#cnm365 #cltvn 12 tháng 11

Nổi bật


TỈNH THỨC CÙNG THÁNG NĂM
#htn, #hoangkimlong, #banmai #vietnamxahoihoc, #htn365, #ana, #dayvahoc, #vietnamhoc, #cnm365#cltvn, #vietcassava

CNM365 Tình yêu cuộc sống: Hà Nội mãi trong tim; Chùa Một Cột Hà Nội; Việt Bắc Nhớ Bác Hồ; Lên Trúc Lâm Yên Tử; An vui cụ Trạng Trình; Hải Như thơ về Người; Vườn Quốc gia Việt Nam; Du lịch sinh thái Việt; Tìm về đức Nhân Tông; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Chớm Đông trên đồng rộng; Thơ dâng theo dấu Tagore; Hoàng Tố Nguyên tiếng Trung; Hoàng Long cây lương thực; Bạch Mai sắn Tây Nguyên; Thơ viết bên thác Iguazu; Nhớ kỷ niệm một thời; Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Giấc mơ lành yêu thương, Nguyễn Du trăng huyền thoại; Hồ Quang Cua gạo ST; Thầy bạn là lộc xuân; Thầy bạn trong đời tôi; Tô Đông Pha Tây Hồ; Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay; Lên Việt Bắc điểm hẹn; Ban mai chào ngày mới; Việt Nam con đường xanh; Nông lịch tiết Lập Đông; Lê Hùng Lân Hoa Tiên; Đời đừng thiếu mùa Đông; Sớm Đông; Nhớ cây thông mùa Đông; Đêm lạnh nhớ Đào Công; Thành tâm với chính mình; Gia Cát Mã Tiền Khóa; Việt Nam tâm thế mới; Việt Nam con đường xanh; Ban mai chợt tỉnh thức; Ngày mới Ngọc cho đời; Hoàng Tố Nguyên tiếng Trung; Hoàng Long cây lương thực; Cây Lương Thực Food Crops; Vào Tràng An Bái Đính; Thăm Hoa Lư Cúc Phương; Thăm thẳm trời sông Thương; Nguyên Ngọc về Tây Nguyên; Nguồn Son nối Phong Nha; Ban Mai Ngọc Biển Vàng, Đi dưới trời minh triết; Bình sinh Hồ Chí Minh; Điểm hẹn chốn đồng tâm; Việt Nam tổ quốc tôi; Du lịch sinh thái Việt; Quảng Bình Đất Mẹ Ơn Người; Việt Nam con đường xanh ; Bài học lớn muôn đời; Kim Dung trong ngày mới; Chùa Một Cột Hà Nội; Quả tốt bởi nhân lành; Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn; Nguyễn Du tâm hồn Việt; Nguyễn Du trăng huyền thoại; Nguyễn Du tư liệu quý; Làng Minh Lệ quê tôi; Kuma DCj và Hoàng Thảo; Kim Notes lắng ghi chú, Quê Mẹ vùng di sản ; Đồng xuân lưu dấu hiền; Đào Duy Từ còn mãi; Thế giới trong mắt ai ; Trung Quốc một suy ngẫm ; Ngày vui nhớ Chứa Chan; Vạn An lời yêu thương; Nhớ Ông Bà Cậu Mợ; Một gia đình yêu thương, Sân trước một nhành mai; Ân tình đất phương Nam; Đường hoa ở Hà Nội ,Vietnamese cassava today; Cánh cò bay trong mơ; Trò chuyện với Yến Thanh; Ban mai chợt tỉnh thức; Ngày mới Ngọc cho đời; Ban mai đứng trước biển; Vị tướng của lòng dân; Nếp nhà đẹp văn hóa; Có ba dòng văn chương; Chợt gặp mai đầu suối; Bên suối một nhành mai; Thơ vui những ngày nhàn; Trời nhân loại mênh mông; Cánh cò bay trong mơ; Chỉ tình yêu ở lại; Nắng mới và mưa lành; An vui cụ Trạng Trình; Ngọt bùi nhớ trái ớt cay; Quả táo Apple Steve Jobs; Hoàng Gia Cương thơ hiền; Đối thoại nền văn hóa; Bài ca yêu thương; Cầu Trời nối Mẹ Cha xưa; Bài thơ Viên đá Thời gian; Bài đồng dao huyền thoại; Hoàng Tố Nguyên tiếng Trung; Hoàng Long cây lương thực; Hoa Lúa giữa Đồng Xuân; Giấc nhàn trời chuyển đôngViệt Nam tâm thế mới; Việt Nam con đường xanh; Ban mai chợt tỉnh thức; Ngày mới Ngọc cho đời; Hoàng Tố Nguyên tiếng Trung; Hoàng Long cây lương thực; Cây Lương Thực Food Crops; Ta về trời đất Hồng Lam; Những cuốn sách tôi yêu; Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Đến với Tây Nguyên mới; Nguyễn Du làm Ngư Tiều; Nguyễn Ngọc Tư sầu riêng; Nhớ thầy Nguyễn Quốc Toàn; Dạy học nghề làm vườn; Thăm Hoa Lư Cúc Phương; Nguyễn Minh Không Bái Đính; Món ngon ở Ninh Bình; Nguyên Ngọc về Tây Nguyên; Nguồn Son nối Phong Nha; Đỗ Phủ thương đọc lại; Chuyện cổ tích người lớn; Kho báu đỉnh Tuyết Sơn; Đến với bài thơ hay; Nguồn Son nối Phong Nha; Mái trường bên dòng Gianh; Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn; Nguyễn Du tâm hồn Việt; Sự cao quý thầm lặng; Đối thoại với Thiền sư; Việt Nam sáng tạo KHCN; Angkor nụ cười suy ngẫm; Chớm Đông trên đồng rộng; Lên Việt Bắc điểm hẹn; Con đường lúa gạo Việt; Tô Đông Pha Tây Hồ.Trăng rằm đêm Vu Lan; Lên Trúc Lâm Yên Tử; Vườn Quốc gia Việt Nam; Du lịch sinh thái Việt; Đến với Tây Nguyên mới; Tìm về đức Nhân Tông; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Thơ dâng theo dấu Tagore; Nông lịch tiết Lập Đông; Đời đừng thiếu mùa Đông; Nhớ cây thông mùa Đông; Đêm lạnh nhớ Đào Công; Thành tâm với chính mình; Gia Cát Mã Tiền Khóa; Tam Quốc luận anh hùng; Việt Nam tâm thế mới; Việt Nam con đường xanh; Ban mai chợt tỉnh thức; Ngày mới Ngọc cho đời; Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay Tô Đông Pha Tây Hồ; Thầy bạn trong đời tôi; Thầy bạn là lộc xuân; Lên Việt Bắc điểm hẹn; Ban mai chào ngày mới; Thầy Nguyễn Lân Dũng; Mình về thăm nhau thôi; Chớm Đông trên đồng rộng; Hải Như thơ về Người; Đời đừng thiếu mùa Đông; Sớm Đông; Nhớ cây thông mùa Đông; Đêm lạnh nhớ Đào Công; Thành tâm với chính mình; Gia Cát Mã Tiền Khóa; Việt Nam tâm thế mới; Việt Nam con đường xanh; Ban mai chợt tỉnh thức; Ngày mới Ngọc cho đời; Hoàng Tố Nguyên tiếng Trung; Hoàng Long cây lương thực; Cây Lương Thực Food Crops; Vào Tràng An Bái Đính; Thăm Hoa Lư Cúc Phương; Thăm thẳm trời sông Thương; Nguyên Ngọc về Tây Nguyên; Nguồn Son nối Phong Nha; Ban Mai Ngọc Biển Vàng, Đi dưới trời minh triết; Bình sinh Hồ Chí Minh; Điểm hẹn chốn đồng tâm; Việt Nam tổ quốc tôi; Du lịch sinh thái Việt; Quảng Bình Đất Mẹ Ơn Người; Việt Nam con đường xanh ; Bài học lớn muôn đời; Kim Dung trong ngày mới; Chùa Một Cột Hà Nội; Quả tốt bởi nhân lành; Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn; Nguyễn Du tâm hồn Việt; Nguyễn Du trăng huyền thoại; Nguyễn Du tư liệu quý; Làng Minh Lệ quê tôi; Kuma DCj và Hoàng Thảo; Kim Notes lắng ghi chú, Quê Mẹ vùng di sản ; Đồng xuân lưu dấu hiền; Đào Duy Từ còn mãi; Thế giới trong mắt ai ; Trung Quốc một suy ngẫm ; Ngày vui nhớ Chứa Chan; Vạn An lời yêu thương; Nhớ Ông Bà Cậu Mợ; Một gia đình yêu thương, Sân trước một nhành mai; Ân tình đất phương Nam; Đường hoa ở Hà Nội ,Vietnamese cassava today; Cánh cò bay trong mơ; Trò chuyện với Yến Thanh; Ban mai chợt tỉnh thức; Ngày mới Ngọc cho đời; Ban mai đứng trước biển; Vị tướng của lòng dân; Nếp nhà đẹp văn hóa; Có ba dòng văn chương; Chợt gặp mai đầu suối; Bên suối một nhành mai; Thơ vui những ngày nhàn; Trời nhân loại mênh mông; Cánh cò bay trong mơ; Chỉ tình yêu ở lại; Nắng mới và mưa lành; An vui cụ Trạng Trình; Ngọt bùi nhớ trái ớt cay; Quả táo Apple Steve Jobs; Hoàng Gia Cương thơ hiền; Đối thoại nền văn hóa; Bài ca yêu thương; Cầu Trời nối Mẹ Cha xưa; Bài thơ Viên đá Thời gian; Bài đồng dao huyền thoại; Hoàng Tố Nguyên tiếng Trung; Hoàng Long cây lương thực; Hoa Lúa giữa Đồng Xuân; Giấc nhàn trời chuyển đôngViệt Nam tâm thế mới; Việt Nam con đường xanh; Ban mai chợt tỉnh thức; Ngày mới Ngọc cho đời; Hoàng Tố Nguyên tiếng Trung; Hoàng Long cây lương thực; Cây Lương Thực Food Crops; Ta về trời đất Hồng Lam; Những cuốn sách tôi yêu; Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Đến với Tây Nguyên mới; Nguyễn Du làm Ngư Tiều; Nguyễn Ngọc Tư sầu riêng; Nhớ thầy Nguyễn Quốc Toàn; Dạy học nghề làm vườn; Thăm Hoa Lư Cúc Phương; Nguyễn Minh Không Bái Đính; Món ngon ở Ninh Bình; Nguyên Ngọc về Tây Nguyên; Nguồn Son nối Phong Nha; Đỗ Phủ thương đọc lại; Chuyện cổ tích người lớn; Kho báu đỉnh Tuyết Sơn; Đến với bài thơ hay; Nguồn Son nối Phong Nha; Mái trường bên dòng Gianh; Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn; Nguyễn Du tâm hồn Việt; Sự cao quý thầm lặng; Đối thoại với Thiền sư; Việt Nam sáng tạo KHCN; Angkor nụ cười suy ngẫm; Chớm Đông trên đồng rộng; Lên Việt Bắc điểm hẹn; Con đường lúa gạo Việt; Tô Đông Pha Tây Hồ.Trăng rằm đêm Vu Lan; Lên Trúc Lâm Yên Tử; Vườn Quốc gia Việt Nam; Du lịch sinh thái Việt; Đến với Tây Nguyên mới; Tìm về đức Nhân Tông; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Thơ dâng theo dấu Tagore; Nông lịch tiết Lập Đông; Đời đừng thiếu mùa Đông; Nhớ cây thông mùa Đông; Đêm lạnh nhớ Đào Công; Thành tâm với chính mình; Gia Cát Mã Tiền Khóa; Tam Quốc luận anh hùng; Việt Nam tâm thế mới; Việt Nam con đường xanh; Ban mai chợt tỉnh thức; Ngày mới Ngọc cho đời; Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay Tô Đông Pha Tây Hồ; Thầy bạn trong đời tôi; Thầy bạn là lộc xuân; Lên Việt Bắc điểm hẹn; Ban mai chào ngày mới; Thầy Nguyễn Lân Dũng; Mình về thăm nhau thôi; Chớm Đông trên đồng rộng;

Áo kỷ niệm ngày Độc lậpNgày 12 tháng 11 năm 1919 nước Áo được thành lập từ Đồng Minh, nhiều phần của nước Áo ngày nay là của Vương quốc Frank của Karl Đại đế, trãi lịch sử lâu dài thành Đế quốc Áo (1804–1867) rồi thành Đế quốc Áo Hung (1867- 1918) đứng đầu trong Liên minh Đức, lại bị tan rã sau khi các vấn đế dân tộc bùng phát công khai qua Vụ ám sát thái tử Áo-Hung ở Sarajevo, Chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ năm 1914 dẫn đến chấm dứt nền quân chủ năm 1918; Nước Áo bị thu nhỏ 30% chính quốc và mất toàn bộ thuộc địa Á Âu Phi. Sau khi phục hổi Đế chế thứ ba Đức quốc xã đã gây ra Chiến tranh thế giới lần thứ hai nhằm chia lại ranh giới quốc gia và tầm ảnh hưởng thế giới. Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ ngày 1 tháng 9 năm 1939 kết thúc ngày 2 tháng 9 năm 1945, khối Đồng Minh chiến thắng, Đức bị chia làm bốn, sau hình thành Tây Đức Đông Đức và hợp nhất thành nước Đức ngày nay.  Ngày 12 tháng 11 năm 1866, ngày sinh Tôn Trung Sơn là nhà cách mạng dân chủ Trung Quốc, người lãnh đạo cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 lật đổ triều đại Mãn Thanh, được người Trung Hoa gọi là “Quốc phụ Trung Hoa” (ông mất năm 1925). Ngày 12 tháng 11 năm 1948, ngày sinh Đặng Trần Thu Hà, giáo sư tiến sĩ âm nhạc,nhà giáo Nhân dân, nghệ sĩ Nhân dân, nghệ sĩ dương cầm Việt Nam; Bà sinh tại Praha (Tiệp Khắc), nhưng quê nội tại làng Đông Thái, Hà Tĩnh. Bà là con gái đầu lòng của nghệ sĩ ưu tú, nhà giáo nhân dân Thái Thị Liên và nhà cách mạng Trần Ngọc Danh (em ruột Tổng bí thư Trần Phú), là chị cùng mẹ khác cha với nghệ sĩ nhân dân Đặng Thái Sơn. Hiện nay bà là phu nhân của Nghệ sĩ nhân dân Trung Kiên. Năm 1951, bà theo bố mẹ về sống tại chiến khu Việt Bắc. Năm 1969, bà được tuyển chọn đi du học đại học ngành âm nhạc tại Kiev trong 6 năm. Sau 8 năm về nước làm việc, năm 1984 bà Hà lại được trở lại Liên Xô làm nghiên cứu sinh và nhận bằng Tiến sĩ Âm nhạc tại Nhạc viện Tchaikovski, Moskva.Ở Việt Nam bà giảng dạy tại khoa Piano, Nhạc viện Hà Nội và trưởng khoa, giám đốc Nhạc viện;

Bài viết chọn lọc ngày 12 tháng 11: Hải Như thơ về Người; Hoàng Tố Nguyên tiếng Trung; Hoàng Long cây lương thực; Bạch Mai sắn Tây Nguyên; Thơ viết bên thác Iguazu; Nhớ kỷ niệm một thời; Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Giấc mơ lành yêu thương, Nguyễn Du trăng huyền thoại; Hồ Quang Cua gạo ST; Thầy bạn là lộc xuân; Thầy bạn trong đời tôi; Tô Đông Pha Tây Hồ; Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay; Lên Việt Bắc điểm hẹn; Ban mai chào ngày mới; Việt Nam con đường xanh; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-12-thang-11/ và https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-12-thang-11/ 

CÀ PHÊ VUI NGÀY MỚI

Tỉnh thức cà phê sóng sánh vui
Ai đem minh triết tặng cho đời
Giàu hai con mắt soi duyên nghiệp
Vững một tâm hồn sáng nghĩa nhân
Đường xuân phơi phới người thêm khỏe
Lối chính thênh thang phước dưỡng thần
Ban mai nắng mới mừng thanh thản
Thêm một ngày xuân mãi mãi xuân

Hoàng Kim https://cnm365.wordpress.com

AN VUI CỤ TRẠNG TRÌNH
Hoàng Kim

Sớm mai ngắm mai nở
Ngày mới Ngọc cho đời
Chín điều lành hạnh phúc
An vui cụ Trạng Trình

Thảnh thơi chơi cùng cụ Trạng
Thanh nhàn cùng với tháng năm
Bà và cháu vui chuyện bé
Thầy thì thong thả nấu cơm …


Ngày mới trông thời đoán tiết
Xuân vui trước ngõ chưa tàn
Phải đợi Hạ về Thu tới
Mới hòng Đông đến Xuân sang


Mùa xuân lộc vừng thay lá
Cây đời mầm mới thêm xanh
Nắng sớm ấm dấn trước ngõ
Tiếng chim ríu rít đầy vườn


Ban mai vui cùng cụ Trạng
An nhàn vô sự là tiên (*) .

(*) “Liên Mậu Kỷ Canh Tân
Can qua sinh sát biến”
“Bốc đắc Càn thuần quái
Sơ cửu thoái tiềm long
Ngã bát thế chi hậu
Can qua khởi trùng

#vietnamhoc #cltvn #cnm365 #Thungdung 598

#vietnamhoc #cltvn #cnm365 #Thungdung 598 An Vui Cụ Trạng Trình. Bạch Ngọc Kim Hoàng nhân đọc lại #Thungdung, càng thấy tâm đắc lời dặn của cụ Trang Trình: “Làm việc thiện không phải vì công tích mà ở tấm lòng. Nay vừa sau cơn loạn lạc thì chẳng những thân người ta bị chìm đắm, mà tâm người ta càng thêm chìm đắm. Các bậc sĩ đệ nên khuyến khích nhau bằng điều thiện, để làm cho mọi người dấy nên lòng thiện mà tạo nên miền đất tốt lành. (Diên Thọ kiều bi ký, 1568). Vẹn toàn điều Thiện là Trung, không vẹn toàn điều Thiện thì không phải là Trung. Tân là cái bến, biết chỗ dừng lại là bến chính, không biết chỗ dừng lại là bến mê… Nghĩa chữ Trung Chính là ở chỗ Chí Thiện. (Trung Tân quán bi ký, 1543).

Tôi nhớ lời nói chuyện của đại tướng ở Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam. Cụ nói: Quảng Bình quê tôi người dân gọi khoai lang là sâm người nghèo. Quê tôi trước có giống khoai lang ăn rất ngon nhưng dài ngày. Nay thứ đặc sản ấy đã dần khó kiếm vì nhiều năm dân cần khoai cao sản ngắn ngày. Chúng tôi vì nhờ có câu nói cảnh tỉnh chân tình ấy mà suốt đời làm nghề chọn giống sắn khoai năng suất cao, vẫn thiết tha bảo tồn và phát triển giống khoai ngon, sắn ngon. Chúng tôi cũng thấu hiểu rằng mình đừng nên cố chấp với những cái mới còn sai sót mà phải cố gắng bảo tồn tích hợp nhiều cái quý, cái tốt. Chính Trung và Trung Tân là biết tích hợp, biết sai thì phải sửa sai cho bằng được cái lỗi ấy nhưng phải tích hợp được cái mới cái tốt để luôn vươn tới mãi” (Hoàng Kim lời tâm đắc) xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com

Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491–1585) là nhà giáo, nhà tiên tri, nhà thơ triết lý, nhà văn hoá lớn của thời Lê -Mạc, bậc kỳ tài yêu nước thương dân, xuất xử hợp lý, hợp thời, sáng suốt. Bài tựa về Trạng Trình của tiến sĩ Vũ Khâm Lân có vị trí trọng yếu để tìm hiểu thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tác phẩm được viết năm 1743 cho tập gia phả dòng họ Trạng Trình sau khi cụ Trạng đã mất khoảng 158 năm. Áng văn xuất sắc này là viên ngọc rất quý của người xưa để hiểu và đánh giá đúng về thân thế và sự nghiệp của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Hoàng Kim duyên may sưu tầm được một số sách và tư liệu quý về Người, đã tuyển chọn và biên soạn thư mục CNM365 “Ngày xuân đọc Trạng Trình” để hàng năm bổ sung hoàn thiện, hổ trợ dạy và học gồm: 1) Nguyễn Bỉnh Khiêm tìm trong gia phả; 2) Nguyễn Bỉnh Khiêm trên bách khoa thư; 3) Sấm Trạng Trình bản A 262 câu ; 4) Biển Đông vạn dặm giang tay giữ; 5) Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm; 6) Thầy bạn Nguyễn Bỉnh Khiêm; 7) Hậu duệ và học trò Trạng Trình; 8) Giai thoại về Trạng Trình; 9) Nguyễn Bỉnh Khiêm trí tuệ bậc Thầy.

Vũ Khâm Lân còn có tên là Vũ Khâm Thận, sinh năm 1702 tại làng Ngọc Lặc, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. Ông đỗ tiến sĩ năm 1727 làm quan đến chức Tham tụng, Ngự Sử đài, tước Ôn Quận công. Bài tựa này được chép trong quyển “Công Dư Tiệp Ký” (Những chuyện ghi nhanh trong lúc rãnh việc quan) của Vũ Phương Đề, cuốn 3, tờ 166- 175. Quyển “Công Dư Tiệp Ký” là của Vũ Phương Đề do vậy có người nghi vấn tác giả bài tựa này là Vũ Phương Đề, sinh năm 1697, người làng Mộ Trạch, huyện Đường An, nay là Bình Giang, Hải Dương, đỗ tiến sĩ năm 1736. Căn cứ trên văn bản thì tác giả “Bài tựa” này là của Vũ Khâm Lân mà Vũ Phương Đề là người chép lại. “Bài tựa” này tuyển chọn từ trích dẫn của nhà nghiên cứu Phạm Đan Quế năm 2000. Bản dịch tại quyển “Bạch Vân Quốc ngữ Thi tập” của Nguyễn Quân, nhà xuất bản Sống Mới – Sài Gòn năm 1974. Đây là một văn bản quý đã trải qua sự sàng lọc của thời gian 277 năm (1743- 2020). Nguồn tư liệu chuẩn mực, tin cậy với những dẫn liệu chọn lọc và xác thực, lời văn chặt chẽ, súc tích, khoáng đạt.

NGUYỄN BỈNH KHIÊM TÌM TRONG GIA PHẢ
Bài tựa Nguyễn Công Văn Đạt phổ ký Tiến sĩ Vũ Khâm Lân viết năm 1743
Trích Gia phả dòng họ Trạng Trình

Nguyễn Văn Đạt) tự Hành Phủ, đạo hiệu là Bạch Vân cư sĩ, người làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, tỉnh Hải Dương. Tiên tổ ngày xưa tu nhân, tích đức nhiều, nay không thể khảo cứu được, chỉ biết từ đời cụ tổ được tập phong Thiếu bảo Tư Quận công, cụ bà được phong Chính phu nhân Phạm Thị Trinh Huệ. Nguyên trước các cụ lập gia cư ở nơi có núi sông bao bọc hợp với kiểu đất của Cao Biền, tay phong thủy trứ danh đời Đường.

Phụ thân cụ Trạng được tặng phong tước Thái bảo Nghiêm Quận công, mỹ tự là Văn Định, đạo hiệu là Cù Xuyên tiên sinh. Cụ Văn Định học rộng, tài cao, có đức tốt và đã có lần sung chức Thái học sinh đời Lê.

Thân mẫu cụ Trạng được phong tặng tước Từ Thục phu nhân. Bà là người làng An Tử Hạ, huyện Tiên Minh cũng thuộc tỉnh Hải Dương, con gáí quan Thượng thư Bộ Hộ Nhữ Văn Lân. Bà thông minh, học rộng, văn hay, lại tinh thông tướng số. Ngay đời Hồng Đức (niên hiệu vua Lê Thánh Tôn), bà đã đoán trước rằng vận mệnh nhà Lê chỉ bốn mươi năm nữa là suy đồi khó gỡ. Bà có chí hướng muốn phò vua giúp nước như một bậc trượng phu nên chỉ chịu kết duyên khi gặp người trai vừa ý. Bà kén chồng đến ngót hai mươi năm, cho đến khi gặp ông Văn Định là người có tướng sinh quý tử, mới thành lập gia thất.

Sau khi lấy ông Văn Định, có lần qua bến đò Hàn thuộc sông Tuyết (sông thuộc làng Cổ Am) gặp một chàng thanh niên khác, bà nhìn người này và ngạc nhiên than rằng “lúc trước không gặp, ngày nay sao đến đây làm gì?”. Bọn theo hầu không hiểu nghĩa gì, cầm roi toan đánh đuổi chàng thanh niên ấy, bà cản lại và hỏi tên họ. khi được biết, bà buồn rầu hối hận đến cả mấy năm trời. Người thanh niên ấy không ai khác hơn là Mạc Đăng Dung, Thái Tổ của nhà Mạc sau này.

Bỉnh Khiêm sinh năm Hồng Đức thứ 21 (tức năm Tân Hợi 1491), lúc nhỏ có vóc dáng kỳ vĩ, chưa đầy một năm đã nói sõi. Một hôm vào buổi sáng sớm, Văn Định được bế cậu trên tay, bỗng thấy cậu nói ngay rằng: “Mặt trời mọc ở phương Đông” ông lấy làm lạ. Xem đó đủ biết con người khác thường, từ lúc thơ ấu đã có vẻ khác thường.

Năm Bỉnh Khiêm được bốn tuổi, thân mẫu dạy cậu học các bài chính nghĩa của Kinh, Truyện (tức các bài chính của các sách Tứ Thư, Ngũ Kinh). Bà dạy bằng cách khi ru, khi hát, nhưng dạy đến đâu cậu thuộc lòng đến đó. Cũng vào khoảng năm ấy, về thi ca, Bỉnh Khiêm đã thuộc vanh vách đến cả mấy chục bài quốc âm (thơ Nôm)…

… Trong tám năm ở triều, tiên sinh dâng sớ hạch tội mười tám kẻ lộng thần, xin đem ra chém để làm gương, bởi vì bản tâm. Tiên sinh chỉ muốn trăm họ được an vui, những người tàn tật mù lòa được hành nghề hát xướng bói toán nhưng rồi thấy người con rể là Phạm Dao ỷ thế lộng hành, tiên sinh sợ liên lụỵ đến mình nên cáo quan về nghỉ. Năm ấy là năm Quảng Hòa thứ hai (1542) đời Hiến Tông nhà Mạc, tiên sinh mới 52 tuổi.

Treo mũ về quê, tiên sinh dựng am Bách Vân ở phía đông làng và vẫn lấy biệt hiệu là Bạch Vân cư sĩ. Tiên sinh bắc hai chiếc cầu là Nghinh Phong và Trường Xuân để hóng mát, đồng thời dựng một cái quán ở bến sông Tuyết gọi là Trung Tân quán, hiện nay quán này còn tấm bia đá làm di tích để lại.

Ngoài ra, tiên sinh còn tu bổ chùa chiền. Tiên sinh thường cùng các lão tăng đàm luận và thường khi thả thuyền dạo chơi Kim hải hay Úc hải để xem người đánh cá. Các chỗ danh lam thắng cảnh như Yên Tử, Ngọa Vân, Kinh Chủ, Đồ Sơn, nơi nào tiên sinh cũng chống gậy trèo lên, thừa hứng ngâm vịnh, có khi quên cả sớm chiều. Mỗi khi ngắm cảnh non cao chót vót, rừng rậm xanh rờn, gió động rì rào, chim ca thánh thót, tiên sinh lại hớn hở tự đắc, phiêu phiêu như một vị lục địa thần tiên (thần tiên ở thế gian).

Thời gian tiên sinh dưỡng lão ở quê hương, tiên sinh không tham dự quốc chính nhưng nhà Mạc vẫn kính như bậc thầy. Mỗi khi có việc trọng đại, vua Mạc thường sai quan về hỏi hoặc mời lên kinh đô nói chuyện. Tiên sinh dâng lên ý kiến được bổ ích rất nhiều. Mỗi lần lên kinh, xong việc, tiên sinh lại xin về, triều đình ân cần lưu lại, thế nào cũng không được. Sau tiên sinh được nhà Mạc xếp vào hạng đệ nhất công thần, phong tước Trình Tuyền hầu, rồi thăng dần tới tước Lại bộ Thượng thư, Thái phó, Trình Quốc công. Ông bà hai đời cũng được truy tặng chức tước, ba người vợ và bảy người con cũng được thứ tự phong hàm.

Năm Cảnh Lịch thứ ba (1555) đời Mạc Tuyên Tôn (Mạc Phúc Nguyên) Thư Quốc công Nguyễn Thiến (người làng Khoa Hoạch, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông) cùng con trai là Quyện và Miễn (cũng đọc Mồi) về hàng quốc triều (nhà Lê), tiên sinh làm bài thơ gửi cho Thiến trong có câu: Cố ngã tồn cô duy nghĩa tại/ Tri quân xử biến khởi cam tâm (Ta giúp con côi vì nghĩa trọng/ Ông khi xử biến khá cam lòng); Lại có câu: “Vận chuyển nhất chu ly phục hợp/ Tràng giang khởi hữu hạn đông nam (Vận chuyển một vòng tan lại hợp/ Trường giang đâu có hạn đông nam). Thiến xem thơ, trong lòng cảm thấy bứt rứt. Quyện là viên tướng có tài, luôn luôn lập được chiến công. Mạc Phúc Nguyên lấy làm lo ngại sai vời tiên sinh lên hỏi kế. Tiên sinh tâu: “Cha Quyện với hạ thần là chỗ bạn chí thân ngày trước, có lúc đã ở tại nhà thần, nay ra trấn thủ Thiên Trường, đang ở vào tình thế bán tín bán nghi nay muốn bắt lại, thật chẳng khó gì, cũng như thò tay vào túi để móc một vật gì ra thôi”. Tiên sinh nói đoạn, xin Mạc Phúc Nguyên giao cho một trăm tráng sĩ, sai đi phục sẵn trên bắc ngạn, rồi tiên sinh gửi thư mời Quyện sang bên thuyền uống rượu để gặp và nói chuyện tâm tình. Quyện nhận lời ngay; thừa lúc quá say, phục binh nổi dậy, bắt cóc đem về nam ngạn. Quyện cảm động quá khóc nức nở. Tiên sinh dẫn Quyện theo lại nhà Mạc và sau đó trở thành một danh tướng lừng lẫy. Nhờ đó nhà Mạc duy trì được mấy chục năm nữa.

Trong thời gian ấy, đức Thế Tổ (tức Trịnh Kiểm) nhà chúa Trịnh đã dấy nghĩa binh, thanh thế vang dội khắp xa gần; trong trận giao tranh ở cửa biển Thần phù, Khiêm Vương Mạc Kính Điển (con thứ của Mạc Đăng Doanh) thua to. Thừa thắng, đức Thế tổ tiến binh theo đường núi phía tây ra tiến đánh Kinh Bắc, trong ngoài nơm nớp lo sợ. Nhà Mạc nhờ tiên sinh hiến kế rất nhiều, mới ổn định được tình thế lúc ấy.

Năm Diên Thành thứ 8 (1585) đời Mạc Mậu Hợp, tiên sinh lâm bệnh. Vua Mạc sai sứ đến thăm và hỏi kế quốc sự. Tiên sinh trả lời: Sau này nước nhà có bề gì thì đất Cao Bằng tuy nhỏ cũng thêm được vài đời (Tha nhật quốc sự hữu cố/Cao Bằng tuy thiểu, khả diên sổ thế). Qủa nhiên, cách bảy năm sau, nhà Mạc mất, các chúa nhà Mạc như Càn Thống, Long Thái, Thuận Đức, Vĩnh Xương rút lên Cao Bằng cũng còn giữ được hơn 70 năm, nghĩa là sau ba, bốn đời mới hoàn toàn bị diệt. Xem đó thấy lời dự đoán của tiên sinh rất nghiệm.

Ngày 28 tháng 11 (âm lịch) năm ấy, tiên sinh tạ thế, hưởng thọ 95 tuổi, học trò tôn hiệu là Tuyết Giang Phu tử. Phần mộ ở trên một mô đất khá cao trong làng…

Năm Thuận Bình thứ tám (1556) vua Lê Trung Tông băng, không hoàng nam nối ngôi, đức Thế Tổ (Trịnh Kiểm) do dự không biết lập ai, hỏi trạng nguyên Phùng Khắc Khoan, cũng không quyết định nổi, mới sai ngầm đem lễ vật ra tận Hải Dương hỏi tiên sinh. Tiên sinh không trả lời, chỉ quay lại bảo các gia nhân rằng: – Vụ này lúa không được mẩy, chỉ tại thóc giống không tốt, vậy hãy đi tìm giống cũ mà gieo mạ. …

Nói xong, tiên sinh xe ra chùa, bảo các chú tiểu quét dọn và thắp nhang, ngoài ra không đã động gì đến chuyện khác, và đó là cái thâm ý tỏ ra cho biết “cứ việc thờ Phật thì sẽ có oản ăn”. Trạng Bùng thấy thế, hiểu ý, xin từ giả. Qua lời kể lại, đức Thế Tổ hiểu ngay, nên đón vua Anh Tôn về lập, tình hình nội bộ mới trở lại bình thường.

Trong thời gian ấy, Đoan Quốc Công Nguyễn Hoàng là con trai thứ Lâm Huân Tĩnh Vương (Nguyễn Kim) đương ở trong tình thế nguy ngập, sợ không thoát khỏi tay Trịnh Kiểm, thân mẫu ông, người làng Phạm Xá, huyện Tứ Kỳ, với tiên sinh là chỗ đồng hương, nên trước cảnh ấy, sai người bí mật về làng nhờ tiên sinh chỉ giúp con trai bà một lối sống. Sứ giả đặt gói bạc nén trước mặt, rồi chắp tay lạy mãi.

Tiên sinh thấy sứ giả cố năn nỉ nhưng vẫn không đáp, rồi đứng phắt dậy, cầm gậy thủng thẳng bước ra sau vườn. Đến chỗ núi non bộ (giả sơn) do mười tảng đá xanh xếp thành một dãy quanh co, tiên sinh thấy trên núi có bầy kiến đang men đá leo lên, đứng ngắm một lúc, mỉm cười đọc:

Hoành Sơn nhất đái, khả dĩ dung thân

Sứ giả hiểu ý trở về thuật lại, Nguyễn Hoàng liền nghĩ ra kế, xin vào trấn thủ Quảng Nam, đến nay con cháu còn hùng cứ một phương.

Trong lúc ngày thường, có lần tiên sinh cùng người học trò là Bùi Thời Cử bói dịch trúng quẻ Càn, thế mà tiên sinh dự đoán “chỉ sau tám đời cuộc can qua nổi dậy”. Sau đúng như thế. Lời đoán của tiên sinh quả thật thần diệu vậy.

Riêng số học trò của tiên sinh thì đông không biết bao nhiêu mà kể. Những người có danh vọng lừng lẫy của bản triều (nhà Lê) như Phùng Khắc Khoan, Lương Hữu Khánh, Nguyễn Dữ và Trương Thời Cử đều là những người nhờ sự dạy dỗ của tiên sinh.

Nhắc đến Phùng Khắc Khoan khi còn theo học, bỗng một đêm tiên sinh đến thẳng nhà trọ, gõ cửa bảo: “Gà gáy rồi, sao chưa dậy nấu cơm, còn nằm ỳ ngủ vậy?”. Khắc Khoan hiểu ý, vội thu xếp hành lý, tìm đường vào Thanh Hóa, nhưng lại ẩn nơi nhà Nguyễn Dữ, người đã soạn bộ “Truyền kỳ mạn lục”. Bộ này được thành một tác phẩm “thiên cổ kỳ bút” là một phần lớn nhờ sự phủ chính rất nhiều của tiên sinh.

Xem đó thì thấy tiên sinh đối với bản triều (nhà Lê) cũng có góp phần đào tạo một số nhân tài vậy.

Tôi thấy tiên sinh là người lòng dạ khoáng đạt, tư chất cao siêu, sử dụng sự hồn nhiên, không chút cạnh góc, ai hỏi thì nói không thì thôi, đã nói câu gì là câu ấy không xê không dịch. Tiên sinh ở nơi thôn dã, vui với cúc tùng, hơn mười năm trời vẫn không quên nước.

Văn chương của tiên sinh thường bộc lộ cái tấc dạ ưu thời mẫn thế, không cần điêu luyện mà tự nhiên, giản dị mà lưu loát, thanh đạm mà ý vị, câu câu đều có chỗ ngụ ý răn đời. Thơ Quốc âm của tiên sinh có nhiều, trước đã soạn thành một tập gọi là Bạch Vân Quốc ngữ Thi tập, có cả ngàn bài nhưng nay chỉ còn độ hơn trăm. Thơ Hán tự cũng nhiều nhưng cũng thất lạc, tôi xem cũng đều thấy chứa những ý nghĩa thanh cao và siêu thoát. Thí dụ câu tiên sinh tự thuật chí hướng mình:

Cao khiết thùy vi thiên hạ sĩ An nhàn ngã thị địa trung tiên (Cao khiết ai là thiên hạ sĩ An nhàn ta chính địa trung tiên)

Nói về gia đình thì tiên sinh có ba vợ:

Bà vợ cả người họ Dương, hiệu Từ Ý, quê tỉnh Hải Dương, người cùng huyện, là con gái quan Hình Bộ Thị lang Dương Đức Nhan.

Bà thứ hai, người họ Nguyễn, hiệu Như Tĩnh

Bà thứ ba hiệu Vi Tĩnh, cùng người họ Nguyễn

Tiên sinh có tất cả mười hai người con, gồm bảy người trai, năm người gái. Con trưởng lấy hiệu Hàn Giang Cư sĩ, được tập ấm phong hàm Trung Trinh đại phu, sau làm quan đến chức Phó hiến. Con thứ hai là Túy An tiên sinh được phong hàm Triều Liệt đại phu, tước Quảng Nghĩa hầu. Con thứ ba hàm Hiển Cung đại phu, tước Xuyên Nghĩa bá. Con thứ tư hiệu Thuần Phu, hàm Hoằng Nghị đại phu, tước Quảng Đô hầu. Con thư năm là Thuần Đức, tước Bá Thư hầu (không thấy ghi người con thứ bảy). Mấy người này đều có quân công cả.

Sau đó, Hàn Giang sinh ra Thiết Đức, Thiết Đức sinh Đạo Tiến, Đạo Tiến sinh Đạo Thông. Đạo Thông sinh Đăng Doanh. Đăng Doanh sinh Thời Đương. Thời Đương lúc này đã 65 tuổi, sinh được ba người con trai, đều là cháu tám đời của tiên sinh vậy.

Năm Vĩnh Hựu nguyên niên (Ất Mão 1735 đời Lê Ý Tôn) người trong làng vì nhớ thịnh đức của tiên sinh nên đã dựng hai đền thờ này. Người hàng tổng cũng nhớ ơn đức, xuân thu hai kỳ đến tế lễ. Người trong họ của tiên sinh là Nguyễn Hữu Lý sợ sau này gia phả thất lạc có soạn lại một quyển và nhờ tôi viết cho bài tựa.

Tôi đây là người đất Hồng Châu, nghĩa là cùng quê với tiên sinh, nhưng nay đã cách 190 năm rồi, còn biết gì để viết.

Lúc thơ ấu, tôi cũng thường được nghe các bậc phụ huynh nói chuyện tiên sinh, nhưng cũng chỉ biết đại khái là cụ Trạng Trình thôi. Sau nhân những buổi bình luận về tiên hiền với các quan đại phu, tôi có thêm ít nhiều nên ước có dịp thuận tiện sẽ về tận quê quán của tiên sinh để tìm hiểu cho tường. Ước mãi chưa được vì cứ luôn luôn bị việc quan bó buộc.May thay! Năm Tân Dậu niên hiệu Cảnh Hưng (1741 đời Lê Hiển Tôn) tôi vâng mệnh đổi đi Hồng Châu, nhận thấy cùng với nơi nhà cũ tiên sinh chỉ trong gang tấc, tới lui dễ dàng, nhưng lại vì việc quân ngũ quá bề bộn nên mãi đến mùa xuân năm sau, tức năm Nhâm Tuất, trong khi vâng mệnh đi bối đắp đê sông Nhị Hà, mới thực hiện được ý định nói trên.

Đến quê hương của tiên sinh, tôi tìm đến nền quán Trung Tân, coi tấm bia cũ, nhưng nét chữ đã quá mờ, không sao đọc nổi. Tôi vào đền thờ bái yết, nhân tiện hỏi người cháu bảy đời là Nguyễn Thời Đương để xem hành trạng nhưng cũng không thâu thập được gì. Hỏi thăm các bô lão thì sau cơn binh lửa cũng chẳng còn ai biết; duy chỉ có viên hương ấp là Trần Bá Quang biết sơ qua về mấy việc cũ. Ông này ôn lại cho nghe bài phú quốc âm tức bài văn bia quán Trung Tân và đưa cho một bản lục ít bài thơ của tiên sinh. Nhân tiện tôi hỏi đến những di tích của cầu Trường Xuân, cầu Nghinh Phong rồi đi thăm nơi vườn cũ, tới nơi chỉ thấy ba gian nhà lá. Thời Đương và con cháu hơn mười người cũng ở căn nhà đó.

Tôi nhìn quang cảnh đã sinh lòng hoài cảm, lại trông bốn phía càng bồi hồi nữa. Này phía bên tả trước mặt là một cái đầm và bốn năm cái vũng, tất cả độ vài trăm mẫu, bề sâu chỉ độ hơn trượng, chỗ đứt chỗ nối, chỗ thắt chỗ phình, khi thì yên lặng, khi nắng vàng tỏa, phải chăng đây chính là chỗ kiểu đất Nghiễn trì thủy ảnh (mặt hồ nghiên, ánh nước long lanh) có khí thiêng chung đúc để sinh ra một đại nhân vậy?

Do đó tôi ngâm vịnh thẩn thơ, chẳng muốn dời chân. Ôi! Tôi muốn vì tiên sinh viết bài tựa quyển Gia phả, nhưng ngặt vì việc quân khẩn cấp, còn phải gác bút để đeo gươm, thành thử phải đợi ngày khác nữa.

Năm Quý Hợi (1743 đời Lê Hiển Tôn) khoảng mùa Đông, tôi vâng mệnh đi dẹp bọn thuỷ khấu ở vùng Đồ Sơn, nhân lúc đóng quân trên bờ sông Tuyết, lại đến yết kiến đền thờ của tiên sinh. Bọn Thời Đường cho tôi xem quyển Gia phả và nói : Trước đây đã trãi bao phen loạn lạc, chẳng còn quyển nào, sau họ mới sưu tầm được mấy trang rách, trong đó chỉ biên tên họ tiền nhân, ngoài ra chẳng có gì khác cả. Vì thế tôi phải thâu nhặt ý kiến nhiều người, rồi hợp với những điều mắt thấy tai nghe để viết nên bài tựa. Còn việc sưu tầm những bài thơ của tiên sinh, xếp thành thiên, đóng thành tập, để lưu lại cho đời sau thì xin nhường phấn các vị cao minh khác.

Than ôi Phượng Hoàng, Kỳ Lân, đâu phải những vật thường thấy trong vũ trụ xưa nay, mà có thì chúng phải hiện ở những chỗ như vườn nhà Đường (vua Nghiêu) sân nhà Nhu (vua Thuấn) mới là điềm tốt lành. Như tiên sinh đã có sẵn tư chất thông tuệ lại thâm hiểu đạo học thánh hiền, ví phỏng gặp thời để thi thố sở học thì chắc sẽ tạo ra được cảnh trị bình, biến đổi được thói ở trọc phù bạc ra lễ nghĩa văn minh. Khá tiếc thay, một người có tài đức phù tá Vương nghiệp lại sinh giữa thời đại bá giả, khiến cho sở học không áp dụng được gì. Tuy nhiên, dùng thì làm, bỏ thì ẩn, sự đắc dụng hay không, đối với tiên sinh cũng chẳng quan trọng gì. Tôi rất hâm mộ điểm ấy của tiên sinh. Tiên sinh sinh trưởng trên đất nhà Mạc, có lúc thử ra làm quan để thi hành sở học thì cũng là việc bắt chước việc Khổng Phu Tử xưa đi ra mắt Công Sơn Phất Nhiễu; rồi khi thấy không thể giúp được, vội bỏ đi thì lại muốn theo trí sáng của Trương Tử Phòng theo gót Xích Tùng Tử xưa.

Nay tôi đọc những thi văn còn lại của tiên sinh, cũng chẳng khác nào được nghe tiếng reo ngọc khua vàng, sáng sủa như thái dương, rực rỡ như mây màu, thơ thái như cái phong vị tắm nước sông Nghi rồi lên hóng mát ở Vũ vu của Tăng Điểm ngày trước, và cái phong độ yêu sen thích lan của các tiên nho xưa. Đồng thời cũng như thấy tiên sinh và được bái kiến tiên sinh ở chỗ đang ngồi dạy học vậy.

Ngoài ra, tiên sinh lại là người tinh thông Lý học, thấu triệt họa phúc, biết rõ dĩ vãng và tương lai, cả trăm đời sau chưa chắc đã có ai hơn được.

Ôi ! Thiên hạ xưa nay, các bậc quân vương và hiền giả thiếu gì nhưng sống thì phú quý vinh hoa còn khuất, hỏi thời gian sau, đã có mấy ai được người đời nhắc đến. Còn tiên sinh, nay con cháu đã bảy tám đời mà gần thì sĩ phu, dân thứ còn xem như sao Đẩu trên trời, cho cách nghìn năm cũng còn mường tượng như mới buổi sớm nào; xa thì sứ giả Thanh triều là Chu Xán khi nói đến nhân vật Lĩnh Nam cũng có câu “An Nam lý học hữu Trình Tuyền” (về môn lý học nước Nam có ông Trình Tuyền) rồi chép vào sách để truyền lại bên Tàu. Như thế, đủ biết tiên sinh là người rất mực của nước ta về thời đại trước vậy

NGUYỄN BỈNH KHIÊM TRÊN BÁCH KHOA THƯ

Hoàng Kim khởi thảo mục https://vi.wikipedia.org/wiki Nguyễn Bỉnh Khiêm, Wikipedia Tiếng Việt. đã trên chục năm, nay qua nhiều biến đổi nhờ sự hiệu đính bổ sung của nhiều thức giả.

Nguyễn Bỉnh Khiêm, huý là Văn Đạt, tự Hanh Phủ, hiệu Bạch Vân cư sĩ, thường gọi là Trạng Trình Tuyết Giang phu tử, là nhà giáo, nhà tiên tri, nhà thơ triết lý, nhà văn hoá lớn nhất thời Lê -Mạc, bậc kỳ tài yêu nước thương dân, xuất xử hợp thời, hợp lý, sáng suốt, nhân vật lịch sử ảnh hưởng nhất Việt Nam thế kỷ 16. Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh năm1491 ở Vĩnh Bảo, mất ngày 28 tháng 11 năm 1585, mẹ và bố là Nhữ Thị Thục và Nguyễn Văn Định.

Nguyễn Bỉnh Khiêm có ba người vợ với 12 người con, trong đó có 7 người con trai, con trai trưởng là Nguyễn Văn Chính.; Sau khi ông đậu Trạng nguyên khoa thi Ất Mùi năm 1535 và làm quan dưới triều Mạc được phong tước Trình Tuyền Hầu rồi thăng tới Trình Quốc Công, dân gian quen gọi ông là Trạng Trình. Ông là nhà hiền triết phương Đông, nhà tiên tri số một Việt Nam, được sĩ phu, dân thứ xem như sao Đẩu trên trời, cho cách nghìn năm cũng còn mường tượng như mới buổi sớm nào; xa thì sứ giả Thanh triều là Chu Xán khi nói đến nhân vật Lĩnh Nam cũng có câu “An Nam lý học hữu Trình Tuyền” (về môn lý học nước Nam có ông Trình Tuyền) rồi chép vào sách để truyền lại bên Tàu theo nhận định của tiến sĩ Vũ Khâm Lân trong Bài tựa Nguyễn Công Văn Đạt phổ ký viết năm 1743 trích Gia phả dòng họ Trạng Trình. Ông trao lại kiệt tác kỳ thư Sấm Trạng Trình sau 500 năm đến nay đã giải mã được các dự báo thiên tài chuẩn xác đến lạ lùng. Đạo Cao Đài sau này đã phong thánh cho ông và suy tôn ông là Thanh Sơn đạo sĩ hay Thanh Sơn chân nhân. Nguyễn Bỉnh Khiêm là danh sĩ tinh hoa, hiền tài muôn thuở của người Việt, dân tộc Việt và nhân loại.

SẤM TRẠNG TRÌNH BẢN A 262 CÂU (*)
Đọc Sấm ký Nguyễn Bỉnh Khiêm
Hoàng Kim sưu tầm, tuyển chọn, biên soạn và giới thiệu
trên Danh nhân ngày 1 tháng 2 năm 2008.

Sấm ký Nguyễn Bỉnh Khiêm, hay còn gọi là Sấm Trạng Trình, là những lời tiên tri của Nguyễn Bỉnh Khiêm về các biến cố chính của dân tộc Việt trong khoảng 500 năm, từ năm 1515 đến năm 2015. Đây là các dự báo thiên tài, hợp lý, tùy thời, tự cường, hướng thiện và lạc quan theo lẽ tự nhiên “thuận thời thì an nhàn, trái thời thì vất vả”. “Trạng Trình đã nắm được huyền cơ của tạo hóa” (lời Nguyễn Thiếp – danh sĩ thời Lê mạt). “An Nam lý học hữu Trình Tuyền” (lời Chu Xán sứ giả của triều Thanh). Vua Phật Trần Nhân Tông (1258-1308) là người trước thời Nguyễn Bỉnh Khiêm, rất coi trọng phép biến Dịch. Người đã viết trong “Cư trần lạc đạo”: “Kinh Dịch xem chơi, yêu tính sáng yêu hơn châu báu. Sách Nhàn đọc giấu, trọng lòng rồi trọng nữa hoàng kim”. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với “Sấm ký”, “Bạch Vân Am thi văn tập”,“Thái Ất thần kinh”, “huyền thoại và di tích lịch sử” đã lưu lại cho dân tộc Việt Nam và nhân loại một tài sản văn hoá vô giá. Sấm ký gắn với những giai thoại và sự thật lịch sử hiện đã được giải mã, chứng minh tính đúng đắn của những quy luật- dự đoán học trong Kinh Dịch và Thái Ất thần kinh”. Đến nay đã có 36 giai thoại và sự thật lịch sử về Sấm Trạng Trình đã được giải mã mà chúng tôi sẽ lần lượt đăng trong các bài nghiên cứu tiếp theo.

Sấm Trạng Trình bản A 262 câu là bản trích từ sách “Thành ngữ, điển tích, danh nhân từ điển” (tập 2) của Trịnh Văn Thanh – Sài Gòn – 1966. Đây là bản phù hợp nhất với bản tiếng Hán Nôm lưu tại Thư viện Khoa học Xã hội ( trước đây là Viện Viễn Đông Bác Cổ) và lưu tại Thư viện Quốc gia Hà Nội.; Sấm Trạng Trình gồm 14 câu “cảm đề” và 248 câu “sấm ký”. Tài liệu liên quan hiện có ít nhất ba dị bản, Trong số 20 văn bản, có 7 bản tiếng Hán Nôm lưu tại Thư viện Khoa học Xã hội và Thư viện Quốc gia Hà Nội và 13 tựa sách quốc ngữ về sấm Trạng Trình xuất bản từ năm 1948 đến nay. Bản Sấm Trạng Trình tiếng quốc ngữ phát hiện sớm nhất có lẽ tại Bạch Vân Am thi văn tập in trong Quốc Học Tùng Thư năm 1930 nhưng hiện nay sách này vẫn chưa tìm được.

CẢM ĐỀ
Nguyễn Bỉnh Khiêm

Thanh nhàn vô sự là tiên
Năm hồ phong nguyệt ruổi thuyền buông chơi
Cơ tạo hoá
Phép đổi dời
Đầu non mây khói tỏa
Mặt nước cánh buồm trôi
Hươu Tần mặc kệ ai xua đuổi
Lầu Hán trăng lên ngẫm mệnh trời
Tuổi già thua kém bạn
Văn chương gửi lại đời
Dở hay nên tự lòng người cả
Nghiên bút soi hoa chép mấy lời
Bí truyền cho con cháu
Dành hậu thế xem chơi.


Nước Nam từ họ Hồng Bàng
Biển dâu cuộc thế, giang sơn đổi dời
Từ Đinh, Lê, Lý, Trần thuở trước
Đã bao lần ngôi nước đổi thay
Núi sông thiên định đặt bày
Đồ thư một quyển xem nay mới rành

Hoà đao mộc lạc,
Thập bát tử thành.
Đông A xuất nhập
Dị mộc tái sinh.

Chấn cung xuất nhật
Đoài cung vẫn tinh.
Phụ nguyên trì thống,
Phế đế vi đinh.

Thập niên dư chiến,
Thiên hạ cửu bình.
Lời thần trước đã ứng linh,
Hậu lai phải đoán cho minh mới tường.

Hoà đao mộc hồi dương sống lại
Bắc Nam thời thế đại nhiễu nhương.
Hà thời biện lại vi vương,
Thử thời Bắc tận Nam trường xuất bôn

Lê tồn, Trịnh tại,
Lê bại, Trịnh vong.
Bao giờ ngựa đá sang sông,
Thì dân Vĩnh Lại quận công cả làng.
Hà thời thạch mã độ giang.
Thử thời Vĩnh Lại nghênh ngang công hầu.

Chim bằng cất cánh về đâu?
Chết tại trên đầu hai chữ quận công.
Bao giờ trúc mọc qua sông,
Mặt trời sẽ lại đỏ hồng non Tây.

Đoài cung một sớm đổi thay,
Chấn cung sao cũng sa ngay chẳng còn.
Đầu cha lộn xuống chân con,
Mười bốn năm tròn hết số thời thôi.

Phụ nguyên chính thống hẳn hoi,
Tin dê lại phải mắc mồi đàn dê.
Dục lòng chim chích u mê,
Thập trên tứ dưới nhất đè chữ tâm.

Để loại quỷ bạch Nam xâm,
Làm cho trăm họ khổ trầm lưu ly
Ngai vàng gặp buổi khuynh nguy
Gia đình một ở ba đi dần dần.
Cho hay những gã công hầu,
Giầu sang biết gửi nơi đâu chuyến này.

Kìa kìa gió thổi lá rung cây
Rung Bắc, rung Nam, Đông tới Tây
Tan tác kiến kiều an đất nước
Xác xơ cổ thụ sạch am mây.

Lâm giang nổi sóng mù thao cát,
Hưng địa tràn dâng hóa nước đầy.
Một ngựa một yên ai sùng bái?
Nhắn con nhà vĩnh bảo cho hay.

Tiền ma bạc quỷ trao tay
Đồ, Môn, Nghệ, Thái dẫy đầy can qua,
Giữa năm hai bẩy mười ba,
Lửa đâu mà đốt tám gà trên mây.

Rồng nằm bể cạn dễ ai hay,
Rắn mới hai đầu khó chịu thay,
Ngựa đã gác yên không người cưỡi
Dê không ăn lộc ngoảnh về Tây.

Khỉ nọ ôm con ngồi khóc mếu
Gà kia vỗ cánh chập chùng bay
Chó nọ vẫy đuôi mừng thánh chúa
Ăn no ủn ỉn lợn kêu ngày.

Nói cho hay khảm cung ong dậy,
Chí anh hùng biết đấy mới ngoan
Chữ rằng lục, thất nguyệt gian
Ai mà giữ được mới nên anh tài.

Ra tay điều độ hộ mai
Bấy giờ mới rõ là người an dân
Lọ là phải nhọc kéo quân,
Thấy nhân ai chẳng mến nhân tìm về.

Phá điền than đến đàn dê
Hễ mà chuột rúc thì dê về chuồng
Dê đi dê lại tuồn luồn
Đàn đi nó cũng một môn phù trì

Thương những kẻ nam nhi chí cả
Chớ vội sang tất tả chạy rong
Học cho biết chữ cát hung
Biết phương hướng đứng chớ đừng lầm chi
Hễ trời sinh xuống phải thì
Bất kỳ nhi ngộ tưởng gì đợi mong.

Kìa những kẻ vội lòng phú quý
Xem trong mình một tí đều không
Ví dù có gặp ngư ông
Lưới dăng đâu dễ nên công mà hòng

Khuyên những đấng thời trung quân tử
Lòng trung nghi nên giữ cho mình
Âm dương cơ ngẫu hộ sinh
Thái Nhâm, Thái Ất trong mình cho hay.
Chớ vật vờ quen loài ong kiến
Hư vô bàn miệng tiếng nói không.

Ô hô thế sự tự bình bồng
Nam Bắc hà thời thiết lộ thông
Hồ ẩn sơn trung mao tận bạch
Kình ngư hải ngoại huyết lưu hồng.

Kê minh ngọc thụ thiên khuynh bắc
Ngưu xuất lam điền nhật chính đông
Nhược đãi ưng lai sư tử thượng
Tứ phương thiên hạ thái bình phong

Ngỡ may gặp hội mây rồng
Công danh rạng rỡ chép trong vân đài
Nước Nam thường có thánh tài
Sơn hà đặt vững ai hay tỏ tường?

So mấy lề để tàng kim quỹ
Kể sau này ngu bỉ được coi
Đôi phen đất lở, cát bồi
Đó đây ong kiến, dậy trời quỷ ma

Ba con đổi lấy một cha
Làm cho thiên hạ xót xa vì tiền
Mão Thìn Tí Ngọ bất yên
Đợi tam tứ ngũ lai niên cùng gần.

Hoành Sơn nhất đái
Vạn đại dung thân
Đến thời thiên hạ vô quân
Làm vua chẳng dễ, làm dân chẳng lành.

Gà kêu cho khỉ dậy nhanh
Phụ nguyên số đã rành rành cáo chung
Thiên sinh hữu nhất anh hùng
Cứu dân độ thế trừ hung diệt tà.

Thái Nguyên cận Bắc đường xa
Ai mà tìm thấy mới là thần minh
Uy nghi dung mạo khác hình
Thác cư một góc kim tinh non đoài

Cùng nhau khuya sớm chăn nuôi
Chờ cơ mới sẽ ra đời cứu dân
Binh thư mấy quyển kinh luân
Thiên văn địa lý, nhân dân phép màu

Xem ý trời ngõ hầu khải thánh
Dốc sinh ra điều đỉnh hộ mai
Song thiên nhật nguyệt sáng soI
Thánh nhân chẳng biết thì coi như tường

Thông minh kim cổ khác thường
Thuấn Nghiêu là trí, Cao Quang là tài
Đấng hiên ngang nào ai biết trước
Tài lược thao uyên bác vũ văn
Ai còn khoe trí khoe năng
Cấm kia bắt nọ hung hăng với người.

Chưa từng thấy nay đời sự lạ
Chốc lại mòng gá vạ cho dân
Muốn bình sao chẳng lấy nhân
Muốn yên sao lại bắt dân ghê mình?

Đã ngu dại Hoàn, Linh đời Hán
Lại đua nhau quần thán đồ lê
Chức này quyền nọ say mê
Làm cho thiên hạ khôn bề tựa nương
Kẻ thì phải thuở hung hoang
Kẻ thì bận của bổng toan, khốn mình

Cửu cửu càn khôn dĩ định
Thanh minh thời tiết hoa tàn
Trực đáo dương đầu mã vĩ
Hồ binh bát vạn nhập Tràng An

Nực cười những kẻ bàng quang
Cờ tam lại muốn toan đường chống xe
Lại còn áo mũ xun xoe
Còn ra xe ngựa màu mè khoe khoang.

Ghê thay thau lẫn với vàng
Vàng kia thử lửa càng cao giá vàng
Thánh ra tuyết tán mây tan
Bây giờ mới sáng rõ ràng nơi nơi.

Can qua, việc nước bời bời
Trên thuận ý trời, dưới đẹp lòng dân
Oai phong khấp quỷ kinh thần
Nhân nghĩa xa gần bách tính ngợi ca

Rừng xanh, núi đỏ bao la
Đông tàn, Tây bại sang gà mới yên
Sửu Dần thiên hạ đảo điên
Ngày nay thiên số vận niên rành rành.

Long vĩ xà đầu khởi chiến tranh
Can qua xứ xứ khổ đao binh
Mã đề dương cước anh hùng tận
Thân dậu niên lai kiến thái bình

Sự đời tính đã phân minh
Thanh nhàn mới kể chyện mình trước sau
Đầu thu gà gáy xôn xao
Mặt trăng xưa sáng tỏ vào Thăng Long.

Chó kêu ầm ỉ mùa đông
Cha con Nguyễn lại bế bồng nhau đi
Lợn kêu tình thế lâm nguy
Quỷ vương chết giữa đường đi trên giời

Chuột sa chỉnh gạo nằm chơi
Trâu cày ngốc lại chào đời bước ra
Hùm gầm khắp nẽo gần xa
Mèo kêu rợn tiếng, quỷ ma tơi bời.

Rồng bay năm vẻ sáng ngời
Rắn qua sửa soạn hết đời sa tăng
Ngựa hồng quỷ mới nhăn răng
Cha con dòng họ thầy tăng hết thời

Chín con rồng lộn khắp nơi
Nhện giăng lưới gạch dại thời mắc mưu
Lời truyền để lại bấy nhiêu
Phương đoài giặc đã đến chiều bại vong
Hậu sinh thuộc lấy làm lòng
Đến khi ngộ biến đường trong giữ mình

Đầu can Võ tướng ra binh
Ắt là trăm họ thái bình âu ca
Thần Kinh Thái Ất suy ra
Để dành con cháu đem ra nghiệm bàn

Ngày thường xem thấy quyển vàng
Của riêng bảo ngọc để tàng xem chơi
Bởi Thái Ất thấy lạ đời
Ấy thuở sấm trời vô giá thập phân

Kể từ đời Lạc Long Quân
Đắp đổi xoay vần đến lục thất gian
Mỗi đời có một tôi ngoan
Giúp chung nhà nước dân an thái bình

Phú quý hồng trần mộng
Bần cùng bạch phát sinh
Hoa thôn đa khuyển phệ
Mục giã giục nhân canh
Bắc hữu Kim thành tráng
Nam hữu Ngọc bích thành
Phân phân tùng bách khởi
Nhiễu nhiễu xuất đông chinh
Bảo giang thiên tử xuất
Bất chiến tự nhiên thành

Rồi ra mới biết thánh minh
Mừng đời được lúc hiển vinh reo hò
Nhị Hà một dải quanh co
Chính thực chốn ấy đế đô hoàng bào
Khắp hoà thiên hạ nao nao
Cá gặp mưa rào có thích cùng chăng?

Nói đến độ thầy tăng mở nước
Đám quỷ kia xuôi ngược đến đâu
Bấy lâu những cậy phép màu
Bây giờ phép ấy để lâu không hào

Cũng có kẻ non trèo biển lội
Lánh mình vào ở nội Ngô Tề
Có thầy Nhân Thập đi về
Tả hữu phù trì, cây cỏ thành binh

Những người phụ giúp thánh minh
Quân tiên xướng nghĩa chẳng tàn hại ai
Phùng thời nay hội thái lai
Can qua chiến trận để người thưởng công

Trẻ già được biết sự lòng
Ghi làm một bản để hòng giở xem
Đời này những thánh cùng tiên
Sinh những người hiền trị nước an dân

Này những lúc thánh nhân chưa lại
Chó còn nằm đầu khải cuối thu
Khuyên ai sớm biết khuông phù
Giúp cho thiên hạ Đường, Ngu ngỏ hầu.

Cơ tạo hoá phép mầu khôn tỏ,
Cuộc tàn rồi mới tỏ thấp cao.
Thấy sấm từ đây chép vào
Một mảy tơ hào chẳng dám sai ngoa.”

BIỂN ĐÔNG VẠN DẶM GIANG TAY GIỮ

Biển Đông vạn dặm giang tay giữ. Đất Việt muôn năm vững thái bình” và thông điệp ngoại giao của cụ Trạng Trình nhắn gửi con cháu về lý lẽ giữ nước: “Muốn bình sao chẳng lấy nhân / Muốn yên sao lại bắt dân ghê mình. Điều lạ trong câu thơ là dịch lý, ẩn ngữ, chiết tự của cách ứng xử hiện thời. Bình là hòa bình nhưng bình cũng là Tập Cận Bình. Biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam là sự thật hiển nhiên, khó ai có thể lấy mạnh hiếp yếu, cưỡng tình đoạt lý để mưu toan giành giật, cho dù cuộc đấu thời vận và pháp lý trãi hàng trăm, hàng ngàn năm, là “kê cân – gân gà” mà bậc hiền minh cần sáng suốt. “Cổ lai nhân giả tri vô địch, Hà tất khu khu sự chiến tranh” Từ xưa đến nay, điều nhân là vô địch, Cần gì phải khư khư theo đuổi chiến tranh. “Quân vương như hữu quang minh chúc, ủng chiếu cùng lư bộ ốc dân” Nếu nhà vua có bó đuốc sáng thì nên soi đến dân ở nơi nhà nát xóm nghèo.”Trời sinh ra dân chúng, sự ấm no, ai cũng có lòng mong muốn cả”; “Xưa nay nước phải lấy dân làm gốc, nên biết rằng muốn giữ được nước, cốt phải được lòng dân”. Đạo lý, Dịch lý, Chiết tự và Ẩn ngữ Việt thật sâu sắc thay !

Trung Hoa có câu chuyện phong thủy.  Núi Cảnh Sơn. Jǐngshān, 景山, “Núi Cảnh”, địa chỉ tại 44 Jingshan W St, Xicheng, Beijing là linh địa đế đô. Cảnh Sơn là Núi Xanh, Green Mount, ngọn núi nhân tạo linh ứng đất trời, phong thủy tuyệt đẹp tọa lạc ở quận Tây Thành, chính bắc của Tử Cấm Thành Bắc Kinh, trục trung tâm của Bắc Kinh, thẳng hướng Cố Cung, Thiên An Môn. Trục khác nối Thiên Đàn (天坛; 天壇; Tiāntán, Abkai mukdehun) một quần thể các tòa nhà ở nội thành Đông Nam Bắc Kinh, tại quận Xuanwu. Trục khác nối Di Hòa Viên (颐和园/頤和園; Yíhé Yuán, cung điện mùa hè) – là “vườn nuôi dưỡng sự ôn hòa” một cung điện được xây dựng từ thời nhà Thanh, nằm cách Bắc Kinh 15 km về hướng Tây Bắc. Một hướng khác nối Hải Nam tại thành phố hải đảo Tam Sa, nơi có pho tượng Phật thuộc loại bề thế nhất châu Á. Tam Sa là thành phố có diện tích đất liền nhỏ nhất, tổng diện tích lớn nhất và có dân số ít nhất tại Trung Quốc.  Theo phân định của chính phủ Trung Quốc, Tam Sa bao gồm khoảng 260 đảo, đá, đá ngầm,  bãi cát trên biển Đông với tổng diện tích đất liền là 13 km². Địa giới thành phố trải dài 900 km theo chiều đông-tây, 1800 km theo chiều bắc-nam, diện tích vùng biển khoảng 2 triệu km². Đó là đường lưỡi bò huyền bí. Biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam nằm trên trục chính của sự thèm muốn này.

Ngày xuân đọc Trạng Trình. Lạ lùng thay hơn 500 trước Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dự báo điều này và  sứ giả Thanh triều là Chu Xán khi nói đến nhân vật Lĩnh Nam cũng có câu “An Nam lý học hữu Trình Tuyền” (về môn lý học nước Nam có ông Trình Tuyền) rồi chép vào sách để truyền lại bên Tàu.

CỰ NGAO ĐỚI SƠN

Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Bích tầm tiên sơn triệt đế thanh Cự ngao đới đắc ngọc hồ sinh Đáo đầu thạch hữu bổ thiên lực Trước cước trào vô quyển địa thanh Vạn lý Đông minh quy bá ác Ức niên Nam cực điện long bình Ngã kim dục triển phù nguy lực Vãn khước quan hà cựu đế thành Dịch nghĩa: CON RÙA LỚN ĐỘI NÚI Nước biếc ngâm núi tiên trong tận đáy Con rùa lớn đội được bầu ngọc mà sinh ra Ngoi đầu lên, đá có sức vá trời Bấm chân xuống, sóng cuồn cuộn không dội tiếng vào đất Biển Đông vạn dặm đưa về nắm trong bàn tay Muôn năm cõi Nam đặt vững cảnh trị bình Ta nay muốn thi thổ sức phù nguy Lấy lại quan hà, thành xưa của Tổ tiên. Dịch thơ: CON RÙA LỚN ĐỘI NÚI Núi tiên biển biếc nước trong xanh Rùa lớn đội lên non nước thành Đầu ngẩng trời dư sức vá đá Dầm chân đất sóng vỗ an lành Biển Đông vạn dặm dang tay giữ Đất Việt muôn năm vững trị bình Chí những phù nguy xin gắng sức

Cõi bờ xưa cũ Tổ tiên mình.(Bản dịch thơ Nguyễn Khắc Mai)

THƠ VĂN NGUYỄN BỈNH KHIÊM

Bốn tác phẩm tuyển chọn

DƯỠNG SINH THI
Nguyễn Bỉnh Khiêm

Tích khí, tồn tinh, cánh dưỡng thần
Thiểu tư, qủa dục, vật lao thân.
Thực thôi ban bảo, vô kiêm vị,
Tửu chỉ tam phân, mạc quá tần
Mỗi bả hý ngôn, đa thủ tiếu,
Thường hàm, lạc ý, mạc sinh xân
Nhiệt viêm, biến trá, đô hưu vấn
Nhiệm ngã tiêu dao qúa bách xuân

Dịch thơ

Giữ khí, gìn tinh, lại dưỡng thần
Ít lo, ít muốn, ít lao thân.
Cơm nên vừa bụng, đừng nhiều vị,
Rượu chỉ vài phân, chớ qúa từng.
Miệng cứ câu đùa, vui miệng mãi,
Bụng thường nghĩ tốt, bụng lâng lâng.
Bốc đồng, biến trá, thôi đừng hỏi,
Để tớ tiêu dao đến tuổi trăm.

(Bản dịch của GS. Lê Trí Viễn)

NHÀN (Thơ Nôm, bài 73)
Nguyễn Bỉnh Khiêm

Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao.
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
Rượu đến cội cây, ta sẽ nhắp
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.

CHÍN MƯƠI (Thơ Nôm, bài 29)
Nguyễn Bỉnh Khiêm

Tóc đã thưa, răng đã mòn,
Việc nhà đã phó mặc dâu con.
Bàn cờ, cuộc rươu, vầy hoa cúc
Bó củi, cần câu, trốn nước non.
Nhàn được thú vui hay nấn ná,
Bữa nhiều muối bể chứa tươi ngon
Chín mươi thì kể xuân đà muộn
Xuân ấy qua thì xuân khác còn.

NGUYỄN BỈNH KHIÊM: MẶT TRỜI MỌC Ở PHƯƠNG ĐÔNG

Vẹn toàn điều Thiện là Trung, không vẹn toàn điều Thiện thì không phải là Trung. Tân là cái bến, biết chỗ dừng lại là bến chính, không biết chỗ dừng lại là bến mê… Nghĩa chữ Trung chính là ở chỗ Chí Thiện. (Trung Tân quán bi ký, 1543)

Làm việc thiện không phải vì công tích mà ở tấm lòng. Nay vừa sau cơn loạn lạc thì chẳng những thân người ta bị chìm đắm, mà tâm người ta càng thêm chìm đắm. Các bậc sĩ đệ nên khuyến khích nhau bằng điều thiện, để làm cho mọi người dấy nên lòng thiện mà tạo nên miền đất tốt lành. (Diên Thọ kiều bi ký, 1568).

Hoành Sơn nhất đái, khả dĩ dung thân
(Nguyễn Bỉnh Khiêm nói với sứ giả của Đoan Quận công Nguyễn Hoàng)

Cao Bằng tuy thiểu, khả diên sổ thế
(Nguyễn Bỉnh Khiêm nói với sứ giả của vua Mạc)

Lê tồn Trịnh tại, Lê bại Trịnh vong
(Nguyễn Bỉnh Khiêm nói về mối quan hệ giữa vua Lê và chúa Trịnh)

Tứ bách niên tiền, chung phục thuỷ / Thập tam thế hậu, dị nhi đồng
(Nguyễn Bỉnh Khiêm viết về con cháu họ Mạc)

Hồng Lam ngũ bách niên thiên hạ / Hưng tộ diên trường ức vạn xuân
(Nguyễn Bỉnh Khiêm viết về thời vận mới của nước Việt)

Cổ lai quốc dĩ dân vi bản / Đắc quốc ưng tri tại đắc dân
(Thơ chữ Hán, Cảm hứng)

Cổ lai nhân giả tư vô địch / Hà tất khu khu sự chiến tranh
(Thơ chữ Hán)

Tất cánh dục cầu ngô lạc xứ / Tri ngô hậu lạc tại tiên ưu
(Thơ chữ Hán, Ngụ hứng)

Có thuở được thời mèo đuổi chuột / Đến khi thất thế kiến tha bò
(Thơ Nôm, Bài 75)

Thớt có tanh tao ruồi đậu đến / Ang không mật mỡ kiến bò chi
(Thơ Nôm, Bài 53)

Hoa càng khoe nở, hoa nên rữa / Nước chứa cho đầy, nước ắt vơi
(Thơ Nôm, Bài 52)

Thế gian biến cải vũng nên đồi / Mặn nhạt chua cay lẫn ngọt bùi
(Thơ Nôm, Bài 77)

Làm người hay một chớ hay hai / Chớ cậy rằng hơn, chớ cậy tài
(Thơ Nôm, Bài 65)

Làm người chớ thấy tài mà cậy / Có nhọn bao nhiêu lại có tù
(Thơ Nôm, Bài 11)

Làm người có dại mới nên khôn / Chớ dại ngây si, chớ quá khôn
(Thơ Nôm, Bài 94)

Chớ cậy rằng khôn khinh rẻ dại / Gặp thời, dại cũng hoá ra khôn
(Thơ Nôm, Bài 94)

Thuở khó dẫu chào, chào cũng lảng/ Khi giàu chẳng hỏi, hỏi thời quen
(Thơ Nôm, Bài 5)

Đạo ở mình ta lấy đạo trung / Chớ cho đục, chớ cho trong
(Thơ Nôm, Bài 104)

Hải Như Thơ Về Người

Bình Sinh Hồ Chí Minh
Việt Bắc Nhớ Bác Hồ
Đường Xuân Theo Chân Bác
Việt Nam Con Đường Xanh


Hoàng Kim biết ơn Người
Tỉnh thức cùng tháng năm
.

1

Đêm nhớ ‘Người tỉnh thức’
Hải Như thơ về Người
Bác trong thơ Hải Như
là kiệt tác chân dung

Thơ đưa Người về đích
Cụ làm ‘thơ về Người’
Đích nhân văn của Cụ
là thức tỉnh Con Người

2


41 bài ‘thơ về Người’
Chuyện muôn năm còn kể
Kinh nghiệm sống một đời
Minh triết Hồ Chí Minh.

3

Chúng cháu canh giấc Bác ngủ, Bác Hồ ơi’
‘Kỷ niệm sinh nhật Người năm ấy’
‘Người
sau không bị khuất’
‘Cần
những phút buồn’
‘Một lối đi riên
g’

4

(*) Nhà thơ Hải Như (Vũ Như Hải) sinh ngày 25/12/1923 tại Nam Định, từ trần lúc 7g 23’ ngày 30/6/2017 (tức 7/6 âm lịch năm Đinh Dậu), thượng thọ 95 tuổi. an táng tại nghĩa trang Hoa Viên Bình Dương. Bà quả phụ Nguyễn Thị Ngọc Tỉnh nay cũng đã mất và được hợp táng cùng chồng. Trưởng nam Vũ Dương Quân và thứ nam Vũ Hải Như Hạnh 14 Nguyễn Thiệp, Quận 1, điện thoại 0913070041, nối tiếp chuỗi liên hệ.

5

Vũ Hải Kỳ Hạnh viết thư cho tôi: Cảm ơn anh Hoàng Kim đã giới thiệu một góc nhìn trung thực mảng đề tài Hồ Chí Minh trong sự nghiệp thơ ca của Thi sĩ Hải Như*. Đó là một đề tài rất lớn liên quan tới nền chính trị Quốc gia xuyên suốt cuộc đời nhà thơ. Thông qua Chủ Tịch Hồ Chí Minh, nhà thơ viết về chúng ta, về thời đại chúng ta đang sống với những câu thơ thức tỉnh các nhà chính trị cách học làm Người! . Hôm nay tưởng nhớ Cụ, tôi viết và nói đôi lời để trân trọng biết ơn.

Cảm ơn sự lắng nghe
.

Hoàng Kim

(*) #cnm365 #cltvn 30 tháng 6 Thông tin tích hợp tại TỈNH THỨC CÙNG THÁNG NĂM #htn, #hoangkimlong, #BanMai #vietnamxahoihoc, #htn365,#ana, #dayvahoc, #vietnamhoc, #cnm365#cltvn #Vietcassava & https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-12-thang-11/

TỈNH THỨC CÙNG THÁNG NĂM Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim #htn #ana #Thungdung, #dayvahoc, #vietnamhoc, #đẹpvàhay, #cnm365 , #cltvn; Đến với Tây Nguyên mới (Hình) ; Chuyện thầy Lê Văn Tố ; Về miền Tây yêu thương; Linh Giang sông quê hương ;Thầy nhạc Trần Văn Khê ; Bình Minh An ngày mới ; Ban mai đứng trước biển ; Ban mai chào ngày mới ; Đồng Xuân lưu dấu hiền ; Linh Giang sông quê hương ; Thơ Tình Hồ Núi Cốc; Viện Lúa Sao Thần Nông ; Một gia đình yêu thương; Ông bà và con cháu ; Ấn Độ địa chỉ xanh; Lên Đỉnh Thiên Cổ Sơn ; Machu Picchu di sản thế giới ; Vắt ngang thế kỷ trồng cây đức; Những con người trung hiếu; Trần Quang Khải thơ thần; Biển Hồ Ngọc Kinh Luân ; Thế giới trong mắt ai ; Lúa siêu xanh Việt Nam ;Về với vùng cát đá ; Pho tượng Ngọc Quan Âm; Tiết Chế đức dụng nhân ; Văn chương Ngọc cho đời ; Hiền tài bút hơn gươm; Tĩnh lặng là trí tuệ; Giấc mơ lành yêu thương; Việt Nam con đường xanh; Học Công bố Quốc tế; Chuyển đổi số nông nghiệp; Một ngày với Hernán Ceballos; Đến với Tây Nguyên mới; Đặng Kim Sơn lắng đọng; Tím một trời yêu thương; Nhà Trần trong sử Việt; Chùa Bửu Minh Biển Hồ; Đình Lạc Giao Hồ Lắk; Hải Như thơ về Người; Nhớ bạn nhớ châu Phi; Ngày 30 tháng 6 năm 1894, Cầu Tháp Luân Đôn (Tower Bridge) được khánh thành,là cầu bắc qua sông Thames đoạn chảy qua thủ đô của Anh Quốc. Cầu nằm liền với cung điện và pháo đài của Nữ hoàng, tạo thành quần thể danh thắng di sản thế giới của UNESCO biểu tượng nổi tiếng của thành phố Luân Đôn và nước Anh. Cầu Tháp Luân Đôn là một công trình kết hợp cầu treo với cầu nâng (có thể mở ra cho tàu thuyền lớn đi qua). Ngày 30 tháng 6 năm 1337 là ngày sinh của Trần Duệ Tông hoàng đế thứ 9 thời nhà Trần, là vị hoàng đế duy nhất trong lịch sử Việt Nam bị tử trận khi đương quyền. Trần Duệ Tông hoàng đế có lòng dũng cảm, mong muốn chấn hưng Đại Việt và trấn áp kẻ thù nhưng vì ông quá nóng vội nên bại trận. Đại Việt sau trận thua lớn ở Đồ Bàn, những người kế vị đều vô tài nên nhà Trần ngày càng suy, cho đến năm 1400, Hồ Quý Ly chiếm ngôi nhà Trần .Ngày 30 tháng 6 năm 1905, Albert Einstein giới thiệu thuyết tương đối hẹp với tác phẩm “Zur Elektrodynamik bewegter Körper” được tiếp nhận và xuất bản. Bài chọn lọc ngày 30 tháng 6: Việt Nam con đường xanh; Học Công bố Quốc tế; Chuyển đổi số nông nghiệp; Một ngày với Hernán Ceballos; Đến với Tây Nguyên mới; Đặng Kim Sơn lắng đọng; Tím một trời yêu thương; Nhà Trần trong sử Việt; Chùa Bửu Minh Biển Hồ; Đình Lạc Giao Hồ Lắk; Hải Như thơ về Người; Nhớ bạn nhớ châu Phi; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.comhttp://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-30-thang-6/https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-30-thang-6/

HOÀNG TỐ NGUYÊN TIẾNG TRUNG
黄素源 (越南) Hoàng Tố Nguyên Việt Nam
Dạy và học tiếng Trung trực tuyến
HTN https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoang-to-nguyen-tieng-trung/
https://hoangkimvn.wordpress.com/tag/hoang-to-nguyen-tieng-trung.. Bài học mới mỗi ngày, mời đọc tại https://hoangkimvn.wordpress.com/tag/hoang-to-nguyen-tieng-trung

VIỆT NAM TÂM THẾ MỚI
Hoàng Kim


Việt Nam tâm thế mới
Việt Nam con đường xanh
CNM365 Tinh yêu cuộc sống
#vietnamhoc #cltvn #Thungdung

xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/viet-nam-tam-the-moi

SỰ CHẬM RÃI MINH TRIẾT
Hoàng Kim


Chậm rãi học cô đọng
Giản dị văn là người
Lời ngắn mà gợi nhiều
Nói ít nhưng ngân vang .

Lặng ngắm nhìn đường xuân
Vườn xưa lại gió sương
An vui cụ Trạng Trình
Thung dung đời quên tuổi

Chín điều lành hạnh phúc
Ngày mới bình minh an
Đi bộ trong đêm thiêng
Sự chậm rãi minh triết
Tỉnh thức cùng tháng năm
Việt Nam con đường xanh

Cây Lương thực Việt Nam
Ngày mới Ngọc cho đời
Tháng năm đời thong thả
Vui đi dưới mặt trời

Ban mai chào ngày mới https://youtu.be/MEAsVh5f92o tích hợp tại https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ban-mai-chao-ngay-moi

TỈNH THỨC
Hoàng Kim

thiên hà trong vắt khuya
chuyển mùa
tự nhiên tỉnh
ta ngắm trời ngắm biển
chòm sao em
vầng sáng anh
dưới vòm trời lấp lánh
khoảnh khắc thời gian
thăm thẳm
một tầm nhìn.

VIỆT NAM CON ĐƯỜNG XANH
Vietnam Green Road
Hoàng Kim

Dạy học nghề làm vườn
Suy tư sông Dương Tử
Trung Quốc một suy ngẫm
Việt Nam con đường xanh


https://hoangkimlong.wordpress.com/category/viet-nam-con-duong-xanh/

CÂY LƯƠNG THỰC VIỆT NAM
Hoàng Long và Hoàng Kim
Bài viết mới (đọc thêm, ngoài giáo trình, bài giảng)

CÂY LƯƠNG THỰC VIỆT NAM

Cây Lương thực Việt Nam #CLTVN chủ yếu có lúa ngô, sắn, khoai. Ẩm thực Việt, nguồn thức ăn đồ uống Việt (Food & Drink) bao gồm gạo ngô, sắn, khoai, cây đậu đỗ thực phẩm, rau hoa quả, thịt, cá, … Dạy và học cây lương thực ngày nay ngày càng đòi hỏi sự hiểu biết chuyên sâu và có sự kết nối liên ngành, nâng cao sự liên kết hiệu quả sản xuất chế biến cung ứng tiêu thụ sản phẩm thành chuỗi giá trị ngành hàng. Mục tiêu nhằm.nâng cao giá trị chất lượng cuộc sống của người dân, tỏa sáng Việt Nam đất nước con người ra Thế giới về giống cây lương thực Việt, thương hiệu Việt, hiệu sách Việt, sinh thái nông nghiệp, ẩm thực, ngôn ngữ, lịch sử văn hóa Việt Nam.

Một số sản phẩm Cây Lương thực Việt Nam thương hiệu Nông Lâm được nghiên cứu phát triển, trồng phổ biến trong sản xuất những năm qua, là lời biết ơn chân thành của các tác giả với Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 65 năm ngày thành lập (19/11/1955-19/11/2020), Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam đường tới IAS 100 năm (1925-2025) với thầy bạn và đông đảo nông dân. Bài viết này giới thiệu một số đúc kết tư liệu liên quan.dạy và học Cây Lương thực Việt Nam giúp bạn đọc tiện theo dõi. Cây Lương thực Việt Nam #CLTVN

Bảo tồn và phát triển sắn
Cách mạng sắn Việt Nam
Chọn giống sắn Việt Nam
Chọn giống sắn kháng CMD
Bạch Mai sắn Tây Nguyên
Giống sắn KM419 và KM440
Mười kỹ thuật thâm canh sắn
Sắn Việt bảo tồn phát triển
Sắn Việt Nam ngày nay
Vietnamese cassava today
Sắn Việt Lúa Siêu Xanh
Sắn Việt Nam bài học quý
Sắn Việt Nam sách chọn
Sắn Việt Nam và Howeler
Sắn Việt Nam và Kawano
Sắn Việt và Sắn Thái
Quản lý bền vững sắn châu Á
Cassava and Vietnam: Now and Then

Lúa siêu xanh Việt Nam
Giống lúa siêu xanh GSR65
Giống lúa siêu xanh GSR90
Gạo Việt và thương hiệu
Hồ Quang Cua gạo ST
Cơm Niêu Vàng Gạo Đông A
Con đường lúa gạo Việt
Chuyện cô Trâm lúa lai
Chuyện thầy Hoan lúa lai
Lúa C4 và lúa cao cây
Lúa sắn Cămpuchia và Lào
Lúa sắn Việt Châu Phi
Lúa Việt tới Châu Mỹ

Giống ngô lai VN 25-99
Giống lạc HL25 Việt Ấn

Giống khoai lang Việt Nam
Giống khoai lang HL518
Giống khoai lang HL491
Giống khoai Hoàng Long
Giống khoai lang HL4
Giống khoai Bí Đà Lạt

Việt Nam con đường xanh
Việt Nam tổ quốc tôi
Vườn Quốc gia Việt Nam
Nông nghiệp công nghệ cao
Nông nghiệp sinh thái Việt
Nông nghiệp Việt trăm năm
IAS đường tới trăm năm
Viện Lúa Sao Thần Nông
Hoàng Thành đến Trúc Lâm
Ngày Hạnh Phúc của em
Có một ngày như thế

Thầy bạn là lộc xuân
Thầy bạn trong đời tôi
Sóc Trăng Lương Định Của
Thầy Quyền thâm canh lúa
Borlaug và Hemingway
Thầy Luật lúa OMCS OM
Thầy Tuấn kinh tế hộ
Thầy Tuấn trong lòng tôi
Thầy Vũ trong lòng tôi
Thầy lúa xuân Việt Nam
Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc
Thầy bạn Vĩ Dạ xưa
Thầy Dương Thanh Liêm
Thầy Hiếu Đêm Giáng Sinh
Phạm Trung Nghĩa Viện Lúa
Phạm Quang Khánh Hoa Đất
Phạm Văn Bên Cỏ May

24 tiết khí nông lịch
Nông lịch tiết Lập Xuân
Nông lịch tiết Vũ Thủy
Nông lịch tiết Kinh Trập
Nông lịch tiết Xuân Phân
Nông lịch tiết Thanh Minh
Nông lịch tiết Cốc vũ
Nông lịch tiết Lập Hạ
Nông lịch tiết Tiểu Mãn
Nông lịch tiết Mang Chủng
Nông lịch tiết Hạ Chí
Nông lịch tiết Tiểu Thử
Nông lịch tiết Đại Thử
Nông lịch tiết Lập Thu
Nông lịch Tiết Xử Thử
Nông lịch tiết Bạch Lộ
Nông lịch tiết Thu Phân
Nông lịch tiết Hàn Lộ
Nông lịch tiết Sương Giáng
Nông lịch tiết Lập Đông
Nông lịch tiết Tiểu tuyết
Nông lịch tiết Đại tuyết
Nông lịch tiết giữa Đông
Nông lịch Tiết Tiểu Hàn
Nông lịch tiết Đại Hàn

BÀI HỌC LỚN MUÔN ĐỜI
Hoàng Kim

Nguyễn Du trăng huyền thoại
Truyện Kiều Nguyễn Du
Bài đồng dao huyền thoại
Bài học lớn muôn đời.

Ôi tâm phúc tương tri
Bốn biển chẳng chung nhà
Kiều Nguyễn biệt ly
Bởi vì Nguyễn thương Kiều
Sợ theo thêm bận.
Thương Kiều Nguyễn Du
Sao chẳng đi cùng
Để việc lớn trăm năm
Nghìn năm di hận?

xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bai-hoc-quy-muon-doi/

Đánh giá Thúy Kiều mà thực chất là đánh giá Nguyễn Du, cho đến nay hình như chưa có một phán quyết nào, lời bình nào, hay và sâu sắc hơn “Vịnh Thúy Kiều” của Nguyễn Công Trứ. Bài thơ “Vịnh Thúy Kiều” của Nguyễn Công Trứ (đa diện góc nhìn, ẩn ngữ không dễ thấy, là lời chánh án tòa án nhân dân tối cao ? hay luật sư? hay công tố?, hay thẩm phán? văn chương là đền thiêng lưu lại ngay chính trên quê hương hai ông, ẩn ngữ đời người, “trơ gan cùng tuế nguyệt”) thách đố với lịch sử Bài thơ này chỉ có thế giải đáp mật ngữ đồng thời với lời thơ Nguyễn Du: “Bất tri tam bách dư niên hậu. Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?”. (Ba trăm năm nữa chốc mòng. Biết ai thiên hạ khóc cùng Tố Như?). Nguyễn Công Trứ “Vịnh Thúy Kiều” nhưng thực là nhằm vào Nguyễn Du.

VỊNH THÚY KIỀU
Nguyễn Công Trứ

Từ Mã Giám Sinh cho tới chàng Từ Hải.
Cánh hoa tàn đem bán lại chốn thanh lâu.
Bây giời Kiều còn hiếu vào đâu.
Mà bướm chán ong chường cho đến thế.
Bạc mệnh chẳng lầm người tiết nghĩa.
Đoạn trường cho đáng kiếp tà dâm.
Bán mình trong bấy nhiêu năm.
Đố đem chữ hiếu mà lầm được ai”.

Nguyễn Công Trứ (1778-1858) con người ấy, sự nghiệp ấy thật không tầm thường, khẩn điền mở cõi giúp dân, ra tướng võ vào tướng văn, Uy Viễn phong lưu rất mực: “Ngồi buồn mà trách ông xanh/ Khi vui muốn khóc, buồn tênh lại cười/ Kiếp sau xin chớ làm người/ Làm cây thông đứng giữa trời mà reo/ Giữa trời vách đá cheo leo/ Ai mà chịu rét thì trèo với thông.” Nguyễn Công Trứ kém Nguyễn Du 13 tuổi và cùng đồng hương Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Ông là vị tướng văn võ song toàn, phong lưu đa tình, gian thần đời loạn năng thần đời trị, có công với triều Nguyễn trong cai trị, dẹp loạn. Ông cùng chủ kiến với Gia Long, Minh Mệnh ra tay trước (tiên phát chế nhân) để chặn bước những người xuất chúng và các thế lực tiềm tàng ngấp nghé ngai vàng, trong đó có Nguyễn Du. Nguyễn Công Trứ luận về Thúy Kiều nhưng thực chất là luận về Nguyễn Du: “Bán mình trong bấy nhiêu năm, Dễ đem chữ hiếu mà lầm được ai.” Nguyễn Công Trứ thân mật hay chống đối Nguyễn Du đó là điều hậu thế cần lý giải cho đúng? Biết đúng Nguyễn Du và Nguyễn Công Trứ thật không dễ.

NGUYỄN DU TRĂNG HUYỀN THOẠI
Hoàng Kim

Vị thiền sư Linh Nhạc Phật Ý tại Tổ Đình chùa cổ Thủ Đức trong giấc mơ lạ Nguyễn Du nửa đêm đọc lại đã khuyên tôi viết Nguyễn Du trăng huyền thoại bằng cách lập “Nguyễn Du niên biểu luận” cuộc đời và thời thế Nguyễn Du để tìm hiểu về Người. Theo vị Thiền sư này thì dấu vết chứng cứ sự thật hàng năm của Nguyễn Du là chỉ dấu đáng tin cậy của thời ấy về những sự kiện trọng yếu của thời thế đã gợi ý chi phối thế xuất xử của Nguyễn Du bình sinh và hành trạng, để hậu thế chúng ta có thể hiểu đúng sự thật và huyền thoại về ông. Những sự kiện chính tại đàng Trong và đàng Ngoài với các nước liên quan trong hệ quy chiếu lấy chính Nguyễn Du và gia tộc của ông làm trung tâm sẽ là dẫn liệu thông tin thực sự có ích để thấu hiểu chính xác ẩn ngữ Truyện Kiều, lịch sử, văn hóa, con người, bối cảnh hình thành kiệt tác “300 năm nữa chốc mòng Biết ai thiên ha khóc cùng Tố Như” xem tiếp http://hoangkimlong.wordpress,com/category/nguyen-du-trang-huyen thoại

Tác phẩm bao gồm chín bài, mục lục như sau: 1 Nguyễn Du thơ chữ Hán Kiếm bút thấu tim Người, Đấng danh sĩ tinh hoa, Nguyễn Du khinh Thành Tổ, Bậc thánh viếng đức Hòa 2 Nguyễn Du tư liệu quý Linh Nhạc thương người hiền, Trung Liệt đền thờ cổ, “Bang giao tập” Việt Trung, Nguyễn Du niên biểu luận 3 Nguyễn Du Hồ Xuân Hương “Đối tửu” thơ bi tráng, “Tỏ ý” lệ vương đầy, Ba trăm năm thoáng chốc, Mại hạc vầng trăng soi. 4 Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ Uy Viễn “Vịnh Thúy Kiều”, Tố Như “Đọc Tiểu Thanh”, Bến Giang Đình ẩn ngữ, Thời biến nhớ người xưa. 5 Nguyễn Du thời Tây Sơn Mười lăm năm tuổi thơ, Mười lăm năm lưu lạc, Thời Hồng Sơn Liệp Hộ, Tình hiếu thật phân minh 6 Nguyễn Du làm Ngư Tiều Câu cá và đi săn, Ẩn ngữ giữa đời thường, Nguyễn Du ức gia huynh, Hành Lạc Từ bi tráng 7 Nguyễn Du thời nhà Nguyễn Mười tám năm làm quan, Chính sử và Bài tựa, Gia phả với luận bàn. Bắc hành và Truyện Kiều 8 Nguyễn Du tiếng tri âm Hồ Xuân Hương là ai, Kiều Nguyễn luận anh hùng, Thời Nam Hải Điếu Đồ, Thời Hồng Sơn Liệp Hộ 9 Nguyễn Du trăng huyền thoại Đi thuyền trên Trường Giang,Tâm tình và Hồn Việt, Tấm gương soi thời đại. Mai Hạc vầng trăng soi,

Tôi viết Nguyễn Du trăng huyền thoại cho những ai vốn thích Nguyễn Du và Truyện Kiều nhưng chỉ có sách Truyện Kiều và một ít bộ sách quý có liên quan mà chưa thể có thời gian đào sâu tìm hiểu về bộ kiệt tác văn chương Việt kỳ lạ này với những ẩn ngữ thời thế cuộc đời Nguyễn Du lắng đọng vào trang sách. Bạn đọc để đỡ tốn công, tôi xin có ít lời hướng dẫn cách đọc chùm 9 bài này như sau. Đầu tiên bạn nên đọc bảng Mục lục chín bài viết này và xác định mình cần đọc bài nào trong chín bài viết ấy sau đó bấm thẳng vào đường dẫn có tại trang ấy liên kết với chín bài; Thứ hai mời bạn đọc ngay bài bảy mục 2 va 3 đó là Chính sử và Bài tựa/ Gia phả với luận bàn. Muốn hiểu thêm Nguyễn Du trăng huyền thoại cần tìm đọc những sách và tác giả giới thiệu trong bài này và có sự định kỳ cập nhậti. Thứ ba Nguyễn Du là danh sĩ tinh hoa Việt Nam thời nhà Nguyễn Tổng luận Nguyễn Du và Truyện Kiều là sự suy ngẫm lắng đọng.

Nguyễn Du là danh sĩ tinh hoa Việt Nam thời nhà Nguyễn, là minh sư hiền tài lỗi lạc, là nhà thơ lớn danh nhân văn hóa thế giới, là một hình mẫu con người Việt Nam thuộc về văn hóa tương lai, là một tấm gương trong về phép ứng xử chí thiện, nhân đạo, minh triết giữa thời nhiễu loạn. Ông là tác giả của.Truyện Kiều và Bắc hành tạp lục bài học tâm tình Việt đã thấm sâu vào hồn Việt và lan tỏa khắp thế giới. Nguyễn Du sinh ngày 3 tháng 1 năm 1766, nhằm ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu, tại phường Bích Câu, ở Thăng Long, Hà Nội, mất ngày 16 tháng 9 năm 1820 nhằm ngày 10 tháng tám năm Canh Thìn.

Tổng luận Nguyễn Du và Truyện Kiều, Hoàng Kim đã tóm tắt chín luận điểm như sau

1. Nguyễn Du không chỉ là nhà thơ lớn, danh nhân văn hóa thế giới mà còn là danh sĩ tinh hoa, đấng anh hùng hào kiệt, minh sư hiền tài lỗi lạc.

2. Nguyễn Du rất mực nhân đạo và minh triết, ông nổi bật hơn tất cả những chính khách và danh nhân cùng thời. Nguyễn Du vượt lên vinh nhục bản thân giữa thời nhiễu loạn, vàng lầm trong cát để trao lại ngọc cho đời. “Nguyễn Du là người rất mực nhân đạo trong một thời đại ít nhân đạo” (Joocjo Budaren nhà văn Pháp). Ông chí thiện, nhân đạo, minh triết, mẫu hình con người văn hóa tương lai. Kiều Nguyễn Du là bài học lớn về tâm tình hồn Việt. Truyện Kiều của Nguyễn Du đã thấm sâu vào hồn Việt và lan tỏa khắp thế giới.

3. Nguyễn Du quê hương và dòng họ cho thấy gia tộc họ Nguyễn Tiên Điền là dòng họ lớn đại quý tộc có thế lực mạnh “Triều đình riêng một góc trời/ Gồm hai văn võ, rạch đôi sơn hà”. Vị thế gia tộc Nguyễn Tiên Điền đến mức nhà Lê, họ Trịnh, nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn đều tìm mọi cách liên kết, lôi kéo, mua chuộc, khống chế hoặc ra tay tàn độc để trấn phản. Nguyễn Du để lại kiệt tác Truyện Kiều là di sản muôn đời, kiệt tác Bắc hành tạp lục 132 bài, Nam trung tạp ngâm 16 bài và Thanh Hiên thi tập 78 bài, là phần sâu kín trong tâm trạng Nguyễn Du, tỏa sáng tầm vóc và bản lĩnh của một anh hùng quốc sĩ tinh hoa, chạm thấu những vấn đề sâu sắc nhất của tình yêu thương con người và nhân loại. Đặc biệt “Bắc Hành tạp lục” và Truyện Kiều là hai kiệt tác SÁCH NGOẠI GIAO NGUYỄN DU sử thi và tuyên ngôn ngoại giao nhân nghĩa làm rạng danh nước Việt được ghi trong chính sử nhà Nguyễn và và ngự chế Minh Mệnh tổng thuyết

4. Nguyễn Du niên biểu luận, cuộc đời và thời thế là bức tranh bi tráng của một bậc anh hùng hào kiệt nhân hậu, trọng nghĩa và tận lực vì lý tưởng. Nguyễn Du đã phải gánh chịu quá nhiều chuyện thương tâm và khổ đau cùng cực cho chính ông và gia đình ông bởi biến thiên của thời vận”Bắt phong trần phải phong trần.Cho thanh cao mới được phần thanh cao“. Nguyễn Du mười lăm năm tuổi thơ (1765-1780) mẹ mất sớm, ông có thiên tư thông tuệ, văn võ song toàn, văn tài nổi danh tam trường, võ quan giữ tước vị cao nơi trọng yếu; người thân gia đình ông giữ địa vị cao nhất trong triều Lê Trịnh và có nhiều người thân tín quản lý phần lớn những nơi trọng địa của Bắc Hà. Nguyễn Du mười lăm năm lưu lạc (1781- 1796) Thời Hồng Sơn Liệp Hộ (1797-1802) là giai đoạn đất nước nhiễu loạn Lê bại Trịnh vong, nội chiến, tranh đoạt và ngoại xâm. Nguyễn Du và gia đình ông đã chịu nhiều tổn thất nhưng ông kiên gan bền chí, tận tụy hết lòng vì nhà Lê “Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn. Để lời thệ hải minh sơn. Làm con trước phải đền ơn sinh thành“. Nguyễn Du thời Nhà Nguyễn (1802- 1820) ra làm quan triều Nguyễn giữ các chức vụ từ tri huyên, cai bạ, cần chánh điện đại hoc sĩ, chánh sứ đến hữu tham tri bộ lễ. Ông là nhà quản lý giỏi yêu nước thương dân, Nguyễn Du để lại Truyện Kiều và “Bắc Hành tạp lục” không chỉ là kiệt tác sử thi và tuyên ngôn ngoại giao nhân nghĩa  làm rạng danh nước Việt mà còn là di sản lịch sử văn hóa mẫu mực của dân tộc Việt.

5. Minh triết ứng xử của Nguyễn Du là bậc hiền tài trước ngã ba đường đời là phải chí thiện và thuận theo tự nhiên “Tùy cơ, tùy vận, tùy thiên mệnh, tùy thời, tùy thế, lại tùy nghi” Nguyễn Du ký thác tâm sự vào Truyện Kiều là ẩn ngữ ước vọng đời người, tâm tình và tình yêu cuộc sống “Thiện căn cốt ở lòng ta, Chữ tâm kia mới thành ba chữ tài” .

6. Truyện Kiều có tầm ảnh hưởng rất sâu rộng đã trở thành hồn Việt, và là tác phẩm văn học cổ điển Việt Nam được dịch ra hơn 20 thứ tiếng và trên 73 bản dịch. Giá trị tác phẩm Kiệt tác Truyện Kiều của Nguyễn Du có sự tương đồng với kiệt tác Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần.nhưng khác chiều kích văn hóa giáo dục và giá trị tác phẩm.

7. Nhân cách, tâm thế của con người Nguyễn Du đặt trong mối tương quan với Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh của thời đại Hậu Lê Trịnh – nhà Tây Sơn – đầu triều Nguyễn; khi so sánh với Tào Tuyết Cần là văn nhân tài tử của thời đại cuối nhà Minh đến đầu và giữa nhà Thanh thì vừa có sự tương đồng vừa có sự dị biệt to lớn.

8. Gia tộc của Nguyễn Quỳnh – Nguyễn Thiếp – Nguyễn Du tương đồng với gia tộc của Tào Tỷ – Tào Dần – Tào Tuyết Cần nhưng nền tảng đạo đức văn hóa khác nhau  Nhấn mạnh điều này để thấy sự cần thiết nghiên cứu liên ngành lịch sử, văn hóa, con người tác gia, bởi điều đó chi phối rất sâu sắc đến giá trị của kiệt tác.

9. Nguyễn Du trăng huyền thoại gồm tư liệu 540 trang, là vầng trăng huyền thoại soi sáng thời đại Nguyễn Du. (Mục lục của chuyên luận này gồm 9 bài như đã trình bày ở phần trên)

Tài liệu tham khảo chính

1. Nguyễn Du tiểu sử trong sách Đại Nam liệt truyện chính biên sơ tập Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn, người dịch Đỗ Mộng Khương, người hiệu đính Hoa Bằng, Viện Sử học Việt Nam, Nhà Xuất bản Thuận Hóa, Huế 2006, trang 400 /716 Tập 2

Nguyễn Du

Người huyện Nghi Xuân, trấn Hà Tĩnh, là con Xuân Quận Công đời Lê Nguyễn Nhiễm, và là em Tham tụng Nguyễn Khản; Du là con nhà tướng, có văn tài sẵn khí tiết, không chịu theo giặc. Gia Long sơ, bổ làm Tri phủ Thường Tín, rồi vì ốm xin cáo từ;Năm thứ 5, triệu bổ Đông các học sĩ; Năm thứ 8 ra làm Cai bạ Quảng Bình, trị dân có chính tích; Năm thứ 12, thăng Cần chính điện học sĩ, sung Chánh sứ sang nước Thanh tuế cống, đến khi về thăng Hữu tham tri bộ Lễ

Minh Mạng năm thứ 1, lại có mệnh đi sứ, chưa đi thì chết. Thánh Tổ Nhân Hoàng đế rất tiếc, cho 20 lạng bạc, hai cây gấm tàu, khi đưa quan về cho thêm 300 quan tiền. Du là người ngạo nghễ tự phụ, mà bề ngoài tỏ ra kính cẩn, mỗi khi vào yết kiến có vẻ sợ hãi như không nói được. Vua thường bảo rằng: Nhà nước dùng người, chỉ cần người hiền, vốn không phân biệt Nam Bắc, ngươi cùng với Ngô Vị đã được đối đãi hậu, làm quan đến Á khanh, nên biết thì phải nói để hết chức phận, khá nên do dự rụt rè chỉ cốt vâng dạ làm gì”.

Du rất giỏi về thơ, làm thơ quốc âm rất hay, khi sang sứ nước Thanh về, có tập thơ “Bắc hành” và truyện “Thúy Kiều”lưu hành ở đời. Du trước vì gia thế làm quan nhà Lê, gặp loạn Tây Sơn không có chí lại ra giúp đời nữa, còn tự ý đi chơi săn bắn núi Hồng Sơn, 99 ngọn vết chân hầu khắp. Khi bị lệnh triệu không thể từ được mới ra làm quan, thường phải chịu khuất với cấp trên, lấy làm uất ức bất đắc chí . Đến khi bệnh kịch, không chịu uống thuốc, sai người nhà mở duỗi chân tay, nói đã lạnh cả, Du bảo rằng: “Tốt”, nói xong thì chết, không nói một câu nào đến việc sau khi chết. Du có hai em là Thảng và Sóc đều có tài nghệ hiển đạt. Thảng chữ viết chân phương, có tiếng viết tốt, lúc đầu sung vào viện Hàn lâm, khoảng năm Minh Mạng thăng thị lang bộ Công           

2. Bài tựa của Bùi Kỷ trong sách Nguyễn Du Truyện Thúy Kiều, Bùi Kỷ Trần Trọng Kim hiệu khảo Nhà xuất bản Tân Việt 1968.

Quyển truyện Thúy Kiều này là một quyển sách kiệt-tác làm bằng quốc-âm ta. Người trong nước từ kẻ ngu-phu ngu-phụ cho chí người có văn-học, ai cũng biết, ai cũng đọc, mà ai cũng chịu là hay. Một quyển sách có giá-trị như thế, mà chỉ hiềm vì các bản in ra, có nhiều bản không giống nhau, rồi có người lại tự ý mình đem chữa đi, chữa lại, thành ra càng ngày càng sai-lầm nhiều thêm ra. Mới đây những bản in bằng quốc-ngữ, tuy có dễ đọc và dễ xem hơn trước, nhưng chưa thấy có bản in nào thật chính đáng, những điều sai lầm vẫn còn như các bản chữ Nôm cũ, mà chữ Quốc ngữ viết lại không được đúng, và những lời giải-thích cũng không kỹ càng lắm. Chúng tôi thấy vậy, mới nhặt nhạnh các bản cũ, rồi so sánh với các bản mới để hiệu chính lại cho gần được nguyên văn. Chúng tôi lại hết sức tìm tòi đủ các điển tích mà giải thích cho rõ ràng, để ai xem cũng hiểu, không phải ngờ điều gì nữa.

Hiện nay tập nguyên văn của tácgiả làm ra thì không tìm thấy nữa, chỉ có hai bản khác nhau ít nhiều, là bản Phường, in ở phố hàng Gai, Hà Nội, và bản Kinh của vua Dực Tông bản Triều đã chữa lại.

Bản Phường là bản của ông Phạm Quí Thích đem khắc in ra trước hết cả. Ông hiệu là Lập Trai, người làng Huê Đường (nay đổi là làng Lương Đường) phủ Bình Giang, tỉnh Hải Dương, đỗ tiến sĩ về cuối đời Lê, cùng với tác-giả là bạn đồng thanh đồng khí, cho nên khi quyển truyện này làm xong thì tác giả đưa cho ông xem. Chắc cũng có sửa-đổi lại một vài câu, nhưng xem lời văn thì chỗ nào cũng một giọng cả. Vậy nên chúng tôi thiết tưởng rằng lấy bản Phường làm cốt, thì có lẽ không sai lầm là mấy. Còn những chỗ mà bản Kinh đổi khác đi, hoặc những câu mà về sau người ta sửa lại, thì chúng tôi phụ lục cả ở dưới, để độc giả có thể xem mà cân nhắc hơn kém. Lại có một vài chữ người ta muốn đổi đi, nhưng không đúng với các bản Nôm cũ, thì chúng tôi cũng thích xuống dưới, chứ không tự tiện mà đổi nguyên-văn đi. Chủ-ý của chúng tôi là muốn giữ cho đúng như các bản cũ, chứ không muốn làm cho hay hơn.

Truyện Thúy Kiều này nguyên lúc đầu tác giả nhan đề là “ĐOẠN-TRƯỜNG TÂN-THANH” 斷腸新聲.  Sau nghe đâu ông Phạm Quí Thích đổi lại là “KIM VÂN KIỀU TÂN-TRUYỆN “金雲翹新傳. Nhưng vì trong truyện chỉ có Thúy Kiều là vai chính, còn Kim Trọng và Thúy Vân là vai phụ cả. Nếu đề như vậy, thì e không hợp lẽ. Vả chăng tục thường gọi là Truyện Kiều, thì chi bằng ta cứ theo thói thường mà nhan đề là Truyện Thúy Kiều, rồi ở dưới đề thêm tên cũ ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH”, gọi là để tỏ cái ý tồn cổ. Song đấy là nói về phần hình-thức ở bề ngoài, còn về phần tinh thần văn chương trong truyện Thúy Kiều, thì sau này chúng tôi sẽ đem ý kiến riêng mà bày tỏ ra đây, họa may có bổ ích được điều gì chăng. Vậy trước hết xin lược thuật cái tiểu sử của tác giả để độc giả hiểu rõ tác giả là người thế nào.

Tác-giả húy là Du 攸, tự là Tố-Như 素如, hiệu là Thanh-Hiên 清軒, biệt hiệu là Hồng-Sơn Liệp-hộ 鴻山獵戶, quán tại làng Tiên-Điền, huyện Nghi-Xuân, tỉnh Hà-Tĩnh, con thứ bảy ông Hoàng-giáp Xuân-Quận-công Nguyễn Nghiễm, làm thủ-tướng Lê-triều. Bác ruột là ông Nguyễn Huệ cùng anh là ông Nguyễn Khản đều đỗ tiến-sĩ, làm quan đồng thời. Ông Nguyễn Khản làm đến Lại-bộ Thượng-thư, sung chức Tham-tụng. Còn người anh thứ hai là Điều-nhạc-hầu, húy là Điều, làm Trấn-thủ Sơn-Tây. Cả nhà, cha con, chú bác, anh em, đều là người khoa-giáp, làm quan to đời nhà Lê. Tố-Như tiên-sinh là con bà trắc-thất, người huyện Đông-Ngạn, tỉnh Bắc-Ninh, tên là Thấn 殯. Bà sinh được bốn người con trai tên là Trụ 伷, Nệ 儞, Du 攸 (tức là tiên-sinh) và Ức 億. Tiên-sinh sinh vào ngày nào, thì nay ta không rõ, chỉ biết vào năm ất-dậu là năm Cảnh-Hưng thứ 26 (1765), nghĩa là vào đời Lê-mạt.

Xem gia-thế nhà tiên sinh, thì tiên sinh là dòng dõi một nhà thế phiệt trâm anh đệ nhất trong nước lúc bấy giờ. Không rõ tiên sinh thụ nghiệp ai, có lẽ là học tập phụ huynh trong nhà. Tiên sinh thuở còn trẻ thiên tư dĩnh ngộ, năm 19 tuổi đã đỗ ba trường, tức là đỗ tú tài. Tiên sinh là người có khí tiết, gặp khi trong nước có biến, nhà Nguyễn Tây Sơn dấy lên, nhà Lê bại vong, tiên sinh đã nhiều phen lo toan sự khôi phục, nhưng vì sự không thành, bỏ về quê ở, lấy sự chơi bời săn bắn làm vui thú. Trong vùng chín mươi chín ngọn núi Hồng Lĩnh không có chỗ nào là chỗ tiên sinh không đi đến. Phải thời quốc phá gia vong, tiên-sinh đã toan bỏ việc đời ra ngoài tai, đem cái thân thế mà vui với non sông. Ấy là cái chí của tiên sinh đã định như thế, nhưng đến khi vua Thế Tổ Cao Hoàng bản Triều đã thống-nhất được giang sơn, có ý muốn thu phục lòng người miền Bắc, xuống chiếu trưng triệu những nhà dòng dõi cựu thần nhà Lê ra lục dụng. Tiên sinh phải triệu ra làm quan, hai ba lần từ chối không được. Năm Gia Long nguyên-niên (1802), tiên sinh phải ra làm tri huyện huyện Phù Dực, (nay thuộc tỉnh Thái-Bình). Được ít lâu bổ đi Tri phủ Thường Tín. Sau tiên-sinh cáo bệnh xin về. Đến năm Gia Long thứ năm (1806) lại phải triệu vào Kinh thụ chức Đông các học sĩ. Năm thứ tám (1809) bổ ra làm Cai Bạ (tức là Bố chính) Quảng-Bình. Năm thứ 12 (1813) thăng lên làm Cần chính điện học sĩ, sung chức chánh sứ sang cống Tàu. Đến khi về, được thăng Lễ bộ Hữu tham tri. Năm Minh Mệnh nguyên niên (1820) lại có chỉ sai tiên sinh đi sứ Tàu lần nữa, nhưng chưa kịp đi thì phải bệnh mất.

3. Gia phả họ Nguyễn ở Tiên Điền trang 73-81. (có ba trang tiếng Việt và 6 trang tiếng Hán Nôm). Trong sách Lê Xuân Lít 2005. “200 năm nghiên cứu bàn luận truyện Kiều” Nhà Xuất Bản Giáo Dục ,1995 trang

Gia phả họ Nguyễn ở Tiên Điền
Thanh Hiên Công – Con thứ Bảy (Nguyễn Du)
Nguồn: Lê Xuân Lít 2005. Hai trăm năm nghiên cứu bàn luận Truyện Kiều Nhà Xuất bản Giáo Dục, 1995 trang ‘Tôi tin rằng các độc giả sẽ tìm thấy trong tập sách này tất cả những kết quả tiêu biểu nhất mà giới nghiên cứu và phê bình văn học đã thu được trong thời gian hai trăm năm kể từ khi Truyện Kiều ra đời’ (GS Cao Xuân Hạo); Gia phả cụ Nguyễn Du ở trang 73-81 của sách này, gồm 3 trang bản dịch tiếng Việt và 6 trang bản Hán Nôm; Nguyễn Thị Thanh Xuân (dịch) Tài liệu lưu trữ tại Viện Hán Nôm.

Công tên húy là Du , lúc nhỏ húy Du, tự Tố Như, hiệu Thanh Hiên, sinh năm Ất Dậu (1765) do bà Liệt phu nhân họ Trần sinh ra. Ba tuổi được phong ấm Hoằng Tín đại trung thành môn vệ úy xuất thân Thu Nhạc công. Ông dung mạo khôi ngô, lúc nhỏ Việp Quận công trông thấy lấy làm lạ ban cho bảo kiếm. Năm lên sáu , sách vở đọc qua một lượt là nhớ. Năm Quý Mão (1783) 19 tuổi dự khoa thi Hương ở trường Sơn Nam đỗ Tam trường. Xưa kia môn hạ của Trung Cẩn công là Hà Mỗ làm Chánh Thủ hiệu quân Hùng hậu ở Thái Nguyên , già rồi không có con muốn xin ông làm hậu tự. Trung Cẩn công đồng ý. Khi Hà Mỗ mất thì ông được tập chức của Hà Mỗ. Năm Kỷ dậu (1789) vua Lê chạy sang phương Bắc ông theo hộ giá không kịp, bèn trở về quê vợ, nương nhờ anh vợ là Đoàn Khắc Tuấn (Bàn gia phả chép nhầm. Phải là Đoàn Nguyễn Tuấn mới đúng, Người dịch NTTX viết), người Hải An, Quỳnh Côi, Sơn Nam là con Hoàng giáp Phó đô ngự sử Quỳnh Châu bá Đoàn Nguyễn Thục; (Đoàn Nguyễn Tuấn) tuổi trẻ lãnh giải nguyên kỳ thi Hương, nổi tiếng văn chương, làm quan đến Lại bộ Tả thị lang thời Tây Sơn, tước Hải Phái hầu; (Nguyễn Du) tập hợp hào mục để mưu đồ báo quốc, nhưng chí không đạt được , bèn quay về quê hương, yên vui với sơn thủy, tự đặt hiệu là Hồng Sơn Liệp Hộ, lại hiệu là Nam Hải Điếu Đồ. Mùa đông năm Bính Thìn (1796) toan đi Gia Định , nhưng việc bị tiết lộ, bị tướng trấn thủ là Thận Quận công bắt giữ. Lòng trung nghĩa của ông khích phát thành thơ, có câu rằng: “Hán mạt nhất thời vô nghĩa sĩ. Chu sơ tam kỷ hữu ngoan dân”. Lại có câu: “Đản đắc kỳ tây thánh nhân xuất, Bá Di tuy tử bất vi nhân”. Thận Quận công vốn quen thân với Quế Hiên công là anh ruột của ông nên chỉ bắt giữ vài tháng rồi thả ông về. Mùa hạ năm Nhâm Tuất (1802) tháng sáu, Cao hoàng đế đến Nghệ An , ông đáp lời triệu ra yết kiến vua, phụng mệnh xuất thủ hạ hộ giá ra Bắc. Mùa thu tháng tám , được nhậm chức Tri huyện huyện Phù Dung (thuộc phủ Mục Bình, Khoái Châu, Sơn Nam) Tháng mười một thăng Tri phủ phủ Thường Tín (thuộc xứ Sơn Nam) Mùa đông năm Quý Hợi (1803), (Y sao trang đầu, còn nữa …)

(tiếp theo) sứ giả nhà Thanh đến sắc phong, ông phụng mệnh cùng đi với Tri phủ Thượng Hồng là Lý Trần Chuyên, Tri phủ Thiên Trường là Ngô Nguyễn Viên, Tri phủ Tiên Hưng là Trần Lưu, đến trấn Nam Quan nghênh tiếp, thơ từ tiễn tặng lúc sứ thần trở về đều do ông soạn thảo. Mùa thu năm Giáp Tý (1804) vì bị bệnh xin từ chức về quê, được hơn một tháng lại có lệnh triệu lên kinh. Mùa xuân năm Đinh Sửu (1805) tháng giêng thăng Đông Các học sĩ, tước Du Đức hầu. Tháng chín mùa thu năm Đinh Mão (1807) được lệnh làm giám khảo trường thi Hương ở Hải Dương . Tháng tám mùa thu năm Mậu Thìn (1808), xin phép nghỉ về quê , được vua ban một trăm quan tiền, một trăm phương thóc. Mùa hạ năm Kỷ Tỵ (1809) tháng tư, được vua chuẩn ban Cai bạ doanh Quảng Bình. Các việc công trong hạt như bình dân , kiện tựng, tiền lương, thuế má … cho phép phối hợp với lưu thủ, ký lục trong hạt bàn bạc rồi thi hành. (Nước ta thoạt đầu đặt Quảng Nam, Quảng Đức, Quảng Trị, Quảng Bình là Trực Lệ, mỗi doanh có một viên lưu thủ , một viên ký lu5ccu4ng như chức trấn thủ, hiệp trấn, tham hiệp… của các trấn. Nay các doanh trấn đều cải là tỉnh: Quảng Đức doanh đổi thành Thừa Thiên phủ tỉnh, đặt chức Bố chánh, Án sát. Còn chức Phủ doãn , Phủ thừa của phủ Thừa Thiên trước đều bãi bỏ. ).

Ông làm quan được bốn năm , vi chính giản dị, không cầu tiếng tăm, sĩ dân đều tin yêu. mùa thu năm Nhâm Thân (1812) tháng chín, xin nghỉ phép về quê 2 tháng xây phần mộ của Quế Hiên công (Nguyễn Đề) . Tháng 12 được chiếu lệnh triệu đến kinh. Mùa xuân năm Quý Dậu (1813) tháng hai, thăng Cần chánh điện học si4ro62i được vua ban chức Chánh sứ tuế cống bộ, cùng với Phó sứ là Lại bộ Thiêm sự Đàm Ân hầu, Phong Đăng hầu cùng đi sứ phương Bắc. Mùa hạ năm Giáp Tuất (1814) tháng tư (năm đó có trước tác tập Bắc hành tạp lục) trở về nước ông đến kinh phụng mệnh. Tháng sáu được đồng ý cho nghỉ phép sáu tháng. Tháng 12 đến kinh. Mùa hạ tháng 5 năm Ất Hợi (1815) vì được văn giai tấu cử nên được thăng Lễ bộ Hữu Tham Tri. Mùa thu tháng 8 năm Ất Mão (1819) được cử làm Đề điệu trường thi Hương ở Quảng Nam , ông cố khước từ nên được miễn. Năm Canh Thìn (1820) vua Minh Mệnh Nhân hoàng đế lên ngôi, ngự bút viết thư riêng cử ông làm Chánh sứ cầu phong bộ. Chưa kịp đi thì bị bệnh , mất tại kinh đô ngày 10 tháng tám (16.9.1820) là ngày 10 tháng tám năm Canh Thìn niên hiệu Minh Mệnh , hưởng thọ 56 tuổi. Được tin vua thương xót , ban cho thụy là Trung Thanh, cho ân tuất. Lại cho thêm 24 lạng bạc, 2 tấm gấm màu, 30 cân nến sáp, 300 cân dầu. Hoàng mẫu, hoàng đệ cùng các văn quan đều đến phúng điếu. Câu đối liễn của các quan ở kinh có những câu: “Nhất đại tài hoa, vi sứ vi khanh, sinh bất thiêm; bách niên sự nghiệp, tại gia tại quốc, tử do vinh”. Lại có câu: “Nhất viện cầm tôn nhân ký khứ, đại gia văn tự thế không truyền” (Y sao trang hai, còn nữa…)

(tiếp theo và hết) Giờ phút lâm chung , em ruột ông là Thiêm sự Sóc Nhạc hầu và cháu là Hàn lâm viện Thắng Đức bá đều có mặt ở kinh . Lễ an táng được tiến hành ngay trong tháng đó, mộ tại cánh đồng Bào Đá, xã An Ninh, huyện Quảng Điền. Mùa hạ năm Giáp Thân (1824) con trai thứ là Ngũ đến kinh xin đem về quê quy táng. Vua ban cho 300 quan tiền công và cho dời mộ về địa phận xứ Đồng Ngang thuộc giáp cũ của bản xã (có bút phê). Ông học rộng, nhớ nhiều, sở trường về thơ. Trong số được mệnh danh là “An Nam ngũ tuyệt” thì ông và người cháu là Nam Thúc đã chiếm hai ngôi rồi. Khi ở Huế những lúc rãnh việc công , ông thường tập hợp văn sĩ và học trò như Trương Đăng Quế, Nguyễn Đăng Giai, phần lớn là các danh thần. Tác phẩm của ông có Thanh Hiên tiền hậu tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lụcLê Quý kỷ sự (?) (bắt đầu từ năm Đinh Dậu niên hiệu Cảnh Hưng(1777) kết thúc năm Chiêu Thống Kỷ Dậu (1789) trước sau 13 năm). Về những kiệt tác bằng Quốc âm thì đây đó có lưu truyền, nhưng Đoạn trường tân thanh thì được khắp nước truyền tụng. Còn đến như cầm , kỳ, thư, họa… không món nào không tinh diệu. Lại thông binh pháp, giỏi võ nghệ, tính người khiêm tốn, tuy ở ngôi vị á khanh nhưng thanh bạch như hàn sĩ. Nhân hoàng đế khi duyệt thơ văn của ông, thấy trong tập thơ Bắc sứ có bài đề Hoài Âm hầu từ có câu : “Thối thực, giãi y nan bội đức. Tàng cung, phanh cẩu diệc cam tâm” thường khen ngợi lòng trung nghĩa , muốn trọng dụng ông nhưng ông đã mất. Nếu như họ Nguyễn người Bắc mà còn thì trẫm phong cho chức Hiệp biện. Quan Lễ bộ Thượng thư Hưng Nhượng hầu thường nói với mọi người rằng: Khó mà có được một người đối với đồng sự thành kính động lòng người đến như thế.

Vợ chính họ Đoàn người Quỳnh Côi, Hải An (xưa thuộc Sơn Nam, nay thuộc Thái Bình) là con thứ sáu của Đoàn công, Hoàng giáp Phó Đô ngự sử Quỳnh Châu bá, bà sinh con trai tên Tứ tự là Hạo Như có văn học. Năm Quý Dậu (1813) , bà theo ông đi sứ phương Bắc, về nước được vài năm bị bệnh mất; bà sinh được một gái , gã cho Tú tài Ngô Cảnh Trân , người ở Trảo Nha, Thạch Hà.

Nguyễn Thị Thanh Xuân (dịch)
(Tài liệu lưu trữ tại Viện Hán Nôm)

xem tiếp

Nguyễn Du trăng huyền thoại https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nguyen-du-trang-huyen-thoai/

THƠ VIẾT BÊN THÁC IGUAZU
Hoàng Kim

Thương em
Nước vùn vụt dội xuống
Sóng thình thịch cuộn lên
‘Thương tiến tửu’ Lý Bạch (2)
Ta thì thương nhớ em.

‘Tỉnh dạ tư’ thơ tiên
Người hiền trong suối bạc
Chiếu đất ở Thái An (3)
Vàng ròng lầm trong cát.

“Trên giường ánh trăng rọi,
Dưới đất như mờ sương.
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương.”
(2)

Thấy chăng ai
nước sông Hoàng trời tuôn 

Trút băng ra
chẳng quay về được nữa.

Lại chẳng thấy
lầu cao gương trong thương đầu bạc

Sớm tựa tơ xanh, chiều nhuốm tuyết
Đời người thoải mái cứ thung dung
Chớ để chén vàng trơ trước nguyệt” (2)

Ta với chim quấn quýt
Giữa đất trời bình yên
Nhớ quê nhà thác nước
Bản Giốc và Ka Long

Bài học lớn lòng ta
Thương emĐiểm hẹn
Kiệt tác của tâm hồn
500 năm nông nghiệp.

Thác nước Iguazu (1)
Brazil Nam Mỹ
Di sản thiên nhiên đẹp
Thăm thẳm rừng nguyên sinh

Nước vùn vụt dội xuống
Sóng thình thịch cuộn lên
‘Thương tiến tửu’ Lý Bạch
Ta thì thương nhớ em.

CHIẾU ĐẤT Ở THÁI AN
Hoàng Kim

Tỉnh thức lên Thái Sơn
Thung dung ngủ cội tùng
Chiếu đất ở Thái An
Đêm thiêng chào ngày mới

Ai uống rượu Hàm Hanh
Lòng tưởng nhớ Lỗ Tấn
Ta mang rượu Thái Sơn
Ngon xách về chẳng dễ

Núi cao ta trông
Đường rộng ta đi
Tuy đích chưa đến
Nhưng lòng hướng về

Lên Thái Sơn hướng Phật
Về ngủ bên cội tùng
Trải một cơn gió bụi
Thoáng chốc ba mươi năm

Điểm hẹn Ngọc Phương Nam
BÀI CA NHỊP THỜI GIAN
Hoàng Kim

Anh như chim ưng quay về tổ ấm
Vẫn khát bầu trời ước vọng bay lên
Ơi Bồng Lai cồn cào nỗi nhớ
Anh về bên này lại nhớ bên em.

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bai-ca-nhip-thoi-gian/

NGỌC PHƯƠNG NAM
Hoàng Kim

‘Quên tên cây
làm thuyền
Tận cùng nỗi cô đơn
– độc mộc!

Khoét hết ruột
Chỉ để một lần ngược thác
bất chấp đời
lênh đênh…‘ (4)

hứng mật đời
thành thơ
việc nghìn năm hữu lý
trạng Trình

đến trúc lâm
đạt năm việc lớn hoàng thành
đất trời xanh
Yên Tử (5)…

(1) Iguazu di sản thiên nhiên thế giới tuyệt đẹp giữa Brasil và Argentina tại rừng lớn nhất Nam Mỹ https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nho-ky-niem-mot-thoi (2) Lý Bạch nhà thơ Trung Quốc (3) Thái An điểm nhấn du lịch văn hóa bậc nhất Trung Quốc (4) thơ Trịnh Tuyên
(5) Hoàng Kim họa đối

EMBRAPA Brazil Bạn tôi ở nơi ấy

Science that transforms your life – Embrapa’s Institutional Video

Thác Iguazu

The World’s Most Beautiful Waterfalls

xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tho-viet-ben-thac-iguazu/

NHỚ KỶ NIỆM MỘT THỜI
Hoàng Kim

Câu chuyện ảnh tháng năm Nhớ kỷ niệm một thời là một album ảnh tư liệu gia đình để thỉnh thoảng xem lại https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nho-ky-niem-mot-thoi

GSTS V. R. Carangal IRRI (người áo đỏ, bìa trái) đang trao đổi trên đồng ruộng với GSTS Mai Văn Quyền IAS (thứ hai phải qua), TS. Đặng Kim Sơn (CLRRI & IPSARD), TS. Phạm Sĩ Tân (CLRRI) và TS Hoàng Kim về sự hợp tác IRRI và Việt Nam trong chương trình liên kết nghiên cứu phát triển hệ thống canh tác. Ảnh này chụp khi tôi kể câu chuyện Borlaug và Hemingway với sự đồng cảm sâu sắc.Thầy Norman Borlaug, Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Lời Thầy dặn thung dung thật thấm thía “Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó”; “Hãy vươn tới những vì sao. Cho dù không chạm được vào nó, nhưng nếu cố gắng hết sức, ít ra, chúng ta cũng chạm được những hạt bụi của ngôi sao”; “Việc chính đời người chỉ ít thôi. Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi. Phúc hậu suốt đời làm việc thiện. Di sản muôn năm mãi sáng ngời”. Nhớ kỷ niệm một thời không thể nào quên. xem tiếp Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-24-thang-4/

(*) Đặng Kim Sơn hỏi tôi: Cậu ấn tượng nhất chuyên gì trong chuyến đi học ở CIMMYT mới đây? Tôi cười trả lời:”Borlaug và Hemingway; Thầy Norman Borlaug, Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Lời Thầy dặn thung dung; Châu Mỹ chuyện không quên là điều mình tâm đắc nhất. Thầy Norman Borlaug tới thăm mình ở nhà riêng làm mình lkhông thể quên. Tôi đã đọc cho thầy Quyen Mai Van, các bạn Đặng Kim Sơn, Pham Sy Tan cùng nghe bốn câu thơ “Việc chính đời người chỉ ít thôi. Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi. Phúc hậu suốt đời làm việc thiện. Di sản muôn năm mãi sáng ngời”. Và, thật bất ngờ, giáo sư V R Carangal rút bút ghi và nói lời đồng cảm.

THẦY NORMAN BORLAUG
Hoàng Kim

Ngày ghi nhớ trong trái tim tôi. CIMMYT tươi rói một kỷ niệm. Ngày 29 tháng 8 (âm lịch) năm 1988 là kỷ niệm ngày mất của cha tôi. Ngày này năm xưa, dưới vòm cây xanh do Thầy Norman Borlaug trồng ở CIMMYT Thầy với tôi đã trò chuyện về Goethe, cây xanh,  nhà khoa học xanh.

LỜI THẦY DẶN THUNG DUNG
Norman Borlaug nhà khoa học xanh
Hoàng Kim

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.

Norman Borlaug người Thầy sống nhân đạo, làm nhà khoa học xanh và nêu gương tốt. Thầy là nhà nhân đạo, nhà nông học Mỹ cha đẻ của cuộc cách mạng xanh được tặng giải Nobel và Tổng thống Mỹ trao tặng huân chương cao quý nhất của nước Mỹ, thế giới tôn vinh là nhà bác học số một của nhân loại trong cuộc chiến chống nghèo đói. Thầy đã suốt đời nghiên cứu giảng dạy về chọn tạo và phát triển cây lương thực, góp phần cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập cho hàng trăm triệu nông dân nghèo ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Thầy là người sáng lập Giải thưởng Lương thực Thế giới và tổ chức nhiều hoạt động thiết thực thắp sáng niềm tin yêu cuộc sống.

Tôi được Thầy ghé thăm gần trọn buổi chiều tại phòng riêng ở CIMMYT, Mexico ngày 29.8.1988. Thầy đã một mình ghé thăm người trò nhỏ duy nhất của châu Á trong lớp học “Quản lý Trung tâm/ Trạm trại Nông nghiệp”. Khi Thầy đến, tôi đang thắp nến trên giá sách trong phòng đề tưởng nhớ ngày cha mất. Biết cha tôi bị bom Mỹ giết hại tại làng nhỏ ở Quảng Bình của buổi chiều này hai mươi năm trước (1968) lúc tôi còn là học sinh trung học của Trường cấp Ba Bắc Quảng Trạch, Thầy bối rối xin lỗi và thật bất ngờ tôi đã có được một buổi chiều vô giá riêng tư bên Thầy.

Lời Thầy dặn thật thấm thía: “ Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó”; “Hãy vươn tới những vì sao. Cho dù không chạm được vào nó, nhưng nếu cố gắng hết sức, ít ra, chúng ta cũng chạm được những hạt bụi của ngôi sao”; “Việc chính đời người chỉ ít thôi. Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi. Phúc hậu suốt đời làm việc thiện. Di sản muôn năm mãi sáng ngời”. Trích “Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời” – Hoàng Kim

NGÀY GHI NHỚ TRONG TRÁI TIM TÔI

Ngày ghi nhớ trong trái tim tôi là ngày mất của cha tôi 29 tháng 8 âm lịch. Mỗi gia đình đều có những ngày riêng để ghi nhớ. Với gia đình chúng tôi ngày này là một kỹ niệm không bao giờ quên. Lịch Vạn Niên ngày dương lịch có thể đổi thay nhưng ý nghĩa của sự kiện vẫn vậy. Ngày này cha tôi mất năm 1968 và thầy Hiệu trưởng Trần Đình Côn đã viết Bài ca Trường Quảng Trạch với những câu thơ đẫm nước mắt “Thương em cảnh gieo neo mẹ mất, lại cha già giặc giết hôm qua”. Hai mươi năm sau, ngày này năm 1988, tại phòng riêng của tôi ở CIMMYT Mexico, tôi bất ngờ được thầy Norman Borlaug, người đoạt giải Nobel hòa bình, cha đẻ cách mạng xanh, nhà bác học hàng đầu của nông nghiệp hiện đại tới thăm. Thầy đã dành trọn buổi chiều để trò chuyện và khai mở tâm thức cho tôi….

29 tháng 8 âm lịch năm 2016 trùng ngày 29 tháng 9 kỷ niệm 50 năm thành lập CIMMYT tôi nhớ đến cha tôi, người thầy và cũng là anh hai Hoàng Ngọc Dộ tần tảo thay cha mẹ nuôi em năm năm ngày một bữa, thầy Nguyễn Khoa Tịnh khóc trên bục giảng cùng thầy bạn nhường cơm xẻ áo cho tôi, thầy Mai Văn Quyền mà tôi viết trên trang cảm ơn của luận án tiến sĩ để nói lên tình cảm của tôi đối với thầy cô: “Ơn Thầy. Cha ngày xưa nuôi con đi học. Một nắng hai sương trên những luống cày. Trán tư lự, cha thường suy nghĩ. Phải dạy con mình như thế nào đây? Cha mất sớm, bom thù rung mặt đất. Cái chết giằng cha ra khỏi tay con. Mắt cha lắng bao niềm ao ước. Vẫn lo cho con đến phút cuối cùng. Giặc giết cha, cha chưa kịp thấy. Tương lai con đi, sự nghiệp con làm. Cha có biết, luống cày cha bỏ dỡ. Cha ngã xuống rồi trao lại tay con. Trên luống cày này, đường cày con vững. Bởi có dáng thầy thay bóng cha xưa. Hiểu mảnh đất máu đào cha nhuộm đỏ. Thôi thúc tim con học tập phút giờ

Tôi nhớ Thầy Norman Borlaug trong biết bao câu chuyện đời thường và sự kiện. Tôi nhớ về ngày ghi nhớ trong trái tim tôi. Tôi nhớ Cha Mẹ tôi, nhớ Thầy Mai Văn Quyền, nhớ người anh cũng là thầy tôi Hoàng Ngọc Dộ, nhớ thầy Nguyễn Khoa Tịnh và biết bao thầy bạn trong đời tôi đã cho tôi học làm người. Norman Borlaug và ngày 29 tháng 8 (âm lịch) năm 1988 là kỷ niệm ngày mất của cha tôi dưới vòm cây xanh do Thầy trồng ở CIMMYT gợi nhớ buổi chuyện trò của Thầy với tôi về Goethe và cây xanh.

Norman Borlaug nha khoa hoc xanh 1
Loi Thay dan
Norman Borlaug nha khoa hoc xanh 2
Norman Borlaug nha khoa hoc xanh 3
Norman Borlaug nha khoa hoc xanh 4
Norman Borlaug nha khoa hoc xanh 5

Một ngày không thể nào quên. Ngày này cũng gợi nhớ ngày Lương thực thế giới (World Food Day) 16 tháng 10 là ngày kỷ niệm thành lập Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc năm 1945, cũng là ngày Khoa học kỹ thuật thực phẩm. Ngày 17 tháng 10 là ngày Thế giới chống đói nghèo; Năm 1979, mẹ Têrêsa được trao giải Nobel Hòa bình do những hoạt động nhằm đấu tranh vượt qua nghèo khó tại Ấn Độ; Năm 1849 ngày mất Chopin nhà soạn nhạc nổi tiếng người Ba Lan. xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nho-ky-niem-mot-thoi/

GIẤC MƠ THIÊNG CÙNG GOETHE
Hoàng Kim

Hiểu tình yêu cuộc sống
Hiền tài dày sử thi
Mọi lý thuyết đều là màu xám,
chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi
Goethe trao tặng cho tôi
Ngọc minh triết của Người.

Tôi giấc mơ gặp Goethe
Kalovi Vary, Czechoslovakia
trong rừng thiêng cổ tích.
Người kể chuyện sử thi

Tiệp Khắc kỷ niệm một thời
Praha Goethe và lâu đài cổ
Những khát khao của Faust,
Nỗi đau của chàng Werther

Người nhắc tôi đừng quên
kể chuyện sử thi dân mình
Cho dù học gì làm gì
Cũng đừng quên chuyện đó !

Người hỏi tôi trong mơ
Con có dám học Faust?
Chọn minh triết làm Thầy
Suốt đời theo Trí Tuệ ?

Tôi trả lời.trong mơ
Có con xin theo Người !
Con xin theo học Goethe
Người kể chuyện sử thi

Ta bàng hoàng gặp Goethe
Trên cầu đi bộ Charles
Trong 30 tượng thánh trầm tư
Tôi ngắm hình tượng Faust

Quảng trường Old Town Square
Đế Quốc La Mã Thần Thánh
Goethe lắng đọng tại Praha
Trong huyền thoại muôn đời

Tôi nhớ Người ở Frankfurt,
Di sản Người Leipzig, Strasbourg
Ông già hiền triết châu Âu
Tại bao nhiêu điểm đến …

Goethe

Tôi học Goethe qua thơ Xuân Diệu
Mọi lý thuyết đều là màu xám,
chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi
Thơ Người đi cùng tôi bao tháng năm.

Tôi gặp Goethe ở châu Âu
Trong hình bóng người hiền
Cũng gặp Người tại Oregon
Nơi Miền Tây Nước Mỹ.

Tôi gặp Goethe ở châu Mỹ
Tại Ciudad Obregon
Hồ lớn ba tỷ khối nước
Cây xanh đất nước giao hòa

Tôi  gặp Người ở CIMMYT Mexico
phía cuối trời Tây
GoetheNorman Borlaug dạy cho tôi
Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương

Người hóa thân
trong thanh thản
bóng cây xanh
Người đàm đạo
với Norman Borlaug
và cậu học trò nghèo
Về ý tưởng xanh
Con đường xanh
Hành trình xanh
Sự nghiệp xanh
Nhà khoa học xanh
giấc mơ hạnh phúc

Goethe là vòm cây xanh
Goethe cũng là lão nông
ngồi cùng chúng ta
chuyện trò
trên cánh đồng xanh
hạnh phúc.

Goethe Norman Borlaug
là những trí tuệ bậc Thầy.
Họ không màng hư vình
mà hướng tới đỉnh cao hòa bình
sự an lành tiến bộ.

Anh và em cùng Goethe
Ở FAO, Rome, Italy
Người hóa thân
thành nữ thần Tình Yêu (*)

Trời xanh tuyệt vời !
Trời nhân loại mênh mông !

(*) Hình ảnh Hoàng Kim ở Roma, Italia.

Giấc mơ về điểm hẹn

GIẤC MƠ LÀNH YÊU THƯƠNG
Hoàng Kim

nhắm mắt lại đi em
để thấy rõ giấc mơ hạnh phúc
trời thanh thản xanh
đêm nồng nàn thở
ta có nhau trong cuộc đời này
nghe hương tinh khôi đọng mật
quyến rũ em và khát khao anh
mùi ngây ngất đằm sâu nỗi nhớ
một tiếng chuông ngân
thon thả đầu ghềnh

nhắm mắt lại đi em
hạnh phúc đâu chỉ là đích đến
hạnh phúc là con đường trãi nghiệm
vỗ về, chờ đợi, nhớ thương

nhắm mắt lại đi em
trong giấc mơ của anh
có em và rừng thiêng cổ tích
có suối nước trong veo như ngọc
có vườn trúc và ngôi nhà tranh
có một đàn trẻ thơ tung tăng
heo gà chó mèo ngựa trâu
nhởn nhơ trên đồng cỏ
tươi xanh
nhắm mắt lại đi em,
tận hưởng thú an lành.

Nhắm mắt lại đi em
Giấc ngủ ngoan
giấc mơ hạnh phúc
Em mãi bên anh,
Đồng hành với anh
Bài ca yêu thương
Bài ca hạnh phúc
Giấc mơ lành yêu thương

Nhắm mắt lại đi em
Giấc mơ cuộc đời
giấc mơ hạnh phúc
ngôi nhà tâm thức
Giấc mơ lành yêu thương
Có cánh cửa khép hờ
Có bãi cỏ xanh non.
Đất nước cây và hoa
Một khu vườn tĩnh lặng.
Chim sóc chó mèo gà
luôn quấn quýt sớm hôm.
Ban mai ửng
nghe chim trời gọi cửa.
Hoàng hôn buông
trăng gió nhẹ lay màn.
Ta về với ruộng đồng
Vui giấc mơ hạnh phúc
Vui một giấc mơ con
Hoa Lúa Hoa Người Hoa Đất 
Giấc mơ lành yêu thương.

xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/giac-mo-lanh-yeu-thuong/

Chào mừng 68 năm Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh (19/11/1955-19/11/2023)

Bài viết mới trên CNM365 Tình yêu cuộc sống
DẠY VÀ HỌC https://hoangkimvn.wordpress.com
CNM365 bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích

Về nhà Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm tìm bí ẩn phần mộ qua những câu sấm truyền #hnp
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365 Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on Twitter

Chào ngày mới 12 tháng 5


GÕ BAN MAI VÀO PHÍM

Ta gõ ban mai vào bàn phím
Dậy đi em ngày mới đến rồi


Em đọc lại Nhà Giả Kim em nhé
Bài ca thời gian câu chuyện cuộc đời
Một giấc mơ Người đi tìm kho báu
Theo ước mơ mình tới chốn xa xôi

Bậc tiên tri biết nhìn sâu khát vọng
Khuyến khích em theo mơ ước tuổi hoa
Đường hạnh phúc là thiện tâm cố gắng
Hãy là chính mình, ta chính là ta.

Em thấu hiểu có ngôi sao may mắn
Luôn bên em lấp lánh phía chân trời
Nơi bảng lãng thơ tình Hồ núi Cốc
Giấc mơ đưa ta về cổ tích xa xôi  

2

Hãy lên đường đi em
Ban mai vừa mới rạng
Vui đi dưới mặt trời
Một niềm tin thắp lửa

Ta như ong làm mật
Cuộc đời đầy hương hoa
Thời an nhiên vẫy gọi
Vui khỏe đời cho ta.

3

Vui đi dưới mặt trời
Nắng dát vàng trên đồng xuân
Mưa ướt vệt bóng mây, tím sắc trời cuối hạ
Đất ước, cây trông, lòng nhớ …

Em trốn tìm đâu trong giấc mơ tâm tưởng
Ngôi nhà con hạnh phúc trăm năm
Bếp lửa ngọn đèn khuya
Vận mệnh cuộc đời cố gắng

Tình yêu là người thầy tốt hơn trách nhiệm
Đồng lòng đất cảm trời thương
Phúc hậu minh triết tận tâm
Cố gắng làm người có ích

Tháng năm tròn đầy vườn thiêng cổ tích
Mừng ban mai mỗi ngày tỉnh thức bình an
Chào ngày mới #cnm365 #tinhyeucuocsong
Thảnh thơi vui cõi phúc được thanh nhàn.

SaoKimkythu

4

ta gõ ban mai vào bàn phím
gõ vào khuya ngơ ngẩn kiếm tìm
đêm thăm thẳm một niềm tin tỉnh thức
sông ngân hà mờ tỏ bóng thời gian

trường năng lượng vũ trụ luôn đầy đặn
sóng yêu thương vỗ mãi đến vô cùng
việc chí thiện điều lành xuân hạnh phúc
#thungdung đường trần vui khỏe #annhiên

ta gõ ban mai vào bàn phím
giấc mơ lành yêu thương
bài ca nhịp thời gian
bài học lớn muôn đời

5
vui đi dưới mặt trời
đường hạnh phúc thênh thênh
Trái Đất và Mặt Trời Tâm Thức
Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ
Thái dương hệ nguồn hạnh phúc
sao Kim sao Thủy trong thiên hà
chuyện sao Kim kỳ thú
sao Hôm sao Mai
chỉ một mà thôi


Hoàng Kim

TỈNH THỨC CÙNG THÁNG NĂM
Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim
#Nhàtôi
; #banmai; #htn365; #ana; #Thungdung#dayvahoc, #vietnamhoc;  #cnm365;  #cltvn; #đẹpvàhay; #lvn365 https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-12-thang-5/ & https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-12-thang-5

CNM365 Tình yêu cuộc sống: Sắn Việt và sắn Thái ; Gõ ban mai vào phím ; Thế giới trong mắt ai; Cầu trời nối mẹ cha xưa ; Sắn Việt Nam và Kawano ; Châu Mỹ chuyện không quên; TTC Group Sen vào hè ; Vị tướng của lòng dân ; Trời nhân loại mênh mông ; Gạo Việt và thương hiệu ; Tagore Thánh sư Ấn Độ; Những trang văn đọc lại; Pho tượng Ngọc Quan Âm; Đường xuân đời quên tuổi; Đỗ Phủ thương đọc lại; Mưa lành mùa yêu thương; Sông Mekong tin nổi bật; Tỉnh thức cùng tháng năm; Lev Tonstoy năm kiệt tác; Chuyện thầy Nguyễn Tử Siêm; Thế giới trong mắt ai; Bài thơ Viên đá Thời gian; Lời Thầy dặn thung dung; Nông nghiệp Việt trăm năm; Sắn Việt Nam và Kawano ; Châu Mỹ chuyện không quên ; TTC Group Sen vào hè; Vị tướng của lòng dân ; Trời nhân loại mênh mông ; Gạo Việt và thương hiệu ; Tagore Thánh sư Ấn Độ ; Hoa Hồng Ngọc Quan Âm ; Huế có Thiên Thụ Sơn ; Ta về với Linh Giang ; Làng Minh Lệ quê tôi ; Châu Mỹ chuyện không quên ; Nguyễn Du là bậc anh hùng; Tô Đông Pha Tây Hồ ; Hoàng Long cây lương thực ; Nguyễn Du Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du trăng huyền thoại ; Việt Nam Tổ Quốc tôi; Việt Nam con đường xanh; Thế giới trong mắt ai ; Lúa siêu xanh Việt Nam ; Tiến bộ giống sắn Việt Nam; Sắn Việt Nam ngày nay; Nguyễn Du trăng huyền thoại; Trời nhân loại mênh mông; Tagore Thánh sư Ấn Độ; Hoa Hồng Ngọc Quan Âm; Huế có Thiên Thụ Sơn; Ta về với Linh Giang ; Làng Minh Lệ quê tôi; Châu Mỹ chuyện không quên; Nguyễn Du là bậc anh hùng; Tô Đông Pha Tây Hồ; Đền Kiếp Bạc Côn Sơn; Dám đánh và quyết thắng; Kim Notes lắng ghi chú; Phục Sinh Bình Minh An; Giấc mơ đời vẫn thực; Sóng yêu thương vỗ mãi; Sơn La núi báu vật; Ngụ ngôn cho người lớn; Huế có Thiên Thụ Sơn; Ta về với Linh Giang ; Làng Minh Lệ quê tôi ; Châu Mỹ chuyện không quên ; Một gia đình yêu thương ; Nguyễn Du là bậc anh hùng; Tô Đông Pha Tây Hồ ; Lời Thầy dặn thung dung; Sớm hè líu ríu xuân Hoàng Long cây lương thực ; Một gia đình yêu thương; Nguyễn Du Hồ Xuân Hương, Dưỡng mầm xanh phương Nam; Việt Nam Tổ Quốc tôi; Việt Nam con đường xanh; Cách đánh của Việt Nam; Thế giới trong mắt ai ; Chỉ tình yêu ở lại ; Mưa lành và lúa xuân; Lúa siêu xanh Việt Nam ;Tiến bộ giống sắn Việt Nam; Lào hoa trắng nắng Mekong; Đẹp và Hay Học Mãi; Suy tư sông Dương Tử; Trung Tân mừng ngày mới; Thế giới trong mắt ai; Vui đến chốn thung dung; Việt Nam con đường xanh; Hoàng Trung Trực đời lính; Thơ viết bên thác Iguazu; Cuối dòng sông là biển, Sự cao quý thầm lặng; Nghị lực và Ơn Thầy; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Nhớ kỷ niệm một thời; Nhớ lại và suy ngẫm; Trường tôi nôi yêu thương; Lời Thầy dặn thung dung; Con đường xanh yêu thương; Bảo tồn và phát triển sắn; Tiến bộ giống sắn Việt Nam; Giống sắn KM140 giải VIFOTEC; Hoa và Ong Hoa Người; Những trang văn thắp lửa; Bài ca Trường Quảng Trạch; Bài thơ Viên đá Thời gian; Thầy Hiếu đêm giáng sinh; Bóng hạc chốn xa xôi; Lời thương; Thế giới trong mắt ai; Cách mạng sắn Việt Nam; Bạch Ngọc Đông Hòa bạn quý; Tỉnh thức cùng tháng năm; Ban Mai Bình Minh An Tỉnh thức nhớ Viên Minh; Vĩ Dạ thương Miên Thẩm; Bay lên nào Hải Âu; Sơn Nam ông già Nam Bộ; Sơn Nam và Bùi Giáng; Chỉ tình yêu ở lại ; Về với vùng cát đá ; Thầy giáo già trước biển; Mưa lành và lúa xuân; Lúa siêu xanh Việt Nam ; Tiến bộ giống sắn Việt Nam; Sắn Việt Nam ngày nay; Hoàng Long thơ về Mẹ; Thung dung đời quên tuổi; Nhớ lời vàng Albert Einstein; Trần Văn Trà bóng hạc; Thiên đường này đâu quá xa; Qua Waterloo nhớ Scott; Lên đỉnh Thiên Môn Sơn; Gạo Việt và thương hiệu; Thăm nhà cũ của Darwin; Về; Nghĩa Lĩnh Đền Hùng; Dẻo thơm hạt ngọc Việt, Trần Khánh Dư vẹn kiếp; Ăn cháo nói càn khôn; Nhớ quên khúc nhạc vui; Mười thói quen mỗi ngày; Nguyễn Hàm Ninh Thầy Vua; Ngắm ‘ngõ nhà lão Hâm’; Kim Notes lắng ghi chú; Đọc ’50 năm nhớ lại’; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Giống lúa siêu xanh GSR65; Tháng Tư chuyện không quên; Phục sinh giữa tối sáng; Việt Nam con đường xanh; Đêm khúc nhạc thanh bình; Thầy bạn trong đời tôi; Tiến bộ giống sắn Việt Nam ; Sắn Việt Nam ngày nay ; Giống khoai lang Việt Nam; Thành tâm với chính mình; Trường tôi nôi yêu thương, Về Trường để nhớ thương; Minh triết Thomas Jefferson; Chuyện đồng dao cho em; Chuyện cổ tích người lớn; Lời dặn của Thánh Trần; Nhớ thầy Tôn Thất Trình; Chuyện thầy Tôn Thất Trình; Tâm Đạo chuyện trăm năm; Đến với Tây Nguyên mới, Ban mai chào ngày mới; Khi hoa bằng lăng nở; Nhà tôi chốn thung dung; Kuma DCj & Hoàng Thảo; Minh triết của đức Phật; Đền Bà Chúa Thượng Ngàn; Đi dưới trời minh triết; Yên Lãng Hồ Chí Minh; Tản mạn nhớ và quên; Làng Minh Lệ quê tôi; Chuyện ngậm ngãi tìm trầm; Chuyện muôn năm còn kể; Lên Trúc Lâm Yên Tử; Lời ru nhớ núi sông; Đến với Tây Nguyên mới ; Câu cá bên dòng  Sêrêpôk; Tỉnh thức cùng tháng năm; Mưa xuân Kim và Thủy; Chuyện sao Kim kỳ thú; Sông Hoàng Long chảy hoài; Sông Kỳ Lộ Phú Yên; Mưa xuân trong mắt ai; Tháng Ba hoa gạo nở; Việt Nam con đường xanh; Đọc lại và suy ngẫm; Mây lành Phổ Đà Sơn; Kim Notes lắng ghi chú; Gia Cát Mã Tiền  Khóa; Trung Quốc một suy ngẫm; Nhớ Ông Bà Cậu Mợ; Có một ngày như thế; Phục sinh giữa tối sáng; Nam tiến của người Việt; Nhà tôi giấc mơ xanh; Cao Biền trong sử Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Nhà tôi giấc mơ xanh; Tô Đông Pha Tây Hồ; Thượng Đức thương nhìn lại; Những trang văn thắp lửa; Thơ vui những ngày nhàn; Bill Gates học để làm; Minh triết sống phúc hậu; Giống khoai lang Việt Nam; Sắn Việt Nam ngày nay; Vietnamese Cassava Today; Hồ Lắk Đình Lạc Giao; Ngày Quốc tế Hạnh phúc; Chim Phượng về làm tổ; Chốn vườn thiêng cổ tích; Trân trọng Ngọc riêng mình; Bảo tồn và phát triển sắn; Về miền Tây yêu thương; Trần Công Khanh ngày mới; Mark Zuckerberg và FB ; Chuyện đồng dao cho em; Đến với Tây Nguyên mới; Thương Kim Thiếp Vũ Môn.Nghỉ ngơi nhàn tĩnh dưỡng; Trần Công Khanh ngày mới;Selma Nobel văn học; Thầy Quyền thâm canh lúa; Chuyện ngày sinh của Thủy;Một gia đình yêu thương; Thành kính lưu lời thương; Nhớ ông bà cậu mợ; Một niềm tin thắp lửa;Minh triết sống phúc hậu; Truyện vua Solomon; Đến với Tây Nguyên mới; Hồ Lắk Đình Lạc Giao; Thương Kim Thiết Vũ Môn; IAS đường tới trăm năm; Nông nghiệp Việt trăm năm; Quản lý đất đai Việt Nam; Nam Tiến của người Việt; Mẹ tắm mát đời con; Bóng hạc chốn xa xôi; Hồ Lắk Đình Lạc Giao; Cánh cò bay trong mơ; Vào Tràng An Bái Đính; Sông Hoàng Long chảy hoài; Nguồn Son nối Phong Nha; #An nhiên; Đến với Tây Nguyên mới; Thương Kim Thiết Vũ Môn; Nguyễn Huy Thiệp lắng đọng;Đặng Dung thơ Cảm hoài; Đồng hành cùng đi tới; Giống khoai lang Việt Nam; Thương Kim Thiếp Vũ Môn; Quảng Bình đất và người; Thơ văn thầy Hồ Ngọc Diệp; Chuyện cổ tích người lớn; Cuối dòng sông là biển; Thầy nghề nông chiến sĩ; Đọc lại và suy ngẫm; Thương Kim Thiếp Vũ Môn; Giống khoai lang Việt Nam; Việt Nam con đường xanh; Đọc lại và suy ngẫm; Mây lành Phổ Đà Sơn; Cao Biền trong sử Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Nhà tôi giấc mơ xanh;Phạm Hồng Đức Phước ca cao; Cao Biền trong sử Việt;Trời nhân loại mênh mông; Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay; Thầy bạn trong đời tôi; Cuối dòng sông là biển;. Phục sinh giữa tối sáng; Nam tiến của người Việt; Gia Cát Mã Tiền Khóa; Kim Notes lắng ghi chú; Gia Cát Mã Tiền Khóa;Sông Kỳ Lộ Phú Yên; Châu Văn Tiếp Phú Yên; Chọn giống sắn Việt Nam; Ngọc Phương Nam ngày mới; Nghê Việt am Ngọa Vân; Phục sinh giữa tối sáng; Lê Phụng Hiểu ruộng thác đao; Thầy bạn trong đời tôi; Bóng hạc chốn xa xôi; Giống khoai lang Việt Nam; Chuyện thầy Lê Quý Kha; Lên Việt Bắc điểm hẹn ; Tiếng Việt lung linh sáng; Bài thơ Viên đá Thời gian; Kim Notes lắng ghi chú; Gia Cát Mã Tiền  Khóa; Minh triết sống phúc hậu; Thung dung dạy và học; Thầy bạn trong đời tôi; Trịnh Công Sơn lắng đọng; Dạo chơi non nước Việt; Minh triết cho mỗi ngày; Địa chỉ xanh Ấn Độ; Vườn Quốc gia Việt Nam; Tĩnh lặng cùng với Osho; Đi thuyền trên Trường Giang; Đến với Tây Nguyên mới; Bài thơ Viên đá Thời gian; Đợi anh ngày trở lại; Chốn thiêng; Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc; Sắn Việt Nam ngày nay; Chung sức trên đường xuân; Vietnamese cassava today; Đỗ Hoàng Phong chiều xuân; Hồ Văn Thiện bóng chiều; Walt Disney người bạn lớn; 24 tiết khí lịch nhà nông; Lời thương; Giống lạc HL25 Việt Ấn; Thầy Tuấn kinh tế hộ; Thầy Tuấn trong lòng tôi; Địa chỉ xanh Ấn Độ; Chuyện cổ tích người lớn; Giống khoai lang Việt Nam; Nguyễn Hiến Lê sao sáng; Xanh một trời hi vọng; Về miền Tây yêu thương; Nơi một trời thương nhớ; Nông lịch tiết Thanh Minh; 24 tiết khí nông lịch; Ngày xuân đọc Trạng Trình; Nhớ thầy Trần Ngọc Ngoạn; Chốn thiêng; Thế giới trong mắt ai; Việt Nam con đường xanh; Nông nghiệp công nghệ cao; Phạm Quang Khánh Hoa Đất; Sông Mekong tin nổi bật; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Chín điều lành hạnh phúc; Đến với bài thơ hay; Nụ tầm xuân mùa xuân ; Về miền Tây yêu thương; Nơi một trời thương nhớ; Nông lịch tiết Thanh Minh; Tốt gỗ chẳng cần sơn; Ngày xuân đọc Trạng Trình; Nhớ thầy Trần Ngọc Ngoạn; Chốn thiêng; Thế giới trong mắt ai; Nông nghiệp công nghệ cao; Việt Nam con đường xanh; Thầy bạn trong đời tôi. Bill Gates học để làm Chuyện cổ tích người lớn. Thương Kim Thiếp Vũ Môn; Nhớ lời thề cỏ May, Vui quà tặng cuộc sống

Ngày 12 tháng 5 năm 1551 là ngày thành lập Trường Đại học Quốc gia San Marcos, đại học lâu đời nhất của châu Mỹ tại thủ đô Lima, Peru. Ngày 12 tháng 5 năm 1902 là ngày mất của Thái hậu Từ Dụ, một Thái hậu nhà Nguyễn Việt Nam (sinh năm 1810) có nhiều lưu dấu trong lịch sử Việt Nam thời cận đại (xem thêm Ngọn nến Hoàng cung). Ngày 12 tháng 5 năm 1839 là ngày sinh của Tôn Thất Thuyết, danh tướng Việt Nam (mất năm 1913);

Bài chọn lọc ngày 12 tháng 5 Rằm Đản Sinh Nhớ Mẹ; Kim Notes lắng ghi chú; Đường xuân đời quên tuổi; Thái Lạn nhiều bạn quý; Anh đi về tâm bão; Hữu Loan thơ Hoa Lúa; Hoa Bình Minh Hoa Lúa; Hoa Đất của quê hương; Hoa Đất thương lời hiền; Hoàng Long thơ về Mẹ; Một gia đình yêu thương; Châu Mỹ chuyện không quên; Sắn Việt và sắn Thái; Thế giới trong mắt ai; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-12-thang-5/https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-12-thang-5/

SanPhuYen1

SẮN VIỆT VÀ SẮN THÁI

Sắn Việt và sắn Thái
Thái Lan nhiều bạn quý
Sắn Việt Nam ngày nay
Tiến bộ giống sắn Việt Nam

Vietnamese cassava today; see more Vietnamese cassava varieties progression across 50 years Giống sắn Việt Nam phát triển qua 50 năm. Tiến bộ giống sắn Việt Nam https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tien-bo-giong-san-viet-nam ; Vietnammese Cassava Today https://hoangkimlong.wordpress.com/category/vietnamese-cassava-today

BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN SẮN
Sán Việt Nam ngày nay. Giống sắn Việt Nam phát triển qua 50 năm. Vietnamese cassava today Vietnamese cassava varieties progression across 50 years; see more

see more https://vietnamscience.vjst.vn/index.php/vjste/article/view/1186 & https://vietnamscience.vjst.vn/index.php/vjste/article/view/1186/441 & https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-19-thang-3/

  • Long Hoang*
  • Mai T.T. Nguyen
  • Doan. N.Q. Nguyen
  • Kim Hoang
  • Clair Hershey
  • Reinhardt Howeler

Abstract

Vietnamese cassava varieties constitute the fundamental and pivotal element in the sustainable development programme for cassava. This article aims to encapsulate the advancements made over nearly five decades in breeding and enhancing Vietnamese cassava varieties. It delineates the suitable cassava variety structures for each period and ecological region. The selection of cassava varieties exhibiting high starch yield and disease resistance, coupled with the establishment of a suitable and efficient cassava cultivation model, exemplified by 10T for Vietnamese cassava varieties KM568, KM539, KM537, KM569, and KM94, stands as a cornerstone for sustaining cassava development over the years. Presently, we advocate for farmers to cultivate promising cassava varieties such as KM568 or KM539 (an enhanced version of the International Center for Tropical Agriculture (CIAT) cassava variety C39, refined through multiple breeding cycles from 2004 onwards), KM537, KM569, or HN1 (originally known as TMEB419), alongside popular cassava varieties: KM440, KM419, KM94, KM7, STB1, KM414, KM98-7, KM140, KM98-5, KM98-1. We have conducted Distinctness, Uniformity, and Stability (DUS) and Value for Cultivation and Use (VCU) tests, showcasing outstanding cassava varieties in large-scale farming, thereby providing compelling evidence for the prudent conservation and sustainable development of cassava. Vietnamese cassava progression (1975 to date) has traversed six stages, with five waves of restructuring cassava varieties, aligning with target orientations, farming conditions, and market demands, culminating in 16 popular cassava varieties and four promising cassava varieties KM568, KM539, KM537, and KM569.

Keywords:

Cassava varieties, Distinctness, Uniformity, and Stability (DUS) and Value for Cultivation and Use (VCU), progression, Vietnam

DOI:

https://doi.org/10.31276/VJSTE.66(1).59-76

Classification number

3.1

Author Biographies

Long Hoang

Faculty of Agronomy, Nong Lam University – Ho Chi Minh City, Quarter 6, Linh Trung Ward, Thu Duc City, Ho Chi Minh City, Vietnam

Mai T.T. Nguyen

Department of Agriculture and Rural Development of Phu Yen Province, 64 Le Duan Street, Tuy Hoa City, Phu Yen Province, Vietnam

Doan. N.Q. Nguyen

Faculty of Economics, Phu Yen University, 18 Tran Phu Street, Ward 7, Tuy Hoa City, Phu Yen Province, Vietnam

Kim Hoang

Faculty of Agronomy, Nong Lam University – Ho Chi Minh City, Quarter 6, Linh Trung Ward, Thu Duc City, Ho Chi Minh City, Vietnam

Vietnam National Cassava Program (VNCP), 121 Nguyen Binh Khiem Street, Dakao Ward, District 1, Ho Chi Minh City, Vietnam

Clair Hershey

International Center for Tropical Agriculture (CIAT), Kilometro 17, Straight Cali – Palmira, Apartado Aéreo 6713, Cali, Colombia

Reinhardt Howeler

International Center for Tropical Agriculture (CIAT), Kilometro 17, Straight Cali – Palmira, Apartado Aéreo 6713, Cali, Colombia

Downloads

Published

2024-03-15

Received 22 October 2023; revised 20 November 2023; accepted 15 February 2024

How to Cite

Long Hoang, Mai T.T. Nguyen, Doan. N.Q. Nguyen, Kim Hoang, Clair Hershey, & Reinhardt Howeler. (2024). Vietnamese cassava varieties progression across 50 years. Vietnam Journal of Science, Technology and Engineering, 66(1), 59-76. https://doi.org/10.31276/VJSTE.66(1).59-76

Issue

Vol. 66 No. 1 (2024)

Sec

Vietnamese cassava varieties progression across 50 years
Giống sắn Việt Nam phát triển qua 50 năm
SẮN VIỆT NAM BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Vietnamese cassava varieties progression across 50 years
. Greeting from Hoang Kim Vietnam to Reinhardt Howeler and my teachers and friends. Best wish to you and your family on New Days; Good friends are hard to find, harder to leave, and impossible to forget, see moresee more https://vietnamscience.vjst.vn/index.php/vjste/article/view/1186 & https://vietnamscience.vjst.vn/index.php/vjste/article/view/1186/441 and https://hoangkimlong.wordpress.com/category/vietnamese-cassava-today — with Hoang Long, Nguyen Thi Truc Mai, Nguyen Nu Quynh Doan, Clair Hershey, and Reinhardt Howeler.

Welcome to read ….

Article Sidebar

Ngày xuất bản: 26-02-2024

DOI: 10.52997/jad.1.01.2024

Trích dẫn

Nguyễn, M. T. T., Hoàng, L., Nguyễn, Đoan N. Q., & Hoàng, K. (2024). Kết quả chọn tạo và khảo nghiệm các giống sắn triển vọng KM568, KM539, KM537 tại tỉnh Phú Yên. Tạp Chí Nông nghiệp Và Phát triển 23 (1), 1-13.

Số tạp chí

Tập 23 – Số 1 (2024)

Chuyên mục

Nông học, Lâm Nghiệp

Main Article Content

Tóm tắt

Nghiên cứu chọn tạo giống sắn năng suất tinh bột cao, kháng được sâu bệnh chính, phù hợp với điều kiện sản xuất của tỉnh Phú Yên là quan trọng và cấp bách. Mục tiêu nhằm chọn tạo được giống sắn có năng suất tinh bột cao (vượt hơn đối chứng KM419 và KM94 tối thiểu 10%), kháng được sâu bệnh chính, điểm bệnh cấp 1 – 2 đối với bệnh khảm lá (CMD) và bệnh chồi rồng (CWBD). Phương pháp nghiên cứu thực hiện theo chuẩn của Chương trình sắn Việt Nam và Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới quốc tế (CIAT) về quy trình công nghệ chọn tạo và nhân giống sắn lai. Kết quả đã tuyển chọn được ba giống sắn triển vọng KM568, KM539 và KM537. Giống sắn KM568 con lai của KM440 x (KM419 x KM539), có năng suất củ tươi 54 tấn/ha với hàm lượng tinh bột 28,4% lúc 10 tháng sau trồng. Giống sắn KM539 là C39* chọn lọc của C39 nhập nội từ CIAT và có năng suất củ tươi 45,9 tấn/ha với hàm lượng tinh bột 27,9%. Giống sắn KM537 là con lai của (KM419 x KM539) x KM440, có năng suất củ tươi 51,3 tấn/ha với hàm lượng tinh bột 28,5%. Cả 3 giống này đều kháng bệnh CMD cấp 1,5 và kháng bệnh CWBD cấp 1. KM568, KM539 và KM537 lần lượt có 8 – 14 củ/bụi, 7 – 12 củ/bụi và 7 – 12 củ/bụi. Tất cả các giống này đều đạt kiểu hình cây lý tưởng, thịt củ trắng, cây thẳng, tán gọn, lóng ngắn và ít phân cành. Ngoài ra, chiều cao cây của KM568, KM539 và KM537 lần lượt là 2,3 – 2,7 m, 2,7 – 3,0 m và 2,5 – 2,9 m.

Từ khóa: DUS và VCU, Giống sắn, KM568, KM539, KM537

Article Details

Tài liệu tham khảo

FAO (Food and Agriculture Organization of the United Nations). (2022). FAOSTAT. Rome, Italy: FAO.

Hoang, K. (2003). Technology of cassava breeding. In Ngo, D. T., & Le, Q. H. (Eds.). Varietal technology of plant, animal and forestry (Vol. 2, 95-108). Ha Noi, Vietnam: Agricultural Publishing House.

Hoang, K., Nguyen, B. V., Hoang, L., Nguyen, H. T., Ceballos, H., & Howeler, R. H. (2010). Current situation of cassava in Vietnam. In Howeler, R. H. (Ed.), Proceedings of The 8th Regional Workshop on A New Future for Cassava in Asia: Its Use as Food, Feed, and Fuel to Benefit The Poor (100-112). Vientiane, Lao PDR: International Center for Tropical Agriculture (CIAT) and the National Agriculture and Forestry Research Institute (NAFRI). Retrieved February 15, 2022, from http://ciat-library.ciat.cgiar.org/Articulos_Ciat/biblioteca/A_new_future_for_Cassava_in_Asia_Its_use_a_food_freed_and_fuel_to_benefit_the_poor-compressed.pdf.

Hoang, K., Nguyen, M. T. T., Nguyen, M. B., & Howeler, R. H. (2011). Cassava conservation and sustainable development in Vietnam. In Howeler, R. H. (Ed.), Proceedings of The 9th Regional Workshop on Sustainable Cassava Production in Asia for Multiple Uses and for Multiple Markets (35-56). Guangxi, China: International Center for Tropical Agriculture (CIAT) and the Chinese Cassava Agrotechnology Research System (CCARS). Retrieved April 20, 2022, from http://ciatlibrary.ciat.cgiar.org/Articulos_Ciat/biblioteca/Sustainable_cassava_production_in_Asia_for_multiple_uses_and_for_multiple_markets.pdf

Hoang, L., Nguyen, M. T. T., Nguyen, M. B., Hoang, K., Ishitani, M., & Howeler, R. H. (2014). Cassava in Vietnam: production and research; an overview. In Howeler, R. H. (Ed.), Proceedings of Asia Cassava Research Workshop (15). Ha Noi, Vietnam: ILCMB- CIAT-VAAS/AGI.

Howeler, R. H. (2011). Proceedings of the 9th regional workshop on sustainable cassava production in Asia for multiple uses and for multiple markets. Retrieved April 20, 2022, from http://ciatlibrary.ciat.cgiar.org/Articulos_Ciat/biblioteca/Sustainable_cassava_production_in_Asia_for_multiple_uses_and_for_multiple_markets.pdf

Howeler, R. H., & Aye, T. M. (2014). Sustainable management of cassava in Asia – From research to practice. Ha Noi, Vietnam: News Publishing House.

MARD (Ministry of Agriculture and Rural Development). (2022). Report on production situation and directing the prevention of harmful organisms on cassava. Gia Lai, Vietnam: MARD and People’s Committee of Gia Lai Province.

Nguyen, M. B. (2018). Research on cultural techniques to scatter harvest season for cassava in Dak Lak province (Unpublished doctoral dissertation). Tay Nguyen University, Dak Lak, Vietnam.

Nguyen, M. T. T. (2017). Study on the selection of high yielding cassava varieties and intensive cultivation techniques in Phu Yen province (Unpublished doctoral dissertation). University of Agriculture and Forestry, Hue University, Hue, Vietnam.

Nguyen, M. T. T., Hoang, L., Nguyen, D. N. Q., & Hoang, K. (2021). Phu Yen cassava solutions for sustainable development. Phu Yen, Vietnam: Phu Yen Provincial People’s Committee.

Nguyen, V. A., Le, T. N., Nguyen, H., Do, T. T., Nguyen, H. T., Pham, H. T. T., Nguyen, H. T., Seki, M., & Le, H. H. (2021). Characterization of some popular cassava varieties in Vietnam. Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 3(124), 1-17.

Tran, Q. N., Hoang, K., Vo, T. V., & Kawano, K. (1995). Selection results of the new cassava varieties KM60, KM94, KM95 and SM937-26. In Proceedings of Vietnam Agricultural Research Workshop. Lam Dong, Vietnam: Ministry of Agriculture and Rural Development.

VNA (Vietnam National Assembly). (2018). Law No. 31/2018/QH14 dated on November 19, 2018. Law on crop production. Retrieved May 24, 2022, from https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Luat-Trong-trot-2018-336355.aspx.

VNFU (Central Vietnam Farmer’s Union). (2021). New rural magazine – Farmer’s scientist links take off together. Ho Chi Minh City, Vietnam: Youth Publishing House.

CÂY LƯƠNG THỰC VIỆT NAM
#cltvn #Vietcassava tích hợp thông tin Phú Yên Online I Kết quả bước đầu trong chọn tạo giống sắn kháng bệnh xem tiếp tin và ảnh tại https://baophuyen.vn/79/310545/ket-qua-buoc-dau-trong-chon-tao-giong-san-moi-khang-benh.html

Đề tài khoa hc, công ngh cp tnh Nghiên cu chn to ging sn năng sut tinh bt cao, kháng được sâu bnh hi chính, phù hp vi điu kin sn xut ti tnh Phú Yên đang nhn được s quan tâm ca ngành Nông nghip, h dân trng sn và m ra nhiu trin vng cho cây sn Phú Yên.

Đài Truyền Hình Phú Yên Khoa học và Cuộc sống tháng 11/2023 “Nghiên cứu chọn tạo giống sắn năng suất tinh bột cao, kháng được sâu bệnh hại chính, phù hợp với điều kiện sản xuất tại tỉnh Phú Yên” https://youtu.be/gZZk9OL_4fg


KM568 năng suất tinh bột cao, kháng cao CMD CWBD, cây và củ kiểu hình lý tưởng

KM569 ăn ngon ruột vàng kháng khá CMD CWBD với KM568 năng suất tinh bột cao kháng cao CMD CWBD củ và cây chuẩn được lão Nông chấp nhận tuyển chọn

KM539 năng suất bột cao kháng cao CMD CWBD tuyển chọn dạng cây thấp ít phân nhánh

Cụ Bình với KM539-10 Đồng Xuân

Giống sắn HN1 năng suất tinh bột cao, kháng cao CMD CWBD nhưng nhược điểm cao cây dễ đổ ngã

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là thai-lan-nhieu-ban-quy.jpg

THÁI LAN NHIỀU BẠN QUÝ
Hoàng Kim


Tôi đã có trên mười lần qua Thái Lan. Đất nước con người Thái Lan thật thú vị nhưng tôi ấn tượng nhất là: 1) Bangkok Phanom Rung con đường di sản. 2) Sắn Việt và Sắn Thái, và 3) Thái Lan nhiều bạn quý. Bài viết này tôn vinh tình bạn cao quý. Năm tháng đi qua chỉ tình yêu ở lại. Lời chào từ Hoàng Kim Việt Nam gửi tới các bạn Chareinsak Rojanaridpiched and Suchada Rojanaridpiched; Watana Wattananon and Wipawan Suwanyotin; Peaingpen Sarawat; Piya Kittipadakul Boonmee Wattanaruangrong; Casava Kasetnakkak, Danai Suparhan; Klanarong Sriroth; Vich Vich; … Kazuo Kawano, Reinhardt Howeler, Jonathan Newby, Hernán Ceballos Lascano, Clair Hershey, Sheela Mn; Martin Fregene… Bài thơ “Sắn Việt và sắn Thái ” tôi viết ngày 12 5 1995 và viết tiếp năm 2020. Đó là sự trao đổi của Hoàng Kim với Casava Kasetnakkak https://hoangkimlong.wordpress.com/category/san-viet-va-san-thai/

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là thailantoiconhieubanoday2.jpg

Bangkok Phanom Rung con đường di sản

Bangkok là một điểm đến đặc biệt thú vị của du lịch châu Á. Bạn muốn hiểu rõ Bangkok trước hếp phải tìm hiểu khái quát về Thái Lan đất nước lịch sử văn hóa và con người. Du lịch công viên lịch sử Phnom Rung là một bổ khuyết tuyệt vời cho bạn của sự tìm tòi ấy. Danh sách di sản thế giới tại Thái Lan có địa chỉ: 1) Thành phố lịch sử Ayutthaya (1991) 2) Thị trấn lịch sử Sukhothai và các thị trấn lịch sử lân cận (1991); 3) Khu bảo tồn cuộc sống hoang dã ThungyaiHuai Kha Khaeng (1991); 4) Di chỉ khảo cổ Ban Chiang (1992); 5) Khu quần thể rừng Dong Phaya YenKhao Yai (2005). Công viên lịch sử Phanom Rung là một sự khai mở đặc biệt ấn tượng và yêu thích nhất mà tôi được trãi nghiệm trong lịch sử nhiều điểm đến tại Thái Lan.

Thứ nhất, nó là ngôi đền cổ tuyệt đẹp và thật huyền bí tại tỉnh Buriram vùng Isan của Thái Lan.  Phanom Rung (tiếng Thái là พนม รุ้ง), có tên đầy đủ là Prasat Hin Phanom Rung, là một tổ hợp lâu đài bằng đá của cụm đền Khmer nằm trên rặng núi lửa đã tắt ở độ cao 402 mét. Lâu đài đá Phanom Rung là viên ngọc di sản quý biểu tượng của Núi Kailash  Thiên Đường, được xây bằng đá sa thạch và laterit trong thế kỷ 10 đến thế kỷ 13, để thờ thần Shiva thuộc đạo Hindu. Đền này ý nghĩa tương tự đền Angkor mà tôi đã kể trong bài Lúa sắn Angkor).

Thứ hai đó là nơi Cục Mỹ thuật Thái Lan đã mất ròng rã 17 năm ròng (1971- 1988) để trùng tu quần thể này cho tử tế và đúng chuẩn và đã được chính thức mở cửa vào ngày 21 tháng 5 năm 1988 bởi hoàng tử Maha Chakri Sirindhorn. Chính phủ Thái năm 2005 cũng chính thức đệ trình UNESCO công nhận là di sản Thế giới. Câu chuyện này sôi động nhiều năm sau.

Thứ ba, Công viên lịch sử Phanom Rung nằm trên con đường di sản nối Băng kok với cụm lâu đài cổ nổi tiếng thế giới ở PhimaiAngkor, cùng với nhiều điểm đến khác của Thái Lan, Campuchia,  Lào và Việt Nam. Tôi tin chắc rằng Phanom Rung là điểm nhấn của cụm công trình lâu đài cổ tinh tế nhất, nguyên vẹn nhất và lớn nhất còn sót lại của Thái Lan. Câu chuyện lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ, khảo cổ học và tâm linh nơi Công viên lịch sử Phanom Rung là thật hay và rất đáng tìm hiểu.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là thailantoiconhieubanoday3.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là thailantoiconhieubanoday4.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là thailantoiconhieubanoday6.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là thailantoiconhieubanoday7.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là thailantoiconhieubanonoiay8.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là thailantoiconhieubanoday5.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là thao-thuc-2.jpg

Sắn Việt và Sắn Thái

Cassava and Vietnam: Now and Then (Sắn và Việt Nam: bây giờ và sau đó) của giáo sư tiến sĩ Kazuo Kawano, người Nhật, chuyên gia chọn giống sắn hàng đầu Thế giới, đã kể lại câu chuyện thành công sắn Việt Nam https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cassava-and-vietnam-now-and-then/. Cách mạng sắn Việt Nam là chuyện nhiều năm còn kể. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cach-mang-san-viet-nam/ Bạn tốt khó tìm, khó bỏ lại, và không thể quên lãng (Good friends are hard to find, harder to leave, and impossible to forget).

Giáo sư Kazuo Kawano và các thành viên Hãng phim NHK Nhật Bản đã ghi nhận hình ảnh đột phá “Cách mạng sắn ở Việt Nam”: Hai giống sắn chủ lực KM419 và KM94 tại hai tỉnh Đồng Nai và Tây Ninh năm 2009 đã đạt năng suất 27-30 tấn/ ha trên phạm vi toàn tỉnh, gấp ba lần năng suất sắn trước năm 2000. Hai giống sắn chủ lưc KM419 và KM94 chiếm lần lượt 38% và 31,7% tổng diện tích sắn Việt Nam (RTB Newsletter 2016. Assessment reveals that most cassava grown in Vietnam has a CIAT pedigree)

SanPhuYen1

Sắn Việt Nam bảo tồn và phát triển bền vững (Cassava Conservation and Sustainable Development in Viet Nam) đã đạt những kết quả ngoạn mục trong các thử nghiệm được tổ chức tại Tây Ninh, Phú Yên, Đắk Lắk, Đồng Nai, nơi mà nông dân sử dụng các công nghệ và phương pháp cải tiến tăng năng suất sắn từ 8,5 tấn / ha (năm 2000) lên 36 tấn / ha (năm 2015) , một sự gia tăng năng suất hơn 400 phần trăm (Hoàng Kim, Reinhardt Howeler, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Bạch Mai 2015); .Thông tin và hình ảnh tại đây

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là san-xuat-san-ben-vung-o-chau-a-1.jpg

Sách vàng nghề sắn: Sản xuất sắn bền vững ở châu Á đối với nhiều mục đích sử dụng và cho nhiều thị trường Reihardt Howeler (biên tập) và nhiều tác giả. CIAT 2015. (tại đây)

Sắn Việt Nam là câu chuyện thành công> Sự đồng hành với sắn Thái Lan là kinh nghiệm quý và bài học lớn.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là cassavaasia-and-cassavaviet.jpg
CassavaAsia and CassavaViet breeders, TTDI ThaiLand, 12th May, 1995

Săn Việt và Sắn Thái

I
Chuyện giống sắn năm 1995 (*)

Thao thức
Đêm nay đêm 12
Khoảnh khắc thời gian trầm lắng
Chút nữa là 13
Phút chuyển mình rất chậm.

Mọi người giờ này chắc đã ngủ say
Có ai đó còn thao thức?
Bản tin tiếng Anh cuối ngày
Điệu múa lân bang dìu dặt…

Ngày mai trở về Tổ Quốc
Đêm nay là đêm cuối cùng
Đi một ngày đàng học một sàng khôn
Buổi tối đi xa, ai nỡ ngủ.

Nghe thêm một bản tin thời sự
Lắng đọng thêm bài học nước ngoài
Tách trà đậm và say
Đêm nay khó ngủ.

Lặng nhìn qua của sổ
Ánh điện và ánh sao trời sáng lung linh
Đêm Thái Lan xáo động xô bồ và bình yên
Tội lỗi và thánh thiện.

Vẩn vơ nghĩ về số đếm
Mỉm cười con số 13
Là rủi , là may, là đến, hay đi
Thời gian không trở lại

Ai ơi đừng quên
Thời gian không trở lại.

Thời gian không trở lại bao giờ !
Phải sống hết lòng
và biết ước mơ
Cuộc sống là mỗi ngày cộng lại.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là kawano-and-asia-cassava-friends.jpg
Kazuo Kawano , Rayong ThaiLand, 8th May 1995
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là kim-in-rayong-12th-may-1995.jpg
Kim review and recommendation, Rayong, 12th May, 1995
Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là cassavaviet-friends-and-me.jpg
CassavaViet friends and me, TTDI, 10th May, 1995
Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là thai-lan-nhieu-ban-quy-10.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là wattana-wattananon-and-kim.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là thai-lan-nhieu-ban-quy-2c-ku72.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là thai-lan-nhieu-ban-quy-2.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là thai-lan-nhieu-ban-quy-1a.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là thai-lan-nhieu-ban-quy-2a.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là 2012-san-thai.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là thai-lan-nhieu-ban-quy-3b.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là howeler-ceballos-kim.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là p6160005.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là thai-visit-9.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là the-good-friend-of-cassava-farmers-in-asia.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là cau-chuyen-anh-thang-z.jpg

Vietnamese cassava and Thai cassava
Hoang Kim


Restlessness
Tonight night 12
The moment of time is quiet
A little more is 13
The transfer minutes are very slow.

Everyone must be asleep now
Does anyone still wake up?
English newsletter at the end of the day
Romantic dance dance …

Tomorrow return to the Homeland
Tonight is the last night
Take a day to learn a wise sieve
In the evening, far away, anyone could sleep.

Listen to a news report
Remaining more foreign lessons
Cup of dark tea and drunk
Tonight is hard to sleep.

Silently look through the window
The electric light and the starlight sky shone
Thai night stirred and peaceful
Sin and holiness

Thinking about countless numbers
Smiling number 13
It is risky, lucky, coming, or going
Time does not return

Who do not forget
Time does not return.

Time does not come back ever!
Must live wholeheartedly
and know the dream
Life is every day combined.

12th, May, 1995
Hoang Kim

HỮU LOAN THƠ HOA LÚA
Hoàng Kim


Cụ Hữu Loan nhà thơ Việt Nam sinh ngày 2 tháng 4 năm 1916, mất ngày 18 tháng 3 năm 2010, hưởng thọ 95 tuổi. Cụ để lại cho đời mười người con với hai bài thơ Hoa Lúa và Màu tím hoa sim với một bức chân dung truyền thần tuyệt đẹp là hình ảnh của một con người phúc hậu lương thiện với câu chuyện huyền thoại ‘ bận làm người nên chưa có thời gian làm nhà’. “Màu tím hoa sim” thơ Hữu Loan viết tặng cho người vợ đầu Lê Đỗ Thị Ninh, mất khi mới 16 tuổi do chết đuối. “Hoa Lúa” thơ Hữu Loan viết tặng cho người vợ sau là Phạm Thị Nhu một nông dân hiền lương mà ông chung sống đến năm ông 95 tuổi và đã có với bà mười người con. Nhà thơ Hữu Thỉnh đã cảm phục viết lời tiễn biệt “Ông ra đi thanh nhàn, nhẹ nhõm và mãn nguyện như vừa chở xong một chuyến xe đá giữa bà con xóm giềng”. Tôi chép lại bài thơ “Hoa Lúa” của Cụ . Hữu Loan thơ Hoa Lúa lắng đọng sâu sắc trong lòng tôi .

HOA LÚA
Hữu Loan

Em là con gái đồng xanh
Tóc dài vương hoa lúa
Đôi mắt em mang chân trời quê cũ
Giếng ngọt, cây đa
Anh khát tình quê ta trong mắt em thăm thẳm
Nhạc quê hương say đắm
Trong lời em từng lời
Tiếng quê hương muôn đời và tiếng em là một.

Em ca giữa đồng xanh bát ngát
Anh nghe quê ta sống lại hội mùa
Có vật trụi, đánh đu, kéo hẹ, đánh cờ
Có dân ca quan họ
Trai thôn Thượng, gái thôn Đoài hai bên gặp gỡ
Cầm tay trao một miếng trầu
Yêu nhau cởi áo cho nhau
Về nhà dối mẹ qua cầu gió bay.

Quê hương ta núi ngất, sông đầy
Bát ngát làng tre, ruộng lúa
Em gái quê hương mang hình ảnh quê hương
Xa em năm nhớ, gần em mười thương
Còn bàn tay em còn quê hương mãi
Em mang nguồn ân ái
Căng ngực trẻ hai mươi
Và trong mắt biếc nhìn anh
Em gái quê si tình
Chưa bao giờ được yêu đương trọn vẹn…

Anh yêu em muôn vàn như quê ta bất diệt
Quê hương ta ơi từ nay càng đẹp
Tình yêu ta ơi từ nay càng sâu
Ta đi đầu sát bên đầu
Mắt em thăm thẳm đựng màu quê hương.

(1955)

HOA BÌNH MINH HOA LÚA

Sớm xuân cuối đêm lạnh
Tỉnh thức Hoa Bình Minh
Nắng ban mai đầy cửa
Ngày bình an tuyệt vời.

HOA BÌNH MINH HOA LÚA

Xếp lại những ngày êm ả
Về nơi tịch lặng chốn này
Điện thoại không chuông không rung
Không email không face book
Ta nghe ngày chầm chậm buông.

Mờ tỏ mồn một đêm thiêng
Tiếng cá đớp sao trườn biển
Bạch Ngọc ẩn vào Linh Ứng
Đất trời thăm thẳm mênh mông.
Em lắng hương dìu dịu thơm.

Tỉnh thức ban mai hồng lên
Sao Kim lẫn vào biển sớm
Hoàng Thành thấp thoáng chốn xa
Trúc Lâm hương rừng và biển
Đất trời rạng HOA BÌNH MINH

THIỀN ĐỘNG tư duy tích cực
Hãy là chính mình THUNG DUNG.


Hoàng Kim

HOA BÌNH MINH GIA AN

Nhạc xuân mừng cháu bé.
Gia An nối Bình Minh.
Niềm vui ngời ngày mới.
Nụ cười thơm đêm yên.

(*) Nắng ban mai Hoàng Gia An sinh ngày 23 tháng 2 năm 2017 thứ Năm, nhằm ngày 27 tháng Giêng (1) năm Đinh Dậu (1,4) tháng Nhâm Dần (0,6) ngày Tân Tỵ (0,7) giờ Mậu Tý (1,6) lúc 10 giờ 10 phút (4,3) Lập Xuân mồng 7 Vũ Thủy ngày 23.

HOA LÚA GIỮA ĐỒNG XUÂN

Bao năm Trường Viện là nhà
Sắn khoai ngô lúa đều là thịt xương
Một đời người một rừng cây
Thầy ươm giống tốt để mai thành rừng.

Con theo Người nguyện làm Hoa Lúa
Bưng bát cơm đầy quý giọt mồ hôi
Trọn đời vì Dân mến thương hạt gạo
Hoa quê hương hạt ngọc trắng ngần.


Con thăm Thầy lên non thiêng Yên Tử
Về đất lành Chùa Ráng giữa đồng xuân

“Mưa thuận gió hòa chăm bón đúng
Nhân tươi quả tốt được thu nhiều”


Lẫn với cỏ không tranh đua hương vị
Không màng ngôi ngự trị các loài hoa
Hoa Lúa đượm hồn quê dung dị
Quên sắc hương để lộng lẫy Hoa Người ! ” (**)

Con nguyện ước nối đời theo hạt gạo
Chén cơm ngon thơm bếp lửa gia đình
Thầy Trò cùng chung tay làm việc thiện
Sống trọn tình với giấc mơ xanh.


Hoàng Kim

(*) Chùa Giáng giữa đồng xuân. Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ viết “Mưa thuận gió hòa chăm bón đúng. Nhân tươi quả tốt được thu nhiều” và ấn chứng bạch ngọc (hạt gạo trắng ngần) cho người có tâm nguyện theo nghề nông. Đại sư sinh ngày 12 tháng 4 năm 1917 nay đã trãi trên 103 tuổi (2019), từng nói: “Sống ở trên đời này được bao nhiêu năm, theo tôi, không phải là thước đo giá trị của đời người. Con rùa nó sống hàng ngàn năm thì đã sao? Vấn đề là sống để thực hiện sứ mệnh gì, mang lại lợi ích gì cho Đời, cho Đạo, ngài Trần Nhân Tông chỉ ở đời có 51 năm, Ngài Pháp Loa có 47 năm mà công nghiệm thì bất khả tư nghì. Tôi trụ thế đến nay.( …) nghiệp là tu hành, nuôi thân thể chủ yếu bằng nghề làm ruộng, chưa từng dám lạm dụng một bát gạo, một đồng tiền của tín thí thập phương, khi nào chư Phật, chư Tổ cho gọi thì về thôi” . Đại sư Thích Phổ Tuệ là người đóng góp nhiều công trình nghiên cứu, biên soạn, dịch thuật về Phật học như: Đại từ điển Phật học, Đại Luật, Đại tạng kinh Việt Nam, Đề cương Kinh Pháp Hoa, Kinh Bách Dụ, Phật Tổ Tam Kinh, Phật học là tuệ học.Thiền sư Thích Phổ Tuệ là đệ Tam pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam. chùm ảnh chọn lọc của HK, xem tiếp
(**) Thơ Dương Phượng Toại

VỊ TƯỚNG CỦA LÒNG DÂN

Vị tướng người Thầy dạy sử xanh
Trọn đời trung hiếu chí anh minh
Văn Võ song toàn lòng dân mến
Nguyên Giáp công thành đức hiếu sinh.


Hoàng Kim
xem tiếp Vị tướng của lòng dân

Con đường mà nhiều người lính chúng tôi lựa chọn sau chiến tranh là về lại trường xưa để học tiếp, làm Thầy nghề nông chiến sĩ. Nghiên cứu tuyển chọn giống cây trồng tốt và kỹ thuật canh tác tiến bộ thích hợp điều kiện Việt Nam, góp phần nâng cao năng suất chất lượng cây trồng, thu nhập đời sống và sinh kế cho người nông dân, góp sức đào tạo đội ngũ khoa học cây trồng

SÁNG MÃI NGỌC LƯU LY

Pho tượng Ngọc Quan Âm
Bài đồng dao huyền thoại
Đường xuân đời quên tuổi
Ngày mới Ngọc cho đời

Tôi biết pho tượng Ngọc Quan Âm và định kể câu chuyện này theo trình tự bố cục chặt của lối viết khoa học, cô lập tách biệt chuyện nhỏ gọn gàng dễ hiểu, để có một món quà quê nhân mùa Rằm Đản Sinh gửi tới quý thầy bạn. Nhưng thật lạ lùng, không hiểu sao, có một nghiệp lực vô hình mạnh mẽ cuốn hút tôi, mách bảo và khai mở cho tôi khuyên rằng vừa noi lối cũ vừa cần tiếp hợp mới. Tôi hào hứng mở đầu với sự chia sẻ bài viết ‘Người giàu và người nghèo‘ của Elon Musk do anh Nguyễn Văn Bộ, “Thầy bạn trong đời tôi” kể tại “Mưa tháng Năm nhớ bạn”. Câu chuyện ấy ở đây: https://hoangkimlong.wordpress.com/category/mua-thang-nam-nho-ban/ và được tích hợp trong năm bài “Pho tượng Ngọc Quan Âm” tại đây https://hoangkimlong.wordpress.com/category/pho-tuong-ngoc-quan-am/


SÓC TRĂNG LƯƠNG ĐỊNH CỦA

Mai Hạc vầng trăng soi
Sóc Trăng Lương Định Của
Chuyện thầy Tôn Thất Trình
Thầy Quyền thâm canh lúa


Thầy lúa Bùi Bá Bổng
Lúa siêu xanh Hòa Bình
Lúa siêu xanh Việt Nam
Đêm Yên Tử Hoàng Kim.

Cánh cò bay trong mơ
Con đường lúa gạo Việt
Thầy nghề nông chiến sĩ
Hoa Đất thương lời hiền

Việt Nam con đường xanh
Gạo Việt và thương hiệu
Hồ Quang Cua gạo ST
Đáy đại dương là ngọc


Đêm lạnh nhớ Đào Công.
Thiền Sư Lão Nông Tăng
Ngày xuân đọc Trạng Trình
#Thungdung #vietnamhoc


Hoàng Kim

Thương nhớ Bác Nakamura Nobuco, Phu nhân cố GS. Bác sĩ nông học Lương Định Của!

Sóc Trăng Lương Định Của
Lão sư Nakamura Nobuco
Con đường lúa gạo Việt
Hoa Đất thương người hiền

Kim Notes lắng ghi chú, mỗi câu một đường dẫn, là ẩn ngữ thông tin; xem tiếp
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/soc-trang-luong-dinh-cua-2/

Chúng tôi ngậm ngãi tìm trầm, noi theo dấu chận của Người mà tôi rất mực tin tưởng và kính trọng. Rốt cục trăng rằm đêm ấy tôi chứng kiến hai chuyện lạ; Ruộng lúa Đại Ngãi, Trường Khánh xanh ngát dưới ánh trăng; 7g30 tối mà sáng rõ như ban ngày; với việc anh Bùi Bá Bổng, anh Hồ Quang Cua, anh Nguyễn An Tiêm với mọi người năn nỉ mời tôi quay trở lại Sóc Trăng. Tôi thật không đành lòng nên dẫu đường xa vẫn quay xe trở lại. Và tất cả trái cây trong bàn tiệc lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng mời cơm đoàn chuyên gia Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cuối cùng được dồn hết cho người tới muộn để ‘mang về nhà làm quà cho người thân’ giống hệt như giỏ trái cây vú sữa mà chị Thương Nga Tran mến gửi hôm nay. Ai nói lộc trầm hương của A Na bà chúa Ngọc là không có thật? .


Khi chia sẻ cảm nhận với anh Nguyễn Hồng Quang về câu chuyện “Đây con sông Hậu” của bạn quý Chiêm Lưu Huy. Tôi kể Nguyễn Khải thầy văn Việt rằng vụ Nguyễn Khải lúc sinh thời đã chiêm nghiệm: “Trong gần bảy chục năm sống, tôi không phàn nàn bất cứ đoạn đời nào, những năm tháng nào. Có cái trước thì mới có cái sau, có cái này mới có cái kia. Tôi quan niệm khiếm khuyết là điềm lành, không có gì phải lo nhiều; hoàn toàn là điềm dữ, không chuẩn bị trước thì tai họa có ngày. Mươi năm trở lại đây tôi đã có ý thức điều chỉnh lại cách sống của mình, cố gắng sống thật tử tế, thật đàng hoàng. Bớt đi được một nửa những cái chưa tử tế cũng là tốt rồi. Tôi tự đánh giá là một cây bút nhẫn nại trong cái nghề của mình, chứ không phải là một cây bút tài hoa, có tài bẩm sinh. Nếu không có cuộc Cách mạng Tháng Tám và hai cuộc kháng chiến thì tôi chỉ là một kẻ vô danh, chứ không thể làm được gì nên chuyện. Cho nên chế độ chính trị hiện nay dẫu có bao nhiêu thiếu sót, có bao nhiêu chuyện đáng buồn, đáng giận, tôi vẫn gắn bó máu thịt với hôm nay. Những cái làm được là kỳ tích của dân tộc, chuộc lại những lỗi lầm trong quá khứ, (Đi tìm cái tôi đã mất ) đưa nước Việt Nam, người Việt Nam sang thế kỷ 21″. ““Tôi viết vậy thì tôi tồn tại! Viết văn không chỉ do nhu cầu kiếm sống, viết văn cũng không chỉ do những bức xúc khôn khuây của cá nhân, mà viết còn là mong muốn được trao trở về với cái vô hạn”. “Trên cuộc đời không có bước đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải vượt qua được những ranh giới ấy” . Tôi Kim Hoàng thật tâm đắc điều này, khi đang đúc kết “Ngày mới Ngọc cho đời” và “Pho tượng Ngọc Quan Âm” , chẳng qua mình chưa thấu suốt và khai mở đầy đủ đó thôi”

Anh Nguyễn Hồng Quang đồng tình và viết rằng :@Kim Hoàng hồi tưởng lại cuối những năm 80 (thế kỷ trước) đất nước như đang trên bờ vực, lúc đó có người nói: “ai cứu được đất nước này”. Sau 30 năm đổi mới đất nước ta có được vị thế như ngày hôm nay, nghĩ mà mừng đến rơi nước mắt. Thể chế nào cũng vậy, xã hội nào cũng vậy trên con đường tiến lên phía trước luôn tiếp nhận và giải quyết các vấn đề do thực tiễn cuộc sống đặt ra. Tôi tin rằng đất nước ta sẽ bước nên đài vinh quang sánh vai với các quốc gia hùng mạnh.
.
Tôi đã trả lời: @anh Nguyễn Hồng Quang quý mến. Kim Hoàng tiếc thương Thầy Cô ngậm ngãi tìm trầm. Chúng mình là lớp hậu sinh đi theo con đường đó. Hôm nay, đọc lại ‘Sự cao quý thầm lặng‘, mình thực ao ước được nối dài chuyện kể ‘Pho tượng Ngọc Quan Âm‘. Tâm đức, số phận và duyên may cả anh ạ. Mấy ai ngậm ngãi tìm trầm mà lưu được trầm hương đâu.

Nguyễn Hồng Quang Chiêm Lưu Huy đều có “Mười năm ở Bạc Liêu” để đến hôm nay 30 năm nhìn lại. Tôi thì trên 40 năm theo đuổi #cltvn Cây Lương thực Việt Nam. Tôi có câu chuyện dài ‘Sắn Việt và sắn Thái’ . Con trai tôi Hoàng Long có trên 10 năm theo đuổi “Lúa siêu xanh Việt Nam”, và nay vẫn đang loay hoay dạy và học cây lương thực. Đó đều là những câu chuyện ngậm ngãi tìm trầm, nhưng mục đích chẳng phải tìm kiếm giàu sang, hư danh, tham lợi danh mà hóa hổ.Viết lại bài học sự chiêm nghiệm cũng là sự noi đường sáng,

Trở về trang chính

Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365 Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on Twitter

#cnm365 #cltvn 12 tháng 5


TỈNH THỨC CÙNG THÁNG NĂM
Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim
#Nhàtôi
; #banmai; #htn365; #ana; #Thungdung#dayvahoc, #vietnamhoc;  #cnm365;  #cltvn; #đẹpvàhay; #lvn365 https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-12-thang-5/ & https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-12-thang-5

CNM365 Tình yêu cuộc sống:Sắn Việt và sắn Thái ; Gõ ban mai vào phím; Thế giới trong mắt ai; Cầu trời nối mẹ cha xưa; Sắn Việt Nam và Kawano; Châu Mỹ chuyện không quên; TTC Group Sen vào hè; Vị tướng của lòng dân; Trời nhân loại mênh mông; Gạo Việt và thương hiệu; Tagore Thánh sư Ấn Độ; Những trang văn đọc lại; Pho tượng Ngọc Quan Âm; Đường xuân đời quên tuổi; Đỗ Phủ thương đọc lại; Mưa lành mùa yêu thương; Sông Mekong tin nổi bật; Tỉnh thức cùng tháng năm; Lev Tonstoy năm kiệt tác; Chuyện thầy Nguyễn Tử Siêm; Bài thơ Viên đá Thời gian; Lời Thầy dặn thung dung; Nông nghiệp Việt trăm năm; Vị tướng của lòng dân; Sắn Việt Nam và Kawano ; Châu Mỹ chuyện không quên; TTC Group Sen vào hè; Trời nhân loại mênh mông ; Gạo Việt và thương hiệu; Hoa Hồng Ngọc Quan Âm ; Huế có Thiên Thụ Sơn ; Ta về với Linh Giang ; Làng Minh Lệ quê tôi ; Châu Mỹ chuyện không quên ; Nguyễn Du là bậc anh hùng; Tô Đông Pha Tây Hồ ; Hoàng Long cây lương thực ; Nguyễn Du Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du trăng huyền thoại ; Việt Nam Tổ Quốc tôi; Việt Nam con đường xanh; Thế giới trong mắt ai ; Lúa siêu xanh Việt Nam ; Tiến bộ giống sắn Việt Nam; Sắn Việt Nam ngày nay; Nguyễn Du trăng huyền thoại; Trời nhân loại mênh mông; Tagore Thánh sư Ấn Độ; Hoa Hồng Ngọc Quan Âm; Huế có Thiên Thụ Sơn; Ta về với Linh Giang ; Làng Minh Lệ quê tôi; Châu Mỹ chuyện không quên; Nguyễn Du là bậc anh hùng; Tô Đông Pha Tây Hồ; Đền Kiếp Bạc Côn Sơn; Dám đánh và quyết thắng; Kim Notes lắng ghi chú; Phục Sinh Bình Minh An; Giấc mơ đời vẫn thực; Sóng yêu thương vỗ mãi; Sơn La núi báu vật; Ngụ ngôn cho người lớn; Huế có Thiên Thụ Sơn; Ta về với Linh Giang ; Làng Minh Lệ quê tôi ; Châu Mỹ chuyện không quên ; Một gia đình yêu thương ; Nguyễn Du là bậc anh hùng; Tô Đông Pha Tây Hồ ; Lời Thầy dặn thung dung; Sớm hè líu ríu xuân Hoàng Long cây lương thực ; Một gia đình yêu thương; Nguyễn Du Hồ Xuân Hương, Dưỡng mầm xanh phương Nam; Việt Nam Tổ Quốc tôi; Việt Nam con đường xanh; Cách đánh của Việt Nam; Thế giới trong mắt ai ; Chỉ tình yêu ở lại ; Mưa lành và lúa xuân; Lúa siêu xanh Việt Nam ;Tiến bộ giống sắn Việt Nam; Lào hoa trắng nắng Mekong; Đẹp và Hay Học Mãi; Suy tư sông Dương Tử; Trung Tân mừng ngày mới; Thế giới trong mắt ai; Vui đến chốn thung dung; Việt Nam con đường xanh; Hoàng Trung Trực đời lính; Thơ viết bên thác Iguazu; Cuối dòng sông là biển, Sự cao quý thầm lặng; Nghị lực và Ơn Thầy; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Nhớ kỷ niệm một thời; Nhớ lại và suy ngẫm; Trường tôi nôi yêu thương; Lời Thầy dặn thung dung; Con đường xanh yêu thương; Bảo tồn và phát triển sắn; Tiến bộ giống sắn Việt Nam; Giống sắn KM140 giải VIFOTEC; Hoa và Ong Hoa Người; Những trang văn thắp lửa; Bài ca Trường Quảng Trạch; Bài thơ Viên đá Thời gian; Thầy Hiếu đêm giáng sinh; Bóng hạc chốn xa xôi; Lời thương; Thế giới trong mắt ai; Cách mạng sắn Việt Nam; Bạch Ngọc Đông Hòa bạn quý; Tỉnh thức cùng tháng năm; Ban Mai Bình Minh An Tỉnh thức nhớ Viên Minh; Vĩ Dạ thương Miên Thẩm; Bay lên nào Hải Âu; Sơn Nam ông già Nam Bộ; Sơn Nam và Bùi Giáng; Chỉ tình yêu ở lại ; Về với vùng cát đá ; Thầy giáo già trước biển; Mưa lành và lúa xuân; Lúa siêu xanh Việt Nam ; Tiến bộ giống sắn Việt Nam; Sắn Việt Nam ngày nay; Hoàng Long thơ về Mẹ; Thung dung đời quên tuổi; Nhớ lời vàng Albert Einstein; Trần Văn Trà bóng hạc; Thiên đường này đâu quá xa; Qua Waterloo nhớ Scott; Lên đỉnh Thiên Môn Sơn; Gạo Việt và thương hiệu; Thăm nhà cũ của Darwin; Về; Nghĩa Lĩnh Đền Hùng; Dẻo thơm hạt ngọc Việt, Trần Khánh Dư vẹn kiếp; Ăn cháo nói càn khôn; Nhớ quên khúc nhạc vui; Mười thói quen mỗi ngày; Nguyễn Hàm Ninh Thầy Vua; Ngắm ‘ngõ nhà lão Hâm’; Kim Notes lắng ghi chú; Đọc ’50 năm nhớ lại’; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Giống lúa siêu xanh GSR65; Tháng Tư chuyện không quên; Phục sinh giữa tối sáng; Việt Nam con đường xanh; Đêm khúc nhạc thanh bình; Thầy bạn trong đời tôi; Tiến bộ giống sắn Việt Nam ; Sắn Việt Nam ngày nay ; Giống khoai lang Việt Nam; Thành tâm với chính mình; Trường tôi nôi yêu thương, Về Trường để nhớ thương; Minh triết Thomas Jefferson; Chuyện đồng dao cho em; Chuyện cổ tích người lớn; Lời dặn của Thánh Trần; Nhớ thầy Tôn Thất Trình; Chuyện thầy Tôn Thất Trình; Tâm Đạo chuyện trăm năm; Đến với Tây Nguyên mới, Ban mai chào ngày mới; Khi hoa bằng lăng nở; Nhà tôi chốn thung dung; Kuma DCj & Hoàng Thảo; Minh triết của đức Phật; Đền Bà Chúa Thượng Ngàn; Đi dưới trời minh triết; Yên Lãng Hồ Chí Minh; Tản mạn nhớ và quên; Làng Minh Lệ quê tôi; Chuyện ngậm ngãi tìm trầm; Chuyện muôn năm còn kể; Lên Trúc Lâm Yên Tử; Lời ru nhớ núi sông; Đến với Tây Nguyên mới ; Câu cá bên dòng  Sêrêpôk; Tỉnh thức cùng tháng năm; Mưa xuân Kim và Thủy; Chuyện sao Kim kỳ thú; Sông Hoàng Long chảy hoài; Sông Kỳ Lộ Phú Yên; Mưa xuân trong mắt ai; Tháng Ba hoa gạo nở; Việt Nam con đường xanh; Đọc lại và suy ngẫm; Mây lành Phổ Đà Sơn; Kim Notes lắng ghi chú; Gia Cát Mã Tiền  Khóa; Trung Quốc một suy ngẫm; Nhớ Ông Bà Cậu Mợ; Có một ngày như thế; Phục sinh giữa tối sáng; Nam tiến của người Việt; Nhà tôi giấc mơ xanh; Cao Biền trong sử Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Nhà tôi giấc mơ xanh; Tô Đông Pha Tây Hồ; Thượng Đức thương nhìn lại; Những trang văn thắp lửa; Thơ vui những ngày nhàn; Bill Gates học để làm; Minh triết sống phúc hậu; Giống khoai lang Việt Nam; Sắn Việt Nam ngày nay; Vietnamese Cassava Today; Hồ Lắk Đình Lạc Giao; Ngày Quốc tế Hạnh phúc; Chim Phượng về làm tổ; Chốn vườn thiêng cổ tích; Trân trọng Ngọc riêng mình; Bảo tồn và phát triển sắn; Về miền Tây yêu thương; Trần Công Khanh ngày mới; Mark Zuckerberg và FB ; Chuyện đồng dao cho em; Đến với Tây Nguyên mới; Thương Kim Thiếp Vũ Môn.Nghỉ ngơi nhàn tĩnh dưỡng; Trần Công Khanh ngày mới;Selma Nobel văn học; Thầy Quyền thâm canh lúa; Chuyện ngày sinh của Thủy;Một gia đình yêu thương; Thành kính lưu lời thương; Nhớ ông bà cậu mợ; Một niềm tin thắp lửa;Minh triết sống phúc hậu; Truyện vua Solomon; Đến với Tây Nguyên mới; Hồ Lắk Đình Lạc Giao; Thương Kim Thiết Vũ Môn; IAS đường tới trăm năm; Nông nghiệp Việt trăm năm; Quản lý đất đai Việt Nam; Nam Tiến của người Việt; Mẹ tắm mát đời con; Bóng hạc chốn xa xôi; Hồ Lắk Đình Lạc Giao; Cánh cò bay trong mơ; Vào Tràng An Bái Đính; Sông Hoàng Long chảy hoài; Nguồn Son nối Phong Nha; #An nhiên; Đến với Tây Nguyên mới; Thương Kim Thiết Vũ Môn; Nguyễn Huy Thiệp lắng đọng;Đặng Dung thơ Cảm hoài; Đồng hành cùng đi tới; Giống khoai lang Việt Nam; Thương Kim Thiếp Vũ Môn; Quảng Bình đất và người; Thơ văn thầy Hồ Ngọc Diệp; Chuyện cổ tích người lớn; Cuối dòng sông là biển; Thầy nghề nông chiến sĩ; Đọc lại và suy ngẫm; Thương Kim Thiếp Vũ Môn; Giống khoai lang Việt Nam; Việt Nam con đường xanh; Đọc lại và suy ngẫm; Mây lành Phổ Đà Sơn; Cao Biền trong sử Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Nhà tôi giấc mơ xanh;Phạm Hồng Đức Phước ca cao; Cao Biền trong sử Việt;Trời nhân loại mênh mông; Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay; Thầy bạn trong đời tôi; Cuối dòng sông là biển;. Phục sinh giữa tối sáng; Nam tiến của người Việt; Gia Cát Mã Tiền Khóa; Kim Notes lắng ghi chú; Gia Cát Mã Tiền Khóa;Sông Kỳ Lộ Phú Yên; Châu Văn Tiếp Phú Yên; Chọn giống sắn Việt Nam; Ngọc Phương Nam ngày mới; Nghê Việt am Ngọa Vân; Phục sinh giữa tối sáng; Lê Phụng Hiểu ruộng thác đao; Thầy bạn trong đời tôi; Bóng hạc chốn xa xôi; Giống khoai lang Việt Nam; Chuyện thầy Lê Quý Kha; Lên Việt Bắc điểm hẹn ; Tiếng Việt lung linh sáng; Bài thơ Viên đá Thời gian; Kim Notes lắng ghi chú; Gia Cát Mã Tiền  Khóa; Minh triết sống phúc hậu; Thung dung dạy và học; Thầy bạn trong đời tôi; Trịnh Công Sơn lắng đọng; Dạo chơi non nước Việt; Minh triết cho mỗi ngày; Địa chỉ xanh Ấn Độ; Vườn Quốc gia Việt Nam; Tĩnh lặng cùng với Osho; Đi thuyền trên Trường Giang; Đến với Tây Nguyên mới; Bài thơ Viên đá Thời gian; Đợi anh ngày trở lại; Chốn thiêng; Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc; Sắn Việt Nam ngày nay; Chung sức trên đường xuân; Vietnamese cassava today; Đỗ Hoàng Phong chiều xuân; Hồ Văn Thiện bóng chiều; Walt Disney người bạn lớn; 24 tiết khí lịch nhà nông; Lời thương; Giống lạc HL25 Việt Ấn; Thầy Tuấn kinh tế hộ; Thầy Tuấn trong lòng tôi; Địa chỉ xanh Ấn Độ; Chuyện cổ tích người lớn; Giống khoai lang Việt Nam; Nguyễn Hiến Lê sao sáng; Xanh một trời hi vọng; Về miền Tây yêu thương; Nơi một trời thương nhớ; Nông lịch tiết Thanh Minh; 24 tiết khí nông lịch; Ngày xuân đọc Trạng Trình; Nhớ thầy Trần Ngọc Ngoạn; Chốn thiêng; Thế giới trong mắt ai; Việt Nam con đường xanh; Nông nghiệp công nghệ cao; Phạm Quang Khánh Hoa Đất; Sông Mekong tin nổi bật; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Chín điều lành hạnh phúc; Đến với bài thơ hay; Nụ tầm xuân mùa xuân ; Về miền Tây yêu thương; Nơi một trời thương nhớ; Nông lịch tiết Thanh Minh; Tốt gỗ chẳng cần sơn; Ngày xuân đọc Trạng Trình; Nhớ thầy Trần Ngọc Ngoạn; Chốn thiêng; Thế giới trong mắt ai; Nông nghiệp công nghệ cao; Việt Nam con đường xanh; Thầy bạn trong đời tôi. Bill Gates học để làm Chuyện cổ tích người lớn. Thương Kim Thiếp Vũ Môn; Nhớ lời thề cỏ May, Vui quà tặng cuộc sống

Ngày 12 tháng 5 năm 1551 là ngày thành lập Trường Đại học Quốc gia San Marcos, đại học lâu đời nhất của châu Mỹ tại thủ đô Lima, Peru. Ngày 12 tháng 5 năm 1902 là ngày mất của Thái hậu Từ Dụ, một Thái hậu nhà Nguyễn Việt Nam (sinh năm 1810) có nhiều lưu dấu trong lịch sử Việt Nam thời cận đại (xem thêm Ngọn nến Hoàng cung). Ngày 12 tháng 5 năm 1839 là ngày sinh của Tôn Thất Thuyết, danh tướng Việt Nam (mất năm 1913);

Bài chọn lọc ngày 12 tháng 5 Rằm Đản Sinh Nhớ Mẹ; Kim Notes lắng ghi chú; Đường xuân đời quên tuổi; Thái Lạn nhiều bạn quý; Anh đi về tâm bão; Hữu Loan thơ Hoa Lúa; Hoa Bình Minh Hoa Lúa; Hoa Đất của quê hương; Hoa Đất thương lời hiền; Hoàng Long thơ về Mẹ; Một gia đình yêu thương; Châu Mỹ chuyện không quên; Sắn Việt và sắn Thái; Thế giới trong mắt ai; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-12-thang-5/https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-12-thang-5/

GÕ BAN MAI VÀO PHÍM

Ta gõ ban mai vào bàn phím
Dậy đi em ngày mới đến rồi


Em đọc lại Nhà Giả Kim em nhé
Bài ca thời gian câu chuyện cuộc đời
Một giấc mơ Người đi tìm kho báu
Theo ước mơ mình tới chốn xa xôi

Bậc tiên tri biết nhìn sâu khát vọng
Khuyến khích em theo mơ ước tuổi hoa
Đường hạnh phúc là thiện tâm cố gắng
Hãy là chính mình, ta chính là ta.

Em thấu hiểu có ngôi sao may mắn
Luôn bên em lấp lánh phía chân trời
Nơi bảng lãng thơ tình Hồ núi Cốc
Giấc mơ đưa ta về cổ tích xa xôi  

2

Hãy lên đường đi em
Ban mai vừa mới rạng
Vui đi dưới mặt trời
Một niềm tin thắp lửa

Ta như ong làm mật
Cuộc đời đầy hương hoa
Thời an nhiên vẫy gọi
Vui khỏe đời cho ta.

3

Vui đi dưới mặt trời
Nắng dát vàng trên đồng xuân
Mưa ướt vệt bóng mây, tím sắc trời cuối hạ
Đất ước, cây trông, lòng nhớ …

Em trốn tìm đâu trong giấc mơ tâm tưởng
Ngôi nhà con hạnh phúc trăm năm
Bếp lửa ngọn đèn khuya
Vận mệnh cuộc đời cố gắng

Tình yêu là người thầy tốt hơn trách nhiệm
Đồng lòng đất cảm trời thương
Phúc hậu minh triết tận tâm
Cố gắng làm người có ích

Tháng năm tròn đầy vườn thiêng cổ tích
Mừng ban mai mỗi ngày tỉnh thức bình an
Chào ngày mới #cnm365 #tinhyeucuocsong
Thảnh thơi vui cõi phúc được thanh nhàn.

SaoKimkythu

4

ta gõ ban mai vào bàn phím
gõ vào khuya ngơ ngẩn kiếm tìm
đêm thăm thẳm một niềm tin tỉnh thức
sông ngân hà mờ tỏ bóng thời gian

trường năng lượng vũ trụ luôn đầy đặn
sóng yêu thương vỗ mãi đến vô cùng
việc chí thiện điều lành xuân hạnh phúc
#thungdung đường trần vui khỏe #annhiên

ta gõ ban mai vào bàn phím
giấc mơ lành yêu thương
bài ca nhịp thời gian
bài học lớn muôn đời

5
vui đi dưới mặt trời
đường hạnh phúc thênh thênh
Trái Đất và Mặt Trời Tâm Thức
Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ
Thái dương hệ nguồn hạnh phúc
sao Kim sao Thủy trong thiên hà
chuyện sao Kim kỳ thú
sao Hôm sao Mai
chỉ một mà thôi


Hoàng Kim

SanPhuYen1

SẮN VIỆT VÀ SẮN THÁI

Sắn Việt và sắn Thái
Thái Lan nhiều bạn quý
Sắn Việt Nam ngày nay
Tiến bộ giống sắn Việt Nam

Vietnamese cassava today; see more Vietnamese cassava varieties progression across 50 years Giống sắn Việt Nam phát triển qua 50 năm. Tiến bộ giống sắn Việt Nam https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tien-bo-giong-san-viet-nam ; Vietnammese Cassava Today https://hoangkimlong.wordpress.com/category/vietnamese-cassava-today

BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN SẮN
Sán Việt Nam ngày nay. Giống sắn Việt Nam phát triển qua 50 năm. Vietnamese cassava today Vietnamese cassava varieties progression across 50 years; see more

see more https://vietnamscience.vjst.vn/index.php/vjste/article/view/1186 & https://vietnamscience.vjst.vn/index.php/vjste/article/view/1186/441 & https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-19-thang-3/

  • Long Hoang*
  • Mai T.T. Nguyen
  • Doan. N.Q. Nguyen
  • Kim Hoang
  • Clair Hershey
  • Reinhardt Howeler

Abstract

Vietnamese cassava varieties constitute the fundamental and pivotal element in the sustainable development programme for cassava. This article aims to encapsulate the advancements made over nearly five decades in breeding and enhancing Vietnamese cassava varieties. It delineates the suitable cassava variety structures for each period and ecological region. The selection of cassava varieties exhibiting high starch yield and disease resistance, coupled with the establishment of a suitable and efficient cassava cultivation model, exemplified by 10T for Vietnamese cassava varieties KM568, KM539, KM537, KM569, and KM94, stands as a cornerstone for sustaining cassava development over the years. Presently, we advocate for farmers to cultivate promising cassava varieties such as KM568 or KM539 (an enhanced version of the International Center for Tropical Agriculture (CIAT) cassava variety C39, refined through multiple breeding cycles from 2004 onwards), KM537, KM569, or HN1 (originally known as TMEB419), alongside popular cassava varieties: KM440, KM419, KM94, KM7, STB1, KM414, KM98-7, KM140, KM98-5, KM98-1. We have conducted Distinctness, Uniformity, and Stability (DUS) and Value for Cultivation and Use (VCU) tests, showcasing outstanding cassava varieties in large-scale farming, thereby providing compelling evidence for the prudent conservation and sustainable development of cassava. Vietnamese cassava progression (1975 to date) has traversed six stages, with five waves of restructuring cassava varieties, aligning with target orientations, farming conditions, and market demands, culminating in 16 popular cassava varieties and four promising cassava varieties KM568, KM539, KM537, and KM569.

Keywords:

Cassava varieties, Distinctness, Uniformity, and Stability (DUS) and Value for Cultivation and Use (VCU), progression, Vietnam

DOI:

https://doi.org/10.31276/VJSTE.66(1).59-76

Classification number

3.1

Author Biographies

Long Hoang

Faculty of Agronomy, Nong Lam University – Ho Chi Minh City, Quarter 6, Linh Trung Ward, Thu Duc City, Ho Chi Minh City, Vietnam

Mai T.T. Nguyen

Department of Agriculture and Rural Development of Phu Yen Province, 64 Le Duan Street, Tuy Hoa City, Phu Yen Province, Vietnam

Doan. N.Q. Nguyen

Faculty of Economics, Phu Yen University, 18 Tran Phu Street, Ward 7, Tuy Hoa City, Phu Yen Province, Vietnam

Kim Hoang

Faculty of Agronomy, Nong Lam University – Ho Chi Minh City, Quarter 6, Linh Trung Ward, Thu Duc City, Ho Chi Minh City, Vietnam

Vietnam National Cassava Program (VNCP), 121 Nguyen Binh Khiem Street, Dakao Ward, District 1, Ho Chi Minh City, Vietnam

Clair Hershey

International Center for Tropical Agriculture (CIAT), Kilometro 17, Straight Cali – Palmira, Apartado Aéreo 6713, Cali, Colombia

Reinhardt Howeler

International Center for Tropical Agriculture (CIAT), Kilometro 17, Straight Cali – Palmira, Apartado Aéreo 6713, Cali, Colombia

Downloads

Published

2024-03-15

Received 22 October 2023; revised 20 November 2023; accepted 15 February 2024

How to Cite

Long Hoang, Mai T.T. Nguyen, Doan. N.Q. Nguyen, Kim Hoang, Clair Hershey, & Reinhardt Howeler. (2024). Vietnamese cassava varieties progression across 50 years. Vietnam Journal of Science, Technology and Engineering, 66(1), 59-76. https://doi.org/10.31276/VJSTE.66(1).59-76

Issue

Vol. 66 No. 1 (2024)

Sec

Vietnamese cassava varieties progression across 50 years
Giống sắn Việt Nam phát triển qua 50 năm
SẮN VIỆT NAM BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Vietnamese cassava varieties progression across 50 years
. Greeting from Hoang Kim Vietnam to Reinhardt Howeler and my teachers and friends. Best wish to you and your family on New Days; Good friends are hard to find, harder to leave, and impossible to forget, see moresee more https://vietnamscience.vjst.vn/index.php/vjste/article/view/1186 & https://vietnamscience.vjst.vn/index.php/vjste/article/view/1186/441 and https://hoangkimlong.wordpress.com/category/vietnamese-cassava-today — with Hoang Long, Nguyen Thi Truc Mai, Nguyen Nu Quynh Doan, Clair Hershey, and Reinhardt Howeler.

Welcome to read ….

Article Sidebar

Ngày xuất bản: 26-02-2024

DOI: 10.52997/jad.1.01.2024

Trích dẫn

Nguyễn, M. T. T., Hoàng, L., Nguyễn, Đoan N. Q., & Hoàng, K. (2024). Kết quả chọn tạo và khảo nghiệm các giống sắn triển vọng KM568, KM539, KM537 tại tỉnh Phú Yên. Tạp Chí Nông nghiệp Và Phát triển 23 (1), 1-13.

Số tạp chí

Tập 23 – Số 1 (2024)

Chuyên mục

Nông học, Lâm Nghiệp

Main Article Content

Tóm tắt

Nghiên cứu chọn tạo giống sắn năng suất tinh bột cao, kháng được sâu bệnh chính, phù hợp với điều kiện sản xuất của tỉnh Phú Yên là quan trọng và cấp bách. Mục tiêu nhằm chọn tạo được giống sắn có năng suất tinh bột cao (vượt hơn đối chứng KM419 và KM94 tối thiểu 10%), kháng được sâu bệnh chính, điểm bệnh cấp 1 – 2 đối với bệnh khảm lá (CMD) và bệnh chồi rồng (CWBD). Phương pháp nghiên cứu thực hiện theo chuẩn của Chương trình sắn Việt Nam và Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới quốc tế (CIAT) về quy trình công nghệ chọn tạo và nhân giống sắn lai. Kết quả đã tuyển chọn được ba giống sắn triển vọng KM568, KM539 và KM537. Giống sắn KM568 con lai của KM440 x (KM419 x KM539), có năng suất củ tươi 54 tấn/ha với hàm lượng tinh bột 28,4% lúc 10 tháng sau trồng. Giống sắn KM539 là C39* chọn lọc của C39 nhập nội từ CIAT và có năng suất củ tươi 45,9 tấn/ha với hàm lượng tinh bột 27,9%. Giống sắn KM537 là con lai của (KM419 x KM539) x KM440, có năng suất củ tươi 51,3 tấn/ha với hàm lượng tinh bột 28,5%. Cả 3 giống này đều kháng bệnh CMD cấp 1,5 và kháng bệnh CWBD cấp 1. KM568, KM539 và KM537 lần lượt có 8 – 14 củ/bụi, 7 – 12 củ/bụi và 7 – 12 củ/bụi. Tất cả các giống này đều đạt kiểu hình cây lý tưởng, thịt củ trắng, cây thẳng, tán gọn, lóng ngắn và ít phân cành. Ngoài ra, chiều cao cây của KM568, KM539 và KM537 lần lượt là 2,3 – 2,7 m, 2,7 – 3,0 m và 2,5 – 2,9 m.

Từ khóa: DUS và VCU, Giống sắn, KM568, KM539, KM537

Article Details

Tài liệu tham khảo

FAO (Food and Agriculture Organization of the United Nations). (2022). FAOSTAT. Rome, Italy: FAO.

Hoang, K. (2003). Technology of cassava breeding. In Ngo, D. T., & Le, Q. H. (Eds.). Varietal technology of plant, animal and forestry (Vol. 2, 95-108). Ha Noi, Vietnam: Agricultural Publishing House.

Hoang, K., Nguyen, B. V., Hoang, L., Nguyen, H. T., Ceballos, H., & Howeler, R. H. (2010). Current situation of cassava in Vietnam. In Howeler, R. H. (Ed.), Proceedings of The 8th Regional Workshop on A New Future for Cassava in Asia: Its Use as Food, Feed, and Fuel to Benefit The Poor (100-112). Vientiane, Lao PDR: International Center for Tropical Agriculture (CIAT) and the National Agriculture and Forestry Research Institute (NAFRI). Retrieved February 15, 2022, from http://ciat-library.ciat.cgiar.org/Articulos_Ciat/biblioteca/A_new_future_for_Cassava_in_Asia_Its_use_a_food_freed_and_fuel_to_benefit_the_poor-compressed.pdf.

Hoang, K., Nguyen, M. T. T., Nguyen, M. B., & Howeler, R. H. (2011). Cassava conservation and sustainable development in Vietnam. In Howeler, R. H. (Ed.), Proceedings of The 9th Regional Workshop on Sustainable Cassava Production in Asia for Multiple Uses and for Multiple Markets (35-56). Guangxi, China: International Center for Tropical Agriculture (CIAT) and the Chinese Cassava Agrotechnology Research System (CCARS). Retrieved April 20, 2022, from http://ciatlibrary.ciat.cgiar.org/Articulos_Ciat/biblioteca/Sustainable_cassava_production_in_Asia_for_multiple_uses_and_for_multiple_markets.pdf

Hoang, L., Nguyen, M. T. T., Nguyen, M. B., Hoang, K., Ishitani, M., & Howeler, R. H. (2014). Cassava in Vietnam: production and research; an overview. In Howeler, R. H. (Ed.), Proceedings of Asia Cassava Research Workshop (15). Ha Noi, Vietnam: ILCMB- CIAT-VAAS/AGI.

Howeler, R. H. (2011). Proceedings of the 9th regional workshop on sustainable cassava production in Asia for multiple uses and for multiple markets. Retrieved April 20, 2022, from http://ciatlibrary.ciat.cgiar.org/Articulos_Ciat/biblioteca/Sustainable_cassava_production_in_Asia_for_multiple_uses_and_for_multiple_markets.pdf

Howeler, R. H., & Aye, T. M. (2014). Sustainable management of cassava in Asia – From research to practice. Ha Noi, Vietnam: News Publishing House.

MARD (Ministry of Agriculture and Rural Development). (2022). Report on production situation and directing the prevention of harmful organisms on cassava. Gia Lai, Vietnam: MARD and People’s Committee of Gia Lai Province.

Nguyen, M. B. (2018). Research on cultural techniques to scatter harvest season for cassava in Dak Lak province (Unpublished doctoral dissertation). Tay Nguyen University, Dak Lak, Vietnam.

Nguyen, M. T. T. (2017). Study on the selection of high yielding cassava varieties and intensive cultivation techniques in Phu Yen province (Unpublished doctoral dissertation). University of Agriculture and Forestry, Hue University, Hue, Vietnam.

Nguyen, M. T. T., Hoang, L., Nguyen, D. N. Q., & Hoang, K. (2021). Phu Yen cassava solutions for sustainable development. Phu Yen, Vietnam: Phu Yen Provincial People’s Committee.

Nguyen, V. A., Le, T. N., Nguyen, H., Do, T. T., Nguyen, H. T., Pham, H. T. T., Nguyen, H. T., Seki, M., & Le, H. H. (2021). Characterization of some popular cassava varieties in Vietnam. Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology 3(124), 1-17.

Tran, Q. N., Hoang, K., Vo, T. V., & Kawano, K. (1995). Selection results of the new cassava varieties KM60, KM94, KM95 and SM937-26. In Proceedings of Vietnam Agricultural Research Workshop. Lam Dong, Vietnam: Ministry of Agriculture and Rural Development.

VNA (Vietnam National Assembly). (2018). Law No. 31/2018/QH14 dated on November 19, 2018. Law on crop production. Retrieved May 24, 2022, from https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Luat-Trong-trot-2018-336355.aspx.

VNFU (Central Vietnam Farmer’s Union). (2021). New rural magazine – Farmer’s scientist links take off together. Ho Chi Minh City, Vietnam: Youth Publishing House.

CÂY LƯƠNG THỰC VIỆT NAM
#cltvn #Vietcassava tích hợp thông tin Phú Yên Online I Kết quả bước đầu trong chọn tạo giống sắn kháng bệnh xem tiếp tin và ảnh tại https://baophuyen.vn/79/310545/ket-qua-buoc-dau-trong-chon-tao-giong-san-moi-khang-benh.html

Đề tài khoa hc, công ngh cp tnh Nghiên cu chn to ging sn năng sut tinh bt cao, kháng được sâu bnh hi chính, phù hp vi điu kin sn xut ti tnh Phú Yên đang nhn được s quan tâm ca ngành Nông nghip, h dân trng sn và m ra nhiu trin vng cho cây sn Phú Yên.

Đài Truyền Hình Phú Yên Khoa học và Cuộc sống tháng 11/2023 “Nghiên cứu chọn tạo giống sắn năng suất tinh bột cao, kháng được sâu bệnh hại chính, phù hợp với điều kiện sản xuất tại tỉnh Phú Yên” https://youtu.be/gZZk9OL_4fg


KM568 năng suất tinh bột cao, kháng cao CMD CWBD, cây và củ kiểu hình lý tưởng

KM569 ăn ngon ruột vàng kháng khá CMD CWBD với KM568 năng suất tinh bột cao kháng cao CMD CWBD củ và cây chuẩn được lão Nông chấp nhận tuyển chọn

KM539 năng suất bột cao kháng cao CMD CWBD tuyển chọn dạng cây thấp ít phân nhánh

Cụ Bình với KM539-10 Đồng Xuân

Giống sắn HN1 năng suất tinh bột cao, kháng cao CMD CWBD nhưng nhược điểm cao cây dễ đổ ngã

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là thai-lan-nhieu-ban-quy.jpg

THÁI LAN NHIỀU BẠN QUÝ
Hoàng Kim


Tôi đã có trên mười lần qua Thái Lan. Đất nước con người Thái Lan thật thú vị nhưng tôi ấn tượng nhất là: 1) Bangkok Phanom Rung con đường di sản. 2) Sắn Việt và Sắn Thái, và 3) Thái Lan nhiều bạn quý. Bài viết này tôn vinh tình bạn cao quý. Năm tháng đi qua chỉ tình yêu ở lại. Lời chào từ Hoàng Kim Việt Nam gửi tới các bạn Chareinsak Rojanaridpiched and Suchada Rojanaridpiched; Watana Wattananon and Wipawan Suwanyotin; Peaingpen Sarawat; Piya Kittipadakul Boonmee Wattanaruangrong; Casava Kasetnakkak, Danai Suparhan; Klanarong Sriroth; Vich Vich; … Kazuo Kawano, Reinhardt Howeler, Jonathan Newby, Hernán Ceballos Lascano, Clair Hershey, Sheela Mn; Martin Fregene… Bài thơ “Sắn Việt và sắn Thái ” tôi viết ngày 12 5 1995 và viết tiếp năm 2020. Đó là sự trao đổi của Hoàng Kim với Casava Kasetnakkak https://hoangkimlong.wordpress.com/category/san-viet-va-san-thai/

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là thailantoiconhieubanoday2.jpg

Bangkok Phanom Rung con đường di sản

Bangkok là một điểm đến đặc biệt thú vị của du lịch châu Á. Bạn muốn hiểu rõ Bangkok trước hếp phải tìm hiểu khái quát về Thái Lan đất nước lịch sử văn hóa và con người. Du lịch công viên lịch sử Phnom Rung là một bổ khuyết tuyệt vời cho bạn của sự tìm tòi ấy. Danh sách di sản thế giới tại Thái Lan có địa chỉ: 1) Thành phố lịch sử Ayutthaya (1991) 2) Thị trấn lịch sử Sukhothai và các thị trấn lịch sử lân cận (1991); 3) Khu bảo tồn cuộc sống hoang dã ThungyaiHuai Kha Khaeng (1991); 4) Di chỉ khảo cổ Ban Chiang (1992); 5) Khu quần thể rừng Dong Phaya YenKhao Yai (2005). Công viên lịch sử Phanom Rung là một sự khai mở đặc biệt ấn tượng và yêu thích nhất mà tôi được trãi nghiệm trong lịch sử nhiều điểm đến tại Thái Lan.

Thứ nhất, nó là ngôi đền cổ tuyệt đẹp và thật huyền bí tại tỉnh Buriram vùng Isan của Thái Lan.  Phanom Rung (tiếng Thái là พนม รุ้ง), có tên đầy đủ là Prasat Hin Phanom Rung, là một tổ hợp lâu đài bằng đá của cụm đền Khmer nằm trên rặng núi lửa đã tắt ở độ cao 402 mét. Lâu đài đá Phanom Rung là viên ngọc di sản quý biểu tượng của Núi Kailash  Thiên Đường, được xây bằng đá sa thạch và laterit trong thế kỷ 10 đến thế kỷ 13, để thờ thần Shiva thuộc đạo Hindu. Đền này ý nghĩa tương tự đền Angkor mà tôi đã kể trong bài Lúa sắn Angkor).

Thứ hai đó là nơi Cục Mỹ thuật Thái Lan đã mất ròng rã 17 năm ròng (1971- 1988) để trùng tu quần thể này cho tử tế và đúng chuẩn và đã được chính thức mở cửa vào ngày 21 tháng 5 năm 1988 bởi hoàng tử Maha Chakri Sirindhorn. Chính phủ Thái năm 2005 cũng chính thức đệ trình UNESCO công nhận là di sản Thế giới. Câu chuyện này sôi động nhiều năm sau.

Thứ ba, Công viên lịch sử Phanom Rung nằm trên con đường di sản nối Băng kok với cụm lâu đài cổ nổi tiếng thế giới ở PhimaiAngkor, cùng với nhiều điểm đến khác của Thái Lan, Campuchia,  Lào và Việt Nam. Tôi tin chắc rằng Phanom Rung là điểm nhấn của cụm công trình lâu đài cổ tinh tế nhất, nguyên vẹn nhất và lớn nhất còn sót lại của Thái Lan. Câu chuyện lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ, khảo cổ học và tâm linh nơi Công viên lịch sử Phanom Rung là thật hay và rất đáng tìm hiểu.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là thailantoiconhieubanoday3.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là thailantoiconhieubanoday4.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là thailantoiconhieubanoday6.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là thailantoiconhieubanoday7.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là thailantoiconhieubanonoiay8.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là thailantoiconhieubanoday5.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là thao-thuc-2.jpg

Sắn Việt và Sắn Thái

Cassava and Vietnam: Now and Then (Sắn và Việt Nam: bây giờ và sau đó) của giáo sư tiến sĩ Kazuo Kawano, người Nhật, chuyên gia chọn giống sắn hàng đầu Thế giới, đã kể lại câu chuyện thành công sắn Việt Nam https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cassava-and-vietnam-now-and-then/. Cách mạng sắn Việt Nam là chuyện nhiều năm còn kể. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cach-mang-san-viet-nam/ Bạn tốt khó tìm, khó bỏ lại, và không thể quên lãng (Good friends are hard to find, harder to leave, and impossible to forget).

Giáo sư Kazuo Kawano và các thành viên Hãng phim NHK Nhật Bản đã ghi nhận hình ảnh đột phá “Cách mạng sắn ở Việt Nam”: Hai giống sắn chủ lực KM419 và KM94 tại hai tỉnh Đồng Nai và Tây Ninh năm 2009 đã đạt năng suất 27-30 tấn/ ha trên phạm vi toàn tỉnh, gấp ba lần năng suất sắn trước năm 2000. Hai giống sắn chủ lưc KM419 và KM94 chiếm lần lượt 38% và 31,7% tổng diện tích sắn Việt Nam (RTB Newsletter 2016. Assessment reveals that most cassava grown in Vietnam has a CIAT pedigree)

SanPhuYen1

Sắn Việt Nam bảo tồn và phát triển bền vững (Cassava Conservation and Sustainable Development in Viet Nam) đã đạt những kết quả ngoạn mục trong các thử nghiệm được tổ chức tại Tây Ninh, Phú Yên, Đắk Lắk, Đồng Nai, nơi mà nông dân sử dụng các công nghệ và phương pháp cải tiến tăng năng suất sắn từ 8,5 tấn / ha (năm 2000) lên 36 tấn / ha (năm 2015) , một sự gia tăng năng suất hơn 400 phần trăm (Hoàng Kim, Reinhardt Howeler, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Bạch Mai 2015); .Thông tin và hình ảnh tại đây

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là san-xuat-san-ben-vung-o-chau-a-1.jpg

Sách vàng nghề sắn: Sản xuất sắn bền vững ở châu Á đối với nhiều mục đích sử dụng và cho nhiều thị trường Reihardt Howeler (biên tập) và nhiều tác giả. CIAT 2015. (tại đây)

Sắn Việt Nam là câu chuyện thành công> Sự đồng hành với sắn Thái Lan là kinh nghiệm quý và bài học lớn.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là cassavaasia-and-cassavaviet.jpg
CassavaAsia and CassavaViet breeders, TTDI ThaiLand, 12th May, 1995

Săn Việt và Sắn Thái

I
Chuyện giống sắn năm 1995 (*)

Thao thức
Đêm nay đêm 12
Khoảnh khắc thời gian trầm lắng
Chút nữa là 13
Phút chuyển mình rất chậm.

Mọi người giờ này chắc đã ngủ say
Có ai đó còn thao thức?
Bản tin tiếng Anh cuối ngày
Điệu múa lân bang dìu dặt…

Ngày mai trở về Tổ Quốc
Đêm nay là đêm cuối cùng
Đi một ngày đàng học một sàng khôn
Buổi tối đi xa, ai nỡ ngủ.

Nghe thêm một bản tin thời sự
Lắng đọng thêm bài học nước ngoài
Tách trà đậm và say
Đêm nay khó ngủ.

Lặng nhìn qua của sổ
Ánh điện và ánh sao trời sáng lung linh
Đêm Thái Lan xáo động xô bồ và bình yên
Tội lỗi và thánh thiện.

Vẩn vơ nghĩ về số đếm
Mỉm cười con số 13
Là rủi , là may, là đến, hay đi
Thời gian không trở lại

Ai ơi đừng quên
Thời gian không trở lại.

Thời gian không trở lại bao giờ !
Phải sống hết lòng
và biết ước mơ
Cuộc sống là mỗi ngày cộng lại.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là kawano-and-asia-cassava-friends.jpg
Kazuo Kawano , Rayong ThaiLand, 8th May 1995
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là kim-in-rayong-12th-may-1995.jpg
Kim review and recommendation, Rayong, 12th May, 1995
Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là cassavaviet-friends-and-me.jpg
CassavaViet friends and me, TTDI, 10th May, 1995
Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là thai-lan-nhieu-ban-quy-10.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là wattana-wattananon-and-kim.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là thai-lan-nhieu-ban-quy-2c-ku72.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là thai-lan-nhieu-ban-quy-2.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là thai-lan-nhieu-ban-quy-1a.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là thai-lan-nhieu-ban-quy-2a.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là 2012-san-thai.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là thai-lan-nhieu-ban-quy-3b.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là howeler-ceballos-kim.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là p6160005.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là thai-visit-9.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là the-good-friend-of-cassava-farmers-in-asia.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là cau-chuyen-anh-thang-z.jpg

Vietnamese cassava and Thai cassava
Hoang Kim


Restlessness
Tonight night 12
The moment of time is quiet
A little more is 13
The transfer minutes are very slow.

Everyone must be asleep now
Does anyone still wake up?
English newsletter at the end of the day
Romantic dance dance …

Tomorrow return to the Homeland
Tonight is the last night
Take a day to learn a wise sieve
In the evening, far away, anyone could sleep.

Listen to a news report
Remaining more foreign lessons
Cup of dark tea and drunk
Tonight is hard to sleep.

Silently look through the window
The electric light and the starlight sky shone
Thai night stirred and peaceful
Sin and holiness

Thinking about countless numbers
Smiling number 13
It is risky, lucky, coming, or going
Time does not return

Who do not forget
Time does not return.

Time does not come back ever!
Must live wholeheartedly
and know the dream
Life is every day combined.

12th, May, 1995
Hoang Kim

HỮU LOAN THƠ HOA LÚA
Hoàng Kim


Cụ Hữu Loan nhà thơ Việt Nam sinh ngày 2 tháng 4 năm 1916, mất ngày 18 tháng 3 năm 2010, hưởng thọ 95 tuổi. Cụ để lại cho đời mười người con với hai bài thơ Hoa Lúa và Màu tím hoa sim với một bức chân dung truyền thần tuyệt đẹp là hình ảnh của một con người phúc hậu lương thiện với câu chuyện huyền thoại ‘ bận làm người nên chưa có thời gian làm nhà’. “Màu tím hoa sim” thơ Hữu Loan viết tặng cho người vợ đầu Lê Đỗ Thị Ninh, mất khi mới 16 tuổi do chết đuối. “Hoa Lúa” thơ Hữu Loan viết tặng cho người vợ sau là Phạm Thị Nhu một nông dân hiền lương mà ông chung sống đến năm ông 95 tuổi và đã có với bà mười người con. Nhà thơ Hữu Thỉnh đã cảm phục viết lời tiễn biệt “Ông ra đi thanh nhàn, nhẹ nhõm và mãn nguyện như vừa chở xong một chuyến xe đá giữa bà con xóm giềng”. Tôi chép lại bài thơ “Hoa Lúa” của Cụ . Hữu Loan thơ Hoa Lúa lắng đọng sâu sắc trong lòng tôi .

HOA LÚA
Hữu Loan

Em là con gái đồng xanh
Tóc dài vương hoa lúa
Đôi mắt em mang chân trời quê cũ
Giếng ngọt, cây đa
Anh khát tình quê ta trong mắt em thăm thẳm
Nhạc quê hương say đắm
Trong lời em từng lời
Tiếng quê hương muôn đời và tiếng em là một.

Em ca giữa đồng xanh bát ngát
Anh nghe quê ta sống lại hội mùa
Có vật trụi, đánh đu, kéo hẹ, đánh cờ
Có dân ca quan họ
Trai thôn Thượng, gái thôn Đoài hai bên gặp gỡ
Cầm tay trao một miếng trầu
Yêu nhau cởi áo cho nhau
Về nhà dối mẹ qua cầu gió bay.

Quê hương ta núi ngất, sông đầy
Bát ngát làng tre, ruộng lúa
Em gái quê hương mang hình ảnh quê hương
Xa em năm nhớ, gần em mười thương
Còn bàn tay em còn quê hương mãi
Em mang nguồn ân ái
Căng ngực trẻ hai mươi
Và trong mắt biếc nhìn anh
Em gái quê si tình
Chưa bao giờ được yêu đương trọn vẹn…

Anh yêu em muôn vàn như quê ta bất diệt
Quê hương ta ơi từ nay càng đẹp
Tình yêu ta ơi từ nay càng sâu
Ta đi đầu sát bên đầu
Mắt em thăm thẳm đựng màu quê hương.

(1955)

HOA BÌNH MINH HOA LÚA

Sớm xuân cuối đêm lạnh
Tỉnh thức Hoa Bình Minh
Nắng ban mai đầy cửa
Ngày bình an tuyệt vời.

HOA BÌNH MINH HOA LÚA

Xếp lại những ngày êm ả
Về nơi tịch lặng chốn này
Điện thoại không chuông không rung
Không email không face book
Ta nghe ngày chầm chậm buông.

Mờ tỏ mồn một đêm thiêng
Tiếng cá đớp sao trườn biển
Bạch Ngọc ẩn vào Linh Ứng
Đất trời thăm thẳm mênh mông.
Em lắng hương dìu dịu thơm.

Tỉnh thức ban mai hồng lên
Sao Kim lẫn vào biển sớm
Hoàng Thành thấp thoáng chốn xa
Trúc Lâm hương rừng và biển
Đất trời rạng HOA BÌNH MINH

THIỀN ĐỘNG tư duy tích cực
Hãy là chính mình THUNG DUNG.


Hoàng Kim

HOA BÌNH MINH GIA AN

Nhạc xuân mừng cháu bé.
Gia An nối Bình Minh.
Niềm vui ngời ngày mới.
Nụ cười thơm đêm yên.

(*) Nắng ban mai Hoàng Gia An sinh ngày 23 tháng 2 năm 2017 thứ Năm, nhằm ngày 27 tháng Giêng (1) năm Đinh Dậu (1,4) tháng Nhâm Dần (0,6) ngày Tân Tỵ (0,7) giờ Mậu Tý (1,6) lúc 10 giờ 10 phút (4,3) Lập Xuân mồng 7 Vũ Thủy ngày 23.

HOA LÚA GIỮA ĐỒNG XUÂN

Bao năm Trường Viện là nhà
Sắn khoai ngô lúa đều là thịt xương
Một đời người một rừng cây
Thầy ươm giống tốt để mai thành rừng.

Con theo Người nguyện làm Hoa Lúa
Bưng bát cơm đầy quý giọt mồ hôi
Trọn đời vì Dân mến thương hạt gạo
Hoa quê hương hạt ngọc trắng ngần.


Con thăm Thầy lên non thiêng Yên Tử
Về đất lành Chùa Ráng giữa đồng xuân

“Mưa thuận gió hòa chăm bón đúng
Nhân tươi quả tốt được thu nhiều”


Lẫn với cỏ không tranh đua hương vị
Không màng ngôi ngự trị các loài hoa
Hoa Lúa đượm hồn quê dung dị
Quên sắc hương để lộng lẫy Hoa Người ! ” (**)

Con nguyện ước nối đời theo hạt gạo
Chén cơm ngon thơm bếp lửa gia đình
Thầy Trò cùng chung tay làm việc thiện
Sống trọn tình với giấc mơ xanh.


Hoàng Kim

(*) Chùa Giáng giữa đồng xuân. Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ viết “Mưa thuận gió hòa chăm bón đúng. Nhân tươi quả tốt được thu nhiều” và ấn chứng bạch ngọc (hạt gạo trắng ngần) cho người có tâm nguyện theo nghề nông. Đại sư sinh ngày 12 tháng 4 năm 1917 nay đã trãi trên 103 tuổi (2019), từng nói: “Sống ở trên đời này được bao nhiêu năm, theo tôi, không phải là thước đo giá trị của đời người. Con rùa nó sống hàng ngàn năm thì đã sao? Vấn đề là sống để thực hiện sứ mệnh gì, mang lại lợi ích gì cho Đời, cho Đạo, ngài Trần Nhân Tông chỉ ở đời có 51 năm, Ngài Pháp Loa có 47 năm mà công nghiệm thì bất khả tư nghì. Tôi trụ thế đến nay.( …) nghiệp là tu hành, nuôi thân thể chủ yếu bằng nghề làm ruộng, chưa từng dám lạm dụng một bát gạo, một đồng tiền của tín thí thập phương, khi nào chư Phật, chư Tổ cho gọi thì về thôi” . Đại sư Thích Phổ Tuệ là người đóng góp nhiều công trình nghiên cứu, biên soạn, dịch thuật về Phật học như: Đại từ điển Phật học, Đại Luật, Đại tạng kinh Việt Nam, Đề cương Kinh Pháp Hoa, Kinh Bách Dụ, Phật Tổ Tam Kinh, Phật học là tuệ học.Thiền sư Thích Phổ Tuệ là đệ Tam pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam. chùm ảnh chọn lọc của HK, xem tiếp
(**) Thơ Dương Phượng Toại

VỊ TƯỚNG CỦA LÒNG DÂN

Vị tướng người Thầy dạy sử xanh
Trọn đời trung hiếu chí anh minh
Văn Võ song toàn lòng dân mến
Nguyên Giáp công thành đức hiếu sinh.


Hoàng Kim
xem tiếp Vị tướng của lòng dân

Con đường mà nhiều người lính chúng tôi lựa chọn sau chiến tranh là về lại trường xưa để học tiếp, làm Thầy nghề nông chiến sĩ. Nghiên cứu tuyển chọn giống cây trồng tốt và kỹ thuật canh tác tiến bộ thích hợp điều kiện Việt Nam, góp phần nâng cao năng suất chất lượng cây trồng, thu nhập đời sống và sinh kế cho người nông dân, góp sức đào tạo đội ngũ khoa học cây trồng

SÁNG MÃI NGỌC LƯU LY

Pho tượng Ngọc Quan Âm
Bài đồng dao huyền thoại
Đường xuân đời quên tuổi
Ngày mới Ngọc cho đời

Tôi biết pho tượng Ngọc Quan Âm và định kể câu chuyện này theo trình tự bố cục chặt của lối viết khoa học, cô lập tách biệt chuyện nhỏ gọn gàng dễ hiểu, để có một món quà quê nhân mùa Rằm Đản Sinh gửi tới quý thầy bạn. Nhưng thật lạ lùng, không hiểu sao, có một nghiệp lực vô hình mạnh mẽ cuốn hút tôi, mách bảo và khai mở cho tôi khuyên rằng vừa noi lối cũ vừa cần tiếp hợp mới. Tôi hào hứng mở đầu với sự chia sẻ bài viết ‘Người giàu và người nghèo‘ của Elon Musk do anh Nguyễn Văn Bộ, “Thầy bạn trong đời tôi” kể tại “Mưa tháng Năm nhớ bạn”. Câu chuyện ấy ở đây: https://hoangkimlong.wordpress.com/category/mua-thang-nam-nho-ban/ và được tích hợp trong năm bài “Pho tượng Ngọc Quan Âm” tại đây https://hoangkimlong.wordpress.com/category/pho-tuong-ngoc-quan-am/


SÓC TRĂNG LƯƠNG ĐỊNH CỦA

Mai Hạc vầng trăng soi
Sóc Trăng Lương Định Của
Chuyện thầy Tôn Thất Trình
Thầy Quyền thâm canh lúa


Thầy lúa Bùi Bá Bổng
Lúa siêu xanh Hòa Bình
Lúa siêu xanh Việt Nam
Đêm Yên Tử Hoàng Kim.

Cánh cò bay trong mơ
Con đường lúa gạo Việt
Thầy nghề nông chiến sĩ
Hoa Đất thương lời hiền

Việt Nam con đường xanh
Gạo Việt và thương hiệu
Hồ Quang Cua gạo ST
Đáy đại dương là ngọc


Đêm lạnh nhớ Đào Công.
Thiền Sư Lão Nông Tăng
Ngày xuân đọc Trạng Trình
#Thungdung #vietnamhoc


Hoàng Kim

Thương nhớ Bác Nakamura Nobuco, Phu nhân cố GS. Bác sĩ nông học Lương Định Của!

Sóc Trăng Lương Định Của
Lão sư Nakamura Nobuco
Con đường lúa gạo Việt
Hoa Đất thương người hiền

Kim Notes lắng ghi chú, mỗi câu một đường dẫn, là ẩn ngữ thông tin; xem tiếp
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/soc-trang-luong-dinh-cua-2/

Chúng tôi ngậm ngãi tìm trầm, noi theo dấu chận của Người mà tôi rất mực tin tưởng và kính trọng. Rốt cục trăng rằm đêm ấy tôi chứng kiến hai chuyện lạ; Ruộng lúa Đại Ngãi, Trường Khánh xanh ngát dưới ánh trăng; 7g30 tối mà sáng rõ như ban ngày; với việc anh Bùi Bá Bổng, anh Hồ Quang Cua, anh Nguyễn An Tiêm với mọi người năn nỉ mời tôi quay trở lại Sóc Trăng. Tôi thật không đành lòng nên dẫu đường xa vẫn quay xe trở lại. Và tất cả trái cây trong bàn tiệc lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng mời cơm đoàn chuyên gia Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cuối cùng được dồn hết cho người tới muộn để ‘mang về nhà làm quà cho người thân’ giống hệt như giỏ trái cây vú sữa mà chị Thương Nga Tran mến gửi hôm nay. Ai nói lộc trầm hương của A Na bà chúa Ngọc là không có thật? .


Khi chia sẻ cảm nhận với anh Nguyễn Hồng Quang về câu chuyện “Đây con sông Hậu” của bạn quý Chiêm Lưu Huy. Tôi kể Nguyễn Khải thầy văn Việt rằng vụ Nguyễn Khải lúc sinh thời đã chiêm nghiệm: “Trong gần bảy chục năm sống, tôi không phàn nàn bất cứ đoạn đời nào, những năm tháng nào. Có cái trước thì mới có cái sau, có cái này mới có cái kia. Tôi quan niệm khiếm khuyết là điềm lành, không có gì phải lo nhiều; hoàn toàn là điềm dữ, không chuẩn bị trước thì tai họa có ngày. Mươi năm trở lại đây tôi đã có ý thức điều chỉnh lại cách sống của mình, cố gắng sống thật tử tế, thật đàng hoàng. Bớt đi được một nửa những cái chưa tử tế cũng là tốt rồi. Tôi tự đánh giá là một cây bút nhẫn nại trong cái nghề của mình, chứ không phải là một cây bút tài hoa, có tài bẩm sinh. Nếu không có cuộc Cách mạng Tháng Tám và hai cuộc kháng chiến thì tôi chỉ là một kẻ vô danh, chứ không thể làm được gì nên chuyện. Cho nên chế độ chính trị hiện nay dẫu có bao nhiêu thiếu sót, có bao nhiêu chuyện đáng buồn, đáng giận, tôi vẫn gắn bó máu thịt với hôm nay. Những cái làm được là kỳ tích của dân tộc, chuộc lại những lỗi lầm trong quá khứ, (Đi tìm cái tôi đã mất ) đưa nước Việt Nam, người Việt Nam sang thế kỷ 21″. ““Tôi viết vậy thì tôi tồn tại! Viết văn không chỉ do nhu cầu kiếm sống, viết văn cũng không chỉ do những bức xúc khôn khuây của cá nhân, mà viết còn là mong muốn được trao trở về với cái vô hạn”. “Trên cuộc đời không có bước đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải vượt qua được những ranh giới ấy” . Tôi Kim Hoàng thật tâm đắc điều này, khi đang đúc kết “Ngày mới Ngọc cho đời” và “Pho tượng Ngọc Quan Âm” , chẳng qua mình chưa thấu suốt và khai mở đầy đủ đó thôi”

Anh Nguyễn Hồng Quang đồng tình và viết rằng :@Kim Hoàng hồi tưởng lại cuối những năm 80 (thế kỷ trước) đất nước như đang trên bờ vực, lúc đó có người nói: “ai cứu được đất nước này”. Sau 30 năm đổi mới đất nước ta có được vị thế như ngày hôm nay, nghĩ mà mừng đến rơi nước mắt. Thể chế nào cũng vậy, xã hội nào cũng vậy trên con đường tiến lên phía trước luôn tiếp nhận và giải quyết các vấn đề do thực tiễn cuộc sống đặt ra. Tôi tin rằng đất nước ta sẽ bước nên đài vinh quang sánh vai với các quốc gia hùng mạnh.
.
Tôi đã trả lời: @anh Nguyễn Hồng Quang quý mến. Kim Hoàng tiếc thương Thầy Cô ngậm ngãi tìm trầm. Chúng mình là lớp hậu sinh đi theo con đường đó. Hôm nay, đọc lại ‘Sự cao quý thầm lặng‘, mình thực ao ước được nối dài chuyện kể ‘Pho tượng Ngọc Quan Âm‘. Tâm đức, số phận và duyên may cả anh ạ. Mấy ai ngậm ngãi tìm trầm mà lưu được trầm hương đâu.

Nguyễn Hồng Quang Chiêm Lưu Huy đều có “Mười năm ở Bạc Liêu” để đến hôm nay 30 năm nhìn lại. Tôi thì trên 40 năm theo đuổi #cltvn Cây Lương thực Việt Nam. Tôi có câu chuyện dài ‘Sắn Việt và sắn Thái’ . Con trai tôi Hoàng Long có trên 10 năm theo đuổi “Lúa siêu xanh Việt Nam”, và nay vẫn đang loay hoay dạy và học cây lương thực. Đó đều là những câu chuyện ngậm ngãi tìm trầm, nhưng mục đích chẳng phải tìm kiếm giàu sang, hư danh, tham lợi danh mà hóa hổ.Viết lại bài học sự chiêm nghiệm cũng là sự noi đường sáng,


Trở về trang chính

Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365 Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on Twitter

Chào ngày mới 11 tháng 5


PHO TƯỢNG NGỌC QUAN ÂM

Mẹ công đức trên đài sen tĩnh lặng
Con ơn Người trong cõi phúc #annhiên


Đêm Vu Lan lắng bài thơ đi học
Thấm nhọc nhằn củ sắn củ khoai
Nhớ tay Chị gối đầu khi Mẹ mất
Thương lời Cha căn dặn học làm Người


Pho tượng Ngọc Quan Âm
Bài đồng dao huyền thoại
Sáng mãi Ngọc lưu ly
Đường xuân đời quên tuổi


Chuyện ngậm ngãi tìm trầm
Ngày mới Ngọc cho đời
Cuối dòng sông là biển
Giấc mơ lành yêu thương

Bạch Ngọc Hoàng Kim

Nhớ Mẹ mùa Đản sinh, ngắm pho tượng Ngọc Quan Âm, tôi tâm đắc với bài thơ của chính mình với các đường dẫn truyện trên đây, và thấm thía lời trao đổi của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

1. Khi còn trẻ, ta thường nghĩ rằng: Biết níu giữ là khôn ngoan. Nhưng khi đã già, ta mới nhận ra rằng: Biết buông bỏ mới là trí tuệ!

2. Khi còn trẻ, ta thường nghĩ rằng: Người giàu có là người lấy về rất nhiều. Nhưng khi đã già, ta mới biết rằng: Người giàu có là người cho đi rất lớn!

3. Khi còn trẻ, ta thường nghĩ rằng: Mạnh mẽ là vượt qua người khác. Nhưng khi đã già, ta mới biết rằng: Mạnh mẽ là vượt qua chính mình!

4. Khi còn trẻ, ta thường nghĩ rằng: Kẻ nói nhiều là kẻ thông minh. Nhưng khi đã già, ta mới biết rằng: Người biết lắng nghe mới là người thông thái!

5. Khi còn trẻ, ta thường nghĩ rằng: Nếu ta thắng phải hơn người thua. Nhưng khi đã già, ta mới biết rằng: Đến nơi là mọi người cùng thắng!

6. Khi còn trẻ, ta thường muốn sống thật lâu. Nhưng khi đã già, ta muốn sống sao cho có ý nghĩa với cuộc đời!

7. Khi còn trẻ, ta thường muốn người khác chấp nhận mình. Nhưng khi đã già, ta nhận ra rằng: Chỉ cần mình chấp nhận mình là đủ!

8. Khi còn trẻ, ta mong muốn thay đổi cả thế giới. Nhưng khi đã già, ta mong muốn thay đổi chỉ bản thân mình mà thôi!

9. Khi còn trẻ, ta thường nghĩ rằng: Khi trưởng thành, ta sẽ không còn bị tổn thương. Nhưng khi đã già, ta mới biết rằng: Trưởng thành là biết điều chỉnh tiếng khóc về chế độ im lặng!

10. Và khi còn trẻ, ta thường nghĩ rằng: Có tiền sẽ có tình yêu, có vật chất, người ta sẽ yêu quý… Nhưng khi đã già, ta mới biết rằng: Lương thiện bạn sẽ có mọi trái tim

Vợ chồng tôi dặn con: Nhà mình có năm gia bảo quý: An Viên Ngọc Phương Nam, An Viên Ngọc Quan Âm, Pho tượng Ngọc Quan Âm, Nhà 161A Võ Văn Tần, Bàn ăn học và giường ngủ. Đó là năm chuyện đời người. Pho tượng Ngọc Quan Âm ở nơi cao nhất, tôn kính nhất, tĩnh lặng nhất nhà mình;

NhoMeCha

TỈNH THỨC CÙNG THÁNG NĂM
Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim
#Nhàtôi
; #banmai; #htn365; #ana; #Thungdung#dayvahoc, #vietnamhoc;  #cnm365;  #cltvn; #đẹpvàhay; #lvn365 https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-11-thang-5/ & https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-11-thang-5

CNM365 Tình yêu cuộc sống: Những trang văn đọc lại; Pho tượng Ngọc Quan Âm; Đường xuân đời quên tuổi; Đỗ Phủ thương đọc lại; Mưa lành mùa yêu thương; Sông Mekong tin nổi bật; Tỉnh thức cùng tháng năm; Lev Tonstoy năm kiệt tác; Chuyện thầy Nguyễn Tử Siêm; Thế giới trong mắt ai; Bài thơ Viên đá Thời gian; Lời Thầy dặn thung dung; Nông nghiệp Việt trăm năm; Vị tướng của lòng dân; Sắn Việt Nam và Kawano ; Châu Mỹ chuyện không quên ; TTC Group Sen vào hè; Vị tướng của lòng dân ; Trời nhân loại mênh mông ; Gạo Việt và thương hiệu ; Tagore Thánh sư Ấn Độ ; Hoa Hồng Ngọc Quan Âm ; Huế có Thiên Thụ Sơn ; Ta về với Linh Giang ; Làng Minh Lệ quê tôi ; Châu Mỹ chuyện không quên ; Nguyễn Du là bậc anh hùng; Tô Đông Pha Tây Hồ ; Hoàng Long cây lương thực ; Nguyễn Du Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du trăng huyền thoại ; Việt Nam Tổ Quốc tôi; Việt Nam con đường xanh; Thế giới trong mắt ai ; Lúa siêu xanh Việt Nam ; Tiến bộ giống sắn Việt Nam; Sắn Việt Nam ngày nay; Nguyễn Du trăng huyền thoại; Trời nhân loại mênh mông; Tagore Thánh sư Ấn Độ; Hoa Hồng Ngọc Quan Âm; Huế có Thiên Thụ Sơn; Ta về với Linh Giang ; Làng Minh Lệ quê tôi; Châu Mỹ chuyện không quên; Nguyễn Du là bậc anh hùng; Tô Đông Pha Tây Hồ; Đền Kiếp Bạc Côn Sơn; Dám đánh và quyết thắng; Kim Notes lắng ghi chú; Phục Sinh Bình Minh An; Giấc mơ đời vẫn thực; Sóng yêu thương vỗ mãi; Sơn La núi báu vật; Ngụ ngôn cho người lớn; Huế có Thiên Thụ Sơn; Ta về với Linh Giang ; Làng Minh Lệ quê tôi ; Châu Mỹ chuyện không quên ; Một gia đình yêu thương ; Nguyễn Du là bậc anh hùng; Tô Đông Pha Tây Hồ ; Lời Thầy dặn thung dung; Sớm hè líu ríu xuân Hoàng Long cây lương thực ; Một gia đình yêu thương; Nguyễn Du Hồ Xuân Hương, Dưỡng mầm xanh phương Nam; Việt Nam Tổ Quốc tôi; Việt Nam con đường xanh; Cách đánh của Việt Nam; Thế giới trong mắt ai ; Chỉ tình yêu ở lại ; Mưa lành và lúa xuân; Lúa siêu xanh Việt Nam ;Tiến bộ giống sắn Việt Nam; Lào hoa trắng nắng Mekong; Đẹp và Hay Học Mãi; Suy tư sông Dương Tử; Trung Tân mừng ngày mới; Thế giới trong mắt ai; Vui đến chốn thung dung; Việt Nam con đường xanh; Hoàng Trung Trực đời lính; Thơ viết bên thác Iguazu; Cuối dòng sông là biển, Sự cao quý thầm lặng; Nghị lực và Ơn Thầy; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Nhớ kỷ niệm một thời; Nhớ lại và suy ngẫm; Trường tôi nôi yêu thương; Lời Thầy dặn thung dung; Con đường xanh yêu thương; Bảo tồn và phát triển sắn; Tiến bộ giống sắn Việt Nam; Giống sắn KM140 giải VIFOTEC; Hoa và Ong Hoa Người; Những trang văn thắp lửa; Bài ca Trường Quảng Trạch; Bài thơ Viên đá Thời gian; Thầy Hiếu đêm giáng sinh; Bóng hạc chốn xa xôi; Lời thương; Thế giới trong mắt ai; Cách mạng sắn Việt Nam; Bạch Ngọc Đông Hòa bạn quý; Tỉnh thức cùng tháng năm; Ban Mai Bình Minh An Tỉnh thức nhớ Viên Minh; Vĩ Dạ thương Miên Thẩm; Bay lên nào Hải Âu; Sơn Nam ông già Nam Bộ; Sơn Nam và Bùi Giáng; Chỉ tình yêu ở lại ; Về với vùng cát đá ; Thầy giáo già trước biển; Mưa lành và lúa xuân; Lúa siêu xanh Việt Nam ; Tiến bộ giống sắn Việt Nam; Sắn Việt Nam ngày nay; Hoàng Long thơ về Mẹ; Thung dung đời quên tuổi; Nhớ lời vàng Albert Einstein; Trần Văn Trà bóng hạc; Thiên đường này đâu quá xa; Qua Waterloo nhớ Scott; Lên đỉnh Thiên Môn Sơn; Gạo Việt và thương hiệu; Thăm nhà cũ của Darwin; Về; Nghĩa Lĩnh Đền Hùng; Dẻo thơm hạt ngọc Việt, Trần Khánh Dư vẹn kiếp; Ăn cháo nói càn khôn; Nhớ quên khúc nhạc vui; Mười thói quen mỗi ngày; Nguyễn Hàm Ninh Thầy Vua; Ngắm ‘ngõ nhà lão Hâm’; Kim Notes lắng ghi chú; Đọc ’50 năm nhớ lại’; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Giống lúa siêu xanh GSR65; Tháng Tư chuyện không quên; Phục sinh giữa tối sáng; Việt Nam con đường xanh; Đêm khúc nhạc thanh bình; Thầy bạn trong đời tôi; Tiến bộ giống sắn Việt Nam ; Sắn Việt Nam ngày nay ; Giống khoai lang Việt Nam; Thành tâm với chính mình; Trường tôi nôi yêu thương, Về Trường để nhớ thương; Minh triết Thomas Jefferson; Chuyện đồng dao cho em; Chuyện cổ tích người lớn; Lời dặn của Thánh Trần; Nhớ thầy Tôn Thất Trình; Chuyện thầy Tôn Thất Trình; Tâm Đạo chuyện trăm năm; Đến với Tây Nguyên mới, Ban mai chào ngày mới; Khi hoa bằng lăng nở; Nhà tôi chốn thung dung; Kuma DCj & Hoàng Thảo; Minh triết của đức Phật; Đền Bà Chúa Thượng Ngàn; Đi dưới trời minh triết; Yên Lãng Hồ Chí Minh; Tản mạn nhớ và quên; Làng Minh Lệ quê tôi; Chuyện ngậm ngãi tìm trầm; Chuyện muôn năm còn kể; Lên Trúc Lâm Yên Tử; Lời ru nhớ núi sông; Đến với Tây Nguyên mới ; Câu cá bên dòng  Sêrêpôk; Tỉnh thức cùng tháng năm; Mưa xuân Kim và Thủy; Chuyện sao Kim kỳ thú; Sông Hoàng Long chảy hoài; Sông Kỳ Lộ Phú Yên; Mưa xuân trong mắt ai; Tháng Ba hoa gạo nở; Việt Nam con đường xanh; Đọc lại và suy ngẫm; Mây lành Phổ Đà Sơn; Kim Notes lắng ghi chú; Gia Cát Mã Tiền  Khóa; Trung Quốc một suy ngẫm; Nhớ Ông Bà Cậu Mợ; Có một ngày như thế; Phục sinh giữa tối sáng; Nam tiến của người Việt; Nhà tôi giấc mơ xanh; Cao Biền trong sử Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Nhà tôi giấc mơ xanh; Tô Đông Pha Tây Hồ; Thượng Đức thương nhìn lại; Những trang văn thắp lửa; Thơ vui những ngày nhàn; Bill Gates học để làm; Minh triết sống phúc hậu; Giống khoai lang Việt Nam; Sắn Việt Nam ngày nay; Vietnamese Cassava Today; Hồ Lắk Đình Lạc Giao; Ngày Quốc tế Hạnh phúc; Chim Phượng về làm tổ; Chốn vườn thiêng cổ tích; Trân trọng Ngọc riêng mình; Bảo tồn và phát triển sắn; Về miền Tây yêu thương; Trần Công Khanh ngày mới; Mark Zuckerberg và FB ; Chuyện đồng dao cho em; Đến với Tây Nguyên mới; Thương Kim Thiếp Vũ Môn.Nghỉ ngơi nhàn tĩnh dưỡng; Trần Công Khanh ngày mới;Selma Nobel văn học; Thầy Quyền thâm canh lúa; Chuyện ngày sinh của Thủy;Một gia đình yêu thương; Thành kính lưu lời thương; Nhớ ông bà cậu mợ; Một niềm tin thắp lửa;Minh triết sống phúc hậu; Truyện vua Solomon; Đến với Tây Nguyên mới; Hồ Lắk Đình Lạc Giao; Thương Kim Thiết Vũ Môn; IAS đường tới trăm năm; Nông nghiệp Việt trăm năm; Quản lý đất đai Việt Nam; Nam Tiến của người Việt; Mẹ tắm mát đời con; Bóng hạc chốn xa xôi; Hồ Lắk Đình Lạc Giao; Cánh cò bay trong mơ; Vào Tràng An Bái Đính; Sông Hoàng Long chảy hoài; Nguồn Son nối Phong Nha; #An nhiên; Đến với Tây Nguyên mới; Thương Kim Thiết Vũ Môn; Nguyễn Huy Thiệp lắng đọng;Đặng Dung thơ Cảm hoài; Đồng hành cùng đi tới; Giống khoai lang Việt Nam; Thương Kim Thiếp Vũ Môn; Quảng Bình đất và người; Thơ văn thầy Hồ Ngọc Diệp; Chuyện cổ tích người lớn; Cuối dòng sông là biển; Thầy nghề nông chiến sĩ; Đọc lại và suy ngẫm; Thương Kim Thiếp Vũ Môn; Giống khoai lang Việt Nam; Việt Nam con đường xanh; Đọc lại và suy ngẫm; Mây lành Phổ Đà Sơn; Cao Biền trong sử Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Nhà tôi giấc mơ xanh;Phạm Hồng Đức Phước ca cao; Cao Biền trong sử Việt;Trời nhân loại mênh mông; Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay; Thầy bạn trong đời tôi; Cuối dòng sông là biển;. Phục sinh giữa tối sáng; Nam tiến của người Việt; Gia Cát Mã Tiền Khóa; Kim Notes lắng ghi chú; Gia Cát Mã Tiền Khóa;Sông Kỳ Lộ Phú Yên; Châu Văn Tiếp Phú Yên; Chọn giống sắn Việt Nam; Ngọc Phương Nam ngày mới; Nghê Việt am Ngọa Vân; Phục sinh giữa tối sáng; Lê Phụng Hiểu ruộng thác đao; Thầy bạn trong đời tôi; Bóng hạc chốn xa xôi; Giống khoai lang Việt Nam; Chuyện thầy Lê Quý Kha; Lên Việt Bắc điểm hẹn ; Tiếng Việt lung linh sáng; Bài thơ Viên đá Thời gian; Kim Notes lắng ghi chú; Gia Cát Mã Tiền  Khóa; Minh triết sống phúc hậu; Thung dung dạy và học; Thầy bạn trong đời tôi; Trịnh Công Sơn lắng đọng; Dạo chơi non nước Việt; Minh triết cho mỗi ngày; Địa chỉ xanh Ấn Độ; Vườn Quốc gia Việt Nam; Tĩnh lặng cùng với Osho; Đi thuyền trên Trường Giang; Đến với Tây Nguyên mới; Bài thơ Viên đá Thời gian; Đợi anh ngày trở lại; Chốn thiêng; Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc; Sắn Việt Nam ngày nay; Chung sức trên đường xuân; Vietnamese cassava today; Đỗ Hoàng Phong chiều xuân; Hồ Văn Thiện bóng chiều; Walt Disney người bạn lớn; 24 tiết khí lịch nhà nông; Lời thương; Giống lạc HL25 Việt Ấn; Thầy Tuấn kinh tế hộ; Thầy Tuấn trong lòng tôi; Địa chỉ xanh Ấn Độ; Chuyện cổ tích người lớn; Giống khoai lang Việt Nam; Nguyễn Hiến Lê sao sáng; Xanh một trời hi vọng; Về miền Tây yêu thương; Nơi một trời thương nhớ; Nông lịch tiết Thanh Minh; 24 tiết khí nông lịch; Ngày xuân đọc Trạng Trình; Nhớ thầy Trần Ngọc Ngoạn; Chốn thiêng; Thế giới trong mắt ai; Việt Nam con đường xanh; Nông nghiệp công nghệ cao; Phạm Quang Khánh Hoa Đất; Sông Mekong tin nổi bật; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Chín điều lành hạnh phúc; Đến với bài thơ hay; Nụ tầm xuân mùa xuân ; Về miền Tây yêu thương; Nơi một trời thương nhớ; Nông lịch tiết Thanh Minh; Tốt gỗ chẳng cần sơn; Ngày xuân đọc Trạng Trình; Nhớ thầy Trần Ngọc Ngoạn; Chốn thiêng; Thế giới trong mắt ai; Nông nghiệp công nghệ cao; Việt Nam con đường xanh; Thầy bạn trong đời tôi. Bill Gates học để làm Chuyện cổ tích người lớn. Thương Kim Thiếp Vũ Môn; Nhớ lời thề cỏ May, Vui quà tặng cuộc sống

Ngày 11 tháng 5 Ngày của Mẹ tại nhiều quốc gia. Ngày 11 tháng 5 năm 1949, Xiêm chính thức đổi quốc hiệu sang Thái Lan lần thứ nhì, quốc hiệu này được sử dụng liên tục cho đến nay Ngày 11 tháng 5 năm 330, thành phố Nova Roma (Tân La Mã) được chính thức thành thủ đô đổi tên từ thành Byzantium do Constantinus Đại đế quyết định.

Bài chọn lọc ngày 11 tháng 5: Cầu trời nối mẹ cha xưa; Rằm Đản Sinh Nhớ Mẹ; Mưa lành mùa yêu thương ; Yến Thanh lưu chùa cổ; Kim Notes lắng ghi chú; Lev Tonstoy năm kiệt tác; Ngày của Mẹ, Cầu Trời nối Mẹ Cha xưa; Một gia đình yêu thương; Hoàng Ngọc Dộ khát vọng; Hoàng Long thơ về Mẹ; Thái Lan nhiều bạn quý; Pho tượng Ngọc Quan Âm; Học với chữ Hán Nôm; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-11-thang-5/ và và https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-11-thang-5/

NhoMeCha

CẦU TRỜI NỐI MẸ CHA XƯA

Cầu trời nối mẹ cha xưa
Mưa dày thấm đất, nắng thưa thấu trời
Lời thương giao cảm lòng người
Ngày của Mẹ suốt trọn đời trong con.


Hoàng Kim

RẰM ĐẢN SINH NHỚ MẸ

Đêm Vu Lan nhớ bài thơ đi học
Thấm nhọc nhằn củ sắn, củ khoai
Nhớ tay Chị gối đầu khi Mẹ mất
Thương lời Cha căn dặn học làm Người…

Hoàng Kim

Chùm thơ Rằm Đản Sinh Nhớ Mẹ 8 -15 tháng 5 bảo tồn và phát triển tại Thơ Tứ tuyệt Hoàng Kim https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tho-tu-tuyet-hoang-kim và Ngày mới Ngọc cho đời https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ngay-moi-ngoc-cho-doi/

HOÀNG NGỌC DỘ KHÁT VỌNG
Hoàng Ngọc Dộ và Hoàng Kim


Hoàng Ngọc Dộ (1937-1994) là nhà giáo. Ông quê ở xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch (nay là thị xã Ba Đồn), tỉnh Quảng Bình. Mẹ mất sớm. Nhà nghèo. Cha bị bom Mỹ giết hại. Ông đã nổ lực nuôi dạy các em vượt qua gian khổ, nghèo đói và chiến tranh để vươn lên trở thành những gia đình thành đạt và hạnh phúc. Gương nghị lực vượt khó hiếm thấy, ăn ngày một bữa suốt năm năm, nuôi hai em vào đại học với sự cưu mang của thầy bạn và xã hội đã một thời lay động sâu xa tình cảm thầy trò Trường Cấp Ba Bắc Quảng trạch (Quảng Bình). Ông mất sớm, hiện còn lưu lại gần 100 bài thơ. Lời thơ trong sáng, xúc động, ám ảnh, có giá trị khích lệ những em học sinh nhà nghèo, hiếu học. Anh Hai Hoàng Ngọc Dộ cũng là người Thầy dạy học đầu tiên cho Hoàng Kim: “Dặn con cháu khiêm nhu cần kiệm”; “Cảnh mãi đeo người được đâu em Hết khổ, hết cay, hết vận hèn Nghiệp sáng đèn giời đà chỉ rõ Rồi đây cay đắng chẳng buồn chen”; ”Không vì danh lợi đua chen. Thù nhà nợ nước quyết rèn bản thân”; “Soi mặt mình trong gương không bằng soi mặt mình trong lòng người”; “Có những di sản tỉnh thức cùng lương tâm, không thể để mất vì không thể tìm lại: Hoàng Ngọc Dộ Khát vọng https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoang-ngoc-do-khat-vong

KHÁT VỌNG
Hoàng Ngọc Dộ

Cảnh mãi theo người được đâu em
Hết khổ hết cay hết vận hèn
Nghiệp sáng đèn giời đà chỉ rõ
Rồi đây cay đắng chẳng buồn chen.

ÁNH SAO
Hoàng Ngọc Dộ

Bóng đêm trùm kín cả không trung
Lấp lánh phương Đông sáng một vừng
Mây bủa, mây giăng còn chẳng ngại
Hướng nhìn trần thế bạn văn chương.

Ngày của Mẹ trong con

MẸ ĐI THANH THẢN,
CHÚNG CON NHỚ NGƯỜI

Hoàng Trung Trực

Mẹ đi về chốn vĩnh hằng
Quên đi bao nỗi nhọc nhằn Mẹ ơi
Thế là Mẹ đã xa rồi
Vành khăn tang thấm nghĩa đời chúng con

Tháng ngày lời Mẹ chẳng còn
Mẹ đi thanh thản, chúng con nhớ người
Gần trăm năm sống với đời
Biết bao gian khổ cuộc đời Mẹ lo

Có ngày cơm chẳng đủ no
Vầng trăng trí tuệ Mẹ lo chu toàn
Cho con khôn lớn bình an
Vượt lên số mệnh, hiên ngang với đời

Kiến thức khoa học sáng ngời
Hiền tài giúp nước, giúp đời Mẹ ơi!

Thang nam nho lai va suy ngam 7

NHỚ MẠ
Hoàng Ngọc Dộ

“Đã chẵn tháng rồi, ôi Mạ ôi!
Tuần trăng tròn khuyết đã hết rồi
Mà con không thấy đâu bóng Mạ
Thấy trăng vắng Mạ dạ bùi ngùi.

Năm mươi ngày chẵn thấm thoắt trôi
Mạ về cỏi hạc để con côi
Vầng trăng tròn trặn vừa hai lượt
Vắng Mạ, lòng con luống ngậm ngùi. (2)

Con đọc sách khuya không nghe tiếng Mạ
Nỗi tâm tư con nghĩ miên man
Lúc Mạ còn, con bận việc riêng con
Không đọc được để Mạ nghe cho thỏa dạ.

Nay con đọc, vắng nghe tiếng Mạ
Nỗi bùi ngùi lòng dạ con đau
Sách mua về đọc Mạ chẵng nghe đâu
Xót ruôt trẻ lòng sầu như cắt.


Mạ ơi Mạ, xin Mạ hãy nghe lời con đọc.

Buồn khi rảo bước đồng quê
Buồn khi chợp mắt Mạ về đâu đâu
Buồn khi vắng Mạ dạ sầu
Buồn khi mưa nắng giải dầu thân Cha
Buồn khi sớm tối vào ra
Ngó không thấy Mạ, xót xa lòng buồn.

viengmochame

LỜI NGUYỀN

Không vì danh lợi đua chen
Công Cha nghĩa Mẹ quyết rèn bản thân
.

VIẾNG MỘ CHA MẸ
Hoàng Trung Trực

Dưới lớp đất này là mẹ là cha
Là khởi phát  đời con từ  bé bỏng
Là lời mẹ ru dịu dàng cánh võng
Là binh nghiệp cha một thuở đau đời.

Hành trang cho con đi bốn phương trời
Là nghĩa khí của cha, là nhân từ của mẹ
Vẫn bầu sữa tinh thần không ngừng không nghỉ 
Để hành trang cho con đi tiếp cuộc đời


Cuộc đời con bươn chải bốn phương trời
Nay về lại nơi cội nguồn sinh trưởng
Dâng nén hương mà lòng hồi hồi tưởng
Thuở thiếu thời trong lồng cánh mẹ cha

Ước hẹn anh em một “Lời nguyền”
Thù nhà  đâu sá kể truân chiên
Bao giờ đền được ơn trung hiếu
Suối vàng nhắm mắt mới nằm yên”

KHẮC SÂU LỜI NGUYỀN XƯA

Con năm năm mỗi ngày cơm một bữa
Thương về Cha ngực nát bởi bom thù
Tấm áo máu suốt đời con nhớ mãi
‘Lời Nguyền’ này khắc khoải giữa lòng con.


Con nhớ mãi Mẹ xưa khi sắp mất,
Cha nước mắt lưng tròng thương các con thơ
Mẹ quằn quại không thể nào nhắm mắt.
Cha vuốt mắt Người tiếng nấc quặn trong mơ.

Mồ của Mẹ hoa tươi nhiều năm tháng
Cha quấn quýt Người đến lúc giặc giết Cha
Dòng sông quê hương Rào Nan, Chợ Mới …
Mẹ Cha theo con thao thiết suốt đời.

Con nhớ cánh tay chị Năm thay mẹ
Thương nhớ anh Hai nâng giấc cho con.
Tình yêu thương như dòng sông chảy mãi.
Thầy bạn lộc xuân của cuộc đời con ! 

THƠ VỀ MẸ
Hoàng Long

Thuở cỏn con, con nằm bên mẹ
Đầu rúc vào lòng, con ấm lắm mẹ ơi
Con thương mẹ đêm ngày tần tảo
Thức đêm dài mẹ may áo cho con

Gió đồng nội trưa hè nắng nóng
Mẹ ngồi khom nhổ cỏ một mình
Mưa đêm lạnh mẹ ngồi lo lắng
Lo cho con yên giấc cơn đau

Con vui sướng khi được ôm lưng mẹ
Mỗi lần mẹ về với chị em con
Đem cho con muôn điều hạnh phúc
Mẹ vẫn luôn nghĩ về chúng con

Thuở thiếu thời con không nghe lời mẹ
Để mỗi lần mẹ đánh con đau
Tuổi nhỏ bồng bột chưa biết nghĩ
Giờ lớn khôn con cố học hành

Con sẽ bay cao bay xa mãi
Tìm đến ánh sáng của tương lai
Tìm ra người bạn con mong ước
Giữ mãi hình mẹ ở trong con

Đảm việc nhà lo toan việc nước
Xây gia đình giữ hạnh phúc cho con
Con muốn tìm, muốn gặp người bạn đó
Người bạn như mẹ, mẹ của con

Xa cha mẹ, chúng con lên thành phố
Nhớ tuổi thơ mẹ nhắc con học hành
Mẹ làm lụng chúng con mong giúp mẹ
Nhưng mẹ chỉ cười “học đi con”

Mẹ đã cho con nhiều hạnh phúc
Dạy cho chúng con biết điều hay
Mẹ cũng chăm con từng giấc ngủ
Mỗi lần con về bên mẹ, mẹ ơi!

Con muốn ở bên mẹ như thuở bé
Cảm nhận tình thương mẹ dành cho con
Thoải mái từng giờ trong hạnh phúc
Bên mẹ, gia đình, giấc ngủ ngon.


NGHĨ VỀ CHA
Hoàng Long    

Nguyen Long

HOÀNG KIM THƠ CHO CON
Hoàng Kim
Thương yêu tặng hai con
Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long

Con!
Thân thương một tiếng gọi
Hạnh phúc bật nên lời
Lòng Cha bồi hồi
Sung sướng gọi:
Con!

Cha đi công tác xa
Mong đợi Con, từng ngày chờ thư Mẹ
Thư đến!
Con ra đời!
Cha run lên vì mừng
Thao thức suốt đêm
Không ngủ

Bạn bè vây quanh Cha
Trân trọng niềm vui thiêng liêng
Nâng cốc chúc Cha
Hạnh phúc!

Tiếng Con ngọt ngào môi Cha
Dào dạt lòng Cha vỗ mãi
Có Con
Nối cuộc đời Cha
Gấp đôi
Có Con
Đan giữa cuộc đời

Hạnh phúc

Con là sợi dây máu thịt
Yêu thương gắn Mẹ và Cha
Có Con
Cha thấy cuộc đời ý nghĩa hơn
Cuộc sống – Tình yêu – Sự nghiệp
Hai Con là hai con mắt
Cửa sổ tâm hồn Cha
Dẫu đời Cha nhiều chông gai
Trái chín cuộc đời vẫn ngọt
Con là giấc mơ trong trẻo
Là ban mai tươi vui
Là viên ngọc trao đời
Là hương hoa hạnh phúc

Ước vọng cuộc đời Cha
Có Con đi nối con đường sự nghiệp
Con đứng trên vai Cha
Vươn tới những chân trời mơ ước

Nguyen Long 1

Hai Con
Hai viên ngọc
Chị con và Con
Mẹ con dịu hiền hơn
Mẹ con đảm đang hơn
Cha bớt vụng về mỗi việc làm nho nhỏ
Con trở thành ngọn lửa
Sưởi ấm lòng Mẹ Cha
Khi mỗi ngày khó khăn
Trong trẻo tiếng Con
Mẹ Cha hết mệt
Con là niềm vui lớn nhất
“Con hơn Cha nhà có phúc”
Cha mong dồn cho Con.

Lớn lên
Con sẽ hỏi Cha
Sao Cha đặt tên Con là Hoàng Long?
Con ơi!
Tên Con là khúc hát yêu thương
Của lòng Cha Mẹ
Cha Mẹ thương nhau
Vì qúy trọng những điều ân nghĩa
Sự nghiệp và tình yêu
Những ngày gian khổ
Cùng nghiên cứu củ sắn, củ khoai
Con là giống khoai Hoàng Long
Tỏa rộng nhiều vùng đất nước
Dẫu không là trái thơm qủa ngọt
Nhưng là niềm vui người nghèo
Để Cha nhớ về quê hương
Khoai sắn bốn mùa vất vã
Để Cha nhớ những ngày gian khổ
Năm năm
Cơm ngày một bữa
Khoai sắn không phụ lòng
Để Cha nhớ về
Lon khoai nghĩa tình
Nắm khoai bè bạn
Gom góp giúp Cha ăn học
Khi vào đời
Cha gặp Mẹ con
Cho nên:
Cha muốn Con
Trước khi làm những điều lớn lao
Hãy biết làm củ khoai, củ sắn
Hãy hướng tới những người lao động
Nhớ quê nghèo cắt rốn, chôn rau

Lớn lên
Con sẽ hỏi cha
Sao Cha đặt tên con Hoàng Long?
Long là rồng
Con là đậu rồng
Là công trình thứ hai Mẹ Cha nghiên cứu
Mẹ con chọn hạt
Cha gieo nên con
Vất vả gian nan
Hứa hẹn một mùa gặt hái
Con là tháng ngày mong đợi
Là niềm vui đóng góp cho đời
Từ hạt đậu củ khoai
Cha Mẹ trao Con sự nghiệp
Cha nhớ câu đối trăm năm
Về một gia đình hạnh phúc
“Sáng khoai, trưa khoai, tối khoai
ngày khoai ba bữa
Cha đỗ, mẹ đỗ, con đỗ
đều đỗ cả nhà”
Chị con và Con
Là mong ước
Của Mẹ và Cha

Lớn lên
Con sẽ hỏi Cha
Sao Cha đặt tên con Hoàng Long?
Long là rồng
Nghĩa mẹ tạo nền
Công cha xây móng
Trước mắt con là sông dài, biển rộng
Ước mong con bay lên
Con hãy đi đến cùng
Mục đích của con
Làm được những điều cao cả
Hãy cố gắng không ngừng
Kiên gan
Bền chí
Ước mơ và hiện thực
Hôm nay và mai sau
Nghị lực là thước đo cuộc đời
Hai chữ đầu tiên Con học làm người
Phải học hai điều NHÂN NGHĨA

Cha mong Con lớn lên
Ít nếm trãi khó khăn, vất vả
Nhưng đừng bao giờ quên
Những ngày đói khổ
Thời thơ ấu của Cha
Mồng Ba tháng Giêng ngày mất của Bà
Hai mươi tháng Mười ngày ông Mỹ giết
Ngày mà cửa nhà tan nát
Đói nghèo Bác dắt dìu Cha
Tuổi thơ thì bắt ốc, mò cua
Lớn một chút trồng khoai, dạy học
Qua danh lợi hiểu vinh, hiểu nhục
Trãi đói nghèo biết nghĩa, biết ân
Phan Thiết là nơi Mẹ đã sinh Con
Ông Bà ngoại nuôi cho Con khôn lớn
Tuổi thơ của Con lớn trong yên ấm
Tao nôi êm ả, thanh bình
Ru cho Con “uống nước nhớ nguồn”
Khi con lớn đừng quên điều HIẾU THẢO

Cha say viết về Con
Kể về Con
Thơ cho Con
Cô bác vây quanh Cha
Gật gù
Thông cảm

Thơ chắp mối
Từng vần,
Từng mảng
Câu thơ chưa chỉnh lời
Nhưng tứ thơ
Dồn dập
Bối hồi
Hạnh phúc lớn
Trong lòng Cha
Ngân mãi

Praha
HK

ToNguyen

CON LÀ NGUỒN HẠNH PHÚC
Hoàng Kim

Tặng các con Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Bá Lộc, Hoàng Long
và các cháu Hoàng Gia Bình, Hoàng Gia Minh, Hoàng Gia An

Mẹ đi về quê ngoại để sinh con
Trời tháng Sáu xanh một màu thương nhớ
Ba mong con mấy đêm liền không ngủ
Ngày hai mươi con khóc chào đời.

Con mang về Ba Mẹ một nguồn vui
Hạnh phúc trăm năm, niềm ao ước lớn
Mong mỏi chứa chan, tình yêu trọn vẹn
Bao yêu thương âu yếm rộn trong lòng.

Ba vui mừng chọn đặt tên con
Cặp tên đẹp giữa muôn ngàn từ ngữ
Cái tên vì con mà thành rực rỡ
Con hãy làm tên đẹp hóa bài ca.

Hai chị em con là Nguyên, Long của Mẹ và Cha
Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long niềm hạnh phúc
Chữ Mẹ và con gái Thủy Nguyên thành chữ kép
Tên Cha với con trai Kim Long đạt món ăn ngon

Nguyen Loc 1a
Nguyen Loc 9

Hoàng Bá Lộc và Hoàng Tố Nguyên

NGUYỄN DU 250 NĂM NHÌN LẠI

Hoàng Kim

Nguyễn Du sinh ngày 3 tháng 1 năm 1766 nhằm ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu, tại phường Bích Câu ở Thăng Long (Hà Nội), mất ngày 16 tháng 9 năm 1820 (nhằm ngày 10 tháng tám năm Canh Thìn) tại kinh đô Huế, hưởng thọ 55 tuổi. Nguyễn Du tự Tố Như, hiệu Thanh Hiên, biệt hiệu Hồng Sơn Liệp Hộ (người đi săn ở núi Hồng), lại có hiệu Nam Hải Điếu Đồ (kẻ đi câu ở biển Nam). Nguyễn Du là danh nhân văn hóa thế giới, nhà thơ lớn, danh sĩ tinh hoa, hiền tài lỗi lạc, nhà chính trị, ngoại giao, văn hóa, giáo dục kiệt xuất không chỉ của nhà Nguyễn mà còn là kỳ tài muôn thuở của mọi thời đại Việt Nam. Nguyễn Du đã vượt lên vinh nhục bản thân giữa thời nhiễu loạn, vàng lầm trong cát để trao lại ngọc cho đời.

Con người Nguyễn Du, Hồng Sơn Liệp Hộ, ra tướng võ vào tướng văn, chọc trời khuấy nước, Từ Hải khen Kiều khéo biết người. Danh sĩ Tố Như, Nam Hải Điếu Đồ, đêm mặt trăng, ngày mặt trời, nhả ngọc phun châu, Tam Hợp đạo cô tài đoán dịch. Ông lưu lại kiệt tác Truyện Kiều ẩn ngữ giữa đời thường và tuyệt phẩm Bắc Hành sử thi soi chính pháp. Con người đó, tầm vóc đó gần gũi mà cao xa, minh triết và trầm tĩnh, nhân hậu và tiềm ẩn, tâm tình và tài trí đều trọn vẹn tuyệt đỉnh. Văn chương Việt đã có quá nhiều bài viết về Nguyễn Du. Ghi chép này là nén tâm hương thành kính tưởng nhớ Người.

NGUYỄN DU TRĂNG HUYỀN THOẠI
Bạch Ngọc Hoàng Kim

1 Nguyễn Du thơ chữ Hán
Kiếm bút thấu tim Người,
Đấng danh sĩ tinh hoa,
Nguyễn Du khinh Thành Tổ,
Bậc thánh viếng đức Hòa

2 Nguyễn Du tư liệu quý
Linh Nhạc thương người hiền,
Trung Liệt đền thờ cổ,
“Bang giao tập” Việt Trung,
Nguyễn Du niên biểu luận

3 Nguyễn Du Hồ Xuân Hương
“Đối tửu” thơ bi tráng,
“Tỏ ý” lệ vương đầy,
Ba trăm năm thoáng chốc,
Mại hạc vầng trăng soi.

4 Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ
Uy Viễn “Vịnh Thúy Kiều”,
Tố Như “Đọc Tiểu Thanh”,
Bến Giang Đình ẩn ngữ,
Thời biến nhớ người xưa.

5 Nguyễn Du thời Tây Sơn
Mười lăm năm tuổi thơ,
Mười lăm năm lưu lạc,
Thời Hồng Sơn Liệp Hộ,
Tình hiếu thật phân minh

6 Nguyễn Du làm Ngư Tiều
Câu cá và đi săn,
Ẩn ngữ giữa đời thường,
Nguyễn Du ức gia huynh,
Hành Lạc Từ bi tráng

7 Nguyễn Du thời nhà Nguyễn
Mười tám năm làm quan,
Chính sử và Bài tựa,
Gia phả với luận bàn.
Bắc hành và Truyện Kiều

8 Nguyễn Du tiếng tri âm
Hồ Xuân Hương là ai,
Kiều Nguyễn luận anh hùng,
Thời Nam Hải Điếu Đồ,
Thời Hồng Sơn Liệp Hộ

9 Nguyễn Du trăng huyền thoại
Đi thuyền trên Trường Giang,
Tâm tình và Hồn Việt,
Tấm gương soi thời đại.
Mai Hạc vầng trăng soi,

10 Nguyễn Du bậc anh hùng
Trò chuyện với Yến Thanh,
Thư trả lời Thùy Hương
Nguyễn Du làm Ngư Tiều
Nguyễn Du trăng huyền thoại

*

Vị thiền sư Linh Nhạc Phật Ý tại Tổ Đình chùa cổ Thủ Đức trong giấc mơ lạ “Nguyễn Du nửa đêm đọc lại” đã khuyên tôi viết Nguyễn Du trăng huyền thoại bằng cách lập “Nguyễn Du niên biểu luận” cuộc đời và thời thế Nguyễn Du để tìm hiểu về Người. Theo vị Thiền sư này thì dấu vết chứng cứ sự thật hàng năm của Nguyễn Du là chỉ dấu đáng tin cậy của thời ấy về những sự kiện trọng yếu của thời thế đã gợi ý chi phối thế xuất xử của Nguyễn Du bình sinh và hành trạng, để hậu thế chúng ta có thể hiểu đúng sự thật và huyền thoại về ông. Những sự kiện chính tại đàng Trong và đàng Ngoài với các nước liên quan trong hệ quy chiếu lấy chính Nguyễn Du và gia tộc của ông làm trung tâm sẽ là dẫn liệu thông tin thực sự có ích để thấu hiểu chính xác ẩn ngữ Truyện Kiều, lịch sử, văn hóa, con người, bối cảnh hình thành kiệt tác “300 năm nữa chốc mòng Biết ai thiên ha khóc cùng Tố Như” xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nguyen-du-trang-huyen thoại

Tác phẩm bao gồm chín bài, mục lục như sau: 1 Nguyễn Du thơ chữ Hán Kiếm bút thấu tim Người, Đấng danh sĩ tinh hoa, Nguyễn Du khinh Thành Tổ, Bậc thánh viếng đức Hòa 2 Nguyễn Du tư liệu quý Linh Nhạc thương người hiền, Trung Liệt đền thờ cổ, “Bang giao tập” Việt Trung, Nguyễn Du niên biểu luận 3 Nguyễn Du Hồ Xuân Hương “Đối tửu” thơ bi tráng, “Tỏ ý” lệ vương đầy, Ba trăm năm thoáng chốc, Mại hạc vầng trăng soi. 4 Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ Uy Viễn “Vịnh Thúy Kiều”, Tố Như “Đọc Tiểu Thanh”, Bến Giang Đình ẩn ngữ, Thời biến nhớ người xưa. 5 Nguyễn Du thời Tây Sơn Mười lăm năm tuổi thơ, Mười lăm năm lưu lạc, Thời Hồng Sơn Liệp Hộ, Tình hiếu thật phân minh 6 Nguyễn Du làm Ngư Tiều Câu cá và đi săn, Ẩn ngữ giữa đời thường, Nguyễn Du ức gia huynh, Hành Lạc Từ bi tráng 7 Nguyễn Du thời nhà Nguyễn Mười tám năm làm quan, Chính sử và Bài tựa, Gia phả với luận bàn. Bắc hành và Truyện Kiều 8 Nguyễn Du tiếng tri âm Hồ Xuân Hương là ai, Kiều Nguyễn luận anh hùng, Thời Nam Hải Điếu Đồ, Thời Hồng Sơn Liệp Hộ 9 Nguyễn Du trăng huyền thoại Đi thuyền trên Trường Giang,Tâm tình và Hồn Việt, Tấm gương soi thời đại. Mai Hạc vầng trăng soi,

Tôi viết Nguyễn Du trăng huyền thoại cho những ai vốn thích Nguyễn Du và Truyện Kiều nhưng chỉ có sách Truyện Kiều và một ít bộ sách quý có liên quan mà chưa thể có thời gian đào sâu tìm hiểu về bộ kiệt tác văn chương Việt kỳ lạ này với những ẩn ngữ thời thế cuộc đời Nguyễn Du lắng đọng vào trang sách. Bạn đọc để đỡ tốn công, tôi xin có ít lời hướng dẫn cách đọc chùm 9 bài này như sau. Đầu tiên bạn nên đọc bảng Mục lục chín bài viết này và xác định mình cần đọc bài nào trong chín bài viết ấy sau đó bấm thẳng vào đường dẫn có tại trang ấy liên kết với chín bài; Thứ hai mời bạn đọc ngay bài bảy mục 2 va 3 đó là Chính sử và Bài tựa/ Gia phả với luận bàn. Muốn hiểu thêm Nguyễn Du trăng huyền thoại cần tìm đọc những sách và tác giả giới thiệu trong bài này và có sự định kỳ cập nhậti. Thứ ba Nguyễn Du là danh sĩ tinh hoa Việt Nam thời nhà Nguyễn Tổng luận Nguyễn Du và Truyện Kiều là sự suy ngẫm lắng đọng.

Nguyễn Du là danh sĩ tinh hoa Việt Nam thời nhà Nguyễn, là minh sư hiền tài lỗi lạc, là nhà thơ lớn danh nhân văn hóa thế giới, là một hình mẫu con người Việt Nam thuộc về văn hóa tương lai, là một tấm gương trong về phép ứng xử chí thiện, nhân đạo, minh triết giữa thời nhiễu loạn. Ông là tác giả của.Truyện Kiều và Bắc hành tạp lục bài học tâm tình Việt đã thấm sâu vào hồn Việt và lan tỏa khắp thế giới. Nguyễn Du sinh ngày 3 tháng 1 năm 1766, nhằm ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu, tại phường Bích Câu, ở Thăng Long, Hà Nội, mất ngày 16 tháng 9 năm 1820 nhằm ngày 10 tháng tám năm Canh Thìn.

Tổng luận Nguyễn Du và Truyện Kiều tóm tắt như sau

1. Nguyễn Du không chỉ là nhà thơ lớn, danh nhân văn hóa thế giới mà còn là danh sĩ tinh hoa, đấng anh hùng hào kiệt minh sư hiền tài lỗi lạc.

2. Nguyễn Du rất mực nhân đạo và minh triết, ông nổi bật hơn tất cả những chính khách và danh nhân cùng thời. Nguyễn Du vượt lên vinh nhục bản thân giữa thời nhiễu loạn, vàng lầm trong cát để trao lại ngọc cho đời. “Nguyễn Du là người rất mực nhân đạo trong một thời đại ít nhân đạo” (Joocjo Budaren nhà văn Pháp). Ông chí thiện, nhân đạo, minh triết, mẫu hình con người văn hóa tương lai. Kiều Nguyễn Du là bài học lớn về tâm tình hồn Việt. Truyện Kiều của Nguyễn Du đã thấm sâu vào hồn Việt và lan tỏa khắp thế giới.

3. Nguyễn Du quê hương và dòng họ cho thấy gia tộc họ Nguyễn Tiên Điền là dòng họ lớn đại quý tộc có thế lực mạnh “Triều đình riêng một góc trời/ Gồm hai văn võ, rạch đôi sơn hà”. Vị thế gia tộc Nguyễn Tiên Điền đến mức nhà Lê, họ Trịnh, nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn đều tìm mọi cách liên kết, lôi kéo, mua chuộc, khống chế hoặc ra tay tàn độc để trấn phản. Nguyễn Du để lại kiệt tác Truyện Kiều là di sản muôn đời, kiệt tác Bắc hành tạp lục 132 bài, Nam trung tạp ngâm 16 bài và Thanh Hiên thi tập 78 bài, là phần sâu kín trong tâm trạng Nguyễn Du, tỏa sáng tầm vóc và bản lĩnh của một anh hùng quốc sĩ tinh hoa, chạm thấu những vấn đề sâu sắc nhất của tình yêu thương con người và nhân loại. Đặc biệt “Bắc Hành tạp lục” và Truyện Kiều là hai kiệt tác SÁCH NGOẠI GIAO NGUYỄN DU sử thi và tuyên ngôn ngoại giao nhân nghĩa làm rạng danh nước Việt được ghi trong chính sử nhà Nguyễn và và ngự chế Minh Mệnh tổng thuyết

4. Nguyễn Du niên biểu luận, cuộc đời và thời thế là bức tranh bi tráng của một bậc anh hùng hào kiệt nhân hậu, trọng nghĩa và tận lực vì lý tưởng. Nguyễn Du đã phải gánh chịu quá nhiều chuyện thương tâm và khổ đau cùng cực cho chính ông và gia đình ông bởi biến thiên của thời vận”Bắt phong trần phải phong trần.Cho thanh cao mới được phần thanh cao“. Nguyễn Du mười lăm năm tuổi thơ (1765-1780) mẹ mất sớm, ông có thiên tư thông tuệ, văn võ song toàn, văn tài nổi danh tam trường, võ quan giữ tước vị cao nơi trọng yếu; người thân gia đình ông giữ địa vị cao nhất trong triều Lê Trịnh và có nhiều người thân tín quản lý phần lớn những nơi trọng địa của Bắc Hà. Nguyễn Du mười lăm năm lưu lạc (1781- 1796) Thời Hồng Sơn Liệp Hộ (1797-1802) là giai đoạn đất nước nhiễu loạn Lê bại Trịnh vong, nội chiến, tranh đoạt và ngoại xâm. Nguyễn Du và gia đình ông đã chịu nhiều tổn thất nhưng ông kiên gan bền chí, tận tụy hết lòng vì nhà Lê “Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn. Để lời thệ hải minh sơn. Làm con trước phải đền ơn sinh thành“. Nguyễn Du thời Nhà Nguyễn (1802- 1820) ra làm quan triều Nguyễn giữ các chức vụ từ tri huyên, cai bạ, cần chánh điện đại hoc sĩ, chánh sứ đến hữu tham tri bộ lễ. Ông là nhà quản lý giỏi yêu nước thương dân, Nguyễn Du để lại Truyện Kiều và “Bắc Hành tạp lục” không chỉ là kiệt tác sử thi và tuyên ngôn ngoại giao nhân nghĩa  làm rạng danh nước Việt mà còn là di sản lịch sử văn hóa mẫu mực của dân tộc Việt.

5. Minh triết ứng xử của Nguyễn Du là bậc hiền tài trước ngã ba đường đời là phải chí thiện và thuận theo tự nhiên “Tùy cơ, tùy vận, tùy thiên mệnh, tùy thời, tùy thế, lại tùy nghi” Nguyễn Du ký thác tâm sự vào Truyện Kiều là ẩn ngữ ước vọng đời người, tâm tình và tình yêu cuộc sống “Thiện căn cốt ở lòng ta, Chữ tâm kia mới thành ba chữ tài” .

6. Truyện Kiều có tầm ảnh hưởng rất sâu rộng đã trở thành hồn Việt, và là tác phẩm văn học cổ điển Việt Nam được dịch ra hơn 20 thứ tiếng và trên 73 bản dịch. Giá trị tác phẩm Kiệt tác Truyện Kiều của Nguyễn Du có sự tương đồng với kiệt tác Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần.nhưng khác chiều kích văn hóa giáo dục và giá trị tác phẩm.

7. Nhân cách, tâm thế của con người Nguyễn Du đặt trong mối tương quan với Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh của thời đại Hậu Lê Trịnh – nhà Tây Sơn – đầu triều Nguyễn; khi so sánh với Tào Tuyết Cần là văn nhân tài tử của thời đại cuối nhà Minh đến đầu và giữa nhà Thanh thì vừa có sự tương đồng vừa có sự dị biệt to lớn.

8. Gia tộc của Nguyễn Quỳnh – Nguyễn Thiếp – Nguyễn Du tương đồng với gia tộc của Tào Tỷ – Tào Dần – Tào Tuyết Cần nhưng nền tảng đạo đức văn hóa khác nhau  Nhấn mạnh điều này để thấy sự cần thiết nghiên cứu liên ngành lịch sử, văn hóa, con người tác gia, bởi điều đó chi phối rất sâu sắc đến giá trị của kiệt tác.

9. Nguyễn Du trăng huyền thoại gồm tư liệu 540 trang, là vầng trăng huyền thoại soi sáng thời đại Nguyễn Du. (Mục lục của chuyên luận này gồm 9 bài như đã trình bày ở phần trên)

10. Tôi tin Nguyễn Du trăng huyền thoại sẽ có những người trung thực, cao quý duyệt lại và bổ túc cho khảo cứu nhọc nhằn, lấm bụi thời gian này. Tôi kính trọng được trao lại những trang viết tuy chưa tới đích nhưng tâm nguyện tốt và đúng hướng, giúp cho những người nghiên cứu nghiêm cẩn, tận tụy tiếp tục sự tìm tòi làm sáng lên sự thật và nhân cách cao quý của những bậc hiền nhân. Họ là ngọc cho đời, chọn lối sống phúc hậu, an nhiên, tri túc, thanh đạm, đạt hiếu trung đầy đủ, nhưng vì thời thế nhiễu loạn, nên ngọc trong đá, vàng lầm trong cát đấy thôi

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH VÀ LUẬN ĐỀ TRAO ĐỔI CHÍNH

1. Nguyễn Du tiểu sử trong sách Đại Nam liệt truyện chính biên sơ tập Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn, người dịch Đỗ Mộng Khương, người hiệu đính Hoa Bằng, Viện Sử học Việt Nam, Nhà Xuất bản Thuận Hóa, Huế 2006, trang 400 /716 Tập 2; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nguyen-du-trang-huyen-thoai/

Darwin

THĂM NHÀ CŨ CỦA DARWIN
Hoàng Kim

Đôi mắt Darwin soi thấu nguồn gốc các loài. “Kẻ sống sót không phải là kẻ mạnh nhất hay thông minh nhất, mà là kẻ thích nghi tốt nhất” Charles Darwin đã nói vậy: “It is not the strongest of the species that survives, nor the most intelligent that survives. It is the one that is most adaptable to change” Bảo tồn và phát triển bền vững, thích nghi để tồn tại là câu chuyện lớn của mỗi người và nhân loại, là lời nhắc của quá khứ hiện tại và tương lai cho nhân loại và chính cộng đồng người dân Việt Nam để không bao giờ được phép quên lãng. Thích nghi để tồn tại mới là người thắng sau cùng. Cân bằng hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường, tiến bộ và công bằng an sinh xã hội, giữ vững độc lập thống nhất chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia là vấn đề trọng yếu trong chính sách kinh tế xã hội tự nhiên và an sinh. xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/2021/04/19/tham-nha-cu-cua-darwin/

THÁI LAN NHIỀU BẠN QUÝ
Hoàng Kim


Tôi đã có trên mười lần qua Thái Lan. Đất nước con người Thái Lan thật thú vị nhưng tôi ấn tượng nhất là: 1) Bangkok Phanom Rung con đường di sản. 2) Sắn Thái Lan hòa Sắn Việt Nam, và 3) Thái Lan nhiều bạn quý.

Bangkok Phanom Rung con đường di sản

Bangkok là một điểm đến đặc biệt thú vị của du lịch châu Á. Bạn muốn hiểu rõ Bangkok trước hếp phải tìm hiểu khái quát về Thái Lan đất nước lịch sử văn hóa và con người. Du lịch công viên lịch sử Phnom Rung là một bổ khuyết tuyệt vời cho bạn của sự tìm tòi ấy. Danh sách di sản thế giới tại Thái Lan có địa chỉ: 1) Thành phố lịch sử Ayutthaya (1991) 2) Thị trấn lịch sử Sukhothai và các thị trấn lịch sử lân cận (1991); 3) Khu bảo tồn cuộc sống hoang dã ThungyaiHuai Kha Khaeng (1991); 4) Di chỉ khảo cổ Ban Chiang (1992); 5) Khu quần thể rừng Dong Phaya YenKhao Yai (2005).

Công viên lịch sử Phanom Rung là một sự khai mở đặc biệt ấn tượng và yêu thích nhất mà tôi được trãi nghiệm trong lịch sử nhiều điểm đến tại Thái Lan.

Thứ nhất, nó là ngôi đền cổ tuyệt đẹp và thật huyền bí tại tỉnh Buriram vùng Isan của Thái Lan.  Phanom Rung (tiếng Thái là พนม รุ้ง), có tên đầy đủ là Prasat Hin Phanom Rung, là một tổ hợp lâu đài bằng đá của cụm đền Khmer nằm trên rặng núi lửa đã tắt ở độ cao 402 mét. Lâu đài đá Phanom Rung là viên ngọc di sản quý biểu tượng của Núi Kailash  Thiên Đường, được xây bằng đá sa thạch và laterit trong thế kỷ 10 đến thế kỷ 13, để thờ thần Shiva thuộc đạo Hindu. Đền này ý nghĩa tương tự đền Angkor mà tôi đã kể trong bài Lúa sắn Angkor).

Thứ hai đó là nơi Cục Mỹ thuật Thái Lan đã mất ròng rã 17 năm ròng (1971- 1988) để trùng tu quần thể này cho tử tế và đúng chuẩn và đã được chính thức mở cửa vào ngày 21 tháng 5 năm 1988 bởi hoàng tử Maha Chakri Sirindhorn. Chính phủ Thái năm 2005 cũng chính thức đệ trình UNESCO công nhận là di sản Thế giới. Câu chuyện này sôi động nhiều năm sau.

Thứ ba, Công viên lịch sử Phanom Rung nằm trên con đường di sản nối Băng kok với cụm lâu đài cổ nổi tiếng thế giới ở PhimaiAngkor, cùng với nhiều điểm đến khác của Thái Lan, Campuchia,  Lào và Việt Nam. Tôi tin chắc rằng Phanom Rung là điểm nhấn của cụm công trình lâu đài cổ tinh tế nhất, nguyên vẹn nhất và lớn nhất còn sót lại của Thái Lan. Câu chuyện lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ, khảo cổ học và tâm linh nơi Công viên lịch sử Phanom Rung là thật hay và rất đáng tìm hiểu.

Mời bạn xem ảnh tuyển chọn và hãy đọc  Chào ngày mới 11 tháng 5  

Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sống
DẠY VÀ HỌC https://hoangkimvn.wordpress.com
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365 Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on Twitter

Video yêu thích

#cnm365 #cltvn 11 tháng 5


NhoMeCha

TỈNH THỨC CÙNG THÁNG NĂM
Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim
#Nhàtôi
; #banmai; #htn365; #ana; #Thungdung#dayvahoc, #vietnamhoc;  #cnm365;  #cltvn; #đẹpvàhay; #lvn365 https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-11-thang-5/ & https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-11-thang-5

CNM365 Tình yêu cuộc sống: Những trang văn đọc lại; Pho tượng Ngọc Quan Âm; Đường xuân đời quên tuổi; Đỗ Phủ thương đọc lại; Mưa lành mùa yêu thương; Sông Mekong tin nổi bật; Tỉnh thức cùng tháng năm; Lev Tonstoy năm kiệt tác; Chuyện thầy Nguyễn Tử Siêm; Thế giới trong mắt ai; Bài thơ Viên đá Thời gian; Lời Thầy dặn thung dung; Nông nghiệp Việt trăm năm; Vị tướng của lòng dân; Sắn Việt Nam và Kawano ; Châu Mỹ chuyện không quên ; TTC Group Sen vào hè; Vị tướng của lòng dân ; Trời nhân loại mênh mông ; Gạo Việt và thương hiệu ; Tagore Thánh sư Ấn Độ ; Hoa Hồng Ngọc Quan Âm ; Huế có Thiên Thụ Sơn ; Ta về với Linh Giang ; Làng Minh Lệ quê tôi ; Châu Mỹ chuyện không quên ; Nguyễn Du là bậc anh hùng; Tô Đông Pha Tây Hồ ; Hoàng Long cây lương thực ; Nguyễn Du Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du trăng huyền thoại ; Việt Nam Tổ Quốc tôi; Việt Nam con đường xanh; Thế giới trong mắt ai ; Lúa siêu xanh Việt Nam ; Tiến bộ giống sắn Việt Nam; Sắn Việt Nam ngày nay; Nguyễn Du trăng huyền thoại; Trời nhân loại mênh mông; Tagore Thánh sư Ấn Độ; Hoa Hồng Ngọc Quan Âm; Huế có Thiên Thụ Sơn; Ta về với Linh Giang ; Làng Minh Lệ quê tôi; Châu Mỹ chuyện không quên; Nguyễn Du là bậc anh hùng; Tô Đông Pha Tây Hồ; Đền Kiếp Bạc Côn Sơn; Dám đánh và quyết thắng; Kim Notes lắng ghi chú; Phục Sinh Bình Minh An; Giấc mơ đời vẫn thực; Sóng yêu thương vỗ mãi; Sơn La núi báu vật; Ngụ ngôn cho người lớn; Huế có Thiên Thụ Sơn; Ta về với Linh Giang ; Làng Minh Lệ quê tôi ; Châu Mỹ chuyện không quên ; Một gia đình yêu thương ; Nguyễn Du là bậc anh hùng; Tô Đông Pha Tây Hồ ; Lời Thầy dặn thung dung; Sớm hè líu ríu xuân Hoàng Long cây lương thực ; Một gia đình yêu thương; Nguyễn Du Hồ Xuân Hương, Dưỡng mầm xanh phương Nam; Việt Nam Tổ Quốc tôi; Việt Nam con đường xanh; Cách đánh của Việt Nam; Thế giới trong mắt ai ; Chỉ tình yêu ở lại ; Mưa lành và lúa xuân; Lúa siêu xanh Việt Nam ;Tiến bộ giống sắn Việt Nam; Lào hoa trắng nắng Mekong; Đẹp và Hay Học Mãi; Suy tư sông Dương Tử; Trung Tân mừng ngày mới; Thế giới trong mắt ai; Vui đến chốn thung dung; Việt Nam con đường xanh; Hoàng Trung Trực đời lính; Thơ viết bên thác Iguazu; Cuối dòng sông là biển, Sự cao quý thầm lặng; Nghị lực và Ơn Thầy; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Nhớ kỷ niệm một thời; Nhớ lại và suy ngẫm; Trường tôi nôi yêu thương; Lời Thầy dặn thung dung; Con đường xanh yêu thương; Bảo tồn và phát triển sắn; Tiến bộ giống sắn Việt Nam; Giống sắn KM140 giải VIFOTEC; Hoa và Ong Hoa Người; Những trang văn thắp lửa; Bài ca Trường Quảng Trạch; Bài thơ Viên đá Thời gian; Thầy Hiếu đêm giáng sinh; Bóng hạc chốn xa xôi; Lời thương; Thế giới trong mắt ai; Cách mạng sắn Việt Nam; Bạch Ngọc Đông Hòa bạn quý; Tỉnh thức cùng tháng năm; Ban Mai Bình Minh An Tỉnh thức nhớ Viên Minh; Vĩ Dạ thương Miên Thẩm; Bay lên nào Hải Âu; Sơn Nam ông già Nam Bộ; Sơn Nam và Bùi Giáng; Chỉ tình yêu ở lại ; Về với vùng cát đá ; Thầy giáo già trước biển; Mưa lành và lúa xuân; Lúa siêu xanh Việt Nam ; Tiến bộ giống sắn Việt Nam; Sắn Việt Nam ngày nay; Hoàng Long thơ về Mẹ; Thung dung đời quên tuổi; Nhớ lời vàng Albert Einstein; Trần Văn Trà bóng hạc; Thiên đường này đâu quá xa; Qua Waterloo nhớ Scott; Lên đỉnh Thiên Môn Sơn; Gạo Việt và thương hiệu; Thăm nhà cũ của Darwin; Về; Nghĩa Lĩnh Đền Hùng; Dẻo thơm hạt ngọc Việt, Trần Khánh Dư vẹn kiếp; Ăn cháo nói càn khôn; Nhớ quên khúc nhạc vui; Mười thói quen mỗi ngày; Nguyễn Hàm Ninh Thầy Vua; Ngắm ‘ngõ nhà lão Hâm’; Kim Notes lắng ghi chú; Đọc ’50 năm nhớ lại’; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Giống lúa siêu xanh GSR65; Tháng Tư chuyện không quên; Phục sinh giữa tối sáng; Việt Nam con đường xanh; Đêm khúc nhạc thanh bình; Thầy bạn trong đời tôi; Tiến bộ giống sắn Việt Nam ; Sắn Việt Nam ngày nay ; Giống khoai lang Việt Nam; Thành tâm với chính mình; Trường tôi nôi yêu thương, Về Trường để nhớ thương; Minh triết Thomas Jefferson; Chuyện đồng dao cho em; Chuyện cổ tích người lớn; Lời dặn của Thánh Trần; Nhớ thầy Tôn Thất Trình; Chuyện thầy Tôn Thất Trình; Tâm Đạo chuyện trăm năm; Đến với Tây Nguyên mới, Ban mai chào ngày mới; Khi hoa bằng lăng nở; Nhà tôi chốn thung dung; Kuma DCj & Hoàng Thảo; Minh triết của đức Phật; Đền Bà Chúa Thượng Ngàn; Đi dưới trời minh triết; Yên Lãng Hồ Chí Minh; Tản mạn nhớ và quên; Làng Minh Lệ quê tôi; Chuyện ngậm ngãi tìm trầm; Chuyện muôn năm còn kể; Lên Trúc Lâm Yên Tử; Lời ru nhớ núi sông; Đến với Tây Nguyên mới ; Câu cá bên dòng  Sêrêpôk; Tỉnh thức cùng tháng năm; Mưa xuân Kim và Thủy; Chuyện sao Kim kỳ thú; Sông Hoàng Long chảy hoài; Sông Kỳ Lộ Phú Yên; Mưa xuân trong mắt ai; Tháng Ba hoa gạo nở; Việt Nam con đường xanh; Đọc lại và suy ngẫm; Mây lành Phổ Đà Sơn; Kim Notes lắng ghi chú; Gia Cát Mã Tiền  Khóa; Trung Quốc một suy ngẫm; Nhớ Ông Bà Cậu Mợ; Có một ngày như thế; Phục sinh giữa tối sáng; Nam tiến của người Việt; Nhà tôi giấc mơ xanh; Cao Biền trong sử Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Nhà tôi giấc mơ xanh; Tô Đông Pha Tây Hồ; Thượng Đức thương nhìn lại; Những trang văn thắp lửa; Thơ vui những ngày nhàn; Bill Gates học để làm; Minh triết sống phúc hậu; Giống khoai lang Việt Nam; Sắn Việt Nam ngày nay; Vietnamese Cassava Today; Hồ Lắk Đình Lạc Giao; Ngày Quốc tế Hạnh phúc; Chim Phượng về làm tổ; Chốn vườn thiêng cổ tích; Trân trọng Ngọc riêng mình; Bảo tồn và phát triển sắn; Về miền Tây yêu thương; Trần Công Khanh ngày mới; Mark Zuckerberg và FB ; Chuyện đồng dao cho em; Đến với Tây Nguyên mới; Thương Kim Thiếp Vũ Môn.Nghỉ ngơi nhàn tĩnh dưỡng; Trần Công Khanh ngày mới;Selma Nobel văn học; Thầy Quyền thâm canh lúa; Chuyện ngày sinh của Thủy;Một gia đình yêu thương; Thành kính lưu lời thương; Nhớ ông bà cậu mợ; Một niềm tin thắp lửa;Minh triết sống phúc hậu; Truyện vua Solomon; Đến với Tây Nguyên mới; Hồ Lắk Đình Lạc Giao; Thương Kim Thiết Vũ Môn; IAS đường tới trăm năm; Nông nghiệp Việt trăm năm; Quản lý đất đai Việt Nam; Nam Tiến của người Việt; Mẹ tắm mát đời con; Bóng hạc chốn xa xôi; Hồ Lắk Đình Lạc Giao; Cánh cò bay trong mơ; Vào Tràng An Bái Đính; Sông Hoàng Long chảy hoài; Nguồn Son nối Phong Nha; #An nhiên; Đến với Tây Nguyên mới; Thương Kim Thiết Vũ Môn; Nguyễn Huy Thiệp lắng đọng;Đặng Dung thơ Cảm hoài; Đồng hành cùng đi tới; Giống khoai lang Việt Nam; Thương Kim Thiếp Vũ Môn; Quảng Bình đất và người; Thơ văn thầy Hồ Ngọc Diệp; Chuyện cổ tích người lớn; Cuối dòng sông là biển; Thầy nghề nông chiến sĩ; Đọc lại và suy ngẫm; Thương Kim Thiếp Vũ Môn; Giống khoai lang Việt Nam; Việt Nam con đường xanh; Đọc lại và suy ngẫm; Mây lành Phổ Đà Sơn; Cao Biền trong sử Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Nhà tôi giấc mơ xanh;Phạm Hồng Đức Phước ca cao; Cao Biền trong sử Việt;Trời nhân loại mênh mông; Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay; Thầy bạn trong đời tôi; Cuối dòng sông là biển;. Phục sinh giữa tối sáng; Nam tiến của người Việt; Gia Cát Mã Tiền Khóa; Kim Notes lắng ghi chú; Gia Cát Mã Tiền Khóa;Sông Kỳ Lộ Phú Yên; Châu Văn Tiếp Phú Yên; Chọn giống sắn Việt Nam; Ngọc Phương Nam ngày mới; Nghê Việt am Ngọa Vân; Phục sinh giữa tối sáng; Lê Phụng Hiểu ruộng thác đao; Thầy bạn trong đời tôi; Bóng hạc chốn xa xôi; Giống khoai lang Việt Nam; Chuyện thầy Lê Quý Kha; Lên Việt Bắc điểm hẹn ; Tiếng Việt lung linh sáng; Bài thơ Viên đá Thời gian; Kim Notes lắng ghi chú; Gia Cát Mã Tiền  Khóa; Minh triết sống phúc hậu; Thung dung dạy và học; Thầy bạn trong đời tôi; Trịnh Công Sơn lắng đọng; Dạo chơi non nước Việt; Minh triết cho mỗi ngày; Địa chỉ xanh Ấn Độ; Vườn Quốc gia Việt Nam; Tĩnh lặng cùng với Osho; Đi thuyền trên Trường Giang; Đến với Tây Nguyên mới; Bài thơ Viên đá Thời gian; Đợi anh ngày trở lại; Chốn thiêng; Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc; Sắn Việt Nam ngày nay; Chung sức trên đường xuân; Vietnamese cassava today; Đỗ Hoàng Phong chiều xuân; Hồ Văn Thiện bóng chiều; Walt Disney người bạn lớn; 24 tiết khí lịch nhà nông; Lời thương; Giống lạc HL25 Việt Ấn; Thầy Tuấn kinh tế hộ; Thầy Tuấn trong lòng tôi; Địa chỉ xanh Ấn Độ; Chuyện cổ tích người lớn; Giống khoai lang Việt Nam; Nguyễn Hiến Lê sao sáng; Xanh một trời hi vọng; Về miền Tây yêu thương; Nơi một trời thương nhớ; Nông lịch tiết Thanh Minh; 24 tiết khí nông lịch; Ngày xuân đọc Trạng Trình; Nhớ thầy Trần Ngọc Ngoạn; Chốn thiêng; Thế giới trong mắt ai; Việt Nam con đường xanh; Nông nghiệp công nghệ cao; Phạm Quang Khánh Hoa Đất; Sông Mekong tin nổi bật; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Chín điều lành hạnh phúc; Đến với bài thơ hay; Nụ tầm xuân mùa xuân ; Về miền Tây yêu thương; Nơi một trời thương nhớ; Nông lịch tiết Thanh Minh; Tốt gỗ chẳng cần sơn; Ngày xuân đọc Trạng Trình; Nhớ thầy Trần Ngọc Ngoạn; Chốn thiêng; Thế giới trong mắt ai; Nông nghiệp công nghệ cao; Việt Nam con đường xanh; Thầy bạn trong đời tôi. Bill Gates học để làm Chuyện cổ tích người lớn. Thương Kim Thiếp Vũ Môn; Nhớ lời thề cỏ May, Vui quà tặng cuộc sống

Ngày 11 tháng 5 Ngày của Mẹ tại nhiều quốc gia. Ngày 11 tháng 5 năm 1949, Xiêm chính thức đổi quốc hiệu sang Thái Lan lần thứ nhì, quốc hiệu này được sử dụng liên tục cho đến nay Ngày 11 tháng 5 năm 330, thành phố Nova Roma (Tân La Mã) được chính thức thành thủ đô đổi tên từ thành Byzantium do Constantinus Đại đế quyết định.

Bài chọn lọc ngày 11 tháng 5: Cầu trời nối mẹ cha xưa; Rằm Đản Sinh Nhớ Mẹ; Mưa lành mùa yêu thương ; Yến Thanh lưu chùa cổ; Kim Notes lắng ghi chú; Lev Tonstoy năm kiệt tác; Ngày của Mẹ, Cầu Trời nối Mẹ Cha xưa; Một gia đình yêu thương; Hoàng Ngọc Dộ khát vọng; Hoàng Long thơ về Mẹ; Thái Lan nhiều bạn quý; Pho tượng Ngọc Quan Âm; Học với chữ Hán Nôm; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-11-thang-5/ và và https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-11-thang-5/

PHO TƯỢNG NGỌC QUAN ÂM

Mẹ công đức trên đài sen tĩnh lặng
Con ơn Người trong cõi phúc #annhiên


Đêm Vu Lan lắng bài thơ đi học
Thấm nhọc nhằn củ sắn củ khoai
Nhớ tay Chị gối đầu khi Mẹ mất
Thương lời Cha căn dặn học làm Người


Pho tượng Ngọc Quan Âm
Bài đồng dao huyền thoại
Sáng mãi Ngọc lưu ly
Đường xuân đời quên tuổi


Chuyện ngậm ngãi tìm trầm
Ngày mới Ngọc cho đời
Cuối dòng sông là biển
Giấc mơ lành yêu thương

Bạch Ngọc Hoàng Kim

Nhớ Mẹ mùa Đản sinh, ngắm pho tượng Ngọc Quan Âm, tôi tâm đắc với bài thơ của chính mình với các đường dẫn truyện trên đây, và thấm thía lời trao đổi của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

1. Khi còn trẻ, ta thường nghĩ rằng: Biết níu giữ là khôn ngoan. Nhưng khi đã già, ta mới nhận ra rằng: Biết buông bỏ mới là trí tuệ!

2. Khi còn trẻ, ta thường nghĩ rằng: Người giàu có là người lấy về rất nhiều. Nhưng khi đã già, ta mới biết rằng: Người giàu có là người cho đi rất lớn!

3. Khi còn trẻ, ta thường nghĩ rằng: Mạnh mẽ là vượt qua người khác. Nhưng khi đã già, ta mới biết rằng: Mạnh mẽ là vượt qua chính mình!

4. Khi còn trẻ, ta thường nghĩ rằng: Kẻ nói nhiều là kẻ thông minh. Nhưng khi đã già, ta mới biết rằng: Người biết lắng nghe mới là người thông thái!

5. Khi còn trẻ, ta thường nghĩ rằng: Nếu ta thắng phải hơn người thua. Nhưng khi đã già, ta mới biết rằng: Đến nơi là mọi người cùng thắng!

6. Khi còn trẻ, ta thường muốn sống thật lâu. Nhưng khi đã già, ta muốn sống sao cho có ý nghĩa với cuộc đời!

7. Khi còn trẻ, ta thường muốn người khác chấp nhận mình. Nhưng khi đã già, ta nhận ra rằng: Chỉ cần mình chấp nhận mình là đủ!

8. Khi còn trẻ, ta mong muốn thay đổi cả thế giới. Nhưng khi đã già, ta mong muốn thay đổi chỉ bản thân mình mà thôi!

9. Khi còn trẻ, ta thường nghĩ rằng: Khi trưởng thành, ta sẽ không còn bị tổn thương. Nhưng khi đã già, ta mới biết rằng: Trưởng thành là biết điều chỉnh tiếng khóc về chế độ im lặng!

10. Và khi còn trẻ, ta thường nghĩ rằng: Có tiền sẽ có tình yêu, có vật chất, người ta sẽ yêu quý… Nhưng khi đã già, ta mới biết rằng: Lương thiện bạn sẽ có mọi trái tim

Vợ chồng tôi dặn con: Nhà mình có năm gia bảo quý: An Viên Ngọc Phương Nam, An Viên Ngọc Quan Âm, Pho tượng Ngọc Quan Âm, Nhà 161A Võ Văn Tần, Bàn ăn học và giường ngủ. Đó là năm chuyện đời người. Pho tượng Ngọc Quan Âm ở nơi cao nhất, tôn kính nhất, tĩnh lặng nhất nhà mình;

NhoMeCha

CẦU TRỜI NỐI MẸ CHA XƯA

Cầu trời nối mẹ cha xưa
Mưa dày thấm đất, nắng thưa thấu trời
Lời thương giao cảm lòng người
Ngày của Mẹ suốt trọn đời trong con.


Hoàng Kim

RẰM ĐẢN SINH NHỚ MẸ

Đêm Vu Lan nhớ bài thơ đi học
Thấm nhọc nhằn củ sắn, củ khoai
Nhớ tay Chị gối đầu khi Mẹ mất
Thương lời Cha căn dặn học làm Người…

Hoàng Kim

Chùm thơ Rằm Đản Sinh Nhớ Mẹ 8 -15 tháng 5 bảo tồn và phát triển tại Thơ Tứ tuyệt Hoàng Kim https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tho-tu-tuyet-hoang-kim và Ngày mới Ngọc cho đời https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ngay-moi-ngoc-cho-doi/

HOÀNG NGỌC DỘ KHÁT VỌNG
Hoàng Ngọc Dộ và Hoàng Kim


Hoàng Ngọc Dộ (1937-1994) là nhà giáo. Ông quê ở xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch (nay là thị xã Ba Đồn), tỉnh Quảng Bình. Mẹ mất sớm. Nhà nghèo. Cha bị bom Mỹ giết hại. Ông đã nổ lực nuôi dạy các em vượt qua gian khổ, nghèo đói và chiến tranh để vươn lên trở thành những gia đình thành đạt và hạnh phúc. Gương nghị lực vượt khó hiếm thấy, ăn ngày một bữa suốt năm năm, nuôi hai em vào đại học với sự cưu mang của thầy bạn và xã hội đã một thời lay động sâu xa tình cảm thầy trò Trường Cấp Ba Bắc Quảng trạch (Quảng Bình). Ông mất sớm, hiện còn lưu lại gần 100 bài thơ. Lời thơ trong sáng, xúc động, ám ảnh, có giá trị khích lệ những em học sinh nhà nghèo, hiếu học. Anh Hai Hoàng Ngọc Dộ cũng là người Thầy dạy học đầu tiên cho Hoàng Kim: “Dặn con cháu khiêm nhu cần kiệm”; “Cảnh mãi đeo người được đâu em Hết khổ, hết cay, hết vận hèn Nghiệp sáng đèn giời đà chỉ rõ Rồi đây cay đắng chẳng buồn chen”; ”Không vì danh lợi đua chen. Thù nhà nợ nước quyết rèn bản thân”; “Soi mặt mình trong gương không bằng soi mặt mình trong lòng người”; “Có những di sản tỉnh thức cùng lương tâm, không thể để mất vì không thể tìm lại: Hoàng Ngọc Dộ Khát vọng https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoang-ngoc-do-khat-vong

KHÁT VỌNG
Hoàng Ngọc Dộ

Cảnh mãi theo người được đâu em
Hết khổ hết cay hết vận hèn
Nghiệp sáng đèn giời đà chỉ rõ
Rồi đây cay đắng chẳng buồn chen.

ÁNH SAO
Hoàng Ngọc Dộ

Bóng đêm trùm kín cả không trung
Lấp lánh phương Đông sáng một vừng
Mây bủa, mây giăng còn chẳng ngại
Hướng nhìn trần thế bạn văn chương.

Ngày của Mẹ trong con

MẸ ĐI THANH THẢN,
CHÚNG CON NHỚ NGƯỜI

Hoàng Trung Trực

Mẹ đi về chốn vĩnh hằng
Quên đi bao nỗi nhọc nhằn Mẹ ơi
Thế là Mẹ đã xa rồi
Vành khăn tang thấm nghĩa đời chúng con

Tháng ngày lời Mẹ chẳng còn
Mẹ đi thanh thản, chúng con nhớ người
Gần trăm năm sống với đời
Biết bao gian khổ cuộc đời Mẹ lo

Có ngày cơm chẳng đủ no
Vầng trăng trí tuệ Mẹ lo chu toàn
Cho con khôn lớn bình an
Vượt lên số mệnh, hiên ngang với đời

Kiến thức khoa học sáng ngời
Hiền tài giúp nước, giúp đời Mẹ ơi!

Thang nam nho lai va suy ngam 7

NHỚ MẠ
Hoàng Ngọc Dộ

“Đã chẵn tháng rồi, ôi Mạ ôi!
Tuần trăng tròn khuyết đã hết rồi
Mà con không thấy đâu bóng Mạ
Thấy trăng vắng Mạ dạ bùi ngùi.

Năm mươi ngày chẵn thấm thoắt trôi
Mạ về cỏi hạc để con côi
Vầng trăng tròn trặn vừa hai lượt
Vắng Mạ, lòng con luống ngậm ngùi. (2)

Con đọc sách khuya không nghe tiếng Mạ
Nỗi tâm tư con nghĩ miên man
Lúc Mạ còn, con bận việc riêng con
Không đọc được để Mạ nghe cho thỏa dạ.

Nay con đọc, vắng nghe tiếng Mạ
Nỗi bùi ngùi lòng dạ con đau
Sách mua về đọc Mạ chẵng nghe đâu
Xót ruôt trẻ lòng sầu như cắt.


Mạ ơi Mạ, xin Mạ hãy nghe lời con đọc.

Buồn khi rảo bước đồng quê
Buồn khi chợp mắt Mạ về đâu đâu
Buồn khi vắng Mạ dạ sầu
Buồn khi mưa nắng giải dầu thân Cha
Buồn khi sớm tối vào ra
Ngó không thấy Mạ, xót xa lòng buồn.

viengmochame

LỜI NGUYỀN

Không vì danh lợi đua chen
Công Cha nghĩa Mẹ quyết rèn bản thân
.

VIẾNG MỘ CHA MẸ
Hoàng Trung Trực

Dưới lớp đất này là mẹ là cha
Là khởi phát  đời con từ  bé bỏng
Là lời mẹ ru dịu dàng cánh võng
Là binh nghiệp cha một thuở đau đời.

Hành trang cho con đi bốn phương trời
Là nghĩa khí của cha, là nhân từ của mẹ
Vẫn bầu sữa tinh thần không ngừng không nghỉ 
Để hành trang cho con đi tiếp cuộc đời


Cuộc đời con bươn chải bốn phương trời
Nay về lại nơi cội nguồn sinh trưởng
Dâng nén hương mà lòng hồi hồi tưởng
Thuở thiếu thời trong lồng cánh mẹ cha

Ước hẹn anh em một “Lời nguyền”
Thù nhà  đâu sá kể truân chiên
Bao giờ đền được ơn trung hiếu
Suối vàng nhắm mắt mới nằm yên”

KHẮC SÂU LỜI NGUYỀN XƯA

Con năm năm mỗi ngày cơm một bữa
Thương về Cha ngực nát bởi bom thù
Tấm áo máu suốt đời con nhớ mãi
‘Lời Nguyền’ này khắc khoải giữa lòng con.


Con nhớ mãi Mẹ xưa khi sắp mất,
Cha nước mắt lưng tròng thương các con thơ
Mẹ quằn quại không thể nào nhắm mắt.
Cha vuốt mắt Người tiếng nấc quặn trong mơ.

Mồ của Mẹ hoa tươi nhiều năm tháng
Cha quấn quýt Người đến lúc giặc giết Cha
Dòng sông quê hương Rào Nan, Chợ Mới …
Mẹ Cha theo con thao thiết suốt đời.

Con nhớ cánh tay chị Năm thay mẹ
Thương nhớ anh Hai nâng giấc cho con.
Tình yêu thương như dòng sông chảy mãi.
Thầy bạn lộc xuân của cuộc đời con ! 

THƠ VỀ MẸ
Hoàng Long

Thuở cỏn con, con nằm bên mẹ
Đầu rúc vào lòng, con ấm lắm mẹ ơi
Con thương mẹ đêm ngày tần tảo
Thức đêm dài mẹ may áo cho con

Gió đồng nội trưa hè nắng nóng
Mẹ ngồi khom nhổ cỏ một mình
Mưa đêm lạnh mẹ ngồi lo lắng
Lo cho con yên giấc cơn đau

Con vui sướng khi được ôm lưng mẹ
Mỗi lần mẹ về với chị em con
Đem cho con muôn điều hạnh phúc
Mẹ vẫn luôn nghĩ về chúng con

Thuở thiếu thời con không nghe lời mẹ
Để mỗi lần mẹ đánh con đau
Tuổi nhỏ bồng bột chưa biết nghĩ
Giờ lớn khôn con cố học hành

Con sẽ bay cao bay xa mãi
Tìm đến ánh sáng của tương lai
Tìm ra người bạn con mong ước
Giữ mãi hình mẹ ở trong con

Đảm việc nhà lo toan việc nước
Xây gia đình giữ hạnh phúc cho con
Con muốn tìm, muốn gặp người bạn đó
Người bạn như mẹ, mẹ của con

Xa cha mẹ, chúng con lên thành phố
Nhớ tuổi thơ mẹ nhắc con học hành
Mẹ làm lụng chúng con mong giúp mẹ
Nhưng mẹ chỉ cười “học đi con”

Mẹ đã cho con nhiều hạnh phúc
Dạy cho chúng con biết điều hay
Mẹ cũng chăm con từng giấc ngủ
Mỗi lần con về bên mẹ, mẹ ơi!

Con muốn ở bên mẹ như thuở bé
Cảm nhận tình thương mẹ dành cho con
Thoải mái từng giờ trong hạnh phúc
Bên mẹ, gia đình, giấc ngủ ngon.


NGHĨ VỀ CHA
Hoàng Long    

Nguyen Long

HOÀNG KIM THƠ CHO CON
Hoàng Kim
Thương yêu tặng hai con
Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long

Con!
Thân thương một tiếng gọi
Hạnh phúc bật nên lời
Lòng Cha bồi hồi
Sung sướng gọi:
Con!

Cha đi công tác xa
Mong đợi Con, từng ngày chờ thư Mẹ
Thư đến!
Con ra đời!
Cha run lên vì mừng
Thao thức suốt đêm
Không ngủ

Bạn bè vây quanh Cha
Trân trọng niềm vui thiêng liêng
Nâng cốc chúc Cha
Hạnh phúc!

Tiếng Con ngọt ngào môi Cha
Dào dạt lòng Cha vỗ mãi
Có Con
Nối cuộc đời Cha
Gấp đôi
Có Con
Đan giữa cuộc đời

Hạnh phúc

Con là sợi dây máu thịt
Yêu thương gắn Mẹ và Cha
Có Con
Cha thấy cuộc đời ý nghĩa hơn
Cuộc sống – Tình yêu – Sự nghiệp
Hai Con là hai con mắt
Cửa sổ tâm hồn Cha
Dẫu đời Cha nhiều chông gai
Trái chín cuộc đời vẫn ngọt
Con là giấc mơ trong trẻo
Là ban mai tươi vui
Là viên ngọc trao đời
Là hương hoa hạnh phúc

Ước vọng cuộc đời Cha
Có Con đi nối con đường sự nghiệp
Con đứng trên vai Cha
Vươn tới những chân trời mơ ước

Nguyen Long 1

Hai Con
Hai viên ngọc
Chị con và Con
Mẹ con dịu hiền hơn
Mẹ con đảm đang hơn
Cha bớt vụng về mỗi việc làm nho nhỏ
Con trở thành ngọn lửa
Sưởi ấm lòng Mẹ Cha
Khi mỗi ngày khó khăn
Trong trẻo tiếng Con
Mẹ Cha hết mệt
Con là niềm vui lớn nhất
“Con hơn Cha nhà có phúc”
Cha mong dồn cho Con.

Lớn lên
Con sẽ hỏi Cha
Sao Cha đặt tên Con là Hoàng Long?
Con ơi!
Tên Con là khúc hát yêu thương
Của lòng Cha Mẹ
Cha Mẹ thương nhau
Vì qúy trọng những điều ân nghĩa
Sự nghiệp và tình yêu
Những ngày gian khổ
Cùng nghiên cứu củ sắn, củ khoai
Con là giống khoai Hoàng Long
Tỏa rộng nhiều vùng đất nước
Dẫu không là trái thơm qủa ngọt
Nhưng là niềm vui người nghèo
Để Cha nhớ về quê hương
Khoai sắn bốn mùa vất vã
Để Cha nhớ những ngày gian khổ
Năm năm
Cơm ngày một bữa
Khoai sắn không phụ lòng
Để Cha nhớ về
Lon khoai nghĩa tình
Nắm khoai bè bạn
Gom góp giúp Cha ăn học
Khi vào đời
Cha gặp Mẹ con
Cho nên:
Cha muốn Con
Trước khi làm những điều lớn lao
Hãy biết làm củ khoai, củ sắn
Hãy hướng tới những người lao động
Nhớ quê nghèo cắt rốn, chôn rau

Lớn lên
Con sẽ hỏi cha
Sao Cha đặt tên con Hoàng Long?
Long là rồng
Con là đậu rồng
Là công trình thứ hai Mẹ Cha nghiên cứu
Mẹ con chọn hạt
Cha gieo nên con
Vất vả gian nan
Hứa hẹn một mùa gặt hái
Con là tháng ngày mong đợi
Là niềm vui đóng góp cho đời
Từ hạt đậu củ khoai
Cha Mẹ trao Con sự nghiệp
Cha nhớ câu đối trăm năm
Về một gia đình hạnh phúc
“Sáng khoai, trưa khoai, tối khoai
ngày khoai ba bữa
Cha đỗ, mẹ đỗ, con đỗ
đều đỗ cả nhà”
Chị con và Con
Là mong ước
Của Mẹ và Cha

Lớn lên
Con sẽ hỏi Cha
Sao Cha đặt tên con Hoàng Long?
Long là rồng
Nghĩa mẹ tạo nền
Công cha xây móng
Trước mắt con là sông dài, biển rộng
Ước mong con bay lên
Con hãy đi đến cùng
Mục đích của con
Làm được những điều cao cả
Hãy cố gắng không ngừng
Kiên gan
Bền chí
Ước mơ và hiện thực
Hôm nay và mai sau
Nghị lực là thước đo cuộc đời
Hai chữ đầu tiên Con học làm người
Phải học hai điều NHÂN NGHĨA

Cha mong Con lớn lên
Ít nếm trãi khó khăn, vất vả
Nhưng đừng bao giờ quên
Những ngày đói khổ
Thời thơ ấu của Cha
Mồng Ba tháng Giêng ngày mất của Bà
Hai mươi tháng Mười ngày ông Mỹ giết
Ngày mà cửa nhà tan nát
Đói nghèo Bác dắt dìu Cha
Tuổi thơ thì bắt ốc, mò cua
Lớn một chút trồng khoai, dạy học
Qua danh lợi hiểu vinh, hiểu nhục
Trãi đói nghèo biết nghĩa, biết ân
Phan Thiết là nơi Mẹ đã sinh Con
Ông Bà ngoại nuôi cho Con khôn lớn
Tuổi thơ của Con lớn trong yên ấm
Tao nôi êm ả, thanh bình
Ru cho Con “uống nước nhớ nguồn”
Khi con lớn đừng quên điều HIẾU THẢO

Cha say viết về Con
Kể về Con
Thơ cho Con
Cô bác vây quanh Cha
Gật gù
Thông cảm

Thơ chắp mối
Từng vần,
Từng mảng
Câu thơ chưa chỉnh lời
Nhưng tứ thơ
Dồn dập
Bối hồi
Hạnh phúc lớn
Trong lòng Cha
Ngân mãi

Praha
HK

ToNguyen

CON LÀ NGUỒN HẠNH PHÚC
Hoàng Kim

Tặng các con Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Bá Lộc, Hoàng Long
và các cháu Hoàng Gia Bình, Hoàng Gia Minh, Hoàng Gia An

Mẹ đi về quê ngoại để sinh con
Trời tháng Sáu xanh một màu thương nhớ
Ba mong con mấy đêm liền không ngủ
Ngày hai mươi con khóc chào đời.

Con mang về Ba Mẹ một nguồn vui
Hạnh phúc trăm năm, niềm ao ước lớn
Mong mỏi chứa chan, tình yêu trọn vẹn
Bao yêu thương âu yếm rộn trong lòng.

Ba vui mừng chọn đặt tên con
Cặp tên đẹp giữa muôn ngàn từ ngữ
Cái tên vì con mà thành rực rỡ
Con hãy làm tên đẹp hóa bài ca.

Hai chị em con là Nguyên, Long của Mẹ và Cha
Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long niềm hạnh phúc
Chữ Mẹ và con gái Thủy Nguyên thành chữ kép
Tên Cha với con trai Kim Long đạt món ăn ngon

Nguyen Loc 1a
Nguyen Loc 9

Hoàng Bá Lộc và Hoàng Tố Nguyên

NGUYỄN DU 250 NĂM NHÌN LẠI

Hoàng Kim

Nguyễn Du sinh ngày 3 tháng 1 năm 1766 nhằm ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu, tại phường Bích Câu ở Thăng Long (Hà Nội), mất ngày 16 tháng 9 năm 1820 (nhằm ngày 10 tháng tám năm Canh Thìn) tại kinh đô Huế, hưởng thọ 55 tuổi. Nguyễn Du tự Tố Như, hiệu Thanh Hiên, biệt hiệu Hồng Sơn Liệp Hộ (người đi săn ở núi Hồng), lại có hiệu Nam Hải Điếu Đồ (kẻ đi câu ở biển Nam). Nguyễn Du là danh nhân văn hóa thế giới, nhà thơ lớn, danh sĩ tinh hoa, hiền tài lỗi lạc, nhà chính trị, ngoại giao, văn hóa, giáo dục kiệt xuất không chỉ của nhà Nguyễn mà còn là kỳ tài muôn thuở của mọi thời đại Việt Nam. Nguyễn Du đã vượt lên vinh nhục bản thân giữa thời nhiễu loạn, vàng lầm trong cát để trao lại ngọc cho đời.

Con người Nguyễn Du, Hồng Sơn Liệp Hộ, ra tướng võ vào tướng văn, chọc trời khuấy nước, Từ Hải khen Kiều khéo biết người. Danh sĩ Tố Như, Nam Hải Điếu Đồ, đêm mặt trăng, ngày mặt trời, nhả ngọc phun châu, Tam Hợp đạo cô tài đoán dịch. Ông lưu lại kiệt tác Truyện Kiều ẩn ngữ giữa đời thường và tuyệt phẩm Bắc Hành sử thi soi chính pháp. Con người đó, tầm vóc đó gần gũi mà cao xa, minh triết và trầm tĩnh, nhân hậu và tiềm ẩn, tâm tình và tài trí đều trọn vẹn tuyệt đỉnh. Văn chương Việt đã có quá nhiều bài viết về Nguyễn Du. Ghi chép này là nén tâm hương thành kính tưởng nhớ Người.

NGUYỄN DU TRĂNG HUYỀN THOẠI
Bạch Ngọc Hoàng Kim

1 Nguyễn Du thơ chữ Hán
Kiếm bút thấu tim Người,
Đấng danh sĩ tinh hoa,
Nguyễn Du khinh Thành Tổ,
Bậc thánh viếng đức Hòa

2 Nguyễn Du tư liệu quý
Linh Nhạc thương người hiền,
Trung Liệt đền thờ cổ,
“Bang giao tập” Việt Trung,
Nguyễn Du niên biểu luận

3 Nguyễn Du Hồ Xuân Hương
“Đối tửu” thơ bi tráng,
“Tỏ ý” lệ vương đầy,
Ba trăm năm thoáng chốc,
Mại hạc vầng trăng soi.

4 Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ
Uy Viễn “Vịnh Thúy Kiều”,
Tố Như “Đọc Tiểu Thanh”,
Bến Giang Đình ẩn ngữ,
Thời biến nhớ người xưa.

5 Nguyễn Du thời Tây Sơn
Mười lăm năm tuổi thơ,
Mười lăm năm lưu lạc,
Thời Hồng Sơn Liệp Hộ,
Tình hiếu thật phân minh

6 Nguyễn Du làm Ngư Tiều
Câu cá và đi săn,
Ẩn ngữ giữa đời thường,
Nguyễn Du ức gia huynh,
Hành Lạc Từ bi tráng

7 Nguyễn Du thời nhà Nguyễn
Mười tám năm làm quan,
Chính sử và Bài tựa,
Gia phả với luận bàn.
Bắc hành và Truyện Kiều

8 Nguyễn Du tiếng tri âm
Hồ Xuân Hương là ai,
Kiều Nguyễn luận anh hùng,
Thời Nam Hải Điếu Đồ,
Thời Hồng Sơn Liệp Hộ

9 Nguyễn Du trăng huyền thoại
Đi thuyền trên Trường Giang,
Tâm tình và Hồn Việt,
Tấm gương soi thời đại.
Mai Hạc vầng trăng soi,

10 Nguyễn Du bậc anh hùng
Trò chuyện với Yến Thanh,
Thư trả lời Thùy Hương
Nguyễn Du làm Ngư Tiều
Nguyễn Du trăng huyền thoại

*

Vị thiền sư Linh Nhạc Phật Ý tại Tổ Đình chùa cổ Thủ Đức trong giấc mơ lạ “Nguyễn Du nửa đêm đọc lại” đã khuyên tôi viết Nguyễn Du trăng huyền thoại bằng cách lập “Nguyễn Du niên biểu luận” cuộc đời và thời thế Nguyễn Du để tìm hiểu về Người. Theo vị Thiền sư này thì dấu vết chứng cứ sự thật hàng năm của Nguyễn Du là chỉ dấu đáng tin cậy của thời ấy về những sự kiện trọng yếu của thời thế đã gợi ý chi phối thế xuất xử của Nguyễn Du bình sinh và hành trạng, để hậu thế chúng ta có thể hiểu đúng sự thật và huyền thoại về ông. Những sự kiện chính tại đàng Trong và đàng Ngoài với các nước liên quan trong hệ quy chiếu lấy chính Nguyễn Du và gia tộc của ông làm trung tâm sẽ là dẫn liệu thông tin thực sự có ích để thấu hiểu chính xác ẩn ngữ Truyện Kiều, lịch sử, văn hóa, con người, bối cảnh hình thành kiệt tác “300 năm nữa chốc mòng Biết ai thiên ha khóc cùng Tố Như” xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nguyen-du-trang-huyen thoại

Tác phẩm bao gồm chín bài, mục lục như sau: 1 Nguyễn Du thơ chữ Hán Kiếm bút thấu tim Người, Đấng danh sĩ tinh hoa, Nguyễn Du khinh Thành Tổ, Bậc thánh viếng đức Hòa 2 Nguyễn Du tư liệu quý Linh Nhạc thương người hiền, Trung Liệt đền thờ cổ, “Bang giao tập” Việt Trung, Nguyễn Du niên biểu luận 3 Nguyễn Du Hồ Xuân Hương “Đối tửu” thơ bi tráng, “Tỏ ý” lệ vương đầy, Ba trăm năm thoáng chốc, Mại hạc vầng trăng soi. 4 Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ Uy Viễn “Vịnh Thúy Kiều”, Tố Như “Đọc Tiểu Thanh”, Bến Giang Đình ẩn ngữ, Thời biến nhớ người xưa. 5 Nguyễn Du thời Tây Sơn Mười lăm năm tuổi thơ, Mười lăm năm lưu lạc, Thời Hồng Sơn Liệp Hộ, Tình hiếu thật phân minh 6 Nguyễn Du làm Ngư Tiều Câu cá và đi săn, Ẩn ngữ giữa đời thường, Nguyễn Du ức gia huynh, Hành Lạc Từ bi tráng 7 Nguyễn Du thời nhà Nguyễn Mười tám năm làm quan, Chính sử và Bài tựa, Gia phả với luận bàn. Bắc hành và Truyện Kiều 8 Nguyễn Du tiếng tri âm Hồ Xuân Hương là ai, Kiều Nguyễn luận anh hùng, Thời Nam Hải Điếu Đồ, Thời Hồng Sơn Liệp Hộ 9 Nguyễn Du trăng huyền thoại Đi thuyền trên Trường Giang,Tâm tình và Hồn Việt, Tấm gương soi thời đại. Mai Hạc vầng trăng soi,

Tôi viết Nguyễn Du trăng huyền thoại cho những ai vốn thích Nguyễn Du và Truyện Kiều nhưng chỉ có sách Truyện Kiều và một ít bộ sách quý có liên quan mà chưa thể có thời gian đào sâu tìm hiểu về bộ kiệt tác văn chương Việt kỳ lạ này với những ẩn ngữ thời thế cuộc đời Nguyễn Du lắng đọng vào trang sách. Bạn đọc để đỡ tốn công, tôi xin có ít lời hướng dẫn cách đọc chùm 9 bài này như sau. Đầu tiên bạn nên đọc bảng Mục lục chín bài viết này và xác định mình cần đọc bài nào trong chín bài viết ấy sau đó bấm thẳng vào đường dẫn có tại trang ấy liên kết với chín bài; Thứ hai mời bạn đọc ngay bài bảy mục 2 va 3 đó là Chính sử và Bài tựa/ Gia phả với luận bàn. Muốn hiểu thêm Nguyễn Du trăng huyền thoại cần tìm đọc những sách và tác giả giới thiệu trong bài này và có sự định kỳ cập nhậti. Thứ ba Nguyễn Du là danh sĩ tinh hoa Việt Nam thời nhà Nguyễn Tổng luận Nguyễn Du và Truyện Kiều là sự suy ngẫm lắng đọng.

Nguyễn Du là danh sĩ tinh hoa Việt Nam thời nhà Nguyễn, là minh sư hiền tài lỗi lạc, là nhà thơ lớn danh nhân văn hóa thế giới, là một hình mẫu con người Việt Nam thuộc về văn hóa tương lai, là một tấm gương trong về phép ứng xử chí thiện, nhân đạo, minh triết giữa thời nhiễu loạn. Ông là tác giả của.Truyện Kiều và Bắc hành tạp lục bài học tâm tình Việt đã thấm sâu vào hồn Việt và lan tỏa khắp thế giới. Nguyễn Du sinh ngày 3 tháng 1 năm 1766, nhằm ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu, tại phường Bích Câu, ở Thăng Long, Hà Nội, mất ngày 16 tháng 9 năm 1820 nhằm ngày 10 tháng tám năm Canh Thìn.

Tổng luận Nguyễn Du và Truyện Kiều tóm tắt như sau

1. Nguyễn Du không chỉ là nhà thơ lớn, danh nhân văn hóa thế giới mà còn là danh sĩ tinh hoa, đấng anh hùng hào kiệt minh sư hiền tài lỗi lạc.

2. Nguyễn Du rất mực nhân đạo và minh triết, ông nổi bật hơn tất cả những chính khách và danh nhân cùng thời. Nguyễn Du vượt lên vinh nhục bản thân giữa thời nhiễu loạn, vàng lầm trong cát để trao lại ngọc cho đời. “Nguyễn Du là người rất mực nhân đạo trong một thời đại ít nhân đạo” (Joocjo Budaren nhà văn Pháp). Ông chí thiện, nhân đạo, minh triết, mẫu hình con người văn hóa tương lai. Kiều Nguyễn Du là bài học lớn về tâm tình hồn Việt. Truyện Kiều của Nguyễn Du đã thấm sâu vào hồn Việt và lan tỏa khắp thế giới.

3. Nguyễn Du quê hương và dòng họ cho thấy gia tộc họ Nguyễn Tiên Điền là dòng họ lớn đại quý tộc có thế lực mạnh “Triều đình riêng một góc trời/ Gồm hai văn võ, rạch đôi sơn hà”. Vị thế gia tộc Nguyễn Tiên Điền đến mức nhà Lê, họ Trịnh, nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn đều tìm mọi cách liên kết, lôi kéo, mua chuộc, khống chế hoặc ra tay tàn độc để trấn phản. Nguyễn Du để lại kiệt tác Truyện Kiều là di sản muôn đời, kiệt tác Bắc hành tạp lục 132 bài, Nam trung tạp ngâm 16 bài và Thanh Hiên thi tập 78 bài, là phần sâu kín trong tâm trạng Nguyễn Du, tỏa sáng tầm vóc và bản lĩnh của một anh hùng quốc sĩ tinh hoa, chạm thấu những vấn đề sâu sắc nhất của tình yêu thương con người và nhân loại. Đặc biệt “Bắc Hành tạp lục” và Truyện Kiều là hai kiệt tác SÁCH NGOẠI GIAO NGUYỄN DU sử thi và tuyên ngôn ngoại giao nhân nghĩa làm rạng danh nước Việt được ghi trong chính sử nhà Nguyễn và và ngự chế Minh Mệnh tổng thuyết

4. Nguyễn Du niên biểu luận, cuộc đời và thời thế là bức tranh bi tráng của một bậc anh hùng hào kiệt nhân hậu, trọng nghĩa và tận lực vì lý tưởng. Nguyễn Du đã phải gánh chịu quá nhiều chuyện thương tâm và khổ đau cùng cực cho chính ông và gia đình ông bởi biến thiên của thời vận”Bắt phong trần phải phong trần.Cho thanh cao mới được phần thanh cao“. Nguyễn Du mười lăm năm tuổi thơ (1765-1780) mẹ mất sớm, ông có thiên tư thông tuệ, văn võ song toàn, văn tài nổi danh tam trường, võ quan giữ tước vị cao nơi trọng yếu; người thân gia đình ông giữ địa vị cao nhất trong triều Lê Trịnh và có nhiều người thân tín quản lý phần lớn những nơi trọng địa của Bắc Hà. Nguyễn Du mười lăm năm lưu lạc (1781- 1796) Thời Hồng Sơn Liệp Hộ (1797-1802) là giai đoạn đất nước nhiễu loạn Lê bại Trịnh vong, nội chiến, tranh đoạt và ngoại xâm. Nguyễn Du và gia đình ông đã chịu nhiều tổn thất nhưng ông kiên gan bền chí, tận tụy hết lòng vì nhà Lê “Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn. Để lời thệ hải minh sơn. Làm con trước phải đền ơn sinh thành“. Nguyễn Du thời Nhà Nguyễn (1802- 1820) ra làm quan triều Nguyễn giữ các chức vụ từ tri huyên, cai bạ, cần chánh điện đại hoc sĩ, chánh sứ đến hữu tham tri bộ lễ. Ông là nhà quản lý giỏi yêu nước thương dân, Nguyễn Du để lại Truyện Kiều và “Bắc Hành tạp lục” không chỉ là kiệt tác sử thi và tuyên ngôn ngoại giao nhân nghĩa  làm rạng danh nước Việt mà còn là di sản lịch sử văn hóa mẫu mực của dân tộc Việt.

5. Minh triết ứng xử của Nguyễn Du là bậc hiền tài trước ngã ba đường đời là phải chí thiện và thuận theo tự nhiên “Tùy cơ, tùy vận, tùy thiên mệnh, tùy thời, tùy thế, lại tùy nghi” Nguyễn Du ký thác tâm sự vào Truyện Kiều là ẩn ngữ ước vọng đời người, tâm tình và tình yêu cuộc sống “Thiện căn cốt ở lòng ta, Chữ tâm kia mới thành ba chữ tài” .

6. Truyện Kiều có tầm ảnh hưởng rất sâu rộng đã trở thành hồn Việt, và là tác phẩm văn học cổ điển Việt Nam được dịch ra hơn 20 thứ tiếng và trên 73 bản dịch. Giá trị tác phẩm Kiệt tác Truyện Kiều của Nguyễn Du có sự tương đồng với kiệt tác Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần.nhưng khác chiều kích văn hóa giáo dục và giá trị tác phẩm.

7. Nhân cách, tâm thế của con người Nguyễn Du đặt trong mối tương quan với Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh của thời đại Hậu Lê Trịnh – nhà Tây Sơn – đầu triều Nguyễn; khi so sánh với Tào Tuyết Cần là văn nhân tài tử của thời đại cuối nhà Minh đến đầu và giữa nhà Thanh thì vừa có sự tương đồng vừa có sự dị biệt to lớn.

8. Gia tộc của Nguyễn Quỳnh – Nguyễn Thiếp – Nguyễn Du tương đồng với gia tộc của Tào Tỷ – Tào Dần – Tào Tuyết Cần nhưng nền tảng đạo đức văn hóa khác nhau  Nhấn mạnh điều này để thấy sự cần thiết nghiên cứu liên ngành lịch sử, văn hóa, con người tác gia, bởi điều đó chi phối rất sâu sắc đến giá trị của kiệt tác.

9. Nguyễn Du trăng huyền thoại gồm tư liệu 540 trang, là vầng trăng huyền thoại soi sáng thời đại Nguyễn Du. (Mục lục của chuyên luận này gồm 9 bài như đã trình bày ở phần trên)

10. Tôi tin Nguyễn Du trăng huyền thoại sẽ có những người trung thực, cao quý duyệt lại và bổ túc cho khảo cứu nhọc nhằn, lấm bụi thời gian này. Tôi kính trọng được trao lại những trang viết tuy chưa tới đích nhưng tâm nguyện tốt và đúng hướng, giúp cho những người nghiên cứu nghiêm cẩn, tận tụy tiếp tục sự tìm tòi làm sáng lên sự thật và nhân cách cao quý của những bậc hiền nhân. Họ là ngọc cho đời, chọn lối sống phúc hậu, an nhiên, tri túc, thanh đạm, đạt hiếu trung đầy đủ, nhưng vì thời thế nhiễu loạn, nên ngọc trong đá, vàng lầm trong cát đấy thôi

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH VÀ LUẬN ĐỀ TRAO ĐỔI CHÍNH

1. Nguyễn Du tiểu sử trong sách Đại Nam liệt truyện chính biên sơ tập Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn, người dịch Đỗ Mộng Khương, người hiệu đính Hoa Bằng, Viện Sử học Việt Nam, Nhà Xuất bản Thuận Hóa, Huế 2006, trang 400 /716 Tập 2; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nguyen-du-trang-huyen-thoai/

Darwin

THĂM NHÀ CŨ CỦA DARWIN
Hoàng Kim

Đôi mắt Darwin soi thấu nguồn gốc các loài. “Kẻ sống sót không phải là kẻ mạnh nhất hay thông minh nhất, mà là kẻ thích nghi tốt nhất” Charles Darwin đã nói vậy: “It is not the strongest of the species that survives, nor the most intelligent that survives. It is the one that is most adaptable to change” Bảo tồn và phát triển bền vững, thích nghi để tồn tại là câu chuyện lớn của mỗi người và nhân loại, là lời nhắc của quá khứ hiện tại và tương lai cho nhân loại và chính cộng đồng người dân Việt Nam để không bao giờ được phép quên lãng. Thích nghi để tồn tại mới là người thắng sau cùng. Cân bằng hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường, tiến bộ và công bằng an sinh xã hội, giữ vững độc lập thống nhất chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia là vấn đề trọng yếu trong chính sách kinh tế xã hội tự nhiên và an sinh. xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/2021/04/19/tham-nha-cu-cua-darwin/

THÁI LAN NHIỀU BẠN QUÝ
Hoàng Kim


Tôi đã có trên mười lần qua Thái Lan. Đất nước con người Thái Lan thật thú vị nhưng tôi ấn tượng nhất là: 1) Bangkok Phanom Rung con đường di sản. 2) Sắn Thái Lan hòa Sắn Việt Nam, và 3) Thái Lan nhiều bạn quý.

Bangkok Phanom Rung con đường di sản

Bangkok là một điểm đến đặc biệt thú vị của du lịch châu Á. Bạn muốn hiểu rõ Bangkok trước hếp phải tìm hiểu khái quát về Thái Lan đất nước lịch sử văn hóa và con người. Du lịch công viên lịch sử Phnom Rung là một bổ khuyết tuyệt vời cho bạn của sự tìm tòi ấy. Danh sách di sản thế giới tại Thái Lan có địa chỉ: 1) Thành phố lịch sử Ayutthaya (1991) 2) Thị trấn lịch sử Sukhothai và các thị trấn lịch sử lân cận (1991); 3) Khu bảo tồn cuộc sống hoang dã ThungyaiHuai Kha Khaeng (1991); 4) Di chỉ khảo cổ Ban Chiang (1992); 5) Khu quần thể rừng Dong Phaya YenKhao Yai (2005).

Công viên lịch sử Phanom Rung là một sự khai mở đặc biệt ấn tượng và yêu thích nhất mà tôi được trãi nghiệm trong lịch sử nhiều điểm đến tại Thái Lan.

Thứ nhất, nó là ngôi đền cổ tuyệt đẹp và thật huyền bí tại tỉnh Buriram vùng Isan của Thái Lan.  Phanom Rung (tiếng Thái là พนม รุ้ง), có tên đầy đủ là Prasat Hin Phanom Rung, là một tổ hợp lâu đài bằng đá của cụm đền Khmer nằm trên rặng núi lửa đã tắt ở độ cao 402 mét. Lâu đài đá Phanom Rung là viên ngọc di sản quý biểu tượng của Núi Kailash  Thiên Đường, được xây bằng đá sa thạch và laterit trong thế kỷ 10 đến thế kỷ 13, để thờ thần Shiva thuộc đạo Hindu. Đền này ý nghĩa tương tự đền Angkor mà tôi đã kể trong bài Lúa sắn Angkor).

Thứ hai đó là nơi Cục Mỹ thuật Thái Lan đã mất ròng rã 17 năm ròng (1971- 1988) để trùng tu quần thể này cho tử tế và đúng chuẩn và đã được chính thức mở cửa vào ngày 21 tháng 5 năm 1988 bởi hoàng tử Maha Chakri Sirindhorn. Chính phủ Thái năm 2005 cũng chính thức đệ trình UNESCO công nhận là di sản Thế giới. Câu chuyện này sôi động nhiều năm sau.

Thứ ba, Công viên lịch sử Phanom Rung nằm trên con đường di sản nối Băng kok với cụm lâu đài cổ nổi tiếng thế giới ở PhimaiAngkor, cùng với nhiều điểm đến khác của Thái Lan, Campuchia,  Lào và Việt Nam. Tôi tin chắc rằng Phanom Rung là điểm nhấn của cụm công trình lâu đài cổ tinh tế nhất, nguyên vẹn nhất và lớn nhất còn sót lại của Thái Lan. Câu chuyện lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ, khảo cổ học và tâm linh nơi Công viên lịch sử Phanom Rung là thật hay và rất đáng tìm hiểu.

Mời bạn xem ảnh tuyển chọn và hãy đọc  Chào ngày mới 11 tháng 5  

Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sống
DẠY VÀ HỌC https://hoangkimvn.wordpress.com
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365 Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on Twitter

Video yêu thích

Chào ngày mới 10 tháng 5


Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là reinhart-howeler-the-great-friend-of-kim.jpg

CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN

Hoàng Kim lưu nơi đây bao điều tâm đắc, Kazuo Kawano, Reinhardt Howeler, Hernan Ceballos, … là những người bạn tuyệt vời của tôi ở CIAT. Tôi học những gương cụ thể của họ nhưng cũng ấn tượng sâu sắc bởi bao gương sáng danh nhân như gương  George Washington, Thomas Jefferson; Norman Borlaug, Mark Zuckerberg, Bill Gates học để làm, đối với tôi thật sự thấm thía. Tôi thích học để làm, học vừa làm trí tuệ của họ. Câu châm ngôn hay về “sự đọc” đưa vào trang viết này thật đúng: “ Trong một thế giới có đủ bình tâm, người viết nhỏ hơn người đọc, người đọc nhỏ hơn quyển truyện họ đang đọc, và quyển truyện nhỏ hơn sự đọc. Người viết và người đọc rồi chết, truyện rồi quên. Sự đọc ở lại và làm nên một phần mênh mông trong định nghĩa của việc làm người
; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chau-my-chuyen-khong-quen/

TỈNH THỨC CÙNG THÁNG NĂM
Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim
#Nhàtôi
; #banmai; #htn365; #ana; #Thungdung#dayvahoc, #vietnamhoc;  #cnm365;  #cltvn; #đẹpvàhay; #lvn365 https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-10-thang-5/ & https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-10-thang-5

CNM365 Tình yêu cuộc sống: Tỉnh thức cùng tháng năm; Lev Tonstoy năm kiệt tác; Chuyện thầy Nguyễn Tử Siêm; Thế giới trong mắt ai; Châu Mỹ chuyện không quên; Bài thơ Viên đá Thời gian; Lời Thầy dặn thung dung; Nông nghiệp Việt trăm năm; Sông Mekong tin nổi bật; Vị tướng của lòng dân; Nguyễn Du trăng huyền thoại; Trời nhân loại mênh mông; Tagore Thánh sư Ấn Độ; Hoa Hồng Ngọc Quan Âm; Huế có Thiên Thụ Sơn; Ta về với Linh Giang ; Làng Minh Lệ quê tôi; Nguyễn Du là bậc anh hùng; Tô Đông Pha Tây Hồ; Đền Kiếp Bạc Côn Sơn; Dám đánh và quyết thắng; Kim Notes lắng ghi chú; Phục Sinh Bình Minh An; Giấc mơ đời vẫn thực; Sóng yêu thương vỗ mãi; Sơn La núi báu vật; Ngụ ngôn cho người lớn; Huế có Thiên Thụ Sơn; Ta về với Linh Giang ; Làng Minh Lệ quê tôi ; Châu Mỹ chuyện không quên ; Một gia đình yêu thương ; Nguyễn Du là bậc anh hùng; Tô Đông Pha Tây Hồ ; Lời Thầy dặn thung dung; Sớm hè líu ríu xuân Hoàng Long cây lương thực ; Một gia đình yêu thương; Nguyễn Du Hồ Xuân Hương, Dưỡng mầm xanh phương Nam; Việt Nam Tổ Quốc tôi; Việt Nam con đường xanh; Cách đánh của Việt Nam; Thế giới trong mắt ai ; Chỉ tình yêu ở lại ; Mưa lành và lúa xuân; Lúa siêu xanh Việt Nam ;Tiến bộ giống sắn Việt Nam; Lào hoa trắng nắng Mekong; Đẹp và Hay Học Mãi; Suy tư sông Dương Tử; Trung Tân mừng ngày mới; Thế giới trong mắt ai; Vui đến chốn thung dung; Việt Nam con đường xanh; Hoàng Trung Trực đời lính; Thơ viết bên thác Iguazu; Cuối dòng sông là biển, Sự cao quý thầm lặng; Nghị lực và Ơn Thầy; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Nhớ kỷ niệm một thời; Nhớ lại và suy ngẫm; Trường tôi nôi yêu thương; Lời Thầy dặn thung dung; Con đường xanh yêu thương; Bảo tồn và phát triển sắn; Tiến bộ giống sắn Việt Nam; Giống sắn KM140 giải VIFOTEC; Hoa và Ong Hoa Người; Những trang văn thắp lửa; Bài ca Trường Quảng Trạch; Bài thơ Viên đá Thời gian; Thầy Hiếu đêm giáng sinh; Bóng hạc chốn xa xôi; Lời thương; Thế giới trong mắt ai; Cách mạng sắn Việt Nam; Bạch Ngọc Đông Hòa bạn quý; Tỉnh thức cùng tháng năm; Ban Mai Bình Minh An Tỉnh thức nhớ Viên Minh; Vĩ Dạ thương Miên Thẩm; Bay lên nào Hải Âu; Sơn Nam ông già Nam Bộ; Sơn Nam và Bùi Giáng; Chỉ tình yêu ở lại ; Về với vùng cát đá ; Thầy giáo già trước biển; Mưa lành và lúa xuân; Lúa siêu xanh Việt Nam ; Tiến bộ giống sắn Việt Nam; Sắn Việt Nam ngày nay; Hoàng Long thơ về Mẹ; Thung dung đời quên tuổi; Nhớ lời vàng Albert Einstein; Trần Văn Trà bóng hạc; Thiên đường này đâu quá xa; Qua Waterloo nhớ Scott; Lên đỉnh Thiên Môn Sơn; Gạo Việt và thương hiệu; Thăm nhà cũ của Darwin; Về; Nghĩa Lĩnh Đền Hùng; Dẻo thơm hạt ngọc Việt, Trần Khánh Dư vẹn kiếp; Ăn cháo nói càn khôn; Nhớ quên khúc nhạc vui; Mười thói quen mỗi ngày; Nguyễn Hàm Ninh Thầy Vua; Ngắm ‘ngõ nhà lão Hâm’; Kim Notes lắng ghi chú; Đọc ’50 năm nhớ lại’; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Giống lúa siêu xanh GSR65; Tháng Tư chuyện không quên; Phục sinh giữa tối sáng; Việt Nam con đường xanh; Đêm khúc nhạc thanh bình; Thầy bạn trong đời tôi; Tiến bộ giống sắn Việt Nam ; Sắn Việt Nam ngày nay ; Giống khoai lang Việt Nam; Thành tâm với chính mình; Trường tôi nôi yêu thương, Về Trường để nhớ thương; Minh triết Thomas Jefferson; Chuyện đồng dao cho em; Chuyện cổ tích người lớn; Lời dặn của Thánh Trần; Nhớ thầy Tôn Thất Trình; Chuyện thầy Tôn Thất Trình; Tâm Đạo chuyện trăm năm; Đến với Tây Nguyên mới, Ban mai chào ngày mới; Khi hoa bằng lăng nở; Nhà tôi chốn thung dung; Kuma DCj & Hoàng Thảo; Minh triết của đức Phật; Đền Bà Chúa Thượng Ngàn; Đi dưới trời minh triết; Yên Lãng Hồ Chí Minh; Tản mạn nhớ và quên; Làng Minh Lệ quê tôi; Chuyện ngậm ngãi tìm trầm; Chuyện muôn năm còn kể; Lên Trúc Lâm Yên Tử; Lời ru nhớ núi sông; Đến với Tây Nguyên mới ; Câu cá bên dòng  Sêrêpôk; Tỉnh thức cùng tháng năm; Mưa xuân Kim và Thủy; Chuyện sao Kim kỳ thú; Sông Hoàng Long chảy hoài; Sông Kỳ Lộ Phú Yên; Mưa xuân trong mắt ai; Tháng Ba hoa gạo nở; Việt Nam con đường xanh; Đọc lại và suy ngẫm; Mây lành Phổ Đà Sơn; Kim Notes lắng ghi chú; Gia Cát Mã Tiền  Khóa; Trung Quốc một suy ngẫm; Nhớ Ông Bà Cậu Mợ; Có một ngày như thế; Phục sinh giữa tối sáng; Nam tiến của người Việt; Nhà tôi giấc mơ xanh; Cao Biền trong sử Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Nhà tôi giấc mơ xanh; Tô Đông Pha Tây Hồ; Thượng Đức thương nhìn lại; Những trang văn thắp lửa; Thơ vui những ngày nhàn; Bill Gates học để làm; Minh triết sống phúc hậu; Giống khoai lang Việt Nam; Sắn Việt Nam ngày nay; Vietnamese Cassava Today; Hồ Lắk Đình Lạc Giao; Ngày Quốc tế Hạnh phúc; Chim Phượng về làm tổ; Chốn vườn thiêng cổ tích; Trân trọng Ngọc riêng mình; Bảo tồn và phát triển sắn; Về miền Tây yêu thương; Trần Công Khanh ngày mới; Mark Zuckerberg và FB ; Chuyện đồng dao cho em; Đến với Tây Nguyên mới; Thương Kim Thiếp Vũ Môn.Nghỉ ngơi nhàn tĩnh dưỡng; Trần Công Khanh ngày mới;Selma Nobel văn học; Thầy Quyền thâm canh lúa; Chuyện ngày sinh của Thủy;Một gia đình yêu thương; Thành kính lưu lời thương; Nhớ ông bà cậu mợ; Một niềm tin thắp lửa;Minh triết sống phúc hậu; Truyện vua Solomon; Đến với Tây Nguyên mới; Hồ Lắk Đình Lạc Giao; Thương Kim Thiết Vũ Môn; IAS đường tới trăm năm; Nông nghiệp Việt trăm năm; Quản lý đất đai Việt Nam; Nam Tiến của người Việt; Mẹ tắm mát đời con; Bóng hạc chốn xa xôi; Hồ Lắk Đình Lạc Giao; Cánh cò bay trong mơ; Vào Tràng An Bái Đính; Sông Hoàng Long chảy hoài; Nguồn Son nối Phong Nha; #An nhiên; Đến với Tây Nguyên mới; Thương Kim Thiết Vũ Môn; Nguyễn Huy Thiệp lắng đọng;Đặng Dung thơ Cảm hoài; Đồng hành cùng đi tới; Giống khoai lang Việt Nam; Thương Kim Thiếp Vũ Môn; Quảng Bình đất và người; Thơ văn thầy Hồ Ngọc Diệp; Chuyện cổ tích người lớn; Cuối dòng sông là biển; Thầy nghề nông chiến sĩ; Đọc lại và suy ngẫm; Thương Kim Thiếp Vũ Môn; Giống khoai lang Việt Nam; Việt Nam con đường xanh; Đọc lại và suy ngẫm; Mây lành Phổ Đà Sơn; Cao Biền trong sử Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Nhà tôi giấc mơ xanh;Phạm Hồng Đức Phước ca cao; Cao Biền trong sử Việt;Trời nhân loại mênh mông; Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay; Thầy bạn trong đời tôi; Cuối dòng sông là biển;. Phục sinh giữa tối sáng; Nam tiến của người Việt; Gia Cát Mã Tiền Khóa; Kim Notes lắng ghi chú; Gia Cát Mã Tiền Khóa;Sông Kỳ Lộ Phú Yên; Châu Văn Tiếp Phú Yên; Chọn giống sắn Việt Nam; Ngọc Phương Nam ngày mới; Nghê Việt am Ngọa Vân; Phục sinh giữa tối sáng; Lê Phụng Hiểu ruộng thác đao; Thầy bạn trong đời tôi; Bóng hạc chốn xa xôi; Giống khoai lang Việt Nam; Chuyện thầy Lê Quý Kha; Lên Việt Bắc điểm hẹn ; Tiếng Việt lung linh sáng; Bài thơ Viên đá Thời gian; Kim Notes lắng ghi chú; Gia Cát Mã Tiền  Khóa; Minh triết sống phúc hậu; Thung dung dạy và học; Thầy bạn trong đời tôi; Trịnh Công Sơn lắng đọng; Dạo chơi non nước Việt; Minh triết cho mỗi ngày; Địa chỉ xanh Ấn Độ; Vườn Quốc gia Việt Nam; Tĩnh lặng cùng với Osho; Đi thuyền trên Trường Giang; Đến với Tây Nguyên mới; Bài thơ Viên đá Thời gian; Đợi anh ngày trở lại; Chốn thiêng; Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc; Sắn Việt Nam ngày nay; Chung sức trên đường xuân; Vietnamese cassava today; Đỗ Hoàng Phong chiều xuân; Hồ Văn Thiện bóng chiều; Walt Disney người bạn lớn; 24 tiết khí lịch nhà nông; Lời thương; Giống lạc HL25 Việt Ấn; Thầy Tuấn kinh tế hộ; Thầy Tuấn trong lòng tôi; Địa chỉ xanh Ấn Độ; Chuyện cổ tích người lớn; Giống khoai lang Việt Nam; Nguyễn Hiến Lê sao sáng; Xanh một trời hi vọng; Về miền Tây yêu thương; Nơi một trời thương nhớ; Nông lịch tiết Thanh Minh; 24 tiết khí nông lịch; Ngày xuân đọc Trạng Trình; Nhớ thầy Trần Ngọc Ngoạn; Chốn thiêng; Thế giới trong mắt ai; Việt Nam con đường xanh; Nông nghiệp công nghệ cao; Phạm Quang Khánh Hoa Đất; Sông Mekong tin nổi bật; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Chín điều lành hạnh phúc; Đến với bài thơ hay; Nụ tầm xuân mùa xuân ; Về miền Tây yêu thương; Nơi một trời thương nhớ; Nông lịch tiết Thanh Minh; Tốt gỗ chẳng cần sơn; Ngày xuân đọc Trạng Trình; Nhớ thầy Trần Ngọc Ngoạn; Chốn thiêng; Thế giới trong mắt ai; Nông nghiệp công nghệ cao; Việt Nam con đường xanh; Thầy bạn trong đời tôi. Bill Gates học để làm Chuyện cổ tích người lớn. Thương Kim Thiếp Vũ Môn; Nhớ lời thề cỏ May, Vui quà tặng cuộc sống

Ngày 10 tháng 5 năm 1994, Nelson Mandela tuyên thệ nhậm chức tổng thống, trở thành tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi (Nelson Mandela ở Johannesburg, Gauteng, ngày 13 tháng 5 năm 2008 ảnh South Africa The Good News). Ngày 10 tháng 5 năm 1912, ngày sinh Tôn Thất Tùng, bác sĩ nổi tiếng ở Việt Nam và thế giới trong lĩnh vực gan và giải phẫu gan (mất năm1982). Ngày 10 tháng 5 năm 1997, ngày mất Nguyễn Khắc Viện, bác sĩ nhi khoa, đảng viên Đảng Cộng sản Pháp và Đảng Cộng sản Việt Nam, một nhà nghiên cứu văn hóa và tâm lý y học nổi tiếng Việt Nam, sách Lịch sử Việt Nam tác giả Nguyễn Khắc Viện bằng tiếng Anh, tái bản lần 4 (Vietnam along history Thế Giới Publishers, Hanoi 1999, 525 p.);

Bài chọn lọc ngày 10 tháng 5: Ngọc lưu ly nhớ Mẹ; Nhớ bạn nhớ châu Phi; Lúa sắn Việt Châu Phi; Lúa sắn Cămpuchia và Lào; Đối thoại nền văn hóa; Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Nhớ cụ Nguyễn Khắc Viện; Chuyện thầy Nguyễn Tử Siêm; An vui cụ Trạng Trình; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.comhttp://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-10-thang-5/

TỈNH THỨC CÙNG THÁNG NĂM

Có Những Câu Chuyện Đời
Không Chỉ Đọc Một Lần
Hôm Nay Tôi Tỉnh Thức
Vì Sao Lev Tonstoi Khóc


Khi Người Viết Phục Sinh
Và “Suy Niệm Mỗi Ngày”
Lev Tonstoy Coi Đó Là
Cống Hiến Lớn Đời Người

Ông Thức Tỉnh Con Người

Đời Cao Hơn Trang Văn
Đất, Người Và Chính Mình
Lời Thầy Dặn Thung Dung
Chỉ Tình Yêu Ở Lại

NGỌC LƯU LY NHỚ MẸ

Bạn nhớ dáng mẹ lưng còng
Mình thương mẹ mất lúc còn thanh xuân

Giáp Thìn bốn chín chân vân
Tuổi thơ vắng mẹ rưng rưng cuộc đời
Ít năm giặc giết cha rồi
Gian nan càng trải một thời truân chiên

Quê hương lưu bóng mẹ hiền
Thiêng liêng đất nước lời nguyền núi sông


AN VIÊN NGỌC QUAN ÂM

Tỉnh thức càn khôn chốn đại ngàn
Ngọc lành vàng đá giữa lầm than
Hoàng Thành trọn vẹn tinh hoa tốt
Trúc Lâm gìn giữ lửa hương tàn
Vận chuyển thời cơ lưu vẹn kiếp
Mệnh nung tâm huyết chí bền gan
Nhờ ai lem luốc tròn duyên nghiệp
Đất cảm trời thương thấu kẻ hàn


Hoàng Kim

LEV TONSTOY NĂM KIỆT TÁC
Hoàng Kim

Lev Tolstoy (1828 – 1910) là nhà hiền triết và đại văn hào Nga danh tiếng bậc nhất lịch sử nhân loại với năm kiệt tác lắng đọng mãi với thời gian: 1) Chiến tranh và Hòa bình, 2) Ana Karenina, 3) Phục sinh; 4) Đường sống; 5) Suy niệm mỗi ngày. Riêng hai tác phẩm Đường sống và Suy niệm mỗi ngày / Minh triết cho mỗi ngày (Wise Thoughts for Every Day) được coi là hai công trình trọng yếu cuối cùng của Lev Tonstoy và ông đã xem nó là đóng góp quan trọng nhất của ông cho nhân loại.

LEV TOLSTOY SUY NIỆM MỖI NGÀY

Theo Peter Serikin tại lời giới thiệu của tác phẩm Suy niệm mỗi ngày / Minh triết cho mỗi ngày (Wise Thoughts for Every Day) là công trình trọng yếu cuối cùng của Lev Tonstoy.Ông xem nó là đóng góp quan trọng nhất của ông cho nhân loại. “Tonstoy giữ cái ‘cẩm nang’ cho một cuộc sống tốt này trên bàn làm việc của ông trong suốt những năm cuối cùng đời mình cho đến phút cuối (thậm chí ông còn yêu cầu trợ lý cùa mình V. Chertkov, đưa cho ông xem bản in thử trên giường chết của ông) Chi tiết nhỏ này cho thấy Tonstoy yêu quý tác phẩm này xiết bao!”.

Cũng theo Peter Serikin bộ ba tập sách ‘Minh triết của hiền nhân’ 1903  (The Thoughts of Wise Men) ; Một chu kỳ đọc (A Circle of Reading’ 1906; Minh triết cho mỗi ngày 1909 (Wise Thoughts for Every Day) dường như phát triển sau khi Lev Tolstoy bệnh nặng và phục sinh như một phép lạ cuối năm 1902. Bộ ba này của Tolstoy hết sức phổ biến từ lần xuất bản thừ nhất vào năm 1903 cho đến năm 1917. Rồi cả ba cuốn đều không được xuất bản trong suốt thời kỳ gần 80 năm vì nội dung tôn giáo của chúng, Và nó được xuất hiện trở lại gần đây sau sup đổ của Liên bang Xô Viết.

Sách ‘Suy niệm mỗi ngày’ nguyên tác tiếng Nga của Lev Tonstoy do Đỗ Tư Nghĩa dịch từ bản tiếng Anh ‘Wise Thoughts for Every Day’ của Peter Serikin xuất bản ở New York Mỹ từ năm 2005 và, Bản quyền bản tiếng Việt của Công ty THHH Văn Hóa Khai Tâm 2017. Hành trình cuốn sách này đến Việt Nam khá muộn  nhưng may mắn thay những tư tưởng minh triết của nhà hiền triết Lev Tonstoy đã tới chúng ta gợi mở cho sự suy ngẫm ‘minh triết cho mỗi ngày’ cùng đồng hành với người thầy hiền triết vĩ đại.

Lev Tonstoy ‘Suy niệm mỗi ngày’ 365 ngày, mỗi ngày ông viết một mục suy ngẫm ngắn và sâu sắc. Trung Quốc thời kỳ đại cách mạng văn hóa có một câu chuyện khác tương tự, Lâm Bưu người được coi là nhà đầu tư quyền lực hiệu quả nhất và phát kiến thiên tài khi ông tạo dựng nên được cơn sốt sùng bái cá nhân đối với Mao Trạch Đông đã tuột mất đại quyền và thành phe thiểu số để cân bằng quyền lực, chọi với đỉnh cao thế lực Đảng Chính quyền phái đa số Lưu Đặng khi ấy Lưu Thiếu Kỳ đã làm Chủ tịch Nước và Đặng Tiểu Bình nắm cương vị Tổng Bí Thư Đảng. Lâm Bưu với tư cách Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng đã chọn lọc phát hành 5 triệu cuốn sách đỏ Mao tuyển cho toàn quân và Hồng vệ binh. Cuốn sách đỏ nhỏ bỏ túi này với những danh ngôn tuyển chọn của Mao Trạch Đông có giá trị hiện thực như thế nào trong lật ngược thế cờ bạn đã thấy rõ. Bây giờ chúng ta hãy Đọc lại và suy ngẫm “Đức tin” và “Tình yêu” của Lev Tonstoy trong CNM365 ngày của ông:

Lev Tonstoy viết  ĐỨC TIN. Quy luật của Thượng đế tất yếu bao hàm đòi hỏi việc chu toàn ý chí của Ngài. Bởi về tất cả mọi con người đều được Thượng đế sáng tạo ra một cách bình đẳng, nên quy luật của Ngài là Một, chung cho tất cả chúng ta. Đời chúng ta chỉ có thể tốt đẹp khi nào chúng ta hiểu quy luật của Thượng đế và tuân theo nó.

Có một câu cách ngôn cổ của Do Thái: “Linh hồn của một người là ngọn đèn của Thượng đế” Khi ngọn đèn ấy chưa được thắp lên thì một cá nhân sẽ vẫn mãi bơ vơ; nhưng khi nó được thắp lên, y trở nên mạnh mẽ và tự do. Dĩ nhiên, điều này không thể khác, bởi vì đó không phải là quyền lực của chính y, mà là của Thượng đế.

Mặc dù chúng ta không biết sự thiện phổ quát là gì, chúng ta thực sự biết rằng, tất cả chúng ta nên tuân theo quy luật của sự thiện, vốn hiện hữu cả trọng sự khôn ngoan của con người lẫn trong trái tim chúng ta.

Nếu chúng ta tin rằng, họ có thể làm hài lòng Thượng đế thông qua những nghi lễ và những lời cầu nguyện thôi – chứ không phải bằng hành động- thì họ đã nói dối với cả thượng đế lẫn chính họ

Lev Tonstoy khuyên chúng ta về ĐỨC TIN. “Hãy luôn luôn hạnh phúc và sung sướng”  hãy  tuân theo quy luật của sự thiện và luôn nhớ câu cách ngôn cổ của người Do Thái: “Linh hồn của một người là ngọn đèn của Thượng đế“.  Minh triết cho mỗi ngày là một kho tàng minh triết tinh túy.

Lev Tonstoy viết  về TÌNH YÊU. Ông Lev Tonstoi khi về già nhớ những kỷ niệm cũ. Ông đã viết “Suy niệm mỗi ngày” cho 365 ngày để tự nhìn lại kiệt tác “Tự thú” mà ông đã viết trước đó. Ông đã đúc kết, chắt lọc, hòa trộn tác phẩm cũ và nâng lên cao hơn trong mục từ TÌNH YÊU. Ông viết: “Người ta hỏi một hiền triết phương Đông: Khoa học là gì? Ông đáp: Biết người. Họ hỏi Cái Thiện là gì? Ông đáp: Yêu người. Để sống theo quy luật của Thượng đế, một con chim phải bay, một con cá phải bơi và một con người phải yêu thương. Cách tốt nhất để cải thiện cuộc đời của nhau là qua tình yêu Yêu là biểu lộ cái tốt lành. Tình yêu không chỉ thực hiện trong lời nói mà còn trong những hành động chúng ta thực hiện vì kẻ khác“.

Hoàng Kim noi theo người Thầy lớn minh triết, thắp lên ngọn đèn trí tuệ của chính mình. Tôi diễn đạt ĐỨC TIN và TÌNH YÊU của tôi theo sự trãi nghiệm cuộc đời niềm tin và nghị lực

NIỀM TIN VÀ NGHỊ LỰC
Hoàng Kim

Minh triết đời người là yêu thương
Cuối dòng sông là biển
Niềm tin thắp lên nghị lực
Yêu thương mở cửa thiên đường.

LEV TONSTOY CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌNH

Lev Tolstoy đại văn hào Nga, là cha đẻ của kiệt tác “Chiến tranh và hòa bình”, đỉnh cao của trí tuệ con người. Tiểu thuyết sử thi vĩ đại này đưa Lev Tolstoy vào trái tim của nhân loại và được yêu mến ở khắp mọi nơi trên thế giới. Tác phẩm “Chiến tranh và hòa bình được bình chọn là kiệt tác trong sách “Một trăm kiệt tác“ của hai nhà văn Nga nổi tiếng I.A.A-Bra- mốp và V.N. Đê-min do Nhà xuất bản Vê tre Liên bang Nga phát hành năm 1999, Nhà xuất bản Thế Giới Việt Nam phát hành sách này năm 2001 với tựa đề “Những kiệt tác của nhân loại“, dịch giả là Tôn Quang Tính, Tống Thị Việt Bắc và Trần Minh Tâm. “Chiến tranh và hòa bình” cũng được xây dựng thành bộ phim cùng tên do đạo diễn là Sergey Fedorovich Bondarchuk, công chiếu lần đầu năm 1965 và được phát hành ngày 28 tháng 4 năm 1968 tại Hoa Kỳ. Phim đoại giải thưởng Oscar phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc nhất năm 1968.

Tóm tắt tác phẩm Chiến tranh và hòa bình

Tác phẩm mở đầu với khung cảnh một buổi tiếp tân, nơi có đủ mặt các nhân vật sang trọng trong giới quý tộc Nga của Sankt Peterburg. Bên cạnh những câu chuyện thường nhật của giới quý tộc, người ta bắt đầu nhắc đến tên của Napoléon và cuộc chiến tranh sắp tới mà Nga sắp tham gia. Trong số những tân khách hôm ấy có công tước Andrei Bolkonsky một người trẻ tuổi, đẹp trai, giàu có, có cô vợ Liza xinh đẹp mới cưới và đang chờ đón đứa con đầu lòng. Và một vị khách khác là Pierre người con rơi của lão bá tước Bezukhov, vừa từ nước ngoài trở về. Tuy khác nhau về tính cách, một người khắc khổ về lý trí, một người hồn nhiên sôi nổi song Andrei và Pierre rất quý mến nhau và đều là những chàng trai trung thực, luôn khát khao đi tìm lẽ sống. Andrei tuy giàu có và thành đạt nhưng chán ghét tất cả nên chàng chuẩn bị nhập ngũ với hy vọng tìm được chỗ đứng của một người đàn ông chân chính nơi chiến trường. Còn Pierre từ nước ngoài trở về nước Nga, tham gia vào các cuộc chơi bời và bị trục xuất khỏi Sankt Peterburg vì tội du đãng. Pierre trở về Moskva, nơi cha chàng đang sắp chết. Lão bá tước Bezukhov rất giàu có, không có con, chỉ có Pierre là đứa con rơi mà ông chưa công nhận. Mấy người bà con xa của ông xúm quanh giường bệnh với âm mưu chiếm đoạt gia tài. Pierre đứng ngoài các cuộc tranh chấp đó vì chàng vốn không có tình cảm với cha, nhưng khi chứng kiến cảnh hấp hối của người cha lúc lâm chung thì tình cảm cha con đã làm chàng rơi nước mắt. Lão bá tước mất đi để lại toàn bộ gia sản cho Pierre và công nhận chàng làm con chính thức. Công tước Kuragin không được lợi lộc gì trong cuộc tranh chấp ấy bèn tìm cách dụ dỗ Pierre. Vốn là người nhẹ dạ, cả tin nên Pierre rơi vào bẫy và phải cưới con gái của lão là Hélène, một cô gái có nhan sắc nhưng lẳng lơ và vô đạo đức. Về phần Andrei chàng quyết định gởi vợ cho cha và em chăm sóc sau đó gia nhập quân đội. Khi lên đường Andrei mang một niềm hi vọng có thể có thể tìm thấy ý nghĩa cuộc sống cũng như công danh trên chiến trường. Chàng tham gia trận đánh Austerlitz lừng danh, bị thương nặng, bị bỏ lại trên chiến trường. Khi tỉnh dậy chàng nhìn thấy bầu trời xanh rộng lớn và sự nhỏ nhoi của con người, kể cả những mơ ước, công danh và kể cả Napoléon người được chàng coi như thần tượng. Andrei được đưa vào trạm quân y và được cứu sống. Sau đó, chàng trở về nhà chứng kiến cái chết đau đớn của người vợ trẻ khi sinh đứa con đầu lòng. Cái chết của Lisa, cùng với vết thương và sự tiêu tan của giấc mơ Tulông đã làm cho Andrei tuyệt vọng. Chàng quyết định lui về sống ẩn dật. Có lần Pierre đến thăm Andrei và đã phê phán cách sống đó. Lúc này, Pierre đang tham gia vào hội Tam điểm với mong muốn làm việc có ích cho đời. Một lần, Andrei có việc đến gia đình bá tước Rostov. Tại đây, chàng gặp Natasha con gái gia đình của bá tước Rostov. Chính tâm hồn trong trắng hồn nhiên và lòng yêu đời của nàng đã làm hồi sinh Andrei. Chàng quyết định tham gia vào công cuộc cải cách ở triều đình và cầu hôn Natasha. Chàng đã được gia đình bá tước Rostov chấp nhận, nhưng cha chàng phản đối cuộc hôn nhân này. Bá tước Bolkonsky (cha của Andrei) buộc chàng phải đi trị thương ở nước ngoài trong khoảng thời gian là một năm. Cuối cùng, chàng chấp nhận và xem đó như là thời gian để thử thách Natasha. Chàng nhờ bạn mình là Pierre đến chăm sóc cho Natasha lúc chàng đi vắng. Natasha rất yêu Andrei, song do nhẹ dạ và cả tin nên nàng đã rơi vào bẫy của Anatole con trai của công tước Vasily, nên Natasha và Anatole đã định bỏ trốn nhưng âm mưu bị bại lộ, nàng vô cùng đau khổ và hối hận. Sau khi trở về Andrei biết rõ mọi chuyện nên đã nhờ Pierre đem trả tất cả những kỷ vật cho Natasha. Nàng lâm bệnh và người chăm sóc thông cảm cho nàng lúc này là Pierre. Vào lúc này, nguy cơ chiến tranh giữa Pháp và Nga ngày càng đến gần. Cuối năm 1811, quân Pháp tiến dần đến biên giới Nga, quân Nga rút lui. Đầu năm 1812, quân Pháp tiến vào lãnh thổ Nga. Chiến tranh bùng nổ. Vị tướng già Mikhail Kutuzov được cử làm tổng tư lệnh quân đội Nga. Trong khi đó, quý tộc và thương gia được lệnh phải nộp tiền và dân binh. Pierre cũng nộp tiền và hơn một ngàn dân binh cho quân đội. Andrei lại gia nhập quân đội, ban đầu vì muốn trả thù tình địch, nhưng sau đó chàng bị cuốn vào cuộc chiến và tinh thần yêu nước của nhân dân Nga. Trong trận Borodino, dưới sự chỉ huy của vị tướng Kutuzov quân đội Nga đã chiến đấu dũng cảm tuyệt vời. Andrei cũng tham gia trận đánh này và bị thương nặng. Trong lán quân y, chàng gặp lại tình địch của mình cũng đang đau đớn vì vết thương. Mọi nỗi thù hận đều tan biến, chàng chỉ còn thấy một nỗi thương cảm đối với mọi người. Chàng được đưa về địa phương. Trên đường di tản, chàng gặp lại Natasha và tha thứ cho nàng. Và cũng chính Natasha đã chăm sóc cho chàng cho đến khi chàng mất. Sau trận Borodino, quân Nga rút khỏi Moskva. Quân Pháp chiếm được Moskva nhưng có tâm trạng vô cùng lo sợ. Pierre trở về Moskva giả dạng thành thường dân để ám sát Napoléon. Nhưng âm mưu chưa thực hiện được thì chàng bị bắt. Trong nhà giam, Pierre gặp lại Platon Karataev, một triết gia nông dân. Bằng những câu chuyện của mình, Platon đã giúp Pierre hiểu thế nào là cuộc sống có nghĩa. Quân Nga bắt đầu phản công và tái chiếm Moskva. Quân Pháp rút lui trong hỗn loạn. Nga thắng lợi bằng chính tinh thần của cả dân tộc Nga chứ không phải do một cá nhân nào, đó là điều Kutuzov hiểu còn Napoléon thì không hiểu. Trên đường rút lui của quân Pháp, Pierre đã trốn thoát và trở lại Moskva. Chàng hay tin Andrei đã mất và vợ mình cũng vừa mới qua đời vì bệnh. Chàng gặp lại Natasha, một tình cảm mới mẻ giữa hai người bùng nổ. Pierre quyết định cầu hôn Natasha. Năm 1813, hai người tổ chức đám cưới. Bảy năm sau, họ có bốn người con. Natasha lúc này không còn là một cô gái vô tư hồn nhiên nữa mà đã trở thành một người vợ đúng mực. Pierre sống hạnh phúc nhưng không chấp nhận cuộc sống nhàn tản mà . tham gia tổ chức cách mạng của những người tháng Chạp.

“Chiến tranh và hòa bình” là bộ sử thi vĩ đại nhất của Lev Tolstoy, trước hết là vì tác phẩm đã làm sống lại thời kì toàn thể nhân dân Nga và quân đội thiện chiến và tướng lĩnh giỏi của Pháp gặp nhau trên chiến trường. Nhân dân là nhân vật trung tâm của toàn bộ cuốn tiểu thuyết anh hùng ca này. Qua đó, Tolstoy muốn làm nổi bật tính chất nhân dân anh hùng quyết định vận mệnh lịch sử của dân tộc. Về nghệ thuật, tác phẩm kết cấu dựa trên sự thống nhất hai mặt của chủ nghĩa anh hùng nhân dân và truyện kể lịch sử. Cốt truyện được xây dựng trên hai biến cố lịch sử chủ yếu đầu thế kỉ XIX : cuộc chiến tranh năm 1805 và 1812, đồng thời phản ánh cuộc sống hòa bình của nhân dân và giai cấp quý tộc Nga vào các giai đoạn 1805 – 1812, 1812 – 1820. Các tình tiết và cốt truyện nói trên lại kết cấu tập trung xung quanh hai biến cố lịch sử chủ yếu này. Chủ đề nhân dân gắn bó khăng khít với chủ đề lịch sử, và đề tài chiến tranh quán xuyến toàn bộ tác phẩm đan chéo với đề tài về hòa bình. Bởi vậy, truyện kể lịch sử cùng với chủ nghĩa anh hùng nhân dân là hai mặt cơ sở thống nhất tạo thành kết cấu hoàn chỉnh của sử thi, tạo nên mọi tình tiết trong tác phẩm và được hình tượng hóa theo quá trình xây dựng tác phẩm. Một trong những đặc điểm nổi bật khác của “Chiến tranh và hòa bình” là nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật. Số phận nhân vật với những tâm trạng tinh tế đều gắn bó mật thiết với bước thăng trầm của lịch sử. Đây chính là điểm cách tân của Tolstoy về thể loại anh hùng ca, từ đó sáng tạo nên loại anh hùng ca hiện đại trong lịch sử Văn học Nga và Văn học thế giới. Phim Chiến tranh và Hoà bình có thời lượng : 484 phút (4 tập): Tập 1 – Andrei Bolkonsky Tập 2 – Natasha Rostova (225 phút – 1965); Tập 3 – 1812 (104 phút – 1966); Tập 4 – Pierre Bezukhov (125 phút – 1966).

Sách Chiến tranh và hòa bình lời giới thiệu

Hai nhà văn Nga nổi tiếng I.A.A-Bra-mốp và V.N.Đê-min đã giới thiệu và bình chọn tác phẩm “Chiến tranh và hòa bình” như sau: “Một lần nhân lúc nhàn rỗi vì chưa có kế hoạch mới, để đỡ buồn tẻ và sốt ruột, tôi nghĩ ra một câu hỏi cho mình tự trả lời: Nếu như ta bị đày ra hoang đảo, và chỉ được phép mang theo một cuốn sách thôi, ta sẽ chọn quyển nào?. Suy nghĩ chốc lát, tôi đưa ra đáp án: “Có lẽ chỉ mỗi “Chiến tranh và hòa bình!” Tại sao ư? Nhiều quyển đáng chọn lắm cơ mà ! Câu trả lời đơn giản là vậy mà hóa ra không dễ trả lời.”

”Chiến tranh và hòa bình” ẩn chứa điều bí mật sau đây: Nó là cuốn cẩm nang, là đáp án của tất cẩ mọi câu hỏi mà độc giả có thể gặp trong cuộc sống. Tiểu thuyết có một tầm bao quát sâu rộng lớn: Tính sử thi hùng tráng và tính trữ tình tinh tế, những suy ngẫm triết lý sâu xa về số phận con người, lịch sử và thế giới, những hình tượng bất tử, luôn sống động như đang hiện diện trước mắt ta nhờ bút pháp diệu kỳ của nhà văn. Sẽ là không đầy đủ, nếu chỉ gọi “Chiến tranh và hòa bình” là bộ “Bách khoa toàn thư”; muốn trọn vẹn hơn, ta phải coi nó là “pháp điển đạo đức”. Định nghĩa này là chính xác, bởi bao thế hệ đã từng không mệt mỏi noi theo, học tập suốt đời lý tưởng sống cao đẹp của An-đrây Bôn-côn-xki và Na-ta-sa Rô-xtôva, học tập chủ nghĩa yêu nước nồng nàn của lớp lớp nhân vật khác trong tác phẩm, và của chính nhà văn….”

GS Tôn Thất Trình trao đổi về Chiến tranh và Hòa bình

Giáo sư Tôn Thất Trình có bài viết khá dài về những hấp dẫn của kiệt tác Chiến tranh và Hòa bình nhưng có nhận xét khá thú vị Thầy viết “Chiến Tranh và Hòa Bình là truyện của năm gia đình Nga: Bezukhows, Rostovs, Kuragins và Bolkonskki.. không có mấy bi hài kịch tính như truyện Lôi Vũ của Lỗ Tấn-Tàu, các truyên Việt Nam Công chúa Trần Huyền Trân vói vua Chiêm Thành và tướng Trần Khắc Chung: “Đừng về Chiêm quốc nhé Huyền Trân !”, bà Chúa Chè – Trịnh Sâm, Công chúa Ngọc Hân – Nguyễn Huệ (vua Quang Trung) Vua Gia Long, Công Nương Ngọc Khoa với vua Miên, Chuyện Tám Bính – Bỉ Vỏ- Nguyên Hồng, Đoạn Tuyệt của Nhất Linh, Anh Phải sống của Khái Hưng …”

Vài ghi chép của Hoàng Kim

Ngày 9 tháng 9 có bốn sự kiện Quốc tế trùng hợp: Ngày 9 tháng 9 năm 1791, thủ đô Washington, D.C. được đặt tên theo tên George Washington tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên; Ngày 9 tháng 9 năm 1828 là ngày sinh Lev Tolstoy, nhà văn Nga, tác giả của kiệt tác “Chiến tranh và hòa bình” đỉnh cao văn chương Nga và Thế giới; Ngày 9 tháng 9 năm 1872 là ngày sinh Phan Châu Trinh, chí sĩ, nhà văn, nhà thơ Việt Nam; Ngày 9 tháng 9 năm 1976 là ngày mất của Mao Trạch Đông, lãnh tụ của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.Bốn nhân vật lịch sử trên đây ảnh hưởng to lớn đến lịch sử văn hóa của bốn dân tộc và nhân loại. Họ nếu sinh ra đồng thời và sống chung cùng một chổ liệu họ có trở thành những người bạn chí thiết?

George Washington, Lev Tolstoy, Phan Châu Trinh ba người đều có quan điểm triết học thiên về tiến hóa, bảo tồn và phát triển nhưng Mao Trạch Đông thi lại có quan điểm triết học thiên về cách mạng, cải tạo con người, cải tạo xã hội. Một bên năng về xây, một bên năng về chống.

Mao Trạch Đông bình sinh kính trọng George Washington, Lev Tolstoy nhưng thích quan điểm cách mạng của Karl Marx và Vladimir Lenin hơn. Mao Trạch Đông nghiên cứu sâu sắc triết học phương Tây và phương Đông nhưng văn chương thì yêu thích nhất là kiệt tác Thủy Hử và Tam Quốc Diễn Nghĩa. Ông khi ở trên đỉnh cao quyền lực thì cuốn sách không rời tay là “Tư trị Thông giám” học về thuật cai trị của đế vương, nhằm tìm trong sự rối loạn của lịch sử những quy luật và mưu lược kinh bang tế thế. Mao chủ trương “cách mạng gia tộc, cách mạng sư sinh (thầy và trò)“. Ông chủ trương: “Cách mạng không thoát khỏi chiến tranh, mới có thể xóa cũ lập mới”. Tháng 8 năm 1917, Mao đã viết thư cho học giả Bắc Kinh nói lên sự cần thiết của triết học Trung Quốc. Ông nói: “Đây không phải là vấn đề lấy triết học của phương Tây để thay thế, bởi vì dân chủ của giai cấp tư sản phương Tây đã không đủ khả năng giải quyết vấn đề của nhân loại. Cho nên tư tưởng phương Tây, phương Đông phải biết cách lợi dụng. Ý của tôi là tư tưởng phương Tây vẫn chưa đầy đủ, trong đó có nhiều bộ phận phải được cải tạo đồng thời với tư tưởng phương Đông. Vấn đề mấu chốt ăn sâu và tim óc và tiềm thức của Mao Trạch Đông là cách mạng, là nổ lực cải tạo Trung Quốc, cải tạo Thế Giới.

Thế giới đang đổi thay. Những người theo quan điểm thực dụng, hiện sinh đang chen lấn với những người cách mạng, bạo lực và các xu hướng vị kỷ, tôn thờ tự do cá nhân, xã hội dân sự, dân chủ …

“Chiến tranh và hòa bình” kiệt tác của Lev Tolstoy, cần đọc lại và suy ngẫm.

Còn ba tác phẩm Ana Karenina, Phục sinh; Đường sống; tôi sẽ dành chiêm nghiệm vào một dịp khác.

HÌNH NHƯ

Hình như thênh thênh ngày rộng
Hình như dìu dịu nắng trời
Ngày mới không còn thấy vội
Thanh nhàn ngày tháng đưa nôi …

Hạnh phúc sao mà giản dị
An nhiên vui với mỗi ngày
Ríu rít nghe chim gọi tổ
Nồng nàn hương mít thơm cây …

Hoa Lúa quyện vào Hoa Đất
Giấc mơ hạnh phúc bình an
Ngắm gốc mai vàng trước ngõ
Thời gian lắng đọng người hiền.

(*) Kim Notes lắng ghi chú

TỈNH THỨC CÙNG THÁNG NĂM
Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim
#Nhàtôi
; #banmai; #htn365; #ana; #Thungdung#dayvahoc, #vietnamhoc;  #cnm365;  #cltvn; #đẹpvàhay; #lvn365 https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-9-thang-5/ & https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-9-thang-5

MỘT GIA ĐÌNH YÊU THƯƠNG

Hoàng Gia Ngọc Phương Nam
Một gia đình yêu thương
An Viên Ngọc Quan Âm
Hậu duệ của mặt trời
Đất Mẹ vùng di sản
Hà Nội mãi trong tim

Bảo tồn và phát triển
Bài học lớn muôn đời
Việt Nam tổ quốc tôi


Bạch Ngọc Hoàng Kim
xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/một gia đình yeu-thuong.

Lev Tonstoy năm kiệt tác
NHỮNG TRANG VĂN ĐỌC LẠI
Lac Nguyen & Kim Hoàng

Thích ! Rất hay. Đọc “Suy niệm mỗi ngày” Trà sớm với bạn hiền. Đọc lại “Lev Tonstoy năm kiệt tác”. Hoàng Kim đồng cảm, tâm đắc với cụ Lac Nguyen. Những trang văn đọc lại https://hoangkimlong.wordpress.com/category/lev-tonstoy-nam-kiet-tac/ & https://khatkhaoxanh.wordpress.com/category/nhung-trang-van-doc-lai

SUY NGẪM
Lac Nguyen (9 Tháng 5, 2022)

Trong STT Lời Ngỏ, tôi có nói: “Trong Khi Chờ Godot”, Nguyên Lạc tôi sẽ đọc lại những sách cũ mà mình đang có, tìm in lại các sách mà mình đã mất, những tác phẩm thời trẻ dấu yêu đã đọc và say mê. Thử xem lại niềm “say mê” có giống trước không, hay là…

Trong các sách, tôi chú trọng đến bộ sách “Wise Thoughts For Every Day (Suy Niệm Mỗi Ngày) – Lev Tolstoy. Wise Thoughts For Every Day là bộ sách tôi thích nhất của Lev Tolstoy. Tôi đã có dịch một số câu từ A Calendar of Wisdom trong bộ sách này, và gởi đăng các trang trong cũng ngoài nước, nay chia sẻ lại vài câu các bạn đọc cho vui:

Trước hết, xin tặng các bạn lời MINH TRIẾT này trước:

NHỮNG LỜI ĐÁNG SUY NGẪM

“Bạn đừng bao giờ nói xấu ai cả. Những lời nói xấu, không sớm thì muộn, luôn luôn sẽ rớt vào đầu những kẻ thốt ra, và có thể làm hại cho sự thành công của ta trên đường đời. Nói xấu người khác là một cách bất lương để tự khoe mình. Nếu không nói được những lời nhân từ, khuyến khích thì thôi, đừng nói gì cả. Chẳng làm gì đôi khi là khôn, nhưng chẳng nói gì cả thì lúc nào cũng là khôn.

Người đời này quá trọng về trí tuệ và coi thường tư cách! Chúng ta đã luyện trí tuệ cho sắc bén mà để cho cái ý thức tự chủ nhạt đi.

Nhân loại khôn hơn mỗi người chúng ta. Do đó mà một số người nông nổi tự khoe, theo thuyết duy trí, mới có cái vẻ khó thương: Họ chỉ biết một phần nhỏ thôi, không biết được toàn thể. Sự nhũn nhặn làm tôn kiến thức của ta lên, cũng như sự e lệ làm tôn vẻ đẹp của người nữ! ” (Will Durant)

Người che đậy khuyết điểm của mình bằng thủ đoạn tổn thương người khác là kẻ đê tiện.

Conquering yourself is the greatest feat [Plato (Plátōn), the Greek philosopher]

Tự chinh phục mình là chiến công vĩ đại nhất.

VÀI HÀNG VỀ LEV TOLSTOY

LEV TOLSTOY (Bá tước Lev Nikolayevich Tolstoy [ (tiếng Nga: Лев Николаевич Толсто) sinh 28 tháng 8 năm 1828 – mất 20 tháng 11 năm 1910)] là một tiểu thuyết gia người Nga, nhà triết học, người theo chủ nghĩa hoà bình, nhà cải cách giáo dục, người ăn chay trường, tín hữu Cơ Đốc giáo, nhà tư tưởng đạo đức.

Tolstoy được yêu mến ở khắp mọi nơi như một tiểu thuyết gia vĩ đại nhất trong tất cả các nhà viết tiểu thuyết, đặc biệt nổi tiếng với kiệt tác Chiến tranh và hoà bình và Anna Karenina miêu tả sự phóng khoáng và hiện thực của cuộc sống Nga. Hai tác phẩm là đỉnh cao của tiểu thuyết hiện thực. Là một nhà luân lý, ông nổi tiếng với tư tưởng kháng cự bất bạo động, được thể hiện xuyên suốt các tác phẩm của mình như Vương quốc Chúa Trời trong bạn, điều đã có ảnh hưởng tới những nhân vật quan trọng của thế kỷ XX như Mahatma Gandhi và Martin Luther King, Jr.

Danh tiếng của Lev Tolstoy đã vang lừng trên thế giới khiến cho nhiều người từ bốn phương đã đến viếng thăm ông, và do ảnh hưởng của ông quá lớn, đạo Chính Thống Nga đã trục xuất ông ra khỏi giáo hội vào năm 1901, để làm giảm đi thứ ảnh hưởng kể trên. Đối với dân chúng Nga, Lev Tolstoy được xem như là vị THÁNH.

VÀI LỜI MINH TRIẾT CỦA LEV TOLSTOY

Sau đây là vài lời minh triết đáng suy ngẫm của Lev Tolstoy trích từ bộ sách Wise Thoughts For Every Day (Minh Triết Cho Mỗi Ngày) và A Calender of Wisdom (Lịch Minh Triết).

– 1. The most important question to keep before ourselves at all times is this: Do we do the right thing? During this short period of time which we call our life, do our act conform to the will of the force that sent us in to the world? Do we do the right thing? (Lev Tolstoy)

Thắc mắc lớn nhất luôn đặt ra cho mọi người là: Chúng ta đã hành xử đúng không? Trong khoảnh khắc ngắn ngủi mà chúng ta gọi là cuộc đời, chúng ta đã hành xử xứng với quyền năng đã đưa chúng ta vào cuộc sống? Chúng ta đã hành xử đúng không? (Lev Tolstoy)

– 2. All the children of Adam are members of the same body. When one member suffers, all the others suffer as well. If you are indifferent to the sufferings of others, you do not deserve to be called a man. – (Muslih-Ud-Din Saadi)

Mọi con cháu của Adam đều là thành viên của cùng một cơ thể. Khi một thành viên đau khổ, mọi thành viên còn lại cũng đau khổ. Nếu bạn lãnh cảm với những đau khổ của người khác, bạn không xứng đáng được gọi là con người. (Muslih-Ud-Din Saadi)

-3. You have to respect every person, no matter how miserable or ridiculous he or she may be. You should remember that in every person lives the same spirit which lives in us.(the Book of Divine Thought)

Bạn phải tôn trọng mọi người, bất kể họ khốn khổ hay lố lăng, nực cười như thế nào. Bạn nên nhớ rằng trong tất cả mọi người, chúng ta có một linh hồn hiện hữu giống nhau. (Book of Divine Thought)

-4. Old fortresses are destroyed, monuments to the kings are demolished, old age ravages our bodies. Only the teachings of kindness are never ruined or affected by age. (Lev Tolstoy)

Theo tháng năm thành quách lụi tàn, đền đài hoang phế, tuổi già tàn phá thân xác ta. Chỉ có những lời dạy nhân từ mới mãi tồn tại thôi.

-5. It is better to know several basic rules of life than to study many unnecessary science. The major rules of life will stop you from evil and show you the good path in life, but the knowledge of many unnecessing science may lead you into the temptation of pride, and stop you from understanding the basic rules of life. (Lev Tolstoy)

Biết vài nguyên tắc căn bản của cuộc sống tốt hơn là học chi nhiều môn khoa học không cần thiết. Những nguyên tắc chánh của cuộc sống sẽ ngăn bạn làm điều ác và giúp bạn đi theo chánh đạo, nhưng sự hiểu biết nhiều khoa học không cần thiết có thể dẫn bạn đi vào sự cám dỗ của lòng kiêu ngạo và khiến bạn không hiểu được những nguyên tắc sống căn bản.

-6. When people wanted to kill a bear in the ancient times, they hung a heavy log over a bowl of honey. The log would swing back and hit the bear. The bear would become irritated and push the lob even harder, and it would return and hit him harder in return. This would continue untill the log killed the bear. People behave in the same way when they return evil for the evil they receive from other people. Can’t people be wiser than bear?

Ngày xưa khi muốn giết gấu, người ta treo một khúc gỗ nặng trên cái bát (tô) mật ong. Khúc gỗ sẽ đu đưa đụng vào gấu. Con gấu bực nên càng đẩy khúc gổ mạnh thêm, và trả lại khúc gỗ đập lại con gấu càng mạnh hơn nữa . Sự việc sẽ tiếp tục cho đến khi khúc gỗ đập chết con gấu. Con người có hành vi tương tự khi họ lấy oán trả oán. Con người có thể khôn ngoan hơn gấu chăng?

-7. Love is real only when a person can sacrifice himself for another person. Only when a person forgets himself for the sake of another, and lives for another creature, only this kind of love can be called true love, and only in this love do we see the blessing and reward of life. This is the foundation of the world. Nothing can make our life, or the lives of other people more beautiful than perpetual kindness. (Lev Tolstoy)

Tình thương chỉ thật sự khi còn người có thể hy sinh bản thân mình cho người khác. Chỉ khi con người quên mình vì lợi ích của người khác và sống cho tạo vật khác, chỉ tình thương này mới được gọi là tình thương thật sự, và chỉ với dạng tình thương này, chúng ta mới thấy được sự phúc lành và ân sũng của cuộc đời. Đây là nền tảng của thế giới. Không gì có thể làm cuộc đời chúng ta hay cuộc sống của tha nhân càng đẹp hơn ngoài sự thường xuyên đối xử tử tế ân cần.

-8. Ignorance in itself is neither shameful nor harmful. Nobody can knows everything. But pretending that you know what you actually do not know is both shameful and harmful.

Knowledge is limitless. Therefore, there is a minuscule difference between those who know a lot and those who know very little. (Lev Tolstoy)

Sự thiếu hiểu biết tự nó không có gì đáng nhục nhã và nguy hại cả. Không ai biết hết mọi thứ. Tuy nhiên, giả vờ rằng mình biết cái thật sự mình không biết mới vừa đáng nhục nhã và đáng nguy hại.

Kiến thức thì vô tận. Do đó, sự khác biệt rất nhỏ giữa những người hiểu biết nhiều và những người hiểu biết ít.

– 9.

(a) Do not postponse for tomorrow what you can do today.

(b) Do not force another person to do what you can do by yourself

(c) If you lose your temper, count up to ten before you do or say anything. If you haven’ t calmed down, then count to a hundred, and if you have not calmed down after this, count up to a thousand. (After Thomas Jefferson)

(a) Không nên chờ đến ngày mai những gì bạn có thể hoàn thành được hôm nay

(b) Đừng ép người khác làm điều mà mình có thể tự làm

(c) Nếu bạn đang giận, hãy đếm từ một tới mười trước khi nói hay làm bất cứ điều gì. Nếu lòng chưa dịu, đếm tới một trăm, và nếu làm vậy mà vẫn chưa dịu, hãy đếm tới một ngàn.

-10. All the nations of the world name and respect God. Different people give him different names, and put different clothes on him; but there is only one God under all these different manifestations. (Jean Jacques Rousseau)

Tất cả quốc gia trên thế giới đều gọi tên và kính trọng Thượng Đế. Khác biệt dân tộc trao Ngài tên và hình dáng bên ngoài khác nhau; tuy nhiên chỉ có duy nhất một Thương Đế ẩn dưới những biểu hiện này.

-11. God lives in all people, but not all people live in God, and this is the source of their sufferings.

A lamp cannot burn without fire, and a person cannot live without God (a book of Hinduisme)

Thượng để ẩn trú trong mọi người, nhưng không phải mọi người ai cũng đều sống theo Thượng đế, và đó là nguồn gốc mọi khổ đau của họ.

Con người không thể nào sống thiếu Thuợng đế được, cũng như cây đèn không thể cháy nếu không có lửa.

-12. Water does not stay on a mountaintop, but flows into the valley. In the same manner, real virtue does not remain with those people who want to be higher than the others; but virtue stays only with people who are humble. (After the Talmud)

Nước không lưu lại trên đỉnh núi mà chạy xuống thung lũng. Cũng giống vậy, đức độ thật sự không ở với những người muốn cao hơn người khác mà chỉ ở với những người khiêm tốn, khoan hòa.

-13. Three temptations torture people: sexual desire, pride and lust for the wealth. All the misfortunes of mankind come from these three cravings. Without them, people would live in happiness. But how can we get rid of these terrible illnesses?…Work on yourself and improve yourself: this is the answer. Start the improvement of this world from within. (Robert De Lamannais)

Ba sự cám dỗ hành hạ con người: ham muốn dục tình, sự kiêu ngạo và sự thèm khát giàu sang. Tất cả bất hạnh của nhân loại đều đến từ ba khao khát này. Không có chúng, con người sống trong hạnh phúc. Nhưng làm sao chúng ta tránh được những căn bệnh khủng khiếp này? Đây là câu trả lời: Hãy tự tiếp tục tác động và tự cải thiện mình. Hãy bắt đầu sự cải thiện từ bên trong.

-14. A bad mood is often the reason for blaming others ; but very often blaming others causes bad feelings in us; the more we blame others, the worse we feel (Lev Tolstoy)

Tính khí xấu thường là lý do để trách cứ người khác, nhưng trách cứ người khác thường hay gây cảm xúc xấu trong ta.; càng trách người khác bao nhiêu càng cảm thấy tồi tệ thêm bấy nhiêu

(Lời Phật dậy: Bạn đừng có thái độ bất mãn người ta hoài, bạn phải quay về kiểm điểm chính mình mới đúng. Bất mãn người khác là chuốc khổ cho chính bạn).

-15. When the people speak in a very elaborate and sophisticated way, they either want to tell a lie, or to admire themselves. You should not believe such people. Good speech is always clear, clever and understood by all. (Jean D’ Alembert)

Khi người ta nói một cách rất trau chuốt, rất hoa mỹ, tinh vi, họ đang nói láo, hoặc đang tự ngưỡng mộ họ đó. Bạn đừng nên tin những người như vậy. Lời nói hay luôn luôn rõ ràng, thông mình và ai cũng hiểu.

-16. A stupid person should keep silent. But if he knew this, he would not be a stupid person.

Người ngu nên im lặng. Tuy nhiên, nếu hắn biết được điều này thì hắn không phải là người ngu.

– 17. Bạn không thể được tất cả mọi người yêu mến và ca ngợi (1). Thật vậy, nếu bạn hành động như một người tốt, thì những người xấu sẽ trách mắng bạn. Nếu bạn hành động như một người xấu, thì những người tốt sẽ phản đối những hành vi xấu của bạn. Giải pháp tốt nhất, là hãy sống tử tế và nhân ái, trong khi đó hãy phớt lờ những dư luận của người khác.

Chỉ có những ai đã phó thác linh hồn cho tiền tài và danh vọng, thì mới quan tâm đến dư luận của người khác.

Hãy nuôi dưỡng linh hồn bạn – chứ không phải cái danh vọng và tiếng tăm của mình.

Nếu một người thoát khỏi tính khoe khoang tự phụ, thì người ấy dễ phụng sự Thượng đế hơn.

Kẻ nào sống một cuộc đời chân chính, trung thực, thì không cần lời khen hay danh vọng (2) – Lev Tolstoy

………….

Giải thích thêm:

(1) Sống trên đời, thật khó! Làm điều tốt thì bị kẻ xấu ghét; làm điều xấu thì bị người tốt chê cười. Chúng ta thử nhớ lại những hiền nhân như Chúa Jesus, Phật Thích Ca, Socrates, Khổng Tử… Như chúng ta biết, Chúa Jesus và Socrates đều bị án tử hình. Phật Thích Ca bị phe “ngoại đạo” nói xấu; còn Khổng Tử thì bôn tẩu suốt đời hành đạo, mà chẳng mấy ai tin dùng!

(2) Nhưng công bằng mà nói, thì danh vọng và lời khen, trong tự thân chúng không có gì xấu. Chúng chỉ trở nên xấu khi người ta hành động chỉ vì muốn có những cái đó. Bởi vì, họ có thể dùng mọi phương tiện để đạt tới chúng – kể cả những phương tiện xấu. (17 do Đỗ Tư Nghĩa dịch và giải thích)

Nguyên Lạc
(Ảnh Lev Tolstoy hình 2 trên xuống)

CHUYỆN THẦY LÊ VĂN TỐ

Giáo sư Lê Văn Tố là một người thầy hiền hậu, tài năng mà đời tôi may mắn được gần gũi, học hỏi và tôi thực sự kính trọng. Thầy Tố cùng quê Nghệ Tĩnh với cụ Nguyễn Công Trứ người đã tuyên ngôn sứ mệnh của kẻ quốc sĩ: “Đã mang tiếng ở trong trời đất. Phải có danh gì với núi sông” đối với người có học thực sự phải làm được điều gì đó ích lợi cho dân cho nước. Chuyện thầy Lê Văn Tố khơi dậy trong tôi sự thăm thẳm nhớ quê của một người con xa xứ và ước vọng tiếp tục hoàn thiện các công việc ân tình phục vụ ích lợi cho Tổ Quốc Quê Hương. Thầy Tố có nhiều chuyện đời mà tôi thích nhất bảy chuyện: 1) PHTI – HCMC và FCC; 2) Một chuyến đi ‘dối già’ và những suy tư ”, 3) “Lịch sử Logo FCC”, 4) “FOLI và FOVINA”,5) “Câu thơ đời ám ảnh”, 6) “Thầy Tố chuyện đời thường ” 7) “Thầy Tố bạn và học trò ” Trước đây khi bước vào tuổi 75 thầy Tố đã có cuộc du xuân “dối già” cùng vợ về quê. Đó là câu chuyện không phải của riêng ai, chỉ là người trước người sau mà thôi, bạn cũng chẳng kiêng cử về hai chữ “dối già” vì thầy cô nay còn mạnh khỏe lắm, phải thọ đến trăm tuổi, nhưng một cuộc du xuân cùng vợ về quê là chuyện to. Thầy coi xong việc này là thảnh thơi xong một việc chính.

Mời bạn lắng nghe lời Thầy kể. Bài dài mời Thầy, Bạn thong thả đọc

vochonggslevanto

CHUYỆN THẦY LÊ VĂN TỐ

Thời nhàn mong ước tới Người thân
Đường trần duyên gặp nhớ bao lần
Nguyệt Bồng xứ Nghệ tình quê vẹn
Giếng Khâu An Tĩnh nước trong ngần
Gia Định miền thương vui hội ngộ
Đồng Nai đất nhớ mến quây quần
Thầy bạn lộc xuân hương tự tỏa
#Thungdung ngọc quý đá kỳ vân.


Hoàng Kim
xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tinh-thuc-cung-thang-nam/ & https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chuyen-thay-le-van-to/

CHUYỆN THẦY NGUYỄN TỬ SIÊM

“Trời thêm ngày tháng người thêm thọ. Lập Hạ non sông phúc rạng nhà”. Kính chúc sư huynh vui khỏe ngày mới. Nhân ngày 10 tháng 5, Hoàng Kim xin lưu chút ghi chú nhỏ Chuyện thầy Nguyễn Tử Siêm, https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chuyen-thay-nguyen-tu-siem/

Nhà khoa học đất Nguyễn Tử Siêm là tác giả và đồng tác giả của 10 bộ sách cẩm nang nghề nghiệp và 121 bài báo khoa học, phần lớn đều có liên quan mục từ ‘Quản lý bền vững đất dốc ở Việt Nam’. Giáo sư Nguyễn Tử Siêm trong ban biên tập Việt Nam Bách Khoa Thư biên soạn tập 9 Nông nghiệp và Thủy lợi. Mười sách chuyên khảo bao gồm 1) Nguyễn Tử Siêm, Thái Phiên 1999. ‘Đất đồi núi Việt Nam thoái hóa và phục hồi’; 2) Cẩm nang ngành Lâm nghiệp, 2006; 3) Đất và sử dụng đất vùng cao Việt Nam, 2002; 4) Cây phủ đất ở Việt Nam, 2002; 5) Từ điển Thổ nhưỡng Anh-Việt, 2001; 6) Từ điển thuật ngữ Anh Việt về quản lý tài nguyên thiên nhiên vùng cao, 2001; 7) Đất Việt Nam, 2000; 08) Giáo trình Chọn giống cây trồng, 2000; 9) Canh tác bền vững trên đất dốc ở Việt Nam, 1998; 10) Nghiên cứu Đất và Phân bón, 1976 . Những sách chuyên khảo này và các mục từ mà thầy đã tổ chức biên soạn trong Việt Nam Từ điển Bách khoa thư. giúp chúng ta kinh nghiệm và sự hiểu biết về đất đồi núi từ lý thuyết đến thực hành, quan hệ tới đất nước với cây trồng và thức ăn. Quản lý bền vững đất dốc ở Việt Nam, đại cương nội dung gồm: 1. Các yếu tố xói mòn & Khả năng dự báo xói mòn. 2. Nguy cơ xói mòn rửa trôi & Biện pháp khắc phục. 3. Thoái hóa & Phục hồi đất dốc. 4. Chất hữu cơ & Độ phì nhiêu đất 5. Tuần hoàn chất hữu cơ & Biện pháp phục hồi đất nghèo. 6. Quản lý dinh dưỡng tổng hợp, nâng cao hiệu lực phân bón. Biện pháp tổng hợp quản lý bền vững đất dốc

TỈNH THỨC CÙNG THÁNG NĂM

Sớm mai ngắm mai nở

Mặt trời hồng đang lên
Bài ca nhịp thời gian
Hoa Đất của quê hương


Hoàng Kim

Hình ảnh này không có thuộc tính văn bản thay thế; tên tập tin là hoa-binh-minh-nhu-nhien.jpg

BAN MAI BÌNH MINH AN

Đường trần trung chính hướng ban mai
An tĩnh, thanh tâm, đón nắng trời
Gió mát, thư nhàn, tươi khóm trúc
Đất lành, bình thản, đọng sương mai
Một bầu ngọc bích quang mây ửng
Hai túi càn khôn đức với đời
Vui cụ Trạng Trình nơi đồng rộng
Chọn tìm giống tốt thú riêng chơi.

#Banmai #BìnhMinhAn
#annhiên #hoangkimlong
#Thungdung #Khátkhaoxanh

#cnm365 #tinhyeucuocsong

#Banmai #BìnhMinhAn là thời điểm chuyển đổi. Khoảnh khắc quý hiếm duy nhất có được hình này : ‘Ký Tế xong rồi, Vị Tế chưa xong’. “Ở vào thời Ký Tế, việc lớn đã xong, còn những việc nhỏ cũng làm cho xong nữa, thì mới thật là hoàn thành. Hoàn thành rồi lại phải cố giữ được sự nghiệp, nếu không thì chỉ tốt lúc đầu thôi, rốt cuộc sẽ nát bét. Nghĩa là lúc trị phải lo trước tới lúc loạn. Kinh Dịch bắt đầu bằng hai quẻ Càn, Khôn, gốc của vạn vật; ở giữa là hai quẻ Hàm và Hằng, đạo vợ chồng, gốc của xã hội, tận cùng bằng hai quẻ Ký Tế và Vị Tế đã xong rồi lại chưa xong; như vậy là hàm cái nghĩa việc trời đất cũng như việc của loài người, không bao giờ xong, cái gì tới chung rồi lại tiếp ngay tới thủy. Mà đạo dịch cũng vậy không bao giờ hết. Dịch cho ta niềm hi vọng ở tương lai. Thật là một triết lý lạc quan“. (Nguyễn Hiến Lê, Kinh Dịch đạo của người quân tử, NXB Văn Học 1992, trang 433 & 439).

MINH TRIẾT CỦA ĐỨC PHẬT

Tôi nhiều lần đến Ấn Độ, đã một lần may mắn tới được quê hương Phật, và tự mình trồng một nhánh Bồ Đề ở vườn nhà để nay cây đã lớn. Minh triết của đức Phật Lời Phật dạy trong lòng tôi là triết lý tình yêu cuộc sống, lắng đọng 27 khẩu quyết yêu thích, lan tỏa trong đời thường mà tôi thật sự tâm đắc.Tôi thích nên chép lại để đọc lại và suy ngẫm mà chưa thật rõ nguồn gốc của những lời này sự xác tín lời nói có ở sách nào, với ai, khi nào, ở đâu, trong hoàn cảnh nào. Người Thầy tâm thức trong tôi là Trúc Lâm Trần Nhân Tông. Người Thầy gần gũi tôi là Thiền Sư Lão Nông Tăng Tác phẩm khoa học mà tôi yêu thích là Bảy Kỳ Quan Phật Giáo Thế Giới

(Bạch Ngọc Hoàng Kim cảm đề)

LỜI PHẬT DẠY

An nhiên
CNM365

Thả cho nó bay.
Hòa nhã với tất cả
Chọn bạn mà chơi
Tình yêu cuộc sống
Yêu thương và Sống
Không ai có thể đi giúp ta.
Yêu quý hết thảy muôn loài.
Con nghĩ cái gì, con là cái đó.
Bỏ đi những hư danh giả tạm.
Hãy cho đi và con sẽ còn mãi.

Cây kim trong bọc có ngày lòi ra
Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết
Minh triết trước hết là tự biết mình.
Tìm về suối nguồn bình yên bên trong con
Chuyển hóa nỗi ghen ghét thành sự khâm phục.
Bí quyết để có sức khỏe tốt là an trú trong hiện tại..
Tin sâu Luật Nhân Quả hành Sống theo Thiện Pháp
Hãy làm chủ suy nghĩ nếu không nó sẽ làm chủ con
Đời sống tâm linh không là sang trọng mà là nhu cầu
Con không là những gì con nói mà là những gì con làm
Ai biết nhìn vào trong tự thân mình thì người đó tỉnh thức.
Niềm hạnh phúc không bao giờ cạn kiệt khi ta biết chia sẻ
Không có đường đến hạnh phúc. Hạnh phúc là con đường
Hiểu được người là khôn ngoan, hiểu được mình là giác ngộ.
Lời nói có sức mạnh vừa có thể gây tổn thương, vừa có thể trị lành.
Không ai xứng đáng nhận được tình thương của con hơn là chính con.

LỜI VÀNG TỪ TRÁI TIM

Tin sâu Luật Nhân Quả, hành Sống theo Thiện Pháp. Đừng tin vào mọi thứ con được dạy phải tin. Lời Phật dạy 27 khẩu quyết xếp theo trình tự trên là sự thường niệm của riêng mình để cho dễ nhớ dễ thuộc dễ thực hành. Chúng ta khi trãi nghiệm nên tùy chọn nhập tâm những điều yêu thích phù hợp tâm thức đời thường. Kinh Phật có nhiều giao thoa với các Tôn giáo khác. Giáo sư Mai Văn Quyền khuyên nên định tâm, dụng tâm, không nên đứng hai chân ở hai thuyền dễ nguy hiểm. “Mohamet và đạo Hồi” “Vua Solomon sách khôn ngoan” đã có những kiến giải khác

Kinh Hoán Dụ kể câu chuyện sau: Trên đường đi hành đạo, đức Phật gặp một nhóm người Bà La Môn. Những vị Bà La Môn này hỏi đức Phật: “Thưa Ngài Cồ Đàm, đạo của Ngài có phương pháp nào cầu xin không?”- Đức Phật trả lời: “Đạo của ta không có pháp cầu xin mà chỉ cần thấu hiểu nghiệp báo và tin sâu Luật nhân quả, rồi hành sống theo thiện pháp thì cuộc sống sẽ được an lạc hạnh phúc hiện tiền.”- Các vị Ba La Môn bèn nói: “Thế thì đạo của Ngài đâu có gì hay, đạo của chúng tôi có nhiều phương pháp cầu xin rất linh nghiệm.”- Nghe Vậy, Đức Phật liền dẫn các vị Bà La Môn đi tới trước một cái ao, sau đó, Phật ném một hòn đá xuống ao và bảo các vị Bà La Môn: “Các người cầu xin cho hòn đá nổi lên được không?- Các Bà La Môn: “Dạ thưa Ngài không được.”- Đức Phật hỏi: “Tại sao?”- Các Bà La Môn: “Dạ, tại đá nặng hơn nước cho nên phải bị chìm.”Sau đó, Đức Phật đổ vài muỗng dầu xuống ao và bảo mọi người hãy cầu xin cho dầu chìm.- Các Bà La Môn đều đồng thanh thưa rằng: “không được.”- Đức Phật: “Tại sao?”- Các Bà La Môn: “Dạ, tại dầu nhẹ hơn nước.”- Nghe xong, Đức Phật liền nói: “Đúng vậy, đá nặng cho nên chìm trong nước và dầu nhẹ cho nên phải nổi trên nước l, không có phép mầu nào để cầu xin thay đổi được những quy luật hiển nhiên như thế ! “Nhân quả là một quy luật công bằng trên cuộc đời mà theo duyên có thể đến sớm hay đến muộn.Dù bạn là ai, thuộc tôn giáo nào hay không tin vào một tôn giáo nào thì cũng không có ngoại lệ nào dành riêng cho bạn. Không có ông thần, bà thánh nào có thể ban phước giáng họa cho bạn, ngay cả Đức Phật cũng không làm được điều đó. Mọi hành động thiện ác đều do chúng ta làm ra và tự thọ nhận lấy theo nhân quả của nó“. Bằng trí tuệ giác ngộ, Đức Phật đã phân tích mọi việc theo đúng bản chất thật vốn có của nó, để mọi người nhận thức đúng đắn và ứng dụng. Phật là người thầy dẫn đường, đi hay không đi và đi như thế nào là việc của mỗi người trong chúng ta.

Sớm nào cũng dành nửa tiếng,
Thung dung đếm nhịp thời gian.
Thong thả chỉ thêu nên gấm,
An nhiên việc tốt cứ làm.
Thoáng chốc đường trần nhìn lại,
‘Thanh nhàn vô sụ là tiên‘

ĐẠT MA TỔ SƯ QUA SÔNG

Đạt Ma
Úp mặt vào tường
Chín năm diện bích
chẳng thương … thân mình

Văn chương
Giáo ngoại biệt truyền
Thành tâm trực chỉ,
chẳng buông lời thừa

Hoa sen
Trắng một giấc mơ
Kiến tính thành Phật,
thờ ơ danh nhàm


#Thungdung
Bước tới an nhàn
Vui #dayvahoc
quẩy tiên
Dép trần


(Bạch Ngọc Hoàng Kim cảm đề)

TĨNH THỨC HOA SEN TRẮNG
Hoa sen trắng
Nhà văn Triết gia Ấn độ Osho


Tổ sư Bồ đề đạt ma đến với một chiếc giầy.

Triết gia Osho nổi tiếng người Ấn độ nói: Tôi cực lạc vì tên của Tổ sư Bồ đề đạt ma đã làm cho tôi phiêu diêu. Đã từng có nhiều chư phật trên thế giới, nhưng Tổ sư Bồ đề đạt ma sừng sững như đỉnh Everest. Cách hiện hữu của ông ấy, cách sống, và cách diễn đạt chân lí đơn giản là của ông ấy; nó là vô song.

Trong các chùa ở Miền tây thường bên cạnh thờ tượng Đức Phật, có thờ tượng của Tổ sư Bồ đề đạt ma. Tượng Tổ sư dễ nhận biết. Gương mặt một người hung dữ, vai đeo gậy. Trên gậy có chỉ một chiếc giày.Tổ sư Bồ đề đạt ma đã du hành từ Ấn Độ sang Trung Quốc để truyền bá thông điệp của Đức Phật, người thầy của mình, mặc dầu họ sống cách nhau một nghìn năm.

Khi Tổ sư Bồ đề đạt ma đến Trung Quốc, Vũ Đế ra đón ông ấy ở biên ải. Mọi ngưỡi nghĩ rằng một chứng ngộ lớn đang tới! Và tất nhiên Vũ Đế đã tưởng tượng Tổ sư có nét gì đó giống như Đức Phật: rất hoà nhã, duyên dáng, vương giả. Tuy nhiên khi ông ta thấy Bồ đề đạt ma thì ông đã bị choáng. Tổ sư Bồ đề đạt ma trông rất thô thiển. Không chỉ thế, ông ấy còn có vẻ rất ngớ ngẩn. Ông ấy đến cây gậy đeo trên vai chỉ có một chiếc giầy.Vũ Đế bối rối. Ông ta đã tới cùng với cả đoàn triều đình với các hoàng hậu quí phi. Họ sẽ nghĩ gì khi ta ra đón một loại người như thế này? Ông cố gắng vì lịch sự bỏ qua điều đó. Và ông đã không muốn hỏi “Sao ông lại đến nước chúng tôi chỉ với một chiếc giầy?

Nhưng Tổ sư Bồ đề đạt ma đã không để Vũ Đế yên. Ông ấy nói: -Đừng cố bỏ qua nó. Hãy hỏi và thẳng thắn ngay từ chính lúc đầu đi. Ta đã đọc được câu hỏi trong đầu ông rồi.Vũ Đế đâm ra lúng túng; sau cùng ông nói:-Vâng, ông đúng, câu hỏi này đã nảy sinh trong ta: Sao ông đến mà chỉ mang một chiếc giày?

Tổ sư Bồ đề đạt ma nói, -Để mọi thứ vào cảnh quan đúng như từ chính lúc đầu. Ta là người vô lí! Ông phải hiểu điều đó từ chính lúc bắt đầu. Ta không muốn tạo ra bất kì rắc rối nào về sau. Hoặc ông chấp nhận ta như ta vậy hoặc ông đơn giản nói rằng ông không thể chấp nhận được ta. Và ta sẽ rời khỏi vương quốc của ông. Ta sẽ đi lên núi. Ta sẽ đợi ở đó đến khi người của ta đến với ta. Vũ Đế lúng túng. Ông đã mang theo nhiều câu hỏi khi đến đón Tổ sư. Nhưng ông băn khoăn có nên đưa chúng ra hay không? Ông nghi ngai câu trả lời là lố bịch. Nhưng Tổ sư Bồ đề đạt ma một mức khăng khăng:-Ông hãy nên hỏi những câu ông đã mang tới đây.

Vũ Đế gượng gạo hỏi:-Câu hỏi đầu: Ta đã làm được nhiều phước đức…. Tổ sư Bồ đề đạt ma nhìn sâu vào trong đôi mắt của Vũ Đế. Một cơn lạnh toát chạy dọc sống lưng nhà vua. Ông nói:-Toàn những điều vô nghĩa! Làm sao ông có thể làm được nhiều phước đức ? Ông còn chưa nhận biết phước đức được hình thành từ nhận biết . Mà ông ngụ ý phước đức nào? Làm sao ông có thể tạo ra được phước đức? Phước đức chỉ được tạo ra từ Đức Phật.

Vũ Đế ngại ngần:-Việc ta nói làm nhiều phước đức. Ta ngụ ý rằng ta đã làm nhiều đến chùa, nhiều điện thờ cho Phật. Ta đã làm nhiều đạo tràng cho các khất sĩ Phật tử, các tín đồ, và tì kheo. Ta đã thu xếp cho hàng nghìn học sĩ để dịch kinh sách Phật sang tiếng Trung Quốc. Ta đã tiêu tốn hàng triệu đồng bạc cho việc phục vụ Đức Phật. Nhiều triệu khất sĩ xin ăn mọi ngày từ cung điện này nọ này trên khắp nước.

Và Tổ sư Bồ đề đạt ma cười. Vũ Đế chưa từng bao giờ nghe thấy tiếng cười như thế. Tiếng cười bụng có thể làm rung chuyển cả núi. Tổ sư cười sằng sặc và nói:-Ông đã hành động một cách ngu xuẩn. Mọi nỗ lực của ông đều đã là cực kì phí hoài. Sẽ không tạo ra kết quả nào từ nó cả. Đừng cố, và đừng tưởng tượng rằng ông sẽ được lên cõi trời thứ bẩy như các khất sĩ Phật giáo đã nói cho ông. Họ chỉ khai thác ông thôi.

Đây là chiến lược khai thác những người ngu như ông. Họ khai thác lòng tham của ông về thế giới bên kia, Họ vẽ cho ông những hứa hẹn lớn. Và lời hứa của họ không thể chứng minh là sai được vì không ai quay trở về từ thế giới bên kia để nói liệu những lời hứa đó có được hoàn thành hay không. Ông đã bị họ lừa rồi. Không có cái gì sẽ xảy ra từ điều mà ông nghĩ là việc làm phước đức. Thực ra, ông sẽ rơi vào địa ngục thứ bẩy, vì một người sống với những ham muốn sai như thế, người sống có ham muốn như thế, đều sẽ rơi vào địa ngục.

Vũ Đế e ngại. Ông cố gắng lái câu chuyện sang một chủ đề khác: -Vậy có cái gì linh thiêng hay không? Tổ sư Bồ đề đạt ma nói, -Không có cái gì linh thiêng, cũng như không có cái gì là báng bổ. Linh thiêng và báng bổ, đều là thái độ của tâm trí, của định kiến. Mọi việc đều đơn giản như chúng vậy. Không cái gì sai và không cái gì đúng, không cái gì tội lỗi và không cái gì phước đức. Vũ Đế buồn bực:-Ông thật quá thể đối với ta và người của ta. Sau đó, Tổ sư Bồ đề đạt ma nói lời tạm biệt, quay lưng lại và đi lên núi.

Trong chín năm trên núi ông ấy ngồi quay mặt vào tường. Mọi người đến với ông bởi vì đã được nghe, biết về cuộc đối thoại này. Dù khoảng cách sống giữa Tổ sư và Đức Phật trong hơn một nghìn năm, nhưng về trung tâm Tổ Sư vẫn ở cùng Đức Phật. Tổ sư nói điều tinh tuý của Đức Phật – tất nhiên theo cách riêng của ông ấy, theo phong cách của ông ấy, Ngay cả Phật cũng sẽ thấy cách trình bày này đó là kì lạ.

Đức Phật là người văn hoá, phức tạp, và duyên dáng. Còn Tổ sư Bồ đề đạt ma chính là cái đối lập trong cách diễn đạt của Đức Phật. Tổ sư không là người mà là con sư tử. Tổ sư không nói, mà ông ấy gầm lên. Tổ sư không có cái duyên dáng mà Đức Phật có. Cái mà ông ấy có là sự thô thiển, dữ dằn. Không thanh nhã như kim cương; Tổ sư hệt như vĩa quặng: thô ráp tuyệt đối , không có một sự đánh bóng. Và đó là cái đẹp của ông ấy. Đức Phật có cái đẹp rất nữ tính, lịch sự, mảnh mai. Còn Tổ sư Bồ đề đạt ma có cái đẹp riêng . Cái đẹp của một tảng đá – mạnh mẽ, nam tính, không thể phá huỷ được, cái đẹp của một sức mạnh lớn lao.

Đức Phật toả sức mạnh, nhưng sức mạnh của Đức Phật rất im lặng, như tiếng thì thào, như làn gió mát. Còn Tổ sư Bồ đề đạt ma là cơn bão, sấm rền và chớp giật. Đức Phật đến cửa nhà bạn nhẹ nhàng không một tiếng động, bạn thậm chí sẽ không nghe thấy tiếng bước chân của ông ấy. Còn Tổ sư Bồ đề đạt ma, khi ông ấy đến nhà bạn, ông ấy sẽ làm rung chuyển cả ngôi nhà từ tận móng của nó. Đức Phật sẽ không lay bạn dậy ngay cả khi bạn đang ngủ. Còn Tổ sư Bồ đề đạt ma? Ông ấy sẽ dựng bạn dậy từ trong nấm mồ! Ông ấy đánh mạnh, ông ấy là chiếc búa.

Tổ sư là chính cái đối lập của Đức Phật trong cách diễn đạt, nhưng thông điệp của ông ấy với Đức Phật là một. Tổ sư cúi mình trước Đức Phật là thầy của mình. Tổ sư chưa bao giờ nói “Đây là thông điệp của ta”. Tổ sư đơn giản nói:-Điều này thuộc về chư phật, chư phật cổ đại. Ta chỉ là sứ giả. Không cái gì là của ta, bởi vì ta không có. Ta như cây trúc hồng được chư phật chọn để làm chiếc sáo cho họ. Họ hát: ta đơn giản để cho họ hát qua ta.

LÊN NON THIÊNG YÊN TỬ

Tỉnh thức giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai trong tựa ngọc

“Yên sơn sơn thượng tối cao phong
Tài ngũ canh sơ nhật chính hồng
Vũ trụ nhãn cùng thương hải ngoại
Tiếu đàm nhân tại bích vân trung
Ủng môn ngọc sóc sâm thiên mẫu
Quải ngọc châu lưu lạc bán không
Nhân miếu đương niên di tích tại
Bạch hào quang lý đổ trùng đồng” (1)

Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong
Trời mới ban mai đã rạng hồng
Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả
Nói cười lồng lộng giữa không trung
Giáo ngọc quanh nhà giăng vạn khoảnh
Cỏ cây chen đá rũ tầng không
Nhân Tông bảo tháp còn lưu dấu
Mắt sáng hào quang tỏa ánh đồng. (2)

*

Non thiêng Yên Tử
Nghìn năm Thăng Long, Đông Đô, Hà Nôi
Bảy trăm năm đức Nhân Tông
Non sông bao cảnh đổi
Kế sách một chữ Đồng
Lồng lộng gương trời buổi sớm
Trong ngần, thăm thẳm, mênh mông …


(1) Nguyễn Trãi, đề Yên Tử sơn Hoa Yên tự
(2) Hoàng Kim bản dịch thơ Nguyễn Trãi, bài thơ ‘đề Yên Tử sơn Hoa Yên tự’


Hoàng Kim

Lên non thiêng Yên Tử tôi nhớ câu thơ huyền thoại: “Trăm năm tích đức tu hành. Chưa lên Yên Tử chưa thành quả tu“. Núi Yên Tử thuộc tỉnh Quảng Ninh nơi có Quần thể di tích danh thắng Yên Tử ở Bắc Giang và Quảng Ninh. Đây là quần thể danh thắng đặc biệt nổi tiếng liên tỉnh đầu tiên ở Việt Nam được đệ trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc UNESCO xem xét, công nhận là Di sản thế giới. Núi Yên Tử là đỉnh thứ hai của tam giác châu huyền thoại Bắc Bộ nối Việt Trì – Quảng Ninh là dải Tam Đảo rồi 99 ngọn Nham Biền của các dãy núi vòng cung Đông Triều tạo nên thế hiểm “trường thành chắn Bắc” của bề dày núi non hiểm trở khoảng 400 km núi đá che chắn mặt Bắc của thủ đô Hà Nội non sông Việt.

Trần Nhân Tông (1258-1308)  là một trong những vị vua anh minh nhất của lịch sử Việt Nam. Người tên thật là Trần Khâm, vua Trần thứ ba (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Với 50 năm cuộc đời, vua Phật Trần Nhân Tông đã kịp làm được ít nhất năm việc lớn hiếm thấy và khó ai bì kịp ở mọi dân tộc và mọi thời đại: 1) Minh quân lỗi lạc, làm vua 15 năm (1278 – 1293) trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến hai lần đánh thắng quân Nguyên Mông là đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thời đó; 2) Tổ sư thiền phái Trúc Lâm và Thái Thượng Hoàng 15 năm (1294-1306) là vua Phật Việt Nam. 3) Nhà văn hóa và nhà thơ kiệt xuất với kiệt tác thơ Thiền Trần Nhân Tông và thắng tích Trúc Lâm Yên Tử; 4) Người thầy chiến lược vĩ đại muôn đời của kế sách một chữ “đồng” “vua tôi đồng lòng, toàn dân đồng sức”, nhược thắng cường, yếu thắng mạnh, nước nhỏ thắng nước lớn, sự nghiệp mở nước và thống nhất non sông Việt bằng vương đạo, thuận thời, thuận người . 5) Nhà trị loạn kỳ tài đã hưng thịnh nhà Trần và cứu nguy cho nước Việt ở thời khắc quyết định, biến nguy thành an, biến những điều không thể thành có thể.

Kiệt tác thơ thiền đức Nhân Tông là đỉnh cao thơ Thiền thời Trần:

Cư trần lạc đạo phú
Đại Lãm Thần Quang tự
Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca
Đăng Bảo Đài sơn
Đề Cổ Châu hương thôn tự
Đề Phổ Minh tự thủy tạ
Động Thiên hồ thượng
Họa Kiều Nguyên Lãng vận
Hữu cú vô cú
Khuê oán
Lạng Châu vãn cảnh
Mai
Nguyệt
Nhị nguyệt thập nhất nhật dạ
Quỹ Trương Hiển Khanh xuân bính
Sơn phòng mạn hứng
I
II
Sư đệ vấn đáp
Tán Tuệ Trung thượng sĩ
Tảo mai
I
II
Tặng Bắc sứ Lý Tư Diễn
Tây chinh đạo trung (tái chinh Ai Lao)
Thiên Trường phủ
Thiên Trường vãn vọng
Tống Bắc sứ Lý Trọng Tân, Tiêu Phương Nhai
Tống Bắc sứ Ma Hợp, Kiều Nguyên Lãng
Trúc nô minh
Tức sự
I
II
Vũ Lâm thu vãn
Xuân cảnh
Xuân hiểu
Xuân nhật yết Chiêu Lăng
Xuân vãn

Lên non thiêng Yên Tử, khảo sát điền dã những chứng tích lịch sử văn hóa lưu dấu mãi với thời gian. “Soi sáng lại chính mình là phận sự gốc, chẳng từ nơi khác mà được.” (Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc.). Đức Nhân Tông viết về sự đạt ngộ với người thầy là Tuệ Trung Thượng Sĩ . “Nghe xong, tôi thông suốt được đường vào, bèn vén áo thờ Ngài làm thầy”. “Soi sáng lại chính mình” chứ không tìm kho báu ở đâu khác là trí tuệ siêu việt của vua Phật Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông.

Kinh Dịch xem chơi,
365 ngày mê mãi.
Sách Nhàn đọc giấu,
câu có câu không.
Trước đèn 700 năm,
Yên Tử
Trúc Lâm
thăm thẳm tầm nhìn.


“Câu hữu câu vô,
Quay bên phải, ngoái bên trái.
Thuyết lý ầm ĩ,
Ồn ào tranh cãi.
Câu hữu câu vô,
Khiến người rầu rĩ.
Cắt đứt mọi duyên quấn quýt như dây leo,
Thì hữu và vô đều hoàn toàn thông suốt”.


“Kinh Dịch xem chơi
Yêu tính sáng yêu hơn châu báu.
Sách Nhàn đọc giấu
Trọng lòng rồi trọng nữa hoàng kim”


“Ở đời vui đạo thả tùy duyên
Đói cứ ăn đi, mệt ngủ liền
Kho báu trong nhà thôi tìm kiếm
Vô tâm đối cảnh hỏi chi thiền”

(Trúc Lâm Trần Nhân Tông)

Hứng mật đời
thành thơ
Việc nghìn năm hữu lý
Trạng Trình

Đến trúc lâm
Đạt năm việc lớn hoàng thành
Đất trời xanh
Yên Tử …

TỈNH THỨC NHỚ VIÊN MINH

Sống giác ngộ tỉnh thức
Tâm Ngọc Thầy trong con

Bạch Ngọc Hoàng Kim
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tinh-thuc-nho-vien-minh/

Lão Nông Tăng trong ngôi cổ tự

HOA LÚA GIỮA ĐỒNG XUÂN

Bao năm Trường Viện là nhà
Sắn khoai ngô lúa đều là thịt xương
Một đời người một rừng cây
Thầy ươm giống tốt để mai thành rừng.

Con theo Người nguyện làm Hoa Lúa
Bưng bát cơm đầy quý giọt mồ hôi
Trọn đời vì Dân mến thương hạt gạo
Hoa quê hương hạt ngọc trắng ngần.


Con thăm Thầy lên non thiêng Yên Tử
Về đất lành Chùa Ráng giữa đồng xuân

“Mưa thuận gió hòa chăm bón đúng
Nhân tươi quả tốt được thu nhiều”


Lẫn với cỏ không tranh đua hương vị
Không màng ngôi ngự trị các loài hoa
Hoa Lúa đượm hồn quê dung dị
Quên sắc hương để lộng lẫy Hoa Người ! ” (**)

Con nguyện ước nối đời theo hạt gạo
Chén cơm ngon thơm bếp lửa gia đình
Thầy Trò cùng chung tay làm việc thiện
Sống trọn tình với giấc mơ xanh.


Hoàng Kim

NHỚ VIÊN MINH HOA LÚA

Tay men bệ đá sân đình
Tổ tiên cha mẹ lặng thinh chốn này
Đình làng chốn cũ nơi đây
Nuôi đêm phúc ấm dưỡng ngày nhân sinh.

Mình về với đức Viên Minh
Thơm hương Hoa Lúa ân tình nước non
Đêm Yên Tử sáng trăng rằm
Ban mai ngày mới an nhiên cuộc đời.

Thung dung bước tới thảnh thơi
Hiền lành phúc hậu lánh nơi bụi trần
Thiên nhiên là thú bình an
Người thân bạn quý thanh nhàn sống vui.

Tay men bệ đá sân chùa
Tổ tiên cha mẹ đều xưa chốn này
Đình làng chùa cũ nơi đây
Nuôi đêm phúc ấm dưỡng ngày nhân sinh

Mình về với đức Viên Minh
Thơm hương Hoa Lúa nặng tình nước non
Đêm Yên Tử sáng trăng rằm
Ban mai ngày mới an nhiên cuộc đời

Thung dung bước tới thảnh thơi
Hiền lành phúc hậu lánh nơi bụi trần
Thiên nhiên là thú bình an
Người thân bạn quý thanh nhàn sống vui.


Hoàng Kim

Đình Minh Lệ ban mai


Chùa Viên Minh còn gọi là chùa Ráng nằm ven đê thuộc xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên, Hà Tây (cũ) nay thuộc Hà Nội, nơi Tổ Ráng Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ trụ trì https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chua-rang-giua-dong-xuan

– Không làm các điều ác, làm các việc lành và giữ tâm thanh tịnh trong sáng là cách làm tăng trưởng tâm lực và phước lực.

– Phước lực phát sinh do bố thí cúng dường, nghiêm trì giới luật, giữ tâm thanh tịnh, cung kính, khiêm nhường, phục vụ, nghe pháp, chia sẻ pháp, hoan hỷ phước người khác làm, điều chỉnh nhận thức, bớt tham sân si, có lòng từ-bi-hỷ-xả.

…Phước trí thật sự chỉ có khi tinh tấn chánh niệm tỉnh giác, trọn vẹn sáng suốt nơi thực tại thân thọ tâm pháp. Phước trí vô vi vô ngã này tự toả ra ảnh hưởng lợi lạc đến muôn loài một cách tự nhiên …”

Làm phước là cách để thoát khỏi tính ích kỷ và mở rộng tấm lòng vô ngã vị tha. Đồng thời qua việc làm đó học ra chính mình, học ra bản chất đời sống để phát huy trí tuệ và đạo đức…

()()()

Thân – tâm – trí thanh tịnh thì hết tội.

Có 3 cách:

– Giới diệt tội ở thân.
– Định diệt tội ở tâm
– Tuệ diệt tội ở trí.

Giới định tuệ còn được thể hiện cụ thể trong Bát Chánh Đạo:

– Thấy biết đúng
– Suy nghĩ đúng là tuệ
– Nói đúng, làm đúng, sống đúng là giới
– Siêng năng, không quên mình, tâm tĩnh lặng đúng là định.

《》《》《》

…Đạo Phật trí tuệ lấy tâm tỉnh giác để thấy ra thực tánh và sống với thực tánh ấy…”

Thầy Viên Minh
Trungtamhotong.org
Lành thay ()
Sadhu Sadhu Sadhu

_______((()))________

Pháp Thiện cùng với Phật Pháp Chia Sẻ và 9 người khác. spSdnorotet0f h105c78lh3am31588aiflltờ08l0a6cm704cf1gfhg90a5  ·

TỤNG CHÚ – LINH HIỂN – ĐỨC TIN…?

Hỏi: Thưa Thầy, có thật pháp môn tụng Chú là linh hiển? Có người tụng chú với đức tin lớn mà thay đổi cuộc sống. Điều này do ngẫu nhiên, do phước của người tụng hay do Chú có linh nghiệm?

Trả lời:

✓ Theo nguyên lý thì tụng gì không thành vấn đề, miễn khi tụng tập trung được tâm ý thì đều có năng lực.

✓ Sự tập trung này phần lớn có được nhờ đức tin vào tha lực.

✓ Luyện bùa, trì Chú, thôi miên, niệm Phật, niệm Chúa, thiền định, thần thông v.v… cũng đều cần có sức mạnh tập trung mới thành tựu.

✓ Tưởng đó là nhờ tha lực nhưng sức mạnh đó chính là do “nội lực tự sinh” mà có.

✓ Thực ra, tự lực và tha lực cũng chỉ là một khi đi đến tận cùng.

∆ Người sống chánh niệm tỉnh giác thường thận trọng chú tâm quan sát thực tại nên phát huy được năng lực giới định tuệ nội tại một cách tự nhiên, vô vi, vô ngã và vô lượng.

✓ Còn nếu tu luyện mà đạt được một năng lực nào đó thì cũng chỉ là hữu vi, hữu ngã và hữu hạn mà thôi.

✓ Nếu sở đắc đó do động lực tà kiến và tham ái thì dẫu có năng lực lớn lao đi nữa cũng chỉ hại mình hại người, như Devadatta có thần thông mà hại Phật nên đoạ vào địa ngục A-tỳ. Vì vậy cần phải nhận thức đúng mục đích của sự tu luyện các loại chú thuật, thôi miên, thiền định, thần thông… là gì mới được.

✓ Đừng xem trọng việc tu có đạt được năng lực gì hay không mà nên xem lại tu có đúng hay chưa.

~ Thực ra “năng lực lớn nhất của người tu là có thể chịu được sự rỗng không – không cần một năng lực nào cả”.

✓ Thay vì cố tu luyện để tìm cầu sở đắc một năng lực lý tưởng nào đó thì người chân tu buông hết mọi nỗ lực mong cầu trở thành bất cứ thứ gì, dù với đức tin tha lực hay với khả năng tự lực. Vì chỉ khi thấy mình còn yếu kém hay thiếu thốn thì mới mong cầu một năng lực để nương tựa. Nhưng điều đó chỉ làm giàu cho cái ngã ảo tưởng mà thôi! Do đó Đạo Phật không đặt nặng đức tin vào tha lực, cũng không tập chú vào nỗ lực cá nhân để rèn luyện thành gì cả mà mục đích tu hành chỉ là thấy ra Sự Thật mà thôi.

《》《》《》

Hỏi: Thưa Thầy, cho con hỏi niệm Phật, niệm Chú không phải để trừ tội tăng phước mà cốt lõi là để cho tâm thanh tịnh. Vậy khi tâm đã thanh tịnh, không niệm Chú, niệm Phật nữa mà chỉ để tâm trong lành sáng suốt thôi có phước đức không?

Trả lời:

✓ Niệm Phật, niệm Chú hay tu bất cứ phương pháp nào cũng chỉ là phương tiện giúp tâm bớt vọng động mà thôi, vọng động thì sinh tội lỗi, tội lỗi thì bất an, đau khổ, nên khi hết vọng động thì tâm trở lại bình thường, không còn bất an đau khổ nữa. Phương tiện giống như những toa thuốc chữa bệnh, tùy bệnh mà uống thuốc. Khi đã hết bệnh thì phải ngưng uống thuốc.

✓ Cũng vậy, khi tâm đã tịnh, trở lại bình thường tội chướng đã trừ thì còn dùng phương tiện niệm Phật, trì Chú làm gì nữa. Tội tiêu, tâm tịnh đã là phước báu lớn lao nhất rồi, còn niệm Phật, trì Chú để cầu phước làm gì, như vậy chẳng phải kẹt vào phương tiện sao?

(Trích Trà Đạo – Thầy Viên Minh)
Trungtamhotong.org
Namo Buddhaya.
Lành thay ()

SỰ THA THỨ & LÒNG KHOAN DUNG

✓ Tha thứ không phải là dấu hiệu mềm yếu, mà là một sức mạnh cảm xúc rất sâu sắc.
~ Tha thứ là một sức mạnh của cảm xúc.


》》 Chúng ta đủ mạnh mẽ, chúng ta đủ lớn để tha thứ, để buông xả. Tôi giải phóng cho anh, cho anh đi, cho anh tự do. Giờ đây tôi cũng được tự do.

》 Ngay cả khi đó chỉ là một suy nghĩ, chỉ tưởng tượng mình tha thứ cho một người nào đó đã xúc phạm mình, khoảnh khắc đó bạn đã cảm thấy được giải thoát. Cơn sân vẫn có thể đến lại nữa, bạn lại tiếp tục làm như vậy cho đến khi học được cách tha thứ cho mọi người, tha thứ cho tất cả mọi chuyện, tha thứ vĩnh viễn, để không bao giờ bạn đổ lỗi, không trách cứ ai về bất cứ điều gì nữa.

✓ Hãy tưởng tượng khi bạn có trạng thái tâm ấy, trạng thái tâm không đổ lỗi, không trách móc bất cứ ai. Tâm bạn được giải thoát, thanh thản như thế nào.

✓ Tôi không chấp giữ oán giận, tôi không muốn trừng phạt bất cứ ai vì bất cứ điều gì. Tôi giải phóng cho mọi người khỏi bất cứ điều gì họ đã làm với tôi, thậm chí bất cứ điều gì họ sẽ làm với tôi trong tương lai.

~ Sống với cái tâm như thế thật sự là quá tốt, quá tuyệt vời…

《》《》《》

“…Hãy lấy tha thứ làm một cách sống, bởi vì hàng ngày chúng ta vẫn phải gặp nhiều người nói hoặc làm những điều tổn thương đến mình. Dù đi đâu chăng nữa, chúng ta vẫn phải sống giữa con người, dù vô tình hay cố ý chúng ta vẫn làm tổn thương đến nhau. Mọi thứ sẽ vẫn còn tiếp tục như thế cho đến khi chúng ta chết.

✓ Bạn chuẩn bị như thế nào cho cái tâm của mình, thái độ của mình để tiếp tục sống trong một thế giới như thế?

✓ Phát triển tâm mình, có một trái tim rộng lớn, cao thượng để dù bạn biết có người sẽ làm tổn thương mình, nhưng bạn đã sẵn lòng tha thứ.

✓ Bạn đã tha thứ trước khi bị họ làm tổn thương. Sống như vậy có phải tốt đẹp biết bao? Có thể tôi không có đủ khả năng để thay đổi thế giới quanh mình, nhưng tôi có thể thay đổi cách nhìn thế giới bên trong mình.

~ Điều đó thật tuyệt vời! Vì vậy tôi đang học để làm điều đó. Có thể tôi không có đủ khả năng để thay đổi thế giới quanh mình, nhưng tôi có thể thay đổi cách nhìn thế giới bên trong mình.

✓ Cái gì diễn ra bên trong tôi là trách nhiệm của tôi, nhưng những cái gì diễn ra ở bên ngoài thì tôi chẳng thể làm được gì nhiều. Những gì ở bên trong tôi là trách nhiệm của tôi, tôi có thể thay đổi. Tôi có thể tạo ra sự khác biệt, ít nhất là đối với tâm mình.

✓ Đau khổ là một lựa chọn. Chúng ta có quyền lựa chọn. Bạn muốn tiếp tục sống một cuộc đời đau khổ hay muốn giải thoát? Đây là điều rất quan trọng bạn cần phải học hiểu. Hãy học cách tha thứ, tha thứ…”

Trích; Sự Tha Thứ & Lòng Khoan Dung
~ Thiền Sư U. Jotika;


Namo Buddhaya.
Lành thay ()

#Chanhniem#Thayvienminh #Tinhgiac #Tinhthuc #Vothuong #Tinhtan #Phatphapnhiemmau #Phatphapvidieu #Gieoduyenphatphap #Duyenlanhphatphap #Chiasephatphap #Vonga #Theobuocchanphat #Songtrongthuctai #Phatphap #Phatphapbuddhadhamma #Thienphap #Anlac #Anlanh #Annhien #Buongxa #Tritue #Tuetri #Gioidinhtue #Hanhphuc #Giacngo #Giaithoat #Tubi #PhatphapBuddhadhammareels #Phapthien343reels

TRỜI MƯA QUA CỒN DƯA

Trời mưa qua Cồn Dưa
Linh Giang sông quê hương
Bến Lội Đền Bốn Miếu
Đá Đứng chốn sông thiêng


Hoàng Kim

TRẦN KHÁNH DƯ VẸN KIẾP

Ăn cháo nói càn khôn
Trần Khánh Dư vẹn kiếp
Tự do ngời tâm đức
Văn chương ngọc cho đời


Nhà Trần trong sử Việt
Thái Tông và Hưng Đạo
Lời dặn của Thánh Trần
Lời khuyên thói quen tốt


Lời Thầy dặn thung dung
Biết mình và biết người
Kế sách một chữ Đồng
Quốc Công đạo làm tướng


Tiết Chế đức dụng nhân
Trần Thánh Tông minh quân
Thầy Tuệ Trung Thượng Sĩ
Trúc Lâm Trần Nhân Tông

Nguyễn Du trăng huyền thoại
Đặng Dung thơ Cảm hoài
Đào Duy Từ còn mãi
Mai Hạc vầng trăng soi

VIỆT NAM CON ĐƯỜNG XANH
Sắn Việt Nam và Kawano (Ảnh NHK)
Hoàng Kim

trích dẫn Lời đánh giá chân tình “Cassava and Vietnam: Now and Then” của giáo sư Kazuo Kawano nhà bác học lớn, chuyên gia chọn giống lúa, sắn hàng đầu thế giới của IRRI, CIAT và Đại học Kobe Nhật Bản, trên phim cùng tên do hãng phim NHK công chiếu, đã lặp lại nhiều lần từ năm 2009. “Sắn và Việt Nam: bây giờ và sau đó” là bài học thật sâu sắc. Sự thật lịch sử chỉ có một, nhưng bài học lịch sử cần soi xét khách quan, công tâm, hướng thiện, đánh giá kỹ, rút ra được bài học thực tiển chân thực của giải pháp phát triển thích hợp bền vững https://hoangkimlong.wordpress.com/category/san-viet-nam-va-kawano/ tích hợp tại https://cnm365.wordpress.com/category/09/cnm365-cltvn-9-thang-5/https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hue-co-thien-thu-son

SẮN VIỆT NAM VÀ KAWANO
Cách mạng sắn Việt Nam bài học lắng đọng
Kazuo Kawano, Hoàng Kim cảm nhận

Giáo sư Kazuo Kawano là nhà bác học chọn giống sắn xuất sắc (xem lý lịch khoa học) Suy ngẫm về Sắn và Việt Nam: bây giờ và sau đó Cassava and Vietnam: Now and Then thật lắng đọng: “Trong suốt nhiều năm gắn bó với Việt Nam, tôi đã biết nhiều người, những người mà tôi dường như có thể phân loại trong hồi tưởng. Tôi có ấn tượng đầu tiên về người Việt Nam từ một số học viên Việt Nam ở Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (IRRI) ở Los Baños, Philippines năm 1963 và ‘nó’ không phải là điều đặc biệt thuận lợi. Kiểu hình người Việt Nam lúc ấy trong mắt tôi, (Họ) xuất hiện khá cởi mở, hoài nghi và thờ ơ, nếu không nói là ích kỷ, tự cao và tham nhũng. Tôi có thể quá khắc nghiệt khi phán xét về họ; nhưng như lời của Halberstam đã viết về loại người này trong “Sự tạo ra một vũng lầy”. Đó là loại người thuộc tầng lớp thượng lưu của xã hội miền Nam Việt Nam trong cùng thời kỳ, thể hiện một cách sinh động và nghiêm túc  mà sự phán xét của tôi có thể không quá xa thực tế.

Mười năm hợp tác chặt chẽ của tôi với các đồng nghiệp Việt Nam chọn tạo và nhân giống sắn  trong những năm 1990 và cuộc hội ngộ với họ trong chuyến đi này hoàn toàn thay đổi đánh giá của tôi về người Việt Nam. Bằng chứng là một loạt các báo cáo của tôi ở đây, họ là siêng năng, sâu sắc, chu đáo và cố gắng không mệt mỏi, như thể thi đua với tướng Võ Nguyên Giáp. Tôi có thể là một phần tích cực đối với những người bạn của tôi. Tuy nhiên, tôi có một cảm giác tương tự đối với một số đồng nghiệp của tôi ở Rayong, Thái Lan và Nam Ninh, Trung Quốc để đếm được một vài người. Trong suốt hai thập kỷ sau chiến tranh Nhật Bản, chúng tôi dường như cũng có nhiều người Nhật trong hạng mục này.

Sau đó, khi nói đến khối lượng dân số chỉ muốn ngày mai sẽ tốt hơn ngày hôm nay, thì trong chuyến đi này, tôi đã rất ấn tượng và xúc động khi gặp nhiều người dường như không bao giờ nghi ngờ ngày mai tốt hơn hôm nay. Điều này làm tôi nhớ đến người Nhật trong hai thập kỷ sau chiến tranh, nơi phần lớn dân số nhìn thấy một tương lai tươi sáng hơn. Bây giờ ở Nhật Bản, hơn 30.000 người tự sát hàng năm và lý do chính của hành động này được cho là họ vô vọng đối với hiện tại và tương lai. Không cần phải nói rằng, Việt Nam không phải là không có vấn đề như sự thiếu hoàn chỉnh của hệ thống pháp luật hoặc tham nhũng tràn lan, … Tuy nhiên, tỷ lệ người cảm thấy hạnh phúc ở Việt Nam dường như cao hơn rất nhiều so với ở Nhật Bản hiện nay. Thật thú vị khi tưởng tượng những đồng nghiệp cũ của tôi sẽ dẫn dắt xã hội này đến đâu.”

Cassava and Vietnam: Now and Then

(キャッサバとベトナム-今昔物語)

Kazuo Kawano

I visited Vietnam for a week this last December,  where a team of NHK video-taped for a documentary of the changes caused by the new cassava varieties I introduced 20 years ago in the lives of small framers, the enhanced activities of industrial and business communities and the development of research organizations. It was a most interesting, amusing and rewarding visit where I reunited with a multitude of former small farmers who are more than willing to show me how their living had been improved because of KM-60 and KM-94 (both CIAT-induced varieties) , many “entrepreneurs” who started from a village starch factory, and several former colleagues who became Professor, Vice Rector of Universities, Directors of research centers and so on. Vietnam can be regarded as a country who accomplished the most visible and visual progress most rapidly and efficiently utilizing CIAT-induced technology.

For my own record as well as for responding to the requests from my Vietnamese colleagues, I decided to record the changes and progress that had taken place in Vietnam in general and in cassava varietal development in particular in a series of picture stories. This is the first of long stories that would follow.

昨年の12月に、NHKの国際ドキュメンタリー番組の収録でベトナムを10年ぶりに再訪する機会があった。それは私が中心となって開発したキャッサバの多収性・高澱粉性の新品種群を20年 前に導入した事が引き起こした人々の生活向上の様子を、南から北へと訪ね歩く旅であった。今回の旅では、小農から出発して家を建て中農、富農となった多数 の人々、村の澱粉加工所の親父だったのが大工場のオーナーや実業家となっている幾人もの成功者、そして殆んど名前だけの研究員であったのが今や試験場長、 大学教授、副学長になっている昔の仲間達を訪ね歩いたが、その殆んどの人が私との再会を喜んでくれて、口々に新しいキャッサバ品種のおかげで自分達の生活 と境遇が革命的に良くなったと話してくれた。

私自身の記録のため、それにベトナムの昔の仲間からのリクエストに答える目的もあって、この20年間のベトナムの発展とキャッサバ生産の進展を絵物語風に書き留めることにした。これはその長い物語の始まりの章である。xem tiếp Cassava and Vietnam: Now and Then

See more: Tiến bộ giống sắn Việt Nam https://youtu.be/GEaSV3p3Nb8; Sắn Việt Nam ngày nay https://youtu.be/MBL_RtU3Tcw; Chọn giống sắn kháng CMD; Chọn giống sắn Việt Nam; Cassava and Vietnam: Now and Then

CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN
Hoàng Kim
Tôi đã nhiều lần tới châu Mỹ, tới cả Trung Mỹ, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Đó là kinh nghiệm sống quý giá cho sự nghiên cứu và giảng dạy khoa học cây trồng, đặc biệt là cây lương thực. Tôi nhớ thầy Norman Boulaug và nhiều thầy bạn ở nơi ấy, nhớ đất. nhớ người. Tôi có thói quen chép lại ghi chú ngắn và ghi hình về kỷ niệm sau mỗi chuyến đi, lần này mới có dịp hệ thống lại. “Châu Mỹ chuyện không quên” lắng đọng trong lòng tôi những ký ức sâu sắc về công việc chuyên môn khoa học cây trồng, cây lương thực yêu thích, kết nối với đất nước, con người, bạn hữu, và nền văn hóa châu Mỹ.


Tôi kể từ chuyến đi Mỹ lần đầu tiên năm 1988, cho tới nhiều lần về sau lắng đọng chuỗi trãi nghiệm thân thương với thầy bạn ở bên kia bờ đại dương. Ba nơi chính của châu Mỹ mà tôi may mắn được tới, đó là vùng vật liệu di truyền ở ba trung tâm khởi nguyên cây trồng toàn cầu của chúng tại Châu Mỹ gồm Trung tâm ngô và lúa mì quốc tế CIMMYT ở Mê hi cô. Trung tâm khoai lang và khoai tây quốc tế CIP ở Peru. Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới CIAT về sắn, đậu thực phẩm, lúa gạo châu Mỹ ở Côlômbia. Những điểm đến này tương tự như Viện Nông nghiệp Nhiệt đời Quốc tế IITA ở Nigeria châu Phí, Viện Nghiên cứu Cây trồng Quốc tế cho vùng Nhiệt đới Bán khô cằn ICRISAT ở Ấn Độ, và Viện Lúa quốc tế IRRI ở Philippines. Những chốn ấy cũng thật thân thuộc với tôi. Tại đấy sách chuyên khảo cây trồng, tạp chí, trang web, video thật phong phú, sâu sắc và thật đáng ao ước. Cũng từ đấy mà tôi may mắn được đi thăm thú rộng ra các vùng lân cận theo điều kiện và hoàn cảnh của mỗi chuyến đi.

“Châu Mỹ chuyện không quên” là các bài học tình yêu cuộc sống trãi nghiệm cá nhân của các chuyến đi thực tế, với mục đích cung cấp các điểm nhấn tư liệu nông nghiệp sinh thái về cây lương thực châu Mỹ cho bạn đọc. Tác phẩm gồm 36 đường dẫn, tựa đề thơ ngũ ngôn, để dễ đọc dễ nhớ, ảnh chi tiết bấm link.

Mục đích sau cùng của DẠY VÀ HỌC là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và LÀM được việc. Lời Thầy dặn thung dung.

Châu Mỹ chuyện không quên
Hoàng Kim

Niềm tin và nghị lực
Về lại mái trường xưa
Hưng Lộc nôi yêu thương
Năm tháng ở trời Âu

Vòng qua Tây Bán Cầu
CIMMYT tươi rói kỷ niệm
Mexico ấn tượng lắng đọng
Lời Thầy dặn không quên

Ấn tượng Borlaug và Hemingway
Con đường di sản Lewis Clark
Sóng yêu thương vỗ mãi
Đối thoại nền văn hóa

Truyện George Washington
Minh triết Thomas Jefferson
Mark Twain nhà văn Mỹ
Đi để hiểu quê hương

500 năm nông nghiệp Brazil
Ngọc lục bảo Paulo Coelho
Rio phố núi và biển
Kiệt tác của tâm hồn

Giấc mơ thiêng cùng Goethe
Chuyện Henry Ford lên Trời
Bài đồng dao huyền thoại
Bảo tồn và phát triển

Sắn Việt Nam và Kawano
Sắn Việt Nam và Howeler
Một ngày với Hernán Ceballos
CIAT Colombia thật ấn tượng
Martin Fregene xa mà gần

Châu Mỹ chuyện không quên
CIP Peru và khoai Việt
Nam Mỹ trong mắt tôi
Nhiều bạn tôi ở đấy

Machu Picchu di sản thế giới
Mark Zuckerberg và Facebook
Lời vàng Albert Einstein
Bill Gates học để làm

Thomas Edison một huyền thoại
Toni Morrison nhà văn Mỹ
Walt Disney bạn trẻ thơ
Lúa Việt tới Châu Mỹ..

CIAT COLOMBIA THẬT ẤN TƯỢNG

Ở Colombia, tôi ấn tượng nhất ba nơi là 1) CIAT tại Cali, 2) sông Magdalena và đền thần Mặt trời, với dãy núi Andes và nhiều đồn điền cà phê; 3) thủ đô Bogota tại Zona Rosa nổi tiếng với các nhà hàng và cửa hiệu, có Cartagena một khu phố cổ trên bờ biển Caribê gợi nhớ biển Nha Trang của Việt Nam. Tôi thích nhất CIAT tại Cali là vườn sắn lai. Tôi nhiều ngày luôn cặm cụi ở đấy. Tôi đã kể lại trong bài “Nhớ châu Phi” lời nhắn của giáo sư tiến sĩ Martin Fregene: “Kim thân. Mình hiểu rằng CMD, bệnh virus khảm lá sắn, đã vô tình được du nhập vào Việt Nam. Mình khuyến khích bạn nhập các giống sắn nuôi cấy mô MNG-19, MNG-2 và 8-9 C-series từ CIAT để đánh giá chúng về hàm lượng tinh bột và năng suất bột. Nếu hàm lượng tinh bột và năng suất tinh bột của những giống sắn kháng bệnh CMD này đủ cao, hãy nhân lên và phân phối giống sắn mới này đến các khu vực bị ảnh hưởng. Hãy cho mình biết nếu mình có thể trợ giúp thêm”. (Dear Kim, I understand that CMD has been accidentally introduced into Vietnam. I encourage you to import tissue culture plants of MNG-19, MNG-2, and the 8-9 C-series from CIAT and evaluate them for starch content. If they are high enough, multiply and distribute to affected areas. Let me know if I can be if more help). Tôi đã trả lời: “Cám ơn bạn. Tôi đã mang nguồn gen giống sắn kháng CMD về Việt Nam rồi, nay mình đang cùng các cộng sự của mình lai tạo giống kháng này với những giống sắn ưu tú năng suất tinh bột cao của Việt Nam”.

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là doithoaigiuacacnenvanhoa1.jpg

ĐỐI THOẠI NỀN VĂN HÓA
Hoàng Kim

Bài học cuộc sống quý giá là sự thấu hiểu và đối thọại giữa các nền văn hóa. Văn hóa là những gì lắng đọng khi ta đã quên đi tất cả. Tôi kể về một lớp học đã theo tôi suốt bao năm. Lớp học đa sắc tộc. Triết luận Goethe, Jefferson, Borlaug và Hemingway lắng đọng thật sâu sắc trong lòng tôi. Sử thi “Faust” kiệt tác văn chương thế giới của Goeth lưu dấu di sản khoa học nhân văn ở nhiều nơi trên thế giới. Thomas Jefferson, tác giả Bản Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ, của Đạo Luật Virginia về Tự Do Tôn Giáo và Người Cha của Đại Học Virginia’ đủ đọng mật cho một thế giới biến chuyển. Norman Borlaug nhà khoa học xanh ‘cứu sống nhiều người hơn bất cứ ai khác trong lịch sử’. Hemingway “Ông già và biển cả” là bài học tự do niềm vui sáng tạo giúp ta trở về chính mình với Ngày xuân đọc Trạng Trình, Trúc Lâm Trần Nhân Tông Nguyễn Du trăng huyền thoại; Tô Đông Pha Tây Hồ; Tagore Thánh sư Ấn Độ;

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là dikhapquenguoidehieudatquehuong3a.jpg

Đối thoại nền văn hóa” là phần tiếp nối của Vòng qua Tây Bán Cầu; CIMMYT tươi rói kỷ niệm; Mexico ấn tượng lắng đọng; Lời Thầy dặn không quên; Borlaug và Hemingway; Con đường di sản Lewis Clark; Sóng yêu thương vỗ mãi của chuỗi ký ức Châu Mỹ chuyện không quênĐi như một dòng sông nhưng xin thầy bạn và người đọc hãy cùng tôi dõi theo từng mẫu ký ức vụn của sự trãi nghiệm được kể chuyện qua hình ảnh

Từ cậu bé chân đất Làng Minh Lệ đi ra thế giới, tôi nhớ không quên lời dạy đầu đời của cha tôi, người bị bom Mỹ giết ngày 29 tháng 8 âm lịch năm 1968: “Con Kim. Cu khi mô cũng nhớ con cả. Con học với Thầy phải biết kính thầy, lễ phép để được thầy thương, chơi với bạn phải biết chân thành, nhường nhịn để cho bạn mến, thận trọng lời nói và thành thực, làm việc gì cũng phải biết tự ý cẩn thận mà không được nghe người ta xui. Bốn ý đó con phải nhớ nha con”. Cha mẹ tôi mất sớm, mẫu thư tuổi thơ lời cha dặn trên giấy học trò, tôi mang theo trọn đời. Khai tâm là lời cha mẹ thầy và anh chị thuở đầu đời nhưng khai trí lại học được ở trường đời Châu Mỹ chuyện không quên, Đi như một dòng sông là những thu hoạch đúc kết đầu đời của tôi sau khi rời bến sông xưa, qua một số chuyện khác. “Đối thoại nền văn hóa” là một ký ức vụn của một mẫu đối thoại tự học đã chép lại nay lưu cho chính mình và hiến tặng bạn đọc.

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là doithoaigiuacacnenvanhoa2.jpg

Tiến sĩ Hannibal Multar, người Do Thái quê gốc Jerusalem, nay định cư ở Mỹ, Trưởng Chương trình Đào tạo của CIMMYT, thầy giáo chủ nhiệm, trong bữa cơm đầu tiên chiêu đãi lớp chúng tôi tại thủ đô Mexico, là thành phố di sản thế giới năm 1987 Câu đầu tiên của thầy ngày sau khi tự giới thiệu về mình, thầy đã quay sang hỏi tôi:  Kim “bạn của tôi”. Lớp mình đủ năm châu. Bạn là người Việt Nam duy nhất của châu Á tại đây. Bạn làm ơn hãy cho tôi biết, bạn muốn học gì? Tôi bình tĩnh và lém lĩnh trả lời: “Chào thầy và các bạn.Tôi muốn ‘học ăn, học nói, học gói, học mở’ như câu tục ngữ Việt Nam quê tôi. Trước hết, tôi muốn học và hành (learning to doing) với thầy bạn để hiểu các nền văn hóa. Thứ hai, tôi muốn học tiếng Anh vì tôi còn kém tiếng Anh và đây là cơ hội tuyệt vời cho tôi để nghe, đọc, viết và nói tiếng Anh hàng ngày. Thứ ba, tôi muốn học khoa học cây trồng và cách quản lý Trung tâm Trạm trại Nông nghiệp chuyên cây trồng như CIMMYT, học cách chọn giống ngô và kỹ thuật thâm canh ngô thích hợp bền vững, học cách trồng ngô đạt năng suất cao chất lượng tốt.để giúp nông dân Việt Nam có thu nhập và đời sống tốt hơn”. Thầy bạn cùng cười: “Nói hay lắm!”.

Doithoaigiuacacnenvanhoa3

Tôi sau này khi về Việt Nam, còn giữ thư lưu bút của các thầy bạn trong đó có thư này của thầy Hannibal Multar. Nội dung bức thư như sau: “Kim “bạn của tôi”. Tôi chỉ muốn nói một vài từ để bày tỏ sự đánh giá chân thành và niềm vui của tôi khi gặp bạn. Tôi cũng tự hào khi biết bạn trong vòng năm, sáu tháng này. Gia đình bạn đang nhớ bạn nhưng chúng tôi đã được rất nhiều bởi sự hiện diện của bạn với chúng tôi ở đây. Bạn gọi tôi là giáo sư bởi vì tôi đã dạy bạn về cách quản lý trạm trại nông nghiệp, nhưng thực ra tôi đã học được từ bạn rất nhiều. Tôi thấy bạn nổ lực và kiên trì học ngôn ngữ. Tôi đã nhìn thấy tác phẩm nghệ thuật đẹp và thơ của bạn. Sự thành thạo chuyên môn mà bạn phải đối mặt với nhiệm vụ của mình ở đây là một thành viên trong đội ngũ tuyệt vời. Tôi sẽ luôn nhớ bạn, bạn của tôi. Hãy giữ liên lạc và cho tôi biết nếu tôi có thể giúp đỡ bằng bất kỳ cách nào. Gửi lời chào thân thiết của tôi  đến gia đình tốt của bạn. Bạn thân. Hannibal Multar.

(To Kim “my friend”. I just want to say a few word to express to my sincere appreciation and joy for having met you. I am also proud to have known you over these five-  six months. Your family have missed you but we gained a lot by your presence with us here. You call me professor because I taught  you about station management, but rest assured that I have learned a lot from you. I saw you struggle and persevere in language. I have seen your beautiful art work and also your poetry. The professional adtitude you faced your duties here in being such a gracious team member. I shall alway remember you, my friend. Please keep in touch  and let me know if I can be of help in any ways. My best personal regards to your good family. Your friend. Hannibal Multar).

Doithoaigiuacacnenvanhoa21

GIẤC MƠ THIÊNG CÙNG GOETHE

Tượng Goethe có trong vườn danh nhân ở Đại học Tự trị Quốc gia México (Universidad Nacional Autónoma de México, tên viết tắt UNAM) là di sản thế giới năm 2007, trường đại học lớn nhất ở khu vực Mỹ Latinh nằm tại thành phố thủ đô México.  Tiến sĩ Hannibal Multar thầy giáo chuyên gia huấn luyện quản lý trung tâm, trạm trại thí nghiệm nông nghiệp CIMMYT hướng dẫn tôi tham quan nơi này cũng như nhiều di sản thế giới khác mà tôi đã kể câu chuyện Mexico ấn tượng lắng đọng

Goethe

Goethe trong lòng tôi là nhà khoa học xanh sinh học và nhà thơ kể chuyện sử thi hay nhất thế gian. Tôi thuở nhỏ đã ngưỡng mộ Người qua câu thơ do Xuân Diệu dịch: “Mọi lý thuyế đều là màu xám, chỉ có cây đời mãi mãi tươi xanh”.

Lần trước, khi tôi đến Praha,  tôi đã gặp Goethe hóa thân thành “nhà phù thủy” là kiệt tác sử thi giữa quảng trường Old Town Square tại lâu đài cổ thành Hradčanské “Praha vàng”, quảng trường Con Ngưa, quảng trường Con Gà (theo cách gọi của sinh viên Việt Tiệp). Lâu đài Praha là lâu đài cổ lớn nhất thế giới theo sách Kỷ lục Guinness, với quảng trường Old Town Square, trung tâm trục lịch sử suốt nghìn năm, những tòa nhà cổ đầy màu sắc, với các nhà thờ Gothic và đồng hồ thiên văn thời trung cổ. Tôi cũng được gặp Goethe trên tượng đá danh nhân trên cầu đi bộ Karl (Tiếng Tiệp gọi là Karlův, người Việt gọi là cầu Tình) nối hai đầu Quảng trường Museum và Můstek  bắc trên con sông Vltava đến khu lâu đài cổ. Và sau cùng trong đêm thánh vô cùng tại rừng thiêng cổ tích Kalovi Vary, tôi đã may mắn có giấc mơ thiêng dạo chơi cùng Goethe. Câu chuyện dài này tôi đã kể trong Praha Goethe và lâu đài cổ

Lần này, khi tôi đến Mexico,  số phận lại cho tôi được gặp Goethe hóa thân trong tượng đá “vườn danh nhân” cùng kiệt tác sử thi Teotihuacan thành phố thời tiền Colombo, di sản thế giới 1987 ở México và Monte Alban kim tự tháp cổ trung tâm của nền văn minh Zapotec,  di sản thế giới năm 1987 ở tiểu bang Oaxaca  phía nam Mexico thì Trường Đại học Tự trị Quốc gia México (Universidad Nacional Autónoma de México,  UNAM) cũng là di sản thế giới năm 2007. UNAM được thành lập vào ngày 22 tháng 9 năm 1910 bởi Justo Sierra như là một thay thế cho Hoàng gia và Đại học Giáo hoàng México (thành lập vào ngày 21 tháng 9 năm 1551 bởi sắc lệnh hoàng gia của Karl V của đế quốc La Mã Thần thánh . Goethe giữa những chứng tích của nền văn minh Aztec và Maya “người tiền sử bản địa da đỏ” hóa đá sử thi 8.000 – 10.000 năm tuổi thì tư duy trí tuệ của nhà thông thái thiên tài, nhà thơ văn, nhà khoa học, triết gia, viết kịch và họa sỹ người Đức vẫn lưu dấu niềm tự hào của đất nước ông ở Mexico và nhiều nước ở châu Mỹ xa xôi.

Goethe tuy sinh ra và lớn lên ở Frankfurt am Main, thành phố lớn thứ năm của Đức, và ông đã sống ở Leipzig (thuộc Đức) Strasbourg (thuộc Pháp), và nơi tưởng niệm Goethe tại Tiệp Khắc có ở rất nhiều vùng . Danh tiếng của ông vang dội toàn châu Âu và Thế Giới. Viện Goethe hiện có phân viện tại 13 thành phố ở Đức và 128 thành phố ở nước ngoài, trong đó có nhiều nước châu Mỹ. Đó là một hiện tượng lan tỏa văn hóa hiếm thấy.

Faust

Faust hoặc George Faust là một nhân vật có thật, đặc biệt nổi tiếng ở  Đức – Tiệp,  sống vào khoảng năm  1480 – 1541, là một thầy thuốc, nhà chiêm tinh và “phù thủy” ảo thuật gia xuất chúng người Đức, nhà khoa học tài năng có khả năng biến đá thành vàng. Faust là người  khát khao kiến thức, hiểu biết, người yêu tự do, không thích bị câu thúc. Faust đã kết bạn với quỷ để thỏa mãn ước mơ khám phá hiểu biết của mình. Kết cục cái giá của tự do khám phá những bí mật của trời đất, thiêng liêng của thần thánh phải trả bằng tính mạng của mình. Goethe tìm thấy từ hình tượng trong dân gian, một khát vọng vô biên về sức mạnh sáng tạo và chinh phục của con người để tìm ra một triết lý nhân văn soi thấu sự đam mê tự do là cái giá ĐƯỢC MẤT cao hơn mạng sống:  “Chỉ những ai biết hăng say lao động, biết nổ lực chinh phục những đỉnh cao chí thiện thì mới xứng đáng được hưởng tự do và tình yêu cuộc sống.

Đối thoại giữa các nền văn hóa, tôi chiêm nghiệm Giấc mơ thiêng cùng Goethe

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là dao-choi-cung-gouthe-1.jpg



Mọi lý thuyết đều là màu xám,
chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi
Goethe trao tặng ta
minh triết của Người.

Ba lần tôi có giấc mơ thiêng
dạo chơi cùng Goethe

Người hóa thân
thành nữ thần Tình Yêu
Thơ Người đi cùng năm tháng

Tôi gặp Goethe  lần đầu
Kalovi Vary, Czechoslovakia
trong rừng thiêng cổ tích.
Người kể chuyện sử thi
Tiệp Khắc kỷ niệm một thời
Praha và lâu đài cổ
Những khát khao mơ ước của Faust,
Nỗi đau của chàng Werther

Tôi gặp Goethe
trên cầu đi bộ Charles
trong 30 tượng thánh trầm tư
Tôi ngắm hình tượng Faust
cũng là Đế Quốc La Mã Thần Thánh
trên quảng trường Old Town Square Praha
Goethe dạy tôi học Faust
hiến mạng sống lấy Tự Do
Học minh triết hiểu tận cùng được mất
Người nhắc tôi đừng quên dân tộc
Giỏi làm người kể chuyện sử thi
Cho dù dạy gì, học gì, làm gì
Cũng từ thực tiễn chính mình
Tích tụ năng lượng tự thân
Khai mở tự do trí tuệ !

Tôi gặp Goethe ở Mexico lần thứ hai
tại UNAM CIMMYT phía cuối trời Tây
GoetheNorman Borlaug dạy cho tôi
Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương
Người hóa thân
trong thanh thản
vòm cây xanh
Người đàm đạo
với Norman Borlaug
và cậu học trò nghèo
Về ý tưởng xanh
Con đường xanh
Hành trình xanh
Sự nghiệp xanh
Nhà khoa học xanh
giấc mơ hạnh phúc

Goethe là vòm cây xanh
Goethe cũng là lão nông
ngồi cùng chúng ta
chuyện trò
trên cánh đồng xanh
hạnh phúc.

Goethe Norman Borlaug
là những trí tuệ bậc Thầy.
Họ không màng hư vình
mà hướng tới đỉnh cao hòa bình
sự an lành tiến bộ .

Tôi cũng lại gặp Người
Oregon Miền Tây Nước Mỹ.
Tôi gặp Người ở hồ lớn
Ciudad Obregon
Ba tỷ khối nước
Cây xanh đất nước giao hòa

Ta gặp Người lần thứ ba
ở FAO Roma, Italia
trong nhà ở Frankfurt,
ngoài công viên Leipzig, Strasbourg
với bao nhiêu điểm đến …

Trời xanh tuyệt vời !
Trời nhân loại mênh mông !

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là fao-roma-italia.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là kim-in-italia.jpg

(*) Hình ảnh Hoàng Kim ở Roma, Italia.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là nho-chau-phi.jpg

ĐỐI THOẠI VĂN HÓA CHÂU PHI

Bài học cuộc sống quý giá là sự thấu hiểu và đối thọại giữa các nền văn hóa. Đối thoại văn hóa với Châu Phi tôi có tám ghi chép theo thời gian: Nhớ châu PhiMôhamet và đạo Hồi; Lúa sắn Việt Châu Phi; Thổ Nhĩ Kỳ nông nghiệp sinh thái; Thổ Nhĩ Kỳ với ‘vành đai và con đường’;Việt Nam con đường xanh; Mười hai ngày ở Ghana. Đó là sự tiếp nối kỳ lạ của đời tôi tại châu Phi qua nhiều chuyến đi đến Uganda, Nigeria, Ai Cập, Sông Nin, Thổ Nhĩ Kỳ, Ghana và các địa danh khác. . Các bạn cũ năm xưa tôi gặp ở CIMMYT, CIANO, OREGON, CIAT, CIP sau này có một số bạn tôi may mắn được gặp lại và gắn bó rất lâu khai mở thêm nhiều chuyến đi và kết gắn thêm các bạn mới tạo thành câu chuyện bạn hữu và du lịch sinh thái thú vị lưu lạc trong ký ức thật vui vẻ theo tôi nhiều năm. Tôi định gom điều này trong câu chuyện Nhớ châu Phi là một chủ đề khái quát hơn và kết nối với tám mục trên của châu Phi và bổ sung thêm nhưng cần có thời gian sắp xếp lại: Châu Phi một thoáng nhìn toàn cảnh. Châu Phi bạn nhớ điều gì nhất? Châu Phi chiến lược chuyển đổi sắn. Lúa sắn Việt Nam với châu Phi. Nông nghiệp và du lịch sinh thái. Trên đây chỉ mới là một số chỉ mục ghi chép chính của tôi trước đây về nhớ châu Phi đất nước con người. Tôi cần biên tập xâu chuỗi ký ức vụn các điạ danh và bạn hữu với những ghi nhớ chính. Mục đích của ghi chép này nhằm bảo tồn một số tư liệu thông tin bản thân có thể có ích cho ai đó quan tâm nông nghiệp sinh thái Việt Nam trong sự nhận thức và đối thoại nền văn hóa. Đi để hiểu quê hương đất nước con người, những giá trị cốt lõi văn hóa lịch sử dân tộc tôn giáo trong trãi nghiệm sinh thái nông nghiệp nước bạn giúp khai mở hiểu biết thế giới rộng lớn.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là chau-my-chuyen-khong-quen-3.jpg

ĐỐI THOẠI VĂN HÓA CHÂU MỸ

Châu Mỹ chuyện không quên Tôi sang châu Mỹ nhiều lần, có trên 36 bài đường links, thỉnh thoảng vui đọc lại và viết thêm ghi chú Đó là một chặng đường trải nghiệm thích thú, trong con đường di sản của riêng mình Đối thoại nền va7n hóa. Đi để hiểu quê hương, Học để làm được điều gì đó.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là ciat-colombia-cimmyt-mexico-cip-peru.jpg

xem tiếp Châu Mỹ chuyện không quên

Chuyện muôn năm còn kể

HOÀNG ĐẠI NHÂN BẠN TÔI

Thơ chuyện hay ‘Nút Chặn’
Lời Thầy dặn thung dung
Chỉ mất ba giây để nói lời yêu
nhưng phải mất cả đời
để chứng minh điều đó

Tỉnh thức cùng tháng năm
Ban mai chào ngày mới
Nhà tôi chim làm tổ
Giấc mơ lành yêu thương

Washington_Crossing_the_Delaware_by_Emanuel
NguyenKhacVien timtrongdisan

NHỚ CỤ NGUYỄN KHẮC VIỆN
Hoàng Kim

Nhà văn hóa Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện (1913-1997) là nhà hoạt động văn hóa, y học, tâm lý giáo dục lỗi lạc, người đã để lại cho Việt Nam và Thế giới một khối lượng đồ sộ công trình nghiên cứu giá trị mà tôi rất kính trọng. Tôi cũng thực sự không ngờ Cụ lại là người viết thư tình hay đến thế! Và, cao khiết hơn hết, đó là tấm lòng của Cụ đối với Dân, với Nước, những ý kiến phản biện về sức khỏe xã hội của Cụ có giá trị cảnh báo cao, thật sâu sắc, thân tình,  trân quý. Ngày 10 tháng 5 là ngày mất của Cụ Viện. Nhớ Người dâng nén tâm hương.

Di sản Nguyễn Khắc Viện

Nhà văn hóa Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện (1913-1997) là một người viết văn Việt hay và khúc chiết. Tôi thường đọc lại và suy ngẫm bốn cuốn sách của Cụ mà tôi tâm đắc là: “Nguyễn Khắc Viện, Một đôi lời”, “Nguyen Khac Vien 1999. Vietnam a long history”; “Nguyễn Khắc Viện 2003. Tác phẩm tập 1, Tập 2” Cụ Viện là nhà văn hóa giáo dục tâm y học lịch sử ngôn ngữ Việt Anh Pháp thật thông tuệ và uyên bác, có những ý kiến phản biện về sức khỏe xã hội với giá trị cảnh báo cao, thật sâu sắc, thân tình và  trân quý. Sách lịch sử Việt Nam bằng tiếng Anh của Cụ Viện đọc thật dễ hiểu, văn phong mạch lạc, chuẩn xác. Đôi khi tôi tự hỏi tại sao tác phẩm lớn này đã tái bản lần thứ Tư mà chưa sử dụng làm tinh hoa ngôn ngữ Anh Việt đối chiếu dùng sách này trong Nhà trường có tiếng Việt chung nguồn với ngôn ngữ khác. Cụ Viện có bài VÈ THỞ BỐN THÌ, khẩu quyết luyện thở, báu vật cuộc đời. Ai trãi qua trận đau nặng mới thấm được bài tập dưỡng sinh hàng ngày của cụ Viện và giáo sư bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng là trân quý dường nào đối với sức khỏe.:

BaNguyenThiBinhgioithieusachCuNguyenKhacVien

“Thót bụng thở ra
Phình bụng thở vào
Hai vai bất động
Chân tay thả lỏng
Êm, chậm, sâu, đều
Tập trung theo dõi
Luồng ra luồng vào
Bình thường qua mũi
Khi gấp qua mồm
Đứng, ngồi hay nằm
Ở đâu cũng được
Lúc nào cũng được”.

Bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch Nước Công hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã viết lời giới thiệu về Cụ Nguyễn Khắc Viện thật thấm thía:

Nhìn lại chặng đường xây dựng và phát triển văn hóa ở nước ta, chúng ta tự hào đã có không ít nhà hoạt đõng văn hóa xuất sắc , vớt tầm cao của lòng yêu nước và trí tuệ, biết hòa mình vào cuộc chiến đấu chung của dân tộc, đã tạo ra nhiều tác phẩm quý , có giá trị bền vững, góp phần làm giàu kho tàng văn hóa của dân tộc và của nhân loại.

Nguyễn Khắc Viện là một trong những con người như thế.

Là người có nhiều kinh nghiệm tuyên truyền đối ngoại, Nguyễn Khắc Viện đã viết hàng loạt tác phẩm bằng tiếng Pháp giới thiệu đất nước, lịch sử, nền văn hóa truyền thống và con người Việt Nam, đặc biệt là giới thiệu cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta với đông đảo bạn đọc trên thế giới. Am hiểu sâu sắc ngôn ngữ Pháp, Nguyễn khắc Viện cũng đã dịch truyện Kiều ra tiếng Pháp.

Là nhà khoa học, Nguyễn Khắc Viện đã có nhiều công trình nghiên cứu về phương pháp dưỡng sinh , về y học, về tâm lý học , về giáo dục học, về tâm – sinh lý – bệnh học của trẻ em, và đã chủ biên nhiều bộ từ điển chuyên ngành.

Nguyễn Khắc Viện còn là học giả – nhà văn- nhà báo với nhiều cuốn sách và bài viết vừa đậm đà phong cách văn học, vừa mang tính chính luận sâu sắc và bản sắc dân tộc.

Trong vốn trước tác đa dạng và phong phú đó của Nguyễn Khắc Viện , nhiều tác phẩm đã được bạn đọc trong và ngoài nước đánh giá cao, coi đó là những đóng góp có giá trị vào nền văn hóa, xứng đáng được lưu giữ lâu dài...”

NguyenKhacVientimtrongdisan

Thư tình Nguyễn Khắc Viện


Tôi kính trọng bác sĩ Nguyễn Khắc Viện (1913-1997) là nhà hoạt động văn hóa, y học, tâm lý giáo dục lỗi lạc, người đã để lại cho Việt Nam và Thế giới một khối lượng đồ sộ công trình nghiên cứu giá trị, nhưng tôi thực sự không ngờ cụ lại là người viết thư tình hay đến thế! Đọc trang viết “Quà tặng xứ mưa” của nhà văn Ngô Minh và lời nói đầu sách “Nguyễn Khắc Viện, yêu và mơ” mà thật ngạc nhiên và vui thích.

“Vậy mà chúng tôi vừa phát hiện một tập gồm hơn hai mươi lá thư tình hết sức là … lãng mạn của Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, một bí mật được cất giấu gần nửa thế kỷ, trong lúc tìm soạn những Di cảo của ông để trao cho Cục Lưu trữ quốc gia để bảo quản lâu dài. Đọc những lá thư tình của Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, chúng ta không chỉ cảm thấy thích thú trước một điều bất ngờ mà còn rung cảm trước vẻ đẹp phong phú của ngôn từ cũng như tâm hồn trẻ trung, tươi tắn và vị tha của một con người” “Thư không ghi năm, nhưng chắc cũng là năm 1967. Một lá thư thật hay, thêm lời bình nữa thì chẳng khác chi làm ồn khi người ta đang lắng nghe một bài hát du dương ngọt ngào!” (lời nhà văn Nguyễn Khắc Phê). Tôi đã trân trọng chép lại lá thư này “Thư tình Nguyễn Khắc Viện 17 tháng 1”.

“Thế là được giặt tất, được múc nước rửa chân, được đánh máy đẽo gọt bài… Bao nhiêu mơ ước dần dần thành sự thật, một sự thật thấm thía hơn lúc chỉ còn là ước mơ. Quên, bàn viết chung bài về Hà Nội, sợi ngang sợi dọc chúng ta đang dệt lên cuộc đời mới của riêng hai đứa mình. Từ đây hai chữ đời riêng mới có ý nghĩa, mua sắm cái gì, diện chiếc quần mới, quét cái nhà chưa sạch, trước kia riêng chung lẫn lộn, làm gì chỉ làm cho tròn nhiệm vụ, không có thú riêng. Thú vị lắm những lúc có mặt người khác, ngồi ngắm ánh mặt trời lấp loáng trên mái tóc em, cảm thấy cái đẹp ấy chỉ dành riêng cho mình; hay khi chúng mình thoáng nhìn nhau giữa lúc trò chuyện với người khác, êm thắm làm sao một ánh mắt đưa qua trong giây lát, ngọt lịm như ngụm nước dừa giữa ngày hè nóng bức. Lạ thật! Hạnh phúc đến nhẹ nhàng, chỉ một một làn gió lướt ngoài da mà in sâu đến xương tủy. Một chút hương thơm hầu như không cảm thấy mà thấm đến ruột gan.

Em muôn yêu ngàn quý, đêm nằm anh nhớ, ngày dậy anh thương, càng gần càng thương, càng xa càng nhớ, nghĩ đến ngày mỗi phút mỗi giây đều là của chung, rung cả người; nghĩ đến lúc cái gì cũng là của chung… Sáng chợp mắt đã có thể đưa tay vuốt làn tóc, chiều chiều đón em đi làm về. Ngày ấy sẽ là ngày như thế nào nhỉ? Em ơi, anh muốn người anh thành con người pha-lê trong suốt, cho em thấy hết mỗi giọt máu, mỗi thớ thịt đều thắm nhuộm tình yêu. Em có thấy anh như cành khô đang sống lại không? Có thấy lòng anh nay lâng lâng như một sáng mùa thu không? Em ơi, như đóa hoa tắm gội trong ánh mặt trời, em cứ thản nhiên để cho tình yêu của anh quấn quýt, bao quanh lấy em. Anh bây giờ yêu em, quý em không còn chuyện gì mắc míu nữa, không còn vấn đề gì nữa, thương thương nhớ nhớ thành tự nhiên như ăn như thở thôi. Hôn mái tóc vàng, hôn đôi chân ngọc”.
(Nguyễn Khắc Viện)

Nguyễn Khắc Viện tìm trong di sản là một nguồn tinh lực quý .

Nếp nhà nét đẹp văn hóa

Gia đình Cụ Viện là một mẫu mực tiêu biểu của một gia đình hạnh phúc, nếp nhà và nét đẹp văn hóa. Anh Hoàng Đại Nhân đã chia sẽ cảm nhận và động viên khuyến khích tôi hiểu tường tận về Cụ Viện. Thực ra tôi không chỉ quý trọng Cụ mà còn rất thấm thía về điều đó

NguyenKhacVientimtrongdisan


Cụ Hoàng Giáp Nguyễn Khắc Niêm (trong sách Hoàng Niêm đất Hương Sơn, Nhà Xuất bản Thuận Hoá, năm 2007) là cha ruột của các người con danh tiếng GS Nguyễn Khắc Dương, GS – Nhà văn hoá Nguyễn Khắc Viện, GS Nguyễn Khắc Phi, Nhà văn Nguyễn Khắc Phê, nhà giáo Nguyễn Thị Dư Khánh, qua bài viết “Cụ Hoàng Giáp dạy con”. (Bốn người con cụ Hoàng Giáp (từ phải qua): GS Nguyễn Khắc Dương, GS-Nhà văn hoá Nguyễn Khắc Viện, GS Nguyễn Khắc Phi, Nhà văn Nguyễn Khắc Phê Ảnh: TƯ LIỆU GIA ĐÌNH).

Nhà văn Nguyễn Khải có bài viết rất hay về “Nếp nhà” nói về quan niệm gia đình hạnh phúc qua lời kể về một bà cụ phúc hậu minh triết “Theo bà cụ, thời bây giờ có được vài trăm cây vàng không phải là khó, cũng không phải là lâu, nhưng có được một gia đình hạnh phúc phải mất vài đời người, phải được giáo dục vài đời. Hạnh phúc không bao giờ là món quà tặng bất ngờ, không thể đi tìm, mà cũng không nên cầu xin”.

Cụ Cao Xuân Dục (1843–1923) học giả, nhà văn hóa, nhà văn Việt Nam, đại quan Đông các Đại học sĩ triều đình nhà Nguyễn đã đánh giá cụ Hoàng giáp Nguyễn Khắc Niêm Thượng thư Bộ Lễ đồng  triều Nguyễn, người trụ cột của một dòng họ nếp nhà danh tiếng tôn tộc đại quy:  “Người có đức thì lời văn thuần nhất, người có học vấn thì tri thức toàn diện, người có lý lẽ minh bạch thì sách luận khúc chiết. Ở Nguyễn Quân hội đủ tất cả những điều trên. Văn là người. Gọi Nguyễn Quân ( Khắc Niêm) là một trang thiếu niên anh tuấn cũng đáng mà gọi là một bậc lão thành cũng không phải là không xứng”.

Trước vầng trăng cổ tích, đọc lại và suy ngẫm gương người hiền Cao Xuân Dục và Nguyễn Khắc Niêm nhận thấy lời đánh giá thật đáng kính, hiểu người, biết mình và sâu sắc thay!. Cụ Nguyễn Khắc Viện là một trong số ít trường hợp điển hình của chân dung văn hóa Việt thời hiện đại liền mạch trong một nếp nhà đáng kính phục. Cụ Viện đời và sách và gia đình là một câu chuyện thật hay. Tôi dự định tích lũy thông tin chiêm nghiệm sâu hơn để viết tiếp về Cụ nếp nhà và nét đẹp văn hóa.

Hoàng Kim

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là an-vui-hoc-cu-trang-trinh-1.jpg

AN VUI HỌC CỤ TRẠNG TRÌNH
Hoàng Kim

“Tui chỉ mới là “thuộc sách” thôi.
“Giảng sách” xem ra chửa tới nơi
Vui việc cứ LÀM chưa vội DẠY
Nói nhiều làm ít sợ chê cười.

“Cổ điển” honda không biết chạy
“Canh tân” blog viết đôi bài
Quanh quẩn chỉ lúa ngô khoai sắn
Vô bờ biển HỌC dám đơn sai.

Ước noi cụ Trạng ưa duyên thắm
Kính vợ không quên việc trả bài
“An nhàn vô sự là tiên” đấy
Thung dung đèn sách, thảnh thơi chơi

Đất Bình An tìm An Bình Fạm
Môn rất thơm khiến Thủy mơ ôn
Mít thật ngon Binh trồng mơ ít
Hoa Đất Hoa Lúa chọn “Root of Peace”

Ta an vui học cụ Trạng Trình
Bao năm nhàn sống giữa thiên nhiên
Đến chốn thung dung mừng tĩnh lặng
Chơi cùng hoa cỏ thú an nhiên

Nhớ câu chuyện cũ mười năm trước
Nay cười đọc lại thảnh thơi vui
Chiến Sự Hoahuyen Nga Vân Cúc
Trungkim Phan Chi bạn hiền ơi

HK

(*) Thơ vui đùa lại bài viết của anh Hoahuyen Đào Ngọc
https://thovanhoangkim.blogspot.com/…/uoc-noi-cu-trang-ua-d…

639.

CHÂN DUNG TIẾN SĨ HOÀNG KIM (*)
Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh

Cả đời mê tít sắn ngô khoai
Tiến sĩ nhà nông khá đẹp trai
Giọng nói tươi nguyên màu trí tuệ
Nụ cười say đẫm chất duyên hài
Quý bè yêu bạn đâu ra đó
(Kính vợ thương con đúng bản bài)
Người tốt cổ xưa còn sót lại (**)
Tấm gương trong sáng chẳng hề sai.

Hoahuyen

CNM365 Tình yêu cuộc sống
DẠY VÀ HỌC https://hoangkimvn.wordpress.com
ngày mới nhất bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365 Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on Twitter

Video yêu thích

#cnm365 #cltvn 10 tháng 5


TỈNH THỨC CÙNG THÁNG NĂM
Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim
#Nhàtôi
; #banmai; #htn365; #ana; #Thungdung#dayvahoc, #vietnamhoc;  #cnm365;  #cltvn; #đẹpvàhay; #lvn365 https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-10-thang-5/ & https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-10-thang-5

CNM365 Tình yêu cuộc sống: Tỉnh thức cùng tháng năm; Lev Tonstoy năm kiệt tác; Chuyện thầy Nguyễn Tử Siêm; Thế giới trong mắt ai; Bài thơ Viên đá Thời gian; Lời Thầy dặn thung dung; Nông nghiệp Việt trăm năm; Sông Mekong tin nổi bật; Vị tướng của lòng dân; Nguyễn Du trăng huyền thoại; Trời nhân loại mênh mông; Tagore Thánh sư Ấn Độ; Hoa Hồng Ngọc Quan Âm; Huế có Thiên Thụ Sơn; Ta về với Linh Giang ; Làng Minh Lệ quê tôi; Châu Mỹ chuyện không quên; Nguyễn Du là bậc anh hùng; Tô Đông Pha Tây Hồ; Đền Kiếp Bạc Côn Sơn; Dám đánh và quyết thắng; Kim Notes lắng ghi chú; Phục Sinh Bình Minh An; Giấc mơ đời vẫn thực; Sóng yêu thương vỗ mãi; Sơn La núi báu vật; Ngụ ngôn cho người lớn; Huế có Thiên Thụ Sơn; Ta về với Linh Giang ; Làng Minh Lệ quê tôi ; Châu Mỹ chuyện không quên ; Một gia đình yêu thương ; Nguyễn Du là bậc anh hùng; Tô Đông Pha Tây Hồ ; Lời Thầy dặn thung dung; Sớm hè líu ríu xuân Hoàng Long cây lương thực ; Một gia đình yêu thương; Nguyễn Du Hồ Xuân Hương, Dưỡng mầm xanh phương Nam; Việt Nam Tổ Quốc tôi; Việt Nam con đường xanh; Cách đánh của Việt Nam; Thế giới trong mắt ai ; Chỉ tình yêu ở lại ; Mưa lành và lúa xuân; Lúa siêu xanh Việt Nam ;Tiến bộ giống sắn Việt Nam; Lào hoa trắng nắng Mekong; Đẹp và Hay Học Mãi; Suy tư sông Dương Tử; Trung Tân mừng ngày mới; Thế giới trong mắt ai; Vui đến chốn thung dung; Việt Nam con đường xanh; Hoàng Trung Trực đời lính; Thơ viết bên thác Iguazu; Cuối dòng sông là biển, Sự cao quý thầm lặng; Nghị lực và Ơn Thầy; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Nhớ kỷ niệm một thời; Nhớ lại và suy ngẫm; Trường tôi nôi yêu thương; Lời Thầy dặn thung dung; Con đường xanh yêu thương; Bảo tồn và phát triển sắn; Tiến bộ giống sắn Việt Nam; Giống sắn KM140 giải VIFOTEC; Hoa và Ong Hoa Người; Những trang văn thắp lửa; Bài ca Trường Quảng Trạch; Bài thơ Viên đá Thời gian; Thầy Hiếu đêm giáng sinh; Bóng hạc chốn xa xôi; Lời thương; Thế giới trong mắt ai; Cách mạng sắn Việt Nam; Bạch Ngọc Đông Hòa bạn quý; Tỉnh thức cùng tháng năm; Ban Mai Bình Minh An Tỉnh thức nhớ Viên Minh; Vĩ Dạ thương Miên Thẩm; Bay lên nào Hải Âu; Sơn Nam ông già Nam Bộ; Sơn Nam và Bùi Giáng; Chỉ tình yêu ở lại ; Về với vùng cát đá ; Thầy giáo già trước biển; Mưa lành và lúa xuân; Lúa siêu xanh Việt Nam ; Tiến bộ giống sắn Việt Nam; Sắn Việt Nam ngày nay; Hoàng Long thơ về Mẹ; Thung dung đời quên tuổi; Nhớ lời vàng Albert Einstein; Trần Văn Trà bóng hạc; Thiên đường này đâu quá xa; Qua Waterloo nhớ Scott; Lên đỉnh Thiên Môn Sơn; Gạo Việt và thương hiệu; Thăm nhà cũ của Darwin; Về; Nghĩa Lĩnh Đền Hùng; Dẻo thơm hạt ngọc Việt, Trần Khánh Dư vẹn kiếp; Ăn cháo nói càn khôn; Nhớ quên khúc nhạc vui; Mười thói quen mỗi ngày; Nguyễn Hàm Ninh Thầy Vua; Ngắm ‘ngõ nhà lão Hâm’; Kim Notes lắng ghi chú; Đọc ’50 năm nhớ lại’; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Giống lúa siêu xanh GSR65; Tháng Tư chuyện không quên; Phục sinh giữa tối sáng; Việt Nam con đường xanh; Đêm khúc nhạc thanh bình; Thầy bạn trong đời tôi; Tiến bộ giống sắn Việt Nam ; Sắn Việt Nam ngày nay ; Giống khoai lang Việt Nam; Thành tâm với chính mình; Trường tôi nôi yêu thương, Về Trường để nhớ thương; Minh triết Thomas Jefferson; Chuyện đồng dao cho em; Chuyện cổ tích người lớn; Lời dặn của Thánh Trần; Nhớ thầy Tôn Thất Trình; Chuyện thầy Tôn Thất Trình; Tâm Đạo chuyện trăm năm; Đến với Tây Nguyên mới, Ban mai chào ngày mới; Khi hoa bằng lăng nở; Nhà tôi chốn thung dung; Kuma DCj & Hoàng Thảo; Minh triết của đức Phật; Đền Bà Chúa Thượng Ngàn; Đi dưới trời minh triết; Yên Lãng Hồ Chí Minh; Tản mạn nhớ và quên; Làng Minh Lệ quê tôi; Chuyện ngậm ngãi tìm trầm; Chuyện muôn năm còn kể; Lên Trúc Lâm Yên Tử; Lời ru nhớ núi sông; Đến với Tây Nguyên mới ; Câu cá bên dòng  Sêrêpôk; Tỉnh thức cùng tháng năm; Mưa xuân Kim và Thủy; Chuyện sao Kim kỳ thú; Sông Hoàng Long chảy hoài; Sông Kỳ Lộ Phú Yên; Mưa xuân trong mắt ai; Tháng Ba hoa gạo nở; Việt Nam con đường xanh; Đọc lại và suy ngẫm; Mây lành Phổ Đà Sơn; Kim Notes lắng ghi chú; Gia Cát Mã Tiền  Khóa; Trung Quốc một suy ngẫm; Nhớ Ông Bà Cậu Mợ; Có một ngày như thế; Phục sinh giữa tối sáng; Nam tiến của người Việt; Nhà tôi giấc mơ xanh; Cao Biền trong sử Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Nhà tôi giấc mơ xanh; Tô Đông Pha Tây Hồ; Thượng Đức thương nhìn lại; Những trang văn thắp lửa; Thơ vui những ngày nhàn; Bill Gates học để làm; Minh triết sống phúc hậu; Giống khoai lang Việt Nam; Sắn Việt Nam ngày nay; Vietnamese Cassava Today; Hồ Lắk Đình Lạc Giao; Ngày Quốc tế Hạnh phúc; Chim Phượng về làm tổ; Chốn vườn thiêng cổ tích; Trân trọng Ngọc riêng mình; Bảo tồn và phát triển sắn; Về miền Tây yêu thương; Trần Công Khanh ngày mới; Mark Zuckerberg và FB ; Chuyện đồng dao cho em; Đến với Tây Nguyên mới; Thương Kim Thiếp Vũ Môn.Nghỉ ngơi nhàn tĩnh dưỡng; Trần Công Khanh ngày mới;Selma Nobel văn học; Thầy Quyền thâm canh lúa; Chuyện ngày sinh của Thủy;Một gia đình yêu thương; Thành kính lưu lời thương; Nhớ ông bà cậu mợ; Một niềm tin thắp lửa;Minh triết sống phúc hậu; Truyện vua Solomon; Đến với Tây Nguyên mới; Hồ Lắk Đình Lạc Giao; Thương Kim Thiết Vũ Môn; IAS đường tới trăm năm; Nông nghiệp Việt trăm năm; Quản lý đất đai Việt Nam; Nam Tiến của người Việt; Mẹ tắm mát đời con; Bóng hạc chốn xa xôi; Hồ Lắk Đình Lạc Giao; Cánh cò bay trong mơ; Vào Tràng An Bái Đính; Sông Hoàng Long chảy hoài; Nguồn Son nối Phong Nha; #An nhiên; Đến với Tây Nguyên mới; Thương Kim Thiết Vũ Môn; Nguyễn Huy Thiệp lắng đọng;Đặng Dung thơ Cảm hoài; Đồng hành cùng đi tới; Giống khoai lang Việt Nam; Thương Kim Thiếp Vũ Môn; Quảng Bình đất và người; Thơ văn thầy Hồ Ngọc Diệp; Chuyện cổ tích người lớn; Cuối dòng sông là biển; Thầy nghề nông chiến sĩ; Đọc lại và suy ngẫm; Thương Kim Thiếp Vũ Môn; Giống khoai lang Việt Nam; Việt Nam con đường xanh; Đọc lại và suy ngẫm; Mây lành Phổ Đà Sơn; Cao Biền trong sử Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Nhà tôi giấc mơ xanh;Phạm Hồng Đức Phước ca cao; Cao Biền trong sử Việt;Trời nhân loại mênh mông; Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay; Thầy bạn trong đời tôi; Cuối dòng sông là biển;. Phục sinh giữa tối sáng; Nam tiến của người Việt; Gia Cát Mã Tiền Khóa; Kim Notes lắng ghi chú; Gia Cát Mã Tiền Khóa;Sông Kỳ Lộ Phú Yên; Châu Văn Tiếp Phú Yên; Chọn giống sắn Việt Nam; Ngọc Phương Nam ngày mới; Nghê Việt am Ngọa Vân; Phục sinh giữa tối sáng; Lê Phụng Hiểu ruộng thác đao; Thầy bạn trong đời tôi; Bóng hạc chốn xa xôi; Giống khoai lang Việt Nam; Chuyện thầy Lê Quý Kha; Lên Việt Bắc điểm hẹn ; Tiếng Việt lung linh sáng; Bài thơ Viên đá Thời gian; Kim Notes lắng ghi chú; Gia Cát Mã Tiền  Khóa; Minh triết sống phúc hậu; Thung dung dạy và học; Thầy bạn trong đời tôi; Trịnh Công Sơn lắng đọng; Dạo chơi non nước Việt; Minh triết cho mỗi ngày; Địa chỉ xanh Ấn Độ; Vườn Quốc gia Việt Nam; Tĩnh lặng cùng với Osho; Đi thuyền trên Trường Giang; Đến với Tây Nguyên mới; Bài thơ Viên đá Thời gian; Đợi anh ngày trở lại; Chốn thiêng; Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc; Sắn Việt Nam ngày nay; Chung sức trên đường xuân; Vietnamese cassava today; Đỗ Hoàng Phong chiều xuân; Hồ Văn Thiện bóng chiều; Walt Disney người bạn lớn; 24 tiết khí lịch nhà nông; Lời thương; Giống lạc HL25 Việt Ấn; Thầy Tuấn kinh tế hộ; Thầy Tuấn trong lòng tôi; Địa chỉ xanh Ấn Độ; Chuyện cổ tích người lớn; Giống khoai lang Việt Nam; Nguyễn Hiến Lê sao sáng; Xanh một trời hi vọng; Về miền Tây yêu thương; Nơi một trời thương nhớ; Nông lịch tiết Thanh Minh; 24 tiết khí nông lịch; Ngày xuân đọc Trạng Trình; Nhớ thầy Trần Ngọc Ngoạn; Chốn thiêng; Thế giới trong mắt ai; Việt Nam con đường xanh; Nông nghiệp công nghệ cao; Phạm Quang Khánh Hoa Đất; Sông Mekong tin nổi bật; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Chín điều lành hạnh phúc; Đến với bài thơ hay; Nụ tầm xuân mùa xuân ; Về miền Tây yêu thương; Nơi một trời thương nhớ; Nông lịch tiết Thanh Minh; Tốt gỗ chẳng cần sơn; Ngày xuân đọc Trạng Trình; Nhớ thầy Trần Ngọc Ngoạn; Chốn thiêng; Thế giới trong mắt ai; Nông nghiệp công nghệ cao; Việt Nam con đường xanh; Thầy bạn trong đời tôi. Bill Gates học để làm Chuyện cổ tích người lớn. Thương Kim Thiếp Vũ Môn; Nhớ lời thề cỏ May, Vui quà tặng cuộc sống

Ngày 10 tháng 5 năm 1994, Nelson Mandela tuyên thệ nhậm chức tổng thống, trở thành tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi (Nelson Mandela ở Johannesburg, Gauteng, ngày 13 tháng 5 năm 2008 ảnh South Africa The Good News). Ngày 10 tháng 5 năm 1912, ngày sinh Tôn Thất Tùng, bác sĩ nổi tiếng ở Việt Nam và thế giới trong lĩnh vực gan và giải phẫu gan (mất năm1982). Ngày 10 tháng 5 năm 1997, ngày mất Nguyễn Khắc Viện, bác sĩ nhi khoa, đảng viên Đảng Cộng sản Pháp và Đảng Cộng sản Việt Nam, một nhà nghiên cứu văn hóa và tâm lý y học nổi tiếng Việt Nam, sách Lịch sử Việt Nam tác giả Nguyễn Khắc Viện bằng tiếng Anh, tái bản lần 4 (Vietnam along history Thế Giới Publishers, Hanoi 1999, 525 p.);

Bài chọn lọc ngày 10 tháng 5: Ngọc lưu ly nhớ Mẹ; Nhớ bạn nhớ châu Phi; Lúa sắn Việt Châu Phi; Lúa sắn Cămpuchia và Lào; Đối thoại nền văn hóa; Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Nhớ cụ Nguyễn Khắc Viện; Chuyện thầy Nguyễn Tử Siêm; An vui cụ Trạng Trình; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.comhttp://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-10-thang-5/

TỈNH THỨC CÙNG THÁNG NĂM

Có Những Câu Chuyện Đời
Không Chỉ Đọc Một Lần
Hôm Nay Tôi Tỉnh Thức
Vì Sao Lev Tonstoi Khóc


Khi Người Viết Phục Sinh
Và “Suy Niệm Mỗi Ngày”
Lev Tonstoy Coi Đó Là
Cống Hiến Lớn Đời Người

Ông Thức Tỉnh Con Người

Đời Cao Hơn Trang Văn
Đất, Người Và Chính Mình
Lời Thầy Dặn Thung Dung
Chỉ Tình Yêu Ở Lại

NGỌC LƯU LY NHỚ MẸ

Bạn nhớ dáng mẹ lưng còng
Mình thương mẹ mất lúc còn thanh xuân

Giáp Thìn bốn chín chân vân
Tuổi thơ vắng mẹ rưng rưng cuộc đời
Ít năm giặc giết cha rồi
Gian nan càng trải một thời truân chiên

Quê hương lưu bóng mẹ hiền
Thiêng liêng đất nước lời nguyền núi sông


AN VIÊN NGỌC QUAN ÂM

Tỉnh thức càn khôn chốn đại ngàn
Ngọc lành vàng đá giữa lầm than
Hoàng Thành trọn vẹn tinh hoa tốt
Trúc Lâm gìn giữ lửa hương tàn
Vận chuyển thời cơ lưu vẹn kiếp
Mệnh nung tâm huyết chí bền gan
Nhờ ai lem luốc tròn duyên nghiệp
Đất cảm trời thương thấu kẻ hàn


Hoàng Kim

LEV TONSTOY NĂM KIỆT TÁC
Hoàng Kim

Lev Tolstoy (1828 – 1910) là nhà hiền triết và đại văn hào Nga danh tiếng bậc nhất lịch sử nhân loại với năm kiệt tác lắng đọng mãi với thời gian: 1) Chiến tranh và Hòa bình, 2) Ana Karenina, 3) Phục sinh; 4) Đường sống; 5) Suy niệm mỗi ngày. Riêng hai tác phẩm Đường sống và Suy niệm mỗi ngày / Minh triết cho mỗi ngày (Wise Thoughts for Every Day) được coi là hai công trình trọng yếu cuối cùng của Lev Tonstoy và ông đã xem nó là đóng góp quan trọng nhất của ông cho nhân loại.

LEV TOLSTOY SUY NIỆM MỖI NGÀY

Theo Peter Serikin tại lời giới thiệu của tác phẩm Suy niệm mỗi ngày / Minh triết cho mỗi ngày (Wise Thoughts for Every Day) là công trình trọng yếu cuối cùng của Lev Tonstoy.Ông xem nó là đóng góp quan trọng nhất của ông cho nhân loại. “Tonstoy giữ cái ‘cẩm nang’ cho một cuộc sống tốt này trên bàn làm việc của ông trong suốt những năm cuối cùng đời mình cho đến phút cuối (thậm chí ông còn yêu cầu trợ lý cùa mình V. Chertkov, đưa cho ông xem bản in thử trên giường chết của ông) Chi tiết nhỏ này cho thấy Tonstoy yêu quý tác phẩm này xiết bao!”.

Cũng theo Peter Serikin bộ ba tập sách ‘Minh triết của hiền nhân’ 1903  (The Thoughts of Wise Men) ; Một chu kỳ đọc (A Circle of Reading’ 1906; Minh triết cho mỗi ngày 1909 (Wise Thoughts for Every Day) dường như phát triển sau khi Lev Tolstoy bệnh nặng và phục sinh như một phép lạ cuối năm 1902. Bộ ba này của Tolstoy hết sức phổ biến từ lần xuất bản thừ nhất vào năm 1903 cho đến năm 1917. Rồi cả ba cuốn đều không được xuất bản trong suốt thời kỳ gần 80 năm vì nội dung tôn giáo của chúng, Và nó được xuất hiện trở lại gần đây sau sup đổ của Liên bang Xô Viết.

Sách ‘Suy niệm mỗi ngày’ nguyên tác tiếng Nga của Lev Tonstoy do Đỗ Tư Nghĩa dịch từ bản tiếng Anh ‘Wise Thoughts for Every Day’ của Peter Serikin xuất bản ở New York Mỹ từ năm 2005 và, Bản quyền bản tiếng Việt của Công ty THHH Văn Hóa Khai Tâm 2017. Hành trình cuốn sách này đến Việt Nam khá muộn  nhưng may mắn thay những tư tưởng minh triết của nhà hiền triết Lev Tonstoy đã tới chúng ta gợi mở cho sự suy ngẫm ‘minh triết cho mỗi ngày’ cùng đồng hành với người thầy hiền triết vĩ đại.

Lev Tonstoy ‘Suy niệm mỗi ngày’ 365 ngày, mỗi ngày ông viết một mục suy ngẫm ngắn và sâu sắc. Trung Quốc thời kỳ đại cách mạng văn hóa có một câu chuyện khác tương tự, Lâm Bưu người được coi là nhà đầu tư quyền lực hiệu quả nhất và phát kiến thiên tài khi ông tạo dựng nên được cơn sốt sùng bái cá nhân đối với Mao Trạch Đông đã tuột mất đại quyền và thành phe thiểu số để cân bằng quyền lực, chọi với đỉnh cao thế lực Đảng Chính quyền phái đa số Lưu Đặng khi ấy Lưu Thiếu Kỳ đã làm Chủ tịch Nước và Đặng Tiểu Bình nắm cương vị Tổng Bí Thư Đảng. Lâm Bưu với tư cách Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng đã chọn lọc phát hành 5 triệu cuốn sách đỏ Mao tuyển cho toàn quân và Hồng vệ binh. Cuốn sách đỏ nhỏ bỏ túi này với những danh ngôn tuyển chọn của Mao Trạch Đông có giá trị hiện thực như thế nào trong lật ngược thế cờ bạn đã thấy rõ. Bây giờ chúng ta hãy Đọc lại và suy ngẫm “Đức tin” và “Tình yêu” của Lev Tonstoy trong CNM365 ngày của ông:

Lev Tonstoy viết  ĐỨC TIN. Quy luật của Thượng đế tất yếu bao hàm đòi hỏi việc chu toàn ý chí của Ngài. Bởi về tất cả mọi con người đều được Thượng đế sáng tạo ra một cách bình đẳng, nên quy luật của Ngài là Một, chung cho tất cả chúng ta. Đời chúng ta chỉ có thể tốt đẹp khi nào chúng ta hiểu quy luật của Thượng đế và tuân theo nó.

Có một câu cách ngôn cổ của Do Thái: “Linh hồn của một người là ngọn đèn của Thượng đế” Khi ngọn đèn ấy chưa được thắp lên thì một cá nhân sẽ vẫn mãi bơ vơ; nhưng khi nó được thắp lên, y trở nên mạnh mẽ và tự do. Dĩ nhiên, điều này không thể khác, bởi vì đó không phải là quyền lực của chính y, mà là của Thượng đế.

Mặc dù chúng ta không biết sự thiện phổ quát là gì, chúng ta thực sự biết rằng, tất cả chúng ta nên tuân theo quy luật của sự thiện, vốn hiện hữu cả trọng sự khôn ngoan của con người lẫn trong trái tim chúng ta.

Nếu chúng ta tin rằng, họ có thể làm hài lòng Thượng đế thông qua những nghi lễ và những lời cầu nguyện thôi – chứ không phải bằng hành động- thì họ đã nói dối với cả thượng đế lẫn chính họ

Lev Tonstoy khuyên chúng ta về ĐỨC TIN. “Hãy luôn luôn hạnh phúc và sung sướng”  hãy  tuân theo quy luật của sự thiện và luôn nhớ câu cách ngôn cổ của người Do Thái: “Linh hồn của một người là ngọn đèn của Thượng đế“.  Minh triết cho mỗi ngày là một kho tàng minh triết tinh túy.

Lev Tonstoy viết  về TÌNH YÊU. Ông Lev Tonstoi khi về già nhớ những kỷ niệm cũ. Ông đã viết “Suy niệm mỗi ngày” cho 365 ngày để tự nhìn lại kiệt tác “Tự thú” mà ông đã viết trước đó. Ông đã đúc kết, chắt lọc, hòa trộn tác phẩm cũ và nâng lên cao hơn trong mục từ TÌNH YÊU. Ông viết: “Người ta hỏi một hiền triết phương Đông: Khoa học là gì? Ông đáp: Biết người. Họ hỏi Cái Thiện là gì? Ông đáp: Yêu người. Để sống theo quy luật của Thượng đế, một con chim phải bay, một con cá phải bơi và một con người phải yêu thương. Cách tốt nhất để cải thiện cuộc đời của nhau là qua tình yêu Yêu là biểu lộ cái tốt lành. Tình yêu không chỉ thực hiện trong lời nói mà còn trong những hành động chúng ta thực hiện vì kẻ khác“.

Hoàng Kim noi theo người Thầy lớn minh triết, thắp lên ngọn đèn trí tuệ của chính mình. Tôi diễn đạt ĐỨC TIN và TÌNH YÊU của tôi theo sự trãi nghiệm cuộc đời niềm tin và nghị lực

NIỀM TIN VÀ NGHỊ LỰC
Hoàng Kim

Minh triết đời người là yêu thương
Cuối dòng sông là biển
Niềm tin thắp lên nghị lực
Yêu thương mở cửa thiên đường.

LEV TONSTOY CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌNH

Lev Tolstoy đại văn hào Nga, là cha đẻ của kiệt tác “Chiến tranh và hòa bình”, đỉnh cao của trí tuệ con người. Tiểu thuyết sử thi vĩ đại này đưa Lev Tolstoy vào trái tim của nhân loại và được yêu mến ở khắp mọi nơi trên thế giới. Tác phẩm “Chiến tranh và hòa bình được bình chọn là kiệt tác trong sách “Một trăm kiệt tác“ của hai nhà văn Nga nổi tiếng I.A.A-Bra- mốp và V.N. Đê-min do Nhà xuất bản Vê tre Liên bang Nga phát hành năm 1999, Nhà xuất bản Thế Giới Việt Nam phát hành sách này năm 2001 với tựa đề “Những kiệt tác của nhân loại“, dịch giả là Tôn Quang Tính, Tống Thị Việt Bắc và Trần Minh Tâm. “Chiến tranh và hòa bình” cũng được xây dựng thành bộ phim cùng tên do đạo diễn là Sergey Fedorovich Bondarchuk, công chiếu lần đầu năm 1965 và được phát hành ngày 28 tháng 4 năm 1968 tại Hoa Kỳ. Phim đoại giải thưởng Oscar phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc nhất năm 1968.

Tóm tắt tác phẩm Chiến tranh và hòa bình

Tác phẩm mở đầu với khung cảnh một buổi tiếp tân, nơi có đủ mặt các nhân vật sang trọng trong giới quý tộc Nga của Sankt Peterburg. Bên cạnh những câu chuyện thường nhật của giới quý tộc, người ta bắt đầu nhắc đến tên của Napoléon và cuộc chiến tranh sắp tới mà Nga sắp tham gia. Trong số những tân khách hôm ấy có công tước Andrei Bolkonsky một người trẻ tuổi, đẹp trai, giàu có, có cô vợ Liza xinh đẹp mới cưới và đang chờ đón đứa con đầu lòng. Và một vị khách khác là Pierre người con rơi của lão bá tước Bezukhov, vừa từ nước ngoài trở về. Tuy khác nhau về tính cách, một người khắc khổ về lý trí, một người hồn nhiên sôi nổi song Andrei và Pierre rất quý mến nhau và đều là những chàng trai trung thực, luôn khát khao đi tìm lẽ sống. Andrei tuy giàu có và thành đạt nhưng chán ghét tất cả nên chàng chuẩn bị nhập ngũ với hy vọng tìm được chỗ đứng của một người đàn ông chân chính nơi chiến trường. Còn Pierre từ nước ngoài trở về nước Nga, tham gia vào các cuộc chơi bời và bị trục xuất khỏi Sankt Peterburg vì tội du đãng. Pierre trở về Moskva, nơi cha chàng đang sắp chết. Lão bá tước Bezukhov rất giàu có, không có con, chỉ có Pierre là đứa con rơi mà ông chưa công nhận. Mấy người bà con xa của ông xúm quanh giường bệnh với âm mưu chiếm đoạt gia tài. Pierre đứng ngoài các cuộc tranh chấp đó vì chàng vốn không có tình cảm với cha, nhưng khi chứng kiến cảnh hấp hối của người cha lúc lâm chung thì tình cảm cha con đã làm chàng rơi nước mắt. Lão bá tước mất đi để lại toàn bộ gia sản cho Pierre và công nhận chàng làm con chính thức. Công tước Kuragin không được lợi lộc gì trong cuộc tranh chấp ấy bèn tìm cách dụ dỗ Pierre. Vốn là người nhẹ dạ, cả tin nên Pierre rơi vào bẫy và phải cưới con gái của lão là Hélène, một cô gái có nhan sắc nhưng lẳng lơ và vô đạo đức. Về phần Andrei chàng quyết định gởi vợ cho cha và em chăm sóc sau đó gia nhập quân đội. Khi lên đường Andrei mang một niềm hi vọng có thể có thể tìm thấy ý nghĩa cuộc sống cũng như công danh trên chiến trường. Chàng tham gia trận đánh Austerlitz lừng danh, bị thương nặng, bị bỏ lại trên chiến trường. Khi tỉnh dậy chàng nhìn thấy bầu trời xanh rộng lớn và sự nhỏ nhoi của con người, kể cả những mơ ước, công danh và kể cả Napoléon người được chàng coi như thần tượng. Andrei được đưa vào trạm quân y và được cứu sống. Sau đó, chàng trở về nhà chứng kiến cái chết đau đớn của người vợ trẻ khi sinh đứa con đầu lòng. Cái chết của Lisa, cùng với vết thương và sự tiêu tan của giấc mơ Tulông đã làm cho Andrei tuyệt vọng. Chàng quyết định lui về sống ẩn dật. Có lần Pierre đến thăm Andrei và đã phê phán cách sống đó. Lúc này, Pierre đang tham gia vào hội Tam điểm với mong muốn làm việc có ích cho đời. Một lần, Andrei có việc đến gia đình bá tước Rostov. Tại đây, chàng gặp Natasha con gái gia đình của bá tước Rostov. Chính tâm hồn trong trắng hồn nhiên và lòng yêu đời của nàng đã làm hồi sinh Andrei. Chàng quyết định tham gia vào công cuộc cải cách ở triều đình và cầu hôn Natasha. Chàng đã được gia đình bá tước Rostov chấp nhận, nhưng cha chàng phản đối cuộc hôn nhân này. Bá tước Bolkonsky (cha của Andrei) buộc chàng phải đi trị thương ở nước ngoài trong khoảng thời gian là một năm. Cuối cùng, chàng chấp nhận và xem đó như là thời gian để thử thách Natasha. Chàng nhờ bạn mình là Pierre đến chăm sóc cho Natasha lúc chàng đi vắng. Natasha rất yêu Andrei, song do nhẹ dạ và cả tin nên nàng đã rơi vào bẫy của Anatole con trai của công tước Vasily, nên Natasha và Anatole đã định bỏ trốn nhưng âm mưu bị bại lộ, nàng vô cùng đau khổ và hối hận. Sau khi trở về Andrei biết rõ mọi chuyện nên đã nhờ Pierre đem trả tất cả những kỷ vật cho Natasha. Nàng lâm bệnh và người chăm sóc thông cảm cho nàng lúc này là Pierre. Vào lúc này, nguy cơ chiến tranh giữa Pháp và Nga ngày càng đến gần. Cuối năm 1811, quân Pháp tiến dần đến biên giới Nga, quân Nga rút lui. Đầu năm 1812, quân Pháp tiến vào lãnh thổ Nga. Chiến tranh bùng nổ. Vị tướng già Mikhail Kutuzov được cử làm tổng tư lệnh quân đội Nga. Trong khi đó, quý tộc và thương gia được lệnh phải nộp tiền và dân binh. Pierre cũng nộp tiền và hơn một ngàn dân binh cho quân đội. Andrei lại gia nhập quân đội, ban đầu vì muốn trả thù tình địch, nhưng sau đó chàng bị cuốn vào cuộc chiến và tinh thần yêu nước của nhân dân Nga. Trong trận Borodino, dưới sự chỉ huy của vị tướng Kutuzov quân đội Nga đã chiến đấu dũng cảm tuyệt vời. Andrei cũng tham gia trận đánh này và bị thương nặng. Trong lán quân y, chàng gặp lại tình địch của mình cũng đang đau đớn vì vết thương. Mọi nỗi thù hận đều tan biến, chàng chỉ còn thấy một nỗi thương cảm đối với mọi người. Chàng được đưa về địa phương. Trên đường di tản, chàng gặp lại Natasha và tha thứ cho nàng. Và cũng chính Natasha đã chăm sóc cho chàng cho đến khi chàng mất. Sau trận Borodino, quân Nga rút khỏi Moskva. Quân Pháp chiếm được Moskva nhưng có tâm trạng vô cùng lo sợ. Pierre trở về Moskva giả dạng thành thường dân để ám sát Napoléon. Nhưng âm mưu chưa thực hiện được thì chàng bị bắt. Trong nhà giam, Pierre gặp lại Platon Karataev, một triết gia nông dân. Bằng những câu chuyện của mình, Platon đã giúp Pierre hiểu thế nào là cuộc sống có nghĩa. Quân Nga bắt đầu phản công và tái chiếm Moskva. Quân Pháp rút lui trong hỗn loạn. Nga thắng lợi bằng chính tinh thần của cả dân tộc Nga chứ không phải do một cá nhân nào, đó là điều Kutuzov hiểu còn Napoléon thì không hiểu. Trên đường rút lui của quân Pháp, Pierre đã trốn thoát và trở lại Moskva. Chàng hay tin Andrei đã mất và vợ mình cũng vừa mới qua đời vì bệnh. Chàng gặp lại Natasha, một tình cảm mới mẻ giữa hai người bùng nổ. Pierre quyết định cầu hôn Natasha. Năm 1813, hai người tổ chức đám cưới. Bảy năm sau, họ có bốn người con. Natasha lúc này không còn là một cô gái vô tư hồn nhiên nữa mà đã trở thành một người vợ đúng mực. Pierre sống hạnh phúc nhưng không chấp nhận cuộc sống nhàn tản mà . tham gia tổ chức cách mạng của những người tháng Chạp.

“Chiến tranh và hòa bình” là bộ sử thi vĩ đại nhất của Lev Tolstoy, trước hết là vì tác phẩm đã làm sống lại thời kì toàn thể nhân dân Nga và quân đội thiện chiến và tướng lĩnh giỏi của Pháp gặp nhau trên chiến trường. Nhân dân là nhân vật trung tâm của toàn bộ cuốn tiểu thuyết anh hùng ca này. Qua đó, Tolstoy muốn làm nổi bật tính chất nhân dân anh hùng quyết định vận mệnh lịch sử của dân tộc. Về nghệ thuật, tác phẩm kết cấu dựa trên sự thống nhất hai mặt của chủ nghĩa anh hùng nhân dân và truyện kể lịch sử. Cốt truyện được xây dựng trên hai biến cố lịch sử chủ yếu đầu thế kỉ XIX : cuộc chiến tranh năm 1805 và 1812, đồng thời phản ánh cuộc sống hòa bình của nhân dân và giai cấp quý tộc Nga vào các giai đoạn 1805 – 1812, 1812 – 1820. Các tình tiết và cốt truyện nói trên lại kết cấu tập trung xung quanh hai biến cố lịch sử chủ yếu này. Chủ đề nhân dân gắn bó khăng khít với chủ đề lịch sử, và đề tài chiến tranh quán xuyến toàn bộ tác phẩm đan chéo với đề tài về hòa bình. Bởi vậy, truyện kể lịch sử cùng với chủ nghĩa anh hùng nhân dân là hai mặt cơ sở thống nhất tạo thành kết cấu hoàn chỉnh của sử thi, tạo nên mọi tình tiết trong tác phẩm và được hình tượng hóa theo quá trình xây dựng tác phẩm. Một trong những đặc điểm nổi bật khác của “Chiến tranh và hòa bình” là nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật. Số phận nhân vật với những tâm trạng tinh tế đều gắn bó mật thiết với bước thăng trầm của lịch sử. Đây chính là điểm cách tân của Tolstoy về thể loại anh hùng ca, từ đó sáng tạo nên loại anh hùng ca hiện đại trong lịch sử Văn học Nga và Văn học thế giới. Phim Chiến tranh và Hoà bình có thời lượng : 484 phút (4 tập): Tập 1 – Andrei Bolkonsky Tập 2 – Natasha Rostova (225 phút – 1965); Tập 3 – 1812 (104 phút – 1966); Tập 4 – Pierre Bezukhov (125 phút – 1966).

Sách Chiến tranh và hòa bình lời giới thiệu

Hai nhà văn Nga nổi tiếng I.A.A-Bra-mốp và V.N.Đê-min đã giới thiệu và bình chọn tác phẩm “Chiến tranh và hòa bình” như sau: “Một lần nhân lúc nhàn rỗi vì chưa có kế hoạch mới, để đỡ buồn tẻ và sốt ruột, tôi nghĩ ra một câu hỏi cho mình tự trả lời: Nếu như ta bị đày ra hoang đảo, và chỉ được phép mang theo một cuốn sách thôi, ta sẽ chọn quyển nào?. Suy nghĩ chốc lát, tôi đưa ra đáp án: “Có lẽ chỉ mỗi “Chiến tranh và hòa bình!” Tại sao ư? Nhiều quyển đáng chọn lắm cơ mà ! Câu trả lời đơn giản là vậy mà hóa ra không dễ trả lời.”

”Chiến tranh và hòa bình” ẩn chứa điều bí mật sau đây: Nó là cuốn cẩm nang, là đáp án của tất cẩ mọi câu hỏi mà độc giả có thể gặp trong cuộc sống. Tiểu thuyết có một tầm bao quát sâu rộng lớn: Tính sử thi hùng tráng và tính trữ tình tinh tế, những suy ngẫm triết lý sâu xa về số phận con người, lịch sử và thế giới, những hình tượng bất tử, luôn sống động như đang hiện diện trước mắt ta nhờ bút pháp diệu kỳ của nhà văn. Sẽ là không đầy đủ, nếu chỉ gọi “Chiến tranh và hòa bình” là bộ “Bách khoa toàn thư”; muốn trọn vẹn hơn, ta phải coi nó là “pháp điển đạo đức”. Định nghĩa này là chính xác, bởi bao thế hệ đã từng không mệt mỏi noi theo, học tập suốt đời lý tưởng sống cao đẹp của An-đrây Bôn-côn-xki và Na-ta-sa Rô-xtôva, học tập chủ nghĩa yêu nước nồng nàn của lớp lớp nhân vật khác trong tác phẩm, và của chính nhà văn….”

GS Tôn Thất Trình trao đổi về Chiến tranh và Hòa bình

Giáo sư Tôn Thất Trình có bài viết khá dài về những hấp dẫn của kiệt tác Chiến tranh và Hòa bình nhưng có nhận xét khá thú vị Thầy viết “Chiến Tranh và Hòa Bình là truyện của năm gia đình Nga: Bezukhows, Rostovs, Kuragins và Bolkonskki.. không có mấy bi hài kịch tính như truyện Lôi Vũ của Lỗ Tấn-Tàu, các truyên Việt Nam Công chúa Trần Huyền Trân vói vua Chiêm Thành và tướng Trần Khắc Chung: “Đừng về Chiêm quốc nhé Huyền Trân !”, bà Chúa Chè – Trịnh Sâm, Công chúa Ngọc Hân – Nguyễn Huệ (vua Quang Trung) Vua Gia Long, Công Nương Ngọc Khoa với vua Miên, Chuyện Tám Bính – Bỉ Vỏ- Nguyên Hồng, Đoạn Tuyệt của Nhất Linh, Anh Phải sống của Khái Hưng …”

Vài ghi chép của Hoàng Kim

Ngày 9 tháng 9 có bốn sự kiện Quốc tế trùng hợp: Ngày 9 tháng 9 năm 1791, thủ đô Washington, D.C. được đặt tên theo tên George Washington tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên; Ngày 9 tháng 9 năm 1828 là ngày sinh Lev Tolstoy, nhà văn Nga, tác giả của kiệt tác “Chiến tranh và hòa bình” đỉnh cao văn chương Nga và Thế giới; Ngày 9 tháng 9 năm 1872 là ngày sinh Phan Châu Trinh, chí sĩ, nhà văn, nhà thơ Việt Nam; Ngày 9 tháng 9 năm 1976 là ngày mất của Mao Trạch Đông, lãnh tụ của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.Bốn nhân vật lịch sử trên đây ảnh hưởng to lớn đến lịch sử văn hóa của bốn dân tộc và nhân loại. Họ nếu sinh ra đồng thời và sống chung cùng một chổ liệu họ có trở thành những người bạn chí thiết?

George Washington, Lev Tolstoy, Phan Châu Trinh ba người đều có quan điểm triết học thiên về tiến hóa, bảo tồn và phát triển nhưng Mao Trạch Đông thi lại có quan điểm triết học thiên về cách mạng, cải tạo con người, cải tạo xã hội. Một bên năng về xây, một bên năng về chống.

Mao Trạch Đông bình sinh kính trọng George Washington, Lev Tolstoy nhưng thích quan điểm cách mạng của Karl Marx và Vladimir Lenin hơn. Mao Trạch Đông nghiên cứu sâu sắc triết học phương Tây và phương Đông nhưng văn chương thì yêu thích nhất là kiệt tác Thủy Hử và Tam Quốc Diễn Nghĩa. Ông khi ở trên đỉnh cao quyền lực thì cuốn sách không rời tay là “Tư trị Thông giám” học về thuật cai trị của đế vương, nhằm tìm trong sự rối loạn của lịch sử những quy luật và mưu lược kinh bang tế thế. Mao chủ trương “cách mạng gia tộc, cách mạng sư sinh (thầy và trò)“. Ông chủ trương: “Cách mạng không thoát khỏi chiến tranh, mới có thể xóa cũ lập mới”. Tháng 8 năm 1917, Mao đã viết thư cho học giả Bắc Kinh nói lên sự cần thiết của triết học Trung Quốc. Ông nói: “Đây không phải là vấn đề lấy triết học của phương Tây để thay thế, bởi vì dân chủ của giai cấp tư sản phương Tây đã không đủ khả năng giải quyết vấn đề của nhân loại. Cho nên tư tưởng phương Tây, phương Đông phải biết cách lợi dụng. Ý của tôi là tư tưởng phương Tây vẫn chưa đầy đủ, trong đó có nhiều bộ phận phải được cải tạo đồng thời với tư tưởng phương Đông. Vấn đề mấu chốt ăn sâu và tim óc và tiềm thức của Mao Trạch Đông là cách mạng, là nổ lực cải tạo Trung Quốc, cải tạo Thế Giới.

Thế giới đang đổi thay. Những người theo quan điểm thực dụng, hiện sinh đang chen lấn với những người cách mạng, bạo lực và các xu hướng vị kỷ, tôn thờ tự do cá nhân, xã hội dân sự, dân chủ …

“Chiến tranh và hòa bình” kiệt tác của Lev Tolstoy, cần đọc lại và suy ngẫm.

Còn ba tác phẩm Ana Karenina, Phục sinh; Đường sống; tôi sẽ dành chiêm nghiệm vào một dịp khác.

HÌNH NHƯ

Hình như thênh thênh ngày rộng
Hình như dìu dịu nắng trời
Ngày mới không còn thấy vội
Thanh nhàn ngày tháng đưa nôi …

Hạnh phúc sao mà giản dị
An nhiên vui với mỗi ngày
Ríu rít nghe chim gọi tổ
Nồng nàn hương mít thơm cây …

Hoa Lúa quyện vào Hoa Đất
Giấc mơ hạnh phúc bình an
Ngắm gốc mai vàng trước ngõ
Thời gian lắng đọng người hiền.

(*) Kim Notes lắng ghi chú

TỈNH THỨC CÙNG THÁNG NĂM
Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim
#Nhàtôi
; #banmai; #htn365; #ana; #Thungdung#dayvahoc, #vietnamhoc;  #cnm365;  #cltvn; #đẹpvàhay; #lvn365 https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-9-thang-5/ & https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-9-thang-5

MỘT GIA ĐÌNH YÊU THƯƠNG

Hoàng Gia Ngọc Phương Nam
Một gia đình yêu thương
An Viên Ngọc Quan Âm
Hậu duệ của mặt trời
Đất Mẹ vùng di sản
Hà Nội mãi trong tim

Bảo tồn và phát triển
Bài học lớn muôn đời
Việt Nam tổ quốc tôi


Bạch Ngọc Hoàng Kim
xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/một gia đình yeu-thuong.

Lev Tonstoy năm kiệt tác
NHỮNG TRANG VĂN ĐỌC LẠI
Lac Nguyen & Kim Hoàng

Thích ! Rất hay. Đọc “Suy niệm mỗi ngày” Trà sớm với bạn hiền. Đọc lại “Lev Tonstoy năm kiệt tác”. Hoàng Kim đồng cảm, tâm đắc với cụ Lac Nguyen. Những trang văn đọc lại https://hoangkimlong.wordpress.com/category/lev-tonstoy-nam-kiet-tac/ & https://khatkhaoxanh.wordpress.com/category/nhung-trang-van-doc-lai

SUY NGẪM
Lac Nguyen (9 Tháng 5, 2022)

Trong STT Lời Ngỏ, tôi có nói: “Trong Khi Chờ Godot”, Nguyên Lạc tôi sẽ đọc lại những sách cũ mà mình đang có, tìm in lại các sách mà mình đã mất, những tác phẩm thời trẻ dấu yêu đã đọc và say mê. Thử xem lại niềm “say mê” có giống trước không, hay là…

Trong các sách, tôi chú trọng đến bộ sách “Wise Thoughts For Every Day (Suy Niệm Mỗi Ngày) – Lev Tolstoy. Wise Thoughts For Every Day là bộ sách tôi thích nhất của Lev Tolstoy. Tôi đã có dịch một số câu từ A Calendar of Wisdom trong bộ sách này, và gởi đăng các trang trong cũng ngoài nước, nay chia sẻ lại vài câu các bạn đọc cho vui:

Trước hết, xin tặng các bạn lời MINH TRIẾT này trước:

NHỮNG LỜI ĐÁNG SUY NGẪM

“Bạn đừng bao giờ nói xấu ai cả. Những lời nói xấu, không sớm thì muộn, luôn luôn sẽ rớt vào đầu những kẻ thốt ra, và có thể làm hại cho sự thành công của ta trên đường đời. Nói xấu người khác là một cách bất lương để tự khoe mình. Nếu không nói được những lời nhân từ, khuyến khích thì thôi, đừng nói gì cả. Chẳng làm gì đôi khi là khôn, nhưng chẳng nói gì cả thì lúc nào cũng là khôn.

Người đời này quá trọng về trí tuệ và coi thường tư cách! Chúng ta đã luyện trí tuệ cho sắc bén mà để cho cái ý thức tự chủ nhạt đi.

Nhân loại khôn hơn mỗi người chúng ta. Do đó mà một số người nông nổi tự khoe, theo thuyết duy trí, mới có cái vẻ khó thương: Họ chỉ biết một phần nhỏ thôi, không biết được toàn thể. Sự nhũn nhặn làm tôn kiến thức của ta lên, cũng như sự e lệ làm tôn vẻ đẹp của người nữ! ” (Will Durant)

Người che đậy khuyết điểm của mình bằng thủ đoạn tổn thương người khác là kẻ đê tiện.

Conquering yourself is the greatest feat [Plato (Plátōn), the Greek philosopher]

Tự chinh phục mình là chiến công vĩ đại nhất.

VÀI HÀNG VỀ LEV TOLSTOY

LEV TOLSTOY (Bá tước Lev Nikolayevich Tolstoy [ (tiếng Nga: Лев Николаевич Толсто) sinh 28 tháng 8 năm 1828 – mất 20 tháng 11 năm 1910)] là một tiểu thuyết gia người Nga, nhà triết học, người theo chủ nghĩa hoà bình, nhà cải cách giáo dục, người ăn chay trường, tín hữu Cơ Đốc giáo, nhà tư tưởng đạo đức.

Tolstoy được yêu mến ở khắp mọi nơi như một tiểu thuyết gia vĩ đại nhất trong tất cả các nhà viết tiểu thuyết, đặc biệt nổi tiếng với kiệt tác Chiến tranh và hoà bình và Anna Karenina miêu tả sự phóng khoáng và hiện thực của cuộc sống Nga. Hai tác phẩm là đỉnh cao của tiểu thuyết hiện thực. Là một nhà luân lý, ông nổi tiếng với tư tưởng kháng cự bất bạo động, được thể hiện xuyên suốt các tác phẩm của mình như Vương quốc Chúa Trời trong bạn, điều đã có ảnh hưởng tới những nhân vật quan trọng của thế kỷ XX như Mahatma Gandhi và Martin Luther King, Jr.

Danh tiếng của Lev Tolstoy đã vang lừng trên thế giới khiến cho nhiều người từ bốn phương đã đến viếng thăm ông, và do ảnh hưởng của ông quá lớn, đạo Chính Thống Nga đã trục xuất ông ra khỏi giáo hội vào năm 1901, để làm giảm đi thứ ảnh hưởng kể trên. Đối với dân chúng Nga, Lev Tolstoy được xem như là vị THÁNH.

VÀI LỜI MINH TRIẾT CỦA LEV TOLSTOY

Sau đây là vài lời minh triết đáng suy ngẫm của Lev Tolstoy trích từ bộ sách Wise Thoughts For Every Day (Minh Triết Cho Mỗi Ngày) và A Calender of Wisdom (Lịch Minh Triết).

– 1. The most important question to keep before ourselves at all times is this: Do we do the right thing? During this short period of time which we call our life, do our act conform to the will of the force that sent us in to the world? Do we do the right thing? (Lev Tolstoy)

Thắc mắc lớn nhất luôn đặt ra cho mọi người là: Chúng ta đã hành xử đúng không? Trong khoảnh khắc ngắn ngủi mà chúng ta gọi là cuộc đời, chúng ta đã hành xử xứng với quyền năng đã đưa chúng ta vào cuộc sống? Chúng ta đã hành xử đúng không? (Lev Tolstoy)

– 2. All the children of Adam are members of the same body. When one member suffers, all the others suffer as well. If you are indifferent to the sufferings of others, you do not deserve to be called a man. – (Muslih-Ud-Din Saadi)

Mọi con cháu của Adam đều là thành viên của cùng một cơ thể. Khi một thành viên đau khổ, mọi thành viên còn lại cũng đau khổ. Nếu bạn lãnh cảm với những đau khổ của người khác, bạn không xứng đáng được gọi là con người. (Muslih-Ud-Din Saadi)

-3. You have to respect every person, no matter how miserable or ridiculous he or she may be. You should remember that in every person lives the same spirit which lives in us.(the Book of Divine Thought)

Bạn phải tôn trọng mọi người, bất kể họ khốn khổ hay lố lăng, nực cười như thế nào. Bạn nên nhớ rằng trong tất cả mọi người, chúng ta có một linh hồn hiện hữu giống nhau. (Book of Divine Thought)

-4. Old fortresses are destroyed, monuments to the kings are demolished, old age ravages our bodies. Only the teachings of kindness are never ruined or affected by age. (Lev Tolstoy)

Theo tháng năm thành quách lụi tàn, đền đài hoang phế, tuổi già tàn phá thân xác ta. Chỉ có những lời dạy nhân từ mới mãi tồn tại thôi.

-5. It is better to know several basic rules of life than to study many unnecessary science. The major rules of life will stop you from evil and show you the good path in life, but the knowledge of many unnecessing science may lead you into the temptation of pride, and stop you from understanding the basic rules of life. (Lev Tolstoy)

Biết vài nguyên tắc căn bản của cuộc sống tốt hơn là học chi nhiều môn khoa học không cần thiết. Những nguyên tắc chánh của cuộc sống sẽ ngăn bạn làm điều ác và giúp bạn đi theo chánh đạo, nhưng sự hiểu biết nhiều khoa học không cần thiết có thể dẫn bạn đi vào sự cám dỗ của lòng kiêu ngạo và khiến bạn không hiểu được những nguyên tắc sống căn bản.

-6. When people wanted to kill a bear in the ancient times, they hung a heavy log over a bowl of honey. The log would swing back and hit the bear. The bear would become irritated and push the lob even harder, and it would return and hit him harder in return. This would continue untill the log killed the bear. People behave in the same way when they return evil for the evil they receive from other people. Can’t people be wiser than bear?

Ngày xưa khi muốn giết gấu, người ta treo một khúc gỗ nặng trên cái bát (tô) mật ong. Khúc gỗ sẽ đu đưa đụng vào gấu. Con gấu bực nên càng đẩy khúc gổ mạnh thêm, và trả lại khúc gỗ đập lại con gấu càng mạnh hơn nữa . Sự việc sẽ tiếp tục cho đến khi khúc gỗ đập chết con gấu. Con người có hành vi tương tự khi họ lấy oán trả oán. Con người có thể khôn ngoan hơn gấu chăng?

-7. Love is real only when a person can sacrifice himself for another person. Only when a person forgets himself for the sake of another, and lives for another creature, only this kind of love can be called true love, and only in this love do we see the blessing and reward of life. This is the foundation of the world. Nothing can make our life, or the lives of other people more beautiful than perpetual kindness. (Lev Tolstoy)

Tình thương chỉ thật sự khi còn người có thể hy sinh bản thân mình cho người khác. Chỉ khi con người quên mình vì lợi ích của người khác và sống cho tạo vật khác, chỉ tình thương này mới được gọi là tình thương thật sự, và chỉ với dạng tình thương này, chúng ta mới thấy được sự phúc lành và ân sũng của cuộc đời. Đây là nền tảng của thế giới. Không gì có thể làm cuộc đời chúng ta hay cuộc sống của tha nhân càng đẹp hơn ngoài sự thường xuyên đối xử tử tế ân cần.

-8. Ignorance in itself is neither shameful nor harmful. Nobody can knows everything. But pretending that you know what you actually do not know is both shameful and harmful.

Knowledge is limitless. Therefore, there is a minuscule difference between those who know a lot and those who know very little. (Lev Tolstoy)

Sự thiếu hiểu biết tự nó không có gì đáng nhục nhã và nguy hại cả. Không ai biết hết mọi thứ. Tuy nhiên, giả vờ rằng mình biết cái thật sự mình không biết mới vừa đáng nhục nhã và đáng nguy hại.

Kiến thức thì vô tận. Do đó, sự khác biệt rất nhỏ giữa những người hiểu biết nhiều và những người hiểu biết ít.

– 9.

(a) Do not postponse for tomorrow what you can do today.

(b) Do not force another person to do what you can do by yourself

(c) If you lose your temper, count up to ten before you do or say anything. If you haven’ t calmed down, then count to a hundred, and if you have not calmed down after this, count up to a thousand. (After Thomas Jefferson)

(a) Không nên chờ đến ngày mai những gì bạn có thể hoàn thành được hôm nay

(b) Đừng ép người khác làm điều mà mình có thể tự làm

(c) Nếu bạn đang giận, hãy đếm từ một tới mười trước khi nói hay làm bất cứ điều gì. Nếu lòng chưa dịu, đếm tới một trăm, và nếu làm vậy mà vẫn chưa dịu, hãy đếm tới một ngàn.

-10. All the nations of the world name and respect God. Different people give him different names, and put different clothes on him; but there is only one God under all these different manifestations. (Jean Jacques Rousseau)

Tất cả quốc gia trên thế giới đều gọi tên và kính trọng Thượng Đế. Khác biệt dân tộc trao Ngài tên và hình dáng bên ngoài khác nhau; tuy nhiên chỉ có duy nhất một Thương Đế ẩn dưới những biểu hiện này.

-11. God lives in all people, but not all people live in God, and this is the source of their sufferings.

A lamp cannot burn without fire, and a person cannot live without God (a book of Hinduisme)

Thượng để ẩn trú trong mọi người, nhưng không phải mọi người ai cũng đều sống theo Thượng đế, và đó là nguồn gốc mọi khổ đau của họ.

Con người không thể nào sống thiếu Thuợng đế được, cũng như cây đèn không thể cháy nếu không có lửa.

-12. Water does not stay on a mountaintop, but flows into the valley. In the same manner, real virtue does not remain with those people who want to be higher than the others; but virtue stays only with people who are humble. (After the Talmud)

Nước không lưu lại trên đỉnh núi mà chạy xuống thung lũng. Cũng giống vậy, đức độ thật sự không ở với những người muốn cao hơn người khác mà chỉ ở với những người khiêm tốn, khoan hòa.

-13. Three temptations torture people: sexual desire, pride and lust for the wealth. All the misfortunes of mankind come from these three cravings. Without them, people would live in happiness. But how can we get rid of these terrible illnesses?…Work on yourself and improve yourself: this is the answer. Start the improvement of this world from within. (Robert De Lamannais)

Ba sự cám dỗ hành hạ con người: ham muốn dục tình, sự kiêu ngạo và sự thèm khát giàu sang. Tất cả bất hạnh của nhân loại đều đến từ ba khao khát này. Không có chúng, con người sống trong hạnh phúc. Nhưng làm sao chúng ta tránh được những căn bệnh khủng khiếp này? Đây là câu trả lời: Hãy tự tiếp tục tác động và tự cải thiện mình. Hãy bắt đầu sự cải thiện từ bên trong.

-14. A bad mood is often the reason for blaming others ; but very often blaming others causes bad feelings in us; the more we blame others, the worse we feel (Lev Tolstoy)

Tính khí xấu thường là lý do để trách cứ người khác, nhưng trách cứ người khác thường hay gây cảm xúc xấu trong ta.; càng trách người khác bao nhiêu càng cảm thấy tồi tệ thêm bấy nhiêu

(Lời Phật dậy: Bạn đừng có thái độ bất mãn người ta hoài, bạn phải quay về kiểm điểm chính mình mới đúng. Bất mãn người khác là chuốc khổ cho chính bạn).

-15. When the people speak in a very elaborate and sophisticated way, they either want to tell a lie, or to admire themselves. You should not believe such people. Good speech is always clear, clever and understood by all. (Jean D’ Alembert)

Khi người ta nói một cách rất trau chuốt, rất hoa mỹ, tinh vi, họ đang nói láo, hoặc đang tự ngưỡng mộ họ đó. Bạn đừng nên tin những người như vậy. Lời nói hay luôn luôn rõ ràng, thông mình và ai cũng hiểu.

-16. A stupid person should keep silent. But if he knew this, he would not be a stupid person.

Người ngu nên im lặng. Tuy nhiên, nếu hắn biết được điều này thì hắn không phải là người ngu.

– 17. Bạn không thể được tất cả mọi người yêu mến và ca ngợi (1). Thật vậy, nếu bạn hành động như một người tốt, thì những người xấu sẽ trách mắng bạn. Nếu bạn hành động như một người xấu, thì những người tốt sẽ phản đối những hành vi xấu của bạn. Giải pháp tốt nhất, là hãy sống tử tế và nhân ái, trong khi đó hãy phớt lờ những dư luận của người khác.

Chỉ có những ai đã phó thác linh hồn cho tiền tài và danh vọng, thì mới quan tâm đến dư luận của người khác.

Hãy nuôi dưỡng linh hồn bạn – chứ không phải cái danh vọng và tiếng tăm của mình.

Nếu một người thoát khỏi tính khoe khoang tự phụ, thì người ấy dễ phụng sự Thượng đế hơn.

Kẻ nào sống một cuộc đời chân chính, trung thực, thì không cần lời khen hay danh vọng (2) – Lev Tolstoy

………….

Giải thích thêm:

(1) Sống trên đời, thật khó! Làm điều tốt thì bị kẻ xấu ghét; làm điều xấu thì bị người tốt chê cười. Chúng ta thử nhớ lại những hiền nhân như Chúa Jesus, Phật Thích Ca, Socrates, Khổng Tử… Như chúng ta biết, Chúa Jesus và Socrates đều bị án tử hình. Phật Thích Ca bị phe “ngoại đạo” nói xấu; còn Khổng Tử thì bôn tẩu suốt đời hành đạo, mà chẳng mấy ai tin dùng!

(2) Nhưng công bằng mà nói, thì danh vọng và lời khen, trong tự thân chúng không có gì xấu. Chúng chỉ trở nên xấu khi người ta hành động chỉ vì muốn có những cái đó. Bởi vì, họ có thể dùng mọi phương tiện để đạt tới chúng – kể cả những phương tiện xấu. (17 do Đỗ Tư Nghĩa dịch và giải thích)

Nguyên Lạc
(Ảnh Lev Tolstoy hình 2 trên xuống)

CHUYỆN THẦY LÊ VĂN TỐ

Giáo sư Lê Văn Tố là một người thầy hiền hậu, tài năng mà đời tôi may mắn được gần gũi, học hỏi và tôi thực sự kính trọng. Thầy Tố cùng quê Nghệ Tĩnh với cụ Nguyễn Công Trứ người đã tuyên ngôn sứ mệnh của kẻ quốc sĩ: “Đã mang tiếng ở trong trời đất. Phải có danh gì với núi sông” đối với người có học thực sự phải làm được điều gì đó ích lợi cho dân cho nước. Chuyện thầy Lê Văn Tố khơi dậy trong tôi sự thăm thẳm nhớ quê của một người con xa xứ và ước vọng tiếp tục hoàn thiện các công việc ân tình phục vụ ích lợi cho Tổ Quốc Quê Hương. Thầy Tố có nhiều chuyện đời mà tôi thích nhất bảy chuyện: 1) PHTI – HCMC và FCC; 2) Một chuyến đi ‘dối già’ và những suy tư ”, 3) “Lịch sử Logo FCC”, 4) “FOLI và FOVINA”,5) “Câu thơ đời ám ảnh”, 6) “Thầy Tố chuyện đời thường ” 7) “Thầy Tố bạn và học trò ” Trước đây khi bước vào tuổi 75 thầy Tố đã có cuộc du xuân “dối già” cùng vợ về quê. Đó là câu chuyện không phải của riêng ai, chỉ là người trước người sau mà thôi, bạn cũng chẳng kiêng cử về hai chữ “dối già” vì thầy cô nay còn mạnh khỏe lắm, phải thọ đến trăm tuổi, nhưng một cuộc du xuân cùng vợ về quê là chuyện to. Thầy coi xong việc này là thảnh thơi xong một việc chính.

Mời bạn lắng nghe lời Thầy kể. Bài dài mời Thầy, Bạn thong thả đọc

vochonggslevanto

CHUYỆN THẦY LÊ VĂN TỐ

Thời nhàn mong ước tới Người thân
Đường trần duyên gặp nhớ bao lần
Nguyệt Bồng xứ Nghệ tình quê vẹn
Giếng Khâu An Tĩnh nước trong ngần
Gia Định miền thương vui hội ngộ
Đồng Nai đất nhớ mến quây quần
Thầy bạn lộc xuân hương tự tỏa
#Thungdung ngọc quý đá kỳ vân.


Hoàng Kim
xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tinh-thuc-cung-thang-nam/ & https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chuyen-thay-le-van-to/

CHUYỆN THẦY NGUYỄN TỬ SIÊM

“Trời thêm ngày tháng người thêm thọ. Lập Hạ non sông phúc rạng nhà”. Kính chúc sư huynh vui khỏe ngày mới. Nhân ngày 10 tháng 5, Hoàng Kim xin lưu chút ghi chú nhỏ Chuyện thầy Nguyễn Tử Siêm, https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chuyen-thay-nguyen-tu-siem/

Nhà khoa học đất Nguyễn Tử Siêm là tác giả và đồng tác giả của 10 bộ sách cẩm nang nghề nghiệp và 121 bài báo khoa học, phần lớn đều có liên quan mục từ ‘Quản lý bền vững đất dốc ở Việt Nam’. Giáo sư Nguyễn Tử Siêm trong ban biên tập Việt Nam Bách Khoa Thư biên soạn tập 9 Nông nghiệp và Thủy lợi. Mười sách chuyên khảo bao gồm 1) Nguyễn Tử Siêm, Thái Phiên 1999. ‘Đất đồi núi Việt Nam thoái hóa và phục hồi’; 2) Cẩm nang ngành Lâm nghiệp, 2006; 3) Đất và sử dụng đất vùng cao Việt Nam, 2002; 4) Cây phủ đất ở Việt Nam, 2002; 5) Từ điển Thổ nhưỡng Anh-Việt, 2001; 6) Từ điển thuật ngữ Anh Việt về quản lý tài nguyên thiên nhiên vùng cao, 2001; 7) Đất Việt Nam, 2000; 08) Giáo trình Chọn giống cây trồng, 2000; 9) Canh tác bền vững trên đất dốc ở Việt Nam, 1998; 10) Nghiên cứu Đất và Phân bón, 1976 . Những sách chuyên khảo này và các mục từ mà thầy đã tổ chức biên soạn trong Việt Nam Từ điển Bách khoa thư. giúp chúng ta kinh nghiệm và sự hiểu biết về đất đồi núi từ lý thuyết đến thực hành, quan hệ tới đất nước với cây trồng và thức ăn. Quản lý bền vững đất dốc ở Việt Nam, đại cương nội dung gồm: 1. Các yếu tố xói mòn & Khả năng dự báo xói mòn. 2. Nguy cơ xói mòn rửa trôi & Biện pháp khắc phục. 3. Thoái hóa & Phục hồi đất dốc. 4. Chất hữu cơ & Độ phì nhiêu đất 5. Tuần hoàn chất hữu cơ & Biện pháp phục hồi đất nghèo. 6. Quản lý dinh dưỡng tổng hợp, nâng cao hiệu lực phân bón. Biện pháp tổng hợp quản lý bền vững đất dốc

TỈNH THỨC CÙNG THÁNG NĂM

Sớm mai ngắm mai nở

Mặt trời hồng đang lên
Bài ca nhịp thời gian
Hoa Đất của quê hương


Hoàng Kim

Hình ảnh này không có thuộc tính văn bản thay thế; tên tập tin là hoa-binh-minh-nhu-nhien.jpg

BAN MAI BÌNH MINH AN

Đường trần trung chính hướng ban mai
An tĩnh, thanh tâm, đón nắng trời
Gió mát, thư nhàn, tươi khóm trúc
Đất lành, bình thản, đọng sương mai
Một bầu ngọc bích quang mây ửng
Hai túi càn khôn đức với đời
Vui cụ Trạng Trình nơi đồng rộng
Chọn tìm giống tốt thú riêng chơi.

#Banmai #BìnhMinhAn
#annhiên #hoangkimlong
#Thungdung #Khátkhaoxanh

#cnm365 #tinhyeucuocsong

#Banmai #BìnhMinhAn là thời điểm chuyển đổi. Khoảnh khắc quý hiếm duy nhất có được hình này : ‘Ký Tế xong rồi, Vị Tế chưa xong’. “Ở vào thời Ký Tế, việc lớn đã xong, còn những việc nhỏ cũng làm cho xong nữa, thì mới thật là hoàn thành. Hoàn thành rồi lại phải cố giữ được sự nghiệp, nếu không thì chỉ tốt lúc đầu thôi, rốt cuộc sẽ nát bét. Nghĩa là lúc trị phải lo trước tới lúc loạn. Kinh Dịch bắt đầu bằng hai quẻ Càn, Khôn, gốc của vạn vật; ở giữa là hai quẻ Hàm và Hằng, đạo vợ chồng, gốc của xã hội, tận cùng bằng hai quẻ Ký Tế và Vị Tế đã xong rồi lại chưa xong; như vậy là hàm cái nghĩa việc trời đất cũng như việc của loài người, không bao giờ xong, cái gì tới chung rồi lại tiếp ngay tới thủy. Mà đạo dịch cũng vậy không bao giờ hết. Dịch cho ta niềm hi vọng ở tương lai. Thật là một triết lý lạc quan“. (Nguyễn Hiến Lê, Kinh Dịch đạo của người quân tử, NXB Văn Học 1992, trang 433 & 439).

MINH TRIẾT CỦA ĐỨC PHẬT

Tôi nhiều lần đến Ấn Độ, đã một lần may mắn tới được quê hương Phật, và tự mình trồng một nhánh Bồ Đề ở vườn nhà để nay cây đã lớn. Minh triết của đức Phật Lời Phật dạy trong lòng tôi là triết lý tình yêu cuộc sống, lắng đọng 27 khẩu quyết yêu thích, lan tỏa trong đời thường mà tôi thật sự tâm đắc.Tôi thích nên chép lại để đọc lại và suy ngẫm mà chưa thật rõ nguồn gốc của những lời này sự xác tín lời nói có ở sách nào, với ai, khi nào, ở đâu, trong hoàn cảnh nào. Người Thầy tâm thức trong tôi là Trúc Lâm Trần Nhân Tông. Người Thầy gần gũi tôi là Thiền Sư Lão Nông Tăng Tác phẩm khoa học mà tôi yêu thích là Bảy Kỳ Quan Phật Giáo Thế Giới

(Bạch Ngọc Hoàng Kim cảm đề)

LỜI PHẬT DẠY

An nhiên
CNM365

Thả cho nó bay.
Hòa nhã với tất cả
Chọn bạn mà chơi
Tình yêu cuộc sống
Yêu thương và Sống
Không ai có thể đi giúp ta.
Yêu quý hết thảy muôn loài.
Con nghĩ cái gì, con là cái đó.
Bỏ đi những hư danh giả tạm.
Hãy cho đi và con sẽ còn mãi.

Cây kim trong bọc có ngày lòi ra
Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết
Minh triết trước hết là tự biết mình.
Tìm về suối nguồn bình yên bên trong con
Chuyển hóa nỗi ghen ghét thành sự khâm phục.
Bí quyết để có sức khỏe tốt là an trú trong hiện tại..
Tin sâu Luật Nhân Quả hành Sống theo Thiện Pháp
Hãy làm chủ suy nghĩ nếu không nó sẽ làm chủ con
Đời sống tâm linh không là sang trọng mà là nhu cầu
Con không là những gì con nói mà là những gì con làm
Ai biết nhìn vào trong tự thân mình thì người đó tỉnh thức.
Niềm hạnh phúc không bao giờ cạn kiệt khi ta biết chia sẻ
Không có đường đến hạnh phúc. Hạnh phúc là con đường
Hiểu được người là khôn ngoan, hiểu được mình là giác ngộ.
Lời nói có sức mạnh vừa có thể gây tổn thương, vừa có thể trị lành.
Không ai xứng đáng nhận được tình thương của con hơn là chính con.

LỜI VÀNG TỪ TRÁI TIM

Tin sâu Luật Nhân Quả, hành Sống theo Thiện Pháp. Đừng tin vào mọi thứ con được dạy phải tin. Lời Phật dạy 27 khẩu quyết xếp theo trình tự trên là sự thường niệm của riêng mình để cho dễ nhớ dễ thuộc dễ thực hành. Chúng ta khi trãi nghiệm nên tùy chọn nhập tâm những điều yêu thích phù hợp tâm thức đời thường. Kinh Phật có nhiều giao thoa với các Tôn giáo khác. Giáo sư Mai Văn Quyền khuyên nên định tâm, dụng tâm, không nên đứng hai chân ở hai thuyền dễ nguy hiểm. “Mohamet và đạo Hồi” “Vua Solomon sách khôn ngoan” đã có những kiến giải khác

Kinh Hoán Dụ kể câu chuyện sau: Trên đường đi hành đạo, đức Phật gặp một nhóm người Bà La Môn. Những vị Bà La Môn này hỏi đức Phật: “Thưa Ngài Cồ Đàm, đạo của Ngài có phương pháp nào cầu xin không?”- Đức Phật trả lời: “Đạo của ta không có pháp cầu xin mà chỉ cần thấu hiểu nghiệp báo và tin sâu Luật nhân quả, rồi hành sống theo thiện pháp thì cuộc sống sẽ được an lạc hạnh phúc hiện tiền.”- Các vị Ba La Môn bèn nói: “Thế thì đạo của Ngài đâu có gì hay, đạo của chúng tôi có nhiều phương pháp cầu xin rất linh nghiệm.”- Nghe Vậy, Đức Phật liền dẫn các vị Bà La Môn đi tới trước một cái ao, sau đó, Phật ném một hòn đá xuống ao và bảo các vị Bà La Môn: “Các người cầu xin cho hòn đá nổi lên được không?- Các Bà La Môn: “Dạ thưa Ngài không được.”- Đức Phật hỏi: “Tại sao?”- Các Bà La Môn: “Dạ, tại đá nặng hơn nước cho nên phải bị chìm.”Sau đó, Đức Phật đổ vài muỗng dầu xuống ao và bảo mọi người hãy cầu xin cho dầu chìm.- Các Bà La Môn đều đồng thanh thưa rằng: “không được.”- Đức Phật: “Tại sao?”- Các Bà La Môn: “Dạ, tại dầu nhẹ hơn nước.”- Nghe xong, Đức Phật liền nói: “Đúng vậy, đá nặng cho nên chìm trong nước và dầu nhẹ cho nên phải nổi trên nước l, không có phép mầu nào để cầu xin thay đổi được những quy luật hiển nhiên như thế ! “Nhân quả là một quy luật công bằng trên cuộc đời mà theo duyên có thể đến sớm hay đến muộn.Dù bạn là ai, thuộc tôn giáo nào hay không tin vào một tôn giáo nào thì cũng không có ngoại lệ nào dành riêng cho bạn. Không có ông thần, bà thánh nào có thể ban phước giáng họa cho bạn, ngay cả Đức Phật cũng không làm được điều đó. Mọi hành động thiện ác đều do chúng ta làm ra và tự thọ nhận lấy theo nhân quả của nó“. Bằng trí tuệ giác ngộ, Đức Phật đã phân tích mọi việc theo đúng bản chất thật vốn có của nó, để mọi người nhận thức đúng đắn và ứng dụng. Phật là người thầy dẫn đường, đi hay không đi và đi như thế nào là việc của mỗi người trong chúng ta.

Sớm nào cũng dành nửa tiếng,
Thung dung đếm nhịp thời gian.
Thong thả chỉ thêu nên gấm,
An nhiên việc tốt cứ làm.
Thoáng chốc đường trần nhìn lại,
‘Thanh nhàn vô sụ là tiên‘

ĐẠT MA TỔ SƯ QUA SÔNG

Đạt Ma
Úp mặt vào tường
Chín năm diện bích
chẳng thương … thân mình

Văn chương
Giáo ngoại biệt truyền
Thành tâm trực chỉ,
chẳng buông lời thừa

Hoa sen
Trắng một giấc mơ
Kiến tính thành Phật,
thờ ơ danh nhàm


#Thungdung
Bước tới an nhàn
Vui #dayvahoc
quẩy tiên
Dép trần


(Bạch Ngọc Hoàng Kim cảm đề)

TĨNH THỨC HOA SEN TRẮNG
Hoa sen trắng
Nhà văn Triết gia Ấn độ Osho


Tổ sư Bồ đề đạt ma đến với một chiếc giầy.

Triết gia Osho nổi tiếng người Ấn độ nói: Tôi cực lạc vì tên của Tổ sư Bồ đề đạt ma đã làm cho tôi phiêu diêu. Đã từng có nhiều chư phật trên thế giới, nhưng Tổ sư Bồ đề đạt ma sừng sững như đỉnh Everest. Cách hiện hữu của ông ấy, cách sống, và cách diễn đạt chân lí đơn giản là của ông ấy; nó là vô song.

Trong các chùa ở Miền tây thường bên cạnh thờ tượng Đức Phật, có thờ tượng của Tổ sư Bồ đề đạt ma. Tượng Tổ sư dễ nhận biết. Gương mặt một người hung dữ, vai đeo gậy. Trên gậy có chỉ một chiếc giày.Tổ sư Bồ đề đạt ma đã du hành từ Ấn Độ sang Trung Quốc để truyền bá thông điệp của Đức Phật, người thầy của mình, mặc dầu họ sống cách nhau một nghìn năm.

Khi Tổ sư Bồ đề đạt ma đến Trung Quốc, Vũ Đế ra đón ông ấy ở biên ải. Mọi ngưỡi nghĩ rằng một chứng ngộ lớn đang tới! Và tất nhiên Vũ Đế đã tưởng tượng Tổ sư có nét gì đó giống như Đức Phật: rất hoà nhã, duyên dáng, vương giả. Tuy nhiên khi ông ta thấy Bồ đề đạt ma thì ông đã bị choáng. Tổ sư Bồ đề đạt ma trông rất thô thiển. Không chỉ thế, ông ấy còn có vẻ rất ngớ ngẩn. Ông ấy đến cây gậy đeo trên vai chỉ có một chiếc giầy.Vũ Đế bối rối. Ông ta đã tới cùng với cả đoàn triều đình với các hoàng hậu quí phi. Họ sẽ nghĩ gì khi ta ra đón một loại người như thế này? Ông cố gắng vì lịch sự bỏ qua điều đó. Và ông đã không muốn hỏi “Sao ông lại đến nước chúng tôi chỉ với một chiếc giầy?

Nhưng Tổ sư Bồ đề đạt ma đã không để Vũ Đế yên. Ông ấy nói: -Đừng cố bỏ qua nó. Hãy hỏi và thẳng thắn ngay từ chính lúc đầu đi. Ta đã đọc được câu hỏi trong đầu ông rồi.Vũ Đế đâm ra lúng túng; sau cùng ông nói:-Vâng, ông đúng, câu hỏi này đã nảy sinh trong ta: Sao ông đến mà chỉ mang một chiếc giày?

Tổ sư Bồ đề đạt ma nói, -Để mọi thứ vào cảnh quan đúng như từ chính lúc đầu. Ta là người vô lí! Ông phải hiểu điều đó từ chính lúc bắt đầu. Ta không muốn tạo ra bất kì rắc rối nào về sau. Hoặc ông chấp nhận ta như ta vậy hoặc ông đơn giản nói rằng ông không thể chấp nhận được ta. Và ta sẽ rời khỏi vương quốc của ông. Ta sẽ đi lên núi. Ta sẽ đợi ở đó đến khi người của ta đến với ta. Vũ Đế lúng túng. Ông đã mang theo nhiều câu hỏi khi đến đón Tổ sư. Nhưng ông băn khoăn có nên đưa chúng ra hay không? Ông nghi ngai câu trả lời là lố bịch. Nhưng Tổ sư Bồ đề đạt ma một mức khăng khăng:-Ông hãy nên hỏi những câu ông đã mang tới đây.

Vũ Đế gượng gạo hỏi:-Câu hỏi đầu: Ta đã làm được nhiều phước đức…. Tổ sư Bồ đề đạt ma nhìn sâu vào trong đôi mắt của Vũ Đế. Một cơn lạnh toát chạy dọc sống lưng nhà vua. Ông nói:-Toàn những điều vô nghĩa! Làm sao ông có thể làm được nhiều phước đức ? Ông còn chưa nhận biết phước đức được hình thành từ nhận biết . Mà ông ngụ ý phước đức nào? Làm sao ông có thể tạo ra được phước đức? Phước đức chỉ được tạo ra từ Đức Phật.

Vũ Đế ngại ngần:-Việc ta nói làm nhiều phước đức. Ta ngụ ý rằng ta đã làm nhiều đến chùa, nhiều điện thờ cho Phật. Ta đã làm nhiều đạo tràng cho các khất sĩ Phật tử, các tín đồ, và tì kheo. Ta đã thu xếp cho hàng nghìn học sĩ để dịch kinh sách Phật sang tiếng Trung Quốc. Ta đã tiêu tốn hàng triệu đồng bạc cho việc phục vụ Đức Phật. Nhiều triệu khất sĩ xin ăn mọi ngày từ cung điện này nọ này trên khắp nước.

Và Tổ sư Bồ đề đạt ma cười. Vũ Đế chưa từng bao giờ nghe thấy tiếng cười như thế. Tiếng cười bụng có thể làm rung chuyển cả núi. Tổ sư cười sằng sặc và nói:-Ông đã hành động một cách ngu xuẩn. Mọi nỗ lực của ông đều đã là cực kì phí hoài. Sẽ không tạo ra kết quả nào từ nó cả. Đừng cố, và đừng tưởng tượng rằng ông sẽ được lên cõi trời thứ bẩy như các khất sĩ Phật giáo đã nói cho ông. Họ chỉ khai thác ông thôi.

Đây là chiến lược khai thác những người ngu như ông. Họ khai thác lòng tham của ông về thế giới bên kia, Họ vẽ cho ông những hứa hẹn lớn. Và lời hứa của họ không thể chứng minh là sai được vì không ai quay trở về từ thế giới bên kia để nói liệu những lời hứa đó có được hoàn thành hay không. Ông đã bị họ lừa rồi. Không có cái gì sẽ xảy ra từ điều mà ông nghĩ là việc làm phước đức. Thực ra, ông sẽ rơi vào địa ngục thứ bẩy, vì một người sống với những ham muốn sai như thế, người sống có ham muốn như thế, đều sẽ rơi vào địa ngục.

Vũ Đế e ngại. Ông cố gắng lái câu chuyện sang một chủ đề khác: -Vậy có cái gì linh thiêng hay không? Tổ sư Bồ đề đạt ma nói, -Không có cái gì linh thiêng, cũng như không có cái gì là báng bổ. Linh thiêng và báng bổ, đều là thái độ của tâm trí, của định kiến. Mọi việc đều đơn giản như chúng vậy. Không cái gì sai và không cái gì đúng, không cái gì tội lỗi và không cái gì phước đức. Vũ Đế buồn bực:-Ông thật quá thể đối với ta và người của ta. Sau đó, Tổ sư Bồ đề đạt ma nói lời tạm biệt, quay lưng lại và đi lên núi.

Trong chín năm trên núi ông ấy ngồi quay mặt vào tường. Mọi người đến với ông bởi vì đã được nghe, biết về cuộc đối thoại này. Dù khoảng cách sống giữa Tổ sư và Đức Phật trong hơn một nghìn năm, nhưng về trung tâm Tổ Sư vẫn ở cùng Đức Phật. Tổ sư nói điều tinh tuý của Đức Phật – tất nhiên theo cách riêng của ông ấy, theo phong cách của ông ấy, Ngay cả Phật cũng sẽ thấy cách trình bày này đó là kì lạ.

Đức Phật là người văn hoá, phức tạp, và duyên dáng. Còn Tổ sư Bồ đề đạt ma chính là cái đối lập trong cách diễn đạt của Đức Phật. Tổ sư không là người mà là con sư tử. Tổ sư không nói, mà ông ấy gầm lên. Tổ sư không có cái duyên dáng mà Đức Phật có. Cái mà ông ấy có là sự thô thiển, dữ dằn. Không thanh nhã như kim cương; Tổ sư hệt như vĩa quặng: thô ráp tuyệt đối , không có một sự đánh bóng. Và đó là cái đẹp của ông ấy. Đức Phật có cái đẹp rất nữ tính, lịch sự, mảnh mai. Còn Tổ sư Bồ đề đạt ma có cái đẹp riêng . Cái đẹp của một tảng đá – mạnh mẽ, nam tính, không thể phá huỷ được, cái đẹp của một sức mạnh lớn lao.

Đức Phật toả sức mạnh, nhưng sức mạnh của Đức Phật rất im lặng, như tiếng thì thào, như làn gió mát. Còn Tổ sư Bồ đề đạt ma là cơn bão, sấm rền và chớp giật. Đức Phật đến cửa nhà bạn nhẹ nhàng không một tiếng động, bạn thậm chí sẽ không nghe thấy tiếng bước chân của ông ấy. Còn Tổ sư Bồ đề đạt ma, khi ông ấy đến nhà bạn, ông ấy sẽ làm rung chuyển cả ngôi nhà từ tận móng của nó. Đức Phật sẽ không lay bạn dậy ngay cả khi bạn đang ngủ. Còn Tổ sư Bồ đề đạt ma? Ông ấy sẽ dựng bạn dậy từ trong nấm mồ! Ông ấy đánh mạnh, ông ấy là chiếc búa.

Tổ sư là chính cái đối lập của Đức Phật trong cách diễn đạt, nhưng thông điệp của ông ấy với Đức Phật là một. Tổ sư cúi mình trước Đức Phật là thầy của mình. Tổ sư chưa bao giờ nói “Đây là thông điệp của ta”. Tổ sư đơn giản nói:-Điều này thuộc về chư phật, chư phật cổ đại. Ta chỉ là sứ giả. Không cái gì là của ta, bởi vì ta không có. Ta như cây trúc hồng được chư phật chọn để làm chiếc sáo cho họ. Họ hát: ta đơn giản để cho họ hát qua ta.

LÊN NON THIÊNG YÊN TỬ

Tỉnh thức giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai trong tựa ngọc

“Yên sơn sơn thượng tối cao phong
Tài ngũ canh sơ nhật chính hồng
Vũ trụ nhãn cùng thương hải ngoại
Tiếu đàm nhân tại bích vân trung
Ủng môn ngọc sóc sâm thiên mẫu
Quải ngọc châu lưu lạc bán không
Nhân miếu đương niên di tích tại
Bạch hào quang lý đổ trùng đồng” (1)

Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong
Trời mới ban mai đã rạng hồng
Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả
Nói cười lồng lộng giữa không trung
Giáo ngọc quanh nhà giăng vạn khoảnh
Cỏ cây chen đá rũ tầng không
Nhân Tông bảo tháp còn lưu dấu
Mắt sáng hào quang tỏa ánh đồng. (2)

*

Non thiêng Yên Tử
Nghìn năm Thăng Long, Đông Đô, Hà Nôi
Bảy trăm năm đức Nhân Tông
Non sông bao cảnh đổi
Kế sách một chữ Đồng
Lồng lộng gương trời buổi sớm
Trong ngần, thăm thẳm, mênh mông …


(1) Nguyễn Trãi, đề Yên Tử sơn Hoa Yên tự
(2) Hoàng Kim bản dịch thơ Nguyễn Trãi, bài thơ ‘đề Yên Tử sơn Hoa Yên tự’


Hoàng Kim

Lên non thiêng Yên Tử tôi nhớ câu thơ huyền thoại: “Trăm năm tích đức tu hành. Chưa lên Yên Tử chưa thành quả tu“. Núi Yên Tử thuộc tỉnh Quảng Ninh nơi có Quần thể di tích danh thắng Yên Tử ở Bắc Giang và Quảng Ninh. Đây là quần thể danh thắng đặc biệt nổi tiếng liên tỉnh đầu tiên ở Việt Nam được đệ trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc UNESCO xem xét, công nhận là Di sản thế giới. Núi Yên Tử là đỉnh thứ hai của tam giác châu huyền thoại Bắc Bộ nối Việt Trì – Quảng Ninh là dải Tam Đảo rồi 99 ngọn Nham Biền của các dãy núi vòng cung Đông Triều tạo nên thế hiểm “trường thành chắn Bắc” của bề dày núi non hiểm trở khoảng 400 km núi đá che chắn mặt Bắc của thủ đô Hà Nội non sông Việt.

Trần Nhân Tông (1258-1308)  là một trong những vị vua anh minh nhất của lịch sử Việt Nam. Người tên thật là Trần Khâm, vua Trần thứ ba (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Với 50 năm cuộc đời, vua Phật Trần Nhân Tông đã kịp làm được ít nhất năm việc lớn hiếm thấy và khó ai bì kịp ở mọi dân tộc và mọi thời đại: 1) Minh quân lỗi lạc, làm vua 15 năm (1278 – 1293) trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến hai lần đánh thắng quân Nguyên Mông là đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thời đó; 2) Tổ sư thiền phái Trúc Lâm và Thái Thượng Hoàng 15 năm (1294-1306) là vua Phật Việt Nam. 3) Nhà văn hóa và nhà thơ kiệt xuất với kiệt tác thơ Thiền Trần Nhân Tông và thắng tích Trúc Lâm Yên Tử; 4) Người thầy chiến lược vĩ đại muôn đời của kế sách một chữ “đồng” “vua tôi đồng lòng, toàn dân đồng sức”, nhược thắng cường, yếu thắng mạnh, nước nhỏ thắng nước lớn, sự nghiệp mở nước và thống nhất non sông Việt bằng vương đạo, thuận thời, thuận người . 5) Nhà trị loạn kỳ tài đã hưng thịnh nhà Trần và cứu nguy cho nước Việt ở thời khắc quyết định, biến nguy thành an, biến những điều không thể thành có thể.

Kiệt tác thơ thiền đức Nhân Tông là đỉnh cao thơ Thiền thời Trần:

Cư trần lạc đạo phú
Đại Lãm Thần Quang tự
Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca
Đăng Bảo Đài sơn
Đề Cổ Châu hương thôn tự
Đề Phổ Minh tự thủy tạ
Động Thiên hồ thượng
Họa Kiều Nguyên Lãng vận
Hữu cú vô cú
Khuê oán
Lạng Châu vãn cảnh
Mai
Nguyệt
Nhị nguyệt thập nhất nhật dạ
Quỹ Trương Hiển Khanh xuân bính
Sơn phòng mạn hứng
I
II
Sư đệ vấn đáp
Tán Tuệ Trung thượng sĩ
Tảo mai
I
II
Tặng Bắc sứ Lý Tư Diễn
Tây chinh đạo trung (tái chinh Ai Lao)
Thiên Trường phủ
Thiên Trường vãn vọng
Tống Bắc sứ Lý Trọng Tân, Tiêu Phương Nhai
Tống Bắc sứ Ma Hợp, Kiều Nguyên Lãng
Trúc nô minh
Tức sự
I
II
Vũ Lâm thu vãn
Xuân cảnh
Xuân hiểu
Xuân nhật yết Chiêu Lăng
Xuân vãn

Lên non thiêng Yên Tử, khảo sát điền dã những chứng tích lịch sử văn hóa lưu dấu mãi với thời gian. “Soi sáng lại chính mình là phận sự gốc, chẳng từ nơi khác mà được.” (Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc.). Đức Nhân Tông viết về sự đạt ngộ với người thầy là Tuệ Trung Thượng Sĩ . “Nghe xong, tôi thông suốt được đường vào, bèn vén áo thờ Ngài làm thầy”. “Soi sáng lại chính mình” chứ không tìm kho báu ở đâu khác là trí tuệ siêu việt của vua Phật Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông.

Kinh Dịch xem chơi,
365 ngày mê mãi.
Sách Nhàn đọc giấu,
câu có câu không.
Trước đèn 700 năm,
Yên Tử
Trúc Lâm
thăm thẳm tầm nhìn.


“Câu hữu câu vô,
Quay bên phải, ngoái bên trái.
Thuyết lý ầm ĩ,
Ồn ào tranh cãi.
Câu hữu câu vô,
Khiến người rầu rĩ.
Cắt đứt mọi duyên quấn quýt như dây leo,
Thì hữu và vô đều hoàn toàn thông suốt”.


“Kinh Dịch xem chơi
Yêu tính sáng yêu hơn châu báu.
Sách Nhàn đọc giấu
Trọng lòng rồi trọng nữa hoàng kim”


“Ở đời vui đạo thả tùy duyên
Đói cứ ăn đi, mệt ngủ liền
Kho báu trong nhà thôi tìm kiếm
Vô tâm đối cảnh hỏi chi thiền”

(Trúc Lâm Trần Nhân Tông)

Hứng mật đời
thành thơ
Việc nghìn năm hữu lý
Trạng Trình

Đến trúc lâm
Đạt năm việc lớn hoàng thành
Đất trời xanh
Yên Tử …

TỈNH THỨC NHỚ VIÊN MINH

Sống giác ngộ tỉnh thức
Tâm Ngọc Thầy trong con

Bạch Ngọc Hoàng Kim
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tinh-thuc-nho-vien-minh/

Lão Nông Tăng trong ngôi cổ tự

HOA LÚA GIỮA ĐỒNG XUÂN

Bao năm Trường Viện là nhà
Sắn khoai ngô lúa đều là thịt xương
Một đời người một rừng cây
Thầy ươm giống tốt để mai thành rừng.

Con theo Người nguyện làm Hoa Lúa
Bưng bát cơm đầy quý giọt mồ hôi
Trọn đời vì Dân mến thương hạt gạo
Hoa quê hương hạt ngọc trắng ngần.


Con thăm Thầy lên non thiêng Yên Tử
Về đất lành Chùa Ráng giữa đồng xuân

“Mưa thuận gió hòa chăm bón đúng
Nhân tươi quả tốt được thu nhiều”


Lẫn với cỏ không tranh đua hương vị
Không màng ngôi ngự trị các loài hoa
Hoa Lúa đượm hồn quê dung dị
Quên sắc hương để lộng lẫy Hoa Người ! ” (**)

Con nguyện ước nối đời theo hạt gạo
Chén cơm ngon thơm bếp lửa gia đình
Thầy Trò cùng chung tay làm việc thiện
Sống trọn tình với giấc mơ xanh.


Hoàng Kim

NHỚ VIÊN MINH HOA LÚA

Tay men bệ đá sân đình
Tổ tiên cha mẹ lặng thinh chốn này
Đình làng chốn cũ nơi đây
Nuôi đêm phúc ấm dưỡng ngày nhân sinh.

Mình về với đức Viên Minh
Thơm hương Hoa Lúa ân tình nước non
Đêm Yên Tử sáng trăng rằm
Ban mai ngày mới an nhiên cuộc đời.

Thung dung bước tới thảnh thơi
Hiền lành phúc hậu lánh nơi bụi trần
Thiên nhiên là thú bình an
Người thân bạn quý thanh nhàn sống vui.

Tay men bệ đá sân chùa
Tổ tiên cha mẹ đều xưa chốn này
Đình làng chùa cũ nơi đây
Nuôi đêm phúc ấm dưỡng ngày nhân sinh

Mình về với đức Viên Minh
Thơm hương Hoa Lúa nặng tình nước non
Đêm Yên Tử sáng trăng rằm
Ban mai ngày mới an nhiên cuộc đời

Thung dung bước tới thảnh thơi
Hiền lành phúc hậu lánh nơi bụi trần
Thiên nhiên là thú bình an
Người thân bạn quý thanh nhàn sống vui.


Hoàng Kim

Đình Minh Lệ ban mai


Chùa Viên Minh còn gọi là chùa Ráng nằm ven đê thuộc xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên, Hà Tây (cũ) nay thuộc Hà Nội, nơi Tổ Ráng Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ trụ trì https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chua-rang-giua-dong-xuan

– Không làm các điều ác, làm các việc lành và giữ tâm thanh tịnh trong sáng là cách làm tăng trưởng tâm lực và phước lực.

– Phước lực phát sinh do bố thí cúng dường, nghiêm trì giới luật, giữ tâm thanh tịnh, cung kính, khiêm nhường, phục vụ, nghe pháp, chia sẻ pháp, hoan hỷ phước người khác làm, điều chỉnh nhận thức, bớt tham sân si, có lòng từ-bi-hỷ-xả.

…Phước trí thật sự chỉ có khi tinh tấn chánh niệm tỉnh giác, trọn vẹn sáng suốt nơi thực tại thân thọ tâm pháp. Phước trí vô vi vô ngã này tự toả ra ảnh hưởng lợi lạc đến muôn loài một cách tự nhiên …”

Làm phước là cách để thoát khỏi tính ích kỷ và mở rộng tấm lòng vô ngã vị tha. Đồng thời qua việc làm đó học ra chính mình, học ra bản chất đời sống để phát huy trí tuệ và đạo đức…

()()()

Thân – tâm – trí thanh tịnh thì hết tội.

Có 3 cách:

– Giới diệt tội ở thân.
– Định diệt tội ở tâm
– Tuệ diệt tội ở trí.

Giới định tuệ còn được thể hiện cụ thể trong Bát Chánh Đạo:

– Thấy biết đúng
– Suy nghĩ đúng là tuệ
– Nói đúng, làm đúng, sống đúng là giới
– Siêng năng, không quên mình, tâm tĩnh lặng đúng là định.

《》《》《》

…Đạo Phật trí tuệ lấy tâm tỉnh giác để thấy ra thực tánh và sống với thực tánh ấy…”

Thầy Viên Minh
Trungtamhotong.org
Lành thay ()
Sadhu Sadhu Sadhu

_______((()))________

Pháp Thiện cùng với Phật Pháp Chia Sẻ và 9 người khác. spSdnorotet0f h105c78lh3am31588aiflltờ08l0a6cm704cf1gfhg90a5  ·

TỤNG CHÚ – LINH HIỂN – ĐỨC TIN…?

Hỏi: Thưa Thầy, có thật pháp môn tụng Chú là linh hiển? Có người tụng chú với đức tin lớn mà thay đổi cuộc sống. Điều này do ngẫu nhiên, do phước của người tụng hay do Chú có linh nghiệm?

Trả lời:

✓ Theo nguyên lý thì tụng gì không thành vấn đề, miễn khi tụng tập trung được tâm ý thì đều có năng lực.

✓ Sự tập trung này phần lớn có được nhờ đức tin vào tha lực.

✓ Luyện bùa, trì Chú, thôi miên, niệm Phật, niệm Chúa, thiền định, thần thông v.v… cũng đều cần có sức mạnh tập trung mới thành tựu.

✓ Tưởng đó là nhờ tha lực nhưng sức mạnh đó chính là do “nội lực tự sinh” mà có.

✓ Thực ra, tự lực và tha lực cũng chỉ là một khi đi đến tận cùng.

∆ Người sống chánh niệm tỉnh giác thường thận trọng chú tâm quan sát thực tại nên phát huy được năng lực giới định tuệ nội tại một cách tự nhiên, vô vi, vô ngã và vô lượng.

✓ Còn nếu tu luyện mà đạt được một năng lực nào đó thì cũng chỉ là hữu vi, hữu ngã và hữu hạn mà thôi.

✓ Nếu sở đắc đó do động lực tà kiến và tham ái thì dẫu có năng lực lớn lao đi nữa cũng chỉ hại mình hại người, như Devadatta có thần thông mà hại Phật nên đoạ vào địa ngục A-tỳ. Vì vậy cần phải nhận thức đúng mục đích của sự tu luyện các loại chú thuật, thôi miên, thiền định, thần thông… là gì mới được.

✓ Đừng xem trọng việc tu có đạt được năng lực gì hay không mà nên xem lại tu có đúng hay chưa.

~ Thực ra “năng lực lớn nhất của người tu là có thể chịu được sự rỗng không – không cần một năng lực nào cả”.

✓ Thay vì cố tu luyện để tìm cầu sở đắc một năng lực lý tưởng nào đó thì người chân tu buông hết mọi nỗ lực mong cầu trở thành bất cứ thứ gì, dù với đức tin tha lực hay với khả năng tự lực. Vì chỉ khi thấy mình còn yếu kém hay thiếu thốn thì mới mong cầu một năng lực để nương tựa. Nhưng điều đó chỉ làm giàu cho cái ngã ảo tưởng mà thôi! Do đó Đạo Phật không đặt nặng đức tin vào tha lực, cũng không tập chú vào nỗ lực cá nhân để rèn luyện thành gì cả mà mục đích tu hành chỉ là thấy ra Sự Thật mà thôi.

《》《》《》

Hỏi: Thưa Thầy, cho con hỏi niệm Phật, niệm Chú không phải để trừ tội tăng phước mà cốt lõi là để cho tâm thanh tịnh. Vậy khi tâm đã thanh tịnh, không niệm Chú, niệm Phật nữa mà chỉ để tâm trong lành sáng suốt thôi có phước đức không?

Trả lời:

✓ Niệm Phật, niệm Chú hay tu bất cứ phương pháp nào cũng chỉ là phương tiện giúp tâm bớt vọng động mà thôi, vọng động thì sinh tội lỗi, tội lỗi thì bất an, đau khổ, nên khi hết vọng động thì tâm trở lại bình thường, không còn bất an đau khổ nữa. Phương tiện giống như những toa thuốc chữa bệnh, tùy bệnh mà uống thuốc. Khi đã hết bệnh thì phải ngưng uống thuốc.

✓ Cũng vậy, khi tâm đã tịnh, trở lại bình thường tội chướng đã trừ thì còn dùng phương tiện niệm Phật, trì Chú làm gì nữa. Tội tiêu, tâm tịnh đã là phước báu lớn lao nhất rồi, còn niệm Phật, trì Chú để cầu phước làm gì, như vậy chẳng phải kẹt vào phương tiện sao?

(Trích Trà Đạo – Thầy Viên Minh)
Trungtamhotong.org
Namo Buddhaya.
Lành thay ()

SỰ THA THỨ & LÒNG KHOAN DUNG

✓ Tha thứ không phải là dấu hiệu mềm yếu, mà là một sức mạnh cảm xúc rất sâu sắc.
~ Tha thứ là một sức mạnh của cảm xúc.


》》 Chúng ta đủ mạnh mẽ, chúng ta đủ lớn để tha thứ, để buông xả. Tôi giải phóng cho anh, cho anh đi, cho anh tự do. Giờ đây tôi cũng được tự do.

》 Ngay cả khi đó chỉ là một suy nghĩ, chỉ tưởng tượng mình tha thứ cho một người nào đó đã xúc phạm mình, khoảnh khắc đó bạn đã cảm thấy được giải thoát. Cơn sân vẫn có thể đến lại nữa, bạn lại tiếp tục làm như vậy cho đến khi học được cách tha thứ cho mọi người, tha thứ cho tất cả mọi chuyện, tha thứ vĩnh viễn, để không bao giờ bạn đổ lỗi, không trách cứ ai về bất cứ điều gì nữa.

✓ Hãy tưởng tượng khi bạn có trạng thái tâm ấy, trạng thái tâm không đổ lỗi, không trách móc bất cứ ai. Tâm bạn được giải thoát, thanh thản như thế nào.

✓ Tôi không chấp giữ oán giận, tôi không muốn trừng phạt bất cứ ai vì bất cứ điều gì. Tôi giải phóng cho mọi người khỏi bất cứ điều gì họ đã làm với tôi, thậm chí bất cứ điều gì họ sẽ làm với tôi trong tương lai.

~ Sống với cái tâm như thế thật sự là quá tốt, quá tuyệt vời…

《》《》《》

“…Hãy lấy tha thứ làm một cách sống, bởi vì hàng ngày chúng ta vẫn phải gặp nhiều người nói hoặc làm những điều tổn thương đến mình. Dù đi đâu chăng nữa, chúng ta vẫn phải sống giữa con người, dù vô tình hay cố ý chúng ta vẫn làm tổn thương đến nhau. Mọi thứ sẽ vẫn còn tiếp tục như thế cho đến khi chúng ta chết.

✓ Bạn chuẩn bị như thế nào cho cái tâm của mình, thái độ của mình để tiếp tục sống trong một thế giới như thế?

✓ Phát triển tâm mình, có một trái tim rộng lớn, cao thượng để dù bạn biết có người sẽ làm tổn thương mình, nhưng bạn đã sẵn lòng tha thứ.

✓ Bạn đã tha thứ trước khi bị họ làm tổn thương. Sống như vậy có phải tốt đẹp biết bao? Có thể tôi không có đủ khả năng để thay đổi thế giới quanh mình, nhưng tôi có thể thay đổi cách nhìn thế giới bên trong mình.

~ Điều đó thật tuyệt vời! Vì vậy tôi đang học để làm điều đó. Có thể tôi không có đủ khả năng để thay đổi thế giới quanh mình, nhưng tôi có thể thay đổi cách nhìn thế giới bên trong mình.

✓ Cái gì diễn ra bên trong tôi là trách nhiệm của tôi, nhưng những cái gì diễn ra ở bên ngoài thì tôi chẳng thể làm được gì nhiều. Những gì ở bên trong tôi là trách nhiệm của tôi, tôi có thể thay đổi. Tôi có thể tạo ra sự khác biệt, ít nhất là đối với tâm mình.

✓ Đau khổ là một lựa chọn. Chúng ta có quyền lựa chọn. Bạn muốn tiếp tục sống một cuộc đời đau khổ hay muốn giải thoát? Đây là điều rất quan trọng bạn cần phải học hiểu. Hãy học cách tha thứ, tha thứ…”

Trích; Sự Tha Thứ & Lòng Khoan Dung
~ Thiền Sư U. Jotika;


Namo Buddhaya.
Lành thay ()

#Chanhniem#Thayvienminh #Tinhgiac #Tinhthuc #Vothuong #Tinhtan #Phatphapnhiemmau #Phatphapvidieu #Gieoduyenphatphap #Duyenlanhphatphap #Chiasephatphap #Vonga #Theobuocchanphat #Songtrongthuctai #Phatphap #Phatphapbuddhadhamma #Thienphap #Anlac #Anlanh #Annhien #Buongxa #Tritue #Tuetri #Gioidinhtue #Hanhphuc #Giacngo #Giaithoat #Tubi #PhatphapBuddhadhammareels #Phapthien343reels

TRỜI MƯA QUA CỒN DƯA

Trời mưa qua Cồn Dưa
Linh Giang sông quê hương
Bến Lội Đền Bốn Miếu
Đá Đứng chốn sông thiêng


Hoàng Kim

TRẦN KHÁNH DƯ VẸN KIẾP

Ăn cháo nói càn khôn
Trần Khánh Dư vẹn kiếp
Tự do ngời tâm đức
Văn chương ngọc cho đời


Nhà Trần trong sử Việt
Thái Tông và Hưng Đạo
Lời dặn của Thánh Trần
Lời khuyên thói quen tốt


Lời Thầy dặn thung dung
Biết mình và biết người
Kế sách một chữ Đồng
Quốc Công đạo làm tướng


Tiết Chế đức dụng nhân
Trần Thánh Tông minh quân
Thầy Tuệ Trung Thượng Sĩ
Trúc Lâm Trần Nhân Tông

Nguyễn Du trăng huyền thoại
Đặng Dung thơ Cảm hoài
Đào Duy Từ còn mãi
Mai Hạc vầng trăng soi

VIỆT NAM CON ĐƯỜNG XANH
Sắn Việt Nam và Kawano (Ảnh NHK)
Hoàng Kim

trích dẫn Lời đánh giá chân tình “Cassava and Vietnam: Now and Then” của giáo sư Kazuo Kawano nhà bác học lớn, chuyên gia chọn giống lúa, sắn hàng đầu thế giới của IRRI, CIAT và Đại học Kobe Nhật Bản, trên phim cùng tên do hãng phim NHK công chiếu, đã lặp lại nhiều lần từ năm 2009. “Sắn và Việt Nam: bây giờ và sau đó” là bài học thật sâu sắc. Sự thật lịch sử chỉ có một, nhưng bài học lịch sử cần soi xét khách quan, công tâm, hướng thiện, đánh giá kỹ, rút ra được bài học thực tiển chân thực của giải pháp phát triển thích hợp bền vững https://hoangkimlong.wordpress.com/category/san-viet-nam-va-kawano/ tích hợp tại https://cnm365.wordpress.com/category/09/cnm365-cltvn-9-thang-5/https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hue-co-thien-thu-son

SẮN VIỆT NAM VÀ KAWANO
Cách mạng sắn Việt Nam bài học lắng đọng
Kazuo Kawano, Hoàng Kim cảm nhận

Giáo sư Kazuo Kawano là nhà bác học chọn giống sắn xuất sắc (xem lý lịch khoa học) Suy ngẫm về Sắn và Việt Nam: bây giờ và sau đó Cassava and Vietnam: Now and Then thật lắng đọng: “Trong suốt nhiều năm gắn bó với Việt Nam, tôi đã biết nhiều người, những người mà tôi dường như có thể phân loại trong hồi tưởng. Tôi có ấn tượng đầu tiên về người Việt Nam từ một số học viên Việt Nam ở Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (IRRI) ở Los Baños, Philippines năm 1963 và ‘nó’ không phải là điều đặc biệt thuận lợi. Kiểu hình người Việt Nam lúc ấy trong mắt tôi, (Họ) xuất hiện khá cởi mở, hoài nghi và thờ ơ, nếu không nói là ích kỷ, tự cao và tham nhũng. Tôi có thể quá khắc nghiệt khi phán xét về họ; nhưng như lời của Halberstam đã viết về loại người này trong “Sự tạo ra một vũng lầy”. Đó là loại người thuộc tầng lớp thượng lưu của xã hội miền Nam Việt Nam trong cùng thời kỳ, thể hiện một cách sinh động và nghiêm túc  mà sự phán xét của tôi có thể không quá xa thực tế.

Mười năm hợp tác chặt chẽ của tôi với các đồng nghiệp Việt Nam chọn tạo và nhân giống sắn  trong những năm 1990 và cuộc hội ngộ với họ trong chuyến đi này hoàn toàn thay đổi đánh giá của tôi về người Việt Nam. Bằng chứng là một loạt các báo cáo của tôi ở đây, họ là siêng năng, sâu sắc, chu đáo và cố gắng không mệt mỏi, như thể thi đua với tướng Võ Nguyên Giáp. Tôi có thể là một phần tích cực đối với những người bạn của tôi. Tuy nhiên, tôi có một cảm giác tương tự đối với một số đồng nghiệp của tôi ở Rayong, Thái Lan và Nam Ninh, Trung Quốc để đếm được một vài người. Trong suốt hai thập kỷ sau chiến tranh Nhật Bản, chúng tôi dường như cũng có nhiều người Nhật trong hạng mục này.

Sau đó, khi nói đến khối lượng dân số chỉ muốn ngày mai sẽ tốt hơn ngày hôm nay, thì trong chuyến đi này, tôi đã rất ấn tượng và xúc động khi gặp nhiều người dường như không bao giờ nghi ngờ ngày mai tốt hơn hôm nay. Điều này làm tôi nhớ đến người Nhật trong hai thập kỷ sau chiến tranh, nơi phần lớn dân số nhìn thấy một tương lai tươi sáng hơn. Bây giờ ở Nhật Bản, hơn 30.000 người tự sát hàng năm và lý do chính của hành động này được cho là họ vô vọng đối với hiện tại và tương lai. Không cần phải nói rằng, Việt Nam không phải là không có vấn đề như sự thiếu hoàn chỉnh của hệ thống pháp luật hoặc tham nhũng tràn lan, … Tuy nhiên, tỷ lệ người cảm thấy hạnh phúc ở Việt Nam dường như cao hơn rất nhiều so với ở Nhật Bản hiện nay. Thật thú vị khi tưởng tượng những đồng nghiệp cũ của tôi sẽ dẫn dắt xã hội này đến đâu.”

Cassava and Vietnam: Now and Then

(キャッサバとベトナム-今昔物語)

Kazuo Kawano

I visited Vietnam for a week this last December,  where a team of NHK video-taped for a documentary of the changes caused by the new cassava varieties I introduced 20 years ago in the lives of small framers, the enhanced activities of industrial and business communities and the development of research organizations. It was a most interesting, amusing and rewarding visit where I reunited with a multitude of former small farmers who are more than willing to show me how their living had been improved because of KM-60 and KM-94 (both CIAT-induced varieties) , many “entrepreneurs” who started from a village starch factory, and several former colleagues who became Professor, Vice Rector of Universities, Directors of research centers and so on. Vietnam can be regarded as a country who accomplished the most visible and visual progress most rapidly and efficiently utilizing CIAT-induced technology.

For my own record as well as for responding to the requests from my Vietnamese colleagues, I decided to record the changes and progress that had taken place in Vietnam in general and in cassava varietal development in particular in a series of picture stories. This is the first of long stories that would follow.

昨年の12月に、NHKの国際ドキュメンタリー番組の収録でベトナムを10年ぶりに再訪する機会があった。それは私が中心となって開発したキャッサバの多収性・高澱粉性の新品種群を20年 前に導入した事が引き起こした人々の生活向上の様子を、南から北へと訪ね歩く旅であった。今回の旅では、小農から出発して家を建て中農、富農となった多数 の人々、村の澱粉加工所の親父だったのが大工場のオーナーや実業家となっている幾人もの成功者、そして殆んど名前だけの研究員であったのが今や試験場長、 大学教授、副学長になっている昔の仲間達を訪ね歩いたが、その殆んどの人が私との再会を喜んでくれて、口々に新しいキャッサバ品種のおかげで自分達の生活 と境遇が革命的に良くなったと話してくれた。

私自身の記録のため、それにベトナムの昔の仲間からのリクエストに答える目的もあって、この20年間のベトナムの発展とキャッサバ生産の進展を絵物語風に書き留めることにした。これはその長い物語の始まりの章である。xem tiếp Cassava and Vietnam: Now and Then

See more: Tiến bộ giống sắn Việt Nam https://youtu.be/GEaSV3p3Nb8; Sắn Việt Nam ngày nay https://youtu.be/MBL_RtU3Tcw; Chọn giống sắn kháng CMD; Chọn giống sắn Việt Nam; Cassava and Vietnam: Now and Then

CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN
Hoàng Kim
Tôi đã nhiều lần tới châu Mỹ, tới cả Trung Mỹ, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Đó là kinh nghiệm sống quý giá cho sự nghiên cứu và giảng dạy khoa học cây trồng, đặc biệt là cây lương thực. Tôi nhớ thầy Norman Boulaug và nhiều thầy bạn ở nơi ấy, nhớ đất. nhớ người. Tôi có thói quen chép lại ghi chú ngắn và ghi hình về kỷ niệm sau mỗi chuyến đi, lần này mới có dịp hệ thống lại. “Châu Mỹ chuyện không quên” lắng đọng trong lòng tôi những ký ức sâu sắc về công việc chuyên môn khoa học cây trồng, cây lương thực yêu thích, kết nối với đất nước, con người, bạn hữu, và nền văn hóa châu Mỹ.


Tôi kể từ chuyến đi Mỹ lần đầu tiên năm 1988, cho tới nhiều lần về sau lắng đọng chuỗi trãi nghiệm thân thương với thầy bạn ở bên kia bờ đại dương. Ba nơi chính của châu Mỹ mà tôi may mắn được tới, đó là vùng vật liệu di truyền ở ba trung tâm khởi nguyên cây trồng toàn cầu của chúng tại Châu Mỹ gồm Trung tâm ngô và lúa mì quốc tế CIMMYT ở Mê hi cô. Trung tâm khoai lang và khoai tây quốc tế CIP ở Peru. Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới CIAT về sắn, đậu thực phẩm, lúa gạo châu Mỹ ở Côlômbia. Những điểm đến này tương tự như Viện Nông nghiệp Nhiệt đời Quốc tế IITA ở Nigeria châu Phí, Viện Nghiên cứu Cây trồng Quốc tế cho vùng Nhiệt đới Bán khô cằn ICRISAT ở Ấn Độ, và Viện Lúa quốc tế IRRI ở Philippines. Những chốn ấy cũng thật thân thuộc với tôi. Tại đấy sách chuyên khảo cây trồng, tạp chí, trang web, video thật phong phú, sâu sắc và thật đáng ao ước. Cũng từ đấy mà tôi may mắn được đi thăm thú rộng ra các vùng lân cận theo điều kiện và hoàn cảnh của mỗi chuyến đi.

“Châu Mỹ chuyện không quên” là các bài học tình yêu cuộc sống trãi nghiệm cá nhân của các chuyến đi thực tế, với mục đích cung cấp các điểm nhấn tư liệu nông nghiệp sinh thái về cây lương thực châu Mỹ cho bạn đọc. Tác phẩm gồm 36 đường dẫn, tựa đề thơ ngũ ngôn, để dễ đọc dễ nhớ, ảnh chi tiết bấm link.

Mục đích sau cùng của DẠY VÀ HỌC là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và LÀM được việc. Lời Thầy dặn thung dung.

Châu Mỹ chuyện không quên
Hoàng Kim

Niềm tin và nghị lực
Về lại mái trường xưa
Hưng Lộc nôi yêu thương
Năm tháng ở trời Âu

Vòng qua Tây Bán Cầu
CIMMYT tươi rói kỷ niệm
Mexico ấn tượng lắng đọng
Lời Thầy dặn không quên

Ấn tượng Borlaug và Hemingway
Con đường di sản Lewis Clark
Sóng yêu thương vỗ mãi
Đối thoại nền văn hóa

Truyện George Washington
Minh triết Thomas Jefferson
Mark Twain nhà văn Mỹ
Đi để hiểu quê hương

500 năm nông nghiệp Brazil
Ngọc lục bảo Paulo Coelho
Rio phố núi và biển
Kiệt tác của tâm hồn

Giấc mơ thiêng cùng Goethe
Chuyện Henry Ford lên Trời
Bài đồng dao huyền thoại
Bảo tồn và phát triển

Sắn Việt Nam và Kawano
Sắn Việt Nam và Howeler
Một ngày với Hernán Ceballos
CIAT Colombia thật ấn tượng
Martin Fregene xa mà gần

Châu Mỹ chuyện không quên
CIP Peru và khoai Việt
Nam Mỹ trong mắt tôi
Nhiều bạn tôi ở đấy

Machu Picchu di sản thế giới
Mark Zuckerberg và Facebook
Lời vàng Albert Einstein
Bill Gates học để làm

Thomas Edison một huyền thoại
Toni Morrison nhà văn Mỹ
Walt Disney bạn trẻ thơ
Lúa Việt tới Châu Mỹ..

CIAT COLOMBIA THẬT ẤN TƯỢNG

Ở Colombia, tôi ấn tượng nhất ba nơi là 1) CIAT tại Cali, 2) sông Magdalena và đền thần Mặt trời, với dãy núi Andes và nhiều đồn điền cà phê; 3) thủ đô Bogota tại Zona Rosa nổi tiếng với các nhà hàng và cửa hiệu, có Cartagena một khu phố cổ trên bờ biển Caribê gợi nhớ biển Nha Trang của Việt Nam. Tôi thích nhất CIAT tại Cali là vườn sắn lai. Tôi nhiều ngày luôn cặm cụi ở đấy. Tôi đã kể lại trong bài “Nhớ châu Phi” lời nhắn của giáo sư tiến sĩ Martin Fregene: “Kim thân. Mình hiểu rằng CMD, bệnh virus khảm lá sắn, đã vô tình được du nhập vào Việt Nam. Mình khuyến khích bạn nhập các giống sắn nuôi cấy mô MNG-19, MNG-2 và 8-9 C-series từ CIAT để đánh giá chúng về hàm lượng tinh bột và năng suất bột. Nếu hàm lượng tinh bột và năng suất tinh bột của những giống sắn kháng bệnh CMD này đủ cao, hãy nhân lên và phân phối giống sắn mới này đến các khu vực bị ảnh hưởng. Hãy cho mình biết nếu mình có thể trợ giúp thêm”. (Dear Kim, I understand that CMD has been accidentally introduced into Vietnam. I encourage you to import tissue culture plants of MNG-19, MNG-2, and the 8-9 C-series from CIAT and evaluate them for starch content. If they are high enough, multiply and distribute to affected areas. Let me know if I can be if more help). Tôi đã trả lời: “Cám ơn bạn. Tôi đã mang nguồn gen giống sắn kháng CMD về Việt Nam rồi, nay mình đang cùng các cộng sự của mình lai tạo giống kháng này với những giống sắn ưu tú năng suất tinh bột cao của Việt Nam”.

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là doithoaigiuacacnenvanhoa1.jpg

ĐỐI THOẠI NỀN VĂN HÓA
Hoàng Kim

Bài học cuộc sống quý giá là sự thấu hiểu và đối thọại giữa các nền văn hóa. Văn hóa là những gì lắng đọng khi ta đã quên đi tất cả. Tôi kể về một lớp học đã theo tôi suốt bao năm. Lớp học đa sắc tộc. Triết luận Goethe, Jefferson, Borlaug và Hemingway lắng đọng thật sâu sắc trong lòng tôi. Sử thi “Faust” kiệt tác văn chương thế giới của Goeth lưu dấu di sản khoa học nhân văn ở nhiều nơi trên thế giới. Thomas Jefferson, tác giả Bản Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ, của Đạo Luật Virginia về Tự Do Tôn Giáo và Người Cha của Đại Học Virginia’ đủ đọng mật cho một thế giới biến chuyển. Norman Borlaug nhà khoa học xanh ‘cứu sống nhiều người hơn bất cứ ai khác trong lịch sử’. Hemingway “Ông già và biển cả” là bài học tự do niềm vui sáng tạo giúp ta trở về chính mình với Ngày xuân đọc Trạng Trình, Trúc Lâm Trần Nhân Tông Nguyễn Du trăng huyền thoại; Tô Đông Pha Tây Hồ; Tagore Thánh sư Ấn Độ;

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là dikhapquenguoidehieudatquehuong3a.jpg

Đối thoại nền văn hóa” là phần tiếp nối của Vòng qua Tây Bán Cầu; CIMMYT tươi rói kỷ niệm; Mexico ấn tượng lắng đọng; Lời Thầy dặn không quên; Borlaug và Hemingway; Con đường di sản Lewis Clark; Sóng yêu thương vỗ mãi của chuỗi ký ức Châu Mỹ chuyện không quênĐi như một dòng sông nhưng xin thầy bạn và người đọc hãy cùng tôi dõi theo từng mẫu ký ức vụn của sự trãi nghiệm được kể chuyện qua hình ảnh

Từ cậu bé chân đất Làng Minh Lệ đi ra thế giới, tôi nhớ không quên lời dạy đầu đời của cha tôi, người bị bom Mỹ giết ngày 29 tháng 8 âm lịch năm 1968: “Con Kim. Cu khi mô cũng nhớ con cả. Con học với Thầy phải biết kính thầy, lễ phép để được thầy thương, chơi với bạn phải biết chân thành, nhường nhịn để cho bạn mến, thận trọng lời nói và thành thực, làm việc gì cũng phải biết tự ý cẩn thận mà không được nghe người ta xui. Bốn ý đó con phải nhớ nha con”. Cha mẹ tôi mất sớm, mẫu thư tuổi thơ lời cha dặn trên giấy học trò, tôi mang theo trọn đời. Khai tâm là lời cha mẹ thầy và anh chị thuở đầu đời nhưng khai trí lại học được ở trường đời Châu Mỹ chuyện không quên, Đi như một dòng sông là những thu hoạch đúc kết đầu đời của tôi sau khi rời bến sông xưa, qua một số chuyện khác. “Đối thoại nền văn hóa” là một ký ức vụn của một mẫu đối thoại tự học đã chép lại nay lưu cho chính mình và hiến tặng bạn đọc.

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là doithoaigiuacacnenvanhoa2.jpg

Tiến sĩ Hannibal Multar, người Do Thái quê gốc Jerusalem, nay định cư ở Mỹ, Trưởng Chương trình Đào tạo của CIMMYT, thầy giáo chủ nhiệm, trong bữa cơm đầu tiên chiêu đãi lớp chúng tôi tại thủ đô Mexico, là thành phố di sản thế giới năm 1987 Câu đầu tiên của thầy ngày sau khi tự giới thiệu về mình, thầy đã quay sang hỏi tôi:  Kim “bạn của tôi”. Lớp mình đủ năm châu. Bạn là người Việt Nam duy nhất của châu Á tại đây. Bạn làm ơn hãy cho tôi biết, bạn muốn học gì? Tôi bình tĩnh và lém lĩnh trả lời: “Chào thầy và các bạn.Tôi muốn ‘học ăn, học nói, học gói, học mở’ như câu tục ngữ Việt Nam quê tôi. Trước hết, tôi muốn học và hành (learning to doing) với thầy bạn để hiểu các nền văn hóa. Thứ hai, tôi muốn học tiếng Anh vì tôi còn kém tiếng Anh và đây là cơ hội tuyệt vời cho tôi để nghe, đọc, viết và nói tiếng Anh hàng ngày. Thứ ba, tôi muốn học khoa học cây trồng và cách quản lý Trung tâm Trạm trại Nông nghiệp chuyên cây trồng như CIMMYT, học cách chọn giống ngô và kỹ thuật thâm canh ngô thích hợp bền vững, học cách trồng ngô đạt năng suất cao chất lượng tốt.để giúp nông dân Việt Nam có thu nhập và đời sống tốt hơn”. Thầy bạn cùng cười: “Nói hay lắm!”.

Doithoaigiuacacnenvanhoa3

Tôi sau này khi về Việt Nam, còn giữ thư lưu bút của các thầy bạn trong đó có thư này của thầy Hannibal Multar. Nội dung bức thư như sau: “Kim “bạn của tôi”. Tôi chỉ muốn nói một vài từ để bày tỏ sự đánh giá chân thành và niềm vui của tôi khi gặp bạn. Tôi cũng tự hào khi biết bạn trong vòng năm, sáu tháng này. Gia đình bạn đang nhớ bạn nhưng chúng tôi đã được rất nhiều bởi sự hiện diện của bạn với chúng tôi ở đây. Bạn gọi tôi là giáo sư bởi vì tôi đã dạy bạn về cách quản lý trạm trại nông nghiệp, nhưng thực ra tôi đã học được từ bạn rất nhiều. Tôi thấy bạn nổ lực và kiên trì học ngôn ngữ. Tôi đã nhìn thấy tác phẩm nghệ thuật đẹp và thơ của bạn. Sự thành thạo chuyên môn mà bạn phải đối mặt với nhiệm vụ của mình ở đây là một thành viên trong đội ngũ tuyệt vời. Tôi sẽ luôn nhớ bạn, bạn của tôi. Hãy giữ liên lạc và cho tôi biết nếu tôi có thể giúp đỡ bằng bất kỳ cách nào. Gửi lời chào thân thiết của tôi  đến gia đình tốt của bạn. Bạn thân. Hannibal Multar.

(To Kim “my friend”. I just want to say a few word to express to my sincere appreciation and joy for having met you. I am also proud to have known you over these five-  six months. Your family have missed you but we gained a lot by your presence with us here. You call me professor because I taught  you about station management, but rest assured that I have learned a lot from you. I saw you struggle and persevere in language. I have seen your beautiful art work and also your poetry. The professional adtitude you faced your duties here in being such a gracious team member. I shall alway remember you, my friend. Please keep in touch  and let me know if I can be of help in any ways. My best personal regards to your good family. Your friend. Hannibal Multar).

Doithoaigiuacacnenvanhoa21

GIẤC MƠ THIÊNG CÙNG GOETHE

Tượng Goethe có trong vườn danh nhân ở Đại học Tự trị Quốc gia México (Universidad Nacional Autónoma de México, tên viết tắt UNAM) là di sản thế giới năm 2007, trường đại học lớn nhất ở khu vực Mỹ Latinh nằm tại thành phố thủ đô México.  Tiến sĩ Hannibal Multar thầy giáo chuyên gia huấn luyện quản lý trung tâm, trạm trại thí nghiệm nông nghiệp CIMMYT hướng dẫn tôi tham quan nơi này cũng như nhiều di sản thế giới khác mà tôi đã kể câu chuyện Mexico ấn tượng lắng đọng

Goethe

Goethe trong lòng tôi là nhà khoa học xanh sinh học và nhà thơ kể chuyện sử thi hay nhất thế gian. Tôi thuở nhỏ đã ngưỡng mộ Người qua câu thơ do Xuân Diệu dịch: “Mọi lý thuyế đều là màu xám, chỉ có cây đời mãi mãi tươi xanh”.

Lần trước, khi tôi đến Praha,  tôi đã gặp Goethe hóa thân thành “nhà phù thủy” là kiệt tác sử thi giữa quảng trường Old Town Square tại lâu đài cổ thành Hradčanské “Praha vàng”, quảng trường Con Ngưa, quảng trường Con Gà (theo cách gọi của sinh viên Việt Tiệp). Lâu đài Praha là lâu đài cổ lớn nhất thế giới theo sách Kỷ lục Guinness, với quảng trường Old Town Square, trung tâm trục lịch sử suốt nghìn năm, những tòa nhà cổ đầy màu sắc, với các nhà thờ Gothic và đồng hồ thiên văn thời trung cổ. Tôi cũng được gặp Goethe trên tượng đá danh nhân trên cầu đi bộ Karl (Tiếng Tiệp gọi là Karlův, người Việt gọi là cầu Tình) nối hai đầu Quảng trường Museum và Můstek  bắc trên con sông Vltava đến khu lâu đài cổ. Và sau cùng trong đêm thánh vô cùng tại rừng thiêng cổ tích Kalovi Vary, tôi đã may mắn có giấc mơ thiêng dạo chơi cùng Goethe. Câu chuyện dài này tôi đã kể trong Praha Goethe và lâu đài cổ

Lần này, khi tôi đến Mexico,  số phận lại cho tôi được gặp Goethe hóa thân trong tượng đá “vườn danh nhân” cùng kiệt tác sử thi Teotihuacan thành phố thời tiền Colombo, di sản thế giới 1987 ở México và Monte Alban kim tự tháp cổ trung tâm của nền văn minh Zapotec,  di sản thế giới năm 1987 ở tiểu bang Oaxaca  phía nam Mexico thì Trường Đại học Tự trị Quốc gia México (Universidad Nacional Autónoma de México,  UNAM) cũng là di sản thế giới năm 2007. UNAM được thành lập vào ngày 22 tháng 9 năm 1910 bởi Justo Sierra như là một thay thế cho Hoàng gia và Đại học Giáo hoàng México (thành lập vào ngày 21 tháng 9 năm 1551 bởi sắc lệnh hoàng gia của Karl V của đế quốc La Mã Thần thánh . Goethe giữa những chứng tích của nền văn minh Aztec và Maya “người tiền sử bản địa da đỏ” hóa đá sử thi 8.000 – 10.000 năm tuổi thì tư duy trí tuệ của nhà thông thái thiên tài, nhà thơ văn, nhà khoa học, triết gia, viết kịch và họa sỹ người Đức vẫn lưu dấu niềm tự hào của đất nước ông ở Mexico và nhiều nước ở châu Mỹ xa xôi.

Goethe tuy sinh ra và lớn lên ở Frankfurt am Main, thành phố lớn thứ năm của Đức, và ông đã sống ở Leipzig (thuộc Đức) Strasbourg (thuộc Pháp), và nơi tưởng niệm Goethe tại Tiệp Khắc có ở rất nhiều vùng . Danh tiếng của ông vang dội toàn châu Âu và Thế Giới. Viện Goethe hiện có phân viện tại 13 thành phố ở Đức và 128 thành phố ở nước ngoài, trong đó có nhiều nước châu Mỹ. Đó là một hiện tượng lan tỏa văn hóa hiếm thấy.

Faust

Faust hoặc George Faust là một nhân vật có thật, đặc biệt nổi tiếng ở  Đức – Tiệp,  sống vào khoảng năm  1480 – 1541, là một thầy thuốc, nhà chiêm tinh và “phù thủy” ảo thuật gia xuất chúng người Đức, nhà khoa học tài năng có khả năng biến đá thành vàng. Faust là người  khát khao kiến thức, hiểu biết, người yêu tự do, không thích bị câu thúc. Faust đã kết bạn với quỷ để thỏa mãn ước mơ khám phá hiểu biết của mình. Kết cục cái giá của tự do khám phá những bí mật của trời đất, thiêng liêng của thần thánh phải trả bằng tính mạng của mình. Goethe tìm thấy từ hình tượng trong dân gian, một khát vọng vô biên về sức mạnh sáng tạo và chinh phục của con người để tìm ra một triết lý nhân văn soi thấu sự đam mê tự do là cái giá ĐƯỢC MẤT cao hơn mạng sống:  “Chỉ những ai biết hăng say lao động, biết nổ lực chinh phục những đỉnh cao chí thiện thì mới xứng đáng được hưởng tự do và tình yêu cuộc sống.

Đối thoại giữa các nền văn hóa, tôi chiêm nghiệm Giấc mơ thiêng cùng Goethe

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là dao-choi-cung-gouthe-1.jpg



Mọi lý thuyết đều là màu xám,
chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi
Goethe trao tặng ta
minh triết của Người.

Ba lần tôi có giấc mơ thiêng
dạo chơi cùng Goethe

Người hóa thân
thành nữ thần Tình Yêu
Thơ Người đi cùng năm tháng

Tôi gặp Goethe  lần đầu
Kalovi Vary, Czechoslovakia
trong rừng thiêng cổ tích.
Người kể chuyện sử thi
Tiệp Khắc kỷ niệm một thời
Praha và lâu đài cổ
Những khát khao mơ ước của Faust,
Nỗi đau của chàng Werther

Tôi gặp Goethe
trên cầu đi bộ Charles
trong 30 tượng thánh trầm tư
Tôi ngắm hình tượng Faust
cũng là Đế Quốc La Mã Thần Thánh
trên quảng trường Old Town Square Praha
Goethe dạy tôi học Faust
hiến mạng sống lấy Tự Do
Học minh triết hiểu tận cùng được mất
Người nhắc tôi đừng quên dân tộc
Giỏi làm người kể chuyện sử thi
Cho dù dạy gì, học gì, làm gì
Cũng từ thực tiễn chính mình
Tích tụ năng lượng tự thân
Khai mở tự do trí tuệ !

Tôi gặp Goethe ở Mexico lần thứ hai
tại UNAM CIMMYT phía cuối trời Tây
GoetheNorman Borlaug dạy cho tôi
Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương
Người hóa thân
trong thanh thản
vòm cây xanh
Người đàm đạo
với Norman Borlaug
và cậu học trò nghèo
Về ý tưởng xanh
Con đường xanh
Hành trình xanh
Sự nghiệp xanh
Nhà khoa học xanh
giấc mơ hạnh phúc

Goethe là vòm cây xanh
Goethe cũng là lão nông
ngồi cùng chúng ta
chuyện trò
trên cánh đồng xanh
hạnh phúc.

Goethe Norman Borlaug
là những trí tuệ bậc Thầy.
Họ không màng hư vình
mà hướng tới đỉnh cao hòa bình
sự an lành tiến bộ .

Tôi cũng lại gặp Người
Oregon Miền Tây Nước Mỹ.
Tôi gặp Người ở hồ lớn
Ciudad Obregon
Ba tỷ khối nước
Cây xanh đất nước giao hòa

Ta gặp Người lần thứ ba
ở FAO Roma, Italia
trong nhà ở Frankfurt,
ngoài công viên Leipzig, Strasbourg
với bao nhiêu điểm đến …

Trời xanh tuyệt vời !
Trời nhân loại mênh mông !

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là fao-roma-italia.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là kim-in-italia.jpg

(*) Hình ảnh Hoàng Kim ở Roma, Italia.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là nho-chau-phi.jpg

ĐỐI THOẠI VĂN HÓA CHÂU PHI

Bài học cuộc sống quý giá là sự thấu hiểu và đối thọại giữa các nền văn hóa. Đối thoại văn hóa với Châu Phi tôi có tám ghi chép theo thời gian: Nhớ châu PhiMôhamet và đạo Hồi; Lúa sắn Việt Châu Phi; Thổ Nhĩ Kỳ nông nghiệp sinh thái; Thổ Nhĩ Kỳ với ‘vành đai và con đường’;Việt Nam con đường xanh; Mười hai ngày ở Ghana. Đó là sự tiếp nối kỳ lạ của đời tôi tại châu Phi qua nhiều chuyến đi đến Uganda, Nigeria, Ai Cập, Sông Nin, Thổ Nhĩ Kỳ, Ghana và các địa danh khác. . Các bạn cũ năm xưa tôi gặp ở CIMMYT, CIANO, OREGON, CIAT, CIP sau này có một số bạn tôi may mắn được gặp lại và gắn bó rất lâu khai mở thêm nhiều chuyến đi và kết gắn thêm các bạn mới tạo thành câu chuyện bạn hữu và du lịch sinh thái thú vị lưu lạc trong ký ức thật vui vẻ theo tôi nhiều năm. Tôi định gom điều này trong câu chuyện Nhớ châu Phi là một chủ đề khái quát hơn và kết nối với tám mục trên của châu Phi và bổ sung thêm nhưng cần có thời gian sắp xếp lại: Châu Phi một thoáng nhìn toàn cảnh. Châu Phi bạn nhớ điều gì nhất? Châu Phi chiến lược chuyển đổi sắn. Lúa sắn Việt Nam với châu Phi. Nông nghiệp và du lịch sinh thái. Trên đây chỉ mới là một số chỉ mục ghi chép chính của tôi trước đây về nhớ châu Phi đất nước con người. Tôi cần biên tập xâu chuỗi ký ức vụn các điạ danh và bạn hữu với những ghi nhớ chính. Mục đích của ghi chép này nhằm bảo tồn một số tư liệu thông tin bản thân có thể có ích cho ai đó quan tâm nông nghiệp sinh thái Việt Nam trong sự nhận thức và đối thoại nền văn hóa. Đi để hiểu quê hương đất nước con người, những giá trị cốt lõi văn hóa lịch sử dân tộc tôn giáo trong trãi nghiệm sinh thái nông nghiệp nước bạn giúp khai mở hiểu biết thế giới rộng lớn.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là chau-my-chuyen-khong-quen-3.jpg

ĐỐI THOẠI VĂN HÓA CHÂU MỸ

Châu Mỹ chuyện không quên Tôi sang châu Mỹ nhiều lần, có trên 36 bài đường links, thỉnh thoảng vui đọc lại và viết thêm ghi chú Đó là một chặng đường trải nghiệm thích thú, trong con đường di sản của riêng mình Đối thoại nền va7n hóa. Đi để hiểu quê hương, Học để làm được điều gì đó.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là reinhart-howeler-the-great-friend-of-kim.jpg

Châu Mỹ chuyện không quên, tôi đã và đang lưu lại bao điều tâm đắc, Kazuo Kawano, Reinhardt Howeler, Hernan Ceballos, … là những người bạn tuyệt vời của tôi ở CIAT. Tôi học những gương cụ thể của họ nhưng cũng ấn tượng sâu sắc bởi bao gương sáng danh nhân như gương  George Washington, Thomas Jefferson; Norman Borlaug, Mark Zuckerberg, Bill Gates học để làm, đối với tôi thật sự thấm thía. Tôi thích học để làm, học vừa làm trí tuệ của họ. Câu châm ngôn hay về “sự đọc” đưa vào trang viết này thật đúng: “ Trong một thế giới có đủ bình tâm, người viết nhỏ hơn người đọc, người đọc nhỏ hơn quyển truyện họ đang đọc, và quyển truyện nhỏ hơn sự đọc. Người viết và người đọc rồi chết, truyện rồi quên. Sự đọc ở lại và làm nên một phần mênh mông trong định nghĩa của việc làm người “.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là ciat-colombia-cimmyt-mexico-cip-peru.jpg

xem tiếp Châu Mỹ chuyện không quên

NguyenKhacVien timtrongdisan

NHỚ CỤ NGUYỄN KHẮC VIỆN
Hoàng Kim

Nhà văn hóa Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện (1913-1997) là nhà hoạt động văn hóa, y học, tâm lý giáo dục lỗi lạc, người đã để lại cho Việt Nam và Thế giới một khối lượng đồ sộ công trình nghiên cứu giá trị mà tôi rất kính trọng. Tôi cũng thực sự không ngờ Cụ lại là người viết thư tình hay đến thế! Và, cao khiết hơn hết, đó là tấm lòng của Cụ đối với Dân, với Nước, những ý kiến phản biện về sức khỏe xã hội của Cụ có giá trị cảnh báo cao, thật sâu sắc, thân tình,  trân quý. Ngày 10 tháng 5 là ngày mất của Cụ Viện. Nhớ Người dâng nén tâm hương.

Di sản Nguyễn Khắc Viện

Nhà văn hóa Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện (1913-1997) là một người viết văn Việt hay và khúc chiết. Tôi thường đọc lại và suy ngẫm bốn cuốn sách của Cụ mà tôi tâm đắc là: “Nguyễn Khắc Viện, Một đôi lời”, “Nguyen Khac Vien 1999. Vietnam a long history”; “Nguyễn Khắc Viện 2003. Tác phẩm tập 1, Tập 2” Cụ Viện là nhà văn hóa giáo dục tâm y học lịch sử ngôn ngữ Việt Anh Pháp thật thông tuệ và uyên bác, có những ý kiến phản biện về sức khỏe xã hội với giá trị cảnh báo cao, thật sâu sắc, thân tình và  trân quý. Sách lịch sử Việt Nam bằng tiếng Anh của Cụ Viện đọc thật dễ hiểu, văn phong mạch lạc, chuẩn xác. Đôi khi tôi tự hỏi tại sao tác phẩm lớn này đã tái bản lần thứ Tư mà chưa sử dụng làm tinh hoa ngôn ngữ Anh Việt đối chiếu dùng sách này trong Nhà trường có tiếng Việt chung nguồn với ngôn ngữ khác. Cụ Viện có bài VÈ THỞ BỐN THÌ, khẩu quyết luyện thở, báu vật cuộc đời. Ai trãi qua trận đau nặng mới thấm được bài tập dưỡng sinh hàng ngày của cụ Viện và giáo sư bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng là trân quý dường nào đối với sức khỏe.:

BaNguyenThiBinhgioithieusachCuNguyenKhacVien

“Thót bụng thở ra
Phình bụng thở vào
Hai vai bất động
Chân tay thả lỏng
Êm, chậm, sâu, đều
Tập trung theo dõi
Luồng ra luồng vào
Bình thường qua mũi
Khi gấp qua mồm
Đứng, ngồi hay nằm
Ở đâu cũng được
Lúc nào cũng được”.

Bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch Nước Công hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã viết lời giới thiệu về Cụ Nguyễn Khắc Viện thật thấm thía:

Nhìn lại chặng đường xây dựng và phát triển văn hóa ở nước ta, chúng ta tự hào đã có không ít nhà hoạt đõng văn hóa xuất sắc , vớt tầm cao của lòng yêu nước và trí tuệ, biết hòa mình vào cuộc chiến đấu chung của dân tộc, đã tạo ra nhiều tác phẩm quý , có giá trị bền vững, góp phần làm giàu kho tàng văn hóa của dân tộc và của nhân loại.

Nguyễn Khắc Viện là một trong những con người như thế.

Là người có nhiều kinh nghiệm tuyên truyền đối ngoại, Nguyễn Khắc Viện đã viết hàng loạt tác phẩm bằng tiếng Pháp giới thiệu đất nước, lịch sử, nền văn hóa truyền thống và con người Việt Nam, đặc biệt là giới thiệu cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta với đông đảo bạn đọc trên thế giới. Am hiểu sâu sắc ngôn ngữ Pháp, Nguyễn khắc Viện cũng đã dịch truyện Kiều ra tiếng Pháp.

Là nhà khoa học, Nguyễn Khắc Viện đã có nhiều công trình nghiên cứu về phương pháp dưỡng sinh , về y học, về tâm lý học , về giáo dục học, về tâm – sinh lý – bệnh học của trẻ em, và đã chủ biên nhiều bộ từ điển chuyên ngành.

Nguyễn Khắc Viện còn là học giả – nhà văn- nhà báo với nhiều cuốn sách và bài viết vừa đậm đà phong cách văn học, vừa mang tính chính luận sâu sắc và bản sắc dân tộc.

Trong vốn trước tác đa dạng và phong phú đó của Nguyễn Khắc Viện , nhiều tác phẩm đã được bạn đọc trong và ngoài nước đánh giá cao, coi đó là những đóng góp có giá trị vào nền văn hóa, xứng đáng được lưu giữ lâu dài...”

NguyenKhacVientimtrongdisan

Thư tình Nguyễn Khắc Viện


Tôi kính trọng bác sĩ Nguyễn Khắc Viện (1913-1997) là nhà hoạt động văn hóa, y học, tâm lý giáo dục lỗi lạc, người đã để lại cho Việt Nam và Thế giới một khối lượng đồ sộ công trình nghiên cứu giá trị, nhưng tôi thực sự không ngờ cụ lại là người viết thư tình hay đến thế! Đọc trang viết “Quà tặng xứ mưa” của nhà văn Ngô Minh và lời nói đầu sách “Nguyễn Khắc Viện, yêu và mơ” mà thật ngạc nhiên và vui thích.

“Vậy mà chúng tôi vừa phát hiện một tập gồm hơn hai mươi lá thư tình hết sức là … lãng mạn của Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, một bí mật được cất giấu gần nửa thế kỷ, trong lúc tìm soạn những Di cảo của ông để trao cho Cục Lưu trữ quốc gia để bảo quản lâu dài. Đọc những lá thư tình của Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, chúng ta không chỉ cảm thấy thích thú trước một điều bất ngờ mà còn rung cảm trước vẻ đẹp phong phú của ngôn từ cũng như tâm hồn trẻ trung, tươi tắn và vị tha của một con người” “Thư không ghi năm, nhưng chắc cũng là năm 1967. Một lá thư thật hay, thêm lời bình nữa thì chẳng khác chi làm ồn khi người ta đang lắng nghe một bài hát du dương ngọt ngào!” (lời nhà văn Nguyễn Khắc Phê). Tôi đã trân trọng chép lại lá thư này “Thư tình Nguyễn Khắc Viện 17 tháng 1”.

“Thế là được giặt tất, được múc nước rửa chân, được đánh máy đẽo gọt bài… Bao nhiêu mơ ước dần dần thành sự thật, một sự thật thấm thía hơn lúc chỉ còn là ước mơ. Quên, bàn viết chung bài về Hà Nội, sợi ngang sợi dọc chúng ta đang dệt lên cuộc đời mới của riêng hai đứa mình. Từ đây hai chữ đời riêng mới có ý nghĩa, mua sắm cái gì, diện chiếc quần mới, quét cái nhà chưa sạch, trước kia riêng chung lẫn lộn, làm gì chỉ làm cho tròn nhiệm vụ, không có thú riêng. Thú vị lắm những lúc có mặt người khác, ngồi ngắm ánh mặt trời lấp loáng trên mái tóc em, cảm thấy cái đẹp ấy chỉ dành riêng cho mình; hay khi chúng mình thoáng nhìn nhau giữa lúc trò chuyện với người khác, êm thắm làm sao một ánh mắt đưa qua trong giây lát, ngọt lịm như ngụm nước dừa giữa ngày hè nóng bức. Lạ thật! Hạnh phúc đến nhẹ nhàng, chỉ một một làn gió lướt ngoài da mà in sâu đến xương tủy. Một chút hương thơm hầu như không cảm thấy mà thấm đến ruột gan.

Em muôn yêu ngàn quý, đêm nằm anh nhớ, ngày dậy anh thương, càng gần càng thương, càng xa càng nhớ, nghĩ đến ngày mỗi phút mỗi giây đều là của chung, rung cả người; nghĩ đến lúc cái gì cũng là của chung… Sáng chợp mắt đã có thể đưa tay vuốt làn tóc, chiều chiều đón em đi làm về. Ngày ấy sẽ là ngày như thế nào nhỉ? Em ơi, anh muốn người anh thành con người pha-lê trong suốt, cho em thấy hết mỗi giọt máu, mỗi thớ thịt đều thắm nhuộm tình yêu. Em có thấy anh như cành khô đang sống lại không? Có thấy lòng anh nay lâng lâng như một sáng mùa thu không? Em ơi, như đóa hoa tắm gội trong ánh mặt trời, em cứ thản nhiên để cho tình yêu của anh quấn quýt, bao quanh lấy em. Anh bây giờ yêu em, quý em không còn chuyện gì mắc míu nữa, không còn vấn đề gì nữa, thương thương nhớ nhớ thành tự nhiên như ăn như thở thôi. Hôn mái tóc vàng, hôn đôi chân ngọc”.
(Nguyễn Khắc Viện)

Nguyễn Khắc Viện tìm trong di sản là một nguồn tinh lực quý .

Nếp nhà nét đẹp văn hóa

Gia đình Cụ Viện là một mẫu mực tiêu biểu của một gia đình hạnh phúc, nếp nhà và nét đẹp văn hóa. Anh Hoàng Đại Nhân đã chia sẽ cảm nhận và động viên khuyến khích tôi hiểu tường tận về Cụ Viện. Thực ra tôi không chỉ quý trọng Cụ mà còn rất thấm thía về điều đó

NguyenKhacVientimtrongdisan


Cụ Hoàng Giáp Nguyễn Khắc Niêm (trong sách Hoàng Niêm đất Hương Sơn, Nhà Xuất bản Thuận Hoá, năm 2007) là cha ruột của các người con danh tiếng GS Nguyễn Khắc Dương, GS – Nhà văn hoá Nguyễn Khắc Viện, GS Nguyễn Khắc Phi, Nhà văn Nguyễn Khắc Phê, nhà giáo Nguyễn Thị Dư Khánh, qua bài viết “Cụ Hoàng Giáp dạy con”. (Bốn người con cụ Hoàng Giáp (từ phải qua): GS Nguyễn Khắc Dương, GS-Nhà văn hoá Nguyễn Khắc Viện, GS Nguyễn Khắc Phi, Nhà văn Nguyễn Khắc Phê Ảnh: TƯ LIỆU GIA ĐÌNH).

Nhà văn Nguyễn Khải có bài viết rất hay về “Nếp nhà” nói về quan niệm gia đình hạnh phúc qua lời kể về một bà cụ phúc hậu minh triết “Theo bà cụ, thời bây giờ có được vài trăm cây vàng không phải là khó, cũng không phải là lâu, nhưng có được một gia đình hạnh phúc phải mất vài đời người, phải được giáo dục vài đời. Hạnh phúc không bao giờ là món quà tặng bất ngờ, không thể đi tìm, mà cũng không nên cầu xin”.

Cụ Cao Xuân Dục (1843–1923) học giả, nhà văn hóa, nhà văn Việt Nam, đại quan Đông các Đại học sĩ triều đình nhà Nguyễn đã đánh giá cụ Hoàng giáp Nguyễn Khắc Niêm Thượng thư Bộ Lễ đồng  triều Nguyễn, người trụ cột của một dòng họ nếp nhà danh tiếng tôn tộc đại quy:  “Người có đức thì lời văn thuần nhất, người có học vấn thì tri thức toàn diện, người có lý lẽ minh bạch thì sách luận khúc chiết. Ở Nguyễn Quân hội đủ tất cả những điều trên. Văn là người. Gọi Nguyễn Quân ( Khắc Niêm) là một trang thiếu niên anh tuấn cũng đáng mà gọi là một bậc lão thành cũng không phải là không xứng”.

Trước vầng trăng cổ tích, đọc lại và suy ngẫm gương người hiền Cao Xuân Dục và Nguyễn Khắc Niêm nhận thấy lời đánh giá thật đáng kính, hiểu người, biết mình và sâu sắc thay!. Cụ Nguyễn Khắc Viện là một trong số ít trường hợp điển hình của chân dung văn hóa Việt thời hiện đại liền mạch trong một nếp nhà đáng kính phục. Cụ Viện đời và sách và gia đình là một câu chuyện thật hay. Tôi dự định tích lũy thông tin chiêm nghiệm sâu hơn để viết tiếp về Cụ nếp nhà và nét đẹp văn hóa.

Hoàng Kim

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là an-vui-hoc-cu-trang-trinh-1.jpg

AN VUI HỌC CỤ TRẠNG TRÌNH
Hoàng Kim

“Tui chỉ mới là “thuộc sách” thôi.
“Giảng sách” xem ra chửa tới nơi
Vui việc cứ LÀM chưa vội DẠY
Nói nhiều làm ít sợ chê cười.

“Cổ điển” honda không biết chạy
“Canh tân” blog viết đôi bài
Quanh quẩn chỉ lúa ngô khoai sắn
Vô bờ biển HỌC dám đơn sai.

Ước noi cụ Trạng ưa duyên thắm
Kính vợ không quên việc trả bài
“An nhàn vô sự là tiên” đấy
Thung dung đèn sách, thảnh thơi chơi

Đất Bình An tìm An Bình Fạm
Môn rất thơm khiến Thủy mơ ôn
Mít thật ngon Binh trồng mơ ít
Hoa Đất Hoa Lúa chọn “Root of Peace”

Ta an vui học cụ Trạng Trình
Bao năm nhàn sống giữa thiên nhiên
Đến chốn thung dung mừng tĩnh lặng
Chơi cùng hoa cỏ thú an nhiên

Nhớ câu chuyện cũ mười năm trước
Nay cười đọc lại thảnh thơi vui
Chiến Sự Hoahuyen Nga Vân Cúc
Trungkim Phan Chi bạn hiền ơi

HK

(*) Thơ vui đùa lại bài viết của anh Hoahuyen Đào Ngọc
https://thovanhoangkim.blogspot.com/…/uoc-noi-cu-trang-ua-d…

639.

CHÂN DUNG TIẾN SĨ HOÀNG KIM (*)
Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh

Cả đời mê tít sắn ngô khoai
Tiến sĩ nhà nông khá đẹp trai
Giọng nói tươi nguyên màu trí tuệ
Nụ cười say đẫm chất duyên hài
Quý bè yêu bạn đâu ra đó
(Kính vợ thương con đúng bản bài)
Người tốt cổ xưa còn sót lại (**)
Tấm gương trong sáng chẳng hề sai.

Hoahuyen

CNM365 Tình yêu cuộc sống
DẠY VÀ HỌC https://hoangkimvn.wordpress.com
ngày mới nhất bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365 Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on Twitter

Video yêu thích

Chào ngày mới 9 tháng 5


NGỌC LƯU LY NHỚ MẸ

Bạn nhớ dáng mẹ lưng còng
Mình thương mẹ mất lúc còn thanh xuân

Giáp Thìn bốn chín chân vân
Tuổi thơ vắng mẹ rưng rưng cuộc đời
Ít năm giặc giết cha rồi
Gian nan càng trải một thời truân chiên

Quê hương lưu bóng mẹ hiền
Thiêng liêng đất nước lời nguyền núi sông


Hoàng Kim

TỈNH THỨC CÙNG THÁNG NĂM
Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim
#Nhàtôi
; #banmai; #htn365; #ana; #Thungdung#dayvahoc, #vietnamhoc;  #cnm365;  #cltvn; #đẹpvàhay; #lvn365 https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-9-thang-5/ & https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-9-thang-5

CNM365 Tình yêu cuộc sống: Thế giới trong mắt ai; Bài thơ Viên đá Thời gian; Lời Thầy dặn thung dung; Nông nghiệp Việt trăm năm; Sông Mekong tin nổi bật; Vị tướng của lòng dân; Nguyễn Du trăng huyền thoại; Trời nhân loại mênh mông; Tagore Thánh sư Ấn Độ; Hoa Hồng Ngọc Quan Âm; Huế có Thiên Thụ Sơn; Ta về với Linh Giang ; Làng Minh Lệ quê tôi; Châu Mỹ chuyện không quên; Nguyễn Du là bậc anh hùng; Tô Đông Pha Tây Hồ; Đền Kiếp Bạc Côn Sơn; Dám đánh và quyết thắng; Kim Notes lắng ghi chú; Phục Sinh Bình Minh An; Giấc mơ đời vẫn thực; Sóng yêu thương vỗ mãi; Sơn La núi báu vật; Ngụ ngôn cho người lớn; Huế có Thiên Thụ Sơn; Ta về với Linh Giang ; Làng Minh Lệ quê tôi ; Châu Mỹ chuyện không quên ; Một gia đình yêu thương ; Nguyễn Du là bậc anh hùng; Tô Đông Pha Tây Hồ ; Lời Thầy dặn thung dung; Sớm hè líu ríu xuân Hoàng Long cây lương thực ; Một gia đình yêu thương; Nguyễn Du Hồ Xuân Hương, Dưỡng mầm xanh phương Nam; Việt Nam Tổ Quốc tôi; Việt Nam con đường xanh; Cách đánh của Việt Nam; Thế giới trong mắt ai ; Chỉ tình yêu ở lại ; Mưa lành và lúa xuân; Lúa siêu xanh Việt Nam ;Tiến bộ giống sắn Việt Nam; Lào hoa trắng nắng Mekong; Đẹp và Hay Học Mãi; Suy tư sông Dương Tử; Trung Tân mừng ngày mới; Thế giới trong mắt ai; Vui đến chốn thung dung; Việt Nam con đường xanh; Hoàng Trung Trực đời lính; Thơ viết bên thác Iguazu; Cuối dòng sông là biển, Sự cao quý thầm lặng; Nghị lực và Ơn Thầy; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Nhớ kỷ niệm một thời; Nhớ lại và suy ngẫm; Trường tôi nôi yêu thương; Lời Thầy dặn thung dung; Con đường xanh yêu thương; Bảo tồn và phát triển sắn; Tiến bộ giống sắn Việt Nam; Giống sắn KM140 giải VIFOTEC; Hoa và Ong Hoa Người; Những trang văn thắp lửa; Bài ca Trường Quảng Trạch; Bài thơ Viên đá Thời gian; Thầy Hiếu đêm giáng sinh; Bóng hạc chốn xa xôi; Lời thương; Thế giới trong mắt ai; Cách mạng sắn Việt Nam; Bạch Ngọc Đông Hòa bạn quý; Tỉnh thức cùng tháng năm; Ban Mai Bình Minh An Tỉnh thức nhớ Viên Minh; Vĩ Dạ thương Miên Thẩm; Bay lên nào Hải Âu; Sơn Nam ông già Nam Bộ; Sơn Nam và Bùi Giáng; Chỉ tình yêu ở lại ; Về với vùng cát đá ; Thầy giáo già trước biển; Mưa lành và lúa xuân; Lúa siêu xanh Việt Nam ; Tiến bộ giống sắn Việt Nam; Sắn Việt Nam ngày nay; Hoàng Long thơ về Mẹ; Thung dung đời quên tuổi; Nhớ lời vàng Albert Einstein; Trần Văn Trà bóng hạc; Thiên đường này đâu quá xa; Qua Waterloo nhớ Scott; Lên đỉnh Thiên Môn Sơn; Gạo Việt và thương hiệu; Thăm nhà cũ của Darwin; Về; Nghĩa Lĩnh Đền Hùng; Dẻo thơm hạt ngọc Việt, Trần Khánh Dư vẹn kiếp; Ăn cháo nói càn khôn; Nhớ quên khúc nhạc vui; Mười thói quen mỗi ngày; Nguyễn Hàm Ninh Thầy Vua; Ngắm ‘ngõ nhà lão Hâm’; Kim Notes lắng ghi chú; Đọc ’50 năm nhớ lại’; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Giống lúa siêu xanh GSR65; Tháng Tư chuyện không quên; Phục sinh giữa tối sáng; Việt Nam con đường xanh; Đêm khúc nhạc thanh bình; Thầy bạn trong đời tôi; Tiến bộ giống sắn Việt Nam ; Sắn Việt Nam ngày nay ; Giống khoai lang Việt Nam; Thành tâm với chính mình; Trường tôi nôi yêu thương, Về Trường để nhớ thương; Minh triết Thomas Jefferson; Chuyện đồng dao cho em; Chuyện cổ tích người lớn; Lời dặn của Thánh Trần; Nhớ thầy Tôn Thất Trình; Chuyện thầy Tôn Thất Trình; Tâm Đạo chuyện trăm năm; Đến với Tây Nguyên mới, Ban mai chào ngày mới; Khi hoa bằng lăng nở; Nhà tôi chốn thung dung; Kuma DCj & Hoàng Thảo; Minh triết của đức Phật; Đền Bà Chúa Thượng Ngàn; Đi dưới trời minh triết; Yên Lãng Hồ Chí Minh; Tản mạn nhớ và quên; Làng Minh Lệ quê tôi; Chuyện ngậm ngãi tìm trầm; Chuyện muôn năm còn kể; Lên Trúc Lâm Yên Tử; Lời ru nhớ núi sông; Đến với Tây Nguyên mới ; Câu cá bên dòng  Sêrêpôk; Tỉnh thức cùng tháng năm; Mưa xuân Kim và Thủy; Chuyện sao Kim kỳ thú; Sông Hoàng Long chảy hoài; Sông Kỳ Lộ Phú Yên; Mưa xuân trong mắt ai; Tháng Ba hoa gạo nở; Việt Nam con đường xanh; Đọc lại và suy ngẫm; Mây lành Phổ Đà Sơn; Kim Notes lắng ghi chú; Gia Cát Mã Tiền  Khóa; Trung Quốc một suy ngẫm; Nhớ Ông Bà Cậu Mợ; Có một ngày như thế; Phục sinh giữa tối sáng; Nam tiến của người Việt; Nhà tôi giấc mơ xanh; Cao Biền trong sử Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Nhà tôi giấc mơ xanh; Tô Đông Pha Tây Hồ; Thượng Đức thương nhìn lại; Những trang văn thắp lửa; Thơ vui những ngày nhàn; Bill Gates học để làm; Minh triết sống phúc hậu; Giống khoai lang Việt Nam; Sắn Việt Nam ngày nay; Vietnamese Cassava Today; Hồ Lắk Đình Lạc Giao; Ngày Quốc tế Hạnh phúc; Chim Phượng về làm tổ; Chốn vườn thiêng cổ tích; Trân trọng Ngọc riêng mình; Bảo tồn và phát triển sắn; Về miền Tây yêu thương; Trần Công Khanh ngày mới; Mark Zuckerberg và FB ; Chuyện đồng dao cho em; Đến với Tây Nguyên mới; Thương Kim Thiếp Vũ Môn.Nghỉ ngơi nhàn tĩnh dưỡng; Trần Công Khanh ngày mới;Selma Nobel văn học; Thầy Quyền thâm canh lúa; Chuyện ngày sinh của Thủy;Một gia đình yêu thương; Thành kính lưu lời thương; Nhớ ông bà cậu mợ; Một niềm tin thắp lửa;Minh triết sống phúc hậu; Truyện vua Solomon; Đến với Tây Nguyên mới; Hồ Lắk Đình Lạc Giao; Thương Kim Thiết Vũ Môn; IAS đường tới trăm năm; Nông nghiệp Việt trăm năm; Quản lý đất đai Việt Nam; Nam Tiến của người Việt; Mẹ tắm mát đời con; Bóng hạc chốn xa xôi; Hồ Lắk Đình Lạc Giao; Cánh cò bay trong mơ; Vào Tràng An Bái Đính; Sông Hoàng Long chảy hoài; Nguồn Son nối Phong Nha; #An nhiên; Đến với Tây Nguyên mới; Thương Kim Thiết Vũ Môn; Nguyễn Huy Thiệp lắng đọng;Đặng Dung thơ Cảm hoài; Đồng hành cùng đi tới; Giống khoai lang Việt Nam; Thương Kim Thiếp Vũ Môn; Quảng Bình đất và người; Thơ văn thầy Hồ Ngọc Diệp; Chuyện cổ tích người lớn; Cuối dòng sông là biển; Thầy nghề nông chiến sĩ; Đọc lại và suy ngẫm; Thương Kim Thiếp Vũ Môn; Giống khoai lang Việt Nam; Việt Nam con đường xanh; Đọc lại và suy ngẫm; Mây lành Phổ Đà Sơn; Cao Biền trong sử Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Nhà tôi giấc mơ xanh;Phạm Hồng Đức Phước ca cao; Cao Biền trong sử Việt;Trời nhân loại mênh mông; Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay; Thầy bạn trong đời tôi; Cuối dòng sông là biển;. Phục sinh giữa tối sáng; Nam tiến của người Việt; Gia Cát Mã Tiền Khóa; Kim Notes lắng ghi chú; Gia Cát Mã Tiền Khóa;Sông Kỳ Lộ Phú Yên; Châu Văn Tiếp Phú Yên; Chọn giống sắn Việt Nam; Ngọc Phương Nam ngày mới; Nghê Việt am Ngọa Vân; Phục sinh giữa tối sáng; Lê Phụng Hiểu ruộng thác đao; Thầy bạn trong đời tôi; Bóng hạc chốn xa xôi; Giống khoai lang Việt Nam; Chuyện thầy Lê Quý Kha; Lên Việt Bắc điểm hẹn ; Tiếng Việt lung linh sáng; Bài thơ Viên đá Thời gian; Kim Notes lắng ghi chú; Gia Cát Mã Tiền  Khóa; Minh triết sống phúc hậu; Thung dung dạy và học; Thầy bạn trong đời tôi; Trịnh Công Sơn lắng đọng; Dạo chơi non nước Việt; Minh triết cho mỗi ngày; Địa chỉ xanh Ấn Độ; Vườn Quốc gia Việt Nam; Tĩnh lặng cùng với Osho; Đi thuyền trên Trường Giang; Đến với Tây Nguyên mới; Bài thơ Viên đá Thời gian; Đợi anh ngày trở lại; Chốn thiêng; Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc; Sắn Việt Nam ngày nay; Chung sức trên đường xuân; Vietnamese cassava today; Đỗ Hoàng Phong chiều xuân; Hồ Văn Thiện bóng chiều; Walt Disney người bạn lớn; 24 tiết khí lịch nhà nông; Lời thương; Giống lạc HL25 Việt Ấn; Thầy Tuấn kinh tế hộ; Thầy Tuấn trong lòng tôi; Địa chỉ xanh Ấn Độ; Chuyện cổ tích người lớn; Giống khoai lang Việt Nam; Nguyễn Hiến Lê sao sáng; Xanh một trời hi vọng; Về miền Tây yêu thương; Nơi một trời thương nhớ; Nông lịch tiết Thanh Minh; 24 tiết khí nông lịch; Ngày xuân đọc Trạng Trình; Nhớ thầy Trần Ngọc Ngoạn; Chốn thiêng; Thế giới trong mắt ai; Việt Nam con đường xanh; Nông nghiệp công nghệ cao; Phạm Quang Khánh Hoa Đất; Sông Mekong tin nổi bật; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Chín điều lành hạnh phúc; Đến với bài thơ hay; Nụ tầm xuân mùa xuân ; Về miền Tây yêu thương; Nơi một trời thương nhớ; Nông lịch tiết Thanh Minh; Tốt gỗ chẳng cần sơn; Ngày xuân đọc Trạng Trình; Nhớ thầy Trần Ngọc Ngoạn; Chốn thiêng; Thế giới trong mắt ai; Nông nghiệp công nghệ cao; Việt Nam con đường xanh; Thầy bạn trong đời tôi. Bill Gates học để làm Chuyện cổ tích người lớn. Thương Kim Thiếp Vũ Môn; Nhớ lời thề cỏ May, Vui quà tặng cuộc sống

Ngày 9 tháng 5 năm 1945 Ngày chiến thắng chủ nghĩa phát xít Thế chiến thứ hai. Đại diện nước Đức bại trận đã phải ký hiệp định đầu hàng không điều kiện Đồng Minh tại Karlhorst, ngoại ô Berlin trước sự chứng kiến của đại diện 4 nước Anh, Pháp, Mỹ và Liên Xô. Hiệp định này cũng chính thức chấm dứt Thế chiến thứ hai tại Châu Âu. Ngày 9 tháng 5 năm 1945 Thế chiến thứ hai: Hồng quân Liên Xô tiến vào Praha. Ngày 9 tháng 5 năm 1502 Christopher Columbus rời Tây Ban Nha lần thứ tư cho chuyến đi cuối cùng của ông đến Tân Thế giới; Lịch sử coi chuyến đi đầu tiên năm 1492 của Colombo có tầm quan trọng lớn mà lịch sử châu Mỹ trước đó được coi là giai đoạn Tiền Colombo, và thời gian diễn ra sự kiện ngày Colombo thường được kỷ niệm tại toàn thể châu Mỹ, Tây Ban Nha và Ý. Thời ấy, vua Tây Ban Nha sau cuộc hôn nhân của Ferdinand và Isabella muốn liều lĩnh có một con đường hằng hải trực tiếp kết nối châu Âu và châu Á. Colombo đã hứa hẹn điều này nhưng trên thực tế ông đã lập ra một con đường biển giữa châu Âu và châu Mỹ. Chính con đường tới châu Mỹ này đã mang lại lợi thế cạnh tranh cho Tây Ban Nha để trở thành một đế chế thương mại.

Bài chọn lọc ngày 9 tháng 5: Thế giới trong mắt ai; Bài thơ Viên đá Thời gian; Lời Thầy dặn thung dung; Nông nghiệp Việt trăm năm; Sông Mekong tin nổi bật; Vị tướng của lòng dân; Nguyễn Du trăng huyền thoại; Châu Mỹ chuyện không quên; Vịnh Lăng Cô xứ Huế; Thơ Tứ tuyệt Hoàng Kim; Ngày mới Ngọc cho đời; Ngày mới Ngọc cho đời; Cầu Trời nối Mẹ Cha xưa; Việt Phương ba điều nhớ mãi; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Mưa tháng Năm nhớ bạn; Sắn Việt Nam và Kawano; Sắn Việt Nam và Howeler; Đi để hiểu quê hương; Địa chỉ xanh Ấn Độ; Thái Tông và Hưng Đạo; Về lại bến sông xưa; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.comhttp://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-9-thang-5/https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-9-thang-5/

Trực tiếp: Lễ duyệt binh kỷ niệm 79 năm Ngày Chiến thắng phát xít tại Quảng trường Đỏ (Moscow, Nga) https://www.facebook.com/baoquandoinhandan/videos/291406104064822

VỊNH LĂNG CÔ XỨ HUẾ
Bạch Ngọc Hoàng Kim

Huế có Thiên Thụ Sơn
Thanh trà Thủy Biều Huế
Từ Hiếu với người hiền
Thăm thẳm trời sông thương

HUẾ CÓ THIÊN THỤ SƠN

Huế có Thiên Thụ Sơn

Thanh trà Thủy Biều Huế
Vịnh Lăng Cô xứ Huế
Linh Nhạc thương lời hiền


Bảy Núi Thiên Cấm Sơn
Nhớ Đàn Khê Lưu Bị

Sắn Việt Nam và Kawano
Việt Nam con đường xanh
Ẩn tàng bao huyền thoại …

Hoàng Kim

Huế có Thiên Thụ Sơn là câu chuyện dài tiếp nối Bảy Núi Thiên Cám Sơn. Tôi sau 30 năm tạm lưu ít thư mục nhỏ không nỡ quên để thỉnh thoảng quay lại. Cụ Dương Văn Sinh, người thầy thuốc ưu tú, có huân chương lao động hạng ba, lương y, có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, cũng là một nhà phong thủy danh tiếng ở Huế. Cụ rất tâm đắc với tôi về thế núi Thiên Thụ Sơn và Trường Cơ Thiên Thụ Lăng, có tương quan huyền tích Bảy Núi Thiên Cấm Sơn; Huế Di sản Thế giới tại Việt Nam; Tuyệt tác kiến trúc độc đáo triều đại nhà Nguyễn

Sau này vua Gia Long tại Huế đã chọn Thiên Thụ Sơn là hướng núi cho quần thể di tích cung điện và lăng mộ nhà Nguyễn, đầu tiên là quần thể di tích kinh đô Huế đến lăng Trường cơ chúa Nguyễn Hoàng và sau cùng là Nguyễn Vương

Bảy Núi Thiên Cấm Sơn tôi có chín năm (1997-2005),thường xuyên đi lại làm đề tài ở vùng này Bảy Núi Thất Sơn, và đã có kể chuyện “Kênh ông Kiệt giữa lòng dân“, “Bảy Nhị kênh ông Kiệt và tôi“, “Ông Bảy Nhị An Giang” “Bảy Núi Thiên Cấm Sơn“, … với bạn đọc trong dịp trước. Nhưng đó chỉ là những ghi chú nhỏ (Notes) kèm nhiều hình.

Thuở đó, ông Cao Đức Phát sau là Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn cũng có thời gian ngắn “luân chuyển cán bộ” về An Giang, anh Lê Minh Tùng sau này là Phó Chủ tịch tỉnh kiêm Hiệu trưởng Trường Đại học An Giang và anh Ngô Vi Nghĩa, anh Bảy Dế vẫn thường lội ruộng cùng chúng tôi. Trong những câu chuyện miên man về văn hóa xã hội vùng Bảy Núi, tôi có loáng thoáng biết chuyện dì Ba trên đỉnh núi Mồ Côi Thiên Cấm Sơn, nhưng do mãi bận việc thực hiện các thí nghiệm dưới chân núi, như hình đầu trang, nên tôi chưa để ý.

BẢY NÚI THIÊN CẤM SƠN

Linh Nhạc thương người hiền
Nguyễn Du trăng huyền thoại
Đá Đứng chốn sông thiêng
Đại Lãnh nhạn quay về

Lênh đênh cửa Thần Phù
Lên Thái Sơn hướng Phật
Lên Trúc Lâm Yên Tử
Huế có Thiên Thụ Sơn


Tu Phật tới Phú Yên
Tu Tiên lên Bảy Núi
Đức lớn nuôi chí bền
Đường trần đi không mỏi
.

Hoàng Kim

Bảy Núi là phên dậu nơi chốn biên thùy, vua Gia Long đã từng nói: “Địa thế Châu Đốc, Hà Tiên, Long Xuyên không kém Bắc Thành“.

Bắc thành thời vua Gia Long và vua Minh Mệnh có sách Bắc thành dư địa chí là bộ sách gồm bốn quyển do tiến sĩ Lê Công Chất (còn gọi là Lê Chất, ?-1826) quan tổng trấn Bắc thành biên soạn, có sự tham gia của các nho sĩ ở Bắc Hà, dưới thời vua Minh Mệnh. Lê Chất là võ tướng quê Bình Định lúc đầu theo Tây Son làm Đại đô đốc. Về sau ông theo Nguyễn Vương chống lại nhà Tây Sơn, và lấy lại kinh đô Phú Xuân từ tay vua Quang Toản (con trai vua Quang Trung Nguyễn Huệ) và chiếm Bắc Hà (Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ). Dưới triều vua Gia Long (1802-1819) Lê Công Chất được phong Khâm sai Chưởng hậu quân Bình Tây tướng quân. Dưới triều Minh Mạng (1820-1840) ông được cử làm Tổng trấn Bắc Thành. Trong thời gian này ông đã biên soạn sách Bắc Thành địa dư chí có sự tham gia của các nho sĩ đương thời, theo sự chỉ đạo và tổ chức của ông. Sau khi Lê Công Chất qua đời, vua Minh Mạng ghét Lê Công Chất hà khắc có ý riêng nên đã san bằng mồ mả, giết vợ con và tịch thu tài sản của ông. Vua Tự Đức năm 1868 đã xóa án cho Lê Công Chất và truy phục chức vụ, tước vị. Sách Bắc Thành Địa Dư Chí do ông Vĩnh Xương Nguyễn Đông Khê sao lục, bổ sung và viết bài tựa (Tổng tập Dư Địa Chí Việt Nam Quyền 3, phương chí, trang 1103-1286)

Bảy Núi là bảy ngọn núi tiêu biểu trong số 37 ngọn núi ở hai huyện Tri Tôn Tịnh Biên tỉnh An Giang. Tôi có một thuở đi về dưới chân núi này. Theo Nguyễn Văn Hầu 1955 trong sách “Thất Sơn mầu nhiệm” thì Bảy Núi gồm “Tượng, Tô, Cấm, Trà Sư, Két, Dài, Bà Đội Ôm” là vùng đất thiêng nơi lưu truyền câu ca cổ “Tu Phật Phú Yên, tu tiên Bảy Núi” Vùng Bảy Núi xưa kia là đất của Chân Lạp, Chúa của đất Chân Lạp là Nặc Ông Tôn được chúa Nguyễn giúp đỡ đã trở lại được ngôi vua. Nặc Ông Tôn để ta ơn đạ hiến đất Tầm Phong Long, trong đó có Bảy Núi cho chứa Nguyễn vào năm 1757. Thiên Cấm Sơn (núi Cấm) nghe nói thuở xưa rất hoang vu, có câu chuyện rắn thần đánh cọp và Thái Thượng Vương Nguyễn Phúc Thuần và Tân Chính Vương Nguyễn Phúc Dương đã về lánh ẩn trên núi và đều bị Long Nhương thượng tướng quân Nguyễn Huệ truy bắt đuổi cùng giết tận tại đất này, chỉ còn người cháu của Thái Thượng Vương là Nguyễn Phúc Ánh chạy thoát được, sau này diệt nhà Tây Sơn và nối nghiệp nhà Nguyễn.

Tôi đi lạc vào một ngôi chùa cổ. Một công án kỳ lạ theo tôi mười năm qua. Nơi đây là chốn rất quen với tôi, và tôi biết rõ từ nhiều năm qua, nhưng không hiểu sao lại có rừng cây và ngôi chùa cổ này. Tôi bàng hoàng nhớ lại phía trước là nhà anh Ba Mùa, một người trồng và chọn giống khoai lang HL4 với vợ chồng tôi rất nhiều năm. Nay tuy anh đã mất, nhưng tôi vẫn nhớ nhà anh rất rõ, mà hôm nay tìm mãi không thấy. Phía sau trụ điện cao thế đối diện khu nhà máy Coca Cola là nhà của ông Ba Báu. Ông làm việc với tôi suốt ba năm học ở Trường với bảy năm về Viện và Trung Tâm Hưng Lôc. Nay mới sau ba mươi năm quay lại mà một nơi thân thuộc vậy, lại chợt dưng khác lạ, không thể tìm được nhà. Không thể tin nổi. Khu rừng rộng, tán cây cổ thụ cao và yên tĩnh. Tôi tìm mãi không thấy người quen và đường ra; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/linh-nhac-thuong-loi-hien/

Tôi chụp nhiều ảnh và nghĩ vẩn vơ trong rừng cây, rồi bất chợt gặp hai cháu bé nhỏ đi tới. Tôi vội bước tới để hỏi. Hai bé không chút sợ hãi dừng lại nhìn và cười với tôi. Bé gái lớn gọi: Hoàng Thành, anh đến đây. Có một bé trai lớn hơn chạy tới. Lũ trẻ chỉ cho tôi đến ngôi nhà ở góc vườn, và chạy ào đi chơi. Tôi vào gặp một cụ già, và chuyên như ở dưới đây. Cụ già quắc thước, mắt sáng, hiền từ hỏi tôi:

_ Thầy đi đâu tìm gì?

Tôi nhìn khuôn mặt như tiên ông của Cụ. Khuôn mặt Cụ dường như rất quen thân, và tôi đã từng gặp ở đâu đó, nhưng không thể nào nhớ được. Tôi bất giác kính trọng Cụ, và thưa:

– Dạ cháu là Hoàng Kim, sinh năm 1953, sinh quán ở Làng Minh Lệ Quảng Bình, thường trú tại số nhà 80 khu Trung tâm, xã Hưng Thịnh, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Cháu làm giảng viên chinh cây lương thực (lúa, ngô, sắn, khoai lang) của Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. Trước đó, cháu học ở Trường Đại học Nông Nghiệp 2 Hà Bắc, và đi bộ đội từ tháng 9 năm 1971 đến tháng 1 năm 1977. Sau khi chuyển ngành về học tiếp ở Trường Đại học Nông Nghiệp 2 Hà Bắc và chuyển trường vào học tiếp ở Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. Đến năm 1981, cháu tốt nghiệp kỹ sư nông học về làm việc ở Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam. Sau đó làm tiến sĩ và giám đốc Trung tâm ở đấy. Năm 2006, cháu chuyển từ Viện về Trường để dạy học. Cháu đang đi coi thi và đang tìm xem Từ Hải thật là ai?. Tôi trình bày thân phận mình và câu chuyện để cố tìm manh mối.

  • Cháu coi thi ba hôm. Vợ cháu khuyên là nên thuê nhà trọ gần điểm thi, vì nhà cháu ở xa nên để tránh kẹt xe trễ giờ cần lấy tiền bồi dưỡng coi thi trang trãi tiền thuê phòng trọ mà thực hiện tốt nhiệm vụ cho đúng giờ. Cháu đã thuê khách sạn rồi nhưng lại nhường phòng đã thuê cho hai mẹ con của một thí sinh ở miền Trung vào thi mà không đặt phòng trước. Cháu chuyển về thuê phòng ở chùa Châu Long, xa điểm thi hơn và đi về phải thuê xe ôm. Thật lạ là nơi xây nhà nghĩ chùa Châu Long ngày nay lại chính là nơi mảnh đất mà vợ chồng cháu đã chọn được Giống khoai Bí Đà Lạt, Giống khoai Hoàng Long, Giống khoai lang HL4. Mảnh đất xây chùa Châu Long này là của chú Ba Báu trước đây vợ chống cháu sau khi ra trường định mua lập nghiệp nhưng sau đã chọn về ở đất Hưng Long Đồng Nai. Tối nay thầy Nguyễn Lân Dũng giục cháu sớm giúp phản biện cuốn sách thầy Ngô Quốc Quýnh sự thật về Nguyễn Du. Bài viết “Một khám phá độc đáo về Truyện Kiều” của Giáo sư Nguyễn Lân Dũng về cuốn sách “Thử tìm hiểu tâm sự Nguyễn Du qua Truyện Kiều” của GS.NGND Ngô Quốc Quýnh (Đại học Quốc gia Hà Nội) làm cháu mộng mị. Trong cuốn sách này, tác giả đã cho rằng Nguyễn Du gửi gắm tâm sự của mình qua Truyện Kiều mà Từ Hải chính là Nguyễn Huệ, và Kim Trọng chính là Lê Chiêu Thống với nàng Kiều chính là Nguyễn Du. Thầy Nguyễn Lân Dũng gọi điện và nhắn tin giục cháu sớm giúp cho nhận xét phản biện này. Cháu vừa thương quý kính trọng Thầy vừa nhận thấy luận điểm của thầy Ngô Quốc Quýnh cũng có lý có tình nên cháu định sớm viết bài đồng tình.

_ Nguyễn Du là Từ Hải?

Cụ già hỏi lại tôi về bình sinh và hành trạng Nguyễn Duvà đã ngăn tôi khoan vội đồng tình với nhận định của thầy Ngô Quốc Quýnh coi Từ Hải chính là Nguyễn Huệ, và Kim Trọng chính là Lê Chiêu Thống với nàng Kiều chính là Nguyễn Du. Cụ chất vấn tôi và lần lượt thảo luận tìm hiểu kỹ sự thật của 12 uẩn khúc chưa rõ. Đó là: Nguyễn Du là người thế nào? Nguyễn Du Bắc hành tạp lục; Nguyễn Du với Hồ Xuân Hương; Nguyễn Du và Kinh Kim Cương; Nguyễn Du so tài Nguyễn Huệ; Nguyễn Du và Nguyễn Công Trứ; Nguyễn Du tri kỷ, tri âm; Tố Như sau ba trăm năm; Nguyễn Du viếng Kỳ Lân mộ; Hoành Sơn những bài thơ cổ; Hồng Lam vằng vặc sao Khuê. Tôi dần nhận ra Nguyễn Du là Từ Hải. Để khỏi mất thì giờ bạn đọc xin không nêu ra các chi tiết. Mời đọc Nguyễn Du tư liệu quý là bài 2 trong chùm chuyện khảo Nguyễn Du trăng huyền thoại của Hoàng Kim. Vị thiền sư Linh Nhạc Phật Ý tại Tổ Đình ngôi chùa cổ Thủ Đức trong giấc mơ lạ Nguyễn Du nửa đêm đọc lại

_ “Khói hương” và “Hai ngả”

Cụ già hỏi tôi đã đọc sách của thầy Nguyễn Lân “Khói hương” và “Hai ngã” chưa? với những tác phẩm văn sử của Từ Ngọc “Cậu bé nhà quê” “Ngược dòng” “Nguyễn Trường Tộ” và “Những trang sử vẻ vang”? Tôi thưa với Cụ là tôi đã đọc rất kỹ “Vinh quang nghề Thầy” nhưng với các sách trên thì chưa đọc được vì nay những sách ấy rất khó tìm. Cụ cười và nói rằng, chuyện đang nóng hổi chỉ mới từ năm 1945 đến nay mà đã khó vậy, huống hồ câu chuyện Nguyễn Du trăng huyền thoại đã trải trên 253 năm để lần tìm bình sinh và hành trạng của ai đó cần đọc rất kỹ các sách mang giá trị sử thi của những tác giả đứng đắn, đối chiếu thời thế với niên biểu cuộc đời họ, mới hiểu được những ẩn ngữ trong trang sách họ viết. Ví như “Khói hương” và “Hai ngả” “Hồi ký giáo dục thầy Nguyễn Lân” có ở trong “Vinh quang nghề Thầy”. Cụ hỏi tôi có đọc kỹ đoạn Bảo Đại và Chính phủ Trần Trọng Kim mong xây dựng một nước Quân chủ lập hiến và mong “các ông sẽ soạn giúp cho một bản hiến pháp”. “Anh em đã giao cho anh Đào Duy Anh soạn bản hiến pháp đó (bản hiến pháp chưa bao giờ thành hình)”. Chủ tịch Hồ Chí Minh với vua Bảo Đại và Thủ tướng Trần Trọng Kim vì sao không thể có được thỏa hiệp hợp tác khi hình thành nước Việt Nam mới? Sau này, tôi viết “Minh triết Hồ Chí Minh” lại nhớ về bài Thầy Nguyễn Lân Dũng viết “Bác Hồ với thế giới tâm linh“. Dạy và học mỗi ngày của tôi là chịu ảnh hưởng lớn của tinh hoa “Vinh quang nghề Thầy” và câu chuyện đối thoại lạ lùng trong giấc mơ “Linh Nhạc thương người hiền”.

_ Bảy Núi Thiên Cấm Sơn

Tôi hỏi cụ già về tên tuổi và địa chỉ nơi này là chốn nào?. Cụ trả lời cụ là Linh Nhạc Phật Ý có duyên với tôi nên giúp sự tìm hiểu. Cụ cười bảo tôi: Thầy biết đây là đất quen, và thầy vốn nghề nông say mê Vườn Quốc gia Việt Nam lại ở rất gần Vườn Tao Đàn bạn quý mà thấy không đoán ra những cây này ở đâu à? Tôi thưa Cụ là vườn Cụ có nhiều cây quen tại Bảy Núi Thiên Cấm Sơn mà tôi có chín năm ở vùng ấy, cũng có một số kỳ hoa dị thảo của riêng vùng Đá Đứng chốn sông thiêng; Làng Minh Lệ quê tôi. Cụ cười bảo Thiên Thụ Sơn ở Huế và Đại Lãnh nhạn quay về thầy đã ghé chưa? Cây và hoa lá ở đây đã có mang về trồng tại Thiên Thụ Sơn ở Huế rồi đấy.

Tôi làm lạ sực tỉnh. Cái đêm hôm ấy, tôi ngủ suốt từ chập tối. Chuyện cũ ấy và chứng cứ ở đây http://dayvahoc.blogtiengviet.net/2012/07/04/http_dayvahoc_blogtiengviet_net_ng

*

Chiều tối hôm sau, tôi ngẫu nhiên theo chỉ dẫu của cụ già trong giấc mơ, đã tìm thấy được ngôi chùa cổ Tổ Đình Phước Tường tại địa chỉ 13/32 đường Lã Xuân Oai phường Tăng Nhơn Phú, Quận 9. Ngôi chùa này lưu dấu tích của thiền sư Linh Nhạc Phật Ý.và vị thiền sư này quan hệ tới sự đã che giấu vua nhà Nguyễn thoát chết gang tấc bởi sự truy vết cũa nhà Tây Sơn. Hiện nay, Tổ Đình Phước Tường sư trụ trì là Thượng tọa Thích Nhật An. Tổ Đình đã được Bộ Thông tin Việt Nam xếp hạng Di tich Văn hóa Quốc gia tại Quyết định số 43/VH QĐ ngày 7 /1/ 1993 .Ngày tiếp sau, khi coi thi đã hoàn thành trở vể nhà lại duyên may lại tình cờ gặp được Bố tát Nhựt Tông trên chuyến xe bus từ Suối Tiên đi ngã tư Bà Rịa- Vũng Tài. Tôi đã đổi ý không đi về nhà ở Hưng Thịnh Đồng Nai mà theo gót chân Bố tát vân du chùa Long Phước 98 Trần Xuân Độ, Phường 6 tại Núi Lớn, phía sau Thích Ca Phật Đài, thành phố Vũng Tàu, thăm thiền sư Thiện Lý, với anh Nguyễn Quốc Toàn Lão Quán Lục Vân Tiên giữa đời thường, để cùng luận bàn đạo Phật ngày nay và mang sách của thầy Nhựt Tông và mang sách Nguyễn Du của anh Toàn về nhà cặm cụi tra cứu tìm tòi.

Nhà nghiên cứu Phạm Trọng Chánh nói những lời thật cảm khái : “Trong tình hình đọc sách hiện tại trong nước và hải ngoại, mỗi người Việt Nam đọc không đến một quyển sách một năm, các nhà xuất bản tại hải ngoại chỉ sống nhờ sự hy sinh của tác giả, tự viết tự bỏ tiền in, không kể gì lời lỗ. Sách gửi đi các nơi không hy vọng gì thu tiền lại. Trong nước sách in được 1500 quyển như  Nguyễn Du trên đường gió bụi anh Hoàng Khôi là thuộc loại khá. Đáng cho chúng ta khuyến khích. Phải chăng vì thiếu sách hay, các nhà văn ngày nay không đủ sức hấp dẫn lôi kéo người đọc chăng. Nghĩ lại ngày xưa thời Tự Lực Văn Đoàn, Thơ Mới, những năm 1930-1940 mỗi năm người đậu Tú Tài chỉ vài chục người, người biết chữ quốc ngữ có là bao nhiêu trên 25 triệu dân thế mà sách  đã tạo ra những trào lưu văn học lớn mạnh. Ngày nay chúng ta có 90 triệu dân trong nước và 4 triệu người Việt hải ngoại, mà tình hình sách vở còn thua các nước nhược tiểu, nghĩ thật đáng buồn. Chúng ta không nâng cao được dân trí, mà dân trí lại thụt lùi.  Được một nhà văn như anh Hoàng Khôi, hy sinh thức đêm thức hôm để viết sách, để mua vui một vài trống canh, tôi mừng và mong có nhiều người như anh Hoàng Khôi. Đừng để các thế hệ mai sau không còn biết viết văn, biết đọc mà chỉ còn biết bấm mấy câu vớ vẫn trên điện thoại di động.“

Tôi từng tâm đắc với Nguyễn Du viếng mộ Liễu Hạ Huệ  nơi “bia tàn chữ mất vùi gai góc/ nghe tiếng nghìn năm tôi xuống xe” càng cho thấy nhân cách kẻ sĩ và sự cảm thông của ông đối với Liễu Hạ Huê sâu sắc đến dường nào. Người hiền thực ra đời nào cũng có, thời thế nhiễu loạn, chẳng qua vàng lầm trong cát đấy thôi. Nguyễn Du là con quan tướng quốc Nguyễn Nhiễm cựu thần nhà Lê và mẹ ông là người phụ nữ tài sắc, vợ lẽ nhà quan, gặp lúc thế nước động loạn, chúa Trịnh, nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn đều có ý riêng. Ông lớn lên trong cảnh lận đận không nhà, có tài mà không thể cậy. Ông là một đại sĩ phu tài năng trác tuyệt nhưng chỉ làm một viên quan thường triều Nguyễn mà vua vừa dùng, vừa tìm cách kiềm chế như đối với Nguyễn Công Trứ, Phan Huy Chú. Ông vì giỏi nên được vua Nguyễn cử đi sứ Tàu mà thôi. Thơ Nguyễn Du vì vậy kín đáo và sâu sắc hiếm thấy Để thấu hiểu những giá trị nhân văn đích thực, rất cần những khoảng lặng để đối diện với chính mình.  Hôm trước tôi đã có dịp cùng với những người bạn quý thảo luận về hành vi ứng xử của Liễu Hạ Huệ gần gũi với một người nữ mà ông không mang tiếng dâm tà. Nhờ việc tra cứu, đọc đi đọc lại nhiều lần bài thơ ‘Liễu Hạ Huệ mộ’ của cụ Nguyễn Du, tôi chợt sững người, nhận thức thêm được những nỗi niềm, của cụ Nguyễn lấp lánh sau những con chữ …

Tôi đọc cuốn sách “Nguyễn Du” của nhà giáo Nguyễn Thế Quang “Của tin còn một chút này làm ghi” không dưới hai mươi lần (Trang sách Nguyễn Du với lời đề tặng của tác giả Nguyễn Thế Quang, ảnh Hoàng Kim), và sực thấm hiểu vì sao Nguyễn Du đọc Kinh Kim Cương chú giải của Lê Quý Đôn trên nghìn lần cũng như chợt hiểu vì sao Hồ Chí Minh “sao vàng năm cánh mộng hồn quanh“. Tôi đã đọc mười hai tư liệu quý về Nguyễn Du (kể cả ba tư liệu mới bổ sung gần đây) Dẫu vậy tôi vẫn hồ nghi nhiều điều, chưa đủ tư liệu trao đổi với các giáo sư Nguyễn Lân Dũng, Ngô Quốc Quýnh nhà giáo Nguyễn Thế Quang, nhà nghiên cứu Bulukhin Nguyễn Quốc Toàn và  còn nợ  Ví Dặm Ân Tình, Quỳnh Trâm, Huy Việt … những lời bàn luận.

Tôi nhờ lập “Nguyễn Du một niên biểu” chi tiết hóa thời thế và cuộc đời Nguyễn Du đúng hành trạng từng năm, từ lúc ông sinh ra cho đến khi ông mất, theo gợi ý của cụ già tự xưng là thiền sư Linh Nhạc Phật Ý trong giấc mơ lạ. Cụ già đã khuyến khích tôi làm điều này và cũng nhờ phản biện sâu sắc với các dẫn liệu của tiến sĩ Phạm Trọng Chánh. Ông là người bôn ba hải ngoại đã hiểu tác phẩm Nguyễn Du trên đường gió bụi của Hoàng Khôi một cách sâu sắc hiếm thấy, chân thành, đức độ và khích lệ tác giả Hoàng Khôi với một triết lý dạy và học mẫu mực. “Nghiên cứu không phải là chuyện độc quyền của riêng ai, không phải chuyện người sau đánh đổ người trước để được nổi danh hơn mà người đi sau nối tiếp người trước, làm giải quyết những nghi vấn còn tồn đọng, làm cho việc nghiên cứu ngày càng phát triển, sáng tỏ“.

Bài liên quan
Hãy để tôi đọc lại

NGUYỄN DU TRĂNG HUYỀN THOẠI
Hoàng Kim

1 Nguyễn Du thơ chữ Hán
Kiếm bút thấu tim Người,
Đấng danh sĩ tinh hoa,
Nguyễn Du khinh Thành Tổ,
Bậc thánh viếng đức Hòa

2 Nguyễn Du tư liệu quý
Linh Nhạc thương người hiền,
Trung Liệt đền thờ cổ,
“Bang giao tập” Việt Trung,
Nguyễn Du niên biểu luận

3 Nguyễn Du Hồ Xuân Hương
“Đối tửu” thơ bi tráng,
“Tỏ ý” lệ vương đầy,
Ba trăm năm thoáng chốc,
Mại hạc vầng trăng soi.

4 Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ
Uy Viễn “Vịnh Thúy Kiều”,
Tố Như “Đọc Tiểu Thanh”,
Bến Giang Đình ẩn ngữ,
Thời biến nhớ người xưa.

5 Nguyễn Du thời Tây Sơn
Mười lăm năm tuổi thơ,
Mười lăm năm lưu lạc,
Thời Hồng Sơn Liệp Hộ,
Tình hiếu thật phân minh

6 Nguyễn Du làm Ngư Tiều
Câu cá và đi săn,
Ẩn ngữ giữa đời thường,
Nguyễn Du ức gia huynh,
Hành Lạc Từ bi tráng

7 Nguyễn Du thời nhà Nguyễn
Mười tám năm làm quan,
Chính sử và Bài tựa,
Gia phả với luận bàn.
Bắc hành và Truyện Kiều

8 Nguyễn Du tiếng tri âm
Hồ Xuân Hương là ai,
Kiều Nguyễn luận anh hùng,
Thời Nam Hải Điếu Đồ,
Thời Hồng Sơn Liệp Hộ

9 Nguyễn Du trăng huyền thoại
Đi thuyền trên Trường Giang,
Tâm tình và Hồn Việt,
Tấm gương soi thời đại.
Mai Hạc vầng trăng soi,

Nhân nhàn rỗi đọc lại Thâm Giang Trần Gia Ninh, thương “Kim Thiếp Vũ Môn”, nhớ ‘Thiên hạ trục lộc‘, xin chép về so ngẫm Nguyễn Du làm Ngư Tiều Câu cá và đi săn, Ẩn ngữ giữa đời thường, Nguyễn Du ức gia huynh, Hành Lạc Từ bi tráng xem tiếp Thơ Tứ tuyệt Hoàng Kim https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tho-tu-tuyet-hoang-kim/Mai Hạc vầng trăng soi https://hoangkimlong.wordpress.com/category/mai-hac-vang-trang-soi/http://hoangkimlong.wordpress,com/category/nguyen-du-trang-huyen thoại

*

Vị thiền sư Linh Nhạc Phật Ý tại Tổ Đình chùa cổ Thủ Đức trong giấc mơ lạ Nguyễn Du nửa đêm đọc lại đã khuyên tôi viết Nguyễn Du trăng huyền thoại bằng cách lập “Nguyễn Du niên biểu luận” cuộc đời và thời thế Nguyễn Du để tìm hiểu về Người. Theo vị Thiền sư này thì dấu vết chứng cứ sự thật hàng năm của Nguyễn Du là chỉ dấu đáng tin cậy của thời ấy về những sự kiện trọng yếu của thời thế đã gợi ý chi phối thế xuất xử của Nguyễn Du bình sinh và hành trạng, để hậu thế chúng ta có thể hiểu đúng sự thật và huyền thoại về ông. Những sự kiện chính tại đàng Trong và đàng Ngoài với các nước liên quan trong hệ quy chiếu lấy chính Nguyễn Du và gia tộc của ông làm trung tâm sẽ là dẫn liệu thông tin thực sự có ích để thấu hiểu chính xác ẩn ngữ Truyện Kiều, lịch sử, văn hóa, con người, bối cảnh hình thành kiệt tác “300 năm nữa chốc mòng Biết ai thiên ha khóc cùng Tố Như”

Tôi viết Nguyễn Du trăng huyền thoại cho những ai vốn thích Nguyễn Du và Truyện Kiều nhưng chỉ có sách Truyện Kiều và một ít bộ sách quý có liên quan mà chưa thể có thời gian đào sâu tìm hiểu về bộ kiệt tác văn chương Việt kỳ lạ này với những ẩn ngữ thời thế cuộc đời Nguyễn Du lắng đọng vào trang sách. Bạn đọc để đỡ tốn công, tôi xin có ít lời hướng dẫn cách đọc chùm 9 bài này như sau. Đầu tiên bạn nên đọc bảng Mục lục chín bài viết này và xác định mình cần đọc bài nào trong chín bài viết ấy sau đó bấm thẳng vào đường dẫn có tại trang ấy liên kết với chín bài; Thứ hai mời bạn đọc ngay bài bảy mục 2 va 3 đó là Chính sử và Bài tựa/ Gia phả với luận bàn. Muốn hiểu thêm Nguyễn Du trăng huyền thoại cần tìm đọc những sách và tác giả giới thiệu trong bài này và có sự định kỳ cập nhậti. Thứ ba Nguyễn Du là danh sĩ tinh hoa Việt Nam thời nhà Nguyễn Tổng luận Nguyễn Du và Truyện Kiều là sự suy ngẫm lắng đọng.

Nguyễn Du là danh sĩ tinh hoa Việt Nam thời nhà Nguyễn, là minh sư hiền tài lỗi lạc, là nhà thơ lớn danh nhân văn hóa thế giới, là một hình mẫu con người Việt Nam thuộc về văn hóa tương lai, là một tấm gương trong về phép ứng xử chí thiện, nhân đạo, minh triết giữa thời nhiễu loạn. Ông là tác giả của.Truyện Kiều và Bắc hành tạp lục bài học tâm tình Việt đã thấm sâu vào hồn Việt và lan tỏa khắp thế giới. Nguyễn Du sinh ngày 3 tháng 1 năm 1766, nhằm ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu, tại phường Bích Câu, ở Thăng Long, Hà Nội, mất ngày 16 tháng 9 năm 1820 nhằm ngày 10 tháng tám năm Canh Thìn.

Tổng luận Nguyễn Du và Truyện Kiều tóm tắt như sau

1. Nguyễn Du không chỉ là nhà thơ lớn, danh nhân văn hóa thế giới mà còn là danh sĩ tinh hoa, đấng anh hùng hào kiệt minh sư hiền tài lỗi lạc.

2. Nguyễn Du rất mực nhân đạo và minh triết, ông nổi bật hơn tất cả những chính khách và danh nhân cùng thời. Nguyễn Du vượt lên vinh nhục bản thân giữa thời nhiễu loạn, vàng lầm trong cát để trao lại ngọc cho đời. “Nguyễn Du là người rất mực nhân đạo trong một thời đại ít nhân đạo” (Joocjo Budaren nhà văn Pháp). Ông chí thiện, nhân đạo, minh triết, mẫu hình con người văn hóa tương lai. Kiều Nguyễn Du là bài học lớn về tâm tình hồn Việt. Truyện Kiều của Nguyễn Du đã thấm sâu vào hồn Việt và lan tỏa khắp thế giới.

3. Nguyễn Du quê hương và dòng họ cho thấy gia tộc họ Nguyễn Tiên Điền là dòng họ lớn đại quý tộc có thế lực mạnh “Triều đình riêng một góc trời/ Gồm hai văn võ, rạch đôi sơn hà”. Vị thế gia tộc Nguyễn Tiên Điền đến mức nhà Lê, họ Trịnh, nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn đều tìm mọi cách liên kết, lôi kéo, mua chuộc, khống chế hoặc ra tay tàn độc để trấn phản. Nguyễn Du để lại kiệt tác Truyện Kiều là di sản muôn đời, kiệt tác Bắc hành tạp lục 132 bài, Nam trung tạp ngâm 16 bài và Thanh Hiên thi tập 78 bài, là phần sâu kín trong tâm trạng Nguyễn Du, tỏa sáng tầm vóc và bản lĩnh của một anh hùng quốc sĩ tinh hoa, chạm thấu những vấn đề sâu sắc nhất của tình yêu thương con người và nhân loại. Đặc biệt “Bắc Hành tạp lục” và Truyện Kiều là hai kiệt tác SÁCH NGOẠI GIAO NGUYỄN DU sử thi và tuyên ngôn ngoại giao nhân nghĩa làm rạng danh nước Việt được ghi trong chính sử nhà Nguyễn và và ngự chế Minh Mệnh tổng thuyết

4. Nguyễn Du niên biểu luận, cuộc đời và thời thế là bức tranh bi tráng của một bậc anh hùng hào kiệt nhân hậu, trọng nghĩa và tận lực vì lý tưởng. Nguyễn Du đã phải gánh chịu quá nhiều chuyện thương tâm và khổ đau cùng cực cho chính ông và gia đình ông bởi biến thiên của thời vận”Bắt phong trần phải phong trần.Cho thanh cao mới được phần thanh cao“. Nguyễn Du mười lăm năm tuổi thơ (1765-1780) mẹ mất sớm, ông có thiên tư thông tuệ, văn võ song toàn, văn tài nổi danh tam trường, võ quan giữ tước vị cao nơi trọng yếu; người thân gia đình ông giữ địa vị cao nhất trong triều Lê Trịnh và có nhiều người thân tín quản lý phần lớn những nơi trọng địa của Bắc Hà. Nguyễn Du mười lăm năm lưu lạc (1781- 1796) Thời Hồng Sơn Liệp Hộ (1797-1802) là giai đoạn đất nước nhiễu loạn Lê bại Trịnh vong, nội chiến, tranh đoạt và ngoại xâm. Nguyễn Du và gia đình ông đã chịu nhiều tổn thất nhưng ông kiên gan bền chí, tận tụy hết lòng vì nhà Lê “Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn. Để lời thệ hải minh sơn. Làm con trước phải đền ơn sinh thành“. Nguyễn Du thời Nhà Nguyễn (1802- 1820) ra làm quan triều Nguyễn giữ các chức vụ từ tri huyên, cai bạ, cần chánh điện đại hoc sĩ, chánh sứ đến hữu tham tri bộ lễ. Ông là nhà quản lý giỏi yêu nước thương dân, Nguyễn Du để lại Truyện Kiều và “Bắc Hành tạp lục” không chỉ là kiệt tác sử thi và tuyên ngôn ngoại giao nhân nghĩa  làm rạng danh nước Việt mà còn là di sản lịch sử văn hóa mẫu mực của dân tộc Việt.

5. Minh triết ứng xử của Nguyễn Du là bậc hiền tài trước ngã ba đường đời là phải chí thiện và thuận theo tự nhiên “Tùy cơ, tùy vận, tùy thiên mệnh, tùy thời, tùy thế, lại tùy nghi” Nguyễn Du ký thác tâm sự vào Truyện Kiều là ẩn ngữ ước vọng đời người, tâm tình và tình yêu cuộc sống “Thiện căn cốt ở lòng ta, Chữ tâm kia mới thành ba chữ tài” .

6. Truyện Kiều có tầm ảnh hưởng rất sâu rộng đã trở thành hồn Việt, và là tác phẩm văn học cổ điển Việt Nam được dịch ra hơn 20 thứ tiếng và trên 73 bản dịch. Giá trị tác phẩm Kiệt tác Truyện Kiều của Nguyễn Du có sự tương đồng với kiệt tác Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần.nhưng khác chiều kích văn hóa giáo dục và giá trị tác phẩm.

7. Nhân cách, tâm thế của con người Nguyễn Du đặt trong mối tương quan với Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh của thời đại Hậu Lê Trịnh – nhà Tây Sơn – đầu triều Nguyễn; khi so sánh với Tào Tuyết Cần là văn nhân tài tử của thời đại cuối nhà Minh đến đầu và giữa nhà Thanh thì vừa có sự tương đồng vừa có sự dị biệt to lớn.

8. Gia tộc của Nguyễn Quỳnh – Nguyễn Thiếp – Nguyễn Du tương đồng với gia tộc của Tào Tỷ – Tào Dần – Tào Tuyết Cần nhưng nền tảng đạo đức văn hóa khác nhau  Nhấn mạnh điều này để thấy sự cần thiết nghiên cứu liên ngành lịch sử, văn hóa, con người tác gia, bởi điều đó chi phối rất sâu sắc đến giá trị của kiệt tác.

9. Nguyễn Du trăng huyền thoại gồm tư liệu 540 trang, là vầng trăng huyền thoại soi sáng thời đại Nguyễn Du. (Mục lục của chuyên luận này gồm 9 bài như đã trình bày ở phần trên).

10. Tôi tin Nguyễn Du trăng huyền thoại sẽ có những người trung thực, cao quý duyệt lại và bổ túc cho khảo cứu nhọc nhằn, lấm bụi thời gian này. Tôi kính trọng được trao lại những trang viết tuy chưa tới đích nhưng tâm nguyện tốt và đúng hướng, giúp cho những người nghiên cứu nghiêm cẩn, tận tụy tiếp tục sự tìm tòi làm sáng lên sự thật và nhân cách cao quý của những bậc hiền nhân. Họ là ngọc cho đời, chọn lối sống phúc hậu, an nhiên, tri túc, thanh đạm, đạt hiếu trung đầy đủ, nhưng vì thời thế nhiễu loạn, nên ngọc trong đá, vàng lầm trong cát đấy thôi

Tài liệu tham khảo chính

1. Nguyễn Du tiểu sử trong sách Đại Nam liệt truyện chính biên sơ tập Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn, người dịch Đỗ Mộng Khương, người hiệu đính Hoa Bằng, Viện Sử học Việt Nam, Nhà Xuất bản Thuận Hóa, Huế 2006, trang 400 /716 Tập 2; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nguyen-du-trang-huyen-thoai/

NHỚ ĐÀN KHÊ LƯU BỊ

Thiền sư Linh Nhạc Phật Ý nhắc chuyện “Nhớ Đàn Khê Lưu Bị: và khuyên tôi cố gắng ‘tận nhân lực tri thiên mệnh’. Người có vị thần nào bảo hộ vậy?, chính là khoảnh khắc sinh tử ấy.

Phi ngựa qua Đàn Khê” Tam quốc diễn nghĩa được đời sau người đưa tin thuật tóm tắt https://www.nguoiduatin.vn/tam-quoc-dien-nghia-thuc-hu-than-tich-luu-bi-phi-ngua-qua-suoi-dan-khe-a469579.html

Đích Lô vốn là ngựa của Trương Vũ, một tướng dưới trướng danh sĩ dòng dõi hoàng tộc thời nhà Hán là Lưu Biểu. Sau này, Trương Vũ phản bội lại Lưu Biểu. Lưu Bị (người sáng lập ra nhà nhà Thục Hán) bị thất bại trong trận giao chiến với Tào Tháo nên về đầu quân cho Lưu Biểu vì hai người cùng trong hoàng thất, đợi thời cơ làm lại sự nghiệp.

Lưu Bị cưỡi ngựa Đích Lô vượt suối Đàn Khê.

Lưu Bị nhìn thấy ngựa của Trương Vũ cho rằng đây là một con tuấn mã, liền hết lời ca ngợi rằng “con ngựa này chắc chắn là ngựa thiên lý”. Tướng của Lưu Bị lúc đó là Triệu Vân lập tức hiểu ngay ý của chủ nhân, liền lấy ngựa cho ông.

Khi Lưu Biểu nhìn thấy con ngựa này cũng khen không ngớt lời. Lưu Bị đang không biết lấy gì để báo đáp Lưu Biểu liền tặng con ngựa này cho Lưu Biểu. Không ngờ, Lưu Biểu lại thấy con ngựa này “có quầng mắt, trên đầu có những đốm trắng, lại tên Đích Lô, ắt là con ngựa sát chủ”, còn nói rằng “Trương Vũ cưỡi con ngựa này bị chết” chính là minh chứng, nên vội vàng tìm cớ trả lại cho Lưu Bị.

Người hầu của Lưu Bị đem tin “ngựa sát chủ” nói cho Lưu Bị, nhưng Lưu Bị không tin. Sau đó, khi Khoái Việt và Thái Mạo muốn dồn Lưu Bị vào chỗ chết, Lưu Bị vội vàng thoát ra ngoài, cưỡi ngựa Đích Lô chạy trốn, nhưng bị nhầm đường, ông chạy đến bên suối Đàn Khê.

Phía trước là con suối rộng lớn, phía sau là quân địch truy đuổi, lúc này Lưu Bị mới nhớ đến lời khuyên “Đích Lô sát chủ” ngày trước, ông vừa điên cuồng quất vào lưng ngựa, vừa hét: “Đích Lô! Đích Lô! Hôm nay mày hại ta đi!“. Đích Lô bỗng nhiên vùng lên, phi một phát sang bờ bên kia, lập một kỳ tích chưa từng có trong lịch sử. Sau đó, Lưu Bị càng không tin chuyện “Đích Lô sát chủ” , ông càng yêu quý con ngựa đã cứu mạng mình này hơn.

Sau này, khi đem quân đi đánh nước Thục, thấy ngựa của Bàng Thống, một trong những mưu sĩ của Lưu Bị, già yếu quá, để thể hiện sự trọng dụng, Lưu Bị đã đem ngựa yêu của mình tặng cho Bàng. Ai ngờ Bàng Thống không có phúc được hưởng, vừa mới cưỡi lên Đích Lô đã bị kẻ địch tưởng nhầm là Lưu Bị nên bắn chết. Sau này ngựa Đích Lô cũng không rõ lưu lạc về đâu.

“Thấu hiểu sử thi là người có tư mệnh. Thoát hiểm chỉ gang tấc là người có phúc phận. “:

LÚA VIỆT SẮN AN GIANG

Kênh ông Kiệt giữa lòng dân
Bảy Nhị kênh ông Kiệt và tôi
Ông Bảy Nhị An Giang
Bảy Núi Thiên Cấm Sơn

xem tiếp

Đọc lại những ghi chép của mười năm trước 2013
NGUYỄN DU 250 NĂM NHÌN LẠI (bảo toàn bản gốc)

Nguyễn Du sinh ngày 3 tháng 1 năm 1766 nhằm ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu, đến nay (2015) vừa tròn 250 năm. Nguyễn Du là danh nhân văn hóa thế giới, nhà thơ lớn, danh sĩ tinh hoa, hiền tài lỗi lạc, nhà chính trị, ngoại giao, văn hóa, giáo dục kiệt xuất không chỉ của nhà Nguyễn mà còn là kỳ tài muôn thuở của mọi thời đại Việt Nam. Nguyễn Du đã vượt lên vinh nhục bản thân giữa thời nhiễu loạn, vàng lầm trong cát, để trao ngọc cho đời. Con người Nguyễn Du, Hồng Sơn Liệp Hộ, ra tướng văn, vào tướng võ, chọc trời khuấy nước, Từ Hải khen Kiều khéo biết người. Thánh nhân Tố Như, Nam Hải Điếu Đồ, đêm mặt trăng, ngày mặt trời, nhả ngọc phun châu, Tam Hợp đạo cô tài đoán dịch. Truyện Kiều kiệt tác vô song. Bắc Hành sử thơ tuyệt đỉnh. Bài viết này là nén tâm hương chiêu tuyết cho Người. (Hoàng Kim).

Nguyễn Du, quê hương và dòng họ

Nguyễn Du tự Tố Như, hiệu Thanh Hiên, biệt hiệu Hồng Sơn Liệp Hộ, lại có hiệu Nam Hải Điếu Đồ (kẻ đi câu ở biển Nam). Ông sinh ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu (ngày 3 tháng 1 năm 1766) tại phường Bích Câu ở Thăng Long (Hà Nội), mất ngày 10 tháng tám năm Canh Thìn (ngày 16 tháng 9 năm 1820) tại kinh đô Huế, hưởng thọ 55 tuổi. Nguyễn Du họ Nguyễn Tiên Điền quê hương Nghệ Tĩnh nhưng sống nhiều nơi “Hồng Lam vô gia, huynh đệ tán”, mẹ họ Trần đất Kinh Bắc, tổ tiên Sơn Nam, khởi nghiệp Thái Nguyên, nhiều năm lưu lạc giang hồ ở châu thổ sông Hồng, vùng núi phía Bắc, Nam Trung Quốc,và Nghệ Tĩnh, nhiều năm làm quan ở Quảng Bình và kinh đô Huế. Nguyễn Du danh sĩ tinh hoa, tính tình khoan hòa điềm tĩnh, đi nhiều, học rộng, là nhà thơ nổi tiếng thời Lê mạt, Nguyễn sơ ở Việt Nam.

Cha của Nguyễn Du là Nguyễn Nghiễm (1708 – 1775), sinh ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh, tên tự Hy Di, hiệu Nghi Hiên, có biệt hiệu là Hồng Ngự cư sĩ, đậu Nhị giáp tiến sĩ , làm quan đến chức Đại tư đồ (Tể tướng) kiêm Trung thư giám, Tổng tài Quốc sử giám, tước Thượng thư bộ Hộ, Xuân Quận công triều Lê. Mẹ là bà Trần Thị Tần, sinh ngày 24 tháng 8 năm 1740, mất ngày 27 tháng 8 năm 1778, con gái một người thuộc hạ Nguyễn Nhiễm làm chức Câu kê lo việc kế toán, quản gia cho cụ Nguyễn Nghiễm. Quê mẹ ở làng Hoa Thiều, xã Minh Đạo, huyện Tiên Du (Đông Ngàn), xứ Kinh Bắc, nay thuộc tỉnh Bắc Ninh. Bà Trần Thị Tần là vợ thứ ba của Nguyễn Nghiễm, bà kém chồng 32 tuổi, sinh được năm con, bốn trai và một gái. Nguyễn Nghiễm có tám vợ và 21 người con. Vợ chánh thất là bà Đặng Thị Dương, sinh mẫu của Nguyễn Khản; bà hai là Đặng Thị Thuyết, sinh mẫu của Nguyễn Điều, bà là em ruột của bà chánh thất Đặng Thị Dương; bà ba là Trần Thị Tần sinh mẫu của Nguyễn Trụ, Nguyễn Nể, Nguyễn Thị Diên, Nguyễn Du, Nguyễn Ức; bà tư là Nguyễn Thị Xuân, quê ở Bắc Ninh, sinh mẫu của Nguyễn Trứ, Nguyễn Nghi; bà năm là Hồ Thị Ngạn, sinh mẫu của Nguyễn Nhưng; … Đền thờ Nguyễn Nghiễm ở thôn Bảo Kê, xã Tiên Điền. Đền có 3 tấm biển lớn, một khắc 4 chữ “Phúc lý vĩnh tuy” (Phúc ấm lâu dài) do tự tay chúa Trịnh viết. Một tấm khắc 4 chữ: “Dịch tế thư hương” (dòng thư hương đời nối đời) do Đức Bảo sứ thần nhà Thanh đề tặng. Một biển khắc 4 chữ “Quang tiền du hậu” (Rạng rỡ thế hệ trước, phúc ấm ở đời sau) do Tô Kính người Viễn Đông đề tặng. Đền còn có đôi câu đối: Lưỡng triều danh Tể Tướng. Nhất thế đại nho sư (Nho sư cả nước vang danh hiệu. Tể tướng hai triều rạng tiếng tăm). Danh sĩ La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, người được Nguyễn Huệ tôn làm thầy, là học trò của Nguyễn Nhiễm, đã viết bài tán Phú Đức nói về thầy học của mình. Nguyễn Nhiễm khi còn sống đặt ruộng cúng và xây sẵn đền thờ ở mặt sông. Sau khi ông mất, triều đình phong “Thượng Đẳng Tôn Thần”, Huân Du Đô Hiến Đại Vương, hàng năm Quốc gia làm tế lễ. Lại giao cho 4 xã chăm sóc hương khói. Ngày sinh, ngày giỗ của ông có cả xã Uy Viễn cùng tế lễ.

Tổ tiên của Nguyễn Du gốc ở làng Canh Hoạch, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (nay thuộc Hà Nội), sau di cư vào Hà Tĩnh, có truyền thống khoa bảng nổi danh ở làng Tiên Điền thời Lê mạt. Trước ông, sáu bảy thế hệ, viễn tổ đã từng đỗ đạt làm quan. Vị tổ họ Nguyễn Tiên Điền là Nam Dương Công, tên thật là Nguyễn Nhiệm, con trai Nguyễn Miễn và là cháu Nguyễn Quyện, gọi Nguyễn Quyện bằng bác ruột. (Nguyễn Miễn là con của Trạng nguyên Nguyễn Thiến, hậu duệ người em của Nguyễn Phi Khanh). Nguyễn Trãi và Nguyễn Du cùng thuộc một dòng họ và chung một ông tổ.

Ông nội của Nguyễn Du là Nguyễn Quỳnh. Ông có 5 vợ và 9 con (6 trai, 3 gái). Trong số 6 người con trai thì có 3 người con đậu đại khoa và làm quan to là Nguyễn Huệ , Nguyễn Nghiễm và Nguyễn Trọng. Ông Nguyễn Quỳnh là người hay đọc sách, tinh thông lý số, giỏi kinh dịch, … Ông chuyên tâm dạy con cái học hành, có soạn ba bộ sách bàn về Kinh Dịch với những việc chiêm nghiệm được trong đời. Ông có trồng ba cây cổ thụ, một cây Muỗm (Xoài), một cây Bồ Lỗ (Cây Nóng), một cây Rói, để sau này con cái thành đạt về thăm cha có chỗ buộc ngựa. Những cây cổ thụ đó, nay vẫn còn, trừ cây Rói bị bão đổ năm 1976. Nguyễn Quỳnh giỏi y thuật từ khi còn trẻ nghe nói có gặp một người Trung Quốc là Ngô Cảnh Phượng (dòng dõi Ngô Cảnh Loan- một nhà địa lý nổi tiếng đời Tống)am hiểu địa lý, gặp nạn, ông đưa về nuôi. Ngô Cảnh Phượng cảm phục ân đức đã truyền cho bí quyết về phong thủy. Họ Nguyễn Tiên Điền thịnh đức, nếp nhà di huấn nối đời làm thuốc và dạy học, nếu có làm quan biết giữ tiết tháo, đức độ, thanh thận cần.

Vợ chính thất của Nguyễn Du họ Đoàn là con thứ sáu của Đoàn Công, Hoàng giáp Phó Đô ngự sử Quỳnh Châu bá người Quỳnh Côi, Hải An (xưa thuộc Sơn Nam, nay thuộc Thái Bình). Theo gia phả của họ Nguyễn Tiên Điền thì ông bà sinh con trai tên Nguyễn Tứ tự là Hạo Như có văn học, Nguyễn Ngũ giỏi võ, Nguyễn Thuyến giỏi văn nhưng không tham gia chính sự. Năm Quý Dậu (1813), bà theo ông đi sứ phương Bắc, về nước được vài năm bị bệnh mất. Bà sinh được một gái gả cho Tú tài Ngô Cảnh Trân, người ở Trảo Nha, Thạch Hà.

Một trong những người yêu thương nhất của Nguyễn Du là Hồ Phi Mai (Hồ Xuân Hương) bà chúa thơ nôm, quê ở Quỳnh Đôi, có quan hệ mật thiết với họ Hồ nhà Tây Sơn, tác giả của Lưu Hương ký. Hồ Xuân Hương cũng là tác giả của những tác phẩm thơ nổi tiếng: Khóc ông phủ Vĩnh Tường, Khóc Tổng Cóc, Làm lẽ, Tự tình, Mời trầu, Đề đền Sầm Nghi Đống, Đèo Ba Dội, Cái quạt, Chùa Quán Sứ, Hang Thánh Hóa, Sư hổ mang, Sư bị ong châm, Quan thị, Mắng học trò dốt … bài nào cũng thực thông minh, hóm hỉnh, vừa sâu sắc vừa cận nhân tình. Chồng Hồ Xuân Hương là Trần Phúc Hiển bị kết án năm 1816 và bị xử tử năm 1818. Trần Ngọc Quán, thi tướng Tao Đàn Cổ Nguyệt Đường, Hiệp trấn Sơn Nam Thượng cũng bị giết năm này.

Gia tộc Nguyễn Du có nhiều người giỏi và giữ những vị trí trọng yếu của thời cuộc: cha là Nguyễn Nhiễm làm Tể tướng hai triều Lê; anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản làm Tể tướng, Tham tụng, Thượng thư bộ Lại kiêm trấn thủ Thái Nguyên, Hưng Hóa triều Lê; cha nuôi là quan trấn thủ Thái Nguyên Quản Vũ Hầu Nguyễn Đăng Tiến, tướng tâm phúc của Nguyễn Nhiễm; cha vợ là Hoàng giáp Phó Đô ngự sử Quỳnh Châu bá Đoàn Nguyễn Thục; anh cùng mẹ là Nguyễn Nễ đứng đầu ngoại giao của cả ba triều Lê, Tây Sơn, Nguyễn (Nguyễn Nễ từng trãi Cai đội quân Nhất Phấn giữ phủ chúa Trịnh, Hiệp tán quân vụ nhà Lê, Tả Phụng nghi bộ Binh, Hiệp tán quân vụ trấn Quy Nhơn, Chánh sứ, Tả đồng nghị trung thư sảnh trấn Nghệ An nhà Tây Sơn, phụ tá Tổng trấn Bắc thành nhà Nguyễn); anh ruột là Nguyễn Điều làm trấn thủ Sơn Tây của triều Lê; anh vợ là Đoàn Nguyễn Tuấn làm Thị Lang bộ Lại nhà Tây Sơn; anh rể là tiến sĩ Vũ Trinh làm Hữu Tham tri bộ Hình, thầy dạy Nguyễn Văn Thuyên, con của Tổng trấn Bắc thành Nguyễn Văn Thành.

Nguyễn Du rất được quý trọng của nhiều danh sĩ đương thời. Văn chương của ông đặc biệt lưu truyền sâu rộng trong lòng dân. Ông giao thiệp rộng với nhiều tướng văn võ của triều Lê như Hoàng Ngũ Phúc, Nguyễn Hữu Chỉnh, với danh thần nhà Tây Sơn như La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, Ngô Thì Nhậm, Trần Văn Kỷ, Phan Huy Ích, Ngô Văn Sở, Thận Quận công, với danh thần nhà Nguyễn như Nguyễn Văn Thành, Đặng Trần Thường, Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tĩnh, Phạm Văn Hưng, Nguyễn Công Trứ, Trương Đăng Quế, Nguyễn Văn Giai…

Nguyễn Du mất ở Kinh Đô Huế ngày 10 tháng tám năm Canh Thìn (ngày 16 tháng 9 năm 1820), an táng tại cánh đồng Bào Đá, xã An Ninh, huyện Phong Điền. Năm Giáp Thân (1824), hài cốt của cụ được cải táng đưa về quê nhà ở Đồng Ngang thuộc giáp cũ của bản xã (có bút phê) ở thôn Thuận Mỹ, làng Tiên Điền, Hà Tĩnh. Những năm sau đó dời đến táng cạnh đền thờ Nguyễn Trọng và lại cải táng đến xứ Đồng Cùng, giữa một vùng cát rộng. Tới nay, mộ cụ Nguyễn Du qua nhiều trùng tu, ngày một tôn nghiêm hơn.

Tóm tắt gia thế Nguyễn Du như trên để hiểu câu Kiều: “Triều đình riêng một góc trời/ Gồm hai văn võ rạch đôi sơn hà.” Họ Nguyễn Tiên Điền có thế lực mạnh đến mức nhà Lê, họ Trịnh, nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn đều tìm cách liên kết, lôi kéo, mua chuộc, khống chế hoặc ra tay tàn độc để trấn phản.

Nguyễn Du không phải mười năm gió bụi mà thực sự mười lăm năm lưu lạc khớp đúng truyện Kiều và cũng khớp đúng mười lăm năm “bảy nổi ba chìm với nước non” của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.

Nguyễn Du cuộc đời và thời thế

Tôi bàng hoàng thức dậy lúc nửa đêm, vội vã chép lại giấc mơ lạ Nguyễn Du nửa đêm đọc lại lúc 12g40 ngày 4 tháng 7 năm 2012, với lời của cụ già nhắn gửi: “- Ta là Linh Nhạc Phật Ý, ở gần đây và có nhân duyên với con nên ta giúp con làm sáng tỏ chuyện này. Con hãy ghi nhớ kỹ những lời ta dặn, để tìm tòi kiến giải đủ 12 câu hỏi thập nhị nhân duyên”. Từ ngày 3 tháng 1 năm 2015 đến ngày 3 tháng 1 năm 2016, tôi dốc sức nghe theo lời khuyên của cụ già báo mộng, đã tra cứu các thư tịch cổ triều Nguyễn để lập Niên biểu Nguyễn Du và lần theo dấu vết những lời khuyên trong giấc mơ lạ trên.

Hoài Thanh đã khái quát “Thời đại Nguyễn Du và thân thế Nguyễn Du” trong sách “200 năm nghiên cứu bàn luận truyện Kiều” của soạn giả Lê Xuân Lít, trang 15-21: “Nguyễn Du sinh năm 1765. Kể từ khi Lê Lợi đánh quân Minh dựng nước đến bấy giờ đã có hơn ba trăm năm. Sau ba trăm năm ấy chế độ phong kiến nước ta đã suy vi đến cực độ. Nguy ngoại xâm hầu như không có. Chính quyền phong kiến tập trung mất lý do để tồn tại. Những cuộc biến liên tiếp xảy ra. Mạc đoạt quyền Lê, Lê Mạc phân tranh, Nguyễn cát cứ Thuận Hóa, Trịnh đoạt quyền Lê, Trịnh Nguyễn phân tranh. Vô số cuộc khởi nghĩa nổ ra mà đỉnh cao là phong trào Tây Sơn.” Nguyễn Du là người trong cuộc của thời đại nhiễu nhương đó. Tìm hiểu niên biểu Nguyễn Du cuộc đời và thời thế sẽ giúp soi thấu những uẩn khúc và biến cố lịch sử đã bị che khuất bởi thời gian. xem tiếp https://khatkhaoxanh.wordpress.com/category/vinh-lang-co-xu-hue

SẮN VIỆT NAM VÀ KAWANO
Cách mạng sắn Việt Nam bài học lắng đọng
Kazuo Kawano, Hoàng Kim cảm nhận

Giáo sư Kazuo Kawano là nhà bác học chọn giống sắn xuất sắc (xem lý lịch khoa học) Suy ngẫm về Sắn và Việt Nam: bây giờ và sau đó Cassava and Vietnam: Now and Then thật lắng đọng: “Trong suốt nhiều năm gắn bó với Việt Nam, tôi đã biết nhiều người, những người mà tôi dường như có thể phân loại trong hồi tưởng. Tôi có ấn tượng đầu tiên về người Việt Nam từ một số học viên Việt Nam ở Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (IRRI) ở Los Baños, Philippines năm 1963 và ‘nó’ không phải là điều đặc biệt thuận lợi. Kiểu hình người Việt Nam lúc ấy trong mắt tôi, (Họ) xuất hiện khá cởi mở, hoài nghi và thờ ơ, nếu không nói là ích kỷ, tự cao và tham nhũng. Tôi có thể quá khắc nghiệt khi phán xét về họ; nhưng như lời của Halberstam đã viết về loại người này trong “Sự tạo ra một vũng lầy”. Đó là loại người thuộc tầng lớp thượng lưu của xã hội miền Nam Việt Nam trong cùng thời kỳ, thể hiện một cách sinh động và nghiêm túc  mà sự phán xét của tôi có thể không quá xa thực tế.

Mười năm hợp tác chặt chẽ của tôi với các đồng nghiệp Việt Nam chọn tạo và nhân giống sắn  trong những năm 1990 và cuộc hội ngộ với họ trong chuyến đi này hoàn toàn thay đổi đánh giá của tôi về người Việt Nam. Bằng chứng là một loạt các báo cáo của tôi ở đây, họ là siêng năng, sâu sắc, chu đáo và cố gắng không mệt mỏi, như thể thi đua với tướng Võ Nguyên Giáp. Tôi có thể là một phần tích cực đối với những người bạn của tôi. Tuy nhiên, tôi có một cảm giác tương tự đối với một số đồng nghiệp của tôi ở Rayong, Thái Lan và Nam Ninh, Trung Quốc để đếm được một vài người. Trong suốt hai thập kỷ sau chiến tranh Nhật Bản, chúng tôi dường như cũng có nhiều người Nhật trong hạng mục này.

Sau đó, khi nói đến khối lượng dân số chỉ muốn ngày mai sẽ tốt hơn ngày hôm nay, thì trong chuyến đi này, tôi đã rất ấn tượng và xúc động khi gặp nhiều người dường như không bao giờ nghi ngờ ngày mai tốt hơn hôm nay. Điều này làm tôi nhớ đến người Nhật trong hai thập kỷ sau chiến tranh, nơi phần lớn dân số nhìn thấy một tương lai tươi sáng hơn. Bây giờ ở Nhật Bản, hơn 30.000 người tự sát hàng năm và lý do chính của hành động này được cho là họ vô vọng đối với hiện tại và tương lai. Không cần phải nói rằng, Việt Nam không phải là không có vấn đề như sự thiếu hoàn chỉnh của hệ thống pháp luật hoặc tham nhũng tràn lan, … Tuy nhiên, tỷ lệ người cảm thấy hạnh phúc ở Việt Nam dường như cao hơn rất nhiều so với ở Nhật Bản hiện nay. Thật thú vị khi tưởng tượng những đồng nghiệp cũ của tôi sẽ dẫn dắt xã hội này đến đâu.”

Cassava and Vietnam: Now and Then

(キャッサバとベトナム-今昔物語)

Kazuo Kawano

I visited Vietnam for a week this last December,  where a team of NHK video-taped for a documentary of the changes caused by the new cassava varieties I introduced 20 years ago in the lives of small framers, the enhanced activities of industrial and business communities and the development of research organizations. It was a most interesting, amusing and rewarding visit where I reunited with a multitude of former small farmers who are more than willing to show me how their living had been improved because of KM-60 and KM-94 (both CIAT-induced varieties) , many “entrepreneurs” who started from a village starch factory, and several former colleagues who became Professor, Vice Rector of Universities, Directors of research centers and so on. Vietnam can be regarded as a country who accomplished the most visible and visual progress most rapidly and efficiently utilizing CIAT-induced technology.

For my own record as well as for responding to the requests from my Vietnamese colleagues, I decided to record the changes and progress that had taken place in Vietnam in general and in cassava varietal development in particular in a series of picture stories. This is the first of long stories that would follow.

昨年の12月に、NHKの国際ドキュメンタリー番組の収録でベトナムを10年ぶりに再訪する機会があった。それは私が中心となって開発したキャッサバの多収性・高澱粉性の新品種群を20年 前に導入した事が引き起こした人々の生活向上の様子を、南から北へと訪ね歩く旅であった。今回の旅では、小農から出発して家を建て中農、富農となった多数 の人々、村の澱粉加工所の親父だったのが大工場のオーナーや実業家となっている幾人もの成功者、そして殆んど名前だけの研究員であったのが今や試験場長、 大学教授、副学長になっている昔の仲間達を訪ね歩いたが、その殆んどの人が私との再会を喜んでくれて、口々に新しいキャッサバ品種のおかげで自分達の生活 と境遇が革命的に良くなったと話してくれた。

私自身の記録のため、それにベトナムの昔の仲間からのリクエストに答える目的もあって、この20年間のベトナムの発展とキャッサバ生産の進展を絵物語風に書き留めることにした。これはその長い物語の始まりの章である。xem tiếp Cassava and Vietnam: Now and Then

See more: Tiến bộ giống sắn Việt Nam https://youtu.be/GEaSV3p3Nb8; Sắn Việt Nam ngày nay https://youtu.be/MBL_RtU3Tcw; Chọn giống sắn kháng CMD; Chọn giống sắn Việt Nam; Cassava and Vietnam: Now and Then

Video yêu thích

NGÀY MỚI NGỌC CHO ĐỜI
Hoàng Kim

Đêm Vu Lan nhớ bài thơ đi học
Thấm nhọc nhằn củ sắn, củ khoai
Nhớ tay chị gối đầu khi mẹ mất
Thương lời cha căn dặn học làm người…

Trăng sáng lung linh, trăng sáng quá!
Đất trời lồng lộng một màu trăng
Dẫu đêm khuya vắng người quên ngắm
Trăng vẫn là trăng, trăng vẫn rằm

Cây mầm xanh người và cây cùng cảnh
Lớn âm thầm trong chất phác chân quê
Hoa và Ong siêng năng cần mẫn
Mai đào thơm nước biếc lộc xuân về.

HOA LÚA GIỮA ĐỒNG XUÂN

Bao năm Trường Viện là nhà
Sắn khoai ngô lúa đều là thịt xương
Một đời người một rừng cây
Thầy ươm giống tốt để mai thành rừng.

Con theo Người nguyện làm Hoa Lúa
Bưng bát cơm đầy quý giọt mồ hôi
Trọn đời vì Dân mến thương hạt gạo
Hoa quê hương hạt ngọc trắng ngần.


Con thăm Thầy lên non thiêng Yên Tử
Về đất lành Chùa Ráng giữa đồng xuân

“Mưa thuận gió hòa chăm bón đúng
Nhân tươi quả tốt được thu nhiều”


Lẫn với cỏ không tranh đua hương vị
Không màng ngôi ngự trị các loài hoa
Hoa Lúa đượm hồn quê dung dị
Quên sắc hương để lộng lẫy Hoa Người ! ” (**)

Con nguyện ước nối đời theo hạt gạo
Chén cơm ngon thơm bếp lửa gia đình
Thầy Trò cùng chung tay làm việc thiện
Sống trọn tình với giấc mơ xanh.


Hoàng Kim

(*) “Ngọc trong đá Biện Hòa” nay và xưa luôn nguyên vẹn giá trị lớn nhiều mặt. Cuộc đời, có nhiều thứ rất có thể không phải ai cũng thấu hiểu nhưng với tình yêu và trí tuệ dần ngắm, ngẫm và hiểu. Cảm ơn Lâm Cúc và những người bạn quý khuyến khích tôi chọn lọc tinh hoa, tích cũ viết lại https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ngay-moi-ngoc-cho-doi/Rằm Đản Sinh Nhớ Mẹ https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ram-dan-sinh-nho-me/

NGÀY MỚI NGỌC CHO ĐỜI
Hoàng Kim

Một đóa mai vàng sinh nhật
Một lời ấm áp tình thân
Một Biển Hồ soi bóng nắng
Một Giác Tâm xa mà gần.

GỐC MAI VÀNG TRƯỚC NGÕ
Hoàng Kim


“Anh trồng gốc mai này cho em!” Anh cả tôi trước khi mất đã trồng tặng cho tôi một gốc mai trước ngõ vào hôm sinh nhật con tôi. Cháu sinh đêm trước Noel còn anh thì mất lúc gần nửa đêm trăng rằm tháng giêng, trùng sinh nhật của tôi. Anh trò chuyện với anh Cao Xuân Tài bạn tôi trong khi tôi cùng vài anh em đào huyệt và xây kim tỉnh cho anh. Nhìn anh bình thản chơi với các cháu, tôi nao lòng rưng rưng. Chưa bao giờ và chưa khi nào tôi thấm thía những bài thơ về hoa mai cuối mùa đông tàn bằng lúc đó. Anh đi rằm xuân1994 do căn bệnh ung thư hiểm nghèo khi các con anh còn thơ dại.

Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết

Bài kệ “Cáo tật thị chúng” (Cáo bệnh với đệ tử) của thiền sư Mãn Giác (1052 – 1096) trong Thiền Uyển Tập Anh và lời bình của anh về nhân cách người hiền, cốt cách hoa mai đã đi thẳng vào lòng tôi:

Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền quá
Lão tùng đầu thượng lai.
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.

Xuân đi trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa cười
Trước mặt việc đi mãi
Trên đầu già đến rồi
Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một cành mai.

(Bản dịch của Ngô Tất Tố)
Khi Lâm Cúc và anh Đình Quang trao đổi về chủ đề hoa mai, mạch ngầm tâm thức trong tôi đã được khơi dậy như suối nguồn tuôn chảy.

Đêm qua sân trước một cành mai

Thiền sư Mãn Giác viết bài kệ “Cáo tật thị chúng” khi Người 45 tuổi, sau đó Người đã an nhiên kiết già thị tịch. Bài thơ kiệt tác vỏn vẹn chỉ có sáu câu, ba mươi tư chữ, bền vững trãi nghìn năm. Đối diện với cái chết, thiền sư ung dung, tự tại, thấu suốt lẽ sinh tử: Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết / Đêm qua sân trước một cành mai.

Lời thơ thanh thoát, giản dị một cách lạ lùng! Thực tế cuộc sống đã được hiểu đầy đủ và rõ ràng. Bản tính cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và luôn vô thường. Xuân đi trăm hoa rụng/ xuân đến trăm hoa cười/ trước mặt việc đi mãi/ trên đầu già đến rồi. Đó là qui luật muôn đời, hoa có tàn có nở, người có diệt có sinh. Hạnh phúc cuộc sống là phong thái luôn vui vẻ và sung sướng, thanh thản và thung dung, không lo âu, không phiền muộn. Sống với một tinh thần dịu hiền và một trái tim nhẹ nhõm.

Tình yêu cuộc sống thể hiện trong ý xuân và trật tự các câu thơ.“Xuân đi trăm hoa rụng/ xuân đến trăm hoa cười” ẩn chứa triết lý sâu sắc hơn là “Xuân đến trăm hoa cười, xuân đi trăm hoa rụng/”. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491–1585) trong bài thơ nôm “Chín mươi” có câu: “Chín mươi thì kể xuân đà muộn/ Xuân ấy qua thì xuân khác còn”. Tăng Quốc Phiên chống quân Thái Bình Thiên Quốc “càng đánh càng thua” nhưng trong bản tấu chương gửi vua thì ông đã quyết ý đổi lại là “càng thua càng đánh”. Việc “đánh thua” thì vẫn vậy nhưng ý tứ của câu sau mạnh hơn hẵn câu trước.

Hoa mai là biểu tượng của mùa xuân, của sự may mắn, vui tươi và trường thọ. Cành mai ẩn tàng thông điệp của mùa xuân. Hoa mai vừa có cốt cách, vừa đẹp thanh nhã, vừa có hương thơm và nở sớm nhất trong các loại hoa xuân. Vì vậy, hoa mai đã được chọn để biểu hiện cho cốt cách thanh cao của người hiền. Hoa mai, hoa đào, hoa lê, hoa mận có nhiều loài với vùng phân bố rộng lớn ở nhiều nước châu Á nhưng chỉ riêng mai vàng là đặc sản của Việt Nam, trong khi mai trắng và hoa đào là phổ biến tại Trung Quốc, Nhật Bản, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc và các nước Trung Á.

Mai vàng hoa xuân của Tết Việt

Mai vàng là đặc sản Việt Nam. Hoa mai, hoa đào, bánh chưng là hình ảnh Tết cổ truyền của dân tộc Việt. Hoa mai là một trong bốn loài hoa kiểng quý nhất (mai, lan, cúc, trúc) của Việt Nam đặc trưng cho bốn mùa. Hoa mai gắn liền với văn hóa, đời sống, tâm linh, triết lý sống, nghệ thuật ứng xử, thơ văn, nhạc họa. Hiếm có loài hoa nào được quan tâm sâu sắc như vậy

“Nghìn dặm tìm anh chẳng gặp anh. Đường về vó ngựa dẫm mây xanh. Qua đèo chợt gặp mai đầu suối . Đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành” (Hồ Chí Minh 1890-1969); “Đêm qua sân trước một nhành mai” (Mãn Giác 1052-1096) “Lâm râm mưa bụi gội cành mai” (Trần Quang Khải 1241-1294); Ngự sử mai hai hàng chầu chắp/ Trượng phu tùng mấy rặng phò quanh” (Huyền Quang 1254-1334); Quét trúc bước qua lòng suối/ Thưởng mai về đạp bóng trăng” (Nguyễn Trãi 1380-1442); “Cốt cách mai rừng nguyên chẳng tục”( Nguyễn Trung Ngạn 1289-1370); “Mai cốt cách, tuyết tinh thần” (Nguyễn Du 1765-1820) “Nhờ chúa xuân ưu ái/ Xếp đứng đầu trăm hoa/ Chỉ vì lòng khiêm tốn/ Nên hẵng nở tà tà” (Phan Bội Châu 1867-1940); “Mộng mai đình” (Trịnh Hoài Đức 1725-1825) ; “Non mai rồi gửi xương mai nhé/ Ước mộng hồn ta hóa đóa mai” (Đào Tấn 1845-1907); “Một đời chỉ biết cúi đầu vái trước hoa mai” (Cao Bá Quát 1809-1855) “Hững hờ mai thoảng gió đưa hương” (Hàn Mặc Tử 1912-1940) “Tìm em tôi tìm/ Mình hạc xương mai”(Trịnh Công Sơn 1939-2001),…

Gốc mai vàng trước ngõ. Rằm xuân lại nhớ anh. Cành mai rung rinh quả. Xuân sang lộc biếc cành. … Vườn nhà buổi sáng mai nay. Nước xao tăm cá vườn đầy nắng xuân. Mẹ gà quấn quýt đàn con. Đất lành chim đậu lộc xuân ân tình.

Hạnh phúc đâu chỉ là đích đến
hạnh phúc là con đường trãi nghiệm
vỗ về, chờ đợi, nhớ thương …
Gốc mai vàng trước ngõ
truyện nhiều năm còn kể

themphucngayba
Hoàng Kim Hoàng Gia Minh thăm Gốc mai vàng trước ngõ. Hai mươi bảy năm trước, mẹ của cháu Hoàng Gia Minh là Hoàng Tố Nguyên (người mặc áo hồng trên đứng cạnh bác Hai Hoàng Ngọc Dộ), nay đã là giảng viên Trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh. Gốc mai vàng trước ngõ là kỷ niêm tuổi thơ một thời.Tôi nhớ mãi câu nói của anh Hai: “Dặn con cháu khiêm nhu cần kiệm. Cảnh mãi theo người được đâu em. Hết khổ hết cay hết vận hèn. Nghiệp sáng đèn giời đà chỉ rõ. Rồi đây cay đắng chẳng buồn chen” (Hoàng Ngọc Dộ khát vọng).

Lời dặn của Anh Hai, chuyện Gốc mai vàng trước ngõ vẫn theo em và gia đình mình thao thiết đi cùng năm tháng, bên thầy quý bạn bạn với không gian bình an trong lành cùng chúng ta đi về phía trước.

VUI ĐI DƯỚI MẶT TRỜI
Hoàng Kim


Hãy lên đường đi em
Ban mai vừa mới rạng
Vui đi dưới mặt trời
Một niềm tin thắp lửa

Ta như ong làm mật
Cuộc đời đầy hương hoa
Thời an nhiên vẫy gọi
Vui đời khỏe cho ta.

Giấc mơ lành yêu thương
Một niềm vui ngày mới

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là ngay-moi-ngoc-cho-doi.jpg

MỘT NIỀM TIN THẮP LỬA
Hoàng Kim


Nhìn đàn em ngời niềm vui rạng rỡ.
Chợt thấy lòng rưng rưng.
Công việc nghề nông cực mà hạnh phúc.
Cố lên em nổ lực không ngừng !

Hột mồ hôi lắng vào hạt gạo
Câu ca ông bà theo suốt tháng năm
Thêm bữa cơm ngon cho người lao động
Nâng chén cơm thơm, qúy trọng người trồng.

Em ơi hãy học làm ruộng giỏi
Nghề nông thời nào cũng quý kỹ năng
Người dân khá hơn là niềm ao ước
Công việc này giao lại cho em.

Có một mùa xuân hạnh phúc
Ơn mẹ cha lam lũ sớm hôm
Thương con vạc gọi sao mai dậy sớm
Một niềm tin thắp lửa giữa tâm hồn.

Bước tiếp bước giữa trường đời gian khó
Học làm người lao động siêng năng
Rèn nhân cách vượt lên bao cám dỗ
Đức và Tài tử tế giữa Nhân Dân.

Chúc mừng tiến sĩ Trần Công Khanh giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cây Điều, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn được Thủ tướng Chính phủ tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua toàn quốc giai đoạn 2016 – 2020 cho tác giả là chủ trì các sáng kiến có giá trị ảnh hưởng đến sản xuất trên phạm vi toàn quốc. Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây Điều có thành tựu nổi bật gần đây bên cạnh các tiến bộ kỹ thuật về canh tác điều là đã lai tạo và chọn lọc được hai giống điều mới LBC5 và LBC1. Hai giống điều mới ưu tú này ra hoa lần đầu lúc 18 tháng sau khi trồng, năng suất năm thứ sáu sau trồng đạt 3,5 tấn/ha với mật độ 208 cây/ha, tỷ lệ nhân đạt trên 31%, tỷ lệ hạt chìm trong nước 95,0%. Cây sinh trưởng khỏe, có tán cao trung bình đến thấp, ra hoa nhiều đợt thích nghi với sinh thái vùng Đông Nam Bộ. TS. Trần Công Khanh trước đây đã là tác giả chính của giống sắn KM140 (1) giải Nhất Vifotech toàn quốc lần 10, và đồng tác giả của ba giống sắn tốt KM419 (2), KM98-5 (3), KM98-1 (4) với hai giống khoai lang ngon HL518 Nhật đỏ, HL491 Nhật tím, hồ sơ công nhận giống tốt thông tin tóm tắt kèm theo.

(1) Trần Công Khanh, Hoàng Kim, Võ Văn Tuấn, Nguyễn Hữu Hỷ, Phạm Văn Biên, Đào Huy Chiên, Reinhardt Howeler và Hernan Ceballos 2007. Kết quả chọn tạo và phát triển giống sắn KM140. Tài liệu báo cáo công nhận giống sắn KM140. Hội nghị nghiệm thu đề tài Bộ Nông nghiệp & PTNT. 45 trang.. Trong sách: Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp (Journal of Agricultural Sciences and Technology) Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, số 1&2/2007, trang 14-19. Giống sắn KM140 được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống tại Quyết định số 3468 /QĐ-BNN-TT ngày 5 tháng 11 năm 2007 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quyết định công nhận giống chính thức số 358 ngày 20/9/2010 và Thông tư số 65/2010/TT BNN PTNT ngày 5/11/2010. Giải Nhất Vifotech Hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật toàn quốc lần thứ 10 năm 2010.

(2) Hoàng Kim, Trần Ngọc Ngoạn, Nguyễn Thị Trúc Mai, Võ Văn Quang, Nguyễn Phương, Hoàng Long, Nguyễn Minh Cường, Đào Trọng Tuấn, Nguyễn Thị Lệ Dung, Trần Công Khanh, Nguyễn Minh Hiếu, Nguyễn Văn Bộ, Nguyễn Thị Cách, Nguyễn Trọng Hiển, Lê Huy Hàm, Hernan Ceballos, Manabu Ishitani 2016. Kết quả chọn tạo và phát triển giống sắn KM419. (KM419 New Cassava variety MARD 2016) Báo cáo công nhận giống sắn mới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hội đồng Giống Quốc gia, Hà Nội. Quyết định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn số 85 / QĐ-BNN-TT Hà Nội ngày 13 tháng 1 năm 2016 về việc công nhận sản xuất thử giống cây trồng mới giống sắn KM419 cho vùng sinh thái Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.

(3) Trần Công Khanh, Hoàng Kim, Võ Văn Tuấn, Nguyễn Hữu Hỷ, Phạm Văn Biên, Reinhardt Howeler 2005/ 2009. Kết quả chọn tạo và phát triển giống sắn KM98-5. Tài liệu báo cáo công nhận giống sắn KM98-5 Hội nghị nghiệm thu đề tài Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam. 44 trang. Results of breeding and developing variety KM98-5 Report for official recognition by the Scientific Council of Agriculture and Rural Development, Ho ChiMinh City. Dec 2009. 40 p. VNCP- IAS- CIAT-VEDAN Document

(4) Hoàng Kim, Kazuo Kawano, Trần Hồng Uy, Trần Ngọc Quyền, Võ Văn Tuấn, Trần Công Khanh 1999. Kết qủa tuyển chọn giống sắn KM98-1. Báo cáo công nhận chính thức giống sắn KM98-1. Hội nghị Khoa học Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức tại Đà Lạt, Lâm Đồng 29-31/7/1999. 27 trang. MARD Recognition document report of KM98-1 variety. Scientific Conference of Agriculture and Rural Development, held in Da Lat. July 29-31, 1999. 27 p. The decision of the Ministry of Agriculture and Rural Development Certificate No. No. 3493/QD-BNN–KHKT, Sep 9, 1999

(5) Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997.Hai giống khoai lang mới HL518 và HL491 (Two new sweet potato varieties: HL 518 and HL 491) Tài liệu báo cáo công nhận chính thức hai giống khoai lang HL518 và HL419. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Hội nghị khoa học kỹ thuật nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 16-18/9/1997. 18 trang.

TRĂNG RẰM THƯƠNG NHỚ ANH
Hoàng Kim
Trăng xưa cùng anh cuốc đất
Trăng nay mình em làm thơ
Không gian một vầng trăng tỏ
Trăng rằm rọi sáng giấc mơ ...

LỜI ANH DẶN
Hoàng Ngọc Dộ

‘Không vì danh lợi đua chen
Thù nhà nợ nước quyết rèn bản thân’


‘Dặn con cháu khiêm nhu cần kiệm’

Nhá củ lòng anh nhớ các em
Đang cơn lửa tắt khó thắp đèn
Cảnh cũ chưa lìa đeo cảnh mới
Vơi ăn, vơi ngủ, với vơi tiền

Cảnh mãi đeo người được đâu em
Hết khổ, hết cay, hết vận hèn
Nghiệp sáng đèn giời đà chỉ rõ
Rồi đây cay đắng chẳng buồn chen

Vầng trăng cổ tích
Hoàng Ngọc Dộ

Bóng đêm trùm kín cả không trung
Lấp lánh phương Đông sáng một vừng
Mây bủa mây giăng còn chẳng ngại
Ngắm nhìn trần thế bạn văn chương.

Cuốc đất đêm
Hoàng Ngọc Dộ

Mười lăm trăng qủa thật tròn
Anh hùng thời vận hãy còn gian nan
Đêm trăng nhát cuốc xới vàng
Trăng dòm, ta hẹn, trăng càng dòm thêm
Đất vàng, vàng ánh trăng đêm
Đêm khuya, ta với nàng quên nhọc nhằn.

Chia tay bạn quý (*)
Hoàng Ngọc Dộ

Đêm ngày chẳng quản đói no
Thức khuya dậy sớm lo cho hai người
Chăm lo văn sách dùi mài
Thông kim bác cổ, giúp đời cứu dân

Ngày đêm chẵng quản nhọc nhằn
Tối khuyên, khuya dục, dạy răn hai người
Mặc ai quyền quý đua bơi
Nghèo hèn vẫn giữ trọn đời thủy chung

Vận nghèo giúp kẻ anh hùng
Vận cùng giúp kẻ lạnh lùng vô danh
Mặc ai biết đến ta đành
Dăm câu ca ngợi tạc thành lời thơ

Hôm nay xa vắng đồng hồ
Bởi chưng hết gạo, tớ cho thay mày
Mày tuy gặp chủ tốt thay
Nhớ chăng hôm sớm có người tri âm

(*) Hết gạo, tắt bữa, buộc phải bán đồng hồ

Nấu ăn
Hoàng Ngọc Dộ

Ngày một bữa đỏ lửa
Ngày một bữa luốc lem
Ngày một bữa thổi nhen
Ngày một bữa lường gạo
Ngày một bữa tần tảo
Ngày một bữa nấu ăn.

Dự liên hoan
Hoàng Ngọc Dộ

Hôm nay anh được chén cơm ngon
Cửa miệng anh ăn, nuốt chả trơn
Bởi lẽ ngày dài em lam lũ
Mà sao chỉ có bữa cơm tròn.

Thức Kim dậy
Hoàng Ngọc Dộ

Đã bốn giờ sáng
Ta phải dậy rồi
Sao Mai chơi vơi
Khoe hào quang sáng

Ta kêu Kim dậy
Nó đã cựa mình
Vớ vẫn van xin
Cho thêm chút nữa.

Thức, lôi, kéo, đỡ
Nó vẫn nằm ỳ
Giấc ngủ say lỳ
Biết đâu trời đất

Tiếc giấc ngủ mật
Chẳng chịu học hành
Tuổi trẻ không chăm
Làm sao nên được

Đêm ni, đêm trước
Biết bao là đêm
Lấy hết chăn mền
Nó say sưa ngủ

Ta không nhắc nhủ
Nó ra sao đây
Khuyên em đã dày
Nó nghe chẳng lọt

Giờ đây ta guyết
Thực hiện nếp này
Kêu phải dậy ngay
Lay phải trở dậy

Quyết tâm ta phải
Cố gắng dạy răn
Để nó cố chăm
Ngày đêm đèn sách

Ta không chê trách
Vì nó tuổi thơ
Ta không giận ngờ
Vì nó tham ngủ

Quyết tâm nhắc nhủ
Nhắc nhủ, nhăc nhủ …

Trích: Khát vọng I Thi Viện
http://www.thivien.net/…/Kh%C3…/topic-jvbfrjspi2Y6S8b3jeqzpA

SỚM XUÂN THƠ GIỮA LÒNG
Hoàng Kim

Sớm xuân mưa xuân mỏng
Trời đất lắng yêu thương.
Hoa Bình Minh ghé cửa.
Vườn xuân đẹp lạ thường.

An nhiên và tỉnh thức
Minh triết với tận tâm
Thung dung cùng tháng năm
Hạnh phúc đang nhú mầm

Thơ cũ thương xuân hiểu
Ngày mới yêu lộc xuân.

NGÀY MỚI
Mạnh Hạo Nhiên
(bản dịch Hoàng Kim)

Ban mai chợt tỉnh giấc,
Nghe đầy tiếng chim kêu.
Đêm qua mây mưa thế,
Hoa xuân rụng ít nhiều?

Mạnh Hạo Nhiên (689 – 740) là nhà thơ người Tương Dương, Tương Châu, nay thuộc tỉnh Hồ Bắc ,Trung Quốc thời nhà Đường, thuộc thế hệ đàn anh của Lí Bạch. Ông là người nhân cách lỗi lạc, yêu thiên nhiên, phúc hậu đức độ, học vấn tài năng trác tuyệt, giỏi thơ văn, nhưng chán ghét cảnh quan trường nên ẩn cư vui với thiên nhiên, sông núi quê hương , đặc biệt là Long Môn, Nam San và Lumen Sơn. Sự nghiệp văn chương của ông sừng sững như núi cao với hai trăm sáu mươi bài thơ, phần lớn là những bài thơ sơn thuỷ tuyệt bút . Thơ năm chữ của Mạnh Hạo Nhiên luật lệ nghiêm cách, phóng khoáng, hùng tráng, rất nổi tiếng. Bài Xuân hiểu và Lâm Động Đình rất được yêu thích. Lí Bạch rất hâm mộ Mạnh Hạo Nhiên và có thơ tặng ông:

Tặng Mạnh Hạo Nhiên
Lý Bạch

Ta mến chàng họ Mạnh,
Phong lưu dậy tiếng đồn
Tuổi xanh khinh mũ miện
Đầu bạc ngủ mây cồn
Dưới trăng nghiêng ngửa chén
Bên hoa mê mẩn hồn
Hương bay thầm đón nhận
Không với tới đầu non

Trang thơ Hoàng Nguyên ChươngThi Viện hiện lưu dấu thơ ông.

春 曉
XUÂN  HIỂU

春   眠   不   覺   曉,
Xuân miên bất giác hiểu.
處   處   聞   啼   鳥。
Xứ xứ văn đề điểu
夜  來   風   雨   聲,
Dạ lai phong vũ thinh.
花  落   知   多   少?
Hoa lạc tri đa thiểu

Dịch nghĩa:
SỚM XUÂN
(Đang nằm trong) giấc ngủ mùa xuân, không biết trời đã sáng.
Khắp nơi nơi nghe tiếng chim kêu (rộn rã).
Đêm qua có tiếng gió mưa.
Không biết hoa rụng nhiều hay ít ?.
Hoàng Nguyên Chương dịch

Dịch thơ

Giấc xuân trời sáng không hay,
Chim kêu ríu rít từng bầy khắp nơi.
Đêm qua mưa gió tơi bời
Biết rằng hoa cũng có rơi ít nhiều.

(Bản dịch Trần Trọng Kim)

SỚM XUÂN
Giấc ngủ mùa xuân, không biết sáng.
Khắp nơi rộn rã tiếng chim kêu.
Đêm qua sầm sập trời mưa gió
Không biết hoa bay rụng ít nhiều

(bản dịch Hoàng Nguyên Chương).

BUỔI SÁNG MÙA XUÂN
Giấc xuân, sáng chẳng biết;
Khắp nơi chim ríu rít;
Đêm nghe tiếng gió mưa;
Hoa rụng nhiều hay ít ?

(Bản dịch Tương Như)

SỚM XUÂN
Giấc xuân nào biết hừng đông.
Tỉnh ra chim đã véo von khắp trời,
Đêm qua mưa gió bời bời,
Ngoài kia nào rõ hoa rơi ít nhiều!

(Bản dịch của Ngô Văn Phú)

BUỔI SÁNG MÙA XUÂN
Đêm xuân ngủ sáng chẳng hay,
Bên ngoài chim đã hót đầy nơi nơi.
Đêm nghe mưa gió tơi bời,
Chẳng hay hoa rụng hoa rơi ít nhiều?

(Bản dịch của Hoàng Giáp Tôn)

“Xuân hiểu” (Sớm xuân) của Mạnh Hạo Nhiên nói về giấc ngủ mùa xuân (xuân miên) thung dung, an nhiên, tự tai cho đến khi trời chợt sáng (bất giác hiểu?). “Xuân hiểu” không đơn thuần chỉ là mùa xuân mà còn chỉ ngày mới,  quy luật vĩnh cữu của trời đất, khoảnh khắc huyền diệu của vũ trụ, thời điểm chuyển tiếp từ đêm sang ngày, từ âm sang dương, từ tĩnh sang động, từ tối đến sáng. Đó là thời khắc ban mai tuyệt diệu của tạo hóa, đất trời và con người hòa chung làm một, là thời khắc giao hoà tuyệt vời được thể hiện thanh thoát lạ lùng.

Điều đặc sắc của tác phẩm “Xuân hiểu” là đã dùng chữ xuân và chữ hiểu. Chữ xuân thì dễ thấy để chỉ sự tươi trẻ, khởi đầu, triết lý sống lạc quan. Chữ  hiểu “giác” (覺) có nghĩa là hiểu mà không dùng chữ “tri” (知) có nghĩa là biết để chỉ sự hiểu biết tận cùng chân tính của sự vật. Tác giả đã dùng chữ “hiểu” (曉) để chỉ về ban mai mà không dùng các chữ khác như: đán (旦) , tảo (早) hạo (暭), thịnh (晟), thần (晨), thự (曙), hi (晞) v.v.. Bởi chữ hiểu vừa có nghĩa là hiểu biết , lại vừa có nghĩa chỉ về buổi sớm,  ban mai, ngày mới, cái khoảnh khắc huyền diệu của vũ trụ.

Nhà Phật đã dùng chữ “giác” (覺) này trong “giác ngộ”, “chính giác” để chỉ  những điều thấu hiểu đã đạt ngộ đến đích của thiền tính. Khoa học giúp ta tri thức, sự biết , Phật học là minh sư chỉ ra sự đạt ngộ, giác ngộ này . Nhà bác học Anhstanh, cha đẻ của Thuyết tương đối, nhận định: “Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học” chính là nói trên ý nghĩa đó.

Tôi thích lời bình của Hoàng Nguyên Chương về thơ Mạnh Hạo Nhiên: “Sau cái tĩnh lặng của giấc ngủ là cái động, thức giấc của con người, mặt trời và sự sống. Ta thấy sự sống tưng bừng của vũ trụ “xứ xứ” (khắp nơi) rộn tiếng chim. Chữ “văn” ở đây cho ta xác định được cái tiểu vũ trụ của tác giả và chính tác giả là chủ thể của con người trung tâm đang nhìn ra khắp chốn (xứ xứ) của đại vũ trụ để bắt nguồn giao cảm từ ý nghĩa vạn vật đều có đủ trong ta (vạn vật giai bị ư ngã) hoặc vạn vật với ta là một (vạn vật dữ ngã vi nhất) hay nói khác hơn đó là vạn vật đã đồng nhất với cái ngã. Hình tượng chim (điểu) cũng chỉ là một thực thể bé nhỏ và âm thanh kêu, hót (đề) cũng chỉ là “dữ cộng tương sinh” nhưng lại là đại biểu cho tất cả mọi sinh vật làm biểu tượng cho cả sự sống muôn loài vừa trổi dậy. Như thế mỗi thực thể bé nhỏ ở đây không chỉ là mỗi tiểu vũ trụ mà đã hình thành biểu trưng cho cả một đại vũ trụ.”  …Con người  hiện tại tiếp tục suy tư chiêm nghiệm để tự hỏi: Dạ lai phong vũ thinh (Đêm qua có tiếng gió mưa). Hình ảnh gió mưa chính là nguyên nhân đưa đến hiện trạng của ngày mới. Đóa hoa  là biểu tượng của sự sống, của nguồn sinh mệnh trong cõi đời. Đó là những thực thể bé nhỏ nhưng lại là những tiểu vũ trụ như lời Đỗ Phủ: “Nhất phiến hoa phi giảm khước xuân” (một cánh hoa rơi làm giảm đi vẻ đẹp của xuân) nhưng ý tưởng lại còn đi xa hơn thế nữa. Bởi vì hình thức mỗi cánh hoa còn lại trên cành hay rụng đi là một nỗi băn khoăn về lẽ tồn tại hay không tồn tại. Đó là sự thao thức về đời người và thân phận con người. Câu thơ “Hoa lạc tri đa thiểu” (không biết hoa rụng nhiều hay ít?)  là câu thơ tuyệt bút đã làm bài thơ bừng tỏa. … Đây cũng là phong cách tiêu biểu của Đường thi, phong cách đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật và mỗi chữ mỗi lời là một viên ngọc...” .

Ngày mới là ngày xuân

Noi theo tứ thơ khoáng đạt “Chim lượn trăm vòng” của Chế Lan Viên:  “Tôi yêu quá! cuộc đời như con đẻ/ Như đêm xuân người vợ trẻ yêu chồng…/ Cánh thơ tôi thoát khỏi phòng nhỏ bé? Lượn trăm vòng trên Tổ quốc mênh mông”: Tôi đọc và tâm đắc thơ “Xuân hiểu” của Mạnh Hạo Nhiên, nay thử tìm lối diễn đạt mới cho tuyệt phẩm này. “Xuân hiểu” là “Ngày mới”; “Ban mai chợt tỉnh giấc / Nghe đầy tiếng chim kêu/ Đêm qua mây mưa thế/ Hoa xuân rụng ít nhiều?”.

Ngày mới là ngày xuân. Mây mưa vừa tục vừa thanh như cuộc đời này. Hoa xuân rụng nhiều hay ít là sự thao thức về “hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi”, đời người và thân phận con người.

Hoàng Kim

NGÀY MỚI

Ngày mới Ngọc cho đời
Ngày mới lời yêu thương

VIỆT PHƯƠNG BA ĐIỀU NHỚ MÃI
Hoàng Kim


Việt Phương ba điều nhớ mãi:
1. “Yêu biết mấy những đêm dài thức trắng,
Làm kỳ xong việc nặng sẵn sức bền,
Bình minh đuổi lá vàng trên đường vắng,
Như vì ta mà đời ửng hồng lên”.

2. “Thăm làng, ta ghé trại mồ côi,
Các cháu má hồng môi rất tươi.
Nhưng một thoáng buồn trong khóe mắt,
Ta biết rằng ta nợ suốt đời…”.

3. “Trăng Trung Quốc tròn hơn trăng nước Mỹ.
Đồng hồ Liên Xô tốt hơn đồng hồ Thụy Sĩ”.
‘Chút tâm tình” Nguyễn Duy thương nhớ anh Việt Phương
(Chén vàng thương đũa ngọc).*

‘Cửa Mở’ ‘Chút tâm tình’ thao thức lòng tôi
‘Đêm trắng và Bình Minh’.
Ai đi mang mang trên đời.
Nghị lực, nhân từ, khờ dại mãi thôi.

*
CHÚT TÂM TÌNH
Nguyễn Duy


Thương nhớ anh Việt Phương
(Chén vàng thương đũa ngọc)

” Giữa cung cấm anh chỉ ngồi ghế xép
ghế đầu sai
giúp việc
triều đình không có ghế cho thơ

Đại sự quốc gia tuôn qua tay anh
soạn thư
thảo hịch
ho ra bạc
khạc ra tiền
thét ra lửa
em là bài thơ mà anh là tác giả *
vô danh

Chỉ làm thơ anh mới được là mình
giữa trang thơ anh thành chính chủ
ghế phụ hoá ngai vàng
vua quan làm con chữ
vỡ ra rằng thơ là đấng quyền năng

Vỡ ra rằng khi anh nằm xuống
hơn với thiệt hoả táng
chức với sắc hoả táng
mọi thứ đều danh hư
mộ chí giữa đời một tước hiệu
Nhà Thơ”

* Nhà thơ Việt Phương mất ngày 6 /5/2017 thọ 89 tuổi, an táng ngày 9/5/2017 . “Chút tâm tình” của nhà thơ Nguyễn Duy và “Việt Phương ba điều nhớ mãi” của nhà nông học Hoàng Kim là những nén tâm hương đưa tiễn.

** “Đêm trắng và bình minh” là ý thơ của nhà thơ Việt Phương mà Hoàng Kim đã cảm thụ và phát triển chủ đề này trong bài viết cùng tên dưới đây.

TimveducNhanTong

ĐÊM TRẮNG VÀ BÌNH MINH
Hoàng Kim

Nhìn lớp trẻ thân thương đầy khát vọng tri thức đang vươn lên đỉnh cao giúp xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho quê hương xứ sở. Ngắm nhìn sự mê mãi của Boga Boma lúc bình minh vừa rạng lúc anh chàng đã thức gần trọn đêm. Tôi chợt nhớ câu thơ Việt Phương: “Yêu biết mấy những đêm dài thức trắng/ Làm kỳ xong việc nặng sẵn sức bền/ Bình minh đuổi lá vàng trên đường vắng/ Như vì ta mà đời cũng ửng hồng lên”.

(trích …)

Buổi tối tiến sĩ Boga Boma, giám đốc của một dự án sắn lớn của châu Phi đã mang đồ đạc sang đòi “chia phòng ngủ” với tôi để “trao đổi về bài học sắn Việt Nam và cùng cảm nhận đêm trắng”.

Boga Boma giàu, nhỏ tuổi hơn tôi, tính rất dễ thương, người cao lớn kỳ vĩ trên 1,90 m như một hảo hán. Lần trước Boga Boma làm trưởng đoàn 15 chuyên gia Nigeria sang thăm quan các giống sắn mới và kỹ thuật canh tác sắn của Việt Nam, đúc kết trao đổi về cách sử dụng sắn trong chế biến nhiên liệu sinh học. Anh chàng hảo hán này vừa ra đồng đã nhảy ngay xuống ruộng giống mới, đề nghị tôi nhổ thử một vài bụi sắn bất kỳ do anh ta chỉ định của giống mới KM140 (mà sau này đoạt giải Nhất VIFOTEC của Hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật toàn quốc lần thứ 10 trao giải ngày 19.1.2010 ở Hà Nội). Boga Boma ước lượng năng suất thực tế mỗi bụi sắn này phải sáu ký. Anh đo khoảng cách trồng rồi hồ hởi đưa lên một ngón tay nói với giọng thán phục “Sắn Việt Nam số 1”

Sau buổi tham quan đó, Boga Boma ngỏ lời đề nghị với tôi cho đoàn Nigeria được đến thăm nhà riêng để “tìm hiểu cuộc sống và điều kiện sinh hoạt làm việc của một thầy giáo nông nghiệp Việt Nam”. Anh chàng chăm chú chụp nhiều ảnh về tài liệu sắn của bảy Hội thảo Sắn châu Á và mười Hội thảo Sắn Việt Nam trong một phần tư thế kỷ qua. Anh cũng chụp bếp đèn dầu dùng ga của gia đình tôi. Boga Boma cũng như Kazuo Kawano, Reinhardt Howerler, Hernan Ceballos, Rod Lefroy, Keith Fahrney, Bernardo Ospina, S. Edison, Tian Ynong, Li Kaimian, Huang Jie, Chareinsak Rajanaronidpiched, Watana Watananonta, Jarungsit Limsila, Danai Supahan, Tan Swee Lian, J. Wargiono, Sam Fujisaca, Alfredo Alves, Alfred Dixon, Fernando A, Peng Zhang, Martin Fregene, Yona Beguma, Madhavi Sheela, Lee Jun, Tin Maung Aye, Guy Henry, Clair Hershey, … trong mạng lưới sắn toàn cầu với tôi đều là những người bạn quốc tế thân thiết. Hầu hết họ đều đã gắn bó cùng tôi suốt nhiều năm. Sự tận tâm công việc, tài năng xuất sắc, chân thành tinh tế của họ trong ứng xử tình bạn đời thường làm tôi thực sự cảm mến.

Bẳng đi một thời gian, Boga Boma thông tin Nigeria hiện đã ứng dụng bếp đèn dầu dùng cồn sinh học từ nguyên liệu sắn cho mọi hộ gia đình Nigeria trong toàn quốc. Nigeria đã thành công lớn trong phương thức chế biến sắn làm cồn gia đình phù hợp với đất nước họ, làm tiết kiệm được một khối lượng lớn xăng dầu với giá rất cạnh tranh cho tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.

Lần này trong đêm trắng ở Ghent, Boga Boma lại hí húi ghi chép và ngẫm nghĩ về ba bài học kinh nghiệm sắn Việt Nam 6M (Con người, Thị trường, Vật liệu mới Công nghệ tốt, Quản lý, Phương pháp, Tiền: Man Power, Market, Materials, Management, Methods, Money), 10T (Thử nghiệm, Trình diễn, Tập huấn, Trao đổi, Thăm viếng, Tham quan hội nghị đầu bờ, Thông tin tuyên truyền, Thi đua, Tổng kết khen thưởng, Thiết lập mạng lưới người nông dân giỏi) và FPR (Thiết lập mạng lưới thí nghiệm đồng ruộng và trình diễn để nghiên cứu cùng nông dân chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất sắn).

Buổi chiều Yona Beguma cùng các bạn châu Phi say mê trò chuyện cùng tôi về bài học sắn Việt Nam được giới thiệu trên trang của FAO với sự yêu thích, đặc biệt là “sáu em”(6M), “mười chữ T tiếng Việt” (10T) và “vòng tròn FPR dụ dỗ”. Sau này, anh chàng làm được những chuyện động trời của cây sắn Uganda mà tôi sẽ kể cho bạn nghe trong một dịp khác.

Nhìn lớp trẻ thân thương đầy khát vọng tri thức đang vươn lên đỉnh cao giúp xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho quê hương xứ sở. Ngắm nhìn sự mê mãi của Boga Boma lúc bình minh vừa rạng lúc anh chàng đã thức gần trọn đêm. Tôi chợt nhớ câu thơ Việt Phương: “Yêu biết mấy những đêm dài thức trắng/ Làm kỳ xong việc nặng sẵn sức bền/ Bình minh đuổi lá vàng trên đường vắng/ Như vì ta mà đời ửng hồng lên”.
**
Viêt Phương ba điều nhớ mãi

xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/viet-phuong-ba-dieu-nho-mai/

CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN
Hoàng Kim
Tôi đã nhiều lần tới châu Mỹ, tới cả Trung Mỹ, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Đó là kinh nghiệm sống quý giá cho sự nghiên cứu và giảng dạy khoa học cây trồng, đặc biệt là cây lương thực. Tôi nhớ thầy Norman Boulaug và nhiều thầy bạn ở nơi ấy, nhớ đất. nhớ người. Tôi có thói quen chép lại ghi chú ngắn và ghi hình về kỷ niệm sau mỗi chuyến đi, lần này mới có dịp hệ thống lại. “Châu Mỹ chuyện không quên” lắng đọng trong lòng tôi những ký ức sâu sắc về công việc chuyên môn khoa học cây trồng, cây lương thực yêu thích, kết nối với đất nước, con người, bạn hữu, và nền văn hóa châu Mỹ. Tôi kể từ chuyến đi Mỹ lần đầu tiên năm 1988, cho tới nhiều lần về sau lắng đọng chuỗi trãi nghiệm thân thương với thầy bạn ở bên kia bờ đại dương. Ba nơi chính của châu Mỹ mà tôi may mắn được tới, đó là vùng vật liệu di truyền ở ba trung tâm khởi nguyên cây trồng toàn cầu của chúng tại Châu Mỹ gồm Trung tâm ngô và lúa mì quốc tế CIMMYT ở Mê hi cô. Trung tâm khoai lang và khoai tây quốc tế CIP ở Peru. Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới CIAT về sắn, đậu thực phẩm, lúa gạo châu Mỹ ở Côlômbia. Những điểm đến này tương tự như Viện Nông nghiệp Nhiệt đời Quốc tế IITA ở Nigeria châu Phí, Viện Nghiên cứu Cây trồng Quốc tế cho vùng Nhiệt đới Bán khô cằn ICRISAT ở Ấn Độ, và Viện Lúa quốc tế IRRI ở Philippines. Những chốn ấy cũng thật thân thuộc với tôi. Tại đấy sách chuyên khảo cây trồng, tạp chí, trang web, video thật phong phú, sâu sắc và thật đáng ao ước. Cũng từ đấy mà tôi may mắn được đi thăm thú rộng ra các vùng lân cận theo điều kiện và hoàn cảnh của mỗi chuyến đi.

“Châu Mỹ chuyện không quên” là các bài học tình yêu cuộc sống trãi nghiệm cá nhân của các chuyến đi thực tế, với mục đích cung cấp các điểm nhấn tư liệu nông nghiệp sinh thái về cây lương thực châu Mỹ cho bạn đọc. Tác phẩm gồm 36 đường dẫn, tựa đề thơ ngũ ngôn, để dễ đọc dễ nhớ, ảnh chi tiết bấm link.

Mục đích sau cùng của DẠY VÀ HỌC là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và LÀM được việc. Lời Thầy dặn thung dung.

Châu Mỹ chuyện không quên
Hoàng Kim

Niềm tin và nghị lực
Về lại mái trường xưa
Hưng Lộc nôi yêu thương
Năm tháng ở trời Âu

Vòng qua Tây Bán Cầu
CIMMYT tươi rói kỷ niệm
Mexico ấn tượng lắng đọng
Lời Thầy dặn không quên

Ấn tượng Borlaug và Hemingway
Con đường di sản Lewis Clark
Sóng yêu thương vỗ mãi
Đối thoại nền văn hóa

Truyện George Washington
Minh triết Thomas Jefferson
Mark Twain nhà văn Mỹ
Đi để hiểu quê hương

500 năm nông nghiệp Brazil
Ngọc lục bảo Paulo Coelho
Rio phố núi và biển
Kiệt tác của tâm hồn

Giấc mơ thiêng cùng Goethe
Chuyện Henry Ford lên Trời
Bài đồng dao huyền thoại
Bảo tồn và phát triển

Sắn Việt Nam và Kawano
Sắn Việt Nam và Howeler
Một ngày với Hernán Ceballos
CIAT Colombia thật ấn tượng
Martin Fregene xa mà gần

Châu Mỹ chuyện không quên
CIP Peru và khoai Việt
Nam Mỹ trong mắt tôi
Nhiều bạn tôi ở đấy

Machu Picchu di sản thế giới
Mark Zuckerberg và Facebook
Lời vàng Albert Einstein
Bill Gates học để làm

Thomas Edison một huyền thoại
Toni Morrison nhà văn Mỹ
Walt Disney bạn trẻ thơ
Lúa Việt tới Châu Mỹ..

SÓNG YÊU THƯƠNG VỖ MÃI

Anh yêu biển tự khi nào chẳng rõ
Bởi lớn lên đã có biển quanh rồi
Gió biển thổi nồng nàn hương biển gọi
Để xa rồi thương nhớ chẳng hề nguôi

Nơi quê mẹ mặt trời lên từ biển
Mỗi sớm mai gió biển nhẹ lay màn
Ráng biển đỏ hồng lên như chuỗi ngọc
Nghiêng bóng dừa soi biếc những dòng sông

Qua đất lạ ngóng xa vời Tổ Quốc
Lại dịu hiền gặp biển ở kề bên
Khi mỗi tối điện bừng bờ biển sáng
Bỗng nhớ nhà những lúc mặt trăng lên

Theo ngọn sóng trông mù xa tít tắp
Nơi mặt trời sà xuống biển mênh mông
Ở nơi đó là bến bờ Tổ Quốc
Sóng yêu thương vỗ mãi đến vô cùng …

ĐI ĐỂ HIỂU QUÊ HƯƠNG

Tạm biệt Oregon !
Tạm biệt Obregon California !
Cánh bay đưa ta về CIMMYT

Bầu trời xanh bát ngát
Lững lờ mây trắng bay
Những ngọn núi cao nhấp nhô
Những dòng sông dài uốn khúc
Hồ lớn Ciudad Obregon ba tỷ khối nước

Nở xòe như chùm pháo bông
Những cánh đồng mênh mông
Thành trăm hình thù dưới làn mây bạc
Con đường dài đưa ta đi
Suốt dọc từ Nam chí Bắc
Thành sợi chỉ màu chạy mút tầm xa…

Ơi vòm trời xanh bao la
Gọi lòng ta nhớ về Tổ Quốc

Ôi Việt Nam Việt Nam
Một vùng nhớ trong lòng ta tỉnh thức
Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương.

LỜI THẦY DẶN THUNG DUNG
Hoàng Kim


Mục đích sau cùng của DẠY VÀ HỌC là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và LÀM được việc. Lời Thầy dặn thung dung.

Việc chính đời người chỉ ít thôi.
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi.
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện.
Di sản muôn năm mãi sáng ngời

Biết đủ thời nhàn sống thảnh thơi
Con, em và cháu vững tay rồi
Đời sống an nhiên lòng thanh thản
Minh triết mỗi ngày dạy học vui.

Thung dung đời thoải mái
ban mai của riêng mình
giọt thời gian điểm ngọc
thanh nhàn khát khao xanh.

Học không bao giờ muộn

Thầy Norman Borlaug sống nhân đạo, làm nhà khoa học xanh và nêu gương tốt. Thầy là nhà nhân đạo, nhà nông học Mỹ cha đẻ của cuộc cách mạng xanh được tặng giải Nobel và Tổng thống Mỹ trao tặng huân chương cao quý nhất của nước Mỹ, thế giới tôn vinh là nhà bác học số một của nhân loại trong  cuộc chiến chống nghèo đói. Thầy đã suốt đời nghiên cứu giảng dạy về chọn tạo và phát triển cây lương thực, góp phần cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập cho hàng trăm triệu nông dân nghèo ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Thầy là người sáng lập Giải thưởng Lương thực Thế giới và tổ chức nhiều hoạt động thiết thực thắp sáng niềm tin yêu cuộc sống.

Tôi được Thầy ghé thăm gần trọn buổi chiều tại phòng riêng ở CIMMYT, Mexico ngày 29.8.1988. Thầy đã một mình ghé thăm người trò nhỏ duy nhất của châu Á trong lớp học “Quản lý Trung tâm/ Trạm trại Nông nghiệp”. Khi Thầy đến, tôi đang thắp nến trên giá sách trong phòng đề tưởng nhớ ngày cha mất. Biết cha tôi bị bom Mỹ giết hại tại làng nhỏ ở Quảng Bình của buổi chiều này hai mươi năm trước (1968) lúc tôi còn là học sinh trung học của Trường cấp Ba Bắc Quảng Trạch, Thầy bối rối xin lỗi và thật bất ngờ tôi đã có được một buổi chiều vô giá riêng tư bên Thầy.

Lời Thầy dặn thật thấm thía: “ Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó”; “Hãy vươn tới những vì sao. Cho dù không chạm được vào nó, nhưng nếu cố gắng hết sức, ít ra, chúng ta cũng chạm được những hạt bụi của ngôi sao”; “Việc chính đời người chỉ ít thôi. Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi. Phúc hậu suốt đời làm việc thiện. Di sản muôn năm mãi sáng ngời”.

Trích “Thầy bạn là lộc xuân” – Hoàng Kim

CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN
Câu chuyện ảnh tháng năm

KimCIMMYT2
KimCIMMYT4
KimCIMMYT1
KimCIMMYT
KimCIMMYT5
KimCIMMYT6
KimCIMMYT7
KimCIMMYT8
KimCIMMYT9
KimCIMMYT10

This is CIMMYT

xem tiếp…
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chau-my-chuyen-khong-quen/

HOÀNG ĐÌNH QUANG BẠN TÔI
Hoàng Kim

“Khanh tướng chắc gì nên vọng tộc. Câu thơ còn đó lập danh gia”. Hoàng Đình Quang bạn tôi người lành, hoành tráng, cùng ham tự học, thích văn chương và yêu thơ. Mà văn chương là thứ không cần nhiều chỉ cần trầm tích đọng lại. Ảnh này và câu thơ này của anh Hoàng Đình Quang là Hoàng Kim yêu thích nhất cho một ngày sinh ngày 4 tháng 6 dương lịch của anh vui khỏe hạnh phúc (Ngày 4 tháng 6 năm 1953, nhằm ngày 23 tháng 4 năm Quý Tỵ) Anh Quang tra cứu ngày này trong CNM365 Tình yêu cuộc sống. Chúc mừng anh Quang ngày 4 tháng 6 là Ngày Hạnh Phúc tuyệt đẹp. Mark Zuckerberg và FacebookMark Zuckerberg bài học cuộc sống; Mẹ và Em Đó là ngày Giải Pulitzer, trường Đại học Columbia . Năm tháng đi qua chỉ tình yêu ở lại với những điều đáng nhớ nhất đời mình và lắng đọng các giá trị nhân văn đích thực. Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-4-thang-6/

1.

Tôi có năm lần ghi chép về anh Hoàng Đình Quang. Hôm nay tôi trích lục chép lại. Lần đầu tôi ghi chép về anh Quang là vào ngày 23 tháng 3 năm 2015. Thông tin tại đây https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoang-dinh-quang-ban-toi/

Thế sự mông lung lộn chính tà
Quần hồng ghi dấu bậc tài hoa
Sáu bài thơ cổ lưu tên phố.
Nữa thế kỷ nay đánh số nhà
Khanh tướng chắc gì nên vọng tộc
Câu thơ còn đó lập danh gia
Chẳng bia, chẳng tượng, không đền miếu
Ngẫm sự mất còn khó vậy ta.

Nhà văn Hoàng Đình Quang có bài thơ “Chẳng thể nào anh giữ được em đâu”  đăng trên trang DẠY VÀ HỌC có 60993 lượt xem. Đúng là hay ám ảnh. Nhưng tôi thích “Họa thơ Qua đèo Ngang” trên đây của anh Quang hơn khi uống rượu, ngẫm sự đời với anh ở quán trên đường Bà Huyện Thanh Quan.

Dưới đây là bài thơ Qua đèo Ngang của bà huyện Thanh Quan và hai bản dịch chữ Hán của Nguyễn Văn Thích và Lý Văn Hùng trong Đèo Ngang và những tuyệt phẩm thơ cổ

QUA ĐÈO NGANG
Bà huyện Thanh Quan

Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông rợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân đứng lại trời, non, nước
Một mảnh tình riêng ta với ta.

BỘ ĐÁO HOÀNH QUAN

Bộ đáo Hoành Quan nhật dĩ tà,
Yên ba gian thạch, thạch gian hoa.
Tiều quy nham hạ, ta ta tiểu,
Thị tập giang biên, cá cá đa.
Đỗ vũ tâm thương, thanh quốc quốc,
Giá cô hồn đoạn, tứ gia gia.
Đình đình trữ vọng: thiên, sơn, hải,
Nhất phiến cô hoài, ta ngã ta.

Bản dịch chữ Hán của Nguyễn Văn Thích

QUÁ HOÀNH SƠN

Quá Hoành Sơn đỉnh tịch dương tà
Thảo mộc tê nham diệp sấn hoa
Kỳ khu lộc tế tiều tung yểu
Thác lạc giang biên điếm ảnh xa
Ưu quốc thương hoài hô quốc quốc
Ái gia quyện khẩu khiếu gia gia
Tiểu đình hồi vọng thiên sơn thuỷ
Nhất phiến ly tình phân ngoại gia

Bản dịch chữ Hán của Lý Văn Hùng.


2.

hoangdinhquang

Lần thứ hai tôi ghi chép về anh Quang là ngày 10 tháng 1 năm 2017. Ngày hôm ấy đầu xuân, tôi bất ngờ nhận được tin nhắn của nhà văn Hoàng Đình Quang “Vào mạng tìm được cái này. Cám ơn Tiến sĩ Hoàng Kim đã lưu giữ cho mình. QUY TẮC BÀN TAY TRÁI.” Khi tôi nhận tin nhắn của anh thì tôi đang hiệu đính bài “Kim Dung trong ngày mới“, luận về triết lý nhân sinh càng tâm đắc và thấm thía những câu trò chuyện trong tác phẩm của Hoàng Đình Quang: “Chỉ nên hiểu văn chương qua văn bản. Sự sống còn của một nhà văn chỉ ở tác phẩm. Nhà văn chân chính ngoài đời cũng phải mẫu mực. Anh thích kiểu nhà văn mà cuộc đời chính là minh chứng cho tác phẩm. Cuộc đời có đẹp thì văn chương mới đẹp. Nhà văn, anh là ai? Nhà văn cũng là CON NGƯỜI”. Tôi thích mẫu đối thoại của Bích: Tôi thích lời triết lý mang tính nhân sinh trong Mùa Lạc như sau: “Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hy sinh gian khổ. Ở đời không có con đường cùng mà chỉ có những ranh giới. Điều cốt yếu là phải có sức mạnh vượt qua những ranh giới ấy”. Nhà văn Hoàng Đình Quang viết Quy tắc bàn tay trái hẳn có ẩn ngữ. Mời bạn đọc trích dẫn.

QUY TẮC BÀN TAY TRÁI
Hoàng Đình Quang

Tiến sĩ ngữ văn Cù Xuân Tươi là người vui vẻ, tuy hơi nhạt. Cái sự vui vẻ của ông thường bộc lộ ra ngoài bằng tính tự trào. Không kể lúc trà dư tửu hậu, mà ngay cả lúc luận bàn khoa bảng, thậm chí cả trên giảng đường, ông cũng có thể tự nói xấu mình một cách đáng yêu, tuy có đôi khi đáng ngờ:
– Các bạn biết không? Hồi còn đi học, tôi ghét nhất các môn khoa học tự nhiên… Vì thế tôi học các môn toán lý hóa dở lắm. Điểm hai, ba môn toán, lý đối với tôi là chuyện thường tình!
– Thưa thầy, thế thì sao thầy vẫn được lên lớp, được đậu đại học và học đến tiến sĩ như ngày nay ạ? Cô sinh viên Hồ Lan Bích có đôi mắt to tròn và cái nhìn đầy thách thức không ngại hỏi thầy như vậy.
– Có thể em không tin, nhưng xin em cứ tin tôi đi. Học tài thi phận mà. Với lại, những môn khoa học xã hội, đặc biệt là môn văn, đã cứu tôi, cứu tổng số điểm thi lên đến mức chấp nhận được. Hà hà… nói nhỏ em nghe nhé: tôi có biệt tài liếc mắt phô tô cái đáp số của người bạn thi bên cạnh. Tôi học được từ một người thầy mà biết ở các kỳ thi tuyển hay thi lên cấp, các giám khảo chỉ quan tâm tới cái đáp số thôi. Tôi liếc được cái đáp số của bạn, rồi viết thật ngay ngắn, đóng khung hẳn hoi… Chí ít cũng không bị điểm liệt. Đó là sự thật, là cả một cái bánh mì, nguyên vẹn!
Thầy Tươi trở nên nổi danh là một con người, một trí thức chuộng sự thật!
– Nhưng không hiểu sao, ông tiến sĩ nói tiếp, trong những môn học về con số đầy sự vô nghĩa, vô lý và vô bổ ấy, tôi lại nhớ rất kỹ một quy tắc. Đó là “Quy tắc bàn tay trái”! Các bạn có biết nó như thế nào không?

Những cặp mắt ngưỡng mộ càng trở nên ngưỡng mộ hơn, hướng về thầy chờ đợi. Tiến sĩ Tươi bất chợt xao xuyến trước cặp môi hồng mấp máy của Hồ Lan Bích. Thầy Tươi xòe bàn tay trái trắng trẻo của mình ra trước đám sinh viên đang nghe thầy giảng về “tiếp nhận văn bản văn chương”. Ôi bàn tay của tài năng, của nhạy cảm và của…
– Đó là một quy tắc trong môn học vật lý. Thầy bất chợt đến trước mặt Hồ Lan Bích, ngửa bàn tay ra. Đây, em nhìn đi, nhìn chăm chú vào nhé.
Bàn tay “búp măng” đầy tính nghệ sĩ và nhục dục hơi nghiêng về phía cô trò nhỏ.
– Khi có một lực từ trường xuyên qua lòng bàn tay, khung dây dẫn chuyển động theo hướng ngón tay cái, thì làm xuất hiện một dòng điện, có chiều theo hướng bốn ngón tay…
Hồ Lan Bích làm như cố tránh “dòng điện” mà tiến sĩ Tươi đang chĩa vào ngực cô, làm cho cô bất chợt đó bừng má, cười ngượng ngùng e lệ trước nét cười đầy quyến rũ của thầy.
Cả lớp học cười ồ, thán phục!
Từ đó, không chỉ sinh viên của Tiến sĩ Tươi, mà đến đồng nghiệp, bạn bè đều gọi Cù Xuân Tươi bằng cái biệt danh “Tiến sĩ quy tắc bàn tay trái”.
***
Trong khi Tiến sĩ Cù Xuân Tươi thỉnh thoảng vẫn biểu diễn tính “uy-mo” (hài hước) của mình trước bàn dân cử tọa thì Hồ Lan Bích thấy lòng mình bỗng dưng trống trải. Trống trải một cách bất thường, khó hiểu. Cô trằn trọc trước các môn thi cuối khóa, thao thức trước các mệnh đề, khái niệm, và sau cùng, nhận ra mình đang ngẩn ngơ trước bàn tay có mang dòng diện của thầy mình. Dù nhất quyết phủ định, nhưng càng phủ định, cô lại thấy mình phủ định cái mình đã phủ định. Cứ y như môn triết ấy!
Thời gian trôi đi, Hồ Lan Bích ra trường về làm ở một tờ báo. Cô quên đi bàn tay trái của thầy mình. Cô cũng không biết thầy đã được nhà nước phong hàm Phó Giáo sư.
Cho đến một ngày, trong cơn say chếnh choáng, cô bấm bừa một số điện thoại đã lưu trong máy của mình:
– Xin lỗi, bạn là ai đấy ạ?
Lan Bích bàng hoàng nhận ra giọng của thầy Tươi. Cô tỉnh hẳn, vội vã xác định là sẽ không trả lời.
– Tôi hân hạnh được tiếp chuyện ai đây? Thầy nhắc lại, dịu dàng.
Vẫn cái giọng hài hài trịnh trọng. Bất chợt cô nhớ lại bàn tay trong trẻo của năm xưa, như đang phóng một dòng điện mơ hồ vào ngực mình. Không kìm được, cô nhẹ nhàng:
– Em là… Em Hồ Lan Bích…
– Hồ – Lan – Bích? Em có học tôi không nhỉ?
– Vâng! Em học thầy! Bài học về “Quy tắc bàn tay trái” ạ…
Cô thấy mình xấu hổ, và như một phản xạ tự nhiên, Lan Bích tắt máy, thở phào, nóng mặt trong bóng đêm. Chỉ một lát sau, cô nhận ra mình đã rất, rất không lịch sự, không tế nhị… Gọi lại nhé? Không! Chẳng qua là ta nhầm số thôi. Cô cười vùi mặt vào gối. Biết đâu? Biết đâu…
Chuông reo! Chuông reo khá lâu. Lan Bích cầm máy, cái số của thầy hiện ra… Không nghe! Ngủ rồi.
Chuông lại reo! Quỷ quái, cái thời di động này. Thôi thì…
– Em nghe đây ạ! Sóng ở chỗ em kém quá…
– Tôi nhớ em rồi.
– Thầy mà nhớ em sao?
– Trí nhớ tôi thường bị bão hòa. Nhưng với em, tôi làm sao quên được.
– Dạ… Em cũng không quên!
Rồi cô gái Hồ Lan Bích không hiểu bằng cách nào, họ đã gặp nhau. Vẻ bối rối thường tình của cô, khiến tiến sĩ nghĩ ngay đến một “coud de foudre”. Thầy vẫn hồng hào đạo mạo, hài hước thâm thúy, kẻ cả, ngọt ngào.
Hồ Lan Bích đi từ choáng ngợp đến bình thản thân thiết, khiến cô tưởng như được lọt hẳn vào lâu đài trí tuệ của Tiến sĩ, nhất là khi cô biết ông còn là một nhà văn khá có tiếng tăm. Ông được mời vào các hội đồng, tham gia các cuộc hội thảo cấp Nhà nước… Ông cũng bước vào thế giới ảo một cách say sưa.
Ngày mưa nhỏ,
CHÁT:
Bich: Anh có quen biết nhiều nhà văn không?
Tươi: Hầu hết em à. Anh có nhiều nhà văn là bạn rất thân, như…
Bich: Anh biết nhà văn NK chứ?
Tươi: Không những biết mà còn thân. Rất thân!
Bich: Hồi còn học phổ thông, em thích đọc NK.
Tươi: Cực hay! Thế Em có đi thi học sinh giỏi văn cấp quốc gia không? Có thích văn NK không?
Bich: Em thích NK.
Tươi: Đã đọc những gì?
Bich: Thích lời triết lý mang tính nhân sinh trong Mùa Lạc như sau: “Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hy sinh gian khổ. Ở đời không có con đường cùng mà chỉ có những ranh giới. Điều cốt yếu là phải có sức mạnh vượt qua những ranh giới ấy”
Tươi: Giỏi. Sao Em nhớ tài thế! Anh K sinh thời sống ở Sài Gòn, em có gặp lần nào không?
Bich: Em chưa gặp NK lần nào anh ạ. Nhưng Anh Q hay kể cho em nghe. Vì em hâm mộ từ ngày còn đi học!
Tươi: Trong giới bảo anh ấy khôn quá, trong đời cũng như trong văn. Nhiều người không thích ổng. Trước khi mất, anh ấy có vẻ trở cờ…
Bich: Em không biết. Chỉ rất nhớ tác phẩm của ông ấy. Có đoạn nhớ từng dấu chấm, phẩy…
Tươi: Anh từng làm việc với anh ấy vào dịp 1991 trong việc chuẩn bị Hội thảo về đổi mới văn chương… Anh còn tới thăm anh ấy một lần ở nhà riêng trên đường Nguyễn Tất Thành. Nhưng ông ấy nói một đằng nhưng nghĩ một nẻo… Làm cũng khác… Anh không thật tin ông ấy! Nhân vật như hình nộm, chỉ nhằm thể hiện ý tưởng của nhà văn thôi. Ông ấy khôn quá, hóa ra thành người nhạt. Văn chương nhạt còn đổ lỗi cho tài năng, con người mà nhạt thì cả đời làm người vuốt ve…
Bich: Em nghĩ quan niệm văn chương của NK rất đáng phục. Chỉ nên hiểu văn chương qua văn bản. Còn hiểu về đời thực thì quả là vô vàn phức tạp. Cuộc sống của ông ấy thế nào, em không biết. Cũng mong chỉ hiểu nhà văn trên văn bản…
Tươi: Mà em nói cũng phải! Sự sống còn của một nhà văn chỉ ở tác phẩm thôi! Vậy nên anh K mới nói: gặp nhà văn ngoài đời chỉ còn toàn rác rưởi. Bao nhiêu tinh anh nhà văn thể hiện ở tác phẩm cả rồi! Nhưng xem ra ông cũng biện bạch. Nhà văn chân chính ngoài đời cũng phải mẫu mực. Không thể bệ rác, rượu chè bê tha, quan hệ trác táng được.
Bich: Trai gái nữa chứ. He he…
Tươi: Nhưng anh thích kiểu nhà văn mà cuộc đời chính là minh chứng cho tác phẩm kia! Cuộc đời có đẹp thì văn chương mới đẹp. Tất nhiên là cái Đẹp viết hoa – cái Đẹp đích thực, em à. Có lần anh trả lời một phóng viên về câu hỏi: Nhà văn, anh là ai? Anh thẳng thắn nói: Nhà văn cũng là con người như bao người khác, có phần tinh hoa, đẹp đẽ lại có phần đê tiện, xấu xa nữa…

***
Ngày nắng to, điện thoại Lan Bích có tin nhắn: Em có thể vào mạng chát với anh được không?

CHÁT:
– Em ơi! Anh đang gặp nguy hiểm!
– Tai nạn giao thông hay kiện cáo?
– Còn hơn thế. Bà xã anh đã đọc tất cả những gì anh chát với em. Bà ấy… bà ấy đang điên.
– Làm sao chị ấy đọc được?
– Con gái anh chuyên gia “ai-ti” mà. Nó mở được messenger của anh!
– Nhưng em có viết gì đâu?
– Anh! Anh đã làm bà ấy nổi giận!
– Anh giải thích cho chị ấy hiểu rõ.
– Không được! Đó là một con người tầm thường. Văn hóa thấp, cố chấp và không chịu nghe lẽ phải…
– Thế mà trong một cuốn sách mới đây, anh đã viết: “bà cử nhân sử học của tôi”?
– Cử nhân cũng có nhiều loại… Em ơi! Anh đang khóc! Sao đời anh lại khổ thế này?!

***
Ngày không Mây,

CHÁT:
Tươi: Em là nhà tâm lý kỳ tài. Nhà ngoại giao giỏi nữa. Giá em thay Phương Nga mới đúng.
Bich: Anh nịnh em đấy nhé! Anh với bà xã anh hôm nay sao rồi ?
Tươi: Không. Bà ấy quậy. Sáng nay viết đơn ly dị. Anh cầm. Bảo không ký! Ấy là nghe lời em!
Bich: Sao mà ghê thế?
Tươi: Phải có đối sách. Anh cầm theo, sẽ cho em coi! Không. Cứ như chiến tranh lạnh. Hay em ký thay anh nhé!
Bich: Sao em phải ký thay anh?
Tươi: Không. Em đồng ý đi! Ý em là ý của anh mà!
Bich: Anh nên xin lỗi bà xã anh đi
Tươi: Không hợp với bản tính của anh đâu! Có mà là đồ ngu!
Bich: “Không có lửa làm sao có khói”!
Tươi: Nhưng làm gì có lỗi hay tội khi yêu một người như em. Đấy, biết bao kẻ thòm thèm vì phải đứng ngoài… Em biết cả mà!
Bich: Nhưng anh đang là người mà bà xã anh cho rằng phản bội đấy.
Tươi: Phản bội hay không là tùy vào quan niệm của từng người! Vốn đồng sàng dị mộng từ lâu!

***
Tiến sĩ Tươi tắt máy tính, lặng lẽ mở cửa vào phòng ngủ. Dưới ngọn đèn mờ, người “đồng sàng dị mộng” của ông đang thở nhẹ dưới làn chăn mỏng.
Ba mươi năm qua đi, có khi nào ông như hôm nay? Mọi thứ vẫn quen thuộc, từ tư thế nằm đến cánh tay trần để ra ngoài vẫn dịu dàng tỏa sáng, mà ông vẫn tự cho đó là cánh tay ngọc venus! Vẫn những động tác quen thuộc, ông nằm xuống, vươn cánh tay choàng qua người bạn đồng sàng. Liệu đêm nay ông có dị mộng không?
Ông không ngủ, mà cũng không thức! Ông trằn trọc với những ý nghĩ liên miên, lan man. Bà cử nhân sử học, khẽ trở mình, cũng lại rất quen thuộc bên ông chồng luôn trăn trở hàng đêm. Bà hiểu rằng, bao ý tưởng, bao tiên đề, dự cảm luôn làm mất giấc ngủ của chồng. Bà biết và im lặng, một sự tôn trọng kính phục, tôn thờ hơn cả tình yêu hơn một phần ba thế kỷ qua!
Ông hồi tưởng về vinh quang mà ông gặt hái được bằng trí lự, bằng đam mê và bằng cả những làn khói ông tung ra. Quy tắc bàn tay trái! Ông chợt giật mình như người tự khám phá ra mình, một điều kỳ diệu, hấp dẫn và sinh động dường bao.
Ông trở lại bàn viết, bật đèn, nhưng không bật điện máy tính.
Ông lục tìm trong xấp giấy viết, lấy ra một tờ giấy A4, đặt ngay ngắn trước mặt. Cây bút trên tay ông ngần ngừ, nó được chuyền từ tay này sang tay kia, từ tay phải sang tay trái. Sau cùng ông kẹp chặt cây bút và những ngón tay trái, được sự trợ giúp của bàn tay phải. Bằng tay trái, ông viết:
“Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam/ Độc lập Tự do Hạnh phúc”. Chậm và gãy nét. Run run và nguệch ngoạc. Chữ của ông, nhưng không của ông! Ông mỉm cười hài lòng và viết tiếp, bằng chữ in hoa trịnh trọng, chính giữa khổ giấy: ĐƠN XIN LY HÔN.

***
Mình đã đi hơi xa, Hồ Lan Bích tự nghĩ. Đã có một chiều hoàng hôn và đêm trăng non trên bãi biển khá xa nơi cả hai đang sống. Lãng mạn như một đôi nhân tình còn đang vờn nhau, như người ta thường nói: Kẻ mạnh thì không muốn, kẻ muốn thì không mạnh. Nhưng mà than ơi! Lãng mạn cũng phải ăn, ăn cũng là lãng mạn! Bữa ăn tối trong nhà hàng du lịch, tiến sĩ gọi món bằng giọng du dương, nhưng quá đắt. Đến nỗi cô bạn của ông phải xin phép:
– Anh chịu khó ngồi đây, để em đi tìm một cái máy ATM…
– Em đi nhanh nhé, anh ngồi một mình sẽ buồn lắm!
Ai mà biết được anh buồn hay vui, chỉ biết anh thấy lo. Nếu nhỡ Lan Bích không trở lại! Cũng đành! Vừa nghĩ anh vừa nắn thử cái ví của mình: nó dày hơn tờ hóa đơn đang ngạo mạn nằm trên mặt bàn.
Mình đã đi gần đến đích, tiến sĩ nghĩ thầm, không cần tốn thêm nữa. Hồ Lan Bích đã trở lại, và tờ hóa đơn đã được xé vụn. Đây là đoạn đối thoại mà anh tài xế taxi nghe được:
– Chưa có một người con gái nào khiến anh phải nhớ như vậy. Em định hành hạ anh hả? Muốn anh phải quỳ lạy em. Anh xin em đấy, hãy thương anh. Thương cho một trái tim đã yêu em. Hãy giúp anh…
– Giúp gì?
Tươi: Hãy giúp hộ anh, một lần thôi cho anh khỏi tức… Anh biết em cũng là con người, cũng có những ham muốn phần “con”. Vì thế hãy mở lòng đón nhận. Đừng giả dối với lòng em nữa!

Anh chỉ ước ao một lần được gục mặt lên cơ thể em để ngắm nhìn thôi, ko làm gì cả nếu em ko cho phép. Anh tưởng tượng em như một thiên thần, mọi phần trên cơ thể em đều đẹp và thơm tho. Ôi…anh thèm! Hãy biết “vượt qua ranh giới” như NK đã khuyên em đi!
– Anh lái xe ơi! Dừng ở đây nhé. Anh đưa ông bạn này đi tiếp…
– Em…!?
Ông tiến sĩ lặng lẽ rút tờ đơn ly hôn, nét chữ vụng và gãy.
Hồ Lan Bích, sững sờ, nhạc nhiên, rồi mỉm cười:
– Chữ của vợ anh xấu thế?
– Ừ. Xấu lắm. Cá gì cũng xấu… Như người viết bằng tay trái!

Đà Lạt 18-8-2011

hoangdinhquang1


“Khi nàng trở về chả còn mặt trời

Một tí dưới đáy ly bàng hoàng
Con mèo đen bàng hoàng vệt váy”
(thơ Hoàng Đình Quang).

Hoàng Kim
quên thơ mới mất rồi.
Mình làm người cổ điển thôi !
Nhưng mình thích ảnh này
Và chuyện con mèo vàng
CÓ BA DÒNG VĂN CHƯƠNG

3.

Lần thứ ba tôi chép lại những thẩm thấu của tôi đối với văn chương anh Quang là trong bài Ngọc cho đời https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ngoc-cho-doi/ Bài viết dài, tôi trích dưới đây những ý kiến đánh giá của anh Quang. Tôi vẫn thường quay lại với Nguyễn Khải, với các tác phẩm văn chương ưng ý mà ông đã trao lại cho đời và những lời thương nhớ Nguyễn Khải của các bạn văn, người đọc viết về ông. Những tích lũy tư liệu về ông tại trang DẠY VÀ HỌC ở Xóm Lá và trang hoangkimvietnam ở Google.sites, thỉnh thoảng tôi lại đưa ra đọc lại, ghi chú thêm vào những tìm tòi mới với ước mong tuyển chọn điều yêu thích cho mình và cống hiến với bạn đọc một góc nhìn về Nguyễn Khải. Ngọc cho đời .

NGHỊCH LÝ NGUYỄN KHẢI

Hoàng Đình Quang

Do sự phân công của Hội nhà văn, tôi và Triệu Xuân được chỉ định thay phiên nhau ngồi thường trực đón những đoàn thể và cá nhân đến viếng nhà văn Nguyễn Khải, tại đám tang ông vào các ngày 16-17/01/2008. Công việc nhiều quá, bận bịu thế, ngồi đấy mà như lửa đốt, nhưng chúng tôi vẫn làm tròn bổn phận của mình. Sau 3 ngày tang lễ, tôi lại thấy trong đầu ốc xuất hiện những cảm giác lạ, cảm thấy mình như vừa có một chuyến đi thực tế, không kém phần phong phú và nghĩ ngợi.

***

Gần đây, nhiều nhà văn ra đi quá, mà toàn những người tiếng tăm, có cảm giác là vơi đi mất một góc chiếu. Trong số ấy, tôi muốn nói đến Trần Quốc Thực, một người từ biệt thế giới này vào những phút cuối cùng của năm 2007.

Tôi với Trần Quốc Thực là bạn, nhưng không thân. Năm 1990, tôi ở Hà Nội khá nhiều. Lúc đó Hà Nội chưa đông như bây giờ, và Văn Miếu – Quốc tử giám còn rất hoang phế. Hàng bia tiến sĩ bỏ hoang, tôi vào một cách tự nhiên, và những con rùa đá cụt đầu cùng với phân chó và phân người rải rác. Tôi gặp Trần Quốc Thực trong bầu không khí như thế. Thực rủ tôi đến 19-Hàng Buồm (trụ sở Hội Văn Nghệ Hà Nội và báo Người Hà Nội lúc bấy giờ) để lấy tiền nhuận bút 2 bài thơ của anh rồi đi uống bia hơi. Thực rủ tôi về nhà anh ăn cơm, nhưng tôi ngại nên thôi. Tôi nhớ, lúc đó đang có dư luận về việc xét giải Văn học năm 1990. Thực có tập thơ Miền chờ mỏng thôi, nhưng có nhiều tìm tòi, nên cũng hy vọng. Chúng tôi xôn xao lắm. Không khí thì nghèo nàn, nhưng thơ ca thì sôi động. Năm ấy, Nguyễn Quang Thiều với chiếc xe đạp cuốc Liên Xô và tập thơ Ngôi nhà tuổi mười bảy, đã chủ trì một đêm mạn đàm thơ của Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc bộ tốn mất mấy con ngan và 20 lít rượu trắng. Trần Quốc Thực rủ rỉ thuyết phục tôi: thơ phải thay đổi. Tôi ậm ừ, nhưng thấy mình không thể theo được thơ nữa rồi.

Sau này có nhiều lần gặp nhau, nhưng chúng tôi không bàn gì nữa, Thực như một đạo sĩ, chậm chạp, mệt mỏi. Gần đây nhất, với đôi mắt buốn bã, Thực nói với tôi: Quang gửi ra một chùm thơ nhé. Tôi cười: có biết làm thơ nữa đâu! Và thôi. Cho đến khi nghe tin anh ra đi…

Năm ấy, tôi về Sài Gòn in xong tập Nói thầm thì thôi, không làm thơ nữa và chuyển hẳn sang viết văn xuôi.

Tôi viết truyện ngắn rất nhanh, hơn chục truyện ngắn ra đời chỉ trong vòng một năm (in thành tập Mùa chim ngói). Tiểu thuyết cũng nhanh, Những ngày buồn chỉ trong 2 tháng. In trên báo Văn Nghệ, tạp chí VNQĐ… hay hay không, chưa dám nghĩ, nhưng bạn bè và đặc biệt các bậc thầy, đàn anh nhắc đến. Tôi nhớ là Nguyễn Quang Sáng gọi cho tôi chỉ nói mỗi một câu: Mày viết cái Mùa chim ngói được quá! Lê Văn Thảo thì khen Cái roi. Và… Nguyễn Khải! Tôi chưa gặp ông bao giờ, cho đến khi tôi đánh bạo gõ cửa nhà ông, tặng ông cuốn tiểu thuyết vừa in xong. Tôi nghĩ tặng thế thôi, chắc gì ông đã đọc. Nhưng không phải, mấy tháng sau ông gặp tôi và nói: cứ thế mà viết! Có điều, người “anh hùng” hơi có vẻ không tưởng ! Khi cuốn tiểu thuyết ấy được giải thưởng, nhà văn Trần Quốc Toàn về nói lại cho tôi nghe: Nguyễn Khải bảo: thằng này được giải oan ! Tôi không hiểu thế nào. Sau này, được họp cùng chi bộ, ngồi cạnh ông, tôi định hỏi, nhưng không dám, cho đến hôm nay, khi ông mất.

***
Ngồi thường trực ở đám ma ông, tôi thấy nhiều người nói: Nguyễn Khải đã rút ruột ra nói với tôi… Hoá ra, ai cũng thế, nói chuyện với Nguyễn Khải, luôn có cảm giác được ông trút hết cả ruột gan cho mình xem. Tôi rất liều, bạn bè ở đâu xa, muốn đến gặp Nguyễn Khải, tôi đều đưa đến và được ông… rút ruột cho nghe, về chuyện đời, chuyện nghề. Phạm Quốc Ca từ Đà Lạt xuống, tôi đưa đến, Nguyễn Khải tiếp chúng tôi có cả bia và thuốc lá Jet (ông hút loại khá nặng). Có một người bạn tôi, đọc bài ký của ông về dâu tằm Lâm Đồng, muốn hỏi cách đưa người nhà ở quê vào, tôi cũng đưa đến gặp Nguyễn Khải, và ông cũng tiếp một cách nồng ấm… Tôi chưa bao giờ được nghe Nguyễn Khải khen tôi, nhưng một người khác kể lại, ông nói về tôi: nó (và hai thằng nữa) viết truyện ngắn khá ở trong Nam (thời điểm năm 1995). Điều này tôi quý hơn những giải thưởng.

Một lần, giữa những năm đổi mới sôi nổi (và toàn diện) tôi đến thăm ông và hỏi: “Người ta đang bàn luận um sùm về lý thuyết văn chương, theo anh thì nên theo lý thuyết nào?”. Ông vừa pha nước vừa nói, hình như với cái xuyến chứ không phải với tôi (nguyên văn): Làm thằng nhà văn thì làm chó gì có lý thuyết, trông nhau mà viết! Tôi im lặng và xem đây là bài học cơ bản và cụ thể mãi mãi trong đời viết của mình! Tôi chắc sẽ không đủ can đảm để đi tiếp bước đường văn, nếu không nhận được bài học này của ông.

***
263 đoàn, tập thể và cá nhân đến viếng và gửi vòng hoa đến đám tang Nguyễn Khải, tôi tỉ mận chọn ra:

Chủ tịch quốc hội Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban tuyên huấn trung ương Tô Huy Rứa, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân gửi vòng hoa. Bí thư thành uỷ gửi vòng hoa, do phu nhân bí thư đem tới viếng.

Cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt gửi vòng hoa và đứng gần 1 tiếng đồng hồ từ lúc 5:30 AM ngày 18 để dự lễ truy điệu.

Có những bức điện hoa, điện chuyển tiền (cao nhất là 1triệu đồng) gửi đến. Bà con láng giềng của ông Khải ở quận 4, TP HCM và nhiều người hàng xóm của ông ở bãi Phúc Xá – Hà Nôi từ hơn 30 năm về trước, người vào đây thì đến viếng, người ở xa thì gửi hoa…

Hoá ra ông không có nhiều bạn văn: chỉ độ hơn 30 người! Trong số bạn cùng thời, tôi thấy có Nguyên Ngọc, Trần Kim Trắc, Đoàn Minh Tuấn… đến viếng, còn lại gửi vòng hoa. Bạn văn lớp trẻ hơn cũng ít quá. Hội văn nghệ địa phương chỉ có Bà Rịa – Vũng Tàu và Đồng Nai.

Trong số này, có nhiều bạn ông (già như ông hoặc hơn kém vài tuổi) làm đủ thứ ngành nghề, xa lạ với văn chương nghệ thuật, lại thường hay có mặt ngày đêm, và tiện đưa ông đến tận miệng huyệt. Bác sĩ, nhà giáo, hội người tiêu dùng, ngân hàng… và cả những người làm nghề gì đó mà không ai biết… (nhà văn Ngô Vĩnh Bình thống nhất với tôi: những người ất ơ). Số này đến quá nửa!

Sao thế nhỉ? Cuộc đời ông có cái gì đó chênh vênh với nghiệp dĩ chăng?

Nguyễn Khải có 60 năm tuổi Đảng, có Huân chương Độc lập Hạng nhì, có quân hàm Đại tá, là đại biểu Quốc hội, có người đọc sách, mua sách của ông… Các con ông thành đạt, giàu có hàng đại gia.

Trong số các nhà văn Việt Nam, số người tài mà thành đạt và yên ổn, được tôn vinh, được trọng dụng như Nguyễn Khải, có lẽ đếm không quá số ngón tay của một bàn tay!

Phải chăng, trong con mắt của các nhà văn, những bạn văn lớn nhỏ thì: một người tài, không được phép thành đạt? Và ngược lại: anh không thành đạt vì anh có tài? Anh thành đạt vì anh không có tài?

Văn chương Nguyễn Khải nặng về lý.

Ôi! Chân lý hay nghịch lý đây?

4

Lần thứ tư tôi ghi chép về Hoàng Đình Quang bạn tôi là ngày 2 tháng 9 năm 2016. Đó là những ghi chép lắng đọng về một người bạn và sự tâm đắc của riêng mình

HoangDinhQuang

Nhà văn Hoàng Đình Quang sinh năm 1951, quê Thái Nguyên, hiện sống và viết tại thành phố Hồ Chí Minh. Tác phẩm đã in: Hát chẳng theo mùa 2009; Xuân Lộc 2006; Phản trắc 2006; Cánh đồng lưu lạc 2005; Học làm giàu từ những doanh nhân khổng lồ (hai tập) 2004; Phiên chợ Tết cuối cùng 2002; Thua thắng nghề buôn (hai tập) 1999; Thời loạn 1997; Mùa chim ngói 1995; Định mệnh 1993; Những ngày buồn 1992; Nỗi lòng trinh nữ 1992 (Bút danh Kiều Hồng ); Nói thầm 1991, Chàng nai 1983.

Anh Hoàng Đình Quang có nhiều tiểu thuyết và truyện ngắn hay. Anh cũng là nhà biên tập chuyên nghiệp, tốt bụng, khách quan và tận tâm. Thơ Hoàng Đình Quang hay không kém văn, có ngôn ngữ riêng, một số câu giản dị mà ám ảnh “Xin em đừng tin những câu tôi viết/ Con chim vu vơ hót chẳng theo mùa”; “Sào định mệnh cắm vào dòng sông khác/ Đá cỏ hai bờ đã in dấu trăm năm”; “Phong trần đậu bến thuyền quyên/ Phong lưu thì lắm, bạc tiền thì không/ Em cho anh cả tấc lòng/ Anh đem trao lại cái không có gì…”; “Báu chi châu báu, ngọc ngà / Thà say khướt, chứ tỉnh ra… lại cười!”

Bài thơ Hưng Yên của anh vừa quen vừa lạ, đã chạm đến vẻ đẹp của thú chơi thơ đường luật tao nhã: “Thanh tân em gái cười trong nón/ Chầm chậm mẹ già ngóng trước hiên/ Phố Nối ngập ngừng ta tiễn bạn/ Với Hưng Yên, thượng lộ bình yên!” Bản dịch bài thơ Tương tiến tửu của Lý Bạch thật thú vị, không hẵn là thơ dịch “Trời sinh ta có tài cao / Lo gì chẳng có chỗ nào kiếm ăn / Hết tiền? Xin chớ lăn tăn / Đồng tiền là thứ có chân đi, về!” Thơ Hoàng Đình Quang ấn tượng hơn cả là những bài thơ tình. Đó là những lời yêu thương lặng lẽ khát vọng. Bài thơ “Vũng Tàu” là lời kết có hậu: “Hỡi những ai lưu lạc giữa cuộc đời/ Không nơi hôn nhau thì trong mơ sẽ có/ Dù Bãi Trước, Bãi Sau chỉ toàn sóng gió/ Hạt cát cuối cùng vẫn lấp lánh ngọc trai.”

Lê Thiếu Nhơn đã viết về Hoàng Đình Quang hát chẳng theo mùa: “Từ năm 1991, Hoàng Đình Quang đã bước vào đời sống thi ca bằng tập “Nói thầm”, nhưng rồi văn xuôi kéo anh khắc khoải bàn chân khao khát khám phá qua “Những ngày buồn”, qua “Mùa chim ngói”, qua “Thời loạn” và qua cả “Cánh đồng lưu lạc”. Cứ ngỡ nàng thơ đã buông tha Hoàng Đình Quang, ai dè bối cảnh xã hội nhiều bộn bề vẫn bắt anh phải “Hát chẳng theo mùa” (NXB Hội Nhà văn 2009) với vần điệu ngổn ngang. Thơ Hoàng Đình Quang có thể giúp chúng ta hiểu hơn tâm trạng một người cầm bút thương gần nhớ xa, khi “người lính ấy trở về” lặng lẽ trong phút giây “hãy tắt đèn và nghĩ về nhau” và chốc lát run rẩy “Phan Thiết mùa đông” đắm đuối chưa nguôi… ”.

Tôi tâm đắc với Lê Thiếu Nhơn, đọc lại cùng anh bài Nghịch lý Nguyễn Khải và  “Quy tắc bàn tay trái ”.

Donbanoxave

Xin giới thiệu  chùm thơ Hoàng Đình Quang cùng hai bài văn trên và bức ảnh “Đón bạn ở xa về” (ảnh Nguyên Hùng, anh Hoàng Đình Quang là người thứ tư, phải qua).

CÂU THƠ ĐỊNH MỆNH
Hoàng Đình Quang

Anh đứng lặng trước dòng sông số phận
Chuyến đò hoa quay mũi tự bao giờ
Bến nước cuối cùng rải đầy mảnh vỡ
Chiếc chén ngà đong nước mắt ngày xưa

Anh lênh đênh một mình giữa mây và nước
Bối rối ngàn dâu, bối rối tơ tằm
Sào định mệnh cắm vào dòng sông khác
Đá cỏ hai bờ đã in dấu trăm năm

Không thể nói yêu em như thuở còn vụng dại
Cái thuở nhìn đâu cũng báo hiệu một mối tình
Giờ anh khóc trong một chiều huyền thoại
Có ai ngờ sương đã trắng đầu anh

Anh không dám chạm vào mối tình mà anh đang có
Mối tình sau mong manh lắm người ơi
Như sương mỏng phủ hờ trên áo mỏng
Sau bức rèm kia là tan vỡ mất rồi!

11.1993
(Tuyển trong Thơ Việt Nam 1945-2000,
Gia Dũng sưu tầm, tuyển chọn, biên soạn,
Nhà Xuất bản Lao động năm 2000, trang 1048)

THƠ TÌNH TẶNG VỢ
Hoàng Đình Quang

Tơ hồng một sợi này đây
Mình ơi, anh buộc cổ tay cho mình
Neo đời nhau một chữ tình
Duyên thì anh giữ, nợ mình em mang.

Vận vào cái nghiệp đa đoan
Bao nhiêu sấp ngửa, đá vàng bấy nhiêu.
Đắm say nào kể ít nhiều
Những khuya khao khát, những chiều đam mê.

Số trời Thân ngự cung Thê (*)
Ngả nghiêng, xô lệch trăm bề… lại yên!
Phong trần đậu bến thuyền quyên
Phong lưu thì lắm, bạc tiền thì không…

Em cho anh cả tấc lòng
Anh đem trao lại cái không có gì
Đường chiều nặng gánh tình si
Hai bàn tay nắm một vì sao xa…

Nỗi buồn như gió thoảng qua
Thương yêu, anh gọi mình là… vợ anh!

http://quangnv.vnweblogs.com/post/1698/193855
(*)Tử vi: “Thân cư cung thê” : người có số nhờ vợ.

HƯNG YÊN
Hoàng Đình Quang

Lần đầu theo bạn đến Hưng Yên
Bạn tặng cho mình chút nợ duyên
Phố Hiến một thời còn tấp nập
Chùa Chuông trăm tuổi vẫn tham thiền
Thanh tân em gái cười trong nón
Chầm chậm mẹ già ngóng trước hiên
Phố Nối ngập ngừng ta tiễn bạn
Với Hưng Yên, thượng lộ bình yên!

http://quangnv.vnweblogs.com/post/1698/213930#comments

VŨNG TÀU
Hoàng Đình Quang

Nếu cuộc đời này không có chỗ để hôn nhau
Trong giấc mơ hãy đưa em về Bãi Trước
Nếu những gì ngoài đời ta thua cuộc
Hãy hùa theo những đợt sóng dập vô hồi

Không thể đo bằng những hò hẹn buông trôi
Khi bọt biển cũng có mùa hoa trái
Em đã khóc cho một cành rau đắng dại
Giữa chung chiêng mặn ngọt thủy triều.

Từng biết tháng ngày thử thách tình yêu
Không thể xa hơn, cũng không gần hơn được
Trong tất cả những gì ta thầm ước
Sợi chỉ căng ra vạch dấu chân trời.

Hỡi những ai lưu lạc giữa cuộc đời
Không nơi hôn nhau thì trong mơ sẽ có
Dù Bãi Trước, Bãi Sau chỉ toàn sóng gió
Hạt cát cuối cùng vẫn lấp lánh ngọc trai…

6-2007
Hoàng Đình Quang 2009. Hát chẳng theo mùa
Nhà Xuất bản Hội Nhà Văn, trang 54

5

LỜI THỀ NHẬM CHỨC

Tại thôn Gia Bình người dân nô nức đi bầu Trưởng thôn. Kết quả, ông Lê Văn Đậu, được tín nhiệm bầu làm Trưởng thôn. Tại lễ nhậm chức, ông đã tuyên thệ (thề):
“Tôi, Lê Văn Đậu, 46 tuổi, còn mẹ già 78 tuổi, có vợ và 3 con, 2 trai, 1 gái. Gia đình tôi có nhiều đời sinh sông tại thôn Gia Bình. Tôi được toàn dân tín nhiệm bầu làm trưởng thôn, tôi xin cám ơn “cử tri” đã tin tôi. Tôi nhận chức vụ này và:
Trước linh hồn các đấng Liệt tổ, liệt tông, các Anh hùng liệt sĩ đã đổ xương máu, trí tuệ, mồ hôi công sức để tạo lập, gìn giữ và xây dựng Thôn Gia Bình (Việt Nam), tôi xin thề:
1- Tôi thề chỉ làm theo và làm đúng Hiến pháp và pháp Luật của Nhà nước, tuyệt đối không vì lợi ích của cá nhân, gia đình, dòng họ hay phe nhóm mà làm sai lệch, méo mó Pháp luật.
2- Nếu tôi không làm đúng như lời thề của tôi thì hậu quả đối với tôi:
– Về chính trị: Thân bại danh liệt.
– Về kinh tế: Tán gia bại sản.
– Về thân thể của tôi và người thân của tôi: Trời tru đất diệt”.
Người dân trong thôn Gia Bình bàn tán xôn xao, nhiều chiều:
– Ông Đậu là người khảng khái, yêu nước, yêu dân.
– Ối Giời! Làm gì có thánh thần, ma quỷ mà thề thốt? Có mà mị dân! Mê tín, dị đoan!
– Không có thần thánh, quỷ ma, ông cứ thử thề xem nào…
– Tôi theo biện chứng, chả việc gì phải thề!
Tin này loang ra, đến tai Thủ đô. Một vị quan đầu triều xem qua rồi đưa ra QH, được QH thông qua đạo luật: “Tất cả những vị phàm là lãnh đạo, trước khi nhậm chức đều phải lấy “Lời thề Ông Đậu” ra để thề. Ai không dám thề thì không giao chức cho nữa.
Chuyện này chưa rõ ra sao, xin đợi hồi sau sẽ biết!

*

Chút ghi chép nhỏ về một người bạn lớn.
Chúc vui ngày mới.

Hoàng Kim

CNM365 Tình yêu cuộc sống
DẠY VÀ HỌC https://hoangkimvn.wordpress.com
ngày mới nhất bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365 Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on Twitter

#cnm365 #cltvn 9 tháng 5


TỈNH THỨC CÙNG THÁNG NĂM
Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim
#Nhàtôi
; #banmai; #htn365; #ana; #Thungdung#dayvahoc, #vietnamhoc;  #cnm365;  #cltvn; #đẹpvàhay; #lvn365 https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-9-thang-5/ & https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-9-thang-5

CNM365 Tình yêu cuộc sống: Thế giới trong mắt ai; Bài thơ Viên đá Thời gian; Lời Thầy dặn thung dung; Nông nghiệp Việt trăm năm; Sông Mekong tin nổi bật; Vị tướng của lòng dân; Nguyễn Du trăng huyền thoại; Trời nhân loại mênh mông; Tagore Thánh sư Ấn Độ; Hoa Hồng Ngọc Quan Âm; Huế có Thiên Thụ Sơn; Ta về với Linh Giang ; Làng Minh Lệ quê tôi; Châu Mỹ chuyện không quên; Nguyễn Du là bậc anh hùng; Tô Đông Pha Tây Hồ; Đền Kiếp Bạc Côn Sơn; Dám đánh và quyết thắng; Kim Notes lắng ghi chú; Phục Sinh Bình Minh An; Giấc mơ đời vẫn thực; Sóng yêu thương vỗ mãi; Sơn La núi báu vật; Ngụ ngôn cho người lớn; Huế có Thiên Thụ Sơn; Ta về với Linh Giang ; Làng Minh Lệ quê tôi ; Châu Mỹ chuyện không quên ; Một gia đình yêu thương ; Nguyễn Du là bậc anh hùng; Tô Đông Pha Tây Hồ ; Lời Thầy dặn thung dung; Sớm hè líu ríu xuân Hoàng Long cây lương thực ; Một gia đình yêu thương; Nguyễn Du Hồ Xuân Hương, Dưỡng mầm xanh phương Nam; Việt Nam Tổ Quốc tôi; Việt Nam con đường xanh; Cách đánh của Việt Nam; Thế giới trong mắt ai ; Chỉ tình yêu ở lại ; Mưa lành và lúa xuân; Lúa siêu xanh Việt Nam ;Tiến bộ giống sắn Việt Nam; Lào hoa trắng nắng Mekong; Đẹp và Hay Học Mãi; Suy tư sông Dương Tử; Trung Tân mừng ngày mới; Thế giới trong mắt ai; Vui đến chốn thung dung; Việt Nam con đường xanh; Hoàng Trung Trực đời lính; Thơ viết bên thác Iguazu; Cuối dòng sông là biển, Sự cao quý thầm lặng; Nghị lực và Ơn Thầy; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Nhớ kỷ niệm một thời; Nhớ lại và suy ngẫm; Trường tôi nôi yêu thương; Lời Thầy dặn thung dung; Con đường xanh yêu thương; Bảo tồn và phát triển sắn; Tiến bộ giống sắn Việt Nam; Giống sắn KM140 giải VIFOTEC; Hoa và Ong Hoa Người; Những trang văn thắp lửa; Bài ca Trường Quảng Trạch; Bài thơ Viên đá Thời gian; Thầy Hiếu đêm giáng sinh; Bóng hạc chốn xa xôi; Lời thương; Thế giới trong mắt ai; Cách mạng sắn Việt Nam; Bạch Ngọc Đông Hòa bạn quý; Tỉnh thức cùng tháng năm; Ban Mai Bình Minh An Tỉnh thức nhớ Viên Minh; Vĩ Dạ thương Miên Thẩm; Bay lên nào Hải Âu; Sơn Nam ông già Nam Bộ; Sơn Nam và Bùi Giáng; Chỉ tình yêu ở lại ; Về với vùng cát đá ; Thầy giáo già trước biển; Mưa lành và lúa xuân; Lúa siêu xanh Việt Nam ; Tiến bộ giống sắn Việt Nam; Sắn Việt Nam ngày nay; Hoàng Long thơ về Mẹ; Thung dung đời quên tuổi; Nhớ lời vàng Albert Einstein; Trần Văn Trà bóng hạc; Thiên đường này đâu quá xa; Qua Waterloo nhớ Scott; Lên đỉnh Thiên Môn Sơn; Gạo Việt và thương hiệu; Thăm nhà cũ của Darwin; Về; Nghĩa Lĩnh Đền Hùng; Dẻo thơm hạt ngọc Việt, Trần Khánh Dư vẹn kiếp; Ăn cháo nói càn khôn; Nhớ quên khúc nhạc vui; Mười thói quen mỗi ngày; Nguyễn Hàm Ninh Thầy Vua; Ngắm ‘ngõ nhà lão Hâm’; Kim Notes lắng ghi chú; Đọc ’50 năm nhớ lại’; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Giống lúa siêu xanh GSR65; Tháng Tư chuyện không quên; Phục sinh giữa tối sáng; Việt Nam con đường xanh; Đêm khúc nhạc thanh bình; Thầy bạn trong đời tôi; Tiến bộ giống sắn Việt Nam ; Sắn Việt Nam ngày nay ; Giống khoai lang Việt Nam; Thành tâm với chính mình; Trường tôi nôi yêu thương, Về Trường để nhớ thương; Minh triết Thomas Jefferson; Chuyện đồng dao cho em; Chuyện cổ tích người lớn; Lời dặn của Thánh Trần; Nhớ thầy Tôn Thất Trình; Chuyện thầy Tôn Thất Trình; Tâm Đạo chuyện trăm năm; Đến với Tây Nguyên mới, Ban mai chào ngày mới; Khi hoa bằng lăng nở; Nhà tôi chốn thung dung; Kuma DCj & Hoàng Thảo; Minh triết của đức Phật; Đền Bà Chúa Thượng Ngàn; Đi dưới trời minh triết; Yên Lãng Hồ Chí Minh; Tản mạn nhớ và quên; Làng Minh Lệ quê tôi; Chuyện ngậm ngãi tìm trầm; Chuyện muôn năm còn kể; Lên Trúc Lâm Yên Tử; Lời ru nhớ núi sông; Đến với Tây Nguyên mới ; Câu cá bên dòng  Sêrêpôk; Tỉnh thức cùng tháng năm; Mưa xuân Kim và Thủy; Chuyện sao Kim kỳ thú; Sông Hoàng Long chảy hoài; Sông Kỳ Lộ Phú Yên; Mưa xuân trong mắt ai; Tháng Ba hoa gạo nở; Việt Nam con đường xanh; Đọc lại và suy ngẫm; Mây lành Phổ Đà Sơn; Kim Notes lắng ghi chú; Gia Cát Mã Tiền  Khóa; Trung Quốc một suy ngẫm; Nhớ Ông Bà Cậu Mợ; Có một ngày như thế; Phục sinh giữa tối sáng; Nam tiến của người Việt; Nhà tôi giấc mơ xanh; Cao Biền trong sử Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Nhà tôi giấc mơ xanh; Tô Đông Pha Tây Hồ; Thượng Đức thương nhìn lại; Những trang văn thắp lửa; Thơ vui những ngày nhàn; Bill Gates học để làm; Minh triết sống phúc hậu; Giống khoai lang Việt Nam; Sắn Việt Nam ngày nay; Vietnamese Cassava Today; Hồ Lắk Đình Lạc Giao; Ngày Quốc tế Hạnh phúc; Chim Phượng về làm tổ; Chốn vườn thiêng cổ tích; Trân trọng Ngọc riêng mình; Bảo tồn và phát triển sắn; Về miền Tây yêu thương; Trần Công Khanh ngày mới; Mark Zuckerberg và FB ; Chuyện đồng dao cho em; Đến với Tây Nguyên mới; Thương Kim Thiếp Vũ Môn.Nghỉ ngơi nhàn tĩnh dưỡng; Trần Công Khanh ngày mới;Selma Nobel văn học; Thầy Quyền thâm canh lúa; Chuyện ngày sinh của Thủy;Một gia đình yêu thương; Thành kính lưu lời thương; Nhớ ông bà cậu mợ; Một niềm tin thắp lửa;Minh triết sống phúc hậu; Truyện vua Solomon; Đến với Tây Nguyên mới; Hồ Lắk Đình Lạc Giao; Thương Kim Thiết Vũ Môn; IAS đường tới trăm năm; Nông nghiệp Việt trăm năm; Quản lý đất đai Việt Nam; Nam Tiến của người Việt; Mẹ tắm mát đời con; Bóng hạc chốn xa xôi; Hồ Lắk Đình Lạc Giao; Cánh cò bay trong mơ; Vào Tràng An Bái Đính; Sông Hoàng Long chảy hoài; Nguồn Son nối Phong Nha; #An nhiên; Đến với Tây Nguyên mới; Thương Kim Thiết Vũ Môn; Nguyễn Huy Thiệp lắng đọng;Đặng Dung thơ Cảm hoài; Đồng hành cùng đi tới; Giống khoai lang Việt Nam; Thương Kim Thiếp Vũ Môn; Quảng Bình đất và người; Thơ văn thầy Hồ Ngọc Diệp; Chuyện cổ tích người lớn; Cuối dòng sông là biển; Thầy nghề nông chiến sĩ; Đọc lại và suy ngẫm; Thương Kim Thiếp Vũ Môn; Giống khoai lang Việt Nam; Việt Nam con đường xanh; Đọc lại và suy ngẫm; Mây lành Phổ Đà Sơn; Cao Biền trong sử Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Nhà tôi giấc mơ xanh;Phạm Hồng Đức Phước ca cao; Cao Biền trong sử Việt;Trời nhân loại mênh mông; Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay; Thầy bạn trong đời tôi; Cuối dòng sông là biển;. Phục sinh giữa tối sáng; Nam tiến của người Việt; Gia Cát Mã Tiền Khóa; Kim Notes lắng ghi chú; Gia Cát Mã Tiền Khóa;Sông Kỳ Lộ Phú Yên; Châu Văn Tiếp Phú Yên; Chọn giống sắn Việt Nam; Ngọc Phương Nam ngày mới; Nghê Việt am Ngọa Vân; Phục sinh giữa tối sáng; Lê Phụng Hiểu ruộng thác đao; Thầy bạn trong đời tôi; Bóng hạc chốn xa xôi; Giống khoai lang Việt Nam; Chuyện thầy Lê Quý Kha; Lên Việt Bắc điểm hẹn ; Tiếng Việt lung linh sáng; Bài thơ Viên đá Thời gian; Kim Notes lắng ghi chú; Gia Cát Mã Tiền  Khóa; Minh triết sống phúc hậu; Thung dung dạy và học; Thầy bạn trong đời tôi; Trịnh Công Sơn lắng đọng; Dạo chơi non nước Việt; Minh triết cho mỗi ngày; Địa chỉ xanh Ấn Độ; Vườn Quốc gia Việt Nam; Tĩnh lặng cùng với Osho; Đi thuyền trên Trường Giang; Đến với Tây Nguyên mới; Bài thơ Viên đá Thời gian; Đợi anh ngày trở lại; Chốn thiêng; Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc; Sắn Việt Nam ngày nay; Chung sức trên đường xuân; Vietnamese cassava today; Đỗ Hoàng Phong chiều xuân; Hồ Văn Thiện bóng chiều; Walt Disney người bạn lớn; 24 tiết khí lịch nhà nông; Lời thương; Giống lạc HL25 Việt Ấn; Thầy Tuấn kinh tế hộ; Thầy Tuấn trong lòng tôi; Địa chỉ xanh Ấn Độ; Chuyện cổ tích người lớn; Giống khoai lang Việt Nam; Nguyễn Hiến Lê sao sáng; Xanh một trời hi vọng; Về miền Tây yêu thương; Nơi một trời thương nhớ; Nông lịch tiết Thanh Minh; 24 tiết khí nông lịch; Ngày xuân đọc Trạng Trình; Nhớ thầy Trần Ngọc Ngoạn; Chốn thiêng; Thế giới trong mắt ai; Việt Nam con đường xanh; Nông nghiệp công nghệ cao; Phạm Quang Khánh Hoa Đất; Sông Mekong tin nổi bật; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Chín điều lành hạnh phúc; Đến với bài thơ hay; Nụ tầm xuân mùa xuân ; Về miền Tây yêu thương; Nơi một trời thương nhớ; Nông lịch tiết Thanh Minh; Tốt gỗ chẳng cần sơn; Ngày xuân đọc Trạng Trình; Nhớ thầy Trần Ngọc Ngoạn; Chốn thiêng; Thế giới trong mắt ai; Nông nghiệp công nghệ cao; Việt Nam con đường xanh; Thầy bạn trong đời tôi. Bill Gates học để làm Chuyện cổ tích người lớn. Thương Kim Thiếp Vũ Môn; Nhớ lời thề cỏ May, Vui quà tặng cuộc sống

Ngày 9 tháng 5 năm 1945 Ngày chiến thắng chủ nghĩa phát xít Thế chiến thứ hai. Đại diện nước Đức bại trận đã phải ký hiệp định đầu hàng không điều kiện Đồng Minh tại Karlhorst, ngoại ô Berlin trước sự chứng kiến của đại diện 4 nước Anh, Pháp, Mỹ và Liên Xô. Hiệp định này cũng chính thức chấm dứt Thế chiến thứ hai tại Châu Âu. Ngày 9 tháng 5 năm 1945 Thế chiến thứ hai: Hồng quân Liên Xô tiến vào Praha. Ngày 9 tháng 5 năm 1502 Christopher Columbus rời Tây Ban Nha lần thứ tư cho chuyến đi cuối cùng của ông đến Tân Thế giới; Lịch sử coi chuyến đi đầu tiên năm 1492 của Colombo có tầm quan trọng lớn mà lịch sử châu Mỹ trước đó được coi là giai đoạn Tiền Colombo, và thời gian diễn ra sự kiện ngày Colombo thường được kỷ niệm tại toàn thể châu Mỹ, Tây Ban Nha và Ý. Thời ấy, vua Tây Ban Nha sau cuộc hôn nhân của Ferdinand và Isabella muốn liều lĩnh có một con đường hằng hải trực tiếp kết nối châu Âu và châu Á. Colombo đã hứa hẹn điều này nhưng trên thực tế ông đã lập ra một con đường biển giữa châu Âu và châu Mỹ. Chính con đường tới châu Mỹ này đã mang lại lợi thế cạnh tranh cho Tây Ban Nha để trở thành một đế chế thương mại.

Bài chọn lọc ngày 9 tháng 5: Thế giới trong mắt ai; Bài thơ Viên đá Thời gian; Lời Thầy dặn thung dung; Nông nghiệp Việt trăm năm; Sông Mekong tin nổi bật; Vị tướng của lòng dân; Nguyễn Du trăng huyền thoại; Châu Mỹ chuyện không quên; Vịnh Lăng Cô xứ Huế; Thơ Tứ tuyệt Hoàng Kim; Ngày mới Ngọc cho đời; Ngày mới Ngọc cho đời; Cầu Trời nối Mẹ Cha xưa; Việt Phương ba điều nhớ mãi; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Mưa tháng Năm nhớ bạn; Sắn Việt Nam và Kawano; Sắn Việt Nam và Howeler; Đi để hiểu quê hương; Địa chỉ xanh Ấn Độ; Thái Tông và Hưng Đạo; Về lại bến sông xưa; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.comhttp://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-9-thang-5/https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-9-thang-5/

Trực tiếp: Lễ duyệt binh kỷ niệm 79 năm Ngày Chiến thắng phát xít tại Quảng trường Đỏ (Moscow, Nga) https://www.facebook.com/baoquandoinhandan/videos/291406104064822

VỊNH LĂNG CÔ XỨ HUẾ
Bạch Ngọc Hoàng Kim

Huế có Thiên Thụ Sơn
Thanh trà Thủy Biều Huế
Từ Hiếu với người hiền
Thăm thẳm trời sông thương

HUẾ CÓ THIÊN THỤ SƠN

Huế có Thiên Thụ Sơn

Thanh trà Thủy Biều Huế
Vịnh Lăng Cô xứ Huế
Linh Nhạc thương lời hiền


Bảy Núi Thiên Cấm Sơn
Nhớ Đàn Khê Lưu Bị

Sắn Việt Nam và Kawano
Việt Nam con đường xanh
Ẩn tàng bao huyền thoại …

Hoàng Kim

Huế có Thiên Thụ Sơn là câu chuyện dài tiếp nối Bảy Núi Thiên Cám Sơn. Tôi sau 30 năm tạm lưu ít thư mục nhỏ không nỡ quên để thỉnh thoảng quay lại. Cụ Dương Văn Sinh, người thầy thuốc ưu tú, có huân chương lao động hạng ba, lương y, có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, cũng là một nhà phong thủy danh tiếng ở Huế. Cụ rất tâm đắc với tôi về thế núi Thiên Thụ Sơn và Trường Cơ Thiên Thụ Lăng, có tương quan huyền tích Bảy Núi Thiên Cấm Sơn; Huế Di sản Thế giới tại Việt Nam; Tuyệt tác kiến trúc độc đáo triều đại nhà Nguyễn

Sau này vua Gia Long tại Huế đã chọn Thiên Thụ Sơn là hướng núi cho quần thể di tích cung điện và lăng mộ nhà Nguyễn, đầu tiên là quần thể di tích kinh đô Huế đến lăng Trường cơ chúa Nguyễn Hoàng và sau cùng là Nguyễn Vương

Bảy Núi Thiên Cấm Sơn tôi có chín năm (1997-2005),thường xuyên đi lại làm đề tài ở vùng này Bảy Núi Thất Sơn, và đã có kể chuyện “Kênh ông Kiệt giữa lòng dân“, “Bảy Nhị kênh ông Kiệt và tôi“, “Ông Bảy Nhị An Giang” “Bảy Núi Thiên Cấm Sơn“, … với bạn đọc trong dịp trước. Nhưng đó chỉ là những ghi chú nhỏ (Notes) kèm nhiều hình.

Thuở đó, ông Cao Đức Phát sau là Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn cũng có thời gian ngắn “luân chuyển cán bộ” về An Giang, anh Lê Minh Tùng sau này là Phó Chủ tịch tỉnh kiêm Hiệu trưởng Trường Đại học An Giang và anh Ngô Vi Nghĩa, anh Bảy Dế vẫn thường lội ruộng cùng chúng tôi. Trong những câu chuyện miên man về văn hóa xã hội vùng Bảy Núi, tôi có loáng thoáng biết chuyện dì Ba trên đỉnh núi Mồ Côi Thiên Cấm Sơn, nhưng do mãi bận việc thực hiện các thí nghiệm dưới chân núi, như hình đầu trang, nên tôi chưa để ý.

BẢY NÚI THIÊN CẤM SƠN

Linh Nhạc thương người hiền
Nguyễn Du trăng huyền thoại
Đá Đứng chốn sông thiêng
Đại Lãnh nhạn quay về

Lênh đênh cửa Thần Phù
Lên Thái Sơn hướng Phật
Lên Trúc Lâm Yên Tử
Huế có Thiên Thụ Sơn


Tu Phật tới Phú Yên
Tu Tiên lên Bảy Núi
Đức lớn nuôi chí bền
Đường trần đi không mỏi
.

Hoàng Kim

Bảy Núi là phên dậu nơi chốn biên thùy, vua Gia Long đã từng nói: “Địa thế Châu Đốc, Hà Tiên, Long Xuyên không kém Bắc Thành“.

Bắc thành thời vua Gia Long và vua Minh Mệnh có sách Bắc thành dư địa chí là bộ sách gồm bốn quyển do tiến sĩ Lê Công Chất (còn gọi là Lê Chất, ?-1826) quan tổng trấn Bắc thành biên soạn, có sự tham gia của các nho sĩ ở Bắc Hà, dưới thời vua Minh Mệnh. Lê Chất là võ tướng quê Bình Định lúc đầu theo Tây Son làm Đại đô đốc. Về sau ông theo Nguyễn Vương chống lại nhà Tây Sơn, và lấy lại kinh đô Phú Xuân từ tay vua Quang Toản (con trai vua Quang Trung Nguyễn Huệ) và chiếm Bắc Hà (Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ). Dưới triều vua Gia Long (1802-1819) Lê Công Chất được phong Khâm sai Chưởng hậu quân Bình Tây tướng quân. Dưới triều Minh Mạng (1820-1840) ông được cử làm Tổng trấn Bắc Thành. Trong thời gian này ông đã biên soạn sách Bắc Thành địa dư chí có sự tham gia của các nho sĩ đương thời, theo sự chỉ đạo và tổ chức của ông. Sau khi Lê Công Chất qua đời, vua Minh Mạng ghét Lê Công Chất hà khắc có ý riêng nên đã san bằng mồ mả, giết vợ con và tịch thu tài sản của ông. Vua Tự Đức năm 1868 đã xóa án cho Lê Công Chất và truy phục chức vụ, tước vị. Sách Bắc Thành Địa Dư Chí do ông Vĩnh Xương Nguyễn Đông Khê sao lục, bổ sung và viết bài tựa (Tổng tập Dư Địa Chí Việt Nam Quyền 3, phương chí, trang 1103-1286)

Bảy Núi là bảy ngọn núi tiêu biểu trong số 37 ngọn núi ở hai huyện Tri Tôn Tịnh Biên tỉnh An Giang. Tôi có một thuở đi về dưới chân núi này. Theo Nguyễn Văn Hầu 1955 trong sách “Thất Sơn mầu nhiệm” thì Bảy Núi gồm “Tượng, Tô, Cấm, Trà Sư, Két, Dài, Bà Đội Ôm” là vùng đất thiêng nơi lưu truyền câu ca cổ “Tu Phật Phú Yên, tu tiên Bảy Núi” Vùng Bảy Núi xưa kia là đất của Chân Lạp, Chúa của đất Chân Lạp là Nặc Ông Tôn được chúa Nguyễn giúp đỡ đã trở lại được ngôi vua. Nặc Ông Tôn để ta ơn đạ hiến đất Tầm Phong Long, trong đó có Bảy Núi cho chứa Nguyễn vào năm 1757. Thiên Cấm Sơn (núi Cấm) nghe nói thuở xưa rất hoang vu, có câu chuyện rắn thần đánh cọp và Thái Thượng Vương Nguyễn Phúc Thuần và Tân Chính Vương Nguyễn Phúc Dương đã về lánh ẩn trên núi và đều bị Long Nhương thượng tướng quân Nguyễn Huệ truy bắt đuổi cùng giết tận tại đất này, chỉ còn người cháu của Thái Thượng Vương là Nguyễn Phúc Ánh chạy thoát được, sau này diệt nhà Tây Sơn và nối nghiệp nhà Nguyễn.

Tôi đi lạc vào một ngôi chùa cổ. Một công án kỳ lạ theo tôi mười năm qua. Nơi đây là chốn rất quen với tôi, và tôi biết rõ từ nhiều năm qua, nhưng không hiểu sao lại có rừng cây và ngôi chùa cổ này. Tôi bàng hoàng nhớ lại phía trước là nhà anh Ba Mùa, một người trồng và chọn giống khoai lang HL4 với vợ chồng tôi rất nhiều năm. Nay tuy anh đã mất, nhưng tôi vẫn nhớ nhà anh rất rõ, mà hôm nay tìm mãi không thấy. Phía sau trụ điện cao thế đối diện khu nhà máy Coca Cola là nhà của ông Ba Báu. Ông làm việc với tôi suốt ba năm học ở Trường với bảy năm về Viện và Trung Tâm Hưng Lôc. Nay mới sau ba mươi năm quay lại mà một nơi thân thuộc vậy, lại chợt dưng khác lạ, không thể tìm được nhà. Không thể tin nổi. Khu rừng rộng, tán cây cổ thụ cao và yên tĩnh. Tôi tìm mãi không thấy người quen và đường ra; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/linh-nhac-thuong-loi-hien/

Tôi chụp nhiều ảnh và nghĩ vẩn vơ trong rừng cây, rồi bất chợt gặp hai cháu bé nhỏ đi tới. Tôi vội bước tới để hỏi. Hai bé không chút sợ hãi dừng lại nhìn và cười với tôi. Bé gái lớn gọi: Hoàng Thành, anh đến đây. Có một bé trai lớn hơn chạy tới. Lũ trẻ chỉ cho tôi đến ngôi nhà ở góc vườn, và chạy ào đi chơi. Tôi vào gặp một cụ già, và chuyên như ở dưới đây. Cụ già quắc thước, mắt sáng, hiền từ hỏi tôi:

_ Thầy đi đâu tìm gì?

Tôi nhìn khuôn mặt như tiên ông của Cụ. Khuôn mặt Cụ dường như rất quen thân, và tôi đã từng gặp ở đâu đó, nhưng không thể nào nhớ được. Tôi bất giác kính trọng Cụ, và thưa:

– Dạ cháu là Hoàng Kim, sinh năm 1953, sinh quán ở Làng Minh Lệ Quảng Bình, thường trú tại số nhà 80 khu Trung tâm, xã Hưng Thịnh, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Cháu làm giảng viên chinh cây lương thực (lúa, ngô, sắn, khoai lang) của Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. Trước đó, cháu học ở Trường Đại học Nông Nghiệp 2 Hà Bắc, và đi bộ đội từ tháng 9 năm 1971 đến tháng 1 năm 1977. Sau khi chuyển ngành về học tiếp ở Trường Đại học Nông Nghiệp 2 Hà Bắc và chuyển trường vào học tiếp ở Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. Đến năm 1981, cháu tốt nghiệp kỹ sư nông học về làm việc ở Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam. Sau đó làm tiến sĩ và giám đốc Trung tâm ở đấy. Năm 2006, cháu chuyển từ Viện về Trường để dạy học. Cháu đang đi coi thi và đang tìm xem Từ Hải thật là ai?. Tôi trình bày thân phận mình và câu chuyện để cố tìm manh mối.

  • Cháu coi thi ba hôm. Vợ cháu khuyên là nên thuê nhà trọ gần điểm thi, vì nhà cháu ở xa nên để tránh kẹt xe trễ giờ cần lấy tiền bồi dưỡng coi thi trang trãi tiền thuê phòng trọ mà thực hiện tốt nhiệm vụ cho đúng giờ. Cháu đã thuê khách sạn rồi nhưng lại nhường phòng đã thuê cho hai mẹ con của một thí sinh ở miền Trung vào thi mà không đặt phòng trước. Cháu chuyển về thuê phòng ở chùa Châu Long, xa điểm thi hơn và đi về phải thuê xe ôm. Thật lạ là nơi xây nhà nghĩ chùa Châu Long ngày nay lại chính là nơi mảnh đất mà vợ chồng cháu đã chọn được Giống khoai Bí Đà Lạt, Giống khoai Hoàng Long, Giống khoai lang HL4. Mảnh đất xây chùa Châu Long này là của chú Ba Báu trước đây vợ chống cháu sau khi ra trường định mua lập nghiệp nhưng sau đã chọn về ở đất Hưng Long Đồng Nai. Tối nay thầy Nguyễn Lân Dũng giục cháu sớm giúp phản biện cuốn sách thầy Ngô Quốc Quýnh sự thật về Nguyễn Du. Bài viết “Một khám phá độc đáo về Truyện Kiều” của Giáo sư Nguyễn Lân Dũng về cuốn sách “Thử tìm hiểu tâm sự Nguyễn Du qua Truyện Kiều” của GS.NGND Ngô Quốc Quýnh (Đại học Quốc gia Hà Nội) làm cháu mộng mị. Trong cuốn sách này, tác giả đã cho rằng Nguyễn Du gửi gắm tâm sự của mình qua Truyện Kiều mà Từ Hải chính là Nguyễn Huệ, và Kim Trọng chính là Lê Chiêu Thống với nàng Kiều chính là Nguyễn Du. Thầy Nguyễn Lân Dũng gọi điện và nhắn tin giục cháu sớm giúp cho nhận xét phản biện này. Cháu vừa thương quý kính trọng Thầy vừa nhận thấy luận điểm của thầy Ngô Quốc Quýnh cũng có lý có tình nên cháu định sớm viết bài đồng tình.

_ Nguyễn Du là Từ Hải?

Cụ già hỏi lại tôi về bình sinh và hành trạng Nguyễn Duvà đã ngăn tôi khoan vội đồng tình với nhận định của thầy Ngô Quốc Quýnh coi Từ Hải chính là Nguyễn Huệ, và Kim Trọng chính là Lê Chiêu Thống với nàng Kiều chính là Nguyễn Du. Cụ chất vấn tôi và lần lượt thảo luận tìm hiểu kỹ sự thật của 12 uẩn khúc chưa rõ. Đó là: Nguyễn Du là người thế nào? Nguyễn Du Bắc hành tạp lục; Nguyễn Du với Hồ Xuân Hương; Nguyễn Du và Kinh Kim Cương; Nguyễn Du so tài Nguyễn Huệ; Nguyễn Du và Nguyễn Công Trứ; Nguyễn Du tri kỷ, tri âm; Tố Như sau ba trăm năm; Nguyễn Du viếng Kỳ Lân mộ; Hoành Sơn những bài thơ cổ; Hồng Lam vằng vặc sao Khuê. Tôi dần nhận ra Nguyễn Du là Từ Hải. Để khỏi mất thì giờ bạn đọc xin không nêu ra các chi tiết. Mời đọc Nguyễn Du tư liệu quý là bài 2 trong chùm chuyện khảo Nguyễn Du trăng huyền thoại của Hoàng Kim. Vị thiền sư Linh Nhạc Phật Ý tại Tổ Đình ngôi chùa cổ Thủ Đức trong giấc mơ lạ Nguyễn Du nửa đêm đọc lại

_ “Khói hương” và “Hai ngả”

Cụ già hỏi tôi đã đọc sách của thầy Nguyễn Lân “Khói hương” và “Hai ngã” chưa? với những tác phẩm văn sử của Từ Ngọc “Cậu bé nhà quê” “Ngược dòng” “Nguyễn Trường Tộ” và “Những trang sử vẻ vang”? Tôi thưa với Cụ là tôi đã đọc rất kỹ “Vinh quang nghề Thầy” nhưng với các sách trên thì chưa đọc được vì nay những sách ấy rất khó tìm. Cụ cười và nói rằng, chuyện đang nóng hổi chỉ mới từ năm 1945 đến nay mà đã khó vậy, huống hồ câu chuyện Nguyễn Du trăng huyền thoại đã trải trên 253 năm để lần tìm bình sinh và hành trạng của ai đó cần đọc rất kỹ các sách mang giá trị sử thi của những tác giả đứng đắn, đối chiếu thời thế với niên biểu cuộc đời họ, mới hiểu được những ẩn ngữ trong trang sách họ viết. Ví như “Khói hương” và “Hai ngả” “Hồi ký giáo dục thầy Nguyễn Lân” có ở trong “Vinh quang nghề Thầy”. Cụ hỏi tôi có đọc kỹ đoạn Bảo Đại và Chính phủ Trần Trọng Kim mong xây dựng một nước Quân chủ lập hiến và mong “các ông sẽ soạn giúp cho một bản hiến pháp”. “Anh em đã giao cho anh Đào Duy Anh soạn bản hiến pháp đó (bản hiến pháp chưa bao giờ thành hình)”. Chủ tịch Hồ Chí Minh với vua Bảo Đại và Thủ tướng Trần Trọng Kim vì sao không thể có được thỏa hiệp hợp tác khi hình thành nước Việt Nam mới? Sau này, tôi viết “Minh triết Hồ Chí Minh” lại nhớ về bài Thầy Nguyễn Lân Dũng viết “Bác Hồ với thế giới tâm linh“. Dạy và học mỗi ngày của tôi là chịu ảnh hưởng lớn của tinh hoa “Vinh quang nghề Thầy” và câu chuyện đối thoại lạ lùng trong giấc mơ “Linh Nhạc thương người hiền”.

_ Bảy Núi Thiên Cấm Sơn

Tôi hỏi cụ già về tên tuổi và địa chỉ nơi này là chốn nào?. Cụ trả lời cụ là Linh Nhạc Phật Ý có duyên với tôi nên giúp sự tìm hiểu. Cụ cười bảo tôi: Thầy biết đây là đất quen, và thầy vốn nghề nông say mê Vườn Quốc gia Việt Nam lại ở rất gần Vườn Tao Đàn bạn quý mà thấy không đoán ra những cây này ở đâu à? Tôi thưa Cụ là vườn Cụ có nhiều cây quen tại Bảy Núi Thiên Cấm Sơn mà tôi có chín năm ở vùng ấy, cũng có một số kỳ hoa dị thảo của riêng vùng Đá Đứng chốn sông thiêng; Làng Minh Lệ quê tôi. Cụ cười bảo Thiên Thụ Sơn ở Huế và Đại Lãnh nhạn quay về thầy đã ghé chưa? Cây và hoa lá ở đây đã có mang về trồng tại Thiên Thụ Sơn ở Huế rồi đấy.

Tôi làm lạ sực tỉnh. Cái đêm hôm ấy, tôi ngủ suốt từ chập tối. Chuyện cũ ấy và chứng cứ ở đây http://dayvahoc.blogtiengviet.net/2012/07/04/http_dayvahoc_blogtiengviet_net_ng

*

Chiều tối hôm sau, tôi ngẫu nhiên theo chỉ dẫu của cụ già trong giấc mơ, đã tìm thấy được ngôi chùa cổ Tổ Đình Phước Tường tại địa chỉ 13/32 đường Lã Xuân Oai phường Tăng Nhơn Phú, Quận 9. Ngôi chùa này lưu dấu tích của thiền sư Linh Nhạc Phật Ý.và vị thiền sư này quan hệ tới sự đã che giấu vua nhà Nguyễn thoát chết gang tấc bởi sự truy vết cũa nhà Tây Sơn. Hiện nay, Tổ Đình Phước Tường sư trụ trì là Thượng tọa Thích Nhật An. Tổ Đình đã được Bộ Thông tin Việt Nam xếp hạng Di tich Văn hóa Quốc gia tại Quyết định số 43/VH QĐ ngày 7 /1/ 1993 .Ngày tiếp sau, khi coi thi đã hoàn thành trở vể nhà lại duyên may lại tình cờ gặp được Bố tát Nhựt Tông trên chuyến xe bus từ Suối Tiên đi ngã tư Bà Rịa- Vũng Tài. Tôi đã đổi ý không đi về nhà ở Hưng Thịnh Đồng Nai mà theo gót chân Bố tát vân du chùa Long Phước 98 Trần Xuân Độ, Phường 6 tại Núi Lớn, phía sau Thích Ca Phật Đài, thành phố Vũng Tàu, thăm thiền sư Thiện Lý, với anh Nguyễn Quốc Toàn Lão Quán Lục Vân Tiên giữa đời thường, để cùng luận bàn đạo Phật ngày nay và mang sách của thầy Nhựt Tông và mang sách Nguyễn Du của anh Toàn về nhà cặm cụi tra cứu tìm tòi.

Nhà nghiên cứu Phạm Trọng Chánh nói những lời thật cảm khái : “Trong tình hình đọc sách hiện tại trong nước và hải ngoại, mỗi người Việt Nam đọc không đến một quyển sách một năm, các nhà xuất bản tại hải ngoại chỉ sống nhờ sự hy sinh của tác giả, tự viết tự bỏ tiền in, không kể gì lời lỗ. Sách gửi đi các nơi không hy vọng gì thu tiền lại. Trong nước sách in được 1500 quyển như  Nguyễn Du trên đường gió bụi anh Hoàng Khôi là thuộc loại khá. Đáng cho chúng ta khuyến khích. Phải chăng vì thiếu sách hay, các nhà văn ngày nay không đủ sức hấp dẫn lôi kéo người đọc chăng. Nghĩ lại ngày xưa thời Tự Lực Văn Đoàn, Thơ Mới, những năm 1930-1940 mỗi năm người đậu Tú Tài chỉ vài chục người, người biết chữ quốc ngữ có là bao nhiêu trên 25 triệu dân thế mà sách  đã tạo ra những trào lưu văn học lớn mạnh. Ngày nay chúng ta có 90 triệu dân trong nước và 4 triệu người Việt hải ngoại, mà tình hình sách vở còn thua các nước nhược tiểu, nghĩ thật đáng buồn. Chúng ta không nâng cao được dân trí, mà dân trí lại thụt lùi.  Được một nhà văn như anh Hoàng Khôi, hy sinh thức đêm thức hôm để viết sách, để mua vui một vài trống canh, tôi mừng và mong có nhiều người như anh Hoàng Khôi. Đừng để các thế hệ mai sau không còn biết viết văn, biết đọc mà chỉ còn biết bấm mấy câu vớ vẫn trên điện thoại di động.“

Tôi từng tâm đắc với Nguyễn Du viếng mộ Liễu Hạ Huệ  nơi “bia tàn chữ mất vùi gai góc/ nghe tiếng nghìn năm tôi xuống xe” càng cho thấy nhân cách kẻ sĩ và sự cảm thông của ông đối với Liễu Hạ Huê sâu sắc đến dường nào. Người hiền thực ra đời nào cũng có, thời thế nhiễu loạn, chẳng qua vàng lầm trong cát đấy thôi. Nguyễn Du là con quan tướng quốc Nguyễn Nhiễm cựu thần nhà Lê và mẹ ông là người phụ nữ tài sắc, vợ lẽ nhà quan, gặp lúc thế nước động loạn, chúa Trịnh, nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn đều có ý riêng. Ông lớn lên trong cảnh lận đận không nhà, có tài mà không thể cậy. Ông là một đại sĩ phu tài năng trác tuyệt nhưng chỉ làm một viên quan thường triều Nguyễn mà vua vừa dùng, vừa tìm cách kiềm chế như đối với Nguyễn Công Trứ, Phan Huy Chú. Ông vì giỏi nên được vua Nguyễn cử đi sứ Tàu mà thôi. Thơ Nguyễn Du vì vậy kín đáo và sâu sắc hiếm thấy Để thấu hiểu những giá trị nhân văn đích thực, rất cần những khoảng lặng để đối diện với chính mình.  Hôm trước tôi đã có dịp cùng với những người bạn quý thảo luận về hành vi ứng xử của Liễu Hạ Huệ gần gũi với một người nữ mà ông không mang tiếng dâm tà. Nhờ việc tra cứu, đọc đi đọc lại nhiều lần bài thơ ‘Liễu Hạ Huệ mộ’ của cụ Nguyễn Du, tôi chợt sững người, nhận thức thêm được những nỗi niềm, của cụ Nguyễn lấp lánh sau những con chữ …

Tôi đọc cuốn sách “Nguyễn Du” của nhà giáo Nguyễn Thế Quang “Của tin còn một chút này làm ghi” không dưới hai mươi lần (Trang sách Nguyễn Du với lời đề tặng của tác giả Nguyễn Thế Quang, ảnh Hoàng Kim), và sực thấm hiểu vì sao Nguyễn Du đọc Kinh Kim Cương chú giải của Lê Quý Đôn trên nghìn lần cũng như chợt hiểu vì sao Hồ Chí Minh “sao vàng năm cánh mộng hồn quanh“. Tôi đã đọc mười hai tư liệu quý về Nguyễn Du (kể cả ba tư liệu mới bổ sung gần đây) Dẫu vậy tôi vẫn hồ nghi nhiều điều, chưa đủ tư liệu trao đổi với các giáo sư Nguyễn Lân Dũng, Ngô Quốc Quýnh nhà giáo Nguyễn Thế Quang, nhà nghiên cứu Bulukhin Nguyễn Quốc Toàn và  còn nợ  Ví Dặm Ân Tình, Quỳnh Trâm, Huy Việt … những lời bàn luận.

Tôi nhờ lập “Nguyễn Du một niên biểu” chi tiết hóa thời thế và cuộc đời Nguyễn Du đúng hành trạng từng năm, từ lúc ông sinh ra cho đến khi ông mất, theo gợi ý của cụ già tự xưng là thiền sư Linh Nhạc Phật Ý trong giấc mơ lạ. Cụ già đã khuyến khích tôi làm điều này và cũng nhờ phản biện sâu sắc với các dẫn liệu của tiến sĩ Phạm Trọng Chánh. Ông là người bôn ba hải ngoại đã hiểu tác phẩm Nguyễn Du trên đường gió bụi của Hoàng Khôi một cách sâu sắc hiếm thấy, chân thành, đức độ và khích lệ tác giả Hoàng Khôi với một triết lý dạy và học mẫu mực. “Nghiên cứu không phải là chuyện độc quyền của riêng ai, không phải chuyện người sau đánh đổ người trước để được nổi danh hơn mà người đi sau nối tiếp người trước, làm giải quyết những nghi vấn còn tồn đọng, làm cho việc nghiên cứu ngày càng phát triển, sáng tỏ“.

Bài liên quan
Hãy để tôi đọc lại

NGUYỄN DU TRĂNG HUYỀN THOẠI
Hoàng Kim

1 Nguyễn Du thơ chữ Hán
Kiếm bút thấu tim Người,
Đấng danh sĩ tinh hoa,
Nguyễn Du khinh Thành Tổ,
Bậc thánh viếng đức Hòa

2 Nguyễn Du tư liệu quý
Linh Nhạc thương người hiền,
Trung Liệt đền thờ cổ,
“Bang giao tập” Việt Trung,
Nguyễn Du niên biểu luận

3 Nguyễn Du Hồ Xuân Hương
“Đối tửu” thơ bi tráng,
“Tỏ ý” lệ vương đầy,
Ba trăm năm thoáng chốc,
Mại hạc vầng trăng soi.

4 Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ
Uy Viễn “Vịnh Thúy Kiều”,
Tố Như “Đọc Tiểu Thanh”,
Bến Giang Đình ẩn ngữ,
Thời biến nhớ người xưa.

5 Nguyễn Du thời Tây Sơn
Mười lăm năm tuổi thơ,
Mười lăm năm lưu lạc,
Thời Hồng Sơn Liệp Hộ,
Tình hiếu thật phân minh

6 Nguyễn Du làm Ngư Tiều
Câu cá và đi săn,
Ẩn ngữ giữa đời thường,
Nguyễn Du ức gia huynh,
Hành Lạc Từ bi tráng

7 Nguyễn Du thời nhà Nguyễn
Mười tám năm làm quan,
Chính sử và Bài tựa,
Gia phả với luận bàn.
Bắc hành và Truyện Kiều

8 Nguyễn Du tiếng tri âm
Hồ Xuân Hương là ai,
Kiều Nguyễn luận anh hùng,
Thời Nam Hải Điếu Đồ,
Thời Hồng Sơn Liệp Hộ

9 Nguyễn Du trăng huyền thoại
Đi thuyền trên Trường Giang,
Tâm tình và Hồn Việt,
Tấm gương soi thời đại.
Mai Hạc vầng trăng soi,

Nhân nhàn rỗi đọc lại Thâm Giang Trần Gia Ninh, thương “Kim Thiếp Vũ Môn”, nhớ ‘Thiên hạ trục lộc‘, xin chép về so ngẫm Nguyễn Du làm Ngư Tiều Câu cá và đi săn, Ẩn ngữ giữa đời thường, Nguyễn Du ức gia huynh, Hành Lạc Từ bi tráng xem tiếp Thơ Tứ tuyệt Hoàng Kim https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tho-tu-tuyet-hoang-kim/Mai Hạc vầng trăng soi https://hoangkimlong.wordpress.com/category/mai-hac-vang-trang-soi/http://hoangkimlong.wordpress,com/category/nguyen-du-trang-huyen thoại

*

Vị thiền sư Linh Nhạc Phật Ý tại Tổ Đình chùa cổ Thủ Đức trong giấc mơ lạ Nguyễn Du nửa đêm đọc lại đã khuyên tôi viết Nguyễn Du trăng huyền thoại bằng cách lập “Nguyễn Du niên biểu luận” cuộc đời và thời thế Nguyễn Du để tìm hiểu về Người. Theo vị Thiền sư này thì dấu vết chứng cứ sự thật hàng năm của Nguyễn Du là chỉ dấu đáng tin cậy của thời ấy về những sự kiện trọng yếu của thời thế đã gợi ý chi phối thế xuất xử của Nguyễn Du bình sinh và hành trạng, để hậu thế chúng ta có thể hiểu đúng sự thật và huyền thoại về ông. Những sự kiện chính tại đàng Trong và đàng Ngoài với các nước liên quan trong hệ quy chiếu lấy chính Nguyễn Du và gia tộc của ông làm trung tâm sẽ là dẫn liệu thông tin thực sự có ích để thấu hiểu chính xác ẩn ngữ Truyện Kiều, lịch sử, văn hóa, con người, bối cảnh hình thành kiệt tác “300 năm nữa chốc mòng Biết ai thiên ha khóc cùng Tố Như”

Tôi viết Nguyễn Du trăng huyền thoại cho những ai vốn thích Nguyễn Du và Truyện Kiều nhưng chỉ có sách Truyện Kiều và một ít bộ sách quý có liên quan mà chưa thể có thời gian đào sâu tìm hiểu về bộ kiệt tác văn chương Việt kỳ lạ này với những ẩn ngữ thời thế cuộc đời Nguyễn Du lắng đọng vào trang sách. Bạn đọc để đỡ tốn công, tôi xin có ít lời hướng dẫn cách đọc chùm 9 bài này như sau. Đầu tiên bạn nên đọc bảng Mục lục chín bài viết này và xác định mình cần đọc bài nào trong chín bài viết ấy sau đó bấm thẳng vào đường dẫn có tại trang ấy liên kết với chín bài; Thứ hai mời bạn đọc ngay bài bảy mục 2 va 3 đó là Chính sử và Bài tựa/ Gia phả với luận bàn. Muốn hiểu thêm Nguyễn Du trăng huyền thoại cần tìm đọc những sách và tác giả giới thiệu trong bài này và có sự định kỳ cập nhậti. Thứ ba Nguyễn Du là danh sĩ tinh hoa Việt Nam thời nhà Nguyễn Tổng luận Nguyễn Du và Truyện Kiều là sự suy ngẫm lắng đọng.

Nguyễn Du là danh sĩ tinh hoa Việt Nam thời nhà Nguyễn, là minh sư hiền tài lỗi lạc, là nhà thơ lớn danh nhân văn hóa thế giới, là một hình mẫu con người Việt Nam thuộc về văn hóa tương lai, là một tấm gương trong về phép ứng xử chí thiện, nhân đạo, minh triết giữa thời nhiễu loạn. Ông là tác giả của.Truyện Kiều và Bắc hành tạp lục bài học tâm tình Việt đã thấm sâu vào hồn Việt và lan tỏa khắp thế giới. Nguyễn Du sinh ngày 3 tháng 1 năm 1766, nhằm ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu, tại phường Bích Câu, ở Thăng Long, Hà Nội, mất ngày 16 tháng 9 năm 1820 nhằm ngày 10 tháng tám năm Canh Thìn.

Tổng luận Nguyễn Du và Truyện Kiều tóm tắt như sau

1. Nguyễn Du không chỉ là nhà thơ lớn, danh nhân văn hóa thế giới mà còn là danh sĩ tinh hoa, đấng anh hùng hào kiệt minh sư hiền tài lỗi lạc.

2. Nguyễn Du rất mực nhân đạo và minh triết, ông nổi bật hơn tất cả những chính khách và danh nhân cùng thời. Nguyễn Du vượt lên vinh nhục bản thân giữa thời nhiễu loạn, vàng lầm trong cát để trao lại ngọc cho đời. “Nguyễn Du là người rất mực nhân đạo trong một thời đại ít nhân đạo” (Joocjo Budaren nhà văn Pháp). Ông chí thiện, nhân đạo, minh triết, mẫu hình con người văn hóa tương lai. Kiều Nguyễn Du là bài học lớn về tâm tình hồn Việt. Truyện Kiều của Nguyễn Du đã thấm sâu vào hồn Việt và lan tỏa khắp thế giới.

3. Nguyễn Du quê hương và dòng họ cho thấy gia tộc họ Nguyễn Tiên Điền là dòng họ lớn đại quý tộc có thế lực mạnh “Triều đình riêng một góc trời/ Gồm hai văn võ, rạch đôi sơn hà”. Vị thế gia tộc Nguyễn Tiên Điền đến mức nhà Lê, họ Trịnh, nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn đều tìm mọi cách liên kết, lôi kéo, mua chuộc, khống chế hoặc ra tay tàn độc để trấn phản. Nguyễn Du để lại kiệt tác Truyện Kiều là di sản muôn đời, kiệt tác Bắc hành tạp lục 132 bài, Nam trung tạp ngâm 16 bài và Thanh Hiên thi tập 78 bài, là phần sâu kín trong tâm trạng Nguyễn Du, tỏa sáng tầm vóc và bản lĩnh của một anh hùng quốc sĩ tinh hoa, chạm thấu những vấn đề sâu sắc nhất của tình yêu thương con người và nhân loại. Đặc biệt “Bắc Hành tạp lục” và Truyện Kiều là hai kiệt tác SÁCH NGOẠI GIAO NGUYỄN DU sử thi và tuyên ngôn ngoại giao nhân nghĩa làm rạng danh nước Việt được ghi trong chính sử nhà Nguyễn và và ngự chế Minh Mệnh tổng thuyết

4. Nguyễn Du niên biểu luận, cuộc đời và thời thế là bức tranh bi tráng của một bậc anh hùng hào kiệt nhân hậu, trọng nghĩa và tận lực vì lý tưởng. Nguyễn Du đã phải gánh chịu quá nhiều chuyện thương tâm và khổ đau cùng cực cho chính ông và gia đình ông bởi biến thiên của thời vận”Bắt phong trần phải phong trần.Cho thanh cao mới được phần thanh cao“. Nguyễn Du mười lăm năm tuổi thơ (1765-1780) mẹ mất sớm, ông có thiên tư thông tuệ, văn võ song toàn, văn tài nổi danh tam trường, võ quan giữ tước vị cao nơi trọng yếu; người thân gia đình ông giữ địa vị cao nhất trong triều Lê Trịnh và có nhiều người thân tín quản lý phần lớn những nơi trọng địa của Bắc Hà. Nguyễn Du mười lăm năm lưu lạc (1781- 1796) Thời Hồng Sơn Liệp Hộ (1797-1802) là giai đoạn đất nước nhiễu loạn Lê bại Trịnh vong, nội chiến, tranh đoạt và ngoại xâm. Nguyễn Du và gia đình ông đã chịu nhiều tổn thất nhưng ông kiên gan bền chí, tận tụy hết lòng vì nhà Lê “Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn. Để lời thệ hải minh sơn. Làm con trước phải đền ơn sinh thành“. Nguyễn Du thời Nhà Nguyễn (1802- 1820) ra làm quan triều Nguyễn giữ các chức vụ từ tri huyên, cai bạ, cần chánh điện đại hoc sĩ, chánh sứ đến hữu tham tri bộ lễ. Ông là nhà quản lý giỏi yêu nước thương dân, Nguyễn Du để lại Truyện Kiều và “Bắc Hành tạp lục” không chỉ là kiệt tác sử thi và tuyên ngôn ngoại giao nhân nghĩa  làm rạng danh nước Việt mà còn là di sản lịch sử văn hóa mẫu mực của dân tộc Việt.

5. Minh triết ứng xử của Nguyễn Du là bậc hiền tài trước ngã ba đường đời là phải chí thiện và thuận theo tự nhiên “Tùy cơ, tùy vận, tùy thiên mệnh, tùy thời, tùy thế, lại tùy nghi” Nguyễn Du ký thác tâm sự vào Truyện Kiều là ẩn ngữ ước vọng đời người, tâm tình và tình yêu cuộc sống “Thiện căn cốt ở lòng ta, Chữ tâm kia mới thành ba chữ tài” .

6. Truyện Kiều có tầm ảnh hưởng rất sâu rộng đã trở thành hồn Việt, và là tác phẩm văn học cổ điển Việt Nam được dịch ra hơn 20 thứ tiếng và trên 73 bản dịch. Giá trị tác phẩm Kiệt tác Truyện Kiều của Nguyễn Du có sự tương đồng với kiệt tác Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần.nhưng khác chiều kích văn hóa giáo dục và giá trị tác phẩm.

7. Nhân cách, tâm thế của con người Nguyễn Du đặt trong mối tương quan với Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh của thời đại Hậu Lê Trịnh – nhà Tây Sơn – đầu triều Nguyễn; khi so sánh với Tào Tuyết Cần là văn nhân tài tử của thời đại cuối nhà Minh đến đầu và giữa nhà Thanh thì vừa có sự tương đồng vừa có sự dị biệt to lớn.

8. Gia tộc của Nguyễn Quỳnh – Nguyễn Thiếp – Nguyễn Du tương đồng với gia tộc của Tào Tỷ – Tào Dần – Tào Tuyết Cần nhưng nền tảng đạo đức văn hóa khác nhau  Nhấn mạnh điều này để thấy sự cần thiết nghiên cứu liên ngành lịch sử, văn hóa, con người tác gia, bởi điều đó chi phối rất sâu sắc đến giá trị của kiệt tác.

9. Nguyễn Du trăng huyền thoại gồm tư liệu 540 trang, là vầng trăng huyền thoại soi sáng thời đại Nguyễn Du. (Mục lục của chuyên luận này gồm 9 bài như đã trình bày ở phần trên).

10. Tôi tin Nguyễn Du trăng huyền thoại sẽ có những người trung thực, cao quý duyệt lại và bổ túc cho khảo cứu nhọc nhằn, lấm bụi thời gian này. Tôi kính trọng được trao lại những trang viết tuy chưa tới đích nhưng tâm nguyện tốt và đúng hướng, giúp cho những người nghiên cứu nghiêm cẩn, tận tụy tiếp tục sự tìm tòi làm sáng lên sự thật và nhân cách cao quý của những bậc hiền nhân. Họ là ngọc cho đời, chọn lối sống phúc hậu, an nhiên, tri túc, thanh đạm, đạt hiếu trung đầy đủ, nhưng vì thời thế nhiễu loạn, nên ngọc trong đá, vàng lầm trong cát đấy thôi

Tài liệu tham khảo chính

1. Nguyễn Du tiểu sử trong sách Đại Nam liệt truyện chính biên sơ tập Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn, người dịch Đỗ Mộng Khương, người hiệu đính Hoa Bằng, Viện Sử học Việt Nam, Nhà Xuất bản Thuận Hóa, Huế 2006, trang 400 /716 Tập 2; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nguyen-du-trang-huyen-thoai/

NHỚ ĐÀN KHÊ LƯU BỊ

Thiền sư Linh Nhạc Phật Ý nhắc chuyện “Nhớ Đàn Khê Lưu Bị: và khuyên tôi cố gắng ‘tận nhân lực tri thiên mệnh’. Người có vị thần nào bảo hộ vậy?, chính là khoảnh khắc sinh tử ấy.

Phi ngựa qua Đàn Khê” Tam quốc diễn nghĩa được đời sau người đưa tin thuật tóm tắt https://www.nguoiduatin.vn/tam-quoc-dien-nghia-thuc-hu-than-tich-luu-bi-phi-ngua-qua-suoi-dan-khe-a469579.html

Đích Lô vốn là ngựa của Trương Vũ, một tướng dưới trướng danh sĩ dòng dõi hoàng tộc thời nhà Hán là Lưu Biểu. Sau này, Trương Vũ phản bội lại Lưu Biểu. Lưu Bị (người sáng lập ra nhà nhà Thục Hán) bị thất bại trong trận giao chiến với Tào Tháo nên về đầu quân cho Lưu Biểu vì hai người cùng trong hoàng thất, đợi thời cơ làm lại sự nghiệp.

Lưu Bị cưỡi ngựa Đích Lô vượt suối Đàn Khê.

Lưu Bị nhìn thấy ngựa của Trương Vũ cho rằng đây là một con tuấn mã, liền hết lời ca ngợi rằng “con ngựa này chắc chắn là ngựa thiên lý”. Tướng của Lưu Bị lúc đó là Triệu Vân lập tức hiểu ngay ý của chủ nhân, liền lấy ngựa cho ông.

Khi Lưu Biểu nhìn thấy con ngựa này cũng khen không ngớt lời. Lưu Bị đang không biết lấy gì để báo đáp Lưu Biểu liền tặng con ngựa này cho Lưu Biểu. Không ngờ, Lưu Biểu lại thấy con ngựa này “có quầng mắt, trên đầu có những đốm trắng, lại tên Đích Lô, ắt là con ngựa sát chủ”, còn nói rằng “Trương Vũ cưỡi con ngựa này bị chết” chính là minh chứng, nên vội vàng tìm cớ trả lại cho Lưu Bị.

Người hầu của Lưu Bị đem tin “ngựa sát chủ” nói cho Lưu Bị, nhưng Lưu Bị không tin. Sau đó, khi Khoái Việt và Thái Mạo muốn dồn Lưu Bị vào chỗ chết, Lưu Bị vội vàng thoát ra ngoài, cưỡi ngựa Đích Lô chạy trốn, nhưng bị nhầm đường, ông chạy đến bên suối Đàn Khê.

Phía trước là con suối rộng lớn, phía sau là quân địch truy đuổi, lúc này Lưu Bị mới nhớ đến lời khuyên “Đích Lô sát chủ” ngày trước, ông vừa điên cuồng quất vào lưng ngựa, vừa hét: “Đích Lô! Đích Lô! Hôm nay mày hại ta đi!“. Đích Lô bỗng nhiên vùng lên, phi một phát sang bờ bên kia, lập một kỳ tích chưa từng có trong lịch sử. Sau đó, Lưu Bị càng không tin chuyện “Đích Lô sát chủ” , ông càng yêu quý con ngựa đã cứu mạng mình này hơn.

Sau này, khi đem quân đi đánh nước Thục, thấy ngựa của Bàng Thống, một trong những mưu sĩ của Lưu Bị, già yếu quá, để thể hiện sự trọng dụng, Lưu Bị đã đem ngựa yêu của mình tặng cho Bàng. Ai ngờ Bàng Thống không có phúc được hưởng, vừa mới cưỡi lên Đích Lô đã bị kẻ địch tưởng nhầm là Lưu Bị nên bắn chết. Sau này ngựa Đích Lô cũng không rõ lưu lạc về đâu.

“Thấu hiểu sử thi là người có tư mệnh. Thoát hiểm chỉ gang tấc là người có phúc phận. “:

LÚA VIỆT SẮN AN GIANG

Kênh ông Kiệt giữa lòng dân
Bảy Nhị kênh ông Kiệt và tôi
Ông Bảy Nhị An Giang
Bảy Núi Thiên Cấm Sơn

xem tiếp

Đọc lại những ghi chép của mười năm trước 2013
NGUYỄN DU 250 NĂM NHÌN LẠI (bảo toàn bản gốc)

Nguyễn Du sinh ngày 3 tháng 1 năm 1766 nhằm ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu, đến nay (2015) vừa tròn 250 năm. Nguyễn Du là danh nhân văn hóa thế giới, nhà thơ lớn, danh sĩ tinh hoa, hiền tài lỗi lạc, nhà chính trị, ngoại giao, văn hóa, giáo dục kiệt xuất không chỉ của nhà Nguyễn mà còn là kỳ tài muôn thuở của mọi thời đại Việt Nam. Nguyễn Du đã vượt lên vinh nhục bản thân giữa thời nhiễu loạn, vàng lầm trong cát, để trao ngọc cho đời. Con người Nguyễn Du, Hồng Sơn Liệp Hộ, ra tướng văn, vào tướng võ, chọc trời khuấy nước, Từ Hải khen Kiều khéo biết người. Thánh nhân Tố Như, Nam Hải Điếu Đồ, đêm mặt trăng, ngày mặt trời, nhả ngọc phun châu, Tam Hợp đạo cô tài đoán dịch. Truyện Kiều kiệt tác vô song. Bắc Hành sử thơ tuyệt đỉnh. Bài viết này là nén tâm hương chiêu tuyết cho Người. (Hoàng Kim).

Nguyễn Du, quê hương và dòng họ

Nguyễn Du tự Tố Như, hiệu Thanh Hiên, biệt hiệu Hồng Sơn Liệp Hộ, lại có hiệu Nam Hải Điếu Đồ (kẻ đi câu ở biển Nam). Ông sinh ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu (ngày 3 tháng 1 năm 1766) tại phường Bích Câu ở Thăng Long (Hà Nội), mất ngày 10 tháng tám năm Canh Thìn (ngày 16 tháng 9 năm 1820) tại kinh đô Huế, hưởng thọ 55 tuổi. Nguyễn Du họ Nguyễn Tiên Điền quê hương Nghệ Tĩnh nhưng sống nhiều nơi “Hồng Lam vô gia, huynh đệ tán”, mẹ họ Trần đất Kinh Bắc, tổ tiên Sơn Nam, khởi nghiệp Thái Nguyên, nhiều năm lưu lạc giang hồ ở châu thổ sông Hồng, vùng núi phía Bắc, Nam Trung Quốc,và Nghệ Tĩnh, nhiều năm làm quan ở Quảng Bình và kinh đô Huế. Nguyễn Du danh sĩ tinh hoa, tính tình khoan hòa điềm tĩnh, đi nhiều, học rộng, là nhà thơ nổi tiếng thời Lê mạt, Nguyễn sơ ở Việt Nam.

Cha của Nguyễn Du là Nguyễn Nghiễm (1708 – 1775), sinh ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh, tên tự Hy Di, hiệu Nghi Hiên, có biệt hiệu là Hồng Ngự cư sĩ, đậu Nhị giáp tiến sĩ , làm quan đến chức Đại tư đồ (Tể tướng) kiêm Trung thư giám, Tổng tài Quốc sử giám, tước Thượng thư bộ Hộ, Xuân Quận công triều Lê. Mẹ là bà Trần Thị Tần, sinh ngày 24 tháng 8 năm 1740, mất ngày 27 tháng 8 năm 1778, con gái một người thuộc hạ Nguyễn Nhiễm làm chức Câu kê lo việc kế toán, quản gia cho cụ Nguyễn Nghiễm. Quê mẹ ở làng Hoa Thiều, xã Minh Đạo, huyện Tiên Du (Đông Ngàn), xứ Kinh Bắc, nay thuộc tỉnh Bắc Ninh. Bà Trần Thị Tần là vợ thứ ba của Nguyễn Nghiễm, bà kém chồng 32 tuổi, sinh được năm con, bốn trai và một gái. Nguyễn Nghiễm có tám vợ và 21 người con. Vợ chánh thất là bà Đặng Thị Dương, sinh mẫu của Nguyễn Khản; bà hai là Đặng Thị Thuyết, sinh mẫu của Nguyễn Điều, bà là em ruột của bà chánh thất Đặng Thị Dương; bà ba là Trần Thị Tần sinh mẫu của Nguyễn Trụ, Nguyễn Nể, Nguyễn Thị Diên, Nguyễn Du, Nguyễn Ức; bà tư là Nguyễn Thị Xuân, quê ở Bắc Ninh, sinh mẫu của Nguyễn Trứ, Nguyễn Nghi; bà năm là Hồ Thị Ngạn, sinh mẫu của Nguyễn Nhưng; … Đền thờ Nguyễn Nghiễm ở thôn Bảo Kê, xã Tiên Điền. Đền có 3 tấm biển lớn, một khắc 4 chữ “Phúc lý vĩnh tuy” (Phúc ấm lâu dài) do tự tay chúa Trịnh viết. Một tấm khắc 4 chữ: “Dịch tế thư hương” (dòng thư hương đời nối đời) do Đức Bảo sứ thần nhà Thanh đề tặng. Một biển khắc 4 chữ “Quang tiền du hậu” (Rạng rỡ thế hệ trước, phúc ấm ở đời sau) do Tô Kính người Viễn Đông đề tặng. Đền còn có đôi câu đối: Lưỡng triều danh Tể Tướng. Nhất thế đại nho sư (Nho sư cả nước vang danh hiệu. Tể tướng hai triều rạng tiếng tăm). Danh sĩ La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, người được Nguyễn Huệ tôn làm thầy, là học trò của Nguyễn Nhiễm, đã viết bài tán Phú Đức nói về thầy học của mình. Nguyễn Nhiễm khi còn sống đặt ruộng cúng và xây sẵn đền thờ ở mặt sông. Sau khi ông mất, triều đình phong “Thượng Đẳng Tôn Thần”, Huân Du Đô Hiến Đại Vương, hàng năm Quốc gia làm tế lễ. Lại giao cho 4 xã chăm sóc hương khói. Ngày sinh, ngày giỗ của ông có cả xã Uy Viễn cùng tế lễ.

Tổ tiên của Nguyễn Du gốc ở làng Canh Hoạch, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (nay thuộc Hà Nội), sau di cư vào Hà Tĩnh, có truyền thống khoa bảng nổi danh ở làng Tiên Điền thời Lê mạt. Trước ông, sáu bảy thế hệ, viễn tổ đã từng đỗ đạt làm quan. Vị tổ họ Nguyễn Tiên Điền là Nam Dương Công, tên thật là Nguyễn Nhiệm, con trai Nguyễn Miễn và là cháu Nguyễn Quyện, gọi Nguyễn Quyện bằng bác ruột. (Nguyễn Miễn là con của Trạng nguyên Nguyễn Thiến, hậu duệ người em của Nguyễn Phi Khanh). Nguyễn Trãi và Nguyễn Du cùng thuộc một dòng họ và chung một ông tổ.

Ông nội của Nguyễn Du là Nguyễn Quỳnh. Ông có 5 vợ và 9 con (6 trai, 3 gái). Trong số 6 người con trai thì có 3 người con đậu đại khoa và làm quan to là Nguyễn Huệ , Nguyễn Nghiễm và Nguyễn Trọng. Ông Nguyễn Quỳnh là người hay đọc sách, tinh thông lý số, giỏi kinh dịch, … Ông chuyên tâm dạy con cái học hành, có soạn ba bộ sách bàn về Kinh Dịch với những việc chiêm nghiệm được trong đời. Ông có trồng ba cây cổ thụ, một cây Muỗm (Xoài), một cây Bồ Lỗ (Cây Nóng), một cây Rói, để sau này con cái thành đạt về thăm cha có chỗ buộc ngựa. Những cây cổ thụ đó, nay vẫn còn, trừ cây Rói bị bão đổ năm 1976. Nguyễn Quỳnh giỏi y thuật từ khi còn trẻ nghe nói có gặp một người Trung Quốc là Ngô Cảnh Phượng (dòng dõi Ngô Cảnh Loan- một nhà địa lý nổi tiếng đời Tống)am hiểu địa lý, gặp nạn, ông đưa về nuôi. Ngô Cảnh Phượng cảm phục ân đức đã truyền cho bí quyết về phong thủy. Họ Nguyễn Tiên Điền thịnh đức, nếp nhà di huấn nối đời làm thuốc và dạy học, nếu có làm quan biết giữ tiết tháo, đức độ, thanh thận cần.

Vợ chính thất của Nguyễn Du họ Đoàn là con thứ sáu của Đoàn Công, Hoàng giáp Phó Đô ngự sử Quỳnh Châu bá người Quỳnh Côi, Hải An (xưa thuộc Sơn Nam, nay thuộc Thái Bình). Theo gia phả của họ Nguyễn Tiên Điền thì ông bà sinh con trai tên Nguyễn Tứ tự là Hạo Như có văn học, Nguyễn Ngũ giỏi võ, Nguyễn Thuyến giỏi văn nhưng không tham gia chính sự. Năm Quý Dậu (1813), bà theo ông đi sứ phương Bắc, về nước được vài năm bị bệnh mất. Bà sinh được một gái gả cho Tú tài Ngô Cảnh Trân, người ở Trảo Nha, Thạch Hà.

Một trong những người yêu thương nhất của Nguyễn Du là Hồ Phi Mai (Hồ Xuân Hương) bà chúa thơ nôm, quê ở Quỳnh Đôi, có quan hệ mật thiết với họ Hồ nhà Tây Sơn, tác giả của Lưu Hương ký. Hồ Xuân Hương cũng là tác giả của những tác phẩm thơ nổi tiếng: Khóc ông phủ Vĩnh Tường, Khóc Tổng Cóc, Làm lẽ, Tự tình, Mời trầu, Đề đền Sầm Nghi Đống, Đèo Ba Dội, Cái quạt, Chùa Quán Sứ, Hang Thánh Hóa, Sư hổ mang, Sư bị ong châm, Quan thị, Mắng học trò dốt … bài nào cũng thực thông minh, hóm hỉnh, vừa sâu sắc vừa cận nhân tình. Chồng Hồ Xuân Hương là Trần Phúc Hiển bị kết án năm 1816 và bị xử tử năm 1818. Trần Ngọc Quán, thi tướng Tao Đàn Cổ Nguyệt Đường, Hiệp trấn Sơn Nam Thượng cũng bị giết năm này.

Gia tộc Nguyễn Du có nhiều người giỏi và giữ những vị trí trọng yếu của thời cuộc: cha là Nguyễn Nhiễm làm Tể tướng hai triều Lê; anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản làm Tể tướng, Tham tụng, Thượng thư bộ Lại kiêm trấn thủ Thái Nguyên, Hưng Hóa triều Lê; cha nuôi là quan trấn thủ Thái Nguyên Quản Vũ Hầu Nguyễn Đăng Tiến, tướng tâm phúc của Nguyễn Nhiễm; cha vợ là Hoàng giáp Phó Đô ngự sử Quỳnh Châu bá Đoàn Nguyễn Thục; anh cùng mẹ là Nguyễn Nễ đứng đầu ngoại giao của cả ba triều Lê, Tây Sơn, Nguyễn (Nguyễn Nễ từng trãi Cai đội quân Nhất Phấn giữ phủ chúa Trịnh, Hiệp tán quân vụ nhà Lê, Tả Phụng nghi bộ Binh, Hiệp tán quân vụ trấn Quy Nhơn, Chánh sứ, Tả đồng nghị trung thư sảnh trấn Nghệ An nhà Tây Sơn, phụ tá Tổng trấn Bắc thành nhà Nguyễn); anh ruột là Nguyễn Điều làm trấn thủ Sơn Tây của triều Lê; anh vợ là Đoàn Nguyễn Tuấn làm Thị Lang bộ Lại nhà Tây Sơn; anh rể là tiến sĩ Vũ Trinh làm Hữu Tham tri bộ Hình, thầy dạy Nguyễn Văn Thuyên, con của Tổng trấn Bắc thành Nguyễn Văn Thành.

Nguyễn Du rất được quý trọng của nhiều danh sĩ đương thời. Văn chương của ông đặc biệt lưu truyền sâu rộng trong lòng dân. Ông giao thiệp rộng với nhiều tướng văn võ của triều Lê như Hoàng Ngũ Phúc, Nguyễn Hữu Chỉnh, với danh thần nhà Tây Sơn như La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, Ngô Thì Nhậm, Trần Văn Kỷ, Phan Huy Ích, Ngô Văn Sở, Thận Quận công, với danh thần nhà Nguyễn như Nguyễn Văn Thành, Đặng Trần Thường, Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tĩnh, Phạm Văn Hưng, Nguyễn Công Trứ, Trương Đăng Quế, Nguyễn Văn Giai…

Nguyễn Du mất ở Kinh Đô Huế ngày 10 tháng tám năm Canh Thìn (ngày 16 tháng 9 năm 1820), an táng tại cánh đồng Bào Đá, xã An Ninh, huyện Phong Điền. Năm Giáp Thân (1824), hài cốt của cụ được cải táng đưa về quê nhà ở Đồng Ngang thuộc giáp cũ của bản xã (có bút phê) ở thôn Thuận Mỹ, làng Tiên Điền, Hà Tĩnh. Những năm sau đó dời đến táng cạnh đền thờ Nguyễn Trọng và lại cải táng đến xứ Đồng Cùng, giữa một vùng cát rộng. Tới nay, mộ cụ Nguyễn Du qua nhiều trùng tu, ngày một tôn nghiêm hơn.

Tóm tắt gia thế Nguyễn Du như trên để hiểu câu Kiều: “Triều đình riêng một góc trời/ Gồm hai văn võ rạch đôi sơn hà.” Họ Nguyễn Tiên Điền có thế lực mạnh đến mức nhà Lê, họ Trịnh, nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn đều tìm cách liên kết, lôi kéo, mua chuộc, khống chế hoặc ra tay tàn độc để trấn phản.

Nguyễn Du không phải mười năm gió bụi mà thực sự mười lăm năm lưu lạc khớp đúng truyện Kiều và cũng khớp đúng mười lăm năm “bảy nổi ba chìm với nước non” của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.

Nguyễn Du cuộc đời và thời thế

Tôi bàng hoàng thức dậy lúc nửa đêm, vội vã chép lại giấc mơ lạ Nguyễn Du nửa đêm đọc lại lúc 12g40 ngày 4 tháng 7 năm 2012, với lời của cụ già nhắn gửi: “- Ta là Linh Nhạc Phật Ý, ở gần đây và có nhân duyên với con nên ta giúp con làm sáng tỏ chuyện này. Con hãy ghi nhớ kỹ những lời ta dặn, để tìm tòi kiến giải đủ 12 câu hỏi thập nhị nhân duyên”. Từ ngày 3 tháng 1 năm 2015 đến ngày 3 tháng 1 năm 2016, tôi dốc sức nghe theo lời khuyên của cụ già báo mộng, đã tra cứu các thư tịch cổ triều Nguyễn để lập Niên biểu Nguyễn Du và lần theo dấu vết những lời khuyên trong giấc mơ lạ trên.

Hoài Thanh đã khái quát “Thời đại Nguyễn Du và thân thế Nguyễn Du” trong sách “200 năm nghiên cứu bàn luận truyện Kiều” của soạn giả Lê Xuân Lít, trang 15-21: “Nguyễn Du sinh năm 1765. Kể từ khi Lê Lợi đánh quân Minh dựng nước đến bấy giờ đã có hơn ba trăm năm. Sau ba trăm năm ấy chế độ phong kiến nước ta đã suy vi đến cực độ. Nguy ngoại xâm hầu như không có. Chính quyền phong kiến tập trung mất lý do để tồn tại. Những cuộc biến liên tiếp xảy ra. Mạc đoạt quyền Lê, Lê Mạc phân tranh, Nguyễn cát cứ Thuận Hóa, Trịnh đoạt quyền Lê, Trịnh Nguyễn phân tranh. Vô số cuộc khởi nghĩa nổ ra mà đỉnh cao là phong trào Tây Sơn.” Nguyễn Du là người trong cuộc của thời đại nhiễu nhương đó. Tìm hiểu niên biểu Nguyễn Du cuộc đời và thời thế sẽ giúp soi thấu những uẩn khúc và biến cố lịch sử đã bị che khuất bởi thời gian. xem tiếp https://khatkhaoxanh.wordpress.com/category/vinh-lang-co-xu-hue

SẮN VIỆT NAM VÀ KAWANO
Cách mạng sắn Việt Nam bài học lắng đọng
Kazuo Kawano, Hoàng Kim cảm nhận

Giáo sư Kazuo Kawano là nhà bác học chọn giống sắn xuất sắc (xem lý lịch khoa học) Suy ngẫm về Sắn và Việt Nam: bây giờ và sau đó Cassava and Vietnam: Now and Then thật lắng đọng: “Trong suốt nhiều năm gắn bó với Việt Nam, tôi đã biết nhiều người, những người mà tôi dường như có thể phân loại trong hồi tưởng. Tôi có ấn tượng đầu tiên về người Việt Nam từ một số học viên Việt Nam ở Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (IRRI) ở Los Baños, Philippines năm 1963 và ‘nó’ không phải là điều đặc biệt thuận lợi. Kiểu hình người Việt Nam lúc ấy trong mắt tôi, (Họ) xuất hiện khá cởi mở, hoài nghi và thờ ơ, nếu không nói là ích kỷ, tự cao và tham nhũng. Tôi có thể quá khắc nghiệt khi phán xét về họ; nhưng như lời của Halberstam đã viết về loại người này trong “Sự tạo ra một vũng lầy”. Đó là loại người thuộc tầng lớp thượng lưu của xã hội miền Nam Việt Nam trong cùng thời kỳ, thể hiện một cách sinh động và nghiêm túc  mà sự phán xét của tôi có thể không quá xa thực tế.

Mười năm hợp tác chặt chẽ của tôi với các đồng nghiệp Việt Nam chọn tạo và nhân giống sắn  trong những năm 1990 và cuộc hội ngộ với họ trong chuyến đi này hoàn toàn thay đổi đánh giá của tôi về người Việt Nam. Bằng chứng là một loạt các báo cáo của tôi ở đây, họ là siêng năng, sâu sắc, chu đáo và cố gắng không mệt mỏi, như thể thi đua với tướng Võ Nguyên Giáp. Tôi có thể là một phần tích cực đối với những người bạn của tôi. Tuy nhiên, tôi có một cảm giác tương tự đối với một số đồng nghiệp của tôi ở Rayong, Thái Lan và Nam Ninh, Trung Quốc để đếm được một vài người. Trong suốt hai thập kỷ sau chiến tranh Nhật Bản, chúng tôi dường như cũng có nhiều người Nhật trong hạng mục này.

Sau đó, khi nói đến khối lượng dân số chỉ muốn ngày mai sẽ tốt hơn ngày hôm nay, thì trong chuyến đi này, tôi đã rất ấn tượng và xúc động khi gặp nhiều người dường như không bao giờ nghi ngờ ngày mai tốt hơn hôm nay. Điều này làm tôi nhớ đến người Nhật trong hai thập kỷ sau chiến tranh, nơi phần lớn dân số nhìn thấy một tương lai tươi sáng hơn. Bây giờ ở Nhật Bản, hơn 30.000 người tự sát hàng năm và lý do chính của hành động này được cho là họ vô vọng đối với hiện tại và tương lai. Không cần phải nói rằng, Việt Nam không phải là không có vấn đề như sự thiếu hoàn chỉnh của hệ thống pháp luật hoặc tham nhũng tràn lan, … Tuy nhiên, tỷ lệ người cảm thấy hạnh phúc ở Việt Nam dường như cao hơn rất nhiều so với ở Nhật Bản hiện nay. Thật thú vị khi tưởng tượng những đồng nghiệp cũ của tôi sẽ dẫn dắt xã hội này đến đâu.”

Cassava and Vietnam: Now and Then

(キャッサバとベトナム-今昔物語)

Kazuo Kawano

I visited Vietnam for a week this last December,  where a team of NHK video-taped for a documentary of the changes caused by the new cassava varieties I introduced 20 years ago in the lives of small framers, the enhanced activities of industrial and business communities and the development of research organizations. It was a most interesting, amusing and rewarding visit where I reunited with a multitude of former small farmers who are more than willing to show me how their living had been improved because of KM-60 and KM-94 (both CIAT-induced varieties) , many “entrepreneurs” who started from a village starch factory, and several former colleagues who became Professor, Vice Rector of Universities, Directors of research centers and so on. Vietnam can be regarded as a country who accomplished the most visible and visual progress most rapidly and efficiently utilizing CIAT-induced technology.

For my own record as well as for responding to the requests from my Vietnamese colleagues, I decided to record the changes and progress that had taken place in Vietnam in general and in cassava varietal development in particular in a series of picture stories. This is the first of long stories that would follow.

昨年の12月に、NHKの国際ドキュメンタリー番組の収録でベトナムを10年ぶりに再訪する機会があった。それは私が中心となって開発したキャッサバの多収性・高澱粉性の新品種群を20年 前に導入した事が引き起こした人々の生活向上の様子を、南から北へと訪ね歩く旅であった。今回の旅では、小農から出発して家を建て中農、富農となった多数 の人々、村の澱粉加工所の親父だったのが大工場のオーナーや実業家となっている幾人もの成功者、そして殆んど名前だけの研究員であったのが今や試験場長、 大学教授、副学長になっている昔の仲間達を訪ね歩いたが、その殆んどの人が私との再会を喜んでくれて、口々に新しいキャッサバ品種のおかげで自分達の生活 と境遇が革命的に良くなったと話してくれた。

私自身の記録のため、それにベトナムの昔の仲間からのリクエストに答える目的もあって、この20年間のベトナムの発展とキャッサバ生産の進展を絵物語風に書き留めることにした。これはその長い物語の始まりの章である。xem tiếp Cassava and Vietnam: Now and Then

See more: Tiến bộ giống sắn Việt Nam https://youtu.be/GEaSV3p3Nb8; Sắn Việt Nam ngày nay https://youtu.be/MBL_RtU3Tcw; Chọn giống sắn kháng CMD; Chọn giống sắn Việt Nam; Cassava and Vietnam: Now and Then

Video yêu thích

NGÀY MỚI NGỌC CHO ĐỜI
Hoàng Kim

Đêm Vu Lan nhớ bài thơ đi học
Thấm nhọc nhằn củ sắn, củ khoai
Nhớ tay chị gối đầu khi mẹ mất
Thương lời cha căn dặn học làm người…

Trăng sáng lung linh, trăng sáng quá!
Đất trời lồng lộng một màu trăng
Dẫu đêm khuya vắng người quên ngắm
Trăng vẫn là trăng, trăng vẫn rằm

Cây mầm xanh người và cây cùng cảnh
Lớn âm thầm trong chất phác chân quê
Hoa và Ong siêng năng cần mẫn
Mai đào thơm nước biếc lộc xuân về.

NGỌC LƯU LY NHỚ MẸ

Bạn nhớ dáng mẹ lưng còng
Mình thương mẹ mất lúc còn thanh xuân

Giáp Thìn bốn chín chân vân
Tuổi thơ vắng mẹ rưng rưng cuộc đời
Ít năm giặc giết cha rồi
Gian nan càng trải một thời truân chiên

Quê hương lưu bóng mẹ hiền
Thiêng liêng đất nước lời nguyền núi sông


Hoàng Kim

HOA LÚA GIỮA ĐỒNG XUÂN

Bao năm Trường Viện là nhà
Sắn khoai ngô lúa đều là thịt xương
Một đời người một rừng cây
Thầy ươm giống tốt để mai thành rừng.

Con theo Người nguyện làm Hoa Lúa
Bưng bát cơm đầy quý giọt mồ hôi
Trọn đời vì Dân mến thương hạt gạo
Hoa quê hương hạt ngọc trắng ngần.


Con thăm Thầy lên non thiêng Yên Tử
Về đất lành Chùa Ráng giữa đồng xuân

“Mưa thuận gió hòa chăm bón đúng
Nhân tươi quả tốt được thu nhiều”


Lẫn với cỏ không tranh đua hương vị
Không màng ngôi ngự trị các loài hoa
Hoa Lúa đượm hồn quê dung dị
Quên sắc hương để lộng lẫy Hoa Người ! ” (**)

Con nguyện ước nối đời theo hạt gạo
Chén cơm ngon thơm bếp lửa gia đình
Thầy Trò cùng chung tay làm việc thiện
Sống trọn tình với giấc mơ xanh.


Hoàng Kim

(*) “Ngọc trong đá Biện Hòa” nay và xưa luôn nguyên vẹn giá trị lớn nhiều mặt. Cuộc đời, có nhiều thứ rất có thể không phải ai cũng thấu hiểu nhưng với tình yêu và trí tuệ dần ngắm, ngẫm và hiểu. Cảm ơn Lâm Cúc và những người bạn quý khuyến khích tôi chọn lọc tinh hoa, tích cũ viết lại https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ngay-moi-ngoc-cho-doi/Rằm Đản Sinh Nhớ Mẹ https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ram-dan-sinh-nho-me/

NGÀY MỚI NGỌC CHO ĐỜI
Hoàng Kim

Một đóa mai vàng sinh nhật
Một lời ấm áp tình thân
Một Biển Hồ soi bóng nắng
Một Giác Tâm xa mà gần.

GỐC MAI VÀNG TRƯỚC NGÕ
Hoàng Kim


“Anh trồng gốc mai này cho em!” Anh cả tôi trước khi mất đã trồng tặng cho tôi một gốc mai trước ngõ vào hôm sinh nhật con tôi. Cháu sinh đêm trước Noel còn anh thì mất lúc gần nửa đêm trăng rằm tháng giêng, trùng sinh nhật của tôi. Anh trò chuyện với anh Cao Xuân Tài bạn tôi trong khi tôi cùng vài anh em đào huyệt và xây kim tỉnh cho anh. Nhìn anh bình thản chơi với các cháu, tôi nao lòng rưng rưng. Chưa bao giờ và chưa khi nào tôi thấm thía những bài thơ về hoa mai cuối mùa đông tàn bằng lúc đó. Anh đi rằm xuân1994 do căn bệnh ung thư hiểm nghèo khi các con anh còn thơ dại.

Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết

Bài kệ “Cáo tật thị chúng” (Cáo bệnh với đệ tử) của thiền sư Mãn Giác (1052 – 1096) trong Thiền Uyển Tập Anh và lời bình của anh về nhân cách người hiền, cốt cách hoa mai đã đi thẳng vào lòng tôi:

Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền quá
Lão tùng đầu thượng lai.
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.

Xuân đi trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa cười
Trước mặt việc đi mãi
Trên đầu già đến rồi
Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một cành mai.

(Bản dịch của Ngô Tất Tố)
Khi Lâm Cúc và anh Đình Quang trao đổi về chủ đề hoa mai, mạch ngầm tâm thức trong tôi đã được khơi dậy như suối nguồn tuôn chảy.

Đêm qua sân trước một cành mai

Thiền sư Mãn Giác viết bài kệ “Cáo tật thị chúng” khi Người 45 tuổi, sau đó Người đã an nhiên kiết già thị tịch. Bài thơ kiệt tác vỏn vẹn chỉ có sáu câu, ba mươi tư chữ, bền vững trãi nghìn năm. Đối diện với cái chết, thiền sư ung dung, tự tại, thấu suốt lẽ sinh tử: Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết / Đêm qua sân trước một cành mai.

Lời thơ thanh thoát, giản dị một cách lạ lùng! Thực tế cuộc sống đã được hiểu đầy đủ và rõ ràng. Bản tính cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và luôn vô thường. Xuân đi trăm hoa rụng/ xuân đến trăm hoa cười/ trước mặt việc đi mãi/ trên đầu già đến rồi. Đó là qui luật muôn đời, hoa có tàn có nở, người có diệt có sinh. Hạnh phúc cuộc sống là phong thái luôn vui vẻ và sung sướng, thanh thản và thung dung, không lo âu, không phiền muộn. Sống với một tinh thần dịu hiền và một trái tim nhẹ nhõm.

Tình yêu cuộc sống thể hiện trong ý xuân và trật tự các câu thơ.“Xuân đi trăm hoa rụng/ xuân đến trăm hoa cười” ẩn chứa triết lý sâu sắc hơn là “Xuân đến trăm hoa cười, xuân đi trăm hoa rụng/”. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491–1585) trong bài thơ nôm “Chín mươi” có câu: “Chín mươi thì kể xuân đà muộn/ Xuân ấy qua thì xuân khác còn”. Tăng Quốc Phiên chống quân Thái Bình Thiên Quốc “càng đánh càng thua” nhưng trong bản tấu chương gửi vua thì ông đã quyết ý đổi lại là “càng thua càng đánh”. Việc “đánh thua” thì vẫn vậy nhưng ý tứ của câu sau mạnh hơn hẵn câu trước.

Hoa mai là biểu tượng của mùa xuân, của sự may mắn, vui tươi và trường thọ. Cành mai ẩn tàng thông điệp của mùa xuân. Hoa mai vừa có cốt cách, vừa đẹp thanh nhã, vừa có hương thơm và nở sớm nhất trong các loại hoa xuân. Vì vậy, hoa mai đã được chọn để biểu hiện cho cốt cách thanh cao của người hiền. Hoa mai, hoa đào, hoa lê, hoa mận có nhiều loài với vùng phân bố rộng lớn ở nhiều nước châu Á nhưng chỉ riêng mai vàng là đặc sản của Việt Nam, trong khi mai trắng và hoa đào là phổ biến tại Trung Quốc, Nhật Bản, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc và các nước Trung Á.

Mai vàng hoa xuân của Tết Việt

Mai vàng là đặc sản Việt Nam. Hoa mai, hoa đào, bánh chưng là hình ảnh Tết cổ truyền của dân tộc Việt. Hoa mai là một trong bốn loài hoa kiểng quý nhất (mai, lan, cúc, trúc) của Việt Nam đặc trưng cho bốn mùa. Hoa mai gắn liền với văn hóa, đời sống, tâm linh, triết lý sống, nghệ thuật ứng xử, thơ văn, nhạc họa. Hiếm có loài hoa nào được quan tâm sâu sắc như vậy

“Nghìn dặm tìm anh chẳng gặp anh. Đường về vó ngựa dẫm mây xanh. Qua đèo chợt gặp mai đầu suối . Đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành” (Hồ Chí Minh 1890-1969); “Đêm qua sân trước một nhành mai” (Mãn Giác 1052-1096) “Lâm râm mưa bụi gội cành mai” (Trần Quang Khải 1241-1294); Ngự sử mai hai hàng chầu chắp/ Trượng phu tùng mấy rặng phò quanh” (Huyền Quang 1254-1334); Quét trúc bước qua lòng suối/ Thưởng mai về đạp bóng trăng” (Nguyễn Trãi 1380-1442); “Cốt cách mai rừng nguyên chẳng tục”( Nguyễn Trung Ngạn 1289-1370); “Mai cốt cách, tuyết tinh thần” (Nguyễn Du 1765-1820) “Nhờ chúa xuân ưu ái/ Xếp đứng đầu trăm hoa/ Chỉ vì lòng khiêm tốn/ Nên hẵng nở tà tà” (Phan Bội Châu 1867-1940); “Mộng mai đình” (Trịnh Hoài Đức 1725-1825) ; “Non mai rồi gửi xương mai nhé/ Ước mộng hồn ta hóa đóa mai” (Đào Tấn 1845-1907); “Một đời chỉ biết cúi đầu vái trước hoa mai” (Cao Bá Quát 1809-1855) “Hững hờ mai thoảng gió đưa hương” (Hàn Mặc Tử 1912-1940) “Tìm em tôi tìm/ Mình hạc xương mai”(Trịnh Công Sơn 1939-2001),…

Gốc mai vàng trước ngõ. Rằm xuân lại nhớ anh. Cành mai rung rinh quả. Xuân sang lộc biếc cành. … Vườn nhà buổi sáng mai nay. Nước xao tăm cá vườn đầy nắng xuân. Mẹ gà quấn quýt đàn con. Đất lành chim đậu lộc xuân ân tình.

Hạnh phúc đâu chỉ là đích đến
hạnh phúc là con đường trãi nghiệm
vỗ về, chờ đợi, nhớ thương …
Gốc mai vàng trước ngõ
truyện nhiều năm còn kể

themphucngayba
Hoàng Kim Hoàng Gia Minh thăm Gốc mai vàng trước ngõ. Hai mươi bảy năm trước, mẹ của cháu Hoàng Gia Minh là Hoàng Tố Nguyên (người mặc áo hồng trên đứng cạnh bác Hai Hoàng Ngọc Dộ), nay đã là giảng viên Trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh. Gốc mai vàng trước ngõ là kỷ niêm tuổi thơ một thời.Tôi nhớ mãi câu nói của anh Hai: “Dặn con cháu khiêm nhu cần kiệm. Cảnh mãi theo người được đâu em. Hết khổ hết cay hết vận hèn. Nghiệp sáng đèn giời đà chỉ rõ. Rồi đây cay đắng chẳng buồn chen” (Hoàng Ngọc Dộ khát vọng).

Lời dặn của Anh Hai, chuyện Gốc mai vàng trước ngõ vẫn theo em và gia đình mình thao thiết đi cùng năm tháng, bên thầy quý bạn bạn với không gian bình an trong lành cùng chúng ta đi về phía trước.

VUI ĐI DƯỚI MẶT TRỜI
Hoàng Kim


Hãy lên đường đi em
Ban mai vừa mới rạng
Vui đi dưới mặt trời
Một niềm tin thắp lửa

Ta như ong làm mật
Cuộc đời đầy hương hoa
Thời an nhiên vẫy gọi
Vui đời khỏe cho ta.

Giấc mơ lành yêu thương
Một niềm vui ngày mới

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là ngay-moi-ngoc-cho-doi.jpg

MỘT NIỀM TIN THẮP LỬA
Hoàng Kim


Nhìn đàn em ngời niềm vui rạng rỡ.
Chợt thấy lòng rưng rưng.
Công việc nghề nông cực mà hạnh phúc.
Cố lên em nổ lực không ngừng !

Hột mồ hôi lắng vào hạt gạo
Câu ca ông bà theo suốt tháng năm
Thêm bữa cơm ngon cho người lao động
Nâng chén cơm thơm, qúy trọng người trồng.

Em ơi hãy học làm ruộng giỏi
Nghề nông thời nào cũng quý kỹ năng
Người dân khá hơn là niềm ao ước
Công việc này giao lại cho em.

Có một mùa xuân hạnh phúc
Ơn mẹ cha lam lũ sớm hôm
Thương con vạc gọi sao mai dậy sớm
Một niềm tin thắp lửa giữa tâm hồn.

Bước tiếp bước giữa trường đời gian khó
Học làm người lao động siêng năng
Rèn nhân cách vượt lên bao cám dỗ
Đức và Tài tử tế giữa Nhân Dân.

Chúc mừng tiến sĩ Trần Công Khanh giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cây Điều, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn được Thủ tướng Chính phủ tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua toàn quốc giai đoạn 2016 – 2020 cho tác giả là chủ trì các sáng kiến có giá trị ảnh hưởng đến sản xuất trên phạm vi toàn quốc. Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây Điều có thành tựu nổi bật gần đây bên cạnh các tiến bộ kỹ thuật về canh tác điều là đã lai tạo và chọn lọc được hai giống điều mới LBC5 và LBC1. Hai giống điều mới ưu tú này ra hoa lần đầu lúc 18 tháng sau khi trồng, năng suất năm thứ sáu sau trồng đạt 3,5 tấn/ha với mật độ 208 cây/ha, tỷ lệ nhân đạt trên 31%, tỷ lệ hạt chìm trong nước 95,0%. Cây sinh trưởng khỏe, có tán cao trung bình đến thấp, ra hoa nhiều đợt thích nghi với sinh thái vùng Đông Nam Bộ. TS. Trần Công Khanh trước đây đã là tác giả chính của giống sắn KM140 (1) giải Nhất Vifotech toàn quốc lần 10, và đồng tác giả của ba giống sắn tốt KM419 (2), KM98-5 (3), KM98-1 (4) với hai giống khoai lang ngon HL518 Nhật đỏ, HL491 Nhật tím, hồ sơ công nhận giống tốt thông tin tóm tắt kèm theo.

(1) Trần Công Khanh, Hoàng Kim, Võ Văn Tuấn, Nguyễn Hữu Hỷ, Phạm Văn Biên, Đào Huy Chiên, Reinhardt Howeler và Hernan Ceballos 2007. Kết quả chọn tạo và phát triển giống sắn KM140. Tài liệu báo cáo công nhận giống sắn KM140. Hội nghị nghiệm thu đề tài Bộ Nông nghiệp & PTNT. 45 trang.. Trong sách: Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp (Journal of Agricultural Sciences and Technology) Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, số 1&2/2007, trang 14-19. Giống sắn KM140 được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống tại Quyết định số 3468 /QĐ-BNN-TT ngày 5 tháng 11 năm 2007 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quyết định công nhận giống chính thức số 358 ngày 20/9/2010 và Thông tư số 65/2010/TT BNN PTNT ngày 5/11/2010. Giải Nhất Vifotech Hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật toàn quốc lần thứ 10 năm 2010.

(2) Hoàng Kim, Trần Ngọc Ngoạn, Nguyễn Thị Trúc Mai, Võ Văn Quang, Nguyễn Phương, Hoàng Long, Nguyễn Minh Cường, Đào Trọng Tuấn, Nguyễn Thị Lệ Dung, Trần Công Khanh, Nguyễn Minh Hiếu, Nguyễn Văn Bộ, Nguyễn Thị Cách, Nguyễn Trọng Hiển, Lê Huy Hàm, Hernan Ceballos, Manabu Ishitani 2016. Kết quả chọn tạo và phát triển giống sắn KM419. (KM419 New Cassava variety MARD 2016) Báo cáo công nhận giống sắn mới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hội đồng Giống Quốc gia, Hà Nội. Quyết định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn số 85 / QĐ-BNN-TT Hà Nội ngày 13 tháng 1 năm 2016 về việc công nhận sản xuất thử giống cây trồng mới giống sắn KM419 cho vùng sinh thái Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.

(3) Trần Công Khanh, Hoàng Kim, Võ Văn Tuấn, Nguyễn Hữu Hỷ, Phạm Văn Biên, Reinhardt Howeler 2005/ 2009. Kết quả chọn tạo và phát triển giống sắn KM98-5. Tài liệu báo cáo công nhận giống sắn KM98-5 Hội nghị nghiệm thu đề tài Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam. 44 trang. Results of breeding and developing variety KM98-5 Report for official recognition by the Scientific Council of Agriculture and Rural Development, Ho ChiMinh City. Dec 2009. 40 p. VNCP- IAS- CIAT-VEDAN Document

(4) Hoàng Kim, Kazuo Kawano, Trần Hồng Uy, Trần Ngọc Quyền, Võ Văn Tuấn, Trần Công Khanh 1999. Kết qủa tuyển chọn giống sắn KM98-1. Báo cáo công nhận chính thức giống sắn KM98-1. Hội nghị Khoa học Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức tại Đà Lạt, Lâm Đồng 29-31/7/1999. 27 trang. MARD Recognition document report of KM98-1 variety. Scientific Conference of Agriculture and Rural Development, held in Da Lat. July 29-31, 1999. 27 p. The decision of the Ministry of Agriculture and Rural Development Certificate No. No. 3493/QD-BNN–KHKT, Sep 9, 1999

(5) Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997.Hai giống khoai lang mới HL518 và HL491 (Two new sweet potato varieties: HL 518 and HL 491) Tài liệu báo cáo công nhận chính thức hai giống khoai lang HL518 và HL419. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Hội nghị khoa học kỹ thuật nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 16-18/9/1997. 18 trang.

TRĂNG RẰM THƯƠNG NHỚ ANH
Hoàng Kim
Trăng xưa cùng anh cuốc đất
Trăng nay mình em làm thơ
Không gian một vầng trăng tỏ
Trăng rằm rọi sáng giấc mơ ...

LỜI ANH DẶN
Hoàng Ngọc Dộ

‘Không vì danh lợi đua chen
Thù nhà nợ nước quyết rèn bản thân’


‘Dặn con cháu khiêm nhu cần kiệm’

Nhá củ lòng anh nhớ các em
Đang cơn lửa tắt khó thắp đèn
Cảnh cũ chưa lìa đeo cảnh mới
Vơi ăn, vơi ngủ, với vơi tiền

Cảnh mãi đeo người được đâu em
Hết khổ, hết cay, hết vận hèn
Nghiệp sáng đèn giời đà chỉ rõ
Rồi đây cay đắng chẳng buồn chen

Vầng trăng cổ tích
Hoàng Ngọc Dộ

Bóng đêm trùm kín cả không trung
Lấp lánh phương Đông sáng một vừng
Mây bủa mây giăng còn chẳng ngại
Ngắm nhìn trần thế bạn văn chương.

Cuốc đất đêm
Hoàng Ngọc Dộ

Mười lăm trăng qủa thật tròn
Anh hùng thời vận hãy còn gian nan
Đêm trăng nhát cuốc xới vàng
Trăng dòm, ta hẹn, trăng càng dòm thêm
Đất vàng, vàng ánh trăng đêm
Đêm khuya, ta với nàng quên nhọc nhằn.

Chia tay bạn quý (*)
Hoàng Ngọc Dộ

Đêm ngày chẳng quản đói no
Thức khuya dậy sớm lo cho hai người
Chăm lo văn sách dùi mài
Thông kim bác cổ, giúp đời cứu dân

Ngày đêm chẵng quản nhọc nhằn
Tối khuyên, khuya dục, dạy răn hai người
Mặc ai quyền quý đua bơi
Nghèo hèn vẫn giữ trọn đời thủy chung

Vận nghèo giúp kẻ anh hùng
Vận cùng giúp kẻ lạnh lùng vô danh
Mặc ai biết đến ta đành
Dăm câu ca ngợi tạc thành lời thơ

Hôm nay xa vắng đồng hồ
Bởi chưng hết gạo, tớ cho thay mày
Mày tuy gặp chủ tốt thay
Nhớ chăng hôm sớm có người tri âm

(*) Hết gạo, tắt bữa, buộc phải bán đồng hồ

Nấu ăn
Hoàng Ngọc Dộ

Ngày một bữa đỏ lửa
Ngày một bữa luốc lem
Ngày một bữa thổi nhen
Ngày một bữa lường gạo
Ngày một bữa tần tảo
Ngày một bữa nấu ăn.

Dự liên hoan
Hoàng Ngọc Dộ

Hôm nay anh được chén cơm ngon
Cửa miệng anh ăn, nuốt chả trơn
Bởi lẽ ngày dài em lam lũ
Mà sao chỉ có bữa cơm tròn.

Thức Kim dậy
Hoàng Ngọc Dộ

Đã bốn giờ sáng
Ta phải dậy rồi
Sao Mai chơi vơi
Khoe hào quang sáng

Ta kêu Kim dậy
Nó đã cựa mình
Vớ vẫn van xin
Cho thêm chút nữa.

Thức, lôi, kéo, đỡ
Nó vẫn nằm ỳ
Giấc ngủ say lỳ
Biết đâu trời đất

Tiếc giấc ngủ mật
Chẳng chịu học hành
Tuổi trẻ không chăm
Làm sao nên được

Đêm ni, đêm trước
Biết bao là đêm
Lấy hết chăn mền
Nó say sưa ngủ

Ta không nhắc nhủ
Nó ra sao đây
Khuyên em đã dày
Nó nghe chẳng lọt

Giờ đây ta guyết
Thực hiện nếp này
Kêu phải dậy ngay
Lay phải trở dậy

Quyết tâm ta phải
Cố gắng dạy răn
Để nó cố chăm
Ngày đêm đèn sách

Ta không chê trách
Vì nó tuổi thơ
Ta không giận ngờ
Vì nó tham ngủ

Quyết tâm nhắc nhủ
Nhắc nhủ, nhăc nhủ …

Trích: Khát vọng I Thi Viện
http://www.thivien.net/…/Kh%C3…/topic-jvbfrjspi2Y6S8b3jeqzpA

SỚM XUÂN THƠ GIỮA LÒNG
Hoàng Kim

Sớm xuân mưa xuân mỏng
Trời đất lắng yêu thương.
Hoa Bình Minh ghé cửa.
Vườn xuân đẹp lạ thường.

An nhiên và tỉnh thức
Minh triết với tận tâm
Thung dung cùng tháng năm
Hạnh phúc đang nhú mầm

Thơ cũ thương xuân hiểu
Ngày mới yêu lộc xuân.

NGÀY MỚI
Mạnh Hạo Nhiên
(bản dịch Hoàng Kim)

Ban mai chợt tỉnh giấc,
Nghe đầy tiếng chim kêu.
Đêm qua mây mưa thế,
Hoa xuân rụng ít nhiều?

Mạnh Hạo Nhiên (689 – 740) là nhà thơ người Tương Dương, Tương Châu, nay thuộc tỉnh Hồ Bắc ,Trung Quốc thời nhà Đường, thuộc thế hệ đàn anh của Lí Bạch. Ông là người nhân cách lỗi lạc, yêu thiên nhiên, phúc hậu đức độ, học vấn tài năng trác tuyệt, giỏi thơ văn, nhưng chán ghét cảnh quan trường nên ẩn cư vui với thiên nhiên, sông núi quê hương , đặc biệt là Long Môn, Nam San và Lumen Sơn. Sự nghiệp văn chương của ông sừng sững như núi cao với hai trăm sáu mươi bài thơ, phần lớn là những bài thơ sơn thuỷ tuyệt bút . Thơ năm chữ của Mạnh Hạo Nhiên luật lệ nghiêm cách, phóng khoáng, hùng tráng, rất nổi tiếng. Bài Xuân hiểu và Lâm Động Đình rất được yêu thích. Lí Bạch rất hâm mộ Mạnh Hạo Nhiên và có thơ tặng ông:

Tặng Mạnh Hạo Nhiên
Lý Bạch

Ta mến chàng họ Mạnh,
Phong lưu dậy tiếng đồn
Tuổi xanh khinh mũ miện
Đầu bạc ngủ mây cồn
Dưới trăng nghiêng ngửa chén
Bên hoa mê mẩn hồn
Hương bay thầm đón nhận
Không với tới đầu non

Trang thơ Hoàng Nguyên ChươngThi Viện hiện lưu dấu thơ ông.

春 曉
XUÂN  HIỂU

春   眠   不   覺   曉,
Xuân miên bất giác hiểu.
處   處   聞   啼   鳥。
Xứ xứ văn đề điểu
夜  來   風   雨   聲,
Dạ lai phong vũ thinh.
花  落   知   多   少?
Hoa lạc tri đa thiểu

Dịch nghĩa:
SỚM XUÂN
(Đang nằm trong) giấc ngủ mùa xuân, không biết trời đã sáng.
Khắp nơi nơi nghe tiếng chim kêu (rộn rã).
Đêm qua có tiếng gió mưa.
Không biết hoa rụng nhiều hay ít ?.
Hoàng Nguyên Chương dịch

Dịch thơ

Giấc xuân trời sáng không hay,
Chim kêu ríu rít từng bầy khắp nơi.
Đêm qua mưa gió tơi bời
Biết rằng hoa cũng có rơi ít nhiều.

(Bản dịch Trần Trọng Kim)

SỚM XUÂN
Giấc ngủ mùa xuân, không biết sáng.
Khắp nơi rộn rã tiếng chim kêu.
Đêm qua sầm sập trời mưa gió
Không biết hoa bay rụng ít nhiều

(bản dịch Hoàng Nguyên Chương).

BUỔI SÁNG MÙA XUÂN
Giấc xuân, sáng chẳng biết;
Khắp nơi chim ríu rít;
Đêm nghe tiếng gió mưa;
Hoa rụng nhiều hay ít ?

(Bản dịch Tương Như)

SỚM XUÂN
Giấc xuân nào biết hừng đông.
Tỉnh ra chim đã véo von khắp trời,
Đêm qua mưa gió bời bời,
Ngoài kia nào rõ hoa rơi ít nhiều!

(Bản dịch của Ngô Văn Phú)

BUỔI SÁNG MÙA XUÂN
Đêm xuân ngủ sáng chẳng hay,
Bên ngoài chim đã hót đầy nơi nơi.
Đêm nghe mưa gió tơi bời,
Chẳng hay hoa rụng hoa rơi ít nhiều?

(Bản dịch của Hoàng Giáp Tôn)

“Xuân hiểu” (Sớm xuân) của Mạnh Hạo Nhiên nói về giấc ngủ mùa xuân (xuân miên) thung dung, an nhiên, tự tai cho đến khi trời chợt sáng (bất giác hiểu?). “Xuân hiểu” không đơn thuần chỉ là mùa xuân mà còn chỉ ngày mới,  quy luật vĩnh cữu của trời đất, khoảnh khắc huyền diệu của vũ trụ, thời điểm chuyển tiếp từ đêm sang ngày, từ âm sang dương, từ tĩnh sang động, từ tối đến sáng. Đó là thời khắc ban mai tuyệt diệu của tạo hóa, đất trời và con người hòa chung làm một, là thời khắc giao hoà tuyệt vời được thể hiện thanh thoát lạ lùng.

Điều đặc sắc của tác phẩm “Xuân hiểu” là đã dùng chữ xuân và chữ hiểu. Chữ xuân thì dễ thấy để chỉ sự tươi trẻ, khởi đầu, triết lý sống lạc quan. Chữ  hiểu “giác” (覺) có nghĩa là hiểu mà không dùng chữ “tri” (知) có nghĩa là biết để chỉ sự hiểu biết tận cùng chân tính của sự vật. Tác giả đã dùng chữ “hiểu” (曉) để chỉ về ban mai mà không dùng các chữ khác như: đán (旦) , tảo (早) hạo (暭), thịnh (晟), thần (晨), thự (曙), hi (晞) v.v.. Bởi chữ hiểu vừa có nghĩa là hiểu biết , lại vừa có nghĩa chỉ về buổi sớm,  ban mai, ngày mới, cái khoảnh khắc huyền diệu của vũ trụ.

Nhà Phật đã dùng chữ “giác” (覺) này trong “giác ngộ”, “chính giác” để chỉ  những điều thấu hiểu đã đạt ngộ đến đích của thiền tính. Khoa học giúp ta tri thức, sự biết , Phật học là minh sư chỉ ra sự đạt ngộ, giác ngộ này . Nhà bác học Anhstanh, cha đẻ của Thuyết tương đối, nhận định: “Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học” chính là nói trên ý nghĩa đó.

Tôi thích lời bình của Hoàng Nguyên Chương về thơ Mạnh Hạo Nhiên: “Sau cái tĩnh lặng của giấc ngủ là cái động, thức giấc của con người, mặt trời và sự sống. Ta thấy sự sống tưng bừng của vũ trụ “xứ xứ” (khắp nơi) rộn tiếng chim. Chữ “văn” ở đây cho ta xác định được cái tiểu vũ trụ của tác giả và chính tác giả là chủ thể của con người trung tâm đang nhìn ra khắp chốn (xứ xứ) của đại vũ trụ để bắt nguồn giao cảm từ ý nghĩa vạn vật đều có đủ trong ta (vạn vật giai bị ư ngã) hoặc vạn vật với ta là một (vạn vật dữ ngã vi nhất) hay nói khác hơn đó là vạn vật đã đồng nhất với cái ngã. Hình tượng chim (điểu) cũng chỉ là một thực thể bé nhỏ và âm thanh kêu, hót (đề) cũng chỉ là “dữ cộng tương sinh” nhưng lại là đại biểu cho tất cả mọi sinh vật làm biểu tượng cho cả sự sống muôn loài vừa trổi dậy. Như thế mỗi thực thể bé nhỏ ở đây không chỉ là mỗi tiểu vũ trụ mà đã hình thành biểu trưng cho cả một đại vũ trụ.”  …Con người  hiện tại tiếp tục suy tư chiêm nghiệm để tự hỏi: Dạ lai phong vũ thinh (Đêm qua có tiếng gió mưa). Hình ảnh gió mưa chính là nguyên nhân đưa đến hiện trạng của ngày mới. Đóa hoa  là biểu tượng của sự sống, của nguồn sinh mệnh trong cõi đời. Đó là những thực thể bé nhỏ nhưng lại là những tiểu vũ trụ như lời Đỗ Phủ: “Nhất phiến hoa phi giảm khước xuân” (một cánh hoa rơi làm giảm đi vẻ đẹp của xuân) nhưng ý tưởng lại còn đi xa hơn thế nữa. Bởi vì hình thức mỗi cánh hoa còn lại trên cành hay rụng đi là một nỗi băn khoăn về lẽ tồn tại hay không tồn tại. Đó là sự thao thức về đời người và thân phận con người. Câu thơ “Hoa lạc tri đa thiểu” (không biết hoa rụng nhiều hay ít?)  là câu thơ tuyệt bút đã làm bài thơ bừng tỏa. … Đây cũng là phong cách tiêu biểu của Đường thi, phong cách đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật và mỗi chữ mỗi lời là một viên ngọc...” .

Ngày mới là ngày xuân

Noi theo tứ thơ khoáng đạt “Chim lượn trăm vòng” của Chế Lan Viên:  “Tôi yêu quá! cuộc đời như con đẻ/ Như đêm xuân người vợ trẻ yêu chồng…/ Cánh thơ tôi thoát khỏi phòng nhỏ bé? Lượn trăm vòng trên Tổ quốc mênh mông”: Tôi đọc và tâm đắc thơ “Xuân hiểu” của Mạnh Hạo Nhiên, nay thử tìm lối diễn đạt mới cho tuyệt phẩm này. “Xuân hiểu” là “Ngày mới”; “Ban mai chợt tỉnh giấc / Nghe đầy tiếng chim kêu/ Đêm qua mây mưa thế/ Hoa xuân rụng ít nhiều?”.

Ngày mới là ngày xuân. Mây mưa vừa tục vừa thanh như cuộc đời này. Hoa xuân rụng nhiều hay ít là sự thao thức về “hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi”, đời người và thân phận con người.

Hoàng Kim

NGÀY MỚI

Ngày mới Ngọc cho đời
Ngày mới lời yêu thương

VIỆT PHƯƠNG BA ĐIỀU NHỚ MÃI
Hoàng Kim


Việt Phương ba điều nhớ mãi:
1. “Yêu biết mấy những đêm dài thức trắng,
Làm kỳ xong việc nặng sẵn sức bền,
Bình minh đuổi lá vàng trên đường vắng,
Như vì ta mà đời ửng hồng lên”.

2. “Thăm làng, ta ghé trại mồ côi,
Các cháu má hồng môi rất tươi.
Nhưng một thoáng buồn trong khóe mắt,
Ta biết rằng ta nợ suốt đời…”.

3. “Trăng Trung Quốc tròn hơn trăng nước Mỹ.
Đồng hồ Liên Xô tốt hơn đồng hồ Thụy Sĩ”.
‘Chút tâm tình” Nguyễn Duy thương nhớ anh Việt Phương
(Chén vàng thương đũa ngọc).*

‘Cửa Mở’ ‘Chút tâm tình’ thao thức lòng tôi
‘Đêm trắng và Bình Minh’.
Ai đi mang mang trên đời.
Nghị lực, nhân từ, khờ dại mãi thôi.

*
CHÚT TÂM TÌNH
Nguyễn Duy


Thương nhớ anh Việt Phương
(Chén vàng thương đũa ngọc)

” Giữa cung cấm anh chỉ ngồi ghế xép
ghế đầu sai
giúp việc
triều đình không có ghế cho thơ

Đại sự quốc gia tuôn qua tay anh
soạn thư
thảo hịch
ho ra bạc
khạc ra tiền
thét ra lửa
em là bài thơ mà anh là tác giả *
vô danh

Chỉ làm thơ anh mới được là mình
giữa trang thơ anh thành chính chủ
ghế phụ hoá ngai vàng
vua quan làm con chữ
vỡ ra rằng thơ là đấng quyền năng

Vỡ ra rằng khi anh nằm xuống
hơn với thiệt hoả táng
chức với sắc hoả táng
mọi thứ đều danh hư
mộ chí giữa đời một tước hiệu
Nhà Thơ”

* Nhà thơ Việt Phương mất ngày 6 /5/2017 thọ 89 tuổi, an táng ngày 9/5/2017 . “Chút tâm tình” của nhà thơ Nguyễn Duy và “Việt Phương ba điều nhớ mãi” của nhà nông học Hoàng Kim là những nén tâm hương đưa tiễn.

** “Đêm trắng và bình minh” là ý thơ của nhà thơ Việt Phương mà Hoàng Kim đã cảm thụ và phát triển chủ đề này trong bài viết cùng tên dưới đây.

TimveducNhanTong

ĐÊM TRẮNG VÀ BÌNH MINH
Hoàng Kim

Nhìn lớp trẻ thân thương đầy khát vọng tri thức đang vươn lên đỉnh cao giúp xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho quê hương xứ sở. Ngắm nhìn sự mê mãi của Boga Boma lúc bình minh vừa rạng lúc anh chàng đã thức gần trọn đêm. Tôi chợt nhớ câu thơ Việt Phương: “Yêu biết mấy những đêm dài thức trắng/ Làm kỳ xong việc nặng sẵn sức bền/ Bình minh đuổi lá vàng trên đường vắng/ Như vì ta mà đời cũng ửng hồng lên”.

(trích …)

Buổi tối tiến sĩ Boga Boma, giám đốc của một dự án sắn lớn của châu Phi đã mang đồ đạc sang đòi “chia phòng ngủ” với tôi để “trao đổi về bài học sắn Việt Nam và cùng cảm nhận đêm trắng”.

Boga Boma giàu, nhỏ tuổi hơn tôi, tính rất dễ thương, người cao lớn kỳ vĩ trên 1,90 m như một hảo hán. Lần trước Boga Boma làm trưởng đoàn 15 chuyên gia Nigeria sang thăm quan các giống sắn mới và kỹ thuật canh tác sắn của Việt Nam, đúc kết trao đổi về cách sử dụng sắn trong chế biến nhiên liệu sinh học. Anh chàng hảo hán này vừa ra đồng đã nhảy ngay xuống ruộng giống mới, đề nghị tôi nhổ thử một vài bụi sắn bất kỳ do anh ta chỉ định của giống mới KM140 (mà sau này đoạt giải Nhất VIFOTEC của Hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật toàn quốc lần thứ 10 trao giải ngày 19.1.2010 ở Hà Nội). Boga Boma ước lượng năng suất thực tế mỗi bụi sắn này phải sáu ký. Anh đo khoảng cách trồng rồi hồ hởi đưa lên một ngón tay nói với giọng thán phục “Sắn Việt Nam số 1”

Sau buổi tham quan đó, Boga Boma ngỏ lời đề nghị với tôi cho đoàn Nigeria được đến thăm nhà riêng để “tìm hiểu cuộc sống và điều kiện sinh hoạt làm việc của một thầy giáo nông nghiệp Việt Nam”. Anh chàng chăm chú chụp nhiều ảnh về tài liệu sắn của bảy Hội thảo Sắn châu Á và mười Hội thảo Sắn Việt Nam trong một phần tư thế kỷ qua. Anh cũng chụp bếp đèn dầu dùng ga của gia đình tôi. Boga Boma cũng như Kazuo Kawano, Reinhardt Howerler, Hernan Ceballos, Rod Lefroy, Keith Fahrney, Bernardo Ospina, S. Edison, Tian Ynong, Li Kaimian, Huang Jie, Chareinsak Rajanaronidpiched, Watana Watananonta, Jarungsit Limsila, Danai Supahan, Tan Swee Lian, J. Wargiono, Sam Fujisaca, Alfredo Alves, Alfred Dixon, Fernando A, Peng Zhang, Martin Fregene, Yona Beguma, Madhavi Sheela, Lee Jun, Tin Maung Aye, Guy Henry, Clair Hershey, … trong mạng lưới sắn toàn cầu với tôi đều là những người bạn quốc tế thân thiết. Hầu hết họ đều đã gắn bó cùng tôi suốt nhiều năm. Sự tận tâm công việc, tài năng xuất sắc, chân thành tinh tế của họ trong ứng xử tình bạn đời thường làm tôi thực sự cảm mến.

Bẳng đi một thời gian, Boga Boma thông tin Nigeria hiện đã ứng dụng bếp đèn dầu dùng cồn sinh học từ nguyên liệu sắn cho mọi hộ gia đình Nigeria trong toàn quốc. Nigeria đã thành công lớn trong phương thức chế biến sắn làm cồn gia đình phù hợp với đất nước họ, làm tiết kiệm được một khối lượng lớn xăng dầu với giá rất cạnh tranh cho tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.

Lần này trong đêm trắng ở Ghent, Boga Boma lại hí húi ghi chép và ngẫm nghĩ về ba bài học kinh nghiệm sắn Việt Nam 6M (Con người, Thị trường, Vật liệu mới Công nghệ tốt, Quản lý, Phương pháp, Tiền: Man Power, Market, Materials, Management, Methods, Money), 10T (Thử nghiệm, Trình diễn, Tập huấn, Trao đổi, Thăm viếng, Tham quan hội nghị đầu bờ, Thông tin tuyên truyền, Thi đua, Tổng kết khen thưởng, Thiết lập mạng lưới người nông dân giỏi) và FPR (Thiết lập mạng lưới thí nghiệm đồng ruộng và trình diễn để nghiên cứu cùng nông dân chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất sắn).

Buổi chiều Yona Beguma cùng các bạn châu Phi say mê trò chuyện cùng tôi về bài học sắn Việt Nam được giới thiệu trên trang của FAO với sự yêu thích, đặc biệt là “sáu em”(6M), “mười chữ T tiếng Việt” (10T) và “vòng tròn FPR dụ dỗ”. Sau này, anh chàng làm được những chuyện động trời của cây sắn Uganda mà tôi sẽ kể cho bạn nghe trong một dịp khác.

Nhìn lớp trẻ thân thương đầy khát vọng tri thức đang vươn lên đỉnh cao giúp xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho quê hương xứ sở. Ngắm nhìn sự mê mãi của Boga Boma lúc bình minh vừa rạng lúc anh chàng đã thức gần trọn đêm. Tôi chợt nhớ câu thơ Việt Phương: “Yêu biết mấy những đêm dài thức trắng/ Làm kỳ xong việc nặng sẵn sức bền/ Bình minh đuổi lá vàng trên đường vắng/ Như vì ta mà đời ửng hồng lên”.
**
Viêt Phương ba điều nhớ mãi

xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/viet-phuong-ba-dieu-nho-mai/

CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN
Hoàng Kim
Tôi đã nhiều lần tới châu Mỹ, tới cả Trung Mỹ, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Đó là kinh nghiệm sống quý giá cho sự nghiên cứu và giảng dạy khoa học cây trồng, đặc biệt là cây lương thực. Tôi nhớ thầy Norman Boulaug và nhiều thầy bạn ở nơi ấy, nhớ đất. nhớ người. Tôi có thói quen chép lại ghi chú ngắn và ghi hình về kỷ niệm sau mỗi chuyến đi, lần này mới có dịp hệ thống lại. “Châu Mỹ chuyện không quên” lắng đọng trong lòng tôi những ký ức sâu sắc về công việc chuyên môn khoa học cây trồng, cây lương thực yêu thích, kết nối với đất nước, con người, bạn hữu, và nền văn hóa châu Mỹ. Tôi kể từ chuyến đi Mỹ lần đầu tiên năm 1988, cho tới nhiều lần về sau lắng đọng chuỗi trãi nghiệm thân thương với thầy bạn ở bên kia bờ đại dương. Ba nơi chính của châu Mỹ mà tôi may mắn được tới, đó là vùng vật liệu di truyền ở ba trung tâm khởi nguyên cây trồng toàn cầu của chúng tại Châu Mỹ gồm Trung tâm ngô và lúa mì quốc tế CIMMYT ở Mê hi cô. Trung tâm khoai lang và khoai tây quốc tế CIP ở Peru. Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới CIAT về sắn, đậu thực phẩm, lúa gạo châu Mỹ ở Côlômbia. Những điểm đến này tương tự như Viện Nông nghiệp Nhiệt đời Quốc tế IITA ở Nigeria châu Phí, Viện Nghiên cứu Cây trồng Quốc tế cho vùng Nhiệt đới Bán khô cằn ICRISAT ở Ấn Độ, và Viện Lúa quốc tế IRRI ở Philippines. Những chốn ấy cũng thật thân thuộc với tôi. Tại đấy sách chuyên khảo cây trồng, tạp chí, trang web, video thật phong phú, sâu sắc và thật đáng ao ước. Cũng từ đấy mà tôi may mắn được đi thăm thú rộng ra các vùng lân cận theo điều kiện và hoàn cảnh của mỗi chuyến đi.

“Châu Mỹ chuyện không quên” là các bài học tình yêu cuộc sống trãi nghiệm cá nhân của các chuyến đi thực tế, với mục đích cung cấp các điểm nhấn tư liệu nông nghiệp sinh thái về cây lương thực châu Mỹ cho bạn đọc. Tác phẩm gồm 36 đường dẫn, tựa đề thơ ngũ ngôn, để dễ đọc dễ nhớ, ảnh chi tiết bấm link.

Mục đích sau cùng của DẠY VÀ HỌC là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và LÀM được việc. Lời Thầy dặn thung dung.

Châu Mỹ chuyện không quên
Hoàng Kim

Niềm tin và nghị lực
Về lại mái trường xưa
Hưng Lộc nôi yêu thương
Năm tháng ở trời Âu

Vòng qua Tây Bán Cầu
CIMMYT tươi rói kỷ niệm
Mexico ấn tượng lắng đọng
Lời Thầy dặn không quên

Ấn tượng Borlaug và Hemingway
Con đường di sản Lewis Clark
Sóng yêu thương vỗ mãi
Đối thoại nền văn hóa

Truyện George Washington
Minh triết Thomas Jefferson
Mark Twain nhà văn Mỹ
Đi để hiểu quê hương

500 năm nông nghiệp Brazil
Ngọc lục bảo Paulo Coelho
Rio phố núi và biển
Kiệt tác của tâm hồn

Giấc mơ thiêng cùng Goethe
Chuyện Henry Ford lên Trời
Bài đồng dao huyền thoại
Bảo tồn và phát triển

Sắn Việt Nam và Kawano
Sắn Việt Nam và Howeler
Một ngày với Hernán Ceballos
CIAT Colombia thật ấn tượng
Martin Fregene xa mà gần

Châu Mỹ chuyện không quên
CIP Peru và khoai Việt
Nam Mỹ trong mắt tôi
Nhiều bạn tôi ở đấy

Machu Picchu di sản thế giới
Mark Zuckerberg và Facebook
Lời vàng Albert Einstein
Bill Gates học để làm

Thomas Edison một huyền thoại
Toni Morrison nhà văn Mỹ
Walt Disney bạn trẻ thơ
Lúa Việt tới Châu Mỹ..

SÓNG YÊU THƯƠNG VỖ MÃI

Anh yêu biển tự khi nào chẳng rõ
Bởi lớn lên đã có biển quanh rồi
Gió biển thổi nồng nàn hương biển gọi
Để xa rồi thương nhớ chẳng hề nguôi

Nơi quê mẹ mặt trời lên từ biển
Mỗi sớm mai gió biển nhẹ lay màn
Ráng biển đỏ hồng lên như chuỗi ngọc
Nghiêng bóng dừa soi biếc những dòng sông

Qua đất lạ ngóng xa vời Tổ Quốc
Lại dịu hiền gặp biển ở kề bên
Khi mỗi tối điện bừng bờ biển sáng
Bỗng nhớ nhà những lúc mặt trăng lên

Theo ngọn sóng trông mù xa tít tắp
Nơi mặt trời sà xuống biển mênh mông
Ở nơi đó là bến bờ Tổ Quốc
Sóng yêu thương vỗ mãi đến vô cùng …

ĐI ĐỂ HIỂU QUÊ HƯƠNG

Tạm biệt Oregon !
Tạm biệt Obregon California !
Cánh bay đưa ta về CIMMYT

Bầu trời xanh bát ngát
Lững lờ mây trắng bay
Những ngọn núi cao nhấp nhô
Những dòng sông dài uốn khúc
Hồ lớn Ciudad Obregon ba tỷ khối nước

Nở xòe như chùm pháo bông
Những cánh đồng mênh mông
Thành trăm hình thù dưới làn mây bạc
Con đường dài đưa ta đi
Suốt dọc từ Nam chí Bắc
Thành sợi chỉ màu chạy mút tầm xa…

Ơi vòm trời xanh bao la
Gọi lòng ta nhớ về Tổ Quốc

Ôi Việt Nam Việt Nam
Một vùng nhớ trong lòng ta tỉnh thức
Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương.

LỜI THẦY DẶN THUNG DUNG
Hoàng Kim


Mục đích sau cùng của DẠY VÀ HỌC là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và LÀM được việc. Lời Thầy dặn thung dung.

Việc chính đời người chỉ ít thôi.
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi.
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện.
Di sản muôn năm mãi sáng ngời

Biết đủ thời nhàn sống thảnh thơi
Con, em và cháu vững tay rồi
Đời sống an nhiên lòng thanh thản
Minh triết mỗi ngày dạy học vui.

Thung dung đời thoải mái
ban mai của riêng mình
giọt thời gian điểm ngọc
thanh nhàn khát khao xanh.

Học không bao giờ muộn

Thầy Norman Borlaug sống nhân đạo, làm nhà khoa học xanh và nêu gương tốt. Thầy là nhà nhân đạo, nhà nông học Mỹ cha đẻ của cuộc cách mạng xanh được tặng giải Nobel và Tổng thống Mỹ trao tặng huân chương cao quý nhất của nước Mỹ, thế giới tôn vinh là nhà bác học số một của nhân loại trong  cuộc chiến chống nghèo đói. Thầy đã suốt đời nghiên cứu giảng dạy về chọn tạo và phát triển cây lương thực, góp phần cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập cho hàng trăm triệu nông dân nghèo ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Thầy là người sáng lập Giải thưởng Lương thực Thế giới và tổ chức nhiều hoạt động thiết thực thắp sáng niềm tin yêu cuộc sống.

Tôi được Thầy ghé thăm gần trọn buổi chiều tại phòng riêng ở CIMMYT, Mexico ngày 29.8.1988. Thầy đã một mình ghé thăm người trò nhỏ duy nhất của châu Á trong lớp học “Quản lý Trung tâm/ Trạm trại Nông nghiệp”. Khi Thầy đến, tôi đang thắp nến trên giá sách trong phòng đề tưởng nhớ ngày cha mất. Biết cha tôi bị bom Mỹ giết hại tại làng nhỏ ở Quảng Bình của buổi chiều này hai mươi năm trước (1968) lúc tôi còn là học sinh trung học của Trường cấp Ba Bắc Quảng Trạch, Thầy bối rối xin lỗi và thật bất ngờ tôi đã có được một buổi chiều vô giá riêng tư bên Thầy.

Lời Thầy dặn thật thấm thía: “ Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó”; “Hãy vươn tới những vì sao. Cho dù không chạm được vào nó, nhưng nếu cố gắng hết sức, ít ra, chúng ta cũng chạm được những hạt bụi của ngôi sao”; “Việc chính đời người chỉ ít thôi. Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi. Phúc hậu suốt đời làm việc thiện. Di sản muôn năm mãi sáng ngời”.

Trích “Thầy bạn là lộc xuân” – Hoàng Kim

CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN
Câu chuyện ảnh tháng năm

KimCIMMYT2
KimCIMMYT4
KimCIMMYT1
KimCIMMYT
KimCIMMYT5
KimCIMMYT6
KimCIMMYT7
KimCIMMYT8
KimCIMMYT9
KimCIMMYT10

This is CIMMYT

xem tiếp…
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chau-my-chuyen-khong-quen/

HOÀNG ĐÌNH QUANG BẠN TÔI
Hoàng Kim

“Khanh tướng chắc gì nên vọng tộc. Câu thơ còn đó lập danh gia”. Hoàng Đình Quang bạn tôi người lành, hoành tráng, cùng ham tự học, thích văn chương và yêu thơ. Mà văn chương là thứ không cần nhiều chỉ cần trầm tích đọng lại. Ảnh này và câu thơ này của anh Hoàng Đình Quang là Hoàng Kim yêu thích nhất cho một ngày sinh ngày 4 tháng 6 dương lịch của anh vui khỏe hạnh phúc (Ngày 4 tháng 6 năm 1953, nhằm ngày 23 tháng 4 năm Quý Tỵ) Anh Quang tra cứu ngày này trong CNM365 Tình yêu cuộc sống. Chúc mừng anh Quang ngày 4 tháng 6 là Ngày Hạnh Phúc tuyệt đẹp. Mark Zuckerberg và FacebookMark Zuckerberg bài học cuộc sống; Mẹ và Em Đó là ngày Giải Pulitzer, trường Đại học Columbia . Năm tháng đi qua chỉ tình yêu ở lại với những điều đáng nhớ nhất đời mình và lắng đọng các giá trị nhân văn đích thực. Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-4-thang-6/

1.

Tôi có năm lần ghi chép về anh Hoàng Đình Quang. Hôm nay tôi trích lục chép lại. Lần đầu tôi ghi chép về anh Quang là vào ngày 23 tháng 3 năm 2015. Thông tin tại đây https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoang-dinh-quang-ban-toi/

Thế sự mông lung lộn chính tà
Quần hồng ghi dấu bậc tài hoa
Sáu bài thơ cổ lưu tên phố.
Nữa thế kỷ nay đánh số nhà
Khanh tướng chắc gì nên vọng tộc
Câu thơ còn đó lập danh gia
Chẳng bia, chẳng tượng, không đền miếu
Ngẫm sự mất còn khó vậy ta.

Nhà văn Hoàng Đình Quang có bài thơ “Chẳng thể nào anh giữ được em đâu”  đăng trên trang DẠY VÀ HỌC có 60993 lượt xem. Đúng là hay ám ảnh. Nhưng tôi thích “Họa thơ Qua đèo Ngang” trên đây của anh Quang hơn khi uống rượu, ngẫm sự đời với anh ở quán trên đường Bà Huyện Thanh Quan.

Dưới đây là bài thơ Qua đèo Ngang của bà huyện Thanh Quan và hai bản dịch chữ Hán của Nguyễn Văn Thích và Lý Văn Hùng trong Đèo Ngang và những tuyệt phẩm thơ cổ

QUA ĐÈO NGANG
Bà huyện Thanh Quan

Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông rợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân đứng lại trời, non, nước
Một mảnh tình riêng ta với ta.

BỘ ĐÁO HOÀNH QUAN

Bộ đáo Hoành Quan nhật dĩ tà,
Yên ba gian thạch, thạch gian hoa.
Tiều quy nham hạ, ta ta tiểu,
Thị tập giang biên, cá cá đa.
Đỗ vũ tâm thương, thanh quốc quốc,
Giá cô hồn đoạn, tứ gia gia.
Đình đình trữ vọng: thiên, sơn, hải,
Nhất phiến cô hoài, ta ngã ta.

Bản dịch chữ Hán của Nguyễn Văn Thích

QUÁ HOÀNH SƠN

Quá Hoành Sơn đỉnh tịch dương tà
Thảo mộc tê nham diệp sấn hoa
Kỳ khu lộc tế tiều tung yểu
Thác lạc giang biên điếm ảnh xa
Ưu quốc thương hoài hô quốc quốc
Ái gia quyện khẩu khiếu gia gia
Tiểu đình hồi vọng thiên sơn thuỷ
Nhất phiến ly tình phân ngoại gia

Bản dịch chữ Hán của Lý Văn Hùng.


2.

hoangdinhquang

Lần thứ hai tôi ghi chép về anh Quang là ngày 10 tháng 1 năm 2017. Ngày hôm ấy đầu xuân, tôi bất ngờ nhận được tin nhắn của nhà văn Hoàng Đình Quang “Vào mạng tìm được cái này. Cám ơn Tiến sĩ Hoàng Kim đã lưu giữ cho mình. QUY TẮC BÀN TAY TRÁI.” Khi tôi nhận tin nhắn của anh thì tôi đang hiệu đính bài “Kim Dung trong ngày mới“, luận về triết lý nhân sinh càng tâm đắc và thấm thía những câu trò chuyện trong tác phẩm của Hoàng Đình Quang: “Chỉ nên hiểu văn chương qua văn bản. Sự sống còn của một nhà văn chỉ ở tác phẩm. Nhà văn chân chính ngoài đời cũng phải mẫu mực. Anh thích kiểu nhà văn mà cuộc đời chính là minh chứng cho tác phẩm. Cuộc đời có đẹp thì văn chương mới đẹp. Nhà văn, anh là ai? Nhà văn cũng là CON NGƯỜI”. Tôi thích mẫu đối thoại của Bích: Tôi thích lời triết lý mang tính nhân sinh trong Mùa Lạc như sau: “Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hy sinh gian khổ. Ở đời không có con đường cùng mà chỉ có những ranh giới. Điều cốt yếu là phải có sức mạnh vượt qua những ranh giới ấy”. Nhà văn Hoàng Đình Quang viết Quy tắc bàn tay trái hẳn có ẩn ngữ. Mời bạn đọc trích dẫn.

QUY TẮC BÀN TAY TRÁI
Hoàng Đình Quang

Tiến sĩ ngữ văn Cù Xuân Tươi là người vui vẻ, tuy hơi nhạt. Cái sự vui vẻ của ông thường bộc lộ ra ngoài bằng tính tự trào. Không kể lúc trà dư tửu hậu, mà ngay cả lúc luận bàn khoa bảng, thậm chí cả trên giảng đường, ông cũng có thể tự nói xấu mình một cách đáng yêu, tuy có đôi khi đáng ngờ:
– Các bạn biết không? Hồi còn đi học, tôi ghét nhất các môn khoa học tự nhiên… Vì thế tôi học các môn toán lý hóa dở lắm. Điểm hai, ba môn toán, lý đối với tôi là chuyện thường tình!
– Thưa thầy, thế thì sao thầy vẫn được lên lớp, được đậu đại học và học đến tiến sĩ như ngày nay ạ? Cô sinh viên Hồ Lan Bích có đôi mắt to tròn và cái nhìn đầy thách thức không ngại hỏi thầy như vậy.
– Có thể em không tin, nhưng xin em cứ tin tôi đi. Học tài thi phận mà. Với lại, những môn khoa học xã hội, đặc biệt là môn văn, đã cứu tôi, cứu tổng số điểm thi lên đến mức chấp nhận được. Hà hà… nói nhỏ em nghe nhé: tôi có biệt tài liếc mắt phô tô cái đáp số của người bạn thi bên cạnh. Tôi học được từ một người thầy mà biết ở các kỳ thi tuyển hay thi lên cấp, các giám khảo chỉ quan tâm tới cái đáp số thôi. Tôi liếc được cái đáp số của bạn, rồi viết thật ngay ngắn, đóng khung hẳn hoi… Chí ít cũng không bị điểm liệt. Đó là sự thật, là cả một cái bánh mì, nguyên vẹn!
Thầy Tươi trở nên nổi danh là một con người, một trí thức chuộng sự thật!
– Nhưng không hiểu sao, ông tiến sĩ nói tiếp, trong những môn học về con số đầy sự vô nghĩa, vô lý và vô bổ ấy, tôi lại nhớ rất kỹ một quy tắc. Đó là “Quy tắc bàn tay trái”! Các bạn có biết nó như thế nào không?

Những cặp mắt ngưỡng mộ càng trở nên ngưỡng mộ hơn, hướng về thầy chờ đợi. Tiến sĩ Tươi bất chợt xao xuyến trước cặp môi hồng mấp máy của Hồ Lan Bích. Thầy Tươi xòe bàn tay trái trắng trẻo của mình ra trước đám sinh viên đang nghe thầy giảng về “tiếp nhận văn bản văn chương”. Ôi bàn tay của tài năng, của nhạy cảm và của…
– Đó là một quy tắc trong môn học vật lý. Thầy bất chợt đến trước mặt Hồ Lan Bích, ngửa bàn tay ra. Đây, em nhìn đi, nhìn chăm chú vào nhé.
Bàn tay “búp măng” đầy tính nghệ sĩ và nhục dục hơi nghiêng về phía cô trò nhỏ.
– Khi có một lực từ trường xuyên qua lòng bàn tay, khung dây dẫn chuyển động theo hướng ngón tay cái, thì làm xuất hiện một dòng điện, có chiều theo hướng bốn ngón tay…
Hồ Lan Bích làm như cố tránh “dòng điện” mà tiến sĩ Tươi đang chĩa vào ngực cô, làm cho cô bất chợt đó bừng má, cười ngượng ngùng e lệ trước nét cười đầy quyến rũ của thầy.
Cả lớp học cười ồ, thán phục!
Từ đó, không chỉ sinh viên của Tiến sĩ Tươi, mà đến đồng nghiệp, bạn bè đều gọi Cù Xuân Tươi bằng cái biệt danh “Tiến sĩ quy tắc bàn tay trái”.
***
Trong khi Tiến sĩ Cù Xuân Tươi thỉnh thoảng vẫn biểu diễn tính “uy-mo” (hài hước) của mình trước bàn dân cử tọa thì Hồ Lan Bích thấy lòng mình bỗng dưng trống trải. Trống trải một cách bất thường, khó hiểu. Cô trằn trọc trước các môn thi cuối khóa, thao thức trước các mệnh đề, khái niệm, và sau cùng, nhận ra mình đang ngẩn ngơ trước bàn tay có mang dòng diện của thầy mình. Dù nhất quyết phủ định, nhưng càng phủ định, cô lại thấy mình phủ định cái mình đã phủ định. Cứ y như môn triết ấy!
Thời gian trôi đi, Hồ Lan Bích ra trường về làm ở một tờ báo. Cô quên đi bàn tay trái của thầy mình. Cô cũng không biết thầy đã được nhà nước phong hàm Phó Giáo sư.
Cho đến một ngày, trong cơn say chếnh choáng, cô bấm bừa một số điện thoại đã lưu trong máy của mình:
– Xin lỗi, bạn là ai đấy ạ?
Lan Bích bàng hoàng nhận ra giọng của thầy Tươi. Cô tỉnh hẳn, vội vã xác định là sẽ không trả lời.
– Tôi hân hạnh được tiếp chuyện ai đây? Thầy nhắc lại, dịu dàng.
Vẫn cái giọng hài hài trịnh trọng. Bất chợt cô nhớ lại bàn tay trong trẻo của năm xưa, như đang phóng một dòng điện mơ hồ vào ngực mình. Không kìm được, cô nhẹ nhàng:
– Em là… Em Hồ Lan Bích…
– Hồ – Lan – Bích? Em có học tôi không nhỉ?
– Vâng! Em học thầy! Bài học về “Quy tắc bàn tay trái” ạ…
Cô thấy mình xấu hổ, và như một phản xạ tự nhiên, Lan Bích tắt máy, thở phào, nóng mặt trong bóng đêm. Chỉ một lát sau, cô nhận ra mình đã rất, rất không lịch sự, không tế nhị… Gọi lại nhé? Không! Chẳng qua là ta nhầm số thôi. Cô cười vùi mặt vào gối. Biết đâu? Biết đâu…
Chuông reo! Chuông reo khá lâu. Lan Bích cầm máy, cái số của thầy hiện ra… Không nghe! Ngủ rồi.
Chuông lại reo! Quỷ quái, cái thời di động này. Thôi thì…
– Em nghe đây ạ! Sóng ở chỗ em kém quá…
– Tôi nhớ em rồi.
– Thầy mà nhớ em sao?
– Trí nhớ tôi thường bị bão hòa. Nhưng với em, tôi làm sao quên được.
– Dạ… Em cũng không quên!
Rồi cô gái Hồ Lan Bích không hiểu bằng cách nào, họ đã gặp nhau. Vẻ bối rối thường tình của cô, khiến tiến sĩ nghĩ ngay đến một “coud de foudre”. Thầy vẫn hồng hào đạo mạo, hài hước thâm thúy, kẻ cả, ngọt ngào.
Hồ Lan Bích đi từ choáng ngợp đến bình thản thân thiết, khiến cô tưởng như được lọt hẳn vào lâu đài trí tuệ của Tiến sĩ, nhất là khi cô biết ông còn là một nhà văn khá có tiếng tăm. Ông được mời vào các hội đồng, tham gia các cuộc hội thảo cấp Nhà nước… Ông cũng bước vào thế giới ảo một cách say sưa.
Ngày mưa nhỏ,
CHÁT:
Bich: Anh có quen biết nhiều nhà văn không?
Tươi: Hầu hết em à. Anh có nhiều nhà văn là bạn rất thân, như…
Bich: Anh biết nhà văn NK chứ?
Tươi: Không những biết mà còn thân. Rất thân!
Bich: Hồi còn học phổ thông, em thích đọc NK.
Tươi: Cực hay! Thế Em có đi thi học sinh giỏi văn cấp quốc gia không? Có thích văn NK không?
Bich: Em thích NK.
Tươi: Đã đọc những gì?
Bich: Thích lời triết lý mang tính nhân sinh trong Mùa Lạc như sau: “Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hy sinh gian khổ. Ở đời không có con đường cùng mà chỉ có những ranh giới. Điều cốt yếu là phải có sức mạnh vượt qua những ranh giới ấy”
Tươi: Giỏi. Sao Em nhớ tài thế! Anh K sinh thời sống ở Sài Gòn, em có gặp lần nào không?
Bich: Em chưa gặp NK lần nào anh ạ. Nhưng Anh Q hay kể cho em nghe. Vì em hâm mộ từ ngày còn đi học!
Tươi: Trong giới bảo anh ấy khôn quá, trong đời cũng như trong văn. Nhiều người không thích ổng. Trước khi mất, anh ấy có vẻ trở cờ…
Bich: Em không biết. Chỉ rất nhớ tác phẩm của ông ấy. Có đoạn nhớ từng dấu chấm, phẩy…
Tươi: Anh từng làm việc với anh ấy vào dịp 1991 trong việc chuẩn bị Hội thảo về đổi mới văn chương… Anh còn tới thăm anh ấy một lần ở nhà riêng trên đường Nguyễn Tất Thành. Nhưng ông ấy nói một đằng nhưng nghĩ một nẻo… Làm cũng khác… Anh không thật tin ông ấy! Nhân vật như hình nộm, chỉ nhằm thể hiện ý tưởng của nhà văn thôi. Ông ấy khôn quá, hóa ra thành người nhạt. Văn chương nhạt còn đổ lỗi cho tài năng, con người mà nhạt thì cả đời làm người vuốt ve…
Bich: Em nghĩ quan niệm văn chương của NK rất đáng phục. Chỉ nên hiểu văn chương qua văn bản. Còn hiểu về đời thực thì quả là vô vàn phức tạp. Cuộc sống của ông ấy thế nào, em không biết. Cũng mong chỉ hiểu nhà văn trên văn bản…
Tươi: Mà em nói cũng phải! Sự sống còn của một nhà văn chỉ ở tác phẩm thôi! Vậy nên anh K mới nói: gặp nhà văn ngoài đời chỉ còn toàn rác rưởi. Bao nhiêu tinh anh nhà văn thể hiện ở tác phẩm cả rồi! Nhưng xem ra ông cũng biện bạch. Nhà văn chân chính ngoài đời cũng phải mẫu mực. Không thể bệ rác, rượu chè bê tha, quan hệ trác táng được.
Bich: Trai gái nữa chứ. He he…
Tươi: Nhưng anh thích kiểu nhà văn mà cuộc đời chính là minh chứng cho tác phẩm kia! Cuộc đời có đẹp thì văn chương mới đẹp. Tất nhiên là cái Đẹp viết hoa – cái Đẹp đích thực, em à. Có lần anh trả lời một phóng viên về câu hỏi: Nhà văn, anh là ai? Anh thẳng thắn nói: Nhà văn cũng là con người như bao người khác, có phần tinh hoa, đẹp đẽ lại có phần đê tiện, xấu xa nữa…

***
Ngày nắng to, điện thoại Lan Bích có tin nhắn: Em có thể vào mạng chát với anh được không?

CHÁT:
– Em ơi! Anh đang gặp nguy hiểm!
– Tai nạn giao thông hay kiện cáo?
– Còn hơn thế. Bà xã anh đã đọc tất cả những gì anh chát với em. Bà ấy… bà ấy đang điên.
– Làm sao chị ấy đọc được?
– Con gái anh chuyên gia “ai-ti” mà. Nó mở được messenger của anh!
– Nhưng em có viết gì đâu?
– Anh! Anh đã làm bà ấy nổi giận!
– Anh giải thích cho chị ấy hiểu rõ.
– Không được! Đó là một con người tầm thường. Văn hóa thấp, cố chấp và không chịu nghe lẽ phải…
– Thế mà trong một cuốn sách mới đây, anh đã viết: “bà cử nhân sử học của tôi”?
– Cử nhân cũng có nhiều loại… Em ơi! Anh đang khóc! Sao đời anh lại khổ thế này?!

***
Ngày không Mây,

CHÁT:
Tươi: Em là nhà tâm lý kỳ tài. Nhà ngoại giao giỏi nữa. Giá em thay Phương Nga mới đúng.
Bich: Anh nịnh em đấy nhé! Anh với bà xã anh hôm nay sao rồi ?
Tươi: Không. Bà ấy quậy. Sáng nay viết đơn ly dị. Anh cầm. Bảo không ký! Ấy là nghe lời em!
Bich: Sao mà ghê thế?
Tươi: Phải có đối sách. Anh cầm theo, sẽ cho em coi! Không. Cứ như chiến tranh lạnh. Hay em ký thay anh nhé!
Bich: Sao em phải ký thay anh?
Tươi: Không. Em đồng ý đi! Ý em là ý của anh mà!
Bich: Anh nên xin lỗi bà xã anh đi
Tươi: Không hợp với bản tính của anh đâu! Có mà là đồ ngu!
Bich: “Không có lửa làm sao có khói”!
Tươi: Nhưng làm gì có lỗi hay tội khi yêu một người như em. Đấy, biết bao kẻ thòm thèm vì phải đứng ngoài… Em biết cả mà!
Bich: Nhưng anh đang là người mà bà xã anh cho rằng phản bội đấy.
Tươi: Phản bội hay không là tùy vào quan niệm của từng người! Vốn đồng sàng dị mộng từ lâu!

***
Tiến sĩ Tươi tắt máy tính, lặng lẽ mở cửa vào phòng ngủ. Dưới ngọn đèn mờ, người “đồng sàng dị mộng” của ông đang thở nhẹ dưới làn chăn mỏng.
Ba mươi năm qua đi, có khi nào ông như hôm nay? Mọi thứ vẫn quen thuộc, từ tư thế nằm đến cánh tay trần để ra ngoài vẫn dịu dàng tỏa sáng, mà ông vẫn tự cho đó là cánh tay ngọc venus! Vẫn những động tác quen thuộc, ông nằm xuống, vươn cánh tay choàng qua người bạn đồng sàng. Liệu đêm nay ông có dị mộng không?
Ông không ngủ, mà cũng không thức! Ông trằn trọc với những ý nghĩ liên miên, lan man. Bà cử nhân sử học, khẽ trở mình, cũng lại rất quen thuộc bên ông chồng luôn trăn trở hàng đêm. Bà hiểu rằng, bao ý tưởng, bao tiên đề, dự cảm luôn làm mất giấc ngủ của chồng. Bà biết và im lặng, một sự tôn trọng kính phục, tôn thờ hơn cả tình yêu hơn một phần ba thế kỷ qua!
Ông hồi tưởng về vinh quang mà ông gặt hái được bằng trí lự, bằng đam mê và bằng cả những làn khói ông tung ra. Quy tắc bàn tay trái! Ông chợt giật mình như người tự khám phá ra mình, một điều kỳ diệu, hấp dẫn và sinh động dường bao.
Ông trở lại bàn viết, bật đèn, nhưng không bật điện máy tính.
Ông lục tìm trong xấp giấy viết, lấy ra một tờ giấy A4, đặt ngay ngắn trước mặt. Cây bút trên tay ông ngần ngừ, nó được chuyền từ tay này sang tay kia, từ tay phải sang tay trái. Sau cùng ông kẹp chặt cây bút và những ngón tay trái, được sự trợ giúp của bàn tay phải. Bằng tay trái, ông viết:
“Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam/ Độc lập Tự do Hạnh phúc”. Chậm và gãy nét. Run run và nguệch ngoạc. Chữ của ông, nhưng không của ông! Ông mỉm cười hài lòng và viết tiếp, bằng chữ in hoa trịnh trọng, chính giữa khổ giấy: ĐƠN XIN LY HÔN.

***
Mình đã đi hơi xa, Hồ Lan Bích tự nghĩ. Đã có một chiều hoàng hôn và đêm trăng non trên bãi biển khá xa nơi cả hai đang sống. Lãng mạn như một đôi nhân tình còn đang vờn nhau, như người ta thường nói: Kẻ mạnh thì không muốn, kẻ muốn thì không mạnh. Nhưng mà than ơi! Lãng mạn cũng phải ăn, ăn cũng là lãng mạn! Bữa ăn tối trong nhà hàng du lịch, tiến sĩ gọi món bằng giọng du dương, nhưng quá đắt. Đến nỗi cô bạn của ông phải xin phép:
– Anh chịu khó ngồi đây, để em đi tìm một cái máy ATM…
– Em đi nhanh nhé, anh ngồi một mình sẽ buồn lắm!
Ai mà biết được anh buồn hay vui, chỉ biết anh thấy lo. Nếu nhỡ Lan Bích không trở lại! Cũng đành! Vừa nghĩ anh vừa nắn thử cái ví của mình: nó dày hơn tờ hóa đơn đang ngạo mạn nằm trên mặt bàn.
Mình đã đi gần đến đích, tiến sĩ nghĩ thầm, không cần tốn thêm nữa. Hồ Lan Bích đã trở lại, và tờ hóa đơn đã được xé vụn. Đây là đoạn đối thoại mà anh tài xế taxi nghe được:
– Chưa có một người con gái nào khiến anh phải nhớ như vậy. Em định hành hạ anh hả? Muốn anh phải quỳ lạy em. Anh xin em đấy, hãy thương anh. Thương cho một trái tim đã yêu em. Hãy giúp anh…
– Giúp gì?
Tươi: Hãy giúp hộ anh, một lần thôi cho anh khỏi tức… Anh biết em cũng là con người, cũng có những ham muốn phần “con”. Vì thế hãy mở lòng đón nhận. Đừng giả dối với lòng em nữa!

Anh chỉ ước ao một lần được gục mặt lên cơ thể em để ngắm nhìn thôi, ko làm gì cả nếu em ko cho phép. Anh tưởng tượng em như một thiên thần, mọi phần trên cơ thể em đều đẹp và thơm tho. Ôi…anh thèm! Hãy biết “vượt qua ranh giới” như NK đã khuyên em đi!
– Anh lái xe ơi! Dừng ở đây nhé. Anh đưa ông bạn này đi tiếp…
– Em…!?
Ông tiến sĩ lặng lẽ rút tờ đơn ly hôn, nét chữ vụng và gãy.
Hồ Lan Bích, sững sờ, nhạc nhiên, rồi mỉm cười:
– Chữ của vợ anh xấu thế?
– Ừ. Xấu lắm. Cá gì cũng xấu… Như người viết bằng tay trái!

Đà Lạt 18-8-2011

hoangdinhquang1


“Khi nàng trở về chả còn mặt trời

Một tí dưới đáy ly bàng hoàng
Con mèo đen bàng hoàng vệt váy”
(thơ Hoàng Đình Quang).

Hoàng Kim
quên thơ mới mất rồi.
Mình làm người cổ điển thôi !
Nhưng mình thích ảnh này
Và chuyện con mèo vàng
CÓ BA DÒNG VĂN CHƯƠNG

3.

Lần thứ ba tôi chép lại những thẩm thấu của tôi đối với văn chương anh Quang là trong bài Ngọc cho đời https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ngoc-cho-doi/ Bài viết dài, tôi trích dưới đây những ý kiến đánh giá của anh Quang. Tôi vẫn thường quay lại với Nguyễn Khải, với các tác phẩm văn chương ưng ý mà ông đã trao lại cho đời và những lời thương nhớ Nguyễn Khải của các bạn văn, người đọc viết về ông. Những tích lũy tư liệu về ông tại trang DẠY VÀ HỌC ở Xóm Lá và trang hoangkimvietnam ở Google.sites, thỉnh thoảng tôi lại đưa ra đọc lại, ghi chú thêm vào những tìm tòi mới với ước mong tuyển chọn điều yêu thích cho mình và cống hiến với bạn đọc một góc nhìn về Nguyễn Khải. Ngọc cho đời .

NGHỊCH LÝ NGUYỄN KHẢI

Hoàng Đình Quang

Do sự phân công của Hội nhà văn, tôi và Triệu Xuân được chỉ định thay phiên nhau ngồi thường trực đón những đoàn thể và cá nhân đến viếng nhà văn Nguyễn Khải, tại đám tang ông vào các ngày 16-17/01/2008. Công việc nhiều quá, bận bịu thế, ngồi đấy mà như lửa đốt, nhưng chúng tôi vẫn làm tròn bổn phận của mình. Sau 3 ngày tang lễ, tôi lại thấy trong đầu ốc xuất hiện những cảm giác lạ, cảm thấy mình như vừa có một chuyến đi thực tế, không kém phần phong phú và nghĩ ngợi.

***

Gần đây, nhiều nhà văn ra đi quá, mà toàn những người tiếng tăm, có cảm giác là vơi đi mất một góc chiếu. Trong số ấy, tôi muốn nói đến Trần Quốc Thực, một người từ biệt thế giới này vào những phút cuối cùng của năm 2007.

Tôi với Trần Quốc Thực là bạn, nhưng không thân. Năm 1990, tôi ở Hà Nội khá nhiều. Lúc đó Hà Nội chưa đông như bây giờ, và Văn Miếu – Quốc tử giám còn rất hoang phế. Hàng bia tiến sĩ bỏ hoang, tôi vào một cách tự nhiên, và những con rùa đá cụt đầu cùng với phân chó và phân người rải rác. Tôi gặp Trần Quốc Thực trong bầu không khí như thế. Thực rủ tôi đến 19-Hàng Buồm (trụ sở Hội Văn Nghệ Hà Nội và báo Người Hà Nội lúc bấy giờ) để lấy tiền nhuận bút 2 bài thơ của anh rồi đi uống bia hơi. Thực rủ tôi về nhà anh ăn cơm, nhưng tôi ngại nên thôi. Tôi nhớ, lúc đó đang có dư luận về việc xét giải Văn học năm 1990. Thực có tập thơ Miền chờ mỏng thôi, nhưng có nhiều tìm tòi, nên cũng hy vọng. Chúng tôi xôn xao lắm. Không khí thì nghèo nàn, nhưng thơ ca thì sôi động. Năm ấy, Nguyễn Quang Thiều với chiếc xe đạp cuốc Liên Xô và tập thơ Ngôi nhà tuổi mười bảy, đã chủ trì một đêm mạn đàm thơ của Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc bộ tốn mất mấy con ngan và 20 lít rượu trắng. Trần Quốc Thực rủ rỉ thuyết phục tôi: thơ phải thay đổi. Tôi ậm ừ, nhưng thấy mình không thể theo được thơ nữa rồi.

Sau này có nhiều lần gặp nhau, nhưng chúng tôi không bàn gì nữa, Thực như một đạo sĩ, chậm chạp, mệt mỏi. Gần đây nhất, với đôi mắt buốn bã, Thực nói với tôi: Quang gửi ra một chùm thơ nhé. Tôi cười: có biết làm thơ nữa đâu! Và thôi. Cho đến khi nghe tin anh ra đi…

Năm ấy, tôi về Sài Gòn in xong tập Nói thầm thì thôi, không làm thơ nữa và chuyển hẳn sang viết văn xuôi.

Tôi viết truyện ngắn rất nhanh, hơn chục truyện ngắn ra đời chỉ trong vòng một năm (in thành tập Mùa chim ngói). Tiểu thuyết cũng nhanh, Những ngày buồn chỉ trong 2 tháng. In trên báo Văn Nghệ, tạp chí VNQĐ… hay hay không, chưa dám nghĩ, nhưng bạn bè và đặc biệt các bậc thầy, đàn anh nhắc đến. Tôi nhớ là Nguyễn Quang Sáng gọi cho tôi chỉ nói mỗi một câu: Mày viết cái Mùa chim ngói được quá! Lê Văn Thảo thì khen Cái roi. Và… Nguyễn Khải! Tôi chưa gặp ông bao giờ, cho đến khi tôi đánh bạo gõ cửa nhà ông, tặng ông cuốn tiểu thuyết vừa in xong. Tôi nghĩ tặng thế thôi, chắc gì ông đã đọc. Nhưng không phải, mấy tháng sau ông gặp tôi và nói: cứ thế mà viết! Có điều, người “anh hùng” hơi có vẻ không tưởng ! Khi cuốn tiểu thuyết ấy được giải thưởng, nhà văn Trần Quốc Toàn về nói lại cho tôi nghe: Nguyễn Khải bảo: thằng này được giải oan ! Tôi không hiểu thế nào. Sau này, được họp cùng chi bộ, ngồi cạnh ông, tôi định hỏi, nhưng không dám, cho đến hôm nay, khi ông mất.

***
Ngồi thường trực ở đám ma ông, tôi thấy nhiều người nói: Nguyễn Khải đã rút ruột ra nói với tôi… Hoá ra, ai cũng thế, nói chuyện với Nguyễn Khải, luôn có cảm giác được ông trút hết cả ruột gan cho mình xem. Tôi rất liều, bạn bè ở đâu xa, muốn đến gặp Nguyễn Khải, tôi đều đưa đến và được ông… rút ruột cho nghe, về chuyện đời, chuyện nghề. Phạm Quốc Ca từ Đà Lạt xuống, tôi đưa đến, Nguyễn Khải tiếp chúng tôi có cả bia và thuốc lá Jet (ông hút loại khá nặng). Có một người bạn tôi, đọc bài ký của ông về dâu tằm Lâm Đồng, muốn hỏi cách đưa người nhà ở quê vào, tôi cũng đưa đến gặp Nguyễn Khải, và ông cũng tiếp một cách nồng ấm… Tôi chưa bao giờ được nghe Nguyễn Khải khen tôi, nhưng một người khác kể lại, ông nói về tôi: nó (và hai thằng nữa) viết truyện ngắn khá ở trong Nam (thời điểm năm 1995). Điều này tôi quý hơn những giải thưởng.

Một lần, giữa những năm đổi mới sôi nổi (và toàn diện) tôi đến thăm ông và hỏi: “Người ta đang bàn luận um sùm về lý thuyết văn chương, theo anh thì nên theo lý thuyết nào?”. Ông vừa pha nước vừa nói, hình như với cái xuyến chứ không phải với tôi (nguyên văn): Làm thằng nhà văn thì làm chó gì có lý thuyết, trông nhau mà viết! Tôi im lặng và xem đây là bài học cơ bản và cụ thể mãi mãi trong đời viết của mình! Tôi chắc sẽ không đủ can đảm để đi tiếp bước đường văn, nếu không nhận được bài học này của ông.

***
263 đoàn, tập thể và cá nhân đến viếng và gửi vòng hoa đến đám tang Nguyễn Khải, tôi tỉ mận chọn ra:

Chủ tịch quốc hội Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban tuyên huấn trung ương Tô Huy Rứa, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân gửi vòng hoa. Bí thư thành uỷ gửi vòng hoa, do phu nhân bí thư đem tới viếng.

Cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt gửi vòng hoa và đứng gần 1 tiếng đồng hồ từ lúc 5:30 AM ngày 18 để dự lễ truy điệu.

Có những bức điện hoa, điện chuyển tiền (cao nhất là 1triệu đồng) gửi đến. Bà con láng giềng của ông Khải ở quận 4, TP HCM và nhiều người hàng xóm của ông ở bãi Phúc Xá – Hà Nôi từ hơn 30 năm về trước, người vào đây thì đến viếng, người ở xa thì gửi hoa…

Hoá ra ông không có nhiều bạn văn: chỉ độ hơn 30 người! Trong số bạn cùng thời, tôi thấy có Nguyên Ngọc, Trần Kim Trắc, Đoàn Minh Tuấn… đến viếng, còn lại gửi vòng hoa. Bạn văn lớp trẻ hơn cũng ít quá. Hội văn nghệ địa phương chỉ có Bà Rịa – Vũng Tàu và Đồng Nai.

Trong số này, có nhiều bạn ông (già như ông hoặc hơn kém vài tuổi) làm đủ thứ ngành nghề, xa lạ với văn chương nghệ thuật, lại thường hay có mặt ngày đêm, và tiện đưa ông đến tận miệng huyệt. Bác sĩ, nhà giáo, hội người tiêu dùng, ngân hàng… và cả những người làm nghề gì đó mà không ai biết… (nhà văn Ngô Vĩnh Bình thống nhất với tôi: những người ất ơ). Số này đến quá nửa!

Sao thế nhỉ? Cuộc đời ông có cái gì đó chênh vênh với nghiệp dĩ chăng?

Nguyễn Khải có 60 năm tuổi Đảng, có Huân chương Độc lập Hạng nhì, có quân hàm Đại tá, là đại biểu Quốc hội, có người đọc sách, mua sách của ông… Các con ông thành đạt, giàu có hàng đại gia.

Trong số các nhà văn Việt Nam, số người tài mà thành đạt và yên ổn, được tôn vinh, được trọng dụng như Nguyễn Khải, có lẽ đếm không quá số ngón tay của một bàn tay!

Phải chăng, trong con mắt của các nhà văn, những bạn văn lớn nhỏ thì: một người tài, không được phép thành đạt? Và ngược lại: anh không thành đạt vì anh có tài? Anh thành đạt vì anh không có tài?

Văn chương Nguyễn Khải nặng về lý.

Ôi! Chân lý hay nghịch lý đây?

4

Lần thứ tư tôi ghi chép về Hoàng Đình Quang bạn tôi là ngày 2 tháng 9 năm 2016. Đó là những ghi chép lắng đọng về một người bạn và sự tâm đắc của riêng mình

HoangDinhQuang

Nhà văn Hoàng Đình Quang sinh năm 1951, quê Thái Nguyên, hiện sống và viết tại thành phố Hồ Chí Minh. Tác phẩm đã in: Hát chẳng theo mùa 2009; Xuân Lộc 2006; Phản trắc 2006; Cánh đồng lưu lạc 2005; Học làm giàu từ những doanh nhân khổng lồ (hai tập) 2004; Phiên chợ Tết cuối cùng 2002; Thua thắng nghề buôn (hai tập) 1999; Thời loạn 1997; Mùa chim ngói 1995; Định mệnh 1993; Những ngày buồn 1992; Nỗi lòng trinh nữ 1992 (Bút danh Kiều Hồng ); Nói thầm 1991, Chàng nai 1983.

Anh Hoàng Đình Quang có nhiều tiểu thuyết và truyện ngắn hay. Anh cũng là nhà biên tập chuyên nghiệp, tốt bụng, khách quan và tận tâm. Thơ Hoàng Đình Quang hay không kém văn, có ngôn ngữ riêng, một số câu giản dị mà ám ảnh “Xin em đừng tin những câu tôi viết/ Con chim vu vơ hót chẳng theo mùa”; “Sào định mệnh cắm vào dòng sông khác/ Đá cỏ hai bờ đã in dấu trăm năm”; “Phong trần đậu bến thuyền quyên/ Phong lưu thì lắm, bạc tiền thì không/ Em cho anh cả tấc lòng/ Anh đem trao lại cái không có gì…”; “Báu chi châu báu, ngọc ngà / Thà say khướt, chứ tỉnh ra… lại cười!”

Bài thơ Hưng Yên của anh vừa quen vừa lạ, đã chạm đến vẻ đẹp của thú chơi thơ đường luật tao nhã: “Thanh tân em gái cười trong nón/ Chầm chậm mẹ già ngóng trước hiên/ Phố Nối ngập ngừng ta tiễn bạn/ Với Hưng Yên, thượng lộ bình yên!” Bản dịch bài thơ Tương tiến tửu của Lý Bạch thật thú vị, không hẵn là thơ dịch “Trời sinh ta có tài cao / Lo gì chẳng có chỗ nào kiếm ăn / Hết tiền? Xin chớ lăn tăn / Đồng tiền là thứ có chân đi, về!” Thơ Hoàng Đình Quang ấn tượng hơn cả là những bài thơ tình. Đó là những lời yêu thương lặng lẽ khát vọng. Bài thơ “Vũng Tàu” là lời kết có hậu: “Hỡi những ai lưu lạc giữa cuộc đời/ Không nơi hôn nhau thì trong mơ sẽ có/ Dù Bãi Trước, Bãi Sau chỉ toàn sóng gió/ Hạt cát cuối cùng vẫn lấp lánh ngọc trai.”

Lê Thiếu Nhơn đã viết về Hoàng Đình Quang hát chẳng theo mùa: “Từ năm 1991, Hoàng Đình Quang đã bước vào đời sống thi ca bằng tập “Nói thầm”, nhưng rồi văn xuôi kéo anh khắc khoải bàn chân khao khát khám phá qua “Những ngày buồn”, qua “Mùa chim ngói”, qua “Thời loạn” và qua cả “Cánh đồng lưu lạc”. Cứ ngỡ nàng thơ đã buông tha Hoàng Đình Quang, ai dè bối cảnh xã hội nhiều bộn bề vẫn bắt anh phải “Hát chẳng theo mùa” (NXB Hội Nhà văn 2009) với vần điệu ngổn ngang. Thơ Hoàng Đình Quang có thể giúp chúng ta hiểu hơn tâm trạng một người cầm bút thương gần nhớ xa, khi “người lính ấy trở về” lặng lẽ trong phút giây “hãy tắt đèn và nghĩ về nhau” và chốc lát run rẩy “Phan Thiết mùa đông” đắm đuối chưa nguôi… ”.

Tôi tâm đắc với Lê Thiếu Nhơn, đọc lại cùng anh bài Nghịch lý Nguyễn Khải và  “Quy tắc bàn tay trái ”.

Donbanoxave

Xin giới thiệu  chùm thơ Hoàng Đình Quang cùng hai bài văn trên và bức ảnh “Đón bạn ở xa về” (ảnh Nguyên Hùng, anh Hoàng Đình Quang là người thứ tư, phải qua).

CÂU THƠ ĐỊNH MỆNH
Hoàng Đình Quang

Anh đứng lặng trước dòng sông số phận
Chuyến đò hoa quay mũi tự bao giờ
Bến nước cuối cùng rải đầy mảnh vỡ
Chiếc chén ngà đong nước mắt ngày xưa

Anh lênh đênh một mình giữa mây và nước
Bối rối ngàn dâu, bối rối tơ tằm
Sào định mệnh cắm vào dòng sông khác
Đá cỏ hai bờ đã in dấu trăm năm

Không thể nói yêu em như thuở còn vụng dại
Cái thuở nhìn đâu cũng báo hiệu một mối tình
Giờ anh khóc trong một chiều huyền thoại
Có ai ngờ sương đã trắng đầu anh

Anh không dám chạm vào mối tình mà anh đang có
Mối tình sau mong manh lắm người ơi
Như sương mỏng phủ hờ trên áo mỏng
Sau bức rèm kia là tan vỡ mất rồi!

11.1993
(Tuyển trong Thơ Việt Nam 1945-2000,
Gia Dũng sưu tầm, tuyển chọn, biên soạn,
Nhà Xuất bản Lao động năm 2000, trang 1048)

THƠ TÌNH TẶNG VỢ
Hoàng Đình Quang

Tơ hồng một sợi này đây
Mình ơi, anh buộc cổ tay cho mình
Neo đời nhau một chữ tình
Duyên thì anh giữ, nợ mình em mang.

Vận vào cái nghiệp đa đoan
Bao nhiêu sấp ngửa, đá vàng bấy nhiêu.
Đắm say nào kể ít nhiều
Những khuya khao khát, những chiều đam mê.

Số trời Thân ngự cung Thê (*)
Ngả nghiêng, xô lệch trăm bề… lại yên!
Phong trần đậu bến thuyền quyên
Phong lưu thì lắm, bạc tiền thì không…

Em cho anh cả tấc lòng
Anh đem trao lại cái không có gì
Đường chiều nặng gánh tình si
Hai bàn tay nắm một vì sao xa…

Nỗi buồn như gió thoảng qua
Thương yêu, anh gọi mình là… vợ anh!

http://quangnv.vnweblogs.com/post/1698/193855
(*)Tử vi: “Thân cư cung thê” : người có số nhờ vợ.

HƯNG YÊN
Hoàng Đình Quang

Lần đầu theo bạn đến Hưng Yên
Bạn tặng cho mình chút nợ duyên
Phố Hiến một thời còn tấp nập
Chùa Chuông trăm tuổi vẫn tham thiền
Thanh tân em gái cười trong nón
Chầm chậm mẹ già ngóng trước hiên
Phố Nối ngập ngừng ta tiễn bạn
Với Hưng Yên, thượng lộ bình yên!

http://quangnv.vnweblogs.com/post/1698/213930#comments

VŨNG TÀU
Hoàng Đình Quang

Nếu cuộc đời này không có chỗ để hôn nhau
Trong giấc mơ hãy đưa em về Bãi Trước
Nếu những gì ngoài đời ta thua cuộc
Hãy hùa theo những đợt sóng dập vô hồi

Không thể đo bằng những hò hẹn buông trôi
Khi bọt biển cũng có mùa hoa trái
Em đã khóc cho một cành rau đắng dại
Giữa chung chiêng mặn ngọt thủy triều.

Từng biết tháng ngày thử thách tình yêu
Không thể xa hơn, cũng không gần hơn được
Trong tất cả những gì ta thầm ước
Sợi chỉ căng ra vạch dấu chân trời.

Hỡi những ai lưu lạc giữa cuộc đời
Không nơi hôn nhau thì trong mơ sẽ có
Dù Bãi Trước, Bãi Sau chỉ toàn sóng gió
Hạt cát cuối cùng vẫn lấp lánh ngọc trai…

6-2007
Hoàng Đình Quang 2009. Hát chẳng theo mùa
Nhà Xuất bản Hội Nhà Văn, trang 54

5

LỜI THỀ NHẬM CHỨC

Tại thôn Gia Bình người dân nô nức đi bầu Trưởng thôn. Kết quả, ông Lê Văn Đậu, được tín nhiệm bầu làm Trưởng thôn. Tại lễ nhậm chức, ông đã tuyên thệ (thề):
“Tôi, Lê Văn Đậu, 46 tuổi, còn mẹ già 78 tuổi, có vợ và 3 con, 2 trai, 1 gái. Gia đình tôi có nhiều đời sinh sông tại thôn Gia Bình. Tôi được toàn dân tín nhiệm bầu làm trưởng thôn, tôi xin cám ơn “cử tri” đã tin tôi. Tôi nhận chức vụ này và:
Trước linh hồn các đấng Liệt tổ, liệt tông, các Anh hùng liệt sĩ đã đổ xương máu, trí tuệ, mồ hôi công sức để tạo lập, gìn giữ và xây dựng Thôn Gia Bình (Việt Nam), tôi xin thề:
1- Tôi thề chỉ làm theo và làm đúng Hiến pháp và pháp Luật của Nhà nước, tuyệt đối không vì lợi ích của cá nhân, gia đình, dòng họ hay phe nhóm mà làm sai lệch, méo mó Pháp luật.
2- Nếu tôi không làm đúng như lời thề của tôi thì hậu quả đối với tôi:
– Về chính trị: Thân bại danh liệt.
– Về kinh tế: Tán gia bại sản.
– Về thân thể của tôi và người thân của tôi: Trời tru đất diệt”.
Người dân trong thôn Gia Bình bàn tán xôn xao, nhiều chiều:
– Ông Đậu là người khảng khái, yêu nước, yêu dân.
– Ối Giời! Làm gì có thánh thần, ma quỷ mà thề thốt? Có mà mị dân! Mê tín, dị đoan!
– Không có thần thánh, quỷ ma, ông cứ thử thề xem nào…
– Tôi theo biện chứng, chả việc gì phải thề!
Tin này loang ra, đến tai Thủ đô. Một vị quan đầu triều xem qua rồi đưa ra QH, được QH thông qua đạo luật: “Tất cả những vị phàm là lãnh đạo, trước khi nhậm chức đều phải lấy “Lời thề Ông Đậu” ra để thề. Ai không dám thề thì không giao chức cho nữa.
Chuyện này chưa rõ ra sao, xin đợi hồi sau sẽ biết!

*

Chút ghi chép nhỏ về một người bạn lớn.
Chúc vui ngày mới.

Hoàng Kim

CNM365 Tình yêu cuộc sống
DẠY VÀ HỌC https://hoangkimvn.wordpress.com
ngày mới nhất bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365 Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on Twitter

Chào ngày mới 8 tháng 5


TỈNH THỨC CÙNG THÁNG NĂM
Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim
#Nhàtôi
; #banmai; #htn365; #ana; #Thungdung#dayvahoc, #vietnamhoc;  #cnm365;  #cltvn; #đẹpvàhay; #lvn365 https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-8-thang-5/ & https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-8-thang-5

CNM365 Tình yêu cuộc sống: Thế giới trong mắt ai; Bài thơ Viên đá Thời gian; Lời Thầy dặn thung dung; Nông nghiệp Việt trăm năm; Sông Mekong tin nổi bật; Vị tướng của lòng dân; Nguyễn Du trăng huyền thoại; Nông nghiệp Việt trăm năm; Lời Thầy dặn thung dung; Trời nhân loại mênh mông; Tagore Thánh sư Ấn Độ; Hoa Hồng Ngọc Quan Âm; Huế có Thiên Thụ Sơn; Ta về với Linh Giang ; Làng Minh Lệ quê tôi; Châu Mỹ chuyện không quên; Nguyễn Du là bậc anh hùng; Tô Đông Pha Tây Hồ; Đền Kiếp Bạc Côn Sơn; Dám đánh và quyết thắng; Kim Notes lắng ghi chú; Thế giới trong mắt ai; Phục Sinh Bình Minh An; Giấc mơ đời vẫn thực; Sóng yêu thương vỗ mãi; Sơn La núi báu vật; Ngụ ngôn cho người lớn; Huế có Thiên Thụ Sơn; Ta về với Linh Giang ; Làng Minh Lệ quê tôi ; Châu Mỹ chuyện không quên ; Một gia đình yêu thương ; Nguyễn Du là bậc anh hùng; Tô Đông Pha Tây Hồ ; Lời Thầy dặn thung dung; Sớm hè líu ríu xuân Hoàng Long cây lương thực ; Một gia đình yêu thương; Nguyễn Du Hồ Xuân Hương, Dưỡng mầm xanh phương Nam; Việt Nam Tổ Quốc tôi; Việt Nam con đường xanh; Cách đánh của Việt Nam; Thế giới trong mắt ai ; Chỉ tình yêu ở lại ; Mưa lành và lúa xuân; Lúa siêu xanh Việt Nam ;Tiến bộ giống sắn Việt Nam; Lào hoa trắng nắng Mekong; Đẹp và Hay Học Mãi; Suy tư sông Dương Tử; Trung Tân mừng ngày mới; Thế giới trong mắt ai; Vui đến chốn thung dung; Việt Nam con đường xanh; Hoàng Trung Trực đời lính; Thơ viết bên thác Iguazu; Cuối dòng sông là biển, Sự cao quý thầm lặng; Nghị lực và Ơn Thầy; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Nhớ kỷ niệm một thời; Nhớ lại và suy ngẫm; Trường tôi nôi yêu thương; Lời Thầy dặn thung dung; Con đường xanh yêu thương; Bảo tồn và phát triển sắn; Tiến bộ giống sắn Việt Nam; Giống sắn KM140 giải VIFOTEC; Hoa và Ong Hoa Người; Những trang văn thắp lửa; Bài ca Trường Quảng Trạch; Bài thơ Viên đá Thời gian; Thầy Hiếu đêm giáng sinh; Bóng hạc chốn xa xôi; Lời thương; Thế giới trong mắt ai; Cách mạng sắn Việt Nam; Bạch Ngọc Đông Hòa bạn quý; Tỉnh thức cùng tháng năm; Ban Mai Bình Minh An Tỉnh thức nhớ Viên Minh; Vĩ Dạ thương Miên Thẩm; Bay lên nào Hải Âu; Sơn Nam ông già Nam Bộ; Sơn Nam và Bùi Giáng; Chỉ tình yêu ở lại ; Về với vùng cát đá ; Thầy giáo già trước biển; Mưa lành và lúa xuân; Lúa siêu xanh Việt Nam ; Tiến bộ giống sắn Việt Nam; Sắn Việt Nam ngày nay; Hoàng Long thơ về Mẹ; Thung dung đời quên tuổi; Nhớ lời vàng Albert Einstein; Trần Văn Trà bóng hạc; Thiên đường này đâu quá xa; Qua Waterloo nhớ Scott; Lên đỉnh Thiên Môn Sơn; Gạo Việt và thương hiệu; Thăm nhà cũ của Darwin; Về; Nghĩa Lĩnh Đền Hùng; Dẻo thơm hạt ngọc Việt, Trần Khánh Dư vẹn kiếp; Ăn cháo nói càn khôn; Nhớ quên khúc nhạc vui; Mười thói quen mỗi ngày; Nguyễn Hàm Ninh Thầy Vua; Ngắm ‘ngõ nhà lão Hâm’; Kim Notes lắng ghi chú; Đọc ’50 năm nhớ lại’; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Giống lúa siêu xanh GSR65; Tháng Tư chuyện không quên; Phục sinh giữa tối sáng; Việt Nam con đường xanh; Đêm khúc nhạc thanh bình; Thầy bạn trong đời tôi; Tiến bộ giống sắn Việt Nam ; Sắn Việt Nam ngày nay ; Giống khoai lang Việt Nam; Thành tâm với chính mình; Trường tôi nôi yêu thương, Về Trường để nhớ thương; Minh triết Thomas Jefferson; Chuyện đồng dao cho em; Chuyện cổ tích người lớn; Lời dặn của Thánh Trần; Nhớ thầy Tôn Thất Trình; Chuyện thầy Tôn Thất Trình; Tâm Đạo chuyện trăm năm; Đến với Tây Nguyên mới, Ban mai chào ngày mới; Khi hoa bằng lăng nở; Nhà tôi chốn thung dung; Kuma DCj & Hoàng Thảo; Minh triết của đức Phật; Đền Bà Chúa Thượng Ngàn; Đi dưới trời minh triết; Yên Lãng Hồ Chí Minh; Tản mạn nhớ và quên; Làng Minh Lệ quê tôi; Chuyện ngậm ngãi tìm trầm; Chuyện muôn năm còn kể; Lên Trúc Lâm Yên Tử; Lời ru nhớ núi sông; Đến với Tây Nguyên mới ; Câu cá bên dòng  Sêrêpôk; Tỉnh thức cùng tháng năm; Mưa xuân Kim và Thủy; Chuyện sao Kim kỳ thú; Sông Hoàng Long chảy hoài; Sông Kỳ Lộ Phú Yên; Mưa xuân trong mắt ai; Tháng Ba hoa gạo nở; Việt Nam con đường xanh; Đọc lại và suy ngẫm; Mây lành Phổ Đà Sơn; Kim Notes lắng ghi chú; Gia Cát Mã Tiền  Khóa; Trung Quốc một suy ngẫm; Nhớ Ông Bà Cậu Mợ; Có một ngày như thế; Phục sinh giữa tối sáng; Nam tiến của người Việt; Nhà tôi giấc mơ xanh; Cao Biền trong sử Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Nhà tôi giấc mơ xanh; Tô Đông Pha Tây Hồ; Thượng Đức thương nhìn lại; Những trang văn thắp lửa; Thơ vui những ngày nhàn; Bill Gates học để làm; Minh triết sống phúc hậu; Giống khoai lang Việt Nam; Sắn Việt Nam ngày nay; Vietnamese Cassava Today; Hồ Lắk Đình Lạc Giao; Ngày Quốc tế Hạnh phúc; Chim Phượng về làm tổ; Chốn vườn thiêng cổ tích; Trân trọng Ngọc riêng mình; Bảo tồn và phát triển sắn; Về miền Tây yêu thương; Trần Công Khanh ngày mới; Mark Zuckerberg và FB ; Chuyện đồng dao cho em; Đến với Tây Nguyên mới; Thương Kim Thiếp Vũ Môn.Nghỉ ngơi nhàn tĩnh dưỡng; Trần Công Khanh ngày mới;Selma Nobel văn học; Thầy Quyền thâm canh lúa; Chuyện ngày sinh của Thủy;Một gia đình yêu thương; Thành kính lưu lời thương; Nhớ ông bà cậu mợ; Một niềm tin thắp lửa;Minh triết sống phúc hậu; Truyện vua Solomon; Đến với Tây Nguyên mới; Hồ Lắk Đình Lạc Giao; Thương Kim Thiết Vũ Môn; IAS đường tới trăm năm; Nông nghiệp Việt trăm năm; Quản lý đất đai Việt Nam; Nam Tiến của người Việt; Mẹ tắm mát đời con; Bóng hạc chốn xa xôi; Hồ Lắk Đình Lạc Giao; Cánh cò bay trong mơ; Vào Tràng An Bái Đính; Sông Hoàng Long chảy hoài; Nguồn Son nối Phong Nha; #An nhiên; Đến với Tây Nguyên mới; Thương Kim Thiết Vũ Môn; Nguyễn Huy Thiệp lắng đọng;Đặng Dung thơ Cảm hoài; Đồng hành cùng đi tới; Giống khoai lang Việt Nam; Thương Kim Thiếp Vũ Môn; Quảng Bình đất và người; Thơ văn thầy Hồ Ngọc Diệp; Chuyện cổ tích người lớn; Cuối dòng sông là biển; Thầy nghề nông chiến sĩ; Đọc lại và suy ngẫm; Thương Kim Thiếp Vũ Môn; Giống khoai lang Việt Nam; Việt Nam con đường xanh; Đọc lại và suy ngẫm; Mây lành Phổ Đà Sơn; Cao Biền trong sử Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Nhà tôi giấc mơ xanh;Phạm Hồng Đức Phước ca cao; Cao Biền trong sử Việt;Trời nhân loại mênh mông; Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay; Thầy bạn trong đời tôi; Cuối dòng sông là biển;. Phục sinh giữa tối sáng; Nam tiến của người Việt; Gia Cát Mã Tiền Khóa; Kim Notes lắng ghi chú; Gia Cát Mã Tiền Khóa;Sông Kỳ Lộ Phú Yên; Châu Văn Tiếp Phú Yên; Chọn giống sắn Việt Nam; Ngọc Phương Nam ngày mới; Nghê Việt am Ngọa Vân; Phục sinh giữa tối sáng; Lê Phụng Hiểu ruộng thác đao; Thầy bạn trong đời tôi; Bóng hạc chốn xa xôi; Giống khoai lang Việt Nam; Chuyện thầy Lê Quý Kha; Lên Việt Bắc điểm hẹn ; Tiếng Việt lung linh sáng; Bài thơ Viên đá Thời gian; Kim Notes lắng ghi chú; Gia Cát Mã Tiền  Khóa; Minh triết sống phúc hậu; Thung dung dạy và học; Thầy bạn trong đời tôi; Trịnh Công Sơn lắng đọng; Dạo chơi non nước Việt; Minh triết cho mỗi ngày; Địa chỉ xanh Ấn Độ; Vườn Quốc gia Việt Nam; Tĩnh lặng cùng với Osho; Đi thuyền trên Trường Giang; Đến với Tây Nguyên mới; Bài thơ Viên đá Thời gian; Đợi anh ngày trở lại; Chốn thiêng; Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc; Sắn Việt Nam ngày nay; Chung sức trên đường xuân; Vietnamese cassava today; Đỗ Hoàng Phong chiều xuân; Hồ Văn Thiện bóng chiều; Walt Disney người bạn lớn; 24 tiết khí lịch nhà nông; Lời thương; Giống lạc HL25 Việt Ấn; Thầy Tuấn kinh tế hộ; Thầy Tuấn trong lòng tôi; Địa chỉ xanh Ấn Độ; Chuyện cổ tích người lớn; Giống khoai lang Việt Nam; Nguyễn Hiến Lê sao sáng; Xanh một trời hi vọng; Về miền Tây yêu thương; Nơi một trời thương nhớ; Nông lịch tiết Thanh Minh; 24 tiết khí nông lịch; Ngày xuân đọc Trạng Trình; Nhớ thầy Trần Ngọc Ngoạn; Chốn thiêng; Thế giới trong mắt ai; Việt Nam con đường xanh; Nông nghiệp công nghệ cao; Phạm Quang Khánh Hoa Đất; Sông Mekong tin nổi bật; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Chín điều lành hạnh phúc; Đến với bài thơ hay; Nụ tầm xuân mùa xuân ; Về miền Tây yêu thương; Nơi một trời thương nhớ; Nông lịch tiết Thanh Minh; Tốt gỗ chẳng cần sơn; Ngày xuân đọc Trạng Trình; Nhớ thầy Trần Ngọc Ngoạn; Chốn thiêng; Thế giới trong mắt ai; Nông nghiệp công nghệ cao; Việt Nam con đường xanh; Thầy bạn trong đời tôi. Bill Gates học để làm Chuyện cổ tích người lớn. Thương Kim Thiếp Vũ Môn; Nhớ lời thề cỏ May, Vui quà tặng cuộc sống

Ngày 8 tháng 5 năm 1541 sông Mississippi được ghi chép đầu tiên bởi Hernando de Soto nhà thám hiểm người Tây Ban Nha châu Âu lần đầu đến đó, ông gọi sông là Río del Espíritu Santo. Sông Mississippi (với hệ thống các sông Missouri, Jefferson, Beaverhead, Red Rock, Hell Roaring) có chiều dài 6,275 km đứng thứ 4 trong danh sách sông dài nhất trên thế giới sau sông Nin (6.650km), sông Amazon (6.400- 6.992km), sông Trường Giang (6.300km), Ngày 8 tháng 5 năm 1945 là ngày chiến thắng Đức Quốc xã ở các nước châu Âu trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Ngày 8 tháng 5 năm 1954 Bắt đầu diễn ra Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương;

Bài chọn lọc ngày 8 tháng 5. Sắn Việt Nam và Kawano; Sắn Việt Nam và Howeler; Châu Mỹ chuyện không quên; Đi để hiểu quê hương; Địa chỉ xanh Ấn Độ; Thái Tông và Hưng Đạo; Về lại bến sông xưa; Vị tướng của lòng dân; Chuyện cô Trâm lúa lai; Chuyện vua hề Sác lô; Hoa Bình Minh Hoa Lúa; Gạo Việt và thương hiệu; Đá hát; Về với vùng cát đá; Gia Cát Mã Tiền Khóa; Ban mai trên sông Son, Những trang đời lắng đọng; Thầy Quý lúa lan ly; Chuyện đời Phan Chí Thắng Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.comhttp://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-8-thang-5/https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-8-thang-5/

Ảnh Hạnh Phúc Thật Đẹp

Chúc mừng đại gia đình vợ chồng Lưu Huy Chiêm và thông gia; Chúc mừng hai cháu ngày hạnh phúc ấm áp tình thân vạn sự tốt lành như ý.

TTC GROUP SEN VÀO HÈ

Bông sen ngọc thắm mùa hạ ấm
Vui bạn hiền năm tháng không quên
Bài ca thời gian đường xuân quên tuổi
#Annhiên cuộc đời bài học đầu tiên.


Hoàng Kim

THỜI CHUYỂN MÙA NHỚ BẠN

Thời chuyển mùa nhớ bạn
Thấm thía điều phước duyên
Ban mai chào ngày mới
Tỉnh thức cùng tháng năm

Lời thương ngày hội ngộ
Tình thân bên người hiền
Bạn quý mừng gặp mặt
Chuyện đời không thể quên.


Hoàng Kim

Bạn tắm mát đời tôi
Bởi những điều bình dị
Có một ngày như thế
Thầy bạn là lộc xuân.

Năm tháng đó là em
Thầy bạn trong đời tôi
Trường tôi nôi yêu thương
Một niềm tin thắp lửa.

THẦY BẠN LÀ LỘC XUÂN
Hoàng Kim

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-ban-la-loc-xuan/

ĐỪNG BAO GIỜ NGỪNG CỐ GẮNG
Hoàng Kim


Bảo tồn và phát triển tinh hoa di sản cho chính mình, gia đình, người thân, thầy bạn, quê hương và #vietnamhoc là niềm vui SOI SÁNG LẠI CHÍNH MÌNH
lời dặn lại của đức Trúc Lâm Trần Nhân Tông, chứ không tìm ở đâu khác “Ở đời vui đạo , thả tùy duyên. Đói cứ ăn đi mệt ngủ liền. Kho báu trong nhà thôi tìm kiếm. Vô tâm, đối cảnh, hỏi chi THIỀN” (Cư trần lạc đao của Trần Nhân Tông)

THẦY BẠN LÀ LỘC XUÂN
Hoàng Kim


Tôi viết bài này để tỏ lòng biết ơn thầy bạn dưới mái trường Nông Lâm thân thương và làm món quà nhỏ thân tặng cho các em sinh viên nghèo hiếu học. Thầy, bạn là lộc xuân đời tôi mà nếu thiếu sự động viên, giúp đỡ này thì tôi không thể có được ngày hôm nay:“Em đã học nhiều gương sáng danh nhân. Hãy biết nhục, biết hèn mà lập chí. Thắp đèn lên đi em, ngọn đèn dầu bền bỉ. Sáng giữa đời lấp lánh một niềm tin”. xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-ban-la-loc-xuan/.

Dấu xưa thầy bạn quý TT4 ĐHNN2 Hà Bắc

Cuộc đời cao hơn trang văn. Thầy bạn là lộc xuân. Tôi neo lại ít hình ảnh tư liệu của 5 lớp bạn học Trồng trọt 4, Trồng trọt 10 Trồng trọt 2A, Trồng trọt 2B, Trồng trọt 2C để nhớ của Trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc, là tiền thân Trường Đại học Nông Lâm Huế và Trường Đại học Bắc Giang ngày nay, với Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh hiện tại). Ngắm hình ảnh thầy bạn lòng tôi bồi hồi xúc động nhớ lại. Ai cũng có câu chuyện của riêng mình. Thầy bạn đã lưu lại ảnh hưởng sâu sắc trong đời chúng ta. “Dù chúng ta đang ở đâu, chính thầy bạn đã tạo nên thế giới”.

Lớp 10A TT ĐHNN2 Hà Bắc
Kính chào thầy bạn thân thương

Dấu xưa thầy bạn quý;
Hà Nội mãi trong tim;
Thăm trường xưa Hà Bắc;
Đến Kiếp Bạc Côn Sơn;


Vào Tràng An Bái Đính;
Về Nghĩa Lĩnh Đền Hùng;
Hồ Ba Bể Bắc Kạn;
Lên Việt Bắc điểm hẹn;


Về Việt Bắc nhớ Người;
Bản Giốc và Ka Long;
Thăm Hoa Lư Cúc Phương;
Món ngon ở Ninh Bình;


Đất Mẹ vùng di sản;
Trường tôi nôi yêu thương;
Huế di sản thế giới;
Việt Nam quê hương tôi.


https://hoangkimlong.wordpress.com/category/lop-10a-tt-dhnn2-ha-bac/

tt2-1

LỜI THƯƠNG

Ta đi về chốn trong ngần
Để thương sỏi đá cũng cần có nhau

Tôi viết bài này để tỏ lòng biết ơn thầy bạn dưới mái trường Nông Lâm thân thương và làm món quà nhỏ thân tặng cho các em sinh viên nghèo hiếu học, Trường tôi nôi yêu thương, Một niềm tin thắp lửa; Thầy bạn trong đời tôi; Hoa Đất lời Thầy dặn. Về Trường để nhớ thương. Thầy bạn là lộc xuân, đời tôi nếu thiếu sự động viên giúp đỡ này thì tôi không thể có được ngày hôm nay:“Em đã học nhiều gương sáng danh nhân. Hãy biết nhục, biết hèn mà lập chí. Thắp đèn lên đi em, ngọn đèn dầu bền bỉ. Sáng giữa đời lấp lánh một niềm tin” Ngày Hạnh Phúc là ngày luôn ấm áp tình thầy bạn. Lời thương sâu sắc lắng đọng

TRƯỜNG TÔI NÔI YÊU THƯƠNG

Đại học Nông Lâm thật thích
Bạn thầy vui thật là vui
Sân Trường giảng đường ấm áp
Đường xuân phơi phới tuyệt vời

Hình như mọi người trẻ lại
Hình như người ấy đẹp hơn
Hình như tre già măng mọc
Nắng mai soi giữa tâm hồn.

Thầy bạn trong ngoài thiện nguyện
Về Trường chia sẻ động viên
Trang sách trang đời lắng đọng
Yêu thương bao cuộc đời hiền.

Thầy ơi hôm nay chưa gặp
Lời thương mong ước bình an
Tình khúc Nông Lâm ngày mới
Sức xuân Tự nguyện Lên đàng
.

Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh nôi yêu thương đào tạo nguồn lực khoa học nông nghiệp. Trường tôi có lịch sử hình thành từ Trường Quốc Gia Nông Lâm Mục BLao (Bảo Lộc) thành lập ngày 19 tháng 11 năm 1955. Khóa 1 và khóa 2 chúng tôi năm 1975 là lớp sinh viên đầu tiên của mái trường này sau ngày Việt Nam thống nhất. Lịch sử của Trường trãi qua ba giai đoạn (1955-1975, 1975-2000, 2000- đến nay).Tòa nhà chính Phượng Vĩ biểu tượng Trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh hôm nay là khối nhà chữ U do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ khôi nguyên La Mã xây dựng, được đưa vào sử dụng năm 1974. Tại tòa nhà chính lộng lộng trên cao kia là dòng chữ nổi bật tên Trường, nơi ẩn ngữ “KHÔNG CÓ GÌ QUÝ HƠN ĐỘC LẬP TỰ DO” lời Chủ tịch Hồ Chí Minh; Trường tôi thấm sâu bài học lịch sử: “Trận chiến hôm qua bạn góp máu hồng. Lớp học hôm nay bạn không trở lại. Trách nhiệm trong mình nhân lên gấp bội. Đồng đội ơi, tôi học cả phần anh”. Nơi đây lắng đọng những trang vàng truyền thống: Thầy Hiếu Đêm Giáng Sinh kể lại; Chuyện thầy Tôn Thất Trình; Chuyện thầy Dương Thanh Liêm; Chuyện thầy Ngô Kế Sương; Thầy Quyền thâm canh lúa; Thầy bạn là lộc xuân; Thầy bạn trong đời tôi; Chung sức; Về Trường để nhớ thương; Việt Nam con đường xanh; …Biết bao ký ức và gương sáng về Trường tỏa sáng tình yêu thương.

MỘT NIỀM TIN THẮP LỬA

Nhìn đàn em ngời niềm vui rạng rỡ.
Chợt thấy lòng rưng rưng.
Công việc nghề nông cực mà hạnh phúc.
Cố lên em nổ lực không ngừng !

Hột mồ hôi lắng vào hạt gạo
Câu ca ông bà theo suốt tháng năm
Thêm bữa cơm ngon cho người lao động
Nâng chén cơm thơm, qúy trọng người trồng
.

Em ơi hãy học làm ruộng giỏi
Nghề nông thời nào cũng quý kỹ năng
Người dân khá hơn là niềm ao ước
Công việc này giao lại cho em
.

Có một mùa xuân hạnh phúc
Ơn mẹ cha lam lũ sớm hôm
Thương con vạc gọi sao mai dậy sớm
Một niềm tin thắp lửa giữa tâm hồn.

Bước tiếp bước giữa trường đời gian khó
Học làm người lao động siêng năng
Rèn nhân cách vượt lên bao cám dỗ
Đức và Tài tử tế giữa Nhân Dân.

Hình ảnh và bài viết Trường tôi nôi yêu thương đã đăng trên Kỷ yếu 65 năm Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh trang 146

Ai cũng có ước nguyện về trường. Tôi thấu hiểu vì sao thầy Đặng Quan Điện, thầy Dương Thanh Liêm là một trong những người thầy Hiệu Trưởng mẫu mực của Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đều có nguyện vọng được ghé thăm Trường trước lúc đi về chốn vĩnh hằng Thầy Tôn Thất Trình, người Hiệu trưởng thứ hai của Trường trên 80 tuổi vẫn viết blog The Gift như một quà tặng trao lại cho lớp trẻ và viết hai  bài hột lúa, con cá cho ngày Nhà giáo Việt Nam. Thầy Lưu Trọng Hiếu với tình yêu thương gửi lại đã hiến tặng toàn bộ tiền phúng viếng của Thầy cùng với số tiền gia đình góp thêm để làm quỷ học bổng cho Trường tặng những em sinh viên nghèo hiếu học.

Tôi cũng là người học trò nghèo năm xưa với ba lần ra vào trường đại học, cựu sinh viên của năm lớp, nay tỏ lòng biết ơn bằng cách trở lại Trường góp chút công sức đào tạo và vinh danh những người Thầy người Bạn đã cống hiến không mệt mỏi, thầm lặng và yêu thương góp công cho sự nghiệp trồng người. Chừng nào mỗi chúng ta chưa ứa nước mắt thấm hiểu sự nhọc nhằn của người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt gạo. Chừng nào những giá trị khoa học cao quý, liên tục, âm thầm chưa đủ mang lại niềm vui cho bữa ăn người nghèo thì chừng đó chúng ta vẫn còn phải dạy và học. Cái gốc của sự học là học làm người. Bài học quý về tình thầy bạn mong rằng sẽ có ích cho các em sinh viên đang nổ lực khởi nghiệp.

THẦY BẠN TRONG ĐỜI TÔI

Quê tôi ở miền Trung nghèo khó “Nhà mình gần ngã ba sông/ Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình,/ Linh Giang sông núi hữu tình / Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con/ Chèo thuyền cho khuất bến Son/ Để con khỏi chộ (thấy) nước non thêm buồn/ Câu thơ quặn thắt đời con/ Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ”. Mẹ tôi mất sớm, cha bị bom Mỹ giết hại, tôi và chị gái đã được anh Hoàng Ngọc Dộ nuôi dạy cơm ngày một bữa suốt năm năm trời. Thầy Nguyễn Khoa Tịnh đứng khóc trên bục giảng vận động thầy cô, bạn hữu chia sớt khoai sắn giúp đỡ. Tôi cũng dạy năm lớp vở lòng, ba lớp bổ túc văn hóa để vượt khó vươn lên. Thầy Hiệu trưởng Trần Đình Côn đã viết những lời xúc động trong trường ca tình thầy trò: Thương em nhỏ gieo neo mẹ mất. Lại cha già giặc giết hôm qua. Tình thầy, tình bạn, tình cha. Ấy là ân nghĩa thiết tha mặn nồng” Những gương mặt thầy bạn đã trở thành máu thịt trong đời tôi.

Tôi thi đậu vào Trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc năm 1970, và học Trồng trọt 4 cùng khóa với các bạn Trần Văn Minh, Đỗ Thị Minh Huệ, Phan Thanh Kiếm, Đỗ Khắc Thịnh, Vũ Mạnh Hải, Phạm Sĩ Tân, Phạm Huy Trung, Lê Xuân Đính, Nguyễn Hữu Bình, Lê Huy Bá, Nguyễn Văn Toàn, Lâm Quang Hinh, Nguyễn An Tiêm, … cho đến ngày 02 tháng 9 năm 1971 thì tôi gia nhập quân đội cùng lứa với Nguyễn Văn Thạc. Đợt tuyển quân sinh viên trong ngày độc lập đã nói lên sự quyết liệt sinh tử và ý nghĩa thiêng liêng của ngày cầm súng. Chiến trường đánh lớn. Đơn vị chúng tôi chỉ huấn luyện rất ngắn rồi vào trận ngay với 81 đại đội vượt sông Thạch Hãn. Chiến dịch Quảng Trị năm 1972 sau này đã đi vào huyền thoại: “Đò lên Thạch Hãn ơi chèo nhẹ/ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm/ Có tuổi hai mươi thành sóng nước/ Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm” Tổ chúng tôi bốn người thì Xuân và Chương hi sinh, chỉ Trung và tôi trở về trường sau ngày đất nước thống nhất.  Những vần thơ viết dưới đây là xúc động sâu xa của tôi khi nghĩ về bạn học đồng đội đã khuất: “Trận chiến hôm qua bạn góp máu hồng. Lớp học hôm nay bạn không trở lại. Trách nhiệm trong mình nhân lên gấp bội. Đồng đội ơi, tôi học cả phần anh

Tôi về học tiếp năm thứ hai tại Trồng trọt 10 của Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc. Những khuôn mặt thân thương trên bức ảnh này là hình ảnh bạn hữu gặp lại nhau nơi ngôi trường Đại học Nông nghiệp Bắc Giang và Đại học Nông Lâm Huế với những lần lớp Trồng trọt 10 chúng tôi cùng đi chơi chung với nhau.

Tôi chuyển trường vào học tiếp năm thứ hai Trồng trọt 2 của Trường Đại học Nông nghiệp 4, tiền thân Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh ngày nay. Thuở đó khối Trồng trọt 2 là khóa tuyển sinh đầu tiên sau ngày Việt Nam thống nhất Khóa 1 là khóa tuyển sinh trước giải phóng. Trồng trọt 2 chúng tôi là chung một lớp, học chung khoa học đại cương và khoa học cơ sở, đến khi học chuyên khoa thì mới tách ra ba lớp 2A, 2B, 2C. nhưng bất cứ việc gì chúng tôi cũng đều học chung, làm chung, chơi chung với nhau, cho mãi đến tận sau này vẫn vậy. Tôi làm Chủ tịch Hội Sinh viên thay cho anh Nguyễn Anh Tuấn khoa thủy sản, ra trường về dạy Đại học Cần Thơ. Chị Tuyết và anh Tuân làm Bí thư và Phó bí Thư Đoàn Trường, anh Trần Ngọc Quyền làm Bí thư Đoàn Khoa. Tình thầy bạn ấm áp trong lòng tôi.

Trồng trọt khóa hai chúng tôi thuở đó được học với các thầy cô: Nguyễn Đăng Long, Tô Phúc Tường, Nguyễn Tâm Đài, Trịnh Xuân Vũ, Lê Văn Thượng, Ngô Kế Sương, Trần Thạnh, Lê Minh Triết, Phạm Kiến Nghiệp, Nguyễn Bá Khương, Nguyễn Tâm Thu, Nguyễn Bích Liễu, Trần Như Nguyện, Trần Nữ Thanh, Vũ Mỹ Liên, Từ Bích Thủy, Huỳnh Thị Lệ Nguyên, Trần Thị Kiếm, Vũ Thị Chỉnh, Ngô Thị Sáu, Huỳnh Trung Phu, Phan Gia Tân, Nguyễn Văn Tài, Nguyễn Văn Kế, … Ngoài ra còn có thầy thỉnh giảng Nguyễn Văn Uyển, Nguyễn Văn Thắng, … với nhiều thầy cô hướng dẫn thực hành, thực tập, kỹ thuật phòng thí nghiệm, chủ nhiệm lớp như Bùi Cách Tuyến, Nguyễn Văn Kịp, Lê Quang Hưng, Trương Đình Khôi, Nguyễn Ngọc Châu, Nguyễn Gia Quốc, Nguyễn Văn Biền, Lê Huy Bá, Hoàng Quý Châu, Phạm Lệ Hòa, Đinh Ngọc Loan, Chung Anh Tú và cô Thảo (sau này là cô Dung) làm thư ký văn phòng Khoa. Cô Nguyễn Thị Chắt ở Nga về dạy sau một chút.

Bác Năm Quỳnh là Bí thư Đảng ủy đầu tiên của Trường sau đó là thầy Kiên và cô Bạch Trà. Thầy Nguyễn Phan là Hiệu trưởng kiêm Trưởng Trại Thực nghiệm. Thầy Dương Thanh Liêm, Nguyễn Ngọc Tuân, Võ Thị Tuyết, Ngô Văn Mận, Bùi Xuân An … ở khoa Chăn nuôi Thú y, thầy Nguyển Yên Khâu, Nguyễn Quang Lộc … ở khoa Cơ khí, cô Nguyễn Thị Sâm ở Phòng Tổ chức, cô Văn Thị Bạch Mai dạy tiếng Anh, thầy Đặng, thầy Tuyển, thầy Châu ở Kinh tế Mác Lê … Thầy Trần Thạnh, anh Quang, anh Đính, anh Đống ở trại Trường là những người đã gần gũi và giúp đỡ nhiều các lớp nông học. Thuở đó đời sống thầy cô và sinh viên thật thiếu thốn. Các lớp Trồng trọt khóa 1, khóa 2, khóa 3 chúng tôi thường hoạt động chung như: thực hành sản xuất ở trại lúa Cát Lái, giúp dân phòng trừ rầy nâu, điều tra nông nghiệp, trồng cây dầu che mát sân trường, rèn nghề ở trại thực nghiệm, huấn luyện quốc phòng toàn dân, tập thể dục sáng, hội diễn văn nghệ, thi đấu bóng chuyền, bóng đá tạo nên sự thân tình gắn bó.

Những sinh viên các khóa đầu tiên được đào tạo ở Khoa Nông học sau ngày Việt Nam thống nhất hiện đang công tác tại trường có các thầy cô như Huỳnh Hồng, Phan Văn Tự, Cao Xuân Tài, Từ Thị Mỹ Thuận, Lê Văn Dũ, …Tháng 5 năm 1981, nhóm sinh viên của khoa Nông học đã bảo vệ thành công đề tài thu thập và tuyển chọn giống khoai lang Hoàng Long, Chiêm Dâu, Gạo, Bí Đà Lạt được Bộ Nông nghiệp công nhận giống ở Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Toàn Quốc Lần thứ Nhất tổ chức tại Thành phố Hố Chí Minh. Đây là một trong những kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đầu tiên của Trường giới thiệu cho sản xuất. Thầy Cô Khoa Nông học và hai lớp Trồng trọt 2, Trồng trọt 3 cũng đã làm họ trai họ gái tác thành đám cưới cho vợ chồng tôi. Sau này, chúng tôi lấy tên khoai Hoàng Long để đặt cho con và thầm hứa việc tiếp nối sự nghiệp nghiên cứu khoa học và giảng dạy, một nghề nghiệp cao quý và lương thiện. “Biết ơn thầy cô giáo dịu hiền. Bằng khích lệ động viên lòng vượt khó. Trăm gian nan buổi ban đầu bở ngỡ. Có bạn thầy càng bền chí vươn lên. Trước mỗi khó khăn tập thể luôn bên. Chia ngọt xẻ bùi động viên tiếp sức. Thân thiết yêu thương như là ruột thịt. Ta tự nhủ lòng cần cố gắng hơn. Bạn học chúng tôi vẫn thỉnh thoảng họp mặt, có Danh sách các lớp Trồng trọt 2, Trồng trọt 3 số điện thoại và địa chỉ liên lạc. Một số hình ảnh của các lớp ngày ấy và bây giờ.

BÀI HỌC QUÝ TỪ THẦY

Nhiều Thầy Bạn đã hun đúc nên nhân cách, niềm tin, nghị lực và trang bị kiến thức vào đời cho tôi, xin ghi lại một số người Thầy ảnh hưởng lớn đối với tôi

Thầy Mai Văn Quyền sống phúc hậu, tận tâm hướng dẫn khoa học sát thực tiễn. Công việc làm người hướng dẫn khoa học trong điều kiện Việt Nam phải dành nhiều thời gian, chu đáo và nhiệt tình. Thầy Quyền là chuyên gia về kỹ thuật thâm canh lúa và hệ thống canh tác đã hướng nghiệp vào đời cho tôi. Những dòng thơ tôi viết trên trang cảm ơn của luận án tiến sĩ đã nói lên tình cảm của tôi đối với thầy cô: Ơn Thầy Cha ngày xưa nuôi con đi học. Một nắng hai sương trên những luống cày. Trán tư lự, cha thường suy nghĩ. Phải dạy con mình như thế nào đây? Cha mất sớm, bom thù rung mặt đất. Cái chết giằng cha ra khỏi tay con. Mắt cha lắng bao niềm ao ước. Vẫn lo cho con đến phút cuối cùng. Giặc giết cha, cha chưa kịp thấy. Tương lai con đi, sự nghiệp con làm. Cha có biết, luống cày cha bỏ dỡ. Cha ngã xuống rồi trao lại tay con. Trên luống cày này, đường cày con vững. Bởi có dáng thầy thay bóng cha xưa. Hiểu mảnh đất máu đào cha nhuộm đỏ. Thôi thúc tim con học tập phút giờ …”. Thầy Mai Văn Quyền, Trịnh Xuân Vũ, … hiện đã trên 85 tuổi, vẫn đang đào tạo trên đại học cho Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh và nhiều Viện Trường khác. Tấm gương phúc hậu và tận tụy của Thầy luôn nhắc nhở tôi.

Thầy Norman Borlaug sống nhân đạo, làm nhà khoa học xanh nêu gương tốt. Thầy là nhà nhân đạo, nhà nông học Mỹ cha đẻ của cuộc cách mạng xanh được tặng giải Nobel và Tổng thống Mỹ trao tặng huân chương cao quý nhất của nước Mỹ, thế giới tôn vinh là nhà bác học số một của nhân loại trong  cuộc chiến chống nghèo đói. Thầy đã suốt đời nghiên cứu giảng dạy về chọn tạo và phát triển cây lương thực, góp phần cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập cho hàng trăm triệu nông dân nghèo ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Thầy là người sáng lập Giải thưởng Lương thực Thế giới và tổ chức nhiều hoạt động thiết thực thắp sáng niềm tin yêu cuộc sống. Tôi được Thầy ghé thăm gần trọn buổi chiều tại phòng riêng ở CIMMYT, Mexico ngày 29.8.1988. Thầy đã một mình ghé thăm người trò nhỏ duy nhất của châu Á trong lớp học “Quản lý Trung tâm/ Trạm trại Nông nghiệp”. Khi Thầy đến, tôi đang thắp nến trên giá sách trong phòng đề tưởng nhớ ngày cha mất. Biết cha tôi bị bom Mỹ giết hại tại làng nhỏ ở Quảng Bình của buổi chiều này hai mươi năm trước (1968) lúc tôi còn là học sinh trung học của Trường cấp Ba Bắc Quảng Trạch, Thầy bối rối xin lỗi và thật bất ngờ tôi đã có được một buổi chiều vô giá riêng tư bên Thầy. Lời Thầy dặn thật thấm thía: “ Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó”; “Hãy vươn tới những vì sao Cho dù không chạm được vào nó, nhưng nếu cố gắng hết sức, ít ra, chúng ta cũng chạm được những hạt bụi của ngôi sao”; “Việc chính đời người chỉ ít thôi. Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi. Phúc hậu suốt đời làm việc thiện. Di sản muôn năm mãi sáng ngời”.

Thầy Tôn Thất Trình sống nhân cách, dạy từ xa và chăm viết sách. Giáo sư Tôn Thất Trình sinh ngày 27 tháng 9 năm 1931 ở huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên (Huế), thuộc hoàng tộc nhà Nguyễn Phước, hiện hưu trí tại Irvine, California, Hoa Kỳ đã có nhiều đóng góp thiết thưc, hiệu quả cho nông nghiệp, giáo dục, kinh tế Việt Nam. Thầy làm giám đốc Trường Cao Đẳng Nông Lâm Súc Sài Gòn theo bổ nhiệm của GS. Phạm Hoàng Hộ, tổng trưởng giáo dục đương thời chỉ sau bác sỹ Đặng Quan Điện vài tháng. Giáo sư Tôn Thất Trình đã hai lần làm Tổng Trưởng Bộ Canh Nông và Cải Cách Điền Địa năm 1967 và 1973, nguyên chánh chuyên viên,  tổng thư ký Ủy Ban Lúa Gạo Quốc Tế của FAO (Rome). Thành tựu nổi bật của giáo sư trên lĩnh vực nông nghiệp bao gồm việc chỉ đạo phát triển đại trà năm 1967-1973 lúa Thần Nông (IR8…) nguồn gốc IRRI mang lại chuyển biến mới cho nghề lúa Việt Nam; Giáo sư trong những năm làm việc ở FAO đã giúp đỡ Bộ Nông nghiệp Việt Nam phát triển các giống lúa thuần thấp cây, ngắn ngày nguồn gốc IRRI cho các tỉnh phìa Bắc; giúp phát triển  lúa lai, đẩy mạnh các chưong trình cao su tiểu điền, mía, bông vải, đay, đậu phộng , dừa, chuối, nuôi cá bè ở Châu Đốc An Giang, nuôi tôm ở Bạc Liêu, Sóc Trăng, nuôi cá măng ở Bình Định, nuôi tôm càng xanh ở ruộng nước ngọt, trồng phi lao chống cát bay, trồng bạch đàn xen cây họ đậu phủ xanh đất trống đồi trọc, trồng lại thông hai lá, ba lá ở Huế và ở Đà Lạt,  nuôi heo lai ba dòng nhiều nạc,  nuôi dê sữa , bò sữa, trồng rau, hoa, cây cảnh. Trong lĩnh vực giáo dục, giáo sư đã trực tiếp giảng dạy, đào tạo nhiều khóa học viên cao đẳng, đại học, biên soạn nhiều sách.  Giáo sư có nhiều kinh nghiệm và  đóng góp trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại và quan hệ quốc tế với Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Pháp…Tôi học gián tiếp Thầy qua sách báo và internet. Giáo trình nông học sau ngàyViệt Nam thống nhất thật thiếu thốn. Những sách Sinh lý Thực vật, Nông học Đại cương, Di truyền học, Khoa học Bệnh cây , Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam … do tập thể hoặc chuyên gia đầu ngành phía Bắc biên soạn thời đó hiếm và quý như vàng. Cái khó khác cho thầy trò chúng tôi là thiếu kinh nghiệm thực tiễn của đồng ruộng phương Nam. Những bộ sách của thầy Trình như Cải Thiện Trồng Lúa 1965-66 (hai lần tái bản), Nông Học Đại Cương 1967 (ba lần tái bản), Mía Đường 1972 (hai lần tái bản), Cây Ăn Trái Có Triển Vọng 1995 (ba lần tái bản), Cây Ăn Trái Cho Vùng Cao 2004, … cùng với sách của các thầy Nguyễn Hiến Lê, Trần Văn Giàu, Phạm Hoàng Hộ, Lương Định Của, Lê Văn Căn, Vũ Công Hậu, Vũ Tuyên Hoàng, Đường Hồng Dật, Nguyễn Văn Luật, Võ Tòng Xuân, Mai Văn Quyền, Thái Công Tụng, Chu Phạm Ngọc Sơn, Phạm Thành Hổ … đã bổ khuyết rất nhiều cho sự học hỏi và thực tế đồng ruộng của chúng tôi. Sau này khi đã ra nước ngoài, thầy Trình cũng viết rất nhiều những bài báo khoa học kỹ thuật, khuyến học trên các báo nước ngoài, báo Việt Nam và blog The Gift. Điều tôi thầm phục Thầy là nhân cách kẻ sĩ vượt lên cái khó của hoàn cảnh để phụng sự đất nước. Lúa Thần Nông áp dụng ở miền Nam sớm hơn miền Bắc gần một thập kỷ. Sự giúp đỡ liên tục và hiệu quả của FAO sau ngày Việt Nam thống nhất có công lớn của thầy Trình và anh Nguyễn Văn Đạt làm chánh chuyên gia của FAO. Blog The Gift là nơi lưu trữ những “tâm tình” của gíáo sư dành cho Việt Nam, đăng các bài chọn lọc của Thầy từ năm 2005 sau khi về hưu. Đa số các bài viết trên blog của giáo sư về Phát triển Nông nghiệp, Kinh Tế Việt Nam, Khoa học và Đời sống  trong chiều hướng khuyến khích sự hiếu học của lớp trẻ. Nhân cách và tầm nhìn của Thầy đối với tương lai và vận mệnh của đất nước đã đưa đến những đóng góp hiệu quả của Thầy kết nối quá khứ và hiện tại, tạo niềm tin tương lai, hòa giải và hòa hợp dân tộc.

THẦY BẠN LÀ LỘC XUÂN

Bill Clinton trong tác phẩm ‘Đời tôi’ đã xác định năm việc chính quan trọng nhất của đời mình là muốn làm người tốt, có gia đình êm ấm, có bạn tốt, thành đạt trong cuộc sống và viết được một cuốn sách để đời. Ông đã giữ trên 30 năm cuốn sách mỏng “Làm thế nào để kiểm soát thời gian và cuộc sống của bạn” và nhớ rõ năm việc chính mà ông ước mơ từ lúc còn trẻ. Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời. Tôi biết ơn mái trường thân yêu mà từ đó tôi đã vào đời để có được những cơ hội học và làm những điều hay lẽ phải.

Anh Bùi Chí Bửu tâm sự với tôi: Anh Bổng (Bùi Bá Bổng) và mình đều rất thích bài thơ này của Sơn Nam:”Trong khói sóng mênh mông/ Có bóng người vô danh/ Từ bên này sông Tiền/ Qua bên kia sông Hậu / Tay ôm đàn độc huyền/ Điệu thơ Lục Vân Tiên / Với câu chữ/ Kiến nghĩa bất vi vô dõng giả / Từ Cà Mau Rạch Giá / Dựng chòi đốt lửa giữa rừng thiêng/ Muỗi vắt nhiều hơn cỏ/ Chướng khí mờ như sương/ Thân chưa là lính thú / Sao không về cố hương?” Anh Mai Thành Phụng vừa lo xong diễn đàn khuyến nông Sản xuất lúa theo GAP tại Tiền Giang lại lặn lội đi Sóc Trăng ngay để kịp Hội thi và trình diễn máy thu hoạch lúa. Anh Lê Hùng Lân trăn trở cho giống lúa mới Nàng Hoa 9 và thương hiệu gạo Việt xuất khẩu. Anh Trần Văn Đạt vừa giúp ý kiến “Xây dựng thương hiệu cho lúa gạo Việt Nam” lại hổ trợ ngay bài viết mới.

Trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh kỷ niệm 65 năm ngày thành lập (1955- 2020). Dưới mái trường thân yêu này, kết nối Gia đình Nông nghiệp Việt Nam, có biết bao nhà khoa học xanh, nhà giáo nghề nông vô danh đã thầm lặng gắn bó đời mình với nhà nông, sinh viên, ruộng đồng, giảng đường và phòng thí nghiệm. Thật xúc động và tự hào được góp phần giới thiệu một góc nhìn về sự dấn thân và kinh nghiệm của họ.

Hoàng Kim
(Bài đã đăng trên kỷ yếu 60 năm Khoa Nông học Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, có hiệu đính, bổ sung, bảo tồn và phát triển thông tin, nhân kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Trường và Khoa (19/11/1955- 19/11/2020)

1997 KimHue

Hoàng Kim
GVC Bộ môn Cây Lương thực, Rau Hoa Quả
http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong
ttps://hoangkimlong.wordpress.com

VeTruong
LopTT2A
Nhungngaykyniem

Những ngày kỷ niệm (chùm ảnh của Thu Nguyễn) xem tiếp tại đây…

DungQuoc

Kim Dung Gia Quốc và hai con (Album ảnh Nguyễn Sơn Nam)

thaybanlalocxuancuocdoi
Thay ban trong doi toi 1b
thaybanlalocxuancuocdoi1
thaybanlalocxuancuocdoi9
tonthattrinh5
1 Truongtoi
thaybanlalocxuancuocdoi
thaybanlalocxuancuocdoi7b
thaybanlalocxuancuocdoi8a

VỀ TRƯỜNG ĐỂ NHỚ THƯƠNG

Những câu chuyện hôm nay

Bài viết mới

MƯA THÁNG NĂM NHỚ BẠN

Nắng say trời ngày hạ
Mưa chuyển mùa tháng năm
Bạn thăm thương ngày cũ
Người xa nhớ chuyện gần.


Bạn tắm mát đời tôi
Bằng những điều bình dị
Có một ngày như thế
Thầy bạn là lộc xuân.


Mưa vào mùa tháng năm
Nắng dịu trời ngày hạ
Thung dung đón an hòa
Lộc muộn nhớ người xa


Hoàng Kim

Thầy bạn trong đời tôi; Sắn Việt Nam và Kawano; Sắn Việt Nam và Howeler; Sắn Việt và Sắn Thái; Cách mạng sắn Việt Nam; Lúa sắn Cămpuchia và Lào; Lúa sắn Việt Châu Phi ; Chọn giống sắn Việt Nam; Chọn giống sắn kháng CMD

SẮN VIỆT NAM VÀ KAWANO
Hoàng Kim

Gíáo sư Kazuo Kawano là chuyên gia chọn giống sắn rất nổi tiếng. Ông biên soạn 11 sách, 157 bài báo khoa học và đoạt nhiều giải thưởng lớn quốc tế, trong đó có huy chương hữu nghị năm 1997 của chính phủ Việt Nam.

Giáo sư Kazuo Kawano đúc kết phóng sự ảnh Cassava and Vietnam: Now and Then (Sắn và Việt Nam: bây giờ và sau đó) là đề dẫn của bộ phim truyền hình nổi tiếng hãng phim NHK Nhật Bản công chiếu năm 2009. Câu chuyện sắn của giáo sư Kazuo Kawano là góc nhìn của một nhà khoa hoc di truyền chọn giống sắn hàng đầu thế giới đối với sắn Việt Nam bảo tồn và phát triển.

Tôi lắng đọng ba ấn tượng lắng đọng nhất của trãi nghiệm đời mình với sắn Việt Nam CIAT ICRISAT ACIAR và bản sắc, đó là : 1) Sắn Việt Nam bây giờ và sau đó (Cassava and Vietnam: Now and Then), 2) Sắn Việt Nam câu chuyện thành công (Cassava in Vietnam: a successful story), và 3) “Khai thác các cây nhiên liệu sinh học chịu hạn để tăng cơ hội thu nhập cho các nông hội sản xuất nhỏ ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh” (Harnessing water – use efficient bio- energy crops for enhancing livelihood opportunities), trong đó có việc sử dụng sắn làm nhiên liệu sinh học tại Việt Nam (Cassava for Biofuel in Vietnam).

Sắn Việt Nam và Kawano giáo sư Kazuo Kawano viết: “Gặp những người bạn cũ ở Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Hưng Lộc . Nay Hoàng Kim là giảng viên chính ở Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh và Nguyễn Hữu Hỷ là giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Hưng Lộc (Meeting old friends at Hung Loc Agricultural Research Center. Now, Hoang Kim is Senior Lecturer at Nong Lam University in Ho Chi Minh city and Nguyen Huu Hy is Director of Hung Loc Agricultural Research Center). Đoàn tụ với người nông dân tiên tiến ông Hồ Sáu với Hoàng Kim và sinh viên ở Trảng Bom, Đồng Nai (Reunion with advanced farmer Mr. Ho Sau with Hoang Kim and students in Trang Bom, Dong Nai)

Sự kiện làm việc với nông dân là điều mà giáo sư Kazuo Kawano tâm đắc nhất khi ông kể lại qua phóng sự ảnh “ Cassava and Vietnam: Now and Then “. Ông nói: “Một điều nổi bật trong sự hợp tác của chúng tôi với các đồng nghiệp Việt Nam là sự sẵn sàng cấp bách của họ để làm việc chặt chẽ với nông dân. Điều này trái ngược với trải nghiệm Mỹ Latinh của tôi. Ngoạn chủ trì một cuộc họp thôn ở Phổ Yên năm 1996. Thu hoạch thử nghiệm sắn trên thực địa ở Bắc Thái; một hỗn hợp kỳ lạ của Ngoạn (nay đã là giáo sư), với sinh viên, nông dân, một bà già và một em bé” (READINESS FOR WORKING WITH FARMERS. Kazuo Kawano. One thing outstanding in our collaboration with the Vietnamese colleagues is their acute readiness for working closely with farmers. This is in good contrast to my Latin American experience. Ngoan presiding a village meeting in Pho Yen in 1996. Harvest of a field trial in Bac Thai in 1996; a curious mixture of Ngoan (Professor to be), students, farmers, an old woman and a baby)

Giáo sư Kazuo Kawano viết: “Kazuo Kawano và Hoàng Kim trên cánh đồng KM419 tháng 12 năm 2009. KM-94 vẫn là tốt nhất cho sắn trồng thuần ở Tây Ninh, ông Thanh đồng ý. Nhưng anh ấy đang trồng rộng rãi KM98-5 (tai xanh) và KM419 (tai đỏ) trên cánh đồng của mình, có lẽ vì giống mới.KM98-5 và KM419 vẫn mang lại cơ hội tốt để trồng bán cây giống”. Giáo sư Kazuo Kawano kể lại. (KK and Kim in Tay Ninh at KM 419 field in Dec 2009. KM-94 is still the best for mono-culture cassava in Tay Ninh, Mr. Thanh agrees. But he is planting KM98-5 (tai xanh) and KM419 (tai do) extensively in his field, probably because being a new variety, KM98-5 and KM419 still offers good opportunities for planting stake sale).

Bạn tốt khó tìm, khó bỏ lại, và không thể quên lãng (Good friends are hard to find, harder to leave, and impossible to forget). Sắn Việt Nam là chuyện nhiều năm còn kể. Câu chuyện của họ là câu chuyện đời thực của gia đình sắn Việt Nam.

SẮN VIỆT NAM VÀ KAWANO
Cách mạng sắn Việt Nam bài học lắng đọng
Kazuo Kawano, Hoàng Kim cảm nhận

Giáo sư Kazuo Kawano là nhà bác học chọn giống sắn xuất sắc (xem lý lịch khoa học) Suy ngẫm về Sắn và Việt Nam: bây giờ và sau đó Cassava and Vietnam: Now and Then thật lắng đọng: “Trong suốt nhiều năm gắn bó với Việt Nam, tôi đã biết nhiều người, những người mà tôi dường như có thể phân loại trong hồi tưởng. Tôi có ấn tượng đầu tiên về người Việt Nam từ một số học viên Việt Nam ở Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (IRRI) ở Los Baños, Philippines năm 1963 và ‘nó’ không phải là điều đặc biệt thuận lợi. Kiểu hình người Việt Nam lúc ấy trong mắt tôi, (Họ) xuất hiện khá cởi mở, hoài nghi và thờ ơ, nếu không nói là ích kỷ, tự cao và tham nhũng. Tôi có thể quá khắc nghiệt khi phán xét về họ; nhưng như lời của Halberstam đã viết về loại người này trong “Sự tạo ra một vũng lầy”. Đó là loại người thuộc tầng lớp thượng lưu của xã hội miền Nam Việt Nam trong cùng thời kỳ, thể hiện một cách sinh động và nghiêm túc  mà sự phán xét của tôi có thể không quá xa thực tế.

Mười năm hợp tác chặt chẽ của tôi với các đồng nghiệp Việt Nam chọn tạo và nhân giống sắn  trong những năm 1990 và cuộc hội ngộ với họ trong chuyến đi này hoàn toàn thay đổi đánh giá của tôi về người Việt Nam. Bằng chứng là một loạt các báo cáo của tôi ở đây, họ là siêng năng, sâu sắc, chu đáo và cố gắng không mệt mỏi, như thể thi đua với tướng Võ Nguyên Giáp. Tôi có thể là một phần tích cực đối với những người bạn của tôi. Tuy nhiên, tôi có một cảm giác tương tự đối với một số đồng nghiệp của tôi ở Rayong, Thái Lan và Nam Ninh, Trung Quốc để đếm được một vài người. Trong suốt hai thập kỷ sau chiến tranh Nhật Bản, chúng tôi dường như cũng có nhiều người Nhật trong hạng mục này.

Sau đó, khi nói đến khối lượng dân số chỉ muốn ngày mai sẽ tốt hơn ngày hôm nay, thì trong chuyến đi này, tôi đã rất ấn tượng và xúc động khi gặp nhiều người dường như không bao giờ nghi ngờ ngày mai tốt hơn hôm nay. Điều này làm tôi nhớ đến người Nhật trong hai thập kỷ sau chiến tranh, nơi phần lớn dân số nhìn thấy một tương lai tươi sáng hơn. Bây giờ ở Nhật Bản, hơn 30.000 người tự sát hàng năm và lý do chính của hành động này được cho là họ vô vọng đối với hiện tại và tương lai. Không cần phải nói rằng, Việt Nam không phải là không có vấn đề như sự thiếu hoàn chỉnh của hệ thống pháp luật hoặc tham nhũng tràn lan, … Tuy nhiên, tỷ lệ người cảm thấy hạnh phúc ở Việt Nam dường như cao hơn rất nhiều so với ở Nhật Bản hiện nay. Thật thú vị khi tưởng tượng những đồng nghiệp cũ của tôi sẽ dẫn dắt xã hội này đến đâu.”

Cassava and Vietnam: Now and Then

(キャッサバとベトナム-今昔物語)

Kazuo Kawano

I visited Vietnam for a week this last December,  where a team of NHK video-taped for a documentary of the changes caused by the new cassava varieties I introduced 20 years ago in the lives of small framers, the enhanced activities of industrial and business communities and the development of research organizations. It was a most interesting, amusing and rewarding visit where I reunited with a multitude of former small farmers who are more than willing to show me how their living had been improved because of KM-60 and KM-94 (both CIAT-induced varieties) , many “entrepreneurs” who started from a village starch factory, and several former colleagues who became Professor, Vice Rector of Universities, Directors of research centers and so on. Vietnam can be regarded as a country who accomplished the most visible and visual progress most rapidly and efficiently utilizing CIAT-induced technology.

For my own record as well as for responding to the requests from my Vietnamese colleagues, I decided to record the changes and progress that had taken place in Vietnam in general and in cassava varietal development in particular in a series of picture stories. This is the first of long stories that would follow.

昨年の12月に、NHKの国際ドキュメンタリー番組の収録でベトナムを10年ぶりに再訪する機会があった。それは私が中心となって開発したキャッサバの多収性・高澱粉性の新品種群を20年 前に導入した事が引き起こした人々の生活向上の様子を、南から北へと訪ね歩く旅であった。今回の旅では、小農から出発して家を建て中農、富農となった多数 の人々、村の澱粉加工所の親父だったのが大工場のオーナーや実業家となっている幾人もの成功者、そして殆んど名前だけの研究員であったのが今や試験場長、 大学教授、副学長になっている昔の仲間達を訪ね歩いたが、その殆んどの人が私との再会を喜んでくれて、口々に新しいキャッサバ品種のおかげで自分達の生活 と境遇が革命的に良くなったと話してくれた。

私自身の記録のため、それにベトナムの昔の仲間からのリクエストに答える目的もあって、この20年間のベトナムの発展とキャッサバ生産の進展を絵物語風に書き留めることにした。これはその長い物語の始まりの章である。xem tiếp Cassava and Vietnam: Now and Then

SẮN VIỆT NAM VÀ HOWELER
Hoàng Kim


Sắn Việt Nam và Reinhardt Howeler là bài học lớn. Nhà khoa học danh tiếng này là người bạn lớn của nông dân trồng sắn Thế giới, châu Á và Việt Nam. Ông đã dành trọn đời mình cho cây sắn, đúc kết trên 15 sách sắn chuyên khảo .

Sách sắn “Quản lý bền vững sắn châu Á từ nghiên cứu đến thực hành” (Nguyên tác tiếng Anh: Sustainable management of cassava in Asia – From research to practice; tác giả tiến sĩ Reinhardt Howeler và tiến sĩ Tin Maung Aye, CIAT, 2015, 148 trang, CIAT Publication No. 396, chỉ số xuất bản ISBN 978-958-694-136-5), Người chuyển ngữ tiếng Việt  Hoàng Kim, Hoang Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Bạch Mai; CIAT, VAAS, The Nippon Foundation, Nhà xuất bản thông tấn, 2015. Chỉ số xuất bản 9786049450471. PGS TS Trịnh Khắc Quang, Giám đốc VAAS và Tiến sĩ Clair Hershey, Trưởng Chương trình sắn CIAT đã viết lời giới thiệu và lời nói đầu sách này: (trích) ”Công việc tóm tắt trong tài liệu này thay cho những lời khuyên tốt nhất hiện có sau hơn 50 năm kinh nghiệm thực tiễn kết hợp nghiên cứu và làm việc với nông dân để hiểu những thách thức thực tế cuộc sống và cơ hội mà họ phải đối mặt.”.

Sách này có 13 chương. Chúng tôi trích giới thiệu chương 10 và chương 11 trong bài Sắn Việt Nam và Howeler, được sự đồng ý của tiến sĩ Reinhardt Howeler và tiến sĩ Tin Maung Aye, Nội dung Chương 10:”Kết hợp phân bón thương mại, phân chuồng, phân xanh để cải thiện độ phì nhiêu và tăng năng suất sắn” (trang 89-98).Nội dung Chương 11 Cách thức sinh học để tăng năng suất và cải thiện đất (trang 99 -110).

Chọn giống sắn kháng CMD; Chọn giống sắn Việt Nam; Mười kỹ thuật thâm canh sắn; Cách mạng sắn Việt Nam; Sắn Việt Nam và Kawano, Cassava and Vietnam: Now and Then; Sắn Việt Nam và Howeler; Quản lý bền vững sắn châu Á; Sắn Việt Nam sách chọn; CIAT Colombia thật ấn tượng; Sắn Việt Nam bài học quý, Sắn Việt và Sắn Thái; Lúa sắn Cămpuchia và Lào; Lúa sắn Việt Châu Phi; Martin Fregene xa mà gần; Người lính cây sắn tuổi thơ , Sắn Việt Lúa Siêu Xanh

QUẢN LÝ BỀN VỮNG SẮN CHÂU Á
Từ Nghiên cứu đến Thực hành

Tác giả: Reinhardt Howeler và Tin Maung Aye
Người dịch: Hoàng Kim, Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Bạch Mai

LỜI GIỚI THIỆU

Sắn Việt Nam trong vùng sắn châu Á đã tạo được sự đột phá có ý nghĩa toàn cầu. Sắn Việt Nam hiện được FAO (2013) ca ngợi là điển hình của sắn thế giới khi so sánh năm 2000 năng suất sắn Việt Nam đạt 8,35 tấn/ha, gần tương đương với năng suất sắn châu Phi (8,65 tấn/ha) nhưng đến năm 2011 sắn Việt Nam đã đạt năng suất  17,73 tấn/ha, vượt xa năng suất sắn bình quân châu Phi đạt 10,77 tấn/ha và cao hơn hẳn năng suất sắn bình quân châu Mỹ là 12,92 tấn/ha.  Tại Tây Ninh, nhiều hộ nông dân đã tăng năng suất sắn lên 400%, từ 8,35 tấn/ ha lên trên 36,0 tấn / ha. Sắn lát và tinh bột sắn Việt Nam đã trở thành một trong mười mặt hàng xuất khẩu chính. Sắn Việt Nam hiện đã thành nguồn sinh kế, cơ hội xóa đói giảm nghèo và làm giàu của nhiều hộ nông dân và hấp dẫn sự đầu tư của nhiều doanh nghiệp chế biến kinh doanh. Dẫu vậy, sắn Việt Nam cũng bộc lộ nhiều rủi ro, bất cập trong sản xuất, chế biến, kinh doanh và bảo vệ môi trường.

Thay mặt cho Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, tôi vinh dự được viết lời giới thiệu cho cuốn sách “Quản lý bền vững sắn châu Á: Từ nghiên cứu đến thực hành” của tác giả Reinhardt Howeler và Tin Maung Aye, chủ biên dịch Hoàng Kim với sự cộng tác của Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Bạch Mai. Cuốn sách này đúng như lời tác giả “thay cho những lời khuyên tốt nhất hiện có về kỹ thuật canh tác sắn sau hơn 50 năm kinh nghiệm thực tiễn kết hợp nghiên cứu và làm việc với nông dân để thấu hiểu những thách thức thực tế cuộc sống và cơ hội mà họ phải đối mặt”. Mặt khác, cuốn sách cũng là cẩm nang nghề nghiệp cho những người làm công tác nghiên cứu, chỉ đạo sản xuất và hoạch định chính sách về cây sắn, là cầu nối để trao đổi, thảo luận về các vấn đề cùng quan tâm trong quản lý đất và canh tác sắn bền vững ở châu Á.

Kính chúc bà con nông dân những mùa thu hoạch sắn bội thu.

Trịnh Khắc Quang
Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS)

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là mua-thang-nam-nho-ban-6.jpg

Câu chuyện ảnh tháng Năm

CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN
Hoàng Kim

Tôi đã nhiều lần tới châu Mỹ, tới cả Trung Mỹ, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Đó là kinh nghiệm sống quý giá cho sự nghiên cứu và giảng dạy khoa học cây trồng, đặc biệt là cây lương thực. Tôi nhớ thầy Norman Boulaug và nhiều thầy bạn ở nơi ấy, nhớ đất. nhớ người. Tôi có thói quen chép lại ghi chú ngắn và ghi hình về kỷ niệm sau mỗi chuyến đi, lần này mới có dịp hệ thống lại. “Châu Mỹ chuyện không quên” lắng đọng trong lòng tôi những ký ức sâu sắc về công việc chuyên môn khoa học cây trồng, cây lương thực yêu thích, kết nối với đất nước, con người, bạn hữu, và nền văn hóa châu Mỹ. Tôi kể từ chuyến đi Mỹ lần đầu tiên năm 1988, cho tới nhiều lần về sau lắng đọng chuỗi trãi nghiệm thân thương với thầy bạn ở bên kia bờ đại dương. Ba nơi chính của châu Mỹ mà tôi may mắn được tới, đó là vùng vật liệu di truyền ở ba trung tâm khởi nguyên cây trồng toàn cầu của chúng tại Châu Mỹ gồm Trung tâm ngô và lúa mì quốc tế CIMMYT ở Mê hi cô. Tung tâm khoai lang và khoai tây quốc tế CIP ở Peru. Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới CIAT về sắn, đậu thực phẩm, lúa gạo châu Mỹ ở Côlômbia. Những điểm đến này tương tự như Viện Nông nghiệp Nhiệt đời Quốc tế IITA ở Nigeria châu Phí, Viện Nghiên cứu Cây trồng Quốc tế cho vùng Nhiệt đới Bán khô cằn ICRISAT ở Ấn Độ, và Viện Lúa quốc tế IRRI ở Philippines. Những chốn ấy cũng thật thân thuộc với tôi. Tại đấy sách chuyên khảo cây trồng, tạp chí, trang web, video thật phong phú, sâu sắc và thật đáng ao ước. Cũng từ đấy mà tôi may mắn được đi thăm thú rộng ra các vùng lân cận theo điều kiện và hoàn cảnh của mỗi chuyến đi.

“Châu Mỹ chuyện không quên” là chùm thông tin với mục đích nhằm cung cấp các điểm nhấn tư liệu về cây lương thực châu Mỹ cho bạn đọc và các bài học trãi nghiệm của các chuyến đi thực tế về tình yêu cuộc sống kể lại cho các em sinh viên và bạn trẻ đồng nghiệp ham học hỏi, Tác phẩm gồm 36 đường links, được hiệu đính, bổ sung, để đọc và suy ngẫm

Mục đích sau cùng của DẠY VÀ HỌC là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và LÀM được việc. Lời Thầy dặn thung dung.

Châu Mỹ chuyện không quên
Hoàng Kim

Niềm tin và nghị lực
Về lại mái trường xưa
Hưng Lộc nôi yêu thương
Năm tháng ở trời Âu

Vòng qua Tây Bán Cầu
CIMMYT tươi rói kỷ niệm
Mexico ấn tượng lắng đọng
Lời Thầy dặn không quên

Ấn tượng Borlaug và Hemingway
Con đường di sản Lewis Clark
Sóng yêu thương vỗ mãi
Đối thoại nền văn hóa

Sắn Việt Nam và Kawano
Sắn Việt Nam và Howeler
Một ngày với Hernán Ceballos
CIAT Colombia thật ấn tượng
Martin Fregene xa mà gần

Châu Mỹ chuyện không quên
CIP Peru và khoai Việt
Nam Mỹ trong mắt tôi
Nhiều bạn tôi ở đấy

Machu Picchu di sản thế giới
Mark Zuckerberg và Facebook
Lời vàng Albert Einstein
Bill Gates học để làm

Thomas Edison một huyền thoại
Toni Morrison nhà văn Mỹ
Walt Disney bạn trẻ thơ
Lúa Việt tới Châu Mỹ..

CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN
Đi để hiểu đất quê hương
Hoàng Kim

Tạm biệt Oregon !
Tạm biệt Obregon California !
Cánh bay đưa ta về CIMMYT

Bầu trời xanh bát ngát
Lững lờ mây trắng bay
Những ngọn núi cao nhấp nhô
Những dòng sông dài uốn khúc
Hồ lớn Ciudad Obregon ba tỷ khối nước
Nở xòe như chùm pháo bông
Những cánh đồng mênh mông
Thành trăm hình thù dưới làn mây bạc
Con đường dài đưa ta đi
Suốt dọc từ Nam chí Bắc
Thành sợi chỉ màu chạy mút tầm xa…

Ơi vòm trời xanh bao la
Gọi lòng ta nhớ về Tổ Quốc
Ôi Việt Nam, Việt Nam
Một vùng nhớ trong lòng ta tỉnh thức
Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương.

Cảm ơn và chúc mừng Hoàng Minh Tường (Tuong Hoang) hình ảnh mới nối vần thơ cũ, gợi lại một trãi nghiệm quý giá đời tôi ở 31 năm trước (1988-2019) nay nhân hình ảnh mới để nhớ lại và suy ngẫm. về câu chuyện “Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương’. Vistar House Crown Point, hình ảnh nơi Tường đang đứng, gợi nhớ một vị trí đặc biệt lý tưởng trong tám thác nước đẹp thuộc hành lang danh lam thắng cảnh ở tiểu bang Oregon phía đông Multnomah County và Portland, miền Tây nước Mỹ, trên vùng đất đỏ bazan và đất xám nâu vàng của hẻm núi dòng sông Columbia rất nổi tiếng. . xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/di-khap-que-nguoi-de-hieu-dat-que-huong/ .

Vista House Crown Point, Oregon

Vista House là một bảo tàng tại Crown Point thuộc Oregon, là đài tưởng niệm những người tiên phong ở Oregon trên “Con đường di sản Lewis và Clark” và “đường cao tốc lịch sử sông Columbia”. Thầy tôi là Norman Borlaug  có kể cho tôi nghe về câu chuyện Thomas Jefferson (1743 – 1826) là Nhà tư tưởng sáng lập nước Mỹ.Minh triết Thomas Jefferson dạy chúng ta bài học lớn: .Bia mộ ông không vinh danh là Tổng thống Mỹ mà chỉ đề dòng chữ theo ý nguyên ông:“Nơi đây an nghỉ Thomas Jefferson, tác giả của Bản Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ, của Đạo Luật Virginia về Tự Do Tôn Giáo và là Người Cha của Đại Học Virginia”, Bài học lớn phúc hậu thực việc chúng ta học được lớn hơn bất cứ bài học nào khác. Thomas Jefferson bằng vị trí chính khách của mình đã giao dự án nghiên cứu khoa học và gắn với Con đường di sản Lewis & Clark trong cuộc thám hiểm miền Tây nước Mỹ. Đó là một ví dụ điển hình về tầm nhìn và dự án khoa học thành công. Vista House nằm trên một khu vực nhiều đá ở độ cao 223 m so với sông Columbia. Tòa nhà biểu tượng này bằng đá hình lục giác được xây dựng từ đầu thế kỷ 19, là niềm tự hào của người Mỹ trong sự chinh phục miền Tây.

Năm 2018 quý thầy bạn Bùi Cách Tuyến Huỳnh Hồng Phan Văn Tự (Tu Phan Van) đã có chuyến khảo sát du lịch sinh thái “Công viên đá Valley of Fire State Pack” Overton. Nơi đó thuộc bang Nevada với quy mô diện tích 19.000 ha gần bang Arizona…nơi khá xa về phía Nam của bang Oregon . Đó cũng là nơi mà trên 30 năm trước tôi cũng đã may mắn trãi nghiệm trên đường thiên lý Nam Bắc từ CIMMYT Mexico đi Oregon. Valley of Fire State Pack” được tạo thành chủ yếu từ đá trầm tích sa thạch đỏ (red sandstone) đã tạo ra cảnh quan đặc sắc với những núi đá trùng điệp màu đỏ “lửa” trên nền thung lũng cùng với những đụn cát đỏ, vàng nhấp nhô sản phẩm của quá trình ferralic hóa … tạo nên “Thung lũng lửa”… một trong cảnh đẹp thiên nhiên của bang Nevada. So với Oregon thì Công viên đá Valley of Fire State Pack khô cằn hơn giống núi Chúa Ninh Thuận hơn. Vista House Crown Point Oregon giống Chư jang sin Đắk Lắk, Biển Hồ Gia Lai và Ngọc Linh Kon Tum hơn. Hai nơi Công viên đá Valley of Fire State Pack và Vista House Crown Point Oregon là điển hình câu chuyện gian nan nhọc nhằn của sự chinh phục khó khăn vùng đất Tây nước Mỹ, và cũng đều rất giống Việt Nam với việc đưa đầu tư tiến bộ khoa học kỹ thuật vào Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ.

Đập Grand Coulee trên sông Columbia

Sông Columbia là sông lớn nhất vùng Tây Bắc Thái Bình Dương của Bắc Mỹ dài trên 2.000 km và lưu vực nhận nước là 668.217 km² với 85% là trong lãnh thổ Hoa Kỳ, là con sông lớn thứ tư tại Hoa Kỳ. So sánh với sông Mekong có chiều dài 4350 km, lưu vực 795.000 km2 . Sông Columbia kéo dài từ bang British Columbia của Canada qua tiểu bang Washington của Hoa Kỳ; tạo nên đôi bờ ranh giới phần lớn giữa tiểu bang Washington và Oregon trước khi đổ ra Thái Bình Dương. Hồ Columbia nằm ở cao độ 808 mét hình thành thượng nguồn của sông Columbia trong dãy núi Rocky phía nam tỉnh British Columbia Canada. Sông Columbia từ độ cao rất lớn này đổ xuống đoạn sông ngắn nên việc sản xuất thủy điện là lớn nhất Bắc Mỹ với 11 đập thủy điện tại Mỹ và 3 đập tại Canada. Tại Hoa Kỳ thủy điện chỉ chiếm 6,5% năng lượng nhưng sông Columbia và các sông nhánh của nó đã cung cấp khoảng 60% năng lượng thủy điện của duyên hải miền tây. Đập Grand Coulee trên sông Columbia ở tiểu bang Washington của Hoa Kỳ được xây dựng từ năm 1933 đến năm 1942, ban đầu với hai nhà máy điện đến năm 1974 thì tăng thêm nhà máy thủy điện thứ ba Đây là cơ sở sản xuất thủy điện lớn nhất Hoa Kỳ [4] và kết cấu bê tông lớn nhất thế giới ngang hàng cùng với đập Tam Hiệp sông Trường Giang Trung Quốc.

Sông Columbia do uốn khúc đột ngột và cửa sông có đụn cát thay đổi với xoáy nước nên nơi đây là một trong những khu vực nguy hiểm nhất cho tàu bè đi lại trên thế giới. Lịch sử sông Columbia khám phá, trị thủy, xây đập và xây cầu qua sông rộng, hiểm trở là một kinh nghiệm lớn và là niềm tự hào của nước Mỹ.

Câu chuyện sông Columbia cầu và đập lặn sâu vào ký ức. Chúng tôi nghề nghiệp chuyên môn chọn giống và kỹ thuật thâm canh cây trồng không có cơ hội và điều kiện tìm hiểu sâu hơn chỉ chú trọng xử lý mối quan hệ đất nước và cây trồng trong tưới iêu nội đồng. Một số hình ảnh và ghi chép về kinh nghiệm tưới tiêu và trồng trọt thuở ấy, bạn có thể tìm thấy ở đây,

Cây trồng nay và xưa

Hoàng Minh Tường ghi chép ngày 7 tháng 5 năm 2019: “Đầu tiên là cánh đồng hoa tuylip rộng bát ngát . Đủ các màu hoa khoe sắc. Đây đúng là lễ hội hoa. Cũng cần học tập văn hoá lễ hội của họ. Người và xe đông đúc nhưng rất trật tự, từ nơi để xe ra chỗ tham quan khoảng sáu, bảy trăm mét có xe đưa đón du khách miễn phí. Nhà vệ sinh di động sạch sẽ. Đặc biệt cả cánh đồng lớn với hàng nghìn người nhưng không có mẫu rác nào không một ai hút thuốc lá. Sau 3 giờ lũ chúng minh đi lên Wasinhton với dòng sông Cô-lôm-bi-a trong xanh hiền hoà, đứng trên tháp cao xem núi rừng hùng vĩ tất cả như còn hoang sơ. Đến thăm ngọn thác cao hàng trăm mét dựng đứng, du khách như đang lạc vào thế giới cổ tích Kết thúc một ngày du ngoạn thật tuyệt. Cảm ơn những người bạn trên đất Mỹ đã dành cho tôi có chuyến đi thú vị ”

Hoa tuylip đẹp quá ! những năm trước tôi đã thấy Nga Lê chụp hình nhưng hoa tuylip gần Wasinhton chưa phải ở nơi này. Thuở xưa tôi tới đây dường như vùng cạnh tháp chưa thấy có trồng hoa tuylip cho khách du lịch. Người Mỹ rất thực dụng,họ khéo quy hoạch và kế họach, hẵn là ‘thời biến, pháp biến’ cũng đúng thôi. Tôi bâng khuâng nghĩ về nho Ninh Thuận, thanh long Bình Thuận, khoai lang ngon Vĩnh Long, hoa Đà Lạt với biết bao mặt hàng nông nghiệp khác … đến bao giờ thì chuỗi giá trị nông nghiệp Việt mới kết nối mạnh mẽ được với du lịch sinh thái văn hóa danh lam thắng cảnh để chất lượng cuộc sống cao hơn và người nông dân Việt thu nhập tốt hơn,

Đi để hiểu quê hượng.

xem tiếp Châu Mỹ chuyện không quên
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chau-my-chuyen-khong-quen/

BAN MAI TRÊN SÔNG SON
Hoàng Kim

Ta đi như dòng sông
Thương hoài về bến đợi
Tất cả dòng sông đều chảy
Neo lòng khúc hát sông quê.

xem tiếp Ban mai trên sông Son https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ban-mai-tren-song-son/ và lắng nghe video tuyệt vời tại https://youtu.be/SAPCrpX-4Cw #lohenvoidonglam #dancaxunghe #dancanghetinh

Chaongaymoi
CNM365 Tình yêu cuộc sống
DẠY VÀ HỌC https://hoangkimvn.wordpress.com
ngày mới nhất bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365 Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on Twitter

DẠY VÀ HỌC 8 THÁNG 5
Hoàng Kim
và Hoàng Long
CNM365 Tình yêu cuộc sống #vietnamhoc, #Thungdung; Mưa tháng Năm nhớ bạn; Sắn Việt Nam và Kawano; Sắn Việt Nam và Howeler; Câu chuyện ảnh tháng Năm, Châu Mỹ chuyện không quên; Đi để hiểu quê hương; Địa chỉ xanh Ấn Độ; Thái Tông và Hưng Đạo; Gia Cát Mã Tiền Khóa; Ban mai trên sông Son, Những trang đời lắng đọng; Thầy Quý lúa lan ly; Chuyện đời Phan Chí Thắng Ngày 8 tháng 5 năm 1541 sông Mississippi được ghi chép đầu tiên bởi Hernando de Soto nhà thám hiểm người Tây Ban Nha châu Âu lần đầu đến đó, ông gọi sông là Río del Espíritu Santo. Sông Mississippi (với hệ thống các sông Missouri, Jefferson, Beaverhead, Red Rock, Hell Roaring) có chiều dài 6,275 km đứng thứ 4 trong danh sách sông dài nhất trên thế giới sau sông Nin (6.650km), sông Amazon (6.400- 6.992km), sông Trường Giang (6.300km), Ngày 8 tháng 5 năm 1945 là ngày chiến thắng Đức Quốc xã ở các nước châu Âu trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Ngày 8 tháng 5 năm 1954 Bắt đầu diễn ra Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương; Bài chọn lọc ngày 8 tháng 5:#vietnamhoc, #Thungdung; Mưa tháng Năm nhớ bạn; Sắn Việt Nam và Kawano; Sắn Việt Nam và Howeler; Câu chuyện ảnh tháng Năm, Châu Mỹ chuyện không quên; Đi để hiểu quê hương; Địa chỉ xanh Ấn Độ; Thái Tông và Hưng Đạo; Về lại bến sông xưa; Vị tướng của lòng dân; Chuyện cô Trâm lúa lai; Chuyện vua hề Sác lô; Hoa Bình Minh Hoa Lúa; Gạo Việt và thương hiệu; Đá hát; Về với vùng cát đá; Gia Cát Mã Tiền Khóa; Ban mai trên sông Son, Những trang đời lắng đọng; Thầy Quý lúa lan ly; Chuyện đời Phan Chí Thắng Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.comhttp://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-8-thang-5/

MƯA THÁNG NĂM NHỚ BẠN
Hoàng Kim


Nắng say trời ngày hạ
Mưa chuyển mùa tháng năm
Bạn thăm thương ngày cũ
Người xa nhớ chuyện gần.

Bạn tắm mát đời tôi
Bằng những điều bình dị
Có một ngày như thế
Thầy bạn là lộc xuân.

Mưa vào mùa tháng năm
Nắng dịu trời ngày hạ
Thung dung đón an hòa
Lộc muộn nhớ người xa

Thầy bạn trong đời tôi; Sắn Việt Nam và Kawano; Sắn Việt Nam và Howeler; Sắn Việt và Sắn Thái; Cách mạng sắn Việt Nam; Lúa sắn Cămpuchia và Lào; Lúa sắn Việt Châu Phi ; Chọn giống sắn Việt Nam; Chọn giống sắn kháng CMD giúp ta khoảng lặng thời gian trở lại chính mình. Mưa tháng năm nhớ bạn https://hoangkimlong.wordpress.com/category/mua-thang-nam-nho-ban/

SẮN VIỆT NAM VÀ KAWANO
Hoàng Kim

Gíáo sư Kazuo Kawano là chuyên gia chọn giống sắn rất nổi tiếng. Ông biên soạn 11 sách, 157 bài báo khoa học và đoạt nhiều giải thưởng lớn quốc tế, trong đó có huy chương hữu nghị năm 1997 của chính phủ Việt Nam.

Giáo sư Kazuo Kawano đúc kết phóng sự ảnh Cassava and Vietnam: Now and Then (Sắn và Việt Nam: bây giờ và sau đó) là đề dẫn của bộ phim truyền hình nổi tiếng hãng phim NHK Nhật Bản công chiếu năm 2009. Câu chuyện sắn của giáo sư Kazuo Kawano là góc nhìn của một nhà khoa hoc di truyền chọn giống sắn hàng đầu thế giới đối với sắn Việt Nam bảo tồn và phát triển.

Tôi lắng đọng ba ấn tượng lắng đọng nhất của trãi nghiệm đời mình với sắn Việt Nam CIAT ICRISAT ACIAR và bản sắc, đó là : 1) Sắn Việt Nam bây giờ và sau đó (Cassava and Vietnam: Now and Then), 2) Sắn Việt Nam câu chuyện thành công (Cassava in Vietnam: a successful story), và 3) “Khai thác các cây nhiên liệu sinh học chịu hạn để tăng cơ hội thu nhập cho các nông hội sản xuất nhỏ ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh” (Harnessing water – use efficient bio- energy crops for enhancing livelihood opportunities), trong đó có việc sử dụng sắn làm nhiên liệu sinh học tại Việt Nam (Cassava for Biofuel in Vietnam).

Sắn Việt Nam và Kawano giáo sư Kazuo Kawano viết: “Gặp những người bạn cũ ở Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Hưng Lộc . Nay Hoàng Kim là giảng viên chính ở Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh và Nguyễn Hữu Hỷ là giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Hưng Lộc (Meeting old friends at Hung Loc Agricultural Research Center. Now, Hoang Kim is Senior Lecturer at Nong Lam University in Ho Chi Minh city and Nguyen Huu Hy is Director of Hung Loc Agricultural Research Center). Đoàn tụ với người nông dân tiên tiến ông Hồ Sáu với Hoàng Kim và sinh viên ở Trảng Bom, Đồng Nai (Reunion with advanced farmer Mr. Ho Sau with Hoang Kim and students in Trang Bom, Dong Nai)

Sự kiện làm việc với nông dân là điều mà giáo sư Kazuo Kawano tâm đắc nhất khi ông kể lại qua phóng sự ảnh “ Cassava and Vietnam: Now and Then “. Ông nói: “Một điều nổi bật trong sự hợp tác của chúng tôi với các đồng nghiệp Việt Nam là sự sẵn sàng cấp bách của họ để làm việc chặt chẽ với nông dân. Điều này trái ngược với trải nghiệm Mỹ Latinh của tôi. Ngoạn chủ trì một cuộc họp thôn ở Phổ Yên năm 1996. Thu hoạch thử nghiệm sắn trên thực địa ở Bắc Thái; một hỗn hợp kỳ lạ của Ngoạn (nay đã là giáo sư), với sinh viên, nông dân, một bà già và một em bé” (READINESS FOR WORKING WITH FARMERS. Kazuo Kawano. One thing outstanding in our collaboration with the Vietnamese colleagues is their acute readiness for working closely with farmers. This is in good contrast to my Latin American experience. Ngoan presiding a village meeting in Pho Yen in 1996. Harvest of a field trial in Bac Thai in 1996; a curious mixture of Ngoan (Professor to be), students, farmers, an old woman and a baby)

Giáo sư Kazuo Kawano viết: “Kazuo Kawano và Hoàng Kim trên cánh đồng KM419 tháng 12 năm 2009. KM-94 vẫn là tốt nhất cho sắn trồng thuần ở Tây Ninh, ông Thanh đồng ý. Nhưng anh ấy đang trồng rộng rãi KM98-5 (tai xanh) và KM419 (tai đỏ) trên cánh đồng của mình, có lẽ vì giống mới.KM98-5 và KM419 vẫn mang lại cơ hội tốt để trồng bán cây giống”. Giáo sư Kazuo Kawano kể lại. (KK and Kim in Tay Ninh at KM 419 field in Dec 2009. KM-94 is still the best for mono-culture cassava in Tay Ninh, Mr. Thanh agrees. But he is planting KM98-5 (tai xanh) and KM419 (tai do) extensively in his field, probably because being a new variety, KM98-5 and KM419 still offers good opportunities for planting stake sale).

Bạn tốt khó tìm, khó bỏ lại, và không thể quên lãng (Good friends are hard to find, harder to leave, and impossible to forget). Sắn Việt Nam là chuyện nhiều năm còn kể. Câu chuyện của họ là câu chuyện đời thực của gia đình sắn Việt Nam.

SẮN VIỆT NAM VÀ KAWANO
Cách mạng sắn Việt Nam bài học lắng đọng
Kazuo Kawano, Hoàng Kim cảm nhận

Giáo sư Kazuo Kawano là nhà bác học chọn giống sắn xuất sắc (xem lý lịch khoa học) Suy ngẫm về Sắn và Việt Nam: bây giờ và sau đó Cassava and Vietnam: Now and Then thật lắng đọng: “Trong suốt nhiều năm gắn bó với Việt Nam, tôi đã biết nhiều người, những người mà tôi dường như có thể phân loại trong hồi tưởng. Tôi có ấn tượng đầu tiên về người Việt Nam từ một số học viên Việt Nam ở Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (IRRI) ở Los Baños, Philippines năm 1963 và ‘nó’ không phải là điều đặc biệt thuận lợi. Kiểu hình người Việt Nam lúc ấy trong mắt tôi, (Họ) xuất hiện khá cởi mở, hoài nghi và thờ ơ, nếu không nói là ích kỷ, tự cao và tham nhũng. Tôi có thể quá khắc nghiệt khi phán xét về họ; nhưng như lời của Halberstam đã viết về loại người này trong “Sự tạo ra một vũng lầy”. Đó là loại người thuộc tầng lớp thượng lưu của xã hội miền Nam Việt Nam trong cùng thời kỳ, thể hiện một cách sinh động và nghiêm túc  mà sự phán xét của tôi có thể không quá xa thực tế.

Mười năm hợp tác chặt chẽ của tôi với các đồng nghiệp Việt Nam chọn tạo và nhân giống sắn  trong những năm 1990 và cuộc hội ngộ với họ trong chuyến đi này hoàn toàn thay đổi đánh giá của tôi về người Việt Nam. Bằng chứng là một loạt các báo cáo của tôi ở đây, họ là siêng năng, sâu sắc, chu đáo và cố gắng không mệt mỏi, như thể thi đua với tướng Võ Nguyên Giáp. Tôi có thể là một phần tích cực đối với những người bạn của tôi. Tuy nhiên, tôi có một cảm giác tương tự đối với một số đồng nghiệp của tôi ở Rayong, Thái Lan và Nam Ninh, Trung Quốc để đếm được một vài người. Trong suốt hai thập kỷ sau chiến tranh Nhật Bản, chúng tôi dường như cũng có nhiều người Nhật trong hạng mục này.

Sau đó, khi nói đến khối lượng dân số chỉ muốn ngày mai sẽ tốt hơn ngày hôm nay, thì trong chuyến đi này, tôi đã rất ấn tượng và xúc động khi gặp nhiều người dường như không bao giờ nghi ngờ ngày mai tốt hơn hôm nay. Điều này làm tôi nhớ đến người Nhật trong hai thập kỷ sau chiến tranh, nơi phần lớn dân số nhìn thấy một tương lai tươi sáng hơn. Bây giờ ở Nhật Bản, hơn 30.000 người tự sát hàng năm và lý do chính của hành động này được cho là họ vô vọng đối với hiện tại và tương lai. Không cần phải nói rằng, Việt Nam không phải là không có vấn đề như sự thiếu hoàn chỉnh của hệ thống pháp luật hoặc tham nhũng tràn lan, … Tuy nhiên, tỷ lệ người cảm thấy hạnh phúc ở Việt Nam dường như cao hơn rất nhiều so với ở Nhật Bản hiện nay. Thật thú vị khi tưởng tượng những đồng nghiệp cũ của tôi sẽ dẫn dắt xã hội này đến đâu.”

Cassava and Vietnam: Now and Then

(キャッサバとベトナム-今昔物語)

Kazuo Kawano

I visited Vietnam for a week this last December,  where a team of NHK video-taped for a documentary of the changes caused by the new cassava varieties I introduced 20 years ago in the lives of small framers, the enhanced activities of industrial and business communities and the development of research organizations. It was a most interesting, amusing and rewarding visit where I reunited with a multitude of former small farmers who are more than willing to show me how their living had been improved because of KM-60 and KM-94 (both CIAT-induced varieties) , many “entrepreneurs” who started from a village starch factory, and several former colleagues who became Professor, Vice Rector of Universities, Directors of research centers and so on. Vietnam can be regarded as a country who accomplished the most visible and visual progress most rapidly and efficiently utilizing CIAT-induced technology.

For my own record as well as for responding to the requests from my Vietnamese colleagues, I decided to record the changes and progress that had taken place in Vietnam in general and in cassava varietal development in particular in a series of picture stories. This is the first of long stories that would follow.

昨年の12月に、NHKの国際ドキュメンタリー番組の収録でベトナムを10年ぶりに再訪する機会があった。それは私が中心となって開発したキャッサバの多収性・高澱粉性の新品種群を20年 前に導入した事が引き起こした人々の生活向上の様子を、南から北へと訪ね歩く旅であった。今回の旅では、小農から出発して家を建て中農、富農となった多数 の人々、村の澱粉加工所の親父だったのが大工場のオーナーや実業家となっている幾人もの成功者、そして殆んど名前だけの研究員であったのが今や試験場長、 大学教授、副学長になっている昔の仲間達を訪ね歩いたが、その殆んどの人が私との再会を喜んでくれて、口々に新しいキャッサバ品種のおかげで自分達の生活 と境遇が革命的に良くなったと話してくれた。

私自身の記録のため、それにベトナムの昔の仲間からのリクエストに答える目的もあって、この20年間のベトナムの発展とキャッサバ生産の進展を絵物語風に書き留めることにした。これはその長い物語の始まりの章である。xem tiếp Cassava and Vietnam: Now and Then

SẮN VIỆT NAM VÀ HOWELER
Hoàng Kim


Sắn Việt Nam và Reinhardt Howeler là bài học lớn. Nhà khoa học danh tiếng này là người bạn lớn của nông dân trồng sắn Thế giới, châu Á và Việt Nam. Ông đã dành trọn đời mình cho cây sắn, đúc kết trên 15 sách sắn chuyên khảo .

Sách sắn “Quản lý bền vững sắn châu Á từ nghiên cứu đến thực hành” (Nguyên tác tiếng Anh: Sustainable management of cassava in Asia – From research to practice; tác giả tiến sĩ Reinhardt Howeler và tiến sĩ Tin Maung Aye, CIAT, 2015, 148 trang, CIAT Publication No. 396, chỉ số xuất bản ISBN 978-958-694-136-5), Người chuyển ngữ tiếng Việt  Hoàng Kim, Hoang Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Bạch Mai; CIAT, VAAS, The Nippon Foundation, Nhà xuất bản thông tấn, 2015. Chỉ số xuất bản 9786049450471. PGS TS Trịnh Khắc Quang, Giám đốc VAAS và Tiến sĩ Clair Hershey, Trưởng Chương trình sắn CIAT đã viết lời giới thiệu và lời nói đầu sách này: (trích) ”Công việc tóm tắt trong tài liệu này thay cho những lời khuyên tốt nhất hiện có sau hơn 50 năm kinh nghiệm thực tiễn kết hợp nghiên cứu và làm việc với nông dân để hiểu những thách thức thực tế cuộc sống và cơ hội mà họ phải đối mặt.”.

Sách này có 13 chương. Chúng tôi trích giới thiệu chương 10 và chương 11 trong bài Sắn Việt Nam và Howeler, được sự đồng ý của tiến sĩ Reinhardt Howeler và tiến sĩ Tin Maung Aye, Nội dung Chương 10:”Kết hợp phân bón thương mại, phân chuồng, phân xanh để cải thiện độ phì nhiêu và tăng năng suất sắn” (trang 89-98).Nội dung Chương 11 Cách thức sinh học để tăng năng suất và cải thiện đất (trang 99 -110).

Chọn giống sắn kháng CMD; Chọn giống sắn Việt Nam; Mười kỹ thuật thâm canh sắn; Cách mạng sắn Việt Nam; Sắn Việt Nam và Kawano, Cassava and Vietnam: Now and Then; Sắn Việt Nam và Howeler; Quản lý bền vững sắn châu Á; Sắn Việt Nam sách chọn; CIAT Colombia thật ấn tượng; Sắn Việt Nam bài học quý, Sắn Việt và Sắn Thái; Lúa sắn Cămpuchia và Lào; Lúa sắn Việt Châu Phi; Martin Fregene xa mà gần; Người lính cây sắn tuổi thơ , Sắn Việt Lúa Siêu Xanh

QUẢN LÝ BỀN VỮNG SẮN CHÂU Á
Từ Nghiên cứu đến Thực hành

Tác giả: Reinhardt Howeler và Tin Maung Aye
Người dịch: Hoàng Kim, Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Bạch Mai

LỜI GIỚI THIỆU

Sắn Việt Nam trong vùng sắn châu Á đã tạo được sự đột phá có ý nghĩa toàn cầu. Sắn Việt Nam hiện được FAO (2013) ca ngợi là điển hình của sắn thế giới khi so sánh năm 2000 năng suất sắn Việt Nam đạt 8,35 tấn/ha, gần tương đương với năng suất sắn châu Phi (8,65 tấn/ha) nhưng đến năm 2011 sắn Việt Nam đã đạt năng suất  17,73 tấn/ha, vượt xa năng suất sắn bình quân châu Phi đạt 10,77 tấn/ha và cao hơn hẳn năng suất sắn bình quân châu Mỹ là 12,92 tấn/ha.  Tại Tây Ninh, nhiều hộ nông dân đã tăng năng suất sắn lên 400%, từ 8,35 tấn/ ha lên trên 36,0 tấn / ha. Sắn lát và tinh bột sắn Việt Nam đã trở thành một trong mười mặt hàng xuất khẩu chính. Sắn Việt Nam hiện đã thành nguồn sinh kế, cơ hội xóa đói giảm nghèo và làm giàu của nhiều hộ nông dân và hấp dẫn sự đầu tư của nhiều doanh nghiệp chế biến kinh doanh. Dẫu vậy, sắn Việt Nam cũng bộc lộ nhiều rủi ro, bất cập trong sản xuất, chế biến, kinh doanh và bảo vệ môi trường.

Thay mặt cho Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, tôi vinh dự được viết lời giới thiệu cho cuốn sách “Quản lý bền vững sắn châu Á: Từ nghiên cứu đến thực hành” của tác giả Reinhardt Howeler và Tin Maung Aye, chủ biên dịch Hoàng Kim với sự cộng tác của Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Bạch Mai. Cuốn sách này đúng như lời tác giả “thay cho những lời khuyên tốt nhất hiện có về kỹ thuật canh tác sắn sau hơn 50 năm kinh nghiệm thực tiễn kết hợp nghiên cứu và làm việc với nông dân để thấu hiểu những thách thức thực tế cuộc sống và cơ hội mà họ phải đối mặt”. Mặt khác, cuốn sách cũng là cẩm nang nghề nghiệp cho những người làm công tác nghiên cứu, chỉ đạo sản xuất và hoạch định chính sách về cây sắn, là cầu nối để trao đổi, thảo luận về các vấn đề cùng quan tâm trong quản lý đất và canh tác sắn bền vững ở châu Á.

Kính chúc bà con nông dân những mùa thu hoạch sắn bội thu.

Trịnh Khắc Quang
Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS)

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là mua-thang-nam-nho-ban-6.jpg

CHỌN GIỐNG SẮN KHÁNG CMD
Nguyễn Thị Trúc Mai, Hoàng Kim, Hoàng Long và đồng sự

Bệnh virus khảm lá CMD từ ban đầu Tây Ninh (2017) lan rộng trên 15 tỉnh thành Việt Nam (2018) là thách thức của các nhà khoa học. “V/v sử dụng giống sắn KM419 trong sản xuất” đã được Bộ NNPTNT xác định tại công văn chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, Cục Bảo vệ Thực vật số 1068/ BVTV ngày 3 tháng 5 năm 2019. Giống sắn KM419 có năng suất tinh bột cao nhất và diện tích trồng phổ biến nhất Việt Nam. Giống sắn KM419 chống chịu trung bình bệnh CMD và bệnh chổi rồng (CWBD), trong điều kiện áp lực 2 bệnh này ở Việt Nam hiện nay là rất cao. Sự cần thiết cấp bách lai tạo KM419 đưa thêm gen kháng bệnh của giống C39, KM440 (KM94 đột biến); KM397 vào giống sắn ưu tú này .

Giống sắn KM419 bìa trái thấp cây, tán gọn, cọng đỏ, chống chịu trung bình với bệnh CMD và CWBD , và các dòng sắn lai ít bệnh CMD và CWBD, so với HLS 11 giữa, cao cây, cọng xanh, nhiễm nặng bệnh CMD

Giải pháp chọn giống sắn Việt Nam tiếp nối hiệu quả là sử dụng giống sắn KM419 năng suất tinh bột cao sạch bệnh tiếp tục lai tạo với các giống sắn kháng bệnh CMD đã có. Bài viết CHỌN GIỐNG SẮN VIỆT NAM đúc kết tóm tắt thông tin đã có và định hướng cho sự nổ lực Trúc Mai, Hoang Long, BM Nguyễn, Nguyen Van Nam, Nhan Pham, Hung Nguyenviet, Hoàng Kim, Jonathan Newby … đang lai hữu tính và bồi dục nâng cao tính kháng cho các giống sắn KM419, KM440, KM397, tốt nhất hiện nay

Chọn giống sắn kháng CMD; Chọn giống sắn Việt Nam

Câu chuyện ảnh tháng Năm

CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN
Hoàng Kim
Tôi đã nhiều lần tới châu Mỹ, tới cả Trung Mỹ, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Đó là kinh nghiệm sống quý giá cho sự nghiên cứu và giảng dạy khoa học cây trồng, đặc biệt là cây lương thực. Tôi nhớ thầy Norman Boulaug và nhiều thầy bạn ở nơi ấy, nhớ đất. nhớ người. Tôi có thói quen chép lại ghi chú ngắn và ghi hình về kỷ niệm sau mỗi chuyến đi, lần này mới có dịp hệ thống lại. “Châu Mỹ chuyện không quên” lắng đọng trong lòng tôi những ký ức sâu sắc về công việc chuyên môn khoa học cây trồng, cây lương thực yêu thích, kết nối với đất nước, con người, bạn hữu, và nền văn hóa châu Mỹ. Tôi kể từ chuyến đi Mỹ lần đầu tiên năm 1988, cho tới nhiều lần về sau lắng đọng chuỗi trãi nghiệm thân thương với thầy bạn ở bên kia bờ đại dương. Ba nơi chính của châu Mỹ mà tôi may mắn được tới, đó là vùng vật liệu di truyền ở ba trung tâm khởi nguyên cây trồng toàn cầu của chúng tại Châu Mỹ gồm Trung tâm ngô và lúa mì quốc tế CIMMYT ở Mê hi cô. Tung tâm khoai lang và khoai tây quốc tế CIP ở Peru. Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới CIAT về sắn, đậu thực phẩm, lúa gạo châu Mỹ ở Côlômbia. Những điểm đến này tương tự như Viện Nông nghiệp Nhiệt đời Quốc tế IITA ở Nigeria châu Phí, Viện Nghiên cứu Cây trồng Quốc tế cho vùng Nhiệt đới Bán khô cằn ICRISAT ở Ấn Độ, và Viện Lúa quốc tế IRRI ở Philippines. Những chốn ấy cũng thật thân thuộc với tôi. Tại đấy sách chuyên khảo cây trồng, tạp chí, trang web, video thật phong phú, sâu sắc và thật đáng ao ước. Cũng từ đấy mà tôi may mắn được đi thăm thú rộng ra các vùng lân cận theo điều kiện và hoàn cảnh của mỗi chuyến đi.

“Châu Mỹ chuyện không quên” là chùm thông tin với mục đích nhằm cung cấp các điểm nhấn tư liệu về cây lương thực châu Mỹ cho bạn đọc và các bài học trãi nghiệm của các chuyến đi thực tế về tình yêu cuộc sống kể lại cho các em sinh viên và bạn trẻ đồng nghiệp ham học hỏi, Tác phẩm gồm 36 đường links, được hiệu đính, bổ sung, để đọc và suy ngẫm

Mục đích sau cùng của DẠY VÀ HỌC là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và LÀM được việc. Lời Thầy dặn thung dung.

Châu Mỹ chuyện không quên
Hoàng Kim

Niềm tin và nghị lực
Về lại mái trường xưa
Hưng Lộc nôi yêu thương
Năm tháng ở trời Âu

Vòng qua Tây Bán Cầu
CIMMYT tươi rói kỷ niệm
Mexico ấn tượng lắng đọng
Lời Thầy dặn không quên

Ấn tượng Borlaug và Hemingway
Con đường di sản Lewis Clark
Sóng yêu thương vỗ mãi
Đối thoại nền văn hóa

Sắn Việt Nam và Kawano
Sắn Việt Nam và Howeler
Một ngày với Hernán Ceballos
CIAT Colombia thật ấn tượng
Martin Fregene xa mà gần

Châu Mỹ chuyện không quên
CIP Peru và khoai Việt
Nam Mỹ trong mắt tôi
Nhiều bạn tôi ở đấy

Machu Picchu di sản thế giới
Mark Zuckerberg và Facebook
Lời vàng Albert Einstein
Bill Gates học để làm

Thomas Edison một huyền thoại
Toni Morrison nhà văn Mỹ
Walt Disney bạn trẻ thơ
Lúa Việt tới Châu Mỹ..

CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN
Đi để hiểu đất quê hương
Hoàng Kim

Tạm biệt Oregon !
Tạm biệt Obregon California !
Cánh bay đưa ta về CIMMYT

Bầu trời xanh bát ngát
Lững lờ mây trắng bay
Những ngọn núi cao nhấp nhô
Những dòng sông dài uốn khúc
Hồ lớn Ciudad Obregon ba tỷ khối nước
Nở xòe như chùm pháo bông
Những cánh đồng mênh mông
Thành trăm hình thù dưới làn mây bạc
Con đường dài đưa ta đi
Suốt dọc từ Nam chí Bắc
Thành sợi chỉ màu chạy mút tầm xa…

Ơi vòm trời xanh bao la
Gọi lòng ta nhớ về Tổ Quốc
Ôi Việt Nam, Việt Nam
Một vùng nhớ trong lòng ta tỉnh thức
Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương.

Cảm ơn và chúc mừng Hoàng Minh Tường (Tuong Hoang) hình ảnh mới nối vần thơ cũ, gợi lại một trãi nghiệm quý giá đời tôi ở 31 năm trước (1988-2019) nay nhân hình ảnh mới để nhớ lại và suy ngẫm. về câu chuyện “Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương’. Vistar House Crown Point, hình ảnh nơi Tường đang đứng, gợi nhớ một vị trí đặc biệt lý tưởng trong tám thác nước đẹp thuộc hành lang danh lam thắng cảnh ở tiểu bang Oregon phía đông Multnomah County và Portland, miền Tây nước Mỹ, trên vùng đất đỏ bazan và đất xám nâu vàng của hẻm núi dòng sông Columbia rất nổi tiếng. . xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/di-khap-que-nguoi-de-hieu-dat-que-huong/ .

Vista House Crown Point, Oregon

Vista House là một bảo tàng tại Crown Point thuộc Oregon, là đài tưởng niệm những người tiên phong ở Oregon trên “Con đường di sản Lewis và Clark” và “đường cao tốc lịch sử sông Columbia”. Thầy tôi là Norman Borlaug  có kể cho tôi nghe về câu chuyện Thomas Jefferson (1743 – 1826) là Nhà tư tưởng sáng lập nước Mỹ.Minh triết Thomas Jefferson dạy chúng ta bài học lớn: .Bia mộ ông không vinh danh là Tổng thống Mỹ mà chỉ đề dòng chữ theo ý nguyên ông:“Nơi đây an nghỉ Thomas Jefferson, tác giả của Bản Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ, của Đạo Luật Virginia về Tự Do Tôn Giáo và là Người Cha của Đại Học Virginia”, Bài học lớn phúc hậu thực việc chúng ta học được lớn hơn bất cứ bài học nào khác. Thomas Jefferson bằng vị trí chính khách của mình đã giao dự án nghiên cứu khoa học và gắn với Con đường di sản Lewis & Clark trong cuộc thám hiểm miền Tây nước Mỹ. Đó là một ví dụ điển hình về tầm nhìn và dự án khoa học thành công. Vista House nằm trên một khu vực nhiều đá ở độ cao 223 m so với sông Columbia. Tòa nhà biểu tượng này bằng đá hình lục giác được xây dựng từ đầu thế kỷ 19, là niềm tự hào của người Mỹ trong sự chinh phục miền Tây.

Năm 2018 quý thầy bạn Bùi Cách Tuyến Huỳnh Hồng Phan Văn Tự (Tu Phan Van) đã có chuyến khảo sát du lịch sinh thái “Công viên đá Valley of Fire State Pack” Overton. Nơi đó thuộc bang Nevada với quy mô diện tích 19.000 ha gần bang Arizona…nơi khá xa về phía Nam của bang Oregon . Đó cũng là nơi mà trên 30 năm trước tôi cũng đã may mắn trãi nghiệm trên đường thiên lý Nam Bắc từ CIMMYT Mexico đi Oregon. Valley of Fire State Pack” được tạo thành chủ yếu từ đá trầm tích sa thạch đỏ (red sandstone) đã tạo ra cảnh quan đặc sắc với những núi đá trùng điệp màu đỏ “lửa” trên nền thung lũng cùng với những đụn cát đỏ, vàng nhấp nhô sản phẩm của quá trình ferralic hóa … tạo nên “Thung lũng lửa”… một trong cảnh đẹp thiên nhiên của bang Nevada. So với Oregon thì Công viên đá Valley of Fire State Pack khô cằn hơn giống núi Chúa Ninh Thuận hơn. Vista House Crown Point Oregon giống Chư jang sin Đắk Lắk, Biển Hồ Gia Lai và Ngọc Linh Kon Tum hơn. Hai nơi Công viên đá Valley of Fire State Pack và Vista House Crown Point Oregon là điển hình câu chuyện gian nan nhọc nhằn của sự chinh phục khó khăn vùng đất Tây nước Mỹ, và cũng đều rất giống Việt Nam với việc đưa đầu tư tiến bộ khoa học kỹ thuật vào Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ.

Đập Grand Coulee trên sông Columbia

Sông Columbia là sông lớn nhất vùng Tây Bắc Thái Bình Dương của Bắc Mỹ dài trên 2.000 km và lưu vực nhận nước là 668.217 km² với 85% là trong lãnh thổ Hoa Kỳ, là con sông lớn thứ tư tại Hoa Kỳ. So sánh với sông Mekong có chiều dài 4350 km, lưu vực 795.000 km2 . Sông Columbia kéo dài từ bang British Columbia của Canada qua tiểu bang Washington của Hoa Kỳ; tạo nên đôi bờ ranh giới phần lớn giữa tiểu bang Washington và Oregon trước khi đổ ra Thái Bình Dương. Hồ Columbia nằm ở cao độ 808 mét hình thành thượng nguồn của sông Columbia trong dãy núi Rocky phía nam tỉnh British Columbia Canada. Sông Columbia từ độ cao rất lớn này đổ xuống đoạn sông ngắn nên việc sản xuất thủy điện là lớn nhất Bắc Mỹ với 11 đập thủy điện tại Mỹ và 3 đập tại Canada. Tại Hoa Kỳ thủy điện chỉ chiếm 6,5% năng lượng nhưng sông Columbia và các sông nhánh của nó đã cung cấp khoảng 60% năng lượng thủy điện của duyên hải miền tây. Đập Grand Coulee trên sông Columbia ở tiểu bang Washington của Hoa Kỳ được xây dựng từ năm 1933 đến năm 1942, ban đầu với hai nhà máy điện đến năm 1974 thì tăng thêm nhà máy thủy điện thứ ba Đây là cơ sở sản xuất thủy điện lớn nhất Hoa Kỳ [4] và kết cấu bê tông lớn nhất thế giới ngang hàng cùng với đập Tam Hiệp sông Trường Giang Trung Quốc.

Sông Columbia do uốn khúc đột ngột và cửa sông có đụn cát thay đổi với xoáy nước nên nơi đây là một trong những khu vực nguy hiểm nhất cho tàu bè đi lại trên thế giới. Lịch sử sông Columbia khám phá, trị thủy, xây đập và xây cầu qua sông rộng, hiểm trở là một kinh nghiệm lớn và là niềm tự hào của nước Mỹ.

Câu chuyện sông Columbia cầu và đập lặn sâu vào ký ức. Chúng tôi nghề nghiệp chuyên môn chọn giống và kỹ thuật thâm canh cây trồng không có cơ hội và điều kiện tìm hiểu sâu hơn chỉ chú trọng xử lý mối quan hệ đất nước và cây trồng trong tưới iêu nội đồng. Một số hình ảnh và ghi chép về kinh nghiệm tưới tiêu và trồng trọt thuở ấy, bạn có thể tìm thấy ở đây,

Cây trồng nay và xưa

Hoàng Minh Tường ghi chép ngày 7 tháng 5 năm 2019: “Đầu tiên là cánh đồng hoa tuylip rộng bát ngát . Đủ các màu hoa khoe sắc. Đây đúng là lễ hội hoa. Cũng cần học tập văn hoá lễ hội của họ. Người và xe đông đúc nhưng rất trật tự, từ nơi để xe ra chỗ tham quan khoảng sáu, bảy trăm mét có xe đưa đón du khách miễn phí. Nhà vệ sinh di động sạch sẽ. Đặc biệt cả cánh đồng lớn với hàng nghìn người nhưng không có mẫu rác nào không một ai hút thuốc lá. Sau 3 giờ lũ chúng minh đi lên Wasinhton với dòng sông Cô-lôm-bi-a trong xanh hiền hoà, đứng trên tháp cao xem núi rừng hùng vĩ tất cả như còn hoang sơ. Đến thăm ngọn thác cao hàng trăm mét dựng đứng, du khách như đang lạc vào thế giới cổ tích Kết thúc một ngày du ngoạn thật tuyệt. Cảm ơn những người bạn trên đất Mỹ đã dành cho tôi có chuyến đi thú vị ”

Hoa tuylip đẹp quá ! những năm trước tôi đã thấy Nga Lê chụp hình nhưng hoa tuylip gần Wasinhton chưa phải ở nơi này. Thuở xưa tôi tới đây dường như vùng cạnh tháp chưa thấy có trồng hoa tuylip cho khách du lịch. Người Mỹ rất thực dụng,họ khéo quy hoạch và kế họach, hẵn là ‘thời biến, pháp biến’ cũng đúng thôi. Tôi bâng khuâng nghĩ về nho Ninh Thuận, thanh long Bình Thuận, khoai lang ngon Vĩnh Long, hoa Đà Lạt với biết bao mặt hàng nông nghiệp khác … đến bao giờ thì chuỗi giá trị nông nghiệp Việt mới kết nối mạnh mẽ được với du lịch sinh thái văn hóa danh lam thắng cảnh để chất lượng cuộc sống cao hơn và người nông dân Việt thu nhập tốt hơn,

Đi để hiểu quê hượng.

xem tiếp Châu Mỹ chuyện không quên
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chau-my-chuyen-khong-quen/

BAN MAI TRÊN SÔNG SON
Hoàng Kim

Ta đi như dòng sông
Thương hoài về bến đợi
Tất cả dòng sông đều chảy
Neo lòng khúc hát sông quê.

xem tiếp Ban mai trên sông Son https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ban-mai-tren-song-son/ và lắng nghe video tuyệt vời tại https://youtu.be/SAPCrpX-4Cw #lohenvoidonglam #dancaxunghe #dancanghetinh

Chaongaymoi
CNM365 Tình yêu cuộc sống
DẠY VÀ HỌC https://hoangkimvn.wordpress.com
ngày mới nhất bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365 Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on Twitter

#cnm365 #cltvn 8 tháng 5


TỈNH THỨC CÙNG THÁNG NĂM
Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim
#Nhàtôi
; #banmai; #htn365; #ana; #Thungdung#dayvahoc, #vietnamhoc;  #cnm365;  #cltvn; #đẹpvàhay; #lvn365 https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-8-thang-5/ & https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-8-thang-5

CNM365 Tình yêu cuộc sống: Thế giới trong mắt ai; Bài thơ Viên đá Thời gian; Lời Thầy dặn thung dung; Nông nghiệp Việt trăm năm; Sông Mekong tin nổi bật; Vị tướng của lòng dân; Nguyễn Du trăng huyền thoại; Nông nghiệp Việt trăm năm; Lời Thầy dặn thung dung; Trời nhân loại mênh mông; Tagore Thánh sư Ấn Độ; Hoa Hồng Ngọc Quan Âm; Huế có Thiên Thụ Sơn; Ta về với Linh Giang ; Làng Minh Lệ quê tôi; Châu Mỹ chuyện không quên; Nguyễn Du là bậc anh hùng; Tô Đông Pha Tây Hồ; Đền Kiếp Bạc Côn Sơn; Dám đánh và quyết thắng; Kim Notes lắng ghi chú; Thế giới trong mắt ai; Phục Sinh Bình Minh An; Giấc mơ đời vẫn thực; Sóng yêu thương vỗ mãi; Sơn La núi báu vật; Ngụ ngôn cho người lớn; Huế có Thiên Thụ Sơn; Ta về với Linh Giang ; Làng Minh Lệ quê tôi ; Châu Mỹ chuyện không quên ; Một gia đình yêu thương ; Nguyễn Du là bậc anh hùng; Tô Đông Pha Tây Hồ ; Lời Thầy dặn thung dung; Sớm hè líu ríu xuân Hoàng Long cây lương thực ; Một gia đình yêu thương; Nguyễn Du Hồ Xuân Hương, Dưỡng mầm xanh phương Nam; Việt Nam Tổ Quốc tôi; Việt Nam con đường xanh; Cách đánh của Việt Nam; Thế giới trong mắt ai ; Chỉ tình yêu ở lại ; Mưa lành và lúa xuân; Lúa siêu xanh Việt Nam ;Tiến bộ giống sắn Việt Nam; Lào hoa trắng nắng Mekong; Đẹp và Hay Học Mãi; Suy tư sông Dương Tử; Trung Tân mừng ngày mới; Thế giới trong mắt ai; Vui đến chốn thung dung; Việt Nam con đường xanh; Hoàng Trung Trực đời lính; Thơ viết bên thác Iguazu; Cuối dòng sông là biển, Sự cao quý thầm lặng; Nghị lực và Ơn Thầy; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Nhớ kỷ niệm một thời; Nhớ lại và suy ngẫm; Trường tôi nôi yêu thương; Lời Thầy dặn thung dung; Con đường xanh yêu thương; Bảo tồn và phát triển sắn; Tiến bộ giống sắn Việt Nam; Giống sắn KM140 giải VIFOTEC; Hoa và Ong Hoa Người; Những trang văn thắp lửa; Bài ca Trường Quảng Trạch; Bài thơ Viên đá Thời gian; Thầy Hiếu đêm giáng sinh; Bóng hạc chốn xa xôi; Lời thương; Thế giới trong mắt ai; Cách mạng sắn Việt Nam; Bạch Ngọc Đông Hòa bạn quý; Tỉnh thức cùng tháng năm; Ban Mai Bình Minh An Tỉnh thức nhớ Viên Minh; Vĩ Dạ thương Miên Thẩm; Bay lên nào Hải Âu; Sơn Nam ông già Nam Bộ; Sơn Nam và Bùi Giáng; Chỉ tình yêu ở lại ; Về với vùng cát đá ; Thầy giáo già trước biển; Mưa lành và lúa xuân; Lúa siêu xanh Việt Nam ; Tiến bộ giống sắn Việt Nam; Sắn Việt Nam ngày nay; Hoàng Long thơ về Mẹ; Thung dung đời quên tuổi; Nhớ lời vàng Albert Einstein; Trần Văn Trà bóng hạc; Thiên đường này đâu quá xa; Qua Waterloo nhớ Scott; Lên đỉnh Thiên Môn Sơn; Gạo Việt và thương hiệu; Thăm nhà cũ của Darwin; Về; Nghĩa Lĩnh Đền Hùng; Dẻo thơm hạt ngọc Việt, Trần Khánh Dư vẹn kiếp; Ăn cháo nói càn khôn; Nhớ quên khúc nhạc vui; Mười thói quen mỗi ngày; Nguyễn Hàm Ninh Thầy Vua; Ngắm ‘ngõ nhà lão Hâm’; Kim Notes lắng ghi chú; Đọc ’50 năm nhớ lại’; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Giống lúa siêu xanh GSR65; Tháng Tư chuyện không quên; Phục sinh giữa tối sáng; Việt Nam con đường xanh; Đêm khúc nhạc thanh bình; Thầy bạn trong đời tôi; Tiến bộ giống sắn Việt Nam ; Sắn Việt Nam ngày nay ; Giống khoai lang Việt Nam; Thành tâm với chính mình; Trường tôi nôi yêu thương, Về Trường để nhớ thương; Minh triết Thomas Jefferson; Chuyện đồng dao cho em; Chuyện cổ tích người lớn; Lời dặn của Thánh Trần; Nhớ thầy Tôn Thất Trình; Chuyện thầy Tôn Thất Trình; Tâm Đạo chuyện trăm năm; Đến với Tây Nguyên mới, Ban mai chào ngày mới; Khi hoa bằng lăng nở; Nhà tôi chốn thung dung; Kuma DCj & Hoàng Thảo; Minh triết của đức Phật; Đền Bà Chúa Thượng Ngàn; Đi dưới trời minh triết; Yên Lãng Hồ Chí Minh; Tản mạn nhớ và quên; Làng Minh Lệ quê tôi; Chuyện ngậm ngãi tìm trầm; Chuyện muôn năm còn kể; Lên Trúc Lâm Yên Tử; Lời ru nhớ núi sông; Đến với Tây Nguyên mới ; Câu cá bên dòng  Sêrêpôk; Tỉnh thức cùng tháng năm; Mưa xuân Kim và Thủy; Chuyện sao Kim kỳ thú; Sông Hoàng Long chảy hoài; Sông Kỳ Lộ Phú Yên; Mưa xuân trong mắt ai; Tháng Ba hoa gạo nở; Việt Nam con đường xanh; Đọc lại và suy ngẫm; Mây lành Phổ Đà Sơn; Kim Notes lắng ghi chú; Gia Cát Mã Tiền  Khóa; Trung Quốc một suy ngẫm; Nhớ Ông Bà Cậu Mợ; Có một ngày như thế; Phục sinh giữa tối sáng; Nam tiến của người Việt; Nhà tôi giấc mơ xanh; Cao Biền trong sử Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Nhà tôi giấc mơ xanh; Tô Đông Pha Tây Hồ; Thượng Đức thương nhìn lại; Những trang văn thắp lửa; Thơ vui những ngày nhàn; Bill Gates học để làm; Minh triết sống phúc hậu; Giống khoai lang Việt Nam; Sắn Việt Nam ngày nay; Vietnamese Cassava Today; Hồ Lắk Đình Lạc Giao; Ngày Quốc tế Hạnh phúc; Chim Phượng về làm tổ; Chốn vườn thiêng cổ tích; Trân trọng Ngọc riêng mình; Bảo tồn và phát triển sắn; Về miền Tây yêu thương; Trần Công Khanh ngày mới; Mark Zuckerberg và FB ; Chuyện đồng dao cho em; Đến với Tây Nguyên mới; Thương Kim Thiếp Vũ Môn.Nghỉ ngơi nhàn tĩnh dưỡng; Trần Công Khanh ngày mới;Selma Nobel văn học; Thầy Quyền thâm canh lúa; Chuyện ngày sinh của Thủy;Một gia đình yêu thương; Thành kính lưu lời thương; Nhớ ông bà cậu mợ; Một niềm tin thắp lửa;Minh triết sống phúc hậu; Truyện vua Solomon; Đến với Tây Nguyên mới; Hồ Lắk Đình Lạc Giao; Thương Kim Thiết Vũ Môn; IAS đường tới trăm năm; Nông nghiệp Việt trăm năm; Quản lý đất đai Việt Nam; Nam Tiến của người Việt; Mẹ tắm mát đời con; Bóng hạc chốn xa xôi; Hồ Lắk Đình Lạc Giao; Cánh cò bay trong mơ; Vào Tràng An Bái Đính; Sông Hoàng Long chảy hoài; Nguồn Son nối Phong Nha; #An nhiên; Đến với Tây Nguyên mới; Thương Kim Thiết Vũ Môn; Nguyễn Huy Thiệp lắng đọng;Đặng Dung thơ Cảm hoài; Đồng hành cùng đi tới; Giống khoai lang Việt Nam; Thương Kim Thiếp Vũ Môn; Quảng Bình đất và người; Thơ văn thầy Hồ Ngọc Diệp; Chuyện cổ tích người lớn; Cuối dòng sông là biển; Thầy nghề nông chiến sĩ; Đọc lại và suy ngẫm; Thương Kim Thiếp Vũ Môn; Giống khoai lang Việt Nam; Việt Nam con đường xanh; Đọc lại và suy ngẫm; Mây lành Phổ Đà Sơn; Cao Biền trong sử Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Nhà tôi giấc mơ xanh;Phạm Hồng Đức Phước ca cao; Cao Biền trong sử Việt;Trời nhân loại mênh mông; Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay; Thầy bạn trong đời tôi; Cuối dòng sông là biển;. Phục sinh giữa tối sáng; Nam tiến của người Việt; Gia Cát Mã Tiền Khóa; Kim Notes lắng ghi chú; Gia Cát Mã Tiền Khóa;Sông Kỳ Lộ Phú Yên; Châu Văn Tiếp Phú Yên; Chọn giống sắn Việt Nam; Ngọc Phương Nam ngày mới; Nghê Việt am Ngọa Vân; Phục sinh giữa tối sáng; Lê Phụng Hiểu ruộng thác đao; Thầy bạn trong đời tôi; Bóng hạc chốn xa xôi; Giống khoai lang Việt Nam; Chuyện thầy Lê Quý Kha; Lên Việt Bắc điểm hẹn ; Tiếng Việt lung linh sáng; Bài thơ Viên đá Thời gian; Kim Notes lắng ghi chú; Gia Cát Mã Tiền  Khóa; Minh triết sống phúc hậu; Thung dung dạy và học; Thầy bạn trong đời tôi; Trịnh Công Sơn lắng đọng; Dạo chơi non nước Việt; Minh triết cho mỗi ngày; Địa chỉ xanh Ấn Độ; Vườn Quốc gia Việt Nam; Tĩnh lặng cùng với Osho; Đi thuyền trên Trường Giang; Đến với Tây Nguyên mới; Bài thơ Viên đá Thời gian; Đợi anh ngày trở lại; Chốn thiêng; Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc; Sắn Việt Nam ngày nay; Chung sức trên đường xuân; Vietnamese cassava today; Đỗ Hoàng Phong chiều xuân; Hồ Văn Thiện bóng chiều; Walt Disney người bạn lớn; 24 tiết khí lịch nhà nông; Lời thương; Giống lạc HL25 Việt Ấn; Thầy Tuấn kinh tế hộ; Thầy Tuấn trong lòng tôi; Địa chỉ xanh Ấn Độ; Chuyện cổ tích người lớn; Giống khoai lang Việt Nam; Nguyễn Hiến Lê sao sáng; Xanh một trời hi vọng; Về miền Tây yêu thương; Nơi một trời thương nhớ; Nông lịch tiết Thanh Minh; 24 tiết khí nông lịch; Ngày xuân đọc Trạng Trình; Nhớ thầy Trần Ngọc Ngoạn; Chốn thiêng; Thế giới trong mắt ai; Việt Nam con đường xanh; Nông nghiệp công nghệ cao; Phạm Quang Khánh Hoa Đất; Sông Mekong tin nổi bật; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Chín điều lành hạnh phúc; Đến với bài thơ hay; Nụ tầm xuân mùa xuân ; Về miền Tây yêu thương; Nơi một trời thương nhớ; Nông lịch tiết Thanh Minh; Tốt gỗ chẳng cần sơn; Ngày xuân đọc Trạng Trình; Nhớ thầy Trần Ngọc Ngoạn; Chốn thiêng; Thế giới trong mắt ai; Nông nghiệp công nghệ cao; Việt Nam con đường xanh; Thầy bạn trong đời tôi. Bill Gates học để làm Chuyện cổ tích người lớn. Thương Kim Thiếp Vũ Môn; Nhớ lời thề cỏ May, Vui quà tặng cuộc sống

Ngày 8 tháng 5 năm 1541 sông Mississippi được ghi chép đầu tiên bởi Hernando de Soto nhà thám hiểm người Tây Ban Nha châu Âu lần đầu đến đó, ông gọi sông là Río del Espíritu Santo. Sông Mississippi (với hệ thống các sông Missouri, Jefferson, Beaverhead, Red Rock, Hell Roaring) có chiều dài 6,275 km đứng thứ 4 trong danh sách sông dài nhất trên thế giới sau sông Nin (6.650km), sông Amazon (6.400- 6.992km), sông Trường Giang (6.300km), Ngày 8 tháng 5 năm 1945 là ngày chiến thắng Đức Quốc xã ở các nước châu Âu trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Ngày 8 tháng 5 năm 1954 Bắt đầu diễn ra Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương;

Bài chọn lọc ngày 8 tháng 5. Thế giới trong mắt ai; Bài thơ Viên đá Thời gian; Lời Thầy dặn thung dung; Nông nghiệp Việt trăm năm; Sông Mekong tin nổi bật; Sắn Việt Nam và Kawano; Sắn Việt Nam và Howeler; Châu Mỹ chuyện không quên; Đi để hiểu quê hương; Địa chỉ xanh Ấn Độ; Thái Tông và Hưng Đạo; Về lại bến sông xưa; Vị tướng của lòng dân; Chuyện cô Trâm lúa lai; Chuyện vua hề Sác lô; Hoa Bình Minh Hoa Lúa; Gạo Việt và thương hiệu; Đá hát; Về với vùng cát đá; Gia Cát Mã Tiền Khóa; Ban mai trên sông Son, Những trang đời lắng đọng; Thầy Quý lúa lan ly; Chuyện đời Phan Chí Thắng Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.comhttp://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-8-thang-5/https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-8-thang-5/

Ảnh Hạnh Phúc Thật Đẹp

Chúc mừng đại gia đình vợ chồng Lưu Huy Chiêm và thông gia; Chúc mừng hai cháu ngày hạnh phúc ấm áp tình thân vạn sự tốt lành như ý.

TTC GROUP SEN VÀO HÈ

Bông sen ngọc thắm mùa hạ ấm
Vui bạn hiền năm tháng không quên
Bài ca thời gian đường xuân quên tuổi
#Annhiên cuộc đời bài học đầu tiên.


Hoàng Kim

THỜI CHUYỂN MÙA NHỚ BẠN

Thời chuyển mùa nhớ bạn
Thấm thía điều phước duyên
Ban mai chào ngày mới
Tỉnh thức cùng tháng năm

Lời thương ngày hội ngộ
Tình thân bên người hiền
Bạn quý mừng gặp mặt
Chuyện đời không thể quên.


Hoàng Kim

Bạn tắm mát đời tôi
Bởi những điều bình dị
Có một ngày như thế
Thầy bạn là lộc xuân.

Năm tháng đó là em
Thầy bạn trong đời tôi
Trường tôi nôi yêu thương
Một niềm tin thắp lửa.

THẦY BẠN LÀ LỘC XUÂN
Hoàng Kim

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-ban-la-loc-xuan/

ĐỪNG BAO GIỜ NGỪNG CỐ GẮNG
Hoàng Kim


Bảo tồn và phát triển tinh hoa di sản cho chính mình, gia đình, người thân, thầy bạn, quê hương và #vietnamhoc là niềm vui SOI SÁNG LẠI CHÍNH MÌNH
lời dặn lại của đức Trúc Lâm Trần Nhân Tông, chứ không tìm ở đâu khác “Ở đời vui đạo , thả tùy duyên. Đói cứ ăn đi mệt ngủ liền. Kho báu trong nhà thôi tìm kiếm. Vô tâm, đối cảnh, hỏi chi THIỀN” (Cư trần lạc đao của Trần Nhân Tông)

THẦY BẠN LÀ LỘC XUÂN
Hoàng Kim


Tôi viết bài này để tỏ lòng biết ơn thầy bạn dưới mái trường Nông Lâm thân thương và làm món quà nhỏ thân tặng cho các em sinh viên nghèo hiếu học. Thầy, bạn là lộc xuân đời tôi mà nếu thiếu sự động viên, giúp đỡ này thì tôi không thể có được ngày hôm nay:“Em đã học nhiều gương sáng danh nhân. Hãy biết nhục, biết hèn mà lập chí. Thắp đèn lên đi em, ngọn đèn dầu bền bỉ. Sáng giữa đời lấp lánh một niềm tin”. xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-ban-la-loc-xuan/.

Dấu xưa thầy bạn quý TT4 ĐHNN2 Hà Bắc

Cuộc đời cao hơn trang văn. Thầy bạn là lộc xuân. Tôi neo lại ít hình ảnh tư liệu của 5 lớp bạn học Trồng trọt 4, Trồng trọt 10 Trồng trọt 2A, Trồng trọt 2B, Trồng trọt 2C để nhớ của Trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc, là tiền thân Trường Đại học Nông Lâm Huế và Trường Đại học Bắc Giang ngày nay, với Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh hiện tại). Ngắm hình ảnh thầy bạn lòng tôi bồi hồi xúc động nhớ lại. Ai cũng có câu chuyện của riêng mình. Thầy bạn đã lưu lại ảnh hưởng sâu sắc trong đời chúng ta. “Dù chúng ta đang ở đâu, chính thầy bạn đã tạo nên thế giới”.

Lớp 10A TT ĐHNN2 Hà Bắc
Kính chào thầy bạn thân thương

Dấu xưa thầy bạn quý;
Hà Nội mãi trong tim;
Thăm trường xưa Hà Bắc;
Đến Kiếp Bạc Côn Sơn;


Vào Tràng An Bái Đính;
Về Nghĩa Lĩnh Đền Hùng;
Hồ Ba Bể Bắc Kạn;
Lên Việt Bắc điểm hẹn;


Về Việt Bắc nhớ Người;
Bản Giốc và Ka Long;
Thăm Hoa Lư Cúc Phương;
Món ngon ở Ninh Bình;


Đất Mẹ vùng di sản;
Trường tôi nôi yêu thương;
Huế di sản thế giới;
Việt Nam quê hương tôi.


https://hoangkimlong.wordpress.com/category/lop-10a-tt-dhnn2-ha-bac/

tt2-1

LỜI THƯƠNG

Ta đi về chốn trong ngần
Để thương sỏi đá cũng cần có nhau

Tôi viết bài này để tỏ lòng biết ơn thầy bạn dưới mái trường Nông Lâm thân thương và làm món quà nhỏ thân tặng cho các em sinh viên nghèo hiếu học, Trường tôi nôi yêu thương, Một niềm tin thắp lửa; Thầy bạn trong đời tôi; Hoa Đất lời Thầy dặn. Về Trường để nhớ thương. Thầy bạn là lộc xuân, đời tôi nếu thiếu sự động viên giúp đỡ này thì tôi không thể có được ngày hôm nay:“Em đã học nhiều gương sáng danh nhân. Hãy biết nhục, biết hèn mà lập chí. Thắp đèn lên đi em, ngọn đèn dầu bền bỉ. Sáng giữa đời lấp lánh một niềm tin” Ngày Hạnh Phúc là ngày luôn ấm áp tình thầy bạn. Lời thương sâu sắc lắng đọng

TRƯỜNG TÔI NÔI YÊU THƯƠNG

Đại học Nông Lâm thật thích
Bạn thầy vui thật là vui
Sân Trường giảng đường ấm áp
Đường xuân phơi phới tuyệt vời

Hình như mọi người trẻ lại
Hình như người ấy đẹp hơn
Hình như tre già măng mọc
Nắng mai soi giữa tâm hồn.

Thầy bạn trong ngoài thiện nguyện
Về Trường chia sẻ động viên
Trang sách trang đời lắng đọng
Yêu thương bao cuộc đời hiền.

Thầy ơi hôm nay chưa gặp
Lời thương mong ước bình an
Tình khúc Nông Lâm ngày mới
Sức xuân Tự nguyện Lên đàng
.

Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh nôi yêu thương đào tạo nguồn lực khoa học nông nghiệp. Trường tôi có lịch sử hình thành từ Trường Quốc Gia Nông Lâm Mục BLao (Bảo Lộc) thành lập ngày 19 tháng 11 năm 1955. Khóa 1 và khóa 2 chúng tôi năm 1975 là lớp sinh viên đầu tiên của mái trường này sau ngày Việt Nam thống nhất. Lịch sử của Trường trãi qua ba giai đoạn (1955-1975, 1975-2000, 2000- đến nay).Tòa nhà chính Phượng Vĩ biểu tượng Trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh hôm nay là khối nhà chữ U do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ khôi nguyên La Mã xây dựng, được đưa vào sử dụng năm 1974. Tại tòa nhà chính lộng lộng trên cao kia là dòng chữ nổi bật tên Trường, nơi ẩn ngữ “KHÔNG CÓ GÌ QUÝ HƠN ĐỘC LẬP TỰ DO” lời Chủ tịch Hồ Chí Minh; Trường tôi thấm sâu bài học lịch sử: “Trận chiến hôm qua bạn góp máu hồng. Lớp học hôm nay bạn không trở lại. Trách nhiệm trong mình nhân lên gấp bội. Đồng đội ơi, tôi học cả phần anh”. Nơi đây lắng đọng những trang vàng truyền thống: Thầy Hiếu Đêm Giáng Sinh kể lại; Chuyện thầy Tôn Thất Trình; Chuyện thầy Dương Thanh Liêm; Chuyện thầy Ngô Kế Sương; Thầy Quyền thâm canh lúa; Thầy bạn là lộc xuân; Thầy bạn trong đời tôi; Chung sức; Về Trường để nhớ thương; Việt Nam con đường xanh; …Biết bao ký ức và gương sáng về Trường tỏa sáng tình yêu thương.

MỘT NIỀM TIN THẮP LỬA

Nhìn đàn em ngời niềm vui rạng rỡ.
Chợt thấy lòng rưng rưng.
Công việc nghề nông cực mà hạnh phúc.
Cố lên em nổ lực không ngừng !

Hột mồ hôi lắng vào hạt gạo
Câu ca ông bà theo suốt tháng năm
Thêm bữa cơm ngon cho người lao động
Nâng chén cơm thơm, qúy trọng người trồng
.

Em ơi hãy học làm ruộng giỏi
Nghề nông thời nào cũng quý kỹ năng
Người dân khá hơn là niềm ao ước
Công việc này giao lại cho em
.

Có một mùa xuân hạnh phúc
Ơn mẹ cha lam lũ sớm hôm
Thương con vạc gọi sao mai dậy sớm
Một niềm tin thắp lửa giữa tâm hồn.

Bước tiếp bước giữa trường đời gian khó
Học làm người lao động siêng năng
Rèn nhân cách vượt lên bao cám dỗ
Đức và Tài tử tế giữa Nhân Dân.

Hình ảnh và bài viết Trường tôi nôi yêu thương đã đăng trên Kỷ yếu 65 năm Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh trang 146

Ai cũng có ước nguyện về trường. Tôi thấu hiểu vì sao thầy Đặng Quan Điện, thầy Dương Thanh Liêm là một trong những người thầy Hiệu Trưởng mẫu mực của Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đều có nguyện vọng được ghé thăm Trường trước lúc đi về chốn vĩnh hằng Thầy Tôn Thất Trình, người Hiệu trưởng thứ hai của Trường trên 80 tuổi vẫn viết blog The Gift như một quà tặng trao lại cho lớp trẻ và viết hai  bài hột lúa, con cá cho ngày Nhà giáo Việt Nam. Thầy Lưu Trọng Hiếu với tình yêu thương gửi lại đã hiến tặng toàn bộ tiền phúng viếng của Thầy cùng với số tiền gia đình góp thêm để làm quỷ học bổng cho Trường tặng những em sinh viên nghèo hiếu học.

Tôi cũng là người học trò nghèo năm xưa với ba lần ra vào trường đại học, cựu sinh viên của năm lớp, nay tỏ lòng biết ơn bằng cách trở lại Trường góp chút công sức đào tạo và vinh danh những người Thầy người Bạn đã cống hiến không mệt mỏi, thầm lặng và yêu thương góp công cho sự nghiệp trồng người. Chừng nào mỗi chúng ta chưa ứa nước mắt thấm hiểu sự nhọc nhằn của người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt gạo. Chừng nào những giá trị khoa học cao quý, liên tục, âm thầm chưa đủ mang lại niềm vui cho bữa ăn người nghèo thì chừng đó chúng ta vẫn còn phải dạy và học. Cái gốc của sự học là học làm người. Bài học quý về tình thầy bạn mong rằng sẽ có ích cho các em sinh viên đang nổ lực khởi nghiệp.

THẦY BẠN TRONG ĐỜI TÔI

Quê tôi ở miền Trung nghèo khó “Nhà mình gần ngã ba sông/ Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình,/ Linh Giang sông núi hữu tình / Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con/ Chèo thuyền cho khuất bến Son/ Để con khỏi chộ (thấy) nước non thêm buồn/ Câu thơ quặn thắt đời con/ Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ”. Mẹ tôi mất sớm, cha bị bom Mỹ giết hại, tôi và chị gái đã được anh Hoàng Ngọc Dộ nuôi dạy cơm ngày một bữa suốt năm năm trời. Thầy Nguyễn Khoa Tịnh đứng khóc trên bục giảng vận động thầy cô, bạn hữu chia sớt khoai sắn giúp đỡ. Tôi cũng dạy năm lớp vở lòng, ba lớp bổ túc văn hóa để vượt khó vươn lên. Thầy Hiệu trưởng Trần Đình Côn đã viết những lời xúc động trong trường ca tình thầy trò: Thương em nhỏ gieo neo mẹ mất. Lại cha già giặc giết hôm qua. Tình thầy, tình bạn, tình cha. Ấy là ân nghĩa thiết tha mặn nồng” Những gương mặt thầy bạn đã trở thành máu thịt trong đời tôi.

Tôi thi đậu vào Trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc năm 1970, và học Trồng trọt 4 cùng khóa với các bạn Trần Văn Minh, Đỗ Thị Minh Huệ, Phan Thanh Kiếm, Đỗ Khắc Thịnh, Vũ Mạnh Hải, Phạm Sĩ Tân, Phạm Huy Trung, Lê Xuân Đính, Nguyễn Hữu Bình, Lê Huy Bá, Nguyễn Văn Toàn, Lâm Quang Hinh, Nguyễn An Tiêm, … cho đến ngày 02 tháng 9 năm 1971 thì tôi gia nhập quân đội cùng lứa với Nguyễn Văn Thạc. Đợt tuyển quân sinh viên trong ngày độc lập đã nói lên sự quyết liệt sinh tử và ý nghĩa thiêng liêng của ngày cầm súng. Chiến trường đánh lớn. Đơn vị chúng tôi chỉ huấn luyện rất ngắn rồi vào trận ngay với 81 đại đội vượt sông Thạch Hãn. Chiến dịch Quảng Trị năm 1972 sau này đã đi vào huyền thoại: “Đò lên Thạch Hãn ơi chèo nhẹ/ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm/ Có tuổi hai mươi thành sóng nước/ Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm” Tổ chúng tôi bốn người thì Xuân và Chương hi sinh, chỉ Trung và tôi trở về trường sau ngày đất nước thống nhất.  Những vần thơ viết dưới đây là xúc động sâu xa của tôi khi nghĩ về bạn học đồng đội đã khuất: “Trận chiến hôm qua bạn góp máu hồng. Lớp học hôm nay bạn không trở lại. Trách nhiệm trong mình nhân lên gấp bội. Đồng đội ơi, tôi học cả phần anh

Tôi về học tiếp năm thứ hai tại Trồng trọt 10 của Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc. Những khuôn mặt thân thương trên bức ảnh này là hình ảnh bạn hữu gặp lại nhau nơi ngôi trường Đại học Nông nghiệp Bắc Giang và Đại học Nông Lâm Huế với những lần lớp Trồng trọt 10 chúng tôi cùng đi chơi chung với nhau.

Tôi chuyển trường vào học tiếp năm thứ hai Trồng trọt 2 của Trường Đại học Nông nghiệp 4, tiền thân Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh ngày nay. Thuở đó khối Trồng trọt 2 là khóa tuyển sinh đầu tiên sau ngày Việt Nam thống nhất Khóa 1 là khóa tuyển sinh trước giải phóng. Trồng trọt 2 chúng tôi là chung một lớp, học chung khoa học đại cương và khoa học cơ sở, đến khi học chuyên khoa thì mới tách ra ba lớp 2A, 2B, 2C. nhưng bất cứ việc gì chúng tôi cũng đều học chung, làm chung, chơi chung với nhau, cho mãi đến tận sau này vẫn vậy. Tôi làm Chủ tịch Hội Sinh viên thay cho anh Nguyễn Anh Tuấn khoa thủy sản, ra trường về dạy Đại học Cần Thơ. Chị Tuyết và anh Tuân làm Bí thư và Phó bí Thư Đoàn Trường, anh Trần Ngọc Quyền làm Bí thư Đoàn Khoa. Tình thầy bạn ấm áp trong lòng tôi.

Trồng trọt khóa hai chúng tôi thuở đó được học với các thầy cô: Nguyễn Đăng Long, Tô Phúc Tường, Nguyễn Tâm Đài, Trịnh Xuân Vũ, Lê Văn Thượng, Ngô Kế Sương, Trần Thạnh, Lê Minh Triết, Phạm Kiến Nghiệp, Nguyễn Bá Khương, Nguyễn Tâm Thu, Nguyễn Bích Liễu, Trần Như Nguyện, Trần Nữ Thanh, Vũ Mỹ Liên, Từ Bích Thủy, Huỳnh Thị Lệ Nguyên, Trần Thị Kiếm, Vũ Thị Chỉnh, Ngô Thị Sáu, Huỳnh Trung Phu, Phan Gia Tân, Nguyễn Văn Tài, Nguyễn Văn Kế, … Ngoài ra còn có thầy thỉnh giảng Nguyễn Văn Uyển, Nguyễn Văn Thắng, … với nhiều thầy cô hướng dẫn thực hành, thực tập, kỹ thuật phòng thí nghiệm, chủ nhiệm lớp như Bùi Cách Tuyến, Nguyễn Văn Kịp, Lê Quang Hưng, Trương Đình Khôi, Nguyễn Ngọc Châu, Nguyễn Gia Quốc, Nguyễn Văn Biền, Lê Huy Bá, Hoàng Quý Châu, Phạm Lệ Hòa, Đinh Ngọc Loan, Chung Anh Tú và cô Thảo (sau này là cô Dung) làm thư ký văn phòng Khoa. Cô Nguyễn Thị Chắt ở Nga về dạy sau một chút.

Bác Năm Quỳnh là Bí thư Đảng ủy đầu tiên của Trường sau đó là thầy Kiên và cô Bạch Trà. Thầy Nguyễn Phan là Hiệu trưởng kiêm Trưởng Trại Thực nghiệm. Thầy Dương Thanh Liêm, Nguyễn Ngọc Tuân, Võ Thị Tuyết, Ngô Văn Mận, Bùi Xuân An … ở khoa Chăn nuôi Thú y, thầy Nguyển Yên Khâu, Nguyễn Quang Lộc … ở khoa Cơ khí, cô Nguyễn Thị Sâm ở Phòng Tổ chức, cô Văn Thị Bạch Mai dạy tiếng Anh, thầy Đặng, thầy Tuyển, thầy Châu ở Kinh tế Mác Lê … Thầy Trần Thạnh, anh Quang, anh Đính, anh Đống ở trại Trường là những người đã gần gũi và giúp đỡ nhiều các lớp nông học. Thuở đó đời sống thầy cô và sinh viên thật thiếu thốn. Các lớp Trồng trọt khóa 1, khóa 2, khóa 3 chúng tôi thường hoạt động chung như: thực hành sản xuất ở trại lúa Cát Lái, giúp dân phòng trừ rầy nâu, điều tra nông nghiệp, trồng cây dầu che mát sân trường, rèn nghề ở trại thực nghiệm, huấn luyện quốc phòng toàn dân, tập thể dục sáng, hội diễn văn nghệ, thi đấu bóng chuyền, bóng đá tạo nên sự thân tình gắn bó.

Những sinh viên các khóa đầu tiên được đào tạo ở Khoa Nông học sau ngày Việt Nam thống nhất hiện đang công tác tại trường có các thầy cô như Huỳnh Hồng, Phan Văn Tự, Cao Xuân Tài, Từ Thị Mỹ Thuận, Lê Văn Dũ, …Tháng 5 năm 1981, nhóm sinh viên của khoa Nông học đã bảo vệ thành công đề tài thu thập và tuyển chọn giống khoai lang Hoàng Long, Chiêm Dâu, Gạo, Bí Đà Lạt được Bộ Nông nghiệp công nhận giống ở Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Toàn Quốc Lần thứ Nhất tổ chức tại Thành phố Hố Chí Minh. Đây là một trong những kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đầu tiên của Trường giới thiệu cho sản xuất. Thầy Cô Khoa Nông học và hai lớp Trồng trọt 2, Trồng trọt 3 cũng đã làm họ trai họ gái tác thành đám cưới cho vợ chồng tôi. Sau này, chúng tôi lấy tên khoai Hoàng Long để đặt cho con và thầm hứa việc tiếp nối sự nghiệp nghiên cứu khoa học và giảng dạy, một nghề nghiệp cao quý và lương thiện. “Biết ơn thầy cô giáo dịu hiền. Bằng khích lệ động viên lòng vượt khó. Trăm gian nan buổi ban đầu bở ngỡ. Có bạn thầy càng bền chí vươn lên. Trước mỗi khó khăn tập thể luôn bên. Chia ngọt xẻ bùi động viên tiếp sức. Thân thiết yêu thương như là ruột thịt. Ta tự nhủ lòng cần cố gắng hơn. Bạn học chúng tôi vẫn thỉnh thoảng họp mặt, có Danh sách các lớp Trồng trọt 2, Trồng trọt 3 số điện thoại và địa chỉ liên lạc. Một số hình ảnh của các lớp ngày ấy và bây giờ.

BÀI HỌC QUÝ TỪ THẦY

Nhiều Thầy Bạn đã hun đúc nên nhân cách, niềm tin, nghị lực và trang bị kiến thức vào đời cho tôi, xin ghi lại một số người Thầy ảnh hưởng lớn đối với tôi

Thầy Mai Văn Quyền sống phúc hậu, tận tâm hướng dẫn khoa học sát thực tiễn. Công việc làm người hướng dẫn khoa học trong điều kiện Việt Nam phải dành nhiều thời gian, chu đáo và nhiệt tình. Thầy Quyền là chuyên gia về kỹ thuật thâm canh lúa và hệ thống canh tác đã hướng nghiệp vào đời cho tôi. Những dòng thơ tôi viết trên trang cảm ơn của luận án tiến sĩ đã nói lên tình cảm của tôi đối với thầy cô: Ơn Thầy Cha ngày xưa nuôi con đi học. Một nắng hai sương trên những luống cày. Trán tư lự, cha thường suy nghĩ. Phải dạy con mình như thế nào đây? Cha mất sớm, bom thù rung mặt đất. Cái chết giằng cha ra khỏi tay con. Mắt cha lắng bao niềm ao ước. Vẫn lo cho con đến phút cuối cùng. Giặc giết cha, cha chưa kịp thấy. Tương lai con đi, sự nghiệp con làm. Cha có biết, luống cày cha bỏ dỡ. Cha ngã xuống rồi trao lại tay con. Trên luống cày này, đường cày con vững. Bởi có dáng thầy thay bóng cha xưa. Hiểu mảnh đất máu đào cha nhuộm đỏ. Thôi thúc tim con học tập phút giờ …”. Thầy Mai Văn Quyền, Trịnh Xuân Vũ, … hiện đã trên 85 tuổi, vẫn đang đào tạo trên đại học cho Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh và nhiều Viện Trường khác. Tấm gương phúc hậu và tận tụy của Thầy luôn nhắc nhở tôi.

Thầy Norman Borlaug sống nhân đạo, làm nhà khoa học xanh nêu gương tốt. Thầy là nhà nhân đạo, nhà nông học Mỹ cha đẻ của cuộc cách mạng xanh được tặng giải Nobel và Tổng thống Mỹ trao tặng huân chương cao quý nhất của nước Mỹ, thế giới tôn vinh là nhà bác học số một của nhân loại trong  cuộc chiến chống nghèo đói. Thầy đã suốt đời nghiên cứu giảng dạy về chọn tạo và phát triển cây lương thực, góp phần cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập cho hàng trăm triệu nông dân nghèo ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Thầy là người sáng lập Giải thưởng Lương thực Thế giới và tổ chức nhiều hoạt động thiết thực thắp sáng niềm tin yêu cuộc sống. Tôi được Thầy ghé thăm gần trọn buổi chiều tại phòng riêng ở CIMMYT, Mexico ngày 29.8.1988. Thầy đã một mình ghé thăm người trò nhỏ duy nhất của châu Á trong lớp học “Quản lý Trung tâm/ Trạm trại Nông nghiệp”. Khi Thầy đến, tôi đang thắp nến trên giá sách trong phòng đề tưởng nhớ ngày cha mất. Biết cha tôi bị bom Mỹ giết hại tại làng nhỏ ở Quảng Bình của buổi chiều này hai mươi năm trước (1968) lúc tôi còn là học sinh trung học của Trường cấp Ba Bắc Quảng Trạch, Thầy bối rối xin lỗi và thật bất ngờ tôi đã có được một buổi chiều vô giá riêng tư bên Thầy. Lời Thầy dặn thật thấm thía: “ Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó”; “Hãy vươn tới những vì sao Cho dù không chạm được vào nó, nhưng nếu cố gắng hết sức, ít ra, chúng ta cũng chạm được những hạt bụi của ngôi sao”; “Việc chính đời người chỉ ít thôi. Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi. Phúc hậu suốt đời làm việc thiện. Di sản muôn năm mãi sáng ngời”.

Thầy Tôn Thất Trình sống nhân cách, dạy từ xa và chăm viết sách. Giáo sư Tôn Thất Trình sinh ngày 27 tháng 9 năm 1931 ở huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên (Huế), thuộc hoàng tộc nhà Nguyễn Phước, hiện hưu trí tại Irvine, California, Hoa Kỳ đã có nhiều đóng góp thiết thưc, hiệu quả cho nông nghiệp, giáo dục, kinh tế Việt Nam. Thầy làm giám đốc Trường Cao Đẳng Nông Lâm Súc Sài Gòn theo bổ nhiệm của GS. Phạm Hoàng Hộ, tổng trưởng giáo dục đương thời chỉ sau bác sỹ Đặng Quan Điện vài tháng. Giáo sư Tôn Thất Trình đã hai lần làm Tổng Trưởng Bộ Canh Nông và Cải Cách Điền Địa năm 1967 và 1973, nguyên chánh chuyên viên,  tổng thư ký Ủy Ban Lúa Gạo Quốc Tế của FAO (Rome). Thành tựu nổi bật của giáo sư trên lĩnh vực nông nghiệp bao gồm việc chỉ đạo phát triển đại trà năm 1967-1973 lúa Thần Nông (IR8…) nguồn gốc IRRI mang lại chuyển biến mới cho nghề lúa Việt Nam; Giáo sư trong những năm làm việc ở FAO đã giúp đỡ Bộ Nông nghiệp Việt Nam phát triển các giống lúa thuần thấp cây, ngắn ngày nguồn gốc IRRI cho các tỉnh phìa Bắc; giúp phát triển  lúa lai, đẩy mạnh các chưong trình cao su tiểu điền, mía, bông vải, đay, đậu phộng , dừa, chuối, nuôi cá bè ở Châu Đốc An Giang, nuôi tôm ở Bạc Liêu, Sóc Trăng, nuôi cá măng ở Bình Định, nuôi tôm càng xanh ở ruộng nước ngọt, trồng phi lao chống cát bay, trồng bạch đàn xen cây họ đậu phủ xanh đất trống đồi trọc, trồng lại thông hai lá, ba lá ở Huế và ở Đà Lạt,  nuôi heo lai ba dòng nhiều nạc,  nuôi dê sữa , bò sữa, trồng rau, hoa, cây cảnh. Trong lĩnh vực giáo dục, giáo sư đã trực tiếp giảng dạy, đào tạo nhiều khóa học viên cao đẳng, đại học, biên soạn nhiều sách.  Giáo sư có nhiều kinh nghiệm và  đóng góp trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại và quan hệ quốc tế với Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Pháp…Tôi học gián tiếp Thầy qua sách báo và internet. Giáo trình nông học sau ngàyViệt Nam thống nhất thật thiếu thốn. Những sách Sinh lý Thực vật, Nông học Đại cương, Di truyền học, Khoa học Bệnh cây , Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam … do tập thể hoặc chuyên gia đầu ngành phía Bắc biên soạn thời đó hiếm và quý như vàng. Cái khó khác cho thầy trò chúng tôi là thiếu kinh nghiệm thực tiễn của đồng ruộng phương Nam. Những bộ sách của thầy Trình như Cải Thiện Trồng Lúa 1965-66 (hai lần tái bản), Nông Học Đại Cương 1967 (ba lần tái bản), Mía Đường 1972 (hai lần tái bản), Cây Ăn Trái Có Triển Vọng 1995 (ba lần tái bản), Cây Ăn Trái Cho Vùng Cao 2004, … cùng với sách của các thầy Nguyễn Hiến Lê, Trần Văn Giàu, Phạm Hoàng Hộ, Lương Định Của, Lê Văn Căn, Vũ Công Hậu, Vũ Tuyên Hoàng, Đường Hồng Dật, Nguyễn Văn Luật, Võ Tòng Xuân, Mai Văn Quyền, Thái Công Tụng, Chu Phạm Ngọc Sơn, Phạm Thành Hổ … đã bổ khuyết rất nhiều cho sự học hỏi và thực tế đồng ruộng của chúng tôi. Sau này khi đã ra nước ngoài, thầy Trình cũng viết rất nhiều những bài báo khoa học kỹ thuật, khuyến học trên các báo nước ngoài, báo Việt Nam và blog The Gift. Điều tôi thầm phục Thầy là nhân cách kẻ sĩ vượt lên cái khó của hoàn cảnh để phụng sự đất nước. Lúa Thần Nông áp dụng ở miền Nam sớm hơn miền Bắc gần một thập kỷ. Sự giúp đỡ liên tục và hiệu quả của FAO sau ngày Việt Nam thống nhất có công lớn của thầy Trình và anh Nguyễn Văn Đạt làm chánh chuyên gia của FAO. Blog The Gift là nơi lưu trữ những “tâm tình” của gíáo sư dành cho Việt Nam, đăng các bài chọn lọc của Thầy từ năm 2005 sau khi về hưu. Đa số các bài viết trên blog của giáo sư về Phát triển Nông nghiệp, Kinh Tế Việt Nam, Khoa học và Đời sống  trong chiều hướng khuyến khích sự hiếu học của lớp trẻ. Nhân cách và tầm nhìn của Thầy đối với tương lai và vận mệnh của đất nước đã đưa đến những đóng góp hiệu quả của Thầy kết nối quá khứ và hiện tại, tạo niềm tin tương lai, hòa giải và hòa hợp dân tộc.

THẦY BẠN LÀ LỘC XUÂN

Bill Clinton trong tác phẩm ‘Đời tôi’ đã xác định năm việc chính quan trọng nhất của đời mình là muốn làm người tốt, có gia đình êm ấm, có bạn tốt, thành đạt trong cuộc sống và viết được một cuốn sách để đời. Ông đã giữ trên 30 năm cuốn sách mỏng “Làm thế nào để kiểm soát thời gian và cuộc sống của bạn” và nhớ rõ năm việc chính mà ông ước mơ từ lúc còn trẻ. Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời. Tôi biết ơn mái trường thân yêu mà từ đó tôi đã vào đời để có được những cơ hội học và làm những điều hay lẽ phải.

Anh Bùi Chí Bửu tâm sự với tôi: Anh Bổng (Bùi Bá Bổng) và mình đều rất thích bài thơ này của Sơn Nam:”Trong khói sóng mênh mông/ Có bóng người vô danh/ Từ bên này sông Tiền/ Qua bên kia sông Hậu / Tay ôm đàn độc huyền/ Điệu thơ Lục Vân Tiên / Với câu chữ/ Kiến nghĩa bất vi vô dõng giả / Từ Cà Mau Rạch Giá / Dựng chòi đốt lửa giữa rừng thiêng/ Muỗi vắt nhiều hơn cỏ/ Chướng khí mờ như sương/ Thân chưa là lính thú / Sao không về cố hương?” Anh Mai Thành Phụng vừa lo xong diễn đàn khuyến nông Sản xuất lúa theo GAP tại Tiền Giang lại lặn lội đi Sóc Trăng ngay để kịp Hội thi và trình diễn máy thu hoạch lúa. Anh Lê Hùng Lân trăn trở cho giống lúa mới Nàng Hoa 9 và thương hiệu gạo Việt xuất khẩu. Anh Trần Văn Đạt vừa giúp ý kiến “Xây dựng thương hiệu cho lúa gạo Việt Nam” lại hổ trợ ngay bài viết mới.

Trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh kỷ niệm 65 năm ngày thành lập (1955- 2020). Dưới mái trường thân yêu này, kết nối Gia đình Nông nghiệp Việt Nam, có biết bao nhà khoa học xanh, nhà giáo nghề nông vô danh đã thầm lặng gắn bó đời mình với nhà nông, sinh viên, ruộng đồng, giảng đường và phòng thí nghiệm. Thật xúc động và tự hào được góp phần giới thiệu một góc nhìn về sự dấn thân và kinh nghiệm của họ.

Hoàng Kim
(Bài đã đăng trên kỷ yếu 60 năm Khoa Nông học Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, có hiệu đính, bổ sung, bảo tồn và phát triển thông tin, nhân kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Trường và Khoa (19/11/1955- 19/11/2020)

1997 KimHue

Hoàng Kim
GVC Bộ môn Cây Lương thực, Rau Hoa Quả
http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong
ttps://hoangkimlong.wordpress.com

VeTruong
LopTT2A
Nhungngaykyniem

Những ngày kỷ niệm (chùm ảnh của Thu Nguyễn) xem tiếp tại đây…

DungQuoc

Kim Dung Gia Quốc và hai con (Album ảnh Nguyễn Sơn Nam)

thaybanlalocxuancuocdoi
Thay ban trong doi toi 1b
thaybanlalocxuancuocdoi1
thaybanlalocxuancuocdoi9
tonthattrinh5
1 Truongtoi
thaybanlalocxuancuocdoi
thaybanlalocxuancuocdoi7b
thaybanlalocxuancuocdoi8a

VỀ TRƯỜNG ĐỂ NHỚ THƯƠNG

Những câu chuyện hôm nay

Bài viết mới

MƯA THÁNG NĂM NHỚ BẠN

Nắng say trời ngày hạ
Mưa chuyển mùa tháng năm
Bạn thăm thương ngày cũ
Người xa nhớ chuyện gần.


Bạn tắm mát đời tôi
Bằng những điều bình dị
Có một ngày như thế
Thầy bạn là lộc xuân.


Mưa vào mùa tháng năm
Nắng dịu trời ngày hạ
Thung dung đón an hòa
Lộc muộn nhớ người xa


Hoàng Kim

Thầy bạn trong đời tôi; Sắn Việt Nam và Kawano; Sắn Việt Nam và Howeler; Sắn Việt và Sắn Thái; Cách mạng sắn Việt Nam; Lúa sắn Cămpuchia và Lào; Lúa sắn Việt Châu Phi ; Chọn giống sắn Việt Nam; Chọn giống sắn kháng CMD

SẮN VIỆT NAM VÀ KAWANO
Hoàng Kim

Gíáo sư Kazuo Kawano là chuyên gia chọn giống sắn rất nổi tiếng. Ông biên soạn 11 sách, 157 bài báo khoa học và đoạt nhiều giải thưởng lớn quốc tế, trong đó có huy chương hữu nghị năm 1997 của chính phủ Việt Nam.

Giáo sư Kazuo Kawano đúc kết phóng sự ảnh Cassava and Vietnam: Now and Then (Sắn và Việt Nam: bây giờ và sau đó) là đề dẫn của bộ phim truyền hình nổi tiếng hãng phim NHK Nhật Bản công chiếu năm 2009. Câu chuyện sắn của giáo sư Kazuo Kawano là góc nhìn của một nhà khoa hoc di truyền chọn giống sắn hàng đầu thế giới đối với sắn Việt Nam bảo tồn và phát triển.

Tôi lắng đọng ba ấn tượng lắng đọng nhất của trãi nghiệm đời mình với sắn Việt Nam CIAT ICRISAT ACIAR và bản sắc, đó là : 1) Sắn Việt Nam bây giờ và sau đó (Cassava and Vietnam: Now and Then), 2) Sắn Việt Nam câu chuyện thành công (Cassava in Vietnam: a successful story), và 3) “Khai thác các cây nhiên liệu sinh học chịu hạn để tăng cơ hội thu nhập cho các nông hội sản xuất nhỏ ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh” (Harnessing water – use efficient bio- energy crops for enhancing livelihood opportunities), trong đó có việc sử dụng sắn làm nhiên liệu sinh học tại Việt Nam (Cassava for Biofuel in Vietnam).

Sắn Việt Nam và Kawano giáo sư Kazuo Kawano viết: “Gặp những người bạn cũ ở Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Hưng Lộc . Nay Hoàng Kim là giảng viên chính ở Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh và Nguyễn Hữu Hỷ là giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Hưng Lộc (Meeting old friends at Hung Loc Agricultural Research Center. Now, Hoang Kim is Senior Lecturer at Nong Lam University in Ho Chi Minh city and Nguyen Huu Hy is Director of Hung Loc Agricultural Research Center). Đoàn tụ với người nông dân tiên tiến ông Hồ Sáu với Hoàng Kim và sinh viên ở Trảng Bom, Đồng Nai (Reunion with advanced farmer Mr. Ho Sau with Hoang Kim and students in Trang Bom, Dong Nai)

Sự kiện làm việc với nông dân là điều mà giáo sư Kazuo Kawano tâm đắc nhất khi ông kể lại qua phóng sự ảnh “ Cassava and Vietnam: Now and Then “. Ông nói: “Một điều nổi bật trong sự hợp tác của chúng tôi với các đồng nghiệp Việt Nam là sự sẵn sàng cấp bách của họ để làm việc chặt chẽ với nông dân. Điều này trái ngược với trải nghiệm Mỹ Latinh của tôi. Ngoạn chủ trì một cuộc họp thôn ở Phổ Yên năm 1996. Thu hoạch thử nghiệm sắn trên thực địa ở Bắc Thái; một hỗn hợp kỳ lạ của Ngoạn (nay đã là giáo sư), với sinh viên, nông dân, một bà già và một em bé” (READINESS FOR WORKING WITH FARMERS. Kazuo Kawano. One thing outstanding in our collaboration with the Vietnamese colleagues is their acute readiness for working closely with farmers. This is in good contrast to my Latin American experience. Ngoan presiding a village meeting in Pho Yen in 1996. Harvest of a field trial in Bac Thai in 1996; a curious mixture of Ngoan (Professor to be), students, farmers, an old woman and a baby)

Giáo sư Kazuo Kawano viết: “Kazuo Kawano và Hoàng Kim trên cánh đồng KM419 tháng 12 năm 2009. KM-94 vẫn là tốt nhất cho sắn trồng thuần ở Tây Ninh, ông Thanh đồng ý. Nhưng anh ấy đang trồng rộng rãi KM98-5 (tai xanh) và KM419 (tai đỏ) trên cánh đồng của mình, có lẽ vì giống mới.KM98-5 và KM419 vẫn mang lại cơ hội tốt để trồng bán cây giống”. Giáo sư Kazuo Kawano kể lại. (KK and Kim in Tay Ninh at KM 419 field in Dec 2009. KM-94 is still the best for mono-culture cassava in Tay Ninh, Mr. Thanh agrees. But he is planting KM98-5 (tai xanh) and KM419 (tai do) extensively in his field, probably because being a new variety, KM98-5 and KM419 still offers good opportunities for planting stake sale).

Bạn tốt khó tìm, khó bỏ lại, và không thể quên lãng (Good friends are hard to find, harder to leave, and impossible to forget). Sắn Việt Nam là chuyện nhiều năm còn kể. Câu chuyện của họ là câu chuyện đời thực của gia đình sắn Việt Nam.

SẮN VIỆT NAM VÀ KAWANO
Cách mạng sắn Việt Nam bài học lắng đọng
Kazuo Kawano, Hoàng Kim cảm nhận

Giáo sư Kazuo Kawano là nhà bác học chọn giống sắn xuất sắc (xem lý lịch khoa học) Suy ngẫm về Sắn và Việt Nam: bây giờ và sau đó Cassava and Vietnam: Now and Then thật lắng đọng: “Trong suốt nhiều năm gắn bó với Việt Nam, tôi đã biết nhiều người, những người mà tôi dường như có thể phân loại trong hồi tưởng. Tôi có ấn tượng đầu tiên về người Việt Nam từ một số học viên Việt Nam ở Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (IRRI) ở Los Baños, Philippines năm 1963 và ‘nó’ không phải là điều đặc biệt thuận lợi. Kiểu hình người Việt Nam lúc ấy trong mắt tôi, (Họ) xuất hiện khá cởi mở, hoài nghi và thờ ơ, nếu không nói là ích kỷ, tự cao và tham nhũng. Tôi có thể quá khắc nghiệt khi phán xét về họ; nhưng như lời của Halberstam đã viết về loại người này trong “Sự tạo ra một vũng lầy”. Đó là loại người thuộc tầng lớp thượng lưu của xã hội miền Nam Việt Nam trong cùng thời kỳ, thể hiện một cách sinh động và nghiêm túc  mà sự phán xét của tôi có thể không quá xa thực tế.

Mười năm hợp tác chặt chẽ của tôi với các đồng nghiệp Việt Nam chọn tạo và nhân giống sắn  trong những năm 1990 và cuộc hội ngộ với họ trong chuyến đi này hoàn toàn thay đổi đánh giá của tôi về người Việt Nam. Bằng chứng là một loạt các báo cáo của tôi ở đây, họ là siêng năng, sâu sắc, chu đáo và cố gắng không mệt mỏi, như thể thi đua với tướng Võ Nguyên Giáp. Tôi có thể là một phần tích cực đối với những người bạn của tôi. Tuy nhiên, tôi có một cảm giác tương tự đối với một số đồng nghiệp của tôi ở Rayong, Thái Lan và Nam Ninh, Trung Quốc để đếm được một vài người. Trong suốt hai thập kỷ sau chiến tranh Nhật Bản, chúng tôi dường như cũng có nhiều người Nhật trong hạng mục này.

Sau đó, khi nói đến khối lượng dân số chỉ muốn ngày mai sẽ tốt hơn ngày hôm nay, thì trong chuyến đi này, tôi đã rất ấn tượng và xúc động khi gặp nhiều người dường như không bao giờ nghi ngờ ngày mai tốt hơn hôm nay. Điều này làm tôi nhớ đến người Nhật trong hai thập kỷ sau chiến tranh, nơi phần lớn dân số nhìn thấy một tương lai tươi sáng hơn. Bây giờ ở Nhật Bản, hơn 30.000 người tự sát hàng năm và lý do chính của hành động này được cho là họ vô vọng đối với hiện tại và tương lai. Không cần phải nói rằng, Việt Nam không phải là không có vấn đề như sự thiếu hoàn chỉnh của hệ thống pháp luật hoặc tham nhũng tràn lan, … Tuy nhiên, tỷ lệ người cảm thấy hạnh phúc ở Việt Nam dường như cao hơn rất nhiều so với ở Nhật Bản hiện nay. Thật thú vị khi tưởng tượng những đồng nghiệp cũ của tôi sẽ dẫn dắt xã hội này đến đâu.”

Cassava and Vietnam: Now and Then

(キャッサバとベトナム-今昔物語)

Kazuo Kawano

I visited Vietnam for a week this last December,  where a team of NHK video-taped for a documentary of the changes caused by the new cassava varieties I introduced 20 years ago in the lives of small framers, the enhanced activities of industrial and business communities and the development of research organizations. It was a most interesting, amusing and rewarding visit where I reunited with a multitude of former small farmers who are more than willing to show me how their living had been improved because of KM-60 and KM-94 (both CIAT-induced varieties) , many “entrepreneurs” who started from a village starch factory, and several former colleagues who became Professor, Vice Rector of Universities, Directors of research centers and so on. Vietnam can be regarded as a country who accomplished the most visible and visual progress most rapidly and efficiently utilizing CIAT-induced technology.

For my own record as well as for responding to the requests from my Vietnamese colleagues, I decided to record the changes and progress that had taken place in Vietnam in general and in cassava varietal development in particular in a series of picture stories. This is the first of long stories that would follow.

昨年の12月に、NHKの国際ドキュメンタリー番組の収録でベトナムを10年ぶりに再訪する機会があった。それは私が中心となって開発したキャッサバの多収性・高澱粉性の新品種群を20年 前に導入した事が引き起こした人々の生活向上の様子を、南から北へと訪ね歩く旅であった。今回の旅では、小農から出発して家を建て中農、富農となった多数 の人々、村の澱粉加工所の親父だったのが大工場のオーナーや実業家となっている幾人もの成功者、そして殆んど名前だけの研究員であったのが今や試験場長、 大学教授、副学長になっている昔の仲間達を訪ね歩いたが、その殆んどの人が私との再会を喜んでくれて、口々に新しいキャッサバ品種のおかげで自分達の生活 と境遇が革命的に良くなったと話してくれた。

私自身の記録のため、それにベトナムの昔の仲間からのリクエストに答える目的もあって、この20年間のベトナムの発展とキャッサバ生産の進展を絵物語風に書き留めることにした。これはその長い物語の始まりの章である。xem tiếp Cassava and Vietnam: Now and Then

SẮN VIỆT NAM VÀ HOWELER
Hoàng Kim


Sắn Việt Nam và Reinhardt Howeler là bài học lớn. Nhà khoa học danh tiếng này là người bạn lớn của nông dân trồng sắn Thế giới, châu Á và Việt Nam. Ông đã dành trọn đời mình cho cây sắn, đúc kết trên 15 sách sắn chuyên khảo .

Sách sắn “Quản lý bền vững sắn châu Á từ nghiên cứu đến thực hành” (Nguyên tác tiếng Anh: Sustainable management of cassava in Asia – From research to practice; tác giả tiến sĩ Reinhardt Howeler và tiến sĩ Tin Maung Aye, CIAT, 2015, 148 trang, CIAT Publication No. 396, chỉ số xuất bản ISBN 978-958-694-136-5), Người chuyển ngữ tiếng Việt  Hoàng Kim, Hoang Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Bạch Mai; CIAT, VAAS, The Nippon Foundation, Nhà xuất bản thông tấn, 2015. Chỉ số xuất bản 9786049450471. PGS TS Trịnh Khắc Quang, Giám đốc VAAS và Tiến sĩ Clair Hershey, Trưởng Chương trình sắn CIAT đã viết lời giới thiệu và lời nói đầu sách này: (trích) ”Công việc tóm tắt trong tài liệu này thay cho những lời khuyên tốt nhất hiện có sau hơn 50 năm kinh nghiệm thực tiễn kết hợp nghiên cứu và làm việc với nông dân để hiểu những thách thức thực tế cuộc sống và cơ hội mà họ phải đối mặt.”.

Sách này có 13 chương. Chúng tôi trích giới thiệu chương 10 và chương 11 trong bài Sắn Việt Nam và Howeler, được sự đồng ý của tiến sĩ Reinhardt Howeler và tiến sĩ Tin Maung Aye, Nội dung Chương 10:”Kết hợp phân bón thương mại, phân chuồng, phân xanh để cải thiện độ phì nhiêu và tăng năng suất sắn” (trang 89-98).Nội dung Chương 11 Cách thức sinh học để tăng năng suất và cải thiện đất (trang 99 -110).

Chọn giống sắn kháng CMD; Chọn giống sắn Việt Nam; Mười kỹ thuật thâm canh sắn; Cách mạng sắn Việt Nam; Sắn Việt Nam và Kawano, Cassava and Vietnam: Now and Then; Sắn Việt Nam và Howeler; Quản lý bền vững sắn châu Á; Sắn Việt Nam sách chọn; CIAT Colombia thật ấn tượng; Sắn Việt Nam bài học quý, Sắn Việt và Sắn Thái; Lúa sắn Cămpuchia và Lào; Lúa sắn Việt Châu Phi; Martin Fregene xa mà gần; Người lính cây sắn tuổi thơ , Sắn Việt Lúa Siêu Xanh

QUẢN LÝ BỀN VỮNG SẮN CHÂU Á
Từ Nghiên cứu đến Thực hành

Tác giả: Reinhardt Howeler và Tin Maung Aye
Người dịch: Hoàng Kim, Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Bạch Mai

LỜI GIỚI THIỆU

Sắn Việt Nam trong vùng sắn châu Á đã tạo được sự đột phá có ý nghĩa toàn cầu. Sắn Việt Nam hiện được FAO (2013) ca ngợi là điển hình của sắn thế giới khi so sánh năm 2000 năng suất sắn Việt Nam đạt 8,35 tấn/ha, gần tương đương với năng suất sắn châu Phi (8,65 tấn/ha) nhưng đến năm 2011 sắn Việt Nam đã đạt năng suất  17,73 tấn/ha, vượt xa năng suất sắn bình quân châu Phi đạt 10,77 tấn/ha và cao hơn hẳn năng suất sắn bình quân châu Mỹ là 12,92 tấn/ha.  Tại Tây Ninh, nhiều hộ nông dân đã tăng năng suất sắn lên 400%, từ 8,35 tấn/ ha lên trên 36,0 tấn / ha. Sắn lát và tinh bột sắn Việt Nam đã trở thành một trong mười mặt hàng xuất khẩu chính. Sắn Việt Nam hiện đã thành nguồn sinh kế, cơ hội xóa đói giảm nghèo và làm giàu của nhiều hộ nông dân và hấp dẫn sự đầu tư của nhiều doanh nghiệp chế biến kinh doanh. Dẫu vậy, sắn Việt Nam cũng bộc lộ nhiều rủi ro, bất cập trong sản xuất, chế biến, kinh doanh và bảo vệ môi trường.

Thay mặt cho Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, tôi vinh dự được viết lời giới thiệu cho cuốn sách “Quản lý bền vững sắn châu Á: Từ nghiên cứu đến thực hành” của tác giả Reinhardt Howeler và Tin Maung Aye, chủ biên dịch Hoàng Kim với sự cộng tác của Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Bạch Mai. Cuốn sách này đúng như lời tác giả “thay cho những lời khuyên tốt nhất hiện có về kỹ thuật canh tác sắn sau hơn 50 năm kinh nghiệm thực tiễn kết hợp nghiên cứu và làm việc với nông dân để thấu hiểu những thách thức thực tế cuộc sống và cơ hội mà họ phải đối mặt”. Mặt khác, cuốn sách cũng là cẩm nang nghề nghiệp cho những người làm công tác nghiên cứu, chỉ đạo sản xuất và hoạch định chính sách về cây sắn, là cầu nối để trao đổi, thảo luận về các vấn đề cùng quan tâm trong quản lý đất và canh tác sắn bền vững ở châu Á.

Kính chúc bà con nông dân những mùa thu hoạch sắn bội thu.

Trịnh Khắc Quang
Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS)

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là mua-thang-nam-nho-ban-6.jpg

Câu chuyện ảnh tháng Năm

CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN
Hoàng Kim

Tôi đã nhiều lần tới châu Mỹ, tới cả Trung Mỹ, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Đó là kinh nghiệm sống quý giá cho sự nghiên cứu và giảng dạy khoa học cây trồng, đặc biệt là cây lương thực. Tôi nhớ thầy Norman Boulaug và nhiều thầy bạn ở nơi ấy, nhớ đất. nhớ người. Tôi có thói quen chép lại ghi chú ngắn và ghi hình về kỷ niệm sau mỗi chuyến đi, lần này mới có dịp hệ thống lại. “Châu Mỹ chuyện không quên” lắng đọng trong lòng tôi những ký ức sâu sắc về công việc chuyên môn khoa học cây trồng, cây lương thực yêu thích, kết nối với đất nước, con người, bạn hữu, và nền văn hóa châu Mỹ. Tôi kể từ chuyến đi Mỹ lần đầu tiên năm 1988, cho tới nhiều lần về sau lắng đọng chuỗi trãi nghiệm thân thương với thầy bạn ở bên kia bờ đại dương. Ba nơi chính của châu Mỹ mà tôi may mắn được tới, đó là vùng vật liệu di truyền ở ba trung tâm khởi nguyên cây trồng toàn cầu của chúng tại Châu Mỹ gồm Trung tâm ngô và lúa mì quốc tế CIMMYT ở Mê hi cô. Tung tâm khoai lang và khoai tây quốc tế CIP ở Peru. Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới CIAT về sắn, đậu thực phẩm, lúa gạo châu Mỹ ở Côlômbia. Những điểm đến này tương tự như Viện Nông nghiệp Nhiệt đời Quốc tế IITA ở Nigeria châu Phí, Viện Nghiên cứu Cây trồng Quốc tế cho vùng Nhiệt đới Bán khô cằn ICRISAT ở Ấn Độ, và Viện Lúa quốc tế IRRI ở Philippines. Những chốn ấy cũng thật thân thuộc với tôi. Tại đấy sách chuyên khảo cây trồng, tạp chí, trang web, video thật phong phú, sâu sắc và thật đáng ao ước. Cũng từ đấy mà tôi may mắn được đi thăm thú rộng ra các vùng lân cận theo điều kiện và hoàn cảnh của mỗi chuyến đi.

“Châu Mỹ chuyện không quên” là chùm thông tin với mục đích nhằm cung cấp các điểm nhấn tư liệu về cây lương thực châu Mỹ cho bạn đọc và các bài học trãi nghiệm của các chuyến đi thực tế về tình yêu cuộc sống kể lại cho các em sinh viên và bạn trẻ đồng nghiệp ham học hỏi, Tác phẩm gồm 36 đường links, được hiệu đính, bổ sung, để đọc và suy ngẫm

Mục đích sau cùng của DẠY VÀ HỌC là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và LÀM được việc. Lời Thầy dặn thung dung.

Châu Mỹ chuyện không quên
Hoàng Kim

Niềm tin và nghị lực
Về lại mái trường xưa
Hưng Lộc nôi yêu thương
Năm tháng ở trời Âu

Vòng qua Tây Bán Cầu
CIMMYT tươi rói kỷ niệm
Mexico ấn tượng lắng đọng
Lời Thầy dặn không quên

Ấn tượng Borlaug và Hemingway
Con đường di sản Lewis Clark
Sóng yêu thương vỗ mãi
Đối thoại nền văn hóa

Sắn Việt Nam và Kawano
Sắn Việt Nam và Howeler
Một ngày với Hernán Ceballos
CIAT Colombia thật ấn tượng
Martin Fregene xa mà gần

Châu Mỹ chuyện không quên
CIP Peru và khoai Việt
Nam Mỹ trong mắt tôi
Nhiều bạn tôi ở đấy

Machu Picchu di sản thế giới
Mark Zuckerberg và Facebook
Lời vàng Albert Einstein
Bill Gates học để làm

Thomas Edison một huyền thoại
Toni Morrison nhà văn Mỹ
Walt Disney bạn trẻ thơ
Lúa Việt tới Châu Mỹ..

CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN
Đi để hiểu đất quê hương
Hoàng Kim

Tạm biệt Oregon !
Tạm biệt Obregon California !
Cánh bay đưa ta về CIMMYT

Bầu trời xanh bát ngát
Lững lờ mây trắng bay
Những ngọn núi cao nhấp nhô
Những dòng sông dài uốn khúc
Hồ lớn Ciudad Obregon ba tỷ khối nước
Nở xòe như chùm pháo bông
Những cánh đồng mênh mông
Thành trăm hình thù dưới làn mây bạc
Con đường dài đưa ta đi
Suốt dọc từ Nam chí Bắc
Thành sợi chỉ màu chạy mút tầm xa…

Ơi vòm trời xanh bao la
Gọi lòng ta nhớ về Tổ Quốc
Ôi Việt Nam, Việt Nam
Một vùng nhớ trong lòng ta tỉnh thức
Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương.

Cảm ơn và chúc mừng Hoàng Minh Tường (Tuong Hoang) hình ảnh mới nối vần thơ cũ, gợi lại một trãi nghiệm quý giá đời tôi ở 31 năm trước (1988-2019) nay nhân hình ảnh mới để nhớ lại và suy ngẫm. về câu chuyện “Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương’. Vistar House Crown Point, hình ảnh nơi Tường đang đứng, gợi nhớ một vị trí đặc biệt lý tưởng trong tám thác nước đẹp thuộc hành lang danh lam thắng cảnh ở tiểu bang Oregon phía đông Multnomah County và Portland, miền Tây nước Mỹ, trên vùng đất đỏ bazan và đất xám nâu vàng của hẻm núi dòng sông Columbia rất nổi tiếng. . xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/di-khap-que-nguoi-de-hieu-dat-que-huong/ .

Vista House Crown Point, Oregon

Vista House là một bảo tàng tại Crown Point thuộc Oregon, là đài tưởng niệm những người tiên phong ở Oregon trên “Con đường di sản Lewis và Clark” và “đường cao tốc lịch sử sông Columbia”. Thầy tôi là Norman Borlaug  có kể cho tôi nghe về câu chuyện Thomas Jefferson (1743 – 1826) là Nhà tư tưởng sáng lập nước Mỹ.Minh triết Thomas Jefferson dạy chúng ta bài học lớn: .Bia mộ ông không vinh danh là Tổng thống Mỹ mà chỉ đề dòng chữ theo ý nguyên ông:“Nơi đây an nghỉ Thomas Jefferson, tác giả của Bản Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ, của Đạo Luật Virginia về Tự Do Tôn Giáo và là Người Cha của Đại Học Virginia”, Bài học lớn phúc hậu thực việc chúng ta học được lớn hơn bất cứ bài học nào khác. Thomas Jefferson bằng vị trí chính khách của mình đã giao dự án nghiên cứu khoa học và gắn với Con đường di sản Lewis & Clark trong cuộc thám hiểm miền Tây nước Mỹ. Đó là một ví dụ điển hình về tầm nhìn và dự án khoa học thành công. Vista House nằm trên một khu vực nhiều đá ở độ cao 223 m so với sông Columbia. Tòa nhà biểu tượng này bằng đá hình lục giác được xây dựng từ đầu thế kỷ 19, là niềm tự hào của người Mỹ trong sự chinh phục miền Tây.

Năm 2018 quý thầy bạn Bùi Cách Tuyến Huỳnh Hồng Phan Văn Tự (Tu Phan Van) đã có chuyến khảo sát du lịch sinh thái “Công viên đá Valley of Fire State Pack” Overton. Nơi đó thuộc bang Nevada với quy mô diện tích 19.000 ha gần bang Arizona…nơi khá xa về phía Nam của bang Oregon . Đó cũng là nơi mà trên 30 năm trước tôi cũng đã may mắn trãi nghiệm trên đường thiên lý Nam Bắc từ CIMMYT Mexico đi Oregon. Valley of Fire State Pack” được tạo thành chủ yếu từ đá trầm tích sa thạch đỏ (red sandstone) đã tạo ra cảnh quan đặc sắc với những núi đá trùng điệp màu đỏ “lửa” trên nền thung lũng cùng với những đụn cát đỏ, vàng nhấp nhô sản phẩm của quá trình ferralic hóa … tạo nên “Thung lũng lửa”… một trong cảnh đẹp thiên nhiên của bang Nevada. So với Oregon thì Công viên đá Valley of Fire State Pack khô cằn hơn giống núi Chúa Ninh Thuận hơn. Vista House Crown Point Oregon giống Chư jang sin Đắk Lắk, Biển Hồ Gia Lai và Ngọc Linh Kon Tum hơn. Hai nơi Công viên đá Valley of Fire State Pack và Vista House Crown Point Oregon là điển hình câu chuyện gian nan nhọc nhằn của sự chinh phục khó khăn vùng đất Tây nước Mỹ, và cũng đều rất giống Việt Nam với việc đưa đầu tư tiến bộ khoa học kỹ thuật vào Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ.

Đập Grand Coulee trên sông Columbia

Sông Columbia là sông lớn nhất vùng Tây Bắc Thái Bình Dương của Bắc Mỹ dài trên 2.000 km và lưu vực nhận nước là 668.217 km² với 85% là trong lãnh thổ Hoa Kỳ, là con sông lớn thứ tư tại Hoa Kỳ. So sánh với sông Mekong có chiều dài 4350 km, lưu vực 795.000 km2 . Sông Columbia kéo dài từ bang British Columbia của Canada qua tiểu bang Washington của Hoa Kỳ; tạo nên đôi bờ ranh giới phần lớn giữa tiểu bang Washington và Oregon trước khi đổ ra Thái Bình Dương. Hồ Columbia nằm ở cao độ 808 mét hình thành thượng nguồn của sông Columbia trong dãy núi Rocky phía nam tỉnh British Columbia Canada. Sông Columbia từ độ cao rất lớn này đổ xuống đoạn sông ngắn nên việc sản xuất thủy điện là lớn nhất Bắc Mỹ với 11 đập thủy điện tại Mỹ và 3 đập tại Canada. Tại Hoa Kỳ thủy điện chỉ chiếm 6,5% năng lượng nhưng sông Columbia và các sông nhánh của nó đã cung cấp khoảng 60% năng lượng thủy điện của duyên hải miền tây. Đập Grand Coulee trên sông Columbia ở tiểu bang Washington của Hoa Kỳ được xây dựng từ năm 1933 đến năm 1942, ban đầu với hai nhà máy điện đến năm 1974 thì tăng thêm nhà máy thủy điện thứ ba Đây là cơ sở sản xuất thủy điện lớn nhất Hoa Kỳ [4] và kết cấu bê tông lớn nhất thế giới ngang hàng cùng với đập Tam Hiệp sông Trường Giang Trung Quốc.

Sông Columbia do uốn khúc đột ngột và cửa sông có đụn cát thay đổi với xoáy nước nên nơi đây là một trong những khu vực nguy hiểm nhất cho tàu bè đi lại trên thế giới. Lịch sử sông Columbia khám phá, trị thủy, xây đập và xây cầu qua sông rộng, hiểm trở là một kinh nghiệm lớn và là niềm tự hào của nước Mỹ.

Câu chuyện sông Columbia cầu và đập lặn sâu vào ký ức. Chúng tôi nghề nghiệp chuyên môn chọn giống và kỹ thuật thâm canh cây trồng không có cơ hội và điều kiện tìm hiểu sâu hơn chỉ chú trọng xử lý mối quan hệ đất nước và cây trồng trong tưới iêu nội đồng. Một số hình ảnh và ghi chép về kinh nghiệm tưới tiêu và trồng trọt thuở ấy, bạn có thể tìm thấy ở đây,

Cây trồng nay và xưa

Hoàng Minh Tường ghi chép ngày 7 tháng 5 năm 2019: “Đầu tiên là cánh đồng hoa tuylip rộng bát ngát . Đủ các màu hoa khoe sắc. Đây đúng là lễ hội hoa. Cũng cần học tập văn hoá lễ hội của họ. Người và xe đông đúc nhưng rất trật tự, từ nơi để xe ra chỗ tham quan khoảng sáu, bảy trăm mét có xe đưa đón du khách miễn phí. Nhà vệ sinh di động sạch sẽ. Đặc biệt cả cánh đồng lớn với hàng nghìn người nhưng không có mẫu rác nào không một ai hút thuốc lá. Sau 3 giờ lũ chúng minh đi lên Wasinhton với dòng sông Cô-lôm-bi-a trong xanh hiền hoà, đứng trên tháp cao xem núi rừng hùng vĩ tất cả như còn hoang sơ. Đến thăm ngọn thác cao hàng trăm mét dựng đứng, du khách như đang lạc vào thế giới cổ tích Kết thúc một ngày du ngoạn thật tuyệt. Cảm ơn những người bạn trên đất Mỹ đã dành cho tôi có chuyến đi thú vị ”

Hoa tuylip đẹp quá ! những năm trước tôi đã thấy Nga Lê chụp hình nhưng hoa tuylip gần Wasinhton chưa phải ở nơi này. Thuở xưa tôi tới đây dường như vùng cạnh tháp chưa thấy có trồng hoa tuylip cho khách du lịch. Người Mỹ rất thực dụng,họ khéo quy hoạch và kế họach, hẵn là ‘thời biến, pháp biến’ cũng đúng thôi. Tôi bâng khuâng nghĩ về nho Ninh Thuận, thanh long Bình Thuận, khoai lang ngon Vĩnh Long, hoa Đà Lạt với biết bao mặt hàng nông nghiệp khác … đến bao giờ thì chuỗi giá trị nông nghiệp Việt mới kết nối mạnh mẽ được với du lịch sinh thái văn hóa danh lam thắng cảnh để chất lượng cuộc sống cao hơn và người nông dân Việt thu nhập tốt hơn,

Đi để hiểu quê hượng.

xem tiếp Châu Mỹ chuyện không quên
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chau-my-chuyen-khong-quen/

BAN MAI TRÊN SÔNG SON
Hoàng Kim

Ta đi như dòng sông
Thương hoài về bến đợi
Tất cả dòng sông đều chảy
Neo lòng khúc hát sông quê.

xem tiếp Ban mai trên sông Son https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ban-mai-tren-song-son/ và lắng nghe video tuyệt vời tại https://youtu.be/SAPCrpX-4Cw #lohenvoidonglam #dancaxunghe #dancanghetinh

Chaongaymoi
CNM365 Tình yêu cuộc sống
DẠY VÀ HỌC https://hoangkimvn.wordpress.com
ngày mới nhất bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365 Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on Twitter