Chào ngày mới 29 tháng 12


DẠY VÀ HỌC 29 THÁNG 12
Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim

CNM365 Tình yêu cuộc sống https://hoangkimlong.wordpress.com;  #hoangkimlong,  #hoanggia#Thungdung#dayvahoc#cltvn#vietnamhoc; Chuyện ngậm ngãi tìm trầm; Kim Notes lắng ghi chúThầy Quyền thâm canh lúa; Thầy Luật lúa OMCS OMHoàng Ngọc Dộ khát vọngThầy Vũ trong lòng tôiHoàng Kim chuyện đời tôiA Na tìm được NgọcTTC Group Sen vào hèĐHNN2 Hà Bắc nay và xưa Lớp 10A TT ĐHNN2 Hà BắcLên Trúc Lâm Yên TửĐêm Yên TửVăn chương ngọc cho đờiAi bảo chăn trâu là khổ? Hoàng Tố Nguyên tiếng TrungHoàng Long cây lương thựcBan mai chào ngày mới; Tỉnh thức cùng tháng nămSự chậm rãi minh triếtHoàng Thành Di sản thế giới tại Việt Nam, Thung dung chào ngày mới; Thanh nhàn vui tháng năm; Trăng rằm vui chơi giăng; Giống khoai lang Việt Nam; IAS đường tới trăm năm; Sóc Trăng Lương Định Của; Tagore Thánh sư Ấn Độ; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Đồng xuân lưu dấu hiền; Vạn Xuân nơi An Hải; Ngày Hạnh Phúc của em; Một niềm tin thắp lửa. Ngày 29 tháng 12 năm 1427, Sau Hội thề Đông Quan tại khu trung tâm Hoàng Thành Thăng Long,  thủ đô Hà Nội ngày này, nước Đại Việt đã lập lại hòa bình sau 20 năm bị triều Minh đô hộ. Tổng binh triều Minh là Vương Thông dẫn bộ binh rút khỏi An Nam ngày 12 tháng 12 năm Đinh Mùi. Ngày 29 tháng 12 năm 1911, Tôn Trung Sơn trở thành tổng thống lâm thời của Trung Hoa Dân Quốc, ông chính thức nhậm chức vào ngày 1 tháng 1 năm 1912. Ngày 29 tháng 12 năm 1845, Theo thuyết vận mệnh hiển nhiên, Hoa Kỳ sáp nhập Cộng hòa Texas thành tiểu bang thứ 28 của Liên bang; Bài chọn lọc 29 tháng 12: #hoangkimlong, #hoanggia#Thungdung,  #dayvahoc,  #cltvn;  #vietnamhoc; Chuyện ngậm ngãi tìm trầm; Kim Notes lắng ghi chúThầy Quyền thâm canh lúaThầy Luật lúa OMCS OMHoàng Ngọc Dộ khát vọngThầy Vũ trong lòng tôiHoàng Kim chuyện đời tôiA Na tìm được NgọcTTC Group Sen vào hèĐHNN2 Hà Bắc nay và xưa; Lớp 10A TT ĐHNN2 Hà BắcLên Trúc Lâm Yên TửĐêm Yên TửVăn chương ngọc cho đờiAi bảo chăn trâu là khổ? Hoàng Tố Nguyên tiếng TrungHoàng Long cây lương thựcBan mai chào ngày mới; Tỉnh thức cùng tháng nămSự chậm rãi minh triết; Hoàng Thành Di sản thế giới tại Việt Nam, Trăng rằm vui chơi giăng; Giống khoai lang Việt Nam; IAS đường tới trăm năm; Sóc Trăng Lương Định Của; Tagore Thánh sư Ấn Độ; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Đồng xuân lưu dấu hiền; Vạn Xuân nơi An Hải; Ngày Hạnh Phúc của em; Một niềm tin thắp lửa Thông tin tại http://hoangkimvn.wordpress.comhttp://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và: Ky su Hoang Thanh Thang Long https://youtu.be/o8t6aG_hANk; và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-29-thang-12https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-29-thang-12

HOÀNG THÀNH
Ngọc Phương Nam
Hoàng Kim

Quên tên cây
làm thuyền
Tận cùng nỗi cô đơn
– độc mộc!

Khoét hết ruột
Chỉ để một lần ngược thác
bất chấp đời
lênh đênh…‘ (*)

Hứng mật đời
thành thơ
Việc nghìn năm hữu lý
trạng Trình

Đến Trúc Lâm
Đạt năm việc lớn Hoàng Thành (**)
Đất trời xanh
Yên Tử …

(**) Hoàng Thành 30 Hoàng Diệu Võ Miếu Việt Nam

MỘT VÙNG TRỜI NHÂN VĂN
Hoàng Kim

Gương trời lồng lộng ban mai
Thung dung ta đến vùng trời nhân văn
Thịnh suy thế nước ngàn năm
Anh hùng là kẻ vì dân vì đời.

Bên lề chính sử dạo chơi
Rùa ơi thương Cụ biết nơi chọn về.
Kỳ Lân mộ, Tháp Rùa bia
Bia đời, bia miệng khắc ghi lòng người.

Tìm nơi tỉnh lặng ta ngồi
Tình yêu cuộc sống là nơi thư nhàn
Câu thơ lưu lạc trần gian.
Hoàng Thành Cổ Kiếm Hồ Gươm gọi về.

DI SẢN THẾ GIỚI TẠI VIỆT NAM
Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim

Tiếng Việt văn hóa kinh tế 学中越文 Tổng quan văn hoá và kinh tế xã hội Việt Nam 越南社会经济和文化概述 là tập tài liệu giảng dạy nghiên cứu Việt Nam Học Người Việt, Tiếng Việt, Nông nghiệp Việt Nam, văn hóa, kinh tế xã hội, du lịch sinh thái. Mục đích nhằm hổ trợ hệ thống hóa kiến thức nền Việt Nam Học, giúp bạn trẻ ham học hỏi, và người nước ngoài, cập nhật các hiểu biết khái quát về đất nước con người Việt Nam với phẩm chất văn hóa thân thiện, tốt đẹp “vốn xưng nền văn hiến đã lâu; núi sông bờ cõi đã chia, phong tục Bắc Nam cũng khác” (Bình Ngô Đại Cáo, Nguyễn Trãi, năm 1428). Nông nghiệp sinh thái ViệtDi sản thế giới tại Việt NamDu lịch sinh thái ViệtVườn Quốc gia Việt NamNông nghiệp công nghệ caoNông nghiệp Việt trăm nămNgôn ngữ văn hóa ViệtDạo chơi non nước Việt; … rút trong tập tài liệu này là một số chủ đề giao lưu nông nghiệp sinh thái, ngôn ngữ, văn hóa,… xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/di-san-the-gioi-tai-viet-nam/.

Di sản thế giới là danh hiệu cao quý và lâu đời nhất trong các danh hiệu của UNESCO. Di sản thế giới gồm ba loại hình di sản văn hóa thế giới, di sản thiên nhiên thế giới và di sản hỗn hợp văn hóa và thiên nhiên thế giới. Việt Nam hiện có 8 di sản được UNESCO công nhận di sản thế giới gồm 5 di sản văn hóa thế giới là Hoàng Thành Thăng Long,  cố đô Huế, Vịnh Hạ Long, Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, Quần thể danh thắng Tràng An, Thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An, Thành Nhà Hồ. Ngoài 8 di sản thế giới ở Việt Nam được UNESCO công nhận còn có 1 di sản thế giới Cao nguyên đá Đồng Văn công viên địa chất toàn cầu thuộc Vườn Quốc Gia ở Việt Nam với 11 di sản văn hóa thế giới phi vật thể và 6 di sản tư liệu. Tổng cộng có 26 di sản thế giới tại Việt Nam.

  1. HOÀNG THÀNH THĂNG LONG

Hoàng thành Thăng Long Hà Nội khu di tích Trung tâm được Ủy ban di sản thế giới (thuộc UNESCO) chính thức công nhận là di sản văn hóa thế giới ngày 31-07-2010 tại Hội nghị lần thứ 34, tổ chức tại thủ đô Brasilia của Braxin. Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long- Hà Nội nằm trong khu vực thuộc quận Ba Đình – Hà Nội với tổng diện tích là 18,395 ha. Trong đó bao gồm khu khảo cổ học được khai quật (ở số 18 đường Hoàng Diệu) và các di tích còn lưu giữ được trong khu di tích Thành cổ Hà Nội như: cột cờ Hà Nội, Đoan Môn, Điện Kính thiên, Hậu Lâu, Bắc Môn cùng phần tường bao và 8 cổng hành cung được xây dựng thời Nguyễn. Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội được hình thành từ thời nhà Lý, từ sau những năm 1011 cùng với kinh thành Thăng Long. Kinh thành Thăng long được xây dựng theo mô hình “Tam Trùng Thành Quách”, bao gồm có 3 vòng thành: La thành hay còn gọi là Kinh thành bao quanh kinh đô men theo 3 con sông: sông Hồng, Tô Lịch và sông Kim Ngưu. Tiếp đến là Hoàng thành (vòng thành thứ 2) và trong cùng là Tử Cấm thành (vòng thành thứ 3). Trải qua hơn 10 thế kỷ với nhiều triều đại phong kiến cũng như bao biến cố thăng trầm trong lịch sử Việt Nam, Hoàng thành Thăng Long đã có nhiều sự thay đổi, song riêng khu vực Tử Cấm thành hầu như không thay đổi, chỉ có các kiến trúc bên trong là có sự tu sửa, xây dựng thêm. Vì vậy các di tích ở đây đã có mối liên hệ liên kết khá chặt chẽ tạo nên một tổng thể liên hoàn rất phức tạp nhưng rất phong phú và có sức hấp dẫn đặc biệt trong việc nghiên cứu về vấn đề quy hoạch đô thị và không gian kiến trúc tiếp nối giữa các triều đại trong lịch sử Việt Nam. Đây cũng chính là giá trị độc đáo nhất của khu di tích.

Di sản thế giới tại Việt Nam 2 Cố đô Huế, ảnh tư liệu nguồn BQLDT Cố đô Huế, (trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)

2. CỐ ĐÔ HUẾ

Quần thể di tích cố đô Huế được  tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới ngày 03/7/1993 tại hội nghị tổ chức ở Colombia. Đây là di sản văn hóa đầu tiên của Việt Nam được vinh danh là Di sản văn hóa thế giới. Quần thể di tích cố đô Huế được phân bố dọc theo tả ngạn và hữu ngạn sông Hương, thuộc thành phố Huế và một vài vùng ngoại ô thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Nơi đây là kinh đô của Việt Nam thời  Phong kiến – Triều đại nhà Nguyễn từ năm 1802 đến 1945.  Trải qua 143 năm dưới sự trị vì của 13 đời vua, kinh đô Huế đã hình thành một hệ thống kiến trúc biểu thị cho quyền uy của chế độ quân chủ trung ương tập quyền Nhà Nguyễn ở Việt Nam thời bấy giờ. Đó là một hệ thống thành quách mẫu mực, những công trình kiến trúc, lịch sử văn hóa vừa mang đậm dấu ấn của nghệ thuật kiến trúc phương Đông vừa có sự giao thoa với nghệ thuật kiến trúc phương Tây. Tất cả được sắp đặt ở những vị thế đặc biệt lồng trong khung cảnh thiên nhiên thơ mộng toát  lên một vẻ đẹp cổ kính, uy nghiêm nhưng vẫn rất trữ tình. Một vẻ  đẹp độc đáo của kinh đô “rất Việt Nam” với những công trình tiêu biểu như: Hoàng Thành, Tử Cấm Thành, Nghinh Lương Đình, Phu Văn Lâu, Kỳ Đài, Ngọ Môn và các ngôi điện Thái Hòa, Cần Chánh, Kiến Trung,..Ngoài ra còn có 7 cụm lăng tẩm của 9 vị vua, Đàn Nam Giao, Hổ quyền, cùng nhiều kiến trúc đình, điện, chùa phật giáo cổ kính và nhiều địa danh thiên nhiên kỳ thú, thơ mộng như chùa Thiên Mụ, điện Hòn Chén, Lăng Cô, núi Ngự, sông Hương,…đã góp phần tô điểm thêm vẻ đẹp rất đặc trưng của cố đô Huế.

Di sản thế giới tại Việt Nam 3 Vịnh Hạ Long, ảnh tư liệu nguồn BQLDT Vịnh Hạ Long, (trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)

3. VỊNH HẠ LONG

Di sản thiên nhiên Thế giới Vịnh Hạ Long  Việt Nam được tổ chức UNESCO 2 lần công nhận là Di sản thiên nhiên Thế giới. Lần 1 vào ngày 17/12/1994, lần 2 vào ngày 02/12/2000 với giá trị ngoại hạng về thẩm mỹ và giá trị địa chất, địa mạo. Vịnh Hạ Long là một phần của Vịnh Bắc bộ, nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam. Vịnh có diện tích 1.553 km2 với 1969 đảo lớn, nhỏ. Trong đó vùng di sản được công nhận bao gồm 775 hòn đảo có diện tích là 434km2. Đây là di sản độc đáo được đánh gía độc nhất vô nhị trên thế giới. Nó không những chứa đựng nhiều dấu tích quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của trái đất, là cái nôi cư trú của người Việt cổ mà còn là một tuyệt tác nghệ thuật của thiên nhiên với hàng trăm, nghìn đảo đá “muôn hình vạn trạng”, cùng nhiều hang động kỳ bí tuyệt đẹp có tuổi kiến tạo địa chất cách đây từ 250-28 triệu năm. Vịnh Hạ Long không những là kỳ quan thiên nhiên của thế giới mà còn là một bảo tàng địa chất quý giá được gìn giữ ngoài trời đến 300 triệu năm. Bên cạnh đó Vịnh còn là nơi tập trung đa dạng sinh học với các hệ sinh thái của vùng biển nhiệt đới rất phong phú, đa dạng trong đó có nhiều loài động thực vật quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam và Thế giới. Vịnh Hạ Long còn là vùng đất được coi là cái nôi của loài người với nền văn hóa Hạ Long qua những di chỉ khảo cổ nổi tiếng như Đồng Mang, Xích Thổ, Thoi Giếng cùng nhiều địa danh gắn với lịch sử đấu tranh oanh liệt, hào hùng của dân tộc như thương cảng Ba Đồn, núi Bài Thơ, sông Bạch Đằng.

Di sản thế giới tại Việt Nam 4 Vườn Quốc Gia Phong Nha Kẻ Bàng, Động Phong Nha Quảng Bình, ảnh tư liệu nguồn BQLDT VQGPNKB, (trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)

4. VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA KẺ BÀNG

Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng nằm trên địa bàn các huyện Bố Trạch, Quảng Ninh, Minh Hóa của tỉnh Quảng Bình, có tổng diện tích 343.300 ha. Nơi đây được ví như một bảo tàng địa chất khổng lồ bởi cấu trúc địa hình, địa mạo rất phức tạp trải qua quá trình kiến tạo địa chất từ 4 triệu năm trước của trái đất với những cảnh quan thiên nhiên kỳ bí cùng hơn 300 hang động lớn nhỏ đẹp nổi tiếng như Phong Nha, Tiên Sơn, Thiên Đường. Đặc biệt là hang Sơn Đoòng được đánh giá là hang động lớn và dài nhất thể giới (hang cao 250m, rộng 200m, dài 8,5km). Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng còn là nơi có hệ động thực vật phong phú, đa dạng và độc đáo với 2400 loài thực vật bậc cao, 140 loài thú, 356 loài chim và hàng trăm loài lưỡng thể cá côn trùng trong đó có nhiều loài quý hiếm được ghi trong Sách đỏ Việt Nam và IUCN của thế giới như: sao la, mang lớn, mang Trường Sơn, Voọc Hà Tĩnh … Có thể nói, Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng vừa là một bảo tàng địa chất và cũng là một bảo tàng sinh học khổng lồ ở Việt Nam. Nó có nhiều giá trị to lớn không những đối với Việt Nam mà còn mang ý nghĩa toàn cầu. Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng cũng từng được UNESCO công nhận 2 lần là  Di sản thiên nhiên Thế giới (Lần 1 vào ngày 3/7/2003 tại Hội nghị Pari – Pháp; lần 2 vào tháng 7/2015 tại Hội nghị họp tại Bon- Đức).

Di sản thế giới tại Việt Nam 5 Quần thể danh thắng Tràng An, ảnh HK (trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)

5. QUẦN THỂ DANH THẮNG TRÀNG AN

Quần thể danh thắng Tràng An Bái Đính là di sản thế giới hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam được UNESCO chính thức công nhận vào ngày 23/6/2014 dựa trên 3 tiêu chí về văn hóa, thẩm mỹ và các giá trị địa chất, địa mạo. thuộc địa bàn các huyện Hoa Lư, Gia Viễn, Nho Quan và Thành phố Ninh Bình, với tổng diện tích khoảng 10.000 ha trong đó vùng lõi của di sản gồm: khu sinh thái Tràng An, cố đô Hoa Lư, Tam Cốc – Bích Động, ở đây có khoảng 100 hang động vừa là động khô, vừa là động nước. Các hang động xuyên thủy thông giữa các thung được thiên nhiên tạo tác muôn hình muôn vẻ, xung quanh được bao bọc bởi những ngọn núi đá vôi dựng đứng với những hình thù ký thú. Mỗi địa danh hang động nơi đây đều mang ý nghĩa gắn với những câu chuyện, sự kiện lịch sử dựng nước và giữ nước của cha ông từ triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần. Xen lẫn giữa các tuyệt tác thiên nhiên còn có cả những công trình kiến trúc cổ kính do bàn tay con người tạo nên, chúng hòa quyện với nhau trong một không gian huyền ảo, thơ mộng tạo nên vẻ đẹp linh thiêng, huyền bí cho Tràng An. Với sự đa dạng về địa chất địa mạo, về hệ thống cảnh quan hang động được kiến tạo trong thời gian kéo dài hàng triệu năm, Tràng An cũng là khu vực có hệ sinh thái phong phú, đa dạng, vừa trên cạn, vừa dưới nước. ở đây có hàng trăm đến hàng nghìn loài động thực vật khách nhau tropng đó có nhiều loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam và Thế giới. Không những chỉ có môi trường thiên nhiên đa dạng, cảnh quan kỳ bí, thơ mộng, Tràng An còn mang trong mình nhiều giá trị lịch sử văn hóa vô giá với những di tích lịch sử thời nguyên thủy đến các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần. Tràng An đã từng là nơi cu trú của người tiền sử, là mảnh đất vua Đinh chọn xây dựng kinh đô đầu tiên của nhà nước Việt Nam phong kiến độc lập: Đại Cồ Việt. Nơi đây cũng từng là thủ đô kháng chiến của vua tôi nhà Trần trong 2 lần chống quân Nguyên xâm lược.  Qua đó có thể nói thật hiếm thấy một di sản văn hóa nào hội đủ các giá trị lịch sử, khoa học, thẩm mỹ, sinh thái và môi truờng như Quần thể danh thắng Tràng An của Việt Nam. 

Di sản thế giới tại Việt Nam 6 Thánh địa Mỹ Sơn, ảnh VietHa (trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)

6. THÁNH ĐỊA MỸ SƠN

Khu đền tháp Mỹ Sơn được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới ngày 01-12-1999.  Khu đền tháp Mỹ Sơn được phân bố tập trung trong một thung lũng được bao bọc xung quanh là đồi núi có đường kính khoảng 2km, từ Đông Trường Sơn đến kinh đô Trà Kiệu (nay thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam). Đây chính là khu thánh địa Ấn Độ giáo của vương quốc Chăm Pa được xây dựng và tồn tại từ thế kỷ VII đến thế kỷ XIII. Đền tháp ở Mỹ Sơn được xây theo từng cụm. Mỗi cụm thường có một đền thờ chính và bao quanh có nhiều tháp nhỏ hoặc một số công trình phụ. Đền tháp được xây bằng gạch, có ghép những mảng trang trí bằng sa thạch. Với kỹ thuật xây tường rất độc đáo (kỹ thuật mài chập xếp khít). Sau khi xây xong tường mới điêu khắc chạm trổ hình hoa lá, người, thú linh lên tháp. Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu thì Mỹ Sơn là nơi nghệ thuật kiến trúc Chăm Pa hội tụ một cách đầy đủ nhất. Các phong cách được phát triển liên tục mà chủ yếu nhất là từ thế kỷ VII – XIII. Mỹ Sơn tập trung đến 70 đền tháp, 32 bia ký tồn tại ở nhiều dạng khác nhau.  Mặc dù trải qua bao thăng trầm của lịch sử và tác động của mưa nắng, thời gian chúng không còn được hoàn toàn nguyên vẹn nhưng đây vẫn là những cứ liệu tốt và rất quan trọng để nghiên cứu tìm hiểu về nghệ thuật Chăm. Đặc biệt là nghệ thuật điêu khắc Chăm, một nền nghệ thuật độc đáo chịu ảnh hưởng sâu sắc của Ấn Độ giáo có vẻ đẹp mang đậm nét văn hóa dân tộc hấp dẫn đến lạ kỳ.

Di sản thế giới tại Việt Nam 7 Phố cổ Hội An, ảnh tư liệu nguồn BQLDT Hội An, (trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)

7. PHỐ CỔ HỘI AN

Đô thị cổ Hội An được Ủy ban di sản thế giới (thuộc UNESCO) chính thức công nhận là Di sản văn hóa thế giới ngày 04-12-1999 tại Hội nghị thứ 23 tổ chức ở Maroc. Đô thị cổ Hội An nằm ở vùng hạ lưu ngã ba sông Thu Bồn, cách thành phố Đà Nằng 30km về phía Nam, thuộc địa phận tỉnh Quảng Nam. Đây là một cảng thị truyền thống Đông Nam Á duy nhất ở Việt Nam và hiếm có trên thế giới. Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu thì “các kiến trúc cổ của đô thị cổ Hội An hầu hết được làm mới từ thế kỷ XIX mặc dù năm khởi dựng xưa hơn nhiều”. Ở đây còn lưu giữ và bảo tồn gần như nguyên vẹn được trên 1000 di tích kiến trúc cổ bao gồm: các khu phố, nhà cửa, các hội quán, nhà thờ họ tộc, đình chùa, miếu mạo, giếng cổ,… Các kiến trúc cổ ở đây hầu hết được xây bằng vật liệu truyền thống như gạch, gỗ, phong cách kiến trúc vừa mang yếu tố nghệ thuật Việt Nam vừa có sự tiếp thu tinh hoa kiến trúc của các nước phương Đông( như Nhật Bản, Trung Hoa) và phương Tây. Điều đặc biệt của Hội An là mặc dù đã trải qua bao thế kỷ nhưng những phong tục tập quán, sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng lễ hội, những món ăn truyền thống, nghề thủ công truyền thống vẫn được người dân gìn giữ, bảo tồn và lưu truyền qua nhiều thế hệ cho đến ngày nay. Hội An từng là một thương cảng, nơi có điều kiện giao lưu với nhiều nền văn hóa khác nhau nên người Hội An ngoài những giá trị văn hóa truyền thống đã tiếp thu tinh hoa của các nền văn hóa các dân tộc khác hình thành nên một bản sắc văn hóa phong phú, đa dạng rất riêng và độc đáo. Người Hội An hồn hậu, dễ gần và rất mến khách. Đây cũng là một trong những yếu tố tạo nên sự hấp dẫn đối với du khách khi tới khám phá khu đô thị cổ Hội An.

Di sản thế giới tại Việt Nam 8: Thành nhà Hồ, cổng Nam ảnh Geoff Steven, nguồn BQLDT, Bảo tàng Thanh Hóa (trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)

8. THÀNH NHÀ HỒ

Thành nhà Hồ được Ủy ban di sản thế giới (thuộc UNESCO) chính thức công nhận là di sản văn hóa thế giới ngày 27-06-2011 tại hội nghị lần thứ 35 tổ chức tại Paris (Pháp). Phạm vi phân bố của Thành nhà Hồ gồm các xã Vĩnh Tiến, Vĩnh Long, Vĩnh Quang, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc, Vĩnh Ninh, Vĩnh Khang, vĩnh Thành và thị trấn Vĩnh Lộc thuộc huyện Vĩnh lộc, tỉnh Thanh Hóa. Thành nhà Hồ là kinh đô của Việt Nam giai đoạn từ 1398 đến 1407. Thành được Hồ Quý Ly xây dựng năm 1397. Trong lịch sử Thành còn có nhiều tên gọi khác như: Thành An Tôn, Tây Đô, Tây Kinh, Tây Nhai, Tây Giai. Khu di tích Thành nhà Hồ bao gồm: khu Thành nội, Hào thành, La thành và Đàn tế Nam Giao. Trong đó Thành nội được xây dựng hình vuông, tất cả phần tường thành và 4 cổng chính được xây dựng bằng đá phiến xanh với kỹ thuật xây dựng và điêu khắc rất tinh xảo. Hào thành được đào đắp bao quanh khu Thành nội có 4 cửa đá bắc vào 4 cửa của Thành nội. La thành của Thành nhà Hồ dài khoảng 10km là vòng thành ngoài được xây dựng để che chắn, bảo vệ cho thành nội được dựa theo địa hình sông núi tự nhiên và chủ yếu là đắp bằng đất, tường tre gai bao vệ. Đàn tế Nam Giao được xây dựng năm 1402, đây là một kiến trúc cung đình quan trọng – nơi các vua tế lễ tạ ơn trời đất, cầu quốc thái dân an. Đàn Nam Giao có diện tích khoảng 43.000m2, có 5 nền đất với 5 bậc cấp. Từ nền Đàn cao nhất đến nền thấp nhất có độ chênh lệch nhau tới 7,80m. Thành nhà Hồ được đánh giá là “một công trình kỳ vĩ bởi  kỹ thuật và nghệ thuật xây dựng đá lớn và sự kết hợp các truyền thống xây dựng độc đáo có một không hai ở Việt Nam, khu vực Đông Á và Đông Nam Á trong thời kỳ cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV”.

9. CAO NGUYÊN ĐÁ ĐỒNG VĂN

Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn là công viên địa chất đầu tiên của Việt Nam và thứ 2 ở khu vực Đông Nam Á được Hội đồng tư vấn mạng lưới công viên địa chất toàn cầu  (GGN) công nhận là công viên địa chất toàn cầu ngày 3/ 10/ 2010,  nằm ở độ cao trung bình từ 1000-1600m so với mực nước biển, có diện tích gần 2356km2 thuộc địa bàn 4 huyện: Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quảng Bạ của tỉnh Hà Giang, Cao nguyên đá Đồng Văn mang trong mình nhiều di sản về địa chất, địa tầng, kiến trúc phong phú, đa dạng: điển hình như các vườn đá, rừng đá Khâu Vai, Lũng Pù (Mèo Vạc). Cao nguyên đá Đồng Văn được đánh giá là một trong những vùng có hệ địa sinh thái núi đá đẹp, độc đáo và đa dạng nhất trên thế giới. Đặc biệt nơi đây còn phát hiện được 4 di chỉ khảo cổ thời tiền sử thuộc thời kỳ đồ đá cách đây hàng vạn năm. Đây cũng là nơi sinh sống lâu đời cử 17 dân tộc thiểu số vùng cao Bắc Việt Nam có nhiều nét văn hóa độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa vùng miền.

10. TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƯƠNG

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương  ở Phú Thọ là di sản văn hóa phi vật thể đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại ngày 6/12/2012. Phạm  vi công nhận của di sản này được xác định gồm: 109 làng có đình, đền thờ vua Hùng thuộc địa phận Tp.Việt Trì, thị xã Phú Thọ và các huyện Cẩm Khê, Đoan Hùng, Hạ Hòa, Lâm Thao, Phú Ninh, Tam Nông, Thanh Sơn, Thanh Ba, Thanh Thủy, Yên Lộc của tỉnh Phú Thọ. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được khởi nguồn từ thời đại các vua Hùng sau đó đã được phát triển mạnh và rất được chú trọng ở các triều đại phong kiến Việt Nam trước đây, đặc biệt thời Hậu Lê, Tây Sơn, nhà Nguyễn đã liên tục sắc phong cho các đền thờ tại Phú Thọ, pháp điển hóa nghi thức thờ cúng, cấp ruộng đất để thu hoa lợi phục vụ cho việc thờ cúng, coi sóc. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được gắn với truyền thuyết Lạc Long Quân – Âu Cơ “bọc trăm trứng”, cả dân tộc cùng chung giống nòi, nguồn cội. đồng thời thể hiện đạo lý “uống nuớc nhớ nguồn”, sự gắn kết cộng đồngcũng như tinh thần đoàn kết dân tộc của người Việt Nam. Hàng năm lễ Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức ở các đền thờ vua Hùng trên khắp cả nước trong đó nghi lễ lớn nhất diễn ra tại khu di tích lịch sử đền Hùng tại Phú Thọ. Trong thời gian diễn ra lễ hội còn có nhiều trò chơi dân gian truyền thống như bịt mắt, bát dê, Kéo co, bắt vịt, bắt chạch thi bơi… Ngày nay Đảng và nhà nước ta cũng rất quan tâm đến công tác bảo tồn các di sản văn hóa đặc biệt là tín ngưỡng thờ Quốc tổ Hùng vương và đã đưa vào Quốc lễ. hằng năm cứ vào ngày 10/3 âm lịch nhân dân cả nước đều được nghỉ lễ để tham gia các hoạt động giỗ tổ được tổ chức trọng thể tại các đình, đền thờ vua Hùng ở các địa phương và nô nức hành hương về đất tổ Phú Thọ để tham dự nghi lễ tại khu di tích lịch sử đền Hùng.

Di sản thế giới tại Việt Nam 11: Nhã nhãc âm nhạc cung đình Việt Nam, ảnh Nhã nhạc,  Ban Đại nhac cung đình Huế đang trình tấu tại sân Thế Tổ Miếu, nguồn Bảo tàng cổ vật Huế (trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)

11. NHÃ NHẠC CUNG ĐÌNH HUẾ

Nhã nhạc – âm nhạc cung đình Việt Nam là di sản văn hóa phi vật thể đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận là kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại tại một phiên họp được tổ chức tại Paris nước Pháp ngày 07-11-2003. Nhã nhạc – âm nhạc cung đình Huế bao gồm nhiều thể loại khác nhau: Nhạc lễ nghi sử dụng riêng cho việc cúng tế và triều chính, các ngày quốc lễ và Yến nhạc dùng cho sinh hoạt vui chơi giải trí trong cung của vua chúa và hoàng tộc. Trong đó có cả thể loại ca nhạc đi kèm với múa và kịch hát (múa cung đình, tuồng cung đình). Nhạc cung đình Huế xưa có nhiều thể loại: Giao nhạc, Miếu nhạc, Ngũ Tự nhạc dùng trong các dịp cúng tế trời đất; tổ tông; Đại triều nhạc dùng trong dịp lễ lớn, nghênh tiếp sứ thần; Triều nhạc và Yến nhạc phục vụ nội cung.  Múa cung đình Huế tiêu biểu có: Bát Dật, Lục Cung, Tam Tinh, Đấu Chiến Thắng Phật, Tứ Linh, Trình Tường,Tập Khách, Lục Triệt Hoa Mã Đăng… được phân định và sử dụng phù hợp vào các dịp, mục đích khác nhau. Các dàn nhạc và các bản nhạc cung đình triều Nguyễn cũng rất phong phú được biên soạn khá công phu bao gồm nhiều loại có biên chế khác nhau nhằm phục vụ các Nghi lễ và nhu cầu giải trí trong cung như: Nhã Nhạc, Huyền Nhạc, Ti Trúc Tế Nhạc, Tiểu nhạc, Đại nhạc, Nhạc Thiểu, Cổ Xúy Đại Nhạc, … Có thể nói “Nhã nhạc Huế là di sản văn hóa âm nhạc cổ điển bác học Việt Nam” được hình thành trên cơ sờ kế thừa thành tựu của dòng nhạc cung đình, các triều đại quân chủ trước đó ở Việt Nam và có sự sáng tạo phát triển lên một đỉnh cao mới, đây cũng chính là những giá trị vô giá và trường tồn của dân tộc Việt Nam . 

12. KHÔNG GIAN VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN

Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên được UNESCO chính thức công nhận là di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại vào ngày 25- 11- 2005. Đây là một di sản văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc Vùng Tây Nguyên Việt Nam. Phạm vị phân bố của “ Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên bao gồm 5 tỉnh: Từ KonTum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng. Chủ nhân của di sản văn hóa độc đáo này là 12 dân tộc tụ cư lâu đời nơi đây: Bana, Ê đê, Xê Đăng, Mơ Nông, Rơ Măm, Mạ, Cơho, Gia Rai…  Cồng Chiêng Tây Nguyên là một loại nhạc cụ độc đáo được chế tác chủ yếu bằng đồng có pha thêm một số kim loại khác như vàng, bạc, đồng đen.  Các tộc người Tây Nguyên sử dụng cồng chiêng làm nhạc cụ nhưng không tự đúc được Cồng Chiêng mà phải mua của các dân tộc láng giềng. Nhưng sau khi mua về với bàn tay khéo léo, óc sáng tạo, đôi tai thính các nghệ nhân đã biết chỉnh âm lại phù hợp theo hàng âm của tộc người. Chiêng sau khi đã được chỉnh âm sẽ được tổ chức một lễ hiến sinh mời thần Chiêng về trú ngụ trong Chiêng và từ đó “Chiêng mới thật sự là của cải vật chất và tinh thần của con người”,vì vậy Cồng Chiêng mang đậm bản sắc văn hóa tộc người. Đối với người Tây Nguyên, cồng chiêng là cầu nối giao tiếp giữa con người với thần linh. Vì vậy nó được sử dụng nhiều trong các nghi lễ và lệ hội. Thường mỗi tộc người Tây Nguyên đều có một biên chế dàn Chiêng riêng, bản nhạc riêng tùy theo tính chất đặc trưng của từng nghi Lễ mà có nhưng dàn chiêng và bài chiêng phù hợp. Dàn Chiêng và bài Chiêng dùng trong các nghi thức cúng thần khác với dàn Chiêng và bài Chiêng dùng trong nghi thức cầu màu, cầu sức khỏe… Đối với các tộc người Tây Nguyên cồng chiêng là biểu tượng cho sự quyền lực và sự giàu có. Người sở hữu nhiều cồng chiêng không chỉ là người giàu có của cải mà hơn thế còn là người có sức mạnh linh thiêng lớn hơn người khác. Bởi có thần chiêng làm bạn.Chiêng càng cổ thì quyền lực của vị thần càng cao.  Tự lâu đời, cồng Chiêng có sự gắn bó mật thiết và không thể thiếu trong đời sống tinh thần  của người Tây Nguyên. Cồng Chiêng và không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là tài sản vô giá về văn hóa lẫn âm nhạc, là di sản văn hóa độc đáo của nhân loại.

Di sản thế giới tại Việt Nam 13: Ca trù Việt Nam, ảnh Ca trù, nguồn BQLDT Hà Nội (trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)

13. CA TRÙ

Ca trù là di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại cần được bảo vệ khẩn cấp vào ngày 01-10-2009. Đây là một di sản văn hóa phi vật thể có phạm vi ảnh hưởng lớn nhất, nó có mặt ở 15 tỉnh thành trong cả nước nhưng nhiều nhất ở phía Bắc Việt Nam. Tiêu biểu như ở Hà Nội, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Tp. Hồ Chí Minh. Được khởi nguồn từ trong dân ca dân vũ dân nhạc Việt Nam, Ca trù là “một bộ môn nghệ thuật tổng hợp với nét độc đáo là sự phối hợp đa dạng tinh tế, nhuần nhuyễn giữa thi ca và âm nhạc, đôi khi có cả múa”. Nó được ra đời từ thế kỉ XI và được phát triển rộng rãi từ thế kỉ XV nhưng mãi đến cuối thể kỷ XX mới được thế giới biết đến và được các nhà Nhạc gia, nhạc sĩ nước ngoài tìm hiểu, nghiên cứu giới thiệu tại nhiều trường đại học nổi tiếng trên thế giới. Ca trù còn được gọi là hát Ả đào, hát Cô Đầu, hát Cửa Đình, hát Nhà Trò, … hát Ca trù thường có 5 không gian trình diễn chính, mỗi không gian đều có lối hát và cách thức trình diễn riêng. Để biểu diễn ca trù ít nhất phải có 3 người: một “Đào nương” hay còn gọi là “Ca Nương” vừa hát vừa gõ phách, một “Kép” (Nam nhạc Công) đệm đàn đáy cho người hát và một “Quan Viên” là người điểm trống chầu. Trong đó ca nương là người được đánh giá cao nhất nhưng cũng là người phải khổ luyện và trải qua nhiều thử thách mới được công nhận. Ca trù xưa được tổ chức khá chặc chẽ và có những quy định cụ thể về sự truyền nghề, học đàn, hát, chọn đào nương đi thi hát…  Ca trù là một bộ môn nghệ thuật độc đáo uyên bác. Ca Trù phong phú về lối hát, tinh tế, công phu trong kĩ thuật hát. Ca trù là một trong những kết tinh, nghệ thuật văn hóa tinh tế của tâm hồn người Việt Nam qua bao thế kỷ. Nó mãi là niềm tự hào và xứng đáng là Di sản Văn hóa Phi vật thể và Truyền Khẩu của Việt Nam và nhân loại.

Di sản thế giới tại Việt Nam 13: Quan họ Bắc Ninh, ảnh Quan họ Bắc Ninh nguồn Sở VHTT& DL Bắc Ninh (trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)

14. QUAN HỌ BẮC NINH

Quan họ Bắc Ninh được tổ chức UNESCO công nhận là: Di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại vào ngày 30-9-2009. Phạm vi được công nhận chính thức gồm có 49 làng quan họ ở hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang, nhưng tập trung nhiều nhất là ở Bắc Ninh (có 44 làng quan họ). Quan họ Bắc Ninh là những làn điệu dân ca mượt mà, trữ tình của người dân vùng đồng bằng Bắc bộ, với lối hát giao duyên dân dã mộc mạc nhưng mang đậm nghĩa tình của trai gái thông qua những “Liền Anh” “Liền Chị” hát quan họ. Quan Họ Bắc Ninh cũng là môn nghệ thuật được hợp thành từ những yếu tố như: âm nhạc, lời ca, trang phục và lễ hội. Đây cũng là một trong những thể loại dân ca phong phú nhất về mặt giai điệu trong dân ca Việt Nam. Hát quan họ là hình thức hát đối đáp nam nữ giữa làng này với làng kia mà người ta còn gọi là “Bọn nam” “ Bọn nữ”. Một làng quan họ thường có nhiều “Bọn nam” và “Bọn nữ”. Khi hát có sự phân công hát dẫn, hát cặp để tạo được sự tương hợp về giọng ca. Việc truyền dạy dân ca quan họ cũng rất khác biệt so với các loại dân ca khác đó là tục “ngủ bọn”. Thường thiếu niên nam nữ trong làng từ 9-17 tuổi thường rủ nhau buổi tối tập trung tại nhà ông trùm để học cách nói năng, ứng đối và luyện giọng ghép đôi giữa “Liền anh” và “Liền chị” cho hợp giọng để đi hát. Trang phục và ẩm thực trong Quan họ Bắc Ninh cũng đặc biệt ấn tượng: vừa đẹp và trang trọng, thể hiện tình cảm thắm thiết của chủ nhà đối với khách cũng như tập quán của mỗi làng quê. Đó là trầu têm cánh phượng cánh quế, chè Thái, mâm son, thịt gà, giò lụa. Trang phục liền chị nổi bật với nón ba tầm, quai thao, khăn mỏ quạ, yếm váy… Liền anh áo the khăn xếp, ô lục soạn, áo the dài nâu thâm đi với quần, dép. Quan họ Bắc Ninh là nét văn hóa tiêu biểu của người dân vùng Kinh Bắc và là một trong những thể loại dân ca có làn điệu phong phú nhất trong kho tàng dân ca Việt Nam.

Di sản thế giới tại Việt Nam 15: Hội Gióng, ảnh Hội Gióng nguồn BQL di tích Hà Nội (trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)

15. HỘI GIÓNG

Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại được UNESCO công nhận chính thức vào ngày 16-11-2010 tại Hội nghị lần thứ V của Uỷ Ban Liên Chính Phủ theo Công ước năm 2003 tổ chức tại thành phố Nairobi – thủ đô của Kenya. Hội Gióng hằng năm được tổ chức ở đền Sóc (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) từ ngày 6-8 tháng Giêng âm lịch và ở đền Phù Đổng (xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội) từ ngày 6-12 tháng tư âm lịch. Đây là hai địa danh theo truyền thuyết là nơi sinh ra người anh hùng Thánh Gióng và là nơi dừng chân cuối cùng sau khi dẹp tan giặc Ân ông bay về trời. Đây là lễ hội truyền thống để ca ngợi chiến công và tưởng nhớ công ơn của người anh hùng Thánh Gióng. Trong lễ hội có sự tái hiện lại một cách sinh động cảnh các trận đấu giao tranh quyết liệt giữa Thánh Gióng và nhân dân Văn Lang với giặc Ân theo hình thức chiến tranh giữa các bộ lạc cổ xưa. Lễ hội nhằm giáo dục lòng yêu nước và truyền thống đoàn kết cộng đồng và tinh thần thượng võ, ý chí đấu tranh kiên cường đồng thời cũng thể hiện khát vọng độc lập tự do của dân tộc.

Di sản thế giới tại Việt Nam 16: Hát xoan ở Phú Thọ, ảnh Đào kép các phường Xoan biểu diễn hát đúm tại đình Lâu Thượng nguồn Bảo tàng Phú Thọ (trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)

16. HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ

Hát Xoan ở Phú Thọ Việt Nam được UNESCO chính thức công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại vào ngày 24-11-/2011. Hát Xoan còn được gọi là khúc môn đình (hát cửa đình) được xuất hiện từ thời đại Hùng Vương cách ngày nay khoảng hơn 2000 năm. Đây là lối hát thờ thần xưa thường được tổ chức hát vào mùa Xuân. Hát Xoan có 3 hình thức: hát thờ cúng các vua Hùng, thành Hoàng làng, hát cầu mùa, cầu sức khỏe, hát lễ hội (giao duyên nam nữ). Phạm vi phân bố của Hát Xoan tập trung chủ yếu từ những làng cổ thuộc địa bàn trung tâm Văn Lang xưa thời vua Hùng ở Phú Thọ, tiêu điểm như An Thái, Phù Đức, Kim Đới  ở hai xã Kim Đức và Phương Lâu (Phú Thọ) và sau được lan tỏa ra một số làng quê dọc theo hai bên bờ sông Lô, sông Hồng và tỉnh Vĩnh Phúc. Trong Hát Xoan khi biểu diễn thể hiện nhiều dạng thức như: hát nói, hát ngâm, ngâm thơ và ca khúc, đồng ca nữ, đồng ca nam, tốp ca, đối ca, hát đối đáp, hát xen, hát đuổi, hát có lĩnh xướng…Về sắc thái âm nhạc cũng rất phong phú đa dạng. Múa và hát luôn đi cùng và kết hợp với nhau. Nội dung lời ca có phần khấn nguyện, chúc tụng và mô tả sản xuất, sinh hoạt, ca ngợi cảnh vật thiên nhiên, kể nói về truyện xưa. Hát Xoan là một di sản văn hóa phi vật thể chưa đựng nhiều giá trị lịch sử văn hóa nghệ thuật độc đáo của dân tộc Việt Nam. Nó có một sức sống mãnh liệt được lưu truyền gìn giữ qua bao thế hệ và sẽ mãi trường tồn, đồng hành cùng cộng đồng dân tộc Việt Nam trong thời hiện đại.

Di sản thế giới tại Việt Nam 17: Đờn ca tài tử Nam Bộ, ảnh Cảnh sinh hoạt đờn ca tài tử Bảo tàng Bạc liêu cung cấp (trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)

17. ĐỜN CA TÀI TỬ NAM BỘ

Nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ  còn được gọi là: “Đờn ca tài tử” đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại ngày 5-12-2013. Đây là một loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của người dân vùng Nam bộ Việt Nam, được hình thành và phát triển vào cuối Thế kỷ XIX. Đờn ca tài tử Nam bộ được người dân Nam bộ sáng tác để hát chơi sau những buổi lao động mệt nhọc. Các bản nhạc thường được sáng tạo dựa trên cơ sở của nhạc lễ, nhạc cung đình, nhạc dân gian miền Trung. Các bản nhạc của Đờn ca tài tử được cải biên liên tục từ bản nhạc cổ trong đó đặc biệt là từ 20 bài gốc. Nhạc cụ sử dụng trong Đờn ca tài tử thường là các loại  đàn kìm, đàn tranh, đàn cò, đàn tỳ Bà, đàn độc huyền, sáo, tiêu…Về sau có sử dụng thêm một số đàn hiện đại như Guitar phím lõm, Violon… Đờn ca tài tử được thực hành theo nhóm, câu lạc bộ và gia đình. Nhạc công thường là song tấu, tam tấu, hòa tấu. Khi biểu diễn dàn nhạc thường cùng ngồi trên chiếu hoặc trên bộ ván với phong cách rất ung dung, thảnh thơi. Người nghe cũng có thể tham gia thực hành và bình luận. Đờn ca tài tử là một sinh hoạt văn hóa tinh thần không thể thiếu trong các dịp lễ hội, tết, cưới, sinh nhật, họp mặt giao lưu bạn bè… Đờn ca tài tử phản ánh tâm tư tình cảm mang tính cộng đồng cao và rất phù hợp với lối sống phóng khoáng, cởi mở, chân thật nhưng rất  kiên cường của người dân vùng Nam bộ. Đây cũng là nét đẹp văn hóa truyền thống đang được bảo tồn và phát huy.

18. DÂN CA VÍ DẶM NGHỆ TĨNH

Dân ca Ví dặm Nghệ Tĩnh được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại ngày 27-11-2014. Đây là một loại hình nghệ thuật trình diễn dân ca khá phổ biến và chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân thuộc hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Nó mang đậm bản sắc, tâm hồn cũng như cốt cách của người dân Nghệ Tĩnh. Dân ca Ví dặm được người dân nơi đây hát trong mọi hoạt động của đời sống như khi  ru con, dệt vải, gặt lúa, chèo thuyền… Nội dung lời ca của dân ca Ví dặm ca ngợi những giá trị nhân văn sâu sắc như tinh thần yêu nước, tôn sư trọng đạo, hiếu kính với cha mẹ, lòng chung thủy, cách ứng xử, sống có nghĩa có tình…kêu gọi gắn kết cộng đồng chống áp bức bất công trong xã hội. Hát ví thường là hát tự do, ngẫu hứng theo lối hát ví von để đối đáp hai bên nam nữ. Có nhiều loại ví khác nhau như: ví phường cấy, phường gặt, phường nón, phường vải, ví đò đưa…  Hát dặm là thể hát nói bằng thơ ngụ ngôn thường có tiết tấu rõ ràng. Dặm mang tính tự sự, tự tình, khuyên răng, giải bày. Nhiều khi lại dí dỏm khôi hài, châm biếm trào lộng. Hát dặm Nghệ Tĩnh cũng có rất nhiều loại khác nhau: dặm nói, dặm kể, dặm vè, dặm ru, dặm nam nữ, dặm cửa quyền, dặm xẩm… Dân ca ví dặm có lối hát rất gần gũi, mộc mạc đặc biệt sử dụng nhiều từ ngữ và ngữ điệu phương ngữ Nghệ Tĩnh có khả nặng biểu đạt tư tưởng tình cảm của người dân xứ Nghệ Tĩnh đồng thời góp phần giáo dục những giá trị đạo đức truyền thống, lòng yêu nước, gắn kết cộng đồng. Nó có một sức sống mãnh liệt và là nguồn cảm hứng âm hưởng dân ca cho các nghệ sĩ kế thừa và phát huy trong các tác phẩm đương đại, góp phần làm giàu thêm di sản văn hóa tinh thần và sự phát triển bền vững của xã hội thời hiện đại.

 19. KÉO CO

Nghi lễ và trò chơi kéo co  là di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận vào ngày 02-12-2015 cùng với nghi lễ và trò chơi kéo co ở Campuchia và Hàn Quốc, là một tập quán phổ biến trong văn hóa của những cư dân  trồng lúa nước ở vùng Đông Á và Đông Nam Á. Nó phản ánh nhân sinh quan, thế giới quan của con người đặc biệt là niềm tin vào lực lượng siêu nhiên. Ở Việt Nam, Nghi lễ và trò chơi kéo co tập trung chủ yếu ở vùng Trung du, đồng bằng Sông Hồng và Bắc Trung bộ. Tiêu biểu như ở các tỉnh Vĩnh Phúc, thành phố Hà Nội và cả…. ở vùng núi phía bắc trong cộng đồng người Tày, người Thái và người Giáy ở Lào Cai. Đây là những cư dân lúa nước sớm nhất trong lịch sử và là cái nôi của nền văn minh lúa nước. Kéo co không chỉ là một trò chơi dân gian mà còn là một sinh hoạt văn hóa gắn với quan niệm tâm linh của các dân tộc. Kéo co được tổ chức như một lễ nghi trong các lễ hội là để cầu mùa( mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt), cầu sức khỏe, cầu an… Kéo co được biểu hiện ở hai hình thức: có dây hoặc không dây. Việc chuẩn bị người thi đấu và  dây kéo cũng được chuẩn bị kỹ lưỡng vì theo quan niệm tâm linh của cư dân nông nghiệp điều này rất quan trọng liên quan đến sự bình an, may mắn trong làm ăn cho cả làng và cộng đồng.

20. TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU TAM PHỦ

Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt được tổ chức UNESCO chính thức công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại ngày 01-12-2016. Đây là một tín ngưỡng dân gian thờ các thần linh thiên nhiên có từ lâu đời của người Việt được xuất hiện từ thời tiền sử với khái niệm Thánh Mẫu, sau dần phát triển thành tín ngưỡng Tam Phủ (Thiên phủ, Địa phủ, Thoại phủ). Đến thế kỷ XVI cùng với sự xuất hiện của Thánh mẫu Liễu Hạnh một tín ngưỡng bản địa mới được hình thành đó là đạo Mẫu. Tín ngưỡng thờ Mẫu còn gắn liền với nghệ thuật hát chầu văn (hát hầu đồng) – một loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo của người Việt. Nghi lễ hầu đồng là nghi thức tín ngưỡng tiêu biểu của đạo Mẫu. Đây là nghi thức giao tiếp với thần linh, các vị thánh thông qua các ông đồng, bà đồng. Thường các vị thánh sẽ hóa thân vào nhân vật dùng nhạc thơ, lời kể lại chuyện. Đồng thời thể hiện quyền lực như trừ ma, phán bệnh, ban phúc lộc… Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ là một phong tục tập quán thờ cúng nữ thần và những nhân vật anh hùng có trong lịch sử, những người có công với đất nước là một nét văn hóa đặc sắc trong văn hóa tâm linh của người Việt và một số dân tộc khác như Mường, Dao, Nùng…Đây là loại hình nghệ thuật dân tộc độc đáo có lối trình diễn kết hợp nhiều yếu tố như: âm nhạc, trang phục, múa và diễn xướng. 

21. MỘC BẢN TRIỀU NGUYỄN

Mộc bản triều Nguyễn là di sản tư liệu của Việt Nam được Uỷ ban tư vấn quốc tế (IAC) thuộc UNESCO công nhận là di sản tư liệu thế giới vào ngày 31/7/2009. Đây là một loại hình tài liệu đặc biệt quý hiếm không chỉ ở Việt Nam mà còn hiếm có trên toàn thế giới. Mộc bản triều Nguyễn là những văn bản chữ Hán – Nôm được khắc trên gỗ để in các loại sách lưu hành tại Việt Nam vào thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. Mộc bản triều Nguyễn hiện còn lưu giữ được 34.619 tấm trong đó bao gồm cả những ván khắc in thu được ở Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội đua vào Huế lưu trữ. Tài liệu được khắc trên mộc bản rất tinh xảo và sắc nét với nội dung ghi lại các sự kiện lịch sử, các cuộc tiểu trừ giặc giã, công danh sự nghiệp của các bậc quân vương. Đồng thời nhân bản các bộ luật, các quy định về chuẩn mực xã hội để phổ biến bắt buộc mọi thần dân phải tuân thủ. Tất cả các bản thảo nói trên đều phải qua sự ngự lãm và phê duyệt bằng bút tích của Hoàng đế trước khi chuyển giao cho những nghệ nhân tài hoa trong ngự xưởng của cung đình khắc lên các loại gỗ quý như gỗ thị, nha đồng… Tài liệu Mộc bản triều Nguyễn là những bản khắc in các tác phẩm chính văn, chính sử được hình thành trong quá trình hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước và cuộc đời, hoạt động của những nhân vật lịch sử có ảnh hưởng lớn tới những biến cố xã hội cũng như tiến trình lịch sử của một dân tộc, của một đất nước. Hiện nay những tài liệu này rất hiếm có trên thế giới. Nó đặc biệt có giá trị trong việc nghiên cứu lịch sử văn hóa Việt Nam nói riêng và thể giới nói chung.

22. BIA TIẾN SĨ Ở VĂN MIẾU

Bia đá các khoa tiến sĩ triều Lê – Mạc (1442 – 1779) Bia đá các khoa tiến sĩ triều Lê – Mạc (gồm 82  tám bia tiến sĩ) được Uỷ ban ký ức thế giới khu vực châu Á Thái Bình Dương công nhận là di sản tư liệu thế giới thuộc Chương trình Ký ức thế giới của UNÉSCO vào ngày 09/3/2010. Bia tiến sĩ tại Văn miếu Quốc Tử Giám Hà Nội là di sản tư liệu độc đáo duy nhất trên thế giới “không chỉ lưu danh các tiến sĩ đỗ đạt trong các kỳ thi suốt gần 300 năm (1442 – 1779) mà còn ghi lại lịch sử các khoa thi và triết lý của triều đại về nền giáo dục và đào tạo, sử dụng nhân tài”. Trên các bia còn ghi rõ người viết văn bia, người dựng bia, ngày tháng dựng bia. Những điều này đã có tác động tích cực đối với xã hội đương thời và hậu thế cũng như khẳng định về tính xác thực, nguyên gốc và duy nhất của tư liệu. Nội dung văn bia đều do các nhà trí thức, danh nhân văn hóa biên soạn. Chữ viết và hoa văn trang trí trên các tấm bia sắc sảo, cầu kỳ mang tính nghệ thuật cao. Có thể nói mỗi tấm bia vừa là một tác phẩm thư pháp vừa là một tác phẩm thuật điêu khắc tinh tế và độc đáo với phong cách trang trí mang đậm dấu ấn của nghệ thuật đương thời. Với những giá trị lịch sử, văn hóa. nghệ thuật cũng như tính duy nhất, hiếm có của 82 tấm bia tiến sĩ, bia đá các khoa tiến sĩ triều Lê – Mạc tại Văn miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội) là di sản tư liệu vô giá, là niềm tự hào của nhân dân Việt Nam và nhân loại trên toàn thế giới.

23. MỘC BẢN KINH PHẬT

Mộc bản Kinh Phật Thiền phái Trúc Lâm chùa Vĩnh Nghiêm được Ủy ban UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương ngày 16-05-2012. Đây là bộ Mộc bản gốc, duy nhất của Phật phái Trúc Lâm còn lưu giữ được đến ngày nay tại chùa Vĩnh Nghiêm thuộc xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Ở đây còn lưu giữ được 3.050 bản khắc với hơn 10 đầu sách kinh phật. Trong đó chủ yếu là kinh sách, luật giới nhà Phật, trước tác của Tam Thế Tổ: Điếu Ngư Giác Hoàng Trần Nhân Tông, Thiền Sư Pháp Loa Đồng Kiên Cương, Thiền Sư Huyền Quang Lý Đạo Tái và một số bản in sớ điệp của Phật phái Trúc Lâm, mộc thư ghi chép lại cách chữa bệnh bằng châm cứu, bằng các loại thảo dược (thuốc nam). Các mộc bản này được san khắc vào giai đoạn vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, khi chùa Vĩnh Nghiêm là một trong những trung tâm đào tạo và ấn hành xuất bản lớn nhất của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam. Đồng thời cũng là nơi lưu giữ hồ sơ các tăng ni trên toàn quốc. Mộc bản Kinh Phật Thiền phái Trúc Lâm chùa Vĩnh Nghiêm đều được làm bằng gỗ thị, chữ được khắc ngược trên cả hai mặt. Kỹ thuật khắc và trang trí thực hiện đúng theo quy chuẩn in của Việt Nam. Chữ khắc chủ yếu là chữ Hán cổ, chữ Nôm và một số ít có khắc xen cài thêm chữ Phạn. Mộc bản Kinh Phật Thiền phái Trúc Lâm chùa Vĩnh Nghiêm là một di sản văn hóa phi vật thể vô giá của Việt Nam và của nhân loại bởi nó không những hàm chứa những giá trị tư tưởng, giáo lý của Phật phái Trúc Lâm mà còn có tính độc bản, nguyên gốc mang tính nghệ thuật cao. Đồng thời đây cũng là nguồn cung cấp thông tin phong phú và đáng tin cậy khi người xem có nhu cầu tìm hiểu nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực như: tôn giáo, ngôn ngữ, văn hóa, y học, mỹ thuật. 

24. CHÂU BẢN NHÀ NGUYỄN

Châu bản triều Nguyễn được công nhận là Di sản tư liệu thế giới thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương ngày 14-05-2014 tại Hội nghị lần thứ 6 của Uỷ Ban Chương trình Ký ức thế giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (MOW CAP). Đây là những văn bản triều chính mà trong quá trình điều hành được các vua triều Nguyễn tự phê bằng mực son đỏ (từ 1802-1945). Toàn bộ khối Châu bản triều Nguyễn có 773 tập với khoảng 85.000 văn bản của 11 triều vua thời Nguyễn từ Gia Long đến Bảo Đại (không có của một vài vị vua không tại vị lâu). Các châu bản hầu hết được viết tay trên giấy dó và có nội dung khá phong phú về loại hình: chiếu, dụ, chỉ, sớ, tấu, khải, phúc, phiếu trình, phiếu nghỉ…Trong đó quy định rất rõ và chặt chẽ về chức năng và thẩm quyền. Nội dung phản ánh các vấn đề trong đời sống xã hội, các biến động về lịch sử, chính sách đối nội, đối ngoại của Việt Nam giai đoạn từ thế kỷ XIX đến nữa đầu thế kỷ XX. Các sự kiện ghi chép trong Châu bản có tính xác thực cao bởi đó là những thông tin được tiếp nhận và xử lý của các vua triều Nguyễn trong công tác quản lý xã hội. Đây cũng là nguồn sử liệu quan trọng để biên soạn các bộ sách sử và các sách điển lệ chính thống như: Đại Nam thực lục chính biên, Đại Nam nhất thống chí, Quốc Triều chính biên…Châu bản triều Nguyễn còn là tư liệu lịch sử có giá trị đặc biệt quan trọng trong việc minh chứng chủ quyền của Việt Nam về hai quần đào Trường Sa và Hoàng Sa. Ngoài ra các bút tích phê duyệt của các vua triều Nguyễn và hệ thống chữ viết trên Châu bản (sử dụng bốn loại chữ viết: chữ Hán, chữ Nôm, chữ Pháp, chữ Quốc ngữ) đã phản ánh sự biến động của hệ tư tưởng xã hội và sự tác động du nhập của văn hóa phương Tây cũng như hoạt động giao thương của Việt Nam đối với các nước trong khu vực và trên thế giới. Hiện nay toàn bộ số Châu bản này đang được gìn giữ bảo quản tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia I (tại tòa nhà số 16 đường Vũ Phạm Hàm, phường Yên Hòa, Cầu Giấy – Hà Nội). 

Di sản thế giới tại Việt Nam 25: Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế, ảnh Thơ văn trên kiến trúc Huế nguồn Bảo tàng cổ vậ , Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế (trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)

25. THƠ VĂN TRÊN KIẾN TRÚC CUNG ĐÌNH HUẾ

Thơ văn trên kiến trúc Cung đình Huế được Ủy ban chương trình ký ức thế giới khu vực Châu Á  Thái Bình Dương (MOW CAP- thuộc UNESCO) chính thức công nhận là di sản tư liệu thế giới vào ngày 19-05-2016. Thơ văn trên kiến trúc Cung đình Huế bao gồm toàn bộ hệ thống văn tự chữ Hán chủ yếu là các bài văn, thơ được khắc chạm rất công phu và sắc sảo trên gỗ các kiến trúc thuộc quần thể kiến trúc cố đô Huế trong giai đoạn 1802-1945. Theo sự đánh giá của các chuyên gia và các nhà nghiên cứu thì Thơ văn trên kiến trúc Cung đình Huế là “di sản tư liệu độc đáo, là những bản gốc duy nhất hiện chỉ có ở Việt Nam và có giá trị nổi bật toàn cầu”.

26. MỘC BẢN TRƯỜNG HỌC PHÚC GIANG HÀ TĨNH

Mộc bản trường học Phúc Giang (Hà Tĩnh) đã chính thức được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thuộc chương trình ký ức thế giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương ngày  19-05-2016 cùng với thơ văn trên kiến trúc Cung đình Huế. Mộc bản trường học Phúc Giang (Hà Tĩnh) là những bản khắc gỗ chữ Hán ngược dùng đề in sách do dòng họ Nguyễn Huy, làng Trường Lưu, xã Lai Thạch, huyện Thiên Lộc (nay là xã Trường Lộc, huyện Can Lộc), tỉnh Hà Tĩnh biên soạn và khắc in để phục vụ việc dạy và học. Mộc bản trường học Phúc Giang (Hà Tĩnh), được hình thành trong quá trình hoạt động giáo dục văn hóa từ giữ thế ký XIIX đến đầu thế kỷ XX. Mộc bản trường học Phúc Giang (Hà Tĩnh) là di sản tư liệu hiện có 383 bản được làm bằng gỗ những cây thị “đực”, nét chữ khắc tinh xảo với nhiều dạng chữ khác nhau như: Lệ thư, Thảo thư, Giản tự, Cô tự, … Mộc bản trường học Phúc Giang (Hà Tĩnh) là khối mộc bản cổ nhất và duy nhất về văn hóa giáo dục của một dòng họ còn được lưu giữ ở Việt Nam. Với những giá trị đặc biệt về hình thức, nội dung cũng như tính xác thực, độc đáo di sản tư liệu này đã có tầm ảnh hưởng tới cả khu vực và quốc tế. Hiện nay khối Mộc bản này đang được bảo quản tại tư gia dòng họ Nguyễn Huy và Bảo tàng Hà Tĩnh.

xem thêm: Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim: Di sản Thế giới tại Việt Nam
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/di-san-the-gioi-tai-viet-nam/
Nông nghiệp sinh thái Việt, điểm đến yêu thích của bạn

Việt Nam tổ quốc tôi
Việt Nam thông tin khái quát
Việt Nam con đường xanh
Nông nghiệp sinh thái Việt
Di sản thế giới tại Việt Nam
Du lịch sinh thái Việt
Vườn Quốc gia Việt Nam
Nông nghiệp công nghệ cao
Nông nghiệp Việt trăm năm
Ngôn ngữ văn hóa Việt
Dạo chơi non nước Việt

Trăng rằm

ĐÊM VU LAN
Hoàng Kim

Chẳng thể nào ngủ được đêm nay
Đêm Vu Lan mờ tỏ
Trăng rằm khuya lồng lộng giữa trời
Thăm thẳm một lời Người nói …

Mẹ cũ như ngôi nhà cũ
Chiếc áo mẹ mang bạc phếch tháng năm
Cha cũ như con thuyền cũ
Dòng sông quê hương thao thiết đời con

Anh chị cũ tình vẹn nghĩa
Trọn đời thương nhau lồng lộng trăng rằm
Em tôi hồn quê dáng cũ
Con cháu niềm vui thương thảo tháng năm.

Thầy bạn lộc xuân đầy đặn
Bài ca thời gian ngời ngợi trăng rằm.

Thắp đèn lên đi em

Đêm Vu Lan gặp bạn
Thương nhớ bài thơ cũ
Chuyện đời không nỡ quên …

Ngày mới và đêm Vu Lan
Vầng trăng Sao Hôm Sao Kim thân thiết.
Loanh quanh tìm tòi cái mới
Đêm Vu Lan thức về lại chính mình.

Đêm Vu Lan nhớ mùa thu đi học
Nhớ ngọn đèn mờ tỏ giấc mơ xưa
Thương con vạc gọi sao mai mọc sớm
Vầng trăng khuya thăm thẳm giữa tâm hồn

Thắp đèn lên đi em 
Gốc mai vàng trước ngõ 
Vui đi dưới mặt trời
Vui bước tới thảnh thơi
 

Đối thoại với Thiền sư 
Quả tốt bởi nhân lành
Giấc mơ lành yêu thương 
Vui đến chốn thung dung 

Đêm Vu Lan nhớ bài thơ đi học
Thấm nhọc nhằn củ sắn củ khoai
Nhớ tay chị gối đầu khi mẹ mất
Thương lời cha căn dặn học làm người

Em đi chơi cùng Mẹ
Trăng rằm vui chơi giăng
Thảo thơm vui đầy đặn
Ân tình cùng nước non.

Trăng khuyết rồi lại tròn
An nhiên cùng năm tháng
Ơi vầng trăng cổ tích
Soi sáng sân nhà em.

Đêm nay là đêm nao?
Ban mai vừa ló dạng
Trăng rằm soi bóng nắng
Bạch Ngọc trời phương em.

*

Trăng sáng lung linh trăng sáng quá
Đất trời lồng lộng một màu trăng
Dẫu đêm khuya vắng người quên ngắm
Trăng vẫn là trăng, trăng vẫn rằm.

*

Trăng rằm đường sáng dạo chơi giăng,
Nhớ Bác đôi câu hỏi chị Hằng:
“Thế nước thịnh suy sao đoán định?
Lòng dân tan hợp biết hay chăng?
Vành đai thế biến nhiều mưu hiểm,
Con đường lực chuyển lắm lăng nhăng?
Dân Nam Tiếng Việt nhiều gian khó
Hưng thịnh làm sao hỡi chị Hằng?”.

*
“Bác Hồ thơ ‘Chơi giăng’ đó ông
Vầng trăng cổ tích sáng non sông,
Tâm sáng đức cao chăm việc tốt
Chí bền trung hiếu quyết thắng không?
Nội loạn dẹp tan loài phản quốc
Ngoại xâm khôn khéo giữ tương đồng.
Khó dẫu vạn lần dân cũng vượt.
Lòng dân thế nước chắc thành công”.

Nguyên vận thơ Bác Hồ
CHƠI GIĂNG
Hồ Chí Minh


Gặp tuần trăng sáng, dạo chơi giăng,
Sẵn nhắn vài câu hỏi chị Hằng:
“Non nước tơi bời sao vậy nhỉ?
Nhân dân cực khổ biết hay chăng?
Khi nào kéo được quân anh dũng,
Để dẹp cho tàn bọn nhố nhăng?
Nam Việt bao giờ thì giải phóng
Nói cho nghe thử, hỡi cô Hằng?”.

*
Nguyệt rằng: “Tôi kính trả lời ông:
Tôi đã từng soi khắp núi sông,
Muốn biết tự do chầy hay chóng,
Thì xem tổ chức khắp hay không.
Nước nhà giành lại nhờ tài sắt,
Sự nghiệp làm nên bởi chữ đồng.
Tổ chức, tuyên truyền càng rộng rãi,
Tức là cách mệnh chóng thành công”.

Báo Việt Nam độc lập, số 135, ngày 21-8-1942. Nguồn: Hồ Chí Minh toàn tập (tập 3), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000

GIỐNG KHOAI LANG VIỆT NAM
Hoàng Long, Hoàng Kim, Nguyễn Văn Phu


Giống khoai lang Việt Nam phổ biến HL518 NHẬT ĐỎ, HL491 NHẬT TÍM, HƯNG LỘC 4, HOÀNG LONG, BÍ ĐÀ LẠT, Mười kỹ thuật canh tác khoai lang, liên kết sản xuất chế biến tiêu thu hiệu quả

FOODCROPS. GIỐNG KHOAI LANG VIỆT NAM. Nguồn gen giống khoai lang trên thế giới. Nguồn gen giống khoai lang ở Việt Nam. Nguồn gốc và đặc tính nông sinh họcchủ yếu của một số giống khoai lang phổ biến trong sản xuất hiện nay: Giống phổ biến:  HL518 (Nhật đỏ), HL491 (Nhật tím),  Hoàng Long, Hưng Lộc 4, Bí Đà Lạt; Giống bản địa quý, giống tạo thành và giống triển vọng: Chiêm Dâu,  khoai Sữa, Khoai Gạo, Trùi Sa, Trà Đõa, Dương Ngọc, Bí  Đế,Tự Nhiên, Cực nhanh, KB1, K51,K1, K2, K3, K4, K7, K8, VX37-1, KB1; Kokey 14 (Nhật vàng), Murasa Kimasari (Nhật tím 1), HL284 (Nhật trắng), HL565, HL524, KLC3  …

Nguồn gen giống khoai lang trên thế giới

Cây khoai lang (Ipomoea batatas (L.) Lam.) là cây lương thực thực phẩm thích hợp với tất cả các vùng sinh thái nông nghiệp tại Việt Nam có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao, tùy thuộc vào chuỗi cung ứng giá trị khép kín từ giống tốt đến kỹ thuật trồng, liên kết sản xuất tiêu thụ hiệu quả. Khoai lang ngày nay trên thế giới, là cây lương thực đứng hàng thứ bảy sau lúa mì, lúa nước, ngô, khoai tây, lúa mạch, và sắn. Năm 2018, toàn thế giới có 118 nước trồng khoai lang trên tổng diện tích 8,06 triệu ha, trong đó châu Phi chiếm 57,07%, châu Á chiếm 36,72%, châu Mỹ chiếm 4,3%. Năng suất khoai lang bình quân của thế giới năm 2018 là 11,40 tấn/ha, trong đó năng suất  khoai lang bình quân của châu Á là 20,53 tấn/ha, châu Mỹ có năng suất bình quân 12,15 tấn/ha, châu Phi năng suất bình quân 5,65 tấn/ha.  Sản lượng khoai lang thế giới có xu hướng giảm từ 142,67 triệu tấn năm 2000, xuống còn 91,95 triệu tấn, năm 2018, lý do chính vì cạnh tranh cây trồng. Sản xuất chế biến tiêu thụ khoai lang chưa hiệu quả bằng sắn và một số chuổi cung ứng nông sản hiệu quả khác. Châu Á cung cấp sản lượng khoai lang khoảng 66,03%, châu Phi cung cấp sản lượng khoảng 28,28%.

Hầu hết những nước trồng nhiều khoai lang trên thế giới đều có bộ sưu tập nguồn gen giống khoai lang. Nguồn gen khoai lang lớn nhất toàn cầu là tại Trung tâm Khoai tây Quốc tế (Centro Internacional de la Papa – CIP) với tổng số 7007 mẫu giống khoai lang được duy trì từ năm 2005. Trong số này có 5.920 mẫu giống khoai lang trồng (Ipomoea batatas) và 1087 mẫu giống khoai lang loài hoang dại (Ipomoea trifida và các loài Ipomoea khác). Việc duy trì nguồn gen ở CIP được thực hiện trong ống nghiệm, trên đồng ruộng, bảo quản bằng hạt và được đánh giá theo tiêu chuẩn quốc tế. Khoai lang Trung Quốc có diện tích, sản lượng, năng suất cao, chịu lạnh nhưng chất lượng không ngon so với khoai lang của Nhật, Mỹ khi trồng ở Việt Nam. Khoai lang Mỹ nổi tiếng về chất lượng cao, phổ biến các giống khoai lang có ruột củ màu cam đậm, dẽo và có hương vị thơm để tiêu thụ tươi như một loại rau xanh cao cấp và dùng trong công nghiệp thực phẩm. Mỹ hiện đang tiếp tục thực hiện các nghiên cứu chọn giống khoai lang chất lượng cao giàu protein, vitamin A và có hương vị thơm; ứng dụng công nghệ gen, công nghệ tế bào trong tạo giống. Khoai lang Nhật cũng nổi tiếng về chất lượng cao với hướng chọn tạo giống khoai lang để sử dụng lá làm rau xanh, làm nước sinh tố và thực phẩm có màu tím hoặc màu cam đậm tự nhiên. Nhược điểm khoai lang Nhật, Mỹ, Trung Quốc  khi trồng ở Việt Nam là thời gian sinh trưởng hầu hết đều dài trên 115 ngàykhông thích hợp hiệu quả khi đưa vào các vụ trồng ở Việt Nam. Năm giống khoai lang phổ biến nhất Việt Nam hiện nay là HL518 Nhật đỏ, HL491 Nhật tím, Hoàng Long, Hưng Lộc 4, Bí Đà Lạt đều vận dụng nguồn gen quý của Nhật, Mỹ, Trung Quốc nhưng đều đã được Việt hóa, lai tạo, tuyển chọn, bồi dục theo định hướng và tiêu chuẩn giống khoai lang tốt Việt Nam (Hoàng Kim và đồng sự 2015, Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997)

Nguồn gen giống khoai lang ở Việt Nam

Nguồn gen giống khoai lang Việt Nam chủ yếu được thu thập, đánh giá và bảo tồn tại Trung tâm Tài nguyên Thực vật, thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam với 528 mẫu giống đã được tư liệu hoá (trong đó có 344 mẫu do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc chuyển đến) Viện Cây Lương thực và Cây Thực phẩm (FCRI) có 118 mẫu giống, Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc năm 2009 có 78 mẫu giống.Trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh có 30 mẫu giống.

Tại các tỉnh phía Bắc, giống khoai lang trồng phổ biến là khoai Hoàng Long, với các giống khác có quy mô hẹp hơn gồm KB1, K51, Tự Nhiên, Chiêm Dâu, Từ năm 1981 đến nay, Viện Cây Lương thực Cây Thực phẩm (FCRI) và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam (VASI) đã tuyển chọn và giới thiệu  cho sản xuất 15 giống khoai lang tốt theo ba hướng chính: 1) Nhóm giống khoai lang năng suất củ tươi cao, chịu lạnh, ngắn ngày, thích hợp vụ đông, gồm K1, K2, K3, K4, K7, K8, VX37-1, Cực nhanh. Những giống này chủ yếu được nhập nội từ CIP, Philippines, Trung Quốc, Liên Xô (cũ) trong giai đoạn 1980-1986 và tuyển chọn để tăng vụ khoai lang đông. 2) Nhóm giống khoai lang năng suất củ cao, nhiều dây lá thích hợp chăn nuôi, gồm KL1, KL5, K51. Các giống này phát triển ở giai đoạn 1986-2000 trong chương trình hợp tác với CIP. 3) Nhóm giống khoai lang năng suất củ cao, phẩm chất ngon. gồm việc phục tráng và chọn lọc giống khoai lang Hoàng Long, Chiêm Dâu (Vũ Tuyên Hoàng, Mai Thạch Hoành 1986, 1992), Tự Nhiên (Trương Văn Hộ và ctv, 1999); tuyển chọn và phát triển giống khoai lang KB1 (Nguyễn Thế Yên, 2003). Hiện nay dân đang quan tâm các giống khoai đặc sản địa phương và khoai chất lượng cao.

Tại các tỉnh phía Nam các giống khoai lang hiên trồng phổ biến là HL518 (Nhật đỏ), HL491 (Nhật tím), HL4, Hoàng Long, Bí Đà Lạt. Những giống bản địa quý, giống tạo thành và nhập nội có triển vọng gồm  Murasa kimasari (Nhật tím 1) Kokey 14 (Nhật vàng), Chiêm Dâu, Trùi Sa,  Dương Ngọc, Tàu Nghẹn, Khoai Sữa, Khoai Gạo. Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh (NLU) và Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc (HARC) từ năm 1981 đến nay đã tuyển chọn và giới thiệu cho sản xuất 7 giống khoai lang có năng suất củ cao, phẩm chất ngon, thích hợp tiêu thụ tươi gồm Hoàng Long, Chiêm Dâu, Gạo, Bí Đà Lạt (1981), HL4 (1987), HL491, HL518 (1997). Các giống khoai lang chất lượng cao có dạng củ đẹp thuôn láng, được thị trường ưa chuộng có HL518, HL491, Kokey 14, Murasa kimasari.  Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh những năm 2008 -2011 cũng đánh giá và tuyển chọn 24 giống khoai lang khảo nghiệm toàn cầu trong chương trình hợp tác với CIP và khảo sát các giống khoai lang nhiều dây lá, năng suất bột cao cho hướng chế biến cồn trong chương trình hợp tác với công ty Technova và công ty Toyota Nhật Bản (Hoàng Kim 2008).

Những giống khoai lang phẩm chất ngon được đánh giá và tuyển chọn trong đề tài “Thu thập, khảo sát, so sánh và phục tráng giống khoai lang tại huyện Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai 2008-2010”. Đây là nội dung hợp tác giữa Sở Khoa học Công nghệ Đồng Nai, Viện Sinh học Nhiệt đới, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh và Phòng Nông nghiệp Xuân Lôc. Kết quả đề tài là các giống khoai lang tốt HL518 Nhật đỏ, HL491 Nhật tím được phổ biến rộng rãi hơn trong sản xuất (Hoàng Kim, Trần Ngọc Thùy, Trịnh Việt Nga, Nguyễn Thị Ninh 2009).  Hai giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) và HL491 (Nhật tím) đã được trồng khá phổ biến và mang lại sự thay đổi căn bản về năng suất cao và chất lượng ngon cho sự canh tác khoai lang tại nhiều tỉnh của Việt Nam. Kỷ yếu 90 năm Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam 1925- 2015, trang 51, hình trên ghi rõ: Bảy giống khoai lang tốt được Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn công nhận giống ở các tỉnh phía Nam tiêu biểu nhất là ba giống HL518 (Nhật đỏ) HL491 (Nhật tím) và Hoàng Long. Giống HL518, HL491 hiện đã được trồng khá phổ biến và mang lại sự thay đổi căn bản về năng suất cao và chất lượng ngon cho sự canh tác khoai lang tại nhiều tỉnh của Việt Nam. Những tỉnh trồng hai giống khoai lang này nhiều là Vĩnh Long, Kiên Giang, Đà Lạt, Đăk Nông, Gia Lai, Đồng Nai và Sóc Trăng, … Tại Vĩnh Long, việc thay thế giống khoai lang địa phương Dương Ngọc, Tàu Nghẹn, Bí Đế bằng hai giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) và HL491 (Nhật tím) và ứng dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh thích hợp đã đưa sản lượng khoai lang Vĩnh Long năm 2000 từ diện tích khoai lang 2,5 ngàn ha, năng suất bình quân 18,4 tấn/ ha, sản lượng 46,2 ngàn tấn lên sản lượng khoai lang năm 2011 đạt 248,7 ngàn tấn, diện tích khoai lang 8,5 ngàn ha, năng suất bình quân 29,2 tấn/ ha (Tổng cục Thống kê 2014).

Nguồn gốc và đặc tính nông sinh học chủ yếu của một số giống khoai lang  

Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ)

Nguồn gốc giống: Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) là giống khoai lang Việt Nam ưu tú có nguồn gốc từ tổ hợp lai Kokey 14 Nhật Bản polycross, tạo giống tại Việt Nam; giống do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam chọn tạo và giới thiệu (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997 Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997; hiện trồng phổ biến trong sản xuất và bán nhiều ở các siêu thị.
HL518 được nhóm nghiên cứu Việt Nam tuyển chọn trong quần thể 800 hạt khoai lai Kokey 14 polycross nguồn gốc Nhật Bản nhập nội từ CIP vào Việt Nam do chuyên gia CIP là tiến sĩ Il Gin Mok quốc tịch Hàn Quốc. Sau đó Trung tâm Hưng Lộc đã chọn được mẫu giống khoai lang CIP92031 hội được nhiều đặc tính quý, đã sử dụng giống CIP92031 lai hữu tính (back cross) tự phối, tạo chọn được giống HL518. Chi tiết thông tin về tác giả và minh chứng  Giống khoai lang ở Việt Nam http://www2.hcmuaf.edu.vn/contents.php?ids=9858&ur=hoangkim

Đặc tính giống: HL518 là giống khoai lang rất ngon. Thời gian sinh trưởng từ 95 đến 110 ngày. Năng suất củ tươi: 17-32 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27-30%. chất lượng củ luộc rất ngon, vỏ củ màu đỏ đậm, thịt củ màu cam đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây. Các chợ và siêu thị trên toàn quốc đều có bán. Mười kỹ thuật canh tác khoai lang cần tuyển lại hệ củ theo bản tả kỹ thuật đã đăng ký, để đảm bảo chất lượng và năng suất. Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997. Hai giống khoai lang mới HL518 và HL491. Tài liệu báo cáo công nhận hai giống khoai lang HL518 và HL419. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Hội nghị khoa học kỹ thuật nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 16-18/9/1997. 18 trang. Two new sweet potato varieties: HL 518 and HL 491. In: MARD Proc. Vietnam Agricultural Research Workshop held in Ho Chi Minh City, Vietnam, Sep 16- 18/1997. 18p.

Giống khoai lang HL491 (Nhật tím)

Giống khoai lang HL491 (Nhật tím) do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc chọn tạo và giới thiệu từ tổ hợp lai Murasa Kimasari polycross nguồn gốc Nhật Bản = CN76-2 CIP/AVRDC (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997). Giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997, hiện phổ biến rộng rãi trong sản xuất và bán nhiều ở các siêu thị.

Đặc tính nông học chủ yếu: Thời gian sinh trưởng từ 95 đến 110 ngày. Năng suất củ tươi: 15-27 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27- 31%. chất lượng củ luộc khá, vỏ củ màu tía, thịt củ màu tím đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây.

Giống khoai lang HOÀNG LONG

Nguồn gốc giống: Hoàng Long là giống khoai lang phổ biến ở Việt Nam. Nguồn gốc Trung Quốc nhập nội vào Việt Nam năm 1968. Giống do Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tuyển chọn và giới thiệu (Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy, 1981). Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống năm 1981(*).

Đặc tính giống: Thời gian sinh trưởng 85-95 ngày. Năng suất củ tươi 15 – 27 tấn/ ha, tỷ lệ chất khô 27-30%, chất lượng củ luộc khá, vỏ củ màu hồng sẫm, thịt củ màu vàng cam, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím phủ luống gọn, mức độ nhiễm sùng và sâu đục dây trung bình

(*) Notes: xem thêm Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy, 1981: Tiến bộ mới trong chọn giống khoai lang ở các tỉnh phía Nam Việt Nam. (Recent progress in Sweet Potato varietal improvement in South Vietnam. Báo cáo công nhận chính thức bốn giống khoai lang Hoàng Long, Chiêm Dâu, Gạo, Bí Đà Lạt. Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm. Hội nghị khoa học kỹ thuật nông nghiệp các tỉnh phía Nam lần thứ nhất, thành phố Hồ Chí Minh, 9-11/5/1981. 33 trang MAFI (MARD), Proc. 1st Vietnam Agricultural Research Workshop held in Ho Chi Minh City, Vietnam, May 09-11/1981. 33 pages)  Khoai lang Hoàng Long có nguồn gốc tại Thái Sơn, Thái An, Sơn Đông, Trung Quốc do tổ chuyên gia Trung Quốc mang vào Việt Nam năm 1968 làm việc với các chuyên gia nông nghiệp Việt Nam Quách Ngọc Ân, Đinh Thế Lộc. Khoai lang Hoàng Long được  trồng đầu tiên tại chân núi Trường Sinh thuộc bản Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện miền núi Cẩm Thủy và phát triển rộng nhất ở huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa. Giống khoai lang Hoàng Long chọn lọc do Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh thu thập, tuyển chọn và giới thiệu công nhận giống năm 1981. Khoai Hoàng Long chọn lọc được tuyển chọn theo hướng năng suất cao phẩm chất ngon vỏ củ màu hồng sẫm, thịt củ màu vàng cam, dạng củ đều đẹp, chất lượng ngon, độ dẽo hơn độ ngọt Đây là giống khoai lang cao sản được trồng phổ biến nhất Việt Nam trong bốn mươi năm qua, nhiều nhất tại tỉnh Thanh Hóa. Giống khoai Hoàng Long tuyển chọn tại Việt Nam có chất lượng ngon hơn và ngắn ngày hơn so với giống gốc đầu tiên tại Trung Quốc.

Khoai lang Thái An, Sơn Đông Trung Quốc  (hình ảnh Hoàng Kim chụp ngày 26. 5. 2018 tại Thái An, Sơn Đông). Trung Quốc dường như đã có qui trình và máy sản xuất sấy dẻo khoai lang. Việt Nam những sản phẩm sấy dẻo khoai lang dạng này với chất lượng ngon tương xứng tiếc là hiện nay chúng tôi chưa nhìn thấy,.mà chỉ thấy dạng “sweet potatoes chips” nhiều hơn.

LƯU Ý KỸ THUẬT THÂM CANH KHOAI LANG

Việc ứng dụng giống khoai lang tốt có năng suất chất lượng cao và “Mười biện pháp kỹ thuật thâm canh khoai lang” đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho nông dân.  Tuy vậy, năng suất, sản lượng, hàm lượng các chất trong củ khoai lang (% chất khô, tinh bột, vitamin, … ) là có sự sai khác rất rõ giữa các địa phương, vùng miền, tùy thuộc chủ yếu vào các yếu tố:  đặc điểm sinh thái khí hậu đất đai và mức độ thích hợp với các giống khoai lang khác nhau; trình độ kỹ thuật thâm canh của dân địa phương và điều kiện kinh tế xã hội liên quan đến sản xuất và tiêu thụ khoai lang; mô hình tổ chức sản xuất tiêu thụ khép kín theo VIETGAP và lợi thế so sánh của khoai lang tại nơi thực hiện.

Khó khăn chính trong sản xuất khoai lang hiện tại là: 1) Giống khoai lang lẫn tạp và thoái hóa; 2) Mười kỹ thuật thâm canh khoai lang người dân vận dụng chưa thật thành thạo, chuyên nghiệp và phù hợp (từ 1) thời vụ trồng, 2) chọn đất, 3) chọn hom giống tốt, 4) kỹ thuật làm đất, 5) bón phân NPK và hữu cơ vi sinh, 6) kỹ thuật trồng, 7) mật độ trồng, 8) phòng trừ sùng khoai lang, sâu đục dây và bệnh hại, 9) đến các biện pháp làm cỏ, nhấc dây, 10) tổ chức sản xuất kinh doanh và tiêu thụ khép kín…); Chưa kiểm soát tốt sùng hà gây hại; Ít đầu tư thâm canh; Chưa tổ chức sản xuất kinh doanh và tiêu thụ khép kín.

Mười kỹ thuật thâm canh khoai lang

  • 1. Lựa chọn xác định giống tốt phù hợp
  • 2. Sử dụng giống tốt đạt tiêu chuẩn (tuyển chọn hệ củ giống tốt)
  • 3. Xác định thời vụ trồng và thời gian xuống giống thích hợp
  • 4. Chọn đất và kỹ thuật làm đất phù hợp hiệu quả
  • 5. Bảo đảm mật độ và khoảng cách trồng
  • 6. Bón phân chăm sóc kịp thời theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
  • 7. Chăm sóc, tưới nước đảm bảo đủ ẩm cho khoai
  • 8. Dặm tỉa làm cỏ kịp thời
  • 9. Phòng trừ sâu bệnh hại khoai lang
  • 10. Thu hoạch, phơi sấy, bảo quản, VIETGAP cho cây khoai lang
           tổ chức sản xuất chế biến kinh doanh và tiêu thụ khép kín

Giống khoai lang HƯNG LỘC 4 (HL4)

Nguồn gốc giống HL4 là giống khoai lang phổ biến ở vùng Đông Nam Bộ. Nguồn gốc Việt Nam. HL4 là giống lai [khoai Gạo x Bí Dalat] x Tai Nung 57 do Trung tâm Nghiên cứu Thực Nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc tạo chọn và giới thiệu (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim 1987). Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống năm 1987.

Đặc tính giống: Thời gian sinh trưởng 85-95 ngày. Năng suất củ tươi 18 – 33 tấn/ ha, tỷ lệ chất khô 27-30%, chất lượng củ luộc khá, vỏ củ màu đỏ, thịt củ màu cam đậm, dạng củ đẹp, lá xanh phân thùy năm khía sâu, dây xanh phủ luống rất gọn, mức độ nhiễm sùng trung bình, nhiễm nhẹ sâu đục dây.

Giống khoai lang Bí Đà Lạt

Nguồn gốc giống Giống khoai lang Bí Đà Lạt hay còn gọi là khoai lang Bí Mật Đà Lạt là giống một giống khoai lang phổ biến bản địa nguồn gốc tại Đà Lạt do Trung tâm Nghiên cứu Thực Nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc tạo chọn và giới thiệu (Hoàng Kim Nguyễn Thị Thủy, 1981). Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống năm 1981.

Đặc tính giống: Thời gian sinh trưởng 85-95 ngày. Năng suất củ tươi 15 – 23 tấn/ ha, tỷ lệ chất khô 25-27%, chất lượng củ luộc dẽo ngọt, tươm mật, độ dẽo hơn độ bột, vỏ củ màu đỏ, thịt củ màu cam nhạt đến đậm, dạng củ đẹp, dây tím xanh, lá xanh tím hình tim không khía, phủ luống gọn, mức độ nhiễm sùng và sâu đục dây trung bình

Giống khoai lang KOKEY14 (Nhật vàng)

Nguồn gốc giống: Giống Kokey 14 có nguồn gốc Nhật Bản do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc nhập nội năm 1997 từ Công ty FSA (Bảng 1). Giống được tuyển chọn và giới thiệu năm 2002 (Hoang Kim, Nguyen Thi Thuy 2003), hiện là giống phổ biến trong sản xuất ở các tỉnh Nam Bộ và bán nhiều tại các siêu thị.

Đặc tính giống: Thời gian sinh trưởng: 110-120 ngày. Năng suất củ tươi: 15-34. tấn/ha; tỷ lệ chất khô 29-31%. chất lượng củ luộc ngon, vỏ củ màu đỏ, thịt củ màu vàng cam, dạng củ đều đẹp, dây xanh, nhiễm nhẹ sùng (Cylas formicariu) và sâu đục dây (Omphisia anastomosalis) virus xoăn lá (feathery mottle virus), bệnh đốm lá (leaf spot: Cercospora sp), bệnh ghẻ (scab) và hà khoai lang (Condorus sp).

Giống khoai lang MURASAKIMASARI (Nhật tím 1)

Nguồn gốc: Giống Murasa Kimasari có nguồn gốc Nhật Bản, do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc nhập nội năm 1994 từ Công ty FSA (Bảng 1). Giống dài ngày .120 ngày được tuyển chọn dòng poly cross và giới thiệu năm 2002.(Hoang Kim, Nguyen Thi Thuy 2003) hiện được trồng ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, bán tại các chợ đầu mối và siêu thị.

Đặc tính nông học chủ yếu: Thời gian sinh trưởng: 105-110 ngày. Năng suất củ tươi: 10-22. tỷ lệ chất khô 27-30%. chất lượng củ luộc khá ngon, vỏ củ màu tím sẫm, thịt củ màu tím đậm, dạng củ đều đẹp, dây tím xanh, nhiễm nhẹ sùng và sâu đục dây.

Giống khoai lang HL284 (Nhật trắng)

Nguồn gốc giống HL284 thuộc nhóm giống khoai lang tỷ lệ chất khô cao, nhiều bột. Nguồn gốc AVRDC (Đài Loan) /Japan. Giống do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc nhập nội, tuyển chọn và đề nghị khảo nghiệm năm 2000.

Đặc điểm giống: Thời gian sinh trưởng 90-105 ngày. Năng suất củ tươi 18 – 29 tấn/ ha, tỷ lệ chất khô 28-31%, chất lượng củ luộc khá, độ bột nhiều hơn độ dẽo, vỏ củ màu trắng, thịt củ màu trắng kem, dạng củ đều, dây xanh, nhiễm sùng và sâu đục dây trung bình.

Giống khoai lang KB1

Giống khoai lang KB1

Nguồn gốc giống: KB1 là giống khoai lang hiện đang phát triển ở vùng đồng bằng sông Hồng. Giống do Viện Cây Lương thực Cây Thực phẩm tuyển chọn và giới thiệu (Vũ Văn Chè, 2004). Bộ Nông nghiệp và PTNT đã công nhận giống năm 2004.

Đặc điểm giống: Thời gian sinh trưởng 95 -100 ngày. Năng suất củ tươi 22 – 32 tấn/ ha, tỷ lệ chất khô 27-29%, chất lượng củ luộc khá, vỏ củ màu hồng cam, thịt củ màu cam đậm, dạng củ hơi tròn, dây xanh, ngọn tím, nhiễm sùng và sâu đục dây trung bình.

*
GIỐNG KHOAI LANG VIỆT NAM thông tin kỳ này gồm các nội dung chính Giống khoai lang Việt Nam phổ biến HL518 NHẬT ĐỎ, HL491 NHẬT TÍM, HƯNG LỘC 4, HOÀNG LONG, BÍ ĐÀ LẠT, Mười kỹ thuật canh tác khoai lang, liên kết sản xuất chế biến tiêu thu hiệu quả .VIỆT NAM CON ĐƯỜNG XANH https://hoangkimlong.wordpress.com/category/viet-nam-con-duong-xanh/ nhằm mục đích đúc kết, giới thiệu các thành tựu, bài học, mô hình thực tiễn thành công của các sản phẩm nông sản Việt dựa trên thực tế người thật, việc thật sản xuất nghiên cứu, nền tảng khoa học và công nghệ bền vững. Chuyên mục này liên kết Nông sản Việt https://www.csruniversal.org/; Ứng dụng công nghệ nâng cao chuỗi giá trị nông nghiệp (Technological application enhances agriculture value chain), gắn kết diễn đàn MALICA (Markets and Agriculture Linkages for Cities in Asia Kết nối Thị trường và Nông nghiệp các thành phố châu Á) và VTV4 https://vtv.vn/video/bizline-15-3-2020-427424.htm

Anh Vũ Thành Trung trung.vuthanh@outlook.com hỏi. Tiến sĩ Hoàng Kim giảng viên chính Cây Lương thực Khoa Nông học Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh trả lời

Hỏi: Kính chào Thầy TS Hoàng Kim, Em đang thực hiện dự án sản xuất xuất khẩu sản phẩm pet foods từ khoai lang..Hiện nay có 2 loại khoai lang dẻo em đang quan tâm là khoai lang Cao Sản và Khoai lang Nhật (đỏ và tím). Mong Thầy giúp đỡ cho em định danh khoa học của loai khoai cao sản và khoai Nhật trồng phổ biến ở Việt Nam để em có thể làm thủ tục nộp hồ sơ đăng ký xuất khẩu vào thị trường Nhật và Mỹ. Ngoài ra, Thầy cho em hỏi có công trình nghiên cứu sấy dẻo khoai lang nào hiện đang được thực hiện ở Việt Nam không? Có qui trình và máy sản xuất không?

Trả lời: Giống khoai lang ở Việt Nam hiện nay có nhiều chủng loại giống, thích hợp với từng vúng, từng vụ, từng loại đất và từng mục tiêu canh tác, sử dụng khác nhau, với năng suất, chất lượng, thời gian sinh trưởng và hiệu quả kinh tế cũng rất khác nhau. Ba giống khoai lang phẩm chất ngon, năng suất cao, được trồng phổ biến nhất Việt Nam trong thời gian vừa qua và hiện nay là giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ), HL491 (Nhật tím) và Hoàng Long

HL518PhuThien

GIỐNG KHOAI LANG HL518 (NHẬT ĐỎ)

Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) là giống khoai lang Việt Nam ưu tú có nguồn gốc từ tổ hợp lai Kokey 14 Nhật Bản polycross, tạo giống tại Việt Nam; giống do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam chọn tạo và giới thiệu (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997 Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997; hiện trồng phổ biến trong sản xuất và bán nhiều ở các siêu thị.

Đặc tính giống: HL518 là giống khoai lang rất ngon. Thời gian sinh trưởng từ 95 đến 110 ngày. Năng suất củ tươi: 17-32 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27-30%. chất lượng củ luộc rất ngon, vỏ củ màu đỏ đậm, thịt củ màu cam đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây. Các chợ và siêu thị trên toàn quốc đều có bán. Sự canh tác cần tuyển lại hệ củ theo bản tả kỹ thuật đã đăng ký, để đảm bảo chất lượng và năng suất.

(*) Notes: xem thêm Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997. Hai giống khoai lang mới HL518 và HL491. Tài liệu báo cáo công nhận hai giống khoai lang HL518 và HL419. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Hội nghị khoa học kỹ thuật nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 16-18/9/1997. 18 trang. Two new sweet potato varieties: HL 518 and HL 491. In: MARD Proc. Vietnam Agricultural Research Workshop held in Ho Chi Minh City, Vietnam, Sep 16- 18/1997. 18p.

Nguồn gốc di truyền: HL518 được nhóm nghiên cứu Việt Nam tuyển chọn trong quần thể 800 hạt khoai lai Kokey 14 polycross nguồn gốc Nhật Bản nhập nội từ CIP vào Việt Nam do chuyên gia CIP là tiến sĩ Il Gin Mok quốc tịch Hàn Quốc. Sau đó Trung tâm Hưng Lộc đã chọn được mẫu giống khoai lang CIP92031 hội được nhiều đặc tính quý, đã sử dụng giống CIP92031 lai hữu tính (back cross) tự phối, tạo chọn được giống HL518. Giống khoai lang ở Việt Nam http://www2.hcmuaf.edu.vn/contents.php?ids=9858&ur=hoangkim

GIỐNG KHOAI LANG HL491 (NHẬT TÍM)

Giống khoai lang HL491 (Nhật tím) do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc chọn tạo và giới thiệu từ tổ hợp lai Murasa Kimasari polycross nguồn gốc Nhật Bản = CN76-2 CIP/AVRDC (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997). Giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997, hiện phổ biến rộng rãi trong sản xuất và bán nhiều ở các siêu thị..Đặc tính nông học chủ yếu: Thời gian sinh trưởng từ 95 đến 110 ngày. Năng suất củ tươi: 15-27 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27- 31%. chất lượng củ luộc khá, vỏ củ màu tía, thịt củ màu tím đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây.

IAS90

Hai giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) và HL491 (Nhật tím) đã được trồng khá phổ biến và mang lại sự thay đổi căn bản về năng suất cao và chất lượng ngon cho sự canh tác khoai lang tại nhiều tỉnh của Việt Nam.

KhoaiSan

Kỷ yếu 90 năm Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam 1925- 2015, trang 51, hình trên ghi rõ: Bảy giống khoai lang tốt được Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn công nhận giống ở các tỉnh phía Nam tiêu biểu nhất là ba giống HL518 (Nhật đỏ) HL491 (Nhật tím) và Hoàng Long. Giống HL518, HL491 hiện đã được trồng khá phổ biến và mang lại sự thay đổi căn bản về năng suất cao và chất lượng ngon cho sự canh tác khoai lang tại nhiều tỉnh của Việt Nam. Những tỉnh trồng hai giống khoai lang này nhiều là Vĩnh Long, Kiên Giang, Đà Lạt, Đăk Nông, Gia Lai, Đồng Nai và Sóc Trăng, … Tại Vĩnh Long, việc thay thế giống khoai lang địa phương Dương Ngọc, Tàu Nghẹn, Bí Đế bằng hai giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) và HL491 (Nhật tím) và ứng dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh thích hợp đã đưa sản lượng khoai lang Vĩnh Long năm 2000 từ diện tích khoai lang 2,5 ngàn ha, năng suất bình quân 18,4 tấn/ ha, sản lượng 46,2 ngàn tấn lên sản lượng khoai lang năm 2011 đạt 248,7 ngàn tấn, diện tích khoai lang 8,5 ngàn ha, năng suất bình quân 29,2 tấn/ ha (Tổng cục Thống kê 2014).

GIỐNG KHOAI LANG HOÀNG LONG

Hoàng Long  là giống khoai lang phổ biến ở Việt Nam từ năm 1981 đến nay. Nguồn gốc: Giống khoai lang Hoàng Long có nguồn gốc Trung Quốc nhập nội vào Việt Nam năm 1968.(*) Giống do Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tuyển chọn và giới thiệu (Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy, 1981. Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống năm 1981; in trên Tạp chí MARD 1991). Đặc tính giống: Thời gian sinh trưởng 85-95 ngày. Năng suất củ tươi 15 – 27 tấn/ ha, tỷ lệ chất khô 27-30%, chất lượng củ luộc khá, vỏ củ màu hồng sẫm, thịt củ màu vàng cam, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím phủ luống gọn, mức độ nhiễm sùng và sâu đục dây trung bình.

(*) Notes: xem thêm Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy, 1981: Tiến bộ mới trong chọn giống khoai lang ở các tỉnh phía Nam Việt Nam. (Recent progress in Sweet Potato varietal improvement in South Vietnam. Báo cáo công nhận chính thức bốn giống khoai lang Hoàng Long, Chiêm Dâu, Gạo, Bí Đà Lạt. Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm. Hội nghị khoa học kỹ thuật nông nghiệp các tỉnh phía Nam lần thứ nhất, thành phố Hồ Chí Minh, 9-11/5/1981. 33 trang MAFI (MARD), Proc. 1st Vietnam Agricultural Research Workshop held in Ho Chi Minh City, Vietnam, May 09-11/1981.33 pages)

Khoai lang Hoàng Long có nguồn gốc tại Thái Sơn, Thái An, Sơn Đông, Trung Quốc do tổ chuyên gia Trung Quốc mang vào Việt Nam năm 1968 làm việc với các chuyên gia nông nghiệp Việt Nam Quách Ngọc Ân, Đinh Thế Lộc. Khoai lang Hoàng Long được  trồng đầu tiên tại chân núi Trường Sinh thuộc bản Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện miền núi Cẩm Thủy và phát triển rộng nhất ở huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa. Giống khoai lang Hoàng Long chọn lọc do Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh thu thập, tuyển chọn và giới thiệu công nhận giống năm 1981.

Khoai Hoàng Long chọn lọc được tuyển chọn theo hướng năng suất cao phẩm chất ngon vỏ củ màu hồng sẫm, thịt củ màu vàng cam, dạng củ đều đẹp, chất lượng ngon, độ dẽo hơn độ ngọt (hình trên). Đây là giống khoai lang cao sản được trồng phổ biến nhất Việt Nam trong bốn mươi năm qua, nhiều nhất tại tỉnh Thanh Hóa. Giống khoai Hoàng Long tuyển chọn tại Việt Nam có chất lượng ngon hơn và ngắn ngày hơn so với giống gốc đầu tiên tại Trung Quốc.

Khoai lang Thái An, Sơn Đông Trung Quốc  (hình ảnh Hoàng Kim chụp ngày 26. 5. 2018 tại Thái An, Sơn Đông). Trung Quốc dường như đã có qui trình và máy sản xuất sấy dẻo khoai lang. Việt Nam những sản phẩm sấy dẻo khoai lang dạng này với chất lượng ngon tương xứng tiếc là hiện nay tôi chưa nhìn thấy,.mà chỉ thấy dạng “sweet potatoes chips” nhiều hơn.

LƯU Ý KỸ THUẬT THÂM CANH KHOAI LANG

Việc ứng dụng giống khoai lang tốt có năng suất chất lượng cao và “Mười biện pháp kỹ thuật thâm canh khoai lang” đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho nông dân.  Tuy vậy, năng suất, sản lượng, hàm lượng các chất trong củ khoai lang (% chất khô, tinh bột, vitamin, … ) là có sự sai khác rất rõ giữa các địa phương, vùng miền, tùy thuộc chủ yếu vào các yếu tố:  đặc điểm sinh thái khí hậu đất đai và mức độ thích hợp với các giống khoai lang khác nhau; trình độ kỹ thuật thâm canh của dân địa phương và điều kiện kinh tế xã hội liên quan đến sản xuất và tiêu thụ khoai lang; mô hình tổ chức sản xuất tiêu thụ khép kín theo VIETGAP và lợi thế so sánh của khoai lang tại nơi thực hiện.

Khó khăn chính trong sản xuất khoai lang hiện tại là: Giống khoai lang lẫn tạp và thoái hóa; Mười kỹ thuật thâm canh khoai lang người dân vận dụng chưa thật thành thạo, chuyên nghiệp và phù hợp (từ 1) thời vụ trồng, 2) chọn đất, 3) chọn hom giống tốt, 4) kỹ thuật làm đất, 5) bón phân NPK và hữu cơ vi sinh, 6) kỹ thuật trồng, 7) mật độ trồng, 8) phòng trừ sùng khoai lang, sâu đục dây và bệnh hại, 9) đến các biện pháp làm cỏ, nhấc dây, 10) tổ chức sản xuất kinh doanh và tiêu thụ khép kín…); Chưa kiểm soát tốt sùng hà gây hại; Ít đầu tư thâm canh; Chưa tổ chức sản xuất kinh doanh và tiêu thụ khép kín.

Chúng tôi sẵn sàng hợp tác nghiên cứu phát triển giống khoai lang và các biện pháp kỹ thuật thâm canh để lựa chọn giống xác định địa bàn phù hợp đạt chất lượng năng suất khoai lang cao và hiệu quả kinh tế. Ba bài viết “GIỐNG KHOAI LANG VIỆT NAM” “Khoai lang Hoàng Long trên Yên Tử” “Khoai lang Việt Nam từ giống tốt đến thương hiệu” mời đọc thêm để tiện theo dõi. Chúc bạn vui khỏe và thành công.

KHOAI VIỆT TỪ GIỐNG TỐT ĐẾN THƯƠNG HIỆU

Hỏi: Kính chào Thầy TS Hoàng Kim, xin cho biết giống khoai lang tốt và thương hiệu khoai lang tốt hiện nay ở Việt Nam?

TS. Hoàng Kim Trả lời: Khoai Việt hiện đã có những giống khoai lang tốt chất lượng ngon, năng suất cao, được nông dân thích trồng và thị trường ưa chuộng như giống khoai HL518 (Nhật đỏ), HL491 (Nhật tím), Hoàng Long, Kokey 14 (Nhật vàng), Bí Đà Lạt,… Giống tốt thích nghi rộng như khoai lang Hoàng Long từ lúc công nhận giống cho đến nay đã khoảng 40 năm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong diện tích khoai lang trồng ở các tỉnh phía Bắc. Chúng ta cũng đã có thương hiệu khoai lang Ba Hạo (Hạo Đỗ Quý ) vang bóng một thời. Anh Đỗ Quý Hạo đã được Nhà nước Việt Nam vinh danh trong Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc năm 2010 và nay anh đang thành “chuyên gia” giúp nhiều tỉnh “xây dựng mô hình khoai lang Nhật”. Thế nhưng, khoai lang Việt từ giống tốt đến thương hiệu vẫn còn là một câu chuyện dài…

Giống khoai lang HL518 Nhật Đỏ: Trúng mùa (ảnh Đỗ Quý Hạo)

Giống khoai lang ngon năng suất cao ở miền Nam

Trước năm 1975, giống khoai lang ở Việt Nam chủ yếu được tiêu thụ tươi và làm thức ăn gia súc. Giống khoai lang phổ biến ở miền Nam là Trùi Sa, Trà Đõa, Dương Ngọc lá tròn, Dương ngọc lá tím, Tàu Nghẹn, Bí Đế, Đặc Lý, Bí mật Đà Lạt và Okinawa 100. Đề tài : “Chọn tạo giống sắn khoai lang thích hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp miền Nam” là đề tài do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam chủ trì thực hiện, thuộc chương trình cấp Bộ 1981-1990, sau đó tiếp tục 1991-2006, và kết nối hợp tác Quốc tế với CIAT, VEDAN (sắn), CIP (khoai lang), Việt Tiệp (sắn xen đậu rồng), IRRI (hệ thống cây trồng cây có củ trên nền lúa)… với nhiều tổ chức quốc tế khác. Mục tiêu: nhập nội, thu thập, lai tạo, bảo tồn, tuyển chọn và phát triển các giống sắn và khoai lang có năng suất cao, chất lượng tốt, thích hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp miền Nam. Kết quả (riêng về khoai lang) “Tiến bộ mới trong chọn tạo giống khoai lang ở các tỉnh phía Nam” (1981-2006) đã tuyển chọn được bảy giống khoai lang gồm: Hoảng Long, Chiêm Dâu, Khoai Gạo, Bí Đà Lạt (Bộ Nông nghiệp Công nghiệp Thực phẩm công nhận giống năm 1981), HL4 (Bộ Nông nghiệp Công nghiệp Thực phẩm công nhận giống năm 1987); HL518 và HL491 ( Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997). Đây là những giống khoai lang chủ lực trong sản xuất tại thời điểm, HL518 (Nhật đỏ) và HL491 (Nhật tím) đột phá về chất lượng khoai ngon. Những tỉnh trồng hai giống khoai lang này nhiều là Vĩnh Long, Kiên Giang, Đà Lạt, Đăk Nông, Gia Lai, Đồng Nai và Sóc Trăng. Điển hình tỉnh Vĩnh Long sản lượng khoai lang năm 2000 là 46,2 ngàn tấn, diện tích khoai lang 2,5 ngàn ha, năng suất bình quân 18,4 tấn/ ha, năm 2011 sản lượng khoai lang đạt 248,7 ngàn tấn, diện tích khoai lang 8,5 ngàn ha, năng suất bình quân 29,2 tấn/ ha (Tổng cục Thống kê 2014) do trồng thâm canh Nhật tím HL491 và Nhật đỏ HL518.

Khoai lang HL518 khác biệt Beni Azuma?

TS Hoàng Kimtrả lời thư em Trần Ngọc Đức (tranngocduc20071996@gmail.com)

Câu hỏi: Gửi thầy Hoàng Kim. Em tên là Trần Ngọc Đức, sinh viên lớp DH14NHGL. Em viết bài thu hoạch cây lương thực về đề tài cây khoai lang Nhật Bản ở huyện Tuy Đức tỉnh Đắk Nông. Giống khoai lang này vỏ đỏ hồng, ruột vàng tương tự giống HL518 nhưng họ nói đó là giống khoai lang Nhật Bản Beni Azuma mà không nói rõ tên riêng. Cho em hỏi làm thế nào để biết giống khoai lang HL518 khác biệt Beni Azuma?

Trả lời: Em muốn biết giống khoai lang HL518 khác biệt Beni Azuma như thế nào? Em hãy: 1) tìm hiểu nguồn gốc lý lịch giống gốc, nơi mua bán, cách sử dụng và vùng phân bố ; 2) tìm hiểu đặc trưng hình thái và tự đánh giá thông tin DUS về tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống đó, 3) xác định đặc tính nông sinh học qua kết quả khảo nghiệm VCU theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-60 : 2011/BNNPTNT về giá trị canh tác và sử dụng của giống khoai lang đó. Ba ý này đủ giúp em phân biệt.Khoai lang HL518 khác biệt với khoai lang Beni Azuma trồng ở Việt Nam: 1) Giống khoai lang HL518 và Beni Azuma đều có vỏ củ màu đỏ và thịt củ màu vàng, dây xanh tím, lá hình tim, nhưng thịt củ HL518 màu vàng cam đậm hơn, chất lượng củ luộc bột và thơm ngon hơn so với thịt củ Beni Azuma màu vàng cam nhạt với chất lượng củ luộc dẽo mềm hơn, dạng củ HL518 thuôn láng và đều củ hơn so Beni Azuma dạng củ dài ; 2) Giống khoai lang HL518 thời gian sinh trưởng 90 -110 ngày so với Beni Azuma thời gian sinh trưởng 120 -140 ngày (Trung tâm Hưng Lộc đã thử nghiệm nhiều năm các giống khoai lang Nhật Bản nhập hom, hạt và cấy mô đều có thời gian sinh trưởng dài 120 -140 ngày. GS Nguyễn Văn Uyển cũng đã nhận xét tương tự khi nhập giống khoai lang Nhật Bản trực tiếp từ GS Watanabe thử nghiệm nhân nhanh bằng cấy mô để sản xuất khoai Nhật bán cho Nhật nhưng không thành công. Cần nhất là giống khoai chất lượng Nhật nhưng ngắn ngày Việt. Việc lai giống và chọn dòng khoai lang Nhật ở Việt Nam là rất cần thiết để chọn dòng khoai lang Nhật thời gian sinh trưởng ngắn và nhóm nghiên cứu của thầy đã thành công khi thực hiện điều ấy để tuyển chọn được hai giống khoai lang HL518 Nhật đỏ và HL491 Nhật tím là giống khoai lang thương hiệu Việt. Nay phép thử đồng ruộng của em là hỏi nông dân trực tiếp trồng xem giống khoai lang đó thời gian sinh trưởng bao nhiêu ngày?); 3) Giống khoai lang HL518 là khoai Việt chất lượng Nhật có bản tả kỹ thuật chi tiết đã được Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997, khác biệt rất rõ so với giống Beni Azuma là khoai dẽo dài ngày của Nhật. Em cần xác minh rõ thêm về hồ sơ nhập giống, nguồn gốc, đặc tính giống và đối chiếu với thực tiễn sản xuất thì rõ ràng. Chúc em thành công.

ĂN KHOAI KIỂU NHẬT
Hoàng Kim

ĂN khoai kiểu Nhật nhớ em tôi
KHOAI Đỗ Quý Hạo thật tuyệt vời
KIỂU ngon nướng hầm nghiền hấp luộc
NHẬT đỏ (HL518) Nhật tím (HL491) ngon nhất thôi

Ăn khoai kiểu Nhật thì họ thích nhắt ăn nướng; kế đến là hầm nghiền hấp luộc. Hai giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) và HL91 (Nhật tím) đáp ứng tốt thị trường khó tính này.

Viện phòng chống ung thư công bố bảng xếp hạng hàm lượng ức chế ung thư trong các loại rau:
01) Khoai lang nấu chín 98,7%
02) Khoai lang sống 94,4%
03) Măng tây 93,9%
04) Bắp cải 91,4%
05) Hoa cải dầu 90,8%
06) Cần tây 83,7%
07) Bông cải 82,8%
08) Cà tím 74,0%
09) Tiêu 55,5%
10) Cà rốt 46,5%
11) Cây linh lăng 37,6%
12) Cây tế thái 35,4%
13) Cây su hào 34,7%
14) Cây mù tạt 32,9%
15) Cải dưa 29,8%
16) Cà chua 23,8%

Lời khuyên: Tất cả các loại khoai lang đều có chứa collagen, khoai lang vàng nhiều nhất, và hầu hết các thành phần chống ung thư chứa nhiều nhất ở khoai lang tím và nước chanh nóng không đường.

Từ khóa: Nông sản Việt https://www.csruniversal.org; Việt Nam con đường xanh GIỐNG KHOAI LANG VIỆT NAM https://hoangkimlong.wordpress.com/category/viet-nam-con-duong-xanh/ Giống khoai lang HL518 Nhật Đỏ; Giống khoai lang HL491 Nhật tím; Giống khoai lang Hoàng Long; Khoai Việt từ giống tốt đến thương hiệu; Ăn khoai kiểu Nhật

Có lớp sinh viên như thế
Em như hạt ngọc cho đời
Khai mở vùng năng lượng mới
Suối nguồn tươi trẻ mãi thôi …

KỶ YẾU KHOA NÔNG HỌC 65 năm thành lập Khoa mời vào đường link để xem chi tiết https://kyyeunonghoc.blogspot.com/2020/11/ky-yeu-ky-niem-65-nam-thanh-lap-khoa.html

VỀ TRƯỜNG ĐỂ NHỚ THƯƠNG
Hoàng Kim


Đại học Nông Lâm thật thích
Bạn thầy vui thật là vui
Sân Trường giảng đường ấm áp
Đường xuân phơi phới tuyệt vời

Hình như mọi người trẻ lại
Hình như người ấy đẹp hơn
Hình như tre già măng mọc
Nắng mai soi giữa tâm hồn.

Thầy bạn trong ngoài thiện nguyện
Về Trường chia sẻ động viên
Trang sách trang đời lắng đọng
Yêu thương bao cuộc đời hiền

Thầy bạn ngày vui hẹn gặp
Lời thương mong ước bình an
Tình khúc Nông Lâm ngày mới
Sức xuân Tự nguyện Lên đàng

(*) Kỷ yếu 65 năm Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, trang 146

NGÀY HẠNH PHÚC CỦA EM
Hoàng Kim

Ngày Hạnh Phúc của em
Một niềm tin thắp lửa
Thầy bạn và đồng đội
Cha Mẹ và Quê hương

Em đi chơi cùng Mẹ
Trăng rằm vui chơi giăng
Thảo thơm vui đầy đặn
Ân tình cùng nước non

MỘT NIỀM TIN THẮP LỬA
Hoàng Kim


Nhìn đàn em ngời niềm vui rạng rỡ.
Chợt thấy lòng rưng rưng.
Công việc nghề nông cực mà hạnh phúc.
Cố lên em nổ lực không ngừng !

Hột mồ hôi lắng vào hạt gạo.
Câu ca ông bà theo suốt tháng năm.
Thêm bữa cơm ngon cho người lao động.
Nâng chén cơm thơm, qúy trọng người trồng.

Em ơi hãy học làm ruộng giỏi.
Nghề nông thời nào cũng quý kỹ năng.
Người dân khá hơn là niềm ao ước
Công việc này giao lại cho em.

Có một mùa Vu Lan hạnh phúc
Ơn mẹ cha lam lũ sớm hôm
Thương con vạc gọi sao Mai dậy sớm
Một niềm tin thắp lửa giữa tâm hồn.

Bước tiếp bước giữa trường đời gian khó
HỌC ĐỂ LÀM người lao động siêng năng
Rèn nhân cách vượt lên bao cám dỗ
Đức và Tài tử tế giữa Nhân Dân.

Video Anh Minh Nguyen 29 12 2020 : https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=444196760092360&id=100035061194376&comment_id=444215330090503&notif_id=1609296601966880&notif_t=feedback_reaction_generic&ref=notif

Chúc mừng Lễ Tôn vinh NHÀ KHOA HỌC CỦA NHÀ NÔNG tại Hà Nội, Hoàng Thành Di sản thế giới tại Việt Nam ngày 29 tháng 12 năm 2020. Chúc mừng những gương mặt thầy bạn trân quý, có Giáo sư tiến sĩ Lê Huy Hàm (Chủ tịch Hôi đồng Khoa học Viện Di truyền), với thật nhiều công trình, cũng là người vinh danh Cách mạng Sắn Việt Nam ra Hội thảo Sắn Toàn cầu, https://youtu.be/81aJ5-cGp28 tự hào Việt Nam trên Thế giới , Thạc sĩ Nguyễn Văn Chương Trung tâm Hưng Lôc Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam có trên mười công trình nghiên cứu phát triển đậu đỗ phục vụ sản xuất , trong đó có công trình đầu tiên vang bóng một thời 1983-1986 “Chọn giống và trồng xen sắn, ngô với đậu rồng, đậu xanh, lạc” hợp tác Việt Tiệp, là thầy bạn và đồng đội của những kết quả tốt. Chúc mừng tiến sĩ Nguyễn Thị Trúc Mai cô Út trong đội ngũ trên với giống sắn tốt KM419 và kỹ thuật thâm canh thích hợp tại tỉnh Phú Yên, đã và đang tiếp tục chọn tạo các giống sắn mới theo hướng năng suất tinh bột cao chống chịu một số bệnh chính, góp phần nâng cao thu nhập, sinh kế, việc làm và đời sống người dân. Thật tuyệt vời đội ngũ ấy.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là NLU.jpg

TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây   cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365 Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter