Chào ngày mới 22 tháng 12


DẠY VÀ HỌC 22 THÁNG 12
Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim

CNM365 Tình yêu cuộc sống https://hoangkimlong.wordpress.com; #hoangkimlong, #hoanggia; #Thungdung, #dayvahoc, #cltvn; #vietnamhoc; ĐHNN2 Hà Bắc nay và xưa; Chuyện thầy Trần Hồng Uy; Lớp 10A TT ĐHNN2 Hà Bắc; Lên Trúc Lâm Yên Tử; Đêm Yên Tử; Văn chương ngọc cho đời; Ai bảo chăn trâu là khổ? Hoàng Tố Nguyên tiếng Trung; Hoàng Long cây lương thực; Ban mai chào ngày mới; Tỉnh thức cùng tháng năm; Sự chậm rãi minh triết; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Tìm về đức Nhân Tông; Chọn giống sắn Việt Nam; Con nguyện làm Hoa Lúa; Chọn giống sắn Việt Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Nông lịch tiết giữa Đông; Hoa Lúa giữa Đồng Xuân; Mình về thăm nhau thôi; Thăm Tây Hồ nhớ Người; Tô Đông Pha Tây Hồ; Walt Disney người bạn lớn; Ngày 22 tháng 12 năm 1944,  Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam, được thành lập tại Cao Bằng.Đại tướng Võ Nguyên Giáp tổng kết bài học thắng lợi của chiến tranh Việt Nam là Từ nhân dân mà ra, là sự hình thành và phát triển của ‘chiến tranh nhân dân’ Đại tướng Pháp Jean de Lattre de Tassigny đã thấm thía nói ‘Một quân đội chỉ có thể đánh thắng một quân đội nhưng một quân đội không thể đánh thắng một dân tộc‘. John Kennedy phỏng vấn Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tại tác phẩm “Trí tuệ bậc Thầy, Tạp chí George, tháng 11, năm 1998, in trong sách ‘Không phải huyền thoại, Hữu Mai 2011,  đã viết: “Toàn dân chiến đấu” Giáp nói theo triết lý truyền thống Việt Nam về chiến tranh. Hòa trộn triết lý đó với tuyên truyền chính trị không ngưng nghỉ cho chiến sĩ của mình, ông đã tôi luyện nên một đội quân chiến đấu đầy hiệu quả, chiến thắng kiên cường trước những cú tấn công không cân sức. Quân đội đó đã trở thành một trong số những lực lượng bộ binh thiện chiến nhất trên thế giới hiện nay”. Ngày 22 tháng 12 năm 1984 là ngày mất Nguyễn Hiến Lê, nhà giáo, nhà văn, học giả, dịch giả, với 120 tác phẩm sáng tác, biên soạn và dịch thuật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, nhà văn hóa giáo dục nổi tiếng người Việt Nam (sinh năm 1912); Ngày 22 tháng 12 là ngày đông chí, một trong  24 tiết khí lịch nhà nông. Bài chọn lọc ngày 22 tháng 12: #hoangkimlong, #hoanggia; #Thungdung, #dayvahoc, #cltvn; #vietnamhoc; ĐHNN2 Hà Bắc nay và xưa; Chuyện thầy Trần Hồng Uy; Lớp 10A TT ĐHNN2 Hà Bắc; Lên Trúc Lâm Yên Tử; Đêm Yên Tử; Văn chương ngọc cho đời; Ai bảo chăn trâu là khổ? Hoàng Tố Nguyên tiếng Trung; Hoàng Long cây lương thực; Ban mai chào ngày mới; Tỉnh thức cùng tháng năm; Sự chậm rãi minh triết; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Tìm về đức Nhân Tông; Chọn giống sắn Việt Nam; Con nguyện làm Hoa Lúa; Chọn giống sắn Việt Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Nông lịch tiết giữa Đông; Hoa Lúa giữa Đồng Xuân; Mình về thăm nhau thôi; Thăm Tây Hồ nhớ Người; Tô Đông Pha Tây Hồ; Walt Disney người bạn lớn; Đợi anh ngày trở lại; Tin nổi bật quan tâm; Ngày mới lời yêu thương; Nhớ cây thông mùa đông; Sớm Đông;Vui về với ruộng đồng; Giống Cây Trồng Quảng Bình; Trăng rằm; Sớm Đông; Vui đến chốn thung dung; Vui sống giữa thiên nhiên; Vui bước tới thảnh thơi; Vui đi dưới mặt trời; Câu chuyện ảnh tháng 12; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và  https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-22-thang-12; và  https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-22-thang-12;

ĐHNN2 HÀ BẮC NAY VÀ XƯA
Hoàng Kim


Trường tôi nôi yêu thương
Ban mai chào ngày mới
Đường xuân đời quên tuổi
Vui đi dưới mặt trời

Thầy nghề nông chiến sĩ
Thầy bạn là lộc xuân
Dấu xưa thầy bạn quý
Thăm thẳm trời sông Thương

Hoàng Kim đã kể Chuyện thầy Trần Hồng Uy, kỳ trước. Hôm GSTS Trần Hồng Uy là Viện trưởng Viện Ngô Hà Nội vào thăm và chia vui niềm vinh dự của Thầy làm anh hùng lao động thời đổi mới. Tôi hỏi vui Thầy:là nghỉ hưu Thầy định về đâu? Thầy tâm sự:: “Mình về Trường Đại học Nông Lâm Bắc Giang https://bafu.edu.vn/home/, cậu ạ“. Những trao đổi của Thầy đã gợi mở cho tôi các điều tâm đắc Chung sức trên đường xuân tại tứ thơ vui bài này.

xem tiếp Lớp 10A TT ĐHNN2 Hà Bắc https://hoangkimlong.wordpress.com/category/lop-10a-tt-dhnn2-ha-bac Dấu xưa thầy bạn quý Thăm thẳm trời sông Thương https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tham-tham-troi-song-thuong.

CHUYỆN THẦY TRẦN HỒNG UY
Hoàng Kim

Đường tới IAS 100 năm (1025-2025) chúng tôi biết ơn nhiều gương sáng tri thức và tấm lòng của những thầy bạn lớn nhà nông từ nhiều nơi khác nhau đã đến chung sức với Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam làm nên những thành tựu quý giá cho sản xuất nông nghiệp. Giáo sư Trần Hồng Uy là một người thân thiết trong số đó. Hình ảnh giáo sư Trần Hồng Uy trở về thăm và tặng quà Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, với sự chứng kiến của lãnh đạo địa phương nhân dịp Thầy được tặng danh hiệu anh hùng lao động, thao thức trong lòng tôi.

Cựu Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn là nhà quản lý hàng đầu trong ngành nông nghiệp. sinh thời rất quan tâm cây ngô và có những chuyến thăm đồng với giáo sư Trần Hồng Uy. Những người thầy ngô lai Việt Nam lĩnh vực chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp cây ngô, nghiên cứu khoa học kỹ thuật cây ngô, đào tạo đội ngũ chuyên sâu cây ngô, tiêu biểu nhất thời kỳ ba mươi năm đổi mới 1986- 2016 là giáo sư Trần Hồng Uy, giáo sư Ngô Hữu Tình và giáo sư Trần Văn Minh. Đó là ba chuyên gia ngô lai Việt Nam hàng đầu, các thầy bạn nhà nông thật thân thiết. Giáo sư Trần Hồng Uy là cánh chim đầu đàn trong số đó.

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là la-duc-vuc-ngo-huu-tinh.jpg

Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc là điểm sáng ngô lai Việt Nam ở Nam Bộ. Thầy Trần Hồng Uy, thuở thầy làm Viện trưởng Viện Nghiên cứu Ngô thường vào với chúng tôi. Thầy đã nói lời chân tình thật xúc động “Các cậu là gương sáng lao động thực tiễn mà tôi là anh hùng lao động lưu danh” khi Thầy làm phản biện chính đánh giá xuất sắc giống ngô lai VN25-99, sau đó lại trở về trao cho Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc chúng tôi bức tranh sơn mài quý giá, kỷ niệm ngày vui của Thầy với sự chứng kiến của lãnh đạo địa phương.

Giáo sư Trần Hồng Uy với Trung tâm Hưng Lộc có nhiều chi tiết đời thường thật cảm động. Thầy lột đồng hồ đeo tay trao tặng cho anh Tiến lái xe của Trung tâm Hưng Lộc để biết ơn những ngày vất vả đã cùng thầy lội ruộng (Chiếc đồng hồ này thầy vẫn thường đeo, và có mặt trong tấm ảnh này), Thầy nhiều lần xuống thăm nhà riêng bạn cũ là Nguyễn Khang và gia đình chúng tôi, những đàn em mà ông quý. Ông Nguyễn Khang trước là cán bộ lái máy gieo trồng chăm sóc thu hoạch ngô rất giỏi của Trung tâm Nghiên cứu Ngô Sông Bôi của Thầy sau này là phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc; Thầy ngủ tại nhà khách đơn sơ của Viện nhiều lần đi điểm mà khi ít ngủ khách sạn Thầy chơi thân với anh Vực, anh Định, chị Rịnh, cùng nhiều anh chị em làm ngô ở Hưng Lộc và Viện, rất hòa đồng với anh em bảo vệ lái xe và nhân viên hành chính trực phòng, dọn vệ sinh. đã chia sẻ phần kinh phí ít ỏi của đề tài cây màu mà thầy làm chủ nhiệm để đề tài khoai sắn những khi khó khăn được nương bóng thầy vui đồng hành đồng tác giả “Chọn tạo và phát triển giống sắn KM98-1”. Thầy tham gia phần lớn các hội thảo quốc tế, quốc gia về cây có củ. Tôi nhớ như in cái xiết tay cảm thông và những lời an ủi động viên của Thầy khi giống sắn KM98-5, KM140 đã có quyết định rồi của tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai công nhận sản xuất thử và cho phép sản xuất đại trà trong tỉnh nhưng lại chậm được thủ tục công nhận khác. Cây khoai lang cũng vậy, thầy Uy, thầy Quyền, thầy Tình, thầy Minh, thầy Bửu,… đều khuyến khích chúng tôi nghiên cứu chọn giống đừng buông bỏ trước khó khăn, trong khi việc đúc kết của Viện đôi khi lại xuýt quên khoai (!). Nhờ những nổ lực và góc nhìn bao dung, những lời khuyên ấm áp chân thành của những thầy, bạn chân thành mà chúng ta ngày nay có được những giống khoai lang ngon Hoàng Long, HL4, Chiêm Dâu, Khoai Gạo , khoai Bí Đá Lạt, HL518 Nhật đỏ, HL491 Nhật tím, cùng với các giống sắn, lạc,đậu, ngô lai là chủ lực và phổ biến lâu dài trong sản xuất. Sự thật tốt hơn ngàn lời nói. Tôi thật tâm đắc với bài thơ “Chung sức trên đường xuân” “Ngô khoai chẳng phụ dày công Viện” Nguyên văn bài thơ dưới đây có bóng dáng nhiều người thầy ngô Việt Nam hàng đầu, mà nổi bật nhất thuở ấy là thầy Uy, thầy Tình, thầy Minh là thầy bạn quý của đời tôi…

CHUNG SỨC TRÊN ĐƯỜNG XUÂN
Hoàng Kim

Chung sức bao năm một chặng đường
Cuộc đời nhìn lại phúc lưu hương
Ngô khoai chẳng phụ dày công Viện
Lúa sắn chuyên tâm mến nghĩa Trường
Dạy học tinh hoa giàu trí tuệ
Chuyển giao chuyên nghiệp khiếu văn chương
Người chọn vãng sanh vui một cõi
Ai theo cực lạc đức muôn phương

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là ngovietnam-va-nhung-nguoi-thay-4-easup.jpg

Ngô Việt Nam là cây lương thực quan trọng thứ hai sau lúa, có diện tích canh tác hàng  năm hiện đạt  khoảng  1,15 triệu ha, năng suất bình quân 4,55 tấn/ha, sản lượng 5,24 triệu tấn (Tổng cục Thống kê 2017). Sản phẩm ngô Việt Nam chủ yếu dùng cho chăn nuôi,  nay dùng  làm thực phẩm cho người hơn 5%. Cuộc cách mạng về giống ngô lai Việt Nam đã góp phần tăng nhanh diện tích, năng suất và sản lượng ngô trong toàn quốc, đưa nước ta đứng vào hàng ngũ những nước trồng ngô lai tiên tiến của vùng châu Á. So với năm 1985 trước đổi mới, ngô Việt Nam lúc ấy có diện tích 397 ngàn ha, năng suất bình quân 1,47 tấn/ha, sản lượng 0,37 triệu tấn  thì đến nay ngô Việt Nam ngày nay đã đạt một bước tiến vượt bậc gấp 3 lần về năng suất và 14 lần về sản lượng. Mặc  dù, sản lượng ngô hiện nay vẫn chưa đủ cung cấp cho ngành chăn nuôi của cả nước, Việt Nam mỗi năm vẫn phải nhập khoảng  1,60 – 2,00 triệu tấn ngô hạt để làm thức ăn chăn nuôi, nhưng Việt Nam đã cùng  Thái Lan và Trung Quốc nằm tốp đầu những quốc gia trồng ngô tiên tiến ở châu Á. Trong thành tựu ấy, có công đóng góp hiệu quả của giáo sư Trần Hồng Uy ở chặng đường đầu.

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là vn2599vagsuy.jpg

Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp Hưng Lộc có những công trình nghiên cứu chọn tạo giống ngô và mô hình trồng ngô lai xen đậu xanh, đậu nành, lạc, đầu rồng với sắn phù hợp vụ trồng và điều kiện sinh thái. Giáo sư Trần Hồng Uy sâu sát thực tiễn, nâng đỡ và đánh giá cao những kết quả tốt nổi bật phục vụ sản xuất đó. Thầy thực sự là con người của thực tiễn, của hành động. Chúng tôi thực sự quý trọng Thầy về điều đó.

Giáo sư Tiến sĩ Khoa học Trần Hồng Uy nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu ngô Việt Nam Thầy được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học Công nghệ trong lĩnh vực Nông nghiệp vào năm 2000 với công trình nghiên cứu tạo giống ngô lai ở Việt Nam. GS.TSKH Trần Hồng Uy sinh ngày 2/2/1938 tại thôn Hương Gián, xã Thái Sơn, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Thủa thiếu thời GS đã có những hoài bão phục vụ nông nghiệp nước nhà…Lớn lên thầy dành trọn đời mình cho sự nghiên cứu bảo tồn và phát triển cây ngô Việt Nam với thành tựu nổi bật là Ngô lai Việt Nam, Ngô đông Việt Nam, Ngô chất lượng cao. TS. Bùi Mạnh Cường Viện trưởng Viện Nghiên cứu Ngô với bài viết “GS.TSKH Trần Hồng Uy cây đại thụ của ngành ngô Việt Nam” trên báo Nông nghiệp Việt Nam đã đúc kết các bài học kinh nghiệm sâu lắng: ”Ngoài truyền bá kiến thức mới cho người dân, gần gũi với nông dân, giải quyết những vấn đề mới phát sinh trong sản xuất ngô, GS Trần Hồng Uy còn đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ cao, uyên thâm về kiến thức chọn tạo, đó là các tiến sỹ, thạc sỹ, công nhân kỹ thuật đủ sức gánh vác nhiệm vụ nặng nề của Viện trong những năm vừa qua. Nhiều học trò của Thầy đã trưởng thành, giữ các trọng trách cao của Viện, các Sở, Ban ngành của các địa phương. Trong cuộc sống thầy sống giản dị, chân thành, giàu lòng nhân ái, thường xuyên truyền đạt những kiến thức mới, bác học, với phương châm phải lấy thực tiễn là thước đo để đánh giá hiệu quả trong công tác nghiên cứu khoa học, phương châm ấy đã trở thành qui luật bất biến của Viện. Nhưng điều lớn lao hơn mà giáo sư đã để lại cho hậu thế là một kho kiến thức về cuộc sống, tác phong sinh hoạt, tư duy khoa học, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm”.

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là gsngohuutinh-va-ngo-lai.jpg
Giáo sư Ngô Hữu Tình đánh giá phản biện giống ngô tốt VN112 của Trung tâm Hưng Lộc chọn tạo.

Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc với công trình nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai VN25-99, VN112 và mô hình trồng ngô lai xen đậu xanh, đậu nành, lạc, đầu rồng với sắn, phù hợp vụ trồng và điều kiện sinh thái, đã đồng hành với các giống ngô lai xuất sắc của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam vang bóng một thời. Viện IAS chúng ta có sự chung sức của giáo sư Trần Hồng Uy, giáo sư Ngô Hữu Tình cùng nghiên cứu đánh giá giống ngô và các mô hình hệ thống canh tác ngô. Sự hợp tác bền bỉ bao năm đã lưu lại ấn tượng sâu sắc trong lòng chúng tôi mãi không bao giờ quên..

Soi mình trong gương không bằng soi mình trong lòng người.

Năm tháng đi qua chỉ tình yêu ở lại.

*

xem tiếp Lớp 10A TT ĐHNN2 Hà Bắc https://hoangkimlong.wordpress.com/category/lop-10a-tt-dhnn2-ha-bac Dấu xưa thầy bạn quý Thăm thẳm trời sông Thương https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tham-tham-troi-song-thuong

THĂM TRƯỜNG XƯA HÀ BẮC
Thăm thẳm trời sông Thương
Dấu xưa thầy bạn quý Huế thương
Mênh mang một khúc sông Hồng
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tham-truong-xua-ha-bac
#dayvahoc #vietnamhoc; #cltvn; #cnm365; #Thungdung; #đẹpvàhay

Dấu xưa thầy bạn quý;
Hà Nội mãi trong tim;
Thăm trường xưa Hà Bắc;
Đến Kiếp Bạc Côn Sơn;

Vào Tràng An Bái Đính;
Về Nghĩa Lĩnh Đền Hùng;
Hồ Ba Bể Bắc Kạn;
Lên Việt Bắc điểm hẹn;

Về Việt Bắc nhớ Người;
Bản Giốc và Ka Long;
Thăm Hoa Lư Cúc Phương;
Món ngon ở Ninh Bình;

Đất Mẹ vùng di sản;
Trường tôi nôi yêu thương;
Huế di sản thế giới;
Việt Nam quê hương tôi.

(Bấm vào mỗi hàng để xem ảnh; những chuyến về nguồn chưa thấy ảnh ở 1-15 sẽ có ở mục 16) https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tham-truong-xua-ha-bac/

xem tiếp hình ảnh bài mới hơn Hà Nội mãi trong tim https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ha-noi-mai-trong-tim/; hình ảnh bài cũ hơn Đến Kiếp Bạc Côn Sơn https://hoangkimlong.wordpress.com/category/den-kiep-bac-con-son/

Ở đâu lung linh Kiếp Bạc
Sao Khuê vằng vặc Côn Sơn
Ở đâu một trời thương nhớ
Cho ta khoảng lặng tâm hồn..

Phố Thị ngày càng đông đúc
Đồng Xuân xa lại càng thưa
Vui với việc hiền ở phố
Bâng khuâng thương nhớ chiêm mùa

Con học trường đời đường sống
Lời nào ghi nhớ đầu tiên
Biết ơn nhọc nhằn Cha Mẹ
Lấm lem con chữ ưu phiền.


(Thơ Hoàng Kim https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ve-mien-tay-yeu-thuong/

Kính chào thầy bạn thân thương! Gặp nhau hay ngắm ảnh là thật quý; xin chúc mừng quý thầy bạn và tỏ lời biết ơn chân thành Thầy bạn là lộc xuân. Thầy bạn quý đã lưu dấu đặc biệt sâu sắc trong đời của mỗi chúng ta. “Dù chúng ta đang ở đâu, chính thầy bạn đã tạo nên thế giới”. Dưới đây là video hình ảnh chọn lọc của Lớp 10 Trồng trọt Trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc vừa gặp mặt 41 năm (2022), và đã gặp mặt sau 30 năm (2011), với hình ảnh trân quý của ngày ra trường (1981) cùng những dịp du lịch sinh thái Việt.

Video yêu thích

Lớp 10A TT ĐHNN2 Hà Bắc bản 5 phối chuẩn https://youtu.be/uKBMqTflViA
Lớp 10A TT ĐHNN2 Hà Bắc bản 1 đầu tiên https://youtu.be/ssvsNzXwRJY

Bài ca nhịp thời gian Run away with me https://youtu.be/sqrWlBBukMM Video Omar Akram Hoàng Kim tích hợp tại https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bai-ca-nhip-thoi-gian/

CON NGUYỆN LÀM HOA LÚA
Hoàng Kim

Bao năm Trường Viện là nhà
Lúa ngô khoai sắn đều là thịt xương
Một đời người một rừng cây
Thầy ươm giống tốt để mai thành rừng.

Con thăm Thầy lên non thiêng Yên Tử
Về đất lành chùa Giáng giữa đồng xuân
Thơm hương lúa ngậm đòng chăm bón đúng
Ngát gương sen lồng lộng bóng trúc mai

Biết ơn Thầy trọn đời thương hạt gạo
Bưng bát cơm đầy, quý giọt mồ hôi
Con xin được theo Thầy làm Hoa Lúa
Hoa quê hương hạt ngọc trắng ngần.

Lẫn với cỏ không tranh đua hương vị
Không màng ngôi ngự trị các loài hoa
Hoa Lúa đượm hồn quê dung dị
Quên sắc hương để lộng lẫy Hoa Người ! (*)

Con nguyện ước nối đời theo hạt gạo
Chén cơm ngon thơm bếp lửa gia đình
Thầy Trò cùng chung tay làm việc thiện
Sống trọn tình với giấc mơ xanh.

(*) Trích thơ Dương Phượng Toại tặng Hoa Lúa
(**) Kỷ niệm người lính ngày 22 tháng 12, tôi lưu lại một số ghi chép có các bài Con nguyện làm Hoa Lúa; Thiền Sư Lão Nông Tăng; Hoa Lúa giữa Đồng Xuân; Hoa Đất của quê hương. Con đường mà tôi và các bạn quý đời mình đã lựa chọn sau chiến tranh là về lại trường để  học tiếp, nghiên cứu tuyển chọn được một số giống cây trồng tốt và kỹ thuật canh tác tiến bộ thích hợp, nhằm góp phần nâng cao năng suất chất lượng cây trồng, nguồn thu nhập đời sống và sinh kế cho người nông dân, góp sức đào tạo được một đội ngũ khoa học cây trồng thích hợp cho điều kiện Việt Nam

TIẾN BỘ CHỌN GIỐNG SẮN VIỆT NAM (1975-2022)
Vietnamese Cassava breeding highlight 1975-2022
Bảo tồn và phát triển sắn thích hợp, bền vững
Nguyễn Thị Trúc Mai, Hoàng Kim, Hoàng Long


Ở Việt Nam, sắn là cây lương thực quan trọng sau lúa và ngô. Sắn Việt Nam ngày nay có tổng diện tích sắn thu hoạch năm 2021 đạt 528,0 ngàn ha, với năng suất sắn củ tươi bình quân 20,3 tấn/ ha, sản lượng sắn củ tươi 10,7 triệu tấn (Tổng cục Thống kê, Niên giám Thống kê 2021). Năm vùng trồng sắn chính Việt Nam là:1) Vùng Tây Nguyên diện tích sắn đạt 172,5 nghìn ha, chiếm 32,7% diện tích sắn cả nước, trọng điểm tại Gia Lai 81,0 nghìn ha, Đắk Lăk 45,0 nghìn ha, Kon Tum 38,8 nghìn ha; 2) Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ diện tích trồng sắn đạt 102,0 nghìn ha, chiếm 19,3% diện tích sắn cả nước, trọng điểm tại Phú Yên 29,5 nghìn ha, Bình Thuận 28,0 nghìn ha, Quảng Ngãi 17,0 nghìn ha, Quảng Nam 10,0 nghìn ha; 3) Vùng Đông Nam Bộ diện tích trồng sắn đạt 92,8 nghìn ha, chiếm 17,6% diện tích sắn cả nước, trọng điểm tại Tây Ninh 59,0 nghìn ha, Đồng Nai 17,0 nghìn ha; 4) Vùng Trung du miền núi phía Bắc diện tích sắn đạt khoảng 99,3 nghìn ha, chiếm khoảng 18,9% diện tích sắn cả nước, sắn trồng rãi rác ở nhiều tỉnh miền núi, sản lượng tập trung ở Sơn La, Yên Bái, Hòa Bình;5) Vùng Bắc Trung Bộ diện tích sắn đạt 53,0 nghìn hac, chiếm 10% diện tích sắn cả nước, tập trung tại Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Trị (12-13 nghìn ha/ tỉnh). Hai giống sắn thương mại chủ lưc KM419 và KM94 năm 2020, chiếm lần lượt trên 42% và 37% tổng diện tích sắn Việt Nam, tăng hơn diện tích trồng KM419 và KM94 năm 2016 là 38% và 31,7% RTB Newsletter 2016. Assessment reveals that most cassava grown in Vietnam has a CIAT pedigree, http://www.rtb.cgiar.org/2016-annual-report/assessment-reveals-that-most-cassava-grown-in-vietnam-has-a-ciat-pedigree/.

Sự bùng nổ về năng suất sản lượng hiệu quả kinh tế sắn và ngành hàng sắn đã trùng hợp với sự xuất hiện, lây lan của hai bệnh hại nghiêm trọng là bệnh chồi rồng (CWBD) công bố dịch hại năm 2009 và gây hại nghiêm trọng trên giống sắn KM94 tại Quảng Ngãi; Kế đến là bệnh khảm lá virus CMD (Sri Lanka Cassava Mosaic Virus) phát hiện và công bố dịch hại tháng 5/2017 trên giống sắn HLS11 tại Tây Ninh, đã lây lan rất nhanh, gây hại khủng hoảng tại 26 tỉnh thành phố cả nước, đang gây hại tại 17 tỉnh năm 2022, chủ yếu ờ cáctỉnh trồng sắn Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ. Nguyên nhân chính là do sự lây lan bệnh qua hom giống của giống sắn HLS11 mẫn cảm bệnh; sự lan truyền bệnh CMD qua môi giới truyền bệnh do bọ phấn trắng (Bemisia tabasi) khó kiểm soát, sự tiêu hủy cây bệnh và kiểm soát dịch bệnh CMD, CWBD còn bất cập và giống sắn kháng bệnh CMD nhập nội kháng bệnh tốt nhưng hàm lượng tinh bột còn thấp nên doanh nghiệp chế biến sắn và nông dân vùng trồng sắn thận trọng ứng dụng.

Bài viết này lược khảo Tiến bộ chọn giống sắn Việt Nam gần đây. Bài viết đầy đủ mời đọc tại tạp chí chuyên đề

Giống sắn KM419 và KM440,
nền tảng bảo tồn và phát triển


Kết quả nâng cấp cải tiến giống sắn chủ lực thương mại KM419, KM440 bằng cách hồi giao với KM539, KM537, KM534, KM94 thuộc nhiệm vụ khoa học thực tiễn cấp bách: ”Nghiên cứu chọn tạo giống sắn năng suất tinh bột cao, kháng được sâu bệnh hại chính, phù hợp với điều kiện sản xuất tại tỉnh Phú Yên. Giống sắn KM568 trên ruông nông dân Phú Yên (giữa) rất sạch bệnh khảm lá virus (CMD) và bệnh chồi rồng CWBD, bên trái phía sau là giống sắn chủ lực sản xuất KM419 cũ nhiều và đồng đều nhưng nhiễm bệnh CMD mức 3,5; bên phải phía sau là giống chủ lực thương mại KM440 kháng bệnh CMD cấp 2, CWBD cấp 1,5. Giống sắn KM568, KM440 năng suất tinh bột cao, kháng được sâu bệnh hại chính, phù hợp với điều kiện sản xuất của tỉnh Phú Yên; xem tiếp Bảo tồn và phát triển sắn https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bao-ton-va-phat-trien-san/

GIỐNG SẮN KM419 VÀ KM440
Nguyễn Thị Trúc Mai,
Hoàng Kim, Hoàng Long và cộng sự.

Thông tin tiến bộ mới Bảo tồn và phát triển sắn; Sự thật tốt hơn ngàn lời nói Chọn giống sắn kháng CMD; Chọn giống sắn Việt Nam Giống sắn KM419 và KM440 xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/giong-san-km419-va-km440/

GIỐNG SẮN KM440 TAI XANH, SIÊU BỘT, ÍT BỆNH

Đặc điểm giống: KM440 thân xanh, thẳng, nhặt mắt, không phân cành, lá già xanh đậm, đọt non màu xanh tím, củ đồng đều, dạng củ đẹp, thịt củ màu trắng, ít nhiễm sâu bệnh, năng suất củ tươi 40,5 đến 53,1 tấn/ha. Hàm lượng bột đạt từ 27,0 -28,9%,. giống ngắn ngày, thời gian giữ bột sớm hơn KM94.

Giống sắn KM440 và KM419 đến thời điểm này (ngày 7 tháng 12 năm 2022) vẫn tiếp tục chiếm diện tích lớn áp đảo, đặc biệt là giống sắn KM 440 “tai xanh” ít bệnh hơn KM419 ‘tai đỏ” có ưu thế vượt trội trên quy mô trồng rộng và tiêu thụ sắn tại Việt Nam, bất chấp áp lực nặng của bệnh CMD và CWBD; Giống sắn KM440 (đột biến từ KM94) được nhiều hộ nông dân ưa thích và tự nhân giống. “Kẻ sống sót không phải là kẻ mạnh nhất hay thông minh nhất, mà là kẻ thích nghi tốt nhất” Charles Darwin đã nói vậy: “It is not the strongest of the species that survives, nor the most intelligent that survives. It is the one that is most adaptable to change” Bảo tồn và phát triển bền vững, thích nghi để tồn tại là câu chuyện sắn hôm nay KM568, KM440, KM419, KM539, KM569 (giống sắn vàng Phú Yên) , KM534 (nâng cấp cải tiến KM397 phát triển từ SM937-26) https://hoangkimlong.wordpress.com/category/giong-san-KM419-va-KM440/

Bài tổng hợp tóm tắt này kèm theo sáu video sắn liên quan: 1) Giống sắn KM440 Phú Yên, rất ít nhiễm bệnh CMD, Video https://youtu.be/oXEF0RpZIo8 ngày 17 6 2022 tại xã Hòa Thịnh, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên 2) Thu hoạch sắn ở Phú Yên Video Cassava varieties KM419 and KM440 https://youtu.be/XDM6i8vLHcI.; 3) Thu hoạch giống sắn KM440 ở tỉnh Tây Ninh https://youtu.be/kjWwyW0hkbU 4) Tây Ninh hướng tới thâm canh sắn bền vững (Cassava in Vietnam: Save and Grow) https://youtu.be/XMHEa-KewEk; 5) Phú Yên nôi lúa sắn trích Video https://youtu.be/CKdEr4aS2NA Thông tin Sở Khoa học và Công nghệ Phú Yên, Hội nghị tổng kết hoạt động khoa học và công nghệ Phú Yên giai đoạn 2016-2020; Định hướng phát triển, ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021-2025 6) Video https://youtu.be/81aJ5-cGp28 Cách mạng sắn Việt Nam (The cassava revolution in Vietnam);

GIỐNG SẮN CHỦ LỰC KM419

Giống sắn KM 419 được chọn tạo từ tổ hợp lai BKA900 x KM 98-5. Giống do Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Yên, Trường Đại học Nông Lâm Huế tuyển chọn và giới thiệu (Hoàng Kim, Trần Ngọc Ngoạn, Nguyễn Thị Trúc Mai, Võ Văn Quang, Nguyễn Bạch Mai, Nguyễn Thị Lệ Dung, Nguyễn Phương, Hoàng Long, Nguyễn Minh Cường, Đào Trọng Tuấn, Trần Công Khanh, Nguyễn Minh Hiếu, Nguyễn Văn Bộ, Nguyễn Thị Cách, Nguyễn Trọng Hiển, Lê Huy Ham, H. Ceballos and M. Ishitani. (2016), Giống sắn KM419 đượcBộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận sản xuất thử tại Quyết định số 85 / QĐ-BNN-TT Hà Nội ngày 13 tháng 1 năm 2016 cho vùng sinh thái Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ).

Giống sắn KM419 là giống sắn chủ lực của Việt Nam có diện tích thu hoạch năm 2016 chiếm 38 % so với giống sắn KM94 chiếm 31,7% (RTB Newsletter 2016. Assessment reveals that most cassava grown in Vietnam has a CIAT pedigree), và từ năm 2019 giống sắn KM419 chiếm trên 42% tổng diện tích sắn toàn Việt Nam.

Giống KM419 có đặc điểm:

+ Thân xanh xám thẳng, ngọn xanh cọng đỏ, lá xanh đậm, không phân nhánh.
+ Năng suất củ tươi: 34,9-54,9 tấn/ha.
+ Tỷ lệ chất khô: 35,1- 39.0%.
+ Hàm lượng tinh bột: 27,8 – 30,7%.
+ Năng suất tinh bột: 10,1-15,8 tấn/ ha
+ Chỉ số thu hoạch: 62 %.
+ Thời gian thu hoạch: 7-10 tháng.
+ Nhiễm trung bình bệnh chồi rồng và bệnh khảm lá virus CMD
+ Cây cao vừa, nhặt mắt, tán gọn, thích hợp trồng mật độ dày 12,500- 14.000 gốc/ ha .

Giống sắn KM419 đã phát triển rộng rãi tại Tây Ninh, Đồng Nai, Đắk Lắk, Phú Yên,…được nông dân các địa phương ưa chuộng với tên gọi sắn giống cao sản siêu bột Nông Lâm. Đặc biệt tại tỉnh Phú Yên giống sắn KM419 được trồng trên 85% tổng diện tích sắn của toàn tỉnh mang lại bội thu năng suất và hiệu quả cao về kinh tế xã hội. Tại Tây Ninh, năm 2019 diện tích sắn bị nhiễm bệnh CMD tuy vẫn còn cao nhưng mức độ hại giảm mạnh, lý do vì KM419 và KM94 là giống chủ lực chiếm trên 76% diện tích mỗi vụ của toàn tỉnh (KM419 chiếm 45% ở vụ Đông Xuân và 54,2% ở vụ Hè Thu; KM94 chiếm 31% ở vụ Đông Xuân và 21,6% ở vụ Hè Thu). Tại Đăk Lắk, năm 2019 diện tích sắn KM419 chiếm trên 70% diện tích mỗi vụ của toàn tỉnh

Bảo tồn và phát triển sắn
SẮN PHÚ YÊN GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
TS. Nguyễn Thị Trúc Mai, TS. Hoàng Kim, TS. Hoàng Long


Báo cáo Phú Yên 28 12 2021 Hội nghị “Giới thiệu về các công nghệ trong sản xuất Nông Lâm Thủy sản”, tài liệu hội nghị và bài tham luận tại Phú Yên 31 12 2021 “Hội nghị Tổng kết hoạt động khoa học và công nghệ giai đoạn 2016- 2020, định hướng phát triển ứng dụng KHCN & ĐMST giai đoạn 2021-2025” UBND Tỉnh Phú Yên,

Tóm tắt: Báo cáo này đề cập ba nội dung: 1) Những vấn đề cần chú ý trong sản xuất sắn hiện nay để nâng cao giá trị và sức cạnh tranh cây sắn; 2) Thành tựu và bài học sắn Việt Nam (2016-2021) trước và trong dịch bệnh sắn CMD và CWBD ; 3) Phú Yên bảo tồn và phát triển sắn bền vững

TIÉN BỘ CHỌN GIỐNG SẮN VIỆT NAM (1975-2022)
KM568, KM440, KM419 đã vượt qua những giống sắn phổ biến Việt Nam qua các thời kỳ

Giống sắn KM140 VIFOTEC
Trần Công Khanh, Hoàng Kim, Võ Văn Tuấn, Nguyễn Hữu Hỷ, Phạm Văn Biên, Đào Huy Chiên, Reinhardt Howeler và Hernan Ceballos 2007, 2009.Chọn giống sắn Việt Nam Nhớ bạn nhớ châu Phi Hình ảnh các chuyên gia sắn châu Phi thăm sắn Việt Nam. Giống sắn KM140 đoạt giải Nhất VIFOTEC năm 2010

Giống sắn KM140, giải Nhất VIFOTEC năm 2010, là con lai của tổ hợp KM 98-1 x KM 36 do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam tuyển chọn và giới thiệu (Trần Công Khanh, Hoàng Kim, Võ Văn Tuấn, Nguyễn Hữu Hỷ, Phạm Văn Biên, Đào Huy Chiên, Reinhardt Howeler và Hernan Ceballos 2007, 2009). Giống KM140 được Bộ Nông nghiệp & PTNT, cho phép sản xuất thử trên toàn quốc (Quyết định số 3468/ QĐ- BNN- TT, ngày 05/ 11/ 2007) và công nhận chính thức tại Quyết định số 358 ngày 20 tháng 09 năm 2010 và cho phép sản xuất hàng hoá trên toàn Quốc theo Thông tư số 65. 65/2010/TT-BNNPTNT, ngày 05 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. 0714-10-10-00.và đoạt giải Nhất Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc VIFOTEC năm 2010. http://news.gov.vn/Home/VIFOTEC-2009-boasts-for-high-applicability/20101/6051.vgp Giống KM140 được trồng chủ lực tại nhiều tỉnh phía Nam giai đọn 2008-2010 với diện tích thu hoạch năm 2008 trên 30.000 ha, năm 2010 trên 150.000 ha; hiện là giống phổ biến

Đặc điểm giống:
+ Thân xanh, thẳng, ngọn xanh, cây cao vừa phải, không phân nhánh.
+ Năng suất củ tươi: 33,4 – 35,0 tấn/ha.
+ Tỷ lệ chất khô: 34,8 – 40,2%.
+ Hàm lượng tinh bột: 26,1- 28,7%.
+ Năng suất bột : 9,5 -10,0 tấn/ha
+ Chỉ số thu hoạch: 58 -65 %.
+ Thời gian thu hoạch: 8-10 tháng.
+ Nhiễm nhẹ bệnh cháy lá.
+ Thời gian giữ bột ngắn hơn KM94

GIỐNG SẮN KM98-5

Nguồn gốc: Giống sắn KM98-5 là con lai của tổ hợp KM 98-1 x Rayong 90 do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam tuyển chọn và giới thiệu (Trần Công Khanh, Hoàng Kim, Võ Văn Tuấn, Nguyễn Hữu Hỷ, Phạm Văn Biên, Đào Huy Chiên, Reinhardt Howeler và Hernan Ceballos 2006, 2009). Giống được UBND tỉnh Tây Ninh và UBND tỉnh Đồng Nai công nhận kết quả đề tài ứng dụng KHKT cấp Tỉnh năm 2006. Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống năm 2009 cho các vùng Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên Giống KM98-5 được trồng nhiều tại các tỉnh phía Nam với diện tích thu hoạch năm 2008 trên 25.000 ha, năm 2012 ước trồng trên 100.000 ha, ngày nay vẫn còn là giống phổ biến..

           Đặc điểm giống:
+ Thân xanh, hơi cong ở gốc, ngọn xanh, ít phân nhánh.
+ Giống sắn KM98-5 có cây cao hơn và dạng lá dài hơn so với KM419
+ Năng suất củ tươi: 34,5 tấn/ha.
+ Tỷ lệ chất khô: 39,2%.
+ Hàm lượng tinh bột: 28,5%.
+ Năng suất bột : 9,8 tấn/ha
+ Chỉ số thu hoạch: 63 %.
+ Thời gian thu hoạch: 8-10 tháng.
+ Thời gian giữ bột tương đương KM94
+ Nhiễm nhẹ bệnh cháy lá.

Giống sắn KM98-1

Nguồn gốc: KM98-1 là con lai Rayong 1x Rayong 5 (= Rayong 72) do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam tuyển chọn và giới thiệu (Hoàng Kim, Võ Văn Tuấn, Trần Công Khanh, 1999). Giống KM98-1 được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận năm 1999 cho các vùng Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên. Giống KM98-1 được trồng phổ biến tại các tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai, Nghệ An, Thừa Thiên Huế…. với diện tích thu hoạch năm 2008 trên 18.000 ha, hiện trồng trên 20.000 ha ở Việt Nam, Giống sắn KM98-1 nay (2021) vẫn còn là phổ biến ở Việt Nam, nhưng trước đó nguồn giống KM98-1 từ Việt Nam đã được mở rộng thành giống sắn chủ lực tại Lào, Campuchia và Myanmar .

             Đặc điểm giống:
+ Thân xanh, tai lá rõ, lá xanh, cọng tím
+ Năng suất củ tươi: 32,5 – 40,0 tấn/ha.
+ Tỷ lệ chất khô: 35,8%.
+ Hàm lượng tinh bột: 27,2- 28,3 %.
+ Năng suất bột : 8,9 tấn/ha
+ Chỉ số thu hoạch: 66 %.
+ Thời gian thu hoạch: 8-10 tháng.
+ Nhiễm nhẹ bệnh cháy lá.
+ Bảo quản giống ngắn hơn KM94

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là km98-1-cassava-breeding-in-viet-nam-1.jpg

KM98-1 = Rayong 1 x Rayong 5, lai tạo tại Việt Nam, cùng cha mẹ với giống sắn phổ biến rộng Rayong 72 của Thái Lan, Myanmar, cũng là giống sắn 81 ở Cămpuchia ngày nay

Giống sắn KM397

Nguồn gốc: KM397 là con lai của SM937-26 xBKA900 [Mã số trong sơ đồ lai KM108-9-1 x KM219 là tổ hợp lai kép (SM937-26 x SM937-26) x (BKA900 x BKA900)] do nhóm nghiên cứu sắn Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hố Chí Minh (NLU) và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam (IAS) chon tạo và khảo nghiệm từ năm 2003 (Hoàng Kim và ctv 2009). Giống bố SM937-26 đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống năm 1995 (Hoàng Kim, Trần Ngọc Quyền, Võ Văn Tuấn và cộng sự, 1995). BKA900 là giống sắn ưu tú nhập nội từ Braxil có ưu điểm năng suất củ tươi rất cao nhưng chất lượng cây giống không thật tốt, khó giữ giống cho vụ sau. KM397 kết hợp được nhiều đặc tính quý của hai giống cha mẹ SM937-26 và BKA900.

Đặc điểm giống: KM397có thân nâu tím, thẳng, nhặt mắt, không phân nhánh; lá xanh thẫm, ngọn xanh, củ đồng đều, dạng củ đẹp, thịt củ màu trắng, thích hợp xắt lát phơi khô và làm bột. Thời gian thu hoạch 8-10 tháng sau trồng, năng suất củ tươi 33,0 – 45,0 tấn/ha, hàm lượng tinh bột 27,5 – 29,6%, tỷ lệ sắn lát khô 42,5 – 44,3%, năng suất tinh bột 9,2- 13,5 tấn/ha, năng suất sắn lát khô 13,8 – 17,6 tấn/ ha. chỉ số thu hoạch 60 – 63,0%. Giống sắn KM397 chịu khô hạn tốt, rất ít nhiễm sâu bệnh, thời gian giữ bột tương đương KM94.

Giống sắn KM444  

Nguồn gốc:KM444 còn có các tên khác là HL2004-28 và SVN7 do Viện Cây Lương thực Cây Thực phẩm tuyển chọn ban đầu từ tổ hợp lai (GM444-2 x GM444-2) x XVP của nhóm nghiên cứu sắn Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hố Chí Minh (NLU) và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam (IAS) lai hữu tính năm 2003.Đặc điểm giống: KM444 có gốc thân hơi cong, phân cành cao. Lá màu xanh đậm, ngọn xanh nhạt. Dạng củ đẹp, thịt củ màu trắng. Đặc điểm nổi bật của giống KM444 là rất ít nhiễm sâu bệnh. Năng suất củ tươi đạt 37,5 – 48,3 tấn/ha. Hàm lượng bột đạt 28,3- 29,2%.

Đặc điểm giống: KM444 có gốc thân hơi cong, phân cành cao. Lá màu xanh đậm, ngọn xanh nhạt. Dạng củ đẹp, thịt củ màu trắng. Đặc điểm nổi bật của giống KM444 là rất ít nhiễm sâu bệnh. Năng suất củ tươi đạt 37,5 – 48,3 tấn/ha. Hàm lượng bột đạt 28,3- 29,2%.

GIỐNG SẮN KM 94

Tên gốc KU50 (hoặc Kasetsart 50) được nhập nội từ CIAT/Thái Lan trong bộ giống khảo nghiệm Liên Á năm 1990. Giống do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nhập nội, tuyển chọn và giới thiệu (Trần Ngọc Quyền, Hoàng Kim, Võ Văn Tuấn, Kazuo Kawano 1995, Trịnh Phương Loan, Trần Ngọc Ngoạn và ctv. 1995). Giống được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống quốc gia năm 1995 trên toàn quốc tại Quyết định số 97/NN-QLCN/QĐ ngày 25/11/1995. Giống sắn KM94 là giống sắn chủ lực của Việt Nam có diện tích thu hoạch năm 2008 chiếm 75, 54% (Hoang Kim Nguyen Van Bo et al. 2010), năm 2016 chiếm 31,8 % và năm 2020 chiếm khoảng 38% tổng diện tích sắn toàn Việt Nam

Giống KM94 có đặc điểm:

+ Thân xanh xám, ngọn tím, không phân nhánh.
+ Năng suất củ tươi: 33,0 tấn/ha.
+ Tỷ lệ chất khô: 35,1- 39.0%.
+ Hàm lượng tinh bột: 28,7%.
+ Năng suất tinh bột: 7,6-9,5 tấn/ ha
+ Chỉ số thu hoạch: 58 %.
+ Thời gian thu hoạch: 9-11 tháng.
+ Nhiễm trung bình bệnh chồi rồng, bệnh khảm lá sắn CMD và bệnh cháy lá
+ Cây cao, cong ở phần gốc, thích hợp trồng mật độ 10.000-11 000 gốc/ ha .

Giống sắn KM94 công bố bệnh chổi rồng trên Báo Nhân Dân năm 2009. Chữa bệnh ”chồi rồng’ trên cây sắn https://nhandan.vn/khoa-hoc/Chua-benh-choi-rong-tren-cay-san/. Bệnh chổi rồng trên sắn Đăk Lăk năm 2017 https://www.youtube.com/embed/up-xe9M5TAQ?version=3&rel=1&showsearch=0&showinfo=1&iv_load_policy=1&fs=1&hl=vi&autohide=2&wmode=transparent Giống sắn KM140 Tây Ninh 2020, giải Nhất VIFOTEC năm 2010; Cassava variety KM140 https://youtu.be/up-xe9M5TAQ (Nguồn: Thiện Vũ TV Đăng ký kênh Thiện Vũ tv tại đây https://www.youtube.com/channel/UC7FC… – LINK https://www.facebook.com/vu.tran.14289 – LINK https://www.youtube.com/channel/UC7FC..).
xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chon-giong-san-viet-nam/


CÂY LƯƠNG THỰC VIỆT NAM
Hoàng Long, Hoàng Kim và đồng sự
Bài đọc thêm ngoài bài giảng

#CLTVN
Bảo tồn và phát triển sắn
Cách mạng sắn Việt Nam
Chọn giống sắn Việt Nam
Chọn giống sắn kháng CMD
Bạch Mai sắn Tây Nguyên
Giống sắn KM419 và KM440
Mười kỹ thuật thâm canh sắn
Sắn Việt bảo tồn phát triển
Sắn Việt Nam ngày nay
Vietnamese cassava today
Sắn Việt Lúa Siêu Xanh
Sắn Việt Nam bài học quý
Sắn Việt Nam sách chọn
Sắn Việt Nam và Howeler
Sắn Việt Nam và Kawano
Sắn Việt và Sắn Thái
Quản lý bền vững sắn châu Á
Cassava and Vietnam: Now and Then

Lúa siêu xanh Việt Nam
Giống lúa siêu xanh GSR65
Giống lúa siêu xanh GSR90
Gạo Việt và thương hiệu
Hồ Quang Cua gạo ST
Cơm Niêu Vàng Gạo Đông A
Con đường lúa gạo Việt
Chuyện cô Trâm lúa lai
Chuyện thầy Hoan lúa lai
Lúa C4 và lúa cao cây
Lúa sắn Cămpuchia và Lào
Lúa sắn Việt Châu Phi
Lúa Việt tới Châu Mỹ

Giống ngô lai VN 25-99
Giống lạc HL25 Việt Ấn


Giống khoai lang Việt Nam
Giống khoai lang HL518
Giống khoai lang HL491
Giống khoai Hoàng Long
Giống khoai lang HL4
Giống khoai Bí Đà Lạt

Việt Nam con đường xanh
Việt Nam tổ quốc tôi
Vườn Quốc gia Việt Nam
Nông nghiệp công nghệ cao
Nông nghiệp sinh thái Việt
Nông nghiệp Việt trăm năm
IAS đường tới trăm năm
Viện Lúa Sao Thần Nông
Hoàng Thành đến Trúc Lâm
Ngày Hạnh Phúc của em
Có một ngày như thế

Thầy bạn là lộc xuân
Thầy bạn trong đời tôi
Sóc Trăng Lương Định Của
Thầy Quyền thâm canh lúa
Borlaug và Hemingway
Thầy Luật lúa OMCS OM
Thầy Tuấn kinh tế hộ
Thầy Tuấn trong lòng tôi
Thầy Vũ trong lòng tôi
Thầy lúa xuân Việt Nam
Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc
Thầy bạn Vĩ Dạ xưa
Thầy Dương Thanh Liêm
Thầy Hiếu Đêm Giáng Sinh
Phạm Trung Nghĩa Viện Lúa
Phạm Quang Khánh Hoa Đất
Phạm Văn Bên Cỏ May

24 tiết khí nông lịch
Nông lịch tiết Lập Xuân
Nông lịch tiết Vũ Thủy
Nông lịch tiết Kinh Trập
Nông lịch tiết Xuân Phân
Nông lịch tiết Thanh Minh
Nông lịch tiết Cốc vũ
Nông lịch tiết Lập Hạ
Nông lịch tiết Tiểu Mãn
Nông lịch tiết Mang Chủng
Nông lịch tiết Hạ Chí
Nông lịch tiết Tiểu Thử
Nông lịch tiết Đại Thử
Nông lịch tiết Lập Thu
Nông lịch Tiết Xử Thử
Nông lịch tiết Bạch Lộ
Nông lịch tiết Thu Phân
Nông lịch tiết Hàn Lộ
Nông lịch tiết Sương Giáng
Nông lịch tiết Lập Đông
Nông lịch tiết Tiểu tuyết
Nông lịch tiết Đại tuyết
Nông lịch tiết giữa Đông
Nông lịch Tiết Tiểu Hàn
Nông lịch tiết Đại Hàn
Chuyên mục và tiêu điểm
CNM365 TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là vietnamtoquoctoi.jpg

DẠY VÀ HỌC VIỆT NAM HỌC
Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim

“Đi đâu cũng không bằng Tổ quốc mình. Nói gì, làm gì cũng không bằng dạy, học và làm cho đồng bào đất nước mình. Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương. Mục đích sau cùng của dạy và học là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và làm được việc. Dạy và học thực tiễn trên chính Tổ quốc mình”.

Lời Thầy dặn thật thấm thía: “Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó”; “Hãy vươn tới những vì sao. Cho dù không chạm được vào nó, nhưng nếu cố gắng hết sức, ít ra, chúng ta cũng chạm được những hạt bụi của ngôi sao”; “Việc chính đời người chỉ ít thôi. Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi. Phúc hậu suốt đời làm việc thiện. Di sản muôn năm mãi sáng ngời”. Trích “Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời” Hoàng Kim lời tâm đắc. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/day-va-hoc-ngay-moi

“Dĩ bất biến ứng vạn biến”. Đường lối cách mạng của nước Việt Nam ngày nay thích hợp bền vững trong tình hình mới, thời đại mới, đã được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đúc kết tinh hoa tại bài viết: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” xác định rõ đường lối, quan điểm, tầm nhìn chiến lược, cương lĩnh và kế hoạch hành động:“Đoàn kết ‘xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh’ như di nguyện của Bác Hồ kính yêu”; “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức; Ph át triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; Bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế (in đậm để nhấn mạnh HK); Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại; Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện“.

Tham khảo thông tin liên quan trước đó:

Đặc điểm giống: + Thân xanh, hơi cong, ngọn tím, không phân nhánh.
+ Năng suất củ tươi: 33,0 tấn/ha.
+ Tỷ lệ chất khô: 35,1- 39.0%.
+ Hàm lượng tinh bột: 28,7%.
+ Năng suất tinh bột: 7,6-9,5 tấn/ ha
+ Chỉ số thu hoạch: 58 %.
+ Thời gian thu hoạch: 9-11 tháng.
+ Nhiễm nhẹ đến trung bình bệnh chồi rồng và bệnh cháy lá.    

2. Hom giống sắn,  bảo quản cây giống và kỹ thuật trồng

Hom giống tốt là rất quan trọng để giúp sắn nảy mầm đều, sinh trưởng khoẻ và cho năng suất cao. Lúc thu hoạch cần chọn những cây sắn đúng giống, tươi, không xây  xát, không sâu bệnh, nhặt mắt, đặc lõi, đường kính thân 1,8 – 2,2 cm để làm giống cho vụ sau. Cây giống được bó thành từng bó 20 cây, dựng đứng ở nơi giâm mát, tủ rơm rạ, lấp đất quanh gốc 10-15 cm và tưới gốc giữ ẩm. Thời gian bảo quản giống không quá 2,5 tháng. Cây sắn trước khi trồng được cắt thành những đoạn hom dài 15-18 cm với  5-6 mắt. Nên dùng cưa máy cắt các bó hom để tiện vận chuyển và dùng dao sắc để chặt hom.
Vùng Đông Nam Bộ và vùng Tây Nguyên, phần lớn nông dân đặt hom nằm ngang để giảm công trồng và dễ thu hoạch. Các tỉnh phía Bắc và vùng ven biển miền Trung, nông dân thường cắm hom xiên (đặt hom nghiêng so với mặt đất khoảng 30o) hoặc hom đứng để giúp cho cây mọc mầm nhanh, khoẻ, giữ ẩm và ít đổ ngã. Khi đặt hom chú ý không để hom chạm vào phân khoáng hoặc phân chuồng tươi chưa hoai mục sẽ làm hom bị hư hại do ngộ độc, mất nước, nhiễm bệnh. Cắm hom cần hướng mầm cây lên trên và nghiêng cùng chiều để cây sinh trưởng tốt, tiện chăm sóc và thu hoạch .

3. Thời vụ trồng Thời vụ trồng thích hợp là rất quan trọng đối với cây sắn. Tục ngữ Việt Nam có câu “nhất thì, nhì thục”. Sắn là cây trồng của vùng nhiệt đới ẩm. Sắn cần ánh sáng ngày ngắn để tạo củ. Nhiệt độ trung bình thích hợp cho sắn từ 23-27oC. Lượng mưa trung bình năm thích hợp đối với sắn trong khoảng 1000 –2000 mm. Thời vụ trồng sắn tùy thuộc nông lịch cụ thể của từng địa phương. Các giống sắn công nghiệp trồng để lấy bột thường thu hoạch 8-12 tháng sau trồng. Các giống sắn ngọt trồng để ăn tươi thì có thể thu hoạch rãi rác từ 6- 9 tháng. Vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ, vùng đất núi Đồng bằng Sông Cửu Long, sắn được trồng vụ chính (70%) từ giữa tháng 4 đến cuối tháng 5 và vụ phụ (30%) từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 11. Vùng ven biển miền Trung, sắn được trồng từ tháng 1 đến tháng 2 trong điều kiện nhiệt độ tương đối cao và có mưa ẩm, thu hoạch vào tháng 9, tháng 10 để né tránh bão lụt gây đổ ngã và thối củ ngoài đồng. Vùng Đông Bắc, vùng Tây Bắc, vùng Đồng bằng sông Hồng, sắn trồng tốt nhất là trong tháng 2 vì lúc này có mưa xuân ẩm, trời bắt đầu ấm, thích hợp cho cây sinh trưởng, hình thành và phát triển củ. Sắn trồng muộn vào tháng 4, trời đã nóng, cây sinh trưởng mạnh nhưng không đủ thời gian cho củ phát triển.

4. Đất sắn và kỹ thuật làm đất 

Sắn có thể trồng trong một phạm vi biến động lớn của đất từ cát nhẹ đến sét nặng, pH từ 3,5 đến 7,8, ngoại trừ đất úng nước hoặc đất có hàm lượng muối cao. Sắn đạt năng suất cao nhất ở đất có tưới, sa cấu đất trung bình, hàm lượng dinh dưỡng cao với pH khoảng 6,0-7,0. Ở Việt Nam, sắn được trồng phổ biến trên đất xám, đất nâu vàng và đất đỏ, sắn cũng được trồng một phần trên đất cát xám ven biển miền Trung và đất phù sa nhiễm phèn vùng đồng bằng sông Cửu Long. Hầu hết đất trồng sắn của nước ta đều nghèo dinh dưỡng, bị xói mòn và rửa trôi, pH thấp 5,0- 6,0, thiếu đạm, kali và chất hữu cơ.
Kỹ thuật làm đất cần phù hợp với từng loại đất: Thông thường, đất được dọn sạch cỏ, cày 1-2 lần sâu 20 –25 cm, bừa 1-2 lượt, sau đó lên luống hoặc trồng bằng tùy điều kiện cụ thể và tập quán canh tác của vùng. Đất có độ dốc cao nên cuốc hốc trồng trực tiếp theo đường đồng mức xen các băng cây cốt khí, anh đào, bình linh hoặc cỏ vertiver để chống xói mòn. Đất có độ dốc thấp hoặc đất bằng nên trồng luống cách nhau 0,8 – 1,0 m tùy giống theo đường đồng mức và chỉ nên cày sâu vừa phải để không làm đảo “tầng đế cày” lên mặt đất. Đất nâu vàng và đất đỏ nên cày sâu 25-30 cm để cây sinh trưởng tốt hơn và cho năng suất cao hơn. Vùng Tây Ninh trên đất bằng nông dân có tập quán trồng sắn trên liếp rộng  2,2- 2,3 m trồng ba hàng sắn với khoàng cách 0,6 – 0,8 m tùy giống.

5. Dinh dưỡng khoáng và bón phân cho sắn
Sắn có yêu cầu khá cao về các chất dinh dưỡng. Chất dinh dưỡng quan trọng nhất đối với sắn là kali, kế đến là đạm, lân, canxi và ma nhê. Thông thường, cây sắn cần lượng dinh dưỡng 150 kg N + 30 kg P2O5 + 150 kg K2O để đạt năng suất củ tươi 30 tấn/ ha (R.H. Howeler 2001).  Sắn hút kali mạnh ngay từ đầu, tháng thứ hai sắn đã hút kali gấp 10 lần so với tháng thứ nhất, tháng thứ ba gấp ba lần so với tháng thứ hai, trước lúc thu hoạch lượng kali được hút gấp 2,5 lần tổng lượng đạm và lân. Nhu cầu về đạm tháng thứ hai gấp rưỡi nhu cầu đạm của tháng thứ nhất, tháng thứ ba gấp bốn lần của tháng thứ hai, tháng thứ tư gấp rưỡi của tháng thứ ba, lượng đạm hút được nhiều nhất vào các tháng thứ 8, thứ 10 nhưng tốc độ hút đạm chậm lại. Lân được cây hút đều trong suốt quá trình sinh trưởng. Cây hút lượng can xi nhiều gấp đôi lượng lân và lượng manhê bằng một phần ba lượng can xi.  Việc bón phân khoáng cân đối, hiệu qủa đi đôi với việc tăng cường bón phân hữu cơ vi sinh và sử dụng cây họ đậu trong các hệ thống luân xen canh với sắn là giải pháp cơ bản để tăng năng suất sắn .

       Giống sắn KM419 ở Minh Hưng lúc 2 tháng sau trồng

Đất sắn Việt Nam hầu hết đều nghèo dinh dưỡng và ít được cung cấp phân bón. Kết luận của Hội thảo Sắn Việt Nam lần thứ 10 năm 2001 là cây sắn nước ta cần được đầu tư tối thiểu cho mỗi hecta hai bao Urea (100 kg) + 4 bao Supelân (200 kg) + 4 bao KCl (200 kg) ở mức 46 N + 40 P2O5 + 100 K2O, ở ruộng thâm canh cần ứng dụng 90 – 160 N + 40 P2O5 + 120 – 160 K2O (tương ứng 195 – 348 Urea + 200 Supelân + 240 – 320 KCl kg/ ha) + 10 tấn phân chuồng (hoặc phân vi sinh quy đổi). Cách bón:  + Bón lót toàn bộ phân hữu cơ , toàn bộ phân lân và 1/3 lượng phân đạm khi trồng + Bón thúc lần 1 (15-20 ngày sau trồng): 1/3 lượng đạm + 1/3 lượng phân kali kết hợp với làm cỏ. + Bón thúc lần 2 (35-45 ngày sau trồng): 1/3 lượng đạm + 2/3 lượng phân kali kết hợp với làm cỏ.

Những hộ nông dân giỏi Tây Ninh trồng sắn KM419 và KM98-5 trên đất xám bạc màu đạt năng suất sắn củ tươi trên 60 tấn / ha đã đầu tư cho mỗi hecta 13 bao SA (650 kg SA tương đương 325 kg Urea = 136 N) + 15 bao Lân Long Thành (750 kg Lân Long Thành tương đương 150 kg P2O5) + 4 bao KCl (200 kg) + 200 bao tro (tương đương 120 kg KCl ) . Mức đầu tư  tương tự như trên  nhưng mức  lân cao hơn tùy tính chất đất.
6. Khoảng cách và mật độ trồng
Khoảng cách và mật độ trồng sắn tuỳ theo đất với nguyên tắc chung là “đất tốt trồng thưa, đất xấu trồng dày, sắn cây cao to trồng thưa, sắn cây thấp gọn trồng dày, đất xấu cần đầu tư nhiều phân hơn so với đất tốt”. Đất tốt:  Khoảng cách trồng 1,00 m x 0,80 m, mật độ 12.500 cây/ha. Đất trung bình: Khoảng cách trồng 0,90 m x 0,80 m, mật độ 13.888 cây/ha Đất nghèo: Khoảng cách trồng 0,80 m x 0,80 m, mật độ 15.620 cây/ha. Khoảng cách trồng 0,80 m x 0,70 m, mật độ 16.286 cây/ha 
                         
7. Trồng xen
Đất tốt: xen một hàng ngô lai giữa hàng sắn, khoảng cách xen 1,00m x 0,40m x 1 cây. Đất trung bình: xen hai hàng đậu xanh hoặc lạc giữa hai hàng sắn, khoảng cách xen 0,30 m x 0,15m x 2 cây/hốc.

8. Chăm sóc và làm cỏ
Làm cỏ kịp thời ba lần vào lúc 20, 40 và 70 ngày sau khi trồng kết hợp bón phân. Thường sắn mọc đều trong khoảng 2-3 tuần tuỳ thuộc chất lượng hom giống, đất đai và thời tiết. Cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng với cây sắn rất lớn nên việc làm cỏ xáo xới là rất quan trọng để bảo đảm sắn đạt năng suất cao.
Làm cỏ bón phân lần đầu nên thực hiện  ngay sau khi cây mọc đều để sắn sinh trưởng khoẻ và giao tán  sớm. Làm cỏ bón phân lần hai giúp cây hình thành và phát triển củ. Làm cỏ bón phân lần cuối sau trồng 2,5-3,0 tháng giúp sắn sẽ khép tán tốt và hạn chế cỏ dại. Sử dụng thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm Duan với lượng dùng là 2,5 lít/ ha đạt năng suất sắn củ tươi và hiệu qủa kinh tế cao, được nhiều nông dân lựa chọn.

9. Phòng trừ sâu bệnh
Sâu hại chưa gây thành dịch trên cây sắn Việt Nam. Một số sâu hại chính thường gặp là: Sâu ăn tạp (Spodoptera litura F) xuất hiện rải rác, ăn lá non và mầm sắn mới trồng gây mất khoảng, giảm mật độ; Sâu xanh (Chloridae obsoleta F) cũng loại sâu đa thực, chủ yếu ăn lá sắn non, phá hại rãi rác, gặm khuyết lá sắn; Sâu ăn lá (Tiracola plagiata walk) chủ yếu ăn lá sắn, là trơ cành lá sắn; Nhện đỏ (Tetranychus sp) thường tập trung chích hút mặt dưới lá sắn làm lá khô, bạc màu nhất làm mặt lá loang lỗ. Cách phòng trừ sâu hại chủ yếu là thực hiện các biện pháp kỹ thuật thâm canh sắn để cây sinh trưởng phát triển khoẻ, thường xuyên thăm ruộng phát hiện sâu hại kịp thời và sử dụng thuốc trừ sâu phù hợp hiện có bán rộng rãi trên thị trường nhưng chỉ áp dụng khi thật cần thiết.
Bệnh hại sắn ở Việt Nam trước đây chưa gây thành dịch nhưng gần đây nguy hại nhất là bệnh chồi rồng đã bùng phát ở một số địa phương. Nguyên nhân gây bệnh do Phytoplasma (dịch khuẩn bào, một loại vi sinh vật ở giữa virus và vi khuẩn) gây ra. con đường lây lan chủ yếu qua hom giống bị nhiễm bệnh và côn trùng môi giới (rầy lá Cicadellidea , rầy thân Fulgoridea, nhện đỏ, rệp sáp …) Sắn bị bệnh chổi rồng nặng thì chồi và ngọn bị chết khô, lá sắn bị biến dạng nhỏ lại và thô cứng, thân và ngọn ngắn lại chuyển màu thâm đen và mọc nhiều chồi như “chồi rồng”, các đốt thân xít lại, nhiều cành bệnh bị chết khô hoặc còi cọc. Cây sắn có dạng ẩn bệnh, nhìn cây khỏe nhưng có thể đã bị nhiễm bệnh. Nếu sắn bị nhiễm nhẹ thì làm giảm năng suất từ 10- 30%, hàm lượng tinh bột giảm 20- 30%, nếu bị nhiễm bệnh sớm hoặc nặng thì sắn thiệt hại hoàn toàn không cho thu hoạch. Theo nhiều nguồn tin, ngành bảo vệ thực vật hiện chưa có thuốc đặc trị hữu hiệu bệnh này. Giải pháp chủ yếu là phòng trừ tổng hợp: sử dụng giống sắn KM419, KM397,… ít nhiễm bệnh hơn so với KM94 và dùng nguồn giống sạch bệnh; vệ sinh đồng ruộng tiêu hủy nguồn bệnh kịp thời; diệt rầy lá, rầy thân, nhện đỏ, rệp sáp và các loại côn trùng lây lan trền bệnh; bón phân làm cỏ chăm sóc sắn tốt để tăng sức đề kháng cho cây, bố trí mùa vụ thích hợp để hạn chế dịch hại; dập dịch kịp thời khi bệnh xuất hiện và khoanh vùng tiêu hủy nguồn bệnh. Ngoài bệnh chồi rồng, sắn còn có những loại bệnh hại khác: Bệnh héo vi khuẩn (Xanthomonas campestris pv.manihotis), vết bệnh xuất hiện dưới dạng những vết nâu trên lá và những quầng vàng, sau đó lan rộng làm lá héo rụng; kế đến là bệnh đốm lá (Cercospora spp) vết bệnh xuất hiện ở cả hai mặt lá, khi bệnh nặng làm lá vàng khô và rụng, bệnh gây hại nặng trong mùa mưa; Bệnh thán thư  (Colletotrichum spp) gây thành những vết màu nâu đỏ trên lá sắn, xung quanh vết bệnh có viền vàng nhạt, khi bệnh hại nặng làm lá khô chết; Các loại nấm gây thối thân, thối củ, thường gặp là Phytphthora spp, Fusarium spp, Diplodia manihotis; Các loại bệnh do virus. Tùy theo từng đối tượng gây hại mà vận dụng cách phòng trị tổng hợp tương tự như trên.

10. Thu hoạch, chế biến, kinh doanh khép kín  
Thời gian thu hoạch sắn thích hợp trong khoảng 8-11 tháng sau trồng (tùy giống). Thu hoạch đúng thời điểm khi năng suất, tinh bột và giá bán thích hợp. Hàm lượng tinh bột đạt khoảng 27- 30%.  Thu hoạch bằng cơ giới, dụng cụ thủ công hoặc bằng tay. Thu hoạch đến đâu vận chuyển chế biến ngay đến đó tránh để lâu trên đồng làm giảm năng suất củ và chất lượng bột. Sử dụng lá sắn làm thức ăn ủ chua hoặc làm bột lá sắn giàu dinh dưỡng để chăn nuôi, thân cây sắn để làm giống, làm nấm, gốc làm củi đun . Sản xuất,  chế biến, kinh doanh khép kín  để nâng cao hiệu quả kinh tế.

TS. Hoàng Kim (trích dẫn theo tài liệu gốc xuất bản trên mạng lần đầu năm 2012, được bổ sung ảnh kỷ yếu 40 năm Viện Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam năm 2015)
Giảng viên chính Cây Lương thực Bộ môn Cây Lương thực Rau Hoa Quả
Khoa Nông Học, Trường Đại học Nông Lâm TPHCM  
Email: hoangkim@hcmuaf.edu.vn; hoangkimvietnam1953@gmail.com
ĐTDĐ: 0903 613024

Cách mạng sắn Việt Nam. https://youtu.be/81aJ5-cGp28
KimYouTube

KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương NamThung dungDạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter