Chào ngày mới 31 tháng 12


TỈNH THỨC CÙNG THÁNG NĂM
#htn, #hoangkimlong, #banmai #vietnamxahoihoc, #htn365, #ana, #dayvahoc, #vietnamhoc, #cnm365#cltvn
, #vietcassava, #annhiên, #đẹpvàhay, https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-31-thang-12/ & https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-31-thang-12/

CNM365 Tình yêu cuộc sống: Thế giới trong mắt ai; Vui đùa bạn Hoa Huyền; Nguyên Hùng bạn xứ Nghệ, Chuyện đồng dao cho em; Chuyện thầy Trần Hồng Uy; Chuyện thầy Lê Quý Kha; IAS đường tới trăm năm; Mưa bóng mây nắng đầy; Chuyện sao Kim kỳ thú; Ngôi sao mai chân trời; Đến với Tây Nguyên mới; Thầy Dương Thanh Liêm; Trung Quốc một suy ngẫm; Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay; Đi để hiểu quê hương; Thung dung đẹp và hay; Vạn An lời yêu thương; An vui cụ Trạng Trình; Soi sáng lại chính mình; Tím một trời yêu thương; Giấc mơ lành yêu thương; Điểm hẹn chốn đồng tâm; Hoa và Ong Hoa Người; Tháng Ba hoa gạo nở; Người Thầy trong tim em; Tỉnh thức cùng tháng năm; Champasak ngã ba biên giới; Thầy Quyền thâm canh lúa; Thế giới trong mắt ai; Ức Trai tâm tựa Ngọc; Sớm xuân kênh Thị Nghè; Nhà Trần trong sử Việt; Trần Duệ Tông hậu Trần; Đặng Dung thơ Cảm hoài; Sông Kỳ Lộ Phú Yên; Chuyện đời Phan Chí Thắng; Chuyện thầy Li Li Nghệ; Chuyện đồng dao cho em; Tháng Ba hoa hồng trắng; Chuyện thầy Nguyễn Tử Siêm; Ban mai chào ngày mới; Tỉnh thức cùng tháng năm; Lên Trúc Lâm Yên TửĐêm Yên Tử; An vui cụ Trạng Trình; Qua Mang Thít Vĩnh Long; Thăm thẳm đất miền Trung; Câu chuyện đứng trước biển; Gia Cát Mã Tiền Khóa; Về với vùng cát đá; Quảng Tây nay và xưa; Truyện Pie Đại đế; Câu chuyện ảnh tháng Ba; Hoa Đất thương lời hiền; Chuyện đồng dao cho em; Ngôi sao mai chân trời; Sự thật tốt hơn ngàn lời nói; Câu chuyện ảnh tháng Ba; Lào hoa trắng nắng Mekong; Lúa sắn Cămpuchia và Lào; Thầy là nắng tháng Ba; Công viên Tao Đàn HCM; Hậu duệ của mặt trời; Xuân sớm Ngọc Phương Nam; Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Trương Minh Thảo hoa cỏ; Ngày mới ngọc cho đời; Giống lúa siêu xanh GSR65; Giống lúa siêu xanh GSR90; Nguyễn Duy cát trắng bụi; Chuyện đồng dao cho em; Lớp TT4 ĐHNN2 Hà Bắc; Thầy bạn trong đời tôi; Thăm thẳm trời sông Thương; Hoàng Gia Cương thơ hiền; Bảo tồn và phát triển sắn; Cách mạng sắn Việt Nam; Đi dưới trời minh triết; Trung Quốc một suy ngẫm; Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay; Thế sự bàn cờ vây; Đi để hiểu quê hương; Bảo tồn và phát triển sắn; Cách mạng sắn Việt Nam; Câu cá bên dòng Sêrêpôk; Người lính cây sắn tuổi thơ; Đến với Tây Nguyên mới; Sông Kỳ Lộ Phú Yên; Ngày mới ngọc cho đời; Họ im lặng như núiChuyện ngậm ngãi tìm trầm;  Kim Notes lắng ghi chúThầy Quyền thâm canh lúaThầy Luật lúa OMCS OMHoàng Ngọc Dộ khát vọngThầy Vũ trong lòng tôiHoàng Kim chuyện đời tôiA Na tìm được Ngọc;  TTC Group Sen vào hèĐHNN2 Hà Bắc nay và xưa Lớp 10A TT ĐHNN2 Hà Bắc;  Lên Trúc Lâm Yên TửĐêm Yên TửVăn chương ngọc cho đờiAi bảo chăn trâu là khổ?  Hoàng Tố Nguyên tiếng TrungHoàng Long cây lương thựcBan mai chào ngày mới; Tỉnh thức cùng tháng nămSự chậm rãi minh triết; Phú Yên nôi lúa sắn https://youtu.be/CKdEr4aS2NA; Nhà Trần trong sử Việt; Lời dặn của Thánh Trần; Lời thề trên sông Hóa; Giống khoai lang Việt Nam; Ngày Hạnh Phúc của em; Trăng rằm vui chơi giăng; Quảng Tây nay và xưa; Bản Giốc và Ka Long; Nguyễn Hàm Ninh Thầy Vua;

Ngày 31 tháng 12 năm 1225 nhằm ngày Mậu Dần  mồng 1 tháng 12 năm Ất Dậu, Lý Chiêu Hoàng, Nữ Hoàng cuối cùng của nhà Lý xuống chiếu nhường ngôi, mời chồng là Trần Cảnh lên ngôi Hoàng Đế, khởi đầu Nhà Trần trong sử Việt.  Ngày 31 tháng 12 năm 1879, Thomas Edison con người huyền thoại danh tiếng của nước Mỹ, lần đầu tiên chứng minh đèn sợi đốt trước công chúng tại Ediso New Jersey Hoa Kỳ. Ngày 31 tháng 12 năm 1857 Ottawa được chọn làm thủ đô của Canada do nữ vương Victoria của Anh, khu vực này khi đó là một thị trấn lâm nghiệp;

Bài chọn lọc ngày 31 tháng 12  #hoangkimlong,  #hoanggia;  #cltvn;  #vietnamhocHọ im lặng như núiChuyện ngậm ngãi tìm trầm;  Kim Notes lắng ghi chú; Thầy Quyền thâm canh lúaThầy Luật lúa OMCS OMHoàng Ngọc Dộ khát vọngThầy Vũ trong lòng tôiHoàng Kim chuyện đời tôiA Na tìm được Ngọc;  TTC Group Sen vào hè;  ĐHNN2 Hà Bắc nay và xưa Lớp 10A TT ĐHNN2 Hà Bắc;  Lên Trúc Lâm Yên TửĐêm Yên TửVăn chương ngọc cho đờiAi bảo chăn trâu là khổ?  Hoàng Tố Nguyên tiếng Trung;  Hoàng Long cây lươ Trăng rằm vui chơi giăngGiống khoai lang Việt Nam;Thông tin tại http://hoangkimvn.wordpress.com và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và 
https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-31-thang-12  và  https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-31-thang-12

Tỉnh thức cùng tháng năm
BAN MAI CHÀO NGÀY MỚI
#hoangkimlong,  #hoanggia#Thungdung#dayvahoc#cltvn#vietnamhoc

Ong va Hoa

CÂY TÁO BÀI CA THỜI GIAN
Hoàng Kim

William Cullen Bryant (1794-1878) nhà thơ và nhà báo Mỹ đã viết “Bài ca cây táo” rất nổi tiếng. Lời vàng của bài thơ này đã tạc cây táo vào văn chương Anh Mỹ và văn hóa nhân loại nhưng sự dịch bài thơ này sang tiếng Việt hay và chuẩn là khó đến nản lòng. Mời bạn tham gia dịch thuật. Nguyên văn bài thơ và Bài thơ này Hoàng Kim tạm dịch như dưới đây, có nguyên tác tiếng Anh:kèm theo

Cây táo này của chúng ta.
Ngọt ngào trăm suối rừng hoa xuân về.
Gió trời tải cánh đam mê,
Khi hương táo ngát tình quê gọi mời
Mở toang cánh cửa đất trời
Ong say làm mật bồi hồi bên hoa,
Hoa em mòn mỏi đợi chờ,
Nhánh hoa mừng trẻ mong chờ ngày sinh,
Hoa xuân của tiết Thanh Minh
Chúng ta trồng táo gieo lành phước duyên.

Nguyên tác tiếng Anh

“What plant we in this apple tree?
Sweets for a hundred flowery springs
To load the May-wind’s restless wings,
When, from the orchard-row,
he pours Its fragrance through our open doors;
A world of blossoms for the bee,
Flowers for the sick girl’s silent room,
For the glad infant sprigs of bloom,
We plant with the apple tree”

Nguồn: Classic Quotes by William Cullen Bryant
(1794-1878) US poet and newspaper editor
http://www.arcamax.com/knowledge/quotes/s-14832?ezine=2″

TÁO TÂY, TÁO TA VÀ TÁO TÀU

Cây Táo trên Thế giới và Việt Nam được phân biệt Táo Tây, Táo Ta và Táo Tàu. Táo Tây có tên khoa học là Malus domestica, tiếng Anh gọi là Apple, tiếng Việt gọi là Táo Tây hoặc bôm, phiên âm từ pomme tiếng Pháp. Cây táó trong tiếng Việt là gồm cả táo tây, táo ta và táo tàu; đó là một trong những loại trái cây phổ biến nhất trên thế giới. Cây táo đã gợi cảm hứng cho Steve Jobs đặt tên Apple cho thương hiệu “Quả táo khuyết’ ngày nay trở thành thương hiệu giá trị nhất hành tinh. Cây táo cũng đã gợi cảm hứng cho William Cullen Bryant (1794-1878) là nhà thơ và nhà báo Mỹ viết “Bài ca cây táo” nổi tiếng lưu danh tại thế giới thi ca Viện Hàn Lâm Khoa học Nhận văn của Mỹ. Lời vàng của bài thơ này đã tạc cây táo vào văn chương Anh Mỹ và vào văn hóa nhân loại .

Táo Tây Malus domestica là một loài cây thân gỗ trong họ Hoa hồng ( Rosaceae) được biết đến vì quả ngọt của nó (quả táo tây). Nó là loài được trồng rộng rãi nhất trong chi Hải đường (Malus).và là một loài cây ăn quả chủ lực của toàn thế giới.

Cây Táo Tây có nguồn gốc ở Trung Á, nơi tổ tiên của nó là loài táo dại Tân Cương vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.

Họ Táo (Rhamnaceae) là một họ lớn trong thực vật có hoa, chủ yếu là cây gỗ, cây bụi và một số dây leo. Họ này chứa khoảng 50-60 chi và khoảng 870-950 loài (APG II công nhận 52 chi với 925 loài [1]). Họ Rhamnaceae phân bố rộng khắp thế giới, nhưng là phổ biến hơn trong khu vực cận nhiệt đới và nhiệt đới.

Họ Táo Rhamnaceae, có chi Prunus, tiếng Việt Nam Bộ gọi là táo, tiếng Việt Bắc Bộ gọi là mận. Hai hình minh hoa dưới đây là quả táo ta.

Táo ta hay còn gọi là táo chua (tên khoa học Ziziphus mauritiana) là loài táo nhiều phổ biến hơn trong các loài táo ở Việt Nam, là loại cây ăn quả của vùng nhiệt đới, thuộc về họ Táo. Nó được gọi là táo chua, táo Ấn Độ, táo Điền Vân Nam,hay táo gai Vân Nam.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là tao-ta-2.jpg

Cây Táo chua có thể lớn rất nhanh thậm chí trong các khu vực khô và cao tới 12 mét và đạt tuổi thọ 25 năm. Nó có nguồn gốc ở châu Á, chủ yếu là Ấn Độ, mặc dù cũng có thể tìm thấy ở châu Phi. Một loài táo khác tên khoa học Ziziphus nummularia, cũng được gọi là táo ta.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là tao-tau.jpg

Táo Tàu trên thị trường thường hay gọi lẫn với táo Tây xanh vì vỏ quả phổ biến màu xanh (gọi là Táo xanh) và nguồn gốc địa lý mua bán loại táo xanh này chủ yếu sản xuất tại Trung Quốc Sự thật thì Táo Tàu hay đại táo hoặc hồng táo (tiếng Trung: 枣, 棗, 红枣), (tiếng Triều Tiên:대추), tiếng Nhật: 棗 natsume) (danh pháp khoa học: Ziziphus jujuba) là để chỉ một loài cây thân gỗ nhỏ hay cây bụi với lá sớm rụng, thuộc họ Rhamnaceae (họ Táo). Theo sự đúc kết của Wikipedia Ttiếng Việt, Táo Tàu được cho rằng nó có nguồn gốc từ Bắc Phi và Syria, nhưng đã dịch chuyển về phía đông, qua Ấn Độ tới Trung Quốc, là khu vực nó đã được trồng trên 4.000 năm. Cây Táo Tàu có thể cao khoảng 5–12 m, với các lá xanh bóng, và đôi khi có gai. Các hoa nhỏ, màu trắng hoặc ánh lục, khó thấy, quả hình trứng, kích cỡ tự quả ô liu, thuộc loại quả hạch. Dạng cây và dạng quà theo như hai hình dưới đây. Quả của Táo Tàu được sử dụng khá phổ biến trong y học truyền thống của người Trung Quốc, Triều Tiên và Việt Nam

Táo Tàu (Jujube) theo Fanghong https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%A1o_t%C3%A0u#/media/T%E1%BA%ADp_tin:ZiziphusJujubaVarSpinosa.jpg
GIỚI (REGNUM)Plantae
(KHÔNG PHÂN HẠNG)Angiospermae
(KHÔNG PHÂN HẠNG)Eudicots
(KHÔNG PHÂN HẠNG)Rosids
BỘ (ORDO)Rosales
HỌ (FAMILIA)Rhamnaceae
CHI (GENUS)Ziziphus
LOÀI (SPECIES)Z. jujuba
DANH PHÁP HAI PHẦN
Ziziphus jujuba
(L.H. Karst.
Táo Tàu, ảnh của Frank C. Müller
Apple Steven Jobs

QỦA TÁO APPLE STEVE JOBS

Quả táo là loại trái cây ngon phổ biến nhất hành tinh. Quả táo nay cũng là máy tính chất lượng   Apple là thương hiệu giá trị nhất thế giới. Quả táo Steven Jobs cũng như Kiều Nguyễn Du. Ai nói đến Kiều lập tức gợi nhớ Nguyễn Du; ai nói đến Quả táo Apple lập tức gợi nhớ Steven Jobs và ngược lại. Thương hiệu Apple, điều hay nhất là “quả táo có cắn một miếng”. Chúng ta nhìn quả táo Jobs đã cắn một miếng mà thấy thèm. Táo ngon mọi người đều thèm cắn. Apple Steven Jobs làm nên giá trị Mỹ, là tấm giấy thông hành của nước Mỹ đi ra thế giới. Việt Nam chúng ta đã có tấm giấy thông hành của một đất nước độc lập, đẹp và thân thiện với những danh nhân minh triết  dựng nước, giữ nước và nhiều gương anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang nhưng thiếu vắng những thương hiệu Việt lừng lẫy như Quả táo Apple Steve Jobs.

Tôi kể các bạn nghe “chuyện Steven Jobs”, “câu chuyện quả táo”, với “trãi nghiệm và suy ngẫm” của riêng mình. Thật lạ lùng ý tưởng này của tôi lại trùng hợp với thầy Nguyễn Lân Dũng. Thầy Lân Dũng cũng nâng niu, sưu tầm, biên soạn “Câu chuyện ông chủ Apple”. Thầy đến nay đã trên tám mươi lăm tuổi (2020) mà Thầy vẫn thật tận tụy thu thập tuyển chọn hiệu đính thông tin, cung cấp các SỰ THẬT điều hay lẽ phải, những gương sáng lập nghiệp để trao lại cho lớp trẻ. Biển học vô bờ, siêng năng là bến. Kiến thức nhân loại là mênh mông như biển và cao vọi như núi. Việc chính đời người là chọn lọc thông tin để dạy, học và làm được những điều bổ ích cho chính mình, cộng đồng và đất nước.

“Steven Jobs (24 tháng 2 năm 1955 – 5 tháng 10, 2011) là doanh nhân và nhà sáng chế người Mỹ. Ông là đồng sáng lập viên, chủ tịch, và cựu tổng giám đốc điều hành của hãng Apple, là một trong những người có ảnh hưởng lớn nhất ở ngành công nghiệp vi tính.” Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đã tóm tắt như trên về Steven Jobs. Thầy viết tiếp:

“Đầu những năm 1980, Jobs là một trong những người đầu tiên nhìn thấy tiềm năng thương mại của giao diện người dùng điều khiển đồ họa bằng cách sử dụng chuột dẫn đến việc ra đời Macintosh. Quá trình hoạt động kinh doanh của Steve Jobs đã đóng góp nhiều cho các hình ảnh biểu tượng mang phong cách riêng, nhà doanh nghiệp tiêu biểu của Thung lũng Silicon, nhấn mạnh tầm quan trọng của thiết kế và hiểu biết vai trò thiết yếu của tính thẩm mỹ trong việc thu hút công chúng. Công việc của ông thúc đẩy sự phát triển của các sản phẩm mà chức năng và tính thanh lịch của chúng đã thu hút những người ủng hộ hết mình. Ngày 24 tháng 8 năm 2011, Steve Jobs tuyên bố từ chức tổng giám đốc điều hành của Apple. Trong thư từ chức, Jobs mạnh mẽ gửi gắm rằng Tim Cook là người kế nhiệm ông. Do yêu cầu này, Jobs được bổ nhiệm làm chủ tịch hội đồng quản trị của Apple. Ngày 5 tháng 10 năm 2011, Apple loan tin Steve Jobs đã qua đời ở tuổi 56.

Steve Jobs đã qua đời vào sáng 5/10/2011, khiến cả thế giới sửng sốt và tiếc nuối. Ông là người kín tiếng, gần như không bao giờ nói về đời tư và cuộc trò chuyện cởi mở nhất có lẽ là bài phát biểu dưới đây:

“Tôi rất vinh dự có mặt trong lễ trao bằng tốt nghiệp của các bạn hôm nay tại một trong những trường đại học uy tín nhất thế giới. Tôi chưa bao giờ có bằng đại học. Phải thú nhận đây là lần tôi tiếp cận gần nhất với một buổi tốt nghiệp. Tôi muốn kể cho các bạn ba câu chuyện về cuộc đời tôi. Không có gì nhiều nhặn. Chỉ là ba câu chuyện. 

Chuyện thứ nhất là về việc kết nối các dấu chấm (kết nối các sự kiện)

Tôi bỏ trường Reed College ngay sau 6 tháng đầu, nhưng sau đó lại đăng ký học thêm 18 tháng nữa trước khi thực sự rời trường. Vậy, vì sao tôi bỏ học?

Mọi chuyện như đã định sẵn từ trước khi tôi sinh ra. Mẹ đẻ tôi là một sinh viên, bà chưa kết hôn và quyết định gửi tôi làm con nuôi. Bà nghĩ rằng tôi cần được nuôi dưỡng bởi những người đã tốt nghiệp đại học nên sắp đặt để trao tôi cho một vợ chồng luật sư ngay trong ngày sinh. Tuy nhiên, mọi chuyện thay đổi vào phút chót bởi họ muốn nhận một bé gái hơn là tôi.

Vì thế, cha mẹ nuôi của tôi, khi đó đang nằm trong danh sách xếp hàng, đã nhận được một cú điện thoại vào nửa đêm rằng: “Chúng tôi có một đứa con trai không mong đợi, ông bà có muốn chăm sóc nó không?” và họ trả lời: “Tất nhiên rồi”. Mẹ đẻ tôi sau đó phát hiện ra mẹ nuôi tôi chưa bao giờ tốt nghiệp đại học còn cha tôi thậm chí chưa tốt nghiệp phổ thông trung học. Bà từ chối ký vào giấy tờ trao nhận và chỉ đồng ý vài tháng sau đó khi bố mẹ hứa rằng ngày nào đó tôi sẽ vào đại học.

Sau đó 17 năm, tôi thực sự đã vào đại học. Nhưng tôi ngây thơ chọn ngôi trường đắt đỏ gần như Đại học Stanford vậy. Toàn bộ số tiền tiết kiệm của bố mẹ tôi phải dồn vào trả học phí cho tôi. Sau 6 tháng, tôi thấy việc đó không hề hiệu quả. Tôi không có ý niệm về những gì muốn làm trong cuộc đời mình và cũng không hiểu trường đại học sẽ giúp tôi nhận ra điều đó như thế nào. Tại đó, tôi tiêu hết tiền mà cha mẹ tiết kiệm cả đời. Vì vậy tôi ra đi với niềm tin rằng mọi việc rồi sẽ ổn cả. Đó là khoảnh khắc đáng sợ, nhưng khi nhìn lại, đấy lại là một trong những quyết định sáng suốt nhất của tôi. Tôi bắt đầu bỏ những môn học bắt buộc mà tôi không thấy hứng thú và chỉ đăng ký học môn tôi quan tâm.

Tôi không có suất trong ký túc, nên tôi ngủ trên sàn nhà của bạn bè, đem đổi vỏ chai nước ngọt lấy 5 cent để mua đồ ăn và đi bộ vài km vào tối chủ nhật để có một bữa ăn ngon mỗi tuần tại trại Hare Krishna. Những gì tôi muốn nói là sau này tôi nhận ra việc cố gắng theo đuổi niềm đam mê và thỏa mãn sự tò mò của mình là vô giá.

Tôi sẽ kể cho các bạn một ví dụ: Đại học Reed khi đó có lẽ là trường tốt nhất dạy về nghệ thuật viết chữ đẹp ở Mỹ. Khắp khuôn viên là các tấm áp-phích, tranh vẽ với những dòng chữ viết tay tuyệt đep. Vì tôi đã bỏ học, tôi quyết định chỉ đăng ký vào lớp dạy viết chữ để tìm hiểu họ làm điều đó thế nào. Tôi học cách biến hóa với nét bút, về khoảng cách giữa các chữ, về nét nghiêng, nét đậm. Đây là môn học nghệ thuật và mang tính lịch sử mà khoa học không thể nắm bắt được và tôi thấy nó thật kỳ diệu.

Những thứ này khi đó dường như chẳng có chút ứng dụng thực tế nào trong cuộc đời tôi. Nhưng 10 năm sau, khi chúng tôi thiết kế máy Macintosh, mọi thứ như trở lại trong tôi. Và chúng tôi đưa nó vào trong Mac. Đó là máy tính đầu tiên có các font chữ đẹp. Nếu tôi không bỏ học chỉ để theo một khóa duy nhất đó, máy Mac sẽ không bao giờ được trang bị nhiều kiểu chữ hoặc có được sự cân xứng về khoảng cách các chữ như vậy (sau này Windows đã sao chép lại). Nếu tôi không bỏ học, tôi có lẽ sẽ không bao giờ tham gia lớp nghệ thuật viết chữ và máy tính có lẽ không có được hệ thống chữ phong phú như hiện nay.

Tất nhiên, chúng ta không thể kết nối các dấu ấn tương lai, bạn chỉ có thể móc nối chúng khi nhìn lại quá khứ. Vậy hãy tin rằng các dấu chấm, các sự kiện trong cuộc đời bạn về mặt này hay mặt khác sẽ ảnh hưởng đến tương lai của bạn. Bạn phải có niềm tin vào một thứ gì đó – sự can đảm, số phận, cuộc đời, định mệnh hay bất cứ điều gì – cách nghĩ đó đã tạo nên những sự khác biệt trong cuộc đời tôi.

Câu chuyện thứ hai là về tình yêu và sự mất mát

Tôi may mắn khi đã nhận ra những gì tôi yêu quý ngay từ khi còn trẻ. Woz (Steve Wozniak) cùng tôi sáng lập Apple tại garage của bố mẹ khi tôi mới 20 tuổi. Chúng tôi làm việc miệt mài trong 10 năm và phát triển từ một cái nhà xe thành một công ty trị giá 2 tỷ USD với 4.000 nhân viên. Chúng tôi cho ra đời thành quả sáng tạo – Macintosh – khi tôi mới bước sang tuổi 30.

Sau đó, tôi bị sa thải. Sao bạn lại có thể bị sa thải tại ngay công ty mà bạn lập ra? Apple đã thuê một người mà tôi nghĩ là đủ tài năng để điều hành công ty với mình và năm đầu tiên, mọi thứ đã diễn ra tốt đẹp. Nhưng sau đó, tầm nhìn về tương lai của chúng tôi khác nhau và không thể hợp nhất. Khi đó, ban lãnh đạo đứng về phía ông ấy. Ở tuổi 30, tôi phải ra đi. Những gì tôi theo đuổi cả đời đã biến mất, nó đã bị phá hủy.

Tôi không biết phải làm gì trong những tháng tiếp theo. Tôi cảm thấy như mình đã đánh rơi mất cây gậy trong cuộc chơi khi người ta vừa trao nó cho tôi. Tôi đã gặp David Packard và Bob Noyce, cố gắng xin lỗi vì đã làm mọi chuyện trở nên tồi tệ. Tôi còn nghĩ đến chuyện bỏ cuộc. Nhưng mọi thứ bắt đầu kéo tôi trở lại. Tôi vẫn yêu những gì tôi làm. Bước ngoặt tại Apple không thay đổi con người tôi. Tôi bị từ chối, nhưng tôi vẫn còn yêu. Vì thế tôi quyết định làm lại từ đầu.

Khi đó tôi đã không nhận ra, nhưng hóa ra bị sa thải lại là điều tốt nhất dành cho tôi. Sức ép duy trì sự thành công đã được thay thế bằng tinh thần nhẹ nhàng của người mới bắt đầu lại và không chắc về những gì sẽ diễn ra. Nó giải phóng tôi để bước vào giai đoạn sáng tạo nhất cuộc đời.

Trong năm năm tiếp theo, tôi thành lập NeXT và một công ty khác mang tên Pixar và phải lòng một người phụ nữ tuyệt vời, người trở thành vợ tôi sau này. Pixar tạo ra bộ phim từ đồ họa máy tính đầu tiên trên thế giới – Toy Story và hiện là xưởng phim hoạt hình thành công nhất toàn cầu. Apple mua lại NeXT, tôi trở lại và công nghệ tôi phát triển ở NeXT là trọng tâm trong cuộc phục hưng Apple. Tôi và vợ Laurene cũng có một cuộc sống gia đình tuyệt vời.

Tôi khá chắc chắn rằng những điều trên sẽ không xảy ra nếu tôi không bị Apple sa thải. Nó như một liều thuốc đắng và kinh khủng, nhưng bệnh nhân cần nó. Đôi khi cuộc đời sẽ giáng một viên gạch vào đầu bạn. Đừng mất niềm tin. Tôi hiểu thứ duy nhất khiến tôi vững vàng chính là niềm đam mê. Bạn phải tìm ra bạn yêu cái gì. Nó đúng cho công việc và cho cả những người thân yêu của bạn. Công việc chiếm phần lớn cuộc đời và cách duy nhất để thực sự hài lòng là làm những gì bạn tin nó sẽ trở nên tuyệt vời. Và cách duy nhất có công việc tuyệt vời là yêu những gì bạn làm. Nếu chưa nhận ra, hãy tiếp tục tìm kiếm. Đừng dừng lại. Như mọi mối quan hệ trong cuộc đời, nó sẽ trở nên ngày càng tốt đẹp hơn qua từng năm.

Câu chuyện thứ ba là về cái chết.

Khi 17 tuổi, tôi đọc ở đâu đó rằng: “Nếu sống mỗi ngày như thể đó là ngày cuối cùng, một ngày nào đó bạn sẽ đúng”. Điều đó gây ấn tượng với tôi và 33 năm qua, tôi nhìn vào gương mỗi sáng và hỏi: “Nếu hôm nay là ngày cuối của cuộc đời mình, mình có muốn làm những gì định làm hôm nay không?”. Nếu câu trả lời là “Không” kéo dài trong nhiều ngày, đó là lúc tôi biết tôi cần thay đổi.

Luôn nghĩ rằng mình sẽ sớm chết là công cụ quan trọng nhất giúp tôi tạo ra những quyết định lớn trong đời. Vì gần như mọi thứ, từ hy vọng, niềm tự hào, nỗi sợ hãi, tủi hộ hay thất bại, sẽ biến mất khi bạn phải đối mặt với cái chết, chỉ còn lại điều thực sự quan trọng với bạn. Nghĩ rằng mình sắp chết là cách tốt nhất tôi tránh rơi vào bẫy rằng tôi sẽ mất cái gì đó. Khi không còn gì nữa, chẳng có lý gì bạn không nghe theo lời mách bảo của trái tim.

Một năm trước, tôi biết mình bị ung thư. Tôi được chụp cắt lớp lúc 7h30 và nhìn thấy rõ khối u trong tuyến tụy. Tôi còn chẳng biết tuyến tụy là cái gì. Bác sĩ bảo tôi bệnh này không chữa được và tôi chỉ có thể sống thêm 3 đến 6 tháng nữa. Ông ấy khuyên tôi về nhà và sắp xếp lại công việc, cố gắng trò chuyện với bọn trẻ những điều mà tôi định nói với chúng trong 10 năm tới, nhưng giờ phải tâm sự trong vài tháng. Nói cách khác, hãy nói lời tạm biệt.

Tối hôm đó, tôi được kiểm tra sinh thiết. Họ đút một ống qua cổ họng tôi xuống dạ dày và ruột rồi đặt một cái kim vào tuyến tụy để lấy mẫu tế bào khối u. Tôi giữ thái độ bình thản, và vợ tôi, cũng có mặt lúc đó, kể với tôi rằng khi các bác sỹ xem các tế bào dưới kính hiển vi, họ đã reo lên khi phát hiện đây là trường hợp ung thư tuyến tụy hiếm hoi có thể chữa được bằng phẫu thuật. Tôi đã được phẫu thuật và bây giờ tôi đã khỏe lại.
Đó là lần gần nhất tôi đối mặt với cái chết. Tôi hy vọng lần tiếp theo sẽ là vài thập kỷ nữa. Không ai muốn chết. Ngay cả người mong được lên thiên đường cũng không muốn chết để tới đó. Nhưng cái chết là đích đến mà chúng ta đều phải tới. Không ai thoát được nó. Cái chết như là phát minh hay nhất của sự sống. Nó là tác nhân thay đổi cuộc sống. Nó loại bỏ sự cũ kỹ (người già) để mở đường cho cái mới (lớp trẻ). Các bạn chính là thế hệ trẻ, nhưng ngày nào đó sẽ già đi và rời bỏ cuộc sống. Xin lỗi vì đã nói thẳng nhưng điều đó là sự thật.

Thời gian của bạn không nhiều, đừng lãng phí bằng cách sống cuộc đời của người khác. Đừng nghe những lời giáo điều, vì đó là suy nghĩ của người khác. Đừng để những quan điểm ồn ào lấn át tiếng nói bên trong bạn. Chúng biết bạn muốn gì. Mọi thứ khác chỉ là thứ yếu.

Khi tôi còn trẻ, có một cuốn sách thú vị là “The Whole Earth Catalog “(Cẩm nang thế giới). Nó giống như một cuốn kinh thánh, kim chỉ nam của thế hệ tôi. Tác giả Steward Brand tạo ra nó vào thập niên 60, trước thời máy tính cá nhân. Nội dung sách được soạn bằng máy đánh chữ, bằng kéo và bằng máy ảnh polaroid. Nó như Google trên giấy vậy. Ở bìa sau của cuốn sách có in ảnh một con đường trong ánh bình minh, bên dưới là dòng chữ: “Sống khát khao. Sống dại khờ”. Tôi luôn chúc điều đó cho chính mình. Hôm nay, các bạn tốt nghiệp và sắp bước vào cuộc đời mới, tôi cầu chúc điều đó cho các bạn.

Hãy luôn khao khát. Hãy luôn dại khờ.

Steve Jobs”

Quả táo Apple là cảm hứng của Steve Jobs cho sự ra đời  thương hiệu Apple Inc nổi tiếng thế giới và chính Apple Inc. lại làm bừng sáng giá tri cao quý của Apple, Quả táo, loài quả phổ biến nhất hành tinh.

apple-4219-1412931479.jpg

Apple vẫn là thương hiệu giá trị nhất thế giới. Táo Khuyết đã qua mặt Google để chiếm vị trí thương hiệu giá trị nhất thế giới với trên 119 tỷ USD. Nggày nay ngoài Apple và Google, chưa có thương hiệu nào được định giá trên 100 tỷ USD, theo báo cáo thường niên Best Global Brands của Interbrand. Hãng tư vấn đánh giá các thương hiệu dựa trên 3 tiêu chí chính. Ngoài năng lực tài chính, họ còn nhìn vào khả năng tăng giá và ảnh hưởng của thương hiệu lên sự lựa chọn của khách hàng.” Thông tin của Hà Thu, Vnexpress, ngày 10/10/2014 cho biết. Apple được định giá 118,9 tỷ USD, tăng 21% so với năm 2013. Trong khi đó, còn số này tại Google là 107,43 tỷ USD, tăng 15% so với năm ngoái. “Sự tăng trưởng của Apple và Google là minh chứng cho sức mạnh của việc xây dựng thương hiệu”, Jez Frampton – CEO Interbrand nhận xét. Các công ty công nghệ chiếm nửa top 10, với IBM ở vị trí thứ 4, Microsoft thứ 5 và Samsung thứ 7. Trong khi đó, ngành ôtô cũng có 4 đại diện trong top 20 là Toyota (8), Mercedes-Benz (10), BMW (11) và Honda (20). Giá trị 3 thương hiệu xe hơi khác là Audi, Volkswagen và Nissan cũng có sức tăng trưởng vượt bậc với hơn 20% Hai câu chuyên trên đây cho thấy Steve Jobs đã mang đến “Quả táo” “Apple” thương hiệu Mỹ giá trị biết bao

GIÁ TRỊ VÀNG ĐÍCH THỰC

Ba quả táo làm thay đổi thế giới:: Quả táo trong vườn địa đàng Adam và Eva; Quả táo rơi trúng Newton, và Quả táo cắn dở của Steve Jobs. Câu chuyện cây táo, quả táo, bài ca thời gian và câu chuyện Steve Jobs luôn là nguồn cảm hứng dồi dào cho lớp trẻ..

Bill Gates học để làm đã làm rung động lương tâm và tầm nhìn của nhiều người trên thế giới và để lại các bài học vô giá thật đáng suy ngẫm. Bill Gates là chuyên gia hàng đầu của máy tính nhưng trong Gates Notes công việc đầu tư tiền bạc, công sức và thời gian của ngân quỹ Bill & Melinda Gates Foundation lại xếp hàng đầu cho nông nghiệp, thiên nhiên, đồ ăn thức uống của con người. Bill Gates nổi tiếng bởi sự giàu có và bài học quý của cuộc đời,

Thế nhưng, khi soi vào Steve Jobs thì phần nào đó Steve Jobs vẫn nhận được ngưỡng mộ, yêu quý và cảm thông đôi khi nhiều hơn vì Steve Jobs ít may mắn hơn và thiệt thòi đau đớn hơn, cũng bởi Steve Jobs có năng lực sáng tạo, tinh thần gần gũi, một con người thực sự đã làm thay đổi thế giới: máy tính cá nhân Mac, điện thoại Iphone, Ipad, Ipod, Xưởng phim hoạt hình Pixar, hay cả trong âm nhạc với Itune…

Tôi thực sự đồng cảm với Bill Gates trước lời nói giản dị mà thức tỉnh:của ông “Đừng so sánh mình với bất cứ ai trong thế giới này … nếu bạn làm như vậy, bạn đang sỉ nhục chính mình” (Don’t compare yourself with anyone in this world … if you do so, you are insulting yourself. Bill Gates).Cuộc đời của nhiều người không thành công và kém may mắn có thể vịn lờicủa Bill Bates và vịn bài học cuộc sống của Steve Jobs mà đứng dậy. Minh triết nhân sinh của họ thật chí thiện, trí tuệ với tư duy mạch lạc và hệ thống khoa học..

Cây táo bài ca thời gian và Quả táo Apple Steve Jobs là giá trị vàng đích thực

Hoàng Kim

NGUYỄN NGỌC TƯ SẦU RIÊNG
Hoàng Kim

Hãy để tôi đọc lạiSự chậm rãi minh triết Tôi đọc lại Nguyễn Ngọc Tư sầu riêng và bổ sung thêm ít ghi chú mới. Nguyễn Ngọc Tư có trang “Sầu riêng” riêng tư vừa đủ. Ở đó có thơ; Một vài phiên bản; Hành lý hư vô; Những trang viết mới.

Tôi dừng lại đọc chậm rãi nhiều lần “Khoảng cách trong khoảng cách”. Dường như ở đó có thấp thoáng Bóng hạc chốn xa xôi tiếng dội của chính mình; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nguyen-ngoc-tu-sau-rieng/

Sự chậm rãi minh triết Bài thơ Viên đá Thời gian.
Chẳng hiểu sao Ông Út lại chảy nước mắt.Tỉnh thức cùng tháng năm


CHỈ LÀ CON NGÕ NHỎ
Phan Chi
Thứ Năm, 14 tháng 4, 2022 lúc 22:04

Chỉ là con ngõ nhỏ như hàng ngàn con ngõ khác ở Hà Nội mà sao nó thân thương gần gũi đến thế. Đi đâu xa một ngày là ông lại nhớ ngõ nhà mình. Ông nhớ từng khe cống, từng mảng xi măng tróc lở và những vết ố trên tường.

Vì đây là nơi ông từng đẩy xe nôi đưa con ra ngoài thở không khí để đôi mắt con trong veo nhìn lên những khoảng trời xanh sót lại bên mái những ngôi nhà tầng.

Cũng ở đây con lon ton chạy chơi làm ông phải đuổi theo sợ con va vào xe máy.

Và bây giờ ngày hai buổi con đến trường và từ trường về nhà. Bước chân con ngàn lần dọc theo ngõ nhỏ.

Cuộc đời là những bước đi. Rồi con sẽ bước những bước dài hơn, mạnh mẽ hơn trên đường đời phía trước. Con sẽ trưởng thành, chàng trai của ông.

Con ngõ sẽ cũ kỹ, già nua giống ông. Nó cũng sẽ như ông, nhớ từng bước chân con trên đó.

Đã yêu yêu cả đường đi lối về. Giờ ông mới thực sự hiểu câu người xưa từng nói.

Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây cp nht mi ngày

Video yêu thích

Chỉ tình yêu ở lại
Ngày hạnh phúc của em
Giúp bà con cải thiện mùa vụ
KimYouTube

Trở về trang chính
Him LongNgọc Phương NamThung dungDạy và HọcViệt Nam HọcCây Lương thực Việt NamCNM365 Tình yêu Cuộc sốngKim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on Tw

Chuyện ngậm ngãi tìm trầm

Posted on 

Chuyện ngậm ngãi tìm trầm
SÓC TRĂNG LƯƠNG ĐỊNH CỦA
Hoàng Kim

Mai Hạc vầng trăng soi
Sóc Trăng Lương Định Của
Chuyện thầy Tôn Thất Trình
Thầy Quyền thâm canh lúa

Thầy lúa Bùi Bá Bổng
Lúa siêu xanh Hòa Bình
Lúa siêu xanh Việt Nam
Đêm Yên Tử Hoàng Kim.

Cánh cò bay trong mơ
Con đường lúa gạo Việt
Thầy nghề nông chiến sĩ
Hoa Đất thương lời hiền

Việt Nam con đường xanh
Gạo Việt và thương hiệu
Hồ Quang Cua gạo ST
Đáy đại dương là ngọc

Đêm lạnh nhớ Đào Công.
Thiền Sư Lão Nông Tăng
Ngày xuân đọc Trạng Trình
Chung sức trên đường xuân

Gốc Bồ Đề vườn xưa
Gốc mai vàng trước ngõ
Đường xuân đời quên tuổi
Tỉnh thức cùng tháng năm

#hoangkimlong #hoanggia
#Thungdung #dayvahoc
#cltvn #vietnamhoc  
CNM365 Tình yêu cuộc sống

Kim Notes lắng ghi chú, mỗi câu mỗi đường dẫn, là ẩn ngữ thông tin; xem tiếp
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/soc-trang-luong-dinh-cua-2/
 và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-28-thang-12; và https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-28-thang-12;

Huy Nguyen và Hoàng Đại Nhân ngày này đã nhắc đến Kim Hoàng tại bình luận của họ, khi Kim Notes lắng ghi chú: ‘Mùa khoai lang tím tuyệt vời/ Nhuộm ta tím cả một trời yêu thương’/Gừng cay muối mặn dặm đường/ Tím khoai, tím sắn, trầm hương cuộc đời, Tím một trời yêu thương  https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tim-mot-troi-yeu-thuong/.

Hóa ra cuộc sống như một dòng sông mà mỗi chúng ta đi theo nghiệp lực của đời mình, để khi thảnh thơi nhìn lại…

Huy Nguyen đã viết: “Thầy ơi có thời gian thầy có thể kể thêm hồi ức về lúc làm công tác giống và hỗ trợ cộng đồng nông dân không ạ. Em nhớ mãi lời thầy khi làm dự án phải kiếm công nghệ tốt nhất và đúng người, đúng thời điểm để làm, nhưng em không hiểu từ đâu mà thầy có những đúc kết đó ạ. Chúc thầy mạnh khoẻ và hạnh phúc ạ.”

Tôi trả lời với Huy Nguyen nhưng thực ra đang đối thoại với chính mình về “Chuyện ngậm ngãi tìm trầm” “Báu vật nơi đất Việt” “Pho tượng Ngọc Quan Âm”: Em Huy Nguyen thân quý. Em ngắm bức ảnh và lời ghi chú này “Anh Lương Hồng Thắng kể cho Kim Hoàng nghe vắn tắt về việc nhà. Tôi từ rằm Nguyên tiêu 2011 thăm ngôi nhà tuổi thơ của thầy Lương Định Của ở Sóc Trăng và lưu lại ghi chép “Sóc Trăng Lương Định Của” ; Hôm nay, sau mười một năm, tôi mới tiếp tục bài viết “Chuyện ngậm ngãi tìm trầm”, cảm nhận về điều tâm đắc.  https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chuyen-ngam-ngai-tim-tram/

Cũng giống như một câu chuyện khác “Nha Trang và A. Yersin”. Huy Nguyễn đã viết:” “Em đọc Yersin, người chữa trị dịch hạch và thổ tả, vào những buổi sáng ở cao nguyên Lâm Viên, lòng vô cùng ngưỡng mộ về vị bác sĩ danh tiếng này. Từ một chuyên gia trong lĩnh vực vi trùng, lại bỏ áo bluse để trở thành một thủy thủ vì sau một chuyến công tác đã “lần đầu tiên thấy biển”. Rồi khi trở thành thủy thủ lại một lần nữa từ bỏ những con sóng để khám phá ra cao nguyên Lâm Viên vì “nhìn thấy những đám mây trên rặng núi của Khánh Vĩnh chưa có ai khám phá”. Thế rồi sau những chuyến phiêu lưu lại trở thành một chuyên gia nông học, chủ đồn điền để lại cho người Việt biết bao lợi ích vì những công hiến của mình. Từ đồn điền rộng 500ha ông lại lui vè với mảnh đất mấy mét vuông với tấm bia mộ khiêm tốn ở Suối Dầu, để lại cho đời hình ảnh về một con người phi thường, một người không có cha nhưng đã đi xa hơn những giới hạn mà những người cha có thể đạt tới.

Theo mô tả của Patrick Deville thì Yersin suốt đời theo đuổi cái hiện đại nhất, em lại nhớ tới lời dạy của thầy Hoàng Kim rằng trong nghiên cứu khoa học phải mang về những thông tin số liệu mới nhất của thế giới, giống tốt nhất để phục vụ cho bà con. Em ngưỡng mộ cách thiết kế bài giảng của Thầy, thể hiện được sự tôn trọng khoa học và yêu nghề lớn lao.

Em chưa đến được viện Passteur cũng như đến Suối Dầu thăm mộ của bác sĩ Yersin, nhưng em có cảm giác một sự đồng điệu ghê gớm với con người của thế kỉ trước này. Em cũng đã ghé thăm trường Lycée Yersin (đã đổi tên thành Cao Đẳng Sư Phạm) hay Đại học Yersin nhưng chưa tìm thấy dấu ấn nào. Mong rằng có dịp sẽ đến được Suối Dầu Nha Trang để thắp một nén nhang và tưởng nhớ về một con người vĩ đại.

Cảm ơn Thầy ạ.” https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nha-trang-va-a-yersin/

Cuộc đời cao hơn trang văn, là chuyện đời tâm huyết lắng đọng. Những điều bạn chưa thấu hiểu đích thực, đừng vội vã luận bàn, đừng gượng tìm lời giải chưa tới, Hãy cẩn trọng lời nói Thành tâm với chính mình .Chuyện ngậm ngãi tìm trầm ẩn chứa Ngọc cho đời.  https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chuyen-ngam-ngai-tim-tram/

Thương nhớ Bác Nakamura Nobuco, Phu nhân cố GS. Bác sĩ nông học Lương Định Của

Sóc Trăng Lương Định Của
Lão sư Nakamura Nobuco
Con đường lúa gạo Việt
Hoa Đất thương lời hiền

Ngày 13 tháng 5 năm 1968, Khai mạc phiên họp đầu tiên của cuộc hội đàm giữa đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mỹ tại Paris (nhớ lại và suy ngẫm về Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng tại Paris, 1946, ảnh The New York Times; hình) https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-13-thang-5/

SÓC TRĂNG LƯƠNG ĐỊNH CỦA
Hoàng Kim

Giáo sư bác sĩ Nông học Lương Định Của, anh hùng lao động, giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học kỹ thuật, cuộc đời và sự nghiệp còn mãi với thời gian, với con đường lúa gạo Việt Nam đang tỏa rộng nhiều vùng đất nước kết nối lớp lớp những dâng hiến lặng lẽ tôn vinh hạt ngọc Việt. Cây lúa Việt Nam nửa thế kỷ nhìn lại (1975-2021) có tốc độ tăng năng suất vượt 1,73 lần so với thế giới. Thành tựu này có cống hiến hiệu quả của thầy Lương Định Của, nhà bác học nông dân người Nam Bộ ở chặng đường đầu của nước Việt Nam mới.

Lương Định Của cuộc đời và sự nghiệp

Giáo sư Lương Định Của sinh ngày 16 tháng 8 năm 1920 tại xã Đại Ngãi, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng, Theo văn bia gia đình thì ông nội của giáo sư là Lương Đức Ngãi, bà nội là Trịnh Thị Xuân, cha là Lương An Hùng và mẹ là Huỳnh Thị Có. Ông Lương Định Của lên Sài Gòn học xong tú tài và đã du học y học ở Hương Cảng rồi du học kinh tế ở Thượng Hải trước khi được học bổng của chính phủ Nhật Bản, sang Nhật năm 1942, được nhập ngang vào học năm thứ ba tại Trung tâm Nghiên cứu Nông học Nhiệt đới thuộc Trường Đại học Quốc gia Kyushu. Năm 1945 ông cưới vợ là bà Nobuko Nakamura (中村信子) người Nhật.  Năm 1946, ông chuyển sang Trường Đại học Quốc gia Kyoto và được cấp bằng tiến sỹ  nông học ở Nhật Bản. Năm 1954, ông cùng gia đình về Sài Gòn. Sau đó tập kết ra Bắc, làm Phó Giám Đốc Học Viện Nông Lâm Hà Nội , giảng dạy di truyền giống ở Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (nay là Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam) và làm Viện trưởng Viện Cây Lương thực và Cây thực phẩm.

Giáo sư Lương Định Của là người có công lớn trong giáo dục đào tạo, Thầy đã huấn luyện được  nhiều thế hệ học trò trở thành cán bộ đầu đàn trong các lĩnh vực khoa học nông nghiệp với nhiều người xuất sắc. Giáo sư Lương Định Của đã chọn tạo được nhiều giống cây trồng nông nghiệp nổi tiếng một thời như Giống lúa Nông nghiệp I lai tạo từ giống Ba thắc (Sóc Trăng – Nam Bộ) với Kun Ko (Nhật Bản) là giống lúa sớm đi vào sản xuất trên đồng ruộng Việt Nam từ những năm 60 của thế kỷ trước. Sau đó là nhiều giống mới mang tên  “giống bác sĩ Của” như lúa chiêm 314 (lai giữa dòng Đoàn Kết và Thắng Lợi), NN75-1 (lai giữa giống 813 với NN1), NN8-388 (chọn giống từ IR8), lúa mùa Saisubao, lúa xuân sớm NN75-5, giống dưa lê, cà chua, khoai lang, dưa hấu không hạt, chuối, rau, táo…  cùng với những ứng dụng tiến bộ kĩ thuật tam bội thể, tứ bội thể, chất kích thích sinh trưởng. Giáo sư đề xướng mô hình canh tác “bờ vùng, bờ thửa” “cấy nông tay thẳng hàng” “đảm bảo mật độ” được hàng chục triệu nông dân áp dụng trên diện rộng, tạo ra cuộc cách mạng trong nông nghiệp.

Giáo sư Lương Định Của có cuộc đời là một tấm gương sáng của một trí thức lớn dấn thân vì đại nghĩa, Thầy sống thanh đạm, giản dị, say mê, tận tuỵ với sự nghiệp trồng người và nghiên cứu khoa học tạo giống cây trồng, cải tiến kỹ thuật canh tác để mang lại đời sống tốt hơn cho người dân. Giáo sư Lương Định Của được bầu là đại biểu Quốc hội các khoá 2, 3, 4, 5, được phong danh hiệu Anh hùng Lao động và Huân chương Lao động Hạng Nhất năm 1967 và được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học công nghệ đợt 1 năm 1996. Hiện nay Việt Nam có nhiều con đường, mái trường Việt Nam mang tên Thầy. Năm 2006, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã lập Giải thưởng Lương Định Của để hằng năm trao tặng cho những thanh niên có thành tích đặc biệt xuất sắc trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

LuongDinhCua2

GS Lương Định Của mất ngày 28 tháng 12 năm 1975, mai táng tại Nghĩa Trang Thành phố Hồ Chí Minh. Vợ của giáo sư, bà Nobuko Nakamura, sống cùng gia đình con trai cả Lương Hồng Việt ở thành phố Hồ Chí Minh.

Cuộc đời và sự nghiệp của nhà bác học nông dân Lương Định Của còn mãi với thời gian, với con đường lúa gạo Việt Nam đang tỏa rộng nhiều vùng đất nước kết nối lớp lớp những dâng hiến lặng lẽ tôn vinh hạt ngọc Việt.  Cây lúa Việt Nam nửa thế kỷ nhìn lại (1975-2014) Năm 2013 năng suất lúa gạo thế giới đạt 4,48 tấn/ ha so năm 1975 là 2,49 tấn/ ha gia tăng 1,99 tấn/ ha; Năm 2013 năng suất lúa gạo Việt Nam đạt 5,57 tấn/ ha so với năm 1975 là 2,11 tấn/ ha, gia tăng 3,46 tấn/ ha.Tốc độ tăng năng suất  lúa gạo Việt Nan vượt 1,73 lần so với mức tâng năng suất lúa gạo Thế giới Thành tựu này có cống hiến hiệu quả của nhà bác học nông dân Lương Định Của ở chặng đường đầu của nước Việt Nam mới.

Lương Định Của, con đường lúa gạo;  Lương Định Của cuộc đời và sự nghiệp; Lương Định Của quê hương và dòng họ; Lương Định Của những năm tháng tuổi trẻ;  Lương Định Của luồng gió từ Hà Nội;  Lương Định Của nhà bác học nông dân;  Lương Định Của chính khách giữa lòng dân;  Thầy bạn và học trò Lương Định Của;  Ông bà Của, cổ tích giữa đời thường

LuongDinhCua

Lương Định Của, quê hương và dòng họ

Chuẩn bị xong những việc sau cùng để ngày mai cấy các bộ giống lúa mới, chúng tôi lên đường về thăm quê hương thầy Lương Định Của khi trời đã xế chiều. Chúng tôi đến thăm cụ Sáu, em gái Thầy Lương Định Của và thắp hương tại khu mộ gia đình Thầy khi trăng rằm tháng giêng lồng lộng đang lên. Ruộng lúa Đại Ngãi, Trường Khánh xanh ngát dưới ánh trăng.

Ngôi nhà niên thiếu và phần mộ tổ tiên, cha mẹ song thân của giáo sư Lương Định Của tại ấp Ngãi Hoà, cách trụ sở Uỷ ban Nhân dân xã Đại Ngãi khoảng 3 km, và phải đi bằng xe ôm vì lối đi nhỏ bé, thuần phác, khiêm nhường giữa vùng quê Nam Bộ. Xe ôm chạy hun hút dưới vòm dừa nước y như trong vườn thiêng cổ tích. Một số hình ảnh Rằm xuân thăm thầy Lương Định Của tại ấp Ngãi Hòa, xã Đại Ngãi đã được lưu lại

Cha và mẹ của thầy Lương Định Của là Lương An Hùng và Huỳnh Thị Có cùng ông bà nội là Lương Đức Ngãi và Trịnh Thị Xuân đều an táng tại làng quê Đại Ngãi. Chúng tôi bâng khuâng trước phần mộ tổ tiên, cha mẹ song thân của bậc anh hùng. Nơi đây mấy trăm năm trước hẳn rất hoang vu, bởi lẽ mãi cho đến tận nay, vẫn vùng quê hẻo lánh đến vậy. Tôi chợt thấm thía câu thơ Sơn Nam:

Trong khói sóng mênh mông
Có bóng người vô danh
Từ bên này sông Tiền
Qua bên kia sông Hậu
Tay ôm đàn độc huyền
Điệu thơ Lục Vân Tiên
Với câu chữ
Kiến nghĩa bất vi vô dõng giả
Từ Cà Mau Rạch Giá
Dựng chòi đốt lửa giữa rừng thiêng
Muỗi vắt nhiều hơn cỏ
Chướng khí mờ như sương
Thân chưa là lính thú
Sao không về cố hương?

Anh Lương Hồng Việt nói với tôi tổ tiên họ Lương của anh có nguồn gốc Phúc Kiến lánh nạn Mãn Thanh sang cư trú ở Đàng Trong hồi thế kỷ XVII. Nam Bộ là nôi nuôi dưỡng của đại gia đình các dân tộc người Việt, người Hoa, người Khơ Me. Nhiều người Hoa trong số họ đã chung sức cùng người Việt, người Khơ Me khẩn hoang, giữ gìn và sinh sống nhiều đời tại quê hương.

Từ Đại Ngãi, Sóc Trăng về Hà Tiên không xa. Đó là nơi khởi nghiệp của Mạc Cửu công thần đất Hà Tiên ”phên dậu Đại Việt đất phương Nam” và vùng danh thắng Hà Tiên thập vịnh Mạc Thiên Tích. Mạc Cửu là Tổng trấn Hà Tiên, thành hoàng lập trấn địa đầu của đất cực Nam Tổ quốc. Mạc Thiên Tích con của Mạc Cữu làm Tổng binh Đại đô đốc thời chúa Nguyễn Phúc Trú. Hai cha con Mạc Cửu, Mạc Thiên Tích và dòng họ Mạc là những người có công lớn đối với non sông Việt trong sự khai khẩn và trấn giữ miền Tây Nam Bộ. “Chẳng đội trời Thanh Mãn/ Lần qua đất Việt bang/ Triều đình riêng một góc/ Trung hiếu vẹn đôi đường/ Trúc thành xây vũ lược/ Anh Các cao văn chương” (thơ Đông Hồ). Nhà nghiên cứu Trương Minh Đạt đã nhận xét rất chí lý: “Nhờ có Mạc Cửu, người Việt mới bước qua bờ nam sông Tiền”.

Từ Đại Ngãi, Sóc Trăng đi lên hướng Sài Gòn – Gia Định – Đồng Nai – Biên Hòa là vùng đất khởi nghiệp lừng lẫy của Trịnh Hoài Đức công thần nhà Nguyễn, quan Thượng thư, hiệp Tổng trấn, Điền toán (chuyên coi về sự cày cấy khai khẩn đất đai Nam Bộ), nhà thơ, nhà văn, sử gia nổi tiếng với tác phẩm Gia Định thành thông chí một công trình được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá cao. Đó cũng là nơi có bậc danh nho Võ Trường Toản cùng với các học trò của ông cũng là những công thần lỗi lạc của nhà Nguyễn như Ngô Tùng ChâuLê Quang ĐịnhNgô Nhơn Tĩnh,  Phạm Ngọc UẩnLê Bá Phẩm, những người Việt gốc Hoa noi theo gương thầy Chu Văn An đời Trần, thực lòng yêu thương cộng đồng đại dân tộc Việt Nam, cùng chung lưng đấu cật, góp xương máu, công sức xây đắp nên cơ nghiệp muôn đời.

Và nay có người phụ nữ Nhật Nakamura Nobuko thuận theo giáo sư Lương Định Của “thuyền theo lái, gái theo chồng” tạo dựng nên công đức cùng chồng là vậy.

Lương Định Của những tháng năm tuổi trẻ

Ruộng lúa Trường Khánh Đại Ngãi Long Phú Sóc Trăng dưới ánh trăng rằm tháng Giêng chụp lúc 19g30 mà vẫn lồng lộng xanh mướt lạ thường. Tuổi xuân của Lương Định Của khởi đầu ở vùng quê Đại Ngãi, Long Phú, Sóc Trăng, nơi vùng lúa Trường Khánh. Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời bắt đầu bằng tuổi trẻ. Ông là con trưởng trong một gia đình cha mẹ là điền chủ, mất sớm. Ông có hai em gái và một em trai. Ông theo học tiểu học ở Sóc Trăng, trung học ở Sài Gòn, học tiếng Anh ở Hồng Công và Thượng Hải, sống nhờ hoa lợi của số ruộng đất cha mẹ ông để lại. Sau đó ông xin được học bổng Nhật Bản theo học Khoa Nông học Trường Đại học Tổng hợp Kyushu. Kế đó, ông lấy vợ Nhật và theo học tiếp Tiến sĩ Nông học, rồi làm giảng sư Đại học Tổng hợp thành phố Kyoto.

Con đường tuổi thơ Ngãi Hòa, Đại Ngãi, Trường Khánh quê hương Lương Định Của lung linh huyền thoại.

Tuổi xuân và những năm tháng đại học

Nhà báo Phan Quang kể về tuổi xuân và những năm tháng đại học của giáo sư Lương Định Của trong bài Kỷ niệm đời thường về nhà khoa học Lương Định Của.

“ Lương Định Của sinh ngày 16-7-1919 tại làng Đại Ngãi, huyện Long Phú tỉnh Sóc Trăng trong một gia đình điền chủ theo đạo Thiên chúa. Cha mẹ mất sớm, lúc ông mới mười hai tuổi. Hồi nhỏ học Trường tiểu học Taberd ở thị xã Sóc Trăng, rồi chuyển lên Sài Gòn theo bậc trung học cũng tại Trường Taberd.

Đến năm thứ tư, Lương Định Của xin sang Hồng Công học tiếp tại trường La Salle College với ý định trau dồi tiếng Anh thật giỏi để sau này đi vào ngành thương mại. Sau khi trúng tuyển kỳ thi tuyển sinh vào đại học (tiếng Anh gọi là University Matriculation), ông rời Hồng Công lên Thượng Hải học. Ở Hồng Công thời ấy chỉ có mỗi một trường đại học, học phí rất cao, trong khi tại Thượng Hải, sinh hoạt rẻ hơn.

Tại đây, ông theo học Trường đại học Saint John’s. Đang học dở chừng thì chiến tranh thế giới lan rộng và ngày càng ác liệt. Cuộc sống của lưu học sinh tại Trung Quốc trở nên bấp bênh. Lương Định Của hiểu, cần phải tìm nguồn sinh hoạt ổn định ở ngay nước ngoài, vì rất khó trông chờ vào món tiền mà ông bác ruột trích từ hoa lợi số ruộng đất cha mẹ ông để lại ở Sóc Trăng vẫn tháng tháng gửi sang cho như những năm trước. Thấy một người bạn học gửi thư xin học phí du học tại Nhật Bản và được chấp thuận dễ dàng, ông cũng nộp đơn và được chấp nhận cho sang Nhật.

Bước chân lên đất nước Phù Tang xưa kia không mấy khác nước mình, nay nhờ công cuộc duy tân đã trở thành một quốc gia hùng mạnh, chàng thanh niên Lương Định Của vẫn ôm ấp mộng làm giàu bằng con đường thương mại. Nhờ tiếp xúc với một số nhà yêu nước Việt Nam sống lưu vong, theo lời khuyên của họ, sau một năm học tiếng Nhật, ông bỏ ngành thương mại chuyển sang học ngành nông nghiệp với hoài bão rõ rệt mang vốn kiến thức về quê hương thiết thực phục vụ đất nước.”

Ông theo học Khoa Nông học Trường Đại học Tổng hợp Kyushu. Năm 1945, Nhật Bản thua trận. Nhân dân Nhật trải qua một thời kỳ cực kỳ khó khăn dưới sự chiếm đóng và cai quản trực tiếp của quân đội Mỹ. Miếng ăn hằng ngày còn chưa đủ, không ít người Nhật đói rét. Chính phủ Nhật Bản làm gì còn có học bổng ưu ái cho du học sinh nước ngoài.

Để có thể tiếp tục theo học, cũng như mọi sinh viên khác, Lương Định Của làm đủ nghề: gia sư, biên dịch tài liệu, phiên dịch tiếng Anh… Cái vốn Anh ngữ lúc này thật sự có ích vì hồi ấy không có nhiều người Nhật sử dụng thành thạo ngoại ngữ. Sự giúp đỡ của Việt kiều ở Nhật là niềm khích lệ lớn đối với ông. Đặc biệt những người Việt Nam vì chống Pháp phải sống xa quê đã bồi dưỡng và khuyến khích lòng yêu nước vốn có trong chàng thanh niên Nam Bộ.”

Bác sĩ Nông học, Giảng sư Đại học

Sau thời kỳ tuổi xuân và những năm tháng đại học. giáo sư Lương Định Của học tiếp Tiến sĩ Nông học và làm giảng sư Đại học Tổng hợp thành phố KyotoNhật Bản. Nhà báo Phan Quang trong bài Kỷ niệm đời thường về nhà khoa học Lương Định Của  phần 1 viết tiếp:

“Lương Đình Của miệt mài học tập, nghiên cứu. Một nhà khoa học nổi tiếng khác, cũng là lưu học sinh cùng thời với Lương Định Của là bác sĩ Đặng Văn Ngữ, trước khi về nước phục vụ đã khuyên ông nên ráng ở lại học tập cho thành đạt rồi về sau cũng không muộn. Lương Định Của mãi biết ơn lời khuyên của bạn.

Năm 1947, tốt nghiệp cử nhân Trường Đại học Tổng hợp Kyushu, ngành nông nghiệp. Phần lớn lưu học sinh nước ngoài ở Nhật Bản hồi ấy giật được mảnh bằng đều đi kiếm việc làm hoặc về nước để sớm chấm dứt cảnh thiếu thốn nơi đất khách quê người. Lương Định Của phân vân. Ông cảm thấy vốn kiến thức của mình còn mong manh quá. Nếu muốn thật sự phục vụ đất nước thì còn phải học tập thêm nhiều.

Ông quyết định xin vào làm phụ việc ở Trường Đại học Tổng hợp thành phố Kyoto, cố đô nước Nhật và cũng là quê hương bà Của, tình nguyện làm việc không hưởng lương. Đổi lại, ông được phép đọc sách ở thư viện và dùng một số giờ nghiên cứu, thực nghiệm tại phòng thí nghiệm của nhà trường.

Một lần nữa, cái vốn ngoại ngữ lại có ích cho ông. Ngoài công việc chuyên môn hằng ngày, còn nhận biên dịch ra tiếng Anh và đánh máy các công trình, luận văn cho một số giáo sư trong trường.

Sức làm việc của chàng thanh niên Việt Nam cần cù, ít nói, gây ấn tượng và dần dần giành được lòng yêu mến của các thầy. Trường Đại học Kyoto chính thức cấp cho ông học bổng nghiên cứu sinh. Một thời gian sau, trường bổ nhiệm ông làm một chân tập sự trợ lý (sub-assistant), trong khi chờ đợi hội đủ điều kiện thi lấy bằng tiến sĩ. Một số tạp chí khoa học Nhật Bản và ở nước ngoài bắt đầu đăng tải các công trình nghiên cứu của nghiên cứu sinh Lương Định Của. Bài báo đầu tiên ông được công bố trên một tạp chí khoa học tên tuổi ở nước ngoài phản ánh phần nào sức đọc của ông.”

Đó là Thư mục về các công trình nghiên cứu di truyền học xuất bản ở Nhật Bản, thời gian 1941- 1948 (tạp chí Heredity, London, số 4 năm 1950, trang 121-133). Trong khoảng thời gian trên dưới hai năm (1950-1952), các tạp chí khoa học lớn công bố mười hai công trình của nhà nghiên cứu trẻ.

Ông là một người rất thành thục công việc trong phòng thí nghiệm. Với thiết bị của Trường Đại học Kyoto, Lương Định Của đã chụp được ba vạn tấm ảnh nhiễm sắc thể cây trồng. Sau này có dịp sang thăm Viện Nghiên cứu Lúa gạo Hoa Nam, gặp nhà khoa học Trung Hoa chuyên gia nổi tiếng thế giới về cây lúa là Giáo sư Đình Dĩnh, bác sĩ nông học Lương Định Của được Giáo sư mời thao tác phương pháp chụp ảnh nhiễm sắc thể đã nhuộm mầu sau khi cắt tế bào tại phòng thí nghiệm cho các nhà khoa học của Viện tham khảo.”

Mùa hè năm 1951, Lương Định Của trình luận văn về công trình nghiên cứu nhiều năm của mình với chủ đề: “Cách xử lý đa bội thể di truyền nhằm tạo nên giống lúa mới”. Hội đồng khoa học Trường Đại học Tổng hợp Kyoto nhận xét, với kết quả nghiên cứu khoa học của mình, Lương Định Của đã có cống hiến lớn cho nền nông học trong việc cải thiện giống lúa, và bỏ phiếu nhất trí cấp học vị Bác sĩ Nông học cho ông.

“Cùng với học vị bác sĩ, Lương Định Của còn nhận được bằng khen và tiền thưởng của Viện Nghiên cứu Sinh học Kinhara về công trình “Sự sinh sản của giống lúa lai tạo từ hai giống lúa Japonica và Indica”.

Báo cáo khoa học của Viện khẳng định, với công trình này Lương Định Của đã giải quyết tốt một vấn đề từ năm 1930 đến lúc bấy giờ chưa có ai xử lý được. Một số kỹ thuật do Lương Định Của phát minh, trong đó có phương pháp xử lý rễ trước khi cố định trong việc nghiên cứu hình thái nhiễm sắc thể công bố lần đầu trên tạp chí Botanical Gazette (Mỹ) được ứng dụng rộng rãi tại Nhật Bản.

Kỹ sư Hồ Đắc Song, phó vịên trưởng Viện Cây Lương thực, Cây Thực phẩm, một người cộng tác nhiều năm với bác sĩ Lương Định Của, có lần cho biết: Phát minh của Lương đã được ứng dụng ngay từ hồi ấy trong việc lai tạo giống lúa tại Hoa Kỳ, gọi là phương pháp Lương Định Của.

Theo báo chí Nhật Bản, kể từ những năm đầu công cuộc duy tân đất nước thời Minh Trị thiên hoàng cho đến lúc bấy giờ (1888-1951), trong hơn sáu mươi năm, nước Nhật mới cấp học vị bác sĩ nông học cho hai trăm năm mươi người. Lương Định Của là nghiên cứu sinh trẻ tuổi nhất khi nhận học vị, và cũng là người ngoại quốc duy nhất được cấp bằng bác sĩ nông học tại Nhật bản cho đến lúc bấy giờ.

Nhà báo Phan Quang có dịp được xem những bài báo viết về sự kiện ấy, những mẩu báo cắt chữ in vẫn còn rõ nét tuy giấy đã ố vàng và cứ chực mủn ra vì được xếp lẫn quần áo trong chiếc va ly tàng tàng bất ly thân của gia đình sau mấy chục năm cùng hai ông bà Lương Định Của bôn ba chuyển dịch nhiều nơi.

Báo Mainichi Shimbun số ra ngày 26 tháng Năm năm Chiêu Hòa thứ 26 đăng chân dung lớn của nhà khoa học trẻ với vầng trán cao, chiếc cằm nhọn, khuôn mặt gầy thanh nhã. Tin đăng kèm cho biết nhà khoa học ba mươi mốt tuổi Lương Định Của là người Việt Nam đầu tiên được cấp bằng bác sĩ nông học của Nhật bản. Báo đưa khá chi tiết lý lịch của ông, nói rõ Lương được sự hướng dẫn của Giáo sư nổi tiếng Kinhara, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Sinh học mang tên ông.

Cũng báo Mainichi, một số trước đó đăng ảnh Lương chăm chú trước kính hiển vi, bên cạnh là tấm ảnh khác chụp cận cảnh những hạt lúa do ông lai tạo nên, to gấp đôi những hạt lúa so sánh.

Báo Kyoto Shimbun cũng in ảnh những bông lúa mới được lai tạo nên. Bài báo cho biết thêm, kết quả này đã được thông báo cho Tổ chức Lương Nông Quốc tế (FAO) đóng tại Rome, đồng thời cũng thông báo đến Thủ tướng Ấn Độ J.Nerhu là người đang hết sức quan tâm giải quyết vững chắc vấn đề lương thực cho năm trăm triệu dân nước Ấn Độ mới giành lại được độc lập. v.v…

Mấy tháng sau khi nhận học vị bác sĩ nông học, tháng Mười năm 1951, Lương Định Của được Bộ Giáo dục Nhật Bản bổ nhiệm làm giảng sư Trường đại học Kyoto. Ông là người ngoại quốc duy nhất thời ấy được bổ nhiệm làm giảng sư chính thức ở một trường đại học quốc lập Nhật Bản. Theo những người am hiểu, chức vị giảng sư ở Nhật tương đương với phó giáo sư (tiếng Nhật gọi là phó giáo thụ) tuy chưa phải chính ngạch, bởi Nhà nước khống chế số lượng giáo sư và phó giáo sư ở các trường đại học trong một khung biên chế nhất dịnh, chỉ khi nào có ghế khuyết thì nhà trường mới được bổ nhiệm người khác thay vào, còn lại đều gọi là chung là giảng sư.

Khi bắt đầu nhận việc với chức trách giảng sư một Trường đại học quốc lập Nhật Bản, Lương Định Của đã kết hôn với một phụ nữ địa phương dòng dõi quý tộc và đã có hai con. Cuộc sống gia đình ổn định. Tương lai xán lạn mở ra trước mắt nhà khoa học trẻ.“

Sự mô tả khá chi tiết trên đây của nhà báo bậc thầy Phan Quang đã cung cấp cho chúng ta các thông tin chân thực từ năm 1919 đến năm 1951.

Theo Thông tin về một người đàn anh (Đặng Lương Mô) thì Giáo sư Ogata Kazuo (緒方一夫) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Nông học Nhiệt đới(熱帯農学研究 センタ ー), Đại học Quốc gia Kyushu đã viết về hai người tiến sỹ nông học xuất thân Đại học Quốc Gia Kyushu này. Đó là Lương Định Của (Quốc) và Võ Tòng XuâNăm 1945, ông tốt nghiệp Đại học Đế quốc Kyushu, coi như là đợt cuối cùng của chế độ đại học cũ (旧制大学)của Nhật Bản. Cũng năm 1945, sau khi Chiến tranh Thế giới II kết thúc, ông lấy bà Nakamura Nobuko(中村信子). Rồi ông chuyển sang ĐHQG Kyoto, ở đó ông được cấp bằng Tiến sỹ Nông học (農学博士).

Điều chưa rõ là ngày sinh 16.8.1920 hay 16.7.1919 cần được xác minh thêm. Cách gọi học vị “Bác sĩ Nông học” thay vì “Tiến sỹ Nông học” cũng là một chủ đề thú vị.

Lương Định Của, luồng gió từ Hà Nội

Đạt được học vị cao, có công ăn việc làm, Lương Định Của vẫn nghĩ tới việc về nước phục vụ, kịp trước khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi hoàn toàn nhưng “Đường về Việt Bắc xa xôi lắm!”. Luồng gió từ Hà Nội đã thôi thúc ông hướng về Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đang tạo lập. Ông từ chối các cơ hội đi làm nghiên cứu sinh ở Mỹ, làm việc cho Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (IRRI) để tìm cách về nước tham gia kháng chiến. Sau nhiều nỗ lực móc nối, chờ đợi, xoay đường này cách khác, năm 1952 ông đã đưa cả gia đình về Sài Gòn, làm việc một thời gian ngắn ở Viện Khảo cứu Nông nghiệp Sài Gòn, Bộ Canh Nông (nay là Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam), sau đó quá cảnh bưng biền và đầu năm 1954 cả nhà cùng lên một chuyến tàu tập kết ra Bắc.

Nhà báo Phan Quang kể tiếp Kỷ niệm đời thường về nhà khoa học Lương Định Của:

“Hồi còn là sinh viên, ông đã cùng nhiều lưu học sinh Nhật và nước ngoài trong đó có Đặng Văn Ngữ, tham gia các cuộc biểu tình tuần hành phản đối thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Theo như ông còn nhớ, ít nhất có bốn cuộc lớn, ba lần ở Tokyo, và một lần ở Kyoto. Hoạt động chống chiến tranh Việt Nam có thuận lợi là Đảng Cộng sản Nhật Bản hết lòng ủng hộ cuộc chiến đấu của nhân dân ta. Nhiều Việt kiều ở Nhật nhờ thông qua Đảng Cộng sản Nhật Bản hoặc các tổ chức nhân dân do Đảng lãnh đạo mà giữ được mối liên hệ liên tục với phong trào kháng chiến trong nước.

Qua sự giới thiệu của một người bạn, một mặt Lương Định Của tiếp xúc với các nghị sĩ tiến bộ trong Quốc hội Nhật, nhờ giúp đỡ tạo điều kiện cho ông sớm được trở về vùng tự do nước Việt Nam. Thượng Nghị sĩ Kazami được các bạn Nhật cử đứng ra lo liệu việc này. Mặt khác, Lương viết thư gửi Đại sứ quán ta ở Bắc Kinh bày tỏ mong muốn của mình, và chẳng bao lâu sau nhận được thư Đại sứ trả lời đã chuyển nguyện vọng của ông về nhà. Theo sự hướng dẫn của ông Kazami, mùa hè 1952 Lương Định Của xin thôi việc ở Kyoto, lên thủ đô Tokyo chờ ngày về nước.

Ông xin việc làm ở Sở Nghiên cứu Khoa học Nông nghiệp Trung ương của Nhật Bản để có thể thu nhập trong thời gian chờ đợi. Đầu những năm 50, sau chiến thắng biên giới, tình hình nước ta rất sôi động. Đảng Lao động Việt Nam đảm nhiệm công khai sứ mệnh lịch sử lãnh đạo toàn dân kháng chiến. Mặt trận Liên Việt thành lập, giương cao ngọn cờ đại đoàn kết. Các vùng tự do được giữ vững. Chiến tranh nhân dân phát triển mạnh ở vùng sau lưng địch.

Thực dân Pháp ý thức rõ, tiến hành phá hoại kinh tế, gây nạn đói kém, cắt nguồn hậu cần của Quân đội Nhân dân Việt Nam là một mặt trận có ý nghĩa chiến lược đối với thành bại của chúng trong chiến tranh.Thông tri của tướng De Linarès, tư lệnh chiến trường Bắc Bộ gửi các cấp dưới đề ngày 14-3-1951 hướng dẫn cụ thể như sau:

“… Về phá hoại, có hai cách thực tế có thể áp dụng: a) làm ướt thóc hoặc bắt dân phải để thóc lúa ngoài trời trong mùa mưa ẩm. Tuy nhiên, để chắc chắn hạt gạo sẽ thối hẳn, phải dấp nước cho ướt thóc trong thời gian bốn mươi tám giờ. Ngoài ra, để cho sự phá hoại bảo đảm hiệu quả chắc chắn của nó, trong thời gian ấy, phải canh giữ không để cho dân chúng đến lọc lấy phần thóc còn tốt mang đi cất giấu; b) những kho thóc quan trọng nào phát hiện được, cho tưới xăng hoặc dầu nặng vào…” .

Tháng Chín năm 1952, ông Kazami báo cho Lương Định Của biết, có một tàu buôn Nhật Bản sắp sang Hồng Công rồi từ đó đến thành phố Thiên Tân của Trung Quốc. Ông đề nghị Lương đáp chuyến tàu ấy. Vào được Trung Quốc rồi thì rất dễ dàng về Việt Bắc vì biên giới Việt Trung đã thông, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cùng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã kiến lập quan hệ ngoại giao; giữa hai nước có tình hữu nghị sâu sắc. Ông nói đã nhờ Hội Hoa kiều tại Nhật Bản làm các thủ tục cần thiết cho gia đình Lương nhập cảnh Trung Quốc, ông cũng đã có liên hệ để thông báo với Chính phủ Việt Nam về chuyện này.

Lương Định Của vào Hồng Công, đến biên giới Cửu Long trình giấy giới thiệu của Hội Hoa kiều tại Nhật Bản. Biên phòng Trung Quốc cho biết chưa nhận được chỉ thị. Các bạn khuyên Lương nên trở lại Hồng Công lấy visa nhập cảnh. Hành lý có thể cho chuyển trước sang biên giới, đưa về thành phố Quảng Châu. Vài hôm nữa gia đình Lương đến thì có thể vào Trung Quốc, đến thẳng Quảng Châu luôn.

Trở lại khách sạn, Lương tìm cách liên hệ với Đại sứ quán ta ở Bắc Kinh, vừa gọi điện thoại vừa gửi thư song chờ mãi không thấy hồi âm. Tiền túi cạn dần: phòng trọ khách sạn rất đắt. Hàng ngày bà Của xuống phố mua bánh mì cho cả nhà ăn. Lúc này mới thấy hết bản lĩnh của người phụ nữ ấy. Ông lo cuống lên, bà chỉ cười: “Không sao, để tính xem”. Về đến Việt Nam ông thú thật với bạn bè, nếu không có bà thì với hai đứa con nhỏ, ông chẳng biết đường nào xoay xở trong những ngày quá cảnh Hồng Công. Thái độ bình tĩnh và đầy thông cảm của bà có tác dụng trấn an ông.

Sau một tuần chờ đợi trong lo âu, xuất hiện một người lạ mặt ăn mặc sang trọng. Ông nói: nếu Lương có giấy giới thiệu của Ngân hàng Trung Hoa thì ông có thể giúp cho qua biên giới. Lương Định Của chẳng có giấy tờ gì khác ngoài thư giới thiệu của Hội Hoa kiều tại Nhật Bản. Người lạ mặt khuyên, nếu vậy thì nên theo ông về Macao, ở nhờ nhà con trai ông một thời gian, chờ xin phép nhập cảnh.

Hồng Công là điểm quá cảnh, khách không được phép ở lại lâu. Lương Định Của hết sức phân vân. Người này ông chưa từng quen biết. Trong túi ông lại không có tiền, trừ gói hạt giống dưa. Đến áo quần thay hằng ngày cũng không có đủ vì các valy đã gửi hết vào Trung Quốc rồi.

Ông quyết định hẵng trở về Sài Gòn, rồi tìm cách ra vùng tự do sau. Ông đánh điện cho một người bạn ở Sài Gòn, báo tin mình đang trên đường về nước, đến Hồng Công thì mất hết đồ đạc, nhờ bạn đặt mua vé máy bay cho hai người lớn hai trẻ con, và cho vay tạm hai nghìn USD.

Ngay chiều hôm ấy, nhận được ngân khoản người bạn gửi đến thông qua một ngân hàng lớn. Có tiền, có vé trong tay, ông còn nấn ná lại thành phố này ba tuần nữa, hy vọng có tin tức Đại sứ quán ta tại Bắc Kinh. Cuối cùng hết hạn quá cảnh mới đáp máy bay về Sài Gòn.

Chính quyền Sài Gòn nồng nhiệt đón bác sĩ nông học Lương Định Của du học từ Nhật Bản về. Bộ trưởng Nông Lâm mời ông đến cơ quan, mở rượu whisky chúc mừng, và ngỏ ý mời ông làm thứ trưởng. Lương tìm cách thoái thác khéo. Ông khiêm tốn nói mình xa đất nước đã lâu, xin cho làm việc hợp đồng một thời gian để quen thêm thung thổ và bạn bè, rồi mới dám chính thức nhận nhiệm vụ.”

Theo lời kể của anh Lương Hồng ViệtBác sĩ nông học Lương Định Của sau đó đã nhận làm việc ở Viện Khảo cứu Nông nghiệp Bộ Canh nông (nay là Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam) .

Theo hồi ức của thầy Phan Gia Tân, giảng viên Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, thì sau ngày Việt Nam thống nhất 30.4.1975, giáo sư Lương Định Của đã đi tìm Giáo sư Tôn Thất Trình ở Trường Đại học Nông nghiệp Sài Gòn (nay là Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh). Thầy Của tiếc không gặp được thầy Trình vì thầy đã ra đi trước đó. Tấm lòng tri ngô của họ mãi là dấu ấn của các trí thức lớn…

Giáo sư Tôn Thất Trình là người đã hai lần làm Bộ trưởng Bộ Canh nông chính quyền Sài Gòn và Hiệu trưởng Trường Đại học Nông nghiệp Sài Gòn. Thầy trực tiếp giảng dạy môn cây lương thực, nông học đại cương và một số môn học khác. Trong cơn lốc của các sự biến, thầy Trình đã sang làm việc ở FAO với cương vị Chánh Chuyên viên và Tổng Thư ký Chương trình Lúa Gạo Quốc tế, tiếp tục giúp Việt Nam sau hậu chiến.

Vị trí Tổng Thư ký Chương trình Lúa Gạo Quốc tế ở FAO, sau ngày GS. Tôn Thất Trình nghỉ hưu được tiếp nối bởi TS. Trần Văn Đạt, TS. Nguyễn Văn Ngưu, và nay là PGS.TS. Bùi Bá Bổng nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Đó là những người Việt lỗi lạc ở FAO.

Câu chuyện về thầy Trình, tôi đã có kể trong bài Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời. Cái bàn và nơi ngồi làm việc của thầy Trình, sau ngày Việt Nam thống nhất là chỗ ngồi và nơi làm việc của PGS.TS. Lê Minh Triết giảng viên cao cấp và tôi được may mắn được kế nhiệm tiếp nối việc giảng dạy và nghiên cứu cây lương thực (lúa, ngô, sắn, khoai lang).

Trở lại câu chuyện giáo sư Lương Định Của. Theo lời kể của nhà báo Phan Quang: “Gia đình ông sống cùng gia đình người em trong ngôi nhà ở Đa Cao. Em gái ông có chồng đi kháng chiến, thỉnh thoảng lại kiếm cớ vắng nhà. Ông biết chị ra bưng thăm chồng.

Một hôm, vào ngày chủ nhật, ông đang ngồi chơi trước cửa thì thấy một người ăn vận có vẻ như vừa từ nông thôn ra, đi thẳng vào nhà sau nói chuyện với cô em gái. Khách về, Lương hỏi ai vậy, cô em trả lời: “Người ta muốn mời anh ra vùng kháng chiến đấy”. – Vậy em trả lời họ thế nào? Cô em cười: “Em nói, anh vợ con tùm lum thế kia thì làm sao đi kháng chiến được”. Lương Định Của lặng im, vì dự định từ Nhật Bản về thẳng miền Bắc không thành, ông không hề hé răng cho ai biết.

Hiệp định Genève về Đông Dương (1954) được ký kết. Trong giới trí thức Sài Gòn lại một lần nữa xôn xao – tuy thầm lặng – về việc ra đi hay ở lại. Nơi cơ quan Lương làm việc có một chị tên là B., em gái một bác sĩ nha khoa vốn là bạn của ông sau này cũng tập kết ra Bắc và cùng gặp lại nhau tại Hà Nội, có lần hỏi giọng nửa đùa nửa thật: “Nè, Chính phủ Việt Minh kêu gọi trí thức ra Bắc đấy, anh có đi không?”.

Lương nghiêm trang trả lời ông muốn đi. Chị B. bắt liên lạc, bố trí kế hoạch cho ông rời Sài Gòn. Chờ đợi một thời gian khá lâu mới có hồi âm. Lương Định Của nói với các em, ông muốn cho gia đình đi nghỉ mát ở Ô Cấp (Cap Saint Jacques – Vũng Tàu ngày nay) mấy hôm. Nửa đường, theo mật hiệu “cứ theo người có chửa mà đi”, ông đổi xe, đổi hướng, theo người phụ nữ ấy về thành phố Mỹ Tho. Từ đấy lại đổi xe khác, có người khác đón ra bưng biền.

Lương Định Của được nhà lãnh đạo Phạm Hùng tiếp ngay khi vừa đến cứ. Anh Bảy trò chuyện thân tình, và cho ông một bộ quần áo bà ba.

Năm 1954, qua liên lạc biệt động, gia đình giáo sư gửi thư xin phép đi tập kết. Anh Hồng Việt kể lại: “Từ Sài Gòn, theo biệt động đưa về Cần Thơ, xuống căn cứ Cà Mau và đi tàu Ba Lan ra Sầm Sơn, Thanh Hoá.

Ấn tượng đầu tiên là hưởng luôn một trận gió mùa đông bắc. Nhưng ngày hôm sau là 1.1.1955, gia đình được chứng kiến ngày lễ tưng bừng”.

Luồng gió từ Hà Nội là bước ngoặt của nhà nông học Lương Định Của.

LuongDinhCua va cac con

Lương Định Của nhà bác học nông dân

Nhà báo Phan Quang kể về  “Gánh xiếc Đông Phương Hồng” và những công việc cụ thể thường ngày của Bác Của:

“Bước vào thập niên 60 thế kỷ trước, công cuộc hợp tác hóa nông nghiệp ở miền bắc vừa hoàn thành, khắp mọi nơi sôi nổi phong trào cải tiến quản lý, cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động nông nghiệp. Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh được phân công kiêm Trưởng ban Nông nghiệp Trung ương. Bác Hồ đích thân chỉ thị cho ông tìm cách khuấy động phong trào, tạo khí thế thi đua phát triển sản xuất, xây dựng nông thôn mới.

Đội ngũ các nhà khoa học nông nghiệp, bắt đầu từ các con chim đầu đàn được đào tạo trong nước hoặc học từ nước ngoài về: Bùi Huy Đáp, Nguyễn Đăng, Lê Duy Thước, Trần Văn Hà, Dương Hồng Hiên, Trần Thế Thông, Đào Thế Tuấn, Lã Xuân Đĩnh…, mỗi vị một nghề chuyên sâu, sẵn sàng xắn quần lội ruộng.

Lương Định Của là chuyên gia về giống, được phân công chỉ đạo huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa, lấy hợp tác xã Đông Phương Hồng làm thí điểm. Nhà nông học cùng mấy học trò kỹ sư có, trung cấp có lếch thếch gồng gánh đồ lề rời thủ đô về mảnh đất vốn nổi tiếng “địa linh nhân kiệt”, đã góp phần rất to lớn về hậu cần cho chiến thắng Điện Biên Phủ song nghèo thì vẫn nghèo, vì mùa màng bấp bênh, năng suất lúa bình quân thấp. Anh em trong ngành nông nghiệp và cán bộ địa phương gọi đùa đội chỉ đạo của thầy trò Ông Của là “Gánh xiếc Đông Phương Hồng”.

Từ bấy, trên cánh đồng ruộng Thọ Xuân hầu như ngày nào bà con nông dân cũng thấy một người trạc tuổi trung niên dong dỏng cao, đầu đội nón lá, mình mặc sơmi mầu cỏ úa, quần xắn ống thấp ống cao quẩn quanh từ sáng đến xế chiều. Nông dân đã quên đi hoặc chẳng buồn quan tâm đến học vị cao siêu cũng như các chức danh rối rắm khác của ông trưởng đoàn chỉ đạo do Trung ương phái về mà chỉ biết đấy là Bác Của – không phải “bác” trong cụm từ thông thái “bác sĩ nông học” mà là “bác” như nông dân vùng này vẫn thường gọi nhau: bác Đỏ, anh Cò…

Nông dân chấp nhận nhà bác học nói giọng Nam Bộ như một người thân thuộc bà con lối xóm của mình. Lương Định Của là một người thẳng tính. Mới về huyện Thọ Xuân, dạo quanh một vòng quan sát đồng ruộng nơi cạn nơi úng, ông nói với Bí thư Huyện ủy: “Cánh đồng của anh như cái nồi đất thủng, nấu cơm không chín đâu”.

Ông chủ trương bắt đầu từ việc xây dựng đồng ruộng, làm bờ vùng bờ thửa. Hợp tác xã được chọn làm điểm chỉ đạo. Đông Phương Hồng vốn là một đơn vị làm ăn căn cơ, nhiều lần được báo chí nêu gương. Chủ nhiệm am hiểu kỹ thuật, báo cáo hay, “nói như viết trên báo”. Năng suất lúa đạt ba tấn/ha mỗi vụ – một mức khá cao thời ấy. Song chỉ cần làm một việc cực kỳ giản đơn là lấy tổng sản lượng thóc chia cho diện tích cấy trồng thì năng suất bình quân không đúng như lời chủ nhiệm báo cáo.

Lương Định Của đập bàn: “Anh nói dối. Báo cáo không đúng sự thật. Thế này không chỉ đạo được. Anh làm ăn vậy thì tôi thà đi nơi khác còn hơn”. Tuy vậy chẳng mấy chốc đoàn chỉ đạo và cán bộ hợp tác xã thân thiết với nhau. Đông Phương Hồng nổi bật lên như một điểm sáng thật sự. Toàn huyện Thọ Xuân cũng đạt kết quả khá nhờ xây dựng đồng ruộng, làm thủy lợi, cải tiến đồng bộ kỹ thuật, tạo điều kiện đưa các giống mới vào cơ cấu cây trồng.

Năm sau, Bộ Nông nghiệp tăng cường cho đoàn mười lăm kỹ sư mới tốt nghiệp, để bác Của cấy về các huyện khác trong tỉnh Thanh Hóa, nhân phong trào lên. Một chủ nhiệm hợp tác xã của huyện Thọ Xuân, Trịnh Xuân Bái, được tôn vinh Anh hùng Lao động hình như trước cả Lương Định Của và nhiều Anh hùng Lao động lừng lẫy khác.”

Trong bài “ Mấy ông tượng chạy lũ” nhà báo Phan Quang kể tiếp:

“Nghe chị thường trực báo có bác sĩ Lương Định Của muốn gặp, tôi vội vàng gác bút chạy ra. Nhà nông học quần xắn móng lợn ống thấp ống cao, mình vận chiếc sơ mi ngắn tay mầu dưa cải muối, trên đầu vẫn chiếc nón lá rộng vành rất thời thượng và cũng rất tiện lợi thời kháng chiến, tay xách một túi lưới bên trong lủng củng mấy vật gì cồng kềnh gói sơ sài bằng giấy báo. – Làm sao anh về được Hà Nội? – Tôi hỏi. – Thì cũng phải tạt về nhà xem bả với sắp nhỏ sống thế nào chứ, – anh Lương Định Của cười.

Trận lụt lịch sử năm ấy rất ác hại. Đê sông Đuống vỡ, một phần lớn hai tỉnh Hải Hưng ngập sâu trong nước, kể cả một đoạn đường số 5 huyết mạch. Nghe tin vỡ đê, Lương Định Của đang họp ở Hà Nội, đâm bổ về Viện Cây Lương thực hô anh em cứu thiết bị và các loại giống lúa quý Viện đang lai tạo dở, rồi bị kẹt luôn dưới ấy.

Nước đã tràn được vào đồng trũng thì ngâm luôn lại không rút vì nước các sông đang mùa đầy, mà mặt đồng nhiều nơi lại thấp hơn mặt biển lúc triều cường. Ông Của sốt ruột, đi thuyền ra đường 5, mạn dưới Phố Nối một ít, đáp xe về Hà Nội.

Tôi mời ông vào phòng khách. – Không, không, tôi chưa ghé nhà. Tiện đường, tôi tạt ngang, mang tặng anh mấy thứ này, chắc anh thích. Mà cũng để đỡ lủng củng. Ông xách cái túi lưới cồng kềnh đang đặt tạm trên chiếc ghế đá bên gốc cây đa, đưa cho tôi. Tôi ngạc nhiên vì nó khá nặng.

Thú thật, nhác thấy ông Viện trưởng xách cái túi lưới, tôi ngỡ đấy là trứng vịt lộn. Hồi ấy, bổ sung chất đạm, nhất là đạm động vật, là nhu cầu của mọi người. Bác sĩ nông học Lương Định Của được giao xây dựng Viện Cây Lương thực và Thực phẩm trên một cánh đồng quạnh vắng với cái vốn ban đầu ít ỏi, vấn đề lớn đầu tiên là làm sao cho anh em đủ no, đủ chất để lao động nặng nhọc. Ông cho nuôi nhiều vịt đẻ và tổ chức ấp trứng theo phương pháp học được bên Nhật, ông bảo thế, rất đơn giản mà hiệu suất cao, trứng ung chưa bao giờ vượt quá một phần trăm. Nhiều lần ông nói: “Chúng ta đều biết trứng là thức dinh dưỡng toàn diện, aliment complet, tốt lắm. Mang ấp nó lên, trong thời kỳ chuyển hóa từ quả trứng sang con vịt con, lượng dinh dưỡng của nó còn tăng lên. Cùng một quả trứng ấy, ta cho ấp, chẳng tốn kém gì mà ăn đỡ chán, lượng bổ vào cơ thể lại nhiều – thế có phải kinh tế không?”.

Lần nào từ Viện Cây lương thực về, ông cũng mang cho bạn bè một ít trứng vịt lộn. Mỗi nhà hai gói. Mỗi gói một chục quả bọc trong mấy tờ báo to và dày. Mỗi quả lại được gói riêng bằng mảnh giấy nhỏ. Để vừa đỡ làm vỡ trứng lúc đi đường vừa ủ ấm cho cái phôi tiếp tục chuyển hóa. Ông đánh dấu cẩn thận và đề ngày tháng từng gói một: “Chục này luộc ăn ngay hôm nay. Chục này để đến chiều hoặc tối mai”. Mỗi lần ông không quên cẩn thận dặn dò. Nhưng lụt to thế này, gia súc gia cầm không chết đuối cũng tản mác, thóc lúa ướt hết, người còn không có cái ăn, nói gì gà vịt.

Tôi mở hé gói quà. Hóa ra toàn là tượng gỗ thờ trong chùa, phần lớn phủ sơn ta, cũng có cái sơn son thếp vàng. Lương Định Của nói: – Lũ cuốn trôi chùa. Tượng nổi lềnh bềnh. Biết anh thích tượng cổ, tôi khoèo vớt mấy cái cho anh. Cũng chỉ cứu được mấy cái nhỏ nhất thôi. Có tượng Phật to và đẹp lắm, nhưng bê làm sao nổi. Tôi bọc giấy báo, kẻo đi đường dân nhìn thấy lại cho là cán bộ phá tự do tín ngưỡng. Nói xong, ông lật đật trở sang ban đối ngoại Đài Tiếng nói Việt Nam, phố Bà Triệu. Giờ này, bà Của đang làm việc bên ấy.”

“Lúc gánh xiếc Đông Phương Hồng mới về, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa chưa tiếp xúc ngay. Bí thư Tỉnh ủy Ngô Thuyền lặng lẽ cử cán bộ quan sát cung cách làm ăn của đoàn chỉ đạo. Một tháng sau, ông cho mời bác sĩ Lương Định Của về cơ quan, tiếp đón trọng thể, và chỉ thị cho văn phòng, mỗi lần bác Của có việc ghé thị xã thì mời vào nghỉ tại nhà khách của Tỉnh ủy (hồi ấy gọi là Nhà giao tế), và được mua thêm thuốc lá Điện Biên ngoài tiêu chuẩn… Trong hoàn cảnh đầu những năm sáu mươi thế kỷ trước, như vậy đã là một sự ưu ái.

Lương Định Của thành công trong việc vận động cấy lúa có chăng dây cho thẳng hàng và cầm ngửa tay bó mạ. Đó là phương pháp ông học của Nhật Bản và đã từng được áp dụng rộng rãi ở Triều Tiên. Cấy theo cách này thì cây mạ cắm nông, chóng bén rễ, lại bảo đảm mật độ quy định để đạt năng suất mong muốn cho từng loại ruộng. Mặt khác, cấy chăng dây thẳng hàng buộc phải làm đất kỹ, và có thể dùng bừa cỏ cải tiến để làm cỏ sục bùn – cũng là những yếu tố đạt sản lượng cao.

Nhưng ông là một người – cũng như hầu hết các nhà nông học tên tuổi và cán bộ chỉ đạo nông nghiệp của ta thời ấy – cực lực phản đối việc “thâm canh” bằng cách cấy lúa dồn, ken cây lúa thật dày, dày tới mức trẻ con có thể đứng lên trên ngọn các bông khi lúa chín. Phương pháp “tăng năng suất” này khởi thủy từ phong trào đại nhảy vọt ở Trung Quốc, được một số người truyền bá vào và khuyến khích áp dụng tại nước ta. Có người quát: “Sáu trăm triệu nhân dân Trung Hoa làm được, tại sao ta không làm”. Lương Định Của bình tĩnh trả lời: “Thưa, tôi đã có làm thí nghiệm. Kết quả: không được”.

Lương Định Của trước sau là một nhà di truyền học, một người tạo giống. Ông đạt nhiều thành tựu trong lĩnh vực ấy. Vì được giao trách nhiệm chỉ đạo cơ sở, ông buộc phải đánh lấn sang các sân khác. Cùng với tác phong đi sát thực tế, phương pháp suy luận khoa học giúp ông nhiều.cũng vào dạo ấy, có một cuộc họp các nhà quản lý nông nghiệp và nhà khoa học đầu đàn tại nhà riêng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, phố Lý Nam Đế. Nội dung: bàn và quyết định về chiếc cào cỏ cải tiến, để cho sản xuất hàng loạt. Đấy là chiếc cào răng sắt có trục quay đẩy hoặc kéo trên mặt ruộng mềm, vừa làm cỏ vừa sục bùn, bàn cào rộng vừa đủ để chạy giữa hai hàng lúa. Dùng công cụ này thì đỡ cho chị em nhà nông phải khom lưng cào cỏ sục bùn bằng tay, bán mặt cho đất bán lưng cho trời.

Thật ra công cụ này đã được dùng phổ biến ở nước ngoài. Có hai loại. Loại một bàn tra cán dài cho người đứng thẳng đẩy bằng tay. Loại gắn nhiều bàn thì cho bò kéo. Một nhà khoa học nổi tiếng chủ trương áp dụng loại cào bò kéo, năng suất lao động sẽ cao, đáp ứng đúng yêu cầu của đất nước chuẩn bị bước vào chiến tranh.

Lương Định Của đề nghị nên dùng cào đơn, người đẩy, cho gọn nhẹ. Đại tướng Nguyễn Chí Thanh ngồi yên, đầu hơi cúi vừa chăm chú nghe vừa rít thuốc lá, thỉnh thoảng gật gù tán thưởng. Các nhà khoa học lần lượt trình bày xong, ông ngửng đầu dụi tắt điếu thuốc lá hút dở: “Tôi tán thành ý kiến của anh Của. Dùng loại bừa do bò kéo đúng là sẽ đạt năng suất lao động cao. Nhưng ta lấy đâu ra bò mà kéo?”.

LuongDinhCua BuiTrongLieu

Lương Định Của chính khách giữa lòng dân

Giáo sư Lương Định Của có rất ít ảnh để lại, hình ảnh của ông là ở trong lòng dân. Ông là chính khách giữa lòng dân thật giản dị và chân thực. Bức ảnh trên đây từ Giáo sư Bùi Trọng Liễu khi ông ở Pháp về năm 1970 đến thăm Viện Cây Lương thực và Cây Thực phẩm tại Tứ Lộc Hải Dương hai năm sau ngày Viện được thành lập. Ngắm ảnh Giáo sư Viện trưởng Lương Định Của gầy gò, mặt rạng ngời, áo sơ mi phong phanh, tay áo xắn cao, tiếp chuyên gia nổi tiếng từ nước ngoài về một cách vui vẻ, thoải mái trong căn nhà lá thấy rõ cửa sổ tre đang chống lên, chúng ta hiểu thêm một ít về Thầy.

Hồi ký của bà Nobuko Luồng gió từ Hà Nội viết: “Tôi luôn tin tưởng là tôi hiểu biết về anh Của nhiều nhất, nhưng chứng kiến cảnh tang lễ, niềm tin này bắt đầu lung lay. Nhiều đoàn cán bộ cao cấp, nhiều cơ quan đoàn thể, đại biểu địa phương, những đoàn dài học sinh, sinh viên, hàng trăm người nông dân đứng xếp hàng trước cổng Bộ Nông Lâm nghiệp… Tôi mới hiểu anh với tư cách một người chồng, người cha, chứ chưa hiểu hết những đánh giá về mặt xã hội”.

Cũng trong quyển hồi ký này bằng tiếng Nhật của bà Nubuko có in hình giáo sư Lương Định Của và Thủ tướng Phạm Văn Đồng đang lội ruộng xem cây trồng vào lúc chiến tranh đang khốc liệt. Như tất cả các gia đình cán bộ lúc đó, nhà bà phải ly tán đi làm nhiệm vụ: giáo sư làm việc ở Gia Lộc, Hải Dương; các con lớn gửi vào trường học sinh miền Nam; bà cùng cơ quan sơ tán về gần chùa Thầy, Quốc Oai. Bà cũng là phát thanh viên tiếng Nhật của đài Tiếng nói Việt Nam và vinh dự là người đọc bản tin loan báo chiến thắng lịch sử 30.4.1975.

Nhà báo Phan Quang đã tái hiện chân thực cuộc sống đời thường của nhà bác học nông dân trong phần 2 của bài “Kỷ niệm đời thường về nhà khoa học Lương Định Của”:

“Tập kết ra Bắc, tiến sĩ nông học Lương Định Của được phân về nhận việc tại Học viện Nông Lâm, đóng ở Gia Lâm. Là một nhà di truyền học nổi tiếng, ông được phân công phụ trách nghiên cứu và ứng dụng lai tạo giống. Ít lâu sau, Học viện tách làm đôi: Trường Đại học Nông Lâm, vẫn đóng ở địa điểm cũ, và Viện Khoa học Nông nghiệp chuyển sang bên này sông Hồng, xây dựng hoàn toàn mới ở Văn Điển.

Năm 1960, ông được bầu làm Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương, khóa II, và được bầu lại liên tiếp ba khóa nữa, cho đến khi qua đời. Lương Định Của về Viện. Bà Của – tên con gái là Nakamura Nobuto, thuộc một gia đình quý tộc phá sản vì chiến tranh – giúp việc ông trong việc lai tạo giống, hưởng lương nhân viên bốn mươi đồng một tháng.

Ông mang từ Nhật Bản về hai con trai sinh bên ấy. Về nước lại đẻ thêm hai đứa nữa. Vào lúc đó có chủ trương giảm biên chế. Bà Của làm công tác khoa học mà chưa có bằng đại học chuyên ngành, theo chính sách chung, đưa ra ngoài biên chế.

Cả nhà sáu miệng ăn, trông vào lương ông Viện phó, cho dù đã được ưu ái xếp tận trần thì bậc lương cao nhất của Phó Viện trưởng cũng không thể vượt quá một trăm năm mươi lăm đồng. Cộng thêm năm đồng phụ cấp ưu đãi gì đó nữa, tổng cộng mỗi tháng lĩnh tròn một trăm sáu mươi đồng. Với sự chuẩn xác của nhà khoa học, bác sĩ Của ghi vào tờ khai thu nhập bình quân gia đình: Hai mươi sáu phẩy sáu đồng.

Một ngày chủ nhật, Thủ tướng Phạm Văn Đồng về thăm Viện, xem giống lúa, vườn cây, đồng rau, chuồng gia súc, thí nghiệm… Phó Viện trưởng Lương Định Của hướng dẫn Thủ tướng. Đang đi trong Viện thì xe thủng lốp. Người lái xe xin Thủ tướng mười phút thay lốp xơcua. Anh Tô (*) nói: “Ta vào thăm nhà anh Của đi”.

Lương Định Của vội chạy về trước. Gia đình ông được cơ quan phân cho một ngôi nhà cấp bốn ba gian, mái lợp tranh. Trên bếp lò còn chảo cơm rang buổi sáng ăn dở, ông vội vàng lấy chiếc lồng bàn úp lại. Rồi vơ cuộn vội đống chăn lũ trẻ ngủ dậy muộn chưa kịp gấp, vứt bừa bãi. Các chăn bông không còn vỏ bọc, vì chỉ đủ tiền mua những cái cốt dày chống rét miền Bắc thôi. Bà Của sửa sang áo tóc, đứng ra bên cửa cúi mình rất thấp rước Thủ tướng vào nhà.

Anh Tô liếc nhìn cuộn chăn bông không có vỏ và chiếc lồng bàn úp luôn trên bếp lò, cảm ơn song không bước qua cửa mà thoái thác “Tôi muốn xem mấy cây táo”. Quả là trong vườn gia đình có trồng ba cây táo tạo dáng đẹp và rất sai quả, táo ta mà quả nào quả nấy to gần bằng trứng gà. Bác sĩ Lương Định Của nổi tiếng về mấy cây ăn trái này. Bà con hàng xóm đồn ông Của có mang hóa chất đặc biệt từ Nhật về, cho nên cây nào ông trồng cũng sai quả và quả to đến thế. Đấy, xem như rau muống là thứ phổ thông nhất, ông cho hóa chất vào, cọng rau cứ to tày thân cây sậy; rau muống ông Của chẳng đang phủ kín đồng, dùng làm thức ăn cho lợn là gì.

Trả lời Thủ tướng hỏi giống táo gì đây, bác sĩ Lương Định Của đáp: “Thưa, táo Thiện Phiến, Hưng Yên đấy ạ”. Nhiều người cho là ông Của không nói thật. Ngay trên Bộ Nông nghiệp cũng có ý kiến xì xầm tay Của giỏi giấu nghề. Lương Định Của bực lắm. Ông nói: “Báo cáo Thủ tướng mà dám nói sai, tôi không sợ vào tù sao?”.

Quả thật, đấy đúng là giống táo Thiện Phiến. Ông Của nhờ bạn là Trưởng Ty Nông nghiệp Hưng Yên chiết cho ba cành, ông mang về trồng trong vườn cho lũ trẻ có thêm vitamin; gia đình làm gì đủ tiền mua trái cây như thời bên Nhật Bản hoặc ở thành phố Sài Gòn. Cái quan trọng, ông nói, là biết chăm sóc và tạo dáng. Tỉa cành. Vặt bớt những quả bé đi. Và dạy cho lũ trẻ con, phải chờ cho quả thật chín mới được hái, không được bứt phá khi quả còn xanh.

Thủ tướng đến thăm cữ giáp Tết, đúng vào mùa thu hoạch, cho nên ba cây táo trong vườn nhà ông mới đẹp đến vậy. Chia tay ra về, Thủ tướng Phạm Văn Đồng vỗ vai nhà nông học: “Anh Của à, anh làm nghiên cứu, thường xuyên đi với nông dân, tác phong giản dị là tốt. Nhưng nông dân ta không bẩn đâu nhé. Nhà anh bẩn lắm!”.

Và người đứng đầu Chính phủ kết thúc câu nói bằng một tràng cười sang sảng quen thuộc. Lương Định Của đưa tay gãi cái trán đã bắt đầu hói, khẽ “dạ”. Từ bấy trở đi, mỗi kỳ lễ tết, anh Tô lại gửi cho cái phong bì một trăm rưởi, hai trăm đồng. Phó Thủ tướng Phạm Hùng chỉ thị chuyển bà Nakabura Nobuto, mà từ lâu rồi mọi người chỉ biết gọi là bà Của về làm việc ở Ban tiếng Nhật Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam, hưởng lương cán bộ.

Chưa bao giờ ai nghe Lương Định Của có một lời phàn nàn về cuộc sống. Ông chỉ buồn về những trục trặc nhỏ trong quan hệ bạn bè, đồng nghiệp. Nỗi day dứt của ông là không đủ tiền đặt mua tạp chí khoa học của nước ngoài. Đúng vào dịp này, ông viết sơ yếu lý lịch cá nhân, mục “GIA ĐÌNH – Vợ người Nhật Bản. Có bốn con. Đứa lớn học trường miền Nam số 25, lớp năm. Đứa kế học trường ở Văn Điển, lớp ba. Lương hàng tháng đủ sống, không rách rưới, thiếu thốn gì. Ở Sài Gòn còn ba em, hai gái, một trai. Đứa em gái lớn chưa có chồng, đứa em kế đó chồng đi tập kết có hai con, thằng em út thì làm sĩ quan trong quân đội Sài Gòn”.

Thời chống chiến tranh phá hoại, xã hội thiếu thốn nhiều thứ, Lương Định Của quan tâm vấn đề dinh dưỡng cho mình cũng như cho đồng sự bạn bè, nhưng ông là người sống điều độ. Ngay đến khi lớn tuổi, ông vẫn giữ được dáng người thanh thoát, chỉ có cái trán là mỗi ngày mỗi hói và bóng hơn. Thỉnh thoảng ông có nhấm nháp vài chén hạt mít rượu ngang cùng các Bí thư huyện hoặc cánh nhà báo song để vui là chính. Một vại bia hơi đủ làm mặt ông ửng đỏ.

Có lần ông mang rượu thuốc ra mời anh em: “Anh Nguyễn Tạo (Tổng cục trưởng Lâm nghiệp) vừa gửi cho cái lộc nhung. Tôi nhờ ông Phùng mua cho một vò Phú Lộc, các anh tha hồ uống”. Ít lâu sau gặp lại thấy bữa ăn suông, tôi hỏi vui: “Hết rượu lâm nghiệp rồi sao:”. Ông đáp: “Hết thế nào được. Tôi cho mang lên Hà Nội. Sợ để ở Viện đêm ngồi đọc sách một mình, buồn lại mang ra uống thì chết. Rượu bổ, uống nhiều có hại”.

Lần nhà tôi sinh cháu thứ hai, tôi đi công tác xa. Một hôm bà thấy có tiếng gõ cửa. Xuất hiện một người quen quen mang cho hai quả đu đủ chín và mấy chai cà chua nghiền: “Chị dùng quả đu đủ, nhiều sữa cho cháu. Còn thứ purée này làm từ cà chua, tự tay tôi chế biến. Chị cho cháu lớn phết với bánh mì ăn sáng trước khi đi học, người Nhật vẫn dùng món này lắm…”. – Xin lỗi, anh là… Ông gãi cái trán hói: “Tôi là Của, Lương Định Của…”.

Dạo ấy đồng bằng Bắc Bộ mở rộng việc trồng cà chua vào vụ đông. Được mùa, cà chua tươi không xuất khẩu được, dân bày ra bán từng đống đỏ rực hai bên đường 5, thật là trên trời dưới cà chua. Ông Của từng bày cho chúng tôi cách làm bột cà chua nghiền để dành ăn dần. Chừng này quả, ngần này đường kính, ngần này muối, ngần này tỏi, vô trùng dụng cụ thế này, cho vào lọ, phủ lớp dầu ăn mỏng lên trên để lâu không bị nấm mốc… Anh em nể ông, chăm chú nghe, có người còn ghi chép, song rắc rối quá chẳng ai thực hành.

Một chiều, tan giờ làm việc, anh Hoàng Tùng, Tổng biên tập báo Nhân Dân tự dưng nảy ý, bảo tôi: “Tối nay ta đến thăm ông Của đi”. Nhà ông ở khu tập thể Kim Liên. Con đường chạy qua trước nhà ông thời ấy nay mang tên phố Lương Định Của, nó băng qua đường Phạm Ngọc Thạch để nối liền phố Đặng Văn Ngữ.

Hồi mới được phân căn hộ ở đây, ông vui mừng khoe với bạn bè. “Mình ở tầng trên cùng. Thành ra tận dụng được cái trần, làm nơi tạm chứa sách”. Thời chiến tranh, điện đóm phập phù, đường trong khu tập thể tối mò, tối nhất là các cầu thang. Nhà ông không có điện thọai, không thể báo trước.

Anh Hoàng Tùng theo tôi mò mẫm lên tầng năm. Lương Định Của ra mở cửa, hơi lộ vẻ ngạc nhiên song niềm nở mời vào.

Nơi tiếp khách của ông chỉ có mỗi cái bàn và bốn ghế gỗ rẻ tiền cấp theo tiêu chuẩn. Chiếc đèn bão không đủ sáng. Trên bàn, ngổn ngang vỏ bưởi: nhà nông học đang bóc trái cây mời vợ. Các cháu đều theo trường học nơi sơ tán. Lương Định Của lúng túng gạt tất cả những thứ trên bàn xuống cái chậu, nói với anh Hoàng Tùng: “Ăn bưởi còn tốt hơn ăn cam”. Trong múi bưởi có nhiều chất sắt”.

Tôi nghe nói, chính vì nhà không có điện thoại riêng, một tối cuối tuần ông có triệu chứng nhồi máu cơ tim, không thể gọi xe cấp cứu, khi đưa ông vào bệnh viện Bạch Mai thì đã quá muộn, mặc dù nơi ông ở chỉ cách nhà thương có một quãng đường.”

Theo Dương Đình Tường, báo Nông nghiệp Việt Nam trong bài viết: “GS Lương Định Của đã chết vì hóc xương?”   thì giáo sư Lương Đình Của mất là do nhồi máu cơ tim mà không phải đã chết vì hóc xương hoặc do máy bay rơi như một số lời đồn. Tư liệu ghi theo lời kể của ông Nguyễn Quốc Tuấn và ông Trần Quý Lộc, cán bộ Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm .

Năm 1975, Thủ tướng cử chuyên gia đầu ngành về cây lúa là Lương Định Của sang giúp Cu Ba. Trở về sau chuyến đi, ông tham gia họp Quốc hội khóa thống nhất đầu tiên của đất nước. Những ngày khác ông Tôn Đức Thắng thường chiêu đãi mọi người cơm nhưng hôm đó lại chiêu đãi bánh kẹo. Ông Của chia gói bánh của mình làm đôi, nửa cho ông Nguyễn Hoài Bắc nửa mang về nhà….Tối đó, bà Của làm cơm, có rán nem để chồng nhắm rượu.

Bữa rượu tại nhà đó uống xong ông chẳng may phải cảm, thấy khó thở nên dậy tập khí công. Ba người phụ nữ trong nhà là bà Của và hai cô con dâu đang bụng mang dạ chửa tính gọi xe cấp cứu nhưng ông can: “Rồi cuối cùng sẽ qua thôi”. Từ 8 giờ tối đến 11 giờ tối, tình hình mỗi lúc một trầm trọng. Chiếc com măng ca khi ấy của Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm đang để ở gara của Viện Thú y, lái xe thì chẳng biết ở đâu vì điện thoại không có. Khó thở quá nên ông Của nôn khan. Thức ăn từ thực quản trào vào khí quản. Gần như ông đã tắc thở từ ở nhà. Sau khi giải phẩu tử thi, mổ sọ ra không thấy có gì bất thường, mổ tim ra thấy có cục máu đông bằng hạt tấm ở động mạch.

Nhà nông học Lương Định Của ra đi khi mới 55 tuổi để lại dở dang ước mơ đưa nông dân Việt bắt nhịp cùng nông dân Nhật. … Sáng 28/12/1975, Đài Tiếng nói Việt Nam thông báo trước quốc dân, đồng bào tin nhà khoa học Lương Định Của đã ra đi…

Trước ngày ra đi đột ngột đó, ông đã rất thành công với giống lúa xuân sớm được đặt tên là Nông nghiệp 75-1 chịu được cái rét cắt da, cắt thịt ở miền Bắc và có năng suất cao. Năm 1978, sau đúng ba năm ngày mất của GS Lương Định Của, giống lúa này đã chính thức được công nhận, cấp bằng sáng chế.”

Lương Định Của, chính khách giữa lòng dân. Tôi nhớ lời Giáo sư Trần Văn Giàu nói với TS. Quách Thu Nguyệt trong bài “Những bài học nhỏ từ người thầy lớn” : ” Học sử là để biết và không quên cội nguồn. Người làm sử phải chép lại quá khứ bằng sự thật một cách khách quan, khoa học” . Có nhiều chính khách đi qua đời tôi. Lương Định Của lắng đọng trong tôi một nhân cách, một người thầy lớn.

LuongDinhCua4

Thầy bạn và học trò Lương Định Của

Thầy bạn và học trò của nhà bác học nông dân Lương Định Của là những ai? Giào sư Lương Định Của mất năm 1975 nên đó vẫn còn là một câu hỏi lớn.

Thầy hướng dẫn luận án tiến sĩ của Lương Định Của là Giáo sư Kinhara, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Sinh học Kinhara, Trường Đại học Kyoto. Báo Mainichi Shimbun số ra ngày 26 tháng 5 năm Chiêu Hòa thứ 26 năm 1951 đăng chân dung lớn của nhà khoa học trẻ ba mươi mốt tuổi Lương Định Của là người Việt Nam đầu tiên được cấp bằng bác sĩ nông học của Nhật.

Ai là người ảnh hưởng lớn đến nhà bác học tài năng dấn thân trọn đời mình cho đại nghĩa dân tộc? Trong cuốn hồi ký Luồng gió từ Hà Nội bằng tiếng Nhật của bà Nubuko có in hình giáo sư Lương Định Của và Thủ tướng Phạm Văn Đồng đang lội ruộng xem cây trồng vào lúc chiến tranh đang khốc liệt. và bà nói rằng  ông về nước theo lời gọi của Bác Hồ cùng với các trí thức lớn như Trần Đại Nghĩa, Đặng Văn Ngữ, Trần Hữu Tước… Theo nhà báo Phan Quang: “Khá lâu về sau, khi được Nhà nước ta phong Anh hùng Lao động, Lương Định Của xúc động thì thầm với tôi: “Anh có biết vinh dự lớn nhất của đời tôi là gì không? Ấy là việc ngày tôi được cấp bằng bác sĩ nông học trùng với kỷ niệm ngày sinh Bác Hồ: 19-5-1951. Mười Chín tháng Năm. Một sự trùng hợp vô cùng lý thú, có đúng không?”.

Niềm tin và nghị lực dấn thân đi theo Bác Hồ chắc chắn đó là động lực lớn của vợ chồng nhà bác học tài năng Lương Định Của. Thủ tướng Phạm Văn Đồng, cố Chủ tịch Nước Phạm Hùng rõ ràng là những người bạn lớn của Lương Đình Của đã phát hiện, nâng đỡ, trọng dụng đúng tài năng và tâm huyết của ông.

Tại bài viết “Đu đủ và bưởi”, nhà báo Phan Quang kể chuyện: “Thời gian làm việc tại Viện Cây Lương thực và Cây Thực phẩm, Lương Định Của có hai người bạn thân. Bí thư Huyện ủy Gia Lộc Lê Văn Đởm và Bí thư Huyện ủy Cẩm Giàng Nguyễn Phùng – ông Phùng ít lâu sau được điều chuyển lên tỉnh nhận nhiệm vụ Trưởng Ty Nông nghiệp. Hai ông bí thư – cũng như Lương Định Của, nay đã thành người thiên cổ – đều trưởng thành từ cơ sở lên, đặc nông dân, tiếng mỗi người đứng đầu một huyệt mà nhà vẫn rất nghèo.

Một anh bạn nhà báo có lần nói với tôi: “Quái, ông Của là nhà đại trí thức, mà xem ra chơi thân thật sự với hai tay đặc nông dân. Mà ý chừng ông ấy tâm đắc với tay Phùng Sơn. Viện đóng ở Gia Lộc, tối nào rảnh rỗi, ông Của lại sang Cẩm Giàng uống rượu Phú Lộc cùng Nguyễn Phùng. Ngồi với Lê Văn Đởm chỉ thấy hai ông bàn công việc”. Riêng tôi có hiểu phần nào.

Ông Đởm người cao lớn, đường bệ, đi đứng hơi chậm chạp. Ông Phùng tầm vóc nhỏ hơn, rắn rỏi, da săn, nói năng cởi mở, ham kỹ thuật mới và có điểm khác với ông Đởm là không biết (hoặc biết mà không thích) đánh tổ tôm. Một lần ông Của nói vui: “Mình nghiệm phần lớn những anh nào người quá béo tốt đều lười biếng. Thân thể nặng nề thì làm sao hoạt bát? Xem ông Đởm đấy, xong việc là đánh tổ tôm, tôi đưa cho bao nhiêu sách tối có buồn đọc đâu, chỉ đạo toàn bằng vốn cổ kinh nghiệm. Ông Phùng có vẻ chịu khó mầy mò học hỏi hơn”.

Một lần ăn cơm tối với nhau, Nguyễn Phùng giả vờ cà khịa: “Ông có biết cầm ống tiêm đâu mà gọi là bác sĩ…”. Tôi phụ họa: “Cái ngành nông nghiệp các anh đến là rắc rối. Thời Tây, cùng là kỹ sư như nhau lại phân thành kỹ sư nông nghiệp và kỹ sư nông học. Nay ngành nào người ta cũng gọi thống nhất cử nhân, phó tiến sĩ, tiến sĩ, giáo sư. Riêng anh thì cứ khăng khăng bảo mình là bác sĩ…”.

Lương Định Của không giận. Ông hiểu vì sao chúng tôi đề cập chuyện ấy. Nhà bác học là người không giỏi khoa ngôn từ. Trong nhóm nhỏ thân mật, ông chuyện trò rất hay, những vấn đề kỹ thuật rắc rối nhất cũng được ông giảng giải tường tận, phù hợp với trình độ người đối thoại. Nhưng cũng vấn đề ấy, mời ông lên thuyết trình tại hội nghị, có khi đã chuẩn bị kỹ nhưng trình bày lại không hấp dẫn, không mấy thuyết phục người nghe. Chúng tôi nhiều lần mời ông viết bài cho báo. Ông nhận lời, thì phải chờ nhiều hôm sau mới có bài. Bài ông ngắn gọn, nhìn bản thảo thấy những hàng chữ đều đặn viết bằng bút mực xanh, chữ hơi nghiêng về phía trái, biết là ông đã tự tay chép lại. Bởi vậy, chớ nên dại dột động bút chữa bài ông Của.

Một lần, anh biên tập viên có sửa đổi vài từ, và tiện tay xóa từ bác trong bác sĩ đi, thay vào từ tiến – “gọi chung là tiến sĩ cho nó nhất quán trên mặt báo”, lý lẽ của anh giản đơn như vậy. Lương Định Của hết sức phật ý: “Các anh chẳng hiểu cái gì”. Đó là câu trách móc nặng nề của ông. Lần này ông từ tốn nói: “Bác sĩ là học vị cao nhất bên Nhật Bản. (Ông nhúng ngón tay vào cốc nước, viết hai từ bác sĩ bằng chữ Hán ra bàn ăn).

“Nhà nước người ta phong cho tôi như vậy thì suốt đời tôi giữ nguyên như vậy, không hơn không kém”.

Bà Nubuko kể chuyện tình bạn với nhiều người, trong đó có mẹ con nghệ sĩ Đặng Thái Sơn và rất nhiều người khác. Bà đi du lịch khắp Việt Nam, về quê chồng ở Long Phú, Sóc Trăng, họp đồng hương ở Sài Gòn, về tận nhà người nông dân nghèo ngày xưa bà ở trọ lúc sơ tán.

Tiến sĩ Lê Hưng Quốc, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Giống Cây trồng đã xúc động viết “Lớp sinh viên đại học của chúng tôi khi ấy mới ra trường được tắm mình trong thực tiễn sản xuất, học các thao tác kĩ thuật trực tiếp ở Viện Lúa Tứ Lộc, các HTX nông nghiệp… đó là những trường học của những kĩ sư, kĩ thuật viên nông nghiệp trẻ tuổi. Thế hệ ấy sau này nhiều người đã trưởng thành những nhà khoa học có đóng góp xứng đáng như lớp thế hệ của PGS.TS Anh hùng Lao động Nguyễn Thị Trâm… Nhiều lớp cán bộ nông nghiệp do Giáo sư đào tạo đã trở thành những cán bộ đầu đàn trong nhiều lĩnh vực khoa học nông nghiệp. Giáo sư có nhiều thế hệ hoc trò xuất sắc.”

GSTS. Anh hùng Lao động Nguyễn Văn Luật trong bài Thầy Lương Định Của và tính tình Người Nam Bộ đã ca ngợi thầy Của và Người Nam Bộ: “Cách đây 3-4 thập kỷ, hồi ở miền Bắc, thầy Của ở miền Bắc lai tạo được nhiều giống lúa mới được nông dân ưa chuộng như Nông nghiệp 1, Chiêm trăng, Đoàn kết … Gần đây, tỉnh Sóc Trăng quê hương của thầy Của lại sản sinh những con người chọn tạo ra nhiều giống lúa rất ấn tượng, mặc dầu chưa bao giờ được gặp, được thọ giáo tiền bối Lương Định Của. Đấy là nhóm chọn tạo giống lúa do KS Hồ Quang Cua đứng đầu. Đến nay nhóm này đã chọn tạo tới 22 giống ST, trong đó có nhiều giống như ST3, ST5 .. khá phổ biến, những giống ST đỏ từ lai tạo giữa giống gạo đỏ địa phương với giống năng suất cao rồi chọn ra dòng gạo đỏ vừa năng suất cao, vừa có mùi thơm lá dứa.

Chân thành và khẳng khái trong cuộc sống, sáng tạo trong lao động chân tay và trí óc, nhân ái trong giao tiếp, độ lượng trong ứng xử xã hội, dũng cảm trong chống ngoại xâm, hòa nhập với cộng đồng và thân thiện với cây cỏ sông nước là những phẩm chất rất quý của con người Nam Bộ cả xưa và nay.”

Ông bà Của, cổ tích giữa đời thường

Cách đây mấy hôm, anh Lương Hồng Việt vừa cùng với vợ chồng thầy Trần Như Nguyện và Trần Thị Nữ Thanh ghé lên thăm chúng tôi ở Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc ở Trảng Bom, Đồng Nai. Anh Việt ghé nhà anh chị Đào Đức Miên và anh chị Trần Quang Khuông những công nhân, kỹ sư “quân” bác Của thời Tứ Lộc, Hải Dương. Chúng tôi cùng ăn cháo gà và kể chuyện những ngày gian khổ. Câu chuyện rôm rã lại quay trở về chuyện ông bà Của, cổ tích giữa đời thường.

Ai cũng nói thời ấy cực mà vui. Vợ chồng ông bà Của chịu đựng khổ cực giỏi và thực sự gầy dựng được một lớp kỹ sư thực hành vừa tâm huyết vừa tài năng thực sự có ích cho xã hội.

Ví như kỹ sư Trần Minh Chánh học trò bác Của, nguyên Trưởng trại Giống lúa Ma Lâm Bình Thuận (Thuận Hải cũ), từ năm 1981 đến năm 2004, đã nghiên cứu lai tạo, tuyển chọn được trên 35 giống lúa như TH5, TH6, ML24, ML48, ML49… Trong đó có nhiều giống được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống quốc gia như TH6, TH28, ML4, ML202 hoặc công nhận giống sản xuất thử như: TH41, ML29, ML48, ML107, ML214, suốt miền Trung ai cũng ngợi khen.

Ví như kỹ sư Nguyễn Văn Loãn quân bác Của cán bộ Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long tác giả chính của các giống lúa chủ lực và triển vọng của Nam Bộ giai đoạn 2004-2010 như OMCS 2000, OM 3536 (OMCS 21), OM 2517.

Ví như kỹ sư Phan Hùng Diêu, anh hùng lao động, v.v… và biết bao gương khác. Ông bà Của sống phúc hậu gắn bó máu thịt với những lớp người đó, cùng chia sẽ khó khăn gian khổ và ông bà Của là tấm gương mẫu mực đời thường.

Nhà báo Phạm Vũ trong bài Người vợ Nhật của Lương Định Của đã viết: Bà Nobuko bảo câu ngạn ngữ Nhật Bản mà bà thích nhất là “Ngày mai sẽ thổi cơn gió riêng của nó”, tương ứng với câu “Sau cơn mưa trời lại sáng” của Việt Nam. Lạc quan vậy nên bà cứ cười hoài khi xua tay giải thích: “Mọi người bảo Nhật Bản là một nước phát triển, giàu có, còn Việt Nam thì nghèo, thời tôi đến lại còn có chiến tranh, sợ tôi vất vả. Nhưng mà không phải vậy đâu. Tôi có vất vả mấy cũng không bằng người nông dân Việt Nam, sáng sớm đã phải ra đồng, ngâm chân xuống bùn lạnh buốt, ăn uống thì cực khổ. Người Việt Nam lại luôn giúp đỡ tôi. Bên cạnh tôi còn có anh Của, có các con”.

Câu chuyện của bà tràn ngập hình ảnh về ông Lương Định Của, thật khác với những gì người ta thường hình dung về ông giáo sư, viện trưởng đạo mạo, tác giả của những giống lúa năng suất cao, cây ăn trái nổi tiếng. “Anh Của” của bà dí dỏm, dễ gần, luôn đắm trong tình yêu với khoa học và lý tưởng về một xã hội chỉ có những điều tốt đẹp. Người Nhật trọng lễ nghi, phép tắc, đôi khi quá lịch sự mà trở thành xã giao, vậy nhưng chàng thanh niên Lương Định Của lại đến gặp cô gái làm việc trong phòng thí nghiệm trường mình rồi đưa ra một gói giấy: “Xin nhờ chị Nobuko may giúp tôi một cái áo sơmi”. Lần đầu tiên được Nobuko đưa đến nhà mình để nhờ mua giúp lương thực đang rất khan hiếm trong thời điểm chiến tranh, “anh Của” đã ngọt ngào gọi “Cha ơi! Mẹ ơi!” trước sự ngỡ ngàng của cha mẹ Nobuko. Bà Nobuko hôm nay cười thật tươi: “Sau này đến Việt Nam, tôi mới biết người miền Nam có tập quán xưng hô thân mật như thế. Nghe anh gọi “mẹ”, mẹ tôi thích lắm, và vì thế mà sau đó ít lâu bà đồng ý gả con gái cho anh sinh viên ấy. Bà còn tự tay đi chợ, nấu ăn cho đám cưới”.

Những ngày mùa thu 1945, ngoài niềm vui vì hạnh phúc riêng tư, ông Lương Định Của còn một niềm vui khác khiến ông như muốn bay lên, đôi mắt sáng loáng lên khi nói với vợ: “Em Nobuko ơi, Việt Nam đã được độc lập rồi. Việt Nam không còn là thuộc địa nữa. Từ nay trở đi, anh là người của nước Việt Nam độc lập, em ạ”. Từ ngày ấy, cơn gió thổi từ Hà Nội đã len vào tổ ấm nhỏ của đôi vợ chồng trẻ, theo họ từ Fukuoka đến Kyoto, Tokyo, từ lúc Lương Định Của còn là sinh viên cho đến khi nhận được danh hiệu bác sĩ nông học danh giá, tạo ra được giống lúa mới hột to, từ khi Nobuko là một cô gái trẻ cho đến lúc cô đã là một bà mẹ với hai con trai nhỏ.

Ông Lương Định Của đã say sưa nói với vợ về tương lai mới của đất nước, về xã hội tốt đẹp, tất cả vì nhân dân mà Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đang tạo lập. Ông từ chối các cơ hội đi làm nghiên cứu sinh ở Mỹ, làm việc cho Viện Nghiên cứu lúa gạo thế giới (IRRI) để tìm cách về nước tham gia kháng chiến. Sau nhiều nỗ lực móc nối, chờ đợi, xoay đường này cách khác, năm 1952 ông đã đưa cả gia đình về Sài Gòn, và đến năm 1954 cả nhà lại cùng lên một chuyến tàu tập kết ra Bắc.

Từ đấy, bà Nobuko đã biết đến nỗi cực khổ của người nông dân Việt Nam khi cùng ông Lương Định Của ra khỏi phòng thí nghiệm bước xuống ruộng làm khoa học thực nghiệm, nuôi con gà, con lợn trong sân nhà; biết đến tem phiếu, xếp hàng, thiếu trước hụt sau khi phải chăm sóc đàn con; biết đến hầm trú ẩn, bom đạn rơi sát bên mình trong những năm tháng ở lại Hà Nội để dịch và đọc những bản tin tiếng Nhật tại Đài Tiếng nói Việt Nam. Bà đã thay mặt đài viết từng lá thư tay trả lời thính giả Nhật, cảm ơn những lời động viên trong cuộc chiến tranh tàn khốc, giới thiệu những món ăn, những điểm du lịch Việt Nam… Tình yêu nước của chồng, những “cơn gió thổi từ Hà Nội” đã thấm vào bà từ bao giờ. Bà Nobuko lặp lại: “Tôi sống ở Việt Nam  rất dễ chịu. Thời tiết dễ chịu, thức ăn dễ chịu, con người cũng dễ chịu, và cả cách ăn mặc nữa. Tôi rất thích áo dài, vừa nhẹ nhàng, vừa đẹp, lịch lãm, lại vừa dễ mặc”.

LuongDinhCua


Tấm ảnh bà mặc áo dài đứng cạnh chồng chụp mấy mươi năm trước, dịu dàng, nền nã không khác gì một phụ nữ Việt Nam. Cầm tấm ảnh, bà lặng đi: “Chỉ tiếc anh Của mất sớm quá, mới 55 tuổi”. Đất nước vừa thống nhất, ông Lương Định Của đã hai lần vào Nam khảo sát để chuẩn bị xây dựng Trung tâm Nông nghiệp miền Nam. Rồi ông bác sĩ nông học hăng say tính chuyện trở về quê hương sinh sống, háo hức vì sắp được phát huy khả năng của mình trên những đồng ruộng mênh mông, màu mỡ của đồng bằng sông Cửu Long. Tháng 12-1975, ông tham dự kỳ họp thứ hai của Quốc hội khóa V, dự định kết thúc thì chuyển vào miền Nam nhận công tác. Chỉ còn hai ngày nữa lên đường, bỗng một đêm ông lên cơn nhồi máu cơ tim.

Hôm ấy là ngày 28-12-1975.

Hồi ký của bà Nobuko viết: “Tôi luôn tin tưởng là tôi hiểu biết về anh Của nhiều nhất, nhưng chứng kiến cảnh tang lễ, niềm tin này bắt đầu lung lay. Nhiều đoàn cán bộ cao cấp, nhiều cơ quan đoàn thể, đại biểu địa phương, những đoàn dài học sinh, sinh viên, hàng trăm người nông dân đứng xếp hàng trước cổng Bộ Nông Lâm nghiệp… Tôi mới hiểu anh với tư cách một người chồng, người cha, chứ chưa hiểu hết những đánh giá về mặt xã hội”.

Đúng là mỗi ngày lại có một cơn gió mới. Với những phát hiện mới về người chồng quá cố, bà Nobuko cùng các con quyết định chuyển vào thành phố Hồ Chí Minh để được sống trên quê hương ông Lương Định Của, tiếp tục làm việc ở Sở Ngoại vụ, tiếp tục cùng Việt Nam vượt qua những thời kỳ từ khó khăn đến đổi mới về kinh tế, đường lối chính sách.

Trong năm người con của bà, có tới ba người theo cha vào ngành nông nghiệp. Trong đó, từng tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh, phục vụ mười năm trong quân đội rồi lại tiếp tục theo nông nghiệp, người con trai cả Lương Hồng Việt bây giờ đã nghỉ hưu, luôn sát vai cùng mẹ Nobuko trên những nẻo đường: về quê cha ở Sóc Trăng lo phần mộ tổ tiên, về Hà Nội mỗi năm để trao Giải thưởng Lương Định Của cho những thanh niên nông thôn xuất sắc, về quê mẹ Nhật Bản để bà vơi nỗi nhớ hoa anh đào…

Nhắc về ông Lương Định Của, bà Nobuko bảo: “Ai cũng nói nếu chúng tôi vẫn cứ ở Nhật Bản thì sẽ giàu có lắm, sự nghiệp của anh cũng rực rỡ hơn về khoa học. Nhưng vật chất không làm nên hạnh phúc. Ở lại Nhật Bản thì anh Của sẽ không thể vui được đâu, vì những “cơn gió thổi từ Hà Nội”. Tôi đến đây, được làm vợ anh 30 năm, hợp nhau tới từng lời nói, như vậy là tôi được ở nấc thang trên cùng của hạnh phúc rồi”. Ông Việt cười tiếp lời: “Nhìn vào câu chuyện cuộc đời của ông bà, lớp con như chúng tôi thì thấy như huyền thoại, đám cháu thì bảo như cổ tích, không thể có được. Cả nhà bảo nhau phấn đấu theo ông bà thôi”.

Nhà báo Nguyễn Thị Ngọc Hải trong bài Nobuko Nakamura  & Luồng gió từ Hà Nội đã viết: “Một sự trùng hợp hay hay: ngôi nhà của gia đình giáo sư Lương Định Của ở TP.HCM nằm ngay trên con đường có ngôi trường mang tên ông. Ông mất đã lâu, năm 1975, lúc mới 55 tuổi, còn rất nhiều khả năng cống hiến và chưa được hưởng không khí hoà bình bao lâu.

Bây giờ, trên con đường này, vợ ông – bà Nubuko Nakanura, trên 90 tuổi, vẫn ngày ngày được con trai đưa mẹ tập đi bộ giữa đường phố náo nhiệt. Khách qua đường mấy ai biết đó chính là người vợ Nhật Bản đã cùng chia sẻ cuộc đời lao động sáng tạo của một vị giáo sư – anh hùng lao động danh tiếng, đã rời bỏ quê hương cùng chồng trải qua cuộc chiến tranh gian khổ của Việt Nam. …

Bà đưa ra một cuốn sách viết bằng tiếng Nhật, do một nhà xuất bản ở Nhật ấn hành năm 2000. “Đây là cuốn hồi ký của bà, tên sách là Luồng gió từ Hà Nội, gây tiếng vang lớn ở Nhật nhưng tiếc là chưa ai dịch ra tiếng Việt để người Việt Nam có thể đọc và thấy rõ thêm một anh hùng của dân tộc mình, một trí thức lớn lăn lộn trên ruộng đồng, dưới bom đạn để tạo ra các giống lúa mới giúp hậu phương miền Bắc đạt kỷ lục 5 tấn lúa/ha, góp phần đảm bảo lương thực cho cuộc chiến tranh.

“Tính tình chúng tôi khác nhau nhưng lòng tin là một. Tin cậy lẫn nhau, gian khổ cùng vượt, đồng cam cộng khổ”. Bà thêm: “Chỉ cần nói ngắn, nói ít như vậy thôi”.

Hiện nay, nhiều mái trường Việt Nam mang tên Lương Định Của. Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã lập giải thưởng mang tên Lương Định Của hàng năm xét trao cho 100 gương mặt tiêu biểu đại diện cho 13 triệu thanh niên nông thôn có thành tích xuất sắc trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ, xây dựng nông thôn mới. Đó là những “ông chủ mới” năng động dám nghĩ dám làm trong phong trào thanh niên nông thôn thực hiện bốn mới (kĩ thuật mới, ngành nghề mới, thị trường mới, mô hình mới).

Quận Đống Đa thủ đô Hà Nội có một đường phố mang tên Ông. Tại ngã ba Phạm Ngọc Thạch -Lương Định Của có một dãy ki-ốt kinh doanh hoa tươi bốn mùa rực rỡ sắc màu tỏa hương thơm ngát như luôn tưởng nhớ tới Lương Định Của, một nhà nông học xuất sắc, người đi đầu trong lĩnh vực cải tạo giống cây trồng của Việt Nam .

LuaSieuxanhSocTrang

Rằm xuân thăm thầy Lương Định Của, chúng tôi bồi hồi nghĩ về con đường lúa gạo Việt Nam từ vùng lúa Trường Khánh Đại Ngãi Sóc Trăng tỏa rộng nhiều vùng đất nước. Gạo thơm Sóc Trăng, gạo ngon OM Lúa Giống, gạo lúa siêu xanh Phú Yên, Đại học Cần Thơ, Lộc Trời An Giang, Bình Định Quảng Ngãi Quảng Nam, Gia Lai, Huế, Hà Nội, Thái Bình… gắn với tâm huyết của nhiều thế hệ khoa học xanh đang thầm lặng dâng hiến cho năng suất và chất lượng của hạt ngọc Việt Nam. Con đường lúa gạo Việt có công mở đường của nhà bác học nông dân Lương Định Cửa và tấm lòng nhân hậu của người vợ Nhật đối với quê hương chồng, tình nghĩa biết bao! Chúng ta đang đi trên con đường đó, lớp này tiếp lớp khác, theo con đường khai sáng của người Thầy biết dấn thân, biết hiến dâng đời mình cho đại nghĩa dân tộc, vì tương lai đất nước và xã hội tốt đẹp hơn.

Câu chuyện vinh danh hạt ngọc Việt, hạt gạo làng ta, hạt vàng Việt Nam có Lương Định Của con đường lúa gạo. Đó là câu chuyện dài về con đường lúa gạo Việt Nam. Dạy và học không chỉ trao truyền kiến thức mà thắp lên ngọn lửa! Chừng nào mỗi chúng ta chưa ứa nước mắt thấm hiểu sự nhọc nhằn của người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt gạo. Chừng nào những giá trị lao động khoa học cao quý, liên tục, âm thầm chưa mang lại đủ niềm vui cho bữa ăn của người dân nghèo. Chừng đó chúng ta sẽ còn phải dạy và học cây lương thực. Cái gốc của sự học là học làm người.

Hoàng Kim
(Sóc Trăng Lương Định Của, là bài viết trong đêm rằm Nguyên Tiêu năm 2011, Sự đọc lại và hoàn thiện vào ngày 28 12 2022 cùng bài viết Chuyện ngậm ngãi tìm trầm)

TS. Hoàng Kim
Nguyên giảng viên chính Cây Lương thực
Bộ môn Cây Lương thực Rau Hoa Quả, Khoa Nông học,
Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh
(ảnh: Châu Mỹ chuyện không quên)

(*) Bài đọc lúc nửa đêm:
‘Cơn gió thổi từ Hà Nội’ đã ngừng thổi

Kiều Mai Sơn , Thanh Niên online 00:01 – 14/05/2022
Ngày 10.5.2022, cụ Nakamura Nobuko, phu nhân của Anh hùng lao động – Bác sĩ nông học (giáo sư nông nghiệp) Lương Định Của (1920-1975) qua đời tại TP.HCM, thọ 101 tuổi.

Tên tuổi của GS Lương Định Của được gắn liền với những thành tựu to lớn trên lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam. Ông được biết đến như một nhà bác học, một trí thức lăn lộn trên đồng ruộng để tạo ra các giống lúa mới giúp hậu phương miền Bắc đạt kỷ lục 5 tấn thóc trên một héc ta, góp phần đảm bảo lương thực cho cuộc chiến đấu giành độc lập tự do của dân tộc ta đi đến thắng lợi. Ông đã được Đảng và Chính phủ phong tặng danh hiệu cao quý Anh hùng lao động (năm 1967) và Giải thưởng Hồ Chí Minh (năm 1996).

'Cơn gió thổi từ Hà Nội' đã ngừng thổi  - ảnh 1
ảnh Kiều Mai Sơn, báo Thanh Niên

Đằng sau những đóng góp to lớn của GS Lương Định Của là sự hy sinh thầm lặng và tình yêu mãnh liệt của vợ ông – bà Nakamura Nobuko – một người phụ nữ Nhật Bản.

Hoài bão tuổi trẻ

Ký ức về tình yêu trong sáng tuyệt đẹp của ông bà, tuổi trẻ và những năm tháng sống và học tập trên đất Nhật cũng như quyết định trở về Việt Nam để cống hiến quãng đời còn lại với những thành tựu xuất sắc mà ông đã đạt được trên lĩnh vực nông nghiệp của GS Lương Định Của đã được bà hồi tưởng lại trong cuốn hồi ký Cơn gió thổi từ Hà Nội.

Ký túc xá nơi ông Của học bị quân Đồng Minh ném bom cháy hết và mất toàn bộ đồ đạc của ông. Khi gặp người bạn gái của nước Nhật Bản, ông bày tỏ:

– Anh mừng quá vì em Nobuko vẫn an toàn. Em có hiểu không, anh yêu thương em đến mức nào!

Bà nhớ lại đôi mắt ông đăm đắm nhìn mình: “đôi mắt nghiêm đến mức sợ hãi”. Câu nói đó khiến cô Nobuko suy nghĩ: “Giả sử như anh ấy không phải là người nước ngoài…”. Báo chí có đưa tin những chuyện bi kịch về kết hôn quốc tế, nên có người khuyên bảo phòng xa rằng cô không nên quá thân mật với anh sinh viên Lương Định Của người Việt Nam kia.

Anh kể cho cô nghe về thời sinh viên của mình. Trước khi sang Nhật, anh từng học đại học ở Hồng Kông, học kinh tế học ở Đại học ST. John’s thuộc Mỹ ở Thượng Hải, năm học thứ 2, ngôn ngữ giảng dạy của giáo viên thay đổi từ tiếng Anh sang tiếng Trung Quốc nên Lương Định Của mạnh dạn sang Nhật Bản.

Nobuko thắc mắc:

– Trước đây anh học y học và kinh tế mà tại sao sang Nhật Bản lại học nông học?

'Cơn gió thổi từ Hà Nội' đã ngừng thổi  - ảnh 2

Lương Định Của giải thích:

– Ban đầu anh cũng học chuyên khoa y học. Vì nước anh thì thu nhập của bác sĩ, dược sĩ rất cao. Nhưng anh biết được là ở Nhật tiên tiến nhất là ngành nông nghiệp. Có người khuyên bảo vì nước anh là một nước nông nghiệp lạc hậu, nên anh phải học nông nghiệp để cống hiến cho nước mình. Người ta còn khuyến khích rằng nếu tốt nghiệp khoa Nông học ở đại học Nhật Bản thì không kém gì kỹ sư nông nghiệp trên thế giới.

– Tốt nghiệp đại học về nước thì anh định làm gì ạ? Nobuko hỏi.

– Anh không thích làm việc cho Chính phủ Pháp đâu – Lương Định Của chia sẻ suy nghĩ của mình với bạn gái – Anh sẽ mua một chút đất đai vừa để nghiên cứu về việc cải thiện giống cho lúa, hoa quả và rau, vừa sản xuất, nuôi lợn, gà… Tức là anh muốn sống một cách tự do không bị ai ràng buộc.

Đám cưới sinh viên

Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng quân Đồng Minh. Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc.

Hai chị gái đã lấy chồng. Lúc này Nobuko bắt đầu nghĩ nghiêm túc tương lai. Lương Định Của hẹn sẽ đến nhà thưa chuyện nghiêm túc với bố mẹ cô. Bà kể lại trong hồi ký:

“Ngày chủ nhật tới, anh Của đến nhà tôi như đã hứa. Sau một lúc nói chuyện anh mỉm cười và nói với vẻ không rụt rè, ngượng nghịu gì:

– Hôm nay, con đến để thưa với hai bác một việc. Con xin hai bác cho phép con được lấy con gái của hai bác, có được không ạ?

Mẹ bình tĩnh vì có lẽ dự đoán trước về chuyện này. Mẹ nói:

– Tôi rất hiểu nguyện vọng của anh, nên tôi không có ý kiến gì nếu hai con đồng ý với nhau. Nhưng có một điều muốn hỏi là, anh không bàn với ai trong gia đình anh về việc riêng này mà cứ quyết định một mình cũng được hay sao?

Anh suy nghĩ một chút rồi nói:

– Con cũng đã nghĩ kỹ nhưng không có cách nào khác. Trong tình hình hiện nay, không biết bao giờ gửi thư cho gia đình được. Bố mẹ con đã mất sớm. Nếu bàn với ai trong gia đình cũng chỉ có ba người em. Con là anh cả, con sẵn sàng chịu trách nhiệm đối với hành động của mình, hai bác ạ.

Mẹ tôi tỏ vẻ hài lòng với câu trả lời của anh:

– Thế anh bao giờ cử hành đám cưới?

– Con hãy còn là sinh viên, nên chưa có tiền. Con nghĩ không cần phải cưới, miễn là hai người hạnh phúc là được.

Mẹ của Nobuko nói dứt khoát một cách hiếm thấy:

– Không thể như thế được anh ạ. Nếu như anh là người Nhật Bản thì chỉ có đăng ký vào hộ tịch cũng đã chính thức kết hôn với nhau. Nhưng trong trường hợp hai con, cho đến nay không có cách nào khác ngoài niềm tin ở anh.

Bà còn giải thích thêm:

– Ở Nhật Bản, nếu người vợ không vào hộ tịch của người chồng thì coi như không kết hôn chính thức, cho nên trong trường hợp hai con người ta sẽ bình luận cái này cái kia cũng đành chấp nhận. Hai bác yêu cầu hai con phải cử hành đám cưới dù là đơn giản đến đâu. Nếu chưa có tiền thì bác sẽ chịu chi phí cho.

Anh Của suy nghĩ kỹ một lát rồi nói:

– Vậy thì nhờ bố mẹ giúp cho. Khi con có tiền sẽ trả lại gấp hai ba lần.

– Anh không phải lo. Vậy thì bao giờ cử hành đám cưới?

– Con nghĩ sớm thì tốt hơn. Chẳng hạn như đến ngày chủ nhật thứ nhất tháng sau.

– Ủa, sớm như vậy à…

– Riêng con thì con không chuẩn bị trước gì cả, nên làm sớm hơn cũng được, mẹ ạ.

Độ một tháng sau, vào ngày chủ nhật thứ nhất tháng 12, lễ thành hôn của hai người được tổ chức rất đơn giản. Khách mời khoảng 10 người. Hôm đó, cô dâu Nobuko cài một chiếc nơ nhỏ lên đầu, tóc để bình thường, mặc áo kimono lễ phục màu nho có vằn ở gấu áo và khoác áo lễ phục màu hồng. Còn chú rể Lương Định Của mặc áo khoác màu xám, đội mũ phớt đậm một chút, thắt carvát lịch sự, mặc bộ quần áo com lê. Dáng người điềm đạm, tóc vừa cắt làm lộ gương mặt khôi ngô tuấn tú.

Bác trai duy nhất của Nobuko nói thì thầm với mẹ cô:

– Tôi hết sức quan tâm chú rể là người như thế nào vì nghe nói là sinh viên từ An Nam, thì trông thấy đẹp trai lắm.

Cô gái Nhật Bản theo tiếng gọi tình yêu làm con dâu Việt Nam. Hồi ký Cơn gió thổi từ Hà Nội của bà Nakamura Nobuko giúp thế hệ sau hiểu thêm cuộc đời của một trí thức lớn của Việt Nam: GS Lương Định của. Giờ đây, cơn gió Nakamura Nobuko đã ngừng thổi.

Cụ bà Nakamura Nobuko sinh năm 1922 tại Nhật Bản, nguyên là phát thanh viên tiếng Nhật tại Đài Tiếng nói Việt Nam, từ trần hồi 21 giờ 45 ngày 10.5.2022 (tức ngày 10 tháng 4 năm Nhâm Dần) hưởng thọ 101 tuổi.

Linh cữu quàn tại 84/2 Nguyễn Đình Chiểu, P.Đa Kao, Q.1, TP.HCM. Lễ viếng từ ngày 12.5.2022. Lễ động quan lúc 8 giờ ngày 14.5.2022. Hỏa táng tại Trung tâm hỏa táng Bình Hưng Hòa.

Lương Định Của giải thích:

– Ban đầu anh cũng học chuyên khoa y học. Vì nước anh thì thu nhập của bác sĩ, dược sĩ rất cao. Nhưng anh biết được là ở Nhật tiên tiến nhất là ngành nông nghiệp. Có người khuyên bảo vì nước anh là một nước nông nghiệp lạc hậu, nên anh phải học nông nghiệp để cống hiến cho nước mình. Người ta còn khuyến khích rằng nếu tốt nghiệp khoa Nông học ở đại học Nhật Bản thì không kém gì kỹ sư nông nghiệp trên thế giới.

– Tốt nghiệp đại học về nước thì anh định làm gì ạ? Nobuko hỏi.

– Anh không thích làm việc cho Chính phủ Pháp đâu – Lương Định Của chia sẻ suy nghĩ của mình với bạn gái – Anh sẽ mua một chút đất đai vừa để nghiên cứu về việc cải thiện giống cho lúa, hoa quả và rau, vừa sản xuất, nuôi lợn, gà… Tức là anh muốn sống một cách tự do không bị ai ràng buộc.

Đám cưới sinh viên

Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng quân Đồng Minh. Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc.

Hai chị gái đã lấy chồng. Lúc này Nobuko bắt đầu nghĩ nghiêm túc tương lai. Lương Định Của hẹn sẽ đến nhà thưa chuyện nghiêm túc với bố mẹ cô. Bà kể lại trong hồi ký:

“Ngày chủ nhật tới, anh Của đến nhà tôi như đã hứa. Sau một lúc nói chuyện anh mỉm cười và nói với vẻ không rụt rè, ngượng nghịu gì:

– Hôm nay, con đến để thưa với hai bác một việc. Con xin hai bác cho phép con được lấy con gái của hai bác, có được không ạ?

Mẹ bình tĩnh vì có lẽ dự đoán trước về chuyện này. Mẹ nói:

– Tôi rất hiểu nguyện vọng của anh, nên tôi không có ý kiến gì nếu hai con đồng ý với nhau. Nhưng có một điều muốn hỏi là, anh không bàn với ai trong gia đình anh về việc riêng này mà cứ quyết định một mình cũng được hay sao?

Anh suy nghĩ một chút rồi nói:

– Con cũng đã nghĩ kỹ nhưng không có cách nào khác. Trong tình hình hiện nay, không biết bao giờ gửi thư cho gia đình được. Bố mẹ con đã mất sớm. Nếu bàn với ai trong gia đình cũng chỉ có ba người em. Con là anh cả, con sẵn sàng chịu trách nhiệm đối với hành động của mình, hai bác ạ.

Mẹ tôi tỏ vẻ hài lòng với câu trả lời của anh:

– Thế anh bao giờ cử hành đám cưới?

– Con hãy còn là sinh viên, nên chưa có tiền. Con nghĩ không cần phải cưới, miễn là hai người hạnh phúc là được.

Mẹ của Nobuko nói dứt khoát một cách hiếm thấy:

– Không thể như thế được anh ạ. Nếu như anh là người Nhật Bản thì chỉ có đăng ký vào hộ tịch cũng đã chính thức kết hôn với nhau. Nhưng trong trường hợp hai con, cho đến nay không có cách nào khác ngoài niềm tin ở anh.

Bà còn giải thích thêm:

– Ở Nhật Bản, nếu người vợ không vào hộ tịch của người chồng thì coi như không kết hôn chính thức, cho nên trong trường hợp hai con người ta sẽ bình luận cái này cái kia cũng đành chấp nhận. Hai bác yêu cầu hai con phải cử hành đám cưới dù là đơn giản đến đâu. Nếu chưa có tiền thì bác sẽ chịu chi phí cho.

Anh Của suy nghĩ kỹ một lát rồi nói:

– Vậy thì nhờ bố mẹ giúp cho. Khi con có tiền sẽ trả lại gấp hai ba lần.

– Anh không phải lo. Vậy thì bao giờ cử hành đám cưới?

– Con nghĩ sớm thì tốt hơn. Chẳng hạn như đến ngày chủ nhật thứ nhất tháng sau.

– Ủa, sớm như vậy à…

– Riêng con thì con không chuẩn bị trước gì cả, nên làm sớm hơn cũng được, mẹ ạ.

Độ một tháng sau, vào ngày chủ nhật thứ nhất tháng 12, lễ thành hôn của hai người được tổ chức rất đơn giản. Khách mời khoảng 10 người. Hôm đó, cô dâu Nobuko cài một chiếc nơ nhỏ lên đầu, tóc để bình thường, mặc áo kimono lễ phục màu nho có vằn ở gấu áo và khoác áo lễ phục màu hồng. Còn chú rể Lương Định Của mặc áo khoác màu xám, đội mũ phớt đậm một chút, thắt carvát lịch sự, mặc bộ quần áo com lê. Dáng người điềm đạm, tóc vừa cắt làm lộ gương mặt khôi ngô tuấn tú.

Bác trai duy nhất của Nobuko nói thì thầm với mẹ cô:

– Tôi hết sức quan tâm chú rể là người như thế nào vì nghe nói là sinh viên từ An Nam, thì trông thấy đẹp trai lắm.

Cô gái Nhật Bản theo tiếng gọi tình yêu làm con dâu Việt Nam. Hồi ký Cơn gió thổi từ Hà Nội của bà Nakamura Nobuko giúp thế hệ sau hiểu thêm cuộc đời của một trí thức lớn của Việt Nam: GS Lương Định của. Giờ đây, cơn gió Nakamura Nobuko đã ngừng thổi.

Cụ bà Nakamura Nobuko sinh năm 1922 tại Nhật Bản, nguyên là phát thanh viên tiếng Nhật tại Đài Tiếng nói Việt Nam, từ trần hồi 21 giờ 45 ngày 10.5.2022 (tức ngày 10 tháng 4 năm Nhâm Dần) hưởng thọ 101 tuổi.

Linh cữu quàn tại 84/2 Nguyễn Đình Chiểu, P.Đa Kao, Q.1, TP.HCM. Lễ viếng từ ngày 12.5.2022. Lễ động quan lúc 8 giờ ngày 14.5.2022. Hỏa táng tại Trung tâm hỏa táng Bình Hưng Hòa.

CHUYỆN NGẬM NGÃI TÌM TRẦM

Chúng tôi ngậm ngãi tìm trầm, noi theo dấu chận của Người mà tôi rất mực tin tưởng và kính trọng. Trăng rằm đêm ấy tôi chứng kiến hai chuyện lạ; 1) Ruộng lúa Đại Ngãi, Trường Khánh xanh ngát dưới ánh trăng; 7g30 tối mà sáng rõ như ban ngày (mời đọc chi tiết tại Sóc Trăng Lương Định Của: “Chuẩn bị xong những việc sau cùng để ngày mai cấy các bộ giống lúa mới, chúng tôi lên đường về thăm quê hương thầy Lương Định Của khi trời đã xế chiều. Chúng tôi đến thăm cụ Sáu, em gái Thầy Lương Định Của và thắp hương tại khu mộ gia đình Thầy khi trăng rằm tháng giêng lồng lộng đang lên. Ruộng lúa Đại Ngãi, Trường Khánh xanh ngát dưới ánh trăng) ; 2) Chuyện bây giờ mới kể, Tôi kể câu chuyện thứ nhất, đã trên mười năm. Còn chuyện thứ hai này đến hôm nay mới kể, có nhiều nhân chứng trong cuộc nay còn đó, với việc anh Bùi Bá Bổng, anh Hồ Quang Cua, anh Nguyễn An Tiêm và mọi người đã “năn nỉ mời tôi quay trở lại Sóc Trăng” (lời của anh Bùi Bá Bổng). Tôi thật sự xúc động và không thể đành lòng về, nên dẫu đường xa, tôi vẫn quay xe trở lại. Và tất cả trái cây vú sữa trong bàn tiệc của lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng mời cơm đoàn chuyên gia Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hôm trăng rằm ấy, cuối cùng được dồn trút hết cho người tới muộn là tôi để ‘Anh mang về nhà làm quà Sóc Trăng cho người thân’ .Giỏ trái cây vú sữa này giống hệt như chuyện Tháp Canh và Tỉnh thức mà chị Thương Nga Tran đã mến gửi hôm nay. Âu cũng là duyên may. Ai nói lộc trầm hương của A Na bà chúa Ngọc là không có thật? .


Khi chia sẻ cảm nhận này với anh Nguyễn Hồng Quang về câu chuyện “Đây con sông Hậu” của bạn quý Chiêm Lưu Huy. Tôi đã kể cụ Nguyễn Khải thầy văn Việt lúc sinh thời đã có chiêm nghiệm rằng: “Trong gần bảy chục năm sống, tôi không phàn nàn bất cứ đoạn đời nào, những năm tháng nào. Có cái trước thì mới có cái sau, có cái này mới có cái kia. Tôi quan niệm khiếm khuyết là điềm lành, không có gì phải lo nhiều; hoàn toàn là điềm dữ, không chuẩn bị trước thì tai họa có ngày. Mươi năm trở lại đây tôi đã có ý thức điều chỉnh lại cách sống của mình, cố gắng sống thật tử tế, thật đàng hoàng. Bớt đi được một nửa những cái chưa tử tế cũng là tốt rồi. Tôi tự đánh giá là một cây bút nhẫn nại trong cái nghề của mình, chứ không phải là một cây bút tài hoa, có tài bẩm sinh. Nếu không có cuộc Cách mạng Tháng Tám và hai cuộc kháng chiến thì tôi chỉ là một kẻ vô danh, chứ không thể làm được gì nên chuyện. Cho nên chế độ chính trị hiện nay dẫu có bao nhiêu thiếu sót, có bao nhiêu chuyện đáng buồn, đáng giận, tôi vẫn gắn bó máu thịt với hôm nay. Những cái làm được là kỳ tích của dân tộc, chuộc lại những lỗi lầm trong quá khứ, (Đi tìm cái tôi đã mất ) đưa nước Việt Nam, người Việt Nam sang thế kỷ 21″. ““Tôi viết vậy thì tôi tồn tại! Viết văn không chỉ do nhu cầu kiếm sống, viết văn cũng không chỉ do những bức xúc khôn khuây của cá nhân, mà viết còn là mong muốn được trao trở về với cái vô hạn”. “Trên cuộc đời không có bước đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải vượt qua được những ranh giới ấy” . Tôi Kim Hoàng thật tâm đắc điều này, khi đang đúc kết “Ngày mới Ngọc cho đời” và “Pho tượng Ngọc Quan Âm” , chẳng qua mình chưa thấu suốt và khai mở đầy đủ đó thôi”

Anh Nguyễn Hồng Quang đồng tình và viết rằng :@Kim Hoàng hồi tưởng lại cuối những năm 80 (thế kỷ trước) đất nước như đang trên bờ vực, lúc đó có người nói: “ai cứu được đất nước này”. Sau 30 năm đổi mới đất nước ta có được vị thế như ngày hôm nay, nghĩ mà mừng đến rơi nước mắt. Thể chế nào cũng vậy, xã hội nào cũng vậy trên con đường tiến lên phía trước luôn tiếp nhận và giải quyết các vấn đề do thực tiễn cuộc sống đặt ra. Tôi tin rằng đất nước ta sẽ bước nên đài vinh quang sánh vai với các quốc gia hùng mạnh.
.
Tôi đã trả lời: @anh Nguyễn Hồng Quang quý mến. Kim Hoàng tiếc thương Thầy Cô ngậm ngãi tìm trầm. Chúng mình là lớp hậu sinh đi theo con đường đó. Hôm nay, đọc lại ‘Sự cao quý thầm lặng‘, mình thực ao ước được nối dài chuyện kể ‘Pho tượng Ngọc Quan Âm‘. Tâm đức, số phận và duyên may cả anh ạ. Mấy ai ngậm ngãi tìm trầm mà lưu được trầm hương đâu.

Nguyễn Hồng Quang Chiêm Lưu Huy đều có “Mười năm ở Bạc Liêu” để đến hôm nay 30 năm nhìn lại. Tôi thì trên 40 năm theo đuổi #cltvn Cây Lương thực Việt Nam. Tôi có câu chuyện dài ‘Sắn Việt và Sắn Thái’ . Con trai tôi Hoàng Long có trên 10 năm theo đuổi “Lúa siêu xanh Việt Nam”, và nay vẫn đang loay hoay dạy và học cây lương thực. Đó đều là những câu chuyện ngậm ngãi tìm trầm, nhưng mục đích chẳng phải tìm kiếm giàu sang, hư danh, tham lợi danh mà hóa hổ. Tôi viết lại bài học chiêm nghiệm cũng là sự noi đường sáng,

Tôi học cụ Hữu Ngọc “Lãng du trong văn hóa Việt Nam” dạo chơi #Thungdung trong khu rừng thiêng cổ tích văn hóa Việt, mà nhớ chuyên cũ ân tình đời người. Chuyện ngậm ngãi tìm trầm là sự thật, nay xin được kể tiếp.

Bà Nguyễn Thị Nhãn lớp giống khóa 6 Học Việt Nông nghiệp Hà Nội cùng các người thân trong gia đình và chúng tôi trước hương linh của Cụ Bà Nakamura Nobuco, Phu nhân cố Giáo sư Bác sĩ Nông học Lương Định Của . Sáng nay tôi dậy sớm từ ba giờ khuya để đi chuyến đầu của xe Cúc Phương kịp về viếng và tiễn Cụ, cũng may được gặp chị Nhãn trước khi chị vội đi Sóc Trang từ mờ sáng.

Anh Lương Hồng Thắng kể cho tôi nghe vắn tắt về việc nhà. Tôi từ rằm Nguyên tiêu 2011 thăm nhà gia đình tuổi thơ thầy Lương Định Của ở Sóc Trăng và lưu lại ghi chép Sóc Trăng Lương Định Của , hôm nay sau mười một năm, tôi mới tiếp tục bài viết Chuyện ngậm ngãi tìm trầm , cảm nhận về những điều tâm đắc.

Năm nhà sư đang giúp gia đình làm lễ dâng cơm nước tiễn đưa Lão sư Nakamura Nobuco từ biệt thế giới này để về cõi vĩnh hằng. Trang nghiêm lặng lẽ ấp áp nghi thức văn hóa Việt Hương linh Cụ Bà cúi chào (ba lần) ngôi nhà nhỏ thân thương, cúi chào (ba lần) con hẻm nhỏ gắn bó, và cúi chào (ba lần) đường lớn Nguyễn Đình Chiểu. Cô là bóng hạc chốn xa xôi đại thọ 100 xuân, ở chốn nhân gian, đường xuân đời quên tuổi, Thầy đón Cô về sau 47 năm (1975-2022)

Huỳnh Hồng với Hoàng Kim trở lai việc đời thường với bao điều tâm đắc. Huỳnh Hồng nói với tôi về câu chuyện cũ: Một người thầy hỏi học trò rằng từ khi ra trường đời tới nay anh mất gì và được gì so với lúc còn đi học?. Người thứ nhất trả lời rằng con thiệt ba điều ạ: Quá bận việc nên ít nâng cao học vấn, bổng lộc ít nên chẳng quan tâm được nhiều cho những người thân, thời gian hạn hẹp nên chẳng có thì giờ thăm nhau. Người thứ hai nói con được ba điều ạ: hành được những điều đã học, bổng lộc ít nhưng giúp được những người đáng giúp, thời gian hẹp nhưng cố tới được những nơi không thể không đến cho lòng bớt áy náy hơn và càng quý hơn,

Tôi nói với bạn quý Huỳnh Hồng Chuyện ngậm ngãi tìm trầm Lúa siêu xanh Việt Nam mười năm chọn giống chỉ mới là bước đầu; Tâm đức số phận và duyên may cả. Mấy ai ngậm ngãi tìm trầm mà lưu được trầm hương đâu; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/lua-sieu-xanh-viet-nam/

Trầm hương, kỳ nam là sản vật quý hiếm của đất phương Nam, vùng lõi trầm hương, kỳ nam là ở Khánh Hòa Phú Yên ngày nay nhưng từ Nghệ An trở vào, tới Thiên Cấm Sơn An Giang, tới Hà Tiên, trầm hương các tỉnh đều có. Vùng Đông Bắc,Việt Bắc,Tây Bắc theo thư tịch cổ cũng thấy

Chuyện ngậm ngãi tìm trầm, tìm cây gió bầu trầm hương kỳ nam, chuyện bỏ ngãi bỏ bùa của người Chăm, người Mọi, người Khơ Me, với chuyện đạo Mẫu Việt Nam đã lưu truyền nhiều đời tại nhiều vùng của các tộc người Việt cổ qua giai thoại dã sử mãi cho tới ngày nay. Chuyện ngậm ngãi tìm trầm lưu lại rõ nhất trong tích truyện Thiên Y A Na Bà Chúa Ngọc do cụ Phan Thanh Giản soạn ngày 20 tháng 5 năm 1857 (Tự Đức thứ 9), bản dịch của Quách Tấn, văn bia này tại tháp Po Nagar do ông bà Lê Vinh tạc năm 1970, tích cũ chép trong A Na bà chúa Ngọc, phần 2 (trong 5 phần của truyện) Pho tượng Ngọc Quan Âm https://hoangkimlong.wordpress.com/category/pho-tuong-ngoc-quan-am/

Sách Đại Nam Nhất thống chí (Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn gồm 28 quyển dưới thời Tự Đức trong Tổng tập dư địa chí Việt Nam, tập 2 Quốc chí, trang 816 viết. Trầm hương: Tục gọi là cây trầm. Bản thảo chép rằng bỏ xuống nước thì chìm nên gọi là trầm. Có thể trị thấp khử tà, bổ dương. Từ Nghệ An trở vào Nam các tỉnh đều có, có hộ thái hương. Năm Minh Mạng thứ 17 khắc hình tượng vào cao đỉnh. Nghệ An phong thổ ký chép rằng, cây gió già cỗi, tinh dịch kết lại thành hương, cây còn sống mà đẽo lấy thì gọi là sinh trầm, có thể dùng làm thuốc, cây đã chết mà lấy thì gọi là tử trầm, chỉ dùng chế chất thơm, lấy lúc cây đã mục nát gọi là tốc hương, là mật hương. Thảo mộc trạng của Kê Hàm nhà Tấn nói rằng: Cây giống cây liễu to, muốn lấy hương thì ngã cây để lâu năm, cỗi dễ cành đốt đều có màu sắc khác nhau, ruột cây rắn và đen, bỏ xuống nước mà chìm gọi là trầm hương, ngang với mặt nước là kê cốt hương, gốc là hoàng thục hương, thân cây là sạn hương, cành nhỏ rắn chắc chưa nát là thanh quế hương, gốc và mắt cứng mà lớn là mã đề hương.

Sách Lịch triều Hiến chương Loại chí của Phan Huy Chú 1821 trong Tổng tập dư địa chí Việt Nam nói đến Phú Yên, Bình Khang, Diên Khánh có trầm hương (trang 192) Quảng Nam phù Tư Nghĩa có trầm hương (trang 190) Thuận Hóa có giáng hương (trang 187).

Sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi do Đại Nam Nhất thống chí trích dẫn trong Tổng tập dư địa chí Việt Nam (trang 1022) chép; Gỗ trầm ngư. Bãi biển có trầm ngư cùng nhiều thứ. Lời chua rằng: Trầm ngư là tên gỗ sinh ra ở ven biển nước mặn, “các loài cá lấy đuôi quẫy, người địa phương dùng nấu nước uống, có thể trừ được lam chướng”. Dùng làm đồ đạc cũng tốt

Sách Đại Nam Nhất thống chí quyển 26 tỉnh Hà Tiên, mục thổ sản cây gỗ có giáng hương (trang 1100). Sách Đại Nam Nhất thống chí quyển 27 tỉnh Biên Hòa, mục thổ sản có cây gió ờ huyện Nghĩa An (trang 1144).

Ngậm ngãi tìm trầm (Thanh Tịnh)Hồi sinh trầm hươngNhững khúc ca huyền bí: Chuyện tình ngậm ngải tìm trầm và THVL | Thế giới cổ tích – Tập 94: Ngậm ngãi tìm trầmBáu vật nơi đất Việt là những góc nhìn, ghi chép, và hình ảnh tóm tắt về câu chuyện trầm hương, kỳ nam.

Xứ Trầm Hương Quách Tấn là một sách du ký đáng đọc http://www.tuvienquangduc.com.au/Thanhtich/34xutramhuong.html “. Quách Tấn viết về mục đích của sách này: “Ghi chép lại vì nhận thấy đẹp, thấy hay, thấy thú, thấy đáng yêu đáng quý, đáng ra công gìn giữ cho đoàn hậu tiến có lòng cùng non nước. Ghi chép lại hầu mong bạn xa ghé mắt rồi đem lòng thương tưởng đến Khánh Hòa mà tôi kính yêu như bà Nghĩa Mẫu, vì nuôi nấng tôi gần nữa đời người. Mục đích viết XỨ TRẦM HƯƠNG là thế, và chỉ có thế. Nghĩa là tôi không có tham vọng viết một quyển sách địa lý, mà chỉ mong giới thiệu được những cái thấy cái hay cái đẹp của Khánh Hòa, về mặt thiên nhiên cũng như về mặt nhân sự. Cho nên tôi thiên về phong cảnh, cổ tích, giai thoại, huyền thoại…, là những cái dễ mất. Còn những cái gì thuộc về khoa học, thuộc về chuyên môn thuần túy, là những cái thường còn, thì nượng cho các nhà học giả. Do đó XỨ TRẦM HƯƠNG có tánh cách một tập du ký hơn là biên khảo. Vì vậy nên bảo XỨ TRẦM HƯƠNG không phải là Địa Phương Chí Khánh Hòa. Thế thì nó là gì? Tùy cao tình nhã ý của bạn đọc. Tấm lòng đã trải cùng non nước / Thương được nhờ ơn cũng chẳng nhờ”.

Tôi và con tôi theo nghề nông nghề giáo Cây Lương thực Việt Nam (#cltvn) ‘bưng bát cơm đầy, nhớ giọt mồ hôi” nay đi tiễn Cô về với Thầy, mà viết tiếp phần hai Chuyện ngậm ngãi tìm trầm trong Rằm Đản Sinh Nhớ Mẹ tiếp theo phần một Sóc Trăng Lương Định Của mà tôi đã viết dịp Rằm Nguyên Tiêu năm 2011, khi cấy lúa siêu xanh ở Trại giống lúa Long Phú Sóc Trăng và về Đại Ngãi Trường Khánh quê Thầy thắp hương biết ơn hạt gạo trắng ngần

Hôm nay là 14 tháng 5 năm 2022 (nhằm ngày 14 tháng 4 Nhâm Dần).

Báu vật nơi đất ViệtPho tượng Ngọc Quan Âm là báu vật tâm hương.

Hoàng Kim

Bài viết mới liên quan

Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sống
DẠY VÀ HỌC https://hoangkimvn.wordpress.com
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim LongNgọc Phương NamThung dungDạy và HọcViệt Nam HọcCây Lương thực Việt NamCNM365 Tình yêu Cuộc sốngKim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on TwitterĐăng tải tại Chuyện ngậm ngãi tìm trầm | Thẻ Chuyện ngậm ngãi tìm trầm | Leave a replySửa

Kim Notes lắng ghi chú

Posted on 

8

Kim Notes lắng ghi chú
HÌNH NHƯ
Hoàng Kim

Hình như thênh thênh ngày rộng
Hình như dìu dịu nắng trời
Ngày mới không còn thấy vội
Thanh nhàn ngày tháng đưa nôi …

Hạnh phúc sao mà giản dị
An nhiên vui với mỗi ngày
Ríu rít nghe chim gọi tổ
Nồng nàn hương mít thơm cây …

Hoa Lúa quyện vào Hoa Đất
Giấc mơ hạnh phúc bình an
Ngắm gốc mai vàng trước ngõ
Thời gian lắng đọng người hiền.

NHỚ ÔNG BÀ CẬU MỢ
Hoàng Gia chi Phương Nam
kính mừng Ông Bà Cậu Mợ

Minh Lễ thái hòa (*) Minh Lệ đây
Lời vàng bóng hạc lắng thơ hay
“Tổ tiên công đức muôn đời thịnh
Con cháu thảo hiền vạn kiếp vinh”
“Mạc tộc dựng xây thiên kỷ tạc.
Hoàng gia bồi đắp vạn đời ghi”

Chân thiện mỹ đức dày tâm sáng
Phước lộc thọ trí huệ anh minh.

(*) Kim Notes lắng ghi chú Một gia đình yêu thương:Hoàng chi Mạc tộc có cụ Minh Sơn Hoàng Bá Chuân và cụ Nguyễn Thị Như Đồng sinh được bảy người con trai nay có các cụ lão thành Hoàng Thúc Cảnh, Hoàng Thúc Cẩn, Hoàng Thúc Tấn, Hoàng Quý Thận, Hoàng Gia Cương hẵn có biết thông tin liên quan. Chuyện về vua Hàm Nghi rất cần một chuyên khảo để thấu hiểu sâu sắc Việt Nam vận mệnh đất nước ở thời khắc lịch sử ấy. “Bông sen vàng” tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Sơn Tùng, Nhà Xuất bản Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh V23/VN99/ 25/1241-99, từ trang 35 đến trang 99 đã lưu dấu những ẩn ngữ sự thật lịch sử quý giá ấy nhưng tiếc là chưa được giải mã đầy đủ. Làng Minh Lệ quê tôi Đất Mẹ vùng di sản có nhiều trầm tích lịch sử văn hóa về Nam /Bắc Bố Chánh của xứ Nghệ và xứ Thuận Hóa, Cao Biền trong sử ViệtĐá Đứng chốn sông thiêngNguồn Son nối Phong NhaBến Lội Đền Bốn Miếu, huyền tích Mạc Cảnh Huống, huyền thoại làng Trần thời hoàng hậu ở lại khi vua Trần Dụ Tông chết trận,.và bao chuyện khác của Quảng Bình đất và người; Bao nhân chứng và chứng tích lịch sử thời vua Hàm Nghi, Thành Thái và Duy Tân để hiểu sâu sắc thêm bài thơ “Tưởng niệm” của Nguyễn Duy:”Mặt trời vẫn mọc đằng đông/ lăng minh quân vẫn dựng trong lòng người /bao triều vua phế đi rồi /người yêu nước chẳng mất ngôi bao giờ…Lớp hậu sinh thật lòng muốn được nghe chuyện kể … Chuyện về vua Hàm Nghi https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chuyen-ve-vua-ham-nghi

LINH GIANG SÔNG QUÊ HƯƠNG
Hoàng Kim

Nhà mình gần ngã ba sông
Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình
Linh Giang sông núi hữu tình
Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con

“Chèo thuyền cho khuất bến Son
Để con khỏi chộ nước non thêm buồn “

Câu ru quặn thắt đời con
Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ

Ra đi từ bấy đến chừ
Lặn trong sương khói bến đò sông quê
Ngày xuân giữ vẹn lời thề
Non sông mở cõi, tụ về trời Nam.
xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/linh-giang-song-que-huong

Quảng Bình đất và người
THƠ VĂN THẦY HỒ NGỌC DIỆP
Hoàng Kim


Đọc trang văn hóa Bạc Liêu
Thơ thầy giáo cũ thương yêu gọi về
Thầy ơi nắng sớm mưa che
Lời thương thầm lắng, mải mê kiếm tìm.

Nhớ thầy đáy biển tìm kim
Chim sa núi Bắc, thầy tìm non Nam
Tìm Người ở giữa Trường Sơn
Dáng ai bóng núi xanh hơn sắc rừng

Tháng năm lắng đọng yêu thương
Người Thầy chiến sĩ” lặng thầm yêu thương
Trần Thị Lý với Nguyễn Chơn
Bác Hồ huệ trắng thơm hương” lòng người

xem tiếp Quảng Bình đất và người https://hoangkimlong.wordpress.com/category/quang-binh-dat-va-nguoi/

THIÊN NHIÊN VỚI CON NGƯỜI
Hoàng Kim


Thiên nhiên là bà mẹ của cuộc sống chúng ta. Đến với thiên nhiên, chúng ta được tắm mình trong nguồn năng lượng vô tận của trời xanh, cây xanh, gió mát và không khí an lành. Tôi thật yêu thiên nhiên nên đã sớm ngộ ra được bài học vô giá này của Lê Quý Đôn tinh hoa “Dẫu có bạc vàng trăm vạn lượng. Không bằng kinh sử một vài pho”

Cuộc đời Lê Quý Đôn dù bận rộn đến đâu, ông vẫn lưu tâm công trình chính với ghi chép nhỏ. Các ghi chép nhỏ này lưu lại điều ông thật sự tâm đắc, mắt thấy, tai nghe, hoặc ông xâu chuỗi các điều sâu sắc. Kiến văn tiểu lục (12 quyển), là những ghi chú nhỏ của Lê Quý Đôn (mà tiếng Anh ngày nay gọi là Notes), và ông đã lưu lại ngay điều không nỡ quên này.

Thiên nhiên với con người chi phối mạnh mẽ nhất tới quy luật nhân quả cuộc sống con người. Tôi tích hợp bài ‘Đức Phật với cây xanh’ (mời xem hộp trích dẫnNhớ thầy Nguyễn Quốc Toàn và VN-FOOD-PARADISE, với việc trích dẫn bài ‘Thiên nhiên và con người’ phim tài liệu khoa học của VTV2 cùng một số hình ảnh của Lớp 10A TT ĐHNN2 Hà Bắc

ĐỨC PHẬT VỚI CÂY XANH
Nguyễn Quốc Toàn (16.11.2022)

Xưa nay, các thái tử được sinh ra trong cung vàng điện ngọc, bên cạnh những người hầu tận tụy trong hoàng cung. Riêng thái tử Tất đạt đa – sau này là đức Phật Thích ca được chào đời trong vườn Lâm tì ni của nước Ca tỳ la vệ. Mẹ ngài – hoàng hậu Ma da trên đường về thăm quê bỗng chuyển dạ. Trong tư thế đứng, hai tay níu chặt cành cây vô ưu, người mẹ sinh con trai trong rừng cây xanh tốt, hoa lá vẫy chào.

*

Đến năm 29 tuổi, thái tử giả từ hoàng cung, đi tìm con đường giải thoát chúng sinh. Ngài bỏ ra 6 năm đi vào rừng sâu, tu học với các nhóm khổ hạnh. Với người Ấn Độ 2500 năm trước, quan niệm càng khổ hạnh, hành xác, càng giảm được tội lỗi để giải thoát. Tuy nhiên chỉ ăn mỗi ngày một hạt vừng, sức khỏe của thái tử ngày một kiệt quệ, có nguy cơ chết đói. Ngài mô tả tình trạng này trong kinh Trung bộ như sau: “ Vì ta ăn ít mỗi ngày nên cơ thể ta trở nên hết sức gầy yếu. Tay chân ta như các lóng tre khô đầy khúc khuỷu…xương sườn ta lộ rõ như rui cột của ngôi nhà đổ nát…da đầu ta khô héo nhăn heo như trái mướp đắng được cắt đem phơi nắng, khô héo, nhăn nheo…”

*

Thái tử Tất đạt đa nhớ lại một sự kiện lạ lùng thuở ấu thơ. Lúc đó, phụ vương ngài chủ trương khuyến nông, thân hành xuống cày ruộng, còn thái tử ngồi dưới bóng cây Diêm phù (1) và đột nhiên nhập vào một trạng thái ly dục, ly bất thiện pháp, một trạng thái thiền định, đi kèm với tầm, tứ, hỷ, lạc (2). Nay nhớ lại, ngài tự hỏi, phải chăng thiền định là con đường đi đến giác ngộ ??

*

Thái tử Tất Đạt Đa bỏ hẳn lối tu khổ hạnh, và trở lại cuộc sống bình thường. Ngài nhập định suốt 49 ngày đêm dưới bóng cây assatha (3), với bốn giai đoạn thiền. Vào đêm thứ 49 ngài ngộ được tam minh. Với “Túc mạng minh” ngài bình tâm hồi tưởng các tiền kiếp. Với “Thiên nhãn minh” ngài vượt trí phàm tục. Thấy được mọi người sẽ được tái sinh vào cõi lành hay cõi dữ tùy theo hạnh nghiệp của mình. Với “Lậu tận minh” ngài đã hoàn thành đời phạm hạnh, những gì cần làm ngài đã làm xong, không còn tái sinh nữa. Đêm ấy, năm 528 trước CN, thái tử Tất đạt đa trở thành đức Phật, đấng giác ngộ tỉnh thức, được giải thoát ngoài vòng luân hồi sinh tử.

*

Đọc thêm kinh Đại Bản (trang 21, 22) của đức Phật, ta biết về sự thành tựu của 7 vị Phật thời quá khứ dưới 7 loại cây xanh :

– Ngài Tì bà thi thành Phật dưới gốc cây ba ba la

– Ngài Thi khí thành phật dưới gốc cây phân đà lị

– Ngài tì xá bà thành phật dưới gốc cây sa la

– Ngài Câu lâu tôn thành phật dưới góc cây thi lị sa

– Ngài Câu na hàm thành phật dưới gốc cây ô tam bà la

– Ngài Ca diếp thành Phật dưới gốc cây ni câu luật

– Ngài Tất đạt đa thành Phật Thích ca dưới gốc cây asshatha (bồ đề)

*

Ở tuổi 35, ngài đi thuyết pháp khắp xứ Nê Pan và Ấn Độ trong 45 năm, với 6000 bản kinh. Tất cả được ngài truyền giảng trong rừng cây xanh. Chẳng hạn, kinh “Pháp môn căn bổn” ngài thuyết giảng cho các Tỷ kheo trong rừng Subhaga dưới gốc cây Sa la vương. “ Kinh Tư Lượng” ngài thuyết giảng trong vườn Lộc Uyển. “Kinh lá rừng” được ngài thuyết giảng trong rừng cây Samsapà. Ngài nhặt hai ngọn lá Samsapà khô dưới đất để minh hoa cho bài kinh của mình, chứ không ngắt lá xanh trên cây. Chi tiết đó, tượng trưng thuyết “Y Chánh bất nhị” của đức Phật . Y Chánh gồm Y báo và Chánh báo. Y báo là môi trường trường sống của con người, trong đó có rừng cây xanh. Chánh báo là nhân loại. Con người và cây rừng không phải một, nhưng không thể là hai. Nếu tàn phá hủy hoại cây rừng là con người tự tàn phá chính mình.

*

Năm đức Phật 80 tuổi, ngài đến vùng Kusinàrà. Tại đây ngài nằm nghỉ trong cánh rừng sala đang nở hoa. Ngài từ giả cõi tạm, các đệ tử tiến hành lễ trà tỳ, tiễn biệt ngài vào cõi Niết bàn. Thái tử Tất đạt đa duyên nợ với cây xanh từ lúc chào đời dưới tán cây vô ưu, thành Phật dưới tán cây Assatha (bồ đề) và nhập niết bàn trong rừng cây Sala.

———————–

1) Diêm phù: Còn gọi là cây Jambu, tượng trưng đất nước Ấn Độ

2) Đầy đủ là: Tầm, tứ, hỷ, lạc, nhất tâm. Năm thiền chi trong các tầng thiền. Trong sách Đức Phật lịch sử, tác giả Schumann không nói đến “nhất tâm”

3) Assatha: Sau khi thái tử thành Phật, cây này có tên bồ đề – sự giác ngộ.

——————————–

Cây vô ưu. Hoàng hậu Ma da đứng vịn vào loài cây này khi sinh hạ thái tử Tất đạt đa, năm 563 trước CN

*
Tôi có năm ghi chép, mời bạn ghé đọc: Minh triết của Đức PhậtNhớ thầy Nguyễn Quốc ToànSóng yêu thương vỗ mãiVui sống giữa thiên nhiênBản Giốc và Ka Long,

LỜI DẶN CỦA THÁNH TRẦN
Hoàng Kim
Quốc Công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn mất ngày 20 tháng 8 âm lịch năm 1300. Người được dân Việt tôn kính gọi là Đức Thánh Trần và thường dâng lễ tạ ơn sớm từ 20 tháng 8 dương lịch đến ngày lễ chính. Vua Trần Anh Tông lúc Đức Thánh Trần sắp lâm chung có ân cần ngự tới nhà thăm, hỏi rằng: “Nếu có điều chẳng may, mà giặc phương Bắc lại sang xâm lược thì kế sách như thế nào?”. Đức Thánh Trần  trả lời: “khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy”. Nguyên văn: “Ngày xưa Triệu Vũ Đế (tức Triệu Đà) dựng nước, vua nhà Hán cho quân đánh, nhân dân làm kế thanh dã (vườn không nhà trống), đại quân ra Khâm Châu, Liêm Châu đánh vào Trường Sa, Hồ Nam, còn đoản binh thì đánh úp phía sau. Đó là một thời. Đời nhà Đinh, nhà Tiền Lê dùng người tài giỏi, đất phương nam mới mạnh mà phương bắc thì mệt mỏi suy yếu, trên dưới một dạ, lòng dân không lìa, xây thành Bình Lỗ mà phá được quân Tống. Đó lại là một thời. Vua nhà Lý mở nền, nhà Tống xâm phạm địa giới, dùng Lý Thường Kiệt đánh Khâm, Liêm, đến tận Mai Lĩnh là vì có thế. Vừa rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây. Vì vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước góp sức, giặc phải bị bắt. Đó là trời xui nên vậy. Đại khái, nó cậy trường trận, ta dựa vào đoản binh. Dùng đoản binh chế trường trận là sự thường của binh pháp. Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa, như gió thì thế dễ chế ngự. Nếu nó tiến chậm như các tằm ăn, không cầu thắng chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được. Vả lại, khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy” (Đại Việt sử ký toàn thư tập 2 trang 76 -77).

Trần Hưng Đạo giành chiến thắng trước quân Nguyên trên sông Bạch Đằng, kết thúc chiến tranh Nguyên Mông – Đại Việt lần 3 vào ngày 9 tháng 4 năm 1288, tức 8 tháng 3 năm Mậu Tý. Sau ba lần thắng giặc, đất nước thanh bình, ông lui về Vạn Kiếp và mất ngày 20 tháng 8 năm 1300 tại vườn An Lạc. Đền Kiếp Bạc ( Hải Dương) là nơi đền thờ chính của đức Thánh Trần.

Chùa Thắng Nghiêm (Hà Nội) nơi Trần Hưng Đạo lúc nhỏ tu học, là nơi Người hiển thánh.

Đức Thánh Trần gương soi kim cổ

Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là nhà chính trị, quân sự, nhà văn kiệt xuất thời nhà Trần. Chiến công kiệt xuất đánh bại quân đội nhà Nguyên năm 1285 và 1287 đã đưa Đức Thánh Trần thành đại danh tướng lừng lẫy nhất của thế giới và Việt Nam. “CHỌN TƯỚNG” là một chương trong Binh thư Yếu lược của Trần Quốc Tuấn, kiệt tác súc tích và sâu sắc lạ lùng.

“Người quân tử tiến thoái quả quyết, xem người thì thanh thản vui tươi, chí thì ở trừ tàn bạo, đó là khí độ của người tướng quốc. Thấy ác không giận, thấy lành không mừng, nhan sắc không thay đổi, đó là lượng của người thiên tử.

Được sự thắng nhỏ, gặp sự thua nhỏ, mà mừng lo hình ra nét mặt, hễ thấy động thì động, thấy tĩnh thì tĩnh, nhát mà không tính toán gì, cất chân thì thần sắc không định, mà hay lấy lời nói để thắng người, đó là tướng ngu vậy.

Bảy phép để biết người:

1. Hỏi bằng lời nói xem trả lời có rõ ràng không
2. Lấy lời cật vấn đến kỳ cùng để xem cách ứng biến của họ.
3.  Cho gián điệp thử xem có trung thành không.
4. Hỏi rõ ràng tường tất để xem đức hạnh thế nào.
5. Lấy của mà thử để xem có thanh liêm không
6. Lấy sắc đẹp mà thử để xem có đứng đắn không.
7. Lấy việc khó khăn mà thử để xem có dũng cảm không.
8. Đem rượu cho họ uống say để xem có giữ được thái độ không.

Tướng ngu có tám điều tệ:

1. Lòng tham mà không chán
2. Ghen người hiền, ghét người tài
3. Tin lời dèm pha, thích lời nịnh hót
4. Xét người mà không xét mình
5. Do dự không quả quyết
6. Say đắm rượu và sắc đẹp
7. Thích xảo trá mà lòng nhút nhát
8. Nói lời viễn vông mà không giữ lễ

Gia Cát Lượng sách Tướng Uyển chỉ bảy phép biết người.

Biết tính tình của người, chẳng gì khó bằng xem xét, lành dữ tuy khác nhau, tính tình và vẻ mặt chẳng phải một: có kẻ thì ôn hoà, hiền lành nhưng làm việc trộm cắp;có kẻ bề ngoài thì cung kính nhưng trong bụng thì vô lễ, dối trá; có kẻ bề ngoài thì mạnh dạn nhưng trong bụng thì khiếp sợ;có kẻ làm việc tận lực nhưng bụng không trung thành;

Bảy phép sau đây để biết người

1. Hỏi việc phải trái để dò chí hướng;
2. Lấy lời cật vấn để biết ứng biến;
3. Đem mưu kế hỏi để lường kiến thức;
4. Giao chuyện hiểm nguy để soi dũng cảm;
5. Mời rượu cho uống say để xét tính tình;
6. Đưa lợi gái thử để rõ thanh liêm chính trực;
7. Đem việc cậy nhờ để xét sự trung thành, tin thật.

Tám hạng tướng và bậc đại tướng

Nhân tướng là người dùng đức để đem đường cho người, dùng lễ để xếp việc cho họ, hiểu thấu sự đói rét của người dưới, biết rõ khó nhọc của đồng sự, đó là nhân tướng.

Nghĩa tướng là người làm việc không cẩu thả, thấy lợi mà không tham, biết chết vinh hơn sống nhục.

Lễ tướng là người có địa vị cao quý mà không kiêu căng, công hơn người mà không cậy, tài năng mà biết hạ mình, cứng cỏi mà biết nhẫn nhịn.

Trí tướng là người gặp biến bất ngờ mà chí không đổi, ứng phó linh hoạt với việc khó khăn, có thể đổi họa thành phúc, gặp cơn nguy biến mà sắp đặt thành thắng thế.

Tín tướng là người thưởng phạt nghiêm minh công bằng, khen thưởng không chậm trễ và không bỏ sót, trừng phạt không buông tha cho kẻ cao quý.

Bộ tướng thủ hạ của đại tướng phải chọn người tay chân lẹ làng, võ nghệ tuyệt luân,  giỏi đánh gần, ứng biến di chuyển mau lẹ, để bảo vệ an toàn cao nhất cho chủ soái.

Kỵ tướng là người có thể vượt núi non cheo leo, từng trải việc nguy hiểm, cưỡi ngựa bắn tên mau lẹ như chim bay, tới thì đi trước, lui thì về sau.

Mãnh tướng là người khí thế vượt hẳn ba quân, dám coi thường địch mạnh, gặp đánh nhỏ vẫn luôn cẩn trọng, gặp đánh lớn thì can đảm quả quyết.

Bậc đại tướng là người bao trùm và vượt hẳn tám hạng tướng kể trên, gặp hiền tài thì tôn trọng lắng nghe, biết tỏ ý mình không theo kịp người, biết nghe lời can ngăn như thuận theo dòng nước, lòng rộng rãi nhưng chí cương quyết, giản dị và nhiều mưu kế.”

Vạn Kiếp tông bí truyền thư (萬劫宗秘傳書) của Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương, tác phẩm này còn gọi là Vạn Kiếp binh thư đã thất truyền. Bài tựa của Trần Khánh Dư trong cuốn sách này giải thích bí truyền đại sư là người thế nào:

“Phàm người khéo cầm quân thì không cần bày trận, khéo bày trận thì không cần giao chiến, khéo giao chiến thì không thể thất bại, khéo thất bại thì không thương vong. Xưa kia, Cao Dao làm chức sĩ sư mà mọi người không dám trái mệnh, Văn Vương và Vũ Vương nhà Chu là bậc thầy về văn và về võ, ngấm ngầm sửa đức để khuynh loát quyền bính của nhà Thương mà lấy nghiệp vương. Đó đều có thể gọi là những người giỏi cầm quân, không cần bày trận vậy. Vua Thuấn múa lá mộc và lông trĩ mà họ Hữu Miêu tự mình tìm đến, Tôn Vũ nước Ngô đem mỹ nhân trong cung thử tập trận mà phía tây phá nước Sở hùng cường, phía Bắc ra uy với nước Tần nước Tấn, nổi tiếng khắp chư hầu. Đó đều có thể gọi là những người giỏi bày trận, không cần giao chiến vậy. Cho đến Mã Ngập nước Tấn dựa vào bát trận đồ chuyển đánh nghìn dặm, phá được Thụ Cơ Năng mà lấy lại Lương Châu. Thế gọi là người giỏi giao chiến không bao giờ thất bại vậy.Cho nên, trận nghĩa là bày ra, là khéo léo. Ngày xưa, vua Hiên Viên lập ra phép “tỉnh điền” để đặt binh chế, Gia Cát Lượng xếp đá bên sông để làm bát trận, Vệ công sửa lại làm trận Lục Hoa, Hoàn Ôn định ra trận Xà Thế, trước sau đều có trận đồ nổi tiếng, trình bày tuần tự, thành phép tắc rõ ràng. Nhưng người đương thời ít ai thông hiểu, muôn vàn đầu mối nhìn vào dường như rối loạn, chưa từng nắm được lẽ biến dịch bên trong. Ví như những phép tắc và suy luận của Lý Thuyên, người sau không ai hiểu nghĩa là gì. Vì thế, Quốc công ta bèn so sánh, kê cứu trận đồ và binh pháp của các nhà, tổng hợp lại thành một bộ sách. Tuy chép cả những điều chi tiết, nhưng người sử dụng thì nên bỏ bớt những chỗ rườm, tóm lấy thực chất. Rồi lấy năm hành ứng với nhau, chín cung câu với nhau, phối hợp cương và nhu, xoay vần chẵn và lẽ, không làm hỗn loạn âm dương và thần sát, phương lợi và sao tốt, hung thần và ác tướng, ba cát và năm hung, việc nào việc ấy thực phân minh rõ rệt. Quốc công lại còn thêm bớt với chiến thuật của thời Tam đại, nhờ đó trăm trận trăm thắng. Cho nên đương thời phía bắc làm cho Hung Nô phải sợ, phía tây làm cho Lâm Ấp phải kinh. Rồi ông đem sách này dạy bảo con em làm gia truyền, không tiết lộ cho người ngoài biết. Lại có lời dặn rằng: “Sau này con cháu và bề tôi phò tá của ta có học được bí thuật này thì nên lấy đầu óc sáng suốt, linh hoạt mà thực hành và sắp đặt nó, chứ không nên lấy đầu óc cứng nhắc, tối tăm mà cất giữ và lưu truyền. Nếu trái điều đó thì sẽ mang vạ vào thân, lại hại lây đến cả con cháu. Đó gọi là tiết lậu cơ trời vậy.”

Bài tựa của Trần Khánh Dư cho Vạn Kiếp tông bí truyền thư, còn như sách Binh thư yếu lược mà người đời ngờ rằng bản thật đã bị cướp và thất lạc, đời sau chỉ có chân truyền lời này.

Chùa Thắng Nghiêm (Hà Nội) nơi Trần Hưng Đạo lúc nhỏ tu học, là nơi Người hiển thánh.

Ôi, đọc lại “Binh Thư Yếu lược” “Hịch Tướng Sĩ Văn” và Vạn Kiếp tông bí truyền thư, gương soi kim cổ, lắng nghe cuộc sống, để biết sửa mình; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/loi-dan-cua-thanh-tran/

AN VUI CỤ TRẠNG TRÌNH
Hoàng Kim

Khi mắt đang quáng gà,
tránh đừng ra sân khấu.
Hư danh vinh liền nhục,
Chí thiện mới lâu bền.

An nhàn vô sự là tiên
An vui cụ Trạng Trình

*

#Thungdung chơi cùng cụ Trang
Ban mai măng mọc tuyệt vời
Gia Cát Mã Tiền Khóa
Ngày mới Ngọc cho đời

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/an-vui-cu-trang-trinh/
(* Kính họa bài viết hay của giáo sư Thâm Giang Trần Gia Ninh “Phúc thống phục nhân sâm … tắc tử” (đau bụng uống nhân sâm… thì chết” và nhắn bạn Phạm Huy Việt nhân đọc bài Người kéo cầu dao lịch sử Mikhaiin Gorbachep đã chết). Thật tâm đắc và ngưỡng mộ bài học lịch sử vô giá Cuộc họp chính phủ đặc biệt sau ngày quốc khánh

TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM
Hoàng Kim


Thảnh thơi chơi cùng cụ Trạng
Thanh nhàn cùng với tháng năm
Bà và cháu vui chuyện bé
Thầy thì thong thả nấu cơm …

Ngày mới trông thời đoán tiết
Xuân vui trước ngõ chưa tàn
Phải đợi Hạ về Thu tới
Mới hòng Đông đến Xuân sang

Mùa xuân lộc vừng thay lá
Cây đời mầm mới thêm xanh
Nắng sớm ấm dấn trước ngõ
Tiếng chim ríu rít đầy vườn

Ban mai vui cùng cụ Trạng
An nhàn vô sự là tiên (*) .

(*) “Liên Mậu Kỷ Canh Tân
Can qua sinh sát biến”
“Bốc đắc Càn thuần quái
Sơ cửu thoái tiềm long
Ngã bát thế chi hậu
Can qua khởi trùng trùng”

Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491–1585) là nhà giáo, nhà tiên tri, nhà thơ triết lý, nhà văn hoá lớn của thời Lê -Mạc, bậc kỳ tài yêu nước thương dân, xuất xử hợp lý, hợp thời, sáng suốt. Bài tựa về Trạng Trình của tiến sĩ Vũ Khâm Lân có vị trí trọng yếu để tìm hiểu thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tác phẩm được viết năm 1743 cho tập gia phả dòng họ Trạng Trình sau khi cụ Trạng đã mất khoảng 158 năm. Áng văn xuất sắc này là viên ngọc rất quý của người xưa để hiểu và đánh giá đúng về thân thế và sự nghiệp của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/an-vui-cu-trang-trinh/

LÊ QUÝ ĐÔN TINH HOA
Hoàng Kim

“Dẫu có bạc vàng trăm vạn lượng. Không bằng kinh sử một vài pho”.Lê Quý Đôn là danh sĩ tinh hoa, nhà bác học, nhà thơ lớn Việt Nam, quan đại thần thời Lê Trung Hưng. Lê Quý Đôn qua bài thơ ‘Gia Cát Lượng’ đã thể hiên tâm sự và chí hướng: “Long cương nằm khểnh hát nghêu ngao, Vì cảm ơn sâu biết tính sao! Hai biểu ra quân lòng đã tỏ, Tám đồ bày trận giá càng cao. Tam phân gặp buổi đương tranh vạc, Ngũ trượng ngờ đâu bỗng tối sao. Miếu cũ ngày nay qua tới đó, Tấc lòng khởi kính biết là bao! ” (Nguồn: Văn đàn bảo giám, NXB Văn học, 2004). Hoàng Kim tích hợp bản đồ thế lớn Trung Quốc biến đổi theo diễn trình lịch sử thời Tam Quốc (190-280) (hình), vào Lê Quý Đôn tinh hoa để so sánh thấu hiểu bản đồ thế lớn Việt Nam biến đổi theo diễn trình lịch sử thời Lê Trịnh Nguyễn, Đàng Ngoài và Đàng Trong . Đọc lại, suy ngẫm và biên khảo nhân vật chí con người, cuộc đời và sự nghiệp, với bài học lịch sử thời đại ông chi phối chính cuộc đời ông để nhận thức được ý nghĩa và tầm vóc của các danh tác Lê Quý Đôn Kiến văn tiểu lục, Phủ biên tạp lục, Đại Việt thông sử, Vân đài loại ngữ; Toàn Việt thi lục; Quế Đường thi tập; Quần thư khảo biện, Thánh mô hiền phạm lục và các tác phẩm khác. Đọc lại và suy ngẫm để soi tỏ hệ thống tác phẩm phong phú và sâu săc của ông, trân quý văn chương nết đất, văn chương ngọc cho đời, còn mãi với thời gian .xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/le-quy-don-tinh-hoa/

HOA LÚA GIỮA ĐỒNG XUÂN
Hoàng Kim

Bao năm Trường Viện là nhà
Sắn khoai ngô lúa đều là thịt xương
Một đời người một rừng cây
Thầy ươm giống tốt để mai thành rừng.

Con theo Người nguyện làm Hoa Lúa
Bưng bát cơm đầy quý giọt mồ hôi
Trọn đời vì Dân mến thương hạt gạo
Hoa quê hương hạt ngọc trắng ngần.

Con thăm Thầy lên non thiêng Yên Tử
Về đất lành Chùa Ráng giữa đồng xuân
Thơm hương lúa ngậm đòng chăm bón đúng
Ngát gương sen lồng lộng bóng trúc mai

Lẫn với cỏ không tranh đua hương vị
Không màng ngôi ngự trị các loài hoa
Hoa Lúa đượm hồn quê dung dị
Quên sắc hương để lộng lẫy Hoa Người ! ” (**)

Con nguyện ước nối đời theo hạt gạo
Chén cơm ngon thơm bếp lửa gia đình
Thầy Trò cùng chung tay làm việc thiện
Sống trọn tình với giấc mơ xanh.


xem tiếpHoa Lúa giữa Đồng Xuân https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoa-lua-giua-dong-xuan

Chua Giang giua dong xuan

CHÙA RÁNG GIỮA ĐỒNG XUÂN
Hoàng Kim

Nơi cổ tự mây lành che xóm vắng
Viên Minh xưa chùa Ráng ở đây rồi
Bụt thư thái chim rừng nghe giảng đạo
Trời trong lành gió núi lắng xôn xao.


xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chua-rang-giua-dong-xuan/

Mua thuan gio hoa cham bon dung
Ngat huong sen long long bong truc mai

MINH TRIẾT SỐNG PHÚC HẬU
Hoàng Kim


Bản chất cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và vô thường. Minh triết của đời người hạnh phúc là biết sống thung dung, phúc hậu, thanh thản, an nhiên tự tại, nhận ra kho báu vô giá của chính mình, không lo âu, không phiền muộn, sống với tinh thần dịu hiền và trái tim nhẹ nhõm. Minh triết sống thung dung phúc hậu.

Bài giảng đầu tiên của Phật

Tứ Diệu đế – Sự khổ: Nguyên nhân, Kết quả và Giải pháp – là bài giảng đầu tiên của Phật (Thích ca Mầu ni -Siddhartha Gamtama), nhà hiền triết phương đông cổ đại. Người là hoàng tử Ấn Độ, đã có vợ con xinh đẹp nhưng trăn trở trước sự đau khổ, thiếu hoàn thiện và vô thường (Dukkha) của đời người mà Phật đã xuất gia vào năm hai mươi chín tuổi để đi tìm sự giác ngộ. Người đã dấn thân suốt sáu năm trời tự mình đi tìm kiếm những vị hiền triết nổi tiếng khắp mọi nơi trong vùng để học hỏi và thực hành những phương pháp khác nhau nhưng vẫn chưa đạt ngộ. Cho đến một buổi chiều ngồi dưới gốc bồ đề, thốt nhiên Người giác ngộ chân lý mầu nhiệm lúc ba mươi lăm tuổi. Sau đó, Người đã có bài giảng đầu tiên cho năm người bạn tu hành. Mười năm sau, Phật thuyết pháp cho mọi hạng người và đến 80 tuổi thì mất ở Kusinara (Uttar Pradesh ngày nay). Học thuyết Phật giáo hiện có trên 500 triệu người noi theo.

Bài giảng đầu tiên của Phật là thấu hiểu sự khổ (dukkha), nguyên nhân (samudaya), kết quả (nirodha) và giải pháp (magga). Tôn giáo được đức Phật đề xuất là vụ nổ Big Bang trong nhận thức, san bằng mọi định kiến và khác hẵn với tất cả các tôn giáo khác trước đó hoặc cùng thời trong lịch sử Ấn Độ cũng như trong lịch sử nhân loại. Phật giáo chủ trương bình đẳng giai cấp, bình đẳng giữa con người có máu cùng đỏ, nước mắt cùng mặn, hết thảy các pháp là vô ngã. Mục đích là vô ngã là sự chấm dứt đau khổ và phiền muộn để đạt sự chứng ngộ bất tử, Niết bàn.

Kinh Phật với triết lý vô ngã: Chân lý là suối nguồn, chứ không phải là con người thần thánh hoặc chân lý tuyệt đối. Vị trí độc đáo của Phật giáo là một học thuyết mang đầy đủ tính cách mạng tư tưởng và cách mạng xã hội. Tiến sĩ triết học Walpola Rahula là giáo sư Trường Đại học Tổng hợp Ceylan (Pháp) đã tìm tòi văn bản cổ và giới thiệu tài liệu nghiêm túc, đáng tin cậy này (Lời Phật dạy. Lê Diên biên dịch).

Suối nguồn tươi trẻ Thiền tông

‘Bất lập văn tự. Giáo ngoại biệt truyền. Trực chỉ nhân tâm. Kiến tánh thành Phật’. Không lập giáo điều, truyền dạy ngoài sách, vào thẳng lòng người, giác ngộ thành Phật Thiền sư Bồ-đề-đạt-ma (?-532) đã nêu ra triết lý căn bản Thiền tông để Dạy và Học.Thiền tông Phật giáo Đại thừa nguồn gốc từ đức Phật Thích-ca Mâu-ni đã đạt được sự giác ngộ dưới gốc cây Bồ-đề ở Ấn Độ. Thiền sư Bồ-đề-đạt-ma là Tổ sư Ấn Độ đời thứ 28 đã truyền bá và phát triển Thiền tông lớn mạnh tại Trung Quốc. “Thiền” nhấn mạnh  kinh nghiệm thực tiễn chứng ngộ ‘trực chỉ nhân tâmkiến tính thành Phật’ . Nhà Ấn Độ học và Phật học người Đức Hans Wolfgang Schumann trong tác phẩm Đại thừa Phật giáo (Mahāyāna-Buddhismus) đã viết:“Thiền tông có một người cha Ấn Độ nhưng đã chẳng trở nên trọn vẹn nếu không có người mẹ Trung Quốc.Cái ‘dễ thương’,cái hấp dẫn của Thiền tông chính là những thành phần văn hoá nghệ thuật, những đặc điểm sắc thái riêng của Trung Quốc, không phải của Ấn Độ. Những gì Phật giáo mang đến Trung Quốc, với tư tưởng giải thoát tuyệt đối, trình bày một cách nghiêm nghị khắt khe với một ngón tay trỏ chỉ thẳng, những điều đó được các vị Thiền sư thừa nhận, hấp thụ với một nụ cười thầm lặng đầy thi vị. Thành tựu lớn lao của các Đại luận sư Ấn Độ là nhét ‘con ngỗng triết lý’ vào cái lọ ‘ngôn từ, thì  chính nơi đây tại Trung Quốc, con ngỗng này được thả về với thiên nhiên mà không hề mang thương tích.” Thiền tông là sự “truyền pháp ngoài kinh điển” đạt ‘giác ngộ tức thì’ tại đây, ngay lúc này, chứng ngộ ‘kiến tính thành Phật’ do bản ngã chân tính và nhân duyên. Phật Thích Ca trên núi Linh Thứu im lặng đưa lên cành hoa, Thiền sư Ca Diếp mỉm cười thấu hiểu và đức Phật Thích Ca đã ấn chứng cho Thiền sư Ca Diếp là Sơ tổ của Thiền tông Ấn Độ.

Thiền tông Việt Nam có từ rất sớm tại Luy Lâu do Thiền tông Ấn Độ truyền bá vào Việt Nam trước tiên ở thế kỷ thứ 2 và thứ 3, rước cả Trung Quốc (thế kỷ thứ 6) Nhật Bản (thế kỷ 11, 12) và các nước châu Á khác. Các Sơ Tổ Thiền tông Việt Nam là thiền sư Khương Tăng Hội và Mâu Tử. Thiền tông Việt Nam nguồn gốc lâu đời trong lịch sử Việt Nam và phát triển rực rỡ nhất thời nhà Trần với Thiền phái Trúc Lâm.  Trần Nhân Tông (Trần Khâm 1258- 1308) là vua Phật đời Trần (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Người là tổ sư Trúc Lâm Yên Tử, nhà chiến lược kỳ tài, nhà văn hóa kiệt xuất, nhà thơ lớn Con Người Hoàn Hảo dân tộc Việt Nam. Người đã viết: Cư trần lạc đạo, triết lý nhân sinh rất nổi tiếng “Ở đời vui đạo, mặc tùy duyên/ Hể đói thì ăn, mệt ngủ liền/ Kho báu trong nhà thôi tìm kiếm/ Vô tâm đối cảnh hỏi chi thiền.

Trúc Lâm Yên Tử, Trần Nhân Tông

Trần Nhân Tông (Trần Khâm 1258- 1308) là vua Phật đời Trân (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Người là tổ sư Trúc Lâm Yên Tử, nhà chiến lược kỳ tài, nhà văn hóa kiệt xuất, nhà thơ lớn và Con Người Hoàn Hảo của dân tộc Việt Nam. Người đã viết: Cư trần lạc đạo, triết lý nhân sinh rất nổi tiếng “Ở đời vui đạo, mặc tùy duyên/ Hể đói thì ăn, mệt ngủ liền/ Kho báu trong nhà thôi tìm kiếm/ Vô tâm đối cảnh hỏi chi thiền.”

Trần Nhân Tông với 50 năm cuộc đời đã kịp làm được năm việc lớn không ai sánh kịp trong mọi thời đại của tất cả các dân tộc trên toàn thế giới: Minh quân lỗi lạc, làm vua 15 năm (1278 – 1293) trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến hai lần đánh thắng quân Nguyên Mông là đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thế giới của thời đó; Vua Phật Việt Nam, tổ sư thiền phái Trúc Lâm Yên Tử và Thái Thượng Hoàng 15 năm (1294-1306). Nhà văn hóa và nhà thơ kiệt xuất với thắng tích Trúc Lâm Yên Tử và kiệt tác Trần Nhân Tông còn mãi với thời gian, hoàn thành sư mệnh của bậc chuyển pháp luân, mang sự sống trường tồn vượt qua cái chết; Người Thầy của chiến lược vĩ đại yếu chống mạnh, ít địch nhiều bằng thế đánh tất thắng “vua tôi đồng lòng, toàn dân đồng sức”tạo lập sự nghiệp mở nước và thống nhất non sông Việt, mở đất phương Nam bằng vương đạo, thuận thời, thuận người; Con người hoàn hảo, đạo đức trí tuệ, kỳ tài trị loạn, đã hưng thịnh nhà Trần và cứu nguy cho nước Việt tại thời khắc đặc biệt hiểm nghèo, chuyển nguy thành an, biến những điều không thể thành có thể.

Giáo sư sử học Trần Văn Giàu nhận định: “… chưa tìm thấy lịch sử nước nào có một người đặc biệt như Trần Nhân Tông ở Việt Nam. Tại nước Tàu lúc bấy giờ Triều đình nhà Tống rất hùng mạnh nhưng quân Nguyên Mông đã tràn xuống đánh thắng thần tốc, đến nỗi vua quan nhà Tống phải chạy ra biển và nhảy xuống biển tự vẫn. Tại Tây Á, Trung Á và một phần châu Âu cũng thua thảm hại, đến nỗi Giáo hoàng La Mã cũng lên tiếng sợ hãi. Trong lúc ấy Việt Nam so với phương Bắc thì quá nhỏ bé và quá nghèo yếu, thế mà Người dám không cho Nguyên Mông mượn đường xâm lược Chiêm Thành. Lại còn đánh bại ba lần Nguyên Mông xâm lược. Sau khi thắng giặc, Người lại lên núi sống. Người dám nghĩ, dám làm những việc không ai dám nghĩ chứ đừng nói đến làm”

Phật giáo Khoa học và Việt Nam

Nhà bác học Anhstanh, cha đẻ của Thuyết tương đối, đã nhận định: “Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học” . “Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó” . “Khoa học mà thiếu tôn giáo là khập khiễng. Tôn giáo mà không có khoa học thì mù quáng” . Cả ba câu này đều được trích từ Những câu nói nổi tiếng của Anhstanh (Collected famous quotes from Albert), và được dẫn lại trong bài Minh triết sống thung dung phúc hậu của Hoàng Kim

Khoa học và thực tiễn giúp ta tìm hiểu những phương pháp thực tế để thể hiện ước mơ, mục đích sống của mình nhằm sống yêu thương, hạnh phúc,vui khỏe và có ích. Đọc rất kỹ lại Ki tô giáo, Hồi giáo,Do Thái giáo,Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, … và chiêm nghiệm thực tiễn , tôi thấm thía câu kinh Phật với triết lý vô ngã: Chân lý là suối nguồn chứ không phải là con người thần thánh hay chân lý tuyệt đối. Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông có minh triết: Hãy quay về tự thân chứ không tìm ở đâu khác. Luật Hấp Dẫn, Thuyết Tương đối, Thành tựu Khoa học và Thực tiễn giúp ta khai mở nguồn năng lượng vô tận của chính bản thân con người và thiên nhiên. Đó là ba ngọn núi cao vọi của trí tuệ, là túi khôn của nhân loại. Bí mật Tâm linh (The Meta Secret) giúp ta khám phá sâu sắc các quy luật của vũ trụ liên quan đến Luật Hấp Dẫn đầy quyền năng. Những lời tiên tri của các nhà thông thái ẩn chứa trong Kinh Vệ đà, Lời Phật dạy, Kinh Dịch, Kinh Thánh, Kinh Koran …, cũng như xuyên suốt cuộc đời của những con người vĩ đại trên thế giới đã được nghiên cứu, giải mã dưới ánh sáng khoa học; Bí mật Tâm linh là sự khai mở những nguồn năng lượng vô tận của chính bản thân mỗi con người đối với đồng loại, các loài vật và thiên nhiên. Suối nguồn chân lý trong di sản văn hóa, lịch sử, giáo dục, kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao của mỗi dân tộc và nhân loại lưu giữ nhiều điều sâu sắc cần đọc lại và suy ngẫm.Qua đèo chợt gặp mai đầu suối. Gốc mai vàng trước ngõ.

Việt Nam là chốn tâm thức thăm thẳm của đạo Bụt (Phật giáo) trãi suốt hàng nghìn năm. Lịch sử Phật giáo Việt Nam theo sách Thiền Uyển tập anh xác nhận là đạo Phật được truyền trực tiếp từ Ấn Độ theo đường biển vào Việt Nam, gồm Giao Chỉ ở phía bắc và Chăm pa ở phía nam, khoảng thế kỉ thứ ba đến thế kỉ thứ hai trước Công nguyên, chứ không phải từ Trung Hoa như một số quan niệm trước đây. Phật giáo đồng hành chung thủy, lâu bền với dân tộc Việt, dẫu trãi nhiều biến cố nhưng được dẫn dắt bởi những nhà dẫn đạo sáng suốt và các đấng minh vương, lương tướng chuộng nhân ái của các thời nên biết thể hiện sự tốt đạo, đẹp đời. Việt Nam là nước biết tiếp thu, chắt lọc tri thức tinh hoa của nhân loại, chuộng sự học, đồng thời biết quay về với tự thân tổng kết thực tiễn, chứ không tìm ở đâu khác.

Việt Nam, Khoa học và Phật giáo là ba nhận thức căn bản của tôi.

Bản chất cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và vô thường. Minh triết của đời người hạnh phúc là biết sống thung dung, phúc hậu, thanh thản, an nhiên tự tại, nhận ra kho báu vô giá của chính mình, không lo âu, không phiền muộn, sống với tinh thần dịu hiền và trái tim nhẹ nhõm

Hoàng Kim

Bulukhin ngày 03.10.2013 lúc 10:56 nói:

Nếu thầy Thích Phổ Tuệ ấn chứng bạch ngọc (hạt gạo trắng ngần) thì cứ để nguyên vậy.

Thiển nghỉ của Bu thì có khác chút xíu. Bạch Ngọc là ngọc trắng thì chưa nói chi đến hạt gạo cả.

Thực ra hạt gạo không trắng thậm chí gạo lứt thì dinh dưỡng nhiều hơn gạo trắng. Bu được biết người Mỹ chế ra máy xát gạo trắng sau đó thấy là sai lầm bèn chế ra một thứ bột cho vào gạo để bù lại phần cám đã mất đi. Nhưng khi nấu cơm người ta vo gạo thì bột đó lại mất đi.

Dân gian nói hạt gạo là ngọc trời cho, trong trường hợp này là MỄ NGỌC.

Đấy cũng là nói cho vui.

HoangKim NgocphuongNam

PHÁP TRẦNQUAY ĐẦU LÀ BỜ
Thích Thanh Từ (Sư Ông Trúc Lâm)

Trong nhà thiền thường nói, khi ngộ đạo rồi mắt thấy như mù, tai nghe như điếc. Như mù nhưng không phải mù, như điếc nhưng không phải điếc. Giả sử chúng ta đi chợ, nghe người ta xôn xao đủ thứ, nhưng mình không dính, không chú ý. Khi về người nhà hỏi: “Bữa nay đi chợ thấy cái gì?” Mình nói: “Không thấy gì hết”. Nhưng sự thật mình có thấy không? Có thấy nhưng không dính thành ra như không thấy. Còn nếu ta để tâm vào việc gì thì khi được hỏi, mình liền trả lời: “Thấy thế này, thế kia”. Đó là ta đã tích lũy vào pháp trần trong tâm rồi. xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/doi-thoai-voi-thien-su/

Bài ca nhịp thời gian Run away with me https://youtu.be/_Bs4XcVufqY và #Thungdung Chờ Đông https://youtu.be/tZbYkV4Wk8s Hiếu Organ tuyệt phẩm Thơ nhạc đời người thăm thẳm Xuân mãn Hè sang Thu tĩnh lặng an nhiên Chờ Đông Ta mãi bên nhau. Cuộc đời có những con đường bắt buộc phải đi một mình Đó không phải là cô đơn mà là sự lựa chọn https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thu-tinh-lang-an-nhien/

DẤU CHÂN BỤT KHIÊM NHƯỜNG
Một gia đình yêu thương
Nhớ Ông Bà Cậu Mợ
Nhớ tháng Bảy mưa Ngâu.

Sri Lanka dấu chân Phật, hòn đá khiêm nhường (ảnh), một trong tám dấu tích di sản thế giới ở đất nước Tích Lan Sri Lanka, nơi một hậu duệ Hoàng Gia Mạc tộc chọn về làm dâu ngày nay“Núi không cần cao, có tiên phật người lành là linh điạ. Nước không cần sâu, có suối nguồn thắng tích hẳn an nhiên”Thu tĩnh lặng an nhiên. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thu-tinh-lang-an-nhien/

(*) Kim Notes lắng ghi chú mỗi câu một đường dẫn, ẩn ngữ thông tin; xem tiếp
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/kim-notes-lang-ghi-chu/

LỜI THƯƠNG 9
Hoàng Kim

Mai Hạc vầng trăng soi
Sóc Trăng Lương Định Của
Chuyện thầy Tôn Thất Trình
Thầy Quyền thâm canh lúa

Thầy lúa Bùi Bá Bổng
Lúa siêu xanh Hòa Bình
Lúa siêu xanh Việt Nam
Đêm Yên Tử Hoàng Kim.

Cánh cò bay trong mơ
Con đường lúa gạo Việt
Thầy nghề nông chiến sĩ
Hoa Đất thương lời hiền

Việt Nam con đường xanh
Gạo Việt và thương hiệu
Hồ Quang Cua gạo ST
Đáy đại dương là ngọc

Đêm lạnh nhớ Đào Công.
Thiền Sư Lão Nông Tăng
Ngày xuân đọc Trạng Trình
#Thungdung #vietnamhoc

xem tiếp Lời thương https://hoangkimlong.wordpress.com/category/loi-thuong/

2

HẢI NHƯ THƠ VỀ NGƯỜI
Hoàng Kim

Đêm nhớ ‘Người tỉnh thức’
Hải Như thơ về Người
Bác trong thơ Hải Như
là kiệt tác chân dung

Thơ đưa Người về đích
Cụ làm ‘thơ về Người’
Đích nhân văn của Cụ
là thức tỉnh Con Người

Chuyện muôn năm còn kể
Bài học quý về Người
Kinh nghiệm sống một đời
Minh triết Hồ Chí Minh.

‘Chúng cháu canh giấc Bác ngủ, Bác Hồ ơi’
‘Kỷ niệm sinh nhật Người năm ấy’
‘Người
 sau không bị khuất’
‘Cần
  những phút buồn’
‘Một lối đi riêng’

Bác Hồ trong thơ Hải Như

Nghiên cứu về Con Người và Sự nghiệp của Bác Hồ cần thiết hơn hết là đọc thẳng trước tác của Bác với tác phẩm chọn lọc Hồ Chí Minh tuyển tập trọn bộ ba tập Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội năm 2002, 2178 trang. Tiếp đến là cụm bảy tác phẩm chính, chứa đựng nhiều thông tin đầu nguồn mà tôi ưa thích hơn cả, đó là: 1) “Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam” của đại tướng Võ Nguyên Giáp chủ biên; 2) “Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam do đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất, đọc tại Lễ truy điệu trọng thể Hồ Chủ tịch, ngày 9 tháng 9 năm 1969 đúc kết sâu sắc năm cống hiến kiệt xuất nhất của chủ tịch Hồ Chí Minh đối với đất nước; 3).”Nhân cách lớn của chủ tịch Hồ Chí Minh ” do giáo sư Trần Văn Giàu đúc kết bảy phẩm chất cơ bản của Bác “được con dân nước Việt và thế giới ngợi ca”. 4) “Bác Hồ rất ít trích dẫn !” bài của chủ tịch Trường Chinh về phong cách văn chương của chủ tịch Hồ Chí Minh; 5) “Những nhận thức về tư tưởng Hồ Chí Minh” của thủ tướng Phạm Văn Đồng nhà lãnh đạo gần gũi nhất bên cạnh Bác; 6) “Búp sen xanh ” và cụm 20 tác phẩm của “nhà văn Sơn Tùng – người viết về Bác Hồ thành công nhất “ 7) Chúng cháu canh giấc Bác ngủ, Bác Hồ ơi” và chùm 41 bài thơ của nhà thơ Hải Như – người làm thơ về Bác Hồ ấn tượng nhất. Trong bảy tài liệu trên, thơ Hải Như ở vị trí khiêm nhường nhưng làm sáng góc nhìn Con Người Bác Hồ. 

xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hai-nhu-tho-ve-nguoi/

MỘT NGÀY VỚI HERNAN CEBALLOS
Hoàng Kim

An vui chơi cùng cụ Trạng,
Thanh nhàn vô sụ là tiên.
Ngày mới dọn vườn chuyện cũ.
Đường xuân tinh túy hòa thêm.

xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/mot-ngay-voi-hernan-ceballos/

KIM LOAN BÚT VÀNG MỘT THỜI
Kim Hoàng

Kim Notes lắng ghi chú Người bạn tốt khi cũ Tỉnh thức cùng tháng năm, Cuối năm đọc lại “Chuyện ngậm ngãi tìm trầm” https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chuyen-ngam-ngai-tim-tram/ và láng lòng với ba mẫu chuyện nghĩ về bạn

Kim Loan với gia đình tôi có ba mẫu chuyện: 1) Bạn ấy đã lên thắp hương cho cha mẹ tôi, 2) Ông Hồ Sáu Đồng Nai https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ong-ho-sau-dong-nai/ là tôi noi lối viết chuyện người tử tế của Kim Loan và của Nguyễn Một ‘Dòng sông độ lượng”. 3) Sau này ảnh Kim Loan chụp con đường bùn nhão ngập sình các bé con đi học, tôi xúc động liên tưởng nhiều chuyện đời mà viết được câu thơ nặng lòng “Hoa Đất của quê hương” Đất nặng ân tình đất nhớ thương Ta làm hoa đất của quê hương Để mai mưa nắng con đi học Lưu dấu chân trần với nước non. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoa-dat-cua-que-huong/

Cảm ơn Kim Loan, Học không bao giờ muộn, Gieo trồng sự tử tế, https://hoangkimlong.wordpress.com/category/kim-notes-lang-ghi-chu/

THẦY BẠN LÀ LỘC XUÂN
Hoàng Kim

Tôi viết bài này để tỏ lòng biết ơn thầy bạn dưới mái trường Nông Lâm thân thương và làm món quà nhỏ thân tặng cho các em sinh viên nghèo hiếu học. Thầy, bạn là lộc xuân đời tôi mà nếu thiếu sự động viên, giúp đỡ này thì tôi không thể có được ngày hôm nay:“Em đã học nhiều gương sáng danh nhân. Hãy biết nhục, biết hèn mà lập chí. Thắp đèn lên đi em, ngọn đèn dầu bền bỉ. Sáng giữa đời lấp lánh một niềm tin”. xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-ban-la-loc-xuan/

Thật hạnh phúc yêu thích khi “Mỗi ngày biết dành nửa tiếng/ Thung dung đếm nhịp thời gian/ Thong thả chỉ thêu nên gấm/ An nhiên việc tốt cứ làm/ Chớp mắt cuộc đời nhìn lại/ Bình an vô sự là tiên” https://cnm365.wordpress.com/ và https://hoangkimvn.wordpress.com

NGUYỄN DU TRĂNG HUYỀN THOẠI
Hoàng Kim
 (Kim Notes lắng ghi chú)
1
Nguyễn Du thơ chữ Hán
Kiếm bút thấu tim Người,
Đấng danh sĩ tinh hoa,
Nguyễn Du khinh Thành Tổ,
Bậc thánh viếng đức Hòa
2
Nguyễn Du tư liệu quý
Linh Nhạc thương người hiền,
Trung Liệt đền thờ cổ,
“Bang giao tập” Việt Trung,
Nguyễn Du niên biểu luận
3
Nguyễn Du Hồ Xuân Hương
“Đối tửu” thơ bi tráng,
“Tỏ ý” lệ vương đầy,
Ba trăm năm thoáng chốc,
Mại hạc vầng trăng soi.
4
Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ
Uy Viễn “Vịnh Thúy Kiều”,
Tố Như “Đọc Tiểu Thanh”,
Bến Giang Đình ẩn ngữ,
Thời biến nhớ người xưa.
5
Nguyễn Du thời Tây Sơn
Mười lăm năm tuổi thơ,
Mười lăm năm lưu lạc,
Thời Hồng Sơn Liệp Hộ,
Tình hiếu thật phân minh
6
Nguyễn Du làm Ngư Tiều
Câu cá và đi săn,
Ẩn ngữ giữa đời thường,
Nguyễn Du ức gia huynh,
Hành Lạc Từ bi tráng
7
Nguyễn Du thời nhà Nguyễn
Mười tám năm làm quan,
Chính sử và Bài tựa,
Gia phả với luận bàn.
Bắc hành và Truyện Kiều
8
Nguyễn Du tiếng tri âm
Hồ Xuân Hương là ai,
Kiều Nguyễn luận anh hùng,
Thời Nam Hải Điếu Đồ,
Thời Hồng Sơn Liệp Hộ
9
Nguyễn Du trăng huyền thoại
Đi thuyền trên Trường Giang,
Tâm tình và Hồn Việt,
Tấm gương soi thời đại.
Mai Hạc vầng trăng soi,

(*) Nguyễn Du trăng huyền thoại là nghiên cứu lịch sử văn hóa của Hoàng Kim. Nguyễn Du thơ chữ HánNguyễn Du tư liệu qúy; Nguyễn Du Hồ Xuân Hương; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ là bài 1, 2, 3, 4 trong chuỗi chuyên luận này được hiệu đính, bổ sung, đúc kết nhân ngày 10/8 Canh Tý âm lịch, là ngày giỗ thứ 200 của cụ Nguyễn Du (1820- 2020) và kỷ niệm 256 năm ngày sinh của cụ Nguyễn Du (1766-2021) đấng danh sĩ tinh hoa, đại thi hào, danh nhân văn hóa thế giới, là ngày 23 tháng 11 Ất Dậu nhằm ngày 3 tháng 1 năm 1766. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nguyen-du-trang-huyen-thoai

Thơ Nguyễn Trãi đọc lúc ban mai tại non thiêng Yên Tử

KIM NOTES LẮNG GHI CHÚ
Hoàng Kim


KIM NOTES lắng ghi chú
Lời thương cùng tháng năm
Suốt đời chăm việc thiện
Gương sáng bạn nhà nông

Chùa Ráng giữa đồng xuân https://youtu.be/w21hkPfEA2

THIỀN SƯ LÃO NÔNG TĂNG
Hoàng Kim

“Mưa thuận gió hòa chăm bón đúng
Nhân tươi quả tốt được thu nhiều”

Lời dặn Thầy Phổ Tuệ
Con nguyện lòng ghi tâm

Nhớ Viên Minh Hoa Lúa
Hoa Lúa giữa Đồng Xuân
Viên Minh Thích Phổ Tuệ
Lời Thầy dặn thung dung

Kim Notes lắng ghi chú xem 12 đường dẫn tại https://hoangkimlong.wordpress.com/category/kim-notes-lang-ghi-chu/ và https://hoangkimvn.wordpress.com/tag/vinaxanh-hoa-dat/

TIẾNG VIỆT LUNG LINH SÁNG
Hoàng Kim

Tiếng Việt lung linh sáng
Muốn sang thì bắc cầu kiều
Chuyện đồng dao cho em
Bài đồng dao huyền thoại

Ca dao Việt “Cày đồng”
Mãn Giác thơ “Hoa Mai”
Tiếng Việt lung linh sáng
Thơ Việt ngoài ngàn năm

Trần Khánh Dư “Bán than”
Phạm Ngũ Lão Thuật Hoài
Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn
Đặng Dung thơ Cảm hoài.

Dân ca truyền di sản
Ca dao lọc tinh hoa
Đầu tiên tới cuối cùng
Học ăn và học nói

Hình ảnh này không có thuộc tính văn bản thay thế; tên tập tin là tho-moc-tuong-hop-800-nam.jpg
Thổ Mộc tương hợp năm 2021/ 2022

THẾ SỰ BÀN CỜ VÂY
Hoàng Kim

Trật tự thế giới mới
Biến đổi
Thế cờ vầy
Trời vần vũ
Nắng mưa
Tương khắc
Tương sinh
Tan hợp
Hợp tan
Cân bằng động

Dự ngôn
Chục năm sau
Diễn ra
Thời biến lớn

Ba kich bản

#Thungdung
Chơi cùng cụ Trạng
Sớm hè ngắm mai nở
Gia Cát Mã Tiền Khóa
“một mình than mai gầy”.


MƯA XUÂN TRONG MẮT AI
Hoàng Kim

Trời mưa rây rây hạt
Mình trồng cây tiếp thôi
Mồ hôi và mưa quyện
Yêu thương thấm mát người.

Nắng mưa là thời trời
Tốt lành là thế đất
Phước đức bởi lòng người
An nhiên mưa gió thổi.

Lắng nghe Lương Phủ ngâm (*)
Ngắm nhìn non nước đổi
Thung dung giấc ngủ trưa
Tỉnh thức trồng tiếp nối …

“Ngược gió đi không nản
Rừng thông tuyết phủ dày
Ngọa Long cương đâu nhỉ
Đầy trời hoa tuyết bay !” (**)

Ghi chú:
(*) Lương Phủ Ngâm
(thơ Gia Cát Lượng )

Một đêm gió bấc lạnh,
vạn dặm mây mịt mù
Trên không tuyết bay loạn,
biến đổi cả giang sơn.

Ngửa mặt nhìn trời cao,
thấy như rồng đang đấu
Trùng trùng sư tử bay,
chớp mắt biến vũ trụ.

Cưỡi lừa qua cầu nhỏ,
một mình than mai gầy.

Nguyên văn

一夜北风寒,
万里彤云厚.
长空雪乱飘,
改尽江山旧.

仰面观太虚,
疑是玉龙斗.
纷纷鳞甲飞,
顷刻遍宇宙.

骑驴过小桥,
独叹梅花瘦!

Phiên âm: Nhất dạ bắc phong hàn,
vạn lý đồng vân hậu. Trường không tuyết loạn phiêu,
cải tận giang sơn cựu. Ngưỡng diện quan thái hư,
nghi thị ngọc long đấu. Phân phân lân giáp phi,
khoảnh khắc biến vũ trụ. Kỵ lư quá tiểu kiều,
độc thán mai hoa sấu!

Mưa . Trời vẫn mưa và dần nặng hạt lên Tổ quốc ướt, anh khô làm sao nổi (thơ Nguyễn Lâm Cẩn). Trời mưa rây rây hạt Mình trồng hoa tiếp thôi Mồ hôi và mưa quyện Yêu thương thấm mát người. (thơ Hoàng Kim) https://hoangkimlong.wordpress.com/category/mua/

(**) Nhớ Đào Duy Từ
(Thơ Hoàng Kim).

xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/the-su-ban-co-vay/ và https://www.facebook.com/watch/?v=1142469553269287

HoNuiCoc01

THƠ TÌNH HỒ NÚI CỐC
Hoàng Kim

Anh đến tìm em ở Bến Mơ
Một trời thu đẹp lắng vào thơ
Mênh mang mường Mán mình mong mỏi
Lấp loáng luồng Lưu lượn lững lờ
Núi Cốc chùa Vàng xao xuyến đợi
Sông Công đảo Cái ước mong chờ
Nham Biền, Yên Lãng uy nghi quá
Tam Đảo, Trường Yên dạ ngẫn ngơ.

Hồ Núi Cốc là quần thể du lịch sinh thái thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên cách trung tâm thành phố 15 km về hướng Tây Nam theo lộ Đán -Tân Cương – núi Cốc. Nơi đây có núi Cốc, sông Công, hồ núi Cốc – vịnh Hạ Long, hồ trên núi – với diện tích mặt hồ khoảng 25 km2. Đền Hồ Chí Minh trên rừng Yên Lãng, đỉnh đèo De dưới là mỏ than núi Hồng giữ ngọn lửa thiêng, vùng huyền thoại chuyện tình yêu thương. Đảo Cái lưu dấu những cổ vật đặc biệt quý hiếm. Chùa Vàng và đền bà chúa Thượng Ngàn nổi tiếng. Đây là vùng đất địa linh của tam giác châu giữa lòng của vòng cung Đông Triều với dãy Tam Đảo có 99 ngọn Nham Biền chạy xuống Yên Tử , trường thành chắn Bắc (hướng kia là dãy Tản Viên 99 ngọn chạy dọc sông Đáy tới Thần Phù, Nga Sơn nối Trường Sơn tạo thế trường tồn và mở mang cho dân tộc Việt. Đây là vùng thiên nhiên trong lành, suối nguồn tươi trẻ, lưu dấu tích anh hùng, mỹ nhân trong vầng trăng, bóng nước giữa rừng… Nôi đất Việt yêu thươngMỏ than Hồng giữ lửaThơ tình Hồ Núi Cốc / Yên Lãng Hồ Chí MinhĐền Bà Chúa Thượng Ngàn / Chợt gặp mai đầu suốiThanh trà Thủy Biều HuếMai Hạc vầng trăng soiCánh cò bay trong mơMột niềm tin thắp lửaGiấc mơ lành yêu thương / Đồng xuân lưu dấu hiền

Những tác phẩm âm nhạc vượt thời gian Huyền thoại Hồ Núi Cốc, nhạc và lời Phó Đức Phương, trình bày Vũ Phong Vũ (bản khác NSƯT Thanh Hoà), Thanh Lam, Tùng Dương ; Hồ trên núi, nhạc và lời Phó Đức Phương, trình bày Hồ Quỳnh Hương (bản khác NSƯT Anh Thơ); Thơ giao lưu Hồ Núi Cốc giữa những người bạn Mùa Thu Vàng, Hà Duy Tự, Trúc Nhã, LamCa07, Hoàng Kim… được giao hòa trong khung cảnh thiên nhiên lộng lẫy, kỳ thú này.

Chương trình Sắn Việt Nam cùng Chương trình Sắn Châu Á nhiều lần họp tại Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, cùng đi khảo sát các vùng sắn ở Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái,  … và đã có hai lần thăm Hồ Núi Cốc.

Tôi lưu lại Kim Notes lắng ghi chú về một vùng đất thiêng của Tổ Quốc Việt Nam.

LỜI THƯƠNG (8)
Hoàng Kim

Ta đi về chốn trong ngần
Để thương sỏi đá cũng cần có nhau
.


LỜI THƯƠNG (7)
Hoàng Kim
nối vần Thuận Nghĩa, Chí Thắng


Lời ru yêu thương của mẹ
Tiếng lòng đằm thắm của cha
Nỗi nhớ thèm như bầu sữa
An nhiên nhú giữa ông bà

Có một vườn thiêng cổ tích
Nước xanh cây xanh cỏ xanh
Tung tăng bướm tung tăng gió
Say mê chim hót đầu cành

Nơi có một trời thương nhớ
Suốt đời ta chẳng quên nhau
Suối nhạc hồn thơ rộng mở
Đất thương trời bắc nhịp cầu …

Hoàng Kim

Hôm về em ngọt tiếng ru hời
Thuận Nghĩa

một hôm em về đồng rộng
một hôm em về khơi xa
hình như anh ngồi trên cát
khe tay vốc chảy nuột nà

hình như anh ngồi với hát
vuốt lời có cánh bay qua
đám mây dưới lời bàng bạc
môi em trôi dải lụa là

một hôm em về tán lá
một hôm em về gốc cây
anh như dế mèn thuở nọ
tanh tách đá hẫng chân ngày

anh như dế mèn năm ấy
phiêu lưu trong tiếng ru đêm
môi rằm ngang trời ngầy ngậy
cắn lên anh miếng dịu mềm

một hôm em về ghế đá
một hôm em về công viên
anh thành một nhành cỏ úa
run lên dưới gót ảo huyền

một hôm đột nhiên là thật
(ước thế có làm sao không?)
bàn tay nắm nhau rất chặt
mình đi đến tận vô cùng

là hôm rất chi dễ chịu
anh như cái gã thợ cày
ngửa nằm bên bờ ruộng cạn
ngắm nhìn cò lã lơi bay

và em con chim chiền chiện
lích chích trên nhành bông lau
được không xin làm ngọn gió
vời nâng cánh em qua đầu

và em con chuồn chuồn ớt
về cay cay một khoảng đời
anh tô lên hoàng hôn đỏ
hẹn một chân trời sinh sôi

anh tô lên đôi mày ấy
màu của buổi chiều vô ưu
một hôm em về là vậy
giấc anh lìm lịm ngủ vùi

một hôm em về là vậy
ngọt lành đưa những tao nôi
anh như những ngày thơ dại
bình yên trong tiếng ru hời...

Thuận Nghĩa
Mùa Trăng Tròn

Ở đâu
Phan Chí Thắng

Ở đâu có một ngôi nhà bé
Cửa sổ đèn khuya bóng em ngồi
Giai điệu dân ca ngân nhè nhẹ
Tự tình dạ khúc gửi xa xôi

Ở đâu có một khuôn vườn lặng
Em nở dùm tôi những nụ hồng
Chim hót chào reo bình minh nắng
Sương mòn xao xuyến như mắt mong

Ở đâu có một trời thương nhớ
Em thấu dùm tôi nỗi cháy lòng

Ở đâu có một con thuyền nhỏ
Chở những vần thơ tôi sang sông

Phan Chí Thắng

LỜI THƯƠNG (6)
Hoàng Kim

Chuyển mùa trời mưa ẩm
Ngắm cảnh nhớ Đào Công
Việc chờ người vẫn đợi
Thao thức thương người hiền.

Thung dung chào ngày mới
Lời thương vui trong ngần
Phúc hậu sống an nhiên
Đêm qua rồi ngày tới.

“Ngược gió đi không nản.
Rừng thông tuyết phủ dày.
Ngọa Long cương đâu nhỉ.
Đầy trời hoa tuyết bay

LỜI THƯƠNG (5)
Hoàng Kim

Thái Sơn nhớ bạn thương lời nhắn
Thanh Lương Từ Hiếu bước thanh nhàn
‘Bất đáo Trường Thành phi hảo hán’
Linh Giang Kỳ Lộ đối Trường Giang.

LỜI THƯƠNG (4)
Hoàng Kim

Em cũng đi anh cũng đi
Đường trần thăm thẳm bước say mê
Núi Thái anh lên ban mai hửng
Cổng Trời em đến nắng lên hương.

Thăm thăm trời thăm thẳm mây
Ai xui ai đến hiểm sơn này
Tự do hai tiếng ngời tâm đức
Thung dung đời thanh thản vui.

Câu li biệt lẽ hợp tan
Thời thế muôn năm biếng luận bàn
Tình Yêu Cuộc Sống đi cùng Bụt
Cửa nhà mình lối nhỏ bình an.

LỜI THƯƠNG (3)
Hoàng Kim

Nhớ người thuở ấy thăm nhau.
Bút vàng ruộng rẫy và câu ân tình.
Thương chùm mận hậu rung rinh.
Thủy chung bạn quý để dành người thân

LỜI THƯƠNG (2)
Hoàng Kim

Cánh cò bay trong mơ
ca dao em và tôi
bảng lãng cánh cò
bay giữa nhân gian.

Con cò đi đón cơn mưa
Tối tăm mù mịt ai đưa cò về’
bâng khuâng Cánh cò
Thương lời ru của mẹ:

“Tháng giêng, tháng hai,
Tháng ba, tháng bốn,
Tháng khốn, tháng nạn
Đi vay đi dạm
Được một quan tiền
Ra chợ Kẻ Diên
Mua con gà mái
Về nuôi hắn đẻ
Ra mười quả trứng
Một trứng: ung
Hai trứng: ung
Ba trứng: ung
Bốn trứng: ung
Năm trứng: ung
Sáu trứng: ung
Bảy trứng: ung
Còn ba trứng
Nở được ba con
Con: diều tha
Con: quạ bắt
Con: mặt cắt xơi

Đừng than phận khó ai ơi
Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây”.

Cánh cò quê hương
vầng trăng mẹ hiền
mang đến cho em
giấc mơ hạnh phúc

khi ban mai tỉnh thức
mọc sớm sao Thần Nông
thăm thẳm giữa tâm hồn
Cánh cò bay trong mơ …

Ai viết cho ai Những câu thơ lưu lạc.
Giữa trần gian thầm lặng tháng năm dài ?
“Thập tải luân giao cầu cổ kiếm.
Nhất sinh đê thủ bái hoa mai”.

Mười năm lưu lạc tìm gươm báu
Đời ta chỉ cúi lạy hoa mai.
“Nghêu ngao vui thú yên hà.
Mai là bạn cũ, hạc là người quen”.

Cánh cò bay trong mơ
Gốc mai vàng trước ngõ
Nhà tôi có chim về làm tổ
Hoa đồng nội và em

LỜi THƯƠNG (1)
Hoàng Kim

Khoác thêm tấm áo trời se lạnh
Đông tàn xuân đến đó rồi em
Phúc hậu mỗi ngày chăm việc thiện
Yêu thương xa cách hóa gần thêm

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/loi-thuong

LỜI THƯƠNG
Hoàng Kim

Ta đi về chốn trong ngần
Để thương sỏi đá cũng cần có nhau.


Đi đâu cũng không bằng Tổ quốc mình. Nói gì, làm gì cũng không bằng dạy, học và làm cho đồng bào đất nước mình. Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương. Mục đích sau cùng của dạy và học là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và làm được việc. Dạy và học thực tiễn trên chính Tổ quốc mình. Việt Nam quê hương tôi! Đó là đất nước của biết bao nhiêu thế hệ xả thân vì nước để quyết giành cho được độc lập, thống nhất, tự do và toàn vẹn Tổ Quốc.làm người Thầy nghề nông chiến sĩ hướng đến bát cơm ngon của người dân lao động, đó là điều tôi tâm đắc nhất

*

Nhớ lớp học trên đồng Lời thương cùng tháng năm

Như Mai ngày  đã trao đổi : “Thầy Hoàng Kim ơi, em tìm hiểu thông tin trên Wikipedia thì thấy có 2 VQG Tà Đùng (ĐăkNong) (công nhận năm 2018) và VQG Sông Thanh (Quảng Nam)(công nhận tháng 12/2020). Nhưng ở đây không thấy Thầy liệt kê ạ. Thầy cho em hỏi những thông tin này em nên tìm tài liệu ở những trang nào ạ, Em cảm ơn Thầy ạ.”; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/vuon-quoc-gia-viet-nam/

VƯỜN QUỐC GIA VIỆT NAM
Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim

Việt Nam hiện có 35 Vườn Quốc Gia (VQG) Ở vùng núi và trung du phía Bắc có 1) Tam Đảo, 2) Hoàng Liên, 3) Ba Bể, 4) Cao nguyên đá Đồng Văn, 5) Phia Oắc – Phia Đén, 6) Bái Tử Long7) Xuân Sơn, 8) Quần thể di tích danh thắng Yên Tử; Ở vùng đồng bằng sông Hồng có 9) Ba Vì, 10) Cúc Phương11) Cát Bà, 12) Xuân Thủy; Ở vùng ven biển bắc Trung Bộ có 13) Phong Nha – Kẻ Bàng, 14) Bến En, 15) Pù Mát, 16) Vũ Quang ; Ở vùng ven biển nam Trung Bộ có 17) Bạch Mã, 18) Núi Chúa, 19) Phước Bình; 20) Sông Thanh ; Ở vùng Tây Nguyên có 21) Chư Yang Sin, 22) Bidoup Núi Bà, 23) Chư Mom Ray, 24) Kon Ka Kinh, 25) Yok Đôn; 26) Tà Đùng; Ở vùng Đông Nam Bộ có 27) Cát Tiên, 28) Lò Gò-Xa Mát, 29) Bù Gia Mập,  30) Côn Đảo; Ở vùng Tây Nam Bộ có 31) Mũi Cà Mau, 32) Phú Quốc, 33) Tràm Chim, 34) U Minh Hạ,  35) U Minh Thượng;

Tổng diện tích Vườn Quốc Gia Việt Nam công nhân trước năm 2018 (chưa tính Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử và Tà Đùng, Sông Thanh ) khoảng 10.455,74 km² (trong đó có 620,10 km² là mặt biển), chiếm khoảng 3% tổng diện tích lãnh thổ đất Việt Nam. Riêng Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử là khu di tích lịch sử văn hóa thiên nhiên đặc biệt gắn liền với sự ra đời, hình thành và phát triển của thiền phái Trúc Lâm Việt Nam được kỳ vọng là di sản thế giới liên tỉnh Bắc Giang, Hải Dương và Quảng Ninh đầu tiên ở Việt Nam đã lập hồ sơ trình UNESCO công nhận nhưng tạm thời dừng lại vì những lý do đặc biệt liên quan đến sự bảo đảm an ninh và phát triển bền vững quốc gia.

(trích …)

Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh là một vườn quốc gia của Việt Nam, nằm ở cao nguyên Kon Tum, thuộc địa bàn ba huyện Mang Yang, KBang và Đắk Đoa của tỉnh Gia Lai, phần trung tâm nằm ở xã Ayun, huyện Mang Yang, phía đông bắc tỉnh Gia Lai, cách thành phố Pleiku khoảng 50 km về hướng đông bắc. Vườn quốc gia Kon Ka Kinh được thành lập theo Quyết định số 167/2002/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2002 của Thủ tướng chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trên cơ sở chuyển đổi và nâng cấp từ Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Ka Kinh. Diện tích là 41.780 ha, với tọa độ địa lý từ 14°09′ đến 14°30′ vĩ bắc và từ 108°16′ đến 108°28′ kinh đông. Phía bắc giáp xã Đắk Roong huyện KBang, phía nam giáp xã Hà Ra và một phần xã A Yun, xã Đắk Yă cùng huyện Mang Yang, phía đông giáp các xã Đắk Roong, Kon Pne, Kroong và Lơ Ku huyện KBang, phía tây giáp xã Hà Đông huyện Đắk Đoa.

Kon Ka Kinh Gia Lai (ảnh Hồ Thị Thùy Linh)

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh là một khu vực ưu tiên về bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam, khu vực và quốc tế mà trong tương lai nó còn là một địa điểm du lịch sinh thái hấp dẫn. Ngoài sự đa dạng và phong phú của hệ động thực vật rừng, Vườn quốc gia Kon Ka Kinh đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ lưu vực đầu nguồn của các con sông như sông Ba và sông Đắk Pne, cung cấp nước tưới tiêu cho hàng ngàn ha cà phê, hồ tiêu, đất nông nghiệp và cung cấp nước sinh hoạt cho các huyện của tỉnh Gia Lai và Kon Tum. Phía tây của vườn quốc gia là một phần lưu vực của nhà máy thủy điện Yaly. Vườn quốc gia Kon Ka Kinh đã thống kê được 687 loài thực vật thuộc 459 chi và 140 họ, trong đó có 11 loài đặc hữu, 34 loài quý hiếm, đã được ghi trong sách đỏ Việt Nam và thế giới, 428 loài động vật, trong đó có 223 loài động vật có xương sống sinh sống trên cạn (34 bộ, 74 họ) và 205 loài động vật không xương sống (như bướm) thuộc 10 họ bộ Cánh vẩy

Vườn Quốc Gia ở Việt Nam 20a VQG  Kon Ka Kinh (ảnh tư liệu VQG Kon Ka Kinh, trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)

xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/vuon-quoc-gia-viet-nam/

ĐÊM TRẮNG VÀ BÌNH MINH
Hoàng Kim

Mời bạn thưởng thức món quà “Đêm trắng và bình minh”, câu chuyện về Ghent thành phố khoa học công nghệ; Sắn quà tặng thế giới người nghèo; Đêm trắng và bình minh phương Bắc. Nhà văn Nga Dostoievski viết “Những đêm trắng” với sự sâu sắc lạ lùng mà tôi khi được trãi nghiệm mới thấu hiểu. Ông trò chuyện về du lịch mà thực ra đang nói về nhân tình thế thái, về những đêm trắng và ảo ảnh bình minh phương Bắc. Bạn hãy ngắm nắng ấm và vườn cây trong bức ảnh lúc 7 giờ chiều chụp tiến sĩ Claude Fauquet với tôi. Ông là Chủ tịch Hội thảo Sắn Toàn cầu, Tổng Giám đốc của Viện Nghiên cứu Khoa học lừng danh ở Mỹ, người đã dành cho tôi sự ưu ái mời dự Hội thảo và đọc báo cáo. Bạn cũng hãy xem tiếp phóng sự ảnh chụp lúc gần nửa đêm mà ánh sáng vẫn đẹp lạ thường để đồng cảm cùng tôi về đêm trắng và bình minh. Bắc Âu là vùng đất lành có triết lý nhân sinh lành mạnh, chất lượng cuộc sống khá cao và những mô hình giáo dục tiên tiến nổi tiếng thế giới. Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương. Mục đích sau cùng của dạy và học là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và làm được việc. Dạy và học thực tiễn trên chính Tổ quốc mình. Tôi tâm đắc với thầy Nguyễn Lân Dũng “Bác Hồ với hạnh phúc của dân”, tâm đắc với nhà văn Trần Đăng Khoa những suy tư chấn hưng giáo dục qua bài viết “Mở cửa nhìn sang nhà hàng xóm” trao đổi về dạy và học ở Bỉ và Ngoảng lại mà ngắm… Bạn cũng sẽ bắt gặp đêm trắng và bình minh trong những trăn trở suy tư của nhà báo Nguyễn Chu Nhạc ở câu chuyện “Hà Lan ký sự” và “Brussels, trái tim EU” trong thiên phóng sự “Châu Âu du ký” mà anh mới kịp viết phần đầu “Trở lại xứ Gà trống Gô-loa” trong năm 2012. Tôi biết tự lượng sức mình nên đã dành trọn khoảng lặng hôm nay để viết tản văn này. Tôi nhớ nhà thơ Việt Phương: “Yêu biết mấy những đêm dài thức trắng/ Làm kỳ xong việc nặng sẵn sức bền/ Bình minh đuổi lá vàng trên đường vắng/ Như vì ta mà đời ửng hồng lên”. “Thăm làng, ta ghé trại mồ côi, Các cháu má hồng môi rất tươi. Nhưng một thoáng buồn trong khóa mắt, Ta biết rằng ta nợ suốt đời…”.”Trăng Trung Quốc tròn hơn trăng nước Mỹ. Đồng hồ Liên Xô tốt hơn đồng hồ Thụy Sĩ”. Cửa Mở thao thức lòng tôi Đêm trắng và Bình Minh. Ai đi mang mang trên đời. Nghị lực, nhân từ, khờ dại mãi thôi. Hoàng Kim.

Ghent thành phố khoa học công nghệ

Tôi phải trả 400 đô la Mỹ cho bài học lãng phí đầu tiên đi xe taxi ở Ghent, thành phố khoa học và công nghệ sinh học (City of Science and Biotechnology) tại Bỉ vì đã không tận dụng phương tiện công cộng. Thất bại đáng tiếc này xẩy ra khi tôi vận dụng lặp lại kinh nghiệm thành công trước đó của mình tại thủ đô Luân Đôn “thành phố sương mù” ở Vương quốc Anh, tại thủ đô Helsinki thành phố di sản “Con gái của Baltic” đẹp nhất Bắc Âu ở Phần Lan và tại Roma “thủ đô của các bảo tàng nổi tiếng thế giới” ở Ý.

Sự khôn vặt của tôi là kiểu của Hai Lúa người Việt. Tôi tính mình chỉ cần bỏ ra một vài trăm đô thuê taxi “không thèm đi tàu điện ngầm vì chẳng chụp ảnh và thăm thú được gì cả”. So với tiền của chuyến bay xa xôi từ Việt Nam sang Bắc Âu cao ngất ngưỡng do phía bạn chi trả thì số tiền mình tự bỏ ra trả thêm cho việc học là rất hời. Bạn tính nhé. Giá của một tour du lịch trọn gói từ thành phố Hồ Chí Minh đến thủ đô Helsinki (Phần Lan) thăm cố đô Turku (thành phố cổ nhất của Phần Lan được xây dựng từ năm 1280, cũng là cửa khẩu thông thương quan trọng nhất giữa Phần Lan và Thuỵ Điển) và trở về thành phố Hồ Chí Minh trong 5 ngày 4 đêm chí ít là 53,70 triệu đồng. Giá tour của máy bay khứ hồi đi Anh hoặc đi Ý cũng tương tự, cao hoặc thấp hơn một chút. Đó là tài sản lớn của những nghề lương thiện và những người chân lấm tay bùn muốn mở cửa nhìn ra thế giới. Do vậy, ở nhiều lần đi trước tôi đã quyết ý tự chi thêm một vài trăm đô khi có điều kiện để thăm được một số địa danh lịch sử văn hóa mà tôi ngưỡng mộ, để e rằng sau này mình hiếm có dịp quay trở lại.

Nhờ thế tôi đã đến được cung điện Buckingham, đại học Oxford, Bảo tàng Nam Kensington, Nhà thờ Thánh Paul (ở Anh), thăm toà nhà Quốc hội City Hall và Parliament House, đến Phủ Chủ tịch The Presidential Palace, biểu tượng Railroad Station, ghé nhà thờ Uspenski ở trung tâm thủ đô Helsinki, thăm ông già Noel tại Santa Claus, 96930 Artic Circle, Finland cách thành phố Rovaniemi khoảng 8km xứ sở Lapland (ở Phần Lan). Tôi cũng chụp nhiều ảnh ở Đấu trường La Mã và Khải hoàn môn Arco di Costantino. Đài phun nước Trevi, một trong những đài phun nước nổi tiếng nhất thế giới. Đài tưởng niệm liệt sĩ Vittorio Emanuele II. Bảo tàng Vatican (tại thủ đô Roma của Ý) và các địa danh khắp bốn biển, bốn châu của nhiều lần khác …

Ghent có hệ thống giao thông công cộng giá hợp lý phát triển rất cao nên kinh nghiệm đi taxi trước đó của tôi trở thành nguyên nhân lãng phí. Giống như Tiệp Khắc (Czech Slovakia cũ), hầu hết mọi người đi học, đi làm đều bằng phương tiện công cộng, có chuyện cần kíp mới đi taxi, rất hiếm thấy Honda. Giá taxi ở Ghent cao gấp nhiều lần so với giá taxi ở Việt Nam và cũng cao hơn nhiều so với giá taxi ở Anh, Pháp, Mỹ, Nhật là những nơi giàu có và thành phố có tiếng đắt đỏ. Mô hình tổ chức giao thông thành phố hiện đại và hiệu quả ở Ghent đã được nghiên cứu học tập của nhiều nước và thành phố. Ngoài xa kia, đường phố rộng rãi, thỉnh thoảng mới thấy một chiếc xe ô tô chạy qua. Bạn thấy những cô gái và ông bà già dẫn chó đi dạo. Những đôi thanh niên đi xe đạp nhởn nhơ trò chuyện như không còn ai khác ngoài họ ở trên đời. Bạn tinh ý còn thấy trong tấm hình chụp tại cổng vào trường đại học, trên thảm cỏ xa xa có một cặp uyên ương đang sưởi nắng và … tự nhiên yêu đương.

Ghent là thành phố khoa học và công nghệ sinh học nổi tiếng. Đây là thành phố lớn nhất của tỉnh Đông Flanders và trong thời Trung cổ đã từng là một trong những thành phố lớn nhất và giàu nhất của Bắc Âu. Ngày nay Ghent là thành phố có diện tích 1205 km2 và tổng dân số 594.582 người kể từ ngày 1 tháng Giêng năm 2008 đứng thứ 4 đông dân nhất ở Bỉ. Ghent là viên ngọc ẩn ở Bỉ tuy it nổi tiếng hơn so với thành phố chị em của nó là Antwerp và Bruges, nhưng Ghent lại là một thành phố năng động, xinh đẹp về khoa học, nghệ thuật, lịch sử và văn hóa. Hàng năm có mười ngày “Ghent Festival” được tổ chức với khoảng hai triệu du khách tham dự.

Ghent được UNESCO công nhận là Di sản thế giới năm 1998 và 1999. Các điểm nhấn nổi bật là kiến trúc hiện đại của những tòa nhà trường đại học Henry Van de Velde và một số công trình liền kề. Louis Roelandt, kiến trúc sư nổi tiếng nhất của Ghent thế kỷ XIX đã xây dựng hệ thống các trường đại học, khu hội nghị, nhà hát opera và tòa thị chính. Bảo tàng quan trọng nhất ở Ghent là Bảo tàng Mỹ thuật Voor Schone Kunsten với các bức tranh nổi tiếng của Hieronymus Bosch, Peter Paul Rubens, kiệt tác của Victor Horta và Le Corbusier, Huis van Alijn. Nhà thờ Saint Bavo lâu đài Gravensteen và kiến trúc lộng lẫy của bến cảng Graslei cũ là những nơi thật đáng chiêm ngưỡng. Đó là sự pha trộn tốt đẹp giữa sự phát triển thoải mái của cuộc sống và lịch sử, mà không phải là một thành phố bảo tàng. Giở lại những trang sử của Ghent năm 1775, các bằng chứng khảo cổ cho thấy sự hiện diện của con người trong khu vực hợp lưu của Scheldt và Lys trong thời kỳ đồ đá và đồ sắt. Hầu hết các nhà sử học tin rằng tên cũ của Ghent có nguồn gốc từ ‘Ganda’ có nghĩa là hợp lưu có từ thời La Mã. Khoảng năm 650, Saint Amand thành lập hai tu viện tại Ghent đó là Saint Peter Abbey và Saint Bavo Abbey. Khoảng năm 800, Louis Pious con trai của Charlemagne đã bổ nhiệm Einhard, người viết tiểu sử của Charlemagne, làm trụ trì của cả hai tu viện. Trong những năm 851 đến 879, thành phố bị tấn công và cướp phá hai lần sau đó được phục hồi và phát triển rực rỡ từ thế kỷ 11. Cho đến thế kỷ 13, Ghent là thành phố lớn nhất ở châu Âu sau Paris, lớn hơn Luân Đôn và Mạc Tư Khoa. Thời Trung Cổ, Ghent là một trong những thành phố quan trọng nhất châu Âu đối với ngành công nghiệp len và dệt may. Vào năm 1500, Charles V, Hoàng đế La Mã và vua Tây Ban Nha đã được sinh ra ở Ghent. Sau nhiều thăng trầm của lịch sử và sự tàn phá của các cuộc chiến tranh Ghent kết thúc vai trò của một trung tâm địa chính trị quân sự quan trọng quốc tế và trở thành một thành phố bị chiếm đóng, bị giành giật giữa các thế lực. Sau khi trận chiến Waterloo, Ghent trở thành một phần của Vương quốc Anh và Hà Lan suốt 15 năm. Lạ kỳ thay, chính trong giai đoạn tổn thương nghiêm trọng này, Ghent thành lập trường đại học cho riêng mình năm 1817 để khai sáng văn minh dân tộc. Họ cũng chấn hưng kinh tế bằng quyết tâm kết nối cảng biển năm 1824-1827. Sau cuộc Cách mạng Bỉ, với sự mất mát của cảng biển nền kinh tế địa phương bị suy sụp và tê liệt. Ghent bị chiếm đóng bởi người Đức trong cả hai cuộc chiến tranh thế giới nhưng đã tránh được sự tàn phá nghiêm trọng và đã được giải phóng bởi Vương quốc Anh ngày 6 tháng 9 năm 1944. Điều bền vững trường tồn cùng năm tháng chính là con người, văn hóa và giáo dục. Phần lớn kiến trúc thời Trung cổ của thành phố hiện vẫn còn nguyên vẹn và được phục hồi, bảo tồn khá tốt cho đến ngày nay.

Ghent còn là thành phố lễ hội thường xuyên hàng năm với các nhà hàng ẩm thực nổi tiếng. Nhiều sự kiện văn hóa lớn như Lễ hội âm nhạc, Liên hoan phim quốc tế, Triển lãm lớn thực vật, Hội thảo Trường Đại học Ghent và các Công ty nghiên cứu … đã thu hút đông đảo du khách đến thành phố. Khoa học công nghệ và nghệ thuật thực sự được tôn trọng. Bạn có thành quả gì đóng góp cho chính sức khỏe, đời sống, niềm vui con người được vui vẻ đón nhận một cách thân thiện, hứng thú. Du lịch ngày càng trở thành ngành sử dụng lao động lớn tại địa phương.

Ghent cũng là vùng đất địa linh với quá nhiều những người nổi tiếng. Charles V, Hoàng đế La Mã và vua Tây Ban Nha đã được sinh ra ở Ghent năm 1500. Một danh sách dài những người đã và đang hóa thân cho sự phồn vinh của quê hương xứ sở với đủ loại ngành nghề khác nhau.

Phương Bắc đấy! Đi xa về Bắc Âu đến Phần Lan, Thụy Điển, Hà Lan, Đan Mạch, Na Uy là cả một vùng thiên nhiên, văn hóa mới lạ. Nơi đó không gian văn hóa thật trong lành. Chất lượng cuộc sống tốt hơn nhiều vùng tôi đã qua.

Tôi ngồi vào bàn và lưu lại điểm nhấn: “Đến Ghent nhớ những đêm trắng và bình minh phương Bắc cùng với phóng sự ành Memories from Ghent để hẹn ngày quay lại ngẫm và viết. Ghent lúc này đã gần nửa đêm tương ứng với Việt Nam khoảng bốn năm giờ sáng nhưng bầu trời mới bắt đầu tối dần như khoảng 7 giờ chiều ở Việt Nam. Ánh sáng trắng đang nhạt đi và trời như chạng vạng tối. Đẹp và hay thật !

Sắn quà tặng thế giới người nghèo

Hội nghị khoa học đầu tiên của các đối tác sắn toàn cầu (First Scientific Meeting of the Global Cassava Partnership GCP1) với chủ đề “Sắn đáp ứng các thách thức của thiên niên kỷ mới” (Cassava: Meeting the Challenges of the New Millennium) được mở ra ở Trường Đại học Ghent vương quốc Bỉ với hơn một ngàn người tham dự. 115 báo cáo và hơn 200 áp phích (poster) và gian hàng được trình bày, giới thiệu liên tục tại 13 tiểu ban trong ba ngày.

Tiến sĩ Claude Fauquet và tiến sĩ Joe Tohme có hai báo cáo thật ấn tượng: Cây sắn quà tặng của thế giới và cơ hội cho nông dân nghèo; Cây sắn quà tặng của thế giới và thách thức đối với các nhà khoa học. Những vấn đề khủng hoảng năng lượng toàn cầu, an ninh lương thực, môi sinh – môi trường đang thách thức thế giới hiện đại. Những câu hỏi đặt ra nhằm cải tiến cây sắn là cây chịu hạn, giàu tinh bột và năng lượng, đề mang lại thu nhập tốt hơn cho người dân nghèo.

Tôi tham dự hội nghị với ba bài viết S3-2 (trang 54) SP3-9 (trang 60) và SP03-16 trang 63) gồm một báo cáo trước hội nghị toàn thể và hai áp phích. Việt Nam là điển hình quốc tế về sự đột phá sản lượng và năng suất sắn với sản lượng sắn tăng gấp năm lần và năng suất sắn tăng gấp đôi sau tám năm (2000-2008). Đó quả là một điều kỳ diệu cho toàn thế giới! Việc chọn tạo và phát triển các giống sắn mới của Việt Nam đã mang lại bội thu cao trong sản xuất ước vượt trên 2.000 tỷ đồng mỗi năm từ năm 2003 (đạt quy mô 270 ngàn ha x 8,9 tấn bội thu/ha x 50 USD/ tấn x 16.000 VND/USD). Sự cần cù, năng động, chịu thương chịu khó của nông dân Việt Nam thật đáng tự hào!

Thành tựu sắn Việt Nam gắn liền với những bài học kinh nghiệm quý giá của đông đảo bà con nông dân, các nhà khoa học, khuyến nông, quản lý, doanh nghiệp … trong Chương trình Sắn Việt Nam (VNCP). Nước ta đã thành một trường hợp nghiên cứu điển hình (key study) của châu Á và Thế giới. Tôi bị vây kín giữa những người bạn suốt các lần giải lao một cách sung sướng và đáng thương. Đội ngũ đi họp của mình quá mỏng (chỉ một mình tôi) so với những đội hình sắn vững chãi của nhiều nước khác như Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Brazil, Thái Lan, Nigeria, Colombia, … Bài báo mà tôi viết chung với PGS.TS. Nguyễn Văn Bộ (Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam), tiến sĩ Reinhardt Howerler và tiến sĩ Hernan Ceballos (là hai chuyên gia nông học và chọn giống sắn hàng đầu của CIAT và thế giới) đã gây ấn tượng tốt và được nhiều người trao đổi, hỏi đáp.

Buổi tối tiến sĩ Boga Boma, giám đốc của một dự án sắn lớn của châu Phi đã mang đồ đạc sang đòi “chia phòng ngủ” với tôi để “trao đổi về bài học sắn Việt Nam và cùng cảm nhận đêm trắng”.

Boga Boma giàu, nhỏ tuổi hơn tôi, tính rất dễ thương, người cao lớn kỳ vĩ trên 1,90 m như một hảo hán. Lần trước Boga Boma làm trưởng đoàn 15 chuyên gia Nigeria sang thăm quan các giống sắn mới và kỹ thuật canh tác sắn của Việt Nam, đúc kết trao đổi về cách sử dụng sắn trong chế biến nhiên liệu sinh học. Anh chàng hảo hán này vừa ra đồng đã nhảy ngay xuống ruộng giống mới, đề nghị tôi nhổ thử một vài bụi sắn bất kỳ do anh ta chỉ định của giống mới KM140 (mà sau này đoạt giải Nhất VIFOTEC của Hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật toàn quốc lần thứ 10 trao giải ngày 19.1.2010 ở Hà Nội). Boga Boma ước lượng năng suất thực tế mỗi bụi sắn này phải sáu ký. Anh đo khoảng cách trồng rồi hồ hởi đưa lên một ngón tay nói với giọng thán phục “Sắn Việt Nam số 1”

Sau buổi tham quan đó, Boga Boma ngỏ lời đề nghị với tôi cho đoàn Nigeria được đến thăm nhà riêng để “tìm hiểu cuộc sống và điều kiện sinh hoạt làm việc của một thầy giáo nông nghiệp Việt Nam”. Anh chàng chăm chú chụp nhiều ảnh về tài liệu sắn của bảy Hội thảo Sắn châu Á và mười Hội thảo Sắn Việt Nam trong một phần tư thế kỷ qua. Anh cũng chụp bếp đèn dầu dùng ga của gia đình tôi. Boga Boma cũng như Kazuo Kawano, Reinhardt Howerler, Hernan Ceballos, Rod Lefroy, Keith Fahrney, Bernardo Ospina, S. Edison, Tian Ynong, Li Kaimian, Huang Jie, Chareinsak Rajanaronidpiched, Watana Watananonta, Jarungsit Limsila, Danai Supahan, Tan Swee Lian, J. Wargiono, Sam Fujisaca, Alfredo Alves, Alfred Dixon, Fernando A, Peng Zhang, Martin Fregene, Yona Beguma, Madhavi Sheela, Lee Jun, Tin Maung Aye, Guy Henry, Clair Hershey, … trong mạng lưới sắn toàn cầu với tôi đều là những người bạn quốc tế thân thiết. Hầu hết họ đều đã gắn bó cùng tôi suốt nhiều năm. Sự tận tâm công việc, tài năng xuất sắc, chân thành tinh tế của họ trong ứng xử tình bạn đời thường làm tôi thực sự cảm mến.

Bẳng đi một thời gian, Boga Boma thông tin Nigeria hiện đã ứng dụng bếp đèn dầu dùng cồn sinh học từ nguyên liệu sắn cho mọi hộ gia đình Nigeria trong toàn quốc. Nigeria đã thành công lớn trong phương thức chế biến sắn làm cồn gia đình phù hợp với đất nước họ, làm tiết kiệm được một khối lượng lớn xăng dầu với giá rất cạnh tranh cho tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.

Lần này trong đêm trắng ở Ghent, Boga Boma lại hí húi ghi chép và ngẫm nghĩ về ba bài học kinh nghiệm sắn Việt Nam 6M (Con người, Thị trường, Vật liệu mới Công nghệ tốt, Quản lý, Phương pháp, Tiền: Man Power, Market, Materials, Management, Methods, Money), 10T (Thử nghiệm, Trình diễn, Tập huấn, Trao đổi, Thăm viếng, Tham quan hội nghị đầu bờ, Thông tin tuyên truyền, Thi đua, Tổng kết khen thưởng, Thiết lập mạng lưới người nông dân giỏi) và FPR (Thiết lập mạng lưới thí nghiệm đồng ruộng và trình diễn để nghiên cứu cùng nông dân chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất sắn).

Buổi chiều Yona Beguma cùng các bạn châu Phi say mê trò chuyện cùng tôi về bài học sắn Việt Nam được giới thiệu trên trang của FAO với sự yêu thích, đặc biệt là “sáu em”(6M), “mười chữ T tiếng Việt” (10T) và “vòng tròn FPR dụ dỗ”. Sau này, anh chàng làm được những chuyện động trời của cây sắn Uganda mà tôi sẽ kể cho bạn nghe trong một dịp khác.

Nhìn lớp trẻ thân thương đầy khát vọng tri thức đang vươn lên đỉnh cao giúp xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho quê hương xứ sở. Ngắm nhìn sự mê mãi của Boga Boma lúc bình minh vừa rạng lúc anh chàng đã thức gần trọn đêm. Tôi chợt nhớ câu thơ Việt Phương: “Yêu biết mấy những đêm dài thức trắng/ Làm kỳ xong việc nặng sẵn sức bền/ Bình minh đuổi lá vàng trên đường vắng/ Như vì ta mà đời cũng ửng hồng lên”.

Đêm trắng và bình minh phương Bắc

Tôi lục tìm trong khoang tư liệu, đọc lại trích đoạn “Những đêm trắng” của nhà văn Nga Dostoievski và đoạn viết về hiện tượng cực quang của bình minh phương Bắc: “Ở vùng cực của trái đất, ban đêm, thường thấy hiện tượng ánh sáng có nhiều màu sắc: trắng, vàng, đỏ, xanh, tím, rực rỡ có hình dáng như một bức rèm hoặc một cái quạt rất lớn. Có khi những tia sáng lại xòe ra như hình nạn quạt. Cái quạt ánh sáng ấy lấp lánh rung chuyển nhè nhẹ như một bàn tay khổng lồ rũ xuống rũ lên, lập lòe làm thành một quang cảnh kỳ vĩ lạ thường. Màn ánh sáng ấy trong suốt đến nỗi nhìn qua thấy rõ tất cả các ngôi sao trên bầu trời. Hướng của những tia sáng nói chung trùng với hướng của các đường sức của từ trường trái đất. Loại ánh sáng này xuất hiện từ độ cao 80 đến 1.000 km và nhiều nhất là ở độ cao trên dưới 120 km. Ở nước Nga thời trước người ra cho rằng đó là ánh hào quang của những đoàn thiên binh thiên tướng kéo đi trong không gian. Còn nhân dân Phần Lan cho đó là mặt trời giả của người xưa làm ra để soi sáng cho đêm trường Bắc Cực. Vì loại ánh sáng này chỉ thấy trong những miền gần hai cực nên gọi là cực quang. Ở Na Uy và Thụy Điển thì người ta gọi là ánh sáng “bình minh phương Bắc”.

Qua Ghent mới thấy đêm phương Bắc đến chậm và sớm nhanh Việt Nam như thế nào, mới thấm hiểu sự sâu sắc của Dostoievski nhà văn bậc thầy văn chương Nga và thế giới: Ông nói chuyện trời mà cũng là nói chuyện người. Ông trò chuyện về du lịch mà thực ra đang nói về nhân tình thế thái, những đêm trắng và ảo ảnh bình minh phương Bắc. Đó là câu chuyện thật như đùa và đùa như thật, ảo giác mà tưởng thật, thật mà tưởng ảo giác. Nhân loại đã đi qua vùng sáng tối đó, ánh sáng của thiên đường, những đêm trắng nối liền bình minh phương Bắc.

Thực ra, khi bạn đến thủ đô Helsinki của Phần Lan vào tháng 6,7 thì đêm trắng và ảo ảnh bình minh phương Bắc rõ hơn nhiều. Bạn hãy đến đúng dịp hè và chuẩn bị sẵn máy ảnh loại tốt, độ phân giải lớn, khẩu độ rộng để săn ảnh. Tôi buộc phải sử dụng chùm ảnh du lịch Phần Lan vì máy ảnh họ chụp tốt hơn những tấm ảnh đẹp mê hồn về đêm trắng, trời tím và ngủ lều tuyết.

Ở Phần Lan, nhiệt độ trung bình của tháng nóng nhất khoảng 15 độ C, và tháng lạnh nhất khoảng -9 độ C. Trung bình mỗi năm ở Phần Lan có hơn 100 ngày tuyết phủ ở phía nam và tây nam, còn ở phía bắc vùng Lappi thì tới hơn 200 ngày có tuyết. Nhiệt độ ban ngày và ban đêm chênh nhau tới 20 độ C, ngày lạnh nhất và ngày ấm nhất chênh nhau 80 độ C. Mặt trời mọc tháng 1, 2 lúc 9h30 sáng và lặn lúc 3h30 chiều là những ngày ngắn nhất trong năm. Tháng 6,7 mặt trời mọc lúc 4h00 sáng và lặn lúc 10h30 tối là những ngày dài nhất trong năm. Cá biệt ở phía Bắc vùng đất Lapland có những đêm trắng vào mùa hè, mặt trời không bao giờ lặn trong khoảng 60 ngày đêm nên có thể ngắm mặt trời lúc nửa đêm. Tiếp đó là khoảng thời gian chạng vạng không nhìn thấy mặt trời kéo dài trong khoảng 6 tháng vào mùa thu và đông. Không riêng gì Phần Lan mà hầu hết các nước Bắc Âu khí hậu lạnh và thời tiết thay đổi thất thường không được ấm áp thường xuyên như Việt Nam. Tôi lấy làm lạ khi sau này một số người đọc chưa hiểu đúng về sự khái quát cực kỳ tinh tế của Bác: “Nước ta: ở về xứ nóng, khí hậu tốt/ Rừng vàng biển bạc, đất phì nhiêu/ Nhân dân dũng cảm và cần kiệm/ Các nước anh em giúp đỡ nhiều.

Tại Ghent của vương quốc Bỉ, nơi thành phố khoa học và công nghệ sinh học thì ấm hơn nhưng sự tiếp biến đêm trắng và bình minh phương bắc vẫn còn rất rõ nét. Ở đó, mặt trời tháng bảy mọc lúc hừng đông 4g30 -5g00 và lặn lúc 8g00- 9g00. Săn ảnh vào lúc bình minh vừa rạng cũng như ngắm mây ngũ sắc huyền thoại lúc mặt trời sắp lặn ở Việt Nam. Bạn hãy ngắm dòng tinh vân xinh đẹp lạ thường trước lúc bình minh.

Sau này ở Việt Nam tôi chỉ có cơ hội nhìn thấy được sự chuyển màu từ tối tím sang bảy màu, sang màu xanh ngọc và trắng hồng lúc 4g30 sáng ngày 18 tháng 1 năm 2010 tại chòm cao nhất của non thiêng Yên Tử. Tôi chụp trên 100 tấm ảnh mới chọn được tấm ảnh ưng ý nhất. Đó là dịp may hiếm có của đời người. Sau này chúng ta sẽ nhiều dịp trở lại với Trần Nhân Tông và Bình minh trên Yên Tử để học được bài học vô giá của ông cha mình.

Chúng tôi được giáo sư Marc Van Montagu, nhà bác học lừng danh thế giới cha đẻ GMO, vị chủ tịch của Liên đoàn Công nghệ sinh học châu Âu và hiệu trưởng của Trường Đại học Ghent hướng dẫn thăm quan lâu đài cổ, bảo tàng nghệ thuật và trường đại học nơi Ghent được UNESCO tôn vinh là di sản văn hóa thế giới năm 1998, 1999 và mời dự tiệc chiêu đãi. Tôi được mời ngồi bên cạnh ông và ba con người kỳ dị khác. Đó là Claude Fauquet (DDPSC, St Louis USA), Joe Tohme (CIAT, Colombia), G. Hawtin (CIAT, Colombia). Họ quá nổi tiếng trong số những con người đang làm thay đổi thế giới về bức tranh cây sắn và khoa học cây trồng những năm đầu thế kỷ 21. Tôi thực sự ngần ngại vị trí ngồi chung này và muốn thoái thác nhưng họ vui vẻ thân tình mời đại diện các châu lục. Họ đối xử với tôi và các đồng nghiệp với một sự tự nhiên, quý mến, trân trọng, và thực lòng ngưỡng mộ những kết quả đã đạt được của sắn Việt Nam (sau này khi nghĩ lại tôi ứa nước mắt hãnh diện về dân tộc mình đã cho chúng tôi cơ hội “O du kích bắn đại bác”). Tôi biết rõ những tài năng ưu tú xung quanh mình. Họ dung dị bình thường, thân tình lắng nghe nhưng đó là những con người khoa học đặc biệt. Họ không ham hố giàu sang và quyền lực mà chăm chú tận tụy giảng dạy và nghiên cứu, phát triển những thành tựu khoa học nông nghiệp mới, góp phần cải biến chất lượng thực phẩm thế giới theo hướng ngon hơn, tốt hơn, rẻ hơn và thân thiện môi trường hơn (HarvestPlus) nâng cao cuộc sống chúng ta. Tiến sĩ Rajiv J.Shah, giám đốc của Chương trình Phát triển Toàn cầu, Quỹ Bill Gate và Melinda (nơi tài trợ chính cho chuyến đi này của tôi) đã nói như vậy. Tôi ngưỡng mộ và tìm thấy ở họ những vầng sáng của trí tuệ và văn hóa.

Chợt dưng tôi nhớ đến Bernadotte với vợ là Déssirée trong tác phẩm “Mối tình đầu của Napoléon” của Annemarie Selinko. Vợ chồng hai con người kỳ vĩ này với lý tưởng dân chủ đã xoay chuyển cả châu Âu, giữ cho Thụy Điển tồn tại trong một thế giới đầy biến động và nhiễu nhương. Bắc Âu phồn vinh văn hóa, thân thiện môi trường và có nền giáo dục lành mạnh phát triển như ngày nay là có công và tầm nhìn kiệt xuất của họ. Bernadotte là danh tướng của Napoleon và sau này được vua Thụy Điển đón về làm con để trao lại ngai vàng. Ông xuất thân hạ sĩ quan tầm thường nhưng là người có chí lớn, suốt đời học hỏi và tấm lòng cao thượng rộng rãi. Vợ ông là Déssirée là người yêu đầu tiên của Napoleon nhưng bị Napoleon phản bội khi con người lừng danh này tìm đến Josephine một góa phụ quý phái, giàu có, giao du toàn với những nhân vật quyền thế nhất nước Pháp, và Napoleon đã chọn bà làm chiếc thang bước lên đài danh vọng. Bernadotte với vợ là Déssirée hiểu rất rõ Napoleon. Họ đã khéo chặn được cơn lốc cuộc chiến đẫm máu tranh giành quyền lợi giữa các tập đoàn thống trị và các nước có lợi ích khác nhau. Bernadotte và Déssirée đã đưa đất nước Thụy Điển và Bắc Âu thoát cuộc tranh giành. Họ đã khai sáng một vầng hào quang bình minh phương Bắc.

Việt Nam và khối Asean hiện cũng đang đứng trước khát vọng mở mang của “con sư tử phương Đông trỗi dậy” và sự vần vũ của thế giới văn minh nhiều cơ hội hơn cho người dân nhưng cũng tiềm ẩm lắm hiễm họa khó lường. Điều này dường như rất giống của thời người hùng Napoleon của một châu Âu và khao khát của nước Pháp muốn phục hưng dân tộc và mở rộng phạm vi ảnh hưởng. Bài học Bắc Âu miền đất trong lành, nước Bỉ trái tim của EU, và Ghent thành phố khoa học công nghệ là chỉ dấu minh triết chưa bao giờ sáng tỏ và cấp thiết như lúc này. Trước những khúc quanh của lịch sử, các dân tộc tồn tại và phát triển đều biết khéo tập hợp những lực lượng tinh hoa và sức mạnh dân chúng để thoát khỏi hiễm họa và bảo tồn được những viên ngọc quý di sản truyền lại cho đời sau. Trong vùng địa chính trị đầy điểm nóng tranh chấp biên giới hải đảo, sự tham nhũng chạy theo văn minh vật chất và nguy cơ tha hóa ô nhiễm môi trường, nguồn nước, bầu khí quyển, vệ sinh thực phẩm, văn hóa giáo dục và chất lượng cuộc sống thì bài học trí tuế càng cấp thiết và rõ nét. Ông José António Amorim Dias, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hòa Dân chủ Timor-Leste tại UNESCO và Liên minh châu Âu trên chuyến tàu tốc hành từ Brussels đến Paris chung khoang với tôi đã trò chuyện và chia sẽ rất nhiều điều về triết lý nhân sinh và văn hóa giáo dục.

Đi đâu cũng không bằng Tổ quốc mình. Nói gì, làm gì cũng không bằng dạy, học và làm cho đồng bào đất nước mình. Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương. Mục đích sau cùng của dạy và học là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và làm được việc. Dạy và học thực tiễn trên chính Tổ quốc mình. Việt Nam quê hương tôi! Đó là đất nước của biết bao nhiêu thế hệ xả thân vì nước để quyết giành cho được độc lập, thống nhất, tự do và toàn vẹn Tổ Quốc làm người Thầy nghề nông chiến sĩ hướng đến bát cơm ngon của người dân lao động, đó là điều tôi tâm đắc nhất !

Nhân loại đã có một thời đi trong đêm trắng ánh sáng của thiên đường, đêm trắng bình minh phương Bắc. Sự chạng vạng tranh tối tranh sáng có lợi cho sự quyền biến nhưng khoảng khắc bình minh là sự kỳ diệu mở đầu cho Ngày mới,

Một ngày khởi đầu bằng ban mai tỉnh thức  Tôi đã đi qua một vòng trái đất, một vòng cuộc đời, một vòng đêm trắng để bây giờ một ngày mới bắt đầu từ Bình minh.

Hoàng Kim

Bài viết mới trên DẠY VÀ HỌC
https://hoangkimvn.wordpress.com bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích
Secret Garden – Poéme

Vuonxuan

Beethoven Für Elise (60 Minutes Version) https://youtu.be/Lkcvrxj0eLY
Chopin Spring Waltz 
Secret Garden Bí mật vườn thiêng 
Những bài hát hay nhất của Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim LongNgọc Phương NamThung dungDạy và HọcViệt Nam HọcCây Lương thực Việt NamCNM365 Tình yêu Cuộc sốngKim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on TwitterĐăng tải tại Kim Notes lắng ghi chú | Thẻ Kim Notes lắng ghi chú | 8 Trả lờiSửa

Thầy Quyền thâm canh lúa

Posted on 

THẦY QUYỀN THÂM CANH LÚA
Hoàng Kim

Giáo sư tiến sĩ Mai Văn Quyền là nhà khoa học xanh, chuyên gia hàng đầu Việt Nam về lĩnh vực thâm canh lúa, hệ thống nông nghiệp, sinh lý thực vật và quản lý bền vững đất nước cây trồng. Giáo sư là thầy hướng dẫn 12 tiến sĩ khoa học nông nghiệp đã bảo vệ thành công, nhiều thạc sỹ, kỹ sư nông học, tác giả của sáu sách chuyên khảo và nhiều bài báo, bài viết đăng trên các tạp chí, sách ở trong và ngoài nước. Giáo sư Mai Văn Quyền từ năm 2007 đến nay là cộng tác viên thường xuyên của đài VOV 2 phát thanh mỗi tuần 2 lần các nội dung về phân bón trong khuôn khổ hợp tác giữa Đài VOV 2 với công ty Cổ phần phân bón Binh Điền. Giáo sư là chuyên gia của chương trình VTV “Đồng hành và chia sẻ” hàng tuần trả lời các câu hỏi của nông dân cả nước qua thư bạn nghe đài, là cộng tác viên của báo Nông nghiệp Việt Nam và các báo nông nghiệp, viết bài phổ biến khoa học trong lĩnh vực phân bón và cây trồng. Với cương vị là chủ tịch Hội đồng khoa học của Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền, hàng năm tổ chức nhiều lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật sử dụng phân bón cho nông dân Việt Nam, Campuchia, và Myanmar, qua đó tạo thêm điều kiện tăng thêm sự hiểu biết và thắt chặt mối quan hệ giữa nhân dân và chính phủ các nước với nhân dân và chính phủ Việt Nam. Thầy là tấm gương phúc hậu, minh triết, tận tâm trong nghiên cứu, giảng dạy nông học, đồng hành cùng nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam. Giáo sư Mai Văn Quyền nay đã trên 86 tuổi và Thầy vẫn đang sung sức đi tới trong tốp đầu của các chuyên gia nông nghiệp Việt Nam thời hiện đại.

Ơn Thầy. Hoàng Kim, kính tặng thầy Mai Văn Quyền và những người Thầy quý mến. Cha ngày xưa nuôi con đi học. Một nắng hai sương trên những luống cày, Trán tư lự, cha thường suy nghĩ,  Phải dạy con mình như thế nào đây? Cha mất sớm, bom thù rung mặt đất, Cái chết giằng cha ra khỏi tay con, Mắt cha lắng bao niềm ao ước, Vẫn lo cho con đến phút cuối cùng. Giặc giết cha, cha chưa kịp thấy, Tương lai con đi, sự nghiệp con làm. Cha có biết, luống cày cha bỏ dỡ, Cha ngã xuống rồi trao lại tay con. Trên luống cày này, đường cày con vững. Bởi có dáng Thầy thay bóng cha xưa. Hiểu mảnh đất máu đào cha nhuộm đỏ. Thôi thúc tim con học tập phút giờ. Chúc mừng Thầy Quyền vui khỏe hạnh phúc trường thọxem tiếp Thầy Quyền thâm canh lúa

THẦY QUYỀN GƯƠNG SÁNG NGHỊ LỰC

Quê hương và gia đình

Giáo sư Mai Văn Quyền sinh ngày 16 tháng 2 năm 1936, khai sinh ngày 16 tháng 3 năm 1938. Quê quán tại thôn Thủy Khê, xã Vĩnh Liêm, huyện Vĩnh Linh (sau giải phóng đổi thành xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh) tỉnh Quảng Trị, nguyên Phó Viện Trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, đã nghĩ hưu, hiện thường trú tại BA4-8, khu phố Cảnh viên 2, Đường C, phường Tân Phú, Phú Mỹ Hưng, Quận 7 thành phố Hồ Chí Minh, Thông tin về Thầy được Tủ sách văn hóa Việt (Vanhoavietbooks) đúc kết trong bài ” GS.TS Mai Văn Quyền chuyên gia hàng đầu về thâm canh lúa, phân bón ở nước ta”, trong sách 100 Giáo sư Việt Nam trọn đời cống hiến (Vietnamese Professors dedicating lifetime). Nhà Xuất Bản Hồng Đức, trang 455-465. Một phóng sự do đài Truyền hình Nhân Dân phát tháng 8/2017; Truy cập “GS TS Mai Văn Quyền người con của đất Việt”. Bài viết dưới đây là tư liệu của Hoàng Kim ghi chép về Thầy, trước đó, bảo tồn hệ thống tại Thầy Quyền thâm canh lúa https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-quyen-tham-canh-lua và #cnm365 #cltvn 16 tháng 2 https://cnm365.wordpress.com/2022/02/16/cnm365-cltvn-16-thang-2/

Giáo sư xuất thân trong một gia đình rất nghèo, bố mất sớm khi thầy mới sinh, chưa biết mặt. Mẹ là Trương Thị Iu, thời đánh Mỹ bị quản thúc tại gia vì trước có tham gia hội mẹ chiến sĩ thời chống Pháp, và có con ở miền Bắc. Mẹ lao động lam lũ để nuôi con, các anh chị đều làm thuê, làm mướn, mò cua bắt ốc, đánh cá sông và cá đồng. Bà mất do bom Napan của Mỹ ngày 12 tháng 8 âm lịch năm 1967, tại quê. Chị cả là Mai Thị Miến lấy chồng khác xã, đã mất cùng hai người con vào tháng 11 năm 1951, do bom Pháp ném trúng nhà. Chị thứ hai Mai Thị Lũy có hoạt động phụ nữ kháng Pháp, mất năm 1986. Anh thứ ba gia nhập bộ đội Vệ Quốc Đoàn, chống Pháp, bị thương, giải ngũ. Sau này bị Mỹ-Ngụy trả thù, bắt giam, tra tấn dã man. Sau khi được thả ra đã ra Bắc chữa bệnh và đã mất ngày 21 tháng 6, năm 1965 tại Thiệu Hóa, Thanh Hóa. Anh thứ tư là Mai Phú, tham gia họat động bộ đội địa phương chống Pháp, khi Mỹ xâm lược miền Nam có tham gia đường dây họat động bí mật ở quê, sau bị lộ đã đưa gia đình ra sơ tán ở Tân Kỳ, Nghệ An, mất năm 1984 tại quê. Sau này, giáo sư đã tìm cách quy tập mộ của người anh ở Thanh Hóa về cùng một chỗ với bố, mẹ và người anh kế tại cồn Cát, thôn Thủy Khê, đồng thời hổ trợ để các cháu tu bổ phần mộ cho hai chị gái nằm ở hai quê khác nhau để tỏ lòng biết ơn bố mẹ sinh thành nuôi dưỡng và sự chăm sóc của các anh chị cho đến ngày người rời quê sống ở nơi xa.

Giáo sư có vợ là Lê Thị Thanh Vân, sinh năm 1943, người cùng quê và hai con trai Mai Việt Cường, sinh năm 1969 và Mai Trúc Quỳnh sinh năm 1972, đều thành đạt, có gia đình riêng, mỗi gia đình đều có hai con. Cô Lê Thị Thanh Vân là kỹ sư bảo vệ thực vật, tốt nghiệp đại học năm 1966, công tác tại Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, cô về hưu non tháng 5 năm 1990 do sức khỏe với thời gian công tác 24 năm 6 tháng khi cô đang còn ở IRRI.

Tuổi thơ gian khó

Giáo sư Mai Văn Quyền do xuất thân trong một gia đình rất nghèo, nên bản thân sớm biết quí trọng sản phẩm lao động và có tinh thần tự lực vươn lên, biết thông cảm và giàu lòng thương yêu những người nghèo khó. Tuổi thơ, khi các chị lần lượt đi lấy chồng, các anh đi làm thuê, ở nhà một mình, lúc 4-5 tuổi, cậu bé Mai Văn Quyền đã biết lao động  phụ mẹ như nuôi lợn, gà, mót củi, lấy nước, nấu ăn, dọn dẹp việc nhà. Do là con út, cả nhà không ai được đi học, nguyện vọng của mẹ muốn cho đi học chữ Hán để sau này có thể đọc được văn tự, khế ước. Bảy tuổi cậu đi học một buổi còn một buổi làm các việc nhà. Không có đèn, cậu đã đốt củi hay dùng hạt bưởi xâu lại đốt lên xem chữ để học. Ấy vậy mà bài nào cũng thuộc, chữ viết đẹp, ngoan ngoãn, lễ phép nên luôn được thầy yêu, bạn mến. Do nhà quá nghèo nên việc học thường đứt đoạn.Tuy vậy, cậu học rất giỏi, khi bắt đầu đọc được khế ước, thì Cách mạng tháng Tám bùng nổ, sách vỡ bị cháy, nên hiện không còn dấu tích học chữ nho. Trong những năm kháng Pháp, cậu được cử làm đội trưởng thiếu niên Tiền Phong, hăng hái hoạt động giúp bộ đội nắm tin tức, hành tung của địch, giúp dân cất dấu lương thực và báo động khi có giặc về càn, đồng thơi vẫn theo học tiểu học, và tham gia dạy bình dân học vụ để xóa nạn mù chữ cho bà con trong thôn. Tuổi thơ gian khó và giàu ý chí tự lực vươn lên, nhờ vậy mà cậu khá thành thạo các việc nội trợ cũng như các hoạt động sản xuất đồng áng như gieo trồng chăm sóc khoai, sắn, xay lúa, giã gạo. Những công việc như vậy đã giúp rất nhiều khi thoát ly gia đình ra vùng tự do tự lập để theo học văn hóa.

Thoát ly gia đình

Từ năm 1950- 1951, giặc Pháp tăng cường càn quét vùng du kích, nên trường học luôn bị bắn phá, buộc phải dời rất nhiều chỗ, gây khó khăn cho học sinh theo học.Trước tình hình đó, Chính quyền cho phép ai có điều kiện thoát ly ra vùng tự do để học thì tìm cách để thoát ly. Một nhóm bạn học lớp Bốn cùng thôn, rủ nhau lên chiến khu Ba Lòng để xin giấy thông hành ra Thanh Nghệ Tĩnh học.Vượt đường số Một, lánh qua các bót gác của Pháp để lên chiến khu, nhóm đã có giấy thông hành sau 4 ngày đi về. Tháng 11/1952 nhóm cùng nhau lên đường ra Thanh-Nghệ-Tịnh. Vượt đường rừng lên chiến khu Thủy Ba thì tối. Hôm sau đi đến chân núi U Bò (thuộc địa phận Quảng Bình) thì cũng vừa tối. Dừng lại, nấu ăn, ngủ lại, rạng sáng leo núi U-Bò, trưa lên đến đỉnh núi, tối xuống núi, đi qua xóm Cà, xóm Rẫy (nơi quân Pháp hay phục kích).Từ xóm Cà, xóm Rẫy đến Gia Hưng, tối đi đò dọc từ Gia Hưng ra Minh Cầm, Minh Lệ, Lệ Sơn thì trời sáng. Sau đó đi xe Gòn (Vagon tàu hỏa) ra Thanh Luyện của Hà Tĩnh, từ đó đi đò đến Đức Thọ,  Hà Tĩnh là vùng tự do của khu Bốn. Hành trang của cậu vẻn vẹn chỉ có chiếc balo cũ của người anh đi bộ đội tặng cho, cùng vài bộ áo quần cộc cũ kỹ, kèm theo chiếc áo tơi và bao gạo lên đường. Khi đến Đức Thọ, Hà Tĩnh, mặc dầu lạ lẫm nhưng nhóm vẫn phải chia nhau tự đi liên hệ nhà dân để xin ở trọ. Nhóm ba bạn thân được cho ở trong nhà anh chị tên là Túy, gia đình có nghề làm bún bán để sống. Không ai bảo cậu, cậu vẫn tự nguyện cùng thức khuya dậy sớm, giã gạo lấy bột để làm bún với gia chủ. Nhờ vậy mà anh chị Túy nuôi cả nhóm ăn ở mà không lấy tiền trọ. Sau vài tháng, nhóm được chuyển sang Nghệ An để theo học lớp 5 cho đến lớp 7. Thời gian này lúc đầu ở trọ, trong gia đình thầy giáo Võ Tá Phi. Thầy Phi người Hươngg Sơn, Hà Tĩnh, đã từng vào Huế học, và đã kết duyên với cô Tôn Nữ Hồng Điểm là em gái của cố Giáo sư Tôn Thất Tùng. Nhà ở của thầy Phi là một ga xép của ga tàu hỏa còn sót lại. Nhà chật nên chỉ nhận hai học trò trọ học. Cậu và một bạn cùng làng là Trần Viết An (đã mất ở Hà nội). Lúc đầu không có tiền trả tiền cơm, nhưng Thầy vẫn cho ở trọ. Cảm kích lòng tốt của Thầy, cậu đã tham gia tích cực vào làm các công việc lặt vặt như gánh nước, bổ củi và đặc biệt là tham gia trồng thuốc lá sợi vàng cùng gia đình để đỡ bớt gánh nặng cho Thầy. Vì gia đình thầy có cả thảy 6 người mà chỉ trông vào đồng lương ít ỏi của Thầy để sống đã là việc quá sức, nay lại nhận thêm 2 học sinh vùng Bình Trị Thiên cùng ở để cái khó lại chồng lên cái khó thì làm sao mà gánh nổi. Đất đai để trồng thuốc là khai thác hai mép đường sắt đã bị phá hoại, nhặt các thứ do trâu bò thải ra dọc bờ ruộng để làm phân. Cũng nhờ vậy mà cậu bé biết thêm nghề trồng và chế biến thuốc lá sợi vàng. Sau này cũng nhờ hoàn cảnh khó khăn đó mà Thầy đã giúp cậu và bạn cậu xin được học bỗng, mỗi tháng được 25 kg gạo. Có ngần ấy gạo, cộng thêm khoai sắn coi như nạn đói cả nhà đã bị đẩy lùi. Nhờ vậy cậu bé yên tâm tối tối xách chiếc đèn chai đến trường theo học, còn ban ngày lại theo nghề kinh doanh thuốc lá. Cuộc sống như vậy kéo dài hơn một năm thì cậu được chuyển đến trọ học ở xã Nam Trung, Nam Đàn. Nơi đó vốn là cơ sở cũ của trường Nguyễn Công Trứ đã tồn tại nhiều năm. Nhưng do máy bay của Pháp bắn phá ác liệt nên trường phải dời lên Bạch Ngọc để vừa lánh bom đạn, vừa mở rộng quy mô dạy và học cho nhiều thế hệ. Ở môi trường mới, câu cũng trải qua nhiều phương cách sống, vì có nhiều anh em học sinh Bình- Trị-Thiên chuyển đến. Lúc đầu ở theo nhóm, tự đi lấy củi, nấu nướng lấy ăn để học. Phương cách này chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, sau đó phải phân tán nhỏ để ở trọ trong từng hộ khác nhau. Cậu được phân vào ở một gia đình có 9 người con gái. Người ta gọi đùa là chim cu rơi vào hũ nếp. Nhờ có nguồn vốn biết dân vận, nên ngay từ đầu cậu bé đã được ưu ái, chỗ ăn chỗ ở khá yên lành, gia chủ rất quý. Thế nhưng do ở xa trường nên về sau đành phải xa tổ ấm mới nhen nhóm để về chỗ ở mới gần trường hơn. Lần này cậu cũng may mắn được ở trọ trong một gia đình đơn chiếc, một mẹ, một con. Tên mẹ là Phạm Thị Em, nhưng thường được gọi tên là mẹ Sung. Người con duy nhất của mẹ lúc ấy đang ở trong quân ngũ. Vì vậy mẹ coi cậu như con đẻ và ở đây cậu bé phát huy hết khả năng dân vận. Cậu có số gạo học bỗng đã có, thay người con trai vắng nhà làm mọi việc, nên cuộc sống dù còn nhiều khó khăn nhưng tinh thần lại rất thoải mái. Mẹ yêu cậu như người con đẻ của mẹ. Ở đây cậu bé lại học thêm được nghề mới là chèo đò và trồng dâu nuôi tằm. Thời gian này cũng phải học ban đêm, nên ban ngày cậu có thời gian để cùng đi lao động trồng dâu, hái lá dâu nuôi tằm, cậu biết cả thuật ngữ tằm ăn lên hay tằm ăn rỗi, biết gột trứng tằm, biết cả kéo tơ để lấy nhộng chiên ăn. Vào tháng 7 năm 1954, khi hiệp nghị Giơneve về Việt Nam được ký, đất nước bị chia cắt làm hai miền. Cậu dù nhớ nhà, rất muốn về thăm gia đình, thăm người mẹ yêu thương của cậu, nhưng do một mặt không có tiền lộ phí, mặt khác cậu được giải thích là chỉ hai năm là có tổng tuyển cử, đất nước được thống nhất rồi về một thể. Vậy là cậu yên trí ở lại theo học cho hết cấp hai. Thế rồi cuộc cải cách ruộng đất long trời lở đất đã diễn ra.Trong thời gian ấy đã có quá nhiều sự kiện xảy ra. Cậu vừa là trưởng ban tổ chức đám cưới cho con trai của mẹ và nhiều anh bộ đội khác, lại tổ chức dạy bình dân học vụ. Nhưng đáng nhớ nhất, có lúc cười ra nước mắt là những năm cải cách ruộng đất, cậu cùng với một người bạn khác cùng quê là Nguyễn Tiến Bội, hiện đang sống ở Tân Bình, cùng nhau chịu trách nhiệm viết khẩu hiệu quảng bá cho chiến dịch giảm tô, cải cách ruộng đất, phát thanh, tổ chức cổ động. Trong đó có sự kiện đáng nhớ nhất là ban ngày đi học cùng bạn bè nhưng buổi tối thì đi gác để quản thúc chính người bạn học của mình. Vì gia đình của các bạn ấy bị quy là phú nông hay địa chủ. Biết là không hợp với đạo lý làm người, nhưng thuở ấy nếu không làm theo lệnh của Đội thì chính bản thân của cậu cũng bị quy là có tư tưởng chống đối và việc ghi vào lý lịch hay nặng hơn là đuổi học sẽ phải xảy ra. Kỹ niệm lớn nhất trong quảng đời trọ học ở Nam Trung, Nam Đàn là mọi người dù khi sung sướng hay lúc gian khổ, cậu cũng đều nhận được những lời khen, lời an ủi. Câu nói thường nghe nhất là “không biết ai có phúc đã đẻ ra cậu ấy mà ngoan thế”. Vì vậy ai cũng sẵn lòng mời cậu về ở với gia đình họ. Thế rồi đã đến lúc phải tạm rời cái nơi có nhiều kỹ niệm đáng nhớ ấy để đến Vinh, theo học cấp 3, đó là năm 1956. Thành phố Vinh cũng như nhiều thị xã khác phải tiêu thổ kháng chiến, nên nhiều nhà cửa, đền chùa bị phá hủy. Thành phố lúc ấy cũng chẳng khác nào nơi thôn quê. Các học sinh cũng phải được phân tán ở trong nhà dân. Cậu và một bạn lớn tưổi hơn, người cùng quê, tên là Lê Văn Tài (sau nhiều năm vắng tin nay được biết là đang còn sống ở gần khu Phong Nha –Kẻ Bàng, rất gần Đồng hới, 87 tuổi). Hai bạn được phân trọ học trong một gia đình nghèo có tên là ông bà Tân. Ở đây cậu cũng được nhận sự ân cần niềm nở của nhà chủ. Sau một học kỳ, khi nhà trường làm được những ngôi nhà lá thì tất cả các học sinh Trị-Thiên đều được dời về ở trong ký túc xá của trường. Lúc này Nhà nước có thực hiện chế độ trợ cấp cho học sinh miền Nam ăn học, Cậu và các bạn miền Nam khác được cấp áo quần, chăn màn và tiền ăn hàng tháng, nhờ vậy cuộc sống từ đó được cải thiện hơn. Giai đoạn này cậu được cử làm hiệu đoàn phó và cán sự đoàn thanh niên lao động và cũng được công nhận là đối tượng Đảng. Kết thúc cấp 3, bạn bè ai cũng háo hức chuẩn bị đi thi vào đại học. Lúc bấy trong trường, nhóm năm, nhóm ba truyền nhau câu nói: “Nhất Y, nhì Dược, Tạm được Bách khoa, Sư phạm loại ra, Nông Lâm bỏ xó” nên rất ít bạn ghi tên thi vào sư phạm và nông lâm. Vì vậy nhà trường kêu gọi các đoàn viên ghi tên vào hai trường này. Cậu là cán bộ đoàn lại là đối tượng đảng nên đã hăng hái ghi tên thi vào Đại Học Nông Lâm

Người nhà quê ra thủ đô

Hè 1959, kết thúc phổ thông, cậu chia tay thầy và bạn, tạm biệt mái trường đơn sơ nhưng thân yêu và chứa đầy kỹ niệm để ra Hà Nội. Cậu chưa biết thủ đô Hà Nội, chỉ nhớ chuyện ngay từ lúc cách mạng mới bùng nổ, lúc ấy ở quê cậu, vào năm 1945, trong một cuộc mít tinh, một vị lãnh đạo hô to: Tất cả hướng về thủ đô Hà Nội chào cờ, chào! Mọi người đều răm rắp làm theo. Nay nghe nói được đi Hà Nội thì hồi hộp lắm. Cả đoàn lớp 10 với hành trang đơn giản bước lên tàu. Ra Hà Nội cậu may mắn có người bạn thân cùng lớp tên là Phạm Ngọc Du, thường gọi là Du A, có bà chị làm bác sĩ ở bệnh viện Bạch Mai, được cấp một phòng nhỏ làm nhà ở, nên cả hai đều nương tựa vào chị trong thời gian chuẩn bị thi Đại học. Bước lên tàu là xa trường và xa gia đình mẹ Sung thương yêu cậu như người ruột thịt. Hoàn cảnh giao thông và kinh tế lúc ấy chỉ biết đi nhưng khó hẹn ngày về. Tàu bắt đầu chuyển bánh. Lần đầu tiên được bước lên tàu hỏa đi thủ đô nhưng thấy cũng chẳng khác cái xe gòn ngày từ quê nhà ra Hà Tĩnh là bao. Tuy vậy, cậu cũng cảm thấy lâng lâng trong lòng, thỏa sức ngắm nhìn thế giới đang lùi lại phía sau. Đến thủ đô Hà nội, đúng là Thủ đô, đẹp hơn thành phố Vinh, nơi cậu vừa tốt nghiệp phổ thông nhiều lắm. Thủ đô có có Hồ Tây rộng bao la, có hồ Hoàn Kiếm, có Vườn Bạch Thảo, có Công viên Bảy Mẫu, nhiều nhà xây và cây xanh mà thành phố Vinh không có. Đặc biệt là có tàu điện chạy kêu leng keng mà trẻ con nhảy lên rồi nhảy xuống vẫn an toàn. Cậu và bạn cậu cũng tranh thủ đi tàu điện cho biết. Nhảy tàu từ phố Bạch Mai, đi đến Hà Đông rồi quay lại vẫn chưa thấy chán. Sau khi thi xong, đôi bạn lại tiếp tục lội bộ quanh thủ đô ngày này qua ngày khác, ngắm nhìn thiên hạ và phong cảnh. Người thủ đô lúc ấy sao mà hiền hòa đến thế.

Hồi hộp và chờ đợi

Số may, nên bạn Du A cũng thi cùng trường, nhưng thi vào thủy sản. Nhờ vậy đi lại từ bệnh viện Bạch Mai đến Văn Điển đã có bạn đồng hành và nhờ vậy đôi chân vẫn đi mà không biết mỏi. Từ lúc đi thăm dò để biết trường đóng ở đâu, rồi đến ngày tựu trường nghe giáo sư Bùi Huy Đáp, hiệu trưởng trường nói chuyện với thí sinh, rồi hôm sau đến thi đều nhờ đôi chân vạn dặm. Thời ấy làm gì có xe bus, tắc xi hay xe ôm, mà dẫu có cũng không biết lấy tiền đâu mà chi trả. Vì vậy, lội bộ là phương pháp bền vững nhất. Thi xong là những ngày chờ đợi, mãi cho đến ngày công bố kết quả dán ở ngoài cổng trường. Chữ được đánh máy trên giấy pơlua, chữ tỏ chữ mờ, tìm mãi không thấy tên cho đến khi thấy tên Mai Văn Quyền xuất hiện ở một trang riêng nhưng không biết xếp vào khoa nào, lớp nào. Cuối cũng tìm gặp được thầy Toản trưởng phòng giáo vụ mới được thầy giải thích là đã đậu rồi, nhưng còn chờ xếp lớp. Dầu vậy hai bạn ra về với vẻ mặt hoan hỷ báo với chị Hữu chị ruột của bạn Du A biết là các em của chị đã đậu đại học. Sau này, những ngày chờ đợi kéo dài và cậu được chọn cho đi học ngoại ngữ để đi Liên Xô, nên danh sách đã gửi về trường chuyên tu ngoại ngữ ở Gia Thượng, Gia Lâm, Cậu cần liên hệ với trường để biết thông tin chi tiết. Thế là lại thêm một tin mừng nữa, nhưng phải tiếp tục chờ đợi. Vì trường ngoại ngữ khai giảng chậm hơn, nên cậu tìm về người quen ở Gia Lâm để tá túc.Về sau cậu được xếp vào lớp học tiếng Nga, nhưng ở trong một lớp không có bạn nào cùng trường cả. Cậu học khá, được cử làm lớp phó phụ trách sinh hoạt. Về sau cậu được kết nạp Đảng lớp đảng viên Hồ Chí Minh 6/1 tại trường. Lâu nay việc kết nạp đảng tại trường chuyên tu ngoại ngữ hiếm khi xảy ra, vì thời gian học ngắn, không đủ để qua thử thách. Nhưng với Cậu, nhờ có thầy Nguyễn Tài Đại, vốn có thời làm thư ký cho Bác Hồ, rồi làm bí thư Đảng ủy của trường Huỳnh Thúc Kháng, đang ra học tại trường Đảng nên có dịp ghé đến trường trình bày để kết nạp Đảng cho cậu Quyền, coi như trường Huỳnh Thúc Kháng nhờ trường Ngoại ngữ kết nạp thay vì trước đây chưa thu xếp kết nạp được. Dù học tốt, được kết nạp Đảng, nhưng Cậu phải ở lại nước vì sức khỏe không đủ do bị đau bào tử nặng. Thế là vui buồn lẫn lộn. Số là năm 1959, nhiều học sinh bị đau phổi, dạ dày hay đau ốm hơn vẫn được cử đi học nước ngoài nói là học vì Miền Nam ruột thịt. Nhưng một số khá lớn trong đó, giữa chừng phải về nước vì không chịu nổi thời tiết khắc nghiệt. Tạm biệt bạn bè để trở lại nơi thi vào để học. Trở về trường mới, bị lùi lại mộ năm nên học khóa 5, Cậu được cử làm lớp trưởng của lớp cây trồng 5, có 92 sinh viên. Lúc này cậu mang trong mình bệnh đau dạ dày mạn tính. Nhưng do bản chất cần cù, chịu khó và nhẫn nại, nên cậu vượt qua, vừa học giỏi, vừa lãnh đạo lớp xuất sắc nên năm nào cậu cũng làm lớp trưởng. Cũng tại đây, cậu bắt đầu phác đồ điều trị bệnh dạ dày cho riêng mình. Bác sĩ tây y nói bệnh dạ dày ít khi chữa lành ngoài phương pháp phẫu thuật, nhưng với phác đồ điều trị kiên trì sau 26 năm bệnh dày dày của cậu đã phải chấm dứt.

Trở thành cán bộ Nhà nước

Tháng 4 năm 1964 tốt nghiệp đại học loại xuất sắc (bằng đỏ). Cậu được thầy Đào Thế Tuấn nhận về làm việc tại phòng sinh lý cây trồng thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đóng ở Văn Điển, Hà Nội. Năm 1965, giặc Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc, cơ quan sơ tán về nông thôn, nhưng người cán bộ trẻ mới ra trường này vẫn hăng hái tham gia các đề tài nghiên cứu bệnh lúa vàng lụi rồi nghiên cứu sinh lý ruộng lúa năng suất cao. Về sau khi thầy Uyển được cử đi nghiên cứu sinh năm 1967, cậu được giao nhiệm vụ phụ trách phòng sinh lý với chức danh phó phòng, đảm nhiệm công việc của thầy Đào Thế Tuấn phải làm trưởng đoàn đi chỉ đạo sản xuất ở Nghệ An. Cậu một mình vừa tổ chức sơ tán, vừa xây lán trại cho cán bộ ở, vừa liên hệ địa phương xin đất để làm thí nghiệm, vẫn đảm bảo công việc của Viện giao tốt đẹp. Dù gian khổ mấy cũng hoàn thành tốt công việc. Năm 1972, Quảng Trị được giải phóng một phần rộng lớn, Bộ định cử cậu đi tiếp quản Quảng Trị, nhưng lại có trường phái khác đề nghị cho cậu đi học tiếp, và ý tưởng này đã thắng. Bộ Nông nghiệp thông báo cho cậu được chuẩn bị thi tuyển sinh. Đây cũng là bước ngoặt, vì trước năm 1991, chỉ có tuyển không có thi (dựa vào lý lịch và một phần là học lực là chính, những bạn ở miền Nam thì phần lớn do Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam giới thiệu). Nhưng từ năm 1971 là phải thi tuyển. Đầu năm 1972, cậu thi trúng tuyển, đi học ngoại ngữ. Cậu học giỏi ngoại ngữ và cả chính trị vì giáo trình ngoại ngữ không khác với giáo trình mà cậu được học năm 1959-1960. Cuối khóa học, vào lúc thi cử, vợ và con đều nằm bệnh viện, một chốn ba nơi. Vợ ốm phải phẫu thuật ở bệnh viện K, con đau sốt cao ở tại Hà Đông mà nhà và việc làm thì ở Văn Điển. Tình cảnh ấy cậu nghĩ rằng giống như năm 1960, sẽ khó có thể xuất ngoại. Cậu nghĩ đi học thêm là tốt, nhưng sức khỏe của vợ con là quan trọng hơn. Dầu vậy, cậu vẫn thi tốt và mọi việc rồi cũng được thu xếp ổn thỏa. Cậu được cử đi học Liên Xô nhưng chưa tìm được thầy hướng dẫn, nên Mặt trận đề nghị chuyển qua Đông Âu, thế là lại chờ đợi và cuối cùng được báo là đi học ở Bungari. Đi học là có quyền lợi nên đáng lẽ năm 1973 cậu được nâng lương. (5 năm mới được xét nâng lương). Nhưng khốn nổi chỉ tiêu nâng lương chỉ có 3% mà đơn vị của cậu có nhiều người khóa 1 khóa 2 chưa được nâng lương. Nếu một lúc cậu nhận được hai vinh dự thì có người sẽ không được nâng lương. Thế là cậu nhường suất nâng lương cho người khác. Kết quả là sau 14 năm cậu mới được nâng một bậc lương. Khi sang nước bạn, do chỉ muốn được rảnh thì giờ để học nên cậu từ chối làm đoàn trưởng hay làm chi ủy. Cũng may là có nhiều người muốn làm các chức vụ ấy nên cậu dễ dàng thực hiện được nguyện vọng. Nhưng rồi đến năm cuối, do có nhiều sự việc xảy ra, nên cậu bị điều ra làm Bí thư. Thế là mọi việc đều được sắp xếp ổn thỏa.

Gương sáng Gia đình Nông nghiệp

Về nước, tiến sĩ Mai Văn Quyền lại tiếp tục công tác tại Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam (Hà Nội). Từ tháng 11 năm 1979 được cử vào xây dựng cơ sở II tại TP Hồ Chí Minh cho đến tháng 1 năm 1981. Cũng cần nói thêm rằng trong khi tiến sĩ được cử dẫn một đoàn cán bộ khoa học gồm cả trồng trọt và chăn nuôi vào xây dựng cơ sở II ở 12 Nguyễn chí Thanh, năm 1959, thì tiến sĩ vừa đóng vai trò là cán bộ khoa học, vừa là Đảng Ủy Viên của Viện để tổ chức đơn vị Đảng cho cơ sở II, vì hai thầy Viện Phó đang còn ngoài Đảng. Nhiệm vụ nhóm cán bộ chuyên môn là phải đặt được các cơ sở nghiên cứu tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó nhóm trồng trọt tổ chức nghiên cứu lúa ngắn ngày tại xã Bình Mỹ, còn nhóm chăn nuôi tổ chức nghiên cứu tại các trại chăn nuôi của thành phố. Chỉ sau một năm nhóm đã thiết lập được những kết quả đủ để cho cơ sở II bắt đầu phát huy thanh thế của Viện ở phía Nam

Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam cơ sở II sáp nhập với Viện Kỹ thuật Nông nghiệp miền Đông Nam Bộ thành Viện Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam. Thời gian này tiến sĩ Mai Văn Quyền làm trưởng phòng trồng trọt, đảng ủy viên, kiêm bí thư chi bộ. Từ 1981 đến tháng 4 năm 1988, trưởng phòng Sinh lý – Đất phân, Đảng Ủy viên, bí thư chi bộ khối Trồng trọt, tham gia giảng dạy đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ nông học. Năm 1991, tiến sĩ Mai Văn Quyền được phong học hàm phó giáo sư; Tháng 7 năm 1996, tiến sĩ Mai Văn Quyền được phong học hàm giáo sư. Từ tháng tư năm 1988 đến tháng 9 năm 1999 làm Phó Viện Trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam. Từ tháng 9 năm 1999 tham gia các dự án Quốc tế ngắn hạn, chủ tịch Hội đồng khoa học của Công ty phân bón Bình Điền cho đến nay.

Mai Văn Quyền quá trình học và làm

1956-1959: Học cấp Ba ở trường Huỳnh Thúc Kháng, Vinh

1959-1960: Học Ngoại ngữ Nga văn, Trường Đại học Ngoại ngữ, Gia Lâm, Hà Nội

1960-1964: Học Đại học, ngành cây trồng, tại Học Viện NL Gia Lâm, Hà Nội

1964-1967: Nghiên cứu sinh lý bệnh lúa vàng lụi tại các tỉnh phía Bắc. Kết quả nghiên cứu đã góp phần chứng minh bệnh vàng lụi không phải là bệnh sinh lý mà chỉ có các hiện tượng bên ngoài biểu hiện giống bệnh sinh lý. Kết luận này đã góp phần xây dựng phương pháp phòng trừ hợp lý và nhanh chóng dập tắt bệnh nguy hiễm này trên đồng ruộng các tỉnh phía Bắc. Sau đề tài bệnh lúa vàng lụi nối tiếp đến các đề tài khác như thâm canh lúa xuân, khảo nghiệm các cây trồng có nguồn gốc ôn đới, như lúa mì thấp cây, mạch ba gốc, hướng dương, củ cải đường, khoai tây, phương pháp phá miên trạng ở cây lúa….

1972-1973: và thi tuyển vào tháng 7/1973: Học ôn thi NCS tại Hà nội

1973-1974: Học ngoại ngữ tại Trường Đại học Ngoại ngữ Thanh Trì, Hà Nội

1975-6/1978: Nghiên cứu đặc điểm hoạt động quang hợp và khả năng di truyền của các giống ngô lá thẳng khi lai với các giống ngô lá thông thường (Gốc lá rộng). Đề tài nghiên cứu sinh.

1974- 6/1978: Học nghiên cứu sinh tại Bungaria; 6/1978:Tốt nghiệp Phó Tiến sĩ Sinh học về sinh lý cây trồng (nay là Tiến sĩ) tại Viện Sinh lý Thực vật PoPop, Xofia, Bungaria

2/1980-6/1980: Thực tập sinh nghiên cứu tính kháng phèn 2/1980-6/1980, tại IRRI

1979-1986: Nghiên cứu tính chống chịu phèn của lúa trên đất phèn ĐBSCL

1985-1988: Điều phối  viên chương trình nghiên cứu Mạng lưới Phân bón Quốc gia của Viện KHKTNNMN

1986. Học lớp hệ thống canh tác 6 tháng tại IRRI

1986-1999: Chủ trì các đề tài nghiên cứu Hệ thống Canh tác (HTCT) trên nền lúa.

1990-1999: Chủ nhiệm chương trình HTCT ở Đồng Tháp Mười trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện KHKTNNMN với quỹ viện trợ phát triển của Bỉ

1989-1990: Thực tập sinh (Visiting Scientist) tại IRRI (IRRI quy định tiêu chuẩn Post doc là từ khi có học vị tiến sĩ đến 10 năm, trên 10 năm được hưởng danh hiệu visiting scientist) 6/1990: Hoàn thành chương trình sau tiến sĩ (khách mời Visiting scientist) tại Viện Lúa IRRI

1991: được phong học hàm phó giáo sư

1991-1995: Điều phối viên chương trình nghiên cứu thâm canh lúa của Việt Nam

1991-1999: Thành viên ban điều phối màng lưới HTCT Việt Nam hợp tác với IDRC (do IDRC tài trợ).

1993-1996: Chủ nhiệm chương trình nghiên cứu và phát triển HTCT trên đất dốc ở Miền Đông Nam Bộ trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện KHKTNNMN với trường Địa học KU-Leuven của Bỉ

4/1995: Cố vấn kỹ thuật đánh giá chương trình VIE/91/005 của Viện Lúa ĐBSCL do FAO tài trợ và IRRI cố vấn kỹ thuật.

12/1995: Cố vấn kỹ thuật đánh giá dự án công nghệ sau thu hoạch DANIDA tài trợ cho 4 tỉnh trồng lúa ở Việt Nam- Dự án tiền khả thi.

Tháng 7/1996: được phong học hàm giáo sư

1996-2002: Ủy viên HĐKH chuyên ngành trồng trọt và BVTV của Bộ NN&PTNT

1995-2012 Uỷ viên HĐKH chuyên ngành đất phân, đánh giá các sản phẩm phân bón do các công ty đăng ký khảo nghiệm

1996-2004: Ủy viên HĐKH (khách mời) của Viện Sinh học Nhiệt đới Việt Nam tại TP.HCM

1997: Phó chủ nhiệm chương trình đánh giá 10 năm khai thác Đồng Tháp 10, Đồng Bằng Sông Cửu Lông do Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt chủ trì.

10/1999: Cố vấn kỹ thuật đánh giá kết quả thực hiện dự án phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em, Dự án GCP/VIE/021 AUL do Úc tài trợ

1999-2002: Điều phối viên chương trình công nghệ sau thu hoach lúa ở ĐBSCL do chính phủ Pháp tài trợ cho Viện CN sau thu hoạch TP. HCM

9/2001-12/2002: Nhóm trưởng cố vấn kỹ thuật cho chương trình phát triển nông thôn Quảng Ngãi do Úc tài trợ.

7/2002: Cố vấn kỹ thuật cho Công ty tư vấn Lương Nông Quốc tế tại ĐBSCL

Tháng 10-11/2004 Cố vấn kỹ thuật vế phát triển khuyến nông, dự án tiền khả thi cho chương trình phát triển nông thôn tại Thừa Thiên-Huế, do Phần Lan tài trợ

7/2008: Cố vấn kỹ thuật đánh giá giữa kỳ chương trình VE/002 giữa chính phủ Luxambua với Tỉnh Hậu Giang và Đại học Cần Thơ về sử dụng cây lục bình cho sản xuất Biogas, điện, phân bón, thức ăn cho cá, trồng nấm để góp phần xóa đói giảm nghèo cho nông dân trong tỉnh. Năm 2009, tiếp tục được mới đánh giá cuối kỳ cũng dự án nói trên

1999 đến năm 2019 Chủ tịch Hội đồng cố vấn khoa học cho Công ty Phân bón Bình Điền

MAI VĂN QUYỀN CON NGƯỜI VÀ TÁC PHẨM

Giáo sư Mai Văn Quyền đã đào tạo 12 tiến sĩ khoa học nông nghiệp (đến tháng 6/2008) nhiều thạc sỹ, kỹ sư nông học, viết sáu sách chuyên khảo và nhiều bài báo, bài viết đăng trên các tạp chí, sách ở trong và ngoài nước.Từ năm 2007-2014 cộng tác viên của đài VoV 2 phát thanh mỗi tuần 2 lần các nội dung về phân bón trong khuôn khổ hợp tác giữa Đài VOV2 với công ty Cổ phần phân bón Binh điền. Cũng từ năm 2007 là cộng tác viên cho tờ báo NNVN, viết bài phổ biến khoa học trong lĩnh vực phân bón và cây trồng. Hàng tuần trả lời các câu hỏi của nông dân cả nước qua thư bạn nghe đài thuộc chương trình Đồng hành và chia sẻ trong khuôn khổ hợp tác giữa đài VTV Cần Thơ với công ty Cổ phần phân bón Bình Điền. Với cương vị là chủ tịch Hội đồng khoa học của Công ty Cổ phần phân bón Bình điền, hàng năm tổ chức nhiều lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật sử dụng phân bón cho nông dân Việt Nam, Campuchia, và Myanmar, qua đó tạo thêm điều kiện tăng thêm sự hiểu biết và thắt chặt mối quan hệ giữa nhân dân và chính phủ các nước với nhân dân và chính phủ Việt nam. Dù tuổi cao nhưng trong suốt thời gian còn làm việc ở cơ quan nhà nước hay lúc đã về hưu vẫn được mời làm chủ tịch chấm các luận án tiến sĩ, chủ tịch thẩm định hay nghiệm thu các đề tài, các dự án từ cấp Bộ đến cấp tỉnh, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển khoa học kỹ thuật, phổ biến khoa học kỹ thuật cho nông dân trong và ngoài nước.

Giáo sư Mai Văn Quyền được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng 3, Huân chương chống Mỹ cứu nước hạng 3; Huy hiệu 40 năm tuổi đảng (2001); Huy hiệu 50 năm tuổi đảng (2011); Huy hiệu 55 tuổi đảng năm (2015); Huy hiệu vì sự nghiệp phát triển khoa học; Huy hiệu vì sự nghiệp phát triển nông nghiệp; Huy tượng người bạn nhà nông; Hội viên danh dự Hội Nông dân Việt Nam; Hai năm chiến sĩ thi đua cấp Bộ; Nhiều năm chiến sĩ thi đua cấp Viện.

Giáo sư Mai Văn Quyền người thầy nghề nông phúc hậu, minh triết, tận tâm, nghị lực.

GS TS Mai Văn Quyền (giữa) với Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp PTNT PGS. TS. Bùi Bá Bổng (trái)
và các thân hữu

THẦY QUYỀN THÂM CANH LÚA

Việt Nam là chốn tổ của nghề lúa. Thầy Mai Văn Quyền trọn đời làm nhà khoa học xanh, chuyên gia hàng đầu Việt Nam về lĩnh vực thâm canh lúa, hệ thống nông nghiệp, sinh lý thực vật và quản lý bền vững đất nước cây trồng, đào tạo nguồn lực nông nghiệp, Đó là lĩnh vực chính yếu, quan trọng, dâng hiến thầm lặng mà hiệu quả. Thầy Norman Borlaug nhà khoa học xanh, cha đẻ của cuộc cách mạng xanh được tặng giải Nobel và thế giới tôn vinh là nhà bác học số một của nhân loại trong  cuộc chiến chống nghèo đói, đã có lời dặn thật thấm thía: “ Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó”; “Hãy vươn tới những vì sao. Cho dù không chạm được vào nó, nhưng nếu cố gắng hết sức, ít ra, chúng ta cũng chạm được những hạt bụi của ngôi sao”; “Việc chính đời người chỉ ít thôi. Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi. Phúc hậu suốt đời làm việc thiện. Di sản muôn năm mãi sáng ngời”. Thầy Quyền nghề nông của chúng tôi là một người thầy Việt gương soi mẫu mực thực tiễn và phúc hậu minh triết tận tâm nghị lực trong lớp người Thầy mà chúng tôi với đông đảo sinh viên và nông dân Việt Nam may mắn được học và cùng làm việc .

ThayQuyennghenongcuachungtoi
GS TS Mai Văn Quyền (phải) và Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp PTNT PGS. TS. Lê Quốc Doanh

Thầy Quyền nghề nông của chúng tôi trên 80 xuân mà vẫn phong độ, vui vẻ lội đồng và họp bạn nhà nông cùng thứ trưởng Lê Quốc Doanh, các anh Nguyễn Văn BộLe Thanh Tung với nhiều thầy bạn khác của Nông nghiệp Việt Nam ngày nay.

Đời tôi thật tâm đắc “Lúa siêu xanh Việt Nam”, “Cách mạng sắn Việt Nam”, “Giống khoai lang Việt Nam” “Ngô Việt Nam và những người thầy”, “Thầy bạn trong đời tôi”, “Con đường lúa gạo Việt Nam” là bài học lớn. Người thầy lớn bên mình là gương sáng. Tôi nói chuyện với Hoàng Long con tôi đang nối nghiệp giảng dạy, nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ kỷ thuật Cây Lương thực Việt Nam về thầy Quyền thâm canh lúa, bài học của thầy “Thâm canh lúa ở Việt Nam” đã được in thành sách, cùng biết bao bài học thấm thía khác về sinh lý thực vật, hệ thống cây trồng, hệ thống nông nghiệp, sinh thái môi trường, đất phân, bảo tồn và phát triền, mà cao nhất là sự phúc hậu, minh triết, tận tâm, yêu thương qúy trọng con người

LuaSieuXanhVietNam1

Lúa siêu xanh Việt Nam là sự tiếp nối Thâm canh lúa Việt Nam .Tôn vinh hạt ngọc Việt, tỏa sáng Việt Nam con đường xanh là sự tiếp nối công việc của Thầy và hàng loạt những người thầy lớn. Từ hoa lúa đến hột lúa đến cây lúa đến hạt gạo đến nấu cơm và bát cơm là một quá trình thấm nhiều mồ hôi, công sức, trí tuệ, cần có tầm nhìn, sự đầu tư khoa học công nghệ và tấm lòng.  Hạt ngọc Việt thật giống như Tiếng Việt trong câu thơ của Lưu Quang Vũ “Ôi Tiếng Việt như bùn và như lụa. Óng tre ngà và mềm mại như tơ” “Ôi Tiếng Việt suốt đời ta mắc nợ. Quên nỗi mình, quên áo mặc cơm ăn. Trời xanh quá, môi tôi hồi hộp quá. Tiếng Việt ơi tiếng Việt xót xa tình”. Nếu thay chữ “Tiếng Việt” bằng “hạt ngọc” hoặc “hạt ngọc Việt” thì thân phận của tiếng Việt cũng đúng hoàn toàn như thân phận cây lúa, người nông dân làm lúa, người nghiên cứu, giảng dạy và khuyến nông cây lúa. Sự nhọc nhằn nhiều hơn là vinh quang, có bùn và có lụa, nhưng đó chính lại là văn minh gốc và thế mạnh Việt Nam lan tỏa ra thế giớí. Và đó cũng là hình ảnh người Thầy nghề nông của chúng tôi.

thayquyennghenongcuachungtoi

Thật hạnh phúc khi chặng đường mới nông nghiệp, tôi được trò chuyện với thầy bạn, bà con nông dân và các em sinh viên hôm nay về những tấm gương thực tiễn đời thường, mà thầy Quyền luôn tốt đẹp trong số đó. Dạy học không chỉ là trao truyền tinh hoa kiến thức nghề nông mà còn thắp lên ngọn lửa! Chừng nào mỗi chúng ta chưa ứa nước mắt thấm hiểu sự nhọc nhằn của người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt gạo. Chừng nào những giá trị lao động khoa học cao quý, liên tục, âm thầm chưa mang lại đủ niềm vui cho bữa ăn của người dân nghèo. Chừng đó chúng ta sẽ còn phải DẠY VÀ HỌCCÂY LƯƠNG THỰC. Cái gốc của sự học là HỌC LÀM NGƯỜI.

Thầy Quyền thâm canh lúa. Thầy Quyền nghề nông của chúng tôi.

Thầy Quyền hình ảnh lắng đọng

Câu chuyện ảnh tháng Ba
THẦY EM LÀ NẮNG THÁNG BA
Hoàng Kim

Thầy em là nắng tháng ba
Trời xanh biển rộng đậm đà sắc xuân

Nơi hoa vàng trên cỏ xanh
Biển xanh màu ngọc nắng lam da trời

Thầy Quyền nghề nông chúng tôi
Con ong làm mật một đời tận tâm

Thầy vừa có những phút thảnh thơi ngắm biển sau khi đánh giá phản biện đề tài sắn Phú Yên mà thầy đã giúp tỉnh Phú Yên tư vấn tuyển chọn đơn vị cá nhân chuyển giao tin cậy hiệu quả. Câu chuyện tuổi thơ gian khó nghị lực vươn tới của thầy, với tôi có một sự đồng cảm lớn.

Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời. Gương sáng và bài học từ thầy như nắng tháng Ba. Noi gương Thầy tôi học làm nắng tháng Ba mang niềm vui và sắc xuân đến nông dân nông nghiệp nông thôn, tập huấn đào tạo nguồn trí thức trẻ, khơi dậy tiềm năng  thế hệ mới vùng sâu vùng xa. Niềm vui và sự trưởng thành vững chắc của đội ngũ trí thức mới như biển xanh lộng gió đậm đà sắc xuân.

Niềm vui sau công việc thành công thật rạng ngời hạnh phúc. Câu chuyện sắn Phú Yên là mô hình và sự thật thực tiễn ứng dụng và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật thành công trên đồng ruộng của nhiều hộ nông dân ở vùng sâu vùng xa huyện Đồng Xuân và Sông Hinh của tỉnh Phú Yên.

2016-niemvuilangdong

Thành quả nổ lực cố gắng tận tụy làm việc cùng nông dân đã được đúc kết tốt. Đồng Xuân và Nắng tháng Ba bạn đã nhìn thấy ở báo Phú Yên niềm vui lắng đọng. Thầy Mai Văn Quyền có lối dạy và học thật giản dị, chất phát, tôn trọng tổng kết nâng tầm lý luận các mô hình sự thật thực tiễn, gương người thật việc thật, người tốt việc tốt. Thầy chuộng minh triết chân thành, lắng nghe cuộc sống không cần tô vẽ Lối dạy học để làm (Learning by Doing), gần gũi và tương đồng với ‘Nguyên Ngọc chân dung văn‘ mà Trần Đăng Khoa mô tả “Văn Nguyên Ngọc là một dạng văn có ma lực. Giản dị , chắt lọc mà trong veo. Đó cũng là dòng văn chủ đạo rất cần có trong đời sống của chúng ta hôm nay“.

Giáo dục Văn hóa Nông nghiệp Sinh thái thực sự cần  giao cảm tương đồng. Thầy quý bạn hiền lớp trẻ là suối nguồn tươi mát trong lòng tôi. Hoàng Kim

Thaytoi6
Thầy Van Quyen Mai nói vui “Mình thua gà trống rồi”, sự thật là thầy đã Đến với Tây Nguyên gọi bình minh thức dậy ngay sau khi rời Phú Yên ít hôm. Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20 tháng 3, Thầy lđã có mặt ở Phnong Peng dự lễ kỷ niệm 15 năm hợp tác Phân bón Bình Điền &Tập đoàn Yetak đánh giá kết quả và định hướng phát triển bền vững.

Thaytoi7

Thầy Van Quyen Mai và PGS. TS Nguyễn Văn Bộ, cựu giám đốc của VAAS, là thành viên Hội đồng khoa học Công ty Phân bón Bình Điền.

Thaytoi8
Câu chuyện về Thầy Mai Văn Quyền và những người bạn, học trò, người thân … trong lòng tôi như suối nguồn thao thiết chảy. Đó là việc thực đời thường giáo dục nghề nông dâng hiến lặng lẽ thầm lặng mà hiệu quả. Biết bao nhiêu câu chuyện hay mà tôi chưa kịp ghi chép lại để tự mình suy ngẫm và trao lại ngọc cho đời. Thầy Mai Văn Quyền vẫn đang rất trẻ. Cái trẻ tươi tắn của người mang đậm nét hồn nhiên minh triết, phúc hậu, tận tụy với Người với Đời, làm gợi cho chúng ta liên tưởng ‘Thầy em và nắng tháng Ba’ cái nắng gió của ong làm mật …

Thaytoi5
Ngắm ảnh thầy Mai Văn Quyền ở giữa những học trò, bạn hữu thân thiết, các chuyên gia khoa học đất phân và cây trồng mà tên tuổi đã quá đổi thân thuộc với bạn nhà nông như PGS.TS. Nguyễn Văn Bộ, PGS. TS Mai Thành Phụng, TS. Nguyễn Đăng Nghĩa, TS Nguyễn Thanh Bình  … với các nhà doanh nghiệp giỏi, xây dựng nên thương hiệu phân bón tín nhiệm, chất lượng tốt, tỏa rộng giá trị lao động khoa học đích thực tới nhiều vùng miền. Chúng ta thật tự hào được sống làm việc với những thầy bạn ấy.

Tam Phan Thứ Sáu ngày 6 tháng 3 năm 2020 lúc 12:50

Hoàng Kim Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích

Mùa xuân đầu tiên (Văn Cao) -Thanh Thúy
Ban Mai Chỉ tình yêu ở lại
Ngày hạnh phúc của em
Giúp bà con cải thiện mùa vụ
Quà tặng cuộc sống yêu thích
Vietnamese food paradise
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim LongNgọc Phương Nam Thung dung Dạy và HọcViệt Nam HọcCây Lương thực Việt NamTình yêu Cuộc sốngCNM365Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on TwitterĐăng tải tại Thầy Quyền thâm canh lúa | Thẻ Thầy Quyền thâm canh lúa | Leave a replySửa

Thầy Vũ trong lòng tôi

Posted on 

54

THẦY VŨ TRONG LÒNG TÔI
Hoàng Kim


Chúc mừng thầy Trịnh Xuân Vũ đường xuân tuyệt vời !. Thầy luôn trong tốp đầu của những người thầy nông sinh học thanh tân, vui khỏe đi tới Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh qua mốc vàng 65 năm, Thầy Trịnh Xuân Vũ ngày 25 tháng 1 năm 2022 vượt mốc 87 mùa xuân, nhưng thầy rất phong độ, chỉ mình hạc xương mai so ảnh 12 năm trước Thầy là cây đại thụ lưu dấu rõ nét về Trường tôi nôi yêu thương. Ngày xuân vận hội mới, các học trò đồng nghiệp của Thầy vui thích đọc lại bài viết “Một chặng đường” của Thầy tại Kỷ yếu 65 năm Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh. Thầy Vũ trong lòng em là lời biết ơn thầm lặng. Em thích đọc lại Thầy Vũ “Một chặng đường” đó là trang vàng minh triết, tri thức, tận tâm, là trang đời lắng đọng. https://kyyeunonglam.blogspot.com/ Thông tin bảo tồn và phát triển tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-25-thang-1/ và   https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-27-thang-12; Tỉnh thức cùng tháng năm https://cnm365.wordpress.com/

MỘT CHẶNG ĐƯỜNG
PGS Trịnh Xuân Vũ
Nguyên Phó Hiệu Trưởng (1989-1994)

Tổ chức kỷ niệm 65 nâm ngày thành lập Trường, âu cũng là một dịp để nhớ lại quá khứ, ôn lại những kỷ niệm xưa – “Uống nước nhớ nguồn”.

Tôi sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, hầu như cả thời niên thiếu của tôi đều gắn liền với chiến tranh; và thế hệ chúng tôi ai cũng đã hằng mong ước là sẽ có một ngày hòa bình và đất nước không còn chiến tranh; ước mơ duy nhất của thời đó chỉ đơn giản có vậy! Thế rồi chiến tranh đã kết thúc như một giấc mơ và thật hạnh phúc khi tháng 11 năm 1975 tôi đã có mặt tại 45 Cường Để và về công tác chính thức tại Trường từ tháng 4 năm 1976; cho tới hôm nay là vừa tròn 44 năm gắn bó với Nhà trường.

Sáu mươi lăm năm là một chặng đường dài và sự phát triển của Nhà trường luôn gắn liền với những biến cố của xã hội, vui có, buồn có; nhưng dù sao thì những năm tháng qua cũng đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng khó quên.

Đó là ấn tượng về một Trường đại học Nông nghiệp Sài Gòn, mà các cựu sinh viên quen gọi là “Nông Lâm Súc Sài Gòn”, tiền thân của Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh hôm nay.

Nơi đây đã từng có rất nhiều thầy tham gia ngay từ những ngày đầu thành lập trường như thầy Tôn Thất Trình, Lê Văn Ký, Lê Văn Mười, Đặng Quan Điện, Nguyễn Thành Hải, Vũ Ngọc Tân, Phùng Trung Ngân, Bùi Huy Thục, Ngô Bá Thành – đều là các chuyên gia giỏi – những cây đại thụ trong ngành nông nghiệp.

Rồi một thế hệ trẻ kế tiếp được đào tạo có định hướng, đó là thầy Nguyễn Đăng Long, Lưu Trọng Hiếu, Châu Văn Khê, Châu Tâm Luân, Nguyễn Bá Khương, Phan Hoàng Đồng, Tô Phúc Tường, cô Nguyễn Bích Liễu… Trong số đó, có nhiều thầy cô đã có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển của Nhà trường.

Tham gia giảng dạy còn có nhiều giáo sư, hầu hết là các chuyên gia đầu ngành đến từ Pháp và Mỹ – là hai quốc gia thuộc diện văn minh và giàu có nhất thế giới. Nơi đây đẩu vào có sự chọn lọc kỹ càng thông qua thi tuyển (Trường đại học Nông nghiệp Sài Gòn là một trong ba trường có thi tuyển đầu vào cùng với Trường đại học Y khoa (nay là Trường đại học Y Dược TP. Hổ Chí Minh) và Trường Kỹ thuật Phú Thọ (nay là Trường đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh). Tôi rất ấn tượng về một nền giáo dục nông nghiệp này. Rồi một “Làng Đại học” đã hình thành mang nhiều ý nghĩa, nhưng nay đã khác rồi, đáng tiếc!

Làm sao mà quên được hình ảnh của một Nguyễn Thái Bình thiết tha yêu nước, đã để lại một tấm gương sáng cho nhiều thế hệ.

Ấn tượng về một thời kỳ hòa hợp dân tộc khi đất nước thống nhất. Một sự hòa hợp Bắc Nam tưởng như trong mơ, mà lại có thật và nhân chứng vẫn còn nguyên đó. Ai nấy đều bỡ ngỡ, bỡ ngỡ đến lạ thường. Nhưng mọi chuyện đã trở nên tốt đẹp, chúng tôi đã sống và làm việc như những anh em một nhà sau nhiều năm xa cách, một không khí thân thiện, một cuộc sống cởi mở và cũng rất hồn nhiên đượm chút ngây thơ cũng bắt đầu từ đó.

Tất nhiên có rất nhiều nuối tiếc, nuối tiếc và mãi mãi vẫn là nuối tiếc như nuối tiếc tuổi thơ vậy – nhưng đó là quá khứ. Có ai mà không nuối tiếc quá khứ đâu – âu cũng là điều bình thường. Trong truyện Kiều của Cụ Nguyễn Du – một đại thi hào không chỉ của Việt Nam có câu “Trải qua một cuộc bể dâu…” Vâng, thật là chí lý!

Ấn tượng về những năm tháng vô cùng khó khăn và gian khổ đã qua.

Rất khó khăn! Nhưng khó khăn đâu phải của riêng ai và thầy trò chúng tôi đã vượt qua tất cả. Thật kỳ diệu! Mà động lực chính đó là tình yêu quê hương đất nước và vì một nền nông nghiệp phát triển, bởi: “Phi Trí bất hưng và Phi Nông bất ổn”. Có ai mà quên được hình ảnh thầm lặng của các bác tài luôn miệt mài với những chiếc xe thật cũ kỹ, anh thủ quỹ hiền lành và dễ thương, các cô lao công nhiều năm tháng cặm cụi chỉ cốt sao giữ cho được ngôi Trường luôn sạch đẹp. Và hôm nay đây, thật là hạnh phúc! Ai cũng biết nơi đây trước kia chỉ là những quả đồi trọc, loáng thoáng có một vài bóng cây. Bây giờ, quang cảnh của Nhà trường đã có dáng dấp của một công viên, một”Campus” như đâu đó ở nước ngoài. Dưới bóng những hàng cây xanh mướt, có đông đảo thầy cô với học trò, luôn rạng rỡ nụ cười trên môi – một bức tranh đẹp đến lạ thường!

Nhìn lại quá khứ chúng ta không thể không không nhắc đến sự đóng góp đáng trân trọng của các bậc đàn anh đó là Thầy Trần Hữu Khối, Phạm Văn Quỳnh, Nguyễn Phan, Bùi Văn Kiên, và tiếp theo ở các khoa, phòng là Thầy Lê Văn Thượng, Trần Như Nguyện, Nguyễn Tâm Đài, Trần Thạnh, Nguyễn Đăng Long, Tô Phúc Tường, Lê Minh Triết (khoa Nông học); Thầy Trịnh Ngọc Lan (bộ môn Dâu tằm);Thẩy Đặng Quan Điện, Dương Thanh Liêm, Nguyễn Văn Hanh, Lê Minh Chí, Cô Nguyễn Bạch Trà, Nguyễn Phước Nhuận, Thầy Nguyễn Ngọc Tuân, Đỗ Vạn Thử, Nguyễn Văn Khanh (khoa Chăn nuôi Thú y); Thầy Ngô Bá Thành, Trần Thanh Xuân, Hồ Thanh Hoàng, Cô Nguyễn Lan Phương, Lê Thị Thanh Muốn, Thầy Trịnh Trường Giang (khoa Thủy sản); Thầy Lê Văn Ký, Lê Văn Mười, Phan Hoàng Đồng, Nguyễn Văn Bồng, Phạm Tiến, Lâm Xuân Sanh, Võ Văn Thoan, Hoàng Hữu Cải, Lê Huỳnh (khoa Lâm nghiệp); Thầy Đoàn Văn Điện, Nguyễn Trí Tiến, Nguyễn Hay, Lê Tiến Hoán, Phan Hiếu Hiền, Nguyễn Quang Lộc (khoa Cơ khí Công nghệ); Thầy Trương Hoài Châu, Nguyễn Anh Ngọc, Trần Hậu Trừng (khoa Kinh tế); Thầy Trần Hữu Lương, Ngô Thiện, Cô Nguyễn Thục Oanh, Nguyễn Thị Tiến (khoa Khoa học); Cô Đào Thị Gọn, Thầy Phan Văn Tự, Nguyễn Văn Tân (khoa Quản lý đất đai và Bất động sản), thầy Lê Bình Trị, Cô NguyễnThị Sâm,Thầy Huỳnh Kim Đảnh, Lê Hữu Trung (phòng Tổ chức); Cô Nguyễn Thị Lộc (phòng Tài vụ); Thầy Lưu Trọng Hiếu (phòng Hợp tác Quốc tế); Thầy Nguyễn Thơ, Trịnh Công Thành (phòng Khoa học); Thấy Nguyễn Văn Thuận, Trần Thanh Phong (phòng Đào tạo); Thầy Đỗ Huy Thịnh, Cô Đoàn Thị Huệ Dung (trung tâm Ngoại ngữ); Thầy Bùi Công Đặng, Nguyễn Bá Phú (bộ môn Mác – Lênin), là những người đã từng gánh vác mọi công việc khó khăn trong những ngày đầu khi còn là Trường đại học Nông nghiệp IV.

Rất ấn tượng và tự hào về sự lớn mạnh của Nhà Trường.

Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh bây giờ là một trường lớn có 36 ngành đào tạo gồm 61 chuyên ngành khác nhau với gần 20.000 sinh viên. Trường có 824 viên chức, trong đó 67% là giảng viên với 151 tiến sĩ và đa số được đào tạo ở những nước phát triển.

Nhiều thế hệ sinh viên ra trường đã trưởng thành nhanh chóng. Tôi xin phép kể ra đây một số ít đại diện (chỉ một số ít thôi) của nhiều thế hệ khác nhau, âu cũng là niềm tự hào của Nhà trường:

  • Ở lãnh đạo cấp Bộ đó là nguyên các thứ trưởng: Bùi Bá Bổng, Diệp Kỉnh Tần, Bùi Cách Tuyến.
  • Ở lãnh đạo cấp tỉnh có: Đào Tấn Lộc (tỉnh Phú Yên), Phạm s (tỉnh Lâm Đồng), Ma La Điêu, Trương Xuân Thìn, Trần Xuân Hòa (tỉnh Ninh Thuận), Phạm Thị Mỹ Thanh (tỉnh Đồng Nai), Trần Thanh Liêm, Mai Hùng Dũng (tỉnh Bình Dương), Phạm Văn Tòng, Võ Văn Danh (tỉnh Bình Phước), Nguyễn Tăng Bính (tỉnh Quảng Ngãi), Lê Tuấn Quốc (tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu).
  • Lãnh đạo cấp thành phố có Nguyễn Trung Tín, Lê Thanh Liêm (TP. Hồ Chí Minh),Tôn Thiện San, Võ Tấn Hiệp (TP. Đà Lạt).
  • Ở cấp Viện có Bùi Chí Bửu (viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam) Nguyễn Thị Huệ, Trần Thị Thúy Hoa, Lại Văn Lâm, Đỗ Kim Thành, Phan Thành Dũng (viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam). Ở nhiều Viện nghiên cứu khác nữa cũng có sự đóng góp của của những cán bộ được đào tạo tại Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh như Viện Sinh học Nhiệt đới, Viện lúa ô Môn, Viện Cây ăn quả miền Nam, Phân Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, Phân Viện Lâm nghiệp miền Nam, Phân Viện Kinh tế kỹ thuật thuốc lá miền Nam, Khu Nông nghiệp Công nghệ cao, trung tâm Công nghệ sinh học TP. Hồ Chí Minh.
  • Nhiều lãnh đạo các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyện và Môi trường, Sở Kế hoạch – Đầu tư từng là sinh viên của Nhà trường. Ngoài ra còn có nhiều lãnh đạo của các Tập đoàn, Tổng công ty cũng vậy, đó là Tập đoàn Cao su Việt Nam, Tập đoàn Novaland, Nutiood, Nhà máy Đạm Cà Mau,… Thật đáng tự hào!

Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã có một thời đi đẩu trong phong trào dạy và học tiếng Anh; một trung tâm Ngoại ngữ từng rất có uy tín, có tác dụng chắp cánh cho nhiều cán bộ từ Nam chí Bắc. Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh còn là một trong những Trường đầu tiên có quan hệ quốc tế rộng rãi, mở đầu chương trình đào tạo liên kết với Pháp (khối Francophonie), rồi với nhiều nước thuộc Châu Âu, Châu Mỹ, mà Thầy Đặng Quan Điện và Lưu Trọng Hiếu đã có nhiều đóng góp.

Về lĩnh vực khoa học và công nghệ, không thể không nhắc đến khoa Chăn nuôi Thú ỵ một thời đi đầu trong việc sản xuất các loại Premix phục vụ cho chăn nuôi; khoa Cơ khí Công nghệ về máy sấy; khoa Lâm nghiệp về bảo quản và chế biến gỗ; khoa Thủy sản về giống cá và ngày nay đang có chuyên gia rất giỏi về tôm; khoa Nông học về cây công nghiệp và cây ăn quả, nhiều giống sắn, giống khoai lang được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận, là những giống chủ lực, được trồng phổ biến hiện nay, mà tác giả là thầy Hoàng Kim. Gần đây có nhiều chế phẩm về Công nghệ sinh học và Chế biến thực phẩm mang thương hiệu của Nhà trường. Còn nhiều và nhiều lắm những điển hình tương tự.

Quay lại với hiện tại của Nhà trường có thầy Bùi Ngọc Hùng (Chủ tịch Hội đồng trường), Thầy Huỳnh Thanh Hùng, Nguyễn Tất Toàn, Trần Đình Lý (Ban Giám hiệu) rồi hàng loạt các Trưởng khoa, các giám đốc Trung tâm được đào tạo bài bản và rất trẻ như thầy Võ Thái Dân (khoa Nông học), Lê Quang Thông (khoa Chăn nuôi Thú y), Nguyễn Như Trí (khoa Thủy sản), Lê Quốc Tuấn (khoa Môi trường và Tài nguyên), Phan Tại Huân (khoa Công nghệ Thực phẩm), Phạm Văn Tính (khoa Công nghệ Thông tin), Nguyễn Thị Mai (khoa Khoa học), Nguyễn Huy Bích (khoa Cơ khí Công nghệ), La Vĩnh Hải Hà (khoa Lâm nghiệp), Bùi Văn Hải (khoa Quản lý Đất đai và Bất động sản), Nguyễn Bạch Đằng (khoa Kinh tế), Lê Đình Đôn (viện Nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trường và bộ môn Công nghệ Sinh học), Vũ Thùy Anh (bộ môn Công nghệ Hóa học), Nguyễn Văn Trọn (bộ môn Lý luận Chính trị), Nguyễn Hoàng Liêm (trung tâm Tin học ứng dụng), Đào Đức Tuyên (trung tâm Ngoại ngữ và khoa Ngoại ngữ – Sư phạm), đang gánh vác những công việc cũng rất nặng nề, thay cho các thế hệ đàn anh.

Bên cạnh các Khoa và Trung tâm còn có một đội ngũ đông đảo cán bộ ở các phòng ban đang hoạt động thầm lặng, nhưng rất năng động có nhiều đóng góp thiết thực và hiệu quả cho Nhà trường đó là Thầy Lê Hữu Khương (phòng Tổ chức Cán bộ), Trần Quốc Việt (phòng Đào tạo), Lê Anh Đức (phòng Đào tạo Sau đại học), Đặng Kiên Cường (phòng Công tác Sinh viên và Trung tâm Hỗ trợ Sinh viên và Quan hệ Doanh nghiệp), Nguyễn Hay và Chế Minh Tùng (Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển), Nguyễn Ngọc Thùy (phòng Hợp tác Quốc tế), Lê Công Trứ (trung tâm Đào tạo Quốc tế), Nguyễn Bảo Quốc (thư viện), Nguyễn Trọng Thể (phòng Hành chính), Nguyễn Văn Minh (phòng Kế hoạch Tài chính), Lê Quang Giảng (phòng Quản trị Vật tư), Lê Mộng Triết (phòng Thanh tra Giáo dục), Lê Văn Sony (Đoàn Thanh Niên), Cô Nguyễn Phú Hòa (phòng Quản lý và Nghiên cứu Khoa học), Hoàng Thị Mỹ Hương (Công đoàn Trường), Võ Ngàn Thơ (phòng Quản lý Chất lượng),… Điều đáng mừng là phần lớn cán bộ quản lý đều có trình độ từ tiến sĩ trở lên.

Có thể nói Trường đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh giờ đây đã có được một đội ngũ cán bộ đủ mạnh để đưa Nhà trường tiến lên. Tôi nghĩ đó là tất yếu và rất đáng tự hào. Tuy nhiên không có gì là ngẫu nhiên, mà cũng chẳng bỗng dưng. Người xưa có câu: “Cây có gốc mới sanh cành nở ngọn Nước có nguồn mới biển cả sông sâu”

Chúng ta vô cùng biết ơn và xin cảm ơn, cảm ơn rất nhiều các bậc đàn anh đã dày công xây dựng nền móng cho hôm nay.

Nguồn: Trịnh Xuân Vũ 2020. Một chặng đường Trong sách Kỷ yếu 65 năm Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh trang 102-104

Phạm Văn Hiền cùng với Tran Van Khai và 3 người khác14 giờ · 25-01 ngày sinh nhật PGS Trịnh Xuân Vũ – Nguyên Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.Học trò nhiều thế hệ cùng TT EnHiTech tổ chức mừng sinh nhật Thầy Trịnh Xuân Vũ lần thứ 86 (AL) Kính chúc Thầy mạnh khỏe, vui vẻ và hạnh phúc!

Quyen Mai Van : Cám ơn thầy Hiền đã chia sẽ thông tin ngày sinh vui vẽ cho mình, Thế là.mình sinh 1936 còn thầy Vũ sinh 1937 nhưng chỉ thua mấy tháng thôi, chả thế mà mình tai đã bị điếc còn tai thầy Vũ còn thính lắm. chúc thầy Vũ thầy Hiền vui vẻ hạnh phúc trọn vẹn.

Phạm Văn Hiền: @ Quyen Mai Van dạ Thầy, kính Thầy Mai Văn Quyền, hôm nào tụi em kéo qua mần sinh nhật, hét karaoke là Thầy nghe lại bình thường à! Hì hì! Lâu quá không thấy Thầy gửi hình đời thường vui vui, nhớ Thầy quá chừng! Giữ gìn sức khỏe nghe Sư Phụ!

Kim Hoàng: Kính thầy Quyen Mai Van và thầy Vu Trinh vui khỏe hạnh phúc. Em may mắn trong cuộc đời mình được trực tiếp thọ giáo hai người thầy lớn ở Viện Trường. Thầy Vu Trinh sinh cùng tháng cùng năm 1937 với anh Hai Hoàng Ngọc Dộ của em. Chuyện bây giờ mới kể.

Hai thầy đến nay đang tuyệt vời phong độ trong khi anh Hai em đã mất cách đây 27 năm, vì bệnh ung thư hiểm nghèo, vào nủa đem Rằm Nguyên Tiêu năm 1994 , trong câu chuyện “Gốc mai vàng trước ngõ“. Trước đó, anh Cao Xuân Tài (là bạn em và cũng là học trò của hai thầy đã ghé thăm anh Hai của em. Anh Hai em đã trò chuyện với anh Cao Xuân Tài bạn em trong khi em cùng vài anh em đào huyệt và xây kim tỉnh cho anh ấy. Nhìn anh ấy bình thản chơi với các cháu, em nao lòng rưng rưng. Anh Hai của em dặn em “Dặn con cháu khiêm nhu cần kiệm”, Và đọc bốn câu thơ “Cảnh mãi theo người được đâu em. Hết khổ hết cay hết vận hèn. Nghiệp sáng đèn giời đà chỉ rõ. Rồi đây cay đắng chẳng buồn chen”.

Ngày nay, nhìn nụ cười rạng rỡ của thầy Vũ, em lại nhớ về thời xưa, và nhớ những câu chuyện về Thầy “một chặng đường“. Hai Thầy trong lòng em.

Một số hình ảnh
Thầy bạn trong đời tôi

KỶ YẾU KHOA NÔNG HỌC 65 năm thành lập Khoa mời vào đường link để xem chi tiết https://kyyeunonghoc.blogspot.com/2020/11/ky-yeu-ky-niem-65-nam-thanh-lap-khoa.html

VỀ TRƯỜNG ĐỂ NHỚ THƯƠNG
Hoàng Kim


Đại học Nông Lâm thật thích
Bạn thầy vui thật là vui
Sân Trường giảng đường ấm áp
Đường xuân phơi phới tuyệt vời

Hình như mọi người trẻ lại
Hình như người ấy đẹp hơn
Hình như tre già măng mọc
Nắng mai soi giữa tâm hồn.

Thầy bạn trong ngoài thiện nguyện
Về Trường chia sẻ động viên
Trang sách trang đời lắng đọng
Yêu thương bao cuộc đời hiền

Thầy bạn ngày vui hẹn gặp
Lời thương mong ước bình an
Tình khúc Nông Lâm ngày mới
Sức xuân Tự nguyện Lên đàng

Thay ban trong doi toi 7
Thay ban trong doi toi 1a
Thay ban trong doi toi 1b
Thay ban trong doi toi 4
Thay ban trong doi toi 6
Vuon Quoc gia o Viet Nam 2
Thay ban trong doi toi 999
Thay ban trong doi toi.8

Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây cp nht mi ngày

Video yêu thích

Mùa xuân đầu tiên (Văn Cao) – Thanh Thúy
Volga Xinh Đẹp – Trần Thu Hà – Tình khúc Nga bất hủ – YouTube
https://www.youtube.com/watch?v=_8SVl1bOLYY
Ban Mai
KimYouTube

Chỉ tình yêu ở lại
Ngày hạnh phúc của em
Giúp bà con cải thiện mùa vụ
Quà tặng cuộc sống yêu thích (đọc lại và suy ngẫm)
Vietnamese food paradise
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim LongNgọc Phương Nam Thung dung Dạy và HọcViệt Nam HọcCây Lương thực Việt NamTình yêu Cuộc sốngCNM365Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on TwitterĐăng tải tại Thầy Vũ trong lòng tôi | Thẻ Thầy Vũ trong lòng tôi | 54 Trả lờiSửa

Hoàng Kim chuyện đời tôi

Posted on 

5

thayoi

TỰ THUẬT THƠ DƯỠNG SINH
Hoàng Kim


Khí trời đất an lành
Món ăn là bài thuốc
Ngủ tốt làm việc đều
An nhiên vui khỏe sống
Biết minh triết tiết chế
Phúc hậu thanh thận cần.

NHỚ HUẾ MỘT VẦNG TRĂNG
Hoàng Kim

Ngan ngát dỏng Hương thoang thoảng thơm.
Đâu rồi dấu cũ bóng yêu thương.
Sông xanh sáu nhịp cầu mong đợi.
Nghiêng một vầng trăng sáng phố phường.

Anh ra cầu Huế đêm trăng sáng.
Hằng hà sao mọc giữa dòng sông.
Tình anh như nước càng ra biển.
Càng chứa đầy em ở giữa lòng.

Anh chọn cho em một chút này
Như mưa nắng Huế một vòng tay
Đây là chút Huế đây tình nghĩa
Hương ngọt chung tình mãi đắm say.

Chẳng thể gửi ai lời trân quý
Ngàn năm ngậm ngãi ước tìm trầm.
Thăm thẳm trời xanh thăm thẳm Huế,
Ai về ai hóa đá bên sông.

Huế có Thiên Thụ Sơn vững chãi,
Quảng Bình Đá Đứng chốn sông thiêng,
Bảy Núi Thiên Cấm Sơn hùng vĩ,
Đồng xuân Sông Kỳ Lộ Phú Yên

Việt Bắc non cao trời chỉ lối
Phương Nam biển thẳm đất soi đường
Thiên Mụ, Nam Giao người thấu hiểu.
Nơi này tĩnh lặng khúc Sông Thương .

Hoàng Kim cảm ơn Gió Phương Nam Quyen Ngo với bài thơ NẮNG HUẾ tuyệt hay đã gợi ý cho tứ thơ NHỚ HUẾ MỘT VẦNG TRĂNG nhớ về Thiên Mụ, Nam Giao, Đại Học Huế, Trường Cơ, Thiên Thu Sơn, cảm khái tích truyện Nguyễn Hoàng xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoang-kim-chuyen-doi-toi

HOÀNG KIM CHUYỆN ĐỜI TÔI
Bạch Ngọc (chuyện đời tự kể)

Thầy nghề nông chiến sĩ
Cây Lương thực Việt Nam
#Thungdung #VietNamhoc
#BanMai Ngọc phương Nam

xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoang-kim-chuyen-doi-toi/
..
Nhớ Thầy Tôn Thất Trình
Chiếc bàn Thầy lưu lại
Góc phải nhà chữ U
“Dĩ nông vi bản ” đấy.

Thời thầy Bùi Cách Tuyến
Khuyến khích về dạy môn
Cây Lương thực Việt Nam
Hoàng Kim vui về đấy

Ngược gió đi không nản
Rừng thông tuyết phủ dày
Ngọa Long cương đâu nhỉ
Đầy trời hoa tuyết bay

Bố hưu con về dạy (*)
Nguyên, Long nối nghiệp nhà
Cùng thầy hiền bạn quý
Chăm đất lành nở hoa

Bao năm Trường Viện là nhà
Sắn khoai ngô lúa đều là thịt xương
Một đời người một rừng cây
Thầy ươm giống tốt để mai thành rừng

(1) Hoàng Kim đã cập nhật ảnh đại diện 19 tháng 3, 2011 lúc 23:44 và ảnh các bạn sinh viên học Cây Lương Thực thuở ấy ghé thăm nhà riêng. Cám ơn Face Book đã lưu ảnh ngày này năm xưa, Hoang Long nay vui về đấy, tiếp nối dạy và học Cây Lương thực — tại Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cau-chuyen-anh-thang-ba/.

(2) Hoàng Kim Long HOÀNG GIA đúc kết những điều tâm huyết và sở đắc cá nhân được lưu lại:: Hoàng Kim Long Hoàng Gia; Dạy và Học, Việt Nam Học; Cây Lương Thực Việt Nam, CNM365, Tình yêu cuộc sống.

HOÀNG GIA
Hoàng Kim
 Long

1

Việc chính đời người chỉ ít thôi.
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi.
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện.
Di sản muôn năm mãi sáng ngời

2

Tỉnh thức giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấu hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai trong tựa ngọc
 
“Yên sơn sơn thượng tối cao phong
Tài ngũ canh sơ nhật chính hồng
Vũ trụ nhãn cùng thương hải ngoại
Tiếu đàm nhân tại bích vân trung
Ủng môn ngọc sóc sâm thiên mẫu
Quải ngọc châu lưu lạc bán không
Nhân miếu đương niên di tích tại
Bạch hào quang lý đổ trùng đồng” (1)
  

Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong
Trời mới ban mai đã rạng hồng
Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả
Nói cười lồng lộng giữa không trung
Giáo trúc quanh chùa giăng nghìn mẫu
Cỏ cây chen đá rũ tầng không
Nhân Tông bảo tháp còn lưu dấu
Mắt sáng hào quang tỏa ánh đồng (2)  

Non thiêng Yên Tử
Nghìn năm Thăng Long, Đông Đô, Hà Nôi
Bảy trăm năm đức Nhân Tông
Non sông bao cảnh đổi
Kế sách một chữ Đồng
Lồng lộng gương trời buổi sớm
Trong ngần, thăm thẳm, mênh mông ….  

1) Thơ Nguyễn Trãi
2) Bản dịch thơ Nguyễn Trãi của Hoàng Kim  

3

Ngược gió đi không nản
Rừng thông tuyết phủ dày
Ngọa Long cương đâu nhỉ
Đầy trời hoa tuyết bay

4

Biết đủ thời nhàn sống thảnh thơi
Con, em và cháu vững tay rồi
Đời sống an nhiên lòng thanh thản
Minh triết mỗi ngày dạy học vui.

thungdung

5

Thung dung đời thoải mái
ban mai của riêng mình
giọt thời gian điểm ngọc
thanh nhàn khát khao xanh.

CNM365 MỘT NĂM NHÌN LẠI
https://cnm365.wordpress.com
Run away with me
CNM365 Tình yêu cuộc sống
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cnm365-tinh-yeu-cuoc-song/

CHUYÊN MỤC

CÂY LƯƠNG THỰC VIỆT NAM
Hoàng Long, Hoàng Kim (chủ biên) và đồng sự
http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong

Bài viết mới (đọc thêmngoài giáo trình, bài giảng)

Cách mạng sắn Việt Nam
Chọn giống sắn Việt Nam
Chọn giống sắn kháng CMD
Giống sắn KM419 và KM440
Mười kỹ thuật thâm canh sắn
Sắn Việt bảo tồn phát triển
Sắn Việt Lúa Siêu Xanh
Sắn Việt Nam bài học quý
Sắn Việt Nam sách chọn
Sắn Việt Nam và Howeler
Sắn Việt Nam và Kawano
Sắn Việt và Sắn Thái
Quản lý bền vững sắn châu Á
Cassava and Vietnam: Now and Then

Lúa siêu xanh Việt Nam
Giống lúa siêu xanh GSR65
Giống lúa siêu xanh GSR90
Gạo Việt và thương hiệu
Hồ Quang Cua gạo ST
Cơm Niêu Vàng Gạo Đông A
Con đường lúa gạo Việt
Chuyện cô Trâm lúa lai
Chuyện thầy Hoan lúa lai
Lúa C4 và lúa cao cây
Lúa sắn Cămpuchia và Lào
Lúa sắn Việt Châu Phi
Lúa Việt tới Châu Mỹ

Giống ngô lai VN 25-99
Giống lạc HL25 Việt Ấn


Giống khoai lang Việt Nam
Giống khoai lang HL518
Giống khoai lang HL491
Giống khoai Hoàng Long
Giống khoai lang HL4
Giống khoai Bí Đà Lạt

Việt Nam con đường xanh
Việt Nam tổ quốc tôi
Vườn Quốc gia Việt Nam
Nông nghiệp công nghệ cao
Nông nghiệp sinh thái Việt
Nông nghiệp Việt trăm năm
IAS đường tới trăm năm
Viện Lúa Sao Thần Nông
Hoàng Thành đến Trúc Lâm
Ngày Hạnh Phúc của em
Có một ngày như thế

Thầy bạn là lộc xuân
Thầy bạn trong đời tôi
Sóc Trăng Lương Định Của
Thầy Quyền thâm canh lúa
Borlaug và Hemingway
Thầy Luật lúa OMCS OM
Thầy Tuấn kinh tế hộ
Thầy Tuấn trong lòng tôi
Thầy Vũ trong lòng tôi
Thầy lúa xuân Việt Nam
Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc
Thầy bạn Vĩ Dạ xưa
Thầy Dương Thanh Liêm
Thầy Hiếu Đêm Giáng Sinh
Phạm Trung Nghĩa Viện Lúa
Phạm Quang Khánh Hoa Đất
Phạm Văn Bên Cỏ May

24 tiết khí nông lịch
Nông lịch tiết Lập Xuân
Nông lịch tiết Thanh Minh
Nông lịch tiết Cốc vũ
Nông lịch tiết Lập Đông
Nông lịch tiết Tiểu tuyết
Nông lịch tiết Đại tuyết
Nông lịch tiết giữa Đông
Nông lịch tiết Đại Hàn

Nhà sách Hoàng Gia
Xem tiếp CÂY LƯƠNG THỰC VIỆT NAM http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong

6

Thân thiết một người hiền cũ
Tháng năm nhanh thật là nhanh
Tùng Châu, Hoài Nhơn, Phụng Dụ
Dừa xanh, sắn biếc tâm hồn

Cứ nhớ thương thầm dấu cũ
Dòng đời đâu dễ nguôi quên
Chuyên “Đào Duy Từ còn mãi”
Đồng xuân lưu dấu người hiền

Một giấc mơ lành hạnh phúc
Tùng Châu, Châu Đức, Đào Công
Một góc vườn thiêng cổ tích
Lời thương thăm thẳm giữa lòng

NHỚ NGƯỜI
Hoàng Kim nhớ Đào Công

Đời trãi bốn trăm năm
Đào Công lưu tâm đức
Hoàng Kim về chốn cũ
Thăm vườn thiêng thiên thu.

Ngược gió đi không nản
Rừng thông tuyết phủ dày
Ngọa Long cương đâu nhỉ
Đầy trời hoa tuyết bay.

Lồng lộng vầng trăng rằm
Lộc Khê Hầu cổ tích
Người là ngọc cho đời
Tháng năm còn nhớ mãi ! .

Hoàng Kim đã về dâng hương tưởng nhớ cụ Đào Duy Từ ở đất Tùng Châu xưa. Tôi lần tìm theo những trang ghi chép cũ để thấu hiểu sự nhọc nhằn khởi nghiệp của bậc anh hùng và để thấy dấu ấn cùng với những ảnh hưởng lớn lao của cụ Đào Duy Từ đối với mảnh đất này. Tôi may mắn đã thăm Đình Lạc Giao, Lũy Thầy và các nơi ở Quảng Bình, Thanh Hóa để chứng ngộ công đức của Người và cảm nhận.

Cám ơn gia tộc Đào Duy, phó giáo sư Đào Thế Anh, giáo sư Mai Văn Quyền, giáo sư Lê Văn Tố, phó giáo sư sử học Trương Minh Dục, thầy Dương Duy Đồng, thầy Nguyễn Minh Hiếu, em Nguyễn Thị Trúc Mai, em Phạm Văn Ngọc, một số người đã trực tiếp chứng kiến các cuộc khảo sát điền dã nông nghiệp lịch sử thận trọng kính mến của tôi và đã gợi ý cho tôi tiếp tục hoàn thiện bài viết này.

Đào Duy Từ (1572–1634) là quân sư danh tiếng của chúa Nguyễn Phúc Nguyên, bậc kỳ tài chính trị quân sự lỗi lạc, danh nhân văn hóa kiệt xuất, khai quốc công thần số một được thờ ở Thái Miếu của nhà Nguyễn. Hàng năm vào ngày 17 tháng 10 âm lịch (nhằm ngày 13 đến 23 tháng 11 dương lịch, tùy theo từng năm) là ngày giỗ Đào Duy Từ. Ông bắt đầu thi thố tài năng từ năm 53 tuổi đến năm 62 tuổi thì mất. Đào Duy Từ chỉ trong 9 năm ngắn ngủi (1625-1634) đã kịp làm nên năm kỳ tích phi thường với nhiều hiền tài và di sản còn mãi với non sông. Mộ của cụ Đào Duy Từ nằm khiêm nhường giữa vườn sắn KM94 xanh tốt tại thôn Phụng Du, xã Hoài Hảo, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định . Đầu mộ của cụ là hai trụ đá lớn, đỉnh tạo dáng búp sen. Cuối mộ của cụ có một cây cổ thụ, tán lẫn với rặng dừa.

Đào Duy Từ còn mãi với non sông

Chuyên mục bảo tồn và phát triển tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://hoangkimlong.wordpress.com/category/dao-duy-tu-con-mai/ và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-23-thang-11/.

ĐÀO DUY TỪ CÒN MÃI
Hoàng Kim

Học không bao giờ muộnVui đi dưới mặt trờiMột niềm tin thắp lửaXuân ấm áp tình thân Lời Thầy dặn thung dung Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://hoangkimlong.wordpress.com/category/loi-thay-dan-thung-dung/

CNM365 Tình yêu cuộc sống



(3) Chuyện thầy Tôn Thất Trình (trích) là ghi chép nhỏ của Hoàng Kim về thầy Tôn Thất Trình, là một trong chín người thầy đương thời mà Hoàng Kim đặc biệt kính trọng, chuyện ngoài chính sử chưa có trong kỷ yếu. Đây là những ghi chép cá nhân, chỉ có ít trích đoạn đã lưu tại kỷ yếu 55 năm khoa Nông học thuở trước Tôi cảm phục, tâm đắc về nhân cách, trí tuệ, sự dạy và học của Thầy nên lưu lại. Điều này là sự học Lê Quý Đôn tinh hoa chép lại những ghi chú nhỏ (Notes) không nỡ quên này.

CHUYỆN THẦY TÔN THẤT TRÌNH
Hoàng Kim

Tôi noi theo dấu chân những thầy tôn kính Lương Định Của, Mai Văn Quyền con đường lúa gạo Việt Nam để làm nhà khoa học xanh. Thật may mắn cho tôi trong mươi năm cuối được về lại Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh dạy học, trọn con đường nhà khoa học xanh người thầy chiến sĩ. “Bao năm Trường Viện là nhà. Sắn khoai ngô lúa đều là thịt xương. Một đời người một rừng cây. Thầy ươm giống tốt để mai thành rừng”. Trường Đại Học Nông Lâm là nôi trưởng thành của tôi từ khi là sinh viên nông học, ra đi khoác áo lính cho sự thống nhất toàn vẹn Tổ Quốc, sau về làm nhà nghiên cứu nông học gần ba mươi năm và cuối cùng trở thành người thầy nghề nông. Thật hết sức thân thương khi mỗi ngày, tôi được gần gũi chiếc bàn kỷ vật thầy Tôn Thất Trình và gian phòng của Thầy với môn học Cây Lương thực. Di sản thầm lặng này đã giúp tôi cơ hội cao quý kể lại câu chuyện cổ tích cho người lớn, một tia sáng của Trường tôi. Bài này tiếp nối bài “Thầy bạn là lộc xuân“.

Tôi chưa được học thầy Trình nhưng cuộc đời, việc làm, trang sách của thầy ám ảnh tôi đến lạ. Thầy Tôn Thất Trình trong mắt tôi là người “sống nhân cách, dạy từ xa và chăm viết sách”.Trong bài “Thầy bạn là lộc xuân“ tôi đã giới thiệu đôi nét về thầy Tôn Thất Trình, nay xin được chép lại ở đây để bạn đọc khỏi mất công lục lại

ĐÔI NÉT VỀ THẦY TRÌNH

Giáo sư Tôn Thất Trình sinh ngày 27 tháng 9 năm 1931 ở huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên (Huế), thuộc hoàng tộc nhà Nguyễn Phước, hiện hưu trí tại Irvine, California, Hoa Kỳ Thầy đã có nhiều đóng góp thiết thưc, hiệu quả cho nông nghiệp, giáo dục, kinh tế Việt Nam. Thầy làm giám đốc Trường Cao Đẳng Nông Lâm Súc Sài Gòn theo bổ nhiệm của GS. Phạm Hoàng Hộ, tổng trưởng giáo dục đương thời chỉ sau bác sỹ Đặng Quan Điện vài tháng. Giáo sư Tôn Thất Trình đã hai lần làm Tổng Trưởng Bộ Canh Nông và Cải Cách Điền Địa năm 1967 và 1973, nguyên chánh chuyên viên,  tổng thư ký Ủy Ban Lúa Gạo Quốc Tế của FAO (Rome).

Thành tựu nổi bật của giáo sư trên lĩnh vực nông nghiệp bao gồm việc chỉ đạo phát triển đại trà năm 1967-1973 lúa Thần Nông (IR8…) nguồn gốc IRRI mang lại chuyển biến mới cho nghề lúa Việt Nam; Giáo sư trong những năm làm việc ở FAO đã giúp đỡ Bộ Nông nghiệp Việt Nam phát triển các giống lúa thuần thấp cây, ngắn ngày nguồn gốc IRRI cho các tỉnh phìa Bắc; giúp phát triển  lúa lai, đẩy mạnh các chưong trình cao su tiểu điền, mía, bông vải, đay, đậu phộng , dừa, chuối, nuôi cá bè ở Châu Đốc An Giang, nuôi tôm ở Bạc Liêu, Sóc Trăng, nuôi cá măng ở Bình Định, nuôi tôm càng xanh ở ruộng nước ngọt, trồng phi lao chống cát bay, trồng bạch đàn xen cây họ đậu phủ xanh đất trống đồi trọc, trồng lại thông hai lá, ba lá ở Huế và ở Đà Lạt,  nuôi heo lai ba dòng nhiều nạc,  nuôi dê sữa , bò sữa, trồng rau, hoa, cây cảnh. Trong lĩnh vực giáo dục, giáo sư đã trực tiếp giảng dạy, đào tạo nhiều khóa học viên cao đẳng, đại học, biên soạn nhiều sách.  Giáo sư có nhiều kinh nghiệm và  đóng góp trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại và quan hệ quốc tế với Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Pháp…

Tôi học gián tiếp Thầy qua sách báo và internet. Giáo trình nông học sau ngày Việt Nam thống nhất thật thiếu thốn. Những sách Sinh lý Thực vật, Nông học Đại cương, Di truyền học, Khoa học Bệnh cây , Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam … do tập thể hoặc chuyên gia đầu ngành phía Bắc biên soạn thời đó hiếm và quý như vàng. Cái khó khác cho thầy trò chúng tôi là thiếu kinh nghiệm thực tiễn của đồng ruộng phương Nam. Những bộ sách của thầy Trình như Cải Thiện Trồng Lúa 1965-66 (hai lần tái bản), Nông Học Đại Cương 1967 (ba lần tái bản), Mía Đường 1972 (hai lần tái bản), Cây Ăn Trái Có Triển Vọng 1995 (ba lần tái bản), Cây Ăn Trái Cho Vùng Cao 2004, … cùng với sách của các thầy Nguyễn Hiến Lê, Trần Văn Giàu, Phạm Hoàng Hộ, Lương Định Của, Lê Văn Căn, Vũ Công Hậu, Vũ Tuyên Hoàng, Đường Hồng Dật, Nguyễn Văn Luật, Võ Tòng Xuân, Mai Văn Quyền, Thái Công Tụng, Chu Phạm Ngọc Sơn, Phạm Thành Hổ … đã bổ khuyết rất nhiều cho sự học hỏi và thực tế đồng ruộng của chúng tôi. Sau này khi đã ra nước ngoài, thầy Trình cũng viết rất nhiều những bài báo khoa học kỹ thuật, khuyến học trên các báo nước ngoài, báo Việt Nam và blog The Gift.

Điều tôi thầm phục Thầy là nhân cách kẻ sĩ vượt lên cái khó của hoàn cảnh để phụng sự đất nước. Lúa Thần Nông áp dụng ở miền Nam sớm hơn miền Bắc gần một thập kỷ. Sự giúp đỡ liên tục và hiệu quả của FAO sau ngày Việt Nam thống nhất có công lớn của thầy Trình và anh Nguyễn Văn Đạt làm chánh chuyên gia của FAO. Blog The Gift là nơi lưu trữ những “tâm tình” của gíáo sư dành cho Việt Nam, đăng các bài chọn lọc của Thầy từ năm 2005 sau khi về hưu. Đa số các bài viết trên blog của giáo sư về Phát triển Nông nghiệp, Kinh Tế Việt Nam, Khoa học và Đời sống  trong chiều hướng khuyến khích sự hiếu học của lớp trẻ. Nhân cách và tầm nhìn của Thầy đối với tương lai và vận mệnh của đất nước đã đưa đến những đóng góp hiệu quả của Thầy kết nối giữa quá khứ và hiện tại, tạo niềm tin tương lai, hòa giải và hòa hợp dân tộc”.

‘Thầy Trình với thầy Của’, ‘Chiếc bàn của thầy Trình’, ‘FAO Trình Đạt Ngưu Bổng’, ‘Thầy Trình với lúa cá’, ‘Thầy Trình với The Gift’ là những mẫu chuyện chiêm nghiệm mà tôi thích trích dẫn và kể tại Các lớp học trên đồng .

THẦY TRÌNH VỚI THẦY CỦA

Chuyện này gợi cho tôi nhiều suy tư: Thầy Trình quý trọng thầy Của và thầy Của tìm đến ngay thầy Trình sau ngày Việt Nam thống nhất. Thầy Trình ra đi vì không thể ở lại nhưng sự ứng xử của thầy sau ngày ra đi là một bài học lớn. Thầy Của mất thật sớm, ngay cuối năm 1975, lúc Thầy mới 55 tuổi, còn rất nhiều khả năng cống hiến và chưa được hưởng không khí hoà bình bao lâu. Cuộc đời, số phận, nhân cách và cống hiến của hai người Thầy nghề nông vượt lên khen chê và lắng đọng một di sản.

Tôi đã có chùm 9 bài viết về thầy Lương Định Của, bao gồm: Lương Định Của con đường lúa gạo,  Lương Định Của cuộc đời và sự nghiệp; Lương Định Của quê hương và dòng họ;  Lương Định Của những năm tháng tuổi trẻ; Lương Định Của luồng gió từ Hà Nội; Lương Định Của nhà bác học nông dân;  Lương Định Của chính khách giữa lòng dân; Thầy bạn và học trò Lương Định Của;  Ông bà Của cổ tích giũa đời thường. 9 bài này sau này đúc kết thành Sóc Trăng Lương Định Của Trong số các bài trên thì bài viết Lương Định Của luồng gió từ Hà Nội; liên quan thật nhiều chuyện thầy Trình và thầy Của, mà nay tôi muốn trích dẫn đôi điều về tình bạn ấy.

Chuyện kể rằng năm 1952, giáo sư Lương Định Của lúc ấy đã đạt được học vị bác sĩ ở Nhật Bản. Đó là một danh vị thực chất cao quý thời đó mà sau này ông kiên quyết từ chối mọi danh xưng tiến sĩ mà người đời khoác cho.  Thầy Lương Định Của đạt được học vị cao, có công ăn việc làm,  vẫn nghĩ tới việc về nước phục vụ, kịp trước khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi hoàn toàn. Luồng gió từ Hà Nội đã thôi thúc ông hướng về Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đang tạo lập. Ông từ chối các cơ hội đi Mỹ, IRRI để tìm cách về nước tham gia kháng chiến nhưng “Đường về Việt Bắc xa xôi lắm!”. Sau nhiều nỗ lực móc nối, chờ đợi, xoay đường này cách khác, Ông đã đưa cả gia đình về Sài Gòn, làm việc một thời gian ngắn ở Viện Khảo cứu Nông nghiệp Sài Gòn, Bộ Canh Nông (nay là Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam), sau đó quá cảnh bưng biền và đầu năm 1954 cả nhà cùng lên một chuyến tàu tập kết ra Bắc

Nhà báo Phan Quang kể câu chuyện Kỷ niệm đời thường về nhà khoa học Lương Định Của đã cho hay: “Hồi còn là sinh viên, ông đã cùng nhiều lưu học sinh Nhật và nước ngoài trong đó có Đặng Văn Ngữ, tham gia các cuộc biểu tình tuần hành phản đối thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Theo như ông còn nhớ, ít nhất có bốn cuộc lớn, ba lần ở Tokyo, và một lần ở Kyoto. Hoạt động chống chiến tranh Việt Nam có thuận lợi là Đảng Cộng sản Nhật Bản hết lòng ủng hộ cuộc chiến đấu của nhân dân ta. Nhiều Việt kiều ở Nhật nhờ thông qua Đảng Cộng sản Nhật Bản hoặc các tổ chức nhân dân do Đảng lãnh đạo mà giữ được mối liên hệ liên tục với phong trào kháng chiến trong nước.

Qua sự giới thiệu của một người bạn, một mặt Lương Định Của tiếp xúc với các nghị sĩ tiến bộ trong Quốc hội Nhật, nhờ giúp đỡ tạo điều kiện cho ông sớm được trở về vùng tự do nước Việt Nam. Thượng Nghị sĩ Kazami được các bạn Nhật cử đứng ra lo liệu việc này. Mặt khác, Lương viết thư gửi Đại sứ quán ta ở Bắc Kinh bày tỏ mong muốn của mình, và chẳng bao lâu sau nhận được thư Đại sứ trả lời đã chuyển nguyện vọng của ông về nhà. Theo sự hướng dẫn của ông Kazami, mùa hè 1952 Lương Định Của xin thôi việc ở Kyoto, lên thủ đô Tokyo chờ ngày về nước.

Ông xin việc làm ở Sở Nghiên cứu Khoa học Nông nghiệp Trung ương của Nhật Bản để có thể thu nhập trong thời gian chờ đợi. Đầu những năm 50, sau chiến thắng biên giới, tình hình nước ta rất sôi động. Đảng Lao động Việt Nam đảm nhiệm công khai sứ mệnh lịch sử lãnh đạo toàn dân kháng chiến. Mặt trận Liên Việt thành lập, giương cao ngọn cờ đại đoàn kết. Các vùng tự do được giữ vững. Chiến tranh nhân dân phát triển mạnh ở vùng sau lưng địch.

Thực dân Pháp ý thức rõ, tiến hành phá hoại kinh tế, gây nạn đói kém, cắt nguồn hậu cần của Quân đội Nhân dân Việt Nam là một mặt trận có ý nghĩa chiến lược đối với thành bại của chúng trong chiến tranh.Thông tri của tướng De Linarès, tư lệnh chiến trường Bắc Bộ gửi các cấp dưới đề ngày 14-3-1951 hướng dẫn cụ thể như sau:

“… Về phá hoại, có hai cách thực tế có thể áp dụng: a) làm ướt thóc hoặc bắt dân phải để thóc lúa ngoài trời trong mùa mưa ẩm. Tuy nhiên, để chắc chắn hạt gạo sẽ thối hẳn, phải dấp nước cho ướt thóc trong thời gian bốn mươi tám giờ. Ngoài ra, để cho sự phá hoại bảo đảm hiệu quả chắc chắn của nó, trong thời gian ấy, phải canh giữ không để cho dân chúng đến lọc lấy phần thóc còn tốt mang đi cất giấu; b) những kho thóc quan trọng nào phát hiện được, cho tưới xăng hoặc dầu nặng vào…” .

Tháng Chín năm 1952, ông Kazami báo cho Lương Định Của biết, có một tàu buôn Nhật Bản sắp sang Hồng Công rồi từ đó đến thành phố Thiên Tân của Trung Quốc. Ông đề nghị Lương đáp chuyến tàu ấy. Vào được Trung Quốc rồi thì rất dễ dàng về Việt Bắc vì biên giới Việt Trung đã thông, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cùng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã kiến lập quan hệ ngoại giao; giữa hai nước có tình hữu nghị sâu sắc. Ông nói đã nhờ Hội Hoa kiều tại Nhật Bản làm các thủ tục cần thiết cho gia đình Lương nhập cảnh Trung Quốc, ông cũng đã có liên hệ để thông báo với Chính phủ Việt Nam về chuyện này.

Lương Định Của vào Hồng Công, đến biên giới Cửu Long trình giấy giới thiệu của Hội Hoa kiều tại Nhật Bản. Biên phòng Trung Quốc cho biết chưa nhận được chỉ thị. Các bạn khuyên Lương nên trở lại Hồng Công lấy visa nhập cảnh. Hành lý có thể cho chuyển trước sang biên giới, đưa về thành phố Quảng Châu. Vài hôm nữa gia đình Lương đến thì có thể vào Trung Quốc, đến thẳng Quảng Châu luôn.

Trở lại khách sạn, Lương tìm cách liên hệ với Đại sứ quán ta ở Bắc Kinh, vừa gọi điện thoại vừa gửi thư song chờ mãi không thấy hồi âm. Tiền túi cạn dần: phòng trọ khách sạn rất đắt. Hàng ngày bà Của xuống phố mua bánh mì cho cả nhà ăn. Lúc này mới thấy hết bản lĩnh của người phụ nữ ấy. Ông lo cuống lên, bà chỉ cười: “Không sao, để tính xem”. Về đến Việt Nam ông thú thật với bạn bè, nếu không có bà thì với hai đứa con nhỏ, ông chẳng biết đường nào xoay xở trong những ngày quá cảnh Hồng Công. Thái độ bình tĩnh và đầy thông cảm của bà có tác dụng trấn an ông.

Sau một tuần chờ đợi trong lo âu, xuất hiện một người lạ mặt ăn mặc sang trọng. Ông nói: nếu Lương có giấy giới thiệu của Ngân hàng Trung Hoa thì ông có thể giúp cho qua biên giới. Lương Định Của chẳng có giấy tờ gì khác ngoài thư giới thiệu của Hội Hoa kiều tại Nhật Bản. Người lạ mặt khuyên, nếu vậy thì nên theo ông về Macao, ở nhờ nhà con trai ông một thời gian, chờ xin phép nhập cảnh.

Hồng Công là điểm quá cảnh, khách không được phép ở lại lâu. Lương Định Của hết sức phân vân. Người này ông chưa từng quen biết. Trong túi ông lại không có tiền, trừ gói hạt giống dưa. Đến áo quần thay hằng ngày cũng không có đủ vì các valy đã gửi hết vào Trung Quốc rồi.

Ông quyết định hẵng trở về Sài Gòn, rồi tìm cách ra vùng tự do sau. Ông đánh điện cho một người bạn ở Sài Gòn, báo tin mình đang trên đường về nước, đến Hồng Công thì mất hết đồ đạc, nhờ bạn đặt mua vé máy bay cho hai người lớn hai trẻ con, và cho vay tạm hai nghìn USD.

Ngay chiều hôm ấy, nhận được ngân khoản người bạn gửi đến thông qua một ngân hàng lớn. Có tiền, có vé trong tay, ông còn nấn ná lại thành phố này ba tuần nữa, hy vọng có tin tức Đại sứ quán ta tại Bắc Kinh. Cuối cùng hết hạn quá cảnh mới đáp máy bay về Sài Gòn.

Chính quyền Sài Gòn nồng nhiệt đón bác sĩ nông học Lương Định Của du học từ Nhật Bản về. Bộ trưởng Nông Lâm mời ông đến cơ quan, mở rượu whisky chúc mừng, và ngỏ ý mời ông làm thứ trưởng. Lương tìm cách thoái thác khéo. Ông khiêm tốn nói mình xa đất nước đã lâu, xin cho làm việc hợp đồng một thời gian để quen thêm thung thổ và bạn bè, rồi mới dám chính thức nhận nhiệm vụ.”

“Gia đình ông sống cùng gia đình người em trong ngôi nhà ở Đa Cao. Em gái ông có chồng đi kháng chiến, thỉnh thoảng lại kiếm cớ vắng nhà. Ông biết chị ra bưng thăm chồng. Một hôm, vào ngày chủ nhật, ông đang ngồi chơi trước cửa thì thấy một người ăn vận có vẻ như vừa từ nông thôn ra, đi thẳng vào nhà sau nói chuyện với cô em gái. Khách về, Lương hỏi ai vậy, cô em trả lời: “Người ta muốn mời anh ra vùng kháng chiến đấy”. – Vậy em trả lời họ thế nào? Cô em cười: “Em nói, anh vợ con tùm lum thế kia thì làm sao đi kháng chiến được”. Lương Định Của lặng im, vì dự định từ Nhật Bản về thẳng miền Bắc không thành, ông không hề hé răng cho ai biết.

Hiệp định Genève về Đông Dương (1954) được ký kết. Trong giới trí thức Sài Gòn lại một lần nữa xôn xao – tuy thầm lặng – về việc ra đi hay ở lại. Nơi cơ quan Lương làm việc có một chị tên là B., em gái một bác sĩ nha khoa vốn là bạn của ông sau này cũng tập kết ra Bắc và cùng gặp lại nhau tại Hà Nội, có lần hỏi giọng nửa đùa nửa thật: “Nè, Chính phủ Việt Minh kêu gọi trí thức ra Bắc đấy, anh có đi không?”.

Lương nghiêm trang trả lời ông muốn đi. Chị B. bắt liên lạc, bố trí kế hoạch cho ông rời Sài Gòn. Chờ đợi một thời gian khá lâu mới có hồi âm. Lương Định Của nói với các em, ông muốn cho gia đình đi nghỉ mát ở Ô Cấp (Cap Saint Jacques – Vũng Tàu ngày nay) mấy hôm. Nửa đường, theo mật hiệu “cứ theo người có chửa mà đi”, ông đổi xe, đổi hướng, theo người phụ nữ ấy về thành phố Mỹ Tho. Từ đấy lại đổi xe khác, có người khác đón ra bưng biền.

Lương Định Của được nhà lãnh đạo Phạm Hùng tiếp ngay khi vừa đến cứ. Anh Bảy trò chuyện thân tình, và cho ông một bộ quần áo bà ba. Năm 1954, qua liên lạc biệt động, gia đình giáo sư gửi thư xin phép đi tập kết. Anh Hồng Việt kể lại: “Từ Sài Gòn, theo biệt động đưa về Cần Thơ, xuống căn cứ Cà Mau và đi tàu Ba Lan ra Sầm Sơn, Thanh Hoá. Ấn tượng đầu tiên là hưởng luôn một trận gió mùa đông bắc. Nhưng ngày hôm sau là 1.1.1955, gia đình được chứng kiến ngày lễ tưng bừng”.

Luồng gió từ Hà Nội là bước ngoặt của nhà nông học Lương Định Của.

Theo hồi ức của thầy Phan Gia Tân, giảng viên Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, thì sau ngày Việt Nam thống nhất 30.4.1975, giáo sư Lương Định Của đã đi tìm Giáo sư Tôn Thất Trình ở Trường Đại học Nông nghiệp Sài Gòn (nay là Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh). Thầy Của tiếc không gặp được thầy Trình vì thầy đã ra đi trước đó.

Tấm lòng tri ngộ của họ là dấu ấn “biết mình, biết người” của hai trí thức lớn…

CHIẾC BÀN CỦA THẦY TRÌNH

Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh có di sản biểu tượng là tòa nhà chữ U (nay gọi là tòa nhà Phượng Vĩ) do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế. Trong tòa nhà chữ U này có chiếc bàn của thầy Tôn Thất Trình ở lầu 1 tại Phòng Cây Lương thực Rau Hoa Quả thuộc Khoa Nông học. Đây cũng là phòng cuối nối liền gần gũi nhất với khu Thư Viện (cũ). Tầng dưới của Thư Viện là Hội Trường Lớn. Góc phải đầu nhà chữ U nay còn bảng đồng lưu danh Kiến Trúc Sư Ngô Viết Thu là Khôi Nguyên La Mã.

Viện Khảo cứu Nông Lâm Đông Dương được thành lập ngày 2 tháng 4 năm 1925 tại Sài Gòn là Viện nghiên cứu khoa học nông lâm nghiệp đầu tiên và duy nhất tại Đông Dương, nay là Viện Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam là nơi thầy Tôn Thất Trình có nhiều năm làm việc ở đấy. Thầy Trình đã tham gia dự án thực hiện hợp tác nghiên cứu lúa với Đài Loan giai đoạn 1950-1957, gồm các ông Trương Văn Hiếu, Phạm Huy Lân, Tôn Thất Trình, Trần Thiện Tín, Trần Bình Cư, Đoàn Kim Quan. Hai tác giả Bùi Minh Lương, Tôn Thất Trình, Tổng Nha Canh Nông đã biên soạn sách “Đất Nông nghiệp Việt Nam” – Bắc Kontum (1959) rất công phu.

Thầy Tôn Thất Trình làm Hiệu Trưởng Trường Cao Đẳng Nông Lâm Súc Sài Gòn từ năm 1964 đến năm 1968. Trước thầy Trình là thầy Đặng Quan Điện (1962-1964). Tiền thân Trường Cao Đẳng Nông Lâm Súc Sài Gòn là Trường Quốc Gia Nông Lâm Mục Blao Bảo Lộc (1955-1962), Hiệu trưởng đầu tiên là thầy Vũ Ngọc Tân (1955-1958),và thầy Phan Lương Báu (1958-1962). Trường Cao Đẳng Nông Lâm Súc Sài Gòn sau này được thay thế bằng Trung tâm Quốc gia Nông nghiệp Sài Gòn (1968-1972), Học Viện Quốc Gia Nông nghiệp Sài Gòn (1972-1974) và  trở thành Trường Đại học Nông nghiệp trực thuộc Viện Đại Học Bách Khoa Thủ Đức (1974 -1975)  do thầy Lê Văn Ký làm Hiệu trưởng (1974-1975).

Giáo sư Tôn Thất Trình vẫn trực tiếp giảng dạy môn cây lương thực cho dù hai lần Thầy làm Tổng Trưởng Bộ Canh Nông và Cải Cách Điền Địa năm 1967 và 1973, tên Trường thay đổi nhiều lần và xã hội quá nhiều biến động. Chiếc bàn to quá khổ (dài 1,8m rộng 1,2m, gỗ tốt, chắc, nặng, nằm ở phòng cuối góc bên phải của khối nhà. Cái bàn này có lẽ vì quá to và nặng, không dễ mang ra khỏi cửa, phòng lại là góc khuất làm việc dạy học của người thầy “full professer” (giáo sư) Hiệu trưởng đầu tiên, mà phòng không phải ở tâm điểm chính diện phong thủy, nên nơi này và chiếc bàn này 40 năm qua có lẽ vì vậy mà rất ít thay đổi chỉ mấy lần tách nhập Bộ môn.

Chuyện tôi được may mắn về phòng này và được nghe kể lại là một câu chuyện dài …

THẦY TRÌNH NGÀY RA ĐI

Khi thời cơ lịch sử thống nhất Việt Nam xuất hiện, ngày 7 tháng 4 năm 1975, Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ Tổng Hành Dinh Hà Nội đã phát đi mệnh lệnh tác chiến nổi tiếng đến toàn mặt trận “Thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa; tranh thủ từng phút, từng giờ; xốc tới mặt trận; giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng!”. Năm cánh quân lớn của lực lượng giải phóng đã nhanh chóng áp sát gần thành phố. Ngày 29 tháng 4 năm 1975 Chiến dịch Gió lốc (Cuộc hành quân Frequent Wind) Những người Mỹ cuối cùng rút khỏi Việt Nam. Cũng ngày này, Quân đội Nhân dân Việt Nam đánh chiếm đảo Trường Sa từ Quân lực Việt Nam Cộng hòa, hoàn thành tiếp quản các đảo thuộc quần đảo Trường Sa do Việt Nam Cộng hòa chiếm giữ. Sài Gòn trước ngày thất thủ hoảng loạn cực độ.  Trừ một số quan chức và tướng lĩnh cao cấp có điều kiện và thế lực đã kiếm cớ rời đi trước đó. Số còn lại hoang mang tính toán. Nhiều người bỏ nhiệm sở lánh lo việc riêng. Thầy Tôn Thất Trình làm gì trong ngày này? Theo lời kể của thầy Phan Gia Tân thì giáo sư Tôn Thất Trình vẫn đến trường trước ngày Sài Gòn sụp đổ.

Chặng đường lịch sử 90 năm (1925 – 2015) của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam (Bùi Chí Bửu, Đào Huy Đức, Trần Thị Kim Nương và cộng tác viên 2015) và Kỷ yếu Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh 60 năm (1955- 2015) xây dựng và phát triển (Dương Duy Đồng, Bùi Xuân Nhã, Nguyễn Phú Hòa, Bùi Văn Miên và cộng tác viên)  ghi nhận rằng: Trường Cao Đằng Nông Lâm Súc Sài Gòn (1962-1968) thầy Tôn Thất Trình đã làm Hiệu trưởng năm 1964-1967 sau bác sĩ thú y Đặng Quan Điện (1962- 1964). Thầy Tôn Thất Trình làm Tổng trưởng Bộ Canh Nông và Cải Cách Điền Địa lần thứ nhất năm 1967. Thầy cũng kiêm nhiệm Giám đốc Nha Khảo cứu và Sưu tầm Nông Lâm Súc (thông tin đang kiểm chứng) và thầy làm Tổng Ủy Trưởng Kế Hoạch cuối năm 1968 đến cuối năm 1969 thì giải nhiệm. Thầy Trình được Hội Đồng Giảng Huấn Cao Đẳng Nông Lâm Súc bầu làm giáo sư hạng nhất và được Bộ Giáo Dục Quốc Gia nền đệ nhị Cộng hòa bổ nhiệm giáo sư chính thức. Năm 1973 thầy nhận chức Tổng trưởng Bộ Canh Nông và Cải Cách Điền Địa lần thứ hai nhưng Thầy Trình vẫn làm  giáo sư ở Trường Đại Học Nông nghiệp thuộc Viện Đại Học Thủ Đức (1974-1975) Thầy dạy Cây Lương thực, Nông học Đại cương, Mía Đường và Cây ăn trái. Trường Đại Học Nông nghiệp lúc đó do thầy Lê Văn Ký (1974-1975) làm Hiệu trưởng.

Anh Vo Hoang Nguyen có trao đổi rằng Giảng đường 45 Cường Để đẹp và vui hơn. Trong khi anh Nguyễn Huệ Chí Thái thì đánh giá việc hình thành Viện Đại Học, Làng Đại Học và di chuyển Trường từ 45 Cường Để lên Thủ Đức là thể hiện tầm nhìn của các Hiệu trưởng thưở ấy. Tôi đồng tình với nhận định của anh Nguyễn Huệ Chí Thái và trở lại hồi ức Thầy Tôn Thất Trình ngày ra đi

Thầy Phan Gia Tân kể: “Thầy Tôn Thất Trình gọi tôi lên. Thầy rất thương tôi. Thầy hỏi: Cậu tính sao? (đi hay ở?). Thầy Tân xin ý kiến thầy TrìnhThầy nói: Gia cảnh và năng lực cậu vậy. Cậu ráng ở lại làm thầy là được. Thầy thì chắc không ở lại nổi vì đến hai lần làm Tổng trưởng Bộ Canh Nông và Cải Cách Điền Địa (Thời nay, có nghĩa là hai lần làm Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT – Hoàng Kim chú giải), lại là dòng họ Nguyễn Phúc (Hoàng tộc) rồi lại làm Hiệu trưởng của Trường này với hàm Giáo sư gốc.  Sự dính líu với chế độ cũ sâu thế, làm sao yên mà dùng. Hãy coi gương cách mạng Nga xử sạch nhà và thân tín  Nga hoàng Nikolai II  còn có sót ai đâu?”. Thầy trầm tư lâu, thật lâu. Tôi cứ ngồi yên vậy không dám hỏi. Thốt nhiên, thầy vỗ bàn và tôi nghe một câu nói buồn thẳm: Chúng nó chạy hết rồi! Sau đó, thầy Trình đứng dậy, lầm lũi về. Ít hôm sau ngày Việt Nam thống nhất 30.4.1975, giáo sư Lương Định Của đã đi tìm Giáo sư Tôn Thất Trình ở Trường Đại học Nông nghiệp Sài Gòn (nay là Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh), có gặp tôi (thầy Phan Gia Tân). Thầy Của tiếc không gặp được thầy Trình vì thầy đã ra đi trước đó”.

Thầy Trình đi đâu? Trong cơn lốc của các sự biến thầy Trình không đi Pháp, không đi Mỹ, cũng chẳng sang Đài Loan Trung Hoa Dân Quốc, cũng không đi Nhật  là những nơi thầy có nhiều mối quan hệ từ trước mà đi sang FAO (Roma)Giáo sư Tôn Thất Trình đã làm Tổng Thư ký Chương trình lúa gạo toàn cầu và bằng uy tín chuyên môn của mình trong những năm làm việc ở FAO đã giúp đỡ Bộ Nông nghiệp Việt Nam phát triển các giống lúa thuần thấp cây, ngắn ngày nguồn gốc IRRI cho các tỉnh phìa Bắc; giúp phát triển  lúa lai, đẩy mạnh các chưong trình cao su tiểu điền, mía, bông vải, đay, đậu phộng , dừa, chuối, nuôi cá bè ở Châu Đốc An Giang, nuôi tôm ở Bạc Liêu, Sóc Trăng, nuôi cá măng ở Bình Định, nuôi tôm càng xanh ở ruộng nước ngọt, trồng phi lao chống cát bay, trồng bạch đàn xen cây họ đậu phủ xanh đất trống đồi trọc, trồng lại thông hai lá, ba lá ở Huế và ở Đà Lạt,  nuôi heo lai ba dòng nhiều nạc,  nuôi dê sữa , bò sữa, trồng rau, hoa, cây cảnh.

FAO

FAO TRÌNH ĐẠT NGƯU BỔNG

Giáo sư Tôn Thất Trình, tiến sĩ Trần Văn Đạt, tiến sĩ Nguyễn Văn Ngưu, phó giáo sư tiến sĩ Bùi Bá Bổng là những người Việt ở FAO (Tổ chức Lương Thực Nông nghiệp Quốc tế. FAO Bốn người Việt ở FAO đều nguồn gốc từ Khoa Nông Học Trường Đại Học Nông Lâm Hồ Chí Minh ngày nay. FAO quá danh tiếng gắn với tên bốn người thầy thành một chùm tên năm chữ mà các thầy bạn nước ngoài hay gọi làm tăng thêm sự thân thiết quý trọng chứ không làm giảm sự tôn kính. Tôi đã đến FAO Rome năm 2000 trong hội thảo của FAO về tầm nhìn toàn cầu cây sắn. Tôi nhớ mãi sự thân tình của tiến sĩ Trần Văn Đạt đối với tôi những ngày tại đó. Thầy Tôn Thất Trình, tiến sĩ Trần Văn Đạt và tiến sĩ Nguyễn Văn Ngưu nay đều đã nghỉ hưu. PGS. TS. Bùi Bá Bổng hoàn thành nhiệm vụ Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Việt Nam ( 2001-2013) từ ngày 3 tháng 11 năm 2013 sau đó làm chuyên gia cao cấp về sản xuất lúa gạo tại FAO- RAP trước khi nghỉ hưu. Anh Bùi Bá Bổng học khóa 13 cùng tuổi với anh Bùi Chí Bửu, Diệp Kỉnh Tần, Đào Tấn Lộc, Dương Văn Chín … và tương đương tuổi tác cũng như lớp học với các anh Trần Văn Minh, Vũ Mạnh Hải, Nguyễn Văn Toàn, Nguyễn Hữu Bình, Lê Xuân Đính, Đỗ Khắc Thịnh , Phạm Sĩ Tân, Nguyễn An Tiêm ở lớp chúng tôi Trồng trọt 4 (Khoa Nông Học) Trường Đại Học Nông nghiệp 2 Hà Bắc, tiền thân của Đại học Nông Lâm Huế sau này. (Tôi HK dường như là bạn chung khóa với các anh chị khóa 13-15 ở Trường mình, vì có thời gian 1971-1976 ở quân đội, từng học năm lớp TT4, TT10, Trường Đại Học Nông nghiệp 2 Hà Bắc và TT2A, TT2B, TT2C của Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh)

Viện Lúa Việt Nam có câu chuyện thú vị Giao ban cây lúa của bốn đời Viện Trưởng gồm GS. Nguyễn Văn Luật, PGS. Bùi Bá Bổng, GS. Bùi Chí Bửu và TS. Lê Văn Bảnh thì ở FAO Rome cũng có sự Giao ban cây lúa của bốn đời Chánh chuyên gia, Thư ký Điều hành, Thư ký Kỹ thuật của Ủy ban Lúa Gạo Quốc tế, đó là GS. Tôn Thất Trình, TS. Trần Văn Đạt, TS. Nguyễn Văn Ngưu và PGS. TS. Bùi Bá Bổng. Một sự so sánh thật thú vị chuyển tầm nhìn từ tầm nền nông nghiệp quốc gia đến nền nông nghiệp toàn cầu.

Chúng ta tự hào về những người Việt lỗi lạc ở FAO,  những diện mạo lớn của con người Việt Nam hội nhập và đóng góp tài năng, nhân cách vào vị trí chăm lo hột gạo, chén cơm ngon cho người dân không chỉ ở Việt Nam mà cho Tổ chức Lương Nông Quốc tế. Đó là người Việt, hạt gạo Việt và con đường lúa gạo Việt Nam vươn ra thế giới.

Tôi đã kể câu chuyện Việt Nam con đường xanhTrường tôi nôi yêu thươngVề Trường để nhớ thương; Một niềm tin thắp lửa, Sóc Trăng Lương Định Của , Thầy bạn là lộc xuân, Thầy bạn trong đời tôi, Những người Việt lỗi lạc ở FAO . Nay viết Chuyện thầy Tôn Thất Trình để kính tặng quý thầy cô giáo, các bạn sinh viên Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, gia đình Nông nghiệp và những người quan tâm.

Chuyện Thầy Tôn Thất Trình lắng đọng tâm huyết.

Trường tôi thấm sâu bài học lịch sử.

KỶ YẾU 65 NĂM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH https://kyyeunonglam.blogspot.com/2020/11/ky-yeu-65-nam-truong-ai-hoc-nong-lam.html

KỶ YẾU KHOA NÔNG HỌC 65 năm thành lập Khoa mời vào đường link để xem chi tiết https://kyyeunonghoc.blogspot.com/2020/11/ky-yeu-ky-niem-65-nam-thanh-lap-khoa.html

Cựu sinh viên Khóa 15 (1973) THAM DỰ KỶ NIỆM 65 NĂM KHOA NÔNG HỌC
https://www.facebook.com/chau.doannhat/posts/3550807504980087
KimYouTube

NHỮNG NGƯỜI VIỆT Ở FAO
Hoàng Kim

Giáo sư Tôn Thất Trình, tiến sĩ Trần Văn Đạt, tiến sĩ Nguyễn Văn Ngưu, phó giáo sư tiến sĩ Bùi Bá Bổng là những người Việt lỗi lạc ở FAO. Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc FAO, được thành lập ngày 16 tháng 10 năm 1945 tại thành phố Québec, Canada. Năm 1951, trụ sở chính FAO tại Washington DC, Mỹ được chuyển về Roma, Ý. Tháng 5 năm 2015, FAO có tổng cộng 194 thành viên. Ngày 16 tháng 10 hàng năm là Ngày Lương thực thế giới (World Food Day),

Tôi đã đến FAO Rome năm 2000 trong hội thảo của FAO về tầm nhìn toàn cầu cây sắn. Tôi nhớ mãi sự thân tình của tiến sĩ Trần Văn Đạt đối với tôi những ngày tại đó. Thầy Tôn Thất Trình, tiến sĩ Trần Văn Đạt và tiến sĩ Nguyễn Văn Ngưu nay đều đã nghỉ hưu. PGS. TS. Bùi Bá Bổng hoàn thành nhiệm vụ Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Việt Nam ( 2001-2013), Từ ngày 3 tháng 11 năm 2013 đến vài năm sau Thứ trưởng Bùi Bá Bổng đã làm chuyên gia cao cấp về sản xuất lúa gạo tại FAO- RAP (1).

Câu chuyện thú vị là Viện Lúa Việt Nam có Giao ban cây lúa của bốn đời Viện Trưởng (5) gồm GS. Nguyễn Văn Luật, PGS. Bùi Bá Bổng, GS. Bùi Chí Bửu và TS. Lê Văn Bảnh thì ở FAO Rome cũng có sự Giao ban cây lúa của bốn đời Chánh chuyên gia, Thư ký Điều hành, Thư ký Kỹ thuật của Ủy ban Lúa Gạo Quốc tế, đó là GS. Tôn Thất Trình, TS. Trần Văn Đạt, TS. Nguyễn Văn Ngưu và PGS. Bùi Bá Bổng. Một sự so sánh thật thú vị là chuyên gia nông nghiệp Việt Nam có bốn người liên tiếp và kế tục nhau chuyển tầm nhìn từ tầm nền nông nghiệp quốc gia đến nền nông nghiệp toàn cầu.

Chúng ta tự hào về những người Việt lỗi lạc ở FAO, những diện mạo lớn của con người Việt Nam hội nhập và đóng góp tài năng, nhân cách vào vị trí chăm lo hột gạo, chén cơm ngon cho người dân không chỉ ở Việt Nam mà cho Tổ chức Lương Nông Quốc tế. Đó là người Việt, gạo Việt và con đường lúa gạo Việt Nam vươn ra thế giới.

Tôi đã kể câu chuyện Lương Định Của con đường lúa gạo Việt Nam, Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời, Thầy bạn trong đời tôi, nay viết bài Những người Việt lỗi lạc ở FAO để lưu trữ thông tin về niềm tự hào này của nghề nông Việt Nam. Thông tin tặng thầy cô giáo Đại học Nông Lâm với các sinh viên và những người quan tâm.

Thầy bạn trong đời tôi. Bạn khi qua biển lớn, bay nhiều giờ tới miền xa thẳm đến điểm đặc biệt ấn tượng với đời và nghề sẽ thật thấm thía với bài học gặp thầy bạn quý lỗi lạc.

THẦY TÔN THẤT TRÌNH Ở FAO

Chuyện về thầy Tôn Thất Trình tôi đã kể vắn tắt tại  ‘Thầy bạn là lộc xuân và ‘Chiếc bàn của thầy Tôn Thất Trình‘. Tôi thật may mắn được nối nghiệp thầy dạy môn học Cây Lương thực và được ngồi ở chính chiếc bàn dạy học của thầy thuở xưa, trong khi thầy đã sang FAO. Thầy Trình ví như ‘cây tùng ở đáy khe’, trong thơ thiền Tuệ Trung Thượng Sĩ, số phận đời thầy dường như thời ở FAO càng trung chính tỏa sáng hơn. Tôi tới FAO năm 2000 dự hội thảo ‘ chiến lược nghiên cứu phát triển sắn toàn cầu tầm nhìn thế kỷ 21’ gặp tiến sĩ Trần Văn Đạt đang tiếp nối Thầy làm giám đốc điều hành của Ủy ban Lúa Gạo Quốc tế tại FAO. Tôi chợt ngộ ra và thấm thía hơn nhiều điều về Thầy (trích…)

Nhìn lại các tấm ảnh, nhớ lại buổi giao ban và cảnh lũ lụt ngập chìm hàng nghìn ha lúa thu đông ở ĐBSCL, thầm nghĩ, cây lúa và đời người làm ra hạt lúa, có không biết bao nhiêu là gian truân mà cũng thật là ân tình sâu nặng…

Năm tháng đi qua những ấn tượng sâu sắc đọng lại.

Hoàng Kim

* PS: Tôi lưu lại ít hình ảnh tại FAO với kỷ niệm năm tháng không quên.


Thầy bạn trong đời tôi.
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-ban-trong-doi-toi/

(4) Hoàng Kim chuyện đời tôi lưu lại ít ký ức tuổi thơ về quê hương, gia đình và bạn hữu

QUẢNG BÌNH ĐẤT MẸ ƠN NGƯỜI
Hoàng Kim

Quảng Bình đất Mẹ ơn Người
Tổ tiên cát bụi nhiều đời thành quê
Đinh ninh như một lời thề
Trọn đời trung hiếu để về dâng hương

Lòng son trung chính biết ơn
Quê hương chung đúc khí thiêng Quảng Bình
Về quê kính nhớ Tổ tiên
Mừng vui giữa chốn bạn hiền người thân

Đất trời ngày mới thanh tân
Thung dung thăm hỏi ân cần níu chân.
Đường xuân như một dòng sông
Việt Nam thống nhất thác ghềnh đến nơi.

Hồn chính khí bốc lên ánh sáng
Sáng choang ngọc đá giữa hoang tàn’.
Tâm nhân văn lắng đọng tinh hoa
Hoa Đất Hoa Người trong cõi Bụt

BAN MAI ĐỨNG TRƯỚC BIỂN
Hoàng Kim

Ban mai đứng trước biển
Đảo Yến trong mắt ai
Thăm thẳm một tầm nhìn
Vị tướng của lòng dân.

LINH GIANG SÔNG QUÊ HƯƠNG
Hoàng Kim

Nhà mình gần ngã ba sông
Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình
Linh Giang sông núi hữu tình
Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con

“Chèo thuyền cho khuất bến Son
Để con khỏi chộ nước non thêm buồn “

Câu ru quặn thắt đời con
Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ

Ra đi từ bấy đến chừ
Lặn trong sương khói bến đò sông quê
Ngày xuân giữ vẹn lời thề
Non sông mở cõi, tụ về trời Nam.

HOME RIVER

Learning the attitude of water that goes like the river

My house is near a confluence
Rao Nan, Cho Moi, Nguon Son, Quang Binh
Linh River charming Mountain River
The place where I was born.

“Rowing far away the SON wharf
Not to see our village that makes me sadder “
Lullaby makes me heart- rending
My parents died early when I was a baby.

Leaving our village since then
Diving in smog from the wharf of our river
Keeping full oath in Spring days
When the country unify, we’ll live together in the South

English translation
by NgocphuongNam

LINH RIVER

Hoang Kim
Learning the attitude of water that goes like the river

By confluence sited is my home
Rao Nam, Cho Moi, Nguon Son, Quang Binh
Linh river of charming
That is place releasing a person

Rowing out of the Son
Let is the upset not involved in my mind
Such a sad lunlaby
Parents is dead left five child barren

Leaving home since then
Smog of wharf is driven my life
When Vietnam unified
The South chosen the homeland to live.

English translation
by Vu Manh Hai

TA VỀ VỚI LINH GIANG
Hoàng Kim

Ta về với Linh Giang
Lời thề trên sông Hóa
Ta khóc khi ra đi
Tâm bình lặng lúc về

Làng Minh Lệ quê tôi
Đất Mẹ vùng di sản;
Linh Giang, Đình Minh Lệ;
Nguồn Son nối Phong Nha

Hoành Sơn với Linh Giang
Đá Đứng chốn sông thiêng
Sông Nhật Lệ Lũy Thầy
Tuyến ba tầng thủ hiểm

Nam tiến của người Việt
Cao Biền trong sử Việt
Trúc Lâm Trần Nhân Tông
Đào Duy Từ còn mãi

Bài ca Trường Quảng Trạch
Lời dặn của Thánh Trần
Cuối dòng sông là biển
Hoa Đất thương lời hiền

Ta về với Linh Giang
Sông đời thao thiết chảy…

ĐI NHƯ MỘT DÒNG SÔNG
Hoàng Kim

1
Linh Giang sông quê hương (*)
Lời thề trên sông Hóa
Đá Đứng chốn sông thiêng
Đại Lãnh nhạn quay về.
2
Lời dặn của Thánh Trần
Minh triết Hồ Chí Minh
Thầy nghề nông chiến sĩ
Đồng xuân lưu dấu hiền
3
Chuyện đời tôi Hoàng Kim
Chín điều lành hạnh phúc
Chim Phượng về làm tổ
Chung sức trên đường xuân
4
Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn
Nguyễn Du trăng huyền thoại
Tô Đông Pha Tây Hồ
Nguyễn Hiến Lê sao sáng
5
Việt Nam con đường xanh
Cây Lương thực Việt Nam
Ngày xuân đọc Trạng Trình
Sóc Trăng Lương Định Của.
6
Dạo chơi non nước Việt
Về Nghĩa Lĩnh Đền Hùng
Lên Trúc Lâm Yên Tử
An Viên Ngọc Quan Âm
7
Trường tôi nôi yêu thương
Dấu xưa thầy bạn quý
Thầy bạn là lộc xuân
Thầy bạn trong đời tôi
8
Đi như một dòng sông
Giấc mơ thiêng cùng Goethe
Châu Mỹ chuyện không quên
Ấn Độ địa chỉ xanh
Trung Quốc một suy ngẫm
9
Giấc mơ lành yêu thương
Cuối dòng sông là biển
Sự chậm rãi minh triết
Cây đời mãi tươi xanh

(*) Linh Giang sông quê hương là nôi Đất Anh hùng, làng sinh Tướng nơi sinh thành của trung tướng Đồng Sỹ Nguyên, Tư lệnh Binh đoàn 559 (Binh đoàn Trường Sơn)

NHỚ QUÊ HƯƠNG
Hoàng Kim

Thương nhớ quá
Xóm nghèo
Con đò nhỏ
Củ khoai con
Trái bần chát
Thắt lòng
Cha Mẹ Mất
chỉ còn
đau nấm mộ
Thăm thẳm lòng
nơi ấy
một quê hương.

*

Thầy dạy chị
em theo cùng
học mót
Tuổi thơ em
ngày nhỏ
đã theo anh
Chân thơ bé
đã rão cùng
Pháp Kệ
lòi Đồng Dương
Phù Lưu
với Vân Tiền
Đời lưu lạc
chỉ về
làng Minh Lệ
Khóc mẹ cha
chốn cũ
trước khi xa
Thấm nước mắt
lời thề
trên sông Hóa
Nhói tâm can
trí tuệ
buổi không nhà

*

Thao thiết chảy
dòng sông đời
lặng lẽ
Ngày li quê
trời sáng
nước xanh lòng
Chân mãi miết
suốt đường đời
vạn dặm
Thăm thẳm dài
nơi ấy
một dòng sông

*

“Cảnh mãi theo người được đâu em
Hết khổ, hết cay, hết vận hèn
Nghiệp sáng đèn giời đà chỉ rõ
Rồi đây cay đắng chẳng buồn chen”
(Hoàng Ngọc Dộ)

CHUYỆN ĐỒNG DAO CHO EM
Hoàng Kim

Đồng dao là chuyện tháng năm
Lời ru của mẹ Trăng rằm thảnh thơi
Biết tìm bạn quý mà chơi
Học ăn học nói làm người siêng năng

Hiểu nhàn biết đủ thời an
Thung dung minh triết thanh nhàn thảnh thơi
Người sung sướng biết sống vui
Những người hiếu hạnh được đời yêu thương.

Việc chính là học làm người
Khắc sâu nhân nghĩa nhớ đời đừng quên
Hiếu trung phải học đầu tiên
Đừng tham tưởng bở mà quên ân tình.

Đừng tưởng cứ đẹp là tiên
Cứ trên là sáng cứ tiền là xong
Đừng tưởng không nói là câm
Không nghe tưởng điếc không trông tưởng mù

Đừng tưởng cứ trọc là sư
Cứ vâng là chịu cứ ừ là ngoan
Đừng tưởng có của là sang
Cứ im lặng tưởng là vàng nguyên cây.

Đừng tưởng cứ uống là say
Tai trâu đàn gẩy lời hay ham bàn
Đừng tưởng giàu hết gian tham
Không thời chẳng vận lạm bàn chuyện dân

Đừng tưởng cứ mới là tân
Cứ hứa là chắc cứ ân là tình
Đừng tưởng cứ thấp là khinh
Cứ chùa là tĩnh cứ đình là to.

Đừng tưởng già hết hồ đồ
Cứ trẻ là chẳng âu lo buồn phiền
Đừng tưởng cứ quyết là nên
Cứ mạnh là thắng cứ mềm là thua.

Đừng tưởng đã dấm là chua
Sấm rền là sẽ có mưa ngập trời
Đừng tưởng vui chỉ có cười
Buồn thì ủ rũ chỉ ngồi khóc than

Đừng tưởng cứ lớn là khôn
Cứ bé là dại cứ hôn là chồng
Đừng tưởng bịa có thành không
Nhìn gà hóa cuốc lẫn ông với thằng

Lúc vui tham bát bỏ mâm
Đến khi hoạn nạn tần mần bỏ đi
Đừng tưởng không nhất thì nhì
Phò thịnh sung sướng giúp suy nghèo hèn

Gặp trăng thì vội quên đèn
Hám tiền quên nghĩa đỏ đen lạc đường
Đừng tưởng giàu hết cô đơn
Cao sang hết ốm gian tham hết nghèo.

Đừng tưởng cứ núi là cao
Cứ sông là chảy, cứ ao là tù
Đừng tưởng cứ dưới là ngu
Tham giành là được thấy tu tưởng hiền.

Đừng tưởng cứ thấp là hèn
Cứ sang là trọng cứ tiền là xong
Đừng tưởng quan chức là rồng
Dân thường thấp cổ thì không biết gì.

Đời người lúc thịnh lúc suy
Lúc khỏe lúc yếu lúc đi lúc dừng
Đắng cay chua ngọt đã từng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau.

Ở đời nhân nghĩa làm đầu
Thủy chung sau trước tình sâu nghĩa bền
Học làm người việc đầu tiên
Hiếu trung phúc hậu đừng quên nối vần

“Lênh đênh qua cửa Thần Phù
Khéo tu thì nổi , vụng tu thì chìm”
“Người trồng cây hạnh mà chơi
Ta trồng cây đức để đời mai sau”

HOA ĐẤT THƯƠNG LỜI HIỀN
Hoàng Kim

1

Ta vui đếm nhịp thời gian
Thung dung nhàn giữa gian nan đời thường.

Mẫu Phương Nam Tao Đàn
Đường Huyền Trân Công Chúa
Nam tiến của người Việt
Hoa Đất thương lời hiền

2

Người ta hoa đất
An nhàn vô sự là tiên
Thung dung cỏ hoa
Thế giới người hiền

Điền trúc măng ngon
Hôm qua chăm mai
Sớm nay hái nấm
Chiều về thu măng.

Thung dung thanh nhàn
Sống giữa thiên nhiên
Đọc bài cho em
Vui cùng bạn quý

Đọc sách dọn vườn
Lánh chốn bon chen
Thảnh thơi cuộc đời
Chơi cùng hoa cỏ.

Xưa lên non Yên Tử
Mang lộc trúc về Nam
Nay đến chốn thung dung
Vui nhởn nhơ hái nấm.

Ơn Thầy Ơn Bạn
Lộc xuân cuộc đời
Thung dung Hoa Lúa
Phúc hậu, an nhiên,

Minh triết, tận tâm
Hoa Người Hoa Đất
Làm ngọc cho đời
Đạo ẩn vô danh.

3

Mình là hoa của đất
Ươm mầm xanh cho đời.
Gieo yêu thương hi vọng
Gặt hái những niềm vui.

Thấm thoắt bao xuân qua
Cùng nhau từ thuở ấy
Lộc muộn ngày hôm nay
Nhớ buổi đầu gieo cấy.

Hàng trăm ngàn hec ta
Bội thu từ giống mới .
Nhìn bà con hân hoan
Đường trần vui quên mỏi.

4

Nhà Trần trong sử Việt
Lời dặn của Thánh Trần
Yên Tử Trần Nhân Tông
Chuyện cổ tích người lớn

Về với vùng văn hóa
Nhớ cụ Thái Kim Đỉnh
Nguyễn Du trăng huyền thoại
Trà sớm thương người hiền

Việt Nam con đường xanh

5

Sớm nào cũng dành nửa tiếng,
Thung dung đếm nhịp thời gian.
Thong thả chỉ thêu nên gấm,
An nhiên việc tốt cứ làm.
Thoáng chốc đường trần nhìn lại,
Thanh nhàn vô sụ là tiên

6

Điểm nhịp thời gian đầy bút mực
Thung dung năm tháng thảnh thơi nhàn
Đất cảm trời thương người mến đức
An nhiên thầy bạn quý bình an.

Ngày mới đầy yêu thương
Chuyện cũ chưa hề cũ
An nhiên nhàn nét bút
Thảnh thơi gieo đôi vần

xem tiếp Chuyện đồng dao cho em Hoa Đất thương lời hiền Phục sinh giữa tối sáng Tỉnh lặng với chính mình Vui đi dưới mặt trời Vui bước tới thảnh thơi Vui sống giữa thiên nhiên

(5) Xuân đi xuân lại trở về An nhiên vui khỏe bên lề trăm năm Thung dung cùng với gió trăng CHUYỆN ĐỜI TÔI thật thanh nhàn, thảnh thơi Ngày xuân xin được tiếp lời Hoàng Kim đã chia sẻ một kỷ niệm.

LY TRÀ – CỐ NHÂN
Pine Le Xuan


Ly trà phố cổ mỗi khi
Ta về xuân lại ra đi mấy phần
Cho dù mặc định trăm năm
Mấy ai có được phúc phần tròn vuông!

Rụng rơi vài chục – lẽ thường!
Tuổi già ập đến hết đường tung tăng
Ly trà là bạn tri âm
Mỗi lần ghé lại, một lần hàn huyên!

NƯỚC TRONG VÀ NGÀY MỚI
Hoàng Kim


Thung dung thanh đạm say mê
Con chăm dạy học, cha về nấu cơm
Trẻ thơ bà bế thay con
Đời xuân phúc phận, vuông tròn thảnh thơi

Ai ham danh vọng trên đời
Ta vui tính sáng nhàn ngồi làm thơ
Rượu trà bạn cũ nhởn nhơ
Nước trong ngày mới giấc mơ an lành

*

Xuân đi xuân lại trở về
An nhiên vui khỏe bên lề trăm năm
Thung dung cùng với gió trăng
” Chuyện đời tôi ” thật thanh nhàn, thảnh thơi

MỪNG ĐƯỢC THẦY GHÉ THĂM
Hoàng Kim

Mừng được Thầy thăm cười rạng rỡ
Vàng tâm chín chục vẫn chưa già
Kính Thầy vui khỏe lưu điều tốt
Ngọc cho đời, ngựa quý để da.…

Xem thêm — với Quyen Mai Van và 20 người khác.

NHỚ BÀI THI TUỔI THƠ
Bạch Ngọc Kim Hoàng
đọc
 Tự truyện” thầy Thích Giác Tâm, nhớ bài thi tuổi thơ:

“Thương nhau cau sáu bổ ba
Ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười
Cả thương và ghét chín mươi
Nhờ ai tính giúp số thời bao nhiêu?


Bài làm tuổi thơ tôi:

“Thương nhau cau sáu bổ ba
Ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười
Cả thương và ghét chín mươi
Hai mươi thương, ba thiếu là thời của em.” (**)

#CNM365 #CLTVN 16 THÁNG 2
Hoàng Kim

CNM365 Tình yêu cuộc sống #vietnamhoc #cnm365 #cltvn Xuân mớiGiêng hai mùa lộc xuânHoa Lúa giữa Đồng XuânSớm xuân ngắm mai nởHoa Mai trong Tết ViệtHoa Mai thơ Thiệu UngAn Viên Ngọc Quan Âm; Nhớ Viên MinhChùa Giáng giữa đồng xuânNgày mới Ngọc cho đờiLúa sắn Việt Châu PhiSông Thương;

Ngày 16 tháng 2 năm 1923, “ngôi nhà vĩ đại” của vị vua Tutankhamun Ai Cập cổ đã được Howard Carter nhà khảo cổ học người Anh phát hiện. Ngày 16 tháng 2 năm 2005 Nghị định thư Kyoto liên quan đến Công ước khung Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí hậu tầm quốc tế  với mục tiêu bảo vệ môi trường, cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính bắt đầu có hiệu lực dưới sự giám sát của UNFCCC. Ngày 16 tháng 2 năm 1959, Fidel Castro trở thành thủ tướng Cuba khởi đầu ngày 1 tháng 1 mùa xuân Cu Ba.

Bài chọn lọc ngày 16 tháng 2 #vietnamhoc #cnm365 #cltvn Xuân mớiGiêng hai mùa lộc xuânHoa Lúa giữa Đồng XuânSớm xuân ngắm mai nởHoa Mai trong Tết ViệtHoa Mai thơ Thiệu UngAn Viên Ngọc Quan Âm; Nhớ Viên MinhChùa Giáng giữa đồng xuânNgày mới Ngọc cho đờiLúa sắn Việt Châu PhiSông Thương;; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-16-thang-2/

SỚM XUÂN
Hoàng Kim


Ngày mới thêm lộc xuân
Xuân hiểu vần thơ cũ (*)
Sớm xuân đầu năm mới
Trời đất lắng yêu thương.

Ban mai chợt tỉnh giấc,
Nghe đầy tiếng chim kêu.
Đêm qua mây mưa thế,
Hoa xuân rụng ít nhiều?
‘.

Nõn lá xanh nhú mầm
Hoa Bình Minh ghé cửa
An nhiên và tỉnh thức
Thung dung cùng tháng năm.

Minh triết với tận tâm
Tâm hồn trao mơ ước.

NGÀY MỚI
Mạnh Hạo Nhiên
(bản dịch Hoàng Kim)

Ban mai chợt tỉnh giấc,
Nghe đầy tiếng chim kêu.
Đêm qua mây mưa thế,
Hoa xuân rụng ít nhiều?

Mạnh Hạo Nhiên (689 – 740) là nhà thơ người Tương Dương, Tương Châu, nay thuộc tỉnh Hồ Bắc ,Trung Quốc thời nhà Đường, thuộc thế hệ đàn anh của Lí Bạch. Ông là người nhân cách lỗi lạc, yêu thiên nhiên, phúc hậu đức độ, học vấn tài năng trác tuyệt, giỏi thơ văn, nhưng chán ghét cảnh quan trường nên ẩn cư vui với thiên nhiên, sông núi quê hương , đặc biệt là Long Môn, Nam San và Lumen Sơn. Sự nghiệp văn chương của ông sừng sững như núi cao với hai trăm sáu mươi bài thơ, phần lớn là những bài thơ sơn thuỷ tuyệt bút . Thơ năm chữ của Mạnh Hạo Nhiên luật lệ nghiêm cách, phóng khoáng, hùng tráng, rất nổi tiếng. Bài Xuân hiểu và Lâm Động Đình được nhiều người truyền tụng. Lí Bạch rất hâm mộ Mạnh Hạo Nhiên và có thơ tặng ông:

Tặng Mạnh Hạo Nhiên

Lý Bạch

Ta mến chàng họ Mạnh,
Phong lưu dậy tiếng đồn
Tuổi xanh khinh mũ miện
Đầu bạc ngủ mây cồn
Dưới trăng nghiêng ngửa chén
Bên hoa mê mẩn hồn
Hương bay thầm đón nhận
Không với tới đầu non

Trang thơ Hoàng Nguyên Chương và Thi Viện hiện lưu dấu thơ ông.

春 曉
XUÂN  HIỂU

春   眠   不   覺   曉,
Xuân miên bất giác hiểu.
處   處   聞   啼   鳥。
Xứ xứ văn đề điểu
夜  來   風   雨   聲,
Dạ lai phong vũ thinh.
花  落   知   多   少?
Hoa lạc tri đa thiểu

Dịch nghĩa:
SỚM XUÂN
(Đang nằm trong) giấc ngủ mùa xuân, không biết trời đã sáng.
Khắp nơi nơi nghe tiếng chim kêu (rộn rã).
Đêm qua có tiếng gió mưa.
Không biết hoa rụng nhiều hay ít ?.
Hoàng Nguyên Chương dịch

Dịch thơ

Giấc xuân trời sáng không hay,
Chim kêu ríu rít từng bầy khắp nơi.
Đêm qua mưa gió tơi bời
Biết rằng hoa cũng có rơi ít nhiều.

(Bản dịch Trần Trọng Kim)

SỚM XUÂN
Giấc ngủ mùa xuân, không biết sáng.
Khắp nơi rộn rã tiếng chim kêu.
Đêm qua sầm sập trời mưa gió
Không biết hoa bay rụng ít nhiều

(bản dịch Hoàng Nguyên Chương).

BUỔI SÁNG MÙA XUÂN
Giấc xuân, sáng chẳng biết;
Khắp nơi chim ríu rít;
Đêm nghe tiếng gió mưa;
Hoa rụng nhiều hay ít ?

(Bản dịch Tương Như)

SỚM XUÂN
Giấc xuân nào biết hừng đông.
Tỉnh ra chim đã véo von khắp trời,
Đêm qua mưa gió bời bời,
Ngoài kia nào rõ hoa rơi ít nhiều!

(Bản dịch của Ngô Văn Phú)

BUỔI SÁNG MÙA XUÂN
Đêm xuân ngủ sáng chẳng hay,
Bên ngoài chim đã hót đầy nơi nơi.
Đêm nghe mưa gió tơi bời,
Chẳng hay hoa rụng hoa rơi ít nhiều?

(Bản dịch của Hoàng Giáp Tôn)

“Xuân hiểu” (Sớm xuân) của Mạnh Hạo Nhiên nói về giấc ngủ mùa xuân (xuân miên) thung dung, an nhiên, tự tai cho đến khi trời chợt sáng (bất giác hiểu?). “Xuân hiểu” không đơn thuần chỉ là mùa xuân mà còn chỉ ngày mới,  quy luật vĩnh cữu của trời đất, khoảnh khắc huyền diệu của vũ trụ, thời điểm chuyển tiếp từ đêm sang ngày, từ âm sang dương, từ tĩnh sang động, từ tối đến sáng. Đó là thời khắc ban mai tuyệt diệu của tạo hóa, đất trời và con người hòa chung làm một, là thời khắc giao hoà tuyệt vời được thể hiện thanh thoát lạ lùng.

Điều đặc sắc của tác phẩm “Xuân hiểu” là đã dùng chữ xuân và chữ hiểu. Chữ xuân thì dễ thấy để chỉ sự tươi trẻ, khởi đầu, triết lý sống lạc quan. Chữ  hiểu “giác” (覺) có nghĩa là hiểu mà không dùng chữ “tri” (知) có nghĩa là biết để chỉ sự hiểu biết tận cùng chân tính của sự vật. Tác giả đã dùng chữ “hiểu” (曉) để chỉ về ban mai mà không dùng các chữ khác như: đán (旦) , tảo (早) hạo (暭), thịnh (晟), thần (晨), thự (曙), hi (晞) v.v.. Bởi chữ hiểu vừa có nghĩa là hiểu biết , lại vừa có nghĩa chỉ về buổi sớm,  ban mai, ngày mới, cái khoảnh khắc huyền diệu của vũ trụ.

Nhà Phật đã dùng chữ “giác” (覺) này trong “giác ngộ”, “chính giác” để chỉ  những điều thấu hiểu đã đạt ngộ đến đích của thiền tính. Khoa học giúp ta tri thức, sự biết , Phật học là minh sư chỉ ra sự đạt ngộ, giác ngộ này . Nhà bác học Anhstanh, cha đẻ của Thuyết tương đối, nhận định: “Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học” chính là nói trên ý nghĩa đó.

Tôi thích lời bình của Hoàng Nguyên Chương về thơ Mạnh Hạo Nhiên: “Sau cái tĩnh lặng của giấc ngủ là cái động, thức giấc của con người, mặt trời và sự sống. Ta thấy sự sống tưng bừng của vũ trụ “xứ xứ” (khắp nơi) rộn tiếng chim. Chữ “văn” ở đây cho ta xác định được cái tiểu vũ trụ của tác giả và chính tác giả là chủ thể của con người trung tâm đang nhìn ra khắp chốn (xứ xứ) của đại vũ trụ để bắt nguồn giao cảm từ ý nghĩa vạn vật đều có đủ trong ta (vạn vật giai bị ư ngã) hoặc vạn vật với ta là một (vạn vật dữ ngã vi nhất) hay nói khác hơn đó là vạn vật đã đồng nhất với cái ngã. Hình tượng chim (điểu) cũng chỉ là một thực thể bé nhỏ và âm thanh kêu, hót (đề) cũng chỉ là “dữ cộng tương sinh” nhưng lại là đại biểu cho tất cả mọi sinh vật làm biểu tượng cho cả sự sống muôn loài vừa trổi dậy. Như thế mỗi thực thể bé nhỏ ở đây không chỉ là mỗi tiểu vũ trụ mà đã hình thành biểu trưng cho cả một đại vũ trụ.”  …Con người  hiện tại tiếp tục suy tư chiêm nghiệm để tự hỏi: Dạ lai phong vũ thinh (Đêm qua có tiếng gió mưa). Hình ảnh gió mưa chính là nguyên nhân đưa đến hiện trạng của ngày mới. Đóa hoa  là biểu tượng của sự sống, của nguồn sinh mệnh trong cõi đời. Đó là những thực thể bé nhỏ nhưng lại là những tiểu vũ trụ như lời Đỗ Phủ: “Nhất phiến hoa phi giảm khước xuân” (một cánh hoa rơi làm giảm đi vẻ đẹp của xuân) nhưng ý tưởng lại còn đi xa hơn thế nữa. Bởi vì hình thức mỗi cánh hoa còn lại trên cành hay rụng đi là một nỗi băn khoăn về lẽ tồn tại hay không tồn tại. Đó là sự thao thức về đời người và thân phận con người. Câu thơ “Hoa lạc tri đa thiểu” (không biết hoa rụng nhiều hay ít?)  là câu thơ tuyệt bút đã làm bài thơ bừng tỏa. … Đây cũng là phong cách tiêu biểu của Đường thi, phong cách đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật và mỗi chữ mỗi lời là một viên ngọc...” .

Ngày mới
Hoàng Kim

Tôi tâm đắc thơ “Xuân hiểu” của Mạnh Hạo Nhiên, nên thử tìm lối diễn đạt mới “Ngày mới” cho tuyệt phẩm “Xuân hiểu”: “Ban mai chợt tỉnh giấc / Nghe đầy tiếng chim kêu/ Đêm qua mây mưa thế/ Hoa xuân rụng ít nhiều?”. Ngày mới là ngày xuân. Mây mưa vừa tục vừa thanh như cuộc đời này. Chế Lan Viên có tứ thơ khoáng đạt “Chim lượn trăm vòng” cũng là sự diễn đạt tâm hồn đầy mơ ước: “Tôi yêu quá! cuộc đời như con đẻ/ Như đêm xuân người vợ trẻ yêu chồng…/ Cánh thơ tôi thoát khỏi phòng nhỏ bé? Lượn trăm vòng trên Tổ quốc mênh mông”: Hoa xuân rụng nhiều hay ít là sự thao thức về “hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi”, đời người và thân phận con người.

HOA LÚA GIỮA ĐỒNG XUÂN
Hoàng Kim

Bao năm Trường Viện là nhà
Sắn khoai ngô lúa đều là thịt xương
Một đời người một rừng cây
Thầy ươm giống tốt để mai thành rừng…

Con theo Người nguyện làm Hoa Lúa
Bưng bát cơm đầy quý giọt mồ hôi
Trọn đời vì Dân mến thương hạt gạo
Hoa quê hương hạt ngọc trắng ngần.

Con thăm Thầy lên non thiêng Yên Tử
Về đất lành chùa Giáng (*) giữa đồng xuân
Thơm hương lúa ngậm đòng chăm bón đúng
Ngát gương sen lồng lộng bóng trúc mai

Lẫn với cỏ không tranh đua hương vị
Không màng ngôi ngự trị các loài hoa
Hoa Lúa đượm hồn quê dung dị
Quên sắc hương để lộng lẫy Hoa Người ! ” (**)

Con nguyện ước nối đời theo hạt gạo
Chén cơm ngon thơm bếp lửa gia đình
Thầy Trò cùng chung tay làm việc thiện
Sống trọn tình với giấc mơ xanh.

(*) Chùa Giáng giữa đồng xuân. Chùa Viên Minh còn gọi là chùa Giáng nằm ven đê thuộc xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên, Hà Tây (cũ) nay thuộc Hà Nội, nơi Tổ Giáng Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ trụ trì. Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ viết “Mưa thuận gió hòa chăm bón đúng. Nhân tươi quả tốt được thu nhiều” và ấn chứng bạch ngọc (hạt gạo trắng ngần) cho người có tâm nguyện theo nghề nông. Đại sư sinh ngày 12 tháng 4 năm 1917 viên tịch năm 106 tuổi (21 tháng 10 năm 2021). Người từng nói: “Sống ở trên đời này được bao nhiêu năm, theo tôi, không phải là thước đo giá trị của đời người. Con rùa nó sống hàng ngàn năm thì đã sao? Vấn đề là sống để thực hiện sứ mệnh gì, mang lại lợi ích gì cho Đời, cho Đạo, ngài Trần Nhân Tông chỉ ở đời có 51 năm, Ngài Pháp Loa có 47 năm mà công nghiệm thì bất khả tư nghì. Tôi trụ thế đến nay.( …) nghiệp là tu hành, nuôi thân thể chủ yếu bằng nghề làm ruộng, chưa từng dám lạm dụng một bát gạo, một đồng tiền của tín thí thập phương, khi nào chư Phật, chư Tổ cho gọi thì về thôi” . Đại sư Thích Phổ Tuệ là người đóng góp nhiều công trình nghiên cứu, biên soạn, dịch thuật về Phật học như: Đại từ điển Phật học, Đại Luật, Đại tạng kinh Việt Nam, Đề cương Kinh Pháp Hoa, Kinh Bách Dụ, Phật Tổ Tam Kinh, Phật học là tuệ học.Thiền sư Thích Phổ Tuệ là đệ Tam pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, xem tiếp Hoa Lúa

(**) Trích dẫn thơ Dương Phượng Toại

Sống trọn tình với giấc mơ xanh.


xem tiếpHoa Lúa giữa Đồng Xuân https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoa-lua-giua-dong-xuan

SỚM XUÂN NGẮM MAI NỞ
Hoàng Kim

1
Sớm xuân ngắm mai nở
Minh triết cho mỗi ngày
Ngày xuân đọc Trạng Trình
Nhớ Viên MinhHoa Lúa

Sớm xuân ngắm mai nở
Gốc mai vàng trước ngõ
Giấc mơ thiêng cùng Goethe
Việt Nam con đường xanh.

‘Hứng mật đời thành thơ
việc nghìn năm hữu lý
Trạng Trình. Đến Trúc Lâm
năm việc lớn Hoàng Thành
Đất trời xanh Yên Tử.

2

Sớm xuân ngắm mai nở
Ngắm đức Phật và cây
Lang thang vườn cổ tích
Ta vui chơi chốn này

Nhớ xưa dưới tán cây
Cùng Norman trò chuyện
Con đường xanh giấc mơ
Dạo chơi vui cùng Goethe

Noi theo dấu chân Bụt
Hai bảy năm với Người
dưới tán bồ đề xanh,
kẻ tầm đạo thành đạo

Tám mươi tuổi Niết Bàn
Sa la hoa trắng muốt.
Sớm xuân ngắm mai nở
Thanh nhàn vui xuân sang

3

Sớm mai ngắm mai nở
Thung dung cùng tháng năm
Học lời hay của bạn
Trân trọng ngọc riêng mình.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là nho-ban.jpg

HOA MAI TRONG TẾT VIỆT
Hoàng Kim

Mai vàng là đặc sản Việt Nam. Mai vàng là hoa xuân Tết Việt. Hoa mai là biểu tượng mùa xuân, may mắn, vui tươi trường thọ. Cành mai ẩn tàng thông điệp mùa xuân. Hoa mai vừa có cốt cách, vừa đẹp thanh nhã, vừa có hương thơm và nở sớm nhất trong các loại hoa xuân. Vì vậy, hoa mai đã được chọn để biểu hiện cho cốt cách thanh cao của người hiền. Hoa mai, hoa đào, hoa lê, hoa mận có nhiều loài với vùng phân bố rộng lớn ở nhiều nước châu Á nhưng chỉ riêng mai vàng là đặc sản của Việt Nam, trong khi mai trắng và hoa đào là phổ biến tại Trung Quốc, Nhật Bản, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc và các nước Trung Á.

Tết cổ truyền Việt Nam hình ảnh biểu trưng là hoa mai, hoa đào, bánh chưng . Hoa mai là một trong bốn loài hoa kiểng quý nhất (mai, lan, cúc, trúc) của Việt Nam đặc trưng cho bốn mùa. Hoa mai gắn liền với văn hóa, đời sống, tâm linh, triết lý sống, nghệ thuật ứng xử, thơ văn, nhạc họa. Hiếm có loài hoa nào được quan tâm sâu sắc như vậy “Đêm qua sân trước một nhành mai” (Mãn Giác 1052-1096) “Lâm râm mưa bụi gội cành mai” (Trần Quang Khải 1241-1294); Ngự sử mai hai hàng chầu chắp/ Trượng phu tùng mấy rặng phò quanh” (Huyền Quang 1254-1334); Quét trúc bước qua lòng suối/ Thưởng mai về đạp bóng trăng” (Nguyễn Trãi 1380-1442); “Cốt cách mai rừng nguyên chẳng tục”( Nguyễn Trung Ngạn 1289-1370); “Mai cốt cách, tuyết tinh thần” (Nguyễn Du 1765-1820) “Nhờ chúa xuân ưu ái/ Xếp đứng đầu trăm hoa/ Chỉ vì lòng khiêm tốn/ Nên hẵng nở tà tà” (Phan Bội Châu 1867- 1940); “Mộng mai đình” (Trịnh Hoài Đức 1725-1825) ; “Non mai rồi gửi xương mai nhé/ Ước mộng hồn ta hóa đóa mai” (Đào Tấn 1845-1907); “Một đời chỉ biết cúi đầu vái trước hoa mai” (Cao Bá Quát 1809-1855) “Hững hờ mai thoảng gió đưa hương” (Hàn Mặc Tử 1912-1940) “Tìm em tôi tìm/ Mình hạc xương mai”(Trịnh Công Sơn 1939-2001), “Nghìn dặm tìm anh chẳng gặp anh. Đường về vó ngựa dẫm mây xanh. Qua đèo chợt gặp mai đầu suối . Đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành” “Hai mươi tư tháng sáu Lên ngọn núi này chơi Ngẫng đầu mặt trời đỏ Bên suối một nhành mai (Hồ Chí Minh 1890-1969); … Đó là một số tác gia và tác phẩm tiêu biểu về Hoa Mai.

Hoa Mai Thi Thiệu Ung Trung Quốc đối sánh với Hoa Mai thơ Mãn Giác Việt Nam đã cách đây trên dưới ngàn năm, cùng với Tảo Mai Trần Nhân Tông và Cự ngao đới sơn của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã cách đây trên năm trăm năm. Những bài thơ trên là những dự ngôn rất sâu sắc về quy luật của tạo hóa. Tôi xin được trích dẫn mà không lạm bàn

Hoa Mai Thi Thiệu Ung

Hoa Mai Thi Thiệu Ung là một trong ba bộ đại kỳ thư đặc biệt nổi tiếng văn hoá cổ Trung Hoa lưu lại suốt ngàn năm.”Muốn biết bác phục hỏi nguyên nhân xưa Hoa Mai là khởi đầu của mùa xuân“. Câu đầu tiên Hoa Mai Thi Thiệu Ung đã viết vậy. Thiệu Ung (1011 – 1071) tự là Nghiêu Phu, hiệu là Khang Tiết, được truyền tụng là một nhà tiên tri Trung Quốc thời Bắc Tống có khả năng trực giác huyền diệu và bí ẩn. Ông quê ở Phạm Dương, Hà Bắc, sau di cư sang Cộng Thành, cuối cùng ẩn cư ở Lạc Dương. Ông đã dùng thuật Dịch số thời biến và bát quái âm dương ngũ hành để dự báo sinh vượng thịnh suy vong các đổi họ lớn trong lịch sử và giải đoán vận khí, sự việc với sự chính xác đến kinh ngạc.https://youtu.be/Ktgo4MpQyGU “Mai Hoa Thi Thiệu Ung thời Bắc Tống chính là một khúc thanh âm như vậy. Từ hơn 1.000 năm trước, nó đã chỉ điểm chỗ mê cho chúng sinh, giảng rõ khúc chủ đề nhấp nhô trầm bổng. Chúng ta hãy tĩnh tâm lắng nghe và thưởng thức bài thơ Mai Hoa Thi này.

Hoa Mai thơ Mãn Giác

Bài kệ “Cáo tật thị chúng” (Cáo bệnh với đệ tử) của thiền sư Mãn Giác (1052 – 1096) trong Thiền Uyển Tập Anh và lời bình của anh Hoàng Ngọc Dộ về cốt cách hoa mai là nhân cách người hiền, đã đi thẳng vào lòng tôi:

Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền quá
Lão tùng đầu thượng lai.
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.

Xuân đi trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa cười
Trước mặt việc đi mãi
Trên đầu già đến rồi
Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một cành mai.

(Bản dịch của Ngô Tất Tố)

Khi Lâm Cúc và anh Hoàng Đình Quang trao đổi về chủ đề hoa mai, mạch ngầm tâm thức trong tôi đã được khơi dậy như suối nguồn tuôn chảy.

Thiền sư Mãn Giác viết bài kệ “Cáo tật thị chúng” khi Người 45 tuổi, sau đó Người đã an nhiên kiết già thị tịch. Bài thơ kiệt tác vỏn vẹn chỉ có sáu câu, ba mươi tư chữ, bền vững trãi nghìn năm. Đối diện với cái chết, thiền sư ung dung, tự tại, thấu suốt lẽ sinh tử: Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết / Đêm qua sân trước một cành mai.

Lời thơ thanh thoát, giản dị một cách lạ lùng! Thực tế cuộc sống đã được hiểu đầy đủ và rõ ràng. Bản tính cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và luôn vô thường. Xuân đi trăm hoa rụng/ xuân đến trăm hoa cười/ trước mặt việc đi mãi/ trên đầu già đến rồi. Đó là qui luật muôn đời, hoa có tàn có nở, người có diệt có sinh. Hạnh phúc cuộc sống là phong thái luôn vui vẻ và sung sướng, thanh thản và thung dung, không lo âu, không phiền muộn. Sống với một tinh thần dịu hiền và một trái tim nhẹ nhõm.

Tình yêu cuộc sống thể hiện trong ý xuân và trật tự các câu thơ.“Xuân đi trăm hoa rụng/ xuân đến trăm hoa cười” ẩn chứa triết lý sâu sắc hơn là “Xuân đến trăm hoa cười, xuân đi trăm hoa rụng/”. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491–1585) trong bài thơ nôm “Chín mươi” có câu: “Chín mươi thì kể xuân đà muộn/ Xuân ấy qua thì xuân khác còn”. Tăng Quốc Phiên chống quân Thái Bình Thiên Quốc “càng đánh càng thua” nhưng trong bản tấu chương gửi vua thì ông đã quyết ý đổi lại là “càng thua càng đánh”. Việc “đánh thua” thì vẫn vậy nhưng ý tứ của câu sau mạnh hơn hẳn câu trước.

‘Tảo Mai’ thơ Nhân Tông

I
Nguyên văn chữ Hán
五出圓芭金撚鬚,
珊瑚沉影海鱗浮。
箇三冬白枝前面,
些一辨香春上頭。
甘露流芳癡蝶醒,
夜光如水渴禽愁。
姮娥若識花佳處,
桂冷蟾寒只麼休。

Phiên âm Hán Việt
Ngũ xuất viên ba kim niễn tu,
San hô trầm ảnh hải lân phù.
Cá tam đông bạch chi tiền diện,
Tá nhất biện hương xuân thượng đầu.
Cam lộ lưu phương si điệp tỉnh,
Dạ quang như thủy khát cầm sầu.
Hằng Nga nhược thức hoa giai xứ
Quế lãnh thiềm hàn chỉ ma hưu!

Dịch nghĩa
Năm cánh hoa tròn nhị điểm vàng,
[Như] bóng san hô chìm, [như] vảy cá biển nổi.
Cành hoa trắng xóa suốt trong ba tháng đông,
Sang đầu xuân chỉ còn loáng thoáng một vài cánh thơm nhẹ.
Móc ngọt chảy mùi thơm làm chú bướm si ngây tỉnh giấc,
ánh sáng ban đêm như nước khiến con chim khát buồn rầu.
Nếu Hằng Nga biết được vẻ đẹp thanh nhã của hoa mai,
Thì có ưa gì cây quế với cung thiềm lạnh lẽo.

II
Nguyên văn chữ Hán
五日驚寒懶出門,
東風先已到孤根。
影橫水面冰初泮,
花壓枝頭暖未分。
翠羽歌沉山店月,
畫龍吹濕玉關雲。
一枝迷入故人夢,
覺後不堪持贈君。

Phiên âm Hán Việt
Ngũ nhật kinh hàn lãn xuất môn,
Đông phong tiên dĩ đáo cô côn (căn).
Ảnh hoành thủy diện băng sơ bạn,
Hoa áp chi đầu noãn vị phân.
Thúy vũ[1] ca trầm sơn điếm nguyệt,
Họa long[2] xuy thấp Ngọc Quan[3] vân.
Nhất chi mê nhập cố nhân mộng,
Giác hậu bất kham trì tặng quân[4].

Dịch nghĩa
Chỉ năm ngày sợ rét lười ra khỏi cửa,
Mà gió xuân đã sớm đến với gốc cây cô đơn.
Bóng ngả trên mặt nước, băng giá bắt đầu tan,
Hoa trĩu nặng đầu cành, hơi ấm chưa định rõ.
Giọng ca Thúy vũ lắng chìm mặt trăng xóm núi.
Tiếng sáo Họa long ẩm ướt đám mây Ngọc Quan.
Một cành hoa lạc vào giấc mộng cố nhân,
Tỉnh dậy, không thể đem tặng anh được.

Cự ngao đới sơn
Nguyễn Bỉnh Khiêm

Bích tầm tiên sơn triệt đế thanh
Cự ngao đới đắc ngọc hồ sinh
Đáo đầu thạch hữu bổ thiên lực
Trước cước trào vô quyển địa thanh
Vạn lý Đông minh quy bá ác
Ức niên Nam cực điện long bình
Ngã kim dục triển phù nguy lực
Vãn khước quan hà cựu đế thành

Dịch nghĩa:

Con rùa lớn đội núi

Nước biếc ngâm núi tiên trong tận đáy
Con rùa lớn đội được bầu ngọc mà sinh ra
Ngoi đầu lên, đá có sức vá trời
Bấm chân xuống, sóng cuồn cuộn không dội tiếng vào đất
Biển Đông vạn dặm đưa về nắm trong bàn tay
Muôn năm cõi Nam đặt vững cảnh trị bình
Ta nay muốn thi thổ sức phù nguy
Lấy lại quan hà, thành xưa của Tổ tiên.

Dịch thơ:
Con rùa lớn đội núi

Núi tiên biển biếc nước trong xanh
Rùa lớn đội lên non nước thành
Đầu ngẩng trời dư sức vá đá
Dầm chân đất sóng vỗ an lành
Biển Đông vạn dặm dang tay giữ
Đất Việt muôn năm vững trị bình
Chí những phù nguy xin gắng sức
Cõi bờ xưa cũ Tổ tiên mình.

Ngày xuân đọc Trạng Trình Biển Đông vạn dặm dang tay giữ.Đất Việt muôn năm vững thái bình. Đó là hai câu thơ của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) tại bài thơ “Cự Ngao Đới Sơn” trong Bạch Vân Am Thi Tập. Thông điệp ngoại giao của cụ Trạng Trình nhắn gửi con cháu về lý lẽ giữ nước rất rõ ràng: Muốn bình sao chẳng lấy nhân Muốn an sao lại bắt dân ghê mình. Điều lạ là trong câu thơ cụ Trạng dịch lý, ẩn ngữ, chiết tự tương thích với cách ứng xử hiện thời. “Cổ lai nhân giả tri vô địch, Hà tất khu khu sự chiến tranh” Từ xưa đến nay, điều nhân là vô địch, Cần gì phải khư khư theo đuổi chiến tranh. “Quân vương như hữu quang minh chúc, ủng chiếu cùng lư bộ ốc dân” Nếu nhà vua có bó đuốc sáng thì nên soi đến dân ở nơi nhà nát xóm nghèo . Trời sinh ra dân chúng, sự ấm no, ai cũng có lòng mong muốn cả”; “Xưa nay nước phải lấy dân làm gốc, nên biết rằng muốn giữ được nước, cốt phải được lòng dân”. Đạo lý, Dịch lý, Chiết tự và Ẩn ngữ Việt sâu sắc thay ! xem tiếp Ngày xuân đọc Trạng Trình

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là tao-mai-nho-duc-nhan-tong.jpg

Tảo mai nhớ đức Nhân Tông
Hoàng Kim

Thơ Thiền của đức Nhân Tông
Thẳm sâu kiệt tác mênh mông đất trời.
Sớm xuân nay đến với Người,
cành hoa xuân giấc mộng đời hiền nhân
Tảo mai nhớ đức Nhân Tông
Phương Nam trời ấm sáng trong nắng vàng

Thơ Thiền là chỉ dấu của đức Nhân Tông. Cuộc đời Trần Nhân Tông (1258-1308)  là một trong những vị vua anh minh nhất của lịch sử Việt Nam. Người tên thật là Trần Khâm, vua Trần thứ ba (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Với 50 năm cuộc đời, Trần Nhân Tông đã kịp làm được ít nhất năm việc lớn hiếm thấy và khó ai bì kịp ở mọi dân tộc và mọi thời đại: 1) Minh quân lỗi lạc, làm vua 15 năm (1278 – 1293) trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến hai lần đánh thắng quân Nguyên Mông là đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thời đó; 2) Tổ sư thiền phái Trúc Lâm và Thái Thượng Hoàng 15 năm (1294- 1306), là vua Phật Việt Nam. 3) Nhà văn hóa và nhà thơ kiệt xuất với  thắng tích Trúc Lâm Yên Tử và kiệt tác Trần Nhân Tông; 4) Người thầy chiến lược của sự nghiệp mở nước và thống nhất non sông Việt “vua tôi đồng lòng, toàn dân đồng sức”, mở đất phương Nam bằng vương đạo, thuận thời, thuận người . 5) Nhà trị loạn kỳ tài đã hưng thịnh nhà Trần và cứu nguy cho nước Việt ở thời khắc quyết định, biến nguy thành an, biến những điều không thể thành có thể.

Paulo Coelho có kể chuyện một người thợ đá thử 999.999 viên đá, đến viên đá cuối cùng đã tìm được một viên ngọc lục bảo quý giá vô ngần. Nhà văn Brazil này đã tìm được viên ngọc cho chính cuộc đời mình khi ông viết “O Alquimista” cuốn sách nhỏ được dịch ra 56 thứ tiếng, bán chạy chỉ sau kinh Thánh, đến năm 2008 đã bán được hơn 65 triệu bản trên toàn thế giới. Cuốn sách với tựa đề tiếng Anh là “The Alchemist” do Alan R. Clarke chuyển ngữ, và bản tiếng Việt có tựa đề là “Nhà giả kim” do Lê Chu Cầu dịch, Công ty Văn hóa Truyền thông Nhã Nam và Nhà Xuất bản Văn hóa in và phát hành.. Tôi theo chân Lão Hâm Phan Chi và một ít người anh người bạn yêu thích để ghi chép chút gì đó cho riêng mình làm người thợ đá tìm ngọc Tôi tâm đắc và tin Nguyễn Khải:“Tôi viết vậy thì tôi tồn tại“.“Viết văn không chỉ do nhu cầu kiếm sống, viết văn cũng không chỉ do những bức xúc khôn khuây của cá nhân, mà viết còn là mong muốn được trao trở về với cái vô hạn” Học làm dạy và viết là học cách làm người thợ đá cần mẫn, tự mình tìm ra kho báu của chính mình “Ta tìm gặp bạn đường xa/ Tưởng là thăm bạn hoá ra thăm mình/ Đêm dài xoè một bình minh/ Hoa Người tri kỷ ân tình đêm đông”.

MaiHoaThi

HOA MAI THƠ THIỆU UNG
Hoàng Kim

Hoa Mai Thi Thiệu Ung là một trong ba bộ đại kỳ thư đặc biệt nổi tiếng văn hoá cổ Trung Hoa lưu lại suốt ngàn năm.”Muốn biết bác phục hỏi nguyên nhân xưa Hoa Mai là khởi đầu của mùa xuân“. Câu đầu tiên Hoa Mai Thi Thiệu Ung đã viết vậy. Thiệu Ung (1011 – 1071) tự là Nghiêu Phu, hiệu là Khang Tiết, được truyền tụng là một nhà tiên tri Trung Quốc thời Bắc Tống có khả năng trực giác huyền diệu và bí ẩn. Ông quê ở Phạm Dương, Hà Bắc, sau di cư sang Cộng Thành, cuối cùng ẩn cư ở Lạc Dương. Ông đã dùng thuật Dịch số thời biến và bát quái âm dương ngũ hành để dự báo sinh vượng thịnh suy vong các đổi họ lớn trong lịch sử và giải đoán vận khí, sự việc với sự chính xác đến kinh ngạc. 

ThieuUng

Lão nông và Thiệu Ung (Jane Ku)

Một buổi sáng mùa xuân, Thiệu Ung dựng quầy xem quẻ số gần chân cầu. Lúc đó, một lão nông dừng lại và hỏi ông về tài vận của mình. Thiệu Ung yêu cầu ông lão chọn từ các mảnh giấy có ký tự chữ Hán trên đó. Ông lão bèn chọn một thẻ và đưa nó cho Thiệu Ung, trên đó là ký tự “?”. Thiệu Ung nói với ông lão: “Chúc mừng cụ, cụ sẽ được một bữa trưa ngon miệng ngày hôm nay. Cụ hãy về nhà và chờ đợi”. Ông lão về nhà thấy đứa cháu trai đang đợi ông và nói: “Hôm nay là ngày mừng thọ 60 tuổi của cha cháu, xin mời ông đến dự bữa tiệc rượu”. Ông lão ngạc nhiên, thay đổi y phục và vui mừng tới dự.

Chiều hôm ấy, một người đàn ông khác đến quầy quẻ số của Thiệu Ung và hỏi xem vận mệnh. Ông ta cũng chọn đúng thẻ có ký tự “?”. Thiệu Ung nói với người đàn ông rằng: “Thẻ này không được tốt. Ông sẽ gặp chuyện không lành hôm nay và ông sẽ bị bắt”. Người đàn ông nghĩ ngay rằng không thể nào có chuyện ông bị bắt nếu ở trong nhà, vì vậy, ông trở về và leo lên giường. Đang ngủ, ông chợt tỉnh giấc khi có người đàn bà hét to lên rằng những con lợn của ông đang phá nát khu vườn rau của bà. Trong lúc tức giận, ông giơ tay xô người đàn bà kém may mắn, vốn đang ốm dở, ngã phịch xuống và bất đắc kỳ tử. Ngay sau đó, ông bị bắt và tống giam.

Cũng vào chiều hôm đó, khi Thiệu Ung chuẩn bị dọn quầy để về, thì một người đàn ông đi từ phía Nam tới và xin ông nán lại. “Đại nhân, tôi đã nghe nói về tài năng tiên đoán của ông, vậy xin ông hãy cho biết vận mệnh của tôi”. Chiếc thẻ vị khách này chọn cũng là ký tự “?”. Thiệu Ung nói: đó không phải là điềm tốt và ông sẽ bị ướt đẫm trong ngày. Vị khách không tin vì hôm đó là ngày nắng và trời không mây, nhưng khi ông vừa về đến nhà và vào cổng thì ông đã bị vợ vô tình hắt một chậu nước vào người đúng lúc ấy.

Mai Hoa Thi Thiệu Ung tổng cộng có 10 bài, lưu truyền tới ngày nay, là dự ngôn về những diễn biến lịch sử trọng đại của Trung Quốc sau khi ông qua đời. Tập thơ này sử dụng ngôn ngữ tiên tri, rất ẩn ý, không dễ lý giải. Những người Trung Quốc yêu thích dịch số thời biến và bát quái âm dương ngũ hành để dự báo sinh vượng thịnh suy vong các đổi họ lớn trong lịch sử và giải đoán vận khí, sự việc thường thích thú giải đoán Mai Hoa Thi. Điều này giống như người Việt ưa thích Sấm Trạng Trình.

Chuyện Ngày xuân đọc Trạng Trình có dẫn liệu Sấm Trạng Trình, hay Sấm ký Nguyễn Bỉnh Khiêm, bản A 262 câu, là bản trích từ sách “Thành ngữ, điển tích, danh nhân từ điển” (tập 2) của Trịnh Văn Thanh – Sài Gòn – 1966. Đây là bản phù hợp nhất với bản tiếng Hán Nôm lưu tại Thư viện Khoa học Xã hội ( trước đây là Viện Viễn Đông Bác Cổ) và lưu tại Thư viện Quốc gia Hà Nội lời tiên tri của Nguyễn Bỉnh Khiêm về các biến cố chính của dân tộc Việt trong khoảng 500 năm, từ năm 1515 đến năm 2015. Đây là các dự báo thiên tài, hợp lý, tùy thời, tự cường, hướng thiện và lạc quan theo lẽ tự nhiên “thuận thời thì an nhàn, trái thời thì vất vả”. Mời bạn đọc Sấm Trạng Trình ở Ngày xuân đọc Trạng Trình để so sánh đối chiếu hai áng thơ cổ và dịch lý thú vị

Một trong các lời bình về Dự ngôn Mai Hoa Thi https://youtu.be/Ktgo4MpQyGU được lưu truyền trên internet

“Lịch sử, nếu xem trong một thời- không ngưng đọng, thì cũng như một vở kịch, với trời làm màn, đất là đài, ngày đêm không ngừng xoay vần mà diễn biến. Các nhân vật trong vở kịch này, bất luận là anh hùng đội trời đạp đất, thét mây hô gió như thế nào, thì đều trôi dạt trong cõi hồng trần cuồn cuộn. Liệu ai có thể thực sự làm chủ vận mệnh của chính mình?

Tài năng kinh thiên động địa, tấm lòng cúc cung tận tụy như Gia Cát Lượng, cũng không thực hiện được chí lớn khôi phục Hán thất. Tài trí mưu lược, chí khí ngút trời như Nhạc Phi, cũng chỉ có thể để lại nỗi buồn vô hạn dưới đình Phong Ba. Thị phi thành bại theo dòng nước, Sừng sững cơ đồ bỗng tay không! Giữa dòng sông lớn lịch sử này, rốt cuộc là ai làm chủ? Dòng chảy lịch sử vĩ đại này rốt cuộc có chủ đề và kịch bản hay không?

Tuy nhiên, giữa cõi trần thế náo nhiệt ồn ã này, bỗng chốc vang lên một thanh âm siêu nhiên, âm lượng nhẹ nhàng mà kiên định; nó là âm thanh ngoài trần thế, chỉ điểm bến mê. Nó thời thời khắc khắc cảnh tỉnh thế nhân: Mang mang Thiên số đã sớm định trước, Thế Đạo hưng suy bất tự do vậy. Nó chính là một dự ngôn lưu danh thiên cổ.

«Mai Hoa Thi» của Thiệu Ung thời Bắc Tống chính là một khúc thanh âm như vậy. Từ hơn 1.000 năm trước, nó đã chỉ điểm chỗ mê cho chúng sinh, giảng rõ khúc chủ đề nhấp nhô trầm bổng. Chúng ta hãy tĩnh tâm lắng nghe và thưởng thức bài thơ «Mai Hoa Thi» này.”

Tôi dạo chơi núi Xanh, Thiên An Môn, Cố Cung, Di Hòa Viên, Thiên Đàn, suy ngẫm từ Núi Xanh Bắc Kinh trong ngày Quốc tế Lao động, ngắm những nơi lưu dấu các di sản của những triều đại hiển hách nhất Trung Hoa, lắng nghe đất trời và các cổ vật kể chuyện. Tôi bất chợt gặp được một bé gái xinh đẹp tại điểm linh ứng của núi Xanh (景山, Jǐngshān, Cảnh Sơn, Green Mount), ngọn núi địa linh của đế đô và đã bế cháu gái ngắm nhìn trục hướng tâm của Cố Cung Bắc Kinh.

Tôi cũng lại may mắn gặp được một nghệ sĩ dân gian tập hát và tặng sách. Chuyện xưa và nay gợi nhớ lời nhắn gửi sâu xa của bậc hiền minh lỗi lạc Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Muốn bình sao chẳng lấy nhân / Muốn an sao lại bắt dân ghê mình”  “Biển Đông vạn dặm giang tay giữ. Đất Việt muôn năm vững thái bình)  (Vạn lý Đông minh quy bá ác/ Ức niên Nam cực điện long bình). Suy ngẫm về cuộc cách mạng Xanh và đỉnh cao Hòa Bình. Lời giáo sư Norman Borlaug văng vẳng bên tai tôi: “Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó.” Ngày trước đó, tôi vinh hạnh được làm việc với giáo sư Zhikang Li, trưởng dự án Siêu Lúa Xanh  (Green Super Rice) chương trình nghiên cứu lúa nổi tiếng của CAAS & IRRI và có cơ hội tiếp cận với các nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc. Sự hiền minh lỗi lạc của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, câu chuyện Hoa Mai Thi Thiệu Ung và di sản vô giá của giáo sư Norman Borlaug cùng với các bậc Thầy về cách mạng xanh mãi là niềm tin và nổ lực của chúng ta!

Chùm ảnh đẹp ghi từ mờ ảo sương sớm cho đến xế chiều tại điểm đến ao ước và những tư liệu quý thu thập được trong chuyến đi đặc biệt này lắng đọng trong tôi một di sản và bài học lịch sử cần tiếp tục giải mã.  Tôi đã đúc kết Sấm Trạng Trình và đã viết bài Ngày xuân đọc Trạng Trình, nay sẽ cố gắng sưu tầm Hoa Mai Thi Thiệu Ung văn bản gốc tiếng Trung và những bản dịch nghĩa, dịch thơ tiếng Việt của 10 bài thơ Hoa Mai nói trên.

Hoa Mai thơ Thiệu Ung là kỳ thư cần đọc lại. Tôi may mắn đã được Thăm ngôi nhà cũ của Darwin và đã từng lắng mình trước câu hỏi: Liệu “nguồn gốc muôn loài” Darwin có thực sự đúng là quy luật tiến hóa của muôn loài không? Liệu câu nói thông tuệ của ông “ Kẻ sống sót không phải là kẻ mạnh nhất hay thông minh nhất, mà là kẻ thích nghi tốt nhất” Charles Darwin (1809-1882) đã phải là một giải pháp tốt và kinh nghiệm kinh điển như sự lựa chọn của Bao Công thành thế lực bất khuất trung chính không bị cuốn vào vòng xoáy tranh đoạt?. Thơ Hoa Mai Thiệu Ung những lời tiên tri CHUẨN XÁC đến kinh người !!! là chuyện nghìn năm bí ẩn liên hệ thực tiễn với những bài thơ dự báo sau này, tôi chợt thấy thú vị giải pháp của cụ Trạng Trình Việt Nam là ẩn ngữ kín đáo. Suy ngẫm từ núi Xanh https://youtu.be/g_O8F_j_fNg là câu chuyện thú vị.

Thăm thẳm trời sông thương

SÔNG THƯƠNG
Hoàng Kim

Ta chưa về lại
sông Thương
ghé thăm bến đợi
hoàng hôn
trời chiều
Sông Cầu
nước chảy
trong veo
Ngại chi chí thạnh
cách đèo
sông
ngăn.
Ước Trời chở gió
vào Nam
chở mây
ra Bắc
để làm
thành mưa.
Biển trời
cá nước duyên ưa
kể chi bến đợi
sông chờ
hỡi em.

Sớm xuân ngắm mai nở Nhớ bạn thời thanh xuân Thương bạn đêm đông lạnh Thắp đèn lên đi em ! Thoáng chốc năm mươi năm Đường trần chân không mỏi Vui đi dưới mặt trời Giấc mơ lành yêu thương Trà sớm thương bạn hiền (* Cảm ơn anh Nguyễn Đình Sáng, Phạm Huy Trung gợi nhớ câu chuyện cũ và những năm tháng không quên Qua sông Thương gửi về bến nhớ)

QUA SÔNG THƯƠNG GỬI VỀ BẾN NHỚ
Hoàng Kim

Ta lại hành quân qua sông Thương
Một đêm vào trận tuyến
Nghe Tổ Quốc gọi lên đường!
Mà lòng ta xao xuyến
Và hồn ta căng gió reo vui
Như dòng sông Thương chảy mãi về xuôi
Hôm nay ta ra đi
Súng thép trên vai nóng bỏng

Không qua nhịp cầu ngày xưa soi bóng
Phà đưa ta sang sông
Rạo rực trời khuya, thao thức trong lòng
Rầm rập dòng sông sóng nhạc
Như tình thân yêu muôn vàn của Bác
Tiễn đàn con ra đi

Tầu cập bến rầm rì tiếng máy
Tiếng động cơ sục dưới khoang tàu
Hay sôi ở trong lòng đất cháy
Hay giữa tim ta thúc giục lên đường
Chào bờ Bắc thân yêu hẹn ngày trở lại!

Ôi những con thuyền đèn trôi suốt canh khuya
Có khua nhẹ mái chèo qua bến cũ
Nhắn cho ai ngày đêm không ngủ
Rằng ta đi chưa kịp báo tin vui

Đêm nay bên dòng nước nghiêng trôi
Sông vẫn thức canh trời Tổ Quốc
Rạo rực lòng ta bồi hồi tiếng hát
Đổ về bến lạ xa xôi
Với biển reo ca rộng mở chân trời

https://youtu.be/6x8ZRp5A5qQHoàng Kim
(Rút trong tập THƠ VIỆT NAM 1945-2000
Nhà Xuất bản Lao động 2001, trang 646)

Chiều sông Thương

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là NLU.jpg

TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây   cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích

Mùa xuân đầu tiên (Văn Cao) -Thanh Thúy
Quê Hương saxophone hay nhất của Trần Mạnh Tuấn
Ban MaiChỉ tình yêu ở lại

Nắng ban mai

Nhạc Trịnh Công Sơn
Giúp bà con cải thiện mùa vụ (Video Long Phu ở Lào)
KimYouTube

Trở về trang chính
Trở về trang chính
Hoàng Kim LongNgọc Phương Nam Thung dung Dạy và HọcViệt Nam HọcCây Lương thực Việt NamTình yêu Cuộc sốngCNM365Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter  hoangkim vietnam 
Đăng tải tại Hoàng Kim chuyện đời tôi | Thẻ Hoàng Kim chuyện đời tôi | 5 Trả lờiSửa

A Na tìm được Ngọc

Posted on 

A NA TÌM ĐƯỢC NGỌC
Bạch Ngọc Hoàng Kim

Bình Minh An ngày mới
Lạc vào xứ sương mù
A Na bà chúa Ngọc
A Na Bình Minh An

Chị Sóc cùng Harry, Na
Giữa trời xanh tuyết trắng
Có hoa đào hồng thắm
Núi Phú trời bình yên


Chi Sóc là cô Tiên
Giữa một vùng cổ tích
A Na tìm được Ngọc
Harry vui thích cười.


ANA CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

#ANA chân trời sáng tạo https://hoangkimvn.wordpress.com/tag/ana-chan-troi-sang-tao/ và https://hoangkimlong.wordpress.com/category/a-na-tim-duoc-ngoc/

A Na tìm được Ngọc 89 https://youtu.be/1Ig9xxvTR0M

A Na tìm được Ngọc 62 https://youtu.be/texepceq8ho

A Na tìm được Ngọc 60 https://youtu.be/0HK-YuSIAEE
A Na tìm được Ngọc 54 https://youtu.be/63jp6Go-OlE
Tiếng Việt lớp 1 sách Chân trời sáng tạo Chủ đề 1 Bài 1 |A a https://youtu.be/F4I6T2oEBUc

Tiếng Việt lớp 1 sách Chân trời sáng tạo Chủ đề 1 Bài 1 |A a https://youtu.be/F4I6T2oEBUc

Thanh nấm Học chữ cái tiếng Việt, học đánh vần và ghép vần https://youtu.be/MJf21Apjmw8

Học vần lớp 1: BÀI 1 A,C https://youtu.be/dierYq7YEqM Tiếng Việt lớp 1- 2020 | Cô Thu dạy học trực tuyến| Sách Cánh diều #1

Thanh nấm Học chữ cái tiếng Việt, học đánh vần và ghép vần https://youtu.be/MJf21Apjmw8

Học vần lớp 1: BÀI 1 A,C https://youtu.be/dierYq7YEqM Tiếng Việt lớp 1- 2020 | Cô Thu dạy học trực tuyến| Sách Cánh diều #1

BÌNH MINH AN NGÀY MỚI
Hoàng Kim

Bình Minh An ngày mới
Lạc vào xứ sương mù
A Na bà chúa Ngọc
A Na Bình Minh An

Chị Sóc cùng Harry, Na
Giữa trời xanh tuyết trắng
Có hoa đào hồng thắm
Núi Phú trời bình yên

Đoàn tụ đất phương Nam https://youtu.be/kdP9-NtK33s

Video yêu thích

KỶ YẾU KHOA NÔNG HỌC 65 năm thành lập Khoa
Mùa xuân đầu tiên (Văn Cao) -Thanh Thúy
Secret Garden, Bí mật vườn thiêng 
Ban MaiChỉ tình yêu ở lại
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim LongNgọc Phương Nam Thung dung Dạy và HọcViệt Nam HọcCây Lương thực Việt NamCNM365 Tình yêu Cuộc sốngKim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter.Đăng tải tại A Na tìm được Ngọc | Thẻ A Na tìm được Ngọc | Leave a replySửa

Thầy Luật lúa OMCS OM

Posted on 

1

vienluathambacgiap

THẦY LUẬT LÚA OMCS OM
Hoàng Kim

Giáo sư Nguyễn Văn Luật, anh hùng lao động là tác giả chính của cụm công trình đoạt Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học công nghệ 10 nhà khoa học được nhận năm 2000. Tập thể Viện Lúa là anh hùng lao động thời kỳ đổi mới năm 2000, đến năm 2014 Viện Lúa phát huy truyền thống và được nhận Huân chương Độc Lập hạng Nhất cao quý nhất của Việt Nam. Thầy là một người lính và danh tướng lỗi lạc của mặt trận nông nghiệp Điện Biên Nam Bộ. Trong câu chuyện đời thường của giáo sư Luật có ba câu chuyện tiếu lâm, học mà vui, vui mà học. Đó là “Ôm em và ôm em cực sướng”, “Nuôi heo trồng so đũa nuôi dê”, “Thầy Luật bạn và thơ”.. Chuyện được tình tự kể như dưới đây. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-luat-lua-omcs-om/

Thầy Nguyễn Văn Luật (phải) là giáo sư tiến sĩ anh hùng lao động, cựu Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, tác giả chính của OMCS OM trên đồng lúa mới với kỹ sư Hồ Quang Cua (trái) anh hùng lao động, tác giả chính thương hiệu gạo thơm Sóc Trăng nổi tiếng Việt Nam .

Thế hệ chúng tôi may mắn được kết nối với những người Thầy trí thức lớn, những bạn nhà nông tâm huyết, trí tuệ, gắn bó suốt đời với nông dân đồng nghiệp, sinh viên cây lương thực và nghề nông.Khi nói đến họ là nói đến một đội ngũ thầm lặng dấn thân cho hạt ngọc Việt và sự đi tới không ngưng nghỉ của Việt Nam con đường xanh, tỏa sáng nhân cách và trí tuệ Việt. “Con đường lúa gạo Việt Nam” là chuỗi giá trị sản phẩm kết nối những thế hệ vàng nông nghiệp Việt Nam làm rạng danh Tổ Quốc. Đó là Lương Định Của lúa Việt Thầy Tuấn kinh tế hộThầy Luật lúa OMCS OMThầy Quyền thâm canh lúaNhững người Việt lỗi lạc ở FAOChuyện cô Trâm lúa laiChuyện thầy Hoan lúa laiHồ Quang Cua gạo thơm Sóc TrăngThầy nghề nông chiến sĩ. Hôm nay chúng tôi tự hào giới thiệu một góc nhìn ‘Thầy Luật lúa OMCS OM’ người Thầy đã lưu dấu nhiều ấn tượng sâu xa trong cây lúa Việt Nam và vùng lúa Nam Bộ. Câu chuyện này là sự nối dài tỏa rộng thêm “Con đường lúa gạo Việt Nam” từ Đại Ngãi Long Phú Sóc Trăng quê hương của nhà bác học nông dân anh hùng lao động Lương Định Của, người thầy nghề lúa, đến Viện Lúa Ô Môn, nôi khai sinh thương hiệu OM và OMCS nổi tiếng đến làng OM, cầu OM, cầu Nhót Hà Nội quê hương của thầy Luật.

Giáo sư Nguyễn Văn Luật là tác giả chính của thương hiệu lúa giống OMCS OM, đến nay trong thương hiệu OM lúa giống đã có trên 166 giống lúa của nhiều tác giả Viện Lúa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận, mà phần lớn đều mang tên OM. GS Nguyễn Văn Luật cũng là tác giả chủ biên của bộ sách đồ sộ gần 1.500 trang “Cây lúa Việt Nam thế kỷ 20” ba tập do Nhà Xuất Bản Nông nghiệp, Hà Nội. xuất bản năm 2001, 2002, 2003 mà bất cứ chuyên gia nông nghiệp Việt Nam nào khi soát xét cây lúa Việt Nam của một thời và ‘Việt Nam chốn tổ của nghề lúa’ đều không thể bỏ qua. Bài học lớn hơn hết, sâu đậm hơn hết là bài học tập hợp và phát huy được năng lực của một đội ngũ chuyên gia tuyệt vời đầy tài năng và một đội ngũ các lãnh đạo qua các thời kỳ thật tâm huyết. Bài học cao quý của sự đoàn kết một lòng hoàn thành tốt nhiệm vụ của các thế hệ cán bộ viên chức người lao động Viện Lúa, sự quan tâm của Đảng, Chính phủ và các cấp lãnh đạo Trung ương, địa phương và doanh nghiệp, sự cộng hưởng, giúp đỡ và liên kết thật tuyệt vời của thầy cô, bạn hữu, đồng nghiệp bạn nhà nông cùng với đông đảo nông dân từ khắp mọi miền đất nước.

ÔM EM VÀ ÔM EM CỰC SƯỚNG

Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt thời đó cũng như Thủ tướng Phạm Văn Đồng tiền nhiệm đều ham làm lúa, thăm lúa vì … dân đói. Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt thăm Viện Lúa giữa năm 1997 và hỏi Viện trưởng Nguyễn Văn Luật: ‘Vì sao anh đặt tên lúa giống là OM và OMCS?’

Giáo sư Nguyễn Văn Luật trả lời: “Thưa Thủ tướng, để tỏ lòng biết ơn lãnh đạo và nhân dân địa phương tạo điều kiện cho Viện hoạt động, chúng tôi lấy tên huyện Ô Môn của địa phương làm tên của giống lúa do Viện tạo chọn”.

Trong không khí vui vẻ, nhiều người đã bổ sung những ý kiến tốt đẹp. Chủ tịch tỉnh Ba Xinh cười nói OM nghĩa là Ôm Em, một phóng viên ngồi ở vòng ngoài nói xen vào OMCS nghĩa là Ôm Em Cực Sướng, đoàn tháp tùng có một cán bộ ở Hà Nội nói là địa danh quê của Viện trưởng là làng OM, cầu OM cầu Nhót Hà Nội, nên OM cũng có nghĩa là làng OM, cầu OM.Thủ tướng tóm tắt ; Vậy OM là O EM, O BẾ EM !

Ngài Ngài đại sứ Ấn Độ có lần đến thăm Viện biết chuyện có bổ xung: dân Ấn Độ chúng tôi khi phát âm Ô Ô ÔM ÔM… , hai tay chắp lại, là để tỏ lòng thành kính cầu phúc!

Có một chuyện vui liên quan là giáo sư Luật một lần đi với cố nhà báo Nhật Ninh, gặp anh xe ôm dọc đường gọi là “anh hai ôm em”..! và chuyện này đã đăng báo Nhân Dân mà tác giả là Nhật Ninh!

OM và OMCS là những câu chuyện như suối nguồn tươi trẻ thao thiết chảy giữa vùng quê Nam Bộ và xuống nông thôn càng có thêm nhiều huyền thoại thú vị.

Nghe nói có một lần cố đại tướng Võ Nguyên Giáp khi đang làm Phó Thủ Tướng phụ trách Khoa học Kỹ thuật và Chương trình Kế họach hóa Gia đình, trong một chuyến thăm một đơn vị rất thành công ở miền Tây, bác Văn đã hỏi về bài học kinh nghiệm thành công. Vị giám đốc đơn vị vui vẻ trình bày: Em có bốn bài học thấm thía nhất: một là o bế dân, được lòng dân nên được tất cả; hai là o bế địa phương, mất lòng thổ địa thì chẳng thể anh hùng; ba là o bế hiền tài và các vị cao minh, sự nghiệp phát triển được là nhờ họ; bốn là o bế em, thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn.

Thầy Viện trưởng khác của tôi kể chuyện là cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt nói vậy không là nói vui mà thực sự chính cụ đã trãi nghiệm sâu sắc về sự O bế Em thành công, mà chính mối tình này làm ông còn một người con Phan Thanh Nam sinh ngày ngày 25 tháng 2 năm 1952, người đã thay mặt gia đình đọc lời cảm tạ trong lễ tang của ông. Mẹ của Nam là bà Hồ Thị Minh, chủ bút đầu tiên của tờ Phụ nữ cứu quốc Nam bộ. Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt có người vợ đầu cùng hai người con út, một trai một gái, đã thiệt mạng khi quân đội Hoa Kỳ bắn chìm tàu Thuận Phong trong một cuộc càn quét qua chiến khu Củ Chi và người con trai đầu của ông là Phan Chí Dũng đã hi sinh ngày 29 tháng 4 năm 1972 tại Sóc Trăng trong một lần đi trinh sát. Câu chuyện đời thường và lời cụ Kiệt thật thấm thía. Đó là một sự trãi nghiệm.

OM hay ÔM, O hay Ô, chữ nào hay hơn? Hóa ra hai chữ đều hay. “Om mầm nên nõn lá” việc lặt lá mai và cái lạnh giá mùa đông là sự om mầm để cây nẩy lộc xuân. Con đường lúa gạo Việt Nam, Viện Lúa 40 năm xây dựng phát triển có nhiều những dâng hiến lặng lẽ mà giáo sư Luật là một trong những con người ấy.

Trong bài “Thầy bạn là lộc xuân của cuộc đời” tôi có kể về giáo sư Bùi Chí Bửu tâm sự với tôi: Anh Bổng (Bùi Bá Bổng) và mình đều rất thích bài thơ này của Sơn Nam :

Trong khói sóng mênh mông
Có bóng người vô danh
Từ bên này sông Tiền
Qua bên kia sông Hậu
Tay ôm đàn độc huyền
Điệu thơ Lục Vân Tiên
Với câu chữ
Kiến nghĩa bất vi vô dõng giả
Từ Cà Mau Rạch Giá
Dựng chòi đốt lửa giữa rừng thiêng
Muỗi vắt nhiều hơn cỏ
Chướng khí mờ như sương
Thân chưa là lính thú
Sao không về cố hương ?

Nhớ Thầy Luật lúa OM và OMCS là nhớ thầy Hai Lúa ‘anh hai ôm em’ trong số những dâng hiến lặng lẽ đó.

“NUÔI HEO, TRỒNG SO ĐŨA, NUÔI DÊ”

Ông Nguyễn Khôi phó Vụ trưởng Vụ Dân tộc Văn phòng Quốc hội có bài thơ ‘Giáo sư Lúa’ tặng GSTS Nguyễn Văn Luật.

GIÁO SƯ LÚA

Trai Hà Nội đi Nông Lâm buổi ấy
Bạn bè cười cày đường nhựa được chăng?
Rồi ở Viện suốt đời vì cây lúa
Đem sông Hồng vào với Cửu Long.

Đất Ô Môn đồng chua cỏ lác,
Ôi Cần Thơ đất rộng Tây Đô
Xứ Nam Bộ hai mùa mưa nắng,
Kết 20 triệu tấn lúa ước mơ …

Anh Kỹ sư rồi thành ông Tiến sĩ,
Vị Giáo sư lội ruộng suốt ngày.
Lại nhớ thời Hải Dương – Ô Mễ
Làm bèo dâu, cấy thẳng mê say.

Nay lúa vượt 25 triệu tấn,
Ôi Việt Nam, sức sống diệu kỳ.
Sông Hồng với Cửu Long hòa sóng,
Bạn bè đùa ‘ông Tiến sĩ nhà quê”.

Mùi hạnh phúc đượm bao sương mấy nắng,
Trai Hà Thành đen nhẽm ngỡ nông dân.
Cũng xởi lởi như Bác Hai Nam Bộ
Viết vần thơ ca ngợi ruộng đồng.

Tôi xin giải thích thêm bài thơ của cụ Nguyễn Khôi về 25 triệu tấn lúa này là 25 triệu tấn lúa mà toàn quốc Việt Nam đạt được năm 1995. Viện Lúa 40 năm xây dựng phát triển đã góp phần đưa sản lượng lúa ở ĐBSCL từ khoảng 4 triệu tấn/ năm 1977 vượt trên 25 triệu tấn/ năm 2016, tăng hơn gấp 6 lần, và điều kì diệu là  25 triệu tấn lúa trên năm tại ĐBSCL năm 2016 bằng toàn bộ sản lượng lúa Việt Nam năm 1995.   Chùm thơ cuối của tác giả Nguyễn Khôi thật thấm thía: “Mùi hạnh phúc đượm bao sương mấy nắng,/ Trai Hà Thành đen nhẽm ngỡ nông dân/ Cũng xởi lởi như Bác Hai Nam Bộ/ Viết vần thơ ca ngợi ruộng đồng”.

Trong những câu chuyện tiếu lâm cười vui một thời có chuyện Viện Lúa Viện Dê Viện Trưởng Dê mà tôi tần ngần không dám đặt tên này mà kể chệch đi một chút là “nuôi heo, trồng so đũa, nuôi dê”. Hồi đó, cán bộ công nhân viên của các Viện nghiên cứu và Trung tâm Nông nghiệp đều quá vất vả và thiếu thốn. Hầu như nhà nào cũng nuôi heo,  phải tăng gia sản xuất mới có đồng gia đồng vào, vợ đẻ con bệnh không lo bằng heo đẻ, heo bệnh. Cán bộ công nhân ra đồng làm ruộng, vui vè chuyện trò thì thường đầu tiên là kể chuyện vợ chồng con cái, kế đến là việc nuôi heo, trồng so đũa, nuôi dê thật hợp với Viện Lúa, sau đó là đến chuyện tiếu lâm nam nữ.

Giáo sư Luật kể rằng một hôm ông đi qua dãy nhà lá trên đoạn đê cụt trong Viện chợt nghe tiếng ục ịch, sột soạt, hổn hển, ông dừng lại nghe và dòm qua cửa sổ mở thì hóa ra đó là tiếng động của hai cô kế toán trường trung cấp Xuân Mai về Viện đang vuốt ve … hai con lợn trắng hồng độ 45 – 50 kg. Cô Hinh nhanh nhẩu tự giới thiệu đây là nhà ở của Hồng heo, Hồng Hinh, Hồng Hay ! Hai cô này đến nay đã thành bà nội bà ngoại, nhà cửa khang trang, con cháu học hành thành đạt, nhưng chắc vẫn nhớ một thời gian khó đã dành nơi tốt nhất cho heo ở.

Nhiều gia đình ở Viện lúa thuở đó đều trồng so đũa và nuôi dê sữa. Nhà giáo sư Viện trưởng cũng nuôi vài con heo và một con dê Bách Thảo mỗi sáng vắt được đến 5 – 6 lít sữa, dư dùng. Lộc, Thành và Thu Hiền là con của giáo sư Luật sáng sáng thay nhau đi bỏ sữa cho các nhà cần và đi học về là vác câu liêm lấy lá so đũa để nuôi dê. Viện Lúa hồi đó, đất nền nhà và đường sá trụ sở mới được tôn lên từ đất ruộng chua phèn nên rất ít cây phát triển được, ngoại trừ rau muống dại, chuối, mía, và trồng so đũa để lấy hoa nấu canh, thân cây đục lỗ cấy nấm mèo (mộc nhĩ), lấy lá nuôi dê.

Viện Lúa ĐBSCL một thời không chỉ vang danh lúa mới OM, OMCS mà còn vang danh là Viện Dê, Viện Trưởng Dê, theo cách nói thành thực, nghiêm túc nhất của chữ đó. Bộ trưởng Nguyễn Công Tạn, Bí thư Tỉnh Ủy Tám Thanh và các cán bộ đi cùng khi đến tham quan Viện Lúa, ngoài việc thăm đồng đều không quên đến thăm các mô hình trồng so đũa  – nuôi dê, cũng như sau thăm mô hình con cá con tôm ôm cây lúa ‘canh tác bền vững trong vuông’. Một số gia đình kỹ sư giỏi nuôi dê như gia đình kỹ sư Bình Thủy có thêm tên gọi thân mật Bình dê, tương tự như nhiều cặp vợ chồng của Bổng Hòa lúa, Bửu Lang lúa quen thuộc với nông dân miền Tây.

Tôi có một kỷ niệm vui với Viện Lúa là trồng sắn ngô xen thêm đậu xanh, lạc, đậu rồng và tôi khuân về từ Viện Lúa hai con dê Bách Thảo để làm mô hình kinh tế hộ gia đình. Các con tôi Nguyên Long còn quá bé, thuở đó vợ chồng đều bận rộn suốt ngày mà dê Bách Thảo phá quá, gặm cỏ và cây cối rất miệt mài. Tôi có sáng kiến buộc hai con dê lại với nhau và treo bao cỏ trên gác bếp cao để dê rút cỏ ăn dần. Thế nhưng một hôm một con leo lên cao rút cỏ, con ở dưới giật kéo làm con ở trên ngã vật xuống và bị … ‘chấn thương sọ não’ như anh em trong cơ quan nói vui. Chúng tôi mua hai can rượu và xẻ thịt dê gõ kẽng ‘báo động’ mời anh em về liên hoan và chia thịt dê cho mọi nhà. Câu chuyện ‘mổ dê đãi tiệc’ nghe thật hoành tráng và nhớ quá một thời.

Thầy Luật 90 tuổi mà vẫn thật trí tuệ, hài hước với sức viết tài tình. Trong khi tôi loay hoay kỷ niệm Tỉnh thức cùng tháng năm 6 https://youtu.be/PRWvsyseCt8; thì thầy gửi tin nhắn:

Vu Lúa Xuân thành vụ chính lịch sử ỏ phía Bắc Việt Nam (viết theo yêu cầu của Trung tâm di sản các nhà khoa học Việt Nam, Hà Nội) (tiếp theo 2) Lần đầu tiên Lúa xuân lên vùng Trung du Bắc bộ Lúa xuân lên vùng Trung Du Bắc Bộ. Đầu thập kỷ 70, Bí thư Tỉnh ủy Kim Ngọc cùng vài cán bộ cao cấp của tinh Vĩnh Phú, lúc đó đã hợp nhất ba tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Yên và Phúc Yên; GSKS Viện trưởng Bùi Huy Đáp tiếp đón cùng vài cán bộ của Viên Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam , tôi rất vui đượclà thành phần tiếp đón cả dự tiệc chiêu đãi Đoàn Vĩnh Phú vì trực tiếp mời được Đoàn Vĩnh Phú tới yêu cầu giúp đỡ về kỹ thuật và giống lúa xuân ! . Thày Đáp đã nói khi tôi có ý định đưa vụ lúa xuân lên vùng Trung du Bắc Bộ, bắt đầu từ Vĩnh Phú mà Bí thư Tỉnh Ủy Kim Ngọc thường từ chối bằng mọi cách tiếp khách từ Hà Nội như đã từ chối cả các bộ trưởng và cao hơn, ta cũng có lần đăng ký xin gặp nhưng có được đâu; nên ý định của cậu rất khó thực hiện đấy!, Thày Đáp là người nhanh nhậy thông minh, nên có nói cậu cứ thử xem biết đâu đồng chí bí thư Kim Ngọc lại nghe những người “miệng nói tay làm”, ta sẽ cử cậu Huy quê ở xã Bình Đà Hà Đông Làng làm pháo Tết nổi tiếng, là CB phòng khoa học đi với cậu. Thày Đáp có nói thêm: việc từ chối của đồng chí bí thư Kim Ngọc là có lý do: nhiều chuyên gia cao cấp đi Trung Quốc tham quan mang về nhiều kỹ thuật NN đã thất bại thảm hại một cách rất buồn cười vì vô ích, tốn kém, như cấy dồn bằng cách nhổ lúa đã trỗ bông ở nhiều ruộng rồi cấy dồn vào một ruộng, cho lợn ăn phân trâu, cắt tuyến giáp trạng của lợn; VF Chính phủ kêu gọi các địa phương làm theo, và nêu danh các nơi cần khiêm tốn học bạn Trung Quốc , như Thái Bình, Vĩnh Phú..Cuộc gặp gỡ giữa địa phương và Viên Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam thành công rất tốt đẹp, một bằng chứng rõ ràng: đồng chí bí thư Kim Ngọc triệu tập và trực tiếp chủ trì ngay một cuộc họp với các cơ quan và cá nhân liên quan tới việc triển khai vụ lúa xuân đầu tiên ở Vĩnh Phú. Tôi nhìn xuống dưới Hội trường thấy anh Tiến Phó Trưởng Ty Nông nghiệp Anh ngồi có ý né tầm nhìn của tôi, vì tôi và anh Huy đến xin gặp 3 lần mà không được gặp: 3 lần đạp xe lên Việt Trì, tìm đến nơi sơ tán rồi về không!, hôm nay lại thấy tôi ngồi bên bí thư tỉnh ủy Kim Ngọc. Trong phần thảo luận tôi có phát biểu: tôi thấy trong các đoàn đi mua hạt giống lúa xuân ở Thái Bình luôn có hai thành phần là Ngân hàng và Ty Nông nghiệp, còn có ai nữa thì tôi không biết tôi xin tiến cử anh Tiến.. nhìn xuống thấy anh thở phào nhẹ nhõm. Họp xong anh tìm tôi bắt tay nhau đều rất văn hóa; đều không nói gì, mà rất vui vẻ.; Lúc đầu bắt tay binh thường, rồi bỗng nhiên anh đặt cả bàn tay trái, theo đà này tôi cũng đặt luôn bàn tay trái của mình thành 4 cánh tay chụm vào nhau, tôi nhìn lên thấy bí thư Kim Ngọc gật gật đầu mỉm cười tỏ vẻ hài lòng. Tôi nghĩ: đây là một dự báo cuộc hợp tác này sẽ thành công tốt đẹp; quả nhiên vậy: chỉ sau một vụ, tỷ lệ diện tích gieo cấy lúa xuân ở Vinh Phú từ không đáng kể lên khoảng 40% như nói ở trên. Về sau,anh Tiến hợp tác với chúng tôi rất tích cực; Khi găp anh vào lúc thich hợp, tôi nói nhỏ với anh, ở Vĩnh Phú, không có cán bộ nào dám làm sai ý của bí thư Kim Ngọc đâu; trước đây đồng chí Kim Ngọc đã có ý phản đối vụ lúa này; Thày Đáp có nói ý này với chúng tôi. Tiếp đó, sau vài ngày nữa thì có cuộc hội họp lớn được tổ chức trên đồi dưới tán rừng Phú Thọ khép kín. Có ba diễn giả chính là bí thư Kim Ngọc, Viện trưởng Đáp và tôi. Đồng chí Kim Ngọc phát biểu khai mạc; và bế mạc kết luận bằng một câu rất dân giã: “ Ai không làm lúa xuân là “đếch” tin Đảng”! Tiếng vỗ tay hòa với tiếng cười râm ran nơi nơi !! Về cuộc gặp bí thư Kim Ngọc đầu tiên Sau ba lần xin gặp ô Phó Trưởng Ty Nông nghiệp không đạt, tôi và KS Huy bảo nhau đến thẳng văn phòng Tỉnh ủy xin gặp đồng chí bí thư Kim Ngọc đã được Viện trưởng Đáp khuyến khich như nói trên; quả nhiên là ông cho gặp luôn ở phòng tiếp khách riêng bên phòng nghỉ ngủ của ông; ông vào đề luôn: Mình đã gặp anh Ngô Duy Đông và Nguyễn Ngọc Trìu, Bí thư và Chủ tịch tỉnh Thái Bình ở hành lang một cuộc họp, có nói chuyện về chuyện vụ lúa xuân, có nói về mấy anh kỹ sư ở Viện anh Đáp về giúp tỉnh, thì ra là các cậu à . – Thưa Anh, Chúng em đã đi thăm đồng qua Vĩnh Tường đến Thanh Ba, Hạ Hòa, chỉ mới cưỡi xe đạp xem lúa tựa như “cưỡi ngựa xem hoa” thôi ạ, thấy chẳng khác gì dưới đồng bằng; hỏi bà con nông dân thì được biết cũng có những khó khăn như nhau, là ở khâu ngâm ủ hạt giống, làm mạ, – Đúng rồi! Thế khắc phục thế nào? – Thực tế ngay ở sân của HTX khá rộng dể ra hạt và phơi lúa, hạt giống hỏng ngay ở khâu này: lúa gặt về xếp đống chậm ra hạt, chuyện này thường xẩy ra, vì ‘Cha chung không ai khóc’; dùng lò thúc mầm theo kinh nghiệm từ Trung Quốc thì hạt lúa chết ngạt! Mặt khác, chúng em quan sát thấy từ đống lúa hơi nước bốc lên như khói, đo nhiêt độ thấy giữa đống lúa nhiệt độ tăng đến 50 – 70ºC, thế là chúng em nẩy ra ý định sử dụng năng lượng tái tạo này tựa như khi chiên rán cá ‘lấy mỡ nó chiên rán nó” ạ . -Thế cách làm thế nào? – Thưa! Đơn giản thôi ạ: sau khi ra hạt dùng bàn trang san hạt dầy độ 40 – 50cm, phủ rơm, tưới nước nóng 3 sôi 2 lạnh như bà con nông dân làm theo cán bộ nông nghiệp hướng dẫn vừa khử trùng vừa thúc nẩy mầm; đến khi hạt giống nẩy mầm sinh ra quá trình sinh hóa tỏa nhiệt ạ; Nếu không dùng bàn trang san mỏng dần đến 20- 30 cm thì nhiệt độ có thể tăng tới mức làm hỏng giống. Trước khi em đi Đông Âu làm nghiên cứu sinh ở Ba Lan, Bộ trưởng KS Nghiêm Xuân Yêm triệu tâp em lên phòng làm việc của Bộ trưởng báo cáo sáng kiến này đấy ạ! – Bỗng bí thư Kim Ngọc đứng phắt dậy, nét mặt rất tươi tỉnh, đập tay xuống bàn, một tay bắt tay tôi rất văn hóa, một tay vỗ vỗ rất thân mật vào vai tôi, nói: Nhiều lần Mình cũng thấy cảnh hạt giống lúa hỏng đến mức cho gà nó cũng “đếch” thèm mổ ăn, thương người nông dân lắm! Mà chưa nghĩ ra cách khắc phục À! Còn các khâu canh tác lúa xuân có gì mới? – Thưa Anh, có ạ, khâu mật độ gieo mạ ạ: mật độ gieo mạ/ sào Bắc bộ cho lúa chiêm và lúa mùa bà con nông dân làm theo tập quán ngàn đời là 10 – 15kg/ sào Bắc bộ 360 m2, nay là 35 – 40kg hạt giống ạ; khâu cấy cũng cần cấy lúa cấy dầy hơn, nông hơn. Để nhận biết và đề xuất kỹ thuật này cũng từ quan sát thực tế sản xuất: cứ chỗ nào mạ mọc dầy thì ít chết, cấy lúa càng thưa càng chết nhiều ạ; kiểu như về mùa đông nằm ngủ một mình thì rét co rúm lại, còn ngủ chung, đắp chăn hay đắp chiếu, đều khỏe re! – Bí thư Kim Ngọc lại đứng dậy, dơ tay chém gió, nói: Mình quyết định sáng ngày kia họp những người liên quan đến sx vụ lúa xuân; Mình sẽ trực tiếp xuống Viện anh Đáp đề nghị hỗ trợ việc mua giống và cán bộ kỹ thuật đã có làm cùng với cán bộ của Tỉnh hướng dẫn nông dân thực hiện; và không quên chỉ thị cho văn phòng và trợ lý mời họp khẩn, văn phòng bố trí ăn, ngủ chu đáo cho cán bộ của anh Đáp nhé! .. Có thể nói cuộc gặp bí thư Kim Ngọc là hoạt động khởi đầu công cuộc đưa vụ Lúa Xuân lên vùng Trung Du Vĩnh Phú; Bí thư Kim Ngọc là người rất sâu sát với các địa phương, với công việc sản xuất lúa và đời sống của tỉnh, nên bí thư nắm được vấn đề rất nhanh, nên rất thuận lợi! Nhân đây tôi xin nhắc lại một cảnh của bộ phim Bí thư Tỉnh ủy, ai cũng hiểu ngay là Bí thư Kim Ngọc, Ông đứng nấp ngoài bờ rào nhìn thấy cháu bé 5 – 6 tuổi bốc cám lợn ăn vội vàng ngon lành, mẹ thấy phát mấy cái vào đít, nói: đây là của lợn, chứ đâu phải của con; rồi cả mẹ con cùng ôm nhau khóc; xem phim mà rớt nước mắt!; tôi không biết tác giả kịch bản phim Bí thư Tỉnh ủy hư cấu thế nào, nhưng tôi và nhiều người, kể cả trẻ em, trước cách mạng tháng 8, giặc Nhật và Pháp vơ vét thóc của dân ta, có khi chỉ dể đốt thay than làm nhiên liệu, làm cho dân đói quá phải ăn củ chuối và thân chuối thái nhỏ trộn với cám lợn nấu ăn! Hồi đó cả nước có khoảng 2 triệu người chết đói! Cuộc họp bàn bạc việc đưa vụ lúa xuân vào tỉnh Vĩnh Phú do bí thư Kim Ngọc trực tiếp chủ trì là khởi đầu, tiếp theo là một loạt cuộc họp và hoạt động khác như đã trình bày trên, dẫn đến kết quả Vĩnh Phúc chỉ sau vụ đầu làm lúa xuân đã đưa diện tích từ tỷ lệ diện tích không đáng kể như nhiều báo cáo, đã tăng với tốc độ “thần tốc” lên 40%!, về tốc độ tăng diện tich năng suất và sản lượng nhanh hơn cả các tỉnh ở đồng bằng như Thái Bình, Nam Đinh.. KHOÁN HỘ và VỤ LÚA XUÂN ở Vĩnh Phú công đầu là: Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phú, đại tá Kim Ngoc Tôi xin tôn vinh đồng chí Kim Ngọc về hai việc lớn mà đồng chí làm cho tỉnh Vĩnh Phú là “KHOÁN HỘ” và “VỤ LÚA XUÂN” , về sau thực tế và đời sống chứng minh cả hai chủ trương đều đúng! Khi chưa được “giải oan” khỏi ý kiến nông cạn của một số chuyên gia cao cấp cho rằng khoán hộ là mầm mống của chủ nghĩa tư bản, nên khoán hộ phải là chui làm lủi như tội phạm! (theo phim’Bí thư Tỉnh ủy đã được công chiếu rông); còn vụ lúa xuân thì công khai cho đến thắng lợi, thì hình như chẳng mấy ai nhắc đến công đồng chí trong việc tiếp thu khoa học kỹ thuật áp dụng vào đồng đất của Vĩnh Phú mà động lực khởi động chính là đồng chí bí thư Kim Ngọc! Khi đó, khoán hộ và vụ lúa xuân hỗ trợ nhau cùng phát triển đưa nền kinh tế nông nghiệp của Vĩnh Phú lên tầm cao mới: do khoán hộ mà người nông dân quan tâm tới nông sản do mình làm ra; vì làm vụ xuân mà người nông dân có thêm nhiều nguồn lợi hơn từ việc đưa vào sản xuất nhiều giống lúa cao sản ngắn ngày mới, rút ngắn thời gian chiếm ruộng của các vụ lúa để tăng vụ, không chỉ cho vụ xuân, mà cả vụ mùa, vụ đông xuân, vụ hè thu.. Có một lần tôi gặp đồng chí Lê Huy Ngọ, khi đang làm Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tôi có hỏi Anh về việc này, Anh trả lời: lúc đó mình là cán bộ kế hoạch của Tỉnh, đâu có biết, chứ như bây giờ thì chắc chắn là mình can thiệp mạnh, không chỉ với đồng chí Kim Ngọc, mà với cả các cậu, nghe nói thưởng cả huy hiệu Đền Hùng cho những nhà khoa học có giúp tỉnh, kể cả những người chưa hề đăt chân đến Vĩnh Phú và không thấy một sự giúp đỡ nào! Tôi nói: Thưa Anh, khi tôi cùng anh chị em phục vụ sản xuất lúa luân canh cây lương thực khác 18 năm, trong đó có 6 năm ở Thái Bình, về giống lúa và cơ cấu mùa vụ lúa, vào dịp tỉnh Thái Bình là tỉnh đầu tiên của Miền Bắcđạt 5 tấn lúa /ha. Tỉnh tặng thưởng cho nhiều người huy hiệu 5 tấn, chúng tôi cũng bị quên nữa là! Lúc đó Phó Thủ Tướng Nguyễn Ngọc Trìu làm Chủ tịch rồi lên Bí thư tỉnh; khi lên làm Bộ trưởng Bộ Nông nghi65p và Phát triể Nông thôn, tôi có hỏi về việc này, Bộ trưởng Trìu có nói cậu Thái Phó Văn phòng hỏi cậu cần gì, như nhà đất để ở, xe đạp.. cậu nói chỉ cần được mua cung cấp môt men giấy để làm báo cáo công tác và báo cáo khoa học!.. Vào Nam làm Viện trưởng 18 năm (1981 – 1999), tôi rất vui được Đảng và Nhà nước ưu ái tặng danh hiệu Anh hùng Lao động cho cả Viện Lúa ĐBSCI, và cho cá nhân tôi; tặng giải thưởng Hồ Chí Minh cho tôi cùng 9 nhà khoa học của Viện về giống lúa và kỹ thuật thâm canh lúa ở Đồng bằng Sông Cửu Long: Đối với thắng lợi vụ lúa xuân ở miền Bắc góp phần tich cực vào an ninh lương thực và xuất khẩu gạo, GS Bùi Huy Đáp 1000 đ; Viện KHKTVN 1000đ, tôi được 500đ anh Đào Thế Tuấn 250; Đinh Văn Lữ 250 đ, lúc đó 250 đ mua cung cấp 1 xe đạp Phượng Hoàng loại xịn. Tuy nhiên, việc này tôi còn băn khoăn, còn áy náy: anh chị em cùng tôi với tôi ở Thái Bình và Vĩnh Phú, cũng như anh chị em ở các cục vụ như vụ trồng trọt, ở các địa phương như ở Hả Dương, ở Hà Đông.. thì chưa được gì, thậm chí chưa được xem xét! xxxx Nhân dịp này tôi xin thông tin thêm về “cấy dồn” mà tôi, hồi đó là sinh viên của Học viện Nông Lâm; các sinh viên nghỉ học làm ruộng kiểu mẫu: nhổ những khóm lúa ở ruộng đã trỗ bông đem đến đến ruộng ở ven bờ cấy dồn sát vào nhau; vài hôm đầu trông đẹp lắm, như một bồn hoa! Tôi thấy có nhiều ô tô, có cả ô tô Volga đen đến bờ ruộng xem! Nhưng chỉ vài hôm sau là bắt đầu vàng úa, sau vài ngày nữa là chết lụi dần; sinh viên chúng tôi lại phải nghỉ học, kéo hàng chục quạt kéo bằng cót được Nhà trường mắc sẵn cho giảm nhiệt độ ở ruộng lúa. Chỉ vài hôm sau là chết lụi cả ruộng, vì ta chỉ có thể làm theo quy luật, chứ chống sao được! Điều đáng rút kinh nghiệm hơn nữa là Bí thư Đảng ủy Nhà trường trực tiếp chỉ đạo rất duy lý trí: chỉ có lý lịch trong sạch mới được nhổ lúa đang đã trỗ bông và cấy ở ruộng trình diễn; còn lại làm những việc phục vụ cho người được chọn làm hai việc được cho là quan trọng nhổ lúa và cấy dồn vào ruộng trình diễn, nhiều sinh viên này sau được chọn đi du học ở Trung Quốc Thày Của được xếp ngồi trên bờ ruộng trình diễn cùng sinh viên tước bỏ lá/ bẹ khô héo cho tùng khóm lúa, để nhóm ít được tin tưởng về lý lịch chuyển ra ruộng cấy! Thày Đáp đi ô tô đến đầu ruộng, đứng nhìn một lúc rồi bỏ về, Tôi không nhìn thấy các thày khác“..

Thầy Luật kể chuyện một thời.

Đến Long Phú, Sóc Trăng bạn sẽ gặp con đường Trường Khánh - Đại Ngãi nối vựa lúa chất lượng ngon và năng suất cao nhất nước.

Con đường lúa gạo Việt Nam đang tỏa rộng nhiều vùng đất nước, kết nối lớp lớp những dâng hiến lặng lẽ tôn vinh hạt ngọc Việt. Cây lúa Việt Nam nửa thế kỷ nhìn lại (1977 – 2017) có tốc độ tăng năng suất vượt 1,73 lần so với thế giới. Thành tựu này có cống hiến hiệu quả của nhà bác học nông dân Lương Định Của ở chặng đường đầu của nước Việt Nam mới và lớp lớp những tài danh nông nghiệp Việt trong đó có giáo sư tiến sĩ Nguyễn Văn Luật anh hùng lao động, Bác Hai Nam Bộ, ‘anh Hai ôm em’  là một điểm đến đặc biệt ấn tượng .

THẦY LUẬT BẠN VÀ THƠ

Giáo sư Lê Văn Tố nhắn trên Facebook: “Tôi kính nể hai người anh hùng chân chính này và vinh dự được đàm đao với hai anh hùng tại nhà. Nói đến nông sản mà không nói đến công nghệ sau thu hoạch là việt vị nên sau khi thành lập cơ sở nghiên cứu theo đề nghị của GS Luật, tôi đã viết phần này”. Câu chuyện của thầy Tố, tôi chỉ lưu được một chút nhỏ trong bài Chuyện đời giáo sư Lê Văn Tố và mong thầy trao đổi thêm đôi lời về lĩnh vực chuyên sâu đầy thách thức và cơ hội này đối với lớp trẻ.

Giáo sư Trịnh Xuân Vũ người thầy đại thụ sinh học và sinh lý thực vật, hôm chấm luận văn thạc sĩ mới đây, đã kể chuyện và bàn luận với chúng tôi về sự vào cuộc của các đại gia kinh tài cho Nông sản Việt, chuyện quen và lạ mà anh Nam Sinh Đoàn đã bàn. Giáo sư Nguyễn Thơ góp vui: “Đi họp với các Cụ ớn nhất là các Cụ mang thơ đến tặng. Một hội nghề nghiệp đã đùa “Xin mọi người hãy để giày dép và thơ ở ngoài”.Thế nhưng ‘thầy Luật bạn và thơ Lúa mới’ là không hề cũ và không thể quên. Nhớ và quên là hai mặt của nhận thức, minh triết của đời thường. Văn hóa là gì còn lắng đọng khi người ta đã quên đi tất cả.

Tôi may mắn trong số những người bạn vong niên của thầy Luật “Em Hoàng Kim nhớ nhất là lúc lần đầu đi cùng thầy Van Quyen Mai về Ô Môn và về Cần Thơ cùng thầy Nguyễn Văn Luật, thầy Võ Tòng Xuân (là thân phụ của thầy giáo Võ-Tòng Anh) những người đã cùng cố giáo sư viện sĩ Đào Thế Tuấn chung sức xây dựng Chương trình Hệ thống Canh tác Việt Nam là điểm sáng một thời Nông Nghiệp Việt Nam (mà thầy Phạm Văn Hiền của Nong Lam University in Ho Chi Minh cityNong Hoc Web nay đã phát triển thành giáo trình tâm đắc). Một số thầy ở Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đùa là nhóm thầy Van Quyen Mai và chúng tôi là về Cần Thơ Ô Môn để làm “lô đối chứng”.Nhưng chính nhờ sự giao lưu học tập ấy (về cách tập hợp dấn thân của tập thể Viện Lúa đạo quân tiên phong của Điện Biên Nam Bộ) để rồi chúng ta đã tiếp nối làm nên cuộc Cách mạng sắn ở Việt NamHoa LúaHoa Đất , Hoa Người …Thật biết ơn quý Thầy khoa học nông nghiệp đầu ngành, biết ơn Viện Lúa xây dựng và phát triển

Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Văn Luật anh hùng lao động, Bác Hai Nam Bộ, ‘anh Hai ôm em’  là một điểm đến đặc biệt ấn tượng .

Hoàng Kim chép lưu lại bài thơ ‘Thăm bạn Ô Môn’ của PTS Nguyễn Hữu Ước, Viện trưởng Viện Mía Đường, tại Ô Môn đêm 14 12 1992 cùng bài thơ “Giáo sư Lúa” của ông Nguyễn Khôi là Phó Vụ trưởng Vụ Dân tộc Văn phòng Quốc hội (đã trích dẫn trong bài “Thầy Luật lúa OMCS OM” phần hai) và bốn bài thơ đầu, giữa và cuối tập thơ “Lúa mới” của giáo sư Nguyễn Văn Luật

THĂM BẠN Ô MÔN
Nguyễn Hữu Ước
Thân mến tặng GSTS Nguyễn Văn Luật
và các bạn Viện Lúa ĐBSCL Ô Môn

Ô Môn ơi thế là đã đến
Bao chờ trông nay mới thỏa lòng
Trời Cần Thơ dạt dào gió nắng
Lúa ngập đồng gợn sóng mênh mông …

Giống lai nào bình chọn – tay em
Vần thơ nào dưới trăng anh viết?
Để ta say màu xanh mái tóc
Say con diều nghiêng cánh gọi trăng.

Chất dẻo thơm hạt gạo “Ô Môn”
Những chắt lọc công trình trí tuệ
Nuôi cuộc đời năng mưa vất vả
Xây niềm tin đi tới tương lai.

Gặp đây rồi – Vui quá đêm nay
Ly rượu nồng ấm tình bầu bạn
Không còn cách sông Tiền, sông Hậu
Trái tim ta làm nhịp nối bờ xa …

HOA NGỌC TRÂM
Luat Nguyen

Ngọc Trâm trong trắng thơm lâu
Chẳng khoe sắc thắm, chẳng sầu gió mưa
Trông hoa nhớ mẹ năm xưa
Hoa thanh tao ấy bây giờ còn đây.
11. 1983
Lúa mới, Nguyễn Văn Luật 1997 (bài đầu).

NHÀ NÔNG HỌC
Luat Nguyen

Là nhà nông học của nghề nông
Như những nhà thơ của ruộng đồng
Chữ tâm trong anh đầy sức sống
Tình anh như biển lúa mênh mông.
1961

TRÊN SÂN CHIM BẠC LIÊU
Luat Nguyen
Tặng ngài TLS Ấn Độ N.Dayakar

Anh với tôi trên đài quan sát
Canh rừng xanh, giữ biển Thái Bình
Đàn cò mang nắng bình minh
Ngao du kết bạn tâm tình khắp nơi
1991
Lúa mới, Nguyễn Văn Luật 1997 (bài giữa).

XUÂN
Luat Nguyen

Xuân thời gian, xuân bất tái lai
Hương sắc tình xuân đâu có phai
Sức xuân trong anh từ em đến
Viết bản tình ca -tha thiết – không lời.
22 2 1997
Lúa mới, Nguyễn Văn Luật 1997 (bài cuối)

CHỒI TƠ
Luat Nguyen

Tình em sưởi ấm mùa xuân trẻ!
Mang nắng chan hòa nhuộm sắc hoa!
Anh muốn gom mưa từ bốn bể!
Để em tưới mát những chồi tơ!

Thầy Luat Nguyen nhắn ngày 24 11 2021 “Xin đóng góp với trang mạng của TS Hoàng Kim bài thơ Chồi tơ tôi làm tặng cố bà xã tôi hồi được Nhà nước phong tạng Nhà Giáo ưu tú” xem tiếp tại https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-luat-lua-omcs-om/.

Tôi dừng lâu trước bài thơ xúc động của anh Nguyễn Hữu Ước viết tại Ô Môn đêm 14 12 1992. Anh Ước thăm Ô Môn chậm hơn nhiều so với chúng tôi, không được làm “lô đối chứng” hoạt động chung chương trình lúa và hệ thống canh tác kết nối từ rất sớm với Viện Lúa Ô Môn.. Giáo sư Vũ Công Hậu nói “Được làm đối chứng là tốt lắm đấy cậu ạ. Cậu phải tâm huyết lắm mới tạo được sự đột phá. Cậu thay đổi thói quen ưa thích và thị trường tiêu dùng của người dân, đặc biệt là đối với lão nông tri điền, để chọn được một giống tốt thực sự trong sản xuất là thật khó. Làm việc thật và bước đi hàng đầu là điều không dễ dàng. Người ta nhiều khi phải ‘né’ đối chứng thật tốt ‘nước sông không phạm nước giếng” đấy cậu ạ. Giáo sư Vũ Công Hậu và anh Nguyễn Huy Ước ngày nay đều là người thiên cổ nhưng những sự quý mến, trân trọng công sức của một thế hệ vàng tâm huyết và lời tâm tình thật đáng quý.

DẠY VÀ HỌC không chỉ là trao truyền kiến thức mà còn thắp lên ngọn lửa. Chừng nào mỗi chúng ta chưa ứa nước mắt thấm hiểu sự nhọc nhằn của người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt gạo. Chừng nào những giá trị lao động khoa học cao quý, liên tục, âm thầm chưa mang lại đủ niềm vui cho bữa ăn của người dân nghèo. Chừng đó chúng ta sẽ còn phải DẠY VÀ HỌC. Cái gốc của sự học là HỌC LÀM NGƯỜI.

Các sâu sắc của sự học làm người là noi theo gương sáng (mặt tốt) của những bậc thầy minh triết, phúc hậu, tận tâm với Người với Đời. Sức lan tỏa của một người Thầy là tình yêu thương con người, sức tập hợp và cảm hóa. Thầy Nguyễn Văn Luật trở thành nhân vật lịch sử của em để đón nhận mọi sự khen chê của đời thường, nhưng riêng em luôn nhớ về Thầy với những điều cảm phục ngưỡng mộ”.

Thầy Luật lúa OMCS OM một thời sôi nổi

Kim Notes lắng ghi chú: Tài quá Sao Thần Nông GIÁO SƯ LUẬT VIẾT NGẮN. Thầy Luật trò chuyện vui: “Với GSVS Đào Thế Tuấn: Hội nghị thường kỳ hàng năm về lúa gạo do IRRI tổ chức tại Philipin, có nhiều khoa học gia VN tham dự, có cuộc Hội thảo về Lúa ưu thế lai vào năm 1992, tôi có b/c khoa học về lúa Ưu thế lai UTL 1 và 2 của Viện Lúa ĐBSCL tạo chọn. Một buổi chiều muộn tôi đi dạo chơi với GS Tôn Thất Trình đang làm việc cho FAO ở Rome. GS Trình có thời gian làm Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp cho Chính quyền Sai Gòn, trong một cuộc họp Chính phủ GS đề xuất một vấn đề bảo vệ quyền lợi cho nông dân, bị từ chối; GS bỏ họp đi bộ về thẳng nhà không dùng xe con của Bộ NN, và bỏ việc luôn, rồi đến làm việc cho cơ quan Lương Nông QT (FAO) ở Rome, Ý. Bỗng có một phụ nữ Việt chạy lại ôm chầm lấy tôi và nói anh Tuấn sang đây bao giờ mà chưa đến em! Tôi ngỡ ngàng. GS Trình từ từ giới thiệu đấy là GS Luật Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL; và đây là TS Tâm kiều bào ta làm việc tại Đại học Los-ba-nos. Tối hôm sau, TS Tô Phúc Tường mời đại biểu Việt Nam dự tiệc gia đình. Trong buổi tiệc có cả cô Tâm và anh Trình, anh Tuấn, cô Võ Mai, bạn Bộ và tôi. Tôi có hỏi anh Tuấn: anh quen cô Tâm sâu sắc đến mức nào mà cổ nhầm lẫn tưởng tôi là anh. Anh Tuấn là Nhà khoa học rất uyên thâm, nhưng trước chuyện này thì hơi bị lúng ta lúng túng, bèn nói cho qua chuyện: cậu hưởng lợi thì phải trả tiền cho tôi! Sau buổi tiệc, mấy anh em chúng tôi dạo khu gia cư của Viện Searca có người Việt làm việc, một dàn chó chạy ra sủa inh ỏi, nhưng lạ là chó né tránh TS Võ Mai, Cô giải thich em không chỉ là khắc tinh của sâu bệnh (vì cổ là Cục phó BVTV), mà cả kháng chó, vì chó nó có biết chó có làm chó gì làm chó gì đâu, mà nịnh đầm!. TS Mai là người có bản lĩnh, có năng lực và bạo miệng nói chuyện hay, đã từng là Đại biểu Quốc hội nhiều nhiệm kỳ.” Em Hoàng Kim xin chép về Thầy Luật lúa OMCS OM https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-luat-lua-omcs-om/

Kim Notes lắng ghi chú ĐẤT, NHỚ, THẦY, CHUYỆN, TRUYỆN Thầy Luật lúa OMCS OM dạy và học tinh tường. CNM365 Tình yêu cuộc sống Hoàng Kim chia thành năm nhóm NHÂN VẬT CHÍ 1) Địa (đia linh nhân kiệt) 2) Nhớ (quân, sư, phụ); 3) Thầy (những người mình ấn tượng nhất); 4) Chuyện (sự thật và huyền thoại); 5) Truyện (Văn chương Ngọcho đời); 6) Tên nhân vật tên tác phẩm chính. Đó là kinh nghiệm quý dạy và học viết văn chương cổ Việt Nam dư địa chíNguyễn Trãi kiệt tác thơ vănLê Quý Đôn tinh hoaThầy Luật lúa OMCS OM viết : Chuyện thường ngày hay gặp I. Nhận nhầm người quen chưa biết Tôi dùng từ “Chuyện”, chứ không phải “Truyện”, vì chủ yến là chuyện chính tôi gặp, minh triết, người thật việc thật, chứ không phải truyện có hư cấu tài ba suy tưởng ra phạm vi rộng và chiều sâu của các nhà văn chuyên, nhất là của các nhà thơ: “Nói vậy mà không (chi) phải là vậy”. có gì sơ suất xin người đọc lượng thứ. 1. Với GSVS Đào Thế Tuấn: Trong một Hội nghị khoa học hàng năm tại cơ sở của Viện Lúa Quốc tế (IRRI – International Rice Research Iinstitute) ở Philipines. Chuyện là ở một buổi chiều muộn, trong khuôn viên của IRRI, GS Tôn Trình và dạo chơi, bỗng một phụ nữ Việt chạy đến ôm chầm lấy tôi và nói: Anh Tuấn sang đây rồi mà chưa đến em.. Tôi ngỡ ngàng.. Tôi xin chỉ tóm tắt đến đây vì là chuyện tôi vừa kể dài nhiều lý thú, vui vẻ và thân tình giữa các nhà khoa học, xin tìm đọc. 2. Chuyện về Anh Hai Nam bộ Đặng Thái Thuận Chuyện xẩy ra ở TP HCM, trường Quản lý của Bộ NN và PTNT ở số 4 Đinh Tiên Hoàng, Q 2. Tôi đang đứng thì Hai Thuận chạy tới nói: Hai Thắng Chủ tịch Công đoàn ngành NN nói rất cảm ơn Anh Hai giúp đỡ ăn ở cho các đại biểu CĐ phía Nam họp, tôi đã báo cáo với Bộ trưởng Tạn và đã gửi công văn đi các tỉnh rồi! rất cảm ơn sự hào hiệp của Anh Hai Nam bộ nhé! Sau khi nghe vỡ chuyện, mình nói: Anh nhầm rồi! Tôi làm gì có khả năng giúp Anh.. Chưa nói hết thì Chủ tịch CĐ Thắng đã xững người, đỏ mặt tía tai, nhẩy choi choi như đứng phải tổ kiến lửa, gãi đầu gãi tai, xoi xói nói: Anh nói lời mà không giữ lời, bây giờ biết làm sao đây! Cậu ấy không cho mình giải thích nửa lời! Mình biết là cậu ấy nhận nhầm mình là GS Luật vì Luật đã giúp và tổ chức nhiều cuộc hội nghị, mình có đến dự, nên chạy đi tìm cậu, nói, đi nhanh với mình đến cậu Thắng làm cho cậu ấy bình tĩnh lại. Vừa trông thấy hai chúng tôi tới, Chủ tịch Thắng ngạc nhiên dơ 2 tay lên trời, cúi gập người, cười khùng khục, và lẩn nhanh vào đám đông đại biểu! 3. Lại chuyện nhầm người với Hai Thuận Trong thập 80 TK 20, Viện Lúa ĐBSCL chưa có nhiều Dự án QG và QT, việc chưa nhiều, nên thường đi xe ô tô xuyên Việt ra Hà Nội họp, nên thường kết hợp, qua nơi này nơi khác. Có lần qua Huế, rẽ vào Đại học NN Huế, được Văn phòng dẫn đến gặp Phó Hiệu trưởng khi đó là Thạc sỹ Nguyễn Thị Kinh, Bí thư Đảng ủy Nhà trường. Lần đó tôi đi với hai trợ lý là Đặng Kim Sơn và Lê Văn Bảnh; về sau TS Sơn là Viện trưởng Viện NC Chính sách NN, Bảnh Cục trưởng Cục Chế biến Nông sản và nghề muối, sau kế nhiệm VT Viện lúa ĐBSCL mà các tiền nhiệm là Luật, Bổng, Bửu. Các cô ở phòng thư ký chỉ cho mình tôi vào gặp Lãnh đạo. Cửa vừa khép hờ lại thì ThS BT Kinh chạy đến ôm chặt lấy tôi và nói sao Anh bảo đến với em mà giờ mới đến.. , tôi lại ngỡ ngàng, mà cũng thấy vui vui. Nửa muốn gỡ ra, nửa không vì không biết gỡ thế nào..; May thay, hai cậu trợ lý gạt cô thư ký ra, chạy vào “Cứu bồ!”, và nói: Thưa Cô! Đây là GS Luật VT Viện Lúa ĐBSCL, chứ không phải Chú Hai Thuận P. Cục trưởng Cục BVTV ạ! Về sau, khi TS Võ Mai biết chuyện, vào một dịp TS Võ Mai gặp chúng tôi, có hỏi Sơn và Bảnh, Cô nói: các cậu không nên can thiệp vào chuyện của Anh Luật và cô Kinh, nếu có xẩy ra chuyện vui hay không vui gì thì đã có Anh Hai Thuận lo! Mà sao các cậu biết sự có sự nhầm lẫn người nhỉ? Thưa cô vì ở Nam bộ đã xảy ra mấy lần rồi ạ. Kể ra xem nào? ; một lần họp Bộ ở Trường Quan lý Kinh tế, Tôi có biết vì có dự cuộc họp này; một lần bàn đăng ký dự Hội thảo Khoa học ở Hội trường Viện KHKT Viện KHKTNN Miền Nam; Khi Anh Hai Thuận đến đăng ký tên và lấy tài liệu thi các cô ở Ban tổ chức ngồi ghi chép nói Chú vừa lấy rồi ạ! Hai Thuận nóng tính trừng mắt gắt toáng! Tôi và Anh Trần Thế Thông đến, Anh Thông nói Anh Thuận bỏ qua cho sự nhầm lẫn của các cháu và nói: Đây là chú Hai Thuận P. Cục trưởng trên Bộ, đại diện Bộ về dự Hội thảo với chúng ta; Cô gái nhìn tôi và Anh Hai Thuận, tái mặt cúi đầu xin lỗi: Con xin lỗi chú Hai Thuận ạ!, con xin lỗi các chú! Con mời các chú vào Hội trường, con sẽ mang tài liệu đến bàn VIP ạ! Hai Thuận là bạn học khóa Một cùng lớp với tôi, rất tốt tính, trung thực, xuề xòa, Chả thế mà khi về địa phương ở nhiều tinh, có khi ngồi uống rươu với từ bí thư tỉnh ủy đến đồng chí bảo vệ một cơ quan nhỏ của tỉnh, ai cũng mến, vì Anh Hai luôn nghĩ người nông dân, nghĩ tới địa phương. Bộ điều lên Bộ ỏ Hà Nội làm cấp trưởng theo quy định thì xin ở lại.. Tôi phải cảm ơn Hai Thuận còn vì bạn ấy còn là “kênh thông tin” mới nữa giữa Viện Lúa ĐBSCL với địa phương và nông dân, vì Bộ trưởng và nhiều cán bộ lãnh đạo cao cấp ở Hà Nội vào Nam muốn về ĐBSCL thường kéo theo Hai Thuận; sau đó khi gặp tôi Hai Thuận vui vẻ kể lại nói chung đều khen Viện Lúa, như anh Anh Tám Thanh BT CT có nói ông đã về thăm nhiều nhà nông dân khoe với ông đống lúa to hơn cả đống rơm giạ do trồng lúa OM, OMCS, hợp với ôm em, ôm em cưc sướng!” Em Hoàng Kim xin được chép tiếp về chuyên trang Thầy Luật lúa OMCS OM https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-luat-lua-omcs-om/

Hoàng Kim

Video nhạc tuyển
Hạt gạo làng ta – Ca nhạc thiếu nhi Việt Nam
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim LongNgọc Phương Nam Thung dung Dạy và HọcViệt Nam HọcCây Lương thực Việt NamTình yêu Cuộc sốngCNM365Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on TwitterĐăng tải tại Thầy Luật lúa OMCS OM | Thẻ Thầy Luật lúa OMCS OM | 1 Trả lờiSửa

Hoàng Kim thơ cho con

Posted on 

Nguyen Long

HOÀNG KIM THƠ CHO CON
Hoàng Kim
Thương yêu tặng hai con
HoàngTố Nguyên, Hoàng Long

Con!
Thân thương một tiếng gọi
Hạnh phúc bật nên lời
Lòng Cha bồi hồi
Sung sướng gọi:
Con!

Cha đi công tác xa
Mong đợi Con, từng ngày chờ thư Mẹ
Thư đến!
Con ra đời!
Cha run lên vì mừng
Thao thức suốt đêm
Không ngủ

Bạn bè vây quanh Cha
Trân trọng niềm vui thiêng liêng
Nâng cốc chúc Cha
Hạnh phúc!

Tiếng Con ngọt ngào môi Cha
Dào dạt lòng Cha vỗ mãi
Có Con
Nối cuộc đời Cha
Gấp đôi
Có Con
Đan giữa cuộc đời
Hạnh phúc

Con là sợi dây máu thịt
Yêu thương gắn Mẹ và Cha
Có Con
Cha thấy cuộc đời ý nghĩa hơn
Cuộc sống – Tình yêu – Sự nghiệp
Hai Con là hai con mắt
Cửa sổ tâm hồn Cha
Dẫu đời Cha nhiều chông gai
Trái chín cuộc đời vẫn ngọt
Con là giấc mơ trong trẻo
Là ban mai tươi vui
Là viên ngọc trao đời
Là hương hoa hạnh phúc

Ước vọng cuộc đời Cha
Có Con đi nối con đường sự nghiệp
Con đứng trên vai Cha
Vươn tới những chân trời mơ ước

Hai Con
Hai viên ngọc
Chị con và Con
Mẹ con dịu hiền hơn
Mẹ con đảm đang hơn
Cha bớt vụng về mỗi việc làm nho nhỏ
Con trở thành ngọn lửa
Sưởi ấm lòng Mẹ Cha
Khi mỗi ngày khó khăn
Trong trẻo tiếng Con
Mẹ Cha hết mệt
Con là niềm vui lớn nhất
“Con hơn Cha nhà có phúc”
Cha mong dồn cho Con.

Lớn lên
Con sẽ hỏi Cha
Sao Cha đặt tên Con là Hoàng Long?
Con ơi!
Tên Con là khúc hát yêu thương
Của lòng Cha Mẹ
Cha Mẹ thương nhau
Vì qúy trọng những điều ân nghĩa
Sự nghiệp và tình yêu
Những ngày gian khổ
Cùng nghiên cứu củ sắn, củ khoai
Con là giống khoai Hoàng Long
Tỏa rộng nhiều vùng đất nước
Dẫu không là trái thơm qủa ngọt
Nhưng là niềm vui người nghèo
Để Cha nhớ về quê hương
Khoai sắn bốn mùa vất vả
Để Cha nhớ những ngày gian khổ
Năm năm
Cơm ngày một bữa
Khoai sắn không phụ lòng
Để Cha nhớ về
Lon khoai nghĩa tình
Nắm khoai bè bạn
Gom góp giúp Cha ăn học
Khi vào đời
Cha gặp Mẹ con
Cho nên:
Cha muốn Con
Trước khi làm những điều lớn lao
Hãy biết làm củ khoai, củ sắn
Hãy hướng tới những người lao động
Nhớ quê nghèo cắt rốn, chôn rau

Lớn lên
Con sẽ hỏi cha
Sao Cha đặt tên con Hoàng Long?
Long là rồng
Con là đậu rồng
Là công trình thứ hai Mẹ Cha nghiên cứu
Mẹ con chọn hạt
Cha gieo nên con
Vất vả gian nan
Hứa hẹn một mùa gặt hái
Con là tháng ngày mong đợi
Là niềm vui đóng góp cho đời
Từ hạt đậu củ khoai
Cha Mẹ trao Con sự nghiệp
Cha nhớ câu đối trăm năm
Về một gia đình hạnh phúc
“Sáng khoai, trưa khoai, tối khoai
ngày khoai ba bữa
Cha đỗ, mẹ đỗ, con đỗ
đều đỗ cả nhà”
Chị con và Con
Là mong ước
Của Mẹ và Cha

Lớn lên
Con sẽ hỏi Cha
Sao Cha đặt tên con Hoàng Long?
Long là rồng
Nghĩa mẹ tạo nền
Công cha xây móng
Trước mắt con là sông dài, biển rộng
Ước mong con bay lên
Con hãy đi đến cùng
Mục đích của con
Làm được những điều cao cả
Hãy cố gắng không ngừng
Kiên gan
Bền chí
Ước mơ và hiện thực
Hôm nay và mai sau
Nghị lực là thước đo cuộc đời
Hai chữ đầu tiên Con học làm người
Phải học hai điều NHÂN NGHĨA

Cha mong Con lớn lên
Ít nếm trãi khó khăn, vất vả
Nhưng đừng bao giờ quên
Những ngày đói khổ
Thời thơ ấu của Cha
Mồng Ba tháng Giêng ngày mất của Bà
Hai mươi tháng Mười ngày ông Mỹ giết
Ngày mà cửa nhà tan nát
Đói nghèo Bác dắt dìu Cha
Tuổi thơ thì bắt ốc, mò cua
Lớn một chút trồng khoai, dạy học
Qua danh lợi hiểu vinh, hiểu nhục
Trãi đói nghèo biết nghĩa, biết ân
Phan Thiết là nơi Mẹ đã sinh Con
Ông Bà ngoại nuôi cho Con khôn lớn
Tuổi thơ của Con lớn trong yên ấm
Tao nôi êm ả, thanh bình
Ru cho Con “uống nước nhớ nguồn”
Khi con lớn đừng quên điều HIẾU THẢO

Cha say viết về Con
Kể về Con
Thơ cho Con
Cô bác vây quanh Cha
Gật gù
Thông cảm

Thơ chắp mối
Từng vần,
Từng mảng
Câu thơ chưa chỉnh lời
Nhưng tứ thơ
Dồn dập
Bối hồi
Hạnh phúc lớn
Trong lòng Cha
Ngân mãi

(*) Hoàng Long sinh đêm Noel

Ban mai chào ngày mới 30 https://youtu.be/_dZY0EXun_U Mừng Giáng Sinh an lành ấm áp tình thân tích hợp tuyệt phẩm nhạc tuyển chọn tươi vui chào ngày mới, nguồn năng lượng quý, với Bài ca nhịp thời gian Run away with me của Omar Akram, và thông tin chọn lọc của hai trang web https://hoangkimlong.wordpress.com và https://cnm365.wordpress.com Tỉnh thức cùng tháng năm, những chuyện đời lắng đọng trầm tích không thể quên, Thông tin bảo tồn tại KimYouTube https://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam và Ban mai chào ngày mới 30 https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ban-mai-chao-ngay-moi và Chào ngày mới 24 tháng 12 https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-24-thang-12 và https://hoangkimlong.wordpress.com/category/van-chuong-ngoc-cho-doi/

Tho cho con 2

CON LÀ NGUỒN HẠNH PHÚC 
Hoàng Kim

Tặng các con Hoàng Bá Lộc, Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long
và các cháu Hoàng Gia Bình, Hoàng Gia Minh, Hoàng Gia An

Mẹ đi về quê ngoại để sinh con
Trời tháng Sáu xanh một màu thương nhớ
Ba mong con mấy đêm liền không ngủ
Ngày hai mươi con khóc chào đời.

Con mang về Ba Mẹ một nguồn vui
Hạnh phúc trăm năm, niềm ao ước lớn
Mong mỏi chứa chan, tình yêu trọn vẹn
Bao yêu thương âu yếm rộn trong lòng.

Ba vui mừng chọn đặt tên con
Cặp tên đẹp giữa muôn ngàn từ ngữ
Cái tên vì con mà thành rực rỡ
Con hãy làm tên đẹp hóa bài ca.

Hai chị em con là Nguyên, Long của Mẹ và Cha
Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long niềm hạnh phúc
Chữ Mẹ và con gái Thủy Nguyên thành chữ kép
Tên Cha với con trai Kim Long đạt món ăn ngon

Tho cho con 4
Nguyen Loc 9
Nguyen Long 1

(*) Hoàng Tố Nguyên sinh 20 6 1983

BÌNH MINH AN NGÀY MỚI
Hoàng Kim

Thanh nhàn đời vui khỏe
Tỉnh thức lộc Trời ban
Nắng ban mai đầy cửa
Ngày mới bình minh an

NẾP NHÀ ĐẸP VĂN HÓA
Hoàng Ngọc Dộ khát vọng


Cảnh mãi theo người được đâu em
Hết khổ hết cay hết vận hèn
Nghiệp sáng đèn giời đà chỉ rõ
Rồi đây cay đắng chẳng buồn chen

Hoàng Kim nhớ lại bài thơ anh hai Hoàng Ngọc Dộ đã viết thuở xưa, khi hôm nay gia đình tôi ăn cơm với em Nguyễn Hữu Minh là con trai đầu của dì ruột tôi ở Hà Nội vào thăm. Nguyễn Hữu Minh là giáo sư ngành khoa học xã hội và nhân văn. Chị Hoàng Thị Huyền là bác sĩ bệnh viện Thống Nhất đã cùng lên với em Minh. Ngày vui thương chép lại chùm thơ anh Hai.

NGHỊ LỰC
Hoàng  Kim
Không vì danh lợi đua chen
Thù nhà, nợ nước quyết rèn bản thân !

VỀ LẠI MÁI TRƯỜNG XƯA

Đâu phải bây giờ ta mới quý thời gian
Mỗi ngày đi qua
Mỗi tháng đi qua
Mỗi năm đi qua
Thấm thoắt thời gian
Nhìn sự vật đổi thay ta biết rõ

Mái tóc Thầy ta đã bạc đi già nữa
Hàng trăm bạn bè thuở ấy đã đi xa
Ta lại về đây với mái trường xưa
Thân thiết quá nhưng sao hồi hộp thế
Trăm khuôn mặt trông vừa quen vừa lạ
Ánh mắt chào đọng sáng những niềm vui

Ta chỉ là hạt cát nhỏ nhoi
Trong trùng điệp triệu người lên tuyến lửa
Giá độc lập giờ đây thêm hiểu rõ
Thắng giặc rồi càng biết quý thời gian

Đất nước ba mươi năm chiến đấu gian nan
Mỗi tấc đất đều đậm đà nghĩa lớn
Bao xương máu cho tự do toàn vẹn
Bao đồng bào, đồng chí đã hi sinh.

Ta dâng cho Tổ Quốc tuổi thanh xuân
Không tiếc sức cho cuối cùng trận thắng
Xếp bút nghiên để đi cầm khẩu súng
Càng tự hào làm người lính tiên phong

Nay trở về khi giặc đã quét xong
Trách nhiệm trao tay tiếp cầm ngọn bút
Nâng cuốn sách lòng bồi hồi cảm xúc
Ta hiểu những gì ta phải gắng công

Trận thắng hôm qua bạn góp máu hồng
Lớp học hôm nay bạn không trở lại
Trách nhiệm trong mình nhân lên gấp bội
Đồng chí ơi, tôi học cả phần anh.

Biết ơn thầy cô giáo dịu hiền
Bằng khích lệ động viên lòng vượt khó
Trăm gian nan buổi ban đầu bở ngỡ
Có bạn thầy càng bền chí vươn lên

Trước mỗi khó khăn có bạn luôn bên
Như đồng đội trong chiến hào chia lửa
Ôi thân thiết những bàn tay tập thể
Ta nhủ lòng cần xứng đáng hơn

Đâu phải bây giờ ta mới quý thời gian
Hiểu mất mát, biết tự hào phải cố
Trận tuyến mới nguyện xứng là chiến sĩ
Thiêng liêng lời thề, vững một niềm tin.

NĂM THÁNG Ở TRỜI ÂU

Đi giữa Praha rực rỡ nắng vàng
Gió bớt thổi nên lòng người bớt lạnh
Phố xá nguy nga, nhịp đời hối hả
Gợi lòng ta uẩn khúc những suy tư

Ôi quê hương thân thiết tự bao giờ
Mỗi bước đi xa càng thêm yêu Tổ Quốc
Nhớ quê nhà nửa đêm ta tỉnh thức
Ngóng phương trời vợi vợi nhớ mênh mông

Biết ơn quê nghèo cắt rốn chôn rau
Nơi mẹ cha xưa suốt đời lam lũ
Cha giặc giết luống cày còn bỏ dỡ
Sự nghiệp này trao lại tay con

Biết ơn anh tần tảo sớm hôm
Năm năm học mỗi ngày cơm một bữa
Bắt ốc, mò cua, bền gan, vững chí
Nhắc nhở thù nhà nợ nước cho em.

Biết ơn mái trường ta đã lớn khôn
Hũ gạo nghĩa tình bạn thầy san sẽ
Những lớp đàn em bi bô tuổi nhỏ
Mang mớ rau, củ sắn giúp thầy

Sống giữa lòng dân những tháng những ngày
Anh chị góp công, bạn thầy giúp sức
Đêm trăn trở ngọn đèn khuya tỉnh thức
Nhớ một thời thơ ấu gian nan …

Biết ơn em người bạn gái thủy chung
Thương cha mẹ quý rể nghèo vẫn gả
Em gánh vác mọi việc nhà vất vả
Dành cho anh nghiên cứu được nhiều hơn

Biết ơn trại nhà mảnh đất yêu thương
Nơi suốt đời ta nghĩa tình gắn bó
Mảnh đất thiêng chim phượng hoàng làm tổ
Lúa, ngô, sắn, khoai, hoa, qủa dâng đời

VÒNG QUA TÂY BÁN CẦU

Khi chiều hôm nắng tắt ở chân trời
Tạm ngưng học, tắm rồi em hãy dạo
Bước khoan thai nhận hương trời chiều tối
Nghĩ suy về năm tháng đã đi qua

Em đã xa cái tuổi học trò
Nhưng việc học có bao giớ là muộn?
Nấc thang học càng vươn cao càng muốn
Bao cuộc đời nhờ học để thành công

Nhớ nghe em những năm tháng không quên
Năm năm học mỗi ngày cơm một bữa
Đêm tỉnh thức đói cồn cào trong dạ
Vẫn gan vàng, dạ sắt, lòng son

Nhớ ngày cha ngã xuống vì bom
Tấm áo máu suốt đời ta nhớ mãi
Trong thương đau nhân quyết tâm gấp bội
Phải làm gì để trả mối thù sâu.

Nhớ ngọn đèn chong giữa canh thâu
Những đêm lạnh của trời Hà Bắc
“Thắp đèn lên đi em!” thơ của thời đi học
Xốn xang lòng đã mấy chục năm qua

Ôi vầng trăng, vầng trăng quê ta
Và ngôi sao Mai đã thành đốm lửa
Một giọt máu tim ta treo giữa trời nhắc nhở
Em bên Người năm tháng lớn khôn lên

Nhớ những mùa chiến dịch thức bao đêm
Thèm một bữa cơm rau và giấc ngủ
Sau trận đánh lại miệt mài cuốn vở
Tin có ngày trở lại mái trường yêu

Bao bạn bè của năm tháng không quên
Nay vĩnh viễn nằm sâu trong lòng đất
Về thăm quê cũng người còn, người mất
Bài học trường đời chắp nối bấy năm qua

Nay em như chim trời bay cao, bay xa
Điều kiện học khác xưa, một phòng riêng ngọai quốc
Những tháng học này là niềm mơ ước
Em cần miệt mài tranh thủ thời gian

Dẫu mỗi ngày hơn tám tiếng học căng
Ngôn ngữ mới buổi đầu chưa hiểu kịp
Em hãy học dẫu đêm về có mệt
Mỗi ngày này là vốn quý nghe em!

Chốn phồn hoa bao cám dỗ thấp hèn
Bao thèm muốn khiến người ta lùn xuống
Những dễ dãi khiến lòng người dao động
Em hãy cầm lòng bền chí học chăm.

TỰ THẮNG MÌNH LÀ BÀI HỌC ĐẦU TIÊN

Ngày mỗi ngày phải tự thắng mình
Trận chiến mới, em là chiến sĩ
Ngày mỗi ngày cần ghi đều nhật ký
Tự thắng mình là bài học đầu tiên !

Có điện lung linh suốt đêm
Không quên vầng trăng ngọn lửa
Ngày dẫu miệt mài
Đêm về phải cố

Khắc sâu lời nguyền xưa !

(Ảnh:  Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Trìu thăm
ruộng thí nghiệm của Hoàng Kim năm 1987)



LÊN THÁI SƠN HƯỚNG PHẬT
Hoàng Kim

Đường xuân thênh thênh bước
Đỉnh xanh mờ sương đêm
Hoàng Thành Trúc Lâm sáng
Phước Đức vui kiếm tìm.

Khoai Hoang Long, Lúa Siêu Xanh, núi Thái Sơn là ba điểm đến yêu thích nhất của tôi tại đất nước Trung Hoa. Tôi đã có bài viết “Đến Thái Sơn nhớ Người” “Đào Duy Từ còn mãi ” “Yên Tử Trần Nhân Tông” với một số ảnh đẹp chụp cảnh thu hoạch khoai Hoàng Long ở Sơn Đông với nông dân ở đây và với các chuyên gia khoai lang Trung Quốc năm 1996, ảnh đẹp chụp ở ‘Khổng miếu’ với giáo sư Ấn Độ và chụp ở ‘Khổng Lâm’ với giáo sư khoai lang Rasco người Philippine. Tôi đã viết bài thơ “Đến Thái Sơn nhớ Người” trong hoàn cảnh ấy cho đến ngày trở lại

Tho cho con 1

ĐÊM GIÁNG SINH NHỚ MẸ
Hoàng Long

Con về với mẹ mẹ ơi
Con về với mẹ tháng ngày yêu thương
Ngoài kia con chó mảnh vườn
Hàng tre trước ngõ con đường hôm nao

Cạnh bên là ngõ tường rào
Thằng em hôm trước con cùng bắn bi
Xum xuê bóng mát sơ ri
Cái ao lúc nhỏ nghịch đùa tắm chơi

Ờ kia là cái bể bơi
Xây thành non bộ nghĩ ngơi ngắm nhìn
Mấy con cá nhỏ xinh xinh
Thả giờ bây lớn bấy nhiêu thế à

Phối thêm sắc thắm lan nhà
Mẹ chăm cho lớn nở hoa thế nào
Trúc xanh thông tía bờ rào
Vườn mai ngõ trước thế nào à me

Chậu cá cảnh cạnh gốc me
Mấy con bảy màu hồi giờ ra sao?
Ao nhà lươn lóc trê rô
Tết con về đã tát hồ được chưa?

Sao thèm ăn bát canh me
Tô canh thiên lý mẹ làm con ăn…!

Hoàng Long
24.12. 2010

NGÀY MỚI BÌNH MINH AN
Hoàng Kim

Mai sớm nắng mới lên
Hoa bình minh tỉnh thức
Long lanh hương trời đất
Lộc non xanh mướt cành.

Ngày mới bình minh an
Bà cõng cháu nấu cơm
Ông cùng con đến lớp
Suối nhạc lòng ngân nga

Vui khỏe cùng trẻ thơ …

Chùm ảnh gia đình Ngày mới bình minh an

dav

Video nhạc tuyển
Secret Garden – Bí mật vườn thiêng 
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim LongNgọc Phương Nam Thung dung Dạy và HọcViệt Nam HọcCây Lương thực Việt NamTình yêu Cuộc sốngCNM365Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on TwitterĐăng tải tại Hoàng Kim thơ cho con | Thẻ Hoàng Kim thơ cho con | Leave a replySửa

TTC Group Sen vào hè

Posted on 

5

TTC GROUP SEN VÀO HÈ
Hình ảnh mới hôm nay nối câu chuyện cũ
Hoàng Kim

Chúc mừng ngày hội ngộ
Tình thân bên bạn hiền
Lớp cũ mừng gặp nhau
Chuyện đời vui nhìn lại.

Bạn tắm mát đời tôi
Bởi những điều bình dị
Có một ngày như thế
Thầy bạn là lộc xuân.

Năm tháng đó là em
Thầy bạn trong đời tôi
Trường tôi nôi yêu thương
Một niềm tin thắp lửa.

Ban mai chào ngày mới 31 https://youtu.be/rAJWcnzvMDA
Ban mai chào ngày mới 9 https://youtu.be/W-3Fu-e9KuE

THẦY BẠN LÀ LỘC XUÂN
Hoàng Kim


Tôi viết bài này để tỏ lòng biết ơn thầy bạn dưới mái trường Nông Lâm thân thương và làm món quà nhỏ thân tặng cho các em sinh viên nghèo hiếu học. Thầy, bạn là lộc xuân đời tôi mà nếu thiếu sự động viên, giúp đỡ này thì tôi không thể có được ngày hôm nay:“Em đã học nhiều gương sáng danh nhân. Hãy biết nhục, biết hèn mà lập chí. Thắp đèn lên đi em, ngọn đèn dầu bền bỉ. Sáng giữa đời lấp lánh một niềm tin”. xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-ban-la-loc-xuan/. Thật hạnh phúc và yêu thích khi “Ta vui hòa nhịp thời gian Thung dung nhàn giữa gian nan đời thường”, https://cnm365.wordpress.com/ và https://hoangkimvn.wordpress.com

Cao hơn trang văn là cuộc đời. Thầy bạn là lộc xuân. Tôi neo lại ít hình ảnh tư liệu của 5 lớp bạn học Trồng trọt 4, Trồng trọt 10 Trồng trọt 2A, Trồng trọt 2B, Trồng trọt 2C để nhớ của Trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc, là tiền thân Trường Đại học Nông Lâm Huế và Trường Đại học Bắc Giang ngày nay, với Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh hiện tại). Ngắm hình ảnh thầy bạn lòng tôi bồi hồi xúc động nhớ lại. Ai cũng có câu chuyện của riêng mình. Thầy bạn đã lưu lại ảnh hưởng sâu sắc trong đời chúng ta. “Dù chúng ta đang ở đâu, chính thầy bạn đã tạo nên thế giới”. Video Kỷ niệm 50 năm Trường Đại học Nông Lâm Huế

LỜI THƯƠNG
Ta đi về chốn trong ngần
Để thương sỏi đá cũng cần có nhau

Tôi viết bài này để tỏ lòng biết ơn thầy bạn dưới mái trường Nông Lâm thân thương và làm món quà nhỏ thân tặng cho các em sinh viên nghèo hiếu học, Trường tôi nôi yêu thươngMột niềm tin thắp lửaThầy bạn trong đời tôiHoa Đất lời Thầy dặnVề Trường để nhớ thươngThầy bạn là lộc xuân, đời tôi nếu thiếu sự động viên giúp đỡ này thì tôi không thể có được ngày hôm nay:“Em đã học nhiều gương sáng danh nhân. Hãy biết nhục, biết hèn mà lập chí. Thắp đèn lên đi em, ngọn đèn dầu bền bỉ. Sáng giữa đời lấp lánh một niềm tin” Ngày Hạnh Phúc là ngày luôn ấm áp tình thầy bạn. Lời thương sâu sắc lắng đọng

TRƯỜNG TÔI NÔI YÊU THƯƠNG

Đại học Nông Lâm thật thích
Bạn thầy vui thật là vui
Sân Trường giảng đường ấm áp
Đường xuân phơi phới tuyệt vời

Hình như mọi người trẻ lại
Hình như người ấy đẹp hơn
Hình như tre già măng mọc
Nắng mai soi giữa tâm hồn.

Thầy bạn trong ngoài thiện nguyện
Về Trường chia sẻ động viên
Trang sách trang đời lắng đọng
Yêu thương bao cuộc đời hiền.

Thầy ơi hôm nay chưa gặp
Lời thương mong ước bình an
Tình khúc Nông Lâm ngày mới
Sức xuân Tự nguyện Lên đàng.

Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh nôi yêu thương đào tạo nguồn lực khoa học nông nghiệp. Trường tôi có lịch sử hình thành từ Trường Quốc Gia Nông Lâm Mục BLao (Bảo Lộc) thành lập ngày 19 tháng 11 năm 1955. Khóa 1 và khóa 2 chúng tôi năm 1975 là lớp sinh viên đầu tiên của mái trường này sau ngày Việt Nam thống nhất. Lịch sử của Trường trãi qua ba giai đoạn (1955-1975, 1975-2000, 2000- đến nay).Tòa nhà chính Phượng Vĩ biểu tượng Trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh hôm nay là khối nhà chữ U do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ khôi nguyên La Mã xây dựng, được đưa vào sử dụng năm 1974. Tại tòa nhà chính lộng lộng trên cao kia là dòng chữ nổi bật tên Trường, nơi ẩn ngữ “KHÔNG CÓ GÌ QUÝ HƠN ĐỘC LẬP TỰ DO” lời Chủ tịch Hồ Chí Minh; Trường tôi thấm sâu bài học lịch sử: “Trận chiến hôm qua bạn góp máu hồng. Lớp học hôm nay bạn không trở lại. Trách nhiệm trong mình nhân lên gấp bội. Đồng đội ơi, tôi học cả phần anh”. Nơi đây lắng đọng những trang vàng truyền thống: Thầy Hiếu Đêm Giáng Sinh kể lại; Chuyện thầy Tôn Thất TrìnhChuyện thầy Dương Thanh LiêmChuyện thầy Ngô Kế SươngThầy Quyền thâm canh lúaThầy bạn là lộc xuânThầy bạn trong đời tôiChung sứcVề Trường để nhớ thươngViệt Nam con đường xanh; …Biết bao ký ức và gương sáng về Trường tỏa sáng tình yêu thương.

MỘT NIỀM TIN THẮP LỬA

Nhìn đàn em ngời niềm vui rạng rỡ.
Chợt thấy lòng rưng rưng.
Công việc nghề nông cực mà hạnh phúc.
Cố lên em nổ lực không ngừng !

Hột mồ hôi lắng vào hạt gạo
Câu ca ông bà theo suốt tháng năm
Thêm bữa cơm ngon cho người lao động
Nâng chén cơm thơm, qúy trọng người trồng.

Em ơi hãy học làm ruộng giỏi
Nghề nông thời nào cũng quý kỹ năng
Người dân khá hơn là niềm ao ước
Công việc này giao lại cho em.

Có một mùa xuân hạnh phúc
Ơn mẹ cha lam lũ sớm hôm
Thương con vạc gọi sao mai dậy sớm
Một niềm tin thắp lửa giữa tâm hồn.

Bước tiếp bước giữa trường đời gian khó
Học làm người lao động siêng năng
Rèn nhân cách vượt lên bao cám dỗ
Đức và Tài tử tế giữa Nhân Dân.

Hình ảnh và bài viết Trường tôi nôi yêu thương đã đăng trên Kỷ yếu 65 năm Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh trang 146

Ai cũng có ước nguyện về trường. Tôi thấu hiểu vì sao thầy Đặng Quan Điện, thầy Dương Thanh Liêm là một trong những người thầy Hiệu Trưởng mẫu mực của Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đều có nguyện vọng được ghé thăm Trường trước lúc đi về chốn vĩnh hằng Thầy Tôn Thất Trình, người Hiệu trưởng thứ hai của Trường trên 80 tuổi vẫn viết blog The Gift như một quà tặng trao lại cho lớp trẻ và viết hai  bài hột lúacon cá cho ngày Nhà giáo Việt Nam. Thầy Lưu Trọng Hiếu với tình yêu thương gửi lại đã hiến tặng toàn bộ tiền phúng viếng của Thầy cùng với số tiền gia đình góp thêm để làm quỷ học bổng cho Trường tặng những em sinh viên nghèo hiếu học. Ca sỹ Đàm Vĩnh Hưng tặng học bổng cho sinh viên Đại học Nông Lâm gặp khó khăn học giỏi vì tuổi thơ của anh nhọc nhằn không có cơ hội đến trường, khi thành đạt anh muốn chia sẻ để chắp cánh cho những ước mơ.

Tôi cũng là người học trò nghèo năm xưa với ba lần ra vào trường đại học, cựu sinh viên của năm lớp, nay tỏ lòng biết ơn bằng cách trở lại Trường góp chút công sức đào tạo và vinh danh những người Thầy người Bạn đã cống hiến không mệt mỏi, thầm lặng và yêu thương góp công cho sự nghiệp trồng người. Chừng nào mỗi chúng ta chưa ứa nước mắt thấm hiểu sự nhọc nhằn của người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt gạo. Chừng nào những giá trị khoa học cao quý, liên tục, âm thầm chưa đủ mang lại niềm vui cho bữa ăn người nghèo thì chừng đó chúng ta vẫn còn phải dạy và học. Cái gốc của sự học là học làm người. Bài học quý về tình thầy bạn mong rằng sẽ có ích cho các em sinh viên đang nổ lực khởi nghiệp.

THẦY BẠN TRONG ĐỜI TÔI

Quê tôi ở miền Trung nghèo khó “Nhà mình gần ngã ba sông/ Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình,/ Linh Giang sông núi hữu tình / Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con/ Chèo thuyền cho khuất bến Son/ Để con khỏi chộ (thấy) nước non thêm buồn/ Câu thơ quặn thắt đời con/ Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ”. Mẹ tôi mất sớm, cha bị bom Mỹ giết hại, tôi và chị gái đã được anh Hoàng Ngọc Dộ nuôi dạy cơm ngày một bữa suốt năm năm trời. Thầy Nguyễn Khoa Tịnh đứng khóc trên bục giảng vận động thầy cô, bạn hữu chia sớt khoai sắn giúp đỡ. Tôi cũng dạy năm lớp vở lòng, ba lớp bổ túc văn hóa để vượt khó vươn lên. Thầy Hiệu trưởng Trần Đình Côn đã viết những lời xúc động trong trường ca tình thầy trò: Thương em nhỏ gieo neo mẹ mất. Lại cha già giặc giết hôm qua. Tình thầy, tình bạn, tình cha. Ấy là ân nghĩa thiết tha mặn nồng” Những gương mặt thầy bạn đã trở thành máu thịt trong đời tôi.

Tôi thi đậu vào Trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc năm 1970, và học Trồng trọt 4 cùng khóa với các bạn Trần Văn Minh, Đỗ Thị Minh Huệ, Phan Thanh Kiếm, Đỗ Khắc Thịnh, Vũ Mạnh Hải, Phạm Sĩ Tân, Phạm Huy Trung, Lê Xuân Đính, Nguyễn Hữu Bình, Lê Huy Bá, Nguyễn Văn Toàn, Lâm Quang Hinh, Nguyễn An Tiêm, … cho đến ngày 02 tháng 9 năm 1971 thì tôi gia nhập quân đội cùng lứa với Nguyễn Văn Thạc. Đợt tuyển quân sinh viên trong ngày độc lập đã nói lên sự quyết liệt sinh tử và ý nghĩa thiêng liêng của ngày cầm súng. Chiến trường đánh lớn. Đơn vị chúng tôi chỉ huấn luyện rất ngắn rồi vào trận ngay với 81 đại đội vượt sông Thạch Hãn. Chiến dịch Quảng Trị năm 1972 sau này đã đi vào huyền thoại: “Đò lên Thạch Hãn ơi chèo nhẹ/ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm/ Có tuổi hai mươi thành sóng nước/ Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm” Tổ chúng tôi bốn người thì Xuân và Chương hi sinh, chỉ Trung và tôi trở về trường sau ngày đất nước thống nhất.  Những vần thơ viết dưới đây là xúc động sâu xa của tôi khi nghĩ về bạn học đồng đội đã khuất: “Trận chiến hôm qua bạn góp máu hồng. Lớp học hôm nay bạn không trở lại. Trách nhiệm trong mình nhân lên gấp bội. Đồng đội ơi, tôi học cả phần anh

Tôi về học tiếp năm thứ hai tại Trồng trọt 10 của Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc. Những khuôn mặt thân thương trên bức ảnh này là hình ảnh bạn hữu gặp lại nhau nơi ngôi trường Đại học Nông nghiệp Bắc Giang và Đại học Nông Lâm Huế với những lần lớp Trồng trọt 10 chúng tôi cùng đi chơi chung với nhau.

Tôi chuyển trường vào học tiếp năm thứ hai Trồng trọt 2 của Trường Đại học Nông nghiệp 4, tiền thân Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh ngày nay. Thuở đó khối Trồng trọt 2 là khóa tuyển sinh đầu tiên sau ngày Việt Nam thống nhất Khóa 1 là khóa tuyển sinh trước giải phóng. Trồng trọt 2 chúng tôi là chung một lớp, học chung khoa học đại cương và khoa học cơ sở, đến khi học chuyên khoa thì mới tách ra ba lớp 2A, 2B, 2C. nhưng bất cứ việc gì chúng tôi cũng đều học chung, làm chung, chơi chung với nhau, cho mãi đến tận sau này vẫn vậy. Tôi làm Chủ tịch Hội Sinh viên thay cho anh Nguyễn Anh Tuấn khoa thủy sản, ra trường về dạy Đại học Cần Thơ. Chị Tuyết và anh Tuân làm Bí thư và Phó bí Thư Đoàn Trường, anh Trần Ngọc Quyền làm Bí thư Đoàn Khoa. Tình thầy bạn ấm áp trong lòng tôi.

Trồng trọt khóa hai chúng tôi thuở đó được học với các thầy cô: Nguyễn Đăng Long, Tô Phúc Tường, Nguyễn Tâm Đài, Trịnh Xuân Vũ, Lê Văn Thượng, Ngô Kế Sương, Trần Thạnh, Lê Minh Triết, Phạm Kiến Nghiệp, Nguyễn Bá Khương, Nguyễn Tâm Thu, Nguyễn Bích Liễu, Trần Như Nguyện, Trần Nữ Thanh, Vũ Mỹ Liên, Từ Bích Thủy, Huỳnh Thị Lệ Nguyên, Trần Thị Kiếm, Vũ Thị Chỉnh, Ngô Thị Sáu, Huỳnh Trung Phu, Phan Gia Tân, Nguyễn Văn Tài, Nguyễn Văn Kế, … Ngoài ra còn có thầy thỉnh giảng Nguyễn Văn Uyển, Nguyễn Văn Thắng, … với nhiều thầy cô hướng dẫn thực hành, thực tập, kỹ thuật phòng thí nghiệm, chủ nhiệm lớp như Bùi Cách Tuyến, Nguyễn Văn Kịp, Lê Quang Hưng, Trương Đình Khôi, Nguyễn Ngọc Châu, Nguyễn Gia Quốc, Nguyễn Văn Biền, Lê Huy Bá, Hoàng Quý Châu, Phạm Lệ Hòa, Đinh Ngọc Loan, Chung Anh Tú và cô Thảo (sau này là cô Dung) làm thư ký văn phòng Khoa. Cô Nguyễn Thị Chắt ở Nga về dạy sau một chút.

Bác Năm Quỳnh là Bí thư Đảng ủy đầu tiên của Trường sau đó là thầy Kiên và cô Bạch Trà. Thầy Nguyễn Phan là Hiệu trưởng kiêm Trưởng Trại Thực nghiệm. Thầy Dương Thanh Liêm, Nguyễn Ngọc Tuân, Võ Thị Tuyết, Ngô Văn Mận, Bùi Xuân An … ở khoa Chăn nuôi Thú y, thầy Nguyển Yên Khâu, Nguyễn Quang Lộc … ở khoa Cơ khí, cô Nguyễn Thị Sâm ở Phòng Tổ chức, cô Văn Thị Bạch Mai dạy tiếng Anh, thầy Đặng, thầy Tuyển, thầy Châu ở Kinh tế Mác Lê … Thầy Trần Thạnh, anh Quang, anh Đính, anh Đống ở trại Trường là những người đã gần gũi và giúp đỡ nhiều các lớp nông học. Thuở đó đời sống thầy cô và sinh viên thật thiếu thốn. Các lớp Trồng trọt khóa 1, khóa 2, khóa 3 chúng tôi thường hoạt động chung như: thực hành sản xuất ở trại lúa Cát Lái, giúp dân phòng trừ rầy nâu, điều tra nông nghiệp, trồng cây dầu che mát sân trường, rèn nghề ở trại thực nghiệm, huấn luyện quốc phòng toàn dân, tập thể dục sáng, hội diễn văn nghệ, thi đấu bóng chuyền, bóng đá tạo nên sự thân tình gắn bó.

Những sinh viên các khóa đầu tiên được đào tạo ở Khoa Nông học sau ngày Việt Nam thống nhất hiện đang công tác tại trường có các thầy cô như Huỳnh Hồng, Phan Văn Tự, Cao Xuân Tài, Từ Thị Mỹ Thuận, Lê Văn Dũ, …Tháng 5 năm 1981, nhóm sinh viên của khoa Nông học đã bảo vệ thành công đề tài thu thập và tuyển chọn giống khoai lang Hoàng Long, Chiêm Dâu, Gạo, Bí Đà Lạt được Bộ Nông nghiệp công nhận giống ở Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Toàn Quốc Lần thứ Nhất tổ chức tại Thành phố Hố Chí Minh. Đây là một trong những kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đầu tiên của Trường giới thiệu cho sản xuất. Thầy Cô Khoa Nông học và hai lớp Trồng trọt 2, Trồng trọt 3 cũng đã làm họ trai họ gái tác thành đám cưới cho vợ chồng tôi. Sau này, chúng tôi lấy tên khoai Hoàng Long để đặt cho con và thầm hứa việc tiếp nối sự nghiệp nghiên cứu khoa học và giảng dạy, một nghề nghiệp cao quý và lương thiện. “Biết ơn thầy cô giáo dịu hiền. Bằng khích lệ động viên lòng vượt khó. Trăm gian nan buổi ban đầu bở ngỡ. Có bạn thầy càng bền chí vươn lên. Trước mỗi khó khăn tập thể luôn bên. Chia ngọt xẻ bùi động viên tiếp sức. Thân thiết yêu thương như là ruột thịt. Ta tự nhủ lòng cần cố gắng hơn. Bạn học chúng tôi vẫn thỉnh thoảng họp mặt, có Danh sách các lớp Trồng trọt 2, Trồng trọt 3 số điện thoại và địa chỉ liên lạc. Một số hình ảnh của các lớp ngày ấy và bây giờ.

BÀI HỌC QUÝ TỪ THẦY

Nhiều Thầy Bạn đã hun đúc nên nhân cách, niềm tin, nghị lực và trang bị kiến thức vào đời cho tôi, xin ghi lại một số người Thầy ảnh hưởng lớn đối với tôi

Thầy Mai Văn Quyền sống phúc hậu, tận tâm hướng dẫn khoa học sát thực tiễn. Công việc làm người hướng dẫn khoa học trong điều kiện Việt Nam phải dành nhiều thời gian, chu đáo và nhiệt tình. Thầy Quyền là chuyên gia về kỹ thuật thâm canh lúa và hệ thống canh tác đã hướng nghiệp vào đời cho tôi. Những dòng thơ tôi viết trên trang cảm ơn của luận án tiến sĩ đã nói lên tình cảm của tôi đối với thầy cô: Ơn Thầy Cha ngày xưa nuôi con đi học. Một nắng hai sương trên những luống cày. Trán tư lự, cha thường suy nghĩ. Phải dạy con mình như thế nào đây? Cha mất sớm, bom thù rung mặt đất. Cái chết giằng cha ra khỏi tay con. Mắt cha lắng bao niềm ao ước. Vẫn lo cho con đến phút cuối cùng. Giặc giết cha, cha chưa kịp thấy. Tương lai con đi, sự nghiệp con làm. Cha có biết, luống cày cha bỏ dỡ. Cha ngã xuống rồi trao lại tay con. Trên luống cày này, đường cày con vững. Bởi có dáng thầy thay bóng cha xưa. Hiểu mảnh đất máu đào cha nhuộm đỏ. Thôi thúc tim con học tập phút giờ …”. Thầy Mai Văn Quyền, Trịnh Xuân Vũ, … hiện đã trên 85 tuổi, vẫn đang đào tạo trên đại học cho Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh và nhiều Viện Trường khác. Tấm gương phúc hậu và tận tụy của Thầy luôn nhắc nhở tôi.

Thầy Norman Borlaug sống nhân đạo, làm nhà khoa học xanh nêu gương tốt. Thầy là nhà nhân đạo, nhà nông học Mỹ cha đẻ của cuộc cách mạng xanh được tặng giải Nobel và Tổng thống Mỹ trao tặng huân chương cao quý nhất của nước Mỹ, thế giới tôn vinh là nhà bác học số một của nhân loại trong  cuộc chiến chống nghèo đói. Thầy đã suốt đời nghiên cứu giảng dạy về chọn tạo và phát triển cây lương thực, góp phần cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập cho hàng trăm triệu nông dân nghèo ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Thầy là người sáng lập Giải thưởng Lương thực Thế giới và tổ chức nhiều hoạt động thiết thực thắp sáng niềm tin yêu cuộc sống. Tôi được Thầy ghé thăm gần trọn buổi chiều tại phòng riêng ở CIMMYT, Mexico ngày 29.8.1988. Thầy đã một mình ghé thăm người trò nhỏ duy nhất của châu Á trong lớp học “Quản lý Trung tâm/ Trạm trại Nông nghiệp”. Khi Thầy đến, tôi đang thắp nến trên giá sách trong phòng đề tưởng nhớ ngày cha mất. Biết cha tôi bị bom Mỹ giết hại tại làng nhỏ ở Quảng Bình của buổi chiều này hai mươi năm trước (1968) lúc tôi còn là học sinh trung học của Trường cấp Ba Bắc Quảng Trạch, Thầy bối rối xin lỗi và thật bất ngờ tôi đã có được một buổi chiều vô giá riêng tư bên Thầy. Lời Thầy dặn thật thấm thía: “ Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó”; “Hãy vươn tới những vì sao Cho dù không chạm được vào nó, nhưng nếu cố gắng hết sức, ít ra, chúng ta cũng chạm được những hạt bụi của ngôi sao”; “Việc chính đời người chỉ ít thôi. Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi. Phúc hậu suốt đời làm việc thiện. Di sản muôn năm mãi sáng ngời”.

Thầy Tôn Thất Trình sống nhân cách, dạy từ xa và chăm viết sách. Giáo sư Tôn Thất Trình sinh ngày 27 tháng 9 năm 1931 ở huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên (Huế), thuộc hoàng tộc nhà Nguyễn Phước, hiện hưu trí tại Irvine, California, Hoa Kỳ đã có nhiều đóng góp thiết thưc, hiệu quả cho nông nghiệp, giáo dục, kinh tế Việt Nam. Thầy làm giám đốc Trường Cao Đẳng Nông Lâm Súc Sài Gòn theo bổ nhiệm của GS. Phạm Hoàng Hộ, tổng trưởng giáo dục đương thời chỉ sau bác sỹ Đặng Quan Điện vài tháng. Giáo sư Tôn Thất Trình đã hai lần làm Tổng Trưởng Bộ Canh Nông và Cải Cách Điền Địa năm 1967 và 1973, nguyên chánh chuyên viên,  tổng thư ký Ủy Ban Lúa Gạo Quốc Tế của FAO (Rome). Thành tựu nổi bật của giáo sư trên lĩnh vực nông nghiệp bao gồm việc chỉ đạo phát triển đại trà năm 1967-1973 lúa Thần Nông (IR8…) nguồn gốc IRRI mang lại chuyển biến mới cho nghề lúa Việt Nam; Giáo sư trong những năm làm việc ở FAO đã giúp đỡ Bộ Nông nghiệp Việt Nam phát triển các giống lúa thuần thấp cây, ngắn ngày nguồn gốc IRRI cho các tỉnh phìa Bắc; giúp phát triển  lúa lai, đẩy mạnh các chưong trình cao su tiểu điền, mía, bông vải, đay, đậu phộng , dừa, chuối, nuôi cá bè ở Châu Đốc An Giang, nuôi tôm ở Bạc Liêu, Sóc Trăng, nuôi cá măng ở Bình Định, nuôi tôm càng xanh ở ruộng nước ngọt, trồng phi lao chống cát bay, trồng bạch đàn xen cây họ đậu phủ xanh đất trống đồi trọc, trồng lại thông hai lá, ba lá ở Huế và ở Đà Lạt,  nuôi heo lai ba dòng nhiều nạc,  nuôi dê sữa , bò sữa, trồng rau, hoa, cây cảnh. Trong lĩnh vực giáo dục, giáo sư đã trực tiếp giảng dạy, đào tạo nhiều khóa học viên cao đẳng, đại học, biên soạn nhiều sách.  Giáo sư có nhiều kinh nghiệm và  đóng góp trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại và quan hệ quốc tế với Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Pháp…Tôi học gián tiếp Thầy qua sách báo và internet. Giáo trình nông học sau ngàyViệt Nam thống nhất thật thiếu thốn. Những sách Sinh lý Thực vật, Nông học Đại cương, Di truyền học, Khoa học Bệnh cây , Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam … do tập thể hoặc chuyên gia đầu ngành phía Bắc biên soạn thời đó hiếm và quý như vàng. Cái khó khác cho thầy trò chúng tôi là thiếu kinh nghiệm thực tiễn của đồng ruộng phương Nam. Những bộ sách của thầy Trình như Cải Thiện Trồng Lúa 1965-66 (hai lần tái bản), Nông Học Đại Cương 1967 (ba lần tái bản), Mía Đường 1972 (hai lần tái bản), Cây Ăn Trái Có Triển Vọng 1995 (ba lần tái bản), Cây Ăn Trái Cho Vùng Cao 2004, … cùng với sách của các thầy Nguyễn Hiến Lê, Trần Văn Giàu, Phạm Hoàng Hộ, Lương Định Của, Lê Văn Căn, Vũ Công Hậu, Vũ Tuyên Hoàng, Đường Hồng Dật, Nguyễn Văn Luật, Võ Tòng Xuân, Mai Văn Quyền, Thái Công Tụng, Chu Phạm Ngọc Sơn, Phạm Thành Hổ … đã bổ khuyết rất nhiều cho sự học hỏi và thực tế đồng ruộng của chúng tôi. Sau này khi đã ra nước ngoài, thầy Trình cũng viết rất nhiều những bài báo khoa học kỹ thuật, khuyến học trên các báo nước ngoài, báo Việt Nam và blog The Gift. Điều tôi thầm phục Thầy là nhân cách kẻ sĩ vượt lên cái khó của hoàn cảnh để phụng sự đất nước. Lúa Thần Nông áp dụng ở miền Nam sớm hơn miền Bắc gần một thập kỷ. Sự giúp đỡ liên tục và hiệu quả của FAO sau ngày Việt Nam thống nhất có công lớn của thầy Trình và anh Nguyễn Văn Đạt làm chánh chuyên gia của FAO. Blog The Gift là nơi lưu trữ những “tâm tình” của gíáo sư dành cho Việt Nam, đăng các bài chọn lọc của Thầy từ năm 2005 sau khi về hưu. Đa số các bài viết trên blog của giáo sư về Phát triển Nông nghiệp, Kinh Tế Việt Nam, Khoa học và Đời sống  trong chiều hướng khuyến khích sự hiếu học của lớp trẻ. Nhân cách và tầm nhìn của Thầy đối với tương lai và vận mệnh của đất nước đã đưa đến những đóng góp hiệu quả của Thầy kết nối quá khứ và hiện tại, tạo niềm tin tương lai, hòa giải và hòa hợp dân tộc.

THẦY BẠN LÀ LỘC XUÂN

Bill Clinton trong tác phẩm ‘Đời tôi’ đã xác định năm việc chính quan trọng nhất của đời mình là muốn làm người tốt, có gia đình êm ấm, có bạn tốt, thành đạt trong cuộc sống và viết được một cuốn sách để đời. Ông đã giữ trên 30 năm cuốn sách mỏng “Làm thế nào để kiểm soát thời gian và cuộc sống của bạn” và nhớ rõ năm việc chính mà ông ước mơ từ lúc còn trẻ. Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời. Tôi biết ơn mái trường thân yêu mà từ đó tôi đã vào đời để có được những cơ hội học và làm những điều hay lẽ phải.

Anh Bùi Chí Bửu tâm sự với tôi: Anh Bổng (Bùi Bá Bổng) và mình đều rất thích bài thơ này của Sơn Nam:”Trong khói sóng mênh mông/ Có bóng người vô danh/ Từ bên này sông Tiền/ Qua bên kia sông Hậu / Tay ôm đàn độc huyền/ Điệu thơ Lục Vân Tiên / Với câu chữ/ Kiến nghĩa bất vi vô dõng giả / Từ Cà Mau Rạch Giá / Dựng chòi đốt lửa giữa rừng thiêng/ Muỗi vắt nhiều hơn cỏ/ Chướng khí mờ như sương/ Thân chưa là lính thú / Sao không về cố hương?” Anh Mai Thành Phụng vừa lo xong diễn đàn khuyến nông Sản xuất lúa theo GAP tại Tiền Giang lại lặn lội đi Sóc Trăng ngay để kịp Hội thi và trình diễn máy thu hoạch lúa. Anh Lê Hùng Lân trăn trở cho giống lúa mới Nàng Hoa 9 và thương hiệu gạo Việt xuất khẩu. Anh Trần Văn Đạt vừa giúp ý kiến “Xây dựng thương hiệu cho lúa gạo Việt Nam” lại hổ trợ ngay bài viết mới.

Trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh kỷ niệm 65 năm ngày thành lập (1955- 2020). Dưới mái trường thân yêu này, kết nối Gia đình Nông nghiệp Việt Nam, có biết bao nhà khoa học xanh, nhà giáo nghề nông vô danh đã thầm lặng gắn bó đời mình với nhà nông, sinh viên, ruộng đồng, giảng đường và phòng thí nghiệm. Thật xúc động và tự hào được góp phần giới thiệu một góc nhìn về sự dấn thân và kinh nghiệm của họ.

Hoàng Kim
(Bài đã đăng trên kỷ yếu 60 năm Khoa Nông học Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, có hiệu đính, bổ sung, bảo tồn và phát triển thông tin, nhân kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Trường và Khoa (19/11/1955- 19/11/2020)

1997 KimHue

Hoàng Kim
GVC Bộ môn Cây Lương thực, Rau Hoa Quả
http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong
https://hoangkimlong.wordpress.com

tt2-1
thaybanlalocxuancuocdoi
Thay ban trong doi toi 1b
thaybanlalocxuancuocdoi1
thaybanlalocxuancuocdoi9
tonthattrinh5
1 Truongtoi
thaybanlalocxuancuocdoi
thaybanlalocxuancuocdoi7b
thaybanlalocxuancuocdoi8a

VỀ TRƯỜNG ĐỂ NHỚ THƯƠNG

Những câu chuyện hôm nay

BÀI VIẾT MỚI

Bài viết mới trên CNM365 TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

THIÊN NHIÊN VỚI CON NGƯỜI
Hoàng Kim


Thiên nhiên là bà mẹ của cuộc sống chúng ta. Đến với thiên nhiên, chúng ta được tắm mình trong nguồn năng lượng vô tận của trời xanh, cây xanh, gió mát và không khí an lành. Tôi thật yêu thiên nhiên nên đã sớm ngộ ra được bài học vô giá này của Lê Quý Đôn tinh hoa “Dẫu có bạc vàng trăm vạn lượng. Không bằng kinh sử một vài pho”

Cuộc đời Lê Quý Đôn dù bận rộn đến đâu, ông vẫn lưu tâm công trình chính với ghi chép nhỏ. Các ghi chép nhỏ này lưu lại điều ông thật sự tâm đắc, mắt thấy, tai nghe, hoặc ông xâu chuỗi các điều sâu sắc. Kiến văn tiểu lục(12 quyển), là những ghi chú nhỏ của Lê Quý Đôn (mà tiếng Anh ngày nay gọi là Notes), và ông đã lưu lại ngay điều không nỡ quên này.

Thiên nhiên với con người chi phối mạnh mẽ nhất tới quy luật nhân quả cuộc sống con người. Tôi tích hợp bài ‘Đức Phật với cây xanh’ (mời xem hộp trích dẫnNhớ thầy Nguyễn Quốc Toàn và VN-FOOD-PARADISE, với việc trích dẫn bài ‘Thiên nhiên và con người’ phim tài liệu khoa học của VTV2 cùng một số hình ảnh của Lớp 10A TT ĐHNN2 Hà Bắc

ĐỨC PHẬT VỚI CÂY XANH
Nguyễn Quốc Toàn (16.11.2022)

Xưa nay, các thái tử được sinh ra trong cung vàng điện ngọc, bên cạnh những người hầu tận tụy trong hoàng cung. Riêng thái tử Tất đạt đa – sau này là đức Phật Thích ca được chào đời trong vườn Lâm tì ni của nước Ca tỳ la vệ. Mẹ ngài – hoàng hậu Ma da trên đường về thăm quê bỗng chuyển dạ. Trong tư thế đứng, hai tay níu chặt cành cây vô ưu, người mẹ sinh con trai trong rừng cây xanh tốt, hoa lá vẫy chào.

*

Đến năm 29 tuổi, thái tử giả từ hoàng cung, đi tìm con đường giải thoát chúng sinh. Ngài bỏ ra 6 năm đi vào rừng sâu, tu học với các nhóm khổ hạnh. Với người Ấn Độ 2500 năm trước, quan niệm càng khổ hạnh, hành xác, càng giảm được tội lỗi để giải thoát. Tuy nhiên chỉ ăn mỗi ngày một hạt vừng, sức khỏe của thái tử ngày một kiệt quệ, có nguy cơ chết đói. Ngài mô tả tình trạng này trong kinh Trung bộ như sau: “ Vì ta ăn ít mỗi ngày nên cơ thể ta trở nên hết sức gầy yếu. Tay chân ta như các lóng tre khô đầy khúc khuỷu…xương sườn ta lộ rõ như rui cột của ngôi nhà đổ nát…da đầu ta khô héo nhăn heo như trái mướp đắng được cắt đem phơi nắng, khô héo, nhăn nheo…”

*

Thái tử Tất đạt đa nhớ lại một sự kiện lạ lùng thuở ấu thơ. Lúc đó, phụ vương ngài chủ trương khuyến nông, thân hành xuống cày ruộng, còn thái tử ngồi dưới bóng cây Diêm phù (1) và đột nhiên nhập vào một trạng thái ly dục, ly bất thiện pháp, một trạng thái thiền định, đi kèm với tầm, tứ, hỷ, lạc (2). Nay nhớ lại, ngài tự hỏi, phải chăng thiền định là con đường đi đến giác ngộ ??

*

Thái tử Tất Đạt Đa bỏ hẳn lối tu khổ hạnh, và trở lại cuộc sống bình thường. Ngài nhập định suốt 49 ngày đêm dưới bóng cây assatha (3), với bốn giai đoạn thiền. Vào đêm thứ 49 ngài ngộ được tam minh. Với “Túc mạng minh” ngài bình tâm hồi tưởng các tiền kiếp. Với “Thiên nhãn minh” ngài vượt trí phàm tục. Thấy được mọi người sẽ được tái sinh vào cõi lành hay cõi dữ tùy theo hạnh nghiệp của mình. Với “Lậu tận minh” ngài đã hoàn thành đời phạm hạnh, những gì cần làm ngài đã làm xong, không còn tái sinh nữa. Đêm ấy, năm 528 trước CN, thái tử Tất đạt đa trở thành đức Phật, đấng giác ngộ tỉnh thức, được giải thoát ngoài vòng luân hồi sinh tử.

*

Đọc thêm kinh Đại Bản (trang 21, 22) của đức Phật, ta biết về sự thành tựu của 7 vị Phật thời quá khứ dưới 7 loại cây xanh :

– Ngài Tì bà thi thành Phật dưới gốc cây ba ba la

– Ngài Thi khí thành phật dưới gốc cây phân đà lị

– Ngài tì xá bà thành phật dưới gốc cây sa la

– Ngài Câu lâu tôn thành phật dưới góc cây thi lị sa

– Ngài Câu na hàm thành phật dưới gốc cây ô tam bà la

– Ngài Ca diếp thành Phật dưới gốc cây ni câu luật

– Ngài Tất đạt đa thành Phật Thích ca dưới gốc cây asshatha (bồ đề)

*

Ở tuổi 35, ngài đi thuyết pháp khắp xứ Nê Pan và Ấn Độ trong 45 năm, với 6000 bản kinh. Tất cả được ngài truyền giảng trong rừng cây xanh. Chẳng hạn, kinh “Pháp môn căn bổn” ngài thuyết giảng cho các Tỷ kheo trong rừng Subhaga dưới gốc cây Sa la vương. “ Kinh Tư Lượng” ngài thuyết giảng trong vườn Lộc Uyển. “Kinh lá rừng” được ngài thuyết giảng trong rừng cây Samsapà. Ngài nhặt hai ngọn lá Samsapà khô dưới đất để minh hoa cho bài kinh của mình, chứ không ngắt lá xanh trên cây. Chi tiết đó, tượng trưng thuyết “Y Chánh bất nhị” của đức Phật . Y Chánh gồm Y báo và Chánh báo. Y báo là môi trường trường sống của con người, trong đó có rừng cây xanh. Chánh báo là nhân loại. Con người và cây rừng không phải một, nhưng không thể là hai. Nếu tàn phá hủy hoại cây rừng là con người tự tàn phá chính mình.

*

Năm đức Phật 80 tuổi, ngài đến vùng Kusinàrà. Tại đây ngài nằm nghỉ trong cánh rừng sala đang nở hoa. Ngài từ giả cõi tạm, các đệ tử tiến hành lễ trà tỳ, tiễn biệt ngài vào cõi Niết bàn. Thái tử Tất đạt đa duyên nợ với cây xanh từ lúc chào đời dưới tán cây vô ưu, thành Phật dưới tán cây Assatha (bồ đề) và nhập niết bàn trong rừng cây Sala.

———————–

1) Diêm phù: Còn gọi là cây Jambu, tượng trưng đất nước Ấn Độ

2) Đầy đủ là: Tầm, tứ, hỷ, lạc, nhất tâm. Năm thiền chi trong các tầng thiền. Trong sách Đức Phật lịch sử, tác giả Schumann không nói đến “nhất tâm”

3) Assatha: Sau khi thái tử thành Phật, cây này có tên bồ đề – sự giác ngộ.

——————————–

Cây vô ưu. Hoàng hậu Ma da đứng vịn vào loài cây này khi sinh hạ thái tử Tất đạt đa, năm 563 trước CN

*
Tôi có năm ghi chép, mời bạn ghé đọc: Minh triết của Đức PhậtNhớ thầy Nguyễn Quốc ToànSóng yêu thương vỗ mãiVui sống giữa thiên nhiênBản Giốc và Ka Long,

NĂM THÁNG ĐÓ LÀ EM
Hoàng Kim

Mồng 6 tháng Năm là ngày Hè đến
22 tháng Năm mưa nhỏ vào mùa
Mồng 5 tháng Sáu ngày Tua Rua mọc
21 tháng Sáu là chính giữa Hè .

Đất cảm trời thương, lòng người gắn bó
Dẫu khó vạn lần khéo liệu cũng xong
Bông sen ngọc thắm mùa hạ ấm
Vui bạn hiền năm tháng đó là em.

Khuyên em đừng quên nhất thì nhì thục
Di sản Việt Nam học mãi không cùng
Mình học để làm hai bốn tiết khí
Mộc mạc hát vần bài học đầu tiên.

NÔNG LỊCH TIẾT LẬP HẠ
Hoàng Kim


Khuyên em đừng quên nhất thì nhì thục
Di sản Việt Nam học mãi không cùng
Mình học để làm hai bốn tiết khí
Mộc mạc hát vần bài học đầu tiên.

Mùa vụ trồng cây, kinh nghiệm nghề nông
Xin em đừng quên điều ông bà dạy
Xuân Hạ Thu Đông hai bốn tiết khí
Khoa học thiên văn ẩn ngữ đời người.

6 tháng Năm là ngày Hè đến
22 tháng Năm mưa nhỏ, vào mùa
5 tháng Sáu ngày Tua Rua mọc
21 tháng Sáu là chính giữa Hè.

Đồng dao cho em khuyên em đừng tưởng
Thong thả học vần câu chuyện tháng năm

CÂU CHUYỆN CÂY NHÃN
Trần Mạnh Báo

Khi tôi về đây năm 1975 cơ sở chế biến bảo quản của ThaiBinh Seed chỉ có một nhà kho 5 gian, lợp ngói móc, trần vôi rơm và một căn nhà gỗ ba gian lợp rạ dùng làm nhà cho thủ kho ở. Trên cây nóc nhà có dòng chữ “Bảo Đại năm 13”.

Xung quanh dãy nhà kho được rào bằng tre. Một ngày chúng tôi thấy có cây nhãn con mọc lên bên ngoài cửa sổ, ngay sát bờ tre. Anh Hà Thủ kho tôi đánh cây nhãn ấy đem trồng trước cửa nhà. Sau mấy năm cây nhãn ra quả, ăn rất ngon. Từ đó cây nhãn được mọi người chăm sóc, giữ gìn.

Qua gần nửa thế kỉ, nhiều thế hệ người lao động đã làm việc tại đây. Có người đã nghỉ hưu, có người mới đến. Cái nhà gỗ cũng không còn. Thay thế cho 5 gian kho cũ bây giờ đã là một nhà máy chế biến hiện đại rộng 2,5 ha. Tuy nhiên cây nhãn vẫn còn đấy chứng kiến sự đổi thay ở nơi đây.

Cây nhãn khi trồng thì ở trước nhà, nhưng theo thời gian và sự phát triển của ThaiBinh Seed cây nhãn đã ra ngoài hàng rào của nhà máy chế biến hạt giống. Chính vì thế mà đã có thời gian cây nhãn không được quan tâm chăm sóc chu đáo và có một loại cây “tầm gửi” bám hết toàn bộ thân và cành cây dẫn đến nguy cơ cây nhãn sẽ bị chết.

ThaiBinh Seed xây dựng lại văn phòng(VP) và Trung tâm thương mại nên VP Cty chuyển về làm việc ở nhà máy chế biến. Tôi có cơ hội và có nhiều thời gian quan sát cây nhãn. Nhìn nhãn cây già cỗi, héo hon và bị cây tầm gửi bám quanh thân có thể sẽ chết. Nghĩ mà thương cây nhãn “người chứng kiến” sự phát triển của ThaiBinh Seed và những đổi thay nơi đây. Tôi yêu cầu cho dọn sạch cây tầm gửi và bón phân cho cây nhãn đồng thời giao cho anh em bảo vệ nhà máy thường xuyên chăm sóc cây nhãn.

Thật bất ngờ cây không phụ công người, năm nay CÂY NHÃN đã phát triển trở lại xanh tươi và ra rất nhiều quả (hình vừa chụp).

Một điều rút ra là dù là “CÁI CÂY” ta trồng, “CON VẬT” ta nuôi hay “ĐỨA CON” ta đẻ ra nếu không được chăm sóc, vun trồng, dạy dỗ thì dù chúng có rất nhiều đặc tính sinh học, nguồn gen di truyền quý thì cũng không có quả ngọt, không có công dân tốt cho xã hội./.

P/S: vẫn có một cành nhãn còn bị cây tầm gửi.

BinhMinhYenTu

DẠY VÀ HỌC https://hoangkimvn.wordpress.com
ngày mới nhất bấm vào đâycập nhật mỗi ngày

Video yêu thích
Bài ca thời gian
Run away with me.
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim LongNgọc Phương NamThung dungDạy và HọcViệt Nam HọcCây Lương thực Việt NamCNM365Tình yêu Cuộc sốngKim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on TwitterĐăng tải tại Sen vào hèTTC Group Sen vào hè | Thẻ TTC Group Sen vào hè | 5 Trả lờiSửaTìm

BÀI VIẾT MỚI

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

Hoàng Tố Nguyên tiến… trong Ban mai chào ngày mới
Hoàng Tố Nguyên tiến… trong Lớp 10A TT ĐHNN2 Hà Bắc
Hoàng Tố Nguyên tiến… trong Ban mai chào ngày mới
Hoàng Tố Nguyên tiến… trong Chọn giống sắn Việt Nam
Hoàng Tố Nguyên tiến… trong #hoanggia

THƯ VIỆN

CHUYÊN MỤC

Nhà Trần trong sử Việt; Lời dặn của Thánh Trần; Lời thề trên sông Hóa; Giống khoai lang Việt Nam; Ngày Hạnh Phúc của em; Trăng rằm vui chơi giăng; Quảng Tây nay và xưa; Bản Giốc và Ka Long; Nguyễn Hàm Ninh Thầy Vua; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-31-thang-12/

PHÚ YÊN NÔI LÚA SẮN
Hoàng Kim


Thông tin Sở Khoa học và Công nghệ Phú Yên, Hội nghị tổng kết hoạt động khoa học và công nghệ Phú Yên giai đoạn 2016-2020; Định hướng phát triển, ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021-2025. Sáng ngày 31/12/2021, tại TP Tuy Hòa, UBND tỉnh Phú Yên đã phối hợp với Sở KH&CN tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động khoa học và công nghệ Phú Yên giai đoạn 2016-2020; Định hướng phát triển, ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021-2025. Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại TP Tuy Hòa và kết nối trực tuyến đến các thị xã, huyện trong địa phương cùng đại diện Bộ KH&CN. Chủ trì Hội nghị là đồng chí Đào Mỹ, Phó Chủ Tịch UBND tỉnh Phú Yên và đồng chí Dương Bình Phú, Giám đốc Sở KH&CN, tham dự Hội nghị còn có ông Thân Ngọc Hoàng, Phó Vụ trưởng Vụ Phát triển Khoa học và Công nghệ địa phương và đại diện lãnh đạo các Sở, Ban, Ngành, đơn vị, doanh nghiệp trong tỉnh; xem tiếp https://khcnpy.gov.vn/hoi-nghi-tong-ket-hoat-dong-khoa-hoc-va-cong-nghe-phu-yen-giai-doan-2016-2020-dinh-huong-phat-trien-ung-dung-khoa-hoc-cong-nghe-va-doi-moi-sang-tao-giai-doan-2021-2025/ .

Phú Yên nôi lúa sắn https://youtu.be/CKdEr4aS2NA là lời biết ơn chân thành bởi Hoàng Kim và đs. 2021. Hoàng Kim tham dự hội nghị theo giấy mời của UBND Tỉnh Phú Yên. Chúng tôi lưu trích đoạn lúa sắn thuộc lĩnh vực kỹ thuật công nghệ trong phim của Đài Phát thanh và Truyền hình Phú Yên với Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp thực hiện tháng 12 năm 2021. Phim chiếu tại Hội nghị tổng kết hoạt động khoa học công nghệ giai đoạn 2016-2020, định hướng phát triển ứng dụng KHCN & ĐMST giai đoạn 2021-2025

Bình Minh Yên Tử

NHÀ TRẦN TRONG SỬ VIỆT
Hoàng Kim

Nhà Trần khởi đầu từ vua Trần Thái Tông (Trần Cảnh) lên ngôi Hoàng Đế vào ngày 31 tháng 12 năm 1225 nhằm ngày Mậu Dần  mồng 1 tháng 12 năm Ất Dậu, Lý Chiêu Hoàng là vị Nữ Hoàng cuối cùng của nhà Lý xuống chiếu nhường ngôi cho chồng. Tiếp nối vua Trần Thái Tông là vua Trần Thánh Tông (Trần Hoảng), vua Trần Nhân Tông (Trần Khâm. Ba vua là thời nhà Trần thịnh thế ngời sử Việt dựng nên nghiệp lớn, chống quân Nguyên Mông, thống nhất Phật Giáo Việt Nam và đạt đến cực thịnh. Ba vua Trần Anh Tông, Trần Minh Tông, Trần Hiến Tông là thời kế nghiệp. Từ vua Trần Dụ Tông (sau khi thượng hoàng Trần Minh Tông mất) đến Hôn Đức Công, Trần Nghệ Tông, Trần Duệ Tông, cho tới Trần Phế Đế, Trần Thuận Tông, Giản Định Đế, Trần Quý Khoáng là thời suy tàn. Trần triều chấm dứt lúc Trần Phế Đế bị Thượng hoàng Trần Nghệ Tông ép thắt cổ chết thay thế bằng Trần Thuận Tông là con của Trần Nghệ Tông, khi thế lực Hồ Quý Ly đã vững không thể đổi. Vua Trần Thuận Tông trị vì từ năm 1388 cho đến năm 1400 thì bị ép nhường ngôi cho Hồ Quý Lý, lập ra triều đại nhà Hồ. Giặc Minh mượn danh nghĩa “phục Trần diệt Hồ” nhân cơ hội ấy vào cướp nước ta. Giản Định Đế, Trần Quý Khoáng chống nhà Minh nhưng không thành. Nhà Trần trong sử Việt kéo dài 175 năm với 13 đời hoàng đế.

Thái Tông và Hưng Đạo
Ngày mới đầy yêu thương
Nhà Trần trong sử Việt
Lồng lộng như trăng rằm

Ba đỉnh cao Yên Tử
Danh thắng quê hương Trần
‘Thái bình tu nổ lực
Vạn cổ thử giang san’ (*)

Nhà Trần trong sử Việt
Trước đèn bảy trăm năm,
Trúc Lâm Trần Nhân Tông
Thăm thẳm tầm nhìn lớn.

Từ một hai hai năm (1225),
Đến thế kỷ mười bốn (1400)
Chuyện cũ chưa hề cũ
Thoáng chốc tròn tháng năm.

Mừng ngày vui xuân mới
Vui bạn hiền người thân
Thung dung bài viết mới.
Thảnh thơi gieo đôi vần.

(*) Trích dẫn thơ Tụng giá hoàn kinh sư của
Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải

THÁI TÔNG VÀ HƯNG ĐẠO

Minh quân hiền tài vua tôi đồng lòng toàn dân gắng sức. Trần Thái Tông, Trần Hưng Đạo, Trần Thánh Tông là ba đỉnh cao vọi của trí tuệ thời Trần. Vua Trần Nhân Tông khi lên đỉnh Yên Tử có hỏi về ba đỉnh cao của dãy núi kia là gì thì được trả lời đó là dãy Yên Phụ của vòng cung Đông Triều trấn Bắc. Đức vua Phật Trần Nhân Tông đã lạy Yên Phụ và chọn Yên Tử làm nơi Cư trần lạc đạo chốn an nghĩ của mình. Trần Thái Tông và Trần Quốc Tuấn là câu chuyện minh quân thiên tài thật lạ lùng và sâu sắc lưu dấu nơi đất Việt. Bài học lịch sử Trần Thánh Tông, Trần Hưng Đạo, Trần Thánh Tông, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư … là suối nguồn tươi trẻ của một câu chuyện tuyệt vời được nối tiếp sâu hơn trong các chuyên luận khác.

Vua Trần Thái Tông (1218-1277) người sáng nghiệp nhà Trần có câu nói nổi tiếng trong lịch sử: “Nếu chỉ để lời nói suông cho đời sau, sao bằng đem thân mình đảm nhận trọng trách cho thiên hạ trước đã”. Vua Trần Thái Tông là bậc minh quân tài trí được so sánh với Đường Thái Tông Lý Thế Dân là vị vua giỏi Trung Hoa thời trước đó. “Sáng nghiệp Việt, Đường hai Thái Tông/ Đường xưng: Trinh Quán, Việt: Nguyên Phong/ Kiến Thành bị giết, An Sinh sống/ Miếu hiệu tuy đồng, đức chẳng đồng”.

Đường Thái Tông Lý Thế Dân ngày 4 tháng 9 năm 626 đã lên ngôi hoàng đế nhà Đường sau sự biến Huyền Vũ môn. Đường Thái Tông thiết lập nên sự cường thịnh của nhà Đường phát triển về kinh tế và hùng mạnh về quân sự nhất thế giới thời ấy, nhưng so đức độ với vua Việt Trần Thái Tông thì vua Việt được người đời ca ngợi hơn. 

An Sinh Vương Trần Liễu là người chống lại Thái Tông và hận thù giữa họ sâu đến nỗi Trần Liễu còn di nguyện cho Trần Quốc Tuấn sau này nhất thiết phải đoạt lại ngôi vua. Vua Trần Thái Tông không chỉ tha cho An Sinh Vương Trần Liễu mà còn tha cho Trần Quốc Tuấn là người đã gây ra chuyện tầy đình.

Tình yêu thương của Trần Quốc Tuấn và Thiên Thành công chúa là một câu chuyện thật quái và phi thường ! Tình yêu đó thật lớn lao nhưng sự việc quá liều lĩnh, khí phách và đặc biệt nguy hiểm. Trần Quốc Tuấn ngay trong đêm tân hôn của Thiên Thành công chúa với Nhân Đạo Vương đã dám lẻn vào cung của Nhân Đạo Vương ngủ với người mình yêu mà không sợ cái chết trong lúc Trung Thành Vương con trai của Nhân Đạo Vương đang bận đãi khách chưa kịp động phòng. Công chúa Thiên Thành con gái của vua Trần Thái Tông thì đã dám chọn cái chết để trao thân cho Trần Quốc Tuấn là người mình yêu, bất chấp đám cưới với Trung Thành Vương là con trai của Nhân Đạo Vương vị quan đầu triều Trần.

Vua Trần Thái Tông đã không làm ngơ để Quốc Tuấn bị giết. Vua chủ động kết nối lương duyên ngay cho Thiên Thành Quốc Tuấn bất chấp lẽ thường. Câu chuyện vua Trần Thái Tông không những không giết Trần Quốc Tuấn, con của Trần Liễu kẻ tử thù đang rất hận mình và đang “cố tình phạm tội ngông cuồng” trái nhân tình mà còn chủ động tác thành cho Thiên Thành Quốc Tuấn nên vợ chồng, hóa giải mọi điều, thu phục được tấm lòng của bậc anh hùng và giữ lại được cho non sông Việt một bậc kỳ tài muôn thuở

Chuyện lạ và hay, thật hiếm có !

Tượng Trần Quốc Tuấn ở chùa cổ Thắng Nghiêm, ảnh Hoàng Kim

LỜI DẶN CỦA THÁNH TRẦN

Chùa cổ Thắng Nghiêm là nơi Đức Thánh Trần thuở nhỏ đã theo công chúa Thụy Bà về đây để tìm minh sư học phép Chọn người, Đạo làm tướng, viết kiệt tác Binh thư Yếu lược. Mẹ tôi họ Trần. Tôi về dâng hương Đức Thánh Trần tại đền Tổ. Lắng đọng trong tôi Lời thề trên sông Hóa; Lời dặn của Thánh Trần.

Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là nhà quân sự kiệt xuất nhất trong lịch sử Việt Nam nhà chính trị, ngoại giao, tư lệnh tối cao của Việt Nam thời nhà Trần, đã ba lần đánh thắng đội quân Nguyên Mông đế quốc hùng mạnh nhất thế giới thời đó. Người là một trong mười vị tướng tài của Thế Giới

Trần Hưng Đạo sinh năm 1232, mất ngày 20 tháng 8 âm lịch năm 1300, ông là con thứ ba của An Sinh Vương Trần Liễu, gọi Trần Thái Tông bằng chú ruột, mẹ ông là Thiện Đạo quốc mẫu, một người trong tôn thất họ Trần. Ông sinh ra ở kinh đô Thăng Long, quê quán ở thôn Tức Mặc, phường Lộc Vượng, TP Nam Định ngày nay. Ông khi lên 5 tuổi năm 1237 làm con nuôi cô ruột là Thụy Bà công chúa, vì cha ông là Trần Liễu chống lại triều đình (Trần Thủ Độ). Đại Việt sử ký toàn thư mô tả ông là người có dung mạo khôi ngô, thông minh hơn người, nhờ được những người tài giỏi đến giảng dạy nên ông sớm trở thành kỳ tài xuất chúng văn võ song toàn, thông hiểu sâu sắc huyền cơ tạo hóa, phép biến dịch và cách dùng binh..

Vua Trần Thái Tông tên thật là Trần Cảnh, sinh ngày 16 tháng 6 năm 1218 mất ngày 1 tháng 4 năm 1277, là vị hoàng đế đầu tiên của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam, lên ngôi ngày 5 tháng 5 năm 1225 mở đầu nhà Trần trong sử Việt. Ông ở ngôi hơn 32 năm (1225 – 1258), làm Thái thượng hoàng trong 19 năm. Trần Cảnh sinh ra dưới thời kỳ nhà Lý còn tại vị, ông cùng tuổi với vị Nữ hoàng nhà Lý lúc bấy giờ là Lý Chiêu Hoàng. Ông được Chiêu Hoàng yêu mến, hay gọi vào vui đùa, Trần Cảnh khi ấy không nói năng gì nhưng khi về đều nói lại với chú họ là Trung Vũ Vương Trần Thủ Độ. Nhà Lý loạn cung đình thuở ấy đã tới đỉnh điểm. Vua Lý tuy có hai con gái thông minh, hiền hậu và rất giỏi nhưng không có con trai nối dõi, trong khi hoàng tộc nhà Lý lắm kẻ mưu mô kém đức dòm ngó ngôi báu. Nước Đại Việt thuở đó bên ngoài thì họa ngoại xâm từ đế quốc Nguyên Mông đang rình rập rất gần, bên trong thì biến loạn bùng nổ liên tục nhiều sự kiện rất nguy hiểm. Trần Thủ Độ nắm thực quyền chốn cung đình, nhận thấy Trần Cảnh cháu mình cực kỳ thông minh đỉnh ngộ, thiên tư tuyệt vời xứng là một minh quân, lại được Lý Chiêu Hoàng yêu mến nên đã sắp đặt hôn nhân giữa Trần Cảnh và Lý Chiêu Hoàng đám đặt cược việc làm vua với họa diệt tộc Trần nếu chọn lầm người. Sự kiện đó xảy ra vào ngày 31 tháng 12 năm 1225, đã chấm dứt triều đại nhà Lý đã tồn tại hơn 200 năm và khai sáng nhà Trần.

Lý Chiêu Hoàng tức Lý hoàng hậu vợ Trần Thái Tông trớ trêu thay sinh con nhưng con bị chết yểu ngay sau khi sinh, cho nên Trần Thái Tông không có người kế vị chính danh phận, trong lúc sự chống đối và chỉ trích cay độc của tôn thất nhà Lý do Hoàng Thái hậu cầm đầu lại đẩy lên cao trào rất nặng nề. Nhiều kẻ tôn thất mượn tiếng có con trai nối dõi dòm ngó cướp ngôi. Thuận Thiên công chúa là vợ của Trần Liễu khi ấy đang mang thai được 3 tháng. Năm 1237, Thái sư Trần Thủ Độ nắm thực quyền phụ chính đã ép cha của Trần Quốc Tuấn là Trần Liễu phải nhường vợ là Thuận Thiên công chúa (chị của Lý Chiêu Hoàng) thay làm Chính cung Hoàng hậu cho Trần Thái Tông, đồng thời giáng Lý hoàng hậu xuống làm công chúa. Việc này khiến Trần Thái Tông bỏ lên tu ở núi Yên Tử.

Người sau này đã chứng ngộ vận nước lâm nguy cường địch bên ngoài câu kết nội gián bên trong không thể không xử thời biến đặt vận mệnh “non sông đất nước Việt trên hết”. Người đã chấp nhận quay trở về “Nếu chỉ để lời nói suông cho đời sau, sao bằng đem thân mình đảm nhận trọng trách cho thiên hạ trước đã”. Trần Thái Tông đã chấp nhận sự sắp xếp của Triều đình.

Sau này, ông truyền ngôi cho Thái tử Trần Hoảng là con thứ, vào ngày 24 tháng 2 năm 1258 để lui về làm Thái thượng hoàng,(con trưởng Trần Quốc Khang vốn là con Trần Liễu, anh em cùng cha khác mẹ với Trần Quốc Tuấn). Trần Thái Tông được tôn làm Hiển Nghiêu Thánh Thọ Thái Thượng Hoàng Đế. Trần Hoảng lên ngôi tức Trần Thánh Tông. Tước vị và thông lệ Thái thượng hoàng của nhà Trần từ đấy đã trở thành truyền thống, vừa rèn luyện cho vị Hoàng đế mới cai trị đất nước càng sớm càng tốt vừa tránh được việc tranh giành ngôi báu giữa các con do chính danh sớm được định đoạt.

Trần Liễu gửi con là Trần Quốc Tuấn cho Thụy Bà công chúa mai danh ẩn tích tại chùa Thắng Nghiêm tìm minh sư luyện rèn văn võ. Sau đó ông dấy binh làm loạn ở sông Cái, cuối cùng bị thất thế, phải xin đầu hàng. Trần Thủ Độ toan chém nhưng Trần Thái Tông liều chết đưa thân mình ra ngăn cản buộc lòng Thủ Độ phải tự mình ném bảo kiếm xuống sông. Trần Liễu được tha tội nhưng quân lính theo ông làm phản đều bị giết hết và vua Thái Tông đổi ông làm An Sinh vương ở vùng đất Yên Phụ, Yên Tử thuộc tỉnh Quảng Ninh ngày nay.

Trần Quốc Tuấn từ 5 tuổi đã được minh sư rèn luyện tỏ ra và một vị nhân tướng lỗi lạc phi phàm lúc trở về sớm được Trần Thái Tông quý trọng đức độ tài năng trong số con cháu vương thất. Qua sự biến Trần Quốc Tuấn yêu thương công chúa Thiên Thành, là con gái của vua Trần Thái Tông, nhân lễ hội trăng rằm nửa đêm đã lẻn vào chỗ ở của công chúa và thông dâm với nàng. Thời nhà Trần đã có quy định, để tránh ngôi vua truyền ra ngoài, chỉ có người trong tộc mới được lấy nhau nên kết hôn cùng huyết thống là điều không lạ và chuyện “quái” ấy cũng ‘quái” như việc Trần Thái Tông lấy vợ Trần Liễu.

Lại oái oăm thay, người Trần Quốc Tuấn yêu say đắm là công chúa Thiên Thành, mà vua Trần Thái Tông năm 1251 đã đính ước gả cô cho Trung Thành Vương là con trai của Nhân Đạo Vương. Vua đã nhận sính lễ, thông báo với quần thần và đang tiệc cưới. Trần Quốc Tuấn nửa đêm trăng rằm đột nhập vào phòng riêng công chúa ở phủ Trung Thành Vương và đôi trai gái trẻ đồng lòng đến với nhau. Quốc Tuấn nói với công chúa Thiên Thành sai thị nữ đi gặp Công chúa Thụy Bà cấp báo với vua ngay trong đêm đó. Vua hỏi có việc gì, Thụy Bà trả lời:“Không ngờ Quốc Tuấn ngông cuồng càn rỡ, đang đêm lẻn vào chỗ Thiên Thành, Nhân Đạo đã bắt giữ hắn rồi, e sẽ bị hại, xin bệ hạ rủ lòng thương, sai người đến cứu”. Trần Thái Tông vội sai người đến dinh Nhân Đạo vương, vào chỗ Thiên Thành, thì thấy Trần Quốc Tuấn đã ở đấy. Hôm sau, Thụy Bà công chúa dâng 10 mâm vàng sống đến chỗ Trần Thái Tông xin làm lễ cưới Thiên Thành công chúa cho Trần Quốc Tuấn. Thái Tông bắt đắc dĩ phải gả công chúa cho ông và lấy 2000 khoảnh ruộng ở phủ Ứng Thiên để hoàn lại sính vật cho Trung Thành vương. Tháng 4 năm đó, Trần Liễu ốm nặng. Lúc sắp mất, Trần Liễu cầm tay Trần Quốc Tuấn, trăng trối rằng: “Con không vì cha lấy được thiên hạ, thì cha chết dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được”. Trần Quốc Tuấn ghi để trong lòng, nhưng không cho là phải.

Câu chuyện Trần Quốc Tuấn yêu thương công chúa Thiên Thành và đã làm liều dám lấy tính mạng của mình làm như thể “cố tình phạm tội ngông cuồng trái nhân tình”, nhưng mấy ai thấu hiểu đó là sự lưa chọn sinh tử, phép thử tối cao cuối cùng của vị nhân tướng trước khi trao sinh mệnh đời mình cho Người tin yêu mình trong thực tiễn. Đó là phép biến Dịch của “Đạo làm tướng” “Chọn người”.

Trần Thái Tông và Trần Quốc Tuấn câu chuyện đêm trăng rằm để hiểu sâu hơn chiến công nhà Trần ba lần đánh thắng quân Nguyên. Trần Thái Tông, Trần Quốc Tuấn, Trần Thánh Tông với thực tiễn hiển hách ba lần đánh thắng quân Nguyên và “Vạn Kiếp tông bí truyền thư”, “Binh thư yếu lược” là kiệt tác muôn đời, ba đỉnh cao vọi của trí tuệ Việt Nam và nhân loại.

TRẦN THÁNH TÔNG MINH QUÂN

Trần Thánh Tông sinh ngày 12 tháng 10 năm 1240, mất ngày 3 tháng 7 năm 1290 là  vị Hoàng đế thứ hai của nhà Trần, ở ngôi từ năm 1258 đến 1278 và làm Thái thượng hoàng từ năm 1278 đến năm 1290 lúc qua đời (hình Lăng Trần Thánh Tông ở Long Hưng, Thái Bình). Trần Thánh Tông là vua thánh nhà Trần: Vua nổi tiếng có lòng thương dân và đặc biệt thân thiết với anh em trong Hoàng tộc, điều hiếm thấy từ trước đến nay; Trần Thánh Tôngcó công rất lớn lúc làm Thái thượng hoàng đã cùng với con trai là vua Trần Nhân Tông lãnh đạo quân dân Đại Việt giành chiến thắng trong hai cuộc chiến cuối cùng chống lại quân đội nhà Nguyên sang thôn tính nước ta lần thứ hai năm1285 và lần thứ ba năm 1287; Nước Đại Việt suốt thời Trần Thánh Tônglàm vua và làm Thái Thượng hoàng là rất hưng thịnh, hùng mạnh, phát triển toàn diện chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao, văn hóa, giáo dục  không để cho nhà Nguyên thôn tính.

Trần Thánh Tông cuộc đời và di sản hiếm thấy. Vua Trần Thánh Tông tên thật Trần Hoảng là con trai thứ hai của vua Trần Thái Tông (Trần Cảnh), mẹ là Hiển Từ Thuận Thiên hoàng hậu Lý thị, công chúa nhà Lý, con gái của Lý Huệ Tông và Linh Từ Quốc mẫu. Anh trai lớn của ông, Tĩnh Quốc đại vương Trần Quốc Khang tuy danh nghĩa là con lớn nhất, nhưng thực tế là con của Khâm Minh đại vương Trần Liễu. Như vậy, ông là Hoàng đích trưởng tử (con trai lớn nhất và do chính thất sinh ra) của Trần Thái Tông hoàng đế.

Vua Trần Thánh Tông sinh ngày 25 tháng 9 âm lịch, năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 9 (1240), và ngay lập tức được lập làm Hoàng thái tử, ngự ở Đông cung. Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, trước khi Hiển Từ Thuận Thiên hoàng hậu mang thai ông, Thái Tông hoàng đế nằm mơ thấy Thượng Đế trao tặng bà một thanh gươm báu.

Vua Trần Thánh Tông có vợ là  Nguyên Thánh hoàng hậu Trần Thiều (?– 1287), con gái An Sinh Vương Trần Liễu, mới đầu phong làm Thiên Cảm phu nhân, sau phong lên làm Hoàng hậu. Năm 1278, Trần Nhân Tông tôn làm Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng Thái hậu u.

Vua Trần Thánh Tông có bốn con: 1) đích trưởng tử là Trần Khâm, tức Nhân Tông Duệ Hiếu hoàng đế, mẹ là Nguyên Thánh hoàng hậu; 2) Tá Thiên đại vương Trần Đức Việp (1265 – 1306), mẹ là Nguyên Thánh hoàng hậu. 3) Thiên Thuỵ công chúa, chị gái Nhân Tông, mất cùng ngày với Nhân Tông (3 tháng 11 âm lịch, 1308), lấy Hưng Vũ vương Trần Quốc Nghiễn, con trai Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, mẹ là Nguyên Thánh hoàng hậu;4)  Bảo Châu công chúa, lấy con trai thứ của Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải, mẹ là Nguyên Thánh hoàng hậu.

Nhà Trần đánh bại quân Nguyên Mông lần thứ nhất năm 1257, vào ngày 24 tháng 12 năm Nguyên Phong thứ 7 (1257), Thái tử Trần Hoảng đã cùng với vua Trần Thái Tông ngự lâu thuyền mà kéo quân đến Đông Bộ Đầu, đập tan tác quân Nguyên Mông trong Trận Đông Bộ Đầu, buộc họ phải rút chạy và chấm dứt cuộc xâm lược Đại Việt.

Vua Trần Thái Tông nhường ngôi cho Thái tử Trần Hoảng ngày 24 tháng 2, năm 1258 (Nguyên Phong thứ 8). Vua Trần Thánh Tông đổi niên hiệu là Thiệu Long, xưng làm Nhân Hoàng, tôn vua chalàm Thái thượng hoàng, tôn hiệu là Hiển Nghiêu Thánh Thọ Thái Thượng Hoàng Đế .

Vua Trần Thánh Tông ở ngôi 21 năm, đất nước được yên trị . Vua nổi tiếng là vị hoàng đế nhân hậu, hòa ái đối với mọi người từ trong ra ngoài. Ông thường nói rằng: “Thiên hạ là của ông cha để lại, nên để anh em cùng hưởng phú quý chung”.Do vậy, các hoàng thân trong nội điện thường ăn chung cỗ và ngủ chơi chung nhà rất đầm ấm, chỉ khi có việc công, hay buổi chầu, thì mới phân thứ tự theo phép nước .

Tĩnh Quốc đại vương Trần Quốc Khang, trên danh nghĩa là con trưởng của vua Trần Thái Tông, nhưng thực ra là con trai của An Sinh đại vương Trần Liễu cùng Hiển Từ Thuận Thiên hoàng hậu. Trần Quốc Khang tuy là con trưởng  của vua Trần Thái Tông, nhưng  xuất thân đặc biệt nên chịu mọi sự suy xét trong hoàng tộc. Sử cũ kể lại, có lần Trần Thánh Tông cùng với người anh cả là Trần Quốc Khang chơi đùa trước mặt Thái thượng hoàng. Thượng hoàng mặc áo bông trắng, Trần Quốc Khang múa kiểu người Hồ, Thượng hoàng bèn cởi áo ban cho. Vua Trần Thánh Tông thấy vậy cũng múa kiểu người Hồ để đòi thưởng áo bông. Quốc Khang bèn nói:Quý nhất là ngôi vua, tôi đã không tranh với chú hai rồi. Nay đức chí tôn cho tôi thứ nhỏ mọn này mà chú hai cũng muốn cướp sao?

Thượng hoàng Thái Tông cười nói với Quốc Khang:

Vậy ra con coi ngôi vua cũng chỉ như cái áo choàng này thôi à?

Thượng hoàng Thái Tông khen Quốc Khang, rồi ban áo cho ông. Trong Hoàng gia, cha con, anh em hòa thuận không xảy ra xích mích.] Vào tháng 9 năm 1269, Vua Trần Thánh Tông phong cho Trần Quốc Khang làm Vọng Giang phiêu kỵ Đô thượng tướng quân. Một lần khác, vào mùa xuân năm 1270, Trần Quốc Khang xây vương phủ hoành tráng tại Diễn Châu, vua Trần Thánh Tông bèn cho người đến xem. Hoảng sợ, Quốc Khang đành phải dựng tượng Phật tại nơi này – sau trở thành chùa Thông.

Vua Trần Thánh Tông rất quan tâm giáo dục, Trần Ích Tắc, em trai Trần Thánh Tông nổi tiếng là một người hay chữ trong nước được cử mở trường dạy học để các văn sĩ học tập. Danh nho Mạc Đĩnh Chi, người đỗ trạng nguyên đời Trần Anh Tông sau này cũng học ở trường ấy.

Thời vua Trần Thánh Tông nhân sự cũng được thay đổi. Ông xuống chiếu kén chọn văn học sĩ sung vào quan ở Quán và Các. Trước đó, theo quy chế cũ: “không phải người trong họ vua thì không được làm chức Hành khiển“. Nhưng bắt đầu từ đấy, nho sĩ văn học được giữ quyền bính làm hành khiển, như Đặng Kế làm Hàn lâm viện học sĩ, Đỗ Quốc Tá làm Trung thư sảnh trung thư lệnh, đều là nho sĩ văn học.  Vua Trần Thánh Tông cho phép các vương hầu, phò mã họp các dân nghèo để khẩn hoang]. Vương hầu có điền trang bắt đầu từ đấy.

Năm 1262, vua Trần Thánh Tông xuống lệnh cho quan quân chế tạo vũ khí và đúc thuyền. Tại chín bãi phù sa ở sông Bạch Hạc, Lục quân và Thủy quân nhà Trần đã tổ chức tập trận. Vào tháng 9 (âm lịch) năm ấy, ông truyền lệnh cho rà soát ngục tù, và thẳng tay xử lý những kẻ đã đầu hàng quân xâm lược Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ nhất thời Nguyên Phong.

Vua Trần Thánh Tông còn cho Lê Văn Hưu tiếp tục biên soạn sách Đại Việt sử ký. Lê Văn Hưu đã làm được bộ sử sách gồm 30 quyển, chép từ đời Triệu Vũ Vương đến Lý Chiêu Hoàng. Việc biên tập bộ sử này được khởi đầu từ đời vua Trần Thái Tông, đến năm 1271 đời Thánh Tông mới hoàn thành.

Năm 1258, sau khi Nhà Trần đánh bại quân Nguyên Mông lần thứ nhất, Trần Thánh Tông sai sứ sang Nam Tống báo việc lên ngôi và được phong làm An Nam quốc vương. Mặc dù Nam Tống đã suy yếu trước sự uy hiếp của Mông Cổ, ông vẫn giữ quan hệ bang giao với Nam Tống ngoài ý nghĩa giao hảo nước lớn còn nhằm mục đích nắm tình hình phương bắc. Khi Thánh Tông sai sứ mang đồ cống sang, vua Tống cũng tặng lại các sản vật của Trung Quốc như chè, đồ sứ, tơ lụa; không những gửi cho Thánh Tông mà còn tặng cả sứ giả.  Sau này khi Nam Tống bị nhà Nguyên đánh bại, phải rút vào nơi hiểm yếu, mới không còn qua lại với Đại Việt. Nhiều quan lại và binh sĩ Tống không thần phục người Mông đã sang xin nương nhờ Đại Việt. Trần Thánh Tông tiếp nhận họ, ban cho chức tước và cử người quản lý.

Năm 1260, hoàng đế nhà Nguyên sai Mạnh Giáp, Lý Văn Tuấn mang chiếu chỉ sang Đại Việt tuyên dụ, với yêu cầu hệ thống chính quyền Đại Việt phải theo lối hoạt động của Thiên triều, không được dấy binh xâm lấn bờ cõi. Vào năm Tân Dậu 1261, niên hiệu Thiệu Long thứ 4, vua Trần Thánh Tông được vua Mông Cổ phong làm An Nam Quốc Vương, lại được trao cho 3 tấm gấm tây cùng với 6 tấm gấm kim thục. Trần Thánh Tông duy trì lệ cống nhà Nguyên 3 năm 1 lần, mỗi lần đều phải cống nho sĩ, thầy thuốc, thầy bói và thợ thuyền mỗi hạng ba người, cùng với các sản vật như là sừng tê, ngà voi, đồi mồi, châu báu…

Vua nhà Nguyên lại đặt chức quan Darughachi tại Đại Việt để đi lại giám trị các châu quận Đại Việt; ý muốn can thiệp chính trị, tìm hiểu nhân vật, tài sản Đại Việt để liệu đường mà đánh chiếm. Thánh Tông bề ngoài tuy vẫn chịu thần phục, nhưng ông biết ý đồ của vua Mông, nên tiếp tục luyện binh dụng võ để chuẩn bị chiến tranh. Ông cho tuyển đinh tráng các lộ làm lính, phân làm quân và đô, bắt phải luyện tập luôn.

Năm 1271, Hốt Tất Liệt đặt quốc hiệu là Nguyên, bình định nốt miền nam Trung Quốc và dụ vua Đại Việt sang hàng, để khỏi cần động binh. Nhà Nguyên cứ vài năm lại cho sứ sang sách nhiễu và dụ vua Đại Việt sang chầu, nhưng vua Trần lấy cớ thoái thác.

Năm 1272, hoàng đế nhà Nguyên cho sứ sang lấy cớ tìm cột đồng trụ của Mã Viện trồng ngày trước, nhưng vua Thánh Tông sai quan sang nói rằng: cột ấy lâu ngày mất đi rồi, không biết đâu mà tìm nữa. Vua Nguyên bèn thôi không hỏi nữa.

Năm 1275, hoàng đế nhà Nguyên ra chiếu dụ đòi vua Đại Việt nộp sổ sách dân số, thu thuế khóa, trợ binh lực cho Thiên triều thông qua sự thống trị của quan Darughachi và đòi nhà vua phải đích thân tới chầu. Vua Thánh Tông sai sứ sang nói với hoàng đế nhà Nguyên rằng: Nước Nam không phải là nước Mường mán mà đặt quan giám trị, xin đổi quan Đại-lỗ-hoa-xích làm quan Dẫn tiến sứ.

Vua nhà Nguyên không cho, lại bắt vua Trần sang chầu. Thánh Tông cũng không chịu. Từ đấy vua nhà Nguyên thấy dùng ngoại giao để khuất phục nhà Trần không được, quyết ý cử binh sang đánh Đại Việt. Nguyên Thế Tổ cho quan ở biên giới do thám địa thế Đại Việt, Trần Thánh Tông cũng đặt quan quân phòng bị.

Theo sách “Các triều đại Việt Nam” của Quỳnh Cư, Đỗ Đức Hùng, “Nhìn chung, vua Trần Thánh Tông thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo nhưng rất kiên quyết, chằm bảo vệ danh dự của Tổ quốc, ngăn chặn từ xa mọi sự dòm ngó, tạo sự xâm lược của nhà Nguyên.“ Tuy nhiên, sau khi nhà Nguyên diệt Nam Tống (1279), Đại Việt càng đứng trước nguy cơ bị xâm lăng từ đế quốc khổng lồ này.

Mùa đông, ngày 22 tháng 10 năm 1278, sau một năm Thái Tông Thượng hoàng đế băng hà, Thánh Tông hoàng đế nhường ngôi cho con trai là Thái tử Trần Khâm, tức Trần Nhân Tông. Thánh Tông lên làm Thái thượng hoàng, với tôn hiệu là Quang Nghiêu Từ Hiếu Thái Thượng Hoàng Đế. Trên danh nghĩa là Thái thượng hoàng, nhưng Trần Thánh Tông vẫn tham gia việc triều chính.

Quan hệ hai bên giữa Đại Việt và Đại Nguyên căng thẳng và đến cuối năm 1284 thì chiến tranh bùng nổ. Thượng hoàng Thánh Tông cùng Nhân Tông tín nhiệm thân vương là Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, phong làm Quốc công Tiết chế chỉ huy quân đội trong nước để chống Nguyên Mông. Trong hai lần Chiến tranh với Nguyên Mông lần 2 và lần 3, thắng lợi có vai trò đóng góp của Thượng hoàng Thánh Tông.

Năm 1289, sau khi chiến tranh kết thúc, Thượng hoàng lui về phủ Thiên Trường làm thơ. Các bài thơ thường được truyền lại là: “Hành cung Thiên Trường”, “Cung viên nhật hoài cực”.

Ngày 25 tháng 5, năm Trùng Hưng thứ 6 (1290), Thượng hoàng băng hà tại Nhân Thọ cung, hưởng thọ 51 tuổi. Miếu hiệu là Thánh Tông (聖宗), thụy hiệu là Hiến Thiên Thế Đạọ Huyền Công Thịnh Đức Nhân Minh Va7n Vũ Tuyên Hiếu hoàng đế . Ông được táng ở Dụ Lăng, phủ Long Hưng (Tiến Đức, Hưng Hà, Thái Bình ngày nay).

Ngày nay ở trung tâm thành phố Hà Nội có phố mang tên Trần Thánh Tông.

Vua Trần Thánh Tông  sùng đạo Phật, rất giỏi thơ văn, thường sáng tác thơ văn về thiền. Tác phẩm của Trần Thánh Tông có: Di hậu lục (Chép để lại cho đời sau), Cơ cầu lục (Chép việc nối dõi nghiệp nhà); Thiền tông liễu ngộ (Bài ca giác ngộ Thiền tông), Phóng ngưu (Thả trâu), Trần Thánh Tông thi tập (Tập thơ Trần Thánh Tông), Chỉ giá minh (Bài minh về sự cung kính)…Và một số thư từ ngoại giao, nhưng tất cả đều đã thất lạc, chỉ còn lại 6 bài thơ được chép trong Việt âm thi tập (5 bài) và Đại Việt sử ký toàn thư (1 bài) mà chúng tôi sẽ chép bổ sung vào cuối bài này.

Thơ Trần Thánh Tông  giàu chất trữ tình, kết hợp nhuần nhị giữa tinh thần tự hào về đất nước của người chiến thắng, với tình yêu cuộc sống yên vui, thanh bình, và phong độ ung dung, phóng khoáng của một người biết tự tin, lạc quan. Trong thơ, ông đã xen nhịp ba của thơ dân tộc với nhịp bốn quen thuộc của thơ Đường, tạo nên một nét mới về nhịp điệu thơ và về thơ miêu tả thiên nhiên.

Trong sách Thơ văn Lý Trần, NXB Khoa học xã hội, 1977, có bài thơ Chân tâm chi dụng của Trần Thánh Tông:

Dụng của chân tâm
Trần Thánh Tông

Dụng của chân tâm,
Thông minh tịnh mịch.
Không đến không đi,
Không tổn không ích.
Vào nhỏ vào to,
Mặc thuận cùng nghịch.
Động như hạc mây,
Tĩnh như tường vách.
Nhẹ tựa mảy lông,
Nặng như bàn thạch.
Trần trần trụi trụi,
Làu làu trong sạch.
Chẳng thể đo lường,
Tuyệt vô tung tích.
Nay ta vì ngươi,
Tỏ bày rành mạch.

Đại Việt Sử ký Toàn thư của nhà Hậu Lê ca ngợi Trần Thánh Tông “trung hiếu nhân thứ, tôn hiền trọng đạo, cha khai sáng trước, con kế thừa sau, cơ nghiệp nhà Trần được bền vững”, tuy nhiên trên quan điểm Nho giáo lại phê phán ông sùng đạo Phật “thì không phải phép trị nước hay của đế vương”. Sử gia Ngô Sĩ Liên ca ngợi công lao của ông: “Thánh Tông nối nghiệp Thái Tông, giữa chừng gặp giặc cướp biến loạn, ủy nhiệm cho tướng thần cùng với Nhân Tông giúp sức làm nên việc, khiến thiên hạ đã tan lại hợp, xã tắc nguy lại an. Suốt đời Trần không có việc giặc Hồ nữa, công to lắm.”  Giáo sư Trần Văn Giàu luận về “Nhân cách Trần Nhân Tông” nhưng nói đầy đủ là hai vua Trần vì Thái Thượng hoàng Trần Thánh Tông là người tham gia và lãnh đạo xuyên suốt cả ba lần quân dân Đại Việt đánh thắng quân Nguyên năm 1258, 1285 và 1287: …”Tại nước Tàu lúc bấy giờ Triều đình nhà Tống rất hùng mạnh nhưng quân Nguyên Mông đã tràn xuống đánh thắn thần tốc, đến nỗi vua quan nhà Tống phải chạy ra biển và nhảy xuống biển tự vẫn. Tại Tây Á, Trung Á và một phần châu Âu cũng thua thảm hại , đến nỗi Giáo hoàng La Mã cũng lên tiếng sợ hãi. Trong lúc ấy Việt Nam so với phương Bắc thì quá nhỏ bé và quá nghèo yếu, thế mà Người dám không cho Nguyên Mông mượn đường xâm lược Chiêm Thành. Lại còn đánh bại ba lần Nguyên Mông xâm lược. Sau khi thắng giặc, Người lại lên núi sống. Người dám nghĩ, dám làm những việc không ai dám nghĩ chứ đừng nói đến làm !” 

Trần Thánh Tông vua giỏi nhà Trần

TRÚC LÂM TRẦN NHÂN TÔNG

Trần Nhân Tông (1258-1308)  là một trong những vị vua anh minh nhất của lịch sử Việt Nam. Người tên thật là Trần Khâm, vua Trần thứ ba (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Với 50 năm cuộc đời, vua Phật Trần Nhân Tông đã kịp làm được ít nhất năm việc lớn hiếm thấy và khó ai bì kịp ở mọi dân tộc và mọi thời đại: 1) Minh quân lỗi lạc, làm vua 15 năm (1278 – 1293) trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến hai lần đánh thắng quân Nguyên Mông là đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thời đó; 2) Tổ sư thiền phái Trúc Lâm và Thái Thượng Hoàng 15 năm (1294-1306) là vua Phật Việt Nam. 3) Nhà văn hóa và nhà thơ kiệt xuất với kiệt tác thơ Thiền Trần Nhân Tông và thắng tích Trúc Lâm Yên Tử; 4) Người thầy chiến lược vĩ đại muôn đời của kế sách một chữ “đồng” “vua tôi đồng lòng, toàn dân đồng sức”, nhược thắng cường, yếu thắng mạnh, nước nhỏ thắng nước lớn, sự nghiệp mở nước và thống nhất non sông Việt bằng vương đạo, thuận thời, thuận người . 5) Nhà trị loạn kỳ tài đã hưng thịnh nhà Trần và cứu nguy cho nước Việt ở thời khắc quyết định, biến nguy thành an, biến những điều không thể thành có thể.

Kiệt tác thơ thiền đức Nhân Tông là đỉnh cao thơ Thiền thời Trần:

Cư trần lạc đạo phú
Đại Lãm Thần Quang tự
Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca
Đăng Bảo Đài sơn
Đề Cổ Châu hương thôn tự
Đề Phổ Minh tự thủy tạ
Động Thiên hồ thượng
Họa Kiều Nguyên Lãng vận
Hữu cú vô cú
Khuê oán
Lạng Châu vãn cảnh
Mai
Nguyệt
Nhị nguyệt thập nhất nhật dạ
Quỹ Trương Hiển Khanh xuân bính
Sơn phòng mạn hứng
I
II
Sư đệ vấn đáp
Tán Tuệ Trung thượng sĩ
Tảo mai
I
II
Tặng Bắc sứ Lý Tư Diễn
Tây chinh đạo trung (tái chinh Ai Lao)
Thiên Trường phủ
Thiên Trường vãn vọng
Tống Bắc sứ Lý Trọng Tân, Tiêu Phương Nhai
Tống Bắc sứ Ma Hợp, Kiều Nguyên Lãng
Trúc nô minh
Tức sự
I
II
Vũ Lâm thu vãn
Xuân cảnh
Xuân hiểu
Xuân nhật yết Chiêu Lăng
Xuân vãn

Lên non thiêng Yên Tử, khảo sát điền dã những chứng tích lịch sử văn hóa lưu dấu mãi với thời gian. “Soi sáng lại chính mình là phận sự gốc, chẳng từ nơi khác mà được.” (Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc.). Đức Nhân Tông viết về sự đạt ngộ với người thầy là Tuệ Trung Thượng Sĩ . “Nghe xong, tôi thông suốt được đường vào, bèn vén áo thờ Ngài làm thầy”. “Soi sáng lại chính mình” chứ không tìm kho báu ở đâu khác là trí tuệ siêu việt của vua Phật Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông.

CHA CON HIẾN TỪ THÁI HẬU

Vua Trần Anh Tông (Trần Thuyên) có người em ruột  là Trần Quốc Chẩn danh tướng Nhập nội Quốc Phụ Thượng Tể, cha ruột của Huy Thánh công chúa là Hiến Từ Thái Hậu. Cha và Con Hiến Từ Thái Hậu soi tỏ giai đoạn hai của nhà Trần sau thịnh thế đã kế tục và suy vi như thế nào.

Trần Quốc Chẩn (1281-1328) là một trong những danh tướng kiệt xuất của nhà Trần, tài đức vẹn toàn, hết lòng vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Trần Quốc Chẩn sinh ngày 29 tháng 1 năm Thiệu Bảo thứ 3 (tức 19 tháng 2 năm 1281). Ông là con trai thứ của vua Trần Nhân Tông, em ruột của Thái tử Trần Thuyên, sau là vua Trần Anh Tông. Sau khi Trần Nhân Tông nhường ngôi cho Thái tử Trần Thuyên, tức vua Trần Anh Tông, ông được phong là Huệ Vũ Đại vương khi mới 13 tuổi. Mặc dù tuổi còn nhỏ, nhưng ông rất được vua cha và vua anh yêu mến. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Thượng hoàng có lần ngự cung Trùng Quang, vua đến chầu, quốc công Quốc Tuấn đi theo. Thượng hoàng nói:”Nhà ta vốn là người hạ lưu (thủy tổ người Hiền Khánh), đời đời chuộng dũng cảm, thường xăm hình rồng vào đùi. Nếp nhà theo nghề võ, nên xăm rồng vào đùi để tỏ là không quên gốc”. Bấy giờ thợ xăm đã đợi mệnh ở ngoài cửa cung. Vua rình lúc Thượng hoàng quay nhìn chỗ khác, về ngay cung Trùng Hoa. Một lúc lâu, Thượng hoàng hỏi Quan gia đâu rồi, các quan tả hữu thưa là đã về cung Trùng Hoa. Thượng hoàng bảo: “Quan gia đã trốn rồi chăng? thì xăm cho Huệ Vũ Quốc Chẩn vậy”. Quốc phụ có xăm hình rồng ở đùi, mà về sau nối ngôi không xăm ở đùi nữa là bắt đầu từ Anh Tông. Năm Hưng Long thứ 10 (1302), ông được phong chức Nhập nội Bình chương, tương đương Tể tướng. Năm Hưng Long thứ 20 (1312), Chiêm Thành lấn chiếm biên giới phía nam Đại Việt. Anh Tông ngự giá thân chinh, đến phủ Lâm Bình, chia quân làm ba đường, sai Trần Quốc Chẩn theo đường núi, Trần Khánh Dư theo đường biển, đích thân vua tự dẫn sáu quân theo đường bộ; thủy bộ, cùng tiến đánh. Một lần quân Chiêm định tập kích ngự doanh, quân Trần Quốc Chẩn kịp thời cứu viện, phối hợp với Đoàn Nhữ Hài bao vây, bức hàng quân Chiêm Thành thắng lợi, quân Trần không tốn một mũi tên. Năm Đại Khánh thứ 5 (1318), vua Trần Minh Tông sai ông cùng tướng quân Phạm Ngũ Lão tiếp tục đi đánh dẹp quân Chiêm Thành thu được thắng lợi lớn, giữ yên bờ cõi quốc gia. Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Trước đây, Anh Tông không khỏe, vua ngày đêm ở luôn ngoài cửa phòng ngủ của Thượng hoàng, mỗi khi vào thăm thì cùng đi với Quốc Chẩn. Vì Anh Tông tin cậy Quốc Chẩn hơn cả, định đem vua gửi gắm Quốc Chẩn, cho nên không cho vào thăm một mình, mà phải cùng đi với Quốc Chẩn, cốt để cho tình nghĩa vua tôi được khăng khít và không còn nghi ngại gì nữa“. Do có nhiều công lao với triều đình, năm Khai Thái thứ nhất (1324), Trần Quốc Chẩn được vua Trần phong chức: Nhập nội Quốc phụ Thượng tể – chức quan đầu triều coi giữ lục bộ Thượng Thư. Sử cũ còn ghi nhận Trần Quốc Chẩn không chỉ là người có tài trong việc cầm quân xung trận mà ông còn là người nổi tiếng đức độ, được các quan trong triều hết lòng nể phục. Ông là người được vua Trần Anh tông rất quý. Về sau vua Minh Tông lại lấy con gái của Quốc Chẩn phong làm Lê Thánh hoàng hậu, ông càng được tin dùng. Minh Tông giữ ngôi được 15 năm (từ năm 1314 đến năm 1329) tuổi đã cao mà chưa lập được Thái Tử. Quốc Chẩn có ý đợi Lê Thánh hoàng hậu sinh con trai thì mới lập. Lúc bấy giờ Cương Đông Văn Hiến Hầu (không rõ tên) là con của Tá thánh Trần Nhật Duật muốn đánh đổ Hoàng Hậu để lập Thái tử Vượng (sau là Trần Hiến Tông) mới đem của đút cho gia thần của Quốc Chẩn là Trần Nhạc 100 lạng vàng bảo Trần Nhạc vu cáo cho Quốc Chẩn có âm mưu làm phản. Vua cả tin cho là thật liền ra lệnh bắt giam ngay Quốc Chẩn vào chùa Tư Phúc ở kinh sư rồi đem việc ấy hỏi Thiếu bảo Trần Khắc Chung. Khắc Chung cùng cánh với Văn Hiến Hầu, lại cùng với mẹ thái tử Vượng Anh Tư nguyên phi Lê thị, đều là người Giáp Sơn (Kinh Môn) và đã từng làm thầy dạy thái tử Vượng, liền trả lời: “Bắt hổ thì dễ, thả hổ thì khó”. Minh Tông truyền bắt Quốc Chẩn phải tuyệt thực. Lê Thánh hoàng hậu khi vào thăm cha đã lấy áo nhúng nước mặc vào người rồi vắt ra cho cha uống. Trong khi đó, Anh Tư phu nhân muốn cho Huệ Vũ vương chết sớm để con mình được lập làm Thái tử, liền cho người mang nước tẩm độc cho Huệ Vũ vương uống, uống xong thì chết. Sau Quốc Chẩn chết, hưởng dương 47 tuổi. Cuối năm đó, Minh Tông lập Hoàng tử Trần Vượng làm Thái tử. Vài năm sau, vợ lẽ của Trần Nhạc ghen với vợ cả, tố cáo sự thật, đem việc Văn Hiến Hầu đút vàng tâu lên vua. Việc giao xuống ngục quan xét, Lê Duy là người cương trực đem xét hỏi ngay ngày hôm ấy. Trần Phẫu phải tội lăng trì (tức xẻo thịt từng miếng cho đến chết), nhưng chưa kịp hành hình thì gia nô của Thiệu Vũ (con Quốc Chẩn) đã xẻo thịt Trần Phẫu ăn sống gần hết. Văn Hiến Hầu tuy được tha tội chết, nhưng giáng làm thứ nhân, tước bỏ tên họ trong hoàng tộc. Trần Minh Tông lúc nào cũng bị ám ảnh bởi vụ án oan của cha vợ. Để sửa sai, nhà vua đã cho khôi phục chức tước, sai lập đền thờ Trần Quốc Đền Quốc phụ thờ ông nằm bên tả ngạn sông Kinh Thầy là một trong tám di tích thuộc “Chí Linh bát cổ” nổi tiếng được nhiều sử sách ghi nhận. Trước kia đền thuộc xã Kiệt Đặc, huyện Chí Linh nay thuộc thôn Nẻo, phường Chí Minh, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Đến năm Giáp Thân (1341), thời Trần Dụ Tông, vụ án Trần Quốc Chẩn được minh oan hoàn toàn. Thượng hoàng Minh Tông phục chức: Nhập nội Quốc Phụ Thượng Tể cho ông. Giết oan nhạc phụ, vua Trần Minh Tông làm bài thơ ân hận: Dạ vũ. Thu khí hòa đăng thất thự minh/ Bích tiêu song ngoại đệ tàn canh/ Tự tri tam thập niên tiền thác/ Khẳng bả nhàn sầu đối vũ thanh.  Dịch nghĩa: Hơi thu và ánh đèn mờ đi trước ánh ban mai, Tàu chuối xanh ngoài cửa sổ tiễn canh tàn. Tự biết sai lầm của ta ba mươi năm trước, Đành ôm sầu ngồi nghe mưa rơi. Vũ Minh Am dịch thơ: Mưa đêm

Hừng sáng, đèn nhòa, nhạt khí thu,
Ngoài song tàu chuối tiễn đêm mờ.
Ba mươi năm trước ta lầm lỗi,
Ôm nỗi hận sầu lắng tiếng mưa.

Hiến Từ thái hậu là con gái của Huệ Vũ đại vương Trần Quốc Chẩn. Bà được thụ phong là Huy Thánh công chúa từ nhỏ. Huệ Vũ vương Trần Quốc Chẩn là con trai thứ của Trần Nhân Tông. Hiến Từ thái hậu gọi Trần Nhân Tông hoàng đế là ông nội, Trần Anh Tông là bác, Trần Minh Tông là anh họ, sau này là chồng (theo tục lệ vua chúa thời Trần cận giao để ngôi vua không truyền ra ngoài). Hiến Từ thái hậu là hoàng hậu của hoàng đế Trần Minh Tông, mẹ ruột của hoàng đế Trần Dụ Tông, Cung Túc vương Trần Nguyên Dục và Thiên Ninh công chúa Ngọc Tha. Bà được các hoàng đế Trần Hiến Tông, Trần Nghệ Tông, Trần Duệ Tông xem là mẹ đích và kính trọng. Bà có thân thế hiển hách bậc nhất trong các Hoàng hậu nhà Trần, cũng như trong các triều đại về sau, khi có họ hàng gần huyết thống với dòng chính thống Hoàng đế nhất.

Chuyện Hiến Từ thái hậu: Năm 1301, Anh Tông đã gả em gái mình là Thiên Trân công chúa cho Uy Túc công Trần Văn Bích. Năm 1309, công chúa mất, Uy Túc công lại lấy Huy Thánh công chúa về làm phu nhân. Sau đó, bà lại trở về nhà cha là Huệ Vũ vương, được sắp đặt chọn làm Hoàng hậu cho Minh Tông, không rõ bà ly hôn hoặc bị buộc phải bỏ Uy Túc công. Năm 1323, Minh Tông hoàng đế lúc này đã 23 tuổi, Huy Thánh công chúa được Minh Tông lấy làm Hoàng hậu, phong làm Lệ Thánh hoàng hậu. Năm 1328, Lệ Thánh hoàng hậu kết hôn với Minh Tông đã lâu mà vẫn chưa sinh hạ Hoàng tử kế thừa đại thống. Minh Tông muốn lập Hoàng tử Trần Vượng, con của Anh Tư phu nhân đang đắc sủng làm Thái tử, nhưng Huệ Vũ vương can ngăn. Từ trước đến nay, các Hoàng đế nhà Trần đều sinh ra từ các Hoàng hậu có dòng máu trong nội tộc. Tuy Minh Tông không phải con ruột của Bảo Từ hoàng thái hậu, mẹ sinh là Chiêu Từ hoàng thái hậu là con của một người ngoại tộc là Trần Bình Trọng, nhưng mẹ của Chiêu Từ là Thụy Bảo công chúa, con gái của Trần Thái Tông nên huyết thống vẫn còn. Anh Tư phu nhân vốn là con gái quan viên cấp thấp họ Lê, người Giáp Sơn, Thanh Hóa, dòng máu hoàn toàn khác xa hoàng tộc nên không thể lấy con của phu nhân làm Thái tử, dù đó là con trưởng của Minh Tông. Huệ Vũ vương can ngăn quyết liệt, Minh Tông cũng đành để yên chuyện mà thôi ý định nhưng trong lòng đã sớm buồn bực Huệ Vũ vương.

Lễ rước nước tại Thái Miếu Nhà Trần
và hồ Trại Lốc ở Đông Triều 2019
(ảnh: http://nhatranodongtrieu.vn)

Khu di tích quốc gia đặc biệt nhà Trần tại Đông Triều gồm 18 điểm di tích chính: Thái miếu, đền An Sinh, chùa thượng Ngọa Vân, chùa trung Ngọa Vân, chùa Hồ Thiên, chùa Quỳnh Lâm, chùa Ngọc Thanh, lăng Tư Phúc, lăng Đồng Thái, Nguyên lăng, di tích Đá Chồng, am Mộc Cảo, nhà ga Cáp treo… Thái miếu nhà Trần là một trong những di tích quan trọng nằm trong quần thể Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt nhà Trần tại Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Thái miếu là chốn linh thiêng nhất, là nơi thờ cúng tổ tiên của nhà Trần và 14 vị vua Trần. Chính vì thế, nơi đặt Thái miếu (thường là ở quê gốc của đức Thái tổ) vẫn được coi là kinh đô thứ hai của triều Trần .

… (tiếp theo kỳ trước). Sau nỗi oan ngất trời Huệ Vũ Vương Trần Quốc Chẩn bị Anh Tư phu nhân mẹ của thái tử Trần Vượng đầu độc chết, năm 1329, Minh Tông nhường ngôi cho Hoàng thái tử Trần Vượng, sử gọi là Trần Hiến Tông. Lệ Thánh hoàng hậu được tôn là Lệ Thánh Thái thượng hoàng hậu. Trần Hiển Tông làm Hoàng đế được 13 năm thì qua đời, không có con cái. Lúc này, Lệ Thánh hoàng hậu đã sinh Cung Túc vương Trần Nguyên Dục, Thiên Ninh công chúa Trần Ngọc Tha và Hoàng tử Trần Hạo. Trong số đó, Trần Hạo thông minh, nhanh nhẹn hơn cả nên được Trần Minh Tông chọn làm Hoàng đế kế vị, tức Trần Dụ Tông. Minh Tông vẫn giữ quyền điều hành đất nước. 

Năm 1258, Thượng hoàng Minh Tông qua đời, Lệ Thánh hoàng hậu được tôn làm Tuyên Thánh hoàng thái hậu. Khi Minh Tông mất, bà muốn đi tu, nhưng nghe theo lời dặn cuối của Minh Tông, nên bà đã không thụ giới nhà Phật mà ở ngôi Thái hậu để  kiềm chế những sai lầm của vua Dụ Tông, như việc Dụ Tông chút nữa là sát hại Thái úy Cung Tĩnh Đại vương Trần Nguyên Trác. Thái hậu đã ngăn cản vua giết Nguyên Trác vì tội “Nguyên Trác yểm bùa hại vua. Đại Việt Sử ký toàn thư có chép một giai thoại về bà: Thái hậu vốn người nhân hậu, có nhiều công lao giúp rập

Trước kia, khi Minh Tông còn ngự ở Bắc Cung, có tên gác cổng bắt được con cá bống trong giếng Nghiêm Quang, trong mồm có ngậm vật gì, moi ra thì thấy có chữ, đó là bùa yểm, có ghi các tên Dục Tông, Cung Túc, Thiên Ninh (đều là các con đẻ của Hiến Từ). Tên gác cổng cầm lá bùa tâu lên vua. Minh Tông sợ lắm, truyền bắt hết các cung nhân, bà mụ, thị tỳ trong cung để tra hỏi.Thái hậu thưa: “Khoan đã, sợ trong đó có kẻ bị oan, thiếp xin tự mình bí mật xét hỏi đã”. Minh Tông nghe theo. Thái hậu sai người hỏi tên gác cổng rằng: “Gần đây, phòng nào trong cung mua cá bống?”. Tên gác cổng trả lời là thứ phi Triều Môn. Thái hậu nói cho Minh Tông biết. Minh Tông lập tức ra lệnh tra xét cho ra. Thái hậu tâu:“Đây là việc trong cung, không nên để hở ra ngoài. Thứ phi Triều Môn là con gái của Cung Tĩnh Vương, nếu để hở ra thì Quan gia sẽ sinh hiềm khích với Thái úy. Thiếp xin ỉm việc này đi không xét hỏi nữa!”. Minh Tông khen bà là người hiền. Đến khi Minh Tông băng, tướng quân Trần Tông Hoắc muốn tỏ ra trung thành với Dụ Tông, thêu dệt việc đó ra, làm Thiếu úy suýt nữa bị hại, nhờ Thái hoàng cố sức cứu đỡ mới thoát. Người bấy giờ ca ngợi bà là đã trọn đạo làm mẹ, tuy là phận con đích, con thứ không giống nhau, mà lòng nhân từ thì đối với con nào cũng thế, làm cho ân nghĩa vua tôi, anh em, cha con không một chút thiếu sót, từ xưa đến nay chưa có ai được như vậy. Người xưa có nói “Nghiêu Thuấn trong nữ giới”, Thái hậu được liệt vào hàng ấy. Bà từng hối tiếc về việc lập Nhật Lễ. Nhật Lễ ngấm ngầm đánh thuốc độc giết bà.”

Dương Nhật Lễ tên khác Trần Nhật Kiên là một vị vua  nhà Trần không có miếu hiệu,  còn gọi Hôn Đức công kế vị Trần Dụ Tông. Ông ở ngôi từ ngày 15 tháng 6 năm Kỷ Dậu (tức 18 tháng 7 năm 1369) đến ngày 13 tháng 11 năm Canh Tuất (tức 1 tháng 12 năm 1370). Ông chỉ đặt một niên hiệu Đại Định và ở ngôi hơn 1 năm thì bị Cung Định vương Trần Phủ truất ngôi. Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, không rõ Dương Nhật Lễ sinh năm nào, ông vốn là con của kép hát Dương Khương. Mẹ ông là vợ Dương Khương, là một người múa hay lại có nhan sắc, do hay diễn Tây Vương Mẫu trong vở Vương Mẫu hiến bàn đào, bà được gọi thông dụng là Vương mẫu. Khi Vương Mẫu đã có mang ông nhưng đã bị Cung Túc vương Trần Nguyên Dục, anh cùng mẹ của Trần Dụ Tông lấy làm vợ. Khi ông sinh ra, Cung Túc vương Dục nhận làm con mình. Ngày 25 tháng 5 năm Kỷ Dậu (tức 29 tháng 6 năm 1369), Trần Dụ Tông băng hà. Trước khi mất, ông đã ban chiếu truyền ngôi cho Dương Nhật Lễ (trên danh nghĩa là con của người anh ruột của vua). Hiến Từ Thái hậu đồng ý di chiếu cho đón ông lên ngôi, đặt niên hiệu Đại Định và truy tặng Cung Túc vương là Hoàng thái bá. Cùng lúc này, sứ đoàn nhà Minh sang sắc phong cho Trần Dụ Tông tới Việt Nam. Nhật Lễ (tên ngoại giao với nhà Minh là Trần Nhật Kiên) xin được thụ phong nhưng sứ nhà Minh là Trương Dĩ Ninh không đồng ý. Nhật Lễ phải cử sứ là Đỗ Thuấn Khâm sang nhà Minh báo tang và cầu phong. Theo Đại Việt sử ký toàn thư ghi nhận, Đại Định Đế lên ngôi nhưng bỏ bễ công việc, ham chơi, rượu chè, cho đón cha ruột Dương Khương vào triều, giữ chức Lệnh thư gia, có ý đổi sang họ Dương khiến các quan trong triều bất bình. Hiến Từ Thái hậu, mẹ Dụ Tông tỏ ý hối hận việc lập Nhật Lễ. Nhật Lễ bèn ngầm đánh thuốc độc giết chết bà vào ngày 14 tháng 12 năm Kỷ Dậu (tức 12 tháng 1 năm 1370). Đêm ngày 20 tháng 9 năm Canh Tuất (tức 9 tháng 10 năm 1370), cha con quan Thái tể Cung Tĩnh vương Trần Nguyên Trác, Trần Nguyên Tiết và hai người con của Thiên Ninh công chúa, chị gái Dụ Tông đem người tôn thất vào thành định giết Đại Định. Đại Định Đế trèo qua tường, nấp dưới cầu mới. Mọi người lùng không thấy, giải tán ra về. Khi trời sắp sáng, Đại Định Đế vào cung, chia người đi bắt Nguyên Trác cùng 17 người chủ mưu và giết hết.

Anh khác mẹ của Trần Dụ Tông là Cung Định vương Trần Phủ (tức vua Trần Nghệ Tông),  vì có con gái làm Hoàng hậu của Nhật Lễ, sợ vạ lây đến mình nên tránh ra trấn Đà Giang (tức Gia Hưng), ngầm hẹn với các em là Cung Tuyên vương Trần Kính, Chương Túc thượng hầu Trần Nguyên Đán, Thiên Ninh công chúa Ngọc Tha hội ở sông Đại Lại, phủ Thanh Hóa để dấy quân. Trần Kính giúp ông đảm nhận việc sắm sửa mọi vũ khí, trang bị quân đội. Khi ấy, Đại Định Đế Dương Nhật Lễ chuyên dùng thiếu úy Trần Ngô Lang mà không biết Ngô Lang đồng mưu với Trần Phủ. Mỗi khi sai quân tướng đi đánh bắt, Ngô Lang đều bí mật bảo họ theo Trần Phủ đừng về nữa. Rất nhiều lần sai các quân Nam, Bắc đi đánh, đều không một ai trở về. Do đó quân của Trần Phủ, Trần Kính mạnh thêm. Ngày 13 tháng 11 năm Canh Tuất (tức 1 tháng 12 năm 1370), Trần Phủ đến phủ Kiến Hưng, truất Nhật Lễ làm Hôn Đức công.

Ngày 15, Phủ lên ngôi, tức Trần Nghệ Tông. Ngày 21 tháng ấy, Trần Phủ cùng Trần Kính và Thiên Ninh công chúa dẫn quân về kinh, sai giam Nhật Lễ ở phường Giang Khẩu. Dương Nhật Lễ tới lúc đó mới biết mình bị Trần Ngô Lang phản bội. Trong khi bị giam giữ, ông lừa gọi Trần Ngô Lang đến gần rồi bóp cổ giết chết Trần Ngô Lang. Trần Nghệ Tông bèn lập tức hạ lệnh giết chết Dương Nhật Lễ và con ông là Liễu, rồi sai đem chôn ở núi Đại Mông. Nhật Lễ ở ngôi được hơn một năm, không rõ thọ bao nhiêu tuổi. Sai lầm lớn nhất của Nhật Lễ là định đổi sang họ Dương khiến tôn thất nhà Trần nắm quyền bính khắp trong nước xúm lại tìm cách lật đổ. Tần Thủy Hoàng trước đây cũng phải đối mặt với tiếng tăm về thân thế và cũng có những việc làm thô bạo, thất đức nhưng đã khôn khéo suốt đời không đổi sang họ Lã, giết luôn Lã Bất Vi người bị dị nghị là cha mình, và tìm cách đàn áp thẳng tay những ai có ý định khơi chuyện này để chống đối. Bởi thế Tần Thủy Hoàng giữ được ngôi vị trọn vẹn. Nhật Lễ mắc hàng loạt sai lầm nên nhanh chóng bị lật đổ.

TRẦN DUỆ TÔNG HẬU TRẦN

Vua Trần Duệ Tông là vua thứ 9 của nhà Trần, tên húy là Trần Kính, là con thứ 11 của vua Trần Minh Tông, là em của ba vị vua: Trần Hiến Tông, Trần Dụ Tông và Trần Nghệ Tông. Ông sinh ngày 2 tháng 6 năm Đinh Sửu (1337); năm 1372 được vua anh là Trần Nghệ Tông nhường ngôi, ở ngôi 6 năm, ngày 24 tháng 1 năm Đinh Tỵ (1377) tử trận tại thành Đồ Bàn (Vijaya), thọ 41 tuổi. Vua Trần Duệ Tông là người có cá tính mạnh mẽ, mang hoài bão chấn hưng quốc gia. Khi Trần Nghệ Tông tránh loạn của Dương Nhật Lễ, mọi vũ khí, quân đội đều do Trần Kính đảm nhận, do vậy, vua Nghệ Tông đã truyền ngôi cho em. Năm 1372, sau khi được vua anh Trần Nghệ Tông nhường ngôi, ông để tâm lo toan việc trị nước, kén tướng luyện quân, đặt khoa thi, lấy người tài, đồng thời chú trọng đề cao ý thức dân tộc, bảo vệ thuần phong mỹ tục, biểu hiện ý thức tự lập, tự cường. Để làm được điều đó, ông lệnh cho quân dân không được mặc áo kiểu người phương Bắc, không bắt chước tiếng nói của các nước Chiêm (Chăm-pa), quy định về mẫu mã các loại thuyền, xe, kiệu, tán, nghi, trượng và y phục.  Vào cuối thời Trần, lợi dụng tình hình Đại Việt suy  yếu,  quân  Chăm-pa  thường  xuyên  đem  quân quấy phá vùng biên giới, thậm chí nhiều lần đánh chiếm Thăng Long. Vì quá nôn nóng trong việc tiêu diệt họa xâm lấn của Chăm-pa, Trần Duệ Tông đã thân chinh đi đánh Chăm-pa. Tháng Giêng năm 1377 khi cầm quân tiến vào thành Đồ Bàn (Vijaya) ông bị mắc kế phục binh của Chế Bồng Nga mà tử nạn tại thành Đồ Bàn (Bình Định). Cái chết của Duệ Tông là bước ngoặt lớn đối với nhà Trần thời hậu kỳ, Thượng hoàng Nghệ Tông nhu nhược, vốn hoàn toàn dựa vào ông nên khi ông mất đã hoàn toàn dựa vào Hồ Quý Ly, thế nước Đại Việt suy kém, quân Chăm-pa tự do hoành hành, tàn phá kinh đô Thăng Long. Cơ nghiệp nhà Trần từ đây suy sụp.

HẬU TRẦN QUA THƠ ĐẶNG DUNG

Hồ Quý Ly cướp ngôi vua nhà Trần Triều đình nhà Minh bên Trung Quốc nắm lấy cơ hội dương lên ngọn cờ “hưng Trần, diệt Hồ” vin cớ đem 20 vạn quân sang đánh chiếm nước ta. Trần Ngỗi con thứ của vua Trần Nghệ Tông dấy binh nổi lên chống lại quân Minh để khôi phục nhà Trần, tháng 10 năm 1407 lên ngôi vua xưng là Giản Định Đế. Bấy giờ có quan Đại tri châu là Đặng Tất kéo quân đến hợp lực được phong làm Quốc Công. Tháng 6 năm 1408 Đặng Tất phá được tri phủ ngụy là Đặng Thế Căng ở của biển Nhật Lệ và núi An Đại Lệ Thủy. Tháng 12 lại đại phá quân Minh ở Bồ Cô, nhưng vua tin lời gièm của bọn hoạn quan nên đã giết Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân. Con của Đặng Tất là Đặng Dung và con của Nguyễn Cảnh Chân là Nguyễn Cảnh Dị căm phẩn vì cha không có tội mà bị giết nhưng không vì thù nhà mà bỏ việc nước . Hai người tìm minh chủ khác là Trần Quý Khoáng đón lên làm vua và tiếp tục chống quân Minh. Đặng Dung có  kiệt tác “Cảm hoài” nói về thế sự buổi ấy và tâm sự của ông:

CẢM HOÀI
Đặng Dung

Việc đời bối rối tuổi già vay,
Trời đất vô cùng một cuộc say.
Bần tiện gặp thời lên cũng dễ,
Anh hùng lỡ bước ngẫm càng cay.
Vai khiêng trái đất mong phò chúa,
Giáp gột sông trời khó vạch mây.
Thù trả chưa xong đầu đã bạc,
Gươm mài bóng nguyệt biết bao rày.

Bản dịch Phan Kế Bính . Sách Văn đàn bảo giám (NXB Văn học, 2004) ghi người dịch là Trần Trọng Kim.
Nguồn:
1. Phan Kế Bính, “Đại Nam nhất thống chí”, Đông Dương tạp chí, số 116
2. Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, NXB Tân Việt, 1951
3. Dương Quảng Hàm, Việt Nam văn học sử yếu, Trung tâm học liệu xuất bản, 1968

Nguyên tác:








Cảm hoài [Thuật hoài]

Thế sự du du nại lão hà,
Vô cùng thiên địa nhập hàm ca.
Thời lai đồ điếu thành công dị,
Vận khứ anh hùng ẩm hận đa.
Trí chúa hữu hoài phù địa trục,
Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà.
Quốc thù vị báo đầu tiên bạch,
Kỷ độ Long Tuyền đới nguyệt ma.

Nhà Trần trong sử Việt, một bài học sâu sắc.

LỜI DẶN CỦA THÁNH TRẦN
Hoàng Kim
Quốc Công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn mất ngày 20 tháng 8 âm lịch năm 1300. Người được dân Việt tôn kính gọi là Đức Thánh Trần và thường dâng lễ tạ ơn sớm từ 20 tháng 8 dương lịch đến ngày lễ chính. Vua Trần Anh Tông lúc Đức Thánh Trần sắp lâm chung có ân cần ngự tới nhà thăm, hỏi rằng: “Nếu có điều chẳng may, mà giặc phương Bắc lại sang xâm lược thì kế sách như thế nào?”. Đức Thánh Trần  trả lời: “khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy”. Nguyên văn: “Ngày xưa Triệu Vũ Đế (tức Triệu Đà) dựng nước, vua nhà Hán cho quân đánh, nhân dân làm kế thanh dã (vườn không nhà trống), đại quân ra Khâm Châu, Liêm Châu đánh vào Trường Sa, Hồ Nam, còn đoản binh thì đánh úp phía sau. Đó là một thời. Đời nhà Đinh, nhà Tiền Lê dùng người tài giỏi, đất phương nam mới mạnh mà phương bắc thì mệt mỏi suy yếu, trên dưới một dạ, lòng dân không lìa, xây thành Bình Lỗ mà phá được quân Tống. Đó lại là một thời. Vua nhà Lý mở nền, nhà Tống xâm phạm địa giới, dùng Lý Thường Kiệt đánh Khâm, Liêm, đến tận Mai Lĩnh là vì có thế. Vừa rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây. Vì vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước góp sức, giặc phải bị bắt. Đó là trời xui nên vậy. Đại khái, nó cậy trường trận, ta dựa vào đoản binh. Dùng đoản binh chế trường trận là sự thường của binh pháp. Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa, như gió thì thế dễ chế ngự. Nếu nó tiến chậm như các tằm ăn, không cầu thắng chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được. Vả lại, khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy” * (Đại Việt sử ký toàn thư tập 2 trang 76 -77).

Trần Hưng Đạo giành chiến thắng trước quân Nguyên trên sông Bạch Đằng, kết thúc chiến tranh Nguyên Mông – Đại Việt lần 3 vào ngày 9 tháng 4 năm 1288, tức 8 tháng 3 năm Mậu Tý. Sau ba lần thắng giặc, đất nước thanh bình, ông lui về Vạn Kiếp và mất ngày 20 tháng 8 năm 1300 tại vườn An Lạc. Đền Kiếp Bạc ( Hải Dương) là nơi đền thờ chính của đức Thánh Trần.

Chùa Thắng Nghiêm (Hà Nội) nơi Trần Hưng Đạo lúc nhỏ tu học, là nơi Người hiển thánh.

Đức Thánh Trần gương soi kim cổ

Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là nhà chính trị, quân sự, nhà văn kiệt xuất thời nhà Trần. Chiến công kiệt xuất đánh bại quân đội nhà Nguyên năm 1285 và 1287 đã đưa Đức Thánh Trần thành đại danh tướng lừng lẫy nhất của thế giới và Việt Nam. “CHỌN TƯỚNG” là một chương trong Binh thư Yếu lược của Trần Quốc Tuấn, kiệt tác súc tích và sâu sắc lạ lùng.

“Người quân tử tiến thoái quả quyết, xem người thì thanh thản vui tươi, chí thì ở trừ tàn bạo, đó là khí độ của người tướng quốc. Thấy ác không giận, thấy lành không mừng, nhan sắc không thay đổi, đó là lượng của người thiên tử.

Được sự thắng nhỏ, gặp sự thua nhỏ, mà mừng lo hình ra nét mặt, hễ thấy động thì động, thấy tĩnh thì tĩnh, nhát mà không tính toán gì, cất chân thì thần sắc không định, mà hay lấy lời nói để thắng người, đó là tướng ngu vậy.

Bảy phép để biết người:

1. Hỏi bằng lời nói xem trả lời có rõ ràng không
2. Lấy lời cật vấn đến kỳ cùng để xem cách ứng biến của họ.
3.  Cho gián điệp thử xem có trung thành không.
4. Hỏi rõ ràng tường tất để xem đức hạnh thế nào.
5. Lấy của mà thử để xem có thanh liêm không
6. Lấy sắc đẹp mà thử để xem có đứng đắn không.
7. Lấy việc khó khăn mà thử để xem có dũng cảm không.
8. Đem rượu cho họ uống say để xem có giữ được thái độ không.

Tướng ngu có tám điều tệ:

1. Lòng tham mà không chán
2. Ghen người hiền, ghét người tài
3. Tin lời dèm pha, thích lời nịnh hót
4. Xét người mà không xét mình
5. Do dự không quả quyết
6. Say đắm rượu và sắc đẹp
7. Thích xảo trá mà lòng nhút nhát
8. Nói lời viễn vông mà không giữ lễ

Gia Cát Lượng sách Tướng Uyển chỉ bảy phép biết người.

Biết tính tình của người, chẳng gì khó bằng xem xét, lành dữ tuy khác nhau, tính tình và vẻ mặt chẳng phải một: có kẻ thì ôn hoà, hiền lành nhưng làm việc trộm cắp;có kẻ bề ngoài thì cung kính nhưng trong bụng thì vô lễ, dối trá; có kẻ bề ngoài thì mạnh dạn nhưng trong bụng thì khiếp sợ;có kẻ làm việc tận lực nhưng bụng không trung thành;

Bảy phép sau đây để biết người

1. Hỏi việc phải trái để dò chí hướng;
2. Lấy lời cật vấn để biết ứng biến;
3. Đem mưu kế hỏi để lường kiến thức;
4. Giao chuyện hiểm nguy để soi dũng cảm;
5. Mời rượu cho uống say để xét tính tình;
6. Đưa lợi gái thử để rõ thanh liêm chính trực;
7. Đem việc cậy nhờ để xét sự trung thành, tin thật.

Tám hạng tướng và bậc đại tướng

Nhân tướng là người dùng đức để đem đường cho người, dùng lễ để xếp việc cho họ, hiểu thấu sự đói rét của người dưới, biết rõ khó nhọc của đồng sự, đó là nhân tướng.

Nghĩa tướng là người làm việc không cẩu thả, thấy lợi mà không tham, biết chết vinh hơn sống nhục.

Lễ tướng là người có địa vị cao quý mà không kiêu căng, công hơn người mà không cậy, tài năng mà biết hạ mình, cứng cỏi mà biết nhẫn nhịn.

Trí tướng là người gặp biến bất ngờ mà chí không đổi, ứng phó linh hoạt với việc khó khăn, có thể đổi họa thành phúc, gặp cơn nguy biến mà sắp đặt thành thắng thế.

Tín tướng là người thưởng phạt nghiêm minh công bằng, khen thưởng không chậm trễ và không bỏ sót, trừng phạt không buông tha cho kẻ cao quý.

Bộ tướng thủ hạ của đại tướng phải chọn người tay chân lẹ làng, võ nghệ tuyệt luân,  giỏi đánh gần, ứng biến di chuyển mau lẹ, để bảo vệ an toàn cao nhất cho chủ soái.

Kỵ tướng là người có thể vượt núi non cheo leo, từng trải việc nguy hiểm, cưỡi ngựa bắn tên mau lẹ như chim bay, tới thì đi trước, lui thì về sau.

Mãnh tướng là người khí thế vượt hẳn ba quân, dám coi thường địch mạnh, gặp đánh nhỏ vẫn luôn cẩn trọng, gặp đánh lớn thì can đảm quả quyết.

Bậc đại tướng là người bao trùm và vượt hẳn tám hạng tướng kể trên, gặp hiền tài thì tôn trọng lắng nghe, biết tỏ ý mình không theo kịp người, biết nghe lời can ngăn như thuận theo dòng nước, lòng rộng rãi nhưng chí cương quyết, giản dị và nhiều mưu kế.”

Vạn Kiếp tông bí truyền thư (萬劫宗秘傳書) của Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương, tác phẩm này còn gọi là Vạn Kiếp binh thư đã thất truyền. Bài tựa của Trần Khánh Dư trong cuốn sách này giải thích bí truyền đại sư là người thế nào:

“Phàm người khéo cầm quân thì không cần bày trận, khéo bày trận thì không cần giao chiến, khéo giao chiến thì không thể thất bại, khéo thất bại thì không thương vong. Xưa kia, Cao Dao làm chức sĩ sư mà mọi người không dám trái mệnh, Văn Vương và Vũ Vương nhà Chu là bậc thầy về văn và về võ, ngấm ngầm sửa đức để khuynh loát quyền bính của nhà Thương mà lấy nghiệp vương. Đó đều có thể gọi là những người giỏi cầm quân, không cần bày trận vậy. Vua Thuấn múa lá mộc và lông trĩ mà họ Hữu Miêu tự mình tìm đến, Tôn Vũ nước Ngô đem mỹ nhân trong cung thử tập trận mà phía tây phá nước Sở hùng cường, phía Bắc ra uy với nước Tần nước Tấn, nổi tiếng khắp chư hầu. Đó đều có thể gọi là những người giỏi bày trận, không cần giao chiến vậy. Cho đến Mã Ngập nước Tấn dựa vào bát trận đồ chuyển đánh nghìn dặm, phá được Thụ Cơ Năng mà lấy lại Lương Châu. Thế gọi là người giỏi giao chiến không bao giờ thất bại vậy.Cho nên, trận nghĩa là bày ra, là khéo léo. Ngày xưa, vua Hiên Viên lập ra phép “tỉnh điền” để đặt binh chế, Gia Cát Lượng xếp đá bên sông để làm bát trận, Vệ công sửa lại làm trận Lục Hoa, Hoàn Ôn định ra trận Xà Thế, trước sau đều có trận đồ nổi tiếng, trình bày tuần tự, thành phép tắc rõ ràng. Nhưng người đương thời ít ai thông hiểu, muôn vàn đầu mối nhìn vào dường như rối loạn, chưa từng nắm được lẽ biến dịch bên trong. Ví như những phép tắc và suy luận của Lý Thuyên, người sau không ai hiểu nghĩa là gì. Vì thế, Quốc công ta bèn so sánh, kê cứu trận đồ và binh pháp của các nhà, tổng hợp lại thành một bộ sách. Tuy chép cả những điều chi tiết, nhưng người sử dụng thì nên bỏ bớt những chỗ rườm, tóm lấy thực chất. Rồi lấy năm hành ứng với nhau, chín cung câu với nhau, phối hợp cương và nhu, xoay vần chẵn và lẽ, không làm hỗn loạn âm dương và thần sát, phương lợi và sao tốt, hung thần và ác tướng, ba cát và năm hung, việc nào việc ấy thực phân minh rõ rệt. Quốc công lại còn thêm bớt với chiến thuật của thời Tam đại, nhờ đó trăm trận trăm thắng. Cho nên đương thời phía bắc làm cho Hung Nô phải sợ, phía tây làm cho Lâm Ấp phải kinh. Rồi ông đem sách này dạy bảo con em làm gia truyền, không tiết lộ cho người ngoài biết. Lại có lời dặn rằng: “Sau này con cháu và bề tôi phò tá của ta có học được bí thuật này thì nên lấy đầu óc sáng suốt, linh hoạt mà thực hành và sắp đặt nó, chứ không nên lấy đầu óc cứng nhắc, tối tăm mà cất giữ và lưu truyền. Nếu trái điều đó thì sẽ mang vạ vào thân, lại hại lây đến cả con cháu. Đó gọi là tiết lậu cơ trời vậy.”

Bài tựa của Trần Khánh Dư cho Vạn Kiếp tông bí truyền thư, còn như sách Binh thư yếu lược mà người đời ngờ rằng bản thật đã bị cướp và thất lạc, đời sau chỉ có chân truyền lời này.

Chùa Thắng Nghiêm (Hà Nội) nơi Trần Hưng Đạo lúc nhỏ tu học, là nơi Người hiển thánh.

Ôi, đọc lại “Binh Thư Yếu lược” “Hịch Tướng Sĩ Văn” và Vạn Kiếp tông bí truyền thư, gương soi kim cổ, lắng nghe cuộc sống, để biết sửa mình;

Hoàng Kim

Danghuong

Xem bài viết

LỜI THỀ TRÊN SÔNG HÓA
Hoàng Kim


Sông Hóa ơi Bạch Đằng Giang
Ta đến nơi đây chẳng một lần
Lời thề sông núi trời đất hiểu
Lời dặn của Thánh Trần (*)

Sông Hóa ơi hời, ơi Linh Giang
Quê hương liền dải tụ trời Nam
Minh Lệ, Hưng Long hai bầu sữa
Hoàng Gia trung chính một con đường.

Rào Nan Đá Dựng chốn sông thiêng
Nguồn Son Chợ Mới đẹp ân tình
Minh Lệ đình xưa thương làng cũ
Nguyện làm hoa đất của quê hương.

Đất nặng ân tình đất nhớ thương
Ta làm hoa đất của quê hương
Để mai mưa nắng con đi học
Lưu dấu chân trần với nước non.

(*) Trương Hán Siêu “Phú sông Bạch Đằng” đã thuật lại cuộc chiến sông Bạch Đằng nơi voi chiến sa lầy rơi nước mắt và lời thề trên sông Hóa 1288 của Hưng Đạo Vương. Lời thơ lẫm liệt hào hùng bi tráng: “Thuyền bè muôn đội, tinh kỳ phấp phới/ Hùng dũng sáu quân, giáo gươm sáng chói/[…] / Trận đánh được thua chửa phân/ Chiến lũy bắc nam đối chọi/ […] / Tất Liệt thế cường, Lưu Cung chước dối / Những tưởng gieo roi một lần/ Quét sạch Nam bang bốn cõi/ […] /Trời cũng chiều người / Hung đồ hết lối! ” Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải viết: ‘Thái bình tu nổ lực/ Vạn cổ thử giang san”.— cùng với Tình yêu cuộc sống, Kim Hoàng, Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Thị ThủyHoang Long.

Đá Dựng chốn sông thiêng

Bài viết mới trên CNM365 Tình yêu cuộc sống
DẠY VÀ HỌC http://hoangkimvn.wordpress.com/
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây   cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365 Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn; Kim on Facebook; Kim on Twitter