#cnm365 #cltvn 14 tháng 2


TỈNH THỨC CÙNG THÁNG NĂM
#htn, #hoangkimlong, #banmai #vietnamxahoihoc, #htn365, #ana, #dayvahoc, #vietnamhoc, #cnm365#cltvn, #vietcassava, #annhiên #đẹpvàhay

CNM365 Tình yêu cuộc sống: Hoa Lúa giữa Đồng Xuân; Thành tâm với chính mình; Cuộc đời thành trang văn; Nhà tôi giấc mơ xanh; Hoàng Ngọc Dộ khát vọng; Chuyện ngày sinh của Thủy; Thầy Nguyễn Lân Dũng; Thầy Quyền thâm canh lúa; Thầy Luật lúa OMCS OM; Chuyện cô Trâm lúa lai; Vạn An lời yêu thương; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Chuyện cổ tích người lớn; Trăng rằm thương nhớ Anh; Gốc mai vàng trước ngõ; Hoàng Trung Trực đời lính; Làng Minh Lệ quê tôi; Trần Công Khanh ngày mới; Nguyễn Ngọc Tư sầu riêng;  Phan Chí Thắng chuyện  đời; Thương Kim Thiếp Vũ Môn; Lão Mai Đinh Đình Chiến; Ông Hồ Sáu Đồng Nai; Đêm giao thời huyền diệu; Thành tâm với chính mình; Thung dung vườn cổ tích; Từ Hiếu với người hiền; Xuân mới sức sống mới; Trường tôi nôi yêu thương; Về Trường để nhớ thương; Ban mai chào ngày mới; Thiên nhiên và bạn quý; Hoa Mai trong Tết Việt; Borlaug và Hemingway; Đêm giao mùa huyền diệu; Thế giới trong mắt ai; Chính Ngọ đoán Kinh Dịch; Thời biến nhớ người xưa; Trò chuyện với Yến Thanh; Núi Chứa Chan Xuân Lộc;Vườn Quốc Gia Cát Tiên; Một gia đình yêu thương; Nhớ vầng trăng ngọn lửa ; Hoàng Thành Trúc Lâm Sáng; Hoàng Ngọc Dộ Khát Vọng; Biển Hồ Chùa Bửu Minh; Đêm lạnh nhớ Đào Công; Đào Duy Từ còn mãi; Nông lịch tiết Đại Hàn; Dạo chơi non nước Việt; Đảo Hòn Khô Quy Nhơn; Đào Duy Từ còn mãi; Nắng ban mai ngày mới; Cuộc đời thành trang văn; Đêm Vu Lan; Hồ Long Vân Nhớ Người; Hoàng Trung Trực đời lính; Trần Công Khanh ngày mới; Biển Hồ Chùa Bửu Minh; Dạo chơi Chùa Thần Đinh; Làng Minh Lệ Quê Tôi; Núi Thần Đinh Quảng Bình; Thăm quê ngày chuyển  năm; Hà Nội mãi trong tim; Chùa Một Cột Hà Nội; Việt Bắc Nhớ Bác Hồ; Lên Trúc Lâm Yên Tử; An vui cụ Trạng Trình; Hải Như thơ về Người; Vườn Quốc gia Việt Nam; Du lịch sinh thái Việt; Tìm về đức Nhân Tông; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Chớm Đông trên đồng rộng; Thơ dâng theo dấu Tagore; Hoàng Tố Nguyên tiếng Trung; Hoàng Long cây lương thực; Bạch Mai sắn Tây Nguyên; Thơ viết bên thác Iguazu; Nhớ kỷ niệm một thời; Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Giấc mơ lành yêu thương, Nguyễn Du trăng huyền thoại; Hồ Quang Cua gạo ST; Thầy bạn là lộc xuân; Thầy bạn trong đời tôi; Tô Đông Pha Tây Hồ; Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay; Lên Việt Bắc điểm hẹn; Ban mai chào ngày mới; Việt Nam con đường xanh; Nông lịch tiết Lập Đông; Lê Hùng Lân Hoa Tiên; Đời đừng thiếu mùa Đông; Sớm Đông; Nhớ cây thông mùa Đông; Đêm lạnh nhớ Đào Công; Thành tâm với chính mình; Gia Cát Mã Tiền  Khóa; Việt Nam tâm thế mới; Việt Nam con đường xanh; Ban mai chợt tỉnh thức; Ngày mới Ngọc cho đời; Hoàng Tố Nguyên tiếng Trung; Hoàng Long cây lương thực; Cây Lương Thực Food Crops; Vào Tràng An Bái Đính; Thăm Hoa Lư Cúc Phương; Thăm thẳm trời sông Thương; Nguyên Ngọc về Tây Nguyên; Nguồn Son nối Phong Nha; Ban Mai Ngọc Biển Vàng, Đi dưới trời minh triết; Bình sinh Hồ Chí Minh; Điểm hẹn chốn đồng tâm; Việt Nam tổ quốc tôi; Du lịch sinh thái Việt; Lớp 10A TT ĐHNN2 Hà Bắc; Lên Trúc Lâm Yên Tử; Đêm Yên Tử; Văn chương ngọc cho đời; Ai bảo chăn trâu là khổ? Hoàng Tố Nguyên tiếng Trung; Hoàng Long cây lương thực; Ban mai chào ngày mới; Tỉnh thức cùng tháng năm; Sự chậm rãi minh triết; Lên Trúc Lâm Yên Tử; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Tìm về đức Nhân Tông; Chọn giống sắn Việt Nam; Câu chuyện ảnh tháng 12; Có một ngày như thế; Mười thói quen mỗi ngày; Chuyện thầy Lê Văn Tố; Giấc mơ lành yêu thương; 500 năm nông nghiệp Brazil; Vui bước tới thảnh thơi; Minh triết sống phúc hậu; Sự chậm rãi minh triết; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Tìm về đức Nhân Tông; Đi bộ trong đêm thiêng; Tỉnh thức; Thầy Quyền thâm canh lúa; Thầy Luật lúa OMCS OM; Hoàng Ngọc Dộ khát vọng; A Na tìm được Ngọc; TTC Group Sen vào hè; ĐHNN2 Hà Bắc nay và xưa; Lớp 10A TT ĐHNN2 Hà Bắc; Lên Trúc Lâm Yên Tử; Đêm Yên Tử; Văn chương ngọc cho đời; Ai bảo chăn trâu là khổ? Hoàng Tố Nguyên tiếng Trung; Hoàng Long cây lương thực; Ban mai chào ngày mới; Tỉnh thức cùng tháng năm; Sự chậm rãi minh triết; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Tìm về đức Nhân Tông; Con nguyện làm Hoa Lúa; Chọn giống sắn Việt Nam; Hoàng Kim thơ cho con; Nếp nhà đẹp văn hóa; Thung dung chào ngày mới; Em ơi can đảm lên;Lời Thầy luôn theo em; Dạy và học ngày mới; Dạy và học để làm; Ngày mới trên quê hương; Nếp nhà đẹp văn hóa;Champasak ngã ba biên giới; Vạn Xuân nơi An Hải; Cao Biền trong sử Việt; Lúa Việt tới Châu Mỹ Hoàng Kim thơ cho con; Nếp nhà đẹp văn hóa; Vietnamese cassava today; Ngày mới lời yêu thương; Quảng Bình đất Mẹ ơn NgườiĐồng xuân lưu dấu hiềnQuảng Tây nay và xưa; Người vịn trời chấp sói; Nguyễn Hàm Ninh Thầy Vua; Hoàng Thành Di sản thế giới tại Việt Nam, Trăng rằm vui chơi giăng; Giống khoai lang Việt Nam; Phú Yên nôi lúa sắn; Lời biết ơn chân thành; Bảo tồn và phát triển sắn; Nhà Trần trong sử Việt; Lời dặn của Thánh Trần; Lời thề trên sông Hóa; Ngày mới lời yêu thương; Ngày xuân đọc Trạng Trình; Ngày mới bình minh an; Lúa siêu xanh Việt Nam; Xuân ấm áp tình thân; Xanh một trời hi vọng; Vận khí và vận mệnhGiấc mơ lành yêu thương; 24 tiết khí lịch nhà nông; Vui đi dưới mặt trời; Thầy bạn là lộc xuân; Sớm xuân đi tảo mộ; Ban mai trên sông Son; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Nguyễn Du trăng huyền thoại; Hoa Lúa; Nguyễn Du trăng huyền thoại; Lev Tonstoy năm kiệt tác, Học không bao giờ muộn; Xanh một trời hi vọng; Xuân ấm áp tình thân; Biển Hồ Chùa Bửu MinhGiấc mơ lành yêu thương; 24 tiết khí nông lịch; Vui đi dưới mặt trời; Thầy bạn là lộc xuân; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Vận khí và vận mệnh; Xanh một trời hi vọng; Xuân ấm áp tình thân; Biển Hồ Chùa Bửu MinhGiấc mơ lành yêu thương; #cltvn định hướng và giải pháp; Trầm tích ngọc cho đời; Vườn Quốc gia Việt Nam; Chị em với mái nhà xưa; Nhà Trần trong sử Việt; Đến với Tây Nguyên mới; Xuân ấm áp tình thân; Tảo mai nhớ đức Nhân Tông; Nhớ bạn hiền xóm núi; Hình như; Nhớ Viên Minh Hoa Lúa; Minh triết Hồ Chí Minh; Làng Minh Lệ quê tôi; Thượng Đức thương nhìn lại; Trường tôi nôi yêu thương; Lev Tonstoy năm kiệt tác; Viện Lúa Sao Thần Nông; Về miền Tây yêu thương; Thầy Luật lúa OMCS OM; Trầm tích ngọc cho đời; Vườn Quốc gia Việt Nam; Chị em với mái nhà xưa; Nhà Trần trong sử Việt; Xuân ấm áp tình thân; Tảo mai nhớ đức Nhân Tông; Nhớ bạn hiền xóm núi; Trung Quốc một suy ngẫm; Giống lúa siêu xanh Việt Nam; Giống lúa siêu xanh GSR90; Ta về với Linh Giang; Nếp nhà đẹp văn hóa; Nguyễn Du trăng huyền thoại, Giống lúa siêu xanh GSR65; Chung sức trên đường xuân; Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc; Gạo Việt và thương hiệu; Nguyễn Du trăng huyền thoại; Ta về với Linh Giang; Nếp nhà đẹp văn hóa; Câu chuyện ảnh tháng Một; Giấc mơ lành yêu thương; Linh Giang Đình Minh Lệ; Nguồn Son nối Phong Nha; Làng Minh Lệ quê tôi; Sông Thương. Giống lúa siêu xanh Việt Nam; Thế giới trong mắt ai; Biển Hồ Chùa Bửu Minh; Châu Mỹ chuyện không quên; Chuyện đời không thể quên; Sơn Tùng chuyện Bác Hồ; Hoa và Ong Hoa Người; Lúa siêu xanh Hòa Bình; Bài giảng Viên Long Bình; Nông lịch tiết Đại Hàn; 24 tiết khí nông lịch; Châu Văn Tiếp Phú Yên; Châu Mỹ chuyện không quên; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Tỉnh lặng với chính mình; Giác ngộ là tỉnh thức; Xuân sớm Ngọc Phương Nam; Việt Nam con đường xanh; Nếp nhà đẹp văn hóa; Giấc mơ lành yêu thương; Sớm xuân ngắm mai nở; Giống lúa siêu xanh Việt Nam; Bài giảng Viên Long Bình; Chiếu đất ở Thái An; Lev Tonstoy năm kiệt tác; Phục sinh giữa tối sáng; Martin Fregene xa mà gần; Cây táo bài ca thời gian; Học đi mà nhớ mãi; Tỉnh thức cùng tháng năm; Chọn giống sắn kháng CMD; Đại tuyết trên Hoàng Hà; Kim Dung trong ngày mới; Câu chuyện ảnh tháng Một; Ngày xuân đọc Trạng Trình; Về Trường để nhớ thương; Một vùng trời nhân văn; Nhớ thầy Phan Hoàng Đồng; Chiếu đất ở Thái An; Phục sinh giữa tối sáng; Nông lịch tiết Đại Hàn; Châu Mỹ chuyện không quên; Trời mưa qua Cồn Dưa; Từ Hiếu với người hiền; Gõ ban mai vào phím; Thơ xuân ngày giáp Tết; Kim Dung trong ngày mới; Đại tuyết trên Hoàng Hà; Đặng Thái Sơn đọc và ngẫm; Một vùng trời nhân văn; Trường tôi nôi yêu thương; Lời khuyên thói quen tốt; Về phố thương cháo nấm; #cnm365 #cltvn An nhiên; Thơ xuân ngày giáp Tết; Thầy Quyền thâm canh lúa; Thầy Vũ trong lòng tôi; Thầy Luật lúa OMCS OM; Đến Neva nhớ Pie Đại Đế; May mắn bánh và hoa; IAS đường tới trăm năm; Người lính cây sắn tuổi thơ; An lành xuân chạm nhớ; Đất trời mùa đoàn viên; Lời khuyên thói quen tốt; Bài đồng dao huyền thoại; Truyện Pie Đại đế; Cuối dòng sông là biển; Thơ xuân ngày giáp Tết; Về Trường để nhớ thương; Trường tôi nôi yêu thương; Sông Kỳ Lộ Phú Yên; Sớm Xuân; Hình như; Lev Tonstoy năm kiệt tác; Thơ thiền Thích Nhất Hạnh; Từ Hiếu với người hiền; Nhớ thầy Nguyễn Văn Hiệu; Một vùng trời nhân văn; Ngày xuân đọc Trạng Trình; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Walter Disney người bạn lớn; Trà Tì bánh và hoa; Nguyễn Du Hồ Xuân Hương; Mừng Văn nghệ Quảng Minh; Một vùng trời nhân văn; Minh triết của đức Phật; Môhamet và đạo Hồi; Vua Solomon sách khôn ngoan; Minh triết sống phúc hậu, Lời Thầy dặn thung dung. Nắng mới; Chuyện ngày sinh của Thủy; #An nhiên; May mắn bánh và hoa; Minh triết của đức Phật; Trường tôi nôi yêu thương; Thơ viết bên thác Iguazu; Ngọc phương Nam; Ngọc lục bảo Paulo Coelho; Kiệt tác của tâm hồn; 500 năm nông nghiệp Brazil; Biển Hồ Chùa Bửu Minh; Huyền Trang tháp Đại Nhạn. Xuân mới sức sống mới; Giếng Ngọc vườn Tao Đàn; Linh Giang sông quê hương; Trà Tì bánh và hoa; Tím một trời yêu thương; Suy ngẫm từ núi Xanh; IAS đường tới trăm năm; Hoa Đất thương lời hiền; An nhiên; Một gia đình yêu thương; Di sản thế giới tại Việt Nam; Đỗ Tất Lợi danh y Việt; Giếng Ngọc vườn Tao Đàn; Tảo mai nhớ đức Nhân Tông; Tím một trời yêu thương; Suy ngẫm từ núi Xanh; Châu Mỹ chuyện không quên; Mark Twain nhà văn Mỹ; IAS đường tới trăm năm; Hoa Đất thương lời hiền; Xuân mới; Nông lịch tiết Lập Xuân; 24 tiết khí nông lịch; Pho tượng Ngọc Quan Âm; Tảo mai nhớ đức Nhân Tông; Quà Xuân thật tuyệt vời; Du xuân với Tình yêu; Ngày xuân đọc Trạng Trình; Truyện George Washington; Đùa vui cùng Thuận Nghĩa; Hoa Xuân Vườn Tao Đàn; Thơ Xuân Chào Ngày Mới; Mark Zuckerberg và FB; Nông lịch tiết Lập Xuân; 24 tiết khí nông lịch; Tảo mai nhớ đức Nhân Tông; Du xuân với Tình yêu; Huyền Trang tháp Đại Nhạn; Địa chỉ xanh Ấn Độ; Giống lạc HL25 Việt Ấn; Về với vùng văn hóa; Nhớ cụ Nguyễn Khắc Viện; Minh triết sống phúc hậu; Hoa Xuân Vườn Tao Đàn; Hoa Đất thương lời hiền; Kim Dung trong ngày mới; Bạn Tây Nguyên về thăm; Về với vùng văn hóa; Huyền Trang tháp Đại Nhạn; Địa chỉ xanh Ấn Độ; Giống lạc HL25 Việt Ấn; Nhớ cụ Nguyễn Khắc Viện; Vui đi dưới mặt trời; Xuân ấm áp tình thân; Bên suối một nhành mai; Chọn giống sắn kháng CMD; Lên Trúc Lâm Yên Tử; Chuyện cổ tích người lớn; Trần Đăng Khoa trong tôi; Xuân mới; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Chuyện cổ tích người lớn; Trăng rằm thương nhớ Anh; Gốc mai vàng trước ngõ; Hoàng Ngọc Dộ khát vọng; Hoàng Trung Trực đời lính; Truyện Pie Đại đế; Minh triết cho mỗi ngày. Biển Hồ Chùa Bửu Minh, Trần Đăng Khoa trong tôi; Xuân mới; Ban mai chào ngày mới; Theo chân người dẫn đường;Nông nghiệp sinh thái Việt; Học không bao giờ muộn; Lời Thầy dặn thung dung; Lời Thầy luôn theo em; Ban mai lặng lẽ sáng; Vui bước tới thảnh thơi; Xuân mới; Ban mai chào ngày mới; Thơ Pushkin bình minh Nga;; Pushkin 9 kiệt tác thơ tình; Chuyện cổ tích người lớn; Nếp nhà đẹp văn hóa; Về với vùng cát đá; CNM365 Tình yêu cuộc sống; Minh triết cho mỗi ngày; Nguyễn Trọng Tạo nhịp đồng dao; Theo chân người dẫn đường; Nông nghiệp sinh thái Việt; Học không bao giờ muộn; Lời Thầy dặn thung dung; Lời Thầy luôn theo em; Ban mai; Vui bước tới thảnh thơi; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Chuyện cổ tích người lớn; Đến với bài thơ hay; Chuyện cổ tích người lớn; Ban mai chào ngày mới; Xuân sớm Ngọc Phương Nam; Lộc xuân; Minh triết cho mỗi ngày, Xuân ấm áp tình thân; Cuộc đời phúc lưu hương; Hoa Mai và Mùa Xuân; Ngọc Quan Âm xuân mới; #cnm365 #cltvn #vietnamhoc Xuân mới; Tỉnh thức; Ban mai chào ngày mới; Hữu Ngọc văn hóa Việt; Ngày xuân đọc Trạng Trình; Đến với bài thơ hay; Cụ Hai Lúa Hoa Đất; Hoa Mai và Mùa Xuân; Nhớ ải Lạng Chi Lăng; Xuân mới; Tết ấm áp tình thân; Xuân mới; Hoa Lúa giữa Đồng Xuân, Đường xuân đời quên tuổi Giấc mơ lành yêu thương; Bài ca yêu thương; Nắm chặt tay anh đi em; Biển nhớ Trịnh Công Sơn; Cần Thơ Bùi Hữu Nghĩa; Ngôi sao mai chân trời; Tết ấm áp tình thân; Nhớ Mẹ Cha; Hoàng Ngọc Dộ khát vọng; Hoàng Trung Trực đời lính; Đường xuân đời quên tuổi;

Chúc mừng Ngày Tình Yêu, bản tình ca bền vững với thời gian. Ngày 14 tháng 2 là Ngày Valentine (hay còn gọi là Lễ tình nhân) một biểu tượng nổi tiếng khắp thế giới. Ngày này năm xưa. Ngày 14 tháng 2 năm 1918, lịch Gregory, bộ lịch mới do Giáo hoàng Grêgôriô XIII đưa ra vào năm 1582 Liên Xô bắt đầu sử dụng sau cách mạng tháng 10 Nga và đã được sử dụng rộng rãi tới ngày nay. Ngày 14 tháng 2 năm 2005, tên miền của Youtube được kích hoạt, Youtube hiện là trang web chia sẻ video lớn nhất thế giới;

Bài chọn lọc ngày 14 tháng 2: Xuân mới; Nắm chặt tay anh đi em; Giấc mơ lành yêu thương; Bài ca yêu thương; Biển nhớ Trịnh Công Sơn; Cần Thơ Bùi Hữu Nghĩa; Ngôi sao mai chân trời; Tết ấm áp tình thân; Nhớ Mẹ Cha; Hoàng Ngọc Dộ khát vọng; Hoàng Trung Trực đời lính; Đường xuân đời quên tuổi Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-14-thang-2/https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-14-thang-2/

NHÀ TÔI GIẤC MƠ XANH

Giấc mơ lành yêu thương
Gốc mai vàng trước ngõ
Chim Phượng về làm tổ
Hoa Lúa giữa Đồng Xuân

Minh triết sống phúc hậu
Ngày xuân đọc Trạng Trình
Thầy bạn trong đời tôi
Đêm trắng và bình minh

Cách mạng sắn Việt Nam
Giống khoai lang Việt Nam
Lúa siêu xanh Việt Nam
Nông nghiệp sinh thái Việt

Chọn giống sắn Việt Nam
Nhớ Viên Minh Hoa Lúa
CNM365 Tình yêu cuộc sống
Thầy bạn là lộc xuân

Hoàng Kim

câu chuyện cuộc đời tại 14 đường dẫn ở https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nha-toi-giac-mo-xanh & https://hoangkimlong.wordpress.com/category/mot-gia-dinh-yeu-thuong-2 & https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoanggia & https://youtu.be/UwspPNJwge8

Nguyễn Thị Thủy Hoàng Gia An
ÔNG BÀ VÀ CON CHÁU
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ong-ba-va-con-chau/ & https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-14-thang-2/ Ngày Tình Yêu Cuộc Sống (Ngày 3 đến ngày 6 Tết Nguyên Đán)


Ông Bà Và Con Cháu

Ông bà dạy cháu học
Lời hát ru chuyện đời
Có vàng vàng chẳng hay phô
Có con có cháu trầm trồ dễ nghe

Bà dạy cháu ăn nói
Ăn sạch thì sống lâu
Nói lành thì phước lớn
Lời nói không mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau

Ông và cháu trốn tìm
Học chuyện đời tìm kiếm:
Trăm năm ai chớ quên ai
Chỉ thêu nên gấm, sắt mài nên kim

Cháu và ông làm bài
Tô màu và đố chữ:
Vàng trắng xanh tím đỏ
An nhàn vô sự là Tiên

Bài đồng dao huyền thoại
Ngày mới Ngọc cho đời
Ông bà và con cháu
Một gia đình yêu thương

Cầu Trời Nối Mẹ Cha Xưa

Cầu trời nối mẹ cha xưa
Mưa dày thấm đất, nắng thưa thấu trời
Lời thương giao cảm lòng người
Ngày Cha Mẹ suốt trọn đời trong con.

https://youtu.be/7rKsYZYhp-U Thời Giao Mùa Huyền Diệu

xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cau-troi-noi-me-cha-xua/. Thông tin tích hợp tại Tình thức cùng tháng năm #htn#ana#Thungdung, #dayvahoc, #vietnamhoc, #đẹpvàhay, #cnm365 , #cltvn ; https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ong-ba-va-con-chau/ & https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-14-thang-2/

MỘT GIA ĐÌNH YÊU THƯƠNG

Bảo tồn và phát triển
Một gia đình yêu thương
Việt Nam tổ quốc tôi
Bài học lớn muôn đời

Hoàng Gia Ngọc Phương Nam
Hậu duệ của mặt trời
Đất Mẹ vùng di sản
Hà Nội mãi trong tim


An Viên Ngọc Quan Âm

Đi Dưới Trời Minh Triết

xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/một gia đình yeu-thuong.
(bao gồm mười chương bảo tồn và phát triển hệ thống độc lập, liên kết phát triển)

HOA LÚA GIỮA ĐỒNG XUÂN
Hoàng Kim

Bao năm Trường Viện là nhà
Sắn khoai ngô lúa đều là thịt xương
Một đời người một rừng cây
Thầy ươm giống tốt để mai thành rừng.

Con theo Người nguyện làm Hoa Lúa
Bưng bát cơm đầy quý giọt mồ hôi
Trọn đời vì Dân mến thương hạt gạo
Hoa quê hương hạt ngọc trắng ngần.

Con thăm Thầy lên non thiêng Yên Tử
Về đất lành Chùa Ráng giữa đồng xuân
Thơm hương lúa ngậm đòng chăm bón đúng


Lẫn với cỏ không tranh đua hương vị
Không màng ngôi ngự trị các loài hoa
Hoa Lúa đượm hồn quê dung dị
Quên sắc hương để lộng lẫy Hoa Người ! ” (**)

Con nguyện ước nối đời theo hạt gạo
Chén cơm ngon thơm bếp lửa gia đình
Thầy Trò cùng chung tay làm việc thiện
Sống trọn tình với giấc mơ xanh.

Bulukhin ngày 03.10.2013 lúc 10:56 nói:

Nếu thầy Thích Phổ Tuệ ấn chứng bạch ngọc (hạt gạo trắng ngần) thì cứ để nguyên vậy.

Thiển nghỉ của Bu thì có khác chút xíu. Bạch Ngọc là ngọc trắng thì chưa nói chi đến hạt gạo cả.

Thực ra hạt gạo không trắng thậm chí gạo lứt thì dinh dưỡng nhiều hơn gạo trắng. Bu được biết người Mỹ chế ra máy xát gạo trắng sau đó thấy là sai lầm bèn chế ra một thứ bột cho vào gạo để bù lại phần cám đã mất đi. Nhưng khi nấu cơm người ta vo gạo thì bột đó lại mất đi.

Dân gian nói hạt gạo là ngọc trời cho, trong trường hợp này là MỄ NGỌC.

Đấy cũng là nói cho vui.

HoangKim NgocphuongNam ngày 03.10.2013 lúc 22:10 nói:

Thưa anh Bu

Em đã thật xúc động được Thầy Thích Phổ Tuệ ấn chứng bạch ngọc (ngọc trắng, mễ ngọc, hạt gạo trắng ngần, ngọc trời cho, ngọc phương Nam). Đối với em được một người Thầy mẫu mực thiện tâm ấn chứng điều tốt đẹp này đã là một suối nguồn hạnh phúc. Em sẽ học thái độ của nước để đi như một dòng sông, học hoa lúa, hạt gạo để làm những việc có ích cho đời.

Đấy cũng là nói cho vui.

Kính anh chị vui khỏe ngày mới.

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoa-lua-giua-dong-xuan

GỐC MAI VÀNG TRƯỚC NGÕ
Hoàng Kim


“Anh trồng gốc mai này cho em!” Anh cả tôi trước khi mất đã trồng tặng cho tôi một gốc mai trước ngõ vào hôm sinh nhật con tôi. Cháu sinh đêm trước Noel còn anh thì mất lúc gần nửa đêm trăng rằm tháng giêng, trùng sinh nhật của tôi. Anh trò chuyện với anh Cao Xuân Tài bạn tôi trong khi tôi cùng vài anh em đào huyệt và xây kim tỉnh cho anh. Nhìn anh bình thản chơi với các cháu, tôi nao lòng rưng rưng. Chưa bao giờ và chưa khi nào tôi thấm thía những bài thơ về hoa mai cuối mùa đông tàn bằng lúc đó. Anh đi rằm xuân 1994 do căn bệnh ung thư hiểm nghèo khi các con anh còn thơ dại. Ba mươi năm sau, đầu xuân 2024, gia đình chúng tôi bồi hồi ghi nhớ lời Anh dặn: Không vì danh lợi đua chen Thù nhà nợ nước quyết rèn bản thân. Không vì danh lợi đua chen Công cha nghĩa mẹ quyết rèn bản thân. Dặn con cháu khiêm nhu cần kiệm. Cảnh mãi theo người được đâu em. Hết khổ, hết cay, hết vận hèn. Nghiệp sáng đèn Giời đang chỉ rõ. Rồi đây cay đắng chẳng buồn chen. Hôm nay 14 2 2024, chúng tôi thật xúc động chép lại bài mà anh Hà Hữu Tiến vừa gửi tặng, lưu phần cuối của bài viết Hoàng Kim “Gốc mai vàng trước ngõ” xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/goc-mai-vang-truoc-ngo

Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết

Bài kệ “Cáo tật thị chúng” (Cáo bệnh với đệ tử) của thiền sư Mãn Giác (1052 – 1096) trong Thiền Uyển Tập Anh và lời bình của anh về nhân cách người hiền, cốt cách hoa mai đã đi thẳng vào lòng tôi:

Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền quá
Lão tùng đầu thượng lai.
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.

Xuân đi trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa cười
Trước mặt việc đi mãi
Trên đầu già đến rồi
Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một cành mai.

(Bản dịch của Ngô Tất Tố)
Khi Lâm Cúc và anh Đình Quang trao đổi về chủ đề hoa mai, mạch ngầm tâm thức trong tôi đã được khơi dậy như suối nguồn tuôn chảy.

Đêm qua sân trước một cành mai

Thiền sư Mãn Giác viết bài kệ “Cáo tật thị chúng” khi Người 45 tuổi, sau đó Người đã an nhiên kiết già thị tịch. Bài thơ kiệt tác vỏn vẹn chỉ có sáu câu, ba mươi tư chữ, bền vững trãi nghìn năm. Đối diện với cái chết, thiền sư ung dung, tự tại, thấu suốt lẽ sinh tử: Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết / Đêm qua sân trước một cành mai.

Lời thơ thanh thoát, giản dị một cách lạ lùng! Thực tế cuộc sống đã được hiểu đầy đủ và rõ ràng. Bản tính cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và luôn vô thường. Xuân đi trăm hoa rụng/ xuân đến trăm hoa cười/ trước mặt việc đi mãi/ trên đầu già đến rồi. Đó là qui luật muôn đời, hoa có tàn có nở, người có diệt có sinh. Hạnh phúc cuộc sống là phong thái luôn vui vẻ và sung sướng, thanh thản và thung dung, không lo âu, không phiền muộn. Sống với một tinh thần dịu hiền và một trái tim nhẹ nhõm.

Tình yêu cuộc sống thể hiện trong ý xuân và trật tự các câu thơ.“Xuân đi trăm hoa rụng/ xuân đến trăm hoa cười” ẩn chứa triết lý sâu sắc hơn là “Xuân đến trăm hoa cười, xuân đi trăm hoa rụng/”. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491–1585) trong bài thơ nôm “Chín mươi” có câu: “Chín mươi thì kể xuân đà muộn/ Xuân ấy qua thì xuân khác còn”. Tăng Quốc Phiên chống quân Thái Bình Thiên Quốc “càng đánh càng thua” nhưng trong bản tấu chương gửi vua thì ông đã quyết ý đổi lại là “càng thua càng đánh”. Việc “đánh thua” thì vẫn vậy nhưng ý tứ của câu sau mạnh hơn hẵn câu trước.

Hoa mai là biểu tượng của mùa xuân, của sự may mắn, vui tươi và trường thọ. Cành mai ẩn tàng thông điệp của mùa xuân. Hoa mai vừa có cốt cách, vừa đẹp thanh nhã, vừa có hương thơm và nở sớm nhất trong các loại hoa xuân. Vì vậy, hoa mai đã được chọn để biểu hiện cho cốt cách thanh cao của người hiền. Hoa mai, hoa đào, hoa lê, hoa mận có nhiều loài với vùng phân bố rộng lớn ở nhiều nước châu Á nhưng chỉ riêng mai vàng là đặc sản của Việt Nam, trong khi mai trắng và hoa đào là phổ biến tại Trung Quốc, Nhật Bản, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc và các nước Trung Á.

Mai vàng hoa xuân của Tết Việt

Mai vàng là đặc sản Việt Nam. Hoa mai, hoa đào, bánh chưng là hình ảnh Tết cổ truyền của dân tộc Việt. Hoa mai là một trong bốn loài hoa kiểng quý nhất (mai, lan, cúc, trúc) của Việt Nam đặc trưng cho bốn mùa. Hoa mai gắn liền với văn hóa, đời sống, tâm linh, triết lý sống, nghệ thuật ứng xử, thơ văn, nhạc họa. Hiếm có loài hoa nào được quan tâm sâu sắc như vậy

“Nghìn dặm tìm anh chẳng gặp anh. Đường về vó ngựa dẫm mây xanh. Qua đèo chợt gặp mai đầu suối . Đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành” (Hồ Chí Minh 1890-1969); “Đêm qua sân trước một nhành mai” (Mãn Giác 1052-1096) “Lâm râm mưa bụi gội cành mai” (Trần Quang Khải 1241-1294); Ngự sử mai hai hàng chầu chắp/ Trượng phu tùng mấy rặng phò quanh” (Huyền Quang 1254-1334); Quét trúc bước qua lòng suối/ Thưởng mai về đạp bóng trăng” (Nguyễn Trãi 1380-1442); “Cốt cách mai rừng nguyên chẳng tục”( Nguyễn Trung Ngạn 1289-1370); “Mai cốt cách, tuyết tinh thần” (Nguyễn Du 1765-1820) “Nhờ chúa xuân ưu ái/ Xếp đứng đầu trăm hoa/ Chỉ vì lòng khiêm tốn/ Nên hẵng nở tà tà” (Phan Bội Châu 1867-1940); “Mộng mai đình” (Trịnh Hoài Đức 1725-1825) ; “Non mai rồi gửi xương mai nhé/ Ước mộng hồn ta hóa đóa mai” (Đào Tấn 1845-1907); “Một đời chỉ biết cúi đầu vái trước hoa mai” (Cao Bá Quát 1809-1855) “Hững hờ mai thoảng gió đưa hương” (Hàn Mặc Tử 1912-1940) “Tìm em tôi tìm/ Mình hạc xương mai”(Trịnh Công Sơn 1939-2001),…

Gốc mai vàng trước ngõ. Rằm xuân lại nhớ anh. Cành mai rung rinh quả. Xuân sang lộc biếc cành. … Vườn nhà buổi sáng mai nay. Nước xao tăm cá vườn đầy nắng xuân. Mẹ gà quấn quýt đàn con. Đất lành chim đậu lộc xuân ân tình.

Hạnh phúc đâu chỉ là đích đến
hạnh phúc là con đường trãi nghiệm
vỗ về, chờ đợi, nhớ thương …
Gốc mai vàng trước ngõ là truyện nhiều năm còn kể …

themphucngayba

Hoàng Kim và cháu Hoàng Gia Minh bên Gốc mai vàng trước ngõ.

Năm 1994, mẹ của cháu Hoàng Gia Minh là Hoàng Tố Nguyên (người mặc áo hồng trên đứng cạnh bác Hai Hoàng Ngọc Dộ), nay đã là giảng viên Trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh. Gốc cây xưa nay là kỹ niêm tuổi thơ một thời.

Tôi nhớ mãi câu nói của anh Hai: “Dặn con cháu khiêm nhu cần kiệm. Cảnh mãi theo người được đâu em. Hết khổ hết cay hết vận hèn. Nghiệp sáng đèn giời đà chỉ rõ. Rồi đây cay đắng chẳng buồn chen” (Khát vọng, thơ Hoàng Ngọc Dộ). Nhớ lại kỷ niệm một thời. Hôm nay và con trai tôi Hoàng Long lại tiếp tục sự hổ trợ cho Hoàng Tố Nguyên dạy học và A Na tìm được Ngọc, miệt mài cho ngày mới

Ngắm ảnh và những câu chuyện cũ không quên : Vợ chồng Hồng Hóa, là bạn Kim Thủy, ảnh hôm dựng vợ cho con trong dịp Tết. Vợ chồng cựu Hiệu Trưởng Bùi Cách Tuyến, cựu Hiệu trưởng Trịnh Trường Giang và nhiều người bạn thân thiết một thời đều đến dự. Vợ chồng Thụy Kim cùng chúng tôi chụp ảnh lưu niệm. Các bạn các em ở khoa Nông học thân thương quây quần quý mến. Cuối năm cũ là những năm tháng miệt mài hướng dẫn giảng dạy nghiên cứu chuyển giao kỹ thuật khoa học cây trồng, cây lương thực, sắn cao sản, lúa siêu xanh, tình yêu cuộc sống. Sang xuân mới lại là mùa thay lá nõn cho những công việc hướng dẫn giảng dạy nghiên cứu chuyển giao khoa học cây trồng, cây lương thực, sắn cao sản, lúa siêu xanh, tình yêu cuộc sống với lộc xuân và tươi mới mỗi ngày. Lời dặn của Anh, chuyện Gốc mai vàng trước ngõ vẫn theo em và gia đình mình thao thiết đi cùng năm tháng, bên thầy yêu bạn quý và không gian trong lành bình an cùng chúng ta đi về phía trước.

Hôm nay 14 2 2024, chúng tôi thật xúc động chép lại bài mà anh Hà Hữu Tiến vừa gửi tặng:
ĐÊM QUA SÂN TRƯỚC MỘT CÀNH MAI Sinh năm một ngàn không trăm năm mươi hai và mất năm một ngàn không trăm chín mươi sáu, Mãn Giác thiền sư được xem là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thời Lý Trần. Ngài xuất gia từ nhỏ, rất được vua Lý Nhân Tông mến chuộng. Năm bốn mươi lăm tuổi, ngài gọi tăng chúng đến nghe ngài đọc bài kệ. Đọc xong, ngài ngồi kiết già thị tịch. Bài kệ có tên Cáo Tật Thị Chúng. Cáo Tật Thị Chúng không chỉ là một thi kệ xuất sắc mà còn được xem là một tuyên ngôn triết học tiêu biểu thuộc thế kỷ XI của nước ta. Bài thơ mượn cảnh thị tình, miêu tả thực tại bằng hình ảnh đơn giản, sinh động, là cái nhãn tiền, sờ sờ trước mắt, tự nhiên, như nhiên, rồi trực chỉ tâm trí, khai phóng nhân sinh. Không có mới cũng chẳng có cũ. Không có đi cũng chẳng có về. Đáo hay khứ, cũng đều là thực tại, bị con người chia cắt thành những khái niệm. Chỉ cần khởi tâm trí tuệ thì sẽ được con mắt sáng mà nhìn, mà nghe, mà cảm nhận cái thi vị của cuộc đời, sau những tột cùng vô biên của sự phân chia, tách bạch. **** CÁO TẬT THỊ CHÚNG Bài kệ chỉ vỏn vẹn sáu câu. Hai câu đầu, đăng đối, mô tả quy luật tuần hoàn của thời gian, của thay đổi bốn mùa. Hai câu kế, viết theo cấu trúc biền ngẫu, bàn về chuyện đời, chuyện người. Hai câu kết là tư tưởng, là quan niệm về vạn vật, về cuộc sống cõi nhân gian: Xuân khứ bách hoa lạc Xuân đáo bách hoa khai Sự trục nhãn tiền quá Lão tùng đầu thiện lai Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận Đình tiền tạc dạ nhất chi mai Dịch nghĩa Xuân đi, trăm hoa rụng Xuân đến, trăm hoa nở Việc đời theo nhau ruổi qua trước mắt Tuổi già hiện đến từ trên mái đầu Đừng cho rằng xuân tàn thì hoa rụng hết Đêm qua, một cành mai đã nở trước sân Dịch Thơ – HT. Thích Quảng Độ Xuân đi, trăm hoa rụng Xuân đến, trăm hoa cười Trước mắt, việc đi mãi Trên đầu, già đến rồi Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết Đêm qua sân trước một cành mai. ** Xuân đi, trăm hoa rụng Mới đọc qua, thì tưởng, đây là câu diễn tả một sự bình thường, một việc bình thường. Nhưng coi vậy, chớ đến khi nó diễn ra với mình, thì mình lại cảm thấy thật khó để mà chấp nhận chúng. Ví dụ, hết trẻ thì phải già. Già, thì kèm theo tóc bạc, mắt kém, da mồi, răng rụng, chân tay mỏi, mình mẩy đau nhức. Soi gương, thấy một hình hài mà mình chẳng có chút nào thiện cảm, mà mình chẳng có chút nào ưng bụng. Dẫu biết nó là sự thường tình, không ai thoát khỏi, kể cả ta. Buồn! Ví dụ, người thân thuộc nhứt của mình, một ngày kia, rời bỏ mình, đi xa. Dẫu biết nó là việc thường tình, nhưng vẫn đau đáu hoài một câu hỏi, sao lại là lúc này, sao không thể muộn hơn, sao không thể trăm năm, cùng tan cùng hợp. Đau! Rồi ta mong cho thời gian ngừng lại. Rồi ta ước cho ngày tháng cũ quay về. Dẫu biết mong và ước ấy, nó phi lý và mâu thuẫn với quy luật đất trời, thì con người cũng vẫn cứ chìm đắm trong những khôn nguôi ấy, không thể nào thoát ra khỏi. ** Xuân đến, trăm hoa cười Đây là chuyện vĩnh hằng. Cũng chính vì vĩnh hằng này, mà người ta dễ bị sa vào những mặc nhiên, chỉ muốn và chỉ chấp nhận những gì quy luật mang lại, hợp với ý mình. Xuân đến, hoa cười. Vui. Đông tới, hoa tàn. Buồn. Mà quên rằng, nếu không rụng hoa cũ thì làm sao có hoa mới. Mà quên rằng, nếu hoàng hôn không tắt thì làm sao bình minh có thể lên. Tiếc nuối hoài. Sợ hãi mãi. Khổ đau chồng thêm khổ đau khi phải đối diện với tuổi già, đối diện với bệnh tật, đối diện với việc, ngày mỗi càng gần với đất và mỗi thêm xa với trời. ** Trước mắt, việc đi mãi Trên đầu, già đến rồi Mọi thứ, cứ trôi qua, không sao níu nổi. Trên đầu, tóc bạc dần, không sao giữ được. Quy luật tự nhiên, tuần tự, không nhanh, không chậm, không thiên vị mà cũng chẳng cả nể ai. Không thay đổi được, không thể khác được, thì thôi, chấp nhận. Chấp nhận là thứ mà ta có thể kiểm soát. Chấp nhận với thái độ an nhiên, vui vẻ, là thứ mà ta có thể chủ động được. ** Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết Đêm qua sân trước một cành mai Vừa mới ở trên, ngài nói một cách chắc chắn, xuân tàn thì hoa phải rụng. Thế mà dưới đây, ngài lại phủ nhận bằng từ “chớ bảo”, rồi xác nhận – đêm qua sân trước một cành mai. Nghĩa là sao? Điều ấy có mâu thuẫn gì nhau không? Với tôi, ngài không hề mâu thuẫn. Mọi vật chỉ thay đổi theo thời gian, trong mắt ta nhìn thấy. Sự thực, không gì mất đi, tất cả đều còn, miễn là ta không chấp, không bám vào những hiện tượng đang diễn ra. Miễn là ta không phiến diện, không bó hẹp sự việc trong chủ quan nhìn thấy và cảm thấy của mình. Xuân tàn rồi nhưng vẫn còn kia, một cành mai. Mai này có thể là một cành mai còn sót lại, là sự diệu kỳ khó nói, khó bàn của tạo hóa. Mà mai này, cũng có thể là mai trong tâm tưởng, mai trong tâm thức. Tức là, nghĩ đến, sẽ nhìn ra, nghĩ đến, vẫn còn nguyên. Như người ta thương, như người ta yêu, họ mãi mãi trong trái tim ta, không thể xóa nhòa, không thể mờ phai, một khi ta còn nghĩ đến. Vạn vật không biến mất, cũng không tự nhiên mà xuất hiện. Nó chỉ chuyển từ dạng thức này sang dạng thức khác. Là do mắt ta không nhìn thấy, nên vì thế, ta khó chấp nhận chúng …

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là hoangkim1.jpg

VUI ĐI DƯỚI MẶT TRỜI
Hoàng Kim

Hãy lên đường đi em
Ban mai chào ngày mới
Vui đi dưới mặt trời
Một niềm tin thắp lửa

Ta như ong làm mật
Cuộc đời đầy hương hoa
Thời an nhiên vẫy gọi
Vui khỏe đời cho ta.

Vui đi dưới mặt trời
Nắng dát vàng trên đồng xuân
Mưa ướt vệt bóng mây, tím sắc trời cuối hạ
Đất ước, cây trông, lòng nhớ …

Người tốt việc tốt trốn tìm đâu
trong giấc mơ tâm tưởng
Chuyện Bác Hồ ước ao dặn lại …
Ngôi nhà con hạnh phúc trăm năm
Bếp lửa ngọn đèn khuya
Vận mệnh cuộc đời cố gắng

Tình yêu là người thầy tốt hơn trách nhiệm
Đồng lòng đất cảm trời thương
Phúc hậu minh triết tận tâm
Cố gắng làm người có ích

Tháng năm tròn đầy vườn thiêng cổ tích
Mừng ban mai mỗi ngày tỉnh thức bình an
Chào ngày mới CNM365 Tình yêu cuộc sống
Thảnh thơi vui cõi phúc được thanh nhàn.

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là 2-nhatoi.jpg

HỌC MẶT TRỜI TỎA SÁNG
Phúc hậu và an nhiên
Hoàng Kim


Học mặt trời tỏa sáng
Phúc hậu và an nhiên
Biết kiên trì việc chính
Học nước chảy đá mòn
Vui đi dưới mặt trời

LỘC XUÂN
Thầy Xuân và chuyên gia Ghana thăm sắn Hưng Lộc

Chào ngày mới 14 tháng 2

Ban mai chào ngày mới
Tỉnh thức cùng tháng năm
Quê hương thăm thẳm nhớ
Giấc mơ lành yêu thương

Mùa xuân đến, đất trời Nam tuyệt đep
Nắng tươi vàng, mai bừng nở lung linh
Hành trình xanh, hoa rộn ràng sắc thắm
Búp lộc xuân. nghe nhựa ứa lên cành.

Giờ tan học, con như chim về tổ
Bao yêu thương, cha mẹ ngóng con về
Muôn lời chúc, rộn ràng nghe xuân đến
Xa bạn thầy, náo nức buổi về quê.

Phiên chợ Tết, người đi như trẩy hội
Ai cũng xuân, vui vẻ những câu chào
Dẫu khó nhọc, lo toan hằn khóe mắt
Gần Tết rồi, nên chỉ thấy niềm vui.

Xuôi phương Nam, tôi tìm thăm Hai Lúa
Thắm tình thân thầy bạn buổi tất niên
Địa chỉ xanh dẫu xa mà gần gũi
Mừng xuân này công việc gắn bền thêm.

Viên ngọc ước trong ngần như hạt gạo
Chén cơm ngon thơm bếp lửa gia đình
Hạnh phúc lớn, trong niềm vui bình dị
Cùng ruộng đồng bạn quý với chân quê.

Câu chuyện Ngày Tình Yêu Chúc phúc vợ chồng Cung Vi #cnm365 #cltvn 14 tháng 2
Xuân ấm áp tình thân https://hoangkimlong.wordpress.com/category/xuan-am-ap-tinh-than/

NẮM CHẶT TAY ANH ĐI EM
Hoàng Kim

Đừng để lạc mất nhau em nhé.
Ta thương nhau thăm thẳm tháng năm dài.
Khi thoáng chốc trăm năm nhìn trở lại.
Ta trọn đời tay nắm chặt bàn tay.

Nắm chặt tay anh đi em!
Anh ước mong em đến đây
Giữa hoa lá cỏ cây
Của mùa Xuân ngập nắng
Trời hóa xanh trong
Sau cơn mưa chiều bất ngờ rơi nặng
Gió mang hương đồng tha thiết tặng em.

Đừng hỏi anh sao mãi ước mong thêm
Dù mình đã trao những lời hạnh phúc
Biết bao yêu thương,
giận hờn, cơ cực
Dẫu trao nhận hoài
cũng chẳng đủ cho nhau.

Trong cái nắng ban mai
Cho đến nắng buổi chiều,
Cho đến đêm muộn rồi
Thức dây cùng bình mình
Ngắm dòng người đi vội vã
Sao anh nhớ em đến vậy!
Ước được nắm tay em
Mặc dòng người xô đẩy,
Vượt qua phố đông
ngã năm, ngả bảy …
Đi đến tận cùng
Hạnh phúc tình yêu
giấc mơ hiền lành
Giấc mơ hạnh phúc.

Là điều anh ước mơ bấy lâu
(Và chắc em cũng vậy).
Đừng cười anh, em nhé!
Ước mơ của anh nhỏ nhoi, bình dị.
Mong cho những lứa đôi như mình
Mãi mãi yêu thương!

Nắm chặt tay anh đi em!
Bằng lòng theo anh
Cho dẫu cuộc đời
Nhiều khi xô ta ngã
Anh nguyện suốt đời
làm chỗ dựa của đời em.
Em mãi là ngôi nhà
hạnh phúc bình yên!

Giữ chặt tay anh đi em!
Bởi khi mình đã trong nhau
Thì vất vả đọa đầy
cũng không chia cắt nổi
Mình đã tri kỷ với nhau rồi
Thì chẳng thể nào
Vuột khỏi đời nhau.

xem tiếp
Nắm chặt tay anh đi em

GIẤC MƠ LÀNH YÊU THƯƠNG
Hoàng Kim

nhắm mắt lại đi em
để thấy rõ giấc mơ hạnh phúc
trời thanh thản xanh
đêm nồng nàn thở
ta có nhau trong cuộc đời này
nghe hương tinh khôi đọng mật
quyến rũ em và khát khao anh
mùi ngây ngất đằm sâu nỗi nhớ
một tiếng chuông ngân
thon thả đầu ghềnh

nhắm mắt lại đi em
hạnh phúc đâu chỉ là đích đến
hạnh phúc là con đường trãi nghiệm
vỗ về, chờ đợi, nhớ thương

nhắm mắt lại đi em
trong giấc mơ của anh
có em và rừng thiêng cổ tích
có suối nước trong veo như ngọc
có vườn trúc và ngôi nhà tranh
có một đàn trẻ thơ tung tăng
heo gà chó mèo ngựa trâu
nhởn nhơ trên đồng cỏ
tươi xanh
nhắm mắt lại đi em,
tận hưởng thú an lành.

Nhắm mắt lại đi em
Giấc ngủ ngoan
giấc mơ hạnh phúc
Em mãi bên anh,
Đồng hành với anh
Bài ca yêu thương
Bài ca hạnh phúc
Giấc mơ lành yêu thương

Nhắm mắt lại đi em
Giấc mơ cuộc đời
giấc mơ hạnh phúc
ngôi nhà tâm thức
Giấc mơ lành yêu thương
Có cánh cửa khép hờ
Có bãi cỏ xanh non.
Đất nước cây và hoa
Một khu vườn tĩnh lặng.
Chim sóc chó mèo gà
luôn quấn quýt sớm hôm.
Ban mai ửng
nghe chim trời gọi cửa.
Hoàng hôn buông
trăng gió nhẹ lay màn.
Ta về với ruộng đồng
Vui giấc mơ hạnh phúc
Vui một giấc mơ con
Hoa Lúa Hoa Người Hoa Đất 
Giấc mơ lành yêu thương.

NHÀ TÔI GIẤC MƠ XANH
Hoàng Kim

Giấc mơ lành yêu thương
Gốc mai vàng trước ngõ
Chim Phượng về làm tổ
Hoa Lúa giữa Đồng Xuân

Minh triết sống phúc hậu
Ngày xuân đọc Trạng Trình
Thầy bạn trong đời tôi
Đêm trắng và bình minh

Cách mạng sắn Việt Nam
Giống khoai lang Việt Nam
Lúa siêu xanh Việt Nam
Nông nghiệp sinh thái Việt

Chọn giống sắn Việt Nam
Nhớ Viên Minh Hoa Lúa
CNM365 Tình yêu cuộc sống
Thầy bạn là lộc xuân

xem tiếp 14 đường dẫn tại https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nha-toi-giac-mo-xanh-

CHIM PHƯỢNG VỀ LÀM TỔ
Hoàng Kim

Thích quá đi.
Nhà tôi có chim về làm tổ
Cây bồ đề cuối vườn
Cò đêm về trắng xóa

Gốc me cho con
Xanh non màu lá
Ong đi rồi về
Sóc từng đàn nhởn nhơ.

Cây sơ ri ba mẹ trồng
Lúc con tuổi còn thơ
Nay như hai mâm xôi
Tròn đầy trước ngõ.

Cây mai Bác trồng
Bốn mùa hoa thương nhớ
Trúc xanh từ non thiêng Yên Tử
Trúc vàng ân nghĩa Đào Công

Em ơi!
Hôm nay trên cây lộc vừng
Chim Phượng về làm tồ
Mẹ dạy con tập bay
Sao mà đẹp thế !

Đá vàng trao hậu thế
Người hiền noi tiếng thơm

BÀI CA YÊU THƯƠNG
Hoàng Kim

Thương nước biết ơn bao người ngọc
Vì dân qua bến nhẹ tênh lòng
Nhớ bao tài đức đời thanh thản
Ân tình lưu dấu những dòng sông.

Linh Giang Kỳ Lộ tới Đồng Nai
Mỗi chốn đều ghi chuyện cảm hoài
Đá Bia núi Nhạn vùng huyền thoại
Nam Tiến ân tình thương nhớ ai.

Vì nước đâu nề cảnh biệt ly
Nghìn trùng thăm thẳm buổi ra đi
Thanh Lương an tĩnh hiền thoát tục
Lương Chánh thanh nhàn đức từ bi

Chí thiện cha nêu gương trung hiếu
Yêu thương người chấp mọi thị phi
Chuông chùa vang vọng niềm an lạc
Sông núi trời Nam mãi mãi ghi.

Trúc Lâm thăm thẳm đức Hoàng Thành
A Na bà chúa Ngọc Phương Nam
Đất phú trời yên người hạnh phúc
Hồn Việt đường vui tới cõi hiền.

Huyền Trân công chúa Đại Việt kết duyên với vua Chế Mân Chiêm Thành nhiều người cho rằng đó là mưu lược chính trị nhờ vậy mà Đại Việt thêm được hai châu Ô Lý. Sự thật đó là một liên minh của dân tộc Việt mà nếu không thành thì hai nước khó có thể tồn tại. Chế Mân là vị vua Chiêm Thành trong hoàn cảnh đất nước bị đế quốc Angkor sát nách luôn muốn thôn tính và vó ngựa quân Nguyên Mông đang thần tốc tràn xuống phương Nam. Ông đã bỏ qua vinh nhục bản thân nhiều lần tỏ lòng thành liên kết với Đại Việt bằng cách dâng lễ vật là hai châu Ô Lý để xin cầu hôn với Huyền Trân công chúa con vua Trần Nhân Tông. Hai châu Ô Lý thực chất là chiến phí cho công cuộc liên kết kháng chiến chống kẻ địch mạnh đến cướp đất cướp dân, trả ơn cho Đại Việt đã hai lần gánh chịu tổn thất nặng nề làm tiền phương chống trả quân Nguyên Mông, cản đường của kẻ đã lấy cớ mượn đường Đại Việt để đánh Chiêm Thành.

Chế Mân là vị vua anh minh ưu tú xứng đáng và thực lòng yêu thương Huyền Trân. Các vị vương mưu lược tài năng và các danh thần triều Trần hiểu rõ vận nước và sự chân thành đó của ông nên mới tán đồng cuộc hôn nhân, khi công chúa Huyền Trân đã bén duyên Trần Khắc Chung và mang ơn cứu mạng của chàng đối với cả cha và con trong trận chiến đẫm máu mà hai vua Trần và Huyền Trân xuýt bị giết. Thiết tưởng việc dành sự trong trắng của một cô gái đang độ xuân thì phải lìa bỏ người yêu để dấn thân cứu nạn nước và thực tâm yêu người khác làm chồng đó là một sự hi sinh lớn lao. Hậu thế cần một đánh giá công bằng đối với Chế Mân và Huyền Trân để thấu hiểu trọn vẹn những uẩn khúc sau này lúc Huyền Trân đi tu, thực thấu hiểu cuộc tình duyên nổi tiếng này trong lịch sử.

Tác giả Sao Khuê trong bài “Cảm nhận Huyền Trân” đã cho rằng: “Công chúa Huyền Trân là người đoan chính, chuyện bà tư thông với danh tướng Trần Khắc Chung là vô lý. Có năm lý do để Sao Khuê tin như thế, vì:

1) Trần Nhân Tông là một vị vua lỗi lạc từng lập kỳ tích chiến thắng quân Nguyên 2 lần. Sau đó khi còn rất trẻ đã từ bỏ danh lợi, thoái vị trao ngai vàng lại cho con mà xuất gia quy y Phật pháp, trở thành tôn sư sáng lập một Thiền phái Phật giáo. “Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh” – Có người cha anh hùng xuất chúng như thế thì Công chúa Huyền Trân khó thể là đứa con hư hỏng làm ô danh hoàng tộc.

2) Trần Khắc Chung là công thần qua mấy đời vua. Làm quan đến chức Nhập Nội Hành Khiển, Thượng Thư Tả Bộc Xạ (tương đương Tể Tướng). Công lao to tát đến độ được vua cho đổi sang quốc tính (họ Trần) – Xét về tuổi tác, luận về danh tiếng, đức độ…thì không lý gì ông lại làm ra chuyện xấu xa cùng Công chúa Huyền Trân để thân bại danh liệt.

3) Trên chuyến vượt thoát về Đại Việt ngoài Trần Khắc Chung còn có nhiều người khác (như An phủ sứ Đặng Vân và quân lính tùy tùng…) chứ không chỉ có Trần Khắc Chung và Công chúa Huyền Trân hai người…

4) Nếu là chuyện xấu xa thì tại sao những vị Vương Tướng cương trực cùng thời với Trần Khắc Chung (như Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, …) không ai có thái độ gì?

5) Ngoài ra, còn bởi một lẽ riêng tư (mà Sao Khuê cho là rất quan trọng): Khi trốn khỏi Chiêm Thành thì hoàng tử Chế Đa Đa do Công chúa Huyền Trân hạ sinh mới vừa được mấy tháng tuổi không thể mang theo cùng! Lúc đó bà chẳng những là một người vợ vừa mất chồng mà còn là một người mẹ phải đoạn lìa núm ruột của mình. Sao Khuê cùng phận nữ, vô cùng cảm thương cho Công chúa Huyền Trân nên có thơ

CẢM PHẬN HUYỀN TRÂN

Ô, Rí năm nào đổi biệt ly
Huyền Trân Công Chúa bước vu qui
Ba sinh chưa vẹn đà tan tác
Hương lửa đang nồng vội thảm bi!
Đại Việt cướp người thuyền vượt lướt
Chiêm Thành ôm hận ngựa cuồng phi
Kiên trinh há thẹn dòng Long Phụng
Trung Đẳng (*) lòng son sử sách ghi!

(*) Sau này Công chúa Huyền Trân chẳng những được dân chúng lập miếu thờ phượng vì linh ứng, mà còn được nhiều đời vua xưng tụng là Thần hộ quốc. Vào năm Khải Định thứ chín đã chính thức sắc phong bà là “Trai Tĩnh Trung Đẳng thần”.

Hoàng Kim có “bài thơ yêu thương” họa vần”Cảm phận Huyền Trân”. Huyền Trân mang ơn cứu mạng của Lê Phụ Trần xả thân cứu cha và con trong cuộc chiến đẫm máu nhưng vẫn chấp nhận gác tình riêng vì NƯỚC NON NGÀN DẶM RA ĐI. Có Cha ấy và có Con ấy, dân tộc Việt thật là hồng phúc ! Tôi tâm đắc với câu trả lời của GS Trần Văn Giàu trước câu hỏi “Chúng ta có nên đề cập đến vấn đề châu Ô châu Rí không? GS. Trần Văn Giàu đã trả lời: “Có lúc nói, có lúc không. Chúng ta dựa vào lịch sử để nói, nhưng chúng ta không nên đi quá nhiều về lịch sử, bây giờ thì không cần nói vấn đề đó. Qua lịch sử, chúng ta nói về những vấn đề vượt lên trên lịch sử. Qua lịch sử ta nói đến con người, nhân cách của Người. Từ nhân cách ấy, cho ta thấy nhân cách của một dân tộc. Một đất nước sản sinh ra được một con người có một không hai trên thế giới, thử hỏi đất nước ấy và dân tộc ấy có đặc biệt hay không?”

Giáo sư Tôn Thất Trình đã nhận xét thật sâu sắc và chí lý, đại ý: Văn học Việt Nam hội nhập toàn cầu thiếu những tác phẩm lớn đích thực như “Chiến tranh và Hòa bình” của Lev Tonstoy để xây dựng nên hình tượng Natasa bản tính Nga, chứ huyền sử Việt không thiếu những biểu tượng cảm động như Huyền Trân công chúa và đất phương Nam. Chúng ta chưa đủ tầm để thấu hiểu lịch sử văn hóa Việt đó thôi”.

Thu Bồn có bài thơ “Tạm biệt Huế” dữ dội và cảm động in trong “Một trăm bài thơ tình chưa kịp đặt tên” phảng phất huyền sử mối tình say đắm và quyết liệt của Chế Mân – Huyền Trân với sự hi sinh thầm lặng cao cả của bốn nhân vật huyền thoại Trần Nhân Tông – Chế Mân- Huyền Trân- Lê Phụ Trần, bừng sáng bình minh Yên Tử.

TẠM BIỆT HUẾ
Thu Bồn

bởi vì em dắt anh lên những ngôi đền cổ
nên chén ngọc giờ chìm dưới đáy sông sâu
những lăng tẩm như hoàng hôn chống lại ngày quên lãng
mặt trời vàng và mắt em nâu

xin chào Huế một lần anh đến
để ngàn lần anh nhớ hư vô
em rất thực nắng thì mờ ảo
xin đừng lầm em với cố đô

áo trắng hỡi thuở tìm em không thấy
nắng minh mang mấy nhịp Tràng Tiền
nón rất Huế mà đời không phải thế
mặt trời lên từ phía nón em nghiêng

nhịp cầu cong và con đường thẳng
một đời anh đi mãi chẳng về đâu
con sông dùng dằng con sông không chảy
sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu

tạm biệt Huế với em là vĩnh biệt
Hải Vân ơi xin người đừng tắt ngọn sao khuya
tạm biệt nhé với chiếc hôn thầm lặng
anh trở về hoá đá phía bên kia.

Huế 1980

Huế xưa và nay là nơi lưu dấu đức hi sinh cao cả vì nước của cha con vua Phật Trần Nhân Tông và công chúa Huyền Trân. Đền thờ công chúa Huyền Trân trong không gian Trung tâm Văn hóa Huyền Trân có không gian rộng 28 ha tọa lạc tại 151 đường Thiên Thai, phường An Tây, chân núi Ngũ Phong, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 7 km. “núi không cần cao, có tiên ắt thiêng. Sông không cần sâu, rồng chầu thành nổi tiếng”… Đến cố đô Huế, tôi dạo chơi cùng Trần Văn Minh người bạn thân thuở nhỏ nay là giáo sư tiến sĩ nhà giáo nhân dân nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm Huế. Chúng tôi cùng thành kính ngưỡng mộ đức Nhân Tông và Huyền Trân Công Chúa, cùng lắng nghe thông xanh đàn Nam Giao trò chuyện và lắng nghe tiếng chuông hòa bình mờ tỏ trong mây trên đỉnh tháp núi Ngũ Phong của vùng Trung tâm Văn hóa Huyền Trân. Đây là nơi giao hòa Trời Đất và hương linh các bậc Thầy, những người con trung hiếu tận tụy hi sinh hết lòng vì Nước vì Dân. Tôi đã cảm khái viết bài thơ nhớ Thầy Nguyễn Khoa Tịnh:

THẦY ƠI
Hoàng Kim

Thầy ơi, em nặng lòng với Huế
Mừng duyên lành con em xe về miền Trung
Nơi LỘC Khê Hầu NGUYÊN vẹn công nghìn năm mở cõi
Với dòng sông Hương soi bóng núi Ngự Bình.

Huế là cố đô Nhà Nguyễn trãi mười đời chúa mười ba đời vua, từ khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ vùng Thuận Hóa năm 1558, cai quản xứ Đàng Trong sáng lập và tạo dựng mười đời chúa Nguyễn trong hơn 2 thế kỷ và chỉ chấm dứt sau khi nhà Tây Sơn nổi dậy và đánh đổ cả hai tập đoàn Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn vào cuối thế kỷ 18. Nhà Nguyễn được tiếp nối khi nhà Tây Sơn sụp đổ, vua Gia Long lên ngôi năm 1802 và chấm dứt triều Nguyễn khi hoàng đế Bảo Đại thoái vị vào năm 1945, với 143 năm.

Thầy Nguyễn Khoa Tịnh thông xanh núi Huế là người thầy dạy nhân cách và lịch sử, khai sáng thế hệ chúng tôi. Tôi đã viết bài ‘Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời‘ để tỏ lòng tri ân sâu nặng đối với người Thầy lớn và những thầy bạn mà tôi không thể có được ngày hôm nay nếu thiếu sự động viên, giúp đỡ này: “Em đã học nhiều gương sáng danh nhân. Hãy biết nhục, biết hèn mà lập chí. Thắp đèn lên đi em, ngọn đèn dầu bền bỉ. Sáng giữa đời lấp lánh một niềm tin”.

Dân Việt đi như dòng sông về biển. Gia đình tôi cũng đi theo con đường Nam Tiến của dân tộc, từ Linh Giang dòng sông quê hương đến bao dòng sông thao thiết chảy. Chúng tôi đã đi từ Sông Thương, Sông Hồng, Sông Lam, Sông Nhật Lệ, Sông Thu Bồn, đến Sông Tiền, Sông Hậu, … từ Mekong nhớ Neva, Từ Sông Hương, Kỳ Lộ tới Đồng Nai… Những con sông tắm mát đời người.

Huyền Trân, Ngọc Khoa, Ngọc Vạn là ba người Mẹ Việt đã chịu điều tiếng thị phi để tạo dựng cơ nghiệp muôn đời cho dân tộc Việt. Huyền Trân công chúa là con gái của vua Trần Nhân Tông đã vì “nước non ngàn dặm ra đi” kết duyên vợ chồng với vua Chế Mân đất phương Nam. Hai công nữ Ngọc Vạn và Ngọc Khoa là con gái của chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã được chúa Nguyễn gả cho vua Chiêm Thành và vua Cao Miên “dùng chính sách hoà bình, thân thiện để kết hòa hiếu”. Năm 1620, Chúa Sãi gả Công Nữ Ngọc Vạn cho vua Cao Miên là Chư Chetta II (1618-1686) nên dân Việt đã vào làm ăn sinh sống thuận lợi tại vùng sông Đồng Nai Cù Lao Phố Biên Hòa ngày nay, thuộc đất Thủy Chân Lạp của Cao Miên. Năm 1631, Chúa Nguyễn Phúc Nguyên cũng lại gả Công Nữ Ngọc Khoa cho Vua Chiêm Thành Pô Romê. Dân Việt đã vào sinh cơ lập nghiệp ở kinh đô Chiêm Thành thời ấy tại ven sông Kỳ Lộ thuộc huyện Đồng Xuân, Tuy An ngày nay. Sông Kỳ Lộ dài 120 km, bắt nguồn từ vùng núi La Hiên cao trên 1000 m, vùng giáp ranh giữa Bình Định và Gia Lai, chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam đổ ra cửa biển Tiên Châu ở Tuy An (Phú Yên), với một phân lưu đổ vào Đầm Ô Loan, nhờ vậy mà hai dân tộc Chiêm-Việt có được sự hoà hiếu” (Theo Nguyễn Phúc tộc Thế phả xuất bản ở Huế 1995).

Tôi lưu một ghi chép nhỏ “Bài ca yêu thương” “Sông Hương, Kỳ Lộ tới Đồng Nai” để thỉnh thoảng quay lại.

Cuối một dòng sông là cửa biển

BIỂN NHỚ TRỊNH CÔNG SƠN
Hoàng Kim
Trịnh Công Sơn có một hồn Việt trong như ngọc, bao dung, độ lượng với đời nên bản nhạc, lời thơ và tản văn của anh rung động lòng người và bền vững với thời gian.Biển nhớ Ngày Tình Yêu lưu lại một số chọn loc để cùng lắng nghe và đồng cảm. Lev Tonstoy suy niệm mỗi ngày về Tình Yêu: “Người ta hỏi một hiền nhân Trung Hoa: ‘Khoa học là gì?” Ông đáp “Biết người”. Họ hỏi:”Cái Thiện là gì?” Ông đáp “Yêu người”.Để sống theo quy luật của Thượng đế, một con chim phải bay, một con cá phải bơi, và một con người phải yêu thương. Yêu là biểu lộ cái tốt lành. Tình yêu không chỉ ở trong lời nói mà chủ yếu ở trong hành động thực hiện vì kẻ khác. Hãy quên đi ‘cái tôi nhỏ bé’ và không quan trọng, hãy ngừng muốn điều tốt chỉ cho chính bạn. Hãy ngừng đổ lỗi cho kẻ khác, hãy ngừng cảm thấy ghen tỵ, hãy ngừng làm những điều xấu và bạn sẽ cảm thấy Thượng đế thức dậy trong bạn, và bắt đầu chiếu sáng bên trong bạn“.T

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là trinh-cong-son-tinh-yeu-cuoc-song.jpg

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sinh ngày 28 tháng 12 năm 1939, mất ngày 1 tháng 4 năm 2001. Di sản của người nhạc sĩ tài hoa này để lại là Nhạc Trịnh với trên 600 ca khúc về tình yêu cuộc sống, hòa bình nhân đạo và nỗi đau thân phận con người. “Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi. Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt. Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt. Rọi suốt trăm năm một cõi đi về…”.Biển nhớ Trịnh Công Sơn là trang viết về người nghệ sĩ lớn tài hoa này để chiêm nghiệm và lắng nghe cuộc sống bổ sung thông tin mới. Sự thật lịch sử chỉ có một, nhưng viết về sự thật lịch sử, nghiên cứu lịch sử và các danh nhân văn hóa thì phải suy xét cân nhắc chọn lọc thông tin, có góc nhìn và tầm nhìn thấu hiểu. Sự sáng tạo tự do, nền giáo dục tự do phải trên triết lý căn bản là yêu thương và tôn trọng con người. Nền móng văn hóa nhân văn là con người tự do. Nhà văn Thụy Khuê được trích dẫn trong Chuyện cổ tích người lớn có nói điều tâm đắc: “Tôi không đánh giá gì cả, bởi vì người viết sử chỉ có một nhiệm vụ duy nhất là trình bầy sự kiện lịch sử. Việc đánh giá là của người đọc. Độc giả đọc một đoạn sử viết về một nhân vật hay một giai đoạn lịch sử, rồi tự rút ra những suy nghĩ hay đánh giá về nhân vật hay giai đoạn lịch sử ấy, và đánh giá luôn cách viết của người soạn sử. Vần đề quan trọng của chúng ta hiện nay, là lầm việc “viết sử” với việc “đánh giá”. Vì thế, trong các cuộc phỏng vấn, người ta không hỏi những nhà được mệnh danh là sử gia ông biết gì về nhân vật hay giai đoạn lịch sử này, mà thường hỏi ông “đánh giá” gì về nhân vật lịch sử này, về giai đoạn kia. Và vị “sử gia” được hỏi cứ thao thao bất tuyệt “đánh giá” về một vấn đề mà đôi khi ông ta không biết.”. CNM365 một góc nhìn sự thật . Tôi thích lưu lại tinh hoa tâm đắc và suy ngẫm của chính mình.

Đắk Lăk và quê Trịnh

Trịnh Công Sơn quê ngoại ở tỉnh Quảng Bình tại làng Thọ Linh, xã Quảng Sơn, thị xã Ba Đồn, quê nội ở tỉnh Thừa Thiên Huế tại làng Minh Hương, tổng Vĩnh Tri, huyện Hương Trà, nhưng nơi sinh Trịn Công Sơn ở tỉnh Đắk Lắk tại cao nguyên Lạc Giao, xã Lạc Giao, hiện là phường Thống Nhất, thành phố Buôn Ma Thuột (hay Ban Mê Thuột theo cách gọi của cộng đồng Ê đê và Lào tại Buôn Đôn nghĩa là làng của Mẹ Thuột, tiếng Ê Đê: Buôn Ama Thuôt) là thành phố tỉnh lị của tỉnh Đắk Lắk, đồng thời là thành phố trung tâm vùng Tây Nguyên và là một trong số 8 đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh của Việt Nam. Chúng tôi về thăm đình chùa Lạc Giao, hồ Lắk và quê Trịnh trong một chuyến công tác ở Trường Đại học Tây Nguyên, qua sự liên hệ với anh Trịnh Xuân Ấn, quê ở Buôn Ma Thuột, là con chú ruột của anh Trịnh Công Sơn.

Đình Lạc Giao
DaoDuyTu6

Đình Lạc Giao là một ngôi đình thờ thành hoàng theo tập quán người Việt và là một di tích lịch sử đã được xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia. Đình Lạc Giao là nơi thờ cụ Đào Duy Từ, vị thần Thành Hoàng bản thổ, nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh, tế lễ xuân thu nhị kỳ, đó cũng là nơi thờ cụ Phan Hộ vị tiên hiền đã có công khởi xướng thành lập làng Lạc Giao. Đình nằm tại ngã tư giữa đường Phan Bội Châu và đường Điện Biên Phủ, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk. Đình Lạc Giao chính điện có hai câu đối. Phía bên nhà tiếp khách có bày chứng tích và xác nhận của Bộ Văn hóa Thông tin và Truyền thông chứng nhận địa chỉ văn hóa nhưng khi được hỏi thần phả và sắc phong thì vị trụ trì chỉ cho chúng tôi sang tìm ở Chùa Khải Đoan, và hình như điều này vẫn đang lưu ẩn trong một câu chuyện dài.

Chùa Khải Đoan là ngôi chùa được xây dựng lần đầu tiên và lớn nhất không chỉ ở thành phố Buôn Ma Thuột mà còn của cả tỉnh Đắk Lắk. Chùa Khải Đoan nằm tại phường Thống Nhất, trên đường Phan Bội Châu, thành phố Buôn Ma Thuột, được vua Bảo Đại đích thân cho xây dựng là làm lễ khánh thành năm 1951. Chùa được bà đức Từ Cung Đoan Huy hoàng thái hậu mẹ vua Bảo Đại làm chủ, bà Nam Phương Hoàng Hậu quản lý, nhưng việc trực trông nom thi công là bà Bùi Mộng Điệp, một phi tần của vua Bảo Đại. Khi vua Bảo Đại lập Hoàng triều Cương thổ trên phần đất Tây Nguyên của Việt Nam, ông đã cử bà Bùi Mộng Điệp lên Buôn Mê Thuột để giúp vua giữ đất Hoàng triều Cương thổ. Bà Bùi Mộng Điệp tuy làm vợ thứ, không được tổ chức cưới xin nhưng nhờ chăm lo việc thờ cúng tổ tiên của hoàng tộc rất chu đáo nên được Đức Từ Cung ban áo mũ để thay mặt Hoàng hậu Nam Phương trong các cuộc tế lễ tại chùa này, vì bà Nam Phương là người theo Thiên Chúa giáo. Chùa Khải Đoan là ngôi chùa cuối cùng tại Việt Nam được phong sắc tứ của chế độ phong kiến và cũng là ngôi chùa lần đầu tiên có ở Cao Nguyên gần Đình Lạc Giao và cũng là vùng đất nôi sinh thành của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Tên gọi Khải Đoan là ghép từ tên vua Khải Định và vợ ông là Đoan Huy hoàng thái hậu, cũng còn một nghĩa khác là thờ “vọng” thủy tổ Đoan Quận Công Nguyễn Hoàng, tổ nghiệp Nhà Nguyễn. Chùa Khải Đoan ngày 5 tháng 4 năm 2012 bắt đầu đặt viên đá trùng tu lại và xây dựng thêm và hiện bổ sung rất nhiều công trình mới nhưng vẫn giữ nguyên chính điện cũ. Đó là nơi thờ phụng lớn nhất của Phật giáo tại Đắk Lắk, và là điểm du lịch không thể bỏ qua ở Buôn Ma Thuột.

Đến với Tây Nguyên mới, chúng ta hãy đến với nơi sinh thành của người nhạc sĩ tài danh Trịnh Công Sơn gần chùa Khải Đoan và Đình Lạc Giao là chốn cõi thiêng Trịnh Công Sơn . Tài liệu chọn và hành hương mới này giúp bạn đọc thăm Người và ngưỡng mộ một tâm hồn trong như ngọc. Một tâm hồn biết bao dung, độ lượng với đời nên đã viết được những bản nhạc, lời thơ và tản văn rung động lòng người đến vậy. Câu chuyện kể dưới đây mời bạn đọc kỹ hơn Trịnh Công Sơn tình yêu cuộc sống bằng cách đọc những điều sâu ẩn giữa hai dòng chữ khi mà Trịnh Công Sơn và gia đình anh buộc phải đi giữa hai lằn đạn mà nhiều điều sự thật ẩn khuất ẩn khuất chưa biết hoặc chưa thể hoặc chưa nên nói hết.

Thăm Đình Lạc Giao và chùa Khải Đoan, có giáo sư nhà giáo nhân dân Trần Văn Minh cựu hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm Huế (bên phải) với giáo sư Trần Ngọc Ngoạn cựu Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Thái Nguyên, tiến sĩ Hoàng Kim nghiên cứu viên chính và giảng viên chính lâu năm về cây lương thực, với tiến sĩ sắn Nguyễn Thị Trúc Mai, đợt đến dự bảo vệ luận án tiến sĩ sắn Nguyễn Bạch Mai. .

HoLak01
HoLak

Hồ Lắk là một hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất tỉnh Đăk Lăk và lớn thứ hai Việt Nam sau Hồ Ba Bể. Xung quanh hồ Lắk có những dãy núi lớn được bao quanh bởi các cánh rừng nguyên sinh đẹp và thế phong thủy lạ lùng của một vùng đất quý hiếm gặp. Buôn Jun, một buôn làng nổi tiếng của người M’Nông, nằm cạnh hồ này.  Người dân địa phương dùng thuyền độc mộc đi lại trên hồ. Voi đưa du khách đi tham quan hồ. Dinh Bảo Đại ở thành phố và tại hồ Lắk là khá đẹp, trữ tình, và có tầm nhìn. Ông cố vấn Ngô Đình Nhu (1010- 1063) một nhà chiến lược, nói về vua Bảo Đại, với một lời đánh giá ngắn gọn và sắc sảo: “Ai trong hoàn cảnh Bảo Đại cũng khó làm được tốt hơn“.

Các nhà khảo cổ Slovenia, nghe nói, đã tìm thấy một nửa còn lại của chiếc thuyền độc mộc 2.000 năm tuổi lớn nhất thế giới trên sông Ljubljanica ở thủ đô Ljubljana. Đăk Lắk là chốn sinh thành của Trịnh, quê hương thứ ba của ông sau quê mẹ Quảng Bình và quê cha ở Huế. Thuyền độc mộc và voi là phương tiện đi hồ Lắk và trưng bày tại bảo tàng cà phê Trung Nguyên. Sông Srepok với Tây Nguyên là vỉa sâu văn hóa.Thuyền độc mộc am Ngọa Vân, tôi nối vần thơ anh Trịnh Tuyên ở chính nơi này.

THUYỀN ĐỘC MỘC
Trịnh Tuyên

Quên tên cây
làm thuyền
Tận cùng nỗi cô đơn
– độc mộc!

Khoét hết ruột
Chỉ để một lần ngược thác
bất chấp đời
lênh đênh…

NGỌC PHƯƠNG NAM
Hoàng Kim

Hứng mật đời
thành thơ
Việc nghìn năm hữu lý
Trạng Trình

Đến trúc lâm
Đạt năm việc lớn hoàng thành
Đất trời xanh
Yên Tử …

Anh Trịnh Công Sơn nhà cũ và những câu chuyện riêng tư ra sao, tôi xin đành khất bạn dành kể trong một dịp khác. Anh Trịnh Xuân Ấn em chú bác ruột với anh Trịnh Công Sơn nói với tôi những lời tâm đắc và tôi muốn dừng lại ở những thông tin đã được hiệu đính cẩn thận này. Chuyến hành hương về nơi sinh thành của Trịnh, gặp người thân của Trịnh, tôi đắm mình trong nhạc Trịnh tại thủ phủ cà phê Tây Nguyên, ngắm hồ Lăk chiều tà, thuyền độc mộc, voi hồ Lăk, nghĩ về ngọn nến Hoàng Cung, nhạc Trịnh và thân phận con người. Tôi nói với vợ con tôi và những người thân, các em Trúc Mai, vợ chồng Nguyễn Bạch Mai, Trần Công Khanh, Nguyễn Việt Hưng, Nguyễn Xuân Kỳ, …những học trò thân quý của mình, với bạn thân Văn Minh, Trần Ngọc Ngoạn, … về điểm nhấn Tây Nguyên mới: Hồ Lắk Đình Lạc Giao, Chùa Khải Đoan, nhạc Trịnh , … là các cầu nối lịch sử, địa chính trị và văn hóa Tây Nguyên, Đến với Tây Nguyên mới. (một số anbum ảnh tư liệu Hoàng Kim ở đây)

Trịnh Công Sơn, Bữu Ý, Nguyễn Trọng Tạo và Hoàng Phủ Ngọc Tường (ảnh Internet)

Di sản Trịnh Công Sơn

Trịnh Công Sơn di sản và tác phẩm hiện có trên 600 ca khúc về tình yêu cuộc sống, hòa bình nhân đạo và nỗi đau thân phận con người với hơn 10 quyển sách và một khối lượng lớn các bài báo của chính ông và người đời viết về ông. Trịnh Công Sơn, Bửu Ý, Nguyễn Trọng Tạo và Hoàng Phủ Ngọc Tường (ảnh tư liệu Trịnh Công Sơn). Dẫu vậy thông tin về cuộc đời, tuổi thơ, gia đình Trịnh Công Sơn hiện vẫn còn nhiều khoảng trống cần tìm hiểu. Tiểu sử Trịnh Công Sơn trên vnexpress, người nổi tiếng, Liên Thành, facebook, …đều quá vắn tắt: Nơi sinh: tại cao nguyên Lạc Giao (xã Lạc Giao, hiện nay là phường Thống Nhất, Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) Quê quán: làng Minh Hương, tổng Vĩnh Tri, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông lớn lên tại Huế. Lúc nhỏ ông theo học các trường Lyceè Francais và Provindence ở Huế, sau vào Sài Gòn theo học triết học trường Tây Lyceé J.J Rousseau Sài Gòn và tốt nghiệp tú tài tại đây; anh em gồm … mà thiếu rất nhiều thông tin.

Chúng ta thấu hiểu cuộc đời nhân cách di sản Trịnh Công Sơn,mới có thể hiểu sâu Nhạc Trịnh. Biển nhớ, Một cõi đi về, Cát bụi, Để gió cuốn đi, Huyền thoại Mẹ,… đều là những tiếng nấc, tiếng lòng thẳm thẳm kiếp người Trịnh thấu hiểu đời mẹ, đời cha, đời các anh chị em, người thân máu mủ gia đình nhưng li tán ở các chiến tuyến khác nhau, những khống chế, rình rập, vây bủa, tranh chấp của các thế lực trên thân phận con người mà gia đình Trịnh Công Sơn là trong cuộc. Tôi thầm lặng thu thập tư liệu sự thật và chỉ mới tuyển chọn được một số thông tin chừng mực về Trịnh Công Sơn đợi bổ sung kiểm chứng thêm tư liệu.

Trường hợp nhạc sĩ Trịnh Công Sơn” là bài viết đặc sắc và sâu lắng của cựu đại tá Nguyễn Mâu, trưởng ngành Cảnh sát đặc biệt của Tổng Nha Cảnh sát Sài Gòn: “Chúng tôi xin phép anh linh Trịnh Công Sơn được gọi anh bằng anh như thuở nào. Chúng tôi nói thẳng ở đây rằng giữa chúng tôi không có tình thâm giao nhưng rất hiểu nhau và kính trọng nhau. Thật dễ hiểu: làm sao là bạn thân được khi một người là nhân viên công an rình rập dòm ngó anh và anh lại là một nghệ sĩ có tâm hồn đang đau nhức với cái đau nhức của dân tộc và sáng tác vì cái đau nhức ấy…”. “Anh ấy đã ra đi nhưng bao vấn nạn còn để lại. Chúng tôi đã thực lòng viết ra đây về anh ấy, nhân danh một cựu nhân viên tình báo đã từng bới xới tìm hết tì vết của anh để truy tố. Anh ấy đã nằm xuống và đã trở thành vô hiệu hóa tòa án, công tố, bị can, biện hộ. Tất cả nay trong quyền xét đoán vì văn học sử của mỗi độc giả. Chúng tôi giang tay và cúi đầu thật thấp cầu nguyện chỉ mong linh hồn anh tìm được sự an nghỉ chốn vĩnh hằng”.

Vượt lên trên những chứng cớ “bên ni”, “bên tê”  “Trịnh Công Sơn và những hoạt động cộng sản nằm vùng” “Biến động miền Trung” :”Trò chuyện với nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Phan về những “hũ mắm thúi” của cựu thiếu tá cảnh sát Liên Thành ở Mỹ“. Bài viết của ông Nguyễn Mâu in trong quyển sách của ông nhan đề NDB – Ngành Đặc Biệt (The Special Branch) xuất bản vào năm 2007. Người giới thiệu bài viết của ông Nguyễn Mâu là đại tá Lê Xuân Nhuận, trưởng ngành Cảnh sát đặc biệt Vùng II chiến thuật. Trong lời giới thiệu, ông Nhuận cho biết đã đọc cả hai bài viết về Trịnh Công Sơn của Liên Thành và của Hoàng Phủ Ngọc Phan và nói rõ: “Nhận định và quyết định của ông Nguyễn Mâu đối với Trịnh Công Sơn chính là thái độ và biện pháp của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đối với nhạc sĩ ấy, ở cấp cao nhất trong toàn quốc (VNCH) và trong thời gian ông Nguyễn Mâu cầm đầu ngành tình báo này.”

Nhà văn Ngô Minh đã viết về di sản Trịnh Công Sơn, trong “Quà tặng xứ mưa”  “Nhớ Trịnh Công Sơn” : “Trịnh Công Sơn là thiên tài âm nhạc Việt Nam thế kỷ XX . Di sản âm nhạc Trịnh Công Sơn là vô giá , mãi mãi là niềm tự hào của người Việt Nam. Bảy năm Trịnh Công Sơn về “với cát bụi”, đã có hơn 10 cuốn sách viết về ông, cuốn mới nhất là tập bút ký “ Cây đàn lia của Hoàng tử be” của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường được  Nhà xuất bản Trẻ ấn hành đầu năm 2005. Âm nhạc Trịnh ngày càng lay động chiều sâu tâm thức hàng chục triệu người. Đã là người Việt, từ già đến trẻ không ai không hát Trịnh ,  không gia đình nào không có trong nhà một băng hay đĩa nhạc Trịnh ….Sống trong đời sống .Cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không ? Để gió cuốn đi. Để gió cuốn đi…

Không chỉ ở Việt Nam, âm nhạc Trịnh Công Sơn cũng ngày càng chinh phục thế giới . Ngay từ năm 1972, Trịnh Công Sơn đã được Đĩa Vàng ở Nhật Bản với bài Ngủ đi con, trong Ca khúc Da vàng, qua giọng hát Khánh Ly, phát hành trên 2 triệu đĩa . Trịnh Công Sơn có tên trong từ điển Bách khoa Pháp “ Encyclopédie de tous les pays du momde”. Nhạc Trịnh đã có mặt tại nhiều nước Châu Á, châu Âu, Châu Mỹ… Có một chàng trai người Đức mang họ Trịnh luôn cùng mới bạn bè hát Trịnh Công Sơn; Có một cô gái Nhật Bản năm nào cũng sang Việt Nam để viếng mộ Trịnh …

Đặc biệt, ngày 3-2-2004, tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York đã công bố “Giải thưởng Âm nhạc hòa bình thế giới” (WPMA). Sáu tên tuổi âm nhạc nổi tiếng thế giới được giải thưởng lần này là Bob Dylan , Conuntry Joe & the Fish, Hary Belafonte, Joan Baez, Peter, Paul & Mary và Trịnh Công Sơn. WPMA tôn vinh những người đã đem âm nhạc của mình cống hiến cho cuộc đấu tranh vì hòa bình và nhân đạo trên thế giới. Đây là sự kiện âm nhạc quốc tế lớn nhất Việt Nam từ trước tới nay! Kể từ ca khúc đầu tiên Ướt mi công bố năm 1959 ,trải  40 năm sáng tác, Trịnh Công Sơn đã để lại gia sản trên 600 ca khúc lay động lòng người .”

Người ta chia ca khúc Trịnh thành “ ba dòng” : Dòng trữ tình, dòng phản chiến và dòng giải thoát bản ngã!. Lý thuyết là thế , nhưng tôi nghĩ dưới góc nhìn “hòa bình và nhân đạo” thì hầu như ca khúc nào của Trịnh cũng là vút lên từ tận cùng sâu thẳm của tình yêu cuộc sống và nỗi đau  phận người . Đó chính là tầm cao , sự vĩnh cửu của âm nhạc Trịnh”.

… “Lần ra Huế dự “ Đêm nhạc Trịnh Công Sơn quyên góp tiền giúp trẻ em nghèo học giỏi”, anh Sơn nâng cùng anh em chén rươụ Chuồn, tâm sự :” Trong lời bài hát của mình không có một từ nào về các địa danh của Huế, nhưng toàn bộ âm nhạc của mình chính là Huế đấy, Huế của kiếp người…”. Vâng, trên 600 ca khúc của Trịnh Công Sơn để lại là một phần của Di sản văn hóa Huế , tồn tại mãi với thời gian…

Âm nhạc Trịnh Công Sơn là âm nhạc vì con người nên ở lại mãi với hồn người, không biên giới, “cao hơn mọi thành kiến trên đời “ ( chữ Anh Ngọc) . Giải thưởng Âm nhạc hòa bình thế giới của Liên Hiệp Quốc là sự tôn vinh ở tầm cỡ thế giới về Di sản âm nhạc của Trịnh . Đây cũng là sự tôn vinh một nhân cách sống và bản lĩnh sáng tạo của một thiên tài âm nhạc.

TringCongSon_anhDuongMinhLong

Ca từ nhạc Trịnh tinh tế, hồn nhiên, gần gũi, thiết thân và hoàn chỉnh. Nhạc sĩ Văn Cao nhận xét: “Trong âm nhạc của Sơn, ta không thấy dấu vết của âm nhạc cổ điển theo cấu trúc bác học phương Tây. Sơn viết hồn nhiên như thể cảm xúc nhạc thơ tự nó trào ra” Phạm Duy  bình luận “Toàn thể ca khúc Trịnh Công Sơn không cầu kỳ, rắc rối vì nằm trong một số nhạc điệu đơn giản, rất phù hợp với tiếng thở dài của thời đại”, và Trịnh Công Sơn tự nhận xét: “Ca khúc đối với tôi là một mô hình gần gũi, thiết thân và hoàn chỉnh. Nó là một cuộc hôn phối kỳ diệu giữa thi ca và âm nhạc” (Trích dẫn bởi Trần Hữu Thục: Một cái nhìn về ca từ Trịnh Công Sơn)

Cảm nhận ca từ Trịnh Công Sơn” ảnh Dương Minh Long, tác giả Trần Thị Trường đánh giá: “… âm nhạc của Trịnh Công Sơn có sức “công phá” rất lớn, công phá mềm, nó khiến cho tâm hồn rung động, vùng mờ của trí não được mở ra…  âm nhạc của Trịnh nghe mãi cũng khó chán, càng nghe càng có thể phát hiện thêm vẻ đẹp sâu sắc của ca từ, càng nghe càng nhận ra sự tinh túy của xúc cảm trong từng lớp ngữ nghĩa…”Gọi nắng trên vai em gầy / Đường xa áo bay… Áo xưa dù nhàu vẫn xin bạc đầu gọi mãi tên nhau” (Hạ Trắng); … Hay: “trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt, gọi suốt trăm năm một cõi đi về”…  Những từ được dùng trong một cấu trúc câu mà không dùng lý để suy luận. Vẫn là những từ ngữ của  đời nhưng Trịnh Công Sơn đã dùng như người họa sĩ dùng chất liệu để đưa chúng đi xa hơn, làm nên một bức tranh siêu thực, ẩn dụ tượng trưng, lãng mạn, ấn tượng… khiến cho người nghe có thể cảm thụ được nhiều hơn “ chiều kích” cụ thể của ngôn từ  khi cho chúng đứng chung thành một tổ hợp câu. … Âm nhạc của Trịnh Công Sơn đã tác động, ngay cả khi trình tấu không lời, nhưng ca từ cũng để lại ấn tượng sâu đậm không kém trong tâm khảm, sẻ chia và an ủi được nhiều thế hệ, tầng lớp công chúng. Không tưng bừng, cũng không ảo não, nặng ưu tư mà không riết róng. Tôi nghĩ, Trịnh Công Sơn đã làm tiếng Việt phong phú lên rất nhiều khi ông kết hợp từ làm nên một từ mới đa nghĩa hơn, tinh túy hơn có trường liên tưởng rộng hơn.”

Kỷ niệm Trịnh Công Sơn

Anh Trịnh Xuân Ấn ở Đắk Lắk là anh em chú bác ruột với anh Trịnh Công Sơn trước hôm anh Trịnh Công Sơn mất, đã đi xe đò ghé qua Trung tâm Hưng Lộc rủ tôi về gấp thăm anh Sơn đang nằm viện. Tôi bận việc không đi được nên nhờ anh Ấn mang về biếu anh Sơn chai rượu quý  lấy từ bàn thờ cha mẹ tôi để anh mời bạn. Không ngờ, đó là những ly rượu cuối  cùng mà tôi được gửi cho anh chia với người thân trước khi anh đi vào cõi vĩnh hằng.

Trịnh Công Sơn mất tại Thành phố Hồ Chí Minh vì bệnh tiểu đường lúc 12 giờ 45 ngày 1 tháng 4 năm 2001 (tức ngày 8 tháng 3 năm Tân Tỵ). Đêm thiêng Trịnh Công Sơn 1 tháng 4 năm 2012, tôi đã thức gần trọn để đánh máy và đưa lên mạng Bài ca Trường Quảng Trạch của thầy Trần Đình Côn, Hiệu trưởng đầu tiên của Trường. Đó là kỷ niệm làm tôi nhớ mãi về Trường Cấp Ba Quảng Trạch, nhân kỷ niệm 45 năm ngày thành lập Trường.

Trịnh Công Sơn là anh đầu trong một gia đình đông con. Mẹ anh là bà Lê Thị Quỳnh người Quảng Trạch. Cha anh là ông Trịnh Xuân Thanh đi lính Pháp ngành tình báo, bị tử nạn xe hơi do chính xe của quân đội Pháp gây ra. Cái chết của cha và sự vất vả nuôi bảy người con của mẹ là nỗi ám ảnh thường trực của Trịnh Công Sơn. Em trai và chồng em gái anh Sơn ở trong quân lực Việt Nam cộng hòa nhưng người anh ruột của chồng em gái lại là chính ủy sư đoàn Điện Biên, thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Huyền thoại Mẹ, gốc gác đầu đời của anh Sơn và những nốt nhạc nấc lên, yêu thương và cảm thông thân phận con người là chính câu chuyện của chính gia đình anh Trịnh Công Sơn với nơi sinh của anh tại Đăk Lắk, quê mẹ ở Quảng Bình và quê cha ở Huế .

Thầy Nguyễn Lân Dũng, vị giáo sư già đáng kính của chúng tôi, đã trân trọng chép bài viết “Để bắt đầu một hồi ức” của Trịnh Công Sơn và cẩn thận chọn hình của Người đưa vào một trang riêng. Đó là Cõi thiêng Trịnh Công Sơn trong lòng Thầy và bạn hữu.Tôi xin phép Thầy chép chung về trang này để mọi người cùng đọc. Nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo, nhà văn Nguyễn Thụy Kha, nhà văn Đoàn Tử Huyến đã làm tuyển tập “Trịnh Công Sơn, một người thơ ca, một cõi đi về” và cũng làm trang giao lưu trực tuyến cùng bạn đọc trên Face Book. Trang www.trinhcongson.com là nơi tích trữ những tài liệu sáng tác của và về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn để những người yêu thích ông có cơ hội thưởng thức những tác phẩm của ông và biết hơn về con người của ông. Biết bao nhiêu người tưởng nhớ về Trịnh, mỗi người nhớ theo cách riêng của mình.

Tôi cũng lưu ở chốn này Biển nhớ Trịnh Công Sơn để bạn đọc đến thăm Người và ngưỡng mộ một tâm hồn trong như ngọc. Một tâm hồn biết bao dung, độ lượng với đời nên đã viết được những bản nhạc, lời thơ và tản văn rung động lòng người đến vậy.

BIỂN NHỚ
Trịnh Công Sơn
Ca sĩ: Khánh Ly / Hạ Vân

Ngày mai em đi
Biển nhớ tên em gọi về
Gọi hồn liễu rũ lê thê
Gọi bờ cát trắng đêm khuya

Ngày mai em đi
Đồi núi nghiêng nghiêng đợi chờ
Sỏi đá trông em từng giờ
Nghe buồn nhịp chân bơ vơ

Ngày mai em đi
Biển nhớ em quay về nguồn
Gọi trùng dương gió ngập hồn
Bàn tay chắn gió mưa sang

Ngày mai em đi
Thành phố mắt đêm đèn mờ
Hồn lẻ nghiêng vai gọi buồn
Nghe ngoài biển động buồn hơn

Hôm nào em về
Bàn tay buông lối ngỏ
Đàn lên cung phím chờ
Sầu lên đây hoang vu

Ngày mai em đi
Biển nhớ tên em gọi về
Triều sương ướt đẫm cơn mê
Trời cao níu bước sơn khê

Ngày mai em đi
Cồn đá rêu phong rủ buồn
Đèn phố nghe mưa tủi hờn
Nghe ngoài trời giăng mây tuôn

Ngày mai em đi
Biển có bâng khuâng gọi thầm
Ngày mưa tháng nắng còn buồn
Bàn tay nghe ngóng tin sang

Ngày mai em đi
Thành phố mắt đêm đèn vàng
Nửa bóng xuân qua ngập ngừng
Nghe trời gió lộng mà thương

Ngày mai em đi
Biển nhớ tên em gọi về
Triều sương ướt đẫm cơn mê
Trời cao níu bước sơn khê

Ngày mai em đi
Cồn đá rêu phong rủ buồn
Đèn phố nghe mưa tủi hờn
Nghe ngoài trời giăng mây tuôn

Ngày mai em đi
Biển có bâng khuâng gọi thầm
Ngày mưa tháng nắng còn buồn
Bàn tay nghe ngóng tin sang

Ngày mai em đi
Thành phố mắt đêm đèn vàng
Nửa bóng xuân qua ngập ngừng
Nghe trời gió lộng mà thương

ĐỂ BẮT ĐẦU MỘT HỒI ỨC
Trịnh Công Sơn

Viết hồi ký về đời mình là quyền của mỗi con người. Ai cũng muốn ghi lại những kỷ niệm buồn, vui trong đời. Tuy nhiên cũng có những hồi ký tự thuật và những tường trình về đời mình có tính cách thiếu khiêm tốn và đôi khi không gần gũi với sự thật lắm. Ðiều đó dễ dẫn ta đi vào một thứ trận đồ bát quái tâm linh, không có thật. Tôi rất ngại nói về mình mặc dù đã có nhiều cơ sở xuất bản trong và ngoài nước đề nghị viết về một quá trình khá dài trong cuộc đời làm nghệ thuật của tôi. Cái tôi đáng ghét (Le moi est haissable) nhưng cái tôi cũng có lúc đáng yêu vì cái tôi đó biết mình và cuộc đời là một. Tôi yêu cuộc đời và cuộc đời cũng đã yêu tôi. Ðó là niềm an ủi lớn trong cuộc sống này. Vì thế trong lòng tôi không có một giây phút nào nuôi một lòng oán hận với cuộc đời.

Dù có đôi khi nhân gian bạc đãi mình, và con người phụ rẫy mình nhưng cuộc đời rộng lớn quá và mỗi chúng ta chỉ là những hạt bụi nhỏ nhoi trong trần gian mà thôi. Giận hờn, trách móc mà làm gì bởi vì cuộc đời sẽ xoá hết những vết bầm trong tâm hồn chúng ta nếu lòng ta biết độ lượng. Ta biết tha thứ những điều nhỏ thì cuộc đời sẽ tha thứ cho ta những điều lớn hơn.

Ai cũng biết cuộc đời này là quý vì vậy ai cũng muốn ôm lấy mãi cuộc đời. Như đôi tình nhân. Nhưng mà nợ trần không dễ, không dài. Rồi sẽ có phút chia lìa. Phút ấy không biết còn ai nhớ ai nữa không trên mặt đất trần gian này.

Tôi đến với âm nhạc có lẽ cũng vì tình yêu cuộc sống. Một phần cũng do một khúc quanh nào đó của số phận. Thời trẻ tôi học võ và chơi những môn điền kinh. Sau một cơn bệnh nặng kéo dài hơn hai năm do tập dợt judo với người em trai và bỗng nhiên muốn bày tỏ một điều gì đó với cuộc đời. Tôi vốn thích triết học và vì thế tôi muốn đưa triết học vào những ca khúc của mình. Một thứ triết học nhẹ nhàng mà ai ai cũng có thể hiểu được như ca dao hoặc những lời ru con của mẹ. Triết học Việt Nam có đó nhưng không được hệ thống hóa vì nó bàng bạc trong đời sống nhân gian.

Tôi không bao giờ có tham vọng trở thành một người viết ca khúc nổi tiếng nhưng đời đã tặng cho tôi món quà ấy thì tôi không thể không nhận. Và khi đã nhận rồi thì mình phải có trách nhiệm đối với mọi người. Vì thế tôi đã cố gắng làm thế nào để có thể trong những bài hát của mình chuyên chở được một thông điệp của lòng nhân ái đến với mọi người.

Vì có tình yêu nên có âm nhạc. Vì có khổ đau nên có âm nhạc. Có hạnh phúc nên cũng có âm nhạc. Do đó khi tôi viết lên một bài hát ca tụng tình yêu, hạnh phúc hoặc than thở về một nỗi tuyệt vọng nào đó thì hình như tôi đã không mắc phải một lỗi lầm nào cả.

ĐIỂM HẸN
Hoàng Kim

Anh như chim ưng quay về tổ ấm
Vẫn khát bầu trời ước vọng bay lên
Ơi Bồng Lai cồn cào nỗi nhớ
Anh về bên này lại nhớ bên em.

CẦN THƠ BÙI HỮU NGHĨA
Hoàng Kim #vietnamhoc


Cần Thơ Bùi Hữu Nghĩa
Thương người hiền Đồng Nai
Kim Thạch kỳ duyên truyện
Mênh mông bao chuyện đời

Qua Vĩnh Thông An Giang
An Nông đất Tịnh Biên
Lạc Quới huyện Tri Tôn
Nhớ Cụ Bùi Hữu Nghĩa.

Ấu học ngũ ngôn thi
Hồng Mai đời Bắc Tông
Đất Việt Ngọc Phương Nam
Hóa lành và đổi vận

“Cửu hạn phùng cam vũ
Tha hương ngộ cố tri
Động phòng hoa chúc dạ
Kim bảng quải danh thì”

“Nắng hạn gặp mưa lành
Xa quê đón bạn cũ
Động phòng đêm hoa chúc
Bảng vàng thi đỗ cao”

“Tứ Hỷ” thơ danh tiếng
Tám chữ biến đổi thời
“Tứ thống khổ’ bởi vận
Đồng Nai bốn rồng vàng

Bảy Núi Thiên Cấm Sơn
Bài đồng dao huyền thoại
Văn chương ngọc cho đời
Chuyện cổ tích người lớn

Tôi ở đất Đồng Nai có chín năm đi về ở vùng Bảy Núi Thiên Cấm Sơn, cảm khái về chuyện vợ chồng cụ Bùi Hữu Nghĩa nên có về Cần Thơ thắp hương ngưỡng mộ hai bậc bậc hiền tài, với có bài thơ cảm nhận về văn chương của Cụ lưu lại ngọc cho đời,.là chuyện “Tứ hỷ và Tứ Thống khổ”, nay nhân ngày Tình yêu, tôi đăng lại bài này, xem tiếp Cần Thơ Bùi Hữu Nghĩa https://hoangkimvn.wordpress.com/2022/02/13/can-tho-bui-huu-nghia/ đọc thêm Bùi Hữu Nghĩa Wikipedia Tiếng Việt https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%B9i_H%E1%BB%AFu_Ngh%C4%A9a#cite_note-11 với Tứ hỷ và Tứ Thống khổ https://baodanang.vn/channel/6059/201610/tu-hi-va-tu-thong-kho-2516542/index.htm


NGÔI SAO MAI CHÂN TRỜI

Hoàng Kim

Em đọc lại Nhà Giả Kim em nhé
Bài ca thời gian câu chuyện cuộc đời
Một giấc mơ Người đi tìm kho báu
Theo ước mơ mình tới chốn xa xôi …

Bậc tiên tri biết nhìn sâu khát vọng
Khuyến khích em theo mơ ước tuổi hoa
Đi tới cuối con đường hạnh phúc
Hãy là chính mình, ta chính là ta.

Em thấu hiểu có ngôi sao may mắn
Luôn bên em lấp lánh phía chân trời
Nơi bảng lãng thơ tình Hồ núi Cốc
Giấc mơ đưa ta về cổ tích xa xôi  …

Hãy lên đường đi em
Ban mai vừa mới rạng
Vui đi dưới mặt trời
Một niềm tin thắp lửa

Ta như ong làm mật
Cuộc đời đầy hương hoa
Thời an nhiên vẫy gọi
Vui đời khỏe cho ta.

Ai chợp mắt Tam ĐảoAi tỏ Ngọc Quan Âm” “Ai thương núi nhớ biển” “Ngày mới lời yêu thương

Happy Valentine’s Day. Chúc mừng Ngày Tình Yêu, bản tình ca bền vững với thời gian

Bài viết mới trên CNM365 Tình yêu cuộc sống
DẠY VÀ HỌC https://hoangkimvn.wordpress.com
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây   cập nhật mỗi ngày

PDF và
Video yêu thích
Mùa xuân đầu tiên (Văn Cao) -Thanh Thúy
Ban Mai; Chỉ tình yêu ở lại
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365 Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on Twitter