#cnm365 #cltvn 13 tháng 2


Tết Về Nhà Hạnh Phúc Một Gia Đình Yêu Thương https://youtu.be/UwspPNJwge8 xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/một gia đình yeu-thuong.

TỈNH THỨC CÙNG THÁNG NĂM
#htn, #hoangkimlong, #banmai #vietnamxahoihoc, #htn365, #ana, #dayvahoc, #vietnamhoc, #cnm365#cltvn, #vietcassava, #annhiên #đẹpvàhay

CNM365 Tình yêu cuộc sống: Cuộc đời thành trang văn; Nhà tôi giấc mơ xanh; Hoàng Ngọc Dộ khát vọng; Chuyện ngày sinh của Thủy; Thầy Nguyễn Lân Dũng; Thầy Quyền thâm canh lúa; Thầy Luật lúa OMCS OM; Chuyện cô Trâm lúa lai; Vạn An lời yêu thương; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Chuyện cổ tích người lớn; Trăng rằm thương nhớ Anh; Gốc mai vàng trước ngõ; Hoàng Trung Trực đời lính; Làng Minh Lệ quê tôi; Trần Công Khanh ngày mới; Nguyễn Ngọc Tư sầu riêng;  Phan Chí Thắng chuyện  đời; Thương Kim Thiếp Vũ Môn; Lão Mai Đinh Đình Chiến; Ông Hồ Sáu Đồng Nai; Đêm giao thời huyền diệu; Thành tâm với chính mình; Thung dung vườn cổ tích; Từ Hiếu với người hiền; Xuân mới sức sống mới; Trường tôi nôi yêu thương; Về Trường để nhớ thương; Ban mai chào ngày mới; Thiên nhiên và bạn quý; Hoa Mai trong Tết Việt; Borlaug và Hemingway; Đêm giao mùa huyền diệu; Thế giới trong mắt ai; Chính Ngọ đoán Kinh Dịch; Thời biến nhớ người xưa; Trò chuyện với Yến Thanh; Núi Chứa Chan Xuân Lộc;Vườn Quốc Gia Cát Tiên; Một gia đình yêu thương; Nhớ vầng trăng ngọn lửa ; Hoàng Thành Trúc Lâm Sáng; Hoàng Ngọc Dộ Khát Vọng; Biển Hồ Chùa Bửu Minh; Đêm lạnh nhớ Đào Công; Đào Duy Từ còn mãi; Nông lịch tiết Đại Hàn; Dạo chơi non nước Việt; Đảo Hòn Khô Quy Nhơn; Đào Duy Từ còn mãi; Nắng ban mai ngày mới; Cuộc đời thành trang văn; Đêm Vu Lan; Hồ Long Vân Nhớ Người; Hoàng Trung Trực đời lính; Trần Công Khanh ngày mới; Biển Hồ Chùa Bửu Minh; Dạo chơi Chùa Thần Đinh; Làng Minh Lệ Quê Tôi; Núi Thần Đinh Quảng Bình; Thăm quê ngày chuyển  năm; Hà Nội mãi trong tim; Chùa Một Cột Hà Nội; Việt Bắc Nhớ Bác Hồ; Lên Trúc Lâm Yên Tử; An vui cụ Trạng Trình; Hải Như thơ về Người; Vườn Quốc gia Việt Nam; Du lịch sinh thái Việt; Tìm về đức Nhân Tông; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Chớm Đông trên đồng rộng; Thơ dâng theo dấu Tagore; Hoàng Tố Nguyên tiếng Trung; Hoàng Long cây lương thực; Bạch Mai sắn Tây Nguyên; Thơ viết bên thác Iguazu; Nhớ kỷ niệm một thời; Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Giấc mơ lành yêu thương, Nguyễn Du trăng huyền thoại; Hồ Quang Cua gạo ST; Thầy bạn là lộc xuân; Thầy bạn trong đời tôi; Tô Đông Pha Tây Hồ; Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay; Lên Việt Bắc điểm hẹn; Ban mai chào ngày mới; Việt Nam con đường xanh; Nông lịch tiết Lập Đông; Lê Hùng Lân Hoa Tiên; Đời đừng thiếu mùa Đông; Sớm Đông; Nhớ cây thông mùa Đông; Đêm lạnh nhớ Đào Công; Thành tâm với chính mình; Gia Cát Mã Tiền  Khóa; Việt Nam tâm thế mới; Việt Nam con đường xanh; Ban mai chợt tỉnh thức; Ngày mới Ngọc cho đời; Hoàng Tố Nguyên tiếng Trung; Hoàng Long cây lương thực; Cây Lương Thực Food Crops; Vào Tràng An Bái Đính; Thăm Hoa Lư Cúc Phương; Thăm thẳm trời sông Thương; Nguyên Ngọc về Tây Nguyên; Nguồn Son nối Phong Nha; Ban Mai Ngọc Biển Vàng, Đi dưới trời minh triết; Bình sinh Hồ Chí Minh; Điểm hẹn chốn đồng tâm; Việt Nam tổ quốc tôi; Du lịch sinh thái Việt; Lớp 10A TT ĐHNN2 Hà Bắc; Lên Trúc Lâm Yên Tử; Đêm Yên Tử; Văn chương ngọc cho đời; Ai bảo chăn trâu là khổ? Hoàng Tố Nguyên tiếng Trung; Hoàng Long cây lương thực; Ban mai chào ngày mới; Tỉnh thức cùng tháng năm; Sự chậm rãi minh triết; Lên Trúc Lâm Yên Tử; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Tìm về đức Nhân Tông; Chọn giống sắn Việt Nam; Câu chuyện ảnh tháng 12; Có một ngày như thế; Mười thói quen mỗi ngày; Chuyện thầy Lê Văn Tố; Giấc mơ lành yêu thương; 500 năm nông nghiệp Brazil; Vui bước tới thảnh thơi; Minh triết sống phúc hậu; Sự chậm rãi minh triết; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Tìm về đức Nhân Tông; Đi bộ trong đêm thiêng; Tỉnh thức; Thầy Quyền thâm canh lúa; Thầy Luật lúa OMCS OM; Hoàng Ngọc Dộ khát vọng; A Na tìm được Ngọc; TTC Group Sen vào hè; ĐHNN2 Hà Bắc nay và xưa; Lớp 10A TT ĐHNN2 Hà Bắc; Lên Trúc Lâm Yên Tử; Đêm Yên Tử; Văn chương ngọc cho đời; Ai bảo chăn trâu là khổ? Hoàng Tố Nguyên tiếng Trung; Hoàng Long cây lương thực; Ban mai chào ngày mới; Tỉnh thức cùng tháng năm; Sự chậm rãi minh triết; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Tìm về đức Nhân Tông; Con nguyện làm Hoa Lúa; Chọn giống sắn Việt Nam; Hoàng Kim thơ cho con; Nếp nhà đẹp văn hóa; Thung dung chào ngày mới; Em ơi can đảm lên;Lời Thầy luôn theo em; Dạy và học ngày mới; Dạy và học để làm; Ngày mới trên quê hương; Nếp nhà đẹp văn hóa;Champasak ngã ba biên giới; Vạn Xuân nơi An Hải; Cao Biền trong sử Việt; Lúa Việt tới Châu Mỹ Hoàng Kim thơ cho con; Nếp nhà đẹp văn hóa; Vietnamese cassava today; Ngày mới lời yêu thương; Quảng Bình đất Mẹ ơn NgườiĐồng xuân lưu dấu hiềnQuảng Tây nay và xưa; Người vịn trời chấp sói; Nguyễn Hàm Ninh Thầy Vua; Hoàng Thành Di sản thế giới tại Việt Nam, Trăng rằm vui chơi giăng; Giống khoai lang Việt Nam; Phú Yên nôi lúa sắn; Lời biết ơn chân thành; Bảo tồn và phát triển sắn; Nhà Trần trong sử Việt; Lời dặn của Thánh Trần; Lời thề trên sông Hóa; Ngày mới lời yêu thương; Ngày xuân đọc Trạng Trình; Ngày mới bình minh an; Lúa siêu xanh Việt Nam; Xuân ấm áp tình thân; Xanh một trời hi vọng; Vận khí và vận mệnhGiấc mơ lành yêu thương; 24 tiết khí lịch nhà nông; Vui đi dưới mặt trời; Thầy bạn là lộc xuân; Sớm xuân đi tảo mộ; Ban mai trên sông Son; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Nguyễn Du trăng huyền thoại; Hoa Lúa; Nguyễn Du trăng huyền thoại; Lev Tonstoy năm kiệt tác, Học không bao giờ muộn; Xanh một trời hi vọng; Xuân ấm áp tình thân; Biển Hồ Chùa Bửu MinhGiấc mơ lành yêu thương; 24 tiết khí nông lịch; Vui đi dưới mặt trời; Thầy bạn là lộc xuân; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Vận khí và vận mệnh; Xanh một trời hi vọng; Xuân ấm áp tình thân; Biển Hồ Chùa Bửu MinhGiấc mơ lành yêu thương; #cltvn định hướng và giải pháp; Trầm tích ngọc cho đời; Vườn Quốc gia Việt Nam; Chị em với mái nhà xưa; Nhà Trần trong sử Việt; Đến với Tây Nguyên mới; Xuân ấm áp tình thân; Tảo mai nhớ đức Nhân Tông; Nhớ bạn hiền xóm núi; Hình như; Nhớ Viên Minh Hoa Lúa; Minh triết Hồ Chí Minh; Làng Minh Lệ quê tôi; Thượng Đức thương nhìn lại; Trường tôi nôi yêu thương; Lev Tonstoy năm kiệt tác; Viện Lúa Sao Thần Nông; Về miền Tây yêu thương; Thầy Luật lúa OMCS OM; Trầm tích ngọc cho đời; Vườn Quốc gia Việt Nam; Chị em với mái nhà xưa; Nhà Trần trong sử Việt; Xuân ấm áp tình thân; Tảo mai nhớ đức Nhân Tông; Nhớ bạn hiền xóm núi; Trung Quốc một suy ngẫm; Giống lúa siêu xanh Việt Nam; Giống lúa siêu xanh GSR90; Ta về với Linh Giang; Nếp nhà đẹp văn hóa; Nguyễn Du trăng huyền thoại, Giống lúa siêu xanh GSR65; Chung sức trên đường xuân; Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc; Gạo Việt và thương hiệu; Nguyễn Du trăng huyền thoại; Ta về với Linh Giang; Nếp nhà đẹp văn hóa; Câu chuyện ảnh tháng Một; Giấc mơ lành yêu thương; Linh Giang Đình Minh Lệ; Nguồn Son nối Phong Nha; Làng Minh Lệ quê tôi; Sông Thương. Giống lúa siêu xanh Việt Nam; Thế giới trong mắt ai; Biển Hồ Chùa Bửu Minh; Châu Mỹ chuyện không quên; Chuyện đời không thể quên; Sơn Tùng chuyện Bác Hồ; Hoa và Ong Hoa Người; Lúa siêu xanh Hòa Bình; Bài giảng Viên Long Bình; Nông lịch tiết Đại Hàn; 24 tiết khí nông lịch; Châu Văn Tiếp Phú Yên; Châu Mỹ chuyện không quên; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Tỉnh lặng với chính mình; Giác ngộ là tỉnh thức; Xuân sớm Ngọc Phương Nam; Việt Nam con đường xanh; Nếp nhà đẹp văn hóa; Giấc mơ lành yêu thương; Sớm xuân ngắm mai nở; Giống lúa siêu xanh Việt Nam; Bài giảng Viên Long Bình; Chiếu đất ở Thái An; Lev Tonstoy năm kiệt tác; Phục sinh giữa tối sáng; Martin Fregene xa mà gần; Cây táo bài ca thời gian; Học đi mà nhớ mãi; Tỉnh thức cùng tháng năm; Chọn giống sắn kháng CMD; Đại tuyết trên Hoàng Hà; Kim Dung trong ngày mới; Câu chuyện ảnh tháng Một; Ngày xuân đọc Trạng Trình; Về Trường để nhớ thương; Một vùng trời nhân văn; Nhớ thầy Phan Hoàng Đồng; Chiếu đất ở Thái An; Phục sinh giữa tối sáng; Nông lịch tiết Đại Hàn; Châu Mỹ chuyện không quên; Trời mưa qua Cồn Dưa; Từ Hiếu với người hiền; Gõ ban mai vào phím; Thơ xuân ngày giáp Tết; Kim Dung trong ngày mới; Đại tuyết trên Hoàng Hà; Đặng Thái Sơn đọc và ngẫm; Một vùng trời nhân văn; Trường tôi nôi yêu thương; Lời khuyên thói quen tốt; Về phố thương cháo nấm; #cnm365 #cltvn An nhiên; Thơ xuân ngày giáp Tết; Thầy Quyền thâm canh lúa; Thầy Vũ trong lòng tôi; Thầy Luật lúa OMCS OM; Đến Neva nhớ Pie Đại Đế; May mắn bánh và hoa; IAS đường tới trăm năm; Người lính cây sắn tuổi thơ; An lành xuân chạm nhớ; Đất trời mùa đoàn viên; Lời khuyên thói quen tốt; Bài đồng dao huyền thoại; Truyện Pie Đại đế; Cuối dòng sông là biển; Thơ xuân ngày giáp Tết; Về Trường để nhớ thương; Trường tôi nôi yêu thương; Sông Kỳ Lộ Phú Yên; Sớm Xuân; Hình như; Lev Tonstoy năm kiệt tác; Thơ thiền Thích Nhất Hạnh; Từ Hiếu với người hiền; Nhớ thầy Nguyễn Văn Hiệu; Một vùng trời nhân văn; Ngày xuân đọc Trạng Trình; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Walter Disney người bạn lớn; Trà Tì bánh và hoa; Nguyễn Du Hồ Xuân Hương; Mừng Văn nghệ Quảng Minh; Một vùng trời nhân văn; Minh triết của đức Phật; Môhamet và đạo Hồi; Vua Solomon sách khôn ngoan; Minh triết sống phúc hậu, Lời Thầy dặn thung dung. Nắng mới; Chuyện ngày sinh của Thủy; #An nhiên; May mắn bánh và hoa; Minh triết của đức Phật; Trường tôi nôi yêu thương; Thơ viết bên thác Iguazu; Ngọc phương Nam; Ngọc lục bảo Paulo Coelho; Kiệt tác của tâm hồn; 500 năm nông nghiệp Brazil; Biển Hồ Chùa Bửu Minh; Huyền Trang tháp Đại Nhạn. Xuân mới sức sống mới; Giếng Ngọc vườn Tao Đàn; Linh Giang sông quê hương; Trà Tì bánh và hoa; Tím một trời yêu thương; Suy ngẫm từ núi Xanh; IAS đường tới trăm năm; Hoa Đất thương lời hiền; An nhiên; Một gia đình yêu thương; Di sản thế giới tại Việt Nam; Đỗ Tất Lợi danh y Việt; Giếng Ngọc vườn Tao Đàn; Tảo mai nhớ đức Nhân Tông; Tím một trời yêu thương; Suy ngẫm từ núi Xanh; Châu Mỹ chuyện không quên; Mark Twain nhà văn Mỹ; IAS đường tới trăm năm; Hoa Đất thương lời hiền; Xuân mới; Nông lịch tiết Lập Xuân; 24 tiết khí nông lịch; Pho tượng Ngọc Quan Âm; Tảo mai nhớ đức Nhân Tông; Quà Xuân thật tuyệt vời; Du xuân với Tình yêu; Ngày xuân đọc Trạng Trình; Truyện George Washington; Đùa vui cùng Thuận Nghĩa; Hoa Xuân Vườn Tao Đàn; Thơ Xuân Chào Ngày Mới; Mark Zuckerberg và FB; Nông lịch tiết Lập Xuân; 24 tiết khí nông lịch; Tảo mai nhớ đức Nhân Tông; Du xuân với Tình yêu; Huyền Trang tháp Đại Nhạn; Địa chỉ xanh Ấn Độ; Giống lạc HL25 Việt Ấn; Về với vùng văn hóa; Nhớ cụ Nguyễn Khắc Viện; Minh triết sống phúc hậu; Hoa Xuân Vườn Tao Đàn; Hoa Đất thương lời hiền; Kim Dung trong ngày mới; Bạn Tây Nguyên về thăm; Về với vùng văn hóa; Huyền Trang tháp Đại Nhạn; Địa chỉ xanh Ấn Độ; Giống lạc HL25 Việt Ấn; Nhớ cụ Nguyễn Khắc Viện; Vui đi dưới mặt trời; Xuân ấm áp tình thân; Bên suối một nhành mai; Chọn giống sắn kháng CMD; Lên Trúc Lâm Yên Tử; Chuyện cổ tích người lớn; Trần Đăng Khoa trong tôi; Xuân mới; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Chuyện cổ tích người lớn; Trăng rằm thương nhớ Anh; Gốc mai vàng trước ngõ; Hoàng Ngọc Dộ khát vọng; Hoàng Trung Trực đời lính; Truyện Pie Đại đế; Minh triết cho mỗi ngày. Biển Hồ Chùa Bửu Minh, Trần Đăng Khoa trong tôi; Xuân mới; Ban mai chào ngày mới; Theo chân người dẫn đường;Nông nghiệp sinh thái Việt; Học không bao giờ muộn; Lời Thầy dặn thung dung; Lời Thầy luôn theo em; Ban mai lặng lẽ sáng; Vui bước tới thảnh thơi; Xuân mới; Ban mai chào ngày mới; Thơ Pushkin bình minh Nga;; Pushkin 9 kiệt tác thơ tình; Chuyện cổ tích người lớn; Nếp nhà đẹp văn hóa; Về với vùng cát đá; CNM365 Tình yêu cuộc sống; Minh triết cho mỗi ngày; Nguyễn Trọng Tạo nhịp đồng dao; Theo chân người dẫn đường; Nông nghiệp sinh thái Việt; Học không bao giờ muộn; Lời Thầy dặn thung dung; Lời Thầy luôn theo em; Ban mai; Vui bước tới thảnh thơi; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Chuyện cổ tích người lớn; Đến với bài thơ hay; Chuyện cổ tích người lớn; Ban mai chào ngày mới; Xuân sớm Ngọc Phương Nam; Lộc xuân; Minh triết cho mỗi ngày, Xuân ấm áp tình thân; Cuộc đời phúc lưu hương; Hoa Mai và Mùa Xuân; Ban mai chào ngày mới; Hữu Ngọc văn hóa Việt; Ngày xuân đọc Trạng Trình; Đến với bài thơ hay; Cụ Hai Lúa Hoa Đất; Hoa Mai và Mùa Xuân; Nhớ ải Lạng Chi Lăng; Tết ấm áp tình thân

Ngày 13 và 14 tháng 2 Ngày Cha mẹ và Tình yêu. Ngày 13 tháng 2 năm 1885 Chiến tranh Pháp -Thanh: Quân Pháp chiếm thành Lạng Sơn từ tay quân Thanh. Ngày 13 tháng 2 năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai: Chiến dịch Budapest kết thúc khi tàn quân Đức và Hungary đầu hàng vô điều kiện trước Hồng Quân Liên Xô. Ngày 13 tháng 2 năm 1984, Konstantin Chernenko được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Liên Xô, kế nhiệm Yuri Andropov vừa qua đời:

Bài chọn lọc ngày 13 tháng 2: Cụ Hai Lúa Hoa Đất; Hoa Mai và Mùa Xuân; Nhớ ải Lạng Chi Lăng; Xuân mới; Tết ấm áp tình thân; Hữu Ngọc văn hóa Việt; Ngày xuân đọc Trạng Trình; Chuyện cổ tích người lớn; Nhớ Mẹ Cha; Hoàng Ngọc Dộ khát vọng; Hoàng Trung Trực đời lính; Tỉnh thức; Nếp nhà đẹp văn hóa; Về với vùng cát đá; Theo chân người dẫn đường; Nông nghiệp sinh thái Việt; Học không bao giờ muộn; Lời Thầy dặn thung dung; Lời Thầy luôn theo em; Vui bước tới thảnh thơi; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Minh triết cho mỗi ngày. Biển Hồ Chùa Bửu Minh, Trần Đăng Khoa trong tôi; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-13-thang-2/https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-13-thang-2/

NHÀ TÔI GIẤC MƠ XANH

Giấc mơ lành yêu thương
Gốc mai vàng trước ngõ
Chim Phượng về làm tổ
Hoa Lúa giữa Đồng Xuân

Minh triết sống phúc hậu
Ngày xuân đọc Trạng Trình
Thầy bạn trong đời tôi
Đêm trắng và bình minh

Cách mạng sắn Việt Nam
Giống khoai lang Việt Nam
Lúa siêu xanh Việt Nam
Nông nghiệp sinh thái Việt

Chọn giống sắn Việt Nam
Nhớ Viên Minh Hoa Lúa
CNM365 Tình yêu cuộc sống
Thầy bạn là lộc xuân

Hoàng Kim

câu chuyện cuộc đời tại 14 đường dẫn ở https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nha-toi-giac-mo-xanh & https://hoangkimlong.wordpress.com/category/mot-gia-dinh-yeu-thuong-2 & https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoanggia & https://youtu.be/UwspPNJwge8

MỘT GIA ĐÌNH YÊU THƯƠNG

Bảo tồn và phát triển
Một gia đình yêu thương
Việt Nam tổ quốc tôi
Bài học lớn muôn đời

Hoàng Gia Ngọc Phương Nam
Hậu duệ của mặt trời
Đất Mẹ vùng di sản
Hà Nội mãi trong tim


An Viên Ngọc Quan Âm

Đi Dưới Trời Minh Triết

xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/một gia đình yeu-thuong.
(bao gồm mười chương bảo tồn và phát triển hệ thống độc lập, liên kết phát triển)

HOÀNG GIA NGỌC PHƯƠNG NAM
Bạch Ngọc Hoàng Kim (kể chuyện ảnh, chương 1)

Gia đình chúng tôi Hoàng gia Ngọc phương Nam có bốn tộc Hoàng, Trần, Lê, Nguyễn. Bố tôi với bác tôi và người em gái bố đều rất nghèo. Bác tôi là thầy đồ nho dạy học chữ Tàu thuở tiếng Tây lên ngôi nên nhà sa sút. Cô tôi đi ở và lấy chồng Phong Nha Kẻ Bàng. Bố tôi lấy mẹ tôi cũng là người đi ở cho địa chủ và nghề của bố là chuyên chèo đò khuya chợ Mới chợ Troóc từ ngã ba nguồn Son tới Phong Nha và kịp về làm nông để nhận công điểm hợp tác xã. Bố chết bom năm 1968. Trần là họ mẹ, gốc gác họ Trần có từ thời vua Trần Dụ Tông chết trận khi đánh Chiêm Thành thì vợ vua không về Bắc nữa mà ở lại thành tộc Trần. Năm gia tộc ở Làng Minh Lệ là Trần, Hoàng, Trương, Nguyễn và Hoàng chi Mạc tộc, hậu duệ của mặt trời, viễn tỗ Mạc Đỉnh Chi và Thái tổ Mạc Đăng Dung . Cũng có thêm chi tiết của Mạc Cảnh Huống và Mạc Thị Gái nhưng sự kiểm chứng nguồn gốc Trần, Hoàng còn cần thêm thời gian. Lê là họ chị dâu cả Lê Thị Muôn của gia đình tôi là dân xứ biển ngoại hải Quảng Thuận gần Ba Đồn, cũng là họ chị dâu cả Lê Thị Nga của nhánh bà Trần em Làng Minh Lệ ở Hà Nội, tộc #nguyengia. . Nguyễn là họ vợ tôi và họ của chồng chị gái Hoàng Thị Huyền. “Chúng tôi sinh thành ở Quảng Bình… Nhà mình ở ngã ba sông.Rào Nan chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình. Nay thì đoàn tụ đất phương Nam. Gia đình chúng tôi đi như một dòng sông, gìn giữ nếp nhà chân chính nhân hậu; 

xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/mot-gia-dinh-yeu-thuong-2 & https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoanggia & https://youtu.be/UwspPNJwge8

MỘT GIA ĐÌNH YÊU THƯƠNG
Bạch Ngọc Hoàng Kim
(kể chuyện ảnh, chương 2)

Hoàng Ngọc Dộ khát vọng .Hoàng Ngọc Dộ (1937-1994) là nhà giáo. Ông quê ở xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch (nay là thị xã Ba Đồn), tỉnh Quảng Bình. Mẹ mất sớm. Nhà nghèo. Cha bị bom Mỹ giết hại. Ông đã nổ lực nuôi dạy các em vượt qua gian khổ, nghèo đói và chiến tranh để vươn lên trở thành những gia đình thành đạt và hạnh phúc. Gương nghị lực vượt khó hiếm thấy, ăn ngày một bữa suốt năm năm, nuôi hai em vào đại học với sự cưu mang của thầy bạn và xã hội đã một thời lay động sâu xa tình cảm thầy trò Trường Cấp Ba Bắc Quảng Trạch (Quảng Bình). Ông mất sớm, hiện còn lưu lại gần 100 bài thơ. Lời thơ trong sáng, xúc động, ám ảnh, có giá trị khuyến khích những em học sinh nhà nghèo, hiếu học. Anh Hai Hoàng Ngọc Dộ cũng là người Thầy dạy học đầu tiên cho Hoàng Kim: “Dặn con cháu khiêm nhu cần kiệm”; “Cảnh mãi đeo người được đâu em Hết khổ, hết cay, hết vận hèn Nghiệp sáng đèn giời đà chỉ rõ Rồi đây cay đắng chẳng buồn chen”;”Không vì danh lợi đua chen. Thù nhà nợ nước quyết rèn bản thân”; “Soi mặt mình trong gương không bằng soi mặt mình trong lòng người”; “Có những di sản tỉnh thức cùng lương tâm, không thể để mất vì không thể tìm lại“. Hoàng Ngọc Dộ Khát vọng https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoang-ngoc-do-khat-vong

KHÁT VỌNG
Hoàng Ngọc Dộ

Cảnh mãi theo người được đâu em
Hết khổ hết cay hết vận hèn
Nghiệp sáng đèn giời đà chỉ rõ
Rồi đây cay đắng chẳng buồn chen.

ÁNH SAO
Hoàng Ngọc Dộ


Bóng đêm trùm kín cả không trung
Lấp lánh phương Đông sáng một vừng
Mây bủa, mây giăng còn chẳng ngại
Hướng nhìn trần thế bạn văn chương.

LỜI NGUYỀN
Hoàng Ngọc Dộ

Không vì danh lợi đua chen
Thù nhà, nợ nước, quyết rèn bản thân!

Ước hẹn anh em một lời nguyền
Thù nhà đâu sá kể truân chiên
Bao giờ đền được ơn trung hiếu
Suối vàng nhắm mắt mới nằm yên.

CHÙM THƠ VỀ MẠ
Hoàng Ngọc Dộ

Chẵn tháng

Đã chẵn tháng rồi, ôi Mạ ôi!
Tuần trăng tròn khuyết đã hết rồi
Mà con không thấy đâu bóng Mạ
Thấy trăng vắng Mạ dạ bùi ngùi.

Năm mươi ngày

Năm mươi ngày chẵn thấm thoắt trôi
Mạ về cỏi hạc để con côi
Vầng trăng tròn trặn vừa hai lượt
Vắng Mạ, lòng con luống ngậm ngùi.

Đọc sách

Con đọc sách khuya không nghe tiếng Mạ
Nỗi tâm tư con nghĩ miên man
Lúc Mạ còn, con bận việc riêng con
Không đọc được để Mạ nghe cho thỏa dạ.

Nay con đọc, vắng nghe tiếng Mạ
Nỗi bùi ngùi lòng dạ con đau
Sách mua về đọc Mạ chẵng nghe đâu
Xót ruôt trẻ lòng sầu như cắt.

Mạ ơi Mạ, xin Mạ hãy nghe lời con đọc.

Buồn

Buồn khi rão bước đồng quê
Buồn khi chợp mắt Mạ về đâu đâu
Buồn khi vắng Mạ dạ sầu
Buồn khi mưa nắng giải dầu thân Cha
Buồn khi sớm tối vào ra
Ngó không thấy Mạ, xót xa lòng buồn.

CHIA TAY BẠN QÚY
Hoàng Ngọc Dộ

Đêm ngày chẳng quản đói no
Thức khuya dậy sớm lo cho hai người
Chăm lo văn sách dùi mài
Thông kim bác cổ, giúp đời cứu dân

Ngày đêm chẵng quản nhọc nhằn
Tối khuyên, khuya dục, dạy răn hai người
Mặc ai quyền quý đua bơi
Nghèo hèn vẫn giữ trọn đời thủy chung

Vận nghèo giúp kẻ anh hùng
Vận cùng giúp kẻ lạnh lùng vô danh
Mặc ai biết đến ta đành
Dăm câu ca ngợi tạc thành lời thơ

Hôm nay xa vắng đồng hồ
Bởi chưng hết gạo, tớ cho thay mày
Mày tuy gặp chủ tốt thay
Nhớ chăng hôm sớm có người tri ân.

THỨC EM DẬY
Hoàng Ngọc Dộ

Đã bốn giờ sáng
Ta phải dậy rồi
Sao mai chơi vơi
Khoe hào quang sáng

Ta kêu Kim dậy
Nó đã cựa mình
Vớ vẫn van xin
Cho thêm chút nữa.

Thức, lôi, kéo, đỡ
Nó vẫn nằm ỳ
Giấc ngủ say lỳ
Biết đâu trời đất

Tiếc giấc ngủ mật
Chẳng chịu học hành
Tuổi trẻ không chăm
Làm sao nên được

Đêm ni, đêm trước
Biết bao là đêm
Lấy hết chăn mền
Nó say sưa ngủ

Ta không nhắc nhủ
Nó ra sao đây
Khuyên em đã dày
Nó nghe chẳng lọt

Giờ đây ta quyết
Thực hiện nếp này
Kêu phải dậy ngay
Lay phải trở dậy

Quyết tâm ta phải
Cố gắng dạy răn
Để nó cố chăm
Ngày đêm đèn sách

Ta không chê trách
Vì nó tuổi thơ
Ta không giận ngờ
Vì nó tham ngủ

Quyết tâm nhắc nhủ
Nhắc nhủ, nhắc nhủ …

NẤU ĂN
Hoàng Ngọc Dộ

Ngày một bữa đỏ lửa
Ngày một bữa luốc lem
Ngày một bữa thổi nhen
Ngày một bữa lường gạo
Ngày một bữa tần tảo
Ngày một bữa nấu ăn.

(*) 5 năm cơm ngày một bữa

Trích: Khát vọng I Thi Viện
http://www.thivien.net/…/Kh%C3…/topic-jvbfrjspi2Y6S8b3jeqzpA

GỐC MAI VÀNG TRƯỚC NGÕ
Hoàng Kim

“Anh trồng gốc mai này cho em!” Anh cả của tôi trước khi mất đã trồng tặng cho tôi một gốc mai trước ngõ vào hôm sinh nhật con tôi. Cháu sinh đêm trước Noel còn anh thì mất lúc gần nửa đêm trăng rằm tháng giêng, trùng sinh nhật của tôi. Anh trò chuyện với anh Cao Xuân Tài bạn tôi trong khi tôi cùng vài anh em đào huyệt và xây kim tỉnh cho anh. Nhìn anh bình thản chơi với các cháu, tôi nao lòng rưng rưng. Chưa bao giờ và chưa khi nào tôi thấm thía những bài thơ về hoa mai cuối mùa đông tàn bằng lúc đó. Anh đi rằm xuân1994 do căn bệnh ung thư hiểm nghèo khi các con anh còn thơ dại.

Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết

Bài kệ “Cáo tật thị chúng” (Cáo bệnh với đệ tử) của thiền sư Mãn Giác (1052 – 1096) trong Thiền Uyển Tập Anh và lời bình của anh về nhân cách người hiền, cốt cách hoa mai đã đi thẳng vào lòng tôi:

Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền quá
Lão tùng đầu thượng lai.
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.

Xuân đi trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa cười
Trước mặt việc đi mãi
Trên đầu già đến rồi
Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một cành mai.

(Bản dịch của Ngô Tất Tố)
Khi Lâm Cúc và anh Đình Quang trao đổi về chủ đề hoa mai, mạch ngầm tâm thức trong tôi đã được khơi dậy như suối nguồn tuôn chảy.

Đêm qua sân trước một cành mai

Thiền sư Mãn Giác viết bài kệ “Cáo tật thị chúng” khi Người 45 tuổi, sau đó Người đã an nhiên kiết già thị tịch. Bài thơ kiệt tác vỏn vẹn chỉ có sáu câu, ba mươi tư chữ, bền vững trãi nghìn năm. Đối diện với cái chết, thiền sư ung dung, tự tại, thấu suốt lẽ sinh tử: Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết / Đêm qua sân trước một cành mai.

Lời thơ thanh thoát, giản dị một cách lạ lùng! Thực tế cuộc sống đã được hiểu đầy đủ và rõ ràng. Bản tính cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và luôn vô thường. Xuân đi trăm hoa rụng/ xuân đến trăm hoa cười/ trước mặt việc đi mãi/ trên đầu già đến rồi. Đó là qui luật muôn đời, hoa có tàn có nở, người có diệt có sinh. Hạnh phúc cuộc sống là phong thái luôn vui vẻ và sung sướng, thanh thản và thung dung, không lo âu, không phiền muộn. Sống với một tinh thần dịu hiền và một trái tim nhẹ nhõm.

Tình yêu cuộc sống thể hiện trong ý xuân và trật tự các câu thơ.“Xuân đi trăm hoa rụng/ xuân đến trăm hoa cười” ẩn chứa triết lý sâu sắc hơn là “Xuân đến trăm hoa cười, xuân đi trăm hoa rụng/”. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491–1585) trong bài thơ nôm “Chín mươi” có câu: “Chín mươi thì kể xuân đà muộn/ Xuân ấy qua thì xuân khác còn”. Tăng Quốc Phiên chống quân Thái Bình Thiên Quốc “càng đánh càng thua” nhưng trong bản tấu chương gửi vua thì ông đã quyết ý đổi lại là “càng thua càng đánh”. Việc “đánh thua” thì vẫn vậy nhưng ý tứ của câu sau mạnh hơn hẵn câu trước.

Hoa mai là biểu tượng của mùa xuân, của sự may mắn, vui tươi và trường thọ. Cành mai ẩn tàng thông điệp của mùa xuân. Hoa mai vừa có cốt cách, vừa đẹp thanh nhã, vừa có hương thơm và nở sớm nhất trong các loại hoa xuân. Vì vậy, hoa mai đã được chọn để biểu hiện cho cốt cách thanh cao của người hiền. Hoa mai, hoa đào, hoa lê, hoa mận có nhiều loài với vùng phân bố rộng lớn ở nhiều nước châu Á nhưng chỉ riêng mai vàng là đặc sản của Việt Nam, trong khi mai trắng và hoa đào là phổ biến tại Trung Quốc, Nhật Bản, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc và các nước Trung Á.

Mai vàng hoa xuân của Tết Việt

Mai vàng là đặc sản Việt Nam. Hoa mai, hoa đào, bánh chưng là hình ảnh Tết cổ truyền của dân tộc Việt. Hoa mai là một trong bốn loài hoa kiểng quý nhất (mai, lan, cúc, trúc) của Việt Nam đặc trưng cho bốn mùa. Hoa mai gắn liền với văn hóa, đời sống, tâm linh, triết lý sống, nghệ thuật ứng xử, thơ văn, nhạc họa. Hiếm có loài hoa nào được quan tâm sâu sắc như vậy

“Nghìn dặm tìm anh chẳng gặp anh. Đường về vó ngựa dẫm mây xanh. Qua đèo chợt gặp mai đầu suối . Đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành” (Hồ Chí Minh 1890-1969); “Đêm qua sân trước một nhành mai” (Mãn Giác 1052-1096) “Lâm râm mưa bụi gội cành mai” (Trần Quang Khải 1241-1294); Ngự sử mai hai hàng chầu chắp/ Trượng phu tùng mấy rặng phò quanh” (Huyền Quang 1254-1334); Quét trúc bước qua lòng suối/ Thưởng mai về đạp bóng trăng” (Nguyễn Trãi 1380-1442); “Cốt cách mai rừng nguyên chẳng tục”( Nguyễn Trung Ngạn 1289-1370); “Mai cốt cách, tuyết tinh thần” (Nguyễn Du 1765-1820) “Nhờ chúa xuân ưu ái/ Xếp đứng đầu trăm hoa/ Chỉ vì lòng khiêm tốn/ Nên hẵng nở tà tà” (Phan Bội Châu 1867-1940); “Mộng mai đình” (Trịnh Hoài Đức 1725-1825) ; “Non mai rồi gửi xương mai nhé/ Ước mộng hồn ta hóa đóa mai” (Đào Tấn 1845-1907); “Một đời chỉ biết cúi đầu vái trước hoa mai” (Cao Bá Quát 1809-1855) “Hững hờ mai thoảng gió đưa hương” (Hàn Mặc Tử 1912-1940) “Tìm em tôi tìm/ Mình hạc xương mai”(Trịnh Công Sơn 1939-2001),…

Gốc mai vàng trước ngõ. Rằm xuân lại nhớ anh. Cành mai rung rinh quả. Xuân sang lộc biếc cành. … Vườn nhà buổi sáng xuân nay. Nước xao tăm cá, mai đầy nắng xuân. Mẹ gà quấn quýt đàn con. Đất lành chim đậu, lộc xuân ân tình.

MẸ ĐI THANH THẢN CHÚNG CON NHỚ NGƯỜI
Hoàng Trung Trực kính nhớ Mẹ

Mẹ đi về chốn vĩnh hằng
Quên đi bao nỗi nhọc nhằn Mẹ ơi
Thế là Mẹ đã xa rồi
Vành khăn tang thấm nghĩa đời chúng con

Tháng ngày lời Mẹ chẳng còn
Mẹ đi thanh thản, chúng con nhớ người
Gần trăm năm sống với đời
Biết bao gian khổ cuộc đời Mẹ lo

Có ngày cơm chẳng đủ no
Vầng trăng trí tuệ Mẹ lo chu toàn
Cho con khôn lớn bình an
Vượt lên số mệnh, hiên ngang với đời

Kiến thức khoa học sáng ngời
Hiền tài giúp nước, giúp đời Mẹ ơi!

VIẾNG MỘ CHA MẸ
Thơ anh Hoàng Trung Trực

Dưới lớp đất này là mẹ là cha
Là khởi phát đời con từ bé bỏng
Là lời mẹ ru dịu dàng cánh võng
Là gươm đao cha một thuở đau đời

Hành trang cho con đi bốn phương trời
Là nghĩa khí của cha, là nhân từ của mẹ
Vẫn bầu sữa tinh thần không ngừng không nghỉ
Để hành trang cho con đi tiếp cuộc đời

Cuộc đời con bươn chãi bốn phương trời
Nay về lại nơi cội nguồn sinh trưởng
Dâng nén hương mà lòng hồi tưởng
Thuở thiếu thời dưới lồng cánh mẹ cha

“Ước hẹn anh em một lời nguyền
Thù nhà đâu sá kể truân chiên
Bao giờ đền được ơn trung hiếu
Suối vàng nhắm mắt mới nằm yên”.

xem tiếp Hoàng Trung Trực đời lính https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoang-trung-truc-doi-linh/

MỘT GIA ĐÌNH YÊU THƯƠNG
Bạch Ngọc Hoàng Kim lời dâng

Tổ tiên công đức muôn đời thịnh
Con cháu thảo hiền vạn kiếp vinh
Hà Nội Đồng Nai hai bầu sữa
Hoàng Trần Lê Nguyễn một con đường
Cậu Mẹ chở che tròn Nam Bắc
Anh Em thân thiết suốt tháng năm
Làng Minh Lệ quê tôi Hoa Đất
Quảng Bình đất Mẹ ơn Người

HAI BÀ TRẦN LÀNG MINH LỆ .

Quê hương Làng Minh Lệ, xã Quảng Minh, thị trấn Ba Đồn tỉnh Quảng Bình có hai bà Trần chị em ruột con ông cố Giản ((cậu em út Trần Qua mất sớm) Hai bà Trần sinh thành tổng cộng chín người con nay đều thành đạt hạnh phúc. Một gia đình yêu thương lưu truyện trong gia đình quyến thuộc nếp nhà chân chính cho con cháu bồi đắp điều lành lánh dữ để bảo tồn và phát triển bền vững. Bà Trần chị là Trần Thị Giản (1917-1964) lấy chồng là Hoàng Hữu Chư (1913-1968) chính chủ #hoànggia đã sinh thành chín người con, nhưng do nghèo đói và chiến tranh mà bốn người con không qua khỏi từ thuở nhỏ, chỉ dưỡng dục được năm người con, an cư lập nghiệp tại Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh. Tên gọi của năm người con của bà Trần chị gọi theo thứ bậc Nam Bộ không cần lưu danh là anh Hai, chị Ba, anh Tư, chị Năm và anh Sáu. Bà Trần em sinh thành bốn người con trai, đang an cư lập nghiệp tại thủ đô Hà Nội, gọi theo thứ bậc Việt Nam không lưu danh là anh Bảy, anh Tám, anh Chín, anh Mười,

MỪNG ĐÓN CẬU MẸ
Thơ em Nguyễn Hữu Khánh


Lòng Cậu Mẹ mênh mông như trời rộng
Phủ ấm cháu con suốt cả một đời
Và ngay cả khi Cậu Mẹ đã về Trời 🙏

Tròn 10 năm Cậu vân du * cùng Mẹ
Trong tâm tưởng con Cậu Mẹ vẫn về đây
Về với cháu con trong những dịp sum vầy
Như hôm nay, ngày gia đình họp mặt.

Trong vấn vít khói hương trầm thơm ngát
Con thấy Cậu vui, mắt miệng cùng cười
Bỏm bẻm nhai trầu như thường thấy trong đời
Mẹ ngồi đó nhìn cháu con trìu mến.

Con lại thấy ký ức xưa hiện đến
Chủ nhật cả nhà bên nồi canh chua đầu cá thật “to”
“Đặc sản” nhà mình thường là đầu, thủ, chân giò
Những thực phẩm ít gia đình muốn lấy
Nhưng nhà mình đông con, biết sao, đành vậy
Lấy loại nhiều xương khối lượng được nhân đôi
Nhọc nhằn nuôi 4 con khôn lớn thành người.

Khó khăn vượt qua rồi
Mong Cậu Mẹ giờ chỉ còn thanh thản tiếng cười
Nhà mình vững vàng hơn
Luôn mừng đón Cậu Mẹ về thăm
Các cháu con gắng học giỏi, làm chăm
Để thêm nhiều niềm vui dâng Cậu Mẹ.

Làn khói trầm vẫn vờn bay nhè nhẹ
Tỏa hương thơm ngan ngát trong nhà./.

* Vân du tiên cảnh cõi VĨNH HẰNG
Giỗ Cậu lần 10 – 10/10/2020 AL
Giỗ Mẹ Liên 4 -7 AL (nhằm ngày 11/8/2021)
Giỗ Mẹ Giản (chị ruột mẹ Liên) ngày 3 -1 Tết AL (Canh Thìn 1963)
Giỗ Cụ (chồng mẹ Giản) bị bom Mỹ giết hại ngày 29 -8 Mậu Thân AL (1968)

Bác Giáp & Ba của Honghoa Le cùng với Nga LêTra Le & Ban lãnh đạo Đoàn chuyên gia QS 959 & CP 38 -TW bàn KH tác chiến … Tại chiến trường Lào… (Thông tin tích hợp tại Nga Lê, Một gia đình yêu thương & #cnm365 #cltvn 5 tháng 11

Một gia đình yêu thương. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/mot-gia-dinh-yeu-thuong/ Ngày nhớ Mẹ kính yêu, Nam Nguyen đang cảm thấy biết ơn cùng Nguyen Chien Thang và 10 người khác.

Mẹ tôi …. Nếu trên thế gian này có những người Phụ nữ sinh ra là để hy sinh tất cả cho Chồng, cho Con – thì một trong số đó là Mẹ tôi. Sự hy sinh vô bờ bến và không đòi hỏi, không điều kiện gì cả với Chồng, với các con. Chúng tôi lớn lên dưới sự chở che của Mẹ, không bị thúc ép về học hành, không bị yêu cầu phải là con ngoan, trò giỏi. Trong sự bao dung không lời của Mẹ, chúng tôi đọc được, hiểu được mình phải lớn lên, phải trưởng thành như những người có ích là việc đương nhiên. Mẹ dạy chúng tôi tính nhẫn nại, sự quan tâm đến người khác, tinh thần trách nhiệm với công việc, với mọi người xung quanh …. Tôi nhớ mãi thời những năm 70-80 thế kỷ trước, mặc dù để lo cho 4 cậu con trai tuổi ăn, tuổi ngủ là vô cùng vất vả. Nhưng Mẹ vẫn vui vẻ đón tiếp các cháu họ hàng từ quê hương ra học tập / công tác ở Hà Nội (Quê tôi ở Quảng Bình). Giữa Hà Nội (Hồ Đống Đa), mà cả nhà phải trồng rau muống & chăm lợn để có thêm thực phẩm cho GIa đình, nhưng Mẹ chưa bao giờ phàn nàn khi đón tiếp các cháu, con ở xa về. Nhà tôi luôn là trạm đón tiếp nhiệt tình & trung tâm của Họ hàng tại Hà Nội. Không ngần ngại khi chia sẽ cân gạo, gói quà cho hàng xóm, láng giềng xung quanh. Chúng tôi tự hào khi Bà con chòm xóm trường Nguyễn Ai Quốc X đều thể hiện sự yêu quý mỗi khi nói về Bà. Các cháu họ hàng thì luôn yêu quý, kính trọng Bà. Có thể chính vì vậy, mà cuộc sống của 4 AE tôi cũng được hanh thông hơn. Cổ nhân có câu “Phúc Đức tại Mẫu”, chắc là vậy.Mẹ tôi có mong ước lớn là có được 1 cô con gái, nhưng may mắn thay 😀, đứa em sau tôi lại là … con trai. Chú Thắng, để sau này tôi còn có thằng em để huấn luyện đánh nhau. Vì oánh lại các ông Anh là không lại được. Mẹ luôn để AE tôi tự xử, tự sắp đặt trật tự quyền lực trong 4 AE. Và chúng tôi đã sống vui, sống khỏe trong hòa bình mà không cần sự can thiệp của Bố Mẹ. Chúng tôi rất ân hận vì không được là con gái để chăm sóc Mẹ chu đáo hơn. Đặc biệt, mỗi khi Mẹ ốm là 4 ông con lộc ngộc cứ đi vòng quanh hỏi han, chứ không chải tóc, bóp chân bóp tay cho Mẹ như con gái được. Để bù đắp cho Mẹ, mấy AE tôi quyết định chỉ cần Bác cả đẻ con trai (nối dõi tông đường), còn 3 AE mỗi thằng 2 cô con gái cho Mẹ vui lòng 😘 Chúng tôi biết rằng dù lớn đến đâu, ở cương vị nào trong xã hội, thì đối với Mẹ chúng tôi vẫn luôn bé nhỏ như ngày nào….Với các con dâu, Mẹ tôi đối xử bình đẳng và luôn bênh các con dâu so với con trai. Có thể Văn hoá ứng xử mỗi nhà mỗi khác, nhưng Mẹ tôi luôn lấy sự ấm cúng làm trọng, nên Bà không bao giờ bắt bẻ con dâu. Cái gì bỏ qua được là bỏ qua. Lấy cái lớn làm trọng. Mặt khác, có lẽ Mẹ tôi đã thấy trước là khi Mẹ nằm xuống thì với bản tính hiền lành, bao dung AE chúng tôi cũng nhường quyền quản lý gia đình cho Vợ…. 😀Mẹ tôi khi thanh niên là 53 kg. Mà sau khi sinh, chăm sóc 4 đứa con trưởng thành và về già thì còn có 36 kg. Hình ảnh Bà lúc gần 80 tuổi, bỏm bẻm nhai trầu. quan sát chỉ đạo chị giúp việc chăm sóc Chồng cứ đọng mãi trong tôi. Thỉnh thoảng Bà còn ra ngồi quán Bia hơi ở Chợ Thái Hà nhâm nhi cốc Bia. Bà chỉ uống 1 cốc thôi. Hỏi thì Bà nói để xem XH có gì thay đổi, mới không. Có lẽ tôi hay đi nhậu với bạn bè cũng là do….. di truyền Xin được kính cẩn thắp nén nhang nhớ về Mẹ nhân ngày Giỗ thứ 17 giữa mùa Covid !(4/7/2004-4/7/2021)

hoangkimhonoi
nguyenhuuminh1

TIỄN EM VÀO TRẬN ĐÁNH
Hoàng Kim gửi Chiến Thắng

Tiễn em vào trận đánh
Tím một trời yêu thương
Chợt gặp mai đầu suối
Đêm mai là trăng rằm

Ngày mới lời yêu thương
Người vịn trời chấp sói
Ngôi sao mai chân trời
Giấc mơ lành yêu thương

Tiễn em vào trận đánh

Ngày giỗ của Tổ Bà ngày 17 tháng Chạp hôm nay nhằm ngày Tảo Mai (lặt là mai sáu ngày trước ngày Táo Quân lên Tết Trời) https://cnm365.wordpress.com/2024/01/27/cnm365-cltvn-27-thang-1/ xem thêm Một gia đình yêu thương

BAN MAI CHÀO NGÀY MỚI
Tình yêu cuộc sống https://hoangkimlong.wordpress.com; Điểm nhấn cập nhật nổi bật #cnm365 https://cnm365.wordpress.com Minh Nga thăm Đồng Nai 20-21.3. 2023

Minh Nga về Hà Nội “Không phụ lòng người lá và cây trải qua chặng đường toàn 34-35 độ C Về đến Hà Nội vẫn xanh tươi . Cám ơn quà xứ Nam. Quyết định đi vội không mang đủ quà Hà Nội cho mọi người. Nhưng Hà Nội có quà gì nhỉ ngoài không khí ô nhiễm và trái cây toàn có tẩm thuốc bảo quản hu hu. Hy vọng trồng được cây, sợ khó đây !!”

“Hôm qua đến thăm gia đình bác Trực lúc 4:30 chiều, tiếp đó thì đến nhà bác Huyền. Được gặp đầy đủ các anh chị và các cháu. Em Minh và Nga kết thúc một chuyến đi rất thành công cho dù thời gian còn chật hẹp! Thật xúc động khi được gặp lại các anh chị em và các cháu ở đất phương Nam sau nhiều năm! Được thấy các anh chị em và các cháu mọi việc đều ổn, Các anh chị tuy tuổi đã cao, sức khỏe có yếu đi, nhưng tinh thần vẫn lạc quan, vui vẻ, em thực sự rất mừng. Một lần nữa cám ơn hai bác Kim+Thủy và toàn bộ các anh chị em và các cháu ở Đồng Nai đã chu đáo giúp chúng em thực hiện được chuyến thăm đầy ý nghĩa này! Mong chúc cho đại gia đình ta sức khỏe dồi dào, làm ăn ngày càng tấn tới và cuộc sống hạnh phúc! Mong sớm gặp lại toàn thể các anh chị em và các cháu!”

AN VIÊN NGỌC QUAN ÂM
Bạch Ngọc Hoàng Kim
(kể chuyện ảnh, chương 3)

Ngày mồng Ba Tết Tân Sửu 2021 là ngày giỗ Mẹ của gia đình chúng tôi trùng ngày Tình Yêu 14 tháng 2. Gia đình của các cháu Mai Xuân Trường & Hoàng Thị Hòa. Mai Hoàng Quỳnh, Mai Hoàng Sơn, Mai Hoàng Ánh giao cho chúng tôi một pho tượng lớn đức Mẹ Ngọc Quan Âm chạm khắc tuyệt đẹp trên gỗ quý gõ đỏ (hình), kết nối gia đình dòng họ tốt hơn Hoàng Gia Ngọc Phương Nam nơi hợp lưu sáu dòng họ Hoàng, Trần, Lê, Nguyễn, Mai Kuma (là dòng họ lớn ở Srilanka /Tích Lan nơi cháu Hoàng Thị Thảo về làm dâu như chuyện kể dưới đây.

Sri Lanka dấu chân Phật (hòn đá khiêm nhường) Cô dâu Việt Hoàng Thảo
Sri Lanka Buddha’s footprint (humble stone) Hoang Thao Vietnamese bride
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/kuma-dcj-va-hoang-thao/

Kuma DCj & Hoàng Thảo
Congratulations to Kuma DCj & Hoang Thao Sri Lanka and Vietnam

“Núi không cần cao, có tiên phật người lành là linh điạ. Nước không cần sâu,có suối nguồn thắng tích hẳn an nhiên”. xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/kuma-dcj-va-hoang-thao/

KUMA DCJ VÀ HOÀNG THẢO
Hoàng Gia
mừng Hạnh Phúc

Nhớ tháng bảy mưa ngâu; Nhớ vầng trăng ngọn lửa; Hoàng Ngọc Dộ khát vọng; Kuma D Cj và Hoàng Thảo; Bài ca nhịp thời gian: Hạnh phúc https://youtu.be/_Bs4XcVufqY Remembering ‘mưa ngâu’ rainy July/ Miss the moon, the fire / Hoang Ngoc Do aspiration / Kuma D Cj and Hoang Thao/ Song of Time: Happiness

Kuma D Cj and Hoang Thao Kuma DCj là người Sri Lanka (đất nước Tích Lan),cha mẹ là giáo viên, nhà gần dấu chân Phật (hòn đá khiêm nhường), Kuma có hai chị gái, Kuma D Cj and Hoang Thao thương nhau và kết hôn ở Nhật khi Kuma học IT và Hoàng Thảo xuất khẩu lao động Việt Nam làm điều dưỡng viên tại Nhật từ nhiều năm trước.Chuyện đời là cảm động, xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/kuma-dcj-va-hoang-thao/

GIỐNG SẮN KM140 VIFOTEC
Trần Công Khanh, Hoàng Kim, Võ Văn Tuấn, Nguyễn Hữu Hỷ, Phạm Văn Biên, Đào Huy Chiên, Reinhardt Howeler và Hernan Ceballos 2010 [91], 2010[92], 2007[93].

Thông tin trích dẫn tại Giống sắn KM140 VIFOTEC https://hoangkimlong.wordpress.com/category/giong-san-km140-vifotec/

91. Trần Công Khanh 2012 Đánh giá khả năng thích nghi của một số giống sắn cho vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp. Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 144 trang

92. Trần Công Khanh, Hoàng Kim, Võ Văn Tuấn, Nguyễn Hữu Hỷ, Phạm Văn Biên, Đào Huy Chiên, R. Howeler and H. Ceballos. 2010. Lai tạo chọn lọc và phát triển giống sắn KM140. Kỷ yếu Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 10 (VIFOTEC) Hà Nội, 2010, trang 146-149. Bộ NN & PTNT công nhận giống sản xuất thử 2007, công nhận giống chính thức năm 2010, Quyết định số 358 ngày 20/9/ 2010, giải Nhất VIFOTECH năm 2010.  

93. Trần Công Khanh, Hoàng Kim, Võ Văn Tuấn, Nguyễn Hữu Hỷ, Phạm Văn Biên, Đào Huy Chiên, R. Howeler and H. Ceballos. 2007, 2009a, Kết quả chọn tạo và phát triển giống sắn KM140. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp, số 1&2 2007, trang 14-19. Results of breeding and developing variety KM140. Recognition Document of variety KM140. Acceptance Conference of Ministry of Agricultureand Rural Development. 45 pages. The decision of the Ministry of Agriculture and Rural Development Certificate No. 3468/QĐ-BNN–TT, Dec 2009. 54p.

Chọn giống sắn Việt Nam Nhớ bạn nhớ châu Phi Hình ảnh các chuyên gia sắn châu Phi thăm sắn Việt Nam. Giống sắn KM140 giải VIFOTEC

Giống sắn KM140, giải Nhất VIFOTEC năm 2010, là con lai của tổ hợp KM 98-1 x KM 36 do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam tuyển chọn và giới thiệu (Trần Công Khanh, Hoàng Kim, Võ Văn Tuấn, Nguyễn Hữu Hỷ, Phạm Văn Biên, Đào Huy Chiên, Reinhardt Howeler và Hernan Ceballos 2007, 2009). Giống KM140 được Bộ Nông nghiệp & PTNT, cho phép sản xuất thử trên toàn quốc (Quyết định số 3468/ QĐ- BNN- TT, ngày 05/ 11/ 2007) và công nhận chính thức tại Quyết định số 358 ngày 20 tháng 09 năm 2010 và cho phép sản xuất hàng hoá trên toàn Quốc theo Thông tư số 65. 65/2010/TT-BNNPTNT, ngày 05 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. 0714-10-10-00.và đoạt giải Nhất Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc VIFOTEC năm 2010. http://news.gov.vn/Home/VIFOTEC-2009-boasts-for-high-applicability/20101/6051.vgp Giống KM140 được trồng chủ lực tại nhiều tỉnh phía Nam giai đọn 2008-2010 với diện tích thu hoạch năm 2008 trên 30.000 ha, năm 2010 trên 150.000 ha; hiện là giống phổ biến.

Đặc điểm giống:
+ Thân xanh, thẳng, ngọn xanh, cây cao vừa phải, không phân nhánh.
+ Năng suất củ tươi: 33,4 – 35,0 tấn/ha.
+ Tỷ lệ chất khô: 34,8 – 40,2%.
+ Hàm lượng tinh bột: 26,1- 28,7%.
+ Năng suất bột : 9,5 -10,0 tấn/ha
+ Chỉ số thu hoạch: 58 -65 %.
+ Thời gian thu hoạch: 8-10 tháng.
+ Nhiễm nhẹ bệnh cháy lá.
+ Thời gian giữ bột ngắn hơn KM94

Chọn giống sắn Việt Nam; Giống sắn KM140 giải VIFOTEC http://news.gov.vn/Home/VIFOTEC-2009-boasts-for-high-applicability/20101/6051.vgp

NHỚ BẠN NHỚ CHÂU PHI
Hoàng Kim
Tôi lưu lại một số hình ảnh trong bài viết này để tôn vinh tinh bạn. Hội nghị khoa học đầu tiên của các đối tác sắn toàn cầu (First Scientific Meeting of the Global Cassava Partnership GCP1) với chủ đề “Sắn đáp ứng các thách thức của thiên niên kỷ mới” (Cassava: Meeting the Challenges of the New Millennium) được mở ra ở Trường Đại học Ghent vương quốc Bỉ với hơn một ngàn người tham dự. 115 báo cáo và hơn 200 áp phích (poster) và gian hàng được trình bày, giới thiệu liên tục tại 13 tiểu ban trong ba ngày.Tiến sĩ Claude Fauquet và tiến sĩ Joe Tohme có hai báo cáo thật ấn tượng: Cây sắn quà tặng của thế giới và cơ hội cho nông dân nghèo; Cây sắn quà tặng của thế giới và thách thức đối với các nhà khoa học. Những vấn đề khủng hoảng năng lượng toàn cầu, an ninh lương thực, môi sinh – môi trường đang thách thức thế giới hiện đại. Những câu hỏi đặt ra nhằm cải tiến cây sắn là cây chịu hạn, giàu tinh bột và năng lượng, đề mang lại thu nhập tốt hơn cho người dân nghèo.

Tôi tham dự hội nghị với ba bài viết S3-2 (trang 54) SP3-9 (trang 60) và SP03-16 trang 63) gồm một báo cáo trước hội nghị toàn thể và hai áp phích. Việt Nam là điển hình quốc tế về sự đột phá sản lượng và năng suất sắn với sản lượng sắn tăng gấp năm lần và năng suất sắn tăng gấp đôi sau tám năm (2000-2008). Đó quả là một điều kỳ diệu cho toàn thế giới! Việc chọn tạo và phát triển các giống sắn mới của Việt Nam đã mang lại bội thu cao trong sản xuất ước vượt trên 2.000 tỷ đồng mỗi năm từ năm 2003 (đạt quy mô 270 ngàn ha x 8,9 tấn bội thu/ha x 50 USD/ tấn x 16.000 VND/USD). Sự cần cù, năng động, chịu thương chịu khó của nông dân Việt Nam thật đáng tự hào!Thành tựu sắn Việt Nam gắn liền với những bài học kinh nghiệm quý giá của đông đảo bà con nông dân, các nhà khoa học, khuyến nông, quản lý, doanh nghiệp … trong Chương trình Sắn Việt Nam (VNCP). Nước ta đã thành một trường hợp nghiên cứu điển hình (key study) của châu Á và Thế giới. Tôi bị vây kín giữa những người bạn suốt các lần giải lao một cách sung sướng và đáng thương. Đội ngũ đi họp của mình quá mỏng (chỉ một mình tôi) so với những đội hình sắn vững chãi của nhiều nước khác như Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Brazil, Thái Lan, Nigeria, Colombia, … Bài báo mà tôi viết chung với PGS.TS. Nguyễn Văn Bộ (Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam), tiến sĩ Reinhardt Howerler và tiến sĩ Hernan Ceballos (là hai chuyên gia nông học và chọn giống sắn hàng đầu của CIAT và thế giới) đã gây ấn tượng tốt và được nhiều người trao đổi, hỏi đáp.

Buổi tối tiến sĩ Boga Boma, giám đốc của một dự án sắn lớn của châu Phi đã mang đồ đạc sang đòi “chia phòng ngủ” với tôi để “trao đổi về bài học sắn Việt Nam và cùng cảm nhận đêm trắng”.Boga Boma giàu, nhỏ tuổi hơn tôi, tính rất dễ thương, người cao lớn kỳ vĩ trên 1,90 m như một hảo hán. Lần trước Boga Boma làm trưởng đoàn 15 chuyên gia Nigeria sang thăm quan các giống sắn mới và kỹ thuật canh tác sắn của Việt Nam, đúc kết trao đổi về cách sử dụng sắn trong chế biến nhiên liệu sinh học. Anh chàng hảo hán này vừa ra đồng đã nhảy ngay xuống ruộng giống mới, đề nghị tôi nhổ thử một vài bụi sắn bất kỳ do anh ta chỉ định của giống mới KM140 (mà sau này đoạt giải Nhất VIFOTEC của Hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật toàn quốc lần thứ 10 trao giải ngày 19.1.2010 ở Hà Nội). Boga Boma ước lượng năng suất thực tế mỗi bụi sắn này phải sáu ký. Anh đo khoảng cách trồng rồi hồ hởi đưa lên một ngón tay nói với giọng thán phục “Sắn Việt Nam số 1”Sau buổi tham quan đó, Boga Boma ngỏ lời đề nghị với tôi cho đoàn Nigeria được đến thăm nhà riêng để “tìm hiểu cuộc sống và điều kiện sinh hoạt làm việc của một thầy giáo nông nghiệp Việt Nam”. Anh chàng chăm chú chụp nhiều ảnh về tài liệu sắn của bảy Hội thảo Sắn châu Á và mười Hội thảo Sắn Việt Nam trong một phần tư thế kỷ qua. Anh cũng chụp bếp đèn dầu dùng ga của gia đình tôi. Boga Boma cũng như Kazuo Kawano, Reinhardt Howerler, Hernan Ceballos, Rod Lefroy, Keith Fahrney, Bernardo Ospina, S. Edison, Tian Ynong, Li Kaimian, Huang Jie, Chareinsak Rajanaronidpiched, Watana Watananonta, Jarungsit Limsila, Danai Supahan, Tan Swee Lian, J. Wargiono, Sam Fujisaca, Alfredo Alves, Alfred Dixon, Fernando A, Peng Zhang, Martin Fregene, Yona Beguma, Madhavi Sheela, Lee Jun, Tin Maung Aye, Guy Henry, Clair Hershey, … trong mạng lưới sắn toàn cầu với tôi đều là những người bạn quốc tế thân thiết. Hầu hết họ đều đã gắn bó cùng tôi suốt nhiều năm. Sự tận tâm công việc, tài năng xuất sắc, chân thành tinh tế của họ trong ứng xử tình bạn đời thường làm tôi thực sự cảm mến.

Bẳng đi một thời gian, Boga Boma thông tin Nigeria hiện đã ứng dụng bếp đèn dầu dùng cồn sinh học từ nguyên liệu sắn cho mọi hộ gia đình Nigeria trong toàn quốc. Nigeria đã thành công lớn trong phương thức chế biến sắn làm cồn gia đình phù hợp với đất nước họ, làm tiết kiệm được một khối lượng lớn xăng dầu với giá rất cạnh tranh cho tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.Lần này trong đêm trắng ở Ghent, Boga Boma lại hí húi ghi chép và ngẫm nghĩ về ba bài học kinh nghiệm sắn Việt Nam 6M (Con người, Thị trường, Vật liệu mới Công nghệ tốt, Quản lý, Phương pháp, Tiền: Man Power, Market, Materials, Management, Methods, Money), 10T (Thử nghiệm, Trình diễn, Tập huấn, Trao đổi, Thăm viếng, Tham quan hội nghị đầu bờ, Thông tin tuyên truyền, Thi đua, Tổng kết khen thưởng, Thiết lập mạng lưới người nông dân giỏi) và FPR (Thiết lập mạng lưới thí nghiệm đồng ruộng và trình diễn để nghiên cứu cùng nông dân chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất sắn).

Buổi chiều Yona Beguma cùng các bạn châu Phi say mê trò chuyện cùng tôi về bài học sắn Việt Nam được giới thiệu trên trang của FAO với sự yêu thích, đặc biệt là “sáu em”(6M), “mười chữ T tiếng Việt” (10T) và “vòng tròn FPR dụ dỗ”. Sau này, anh chàng làm được những chuyện động trời của cây sắn Uganda mà tôi sẽ kể cho bạn nghe trong một dịp khác.Nhìn lớp trẻ thân thương đầy khát vọng tri thức đang vươn lên đỉnh cao giúp xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho quê hương xứ sở. Ngắm nhìn sự mê mãi của Boga Boma lúc bình minh vừa rạng lúc anh chàng đã thức gần trọn đêm. Tôi chợt nhớ câu thơ Việt Phương: “Yêu biết mấy những đêm dài thức trắng/ Làm kỳ xong việc nặng sẵn sức bền/ Bình minh đuổi lá vàng trên đường vắng/ Như vì ta mà đời cũng ửng hồng lên”.

Thông tin mới cập nhật
Hai vợ chồng Giang từ Hà Nội bay vào gặp Hảo để tham quan mô hình về trồng 6 ha mì khởi Nghiệp https://youtu.be/IOwh6iLJ4dA thông tin tích hợp tại Giống sắn KM140 VIFOTEC https://hoangkimlong.wordpress.com/category/giong-san-km140-vifotec/

SẮN VIỆT VÀ SẮN THÁI
Hoàng Kim


Sắn Việt Nam là câu chuyện thành công. Sự đồng hành với sắn Thái Lan là kinh nghiệm quý và bài học lớn..Hình ảnh và bài viết này https://hoangkimlong.wordpress.com/category/san-viet-va-san-thai/ tôn vinh tình bạn, lưu lại những kỷ niệm quý. Bạn tốt khó tìm, khó bỏ lại, và không thể quên lãng (Good friends are hard to find, harder to leave, and impossible to forget).Hoàng Kim gửi lời chào từ Việt Nam tới các bạn Chareinsak Rojanaridpiched and Suchada Rojanaridpiched; Watana Wattananon and Wipawan Suwanyotin; Peaingpen Sarawat; Piya Kittipadakul Boonmee Wattanaruangrong; Casava Kasetnakkak, Danai Suparhan; Klanarong Sriroth; Vich Vich; … Kazuo Kawano, Reinhardt Howeler, Jonathan Newby, Hernán Ceballos Lascano, Clair Hershey, Sheela Mn,… Tôi đã có trên mười lần qua Thái Lan. Đất nước con người Thái Lan thật thú vị nhưng sự lưu lại ấn tượng sâu sắc nhất trong tôi là:1) Bangkok Phanom Rung con đường di sản 2) Sắn Thái và Sắn Việt, và 3) Thái Lan nhiều bạn quý..Dưới đây là bài thơ “Sắn Việt và sắn Thái ” viết ngày 12 5 1995 và viết tiếp 12-12.5.2021.

Cassava and Vietnam: Now and Then (Sắn và Việt Nam: bây giờ và sau đó) của giáo sư tiến sĩ Kazuo Kawano, người Nhật, chuyên gia chọn giống sắn hàng đầu Thế giới, đã kể lại câu chuyện thành công sắn Việt Nam https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cassava-and-vietnam-now-and-then/. Cách mạng sắn Việt Nam https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cach-mang-san-viet-nam/ là chuyện nhiều năm còn kể. Giáo sư Kazuo Kawano và các thành viên Hãng phim NHK Nhật Bản đã ghi nhận hình ảnh đột phá “Cách mạng sắn ở Việt Nam”: Hai giống sắn chủ lực KM419 và KM94 tại hai tỉnh Đồng Nai và Tây Ninh năm 2009 đã đạt năng suất bình quân toàn tỉnh 27-30 tấn/ ha, gấp ba lần năng suất sắn trước năm 2000. Hai giống sắn chủ lưc KM419 và KM94 chiếm lần lượt 38% và 31,7% tổng diện tích sắn Việt Nam (RTB Newsletter 2016. Assessment reveals that most cassava grown in Vietnam has a CIAT pedigree)

SanPhuYen1

Giống sắn chủ lực KM419 ở Phú Yên Việt Nam (hình). Sắn Việt Nam bảo tồn và phát triển bền vững (Cassava Conservation and Sustainable Development in Viet Nam) đã đạt những kết quả ngoạn mục trong các thử nghiệm được tổ chức tại Tây Ninh, Phú Yên, Đắk Lắk, Đồng Nai, nơi mà nông dân sử dụng các công nghệ và phương pháp cải tiến tăng năng suất sắn từ 8,5 tấn / ha (năm 2000) lên 36 tấn / ha (năm 2015) , một sự gia tăng năng suất hơn 400 phần trăm (Hoàng Kim, Reinhardt Howeler, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Bạch Mai 2015); .Thông tin và hình ảnh tại đây

Sách vàng nghề sắn: Sản xuất sắn bền vững ở châu Á đối với nhiều mục đích sử dụng và cho nhiều thị trường Reihardt Howeler (biên tập) và nhiều tác giả. CIAT 2015. (tại đây) Howeler, R.H. (Editor) 2015b. Sustainable cassava production in Asia for multiple uses and for multiple markets. Proceedings of the ninth regional workshop held in Nanning, Guangxi, China PR, 27 Nov – 3 Dec 2011; p. 35-56. Organized by the International Center for Tropical Agriculture (CIAT) and the Chinese Cassava Agro-technology Research System (CCARS) With financial support from the Nippon Foundation, Tokyo, Japan; https://cgspace.cgiar.org/handle/10568/72642; CIAT, Asia office, Hanoi, VN. vii, 336 p.

VỀ LẠI BẾN SÔNG XƯA
Hoàng Kim


Con về chốn cũ Mạ ơi
Mà sao con nhớ mãi thời ngày xưa
Cái thời Cụ đội nắng mưa
Thuyền con một lá sớm trưa dãi dầu.

Cái thời Chợ Mới chưa lâu
Mạ ơi con tép mớ rau tảo tần
Con về bóng hạc tháng năm
Nhìn sông nhớ Mạ thương thăm thẳm trời …

Bóng Cha như núi tỏ ngời
Mạ thành sông biển suốt đời trong con.

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là chi-em-va-mai-nha-xua-3.jpg
Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là chi-em-va-mai-nha-xua-4.jpg
Chị em với mái nhà xưa

QUẢNG BÌNH ĐẤT MẸ ƠN NGƯỜI
Hoàng Kim

Quảng Bình đất Mẹ ơn Người
Tổ tiên cát bụi nhiều đời thành quê
Đinh ninh như một lời thề
Trọn đời trung hiếu để về dâng hương

Lòng son trung chính biết ơn
Quê hương chung đúc khí thiêng Quảng Bình
Về quê kính nhớ Tổ tiên
Mừng vui giữa chốn bạn hiền người thân

Đất trời ngày mới thanh tân
Thung dung thăm hỏi ân cần níu chân.
Đường xuân như một dòng sông
Việt Nam thống nhất thác ghềnh đến nơi.

Hồn chính khí bốc lên ánh sáng
Sáng choang ngọc đá giữa hoang tàn’.
Tâm nhân văn lắng đọng tinh hoa
Hoa Đất Hoa Người trong cõi Bụt.

BAN MAI ĐỨNG TRƯỚC BIỂN
Hoàng Kim

Ban mai đứng trước biển
Thăm thẳm một tầm nhìn
Đảo Yến trong mắt ai
Vị tướng của lòng dân.

xem tiếp Những trang đời lắng đọng https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nhung-trang-doi-lang-dong/

CỤ HAI LÚA HOA ĐẤT
Bạch Ngọc Hoàng Kim

kính nhớ cụ Hai Chung

Cụ Hai Võ Văn Chung
‘Ông Thần Nông’ Lương Phú
Lương Hòa Lạc, Chợ Gạo,
Tỉnh Tiền Giang, Việt Nam

Cụ Hoa Đất mùng Mười
Mùng Mười cúng đất đai
Tri ơn người mở đất
Tri ơn người hoa đất.

Chú Hai và chú Bảy
là anh hùng chất phác
Bay lên nào Hải Âu
Hoa Mai và Mùa Xuân.

(*) Cụ Võ Văn Chung sinh năm 1930 tại ấp Lương Hòa Lạc, Chợ Gạo , Tiền Giang, từ trần ngày 10 tháng 2 năm 2022 (nhằm ngày 10 tháng Giêng Nhâm Dần) hưởng thọ 93 tuổi (miễn điếu), lễ động quan 13g ngày 13 tháng 2 năm 2022 an táng ở đất nhà. Thầy Võ Tòng Xuân báo tin, Cô Kim Nguyệtthầy Đỗ Văn Xê đã đưa tin để mọi người thăm viếng Cụ. Cụ Hai và cụ Bảy Bay lên nào Hải Âu.https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bay-len-nao-hai-au/ là những anh hùng trượng nghĩa Nam Bộ, thật kính trọng (HK kính nhớ)

xem thêm “Vua lúa giống Hai Chung và món quà của cố thủ tướng Võ Văn Kiệt” https://nongthonmoihatinh.vn/Dien-hinh-TB-cach-lam-hay/Vua-lua-giong-Hai-Chung-va-mon-qua-cua-co-Thu-tuong-Vo-Van-Kiet-10000.html

HOA MAI VÀ MÙA XUÂN
Hoàng Kim


Gốc mai vàng trước ngõ
Trăng rằm thương nhớ Anh
Chín điều lành hạnh phúc
Giấc mơ lành yêu thương

Mai vàng bền mưa nắng
Mai Hạc vầng trăng soi
Chợt gặp mai đầu suối
Văn chương ngọc cho đời

Hoa Mai trong Tết Việt

Chín đường dẩn Hoa Mai và Mùa Xuân https://hoangkimlong.wordpress.com/category/goc-mai-vang-truoc-ngo/; https://hoangkimlong.wordpress.com/category/trang-ram-thuong-nho-anh/; https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chin-dieu-lanh-hanh-phuc/; https://hoangkimlong.wordpress.com/category/giac-mo-lanh-yeu-thuong/; https://hoangkimlong.wordpress.com/category/mai-vang-ben-mua-nang/; https://hoangkimlong.wordpress.com/category/mai-hac-vang-trang-soi/: https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chot-gap-mai-dau-suoi/ https://hoangkimlong.wordpress.com/category/van-chuong-ngoc-cho-doi/ https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoa-mai-trong-tet-viet/

NHỚ ẢI LẠNG CHI LĂNG
Hoàng Kim

Nhớ về ải Lạng Chi Lăng.
Chuyện trăm năm chuyện ngàn năm nơi này.
Người thân hóa lớp đất dày (*).
Cây đời lúa mới tháng ngày lên xanh.

(*) Hoàng Kim có 5 người bạn cùng đơn vị của trung đoàn 568 sư đoàn 325B, sau này làm nòng cốt của sư đoàn 356, hóa lớp đất dày ‘nước mắt Vị Xuyên’ (Hà Giang) gần ải Lạng

Minh triết cho mỗi ngày
LỊCH SỬ KHÔNG QUÊN LÃNG
Hoàng Kim

xem thông tin đầy đủ tại đây: https://cnm365.wordpress.com/cat…/chao-ngay-moi-17-thang-2/…

Bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam viết:

“Theo tôi, không chỉ đưa vào sách giáo khoa những sự thật lịch sử về Hoàng Sa, Trường Sa mà ngay cả cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc cũng cần được nhắc đến đầy đủ. Con em chúng ta cần biết và có quyền biết lịch sử, biết những gì mà ông cha đã làm, để tự hào và tiếp nối truyền thống. Tôi muốn nhấn mạnh rằng: ta tôn trọng lịch sử, sòng phẳng với lịch sử không có nghĩa là chúng ta kích động hận thù. Chúng ta biết sự thật, để hiểu đâu là lẽ phải và để rút ra bài học cho các mối quan hệ quốc tế trong bối cảnh phức tạp ngày nay.

Tôi ủng hộ con đường ngoại giao khôn ngoan, mềm mỏng, tôn trọng các nguyên tắc quốc tế. Kinh nghiệm trong đấu tranh, né tránh hay im lặng đều không có lợi, vì như vậy chúng ta không làm rõ được sự thật, phải trái, đúng sai, có khi còn khuyến khích đối phương, khiến họ cho rằng ta yếu thế và ngày càng lấn tới. Tuy nhiên không bình tĩnh cân nhắc trong ứng xử cũng sẽ khiến cho tình hình thêm phức tạp, không có lợi cho sự nghiệp.

Vậy bài học rút ra từ quá khứ mất mát của chúng ta là gì đây? Việt Nam là một dân tộc hòa hiếu. Xưa đến nay, ta rất chú trọng xây dựng quan hệ láng giềng tốt với Trung Quốc dù trong lịch sử hai nước đã có bao lần xung đột. Trong tình hình hiện nay, chúng ta cần một môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước và cần những bạn bè tốt để hợp tác nên Việt Nam càng coi trọng quan hệ hữu nghị với Trung Quốc – một nước lớn đang có những bước phát triển thần kỳ.

Nhưng như bất cứ dân tộc nào, chủ quyền quốc gia đối với Việt Nam là thiêng liêng và chúng ta sẽ kiên quyết bảo vệ bằng mọi giá, đồng thời chúng ta chủ trương mọi tranh chấp lãnh thổ được giải quyết bằng phương pháp hòa bình, có sự tôn trọng lẫn nhau.

Trong đấu tranh, chúng ta đã làm đúng theo lời dạy của Bác Hồ: “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”, luôn giữ vững lập trường nguyên tắc độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, nhưng vẫn linh hoạt, mềm dẻo trong sách lược.

Tôi tin vào sức mạnh của chính nghĩa, của lẽ phải, tin vào sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân và tin ở sự đồng tình và ủng hộ của nhân dân thế giới. Ta cần hành động theo tinh thần đó. Nhưng tôi cũng muốn nhấn mạnh rằng sẽ khó để bảo vệ chủ quyền nếu đất nước không có nội lực, không có nền tảng vững chắc về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng với đoàn kết dân tộc mạnh mẽ. Đây là nhiệm vụ quan trọng nhất mà chúng ta cần phấn đấu”.

NGỒI BUỒN NHỚ MẸ TA XƯA
Nguyễn Duy

Bần thần hương huệ thơm đêm
khói nhang vẽ nẻo đường lên niết bàn
chân nhang lấm láp tro tàn
xăm xăm bóng mẹ trần gian thuở nào

Mẹ ta không có yếm đào
nón mê thay nón quai thao đội đầu
rối ren tay bí tay bầu
váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa

Cái cò… sung chát đào chua…
câu ca mẹ hát gió đưa về trời
ta đi trọn kiếp con người
cũng không đi hết mấy lời mẹ ru

Bao giờ cho tới mùa thu
trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm
bao giờ cho tới tháng năm
mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao

Ngân hà chảy ngược lên cao
quạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng Bờm…
bờ ao đom đóm chập chờn
trong leo lẻo những vui buồn xa xôi

Mẹ ru cái lẽ ở đời
sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn
bà ru mẹ… mẹ ru con
liệu mai sau các con còn nhớ chăng

Nhìn về quê mẹ xa xăm
lòng ta – chỗ ướt mẹ nằm đêm xưa
ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
miệng nhai cơm búng lưỡi lừa cá xương…

Saigon, mùa thu 1986
Nguồn: Nguyễn Duy, Mẹ và Em, Nxb Thanh Hóa, 1987

MẠ ƠI
Hoàng Ngọc Dộ

“Đã chẵn tháng rồi, ôi Mạ ôi!
Tuần trăng tròn khuyết đã hết rồi
Mà con không thấy đâu bóng Mạ
Thấy trăng vắng Mạ dạ bùi ngùi. (1)

Năm mươi ngày chẵn thấm thoắt trôi
Mạ về cỏi hạc để con côi
Vầng trăng tròn trặn vừa hai lượt
Vắng Mạ, lòng con luống ngậm ngùi. (2)

Con đọc sách khuya không nghe tiếng Mạ
Nỗi tâm tư con nghĩ miên man
Lúc Mạ còn, con bận việc riêng con
Không đọc được để Mạ nghe cho thỏa dạ.
Nay con đọc, vắng nghe tiếng Mạ
Nỗi bùi ngùi lòng dạ con đau
Sách mua về đọc Mạ chẵng nghe đâu
Xót ruôt trẻ lòng sầu như cắt.
Mạ ơi Mạ, xin Mạ hãy nghe lời con đọc. (3)

Buồn khi rảo bước đồng quê
Buồn khi chợp mắt Mạ về đâu đâu
Buồn khi vắng Mạ dạ sầu
Buồn khi mưa nắng giải dầu thân Cha
Buồn khi sớm tối vào ra
Ngó không thấy Mạ, xót xa lòng buồn. (4)

Nhớ năm năm cơm ngày một bữa
Thương Cha ngực nát bởi bom thù
Tấm áo rách suốt đời lương thiện
‘Lời Nguyền’ khắc cốt ghi tâm:

Không vì danh lợi đua chen
Công Cha nghĩa Mẹ quyết rèn bản thân

Nguồn: Hoàng Ngọc Dộ khát vọng

VIẾNG MỘ CHA MẸ
Hoàng Trung Trực

“Dưới lớp đất này là mẹ là cha
Là khởi phát đời con từ bé bỏng
Là lời mẹ ru dịu dàng cánh võng
Là binh nghiệp cha một thuở đau đời.

Hành trang cho con đi bốn phương trời
Là nghĩa khí của cha, là nhân từ của mẹ
Vẫn bầu sữa tinh thần không ngừng không nghỉ
Để hành trang cho con đi tiếp cuộc đời

Cuộc đời con bươn chải bốn phương trời
Nay về lại nơi cội nguồn sinh trưởng
Dâng nén hương mà lòng hồi hồi tưởng
Thuở thiếu thời trong lồng cánh mẹ cha

“Ước hẹn anh em một lời nguyền
Thù nhà đâu sá kể truân chiên
Bao giờ đền được ơn trung hiếu
Suối vàng nhắm mắt mới nằm yên” (6)

“Không vì danh lợi đua chen
Công Cha nghĩa Mẹ quyết rèn bản thân !”

Nguồn: Hoàng Trung Trực đời lính

NHỚ MẸ CHA
Hoàng Kim

Lời ru của Mẹ ngày xưa
Con ru cháu đến bây giờ Mẹ ơi
Mẹ Cha trên chín tầng trời
Có nghe con hát những lời Mẹ ru:

“Công Cha như núi Thái Sơn
Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ Mẹ kính Cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo Con“

“Chèo thuyền cho khuất bến Son
Để con khỏi chộ nước non thêm buồn …”
Câu thơ quặn thắt lòng con
Mẹ Cha mất sớm con còn bé thơ.

Anh Hai con viết chùm thơ
Thương Cha nhớ Mẹ đến giờ chưa khuây
Con đi gần trọn kiếp người
Thơ anh lời dặn trọn đời theo em:

Không vì danh lợi đua chen
Công Cha nghĩa Mẹ quyết rèn bản thân

Nhớ Mẹ Cha lắng đọng một vùng thiêng ký ức Một gia đình yêu thương; Một nếp nhà văn hóa; Hoàng Ngọc Dộ khát vọng (1, 2, 3, 4, 5) Hoàng Trung Trực đời lính (6) Những lời dạy của Bố (7, 8, 9) Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-13-thang-2/;

Kim Hoàng 53 phút  @ Tuan Hoang HOÀNG ANH TUẤN LỘC XUÂN Chúc sinh nhật vui khỏe Xuân ấm áp tình thân Một niềm tin thắp lửa Lớp học Lương Thế Vinh

Video yêu thích

Liên Khúc Nhạc Xuân Quê Hương Chọn Lọc Tiếng gió xôn xao. “Gió vẫn hát thì thầm đến bên tôi như thật gần. Gió muốn nói điều gì tha thiết. Gió vẫn nhắc một người đã ra đi chưa trở lại….”. Hôm nay nhớ Mẹ Cha, ngày mai 14.2 là ngày tình yêu. ” 

Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365 Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on Twitter