tông

Trần Nhân Tông (Trần Khâm 1258- 1308) là vua Phật đời Trân (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Người là tổ sư Trúc Lâm Yên Tử, nhà chiến lược kỳ tài, nhà văn hóa kiệt xuất, nhà thơ lớn và Con Người Hoàn Hảo của dân tộc Việt Nam. Người đã viết: Cư trần lạc đạo, triêt lý nhân sinh rất nổi tiếng “Ở đời vui đạo, mặc tùy duyên/ Hễ đói thì ăn, mệt ngủ liền/ Kho báu trong nhà thôi tìm kiếm/ Vô tâm đối cảnh hỏi chi thiền.”

Trần Nhân Tông với 50 năm cuộc đời đã kịp làm được năm việc lớn không ai sánh kịp trong mọi thời đại của tất cả các dân tộc trên toàn thế giới: Minh quân lỗi lạc, làm vua 15 năm (1278 – 1293) trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến hai lần đánh thắng quân Nguyên Mông là đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thế giới của thời đó; Vua Phật Việt Nam, tổ sư thiền phái Trúc Lâm Yên Tử và Thái Thượng Hoàng 15 năm (1294-1306). Nhà văn hóa và nhà thơ kiệt xuất với thắng tích Trúc Lâm Yên Tử và kiệt tác Trần Nhân Tông còn mãi với thời gian, hoàn thành sư mệnh của bậc chuyển pháp luân, mang sự sống trường tồn vươt qua cái chết; Người Thầy của chiến lược vĩ đại yếu chống mạnh, ít địch nhiều bằng thế đánh tất thắng “vua tôi đồng lòng, toàn dân đồng sức”tạo lập sự nghiệp mở nước và thống nhất non sông Việt, mở đất phương Nam bằng vương đạo, thuận thời, thuận người; Con người hoàn hảo, đạo đức trí tuệ, kỳ tài trị loạn, đã hưng thịnh nhà Trần và cứu nguy cho nước Việt tại thời khắc đặc biêt hiểm nghèo, chuyển nguy thành an, biến những điều không thể thành có thể.

Giáo sư sử học Trần Văn Giàu nhận định: “… chưa tìm thấy lịch sử nước nào có một người đặc biệt như Trần Nhân Tông ở Việt Nam. Tại nước Tàu lúc bấy giờ Triều đình nhà Tống rất hùng mạnh nhưng quân Nguyên Mông đã tràn xuống đánh thắng thần tốc, đến nỗi vua quan nhà Tống phải chạy ra biển và nhảy xuống biển tự vẫn. Tại Tây Á, Trung Á và một phần châu Âu cũng thua thảm hại, đến nỗi Giáo hoàng La Mã cũng lên tiếng sợ hãi. Trong lúc ấy Việt Nam so với phương Bắc thì quá nhỏ bé và quá nghèo yếu, thế mà Người dám không cho Nguyên Mông mượn đường xâm lược Chiêm Thành. Lại còn đánh bại ba lần Nguyên Mông xâm lược. Sau khi thắng giặc, Người lại lên núi sống. Người dám nghĩ, dám làm những việc không ai dám nghĩ chứ đừng nói đến làm”

Phật giáo Khoa học và Việt Nam

Nhà bác học Anhstanh, cha đẻ của Thuyết tương đối, đã nhận định: “Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học” . “Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó” . “Khoa học mà thiếu tôn giáo là khập khiễng. Tôn giáo mà không có khoa học thì mù quáng” . Cả ba câu này đều được trích từ Những câu nói nổi tiếng của Anhstanh (Collected famous quotes from Albert), và được dẫn lại trong bài Minh triết sống thung dung phúc hậu của Hoàng Kim

Khoa học và thực tiễn giúp ta tìm hiểu những phương pháp thực tế để thể hiện ước mơ, mục đích sống của mình nhằm sống yêu thương, hạnh phúc,vui khỏe và có ích. Đọc rất kỹ lại Ki tô giáo, Hồi giáo,Do Thái giáo,Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, … và chiêm nghiệm thực tiễn , tôi thấm thía câu kinh Phật với triết lý vô ngã: Chân lý là suối nguồn chứ không phải là con người thần thánh hay chân lý tuyệt đối. Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông có minh triết: Hãy quay về tự thân chứ không tìm ở đâu khác. Luật Hấp Dẫn, Thuyết Tương đối, Thành tựu Khoa học và Thực tiễn giúp ta khai mở nguồn năng lượng vô tận của chính bản thân con người và thiên nhiên. Đó là ba ngọn núi cao vọi của trí tuệ, là túi khôn của nhân loại. Bí mật Tâm linh (The Meta Secret) giúp ta khám phá sâu sắc các quy luật của vũ trụ liên quan đến Luật Hấp Dẫn đầy quyền năng. Những lời tiên tri của các nhà thông thái ẩn chứa trong Kinh Vệ đà, Lời Phật dạy, Kinh Dịch, Kinh Thánh, Kinh Koran …, cũng như xuyên suốt cuộc đời của những con người vĩ đại trên thế giới đã được nghiên cứu, giải mã dưới ánh sáng khoa học; Bí mật Tâm linh là sự khai mở những nguồn năng lượng vô tận của chính bản thân mỗi con người đối với đồng loại, các loài vật và thiên nhiên. Suối nguồn chân lý trong di sản văn hóa, lịch sử, giáo dục, kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao của mỗi dân tộc và nhân loại lưu giữ nhiều điều sâu sắc cần đọc lại và suy ngẫm.Qua đèo chợt gặp mai đầu suối. Gốc mai vàng trước ngõ.

Việt Nam là chốn tâm thức thăm thẳm của đạo Bụt (Phật giáo) trãi suốt hàng nghìn năm. Lịch sử Phật giáo Việt Nam theo sách Thiền Uyển tập anh xác nhận là đạo Phật được truyền trực tiếp từ Ấn Độ theo đường biển vào Việt Nam, gồm Giao Chỉ ở phía bắc và Chăm pa ở phía nam, khoảng thế kỉ thứ ba đến thế kỉ thứ hai trước Công nguyên, chứ không phải từ Trung Hoa như một số quan niệm trước đây. Phật giáo đồng hành chung thủy, lâu bền với dân tộc Việt, dẫu trãi nhiều biến cố nhưng được dẫn dắt bởi những nhà dẫn đạo sáng suốt và các đấng minh vương, lương tướng chuộng nhân ái của các thời nên biết thể hiện sự tốt đạo, đẹp đời. Việt Nam là nước biết tiếp thu, chắt lọc tri thức tinh hoa của nhân loại, chuộng sự học, đồng thời biết quay về với tự thân tổng kết thực tiễn, chứ không tìm ở đâu khác.

Việt Nam, Khoa học và Phật giáo là ba nhận thức căn bản của tôi.

Bản chất cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và vô thường. Minh triết của đời người hạnh phúc là biết sống thung dung, phúc hậu, thanh thản, an nhiên tự tại, nhận ra kho báu vô giá của chính mình, không lo âu, không phiền muộn, sống với tinh thần dịu hiền và trái tim nhẹ nhõm

Hoàng Kim

Chua Giang giua dong xuan

CHÙA RÁNG GIỮA ĐỒNG XUÂN
Hoàng Kim

Nơi cổ tự mây lành che xóm vắng
Viên Minh xưa chùa Ráng ở đây rồi
Bụt thư thái chim rừng nghe giảng đạo
Trời trong lành gió núi lắng xôn xao.

Nhớ Pháp Chủ người hiền Thích Phổ Tuệ
Viên ngọc lành tính sáng gửi tin yêu:
“Mưa thuận gió hòa chăm bón đúng
Nhân tươi quả tốt được thu nhiều”

Thương hạt ngọc trắng ngần vui Bạch Ngọc
Phước nhân duyên thơm thảo học làm người
“Thơm hương lúa ngậm đòng chăm bón đúng
Mưa thuận gió hòa nhân quả tốt tươi”

Ngát hương sen lồng lộng bóng trúc mai
Đồng xanh đất lành trời xanh bát ngát
Hoa Đất, Hoa Người tổ tiên phước đức
Con biết ơn Người hiếu thảo ghi ơn …

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoa-binh-minh-hoa-lua/

Mua thuan gio hoa cham bon dung
Ngat huong sen long long bong truc mai

HÈ SANG
Hoàng Kim


Xuân mãn hè sang cảnh đổi thay
Thanh minh tiết lớn phước đong đầy
Trời thay biển động mưa lam gió
Đất lành chim đậu nắng xanh cây
Đêm xuân nhẹ nhõm vui ngon giấc
Ngày hè thanh thản khỏe phô bày
Tâm tĩnh lặng an nhiên 1 phúc hậu
Thung dung dạy và học2 tầm tay

1. https://youtu.be/zCFGN2XT54E
2. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thung-dung-day-va-hoc/

XUÂN MÃN
Hoàng Thanh Luận

Cảnh vật đa màu sắc đổi thay
Diệu kỳ biến ảo nắng hong đầy
Tơ trời vương vấn dăng sương bạc
Muông thú hò hẹn đậu kín cây
Trình tự nhịp nhàng đua tiếng hót
Đua tranh sau trước cố tô bày
Cà phê bạn đợi vui bao chuyện
Xuân mãn hè sang chỉ sải tay

(*) Cảm ơn cậu Hoàng Thanh Luận thơ XUÂN MÃN , cháu Hoàng Kim họa đối HÈ SANG và xin phép tích hợp về trang Thung dung dạy và học https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thung-dung-day-va-hoc/

MINH TRIẾT CHO MỖI NGÀY
Hoàng Kim


Minh triết sống phúc hậu Tâm tĩnh lặng an nhiên. Một gia đình yêu thương Chín điều lành hạnh phúc Minh triết cho mỗi ngày https://youtu.be/zCFGN2XT54E Cuộc đời như mắt trong. Mắt thứ nhất soi mình, tâm nguyện mình yêu thích. Mắt thứ hai soi người. Người thân thầy bạn quý. Mắt thứ ba tuệ nhãn. Ánh sáng soi tâm hồn. Sức khỏe và tình yêu. Lao động và nghĩ ngơi Điều độ và hài hòa An nhiên vui khỏe sống https://hoangkimlong.wordpress.com/category/minh-triet-cho-moi-ngay/

THẦY BẠN TRONG ĐỜI TÔI
Hoàng Kim

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-ban-trong-doi-toi/

Cảm ơn Nguyễn Viết Hưng, Hà Thủy Hà và các cháu. Có một ngày như thế, Thầy bạn trong đời tôi, các em và các cháu, đường xa tìm về thăm. Thật Hạnh Phúc.

TẢN MẠN CÂY XANH THĂM THẲM ANH
Hoàng Kim mừng anh Nguyễn Quốc Toàn

Anh lên Tây Bắc chào các mế
Trời suối gần thêm giấc mơ lành
Mây trắng đường xưa thênh thênh bước
Tản mạn cây xanh thăm thẳm anh.

TẢN MẠN CÂY XANH
Nguyễn Quốc Toàn (6.8.2019)
1- Màu xanh chiếm gần hết diện tích quả địa cầu chúng ta đang sống. Biển xanh, dòng sông xanh, đồng ruộng xanh, rừng cây xanh… Sự tham lam quá đáng của con người đã làm quả đất đổ bệnh bởi rác thải, bởi nạn chặt phá cây xanh. Bấy giờ người ta mới tá hỏa tôn vinh màu xanh: Resort xanh, khách sạn xanh, siêu thị xanh, con đường xanh, điện máy xanh, cuộc tình xanh… Ngọn lá xanh simsapa trong tay đức Phật Thích ca cách nay 2500 năm là đạo cụ để ngài thuyết giáo KINH LÁ RỪNG mà ngày nay chúng sinh vẫn tụng đọc.

2- Chính đức Phật Thích ca thuyết trong kinh Đại Bản về sự thành tựu của 7 vị phật trên thế gian không phải từ trong lầu son gác tía mà từ bên những gốc cây xanh. Các trang 21, 22 kinh Đại Bản cho ta biết:
– Ngài Tì bà thi thành phật dưới gốc cây ba ba la
– Ngài Thi khí thành Phật dưới gốc cây phân đà lị
– Ngài Tì xá bà thành phật dưới gốc cây sa la
– Ngài Câu lâu tôn thành Phật dưới gốc cây thi lị sa
– Ngài Câu na hàm thành phật dưới gốc cây ô tam bà la
– Ngài Ca diếp thành Phật dưới gốc cây ni câu luật
– Ngài Tất đạt đa thành Phật Thích ca dưới gốc cây assatha. (sau khi Phật thích ca hoằng dương Phật pháp cây assatha được đổi tên là cây bồ đề (trí tuệ)

Mới hay từ xa xưa cây xanh đã song hành với các vị A la hán cho đến đắc đạo. Nó chứng kiến giây phút con người rũ bỏ vô minh đi vào giải thoát, hết còn sinh lão bệnh tử, hết còn tái sinh luân hồi, hết khổ.

3- Thuyết “Y Chánh bất nhị” của đạo Phật cho rằng cây xanh và thực vật nói chung không đứng ngoài thân xác con người. Y Chánh gồm Y báo và Chánh báo. Y báo là thế giới ta đang sống. Chánh báo là nhân lọai. Hai thực thể này không hể hai mà chỉ là một. Vậy nên con người tàn phá biển xanh, tàn phá rừng xanh là tự giết chính mình.

vienluathambacgiap

THẦY LUẬT LÚA OMCS OM
Hoàng Kim

Giáo sư Nguyễn Văn Luật, anh hùng lao động là tác giả chính của cụm công trình đoạt Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học công nghệ 10 nhà khoa học được nhận năm 2000. Tập thể Viện Lúa là anh hùng lao động thời kỳ đổi mới năm 2000, đến năm 2014 Viện Lúa phát huy truyền thống và được nhận Huân chương Độc Lập hạng Nhất cao quý nhất của Việt Nam. Thầy là một người lính và danh tướng lỗi lạc của mặt trận nông nghiệp Điện Biên Nam Bộ. Trong câu chuyện đời thường của giáo sư Luật có ba câu chuyện tiếu lâm, học mà vui, vui mà học. Đó là “Ôm em và ôm em cực sướng”, “Nuôi heo trồng so đũa nuôi dê”, “Thầy Luật bạn và thơ”.. Chuyện được tình tự kể như dưới đây. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-luat-lua-omcs-om/

Thầy Nguyễn Văn Luật (phải) là giáo sư tiến sĩ anh hùng lao động, cựu Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, tác giả chính của OMCS OM trên đồng lúa mới với kỹ sư Hồ Quang Cua (trái) anh hùng lao động, tác giả chính thương hiệu gạo thơm Sóc Trăng nổi tiếng Việt Nam .

CÂU CHUYỆN ẢNH THÁNG TÁM
Hoàng Kim


XUÂN.Nguyễn Văn Luật Xuân thời gian, xuân bất tái lai Hương sắc tình xuân đâu có phai. Sức xuân trong anh từ em đến Viết bản tình ca tha thiết không lời.22 2 1997 Lúa mới, Nguyễn Văn Luật 1997 (bài cuối). Tôi dừng lâu trước bài thơ xúc động của anh Nguyễn Hữu Ước viết tại Ô Môn đêm 14 12 1992 cảm nhận về thơ Xuân của thầy Luật. Anh Ước thăm Ô Môn chậm hơn nhiều so với chúng tôi; Anh không được làm “lô đối chứng” hoạt động chung chương trình lúa và hệ thống canh tác kết nối từ rất sớm với Viện Lúa Ô Môn. Giáo sư Vũ Công Hậu nói “Được làm lô đối chứng là tốt lắm ” đấy cậu ạ. Giáo sư Vũ Công Hậu và anh Nguyễn Huy Ước ngày nay đều là người thiên cổ nhưng những sự quý mến, trân trọng công sức của một thế hệ vàng tâm huyết và lời tâm tình thật đáng quý. DẠY VÀ HỌC không chỉ là trao truyền kiến thức mà còn thắp lên ngọn lửa. Chừng nào mỗi chúng ta chưa ứa nước mắt thấm hiểu sự nhọc nhằn của người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt gạo. Chừng nào những giá trị lao động khoa học cao quý, liên tục, âm thầm chưa mang lại đủ niềm vui cho bữa ăn của người dân nghèo. Chừng đó chúng ta sẽ còn phải DẠY VÀ HỌC. Cái gốc của sự học là HỌC LÀM NGƯỜI. Các sâu sắc của sự học làm người là noi theo gương sáng (mặt tốt) của những bậc thầy minh triết, phúc hậu, tận tâm với Người với Đời. Sức lan tỏa của người Thầy là tình yêu thương con người, sức tập hợp và cảm hóa. Thầy Nguyễn Văn Luật trở thành nhân vật lịch sử của em để đón nhận mọi sự khen chê của đời thường, nhưng riêng em luôn nhớ về Thầy với những điều cảm phục ngưỡng mộ”. Thầy Luật lúa OMCS OM một thời sôi nổi. Thầy Luật lúa OMCS OM ngày nhàn vui đọc lại

CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN
Hoàng Kim
Tôi đã nhiều lần tới châu Mỹ, tới cả Trung Mỹ, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Đó là kinh nghiệm sống quý giá cho sự nghiên cứu và giảng dạy khoa học cây trồng, đặc biệt là cây lương thực. Tôi nhớ thầy Norman Boulaug và nhiều thầy bạn ở nơi ấy, nhớ đất. nhớ người. Tôi có thói quen chép lại ghi chú ngắn và ghi hình về kỷ niệm sau mỗi chuyến đi, lần này mới có dịp hệ thống lại. “Châu Mỹ chuyện không quên” lắng đọng trong lòng tôi những ký ức sâu sắc về công việc chuyên môn khoa học cây trồng, cây lương thực yêu thích, kết nối với đất nước, con người, bạn hữu, và nền văn hóa châu Mỹ. Tôi kể từ chuyến đi Mỹ lần đầu tiên năm 1988, cho tới nhiều lần về sau lắng đọng chuỗi trãi nghiệm thân thương với thầy bạn ở bên kia bờ đại dương. Ba nơi chính của châu Mỹ mà tôi may mắn được tới, đó là vùng vật liệu di truyền ở ba trung tâm khởi nguyên cây trồng toàn cầu của chúng tại Châu Mỹ gồm Trung tâm ngô và lúa mì quốc tế CIMMYT ở Mê hi cô. Trung tâm khoai lang và khoai tây quốc tế CIP ở Peru. Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới CIAT về sắn, đậu thực phẩm, lúa gạo châu Mỹ ở Côlômbia. Những điểm đến này tương tự như Viện Nông nghiệp Nhiệt đời Quốc tế IITA ở Nigeria châu Phí, Viện Nghiên cứu Cây trồng Quốc tế cho vùng Nhiệt đới Bán khô cằn ICRISAT ở Ấn Độ, và Viện Lúa quốc tế IRRI ở Philippines. Những chốn ấy cũng thật thân thuộc với tôi. Tại đấy sách chuyên khảo cây trồng, tạp chí, trang web, video thật phong phú, sâu sắc và thật đáng ao ước. Cũng từ đấy mà tôi may mắn được đi thăm thú rộng ra các vùng lân cận theo điều kiện và hoàn cảnh của mỗi chuyến đi.

“Châu Mỹ chuyện không quên” là các bài học tình yêu cuộc sống trãi nghiệm cá nhân của các chuyến đi thực tế, với mục đích cung cấp các điểm nhấn tư liệu nông nghiệp sinh thái về cây lương thực châu Mỹ cho bạn đọc. Tác phẩm gồm 36 đường dẫn, tựa đề thơ ngũ ngôn, để dễ đọc dễ nhớ, ảnh chi tiết bấm link.

Mục đích sau cùng của DẠY VÀ HỌC là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và LÀM được việc. Lời Thầy dặn thung dung.

Châu Mỹ chuyện không quên
Hoàng Kim

Niềm tin và nghị lực
Về lại mái trường xưa
Hưng Lộc nôi yêu thương
Năm tháng ở trời Âu

Vòng qua Tây Bán Cầu
CIMMYT tươi rói kỷ niệm
Mexico ấn tượng lắng đọng
Lời Thầy dặn không quên

Ấn tượng Borlaug và Hemingway
Con đường di sản Lewis Clark
Sóng yêu thương vỗ mãi
Đối thoại nền văn hóa

Truyện George Washington
Minh triết Thomas Jefferson
Mark Twain nhà văn Mỹ
Đi để hiểu quê hương

500 năm nông nghiệp Brazil
Ngọc lục bảo Paulo Coelho
Rio phố núi và biển
Kiệt tác của tâm hồn

Giấc mơ thiêng cùng Goethe
Chuyện Henry Ford lên Trời
Bài đồng dao huyền thoại
Bảo tồn và phát triển

Sắn Việt Nam và Kawano
Sắn Việt Nam và Howeler
Một ngày với Hernán Ceballos
CIAT Colombia thật ấn tượng
Martin Fregene xa mà gần

Châu Mỹ chuyện không quên
CIP Peru và khoai Việt
Nam Mỹ trong mắt tôi
Nhiều bạn tôi ở đấy

Machu Picchu di sản thế giới
Mark Zuckerberg và Facebook
Lời vàng Albert Einstein
Bill Gates học để làm

Thomas Edison một huyền thoại
Toni Morrison nhà văn Mỹ
Walt Disney bạn trẻ thơ
Lúa Việt tới Châu Mỹ..

CIAT COLOMBIA THẬT ẤN TƯỢNG

Ở Colombia, tôi ấn tượng nhất ba nơi là 1) CIAT tại Cali, 2) sông Magdalena và đền thần Mặt trời, với dãy núi Andes và nhiều đồn điền cà phê; 3) thủ đô Bogota tại Zona Rosa nổi tiếng với các nhà hàng và cửa hiệu, có Cartagena một khu phố cổ trên bờ biển Caribê gợi nhớ biển Nha Trang của Việt Nam. Tôi thích nhất CIAT tại Cali là vườn sắn lai. Tôi nhiều ngày luôn cặm cụi ở đấy. Tôi đã kể lại trong bài “Nhớ châu Phi” lời nhắn của giáo sư tiến sĩ Martin Fregene: “Kim thân. Mình hiểu rằng CMD, bệnh virus khảm lá sắn, đã vô tình được du nhập vào Việt Nam. Mình khuyến khích bạn nhập các giống sắn nuôi cấy mô MNG-19, MNG-2 và 8-9 C-series từ CIAT để đánh giá chúng về hàm lượng tinh bột và năng suất bột. Nếu hàm lượng tinh bột và năng suất tinh bột của những giống sắn kháng bệnh CMD này đủ cao, hãy nhân lên và phân phối giống sắn mới này đến các khu vực bị ảnh hưởng. Hãy cho mình biết nếu mình có thể trợ giúp thêm”. (Dear Kim, I understand that CMD has been accidentally introduced into Vietnam. I encourage you to import tissue culture plants of MNG-19, MNG-2, and the 8-9 C-series from CIAT and evaluate them for starch content. If they are high enough, multiply and distribute to affected areas. Let me know if I can be if more help). Tôi đã trả lời: “Cám ơn bạn. Tôi đã mang nguồn gen giống sắn kháng CMD về Việt Nam rồi, nay mình đang cùng các cộng sự của mình lai tạo giống kháng này với những giống sắn ưu tú năng suất tinh bột cao của Việt Nam”.

MACHU PICCHU DI SẢN THẾ GIỚI

Bạn hỏi tôi ấn tượng nhất điều gì ở Nam Mỹ?. Tôi ấn tượng nhất là Machu Picchu di sản thế giới UNESCO ở Peru, nơi được Tổ chức New7Wonders chọn là một trong bảy kỳ quan thế giới mới. Đó là di sản nền văn minh Inca, người da đỏ Inca  và thần Mặt trời. Đấy thực sự là một kho báu kỳ bí vĩ đại tâm linh khoa học kỳ bí chưa thể giải thích được đầy đủ. Đền thờ thần Mặt trời tựa lưng vào cột chống trời “Cổ Sơn”, theo tiếng quechua của người Inca; thỉnh thoảng được gọi là “Thành phố đã mất của người Inca” một khu tàn tích Inca thời tiền Columbo trong tình trạng bảo tồn tốt ở độ cao 2.430 m trên một quả núi có chóp nhọn tại thung lũng Urubamba ở Peru, khoảng 70 km phía tây bắc Cusco. Tại thủ đô Lima có một đường bay nội địa dẫn tới Cusco. CIP gần trung tâm Lima và sân bay nên bạn rỗi hai ngày là có thể đi thăm được. Tất cả các chuyến bay tới Machu Picchu đều xuất phát từ Cusco.

MARTIN FREGENNE XA MÀ GẦN

Hoàng Kim và bạn hữu thăm nhà riêng Martin Fregene ở CIAT Colombia năm 2003. Nhóm bạn chúng tôi đến từ Ấn Độ, Brazil, Thái Lan, Peru, Colombia và Việt Nam. Martin Fregene hiện nay làm giám đốc điều hành hoạt động nông nghiệp và nông công nghiệp của Tập đoàn Ngân hàng Phát triển Châu Phi (ADBG). Ông cũng là giáo sư thực thụ rất nổi tiếng của trường đại học Nigeria. Ông cũng làm cố vấn kỹ thuật cao cấp cho Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nigeria. Martin Fregene thuở xưa tại CIAT đã là  một tiến sĩ di truyền chọn giống sắn rất nổi tiếng của Nigeria và đã tạo được nhiều giống sắn tốt cho CIAT và Nigeria. Martin Fregene đã tự nguyện trở về Tổ quốc mình làm việc cho nông dân nghèo ở Nigeria, đã tự nguyện rời ‘miền đất hứa’ Donald Danforth Plant Science Center ở Mỹ, CIAT (Centro Internacional de Agricultura Tropical), ở Colombia.

NHỚ BẠN NHỚ CHÂU PHI
Hoàng Kim to Martin Fregene

Sau này khi Martin Fregene tự nguyện về nước, tôi đã viết bài thơ này tặng bạn ấy:

Nhớ Châu Phi bạn gần và xa.
Hiền tài hơn châu báu ngọc ngà.
Thương bạn về nhà rời đất hứa.
Dấn thân mình cho đất nở hoa

(Remember to Africa friends near and far / A good name and godly heritage is better than silver and gold./ Love you home, leave the promised land./ Involve yourself in the land of bloom). Ngày ấy Peaingpen, Sheela, Alfredo, Yona, Martin và Kim, chúng tôi đã ăn tối (enjoy fufu) .thật ngon tại nhà Martin Fregene ở CIAT. Chiều hôm ấy trong đền thờ “Vị thần Mặt trời bị lãng quên của người Inca“, gia đình sắn chúng tôi đã cam kết cùng nhau làm “những người bạn của nông dân trồng sắn châu Á, châu Phi và châu Mỹ”. Hoàng Kim bế con của Martin và giao hẹn: Nhờ trời, bác sẽ tới châu Phi”. Tôi đọc sách “Nhà giả kim” tựa đề tiếng Anh là “The Alchemist” nguyên tác tiếng Bồ Đào Nha là “O Alquimista” của Paulo Coelho do Alan R. Clarke chuyển ngữ tiếng Anh và thích thú hứa với cháu bé, tôi sẽ tới châu Phi. Thật may mắn sau này ước mơ ấy của tôi cũng thành sự thật. Hóa ra, Vị thần mặt trời Inca bị quên lãng là có thật ! Phổ hệ chọn giống sắn Việt Nam có quan hệ nhiều trong câu chuyện này.. Giống sắn Việt Nam ngày nay trồng nhiều nhất là KM419 chiếm 42% và  KM94 chiếm 38% tổng diện tích trồng sắn của Việt Nam. Chuyện lai tạo giống sắn bây giờ mới kể.

Hoàng Kim và Chareinsak Rojanaridpiched

Chareinsak Rojanaridpiched là giáo sư tại  Kasetsart University (Bangkhen, Băng Cốc, Thái Lan). Ông nguyên là Hiệu trưởng Trường Đại học Kasetsart. Ông và nhóm đồng nghiệp sắn Thái Lan đã chọn tạo được Kasetsart 50: (KU 50) có tổng diện tích trồng khoảng 1,0 – 1,5 triệu ha mỗi năm tại Thái Lan và Việt Nam, là nguồn thu nhập rất quan trọng cho nông dân nghèo ở Đông Nam Á, Tiến sĩ Chareinsak Rojanaridpiched  là người đã từng học ở trường đại học Cornell University,  một trường đại học nổi tiếng của nước Mỹ xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chau-my-chuyen-khong-quen/

CIAT (Centro Internacional de Agricultura Tropical) ở Colombia, nơi Hoàng Kim gặp nhiều bạn tốt

Bài viết mới trên DẠY VÀ HỌC
https://hoangkimvn.wordpress.com bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích
Nắng ban mai
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam Thung dung Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter  hoangkim vietnam